32
Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan dạy thể loại kịch Trang 1 MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH ******** PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Cùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành thay sách giáo khoa. Sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông đã lựa chọn được một hệ thống văn bản phong phú, đa dạng về thể loại, về các thời kì và các nền văn học. Kịch là một thể loại không mới nhưng khó đối với cả giáo viên và học sinh đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm tòi, phát hiện để đi đến sáng tạo. Làm thế nào để trong một số tiết quá ít ỏi (7/147 tiết đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10,11,12) có thể nâng cao hiệu qủa giờ dạy kịch bản văn học. Đó là vấn đề không đơn giản và đòi hỏi rất nhiều tâm huyết, sức lực của giáo viên. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được trao đổi cùng đồng nghiệp “Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp dạy thể loại kịch”. PHẦN II: THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI I. Thuận lợi: - Trung học cơ sở, các em đã được làm quen với những văn bản kịch: Chèo “Quan Âm Thị Kính” ( trích đoạn - 2 tiết); kịch cổ điển Pháp “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”( trích đoạn - 2 tiết); kịch Việt Nam “Bắc Sơn” (trích đoạn - 2 tiết); “Tôi và chúng ta”( trích đoạn - 2 tiết).

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 1

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP

DẠY THỂ LOẠI KỊCH

********

PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng

lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại

niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Cùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

hành thay sách giáo khoa. Sách giáo khoa Ngữ văn Trung học phổ thông đã lựa

chọn được một hệ thống văn bản phong phú, đa dạng về thể loại, về các thời kì và

các nền văn học. Kịch là một thể loại không mới nhưng khó đối với cả giáo viên và

học sinh đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm tòi, phát hiện để đi đến sáng

tạo. Làm thế nào để trong một số tiết quá ít ỏi (7/147 tiết đọc - hiểu văn bản Ngữ

văn 10,11,12) có thể nâng cao hiệu qủa giờ dạy kịch bản văn học. Đó là vấn đề

không đơn giản và đòi hỏi rất nhiều tâm huyết, sức lực của giáo viên.

Trong phạm vi bài viết này, tôi xin được trao đổi cùng đồng nghiệp “Một vài

suy nghĩ về phƣơng pháp dạy thể loại kịch”.

PHẦN II: THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ

TÀI

I. Thuận lợi:

- Ở Trung học cơ sở, các em đã được làm quen với những văn bản kịch:

Chèo “Quan Âm Thị Kính” ( trích đoạn - 2 tiết); kịch cổ điển Pháp “Ông Giuốc

đanh mặc lễ phục”( trích đoạn - 2 tiết); kịch Việt Nam “Bắc Sơn” (trích đoạn - 2

tiết); “Tôi và chúng ta”( trích đoạn - 2 tiết).

Page 2: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 2

- Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai thường xuyên tổ chức các chuyên đề văn học,

các lớp tập huấn thay sách, đổi mới phương pháp dạy và học; tích hợp giáo dục ý

thức bảo vệ môi trường, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

- Được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ chuyên

môn.

II. Khó khăn:

1. Đối với giáo viên:

- Chương trình và sách giáo khoa lớp 11, 12 mới đang triển khai năm thứ 5, thứ 4

còn nhiều bỡ ngỡ, xa lạ.

- Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông, văn bản kịch là một thể loại

không mới song khó, hơn nữa chiếm một tỉ lệ quá khiêm tốn so với các văn bản về

thơ và văn xuôi.

- Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn.

- Tài liệu tham khảo về kịch không phổ biến, dễ kiếm như các thể loại văn học

khác.

- Kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, kĩ năng giảng dạy chưa nhiều.

2. Đối với học sinh:

- Ý thức học tập và sự yêu thích kịch chưa trở thành niềm đam mê trong học sinh.

- Ít hoặc chưa từng được trực tiếp xem biểu diễn kịch trên sân khấu.

PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I. Cơ sở lí luận

1. Khái niệm kịch:

1.1. Ở cấp độ loại hình:

- Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (Kịch, tự sự, trữ tình). Kịch

vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Kịch bản vừa dùng để diễn là chủ yếu lại

vừa dùng để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Theo đó, tiếp

nhận kịch bản chính là tiếp nhận phương diện của văn học kịch (tr.142). Nói đến

Page 3: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 3

kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động,

cử chỉ, nét mặt, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm không diễn tả bằng lời).

1.2. Ở cấp độ thể loại:

- “ Thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí

tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch còn được gọi là chính

kịch” (tr.143). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống riêng của con

người bình thường nhưng mục đích chính không phải là chế giễu các thói hư tật

xấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội.

Và cũng giống như bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song

những xung đột của nó cũng không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất

vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thỏa.

2. Đặc trƣng của kịch

2.1. Xung đột kịch

- Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đời sống. Hêghen khẳng định: “Tình thế

giàu xung đột là ưu tiên của nghệ thuật kịch”. Bêlinxki cũng cho rằng “xung đột

tạo nên tính kịch”.

- Lấy xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà viết kịch

đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất. Pha - đê - ép đã từng khẳng định

“Xung đột là cơ sở của kịch”. Xung đột kịch có thể diễn ra giữa các mặt khác nhau

trong một con người, giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm người, các tập

đoàn người, giữa một đối tượng nào đó với hoàn cảnh xung quanh.

- Xung đột kịch một khi diễn ra, phát triển liên tục không gián đoạn cho đến khi

kết thúc. Quá trình diễn biến của xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động

kịch, đó là sự tổ chức các tình tiết, biến cố trong cốt truyện với một trình tự logic,

chặt chẽ chủ yếu theo quy luật nhân quả.

- Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập nên

những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm

kịch. Vì vậy, người viết kịch phải tạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội

Page 4: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 4

sâu sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết sức chân thực, nghĩa là xung đột

mang tính điển hình hóa.

2.2. Hành động kịch:

- Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Theo Arixtốt : “Hành động

là đặc trưng của vở kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy

sinh tác phẩm thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Trong

mối giao lưu đó, xung đột là nơi quy tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch. Hành

động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Xung đột

càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết liệt, vì thế sức hấp

dẫn của tác phẩm tăng lên.

- Hành động kịch không thể tự nhiên diễn ra mà phải được thực hiện bởi các nhân

vật kịch. Do sự dồn nén quy tụ những nét bản chất của hiện thực trong xung đột

cho nên nhịp điệu hành động của các nhân vật kịch thường dồn dập, gấp gáp có khi

hết sức quyết liệt, sự biểu hiện và vận động phát triển của tính cách các nhân vật

kịch có thể gây nên cảm xúc đau buồn, thương xót nhưng sự biểu hiện và vận động

phát triển của tính cách các nhân vật kịch cũng có thể làm người ta bật cười vì xấu

nhưng cố tình tỏ ra là đẹp, ti tiện làm ra vẻ vĩ đại, ngu ngốc làm ra vẻ thông thái

(Gu la ep).

2.3. Ngôn ngữ kịch: Đối thoại, độc thoại, bàng thoại

3. Các kiểu loại kịch:

Có nhiều cách phân loại kịch theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng cách phân

loại phổ biến nhất là theo tính chất của các loại hình xung đột: Bi kịch, hài kịch,

chính kịch,…

II. Nội dung và biện pháp thực hiện

1. Sự khác nhau giữa thơ, truyện, kịch

Thể loại

văn học Thơ Truyện Kịch

Page 5: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 5

Đặc

trƣng

- Vấn đề cốt yếu trong

nội dung của thơ là tính

chất trữ tình ( biểu đạt

tình cảm, cảm xúc):

+ Thơ ca là tấm gương

của tâm hồn, là tiếng

nói của tình cảm con

người. Đúng như ý kiến

của Lê Quý Đôn: “Thơ

phát khởi từ trong lòng

người ta”.

+ Thơ là tiếng nói mở

cửa đi ra từ trái tim và

trở về rung động trái

tim.

- Ngôn ngữ thơ rất hàm

súc, giàu hình ảnh và

- Kể lại, (miêu tả) trình

tự các sự việc, có nhân

vật

- Truyện phản ánh diễn

biến đời sống thông qua

cốt truyện. Đó là một

chuỗi các tình tiết, sự

kiện, biến cố được tổ

chức sắp xếp một cách

có nghệ thuật.

- Nhân vật được miêu tả

chi tiết và sinh động

trong mối quan hệ với

hoàn cảnh, với mối

trường xung quanh.

- Phạm vi miêu tả trong

truyện không bị hạn chế

về không gian và thời

gian.

- Ngôn ngữ trong

truyện rất linh hoạt và

- Thông qua lời

thoại, hành động

của các nhân vật

để thể hiện mâu

thuẫn, xung đột.

- Tập trung miêu tả

xung đột trong đời

sống. Hê-ghen

khẳng định: “ tình

thế giàu xung đột

là đối tượng ưu

tiên của nghệ thuật

kịch”. Bê-lin-xki

cũng cho rằng:

“Xung đột tạo nên

tính kịch”.

- Xung đột kịch

được cụ thể hóa

bằng hành động

kịch. Hành động

kịch được tổ chức

qua cốt truyện và

được thực hiện

bởi các nhân vật

(ngôn ngữ, hành

động…).

- Ngôn ngữ kịch

mang đặc điểm

Page 6: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 6

Từ đặc trưng của kịch và sự khác nhau giữa thơ, truyện, kịch ở trên, tôi có một vài

suy nghĩ về phương pháp dạy thể loại kịch như sau:

2. Phƣơng hƣớng dạy học

2.1. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

2.1.1. Công việc của giáo viên:

- Giáo viên giới thiệu đặc điểm, trọng tâm bài học.

- Đưa ra hệ thống câu hỏi để học sinh chuẩn bị bài ở nhà

Kiểu loại

nhạc điệu:

+ Hàm súc: nói ít, gợi

nhiều, ý tại ngôn ngoại.

+ Giàu hình ảnh: thi

trung hữu họa (trong

thơ có họa)

+ Giàu nhạc điệu: Thi

trung hữu nhạc ( trong

thơ có nhạc).

Maiacốpxki cho rằng:

“Nhịp điệu là năng

lượng cơ bản của câu

thơ”.

- Xét theo nội dung

biểu hiện: thơ trữ tình,

thơ tự sự, thơ trào

phúng…

- Xét theo cách thức tổ

chức bài thơ: thơ cách

luật, thơ tự do, thơ văn

xuôi…

gần với ngôn ngữ đời

sống.

- Ở bộ phận văn học

dân gian: thần thoại,

truyền thuyết, truyện cổ

tích, truyện cười, truyện

ngụ ngôn.

- Ở văn học trung đại:

truyện viết bằng chữ

Hán, truyện thơ Nôm.

- Ở văn học hiện đại:

truyện ngắn, truyện

vừa, truyện dài (tiểu

thuyết).

khắc họa tính cách

nhân vật, có tính

hành động và tính

khẩu ngữ cao.

Ngôn ngữ kịch có

ba loại: đối thoại,

độc thoại, bàng

thoại.

Các kiểu loại kịch:

bi kịch, hài kịch,

chính kịch.

Page 7: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 7

Câu hỏi giáo viên đưa ra có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,

phù hợp với mọi đối tượng học sinh, kích thích ham muốn tìm hiểu và học tập của

các em. Để có một giờ học sôi nổi, thành công, người thầy cần nắm chắc đặc trưng

thể loại, mục tiêu bài học để chuẩn bị được một hệ thống câu hỏi khoa học.

- Giáo viên chia lớp làm 4 tổ, chuẩn bị tập kịch trước một tuần.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lớp kịch để diễn. (Vd : với đoạn trích Vĩnh

biệt Cửu Trùng Đài, 4 tổ nên lần lượt diễn các lớp 1,7,8,9).

- Giáo viên giới thiệu tài liệu tham khảo, băng đĩa cho học sinh, địa chỉ trên mạng

để tìm tư liệu,…

- Giáo viên phân công một học sinh trong vai trò MC đồng thời là người dẫn

chuyện, dẫn dắt để đi vào vở diễn.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh diễn kịch: Phải làm nổi bật đặc điểm, tính cách của

nhân vật, xung đột và hành động kịch qua lời thoại của từng nhân vật. Chú ý tới

giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu,bộ, từ ngữ, kiểu câu của mỗi nhân vật. Từ đó làm

rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của đoạn trích, tác phẩm.

- Học sinh diễn thử cho giáo viên xem trước, giáo viên nhận xét, góp ý, sửa chữa.

- Giáo viên phải chú ý thời gian biểu diễn của học sinh.

2.1.2. Công việc của học sinh:

- Học sinh nhận câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà từ giáo viên ( tìm hiểu và soạn trước ở

nhà).

- Tập diễn kịch theo tổ.

- Diễn thử cho giáo viên xem trước, lắng nghe góp ý.

- Chỉnh sửa theo yêu cầu của giáo viên để tốt hơn.

- Chú ý thời gian biểu diễn trên lớp.

2.2. Thực hiện trên lớp

2.2.1. Diễn kịch (10 phút):

Áp dụng cho các trích đoạn kịch được học ở chương trình Trung học phổ thông.

- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài

Page 8: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 8

- Gọi học sinh trình bày hiểu biết của mình về cuộc đời và tác phẩm của tác giả,

cho biết hoàn cảnh và mục đích sáng tác vở kịch, xác định vị trí và tóm tắt đoạn

trích kịch.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh diễn kịch: một học sinh trong vai trò MC đồng

thời là người dẫn chuyện, dẫn dắt để đi vào vở diễn.

- Những học sinh ở 4 tổ được phân công diễn kịch, diễn lần lượt theo trình tự từng

lớp kịch (10 phút). Khi diễn, chú ý thể hiện tính cách nhân vật, xung đột, hành

động kịch.

Lớp 7, hồi V, vở kịch Vũ Như Tô Cảnh VII, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Học sinh còn lại thưởng thức và nhận xét.

- Kết thúc, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm, tuyên dương cá nhân và tổ diễn

tốt.

- Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu tiếp bài học.

2.2.2. Đặt câu hỏi:

2.2.2.1. Câu hỏi phát hiện:

Đây là câu hỏi có mức độ thấp nhất trong các loại câu hỏi, dùng để kiểm tra phần

đọc và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, cao hơn dùng để phát hiện từ ngữ, hình

ảnh, biện pháp tu từ, các tín hiệu nghệ thuật nhằm khơi gợi cảm thụ của học sinh.

Loại câu hỏi này phù hợp với học sinh trung bình, thậm chí yếu, kém.

Ví dụ:

Với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Trình bày hiểu biết của em về cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng!

Page 9: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 9

2. Cho biết hoàn cảnh và mục đích sáng tác vở bi kịch lịch sử Vũ Như Tô!

3. Hãy tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô!

4. Xác định vị trí và tóm tắt đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài!

5. Xác định các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô được thể hiện trong hồi

V!

6. Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích!

Với đoạn trích Tình yêu và thù hận, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Trình bày hiểu biết của em về Thời đại phục hưng, cuộc đời tác giả Sếchxpia và

vở kịch Rômêô và Giuliet (đề tài, thể loại, tóm tắt tác phẩm)!

2. Cho biết vị trí đoạn trích Tình yêu và thù hận !

3. Hình thức sáu lời thoại đầu và mười lời thoại sau của đoạn trích là gì?

Với đoạn trích Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời của tác giả Lưu Quang Vũ!

2. Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm của Lưu Quang Vũ!

3. Tóm tắt vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt!

4. Cho biết vị trí đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt!

5. Khi gặp Đế Thích, hồn Trương Ba có thái độ, quyết định như thế nào?

6. Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng

thịt!

2.2.2.2. Câu hỏi giải thích, phân tích :

Giúp học sinh khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm kịch. Các em có thể

trình bày hiểu biết của mình về vấn đề được đưa ra, từ đó giáo viên hướng dẫn các

em đi vào những cảm nhận đúng, sâu sắc. Loại câu hỏi này phù hợp với học sinh

trung bình và khá.

Ví dụ:

Với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi

Page 10: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 10

1. Cho biết diễn biến và kết quả của hai mâu thuẫn trong vở kịch Vũ Như Tô. Hai

mâu thuẫn này có quan hệ và tác động lẫn nhau không ?

2. Tính cách, diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào qua thái

độ, ngôn ngữ, hành động của ông ở các lớp kịch thuộc hồi V ?

3. Tính cách, diễn biến tâm trạng Đan Thiềm được thể hiện như thế nào qua thái

độ, ngôn ngữ, hành động của bà ở các lớp kịch thuộc hồi V ?

4. Tìm hiểu và giải thích “bệnh Đan Thiềm” theo quan niệm của Nguyễn Huy

Tưởng trong đoạn trích!

5. Em có nhận xét gì về cách giải quyết của tác giả ở mâu thuẫn 1?

Với đoạn trích Tình yêu và thù hận, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Lời độc thoại đầu tiên đã bộc lộ tâm trạng gì của Rômêô ?

2. Diễn biến tâm trạng Rômêô qua toàn bộ các lời thoại trong đoạn trích?

3. Diễn biến nội tâm của Giuliet được thể hiện như thế nào lúc còn độc thoại nội

tâm, khi biết có người đang nghe mình thổ lộ nỗi lòng, lúc nhận diện được tiếng

nói của Rômêô?

Với đoạn trích Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Hãy cho biết mục đích, thái độ, vị thế trong lời đối thoại của hồn Trương Ba và

xác hàng thịt!

2. Cảm nhận ban đầu về lời thoại của nhân vật Hồn, Xác từ đó nhận xét về nghệ

thuật tạo xung đột của kịch Lưu Quang Vũ?

3. Lí lẽ mà hồn Trương Ba đưa ra là: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn,

trong sạch, thẳng thắn. Nhưng theo em, hồn Trương Ba có bảo lưu được điều đó

không? Hãy tìm câu trả lời từ phía những người thân trong gia đình Trương Ba?

4. Căn cứ vào những lời thoại, em hãy hình dung và miêu tả lại tâm trạng, cảm xúc

của hồn Trương Ba khi nhận được câu trả lời từ phía những người thân!

5. Qua lời nói, hành động của hồn Trương Ba và lời nói của người thân, trình bày

suy nghĩ về sự phát triển của xung đột kịch!

6. Đế Thích có quan niệm về sự sống khác với hồn Trương Ba ra sao? Trương Ba

đã chỉ ra sai lầm nào của Đế Thích? Đế Thích định tiếp tục sửa sai bằng cách nào?

Page 11: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 11

Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn

Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?

7. Trong lời hồn Trương Ba nói với vợ sau khi đã chết thật, cứ nhắc đi nhắc lại “

Tôi vẫn ở đây…” và qua so sánh sự thay đổi trong hai lời thoại của cái Gái, các

nhân vật đã nói hộ tư tưởng gì của Lưu Quang Vũ? Phát biểu cảm nghĩ về câu nói

của cái Gái “ cho nó mọc lên thành cây mới… mãi mãi”.

2.2.2.3. Câu hỏi bình:

Là câu hỏi mở rộng, nâng cao cảm thụ của học sinh sau khi đã phân tích giá trị nội

dung và nghệ thuật. Có thể bình một chi tiết, một nhân vật hay một khía cạnh của

văn bản kịch. Loại câu hỏi này phù hợp với học sinh khá, giỏi.

Ví dụ:

Với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Em hãy bình về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Như Tô trên cơ sở bài viết đã chuẩn bị

ở nhà!

2. Em hãy bình về vẻ đẹp của nhân vật Đan Thiềm trên cơ sở bài viết đã chuẩn bị

ở nhà!

3. Mâu thuẫn 2 vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ, chưa thể giải quyết triệt để. Thử lí

giải nguyên do và nêu cách giải quyết của em! Theo em, Vũ Như Tô phải hay

những kẻ giết Vũ Như Tô phải, Vũ Như Tô có tội hay là có công?

4. Viết đoạn kết cho vở kịch Vũ Như Tô!

Với đoạn trích Tình yêu và thù hận, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi

1. Tác giả giải quyết vấn đề tình yêu và thù hận như thế nào?

2. Hãy bình về vẻ đẹp tình yêu của Rômêô và Giuliet!

Với đoạn trích Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Có ý kiến cho rằng cái chết của cu Tị là chi tiết độc đáo có tính “mở nút”, trình

bày ý kiến của em!

2.2.3. Học nhóm, thảo luận:

Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, các em thảo luận một hoặc một số câu hỏi có vấn

đề mà giáo viên đã cho từ trước hoặc có thể thảo luận thêm những câu hỏi mới (

Page 12: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 12

giáo viên định hướng). Giáo viên theo dõi các em sát sao, lắng nghe các em nói,

tôn trọng ý kiến của các em, động viên, khích lệ, khen thưởng đúng lúc, tạo cho

các em sự hứng thú, tích cực học tập.

Ví dụ:

Với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Cho biết các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô, diễn biến và kết quả!

Hai mâu thuẫn này có quan hệ và tác động lẫn nhau không ?

2. Tính cách, diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào qua thái

độ, ngôn ngữ, hành động của ông ở các lớp kịch thuộc hồi V ?

3. Tính cách, diễn biến tâm trạng Đan Thiềm được thể hiện như thế nào qua thái

độ, ngôn ngữ, hành động của bà ở các lớp kịch thuộc hồi V ?

4. Em có nhận xét gì về cách giải quyết của tác giả ở mâu thuẫn 1?

Mâu thuẫn 2 vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ, chưa thể giải quyết triệt để. Thử lí giải

nguyên do và nêu cách giải quyết của em! Theo em, Vũ Như Tô phải hay những kẻ

giết Vũ Như Tô phải ? Vũ Như Tô có tội hay là có công?

Với đoạn trích Hồn Trƣơng Ba, da hàng thịt, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi:

1. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ thể hiện qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác

hàng thịt!

2. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ thể hiện qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và

người thân (vợ, cháu nội, con dâu) !

3. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ thể hiện qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế

Thích?

4. Kịch của Lưu Quang Vũ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và những

vấn đề muôn thuở. Vậy đâu là tính thời sự của vở kịch? Đâu là những thông điệp

muôn thuở mà Lưu Quang Vũ hi vọng được gởi trao, dâng hiến tới cuộc đời?

Page 13: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 13

3. Giáo án thực nghiệm: Đoạn trích “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”

Nguyễn Huy Tƣởng

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tích cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch

của Vũ Như Tô, Đan Thiềm trong đoạn trích.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.

B. Tiến trình lên lớp:

- Kiểm tra bài cũ; kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh.

- Giới thiệu dẫn nhập vào bài mới

Phƣơng pháp Nội dung cần đạt

Giáo viên gọi một học sinh đứng dậy

trình bày những hiểu biết của mình về

cuộc đời của tác giả Nguyễn Huy

Tưởng.

Học sinh trình bày những nội dung

chính về tác giả đã chuẩn bị ở nhà, giáo

viên nhận xét, điều chỉnh lại và yêu cầu

học sinh tự ghi chép.

Giáo viên gọi học sinh khác trình bày

những hiểu biết của mình về tác phẩm

của Vũ Như Tô.

Gọi học sinh cho biết hoàn cảnh và mục

đích sáng tác vở kịch Vũ Như Tô.

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả: SGK

2. Tác phẩm: SGK

3. Vở kịch Vũ Nhƣ Tô

a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác

- Được sáng tạo từ sự kiện lịch sử có

thật xảy ra ở Thăng long các năm 1516-

1517, dưới triều Lê Tương Dực.

- Vở kịch viết xong vào mùa hè 1941,

đề tựa tháng 6-1942, với mục đích đề

Page 14: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 14

Giáo viên gọi một học sinh xác định vị

trí đoạn trích.

Giáo viên gọi một học sinh trình bày

phần tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô đã

chuẩn bị trước ở nhà. Trong khi nhận

xét, đánh giá phần trình bày của học

sinh, giáo viên nhấn mạnh hơn đến nội

dung tóm lược của đoạn trích sẽ học.

Giáo viên tổ chức cho học sinh diễn

kịch: một học sinh trong vai trò MC

đồng thời là người dẫn chuyện, dẫn dắt

để đi vào vở diễn.

Những học sinh ở 4 tổ được phân công

diễn kịch, diễn lần lượt theo trình tự

từng lớp kịch (10 phút). Khi diễn, chú ý

thể hiện tính cách nhân vật, xung đột,

hành động kịch và bài học giáo dục

được rút ra.

Học sinh còn lại thưởng thức và nhận

xét. Kết thúc, giáo viên nhận xét, đánh

giá cho điểm, tuyên dương cá nhân và tổ

diễn tốt.

Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào tìm

cao vai trò của người nghệ sĩ trong sáng

tác nghệ thuật. Tác phẩm lúc đầu 3 hồi,

sau tác giả viết tiếp thành 5 hồi.

4. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng

Đài

a. Vị trí: thuộc hồi V, hồi cuối của tác

phẩm.

b. Tóm tắt đoạn trích:

II. Đọc hiểu văn bản:

Page 15: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 15

hiểu tiếp bài học.

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo

luận (chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận

trong 3 phút).

Nhóm 1: Cho biết các mâu thuẫn cơ bản

của vở kịch Vũ Như Tô, diễn biến và

kết quả. Hai mâu thuẫn này có quan hệ

và tác động lẫn nhau không ?

Vũ Như Tô mang hoài bão “tranh tinh

xảo với hóa công”, rất tin vào tài năng

xuất chúng của mình. Ông đã không

đếm xỉa đến nỗi khốn khổ của dân

chúng. Ông trở thành kẻ đối địch của

họ. Ở hồi V, dân chúng tập trung tập

trung sự căm phẫn vào Vũ Như Tô, Đan

Thiềm hơn là việc tiêu diệt bạo chúa Lê

Tương Dực.

Xung đột kịch mỗi lúc một căng thẳng,

gay gắt thể hiện qua thái độ, ngôn ngữ,

hành động của mỗi nhân vật.

Nhóm 2: Tính cách, diễn biến tâm trạng

Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào

qua thái độ, ngôn ngữ, hành động của

ông ở các lớp kịch thuộc hồi V?

1. Những mâu thuẫn cơ bản:

a. Nhân dân lao động khốn khổ lầm

than >< tầng lớp thống trị xa hoa,

trụy lạc

Đến hồi V, mâu thuẫn đã trở thành cao

trào: Trịnh Duy Sản dấy binh nổi loạn,

lôi kéo thợ thuyền làm phản giết Lê

Tương Dực, Nguyễn Vũ tự sát, giết Vũ

Như Tô, Đan Thiềm, thiêu hủy Cửu

Trùng Đài…)

b. Quan niệm nghệ thuật cao siêu,

thuần túy của muôn đời >< lợi ích

trực tiếp, thiết thực của nhân dân

Mâu thuẫn này không thể giải quyết

rạch ròi, dứt khoát. Chân lí vừa thuộc về

Vũ Như Tô, vừa thuộc về nhân dân.

-> Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật

thiết và có tác động lẫn nhau

2. Tính cách và tâm trạng Vũ Nhƣ

Tô, Đan Thiềm:

Đan Thiềm Vũ Nhƣ Tô

Lớp

1

- Biết tin có

binh biến, bạo

loạn, hết lời

- Không trốn,

tin mình

“quang minh

Page 16: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 16

Gọi một học sinh khá, giỏi của lớp bình

nhân vật Vũ Như Tô trên cơ sở bài viết

đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên nhận xét,

bổ sung.

Nhóm 3: Tính cách, diễn biến tâm trạng

Đan Thiềm được thể hiện như thế nào

qua thái độ, ngôn ngữ, hành động của bà

ở các lớp kịch thuộc hồi V?

Lớp

2

Lớp

4

Lớp

5

Lớp

6

Lớp

7

khuyên Vũ Như

Tô đi trốn (8

lần).

- Lo lắng hơn

cho Vũ Như Tô,

tha thiết khuyên

thậm chí giục

giã Vũ Như Tô

trốn đi “Ông

trốn đi, mau lên,

khổ lắm”.

- Lời lẽ khuyên

Vũ Như Tô mỗi

lúc một thiết

tha, khẩn khoản

hơn-> mức độ

yêu cầu càng

lúc càng tăng,

chắp tay lạy,

van xin Vũ Như

Tô đi trốn.

- Khi biết Vũ

Như Tô không

thể trốn-> khóc

- Xin đổi mạng

sống của mình

chính đại”,

“không làm

gì nên tội”.

- Kiên quyết

không trốn.

- Lo lắng cho

CửuTrùng

Đài.

- Tin rằng

mình vô tội.

- Giận dữ

trước thái độ,

Page 17: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 17

Gọi một học sinh khá, giỏi của lớp bình

nhân vật Đan Thiềm trên cơ sở bài viết

đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên nhận xét,

bổ sung.

Lớp

8

Lớp

9

để cứu Vũ Như

Tô, khi biết

không thể cứu

nổi Vũ Như Tô

buông lời vĩnh

biệt: “ Ông Cả!

Đài lớn tan

tành! Ông Cả

ơi! Xin cùng

ông vĩnh biệt”

hành động

của quân

khởi loạn,

Ngô Hạch,

trước thái độ,

hành động hạ

mình của

Đan Thiềm.

- Đau đớn,

buông lời

vĩnh biệt Đan

Thiềm.

- Không nhận

ra sai lầm của

bản thân, hi

vọng An Hòa

Hầu sẽ tha để

ông xây tiếp

Cửu Trùng

Đài.

- Cửu Trùng

Đài bị đốt

phá-> bừng

tỉnh-> đau

đớn, kinh

hoàng “Ôi

mộng lớn! Ôi

Đan Thiềm!

Page 18: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 18

Nhóm 4: Em có nhận xét gì về cách giải

quyết của tác giả ở mâu thuẫn 1?

Mâu thuẫn 2 vẫn còn là một câu hỏi để

-> Là người trân

trọng, đam mê

cái tài, cái tài

sáng tạo ra cái

đẹp, nhà văn gọi

là “Bệnh Đan

Thiềm”- “Bệnh”

mê đắm tài hoa

siêu việt của

người sáng tạo

nghệ thuật, sáng

tạo cái đẹp.

Là người luôn

tỉnh táo, sáng

suốt, thức thời,

biết thích ứng

với hoàn cảnh.

Người đam

mê cái tài,

người bạn tri âm

tri kỉ của Vũ

Như Tô.

Ôi Cửu

Trùng Đài!”.

-> Là một

kiến trúc sư

thiên tài, là

hiện thân cho

niềm khát

khao, say mê

sáng tạo cái

đẹp.

Là một nghệ

sĩ có nhân

cách lớn,

hoài bão lớn

và có lí

tưởng nghệ

thuật cao cả

song lại lầm

lạc trong suy

nghĩ và hành

động.

3. Quan điểm nghệ thuật của tác giả:

- Mâu thuẫn 1: giải quyết dứt khoát

theo quan điểm của nhân dân: Những kẻ

Page 19: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 19

ngỏ, chưa thể giải quyết triệt để. Thử lí

giải nguyên do và nêu cách giải quyết

của em! Theo em, Vũ Như Tô phải hay

những kẻ giết Vũ Như Tô phải, Vũ Như

Tô có tội hay là có công?

Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật

của đoạn trích!

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10

câu) nói lên tâm trạng của Vũ Như Tô

khi Cửu Trùng Đài bị đốt phá.

Gọi một học sinh tổng kết bài

thuộc tầng lớp thống trị tàn ác, trụy lạc

phải đền tội.

- Mâu thuẫn 2: chưa được giải quyết

triệt để: Vũ Như Tô đến lúc chết vẫn

không nhận ra sai lầm của mình, còn

đầy day dứt về lí tưởng, hoài bão bản

thân Chân lí chỉ thuộc về ông một

nửa, một nửa thuộc về nhân dân.

4. Nghệ thuật:

- Mâu thuẫn tập trung phát triển cao,

hành động dồn dập, đầy kịch tính.

- Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp

cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh.

- Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ

rõ nét qua ngôn ngữ, hành động.

- Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự

nhiên, liền mạch.

III. Tổng kết: SGK

C. Củng cố:

1. Trình bày tổng quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích! (Học sinh tham

khảo phần ghi nhớ trong sách giáo khoa để trả lời).

2. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có ý nghĩa như thế nào?

Đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người

nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối

với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.

3. Viết đoạn kết cho vở kịch Vũ Như Tô.

D. Dặn dò: Học sinh học bài, chuẩn bị bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu

trong văn bản.

Page 20: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 20

4. Giáo án thực nghiệm: Đoạn trích “HỒN TRƢƠNG BA, DA HÀNG THỊT”

Lƣu Quang Vũ

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu được bi kịch của Trương Ba khi tâm hồn thanh cao phải nấp trong thân xác

anh hàng thịt thô thiển và lí giải mong ước được giải thoát của nhân vật này; ý

nghĩa phê phán, chiều sâu tư tưởng nhân văn của vở kịch.

- Thấy được những đặc sắc của kịch Lưu Quang Vũ qua đoạn trích cụ thể.

B. Tiến trình lên lớp:

- Kiểm tra bài cũ; kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh.

- Giới thiệu dẫn nhập vào bài mới

Phƣơng pháp Nội dung cần đạt

Giáo viên gọi một học sinh đứng dậy

trình bày những hiểu biết của mình về

cuộc đời của tác giả Lưu Quang Vũ.

Học sinh trình bày những nội dung

chính về tác giả đã chuẩn bị ở nhà, giáo

viên nhận xét, điều chỉnh lại và yêu cầu

học sinh tự ghi chép.

Giáo viên gọi học sinh khác trình bày

những hiểu biết của mình về tác phẩm

của Lưu Quang Vũ.

Giáo viên gọi một học sinh trình bày

những hiểu biết của mình về vở kịch

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (thời gian

ra đời, đặc điểm, thành công…). Giáo

viên gọi một học sinh khác trình bày

phần tóm tắt vở kịch Hồn Trương Ba, da

hàng thịt đã chuẩn bị trước ở nhà, vị trí

đoạn trích. Trong khi nhận xét, đánh giá

I. Tiểu dẫn:

1. Tác giả: SGK

2. Tác phẩm: SGK

3. Vở kịch Hồn Trƣơng Ba, da hàng

thịt

- Là một trong những vở kịch đặc sắc

nhất của Lưu Quang Vũ, đã công

diễn nhiều lần trong và ngoài nước.

- Từ một cốt truyện dân gian, Lưu

Quang Vũ đã xây dựng thành một vở

kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề

Page 21: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 21

phần trình bày của học sinh, giáo viên

nhấn mạnh hơn đến nội dung tóm lược

của đoạn trích sẽ học.

Giáo viên tổ chức cho học sinh diễn

kịch: một học sinh trong vai trò MC

đồng thời là người dẫn chuyện, dẫn dắt

để đi vào vở diễn.

Những học sinh ở 4 tổ được phân công

diễn kịch, diễn lần lượt theo trình tự mỗi

tổ (10 phút). Khi diễn, chú ý thể hiện

tính cách nhân vật, xung đột, hành động

kịch và bài học giáo dục được rút ra.

Học sinh còn lại thưởng thức và nhận

xét. Kết thúc, giáo viên nhận xét, đánh

giá cho điểm, tuyên dương cá nhân và tổ

diễn tốt.

Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào tìm

hiểu tiếp bài học.

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo

luận (chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận

trong 3 phút).

Nhóm 1: Hãy cho biết mục đích, thái

độ, vị thế trong lời đối thoại của hồn

Trương Ba và xác hàng thịt. Phân tích ý

nghĩa ẩn dụ thể hiện qua cuộc đối thoại

mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí

và nhân văn sâu sắc.

- Vở kịch gồm 7 cảnh. Đoạn trích thuộc

cảnh 7 và đoạn kết của vở kịch (phần

cao trào và mở nút).

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trƣơng Ba

và xác hàng thịt

Phương diện Hồn Trương

Ba

Xác hàng thịt

Mục đích Phủ định sự lệ

thuộc của linh

hồn vào xác

thịt, coi xác thịt

chỉ là cái vỏ bề

ngoài, không có

Khẳng định sự

âm u, đui mù

của thể xác có

sức mạnh điều

khiển, làm át đi

linh hồn cao

Page 22: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 22

của hai nhân vật? Cảm nhận ban đầu về

lời thoại của nhân vật Hồn, Xác từ đó

nhận xét về nghệ thuật tạo xung đột của

kịch Lưu Quang Vũ?

Gv kẻ bảng, học sinh điền vào nội dung

sau khi thảo luận.

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa

ẩn dụ qua hình tượng xác hàng thịt, hồn

Trương Ba, cuộc đối thoại giữa Xác và

Hồn, rút ra hàm ý tác giả gửi gắm; nghệ

thuật tạo xung đột kịch.

ý nghĩa. Khẳng

định linh hồn

có đời sống

thanh cao.

khiết, buộc phải

thỏa hiệp, quy

phục.

Thái độ - Khinh bỉ ta,

mày.

- Bất lực ôm

đầu, bịt tai lại,

tuyệt vọng.

- Ngang hàng

ông, tôi

- Ngạo nghễ lắc

đầu, buồn rầu,

thì thầm, an ủi.

Vị thế Người thua

cuộc đau khổ,

đuối lí, kháng

cự yếu ớt, chấp

nhận nhập lại

xác hàng thịt.

Kẻ thắng thế ve

vãn, phản biện

giảo hoạt, buộc

được linh hồn

quay về thể xác.

- Ýnghĩa ẩn dụ:

+ Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của

con người với những thói xấu thô lỗ,

phàm tục.

+ Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của

con người nhân hậu, thanh cao.

+ Cuộc đối thoại giữa Xác và Hồn cho

thấy nghịch cảnh của linh hồn Trương

Ba: do sống vay mượn, sống tạm bợ, trái

với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu,

thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi

sự lấn át, chế ngự của thể xác thô lỗ,

phàm tục.

-> Hàm ý của tác giả gửi gắm: Khi con

người chấp nhận sống chung với dung

tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị và

tàn phá những điều đẹp đẽ, cao quý

trong tâm hồn. Đó là cuộc đấu tranh dai

Page 23: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 23

Nhóm 2: Lí lẽ mà hồn Trương Ba đưa

ra là: “Ta vẫn có một đời sống riêng:

nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”.

Nhưng theo em, hồn Trương Ba có bảo

lưu được điều đó không? Hãy tìm câu

trả lời từ phía những người thân trong

gia đình Trương Ba? Căn cứ vào những

lời thoại, em hãy hình dung và miêu tả

lại tâm trạng, cảm xúc của hồn Trương

Ba khi nhận được câu trả lời từ phía

những người thân trên? Phân tích ý

nghĩa ẩn dụ thể hiện qua cuộc đối thoại

giữa hồn Trương Ba và người thân? Qua

lời nói, hành động của hồn Trương Ba

và lời nói của người thân, trình bày suy

nghĩ về sự phát triển của xung đột kịch.

Gv định hướng cho học sinh trả lời các

câu hỏi. Gv kẻ bảng, học sinh điền vào

nội dung sau khi thảo luận theo định

hướng của gv.

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa

ẩn dụ qua thái độ xa lánh của người

thân; tâm trạng đau đớn, bế tắc của

dẳng giữa hai mặt tồn tại của con người,

từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của

con người và tầm quan trọng trong việc

tự ý thức, tự chiến thắng bản thân.

- Nghệ thuật tạo xung đột kịch: tăng

cấp, tạo mâu thuẫn: Hồn >< Xác.

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trƣơng Ba

với những ngƣời thân:

Mối quan hệ Người thân Hồn Trương

Ba

Vợ Buồn bã, đau

khổ, muốn chết,

muốn bỏ đi

Đau đớn, bế tắc

thẫn thờ, ôm

đầu, cầu cứu,

nhẫn nhục, run

rẩy, mặt lặng

ngắt như tảng

đá

Cháu nội Cương quyết

phủ nhận quan

hệ ông cháu

Con dâu Thông cảm, xót

thương

- Ý nghã ẩn dụ:

+ Thái độ xa lánh của người thân: Linh

hồn thanh cao của Trương Ba dần bị

hủy diệt, người chồng, người cha, người

ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã

và đang trở thành một kẻ nhiều thói hư,

tật xấu.

Tâm trạng đau đớn, bế tắc của Trương

Ba: linh hồn thanh cao hoàn toàn tương

khắc với thể xác phàm tục.

+ Độc thoại nội tâm của Trương Ba:

linh hồn thanh cao cương quyết rời bỏ

thể xác phàm tục để giữ vững nhân cách

cao đẹp.

Page 24: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 24

Trương Ba; độc thoại nội tâm của

Trương Ba; sự phát triển của xung đột

kịch

Nhóm 3: Khi gặp Đế Thích, hồn

Trương Ba có thái độ, quyết định như

thế nào? Đế Thích có quan niệm về sự

sống khác với hồn Trương Ba ra sao?

Trương Ba đã chỉ ra sai lầm nào của Đế

Thích? Đế Thích định tiếp tục sửa sai

bằng cách nào? Khi Trương Ba kiên

quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế

Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào

cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao? Có

ý kiến cho rằng cái chết của cu Tị là chi

tiết độc đáo có tính “mở nút”, trình bày

ý kiến của em! Phân tích ý nghĩa ẩn dụ

thể hiện qua cuộc đối thoại giữa hồn

Trương Ba và Đế Thích!

Gv định hướng cho học sinh trả lời các

câu hỏi. Gv kẻ bảng, học sinh điền vào

nội dung sau khi thảo luận theo định

hướng của gv.

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa

ẩn dụ thể hiện qua quan niệm về sự sống

của Đế Thích, hồn Trương Ba.

Nhóm 4: Trong lời hồn Trương Ba nói

với vợ sau khi đã chết thật, cứ nhắc đi

nhắc lại “ Tôi vẫn ở đây…” và qua so

sánh sự thay đổi trong hai lời thoại của

- Sự phát triển của xung đột kịch: được

đẩy lên đến đỉnh cao, hồn Trương Ba ><

người thân.

3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trƣơng Ba

với Đế Thích:

Quan niệm của Đế

Thích

Quan niệm của

Trương Ba

Quan liêu, hời hợt:

Khuyên Trương Ba chấp

nhận cuộc sống hồn này

xác kia vì thế giới vốn

không toàn vẹn.

Thẳng thắn, rõ ràng: phủ

nhận cuộc sống hồn này,

xác kia, cuộc sống chỉ có

ý nghĩa thực sự khi hòa

hợp và toàn vẹn giữa

Hồn và Xác.

- Ý nghĩa ẩn dụ:

+ Quan niệm của Đế Thích: Lòng tốt

hời hợt không đem lại điều thực sự có ý

nghĩa cho cuộc sống, thậm chí vô tình

đẩy cuộc sống vào nghịch cảnh tạo cơ

hội cho kẻ xấu sách nhiễu người lương

thiện, làm vẩn đục cuộc sống.

+ Quan niệm của Trương Ba: Vẻ đẹp

tâm hồn của người lao động trong cuộc

đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung

tục, bảo vệ quyền được sống đích thực

cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.

4. Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn kết?

- Sự bất tử của con người nằm trong ý

nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc

Page 25: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 25

cái Gái, các nhân vật đã nói hộ tư tưởng

gì của Lưu Quang Vũ? Phát biểu cảm

nghĩ về câu nói của cái Gái “ cho nó

mọc lên thành cây mới… mãi mãi”.

Gv định hướng cho học sinh trả lời câu

hỏi.

Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật

của đoạn trích!

Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp

thảo luận (3 phút).

GV: Kịch của Lưu Quang Vũ là sự kết

hợp nhuần nhuyễn giữa tính thời sự và

những vấn đề muôn thuở. Vậy đâu là

tính thời sự của vở kịch? Đâu là những

thông điệp muôn thuở mà Lưu Quang

Vũ hi vọng được gởi trao, dâng hiến tới

cuộc đời?

HS: Bàn luận, tranh luận và phát biểu.

sống xung quanh ta chứ không phải ở độ

dài thời gian.

- Hãy sống trong sự hóa thân vào những

điều tốt đẹp.

- Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật

của muôn đời.

- Khẳng định sự chiến thắng của cái

Thiện, cái Đẹp và sự sống đích thực.

5. Nghệ thuật:

- Kịch bản hấp dẫn nhờ tạo ra được

những xung đột dữ dội giữa hồn và xác,

sống và chết, trung thực và giả dối, cao

thượng và phàm tục…

- Kịch bản mang tính thời sự và hiện đại

nhưng có sự kế thừa các giá trị truyền

thống. Sự sáng tạo từ dân gian; việc sử

dụng ngôn ngữ kịch, nghệ thuật dựng

cảnh, đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành

động của nhân vật phù hợp với hoàn

cảnh, tính cách góp phần phát triển tình

huống kịch.

Page 26: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 26

C. Củng cố:

1. Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

GV chốt lại: Không chỉ có ý nghĩa triết

lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người,

trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói

riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần

phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong

lối sống lúc bấy giờ:

Thứ nhất, con người đang có nguy cơ

chạy theo những ham muốn tầm thường

về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi

trở nên phàm phu, thô thiển.

Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời

sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng

chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật

chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn

vẹn.

Cả hai quan niệm, cách sống trên đều

cực đoan, đáng phê phán.

Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một

vấn đề cũng không kém phần bức xúc,

đó là tình trạng con người phải sống giả,

không dám và cũng không được sống là

bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con

người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Gọi một học sinh tổng kết bài

III. Tổng kết:

Page 27: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 27

2. Từ văn bản, em hiểu gì về thái độ của tác giả đối với một số biểu hiện tiêu cực

lúc bấy giờ?

3. Tác phẩm đem đến cho em bài học nhận thức bổ ích nào?

4. Cảm nhận về sức hấp dẫn nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ ở trích đoạn?

D. Dặn dò: Học sinh học bài, chuẩn bị bài “Diễn đạt trong văn nghị luận” - tiếp

theo

PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

- Học sinh thực sự được sống với tác phẩm, hoạt động sáng tạo của học sinh được

phát huy. Giờ học văn, đặc biệt là giờ học kịch bản văn học trở nên sinh động, hấp

dẫn các em hơn, giúp các em không những yêu thích tác phẩm văn học nói chung,

tác phẩm kịch bản văn học nói riêng mà còn biết nói lên suy nghĩ, cảm nhận của

riêng mình.

- Tạo dựng khả năng liên kết nhóm, sự tự tin và kĩ năng thuyết trình vấn đề ở học

sinh.

- Rèn luyện được kĩ năng viết văn cho học sinh.

Kết quả: Dạy văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ở hai năm học: 2007 - 2008

(không đổi mới phương pháp), năm học 2010 – 2011 (đổi mới phương pháp theo

đề tài này) đã đem lại những kết quả khác nhau qua việc kiểm tra bài tập cụ thể

sau tiết dạy:

“Vấn đề đặt ra trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì ?”

Năm học Lớp Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10

2007-2008 11C5(47 HS) 12 23 10 2

2010-2011 11A1(42 HS) 6 12 9 15

2010-2011 11A2(43 HS) 7 14 11 11

2010-2011 11A3(44 HS) 8 18 9 9

2010-2011 11A4(41 HS) 6 13 10 12

Page 28: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 28

Học sinh thích thú với tiết học kịch bản văn học có phần diễn kịch vì không khí

thoải mái, môi trường thân thiện. Theo phiếu khảo sát thăm dò về cách học kịch

bản văn học có diễn kịch ở lớp 12C1, 12C2 như sau:

Lớp

12C1

100% học sinh Thích thú Lớp

12C2

93,18% học sinh Thích thú

0% học sinh Bình thường 4,5% học sinh Bình thường

0% học sinh Không thích 2,27% học sinh Không thích

PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ

TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. Bài học kinh nghiệm:

- Giáo viên phải nắm bắt mục tiêu bài học và vận dụng đổi mới phương pháp để

bài dạy thành công.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thật tốt trên cơ sở nắm chắc đặc trưng

thể loại.

- GV đưa hệ thống câu hỏi cho học sinh để các em chuẩn bị bài trước ở nhà, hướng

dẫn các em đóng kịch.

- Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học sao cho hợp lí và hiệu quả.

Sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp với giờ dạy.

- Học sinh cần soạn bài chu đáo dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thật sự hứng thú

khi tham gia diễn kịch.

II. Những kiến nghị sau qúa trình thực hiện đề tài:

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất về công nghệ thông tin để giáo viên dễ

dàng tìm kiếm tài liệu trên mạng và phục vụ việc giảng dạy tốt hơn.

- Thư viện nhà trường cần có sách báo, băng đĩa, tranh ảnh về kịch.

- Nên tổ chức hoạt động ngoại khóa như cho học sinh xem kịch hoặc phân bố thời

gian hợp lí hơn cho các bài dạy kịch bản văn học để học sinh có thể đầu tư cho

đóng kịch thật tốt, các em thật sự được sống với tác phẩm sân khấu.

Page 29: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 29

PHẦN VI: KẾT LUẬN

Với yêu cầu đổi mới, phương pháp giáo dục đã đánh giá lại vai trò của học sinh,

coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, là trung tâm của quá trình tiếp nhận và là bạn đọc

sáng tạo trong quá trình dạy học văn. Đứng trước một tác phẩm văn chương nói

chung, giáo viên thật khó định ra một cách dạy chung, bởi mỗi bài, mỗi tác phẩm

có những nét đặc thù riêng của loại thể. Giáo viên cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn

các hình thức, phương pháp giảng dạy. Mặt khác, giáo viên cần có sự sáng tạo

nhằm giúp học sinh vừa nắm vững bài học vừa phát triển tư duy đồng thời bồi

dưỡng những tư tưởng, tình cảm cao quý cho các em. Với kiểu bài kịch bản văn

học, tôi mạnh dạn trình bày đề tài: “Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp dạy thể

loại kịch”. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong bước đầu tìm hiểu

đặc trưng của thể loại kịch và đổi mới phương pháp dạy thể loại kịch ở trường

Trung học phổ thông, chắc chắn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục. Vì vậy, tôi

kính mong được sự góp ý của bạn bè, quý thầy cô giáo đồng nghiệp. Tôi xin chân

thành cảm ơn.

Biên Hòa, ngày 24 tháng 3 năm 2012

Người thực hiện

Nguyễn Thị Phương Lan

Page 30: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.

2. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.

3. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục.

4. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục.

5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn 11, Nhà xuất bản giáo dục.

6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11, Nhà xuất bản

giáo dục.

7. Thiết kế bài dạy ngữ văn THPT, Nhà xuất bản giáo dục.

8. Hướng dẫn học và làm bài Ngữ văn 11, Nhà xuất bản đại học quốc gia.

9. Lí luận văn học, Phương Lựu chủ biên, Nhà xuất bản giáo dục.

Page 31: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 31

MỤC LỤC

PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

PHẦN II: THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ

TÀI

I. Thuận lợi:

II. Khó khăn:

1. Đối với giáo viên:

2. Đối với học sinh:

PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I. Cơ sở lí luận:

1. Khái niệm kịch:

1.1. Ở cấp độ loại hình:

1.2. Ở cấp độ thể loại:

2. Đặc trưng của kịch

2.1. Xung đột kịch

2.2. Hành động kịch:

2.3. Ngôn ngữ kịch:

3. Các kiểu loại kịch:

II. Nội dung và biện pháp thực hiện

1. Sự khác nhau giữa thơ, truyện, kịch

2. Phương hướng dạy học

2.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

2.2. Tổ chức cho HS diễn kịch:

2.2.1. Công việc chuẩn bị

2.2.2. Thực hiện trên lớp (10 phút)

3. Giáo án thực nghiệm: Đoạn trích “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

4. Giáo án thực nghiệm: Đoạn trích “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Page 32: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY THỂ LOẠI KỊCH · PDF fileCùng với việc yêu cầu đổi mới phương pháp, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến

Một vài suy nghĩ về phƣơng pháp GV: Nguyễn Thị Phƣơng Lan

dạy thể loại kịch

Trang 32

PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ

TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. Bài học kinh nghiệm:

II. Những kiến nghị sau qúa trình thực hiện đề tài:

PHẦN VI: KẾT LUẬN