100

một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 2: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 3: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

TÀI LIỆU HỌC VIÊNTruyền thông thay đổi hành vi về

nuôi dưỡng trẻ nhỏtại cộng đồng

Hà nội, tháng 7 năm 2011

Page 4: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 5: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng

LỜI CẢM ƠN

Dự án Alive and Thrive xin trân trọng ghi nhận sự hỗ trợ đặc biệt quý báu của Viện Dinh DưỡngQuốc Gia Việt Nam trong việc biên tập và đóng góp ý kiến giúp xây dựng bộ tài liệu “Hướngdẫn giảng dạy tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ” cho cán bộ y tế và tuyên truyền viên.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng trẻ nhỏ; đào tạo vàtruyền thông thay đổi hành vi đã hỗ trợ kỹ thuật và chủ biên trong quá trình phát triển bộ tàiliệu này, bao gồm:

1. TS. Phạm Thị Thúy Hòa, Giám Đốc Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh dưỡng - ViệnDinh Dưỡng Quốc Gia.

2. Ths. Huỳnh Nam Phương, Chuyên viên Trung tâm Đào tạo Thực phẩm Dinh dưỡng - ViệnDinh Dưỡng Quốc Gia.

3. Ths. Trịnh Ngọc Quang, Trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo - Trung tâm Giáo dục Truyềnthông và Sức Khỏe - Bộ Y Tế.

4. Ths. Trần Thị Nhung - Trung tâm Giáo dục Truyền thông và Sức Khỏe - Bộ Y Tế.

Chúng tôi cũng xin đặc biệt gửi lời cám ơn đến những cán bộ y tế và hội viên Hội Phụ nữ từ14 tỉnh/ thành phố đã tham gia đào tạo để trở thành giảng viên nguồn của dự án và đã đónggóp những ý kiến quí báu mang tính thực tiễn để hoàn chỉnh bộ tài liệu này.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn nhóm cán bộ chương trình A&T tại Việt Nam đã phối hợpchặt chẽ với nhóm biên soạn tài liệu xem xét và đóng góp ý kiến cho bộ tài liệu này. Sự hỗ trợđặc biệt của nhóm cán bộ đánh giá của A&T trong việc phát triển bộ câu hỏi kiểm tra trước &sau khóa học cũng như đánh giá hiệu quả các khóa đào tạo giảng viên nguồn của dự án, cóvai trò quan trọng trong quá trình hoàn chỉnh bộ tài liệu.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến TS. Maryanne, cố vấn kỹ thuật của AED/FHI 3600 đãcó những nhận xét góp ý về nội dung kỹ thuật cũng như cấu trúc của bộ tài liệu.

Cuối cùng chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Vụ Sức khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em - Bộ Y tế đã hỗ trợvà hướng dẫn chúng tôi trong quá trình xây dựng bộ tài liệu này.

Dự án Alive and Thrive trân trọng cảm ơn quỹ Bill & Melinda Gates đã hỗ trợ tài chính chodự án.

Page 6: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng

STT CHỦ ĐỀ TÀI LIỆUGIẢNG VIÊN

TÀI LIỆUHỌC VIÊN

1 Quản lý và vận hành phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ “Mặttrời bé thơ“.

2 Tư vấn NDTN tại cơ sở y tế.

3 Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ(Dành cho mô hình tư vấn).

4 Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại địa bàn khókhăn (Mô hình nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ).

LỜI GIỚI THIỆU

Giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, đặc biệt là SDD thể thấp còi ở trẻ dướihai tuổi đang là ưu tiên lớn của Chính phủ Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Namkhông ngừng nỗ lực nhằm giảm tỉ lệ SDD ở trẻ dưới năm tuổi từ 38,7% vào năm 1999 xuốngcòn 29,3 % vào năm 2010 (Viện Dinh dưỡng Quốc gia). Tuy nhiên, tỉ lệ nhẹ cân và đặc biệt làtỉ lệ thấp còi ở trẻ dưới hai tuổi tại Việt Nam còn cao so với các nước có cùng điều kiện kinhtế trong khu vực. Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong sáu tháng đầu quáthấp và thực hành ăn bổ sung (ABS) chưa hợp lý là những nguyên nhân chính dẫn dến tỉ lệSDD thấp còi cao ở trẻ dưới hai tuổi tại Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ chính phủ trong nỗ lực giảm tỉ lệ SDD cao ở trẻ dưới năm tuổi, tổ chức Save theChildren đã hợp tác với Viện Phát triển Giáo dục (viết tắt là AED/FHI 3600), GMMB, ViệnNghiên cứu và Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), cùng trường Đại học California Davisthực hiện dự án Alive & Thrive (A&T) ở Việt Nam trong năm năm (2009-2013). Dự án nàynhằm góp phần giảm tỉ lệ SDD và tử vong trẻ em gây ra do các thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ(NDTN) chưa tối ưu bằng cách thúc đẩy các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sungcho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi.

Để đạt được mục tiêu trên, dự án A&T sẽ hỗ trợ các cơ sở y tế ở 15 tỉnh/thành thiết lập cácdịch vụ tư vấn NDTN ở cả khu vực nông thôn và thành thị thông qua mô hình phòng tư vấnNDTN theo phương thức nhượng quyền xã hội và nhóm hỗ trợ NDTN ở khu vực miền núi.Dự án A&T cũng đã xây dựng một bộ tài liệu sử dụng để đào tạo kiến thức cũng như kĩ năngtư vấn về NDTN cho cán bộ thực hiện dự án đang làm việc tại các cơ sở y tế hoặc các tuyêntruyền viên như cộng tác viên dinh dưỡng, y tế thôn bản và phụ nữ thôn. Các cán bộ đượcđào tạo sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn NDTN tại các cơ sở y tế cũng như ở cộngđồng. Bộ tài liệu bao gồm ba quyển tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giảng viên và ba quyểntài liệu học viên như sau:

Lời giới thiệu

Page 7: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng

Đây là quyển 3 “Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng” tài liệudành cho học viên, những người là y tế thôn, cộng tác viên dinh dưỡng, cán bộ phụ nữ thônđược tham gia tập huấn để trở thành tuyên truyền viên của dự án. Tài liệu này được sử dụngnhư một cẩm nang tra cứu trong quá trình thực hiện truyền thông thay đổi hành vi trong NDTNtại cộng đồng của các tuyên truyền viên dự án.

Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cũng như gợi ý từ người sử dụng đểhoàn thiện bộ tài liệu này. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bà Trần Thị Kiệm - Văn phòng dựán A&T - Nhà E4B - Khu ngoại giao đoàn Trung Tự - số 6 Đặng Văn Ngữ hoặc qua hòm thưđiện tử: [email protected].

Nếu muốn in ấn và sử dụng một phần hay toàn bộ tài liệu này, cần phải có sự đồng ý trướccủa dự án Alive & Thrive.

Xin chân thành cảm ơn!

Lời giới thiệuLời giới thiệu

Page 8: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

A&T Alive & Thrive ( Nuôi dưỡng và Phát triển)

ABS Ăn bổ sung

AED/FHI 3600 Viện phát triển giáo dục

BM Bà mẹ

BL Bảng lật

CBYT Cán bộ y tế

CSSK Chăm sóc sức khỏe

CSYT Cơ sở y tế

GV Giảng viên

HV Học viên

MTBT Mặt trời bé thơ

NDTN Nuôi dưỡng trẻ nhỏ

SDD Suy dinh dưỡng

TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi

TTV Tuyên truyền viên

TYT Trạm y tế

YTTB Y tế thôn bản

Danh mục từ viết tắt

Page 9: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .1

Mục lục

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI GIỚI THIỆU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỤC LỤC.....................................................................................................................1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU ............................................................................3

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ ...................................................4

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 2,5 NGÀY....................................................................5

PHẦN 1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ .................7

Bài 1: Giới thiệu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại Việt Nam và cơ hội can thiệp hiệu quả ..................................................................................................................9

Bài 2: Giới thiệu về dự án ALIVE & THRIVE và mô hình phòng tư vấn về NDTN tại cơ sở y tế ..............................................................................................14

Bài 3: Theo dõi quản lý bà mẹ theo nhóm đối tượng của phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” .....................................................................................................18

PHẦN 2. TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI......................................................27

Bài 4: Truyền thông thay đổi hành vi...............................................................................29

Bài 5: Kỹ năng truyền thông tốt - Truyền thông trực tiếp về NDTN tại cộng đồng ..........36

PHẦN 3. CÁC NỘI DUNG VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ .........................................41

Bài 6: Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú ...................................................................................................43

Bài 7: Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ ...........................................................................47

Bài 8: Sữa mẹ và tầm quan trọng của NCBSM ..............................................................55

Bài 9: Nhu cầu của trẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ ........................................................57

Bài 10: Quá trình tạo sữa mẹ..........................................................................................60

Bài 11: Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng ................................................63

Page 10: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng2.

PHẦN 4. ĂN BỔ SUNG .............................................................................................69

Bài 13: Tầm quan trọng của ăn bổ sung.........................................................................71

Bài 14: Cách chế biến một bữa ăn bổ sung đáp ứng với nhu cầu của trẻ ......................74

Bài 15: Chuẩn bị một bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh.........................................................79

Bài 16: Thực hành trình diễn thức ăn .............................................................................81

MỘT SỐ THỰC ĐƠN MẪU .......................................................................................82

Bài 17: Dinh dưỡng cho trẻ ốm (trẻ bệnh) và giai đoạn hồi phục ...................................88

Mục lục

Page 11: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .3

Hướng dẫn sử dụng tài liệu

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG

Nhằm nâng cao năng lực cho các tuyên truyền viên về truyền thông chăm sóc trẻ nhỏ tại cộngđồng trong các vùng dự án của A&T tại Việt Nam, A&T đã xây dựng cuốn tài liệu tập huấntruyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng dành cho học viên là cáctuyên truyền viên về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ tại cộng đồng, giám sát viên, cán bộ dựán, cán bộ Hội Phụ nữ…

Tài liệu này được sử dụng như một cẩm nang tham khảo trong truyền thông về dinh dưỡngcho trẻ nhỏ tại cộng đồng. Tài liệu bao gồm 4 phần chính:

1. Phần 1: Giới thiệu chung về NDTN; Dự án A&T và mô hình Phòng tư vấn NDTN.

2. Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng về NDTN. Phần này cung cấp cáckỹ năng truyền thông cơ bản giúp TTV tổ chức thực hiện các buổi truyền thông tại hộgia đình về NDTN nhằm tạo nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về NDTN tại phòng tư vấn“Mặt trời bé thơ”.

3. Phần 3 + 4: Nội dung truyền thông về NDTN. Phần này cung cấp cho TTV kiến thức cơbản về NDTN tại hộ gia đình bao gồm NCBSM và ABS.

Page 12: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng4.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ

Một số khái niệm về NCBSM

1. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trẻ được bú mẹ hoàn toàn đếnkhi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứthức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung cácvitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

2. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi tiếptục được bú mẹ.

Một số khái niệm về ABS

3. Ăn bổ sung: Ăn bổ sung nghĩa là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ - cácthức ăn này được gọi là thức ăn bổ sung (thời gian thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ABSlà khi trẻ được 6 tháng tuổi (180 ngày).

4. Đa dạng thức ăn: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi được cho ăn đủ hoặc nhiều hơn 4 nhóm thựcphẩm trong thức ăn bổ sung.

5. Thực phẩm giàu sắt hoặc được bổ sung sắt: Trẻ từ 6-23 tháng tuổi được cho ăn cácthực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm đã được bổ sung sắt được sản xuất dành riêng chotrẻ nhỏ, hoặc được chế biến tại nhà.

Các loại suy dinh dưỡng

6. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùngtuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi dưới -2SD hoặc chỉ số khối cơthể BMI thấp).

7. Suy dinh dưỡng thể thấp còi: là giảm mức độ tăng trưởng cơ thể, biểu hiện của SDDmãn tính. Đây là dấu hiệu hàng đầu của SDD từ thời kỳ sớm bao gồm cả SDD bào thaido mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định khi chiều cao theo tuổi dưới -2SD.

8. Suy dinh dưỡng thể gầy còm: là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, thường đượccoi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện sau một thời gian ngắn bị thiếu ăn ví dụ thiên tailũ lụt, chiến tranh…. Suy dinh dưỡng thể gầy còm được xác định khi cân nặng theochiều cao dưới -2SD.

9. Thừa cân: Là hiện tượng tích cơ, mỡ khiến cân nặng cao hơn mức tiêu chuẩn chophép ở trẻ cùng tuổi, giới. Dấu hiệu thừa cân ở trẻ được xác định khi cân nặng theotuổi lớn hơn 2SD.

Một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Page 13: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

CHƯƠ

NG

TR

ÌNH

TẬ

P H

UẤ

N 2

,5 N

Y

NG

ÀY

1N

Y 2

NG

ÀY

3

Kiểm

tra

trước

khó

a họ

c (2

0 ph

út)

Ôn

nội d

ung đã

học

hôm

trướ

c Ô

n nộ

i dun

g đã

học

hôm

trướ

c

Giớ

i thiệu

- Là

m q

uen

- Mục

tiêu

của

chươ

ng tr

ình

tập

huấn

(40

phút

)

Bài

8: (

35 p

hút)

Sữa

mẹ

và tầ

m q

uan

trọng

của

NC

BSM

Bài

17:

(40

phút

)D

inh

dưỡn

g ch

o trẻ

bện

h và

gia

iđoạn

sau

hồi

phụ

c

Bài

1:

(30

phút

)G

iới t

hiệu

về

nuôi

dưỡ

ng trẻ

nhỏ

tại V

iệt N

am

(Khá

i niệ

m “C

ửa s

ổ C

ơ hộ

i” )

Bài

9: (

30 p

hút)

Nhu

cầu

của

trẻ

và sự đá

p ứn

g củ

asữ

a mẹ

Bài

18:

Thự

c hà

nh tr

ên lớ

p:

(60

phút

)Kĩ

năn

g tư

vấn

- Tạo

nhu

cầu

về

ăn bổ

sung

Hỏi

giải

đáp

Bài

2: (

30 p

hút)

Giớ

i thiệu

dự

án A

&T v

à m

ô hì

nh p

hòng

tư vấn

ND

TN tại

sở y

tế (“

Mặt

trời

thơ”

)

Bài

10:

(35

phút

)Q

uá tr

ình

tạo

sữa

mẹ

Giả

i lao

(15

phút

) Bài

3: (

95 p

hút)

Vai t

rò của

TTV

tron

g hoạt

độn

g m

ô hì

nh

phòn

g tư

vấn

ND

TN

Theo

dõi

quả

n lý

mẹ

theo

nhó

m đối

tượn

gcủ

a ph

òng

tư vấn

“Mặt

trời

thơ”

Lập

Bản đồ

thôn

- th

eo d

õi q

uản

lý b

à mẹ

Bài

11:

(50

phút

)N

hững

khó

khă

n thườ

ng gặp

khi

NC

BSM

Tóm

tắt nội

dun

g ch

ính đã

học

tro

ng cả

khóa

học

(30

phú

t)

Bài

12:

Thự

c hà

nh tr

ên lớ

p:

(75

phút

)Kỹ

năn

g tru

yền

thôn

g trự

c tiế

p về

NC

BSM

cho

mẹ

tại cộn

g đồ

ngHỏi

giải

đáp

Triể

n kh

ai h

oạt độn

g tạ

i thô

n/xó

m

sau

khi tập

huấ

n về

(30

phút

)

Kiểm

tra

cuối

khó

a họ

c

Đán

h gi

á kh

óa học

(30

phút

)

Chương trình tập huấn 2,5 ngày

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .5

Chương trình tập huấn 2,5 ngày

Page 14: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng6.

Chương trình tập huấn 2,5 ngày

Ngh

ỉ trư

a (1

1.30

– 1

3.30

)

Bài

4: (

30 p

hút)

Truyền

thôn

g th

ay đổi

hàn

h vi

(T

háp

truyề

n th

ông

thay

đổi

hàn

h vi

)

Bài

13: (

30 p

hút)

Tầm

qua

n trọ

ng của

ABS

Bài

5: (

50 p

hút)

Kỹ năn

g tru

yền

thôn

g tố

t - Tư

vấn

cho

bà mẹ

ngườ

i trô

ng trẻ

về N

DTN

Bài

14:

(40

phút

) C

ách

chế

biến

một

bữa

ăn

bổ s

ung

đáp ứn

g vớ

i nhu

cầu

của

trẻ

Bài

6:(

30 p

hút)

Chă

m s

óc sức

khỏ

e và

din

h dư

ỡng

cho

phụ

nữcó

thai

và đa

ng c

ho c

on b

ú

Bài

15:

(30

phút

) C

huẩn

bị m

ột bữa

ăn

bổ s

ung

hợp

vệsi

nh

Giả

i lao

(15

phút

) Bài

7: (

50 p

hút)

Theo

dõi

sự

tăng

trưở

ng của

trẻ

Bài

16:

Thự

c hà

nh tr

ên lớ

p (9

0 ph

út)

Thực

hàn

h trì

nh d

iễn

thức

ăn

Tổng

kết

ngà

y và

đán

h gi

á

Page 15: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .7

Phần 1

GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ

Page 16: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 17: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .9

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

0

5

10

35

40

45

0-6 6-12 12-24 24-36 36-48 48-60

Tháng tuổi

Cửa sổ cơ hội từ 6 - 24 thángTỷ lệ thấp còi

TỶ LỆ THẤP CÒI THEO NHÓM TUỔI(2007, WHO)

15

20

25

30

○ Cột mầu xám đậm biểu thị tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, cột xám nhạt là tỷ lệtrẻ suy ding dưỡng thể nhẹ cân.

○ Nhìn vào thời gian từ 0-6 tháng tuổi tỉ lệ trẻ SDD thấp đều (khoảng 10 %) nhưng đếnkhi trẻ tròn 6 tháng đến 24 tháng tuổi thì tỷ lệ này cao vọt lên hơn gấp hai (gần 25%).

○ Thời kỳ trẻ từ 6-24 tháng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ tăng vọt lên như vậy vì đây làgiai đoạn trẻ bắt đầu ABS, những thực hành cho trẻ ABS là yếu tố cơ bản ảnh hưởng

BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI VIỆT NAM VÀ CƠ HỘI CAN THIỆP HIỆU QUẢ

1. Vấn đề tồn tại trong NDTN tại Việt Nam và cơ hội can thiệp hiệu quả nhất.

Nuôi dưỡng trẻ nhỏ có vai trò quan trọng đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ vì giống nhưta xây nền móng của một ngôi nhà, móng có khỏe thì nhà mới vững chãi. Nói đến trẻ nhỏtrong chương trình NDTN là nói đến trẻ dưới 2 tuổi.

Hiện nay nước ta có tới 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi trong đó cứ:

• Trong 5 trẻ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân.

• Trong 3 trẻ thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Mắc dù chúng ta là một nước có nền an ninh lương thực đảm bảo và là nước xuất khẩu gạođứng thứ hai trên thế giới. Trình độ dân trí cao với 90% dân số biết đọc biết viết.

2. Thời kỳ nguy hiểm

Page 18: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Thấp còi nặng Thấp còi vừa Thấp còi nhẹ Phát triển tốt

94.589.585.3

81.2

158.0162.5

167.3

170.9

Tăng trưởng trung bình 3 - 18 tuổi: 77cm

Chiều cao lúc18 tuổi

Chiều cao lúc3 tuổi

TRẺ THẤP CÒI - NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH THẤP CÒI(NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG INCAP, GUATEMALA)

BL 1.1.4

○ Nghiên cứu cho thấy chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi phản ánh chiều cao tương ứng khitrẻ được 18 tuổi. Bằng cách cộng thêm khoảng 77 – 80cm vào chiều cao của trẻ lúc3 tuổi, chúng ta có thể dự đoán gần đúng chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Vì vậynếu trẻ bị thấp còi nặng khi còn nhỏ thì sẽ không thế to cao khi trưởng thành được.Nếu trẻ nhỏ được nuôi dưỡng tốt thì chiều cao khi trưởng thành sẽ phát triển tốt.

○ Do vậy, để đảm bảo trẻ trở thành những người lớn cường tráng khỏe mạnh trongtương lai, chúng ta phải chú trọng cải thiện các thực hành về NDTN để phòng tránhSDD thể thấp còi cho trẻ từ rất sớm. Những can thiệp này cần đưa ra bằng nhữnghoạt động cụ thể và thích hợp cho từng độ tuổi: từ khi thai được 7 tháng cho đến lúctrẻ được 24 tháng tuổi.

đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Ta gọi đây là thời kỳ nguy hiểm đồng thời cũnglà “Cửa sổ cơ hội” để các hoạt động hỗ trợ và can thiệp hiệu quả nhất .

○ Nếu trẻ đã bị suy dinh dưỡng thấp còi trong giai đoạn 6- 24 tháng thì mọi can thiệpsau đó sẽ rất khó có thể biến chuyển được. Do vậy, trong hai năm đầu tiên chúng taphải chú trọng cải thiện các thực hành NCBSM và ABS để ngăn chặn tình trạng suydinh dưỡng ở trẻ em.

• Ảnh hưởng của giai đoạn “Cửa sổ cơ hội” đến sự phát triển của trẻ

10. Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng

Page 19: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .11

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

3. “Cửa sổ cơ hội” - thời điểm can thiệp hiệu quả nhất trong NDTN

Chuẩn bị kiến thứckhi mang thai 0-6 tháng: NCB SMHT 6-24 tháng: Ăn bổ sung

và tiếp tục bú mẹ

CỬA SỔ CƠ HỘI

○ Ngay từ khi mang thai, bà mẹ cần được chăm sóc thai nghén và dinh dưỡng tốt. Đặcbiệt giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ: bà mẹ phải được cung cấp kiến thức vềNSBSM.

○ Khi trẻ 0-6 tháng tuổi: bà mẹ được theo dõi, hỗ trợ để đảm bảo trẻ được bú sữa nonvà bú ngay sau sinh và duy trì nguồn sữa đảm bảo NCBSM hoàn toàn trong vòng 6tháng đầu đời.

○ Khi trẻ 6-24 tháng: Bà mẹ biết cách cho con ăn bổ sung hợp lý theo từng độ tuổi vàduy trì cho bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng.

• Tóm lại: 0-24 tháng tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ nênta gọi thời kỳ này là “Của sổ cơ hội” để các hoạt động can thiệp hiệu quả nhất.

Nghiên cứu hiện trạng về NDTN tại 10 tỉnh của dự án A&T năm 2009 đã cho thấynhững vấn đề chủ yếu tồn tại trong NDTN như sau:

Page 20: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

• Những khó khăn tồn tại về NCBSM

○ Trên 90% phụ nữ đi khám thai nhưng không được tư vấn về NCBSM*

○ 80 - 90% sinh tại cơ sở y tế nhưng rất ít được hỗ trợ cho trẻ bú bữa đầu tiên sau sinh*

○ Chỉ 55% trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu*

○ Không chăm sóc sau sinh trừ những trường hợp đẻ khó*

○ Chỉ có 10 % NCBSMHT đến 6 tháng tuổi* *

• Những cản trở gặp phải trong nuôi con bằng sữa mẹ

○ Bà mẹ không tin có đủ sữa.

○ Tách riêng mẹ và con.

○ Bà mẹ quan niệm là nước cần để làm sạch miệng sau khi bú và giúp trẻ không bị khát.

○ Sự phổ biến của sữa công thức (sữa hộp).

○ Mẹ phải đi làm.

○ Thiếu thông tin và sự hỗ trợ thích hợp.

• Những khó khăn tồn tại về ABS

○ Bắt đầu cho ABS sớm từ 2-3 tháng tuổi.

○ Độ đậm đặc và chất lượng của thức ăn bổ sung chưa được quan tâm.

○ Khẩu phần ăn thiếu sắt.

4. Thực hành lý tưởng về NDTN do Tổ chức Y Tế Thế giới khuyến cáo

15 thực hành lý tưởng về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ gồm:

• Thực hành lý tưởng về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NCBSM)

1. Trẻ mới sinh được bắt đầu cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh.

2. Trẻ mới sinh không được cho ăn/uống gì trước khi cho bú mẹ.

3. Trẻ mới sinh được bú sữa non.

4. Trẻ mới sinh và trẻ nhỏ được bú mẹ theo nhu cầu suốt ngày lẫn đêm.

5. Trẻ mới sinh đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

6. Không có trẻ nào bị cai sữa trước thời điểm được 24 tháng tuổi.

7. Không cho trẻ ăn bằng bình với núm vú giả.

• Thực hành lý tưởng về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ (ABS)

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

12. Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Page 21: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

THÔNG ĐIỆP CẦN NHỚ

• 0-24 tháng tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ nênta gọi thời kỳ này là “Của sổ cơ hội” để các hoạt động can thiệp hiệu quả nhất.

• 15 thực hành lí tưởng về NDTN trong nội dung chính:

○ NCBSM:

- Tất cả trẻ sinh ra được bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu.

- Tất cả trẻ sinh ra được NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

○ ABS

- Tất cả trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng (đủ 180 ngày).

- Tất cả trẻ nhỏ đều đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày với đadạng thực phẩm (với 4 nhóm thực phẩm hoặc nhiều hơn).

8. Trẻ nhỏ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ tròn 6 tháng (đủ 180 ngày).

9. Trẻ nhỏ đều được cho ăn đủ số bữa mỗi ngày theo khuyến nghị.

10. Trẻ nhỏ đều được đáp ứng các yêu cầu về năng lượng hàng ngày theo khuyến nghị.

11. Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu năng lượng và dinh dưỡng.

12. Cho trẻ ăn thực phẩm đa dạng (với 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn).

13. Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sắt hàng ngày.

14. Cho trẻ ăn thịt, cá và thịt gia cầm hàng ngày.

15. Hỗ trợ và chăm cho trẻ ăn no trong các bữa ăn.

Lưu ý: Cách tính tuổi của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) hiện đang sử dụng

○ Trẻ 0 tháng tuổi: là trẻ từ khi sinh đến 29 ngày tuổi.

○ Trẻ 1 tháng tuổi: là trẻ từ 30 ngày đến 59 ngày tuổi.

○ Trẻ 5 tháng tuổi: là trẻ 5 tháng cộng 29 ngày tuổi.

○ Trẻ dưới 6 tháng tuổi: là trẻ dưới 180 ngày.

○ Vậy NCBSMHT trong 6 tháng đầu là trong 179 ngày tuổi và bắt đầu cho ăn bổ sungkhi trẻ được 180 ngày trở đi (tròn 6 tháng).

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .13

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Page 22: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng14.

BÀI 2: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ALIVE & THRIVE VÀ MÔ HÌNH PHÒNG TƯ VẤN VỀ NDTN TẠI CƠ SỞ Y TẾ

1. Giới thiệu về dự án:

1.1. Dự án Alive& Thrive Tại Việt Nam:

Góp phần giảm tử vong trẻ có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng do thực hành nuôidưỡng trẻ nhỏ chưa đúng.

1.2. Đối tác của dự án tại Việt Nam:

• Bộ Y Tế - Vụ Bảo Vệ BMTE.

• Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.

• Sở Y tế tỉnh.

• Hội Liên hiệp Phụ nữ.

• Các Tổ Chức Liên Hiệp Quốc.

• Một số Tổ chức Phi Chính Phủ.

1.3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2/2009- 12/2013

1.4. Địa bàn triển khai dự án:

• Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa.

• Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình.

• Miền Nam: Khánh Hòa (Nha Trang), Vĩnh Long, Tiền Giang, Cà Mau, Đắc Lăk,Đắc Nông.

1.5. Mục tiêu dự án:

• Tăng gấp đôi tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

• Cải thiện thực hành cho trẻ (6-24 tháng) ABS cả về chất lượng và số lượng.

• Giảm tỷ lệ trẻ dưới hai tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi ít nhất 2% mỗi năm.

2. Mô hình phòng tư vấn NDTN tại cơ sở y tế:

Để đạt được mục tiêu dự án A&Tđã phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia xây dựng mộtmô hình chuẩn về cung cấp dịch vụ tư vấn NDTN chất lượng cao lấy tên là Phòng tư vấnNDTN “Mặt trời bé thơ” đặt tại các cơ sở y tế.

Tại mỗi cơ sở y tế được chọn sẽ dành một phòng riêng làm phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.Phòng này được thiết kế theo một mẫu giống nhau cả về hình thức lẫn nội dung và chất lượngdịch vụ tư vấn.

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Page 23: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .15

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

2.1. Hình ảnh thương hiệu của Phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

Thương hiệu nhượng quyền A&T Thiết kế của phòng tư vấn

» Chuyên nghiệp» Tin cậy» Chất lượng cao» Đầy đủ chức năng» Sự sẵn sàng» Thân thiện với trẻ em

Giải thích: Cụm logo là sự cấu thành của 3 yếu tố

• Hình ảnh biểu trưng: Hình ảnh cách điệu ông mặt trời cười với những tia nắng ấm ápgiống như bông hoa đang nở và em bé đang cười tươi trong sự quan tâm săn sóc của cảgia đình. Mặt trời biểu trưng sức sống mãnh liệt. Hai chiếc lá tượng trưng cho bàn taynâng niu chăm sóc thế hệ mầm non. Ý nghĩa tổng thể là tạo nên sức khỏe, hạnh phúc chotrẻ thơ và cho thế hệ tương lai.

• Tên gọi: “Mặt trời bé thơ” đồng nghĩa với nội dung trên và nhấn mạnh “Trẻ em” là đốitượng chủ yếu của phòng tư vấn.Tên phòng tư vấn ngắn gọn tạo hiệu quả tốt cho việc ghinhớ, giúp người xem dễ hiểu và hình dung ra nội dung cũng như đối tượng mà mô hìnhnhượng quyền hướng đến.

• Khẩu hiệu: Khẩu hiệu nhấn mạnh sự quan trọng của dinh dưỡng đúng cách đầu đời chotrẻ nhỏ, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển, và cho tương lai củaViệt Nam

Giá trị thương hiệu:

• Chuyên nghiệp.

• Tin cậy.

• Chất lượng cao.

• Đầy đủ chức năng.

• Sự sẵn sàng.

• Thân thiện với trẻ em.

2.2. Nội dung gói dịch vụ tư vấn NDTN của Phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

Để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi thì cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ khi còntrong bụng mẹ vì vậy đối tượng theo dõi tư vấn của mô hình là các bà mẹ cùng gia đình củahọ từ khi mang thai ba tháng cuối cho đến khi con của họ được 24 tháng tuổi. Trong suốt thời

Page 24: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng16.

gian 27 tháng này, nội dung tư vấn được chia ra làm 5 gói dịch vụ tương ứng với nhu cầu vềkiến thức và thông tin của 5 giai đoạn phát triển của trẻ như trong bảng dưới đây:

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Quý 3 thời kìmang thai

3 lần tiếp xúc- 2 tư vấn cá nhân

- 1 tư vấn nhóm

1. Khuyến khíchNCBSMHT

Khi sinh con

1 lần tiếp xúc- Khi sinh con & trong thờigian ở lại cơ sở y tế

2. Hỗ trợNCBSMHT

0-6 tháng tuổi

4 lần tiếp xúc- 2 tư vấn cá nhân

- 2 tư vấn nhóm

3. Quản lýNCBSMHT

5-6 tháng tuổi

1 lần tiếp xúc- Tư vấn cá nhân

4. Giáo dụcABS

6-24 tháng tuổi

6 lần tiếp xúcCả tư vấn cá nhân &

tư vấn nhóm

5. Quản lýABS

8 lần tiếp xúc 7 lần tiếp xúc

15 lần tiếp xúc trong 27 tháng (tối thiểu = 9 lần tiếp xúc)

CÁC GÓI DỊCH VỤ TẠI PHÒNG TƯ VẤN “MẶT TRỜI BÉ THƠ”

2.3. Ý nghĩa của 5 gói dịch vụ:

1. Khuyến khích NCBSMHT: là hoạt động cung cấp kịp thời kiến thức về NCBSMHT chocác bà mẹ trước khi sinh và được thực hiện vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.

2. Hỗ trợ NCBSMHT: là hoạt động hỗ trợ tích cực bà mẹ trong việc cho con bú bữa đầutiên sau sinh được thực hiện tại cơ sở y tế có dịch vụ sinh giúp bà mẹ cho con búngay trong vòng 1 giờ sau sinh và bú đúng cách ngay từ bữa bú đầu tiên.

3. Quản lý NCBSMHT: là hoạt động theo dõi hỗ trợ bà mẹ duy trì NCBSMHT- được thựchiện từ 1-2 tuần sau sinh đến khi trẻ được 6 tháng.

4. Giáo dục ABS: là hoạt động cung cấp những thông tin cơ bản cần thiết để bà mẹ thựchiện được cho con ABS hợp lý khi trẻ được 5- 6 tháng tuổi nhằm chuẩn bị kiến thứcvà kỹ năng tốt cho bà mẹ về cho trẻ ABS.

Page 25: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .17

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Ghi nhớ: Đối tượng của phòng tư vấn “Mặt trờ bé thơ” là

- Bà mẹ từ khi có thai 3 tháng cuối đến khi con được 24 tháng tuổi.

- Ông bố và các thành viên khác trong gia đình có trẻ dưới 2 tuổi.

5. Quản lý ABS: là hoạt động theo dõi hỗ trợ bà mẹ trong quá trình nuôi dưỡng trẻ từ khi trẻđược 6 tháng đến 24 tháng để đảm bảo trẻ được ăn hợp lý đủ cả số lượng và chất lượng.

Page 26: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng18.

BÀI 3: THEO DÕI QUẢN LÝ BÀ MẸ THEO NHÓM ĐỐI TƯỢNG CỦAPHÒNG TƯ VẤN “MẶT TRỜI BÉ THƠ”

1. Nhiệm vụ của TTV cơ sở trong Mô hình Phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”

Là những người gần gũi và hiểu được người dân và cùng là người theo dõi quản lý dân sốtrong thôn của mình, tuyên truyền viên sẽ giúp mọi người dân trong cộng đồng biết đến phòngtư vấn NDTN “Mặt trời bé thơ” và thấy được tầm quan trọng của chăm sóc dinh dưỡng trẻnhỏ để họ tự tìm đến sử dụng dịch vụ tư vấn NDTN.

Nhiệm vụ chính của TTV đối với phòng tư vấn NDTN “Mặt trời bé thơ” được mô tả cụ thể nhưtrong bảng dưới đây:

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Page 27: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .19

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏTẠ

I TRẠ

M Y

TẾ

XÃ -

phò

ng tư

vấn

“Mặt

trời

thơ”

- D

o cá

n bộ

y tế

quả

n lý

, thự

c hiện

Gói

dịc

h vụ

tưvấ

n1.

Khu

yến

khíc

hNC

BSM

2.Hỗ

trợ

NC

BSM

3. Q

uản

lý N

CB

SM4.

Giá

o dụ

c A

BS

5. Q

uản

lý A

BS

Nhó

m đối

tượn

g Ph

ụ nữ

thai

thán

g 6-

9 Kh

i sin

hBà

mẹ

có c

on 0

-6 th

áng

Bà mẹ

có c

on 5

-6 th

áng

Bà mẹ

có c

on 6

-24

thán

g

Số lầ

n tiế

p xú

c 3

14

16

Thời

điể

m cụ

thể

Thán

g thứ

6-7

thai

kỳ

Ít nhất

2 tu

ần trướ

c kh

isi

nh.

Tron

g vò

ng 1

tuần

đầu

sau

sinh

(tạ

icơ

sở

y tế

hoặ

c ở

nhà)

.

Tuần

thứ

2 sa

u đẻ

Trẻ đư

ợc 1

-2 th

áng

Trẻ đư

ợc 2

-3 th

áng

Trẻ đư

ợc 4

-5 th

áng

Trẻ đư

ợc 5

-6 th

áng

Trẻ

6-7

thán

g; T

rẻ 8

-9 th

áng.

Trẻ

10-

11th

áng;

Trẻ

12-

14 th

áng.

Trẻ

15-1

8 th

áng;

Trẻ

18-

24 th

áng.

TẠI C

ỘNG

ĐỒ

NG- T

hăm

hộ

gia đì

nh v

à tru

yền

thôn

g lồ

ng g

hép

- Do

Tuyê

n tru

yền

viên

(Y tế

, Cộn

g tá

c vi

ên d

inh

dưỡn

g và

phụ

nữ

thôn

)quả

n lý

thực

hiệ

n

Nhiệm

vụ

cụ t

hểcủ

a TT

V là

:

•Lậ

p bả

n đồ

thôn

để

quản

lý n

hững

gia

đìn

h có

phụ

nữ

man

g th

ai, b

à mẹ

có c

on từ

0-2

4 th

áng:

○BM

man

g th

ai:P

hát t

hẻ mời

mẹ

ra p

hòng

tư vấn

“Mặt

trời

thơ”

; nhắ

c nhở

BM đ

i khá

m th

ai v

à tư

vấn

hàn

g th

áng;

Thă

m hộ

gia đì

nh, t

ruyề

n th

ông

cho

bà mẹ

về c

ho c

on b

ú ng

ay s

au s

inh.

○BM

con

0-6

thán

g: T

hăm

hộ

gia đì

nh v

ào c

ác thời

điể

m với

các

mục

đíc

h sa

u:

-Hỗ

trợ k

hi đẻ

nếu đẻ

tại n

hà. T

hăm

mẹ

và trẻ

sơ s

inh

tại n

hà tr

ong

tuần

đầu

sau

sin

h để

giú

p bà

mẹ

cho

con

bú đ

úng

cách

(tư

thế

bú đ

úng

và n

gậm

bắt

đúng

); lồ

ng g

hép

với h

oạt độn

g thườ

ng q

ui của

TTV

để độ

ng v

iên

bà mẹ

NC

BSM

hoà

n to

àn.

-Th

eo d

õi v

à nhắc

nhở

mẹ đế

n ph

òng

tư vấn

“Mặt

trời

thơ”

đầy đủ

. -

Tuyê

n tru

yền

về c

ho trẻ ăn

bổ

sung

đún

g cá

ch -

khi c

on của

BM

đượ

c 5-

6 th

áng.

con

6-24

thán

g:Thăm

hộ

gia đì

nh n

h ằm

: -Độn

g vi

ên b

à mẹ

tới p

hòng

tư vấn

“Mặt

trời

thơ”

để đượ

c tư

vấn

về

ND

TN v

à xe

m tr

ình

diễn

thức

ăn.

-

Phát

hịệ

n bà

mẹ

gặp

khó

khăn

khi

cho

trẻ

ABS để

độn

g vi

ên họ

ra p

hòng

tư vấn

“Mặt

trời

thơ”

. -

Xem

các

h ch

uẩn

bị bữa

ABS

có đú

ng k

hông

, kiể

m tr

a nế

u bà

mẹ

chuẩ

n bị

bột

, chá

o đú

ng c

ách

và hợp

vệ

sinh

. độn

g vi

ên, hỗ

trợbà

mẹ

khắ c

phụ

c nhữn

g cả

n trở

để

thực

hàn

h AB

S đú

ng c

ách.

Tư vấn

cho

bố

và ô

ng b

à củ

a trẻ

cam

kết

hỗ

trợ

bà mẹ.

•K

huyế

n kh

ích

ông

bố v

à cá

c th

ành

viên

khá

c tr

ong

gia đì

nh tớ

i phò

ng tư

vấn

“Mặt

trời

thơ”

.•

Phát

hiệ

n cá

c cá

nhâ

n điển

hìn

h tíc

h cự

c để

tham

gia

các

hội

thi của

(VD

: hội

thi b

é khỏe

, bé

ngoa

n…);

khuyến

khí

ch c

ácbà

mẹ

và g

ia đ

ình

tham

gia

các

hoạ

t độn

g tr

uyền

thôn

g, hội

thi ở

thôn

mìn

h.

•Ph

ân p

hát t

ài liệu

truyền

thôn

g về

ND

TN.

Page 28: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Những nhiệm vụ trên có thể lồng ghép với hoạt động thường qui tại thôn của TTV

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng20.

2. Lập bản đồ thôn:

Để dễ dàng theo dõi và quản lý bà mẹ theo từng nhóm đối tượng của phòng tư vấn MTBT,mỗi thôn cần có một bản đồ thôn để nhìn vào đó TTV biết khi nào thì cần đi thăm nhà ai, nhắcnhở động viên họ ra phòng tư vấn cho đúng thời điểm cần tư vấn.

Cách lập bản đồ quản lý bà mẹ trong thôn

Y tế thôn sẽ vẽ nháp một bản đồ thôn bằng trên một tờ giấy khổ to theo từng bước đã họctrên lớp (trước tiên vẽ những mốc, địa danh quan trọng trong thôn như trục đường chính, câyđa, cổng làng, trường học, trạm y tế xã…từ các mốc chính đó, hãy điền thêm những chi tiếtnhỏ như ngõ, xóm, cây cối và các ngôi nhà cứ như vậy cho đến khi bức tranh hoàn chỉnh vớiđường làng, ngõ xóm, cây cối và những nhà có bà mẹ mang thai và con dưới 24 tháng).

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Nhiệm vụ của TTV là thăm hộ gia đình vào thời điểm thích hợp nhất để:

1. Xác định và vận động phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tớiphòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” đúng thời điểm thích hợp.

2. Giúp bà mẹ thực hành tốt cho con bú mẹ sớm và hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

3. Nhắc nhở bà mẹ và gia đình thực hành cho trẻ ăn bổ sung đúng cách và tiếp tụccho trẻ bú đến ít nhất là 24 tháng.

GÓI DỊCH VỤ NHIỆM VỤ CỦA TTV LỒNG GHÉP VỚI CHƯƠNG TRÌNH

Khuyến khích NCBSM Nhắc nhở BM đi khám thai

Cung cấp kiến thức NCBSM

Chăm sóc SK BMTE

Chăm sóc thai nghén

Hỗ trợ NCBSM Thăm BM trong vòng 1 tuần sau đẻ Chăm sóc SK BMTE

Quản lý NCBSM Nhắc nhở, hỗ trợ bà mẹ NCBSMhoàn toàn

Tiêm chủng mở rộng

Cân/ đo trẻ định kỳ

Quản lý ABSTheo dõi, hỗ trợ bà mẹ cho trẻ ănbổ sung đúng cách và tiếp tục chotrẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi

Cân trẻ định kỳ, chiến dịch bổ sungvi chất chương trình Dinh DưỡngQuốc gia

Các kênh truyền thông khác tại thôn, xã: Hệ thống loa truyền thanh thôn, xã.

Các cuộc họp của thôn, xã… (Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân…).

Phân phát tài liệu truyền thông.

Page 29: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .21

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Dùng bản đồ nháp họp với nhóm cán bộ phụ nữ và tưởng thôn để xác định chính xác sốlượng và vị trí nhà đối tượng cần theo dõi.

Dành một góc nhỏ của tờ giấy để kẻ một bảng theo dõi bà mẹ như bảng dưới đây, trong đóqui định:

- Bà mẹ mang thai ba tháng cuối là một chấm tròn - nhụy hoa.

- Bà mẹ có con dưới 1 tuần tuổi vẽ thêm 1 cánh hoa.

- Bà mẹ có con từ 1 tuần - 6 tháng tuổi : thêm 1 cánh hoa nữa.

- Bà mẹ có con từ 6 - 12 tháng - thêm 1 cánh hoa nữa.

- Bà mẹ có con từ 12 - 24 tháng - thêm 1 cánh hoa nữa.

NHÓM ĐỐI TƯỢNG THÁNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Phụ nữ có thai 6-9 tháng

BM con 1 tuần tuổi

BM con < 6 tháng

BM con 6-12 tháng

BM con 12-24 tháng

Tổng số

• Khi đã thống nhất vị trí và số hộ gia đình có bà mẹ mang thai và có trẻ dưới 24 tháng,chỉnh sửa và hoàn thiện bản đồ.

• Bản đồ cần được cập nhật hàng tháng và bản đồ này sẽ được treo trong thôn cho các bàmẹ cùng theo dõi trong suốt thời gian dự án.

• Lưu ý cách vẽ các trường hợp:

- Hộ gia đình có hai trẻ dưới 24 tháng (khác mẹ).

- Nhà bà mẹ có con nhỏ dưới 24 tháng và đang mang thai trở lại.

• Trong bảng dưới đây là tóm tắt nhiệm vụ của TTV tại những thời điểm cụ thế nhằm hỗ trợbà mẹ và gia đình họ thích hợp nhất.

Page 30: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

NHIỆM VỤ CỦA TTV VÀ

THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP HỖ TRỢ BÀ MẸ

THỜI ĐIỂM THEO DÕI, HỖ TRỢ BÀ MẸ TẠI CÁC THỜI ĐIỂM CỤ THỂ

Tháng 6 - 9 thai kỳ (muộn nhấtlà 2 tuần trước khi sinh)

• Phát thẻ mời; nhắc nhở bà mẹ đi khám thai để được tư vấn vềNCBSM.

1 tuần đầu sau sinh • Thăm hộ gia đình để động viên và hỗ trợ bà mẹ cho con búhoàn toàn và duy trì nguồn sữa mẹ.

Bà mẹ có con 0 - 6 tháng

• Theo dõi và động viên bà mẹ NCBSMHT.

• Phát hiện sớm khó khăn của bà mẹ để hỗ trợ kịp thời.

• Nhắc bà mẹ ra phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” để được tư vấnđầy đủ.

• Cung cấp kiến thức về ABS.

Bà mẹ có con 6 - 24 tháng(đảm bảo 1 - 2 tháng/lần)

• Theo dõi tăng trưởng của trẻ.

• Theo dõi các thực hành cho trẻ ABS tại nhà của bà mẹ.

• Hỗ trợ, nhắc nhở bà mẹ tiếp tục cho con bú đến 24 tháng tuổi.

• Phát hiện sớm khó khăn của bà mẹ để hỗ trợ kịp thời.

• Nhắc bà mẹ ra phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” để được tư vấnđầy đủ.

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng22.

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Page 31: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .23

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Y1

. D

anh s

ách p

hụ n

ữ c

ó t

ha

i 7

- 9

thá

ng v

à b

à m

ẹ c

ó c

on d

ướ

i 2

tuổi

89

10

11

12

12

34

56

78

91

01

11

21

23

45

67

89

10

11

12

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

ST

TH

ọ v

à t

ên c

ủa

mẹ

m

sin

h

mẹ

Ngà

y s

inh

của

trẻ

Ngà

y n

hậ

n

giấ

y m

ời

đầ

u t

iên

Năm

20

11

Năm

20

12

Năm

20

13

(6)

(7)

(8)

Điề

n th

áng

tuổi

của

trẻ

vào

các

ô tư

ơng

ứng

. TT

V s

ử d

ụng

phiế

u nà

y để

làm

báo

cáo

tổng

hợ

p Y

B

Hìn

h 2:

Mẫu

phiếu

Y1.

Dan

h sá

ch p

hụ nữ

thai

3 th

áng

cuối

bà m

ẹ có

con

dưới

2 tu

ổi

(Tuy

ên tr

uyền

viê

n/ c

ông

tác

viên

din

h dưỡn

g)

Page 32: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng24.

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Mẫu phiếu Danh sách phụ nữ có thai 7- 9 tháng và bà mẹ có con dưới 2 tuổi

Ký hiệu Y1

Mục đíchTheo dõi các đối tượng là bà mẹ từ lúc có thai 7 tháng cho đến khi con được 24 tháng. Cấp thông tin cho Mẫu YB

Tuyến/vị trí Thôn/bản

Người thực hiện Tuyên truyền viên (TTV)

Nguồn số liệu sử dụng Danh sách phụ nữ có thai do xã cung cấp kết hợp với thông tin do TTV quản lý

Thời gian/ tần xuất Cập nhật hàng tháng hoặc khi có đối tượng mới

Quản lý/ lưu trữ Mẫu Y1 do TTV điền và bảo quản

Thứ tự và cách điền phiếu

Điền đầy đủ thông tin ở trang bìa: Họ và tên TTV; Thôn/xóm; Xã; Huyện; Tỉnh.Mẫu Y1:- Cột (2) Điền đầy đủ họ và tên của bà mẹ/PNMT. Nếu cần để phân biệt, có thể

thêm tên chồng hoặc tên bố mẹ trong ngoặc để xác định. Ví dụ : Nguyễn ThịThanh (Hòa). Lưu ý: Thứ tự điền tên bà mẹ: từ bà mẹ có con lớn nhất đến phụnữ mang thai.

- Cột (3) Năm sinh của mẹ (Nếu biết)- Cột (4) Ngày sinh của trẻ: - Trường hợp bà mẹ đang có thai thì chỉ ghi bằng bút chì tháng dự kiến sinh trẻ

và tẩy đi để điền đầy đủ ngày tháng năm sinh ngay sau khi trẻ được sinh ra. - Trường hợp sẩy, thai chết lưu, thì ghi lại hiện trạng khi sinh và gạch ngang phần

còn lại của lịch theo dõi.- Cột (5) Ngày nhận giấy mời đầu tiên: Ngày CB YTTB đưa giấy mời cho bà mẹ

lần đầu tiên và giới thiệu về PTV MTBT.- Các cột (6,7,8): Mỗi cột tương ứng với 1 tháng của năm từ tháng 8 năm 2011

đến hết tháng 12 năm 2013; TTV ghi tháng tuổi của trẻ vào các ô tương ứng.Chú ý:- Khi trẻ được 24 tháng gạch ngang những tháng còn lại, không thống kê những

tháng sau.- Nếu bà mẹ chuyển chỗ ở đi nơi khác, hoặc từ chối tham gia, trẻ tử vong thì ghi

chú lại và gạch ngang những tháng còn lại.

Kiểm tra/ giám sát

A) Người giám sát (tần xuất)1. Cán bộ PTV (quý).2. Cán bộ giám sát tuyến trên (Ngẫu nhiên).

B) Phương pháp kiểm tra:1. Số lượng bà mẹ tương ứng với bản đồ Y2.

C) Bảng kiểm1. Điền đủ thông tin tuyên truyền viên, tổ thôn đội.2. Điền đúng và đủ tháng tuổi của trẻ hàng tháng.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MẪU Y1

Page 33: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .25

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏH

ình

3: M

ẫu p

hiếu

YB

. Báo

cáo

tổng

hợp

theo

dõi

mẹ

của

tuyê

n tr

uyền

viê

n (T

uyên

truyền

viê

n/ c

ông

tác

viên

din

h dưỡn

g) Xã

/ phư

ờng:.

....

....

....

....

....

....

....

....

....

..

Thôn/

tổ/

đội:..

....

....

....

....

....

....

....

....

....

.

Họ v

à tên tuyên tru

yền v

iên:…

……

……

……

……

……

……

……

……

.

* C

hú ý

: P

hiế

u n

ày d

o tuyên tru

yền v

iên g

iữ v

à đ

iền 2

lần 1

năm

để thông b

áo c

ho c

án b

ộ P

TV

o th

án

g 6

th

án

g 1

2 (

số li

ệu c

ủa th

áng

6 và

thán

g 12

)

Tổng h

ợp t

heo d

õi bà

mẹ t

ại th

ôn

/bả

n/ấ

p/t

ổ/đ

ội*

Tỉn

h:.

....

....

....

....

....

....

....

....

....

....

.

Quậ

n/

huyện:.

....

....

....

....

....

....

...

DV

(1)

(2)

G1

Số p

hụ n

ữ c

ó tha

i 7

-9 thá

ng

G3

Số b

à m

ẹ c

ó trẻ

0 -

5 thá

ng

Số b

à m

ẹ c

ó trẻ

6-1

1 thá

ng

Số b

à m

ẹ c

ó trẻ

12

-23

thá

ng

G4

Số b

à m

ẹ c

ó trẻ

5 -

6 thá

ng

KT

Số b

à m

ẹ c

ó trẻ

đúng 2

4 thá

ng

GM

Số g

iấy m

ời đã p

hát

m 2

01

1

Th

án

g 6

Th

án

g 1

2T

ng

6T

ng

12

Th

án

g 6

Th

án

g 1

2

m 2

01

2N

ăm

20

13

T

hống k

ê b

à m

ẹ/

phụ n

ữ c

ó thai

(3)

G5

Số b

à m

ẹ m

ới sin

h tro

ng thá

ng

Số b

à m

ẹ m

ới sin

h đ

ượ

c thă

mG

2

Page 34: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng26.

Phần 1: Giới thiệu tình hình chung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Mẫu phiếu Tổng hợp theo dõi bà mẹ tại thôn/bản

Ký hiệu YB

Mục đíchTổng hợp các đối tượng được theo dõi

Cung cấp thông tin cho Mẫu PYB

Tuyến/vị trí Thôn/bản

Người thực hiện Tuyên truyền viên

Nguồn số liệu sử dụng Y1

Thời gian/ tần xuất Tháng 6 và tháng 12

Quản lý/ lưu trữ Mẫu YB do TTV tổng hợp và báo cáo với cán bộ PTV vào tháng 6 và tháng 12

Thứ tự và cách điền phiếu

Mỗi cột được dùng cho một tháng

TTV đếm trong danh sách Y1 hoặc sử dụng bản đồ Y2 điền các dòng sau:

- Dòng G1: Ghi tổng số phụ nữ có thai 7-9 tháng tại thôn.

- Dòng G2: Ghi số bà mẹ mới sinh trong tháng và số bà mẹ mới sinh được thăm.

- Dòng G3: Ghi lại số bà mẹ có trẻ 0-5 tháng.

- Dòng G4: Ghi lại số bà mẹ có trẻ 5 - 6 tháng.

- Dòng G5: Ghi lại số bà mẹ có trẻ 6 - 23 tháng.

- Dòng KT: Ghi số bà mẹ có trẻ đúng 24 tháng và không theo dõi các bà mẹnày nữa.

- Dòng GM: Ghi số giấy mời đã phát trong tháng 6 và tháng 12.

Kiểm tra/ giám sát

A) Người giám sát (tần xuất):

1. Cán bộ quản lý PTV (tháng).

2. Cán bộ giám sát tuyến trên (Ngẫu nhiên).

B) Phương pháp kiểm tra:

1. Số lượng đối tượng khớp với danh sách theo dõi (Y1) hoặc bản đồ Y2.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MẪU YB

Page 35: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .27

Phần 2

TRUYỀN THÔNGTHAY ĐỔI HÀNH VI

Page 36: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 37: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 4: TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI

1. Khái niệm hành vi sức khoẻ :

Hành vi sức khoẻ là những thói quen, việc làm hàng ngày ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khoẻ.

Hành vi sức khoẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội, văn hóa, kinhtế, chính trị.

Hành vi bao gồm các hợp phần: kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành.

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .29

HÀNH VI = KIẾN THỨC + THÁI ĐỘ + NIỀM TIN + THỰC HÀNH

Ví dụ về những hành vi sức khoẻ trong lĩnh vực nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

• Những hành vi có lợi cho sức khoẻ:

○ Ăn uống đầy đủ khi có thai.

○ Uống viên sắt theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.

○ Cho con bú sữa non.

○ Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

○ Cho con ăn bổ sung hợp lý.

○ Cho trẻ đi uống VitaminA.

○ Theo dõi cân nặng của trẻ.

○ Tăng cường cho trẻ bú mẹ khi trẻ bị ốm.

○ Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, trẻ bú.

○ v.v....

• Những hành vi có hại cho sức khoẻ (hành vi nguy cơ):

○ Vắt bỏ sữa non.

○ Cho trẻ uống nước cam thảo ngay sau sinh.

○ Cho trẻ ăn sam khi trẻ chưa được 6 tháng tuổi.

○ Cho trẻ ăn kiêng khi trẻ bị tiêu chảy.

• Những hành vi không có lợi nhưng vô hại cho sức khoẻ:

○ Đeo vòng bạc vào cổ tay cho con.

○ Chấm son vào trán trẻ khi cho trẻ ra ngoài

Page 38: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

2. Truyền thông thay đổi hành vi là gì?

Là quá trình hoạt động truyền thông có kế hoạch nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi bền vữngcủa cá nhân và cộng đồng.

Truyền thông thay đổi hành vi dựa trên cơ sở hiểu thực trạng, trao đổi các thông tin thích hợp,giúp đối tượng phát triển các kỹ năng, niềm tin, và thúc đẩy vượt qua các trở ngại và khókhăn, để thực hiện và duy trì hành vi mới.

TTTĐHV về nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm tạo ra các chuẩn mực mới của cộng đồng về nuôidưỡng trẻ nhỏ.

3. Truyền thông thay đổi hành vi đối với cộng đồng

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng30.

KIẾN THỨC

HÀNH ĐỘNG

CHUẨN MỰC CỘNG ĐỒNG

Mục đích của tất cả các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi không chỉ nhằm tăngkiến thức mà phải đảm bảo kiến thức biến thành hành động nghĩa là hành vi phải thayđổi. Nếu ít nhất 70-80% người dân trong cộng đồng cùng thực hiện hành vi mới thìhành vi đó sẽ trở thành một chuẩn mực mới, thói quen mới của cộng đồng, khi đóchúng ta có thể coi chương trình truyền thông thay đổi hành vi là thành công.

Ví dụ: Trong cộng đồng sẽ có 80% các bà mẹ cho con bú ngay giờ đầu sau sinh; 80%các bà mẹ NCHTBSM trong 6 tháng đầu... thì các thực hành này đã trở thành nhữngchuẩn mực của cộng đồng.

Page 39: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

4. Quá trình thay đổi hành vi của cá nhân

Hành vi của con người có thể thay đổi được, khi thì nhanh, khi thì chậm và do nhiều lý do.Bản thân hành vi của con người đã phức tạp nên muốn làm thay đổi nó cũng thật khó khănvà phức tạp. Tuy nhiên từ một hành vi có hại để chấp nhận thực hiện và duy trì một hànhvi có lợi thường đối tượng cần phải trải qua 1 quá trình. Quá trình này có thể tóm tắt thành5 bước.

• Bước 1: Chưa biết.

• Bước 2: Đã biết.

• Bước 3: Có ý định thay đổi.

• Bước 4: Làm thử /Hành động.

• Bước 5: Duy trì bền vững hoặc Từ bỏ.

CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI HÀNH VI VÀ CAN THIỆP CỦA TRUYỀN THÔNG VIÊN

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .31

Duy trì hành vi mới Các hoạt động can thiệp của TTVTừ bỏ

11. Theo dõi, hỗ trợ & khuyến khích duy trì hành vi10. Tổng kết kinh nghiệm & đưa ra quyết định

9. Cung cấp/hỗ trợ các nguồn lực cần thiết.8. Giải quyết các khó khăn cản trở7. Thảo luận việc thực hiện & phân tích động lực/cản trở

6. Nêu gương người tốt việc tốt5. Khuyến khích, động viên4. Bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng

3. Cung cấp thông tin cơ bản2. Giải thích/phân tích lợi hại của hành vi1. Tìm hiểu đối tượng đã biết, tin và làm gìChưa biết

Đã biết

Có ý định thay đổi

Làm thử - Đánh giá

Page 40: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần đọc thêm - Ví dụ trường hợp của mẹ Lan

• Bước 1 - Chưa biết: Mẹ Lan không biết rằng trong sữa có tới 88% là nước nênthường cho trẻ uống thêm nước đặc biệt khi trời nóng. Trong trường hợp này,TTV nên nói cho bà mẹ biết sữa mẹ đã có nhiều nước lắm rồi (88% là nước)không sợ trẻ bị khát đâu.

• Bước 2 - Đã biết: Mẹ Lan biết là sữa mẹ có đủ nước nhưng vẫn cho trẻ uốngvài thìa nước sau mỗi bữa bú để làm “sạch miệng”. TTV phải hỏi bà mẹ tại saolàm như vậy và bổ sung kiến thức cho bà mẹ là sữa mẹ có nhiều kháng thể nêntrẻ không cần phải “tráng miệng” và trẻ nhỏ chưa có răng nên không sợ sữa“đóng cặn” làm hại răng …

• Bước 3 - Có ý định thay đổi (chuẩn bị thay đổi): Mẹ Lan đã biết rằng trẻ khôngcần uống thêm nước vì bất cứ lý do gì và cũng muốn thay đổi hành vi nhưngông chồng và bà mẹ chồng không đồng ý và luôn luôn bắt mẹ phải “tráng miệng”cho bé sau mỗi lần bú và phải cho bé uống thêm nước khi trời nóng…TTV phảihỏi rõ và động viên mẹ Lan đồng thời nghĩ đến việc gặp gỡ gia đình để giải thíchvà vận động họ trong việc hỗ trợ, ủng hộ mẹ Lan làm theo hành vi có lợi cho bé

• Bước 4 - Làm thử - Đánh giá: Mẹ Lan với sự đồng ý của gia đình đã thực hiệnkhông cho trẻ uống nước “tráng miệng” sau mỗi bữa bú và cho trẻ bú nhiều hơnkhi trời nóng… Cả nhà sẽ thấy bé không làm sao và phát triển tốt.

• Bước 5- Duy trì hành vi mới/Từ bỏ: Thông thường khi thực hiện hành vi mới,nếu có khó khăn phát sinh sẽ dễ dẫn tới “từ bỏ”. Ví dụ, vẫn trường hợp của mẹLan không cho con uống nước được mấy ngày thì có người họ hàng đến thămvà nói rằng nên cho trẻ uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ.Mẹ Lan rất phân vân không biết có nên làm theo không. TTV luôn phải theo dõi(gói dịch vụ quản lý NCBSM) để kịp thời phát hiện những phân vân, lo lắng (khókhăn nẩy sinh) như vậy để giải thích kịp thời cho mẹ Lan và gia đình hiểu rằng,sữa mẹ rất đầy đủ chất kể cả vitamin... Mặt khác dạ dày của trẻ rất nhỏ nếuuống thêm nước hoa quả thì trẻ sẽ bú ít đi; điều này vừa ảnh hưởng đến sự tiếtsữa của mẹ vừa nguy hiểm cho trẻ vì dễ bị đi ngoài …

Qua trường hợp của mẹ Lan ta thấy TTTĐHV ngoài việc tìm hiểu đối tượng đang ởbước nào để tuyên truyền, hỗ trợ cho phù hợp mà điều quan trọng là TTV cần theodõi biết được “động lực” và “khó khăn” phát sinh trong quá trình thay đổi hành vi đểkịp thời hỗ trợ giúp đỡ đối tượng duy trì hành vi mới một cách bền vững.

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng32.

Page 41: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

5. Các can thiệp truyền thông thay đổi hành vi ở các cấp độ khác nhau

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ bao gồm 4 cấp độ: Tại hộ gia đình, tạicộng đồng, tại cơ sở y tế và cấp chính sách.Tại mỗi cấp độ sẽ có các cách tiếp cận khác nhauđể thay đổi hành vi nuôi dưỡng trẻ nhỏ của cộng đồng:

Các can thiệp truyền thông thay đổi hành vi ở các cấp khác nhau

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .33

Tại hộ gia đình Thuyết phục thay đổi hành vicá nhân

Thay đổi các tập quán cộng đồngvà các vấn đề ưu tiên

Đào tạo và nâng caonăng lực cho CBYT

Truyền thông vận động

Tại cộng đồng

Tại cơ sở y tế

Chính sách

CÁC CAN THIỆP TTTĐHVỞ CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU

5.1. Cấp độ đầu tiên cần can thiệp là chính sách: Bằng truyền thông vận động:

Chính sách ở đây có thể được hiểu là Luật, Nghị định… (luật an toàn giao thông-Nghị định21, quy định). Nếu có một chính sách tốt thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc thay đổihành vi. Để ban hành được một chính sách, Nghị định, thông tư cần phải vận động các nhàhoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền nhằm làm cho họ thấy được tầmquan trọng của vấn đề. Đưa phòng chống suy dinh dưỡng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xãhội của địa phương; Tăng cường phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Khuyến khích phongtrào VAC (Vườn - Ao - Chuồng); Hỗ trợ truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại địa phương …Hoặc có các quy định cán bộ y tế phải hỗ trợ bà mẹ cho con bú ngay giờ đầu sau sinh…

5.2. Cấp độ thứ 2 được diễn ra tạị cơ sở y tế: Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế.

Dịch vụ y tế là một trong các yếu tố hỗ trợ người dân/ bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thựchiện hành vi mới một cách nhanh hơn, toàn diện hơn vì vậy những người thực hiện các dịchvụ y tế phải là những người có kiến thức, có kỹ năng và có một thái độ đúng để thực hiện tốtviệc cung cấp dịch vụ. Vì vậy, họ cần được đào tạo mới, đào tạo lại và tập huấn. Các nghiên

Page 42: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

cứu đã chỉ ra rằng, các bà mẹ thường tin tưởng và thích nhận thông tin từ các bộ y tế. Vì vậycác hoạt động tư vấn, tập huấn cho các bà mẹ tại các cơ sở y tế sẽ thúc đẩy sự thay đổi hànhvi của các bà mẹ

5.3. Cấp độ cộng đồng: Truyền thông để thay đổi các tập quán của cộng đồng và các vấn đề ưu tiên

Mặc dù có chính sách tốt, có dịch vụ y tế tốt vẫn chưa thể đảm bảo một chương trình Truyềnthông thay đổi hành vi thành công. Vì bất kỳ một hành vi nào muốn trở thành một thói quencủa cộng đồng thì phải được cộng đồng chấp nhận, tham gia, duy trì và dần dần trở thànhmột chuẩn mực mới. Để làm được việc đó cần phải thay đổi được tập quán cũ của cộng đồngvà hình thành tập quán mới, thói quen mới.

Ví dụ:

• Khi NCBSM bà mẹ có thói quen cho con uống nước => chỉ cho bú mẹ.

• Các BM cho trẻ ăn bổ sung sớm => cho ABS khi trẻ được 6 tháng …

Để thay đổi được chuẩn mực cần có nhiều hoạt động: truyền thông đại chúng, truyền thôngtrực tiếp thông qua các câu lạc bộ, thảo luận nhóm…

5.4. Cấp độ gia đình: thuyết phục thay đổi hành vi cá nhân

Để cộng đồng thực hiện hành vi mới, thói quen mới trước hết mỗi gia đình, mỗi thành viêntrong cộng đồng phải thực hiện tốt hành vi mới, thói quen mới từ đó cả cộng đồng sẽ có mộtchuẩn mực mới. Để làm việc đó thì cộng tác viên dinh dưỡng, TTV, tình nguyện viên cần phảithuyết phục đối tượng đích tuân thủ chính sách, tham gia các dịch vụ y tế và thực hiện hànhvi mới. Đồng thời thuyết phục các thành viên trong gia đình ủng hộ và tạo điều kiện để bà mẹhoặc người chăm sóc trẻ có thể thực hiện và duy trì hành vi mới.

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng34.

Phần đọc thêm

Ví dụ: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu

• Chính sách: cần phải vận động các nhà lãnh đạo ban hành chính sách cho phép bàmẹ được hưởng 6 tháng để nuôi con.

• Dịch vụ y tế: Cán bộ y tế cần được đào tạo nâng cao kiến thức về nuôi dưỡng trẻ, tưvấn… để hỗ trợ bà mẹ khi sinh tại cơ sở y tế cho con bú ngay giờ đầu sau sinh.

• Cấp độ cộng đồng: cần truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng lợi íchcủa nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt trong 6 tháng đầu, truyền thông trực tiếp thôngqua các kênh cộng đồng: câu lạc bộ bà mẹ nuôi con nhỏ, họp phụ nữ…thảo luận nhómtại cộng đồng.

• Cấp độ gia đình: Tại gia đình cần thuyết phục bà mẹ cho con bú sữa non nếu sinhtại nhà, tiếp tục NCBSM trong 6 tháng đầu, và không cho uống thêm nước, không choăn sam sớm..

Page 43: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .35

THÔNG ĐIỆP CẦN NHỚ

• Hành vi sức khỏe: là hành vi của con người có ảnh hưởng đến sức khỏe.

• Truyền thông thay đổi hành vi: Là quá trình vận động, tuyên truyền nhằm thayđổi hành vi không có lợi trở thành hành vi có lợi.

• Muốn truyền thông thay đổi hành vi thành công cần: Có sự tác động thayđổi ở mọi cấp độ khác nhau từ cấp hộ gia đình - cộng đồng - cơ sở y tế - hoạchđịnh chính sách với cùng một thông điệp truyền thông nhất quán.

• Truyền thông thay đổi hành vi thành công khi: Hành vi đó trở thành chuẩnmực, thói quen được cộng đồng chấp nhận.

Page 44: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 5: KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG TỐT TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾPVỀ NDTN TẠI CỘNG ĐỒNG

1. Một số kỹ năng truyền thông cơ bản

Trong truyền thông trực tiếp về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kỹ năng lắng nghe và thấuhiểu, kỹ năng quan sát, kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng xây dựng niềm tin và tạo nhucầu là những kỹ năng quan trọng và thường được sử dụng. Vì vậy trong bài này sẽ đề cậpđến 3 kỹ năng này. Đồng thời cũng đề cập đến cách sử dụng tranh tư vấn để hỗ trợ truyềnthông trực tiếp nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

1.1. Lắng nghe và thấu hiểu

• Sử dụng tốt các giao tiếp không lời hữu ích

○ Có cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, nét mặt, tư thế (cách ngồi, đứng, đi lại...) phù hợp.

○ Loại bỏ vật cản giữa TTV và bà mẹ.

○ Nhìn vào mắt bà mẹ một cách thân mật.

○ Ngồi ngang tầm với đối tượng. Giữ khoảng cách đúng mức giữa TTV và bà mẹ.

○ Không tỏ ra vội vã.

○ Không nên có tiếng cằn nhằn, lầm bầm, thở dài, ngáp....

• Biểu lộ sự lắng nghe, quan tâm, khích lệ bà mẹ bằng cách:

○ Nhìn vào đối tượng, gật đầu, mỉm cười tán thưởng hoặc sử dụng các từ đệm đơn giảnnhư “ à”, “ ừ”, “ thế à”…

○ Không tranh luận, không cắt ngang lời bà mẹ một cách không cần thiết.

○ Không làm việc riêng khi bà mẹ nói.

○ Hạn chế thấp nhất những tác động gây sao nhãng (TV, điện thoại, tiếng ồn...).

• Hỏi lại những điều mình chưa hiểu hoặc nhắc lại những điểm chính mà bà mẹ vừatrao đổi bằng ngôn từ tương tự nhưng ngắn gọn hơn để kiểm tra xem mình có hiểu đúngý của bà mẹ không. Nếu bạn hiểu sai bà mẹ có thể điều chỉnh lại.

○ Ví dụ: Bạn có thể nhắc lại “Có phải ý Anh/ chị nói là…”, “ Nói cách khác là…”

• Đồng cảm, tỏ ra rằng bạn hiểu những cảm nghĩ của bà mẹ

• Tránh dùng những từ phê phán như: Không đúng, sai, không tốt, xấu … Nếu bạn sửdụng những từ này khi trao đổi với bà mẹ sẽ làm cho họ cảm thấy có lỗi hoặc có điều gìsai sót và từ đó họ không dám nói hết những điều cần nói với bạn nữa.

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng36.

Page 45: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Trong quá trình lắng nghe, để hiểu tường tận vấn để của đối tượng cán bộ truyềnthông cần phải hỏi qua hỏi lại vì vậy kỹ năng đặt câu hỏi cũng rất quan trọng. Về cơbản có 3 loại câu hỏi thường dùng.

• Câu hỏi đóng:

○ Câu hỏi đóng là loại câu hỏi giới hạn nội dung trả lời vào một từ như “có” hoặc “không”,“đúng” hoặc “sai”, “rồi” hoặc “chưa” vv........

○ Ví dụ: Câu hỏi : “Chị có đi khám thai không?”.

Đối tượng sẽ trả lời: “Có” hoặc “không”

○ Câu trả lời thường ngắn gọn, có ít thông tin, cần phải hỏi thêm những câu hỏi khác.Trong quá trình truyền thông hạn chế dùng câu hỏi đóng.

• Câu hỏi mở:

○ Câu hỏi mở là câu hỏi mà đòi hỏi đối tượng phải suy nghĩ và trả lời nhiều thông tin hơn.

○ Câu hỏi mở thường bắt đầu hoặc kết thúc bằng các từ như: Tại sao? Khi nào? Nhưthế nào? Bao nhiêu? Cái gì? Ở đâu?... Nên sử dụng nhiều câu hỏi mở trong quá trìnhtruyền thông để biết được nhiều thông tin.

○ Ví dụ: Chị gặp phải khó khăn gì trong việc cho cháu bú sữa mẹ?

• Câu hỏi định hướng (dẫn dắt):

○ Câu hỏi định hướng là câu hỏi mà TTV hướng đối tượng đưa ra câu trả lời mà TTVđó mong muốn. Tránh sử dụng loại câu hỏi này trong buổi truyền thông.

○ Ví dụ: “Chị thấy sữa mẹ là rất quan trọng với trẻ phải không?”.

• Cách đặt câu hỏi:

○ Hỏi từng câu hỏi một.

○ Nhìn vào bà mẹ.

○ Hỏi câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng.

○ Hỏi những câu hỏi có mục đích.

○ Dùng những câu hỏi để giúp cho đối tượng nói về trạng thái tình cảm, hoàn cảnh vàhành vi của họ (xem họ biết gì, tin gì, làm gì).

○ Không nên:

- Hỏi câu hỏi nhằm thoả mãn tính tò mò hoặc câu hỏi không thích hợp làm cho bàmẹ cảm thấy bị ép hoặc không muốn trả lời.

- Hỏi quá nhiều câu hỏi , dồn dập làm bà mẹ thấy giống như một cuộc hỏi cung.

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .37

Page 46: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

1.2. Kỹ năng quan sát

• Cách quan sát có hiệu quả

○ Cần quan sát tổng thể đến chi tiết như nét mặt, cử chỉ, phản ứng, hành vi của đốitượng hoặc người khác, hoàn cảnh mà họ đang sống, tình trạng của trẻ...

○ Chọn vị trí quan sát và di chuyển hợp lý.

○ Cần quan sát một cách tế nhị, lịch sự, liên tục và với thái độ động viên và khích lệ.

○ Cần quan sát khách quan, không đánh giá theo suy nghĩ chủ quan.

• Những điều không nên làm khi quan sát:

○ Thờ ơ, hờ hững, thiếu tập trung cho việc quan sát.

○ Soi mói với ánh mắt thiếu thiện cảm, không tế nhị.

○ Quan sát cùng với các ngôn ngữ không lời tỏ ra thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự.

1.3. Kỹ năng cung cấp thông tin và tạo nhu cầu

• Cung cấp thông tin

○ Tạo bầu không khí thân mật & tin tưởng khi giao tiếp.

○ Chấp nhận những điều mà bà mẹ nghĩ và cảm nhận - không phán xét.

○ Cung cấp thông tin cụ thể và thích hợp.

○ Sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.

○ Khuyến khích bà mẹ đặt câu hỏi để làm rõ những điều còn nghi ngờ.

• Tạo nhu cầu:

○ Xác định động lực thúc đẩy khách hàng đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.

○ Xác định các khó khăn cản trở khách hàng đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.

○ Sử dụng động lực để khuyến khích khách hàng đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.

○ Thảo luận giải pháp giúp khách hàng khắc phục các khó khăn cản trở.

○ Thăm hộ gia đình thường xuyên để vận động khách hàng sử dụng dịch vụ của phòngtư vấn.

2. Tài liệu truyền thông

• Tại cấp thôn:

○ Thẻ mời bà mẹ.

○ Bài phát thanh.

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng38.

Page 47: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

• Tại cấp xã:

○ Sổ theo dõi bà mẹ - trẻ em.

○ Tờ rơi.

- Thẻ mời bà mẹ: Mỗi TTV có trách nhiệm xác định các bà mẹ có thai và có con nhỏnằm trong nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ tại phòng tư vấn. Sau đó TTV phảiphát thẻ mời và vận động các bà mẹ đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.

- Bài phát thanh: mỗi 2-3 tháng, TTV sẽ được nhận một đĩa CD có các thông điệptruyền thông phát trên hệ thống loa phát thanh thôn, xã.

- Sổ theo dõi bà mẹ - trẻ em: Trong lần đầu tiên đến phòng tư vấn, bà mẹ có thaihoặc có con nhỏ sẽ được đăng ký và nhận một quyển sổ theo dõi bà mẹ - trẻ em.TTV cần phải đảm bảo các bà mẹ sẽ giữ và sử dụng đúng sổ này.

- Tờ rơi: Khi đến phòng tư vấn, bà mẹ có thai hoặc có con nhỏ, ông bố và ngườichăm sóc trẻ sẽ được phát tờ rơi truyền thông với nhiều chủ đề khác nhau. Họ cóthể tham khảo ý kiến của TTV về nội dung các tờ rơi khi về nhà.

Phần 2: Truyền thông thay đổi hành vi

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .39

Page 48: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 49: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .41

Phần 3

CÁC NỘI DUNG VỀNUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ

Page 50: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 51: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 6: CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ ĐANG CHO CON BÚ

1. Tầm quan trọng của việc CSSK và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

• Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai nhằm giúp BM:

○ Có sức khỏe tốt nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh.

○ Có sức khỏe để khi sinh con được an toàn.

○ Có sức khỏe tốt để NCBSM thành công.

• Quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm những bất thường của mẹ và con để có can thiệpkịp thời, hạn chế tử vong mẹ và con, tránh những dị tật bẩm sinh.

Lưu ý: Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai vô cùng quan trọng vìgiúp thai nhi phát triển tốt và tăng dự trữ năng lượng cho bà mẹ để bà mẹ có thể cho con bútốt góp phần giảm tỉ lệ thấp còi ở trẻ.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .43

Phần đọc thêm

• 3 tháng đầu, thai nhi phát triển cơ quan tổ chức, việc bổ sung các vi chất là rấtquan trọng;

• 3 tháng giữa, thai nhi phát triển về chiều dài, thiếu dinh dưỡng của bà mẹ giaiđoạn này nhiều khả năng dẫn đến thấp còi ngay từ thời kì bào thai;

• 3 tháng cuối, thai nhi phát triển nhiều về cân nặng, mẹ tăng cân kém giai đoạnnày thường dẫn đến đẻ con có cân nặng thấp.

2. Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho phụ nữ có thai

2.1. Chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ mang thai

Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thainhi, của mẹ. Người mẹ cần phải ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng vì vậy cần ănno, uống đủ, ngủ tốt, lao động hợp lý.

Cân nặng của phụ nữ khi mang thai:

Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tăng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầutăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg).

Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh, phòng suydinh dưỡng thai nhi.

Page 52: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần đọc thêm

• Chế độ ăn của phụ nữ có thai

Nhu cầu về năng lượng

Ăn tăng lên về số lượng để bà mẹ tăng cân: Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai6 tháng cuối là cao hơn so với bình thường, vì vậy người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2bát cơm/ngày (đặc biệt là 3 tháng cuối).

Nhu cầu về chất đạm và chất béo

Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ đặcbiệt là 3 tháng đầu.

○ Chất đạm động vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... cóđiều nên cố gắng có thêm thịt, trứng, sữa để có thêm vitamin D giúp cho sựhấp thu can xi được tốt hơn. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳmang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày.

○ Chất đạm như: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây lànhững thức ăn giá rẻ hơn thịt, nhưng có lượng đạm cao, lại có chất béo giúptăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vita-min A,D,E).

Vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng

Các loại thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng, chất xơ như rau xanh và trái cây.

○ Rau xanh phổ biến ở nước ta như rau muống, rau ngót, rau cải xoong, raudền... có nhiều vitamin C, Caroten (tiền vitamin A), B12, B2, sắt, acid folic…

○ Các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, xòai…cũng rất cần thiết cho bàmẹ. Nếu có điều kiện nên ăn quả chín hàng ngày.

○ Thực phẩm có nhiều sắt và axit folíc

Sắt là chất rất cần thiết để tạo máu vì vậy để phòng tránh thiếu máu do thiếusắt ngoài uống viên sắt bà mẹ cần ăn các loại thực phẩm như: Thịt nạc đỏ(thịt bò), đặc biệt nhiều trong gan và phủ tạng, cá, và một số loại rau lá xanhthẫm, các loại đậu quả, đậu Hoà lan…

Để hấp thu sắt tốt hơn, cần ăn thêm các loại thức ăn giàu vitamin C như cácloại hoa quả, sữa chua…

Tránh uống trà, cà phê sẽ để không ảnh hưởng đến hấp thụ sắt

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng44.

Page 53: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Axít folíc đặc biệt cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Cácloại thực phẩm có nhiều axít folic là rau diếp, rau cải bó xôi, cải bắp, đậuxanh, súp lơ, lạc…

○ Thực phẩm giàu can xi: Can xi rất cần cho sự phát triển xương của thai nhivà bà mẹ.

Các loại thực phẩm giàu can xi là tôm, cua, cá, sữa, các sản phẩm từ sữa,một số loại ngũ cốc. Ăn các thực phẩm giàu can xi đặc biệt cần thiết cho thainhi vào 3 tháng giữa là giai đoạn thai nhi phát triển chiều cao.

○ Thực phẩm giàu kẽm:

Thiếu kẽm là nguyên nhân gây vô sinh, sẩy thai, sinh non và sinh già tháng,chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhấtlà thịt, cá, hải sản.

○ Thực phẩm giàu iốt:

Thiếu iốt trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chếtlưu, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể bị đần độn do tổn thương não vĩnh viễn,hoặc bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếccâm, mắt lác. Sử dụng muối, bột canh có iốt và những thức ăn từ biển(cá, sò, rong biển).

• Không nên kiêng khem

• Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nướcchè đặc...

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .45

2.2. Chăm sóc sức khỏe

• Chăm sóc thai nghén: Khám thai định kỳ 3 tháng /lần, uống viên sắt và axít folic, tiêmphòng uốn ván, theo dõi cân nặng.

○ Khám thai định kỳ tối thiểu 3 tháng /lần vào 3 giai đoạn của thai kỳ 3 tháng đầu, 3tháng giữa và 3 tháng cuối để theo dõi sự phát triển của thai.

- Lần 1: Vào ba tháng đầu để xem chắc chắn có thai hay không. Tư vấn chế độ ănuống, nghỉ ngơi.

- Lần 2: Vào ba tháng giữa để xem thai có phát triển bình thường không để có chếđộ chăm sóc và dinh dưỡng cho bà mẹ.

- Lần 3: vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không, ngôi thaithuận hay ngược, tiên lượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh.

Page 54: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

○ Tiêm phòng uốn ván sơ sinh: Đề phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thaicần được tiêm phòng uốn ván 2 mũi:

- Mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc thứ sáu.

- Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất một tháng.

○ Uống viên sắt và axít folic phòng thiếu máu do thiếu sắt và phòng dị tật bẩm sinh ốngtuỷ sống cho trẻ.

○ Theo dõi cân nặng: Cần theo dõi cân nặng khi khám thai tại cơ sở y tế xem có tăngcân hợp lý không và sẽ được cán bộ y tế tư vấn.

• Chăm sóc vú: Để đảm bảo sự thông tia sữa sau khi đẻ.

○ Hàng ngày nên lau rửa nhẹ nhàng khi tắm.

○ Không cậy liên tục các hạt sữa đọng mà chỉ lau rửa và gảy nhẹ nhàng.

○ Nếu đầu vú tụt chỉ được kéo đầu vú khi thai đã đủ tháng (từ 38 tuần thai) không kéo đầuvú sớm vì nếu kéo vê sớm gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

3. Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang NCBSM

○ Ăn uống đầy đủ, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không kiêng khem.

○ BM cần ăn nhiều hơn bình thường 2-3 bát cơm/ngày nhiều hơn gấp rưỡi lúc bình thường.

○ Uống nhiều nước, mỗi ngày uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước.

○ Uống vitamin A 200.000 đơn vị, 1 liều ngay trong vòng 1 tuần đầu sau sinh.

○ Tiếp tục uống viên sắt đến hết tháng đầu sau sinh.

○ Cần được nghỉ ngơi hợp lý và được ở gần con để đảm bảo NCBSMHT.

○ Không uống rượu bia, chè đặc, cà phê. Không hút thuốc lá, thuốc lào.

○ Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của cán bộ y tế.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng46.

THÔNG ĐIỆP CẦN NHỚ

• Đối với bà mẹ mang thai:

○ Ăn no - Uống đủ - Ngủ tốt.

○ Theo dõi cân nặng từ khi mang thai đến khi sinh phải tăng được từ 10-12 kg.

○ Đi khám thai đầy đủ để được chăm sóc y tế tốt.

• Đối với bà mẹ đang NCBSM

○ Ăn no - Uống đủ - Ngủ tốt.

○ Mẹ luôn được ở gần con trong suốt 6 thang đầu để NCBSM hoàn toàn.

Page 55: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 7: THEO DÕI SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ

1. Một số khái niệm, định nghĩa cần nhớ:

• Suy dinh dưỡng thể Thiếu cân: cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻcùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân nặng theo tuổi dưới -2SD hoặc chỉ sốkhối cơ thể BMI thấp).

• Suy dinh dưỡng thể Thấp còi: là giảm mức độ tăng trưởng cơ thể, biểu hiện củaSDD mãn tính. Đây là dấu hiệu hàng đầu của SDD từ thời kỳ sớm bao gồm cả SDDbào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định khi chiều cao theo tuổi dưới -2SD.

• Suy dinh dưỡng thể Gày còm: là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo đi, thường đượccoi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện sau một thời gian ngắn thiếu ăn ví dụ nhưthiên tai, lũ lut hoặc chiến tranh... Suy dinh dưỡng thể gày còm được xác định khi cânnặng theo chiều cao dưới -2SD.

2. Tâm quan trọng của việc theo dõi cân nặng của trẻ

• Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ thông qua đo chiều cao và cân nặng giúp đánh giáchính xác tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

• Phát hiện sớm những biểu hiện bất thường về tình trạng dinh dưỡng của trẻ để có sửtrí thích hợp.

• Bà mẹ có thể tự theo dõi tình trạng dinh dưỡng của con mình để sớm phát hiện dấuhiệu suy dinh dưỡng hay thừa cân béo phì để đưa con đi tư vấn kịp thời.

3. Đánh giá TTDD trẻ nhỏ thông qua cân nặng, chiều cao và vòng cánh tay

• Ôn lại cách cân trẻ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .47

Page 56: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

• Giới thiệu các dụng cụ đo chiều cao của trẻ (chiều dài nằm và chiều cao đứng)

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng48.

Chú ý:

1. Khi trẻ không đo đứng được sẽ phải đo nằm rồi lấy kết quả trừ đi 0.7cm.

2. Khi trẻ 24 tháng tuổi có thể đo đứng hoặc nằm nhưng lưu ý khi đo đứng phải so sánh vớibảng phân loại cho đo đứng và khi đo nằm thì so sánh kết quả với bảng phân loại đo nằm.

3. Trẻ từ 24 tháng trở lên đo đứng.

• Giới thiệu dụng cụ và phương pháp đo chu vi cánh tay

Page 57: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .49

» Các loại biểu đồ tăng trưởng:

Page 58: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng50.

Page 59: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .51

Page 60: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng52.

Page 61: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Lưu ý:

• Khi cân trẻ và cân khi nào

○ Từ khi sinh đến 2 tuổi, trẻ phải lên cân đều đặn hàng tháng.

○ Trẻ từ 2 - 5 tuổi: 6 tháng 1 lần. Đối với trẻ suy dinh dưỡng cần được cân hàng tháng.

○ Chỉ sử dụng cùng 1 loại cân, cân bằng cân dành riêng cho trẻ là tốt nhất.

○ Khi cân, trẻ chỉ mặc quần áo mỏng.

○ Thông thường:

- Cân nặng của trẻ sau 12 tháng sẽ tăng gấp 3 lần lúc sinh, sau đó mỗi năm sẽ tănglên khoảng 2 kg.

- Trẻ 6 tuổi khoảng 20 kg.

• Đo trẻ và đo khi nào:

○ Khi mới sinh ra.

○ Sáu tháng đo một lần.

○ Trẻ dưới 24 tháng đo nằm và trên 24 tháng tuổi đo đứng.

○ Trong trường hợp trẻ trên 24 tháng nhưng không thể đứng được thì tiến hành đo nằmnhưng kết quả đo phải trừ đi 0,7 cm.

○ Thông thường:

- Khi mới sinh trẻ dài khoảng 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85cm, 3 tuổi: 95 cm.

- Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm.

- Bé 8 tuổi cao 120 cm.

4. Tư vấn cho bà mẹ về TTDD của con mình dựa trên biểu đồ tăng trưởng

• Thực hiện khi nào:

1) Lồng ghép trong các buổi đi thăm hộ gia đình đặc biệt đối với hộ gia đình có con bịsuy dinh dưỡng.

2) Khi cân trẻ định kỳ - nếu phát hiện đường tăng trưởng của trẻ có vấn đề.

• Thực hiện như thế nào: Dựa theo xu hướng đi lên hay đi xuống của đường nối cácđiểm cân đo hàng tháng đánh dấu trong biểu đồ, TTV sẽ tìm hiểu chế độ nuôi dưỡng trẻcủa bà mẹ và người trông trẻ rồi tư vấn theo gợi ý trong bảng dưới đây.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .53

Page 62: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng54.

ĐƯỜNG BIỂU DIỄN

VÀNG(THỪA CÂN)

XANH(KHU VỰC AN TOÀN)

ĐỎ(NGUY HIỂM, ĐÃ SDD)

Đi lên

Trẻ đang bị thừa cân vẫnđang tiếp tục tăng cân tìnhtrạng dinh dưỡng xấu đi: chếđộ ăn uống của trẻ có vấn đề,khuyên bà mẹ đưa trẻ raphòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”để được tư vấn tốt nhất.

Trẻ đang phát triển tốt: Khenngợi bà mẹ và động viên tiếptục duy trì chế độ ăn như cũ.

Tình trạng DD đang có cảithiện nhưng vẫn đang SDD:Tiếp tục theo dõi chặt chẽ, hỗtrợ bà mẹ tăng cường chế độDD cho trẻ.

Đi ngang

Trẻ đang bị thừa cân hiệnkhông bị tăng cân nữa tìnhtrạng dinh dưỡng vẫn chưacải thiện nhiều: khuyên bà mẹđưa trẻ đến cơ sở y tế đểđược khám và tư vấn tốt nhất.

Trẻ không tăng cân mặc dùchưa nguy hiểm: Hỏi xem chếđộ ăn, bệnh tật của trẻ để cólời khuyên thích hợp.

Tình trạng DD của trẻ vẫnkhông cải thiện, vẫn SDD :Động viên bà mẹ đưa trẻ đếncơ sở y tế để được khám,theo dõi và tư vấn tốt nhất.

Đi xuống

Trẻ thừa cân đang có xuhướng giảm cân, tình trạngdinh dưỡng có cải thiện:Khuyên bà mẹ duy trì chế độnuôi dưỡng nhưng thận trọngkhi trẻ đã xuống đến khu vựcmầu xanh, bà mẹ cần đếnphòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”để được tư vấn tốt nhất.

Trẻ đang giảm cân dù chưanguy hiểm: Hỏi xem chế độăn và bệnh tật của trẻ, độngviên bà mẹ đưa trẻ đến cơ sởy tế để được khám và tư vấntốt nhất.

Trẻ bị SDD và đang giảm cân:Đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tếngay để được khám, điều trịnếu cần thiết và được theodõi, tư vấn tốt nhất.

THÔNG ĐIỆP CẦN NHỚ

- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được xác định bằng: cân nặng, chiều cao và chu vivòng cánh tay.

- Sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự tăng trưởng của trẻ nhằm phát hiện sớmnguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ, tư vấn cho bà mẹ kịp thời.

- Từ khi sinh đến 2 tuổi, trẻ phải được cân đều đặn hàng tháng.

- Sau đó 6 tháng 1 lần. Đối với trẻ suy dinh dưỡng cần được cân hàng tháng.

Page 63: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 8: SỮA MẸ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NCBSM

1. Tìm hiểu các khái niệm về sữa mẹ

• Sữa non: Được hình thành từ tuần thứ 14-16 của thai kì và được tiết ra trong vòng 1- 3ngày đầu sau đẻ.

• Sữa chuyển tiếp: Là sữa trong thời gian từ ngày thứ 3 - 7 sau đẻ, khi sữa non chuyểndần thành sữa trưởng thành.

• Sữa trưởng thành: Là sữa khoảng ngày thứ 10 sau đẻ khi sữa chuyển tiếp hoàn toànchuyển sang sữa trưởng thành và tồn tại đến khi cai sữa cho trẻ . Sữa trưởng thành baogồm 2 loại:

○ Sữa đầu: Là sữa đầu bữa bú, lượng nhiều, hơi trong xanh chứa nhiều nước, các chấtdinh dưỡng : protein, lactose...

○ Sữa cuối: Là sữa cuối bữa bú, màu trắng đục hơn, chứa nhiều chất béo hơn và cungcấp nhiều năng lượng giúp trẻ tăng trưởng tốt.

• Lưu ý: Mỗi loại sữa mẹ có lợi ích đặc biệt và thời gian tiết ra khác nhau như vậy nên TTVcần hiểu sâu và nắm chắc thành phần đặc điểm của mỗi loại để tư vấn cho bà mẹ và cộngđồng được hiệu quả nhất. Đặc biệt luôn nhắc nhở bà mẹ sữa cuối bữa chứa nhiều chấtbéo và giầu năng lượng giúp trẻ phát triển tốt nên bà mẹ cần phải cho con bú hết từngbên vú để trẻ bú được “sữa cuối”.

2. Sữa non và lợi ích của sữa non

Sữa non được tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ. Sữa non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặctrong. Sữa non đặc biệt là sữa trong vòng một giờ đầu sau đẻ có rất nhiều lợi ích cho trẻ như:

• Cung cấp cho trẻ những chất kháng thể quí giá giống như một liều văc xin đầu tiên trongđời, giúp trẻ phòng tránh được các bệnh nhiễm khuẩn.

• Giúp trẻ đào thải phân su nhanh, làm giảm mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh.

• Giúp cho ruột của trẻ phát triển tốt sau sinh, phòng chống dị ứng.

• Giàu vitamin A nên làm giảm mức độ nặng của bệnh khi bị nhiễm khuẩn.

Hiện nay nhiều cơ sở y tế - tại phòng sinh đã thực hiện kỹ thuật đặt trẻ “da-kề-da” với mẹngay sau sinh. Kỹ thuật này có nhiều lợi ích cho trẻ và cho mẹ như:

Giúp trẻ được ủ ấm, ổn định thân nhiệt, nhịp thở và theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ tìm vú mẹbú ngay những giọt sữa non đầu tiên và có lợi cho bà mẹ như:

• Giúp tử cung co hồi nhanh phòng tránh băng huyết sau đẻ.

• Kích thích sự tiết sữa, sữa “về” nhanh hơn.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .55

Page 64: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

3. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn:

Chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống thêm bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nướctrắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc (theo chỉđịnh của bác sĩ).

Lưu ý: Trong sữa mẹ có 88% nước nên trong 6 tháng đầu, trẻ chỉ cần bú mẹ mà không cầnuống thêm nước kể cả khi trời nắng nóng.

Dạ dày của trẻ rất nhỏ chỉ chữa được một lượng thức ăn nhất định nếu cho trẻ uống thêmnước có nghĩa là dạ dạy phải chứa thức ăn không có dinh dưỡng (nước) thay vì một thức ănbổ dưỡng nhất (sữa mẹ).

4. Lợi ích của sữa mẹ

• Đối với trẻ:

○ Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ.

○ Dễ tiêu hoá và hấp thu.

○ Bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

○ Giúp trẻ phát triển trí thông minh.

• Đối với bà mẹ và gia đình:

○ Tăng cường mối quan hệ gần gũi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con.

○ Giúp bà mẹ chậm có thai trở lại.

○ Bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ cũng như ung thư vú vàbuồng trứng.

○ Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng56.

THÔNG ĐIỆP CẦN NHỚ

• Cho trẻ bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu.

• Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không cho trẻ uống bất kỳ thức ăn nướcuống nào khác kể cả nước trắng.

• Cho trẻ bú hết từng bên vú để trẻ bú được “sữa cuối” giúp trẻ phát triển tốt.

Page 65: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 9: NHU CẦU CỦA TRẺ VÀ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SỮA MẸ

1. Nhu cầu của trẻ trong vòng 1-2 ngày đầu sau đẻ và sự đáp ứng của sữa mẹ

Như chúng ta đều biết hầu hết các bà mẹ vừa sinh con thường lo lắng sợ con bị đói trongngày đầu sau đẻ vì nghĩ rằng mình chưa có sữa. Trên thực tế dạ dày của trẻ trong nhữngngày đầu sau đẻ rất nhỏ như trong hình ảnh sau đây:

Dung tích dạ dày trẻ sau sinh

Nói một cách nôm na thì ngày đầu sau đẻdạ dày của trẻ chỉ bằng quả nho ta, tươngđương khoảng 1-2 thìa cà phê, ngày thứ basau sinh dạ dày trẻ lớn bằng quả chanh vàđến ngày thứ 10 thì to bằng quả trứng.

Trong khi đó sữa non bắt đầu được tạo ratừ khoảng tuần thứ 14-16 của thai kỳ nênngay sau khi sinh trong 2 bầu vú của bà mẹđã có sẵn một lượng sữa non nhất địnhmặc dù bầu vú chưa căng nhưng vẫn đủsữa cho trẻ bú.

Như vậy, trong 1-2 ngày đầu mỗi lần bútrẻ chỉ cần một lượng sữa rất ít, từ một vàigiọt cho đến 1-2 thìa cà phê. Tuy nhiên vìlượng sữa mỗi lần bú trong ngày đầu ítnhư vậy nên trẻ phải bú nhiều lần hơn vànhư vậy lại giúp kích thích sữa mau vềhơn. Điều này đảm bảo sữa non đáp ứng nhu cầu của trẻ trong 1-2 ngày đầu về “lượng”còn về “chất” thì lại càng yên tâm hơn vì sữa non đặc sánh, giầu năng lượng, vitamin A, vàkháng thể.

• Tuy nhiên: Ngày đầu tiên sau đẻ, vú chưa căng sữa, trẻ chưa biết cách bú nên đây là lúcbà mẹ phải kiên trì tập cho con ngậm bắt vú đúng đồng thời phải cho trẻ bú nhiều lần nhưvậy vừa đảm bảo nhu cầu của trẻ vừa kích thích tạo sữa giúp sữa “về” sớm.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .57

Ghi nhớ: Sữa non trong 1-2 ngày đầu sau đẻ hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ cảvề chất lượng và số lượng với điều kiện bà mẹ phải cho con bú ngay sau sinh càngsớm càng tốt và cho trẻ bú liên tục nhiều lần.

Lượng sữa bé cần mỗi lần bú mẹ

1 - 2 ngày tuổi

5 - 7ml =quả nho

22 - 27ml =quả chanh

60 - 80 ml =quả trứng gà

3 - 4 ngày tuổi

10 ngày tuổi

Page 66: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 0-6 tháng và sự đáp ứng của sữa mẹ

Nghiên cứu của Tổ chức Y Tế Thế Giới đã chứng mình rằng sữa mẹ hoàn toàn cung cấp đủnhu cầu dinh dưỡng của trẻ, không cần bổ sung bất cứ thức ăn nào khác kể cả uống nước.Bảng dưới đây chứng minh điều này:

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng58.

1000

800

600

400

200

0

Nhu

cầu

năn

g lư

ợng

(kc

al/n

gày)

0-2 3-5 6-8 9-11 12-23

Tuổi (tháng)

Thiếu hụtnăng lượng

Năng lượng từsữa mẹ

Nhu cầu năng lượng theo tuổi của trẻ vànăng lượng từ sữa mẹ

SỮA MẸ LUÔN ĐÁP ỨNG ĐỦ NHU CẦU CỦA TRẺTRONG VÒNG 6 THÁNG ĐẦU

• Các cột trong biểu đồ - biểu thị nhu cầu năng lượng trẻ cần/ngày theo từng tuổi từ 0 đến23 tháng.

• Phần mầu đen là năng lượng nhận được từ sữa mẹ.

• Phần mầu trắng là năng lượng thiếu hụt cần phải bổ sung thêm.

• Phần thiếu hụt chỉ xuất hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi, chính vì điều này ta nói: sữa mẹ lànguồn thức ăn an toàn phù hợp với trẻ nhất lại không mất tiền mua nên cần phải tận dụnghết nguồn thức ăn bổ dưỡng này.

• Các bà mẹ chỉ nên cho trẻ ABS khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng cho trẻ.

Ghi nhớ: Trong 6 tháng đầu đời trẻ chỉ cần bú mẹ không cần ăn thêm bất cứ một thức ănnào khác kể cả nước.

Trẻ cần được ABS khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày) tuy nhiên khi cho trẻ ABS vẫn tiếptục cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng.

Page 67: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

3. Một số nguyên tắc cho con bú để đảm bảo duy trì sữa mẹ

• Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên.

• Cho trẻ bú bữa đầu tiên ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.

• Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm.

• Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

• Mỗi lần bú, cho bú hết bên này rồi mới chuyển sang bên kia.

• Nê u trẻ ôm vân tiê p tuc cho bú và bú lâu hơn, nhiê u lâ n hơn.

• Cho trẻ bú sữa me trước khi ăn thêm các thức ăn khác.

• Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.

• Không để bầu vú căng sữa quá lâu. Khi mẹ căng sữa mà không ở cạnh con để chotrẻ bú thì bà mẹ cần vắt sữa ra để kích thích và duy trì tạo sữa.

• Không cho trẻ bú bình, ngâ m vú cao su.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .59

Page 68: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 10: QUÁ TRÌNH TẠO SỮA MẸ

1. Cấu tạo bầu vú mẹ

• Vú là nơi tạo sữa để các bà mẹ cho con bú. Vú gồm: Tuyến sữa, ống dẫn sữa, númvú, quầng vú.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng60.

Cấu tạo bầu vú có hai phần chính:

1. Các mô và tuyến là nơi sản sinh ra sữa.

2. Mô mỡ và cơ nâng đỡ là bộ phận tạo hình vú. Số lượng mô, tuyến ở tất cả phụ nữ đềugiống nhau nhưng cơ và mỡ thì người có nhiều (vú to) người có ít (vú nhỏ).

• Vì vậy sự tạo sữa không liên quan gì đến kích cỡ của bầu vú

Ghi nhớ: Sự tạo sữa ở người mẹ không phụ thuộc vào kích cỡ vú to hay bé. Mọi phụnữ đều có khả năng tạo sữa như nhau. Nếu cho con bú đúng cách thì bà mẹ luôn có đủsữa cho nhu cầu của con mình kể cả khi bà mẹ đẻ sinh đôi, sinh ba.

2. Sữa mẹ được sản xuất và tiết ra bên ngoài như thế nào

• Chất kich thích tiết sữa (prolactin): chất này được tiết ra sau mỗi lần trẻ bú, khi vú khôngcòn căng sữa, chất này “thông báo” cho cơ thể tạo ra sữa để “đổ đầy” bầu vú. Nếu bầuvú căng sữa, chất này không hoạt động và sữa không tiết ra nữa. (Giống như bể nước có

Page 69: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

van tự động, nếu bể đầy thì van đóng lại và nước không vào bể nữa. Nếu nước trong bểvơi đi, van mở ra thì nước lại chảy vào bể…). Chất này được tiết ra nhiều hơn khi cho trẻbú vào ban đêm.

Điều này giải thích tại sao cho trẻ bú vào ban đêm sẽ giúp bà mẹ có nhiều sữa hơn. Hoặcđứa trẻ còn bú thì vú còn tiết sữa kể cả khi trẻ đã lớn 2-3 tuổi …và khi bà mẹ muốn caisữa chỉ cần “cách ly” con một hai ngày là cơ thể không “sản xuất” tiếp nữa.

• Chất kích thích phun sữa (Oxytocin): chất này chỉ tiết ra ngay trước bữa bú và trongkhi trẻ bú. Nó giúp các tuyến sữa co bóp đẩy sữa ra ngoài. Chất này phụ thuộc rất nhiềuvào yếu tố tâm lý của bà mẹ. Nếu bà mẹ lo lắng, buồn bực mất lòng tin… thì cơ thể cũngkhông tạo ra chất này và như vậy sẽ giảm tiết sữa.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .61

Ghi nhớ: Để duy trì nguồn sữa mẹ đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ thìbà mẹ cần được khuyến khích và hỗ trợ để thực hiện được cho con bú theo nhu cầu, búliên tục cả ngày lẫn đêm và bà mẹ cần phải thoải mái về tinh thần.

Phần đọc thêm

• Trong sữa mẹ có một chất làm giảm hoặc ức chế sự tạo sữa. Nếu vú đầy sữa thì châ tnày ha n chê vú me tiết sữa làm cho vú me không quá đầy sữa. Vì vây nê u sữa mẹđược lấy ra ngoài bằng cách cho trẻ bú hoặc vắt ra, thì yếu tố ức chế này cũng ratheo vì vậy vú lại tạo sữa nhiều hơn.

• Nếu trẻ ngừng bú một bên vú thì vú đó cũng ngừng tạo sữa. Nếu trẻ bú vú bên nàonhiều hơn thì vú đó sẽ tạo sữa nhiều hơn và to hơn.

• Đê vú tiếp tục tạo sữa thì phải cho trẻ bú hết hoặc vắt hết sữa ra. Nếu trẻ không thểbú được một vú hoặc cả hai vú thì cần phải vắt sữa ra để kích thích tiếp tục tạo sữa.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết sữa

• Tình trạng tâm sinh lý của bà mẹ liên quan đến sự tiết ra chất kích thích phun sữa (Oxy-tocin) qua đó ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Vì vậy tâm trạng của bà mẹ sau đây có thể gâyra tình trạng “Mất sữa” ở bà mẹ:

○ Mẹ lo lắng, không tin mình có đủ sữa.

○ Mẹ tức giâ n.

○ Mẹ mệt mỏi.

○ Mẹ không được ở gần con để cho bú theo nhu cầu trẻ.

○ Để vú căng sữa quá lâu.

○ Dùng nhiê u chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu.

Page 70: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

4. Vắt sữa và bảo quản sữa mẹ

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiết sữa hoặc mất sữa mẹ là các bà mẹhay để sữa còn dư trong bầu vú hoặc để vú bị căng sữa trong thời gian lâu vì vậy cần khuyênbà mẹ vắt sữa mỗi khi vú căng sữa mà không thể cho con bú (mẹ đi làm xa...).

Một số trường hợp thường gặp gây ảnh hưởng đến sự tiết sữa nên cần vắt sữa:

• Mẹ đi làm xa không cho con bú được.

• Trẻ không thể bú mẹ được do đẻ nhẹ cân.

• Trẻ không bú được vì trẻ bệnh.

• Bà mẹ hoặc trẻ bị bệnh, bác sĩ chỉ định không được cho trẻ bú.

• Bầu vú căng đầy, núm vú tụt trẻ không ngậm bắt vú được.

Lưu ý: Gia đình cần hỗ trợ tạo điều kiện để bà mẹ cho con bú trực tiếp là cách nuôi trẻ tốtnhất. Những trường hợp cần phải vắt sữa như trên thì TTV vận động bà mẹ đến phòng tưvấn MTBT để được dạy cách vắt sữa và bảo quản sữa mẹ.

Trong trường hợp cần vắt sữa thì cách bảo quản sữa như trong bảng sau

5. Bảo quản sữa mẹ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng62.

NƠI BẢO QUẢN NHIỆT ĐỘ THỜI GIAN BẢO QUẢN LƯU Ý

Ở nhiệt độ phòng 190C - 26°CTốt nhất trong vòng 4 tiếng,

Có thể để từ 6-8 tiếng

- Bình chứa nên làm bằng thủy tinh hoặcnhựa cứng có nắp đậy kín.

- Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lạimột khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnhchiếm nhiều thể tích hơn sữa lỏng.

- Chỉ để từ 60-120ml sữa trong bình chứa(lượng sữa trẻ thường bú trong một bữabú) để tránh lãng phí.

- Làm nóng sữa bảo quản lạnh bằngcách ngâm bình sữa trong bát nướcnóng hoặc dội nước nóng xung quanhbình sữa.

- Không đun sôi sữa, không cho sữa vàolò vi sóng để làm nóng sữa.

Trong ngăn mát tủlạnh <4°C

Tốt nhất trong vòng 3 ngày,

Có thể để tới 8 ngày

Trong ngăn đá tủlạnh

-180C đến - 20°C

Tốt nhất trong vòng 6 tháng,

Có thể để tới 12 tháng

THÔNG ĐIỆP CẦN NHỚ

• Sự tiết sữa không phụ thuộc vào vú to hay bé.

• Nếu cho con bú đúng cách thì bất cứ bà mẹ nào cũng đủ sữa cho con của mình kể cảkhi đẻ sinh đôi.

• Bà mẹ không nên để sữa căng quá lâu trong bầu vú vì điều này làm ức chế sự tạosữa và dẫn đến “mất sữa”.

Page 71: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 11: ĐẶT TRẺ VÀO VÚ MẸ VÀ GIÚP TRẺ NGẬM BẮT VÚ ĐÚNG

1. Tư thế bế và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng

Dù bà mẹ ngồi hay nằm cho trẻ bú thì cách đỡ bế trẻ đều phải đảm bảo bốn điểm then chốtđặt trẻ vào vú mẹ trong bảng dưới:

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .63

• Đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng.

• Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.

• Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú.

• Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡ mông trẻ.

Các tư thế bế trẻ đúng khi cho con bú

CÁC TƯ THẾ CỦA MẸ KHI CHO CON BÚ

• Lưu ý: dù nằm hay ngồi thì hai mẹ con cũng được thoải mái để mẹ không bị mỏi, conkhông bị vặn người giúp cho trẻ bú được lâu - đẫy bữa và bú được “sữa cuối” trong bầuvú mẹ.

Page 72: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Hình ảnh cách ngậm bắt vú đúng và sai nhìn từ bên ngoài và bên trong

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng64.

Ngậm bắt vú (nhìn từ bên ngoài)

Hình 1 - Đúng; Hình 2 - Sai

Ngậm bắt vú (nhìn từ bên trong)

Bạn nhìn thấy những điểm khác nhaunhư thế nào?

NGẬM BẮT VÚ ĐÚNG & SAI

So sánh hình 1 và 2 khi nhìn bên ngoài và nhìn từ bên trong:

• Trong hình 1 - Ngậm bắt vú tốt: trẻ ngậm sâu hết cả núm vú, cằm trẻ sát vào quầng vúbên dưới nên khi bú lưỡi trẻ áp sát được vào quầng vú (các xoang chứa sữa) mút đượcnhiều sữa hơn và không có khoảng trống tránh mút cả không khí vào

• Trong hình 2 - Ngậm bắt vú sai: trẻ chỉ mút núm vú, tạo khoảng trống giữa miệng trẻ vàvú mẹ vừa không có lực ép vào quầng vú lại vừa có khoảng trống khiến trẻ mút cả hơivào làm trẻ bị no giả. Sau bữa bú nếu không biết bế vác trẻ vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ ợ hơira thì có thể trẻ sẽ bị nôn, trớ.

Ghi nhớ: 4 dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú tốt

• Quầng vú phía trên miệng trẻ còn nhiều hơn.

• Miệng trẻ mở rộng.

• Môi dưới hướng ra ngoài.

• Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

Page 73: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

• Các bước giúp trẻ ngậm bắt vú đúng:

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .65

Đưa mũi của bé lên ngang hàng với đầu vú.Lấy ngón tay hoặc đầu vú gõ nhẹ vào môibé để bé há miệng ra.

Chờ đến khi bé há miệng rộng thì đưa đầuvú thẳng vào bên trong.

Đảm bảo bé ngậm đầy miệng bầu vú, cóthể bao phủ gần hết quầng vú.

Khi bé ngậm bắt vú đúng • Quầng vú phía trên miệng trẻ còn

nhiều hơn. • Miệng trẻ mở rộng.• Môi dưới hướng ra ngoài.• Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

Khi bé đã bú thoải mái, ôm bé chắc chắntrong tay.

Khi đã xong, việc cho con bú sẽ mang lạimột cảm giác hài lòng cho cả con và mẹ.

Page 74: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

• Kết luận: Ngậm bắt vú đúng là bước đầu tiên để đảm bảo NCBSM thành công và phòngtránh được rất nhiều những khó khăn thường gặp khi NCBSM như trẻ bú kém, khôngđẫy bữa, không bú được “sữa cuối” dẫn đến tăng cân kém. Về phía mẹ: có thể dẫn đếnnứt cổ gà , tắc tia sữa, giảm tiết sữa.

Hậu quả của cho trẻ bú không đúng cách và giải pháp khắc phục:

• Đau núm vú.

• Tổn thương núm vú (nứt cổ gà).

• Cương tức vú, tắc tia sữa.

• Trẻ bú không đẫy bữa, khóc nhiều.

• Trẻ đòi bú liên tục, mỗi lần bú kéo dài hơn bình thường.

• Giảm sự tạo sữa.

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng66.

KHÓ KHĂN GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH

Không đủ sữa Cho con bú nhiều hơn. Động viên BM tinrằng sữa sẽ nhiều dần lên. Ăn thức ănlợi sữa.

Cho trẻ bú ngay sau sinh. Động viêncủng cố niềm tin cho BM. Bú theo nhucầu cả ngày lẫn đêm.

Nứt cổ gà

Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách, khôngbôi gì lên đầu vú ngoài lấy giọt sữa mẹxoa nhẹ lên núm vú và quầng vú. ĐưaBM đến phong tư vấn.

Giúp trẻ ngậm bắt vú đúng cách ngaytừ bữa bú đầu tiên.

Căng tức - tắc tia sữa Cho trẻ bú nhiều hơn cả ngày lẫnđêm. Có thể vắt đỡ sữa ra hoặc chotrẻ lớn bú.

Cho trẻ bú ngay sau sinh khi vúchưa bị căng sữa. Bú liên tục cảngày lẫn đêm.

Viêm tuyến vú (áp xe vú) Thấy có hiện tượng nổi cục sưng, nóngvà sốt thì gửi BM đến phòng tư vấn “Mặttrời bé thơ”.

Không để vú bị cương tức quá lâu.Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫnđêm.

Núm vú phẳng, tụt Kéo núm vú ra (cho trẻ lớn bú, vắt đỡsữa ra cho đỡ căng vú). Gửi BM đếnphòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”.

Khám thai đầy đủ để được hướng dẫnkhắc phục từ khi mang thai. Cho trẻbú ngay sau sinh từ khi vú còn chưacăng sữa.

Ghi nhớ: Trong mọi trường hợp khó khăn, luôn luôn khuyên bà mẹ kiên trì cho con búnhiều hơn hoặc vắt sữa ra cho trẻ ăn bằng cốc. Không cho trẻ bú bình vì nếu chotrẻ bú bình sẽ khiến trẻ không thích bú mẹ trở lại nữa (vì bú sữa từ núm vú giả dễdàng hơn do lỗ kim từ núm vú giả to hơn, sữa trong bình dễ dàng chảy ra hơn, trẻkhông cần phải mút mạnh như bú mẹ)

Page 75: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .67

Phần đọc thêm

• Trẻ không chịu bú mẹ: Xác định nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú mẹ và tùy theotrường hợp cụ thể giúp BM xử trí thích hợp.

○ Trẻ ốm: Điều trị cho trẻ theo từng bệnh, nếu trẻ không thể bú được giúp bà mẹvắt sữa và cho trẻ ăn bằng cốc, thìa.

○ Trẻ bị đau:

- Do sang chấn sau đẻ: Giúp bà mẹ tìm ra cách bế trẻ mà không chạm vào vùng đau.

- Do tưa lưỡi: Đánh tưa bằng mật ong, điều trị bằng tím Gentian.

- Do mọc răng: Khuyến khích bà mẹ kiên nhẫn và tiếp tục cho bú.

- Do ngạt tắc mũi: Hướng dẫn cho bà mẹ cách làm sạch mũi trẻ và gợi ý bà mẹnên cho trẻ bú những lần bú ngắn và bú nhiều lần hơn bình thường.

○ Cho con bú không đúng cách: Giải thích cho bà mẹ các nguyên nhân gây khókhăn khi cho bú. Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú đúng.

○ Sữa mẹ quá nhiều vú bị căng sữa: Vắt đỡ cho vú mềm ra giúp trẻ ngậm bắt vúdễ hơn.

○ Những thay đổi (mùi) làm trẻ khó chịu, mẹ bôi dầu, nước hoa, xà phòng thơm...khuyên bà mẹ giảm những thay đổi nếu có thể.

○ Giúp đỡ bà mẹ cho trẻ bú trở lại: Mẹ luôn gần gũi trẻ, cho trẻ bú bất cứ lúc nàotrẻ muốn, giúp trẻ ngậm bắt vú đúng.

○ Khuyên bà mẹ kiên trì giúp trẻ bú trở lại, đừng vội cho trẻ bú bình.

• Tóm tắt các bước giúp bà mẹ cho con bú tốt

○ Bước 1: Bà mẹ nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái và thư giãn lưng tựa vào thành giườnghoặc ngồi trên ghế tựa. Trên đùi có kê gối hoặc chăn được gấp lại để đỡ trẻ.

○ Bước 2: Bế trẻ chuẩn bị cho trẻ bú

- Đầu và thân, mông trẻ nằm trên cùng một đường thẳng.

- Bụng trẻ áp sát vào bụng người mẹ.

- Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú.

- Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡmông trẻ.

Page 76: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 3. Các nội dung về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng68.

○ Bước 3: Bà mẹ đưa vú vào miệng trẻ bằng cách

- Bà mẹ dùng 4 ngón tay đỡ phía dưới vú, ngón tay trỏ nâng vú, ngón tay cái đểở phía trên, các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm vú.

- Bà mẹ đưa đầu trẻ lên gần bầu vú và chạm núm vú vào môi trẻ đợi đến khi trẻmở rộng miệng thì nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú mình.

- Để môi dưới của trẻ ở phía dưới núm vú, cằm trẻ chạm vào vú mẹ. Bà mẹ sẽthấy quầng thâm vú ở phía trên còn nhiều hơn.

- Khi trẻ ngậm bắt vú đúng bà mẹ sẽ cảm thấy không đau ở đầu vú, cảm thấy códòng sữa ấm đang tuôn ra, tê tê ngay sau khi bé bú; trẻ bú chậm, sâu, má phồng,cơ thái dương của trẻ cử động, trẻ tự nhả vú khi bú xong, trẻ không khóc.

Page 77: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .69

Phần 4

ĂN BỔ SUNG

Page 78: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Page 79: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 13: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĂN BỔ SUNG

1. Ăn bô sung là gì?

Ăn bổ sung nghĩa là ngoài bú sữa mẹ, trẻ được ăn thêm (ăn sam, ăn dăm) các thức ăn lỏnghoặc đặc khác.

Thức ăn bô sung thông thường:

• Bữa chính: Bột, cháo, cơm…được chế biến phù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ

• Bữa phụ: Bánh qui, hoa quả, sữa chua, trứng…

• Nói cách khác: khi trẻ đã lớn (trên sáu tháng tuổi), sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nănglượng nữa nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ trẻ được ăn thêm các loại thức ăn khác để bùđắp sự thiếu hụt này như vậy gọi là cho trẻ ăn bổ sung.

2. Tại sao cần cho trẻ ăn bổ sung ?

• Một nghiên cứu của Tổ chức Y Tế Thế giới đã giải thích rất tõ tại sao cần cho trẻ ăn bổsung và cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm nào là thích hợp nhất.

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .71

1000

800

600

400

200

0

Nhu

cầu

năn

g lư

ợng

(kc

al/n

gày)

0-2 3-5 6-8 9-11 12-23

Tuổi (tháng)

Thiếu hụtnăng lượng

Năng lượng từsữa mẹ

Nhu cầu năng lượng theo tuổi của trẻ vànăng lượng từ sữa mẹ

TẠI SAO PHẢI CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG VÀTIẾP TỤC BÚ SỮA MẸ

Trong biểu đồ này, mỗi cột biểu thị tổng năng lượng cần theo độ tuổi của trẻ. Phần màu sẫmbiểu thị mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp và phần mầu sáng biểu thị sự thiếu hụt nănglượng so với nhu cầu của trẻ.

Page 80: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

• Từ 6 tháng (180 ngày) trở đi có sự thiếu hụt (mầu trắng) bắt đầu xuất hiện và tăng dầntheo độ tuổi của trẻ.

• Vì vậy khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung.

• Cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ vì:

○ Quá sớm: Trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất lại vừa làmsự tiết sữa giảm dần. Hơn thế nữa khi ăn thêm thức ăn khác sớm khi ruột trẻ còn yếudễ bị tiêu chảy.

○ Quá muộn: Sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng, trẻ không nhận được đủ thứcăn cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ làm trẻ chậm lớn và chậmphát triển. Nguy cơ thiếu vi chất và suy dinh dưỡng.

• Từ tháng thứ 7 trở đi sữa me không đủ cung câ p năng lương cho trẻ nên bà me câ n chotrẻ ăn bô sung. Vì vậy đối với đa số trẻ, khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời gian thíchhợp nhất (không sớm hơn cũng không muộn hơn) để bắt đầu cho ăn bổ sung.

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng72.

Ghi nhớ:

• Thời gian thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ABS là khi trẻ tròn 6 tháng (180 ngày).

• Trong giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơnnữa sẽ giúp trẻ phát triển và khoẻ mạnh.

2. Cách cho trẻ ABS thế nào là phù hợp (Số lượng và tần suất cho trẻ ABS)

Khi bắt đầu ăn bổ sung, hệ tiêu hoá của trẻ cần có thời gian để thích nghi với thức ăn, trẻ cầnhọc cách đảo thức ăn trong miệng và nuốt thức ăn vì vậy gia đình nên tập ăn cho trẻ bằngcách cho trẻ ăn lượng tăng dần từ lỏng đến đặc mỗi lần ăn 2-3 thìa nhỏ/lần x 2 lần/ngày. Thờigian tập cho trẻ tập ăn thường trong vòng vài ba ngày (không nên kéo dài thời gian tập ănquá 1 tuần).

Khẩu phần ăn của trẻ cũng cần tăng dần theo độ tuổi như khuyến cáo của Viện Dinh DưỡngQuốc gia trong bảng dưới đây:

TUỔI SỐ BỮA/NGÀY SỐ LƯỢNG MỖI BỮA ĂN

6- 8 tháng 2-3 bữa chính +1-2 bữa phụ + bú mẹthường xuyên.

2-3 thìa (lúc bắt đầu tập ăn bột) tăngdần lên 1/2 bát 250 ml

9 -11 tháng 3-4 bữa + 1-2 bữa phụ + bú mẹ 1/2 bát 250 ml

12-23 tháng 3-4 bữa + 1-2 bữa phụ + bú mẹ 3/4đến 1 bát 250 ml

Lưu ý: Nếu trẻ được bú mẹ thì không nên cho trẻ ăn thêm bất cứ loại sữa bột nào

Khi trẻ ABS vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi

Page 81: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

• Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ khi trẻ được6 tháng (180 ngày), tiêp tuc cho trẻ bú me đến 24 tháng tuổi.

• Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đếnnhiều, ngày đầu ăn 1-2 thìa bột loãng.

• Số lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi.

• Tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có tại địaphương.

• Ăn đa dạng các loại thực phẩm. Mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm.

• Làm cho bữa ăn của trẻ có đủ đậm độ năng lượng bằng cách cho thêm dâ u hoăc mơ vaothức ăn của trẻ.

• Cho ăn thêm các bữa phụ như hoa quả, sữa chua...

• Đảm bảo dụng cụ sạch, tay sạch khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

• Khi trẻ ốm (bệnh): Chia nhỏ bữa cho trẻ ăn làm nhiều lần và cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.Uống thêm nước hoa quả đặc biệt khi tiêu chảy và sốt cao.

• Khi trẻ phục hồi (khi khỏi bệnh): Cho trẻ ăn nhiều hơn 1 bữa một ngày cho đến khi trẻtăng cân trở lại.

• Không nên cho trẻ ăn mì chính.

• Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn.

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .73

NHU CẦU CỦA TRẺ = SỮA MẸ + ĂN BỔ SUNG

• Đủ số lượng bữa ăn trong một ngày theo độ tuổi.

• Đủ số lượng thức ăn trong 1 bữa.

• Đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Trẻ nhỏ cần học cách ăn: khuyến khích, kiên trì và giúp đỡ

Page 82: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 14: CÁCH CHẾ BIẾN MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG ĐÁP ỨNG VỚI NHU CẦU CỦA TRẺ

1. Thế nào là một bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu cầu và phù hợp với trẻ:

Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo ba tiêu chí

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng74.

Cần đảm bảo 3 tiêu chí:

1. Đủ về số lượng.2. Đủ về chất lượng.3. Phù hợp với sức chứa của dạ dầy trẻ.

Dung tích dạ dầy của trẻ 8 tháng tuổi = 200ml

BỮA ABS ĐÁP ỨNG ĐỦ NHU CẦU CỦA TRẺ

• Đủ về số lượng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng (kcalo) trẻ cần, tăng dần theo độ tuổicủa trẻ.

• Đủ về chất lượng: Đảm bảo sự đa dạng thức ăn để vừa cung cấp đủ năng lượng vừa bổsung các loại vitamin, khoáng chất. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo ít nhất 4 nhóm thực phẩmbao gồm:

○ Chất bột, đường: Có nhiều ở gạo, ngô, bột mì; các loại khoai củ: sắn, khoai lang, khoaitây; các loại quả có tinh bột như chuối lá, mít.

○ Các chất đạm: Chất đạm động vật có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa, tôm. Chất đạm thựcvật có ở đậu, đỗ.

○ Chất béo: Chất béo có ở dầu, mỡ, bơ, một số loại hạt có dầu như vừng, lạc

○ Vitamin, muối khoáng và chất xơ: Có trong các loại rau xanh (rau ngót, rau đay, raubí…) và quả chín (đu đủ, xoài, cam, chuối…).

Page 83: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

• Phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ: Ví dụ: đối với trẻ 6-8 tháng tuổi, dạ dày của trẻchỉ chứa được khoảng 200ml tương đương với 2/3 bát ăn cơm. Nếu lượng thức ăn đưavào có nhiều hơn 200ml sẽ làm trẻ bị nôn, trớ và trẻ sẽ sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

2. Những vấn đề thường gặp khi chế biến thức ABS cho trẻ và cách khắc phục:

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .75

VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP LƯU Ý GIẢI PHÁP

(XEM PHầN THựC ĐƠN PHÙ HợP ĐộTUổI CủA TRẻ CủA BÀI 16)

Thức ăn quá đặc /lỏng,làm trẻ khó ăn hoặc phảiăn một lượng thức ănquá nhiều

Chế biến thức ăn bổ sung chotrẻ có độ đặc thích hợp

- Rang ngũ cốc trước khi xay

- Nghiền thực phẩm nấu cho trẻ ăn cả cái

- Thay một phần nước = sữa, nước cốt dừa

- Cho thêm bột lạc hoặc vừng

- Cho thêm bột đậu vào bột ngũ cốc

Thức ăn không đủ dinhdưỡng

Đa dạng thức ăn, cho trẻ ăn đủ4 nhóm thực phẩm

Thêm thịt, cá, tôm... đặc biệt là các thực phẩmgiàu sắt như gan...

Không cho dầu mỡ Cho thêm dầu/mỡ vào bát bộtcủa trẻ

- Thêm dầu ăn, bơ hoặc mỡ động vật phù hợptheo độ tuổi

Chế biến không đúngqui trình

Chế biến thức ăn bổ sung chotrẻ theo đúng quy trình thíchhợp

Quy trình nấu bột:

- Bước 1: Cho nước bột, thịt, cá, tôm quấy đều

- Bước 2: Đun sôi quấy đều

- Bước 3: Quấy đều đến khi bột trong là chín

- Bước 4: Cho rau thái nhỏ vào đun sôi lại

- Bước 5: Cho dầu ăn; nêm mắm vừa ăn

Trẻ không được ăn bữaphụ

Cho trẻ ăn hoa quả, trứng, sữachua - 1-2 bữa phụ/ngày

Trên đây là một số cách khắc phục khó khăn thường gặp trong chế biến một bữa ABS đápứng nhu cầu cho trẻ. Tuy nhiên chế biến một bữa ăn hợp lý không chưa đủ mà làm thế nàođể trẻ ăn hết được khẩu phần ăn mới thực sự đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ pháttriển tốt.

Cán bộ tư vấn cần khuyên bà mẹ thực hiện cách “Cho trẻ ăn tích cực” để giúp trẻ ăn hết khẩuphần một cách dễ dàng, phòng tránh ăn ép buộc khiến trẻ sợ ăn, chán ăn dẫn đến bệnh biếngăn. Sau đây là một số điều lưu ý khi cho trẻ ăn:

• Thức ăn:

○ Chú ý đến khẩu vị của trẻ khi chế biến thức ăn.

○ Kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng.

Page 84: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

○ Cho trẻ các mẩu thức ăn nhỏ để trẻ tự ăn.

• Cách cho ăn:

○ Cho trẻ ăn từ từ, kiên nhẫn.

○ Đợi cho trẻ ăn xong mới ăn tiếp.

○ Hạn chế thấp nhất sự sao nhãng và phân tán của trẻ.

○ Khuyến khích và hỗ trợ khi trẻ muốn tự ăn.

○ Ở bên cạnh và chú ý đến trẻ trong suốt bữa ăn.

○ Tạo không khí ăn vui vẻ ấm cúng.

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng76.

Phần đọc thêm

CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ ĐA DẠNG TRONG BỮA ĂN BỔ SUNG

1. Các nhóm thực phẩm cần có trong bữa ăn bổ sung của trẻ

Page 85: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .77

2. Nhóm đạm là nhóm thức ăn giàu prôtêin:

• Thức ăn có nguồn gốc động vật: là các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như:Trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, phủ tạng như: gan. Các loại thịt: lợn, bò,gà đều cho trẻ ăn được, không nhất thiết phải ăn toàn thịt nạc, mà nên sử dụng cảnạc lẫn mỡ.

• Thức ăn nguồn gốc thực vật: Đậu đỗ các loại: đậu đen, đậu xanh, đậu nành...Trongđó đậu nành (đậu tương) có hàm lượng prôtêin và lipít cao nhất. Đây là loại thức ănkhi ăn hỗn hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những thức ăn giàu dinh dưỡng như thức ănđộng vật mà thường rẻ tiền hơn.

Các thực phẩm nguồn gốc động vật rất tốt cho trẻ,giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và năng động

Đậu, đỗ, rau đậu, lạc và các loại hạt đều là thức ăn tốt cho trẻ

đỗ

đậu

đậu Hà Lan lạc

vừng

Page 86: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng78.

• Nhóm thức ăn giàu năng lượng:

○ Gồm dầu, bơ, mỡ, đường... Dầu và mỡ bổ sung năng lượng cho bữa ăn của trẻ.Chúng còn làm cho thức ăn mềm hơn và dễ nuốt. Ngoài mỡ động vật nên cho trẻăn dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành... Vì dầu có các tỉ lệ các axít béo không nocao hơn mỡ nên dễ hấp thu. Cho trẻ ăn dầu mỡ ngoài việc tăng năng lượng củakhẩu phần ăn còn giúp trẻ hấp thu dễ dàng các loại vitamin tan trong dầu như: Vi-tamin A ,E, D, K ...

• Nhóm thức ăn giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ:

○ Rau xanh và quả chín là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng vô cùng phongphú. Đây là loại thức ăn rất tốt đối với trẻ.

○ Các loại rau có lá màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi,rau cải... đều chứa nhiều vitamin C và các vi chất như beta-caroten (tiền vitaminA), và sắt giúp trẻ phòng chống khô mắt và thiếu máu. Các loại qủa chín: Đu đủ,xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm.... cũng chứa nhiều vi chất khi ăn lại không bịhao hụt do không phải nấu nướng.

Mỡ và dầu ăn

dừa

Các loại rau có là màu xanh thẫm, quả và các loại rau củ cómàu vàng giúp trẻ có đôi mặt sáng và phòng chống các bệnh

nhiễm khuẩn

bí đỏ

cà rốt

khoai tây

đu đủ

rau

xoài

Page 87: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 15: CHUẨN BỊ MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG HỢP VỆ SINH

Tại sao cần thực hiện vệ sinh an toàn khi chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ

• Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung là khi trẻ nhận miễn dịch từ sữa của mẹ giảm đi.

• Khi trẻ bắt đầu tập ăn bổ sung, hệ thống tiêu hóa của trẻ phải làm quen với thức ăn lạkhác ngoài sữa mẹ, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên trẻ dễ bịbệnh đường tiêu hóa.

• Thực phẩm và dụng cụ chế biến dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh cũng là yếu tố trung giankhiến trẻ có nguy cơ lây nhiễm đối với các loại vi khuẩn gây bệnh và giun sán.

Để chế biến một bữa ABS hợp vệ sinh cho trẻ cần đảm bảo 4 “Sạch”

1. Bàn tay “Sạch”.

2. Dụng cụ “Sạch”.

3. Thực phẩm “Sạch”.

4. Bảo quản “Sạch”.

1. Bàn tay sạch

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi:

• Cầm thức ăn, chuẩn bị bữa ăn.

• Sau khi đi vệ sinh, thay vệ sinh cho trẻ hoặc tiếp xúcvới động vật.

• Tay mình và tay trẻ khi cho trẻ ăn.

2. Dụng cụ sạch

• Giữ gìn dao, thớt đồ đựng thức ăn và nơi nấu ăn luôn gọn gàng sạch sẽ.

• Rửa ngay các dụng cụ sau khi chế biến thức ăn.

• Giữ sạch và che đậy các dụng cụ nấu ăn cho trẻ.

• Để riêng thịt sống, gia cầm và hải sản với các thứcăn khác.

• Sử dụng dụng cụ đựng và thớt thái thức ăn sống vàchín riêng.

• Phải đậy nắp dụng cụ chứa thức ăn khi bảo quản.

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .79

Page 88: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

3. Thực phẩm sạch

• Nước:

○ Dùng nước sạch hoặc nước đã lọc.

○ Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội.

• Thực phẩm:

○ Sử dụng thực phẩm tuơi, có nguồn gốc rõ ràng.

○ Không sử dụng thực phẩm quá hạn.

○ Rửa sạch trước khi chế biến.

○ Thức ăn phải nấu chín kỹ.

○ Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến.

○ Nếu ăn thức ăn cũ cần đun sôi lại.

4. Bảo quản sạch

• Đựng thức ăn trong dụng cụ có nắp đậy kín.

• Giữ thức ăn ở nơi sạch sẽ khô mát.

• Bảo quản thực phẩm khô (như sữa, bột, đường) cẩn thậntránh côn trùng bò vào.

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng80.

Phần đọc thêm10 nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Chọn mua thực phẩm sạch, an toàn có nguồn gốc rõ ràng.

2. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn, trước khi ăn.

3. Sử dụng nước sạch để nấu và rửa bát, đũa, dụng cụ nấu ăn cho trẻ.

4. Sử dụng thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng.

5. Nấu chín kỹ thức ăn.

6. Ăn ngay thức ăn sau khi nấu.

7. Đậy kín thức ăn chưa kịp ăn.

8. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hoặc nơi không có côn trùng.

9. Đun chín kỹ thức ăn trước khi ăn lại.

10. Dùng nước sạch để ăn, uống.

Page 89: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

BÀI 16: THỰC HÀNH TRÌNH DIỄN THỨC ĂN

(Chỉ thực hiện khi các bà mẹ có nhu cầu đề nghị TTV thực hiện và điều kiện vật chất đầy đủ)

Hướng dẫn thực hiện thực hành trình diễn thức ăn

Chuẩn bị trước:

• Các dụng cụ nấu ăn cần thiết: Bếp ga, xoong quấy bột (3 cái), bát, đũa, đĩa, thìa (5ml),dao, thớt khăn lau sach, xô nước sạch...

• Thực phẩm: đủ để nấu 3 bữa ABS cho các nhóm trẻ khác nhau (đã sơ chế sạch).

• Qui trình chế biến.

• Thực đơn ABS theo độ tuổi của trẻ.

• Sắp xếp thực phẩm và dụng cụ sẵn sàng.

Tiền hành buổi trình diễn:

Vừa làm vừa nói mình đang làm gì

• Cách đong nước, đong bột cho chính xác.

• Thứ tự cho các loại thực phẩm thế nào đúng nhất.

• Nhắc nhở vệ sinh an toàn khi chế biến và bảo quản thực phẩm khô (bột…) sau khi đãsử dụng.

Giải thích thêm một số vấn đề thường gặp khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ

• Đảm bảo nhu cầu năng lượng của trẻ ở các độ tuổi khác nhau.

• Kiểm tra độ đậm đặc của thức ăn như thế nào.

• Cách hóa lỏng bát bột như thế nào.

• Cách làm tăng đậm độ năng lượng.

• Những lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ bệnh.

Sau khi thức ăn đã nấu chín: đề nghị mọi người nếm và cùng nhận xét

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .81

Page 90: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

MỘT SỐ THỰC ĐƠN MẪU

Một số điều cần chú ý:

• Thực đơn này là một gợi ý dự án đưa ra, bà mẹ có thể thay đổi các loại thực phẩm chophù hợp với thức ăn sẵn có trong nhà hoặc tại địa phương vì với số lượng như đã đưara trong thực đơn, thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm cùng nhóm sẽ không thayđổi nhiều lắm.

• 1 thìa cà phê đầy tương ứng 5g thực phẩm hoặc 5 ml nước.

• 0.5 thìa cà phê tương ứng 3g thực phẩm.

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống…cà rốt thay bằng bí đỏ…

• Xay bột cho bé nên trộn gạo và đỗ tương theo tỷ lệ 5:1 (1 kg gạo + 200g đỗ tương).

Thực hành chế biến món ăn

Thành phần trong một số thức ăn cho bữa phụ thông thường

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng82.

6-8 THÁNG 9-11 THÁNG

Nănglượng(kcal)

Đạm(g)

Sắthấpthu

(mg)

Vita-min A (mcg)

Nănglượng(kcal)

Đạm(g)

Sắthấpthu

(mg)

Vita-min A(mcg)

Khoai lang nghệ 20g (1/10 củ) 23,2 0,24 0,018 0 23,2 0,24 0,018 0

Lòng đỏ trứng 10g (1/2 lòngđỏ to) 32,7 1,36 0,07 96 32,7 1,36 0,07 96

Sữa chua 50g (1/2 hộp) 30,5 1,65 0,007 12,5 30,5 1,65 0,007 12,5

Chuối 30g (1/2 quả chuối tiêu) 28,5 0,96 0,004 0,9 28,5 0,96 0,004 0,9

Xay bột cho trẻ, trộn gạo và đỗ tương theo tỷ lệ 900 g bột gạo + 50g gạo nếp + 50 gbột đỗ tương hoặc đỗ xanh

• Một số gợi ý về thực đơn ABS cho trẻ:

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Thịt/cá / tôm băm nhuyễn: 2 thìacà phê (16g).

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g).

Rau băm nhuyễn:2 thìa cà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê (16 g)

Thịt/cá / tôm băm nhuyễn: 2 thìacà phê (16g).

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g).

Rau băm nhuyễn:2 thìa cà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt/cá / tôm băm nhỏ: 3-4 thìacà phê (24 -32 g).

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4 g).

Rau băm nhỏ: 3 - 4 thìa cà phê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100ml)

Page 91: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .83

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Lươn luộc chín, gỡ lấy thịt, bămnhuyễn: 2 thìa cà phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau ngót nghiền nhỏ: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Lươn luộc chín, gỡ lấy thịt, bămnhuyễn: 2 thìa cà phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau ngót nghiền nhỏ: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: 3/4 bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Lươn luộc chín, gỡ lấy thịt, bămnhỏ: 3 đến 4 thìa cà phê (24 - 32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau ngót băm nhỏ: 3-4 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Thịt bò xay nhuyễn: 2 thìa cà phê(16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Thịt bò xay nhuyễn: 2 thìa cà phê(16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt bò xay nhuyễn: 3- 4 thìa càphê (24 - 32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau cải băm nhỏ: 3-4 thìa cà phê(16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

Một số thực đơn mẫu

Thực đơn 1: bột/cháo lươn

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau cải bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phêcác loại rau xanh).

Thực đơn 2: Bột/cháo bò

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau cải, rau dền, bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5thìa cà phê các loại rau xanh).

Page 92: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Thực đơn 3: Bột/ cháo tôm

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng84.

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Tôm luộc chín, bóc vỏ gỡ lấy thịt,băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (3 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau muống băm nhuyễn: 2 thìacà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Tôm luộc chín, bóc vỏ gỡ lấy thịt,băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (3 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau muống băm nhuyễn: 2 thìacà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Tôm luộc chín, bóc vỏ gỡ lấythịt, băm nhỏ: 3- 4 thìa cà phê(24g -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau muống băm nhỏ: 3-4 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Cá rửa sạch (cá rô phi, ...), luộcchín, gỡ lấy thịt, băm nhuyễn: 2thìa cà phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Cá rửa sạch (cá rô phi, ...), luộcchín, gỡ lấy thịt, băm nhuyễn: 2thìa cà phê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau cải băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Cá rửa sạch (cá rô phi, ...), luộcchín, gỡ lấy thịt, băm nhỏ: 3 đến4 thìa cà phê (24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau cải băm nhỏ: 3 - 4 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau cải, bó xôi, bí xanh …, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 4: Bột/cháo cá

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau dền, bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ, bí xanh… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5thìa cà phê các loại rau xanh).

Page 93: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .85

Thực đơn 5: Bột/ cháo gà

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Thịt gà nghiền nhỏ: 2 thìa cà phê(16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Cà rốt hấp nghiền nhuyễn: 1 thìacà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Thịt gà nghiền nhỏ: 2 thìa cà phê(16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Cà rốt hấp nghiền nhuyễn: 2 thìacà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt gà nghiền nhỏ: 3 đến 4 thìacà phê (24g - 32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Cà rốt hấp băm nhỏ: 2 - 3 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau dền, rau cải, bí xanh …, cà rốt thay bằng bí đỏ, … (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn 6: Bột/cháo trứng

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Lòng đỏ trứng: 1 lòng đỏ trứngnhỏ (12-16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Lòng đỏ trứng: 1 lòng đỏ trứngnhỏ (12g -16g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Lòng đỏ trứng: 2 Lòng đỏ trứngnhỏ (24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Bí xanh băm nhỏ: 3-4 thìa cà phê(16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau dền, rau cải, bí xanh …, cà rốt thay bằng bí đỏ, … (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5thìa cà phê các loại rau xanh).

Page 94: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng86.

Thực đơn 7: Bột/ cháo gan

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Gan gà băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Gan gà băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí xanh nghiền nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Gan gà băm nhỏ: 3 -4 thìa cà phê(24 - 32g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Bí xanh băm nhỏ: 3 - 4 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Thịt lợn băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau dền băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Thịt lợn băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Rau dền băm nhuyễn: 2 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Thịt lợn băm nhỏ: 3 đến 4 thìa càphê (24 -32 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Rau dền băm nhỏ: 3-4 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,bí xanh…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê cácloại rau xanh).

Thực đơn 8: Bột/cháo thịt lợn

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau cải, bí xanh…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phêcác loại rau xanh).

Page 95: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .87

Thực đơn 9: Bột/ cháo Lạc nghiền nhỏ

TRẺ 6-8 THÁNG(2 BỮA CHÍNH)

TRẺ 9-11 THÁNG(3 BỮA CHÍNH)

TRẺ 12-23 THÁNG ( 3 BỮA CHÍNH)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Đậu phụ tán nhuyễn: 1 thìa càphê (8 g)

Lạc nghiền nhỏ: 1 thìa cà phê (8 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí đỏ hấp nghiền nhuyễn: 1 thìacà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

Bột gạo + bột đỗ: 2 thìa cà phê(16 g)

Đậu phụ tán nhuyễn: 1 thìa càphê (8g)

Lạc nghiền nhỏ: 1 thìa cà phê (8 g)

Dầu ăn: 1 thìa cà phê (2 g)

Bí đỏ hấp nghiền nhuyễn: 1 thìacà phê (16 g)

Nước mắm: ½ thìa cà phê (2g)

Nước: ¾ bát con (150ml)

¾ bát cháo đặc tương đương với5 thìa cà phê gạo (33 g)

Đậu phụ tán nhuyễn: 2 thìa càphê (16g)

Lạc nghiền nhỏ: 1 đến 2 thìa càphê (8 -16 g)

Dầu ăn: 2 thìa cà phê (4g)

Bí đỏ hấp băm nhỏ: 2 - 3 thìa càphê (16 g)

Nước mắm: 1 thìa cà phê (4g)

Nước: 1/2 bát con (100 ml)

• Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống,rau cải, rau dền…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa càphê các loại rau xanh).

Page 96: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng88.

BÀI 17: DINH DƯỠNG CHO TRẺ ỐM (TRẺ BỆNH) VÀ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC

1. Tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng trẻ bệnh:

• Khi bị bệnh trẻ thường chán ǎn nên dễ sụt cân trẻ càng dễ bị ốm hơn vì vậy nếu chămsóc dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ chóng hồi phục sức khỏe.

• Khi bị bệnh trẻ cần nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng để tăng cường khả năng bảovệ chống lại sự nhiễm khuẩn.

• Phòng chống suy dinh dưỡng sau khi bị bệnh.

2. Nuôi dưỡng trẻ ốm (bệnh) và trẻ đang hồi phục:

2.1. Nuôi dưỡng trẻ ốm (bệnh):

Trẻ ốm thường quấy khóc không chịu ăn, ăn ít hoặc hay nôn trớ vì vậy khi cho ăn nên thựchiện những gợi ý sau:

• Chia bữa ăn nhỏ ra để cho trẻ ăn thành nhiều lần hơn.

• Tăng số lần cho bú mẹ để trẻ có thêm nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố bảo vệ giúpchống nhiễm trùng. Cho bú thường xuyên hơn.

• Cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ yêu thích, ăn đa dạng các loại thức ăn.

• Cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn đặc hoặc lỏng hơn so với thường ngày nếutrẻ thích. Thức ăn lỏng sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn đối với trẻ bị viêm họng, viêm miệng hoặcnôn kèm theo ho.

• Bế, đặt trẻ ở tư thế thoải mái để trẻ cảm thấy dễ chịu khi ăn.

• Kiên nhẫn hơn, yêu thương trẻ hơn và dành thời gian nhiều hơn cho trẻ, động viên vàkhuyến khích trẻ nhiều hơn. Nên có một người cho trẻ ăn mà trẻ thích.

NUÔI DƯỠNG TRẺ ỐM BỆNH

• Chia nhỏ bữa ăn cho ăn thành nhiều lần hơn.

• Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

• Cho ăn thức ăn trẻ thích.

• Đa dạng bữa ăn và thức ăn giàu dinh dưỡng.

• Khuyến khích trẻ ăn, uống - cần sự kiên trì.

Page 97: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng .89

Nuôi dưỡng trẻ khi mắc một số bệnh thông thường

NUÔI DƯỠNG TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN HÔHẤP SốT

Bú mẹ Cho bú nhiều hơn và lâu hơn mỗi lần bú Cho bú nhiều hơn và lâuhơn mỗi lần bú

Cho bú nhiều hơn vàlâu hơn mỗi lần bú

Ăn

Chia nhỏ bữa, cho trẻ ăn thành nhiềulần hơn.

Khi trẻ bị tiêu chảy, tránh cho ăn cácthức ăn có nhiều đường, nước ngọt cóga, vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Chia nhỏ bữa, cho trẻ ănthành nhiều lần hơn.

Lúc ăn nên để trẻ ngồithẳng để trẻ dễ ăn hơn

Chia nhỏ bữa, cho trẻăn thành nhiều lầnhơn.

Uống

Cho uống ORS sau khi bú sữa mẹ nếutrẻ đang trong thời kỳ bú hoàn toàn.

Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn thì chouống một hoặc nhiều loại dungdịch:ORS, nước hoa quả, nước cơm,nước cháo, nước sạch...

Cho trẻ uống nhiềunước, nước hoa quảtươi và ăn thêm hoa quảdo trẻ bị sốt

Cho trẻ uống nhiềunước, nước hoa quảtươi và ăn thêm hoaquả do trẻ bị sốt

2.2. Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục

• Thông thường, sau khi khỏi bệnh trẻ ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn (Ăn giả bữa) vìvậy nên tăng lượng thức ăn cho trẻ. Đây là giai đoạn tốt để bổ sung dinh dưỡng cho trẻnhằm hạn chế tình trạng giảm cân, giúp trẻ hồi phục cân nặng.

• Cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa /ngày cho đến khi trẻtăng cân trở lại và đạt mức tăng trưởng bình thường.

Khuyến khích trẻ ăn, uống khi trẻ bị bệnh; cho trẻ ănthêm khi khỏi bệnh giúp trẻ nhanh hồi phục

Page 98: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

Phần 4. Ăn bổ sung

Truyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồng90.

3. Nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ và cách xử trí:

Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần theo dõi cẩn thận. Nếu trongmột ngày, các dấu hiệu này không thuyên giảm thì đưa trẻ đến cơ sở y tế.

• Trẻ không bú được.

• Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước.

• Trẻ không uống được hoặc uống rất kém.

• Trẻ nôn nhiều.

• Trong phân có lẫn máu.

• Sốt cao (trên 380).

• Trẻ bị co giật.

• Trẻ ngủ li bì khó đánh thức.

• Trẻ có biểu hiện khác thường (Thở nhanh, thở khó, rút lõm lồng ngực).

NUÔI DƯỠNG TRẺ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC

• Tăng cường cho bú mẹ.

• Tăng thêm bữa (cho đến khi trẻ tăng cân trở lại).

• Tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa.

• Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng.

• Kiên trì và dành tình cảm yêu thương hơn cho trẻ.

THÔNG ĐIỆP CẦN NHỚ

• Đối với trẻ bệnh: Cho trẻ bú nhiều hơn; Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ ăn làm nhiều lần;Uống nhiều nước.

• Đối với trẻ đang hồi phục: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và cho trẻ ăn nhiều hơn bìnhthường 1 bữa/ ngày cho đến khi trẻ tăng cân trở lại.

• Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm.

Page 99: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

GPXB số: 105/GP-CXB, cấp ngày 04 tháng 11 năm 2011. In 900 bản khổ A4. Thiết kế chế bản tại Heart&Mind

Page 100: một số khái niệm về nuôi dưỡng trẻ nhỏ

TÀI LIỆU HỌC VIÊNTruyền thông thay đổi hành vi về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cộng đồngHà Nội, tháng 7/2011

Alive & Thrive Vietnam203 - 204, E4BKhu Ngoại giao đoàn Trung TựSố 6 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội

Điện thoại: +84-4-3573 9066Fax: +84-4-3573 9063www.aliveandthrive.org