70
TàI LIệU SưU TầM – 2014 MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO 1975-1985 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH ÁNH DƯƠNG SƯu Tập ĐÁNH MÁy

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO - tusachcaodai.files.wordpress.com · nội ô Tòa Thánh… nếu làm việc kỹ như vậy phải vài ba tuần lễ mới xong. Nếu số ngày

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

tài liệu sưu tầm – 2014

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO 1975-1985

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘTÒA THÁNH TÂY NINH

ÁNH DƯƠNG SƯu Tập và ĐÁNH MÁy

2

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện thư vào địa chỉ: [email protected]

Thành thật tri ơn Ban Phụ Trách Phổ Biến Kinh Sách Website daocaodai.info đã bỏ nhiều tâm-huyết và công sức trong việc sưu tập, biên khảo, đánh máy, in ấn hay phổ biến trên Website ngỏ hầu Giáo-Lý Đại-Đạo được phổ truyền rộng rãi, lưu lại di-sản tinh-thần vô-giá cho thế-hệ hiện tại và nhiều thế-hệ tiếp nối mai sau.

California, 15/02/2014Tầm Nguyên

3

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢOSƯu Tập và ĐÁNH MÁy: ÁNH DƯƠNG

4

5

MỤC LỤC

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 7

■ VỤ ĐINH VĂN KÍP � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 9 ■ 18 NGÀY ĐÓNG CỬA TÒA THÁNH � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 9 ■ VỤ PHẠM NGỌC TRẢNG � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �12 ■ VỤ TÁM NGOÀI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 13 ■ TỔNG QUÁT NHẬN ĐỊNH � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �14 ■ SỰ HỌC TẬP CỦA BÀN TRỊ SỰ THÁNH ĐỊA � � � � � � � � � � � � � 15 ■ BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẦU PHÒNG LỢI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 16 ■ BẢN KIẾN NGHỊ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �23 ■ QUYẾT ĐỊNH 124/QĐ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �28 ■ DỜI BAN KỲ LÃO XUỐNG TRÍ GIÁC CUNG � � � � � � � � � � � � �32 ■ CÁC CƠ SỞ NỘI Ô BỊ TRƯNG DỤNG VÀ ĐỔI TÊN � � � � � � �40 ■ THÁNH GIÁO

LIÊN QUAN ĐẾN NGÀI THÁI HIỂU THANH � � � � � � � � � � � �42 ■ BẢN ĐIỀU TRẦN CỦA 5 VỊ SĨ TẢI HIỆP THIÊN ĐÀI � � � � �43 ■ Thay Lời Kết� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 47

PHỤ LỤC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 49

■ BÊN LỀ VỤ ÁN� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �49 ❒ ĐOẠN I: KHÔNG TỐ THẦY MÌNH � � � � � � � � � � � � � � � � � � �49 ❒ ĐOẠN II: ĐỊNH NGHĨA CHỮ “BẢN ÁN” � � � � � � � � � � � � � 53 ❒ ĐOẠN III: CON CHIM TRONG LÒNG HÓT KHÔNG

TRUNG THỰC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �54 ❒ ĐOẠN IV: TỰ DO BIỆN HỘ MÀ BỊ GHI LÀ CHỐNG

CHẾ ĐỘ LÀ KHÔNG ĐÚNG PHÁP LÝ � � � � � � � � � � � � � � � � 55

6

❒ ĐOẠN V: CHỊU GÁNH TỘI CHO THẦY MÌNH � � � � � �56 ❒ ĐOẠN VI: NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA QUÂN ĐỘI

CAO ĐÀI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �56 ❒ ĐOẠN VII: CON RỒNG CHÁU TIÊN � � � � � � � � � � � � � � � � �57 ❒ ĐOẠN VIII: TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN � � � � 58 ❒ ĐOẠN IX: NHỮNG TÌNH MẬT THIẾT GIỮA ĐỨC

HỘ PHÁP VỚI CÁCH MẠNG � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 59 ❒ ĐỌAN X: DẸP THÁNH TỬ ĐẠO NƠI BÁT QUÁI

ĐÀI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �60 ❒ ĐỌAN XI: TỮ GIA CÁT NĂNG TẨU SANH TRỌNG

ĐẠT � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 61 ❒ ĐỌAN XII: NGÂM THI HỒ XUÂN HƯƠNG TRONG

LỚP HỌC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �62 ❒ ĐỌAN XIII: DIỄN VĂN BẾ MẠC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �63 ❒ ĐỌAN XIV: CHÁNH QUYỀN PHÊ PHÁN � � � � � � � � � � � �65 ❒ ĐỌAN XV: DƯ LUẬN CỦA TOÀN ĐẠO � � � � � � � � � � � � � � �65 ❒ KẾT LUẬN: � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �66

7

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO1975 – 1985

Tài Liệu Sưu Tầm ☐ VỤ ĐINH VĂN KÍP ☐ 18 NGÀY ĐÓNG CỬA TÒA THÁNH ☐ VỤ PHẠM NGỌC TRẢNG ☐ VỤ TÁM NGOÀI ☐ TỔNG QUÁT NHẬN ĐỊNH ☐ SỰ HỌC TẬP CỦA BÀN TRỊ SỰ THÁNH ĐỊA ☐ BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẦU PHÒNG LỢI ☐ BẢN KIẾN NGHỊ Của Lê Văn Lượm và Nguyễn Văn Thế ☐ QUYẾT ĐỊNH 124/QĐ ☐ DỜI BAN KỲ LÃO XUỐNG TRÍ GIÁC CUNG ☐ CÁC CƠ SỞ NỘI Ô BỊ TRƯNG DỤNG VÀ ĐỔI TÊN ☐ THÁNH GIÁO LIÊN QUAN ĐẾN NGÀI THÁI HIỂU THANH ☐ BẢN ĐIỀU TRẦN CỦA 5 VỊ SĨ TẢI HIỆP THIÊN ĐÀI

Sau ngày 30–4–1975 Đạo Cao Đài gặp biết bao nhiêu khúc chiết, chúng tôi xin lược thuật

những việc xảy ra có tổn thương đối với nền Đại Đạo nhứt là những khổ tâm của những vị nắm quyền điều khiển các cơ quan chánh trị Đạo. Đây cũng là những việc sàng sải những người dựa bóng từ bi đã mất cả đức tin với Đấng Cha Lành cùng những kẻ trung kiên tâm Thánh đức vậy.

Từ năm 1926 Đức Quyền Giáo Tông, Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Hộ Pháp phải vất vả đương đầu với Pháp bấy nhiêu thì đến 1975 những lãnh Đạo tinh thần

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

8

của nền chánh giáo phải đổ lệ rơi châu bấy nhiêu đối với cộng sản.

Ôn lại khoảng thời gian những năm sau cùng, Đạo bị thiệt thòi những gì? Từ cái tột đỉnh sung mãn đến cái tột đỉnh suy vi nó làm cho người tâm Đạo phải đắng đo suy gẫm.

Thoạt tiên các vị Chức Sắc nồng cốt bị bắt vì lý do có liên quan đến chế độ cũ:

1. Ông Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) vì là cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng.

2. Ông Q. Thượng Chánh Phối Sư Thượng Nhã Thanh vì là cựu Tỉnh Trưởng Hậu Nghĩa.

3. Ông Thừa Sử Lê Quang Tấn tự Trường là Hội Đồng Dân Quân.

4. Ông Bảo Học Quân Nguyễn Văn Lộc vì là cựu Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa.

Đây là những vị bị câu lưu trong thời kỳ tháng đầu quân quản.

Lần lần đến quí vị trong Hội Đồng Quân Quản: ❒ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Hợi (Hội

Đồng Dân Quân). ❒ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Kiết. ❒ Giáo Hữu Nguyễn Hữu Lương (Dân Biểu Quốc

Hội).Kế đến những người chống đối chánh phủ CM.

❒ Ngày 12–10–1976 Cải Trạng Nguyễn Minh Nhựt tự Trân và Giám Đạo Nguyễn Thành Danh bị bắt.

Những ngày kế tiếp những vị sau đây bị bắt:

VỤ ĐINH VĂN KÍP

9

❒ 28–11–1979 Hiền Tài Phạm Ngọc Trảng. ❒ 29–11–1979 Bác Sĩ…….. Minh, Kỹ Sư Hòa. ❒ 30–11–1976 Hữu Phan Quân Lê Văn Thoại. ❒ 02–12–1976 Truyền Trạng Phạm Văn Ngọ và con

là Phạm Văn Châu.Lần hồi các cơ sở bị chiếm đoạt.

❒ 15–12–1976 Cơ Quan Phát Thanh hoàn toàn bị trưng dụng.

❒ 20–2–1977 Ban Kiến Trúc, Khâm Thành Thánh Địa, Cơ Bảo Thể và Thánh Vệ bị chiếm.

❒ 22–2–1977 Ban Thế Đạo và nhà Hội Vạn Linh bị lấy.

VỤ ĐINH VĂN KÍP

22–2–1978 Chánh Quyền cấm các cửa trọn ngày không cho ai ra vào để điều tra vụ Đinh Văn Kíp và họ cho là phản động.

Từ Rằm tháng Giêng Mậu Ngọ đến mùng 3 tháng Hai tức 18 ngày cấm ra vào các cửa Nội Ô và được giải tỏa hồi 11 giờ 30 trưa.

18 NGÀY ĐÓNG CỬA TÒA THÁNH

Chánh quyền XHCN đã ra lịnh từ ngày Rằm tháng Giêng Mậu Ngọ đến mùng 3–2 Mậu Ngọ (1978) tức 18 ngày đóng cửa Nội Ô Thánh Địa.

Sáng sớm hôm ấy, Công An với sắc phục đã canh gác các cửa không cho vào cũng như không cho ra. Trong

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

10

thời gian làm việc 18 ngày, người ở Thánh Địa còn không biết họ làm gì? huống hồ chư thiện tín địa phương làm sao biết mục đích họ đã làm gì?

Chúng tôi được ông Giáo Hữu Thái Giao Thanh, có nhiệm vụ làm Lễ Viện cúng Tứ Thời nơi Đền Thánh tường thuật lại như sau:

Có một tốp lính không phải Công An địa phương nầy mà họ đâu ở Sài Gòn lên tới 60 người. Họ chia làm 3 tốp:

a.– Tốp thứ nhứt vào xét Bát Quái Đài. Họ mang búa, đục, xà ben… gặp vách gõ vách, gặp gạch gõ gạch, thấy miệng cống thì cạy lên để quan sát. Có lẽ họ tìm hầm súng hay những tài liệu bí mật. Họ chung xuống hầm Bát Quái Đài lục soát. Có người liền chép những báo cáo, nếu thấy việc chi khả nghi.

Họ làm việc rất kỹ lưởng trong lối 2 tiếng đồng hồ mới dứt.

b.– Tốp thứ nhì vào xét Cửu Trùng Đài. Họ cũng đục búa, xà ben, đụng đâu gõ đó. Số người lối 20 người, cũng có biên chép các nơi khả nghi.

c.– Tốp thứ 3 xét Hiệp Thiên Đài, từng dưới, từng giữa, từng trên và 2 lầu chuông trống. Số người cũng 20 người, co người biên chép các nơi quan yếu.

Sau khi làm việc xong, người chỉ huy bắt tốp thứ nhì làm việc tại Bát Quái Đài đổi lại quan soát Cửu Trùng Đài, tốp Hiệp Thiên Đài Đài vào quan soát Bát Quái Đài, tốp Cửu Trùng Đài thì quan Soát Hiệp Thiên Đài. Mỗi tốp đều lập vi bằng sự thấy biết của mình vào một cuốn sổ.

18 NGÀY ĐÓNG CỬA TÒA THÁNH

11

Một lần nữa, tốp làm việc tại Bát Quái Đài đổi lại qua soát Hiệp Thiên Đài v.v… nghĩa là mỗi tốp đều có quan soát 3 nơi và ghi chép những gì mình nhận định, hồ nghi hay thấy đặng tận mắt.

Đây chỉ mới nói ở Đền Thánh mà thôi. Còn Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Nam Đầu Sư Đường, Nữ Đầu Sư Đường, Báo Ân Từ, Văn Phòng Hiệp Thiên Đài, Bảo Thế Đường, Hội Thánh Phước Thiện, các cơ sở nơi nội ô Tòa Thánh… nếu làm việc kỹ như vậy phải vài ba tuần lễ mới xong.

Nếu số ngày đếm được là 18 ngày cũng chỉ để cho ban quan soát ấy hành sự và phúc trình.

Có dư luận cho biết là chánh quyền muốn đóng cửa luôn Tòa Thánh Tây Ninh. Nhưng đúng 18 ngày có một phái đoàn báo chí Nhựt Bổn đến viếng Tòa Thánh nên buộc lòng chúng phải giải tỏa để khỏi mang tiếng “Đàn áp Tôn Giáo” hoặc “Còn tôn trọng tự tín ngưởng”.

Ngài Hồ Bảo Đạo, Ngài Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh cùng Hội Đồng Chưởng Quản vẫn kẹt ở nội ô. Đạo Hữu bên ngoài xôn xao đáo để. Nhứt là họ không đi cúng Đền Thánh và Phật Mẫu được.

CQ bắt thêm Giáo Sư Thượng Đoài Thanh, Thiếu Tá Anh và vài Chức Sắc ở Trung Tông Đạo.

Chánh Quyền xung công tất cả máy đánh chữ và máy quây roneo (lối hơn 200 cái)

Với mục đích xung công dinh thự của cải nội ô. Chánh quyền tạo ra vụ Đinh Văn Kíp cho họ tổ chức Mặt Trận TNTL Giải Phóng Việt Nam có đủ tài liệu. Sau đó họ xung công 42 cơ sở của Đạo từ nội ô đến ngoại ô.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

12

VỤ PHẠM NGỌC TRẢNG

Chánh Quyền bắt Trảng và một số trí thức của Đạo cho là phản động rồi đem ra tòa xử. Tòa xử vụ án Phạm Ngọc Trảng có mời Ngài Bảo Đạo, ông Phối Sư Thái Hiểu, cô Phối Sư Hương Mây dự kiến. Tòa kêu án:

1. Phạm Ngọc Trảng . . . . . . . . . . . Tử hình2. Nguyễn Thành Điểm . . . . . . . . Tử hình3. Đặng Ngọc Liên . . . . . . . . . . . . . Tử hình4. Nguyễn Minh Quang . . . . . . . . Chung thân5. Lý Thanh Trọng . . . . . . . . . . . . . Chung thân6. Châu Thị Mỹ Kim . . . . . . . . . . . 20 năm tù giam7. Cao Trường Xuân . . . . . . . . . . . 20 năm tù giam8. Trần Văn Bao . . . . . . . . . . . . . . . 20 năm tù giam9. Phạm Thành Phước tức Ray . . 20 năm tù giam

10. Nguyễn Văn ng . . . . . . . . . . . . . . 20 năm tù giam11. Lê Ngọc Minh . . . . . . . . . . . . . . 20 năm tù giam12. Nguyễn Văn Đời . . . . . . . . . . . . 18 năm tù giam13. Trần Văn Phi . . . . . . . . . . . . . . . . 15 năm tù giam14. Đỗ Trung Trực . . . . . . . . . . . . . . 15 năm tù giam15. Nguyễn Thành Minh . . . . . . . . 15 năm tù giam16. Nguyễn Tấn Phụng . . . . . . . . . . 12 năm tù giam17. Dương Văn Được . . . . . . . . . . . 08 năm tù giam18. Ngô Văn Trạng . . . . . . . . . . . . . . 08 năm tù giam19. Tạ Tài Khoản . . . . . . . . . . . . . . . 07 năm tù giam

Phạm Ngọc Trảng rất can đảm, đứng trước tòa ăn nói lưu loát mục đích chống đối của mình. Tòa cho trong

VỤ TÁM NGOÀI

13

vòng 15 ngày đương sự có quyền được xin ân xá hay chống án, nhưng không một người nào chịu xin và nhận án một cách anh hùng. Đặc biệt cô Châu Thị Mỹ Kim xin Tòa thêm án cho cô được tử hình thay vì 20 năm để cô được chết chung với Trảng là người yêu lý tưởng của cô.

Thật là gan ruột không kém Cô Giang của Nguyễn Thái Học thời Quốc Dân Đảng Việt Nam. Vậy mới đáng câu:

Phòng tía đấp thành hình thổ võ,Cung loan đẹp giống dạng Cao Đài.

VỤ TÁM NGOÀI

Ngày 30–10–1978 Ngài Bảo Đạo triệu tập một phiên họp trình bày vụ Chánh Quyền xét nơi ở của Nguyễn Thị Hoài tự Tám Ngoài, công quả phát thuốc tại Y Viện Phước Thiện có một cây súng lục. Trong lúc ấy có hai thanh niên đang đọc Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam, hai người nầy bị bắt luôn. Công An cho biết hai thanh niên nầy là dư đảng Phạm Ngọc Trảng.

Cô Tám Ngoài khai cô không biết hai người đó, cô không có súng, ai để đó cô không biết. Công An qui trách nhiệm cho Hội Thánh không kiểm soát được người của mình.

Mục đích họ gây tình trạng bất ổn để đóng căn cứ nơi nội ô cho đủ pháp lý.

Lần hồi Chức Sắc bị bắt dài dài.Ngày 29–10–1978, Chơn Nhơn Nguyễn Trọng Đô

Chưởng Quản Nông Viện bị bắt với Giáo Thiện Trương

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

14

Minh Tài, Trưởng Ban Kế Toán Hộ Viện. Ông Lê Tâm Chí Chơn Nhơn Chưởng Quản Lại Viện bị buộc cởi áo dài ra và còng tay. Họ nói vì lý do can án chánh trị.

Các vị Chức Sắc Hành Chánh hay Phước Thiện có gốc Quân Đội Cao Đài phải đi học 45 ngày đem gạo theo ăn.

Ngày 3–11–1978 Chức Sắc từ Giáo Hữu đổ lên phải đi học tại nội ô trong vòng 5 ngày đem gạo theo ăn.

TỔNG QUÁT NHẬN ĐỊNH

Chức Sắc, Chức Việc đi đến tình trạng xôn xao mà không biết phương pháp nào để gở rối rồi tự nhận định tình hình như thế nầy:

Chánh Quyền đánh một lượt 4 chưởng:1. Tạo vụ Kíp, Tám Ngoài, Trảng để quản lý nội ô.

Hội Thánh không phương kiểm soát được an ninh để Công An tự do vào thao túng.

2. Bắt những Chức Sắc có liên quan đến chánh trị cồng tay để chứng minh nội bộ Đạo đã phạm luật của đời tức chống nhà nước Cộng Sản.

3. Bắt Chức Sắc có gốc QĐCĐ và thành phần chống đối học 45 ngày để dìm tìm lực nồng cốt của Đạo xuống. Nếu tình hình đột ngột thay đổi, Đạo không có đủ người đảm đương guồng máy hoạt động.

4. Bắt Chức Sắc học 5 ngày đem gạo vào nội ô ở một chỗ để đóng đinh họ không cho tuyên truyền có hại cho CM.

SỰ HỌC TẬP CỦA BÀN TRỊ SỰ THÁNH ĐỊA

15

Còn Ngài Bảo Đạo và Ngài Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh thì ra lịnh đi tụng kinh mỗi buổi chiều tại Đền Thánh và Đền Thờ Phật Mẫu để cầu nguyện cho nền Đạo qua cơn sóng gió.

Rốt cuộc chúng cấm đoán sự hội họp đông đảo để chúng ta mất sự đoàn kết thương yêu trong lòng Từ Phụ. Thật cơ khảo quá khắc khe làm hai vị lãnh Đạo hội họp lu bu, phải giả câm, giả điếc làm như bụt gỗ để cho chúng tự do đục đẻo thế nào tùy ý.

SỰ HỌC TẬP CỦA BÀN TRỊ SỰ THÁNH ĐỊA

Ngày 3–11–1978 tất cả Bàn Trị Sự trong 20 phận Đạo phải đi học tập các địa điểm do CM định.

Tài liệu học tập đại ý phải nhận quyết những cái sai trái của Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông và các vị Thượng Sanh, Thời Quân lãnh Đạo đã đội lốp tôn giáo, làm tay sai cho Pháp, Nhựt, Mỹ. Vậy Bàn Trị Sự phải làm kiến nghị nhìn nhận những hành vi phi tôn giáo ấy và lên án Đạo bị lợi dụng để phục vụ cho quyền lợi ngoại lai, có hại cho tổ quốc giống nòi.

Trong 3 ngày chỉ có 4 Bàn Trị Sự đưa kiến nghị còn tất cả lối trên 200 BTS không đồng ý ký tên nhận sự việc ấy. Đại ý họ nói: Nếu Chánh Quyền nhận những vị lãnh Đạo chúng tôi là sai thì đó là quyền của nhà nước, còn chúng tôi là người tôn giáo phải tuân theo mạng lịnh của một vị lãnh Đạo không thể phản Thầy, phàn bạn, tố lại thượng cấp.

Tinh thần Bàn Trị Sự rất cao, dầu bị chưởi mắng,

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

16

hâm dọa, nhất định không chịu làm kiến nghị phản Đạo.Mục đích họ đem kiến nghị của Bàn Trị Sự để đập

lại Hội Thánh, nhưng họ thất bại vì lòng trung kiên của con cái Chí Tôn. Nên họ day qua bắt những người học tập nơi các trường cải huấn ra để nhìn nhận lỗi lầm của các vị lãnh Đạo. Họ hứa sẽ trả tự do cho ai chịu phản tỉnh. Vậy mà cũng có hiếm kẻ muốn bảo vệ mạng sống mình lại đi nói xấu Thầy mình một cách thậm tệ.

Điển hình có Giáo Sư Thượng Danh Thanh, Giáo Hữu Thượng Màng Thanh, Hiền Tài Khai (kêu là Tổng Khai).

Coi mòi phương pháp ấy họ làm lung lạc được tinh thần những người nhẹ dạ thiếu đức tin, nếu không làm phương pháp đã đảo các vị tiền bối được thì họ cũng thành công trong việc làm sức mẻ uy tín của những người lên đài.

Sau nầy dài dài họ đưa Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Văn Kiết, ông Giáo Sư Ngọc Sâm Thanh để những vị nầy mất uy tín với nhơn sanh.

Có điều quái dị là trường hợp của Đầu Phòng Lợi, không bị câu lưu, không ai buộc mà muốn dâng công cho Cộng Sản, lên đài đọc một bài phát biểu để từ đó linh hồn của mình mất mà còn chịu sự nguyền rũa muôn đời sau, của nhơn sanh y như bên Thánh Giáo Gia Tô người ta nguyền rủa Juda vậy.

Chúng tôi xin sao y nguyên văn lời phát biểu ấy.

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẦU PHÒNG LỢI (Nguyễn Văn Lợi)

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẦU PHÒNG LỢI

17

Kính thưa UBND Huyện, Xã, Ấp.Kính thưa anh Năm Anh đại biểu quốc hội đơn vị

Tây Ninh.Kính thưa các cấp lành Đạo MTTQ Tỉnh Tây Ninh.Kính thưa Ban tổ chức cuộc mít tinh hôm nay.Kính thưa quí Ông, Bà, Cô, Bác, Anh, Chị cũng như

Chức Sắc, Chức Việc và toàn thể Đạo Hữu Nam Nữ.Kính thưa đồng bào có mặt cuộc mít tinh hôm nay.Kính thưa quí vị.Tôi tên Nguyễn Văn Lợi 61 tuổi, sanh trưởng tại huyện

Gò Công tỉnh Tiền Giang hiện ngụ nhà số 02/10 Ấp Hiệp Long, Xã Hiệp Ninh, Huyện Phú Khương, Tỉnh Tây Ninh.

Nhập môn vào Đạo Cao Đài ngày 15 tháng giêng năm Mậu Dần (1938).

Nay năm 1978 đúng 40 năm giữ Đạo, về làm công quả tại Tòa Thánh liên tiếp có mặt đến nay không gián đoạn việc Đạo, hằng ngày lo tu hành, không cầu phong xin Chức Sắc, nhưng được dự phần lãnh trách nhiệm từng thời kỳ rất quan trọng từ ngày vào Đạo đến nay. Nhờ được gần gũi với nhiều Chức Sắc lãnh Đạo Hội Thánh nên tự tìm hiểu khá nhiều vấn đề bí ẩn và những mưu đồ của Chức Sắc lãnh Đạo từng thời kỳ, từng giai đoạn đến ngày nay. Vì biết trước những hậu quả đó dẫn đến ngày nay, phải mang lấy một bản án của một số Chức Sắc lãnh Đạo Cao Đài có hành động phản quốc.

Ngày 01–11–1978 và ngày 2–11–1978 tôi có dự địa điểm triển khai “Bản Án” tại chợ Long Hoa và Cung Trí Giác, được xem rõ tài liệu, hình ảnh, bút tích quả tan (?) của các

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

18

Chức Sắc Thiên Phong cấp lãnh Đạo, trong đó có Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Từng thời kỳ phát xít Nhựt, thực dân Pháp và xâm lược Mỹ đều có bằng cớ làm tay sai phản dân hại nước và nay, ngay trong nội ô Chức Sắc lãnh Đạo hiện thời cũng vẫn còn có ý đồ che dấu và nuôi dưởng những phần tử chống nhà nước CM, cố tình gây trở ngại đời sống bình thường của nhân dân.

Các cuộc hội nghị triển khai bản án, chánh quyền Tỉnh, Huyện có đưa 2 ông Nguyễn Văn Hợi (Tiếp Dẫn Đạo Nhơn), Nguyễn Văn Kiết (Chưởng Ấn) đang học tập cải tạo ra trước chánh quyền và nhân dân để xác nhận những hành động phản dân hại nước, trong đó có 2 ông Hợi và Kiết là tội nhân đã cùng chung hành động tiếp tay trong ba thời kỳ: Nhật, Pháp, Mỹ kéo dài tội lỗi trên 40 năm phục vụ cho đến ngày 30–4–1975 hoàn toàn giải phóng và hai ông nầy cũng như phần nhiều Chức Sắc lãnh Đạo vẫn còn ngoan cố, không tự khắc phục cải tạo, tư tưởng sai lầm. Đến khi cần chánh quyền đem đi cải tạo, nên hai ông Hợi và Kiết đã giác ngộ qua trên 30 tháng học tập cải tạo, được đứng trước nhân dân nhìn nhận tội lỗi đã qua và hai ông xin hứa trước Chánh Quyền và nhân dân sẽ cải tạo tốt hơn nữa để làm lại cuộc đời mới, tư tưởng mới, tư tưởng CHXHCN Việt Nam.

Với tinh thần hưởng ứng, tôi được tiếp thu đầy đủ tài liệu có bằng cớ hình ảnh và tang vật đã kết thành “ bản án” đã triển khai và cán bộ đã đến giải rất rõ ràng, nên nay tôi được hân hạnh đứng trước UBND Tỉnh, Huyện, Xã, Ấp các cơ quan nhà nước CHXHCNVN và trước quí vị, quí Bà, Cô, Bác, Anh, Chị, trong đó cũng là Chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu Nam Nữ xin có lời phát biểu ý kiến quan

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẦU PHÒNG LỢI

19

trọng, căn cứ trong tinh thần bản án lập trường của Đạo Cao Đài với điều kiện phản bội với nhân dân, với tổ quốc Việt Nam cộng vào sự hiểu biết sự thật của tôi.

Kính thưa quí vị.Âm mưu đầu tiên với ý đồ của đế quốc Pháp cho phép

một số trí thức đứng ra lập Đạo Cao Đài là để ru ngủ đặng thủ tiêu tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam đang thời bị trị.

Cách lập luận truyền giáo Cao Đài với phương pháp mê hoặc chúng dân bằng thần quyền là cầu cơ chấp bút, xuất thần về Thượng giới, làm phù làm phép giả tạo đặng lôi cuốn tín đồ cho đông đảo.

Số Chức Sắc lãnh Đạo lợi dụng đa số tín đồ sùng kính để áp dụng sách lược lừa phỉnh “Xã phú cầu bần, xã thân cầu Đạo” bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần, mục đích là để khai thác tài nguyên vô tận là bóc lột bằng tiền công quả và công sức lao động của các tín hữu đặng cung ứng cho một số Chức Sắc đầu nảo tha hồ tận hưởng phung phí vinh thân phì da thánh thể với nghề tu trá hình là “xã bần cầu phú, xã thân hồi tục”.

Lập trường hành chánh Đạo tức là chánh trị Đạo có tánh chất “ di động phiêu lưu và cơ hội” nhưng với mục đích thì tính chất “cố định” luân chuyển ý đồ tham vọng sẽ biến nước Việt Nam sẽ trở thành một nước dưới chế độ quân chủ lập hiến.

Các Chức Sắc cấp lãnh Đạo ban đầu hành Đạo có nhiều gương mẫu khả kính thật sự là xả phú cầu bần và xã thân cầu Đạo, đến khi phổ độ đông đảo, có nhiều người vì tánh hiếu kỳ muốn biết thế giới Thần Tiên, cầu cơ chấp

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

20

bút, diễn tả Thiên Đình Thượng Đế, cảnh sống Thần, Thánh, Tiên, Phật, không ăn mà sống, không mặc mà lành, dẩn dắt con người từ chổ có hườn không, rồi khi cần thì lấy không làm có, thiệt hư, hư thiệt mà diển tả, làm cho đa số người nhẹ dạ non lòng đem hiến hết tài sản, ruộng đất, nhà cửa, bạc vàng và luôn cả bản thân xung vào tài sản chung của Đạo.

Lần lựa kéo dài thời gian tiếp nối, đến khi bị vật chất chi phối vì cơ cực quá, thiếu thốn vất vã mà không thực hiện được cái mộng Thần Tiên, mà trái lại thường có xảy ra nhiều trường hợp, khi thấy tài sản của mình hiện nay đã lọt về tay một số Chức Sắc cấp cao đã thường kêu gọi và khuyến khích trước kia là xả phú cầu bần, nay trước mắt thấy họ lên chức cao chừng nào đã nghịch lại là xã bần cầu phú. Nay trước mặt thấy họ lên chức cao chừng nào đã ngược lại lấy bần cầu phú. Có người ân hận tủi thân vì tiếc của tiền mà nương, cũng có nhiều người vì thất vọng mà bỏ tu hành, vì xét mình quá dại dột từ cái có ra cái không mà Chức Sắc Thiên Phong nói không là có. Có là có chức lớn, có quyền cao, có tài sản, tiền bạc, có giàu sang và thế lực.

Nói về xã thân cầu Đạo thật sự thiểu số hiểu biết hết còn đại bộ phận người Đạo đa số Chức Sắc cao cấp lợi dụng và bóc lột thẳng tay tiền của và sức lao động tối đa và tàn nhẫn. Nói là có Thiên điều hành phạt, phép Ngũ Lôi đã tử, thề tận Đọa tam đồ thì đối với cấp nhỏ và thuộc hạ. Trái lại Chức Sắc Thiên Phong cao cả cở Đầu Sư, Thời Quân thì khác. Khi thọ phong nói là lịnh Thượng Đế giáng cơ ban cho, nào là Thượng Sanh, Hiến Pháp, Tiếp Pháp… khi thọ phong còn năng lực, nếu vì Đạo thì xã thân hành Đạo thành công biết mấy. Ngược lại các vị ấy không tin có Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là khinh thường Thánh Giáo, bởi

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐẦU PHÒNG LỢI

21

cơ bút lập thành thì Đàn phải thật sự là Thượng Đế giáng cơ nên không biết sợ. Nếu Thượng Sanh và chư Thời Quân cố ý duy trì đem thân làm nô lệ cho thực dân Pháp, chờ đến ngày già nua tàn tạ, tận hưởng lạc thú sa hoa. Khi Pháp không còn dùng thân tàn ma dại nữa, chờ đến số cấp hồi hưu dưõng lão thì mau chơn mang xác già nua bất lực vào Tòa Thánh choàn áo Đạo, chấp ấn cầu cơ, tuyên bố đến vai tuồng Thiêng Liêng gọi về cầm giềng mối Đạo để hợp thức hóa đặng tận dụng quyền uy, tận hưởng tiền tài vật chất của chúng sanh đóng góp. Sau cùng khi chết thì gọi là “Đăng Tiên” thì có luật lệ đã dành sẵn, chèo hầu, chèo đưa, cúng tế long trọng, xây liên đài bảo toàn xác thú.

Một vài ông thố lộ nhan nhản xuất hiện hành động của một Chức Sắc Thời Quân đã có thực hiện xã thân hồi tục, rượu thịt tài tử ca xang, sắc cầm đắm đuối. Khi về Tòa Thánh thì choàng áo mão đóng kịch, nhà tu Đạo mạo như kiểu cách thánh tiểu từ từ thông giới Già Lam, thuyết Đạo dạy Chức Sắc nâu sòng, khép mình cho nên Thánh Thể, nhưng ngược lại ăn mặn tha hồ không e dè dư luận.

Từ năm 1945 về sau, ngày nay thực tế nền Đạo Cao Đài đã trở thành trường quan lại để cầu danh trục lợi, lấy Tòa Thánh Tây Ninh làm địa điểm thực tập “nghề tu” làm Chức Sắc được giàu sang, được quyền uy thế lực, đến khi cấm làm tướng tá, Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng, Bộ Trưởng, Tổng Trưởng v.v… nếu bị sa cơ thất thế thì trở về làm lại Chức Sắc ẩn thân chờ cơ hội. Nếu có dư luận chỉ trích thì có biện pháp cầu cơ mời Đức Lý Đại Tiên giáng cơ trấn an dư luận.

Lập trường hành chánh Đạo có tính chất di động, phiêu lưu và cơ hội đều bởi Thánh Giáo giáng cơ lập thành đã dẩn dắt toàn thể Chức Sắc, Chức Việc và hàng vạn sanh

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

22

linh từ 52 năm nay hoàn toàn bế tắc hướng đi, cứ lai hoai đã vào con đường tuyệt lộ.

Căn cứ theo tin thần bản án tôi xin

ĐỀ NGHỊ

1. Toàn thể người Đạo Cao Đài phải triệt để dứt khoát tư tưởng mơ hồ truyền tụng Thánh Giáo từ ngày khao Đại đến nay, phải phát hiện chận đứng và tố cáo những phần tử xấu còn ẩn núp trong tôn giáo Cao Đài đặng truyền bá ảnh hưởng phản động bằng cơ bút (vì cơ bút là phương đầu độc tín đồ, lừa gạt dân chúng mà thôi).

2. Chấm dứt hành động có tánh cách thừa hành mạng lịnh những phẩm cấp trong Đạo Cao Đài để có cơ hội lợi dụng lòng tín ngưởng tự phát ý đồ làm chánh trị mơ hồ vọng ngoại của các Chức Sắc lãnh Đạo phải chấp hành nghiêm chỉnh, ngưng hẳn hành chánh Đạo có hiệu lực.

3. Toàn bộ tài sản của Đạo hiện có, ngoại trừ các cơ sở tu chơn thuần túy, còn lại là tài sản do đế quốc biếu tặng, hoặc bằng nhiều hình thức có tính cách cưỡng đoạt của nhân dân, thì chiếu theo tinh thần luật pháp hiện hành cần giao nạp cho nhà nước quản lý để xây dựng những công trường, lợi ích cho đời sống nhân dân lao động.

4. Chức sắc nào xét thấy quá trình hành Đạo có tánh cách tham nhũng nhà nước kiểm tra lại, nếu có quả tang ăn cắp của công làm của tư riêng, hoặc của nhân dân thì chiếu theo luật pháp hiện hành mà xử lý đích đáng và nên loại ra khỏi Đạo Cao Đài, để cho những người tu chơn thuần túy bình an tu hành và ra sức đóng góp mọi khả năng bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

BẢN KIẾN NGHỊ

23

5. Toàn thể những người tu chơn thuần túy trong tôn giáo Cao Đài phải đồng lòng tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nhà nước CHXHCNVN của Đảng lãnh Đạo, nhân dân làm chủ tập thể, tích cực khắc phục mọi khó khăn xây dựng nền kinh tế XHCN đang đà phát triển mọi mặt để phục vụ nhân dân, bảo vệ tổ quốc giàu mạnh.

Trân trọng kính chào quí vị. Nguyễn Văn Lợi

Để đòn cân được công bình, chúng tôi xin sao y nguyên văn kiến nghị của Lê Văn Lượm và Nguyễn Văn Thế để chứng tỏ lòng trung nghĩa của những người tâm Đạo.

BẢN KIẾN NGHỊCủa Lê Văn Lượm và Nguyễn Văn Thế

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘNgũ Thập Tứ NiênTòa Thánh Tây Ninh

KIẾN NGHỊ (Xây Dựng)

Kính Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.Kính Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng Chánh Phủ Việt

Nam.Kính Bảo Đạo Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.Kính Hội Thánh Lưởng ĐàiKính Chủ Tịch MTTQ Việt Nam Tỉnh Tây Ninh.Kính quí vị.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

24

Chúng tôi xác nhận lập trường về sự tố cáo cấp đầu nảo lãnh Đạo phản động. Nguyên chúng tôi theo Đạo có lời minh thệ cũng như người theo Đảng cũng có lời thề. Thí dụ cấp lãnh Đạo của chúng tôi có tội phản quốc, phản CM, nếu nhà nước xét có đúng chính xác thì nhà nước đủ thẩm quyền xử lý.

Đối với chúng tôi ngày nay được trở thành con người có Đạo nghĩa là nhờ những bậc ân sư nầy đã dày công giáo hóa chúng tôi. Lại nữa khi theo Thầy học Đạo, chúng tôi có lời minh thệ, hễ bội sư phản bạn thì phải bị tận đọa tam đồ bất năng thoát tục. Nếu chúng tôi bội phản thì linh hồn phải tự tiêu diệt. Chúng tôi chấp nhận thọ khổ về xác thịt để mong sướng linh hồn chớ không để linh hồn bị tiêu hủy

“Thọ tử bất ninh thọ nhục”.Đạo dạy người ở đời phải vẹn trung hiếu, hiếu, nghĩa

cũng như Đảng vậy. Nếu con người của Đạo hay Đảng mà phản bội lời thề thì con người ấy trở nên vô dụng. Chúng tôi tin chắc rằng Đảng không bao giờ dùng người bất trung, bất nghĩa và phản bội.

Do nguyên nhân nào thúc đẫy gây chia rẽ giữa Đạo và đời, nên đoàn kết xây dựng lại.

Năm 1975 khi giải phóng xong, chúng tôi lại thấy có một phần tử nhản hiệu khác chớ không mang nhản hiệu Cao Đài. Để phân biệt thì tôn giáo Cao Đài không có làm chánh trị, nhưng Cao Đài phải chịu mang tiếng vì người làm ấy là tín đồ của tôn giáo mình. Chúng tôi khẳng định rằng phần tử nầy do kẻ đối phương tổ chức mua chuộc và tạo những dư luận xuyên tạc để gây sự chống đối Chánh Quyền với ý đồ phá vở sự đoàn kết Đảng với thành công trong sự chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc là do xây

BẢN KIẾN NGHỊ

25

dựng được mặt trận đoàn kết. Vì vậy là Pháp, Mỹ Ngụy thua, nay Pháp, Mỹ, Ngụy thất bại chúng nó đều nghiên cứu biết rằng: dân tộc Việt Nam chiếm 70% người tôn giáo. Nếu muốn đánh thắng Cộng Sản không phương pháp nào hay hơn là tìm cách phá vỡ mặt trận đại đoàn kết giữa các tôn giáo và chánh quyền CM. Tại sao họ quan trọng yếu điểm nầy. Vì đụng đến tín ngưởng tôn giáo thì người tín đồ sẽ chết vì tôn giáo. Họ đương đầu không sợ chết, sự hy sinh vì Đạo là vinh quang, là công nghiệp phi thường.

Kẻ đối phương biết rõ tâm lý ấy nên họ cố tìm đủ mọi cách luận điệu xuyên tạc để thổi phồng, nói tôn giáo có tánh cách chống CM, dầu bất cứ giá nào để mua chuộc cho được một đôi con chiên chịu làm tay sai đắc lực cho chúng. Tạo ấn tượng phản động chống CM để CM quay mũi nhọn thẳng tay trừng trị tôn giáo là diệu kế của họ.

Kính thưa chánh quyền.Chúng tôi hôm nay lên tiếng nói vì dân tộc và khóc vì

nước còn tai ách nên mới khiến cho nòi giống Lạc Hồng phải chia rẽ nữa. Sự khóc của chúng tôi không phải vì sợ chánh quyền đàn áp, mà khóc cho người bạn, người ân của mình là CQCM trúng nhầm độc kế của đối phương, gây chia rẽ giữa Đạo và đời, mượn được tay CM diệt Đạo để hả dạ cho Đạo Cao Đài thân Mỹ.

Đứng về mặt Đạo chúng tôi thấy rõ chổ đó, nên chúng tôi hôm nay nói lên cái sự thật để thành khẩn chánh quyền cùng Đạo lưu ý sáng suốt đừng để mắc mưu kẻ địch rồi hối tiếc.

Còn phần Pháp, Mỹ, Ngụy, Trung Quốc chúng nó đắc kế vỗ tay ăn mừng chiến thắng là phá vỡ đặng mặt trận đại

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

26

đòan kết của CQCM. Chúng ngồi vinh râu thụ hưởng chính sách lưỡng bạn tương trì, ngư ông đắc lợi.

Vừa qua Đảng ta thành công vẻ vang trên khắp thế giới là do ở chổ được lòng dân. Hễ được dân là được nước, còn mất dân là mất nước. Bởi cớ mà Bác dạy Đảng ta chủ tâm quan trọng ở điểm nầy. Bác khẳng định: Đảng ta thà chấp nhận để mất đất chớ đừng để mất lòng dân. Vậy chúng tôi yêu cầu Đảng ta trung thực theo lời chỉ giáo của Bác Hồ Chủ Tịch muôn vàn kính yêu.

Chúng tôi đề nghị với chánh quyền, cơ hội tốt vẫn còn, chúng ta không nên bỏ qua cơ hội để cho địch nắm, Đạo đời cần đoàn kết lại. Nếu chia rẽ là chết, đoàn kết là sống.

Điểm đại đoàn kết quan trọng nầy, chúng tôi thành khẩn chánh quyền cứu xét để Đạo đời cùng nắm tay khắng khít chặc chẻ lại hầu bảo vệ non sông tổ quốc đang bị đe dọa.

Nay kiến nghị.Ngày 13–10 Mậu Ngọ (13–11–1978)

Lê Văn LượmNguyễn Văn Thế

(Ký Tên)Sau khi gởi kiến nghị nầy thì 2 đương sự bị bắt.Kế công an bắt thêm:

❒ Chơn Nhơn Trần Văn Lợi Phó Chưởng Quản Phước Thiện.

❒ Chơn Nhơn Phạm Văn Oai Thượng Thống Lễ Viện Phước Thiện.

❒ Đạo Nhơn……….. Hòa Phụ Thống Lại Viện Phước Thiện.

BẢN KIẾN NGHỊ

27

Những người nầy bị bắt mà không cho biết lý do.Sau khi bắt Bàn Trị Sự học, chánh quyền ra lịnh

cho Chức Sắc từ Giáo Hữu đổ lên học bản án. Các cụ già không phải không có tinh thần tranh đấu, nhưng cái thuần của tuổi kinh nghiệm, lấy nhu để thắng cang nên để cho vấn đề trôi qua một cách êm xuôi.

Chính Ngài Bảo Đạo đứng chịu tội như vầy: “Tôi là nhà trí thức lại lớn tuổi, tôi không để cho ai lường gạt tâm lý được. Chính tôi nhận định đường lối phải tôi mới theo. Nếu chánh quyền định hình phạt Đức Hộ Pháp thế nào tôi xin gánh chịu như thế đó, tôi không bao giờ chối cải những hành động của tôi đã làm trong 20 năm qua”.

Đến ngày 20–11–1978, chánh quyền bắt học từ cấp Lễ Sanh và các cấp tương đương. Có 1029 học viên chia làm 9 tổ. Tổ 1 đa số Luật Sự, Sĩ Tải và Lễ Sanh, Giáo Thiện. Toàn là Đầu Phận, Quản Phận Châu Thành Thánh Địa cùng Giáo Nhi, Cai Chức, Bếp Nhạc.

Chúng tôi tranh đấu mạnh nhứt có những điểm đáng ghi:

Danh từ Bản Án không đứng vững do Sĩ Tải Phan phản đối làm Tư Tịnh là hướng dẫn viên phải than: “Mấy anh chơi danh từ với tôi, mấy anh là bị cáo, chúng tôi là tiên cáo”.

Mặt trận tâm lý chiến nổ bùng làm xôn xao dư luận Thánh Địa. Đến đổi chánh quyền phải chia 2 lớp ra để chia rẽ hầu dễ trị.

Cuối cùng Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Tỉnh Tây Ninh là Ba Cát phải đính chính 3 phen là chánh quyền không có đả đảo ai, không làm sức mẻ uy tính của ai. Chỉ

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

28

tìm nguyên do những sự sai trái của những nhà lãnh Đạo giáo phái Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, để bắt đầu từ đây chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước.

Như vậy chúng ta đã thắng, vì mục đích họ bắt học để chúng ta lên án Đức Giáo Chủ, nhưng chúng ta lại đề cao công nghiệp của Ngài và bác bỏ yếu tố làm nền cho bản án.

Muốn rõ thêm vụ Bản Án chúng tôi xin mời quí vị hãy đọc “Bên Lề Vụ Án”[1] của Quang Minh.

Tất cả mưu mô xảo trá từ ngày giải phóng đến nay, họ diện lẻ đủ thứ để kết thúc vào Nghị Quyết 124/Q.Đ ngày 4–6–1980 đem thắng lợi cho cs.

QUYẾT ĐỊNH 124/QĐ

Căn cứ vào luật pháp của nhà nước Cộng Hòa XHCNVN qui định nhiệm vụ và quyền hạng của UBND Tỉnh.

Căn cứ sắc lịnh số 234/SL ngày 14–6–1955 và nghị quyết 297/CP ngày 11–10–1977 của Hội Đồng CP qui định về chánh sách tôn giáo.

Căn cứ vào pháp lệnh trừng trị các tội phản CM của Chánh Phủ.

Căn cứ vào chánh sách cải tạo xã hội CN và Công Nghiệp, nông nghiệp, nhà đất của các tỉnh phía Nam.

Căn cứ vào điều 3 của nghị quyết HĐNN Tỉnh Tây Ninh họp kỳ thứ 6 khóa 1 ngày 3–12–1978.

[1] Xin xem “Bên Lề Vụ Án” của Quang Minh ở phần Phụ Lục

QUYẾT ĐỊNH 124/QĐ

29

Sau khi xem xét các biên bản khám xét 42 cơ sở hành Đạo phạm pháp nội, ngoại ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh từ ngày 21–2–1978 đến ngày 8–3–1978 của UBND Huyện Phú Khương (nay là Hòa Thành) và các biên bản phản phá các vụ án phản động trong nội ô Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh.

Thể theo yêu cầu và kiến nghị chánh đáng của quần chúng tín đồ. Để bảo vệ an ninh chánh trị trật tự xã hội, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo đảm đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc XHCN.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I. Nay xử lý các cơ sở chánh trị Đạo và những tài sản của giáo phái Cao Đài Tây Ninh vì đã vi phạm pháp luật hiện hành, trái với chánh sách tôn giáo của nhà nước CHXHCNVN bằng các hình thức và biện pháp sau đây:

1. Giải tán và nghiêm cấm những hoạt động bất cứ với hình thức nào của các tổ chức chánh trị, đảng phái phản động xuất phát ra từ trong Đạo Cao Đài đã thành lập ra từ trước đến nay và từ nay về sau, từ trung ương đến địa phương.

Chấm dứt và nghiêm cấm toàn bộ cầu cơ chấp bút.2. Giải tán, thu hồi quản lý và kể tử nay nghiêm cấm

hoạt động bất cứ dưới hình thức nào của các cơ sở tổ chức chánh trị Đạo và từ Trung Ương đến địa phương bao gồm: Hiệp Thiên Đài, Phước Thiện, Cửu Trùng Đài, Phổ Tế.

3. Tịch thâu toàn bộ hồ sơ nhân sự, tài liệu, tang vật, phương tiện máy móc, tài sản có liên quan đến việc thực

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

30

hiện âm mưu phản CM.4. Nghiêm cấm, ngưng phát hành cũng như truyền bá

Cơ Bút, Thánh Ngôn, Thánh Giáo, Thông Tri, Đạo Lịnh, Kinh Sách và các bài Thuyết Đạo có nội dung mang tính chất phản động chống chế độ XHCN làm nguy hại đến an ninh chánh trị và trật tự xã hội.

5. Chánh quyền nhân dân sẽ căn cứ chủ trương chánh sách pháp luật hiện hành của nhà nước mà trực tiếp nhận và quản lý điều hành các cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư, lương thực, tài chánh, động sản và bất động sản của Đạo không thuộc chức năng tôn giáo quản lý mà Hội Thánh phải giao lại cho nhà nước để phục vụ lợi ích công cộng. Những tài sản để thuộc quyền sở hữu nhân dân, không ai xâm phạm.

Điều II. Những cơ sở tổ chức tu hành Đạo Cao Đài Tây Ninh được tiếp tục hành Đạo theo chánh sách tôn giáo của nhà nước XHCNVN qui định bao gồm:

Trong Nội Ô: ❒ Đền Thánh, Hậu Điện, Đông Lang, Tây Lang. ❒ Đền Thờ Phật Mẫu, Hậu Điện Báo Ân Từ và Nhà Lễ Viện Báo Ân Từ.

❒ Giáo Tông Đường. ❒ Hộ Pháp Đường. ❒ Trại Đường Hành Chánh.

Một bộ phận cần thiết về Nhạc Lễ để phục vụ cho việc tu hành. Về nhân sự ở những cơ sở nầy, Hội Đồng Chưởng Quản sẽ đề nghị chánh quyền cụ thể, nhưng cũng không được đăng ký hộ khẩu trong nội ô.

Ở Cơ Sở Thánh Thất, Đền Thờ Phật Mẫu:

QUYẾT ĐỊNH 124/QĐ

31

Mỗi Thánh Thất, Điện Thờ Phật Mẫu chỉ để lại từ 1 đến 3 người ngoài tuổi nghĩa vụ quân sự và lao động để chăm nom việc nhang đèn, lễ cúng thuần túy tôn giáo cho tín đồ. Những người nầy phải được chánh quyền địa phương nhất trí, đông đảo tín đồ tín nhiệm mới có đủ tư cách pháp nhân hành Đạo.

Mỗi công dân có Đạo và không Đạo đều là người công dân Việt Nam, có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau, phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình.

Uỷ Ban ND Tỉnh Tây Ninh thừa nhận việc tổ chức HĐ Chưởng Quản như hiện nay theo phương hướng tích cực về đường lối tu hành thật sự như Thông Tri Đạo Lịnh của HĐCQ đề ra.

Điều III. HĐCQ Tây Ninh chịu trách nhiệm triển khai học tập quyết định nầy cho toàn thể Chức Sắc, Chức Việc, Tín Đồ và chịu trách nhiệm thực hiện theo điều 1–2 của quyết định.

Các ông phụ trách các Ty, Ban, Ban Ngành và các ông Chủ Tịch UBND Huyện Thị căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạng được giao, căn cứ vào chánh sách pháp luật hiện hành mà tổ chức quản lý điều hành những cơ sở, tài sản, tài vật, phương tiện v.v… của Đạo Cao Đài Tây Ninh theo điều 1 đã qui định.

Điều IV. Các ông trong HĐCQ và các ông phụ trách các ty, ban, ban ngành và các ông Chủ Tịch UBND Huyện Thị Xã căn cứ vào quyết định nầy để thi hành.

Quyết định nầy có hiệu lực ngay và phải được triển khai thực hiện xong trong 10 ngày.

TM UBND Tỉnh Tây NinhChủ Tịch Đặng Văn Thượng

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

32

Từ ngày quyết nghị 124/QN toàn thể Chức Sắc các cấp phải học tập để triển khai nó và phải ra Đạo Lịnh số 1 và Thông Tri số 1 đặng thi hành nó.

Có một phản động lực của các tỉnh như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp v.v… chánh quyền không chịu thi hành những điều khoản của UBND Tỉnh Tây Ninh viện lẻ rằng họ chỉ tùng chánh phủ trung ương Hà Nội chớ Quyết Nghị 124/QN là của chánh quyền Tây Ninh chỉ có hiệu lực nơi tỉnh mình thôi.

Thành thử chỉ Châu Thành Thánh Địa và toàn tỉnh Tây Ninh bị khảo dược và giải thể Hội Thánh và Bàn Trị Sự mất quyền hành chánh mà thôi.

Đạo là đại đồng cả thế giới mà chủ trương chỉ có một tỉnh gẫm chánh trị như thế hãy còn non nớt.

DỜI BAN KỲ LÃO XUỐNG TRÍ GIÁC CUNG

Ban đầu chánh quyền còn để 720 vị cư trú nội ô, dần dần họ ra lịnh nghiêm cấm người nầy, bắt người nọ để rồi toàn Chức Sắc hàm phong xuống Trí Giác Cung để dưỡng già.

Luôn tiện Hậu Điện Hành Chánh cũng bị đuổi, già cả tật nguyền hay lành mạnh cũng phải ra ngoại ô, chỉ còn kẻ thân cộng sản được cư trú chừng vài mươi người. Các cửa ra vào nội ô từ 7 giờ tối không cho ra vô. Ban đêm ruồng bắt những người cư ngụ không hợp lệ.

Thật đáng thương cho những em không cha, không mẹ, không thân bằng cố hữu, từ mấy chục năm dựa nơi sự ăn ở của Hội Thánh nay bị đuổi biết ngủ đâu? Ăn đâu?

DỜI BAN KỲ LÃO XUỐNG TRÍ GIÁC CUNG

33

Nhưng vì tâm Đạo nó cứ ở lỳ, trốn chui trốn nhũi. Rũi bị bắt ít ngày thả ra rồi hoàn cảnh cũ vẫn tái diễn.

Nhà nghèo mới sanh con thảo, Đạo loạn mới trổ kẻ trung kiên. Tuy các khám đường đông nghẹt kẻ vì Thầy dám hy sinh ở tù ngày càng tăng số. Một số dám ăn ngay nói thẳng, dầu hậu quả thế nào cũng mặc cho số kiếp phú nơi Trời. Điển hình:

1. Ông Lễ Sanh Thượng Nghiệm Thanh đã bày tỏ giữa hội rằng: Quyết Nghị 124/QN đã phản ánh với nghị quyết 297/CP của chánh phủ vì một đàng cấm Đạo, một đàng cho tự do tín ngưỡng.

2. Ông Lễ Sanh Ngọc Bào Thanh trả lời khi được hỏi ý kiến về sự chống Trung Quốc: Tôi là Minh Hương lai 4 đời nên trong máu tôi có 25% máu Tàu, 75% máu Việt. Không lẽ tôi binh phụ hệ tôi để chống lại mẫu hệ tôi. Tôi cũng không thể binh mẫu hệ tôi chống lại phụ hệ tôi. Hơn nữa tôi theo Đạo Cao Đài được sự ung đúc tình thương yêu toàn nhơn loại, không phân biệt màu da sắc tóc. Vậy tôi xin chánh quyền tìm biện pháp ôn hòa để hai dân tộc Hoa Việt khỏi đổ máu.

3. Bà Giáo Sư Hương Thân mắng Năm Anh bằng lời lẽ đanh thép rằng: Cậu làm CM đem lại độc lập nước nhà tôi rất phục Cậu, nhưng Cậu hổn láo với Đức Hộ Pháp, bất trung với Hội Thánh tôi thương hại cậu quá. Tôi thương Cậu nên nhắc Cậu lời minh thệ để khỏi bị Ngũ Lôi tru diệt linh hồn Cậu.

4. Ngày 16–10–1977 một trái lựu đạn nổ tại nhà Năm Anh làm Năm Anh, Bảy Mẩn và người lái xe bị thương làm chùng bước kẻ phản Đạo.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

34

5. Sự qui vị của Phối Sư Ngọc Triệu Thanh một cách đột ngột cũng làm dư luận xôn xao, vì người lần lần bị nhuộm đỏ nên Chí Tôn đem về sớm để bớt tai họa cho nhơn sanh.

6. Giáo Sư Ngọc Đôi Thanh là người thiên Cộng nên bị đau trầm kha không nói được cho đến chết, cũng làm cho bọn phản Đạo khiếp đảm trước quyền Thiêng Liêng.

Lần hồi quần chúng tín đồ đặt nặng tín ngưỡng hơn áp lực quyền đời nên sự hâm dọa vô ích. Các đám xác vẫn đông đảo, các đàn lễ vẫn rầm rộ chứng tỏ nhu nhược thắng cang cường.

Mồng 9 tháng giêng, rằm tháng 8 nhơn sanh lục tỉnh lũ lượt về cùng dắt theo Bà con ngoại Đạo làm Thánh Địa mang một sắc thái như tự do mà bên trong thì bị cs đè nặng.

Sự khảo đảo còn dài, chúng tôi tin tưởng ở quyền năng Chí Tôn sẽ thắng quỉ quyền, lưởi liềm làm gì sánh kim câu đặng.

Ngày 30–3–1980 Trưởng Tộc Phạm Môn ông Gấm bị bắt. Lý do không chịu giao sở cao su vì không có lịnh sung công. Sau cùng họ quản lý bướng, ông dẹp chén và nói: Của tư không được lấy. Ông tranh đấu mạnh đáng noi gương anh hùng.

Ngày 2–4–1980 Dương Tuyết Mai Thơ Ký Chưởng Quản Phước Thiện Nữ Phái, Cô Nguyễn Thu Hà Thơ Ký Lại Viện Phước Thiện Nữ Phái bị bắt vì lý do chánh trị.

Ngày 25–5–Canh Thân các vị bị bắt bao gồm: Phối Sư Hương Tranh, Chơn Nhơn Khéo, Chơn Nhơn Thế, Chơn Nhơn Oai, Thơ Ký Pha, Giáo Thiện Ngợi, Y Tá Diệp, Chín Nguyên, Phối Sư Hai, Đạo Nhơn Võ Văn

DỜI BAN KỲ LÃO XUỐNG TRÍ GIÁC CUNG

35

Triệu, Hồ Văn Giao Lễ Sanh Đệ Nhứt, Lễ Sanh Ngọc Hai Thanh, Truyền Trạng Về, Luật Sự Hai Hải, Phối Sư Thu, Giáo Sư Son v.v… bị mời không biết lý do.

Ngày 2–9–1980 13 người được thả có: Chơn Nhơn Chí, Lễ Sanh Cảnh (Điện Bái), Giáo Hữu Diệp, Hà Chí Khiêm.

Ngày 13–9–1980 chánh quyền rào bít đường hậu Phật Mẫu diện lẽ chổ tôn nghiêm không cho nhơn viên trà trộn.

Ngày 12 tháng 1 Tân Dậu vợ Ba Xã bị bắt với ban Từ Thiện, có Luật Sự Binh, Thông Sự Bé, Hải…

Ngày 28–9 Tân Dậu (1981) chánh quyền thả 240 người gồm: Hữu Phan Quân Lê Văn Thoại, Cải Trạng Nguyễn Minh Nhựt (Tự Trân), Giáo Sư Khạp cùng nhiều người khác.

Ngày 20–5 Tân Dậu (30–6–1981) chánh quyền Tây Ninh đã đem ra pháp trường bắn 5 người trong đó có 4 kẻ bị kêu án tử hình về tội phản CM và một người dân sự hiếp dâm. Trong số ấy có Hiền Tài Huỳnh Thanh Khiết tức Nguyễn Văn Trung là con ông Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Tịnh Thanh. Nguyễn Thanh Liêm tức Minh Tâm, Hồ Hữu Hìa tức Phạm Sơn Tùng và Lê Tài Thương tức Lê Xuân Vũ thuộc Trung Ương Mặt Trận Phục Hưng Quốc Gia Việt Nam.

Ngày 15–6 Tân Dậu (1981) chánh quyền vây nhà ông Hiển Trung bắt ông Bảy Trác và lối 7 người đang ăn giổ. Trong đó có 9 Chẩn, Út Sa, Thiếu Tá Chiếm.

Công An đến nhà Tám Cứ và Chơn Nhơn Lê Tâm Chí nhưng hai người nầy không có ở nhà.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

36

Ngày 18–8 Tân Dậu chánh quyền bắt Sĩ Tải Nguyễn Ngọc Tỹ và Truyền Trạng Nguyễn Cẩm Luân về tội cư ngụ bất hợp pháp tại nhà cô Năm Nem.

Ngày 25–1 Nhâm Tuất (18–2–1981) chánh quyền thả 6 người từ thiện có Luật Sự Nguyễn Trí Bình, Ngô Thị Tuôi tự Ba Xã, Nguyễn Thị Bé, Lâm Văn Bảnh, Phan Thị Kim Thành và Lê Văn Hải.

Lễ cầu siêu cho cố Giáo Hữu Thượng Thâu Thanh Chủ Tịch Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Tỉnh Tây Ninh ngày 5–2–Nhâm Tuất (1982). Tro và linh vị từ Hà Nội đem về Tây Ninh làm lễ rồi đem vào Báo Ân Từ để cầu nguyện, kế đến Tòa Thánh cầu siêu. Ông Hiểu và bảy Đạo đem tro vào Bát Quái Đài.

Ông Thái Hiểu lên đài đọc tuyên dương công nghiệp, có Bảy Đạo thay mặt MTDTGP Tỉnh Tây Ninh đọc diển văn. Quan khách có ông Cha, Thầy Chùa và Cao Đài Bến Tre, lại có Chín Đại thay mặt MTTQ Xã ngồi trên lầu Hiệp Thiên Đài cùng với lối 30 khách để dự lễ.

Ngày 3–3–1982 chánh quyền mời học tại Đền Thờ Phật Mẫu Đệ II do Tư Tịnh hướng dẫn. Tịnh thú nhận có những sai trái trong chính sách nhà nước, vì lãnh lịnh trung ương đem xuống thi hành lại đụng quyền lợi nhân dân nên chánh quyền đổi chính sách. Từ đây lấy nguyện vọng địa phương dâng lên CQ giải quyết. Nếu địa phương không đủ thẩm quyền sẽ dâng lên trung ương giải quyết.

Ông Sĩ Tải Tiếp xin rút lại vụ cấm Cơ Bút: “Cơ nói chánh trị bị cấm đã đành, còn cơ Phong Thánh nếu cấm thì Đạo Cao Đài sẽ đi đến chổ tre tàn mà măn không mọc, ắt phải tàn lụi hay sao? Nếu nghị quyết 297 cho tự do tín

DỜI BAN KỲ LÃO XUỐNG TRÍ GIÁC CUNG

37

ngưỡng mà cấm cơ bút thì có gì gọi là tự do”. Tư Tịnh hứa là sẽ trình về thượng cấp cứu xét việc Cơ Phong Thánh. Nói vậy rồi thời gian qua cũng trôi luôn.

Ngày 30–3–1982 Chủ Tịch MTTQ Tỉnh là Ba Hoàng có mời Lễ Sanh và Chức Sắc tương đương đổ lên dự phiên họp, ông đề cao Hòa Bình Chung Sống và Hòa Bình Giáo Hội là kẻ có tâm yêu nước. Ông Sĩ Tải Tiếp xin giải đáp thắc mắc: “Chúng tôi là học trò mà được danh yêu nước, yêu quê hương, còn Thầy chúng tôi là người sáng tạo ra HBCS và HBGH mà tại sao lại mang một bản án?”

Ba Hoàng không trả lời mà để Bảy Đạo trả lời: “Công chống Mỹ của các anh em có chết chóc, có bị tù đày chúng tôi phải nhìn. Còn vụ Thầy mang bản án mà trò được danh yêu nước thì xin khất lại kỳ khác”.

Có lẻ họ đuối lý nên tịch ngòi.Ngày 3–4–1982 Chánh Quyền xử án ám sát dân biểu

Trương Ngọc Anh. Họ cho các bị can là dư đản của Phạm Ngọc Trảng trong tổ chức Thanh Niên Chí Nguyện Đoàn.

Chánh Án là Trần Trung Nghĩa. Tòa tuyên án tử hình:

1. Đinh Văn Phẩm 57 tuổi.2. Nguyễn Văn Vân 35 tuổi.3. Nguyễn Văn Cân4. Mai Văn Thực 30 ngoài tuổi5. Võ Hoàng Đạo 47 tuổi.

Có Chức Sắc 202 người gồm Cai Quản Thánh Thất Điện Thờ Phật Mẫu. Tội nhân có 29 người bị án từ 2 năm tới 20 năm tù.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

38

❒ Trần Thái Bạch tự Dò: chung thân. ❒ Đinh Văn Kíp: chung thân ❒ ………….Sửu: chung thân

Phiên xử tại huyện Hòa Thành. Trong 7 ngày tội nhơn được quyền gởi đơn xin giảm án với Chủ Tịch nhà nước XHCN.

Ngày 9–5–1982 có một người mặc quần đen áo xanh tên Nguyễn Văn Nguơn sanh 1961 ở ấp An Hiệp xã Tân Hiệp Cay Lậy (Mỹ Tho) leo lên Ngai Giáo Tông tại Đền Thánh ngồi, lại còn hút thuốc vào 2 giờ trưa. Ban Trật Tự bắt giao cho Ban Quản Lý Nội Ô rồi 3 giờ chiều được thả. Y khai lên ngôi coi có linh hiển hay không?

Có lẻ CQ xúi để họ tuyên truyền rằng Đạo không linh nên không làm hại người ngồi chổ tôn nghiêm.

Ngày 10–4 Nhuần Nhâm Tuất (1–6–1982) ông Đỗ Đăng Quang 71 tuổi, Quản Gia tại nhà kỷ niệm Đức Quyền Giáo Tông ở Từ Bi đã tự thiêu hồi 5 giờ 30 tại Đại Đồng Xã, nơi Cửu Trùng Thiên phía day ra Tháp Đức Hộ Pháp. Ông mặc áo dài trắng, khăn đen, tẩm dầu xăng vào mình rồi tự quẹt cho ngọn lửa phục cháy. Nguyên do ông bị chánh quyền đuổi vì không có hộ khẩu. Có một Giáo Hữu được Hội Thánh bổ ra đó có hộ khẩu hằng hái trái cây của ông trồng trong mấy chục năm nay đem bán lấy tiền riêng. Ông buồn tình vì không nơi nương tựa nên hẹn ngày mùng 10 tháng 4 ông sẽ đi. Không dè ông đi là đi vĩnh biệt cõi trần chớ chẳng phải đi kiếm nhà khác ở. HĐCQ do ý kiến Giáo Sư Thái Phát xử rằng: Ban ngày ở làm công quả, tối không được ngủ đó. Vì tứ cố vô thân, phần buồn đời hiếp mình, Đạo cũng chẳng binh vực nên có để lại một thơ tuyệt mạng viết bằng giấy casseau dài cả

DỜI BAN KỲ LÃO XUỐNG TRÍ GIÁC CUNG

39

chục trang đề tựa: “ĐUỐC THIÊN CÔNG LÝ”Ông Đổ Đăng Quang là con ông Cai Tổng Đổ Đăng

Khoa ở Bến Lức Gò Đen (Long An), có một em ruột là Đỗ Đăng Sĩ, chú vợ của Nguyễn Văn Hoa (Hoa là anh ruột của Cải Trạng Nguyễn Thành Tất) người có trình độ học thức khá, xưa có làm Thơ Ký cho Đức Quyền Giáo Tông.

Vụ tự thiêu nầy làm dư luận xôn xao, HĐCQ cũng sợ phản ứng của Đạo nên ra thông cáo xoa dịu dư luận, hối chôn gấp trong ngày, cấm người đưa đám đông đảo.

Ngày 27–7 Nhâm Tuất ông CPS Thượng Trọng Thanh qui vị. Chánh Quyền nói bị té lầu từ tầng một xuống đất. Nhưng toàn Đạo nghi ông bị đập bể đầu chết, vì đêm ấy các bóng đèn Nam Đầu Sư Đường bị gở. Trước đó một ngày hội tại Giáo Tông Đường, ông cải với Năm Anh quyết liệt để binh vực quyền lợi của Đạo. Cái chết còn nghi vấn có lẻ thời gian sẽ ra ánh sáng. Đám xác ông rất đông. CQ cấm đọc tiểu sử, măm tế không được đề cơ quan nào và canh chừng ngiêm nhặc. Ông Thượng Trọng hưởng dương 69 tuổi rất Đạo đức, ông chết vì nghĩa vụ, có lẻ ông đắc Đạo vì tánh trung thành.

Ngày 10–5 Giáp Tý (1984) Sĩ Tải Nguyên, Ngời, Giãm, Hưởng, Tú bị bắt vì một bức thư phản đối CQ Biên Hòa tịch thâu tài liệu Hòa Bình và cho rằng tài liệu phản động. Họ bị giam 17 ngày rồi thả ra, kế bị bắt lại chừng vài tháng sau mới thả luôn.

Ngày 13–8 Giáp Tý (1984) Sĩ Tải Nguyễn Ngọc Tỹ được trả tự do nhưng quản chế một năm tại Long Xuyên.

Ngày 26–11 Giáp Tý Hồ Thái Bạch bị kêu án tử hình. Đến 18–12 Giáp Tý (8–1–1985) bị xử bắn tại Thủ

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

40

Đức, hưởng 58 tuổi vì tham dự nhóm phản động quốc tế.

CÁC CƠ SỞ NỘI Ô BỊ TRƯNG DỤNG VÀ ĐỔI TÊN

1. Tiếp Lễ Nhạc Đường đổi thành Trường Thương Nghiệp.

2. Sở Đồng Nhi Nam đổi là Đoàn Ca Múa Nhạc Kịch Tây Ninh.

3. Bắc Tông Đạo đổi là Sở Tạo Dụng Cụ Dạy Học.4. Trung Tông Đạo đổi là Trường Trung Học Nuôi

Dạy Trẻ Tây Ninh (Nay là trường Mầm Non Rạng Đông và Trường Mẫu Giáo 19–5).

5. Hội Thánh Phước Thiện đổi là Trường Y Tế Tây Ninh (Nay là trường THCS Mạc Đỉnh Chi).

6. Dưỡng Đường Phước Thiện đổi là Bệnh Viện Hòa Thành (Nay đã trả về cho Đạo).

7. Hội Thánh Phước Thiện Nữ đổi là Phòng Y tế Huyện Hòa Thành (Nay đã trả về cho Đạo).

8. Hiệp Thiên Đài đổi thành Trại Sáng Tác Văn Hóa & Nghệ Thuật Tây Ninh (Nay đã trả về cho Đạo).

9. Đài Phát Thanh đổi là Cơ Quan Phát Hành Phim Chiếu Bóng (Nay đã trả về cho Đạo).

10. Hạnh Đường đổi thành Hội Trường Thống Nhất.11. Bá Huê Viên đổi thành Vườn Hoa Kiểng Đoàn Kết.12. Tòa Nội Chánh đổi thành Trường Kinh Tế Kỹ Thuật

Tại Chức Tây Ninh.13. Cơ Bảo Thể đổi thành Tòa Án Nhân Dân.14. Ban Kiến Trúc đổi thành Phòng Thương Phế Binh

Tây Ninh.

CÁC CƠ SỞ NỘI Ô BỊ TRƯNG DỤNG VÀ ĐỔI TÊN

41

15. Khâm Thành đổi thành Ban Kiểm Soát Nhân Dân.16. Ban Đạo Sử đổi Thành Cung Văn Hóa Thanh Niên.17. Hội Thánh Tần Nhơn đổi thành Hội Liên Hiệp

Thanh Thiếu Niên.18. Kiêm Biên Tông Đạo đổi thành Ban Quản Lý Nội Ô.19. Ban Thế Đạo đổi thành Trường Đảng Tỉnh Tây

Ninh.20. Đạo Đức Học Đường đổi thành Trường Lý Tự

Trọng.21. Nhà Hội Vạn Linh đổi thành Bảo Tàng Tây Ninh.

Từ áp lực nầy đến áp lực khác. Hội Thánh phải thâu gọn các Hội Thánh lại làm một ban chỉ Đạo lấy tên là Hội Đồng Chưởng Quản và thành phần như sau:Hội Đồng Chưởng Quản Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Tòa Thánh Tây Ninh1. Chưởng Quản: Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa2. Phó Chưởng Quản: Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn

Thanh3. Chánh Từ Hàn: Giáo Sư Thái Phát Thanh4. Phó Từ Hàn: Cải Trạng Lê Minh Khuyên5. Hội Viên: Quyền Thái Chánh Phối Sư Thái Hiểu

Thanh Quyền Thái Chánh Phối Sư Thượng Trọng Thanh Quyền Nữ Chánh Phối Sư Hương Tiếu Chơn Nhơn Đặng Văn Chưởng Chơn Nhơn Nguyễn Thị Khéo Quyền Tiếp Lễ Nhạc Quân Võ Thành Tươi.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

42

Hội Đồng chánh thức thành lập ngày 21–12 Mậu Ngọ (19–1–1978)

Sau khi Bà Phối Sư Hương Tiếu qui vị, Bà Phối Sư Hương Mây thay thế; ông Thượng Trọng Thanh qui vị thì Giáo Sư Thượng Tình Thanh thay; rồi đến Võ Thành Tươi qui vị thì Giáo Sư Ngọc Chẩn thay.

THÁNH GIÁO LIÊN QUAN ĐẾN NGÀI THÁI HIỂU THANH(Nguyễn Ngọc Hiểu)

Đàn cơ tại Cung Đạo Đền Thánh đêm rằm 11 Tân Hợi (1–1–1972) hồi 20 giờ do Ngài Hiến Pháp và Hiến Đạo phò loan Đức Hộ Pháp nói về Truyền Trạng Nguyễn Ngọc Hiểu:

“Cười… Bần Đạo cho quí bạn biết rằng: Hiểu không phải Chức Sắc Hiệp Thiên Đài. Đức Lý Nhứt Trấn Oai Nghiêm đã chọn Hiểu từ lâu để hành sự có hiệu quả hơn bên Hành Chánh, nên Bần Đạo đồng ý giao Hiểu cho Đức Lý sử dụng”.

Tái cầu hồi 21 giờ 30 Đức Lý Nhứt Trấn Oai Nghiêm dạy về trường hợp của Nguyễn Ngọc Hiểu:

“Cười… Lão dùng quyền Nhứt Trấn Oai Nghiêm mà đặt tạm cho Hiểu chức Sĩ Tải để chờ cơ hội Lão sử dụng. Nay muốn xây dựng nghiệp Đạo phải cần đến người đủ khả năng.

Vậy Lão đặc cách phong cho Hiểu thăng phẩm Phối Sư Phái Thái và lãnh quyền Thái Chánh Phối Sư thế cho Thái Bộ Thanh kém sức khỏe”.

BẢN ĐIỀU TRẦN CỦA 5 VỊ SĨ TẢI HIỆP THIÊN ĐÀI

43

BẢN ĐIỀU TRẦN CỦA 5 VỊ SĨ TẢI HIỆP THIÊN ĐÀI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

BẢN ĐIỀU TRẦNKính gởi ông Công An Huyện Hòa Thành Tây Ninh.Chúng tôi 5 người ký tên dưới đây đã được Công An

Huyện Hòa Thành mời nhiều lần điều tra và bị giam giữ từ 2 đến 5 ngày tại huyện vì lý do:

A. Chánh quyền tỉnh Đồng Nai khám xét Thánh Thất Cao Đài xã Tân Vạn có tịch thâu một số tài liệu Hòa Bình của chúng tôi hoạt động lúc trước. Sự việc xảy ra vào ngày 2–4–1984.

B. Bức thơ đề ngày 1–5–1984 của chúng tôi gởi đến chánh phủ Hà Nôi.

Chúng tôi xin thành thật khai rõ về các điểm mà phòng điều tra Công An Huyện Hòa Thành hạch vấn chúng tôi, kể từng điều như sau:

1. Việc tịch thu tài liệu Hòa Bình thuộc quyền của chánh quyền địa phương chúng tôi không khiếu nại. Nhưng chúng tôi rất tiếc là nhà chức trách tỉnh Đồng Nai trong lúc tịch thâu không có mặt chúng tôi, mặc dầu ông quản gia Thánh Thất đã có ý kiến trước với UBND Xã Tân Vạn khi nào khám xét cho chúng tôi giáp mặt với chánh quyền để lập biên bản. Chánh quyền xã Tân Vạn đồng ý và niêm phong các rương đồ của chúng tôi để chờ chúng tôi đến. Nhưng bửa sau, chánh quyền cấp tỉnh đến cạy từng rương tủ không có mặt chúng tôi.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

44

2. Việc lưu giữ tài liệu Hòa Bình chúng tôi xét thấy đó là sự nghiệp tinh thần tranh đấu trong 20 năm của chúng tôi. Nó không phải là loại văn hóa phẩm đồi trụy hay phản động tác hại cho chánh quyền và nhân dân. Hơn nữa tài liệu đó có liên quan đến vận mạng đất nước, nên chúng tôi nghĩ rằng không sai trái.

Chúng tôi yêu cầu chánh quyền tỉnh Đồng Nai gìn giữ tài liệu nầy cho còn để hữu cầu cho đất nước mai sau.

3. Việc bức thư gởi cho chánh phủ ở Hà Nội là do sự việc ở Đồng Nai, dầu muốn hay không chúng tôi bắt buộc phải làm để thanh minh hai tiếng “Phản động”. Do đó chúng tôi thấy không quá đáng.

4.T rong thơ chúng tôi cho rằng tiếng Phản động là “cũ kỷ” vì Đạo Cao Đài đã bị tiếng phản động từ mấy mươi năm trước mà nay vẫn còn bị gánh cho nữa. Hai tiếng “ lỗi thời” viết ra vì ngày nay nó không thích hợp với đường lối đoàn kết dân tộc để xây dựng đất nước. Nhà cầm quyền địa phương không cởi mở với Đạo Cao Đài để hàn gắn lại những gì trong quá khứ.

Chúng tôi lấy làm thắc mắc, đến thời buổi nầy mà chánh quyền còn có thành kiến đối với Đạo Cao Đài.

5. Câu chót trong thơ, chúng tôi quả quyết giải pháp Hòa Bình của Đức Hộ Pháp rất hữu ích chẳng những cho Việt Nam mà còn cho các nước, kể cả hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ. Chúng tôi nhận thấy đó là thực tế chớ không phải mơ hồ vì giải pháp nầy vẫn còn giá trị nếu vẫn còn chiến tranh, tùy theo hoàn cảnh khác biệt của mỗi nước mà áp dụng.

Nói rõ hơn là Việt Nam trong hiện tại, tuy nước nhà

BẢN ĐIỀU TRẦN CỦA 5 VỊ SĨ TẢI HIỆP THIÊN ĐÀI

45

đã thống nhứt, không còn chia thành hai miền Nam Bắc nữa, nhưng chiến tranh đang đe dọa ở biên giới thì giải pháp Hòa Bình của Đức Hộ Pháp vẫn hữu dụng nếu muốn xây dựng lại hòa bình. Bây giờ không áp dụng hòa bình thống nhứt, chỉ áp dụng hòa bình trung lập như trong phần II của Bản Cương Lỉnh CSHBCS của Đức Hộ Pháp đề xướng năm 1956 là “Tránh mọi xâm phạm nội quyền Việt Nam”. Đứng ở vị thế trung lập ở hai khối, được hai khối thừa nhận và Liên Hiệp Quốc giám thị, không có một cường quốc nào có lý do đi xăm lấn. Trên đây là nói về Việt Nam.

Trên thế giới còn nhiều nước chia đôi, chưa thống nhứt được như Triều Tiên, Trung Hoa và Đức Quốc. Các nước nầy nếu muốn được thống nhứt bằng phương pháp ôn hòa thì giải pháp Hòa Bình của Đức Hộ Pháp là hợp tình, hợp lý. Hiện nay hai siêu cường chỉ nói suông chớ chưa có một giải pháp thiết thực để hai bên cùng đồng ý chấp nhận, thành ra không đi đến kết quả nào. Nói ví dụ nếu 2 siêu cường đồng ý giải pháp nầy thì hai bên cùng chọn một cơ quan đứng giữa để điều giải như Liên Hiệp Quốc chẳng hạn.

Tóm lại giữa thế giới ngày nay chia thành hai khối quốc tế đối lập thì chiến tranh có thể xảy ra bao lâu đi nữa rồi cũng phải đi đến thương thuyết hòa bình thì giải pháp của Đức Hộ Pháp rất thích ứng.

Kính thưa ông Trưởng Công An.Trong 9 năm qua từ ngày 30–4–1975, chúng tôi ngưng

hoạt động Hòa Bình, trở về làm bổn phận công dân. Sở dĩ hôm nay chúng tôi phải trình bày giải pháp Hòa Bình của Đức Hộ Pháp là theo từng câu hạch vấn của ban điều tra Công An Huyện Hòa Thành.

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢO

46

Còn thơ gởi chánh phủ chúng tôi buộc lòng phải trình bày việc làm của chúng tôi cũng như việc làm Hòa Bình của Đức Hộ Pháp để chánh quyền tường lãm với ý nghĩa thanh minh hai tiếng “Phản Động” cho tôn giáo Cao Đài. Sự việc xảy ra đó là do ý muốn của chúng tôi.

Trên đây là tất cả lời khai và tự kiểm của chúng tôi, những lời đồng nhứt và dứt khoát.

Chúng tôi viết bản điều trần nầy với ý không muốn bận rộn chánh quyền trong cuộc điều tra chúng tôi hơn nữa.

Chúng tôi xin ông Trưởng Công An cứu xét và định đoạt.

Hòa Thành ngày 16–6–1984 ❒ Nguyễn Thành Nguyên ❒ Huỳnh Văn Hưởng ❒ Nguyễn Văn Tú ❒ Đỗ Hoàng Giãm ❒ Nguyễn Minh Ngời

Sau khi nhận bản điều trần ngày 16–6–1984 Công An bắt nhốt 5 ông Sĩ Tải kể trên và điều tra ráo riết.

Khi chúng nói: “Ông Phạm Công Tắc bán nước”, ông Tú phát cáo và thét lại: “Bán nước là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và Hồ Chí Minh”. Điều tra viên nổi giận trở bán súng đánh lên đầu ông Tú, máu chảy dầm dề, cầm máu không lại buộc phải chở đi nhà thương Tây Ninh băng bó. Từ đó về sau ông Tú bị nhứt đầu mãi. Tuy vết thương đã lành mà thần kinh bị chạm. Có khi đau quá ông la ầm lên giữa đêm khuya. Thiên hạ cho rằng ông đã điên.

THAY LỜI KẾT

47

Ngày………. ông Tú được thả về sau 3 tháng câu lưu tại Huyện Hòa Thành và bịnh tình càng ngày càng trầm trọng.

THAY LỜI KẾT

Đây là một tài liệu rất hay mang tính lịch sử của Đạo Cao Đài. Chúng ta đã có những trang sử viết về Đại Đạo của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu từ 1925–1929, của Hiền Tài Trần Văn Rạng từ 1920–1975. Nhưng những tài liệu viết về Đạo Cao Đài từ năm 1975 trở về sau thì rất hiếm.

“Mười Năm Khảo Đảo” là một tài liệu được viết bởi một người con trung kiên của Đạo, tác giả đã viết rất chi tiết những diễn biến từ năm 1975–1985 xảy ra cho nền Đại Đạo (Người đánh máy xin được phép không nêu tên tác giác của bài viết nầy). Chúng tôi không phải là nhà sử gia nên không dám bàn luận nhiều về chi tiết của bài viết, chỉ biết rằng đây là một tài liệu mang tính lịch sử, cần lưu truyền lại để cho con cháu đời sau biết rằng người tín đồ Cao Đài đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn như thế nào.

Chúng ta hy vọng rằng, rồi đây những trang sử kế tiếp của nền Đại Đạo sẽ được sáng sủa hơn và khi nhìn lại khoảng thời gian đã qua, con cháu chúng ta sẽ mĩm cười hảnh diện vì đã có những người cha, người ông, người cô, người dì của họ dám hy sinh cả kiếp sanh của mình mà bảo vệ cho nền Đại Đạo.

Đánh máy lại vừa xong tháng 7–2010 Ánh Dương

PHỤ LỤC

48

BÊN LỀ VỤ ÁN

49

PHỤ LỤC

BÊN LỀ VỤ ÁN[1]

Quang Minh biên soạn

Đây không phải là sự sắp xếp, mà nó ngẫu nhiên diễn tiến có kết quả tốt đẹp. Có lẽ Đức Hộ

Pháp đã khiến như vậy.Công việc xảy ra rất phức tạp, tôi cố ôn lại làm 15 đoạn

để bạn đọc thấy được sự tranh đấu của tổ 1 đã làm những gì mà gây được tiếng vang trong chỉ có 10 ngày học tập.

ĐOẠN I: KHÔNG TỐ THẦY MÌNH

Trước khi vào đề, 1029 vị từ phẩm Lễ Sanh, Sĩ Tải, Luật Sự, Gíao Thiện, Bếp Nhạc, Cai Nhạc, Đội Nhạc vào học từ 20 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 1978, được chia ra làm 9 tổ. Mỗi tổ trên dưới 100 người, cử ra 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 1 thư ký.

Ngày đầu 20–11–1978 là ngày khai mạc xếp số ghế ngồi; đến 21–11–1978. Chủ nhật nghỉ.

Ngày 22–11–1978 bắt đầu sinh hoạt. Ông Sáu Bầu Phó Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Tây Ninh kêu gọi tổ trưởng, tổ phó và thư ký hội riêng tại Giảng Đường. Ông để lời phủ dụ và yêu cầu tổ trưởng hướng dẫn các tổ viên học tập tốt để đem lại kết quả mong muốn của

[1] Để tiện việc tham khảo, nghiên cứu, chúng tôi thêm phần Phụ Lục BÊN LỀ VỤ ÁN, của Quang Minh biên soạn, vốn không có trong nguyên bản Quyển Mười Năm Khảo Đảo. TN.

PHỤ LỤC

50

Ban Tổ Chức.Sau khi trình bày đại cương, ông hỏi có ai có ý kiến.

Tôi, nhơn danh tổ 1 xin bảo đảm tự do cá nhân cho người phát biểu để cuộc thảo luận được hào hứng, vì nói ra mà bị hâm dọa đi Cây Cầy, thì không ai dám nói. Có 2 tổ khác cũng đồng quan điểm ấy.

Ông trả lời: không thể chấp thuận vì nếu có kẻ phá hoại thì sao?

Trở lại phòng học hướng dẫn viên của tổ 1 là Tư Tịnh, biểu tôi đọc 1 bản văn có 9 câu cần phải giải đáp, nguyên văn như sau:

Mật Trận Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa XHCN Việt Nam

Uỷ Ban Tỉnh Tây Ninh Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

CÂU HỎI THẢO LUẬN1. Vì sao chính quyền cách mạng đưa vụ án này ra trước

nhân dân và toàn Đạo Cao Đài phái Tây Ninh.2. Nguồn gốc vụ án này xuất phát từ đâu. Nó đã gây

ra những tác hại nào cho Đạo, cho sự nghiệp cách mạng và có lợi cho ai? có hại cho ai?

3. Một tôn giáo mà làm chính trị, lập quân đội có bộ máy nhà nước có đúng không? và không đúng ở chỗ nào. Vừa qua Cao Đài phái Tây Ninh có làm như vậy không?

4. Vừa qua có những người nói: những người cầm đầu trong đạo phái Cao Đài Tây Ninh có công xây dựng Đạo là yêu nước. Vậy thì đường lối xây dựng Đạo đúng, sai thế nào? Có người nói Đạo Cao Đài phái Tây Ninh chỉ có tu

BÊN LỀ VỤ ÁN

51

hành không có làm chính trị, vừa qua có thật vậy không?5. Những người cầm đầu có trách nhiệm nếu làm sai,

Chức sắc Tín đồ những người chơn chính chống lại cái sai, giữ đúng đạo lý chơn truyền, như vậy có lỗi thệ không? và những người Chức Sắc cao cấp trong Đạo trước đây có chống đối nhau không, như Cao Hoài Sang truất phế Phạm Công Tắc vậy có lỗi thệ không?

6. Vì sao đạo lý chơn truyền vào Cao Đài phái Tây Ninh không giữ được. Tất cả dẫn đến sai lầm ngày nay từ chỗ nào?

7. Trong đạo Cao Đài phái Tây Ninh có những sự khống chế lẫn nhau điều này có đúng không? Có những gì thấy được sự thật, mà không dám nói sự thật vì sao?

8. Tất cả những Chức Sắc, Tín Đồ là người tâm đạo, yêu nước, có trách nhiệm gì đối với vụ án nầy.

9. Trước tình hình đất nước có chiến tranh biên giới, có kẻ phản động phá hoại nội địa, Chức Sắc, Tín Đồ Cao Đài phái Tây Ninh phải chọn cho mình con đường đi như thế nào? Đi với Dân Tộc hay đi với Đế quốc Mỹ và bọn bành trướng Bắc Kinh?

HếtTôi đọc xong ngừng 1 phút và xin có ý kiến:Trong 2 kỳ học tập trước, tức học tập Nghị quyết

24 và Nghị quyết Hội đồng Chính phủ, tôi học tập rất tốt vì hiểu rõ đường lối mới của XHCN, hầu chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ hiện hành của 1 công dân độc lập. Nhưng nay có một việc khó xử là phải học tập 1 vụ án mà đương sự là Đức Giáo Chủ của chúng tôi.

PHỤ LỤC

52

Khi bước vào đạo mỗi người Tín hữu Đạo Cao Đài đều phải thề: “Hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài, nếu sau có lòng hai, thì Thiên tru Địa lục”. Tôi hiểu Thiên tru Địa lục là tiêu về phần xác lẫn phần hồn.

Hơn nữa, chúng tôi là Chức sắc Hiệp Thiên Đài, khi đắc khoa Luật sự tôi còn thề trước Long Thần Hộ Pháp: “Giữ dạ vô tư hành sự, thực thi luật thương yêu và quyền công chánh. Nếu phạm thệ sẽ bị tận đọa tam đồ bất năng thoát tục.”

Tôi hiểu câu trên là phải đi từ nhơn phẩm tuột xuống vật chất hồn, rồi tiến lên thảo mộc hồn, kế tiến lên thú cầm hồn, rồi nhơn hồn. Đi 1 quận như vậy gọi là 1 đồ mà đi 3 quận gọi là 3 đồ. Mỗi đồ có lẽ cả ngàn năm, mà 3 đồ phải lối 3000 năm. Tôi rất sợ phạm lời minh thệ ấy. Nên nếu có thể xin anh Tư (Tư Tịnh) cho tôi 1 điều kiện là:

“Tố ai thì tố mà tố Thầy tôi, tôi nhất định không tố”�Tư Tịnh trả lời: đó là quyền của anh.

– Nếu không được sự cho phép của anh Tư thì cho tôi xin từ nhiệm tổ trưởng, vì chức ấy không phải tôi muốn mà tôi bị chỉ định bởi Ban tổ chức.

– Tôi không có quyền cho anh từ nhiệm vì đó là quyền của anh Năm Anh.

Không khí phòng học ngột ngạt.Luật sự Mai đứng dậy nói: chúng tôi thấy anh Tiếp

là người có tuổi, đạo đức xứng đáng hướng dẫn chúng tôi trong cuộc học tập này. Vậy đề nghị anh ngồi lại địa vị tổ trưởng. Sĩ Tải Phan cũng phát biểu tán đồng.

Tôi nói đây là 2 ý kiến cá nhân. Nếu anh em đồng ý

BÊN LỀ VỤ ÁN

53

cho tôi làm tổ trưởng, xin cho biết ý kiến bằng cách giơ tay. Toàn hội đều thẳng tay giơ lên tín nhiệm tôi. Tôi xúc động vì không thể tưởng uy tín mình được như vậy, nên hai hàng lệ tuôn trào. Cả phòng đều khóc, nhất là các vị nữ phái (có 10 vị). Tôi tưởng không phải là sự kích động của ngoại cảnh mà là sự va chạm của tâm tư chung của mọi người.

Tôi cám ơn toàn hội đã tín nhiệm tôi, nên tôi xin rút ý kiến từ nhiệm lại và lãnh phần tổ trưởng tổ 1. Chúng tôi bắt tay vào cuộc học tập.

ĐOẠN II: ĐỊNH NGHĨA CHỮ “BẢN ÁN”

Sĩ Tải Phan: vấn về định nghĩa chữ bản án. Nếu nói đây là 1 bản án xin anh Tư cho biết nó được xử hồi nào, tại đâu? Ai là Chánh án, ai buộc tội, ai biện hộ, có bị cáo hay người thay mặt bị cáo trước vành móng ngựa hay không?

Tư Tịnh lúc lắc.Một cán bộ trẻ, người Bắc đứng lên trả lời: đây

không phải là phiên toà xử án, mà là một vụ án lịch sử, tức nhân dân lên án; không cần phải có ông tòa hay buộc tội hay biện hộ. Toàn dân 50 triệu người đều lên án thì nó thành bản án.

– Nếu toàn dân lên án, trong đó ít nữa cũng phải có tôi nhưng sao không hay biết chi về vụ này?

– Đây không phải đem ra xử mà đem ra để chúng ta bàn coi điểm nào đúng, điểm nào sai, để chúng ta cùng nhau sửa chữa.

– Đã nói bản án thì nó đã chung thẩm, nếu nói đem ra xem có điều nào sai điều nào đúng thì thật là phi lý. Vậy

PHỤ LỤC

54

danh từ bản án không đứng vững; có thể nói là một bản dự án hoặc danh từ chi chi đó.

Không khí bắt đầu sôi động vì sự hướng dẫn ảnh hưởng đến uy tín của vị Giáo Chủ. Tư Tịnh kẹt lý, trở lại nói: những người cầm đầu mấy anh xuất phát từ thành phần công chức, tay sai của Pháp, lảnh lịnh Pháp lập Đạo để chống lại Nhân dân. Rồi lập Nội Ứng Nghĩa Binh làm tay sai cho phát xít Nhật đặng rước Cường Để lập chế độ bù nhìn phong kiến. Sau này làm CIA cho Mỹ chống lại Cách Mạng. Dựa theo tài liệu của quí ông Kiết, Hợi, Lợi, Danh cùng hình ảnh triển lãm, mấy anh đã bị lợi dụng mà không hay…

Rủi hết giờ, nên không luận khoản này.

ĐOẠN III: CON CHIM TRONG LÒNG HÓT KHÔNG TRUNG THỰC

Buổi chiều Tư Tịnh bàn đến kẻ viết sử thời Nguyễn Huệ thì nói Nguyễn Huệ là một anh hùng, giải ách nô lệ cho Việt Nam cường thịnh. Nhưng đến thời Gia Long phục quốc thì lại nói Nguyễn Hụê là kẻ giặc bất trung. Vậy muốn viết trung thực thì phải có tự do không bị cường lực nào khống chế mới được.

Tôi đứng lên nói: Như hai ông Kiết và Hợi là người bị cách mạng cho là có tội phạt 3 năm câu lưu. Nay đem bản báo cáo học tập đọc trước công chúng, tôi e những lời ấy không trung thực.

Con chim trong rừng thì hót tiếng hót thánh thót, líu lo, thoải mái; con chim trong lồng nó cũng hót, nhưng giọng hót nó ảm đạm thê lương. Qúi ông còn vanh cánh nó thả nó ra biểu nó bay, cũng không quên cột chưng nó

BÊN LỀ VỤ ÁN

55

vào lồng nhốt lại. Hỏi tại sao tiếng hót nó trung thực được?Tư Tịnh không giằng được bực tức, điểm mặt tôi

nói lớn: Anh chỉ trích chế độ chúng tôi hà khắc, tôi đã ghi lời nói của anh.

Nếu nói ông Kiết ông Hợi bị khống chế, còn anh Lợi có bị khống chế không, mà cũng phát biểu ý kiến chống đối hành vi phi pháp của Đạo.

– Tôi không đề cập đến anh Lợi. Tôi chỉ nói kẻ bị tù tội thì tiếng nói không trung thực, chớ tôi không chỉ trích chế độ, xin đừng hiểu lầm.

Anh em tổ viên binh lập trường của tôi, nên không khí phòng học hết sức ngột ngạt. Tôi yêu cầu cho xả hơi để lấy lại bình thường.

Trở vào hội, Tư Tịnh túng thế tỏ thái độ hằng hộc: Tôi là chánh quyền đứng về phía tiên cáo, còn mấy anh là kẻ bị cáo mà thôi… Rồi ông đem ra đọc những tài liệu chống cộng của Đức Hộ Pháp để gỡ phần nào danh dự.

ĐOẠN IV: TỰ DO BIỆN HỘ MÀ BỊ GHI LÀ CHỐNG CHẾ ĐỘ LÀ KHÔNG ĐÚNG PHÁP LÝ

Sĩ Tải Phan: vấn về kẻ bị cáo được quyền tự do biện hộ, mà khi biện hộ phải biện bạch các lý lẽ có thể chạm đến chính quyền. Anh Tư lại ghi vào sổ để định tội thì làm sao chúng tôi dám phát biểu. Nhiều ý kiến tới tấp buộc Tư Tịnh phải cởi mở và bỏ lối lấy thế lực hâm người dám ăn dám nói. Cuối cùng anh nói: nếu chiều nay tôi không thông qua vụ sáng mai thì tôi không có sanh hoạt với anh em.

Tôi bắt tay Tư Tịnh để cảm ơn một cử chỉ cởi mở

PHỤ LỤC

56

và một tràng pháo tay đã xoa dịu sự ngột ngạt.

ĐOẠN V: CHỊU GÁNH TỘI CHO THẦY MÌNH

Sĩ Tải Thái nói: “Tôi theo Đạo là nhờ Thầy tôi đã dày công khai sáng nó. Nếu bắt Thầy tôi có tội thì mọi tội tình đó tôi sẽ gánh. Nếu chính quyền định tội Thầy tôi thế nào, thì tôi xin chịu thế ấy”.

Tư Tịnh hỏi ai đồng ý với anh Thái; thì lối nửa lớp giơ tay lên.

Lúc ấy Bảy Phú bước vào thấy không khí như vậy, tính hâm dọa: hồi nãy ai đồng ý với anh Thái hãy giơ tay lại coi? Hơn 2/3 lớp giơ tay, tức là hơn số khi nãy. Anh ra lệnh biên tên những người giơ tay.

Nhưng sau khi suy luận với Tư Tịnh, anh Tịnh lại bỏ ý định ấy và thông qua.

Vì biên tên tức là có tính cách hâm dọa, mà hâm doạ nơi tổ 1 là điều vô ích.

ĐOẠN VI: NHỮNG SỰ HỮU ÍCH CỦA QUÂN ĐỘI CAO ĐÀI

Luật sự Sâm nói: “QĐCĐ bị mang tiếng là công cụ của Pháp để chống lại Cách Mạng. Việc ấy tôi không biết vì tôi còn nhỏ. Nhưng tôi có nghe ông bà nói lại là nó rất có ích. Vì nó đã leo thành Onzième RIC, thành Ô Ma mà bắt Tây trói ngày 9–3–1945. Nó còn mở khám lớn Sàigòn, cùng các khám lục tỉnh thả anh em Cách Mạng bị Pháp giam từ trước đến giờ. Nó còn rước tù CM ở Côn Lôn về đất liền hưởng tự do. Khi lập các căn cứ ở tỉnh, quận, nó đã chứa cha, mẹ, vợ, con của anh em CM khỏi sự bố ráp của Pháp cùng tay sai. Như thế tôi có thể nói rằng nó đóng góp một

BÊN LỀ VỤ ÁN

57

phần lớn cho sự giải phóng đất nước”.Có bạn thêm rằng lính Phạm Văn Út là em nuôi của

Văn Thành Cao đã ám sát được Chanson cùng tên Việt gian Thái Lập Thành bằng 2 quả lựu đạn rồi anh cũng chết luôn với vụ nổ ấy.

Có bạn đem vụ thiếu uý Phan Hùng Ngự ở Bến Tranh (Mỹ Tho) ra làm điển hình đã chống Pháp giết được hơn 30 lính Pháp, trong đó có 2 đại úy và sau đó tự sát với viên đạn cuối cùng, không cho địch khai thác.

Bao nhiêu chứng tích cũng tỏ được sự hữu ích của QĐCĐ đối với đồng bào.

ĐOẠN VII: CON RỒNG CHÁU TIÊN

Tư Tịnh cho cơ bút là cơ quan đầu độc mê tín, không có sự thật Thần Thánh nào, mà do các vị cầm đầu vẽ vời ra để gạt gẫm tâm lý thiên hạ.

Tôi không đề cập đến cơ bút mà tôi hỏi ngoài lề:– Cách Mạng có nhìn nhận dân tộc Việt Nam là

Con Rồng Cháu Tiên Chăng?– Nhìn chứ, vì chúng ta là giòng giỏi của Lạc Long

Quân mà.– Theo duy vật biện chứng, tôi không tin rằng rồng

mà đẻ được người ta. Nếu tin như vậy là mê tín, tin điều vu vơ không căn bản. Tổ Tiên ta nếu là Rồng thì đẻ ra Rồng chứ làm sao mà đẻ ra người được.

Hơn nữa nếu không có cơ bút, khi Chánh Trị Sự đủ công nghiệp, cầu phong lên Lễ Sanh, Hội Thánh công nhận rồi mà Đức Lý không cơ chấm phái, rồi mấy ông ấy

PHỤ LỤC

58

mới biết may áo màu vàng, màu đỏ hay màu xanh mà đi chầu Chí Tôn?

Bảy Phú thấy khó trả lời bỏ phòng học đi ra. Một chập lối 5 phút, tôi day lại hỏi: Anh Năm Anh là Thừa Sử Hiệp Thiên Đài, lớn chức hơn tôi xin giải đáp điều ấy. Năm Anh cũng nín thinh hồi lâu không giải được.

Tư Tịnh nói càng: lấy cái nón viết thăm Thái, Thượng, Ngọc rồi đem trước Thiên Bàn cầu nguyện, ai rút được phái nào thì mặc áo phái đó.

Thật là một giải pháp hên sui như xổ số chớ không có pháp lý gì hết. Bao nhiêu đó, cũng thấy họ đuối lý trong vấn đề dẹp bỏ cơ bút.

ĐOẠN VIII: TRUNG VỚI NƯỚC HIẾU VỚI DÂN

Tư Tịnh nói Bác Hồ đã sửa sự trung và hiếu không phải là trung với vua, hiếu với cha mẹ mà phải trung với nước hiếu với dân tộc.

Tôi hỏi: xưa thì có vua, bây giờ có chủ tịch nhà nước, vậy chớ cái tình của cán bộ đối với chủ tịch nếu không kêu là trung nay đổi là danh từ gì?

Tư Tịnh ấm ứ không trả lời được.Tôi tấn thêm: còn xưa nói hiếu với phụ mẫu, nay

cách mạng nói hiếu với dân, vậy cái tình con cái đối với cha mẹ, đặt tên nó là gì?

Tư Tịnh nói: cũng kêu là hiếu nhưng đó là hiếu nhỏ, còn hiếu với dân là hiếu lớn.

Tôi đề nghị: Vậy thì mình kêu 1 cái là tiểu hiếu, và 1 cái là đại hiếu liệu có ổn không?

BÊN LỀ VỤ ÁN

59

Tư Tịnh cười xoà cho qua câu chuyện, không giải đáp được sự sửa đạo trung hiếu của đức Khổng Khưu.

Câu nầy không biết quýnh quáng thế nào mà Tư Tịnh vô đề nói lộn: “Trung với dân hiếu với nước” nên bị thư ký tổ 1 là Chớ sửa lại rằng: có lẽ anh Tư nói lộn

“Trung với nước, hiếu với dân” nên Tư Tịnh cũng hơi quê quê về sự đảo ngữ đó.

ĐOẠN IX: NHỮNG TÌNH MẬT THIẾT GIỮA ĐỨC HỘ PHÁP VỚI CÁCH MẠNG

Khi thua lý Tư Tịnh đem lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp có khoản nào chống cộng ra để đỡ như: lúc bế giảng Đạo Đức Học Đường, bài Quốc Sự Vụ…

Tôi tuần tự đem những bằng cớ yêu nước và thân thiện của Đức Hộ Pháp đối với Cách Mạng:

1.Khi đi Geneve làm Quan sát viên hội nghị, Ngài có được ông Phạm Văn Đồng lúc ấy làm trưởng phái đoàn chánh phủ Miền Bắc và ông Phan Anh làm Thứ Trưởng đãi Ngài 1 tiệc cơm chay. Nếu không thấm tình sao lại đãi đằng nhau.

– Tư Tịnh không trả lời.2. Lúc 2 ông gặp nhau. Ôm hôn nồng nàn giữa ống

kính của báo chí quốc tế và phim ảnh của quốc tế đã chiếu lại những phút êm đềm đó. Thử hỏi việc đó có thấm tình nhau chăng?

– Tư Tịnh nói: đó là phép xã giao của người Cộng Sản, chứ hễ thù là thù, thân là thân, chớ kẻ thù không bao giờ làm thân được.

PHỤ LỤC

60

3. Tôi còn đem việc, khi Đức Gíáo Chủ chúng tôi đăng Tiên tại Nam Vang, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam có cử đại diện đến trước linh sàng nghiêng mình thi lễ để tỏ lòng mến tiếc. Vậy có thâm tình chăng?

– Tư Tịnh không trả lời, tôi tấn luôn.4. Cụ Tôn Đức Thắng nhơn danh chánh phủ Dân

Chủ Cộng Hoà Việt Nam đánh một điện tín chia buồn cùng Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh. Vậy việc ấy có thâm tình chăng?

– Tư Tịnh đứng dậy vừa nói vừa xá tôi: Thôi tôi lạy anh mà anh Tiếp!

Việc ông hướng dẫn viên lạy ông Tổ Trưởng Tổ 1 giữa 95 học viên được loan truyền đi cùng khắp Châu Thành Thánh Địa thì uy tín đâu nữa mà Tư Tịnh điều khiển cuộc học tập?

ĐỌAN X: DẸP THÁNH TỬ ĐẠO NƠI BÁT QUÁI ĐÀI

Ông Lễ Sanh Ngọc Luông Thanh, tổ phó tổ 1 nói: “Hôm qua tôi có vô Cung Đạo Đền Thánh quan sát kỹ lưỡng, không có chỗ nào thờ Thánh Tử Đạo cả”.

Cô Giáo Thiện Mân nói thêm: hồi tôi làm Giáo Nhi thì tôi biết Thánh Tử Đạo chỉ thờ ở tư gia; đến ngày lễ thân nhân họ đem linh vị vào Báo Ân Từ cầu siêu, rồi trả về nhà chứ không có thờ ở Đền Thánh.

Tôi day lại nói với Tư Tịnh: Đó anh Tư thấy lời của anh Lợi là không đúng sự thật. Vì anh Lợi đề nghị Hội Thánh nên dẹp bài vị Thánh Tử Đạo nơi Bát Quái Đài, vì những người ấy cầm súng chống lại đồng bào, không xứng đáng thờ chung với Đức Chí Tôn. Nhưng thực tế

BÊN LỀ VỤ ÁN

61

Hội Thánh có để bài vị nào nơi đó đâu mà dẹp.Tư Tịnh làm thinh không trả lời được.

ĐỌAN XI: TỮ GIA CÁT NĂNG TẨU SANH TRỌNG ĐẠT

Thấy lý nhiều điểm tôi yêu cầu anh em tổ viên “xả cảng” nghĩa là không tranh đấu nữa, để các câu 4, 5, 6, 7 qua dễ dàng, chờ đến câu 8 và 9 sẽ nổ lại.

Nhưng lạ một điều là mình đã xả cảng mà ban tổ chức còn “ê răng” nên ra lệnh chia 2 lớp học ra. Tổ 1 chỉ còn có 45 người, thay vì 95, còn 50 vị kia nhập qua tổ 8. Phê bình sự chia này đủ thấy chính quyền không đủ sức điều khiển lớp học theo ý muốn. Có bạn nói: “Tử Gia Cát năng tẩu sanh Trọng Đạt”, nghĩa là: ông Khổng Minh chết rồi mà còn làm được Tư Mã Ý chạy có cờ mới là trí cho chớ. Tổ 1 ngừng tranh đấu mà thiên hạ vẫn chia lớp là một sự sợ không căn cứ.

Còn 2 ngày bế giảng, ông Ba Cát, Chủ Tịch Mật Trận Tổ Quốc tỉnh TN họp 9 tổ lại tuyên bố: Chúng tôi không có ý truất phế hay tố cáo làm mất uy tín ai hết. Chỉ tìm nguồn gốc của sự sai trái để từ đây chúng ta sửa lại theo đường hướng mới, hầu làm một công dân tốt trong cộng đồng Dân tộc.

Đây rõ ràng là một cuộc “trở cờ” dịu giọng. Việc trở cờ chứng tỏ phần thắng thuộc về chúng ta “Cao Đài”. Ông Cát còn thú nhận rằng chỉ có Trường Hòa và tổ 1 là

“không khai thông” được.Lý do rất dễ hiểu: Trường Hòa tức Trí Huệ Cung

là môn đồ ruột của Đức Hộ Pháp; còn Tổ 1 đa số là Hiệp Thiên Đài cũng là tay chơn của Đức Hộ Pháp, thì việc

PHỤ LỤC

62

biểu chúng vạch lỗi của Thầy chúng là điều mò trăng đáy nước, không bao giờ nắm được mặt trăng.

Thấy rằng việc bảo vệ danh giá của Đức Giáo Chủ được thành công, chúng tôi cho câu 8, 9 trôi như lục bình trôi nước lớn.

ĐỌAN XII: NGÂM THI HỒ XUÂN HƯƠNG TRONG LỚP HỌC

Khi rảnh rang, tôi còn ngâm thi Hồ Xuân Hương giữa lớp học cho thêm phần thú vị.

Hiện chúng tôi như nước Đằng nhỏ bé nằm giữa nước Tề và nước Sở lớn lao. Hễ nghiêng bên này thì Tề giận mà nghiêng bên kia thì Sở ghen. Nếu chúng tôi nói theo Cách Mạng thì dư luận Đạo cho là kẻ bất trung, bất nghĩa. Còn chúng tôi nói theo Đạo thì Cách Mạng cho chúng tôi là chống đối lại nhân dân. Thật khổ quá. Bà Hồ Xuân Hương đã tỏa như vầy:

Đằng Quốc tôi nay vốn nhỏ nhen,Hai bên Tề Sở giữa mà len.Ngảnh mặt lại Tề e Sở giậnQuay đầu về Sở sợ Tề ghen.

Đến câu 8 chúng tôi phát biểu gần 30 ý kiến mà Tư Tịnh không thông qua. Tôi yêu cầu ông “xã thay” bằng cách dẫn tích Văn Minh Điện:

Mỗi năm, hễ rằm tháng 8 là chúng tôi có tổ chức Văn Minh Điện để đố thai rất vui. Kẻ đáp trật thì bị gõ cốc, kẻ đáp gần trúng thì gõ ben; còn ai đáp trúng thì được đánh thùng tức sổ giàu bắc cấu. Nhưng có 1 câu mắc mỏ quá không giải được là câu nầy:

“Liễu mai vẽ nét hồng nhan

BÊN LỀ VỤ ÁN

63

“Trách ai khinh rẻ phụ phàng ngôi Tiên.Xuất nhứt nhơn.Tư Tịnh cũng vui tánh góp ý: Có anh nọ đố anh

kia: Tao đố mầy con gì cái sừng bằng tay cái mà con mắt bằng thúng giạ? Thằng kia suy nghĩ 1 hồi rồi chịu thua.

– Mầy muốn tao xả thai thì mầy cúi tao đánh 3 roi. Thằng kia chịu. Sau khi thọ đòn thằng nọ nói: Tao cũng không biết con gì kỳ vậy, thôi tao cúi lại cho mầy đánh lại trừ.

Anh em phê bình 2 việc phiến luận, thấy một đàng thì văn chương lưu loát, ý nghĩa thâm trầm, còn một đàng thì cộc lốc khô khan, rời rã như cơm nguội chan nước lạnh……

Cuối cùng mỗi học viên làm bản thâu hoạch của mình để nạp. Thơ ký phải nạp tất cả bản ghi chép cho cán bộ người Bắc. Bản thâu hoạch họ cũng góp luôn. Tư Tịnh chỉ thu báo cáo hằng ngày của tổ trưởng.

ĐỌAN XIII: DIỄN VĂN BẾ MẠC

Ban tổ chức cho họp hồi 8 giờ tối ngày 12–1978 tại Nam Đầu Sư Đường để cử người thảo diễn văn bế mạc. Anh em cử người này người khác mà không ai đồng nhất trí. Tôi phát biểu là Tổ 1 rất cứng không thể đại diện, tổ 8 quá mềm không thể đại diện. Tôi lấy trung dung Tổ 2 do Phan Thanh phụ trách. Nhiều Tổ đồng ý nhưng Phan Thanh không dám đường đột, muốn tránh né nên đề nghị Lễ Sanh Ngọc Minh của Tổ 8 thảo diễn văn rồi đọc luôn. Tôi chấp thuận miễn cưỡng. Nhưng sau một giờ cậm cụi, Minh không kết thúc được. Tôi yêu cầu đọc lại cho chúng tôi nghe thì có đọan: “….chúng tôi yêu cầu chánh quyền

PHỤ LỤC

64

ngưng cơ bút, quản lý các cơ sở có xảy ra các vụ án, giãm bớt các cơ quan này nọ v.v...” Tôi không bằng lòng và cho rằng đây là bài diễn văn bế mạc chứ không phải kiến nghị. Chúng ta chỉ cám ơn chính quyền, ban giám huấn, ban tổ chức đại ý vậy thôi, chứ không dài giòng.

Anh Minh nói như vậy không đúng ý chủ chính quyền. Tôi hỏi: anh là đại diện cho chúng tôi hay là đại diện cho chánh quyền? Nếu đại diện cho chúng tôi thì khi chúng tôi đồng ý anh mới có quyền đọc.

Anh nói khi tôi viết rồi, còn phải trình Năm Anh kiểm duyệt mới có quyền đọc.

Tôi thấy nói nữa vô ích vì hiểu hai chữ tự do trong chế độ chuyên chế là thế nào nên buông trôi tới đâu hay tới đó.

Thật quả nhiên, sáng đến, bài diễn văn của Tổ 8 được giới thiệu đọc thay mặt cho 9 Tổ:

Yêu cầu cấm cơ bút, dâng hiến cơ sỡ và chỉnh đốn nội bộ của Đạo.

Đêm ấy tôi có nói với Anh Minh là nếu anh đề nghị ngưng cơ bút, hiến sở, sửa chơn truyền… thì nữa nhơn sanh nắm áo anh mà bắt đền, vì anh đề nghị nên chánh quyền mới nhận. Còn nếu chánh quyền lấy cường lực mà ép chúng ta giao thì chúng ta không lỗi phận. Anh cười hề hề rồi đâu cũng ra đấy.

Đó là sự thật phủ phàng của nội bộ chúng ta.Bên nữ phái cũng có 1 cô Giáo Thiện lên đọc bài bế

mạc suông suông nghe cũng xuôi tai. Đó là Giáo Thiện Nguyễn Ngọc Ẩn, thơ ký Lại Viện Nữ Phái Phước Thiện.

BÊN LỀ VỤ ÁN

65

ĐỌAN XIV: CHÁNH QUYỀN PHÊ PHÁN

Tư Tịnh phát biểu: sau 10 ngày học tập, chỉ có Tổ 1 do sĩ Tải Tiếp làm tổ trưởng, chưa vô giáo đầu là đã giơ thẳng tay hô to: “Tố ai thì tố, nhứt định không tố thầy tôi”.

Nơi Tổ 7 có Luật Sự BìnhTổ 8 có Luật Sự HảiTổ 9 có Luật Sự HaiCũng đều 1 luận điệu như Sĩ Tải Tiếp.Đó có phải chăng là một sự chỉ đạo?Tư Tịnh không nói rõ nhưng anh ám chỉ Ngài Bảo

Đạo chỉ đạo.Tôi xin đính chính rằng, khi hay tin Tổ 1 rắc rối, ngài

Bảo Đạo nhắn với tôi rằng đừng nóng, rũi bị bắt, không có người làm việc.

Hơn nữa, Tư Tịnh đánh giá chúng tôi thấp quá, vì có chữ Đạo mới biết ăn nói còn cá nhân mình câm hay sao? Chúng tôi tranh đấu là do tâm chỉ đạo chứ không do một sức mạnh nào cả. Vì hồn ai nấy giữ. Hễ ai trọng phần hồn mới xem nhẹ phần xác, bất chấp tù tội ngục hình, hay mất mạng cũng không chừng.

ĐỌAN XV: DƯ LUẬN CỦA TOÀN ĐẠO

Chỉ có 10 ngày mà anh em chúng tôi chiếm được sự tín nhiệm nồng nàn đối với chức sắc, chức việc lẫn tín đồ nam nữ, đi đâu cũng được hỏi han, khen tặng. Cảm động nhất có một ông già nói: “Em tranh đấu cho danh giá của Thầy, rũi có chết qua sẽ lập miễu thờ em”

PHỤ LỤC

66

Có nhiều người không dám nói, mà tốp trẻ dám nói làm họ hả dạ, nên đồ ăn tới tấp. Nào là bánh trái, thuốc lá, kẹo trà… mà quí nhất là sự thoải mái tự đáy lòng. Có kẻ ôm chúng tôi khóc ở giữa lộ.

Đường còn dài, sự tranh đấu còn gay go, chúng tôi không thể lường trước sự diễn biến của cuộc tranh đấu đi đến mức độ nào? Chỉ biết cầu nguyện Đức Hộ Pháp ban bố chúng tôi sáng suốt, thông minh vững vàng đức tin tiến lên một hướng, không hề lùi bước.

Xin các Đấng ủng hộ chúng tôi.

KẾT LUẬN:

Mục đích của nhà cầm quyền CM là tạo pháp lý để quản lý nội ô, dẹp Đạo. Vì nguồn gốc của nó là tay sai của đế quốc Pháp, Nhựt, Mỹ thì nó không có giá trị gì và không thể tồn tại được. Họ tạo vụ án Phạm Ngọc Trảng, Đinh Văn Kịp, Tám Ngòai… còn đem quí ông Hợi, Kiết, Lợi lên đài để làm biểu tượng.

Chúng ta lại nói, vụ 2 ông Hợi, Kiết là chim trong lồng hót không trung thực. Vụ ông Lợi đòi dẹp bàn thờ Thánh Tử Đạo mà không có bàn thờ ở Bát Quái Đài. Còn bản án là danh từ không đứng vững; nó là chung thẩm mà còn đem ra bàn cải để tìm đúng sai là phi pháp.

Chẵng những thế thủ vững vàng, mà thế công lại bén nhọn nên rốt cuộc ông Chủ Tịch MTTTQ tỉnh TN phải trở cờ đính chính 3 lần rằng: Chỉ tìm nguồn gốc sự sai trái của những người cầm đầu giáo phái Cao Đài TN, chớ không truất phế ai, không đả đảo ai. Ông còn nêu là từ ngày giải phóng đến nay, tín hữu Cao Đài có 7 tiểu

BÊN LỀ VỤ ÁN

67

đòan tân binh có đi dâng công giới tuyến, có làm thủy lợi của công trường….. cuối cùng kêu gọi đoàn kết, đại đoàn kết để Đạo vinh, đời rạng.

Thật vẻ vang thay cho cuộc tranh đấu!Viết xong hồi 10h15 ngày mùng 8–11.Mậu Ngọ (9–12–78)

Bùi Văn Tiếp

CẢI ÁN CAO ĐÀIBảo vệ thanh danh của đức ThầyThành công mừng đặng tỏ lòng ngayPhơi gan trung tín đền ân thắmTrãi chí anh phong đáp nghĩa dày.Bất chấp quyền uy hâm Ngục thấtNào kiên phép mị dọa Cây cầyThân hèn dù thác đường ngay tớiTrước mõ treo văn, thắng độc tài.

Giãi Tâm

Ngày 12–11 Mậu ngọ (11–12–1978) Giáo Thiện Trần Tấn Hưng uống thuốc rầy tự vận. Hưng là Phụ Thống Hộ Viện Phước Thiện, học ở tổ 9, sau khi làm bản thâu hoạch, có lẽ ân hận rằng mình đã phạm thệ, nên lấy cái chết để ân hận tội lỗi.

Thật đáng thương nhưng cũng đáng trách, vì đức tin yếu quá. Cầu xin Đức Hộ Pháp ân xá cho người biết cải hối.

TỔ 1 HỒI KÝTrước mõ treo văn thắng độc tài,Mừng tròn nhiệm vụ Hiệp Thiên ĐàiBẻ tan bản án thành văn vụnPhá điện chim lồng hót bản hay

PHỤ LỤC

68

Rồng đẻ dân Nam mai mỉa thật,Tiên sanh giống Việt lạ lùng thay.Đại trung, tiểu hiếu, Khâu cười ngấtLễ bái môn sinh thẹn phận thầy.

Giãi Tâm

69

tk@02•15•2014 1:45 PM

MƯỜI NĂM KHẢO ĐẢOSƯu Tập và ĐÁNH MÁy: ÁNH DƯƠNG