15
BẢN TIN MỘT NGÀY LÀM NHÂN VIÊN PHỤC VỤ Ngay tại địa chỉ số 6 trên đường Cống Quỳnh có một quán cơm nhỏ mang tên Nụ Cười. Đây là một quán cơm từ thiện được thành lập để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hàng ngày, quán phục vụ khoảng 200 phần ăn với giá chỉ 2000đ cho một phần ăn ngon lành. Một bữa ăn tuy chẳng đáng là bao nhưng nó cũng đủ làm ấm lòng người, tiếp thêm sức mạnh cho những mảnh đời không may mắn. Vào ngày 31/12/2016, trong ngày cuối cùng của năm, các bạn học sinh lớp 10A3 và 11A3 trường THPT Lương Thế Vinh đã có một cơ hội để trải nghiệm công việc tại quán cơm Nụ cười. Từ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ giúp các nhân viên của quán. Mặc dù diện tích của quán khá nhỏ, người ăn lại rất đông, số lượng suất ăn phải phục vụ thì nhiều nhưng mọi người đều làm việc chăm chỉ, hăng say, nhanh tay phục vụ cho khách, quên đi cả thời gian. Mãi đến tầm 13h, các bạn mới kết thúc công việc của mình, tuy vậy chẳng ai có biểu hiện chán nản cả mà đều trông rất vui vẻ vì thành quả công sức của mình. Bạn Ngô Hoàng Đông Anh – học sinh lớp 11A3 đã cho biết rằng: "Dù rằng công việc này hơi mệt nhưng mình cũng cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ được nhiều người. Nếu có cơ hội mình sẽ rủ thêm bạn đến đây để trải nghiệm công việc ý nghĩa này.” Dù là một vị khách, một người dân quanh khu vực hay là một nhân viên, tình nguyện viên,... ai cũng đều có tình cảm đặc

Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

BẢN TIN MỘT NGÀY LÀM NHÂN VIÊN PHỤC VỤ

Ngay tại địa chỉ số 6 trên đường Cống Quỳnh có một quán cơm nhỏ mang tên Nụ Cười. Đây là một quán cơm từ thiện được thành lập để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hàng ngày, quán phục vụ khoảng 200 phần ăn với giá chỉ 2000đ cho một phần ăn ngon lành. Một bữa ăn tuy chẳng đáng là bao nhưng nó cũng đủ làm ấm lòng người, tiếp thêm sức mạnh cho những mảnh đời không may mắn.

Vào ngày 31/12/2016, trong ngày cuối cùng của năm, các bạn học sinh lớp 10A3 và 11A3 trường THPT Lương Thế Vinh đã có một cơ hội để trải nghiệm công việc tại quán cơm Nụ cười. Từ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ giúp các nhân viên của quán. Mặc dù diện tích của quán khá nhỏ, người ăn lại rất đông, số lượng suất ăn phải phục vụ thì nhiều nhưng mọi người đều làm việc chăm chỉ, hăng say, nhanh tay phục vụ cho khách, quên đi cả thời gian. Mãi đến tầm 13h, các bạn mới kết thúc công việc của mình, tuy vậy chẳng ai có biểu hiện chán nản cả mà đều trông rất vui vẻ vì thành quả công sức của mình. Bạn Ngô Hoàng Đông Anh – học sinh lớp 11A3 đã cho biết rằng: "Dù rằng công việc này hơi mệt nhưng mình cũng cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ được nhiều người. Nếu có cơ hội mình sẽ rủ thêm bạn đến đây để trải nghiệm công việc ý nghĩa này.”

Dù là một vị khách, một người dân quanh khu vực hay là một nhân viên, tình nguyện viên,... ai cũng đều có tình cảm đặc biệt với quán cơm Nụ Cười này. Tất cả đều có chung mong muốn là quán cơm được phát triển và có thêm nhiều cơ sở để giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh hơn.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Page 2: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

BÀI PHÓNG SỰ

2000 ĐỒNG - QUÁN CƠM MANG NẶNG TÌNH NGƯỜITrên đất Sài Gòn, 2000 đồng chỉ là một số tiền rất nhỏ, thậm chí không thể mua

được một ổ bánh mì, thế nhưng số tiền đó lại chính bằng một phần ăn với đầy đủ cơm-canh-mặn-xào ở Quán cơm Nụ Cười (số 6 Cống Quỳnh, Quận 1). Số tiền chỉ bằng một cây kẹo ấy tuy nhỏ nhưng lại mang nặng hơi ấm tình người ở vùng đất hoa lệ này - Sài Gòn.

Vào ngày 31/12/2016, nhóm dự án “Xin đừng vô cảm”- lớp 10A3 và 11A3 trường THPT Lương Thế Vinh dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị Tuyết Trinh - giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn-  đã có một ngày trải nghiệm tại Quán cơm Nụ Cười này.

Góc khuất của thị thành hoa lệ

Giữa đô thị gần 9 triệu dân của một thành phố lớn, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh cần sự sẻ chia của mọi người. Và chính nơi này - Quán cơm Nụ Cười là mái ấm, là nơi đồng cảm san sẻ, là điểm đến sau một ngày lao động của bao người khó khăn, và cũng chính là nơi thể hiện những câu chuyện thật nhất về nơi thị thành hoa lệ này.

Số tiền phù hợp với những người lao động nghèo

2000 đồng- giá tiền của một phần cơm “Nụ Cười”, là một hành động thiện nguyện của người chủ quán nhưng không gây ra những hệ lụy ảnh hưởng đến xã hội. Số tiền 2000 đồng ấy tuy nhỏ thôi nhưng đó chính là một cử chỉ cao đẹp, vừa giúp đỡ được những người khó khăn, vừa tôn trọng danh dự của họ - có cố gắng làm việc kiếm ra tiền vừa có cái no bụng. Những người đến với quán cơm đa phần là những người lao động chân tay và những người có hoàn cảnh khó khăn, thế nhưng đến với quán cơm họ đều được tôn trọng, được xem như những vị khách quý. “Thấy tôi đến thì ra niềm nở đón tôi, thấy tôi không đi được thì họ mang cơm ra cho tôi” - chia sẻ từ một vị khách.

Page 3: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

Phần ăn trị giá 2000 đồng

Tấm lòng của nhân viên tình nguyện

Đến quán cơm với mục đích thiện nguyện nhưng không vì thế mà những nhân viên ở đây tỏ thái độ khinh người, phục vụ qua loa, xấc xược. Họ làm việc hết mình, phục vụ ân cần, tử tế từng vị khách một, “phục vụ bữa ăn cho những người lao động, sinh viên nghèo,… cảm thấy họ vui là mình vui rồi” - là mong ước của anh nhân viên phục vụ đã làm việc ở quán ba năm.

Nhìn nhận lại...

Xã hội hiện nay ngày càng đang phát triển, các thành phố ngày càng được đô thị hóa. Đằng sau vẻ phồn vinh, phát triển ấy, là sự thờ ơ vô cảm của con người trước những số phận bất hạnh, khó khăn, con người chỉ tập trung vào việc nâng cao chất lượng đời sống vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần. Nhưng đâu đó trong xã hội này vẫn còn nhen nhóm một “đốm lửa” - một đốm lửa của sự sẻ chia, đồng cảm và chứa chan tình người. Quán cơm Nụ Cười chính là một trong những minh chứng cho hành động cao đẹp ấy. Giữa một đầm bùn vẫn nở lên những đoá sen toả hương sắc cho đời, giữa sự vô cảm đáng sợ của xã hội vẫn còn một nơi chan chứa sự sẻ chia, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh. Những đoá sen sẽ không bị bôi bẩn bởi bùn mà sẽ biến bùn thành những chất dinh dưỡng giúp sen ngày càng phát triển, những điều tốt đẹp sẽ được lan toả và những điều xấu xa, vô cảm sẽ bị đẩy lùi.

Và nếu có cơ hội một lần nữa, tôi mong muốn được đến Quán cơm Nụ Cười, mong muốn được trải nghiệm cảm giác “vừa mệt vừa vui” khi làm việc tại nơi đây. Tôi hy vọng có thêm nhiều nơi thế này để sự thờ ơ, vô cảm không còn là một trong những điều đáng quan ngại của xã hội nữa. Và thành phố Hồ Chí Minh chúng ta sẽ thực sự “văn minh và nghĩa tình”.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Page 4: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

QUÁN CƠM XÃ HỘI NỤ CƯỜI 1CHUYỆN CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG

                                              “...Cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt khiến không ít nhiều người trong

chúng ta mất dần niềm tin với cuộc sống tốt đẹp. Một quán cơm từ thiện với giá 2000 đồng ở Sài Gòn đã có ý nghĩa nhân văn rất lớn, làm ấm lòng bao người lao động nghèo nơi đây. 2000 đồng là số tiền tượng trưng mà quán thu lại để thể hiện sự tôn trọng đối với khách, để họ cảm nhận được chính mình vẫn còn khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Quán cơm Nụ Cười 1 không chỉ bán những suất cơm ngon miệng mà còn tặng cả tấm lòng yêu thương, niềm san sẻ với những mảnh đời cơ cực…”

Quán cơm 2000 đồng - chuyện thật như đùa

TP.HCM - nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và cũng là nơi thu hút rất nhiều lao động, nhất là từ các tỉnh thành trên cả nước về đây sinh sống và làm việc. Dù đã có nhiều chính sách xã hội hỗ trợ đời sống cho người nhập cư nhưng đa số những lao động ngoại tỉnh này vẫn còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện ăn ở. Rất nhiều người trong số họ phải vất vả lao động cả ngày nhưng ăn uống lại thiếu thốn, kham khổ. Đôi khi họ phải nhịn một bữa trưa để tiết kiệm từng đồng gửi về quê cho cha mẹ, người thân. Với họ, một bữa cơm trưa no đủ, ấm lòng đôi lúc lại như một mơ ước quá đỗi xa vời.

Với ý nghĩa tương trợ cho những hoàn cảnh khó khăn có một bữa trưa no, Nụ Cười 1 là quán cơm xã hội đầu tiên được thành lập trong dự án trợ giúp thức ăn giá rẻ của Quỹ từ thiện Tình Thương TP.HCM. Quán hoạt động tại số 6 đường Cống Quỳnh quận 1 do bác Nam Đồng (Nguyên Tổng biên tập báo Pháp Luật TP. HCM) làm chủ. Không gian của quan tuy không lớn như những cơ sở khác nhưng vẫn được trang bị đầy đủ bàn ghế, thực đơn không khác gì so với các quán ăn thông thường và mỗi ngày quán phục vụ khoảng 1000 suất cơm. Đến quán cơm xã hội Nụ Cười 1,  người lao động nghèo sẽ có được một bữa trưa đầy đủ với ba món canh, mặn, xào thêm trái cây tráng miệng, nước đá lạnh miễn phí cùng với sự trân trọng, nhiệt tình của người phục vụ mà giá chỉ có 2000 đồng/ suất. Đặc biệt, hàng tháng đều có một ngày quán nấu các món như: phở, bún bò, hủ tiếu… với giá chỉ 1000 đồng/ phần. Đến nay, sau hơn 4 năm hoạt động, quán đã đi vào ổn định và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà hảo tâm. Người thì quyên góp bằng tiền, người quyên góp gạo, thức ăn, cũng có người quyên góp bằng chính sức của mình. Của ít nhưng lòng nhiều, quan trọng là mọi người đã cùng nhau chung tay góp sức cho cộng đồng.  

Với mong muốn hiểu rõ hơn về những hoàn cảnh, con người đến ăn tại quán, thấu hiểu hơn về những vất vả của các cô chú nhân viên, vào ngày 31/12/2016, trong cái lạnh se se cuối năm, các bạn học sinh lớp 10A3 và 11A3 trường THPT Lương Thế Vinh đã có một ngày trải nghiệm làm nhân viên phục vụ tại đây. Để chuẩn bị cho bữa ăn, các nhân viên phục vụ và tình nguyện viên đã có mặt từ rất sớm. Mọi người chia nhau công việc để kịp đến giờ bán cho khách. Các cô chú nhân viên đã gắn bó với quán từ khi quán mới thành lập. Họ không chỉ nấu cơm bằng tâm huyết của mình mà

Page 5: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

còn dành cả những tình yêu thương, lòng chia sẻ và cảm thông cho mỗi bữa ăn ấy. Một nhân viên phục vụ đã gắn bó với quán được ba năm cho biết: “Khi làm việc trong đây mình thấy môi trường rất vui vẻ, hòa đồng và mình cũng góp được một phần công sức để giúp đỡ những người nghèo để họ có được bữa cơm ngon. Mình mong muốn mọi người có thể góp phần phụ giúp công việc của quán hoặc có thể giới thiệu cho nhiều người. Càng có nhiều người biết đến thì quán sẽ càng đi lên, càng giúp được cho nhiều người khác nữa.”

Trong gian bếp rộng chừng chục mét vuông, các tình nguyện viên đang ra sức làm việc: người rửa rau, thái thịt, người vo gạo, nấu cơm. Tất cả đều tất bật, luôn tay, đều tận tâm, hết lòng với công việc của mình. Những việc  tưởng chừng đơn giản như thái rau, rửa thịt nhưng khi bắt tay vào chế biến một số lượng lớn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì không hề dễ một chút nào với những tình nguyện viên mới như các bạn học sinh. Tuy những lát cắt không thành thạo, đôi khi còn vụng về nhưng đó lại là tình cảm, là tấm lòng của những người làm công tác tình nguyện. Hãy nghe bạn Đào Thị Thu Thảo - học sinh lớp 11A3 chia sẻ: “Các cô chú phục vụ cho quán rất là dễ thương, gần gũi và nhiệt tình chỉ dẫn cho tụi mình. Cô chú không hề có ý nghĩ là mình mở quán cơm từ thiện mà tỏ thái độ làm cao, ngược lại đối xử với khách rất tử tế và tận tình”. Không chỉ thế, bạn Ngô Hoàng Đông Anh - học sinh của lớp 11A3 cũng cho biết thêm: "Dù rằng công việc này hơi mệt nhưng mình cũng cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ được nhiều người. Nếu có cơ hội mình sẽ rủ thêm bạn đến đây để trải nghiệm công việc ý nghĩa này” . Với sự nhiệt tình của những tình nguyện viên cũng như nhân viên phục vụ tại quán, những khay cơm, canh, nước uống, bàn ghế đã nhanh chóng được sắp xếp gọn gàng và hơn hết là sư vui vẻ, nhiệt thành, là cái tâm của những người phục vụ.

Nơi người nghèo được trân trọng

Còn hơn 30 phút quán cơm Nụ cười 1 mới mở cửa thế nhưng rất đông khách đã xếp hàng chờ sẵn. Dễ nhận thấy ở họ là người dân lao động nghèo, những sinh viên có hoàn cảnh khốn khó. Có người trên tay còn cầm xấp vé số đang bán dở, người khác đẩy theo chiếc xe đạp còn chất chồng ve chai hay đứa bé đen nhẻm đang xếp hàng theo mẹ nhận phần cơm, làn da ai nấy đều rám nắng, khắc khổ, quần áo hiện rõ màu mưu sinh nhưng trên gương mặt vẫn không giấu được niềm vui, hạnh phúc. Trong số ấy, tôi bỗng chú ý đến một bác bán vé số dạo đang ngồi trên chiếc xe lăn bên vệ đường. Bác ăn phần cơm của quán một cách hết sức ngon lành, trên gương mặt móm mém, đầy phúc hậu thoáng thấy cái dư vị của một cuộc đời dày gió dạn sương. Tôi mon men đến gần bác trò chuyện đôi câu, bác cười thân tình và chia sẻ: "Đối với quán nào thì không biết chứ với tui quán này tốt lắm, nếu tới khoảng giờ này tui không vô được đâu, nhưng mấy chú phục vụ rất tốt, bưng cơm trong đó ra, hành động này rất ý nghĩa với những người như tụi tui". Thật vậy, khách đến ăn dù thuộc bất kì thành phần xã hội nào cũng bất ngờ với sự phục vụ tận tình và chu đáo của các bạn tình nguyện viên. Ở quán, chốc chốc lại hiện lên tiếng cười của sự yêu đời, những câu chuyện trò rôm rả làm xua tan đi mệt nhọc của cuộc sống. Những bữa cơm vội vã nhưng thấm đượm tình người. Những vòng tay nhân ái luôn chào đón những hoàn cảnh khó khăn.

Cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt khiến không ít nhiều người trong chúng ta mất dần niềm tin với cuộc sống tốt đẹp. Một quán cơm từ thiện với giá 2000 đồng ở Sài Gòn đã có ý nghĩa nhân văn rất lớn, làm ấm lòng bao người lao động nghèo nơi đây.

Page 6: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

2000 đồng là số tiền tượng trưng mà quán thu lại để thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng, để họ cảm nhận được chính mình vẫn còn khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Quán cơm Nụ Cười 1 không chỉ bán những suất cơm ngon miệng mà còn tặng cả tấm lòng yêu thương, niềm san sẻ với những mảnh đời cơ cực. Nơi đây không còn là một quán xá bình thường mà còn là nơi tụ họp, sum vầy của biết bao con người. Không ai nhắc ai, cứ thế mà mỗi người một công việc, dù bận rộn, luôn tay nhưng ai nấy đều tích cực, vui vẻ đúng với ý nghĩa của tên quán. Quán cơm Nụ Cười 1 không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người nhận mà còn cho cả người trao. Những nụ cười hé mở trên khuôn mặt người lao động vất vả, sự nhiệt tình và trách nhiệm của nhân viên trong quán, những tấm lòng vàng hảo tâm của các mạnh thường quân. Tất cả những cảm xúc ấy như một nốt lặng trầm xuống trong một bản nhạc tuyệt đẹp. Hy vọng rồi đây càng có nhiều quán cơm tương tự sẽ xuất hiện nhiều thêm trên mọi miền đất nước bởi một Nụ Cười được mở thêm là sẽ có thêm nhiều nụ cười nữa nở trên môi của những người dân lao động nghèo.------------------------------------------------------------------------------------------------

Đôi dòng cảm nhận…

NGƯỜI SÀI GÒN ĐI ĂN TRƯA

Sài Gòn, nơi hội tụ của biết bao con người, từ những con người già dặn tới những thanh thiếu niên trẻ tuổi vẫn đang cố hết mình để xây dựng nên một Sài Gòn tươi đẹp. Từ những con người giàu sang cho đến những con người vất vả quanh năm mà làm lụng kiếm sống hay những người thành thị thân thiện, những người dân quê “chân ướt chân ráo” lên thành phố để lập nghiệp. Tất cả họ đều có chung một đặc điểm là người Sài Gòn, những người luôn sống hết mình vì những lí tưởng cao đẹp của bản thân, sống với những ước mơ của bản thân cũng như cho người khác. Đó là tình nguyện sống và sống để giúp đỡ cho nhau. Và trên một con đường của Sài Gòn, đâu đó thấp thoáng hình bóng của một quán ăn mang tên “Nụ cười”, nơi tràn đầy lòng nhân ái, tình yêu thương đối với những khách hàng “đặc biệt”.

Quán cơm Nụ cười có lẽ không quá xa lạ đối với mọi người, nó được biết đến là một quán cơm từ thiện, các khách hàng chỉ cần trả 2.000đ là sẽ có một buổi trưa đạm bạc mà chan chứa tình cảm. Những hàng khách “đặc biệt” của quán là những người lao động, những người già, thậm chí là những người khuyết tật. Họ không có đủ chi phí cho những bữa trưa bình dân 20.000đ nên có lẽ đối với họ, một bữa trưa 2.000đ là điều khiến họ từ ngạc nhiên đến hạnh phúc. Trong một lần đến quán ăn để phục vụ, chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị, tuy hơi chật vật nhưng bản thân lại có chút tình cảm đặc biệt với quán cơm này cũng như những người phục vụ của quán.

Quán cơm không quá to nhưng cũng đầy đủ không gian cho khách ngồi. Vừa bước vào quán, ta sẽ bắt gặp ba dãy bàn ngồi tận cuối quán: hai dãy hai bên và một dãy bàn được xếp ngay ngắn ở giữa quán. Bên góc phải là một tấm bảng ghi thực đơn: sườn ram, bầu luộc, canh cải xanh và món tráng miệng là chuối; bên dưới là dòng chữ “Chúc ngon miệng”. Vào sâu trong quán là dãy bàn để phục vụ khách và bên trong

Page 7: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

quán là nơi mọi người đang tất tả chuẩn bị nào là rau, thịt, người thì nấu cơm với những chiếc tủ hấp to lớn. Không gian thật vui vẻ, mọi người đều hăng say làm việc để phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Bao nhiêu là khay, là chén được bày ra để chuẩn bị. Thức ăn được chuẩn bị từ 7 giờ sáng cho tới 11 giờ trưa là lúc mà trên những con đường kia, những khách hàng đặc biệt đang tìm kiếm một buổi trưa thật ngon miệng. Hoàn tất mọi công đoạn chuẩn bị, mọi người lại tiếp tục công việc phục vụ cho người nghèo. Một vị khách chia sẻ: “Quán cơm ở đây sạch sẽ, tử tế, vui vẻ mà ăn lại rẻ tiền nữa”.  Được biết những nhân viên trong quán đều rất nhiệt tình và dễ thương, một anh thanh niên phục vụ ở quán đã ba năm cho biết:“Khi làm việc trong đây mình thấy môi trường rất vui vẻ, hòa đồng, vui nhất là mình đã góp được một phần công sức để giúp cho người nghèo có được bữa cơm ngon miệng”. Mọi người đều cố gắng đem tình cảm của mình để phục vụ tốt nhất cho những khách hàng, những người hàng ngày ủng hộ quán cơm.

Người ăn trưa vào càng lúc càng đông. Không chỉ có những người nghèo mà những người như công nhân viên cũng vào quán cơm để tìm kiếm cho mình bữa trưa đơn giản, ngon miệng mà không quá đắt đỏ. Nếu đối với những người bình thường ngoài kia, bữa trưa phải là những đĩa cơm sườn 20.000đ hay tô phở 30.000đ thì đối với những ai đang ngồi trong quán cơm Nụ cười này đây, một bữa trưa đạm bạc như vậy cũng đủ làm họ no, về tinh thần và cả về tình cảm. Phục vụ hàng trăm khách hàng trong vỏn vẹn hai tiếng khá là cực nhọc. Đủ để biết những nhân viên trong quán hàng ngày đều phải chuẩn bị rồi phục vụ là một điều khó khăn đến thế nào. Họ phải làm việc không ngừng nghỉ và đem lại bữa trưa hoàn hảo cho mọi người.

Ngồi đây để phụ giúp rửa chén bát, khay muỗng, tôi đã nghe được nhiều thứ thú vị từ con người cho đến cuộc sống, những bản nhạc xuân cũng vang lên cùng tiếng hát của những người đang ngồi đây. Những câu chuyện không hồi kết, anh rửa chén, bác phụ giúp và các chị đang tất bật làm việc. Vất vả là thế nhưng họ đều đang rất vui vẻ, mang trên môi một nụ cười rất tươi. Có lẽ vì họ đang làm  theo những lí tưởng của bản thân nên mới thấy vui như thế: được giúp đỡ cho mọi người. Ý nghĩa mà quán tồn tại cũng vì những nụ cười mà!

Hai tiếng trôi qua, tay tôi hơi đau vì phải gỡ quá nhiều khay, cảm giác mệt lã nhưng tôi lại cảm thấy rất vui. Những người bạn giúp việc ngoài kia cũng hoàn thành xong công việc phục vụ và giúp đỡ mọi người. Ai ai cũng mệt nhưng rồi cũng cười rất tươi: “Mình khá là vui mà cũng mệt tại vì ở nhà mình chỉ nấu cho một mình mình ăn thôi còn ở đây thì phải phục vụ nhiều người. Mình vui vì được làm việc chung với các bạn và cô chú trong quán cũng rất nhiệt tình giúp đỡ cho mình”. Những chiếc khay cuối cùng cũng được đưa vào theo đó là những lời cảm ơn đầy chân thành của những người đến ăn, lời nói rôm rã mà thân thiện, chất phác. Hoàn thành xong việc của mình, chúng tôi chuẩn bị ra về. Những nhân viên ở đây cũng chuẩn bị bữa trưa của mình. Sau bữa trưa của người khác, họ mới bắt đầu ăn trưa, bắt đầu nghỉ ngơi sau khi làm việc vất vả. Chúng tôi nói chuyện cùng nhau, chụp hình cũng nhau, qua đó mới thấy họ thân thiện thế nào: “Các bác không vì nghĩ mình là quán cơm từ thiện mà tỏ thái độ làm cao, các bác đối xử với khách rất là tử tế và tận tình”.

Page 8: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

Nổi tiếng với hình ảnh chân chất, thân thiện, dễ mến, dễ gần, những con người Sài Gòn này đây đã cho thấy được vẻ được của họ, sống hết mình vì những ước mơ và vì người khác. “Nếu được đến đây làm việc một lần nữa, tôi sẽ đồng ý”. Cuộc trải nghiệm kết thúc, ra về với nụ cười trên môi, tôi thấy biết ơn cuộc sống này đến nhường nào.

Đúng với cái tên “Nụ cười”, không chỉ là đặt cho vui mà chủ quán, nhân viên ở đây muốn ai đến đây đều sẽ cười, cười thật tươi, thật hạnh phúc, thật thỏa mãn sau bữa trưa. Bữa trưa là nguồn cung cấp năng lượng giúp cho mọi người tiếp tục làm việc. Không chỉ là cung cấp năng lượng thể lực, ăn trưa tại đây còn cho ta năng lượng của tinh thần, niềm vui. Sự tận tình, nhiệt huyết của nhân viên đối với khách hàng. Cái tên thật “đặc biệt” dành cho một quán cơm “đặt biệt” cùng với những khách hàng “đặc biệt”.------------------------------------------------------------------------------------------------

TÌNH THƯƠNG LAN TỎA                                                         

Phép màu- điều kì diệu là những thứ tuyệt nhiên được cho rằng rất mơ mộng, và mong manh. Đương nhiên những điều này chỉ thường xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích vào mỗi lúc trước khi đi ngủ. Đó là những câu chuyện đẹp đến hút hồn: một cuộc sống xinh tươi và hạnh phúc khi cái cái ác, cái xấu bị tiêu diệt; khi thiên lương, cái thiện trị vì và chiến thắng.  Những câu chuyện thần tiên cho ta một cái nhìn về cuộc sống hiện tại: đó là ước mơ hướng đến chân - thiện - mĩ. Nơi ấy luôn xuất hiện những ông bụt, bà tiên - những sứ giả của tình thương và niềm hi vọng.

Vâng các bạn ạ. Câu chuyện ấy giờ đây đã nên hiện thực hóa ngay chính cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Câu chuyện thiện nguyện với trái tim của lòng nhân ái, nhiệt tình và chân thành – đó là tất cả những gì tôi cảm nhận được về con người phục vụ tại quán cơm Nụ cười 2000đ nằm trên số 6 đường Cống Quỳnh, quận 1. Không chỉ là sự phục vụ thân thiện và tử tế, tôi đã bị ấn tượng với từng con người, từng tấm lòng, và từng chuyển động nơi đây. Được biết khi hỏi về cơ duyên đưa họ đến với công việc phục vụ tình nguyện, ngoại trừ một số ít cô là những người đồng hành cùng quán trong những  ngày đầu thành lập, thì lực lượng phục vụ chiếm đông đảo chủ yếu chính là các bạn trẻ học sinh, sinh viên từ các trường phổ thông, đại học trên địa bàn thành phố. “Quán này là do một đứa em học chung trường sau đó giới thiệu qua rồi khi làm việc trong đây thì thấy môi trường cũng vui vẻ, hòa đồng với lại mình cũng góp được công sức nào đó để giúp những bữa cơm trưa cho người nghèo để họ có được bữa cơm ngon thì thấy mình cũng vui rồi” - một tình nguyện viên đã phục vụ tại quán đã ba năm chia sẻ. Thật vậy, có rất nhiều cách để ta trao yêu thương cho mọi người xung quanh mình. Chẳng phải là số tiền lớn hay giá trị vật chất cao sang, đơn giản là sự cho đi xuất phát tự tận đáy lòng bởi lẽ khi yêu thương trao đi đúng cách, khi trái tim đồng điệu với trái tim cũng là lúc họ như sống trong kho tàng của cảm xúc của niềm vui. Đến với quán cơm Nụ cười, tôi như hòa mình vào tình người. Không chỉ là một bữa cơm đủ đầy cho no bụng mà đó còn là bữa ăn tinh thần của sự thương yêu đúng cách. Những người đến ăn ở quán, họ vẫn có thể mua cơm bằng chính bàn tay lao động của mình chứ không phải là miễn phí. Phần cơm được bán với giá 2000đ chính là sự yêu thương, sự tôn trọng danh dự đối với người lao động nghèo. Quán cơm Nụ cười 2000đ ra đời như một bài học tinh tế và cực kì khéo léo của sự cho đi: “Của cho không bằng cách cho”.

Page 9: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

Quả thật đúng với cái tên ý nghĩa mà quán đặt “Nụ cười”, từ người phục vụ nhanh nhẹn cho tới dòng người xếp hàng đợi mua cơm đều lộ rõ nụ cười giản dị, tinh tế. Đó chính là nụ cười đẹp nhất ý nghĩa nhất mà tôi được cảm nhận trong đời mình. Đó là nụ cười hạnh phúc khi ta được góp sức mình giúp đỡ người khác mà không cần báo đáp. Đó là nụ cười nhẹ lòng khi một người lao động nghèo vất vả làm việc từ sáng và nhất là khi nỗi lo về kinh tế tài chính được giảm bớt phần nào trong chính cuộc sống lo toan cực khổ nơi chốn thị thành phồn hoa đông người. Đó là nụ cười hòa đồng ẩn chứa tình người khi ta cùng nhau xếp hàng mua cơm và nhất là khi những người lao động nghèo ở mọi nơi từ xa lạ bỗng chốc thân quen đến lạ kì.

Thiết nghĩ lòng nhân ái như ngọn lửa cháy âm ỉ dưới đáy tâm hồn của mỗi người. Và có lẽ chính sự xô bồ, bon chen đến nghiệt ngã giữa cuộc đời này cùng hàng trăm hàng thứ công việc mỗi ngày khiến ta cuốn vào guồng quay của vội vã mà đôi lúc vô cảm và hờ hững đối với những người xung quanh. Hãy mở lòng và sống chậm lại để cảm nhận giai điệu cuộc sống và học cách yêu thương nhiều hơn nữa. Thiên đường hạnh phúc chẳng ở chốn bồng lai tiên cảnh nơi chân trời mà ngay trước mắt ta trong giây phút hiện tại này đây. Đó là cảm nhận của tôi sau khi phỏng vấn một bạn học sinh: “Nếu có cơ hội được trở lại đây một lần nữa, tôi vẫn chấp nhận tiếp tục công việc thiện nguyện vì mọi người. Bởi vì giúp đỡ mọi người như giúp đỡ bản thân mình vậy. Mình thấy mọi người vui, mình cũng có cảm giác vui lây. Đối với mình thì cả ngày hôm nay rất có ý nghĩa” . Như lời Victor Hugo đã từng nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhớ cái nó cho đi”.------------------------------------------------------------------------------------------------

NẮNG XUÂN CHO “TƯƠNG LAI” THÊM ẤM ÁPCuối năm, Sài Gòn bắt đầu se se lạnh những tia nắng yếu ớt của mùa xuân

đang len lõi qua từng tán cây khẽ lá. Thứ tư này 11/1/2017 tại trường Chuyên biệt Tương lai quận 5 đã đón tia nắng xuân ấm áp từ cô cậu học trò trường THPT Lương Thế Vinh.

Chúng tôi đến với trường chuyên biệt như một cái duyên, đến với các em vào những ngày cuối năm. Đó là một ngôi trường nhỏ nằm sâu trong một con hẻm trên đường Hùng Vương, ngôi trường lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười của những đứa trẻ “chưa bao giờ lớn”. Dưới sự dẫn dắt của các cô bảo mẫu chúng tôi và các em bắt đầu biết đến nhau, hoạt động, vui chơi cùng nhau. Sự rụt rè, bở ngỡ, cái ánh nhìn chưa thân của tất cả bọn tôi như được phá vỡ ngay từ tràn pháo tay đầu tiên. Các em như tiếp thêm cho chúng tôi một ngọn lửa nhiệt huyết, tiếp thêm sự hăng hái và phá đi mọi rào cản của những con người lần đầu gặp nhau.

Chúng tôi bắt đầu làm quen nhau bằng trò chơi “làm theo hiệu lệnh”...“Nào các em, vỗ tay một cái! Vỗ hai cái!” - tiếng người quản trò vừa cất lên thì liên

tiếp theo đó là những tiếng vỗ tay loạn cả lên, các em ngây ngô với trò chơi của chúng tôi. Với các bạn việc chơi trò chơi này không khó nhưng đối với các em thì khác. Sự

Page 10: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

dễ thương, sự thích thú các em sẵn sàng cùng chúng tôi chơi đến độ quản trò phải liên tục “xé nháp” vì không nỡ phạt những tâm hồn bé bỏng ấy.

Tại ngôi trường này, các em đều chung nhau một sở thích, thích tô màu, thích vẽ tranh, thích hát ca với tất cả mọi người. Chính đều đó chúng tôi đã chọn “sợi dây kết nối” là trò chơi tô màu. Chúng tôi và cả các em cùng chia nhau thành sáu nhóm cùng nhau tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, một kỷ niệm đẹp. Khi cùng nhau tô màu chúng tôi nhưng gắn kết với các em hơn. Có lẽ sau chuyến đi mỗi bạn đều có riêng mình một kỷ niệm đẹp với các bé tại đây. Khi hỏi về những bức tranh của các em, cô bảo mẫu cười với chúng tôi và nói: “Các bé thích vẽ tranh lắm, khi về tranh là tụi nhỏ vẽ những gì hiện lên trên đầu nó đầu tiên, có bé vẽ ngôi nhà, có bé vẽ ba mẹ...nói chung là các bé thích vẽ lắm!”. Đúng vậy các bé tô màu, vẽ tranh đẹp lắm. Có lẽ ấn tượng về tôi là một cậu bạn khoảng trạc tuổi tôi cậu chỉ tô bức tranh của mình bằng một màu tím - màu tím buồn như cách người khác nhìn nhận về những đứa bé bị bệnh down, những đứa bé chậm phát triển tại trường chuyên biệt vậy. Tiếng nhạc vẫn cứ ngân nga còn bọn tôi vẫn cặm cụi tô xong bức tranh của mình hay bỏ mặc cả bức tranh để chuyện trò cùng nhau, hỏi tên nhau, chia sẻ nhau những câu chuyện các em kể. Chúng tôi chợt vỡ òa khi hỏi các em “Ở lớp khi em ngoan cô sẽ làm gì nè !”, khoảng một lúc lâu em trả lời với tôi “cô thương”. Tôi như lắng lại, như cảm thấy hạnh phúc đang dâng trào. Bọn trẻ như tranh nhau để nói về người cô thương bọn chúng nhất “cô Trang”, “dạ cô Hiền”... Đến với các em từ sự đồng cảm của một người làm mẹ, từ sự cảm thương với những người mẹ kém may mắn hơn mình, các cô đã tận tình dạy dỗ chăm sóc các em “... mình biết là các em không thể nào các con như các bé bình thường được nhưng cũng phần nào vơi đi được phần nào cho những người mẹ như cô...” – một cô giáo trường Chuyên biệt Tương Lai quận 5 chia sẻ.

Không khí lúc này bắt đầu náo nhiệt hơn khi “đội nhà” bắt đầu tiếp đãi chúng tôi bằng hàng loạt những bài hát, những vũ điệu như đưa chúng tôi trở về với tuổi thơ của mình- trở về cái thuở mình cũng chưa hề lớn. Những tiếng hát ngô nghê, ngọng ngịu cất lên cùng với những vũ điệu lắc lư của các em như mang một thế giới khác đến với chúng tôi_ thế giới trẻ thơ, thế giới không muộn phiền, không âu lo. Cả chúng tôi_ học sinh trường THPT Lương Thế Vinh với các em chung một màu áo xanh cùng nhau nhảy múa cùng nhau chuyện trò. Khoảnh khắc ấy thật đáng nhớ làm sao!

Thời gian tô màu lúc này cũng chầm chậm kết thúc những bức tranh đang vội vã hoàn thành vì mải mê ca hát. Cả đám trẻ bọn tôi đang hối hả tô cho xong tác phẩm của mình. Giờ công bố kết quả cũng đến rồi! Và kết quả là chúng tôi ai cũng nhất cả, bức tranh nào cũng đẹp tất và phần thưởng là những hộp sữa nhỏ nhắn tặng các em sau những giây phút huyên náo bên nhau.

Mỗi em đều nhận được phần thưởng của mình nhưng điều làm chúng tôi ngạc nhiên là các em không uống khi hỏi bé Dinh ngồi cạnh bên tôi thì em bảo “Ăn cơm ...uống”. Lúc đó, tôi chỉ biết ôm lấy em - một đứa bé ngoan biết vâng lời. Chao ôi! Tôi cảm thấy mến các cô bảo mẫu ở đây đến nhường nào không chỉ chăm sóc các em tận tụy mà các cô còn tận tình dạy dỗ các em ngoan ngoãn đến thế, vâng lời đến thế! Và lúc này chúng tôi cũng chợt nhận ra mình sắp phải chia tay các em rồi. Đồng

Page 11: Microsoft€¦ · Web viewTừ lúc 7h30’ sáng, các bạn đã có mặt tại quán, trông ai cũng phấn khởi, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm việc và phụ

hồ đã điểm 9 giờ 38 phút, giờ ăn của các em cũng đã đến, chúng tôi ngồi lại xung quanh nhau để bắt đầu tạm biệt nhau ra về. Nhưng bạn biết không, lúc hoạt náo viên hỏi: “Các bạn ơi, các bạn đã mệt chưa?” thì một tiếng “Chưa”cất lên giòn giã của tất cả những con người ở đấy - chúng tôi và cả các em nữa. Dường như tất cả bọn tôi chẳng biết thấm mệt là gì nhưng lại phải ngậm ngùi tạm biệt nhau. Lúc ấy thời gian như chầm chậm trôi qua, như cùng tất cả chúng tôi níu lại giây phút được ở bên nhau.

Cả không gian như lắng đọng lại khi một bạn trong đoàn chúng tôi cất lên tiếng hát: Những đôi mắt bắt đầu nói lời tạm biệt, các em đến bên chúng tôi: bé thì cúi mặt buồn thui thủi, bé thì chợt im lặng trong khi ban nãy là người hoạt náo nhất, bé thì bập bẹ, ngọng nghịu mãi mới nói được “Chị... mạnh khỏe”, “chị về...vui”. Những cái nắm tay, những cái ôm của các em dành cho chúng tôi, những giọt nước mắt bắt đầu rơi xuống, những giây phút bên nhau trong hai tiếng vừa qua chợt hiện về như một thước phim quay thật nhanh thật nhanh để chúng tôi phải chợt nhận ra sắp phải khép lại chuyến đi của mình - một chuyến đi thật nhiều xúc cảm.

Tầm khoảng 10 giờ, chúng tôi quyết định rời nhau để ra về. Thế nhưng niềm bồi hồi, lưu luyến đã giữ chúng tôi đứng một hàng dài bên ngoài cổng trường. Bên ngoài lẫn bên trong, kẻ đi người ở lại đều nhìn nhau xao xuyến, tay cứ vẫy chào nhau mà chân thì đứng im như tượng chẳng chịu rời bước. Phải đợi đến lúc 10 giờ 30 phút chúng tôi mới lê đôi bàn chân rời đi mà trong lòng mỗi người đều lân lân một điều khó tả - là luyến lưu, là xúc động, là xót thương, là đồng cảm... Thế đấy, chuyến hành trình “XUÂN YÊU THƯƠNG” mang nắng xuân cho “Tương Lai” thêm ấm áp của chúng tôi kết thúc như thế đấy.

Nhóm thực hiện dự án