62
NGUYN HUY CÔN mi cây mi hoa TSÁCH KIM THI-2012

saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

NGUYỄN HUY CÔN

mỗi cây mỗi hoa

TỦ SÁCH KIM THI-2012 

 

Page 2: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

        

THAY LỜI NÓI ĐẦU   Mỗi cây mỗi hoa : chuyện đời người Nhà nhà sướng khổ cũng tuỳ nơi Mỗi người cần  gắng làm hoa đẹp Cảnh sắc cuộc đời mới thắm tươi  KIM THI 

   

2

Page 3: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

 MỖI CÂY MỖI HOA 

4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG

12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI

18GIÀY DÉP CÒN CÓ SỐ 21HAI NGƯỜI THỢ CẮT TÓC

24LÁ THƯ XEM LẠI 26THUỞ BAN ĐẦU

31MỘT CẶP HOÀN HẢO 34NÓ ĐÃ VÀO NHÀ MÌNH

36LẨM CẨM Ở VƯỜN 39TAM NAM BẤT PHÚ 41NGƯỜI MẸ CÔ ĐƠN

43PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ 45CÁ CƯỢC BÊN HỒ

3

Page 4: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

48ĐÃ BỐN MƯƠI NĂM 50NGÕ TẠM THƯƠNG

51ĐIỀU XE 54TÌNH BẠN

56CON NHÀ HÀNG XÓM

KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM

ia nắng ban mai chiếu vào cửa sổ làm ông choàng dậy. Ông vẫn có thói quen dậy sớm để chuẩn bị đi làm cho thư thả. Mà hôm nay dậy sớm làm gì, ông có phải đến cơ quan nữa đâu. Ông đã nghỉ hưu từ một tuần nay rồi mà. Nhưng ông vẫn vùng dậy. Mở toang cánh cửa mở ra ban công, ông vươn vai hít thở, làm vài động tác tay cho giãn xương giãn cốt. Bây giờ biết làm gì nữa nhỉ. Đánh răng rửa mặt xong, ông xuống phòng khách, hãm ấm trà uống buổi sáng cho minh mục. Vừa giở tờ báo, chưa đọc được hết bài xã luận thì mộtt giọng nửa khàn khàn, nửa the thé của vợ ông cất lên: - Ông đọc báo đấy à ? Câu hỏi này đối với ông trong những ngày còn tại chức, chỉ có ngụ ý là ông đã chuẩn bị xong chưa để tôi dọn cho ông ăn sáng rồi đi làm; song hôm nay khó nghe quá. Cái bà này lại nói kháy đây. Vâng, bây giờ tôi ăn không ngồi rồi, vô tích sự rồi nên chỉ biết đọc báo vặt. May mà nhà không nuôi con gà nào, chứ bà dám nói tôi bị về đuổi gà lắm ! Ấy là ông nghĩ vậy, chứ chẳng thèm trả lời bà ấy đâu. Chẳng đọc báo là gì đây mà bà còn phải hỏi cơ chứ. Người ta đã buồn chết ruột đi rồi mà còn khiêu khích, rỉa rói. Ông lan man suy nghĩ, chẳng lẽ cứ ăn không ngồi rồi như thế này mãi

4

Page 5: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

ư ? Chẳng bù những ngày ông còn tại chức. Công việc lúc nào cũng rối bù lên , nhưng mà vui. Đến cơ quan là ông có uy thế hơn hẳn. Chẳng gì cũng là thủ trưởng một đơn vị hơn trăm con người, nào giải quyết việc này, nào họp hành việc nọ, lúc tiếp thượng cấp, khi quát mắng khiển trách cấp dưới. Biết bao nhiêu là việc có tên và không tên. Của đáng tội, khi về nhà thì uy thế của ông cũng giảm hẳn, bởi ông bận, chẳng giúp được gì cho gia đình, mọi việc trông cậy vào bà ấy cả. Bởi vậy nên ông cũng phải nể nang, thường là chiều bà vợ, ít khi có ý kiến trái ngược khi bà ấy đề xuất việc này phải làm, vụ kia phải giải quyết. Thôi thì tùy bà. Quen thế rồi nên hình như ông không có tác dụng gì ở gia đình nữa, con cái cũng ít khi hỏi ý kiến ông trong việc làm ăn hay học tập của chúng. Nhiều khi chúng còn qua mặt ông cả những việc trọng ðại như ðịnh lấy ðứa này, ðịnh ði học trường kia. Thế nên ông ở thế yếu trong cái gia ðình nhỏ bé này. Giờ ðây ông lại ở nhà, chắc là suốt ngày này tháng khác, chưa biết làm việc gì cho khuây khỏa, ðể vợ con khỏi chê là mình vô tích sự hẳn rồi. Dễ có ðến hơn một tuần lễ ông suy tư lung lắm. Bà vợ thấy ông ở tịt trong nhà, ãn ít, nói ít, ngủ ít mà ngại. Ông ấy có bao giờ nhý thế ðâu. Ðến ngày thứ mýời thì bà thấy ông vui hẳn lên, ãn mặc chỉnh tề và ra khỏi nhà. Ðến buổi chiều ông ở ðâu về với gói to gói nhỏ trên tay, có vẻ nặng lắm. Thì ra ông mua sách: nào từ ðiển Hán-Việt , sách học tiếng Trung và có những quyển sách viết thuần bằng chữ Hán, tất cả có dễ có ðến chục cuốn chứ chẳng chõi. Từ hôm ðó ông vui hẳn lên nhýng lại vùi ðầu vào sách vở hết ngày, trừ hai bữa cơm. Sau một tuần, ông chuẩn bị ði ðâu. Bà gặng hỏi thì ông bảo: tôi về quê ít ngày thãm mộ các cụ và có mấy việc khác nữa. Bà cũng chẳng hỏi thêm, vì biết tính ông, ðã quyết cái gì là làm cho bằng ðược, can ngãn chỉ thêm rắc rối, mất vui. Ðầu tuần sau, ông ở quê ra, hớn hở lắm. Ông bảo bà: chuyến này tôi ði thế mà ðược việc, kiếm ðược việc làm rồi ! Bà cũng thấy mừng vì thấy ông vui vẻ, không âu sầu như mấy ngày ðầu mới về hưu nhưng cũng có lời: ông ðã làm việc hơn bốn chục nãm rồi, bây giờ nghỉ cho khỏe, tham công tiếc việc làm gì. Ông không trả lời, chỉ nhếch mép với một nụ cười bí hiểm. Thế rồi từ

5

Page 6: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

hôm ðó ông như bị cuốn hút vào công việc, tra cứu, viết lách cả ngày. Bà tò mò muốn biết ông làm việc gì, làm cho ai ðể kiếm tiền nhýng chýa có dịp. Cho ðến hôm ông ði khám bệnh, bà mới lẻn vào phòng làm việc của ông mà xem lén. Ban ðầu bà tưởng ông dịch thuê tiếng Trung cho ngýời ta, nhưng không phải. Với những sách này, bà lõ mõ hiểu rằng ông ðang nghiên cứu và viết gia phả. Võ vẽ tiếng Hán, bà ðọc ðược tên sách: nào là Bách gia tính, Từ nguyên, Trung Hoa khải mông ðộc vật. Sự phỏng ðoán của bà càng có vẻ ðúng khi bà thấy quyển gia phả họ Nguyễn nhà ông ðánh máy chữ không có dấu trên những trang giấy ðen và xấu ðã hoen ố. Bà ðịnh tìm hiểu kỹ hơn thì tiếng chuông gọi bà ra mở cửa ðã không cho bà tò mò hõn nữa. Bà không nói gì với ông, nhưng thầm nghĩ: cái ông này lẩm cẩm rồi, ngýời ta thì kiếm tiền, mình thì làm những việc tốn tiền, tốn công sức, tốn thời gian. Có công ãn việc làm, tuy phải tốn công tốn của, ông càng thấy phấn khích mỗi ngày. Càng ði sâu nghiên cứu, ông thấy vấn ðề không ðơn giản chút nào. Hèn chi mà gần ðây, có nhà nghiên cứu Việt Nam học ở nýớc ngoài ðã từng ðến Việt Nam ðể nghiên cứu một số dòng họ lớn tại ðây. Cứ tưởng là mình biết, mình có thể viết hoặc hoàn thiện cuốn gia phả của ông cha ðể lại, nhýng không phải nhý vậy. Khó khãn thì ðầy rẫy: lai lịch các vị tiền nhân trong họ quá sõ sài, có ðoạn lại không liên tục , bị ðứt quãng một hai ðời. Vậy là phải xem xét học tập từ ðầu. Ông ðọc sách Trung Quốc thấy nhiều dòng họ vẫn giữ ðược gia phả liên tục ðến mấy nghìn nãm. Ðấy, họ Khổng tính ðến nay ghi ðược hõn 80 ðời, có ðến gần ba nghìn nãm; rồi họ Hồ, tính ðến chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào là hậu duệ ðời thứ 68. Nghiên cứu vất vả thật, nhýng cũng ðược ðền ðáp bởi biết thêm nhiều kiến thức quý giá. Ðọc sách, ông mới biết là tên họ của ngýời Kinh ở Việt Nam ta ðều trùng với tên họ của ngýời Trung Quốc. Ðặc biệt là Trung Quốc chỉ không có họ Khiếu như ở Việt Nam. Ông cũng mất công ði ði về về quê nội, mà trước khi nghỉ hưu có ðến ba mýõi mấy nãm ông không hề lai vãng. Có những lúc dòng họ lại tưởng như mất hút, ông lại vào thư viện tra cứu, hoặc có khi phải muối mặt ðến cầu cạnh mấy học giả sành về gia phả

6

Page 7: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

học ðể xin ý kiến về cách thể hiện phả hệ, cách lần tìm dấu vết dòng họ. Phiền một nỗi, ông càng say sýa nghiên cứu thì bà vợ ông càng cho ông là lẩm cẩm, ấm ðầu, chập mạch. Có lúc bực mình với ông vì làm cái việc không công ấy, bà ðã lẩm bẩm cái câu mà trước ðây hai chục nãm ông thýờng ðýợc nghe:” Người ðời cũng không ðược !”. Kệ, bà ấy nói gì, nghĩ gì cũng cho qua, miễn là ðược việc của mình. Ông phấn khởi nhất là cái ðoạn tìm hiểu lai lịch của chính mình. Thì trước ðây, ðể an toàn, ông cứ khai phứa trong lý lịch của ông là thành phần bần cố nông, ba ðời tính từ ông lên bị bóc lột ghê lắm. Cũng may là từ ðời cụ nội ông ðã ra Hà Nội làm ãn nên khi người ta về quê xác minh lý lịch, ðại diện chính quyền ðịa phương cũng chẳng biết, chỉ gật ðầu lia lịa cho xong chuyện. Này nhé, nếu không nghiên cứu viết gia phả thì làm sao ông biết ðược ông là cháu mười ba ðời ông Nguyễn Trung Ngạn. Vị này là nhà vãn thời Trần (1289-1370), ngýời làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Kim Thi hay Ân Thi), tỉnh Hýng Yên. Thuở nhỏ vị này có nãng khiếu vãn học, nổi tiếng thần ðồng, ðậu Hoàng giáp nãm 16 tuổi, ði sứ Trung Hoa ðến hai lần, sáng tác hàng loạt thõ nãm 1324 ðược thăng Thi ngự sử. Sau còn ðược giữ nhiều chức như : An phủ sứ Thanh Hóa, Chánh sứ Viện thẩm hình, An phủ sứ Nghệ An, Thýợng thư hữu bật, Thi kinh diên ðại học sĩ,v.v. Tại Hà Nội, hiện vẫn còn ðền thờ ở phố Mã Mây. Thế rồi, ðúng ðến ngày giỗ cụ nội, bà thấy ông dọn dẹp, quét tước, lau chùi bàn thờ sạch sẽ lắm, ðiều mà mấy chục nãm nay bà không hề thấy. Thì ra ông ðã hoàn thành kế hoạch biên soạn cuốn gia phả của dòng họ sau ðúng hai nãm về hưu. Ông bỏ tiền ra (lấy từ quỹ ðen của ông lập từ nhuận bút những bài mà báo mà bà không biết) ðể ðánh máy vi tính và in ðúng một chục cuốn gia phả, rồi lại cất công xuống cửa hàng mỹ nghệ tận dưới Tràng Tiền mua một hộp gỗ sõn mài chính hiệu ðể ðựng cuốn gia phả bản gốc. Ông ðặt lên bàn thờ , thắp hương và lầm rầm khấn khứa hồi lâu. Bà vợ, týởng ông ðã chấm rứt ðược cái việc mà bà cho là lẩm cẩm này và mừng thầm trong bụng vì thoát ðược cái cảnh trông thấy ông giam mình suốt ngày trong phòng làm việc, hí hoáy viết viết, lẩm bẩm, có khi lại cười sằng sặc như anh thần kinh. Nhưng chưa hết. Ông

7

Page 8: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

bảo với bà ông về quê dăm hôm, mang theo hộp sơn mài ðựng quyển gia phả gốc. Một tuần sau ông mới ở quê ra, mặt mày hớn hở. Ông kể rằng quyển gia phả mang về ðặt ở nhà thờ họ xong là ông yên tâm lắm rồi. Ông còn ghé tai bà nói nhỏ rằng họ hàng chú bác trong quê mừng lắm, không ngớt khen ông tài cao ðức dày, ngẫm mà cũng bõ cái công sức, tiền của bỏ ra. Súyt nữa thì bà thốt ra cái câu muôn thủõ “ người ðời không ðược !” . May bà hãm ðược, chỉ nhỏ nhẹ bảo ông rằng : “ Thôi, hai nãm nghỉ hưu, ông làm việc nhiều quá rồi ðấy, hôm nào vợ chồng mình ði du lịch một chuyến, ông có ðồng ý không ? “.

KHÔNG ÐỘI TRỜI CHUNG Hôm nay trời mýa dầm dề, từ cãn buồng sạch sẽ, bóng loáng và tiện nghi này, Trần Thiên lõ ðãng nhìn qua cửa sổ mà lòng nặng trĩu. Biệt thự của ông nằm giữa thửa ðất vuông vắn, bốn bề cây cối výờn tược, tĩnh lặng quá làm ông cảm thấy mình thực sự cô ðõn. Biết thế ông ði dậy học ở nước ngoài thêm một hợp ðồng nữa cho ðỡ hiu hắt. Mà nhà ông cũng ðề huề, vợ ðấy, con ðấy, cháu ðấy , kể ra gần chục nhân khẩu chứ có ít ðâu. Ấy vậy mà quanh ði quẩn lại, ở nhà chỉ còn một mình ông, cứ nhý là ông từ giữ ðình. Nhưng mà thôi, nghĩ làm gì cho thêm bực mình. Gia ðình ai chằng thế. Ðấy, ðúng như cái bài tâm sự tuổi già của một người Trung Quốc nào ðó mà ông vừa tải ở trên Internet xuống. Cái thằng cha này nói trúng phắp. Nhất là cái ðoạn nói về con cái. Thế nào nhỉ ? À, nhớ ra rồi: “ Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái hỏi vài câu là thấy ðủ rồi.

8

Page 9: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ ... Chờ con báo ðáp là tự làm khổ mình” Cái bài này dài ðến mấy ngàn từ, chỗ nào cũng chí lý. À, không hoàn toàn như vậy ðâu, bởi có một câu mà Trần Thiên vẫn chưa tâm phục khẩu phục: “ Tiền bạc rồi sẽ là của con, ðịa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình...” Chẳng phải nói ai ðâu xa, cứ lấy ông ra mà soi xét, thì ðịa vị có phải là tạm thời ðâu. Học hành là như thế mà xuốt ðời ông là phó. Chẳng tính những thứ chức tước quá nhỏ như tổ phó, phó phòng, phó trưởng ban mà ông ðã kinh qua làm gì, ðây chỉ nói kết quả của việc học và dậy của ông cũng thấy ðủ thứ thiệt thòi: phó tiến sĩ, rồi phó giáo sư. Ðịa vị là tạm thời thì làm sao mãi ðến tuổi về hýu vẫn là phó giáo sư? Ðịa vị là tạm thời ý ? Tạm thời mà có ðứa chiếm lĩnh của ông và tồn tại ðến bây giờ. Nó là giáo sư, hiệu trưởng trường ðại học, rồi lại nhà giáo nhân dân nữa mới tức chứ ! Ông không muốn nhìn mặt nó, ðã ði dậy học nước ngoài mấy hợp ðồng mà vẫn chưa nguôi cơn tức. Vậy là ông cứ nằm lì ở nhà, ở cái biệt thự có tên “Hào Hoa” này, chẳng muốn ði ðâu. Của ðáng tội, trýớc ðây ông ðâu có ít bạn. Nghĩ lại cái thời gian ấy mà ông thấy tiếc. Không ước vọng, không hận thù. Rỗi rãi thì làm thơ. Cái khoản này ông cũng không ðến nỗi. Mấy thằng cha mê thơ bảo rằng cái ông này thế mà có “gu”. Còn ðây nói nhỏ thôi, kẻo lại bảo ông tự kiêu: cả những cây ða cây ðề trong thi ðàn Việt Nam, khi xem thơ ông cũng phải khen là “nội tâm sâu lắng, hồn nhiên, diễn tả nhẹ nhàng mà tiết kiệm lời” . Ðấy, tiết kiệm thì lợi thế ðấy. Nhýng có những việc không tiết kiệm ðược cơ chứ. Ông bồi hồi nhớ lại cái hồi bao cấp, vì cay cú cái ngýời ðã vượt mặt ông – một thằng cha ði nghiên cứu ở Liên Xô sau ông mà vớ ðốc-to chứ không phải cãng- ði- ðát nhý ông ðâu- mà ông phải rút cái nhẫn duy nhất của vợ ra ðể bán mà chi cho cái khoản in tài liệu kiện cáo. Nói là tài liệu thì các bạn khó hình dung. Ðây là một tác phẩm, có

9

Page 10: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

thể nói là một quyển phản biện luận vãn “ðốc-tơ na-úc”, bây giờ thì gọi là tiến sĩ khoa học, học vị cao nhất ở nước ta hiện nay. Bực lắm, ai ðời công thức tính toán thì sai bét, giả thiết thì thiếu thuyết phục, áp dụng cho tính toán thì chênh ðến nửa ðộ trong ðiều kiện khí hậu Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của cái thằng cha này lại ðược ðưa vào sách giáo khoa mới chết chứ. Ông phải cứu thôi, cứu các sinh viên thân yêu của nhiều thế hệ ! Nhýng cũng từ cái vụ kiện cáo, thắc mắc inh ỏi này mà ông mất nhiều bạn. Không phải người ta xa lánh ông, mà vì ông khai trừ họ. Bọn bạn ông chúng “phù thịnh” hay sao mà tán ðồng ý kiến hay chẳng hé rãng phản ðối cái thằng cha họ Phan chút nào. Vậy bạn của kẻ thù là kẻ thù, ông sòng phẳng nghĩ vậy. Thực ra cũng có một vài người không khoái cái ông họ Phan kia, nhưng họ khôn chán, chẳng rây vào làm gì cho rách việc ! Thế là ông cô ðõn từ ðó. Dạy học chán chê ở xứ ngýời về, tình cảnh này cũng không ðược cải thiện là bao. Người ta không kết nạp ông vào các hội kỹ thuật, mà ông có thèm xin vào ðâu vì ở ðó toàn là kẻ thù trực tiếp và gián tiếp của ông. Mà vợ con ông cũng tệ, không thông cảm với ông. Ðấy, hai ðứa con ông từ khi ra ở riêng, ít khi nó ngó ngàng xem ông thế nào. Của ðáng tội, khi phải ði công tác dài ngày, nó cũng ghé qua, gửi con ðể ông bà trông hộ. Càng nghĩ , càng thấy cái lão thày Tàu nói ðúng, chẳng trông mong gì ở con cái, kể cả một chút tinh thần ! Còn vợ ông khi mới lấy ông còn ngây thõ, hồn nhiên là thế, còn bây giờ thì suốt ngày nói chuyện nhà, chuyện ðất, chuyện tỉ, chuyện chỉ, chuyện cây. Lắm lúc muốn tâm sự chuyện này chuyện kia với bà ấy cho khuây khỏa, bớt nỗi cô ðõn, vậy mà bà ấy lúc nào cũng tỏ ra bận bịu, thỉnh thoảng ðáo qua nhà một lát rồi lại ù té ði ðâu không biết. Phòng khách ông treo một chữ “ Aí ” to tướng, bên cạnh lại còn có hàng chữ nhỏ chạy dọc” ái thị vĩnh bất chỉ tức” (tạm dịch: yêu là mãi không ngừng thở). Ngýời ta thì thích treo chữ “Tâm”, chữ” Nhẫn”, còn ông thì nghĩ khác, ông ðã tuyên bố bằng là ông yêu con người ðến nhý thế mà chẳng ma nào ðến chơi với ông ! Nhýng mấy ai hiểu ðược ông yêu cái gì. Ông rất ghét cái thứ yêu ðýõng sýớt mýớt và tràn lan. Cái gì cũng yêu, ai cũng yêu là không ðược. Việc gì phải “nhẫn” kia chứ, ông chẳng chịu cái gì,

10

Page 11: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

không thích thì nói thẳng ra, chứ ngậm ðáng nuốt cay trhì không ðời nào. Ông chỉ yêu chân lý. Ðấu tranh cho chân lý thì mãi mãi, suốt ðời. Ðúng nhý cái dòng chữ nhỏ chạy dọc “yêu là không ngừng thở” mà ông nói ở trên. Ðứa nào ðịnh hõn ông, vượt mặt ông là không ðýợc. Ông còn ðấu tranh ðến hõi thở cuối cùng với những loại ngýời nhý thằng cha họ Phan kia.Vợ con ông họ cũng không ðồng tình với ông trong việc ðấu tranh ðến cùng cho chân lý, thậm chí còn phê phán ông, cho ông là gàn dở, cố chấp. Vậy là, ðã cô ðõn lại càng cô ðõn. Cũng có lúc ông tự vấn: “Hay là mình sai ?” khi ông ðọc những dòng như thế này của lão thầy Tàu: “ Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình, biết ðủ thì lúc nào cũng vui.” Ông còn lạ gì câu này, nguyên vãn tiếng Hán là:” tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dý, tri túc thưởng lạc”, bố ông ngày xýa cũng hay ngâm nga câu này. Ông không nhất trí lắm, thấy ai ngáng ðường mình hoặc chực hơn mình là ông không chịu ðược. Ðấy là chân lý. Ðiều này thì ông không thể nghe theo lão thày Tàu ấy ðýợc. Vui thế nào ðược khi bên ông lúc nào cũng canh cánh hận thù... giá mà không có hắn. Bực vì một nỗi, thằng cha Phan này chẳng thèm ðối ðáp trực tiếp với ông, toàn là những ngýời khác cãi vã với ông ðể thanh minh cho hắn. Kể ra thì họ cũng muốn xuê xoa, giảng hòa cái vụ này, kể cả phải tổ chức hội thảo ðể tranh luận khoa học, rồi từ ðó bảo rằng có vấn ðề gì sai trái ðâu, quan niệm mỗi ngýời một khác, nên bắt tay nhau vui vẻ. Còn lâu mình mới chịu nhé. Ðấu tranh cho chân lý. Mình ðã công khai tuyên bố thế, kể cả làm thõ cũng không ngoài mục ðích này. Ðang lan man nghĩ ngợi thì bà ấy ði ðâu về, kéo theo cả một mụ trông gớm ghiếc. Họ nói với nhau cái gì mình ðâu có nghe thấy, toàn thì thầm to nhỏ, khi ðãm chiêu cay cú, khi thì lại phấn chấn, rũ ra cười rồi lại ù té kéo nhau ði ðâu. Thế này thì trông chờ vợ con sao ðýợc ? Vẫn trong cái bài” Tâm sự tuổi già ấy, lão thầy Tầu còn viết một câu chí lý như thế này:

11

Page 12: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

“ Quá nửa ðời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia ðình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng là bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào vui thì sống, việc gì muốn thích làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình ðâu phải sống ðể người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình” Không rõ ngýời khác hiểu câu nói này thế nào, chứ ông thì tâm ðắc lắm. Ðúng, bây giờ già rồi, muốn thích làm gì thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình phải sống thật với mình chứ ! Nghĩ sao làm vậy. Vừa rồi ông ðánh ðòn cuối cùng ðấy thôi. Tứ trụ triều ðình bây giờ ðã biết việc này rồi: ông ðã gửi thư cho chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và bộ trưởng giáo dục ðào tạo ðể “báo cáo” và cảnh báo một thể. Ông còn phải tận dụng cái ýu thế của kinh tế thị trường, ðưa tin lên báo hàng ngày (chứ không phải là trên mấy cái tạp chí toàn bênh lão Phan) ðể loan tin rằng “ Tiến sĩ thật, bằng giả” hoặc “ Làm hại ðến các thế hệ sau”. Mấy thằng cha phóng viên có biết sự việc mô tê rãng rứa ra sao ðâu, lại ðược bồi dưỡng trước nãm bảy triệu ðồng thì cái gì chẳng viết, cái gì chẳng ðãng. Ðã ra những chiêu ðộc như thế mà hình như hắn chẳng hề hấn gì. Qua cái vụ này, ông từ người cô đơn trở thành người cô ðộc.

TÌNH XƯA NGHĨA CŨ

Chặng ðường ra ngoại thành có hõn mười cây số mà xe ði chậm nhý rùa. Chẳng là hôm nay cả vãn phòng Hiệp Hội cùng ngồi xe cõ quan về quê ãn cýới cô Thùy, nhân viên vãn thư kiêm thủ quỹ. Nhý ðể phá tan cái không khí trầm trầm chỉ có tiếng ầm ì của chiếc xe lúc chạy lúc dừng, bác Huy, người cao tuổi nhất ðám bảo: ði con ðýờng này làm mình nhớ ðến ðường về quê người yêu ðầu tiên của mình, cách ðây gần nửa thế kỷ. Mọi ngýời trong xe vui hẳn lên vì có ðề tài mà bàn tán, mà trêu chọc nhau. Chịu không nổi, chú Gia, người khỏe mạnh và vui tính nhất nhì cơ quan cũng lên tiếng:

12

Page 13: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

“ Mình kể cho các bạn một câu chuyện tình, chẳng của ai xa lạ, mà chính của ông anh ruột mình. Hồi Hà Nội còn bị tạm chiếm nãm 1952, anh ấy có yêu một cô gái người Minh Hưõng- chắc là các cô cậu nhỏ tuổi thì không hiểu ðâu nhỉ- là Tầu lai ấy mà. Phải nói là cô này khá xinh, trông giống nhý cô gái trong các bức tranh thiếu nữ xýa của Trung Quốc. Thế rồi nãm 1954, ông anh mình di cư vào Nam. Lúc này mới 20 tuổi, còn cô gái thì ở lại Hà Nội, mới tròn 16 cái xuân xanh. Người Nam, kẻ Bắc, nỗi nhớ rồi cũng nguôi ngoai. Cái chuyện ngýời tình xưa của ông anh mình tưởng ðược ðậy lại thì một hôm, cách ðây hai nãm, một người bạn thân của ông ấy gọi ðiện thông báo là có ðịa chỉ của cô Tiểu Yến ðấy. Ông anh mình vắt óc ngẫm nghĩ hồi lâu mới nhớ ra là tên cô ngýời yêu cũ, cách ðây hõn nửa thế kỷ của mình. Tính tò mò thắng ðược sự ngại ngần, và thế là một cuộc dàn xếp ðể hai ngýời tình xưa nghĩa cũ gặp nhau. Không hiểu sao ông bạn của anh tôi lại nhiệt tình ðến nhý vậy : sang tận Quảng Châu Trung Quốc gặp trýớc cô Tiểu Yến ( chắc là cụ mới ðúng ), hẹn với nàng rằng ðúng 23 tháng chạp nãm ấy hai người sẽ gặp nhau tại khách sạn Dương Thành.” Tôi ngắt lời Gia : “Mình biết cái khách sạn này ðấy, nó ở ngay trýớc quảng trýờng có nhóm tượng lớn gồm 5 con dê ngậm những nhánh lúa. Tên ðầy ðủ của nó là “ Dương Thành phạn ðiếm” Chẳng là hồi 1964, mình ði khảo sát khoa học tại ðây và ðược ở chính khách sạn này. Các bạn có biết là hồi ðó, Trung Quốc còn ðói kém mà khách sạn ðã nổi tiếng với 2000 món ãn ðiểm tâm. Thực khách không bao giờ phải ãn lặp lại một món nào nếu ở ðó trong 3 tháng...” Hình như mọi người sốt ruột ngắt lời tôi: “ Thôi, bác ðể chú Gia kể tiếp ði ðã”. Gia tiếp:” Cũng phải khen cái ông bạn của ông anh tôi tốt bụng và kỳ công. Ai ðời phải chạy ði chạy lại, liên hệ ngược xuôi giữa Hà Nội và Quảng Châu ðể ðịnh ngày tái ngộ cho một ngýời bạn, chýa kể việc bỏ tiền ra chi phí cho cái vụ này”. Ngừng lại một lát nhý ðể cho mọi người ngồi trong xe phải sốt ruột về cái phút gặp lại ly kỳ giữa ðôi tình nhân của hõn nửa thế kỷ trýớc, Gia mới tiếp:” các bạn biết không, cứ theo sự hýớng dẫn của ông bạn qu í

13

Page 14: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

hóa, anh tôi ðến khách sạn Dương Thành, lên tầng 4 và rẽ vào một cãn phòng nhỏ, có ban công nhìn thẳng ra quảng trường. Ðây là phòng thuê dành riêng , thuộc loại VIP nên chỉ kê có một chiêc bàn ãn xinh xắn, trên bày một lọ hoa hồng ðóa to tươi thắm, ngoài cửa, rèm buông hững hờ. Ông anh tôi còn ðang ðảo mắt tìm ngýời, thì thấy một bà to õi là to, già õi là già... ði từ phía góc ban công vào phòng. Sau những giây phút ngỡ ngàng, ðôi bên nhận ra ðối tượng cần gặp gỡ của mình. Cả hai ðều không thốt nên lời, mắt nhìn không chớp, dường như chẳng nhận ra nhau. Ðâu phải là cô gái mýời sáu tuổi có hai món tóc ðuôi sam rủ trên ðôi vai trẻ trung, ðâu còn ðôi mắt trong veo, ánh lên mỗi lần cười và chiêc má lúm ðồng tiền duyên dáng. Ðâu là cô gái thon thả, mảnh mai không quá bốn chục cân. Ðâu còn là chàng thanh niên da cãng mặt trắng, lún phún râu mép luôn có nụ cười tinh quái, cái nhìn hóm hỉnh... Ðôi bên lặng nhìn nhau và nhận xét. Rồi họ cũng ngồi xuống, và người cất tiếng nói ðầu tiên, tất nhiên là ông anh tôi. Họ hỏi nhau về cuộc sống trong những nãm tháng kháng chiến chống Pháp, thời gian ở nội thành Hà Nội, lúc chuyển về Sài Gòn, khi ra nước ngoài về quê cha ðất tổ. Câu chuyện không ãn nhập lắm, nhýng chắp lại, cũng hiểu ðược những chuỗi ngày xa nhau mà không ai nhớ ðến ai nữa. Chàng cố tưởng tượng lại khuôn mặt của nàng cách ðây nửa thế kỷ thì nàng cũng cố hình dung lại xem cái ông già vẫn cao to lừng lững nhý thuở nào nhưng nét mặt nhý người xa lạ, không mảy may gợi nhớ về những nãm tháng yêu ðương xưa cũ. Chàng cố gắn những kỷ niệm xưa, khi hai ngýời tha thẩn bên những výờn ðào Nhật Tân thủõ nào, thì nàng cũng gắng týởng týợng lại buổi cũng xem phim cuối cùng ở rạp Majestic, phải rồi, phim Bản valse cuối cùng có Erol Flynn thủ vai chính. Càng ôn lại những kỷ niệm xýa thì cả chàng và nàng ðều không gợi ðýợc những cảm giác hồi hộp, mong chờ như những khi hò hẹn bên Hồ Tây hay Hồ Gýõm . Chàng cố so sánh ðôi mắt của bà cụ vừa già, vừa béo ngồi trước mặt mình vừa nhãn nheo, vừa hùm hụp với ðôi mắt huyền hơi bí ẩn của Tiểu Yến ngày xưa...Nàng cũng lục trong trí nhớ ðể ôn lại những ðiều mà ông già , có cái tên là Gia Hội - ngồi trước mặt mình nói, xem nhý những ðiều mới lạ ðược

14

Page 15: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

nghe lần ðầu. Ông nói ði, bà nói lại; à quên, cụ ông kể, cụ bà nghe; cụ bà nói cụ ông ngẫm nghĩ... cứ nhý thế, ba bốn tiếng ðồng hồ lững thững trôi qua. Họ chưa bết câu chuyện sẽ kết thúc vào lúc nào nếu ở bàn ãn phòng bên không có chuyện cãi vã ồn ã. Không ai bảo ai, hai người ðều ðứng dậy, ngó nghiêng sang phòng bên... và ðể họ không phải ngồi lại chịu trận với nhau nữa ! Xe ðang chạy, bỗng chậm lại rồi dừng hẳn. Ðường lại tắc, xe lại kẹt. Ừ, ở cái thời hai ngýời còn ðang yêu nhau, con ðường này vắng người lắm, làm gì có xe cộ tập nập như thế này. Mọi ngýời ngồi trong xe ðều sốt ruột xem hồi kết cuộc tái ngộ ra sao, giục chú Gia : chú kể tiếp ði. Gia cười lớn và bảo: hết rồi ðó, còn gì nữa mà kể. Không hiểu cô Tiểu Yến nghĩ gì, chứ ông anh mình thì thấy buồn nẫu ruột. Ông vừa cảm õn ông bạn qu í hóa, vừa hận ông bạn này vì ðã làm trí týởng týợng của ông bị rập tắt tức thời. Ông anh mình bảo: “ giá mà không gặp lại thì hơn, chẳng giải quyết chuyện gì !”. Và hình ảnh một bà to ở là to, già ôi là già cứ ðeo ðuổi anh mãi...

THÍCH Ở XỨ NGƯỜI

  Nếu không có việc bà Danh đến tận cơ quan tìm, thì tôi chẳng biết là cả hai vợ chồng nhà Ứng đều ra nước ngoài rồi. Và điều đáng ngạc nhiên là họ bỏ lại hai đứa con, nhờ gia đình hàng xóm – là ông bà Danh này- nuôi dùm. Phải nói thế này thì độc giả mới hiểu : hai vợ chồng ông Ứng đều đi ra nước ngoài kiếm sống, ông thì đi châu Phi, bà thì đến châu Âu ! Họ để lại một cái sổ tiết kiệm để đứa lớn hàng tháng chi tiền công nuôi cho ông bà Danh. Chẳng may là được hơn một tháng thì Quỹ tiết kiệm, nơi gửi sổ để chi việc này bị phá sản, hết tiền. May sao hai ông bà Danh lại mang máng biết tôi có họ có hàng với vợ chồng ông Ứng ! Thôi khỏi phải kể dài dòng về việc tôi đã phải nhờ thủ trưởng của mình đến tận nhà ông bà ấy để an ủi và đảm bảo là không có sự lừa đảo

15

Page 16: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

gì từ phía ông Ứng. Cũng may là lương của ông Ứng cơ quan còn bớt lại một tỷ lệ nhất định nên cũng có cái mà chi trả ban đầu cho ông bà Danh. Đấy, vợ chồng ông bà Ứng đều thích ra nước ngoài kiếm ăn, kể cả trong những lúc còn phải nuôi con ăn học ở trong nước. Đứa lớn mười lăm, đứa nhỏ mới bảy tuổi đầu. Cũng phải mở cái ngoặc là thời bao cấp, hai ông bà này cũng có nhiều dịp đi nước ngoài, khi thì đi học, khi thì đi công tác, nhưng xen kẽ nhau, thành ra lúc nào cũng có người ở nhà trông nom con cái, chứ không đặc biệt như cái vụ này, xảy ra khi phe Xã hội Chủ nghĩa tan rã, nước ta bắt đầu Đổi mới. Tự nhiên phải tham gia giải quyết vụ này, tôi vội viết thư cho ông Ứng, khi đó làm việc ở châu Phi là phải tìm cách mà về ngay, trông nom con cái trong tình hình tiền nong không có gì đảm bảo lấy ra để nuôi bọn trẻ. Khi này ông Ứng mới vỡ lẽ ra là bà Quyên, vợ ông đã ù té ra nước ngoài ngay sau khi ông đi được hai tháng. Thế mà bà ấy nói như đinh đóng cột là khi nào anh về thì em mới đi ! Ông Ứng phải đút lót cho một ông bác sĩ ở đây, xin hắn ta nhận xét cho là không đủ sức khỏe để tiếp tục thực hiện hợp tác lao động tại xứ này, như vậy mới có đủ điều kiện mà về nước trước hợp đồng. Ông về nước chưa được bao lâu, phải rồi, mới hơn nửa năm thôi thì đã có thư của bà vợ đòi đưa đứa con gái lớn sang Đức. Phải nói rằng ông Ứng đâu phải là người sợ vợ, răm rắp theo lời vợ, nhưng trong trường hợp này, ông cũng muốn rảnh tay nên thực hiện liền cái ý muốn của bà vợ ở tận bên châu Âu ấy. Ông bèn gửi một người đi qua Tiệp, giúp “chuyển “ đứa con gái bằng con đường qua Nga. Khỏi phải nói về những vất vả để đưa cô con gái này sang với mẹ: gửi qua Nga có, vòng về nước cũng có, đi tiếp cũng có… Trong thời gian đó, ông Ứng ở trong nước vừa tìm việc làm mới, vừa trông coi thằng con trai mới lên mười ăn học. Bên cạnh đó ông còn phải lo bán cái căn hộ ở ngôi nhà tập thể mà hai vợ chồng ông được phân phối mấy năm trước đi để trang trải các khoản nợ nần trong nước và chung tay góp vốn cho bà vợ ở hải

16

Page 17: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

ngoại. Tại sao vậy ? Vì bà vợ không muốn về nước nữa. Bà viết thư bảo ông thu xếp mau mau mà sang vì bây giờ bà có điều kiện để mua một căn hộ nhỏ ở cái thành phố nhỏ bé này của Đức rồi! Chỉ thiếu tý chút, nếu ông không bán nhà thì lỡ hết dịp hai vợ chồng đoàn tụ. Sao vậy ? Vì ở nước này nếu không có tài sản thế chấp thì không thể nhận người thân sang ở cùng với mình. Nghe cũng bùi tai, ông bán đắt bán rẻ căn hộ mà hai vợ chồng ông, vì cùng làm một cơ quan nên mới được ưu tiên phân phối. Kể ra, như người khác, không quá thích sống ở xứ người thì ông cũng không duyệt cái kế sách của bà ấy. Ông biết bà lắm, bà có học lại thích làm kinh tế nên cái gì có lợi về vật chất thì khó mấy cũng làm. Hồi còn sống chung với nhau ở trong nước, ông bà hay mâu thuẫn với nhau về cách thực hiện công việc tuy hai người rất giống nhau về ý thích muốn sống ở xứ người ! Ông tặc lưỡi, vứt bỏ cái công việc được bạn bè xem là rất hên và hợp với trình độ, sở trường của ông là đang làm tư vấn cho một Công ty Tư vấn Xây dựng có uy tín. Mà lương ông có kém cỏi gì đâu, chỉ thua có ông giám đốc ! Sau khi ông mang thằng con trai sang Đức sống chung với vợ và đứa con gái thì chúng tôi, những người họ hàng tạm gọi là gần cận với ông chẳng có tin tức gì của ông, thậm chí một cú phôn, một cái thiếp chúc Tết gửi về nước cũng không ! Nhưng chúng tôi lại mừng vì biết là có yên ả thì ông Ứng mới không động dụng gì, và chúng tôi cũng mừng cho gia đình ông ấy đã thu xếp tốt. Nghe đâu hai đứa con đêu đi học tiếp, đứa con gái có người yêu là dân bản địa, còn thằng con trai thì vừa học vừa làm, kinh tế cũng không khó khăn lắm. Thế rồi, sau hơn hai năm ông ra nước ngoài sống với gia đình, một ngày đầu tháng cuối năm của thiên niên kỷ, tôi nhận được lá thư hiếm hoi của ông. Tôi giật nẩy mình khi mở hòm thư của nhà mình và nhận được một chiếc phong bì gửi từ nước ngoài có viền khung đen ở xung quanh, Thì ra đó là thiếp báo tin buồn của ông Ứng. Chúng tôi không tin ở mắt mình khi đọc những hàng chữ sau đây: Chúng tôi đau đớn báo tin buồn:

17

Page 18: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Vợ và mẹ chúng tôi, Bà Lệ Quyên Sau một thòi gian lâm bệnh nặng đã qua đời ngày… tháng 11 năm 2000, Hưởng thọ 53 tuổi Lễ viếng tổ chức tại nghĩa trang W. …… Ban đầu, chúng tôi rất kinh ngạc về tin dữ này, nhưng sau, nghĩ lại cũng thấy khả năng này có thể xảy ra vì bà Quyên là người ham công tiếc việc, dốc sức làm kinh tế, lại không chịu chăm sóc bản thân thì bạo bệnh đến là điều không tránh khỏi ! Ông Ứng có trở về nước hai lần sau đó, lần đầu ngay một năm sau khi bà ấy qua đời và lần nữa vào năm 2008. Ông già xọm đi, lưng hơi gù xuống. Vì biết ông là người kín đáo, không thích bộc bạch lòng mình nên chúng tôi, dù là họ hàng đấy, nhưng chẳng dám hỏi thêm gì. Trong thâm tâm, cả bạn bè nữa cũng đều muốn ông trở về nước mà sinh sống nốt quãng đời. Có lần ông viện lý do : còn phần mộ của bà ấy ở xứ người, ông bỏ về sao được ! Hỏi về con cái, ông bảo một đứa con gái đã lấy chồng rồi, vẫn cái tay người Đức ấy, ở cách ông 200 km; còn thằng con trai, làm nhiều nghề lắm, từ dạy khiêu vũ đến quảng cáo tiếp thị, cái gì cũng thạo…Nó ở gần nhà ông. Và từ đó, chúng tôi chẳng có tin tức gì về ông, kể cả lời chúc Tết qua điện thoại hay bưu thiếp như những năm nào.

GIÀY DÉP CÒN CÓ SỐ Không biết bạn có tin không chứ tôi thì tôi tin. Tin là con người có số. Ông bạn tôi, một hôm vui chuyện, lý luận rằng: “giày dép còn có số của nó nữa là…” Câu nói đó tưởng như vô lý, chỉ để gây cười, nhưng xét cho cùng, nó chứa đựng nhiều ý nghĩa đáng suy ngẫm. Cũng vẫn ông bạn này, đã từng thốt ra rằng ông trời không cho ai may mắn hết mọi điều, cái này hên thì cái kia phải sui,

18

Page 19: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

không ai là sung sướng hoàn toàn mà cũng không ai khổ đến cùng kiệt. Mới đầu tôi cũng có ý phản bác quan điểm này của ông bạn ấy, nhưng qua những mảnh đời mà ông mang ra để chứng minh cái luận điểm này thì tôi cũng thấy hoang mang, xiêu xiêu… và không tin vào bản thân mình nữa. Minh chứng đầu tiên là lấy ngay diễn biến chính cuộc đời của bạn tôi. Hơn sáu chục tuổi, song thăng trầm đều trải. Ngẫm cho cùng thì ông hên ở cái cung “công” nhưng sui ở cái cung “thê”. Công việc không những suôn sẻ mà còn thăng tiến mạnh mẽ; cái hay là nhờ ở thực lực của ông. Ông vượt xa mấy thằng bạn khá giỏi như ông khi mới ra trường và có dịp tiếp cận với những công việc khó, những con người có uy thế trên chính trường. Thôi khỏi phải nói nhiều về công việc, chỉ biết là sau ba mươi năm công tác, ông đã trở thành một nhà ngoại giao có uy tín ở nước ngoài. Chuyện buồn là ở gia đình: bà vợ yêu dấu của ông qua đời sau một cơn đau nặng. Tôi nhớ mãi cuộc tình duyên của đôi vợ chồng này, bắt đầu từ một khoảnh khắc cùng trú mưa dưới một hiên nhà ngoài phố khi trời mưa to. Rồi họ đến với nhau một cách vô tư, trong sáng ở cái thời bao cấp tuy vất vả về đường vật chất nhưng nhẹ nhõm về tinh thần. Bà vợ thứ hai của ông là một nhà doanh nghiệp, có một con riêng. Họ gặp nhau và sống với nhau trên cơ sở đồng cảm và yêu công việc của nhau. Quên nói là đến nay, họ khá giàu. Chỉ riêng một việc ông sở hữu cả một “ốc đảo” với dự án quy hoạch và xây dựng trên đó nào là cầu, đường, cây xanh và một loạt biệt thự, với những thiết kế và trang bị nội thất thuê và mua từ Pháp, Italia thì đủ biết ông “sung sức” nhường nào. Chính tôi đã được xem những bản thiết kế đó, và thực sự cảm phục về khả năng làm ăn và hưởng thụ của vợ chồng bạn. Điều không may ập đến. Khi ông sắp vể hưu, trở về nước nghỉ ngơi thì lâm trọng bệnh. Cái bệnh thận quái ác hành hạ ông, làm ông từ một người béo tốt trở thành người gầy guộc, hom hem; nhưng cái chính là có nguy cơ yểu thọ. May mà ông có tiền tỷ, đủ đề thay thận của một người từ nước ngoài- điều mà ông mong chờ đến hàng năm. Ông trở về Hà Nôi, chọn một trong số những ngôi

19

Page 20: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

nhà của ông, ở nơi yên tĩnh trong thành phố và di dưỡng tại đó. Tôi tới thăm ông tại đây, và ông vẫn không quên nhắc lại rằng “giày dép còn có số” ! Lâu lâu tôi không đến thăm ông, nghe đâu ông còn bị ngã khi đi tập ở phòng máy tập sau này, và nếu không có vài trăm triệu nữa để thay bộ khung xương chân thì ông không thể đi lại được nữa ! Để minh chứng cho luận điểm : ông Trời không cho ai hết mọi thứ, xin kể với các bạn chuyện đời của một nhân vật nữa. Không phải là bạn tôi nữa, mà là thầy học và sau này thủ trưởng của tôi. Thôi khỏi phải nói về những ưu điểm của ông trong quan hệ, trong giao tiếp với mọi người. Không thể chê vào đâu được, tôi chưa bao giờ thấy ông nổi giận hoặc to tiếng với ai. Nhưng điều đáng nói về cái số của ông là suốt đời làm cấp trưởng: trưởng khoa ở trường đại học, hiệu trưởng, rồi bộ trưởng. Nhưng ông không muốn lên cao hơn nữa. Ông xin khiếu. Không hiểu có phải vì sẽ lên một chức phó, tuy ở cấp cao hơn, song chủ yếu là ông biết điểm dừng. Nói thế để biết cái cung” quan “của ông là vượng. Thế thì có chuyện gì về gia đình không suôn sẻ chăng. Con người ông như thế thì không thể có chuyện bất hòa ở gia đình. Điều không mong muốn là sau khi lập gia đình gần mười năm ông vẫn chưa có con. Bằng đủ mọi biện pháp, vợ ông mới có mang. Và khi này, từ bác sĩ đến gia đình phải trông nom chu đáo, không cho bà đi xe đạp ( ở cái thời bao cấp mà không đi xe đạp thì làm ăn rất khó khăn, nhất là trong thời sơ tán). Và khi tuổi ông đã cao rồi mới sinh quý tử: một cậu con trai xinh xắn ! Hàng ngày, có những buổi ông đi đón con tại nhà trẻ, cô giáo bảo thằng bé: “Này ra mau, “ông” đón nào” .Chắc hẳn cô tưởng ông đến đón cháu ! Hiếm hoi như vậy nhưng cậu bé rất ngoan và giỏi. Nghe đâu đoạt giải nhất thi toán quốc tế hồi nào và sau này đỗ tiến sĩ tại Mỹ, làm phó giáo sư ở một trường Đại học danh tiếng tại đây. Điều đáng nói là cậu con hiếu thảo này, bằng số tiền kiếm được trong công tác ở nước ngoài đã góp phần kéo dài tuổi thọ của ông bố thêm gần chục năm nữa, bởi ông bị ung thư phải chữa chạy nhiều lần ở nước ngoài !

20

Page 21: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Ông bạn tôi còn muốn kể nhiều ví dụ như thế để chứng minh rằng người có số là tất nhiên, bởi ông Trời tính toán giỏi lắm, không cho ai quá sướng mà cũng không để ai khổ nhiều. Không nên nhìn bên ngoài mà nói rằng người này sướng, kẻ kia khổ. Tôi chợt liên hệ tới đời mình. Quả là có số ! Tôi không gặp may bao giờ, theo đúng nghĩa “may mắn” của nó. Đừng hòng trúng sổ số hoặc gặp được quý nhân phù trợ. Cái gì cũng phải nai lưng ra làm, bằng chính sức lực và trí óc của mình. Thế thì may ra mới đạt được kết quả… nhưng không như mong muốn. Có điều là, khi nghiệm thấy số mình như vậy thì phải cố gắng hơn, kiên trì hơn và đừng ảo tưởng về những gì không trong tầm tay của mình.Chính điều này sẽ làm năng lực bản thân nâng lên dần và đảm đương thêm nhiều khó khăn vấp phải trong cuốc sống. Vậy là, cái lý thuyết” Giày dép còn có số” của ông bạn tôi cũng có sức thuyết phục nếu còn kể ra nhiều ví dụ nữa đấy.

_____

HAI NGƯỜI THỢ CẮT TÓC

Chắc các bạn cũng nghĩ như tôi thôi : khi sờ lên đầu lên gáy, thấy tóc quá dài thì cảm thấy ngứa ngáy, muốn đi cắt tóc ngay tắp lự. Phiền vì một nỗi không phải bất cứ nơi ở nào cũng gần chỗ cắt tóc và không phải ông thợ nào mình cũng ưng. Ai cũng quen cắt tóc ở một chỗ này, hiệu kia; dù có phải chờ đợi lâu mới đến lượt cũng cố chịu. Trong khu nhà ở tập thể của tôi , phần đông những người có tuổi thường cắt tóc tại “ hiệu” của ông Trữ. Gọi là hiệu cho oai chứ thực ra, chỗ này chỉ là khoảng sảnh ở sát chân cầu thang một ngôi nhà tập thể hai tầng trong khu này. Ông Trữ khéo kê một cái ghế cắt tóc và một chiếc bàn nhỏ để những dụng cụ cắt tóc, một cái cát sét lúc nói lúc hát nheo nhéo được cắm vào ổ điện ngay bên tường ở gầm cầu thang. Phải dùng điện đấy, vì cạo râu hay cắt tóc bây

21

Page 22: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

giờ nhiều khi phải dùng đến máy cạo râu và tông đơ điện. Ta đang ở thế kỷ 21 rồi mà ! Cơ sở thì sơ sài thế nhưng đông khách ra trò, nhiều khi tôi phải ngồi chờ hàng tiếng đồng hồ vì thường có vài người đã đến trước mình. Được cái là ông Trữ lành nghề, sạch sẽ, lấy giá phải chăng lại vui chuyện nên được nhiều người mến. Ông hay nói chuyện với tôi vì thế tôi biết rằng ông là cựu chiến binh, về hưu khi đeo quân hàm trung tá. Ông đã tham gia nhiều chiến dịch, trong đó phải kể tới những ngày gay go tại thành Quảng Trị và chiến dịch Đường 9 Nam Lào. Ông bảo tôi: anh ạ, đúng là có số, không hiểu sao mũi tên hòn đạn nó không chạm vào em ! Lắm lúc em tưởng không thể có ngày về nhà được ấy chứ. Ông thường vui vẻ khoe những ngày lễ, tết đi những đâu, dự những cuộc vui gì. Thường là họp mặt các bạn sống chết có nhau ở chiến trường hay đi thăm một số nơi đã xảy ra chiến sự gay go thời còn cầm súng. Ông bảo tôi rằng chẳng thể quên những kỷ niệm về một thời khói lửa. Ông còn tâm sự rằng cũng may là biết cái nghề cắt tóc nên về hưu rồi mà còn có chỗ để giao lưu, có dịp được gặp và nói chuyện với nhiều người khác nhau, hiểu thêm được khối vấn đề khi tiếp xúc với những người biết nhiều, hiểu rộng… Biết tôi hay sưu tầm và nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lặt vặt, ông hỏi tôi nhiều câu tôi có thể biết hoặc chưa biết tường tận. Qua đó tôi giải đáp cho ông vào kỳ cắt tóc sau. Bởi vậy, giữa chúng tôi như có một sợi dây tình cảm vô hình gắn bó với nhau đã hơn mười năm nay. Thế rồi, trước Tết ta năm ngoái, đúng kỳ cắt tóc ăn Tết tôi đến “ hiệu” của ông thì thấy vắng lặng, nhìn kỹ thì thấy một miếng bìa đề mấy chữ:” Xin lỗi, tạm nghỉ cắt tóc để đi TP. Hồ Chí Minh”. Mọi người ai cũng nghĩ là ông tạm vắng dăm bữa nửa tháng, ai ngờ khi đọc được tờ Cáo phó dán ở đầu ngõ vào hai tuần sau đó mới hay ông bị chết vì ung thư cuống túi mật ! Tôi có ngờ đâu, một người khỏe mạnh, chắc nịch, tưởng không bao giờ mắc bệnh gì nguy hiểm, ấy vậy mà… Tôi cảm thấy thiếu vắng cái gì khó tả khi đi qua trước “ hiệu” của ông . Ông đã tâm sự với tôi về dự kiến trong năm mới , đi những đâu, làm những gì và không quên xin tôi tờ lịch “Đại Cát” – thứ lịch mà tôi tặng ông hàng năm để tham khảo !

22

Page 23: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Thế rồi không chịu được cái mái tóc dài ngứa ngáy, tôi đành phải cắt tóc tạm ở anh chàng ngồi gần trường Tiểu học. Anh này chẳng nói chẳng rằng, cắt xén một loáng thì xong, tiền thì lấy đắt. Tôi cũng chẳng nói gì, chợt nghĩ rằng mình phải tìm một địa chỉ cắt tóc mới, dễ chịu hơn cho kỳ tới. Một hôm, tình cờ tôi phát hiện trong ngách nhỏ có một cửa hàng cắt tóc. Nơi này, nếu đi từ nhà tôi theo đường phố chính thì mất mười lăm phút đi bộ, nhưng đi theo đường chợ trong khu nhà ở thì gần hơn. Nhìn bên ngoài, cửa hàng này không có gì đặc biệt, bởi ở trong ngõ ngách, lại là tầng dưới của một ngôi nhà tập thể hai tầng cải tạo lại, chỉ có một biển hiệu sơ sài. Tuy nhiên khi vào trong của hiệu rồi, tôi mới nhận ra là chủ nhân của nó có “gu” thẩm mỹ. Đồ đạc nội thất kê ngay ngắn, bám sát tường, gọn gàng và có chủ ý rõ ràng. Nhìn kỹ thì thấy đồ đạc ở đây phục vụ cắt tóc nam và nữ, được trang bị khá đầy đủ cho các dịch vụ “ làm đầu”. Ngạc nhiên hơn nữa là trên tường, ngoài vài bức tranh trang trí còn có một số khung kính treo giấy chứng nhận tay nghề của chủ hiệu qua các kỳ được đào tạo nghề. Đúng, đào tạo nghề có bài bản của tổ chức nước ngoài vì thế Giấy chứng nhận đều viết bằng tiếng Anh. Công – chàng thanh niên chủ hiệu có cảm tình với tôi ngay từ những giây phút đầu tiên, khi thấy tôi chú ý tới những tấm khung kính này. Về sau, cậu ta tâm sự là không mấy ai bình dị mà biết người biết của như bác nên “ con” rất có cảm tình. Phải nói, lâu lắm rồi thôi mới được cắt một cái tóc, gội một cái đầu ưng ý. Kỹ thuật cắt tóc và gội đầu của Công rất cao, thể hiện được một trình độ của người được đào tạo cẩn thận. Trong một lần phải ngồi chờ đợi, tôi còn thấy Công “ làm đầu” cho phụ nữ giỏi như thế nào: từ cách cầm kéo, cách tạo và nâng lọn tóc, cách bôi kem, cách sấy, v.v…thể hiện sự lành nghề và yêu nghề nữa. Có lần Công tâm sự với tôi rằng cậu ta vào nghề này từ năm 12 tuổi, khi gia đình khó khăn, không thể cho đi học được nữa. Thôi thì phải theo bà chị họ phụ giúp trong một tiệm cắt tóc ở Sài gòn. Được cái sáng dạ và chịu khó, Công mau chóng học được nghề và lại được đào tạo thêm qua nhiều lần chịu khó theo học thày nọ, lớp kia do người nước ngoài huấn luyện. Thế là gần 20 năm qua, với cái nghề

23

Page 24: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

“ đè đầu vít cổ” này, Công đã lao động cật lực để nuôi bà mẹ bị tâm thần, và gia đình một vợ một con của mình. Mới cắt tóc tại đây có vài lần, tôi đã thấy Công là một thanh niên chịu học hỏi; bởi thế lần nào tôi cũng mang cho cậu ta một vài tờ báo hay cuốn sách nhỏ về vấn đề cậu ta quan tâm. Giữa chúng tôi hình thành mối quan hệ bác cháu thân thiết từ khi đó… Tết vừa rồi, đúng kỳ cắt tóc, tôi mang theo một cuốn lịch năm và mấy số tạp chí của tôi tặng Công. Công vui lắm. Đến khi cắt tóc xong, tôi trả tiền thì Công rứt khoát không nhận. Công bảo: “ Con chúc Tết, mừng tuổi bác đấy, bác nhận cho con vui !” Có thể Công cũng có cảm giác giống tôi: cho là được nhận cái to hơn, cái vui của tinh thần, của tình cảm. Và điều này còn to lớn hơn nhiều !

LÁ THƯ XEM LẠI Vợ tôi cũng ngạc nhiên về cách đối xử của tôi đối với bà ấy ít lâu nay. Bà ấy nhận xét rằng độ này tôi ăn nói tôi dịu dàng hơn, vẫn chiều chuộng bà ấy nhưng ân cần, thân thiết hơn. Tôi chỉ cười. Gia đình ai chẳng vậy, ở cái tuổi ông bà đều có thể vào tổ chức “Hội người cao tuổi “ rồi, lại ở riêng với nhau, con cái đi đàng nào hết thì hay cãi nhau lắm. Thương và quý nhau đấy, nhưng vợ cũng như chồng ít khi ăn nói ngọt ngào dễ nghe như cái thuở đang tìm hiểu nhau hoặc vừa mới lấy nhau. Kể ra lắm khi cũng bực, bởi bà ấy nói những câu không nên nói, làm những việc không nên làm, cũng đáng giận lắm. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cũng thấy tại mình một phần. Nỗi bực chỉ dịu đi khi thấy bà ấy ốm đau, nhưng trong lòng không vui lắm. Lúc nào cũng cảm thấy có một áp lực gì đè lên người. Bà ấy chê hết mức những việc - dù nhỏ - mà tôi làm, và chẳng bao giờ chịu khen động viên cho một lời những việc tôi thành công. Khổ tâm nhất là sự ghen tuông, nó làm cho bà ấy tưởng tượng ra những cuộc gặp gỡ với cô này,với ả kia. Bà ấy bảo :

24

Page 25: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

suốt ngày chúi vào cái máy tính để mở mạng ra nữa chứ ! Nào có xem tin tức gì đâu, chỉ hong hóng xem con bồ nó nhắn nhe, hẹn gặp ở chỗ này hoặc xin cái nọ…Tôi cố nghĩ cách nào để cho lòng thanh thỏa, thực sự yêu quý bà ấy như thuở nào mà không được. Thế rồi, một hôm, trong khi đang sắp xếp lại đống sách cũ thì thấy rơi ra một cái phong bì thư cũ kỹ. Mở ra mới nhớ là thư của bà ấy gửi cho tôi, tính ra đúng bốn chục năm nay rồi. À ra nó ở đây, thế mà tôi cứ tưởng mất sau mấy lần dọn nhà. Tôi bần thần đọc lại. Vừa buồn, vừa thương… và có điều lạ là những bực bội, giận dỗi về bà ấy tự nhiên tan biến đâu cả. Chắc là các bạn, ở vào cảnh tôi, khi đọc lại thư như thế này cũng có tâm trạng thế thôi.Và chắc là khi trong lòng thanh thỏa thì cách đối xử cũng dịu dàng và thực sự thương mến hơn… Bức thư xem lại ấy như thế này

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1972, Kính gửi Anh ! Mấy hôm nay Hà Nội cứ mưa hoài, những cơn mưa rả rích thật khó chịu. Bầu trời u ám buồn bã làm sao; thế mà em chỉ có một mình ở đây với ngọn đèn dầu đang hắt ra cái ánh sáng yếu ớt, soi cho cô chủ nó cầm bút viết những dòng này. Em ốm mấy hôm nay rồi, người mệt và rất đau đầu, nhưng em vẫn đi làm và làm thêm cả ngày Chủ nhật nữa. Ở nhà cũng vậy, thêm buồn. Anh có biết sau cái hôm đi nói chuyện với anh về em như thế nào không? Em khổ lắm. Suốt ngày hôm đó em không đi làm mà lang thang như một con điên. Lúc ấy em muốn đến với anh để nói với anh một cái gì thật âu yếm. Nhưng em lại không làm như vậy , mà em đi,em suy nghĩ mãi, em thấy tất cả nó cứ rối bời lên. Sao anh lại gặp em trong khung cảnh như hiện nay ! Sao trước đây mấy năm chúng ta lại không gặp nhau. Tại sao thế anh? Tại sao? Ai có thể trả lời thay cho em câu hỏi này, hay chính tự bản thân em phải trả lời nó.

25

Page 26: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Trước đây em yêu cuộc sống biết bao nhiêu! Nhà trường - lớp học-những ước mơ- cuộc sống thật nhiều hoa, mặc dù mỗi lần đi học về em thấy buồn, thấy sợ cái khung cảnh gia đình. Ấy thế mà em cũng đã sống bao nhiêu năm rồi, chứng kiến những chuyện đáng buồn. Em không chịu được nữa rồi, thần kinh em yếu và bây giờ đã thấy triệu chứng của một người không bình thường – một người điên - nếu không hẳn là như vậy. Nhưng em chưa điên anh ạ. Đó là một điều may mắn ! Lớn lên đến hai mươi tuổi như thế này, em đã biết suy nghĩ, biết làm người, mà chưa có bao giờ, chưa bao giờ anh ạ - em thấy vui sướng thực sự. Một cuộc sống không được chăm sóc, lúc nào em cũng chỉ cô độc một mình với những suy nghĩ liên miên giằng xé lẫn nhau trong đầu óc còn non dại của em. Những mâu thuẫn , những điều em không thể nào lý giải được. Một cuộc sống chưa bao giờ có tình yêu. Em chưa yêu ai bao giờ. Người mà em yêu thì em chưa tìm thấy. Tất cả những gì đã có trước đây, tất cả những người mà em đã gặp gỡ, tất cả những điều gì có thể nói nói giữa một người con trai và một người con gái khi cả hai còn trẻ và muốn bay đi đâu không biết nữa…đều chỉ là hư không mà thôi. Không thể gọi đó là yêu nhau được. Em là người con gái không giống bất cứ người con gái trong lứa bạn bè của em. Em thiếu thốn nhiều và nghèo nàn quá. Cuộc đời đã cướp người mẹ - đó là tất cả ! Có những năm khi đang học cấp II, em thấy bạn bè của em đều có mẹ đến thăm ở nơi sơ tán, còn em thì chẳng có ai cả nên vùng chạy suốt cánh đồng, nước mắt chảy dàn dụa, trong miệng thầm cất lên một tiếng gọi: “Mẹ ơi !”. Nhưng mẹ làm sao biết được con gái của bà lại nghèo khổ như thế đâu. Không, không báo giờ có thể như thế được! Tất cả đã tan vỡ trong lòng em. Bây giờ muốn vươn lên mãnh liệt để tìm lối thoát - tìm thấy cuộc sống cho riêng mình. Em tha thiết mong muốn những cái sắp tới đều sẽ tốt đẹp hơn những gì đã qua. Bây giờ em đã gặp anh. Anh có thể đền bù lại tất cả những gì em đã mất được không? Anh có thể làm gì cho em để em trở lại như ngày xưa ;là một cô gái hay cười, hay hát, tin cuộc đời, yêu mọi

26

Page 27: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

người, yêu cuộc sống tha thiết.Còn em, em sẽ làm được tất cả những gì em có cho anh. Trên đời này chỉ có hai thứ quyến rũ được em. Đó là lòng chân thành, sự giản dị, tài năng và trí tuệ con người. Còn tất cả những vẻ ngoài, những sự ầm ỹ có nghĩa lý gì đối với em. Bây giờ em chỉ mong sao có công việc ổn định là em sẽ đến với anh mà không cần suy nghĩ, chờ đợi gì cả. Tất cả những gì em nghĩ, em không nói ra, anh sẽ tự hiểu, như thế hay hơn và cũng đơn giản hơn phải không anh? …. Sau này rồi anh còn phải giúp em học tập nữa đấy. Anh nhiều việc lắm chứ không có lúc nào rỗi mà buồn nhớ nữa đâu. Tạm biệt anh.

THUỞ BAN ĐẦU Chẳng ai lại như bà Tân. Ai đời công khai tâm sự với chồng là mình vẫn nhớ đến người yêu thuở ban đầu. Người chồng đã sống với Tân 42 năm rồi, cũng chẳng bực mình. Ông bảo: ai mà chẳng có những mối tình trước khi lấy chồng, lấy vợ. Tân cười bí hiểm mà rằng: những gì Tân nghĩ, Tân nhớ trong lòng, ông có biết được đâu. Tân bần thần nghĩ lại những ngày gặp người ấy khi mới mười bảy tuổi. Bây giờ mình vẫn còn nhớ như in mấy câu đầu của bài thơ người ấy thổ lộ tình yêu với mình:

Một ngày tháng tám Anh đã gặp em Như nguời không quen Như người xa lạ

… Hồi ấy, hai đứa, một ở thành phố, một ở quê, thỉnh thoảng mới có dịp gặp gỡ, nên cái chuyện tiễn chân nhau là thường. Mình quên làm sao được cái bài “ Tiễn em”, mấy câu cuối như thế này: …

Đường mòn em chẳng đi mau Sao còn dừng lại, nhìn anh, lệ mờ

27

Page 28: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Anh về, bao nỗi bơ vơ Chỉ mong lại có những giờ bên em

Thỉnh thoảng mình có viết cho người lấy một lá thư. Thú thật mình rất nhớ anh ấy, nhưng vì công việc, lại ở quê, không phải lúc nào muốn ra Hà Nội là rứt ra đi được. Mình đưa người ấy tấm ảnh 3x4 nhỏ xíu. Hồi ấy chỉ có ảnh đen trắng thôi. Mình bảo là để cho anh đỡ nhớ. Anh ấy vui lắm. Và cứ đọc mấy câu này thì thấy điều mình nghĩ là có lý:

Thơ ngây, làn tóc thả bên vai Đắm đuối dịu hiền, mắt nhìn ai ? Ngay đây sao bảo rằng xa cách Ngồi ngắm em hoài, đợi sớm mai

… Bây giờ mình đã có con, có cháu đầy nhà. Có đứa đã thành danh, ăn nên làm ra. Chồng mình cũng ung dung, khỏe khoắn. Mình cũng rảnh rỗi để lại nghĩ tới “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” khi cả vợ chồng mình đều ở trong cái Hội Người Cao Tuổi” rồi! Mà này, khi người ta yêu thì mong mỏi, chờ đợi nhau là điều khổ nhất đấy. Người ấy đã chẳng tâm sự thế này sao:

Đi làm mong thư em Về nhà mong gặp em Bao giờ hết mong đợi Thì ngồi đứng mới yên !

… Mình nhớ nhất là cái hồi người ấy ra nước ngoài công tác. Tâm lý con người như thế đấy: có phải chúng mình gặp nhau luôn đâu, vậy mà khi người ấy đi thật xa , nỗi nhớ như tăng gấp nhiều lần. Chính anh ấy đã thổ lộ thế này trong bài “ Từ Bắc Kinh”:

Cũng ngày này tháng trước Anh từ biệt em yêu Bây giờ đây xa nước Thương nhớ biết bao nhiêu

Hình như anh ấy không thể quên được mình ngay khi phấn chấn nhất. Mình còn nhớ như in những câu thế này, khi mà anh ấy đang vui sướng trong lúc máy bay đang hạ cánh xuống Thượng Hải :

28

Page 29: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Em yêu hỡi ! Tâm hồn ta bay bổng Tưởng em cùng chắp cánh bay cao Và trong rừng ngàn vạn vì sao Bỗng rực sáng tâm hồn em chói lọi…

À quên, anh ấy đã đến nhà mình ở quê trước khi đi nước ngoài. Mấy câu thế này làm mình càng yêu quê mình tha thiết hơn:

Hàng phi lao rợp mát Dẫn anh tới quê em Một buổi sáng êm đềm Hương đồng quê thơm ngát …

Vì là lần đầu tiên đến nhà mình, lại là làng nghề về dệt nên anh ấy đã có những phút bỡ ngỡ như thế này:

Lách cách khắp mọi nơi Đâu? Tiếng của em tôi Loanh quanh trong các ngõ: Ôi , em tôi đây rồi !

Mình tiễn anh ấy ra tận đầu làng. Kỳ ấy tiễn anh ấy đi xa, tự nhiên thấy buồn hẳn.

Trên con đường gạch ấy Em lại tiễn anh đi Anh bảo em nói gì Mà em cứ ngây ngây… Thời gian ấy, chúng mình xa nhau đến gần ba tháng. Nói như vậy chưa đúng, vì anh ấy ra nước ngoài công tác trong thời gian như vậy. Anh ấy đã tâm sự như thế này:

Trước đã xa em một buổi đường Bây giờ cách trở một trùng dương Nhưng anh không sợ đường xa cách Chỉ ngại rằng em muốn cách xa…

Tấm ảnh đen trắng của mình, anh ấy mang theo, thế mà có tác dụng. Anh ấy viết:

Đường sang nước bạn xa xôi

29

Page 30: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Sướng vui nhưng nhớ em tôi quá chừng Vắng em, mở ảnh ra trông Tạm coi như được đi cùng em tôi

Và anh luôn mong ngày về: Bây giờ em có biết đâu ? Anh về tới đất Quảng Châu mến người Hành trình đi đã bốn nơi Quảng Châu đất cuối, sẽ rời Trung Hoa Nơi nơi anh đã sống qua Biết bao kỷ niệm khó nhòa trong tim Nhưng sao anh vẫn nhớ em Mong em trong giấc triền mien mặn nồng Em ơi ! Em có biết không ? Anh càng sung sướng, càng mong ngày về…

Mình còn nhớ Tết năm ấy, khi mười tám tuổi, lần đầu tiên mình nhận được một bài thơ chúc tết. Tất nhiên là của người ấy rồi:

Năm nới chúc em yêu Được mạnh khỏe hơn nhiều Duyên xinh và tươi trẻ Hạnh phúc biết bao nhiêu

Thế rồi người ấy phải đi sơ tán, không còn ở gần chỗ quê mình nữa. Trong bài “ Từ miền Trung du” gửi cho mình, anh viết:

Anh viết cho em giữa một chiều Ngày tàn đang hết, gió đang lên Thẩn thơ dạo bước trên đường vắng Đã nhớ em rồi, lại nhớ thêm

Khi ấy là mùa thu. Mình nhớ nhất đoạn này: Thu ấy gặp nhau có đâu ngờ Thu qua quyến luyến phải chia ly Thu này cũng chẳng gần nhau nhỉ Thu nào đời mới thật vui tươi !

30

Page 31: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Có lần gặp người ấy, mình đưa một mảnh vải nhuộm màu xanh lá cây do mình dệt để anh khoác khi có máy bay trên đường đi công tác. Thế mà cũng có thơ:

Này đây mảnh vải ngụy trang Do tay em dệt, tặng chàng đi xa Tình ta mãi mãi không nhòa Xanh tươi màu vải, mặn mà lòng em

Còn có rất nhiều bài thơ như : Một ngày, Đi tàu, Nhớ em, Đêm mưa, Mừng sinh nhật Em, Đôi mắt… anh viết trong năm 1965, có bài gửi cho mình, có bài sau này mình mới được đọc. Ôi ! những lời lẽ chân tình và thiết tha biết bao, mình làm sao quên được ! Năm 1966, với biết bao hy vọng có dịp gặp lại nhau, nhưng mà rất hiếm vì người ấy đi sơ tán một nơi mà mình cũng làm việc xa quê nhà. Những bài thơ: Hy vọng, Con chim nhỏ, Hai năm, Đêm Chương Mỹ…nói rõ điều đó. Mình còn nhớ, mãi đến năm 1968 chúng mình mới gặp lại nhau. Chẳng phải nói nhiều, bạn cứ đọc bài Gặp lại này sẽ rõ:

Em vẫn thế: Một con người Và tấm lòng Đáng quý tệ

Vẫn như hồi Bốn năm trước Vẫn như ngày Gặp được em

Có chăng là Cảnh đổi thay Xưa quê nhà Xưa ngõ vắng Giờ trong xưởng của ta

Mười tám tháng Chẳng gặp em Nay thấy lại Xốn xang vui

buồn chán Anh lại đi

31

Page 32: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Em lại tiễn Đến bao giờ Mới hết Cảnh thế ni ? Thế rồi mình quyết định lấy chồng hai năm sau đó. Anh ấy cũng đi dự đám cưới của chúng mình. Chẳng hiểu mình sai hay đúng. Chỉ biết rằng chưa bao giờ mình quên người ấy, nhất là những lời thơ chân thực của một người đang yêu tha thiết như bạn vừa đọc đấy.

MỘT CẶP HOÀN HẢO

Tôi không ngạc nhiên khi nghe tin Tôn vừa lấy vợ. Tôi mừng cho anh bạn này. Bởi anh cần phải sống và tiếp tục làm việc, tiếp tục phát huy hết tài năng của mình. Anh lấy vợ không có nghĩa là anh phản bội người vợ cũ đã qua đời cách đây ba năm. Phải nói rằng Thanh của anh trước đây với anh là một cặp hoàn hảo. Có thể Tôn nghĩ rằng, mình không thể đau buồn mãi trước cái chết của Thanh, rồi không làm ăn gì, tàn tạ đi chăng. Anh biết rằng Thanh luôn mong anh được hạnh phúc. Thanh mất rồi, anh phải có gì bù đắp, bởi anh đáng được hưởng như vậy. Và Tôn chưa bao giờ không chiều lòng Thanh cả. Tôn và Thanh yêu nhau ngay từ khi học trong trường đại học, năm thứ hai gì đó. Tôn thích cái đơn giản, chan hòa, vô tư của Thanh thì Thanh mến cái tài ba, hiền lành nhưng tế nhị của Tôn. Họ không hề tính toán, suy nghĩ nhiều về việc ai hơn ai cái gì, kể cả tuổi tác. Bởi Thanh hơn Tôn đến ba tuổi. Hiếm thấy một đôi nào như vậy. Nói dễ hiểu thì đây là đôi bạn thực sự. Họ luôn gọi nhau bằng tên, thậm chí thường còn có từ “bạn” ở cửa miệng. May mắn đầu tiên là khi ra trường, họ được phân công công tác ở cùng một cơ quan, và một gia đình riêng của họ có được ngay từ hồi đó. Nếu Tôn mau chóng làm quen được với

32

Page 33: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

công việc và phát huy được tài năng của mình thì Thanh ham mê một lĩnh vực mới trong công tác, ít được học ở trường. Họ thực sự giúp nhau tiến bộ trong công tác và phát huy được sở trường của mình. Không ai còn lạ gì sự say sưa của Tôn khi vớ được cây đàn ghi ta. Những khúc nhạc quốc tế tấu lên từ cây đàn sáu dây quen thuộc ấy chứa chất bao niềm say mê, hào phóng. Và chính từ những phút thư giãn nghệ thuật ấy, họ càng yêu quý nhau hơn. Cũng lạ, người ta vẫn bảo thói đời lắm tài thì nhiều tật, nhưng ở đây không như vậy. Ngoài tài chơi ghi ta cổ điển ra, hội họa của Tôn cũng đáng nể lắm. Những bức họa ghi lại khi đi tham quan, dã ngoại của Tôn chứng tỏ điều đó. Nó sinh động và nêu bật được nét đẹp của thiên nhiên, vẻ đặc sắc của vùng miền đã đi qua. Tôn còn tỏ ra có tài sư phạm khi hướng dẫn sinh viên thiết kế. Họ rất chịu nghe thầy Tôn và thể hiện bằng được các ý tứ thày Tôn gợi mở. Tôi chưa nghe thấy ai phàn nàn bất cứ điều gì về Tôn, bởi anh chan hòa, rộng lượng, kiệm lời nhưng chân thực, dễ mến. Thanh thì có vẻ ngoài của một cô gái nhu mì, yếu đuối, an phận. Nhưng không phải như vậy. Bên trong những dáng vẻ đó là một con người có nghị lực, vô tư, dám nghĩ dám làm. Cứ nhớ những ngày còn đi học, chính bọn con trai chúng tôi đã phải nhờ Thanh dạy vũ quốc tế thì đủ biết Thanh chẳng hề nhút nhát. Giống như Tôn, Thanh rất yêu nghệ thuật. Và trong niềm mong ước ấy, về sau này, khi có điều kiện, Thanh đã là chủ của nhiều dự án về môi trường cảnh quan đô thị. Chính cô là một trong những người khai phá vấn đề này ở ta và đã bảo vệ thành công học vị tiến sĩ về lĩnh vực này. Trong công việc, có thành công, có thất bại, song luôn có sự hợp tác, đóng góp công sức của Tôn. Anh sẵn sang hỗ trợ và thể hiện ý đồ của vợ , cả vật chất lẫn tinh thần, mong sao công việc được hoàn hảo, như ý. Quên nói là có những năm Tôn dạy

33

Page 34: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

học ở nước ngoài, kiếm được chút nào là gửi về cho Thanh đầu tư vào công việc. Tôi đã có dịp đến thăm hai bạn ấy tại ngôi nhà do chính Tôn thiết kế. Phải nói là Tôn và Thanh thiết kế và xây dựng mới đúng. Bởi ngôi nhà này nằm trong một cảnh quan hoàn hảo, được thiết kế và thực hiện chu đáo của những người sành kỹ thuật và yêu nghề. Chỉ tiếc là họ không được ở đây lâu, bởi khi làm ăn thất bát, do Thanh chủ động đầu tư khi nguồn vốn chung của đề án chưa có. Khỏi phải nói nhiều về những chuyện kiện cáo, đền bù. Song, những chuyện như vậy không phải chỉ xảy ra một lần. Họ phải bán ngôi nhà đó đi và thuê một chỗ ở khiêm tốn hơn nhiều. Tiền của do Tôn kiếm được ở nước ngoài không ít nhưng cũng chẳng thể cứu vãn được tình cảnh trớ trêu này. Hai đứa con gái của họ đã có gia đình riêng. Chúng thường về thăm bố mẹ vào những ngày nghỉ…Và chúng có đâu ngờ rằng mẹ chúng bỗng lâm trọng bệnh. Chính tôi cũng ngỡ ngàng khi được tin và đi viếng Thanh, ừ phải rồi, đúng ba năm trước đây. Là bạn đồng môn với Thanh, chúng tôi vô cùng thương tiếc tiễn đưa người bạn vui vẻ, hiền hậu, nhiệt tình này và chân thành chia buồn cùng Tôn. Thanh mất rồi, Tôn vùi đầu vào công việc. Anh vốn là người ít nói, bây giờ lại lầm lì hơn. Anh không thể quên những kỷ niệm cùng ăn, cùng làm, cùng say sưa công việc với người bạn đời. Bạn bè cũng lo lắng về sức khỏe của Tôn và mấy người bạn thân, đồng lòng giúp Tôn lấy lại sinh khí bằng cách giới thiệu cho một người bạn gái mới. Và, như các bạn thấy đấy, rất mừng là việc này có kết quả tốt đẹp. Có thể là Tôn nhớ lại lời trối trăng của Thanh khi hấp hối:” Tôn à, mình phải lập gia đình khi có điều kiện và như thế mới là mãi mãi thương yêu Thanh”… Và Tôn đã thực hiện được điều mong ước của Thanh.

34

Page 35: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

NÓ ĐÃ VÀO NHÀ MÌNH

Ai cũng bảo cậu Thắng lấy được cô vợ dễ tính và hiền hậu. Chẳng hiểu sao, mới quen nhau được ít lâu, khi Thắng vừa ngỏ ý là cô ấy ưng liền. Thắng nghĩ rằng chắc là vì mình có công ăn việc làn ổn định. Ở cái thời bao cấp, gạo sổ phiếu thịt, gả con cho một kỹ sư hẳn hoi như anh, nhà vợ yên tâm lắm. Bà mẹ vợ bảo con gái: mày chẳng kiếm được ai hơn cậu ấy đâu. Nó chất phác, mau mồm miệng, vui tính, lại công tác ở một cơ quan Trung Ương ngay ở Thủ Đô, mày còn đòi gì hơn nữa. Đám cưới được tổ chức ngay tắp lự. Và thật là may, chỉ nửa năm sau, Thắng được phân chỗ ở, ngay cạnh trụ sở cơ quan. Chẳng rộng rãi gì, nhưng thời đó mà có được một phòng nhà tập thể cấp bốn, gần hai chục mét vuông là quá hay rồi. Hên hơn nữa là Thắng còn xin cho vợ vào làm ngay ở cơ quan mình, bởi đúng lúc người ta cần bổ sung một họa viên. Thuận lợi như vậy, Thắng vùi đầu vào công tác. Thắng hay phải đi công xa trong các đoàn điều tra, khảo sát về kinh tế, có đợt đến hàng tháng trời. Một năm sau, họ sinh được một cô con gái giống bố như đúc. Ai hỏi thăm nó giống ai, Thắng đùa và bảo: cái mặt thì giống ba, còn ngã ba giống mẹ (!). Sống với nhau được hai năm, Thắng mới phát hiện ra rằng vợ mình quá dễ tính. Ai đời, mới quen sơ sơ cũng dễ dàng cho cầm tay. Có lần đi công tác về, Thắng bắt gặp ngay một anh chàng ở trong phòng mình đi ra. Hỏi ra mới biết đấy là một bác sĩ đã điều trị cái chân cho vợ mình khi cô bị ngã xe trên đường trong thời gian Thắng đi công tác vắng nhà. Đứa con gái thứ hai ra đời, nó chẳng giống Thắng chút nào. Thật ra con bé rất xinh và trắng trẻo, chẳng có màu da bánh mật như Thắng, lại có cái mũi cao và xinh xẻo, nó không vẹo vọ như bố nó.

35

Page 36: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Và nếu không có mấy lần nữa bắt gặp thằng cha bác sĩ nọ bén mảng đến chơi khi Thắng vắng nhà thì anh chàng đâu có nghi ngờ vợ mình ngoại tình. Mà thực ra cô ấy có tình với ai bao giờ đâu mà ngoại với nội. Cô ấy chỉ quá dễ tính với khi tiếp xúc với đàn ông lạ thôi (!). Đứa con gái thứ ba cũng chẳng giống Thắng. Nó khỏe mạnh , đẫy đà, ăn to, nói lớn. Thắng nghi ngờ cô vợ lằng nhằng, bởi có một vài người trong cơ quan chỉ cho Thắng biết mấy người hay lui tới lúc Thắng vắng nhà. Đáng tiếc là có cả một cậu cùng đơn vị, chỉ đáng tuổi em cô ta. Những nghi ngờ của Thắng về cô vợ quý hóa của mình được xác minh khi chính “ nó” quát lại chồng vì dám đánh đứa con thứ ba: “ Nó có phải con anh đâu mà anh xót !” Thắng lặng người đi và chạy ra khỏi nhà. Đã đến nước này thi đôi co với cái con vợ trơ trẽn này làm gì nữa ! Nhưng mà lắm khi Thắng cũng thương mấy đứa trẻ. Đã có lần anh chàng tâm sự với tôi:” Chắc là con đứa nào đấy rồi anh ạ. Nhưng nó đã vào nhà mình thì là con mình”. Tôi vừa thương vừa bực mình với Thắng. Có ai lại như vậy không ? Cơ sự đã như vậy rồi, lại bất đồng về chuyện làm ăn, đôi vợ chồng ấy ngày càng chán nhau, và điều này tất phải đến: chia tay thôi ! Ngôi nhà và hai đứa con đầu là phần của vợ, còn Thắng thì lấy ít tiền mua một căn hộ nhỏ ở cùng với đứa thứ ba. Mà Thắng tốt tính thật. Sau này, khi “ ở riêng” rồi, Thắng bảo tôi: “Anh ạ, con bé này không phải con em, nhưng nó đang học đại học, mình cứ nhận phần để nuôi dạy nó nên người. Hai đứa kia đã lấy chồng rồi, em cũng yên tâm. Nó đã vào nhà mình thì là con mình, anh nhỉ !”

LẨM CẨM Ở VƯỜN

36

Page 37: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Anh ấy đang làm gì ở vườn vậy ? Về nghĩa đen, hiểu là anh ấy đang làm việc vặt ở trong vườn, đại để là trồng hoa, tỉa cành, ngắm cảnh… Về nghĩa bóng, hiểu là anh ấy về vườn, sau nhiều năm công tác đến hồi về hưu. Cả hai nghĩa ấy đều đúng cả. Đọc mấy vần thơ anh gửi cho tôi thì rõ:

Bốn mươi năm diễn trò đời Dọc ngang thế sự, Cuộc chơi hết rồi ! Bây giờ tìm chốn thảnh thơi Một khoanh vườn nhỏ: Đất, Trời cùng Ta ! Bao giờ Trời gọi đi xa Mảnh vườn để lại Làm quà Trần gian

Anh ấy tự cho mình là lẩm cẩm. Không lẩm cẩm đâu. Hơn bốn mươi năm lăn lộn trong nghề, cái nghề mai đây mai đó, xây xong lại đi. Đi khắp chốn khắp nơi, kể cả sang tận xứ sở của triệu voi ! Anh không còn nhớ mình đã làm bao nhiêu con đường, chịu trách nhiệm xây dựng bao nhiêu công trình giao thông nữa, nhưng cũng tự hào về những việc mình đã làm, đã bỏ công sức ra. Trong thơ, anh tự bảo rằng mình “ diễn trò đời” xong rồi, bây giờ “ tìm chốn thảnh thơi “ để nghỉ ngơi. Về vườn, vừa có ý nghĩa về nghĩa đen và nghĩa bóng. Có lẽ vì thế anh đặt tên cho tập thơ “ Lẩm cẩm ở vườn “gửi tặng tôi . Về vườn rồi mới bình tĩnh mà nghĩ lại những gì được và mất. Thật ra anh mất nhiều thứ. Anh không phàn nàn, kêu ca trong tập thơ, nhưng anh không có điều kiện thường xuyên ở nhà, chăm sóc con cái, giúp đỡ bà vợ; đó là điều thiệt thòi đáng kể. Anh chợt nghĩ, nếu anh ở nhà đã không xảy ra chuyện thằng con cả của anh sa ngã, thằng con thứ hai học hành không đến nơi đến chốn. Bây giờ chúng nó không tha thiết đến anh lắm, chẳng mấy khi lai vãn đến cái” vườn” này của bố, kể cũng đúng thôi ! Thật ra mấy chục cây số cũng chẳng xa là bao với các phương tiện giao thông hiện giờ, nhưng thực ra là xa lòng nên cách mặt. Anh có sống với chúng bao

37

Page 38: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

giờ đâu ! Còn bà vợ anh vẫn cứ ở tịt ngoài thành phố, trông nom cái cửa hàng thuốc tây và đứa cháu nội. Thằng bé chẳng thích gì bố mẹ nó, chỉ lăn lẳn ở với bà. Vợ chồng anh ít khi đoàn tụ. Những năm trước đây còn đổ thừa cho hoàn cảnh công tác, anh làm ở miền Nam, chị công tác ở miền Bác, anh công tác động, chị công tác tĩnh… nên ít khi gặp nhau. Còn bây giờ, khi cả hai đã ở tuổi xưa nay hiếm rồi mà vẫn ông một nơi, bà một nẻo ! Ngẫm ra cũng bởi tính khí ông bà quá giống nhau nên lại khó hợp nhau trong bất cứ chuyện gì. Họ thực hiện nghĩa vợ chồng theo nghĩa vụ chứ đâu phải theo tình cảm ! Anh thường sống một mình ở cái nhà vườn này. Không phải anh không thấy cô đơn. Đành vậy, anh tắc lưỡi tự an ủi rằng như thế mà lại hay. Anh viết trong bài Một mình như thế này:

Một mình có thú một mình Khỏi nghe phiền trách phẩm bình oán ân Một mình đỡ tốn áo quần Ngày mang đồ cộc, đêm nằm khỏa thân Một mình quen thói bất cần Nửa đêm sực tỉnh, chị Hằng đến thăm Ngỡ ngàng… hơn cả ngỡ ngàng Chị Hằng rực rỡ khỏa thân cùng mình.

Có lúc anh nhớ cả đến mấy người bạn thân cùng học phổ thông, cách đây hơn nửa thế kỷ. Họ cũng nhớ tới anh và đã có lần lui tới tận chốn nhà vườn này:

Đã biết nơi rồi, hẹn chuyến sau Vào Nam ta lại đến thăm nhau 55 năm có bao nhiêu truyện Cứ chúc mừng nhau vui sống lâu.

Ủa ? Ta là người miền Bắc mà ! Bây giờ lắm lúc giật mình khi nhớ rằng quê cha đất tổ của mình ở Thái Bình, Nam Định kia đấy. Cuộc đời là như vậy, suốt thời trai trẻ đi đó đi đây; giờ thì sức ỳ quá lớn, chẳng muốn đi đâu, kể cả Tết đến cũng chẳng muốn về quê:

Thời gian nào có đổi thay Con người thay đổi mỗi ngày khác đi

38

Page 39: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Giao thừa điện thoại chúc gì Năm nay, năm trước vẫn là vậy thôi…

Anh nhớ những khi bà vợ mang thằng cháu nội ra thăm ông và chơi ở vườn. Nhưng đó là hồi ông mới về hưu cơ, chứ bây giờ thì hiếm lắm. Nó đến rồi lại theo bà về thành phố chỉ tổ làm ông thêm nhớ:

Ngày xuân trông cháu tưới cây Vườn xanh tiếp nối trời mây một mầu Như câu “ bãi bể nương dâu” Sáu mươi năm nữa, bạc đầu như ông.

Nơi đây hẻo lánh và vắng vẻ, có ai ghé qua chơi thì anh vui lắm, bận mấy cũng ra tận ngõ để đón

Dừng xe, thả bước qua cầu Lối vào đứng sẵn hàng cau đón chào Cá hồng tung tẩy dưới ao Bí bầu lơ lửng giàn cao sắp hàng…

Đấy là tôi hình dung ra cuộc sống “lẩm cẩm ở vườn” qua tập thơ ngắn của anh. Song hình như gần đây, có thời gian bà ấy trở về nơi này với anh. Tôi được biết tin này qua thư điện tử bà ấy gửi cho tôi. Có thể là bà ấy nghi anh ấy lẩm cẩm ở vườn với một người thứ ba nào chăng ? Có trời mà biết được, khi anh nói lấp lửng trong bài “ Lời” trong tập thơ của mình như sau:

Mỗi việc có nhiều cách nói Bằng những lời nói hay Chỉ có một lời nói thật Không phải lúc nào cũng hay !

TAM NAM BẤT PHÚ

39

Page 40: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Đúng là ông Ngọc có đến ba đứa con trai. Ở cái thời bao cấp, nuôi ngần ấy đứa con, làm sao mà giàu cho được. Tuy nhiên, ông cũng chẳng tin. Giàu có là ở chúng nó khi trưởng thành chứ đâu phải khi nó còn sống với mình. Nhà năm miệng ăn, mà chỉ mình anh thực sự kiếm tiền, làm sao giàu có được. Thế bà ấy không làm gì à ? Phải nói rằng bà ấy quanh năm đi học, hết Cao học lại nghiên cứu sinh Tiến sĩ, thành ra ông ấy nuôi bốn miệng ăn cơ đấy. Nhưng mà ông vui. Ở cơ quan thì bận tối mắt vì ông phụ trách Phòng tổng hợp của Viện Nghiên cứu, đi làm về thì tay sách nách mang: nào rau, nào thịt, nào đậu sau khi xếp hàng không ít thời gian ở chợ. Thế nên có chăm sóc gì được cho mấy đứa con đâu. Lại là con trai nữa chứ, chúng nghịch ngợm vui chơi thì nhiều, học hành nào có ra gì. May mà ông ấy có thần kinh vững, trụ được khi có những sự cố trong gia đình. Tỉ như cái vụ thằng con cả ham chơi với một đứa can án tử tù, bị liên đới nên cũng vào nhà đá mất năm năm, rồi thằng con thứ hai, không hiểu nó mắc nghiện ngập từ bao giờ mà khi ông biết thì đã muộn. Nó nghiện nặng đến mức phải vào tại tập trung cai nghiện ở tận miền Nam đến mấy năm trời. Khi mãn hạn rồi thì thân tàn ma dại. Ông giầu sao được khi suốt thời gian nghiện ngập hút sách, nó mang mọi thứ có thể bán được ở nhà đi mua thuốc để đã cơn nghiện ! May mà ông kèm diết đứa thứ ba nên còn cứu được thằng này. Ông dùng cái chiêu quản lý chặt, khi đi làm ông mang theo, cho ngồi một góc phòng, làm bài học bài. Thằng này không đến nỗi nào nên cũng qua được cái bằng đại học mà không gây sự cố gì cho ông. Đấy, tam nam bất phú là như vậy đó. Nhưng mà ông vẫn tin rằng hậu vận chúng nó sẽ khá, nên ông vẫn vui vẻ và tin tưởng về tương lai của chúng. Chẳng may là ông bị tai biến trong một ngày trời nóng như đổ lửa, ông vừa trong phòng làm việc có điều hòa ra thì bị xỉu liền, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tưởng là thoát, mà ông vẫn bị tai biến lần thứ hai. Lần này ông lại thoát vì dự trữ sẵn trong người viên thuốc cấp cứu tiền triệu của Trung Quốc. Tuy nhiên, quá tam ba bận thì ông không qua khỏi. Hôm ấy, ông từ gác hai xuống dưới nhà, đang ngồi xem vô tuyến thì bị tai biến lại. Nhà chẳng có ai.

40

Page 41: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Đến khi bà ấy đi chợ về thì không kịp nữa rồi : viên thuốc cấp cứu vừa đưa đến miệng thì ông qua đời ! Bạn bè, người thân thương tiếc ông, bởi ông là người biết điều, chu đáo, chưa từng to tiếng với ai. Mọi người còn thương ông bởi mấy đứa con trai của ông chưa hứa hẹn điều gì ở cái thời điểm ông đi xa. Bẵng đi đến bốn năm trời, tôi được gia đình ông mời đi dự nhân ngày sang cát cho ông. Điều tôi ngạc nhiên và mừng nhất là cả ba cậu con trai của ông đều tấn tới, hứa hẹn thoát khỏi câu “ tam nam bất phú”. Chúng đều ăn nên làm ra, làm cho bà ấy cũng mát mặt. Thằng cả thì làm ăn phát đạt, thăng tiến; vừa được quyết định làm phó tổng giám đốc một công ty xây dựng có uy tín. Thằng hai, thoát khỏi hẳn sự cám dỗ của ma túy, chịu khó học hành ở một trường đại học và vừa tốt nghiệp. Mừng hơn cả là thằng út, đang chuẩn bị bảo về luận văn Tiến sĩ tại Nhật. Tôi nâng cốc chúc gia đình ông nhân dịp này và thầm nghĩ: ông ấy nói đúng, chưa chắc tam nam đã bất phú !

NGƯỜI MẸ CÔ ĐƠN

Bà này không có con hay góa chồng chăng ? Không đâu, bà đã từng có một người chồng giỏi giang và hai đứa con xinh xắn ngay sau mấy năm đầu ra ở riêng. Tính tình của bà như vậy đấy, chỉ thích lang thang giao du bên ngoài, ít khi chăm sóc đến cái gia đình của mình. Còn nhớ, ở thời bao cấp, mặc cho ông chồng làm việc cật lực, ngày thì đi dạy học, tối về lúi húi dịch sách, bà cũng chẳng ở nhà mấy khi. Của đáng tội cũng có thời gian bà đi học, chỉ vì đua với chị em, muốn có được tấm bằng đaị học. Ông cũng chiều lòng, tuy nghi ngờ về sự kiên trì của bà. May sao bà lại học

41

Page 42: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

xong, và do quen biết, bà được làm ở một cơ quan trung ương. Khi này thì bà chẳng ngó ngàng gì đến gia đình nữa, sáng dắt xe đi, tối dắt về. Quên nói bà đã có con em, mang nó từ quê lên Hà Nội ngay từ khi bà lấy chồng. Thôi thì trăm việc, nó phải làm cả. Bà nuôi cho nó ăn học là tốt quá rồi còn gì. Thực ra bà có bao giờ ngó ngàng xem đứa em gái bà học hành ra sao đâu. Ngay hai đứa con bà cũng khoán cho nó trông nom cả. Thời đó chưa có từ “ Oshin” để chỉ người giúp việc, chứ em bà ấy là Oshin thứ thiệt đấy ! Ông anh rể cũng tốt nhưng lực bất tòng tâm , không thể nào chăm sóc thêm chút nào cho cô em vợ, kể cả vật chất lấn tinh thần. Trong một gia đình, người làm cật lực, kẻ chơi rong hoài, tất sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Họ cãi nhau suốt ngày nếu gặp mặt nhau. Chỉ khổ cô em gái, ở giữa, chẳng biết can gián thế nào,và cái sai thường về phía bà chị quý hóa của mình ! Bà lại ít ở nhà hơn, nhất là vào những ngày nghỉ. Ở những nơi khác, bà còn được khen, được tâng bốc đến tận mây xanh. Cũng phải nói thêm là hồi bà còn ở tỉnh lẻ, vừa thoát khỏi tuổi vị thành niên, đã được tâng bốc nơi cửa miệng của những người rỗi việc là “ hoa hậu”, thành thử bà cũng quá tự tin nơi sắc đẹp của mình. Sau những lúc cãi nhau với chồng, bà lại dắt xe đi chơi cho bõ tức. Bà phải chọn nơi đến vì có đến hai ba anh vẫn ngấp nghé tán tụng bà: một anh giáo sư, một anh họa sĩ, một anh… Bà không “ngố” như người ta tưởng đâu, bà chọn trong đám mê bà anh nào có máu mặt. Ở cái thời bao cấp, tiền thì chẳng anh nào mạnh, nên cái chức là quan trọng. Anh nào có thế lực, có uy tín là bà quan hệ, qua lại như người thân. Ấy vậy mà nhiều khi có tác dụng đấy: anh nọ cấp dưới tưởng bà ấy là bồ của anh cấp trên, thành ra bà ấy cũng có lợi, nhiều khi nhờ vả giải quyết việc này, vụ kia được dễ dàng, êm ru bà rù ! Hai đứa con của họ ngày càng lớn thì mâu thuẫn, cãi vã giữa họ càng căng, và đến một lúc thì đứt. Họ chia tay nhau khi đứa lớn mười hai, đứa nhỏ lên mười ! Người chồng phải lo nuôi tiếp hai đứa con ở tuổi mới lớn thôi, tất nhiên là như vậy. Bây giờ bà lại càng rỗi rãi hơn. Làm gì nhỉ ? Ừ ! phải ra nước ngoài một chuyến , xả hơi cho bõ cơn khủng hoảng này. Nhưng khốn nỗi, ông thủ trưởng rất ngại tính hay tung tẩy của

42

Page 43: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

bà nên chưa bao giờ có ý định cho bà ra nước ngoài công tác, mặc dù cơ quan này thiếu gì cơ hội đưa cán bộ đi nước này, xứ nọ. Mới ly dị chồng được hai năm, bà đã chìa thiếp cưới ra mời thủ trưởng đi dự dịp vui của mình, và kinh hơn nữa, bà còn mời ông này làm chủ hôn. Bà tái hôn với một người bạn cũ, con nhà gia giáo, trước đây đã có lần hỏi bà, nhưng bà không thuận. Ông này là người giỏi nghề, ham làm, bận rộn với công việc, quá lứa rồi nên cũng chẳng nghĩ nhiều đến chuyện vợ con. Cưới chồng xong, bà xin thủ trưởng cho đi học thêm một khóa hai năm ở một nước ở châu Âu. Lần này thì thủ trưởng thuận liền. : bà ấy mới lập gia đình, học xong lại chẳng về ngay với chồng hay sao. Nhưng ông ấy đã lầm to. Khi mãn hạn khóa học, bà gửi đơn về xin cơ quan cho học tiếp một khóa nâng cao nữa; và mặc dù thủ trưởng không thuận, bà vẫn nghiễm nhiên ở lại. Đến khi này thì vị tân hôn phu quý hóa của bà mới hiểu rằng mình chỉ là cái bung xung nhằm đảm bảo cho bà ấy ra nước ngoài ! Quên nói là sau đám cưới này, ông chồng cũng được hưởng tuần trăng mặt ở một số nước châu Âu với bà. Thôi thì bà sắm sửa, ăn uống vui vẻ lắm. Ông cũng rất vui trong những ngày hiếm có này sau nhiều năm dài sống trong thời bao cấp. Nhưng ông không vui được bao lâu khi mà đến hạn về nước, bà không chịu về mà còn viện cớ còn học tiếp ở xứ người. Mặc dù không được cơ quan chấp nhận, bà vẫn cứ ở lại và… tạm biệt ông chồng mới. Vậy là bà không về nước hơn ba mươi năm nay rồi. Nghe đâu đến tuổi về hưu, bà được đưa vào nhà dưỡng lão. Nơi đây tập trung những bà cụ cô đơn. Bà vẫn còn khỏe ở cái tuổi thất thập có dư, thỉnh thoảng một cú phôn, một lá thư không đầu không đuôi bay về nước. Người thân cũng thương bà, nhưng bà thích như vậy. Bà muốn người trong nước thỏa chí tưởng tượng ra cảnh sống của bà. Bà cũng làm thơ cơ đấy, và rõ ràng là đã có lúc nhớ quê hương qua những dòng như thế này:

Nắng ngả màu thương nhớ Hoa ngát hương lời thề Gió lay cành khẽ hỏi:

43

Page 44: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

“Lady đang tìm ai ?” Muốn nói gì thì đó là một cuộc sống của một người đàn bà thực sự cô đơn.

PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ

Bà vợ ông Sơn thường ca cẩm là ông chồng kém cỏi. Kém cả về tinh thần và vật chất. Ai đời suốt ngày chúi mũi vào sách vở mà có được phong là giáo sư hay tiến sĩ đâu. Rồi về vật chất, suốt bốn chục năm trường làm việc cật lực vẫn chỉ có một căn hộ tập thể xập xệ ! Trái với thái độ “ bụt chùa nhà không thiêng” đó, bạn bè ông Sơn lại có ý kính nể và thán phục ông Sơn. Họ bảo:”giáo sư tiến sĩ cũng chẳng bằng được ông ấy đâu, ông ấy xứng đáng gọi là một học giả”. Có người còn nói:” nếu mình có quyền thì sẽ phong ông ấy là viện sĩ mới xứng”. Đứa con gái ông cũng ngạc nhiên khi người ta hỏi thăm sức khỏe bố mình :” Thầy Sơn độ này có khỏe không, năm nay “thầy” còn in được thêm mấy cuốn sách nữa ?” Đúng là ông Sơn có “ mạnh” về phương diện này. Ông viết báo cho nhiều tạp chí trong và ngoài ngành, in sách ở gần một chục nhà xuất bản trong và ngoài nước. Ông say sưa viết đủ loại: nào khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật và ngoại ngữ. Đã có lần tôi hỏi ông về động cơ viết sách báo. Ông cười và bảo: “ có người bảo mình dở hơi, mất thì giờ công sức viết lách làm gì, nào có giàu lên được đâu, thà nghỉ ngơi thư giãn tuổi già cho khỏe có hơn không”. Ông tâm sự: “mình muốn viết để trao đổi hoặc phổ biến những vấn đề mình nghiên cứu được, đặc biệt là đối với những còn có nhiều ý kiến phân kỳ hay chưa hoàn toàn đồng thuận; và hơn bốn mươi năm cầm bút, số sách mình viết cũng kha khá, nhiều quyển được độc giả chấp nhận hoặc sử dụng trong học tập hay trong công tác…” Tôi cũng hay gọi điện hỏi ông về thông tin này, thuật ngữ kia…Cái gì ông biết thì ông trả lời ngay, cái gì còn phân vân hoặc

44

Page 45: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

chưa rõ lắm thì ông khất xin trả lời sau khi ông tra cứu lại. Ông tâm sự:” nhiều khi người ta hỏi mình nhiều điều chưa tường tận, mình lại phải tra cứu tìm hiểu ngọn ngành; thế mà lại tốt, buộc mình phải tự học hỏi thêm”. Cũng từ những câu hỏi đơn lẻ, không ăn nhập gì của nhiều người, ông nảy ra ý phải biên soạn một cuốn từ điển bách khoa cho ngành. Và việc này được thực hiện có kết quả. Gần một ngàn cuốn sách dày trên bẩy trăm trang bán hết vèo tại các hiệu sách, đến nỗi ông cần mua thêm một cuốn tặng bạn mà cũng chẳng còn. Nhưng mà ông mừng, vì sách ông không đến nỗi vô bổ. Trong số gần năm chục cuốn sách của ông đã xuất bản thì có đến năm cuốn được tái bản nhiều lần. Ông mừng, phải đâu vì thêm được ít tiền nhuận bút (bởi tái bản thì chẳng thêm được bao nhiêu tiền) mà bởi những vấn đề ông viết đều được độc giả quan tâm. Ông đặc biệt vui thích khi tình cờ thấy trong danh mục sách của một thư viện ở tỉnh lẻ còn lưu đến hàng chục sách của ông, có cuốn xuất bản đã hơn bốn chục năm rồi. Một hôm, cũng ở trên mạng, ông còn thấy trong danh mục những sách hay của một độc giả trẻ tuổi có một cuốn sách của ông. Những sự việc lặt vặt ấy đối với ông là nguồn động viên, là phần thưởng mà không một giấy khen, một danh hiệu, một tấm huy chương nào sánh bằng! Có lần tôi hỏi ông rằng gần đây, có việc gì vui đối với ông xung quanh việc các độc giả có thiện cảm với sách của ông. Suy nghĩ một lát, ông bảo:” Thực ra, chẳng có ai khen thốc vào mình, nhưng cũng có trường hợp làm cho mình thực sự cảm động. Không để tôi hỏi thêm, ông thủng thẳng kể: “ Hôm ấy tôi mệt, đang nằm ngủ thiếp đi thì thấy chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là giọng nói của một thanh niên lạ. Ban đầu mình ngỡ là một đứa cháu nào trong họ gọi, nhưng không phải. Người thanh niên có giọng trầm ấm chào tôi và xin lỗi rằng đã mạo muội gọi điện thế này. Cậu ta hỏi thăm sức khỏe tôi, và hình như mừng rỡ được gặp ngay chính tôi, người cậu ta cần gọi còn hiện diện ! Cậu ta không có yêu cầu gì, chỉ hỏi thăm sức khỏe và tự giới thiệu là một sinh viên năm thứ ba trường Đại học Xây dựng, hỏi thăm” thầy” và mong thầy luôn mạnh để cho viết cho chúng em những cuốn sách hay và cần thiết như thầy viết bấy lâu nay. Tôi

45

Page 46: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

cũng cảm ơn chàng thanh niên này và giới thiệu cuốn từ điển vừa xuất bản để em tìm kiếm ở các hiệu sách xem còn không. Cậu ta cảm ơn và chúc sức khỏe tôi lần nữa…” “ Anh biết không, qua cú phôn này, tôi thấy như mình được nhận một phần thưởng cao quý. Việc làm của mình bấy lâu không đến nỗi “ dở hơi” hay “vô bổ “ như một vài người dè bỉu vì nó mất thì giờ và đâu có ra đồng tiền ! Cái cảm giác này còn thú vị hơn một giải thưởng quốc gia tôi đã được nhận cách đây tám năm.

CÁ CƯỢC BÊN HỒ

Cái hồ này, từ mười mấy năm nay, nó đã trở thành nơi tập trung qua lại của dân tập thể dục buổi sáng và buổi chiều. Dân các phường lân cận cũng có người lui tới đây sau khi đã đi bộ hàng cây số. Đi chán, họ dừng lại ngồi nghỉ ở ghế đá bên hồ. Nếu đi một tốp ba bốn người thì họ cùng ngắm ông đi qua, bà đi lại hay tán gẫu. Thôi thì hết chuyện nọ đến chuyện kia. Nào chuyện về nhóm các cụ đi tập xong, xếp hàng thành vòng tròn rồi đấm lưng cho nhau thùm thụp; họ tán rằng cái cảnh tẩm quất tập thể kiểu này trông không mấy xì-po, trông có vể ốm yếu ặt ẹo thế nào ấy. Nào chuyện về cái đám tập aê-rô-bic có mấy em trông rất “ nóng”, không hiểu ra tập hay để khoe cái gì. Nào chuyện mấy ông gìa về hưu, tập thì ít nhưng nói chuyện quan trường thì nhiều; thôi thì hết chê ông lãnh đạo này thiểu năng, lại đến ông phụ trách kia tham nhũng. Có ông còn cao giọng đọc những bài vè thời sự, chê ông này vô vị, ông kia kém cỏi, bà này cơ hội, bà kia lăng nhăng…,nghe mà chảy cả nước mắt ! Tôi cũng thường đi tập ở cái bờ hồ này đã mấy năm, thường xuyên nhất là từ khi có cái cầu qua đường vắt ngang con đường đôi, thuận tiện cho người đi bộ từ khu nhà ở muốn sang bên kia hồ, chứ không khó khăn như hai năm trước, bởi đây cũng là cái nút giao thông có mật độ khá lớn, lúc nào cũng nườm nượp xe cộ các loại.

46

Page 47: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Tôi có thói quen đi dạo quanh hồ một vòng theo chiều kim đồng hồ nên đã quen mặt nhiều người đi tập như mình, có thể biết tên hoặc không. Tuy nhiên, độ hai tuần nay, tôi thấy xuất hiện một nhóm ba bốn ông, trạc tuổi về hưu mới từ đâu lai vãng đến đây . Họ đi thì ít nhưng thường tụ tập ở ghế đá, chuyện trò rất rôm rả, cười nói thoải mái ở cái tuổi thất thập. Ban đầu tôi cũng chẳng để ý lắm nếu không tới một hôm, tuy còn xa nhưng đã thấy họ chỉ trỏ về phía tôi, tôi biết là họ đang bàn tán gì về mình. Và hai hôm sau, khi tôi đang định trở về nhà thì cói một ông - ở trong cái nhóm vừa nói đó chặn tôi lại và gật đầu chào. Tôi khẽ cúi thấp đầu đáp lại và vừa quay gót đi thì người ấy cất tiếng xin lỗi: “ Thú thật là tôi trông chị quen quá, không nhớ là đã gặp ở đâu!”. Tôi cũng lịch sự mà nở một nụ cười nghi hoặc. Ông này nói nhiều lắm, tôi ù cả tai, đại để là những lời tán tụng về dáng vẻ hiếm có của một phụ nữ có tuổi như tôi. Tôi thành thực nói:” Ồ, bọn tôi ngoài sáu chục tuổi rồi, còn đẹp nỗi gì”. Ông này khăng khăng một mực:” Nhưng tuổi ấy chưa có gì là già ở chị, xin phép chị cho tôi được tự giới thiệu, tôi là… Giáo sư tiến sĩ, nguyên công tác tại… đã về hưu từ…trước cư trú tại khu chung cư… nay đã chuyển về…, tức là cách đây khoảng một cây số.” Ông còn nói những gì dài dài như khai lý lịch thì tôi phải cắt ngang mà rằng:” Xin phép ông, tôi đi về…” Hai hôm sau, theo đúng ngày lẻ tôi đi dạo thì lại gặp ông đón đầu. Ông lẵng nhẵng theo riết rồi mời tôi uống nước ở một quán bên hè. Tôi từ chối mà rằng:” Bụng dạ tôi xấu lắm, không ăn uống gì được ở ngoài đường đâu, mong anh thông cảm”. Kèo nèo mãi, tôi đành phải dùng tạm cốc cam vắt trong khi ông làm một ly cà phê đá. Trong lúc giải khát, tình cờ tôi nhắc đên một bạn thân của chồng tôi, cùng nghề với ông. Ông hơi giật mình mà rằng:” Tôi biết người đó, trước cùng ở khu chung cư với tôi, còn là thầy học tôi đấy !”. Khi thấy tôi biết quá rõ về công việc và gia cảnh của ông “thầy” này, anh bắt đầu nói ít hơn, vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Để cho không khí bớt trầm lắng tôi hỏi thăm thêm về gia đình, về bà vợ ông ta. Ông chỉ đáp qua loa, nói rằng bà ấy vẫn khỏe. Ông còn tiếp tục tán tụng về vẻ đẹp của tôi, thêm rằng mái tóc của chị nếu

47

Page 48: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

nhuộm tí ti nữa thì càng duyên dáng…”. Ông không quên “tiễn” tôi một quãng rồi quay về. Ông hỏi nhà, tôi chỉ ngôi nhà tập thể, nơi ở của gia đình tôi mà rằng: “ Mời anh vào chơi luôn, chồng tôi đang ở nhà, anh ấy vui tính lắm !...”. Một thoáng ngạc nhiên và lo sợ, ông bảo tôi:” Thôi, để khi khác, bây giờ lên, ngại ông ấy hiểu lầm !..” Bẵng đi mấy ngày tôi không gặp ông ta đi tập nữa. Hôm qua, ông lại chặn tôi ở chỗ hồ rẽ vào ngõ, cho biết là mấy ngày vừa rồi cùng các con đi nghỉ mát. Tôi cũng ừ ào cho qua chuyện. Lần này tôi chủ động chào ông, và nói rằng còn về để lo ăn sáng cho chồng đi làm. Tôi còn nhắc lại rằng nếu cần gặp tôi, anh cứ đến nhà chơi đàng hoàng, ông chồng tôi vui tính lắm ! Mà ông chồng tôi vui tính thật. Anh ấy cười to khi nghe tôi kể lại câu chuyện làm quen vợ mình của ông giáo sư tiến sĩ nọ. Anh ấy bảo rằng đây là một cuộc cá cược. Tôi chưa hiểu thì anh đã giảng giải. Bọn đàn ông hay đố những anh chằng si mê làm quen được với người đẹp thì có thưởng. Đây cũng là một trường hợp cá cược. Ông giáo sư tiến sĩ làm quen với em cũng liều đấy: nếu làm được thì vừa được quen người đẹp, vừa được cuộc ! Chồng tôi còn thêm:” Anh đoán rằng ông này không mặn mà kèm riết em nữa đâu vì biết em cũng là vợ một trí thức, lại quen biết thày học ông ta. Nhưng điều chủ yếu là tính ngay thẳng của em làm ông ấy sợ. Ai đời mời người định tán mình lên thăm chồng mình bao giờ !?... Hình như chồng tôi nói đúng. Độ này chẳng thấy bóng dáng vị giáo sư - tiến sĩ kia đâu nữa. Có thể ông ấy được cược nhưng lại mất đi cái mơ ước hão huyền là vơ thêm được một người đẹp khi đi tập buổi sáng bên hồ ! Đấy là chưa kể đến sự phiền phức mà người đẹp này đã ngỏ ý nhờ vả mình việc này, việc kia, vừa tốn công tốn của mà chẳng ăn nhằm gì. Biết đâu lại còn xảy ra xì-căng- đan với ông chồng khi họ kể chuyện này cho thày giáo của mình nghe . Chuồn là thượng sách !

48

Page 49: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

ĐÃ BỐN MƯƠI NĂM

Ùng oằng đâu đây tiếng đạn bom*, Đèn dầu nghiêng ngả tắt tối om Hai đầu chụm lại đề Thiếp cưới Lễ cưới không làm, báo hỷ thôi! Chợt tính, đi qua bốn chục rồi Những năm hạnh phúc, sướng, buồn , đau Mái đầu đều bạc, vui con cháu Khôn lớn từng ngày, mình già mau Nhớ buổi ban đầu quen biết nhau Nhớ khi tâm sự, lá thư đầu Nhớ thời bao cấp, gì cũng thiếu Nhớ lúc cần tiền, phải chạy vay Nhớ năm chồng vợ phải chia tay Có dịp, vợ đi việc xứ ngoài Chồng ở nuôi con nhằm đại học Bốn năm thương nhớ chẳng nguôi ngoai ! Nhớ lúc cho con ra ở riêng Nhớ ngày có cháu, lại thêm quyền “Tội” ai đời biết, là bên ngoại Chúng bám ông bà chẳng chịu yên ! Ngồi buồn, bà tính lẽ thiệt hơn Mới độ năm nao, tuổi trăng tròn Bây giờ thấp thoáng ngoài sáu chục Nhưng còn phảng phất nét tươi duyên!

49

Page 50: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Ông cũng không quên những tháng ngày Cùng bà sướng khổ bấy lâu nay Không giầu, nhưng lắm niềm an ủi Tuy nghèo nhưng ít bị cười chê Giờ đây không bận cũng chẳng nhàn Ông bà vui vẻ thấy con ngoan Cháu ngoại lớn nhanh và tấn tới Chặng đường sau để chúng lo toan! Đầm ấm bên nhau dưỡng tuổi già Ông bà chăm sóc chẳng rời xa Không xa một bước khi đau yếu Buồn vui rồi cũng vẫn cho qua ! Đấy, bốn chục năm đã qua rồi Cùng nhau chung sống quãng tuổi già Ngọc Bích lễ này mừng ta đấy: Nâng cốc chúc mừng vui khoẻ ra...

Đúng vào những ngày Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không từ 18 đến 29 tháng 12 năm1972.

NGÕ TẠM THƯƠNG

Từ địa chỉ này đã xảy ra một câu chuyện đáng thương thực sự chứ không phải là “tạm thương”. Lê Trung có thời cùng làm việc ở cơ quan nghiên cứu khoa học với tôi. Hồi ấy anh đã là một thanh niên có trình độ, chịu khoa học hỏi, biết nhiều ngoại ngữ, cũng vì vậy trong công tác anh có nhiều thuận lợi và có những đóng góp đáng kể trong thành tích chung của đơn vị. Điều đáng quan tâm ở anh là hoàn cảnh sống quá đặc biệt. Ai đời, anh là người độc thân khi ở nhà với mẹ ở ngõ Tạm

50

Page 51: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Thương và là người đã có gia đình khi đến cơ quan. Nói thế thì thật khó hiểu, bởi anh có lấy vợ, nhưng giấu mẹ. Người vợ cùng làm cơ quan với anh, được phân một chỗ ở trong nhà tập thể. Hết giờ làm anh vẫn về nhà với bà mẹ quá yêu con nhưng khó tính. Bà chẳng ưng bất kỳ cô gái nào mà anh mang về giới thiệu và chào bà. Chê đứa này xấu, đứa kia gian, đứa khác đần,v.v… Thành ra anh vẫn chưa chính thức có vợ ở cái tuổi ba mươi lăm. Được cái là cơ quan thông cảm với anh, nên anh có được cô vợ “chui”, bởi bà mẹ quá yêu đứa con trai độc nhất của mình, sợ khi nó có vợ sẽ chia sẻ tình cảm với mình ! Nhiều người thông cảm với anh, song cũng có người bảo anh phải công khai với mẹ là mình đã lấy vợ, làm chuyện đã rồi, buộc bà ấy phải thuận. Nhưng anh biết mẹ anh lắm. Bà ấy đã răn đe rằng nếu không nghe lời, bà ấy sẽ tự tử. Cơ quan cũng biết chuyện đó nên không ai dám hé răng bép xép gì khi đến chơi nhà Lê Trung. Có những ngày vợ anh ốm, anh phải nói dối là đi cơ quan cử đi công tác tỉnh nọ, thành phố kia để ở lỳ nhà tập thể cơ quan mà chăm sóc vợ mình. May mà bà mẹ chưa nghi ngờ, bởi vẫn nghĩ là “ thằng bé” dễ bảo. Bà biết đâu rằng Trung đã làm cái việc tày trời ấy ! Khỏi phải nói về nỗi buồn của Ngọc, vợ Trung. Có chồng mà chưa bao giờ dám ra khỏi nhà cùng với chồng hoặc đi đây đi đó. Nỗi buồn ấy thực sự đến với Ngọc khi giải phóng miền Nam, Trung phải cùng mẹ chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh ! Trung đành để vợ làm cơ quan cũ, định bụng có dịp nào thuận tiện, thế nào chẳng có lúc bà mẹ bắt lấy vợ sẽ công khai đưa vợ vào sống chung. Dịp ấy đến sau gần một năm, nhưng càng bất lợi cho Trung vì bà mẹ ép con mình phải lấy và cưới ngay một cô do bà chọn ! Đám cưới diễn ra gấp gáp ngay một tuần sau đó đã đưa Trung vào tình trạng thật trớ trêu. Tất nhiên là Trung không cho cô vợ đang ở Hà Nội đang ngày đêm mong ngóng được sống chung cùng chồng mình biết sự việc này. Nửa năm, rồi một năm, Ngọc không hay tin gì, định xin nghỉ phép vào miền Nam tìm chồng mình, thì cơ quan mới cho biết là cậu ấy bị mẹ ép lấy vợ rồi. “Góa” chồng một cách kỳ lạ, Ngọc như người

51

Page 52: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

thất tình. Và mùa hè năm ấy, cô bị sóng biển cuốn trôi khi đi nghỉ mát tại bãi biển Sầm Sơn. Không rõ đây là một tai nạn hay là một vụ tự sát ? Thật đáng trách bà mẹ đã từng sống ở cái Ngõ mang tên Tạm Thương !

ĐIỀU XE

Khi mới về hưu tôi vẫn lạch cạch đạp chiếc xe đi chỗ này chỗ kia trong thành phố, mãi đến năm 2004 thì tôi không đi xe đạp nữa. Đó là vì đường sá chật chội, phương tiện giao thông cơ giới lấn át, mỗi lần định rẽ trái mất nhiều thì giờ mà không xong. Đã vậy, mắt cũng kèm nhèm chỉ sợ va chạm, thiệt mình. Những năm nghỉ hưu tôi thạm gia công tác báo chí cho một tổ chức trong ngành cho vui. Ở đây họ đến trụ sở bằng phương tiện cá nhân, hầu hết ăn nên làm ra nên không hiếm xe ô tô nhà sang trọng. Mấy cháu ở Văn phòng hỏi tôi là bác đến bằng phương tiện gì. Tôi bảo:” Ra đường điều xe thôi !” Thấy chúng ngơ ngác, tôi giải thích:” Ra ngoài , muốn đi loại nào gọi loại ấy, mưa thì đi taxi, nắng thì đi xe ôm cho thoáng, gần thì đi bộ... Thực ra là tôi hay đi xe ôm. Tính tôi hay sốt ruột, không dễ gì chờ đợi xe buýt, ấy thế nên tôi thích đi xe ôm hơn. Không phải nói đài các chứ còn thích hơn đi taxi; nó cứ bí rì rì. Dù cho xe có bật điều hoà thì khi đủ mát, mình đã xuống rồi. Tôi có cả một “đội xe ôm” cơ đấy. Nói cho vui chứ, ở chỗ nhà tôi đi thì có đến năm sáu người lái xe ôm quen thuộc, còn từ cơ quan trở về thì cũng khá nhiều tay xe quen. Đi xe ôm có cái thú là thoáng mát, mưa to thì mới phải mặc áo mưa, còn lâm thâm thì phía trước anh lái đã hứng hết cho mình rồi, đội mũ bảo hiểm là đủ.Qua việc tiếp xúc hàng chục năm với nhiều người lái xe ôm, tôi đồng cảm với họ, và nói chung là họ cũng thích một cái ông khách vui tính như tôi. Hầu như họ biết tôi hay đi những đâu nên chở đúng đến nơi một cách ngon lành. Hầu hết họ ở tỉnh khác đến, nhiều nhất là dân Nam Định, rồi đến Thái Bình, Hà Nam.

52

Page 53: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Đa số còn trẻ, dười 40 tuổi, có con đi học hay đi làm ở Hà Nội.Tôi được nghe nhiều gia cảnh khác nhau của họ, nhưng có một điểm chung là chạy xe thế này để nuôi con ăn học. Có người có đến hai con đang học đại học ở Hà Nội. Đấy, cái anh Giáp, dân ngoại thành Hà Nội đã có hai con, đứa làm ở Công ty Điện lực, đứa đang học đại học Giao thông. Mấy năm trước anh làm được cái nhà cho thuê, cũng đỡ lo chuyện tiền nong cho con ăn học. Sáng sáng anh cùng vợ ra chợ chuẩn bị cho vợ bán quà sang rồi mới làm cái việc đưa khách đi dây đi đó. Tôi lên xe của anh đã mười mấy năm nay, từ khi mới về hưu. Anh biết mọi thứ chuyện, nắm nhiều thứ thông tin vặt vãnh về Hà Nội. Nào cái cầu vượt này xây bao giờ xong, cái nhà này đang xây mà đã đủ người đặt mua hết rồi hay đội bóng Manchester United đêm qua vừa chia điểm với đội nào anh cũng đều biết cả. Thành ra vui. Sau cuốc xe, tôi đưa bao nhiêu, anh nhận bấy nhiêu, chưa bao giờ kèo nèo nhiều ít; bởi tôi không để anh thiệt bao giờ. Có những cuốc xe phải dừng lại ở một vài nơi, ghé qua hiệu thuốc, tạt vào ngân hàng trên đương đi đến cơ quan làm việc, tôi đều nhẩm tính thêm cho anh. Nhưng phải nói rằng anh có đôi tay lái lụa: đi rất êm, lúc cần nhanh để vượt đường thì không kém ai , nhưng thường thì giữ tốc độ di chuyển rất phù hợp với khách đi là người già. Còn chuyện thuộc đường thì chẳng phải bàn, anh thạo đường ngang ngõ tắt, chui ngách này, rẽ ngõ kia, đỡ được bao đường đất mà vẫn thoát khỏi ùn tắc dọc đường.Tôi cũng hay đi xe cụ Đức. Gọi là cụ, nhưng kém tôi đến một giáp. Ông Đức là công nhân nhà máy cơ khí Trung Quy Mô về hưu sớm, dân Hà Nội nên thạo đường sá lắm. Ông thường chở tôi đi những chặng đường vào trung tâm thành phố, chẳng bao giờ sai. Hàng ngày, khoảng 3 giờ sáng ông đã phải chở bà vợ đến chợ đầu mối để mua bán cau rồi sau đó mới tính chuyện chở người khác. Ông bảo tôi rằng về hưu sớm nên lương lậu chẳng được mấy đồng, không làm thế thì chẳng có cái ăn, anh ạ.Tôi cũng hay đi xe của cậu Trì, bởi cậu có thể chờ đợi lâu, không giục giã bao giờ. Cậu bảo tôi rằng chú cứ làm việc thoải mái, cháu chờ được. Khi nào tôi đưa tiền, cậu ta cũng cảm ơn nhã nhặn. Mãi sau này tôi mới biết cậu là chắt nội của hoc giả nổi tiếng về tiếng Việt, người đầu tiên dịch những tiểu

53

Page 54: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

thuyết Pháp nổi tiếng ra tiếng Việt. Đấy, kể sơ sơ các bạn cũng thấy tôi có một đội ngũ phục vụ xe pháo khá thuận tiện và năng động. Đấy là số anh em đưa tôi đi từ nhà ở, còn theo chiều từ cơ quan về nhà, họ cũng thân mật với tôi và phục vụ vui vẻ. Cậu nào cũng tâm sự về gia cảnh, có cậu còn hỏi ý kiến tôi về việc này, việc kia nữa. Cậu Nam, có hai con học đại học ở Hà Nội là người hay hỏi ý kiến tôi nhất. Nam tâm sự: mình chịu khó để đời con đỡ khổ chú nhỉ ! Tuy nhiên cũng có người không biết điều, “hét” tiền công rất cao. Tôi cũng trả và rút kinh nghiệm là đối với xe lạ, cần phải hỏi trước khi nhảy lên xe là lấy bao nhiêu tiền để đỡ phiền phức. Đôi khi tôi đi xe người lạ, lúc thì một cậu ra trường rồi nhưng chưa có việc, chơi mãi cũng chán, thỉnh thoảng làm chuyến xe ôm lấy tiền sài vặt; anh thì tranh thủ kiếm tý chút trong khi đưa con lên Hà Nội thi cử,v.v. Không ai bảo ai, họ tụ tập hay đứng riêng lẻ là có ý tứ cả, bởi không cũng một “kíp” thì đừng hòng chiếm chỗ của nhau. Luật bất thành văn nhưng trừ trường hợp khách quen ra, ngầm hiểu là đi theo lần lượt, không ai được đi liền hai lần. Một dạo, người ta cũng định tổ chức cho xe ôm thành một cơ ngũ, song không thành, bởi đây không phải là một nghề, người tham gia lại ở tứ xứ, nói chung là làm việc chờ thời, v.v…Tất cả những điều đó không dễ dàng gì tập trung thành một đội ngũ chuyên nghiệp được.

TÌNH BẠN

Lâu lắm anh mới lại đến tôi chơi. Lần này anh đến với chiếc cặp sách nơi tay, chưa ngồi nóng chỗ đã lôi ra một chục cuốn sách mới in. Anh bảo: của cậu đấy. Tôi giụi mắt vì không tin ở mắt mình. Đúng là sách mới in, có tên anh và tên tôi ở bìa. Thú thật là tôi rất xúc động không phải vì có sách in, bởi tôi đã có sách in ở chín nhà xuất bản trong và ngoài nước rồi. Tôi ngạc nhiên vì anh cương quyết thực hiện cái lời nguyền năm xưa là tên anh và tên tôi nhất định có trên bìa của một cuốn sách. Chắc bạn đọc vẫn chưa hiểu về ý nghĩa của việc này. Để tôi kể chuyện cũ cho mà nghe.

54

Page 55: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Số là cách đây đúng nửa thế kỷ, sau mấy đợt phối hợp nghiên cứu cùng nhau, tuy ở hai cơ quan, hai ngành chuyên môn khác nhau nhưng chúng tôi trở thành đôi bạn. Anh hơn tôi đến năm tuổi, nhưng ý hợp tâm đầu nên mau chóng thân nhau. Anh rủ tôi viết một cuốn sách. Tôi mừng lắm vì lần đầu tiên có cơ hội thực hiện một cuốn sách phổ biến khoa học kỹ thuật. Tôi hoàn thành bản thảo của phần được phân công một cách mau chóng, dễ được đến già nửa số trang của cuốn sách đó. Khi sách sắp đưa in thì một hôm anh đến tôi với một vẻ buồn rầu, lúng túng. Cuối cùng rồi anh cũng nói ra cái điều khiến anh bực mình. Anh bảo: cái nhà xuất bản này nó máy móc, chỉ đề tên của tác giả có nghề nghiệp cùng tên với nhà xuất bản. Thế nên không chịu đề tên của cậu ngoài bìa. Tuy không vui lắm, nhưng tôi bảo anh: cần nhất là xuất bản ra được sách, bõ cái công của chúng mình là được. Tôi còn gỡ bí cho anh: nhà xuất bản hay tác giả chính (tức là anh) cho mấy lời cảm ơn ở Lời nói đầu để kỷ niệm là được. Và anh thực hiện được điều này. Tuy vậy anh vẫn băn khoăn. Anh bảo: thế nào tôi với ông cũng phải viết một quyển sách khác và phải có tên cùng nhau ở ngoài bìa. Lời nguyền này dường như bay đi cùng năm tháng, bởi do hoàn cảnh sống và công tác, chúng tôi hiếm khi gặp nhau. Anh trải qua những năm tháng khó khăn, mà tôi cũng không an nhàn gì để quan tâm đến việc viết lách cùng nhau. Anh vừa bận bịu ở giảng đường trường đại học, vừa chăm sóc người vợ bệnh tật mạn tính và trông coi con nhỏ. Bấy nhiêu việc chiếm hết thời giờ của anh. Tuy ít khi gặp lại nhau nhưng tình bạn nửa thế kỷ của chúng tôi không hề phai nhạt, bởi những khi gặp nhau ở các cuộc họp hay hội thảo khoa học thì cả hai đều mừng rỡ và chuyện trò vẫn rôm rả lắm. Thế rồi, kỳ đến chơi tôi hồi năm ngoái, anh bảo tôi đưa cho anh những bài viết của tôi về đề tài mà cả hai đều quan tâm thời gian qua. Tôi bận biụ việc nhà, việc toà báo nên không viết gì mới được, đành đưa cho anh mấy chục bài viết đã đăng trên các tạp chí, tuỳ anh sử dụng. Tôi chỉ nghĩ là anh dùng để tham khảo viết lách gì đó thôi. Giờ đây cuốn sách dày hơn 300 trang ở trước mặt tôi nói lên

55

Page 56: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

tất cả. Anh đã thực hiện được lời nguyền từ 35 năm trước là thế nào cũng có sách đề chung tên tác giả với nhau. Chẳng phải nói, tôi biết anh đã mất thời giờ biên tập và tiền của để ra cho được cuốn sách này. Anh bảo: đáng lẽ phải để cậu là chủ biên, song biết cậu không chịu, vả lại muốn cho cậu một sự bất ngờ nên mình phải nhận chủ biên vậy. Anh còn nhắc lại chuyện cái nhà xuất bản xưa nó hẹp hòi, chỉ đề tên tác giả trong ngành, thật là ấu trĩ. Tôi cảm ơn anh và nói: anh cho tôi món quà bất ngờ đấy. Thế là cũng thoả long mong ước của chúng mình, và anh hết áy náy về chuyện sách xưa, khi họ không đề tên mình ngoài bìa. Khi tôi nói thêm rằng, sách này lại do nhà xuất bản thứ mười in sách của mình thì anh phấn khởi hẳn lên. Chúng tôi nâng cốc, chúc sức khoẻ và tình bạn đúng nửa thế kỷ của chúng tôi. Ngay khi kết thúc những dòng này thì tôi nhận được Tập thơ mới in của anh gửi tặng. Quên nhắc rằng anh là nhà thơ, đã xuất bản hơn một chục tập thơ, công bố ở nhà xuất bản Văn học và Thanh niên từ năm 1991 đến nay với tư cách là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đặc biệt, trong tập thơ này anh đăng tặng riêng tôi một bài thơ, tiêu đề là Dịch thuê: 1. Những ngày chúng mình còn dịch thuê Mình lấy vợ ở phố Thuốc Bắc Cậu ở phố Hàng Hòm Có bà mẹ thương con Đói vẫn sạch, rách vẫn thơm Chúng mình thương nhau vì những ngày nghèo sơ xác… 2. Nhìn quyển sách mình viết để trên bàn Cũng có bàn tay cậu mò đến Tới luận án mình bảo vệ lần đầu Cũng có những biểu đồ cậu trang điểm Từ những công trình mình bước vào thực nghiệm

56

Page 57: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Cũng có có bàn tay bạn bè trìu mến nâng niu 3. Tuổi bây giờ đã ngoại bảy nhăm Chẳng còn phải dịch thuê tất tưởi Lòng vẫn an, dẫu thân không có lợi, Tâm vẫn yên, chẳng một phút buồn phiền Thiên hạ vì tham mà nhiều đứa gục đầu trong đêm tối Trần thế vì tiền mà lắm kẻ ngã xuống vực đen Cuốn sách lần này in để nhớ Những ngày dịch thuê mà tình càng bên nhau gắn bó…

(Trường Y – Ký ức trong tôi –THƠ, nxb Thanh Niên 2012)

CON NHÀ HÀNG XÓM

Hôm qua hai vợ chồng tôi vừa nghe vở kịch truyền thanh trên VOV. Câu truyện nói về một cậu con trai, vì được nuông chiều nên rất hỗn láo với gia đình, cãi bố thường ngày và dùng những lời lẽ của bọn xã hội đen để hỏi và trả lời ông bố. Vợ tôi bảo: “ đấy, bây giờ chúng nó hư đến mức không thể tưởng được !” Tôi cũng thấy như vậy nhưng rồi nghĩ rằng có lẽ trường hợp nêu trong kịch chỉ là cá biệt. Ngay hôm sau, khi tôi đang ngủ trưa thì ở căn hộ nhà hàng xóm có tiếng đập phá và kêu: “Ai cứu tôi với !...” Tiếng rất to, ông ổng kéo dài. Tôi chạy ra cửa nghe ngóng thì nghe tiếp: “ A! Mày lại dám đánh bố mày à ! Đồ mất dạy ! Sau một hồi tiếng thở hồng hộc thì lại tiếp:” Suốt ngày chửi bố mẹ, hôm nay lại đánh cả bố nữa à ? Một là mày chết, hai là tao chết !” Tiếp đó lại là tiếng đập phá, rồi lại tiếng quát : “ Máy gì ông cũng phá, mày chẳng làm ăn học hành gì, bao nhiêu năm rồi chẳng tốt nghiệp thi học làm cái gì ?” Vẫn chỉ thấy tiếng người bố rống lên, còn thằng con thì im re. Có thể là cái phút cho ông bố biết tay mình của thằng con đã qua, lại sợ xóm giềng kéo đến nên nó câm bặt. Ấy là tôi đoán như vậy thôi chứ

57

Page 58: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

chắc là thằng con đang đứng thế thủ để đón đòn phản công từ ông bố. Người bố mở toang cửa, chạy ra ngoài sảnh gọi điện cho bà chị: “ Chị đến ngay, giải quyết cho em cái vụ này, thằng Đông nhà em nó quá thể, đánh bố nó này !...” Người bố có tên là Văn, vừa về hưu được một năm nay. Nói là về hưu cho hay, chứ ông ta được “ mời” về sớm ở tuổi năm mươi lăm. Chẳng là ông làm chân thường trực của một Công ty xây dựng mà trước đây người anh làm Giám đốc. Khoẻ mạnh, to cao lừng lững, hiền lành nhưng chằng có nghề gì . Thực ra, trước đây là công nhân kéo đường dây điện, đã có hồi đi lao động tại Liên Xô vào những năm công việc trong nước mình khó khăn hồi những năm 80, kịp khi về nước thì được vào làm ở Công ty của người anh ruột. Chẳng may gần đây, tức là gần hai năm nay, người anh bị bạo bệnh qua đời. Mồ ông anh chưa xanh cỏ thì ông giám đốc mới đã thải ông em về để đưa người nhà mình khoẻ hơn, trẻ hơn vào thay thế. Vốn đã hiền lành, ít nói, chỗ ở thì chật chội tuy nhà cũng chằng đông đúc gì nên khi phải thải về nhà Văn buồn lắm. Tôi thấy Văn sút hẳn đi, da nhăn nheo xấu xí mà tôi giật cả mình. Văn có hai đứa con, đứa con gái đầu lòng thì để sòn sòn, vợ Văn về hưu rồi nhưng còn vất vả bằng mấy so với khi làm cái công việc dọn vệ sinh trên tàu hoả chạy Hà Nội- Vinh những năm tại chức. Chắc các bạn cũng đoán ngay ra rằng phải trông nom hai đứa cháu nhỏ và phải lo toàn bộ công việc ở nhà. Bà vợ này được cái nhanh nhẹn, người nhỏ thó, đi lại thoăn thoắt, nói năng léo nhéo suốt ngày, buôn chuyện vào hạng xịn, một tay chèo chống cái gia đình này bởi… xưa nay Văn không làm bất cứ một việc gì ở nhà, kể cả rửa một cái bát giúp vợ sau bữa ăn. Bà vợ này vẫn xem như không có chồng ở nhà, ngay cả khi dọn nhà, bà cũng phải hì hục khiêng thùng này, tủ nọ, chứ ông chồng bà, tuy có trọng lượng gấp đôi bà vợ cũng chẳng hề mó tay ! Tôi không quên nói là Văn còn có đứa con trai - cái thằng Đông vừa đánh bố đó. Hồi nhỏ nó xinh xẻo, hiền lành và ngoan ngoãn thế, ấy vậy mà lớn lên thì đua đồi, hư thân mất nết. Bà mẹ lại còn vênh váo khoe hàng xóm là nó toàn chơi với bọn bạn nhà giàu có lắm ! Đấy, kết cục là như vậy: học mãi không tốt nghiệp đại học,

58

Page 59: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

chẳng mấy khi ở nhà, chưa biết là nó đã gây ra nhiều chuyện gì ở ngoài mà bố mẹ chẳng hay… Ngẫm ra, có cái cảnh hiếm có con đánh bố xảy ra, chính là do bố mẹ quá nuông chiều nó. Ngoài việc đi học (mà không học) ra, khi về nhà nó chỉ đâm đầu vào chơi game trên máy tính, không làm bất cứ một việc gì dù là nhỏ nhặt nhất ở nhà. Ăn xong, vất bát đĩa đấy để mẹ rửa; quần áo thay ra cũng chẳng chịu vất vào máy giặt. Đã thế nó lại đua đòi, chơi bời với mấy đứa con nhà buôn giàu có, rong ruổi quán này, tiệm nọ; bố mẹ biết mà không hề ngăn cấm. Học năm năm rồi mà chưa tốt nghiệp đại học kỹ thuật. Cái gì cũng có giá của nó cả !

MỖI CÂY MỖI HOA

Biên tập xong ngày 10-1-2013 File MCMHTT

TỦ SÁCH KIM THI - HÀ NỘI 2013

______________________________________________________

59

Page 60: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

  k i m t h i  

TỦ SÁCH KIM THI

60

Page 61: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

Không nhầm thế kỷ-Đôi dòng cảm xúc-12 con giáp-Vui là chính-Mấy vấn đề sinh thái kiến trúc-Sổ tay từ thông dụng Hán Việt-Truyện 100 chữ-Những con mèo nhà bà em-Đồ họa hiện đại Âu Mỹ-Phong thủy-Kiến trúc mấy vấn đề cơ bản-Nối mạng bất động sản-Một số vấn đề từ điển học và ngôn ngữ XDKT-Mỗi cây mối hoa 1-Nạn nhân của khoa học-Truyện cười Anh Mỹ-Biến đổi khí hậu & Xây dựng-Đôi nét lịch sử kiến trúc Hà Nội-84 ngày xa nước-Phong thủy TGM (st)-Phong thủy công trình (st)- Thuở ban đầu- Thế giới mới của chúng ta – Mỗi cây mỗi hoa 2-Mỗi cây mỗi hoa 3-Mỗi cây mỗi hoa 4.

 

 

 

61

Page 62: saigonocean.com · MỖI CÂY MỖI HOA. 4 KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM . 8KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG . 12TÌNH XƯA NGHĨA CŨ. 15THÍCH Ở XỨ NGƯỜI . 18GIÀY DÉP CÒN CÓ

62