56
…MỘT THỜI ĐỂ NHỚ . MẠC ĐĨNH CHI Giai phẩm Xuân Tân Mão 2011

MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

…MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

.

MẠC ĐĨNH CHI

Giai

phẩm

Xuân

Tân

Mão

2011

Page 2: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí
Page 3: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 3

Hội Ái Hữu Trung Học

Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi Reunion đƣợc thành lập

vào ngày 5 tháng 4 năm 2001 với 3 hội viên,

và đƣợc đổi tên là Hội Ái Hữu Trung Học

Mạc Đĩnh Chi (HAHTHMDC)

vào ngày 01 tháng 9 năm 2002. Hiện

nay HAHTHMDC đã có trên 174 hội

viên cƣ ngụ tại các quốc gia : Mỹ, Gia Nã

Đại, Pháp, Đức, Úc Đại Lợi và Việt Nam.

Chủ Trương

Hội Ái Hữu Trung Học Mạc Đĩnh Chi

đƣợc thành lập nhằm giúp các cựu học sinh

trƣờng Trung Học Mạc Đĩnh Chi có phƣơng

tiện liên-lạc, kết chặt tình thân hữu, tƣơng

thân tƣơng trợ lẩn nhau. Để cho tình bạn

luôn tƣơi sáng, HAHTHMDC chủ

trƣơng KHÔNG sinh-hoạt chính trị (trong

phạm vi hoạt động), do đó Ban Chấp Hành

mong rằng các bạn tôn trọng chủ trƣơng nầy

khi gia nhập HAHTHMDC.

HAHTHMDC dùng website với tên

Mạng (domain name)

macdinhchireunion.net để phát triển chủ

trƣơng của Hội và thông tin với các hội

viên. Website nầy đƣợc tổ chức nhƣ một tạp

chí văn nghệ và hy vọng sẽ góp phần vào

việc bảo tồn văn hoá Việt Nam.

Mai vàng Ảnh Vy Trƣơng

Page 4: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 4

Tổ Chức

Ban Cố Vấn Giáo Sư

Thầy Lý Di

(Hiệu Trƣởng). [email protected]

Thầy Nguyễn Vũ

Hải (Toán). [email protected]

Thầy Phạm Quân

Hồng (Việt Văn). [email protected]

Thầy Nguyễn Hữu

Điện. [email protected]

Thầy Nguyễn Trí

Thành [email protected]

Ban Chấp Hành

Liêu Hoàn Vũ,

Hội Trƣởng [email protected]

Phan Ngọc Thành,

Phó Chủ Tịch [email protected]

Quách Xuân Sơn,

Phó Chủ Tịch [email protected]

Web Masters

Liêu Hoàn Vũ,

Trƣởng Ban [email protected]

Kim Minh,

Phó Trƣởng Ban [email protected]

Trần Văn Giang [email protected]

Quách Xuân Sơn [email protected]

Ban Nội Vụ

Cao Bích Hạnh,

Trƣởng Ban [email protected]

Ngô Mỹ Kiều,

Phó Trƣởng Ban [email protected]

Ngọc Nữ,

Thủ Quỹ - Quỹ Điều

Hành

[email protected]

Ban Ngoại Vụ

Nguyễn Kim Thoa,

Trƣởng Ban [email protected]

Lƣ Khải Minh

Phó Trƣởng Ban [email protected]

Ban Báo Chí

Trần Văn Giang,

Trƣởng Ban [email protected]

Nguyễn Hoàn Khải

Phó Trƣởng Ban [email protected]

Xã Hội

Tăng Ngọc Hồng

Trƣởng Ban, Thủ

Quỹ - Quỹ Tƣơng

Trợ

[email protected]

Đặng Huệ Hoa,

Phó Trƣởng Ban [email protected]

Văn Nghệ

Bùi Anh Tuấn,

Trƣởng Ban [email protected]

Lâm Vĩnh Hiên,

Phó Trƣởng Ban

Ảnh: Vy Truong

Page 5: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 5

Mục Lục Trang

Lời tựa …….………………….………….. 6

Mạc Đĩnh Chi là ai? (TVGiang)....………. 7

Con Mèo của tôi (TVGiang)...……..…… 16

Giới thiệu sách (TVGiang)……………... 21

Đại học cộng đồng (GS Lý Di)……….… 22

Trang Thơ (Nhƣợc Thu) …..…………… 27

Khoa học và Thất nghiệp (NVPhƣớc )..... 28

Trang Thơ (LHVũ)….…….…………….. 32

Ngây Thơ (NTTiên)……………..……… 33

Giao Thừa… (LKChung)………….……. 33

Chúc Thầy Cô… (NKMinh)...….………. 34

Tết nhất…Rõ khổ (VMHùng) ....………..34

Chờ Xuân (NĐCƣờng)…………….…… 37

Khí công, Vũ khí (NVPhƣớc)…..………. 38

Hồi ký Trƣờng Mạc Đĩnh Chi (LKMinh). 39

Trang Thơ (NTKMinh)…………………. 41

Trang Thơ (VQuang)….……….. ...….… 43

Giấc Mơ… (NHKhải)…...................…… 44

Nhạc Lời Nào Cho Em (MTuấn)….….… 46

Giới thiệu CD tập thơ Đợi Chờ (MT)…... 48

Phú Xuân Cảm (NVPhƣớc)……..…….... 49

Câu Đối (GS PQHồng)……………….. 51

Thay lá Ảnh: Vy Trƣơng

Page 6: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 6

Lời tựa C‟est la vie! Cuộc đời có nhiều thay đổi và khủng

hoảng; Thay đổi đến với đủ kích thƣớc: lớn, bé, vừa

vừa; đủ chiều hƣớng: lên, xuống, tàn tàn… Chẳng

hạn nhƣ những thành công hay thất bại của nghề

nghiệp; thay đổi trồi sụt tiêu trƣởng của sức khỏe,

hôn nhân, tài chánh, gia đạo, liên hệ tình cảm xa

gần… Các thay đổi quan trọng thƣờng liên quan

đến một khoảng thời gian và không gian đặc biệt

nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc

đời in vào trong tâm trí thành những vết đậm gọi là

ký ức, kỷ niệm. Không có gì vô hình mà lại sống

mạnh, sống dai trong tâm hồn chúng ta bằng kỷ

niệm; nhất là những kỷ niệm mà chúng ta gọi là

đáng nhớ, những kỷ niệm có một chút gì đó để

nhớ…

Biết rồi, khổ lắm… Bây giờ là lúc năm mới tết

đến….

Năm mới tết đến là cái mốc thời gian rất đặc biệt

của chung mọi ngƣời. Đây phải nói là lúc “giây

phút chạnh lòng;” Thời điểm của một năm, lúc

chúng ta hay có thói quen ngồi suy gẫm lại những

sự việc xẩy đến cho bản thân trong ngày tháng qua

rồi sẽ sắp đặt, sẽ dự tính cho tƣơng lai. Trong

khuôn khổ hẹp độ 100 trang giấy lẻ của giai phẩm

này, chúng ta cùng nhau ghi lại những chuyện cũ

trong sân trƣờng, những chuyện tốt xấu trong tầm

tay còn đáng nhớ và, nếu có thể, nói lên các mơ ƣớc

cũng không quá viển vông (cố tránh các vấn đề

trọng đại nhƣ “tìm đƣờng cứu nƣớc,” “xóa đói giảm

nghèo,” “hâm nóng toàn cầu,” “kinh tế triệt

thoái…,” mặc dù đã biết là đã gọi là “mơ ƣớc” thì

cứ “mơ” thả giàn cho đã đời… đâu có mất cái gì

đâu mà phải lo – cùng lắm thì chỉ tốn thêm giấy

thêm mực! Nhƣng mà, Ban báo chí xin nhắc tuồng

miễn phí là có vô số ngƣời bên ngoài đời đã dành

lấy phần để làm và đang làm mấy việc đại sự này

rồi; còn lâu lắm mới đến lƣợt mình!?)

Ở cái tuổi 4, 5, 6. 7… bó, thời gian đi qua nhanh

thấy phát sợ! Quay qua quay lại mà thoắng một cái

10-15 năm vụt qua nhƣ gió thoảng. Hiển nhiên,

chúng ta hoàn toàn bất lực, không có khả năng vặn

lại cái đồng hồ thời gian của cuộc đời… Thôi tạm

thời trong khi chờ đợi (trúng số?!) chúng ta cứ phải

tiến lên, có sao xài vậy, cố gắng làm giai phẩm nhỏ

bé này để cùng nhau có dịp đọc lại những kỷ niệm,

xem lại những hình ảnh ngƣời thân yêu và ngƣời

“thấy mà ghét” cũ; để rồi mơ mộng về những cái

“giá mà,” “phải chi hồi đó tui…” cho đỡ nản cái

thực tế hiện tại lúc nào cũng hơi châm!

Ờ nhỉ! Tất cả sẽ chỉ còn là chút gì để nhớ. Dầu gì

đi nữa cứ vui vẻ cùng nhau nhìn thử về phía trƣớc.

Chỉ còn có hơn 300 ngày nữa là năm mới lại đến…

Năm mới cứ tới đều đều.. Xuân vô tận. Sƣớng

thiệt!

Trong trƣờng hợp nếu chúng ta nặn óc mãi mà

không thể tài nào nhớ ra một cái (kỷ niệm) gì có

thể gọi là đáng nhớ với sân trƣờng Mạc Đĩnh Chi

để đóng góp vào giai phẩm này thì cũng chẳng có

gì phải bận tâm! Bởi vì chúng ta có thể dùng ngay

giai phẩm “Xuân Mạc Đĩnh Chi. Một thời để nhớ”

miễn phí này làm cái kỷ niệm đầu tiên thật là tiện

lợi!

Friedrich Nietzsche, một Triết gia ngƣời Đức nổi

tiếng của thế kỷ 19, đã nói là:

“The advantages of bad memory is that one enjoys

several time the same good things for the first

time.”

Lời ngắn tình sâu

Ngôn ý bất tận…!

Sau cùng, Ban báo chí xin có lời thành thật cảm ơn

quý Thầy Cô, các bạn đã gởi bài vở cũng nhƣ đã

đóng góp các ý kiến quý báu để tờ giai phẩm này

có cơ hội thành hình và đến tay quý Thầy Cô cùng

các bạn ngày hôm nay. Bởi vì khuôn khổ tờ báo

có giới hạn, Ban báo chí không thể đăng hết các

bài đã nhận đƣợc… xin thứ lỗi và hẹn lại cho số

sắp tới.

Cũng xin lưu ý: Vì v/đ giới hạn nhân sự và thời

gian eo hẹp của Ban báo chí, Thầy Cô và các bạn

sẽ thấy thứ tự của bài vở được xếp trên bản in đi

theo thứ tự ngày mà bài vở tới tay Ban Báo Chí.

Ban Báo Chí

Hội Cựu Học Sinh Trường Trung Học

Mạc Đĩnh Chi Sài gòn

Xuân Tân Mão 2011

Page 7: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 7

M ẠC Đ ĨNH CHI là ai?

Lời giới thiệu:

(Mạc Đĩnh Chi 1280-1350 ?)

Nếu một học sinh trường trung học Mạc Đĩnh Chi (

người viết bài này chẳng hạn) hỏi “Mạc Đĩnh Chi

là ai?” thì nghe cũng hơi lạ! Tương tự như khi

nghe con cái hỏi cha mẹ mình là ai! Mặc dầu

chúng ta cũng đã biết “ít nhiều” về nhân vật Mạc

Đĩnh Chi, nhưng theo thiển ý, qua bài biên khảo

nhỏ này, tôi cố gắng trình bày thêm một số dữ kiện

lịch sử; để quí vị có thể tùy ý dùng làm tài liệu tham

khảo. Riêng đối với các cựu học sinh trung học

Mạc Đĩnh Chi, tài liệu này may ra giúpcho câu trả

lời khi có người hỏi mình về tên trường trung học

“Mạc Đĩnh Chi (?)”

Mạc Ðĩnh Chi (莫挺之) sinh năm 1280 (?), tự Tiết

Phu (節夫), nguyên ngƣời châu Giang Nam (江南),

huyện Bình Hà (平河), sau dời về tỉnh Hải Dƣơng

(海陽), huyện Nam Sách (南策), xã Nam Tân

(南新), làng Lũng Động (隴洞). Ông đỗ Trạng

nguyên khóa Giáp Thìn (甲辰 - 1304), năm Hƣng

Long thứ hai mƣơi hai, đời Trần Anh Tông

(陳瑛宗). Khi vào chầu, vua thấy ngƣời ông nhỏ bé,

lại xấu xí, nên không vui. Vua có ý không muốn

dùng Mạc Đĩnh Chi vào việc lớn; chỉ cử ông giữ

việc coi sóc thƣ khố của nhà vua.. Ông mới dâng

bài “Ngọc Tỉnh Liên Phú (1)” (玉” 井 蓮 賦), viết

theo lối vấn đáp, lấy ý từ bài thơ “Cổ Ý” (古意) của

Hàn Dũ (韓愈) đời Đƣờng (唐), và bài “Ái Liên

Thuyết” (愛蓮說) của Chu Đôn Di (周敦頤) đời Tống

(宋), ngụ ý ví mình nhƣ “loài hoa sen hiếm quí

trong giếng ngọc.” Vua xem khen hay và trọng

dụng. Mạc Đĩnh Chi sau này đƣợc vua thăng đến

chức Tả Bộc Xạ (Thƣơng thƣ).

Vua Trần Anh Tông (陳瑛宗) không những kính

nể, mà còn tin cậy ông trong chức vụ sứ thần của

Việt Nam đi sứ nhà Nguyên bên Trung Hoa.

Mạc Đĩnh Chi là một văn thần xuất sắc; và hơn thế

nữa, là một nhà ngoại giao tài ba qua các ứng đối

mau lẹ, biện luận vững vàng giữ gìn uy tín, thể

diện và lợi ích quốc gia. Mạc Đĩnh Chi đã làm cho

vua quan nhà Nguyên (元朝) khâm phục; đặc biệt

là đƣợc vua thứ 7 triều Nguyên là Nguyên Vũ

Tông (元武宗) [1281-1311; tức vị: 21 tháng 6

năm 1307, băng hà: 27 tháng giêng năm 1311]

phong cho tƣớc vị (爵位) “Lƣỡng Quốc Trạng

Nguyên(兩國狀元)” (Trạng Nguyên của hai

nƣớc).

Mạc Đĩnh Chi làm quan dƣới ba đời vua nhà Trần:

- Trần Anh Tông (陳瑛宗) (1276–1320), ở ngôi 21

năm (1293–1314), làm Thái thƣợng hoàng 6

năm;

- Trần Minh Tông (陳明宗) (1300–1357), ở ngôi

15 năm (1314-1329);

- Trần Nghệ Tông (陳藝宗) (1321–1394), ở ngôi 65

năm (1329-1394).

Ông mất năm 1350 (?)

Giai thoại đi sứ nhà Nguyên của Mạc Đĩnh Chi

Qua lịch sử, điểm đáng ghi nhớ nhất về Mạc Đĩnh

Chi là các giai thoại văn học, tài ứng đáp văn

chƣơng làm cho nƣớc Trung Hoa; từ vua quan đến

thứ dân Trung Hoa đều khâm phục.

Năm 1308, vua Trần Anh Tôn giao cho Mạc Đĩnh

Chi dẫn đầu sứ bộ Đại Việt đi sứ nhà Nguyên

Trung Hoa.

____________

Những giòng kế tiếp theo sau đây, được ghi lại,

theo truyền thuyết (có nghĩa là giai thoại Mạc

Đĩnh Chi lý thú này được lưu truyền qua nhiều

Page 8: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 8

đời. Người đời sau đôi khi có “thêm thắt,” không

căn cơ vững chắc?! Để rộng đường dư luận, có

sao tôi ghi lại y như vậy!) diễn tiến giai thoại văn

học độc đáo về chuyến đi sứ nhà Nguyên của Mạc

Đĩnh Chi.

*

Qua ải

Khi sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi đến cửa ải đầu tiên tại

biên giới Việt-Trung Hoa, trời đã tối. Quân Nguyên

canh gác ải bắt phải chờ đến sáng hôm sau mới mở

cửa cho qua. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biên bạch đòi

mở cửa để đi cho kịp thì viên quan phụ trách ải nói:

- Nghe nói ngài là ngƣời có tài văn chƣơng. Sao

không đem sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một câu

đối, nếu đối thông suốt, tôi sẽ mở cửa ải; bằng

không xin ngài chờ tới sáng.

Rồi quân Nguyên thả từ trên cửa thành cao xuống

một câu đố thách thức nếu sứ bộ đối đƣợc thì họ sẽ

mở của thành cho đi.

Nội dung của câu đối nhƣ sau:

過闗遲闗官閉閼過客過闗

“Quá quan trì, quan quan bế, át quá khách quá

quan.”

(Nghĩa là: “Tới cửa ải chậm trễ, cửa ải đóng, người

coi ải đóng cửa không cho khách qua”).

_______

Ghi chú:

Có sách chép là: 過闗遲闗官閉願過客過闗

“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách

quá quan.” (Nghĩa là: “Tới cửa ải, cửa ải đóng, người coi ải

mời khách qua đường cứ qua”).

Nhưng nghe không ổn; bởi vì sự thể rõ ràng là

người giữ ải không muốn cho khách qua ải lúc tối;

chứ không hề mời khách đi qua?!

Đây là một vế đối rất khó: Chỉ một câu ngắn mà có

đến 4 chữ “quan” và 3 chữ “quá.”

Tuy vậy, Mạc Đĩnh chi đã nhanh trí đối nhƣ sau:

先對易對對難請先生先對

“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.”

(Nghĩa là: “Ra câu đối dễ, đáp lại khó, xin mời

ngài đối trước”).

Vế đối của Mạc Đĩnh Chi có 4 chữ “đối” và 3 chữ

“tiên,” đáp đúng với câu đối của viên quan giữ ải.

Tƣởng sẽ đƣa sứ bộ Đại Việt vào thế bí; nào ngờ

lại có vế đối quá hay. Quan coi ải vái Mạc Đĩnh

Chi hai vái và quân Nguyên mở của ải để sứ bộ của

Mạc Đĩnh Chi đi qua biên giới vào giữa đêm.

___________________________________

Lời bàn / góp ý của Giáo sư Lê Văn Đặng:

Có lẽ ai đó (?) bịa ra giai thoại nầy khá hay,

nhưng vế 2 chỉ đối được âm Hán Việt, không đối

được chữ; nghĩa không chỉnh ở chữ thứ 5 của 2

vế: 官(ông quan) khác với 對(câu đối)

過關遲關官閉閼過客過關

先對易對對難請先生先對

*

Giải oan

Trên đƣờng đi đến kinh đô nhà Nguyên, trong một

chiều hè nóng bức, Mạc Đĩnh Chi và tùy tùng lúc

ấy thấy một quán nƣớc ven đƣờng thì dừng lại nghỉ

chân. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đến

chào khách.

Gần quán có một giếng nƣớc. Trên thành giếng có

viết 5 chữ:

"Ngân bình, kiên thượng tị."

Thấy lạ, Mạc Đĩnh Chi hỏi duyên do. Bà cụ chủ

quán chậm rãi kể:

Xƣa có một cô gái bán hàng nƣớc ở đây rất thông

minh, học giỏi, chữ nghĩa tốt. Có một anh học trò

thầm yêu cô hàng nƣớc, muốn ngấp nghé. Ngày

ngày đi học về, thƣờng ghé vào quán uống nƣớc;

và tìm lời trêu ghẹo.

Một hôm cô hàng nƣớc nói thực với anh:

- Thiếp là con nhà lƣơng dân, có theo đòi bút

nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu nhƣ

phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa,

Nhƣng mà thiếp chƣa đƣợc biết tài học của chàng

Page 9: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 9

ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối

đƣợc, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng

không, thì xin chàng chớ qua đây quấy rầy làm gì

nữa.

Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân nhìn thấy cái

ấm tích bằng bạc trên bàn, mới ra câu đối rằng:

銀缾腱上鼻

“Ngân bình, kiên thượng tị." (Nghĩa là “Bình bạc, mũi trên vai.” Ý nói cái vòi

trên cổ ấm nước).

Anh học trò nghĩ mãi mà không đối đƣợc, xấu hổ

quá, đành đâm đầu xuống cái giếng gần đó chết. Ít

lâu sau, ngƣời ta cho viết vế xuất câu đối ấy lên

thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhƣng xƣa

nay chƣa ai đối đƣợc.

Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cƣời:

- Câu ấy dễ thế sao không đối đƣợc mà phải ngậm

oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm giải oan cho

hồn kẻ thƣ sinh.

Mạc Đĩnh Chi bèn đọc:

金鎖腹中鬚

"Kim tỏa, phúc trung tu." (Nghĩa là “Khóa vàng, râu trong bụng.” Ý nói cái

tua khóa ở trong ruột khóa).

Sau đó, Mạc Đĩnh Chi sai ngƣời viết câu ấy lên

thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nƣớc

năm xƣa.

Mọi ngƣời đều chịu ông đối giỏi.

Tại Yên Kinh (thủ đô nhà Nguyên lúc đó) Nhà

Nguyên

Sau nhiều ngày vất vả, Mạc Đĩnh Chi cùng sứ bộ

đến Yên kinh, kinh đô nhà Nguyên.

Nghe tin đồn Trạng nguyên An nam nổi tiếng thông

minh, quan lại nhà Nguyên mới hội nhau bàn cách

chơi trác. Họ đào một cái hố vừa to, sâu quá đầu

ngƣời, trên ngụy trang nhƣ đƣờng đi ngay trƣớc cây

cầu vào kinh thành.

Hôm sau, Mạc Đĩnh Chi dẫn sứ bộ vừa đi tới đó.

“Huỵch" một tiếng, cả ngƣời lẫn ngựa Mạc Đĩnh

Chi lăn luôn xuống hố. Các quan Tầu phá ra cƣời

(cốt để hạ nhục Mạc Đĩnh Chi) rồi một tên quan

hách dịch nói:

- Nghe nói tiên sinh là ngƣời đối đáp xuất chúng,

chúng tôi không tin. Nếu tiên sinh đối đƣợc câu đối

này thì toàn bộ quan lại chúng tôi xin đỡ tiên sinh

lên.

Ông đồng ý, tên quan kia đọc:

杆木横渠陸假相如私道

“Can Mộc Hoành Cừ Lục Giả Tương Như Tự

Đạo.” (Nghĩa là: “Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là

đất phẳng”).

Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên những

ngƣời nổi tiếng trong sử Trung Hoa ghép lại. Theo

đó, “Can mộc” là Đoàn Can Mộc, một nhân vật

đời Chiến quốc; “Hoành Cừ” là tên hiệu của

Trƣơng Tải, một triết gia đời Bắc Tống; “Lục Giả”

ngƣời nƣớc Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao

Tổ; “Tƣơng Nhƣ” là Lạn Tƣơng Nhƣ, một nhân

vật nổi tiếng đời Chiến Quốc; “Tự Đạo” là Giả Tự

Đạo, ngƣời đời Tống, một quyền thần chuyên chế.

Chỉ trong phút chốc, Mạc Đĩnh Chi nhớ lại lúc

trƣớc khi ngã, ông nhìn thấy ở bên kia sông có cái

đình dƣới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà

đối:

大庭安石望之染略天台

“Đại Đình An Thạch Vọng Chi Nghiễm Lược

Thiên Thai.”

(Nghĩa là: “Đình to, đá vững, nhác trông như thể

(núi) Thiên Thai”)

Câu này cũng dùng toàn tên ngƣời ghép lại nhƣ ở

câu chủ mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó

“Đại Đình” là một biệt hiệu của Thần Nông; “An

Thạch” tức Vƣơng An Thạch Thừa tƣớng đời Bắc

Tống; “Vọng Chí” là danh nhân đời Hán, làm phụ

chính cho Hán Nguyên Đế; Thiên Thai là một

Tông Phái Phật Giáo, do Bồ-tát Long Thọ sáng lập

龍樹( 梵文: Nāgārjuna) Riêng chữ "Nghiễm

Lƣợc" các nhà nghiên cứu chƣa tra cứu ra là ai?!

Page 10: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 10

Chƣa hiểu hết ý tƣởng uyên thâm của Mạc Đĩnh

Chi…

Đúng theo lời hứa, văn võ bá quan triều Nguyên bất

chấp áo mũ xúm lại đỡ ông Trạng lùn xấu xí nƣớc

Nam lên khỏi hố.

Một lần ở Yên Kinh, Mạc Đĩnh Chi cƣỡi lừa đi dạo

phố. Đến một con đƣờng nhỏ chợt gặp một võ qua

cƣỡi ngựa nghênh ngang. Trạng nguyên nhà ta vì

phẩm bậc cao hơn nhất định không lùi, nhƣng tên

quan kia cũng không chịu, phần vì lẽ chủ nhà, phần

do tính vũ dũng. Hắn truyền:

- Sứ thần An nam “đối” đƣợc đủ về lời và ý để ta

phục thì ta sẽ lùi nhƣờng đƣờng.

Nói đoạn hắn vung roi ngựa chỉ lên trời:

日火雲煙白旦燒殘玉兔

Nhật hỏa Vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ

(thố). (Nghĩa là: “Mặt trời như quả cầu lửa, mây như

khói, lúc bình minh thiêu đốt con trăng”).

Mạc Đĩnh Chi mỉm cƣời, tay phe phẩy quạt, nhẹ

nhàng đối lại:

月宫星磾黃昏射洛金烏

“Nguyệt cung Tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô.” (Nghĩa là: “Vầng trăng là cánh cung, sao là đạn,

buổi hoàng hôn bắn rớt mặt trời”).

Hai câu đều tả những cảnh xoay vần của vũ trụ mà

cũng nhƣ tả thế sự. Mặt trăng mặt trời cũng nhƣ các

triều đại nối tiếp nhau, khi này anh thắng rồi anh sẽ

thua. Không triều đại nào vĩnh thịnh cũng nhƣ

không có vĩ nhân nào bất tử. Mang lẽ nhất thời ra

dọa nhau quả là nông cạn mà khiên cƣỡng.

Tƣớng nhà Nguyên nghe đối, toát mồ hôi, lập tức

thét quân dẹp đƣờng cho sứ nƣớc Nam đi qua.

Tại triều đình nhà Nguyên, tin Mạc Đĩnh Chi, sứ giả

An Nam rất hay chữ và đối đáp nhanh nhẹn, đã lan

truyền nhanh.

Một hôm, nhân việc quan rảnh rỗi, Mạc Đĩnh Chi

vào thăm phủ Thừa tƣớng nhà Nguyên. Trong phủ,

trang hoàng lộng lẫy, có treo một bức trƣớng rất lớn

trên tƣờng, trƣớng thêu một con chim sẻ đậu trên

cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem,

tƣởng chim thật, đƣa tay định chụp bắt lấy. Thừa

tƣớng và các quan quân nhà Nguyên cƣời to.

- A! Sứ thần "An Nam" thấy lạ lắm phải không?

Ha ha!

Mạc Đĩnh Chi vội thẳng tay kéo soạt, xé rách bức

trƣớng ra thành nhiều mảnh.

Một viên quan hốt hoảng kêu lên.

- Sao ngài lại xé bức trƣớng quý này?

Mạc Đĩnh Chi nghiêm nét mặt lại, bảo:

- Tôi thấy ngƣời xƣa chỉ vẽ cây mai, và chim sẻ

thôi. Vì trúc là quân tử, chim sẻ là tiểu nhân, nay

Thừa tƣớng lấy trúc với sẻ thêu vào trƣớng, nhƣ

vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu

nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh

triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quí giá nỗi gì?

Viên Thừa tƣớng nọ ức quá, song không có cớ gì

để quở trách hoặc bắt đền đƣợc

Tối hôm ấy, quan Thừa tƣớng mời Mạc Đĩnh Chi

đến uống trà và ngâm vịnh. Ông ta cho bày tiệc trà

ở giữa sân để tiếp khách và hóng mát. Dƣới ánh

trăng rằm sáng vằng vặc, chủ và khách ngồi uống

trà thây, cả chủ lẫn khách càng say mê gửi gắm lời

thơ của mình vào cảnh tĩnh mịch. Khách lúc nào

trong lòng cũng thanh thản, thoải mái thả tâm hồn

thơ một vào thơ, vào cảnh thiên nhiên. Chủ đôi lúc

lại nhớ đến bức trƣớng rách trong lòng còn ấm ức.

Đêm đã khuya, khi tiệc sắp tàn, ông ta định trả

miếng lại chuyện ban chiều, liền cầm một chiếc

chén, lý sự với Mạc Đĩnh Chi rằng:

- Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao

lại lấy gỗ làm chén?

Mạc Đĩnh Chi thấy câu hỏi thật phi lý, ông bèn

cƣời mà hỏi lại rằng:

- Thƣa ngài Thừa tƣớng! Ngài hãy giải thích: Phật

không phải là ngƣời, thầy tăng là ngƣời, vậy cái gì

đã khiến cho thầy tăng thờ Phật?

Thừa tƣớng cƣời ta xí xóa. Hai ngƣời dắt tay nhau

Page 11: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 11

đi vào trong nhà. Vừa bƣớc chân lên bực cửa, Thừa

tƣớng lại ra câu đối:

安去女已豕為家

“An khử nữ dĩ thỉ vi gia.”

(Chữ “an 安” bỏ chữ “nữ 女” đi, thêm chữ “thỉ

豕” vào thành chữ “gia 家” / “nhà”).

Mạc Đĩnh Chi thấy đây là một lối chơi chữ rất thâm

hiểm của ông ta. Nói nhƣ vậy có nghĩa là nhà

Nguyên cần phải xóa bỏ nƣớc An Nam, nhập thành

châu huyện của họ. Mạc Đĩnh Chi lập tức đối lại rất

sắc bén:

“Tù xuất nhân, lập vương thành quốc.”

囚出人立王成囯

(Chữ “tù 囚” bỏ chữ “nhân 人” đi, thêm chữ

“vương 王” vào thành chữ “quốc 囯”).

Thực ra là chữ đối chữ, ý đối ý, dân ta nhất định xóa

bỏ ách áp bức,

đè nén của nƣớc lớn, xây dựng một quốc gia độc lập

tự chủ.

Vài ngày trƣớc khi về nƣớc. Trong lúc đang bận rộn

công việc chuẩn bị khăn gói cho ngày về thì sứ thần

của triều đình nhà Nguyên đến gặp Mạc Đĩnh Chi

và nói:

- Thƣa ngài, sáng nay không may bà trƣởng công

chúa quá cố. Nhà vua vô cùng thƣơng tiếc, lúc nào

cũng túc trực bên linh cữu. Cả triều đình bận rộn

chuẩn bị cho đám tang. Ngƣời nào có việc ấy cả.

Ngài là Trạng nguyên của triều đình An Nam chắc

cũng nên đóng góp một phần nào vào công việc.

Mạc Đĩnh Chi hỏi:

- Ông nói đi. Tôi phải làm gì bây giờ?

- Thƣa, ngài có thể viết một bài điếu văn để đọc

trƣớc đám tang, lời lẽ sao cho giản dị mà súc tích.

Đó cũng là điều mong muốn của nhà vua.

- Thôi, ông hãy về đi. Tôi sẽ làm tròn bổn phận.

Mạc Đĩnh Chi vẫn đƣợc tiến hành công việc chuẩn

bị cho ngày về nhƣ không có chuyện gì xẩy ra.

Ngƣời tùy tùng thấy Mạc Đĩnh Chi không hề bận

tâm đến việc viết bài điếu văn; nên có ngƣời lo

lắng hỏi. Mạc Đĩnh Chi cƣời bảo:

- Đƣợc, đâu sẽ có đó. Các ngƣơi không thấy ta đã

viết rồi đó sao?

Mạc Đĩnh Chi chỉ vào tờ giấy đặt trên bàn. Mọi

ngƣời hết sức ngạc nhiên thấy trên tờ giấy chỉ biết

bốn chử "nhất." Một bài điếu văn ƣ? Sao chỉ có

ngần ấy chữ coi sao cho đƣợc? Ai cũng e ngại….

Mấy hôm sau, đám tang đƣợc cử hành rất long

trọng. Tất cả văn võ bá quan trong triều đình đều

có mặt đông đủ. Sau điệu nhạc "lâm khốc," mọi

ngƣời đều thƣơng xót sụt sùi. Khi ấy, Mạc Đĩnh

Chi khoan thai đi đến bên linh cữu, tay dâng tờ

điếu văn. Cả triều đình nhà Nguyên tròn mắt ngạc

nhiên và hồi hộp vì thấy trên tờ giấy chỉ có một

chữ "nhất" to tƣớng. Mạc Đĩnh Chi lấy giọng đọc:

Thanh thiên nhất đóa vân

青天一朵雲

Hồng lô nhất điểm tuyết

烘爐一點雪

Thượng uyển nhất chi hoa

上苑一枝花

Dao trì nhất phiến nguyệt

t瑤池一片月

Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết (2)

噫雲散雪消花殘月缺

Tạm dịch:

Trời xanh một áng mây

Lò hồng một giọt tuyết

Thượng uyển một cành hoa

Giao trì một vầng nguyệt

Than ôi

“Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết.”

(Dịch bởi Trƣơng Củng)

Ông đọc dứt lời, mọi ngƣời đều nghẹn ngào xúc

động. Tuy chỉ có bốn chữ "nhất," nhƣng ông đã

đọc thành một bài súc tích, miêu tả bà trƣởng công

chúa nhƣ áng mây đẹp bồng bềnh trên trời xanh,

nhƣ một giọt tuyết trắng giữa trong trung, nhƣ

nhành hoa đẹp trong vƣờn vua, nhƣ mảnh trăng

sáng trong cung Quảng Hàn. Nay bà chết đi là tổn

thất rất lớn, cũng nhƣ áng mây đẹp tản tác, giọt

tuyết tan đi, bông hoa tàn rữa, vần trăng khuyết mà

Page 12: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 12

thôi. Thƣơng tiếc thật đấy, nhƣng đó là tạo hóa sinh

ra.

Sáng hôm sau, Mạc Đĩnh Chi áo mũ chỉnh tề vội vã

vào chầu để tạ từ vua Nguyên Vũ Tông về nƣớc.

Vào tới công đƣờng, ông đã thấy các quan văn võ tề

tựu đông đủ. Ông bƣớc lên tâu lớn:

- Dạ muôn tâu bệ hạ! Thần có lời từ biệt, xin chúc

bệ hạ vạn thọ vô cƣơng (sống lâu muôn tuổi).

Suy nghĩ giây lát, từ trên ngai vàng, vua Nguyên

phán xuống:

- Bấy lâu nay, nhà ngƣơi lƣu tại Yên Kinh, thăm

phong cảnh, xem xét kỹ lƣỡng mọi nơi, ngày nào

cũng cƣỡi ngựa đi trên đƣờng cái quan, thế ngƣơi có

biết mỗi ngày có bao nhiêu ngƣời qua lại trên

đƣờng cái quan không?

Trên đƣờng phố ở kinh đô Yên Kinh rộng lớn này

hàng ngày có biết bao nhiêu ngƣời qua lại, làm sao

có thể biết đƣợc? Thật ra là một câu hỏi nan giải,

Mạc Đĩnh Chi nghĩ vậy.

Thấy Mạc Đĩnh Chi ngập ngừng, vua Nguyên và

quần thần ra vẻ thích chí, tƣởng rằng phen này Mạc

Đĩnh Chi phải chịu bí. Nhƣng Mạc Đĩnh Chi trả

lời:

- Tâu bệ hạ, có hai ngƣời chứ mấy?

Vua Nguyên ngạc nhiên hỏi:

- Ngƣơi nói sai rồi. Sao lại chỉ có hai ngƣời thôi?

Mạc Đĩnh Chi thƣa:

- Tâu bệ hạ, phàm là những kẻ qua lại trên đƣờng

cái quan kinh đô này, thì chẳng vì danh cũng lợi,

vậy há chẳng phải chỉ có hai ngƣời, một vì danh,

một vì lợi sao?

Vua Nguyên trong lòng phục lắm, song không nói

ra. Vua Nguyên lại còn có ác ý muốn lƣu Mạc Đĩnh

Chi tại Yên Kinh không cho về Nam, bèn bày kế

đƣa Mạc Đĩnh Chi vào tròng:

- Có một chiếc thuyền trong đó chỉ có vua, thầy học

và cha mình (Quân, Sƣ, Phụ) bơi đến giữa sông

chẳng may bị sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy, ngƣơi

ở trên bờ nhảy xuống bơi ra cứu, nhƣng chỉ có thể

cứu đƣợc một ngƣời thôi. Thế thì ngƣơi cứu ai?

Với câu hỏi hóc búa này, vua Nguyên cho rằng

nhất định Mạc Đĩnh Chi sẽ mắc phải tội lớn. Vì

rằng nếu Mạc Đĩnh Chi nói chỉ cứu vua, ắt mắc tội

bất hiếu với cha, bất nghĩa với thầy học Nếu nói

chỉ cứu thầy, thì mắc tội bất trung với vua, bất hiếu

với cha. Nếu chỉ cứu cha thì lại mắc tội bất trung,

bất nghĩa. Nếu không nói gì tức là không cứu ai,

tội ấy càng nặng.

Quần thần nhà Nguyên đắc ý đƣa mắt nhìn nhau,

thầm thì bàn tán, cho rằng phen này họ Mạc nhất

định mắc tội, chứ chẳng chơi.

Nhƣng Mạc Đĩnh Chi không hề tỏ ra lúng túng, mà

ông dõng dạc trả lời:

- Thần đứng trên bờ, thấy thuyền bị đắm tất phải

vội vả nhẩy xuống bơi ra cứu, hễ gặp ai trƣớc thì

cứu ngƣời ấy, bất kể ngƣời ấy là vua, thầy hay cha

mình.

Cả triều đình nhà Nguyên trố mắt thán phục trƣớc

câu trả lời ấy. Vua Nguyên không ngớt khen tài và

phong cho Mạc Đĩnh Chi làm "Lƣỡng quốc Trạng

nguyên" (Trạng nguyên hai nƣớc).

Trần Văn Giang

Trung học Mạc Đĩnh Chi – Khóa 1968

(Tháng 9/2010)

__________

Tham khảo:

- Sách “Bách khoa Toàn Thư.”

- “282 Câu đối” - Nam Anh (Nxb Tổng hợp Sài

Gòn 09/02/2007).

- “Các ông Trạng ở Việt Nam” – Vũ Ngọc Khánh.

- Bài “Ngọc Tỉnh Liên Phú” – Bài Khảo luận của

Giáo sư Lê Văn Đặng (Tháng 8 năm 2007).

- Các góp ý và phối kiểm phần chữ Hán từ Giáo

sư Lê Văn Đặng (Cựu Gíáo sư Trung Học Petrus

ký – Truớc 1975).

Phụ chú:

(1) Ngọc Tỉnh Liên Phú - 玉 井 蓮 賦

Theo Giáo Sƣ Lê Văn Đặng

Page 13: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 13

(Tháng 8 năm 2007).

客 有 :

Khách hữu :

隱 几 高 齋 ,夏 日 正 午 。

Ẩn kỷ cao trai, hạ nhựt chính ngọ.

臨 碧 水 之 清 池 ,

Lâm bích thuỷ chi thanh trì,

詠 芙 蓉 之 樂 府 。

vịnh phù dung chi nhạc phủ.

忽 有 人 焉 :

Hốt hữu nhơn yên:

野 其 服 ,黃 其 冠 。

Dã kỳ phục, hoàng kỳ quan.

迥 出 塵 之 仙 骨 ,

Quýnh xuất trần chi tiên cốt,

凜 辟 穀 之 臞 顏 。

Lẫm tịch cốc chi cù nhan.

問 之 何 來 ,曰 從 華 山 。

Vấn chi hà lai, Viết tùng Hoá sơn.

迺 授 之 几 , 迺 使 之 坐 。

Nãi thụ chi kỷ, nãi sử chi toạ .

破 東 陵 之 瓜 ,薦 瑤 池 之 果 ,

Phá Đông Lăng chi qua, tiến Dao Trì chi quả

載 言 之 琅 ,載 笑 之 瑳 。

Tái ngôn chi lãng, tái tiếu chi tha.

既 而

Ký nhi

目 客 曰 :子 非 愛 蓮 之 君 子 耶 !

Mục khách viết: Tử phi ái liên chi quân tử da.

我 有 異 種,藏 之 袖 間 。

Ngã hữu dị chủng, tàng chi tụ gian.

非 桃 李 之 粗 俗,

Phi đào lý chi thô tục,

非 梅 竹 之 孤 寒 。

Phi mai trúc chi cô hàn.

非 僧 房 之 枸 杞 ,

Phi tăng phòng chi câu kỷ,

非 洛 土 之 牡 丹 。

Phi Lạc thổ chi mẫu đơn.

非 陶 令 東 籬 之 菊 ,

Phi Đào Lịnh đông ly chi cúc,

非 靈 均 九 畹 之 蘭 。

Phi Linh Quân cửu uyển chi Lan.

乃 泰 華 山 頭 玉 井 之 蓮 。

Nãi Thái Hoá sơn đầu Ngọc tỉnh chi liên.

客 曰:

Khách viết:

異 哉 !

Dị tai !

豈 所 謂 藕 如 船 兮 花 十 丈 ,

Khởi sở vị ngẫu nhƣ thuyền hề hoa thập

trƣợng,

冷 如 霜 兮 甘 比 蜜 者 耶 !

Lãnh nhƣ sƣơng hề cam tỷ mật giả da!

昔 聞 其 名 ,今 得 其 實 。

Tích văn kỳ danh, kim đắc kỳ thực.

道 士 欣 然 ,乃 袖 中 出 。

Đạo sĩ hân nhiên, nãi tụ trung xuất.

客 一 見 之 ,心 中 鬱 鬱 。

Khách nhứt kiến chi, tâm trung uất uất.

乃 拂 十 樣 之 牋 ,泚 五 色 之 筆 。

Nãi phất thập dạng chi tiên, tỷ

ngũ sắc chi bút .

以 而 歌 曰 : Dĩ nhi ca viết :

架 水 晶 兮 為 宮 ,

Giá thuỷ tinh hề vi cung,

鑿 琉 璃 兮 為 戶 。

Tạc lƣu ly hề vi hộ.

碎 玻 璃 兮 為 泥 ,

Toái pha ly hề vi nê,

洒 明 珠 兮 為 露 ,

Sái minh châu hề vi lộ,

香 馥 郁 兮 層 霄 ,

Hƣơng phức úc hề tằng tiêu,

帝 聞 風 兮 女 慕 。

Đế văn phong hề nhữ mộ.

桂 子 冷 兮 無 香 ,

Page 14: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 14

Quế tử lãnh hề vô hƣơng,

素 娥 紛 兮 女 妒 。

Tố Nga phân hề nhữ đố.

採 瑤 草 兮 芳 州 ,

Thái dao thảo hề phƣơng châu,

望 美 人 兮 湘 浦 。

Vọng mỹ nhơn hề Tƣơng Phố.

蹇 何 為 兮 中 流 ,

Kiển hà vi hề trung lƣu,

盍 將 返 兮 故 宇 。

Hạp tƣơng phản hề cố vũ.

豈 護 落 兮 無 容 ,

Khởi hộ lạc hề vô dung,

嘆 嬋 娟 兮 多 誤 。

Thán thiền quyên hề đa ngộ.

苟 予 柄 之 不 阿 ,

Cẩu dƣ bính chi bất a,

果 何 傷 兮 風 雨 。

Quả hà thƣơng hề phong vũ.

恐 芳 紅 兮 搖 落 ,

Khủng phƣơng hồng hề dao lạc,

美 人 來 兮 歲 暮 。

Mỹ nhơn lai hề tuế mộ.

道 士 聞 而 嘆 曰 :

Đạo sĩ văn nhi thán viết:

子 何 為 哀 且 怨 也

Tử hà vi ai thả oán dã

獨 不 見

Độc bất kiến

鳳 凰 池 上 之 紫 薇 ,

Phƣợng Hoàng trì thƣợng chi tử vi.

白 玉 堂 前 之 紅 藥 !

Bạch ngọc đƣờng tiền chi hồng dƣợc!

敻 地 位 之 清 高 ,

Huyến địa vị chi thanh cao ,

藹 聲 名 之 昭 灼 。

Ái thanh danh chi chiêu chƣớc.

彼 皆 見 貴 於 聖 明 之 朝 ,

Bỉ giai kiến quý ƣ thánh minh chi triều,

子 獨 何 之 乎 騷 人 之 國 !

Tử độc hà chi hồ tao nhơn chi quốc

於 是

Ƣ thị

有 感 其 言 ,起 敬 起 慕 。

Hữu cảm kỳ ngôn, khởi kính khởi mộ.

哦 誠 齋 亭 上 之 詩 ,

Nga Thành Trai „Đình thƣợng‟ chi thi,

賡 昌 黎 峰 頭 之 句 。

Canh Xƣơng Lê „Phong đầu‟ chi cú.

叫 閶 闔 以 披 心 ,

Khiếu xƣơng hạp dĩ phi tâm,

敬 獻 玉 井 蓮 之 賦。

Kính hiến Ngọc Tỉnh Liên chi Phú.

Bản dịch của Giáo Sư Lê Văn Đặng:

Phú "Hoa Sen giếng ngọc”

Có vị khách:

Trưa ngày hè, ngồi tựa ghế trong nhà cao

Nhìn xuống hồ trong nước biếc

Ngâm khúc Phù Dung trong Nhạc phủ

Chợt có người

Mặc lối quê, đội mũ vàng

Khác kẻ trần, vẻ người tiên

Không ăn thóc gạo, hình dáng ốm o

Hỏi từ đâu đến, đáp từ Hoá Sơn

Bèn nhắc ghế, bèn mời ngồi.

Cắt dưa Đông Lăng, dâng đào Dao Trì

Vừa nói sang sảng; vừa cười ha hả

Đã vậy

Page 15: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 15

Nhìn khách mà rằng:

Bạn cũng là người yêu sen đó chăng?

Ta có giống lạ, cất trong tay áo đây

Chẳng như đào lý thô tục

Chẳng như mai trúc trọi cùn

Chẳng như củ kỷ phòng tăng

Chẳng như mẫu đơn đất Lạc

Chẳng như chậu cúc Đào Tiềm

Chẳng như vườn lan Khuất Nguyên

Đó là loài Sen Giếng Ngọc nơi đầu núi Thái

Hóa

Khách rằng:

Lạ thay! Có phải người xưa nói

“Ngó sen lớn tợ thuyền, hoa cao mười trượng

Lạnh như sương, ngọt như mật” đó chăng?

Trước kia nghe tiếng, nay thấy được thực

Đạo sĩ vui hớn hở, bèn lấy trong tay áo ra

Khách vừa trông thấy, trong lòng không vui

Bèn gấp mười xấp giấy, bút chấm mực năm

màu

Làm bài ca rằng:

Gác thuỷ tinh làm cung

Đục lưu ly làm cửa

Tán nát pha lê làm bùn

Tưới ngọc sáng làm móc

Hương thơm ngào ngạc lên mây

Ngọc Hoàng nghe cũng hâm mộ

Hột quế lạnh chẳng thơm

Tố Nga ghen tuôn rối rít

Hái cỏ dao nơi bãi cỏ thơm

Trông mỹ nhơn nơi Bến Tương

Lơ lửng giữa dòng mà chi

Sao chẳng trở về chốn cũ

Há bỏ bê không cần

Than phận gái nhiều nỗi sai lầm

Ta tạm giữ mực chẳng a dua

Mưa gió rốt lại chẳng thương tổn gì

Sợ lúc phai hương lạt thắm

Người đẹp đến lúc xuân tàn

Đạo sĩ nghe mà than rằng:

Sao bạn lại ai oán vậy?

Bạn chẳng thấy

Hoa tử vi trong ao Phượng Hoàng

Hoa hồng dược trước thềm Bạch Ngọc đó sao?

Cầu cạnh địa vị thanh cao

Rập rành sáng rực thanh danh

Triều Thánh Minh chúng đều dược quý

Cõi Tao Nhơn bạn chịu lẻ loi

Giờ đây Khách nghe mà cảm kích, đem lòng

kính mộNgâm thơ „Đình Thượng‟ của Thành

Trai

Họa câu „Phong Đầu‟ của Hàn Dũ Gõ cửa

trời để giải bày tâm sự

Kính dâng bài Phú Ngọc Tỉnh Liên

(Theo Giáo Sƣ Lê Văn Đặng - Tháng 8 năm

2007).

(2) Theo sách "Thuyết phu tùng đàm" thì câu cuối

này của Dương Ức, một thi sĩ đời Đường.

Vƣờn cao quê ngoại Ảnh: Vy Trƣơng

Page 16: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 16

Con Mèo của tôi…

Đã gọi là “Giai phẩm Xuân Con Mèo,” thì theo

thông lệ, theo truyền thống là phải có tí tí “mùi”

Mèo mới trọn bộ phim bộ… Vì vậy, tôi xin viết vài

hàng về con mèo “Mùa Xuân” cho hợp lệ “tình

trạng quân dịch (?)” và cũng nhân tiện, tôi quá

giang vào đây thêm một chút đỉnh về “Con Mèo”

của riêng cá nhân tôi cho vui nhà vui cửa đầu năm

con Mèo. Xin nói trƣớc, cũng chẳng có chuyện gì

mới lạ đâu. Một con Mèo “Mùa Xuân” thì cũng y

hệt nhƣ các “Con Mèo” quí vị thƣờng thấy hàng

ngày vậy thôi; vì lẽ “văn hóa” Mèo không có lệ “ăn

tết” chẳng hạn nhƣ vay thêm nợ, trang hoàng nhà

cửa, mua sắm quà cáp, chƣng diện quần áo mới…

(Xin đƣợc viết chữ hoa cho con “Mèo” trong bài

này).

Việt Nam từ ngàn xƣa vốn là nơi tƣơng đối ấm áp,

mƣa thuận gió hòa, hợp với căn bản nông nghiệp.

Đa số ngƣời Việt làm việc đồng áng (cày cấy, trồng

trọt) và nuôi năm con vật chung quanh nhà là: Trâu

(Sửu丒), Ngựa (Ngọ 午), Dê (Mùi未), Gà (Dậu 酉),

Heo (Hợi 亥); và hai con trong nhà là: Chó (Tuất

戌) và Mèo (Mão / Mẹo 卯). Quí vị có để ý là tất cả

bẩy (7) con vật vừa liệt kê đều có mặt trong bộ 12

con Giáp (*) của Việt Nam ta.

________

Ghi chú:

(*) [十二支:

子、丑、寅、卯、辰、巳、午、未、申、酉、戌、亥 ]

[Ta ghi là “Mèo / Mẹo” (卯); Tầu ghi là “Con

Thỏ” (兎) ]

Khác hẳn với Tầu, “Con Mèo” là một đặc thù văn

hóa Việt Nam. Ngƣời Tầu dùng “Con Thỏ” (Thố)

cho chi thứ Tƣ của 12 con Giáp chứ họ không

dùng “Con Mèo.” Theo tôi, có lẽ vì nƣớc Tầu ở

phía bắc (trên nƣớc ta), phong thổ lạnh hơn. Ngòai

ra, ngƣời Tầu từ thời cổ có đời sống thiên về văn

hóa du mục, nghĩa là họ chuyên cỡi ngựa, săn bắn,

và liên tục di chuyển thay đổi chỗ ở, cho nên họ

không chú trọng vấn đề định cƣ, canh tác và nuôi

gia súc… Thành thử ngƣời Tầu ít nuôi Mèo; ít nói

về Mèo. Chữ “Mèo” (Miêu 卯) thấy rất ít trong

văn bản cổ (thơ, phú, văn) của Tầu; ngƣợc lại, chữ

“Thỏ” (Thố 兎) thì thấy rầt nhiều…

Với nền văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam, danh từ

“Con Mèo” đƣợc dùng tƣợng hình và tƣợng thanh

rất rộng rãi trong văn chƣơng bác học, bình dân, ca

dao thơ phú và cả trong ngôn ngữ bình thƣờng trao

đổi hàng ngày.

Sau đây xin giới thiệu một bài thơ chữ Nôm tiêu

biểu về “Con Mèo” của Nguyễn Trãi:

“Con Mèo / Miêu”

Lọ vằn sinh bởi mãi phương tây

Phụng sự như lai trộm phép thầy

Hơn chó được ngồi khi giỡn bếp

Tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây

Đi nào kẻ cấm buồng the kín

Ăn đợi ai làm bàn soạn đầy

Khó mấy sang chẳng nỡ phụ (**)

Nhân chưng giận chuột phải nuôi mày.

(Nguyễn Trãi Quốc Âm Thi Tập - bài số 251)

_______

Ghi chú:

Page 17: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 17

(**) Bài thơ “Miêu” (Con Mèo) của Nguyễn Trãi

trong “Nguyễn Trãi Quốc Âm Thi Tập” là một bài

thơ “Thất ngôn bát cú” (mỗi câu 7 chữ và toàn bài

gồm tổng cộng 8 câu); nhưng mà qua nhiều văn bản

ghi lại “Thi tập” này (mà tôi đã tham khảo) tất cả

đều ghi thiếu sót mất một (01) chữ ở câu thứ 7 (chỉ

còn lại 6 chữ?) Thật là lạ! Tôi cũng không hiểu tại

sao? Và tìm hoài không ra! Đành có sao xài vậy!

“Con Mèo,” một con vật từ tốn, thong thả, hiền

lành, đƣợc sử dụng trong nhiều hoàn cảnh hàm ẩn

nhiều ý xấu. Những cá tính riêng của Mèo đƣợc

dùng để ví von, ám chỉ, trêu chọc, khiêu khích, đôi

khi để sỉ nhục con ngƣời qua các tƣơng phản dựa

theo những con vật quen thuộc khác nhƣ “chuột,”

“chó,” “cọp…”

Chẳng hạn:

Trong liên hệ tình cảm nam nữ

Tuy chúng ta đã biết đại khái Mèo là một động vật

có vú, đẻ con và nuôi con cho bú…. Nhƣng tôi thấy

hình nhƣ chƣa có ai (?) “nghiên cứu” để hiểu cho rõ

ràng xem Mèo đực “giao hợp” (“cụm từ” này là chữ

viết tắt của 4 chữ “giao lƣu hợp tác” chứ không có ý

gì khác!) với Mèo cái ra thế nào trên nóc nhà mỗi

buổi tối (chỉ nghe những tiếng kêu thất thanh, oai

oán, khá rùng rợn!!!) Ậy! Thế mà con ngƣời đã vội

vàng đem con Mèo ra để ví von, gán ép các chuyện

yêu đƣơng, bồ bịch lăng nhăng thiếu đứng đắn!

“Mèo chuột:” Ám chỉ chuyện trai gái lén lút.

“Mèo mỡ:” Chuyện yêu đƣơng lăng nhăng.

“Mèo mả gà đồng:” Chuyện trai gái lăng loàn, hạ

cấp.

“Mèo lành chẳng ở mả:” Đàn bà hƣ đốn không lo

liệu chuyện gia đình.

“Mèo không ăn vụng thì đi đêm làm gì?” Ám

chỉ, ngờ vực chuyện đi ngang về tắt của ngƣời

không chính chuyên, đàng hoàng.

Cách làm việc

Suốt cuộc đời, Mèo chỉ đơn giản làm có 4 công

việc: Ăn, ngủ, bắt chuột, và đi “ị dấu kít…” Con

ngƣời vừa phức tạp vừa “chấp” đã vẽ ra nhiều cách

làm việc rất nghe rất “nản;” Đồng thời lại vu vạ

cho là “làm” giống y hệt nhƣ cách làm việc của

Mèo (?!)

“Làm như mèo mửa:” Làm qua loa, đại khái

không đi đến đâu cả! Chắc chắn phải làm lại từ đầu

mới xong!

“Mèo cào không xẻ vách vôi:” Khuyên trƣớc khi

làm việc gì thì phải lƣợng sức mình; nếu không thì

dù cố gắng lắm cũng vô ích.

“Mèo vật đụn rơm:” Kẻ tài trí thô thiển mà muốn

làm chuyện đại sự ngoài khả năng của mình.

“Mèo dấu „kít:‟ ” Cách làm việc thiếu lƣơng

thiện.

Cá tính

Page 18: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 18

Mèo có nhiều cá tính rất gần gũi với ngƣời. Con

ngƣời đã dùng những cá tính đặc trƣng của “Mèo”

để dè bửu, đầy ác ý, đố kỵ, ghen tị với những ngƣời

khác sống ở chung quanh mình.

“Giấu như mèo dấu „kít:‟ ” Chê những ngƣời dấu

diếm một cái gì đó quá kỹ.

“Lấp lấp ló ló như mèo dấu „kít:‟ ” Dáng dấp lấp

ló thiếu vẻ lƣơng thiện.

“Mèo khen mèo dài đuôi:” Tự sƣớng, tự đề cao, tự

khen ngợi, tự công kênh mình lên.

“Ăn như mèo:” Ăn từ tốn, chậm rãi. Phụ nữ ăn

nhƣ Mèo thì đƣợc khen là có nết; nhƣng đàn ông ăn

nhƣ Mèo thì bị xem nhƣ có tật xấu.

“Lèo nhèo như mèo vật đống rơm:” Nói dai, nói

dài (để xin xỏ điều gì!)

“Mèo ngồi xó bếp:” Tính lƣời biếng; thiếu bƣơn

chải.

“Im ỉm như mèo ăn vụng:” Che giấu lỗi lầm bằng

cách im lặng; hoặc thấy điều gì có lợi thì cố giữ kín

chỉ mình biết để mong hƣởng một mình.

Hoàn cảnh

Mèo mà cũng có hoàn cảnh nữa hả giời??? Không

phải vậy đâu! Đây là hoàn cảnh của chính con

ngƣời; nhƣng con ngƣời lại vờ vĩn đem Mèo ra làm

vật so sánh để khỏa lấp cái tâm địa không đƣợc

lƣơng thiện của mình? Ai mà biết đƣợc?!

“Mèo mù vớ cá rán:” Vận may đến với kẻ nghèo

hèn đang túng quẩn, ngặt nghèo.

“Mỡ để miệng mèo:” Đặt trƣớc mặt ngƣời thứ gì

mà họ đang mong muốn thèm khát.

“Mèo già hóa cáo:” Ngụ ý ngƣời già (sống lâu)

tích tụ đƣợc nhiều kinh nghiệm tốt. Cũng có nghĩa

là lúc mới bắt đầu làm việc thì rụt rè nhút nhát;

nhƣng ở lâu thì tinh ma nhƣ qủy.

“Như mèo thấy mỡ:” Nhìn thấy một món lợi

trƣớc mắt và thèm muốn chiếm đoạt cho đƣợc.

“Run như mèo ướt:” Bị quá lạnh; hoặc quá sợ

hãi.

“Tiu ngỉu như mèo cắt tai:” Vì thất bại nên buồn

rầu; Vì thất vọng nên nản.

“Kêu như mèo con mất mẹ:” Than vãn, kêu van

hơi quá đáng.

“Mèo uống nước bể không bao giờ cạn:” Khuyên ngƣời nếu biết sống tiện tặn thì không bao

giờ thiếu thốn.

“Chẳng biết mèo nào cắn miêu nào:” Mỗi ngƣời

đều có sở trƣờng riêng của mình; chƣa chắc ai đã

hơn ai?

Mèo - Chó

Mèo có bao giờ ƣa gì chó (và ngƣợc lại)? Tƣơng

tự nhƣ vợ lớn và vợ bé có bao giờ quý mến, thân

thiện với nhau?! Trong cuộc sống, có nhiều trạng

huống, con ngƣời phải dùng cả 2 con vật “thù

nghịch” này trong cùng chung một vấn đề để trình

bày cho trọn vẹn ý nghĩa của một sự kiện.

“Như chó với mèo:” Dƣờng nhƣ không thể hòa

thuận với nhau đƣợc.

“Chó treo mèo đậy:” Phải phòng ngừa những

chuyện đáng tiếc sẽ xẩy ra (trộm cắp chẳng hạn).

“Chửi chó mắng mèo:” Chửi bâng quơ, chửi

đổng.

“Buộc cổ mèo, treo cổ chó:” Nói kẻ có tính bần

tiện, bủn xỉn.

“Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang:” Một quan niệm mê tín ngày xƣa.

“Không có chó bắt mèo ăn „kít:‟ ” Phải dùng

ngƣời làm một việc gì không đúng với khả năng

của họ. (… tôi được ban báo chí “cảnh báo” là

phải tạm ngưng không nên viết thêm cái món “hóa

học hữu cơ” này ở tại đây!? Đã có đến 4 - 5 chữ

cũng đủ xài rồi…Ok…OK).

“Chó chê mèo lắm lông:” Phê phán ngƣời khác

mà không thấy lỗi của chính mình.

“Chó gio, mèo mù:” Chê những ngƣời đần độn.

“Đá mèo, quèo chó:” Bực mình vì chuyện đâu

đâu... nhƣng lại trút sự bực tức của mình những

trên con vật nuôi trong nhà (hay „thủ hạ‟ của

mình!)

Page 19: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 19

“Chó giữ nhà, mèo bắt chuột:” Ai cũng có nghề

nghiệp, công việc riêng của mình. Đừng ghen tị

nhau; cũng đừng can thiệp vào chuyện của ngƣời

khác.

“Mèo già khóc chuột:” Chỉ hạng ngƣời hay nói

những chuyện đâu đâu, hoang tƣởng, không ăn nhập

vào vấn đề.

“Mèo đàng lại gặp chó hoang:” Thứ / hạng ngƣời

vô lại gặp nhau “Ngƣu tầm ngƣu!”

“Nhất chó bốn đeo, nhì mèo tam thể:” Loại chó

và Mèo có “thịt” ngon(?) (Đây là ý kiến riêng của

dân nhậu! Tôi không biết nhậu; và chƣa hề ăn thịt

chó và thịt Mèo; không biết gì để bàn thêm).

Mèo - Chuột

Chuyện “Mèo Chuột” thì đã đƣợc bàn qua loa trong

phần “tình cảm lăng nhăng” ở trên rồi. Bây giờ lại

thấy hai đối tƣợng “đố kỵ” này cùng nằm chung

giƣờng (hay cùng trong một câu nói) mới ly kỳ.

“Mèo khóc thương chuột chết:” (“Miêu khốc lão

thử giả từ bi”) Ám chỉ ngƣời đạo đức giả.

“Lôi thôi như mèo sổ (xẩy) chuột:” Chỉ sự thẫn

thờ, ngơ ngác của ngƣời đang tiếc rẻ, nuối tiếc vì

trót làm lỡ một dịp may nào đó.

“Rình (vờn) như mèo rình (vờn) chuột:” Sự kiên

nhẫn, chờ đợi cho đến khi xong việc mới thôi.

“Chuột gặm chân mèo:” Làm một việc liều lĩnh,

nguy hiểm.

“Chồng mèo vợ chuột:” Tình trạng gia đình, hôn

nhân đang đứng bên bờ đá ("Ông ăn chả, bà ăn

nem").

“Chuột cắn dây buộc mèo:” Làm ơn cho kẻ có thể

quay lại hại mình.

“Mèo già lại thua gan chuột nhắt:” Ngƣời lớn

tuổi trƣởng thành mà lại nhát gan hơn trẻ con.

“Mèo nhỏ bắt chuột con:” Liệu sức mình mà gánh

vác, cáng đáng công việc. Tài hèn sức mọn mà đảm

trách việc lớn thì chỉ chuốc lấy hại vào thân.

“Mèo con bắt chuột cống:” Ngƣời tuổi trẻ tài cao;

làm đƣợc việc mà ngƣời lớn làm không đƣợc.

“Miêu thử đồng miên (猫鼠同眠):” (nghĩa đen là

“Mèo chuột ngủ chung”); Ám chỉ những kẻ bất

lƣơng a tòng với nhau làm chuyện xấu xa.

Mèo - Cọp

Mèo có hình dạng giống cọp; chỉ có kích thƣớc và

môi trƣờng sinh sống là khác nhau. Ngƣời Tầu có

đôi khi còn gọi Mèo là “Cọp nhỏ” (“Tiểu hổ

小虎”) Mèo và cọp đƣợc dùng để so sánh 2 sự kiện

hoàn toàn tƣơng phản nhau: Lớn nhỏ; mạnh yếu;

nhanh chậm...

“Hùm mất hươu tiếc hơn mèo mất thịt:” Càng ở

quyền lợi địa vị cao thì càng đau khổ hơn ngƣời ở

địa vị thấp hơn.

“Nam thực như hổ nữ thực như miu

(男食如虎女食如猫):” Nam ăn nhƣ cọp; nữ ăn

nhƣ Mèo. [Phản: “Nam thực như hổ nữ thực như

heo.”]

Chẳng riêng chuyện “Mèo - chuột;” mà chuyện

“Mèo - Cọp” cũng đƣợc dùng để chỉ vấn đề tình

cảm nam nữ, hôn nhân, gia đình không đƣợc tốt

đẹp; nhƣ ý muốn. Đây cũng là sự tƣơng phản trên

hai khía cạnh :

1- Pháp lý (?)

Mèo để chỉ tình nhân, “bồ nhí…” mặn mà nhõng

nhẽo, “thầm lén vụng trộm.” Trong khi “Cọp cái”

(còn gọi là “Sƣ tử Hà đông”) chỉ bà vợ già dữ dằn

nhƣng “công khai và hợp pháp!” ở nhà (cũng nhƣ

ở chợ!)

2- Cách ứng xử

Page 20: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 20

Không phải tự dƣng vô cớ mà ngƣời ta gọi “bồ

bịch,” tình nhân là “Mèo.” Có nhiều lời giải thích

tại sao đàn ông thích “Mèo” (tình nhân, bồ nhí) hơn

“Cọp” (vợ chính thức). Sau đây tôi xin liệt kê một

số “trải nghiệm” của các đấng mày râu có máu mạo

hiểm, can trƣờng, và gan dạ:

- Mèo không quát tháo ầm ĩ hay gầm gừ nhƣ vợ.

- Mèo bao giờ cũng chải chuốt chƣng diện; trong

khi vợ thì đầu bù tóc rối.

- Vuốt ve “Mèo” có cảm giác mềm mại, thích thú;

trong khi “bố bảo” cũng không dám vuốt ve “Cọp.”

- Mèo ăn uống nhỏ nhẹ từ tốn; trong khi Cọp chẳng

cần giữ ý tứ chi cho mệt! Tốn thời giờ!

- Mèo biết cách tỏ ra “vâng lời (!)” làm cho đàn ông

tƣởng bở là “sở hữu chủ.” Trong khi Cọp luôn luôn

tỏ ra mình là chủ (Chúa sơn lâm - Chủ gia đình!)

- Mèo có đủ điều kiện dự “thi hoa hậu;” trong khi

Cọp thì còn khuya! (Mission impossible!)

- Nếu không may bị Mèo cào thì đôi khi phe ta còn

thấy thích thú; chứ một khi mà Cọp chỉ nhe nanh

đƣa đƣa móng ra “dứ” nhè nhẹ thì phe ta phải tìm

cách “chém vè” cho mau; Lỡ chậm chân mà “chém”

không kịp thì chỉ có từ chết đến bị thƣơng (Đề nghị

phe ta nhớ mua “bảo hiểm nhân thọ” trƣớc khi định

có “Mèo” – để “Cọp cái” còn có đủ tiền tái giá nhé

!)

- Tiếng Việt thật phong phú. “O Mèo” lại còn có

nghĩa là “tán gái” mới châm!

Tôi xin tạm ngừng câu chuyện “Con Mèo” loại

“khoa học giả tƣởng” của tôi ở đây bởi vì “Con

Cọp” thật (non-fiction) của tôi dƣờng nhƣ vừa mới

xem xong hết mấy bộ “phim bộ;” đang quởn không

có việc gì quan trọng để làm; có thể quờ quạng sao

đó lƣợm đƣợc bài này rồi... đọc!!! Lúc đó bảo đảm

“chăm phần chăm” tôi sẽ thành con “Mèo (đực)

bị... ướt” thôi!!!

Hẹn tái ngộ trong kỳ tới với nhiều chuyện “Mèo

Chuột” ly kỳ hơn....

Trần Văn Giang

(Xuân Tân Mão 2011)

__________

Tham khảo:

- “Tục ngữ phong dao” của Ôn Như Nguyễn Văn

Ngọc, 1928.

- “Từ điển thành ngữ ca dao” Viện Ngôn ngữ học,

1994.

- “Thành ngữ điển tích” (trong Việt Nam tự điển)

do Lê Văn Đức soạn (Nxb Khai Trí – Saigon 1970)

- “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực và

Lương Văn Đang (Nxb Khoa học xã hội 1976)

- “Văn Chương Truyền Khẩu” (文 章 傳 口) của

Giáo sư Lê Văn Ðặng (Hải Biên Seattle, 1994).

- Bài “Chuyện mèo chuột trong đời sống người

dân miền Tây Nam Bộ” của Trần Minh Thương,

2011.

Page 21: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 21

Giới thiệu hai cuốn sách của

tác giả Trần Văn Giang

Cuốn 1:

“Đất Lạ”

Gồm 31 bài, dầy 300 trang ghi lại các khó khăn

của ngưòi Việt tị nạn CS đang sống trên các vùng

đất tạm dung ở hải ngoại.

Từ ngƣời Việt tị nạn - Đổi đời – Ly dị, về Việt

Nam lấy vợ - Sửa sắc đẹp - Thi hoa hậu - Chuyện

trong tuần - Cờ bạc - Cái tên xấu - Thầy trò - Tự

đào huyệt bằng răng – Viagra - Biết rồi khổ lắm nói

mãi - Chuyện ăn - Chuyện mặc - Chuyện ngủ -

Chuyện quên - Chuyện buồn - Con gái - Gian lận -

Tử vi đẩu số - Chửi - Chí Phèo tân thời - Hạnh phúc

và đau khổ - Mê tín dị đoan - Văn hóa lá cải - Bún

bò Huế - Tóc áo thôi bay - Đêm gác trọ (thơ) - Ngày

xuân gặp bạn (thơ) - Việt Nam quê hƣơng ngạo

nghễ.

Cuốn 2:

“Ruột Đau Chín Chiều”

Gồm 35 bài, dầy 300 trang, ghi lại những cảm

nghĩ của một người Việt tị nạn CS sống ở hải

ngoại nhìn về hiện tình đất nước Việt Nam.

Kha Tƣ Giáo - Đi thăm chồng - Nhớ lời Bác dậy –

Trí thức thiên tả - Tự hào dân tộc - Đọc bài thơ

Nguyên Tiêu của HCM - Nói láo nhƣ vẹm - Cấm

đái bậy - Quốc ca và các tác dụng phụ - Rớt mồng

tơi - Giả hay thật - Nói dối - Thói hƣ tật xấu của

ngƣời mình - Thử bàn lại một vài vấn đề Khổng

giáo - Khóc cƣời theo mệnh nƣớc nổi trôi - Hèn

hay hùa - Chửi mất gà - Văn hóa cạn chén - Năm

Chó nói chuyện Chó - Năm Hợi nói chuyện thịt

heo - Ngụ ngôn năm Chuột - Nhƣ Trâu - Cao Hồ

cốt - Sến và Mari Sến - Con số 13 - Nguồn gốc

danh từ Sài gòn - Cƣời ra nƣớc mắt - Bảng đối

chiếu từ ngữ - Ngày về thăm quê hƣơng (thơ) -

Giấy chứng nhận ngƣời - Lƣng em sau làn áo

mỏng - Đảng ta đang loay hoay - Tống cựu nghinh

tân.

* Mọi liên lạc hoặc thắc mắc xin gởi điện

thƣ đến địa chỉ email của tác giả sau đây:

[email protected]

Page 22: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 22

Đại Học Cộng Đồng

Community College ---Lý Di

Nhà tôi có trồng cây mãng cầu (loại mãng cầu Mễ

hay Úc gì đó), sau 6, 7 năm chăm sóc ròng rã, công

lao và nƣớc cũng tốn nhiều, nhƣng tôi thật không

đƣợc may mắn nhƣ anh Quách Xuân Sơn:

Vườn nhà có cây cam.

Quả óng vàng thấy ham.

Năm nào cũng ra trái.

Rất nhiều đếm chẳng kham.

Mãng cầu nhà tôi cũng cây xanh, lá tốt, nhƣng mỗi

năm gặt hái đƣợc 5, 3 trái nhỏ hơn quả mận, cuối

cùng phải tốn công đốn bỏ, hiện nhà còn có một cây

táo tàu, bao nhiêu là công lao, cây lá vẫn xanh tƣơi

nhƣng trái thì to hơn trái chùm ruột một tí, so với

trái táo tàu của nhà chị Huỳnh Thanh Kiều cây xanh

lá tốt, trái vừa to vừa ngọt, thật là e thẹn. Sân nhà

tôi chỉ có cây hồng dòn là tốt, đẹp trái, quả to màu

vàng nghệ trông cũng vui lắm, nhƣng công rất

nhiều, đến mùa trái chín, phải lo hái trái đem khoe

tặng bà con bạn bè.

Giáo dục con cháu cũng nhƣ việc chọn giống và

trồng cây vậy, nếu hƣớng dẫn con em mình học

hành sai đƣờng lạc hƣớng rồi trở học lại thì không

có gì đau buồn và bối rối cho bằng, mất công, mất

của, thiếu nợ lại mất thì giờ quí giá của một đời

ngƣời. Suy rộng hơn, nền giáo dục của một dân tộc,

quốc gia mà đi sai thì ôi thôi thảm họa cho….mƣời

năm trồng cây, trăm năm trồng ngƣời, cả một dân

tộc sẽ lụn bại, chƣa nói là có thể bị xóa tên trên bản

đồ, kiểm điểm lại 100 năm trồng ngƣời trên quả đất

này, có hai nƣớc lớn: đó là trƣờng hợp của Trung

Hoa một thời đã từng tự coi là trung tâm của vũ trụ

lại bị tây phƣơng cấu xé cai trị, đô hộ gần trăm năm

vì lối giáo dục trung quân và lối giáo dục từ

chƣơng, Liên sô cũng lầm than, khổ sở hơn 80 năm

vì giáo dục theo chủ nghĩa xã hội thiên đàng của

Karl Marx và Lenin. Trăm năm trồng ngƣời của

Tàu và Nga bị thất bại nặng nề, Tàu mất cả ngàn

năm với giáo dục dạy tôn sùng thiên tử bồi thêm 40

năm xã hội chủ nghĩa và Nga đã mất 80 năm mà

vẫn còn đang lùng bùng lẫn quẫn mò đƣờng tìm lối

đi! Nhƣng vẫn chƣa có lối ra, còn Việt Nam cũng

lắm nhiêu khê, giáo dục không giúp đỡ đƣợc cho

sự phát triện xã hội, nằm trong chế độ thực dân, lối

giáo dục gạn lọc đẹp, chỉ đào tạo một số ngƣời nói

tiếng Pháp để dễ bề cai trị, đến năm 1954 cả miền

nam Việt Nam chỉ có 5, 3 tỉnh có trƣờng trung học

đệ nhất cấp nhƣ Saigon, Mỹ Tho, Cần Thơ , Vĩnh

Long, trong số này chỉ có 2 trƣờng có đến Tú tài 2

là trƣờng Trung học Petrus Ký và Mỹ Tho, đến

năm 1960, miền Nam Việt Nam có khoảng trên

dƣới 300 ngƣời có bằng đại học 4 năm (cử nhân).

Việc học tại Việt Nam,vào năm 60-70, các kỳ thi

còn giới hạn quá nhiều số ngƣời thi đậu, vì vậy

ngƣời dân khó học đƣợc cao, 100 học sinh học

xong tiểu học, khoảng dƣới 50% vào trung học

công lập, phần còn lại phải học trƣờng tƣ nếu gia

đình có đủ tiền, sau các kỳ thi trung học Đệ nhất

cấp, Tú tài I, Tú tài II, trung bình không đƣợc 10%

qua khỏi Tú tài II (theo tài liệu của giáo sƣ tiến sĩ

Nguyễn thanh Liêm, cựu thứ trƣởng giáo dục trƣớc

năm 1975).

Giáo dục rất tốn kém, tài sản chất xám của một

ngƣời hay của một dân tộc thì vô hình, nhìn một

anh kỹ sƣ, gia đình cha mẹ anh ấy hay xã hội đã

chi tiêu vào anh ấy tính ra cũng phải mất 5, 3 chục

ngàn để anh ấy học đƣợc văn bằng này, nói cách

khác đầu tƣ vào giáo dục, đối với quốc gia cũng

nhƣ gia đình rất tốn kém. Chất xám là cái gì vô

hình nhƣng rất quan trọng cho cuộc sống, tiến bộ

của con ngƣời và xã hội, nhƣ nƣớc Nhật, Đức, sau

khi đại bại năm 1945, 20 năm sau, khôi phục trở lại

thành cƣờng quốc kinh tế. Vào thập niên 50, các

nƣớc Âu châu chế nhạo sản phẩm của Nhật làm

bằng giấy, đến thập niên 70 cả thế giới đều ngạc

nhiên và chiêm ngƣỡng Nhật có một nền kinh tế kỳ

diệu, sau năm 1905, Nhật đã thắng Nga, kỹ nghệ

phát triển, chế tạo vũ khí để xâm chiếm các nƣớc

lân bang, nhờ có chất xám chất chứa trong ngƣời

dân rất cao chất xám có đƣợc là nhờ giáo dục.

Việt nam chất xám trong ngƣời dân còn kém cỏi,

lại gặp nền giáo dục chủ nghĩa giáo điều không khá

gì hơn giáo dục trung quân thời xƣa của Trung

Hoa, đã hơn 3 thập niên qua mà ngƣời dân vẫn còn

quá nghèo tính theo lợi tức đầu ngƣời, còn các

nƣớc Tây Phƣơng đã chú trọng đến nền giáo dục từ

thế kỷ trƣớc, nhất là về khoa học.

Page 23: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 23

Giáo dục của Mỹ đã đƣợc mở mang từ đầu thế kỷ

thứ 19, nền giáo dục của quốc gia mới đƣợc khai

sinh này, đầu tiên họ cũng phải dọ dẵm đƣờng đi

nƣớc bƣớc nhờ những kinh nghiệm của những

ngƣời di dân từ Châu Âu qua và tự tạo cho mình

một nền giáo dục riêng biệt để đƣa nƣớc Mỹ trở

thành một quốc gia tiến bộ đủ mọi mặt và là một

quốc gia hùng mạnh nhất thế giới trong vòng

khoảng 200 năm, họ đã tạo ra nhiều phát minh mới

nâng cao nếp sống của nhân loại, họ đã tạo nên một

nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc, nền

giáo dục của Mỹ có những đặc thù riêng và khác

với các quốc gia Tây Âu, họ điều hành khác biệt với

các nền giáo dục khác đã có từ xƣa với vài căn bản

chính sau:

.

Cố tạo cho mình một nền giáo dục tách rời

ảnh hƣởng của tôn giáo vì kinh nhiệm trƣớc

khi di dân qua vùng đất mới họ sống trong

những quốc gia ảnh hƣởng của tôn giáo quá

mạnh, với một số tín đồ lớn và sùng đạo,

các giáo hội lấn lƣớt cả vào quyền hạn và

uy thế của nhà vua hay của chính phủ.

Giáo dục có khuynh hƣớng chú trọng vào

giải đáp các vấn đề của xã hội, giáo dục

phải phù hợp với nhu cầu của xã hội, nông

nghiệp, kỹ thuật, ý kiến của ngƣời dân …

Tin tƣởng vào sức mạnh của giáo dục, giáo

dục tạo nên kiến thức khoa học, xã hội và

mọi sự hiểu biết khác…

Nền giáo dục đƣợc điều hành bởi chính

quyền tiểu bang bằng cách đi sát với nhu

cầu của địa phƣơng, quyền hạn của tiểu

bang vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, tuy

nhiên đôi khi cũng có sự sung khắc với

quyền lợi của liên bang, gặp trƣờng hợp

này, chính quyền liên bang dung hòa với

chính quyền địa phƣơng đƣa ra một giải

pháp thích hợp. Nếu chính quyền liên bang

muốn thực hiện một chƣơng trình nào đó,

họ đƣa ra một dự án và kèm theo một ngân

khoản để thực hiện, tiểu bang có thể từ chối

nhƣng thƣờng thì chấp nhận vì lợi ích cho

mình và có ngân khoản để thi hành, đôi khi

chính quyền tiểu bang đi ngƣợc lại với

quyền lợi chung hay hiến pháp, chính quyền

liên bang phải dùng quyền hạn của mình để

giải quyết. Một ví dụ điển hình, vào thập

niên 60, dựa vào quyền hạn độc lập giáo

dục của tiểu bang, thống đốc George

Wallace của tiểu bang Alabama đã không

nhận các sinh viên đa đen vào trƣờng đại

học, việc này tạo tình hình sôi động nƣớc

Mỹ vào thời đó, sau cùng dựa vào hiến

pháp, chính phủ liên bang phải gửi quân

đội hộ tống để các sinh viên này đi học

đƣợc.

Giáo dục có nhiệm vụ đi sâu vào quần

chúng, ngƣời dân đi học càng nhiều, càng

cao càng tốt.

Theo thống kê năm 2000, nƣớc Mỹ có:

85% ngƣời Mỹ có bằng trung học.

27% có bằng đại học 4 năm hay cao

hơn, lƣơng bổng của những ngƣời này

hơn $51,000USD, số lƣơng này cao

hơn những ngƣời chỉ có bằng trung học

$23,000USD.

Bảng thống kê việc giáo dục của Mỹ 100 năm qua:

(A Century of Dramatic Change, 1900-2000)

1900 2000

U.S. Population (In Millions)

Percent of Population in

West

Percent of Population in

Northeast

Percent of Population in

foreign-born*

Percent of metropolitan

Median age

Percent nonwhite

Percent in farming

Percent high school grads

Percent living in suburbs

76

5.7

27.6

14

28

22.9

12.5

33

6.4

n/a

281

22.5

19

11

80

35.3

25

2.5

72.4

50

Source: Hobbs, Frank and Nicole Stoops 2002.

Nhìn vào bảng thống kê trên, trong suốt thế kỷ 20,

dân số Hoa kỳ từ 76 triệu tăng gần 4 lần lên đến

281 triệu, học sinh học xong trung học tính từ năm

1900 đến năm 2000 tăng từ 6.5% lên đến 72.4%,

Page 24: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 24

dân số sống về nghề nông giảm từ 33% xuống 2.5

%, điều này giúp cho thấy giáo dục giúp cho nông

nghiệp tiến bộ vƣợt bực, chỉ 2.5 % dân số nghề

nông có thể nuôi sống cả nƣớc mà còn giúp đở cho

các nƣớc khác.

Nền giáo dục của Mỹ đƣợc tổ chức nhƣ sau:

MÔ HÌNH GIÁO DỤC CỦA HOA KỲ

Source from Wikipedia, the free encycloptdia

Nhìn vào mô hình, ta thấy khoảng:

25% là những ngƣời tốt nghiệp bằng Đại

học 4 năm hay cao hơn.

75% dân chúng còn lại là do các cơ sở giáo

dục khác phụ trách nhƣ: giáo dục tráng niên

(adult school) các trƣờng hƣớng nghiệp,

trƣờng dạy điện tử, các trƣờng thẩm mỹ,

trƣờng dạy lái xe, trƣờng dạy computer,

designer, trƣờng hàn xì, trƣờng sửa xe...,

thƣờng đƣợc tổ chức trong qui mô nhỏ và

do chính phủ hoặc tƣ nhân điều hành, vai

trò chính để đào tạo các chuyên viên, các

tay nghề trong xã hội do chính phủ đảm

trách là các Đại Học Cộng Đồng

(Community College).

Nhiệm vụ của trƣờng trung học là đào tạo một học

sinh có hiểu biết căn bản về văn chƣơng, khoa học,

xã hội khi ra trƣờng đủ hiểu biết để sống một cuộc

sống hài hòa trong xã hội, trƣờng trung học cũng

có những lớp hƣớng nghiệp nhƣ đánh máy, sửa xe,

hàn xì….nhƣng không đi sâu quá để tạo một tay

nghề hắn hoi. Năm 1997, tổng thống Bill Clinton

đã đề nghị sửa đổi chút ít về chƣơng trình trung

học dạy thêm một vài môn học ở bậc đại học. ….

Danh từ Đại Học Cộng Đồng (Community

College) thƣờng đƣợc dùng sau năm 1970, trƣớc

đó vì giáo dục chƣa đƣợc phổ biến lắm, lúc xƣa

còn đƣợc gọi là junior college, danh từ Cộng Đồng

cho ta một hình ảnh là một nền giáo dục phổ thông

và chung cho mọi ngƣời, nó cũng có một ý nghĩa

khác là giáo dục phục vụ cho nhu cầu của địa

phƣơng đó.

Đại Học Cộng Đồng (Community College) là

những trung tâm giáo dục giúp cho ngƣời dân có

cơ hội có một nền học vấn cao hơn sau khi tốt

nghiệp trung học, đây là một sáng kiến khá riêng

biệt của nƣớc Mỹ dùng công quỹ để đem một nền

giáo dục cao hơn tạo nên một nền giáo dục không

còn xa vời đối với quần chúng.

Một trăm năm năm trƣớc , trƣờng Đại Học Cộng

Đồng (Community College) đầu tiên ở Mỹ “

Joliet Junior College” (thành lập năm 1901, thời

điểm này, ở Mỹ chỉ có 6.4% dân số tốt nghiệp

trung học, chắc trƣờng cũng dành cho con nhà giàu

và quý phái. Với một tinh thần cấp tiến, cởi mở

nhiều sáng kiến, họ mở rộng nền giáo dục, khuyến

khích ngƣời hiếu học, không phân biệt giàu nghèo,

giai cấp. Trên đƣờng đi đến mục đích trên cũng

Page 25: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 25

gặp rất nhiều khó khăn (trọng nam khinh nữ, phụ nữ

bị giới hạn, dân da đen không đƣợc đi học!) rất

nhiều trở ngại, nhƣng giáo dục cũng đƣợc sửa đổi

dần dần và tạo đƣợc kết quả tốt...

Phƣơng thức mở rộng giáo dục đại học cho khối tối

đa dân chúng cứ tiếp tục và tới nay đƣợc 1173

trƣờng vừa công lẫn tƣ, nếu tính luôn chi nhánh phụ

của các đại học trên , con số này có thể đến 1600.

S TĂNG TR NG CỦA ĐẠI H C C NG

ĐỒNG HOA KY V O TH K 20 The Growth of Community Colleges in the Twentieth

Century

Years

Number of community

colleges added

1901-1910

1911-1920

1921-1930

1931-1940

1941-1950

1951-1960

1961-1970

1971-1980

1981-1990

1991-2000

25

49

106

58

92

82

497

149

48

49

Source: American Association of Community Colleges. 2004.

“Community College Growth by Decade.”

http://www.aacc.nch.edu (accessed December 28, 2004)

Hiện nay Đại Học Cộng Đồng (Community

College) ở Mỹ phục vụ trên 50% sinh viên tiền đại

học (under graduated student), vào hè năm 2007, số

sinh viên xin ghi tên học là 11.8 triệu, sinh viên lấy

tín chỉ (credit) là 6.8 triệu, không lấy tín chỉ (credit)

là 5 triệu, học toàn thời gian là 40% và bán thời

gian là 60%.

Đại Học Cộng Đồng (Community College) đƣợc

thành lập với mục đích và các đặc điểm sau:

Là ngƣỡng cửa kế tiếp của nền giáo dục

trung học.

Chƣơng trình học 2 năm để giúp cho các

sinh viên sang học đại học 4 năm. Sau khi

học 2 năm các sinh viên lấy bằng AA hay

AS, có thể chuyển sang các đại học 4 năm

học tiếp lấy bằng BA hay BS và học tiếp nếu

mình muốn.

Bổ túc những kiến thức còn thiếu sót ở

trung học cho các sinh viên chƣa sẵn sàng

để vào các đại học lớn.

Học phí nhẹ, các môn học đa dạng, giờ giấc

uyển chuyển, thoải mái, có thể học lớp đêm

hoặc cuối tuần, có thể học bán thời gian,

toàn thời gian hoặc vài giờ trong một tuần.

Việc xin nhập học tƣơng đối dễ dãi miễn

mình trên 18 tuổi và đủ khả năng theo học.

Là nơi cung cấp chuyên viên và những tay

nghề cho xã hội. Điển hình là năm 1980-

82, ở Mỹ hiện tƣợng điện tử bộc phát, đâu

đâu cũng thuê ngƣời trong ngành điện tử,

các đại học cộng đồng cũng nhƣ các trƣờng

tƣ đua nhau mở rộng với sự hỗ trợ của

chánh phủ đào tạo gấp rút chuyên viên để

phục vụ nhu cầu cho xã hội, một ngƣời đi

học cấp tốc 4 tháng về điện tử, khi ra

trƣờng đƣợc cấp chứng chỉ Technician, đi

xin việc chỗ nào cũng mƣớn, đôi khi 2, 3

nơi thuê, mình phải lựa chọn, và lƣơng

bổng cũng khá cao so với các ngành nghề

khác.

Đại Học Cộng Đồng (Community

College) là ngƣỡng cửa thích hợp để đón

các sinh viên ngoại quốc và những ngƣời di

dân, những sinh viên này đến từ xứ lạ, chƣa

quen với đƣờng lối học vấn cũng nhƣ

phong tục xã hội, cần thời gian để tìm hiểu,

làm quen với nếp sống và nhứt là cần thời

gian để tìm hiểu chính xác mình nên học

môn nào và cách học nhƣ thế nào! Đa số

sinh viên VN, qua Mỹ đi học hay di dân

qua Mỹ thƣờng chọn hƣớng đi này, với tính

siêng năng đã đạt đƣợc kết quả rất tốt, rất

thành công, có rất nhiều anh chị sinh viên

ra trƣờng với bằng cao học, bác sĩ, dƣợc

sĩ….

NHỮNG LỢI ĐIỂM CỦA Đ I H C C NG

Đ NG:

1. Nếu sau trung học, ta đi thẳng vào đại học

4 năm sẽ trả chi phí và học phí rất cao so

với Đại Học Cộng Đồng (Community

College). Theo ƣớc tính của AACC

(American Association of Community

College), chỉ tiêu và học phí hàng năm của

Đại Học Cộng Đồng (Community College)

là 2,191 mỹ kim so với 5491 mỹ kim ở đại

Page 26: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 26

học 4 năm, đó là chƣa bàn đến việc học đại

học tƣ.

2. Đại Học Cộng Đồng (Community College) xin nhập học dễ dàng hơn, có thì giờ để lựa

các môn học thích hợp và đúng với ý thích

của mình trƣớc khi quyết định vào hẳn đại

học 4 năm để lấy bằng cử nhân.

3. Sau khi học xong Đại Học Cộng Đồng

(Community College) các sinh viên gần

nhƣ đƣợc ƣu tiên để chuyển vào các

California State Univertsity (Đại học 4 năm)

hay vào University of California (Đại học

lớn của California).

4. Cái lợi nhất là gần nhà, có thể tìm dễ dàng

một Đại Học Cộng Đồng (Community

College) gần nhà để học, đỡ tốn chi phí nhà

cửa và di chuyển.

5. Đại Học Cộng Đồng (Community College) là nơi tiến thân của những ngƣời vừa làm

vừa học, các môn học rất đa dạng, giờ học

uyển chuyển, lớp ban ngày, lớp ban đêm.

Vừa làm vừa học rất thuận tiện và rất lợi cho

việc thăng tiến trong nghề nghiệp, lý do là

mình học đúng với nhu cầu mình đang làm,

khi trong hãng xƣởng hay trong chính phủ

cần mƣớn ngƣời để làm công việc trong

chuyên môn của mình thì chắc không ai giỏi

và làm đƣợc việc hơn mình, nếu mình có

thêm chứng chỉ dùng trong nghề nghiệp, họ

có thể dùng thâm niên làm việc để thay cho

các chứng chỉ cấp bằng.

Để tóm tắt, chúng ta có thể nói Đại Học Cộng

Đồng (Community College) có những lợi điểm

nhƣ trên, sau 2 năm học, chúng ta có thể đi làm,

chúng ta cũng có thể vào thẳng đại học 4 năm, việc

chuyển vào đại học 4 năm ở California cũng đƣợc

chính phủ dành cho mọi sự dễ dàng, tuy nhiên mình

nên cẩn thận lựa cho đúng những tín chỉ mà đại học

mình muốn chuyển chịu nhận bằng cách nhờ đến

các vị cố vấn của trƣờng (counselor).

Các học sinh trung học có thể học thẳng vào Đại

học 4 năm, đại học 4 năm cũng có rất nhiều ƣu

điểm:

Các học sinh trung học có thể học thẳng vào

Đại học 4 năm, sự tuyển chọn vào Đại học 4 năm có

phần khó khăn hơn sự tuyển chọn vào Đại học 2

năm. Sau khi học xong, có ngay bằng BS hay BA,

có con đƣờng thênh thang rộng rãi cho mình học

cao hơn.

Có một đời sống sinh viên đúng nghĩa của

một môi trƣờng đại học, vui tƣơi và sinh động hơn,

tuy nhiên muốn vào trƣờng phải chuẩn bị kỹ càng:

tài chánh, học lực, và quyết tâm lựa chọn một nghề

nghiệp đúng theo ý muốn …

Thƣ viện, tài liệu học tập, các dịch vụ, các

sinh hoạt học đƣờng đƣợc phong phú và dồi dào

hơn, ngay bạn bè cũng nhiều hơn vì thời gian học

chung lâu hơn.

Đại học 4 năm là một khung trời mở rộng,

tƣơng lai sáng lạn cho ai muốn học cao.

Hai năm đầu học Đại học 4 năm nên thật

cẩn thận, vì từ trung học mới lên, còn bỡ ngỡ, chƣa

hợp với môi trƣờng, việc học không giống và

thảnh thơi nhƣ hồi trung học, nhƣng cũng phải

công nhận là trình độ học trung học ở Mỹ và vào

đại học cách biệt khá xa, lý do vì dƣờng nhƣ giáo

dục ở trung học cứ cho học sinh lên lớp để ra

trƣờng, cấp bằng trung học do trƣờng cấp lấy,

không có Tú một Tú hai gì hết, học sinh học kém,

mùa hè học thêm để năm tới lên lớp học tiếp (ở Mỹ

học từ lớp 1 dến lớp 12 ra trƣờng có thể đến 70,

80%, còn ở Vietnam nhƣ nói trên không hơn 10%).

Giáo dục rất quan trọng cho bất cứ một quốc gia

nào, giáo dục đƣợc chú trọng và đƣợc thực hiện

trong gia đình, ở học đường và trường đời, giáo

dục giúp con ngƣời hội nhập vào đời sống văn hóa,

kinh tế, xã hội, một nền giáo dục lệch lạc, sai

đƣờng hƣớng nhƣ mua chuộc thầy cô, mua cấp bán

bằng, khi ra đời, lại mua quan bán chức sẽ đƣa đến

một xã hội thối nát. Hiện nay có một số trí thức

Trung Quốc đang lo ngại hiện tƣợng băng hoại xã

hội (đối nghĩa với xã hội lành mạnh). Trong một

quốc gia, hiện tƣợng này sẽ xảy ra khi quyền hạn

của chánh phủ không bị giới hạn, nhân viên chánh

phủ không bị kiểm soát từ bên trên cũng nhƣ

không bị giới hạn từ bên dƣới , ngƣời kiếm đƣợc

tiền cứ lấy tiền bằng mọi cách, bất công khắp mọi

nơi, ngƣời dân trở nên bất lực, thờ ơ dƣng dửng,

vô cảm, mình không còn là một thành viên, không

còn là con kiến trong bầy kiến, là một con ong

trong bầy ong và khi… nhìn thấy một tòa cao ốc

công sở bị sụp đổ…ngƣời dân đi qua tự bảo ... của

tụi nó không phải của tui…

Lý Di Mùa Xuân Năm Tân Mão

Page 27: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 27

Trang Thơ

Nhược Thu

VUỐT

XUÂN

Chờ ai môi thắm có còn ngoan

Sao để ngoài hiên nắng trổ vàng

Hoa trổ màu chi bàng bạc nhớ

Bƣớm buồn ai vậy bƣớm lang thang

Chiều bởi chờ nhau nên nắng nhạt

Mắt chờ ai đó lại long lanh

Giấu thêm đôi giọt làm mƣa bão

May quá chiều nay nắng lại lành

Chờ ai đêm lạnh không cần gió

Gió lạnh cho nhau biết tủi hờn

Mới biết vòng tay dù rất trống

Nhƣng mà ấm áp chẳng gì hơn

Chờ nữa sẽ hồng đôi má ƣớt

Nhạc buồn khuấy đục cả niềm mơ

Bàn tay em vuốt xuân mềm mại

Chƣa vuốt hồn anh sao dại khờ ..

NhuocThu

ÁO XUÂN

Xuân sắp về chƣa sắp đến chƣa

Sao anh nghe vọng tiếng hoa đùa

Giao thừa năm ấy mình hai đứa

Biền biệt trời xa giống nắng mƣa

Xuân sẽ về hay chỉ lƣớt qua

Bắt từng chú bƣớm ép trong hoa

Biết chăng hoa nở đâu vì bƣớm

Vì áo nàng xuân quá mƣợt mà

Xuân sắp về em có về không

Màu mây ai nhuộm quá mênh mông

Hồn anh ai nhuộm mà tim tím

Vì thiếu môi ai một vết hồng

Xuân có về xin chở dùm anh

Bóng ngƣời xa tít cuối mây xanh

Bóng quê và cả trời thƣơng nhớ

Và cả vần thơ kết mộng lành

NhuocThu

Page 28: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 28

Xuân Lƣớt Qua Xuân gối đầu giữa cánh tay anh

Làm cho nắng nhảy múa trên cành

Có mây có gió làm sân khấu

Em mặc áo màu xanh rất xanh

Em gối đầu giữa áng thơ hoa

Bờ môi chợt thắm nét xuân ngà

Xuân sang đã mấy mùa em nhỉ

Sao vẫn nghe đƣờng xa cứ xa

Anh gối đầu giữa cánh tim em

Vần thơ đang nhảy rất êm đềm

Nghe hơi thở chữ chừng nhƣ múa

Khúc nhạc nghê thƣờng êm rất êm

Ta gối đầu chung góc nhớ nhung

Góc căng đang nhớ góc kia chùng

Góc xa đang sợ chiều qua vội

Xuân lƣớt qua kìa sao dửng dƣng

NhuocThu

KHOA H C V

THẤT NGHIỆP

KHAI TỪ

Nhờ đâu người phụ nữ được giải phóng khỏi

những công việc nội trợ nhàm chán: Chính những

chiếc máy giặt và lò vi-ba (microwave oven).

Nhờ đâu người đàn ông được giải phóng khỏi

những công viêc đồng áng nặng nhọc: Chính

những chiếc máy cày và những máy thu hoạch

nông phẩm.

Nhưng cũng chính máy móc là nguồn cạnh tranh

công ăn việc làm của con người.

Nếu chiếc máy hơi nước gây nên sự bùng nổ của

Kỹ nghệ Dệt và Kỹ nghệ Hàng hải vào thế kỹ thứ

18.

Đến đầu thế kỷ 20, chiếc máy nổ (Gasoline Engine

và Diesel Engine) dẫn đầu, đẩy khoa học phát

triển trong 100 năm nay, đã đưa con người đến

những tiện nghi vượt bậc; làm hiện thực hóa

những tưởng tượng của các tiểu thuyết gia giả

tưởng bao lâu nay.

A -TIẾN TRÌNH PHÁT KIẾN CỦA KHOA HỌC

Ban đầu những chiếc máy nổ giúp con ngƣời trong

nhiều ngành sản xuất. Nhƣng phải đợi đến năm

1903, máy nổ đƣợc đặt trên những chiếc xe, đã kéo

lại những khoảng cách trên lục địa; và cũng chính

năm ấy, nó đƣợc đặt trên chiếc máy bay. Chiếc phi

cơ ra đời xóa đi sự ngăn cách của đại dƣơng một

cách nhanh chóng.

Page 29: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 29

Con ngƣời không còn ru rú nơi mà tổ tiên họ sống

quẩn quanh hàng ngàn năm trƣớc. Hai ngành nầy là

đầu tàu kéo theo hàng triệu phát kiến khác phục vụ

cho nhu cầu của con ngƣời.

Chính những phát kiến nầy tạo nên 2 ngành kỹ nghệ

chính: Kỹ nghệ Vận tải đƣờng bộ trong đó có

đƣờng sắt, xe hơi; và Kỹ nghệ hàng không.

Hai ngành nầy tạo nên sự bùng nổ kỹ nghệ của thế

kỷ 20, nhƣ: Kỹ nghệ khai khoáng, kỹ nghệ luyện

kim, kỹ nghệ chế tạo máy, kỹ nghệ điện, kỹ nghệ

dầu hỏa, kỹ nghệ cao su, kỹ nghệ hóa chất, Kỹ nghệ

xây dựng, kỹ nghệ điện tử, kỹ nghệ vũ khí…

Đồng thời kéo theo sự phát triển của kỹ nghệ thực

phẩm và kỹ nghệ tiêu dụng. Bên cạnh đó kỹ nghệ

du lịch và kỹ nghệ báo giấy, truyền thanh, truyền

hình…. cũng phát triển theo.

B- CÁC TÁC ĐỘNG BỞI PHÁT KIẾN KHOA

HỌC

B1-TÁC ĐỘNG THUẬN

Khi chiếc máy nổ làm tiền đề thay thế sức ngƣời và

súc vật trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và

vận tải, khiến sản vật dƣ thừa và có thể đem những

sản vật dƣ thừa ấy từ nơi nầy sang nơi khác nhanh

hơn, kịp thời hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dụng

của con ngƣời.

Từ đó kích thích sản xuất tăng trƣởng. Tài nguyên

thiên nhiên nằm tiềm ẩn hang triệu năm đƣợc khai

thác phục vụ cho sản xuất, làm tăng lợi nhuận cho

các nhà đầu tƣ, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và

nguồn thu ngân sách cho các quốc gia, đƣa đến sự

gia tăng tiêu dụng

Chính trong giai đoạn bùng nổ nầy, các nhà tƣ bản

thu những món lợi kết xù, đầu tƣ to lớn vào nghiên

cứu khoa học. Đồng thời ngƣời lao động đƣợc chia

sẻ phần lợi nhuận lớn hơn trƣớc, bù lại đòi hỏi họ

phải nâng cao kiến thức, tay nghề. Vì vậy giáo dục

đƣợc phát triển và lao động đƣợc thâm dụng.

Kinh tế toàn cầu đi trên một vòng xoắn mở rộng

nhƣ sau:

- Khoa học đƣợc phát kiến.

- Sản xuất đƣợc phát triển, gia tăng đầu tƣ.

- Tài nguyên thiên nhiên đƣợc khai thác.

- Lao động đƣợc thâm dụng và trả lƣơng cao, gia

tăng nhu cầu tiêu dùng.

- Thị trƣờng tiêu thụ gia tăng đòi hỏi gia tăng sản

xuất.

- Nhu cầu sản xuất gia tăng đòi hỏi gia tăng đầu tƣ

nghiên cứu khoa học, và phát triển giáo dục…

Cứ thế vòng xoắn phát triển cứ mở rộng… mở

rộng liên tục

Kết quả là kinh tế thế giới phát triển vƣợt bậc đến

cực đại vào cuối thế kỹ 20 khi một ngành khoa học

khác xuất hiện và hoàn thiện - khoa học máy tính.

Nhu cầu con ngƣời đi từ ăn no, mặc ấm, ở che mƣa

nắng, di chuyển đi lại giao tiếp… đi dần đến ăn

ngon, mặc đẹp, ở tiện nghi, di chuyển nhanh

chóng. Đến cao điểm là ăn cân bằng âm dƣơng,

mặc thời trang, ở thẩm mỹ, di chuyển cực nhanh và

tiện nghi. Do đó nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của

con ngƣời bao giờ cũng gia tăng phát triển,

Vấn đề là làm sao con ngƣời có đủ khả năng tiêu

thụ để biến nhu cầu đó thành sự phát triển thị

trƣờng tiêu thụ, đƣa đến phát triển sản xuất mà

không phải là khủng hoảng kinh tế.

B2- TÁC ĐỘNG NGHỊCH

Chính máy móc chứ không ai khác hơn là

đối thủ cạnh tranh với con ngƣời trong vấn đề công

ăn việc làm.

Ban đầu, máy móc thay thế cho con ngƣời

trong sự lao động hàng ngày, thay cho vài ngƣời,

rồi vài chục ngƣời, và tiến tới thay hàng trăm hàng

ngàn ngƣời.

Nghiêm trọng hơn có những phát kiến mới

tạo nên những sản phẩm thay thế cho ngƣời lao

động và đi đến loại bỏ hẳn nhu cầu lao động, đó là

sự phát kiến của máy tính.

Khi kỹ nghệ máy tính, kỹ nghệ “Robot” ra

đời thay thế cho sự suy nghĩ của bộ óc con ngƣời

thì máy móc thực sự cạnh tranh với công ăn việc

làm của con ngƣời.

Chính khoa học đã hoàn thiện máy móc

làm đào thải nhiếu ngành kỹ nghệ thâm dụng lao

Page 30: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 30

động trƣớc đó.đi đến đe dọa công ăn việc làm

truyền thống bấy lâu nay,

Thêm vào đó, những thập kỷ cuối của thế kỷ 20,

kinh tế toàn cầu giúp đƣa nguồn đầu tƣ và phát kiến

khoa học đến những quốc gia nghèo. Ngoài việc

tạo sự sung túc mới, giúp mở rộng thị trƣờng, tạo

nên sự thịnh vƣợng kinh tế của thời gian nầy, cũng

tạo nên một hệ quả là nguồn lao động bị cạnh tranh.

Lao động vừa cạnh tranh với nhau, vừa cạnh

tranh với máy móc.

Nghiêm trọng hơn, các nhà kinh tế lại xem LAO

ĐỘNG LÀ HÀNG HÓA, VÀ TẠO NÊN THỊ

TRƢỜNG LAO ĐỘNG nghĩa là tuân theo luật cung

cầu.

Từ đó ngƣời lao động không đƣợc trả công một

cách tƣơng xứng nên nguồn thu nhập của họ không

đủ khả năng để tiêu thụ sản phẩm, do đó sản phẩm

bị dƣ thừa và kinh tế thế giới cũng bị suy thoái theo.

Sang thế kỷ 21, chính hệ quả của chế độ thực dân,

rồi giao thƣơng bất bình đẳng hàng mấy trăm năm

khiến cho nền kinh tế các nƣớc nghèo không thoát

khỏi cảnh nghèo để mua những sản phẩm tân thời

đắt giá của các nƣớc giàu, khiến sản phẩm sản xuất

ra ngày càng dƣ thừa.

Thêm vào đó nền kinh tế toàn cầu đã đem sự đầu tƣ

và công việc đền cho ngƣời lao động các nƣớc

nghèo, khiến nguồn lao động đƣợc gia tăng nguồn

cung. Hệ quả tất nhiên là lao động dƣ thừa.

Để giải quyết, các nhà chính trị, hoạch định

chính sách thƣờng áp dụng chính sách bảo hộ mậu

dịch để bảo vệ việc làm cho quốc gia họ. Chính

sách nầy sẽ tạo mâu thuẫn giữa các quốc gia, đƣa

đến tranh chấp và chiến tranh, là trái với sự văn

minh của con ngƣời.

C- CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC DƢ

THỪA LAO ĐỘNG

Ban đầu con ngƣời phải làm việc từ 98 giờ mỗi tuần

rồi hạ dần còn 70 giờ/ tuần rồi 48 giờ / tuần.

Hiện nay có khuynh hƣớng xuống còn 32 giờ / tuần.

Tuy nhiên giải pháp nầy chƣa giải quyết triệt để

việc thặng dƣ lao động. Chúng ta cần tìm những

giải pháp đồng bộ, rộng lớn để giải quyết vấn đề

nầy. Giải pháp đó là sự phối hợp của 3 hành động

sau:

1 - Gia tăng số đơn vị lao động để mọi ngƣời đều

có cơ hội có việc làm.

2 - Gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của con

ngƣời, để phát triển thị trƣờng, gia tăng sản xuất,

tạo thêm nhiều việc làm khác phục vụ cho con

ngƣời.

3- Tăng khả năng tiêu thụ của ngƣời lao động.

C1. GIA TĂNG SỐ ĐƠN VỊ VIỆC LÀM.

Với những nhà chính trị, những nhà xã hội,

không thể xem lao động là một hàng hóa, và nhu

cầu lao động là một thị trƣờng, để tuân thủ theo

quy luật cung cầu của thị trƣờng. Lao động là một

quyền lợi và quyền hạn của con ngƣời.

Hơn thế nữa, với sự giúp sức của máy móc,

công việc dần trở thành hiếm hoi, trở thành là một

quyền lợi cần đƣợc phân chia công bằng cho mọi

ngƣời.

Với nhận định nầy, với một số lƣợng công

việc nhất định cho một số ngƣời lao động nhất

định, chính phủ cần phân chia số công việc ấy

đồng đều cho mọi ngƣời, để giải quyết sự thặng dƣ

lao động, chúng ta phải giảm thời lƣợng lao động

trong năm của mỗi ngƣời để tạo cơ hội làm việc

đồng đều với ngƣời khác.

Biện pháp thực hiện là ấn định số giờ làm

việc cho mỗi lao động là 1600 giờ / năm. Nếu làm

việc vƣợt quá 1600 giờ mỗi năm, thời gian vƣợt

trên sẽ bị đánh thuế cho cả chủ và thợ.

Chế độ làm việc có thể thực hiện bằng 2 cách:

a- 8 giờ x 4 ngày x 50 tuần: Với cách a, ngƣời lao

động có thể vừa làm việc, vừa theo học những

khóa học thƣờng kỳ bán thời gian.

b- 8 giờ x 6 ngày x 33 tuần 2 ngày: Với cách b,

ngƣời lao động có thể dành hẳn 4 tháng cho những

kế hoạch riêng tƣ.

Page 31: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 31

Đó là gia tăng số đơn vị công việc làm của xã

hội.

C2- GIA TĂNG NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG

TIÊU THỤ CỦA CON NGƢỜI.

Không thể xem lào động là hàng hóa để áp dụng

quy luật cung cầu của thị trƣờng. Ngƣời lao động

phải đƣợc trả công xứng đáng là con ngƣời. Phí tổn

lao động phải chiếm một giá trị tƣơng xứng trong

giá thành sản phẩm.

Có nhƣ vậy ngƣời lao động mới có khả năng

tiêu thụ sản phẩm của xã hội hầu nâng cao cuộc

sống của họ, đồng thời giúp gia tăng sức cầu của thị

trƣờng hàng hóa và làm tăng sức sản xuất, để thị

trƣờng không thể suy thoái.

C3- TẠO THÊM NHIỀU VIỆC LÀM KHÁC

PHỤC VỤ CON NGƢỜI

Khi ngƣời lao động có thời gian do nhờ máy

móc giúp sức, có thu nhập nhờ hiệu quả lao động

của ngƣời lao động đƣợc trả giá đúng mức, ngƣời

lao động mới có điều kiện thụ hƣởng những sản

phẩm VĂN CHƢƠNG, MỸ THUẬT, DU LỊCH,

HƢỚNH DẪN HỌC TẬP…

Có nhu cầu nầy, nhiều loại hình sản phẩm mới đƣợc

cung ứng cho xã hội, tạo thêm việc làm mới cho

con ngƣời.

D- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

D1- GIA TĂNG NHU CẦU TIÊU THỤ CỦA CON

NGƢỜI

Trong hoàn cảnh máy móc giúp gia tăng sản xuất,

muốn giải quyết một cách cân bằng sự thặng dƣ lao

động, xã hội cần vừa giảm bớt số giờ lao động hàng

năm, vừa tạo thêm việc làm cho xã hội

Giải pháp bớt giờ làm trong tuần giúp con

ngƣời có điều kiện nâng cao sự học vấn, làm đẹp

cuộc sống hơn, đời sống con ngƣời cân bằng hơn,

nhƣng vẫn chƣa giải quyết hoàn toàn sự thặng dƣ

lao động.

Nhƣ vậy chúng ta không thể cứ bớt đi số

giờ làm việc trong tuần của ngƣời lao động nhƣ

trƣớc đây mà chúng ta phải bớt thời gian làm việc

trong năm.

Thay thế chế độ làm việc:

40 giờ x 50 tuần bằng chế độ làm việc 44 giờ x 44

tuần.

Với cách nầy, ngƣời lao động giảm 64 giờ /

năm, và đƣợc nghỉ 8 tuần lễ liên tục, có thể đi du

lịch, hoặc theo học một môn học nào mà họ yêu

thích; nhƣ vẽ, nhạc, chụp hình, quay phim, máy

tính, cắm hoa, thƣ họa, y học thƣờng thức, thể dục

thể thao, võ nghệ, khí công, làm từ thiện… tạo nên

những công ăn việc làm mới cho xã hội.

D2- GIẢI PHÁP CHO CÁC QUỐC GIA NGHÈO

Ở các quốc gia nghèo ngoài việc thâm dụng

lao động còn phải giải quyết nạn tăng nguồn cung

lao động do gia tăng dân số.

Nhƣ vậy, để giải quyết nạn thất nghiệp ở

các quốc gia nghèo, phải có những biện pháp tổng

thể nhƣ:

- Giảm sinh đẻ.

- Chọn lựa giải pháp công nghệ sản xuất theo

hƣớng vừa tự động hóa vừa thâm dụng lao động.

- Mời gọi đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Quan tâm phát triển những ngành thâm dụng lao

động.

- Xuất khẩu lao động.

Chính những nhà khoa học, ngƣời chế tạo ra máy

móc đã giải phóng con ngƣời, thì những nhà quản

lý xã hội phải làm thế nào cho khoa học và máy

móc thực sự phục vụ con ngƣời chứ không thể để

khoa học và máy móc cạnh tranh, chống lại quyền

làm việc của con ngƣời; dù nhân danh bất cứ lý do

nào.

Nguyễn văn Phước

Westminster ngày 1 tháng 2 năm 2010

Page 32: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 32

Trang Thơ

Liêu Hoàn Vũ

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Hoàng hôn hiu hắt buổi chiều đông

bóng ngƣời lãng tử gót phiêu bồng

dừng gót nhìn quanh ngàn lá rụng

đèn vàng hiu hắt gợi nhớ mong.

Chợt nhớ tuổi xanh lúc đến trƣờng

áo trắng tình thơ lắm tơ vƣơng

những buổi chiều mƣa buồn tiếng nhạc

ly ca-fé nóng đợi ngƣời thƣơng.

Ngƣời tình ngày xƣa nhớ ta không?

bao năm dong ruổi nhạt má hồng

hỏi em còn nhớ hƣơng tình cũ?

để lại trong đời ai chờ mong.

Thầy Cô, bạn hữu giờ tản lạc

chắc hẳn phong trần bạc tóc sƣơng

hôm qua nhận đƣợc tin ngƣời mất

kẻ còn ở lại tim đoạn trƣờng.

Thôi nhé cuộc đời nhƣ gió thoảng

bao năm kỷ niệm lòng nhớ thƣơng

tha thiết tình ngƣời đời viễn xứ

một thời để nhớ dƣới mái trƣờng.

Chân Dung tác giả

Liêu Hoàn Vũ

Một Ngày...

Một ngày ta quen nhau

sóng tình dâng trong mắt

không nói nhƣng rất thật

tiếng gọi từ con tim.

Một ngày tình yêu đến

ngây ngất với tình si

men nồng câu ân ái

nông nổi tuổi xuân thì.

Một ngày tình bổng nhạt

tự hỏi tình là chi

sau cơn say tỉnh giấc

lặng lẻ tình ra đi.

Một ngày khi chia tay

ngở ngàng trong ánh mắt

mặn đắng phút từ ly

chẳng biết nói lời gì.

Liêu Hoàn Vũ

Page 33: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 33

Ngây thơ

Cầu Phú Lâm dốc cao luôn lộng gió

Đạp xe hoài mà sao vẫn chƣa qua...!

Nón em che kẻo nắng lẻn hôn mình

Má sẽ nám em không còn xinh nữa!

Anh theo sau ngập ngừng không dám hỏi !

Có nói nhiều em cũng chẳng buồn nghe ?!

Tội cho anh bao ngày theo em đấy..!

Dệt vần thơ thƣơng nhớ vẫn chƣa trao !

Muốn tặng em nhƣng lòng sao bối rối ?!

Lại quay đi thoáng em mỉm nụ cƣời

Ôi ngày ấy sao mình ngây thơ thế !

Bao năm rồi anh còn nhớ ngƣơi xƣa ?

Bốn mƣơi năm đời ta cùng lận đận

Khổ đau nhiều qua vận nƣớc điêu linh

Đời hai ngả nhớ nhau mà chẳng thấy

Ngƣời yêu xƣa nay tóc hẳn phai màu

Thôi anh nhé, giữ trong lòng anh mãi

Cô bé hiền xinh xắn của ngày xƣa....

Thủy Tiên

Giao Thừa

Nơi Này Giữa Đêm

Đông

Nếu Tết này em trở về nơi đó

Biết anh có còn vẫn đợi em không

Hay lá phủ cho lối về che kín

Em vẫn nghe tim xao xuyến bồi hồi

Nếu Tết này em về qua Lê Lợi

Anh có còn chờ em nhƣ thƣở nao

Hay thời gian đã làm tình phôi nhạt

Bao đổi thay anh quên truyện chúng mình

Nếu Tết này em ghé qua hẻm xƣa

Anh có còn chờ em trên gác nhỏ

Ánh mắt anh rộn ngời bao hạnh phúc

Nhìn em triù mến cho em thẹn thùng

Truyện tình ngây ngô xƣa, trong tiềm thức

Ẩn hiện chập chờn con sóng nhấp nho

Gió luà qua rừng lá bay, mƣa bụi

Giao Thừa nơi này đến giữa đêm đông

Lâm Kim Chung

Page 34: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 34

Chúc Thầy Cô

Bạn Cũ Vẫn Trường

Sinh

Ngày rời trƣờng em vửa tròn mƣời tám

Tuổi trăng tròn nhiều lắm bao ƣớc mơ

Mơ trăng sao cuộc sống đến bao điều

Bao ƣớc hẹn tƣơng lai còn phơi phơi

Ngờ đâu ngày càng một càng gian khó

Bƣớc vào đời em hụt hẫng đôi chân tay

Nhớ Thầy Cô Bạn cũ chung mái trƣờng

Tƣởng đƣợc thấy nhau sau ngàn năm cũ

Em ra đi mà không hẹn ngày trở lại

Thăm Thầy Cô Bạn Cũ lẫn trƣờng xƣa

Cuộc sống trăm phần ngàn cơn khó

Không còn mơ mộng nữa tuổi thơ ngây

Mới đó mà đã bao năm xƣa cũ

Muốn về thăm lại mái trƣờng xƣa

Nơi mà em ấp ủ đã bao điều

Mong có một tƣơng lai đầy sáng lạng

Thầy Cô Bạn cũ đã xa trƣờng

Biết ở nơi đâu tìm thăm lại

Mƣợn tiếng thơ ca đăng cánh nhạn

Chúc Thầy Cô Bạn cũ vẫn trƣờng sinh

Nguyễn Kim Minh

Tết nhất… rõ khổ!

Có lẽ từ lâu lắm, hai chữ “Tết nhất” là câu cửa

miệng ngƣời ta thƣờng nghe mỗi khi xuân về tết

đến. Nhớ lại hồi tôi còn bé, chừng 8, 9 tuổi, mỗi

khi gió đổi chiều mát lạnh, nắng trở nên dịu dàng

và nhạt màu trên những mái “tole” lụp xụp của cái

chợ bé xíu trƣớc cửa nhà tôi; là khi những cánh én

chao nghiêng vui vẻ trong buổi chiều ba mƣơi tết

rất yên bình và rộn rang; cũng là lúc bà trùm họ

của cái giáo xứ Lạc Quang bé xíu nằm bên QL4

dẫn vào Sài Gòn, cƣời rạng rỡ với hàm răng đen

bóng “thiếu vắng” của bà, lễ mễ với cái khay có

cặp bánh chƣng xanh óng trịnh trọng đặt lên bàn

nhà tôi:

- Ối giời ôi! Tết nhất mà bà “Đại!”

Câu “cảm thán” vui vẻ ấy đƣợc thốt ra khi mẹ tôi

từ chối theo phép lịch sự cái món quà cuối năm

đầy hấp dẫn, rất “đậm đà bản sắc dân tộc” (tuy mẹ

tôi tuổi còn nhỏ, chỉ trong ngoài 30, nhƣng “danh

chức” thì to nhất làng vì bố tôi mang lon đại úy,

mỗi khi về nhà lính tráng tiền hô hậu ủng oai ra

phết!) Phải nói rằng ngay lúc đó, tôi thấy bà trùm

họ thật dễ thƣơng và rạng ngời hạnh phúc vì đƣợc

cho đi cái mà bà ta vẫn tự hào là ngon nhất làng

kia. Chả bù thƣờng ngày bà nắm lấy tai tôi la

toáng lên:

- Này nhá! cậu cả mà còn bắn vỡ rơi rụng thế này

thì tôi mách bà

“Đại” đánh vỡ

mông cậu ra đấy

nhá! nhá…!

Thế thì “Tết

nhất” chứ không

phải “Tết nhì”

hay “Tết ba.”

Mà thật ra thì ngoài Tết Nguyên đán vào mùa xuân

(đầu năm âm lịch) chúng ta còn Tết Đoan ngọ

(mùng năm tháng năm âm lịch), Tết Trung thu

(vào rằm tháng tám âm lịch) những cái “Tết” có lẽ

là của ngƣời Hoa thâm nhập vào nƣớc ta hồi nảo

hồi nào. Rồi lại thêm những cái “Tết” tự biên tự

diễn nhƣ những năm sau 1975 ngƣời ta gọi ngày

“20 tháng 11” (Dƣơng lịch) là “Tết Thầy;” ngày

“Mother‟s day” là “Tết Mẹ;” “Father‟s day” là

Page 35: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 35

“Tết Cha”… và có lẽ còn nhiều kiểu cách nói khác

nữa của nền báo chí hiện đại quốc nội…

Quay trở lại với “Tết nhất,” vậy tại sao lại là nhất?

Tôi chƣa nghe ai gọi Tết Đoan ngọ là “Tết nhì,” hay

Tết Trung thu là “Tết ba” - kể cả An-nam lẫn Trung

Hoa. Nhƣ vậy có phải dân ta muốn ám chỉ rằng Tết

ấy (Nguyên đán) là duy nhất? Chỉ có một mà thôi

(Tết ta mà lỵ?) không phải Tết Tầu (mà thực ra là

Tầu 99%) là cái Tết mà dân ta, cả nƣớc, trăm họ, kể

cả triệu triệu “khúc ruột ngàn khơi” nôn nao, mong

chờ, hồi hộp, âu sầu (!) khi xuân lò dò đến bên

thềm…

Nói đến Tết thì thể nào cũng phải nói đến bánh

chƣng, bánh tét, dƣa hành, củ kiệu, thịt kho tầu (lại

Tầu!) Mà cái vụ thịt kho (tầu) nhừ tử với nƣớc dừa

hột vịt, đôi lúc biến chiêu (?) với hột vịt muối và thể

hiện thêm tính “hiện đại” bằng cách cho thêm vài

chai “Coca-cola” thay cho nƣớc màu (vì sợ ung

thƣ?) Và gọi cái “hỗn hợp” ấy là thịt kho “tầu” thì

dân ta quả là rất sáng tạo! Khâm phục thay! Thế thì

“Tết nhất” cũng có thể là lần duy nhất đƣợc dịp “xả

láng” ăn nhậu, ăn không kiêng, là dịp để dân ta xài

sang nhất, diện đồ kẻng nhất, nhậu lu bù nhất (ít ra

là ở quốc nội?) xác pháo trƣớc sân nhà nhiều nhất

(xả rác cũng nhiều nhất) cái gì cũng nhất tuốt tuồn

tuột đều đem ra cho bà con làng nƣớc chiêm

ngƣỡng lé mắt chơi! Nói đến đây tôi lại nhớ những

cái tết sau 1975. Chả là vào dịp tết thì hợp tác xã

thƣờng phân phối những mặt hàng “xa xỉ” cho bà

con dân phố nhƣ vải quần (năm ấy là vải “jean”) vải

áo “chemise cotton,” thuốc lá “Xuân Mới” bao bạc,

“Sông Cầu” thơm lừng mùi “vani,” rƣợu “Lúa

Mới”…, những mặt hàng gia dụng thƣờng ngày ít

thấy nhƣ “phích” nƣớc (bình thủy) ly chén v..v..

Cái tết năm ấy tôi còn nhớ sáng mùng một ra đƣờng

thì thấy nhiều ngƣời mặc đồ giống mình quá (bây

giờ gọi là “đụng hang”). May mà tôi đã chơi mấy

cái nẹp túi màu đỏ cho khác một tí! Còn áo của các

cô các bà thì tuyền là mầu hồng và vàng nhạt!

Thế mới biết, những cái gì hạng nhất thì dân ta để

dành đến Tết. “Tết nhất mà lỵ,” hay là “vui nhƣ

tết.” Thế nhƣng cũng thƣờng nghe “Tết nhất … rõ

khổ” khi phải móc túi trả tiền gửi xe gấp năm, mƣời

lần; tô phở gấp đôi tiền vì “Tết nhất mà lỵ!?” hay là

lúc phải chen chúc dài ngƣời hàng giờ trong siêu

thị; hay nhìn thấy xấp bao lì xì phải bỏ tiền vào và

ca cẩm “bà con họ hàng chả chịu chấp hành kế

hoạch hóa (gia đình) gì cả!” Thật là rõ khổ chứ lỵ!

“Tết nhất” cũng có thể là để chỉ thời điểm đầu tiên

của một năm âm lịch, khởi đầu cho mùa xuân mặc

dù mùa xuân của Sài gòn chằng khác mùa hè là

mấy! Nhắc đến cái sự “khởi đầu” này tôi bổng nhớ

có năm dân ta lại bắt đầu sớm hơn Trung Hoa một

ngày, vừa xong ngày 29 tháng chạp âm lịch lại đến

ngay mồng một trong khi họ (Trung hoa) tà tà qua

ngày 30 rồi mới đến mồng một. Tính ra là họ “lời”

thêm đƣợc một ngày tết (nhƣ thằng con tôi nói một

cách tiếc rẻ). Tôi hỏi một vài ngƣời thì đƣợc trả

lời rằng những nhà “lịch học” thông thái của chúng

ta đã tính đúng tính đủ, tính chính xác nên thằng

con tôi thiệt mất một ngày Tết! Quả là Tết ta ấy

chứ, cũng phải khác thiên hạ nhẩy (!?)

Mùa xuân, khởi đầu của sức sống, của hy vọng,

của những toan tính, những dự định, khởi đầu của

những ƣớc mơ. Ngƣời ta vẫn thƣờng nói:

- Năm nay tui nhất quyết phải tập thể dục, phải

giảm mập 5kg (!) Năm nay tui phải đƣợc lên

lƣơng (cái này còn tùy sếp!), phải đổi xe, phải có

ngƣời “iêu…” hay cụ thể hơn “ra giêng anh cƣới

em…” chẳng hạn.

Hay nói theo cung cách “nhà quan” nhƣ:

- Năm mới thắng lợi mới! Năm mới tiến bộ hơn

năm cũ!?

Hoặc theo phong cách doanh nhân:

- Năm mới tiền dzô nhƣ nƣớc! (Trời ạ! Nƣớc bây

giờ thì vàng chạch. Thỉnh thoảng sáng ra đƣợc ông

Thủy cục tặng cho một thùng cà phê đen - thật sự -

tá hỏa!)

Hay nhƣ nhỏ cháu tôi ƣớc ao:

- Năm mới con “ƣợc” lên lớp. Cô giáo con hông

“ánh” con!

“Tết nhất,” bắt đầu bằng những niềm mơ ƣớc nhƣ

cháu tôi, sự mong mỏi về hạnh phúc, có thể là vật

chất hay tinh thần của một con ngƣời, một gia

đình và có khi là của cả một dòng tộc, dân tộc hay

cả nƣớc chứ chẳng chơi… Đến đây tôi thấy thật là

khâm phục và ngƣỡng mộ dân ta quá thể! Chỉ hai

chữ đơn giản mà hàm chứa quá ƣ súc tích, nói lên

Page 36: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 36

đƣợc nhiều điều, diển tả đƣợc nhiều trạng thái nhƣ

một hình-dung-từ rất rộng mà lại sâu sắc (sic!)

Với cái sự

hiểu biết

sâu sắc cở

cơi đựng

trầu của

ngoại tôi,

cái sự hiểu

biết ngó

lên trời

tròn vành

vạch cở miệng giếng khơi nhà nội (cái này hơi “nổ”

vì nhà nội tôi không có giếng!) Tôi đã mạn phép

lạm bàn về “Tết nhất, xuân thì” đủ thứ. Thôi thì để

xem chơi ba ngày tết…

Ủa! Mà hình nhƣ có tiếng la của “ai” ở dƣới bếp,

nồi thịt kho “dân tộc và hiện đại” của “nhà tôi” hình

nhƣ đang bị “điện hại” thì phải. Lúc này “gas” mắc

quá nên chuyển hƣớng “triển khai” sang bếp từ.

Vậy là đành phải chấm dứt tại đây. Chƣ huynh nào

có cao kiến gì thì hẹn năm sau ta bàn tiếp vậy.

“Tết với nhất… rõ khổ.”

VMH – Xuân Tân Mão 2011.

Hoa Lục Bình Ảnh: Vy Vy

Sông đời có lẽ...

Chiều ba mƣơi bỗng thèm ra phố

Nhìn sông ngƣời hối hả về mau

Chiều liêu xiêu váng vất còn đau

Em giữa phố khóc cƣời nghiêng ngửa

Chiều ba mƣơi sông đời có lẽ…

Chảy nỗi niềm, chảy ngƣợc vào trong

Chiều ba mƣơi xuân tận, ngày cùng?

Mai là tết, vàng son còn mất?

Mai là xuân, đầy lộc lên chùa

Hôn mồng một, em cƣời rung lá

Hôn mồng hai, khách lạ đầy sân

Còn mồng ba, một nắm tay gần

Một khe khẽ, chút xuân thầm, em khóc…

Chiều ba mƣơi thôi còn chút lửa

Em cho ngƣời hồng nụ xuân đời

Đời tinh khôi, nhƣ em tinh khôi

Nhƣ chiều nay, mây sẽ về giữa phố …

VMH

Xuân Tân Mão 2011

Page 37: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 37

Trang Thơ

Nguyễn Đức Cường

CHỜ XUÂN

Ta đứng bên ngoài cuộc tỉnh say,

Mà đau thế sự đến hôm nay.

Những thƣơng tim nát thời oan khuất,

Chôn dấu lòng son chuyện đắng cay.

Bút vẫn vờn quanh trang huyết lệ,

Mực còn xuôi ngƣợc nét bi ai.

Mùa Đông non nƣớc, ôi ! dài quá,

Ray rứt chờ Xuân đếm tháng ngày.

Ray rứt chờ Xuân đếm tháng ngày,

Hay là vô vọng ngóng trông ai ?

Ngƣời đi bao góc trời tê buốt,

Kẻ ở trăm miền đất xót cay.

Nếu đã cùng nhau mơ thƣở ấy,

Thôi đừng dang dở mộng xƣa nay.

Còn đây hƣơng khói mùa vui cũ,

Bay thoảng cho đời một thoáng say !

NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG - MĐC1970

Page 38: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 38

KHÍ CÔNG, VŨ KHÍ

CỨU LẤY HOA KỲ. Nguyễn Văn Phước

Tại sao phải cứu lấy Hoa Kỳ?

Hoa kỳ đang lâm vào đại họa, không phải đến từ

khủng bố, cũng không đến từ ngoại bang (Hoa kỳ

đƣợc bảo vệ bằng 2 đại dƣơng và một nền kinh tế

và quân sự hùng hậu), cũng không đến từ nghèo khó

bịnh tật, mà đến từ sự giàu có hùng mạnh của chính

nó: BỊNH BÉO PHÌ – Hệ quả của sự ăn uống thừa

thải và thiếu vận động gây nên.

Với đà tăng cân hiện nay, chỉ trong 20-30 năm nữa,

1/4 dân số Hoa Kỳ sẽ lâm vào bịnh béo phì mà hậu

quả đi đến là bịnh Tiểu đƣờng, khiến phải tốn hàng

trăm tỷ đồng hàng năm và mất đi 1/5 tuổi thọ của ¼

dân số ấy. Có nghĩa nó sẽ giảm mất 1/20 tức 5% đời

sống dân chúng Hoa kỳ tƣơng đƣơng với 20 triệu

ngƣời, một tổn thất khổng lồ về con ngƣời và tài

chánh.

Để tiêu thụ số lƣợng thực phẩm khổng lồ thừa mứa,

hàng mấy mƣơi năm nay ngành kỹ nghệ chế biến

thực phẩm Hoa Kỳ ra sức chế biến những món ăn

hấp dẩn để mời gọi con ngƣời có thể ăn bất cứ lúc

nào, bất cứ nơi nào. Chính những kích thích tố tăng

trƣởng, những hoá chất kích thích sự thèm ăn còn

tồn đọng trong thịt gia súc, gia cầm, cá nuôi, cây

trồng... đã là những tên khủng bố âm thầm chui vào

cơ thể chúng ta, điều khiển chúng ta càng ăn nhiều,

càng thấy thèm ăn.

Để nuôi dƣởng và duy trì sự hoạt động của cơ thể,

các mô của con ngƣời cần những chất bổ sung. Khi

những chất nầy suy giảm, một tín hiệu đòi hỏi đƣợc

phát lên não. Từ não phát lịnh cho các tuyến tiết ra

các chất kích thích đòi bổ sung.

Một trong những chất mà cơ thể đòi hỏi cấp bách

là NĂNG LƢỢNG (ENERGY). Thiếu nó, con

ngƣời trở nên suy kiệt nhanh chóng, nên tín hiệu

đòi hỏi bổ sung bao giờ cũng dồn dập, khiến ngƣời

lả ra, đổ mồ hôi, nhất là bụng xót xa... khiến ngƣời

ta nghĩ rằng phải ăn ngay một cái gì đó.

Thế là một bữa ăn thịnh soạn đƣợc bày ra để đáp

ứng cho sự đòi hỏi đó, trong khi chỉ cần một phần

nhỏ trong bữa ăn ấy thực sự bổ sung đáp ứng cho

sự đòi hỏi của cơ thể. Phần lớn còn lại bắt buộc lá

gan chúng ta phải làm việc cật lực để chuyển đổi

thành vật tồn trử đƣa vào kho dự trữ - là mỡ: Béo

phì xuất phát từ đây. Để loại trừ nó các nhà khoa

học khuyên chúng ta phải vận động: không có làm

việc tay chân thì thể dục thể thao.

Chúng ta biết trong thực phẩm luôn có các khoáng

chất vi lƣợng, các “vitamin” và 3 tố chất căn bản:

“Protid,” “Lipid” và “Glucide.” Để chống béo phì,

ngƣời ta nghĩ ngay đến việc ăn một cách chọn lọc,

loại ra thủ phạm gây nên béo phì nhiều nhất: Anh

“Lipide” - các loại mở, dầu; kế đến anh dể dàng

chuyển hóa thành mở - “Glucide” bị ngăn cấm,

còn trái cây và rau quả đƣợc cho ƣu tiên sử dụng.

Nhƣng tạo hóa

có sự mầu

nhiệm, cho

phép tự cơ thể

chúng ta có thể

điều hòa biến

đổi từ tác dụng

của tố chất nầy sang tác dụng của tố chất kia theo

nhu cầu của cơ thể.

Chính điều kỳ diệu nầy đã giúp cho con trâu con

bò chỉ ăn cỏ, rơm mà cho ra thịt, sữa; giúp cho dân

tộc Việt Nam nghèo đói vẫn duy trì đƣợc nòi giống

trong những lúc khó khăn nhất bằng chén cơm và

hạt muối.

Chính vì không biết thấu đáo điều nầy mà nhà

Dinh dƣỡng học Atkin một thời nổi đình nổi đám

bằng cách chỉ dẩn cho thiên hạ các phƣơng pháp

“DIET” sai lầm, đã không tự giữ đƣợc mạng sống

của chính mình đến nổi phải bị đột tử vì chứng

bịnh tim mạch.

Quy trình ăn chọn lọc và thể dục thể thao nầy đƣợc

áp dụng bao lâu nay, nhƣng tỷ lệ ngƣời béo phì vẫn

tăng. Phải chăng có gì đó sai lầm!?

Page 39: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 39

Chúng ta trở lại tiền đề lúc khởi đầu, khi cơ thể phát

tín hiệu bổ sung, chúng ta phải tìm hiểu bổ sung cái

gì để thỏa mản cho sự thiếu thốn của cơ thể và

chúng ta chỉ bổ sung đúng sự thiếu thốn ấy mà

không nên bổ sung dƣ thừa để không thể lấy ra

đƣợc nên béo phì. Hơn thế nữa, sự ăn uống dƣ thừa

đôi khi không đến từ nhu cầu mà đến chính từ sự

thèm ăn của chúng ta. Làm sao chống lại cơn thèm

ăn là chống đƣợc béo phì.

Xem lại, cơ thể chúng ta không trực tiếp dùng

những thức ăn thô, sau khi đƣợc cơ thể chế biến

những thức ăn nầy đƣợc “oxy” trong hơi thở của

chúng ta “oxyd” hóa nó mới phục vụ cho cơ thể con

ngƣời, khi thiếu những chất “oxyd” hóa nầy cơ thể

phát tín hiệu đòi hỏi bổ sung. Có những tín hiệu cụ

thể nhƣ: cảm giác đói đòi ăn, cảm giác khát đòi

uống, cảm giác ngạt đòi thở. Tuy nhiên có những

tín hiệu không cụ thể làm chúng ta lầm tƣởng đƣa

đến sự đáp ứng sai lầm gây mất cân bằng, tạo nên

béo phì.

Chúng ta đã biết trong cơ thể mỗi ngƣời luôn có

một kho dự trữ. Để giảm tồn lƣợng của kho dự trữ

nầy, khi chúng ta có tín hiệu đòi hỏi bổ sung của cơ

thể, thay vì tiếp tục nạp vào nhƣ đã lầm tƣởng yêu

cầu của nó, để tiếp tục gây dƣ thừa, chúng ta tìm

cách buộc cơ thể phải mở kho tồn trử nầy ra sử

dụng. Khi nhu cầu của cơ thể đƣợc bổ sung, tín

hiệu đòi hỏi sẽ hết. Đó là cách giảm cân, chống béo

phì.

Cách nầy đã đƣợc các nhà nghiên cứu Phƣơng

Đông nhƣ Ấn Độ, Trung Hoa nghiên cứu và phổ

biến từ hàng ngàn năm nay, đƣợc gọi là “KHÍ

CÔNG.” Điều nầy không đƣợc các nhà khoa học

quan tâm và các nhà truyền thông phổ biến vì không

có ai tài trợ cho họ để nghiên cứu và quảng cáo

“không khí,” cái mà ai cũng có thể thủ đắc một

cách dể dàng, không cần phải mua bán nhƣ thức ăn

thức uống.

Nhƣng khí công là gì? Đơn giản hay phức tạp?

Làm sao khí công giúp giãm béo phì? Những vấn

đế nầy không thể trình bày trong khuôn khổ một bài

báo, xin khất lại một dịp khác.

Nguyễn Văn Phước

MĐC K69

Hồi ký

Trường Mạc Đĩnh Chi sau 51 năm.

Mặc dầu đã 51 năm kể từ ngày bƣớc chân vào năm

Đệ thất B, lớp học toàn nam sinh, sinh ngữ 1 là

Anh Văn (riêng lớp Đệ Thất C sinh ngữ 1 lại là

Pháp Văn, và nam nữ hỗn hợp), tôi vẫn không bao

giờ quên đƣợc những hình ảnh kỷ niệm sâu đậm.

Tôi xin kể ra một số chuyện mà tôi nghĩ rất đáng

nhớ nhƣ sau:

Cổng trường Mạc Đĩnh Chi năm 1968

- Rất ít ngƣời biết đến Trƣờng Trung Học Mạc

Đĩnh Chi (MĐC) là một ngôi trƣờng trung học

công lập duy nhứt trong vùng Saigon có cả nam và

nữ sinh học chung. Trƣờng MĐC cũng là trƣờng

duy nhất có ƣu tiên đón nhận học sinh Việt gốc

Hoa. Tôi đã cảm thấy thật may mắn đƣợc trung

tuyển vào lớp Đệ thất… Thật ra, tôi bị hú hồn lúc

đi xem kết quả kỳ thi tuyển nhập học Đệ Thất; bởi

vì dò đi dò lại trên danh sách thí sinh trúng tuyển,

tôi vẫn không thấy tên mình. Đành phải thất vọng

lủi thủi về nhà; nhƣng một anh bạn thân lại đến nhà

chúc mừng: “Mầy đậu rồi, đậu thủ khoa trong danh

sách phụ kế bên.” Thì ra có thêm một danh sách

phụ dành riêng cho ngƣời Việt gốc Hoa mà chƣa

có thi bằng tiểu học (chỉ dùng bản dịch bằng tƣơng

đƣơng

của trƣờng Hoa mà thôi). Thế là tôi ngay lập tức

đến trƣờng và gặp Cô Long thƣ ký, cô có tóc để

dài tới lƣng, để đóng tiền niên liễm cho năm Đệ

thất.

- Mỗi sáng thứ hai, thầy trò đều tham dự lễ chào cờ

nghiêm chỉnh đầu tuần. Nam sinh mặc áo và quần

Page 40: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 40

toàn màu trắng (ngày thƣờng thì áo trắng quần

xanh); còn nữ sinh thì áo dài xanh (thay vì áo dài

trắng trong ngày thƣờng). Mọi ngƣời đều phải may

phù hiệu Trƣờng MĐC trên áo.

- Lúc cuối năm trƣớc khi chia tay nghỉ Tết, mỗi lớp

đều tƣng bừng tổ chức tất niên với trang trí thật đẹp,

cùng với bánh mứt, nƣớc ngọt, và cả các mục văn

nghệ để đón mừng đại diện lớp khác đến dự trong

bầu không khí vui nhộn và thân mật.

- Khoảng năm Đệ tam, phong trào nhạc ngoại quốc

cũng du nhập vào trƣờng. Cảnh lắc “twist” thƣờng

xuất hiện trong giờ ra chơi. Đặc biệt, thầy giám thị

Phạm Ngọc Đĩnh đã khuyến khích tinh thần văn

nghệ. Thầy đã cho trình diễn nhạc Việt cùng nhạc

ngoại quốc ngoài sân trƣờng vào những buổi trƣa

Thứ Bảy cuối tuần. Vui thật là vui.

- Trƣờng MĐC chẳng những làm ngạc nhiên nhiều

ngƣời và nổi tiếng trong các màn trình diễn văn

nghệ liên trƣờng vùng Saigon. Đồng thời học sinh

của trƣờng cũng phấn khởi tự hào về một số lớn học

sinh MĐC ra trƣờng đã trúng tuyển vào các phân

khoa đại học chuyên môn trong vùng Saigon nhƣ

Trƣờng Y Khoa, Dƣợc Khoa, Nha Khoa, Kỹ Thuật

Phú Thọ, Kiến Trúc, Nông Lâm Súc…

- Tuy nhiên, chiến cuộc ngày càng khốc liệt, học

sinh MĐC không phải là ngoại lệ, nhiều ngƣời đã

nhận lãnh trách nhiệm của trai thời loạn, lên đƣờng

nhập ngũ. Nhiều cựu học sinh MĐC đã hy sinh

ngoài mặt trận nhƣ: Anh Tăng Chấn Kiệt cùng lớp

tôi, vừa học xong Đệ Lục, đã đăng vào Hải Quân,

và là cũng học sinh MĐC đầu tiên đã tử trận (giang

đỉnh của anh trúng thủy lôi của địch trên sông). Sau

đó hai anh cùng lớp cũng tử trận là Phạm Kim Anh

(biệt kích), và Hứa Văn Nghĩa (phi công trực

thăng)… Học sinh hiển hách nhứt là Thiếu úy

Mạch Khai Yum, vị sĩ quan trẻ tuổi nhứt QLVNCH,

ở cấp bậc thấp nhứt, đã đƣợc lảnh Bảo Quốc Huân

Chƣơng lúc còn sống (Yum là ngƣời đầu tiên cầm

cờ vàng Việt Nam, dẫn lính nhảy xuống “Che Pol”

trong trận chiến Hạ Lào 1972).

Sau ngày 20 tháng 4 năm 1975, một số thầy cô và

cựu hoc sinh MĐC đã may mắn tìm đến bến bờ tự

do ở hải ngoại, vẫn tiếp tục vƣơn lên thành công

đáng kể trong nhiều lãnh vực khác nhau. Chúng ta

cũng không quên công sức và thiện chí của anh

Liêu Hoàn Vũ, cùng các chuyên viên kỹ thuật MĐC

đã thành công tạo dựng và duy trì trang mạng

“Macdinhchreunion.net” hải ngoại, để thầy trò

MĐC có đƣợc một phƣơng tiên liên lạc thông tin

thật hữu hiệu và tiện lợi. Ngoài ra thầy cô Lý Di,

Nguyễn Trí Thành cùng các thầy cô khác, cũng đã

tạo động lực chủ yếu cho nhiều buổi họp mặt tất

niên hay “picnic” hè trong tình thân thiết truyền

thống của MDCR (MacDinhChiReunion) hải

ngoại.

Lƣ Khải Minh

MĐC K66

Bụi Tre Ảnh: Vy Vy

Page 41: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 41

Trang thơ

Nguyễn Thị Khánh Minh

Mùa

Xuân

Và mùa xuân nhƣ lại từ đầu

Màu hoa nhƣ tƣởng đã quên lâu

Bàn tay năm ngón thƣơng thƣơng gọi

Hoa tím ngoài kia chợt bỗng đâu…

Đã đến giữa thời gian rực rỡ

Tháng giêng hồng qúa một xuân xanh

Long lanh bàn tay năm ngón mở

Bàn tay năm ngón đợi long lanh

Trời buổi đó một lần đứng lại

Về xao giấc mộng giữa hai tay

Nhé, giùm em, chúc lòng ngần ngại

Đôi bàn tay nói nhỏ nhau hay

Từ buổi đó biết rằng trong trẻo

Là dòng khơi lăng hết niềm đau

Từ buổi đó niềm vui nắm lại

Bàn tay mƣờn ngón nhớ thƣơng nhau

Nguyễn Thị Khánh Minh

XUÂN MUỘN

Đâu ngờ thuở ấy mong manh

Sáng nay chợt nắng, giật mình, hoa xƣa

Nụ đơm từ buổi xuân thơ

Vàng hoa chín muộn

Bây giờ mới hay

NTKM

Hoa Điên Điển Ảnh: Vy Vy

Page 42: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 42

TRĂNG MẬT

Im nhé, mùa xuân đang bói hƣơng

Bén xoan hoa con nắng vàng rơm

Ngày mẩy non nụ cƣời măng nhú

Anh đón em về. Trăng mật thơm

Xanh nức vƣờn xanh những tiếng chim

Tấm bé ơi bƣớc trốn bƣớc tìm

Cỏ thơm xòe bàn tay thơ trẻ

Chi chi cành hoa nắng ú tim

Cánh chim vù theo cọng rơm bay

Cây còn giấu lời thơm của qủa

Ngày còn giấu nắng trong vòm lá

Đố anh, em giấu gì trong tay?

Nguyễn Thị Khánh Minh

Ánh Trăng Ảnh: Vy Vy

ĐÊM GIAO THỪA

NĂM X A

Đêm đen hơn, trời cũng cao hơn

Gió cuối năm se se thổi buồn

Đốm thuốc ngƣời nhƣ vì sao nhỏ

Sáng lập lòe, vây tôi yêu thƣơng

Con đƣờng củ những hàng cây củ

Giờ nhìn nhau ngƣợng ngập áo mầu

Nhấp nháy đèn đi, phố long lanh nổi

Dòng ngƣời nhƣ sóng tan theo

Rơi xuống lòng tôi đam đam qúa

Mặt ngƣời thăm thẳm đêm ba mƣơi

Khói thuốc vừa bay chừng đọng lại

Trang cả mùa xuân trong tóc tôi

Đêm sâu lắng,

Gió vội vàng xuống đậm

Nghê gần lại đôi vòng tay ấm

Nụ giao thừa nở ngọt trên môi

Đƣờng thời gian, xin hãy thật dài

Cho ta đừng vội đến ngày mai

Ở lại nhé đêm ơi vời vợi

Có vì sao vừa sáng trong tôi.

Nguyễn Thị Khánh Minh

Page 43: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 43

Trang thơ

Võ Quang

Mơ Về Quê-Hương Cũ

Mơ lối đi xưa hoa nở vàng

Bên sông thấy dạng chiếc đò-ngang

Không-gian thơm ngát mùi lúa mới

Nghe giọng-hò ai ở cuối làng...

Mơ buổi tan trường... trộm ngắm ai

Gió thổi tung-tăng mái tóc dài

Nắng trưa làm ửng hồng đôi má

Theo bước ai về, áo bay bay

Mơ thấy quê-hương một thuở nào

Chìm trong khói lửa, lắm thương-đau

Thấy người bạn cũ... thân đẫm máu

Lổ-loang vết đạn, vẫy tay chào.

VQ

SAY NẮNG Bỗng một cơn gió lạ Cuốn hồn vào đam-mê Tôi say-sưa, nghiêng-ngã Quên lối đi, đường về

Tôi không e đánh mất Những vun đắp trên đời Bao lời khuyên vô nghĩa

Tôi mặc kệ mọi người Vì tôi không là thánh Vững tin trước cám-dỗ Mà tôi chỉ làm người Với con tim yếu đuối

Rồi tôi tỉnh cơn say Lòng mang đầy tội-lỗi Xin tha lỗi cho tôi Xin tha lỗi cho tôi

Tôi say... say chút nắng Vì ngu ngốc rong chơi Xin quay về an-phận! Dưới bóng râm cuộc đời

VQ

Page 44: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 44

Giấc Mơ Tuổi Học Trò

Xin cho tôi giấc mộng

Trở về thời niên thiếu

Sống lại tuổi học trò

Dưới mái trường thân yêu...

Nhà thơ Du Tử Lê có lần tự thú ... "tôi là một con

bò ..chúng ta là những con bò đang nhai lại những

đám cỏ trên đồi cao" Tôi thấm thía câu nói này của

nhà thơ..

Ở cái tuổi đời hiện tại chúng ta hay nhớ về những

kỷ niệm xa xƣa. Chúng ta "nhai lại" những kỷ niệm

, những đám cỏ xƣa cũ trên ngọn đồi chất chứa đầy

những kỷ niệm của một thời niên thiếu đã đi qua ..

Võ Quang , chúng ta , đôi lần cũng muốn quay về

với những kỷ niệm xƣa , nhất là tuổi học trò cho dù

chỉ là .."giấc mộng " ..Gọi là mộng vì nó không là

thực ..vì chúng ta không thể ..anh và em không thể

trẻ lại nhƣ những ngày tháng cũ "dƣới mái trƣờng

thân yêu"..

Trong niềm nhớ nhung trƣờng xƣa , có những ƣớc

muốn , có những giấc mơ rất gần và rất thật...

Cho tôi mơ nghe thấy

Lời thầy cô giảng dạy

Tiếng bạn bè xôn xao

Giọng hát em ngày ấy

Trong giấc mơ ấy.. có hình ảnh của thầy , cô ......

có bạn bè và có em.. ngƣời bạn học chung trƣờng ,

mà có lần làm trái tim học trò ghi nhớ mãi..

Cụm từ "Thầy , Cô" đi liền với từ "Giảng

dạy"...."Bạn bè" tiếp nối với cụm từ "Xôn xao"...

và từ ngữ "Em"..theo sau với "Giọng hát" ..Từ

"Em" nằm gọn trong "Giọng hát" và " Ngày ấy"..

Em của ngày xƣa với tiếng hát làm say mê anh học

trò nhiều mơ mộng.."Em" , đƣợc nhắc đến với

giọng hát ngày ấy rất trân trọng.. một kỷ niệm ,

một nét đặc trƣng của tuổi học trò , nhất là ở

trƣơng cũ Mạc Ðĩnh Chi ..

Ðoạn thơ mang đủ những hình ảnh , những nét tiêu

biểu của một vùng trời kỷ niệm .. có con ngƣời và

có cả âm thanh .. có thầy cô , có bạn bè , có em ..

có lời giảng dạy , có tiếng nói cƣời xôn xao của

bạn bè , có tiếng hát em ngày ấy ..

Mộng và mơ .. và hơn thế nữa , Võ Quang nhƣ

muốn .. sống lại với kỷ niệm , gần gũi với kỷ niệm

hơn nữa ..

Xin cho tôi bước lại

Hành lang, sân trường cũ

Con đường Lục Tỉnh đó

Những lúc đưa em về

Xin đƣợc trở lại với kỷ niệm xƣa .."bƣớc lại " cái

nơi chốn cũ với lối đi , với những hành lang , sân

trƣờng .. con đƣờng Lục Tỉnh và những lúc đƣa em

về. Nơi chốn xƣa chỉ còn lại với nỗi nhớ , và tiếc

nuối cho một thời thơ mộng cũ khi có em và có

anh trong những buổi sáng đến trƣờng , những giờ

ra chơi , những lúc tan trƣờng..

Cho tôi mơ thấy được

Em thẹn thùng che nón

Khi tôi đón cổng trường

Nụ cười thật dễ thương

Page 45: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 45

Tuổi học trò , đọng lại trong tác giả là hình bóng

xƣa của cô bạn học chung trƣờng..

Cái nét đẹp thơ ngây rất học trò ấy là sự thẹn thùng

bên chiếc nón ..là những xúc động , hồi hộp khi chờ

đón nhau trƣớc cổng trƣờng .. Trong đó có nụ cƣời

của em.." nụ cƣời thật dễ thƣơng"..chỉ khi nào yêu

mới thấy nụ cƣời của ngƣời mình yêu ..thật dễ

thƣơng...

Tác giả đã có một tình yêu ..tình yêu của tuổi học

trò. Cái tình yêu ban đầu thơ ngây đó trở thành một

kỷ niệm khó quên trong mỗi chúng ta khi nhớ về

trƣờng cũ. Dù chỉ là giấc mộng..

Xin cho tôi giấc mộng

Hai đứa cùng chung bước

Nhặt cánh hoa phượng đỏ

Trao nhau nụ hôn đầu... -VQ

Tuổi học trò vẫn còn là giấc mộng đẹp trong tác

giả. Giấc mộng cùng chung bƣớc , với hình ảnh

đẹp của cành hoa phƣợng đỏ ..nhắc đến tuổi học trò

, ta thƣờng nhắc đến cành hoa phƣợng đỏ nét tiêu

biểu cho những mối tình học trò. Và hơn thế nữa là

" nụ hôn đầu"...

Nét độc đáo trong bài thơ là "nụ hôn đầu"...Hơn nữa

đời ngƣời trôi qua .."Trán đã hằn vết nhăn. Má đã

phai sắc hồng.." (Quán Lạ- Trần mộng Tú )...Anh

vẫn còn mộng và mơ .."nụ hôn đầu "...

Có lẻ nụ hôn đó vẫn còn trong giấc mộng xƣa ..

Cho đến bây giờ ..mỗi lần nhớ về trƣờng cũ .. ngƣời

của quá khứ vẫn còn thôi thúc , trái tim vẫn không

ngủ yên với giấc mơ về một thời đã xa , giấc mơ về

tuổi học trò thời niên thiếu, khó quên trong mỗi

chúng ta...

Một trong những kỷ niệm đẹp mà trong mỗi chúng

ta ..ít ra cũng một lần đã có lúc trải qua...

Nguyễn Hoàn Khải

Vƣờn cao quê ngoại

Ảnh: Vy Trƣơng

Page 46: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 46

Page 47: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 47

Page 48: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 48

Tình Ca của tác giả

Minh Tuấn

Chân trọng gởi đến bạn bè

Thân hữu cộng đồng ngƣời

Việt Nam trên toàn cỏi Hoa Kỳ

Và Việt Nam…

Page 49: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 49

Bài Phú Xuân Cảm

2011 Nguyễn Văn Phước

Nhớ bốn năm mươi năm về trước, Hàng năm cả ngàn trò tranh đua quyết liệt. Tuyển ra hơn hai trăm trẻ, tuổi đời non nớt. Điểm lại mấy ngƣời bảnh bao thành đô phố thị. Rõ ra lắm đứa thôn dã ruộng đồng sông nƣớc, Mặt mày ngơ ngáo, tóc đỏ hoe hoe, Mùi bùn còn vƣơng, áo quần xốc xếch.

Nhƣng cũng tài năng, danh tiếng một phƣơng, Cha mẹ tin yêu, tự hào chất ngất, Cùng tựu dƣới một mái trƣờng, Phú lâm, Đĩnh Chi họ Mạc. Ngày ấy,

Cô Ngọc Khánh uốn chử Nho từng nét, nắn Quốc

Ngữ từng câu.

Thầy Gia Nam luyện Tiếng Mỹ từng giọng, tập Anh

Văn từng “word.”

Nói viết thành câu nhờ Trần Ngọc Ánh, Phan Đình

Ngọc, Doãn Quý Minh Gƣơng.

Lƣu loát văn chƣơng bởi Phạm Quân Hồng, Trần

Thanh Dũng, Tƣờng Vân, Vũ Nguyệt, Tôn Thất

Lƣơng,Từ Sĩ, Bùi Loan, Thủy Tiên mở cả bầu trời

Đại Số.

Nguyễn Phƣớc Hậu, Phạm Quang Huyến, Nguyễn

Vũ Hải thách đố bao bài Hình Học.

Mạnh Bột, Thị Đức, Văn Đồng truyền những

chuyện dài Tổ Quốc Non Sông; Lê Diễn, Hồng Ân, Đại Bằng dạy các cuộc sống

muôn loài muôn vật. Dù có tiếng Mỹ, vẫn nghĩ tiếng Tây: Bạch Tuyết,

Yến, Huy, Từ Hà, Trần thị Loan, Thị Ngà, Bá

Phẫm, Thúy Nga.

Biết trò phù thủy, hiểu luật đất trời: Nguyễn văn

Hiến, Trịnh Trung Sơn Nguyễn Trí Thành,Nguyễn

Tuấn Tú, Bạch Văn Đức. Đàn ca xƣớng hát, khai mở tai trâu, có Phó Quốc

Thăng, Phạm Thế Mỹ. Triết lý cuộc đời, thành công dân tốt, nhờ Thị

Mạnh, Thanh Liêm, Nhƣ Dục. Cụ Sáu Trân râu kẽm,ngọn roi đằng đằng sát khí. Cô Huỳnh Ánh dịu dàng, nụ cƣời bao dung hiền

thục. Dẫn dắt

trò

ngoan

Hiệu

Trƣởng

Vũ Đức

Thịnh,

Lý Di

hiền

hòa. Trừng trị quỷ ma Tổng Đĩnh, Phạm văn Mạnh,

Văn Đằng nghiêm khắc… Còn nữa, còn nữa, còn biết bao Thầy Cô dày công

dạy giỗ. Lớn dần, lớn dần, lớn dần… lên những Trò ngày

nào ngơ ngác: Nam Trƣơng Vĩnh Ký mái tóc tà áo bay bay, khát

khao trong lòng; Nữ Trƣờng Gia Long những lời tán tỉnh vản ve,

đợi chờ mỏi mắt. Sân trƣờng ngoại ô khô khốc, đầy bóng quần xanh,

áo trắng; Lớp học trƣờng nghèo tƣơi mát, điểm tô hoa cài

bím thắt… Có những buổi, Văn nghệ cuối tuần Công Minh chuyên trống, Lê

Quân đàn, Đào Nam “bass.” Biểu diễn thi đua Hữu Hiếu chàng mù, Chánh Tín

ca, Phi Huệ hát. Hòn Vọng Phu, Nghìn Trùng Xa Cách làm não

lòng ngƣời. Duyên Tơ Hồng, Thiếu phụ Nam Xƣơng năm nào

cũng nhất. Trƣờng Mạc Đĩnh Chi bao ngƣời đem cả thanh

xuân gắn bó. Thầy Trần Thanh Dũng lắm phen quên ngủ vì trò

dẫn dắt…

Page 50: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 50

Rồi một ngày,

Tết Mậu Thân tƣng bừng khói lửa, chiến nạn đầy

trƣờng, Mạc Đĩnh Chi nhƣờng lớp, chia cơm, chung lƣng

đấu cật. Tình Thầy trò ngày thêm gắn bó keo sơn, Nghĩa bạn bè đến mãi răng long đầu bạc. Sáng sáng chia nhau bát phở Ba Lùn, Trƣa trƣa mát rƣợi ly chè Chú Bắc. Nghĩa đồng song chan chứa trong lòng, Tình bằng hữu đong đầy tâm thức.

Bảy năm cùng học, chia sẻ khó khăn, chan hòa tình

bạn. Mỗi ngày một buổi, chung vai sát cánh xóa dần dị

biệt. Những mùa hè qua mau, tại vùng đất Phú Lâm đàn

trẻ mỗi ngƣời mỗi cảnh, tỏa bốn phƣơng trời tung

cánh, Bốn mƣơi năm lại đến, đây “Little Saigon” bằng

hữu ba chìm bảy nổi tựu về mặt mừng tay bắt. Trong khung cảnh mừng vui hôm nay. Cùng tƣởng nhớ những ngƣời đã khuất: Thầy Phạm Ngọc Đĩnh,Trần Thanh Quang ra đi khi

đất nƣớc tan đàn xẻ nghé. Giáo Sƣ Trần Tụy, Tôn Thất Lƣơng giã từ những

hoài bão trong niềm luyến tiếc.

Cô Nguyễn Thị Ngà, Phan Đình Ngọc, Bạch văn

Đức tìm về với tổ tiên. Thầy Dƣơng văn Lắm, Phạm Thế Mỹ, Lê Trọng

Liên ra đi đầy thƣơng tiếc. Bạn Điêu Tô Hà, Lƣơng Cƣờng, Văn Bờ với bao

ngƣời đáp lời sông núi hiến đời trai từ trẻ. Chị Phạm Thị Duyên, Nguyễn Cúc, Đình Nghiệp

cùng nhiều bạn chống chọi nan y đến hơi tàn lực

kiệt. Những bạn hôm nay tiếc dạ không về. Bao ngƣời bịnh đau hẳn lòng luyến tiếc? Giờ gặp nhau đây,

Chúc Thầy Cô xuân khỏe, năm vui, bốn mùa ha hả. Mừng bạn bè xa thành gần đạt, cả đời hạnh phúc.

Nguyễn Văn Phước Xuân Tân Mão 2011

Page 51: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 51

Câu đối GS Phạm Quân Hồng

Thời còn Nho học, sĩ tử đi thi, làm văn bài đều phải

viết theo thể biền ngẫu; nghĩa là phải viết thành

từng cặp, 2 cấu đối nhau. Do đó ngay từ khi bắt đầu

đi học, học trò đã phải tập làm câu đối.

“Đối” nghĩa là hai câu song đôi, từ ngữ và ý nghĩa

trong hai câu phải tƣơng đƣơng. Câu đối trở thành

một thể văn rất phổ thông... đi chỗ nào cũng thấy

câu đối. Từ cung điện vua, dinh thự các quan cho

đến đình, chùa, miếu và cả tƣ gia những ngƣời giầu

đều có câu đối. Có những câu đối đƣợc đắp thẳng

vào cột xây nhƣ ở cung điện, dinh thự, chùa miếu.

Nhà giàu sang thì có câu đối khắc lên gỗ, sơn son

thết vàng treo trên cột.

Ở cung điện vua chúa thì câu đối rất nghiêm chỉnh.

Ý nghĩa thƣờng nó về “ơn và đức” của nhà vua;

nghĩa vụ của tôi con... Chắc là nhiều ngƣời còn

nhớ giai thoại Cao Bá Quát chê và sửa sai câu đối

bày trƣớc cửa điện Cần Chánh ở triều đình Huế.

Điện Cần Chánh có đôi câu đối nhƣ sau:

“Thần khả báo quân ân

Tử năng thừa phụ nghiệp.”

Nghĩa là:

“Bầy tôi khá báo đền ơn vua

Con cái nên theo nghiệp ông cha.”

Cao Bá Quát chê là “quân thần điên đảo” vì câu

đầu đặt chữ “thần” trƣớc chữ “quân;” và câu sau có

chữ “tử” đặt trƣớc chữ “phụ.” Rồi cũng chừng ấy

chữ, Cao Bá Quát chỉ thay đổi vị trí và viết thành:

“Quân ân, thần khả báo

Phụ nghiệp, tử năng thừa.”

Ý nghĩa câu đối không thay đổi nhƣng nghe mạnh

mẽ hơn và nhất là vua, cha đƣợc đặt trƣớc bầy tôi

và con cái.

Tại chùa chiền thì câu đối thƣờng nói về Phật pháp

và đôi khi viết bằng chữ Hán. Đặc biệt tại chùa

Quán sứ, Hà nội, trụ sở đầu tiên của Tổng hội Phật

giáo Bắc kỳ (thành lập năm 1934), trƣớc cửa có

đôi câu đối bằng chữ quốc ngữ nhƣ sau:

“Cửa thiền chung bốn bể một nhà, muôn cảnh tu

thân, qúy, tiện, hiền, ngu bình đẳng.

Hôi Phật đủ năm phương bẩy chúng, đóng bè tập

phúc, thân, sơ, viễn, cận tự do.”

Tôi cũng thấy trƣớc cổng chùa Thiếu lâm bên

Trung hoa đôi có câu đối nói về công đức tu trì

diện bích 9 năm của Tổ Đạt Ma đã dùng bè lau

vƣợt sông và xây dựng nên ngôi chùa này nhƣ sau:

“Nhất vi độ Trường giang tu trì cửu tải

Lưỡng sơn tàng cổ tự tham bá thập phương.”

Ở tƣ gia, câu đối thƣờng do thân hữu tặng để mừng

những dịp đặc biệt nhƣ sinh con, đỗ đạt, mừng

thọ…

Câu đối nhờ sự ngắn gọn, súc tích đã rất phổ biến

từ giới trí thức khoa bảng cho đến chốn dân gian.

Tƣơng truyền rằng vào đời Lê trung hƣng, khi có

Page 52: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 52

sứ Tầu sang nƣớc ta, bà Đoàn thị Điểm đã giả làm

cô gái bán hoa bên đƣờng. Sứ Tầu có ý trêu ghẹo,

bèn nói:

“An nam nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh.”

Nghĩa là:

“Một „tấc‟ đất An nam không biết bao nhiêu người

cầy.”

Bà Đoàn thị Điểm đối lại:

“Bắc quốc đại trượng phu giai do thử đồ xuất.”

Nghĩa là:

“Các trượng phu đất Bắc đều do „nơi ấy‟ mà ra.”

Một lần khác, sứ Tầu ra một câu đối nhắc đến cái

nhục của dân ta khi Hai Bà Trƣng bị Mã Viện đánh

bại:

“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục.”

Nghĩa là:

“Cột đồng đến nay rêu đã mọc xanh.”

Ý nhắc đến việc Mã Viện sau khi phá xong quân

của Hai Bà Trƣng đã dựng cột đồng khắc vào mấy

chữ “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt.” (nghĩa là: Cột

đồng gẫy thì xứ Giao chỉ bị diệt). Viên quan coi

việc tiếp đón sứ Tầu bèn đối lại là:

“Đằng giang tự cổ huyết do hồng.”

Nghĩa là:

“Sông Bạch đằng (một nhánh của sông Hồng –

nƣớc sông luôn luôn có mầu đỏ) từ xưa máu vẫn

đỏ.”

Câu này đã trả đũa lại sứ Tầu rất đích đáng vì quân

Tầu đã hai lần bị đại bại trên sông Bạch Đằng.

Tôi không tìm đƣợc tên họ viên quan tác giả của

câu đối này; Nhƣng một ông bạn cho tôi biết tác giả

là Thám hoa Giang Văn Minh. Trong một lần đi

trên phố Hà nội, thấy một con đƣờng mang tên

“Giang Văn Minh,” có ngƣời hỏi tôi: “Giang Văn

Minh là ai?” Tôi không biết cho nên đoán mò, nói

là: “Có lẽ là tên của một „liệt sĩ‟ nào đó chứ gì!”

Thế nhƣng ngay chiều hôm ấy, khi thăm làng cổ

Đƣờng Lâm ở Sơn Tây, nơi có đền thờ Phùng

Hƣng, tôi thấy có một tấm bảng chỉ: “Đền thờ ông

Thám hoa Giang Văn Minh.” Rât tiếc là khi đến

đền thì cửa khóa , ngƣời thủ từ đi vắng cho nên tôi

đã lỡ dịp vào thăm và tìm hiểu về vị Thám hoa

này.

Gần đây, dân ta thƣờng dùng câu đối để chế diễu,

phản kháng cƣờng quyền. Nhớ lại thời đệ nhất

cộng hòa, bà Ngô Đình Nhu, dân biểu quốc hội

làm luật gia đình cấm đa thê trong khi có nhiều đại

sự về quốc kế và dân sinh thì lại không đƣợc lƣu

tâm. Dƣ luận bấy giờ có câu:

“Thất nghiệp không lo, lo “tiếp mắt.”

Cháy nhà chẳng nói, nói “đa thê.”

_______

Ghi chú:

“Tiếp mắt” cũng là một luật do quốc hội đệ nhất

cộng hòa thông qua.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, dân miền Nam đã có

những câu cay đắng hơn. Khi thấy các cán binh

cộng sản mang dép râu, đầu đội nón tai bèo, họ

nói:

“Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ

Nón tai bèo che khuất nẻ tương lai.”

Đƣờng phố Sài gòn bị đổi tên; tình cờ làm sao

những tên mới thay cho tên cũ lại phù hợp với thự

trạng mà ngƣời miền Nam phải chịu:

“Nam kỳ khởi nghĩa” tiêu “Công lý.”

“Đồng khởi” vùng lên mất “Tự do.”

Dân miền Bắc thì có lời bình phẩm về các “lãnh tụ

huyền thọai” nhƣ sau:

“Ba mươi năm chiến đấu oai hùng, tướng Võ

không còn Nguyên Giáp nữa.

Nửa cuộc đời lưu vong lận đận, bác Hồ cũng

chẳng Chí Minh đâu.”

Nói về câu đối, tƣởng cũng nên nói về câu đối về

dịp Tết Nguyên đán mà ngƣời Việt ta phải có:

Page 53: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 53

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Những ngày trƣớc Tết, cảnh một ông đồ ngổi viết

câu đối Tết là cảnh rất quen thuộc đã đƣợc Vũ Đình

Liên mô tả:

“Lại thấy ông đồ già

Bày mực tầu giấy đỏ”

Hay là cảnh câu đối đƣợc bày nên trong phiên chợ

Tết:

“Cụ đồ Nho dừng lại vuốt râu cằm

Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.”

(Đòan Văn Cừ - “Chợ Tết”)

Ngƣời không biết làm câu đối thì đi mua câu đối,

hoặc đi thuê ngƣời viết; nhƣng ngƣời có học nhƣ

ông Tú Vị Xuyên phải:

“Nhập thế cục bất khả vô văn tự

Chẳng hay ho cũng nghĩ một vài bài

Huống chi mình đã đỗ Tú tài

Ngày tết đến cũng phải một hai câu đối.”

Đối rằng:

„Cực nhân gian chi phẩm giá phong nguyệt tình

hoài

Tối thế thượng chi phong lưu giang hồ khí cốt.‟

“Viết vào giấy, dán ngay lên cột

Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay

Rằng hay thì thực là hay

Chẳng hay sao lại đỗ ngay Tú tài

Xưa nay em vẫn chịu ngài.”

Lƣu vong sang đất Mỹ, ngƣời Việt vẫn còn cố gắng

có một câu đối đỏ trong dịp tết. Dƣờng nhƣ vào cái

Tết thừ nhì trên đất khách thì phải (1977?) lần đầu

tiên ngƣời Việt tị nạn tổ chức Tết cộng đồng. Trên

sân khấu có bàn thờ gia tiên, hai bên treo đôi câu

đối bằng chữ Hán của thi sĩ Cao Tiêu:

“Khách địa phùng Xuân tâm hoài tổ quốc

Tha hương nghênh Tiết vong bái tiền nhân.”

Nghĩa là:

“Đất khách Xuân về lòng nhớ tổ quốc

Quê người đón Tết vong bái tổ tiên.”

Tôi nhẩm đọc mà lòng bồi hồi xúc động. Nhớ lại

ngày còn đi học ở quê nhà, Tết đến tôi cũng hay

lang thang xem ngƣời viết và nghe bàn câu đối ở lề

đƣờng Sài gòn, Chợ lớn. Hầu hết những câu đối (lề

đƣờng) ấy không có gì đặc sắc – chỉ có tính cách

thông tục, cầu mong đƣợc may mắn, vui vẻ trong

dịp Xuân về. Chẳng hạn nhƣ:

“Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.”

Nghĩa là:

“Trời thêm năm tháng, người thêm thọ

Xuân đầy trời đất, Phúc đầy nhà.”

Chữ viết thì chân phƣơng không hề có chút gì

giống nhƣ Vũ Đình Liên đã mô tả: “Như phượng

múa rồng bay.”

Đến khi vào học ban Việt-Hán ở đại học Sƣ phạm

Sài gòn, tôi đƣợc thụ huấn với các vị túc Nho nhƣ

cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác, cụ Cử Thẩm Quỳnh và

cụ Kép (đậu hai khóa Tú tài) Vũ Huy Chiểu. Cụ

Kép là một thi sĩ tài hoa, chữ viết của cụ rất đẹp.

Trƣớc Tết Kỷ hợi 1059, tôi thƣa trƣớc, xin cụ đôi

câu đối. Buổi học tất niên chúng tôi đem giấy bút

tới lớp. Giây đỏ cỡ 15cm X 120cm, bút lông và

mực tấu đen nhánh. Cụ xếp tờ giấy làm 8 rồi xếp

chéo hình chữ “X.” Khi mở ra, giấy có 7 ô vuông

vắn. Cụ trải giấy trên bàn rồi đúng nhƣ (Vũ Đình

Liên nói):”

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.”

Cụ viết câu đã chuẩn bị từ trƣờc:

Page 54: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 54

“THIÊN LƯU THÁI BÚT TRANG XUÂN SẮC

NGÃ DĨ HỒNG TIÊN ĐÁP TUẾ HOA.”

Nghĩa là:

“Trời cho cây bút rực rỡ để tô điểm xuân sắc

Ta lấy tờ giấy hồng để đáp lại vẻ đẹp của năm.”

Đã hơn nửa thế kỷ qua , tôi vẫn còn nhớ câu đối ấy;

chỉ tiếc là tờ giấy hồng năm xƣa và cụ Kép thầy tôi

không còn nữa…

Phạm Quân Hồng

Tháng 12/2010.

Ban Biên Tập Giai Phẩm Xuân Mạc

Đĩnh Chi năm 2011

Chân thành cám ơn quí Thầy Cô và

anh chị em cựu học sinh trƣờng Mạc Đĩnh

Chi đã đóng góp bài vở và bảo trợ cho giai

phẩm xuân nầy.

Kính chúc quí Thầy, Cô…

Thân mến chúc các anh , chị…

Năm mới Tân Mão

… an khang , thịnh vƣợng, hạnh phúc

và sức khoẻ.

Ban Biên Tập

Trần Văn Giang - Nguyễn Hoàn Khải - Võ Quang

Page 55: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 55

Page 56: MC ĐĨNH CHImacdinhchireunion.net/misc/GiaiPhamXuanMDC2011.pdf · 2011-02-21 · nào đó. Rồi sau đó những chi tiết thay đổi của cuộc đời in vào trong tâm trí

Giai phẩm Xuân 2011 - Một Thời Để Nhớ

Trang 56