20
Mc lc SOÁ 4 T3-2015 m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-03 : Tin trong tỉnh Trang 04-05 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 06-09 : Xuất nhập khẩu Trang 09-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 15 :Tin thế giới Trang 16-20 : Doanh nghiệp cần biết

Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Muc luc

SOÁ 4T3-2015

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænh

Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn

Xuaát nhaäp khaåu

Saûn xuaát kinh doanh

Tin theá giôùi

Doanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-03 : Tin trong tỉnh

Trang 04-05 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 06-09 : Xuất nhập khẩu

Trang 09-14 : Sản xuất kinh doanh

Trang 15 :Tin thế giới

Trang 16-20 : Doanh nghiệp cần biết

Page 2: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHKHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG

DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM

Qua hơn 03 năm chuẩn bị các thủ tục đầu tư, ngày 10 tháng 02 năm 2015, Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi chính thức tổ chức lễ khởi công các công trình phụ trợ phục vụ thi công dự án mở rộng Nhà máy thủy điện Đa Nhim.

Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư tại công văn số 3924/UBND-KT ngày 20/8/2012; Văn phòng Chính phủ bổ sung đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (quy hoạch điện VII) tại công văn số 7467/VPCP-KTN ngày 21/9/2012; Bộ Công Thương phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 6934/QĐ-BCT ngày 24/9/2013.

Dự án có tổng công suất lắp máy 80MW, sản lượng điện bình quân hàng năm gần 100 triệu kWh/năm qua đó nâng công suất hiện có của Nhà máy từ 160MW lên 240MW, tổng mức đầu tư của dự án hơn 1.952 tỷ đồng, trong đó, vốn đối ứng của chủ đầu tư là 300 tỷ đồng, còn lại là vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành quý I năm 2018. Khi đi vào vận hành, sẽ giảm tải cho hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, tăng cường cung cấp thêm lượng nước tưới ổn định phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, đặt biệt vào các tháng mùa khô, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận./.

Phòng QLĐN

Lễ khởi công

Lễ động thổ

Page 3: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

HƯỚNG DẪN CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 06/02/2015. Thông tư này thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Thông tư này áp dụng cho các đối tượng: các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

Và không áp dụng đối với: a) Cơ sở sản xuất, kinh

doanh thực phẩm nhỏ lẻ b) Buôn bán hàng rong; c) Cơ sở kinh doanh thực

phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

Tuy nhiên các đối tượng

này phải đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo phân cấp quản lý. Nghĩa là đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm tại Phòng Y Tế hoặc Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế Hạ tầng các huyện.

Thông tư này cũng giải thích rõ “cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định”.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh cơ sở vật chất

4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác

nhận của cơ sở). 5. Giấy xác nhận đủ sức

khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Sở Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

- Rượu: dưới 3 triệu lít sản phẩm/năm

- Bia: dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm

- Nước giải khát: dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm

- Sữa chế biến: dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm

- Dầu thực vật: dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm

- Bánh kẹo: dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/năm

- Bột và tinh bột: dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/năm

- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

Và các cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Giấy chứng nhận này có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp./.

Kim Toàn(P.KTAT-MT)

Page 4: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 giảm 0,05% so với tháng trước

Lần đầu tiên trong 18 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 lại giảm. Cụ thể, CPI tháng 2/2015 giảm 0,05% so với tháng trước và giảm 0,25% so với tháng 12/2014, dù vẫn tăng 0,34% so cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 3 nhóm chỉ số giảm giá. Chịu tác động mạnh nhất từ do giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 21/1, nhóm giao thông giảm giá mạnh nhất với mức giảm 4,41%.

Với mức giảm này, nhóm giao thông đóng góp 0,39% vào mức giảm chung của CPI cả tháng.

Nhóm nhà ở vật liệu xây dựng giảm 0,41%. Chỉ số giá nhóm hàng này giảm chủ yếu ở một số mặt hàng.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%. Chỉ số giá thuộc nhóm thuốc và dịch vụ y tế, nhóm giáo dục và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch gần như không tăng.

Ở chiều ngược lại, với nhu cầu tăng ở dịp Tết Nguyên đán nên một số nhóm hàng hóa tăng giá nhưng mức tăng không đáng kể. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53%.

Nhu cầu của các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên, nhưng do giá xăng dầu giảm mạnh, giá cước vận tải giảm theo nên giá lương thực, thực phẩm không tăng cao.

Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 2/2015 (nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 11 nhóm hàng chính) chỉ tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với tháng 2 của những năm trước. Đóng góp cho sự tăng giá của nhóm hàng này là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình.

Cùng xu thế này, nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,56%. Nhu cầu tiêu dùng cho dịp Tết tăng nên giá các mặt hàng trong nhóm đồ uống và thuốc lá đều tăng với mức từ 0,13-1,55%.

Nhóm may mặc và giầy dép tăng 0,45%, chủ yếu do thời tiết mùa lạnh và nhu cầu Tết.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,31%. Nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,74%, chủ yếu ở các dịch vụ cá nhân.

Chấp thuận đề xuất mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

Văn phòng Chính phủ vừa truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương của liên bộ NN&PTNT, Công thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ đông xuân 2014-2015, thời gian thu mua từ ngày 1-3 đến 15-4 để ổn định giá lúa, gạo.

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ lãi suất ngân hàng tối đa 4

tháng cho doanh nghiệp mua tạm trữ; phương thức tạm trữ là thông qua đầu mối VFA phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ lúa gạo cho các doanh nghiệp.

Theo Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng lúa vụ đông xuân 2014-2015 vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 11 triệu tấn, tương đương 4,3 triệu tấn gạo hàng hóa. Dự kiến xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2015 là 1,4 triệu tấn. Tháng 2 và tháng 3 là thời điểm thu hoạch rộ lúa đông xuân, ngoài ra, lượng gạo tồn kho đến hết năm 2014 là hơn 700.000 tấn nên nguồn cung lúa, gạo thời điểm này khá dồi dào.

Trong khi, giá lúa trên thị trường đang có xu hướng giảm, tình hình xuất khẩu gạo vẫn gặp nhiều khó khăn, do vậy yêu cầu cấp bách hiện nay là phải tiêu thụ nhanh, kịp thời lúa, gạo cho nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tôm khô Cà Mau tăng giáQua khảo sát thị trường

tại Cà Mau cho thấy, bắt đầu từ 9/2, tôm khô ở các điểm chợ trung tâm thành phố Cà Mau tăng giá mạnh. Cụ thể: tôm khô loại 1 có giá 1,2 triệu đồng/kg tăng lên 1,5 triệu đồng /kg; tôm khô loại 2 giá từ 1 triệu đồng/kg tăng lên 1,3 triệu đồng/kg.

Theo dự báo, giá tôm khô

Page 5: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Tết năm nay sẽ còn diễn biến theo chiều hướng tăng nhưng với mức giá bán ra như hiện nay thì mỗi ki lô gam tôm khô đã tăng hơn cùng kỳ là 300.000 đồng. Mặc dù giá tăng mạnh như vậy nhưng có lẽ người tiêu dùng chấp nhận vì thực tế là năm nay tôm khô cung ứng ra thị trường không đáp ứng được nhu cầu.

Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau cho biết, giá cả thị trường Tết năm nay tất cả đều tăng, nhưng tăng nhẹ. Riêng tôm khô, cá khô tăng mạnh phản ánh đúng với quy luật cung - cầu, không có hiện tượng đầu cơ nâng giá để trục lợi bất chính. Tuy nhiên, Sở Công Thương sẽ theo dõi và quản lý chặt chẽ và sẽ xử lý ngay những trường hợp đầu cơ nâng giá để trục lợi.

Tôm khô năm nay tăng giá chủ yếu là do sản lượng năm nay thấp hơn năm trước 30%. Nguyên nhân là thiếu nguồn tôm nguyên liệu dùng để làm tôm khô, trong khi năm nay tôm khô Cà Mau được người dân nhiều địa phương khác ưa chuộng, đổ xô nhau về mua, trong đó có nhiều Việt kiều mua mang ra nước ngoài để làm quà tặng người thân.

Vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) trúng mùa khoai mỡ

Trong những ngày giáp Tết Ất Mùi, nông dân huyện Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) phấn khởi bởi trúng mùa và trúng giá khoai mỡ.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, trong vụ

Đông Xuân 2014 – 2015, toàn huyện đã xuống giống được gần 500 ha khoai mỡ. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được 150 ha khoai mỡ, năng suất bình quân 11 tấn/ ha và sản lượng khoai mỡ đạt 1.650 tấn. Đáng mừng là giá khoai mỡ đầu vụ đạt mức kỷ lục 14.000 đ/kg, cao nhất từ trước đến nay. Hiện nay, tuy giá có giảm hơn nhưng vẫn giữ ở mức 8.000 đ đến 10.000 đ/kg tùy theo chất lượng củ, mức giá này vẫn tăng gấp đôi so với tết năm trước.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ, Tân Phước cho biết: trà khoai mỡ năm nay ở Đồng Tháp Mười hầu hết nông dân đều trúng mùa và trúng giá. Nhất là đối với những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi như trường hợp ông Lê Văn Mãnh, biết tận dụng cơ hội mạng lưới đê bao ngăn lũ khép kín tổ chức xuống giống khoai sớm, cho thu hoạch trước tết thường trúng giá cao.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước cho biết, khoai mỡ được xác định là cây trồng chủ lực của huyện Tân Phước, dễ trồng, thích hợp với thổ nhưỡng đất nhiễm phèn vùng Đồng Tháp Mười, cho năng suất cao. Chính vì vậy, cần phát huy cây trồng này để giúp nông dân ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp. Những xã trồng nhiều khoai mỡ gồm: Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông, Phú Mỹ, Hưng Thạnh...Nhìn chung, giáp tết năm nay, nông dân vùng trồng khoai mỡ trên Đồng Tháp Mười bội thu nông sản nên bà con hết sức phấn khởi.

Các làng hoa ở Tiền Giang rộn ràng vào tết

Ở Tiền Giang, có nhiều nơi trồng hoa tết nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến những làng hoa vùng ven thành phố Mỹ Tho như Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong, Phường 9, Phường 8. Tại các làng hoa trên, có đến 31 chủng loại hoa được tung ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Ất Mùi cho thấy sự chuyển động của các nông dân chuyên trồng hoa theo xu thế thị trường, thông qua đa dạng về giống hoa kết hợp những giải pháp khác nhằm tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản đặc thù địa phương, tăng thêm hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa.

Trong vụ hoa Tết Ất Mùi 2015, các xã, phường trên cung ứng cho thị trường hoa tết trong ngoài tỉnh tổng cộng 835.000 giỏ hoa tết, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhiều nhất là xã Mỹ Phong 600.000 giỏ, kế đến là Phường 9 có 160.000 giỏ, Tân Mỹ Chánh 50.000 giỏ và phường 8 còn lại với 25.000 giỏ hoa các loại.

Tết Ất Mùi năm nay, với số lượng hoa giỏ tăng gấp 1,5 lần so năm trước, trà hoa tết lại đang phát triển tốt hứa hẹn mang lại cho bà con vùng ven thành phố Mỹ Tho thêm một vụ bội thu mỹ mãn. Qua đó, giúp địa phương đúc kết những bài học kinh nghiệm về hiệu quả tích cực tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng đa dạng cây trồng vật nuôi, phù hợp với từng vùng, từng địa bàn để nhân rộng, giúp nông dân có thể làm giàu ngay trên những luống cày màu mỡ của mình.

Trung tâm TTCN&TM

Page 6: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu gạo năm 2015 phải đảm bảo có lợi cho nông dân

Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần tranh thủ tối đa nhu cầu và cơ hội nhập khẩu từ các thị trường tập trung và thị trường mới.

Dự kiến năm 2015, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 6,7 triệu tấn gạo. Trong bối cảnh giá giảm, cạnh tranh gay gắt trên thị trường, thu nhập của người trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng. Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu xuất khẩu gạo vẫn phải đảm bảo có lợi cho nông dân.

Theo Bộ Công Thương, năm 2015, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn. Dự báo, giá xuất khẩu gạo khó duy trì ở mức cao như những năm trước. Trong khi đó, ngành xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt về chất lượng và giá với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng này như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan.

Trước tình hình này, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2015 phải đảm bảo góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa của nông dân với mức có lợi cho nông dân; góp phần đảm bảo cân đối cung-cầu, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; thực hiện các cam kết quốc tế, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

Bộ Công Thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp

cần tranh thủ tối đa nhu cầu và cơ hội thị trường từ các thị trường tập trung và các thị trường mới, nhất là nhu cầu từ Trung Quốc.

Bộ này cũng đã ban hành lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020, nhằm tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị gạo Việt Nam./.

Xuất khẩu 312 ngàn tấn gạo trong tháng đầu năm

Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 6,316 triệu tấn, trị giá 2,931 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2014 đạt 463 USD/tấn.

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2015 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 312.000 tấn với trị giá 152 triệu USD, giảm 14,5% về lượng và giảm 12,7% về giá trị so với tháng 1/2014.

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.

Đáng chú ý nhất là thị trường Philippines (20,59% thị phần) có sự tăng trưởng đột biến trong năm 2014 với mức

tăng gấp 2,67 lần về lượng và gấp 2,7 lần về giá trị so với năm 2013. Với mức tăng này Philippines vươn lên đứng vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tiếp đến là Maylaysia, Gana và Indonesia chiếm thị phần lần lượt là 7,31%, 6,02% và 5,1%.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.200– 5.300 đ/kg, lúa dài khoảng 5.600 – 5.700 đ/kg.

Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.800 – 6.900 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.550 – 6.650 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.700 – 7.800 đ/kg, gạo 15% tấm 7.500 – 7.600 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.200 – 7.300 đ/kg tùy chất lượng và địa phương./.

Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD năm 2015

Triển vọng của ngành da giày khá sáng sủa do các đơn hàng với các hãng giày lớn còn hiệu lực và có xu hướng gia tăng.

Trong năm 2015, ngành da giày Việt Nam đặt ra mục tiêu, chiến lược phát triển bền vững, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 13,5 - 14 tỷ USD. Để

Page 7: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

đạt mục tiêu này, ngay từ đầu năm nay, ngành da giày đã tận dụng cơ hội thuận lợi trong xuất khẩu được mở ra từ các hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc và đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày-túi xách Việt Nam, năm 2015, triển vọng của ngành da giày khá sáng sủa, do các đơn hàng với các hãng giày lớn còn hiệu lực và có xu hướng gia tăng thêm về số lượng đơn đặt hàng. Do vậy, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 13,5 - 14 tỷ USD trong năm 2015 có thể sẽ đạt được.

“Mục tiêu của ngành vẫn tập trung vào việc tăng trưởng xuất khẩu, làm chủ được thị trường nội địa cũng như gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ở mức 65-70%. Đồng thời tạo ra được vùng nguyên phụ liệu đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như nội địa. Một trong những mục tiêu quan trọng khác là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, nhằm tạo ra được các sản phẩm và năng suất chất lượng được nâng cao cũng như đảm bảo được đời sống an sinh xã hội cho người lao động, đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội hướng tới sản xuất bền vững”, bà Phan Thị Thanh Xuân nói./.

4 nhóm hàng xuất khẩu đạt tỷ USD trong tháng một

Linh kiện điện tử, dệt may, giày dép là nhóm xuất khẩu đạt trên tỷ USD trong tháng một.

Thống kê của Tổng cục Hải quan trong tháng một cho

thấy, cả nước đã có 4 nhóm hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu từ một tỷ USD trở lên, chiếm khoảng 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Trong đó, điện thoại và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng dẫn đầu về xuất khẩu với giá trị đạt 2,4 tỷ USD, tăng 722 triệu USD; dệt may đứng thứ hai, với 1,918 tỷ USD, tăng 41 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ ba với 1,27 tỷ USD, tăng tới 534 triệu USD. Giày dép đứng thứ tư đạt giá trị một tỷ USD, tăng 224 triệu USD so với cùng kỳ 2014.

Riêng nhóm sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại là 2 nhóm hàng mới gia nhập nhóm xuất khẩu ở hạng tỷ USD.

Như vậy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của 4 nhóm hàng này đạt 6,7 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước trong tháng một.

Hết tháng một, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 13,4 tỷ USD, tăng 4,1% (tương ứng tăng 529 triệu USD) so với tháng 12/2014 và tăng 14% (khoảng 1,65 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu của ngành dệt may sẽ tăng mạnh

Theo số liệu của Bộ Công Thương, xuất khẩu của ngành dệt may trong tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2014. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn đặt hàng sản xuất đến hết quý I/2015, thậm chí một số doanh nghiệp lớn có

đơn hàng đến hết quý II/2015 cho sản phẩm hoàn tất.

Năm nay được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may. Phân tích sâu về cơ hội tại các thị trường, ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, triển vọng tăng trưởng kim ngạch ngay tại các thị trường truyền thống của ngành còn rất lớn.

Cụ thể: Tại thị trường Mỹ, dệt may Việt Nam tiếp tục đạt sức tăng trưởng khá. Nếu so với các quốc gia cạnh tranh khác, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng dẫn đầu với hai con số, trong khi các quốc gia khác tăng nhẹ, hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Dự báo, xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục đạt mức tăng trưởng tốt, tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD.

Thị trường EU, được các chuyên gia trong ngành dệt may dự báo, trong năm 2015, kỳ vọng khi hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – EU được ký kết, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc tương tự trường hợp của Bangladesh tăng trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP. Dự báo 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU sẽ duy trì đà tăng trưởng và đạt trên 4 tỷ USD.

Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP cùng với Nhật

Page 8: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Bản. Việc các nhà đầu tư Nhật Bản tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu đã tạo cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Sang năm 2015, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục đạt mức khả quan, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2014.

Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc hiện đang tăng mạnh, đặc biệt là từ những tháng cuối năm 2014.

Xuất khẩu hưởng lợi nhờ dầu giảm giá

Giá dầu thế giới giảm sâu sẽ tác động mạnh tới kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng do Việt Nam vừa là nước xuất khẩu dầu thô vừa nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, xét về tổng thể, giá dầu giảm sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế.

Giá dầu thô thế giới khó hồi phục

Tại cuộc tọa đàm khoa học “Biến động giá dầu và tác động đến kinh tế Việt Nam”do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng thị trường năng lượng thế giới đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, khó dự đoán.

Trong nửa năm, giá dầu thế giới đã "bốc hơi" hơn 50%, từ mức trên 100 USD/thùng vào giữa tháng 7/2014

xuống chỉ còn trên dưới 50 USD/thùng như hiện nay. Đây được coi là cú sốc của ngành dầu khí thế giới.

Tuy nhiên, trong lịch sử ngành năng lượng, thế giới đã trải qua rất nhiều giai đoạn khủng hoảng. Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và quản lý dầu khí- Viện Dầu khí Việt Nam cho biết, thời gian của các cú sốc giá dầu trong lịch sử rất khác nhau. Năm 2008, giá dầu thô có lúc lên đến 140 USD/thùng rồi nhanh chóng lao dốc xuống 40 USD/thùng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năm 1998 lại kéo dài tới 501 ngày.

Dù các cú sốc giá dầu đã không còn là chuyện hiếm, song cuộc khủng hoảng hiện nay lại rất phức tạp bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết, ông Trung cho rằng, lượng cung hiện vẫn lớn hơn lượng cầu khoảng 1,5 triệu thùng/ngày và dự báo trong tương lai ngắn hạn, xu hướng này vẫn chưa thay đổi.

Trước đây, OPEC “độc quyền” thống lĩnh lượng cung mặt hàng này. Tuy nhiên hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Chuyện cắt giảm hay tăng sản lượng để tăng hoặc giảm giá giờ không chỉ OPEC có quyền định đoạt. Đặc biệt, ngành năng lượng của Hoa Kỳ có công nghệ rất cao với các nhà máy sản xuất dầu từ đá phiến. Từ 600 giếng vào năm 2008, đến nay quốc gia này có tới 1.600-1.800 cơ sở sản xuất dầu từ đá phiến. Công nghệ này cho phép sản xuất dầu với sản lượng rất lớn nhưng giá

thành sản phẩm lại thấp.Trong khi các giếng khoan

ngoài khơi phải xây dựng trong thời gian rất lâu, chi phí lắp lớn, việc tạm dừng hoạt động hoặc tái khởi động rất phức tạp, thì các nhà máy của Mỹ lại nhỏ gọn, thời gian xây dựng nhanh, việc cắt giảm sản lượng hay tạm dừng hoạt động rất đơn giản. Do vậy, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể chủ động và dễ dàng thay đổi sản lượng, nguồn cung cho thế giới.

Cuộc khủng hoảng lần này đang khiến các tập đoàn dầu khí trên thế giới thiệt hại nặng nề. Nhiều “ông lớn” đã phải thực hiện cắt giảm đầu tư như ConocoPhillips giảm 20%,Total 10%; Tập đoàn BP hàng đầu của Anh đã quyết định cắt 1 tỷ USD chi phí cho nhân sự.

Giá dầu giảm đang tác động mạnh tới dòng tiền của doanh nghiệp. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và quản lý dầu khí- Viện Dầu khí Việt Nam chia sẻ, nếu giá trong trung hạn là 70 USD/thùng thì việc đầu tư vẫn sẽ bị ngưng lại. Tại Việt Nam, mỗi thùng dầu giảm 1 USD, doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ bị mất 2,5 nghìn tỷ.

Tuy nhiên, cú sốc giá dầu lần này lại tác động tích cực tới nhiều nền kinh tế đặc biệt là các đang phát triển và các nước mới nổi. Theo nhiều đánh giá quốc tế, dầu giảm 20 USD/thùng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế thêm 0,4%.

Theo nghiên cứu của NCIF, nếu giá dầu thế giới trung bình ở mức 56,88 USD/thùng, thương mại thế giới sẽ tăng được 5,6%.

Page 9: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trưởng Ban Kinh tế thế giới, NCIF- cho biết, dựa trên kết quả tính toán theo mô hình NiGem, việc giá dầu sụt giảm sẽ tác động không quá lớn tới kinh tế Việt Nam. Theo nghiên cứu của NCIF, mặc dù ngân sách quốc gia sẽ bị sụt giảm nhưng nếu Việt Nam có thể dùng các chính sách điều hành vĩ mô liên quan đến lãi suất cho vay hay tăng thuế VAT, ngân sách có thể được bù

đắp tương đối. Nếu giá dầu ở mức 40 USD/thùng, khi được kết hợp với việc giảm lãi suất cho vay, GDP của Việt Nam sẽ được thêm 0,91 điểm %.

Đặc biệt, nhờ giá dầu giảm khiến chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm ở mức thấp sẽ kích thích tiêu dùng. Từ đó, tiêu dùng và sản xuất đều có động lực mạnh mẽ để phát triển. Ông Khôi dự đoán, nhu cầu tiêu dùng không chỉ ở Việt

Nam tăng lên mà nhu cầu của các thị trường trên toàn thế giới đều sẽ tăng trưởng khởi sắc.

Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - ở kịch bản giá dầu ở mức 50 USD/thùng- sẽ tăng thêm 2,9 điểm %. Cũng ở mức giá dầu này và với điều kiện giảm lãi suất cho vay, tổng thu thuế của nhà nước chỉ giảm 3.137 tỷ đồng.

Rau hoa quả - mũi nhọn tái cơ cấu ngành trồng trọt

Trái cây Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 nước trên thế giới và hấu hết các châu lục; đặc biệt khi các hiệp định FTA và TPP được ký kết, cơ hội mở ra cho rau quả Việt Nam là cực lớn.

1. Nhìn vào hiện trạng Nước ta có diện tích gieo

trồng rau các loại khoảng 850 ngàn ha/năm, năng suất tính bình quân mới đạt gần 18 tấn/ha; sản lượng ước đạt gần 15 triệu tấn.

Diện tích rau được phân bổ đều khắp các vùng trong cả nước. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, TP.HCM (trung bình trên 200 tạ/ha).

Với ngành hàng hoa, cây cảnh: Năm 2013, cả nước có khoảng 18.700 ha hoa, cây cảnh; trong đó các tỉnh miền

Bắc có 9.500 ha, miền Nam khoảng 9.200 ha, thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh trên cả nước là 250 triệu đồng/ha/năm.

Nhiều mô hình đạt 700 - 800 triệu đồng/ha/năm; có những cây thế giá hàng tỷ đồng, các vùng trồng hoa, cây cảnh chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Nam Điền (Nam Định), Đà Lạt (Lâm Đồng), TP.HCM, Đồng Tháp, Tiền Giang.

Cây ăn quả: Diện tích tăng khá nhanh, từ 696,6 ngàn ha năm 2001 tăng lên 781,4 ngàn ha năm 2012 (tăng thêm 171,8 ngàn ha), tốc độ tăng 2001-2012 là 2,3%/năm. Năm 2013, diện tích cây ăn quả các loại toàn quốc là trên 800 ngàn ha; vùng ĐBSCL có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước, tỷ suất hàng hoá cao nhất với gần 70% sản lượng

được bán ra trên thị trường; tiếp đến vùng trung du miền núi phía Bắc; Tây Nguyên.

Sản lượng quả năm 2012 đạt 7,488 triệu tấn, trong đó nhiều nhất là chuối 1,796 triệu tấn, xoài 776,3 ngàn tấn, cam quýt 690,3 ngàn tấn, vải, chôm chôm 649,3 ngàn tấn, nhãn 545,3 ngàn tấn, dứa 571,6 ngàn tấn, bòng bưởi 443,6 ngàn tấn. Bình quân sản lượng quả trên đầu người đạt 84,3 kg/người/năm.

Năm 2013, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,09 tỷ USD, riêng quả các loại đạt 0,951 tỷ USD. Năm 2014, xuất khẩu rau quả tăng trưởng khá nhanh và đạt 1,47 tỷ USD, tăng gần 40% so với năm 2013, trong đó gần 90% là trái cây.

Những hạn chế của ngành hàng rau, hoa quả: Vùng SX mặc dù đã được quy hoạch song vẫn chưa rõ nét, quy mô SX dạng nông hộ, nhỏ lẻ,

Trung tâm TTCN&TM

Page 10: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

chủng loại không ổn định, chất lượng không đồng đều, quản lý tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá nhiều hạn chế..., chưa tạo được động lực đột phá.

Chúng ta đã ban hành tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) nhưng đến nay mới chỉ có trên 10.000/800.000 ha cây ăn quả đang áp dụng và có chứng nhận VietGAP và các tiêu chuẩn GAP khác.

Nhiều chính sách còn chưa đồng bộ và bất cập, tính tiếp cận và tính khả thi chưa cao, liên kết chuỗi, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau hoa quả với nông dân, liên kết, hợp tác trong tổ, nhóm nông dân để cùng nhau SX theo tiêu chuẩn GAP chưa nhiều và chưa chặt chẽ, chính sách đất đai, hạn điền và chính sách cho phát triển trang trại đều là những vấn đề cần được cụ thể và điều chỉnh.

Khâu yếu nhất của ngành hàng rau, hoa, quả Việt Nam nói riêng và nông sản nói chung vẫn là khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

Hệ quả của những hạn chế trên cũng cần phải nhấn mạnh yếu kém của khoa học công nghệ trong lĩnh vực này: Chọn tạo và SX giống cho rau, hoa, quả gần như chưa có thành tựu đáng kể và cũng chưa được quan tâm xứng đáng.

Có tới trên 80% hạt giống rau các loại, chủ yếu là rau cao cấp hiện có trong SX chúng ta phải nhập nội từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Lĩnh vực giống hoa tương tự như vậy và cây ăn quả cũng không hơn gì; quản lý SX giống, cây đầu dòng, chọn

tạo, nhân dòng sạch bệnh… là những vấn đề chúng ta cần phải tập trung giải quyết.

2. Tiềm năng và triển vọng Theo quy hoạch và kế hoạch

phát triển cây ăn quả toàn quốc được Bộ NN-PTNT trình Chính phủ phê duyệt, diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, tầm nhìn năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha. Bố trí chủ yếu ở trung du miền núi phía Bắc, ĐBSCL, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và một số vùng khác có đủ điều kiện.

Như vậy, theo quy hoạch, riêng về diện tích cây ăn quả các loại thì chúng ta đang không đạt được diện tích đã quy hoạch theo lộ trình, tái cơ cấu và chuyển đổi, chúng ta còn nhiều đất để “dụng võ” cho ngành hàng này.

Về thị trường, trái cây Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 nước trên thế giới và hấu hết các châu lục; đặc biệt khi các hiệp định FTA và TPP được ký kết, cơ hội mở ra cho rau quả Việt Nam là cực lớn.

Về rau, Việt Nam có thể trồng rau ở nhiều vùng và nhiều vụ trong năm, phát triển mạnh rau quả trở thành “vườn rau” và “bếp ăn” của thế giới là hết sức khả thi.

Chúng ta có đầy đủ các chủng loại rau, rau nhiệt đới và rau ôn đới, nhất là các loại rau củ, quả. Các vùng cao nguyên như Đà Lạt, Mộc Châu, Sa Pa, vùng núi Tây Bắc có điều kiện lý tưởng để phát triển rau, hoa ôn đới.

Miền Bắc với 2 vụ lúa, 1 vụ đông là một vụ thuận lợi để trồng rau cận ôn đới với các chủng loại rau củ quả, chi phí vừa không cao, sâu bệnh ít và

tiêu tốn ít nguồn tài nguyên mà giá trị lại rất cao. Với 4 mùa khí hâu rõ rệt, miền Bắc có điều kiện vô cùng thuận lợi cho trồng rau, ngay cả khi mà các khu vực bắc bán cầu vài tháng tuyết phủ.

Rau an toàn, hướng SX bền vững

Phát triển rau, hoa, quả sẽ là cơ hội và điều kiện để chúng ta đẩy nhanh một nền nông nghiệp công nghệ cao. Có thể giúp nông nghiệp Việt Nam vươn lên vị thế mới, với việc hình thành những “xí nghiệp” nông nghiệp công nghệ cao diện tích hàng chục, thậm chí hàng trăm ha và giá trị thu nhập hàng tỷ đồng/ha.

Bằng chứng dễ thấy là giá trị xuất khẩu thu về từ rau quả đã nhanh chóng vượt qua mốc 1 tỷ USD và chỉ năm 2013 với 2014, con số tăng trưởng xuất khẩu của ngành hàng này đã xấp xỉ 1,5 tỷ USD.

Hoa, cây cảnh, cây thế, cây bonsai mặc dù diện tích không nhiều, nhưng đã phát triển là hình thành các vùng chuyên canh, các làng nghề với nhiều bàn tay nghệ nhân khéo léo.

Có thể nói đây là một lĩnh vực tiềm năng, tiềng năng ngay trong thị trường nội địa với sự phát triển rất nhanh của các khu đô thị, các hệ thống giao thông cao tốc; sẽ rất tiềm năng nếu chúng ta quảng bá, xuất khẩu được ra các nước trong khu vực.

Hoàn toàn có cơ sở để dự báo giá trị xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam sẽ đạt ngưỡng hơn 2 tỷ USD trong thời gian 2 - 3 năm tới, khi chúng ta mở được cửa vào các thị trường khó tính như EU,

Page 11: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, một thị trường rất khả quan cho rau quả Việt đó là Nga.

3. Giải pháp trước mắt và lâu dài

Rà soát và điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt với 11 loại cây ăn quả chủ lực và lợi thế đã được xác định để đảm bảo cân đối với khả năng tiêu thụ, tránh việc mở rộng tự phát và phát triển nóng vượt tầm kiểm soát. Quy hoạch vùng rau, rau an toàn, hoa cây cảnh gắn với phát triển và ứng dụng công nghệ cao.

Đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa khó tưới sang trồng cây ăn quả chủ lực, có thị trường, hoặc chuyển sang trồng các loại rau quả phục vụ chế biến.

Đánh giá giống, chất lượng giống và các cây đầu dòng, quản lý tốt cây giống, nguồn gen quý để chọn lọc, lai tạo để có giống cây, giống rau tốt cung cấp cho SX, nhất là việc cải tạo vườn tạp, thay thế các giống già cỗi, năng suất thụt giảm.

Tổ chức SX và liên kết SX theo chuỗi, gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm, SX theo các tiêu chuẩn GAP, tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm rau, quả chủ lực của Việt Nam.

Thực hiện tốt các cam kết với ASEAN, WTO, các hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với các nước nhập khẩu nông sản. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giữ vững các thị trường lớn, truyền thống và mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ… Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, nhất là

các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.

Xúc tiến và kêu gọi đầu tư trong nước và liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng các khu công nghệ cao cho SX và chế biến, bảo quản; nhất là việc bảo quản rau, quả tươi, đầu tư hạ tầng cho các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu.

Thúc đẩy dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô SX, khuyến khích nông dân góp giá trị đất để tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp SX - tiêu thụ. Cụ thể hóa và ưu tiên lồng ghép các nguồn kinh phí để thực hiện các chính sách đã được ban hành: Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về áp dụng GAP trong SX; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về liên kết SX, xây dựng cánh đồng lớn; Nghị định 210/2013/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch.

Xây dựng mới chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa; chính sách đổi mới tổ chức dịch vụ thuốc BVTV; trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ giống mới; hoàn thiện gói kỹ thuật đồng bộ; xây dựng mô hình, đào tạo, tập huấn.

Thương hiệu cà phê Việt được ưa thích đứng thứ 6 tại Mỹ

Theo một cuộc khảo sát mới đây của Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia (FNC), Việt Nam xếp thứ 6 về

thương hiệu cà phê quốc gia tại Mỹ - thị trường tiêu thụ loại đồ uống này nhiều nhất thế giới.

Colombia tiếp tục là quốc gia sản xuất cà phê được người tiêu dùng Mỹ thừa nhận rộng rãi nhất, với 85%, tiếp theo là Brazil 67%, Costa Rica 59%, Kenya 33% và Việt Nam 16%.

Cà phê cũng là loại đồ uống thông dụng nhất tại Mỹ, khi có tới 61% người dân nước này tiêu thụ hàng ngày, vượt trên cả nước lọc thông thường (54%), nước đóng chai (46%), chè (44%), đồ uống có gas (41%) và nước ép trái cây (33%).

Sau một vài năm sụt giảm sản lượng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đổi mới hệ thống sản xuất, Colombia đã khôi phục và tăng dần sản lượng cà phê trong hai mùa gần đây.

Trong vụ cà phê từ tháng 10/2014 đến tháng 1/2015, quốc gia Nam Mỹ này đã thu hoạch 4,39 triệu bao (loại 60kg) hạt cà phê.

Hàng đổi hàng - Cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp Việt

Để từng bước giải phóng hàng tồn kho, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nội địa và thực hiện chiến lược đưa hàng Việt Nam ra thế giới, Chương trình Truyền thông Việt đồng hành cùng doanh nghiệp - Hàng đổi hàng (TTV) được Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ trì thực hiện trong 2 năm (2015-2016).

Theo TTV, bằng phương thức hàng đổi hàng, chương

Page 12: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

trình này sẽ góp phần tạo nếp giao thương trong cộng đồng; mở thêm kênh luân chuyển hàng hóa không dùng tiền mặt.

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, chương trình “hàng đổi hàng” trên thế giới là một hoạt động phổ biến, tạo ra nếp giao lưu hàng hóa không dùng tiền mặt, doanh thu lên đến hàng tỷ USD.

Chương trình triển khai tại Việt Nam vào thời điểm hội nhập mạnh; các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ hàng; từ đó nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa để giải quyết hàng tồn kho, đáp ứng nhu cầu quảng cáo và truyền thông của doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tiêu thụ hàng, đổi hàng, hay dùng hàng hóa để đổi lấy các gói quảng cáo sản phẩm, truyền thông đều có thể thực hiện được thông qua chương trình TTV. Hiệp hội và ban tổ chức TTV sẽ là cầu nối hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tham gia chương trình," ông Nam chia sẻ.

Theo Ban tổ chức TTV, chương trình này đã được khởi động từ cuối năm 2014 và nhận được sự hưởng ứng của nhiều cơ quan thông tấn báo chí. Trong đó có những gói tài trợ lớn như Thiên Hy Long tài trợ 11 tỷ đồng đề làm truyền thông: tuyên truyền ở trên sân bay, các nhà cao tầng, trung tâm thương mại, hay sự bảo trợ thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, VTC, AVG

và nhiều đơn vị thông tin... giới thiệu chương trình với cộng đồng.

Trong dịp Tết Nguyên đán này, TTV cũng thực hiện chương trình Giỏ quà Tết, vận động sự tham gia của các doanh nghiệp bánh kẹo, cung ứng sản phẩm cho dịp Tết cho các khu công nghiệp, người lao động có thu nhập thấp với giá gốc. Đặc biệt là sự tham gia của nhóm các doanh nghiệp mạnh về hàng tiêu dùng.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc TTV, ông Nguyễn Thái Hà cho hay, chương trình “hàng đổi hàng” là phương thức rất mới, không thông qua phương thức dùng tiền mặt, trong bối cảnh hàng hóa có phần ứ đọng, tiêu thụ chậm.

Việc tiêu thụ hàng bằng hình thức này là một trong các yếu tố giúp ổn định sản xuất của doanh nghiệp, tiêu thụ và luân chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp. Hiện một số hợp đồng cũng đang triển khai như TH True Milk đổi các sản phẩm về sữa lấy sản phẩm về truyền thông và tiêu dùng khác với gói 20 tỷ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khác cũng tham gia như Công ty Việt Hải, An Dương...

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, hiện số lượng các doanh nghiệp tham gia TTV, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa nhiều.

Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Công ty Quốc tế Sơn Hà, đồng thời là Phó Chủ tịch hiệp hội doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, một phần nguyên nhân do những thông tin nhận được về tính hiệu quả, cách thức

tham gia chương trình chưa đầy đủ.

Cùng quan điểm trên, ông Tô Hoài Nam cũng cho rằng, đây là phương thức quá mới khi triển khai, nên đòi hỏi có thời gian để doanh nghiệp hiểu rõ, cần tuyên truyền, xây dựng chiến lược hàng hóa; Ban dự án TTV cũng thiếu nguồn lực tài chính để tuyên truyền mạnh hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng băn khoăn việc sẽ đổi hàng như thế nào, liệu có phải đổi hàng kém chất lượng, hàng lỗi, hết hạn sử dụng, hay hàng giá cao...

Về vấn đề này, hiệp hội đã có phương án vừa làm vừa phải có quy trình thuận lợi nhất để đảm bảo hàng hóa, từ giá đến chất lượng, hay người đổi hàng có bán phá giá sản phẩm hay không.

Trong hợp đồng mua bán, trao đổi sẽ phải có ràng buộc, cam kết về giá và chất lượng. Do đó, thủ tục hàng-hàng nó không đơn giản như mua bán thông thường.

“Hiện chúng ta đã có trang web để thực hiên mua bán, trao đổi hàng, rồi các hoạt động giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, để cộng đồng doanh nghiệp tham gia đông đảo hơn, hiệp hội sẽ tăng cường tuyên truyền, vận động và hỗ trợ tối đa doanh nghiệp tham gia”, ông Nam nói.

Chương trình “Hàng đổi hàng” còn khá mới mẻ. Do đó, vận động doanh nghiệp niêm yết sản phẩm vào siêu thị hàng đổi hàng là yếu tố quan trọng để từ đó có cơ sở và số lượng về mặt thông tin, giúp triển khai liên kết các

Page 13: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

doanh nghiệp.Theo ông Nguyễn Thái Hà,

giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để doanh nghiệp tham gia là truyền thông để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt được hiệu quả cũng như cách thức tham gia.

Hiện, nhiều doanh nghiệp đã truy cập để tìm hiểu, nhưng phải có quá trình để khớp nối giữa các doanh nghiệp.

Về giá niêm yết, các doanh nghiệp tham gia phải đưa vào hệ thống phải giá ưu đãi, thấp hơn giá bán trên thi trường để các doanh nghiệp mua bán, trao đổi hàng.

Về chất lượng sản phẩm, ông Hà cho rằng đây là vấn đề cần sự quan tâm hơn cả. Các doanh nghiệp tham gia trước hết đều phải có tư cách pháp nhân, sản phẩm phải được chứng nhận.

Ngoài việc doanh nghiệp tự do trao đổi, đánh giá chất lượng và kiểm định thì Ban tổ chức TTV cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tính pháp lý của sản phẩm và tính pháp lý của nhà sản xuất bằng cách làm việc với các đơn vị kiểm định nếu phía doanh nghiệp cần sự hỗ trợ.

Từng bước phát triển thị trường xuất khẩu gạo mới

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về điều hành xuất khẩu gạo năm 2015.

Theo thông báo kết luận, năm 2014, mặc dù còn khó khăn về thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu gạo nhưng nhờ có sự điều hành linh hoạt của các

Bộ, ngành và nỗ lực, cố gắng của hiệp hội, doanh nghiệp nên kết quả xuất khẩu gạo năm 2014 đạt được là tích cực, giúp tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với mức giá cao hơn năm trước, bảo đảm người nông dân có lãi.

Tuy nhiên, một số thị trường xuất khẩu gạo chịu sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến giảm thị phần; quản lý xuất khẩu gạo qua biên giới còn một số bất cập; công tác xây dựng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa thương nhân và người nông dân còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường xuất khẩu gạo, xây dựng các giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại cụ thể đối với từng thị trường trong năm 2015 theo hướng giữ vững và khai thác tối đa cơ hội của các thị trường tập trung, thị trường lớn, khôi phục các thị trường thương mại gạo truyền thống và từng bước phát triển thị trường mới, tiềm năng.

Đồng thời chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các thương nhân có biện pháp hiệu quả bảo đảm tiến hành giao dịch, đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng tập trung theo đúng quy định; có biện pháp xử lý kiên quyết những trường hợp không tuân thủ nghĩa vụ thực hiện hợp đồng tập trung đã ký.

Bên cạnh đó rà soát, phân tích kỹ cơ cấu chủng loại gạo

xuất khẩu và nhu cầu thị trường, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sản xuất với cơ cấu giống, diện tích trồng lúa cho phù hợp nhu cầu thị trường, bảo đảm tiêu thụ tốt lúa, gạo hàng hóa.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương chỉ đạo các địa phương thực hiện sản xuất lúa với cơ cấu giống chất lượng cao, diện tích trồng lúa các vụ trong năm phù hợp với nhu cầu thị trường để bảo đảm tiêu thụ thuận lợi, hiệu quả cao; rà soát các chính sách hỗ trợ cho sản xuất lúa theo hướng tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bám sát diễn biến tiêu thụ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bám sát diễn biến tiêu thụ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015 để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp can thiệp thị trường khi cần thiết theo đúng quy định của pháp luật để hỗ trợ tiêu thụ tốt lúa, gạo hàng hóa trong nước, đồng thời bảo đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chỉ đạo đơn vị chức năng kịp thời xem xét, giải quyết các vướng mắc trong thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với VFA nghiên cứu, có các giải pháp

Page 14: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

SẢN XUẤT KINH DOANH

phù hợp để hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo tiếp cận tín dụng với lãi suất ưu đãi; rà soát cụ thể từng doanh nghiệp có khó khăn về tiếp cận tín dụng để có biện pháp chỉ đạo xử lý kịp thời, hiệu quả.

Phó Thủ tướng giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam nắm chắc tình hình xuất khẩu gạo của các thương nhân và diễn biến các thị trường xuất khẩu để kịp thời có giải pháp ứng phó với những biến động của thị trường, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định; rà soát các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gạo, kịp thời đề xuất Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan liên quan giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản và gạo

Theo số liệu từ Cục Thống kê Cần Thơ, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850 triệu USD, tương đương 8,3% kế hoạch năm, chiếm 75,2% tổng kim ngạch hàng hóa đã xuất của khu vực này trong tháng đầu năm.

Từ nay đến cuối năm, các tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo là 9,35 tỷ USD, nâng tổng giá trị hai mặt hàng xuất khẩu nói trên đạt 10,2 tỷ USD trong năm 2015.

Để hoàn thành kế hoạch trên, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện đưa gần 800.000ha mặt nước vào nuôi

trồng thủy sản, phấn đấu sản lượng đạt 3,7 triệu tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu cho 198 nhà máy chế biến trong vùng.

Song song với đó, các tỉnh đưa 4,2 triệu ha đất vào trồng lúa, trong đó, 80% diện tích trồng lúa chất lượng cao nhằm cung ứng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nâng chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát, tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên thị trường nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, EU, Bắc Mỹ.

Việc mở rộng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến cho doanh nghiệp xuất khẩu kinh nghiệm toàn cầu về quản lý rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh nghiệm áp dụng các giải pháp tài chính chuyên biệt được chú trọng.

Các địa phương thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ ngành gạo xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng, phát triển và quản lý chuỗi cung ứng, các dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến xuất nhập khẩu nhằm hạn chế đế mức thấp nhất rủi ro trong quan hệ ngoại thương.

Các tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp vay 56.000 tỷ đồng để tăng năng lực đầu tư đổi mới công nghệ theo chuẩn quốc tế, mở rộng quy mô sản xuất và chuyển đổi cơ cấu chế biến hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng cao.

Cách làm này nhằm nâng số lượng gạo cao cấp xuất

khẩu trong năm 2015 tăng 20% so năm 2014, thủy sản cao cấp xuất khẩu tăng 5%.

Cùng với đó, kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và mở rộng áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường như GlobalGAP, VietGAP, BRC, SSOP, BAP, ASC được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng nước ngoài.

Riêng Cà Mau, địa phương dẫn đầu toàn vùng về sản lượng tôm và kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 15 năm qua, sẽ thực hiện đưa 290.000ha mặt nước vào nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng trong năm 2015.

Cà Mau thực hiện cung ứng 21 tỷ con giống sạch bệnh cho người nuôi, nhân rộng các mô hình nuôi trồng hiệu quả như quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, nuôi tôm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước cho diện tích nuôi tôm.

Trong năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ; gia tăng chế biến gạo cao cấp và đã xuất sang các nước có rào cản kỹ thuật khắt khe như Nhật, EU, Mỹ, Singapore, Australia. Sản lượng thủy sản, gạo xuất khẩu đều tăng, kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng trên đạt 8,9 tỷ USD, tăng gần 700 triệu USD so năm 2013./.

Page 15: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Trung tâm TTCN&TM

Giá dầu thô tăng do có dự báo nhu cầu tăng trở lại

Phiên hôm qua, giá dầu Brent tăng hơn 5% trong khi giá dầu WTI tăng 3,5% lên giá lần lượt là 61,63 USD/thùng và 50,99 USD/thùng.

Theo Reuters, phiên hôm qua, giá dầu Brent tăng hơn 5% trong khi giá dầu WTI tăng 3,5% sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi tuyên bố nhu cầu dầu thô đang tăng trở lại.

Cụ thể, giá dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 4/2015 trên sàn Nymex New York tăng 1,71 USD, tương đương 3,5%, lên 50,99 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 4/2015 trên sàn ICE Futures Europe London tăng 2,97 USD, tương đương 5,1%, lên 61,63 USD/thùng.

Reuters còn cho biết, thời tiết lạnh tại phía Đông nước Mỹ làm tăng nhu cầu dầu đốt nóng sử dụng cho hệ thống sưởi trong nhà và dầu diesel sử dụng trong các nhà máy điện. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp cũng gây khó khăn cho hoạt động bốc dỡ tại phía đông bắc, gây thiếu cung cục bộ.

Một yếu tố khác cũng tác động đến giá dầu là chỉ số

sản xuất của Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, tăng trong tháng 2. Theo đó, chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc do HSBC công bố cho thấy, trong tháng 2 đã tăng lên 50,1 điểm so với 49,7 trong tháng 1. Là nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, biến động nhỏ về nhu cầu của Trung Quốc cũng khiến giá dầu thay đổi.

Đáng chú ý là trong bình luận công khai của Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi Ali al-Naimi (Arab Saudi hiện là nước sản xuất dầu thô lớn nhất trong OPEC), hôm 25/2 cho rằng, nhu cầu dầu thô đang tăng và thị trường dầu đã bình ổn./.

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng hơn 1% do giá dầu thô tăng

Giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark tăng hơn 1% vào đầu phiên giao dịch hôm thứ năm (26/2), được hậu thuẫn bởi giá dầu toàn cầu qua đêm tăng, trong khi thị trường đợi kết quả cuộc họp nhà sản xuất trong khu vực, dự kiến vào cuối ngày.

Yếu tố cơ bảnTại Sở giao dịch hàng

hóa Tokyo, giá cao su giao kỳ hạn tháng 8 tăng 2,8 yên, lên 217,3 yên/kg, sau khi tăng 1 yên phiên hôm thứ tư (25/2).

Dự trữ cao su thô tại các cảng Nhật Bản đạt 12.895 tấn tính đến ngày 10/2, giảm 2,5% so với dự trữ ngày trước đó, số liệu từ Hiệp hội thương mại cao su Nhật Bản cho biết.

Các thành viên của Hiệp hội cao su quốc tế - Thái Lan, Indonesia và Malaysia – sẽ họp vào cuối ngày tại Indonesia, cùng với Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam – để thảo luận về sự hợp tác nhằm tăng giá cao su.

Tin tức thị trườngĐồng đô la Mỹ ở mức

khoảng 118,82 yên JPY, thay đổi chút ít so với mức khoảng 118,73 yên phiên hôm thứ tư (25/2).

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,2%.

Giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng 5% phiên hôm thứ tư (25/2), sau khi Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia cho biết, nhu cầu gia tăng và số liệu cho thấy các nhà máy của Trung Quốc sản xuất cao hơn so với dự kiến.

Page 16: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

66% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng mở rộng kinh doanh

Theo kết quả “Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm 2014” vừa được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố mới đây cho thấy 66% DN Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành VPĐD JETRO tại TPHCM cho biết, đây là cuộc khảo sát lần thứ 28 được JETRO thực hiện dưới hình thức phiếu điều tra. Đối tượng khảo sát là 10.078 doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4.767 DN đã đưa ra trả lời hợp lệ, riêng tại Việt Nam có 458 DN.

Từ kết quả khảo sát cho thấy gần 62,3% DN Nhật Bản tại Việt Nam báo lãi, cao hơn con số 59,9% của năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với DN Nhật tại các nước khác trong ASEAN (71,2% tại Philippines, 66,9% tại Thái Lan, và 66,4% tại Malaysia) nhưng lại tốt hơn ở Indonesia (60,9%) và Trung Quốc (60,7%). Những DN có lãi cao nhất là các công ty gia công xuất khẩu, với tỷ lệ có lãi xấp xỉ 70%, trong khi

nhóm không gia công xuất khẩu lại thấp nhất, chỉ đạt 56%.

Đánh giá thuận lợi trong môi trường đầu tư của Việt Nam được xếp thứ 4 trên tổng số 15 quốc gia về chi phí nhân công rẻ và hơn một nửa số DN cũng đánh giá cao tình hình chính trị, xã hội ổn định của Việt Nam. Về tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là 33,2%, tăng 1% so với năm 2013, cao hơn Philippines (28,4%), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (66%), Thái Lan (55%), Indonesia (43%), Malaysia (41%).

Liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ, tính đến nay mới chỉ có 1 DN Nhật tiếp cận được những ưu đãi từ chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ của Chính phủ Việt Nam. Thực tế, mặc dù Việt Nam có rất nhiều chính sách, văn bản ưu đãi dành cho các DN để khuyến khích đầu tư, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng các DN rất khó tiếp cận. Điều này cho thấy các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn chưa phù hợp với thực tế, thủ tục để tiếp cận những ưu đãi thì quá rườm rà dẫn đến không có nhiều DN có thể thỏa mãn được những tiêu chí đưa ra trong

chương trình. Bên cạnh đó, một số rủi

ro trong đầu tư mà DN Nhật Bản đang phải đối mặt là hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều tồn tại, vận hành chưa minh bạch, nội dung xa rời thực tế, không rõ ràng dẫn tới vận hành không thống nhất giữa các bộ ngành, địa phương, cán bộ thừa hành.

Nông sản Việt: Gây ấn tượng tại Hội chợ Dubai

Gulfood Dubai là hội chợ lớn nhất thế giới về nông sản thực phẩm và đồ uống, với sự tham gia của 120 gian hàng quốc gia, bao gồm 4.800 DN trưng bày. Đây là cơ hội hữu ích để các DN Việt Nam quảng bá sản phẩm với trên 85.000 khách mua hàng đến từ 170 quốc gia.

20 DN Việt tham dự lần này mang đến hội chợ nhiều sản phẩm đa dạng, ngoài các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, hạt điều… còn có nhiều sản phẩm được chế biến sâu, đóng gói mang thương hiệu Việt như các loại sữa, nước hoa quả, đồ hộp, thực phẩm chức năng… Sau lần tham gia đầu tiên năm 2014, nông sản - thực phẩm và đồ uống của Việt Nam đã nhận được những tín hiệu rất tích cực từ thị trường. Tiếp nối thành công đó, các thương hiệu uy tín như Vinamilk,

Page 17: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Hapro, Lotus Rice… đã tiếp tục tham gia gian hàng năm nay với sản phẩm phong phú hơn. Trong hai ngày đầu tiên của hội chợ, Gian hàng Việt Nam luôn thu hút rất đông khách hàng, nhiều sản phẩm thương hiệu Việt đã được các khách hàng quốc tế đánh giá cao và đặt quan hệ kinh doanh.

Chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu vào UAE, nông sản thực phẩm được đánh giá là mặt hàng có nhiều tiềm năng của Việt Nam tại thị trường khu vực Trung Đông, châu Phi và thị trường thế giới nói chung. Điều đặc biệt là, nếu như trước đây, đa phần các DN Việt chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô, nguyên liệu sơ chế thì với việc tham dự gian hàng Việt Nam tại hội chợ Gulfood Dubai lần này, các DN đã mạnh dạn, tự tin xây dựng thương hiệu riêng. Việc đi cùng nhau dưới một gian hàng quốc gia với sự bảo trợ của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại UAE đã góp phần nâng tầm quảng bá hình ảnh nền nông nghiệp xanh với những sản phẩm tinh túy của Việt Nam đến với khách hàng quốc tế.

Đáp ứng chuẩn mực quốc tế: Thách thức của doanh nghiệp Việt

Việt Nam đã và đang tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ như FTA với Liên minh châu

Âu, Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN...

Đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp trong nước có thể mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới trong khu vực và thế giới. Song trên thực tế, để làm được điều này cũng không phải là điều dễ dàng.

Theo ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen, việc tham gia hàng loạt FTA sẽ đem lại lợi thế lớn cho Việt Nam.

“Chúng ta thấy rõ xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của thế giới đổ dồn về khu vực Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam. Đây là thời điểm thuận lợi bởi chúng ta đang có “dân số vàng,” chi phí nhân công thấp, nhiều chính sách thu hút đầu tư, nên cơ hội tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và khả năng thu hút dòng vốn đầu tư rất lớn,” ông Vũ chia sẻ.

Đánh giá về tác động của các FTA, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), cho rằng các FTA một mặt sẽ tạo động lực để thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam, mặt khác, doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện thâm nhập vào

thị trường lớn hàng đầu thế giới với thuế quan hầu hết là bằng 0% và với những rào cản được giảm thiểu.

Đặc biệt Việt Nam có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Nga, Belarus, Kazakhstan. Một số lĩnh vực kinh doanh có lợi ích cốt lõi như dệt may, giày dép và các mặt hàng nông sản...

Tuy nhiên, theo ông Lộc, các điều kiện để hội nhập bên cạnh hàng rào thuế quan đã giảm xuống thì hàng rào kỹ thuật lại tăng lên. Do đó, doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về xuất xứ.

“Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam phải đặt trong chuẩn mực quốc tế, vươn tới tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không thì chúng ta không thể thâm nhập được vào thị trường của các nước. Đây là thách thức mà doanh nghiệp phải vượt qua,” ông Lộc cho biết.

Báo cáo từ VCCI cho thấy có tới 96% số doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, với sự yếu kém cả về nguồn vốn, công nghệ và trình độ lao động. Điều này khiến các doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hoặc tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Cùng quan điểm với Chủ tịch VCCI, ông Lê Phước Vũ

Page 18: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

cũng đã chỉ ra những thách thức đằng sau hội nhập: “Nếu chúng ta không chuẩn bị tinh thần để đón đầu dòng vốn đó, cơ hội đó, thiếu sự chuẩn bị nội lực để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh cao thì chúng ta sẽ bị tụt lại so với các nước trong khu vực.”

Theo ông Vũ, các tập đoàn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường kéo theo các doanh nghiệp vệ tinh, nên doanh nghiệp Việt Nam khó tham gia vào chuỗi cung ứng. Trong khi thực tế hiện nay, Việt Nam đang thiếu những doanh nghiệp đầu đàn, đóng vai trò dẫn dắt, giúp các doanh nghiệp nhỏ đi lên.

Ngoài ra, một điểm yếu được nhiều chuyên gia nhận định là ngay bản thân doanh nghiệp tư nhân trong nước sức cạnh tranh còn yếu, nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ và quản lý còn yếu kém. Nhiều ngành nghề như tôn-thép, thủy sản luôn gặp khó khăn khi thâm nhập vào thị trường các nước bởi các rào cản kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại.

Không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà.

Đại diện Công ty cổ phần ôtô Trường Hải cho hay trong quá trình hội nhập, thuế suất giảm dần và có lộ trình về 0%, nhiều khả năng sản phẩm ôtô giá rẻ từ các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan cũng sẽ tràn vào Việt Nam.

Đây chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô trong nước.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ ôtô trong nước năm qua mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nếu so với các nước trong khu vực thì con số tiêu thụ hơn 150.000 xe/năm còn quá thấp.

Thị trường trong nước tiêu thụ nhỏ, khó khăn trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh trong hội nhập khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước vốn đã tồn tại nhiều hạn chế lại càng trở nên yếu hơn trong cạnh tranh khi hội nhập.

Chia sẻ thêm về những hạn chế của doanh nghiệp, ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Tổng hội cơ khí Việt Nam, nguyên là Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho hay không chỉ ở ngành công nghiệp ôtô, mà ở nhiều ngành nghề khác, các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ hiện vẫn chỉ ở vạch xuất phát nếu so sánh với các nước phát triển.

Các doanh nghiệp này, ngoài yếu về công nghệ, còn yếu kém về vốn và nguồn nhân lực, nên chưa sản xuất được những sản phẩm công nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng lớn, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, khi hội nhập, những điểm yếu này càng bộc lộ rõ nét hơn trước những đối thủ cạnh tranh từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây chính là những thách thức mà các doanh nghiệp trong nước chưa thể vượt qua.

Trong khi năng lực cạnh tranh và sức kháng cự của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, cộng đồng doanh nghiệp trong nước kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục các giải pháp lớn về xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở xác định doanh nghiệp là lực lượng chủ lực để phát triển kinh tế-xã hội cùng đất nước.

Ông Lê Phước Vũ cho rằng trong khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã đứng vững, tạo được uy tín, thương hiệu, xúc tiến thương mại tốt. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan xúc tiến thương mại cũng rất quan trọng.

Ngoài việc quy định rõ hơn về các mã thuế cho các mặt hàng tôn-thép, thì cũng cần giải quyết mạnh tay hàng giả, hàng nhái và các sản phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính. Điều này vô hình chung làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngay ở thị trường trong nước.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chính phủ có thể đẩy mạnh hỗ trợ tài chính bằng việc tạo nguồn vốn dài hạn, lãi suất hợp lý hơn.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tôn-thép, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho rằng

Page 19: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

không chỉ mặt hàng tôn-thép trong nước mà nhiều mặt hàng đều phải đối mặt với vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng kiến nghị Chính phủ xem xét Thông tư liên tịch số 44/2013 giữa Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ về quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, liên quan đến việc giảm thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hóa, mà có thể áp dụng chính sách hậu kiểm để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, sản xuất ôtô, Việt Nam đã mất 20 năm để phát triển. Nhưng cho đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trong nước mới chỉ thực hiện ở khâu lắp ráp, các chi tiết phụ tùng cung cấp ra thị trường có giá trị gia tăng thấp.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), ông Đào Phan Long, cho biết các chính sách đối với ngành ôtô Việt Nam hiện nay tác động rất ít, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Chính sách khuyến khích đầu tư cũng chưa đủ mạnh và khó áp dụng trong thực tiễn triển khai, chưa kể thiếu sự ổn định, nhất quán, đặc biệt là các chính sách về thuế.

VAMI đã gửi kiến nghị lên Chính phủ xin một số ưu đãi để phát triển ngành và tiến tới hội nhập, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể như

đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ, VAMI xin thêm ưu đãi cho vay dài hạn (15-20 năm) lãi suất từ 0-3% để đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hoặc bù 100% lãi suất trong 5 năm đầu.

Đồng thời, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện các chính sách cho ngành công nghiệp ôtô để các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tạo cơ hội cho thị trường tiêu thụ ôtô phát triển, bởi có dung lượng thị trường đủ lớn, thì các doanh nghiệp phụ trợ trong nước mới có chỗ để đầu tư sản xuất, tham gia cung ứng và phát triển.

Điều kiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Từ 01/07/2015, Luật đầu tư 2014 chính thức đi vào cuộc sống với nhiều điểm mới đáng chú ý, như là:

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam và điều kiện khác theo điều ước mà Việt Nam là thành viên.

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau:

- Tỷ lệ sở hữu tại công ty niêm yết, đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán.

- Tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác.

- Tỷ lệ sở hữu không thuộc quy định tại hai điểm nêu trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước mà Việt Nam là thành viên.

Sản lượng công nghiệp của Italy giảm 0,8% trong năm 2014

Các số liệu mới công bố hôm 10/2 của Cơ quan Thống kê nhà nước Italy (ISTAT) cho hay, sản lượng công nghiệp của Italy trong năm 2014 đã giảm 0,8% so với năm trước đó, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp ngành công nghiệp nước này chìm trong suy thoái.

Năm 2013, sản lượng công nghiệp của Italy giảm 3,2% so với 2012, trong khi năm đó giảm 6,4% so với năm 2011.

Mặc dù vậy, nhật báo kinh tế hàng đầu Italy "Il Sole 24 Ore" vẫn cho rằng, những dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện, khi sản lượng trong tháng 12/2014 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tháng 12/2014 cũng là tháng thứ hai liên tiếp chứng kiến sản lượng công nghiệp Italy tăng trưởng nhẹ.

"Il Sole 24 Ore" cho hay, tăng trưởng công nghiệp ở tháng cuối năm 2014 chủ yếu là nhờ bùng nổ sản xuất ô tô, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, công

Page 20: Mục lục - Ninh Thuan Province · 2015. 9. 30. · KHỞI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ PHỤC VỤ THI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐA NHIM Qua hơn

Soá 04 thaùng 03 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

nghiệp điện tử, phương tiện giao thông và máy chế tạo cũng tăng lần lượt 13,9%, 8,6% và 14,7%.

Italy, nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực đồng tiền chung châu Âu, hiện đang trải qua cuộc suy thoái kinh tế thứ ba trong vòng bảy năm qua./.

Dầu thô tăng giá do tồn trữ của Hoa Kỳ ít hơn dự kiến

Ngày 11/2, dầu thô ngọt nhẹ của Hoa Kỳ giữ ở gần 51 USD/thùng sau khi chỉ một thời điểm ngắn tăng hơn 1 USD do tồn trữ dầu thô của Hoa Kỳ tăng ít hơn dự kiến.

Mức tăng bị hạn chế bởi triển vọng giảm giá từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan này đã cảnh bóa nguồn cung dồi dào sẽ làm tăng tồn kho toàn cầu trước khi bắt đầu cắt giảm đầu tư để giảm sản lượng đáng kể.

Fereidun Fesharaki tại Facts Global Energy cho biết tăng trưởng nguồn cung cấp năm 2015 có thể tiếp tục không giảm bớt, mặc dù mức độ thấp hơn một chút. Điều này có nghĩa là một thị trường suy yếu trong năm 2915 và thậm chí giá dầu giảm thấp hơn. Sự phục hồi trong nhu cầu sẽ không cứu được thị trường dầu.

Dầu thô ngọt nhẹ kỳ hạn tháng 3 tăng 68 cent lên 50,7 USD/thùng sau khi giảm mạnh trong phiên trước khi hợp đồng này giảm 2,84 USD hay 5,4% xuống 50,02 USD/thùng.

Dầu thô Brent kỳ hạn tháng

3 giảm 1,91 USD hay 3,3% xuống 56,43 USD/thùng.

Theo số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ tồn trữ dầu thô của Hoa Kỳ tăng trong tuần trước do các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng, tồn trữ xăng và sản phẩm chưng cất cũng tăng. Tồn trữ dầu thô tăng 1,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 6/2 lên 413,7 triệu thùng so với dự đoán của giới phân tích tăng 3,7 triệu thùng.

IEA cho biết Hoa Kỳ sẽ vẫn là nguồn cung cấp dầu thô hàng đầu thế giới cho đến năm 2020, ngay cả sau khi giá sụt giảm gần đây. Cơ quan này dự đoán nhu cầu toàn cầu với dầu thô OPEC sẽ tăng trong năm 2016 lên 29,90 triệu thùng/ngày sau khi giữ ở mức 29,4 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Việc giảm triển vọng của IEA được hỗ trợ bởi Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA), cơ quan này giữ dự báo sản lượng dầu trong nước năm 2015 và 2016 hầu như không đổi so với dự báo trong tháng trước. EIA dự đoán tổng sản lượng dầu thô Hoa Kỳ trong năm 2015 là 9,3 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với dự báo 9,31 triệu thùng trong tháng trước.

Người đứng đầu tập đoàn năng lượng khổng lồ Rosneft cho biết OPEC đã sai lầm khi không cắt giảm sản lượng khi ông đổ lỗi giá dầu thấp do các yếu tố từ các nhà đầu cơ tài chính tới chính sách của chính phủ Hoa Kỳ.

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT