13
BẢN TIN EU-HF SỐ 3 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. MÔ TẢ NGẮN GỌN VỀ HSPSP II ............................................................................... 2 2. ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH VÀ CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA ĐẠI SỨ TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN EU TẠI VIỆT NAM TỚI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ .............................................................. 4 3. QUẢN TRỊ VÀ LÃNH ĐẠO ......................................................................................... 6 Đóng góp cho đối thoại đa bên về dự thảo Nghị quyết của TW Đảng về Chăm sóc sức khỏe ... 7 Họp nhóm HPG ở tuyến trung ương ............................................................................ 8 Hoạt động tại các tỉnh mục êu ................................................................................. 10 4. DỊCH VỤ Y TẾ CÓ CHẤT LƯỢNG ............................................................................. 12 Hướng dẫn phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm tại tuyến cơ sở ............................ 12 Cải thiện chất lượng dịch vụ tuyến cơ sở ................................................................... 14 Hợp tác Công Tư (PPP) trong Ngành Y tế.................................................................... 15 Những thách thức về cơ sở hạ tầng - PPP có thể giúp ích như thế nào ..................... 16 PPP có thể giúp ích gì ................................................................................................. 16 5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Y TẾ LÀNH MẠNH ............................................................... 18 6. NÂNG CAO NĂNG LỰC TẠI TUYẾN TRUNG ƯƠNG VÀ TUYẾN TỈNH......................... 20 Hội thảo Quốc gia về Tỉ số Giới nh khi Sinh.............................................................. 20 Hội nghị tổng kết công tác thống kê năm 2016 và xác định các nhiệm vụ trọng tâm “ cho năm 2017............................................................................................................. 21 Hội thảo Phổ biến Chương trình Hành động Quốc gia về CSSK Bà mẹ, Trẻ Sơ sinh giai đoạn 2016-2020 và Hướng dẫn Quốc gia về các Dịch vụ CSSKSS Cập nhật năm 2016 tại Khu vực Phía Nam ................................................................................................. 22 Hội thảo tập huấn PPP: “Giới thiệu về PPP trong Ngành Y tế: Thuận lợi và các Vấn đề Cụ thể” ....................................................................................................................... 22 7. CÁC SỰ KIỆN SẮP TỚI ............................................................................................ 23 Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho Y tế Địa chỉ: Tầng 6, số 16B phố Văn Cao, quận Ba Đình, Hà Nội Tel: (84 4) 6287 2666 Fax: (84 4) 6287 3066 [email protected] www.euhf.vn hps://www.facebook.com/euhealthfacility hps://www.instagram.com/euhfvietnam Chương trình do Liên Minh Châu Âu (EU) tài trợ Dự án này được thực hiện bởi EPOS Health Management liên danh với AMDI/LSTM Ấn phẩm này được thực hiện với sự giúp đỡ của Liên Minh Châu Âu. Toàn bộ nội dung của ấn phẩm do Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho ngành y tế chịu trách nhiệm và không phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý đồng nghiệp, Chào mừng quý vị đến với bản n mới nhất của chúng tôi – là bản n thứ 3 của Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho Y tế (EU-HF). Thông qua những bản n này, chúng tôi hy vọng mang đến cho quý vị thông n mới nhất về hoạt động của chúng tôi và kế hoạch hỗ trợ sắp tới của EU-HF cho Bộ Y tế (BYT). Trong thời gian vừa qua, hẳn quý vị rất vui mừng trước những thành tựu nổi bật mà ngành y tế đã đạt được, như được nhấn mạnh trong Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (HPG) vào tháng 01/2017, bao gồm bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh, đổi mới cải cách cơ chế tài chính trong y tế, hoàn thành các Mục êu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), và Việt Nam được bầu vào Ban chấp hành WHO. Chúng tôi - là một đối tác trong chương trình cải cách của ngành - đã và đang nỗ lực hết sức để góp phần nhỏ bé của mình vào những thành tựu nêu trên. Một điểm nhấn trong hoạt động của EU-HF thời gian vừa qua là chúng tôi đã phối hợp với BYT tổ chức hai sự kiện quan trọng: sự kiện đầu ên là chuyến công tác của PSG. TS. BS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng BYT Việt Nam và ngài Bruno Angelet - Đại sứ Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam tới tỉnh Sơn La vào tháng 12/2016; sự kiện thứ hai là chuyến công tác tới tỉnh Kon Tum vào tháng 06/2017 của hai nhà lãnh đạo nói trên. Mục đích chính của các chuyến công tác này là để củng cố sự hợp tác với các tỉnh mục êu của Hợp đồng Hỗ trợ Cải cách ngành Y tế giai đoạn 2 (SRC 2) do EU tài trợ và xác nhận sự hỗ trợ của EU đối với ngành y tế, đặc biệt tập trung vào cải thiện dịch vụ ở tuyến cơ sở. Ngoài hai sự kiện nói trên, sau khi phát hành Bản n số 2 của EU-HF vào tháng 10/2016, chúng tôi đã hỗ trợ các Vụ Cục của BYT tổ chức nhiều sự kiện với các chủ đề khác nhau, bao gồm hội thảo tham vấn về Dự thảo Nghị quyết về Chăm sóc Bảo vệ sức khỏe Nhân dân và Phát triển Dân số trong nh hình mới, họp nhóm HPG, hội thảo sơ kết 1 năm triển khai đề án Kiểm soát Mất cân bằng Giới nh khi sinh, hội thảo phổ biến Chương trình Hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe (CSSK) Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh, Hội nghị tổng kết công tác thống kê, vv… Bên cạnh các sự kiện, Bản n này cũng sẽ cung cấp cho quý vị thông n về ến độ các nhiệm vụ tư vấn (hoạt động kỹ thuật) của chúng tôi – được thực hiện theo yêu cầu của các đối tác và phù hợp với các ưu ên chính sách của BYT, trong các lĩnh vực sau: phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm (BKLN), quản lý chất lượng tuyến cơ sở, hợp tác công tư (PPP) và tài chính y tế. Mời quý vị ghé thăm trang web của chúng tôi: www.euhf.vn hoặc Facebook của chúng tôi: hps:// www.facebook.com/euhealthfacility/ để cập nhật thêm (thông qua tài liệu, hình ảnh và video clip) về các hoạt động mà chúng tôi đã và sẽ triển khai. Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp/phản hồi trực ếp hoặc gián ếp (online) từ quý vị. Trân trọng, Phạm Hồng Hạnh Chuyên gia về Hệ thống Y tế.

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

BẢN TIN EU-HF SỐ 3 102

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 11. MÔ TẢ NGẮN GỌN VỀ HSPSP II ...............................................................................22. ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH VÀ CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA ĐẠI SỨ TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN

EU TẠI VIỆT NAM TỚI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ ..............................................................43. QUẢN TRỊ VÀ LÃNH ĐẠO .........................................................................................6

Đóng góp cho đối thoại đa bên về dự thảo Nghị quyết của TW Đảng về Chăm sóc sức khỏe ...7Họp nhóm HPG ở tuyến trung ương ............................................................................ 8Hoạt động tại các tỉnh mục tiêu ................................................................................. 10

4. DỊCH VỤ Y TẾ CÓ CHẤT LƯỢNG .............................................................................12Hướng dẫn phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm tại tuyến cơ sở ............................ 12Cải thiện chất lượng dịch vụ tuyến cơ sở ................................................................... 14Hợp tác Công Tư (PPP) trong Ngành Y tế.................................................................... 15Những thách thức về cơ sở hạ tầng - PPP có thể giúp ích như thế nào ..................... 16PPP có thể giúp ích gì ................................................................................................. 16

5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Y TẾ LÀNH MẠNH ...............................................................186. NÂNG CAO NĂNG LỰC TẠI TUYẾN TRUNG ƯƠNG VÀ TUYẾN TỈNH .........................20

Hội thảo Quốc gia về Tỉ số Giới tính khi Sinh .............................................................. 20Hội nghị tổng kết công tác thống kê năm 2016 và xác định các nhiệm vụ trọng tâm “ cho năm 2017 ............................................................................................................. 21Hội thảo Phổ biến Chương trình Hành động Quốc gia về CSSK Bà mẹ, Trẻ Sơ sinh giai đoạn 2016-2020 và Hướng dẫn Quốc gia về các Dịch vụ CSSKSS Cập nhật năm 2016 tại Khu vực Phía Nam ................................................................................................. 22Hội thảo tập huấn PPP: “Giới thiệu về PPP trong Ngành Y tế: Thuận lợi và các Vấn đề Cụ thể” ....................................................................................................................... 22

7. CÁC SỰ KIỆN SẮP TỚI ............................................................................................23

Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho Y tếĐịa chỉ: Tầng 6, số 16B phố Văn Cao, quận Ba Đình, Hà NộiTel: (84 4) 6287 2666Fax: (84 4) 6287 3066

[email protected]

www.euhf.vn

https://www.facebook.com/euhealthfacility

https://www.instagram.com/euhfvietnam

Chương trình do Liên Minh Châu Âu (EU) tài trợ

Dự án này được thực hiện bởi EPOS Health Management liên danh với AMDI/LSTM

Ấn phẩm này được thực hiện với sự giúp đỡ của Liên Minh Châu Âu. Toàn bộ nội dung của ấn phẩm do Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho ngành y tế chịu trách nhiệm và không phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào.

LỜI NÓI ĐẦU

Thưa các quý đồng nghiệp,

Chào mừng quý vị đến với bản tin mới nhất của chúng tôi – là bản tin thứ 3 của Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho Y tế (EU-HF). Thông qua những bản tin này, chúng tôi hy vọng mang đến cho quý vị thông tin mới nhất về hoạt động của chúng tôi và kế hoạch hỗ trợ sắp tới của EU-HF cho Bộ Y tế (BYT). Trong thời gian vừa qua, hẳn quý vị rất vui mừng trước những thành tựu nổi bật mà ngành y tế đã đạt được, như được nhấn mạnh trong Cuộc họp Nhóm Đối tác Y tế (HPG) vào tháng 01/2017, bao gồm bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh, đổi mới cải cách cơ chế tài chính trong y tế, hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên

niên kỷ (MDG), và Việt Nam được bầu vào Ban chấp hành WHO. Chúng tôi - là một đối tác trong chương trình cải cách của ngành - đã và đang nỗ lực hết sức để góp phần nhỏ bé của mình vào những thành tựu nêu trên.

Một điểm nhấn trong hoạt động của EU-HF thời gian vừa qua là chúng tôi đã phối hợp với BYT tổ chức hai sự kiện quan trọng: sự kiện đầu tiên là chuyến công tác của PSG. TS. BS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng BYT Việt Nam và ngài Bruno Angelet - Đại sứ Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam tới tỉnh Sơn La vào tháng 12/2016; sự kiện thứ hai là chuyến công tác tới tỉnh Kon Tum vào tháng 06/2017 của hai nhà lãnh đạo nói trên. Mục đích chính của các chuyến công tác này là để củng cố sự hợp tác với các tỉnh mục tiêu của Hợp đồng Hỗ trợ Cải cách ngành Y tế giai đoạn 2 (SRC 2) do EU tài trợ và xác nhận sự hỗ trợ của EU đối với ngành y tế, đặc biệt tập trung vào cải thiện dịch vụ ở tuyến cơ sở.

Ngoài hai sự kiện nói trên, sau khi phát hành Bản tin số 2 của EU-HF vào tháng 10/2016, chúng tôi đã hỗ trợ các Vụ Cục của BYT tổ chức nhiều sự kiện với các chủ đề khác nhau, bao gồm hội thảo tham vấn về Dự thảo Nghị quyết về Chăm sóc Bảo vệ sức khỏe Nhân dân và Phát triển Dân số trong tình hình mới, họp nhóm HPG, hội thảo sơ kết 1 năm triển khai đề án Kiểm soát Mất cân bằng Giới tính khi sinh, hội thảo phổ biến Chương trình Hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe (CSSK) Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh, Hội nghị tổng kết công tác thống kê, vv…

Bên cạnh các sự kiện, Bản tin này cũng sẽ cung cấp cho quý vị thông tin về tiến độ các nhiệm vụ tư vấn (hoạt động kỹ thuật) của chúng tôi – được thực hiện theo yêu cầu của các đối tác và phù hợp với các ưu tiên chính sách của BYT, trong các lĩnh vực sau: phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm (BKLN), quản lý chất lượng tuyến cơ sở, hợp tác công tư (PPP) và tài chính y tế.

Mời quý vị ghé thăm trang web của chúng tôi: www.euhf.vn hoặc Facebook của chúng tôi: https://www.facebook.com/euhealthfacility/ để cập nhật thêm (thông qua tài liệu, hình ảnh và video clip) về các hoạt động mà chúng tôi đã và sẽ triển khai. Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp/phản hồi trực tiếp hoặc gián tiếp (online) từ quý vị.

Trân trọng,

Phạm Hồng HạnhChuyên gia về Hệ thống Y tế.

Page 2: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

2BẢN TIN EU-HF SỐ 3 3

Chương trình Hỗ trợ Chính sách ngành Y tế giai đoạn II: Hướng tới Công bằng và Chất lượng Dịch vụ Y tế tại Việt Nam; đây là hoạt động hỗ trợ ngân sách ngành y tế lớn nhất của EU tại Châu Á. Mục tiêu của Chương trình là giảm nghèo bền vững và tăng trưởng kinh tế toàn diện tại Việt Nam thông qua hỗ trợ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả, và cải thiện chất lượng phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển ngành y tế. Trọng tâm về công bằng được thể hiện qua ưu tiên thực hiện chương trình tại 10 tỉnh được coi là nghèo nhất, bao gồm: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Kon Tum, Gia Lai, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, và Đắk Nông.

Liên Minh Châu Âu sẽ chuyển 100 triệu Euro vào ngân sách nhà nước của Việt Nam trong ba giai đoạn với điều kiện phía Việt Nam đạt được các chỉ tiêu cụ thể. Các nguyên tắc quản trị công của Liên Minh Châu Âu đang được áp dụng trong hỗ trợ của Liên Minh Châu Âu cho Việt Nam để đảm bảo các dịch vụ công tốt nhất cho người dân và bảo vệ các nguyên tắc bình đẳng tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và pháp lý. Liên Minh Châu Âu và Chính phủ Việt Nam đã

Các nội dung chính của Chương trình bao gồm:

1. Hỗ trợ Ngân sách

Ø Hỗ trợ ngân sách 100 triệu EUR cho giai đoạn 2015-2017 theo phương thức Hợp đồng Hỗ trợ Cải cách ngành Y tế giai đoạn II, được Chính phủ Việt Nam và Phái đoàn EU ký kết vào tháng 12 năm 2014;

Ø Đối thoại chính sách liên tục giữa Phái đoàn EU và Chính phủ Việt Nam về các ưu tiên cải cách ngành;

Ø Đối thoại liên tục giữa Phái đoàn EU và các nhà tài trợ khác nhằm điều phối các hoạt động hợp tác phát triển phù hợp với chính sách của Việt Nam;

2. Hỗ trợ Bổ sung

Ø Thiết lập và vận hành EU-HF (2015-2018)

Ø Tài trợ Dự án “Giáo dục và Đào tạo Nhân lực Y tế (HPET)” (2016) thông qua Quỹ Ủy thác do Ngân hàng Thế giới quản lý

1. MÔ TẢ NGẮN GỌN VỀ HSPSP II thống nhất các chỉ số cụ thể, bao gồm những thành tựu trong việc cải thiện tài chính y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ ở cấp huyện và xã, giảm quá tải bệnh viện, tăng bao phủ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, cải thiện thu thập dữ liệu và báo cáo sức khỏe, công bằng và giới. Tất cả các chỉ số là chỉ số định tính và việc đánh giá kết quả đạt những chỉ số này được dựa trên các báo cáo hàng năm do Chính phủ Việt Nam gửi cho Liên minh châu Âu.

EU đã thành lập EU-HF nhằm đáp ứng linh hoạt những yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về chuyên gia ngắn hạn, trung hạn, nhu cầu xây dựng năng lực, hỗ trợ cải cách ngành trên phương diện kỹ thuật dựa trên các trụ cột trong Khung Hệ thống Y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng.

Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho y tế là một công cụ được thiết lập ở cấp trung ương để hỗ trợ kỹ thuật bổ sung cho Chương trình hỗ trợ chính sách ngành y tế giai đoạn II nói riêng và hỗ trợ của EU cho ngành y tế nói chung. Các hỗ trợ kỹ thuật của EU-HF nhằm hỗ trợ Bộ Y tế trong việc đạt được các chỉ tiêu đã cam kết và để xác nhận đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu. Người sử dụng chính dịch vụ từ EU-HF là Bộ Y tế và các Vụ của Bộ, Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Sở Y tế của mười tỉnh hưởng lợi, các viện y tế công cộng, tổ chức xã hội dân sự.

DỊCH VỤ Y TẾ CHẤT LƯỢNG CAOEU hỗ trợ phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao, phòng chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS và lạm dụng ma túy. Tập trung giúp những tỉnh nghèo nhất và các nhóm thiệt thòi tiếp cận dịch vụ y tế.

NHÂN LỰC Y TẾ HOẠT ĐỘNG TỐTĐào tạo y khoa cho cán bộ y tế và nhân viên y tế thôn bản tại các tỉnh đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ thống kê và kỹ thuật viên.

THUỐC THIẾT YẾU, VẮC XIN VÀ CÔNG NGHỆCung cấp thuốc và trang thiết bị thiết yếu cho các dịch vụ y tế tuyến đầu. Cung cấp trang thiết bị, phương tiện đi lại, máy tính, vv… kèm theo tập huấn cho các bệnh viện và trung tâm y tế.

HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Y TẾ LÀNH MẠNHHỗ trợ xây dựng và thử nghiệm các cơ chế tài chính bền vững và công bằng để mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế và đảm bảo tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.

HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ VẬN HÀNH TỐTHỗ trợ xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại và toàn diện để đáp ứng mọi nhu cầu như thực hiện thanh toán, chuyển tuyến bệnh nhân, giám sát và báo cáo bệnh tật.

QUẢN TRỊ VÀ LÃNH ĐẠO TỐTTư vấn chính sách và tập huấn để nâng cao kỹ năng của các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách. EU đóng một vai trò quan trọng trong Nhóm Đối tác Y tế (HPG) và các diễn đàn hoạch định chính sách.

ĐÁP ỨNG TỐT

CẢI THIỆN SỨC KHỎE (MỨC ĐỘ VÀ CÔNG BẰNG)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ

BẢO VỆ TRƯỚC NHỮNG RỦI RO TÀI CHÍNH

Page 3: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

4BẢN TIN EU-HF SỐ 3 5

Để tăng cường việc triển khai Chương trình HSPSP II và tiến trình cải cách ngành y tế, BYT và Phái đoàn EU đã tổ chức hai chuyến công tác đến các tỉnh mục tiêu của Chương trình HSPSP II. Đoàn công tác đã trao đổi với chính quyền địa phương về những thành tựu và thách thức trong cung cấp dịch vụ y tế cho các đối tượng nghèo và dễ bị tổn thương.

Vào tháng 12/2016, PSG. TS. BS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng BYT Việt Nam và ngài Bruno Angelet - Đại sứ Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam đã có chuyến làm việc tới tỉnh Sơn La. Chuyến công tác còn có sự tham gia của ông Alejandro Montalban - Trưởng Bộ phận Hợp tác Phát triển và BS. Lê Văn Thanh - Quản đốc Chương trình phụ trách lĩnh vực y tế, giới và khuyết tật của Phái đoàn EU tại Việt Nam, và đại diện của EU-HF. Mục đích chính của chuyến công tác này là để củng cố sự hợp tác với các tỉnh mục tiêu của Hợp đồng Hỗ trợ Cải cách ngành Y tế giai đoạn 2 (do EU tài trợ) và xác nhận sự hỗ trợ của EU đối với ngành y tế. Bộ trưởng và Đại sứ đã tham dự lễ khai trương Trạm Y tế (TYT) xã Chiềng Yên, được xây dựng và đầu tư trang thiết bị từ nguồn hỗ trợ ngân sách của EU. TYT cung cấp dich vụ y tế cho 5000 người dân trong xã - phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Với cơ sở vật chất mới, bác sĩ và điều dưỡng tại Trạm sẽ có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho người dân và do đó, người dân địa phương sẽ giảm được chi phí đi lại lên bệnh viện huyện.

Ngoài việc tham dự lễ khánh thành Trạm Y tế, đoàn đã tới thăm bệnh viện tỉnh Sơn La và trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng cho những năm tiếp theo và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh. Đoàn đặc biệt chú ý đến vai trò và trách nhiệm trong phân bổ ngân sách ở cấp tỉnh và trung ương và triển khai hiệu quả hơn các cơ chế bảo hiểm y tế.

2. ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH VÀ CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA ĐẠI SỨ TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN EU TẠI VIỆT NAM TỚI MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ

Chuyến công tác đã được nhiều cơ quan thông tấn ở trung ương và địa phương đưa tin, trong số đó bao gồm kênh VTV1, kênh VTV tại Sơn La và Hòa Bình, truyền hình Quốc hội, Thông Tấn Xã Việt Nam và báo Tuổi trẻ.

Ngày 22/6/2017, một chuyến công tác khác của hai nhà lãnh đạo nói trên đã diễn ra tại tỉnh Kon Tum. Về phía BYT, ngoài Bộ trưởng còn có sự tham gia của lãnh đạo nhiều Vụ Cục, trong số đó bao gồm Vụ Kế hoạch và Tài chính (KHTC), Cục Quản lý Khám chữa bệnh (QLKCB) và Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em. Chuyến làm việc này tập trung vào sự cải thiện dịch vụ ở tuyến cơ sở. Đoàn đã đến thăm TYT xã Ngọc Tụ (huyện Đắk Tô) cũng mới được xây dựng và đầu tư trang thiết bị từ nguồn hỗ trợ ngân sách của EU. Trước đây, mặc dù có một bác sĩ tại TYT nhưng phạm vi dịch vụ được cung cấp rất hạn chế do cơ sở chật chội và thiếu trang thiết bị. Nhưng nay, Trạm xây mới đã có 12 phòng, bao gồm: phòng xét nghiệm, siêu âm; phòng khám cấp cứu; quầy thuốc và kho; phòng tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khoẻ; phòng tiệt trùng; phòng tắm trẻ; phòng sinh và kế hoạch hóa gia đình; phòng lưu bệnh nhân sản; phòng tiêm; phòng trực; phòng y học cổ truyền; phòng hành chính. Ngoài ra còn có khu phụ trợ (bếp, kho và nhà vệ sinh) và các hạng mục phụ trợ khác. Trạm mới xây được trang bị một máy phát điện để giúp Trạm hoạt động bình thường trong tình huống mất điện. Trạm được trang bị máy siêu âm mới, máy điện tim 3 cần, máy xét nghiệm nước tiểu, bàn tiểu phẫu, vv… để cán bộ y tế có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho bệnh nhân và giúp bệnh nhân đỡ mất thời gian đi lại và chờ đợi tại bệnh viện huyện. Cán bộ Trạm đã được huấn luyện để sử dụng các thiết bị mới và kể từ khi khánh thành cơ sở mới vào tháng 05/2017 tới nay, số bệnh nhân đến Trạm ngày càng tăng.

Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

Liên minh châu Âu đã mang đến một chương trình toàn diện để hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam trong cải cách ngành y tế. Chúng tôi đã phối hợp trước hết là với cấp trung ương để đảm bảo thực hiện cải cách ngành y tế một cách có hệ thống. Đồng thời, chúng tôi cũng làm việc với cấp địa phương, để cùng với chính phủ Việt Nam tập trung hỗ trợ 10 tỉnh nghèo nhất, bao gồm các các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên tắc chính của chúng tôi là đảm bảo người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách bình đẳng, đặc biệt là người nghèo. Vì vậy, ở cấp trung ương và cấp địa phương, chúng tôi đều tập trung vào việc đảm bảo bao phủ CSSK toàn dân. Bên cạnh đó, chúng tôi cùng với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã hợp tác để mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống BHYT cho người dân và hướng đến mục tiêu trên 80% dân số có BHYT. Tôi rất vui mừng khi thấy rằng, ở các địa phương, ví dụ như tại tỉnh Kon Tum, trên 86% người dân có BHYT. Trong những năm qua, tôi đã chứng kiến rất nhiều tiến bộ đạt được, cụ thể trong việc phổ cập BHYT và quản lý chất lượng bệnh viện ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Ngày càng nhiều cơ sở y tế được xây mới/cải tạo ở tuyến huyện và xã. Đó là một sự tiến bộ rất lớn.

Page 4: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

6BẢN TIN EU-HF SỐ 3 7

Vào tháng 09/2016, BYT đã tổ chức một cuộc họp tham vấn về “Đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cơ chế tài chính y tế” tại Hà Nội do Bộ trưởng BYT chủ trì với sự tham gia của EUD và EU-HF. Trong cuộc họp tham vấn này, BYT đã trình bày hai tài liệu về các lĩnh vực cải cách then chốt:

Báo cáo “Nội dung đề xuất đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ ngành y tế”, gồm các nội dung sau:• Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức ngành y tế• Đổi mới trong xác định số lượng người làm việc (biên chế sự nghiệp) và tuyển dụng, sử

dụng viên chức• Đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế

Báo cáo “Một số đề xuất về đổi mới cơ chế tài chính, giá dịch vụ và BHYT”, gồm các nội dung sau:• Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế• Đổi mới phương thức thanh toán theo định suất• Xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản• Các giải pháp nang cao hiệu quả hoạt động, đổi mới cơ chế tài chính đối với y tế tuyến

cơ sở• Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp• Đẩy mạnh hợp tác đầu tư theo Nghị quyết 93• Đẩy mạnh PPP theo Nghị định 15• Đấu thầu tập trung, đàm phán giá cấp quốc gia

Nội dung của các báo cáo đã được thảo luận bởi đại biểu tham dự đến từ BYT, Sở Y tế (SYT) và các cơ sở y tế. Để hỗ trợ chương trình cải cách của ngành y tế, vào tháng 01/2017 EU-HF đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất một chương trình Đối thoại Chính sách trên kênh VTV1 , tập trung vào những thay đổi trong phương thức chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, cải thiện dịch vụ ở tuyến cơ sở và PPP (một lĩnh vực hoạt động hiện đang được sự hỗ trợ của EU-HF), và quản lý nguồn nhân lực. Chương trình đã được ghi hình và phát sóng ngày 22/1/2017. Có thể xem Chương trình tại trang: http://vtv.vn/video/doi-thoai-chinh-sach-21-01-2017-198866.htm

Đóng góp cho đối thoại đa bên về dự thảo Nghị quyết của TW Đảng về Chăm sóc sức khỏe

Với một môi trường kinh tế mới cũng như những thay đổi cấu trong cơ cấu dân số và những thách thức liên quan đến gánh nặng ngày càng tăng của BKLN, già hóa dân số và chi phí công nghệ ngày càng tăng, BYT – dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng - đã xây dựng một nghị quyết mới mang tính chiến lược để mở đường cho những thay đổi hệ thống trong tổ chức và cung cấp dịch vụ y tế. Vào tháng 05/2017, EU-HF phối hợp với Vụ KHTC và Vụ Hợp tác Quốc tế (HTQT) đã tổ chức một hội thảo tham vấn nhằm chia sẻ và hỏi ý kiến về Dự thảo Nghị quyết bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân và phát triển dân số bền vững trong tình hình mới. Hội thảo do PGS. TS. Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng BYT - chủ trì. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi ý kiến một cách cởi mở và xây dựng, và gợi ý các hoạt động cần đưa vào Dự thảo Nghị quyết. Nhiều ý kiến tập trung vào việc tăng cường y tế tuyến cơ sở, nâng cao năng lực lâm sàng và quản lý của cán bộ y tế, cũng như tăng khả năng chi trả và chất lượng dịch vụ. Các cuộc thảo luận sẽ vẫn tiếp tục, và hy vọng Nghị quyết cuối cùng sẽ được thông qua vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2017.

3. QUẢN TRỊ VÀ LÃNH ĐẠO

Ý kiến của EU về Dự thảo Nghị quyết

1. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ mong muốn tăng cường mạng lưới y tế cơ sở. Chúng tôi tin rằng điều này sẽ đem lại lợi ích lớn lao cho người dân, góp phần cải thiện công bằng và kiểm soát chi phí ở tuyến trên. Tuy nhiên, ưu tiên này cần đi kèm những chính sách thuận lợi và thậm chí cần sửa đổi một số luật pháp và quy định hiện hành, nhằm:

• Thực hiện chức năng “gác cổng” hiệu quả ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ);

• Mang đến cho người sử dụng dịch vụ nhiều lựa chọn hơn, để họ có thể đăng ký sử dụng dịch vụ y tế với bất kỳ đơn vị cung cấp dịch vụ nào ở tuyến CSSKBĐ, nhưng phải sử dụng dịch vụ tại đơn vị đã đăng ký trong một khoảng thời gian nhất định;

• Cung cấp đầy đủ dịch vụ dự phòng và điều trị cho cá nhân tại tuyến cơ sở với chi phí được chi trả bởi quỹ BHYT, ví dụ: theo hình thức thanh toán định suất.

2. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng tôi xin khuyến nghị mạnh mẽ rằng hệ thống y tế nên cởi mở hơn trước những lựa chọn và cạnh tranh lành mạnh. Về nguyên tắc, một hệ thống như vậy sẽ mang đến cho người bệnh những lựa chọn khác nhau và tạo điều kiện cho đơn vị cung cấp dịch vụ ở tất cả các tuyến được đền bù/đãi ngộ xứng đáng nếu họ làm hài lòng người bệnh. Nguyên tắc này nên được thực hiện thông qua:

• Đối xử công bằng giữa cơ sở y tế công và tư trong việc cung cấp dịch vụ y tế bảo hiểm (người bệnh có thể lựa chọn đi đến cơ sở nào mà mình muốn);

Page 5: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

8BẢN TIN EU-HF SỐ 3 9

Ý kiến của EU về Dự thảo Nghị quyết (tiếp trang 9)• Hợp lý hoá sự phân bố các đơn vị cung cấp dịch vụ ở tất cả các tuyến, để một mặt

tránh sự dư thừa (ví dụ như hai cơ sở y tế công ở gần nhau và cung cấp dịch vụ giống nhau) và mặt khác tránh việc người dân không được phục vụ đầy đủ (ví dụ ở vùng nông thôn hoặc khu vực khó tiếp cận);

• Áp dụng một cơ chế công nhận chất lượng độc lập để đảm bảo an toàn, cải thiện chất lượng và đem đến cho người bệnh cơ hội có những lựa chọn dựa trên thông tin.

3. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ cam kết của Việt Nam về tăng phân bổ tài chính công cho y tế và giảm chi phí tiền túi. Tuy nhiên, ngoài yếu tố này thì còn cần những can thiệp khác để có thể đạt được hiệu quả và công bằng.

• Chúng tôi nghĩ rằng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXHVN) nên chuyển từ một đơn vị giữ quỹ sang thành một người mua chiến lược. Sự hài lòng người bệnh và cơ chế chứng nhận chất lượng độc lập nên là những yếu tố để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế công và tư để được BHXHVN ký hợp đồng và thanh toán;

• Chúng tôi nghĩ rằng BHXHVN đang đối mặt với rủi ro tài chính, xuất phát từ: (a) chi phí dịch vụ tăng lên; và (b) nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Hiển nhiên, việc tăng mức đóng góp của người tham gia BHYT là không đủ. Để cân đối thu chi, BHXH-VN sẽ cần có các biện pháp để kiểm soát thất thoát và sự thiếu hiệu quả;

• Chúng tôi cũng nghĩ rằng cần khuyến khích mạnh mẽ các quỹ tư nhân cùng công nghệ hiện đại của họ đầu tư vào hệ thống y tế thông qua những cơ chế hiệu quả hơn, ví dụ như PPP, vì nếu chỉ có ngân sách nhà nước thì sẽ không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngành y tế.

Họp nhóm HPG ở tuyến trung ươngEU-HF tiếp tục hợp tác với nhóm HPG để cải thiện sự điều phối hoạt động và tăng cường sự tham gia của tuyến tỉnh trong những cuộc thảo luận về các vấn đề chiến lược ưu tiên. Sự tham gia đó ngày càng được các bên (ở cả tuyến trung ương và tuyến tỉnh) đánh giá cao vì nó giúp các tỉnh nắm được những nội dung thảo luận chiến lược ở cấp quốc gia. Kể từ sau khi phát hành Bản tin số 2, chúng tôi đã phối hợp với Vụ HTQT (BYT) và Nhóm thư ký HPG tổ chức 2 cuộc họp HPG vào ngày 15/11/2016 về hoạt động của các Nhóm kỹ thuật và sự tham gia của tuyến tỉnh trong nhóm HPG, và vào ngày 17/11/2016 về việc thực hiện Văn kiện Đối tác Y tế Việt Nam.EU-HF đã hỗ trợ hậu cần để đại diện 10 tỉnh mục tiêu và 7 tỉnh khác tham gia cuộc họp về vai trò của TWG và các tỉnh trong hoạt động của HPG (SYT Bắc Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Y Thái Bình). EU-HF đã chủ trì buổi thảo luận về vai trò và trách nhiệm của các nhóm TWG và vai trò tới đây của họ trong các cuộc thảo luận kỹ thuật về chương trình cải cách, sự tham gia và hoạt động của các tỉnh, chủ đề thảo luận trong các cuộc họp/trao đổi của HPG trong tương lai.

BYT ghi nhận EU là một trong hai đối tác phát triển tại Việt Nam - cùng với Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) - hoạt động thông qua chương trình hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ để giải ngân, giám sát và đánh giá nguồn tài trợ. Chỉ có EU và WHO sử dụng hệ thống báo cáo quốc gia và các chỉ số y tế quốc gia để theo dõi sự hỗ trợ của mình. EU là nhà tài trợ duy nhất hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc tăng cường hệ thống y tế.

BYT đánh giá cao sự đóng góp của EU trong các lĩnh vực hợp tác sau đây:• Các nghiên cứu kỹ thuật, chính sách và phân tích khoảng trống để hỗ trợ việc xây

dựng các chính sách và chiến lược;• Nâng cao năng lực của các nhóm TWG để thúc đẩy sự hợp tác của các lĩnh vực

trong ngành y tế và sự điều phối các đối tác phát triển;• Tăng cường sự tham gia của BYT và các đối tác phát triển với tuyến dưới;• Kết nối nhóm HPG với các diễn đàn quốc gia, khu vực và toàn cầu; • Hoạt động hiệu quả của VKĐTYTVN & nhóm HPG được hỗ trợ bởi những hỗ trợ

kỹ thuật phù hợp.

(Nguồn: http://hpg.icdmoh.gov.vn/hoi-nghi-cua-nhom-doi-tac-y-te-ve-viec-thuc-hien-vhpd-n34.html)

Một nghiên cứu do Ban thư ký HPG thực hiện đã xác định rõ vai trò tích cực của tuyến tỉnh trong việc tham gia các cuộc họp HPG thường kỳ - sự tham gia này được EU-HF hỗ trợ từ tháng 05/2015 tới nay. Việc phổ biến thông tin về chương trình cải cách của ngành cho các tỉnh thông qua các cuộc họp hậu HPG tuyến tỉnh, cũng do EU-HF khởi xướng, cho thấy đã có thêm nhiều phản hồi từ dưới lên gửi tới các Vụ Cục của BYT; các Sở Y tế giờ đây biết nhiều thông tin hơn hơn và tham gia nhiều hơn vào các cuộc thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau so với trước kia (khi chưa có cuộc họp hậu HPG). Mặc dù những phản hồi về sự tham gia của tuyến tỉnh trong nhóm HPG là tích cực, nhưng một số tỉnh vẫn cảm thấy rằng vai trò và kỳ vọng của mình không rõ ràng. Trong giai đoạn tới, EU-HF sẽ tiếp tục hỗ trợ 10 tỉnh mục tiêu tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm HPG, nhất là trong các sự kiện đặc biệt. Đồng thời, vai trò, trách nhiệm và kỳ vọng của đại biểu SYT vào các cuộc họp HPG cũng sẽ được thảo luận.Liên quan đến các Nhóm Công tác Kỹ thuật (TWG), thời gian vừa qua EU-HF đã có một số hỗ trợ (kỹ thuật và tài chính) cho nhóm TWG về Tài chính Y tế, góp phần cải thiện hiệu quả và kết quả hoạt động của Nhóm này.

Page 6: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

10BẢN TIN EU-HF SỐ 3 11

Kế hoạch Hành động Quốc gia về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), đặc biệt những SDGs liên quan đến sức khoẻ, đã được trình bày cho các bên liên quan và đối tác phát triển tại cuộc họp HPG quý IV năm 2016 được tổ chức vào đầu tháng 01/2017. BYT nhấn mạnh cần sự hỗ trợ của các đối tác phát triển sự phối hợp trong các lĩnh vực sau:• CSSK toàn dân, bao gồm điều chỉnh giá dịch vụ mà không làm ảnh hưởng đến Chỉ số giá

tiêu dùng (CPI); thành lập một hội đồng tư vấn độc lập về BHYT khi xây dựng danh mục thuốc để đảm bảo tính minh bạch;

• Đột phá trong cải cách toàn diện hệ thống y tế địa phương liên quan đến cải thiện PTCT, áp dụng mô hình y học gia đình; đặc biệt là tự chủ tài chính y tế cho tuyến cơ sở, trong đó chi phí CSSKBĐ, sàng lọc BKLN, hồ sơ sức khỏe cá nhân nên được BHYT chi trả;

• Cải cách toàn diện hệ thống y tế;• Cải cách toàn diện cơ chế tài chính, đặc biệt trong hệ thống CSSKBĐ và hệ thống y tế địa

phương. Tuy nhiên, cũng còn một số lĩnh vực hạn chế mà sẽ cần sự hỗ trợ của các đối tác phát triển;

• Tự chủ của các đơn vị công trong bối cảnh năng lực quản lý của lãnh đạo bệnh viện còn hạn chế;

• PPP và minh bạch tài chính;• Phương thức chi trả và gói dịch vụ y tế cơ bản.

Một cuộc họp đặc biệt của nhóm HPG đã được tổ chức vào tháng 04/2017 để thảo luận về việc thực hiện Chiến lược Tài chính Y tế Việt Nam giai đoạn 2016-2025. Chiến lược Tài chính Y tế đã được xây dựng với sự hỗ trợ của WHO, và trong nội dung gồm một số đầu vào kỹ thuật/ý kiến của các đối tác phát triển khác, bao gồm EU.Tại cuộc họp, PGS. TS. Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng BYT - chia sẻ quan điểm về những thiếu sót liên quan đến phân bổ tài chính cho y tế ở Việt Nam và đề nghị Vụ KHTC xem xét lại việc xây dựng các gói dịch vụ y tế cơ bản để tạo thuận lợi cho trạm y tế xã cung cấp dịch vụ y tế cho người dân ở tuyến cơ sở. Cụ thể, chi bình quân cho một lượt khám tại trạm y tế cần cao hơn mức hiện tại, và bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nên được quản lý ở tuyến xã thay vì chuyển lên tuyến tỉnh và huyện như hiện nay. Đồng thời, Thứ trưởng khẳng định Chính phủ đã phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới (Quyết định 2348). Nghị định 18 của Quốc hội cũng nêu rõ ngân sách và chi cho y tế phải tăng lên, trong đó ngân sách cho y tế dự phòng phải chiếm ít nhất 30% tổng chi y tế. Thứ trưởng khẳng định BYT sẽ cố gắng cân bằng giữa CSSK toàn dân (bao gồm y tế cơ sở, y tế công cộng và y tế dự phòng) với CSSK chuyên sâu. Đại diện các tỉnh có cơ hội chia sẻ những thách thức liên quan đến việc thực hiện Chiến lược ở tuyến địa phương; trong khi đó, các đối tác phát triển yêu cầu vai trò điều phối lớn hơn của BYT trong việc triển khai Chiến lược. Có thể tải báo cáo cuộc họp tại http://euhf.vn/hoat-dong/hoat-dong-dang-trien-khai/tai-chinh-y-te/chien-luoc-tai-chinh-y-te-viet-nam-giai-doan-2016-2025

Hoạt động tại các tỉnh mục tiêuTương tự như hai năm 2015 và 2016, trong năm 2017, EU-HF đã hỗ trợ kỹ thuật cho BYT và Bộ Tài chính để hoàn thành các yêu cầu về báo cáo. Vào tháng 6 năm 2017, nhóm chuyên gia gồm một chuyên gia quốc tế và ba chuyên gia trong nước đã bắt đầu thu thập bằng chứng về tiến độ đạt được các yêu cầu của Hợp đồng SRC-2 nhằm hỗ trợ cho yêu cầu giải ngân lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng của Chính phủ Việt Nam theo Hợp đồng SRC-2, và đây vẫn được coi là chương trình hỗ trợ ngân sách/viện trợ không hoàn lại lớn nhất của EU tại Châu Á.

Nhóm chuyên gia EU-HF đã làm việc tại bốn tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Lào Cai và Yên Bái với mục tiêu chính là đánh giá hiệu quả hoạt động và chất lượng số liệu tại các tỉnh được lựa chọn và các huyện trong đó. Chuyến công tác này có sự tham gia của đại diện Phòng Thống kê Y tế (Vụ KHTC) - đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp bằng chứng hỗ trợ yêu cầu giải ngân. Tương tự như các năm trước, các chuyên gia cũng tiến hành phỏng vấn, đánh giá các chỉ số thu thập được tại tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, đồng thời rà soát lại nguồn số liệu hiện tại. Tại các tỉnh, đơn vị phụ trách thống kê y tế đã sử dụng phần mềm do EU-HF xây dựng để tổng hợp số liệu. Báo cáo sẽ được nộp lên Phái đoàn EU trong tháng 7 năm 2017.

Page 7: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

12BẢN TIN EU-HF SỐ 3 13

Nhiệm vụ xây dựng các tài liệu hướng dẫn lâm sàng để phát hiện sớm BKLN và quản lý chất lượng CSSKBĐ đã bắt đầu từ tháng 7 năm 2016. Nhóm chuyên gia, đứng đầu là Chuyên gia Cao cấp về Y tế Công cộng, BS. Vincent Guerard (Pháp) đã dự thảo các tài liệu hướng dẫn cho tuyến cơ sở/CSSKBĐ để nộp lên Hội đồng Chuyên môn (BYT) thẩm định. Các hướng dẫn này được xây dựng - phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện hàng đầu của Việt Nam, bao gồm Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng như đại diện các tỉnh được lựa chọn (VD: Hà Nam, Bắc Giang và Thái Bình).

.4. DỊCH VỤ Y TẾ CÓ CHẤT LƯỢNG

Với sự phối hợp của Phái đoàn EU và VTV1, một chủ đề đặc biệt của Chương trình Đối thoại Chính sách với nội dung về các thách thức trong đảm bảo chất lượng dịch vụ tại bệnh viện đã được sản xuất. Mục đích của Chương trình này là nâng cao nhận thức về nghề y, chất lượng bệnh viện công và an toàn người bệnh. Chương trình đã được lên sóng ngày 18 tháng 9 năm 2016 trên kênh truyền hình quốc gia VTV1 – sau sự kiện Diễn đàn Quốc gia tại Hà Nội và TP HCM – nhằm tăng cường truyền tải các thông điệp tới cả bệnh nhân và cán bộ bệnh viện. Có thể tải bản lưu của chương trình đã phát sóng tại https://www.youtube.com/watch?v=B1-A1pRF7mQ&feature=youtu.be

Một kênh truyền hình quốc gia khác là VTV4, với độ phủ sóng tại 36 quốc gia, cũng dành rất nhiều thời lượng cho chủ đề chất lượng bệnh viện. VTV4 đã phát sóng một chương trình đặc biệt, tập trung sâu vào nội dung: một quan niệm sai lầm thường gặp là, để cải thiện chất lượng bệnh viện, cần tập trung đầu tư trang thiết bị mới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quốc tế, chính công tác quản lý thường ngày của bệnh viện mới góp phần cải thiện mức độ hài lòng của người bệnh. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt bộ Tiêu chí Chất lượng Bệnh viện do BYT ban hành năm 2013. Kể từ năm 2015, EU-HF đã phối hợp chặt chẽ với BYT trong các hoạt động cải thiện chất lượng bệnh viện tại Việt Nam; một trong những lĩnh vực trọng tâm là các thông lệ về quản lý chất lượng tại bệnh viện công lập. Bản lưu chương trình đã phát sóng có thể được tải về tại https://www.youtube.com/watch?v=V6kkjCXaIKQ&list=PLQ9ujV_whCP37ONaX6Bnu6-T17p7-2joS&index=10

Nhóm chuyên gia đã sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo tốt nhất dựa trên mức độ hoàn chỉnh, sự phù hợp của các khung can thiệp trong bối cảnh hạn chế về nguồn lực, và thẩm quyền ban hành. Bao gồm:Gói các can thiệp thiết yếu cho BKLN của WHO (WHO-PEN) đã được lựa chọn làm tài liệu tham khảo chính để xây dựng hướng dẫn về chẩn đoán sớm BKLN ở tuyến cơ sở; (http://www.who.int/nmh/publications/essential_ncd_interventions_lr_settings.pdf);• Sự kết hợp của phương pháp Donabedian với khung quản lý chất lượng của WHO như là

nguồn tham khảo chủ yếu để thiết kế một hệ thống quản lý chất lượng cho các trạm y tế xã; (http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/43470/1/9241563249_eng.pdf);

• Khám sức khoẻ định kỳ theo khuyến cáo của Tổ công tác về KSKĐK Canada. (Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1704686/).

Việc rà soát văn bản pháp luật đã đem lại một cái nhìn rõ ràng về định hướng hiện tại của BYT liên quan đến quản lý chất lượng ở cấp độ bệnh viện:

• Nhiều tiêu chí về cơ sở vật chất;• Ít tiêu chí về cung ứng dịch vụ;• Không có tiêu chí nào về kết quả sức khỏe của dân số.

Có vẻ như BYT đã đánh giá quá trình quản lý chất lượng ở cấp độ bệnh viện và hiện đang xem xét phương pháp thích hợp nhất để mở rộng mô hình. Mặc dù cam kết của BYT về quản lý chất lượng là mạnh mẽ với các mục tiêu rõ ràng tới năm 2025, dự kiến trong năm 2017 việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng sẽ được làm rõ.

Quá trình thực hiện đã được sự hỗ trợ tích cực từ Cục QLKCB thông qua một số cuộc họp tham vấn và hội thảo. Phương pháp tiếp cận chung do nhóm chuyên gia về BKLN của EU-HF đề xuất đã được đánh giá bởi các đại biểu tham dự hội thảo với sự chủ trì của Phó Cục trưởng Cục QLKCB, BS Nguyễn Trọng Khoa. Nhóm chuyên gia cũng chia sẻ các khuyến nghị của nhóm về nội dung tài liệu hướng dẫn. Các khuyến nghị của nhóm chuyên gia, có sự đối chiếu với các khuyến nghị quốc tế đã được chỉnh sửa và tổng hợp, đã được các chuyên gia hợp tác với dự án và Cục QLKCB đánh giá tại hội thảo thứ hai được tổ chức vào tháng 3 năm 2017.

Hướng dẫn phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm tại tuyến cơ sở

TĂNG HUYẾT ÁP, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP II, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD), UNG THƯ KHOANG MIỆNG, UNG THƯ TUYẾN GIÁP, UNG THƯ VÚ, UNG THƯ CỔ TỬ CUNG, UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG, UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN, TRẦM CẢM, TÂM THẦN PHÂN LIỆT, ĐỘNG KINH

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC PHÁT HIỆN SỚM 12 BKLN

Xây dựng tài liệu chẩn đoán

sớm BKLN

Xây dựng cơ chế khám định kỳ cho bệnh nhân

nguy cơ cao

Phác thảo một hệ thống QLCL để áp dụng tại các trạm y tế xã/ phường

Page 8: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

14BẢN TIN EU-HF SỐ 3 15

Cải thiện chất lượng dịch vụ tuyến cơ sở Bên cạnh tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm BLKN, nhóm chuyên gia EU-HF đã nỗ lực xây dựng các công cụ cải thiện chất lượng dịch vụ tuyến cơ sở. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam liên tục thu hút sự quan tâm đến cải thiện dịch vụ y tế tuyến cơ sở, không chỉ về cơ sở vật chất mà còn thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ để dễ tiếp cận hơn cho người bệnh. Cải thiện dịch vụ tuyến cơ sở sẽ dẫn đến giảm quá tải bệnh viện, giảm chi phí dịch vụ cho người bệnh do họ không cần phải đi xa để có được các dịch vụ y tế cần thiết.

Mặc dù cần phải đo lường các đầu vào, và một khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy một nửa số cơ sở y tế được khảo sát không có đủ các loại thuốc thiết yếu, nhưng các tiêu chí liên quan đến thời gian khám bệnh và việc triển khai kịp thời các bước cần thiết của một cuộc khám bệnh là vấn đề trọng tâm trong một hệ thống QLCL đầu tiên.

Một phần thiết yếu khác của một hệ thống QLCL tương lai là các cơ chế để vận hành nó. QLCL không phải là một biện pháp trừng phạt, và sẽ không bị chi phối bởi các hình thức khen thưởng/thành tích. Cần có một cách thức đánh giá hiệu quả làm việc nhằm cung cấp các khoá đào tạo phù hợp và hỗ trợ cho các cán bộ và cơ sở y tế chưa thực hiện tốt. Do đó, chúng tôi khuyến nghị rằng hệ thống QLCL tương lai sẽ cần phải có các hợp phần liên quan đến đào tạo và hỗ trợ.

Cuối cùng, kết quả của chăm sóc sẽ là một phần thiết yếu của một hệ thống QLCL lành mạnh. Mặc dù có thể đạt được trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn cần đặt ra những nghi ngờ hợp lý về khả năng huyện/tỉnh có thể thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ học định kỳ để ước tính khoảng cách giữa gánh nặng ước tính của bệnh KLN ở một khu vực và mức độ chẩn đoán điều trị quan sát ở được ở cùng khu vực. Hoạt động này đòi hỏi kỹ năng tốt về dịch tễ học và một hệ thống thông tin y tế lành mạnh để tổng hợp số liệu về sử dụng dịch vụ, mà điều này phải lâu nữa mới đạt được. Vì vậy, dường như việc đo lường kết quả sức khoẻ của dân số sẽ khó có thể lồng ghép trong một tương lai gần. Tuy nhiên, với điều kiện là các tỉnh sẽ được hưởng lợi từ nguồn nhân lực đặc biệt thực hiện theo dõi chất lượng định kỳ, thì bệnh án và các phân tích trường hợp có thể được thực hiện dễ dàng như một phương tiện đánh giá chất lượng thông tin trong bệnh án của bệnh nhân, chất lượng đọc bệnh của cán bộ y tế, chất lượng tìm hiểu sâu về bệnh và kê đơn. Sự phát triển của các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tuyến tỉnh trong tương lai cũng có thể hỗ trợ các hoạt động trên. Đối với lĩnh vực mới này, chúng tôi tin rằng bất kỳ sự đo lường kết quả nào trong thời điểm hiện tại nên được giới hạn ở việc phân tích bệnh án tại nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc, với khả năng sử dụng giấy chứng tử do Ủy ban nhân dân (UBND) xã cấp để tính tỷ lệ tử vong.

Các hướng dẫn sẽ được trình bày dưới hình thức một cuốn sổ hướng dẫn, dự kiến sẽ được phân phát cho tất cả TYT xã, đồng thời cũng có thể được tải về dưới dạng file pdf.

Đối với nhiệm vụ này, EU-HF đã điều phối với Đại sứ quán Đan Mạch, một đơn vị đang chuẩn bị thực hiện một dự án về dự phòng và điều trị BKLN ở tuyến cơ sở tại tỉnh Thái Bình.

Hợp tác Công Tư (PPP) trong Ngành Y tếLĩnh vực PPP vẫn còn là một thách thức do PPP trong ngành y tế phải theo định hướng xã hội và có sự cân bằng: giữa lợi nhuận mong muốn của nhà đầu tư tư nhân với việc cung ứng dịch vụ công của Nhà nước. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nỗ lực đạt đến sự cân bằng này. Trong Liên minh Châu Âu, các hợp đồng PPP trong y tế luôn luôn gắn liền với hệ thống y tế công và có các đặc điểm chính phổ biến như sau:

1. Tất cả bệnh viện đều hoạt động trong phạm vi hệ thống CSSK công lập (không phải các hệ thống công và tư song song);

2. Quyết định thiết lập PPP được dựa trên kế hoạch tổng thể về bệnh viện (bao nhiêu bệnh viện cần có để cung cấp dịch vụ và bao nhiêu bệnh viện hiện có);

3. Quyết định thiết lập hợp đồng PPP được khu vực công đưa ra do thiếu ngân sách đầu tư

4. Bệnh nhân không thấy sự khác nhau trên phương diện tài chính khi bệnh nhân đi khám bệnh tại bệnh viện công hay bệnh viện áp dụng PPP – tất cả các dịch vụ đều được coi là dịch vụ công và được thanh toán bởi nhà nước/ các công ty bảo hiểm theo các điều kiện như nhau (có thể đồng chi trả hoặc chi trả cho dịch vụ ngoài gói lợi ích, v.v.);

5. Giá dịch vụ khi áp dụng PPP và tại các bệnh viện công lập là như nhau. Bệnh viện áp dụng PPP không được phép tính giá cao hơn đối với các dịch vụ trong gói dịch vụ cơ bản do nhà nước chi trả;

6. Tất cả các bệnh viện áp dụng PPP đều có hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ công hoặc Công ty Bảo hiểm Y tế.

Thông tin tổng quan về các mô hình khác nhau được sử dụng tại các quốc gia thành viên EU có thể được xem tại https://ec.europa.eu/health/expert_panel/sites/expertpanel/files/ppp_finalreport_en.pdf

EU-HF tiếp tục hỗ trợ Vụ KHTC và đang nỗ lực xác định các cơ hội PPP tiềm năng. Kiến thức về Nghị định 15, Nghị quyết 30 và Thông tư 02 về PPP tại các cơ sở y tế còn hạn chế. Các bệnh viện không biết rằng Thông tư của BYT về triển khai PPP sắp được ban hành. Một số bệnh viện biết về Nghị quyết 93 liên quan đến xã hội hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị cho bệnh viện. Có một thách thức đối với ngành y tế trong việc lựa chọn khung pháp lý thích hợp để áp dụng mô hình PPP. Hiện có hai văn bản liên quan đến PPP tồn tại song song: Nghị quyết 93 về xã hội hoá (tài chính đa dạng) và Nghị định số 15 về PPP. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nghiêng về Nghị định 15 vì văn bản này toàn diện hơn Nghị quyết 93, tạo ra các ưu đãi và quan trọng hơn là cho phép làm rõ và định lượng các rủi ro ở Việt Nam. Một mô hình PPP cũng cho phép xem xét các lựa chọn khác nhau từ nhà đầu tư quốc tế hoạt động trong lĩnh vực PPP ngành y tế cũng như dự báo các tiến bộ công nghệ lớn do nhà đầu tư quốc tế sẽ tập trung tìm hiểu về hiệu suất trong hoạt động và cung cấp dịch vụ.

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PPP CÓ THỂ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐÓ NHƯ THẾ NÀO

TÂM THẦN PHÂN LIỆT

Tâm thầ

n phân

liệt (TT

PL) là m

ột bệnh

loạn th

ần mạn

tính,

làm rối

loạn k

hả năn

g cảm

nhận,

cư xử

và suy

nghĩ c

ủa

người b

ệnh so

với thự

c tiễn. N

ó thườn

g được

đặc trư

ng bởi

ảo giác

và ho

ang tưở

ng

KHÁI NIỆM

Khoảng

1% dâ

n số bị

ảnh hư

ởng bở

i bệnh

này.

Điều này

có ng

hĩa là c

ứ tron

g một

cộng đ

ồng có

5.000

người t

hì sẽ có

khoản

g 50 ngư

ời mắc b

ệnh TTP

L.

TÌNH HÌNH MẮC

Không

có xét n

giệm đặ

c hiệu

XÉT NGHỆM CẦ

N LÀM

Tiền sử

gia đình

có ngư

ời bị tâ

m thần p

hân liệ

t

Người bệ

nh sốn

g thu m

ình, kh

ó hòa

đồng v

ới mọi n

gười

CÁC YẾU TỐ

NGUY CƠ Bạo

lực với

người k

hác và

với bản

thân

Tự tử

Sử dụng

ma túy, u

ống bia

rượu

CÁC BIẾN

CHỨNG

THƯỜNG GẶP

• Càng ngày

càng khó hòa đ

ồng với

người khác

• Thể hiện cảm xú

c không phù hợp

với hoàn cảnh

• Kích động

• Ảo giác: nghe, nhìn những điều, sự

việc không có thực

• Có những ý nghĩ kỳ lạ

• Khó hợp tác vớ

i người khác

Triệu chứng

60Sổ

tay hướ

ng dẫn

Chẩn

đoán m

ột số b

ệnh kh

ông lây

nhiễm

dùng

cho cán

bộ Y t

ế tuyến

cơ sở

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN

MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

Dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Äo

BỘ Y TẾ

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

ĐAU ĐẦU, CHÓNG MẶT, MẤT NGỦ

NÓNG BỪNG MẶT, THỊ LỰC SUY GIẢM, CHẢY MÁU CAM

TIỂU ĐÊM

Tăng huyết áp (HA) là sự tăng mạn tính của HA động mạch, với HA tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg. Tăng HA thường được coi là kẻ

giết người thầm lặng vì trong hầu hết các trường hợp đều không thấy có các triệu chứng.

KHÁI NIỆM

48% người lớn bị tăng HA

Điều này có nghĩa là cứ trong 5.000 người lớn thì 2.400 mắc bệnh tăng HA

TÌNH HÌNH MẮC

• Nam trên 55 tuổi hoặc nữ trên 65 tuổi• Hút thuốc lá, thuốc lào • Ăn nhiều muối• Thừa cân BMI ≥23• Đái tháo đường týp 2• Căng thẳng (stress)• Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch• Ít hoạt động thể chất

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH

• Đột quỵ• Suy thận• Bệnh võng mạc

• Bệnh mạch ngoại vi (PAD)• Bệnh mạch máu não

CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP

Triệu chứng

16 Sổ tay hướng dẫn Chẩn đoán một số bệnh không lây nhiễm dùng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở

Page 9: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

16BẢN TIN EU-HF SỐ 3 17

Những thách thức về cơ sở hạ tầng - PPP có thể giúp ích như thế nàoCơ sở hạ tầng không đầy đủ là một trở ngại đối với tăng trưởng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Dịch vụ cơ sở hạ tầng thường không đủ để đáp ứng nhu cầu, dẫn đến tắc nghẽn hoặc hạn chế phạm vi cung cấp dịch vụ. Dịch vụ cơ sở hạ tầng cũng thường có chất lượng hoặc độ tin cậy thấp, trong khi nhiều khu vực lại đơn giản là không được phục vụ hoặc không có dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng nghèo nàn này phản ánh những thách thức phổ biến mà chính phủ các nước đang phải đối mặt. Thứ nhất, nhiều nước đơn giản là không chi đủ để cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết. Thứ hai, công tác lập kế hoạch và điều phối kém, khả năng phân tích còn yếu trong lựa chọn dự án, theo đuổi lợi ích chính trị và tham nhũng, tất cả có nghĩa là những nguồn lực hạn chế thường được sử dụng cho các dự án sai mục đích. Hơn nữa, việc cung cấp tài sản và dịch vụ cơ sở hạ tầng thường đáng thất vọng - việc xây dựng các tài sản mới gây tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian hơn dự kiến, và việc cung cấp dịch vụ còn yếu kém. Cuối cùng, tài sản cơ sở hạ tầng thường được bảo trì kém, làm tăng chi phí và giảm lợi ích.

PPP có thể giúp ích gì Phần này xem xét liệu PPP có thể giúp vượt qua một số thách thức phổ biến hiện nay hay không và giúp như thế nào, như mô tả trong Hình 1: Cơ sở hạ tầng có vấn đề gì và PPP có thể giúp gì. Trong hoàn cảnh phù hợp, PPP có thể huy động các nguồn kinh phí bổ sung và tài trợ cho cơ sở hạ tầng. Thông qua việc đưa ra những giả định đối với kiểm định thị trường về thu hút tài trợ tư, PPP có thể tìm cách cải thiện việc lựa chọn dự án. Các nước có lịch sử PPP lâu đời đã thấy rằng PPP quản lý công tác xây dựng tốt hơn là phương thức mua sắm truyền thống, với các dự án xuất hiện đúng lúc và ngân sách được duy trì thường xuyên hơn - thường là do có những khuyến khích vật chất mà cơ cấu PPP tạo ra. Cuối cùng, quan điểm đầu tư dài hạn trong các hợp đồng PPP cũng có thể giúp đảm bảo rằng việc bảo trì đầy đủ sẽ giữ cho tài sản luôn ở trong điều kiện phục vụ được.

Hình 1. Cơ sở hạ tầng có vấn đề gì và PPP có thể giúp ích gì

Cơ sở hạ tầng có vấn đề gì

Thiếu kinh phí Tăng nguồn lực tài khóa

Năng lực và quản trị khu vực công được

tăng cường

Lập kế hoạch và lựa chọn dự án kém

Phân tích và đổi mới khu vực tư

Kinh nghiệm và khuyến khích vật chất từ khu vực tư

Quan điểm đầu tư dài hạn

Thêm nguồn kinh phí và tài trợ

Thực hiện kém hiệu quả và hiệu suất

Bảo trì không đầy đủ

Độ bao phủ thấp, chất

lượng thấp và độ tin cậy thấp

PPP có thể giúp ích gì Các hành động bổ trợ

Vào cuối năm 2016, BYT đã xác định 5 đơn vị tiềm năng có thể triển khai PPP, một trong số đó là Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Mẫu Đăng ký Triển khai PPP đã được xây dựng và các đơn vị quan tâm có thể đăng ký qua mẫu này tại http://euhf.vn/upload/PPP/PPP%20Registration%20form.pdf

EU-HF sẽ tổ chức một hội thảo khởi động tiền khả thi. Mục tiêu của hội thảo là thông báo cho tất cả đại biểu về các hoạt động dự kiến, tổng hợp những quan tâm và ưu tiên của các bên liên quan khác vào một khung phát triển PPP toàn diện, thể hiện sự cam kết của các quan chức cấp cao để các cán bộ kỹ thuật tham gia đầy đủ vào quá trình chuẩn bị, và xác nhận các lĩnh vực ưu tiên của BYT/SYT.

Hiện tại, chúng tôi đang làm việc với BYT để ưu tiên hóa các hành động tiếp theo và kế hoạch đầu tư để nâng cao hệ thống y tế và tăng cường dịch vụ trong khu vực mục tiêu dựa trên yêu cầu và nhu cầu. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều “lăng kính“ để xác định chất lượng các biện pháp mà các chuyên gia khuyến cáo là quan trọng nhất để lãnh đạo các tỉnh thành xem xét. Mặc dù mục tiêu cuối cùng của giai đoạn này là tăng cường hệ thống/dịch vụ y tế một cách dài hạn và tăng cường khả năng phục hồi, điều quan trọng là phải hiểu bản chất của bất kỳ mối đe dọa hoặc tổn thương trước mắt nào.

Đồng thời, nhóm chuyên gia EU-HF sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ giữa BYT với khu vực tư nhân. Điều này thường được thực hiện thông qua các Hội thảo Khởi động PPP để khu vực công và tư (với sự phối hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI) cùng đánh giá tiềm năng của các dự án y tế, đưa ra các khuyến nghị để cải thiện quy trình, hiểu pháp luật và quy trình lập hợp đồng/mua sắm của BYT, xác định khung thời gian, thông tin đầu mối liên hệ, vv… Một Biên bản ghi nhớ giữa VCCI và BYT sẽ là một trong những kết quả quan trọng của các hội thảo như thế này cũng như sự đồng thuận về khung thời gian, tính minh bạch, hợp đồng,…Thường thì VCCI sẽ thành lập một nhóm PPP Y tế để nâng cao hiểu biết về PPP trong hệ thống y tế. Chừng nào BYT chưa có một đơn vị PPP, thì cần có sự tham gia của Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) vì các cán bộ PPP kiêm nhiệm của BYT sẽ không thể đảm đương được tất cả các dự án PPP cần xem xét và áp lực thực hiện PPP của Chính phủ. VCCI với các chi nhánh địa phương của mình cũng sẽ hỗ trợ quảng bá các nhà đầu tư, hoạt động tiếp thị, v.v…

Page 10: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

18BẢN TIN EU-HF SỐ 3 19

5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Y TẾ LÀNH MẠNH

EU-HF đã hoàn thành các bước quan trọng trong hỗ trợ BYT và BHXHVN hướng tới áp dụng phương thức chi trả theo định suất tại tuyến cơ sở, mở rộng các khuyến nghị hướng tới cải thiện bao phủ CSSK toàn dân và áp dụng các phương thức chi trả kết hợp.

Tài chính tại tuyến cơ sở là đặc biệt quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng trong phát hiện sớm, phòng và điều trị BKLN, sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm, giảm gánh nặng tài chính đối với người có sức khỏe kém, đặc biệt là người nghèo và người cận nghèo. Như đã đề cập trong các tài liệu trước đây, định suất có trọng số tại tuyến cơ sở có thể là động cơ thúc đẩy đáng kể trong cải thiện chất lượng dịch vụ tại tuyến CSSKBĐ và cải thiện động cơ làm việc của cán bộ y tế. Tờ Tóm tắt Kỹ thuật về Định suất đã được hoàn thiện và có thể tải về tại http://euhf.vn/upload/EU_A3_Fact%20sheet_Cuong_11-11-20162.compressed.pdf

Việc kết hợp các phương thức chi trả khác nhau tại các tuyến khác nhau (tuyến ban đầu, tuyến hai và tuyến ba, nội trú, ngoại trú) là các công cụ mạnh mẽ giúp kiểm soát chi phí trong hệ thống y tế và thúc đẩy nhà cung cấp hoạt động hiệu quả.

Kết hợp các phương thức chi trả tại các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

Kết hợp Quốc gia Cơ sở lý luận Kinh nghiệm cải cách của quốc gia được lựa chọn

Định suất + Chi trả theo phí dịch vụ

Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Italy, New Zealand, Nauy, Bồ Đào Nha

Chi trả theo phí dịch vụ khuyến khích nhà cung cấp giảm số ca chuyển tuyến lên bệnh viện

Các cải cách tại Ý năm 1992 và 1999 đã góp phần gia tăng suất phí cơ bản được chi trả cho bác sĩ đa khoa và bác sĩ nhi, đồng thời tăng mức trợ cấp khi áp dụng chi trả theo phí dịch vụ đối với các dịch vụ điều trị đặc biệt (VD: tiểu phẫu, chăm sóc dự phòng, theo dõi sau phẫu thuật).

DRG + Ngân sách

Slovakia, Anh Ngân sách được điều chỉnh theo trường hợp bệnh sẽ cải thiện tiếp cận dịch vụ

Tại Bồ Đào Nha, phần ngân sách được điều chỉnh theo trường hợp bệnh trong ngân sách mỗi bệnh viện đã được tăng lên; việc triển khai mô hình này được bắt đầu từ năm 1997 với 10% áp dụng DRG và tỉ lệ này tăng lên 50% vào năm 2002.

Kết hợp Quốc gia Cơ sở lý luận Kinh nghiệm cải cách của quốc gia được lựa chọn

Chi trả theo phí dịch vụ + Ngân sách

Úc, Séc, Đan Mạch, Đức, Hungary, Italy, New Zealand, Nauy

Xu hướng cung cấp dịch vụ quá mức khi áp dụng chi trả theo phí dịch vụ có thể được giới hạn trần theo giá hoặc khối lượng

Kể từ năm 2000, tại Hà Lan, các nỗ lực trong tài chính bệnh viện đã được tiến hành nhằm tích hợp hệ thống chi trả theo phí dịch vụ cho bác sĩ chuyên khoa và hệ thống ngân sách bệnh viện thành một ngân sách tổng hợp.

Không có một phương thức chi trả nào là tối ưu. Tất cả các phương thức chi trả đều có các mặt thuận lợi cũng như bất lợi, và cần có phương pháp tiếp cận cụ thể, có xem xét đến bối cảnh kinh tế, xã hội và thể chế của một quốc gia. Sự kết hợp các phương thức chi trả phải phù hợp với bối cảnh quốc gia, bao gồm khung pháp lý, năng lực lãnh đạo, tổ chức ngành y tế, khung quản lý tài chính công và hệ thống thông tin được áp dụng. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong đổi mới phương thức chi trả nếu các thay đổi về cơ chế đãi ngộ là nhằm gia tăng hiệu suất và chất lượng. Nhìn chung, các phương thức chi trả hỗn hợp có thể mang lại kết quả tốt hơn nhiều thay vì lệ thuộc vào một phương thức chi trả duy nhất.

Các phương thức chi trả là một vài trong số các công cụ cần được áp dụng nhằm cải thiện hiệu suất và công bằng trong hệ thống y tế Việt Nam. Rõ ràng là mô hình kết hợp hiện tại giữa các phương thức chi trả tại Việt Nam không được thiết kế một cách logic để có thể bổ trợ cho nhau. Hoạt động của các phương thức chi trả hiện tại được quản lý thông qua một bộ các chính sách và trần chi trả phức tạp trong khi đãi ngộ cho nhà cung cấp không được quy định rõ ràng và không hỗ trợ nhất quán quá trình thực hiện các mục tiêu chính sách y tế đã đặt ra. Không chỉ có vậy, khung pháp lý bất lợi, tổ chức ngành y tế không phân chia rõ ràng các tuyến chuyên môn kỹ thuật (tuyến CSSKBĐ, tuyến 2 và tuyến 3), năng lực quản lý của nhà cung cấp còn thấp, và trình độ công nghệ thông tin còn thấp, đặc biệt ở tuyến cơ sở, là những vấn đề nổi trội nhất.

EU-HF đã khuyến nghị BYT xem xét các lựa chọn như sau đối với các phương thức chi trả

• Thay thế chi trả theo phí dịch vụ bằng định suất đối với dịch vụ ngoại trú tại tuyến CSSKBĐ;

• Xác định gói dịch vụ ngoại trú tại tuyến CSSKBĐ sẽ được thanh toán theo định suất nhằm giảm nhẹ một số tác động tiêu cực khi áp dụng chi trả theo phí dịch vụ;

• Thay thế chi trả theo phí dịch vụ bằng chi trả theo trường hợp bệnh đối với dịch vụ nội trú tại tuyến 2 và tuyến 3 đối với các nhóm trường hợp bệnh được xác định và tính giá cụ thể nhằm giảm thời gian nằm viện trung bình và giải quyết vấn đề quá tải tại các cơ sở y tế tuyến 2 và tuyến 3;

• Áp dụng chi trả theo phí dịch vụ đối với dịch vụ cao, chi phí cao tại tuyến 2 và 3;• Cũng có thể xem xét áp dụng chi trả theo phí dịch vụ đối với các dịch vụ xét nghiệm

và chẩn đoán tại tuyến CSSKBĐ.

Thiết kế một hệ th

ống QLCL cho cơ

sở y tế tuyến cơ

sở

Để hỗ trợ việc x

ây dựng các c

ông cụ này và đảm bảo ch

ất

lượng cao, EU-HF đã phối hợp với BYT để phác th

ảo một h

thống QLCL cho trạ

m y tế xã

/phường

Hiện tại, Cục Q

LKCB đã áp dụng một hệ th

ống QLCL cho khối

bệnh viện. Sẽ mất v

ài năm để hệ thống to

àn diện này được

triển khai đ

ầy đủ. Trong bối cả

nh nguồn lực k

han hiếm và

nhu cầu cấ

p bách, phương pháp tiếp cậ

n của EU-HF là điều

chỉnh dựa trên những cơ

chế hiện có

và trong giai đoạn đầu

sẽ tập tru

ng vào đánh giá hiệu quả công việc c

ủa cán bộ y

tế - cần được lồ

ng ghép với cơ ch

ế đào tạo cán bộ hiện hành

của các tỉ

nh.

Do đó, EU-HF đang đề xu

ất một b

ộ chỉ số

dựa theo cá

ch

tiếp cận Donabedian để nắm bắt, t

heo dõi và nâng cao ch

ất

lượng chăm só

c tại tu

yến cơ sở

. Về cơ

bản, EU-HF đề xu

ất

xây dựng một bộ tiêu ch

í đơn giản và có th

ể đo lường th

ông

qua hoạt động th

eo dõi định kỳ hoặc c

ác đợt đ

ánh giá chất

lượng hàng năm do các S

ở Y tế th

ực hiện.

Hỗ trợ dịch

vụ chất lư

ợng cao tạ

i

tuyến cơ sở

ở Việt Nam

Dự án do Liên minh

châu Âu (EU) tài tr

Chương trình này được th

ực hiện bởi Li

ên danh

TỜ THÔNG TIN

KỸ THUẬT

CÁC TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG ĐỂ

QLCL Ở TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG

Đầu vào:

§ Số cá

n bộ tại m

ỗi trạm;

§ Số cá

n bộ đang có mặt và hoạt đ

ộng tại tr

ạm;

§ Kiến th

ức và kỹ năng củ

a cán bộ.

Đầu ra

:

§ Theo dõi ca

bệnh với thông tin khám bệnh ch

i

tiết của mỗi lầ

n;

§ Có bệnh án ch

o mỗi b

ệnh nhân, mỗi lầ

n khám

lại sử dụng cá

c thông tin th

ống nhất;

§ Thời gian mỗi cu

ộc khám;

§ Tuân th

eo các b

ước khám bệnh;

§ Có th

u thập th

ông tin (bằng văn bản) sa

u khi

chuyển bệnh nhân lên tuyến trê

n;

Kết q

uả:

§ Chỉ đ

ịnh xét n

ghiệm/dịch vụ lâ

m sàng đầy đủ,

chuyển tuyến bệnh nhân (kiểm tra hồ sơ

bệnh án);

§ Sự hài lò

ng của khách hàng;

§ Theo dõi tỉ

lệ tử vong ở tu

yến xã.

Bối cảnh

Việt Nam đang phải đ

ối mặt v

ới sự chuyển

đổi dịch tễ nhanh chóng, với bệnh không lây

nhiễm (BKLN

) hiện chiếm 70% gánh nặng

bệnh tật. Đ

ể đối phó với th

ách thức này,

Việt Nam -

với rất n

hiều cơ sở

y tế tu

yến

cơ sở (1

2.000 trạm y tế

xã/phường) -

cần

có những thay đổi s

âu sắc tr

ong phương

thức đảm bảo sức khoẻ của người d

ân. Hệ

thống chăm sóc sứ

c khoẻ (CSSK) cô

ng cộng

đã chuyển từ m

ột hệ th

ống kiểm soát b

ệnh

truyền nhiễm sa

ng một h

ệ thống m

ới được

thiết kế để mang lại dịch vụ chẩn đoán/

chăm sóc chất lư

ợng cao và hiệu quả về chi

phí cho người bệnh đau ốm kinh niên.

Trong bối cảnh này, Q

uỹ Hỗ trợ Kỹ th

uật của

EU cho Y tế (EU-HF) đ

ã được Bộ Y tế yêu cầ

u

xây dựng một b

ộ công cụ để tă

ng khả năng

chẩn đoán sớm m

ột số BKLN

phổ biến nhất

và phác thảo m

ột hệ th

ống quản lý chất

lượng (QLCL) c

ho các trạ

m y tế xã

/phường.

Phương pháp tiếp cận

EU-HF đã phối h

ợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Q

LKCB) từ

tháng 7/2016 và sẽ kéo dài tr

ong 18 tháng để th

ực hiện một s

hoạt động hướng tớ

i cải th

iện hệ thống CSSKBĐ nhằm cung cấ

p

các dịch vụ để giải quyết g

ánh nặng do BKLN

ngày càng tă

ng và

nâng cao chất lư

ợng dịch vụ tại cá

c trạm y tế

xã/phường.

C

ách tiếp cận của EU-HF là

triển khai đ

ồng thời cả

3 hợp phần,

trong đó m

ỗi hợp phần bổ trợ hiệu quả cho cá

c hợp phần khác.

V

iệc sử dụng tà

i liệu hướng dẫn chẩn đoán sớ

m BKLN đã được

thiết kế riê

ng cho cán bộ y tế

tuyến cơ

sở sẽ

giúp cải th

iện năng

lực phát hiện BKLN

. Việc tr

iển khai khám sứ

c khoẻ định kỳ cho

bệnh nhân có nguy cơ

cao sẽ

đảm bảo quản lý sớm cá

c yếu tố nguy

cơ cũng như việc điều trị bệnh. M

ột hệ th

ống QLCL triể

n khai tại

các trạm y tế

xã/phường sẽ

cải th

iện việc giám sát h

iệu quả hoạt

động khám chữa bệnh của cán bộ y tế

và hoạt động đào tạ

o liên

tục cho họ

Xây dựng tài liệu

chẩn đoán sớm BKLN

Xây dựng cơ chế

khám định kỳ cho

bệnh nhân nguy

cơ cao

Phác thảo một

hệ thống QLCL để

áp dụng tại các

trạm y tế

xã/phường

Hình 1: 3 hợp phần hỗ trợ

chất lượng ch

ăm sóc ở

tuyến cơ sở

Quỹ Hỗ trợ Kỹ th

uật của EU ch

o ngành Y tế được thành lập bởi Phái đoàn Liê

n minh châu Âu tạ

i nước CHXHCN Việt N

am

vào tháng 3 năm 2015 th

eo thỏa th

uận với Chính Phủ Việt Nam tro

ng khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ

Chính sách ngành

y tế Giai đoạn II. Mục ti

êu chính củ

a chương trì

nh là hỗ trợ Bộ Y tế và Bộ Tà

i Chính Việt Nam th

ực hiện cá

c hoạt đ

ộng dự

kiến trong Hiệp định Tà

i chính. Với khoản viện trợ

114 triệu euro, đây là Chương trì

nh Hỗ trợ Ngân sá

ch Ngành lớn nhất

của Liên minh ch

âu Âu (EU) tại Châu Á.

Liên minh ch

âu Âu (EU) và Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt N

am đã ký kết H

iệp định Tài ch

ính cho

chương trình hỗ trợ

chính sá

ch ngành y tế giai đoạn 2 (EU-HSPSP 2) vào tháng 12 năm 2014, với m

ục tiêu ch

ung là giảm

nghèo bền vững và tăng trư

ởng hài hòa tại Việt N

am thông qua hỗ trơ

phát triển hệ th

ống chăm só

c y tế củ

a Việt Nam

theo hướng công bằng, hiệu quả và ch

ất lượng phù hợp với ch

iến lược q

uốc gia phát tr

iển ngành Y tế Việt N

am. Mục

tiêu công bằng được n

hấn mạnh cụ th

ể thông qua việc tậ

p trung vào 10 tỉn

h được coi là

nghèo nhất bao gồm: La

i Châu,

Sơn La, Đ

iện Biên, Kon Tum, Gia La

i, Hà Giang, Là

o Cai, Cao Bằng, Yê

n Bái và Đắk Nông. Chương trình Hỗ trợ

Chính sách

Ngành Y tế Giai đoạn II l

à chương trì

nh hỗ trợ ngân sá

ch ngành y tế lớn nhất củ

a Liên minh ch

âu Âu (EU) tại Châu Á.

Để đạt được n

hững mục tiêu này, L

iên minh châu Âu sẽ

viện trợ ch

o Việt Nam một khoản 100 tri

ệu Euro, được chuyển

trực ti

ếp vào ngân sách nhà nước v

à do Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế

phân bổ theo ngân sá

ch tới 10 tỉn

h mục tiêu.

Miễn trừ trá

ch nhiệm: Tài liệ

u này do Quỹ Hỗ trợ Kỹ th

uật của EU ch

o ngành y tế (EU-HF) b

iên soạn – th

ay mặt Phái

đoàn Liên minh ch

âu Âu tại Việt N

am. Toàn bộ nội dung củ

a tài liệ

u do EU-HF chịu trá

ch nhiệm và không phản ánh quan

điểm của Liê

n minh châu Âu dưới bất cứ

góc độ nào.

Để biết thêm th

ông tin chi ti

ết, xin hãy liê

n hệ với chúng tô

i qua địa chỉ email: V

[email protected]

e

Thiết kế một hệ thống QLCL cho cơ

sở y tế tuyến cơ sở

Để hỗ trợ việc xây dựng các công cụ này và đảm bảo chất

lượng cao, EU-HF đã phối hợp với BYT để phác thảo một hệ

thống QLCL cho trạm y tế xã/phường

Hiện tại, Cục QLKCB đã áp dụng một hệ thống QLCL cho khối

bệnh viện. Sẽ mất vài năm để hệ thống toàn diện này được

triển khai đầy đủ. Trong bối cảnh nguồn lực khan hiếm và

nhu cầu cấp bách, phương pháp tiếp cận của EU-HF là điều

chỉnh dựa trên những cơ chế hiện có và trong giai đoạn đầu

sẽ tập trung vào đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ y

tế - cần được lồng ghép với cơ chế đào tạo cán bộ hiện hành

của các tỉnh.

Do đó, EU-HF đang đề xuất một bộ chỉ số dựa theo cách

tiếp cận Donabedian để nắm bắt, theo dõi và nâng cao chất

lượng chăm sóc tại tuyến cơ sở. Về cơ bản, EU-HF đề xuất

xây dựng một bộ tiêu chí đơn giản và có thể đo lường thông

qua hoạt động theo dõi định kỳ hoặc các đợt đánh giá chất

lượng hàng năm do các Sở Y tế thực hiện.

Hỗ trợ dịch vụ chất lượng cao tại

tuyến cơ sở ở Việt Nam

Dự án do Liên minh

châu Âu (EU) tài trợ

Chương trình này được thực hiện bởi Liên danh

TỜ THÔNG TIN KỸ THUẬT

CÁC TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG ĐỂ

QLCL Ở TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG

Đầu vào:

§ Số cán bộ tại mỗi trạm;

§ Số cán bộ đang có mặt và hoạt động tại trạm;

§ Kiến thức và kỹ năng của cán bộ.

Đầu ra:

§ Theo dõi ca bệnh với thông tin khám bệnh chi

tiết của mỗi lần;

§ Có bệnh án cho mỗi bệnh nhân, mỗi lần khám

lại sử dụng các thông tin thống nhất;

§ Thời gian mỗi cuộc khám;

§ Tuân theo các bước khám bệnh;

§ Có thu thập thông tin (bằng văn bản) sau khi

chuyển bệnh nhân lên tuyến trên;

Kết quả:

§ Chỉ định xét nghiệm/dịch vụ lâm sàng đầy đủ,

chuyển tuyến bệnh nhân (kiểm tra hồ sơ bệnh án);

§ Sự hài lòng của khách hàng;

§ Theo dõi tỉ lệ

tử vong ở tuyến xã.

Bối cảnh

Việt Nam đang phải đối mặt với sự chuyển

đổi dịch tễ nhanh chóng, với bệnh không lây

nhiễm (BKLN) hiện chiếm 70% gánh nặng

bệnh tật. Để đối phó với thách thức này,

Việt Nam - với rất nhiều cơ sở y tế tuyến

cơ sở (12.000 trạm y tế xã/phường) - cần

có những thay đổi sâu sắc trong phương

thức đảm bảo sức khoẻ của người dân. Hệ

thống chăm sóc sức khoẻ (CSSK) công cộng

đã chuyển từ một hệ thống kiểm soát bệnh

truyền nhiễm sang một hệ thống mới được

thiết kế để mang lại dịch vụ chẩn đoán/

chăm sóc chất lượng cao và hiệu quả về chi

phí cho người bệnh đau ốm kinh niên.

Trong bối cảnh này, Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của

EU cho Y tế (EU-HF) đã được Bộ Y tế yêu cầu

xây dựng một bộ công cụ để tăng khả năng

chẩn đoán sớm một số BKLN phổ biến nhất

và phác thảo một hệ thống quản lý chất

lượng (QLCL) cho các trạm y tế xã/phường.

Phương pháp tiếp cận

EU-HF đã phối hợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh (QLKCB) từ

tháng 7/2016 và sẽ kéo dài trong 18 tháng để thực hiện một số

hoạt động hướng tới cải thiện hệ thống CSSKBĐ nhằm cung cấp

các dịch vụ để giải quyết gánh nặng do BKLN ngày càng tăng và

nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trạm y tế xã/phường.

Cách tiếp cận của EU-HF là triển khai đồng thời cả 3 hợp phần,

trong đó mỗi hợp phần bổ trợ hiệu quả cho các hợp phần khác.

Việc sử dụng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán sớm BKLN đã được

thiết kế riêng cho cán bộ y tế tuyến cơ sở sẽ giúp cải thiện năng

lực phát hiện BKLN. Việc triển khai khám sức khoẻ định kỳ cho

bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ đảm bảo quản lý sớm các yếu tố nguy

cơ cũng như việc điều trị bệnh. Một hệ thống QLCL triển khai tại

các trạm y tế xã/phường sẽ cải thiện việc giám sát hiệu quả hoạt

động khám chữa bệnh của cán bộ y tế và hoạt động đào tạo liên

tục cho họ

Xây dựng tài liệu

chẩn đoán sớm BKLN

Xây dựng cơ chế

khám định kỳ cho

bệnh nhân nguy

cơ cao

Phác thảo một

hệ thống QLCL để

áp dụng tại các

trạm y tế

xã/phường

Hình 1: 3 hợp phần hỗ trợ

chất lượng chăm sóc ở

tuyến cơ sở

Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho ngành Y tế được thành lập bởi Phái đoàn Liên minh châu Âu tại nước CHXHCN Việt Nam

vào tháng 3 năm 2015 theo thỏa thuận với Chính Phủ Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Chính sách ngành

y tế Giai đoạn II. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ Bộ Y tế và Bộ Tài Chính Việt Nam thực hiện các hoạt động dự

kiến trong Hiệp định Tài chính. Với khoản viện trợ 114 triệu euro, đây là Chương trình Hỗ trợ Ngân sách Ngành lớn nhất

của Liên minh châu Âu (EU) tại Châu Á.

Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết Hiệp định Tài chính cho

chương trình hỗ trợ chính sách ngành y tế giai đoạn 2 (EU-HSPSP 2) vào tháng 12 năm 2014, với mục tiêu chung là giảm

nghèo bền vững và tăng trưởng hài hòa tại Việt Nam thông qua hỗ trơ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam

theo hướng công bằng, hiệu quả và chất lượng phù hợp với chiến lược quốc gia phát triển ngành Y tế Việt Nam. Mục

tiêu công bằng được nhấn mạnh cụ thể thông qua việc tập trung vào 10 tỉnh được coi là nghèo nhất bao gồm: Lai Châu,

Sơn La, Điện Biên, Kon Tum, Gia Lai, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái và Đắk Nông. Chương trình Hỗ trợ Chính sách

Ngành Y tế Giai đoạn II là chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) tại Châu Á.

Để đạt được những mục tiêu này, Liên minh châu Âu sẽ viện trợ cho Việt Nam một khoản 100 triệu Euro, được chuyển

trực tiếp vào ngân sách nhà nước và do Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế phân bổ theo ngân sách tới 10 tỉnh mục tiêu.

Miễn trừ trách nhiệm: Tài liệu này do Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho ngành y tế (EU-HF) biên soạn – thay mặt Phái

đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Toàn bộ nội dung của tài liệu do EU-HF chịu trách nhiệm và không phản ánh quan

điểm của Liên minh châu Âu dưới bất cứ góc độ nào.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]

Thiết kế một hệ thống QLCL cho cơ sở y tế tuyến cơ sởĐể hỗ trợ việc xây dựng các công cụ này và đảm bảo chất lượng cao, EU-HF đã phối hợp với BYT để phác thảo một hệ thống QLCL cho trạm y tế xã/phường

Hiện tại, Cục QLKCB đã áp dụng một hệ thống QLCL cho khối bệnh viện. Sẽ mất vài năm để hệ thống toàn diện này được triển khai đầy đủ. Trong bối cảnh nguồn lực khan hiếm và nhu cầu cấp bách, phương pháp tiếp cận của EU-HF là điều chỉnh dựa trên những cơ chế hiện có và trong giai đoạn đầu sẽ tập trung vào đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ y tế - cần được lồng ghép với cơ chế đào tạo cán bộ hiện hành của các tỉnh.

Do đó, EU-HF đang đề xuất một bộ chỉ số dựa theo cách tiếp cận Donabedian để nắm bắt, theo dõi và nâng cao chất lượng chăm sóc tại tuyến cơ sở. Về cơ bản, EU-HF đề xuất xây dựng một bộ tiêu chí đơn giản và có thể đo lường thông qua hoạt động theo dõi định kỳ hoặc các đợt đánh giá chất lượng hàng năm do các Sở Y tế thực hiện.

Hỗ trợ dịch vụ chất lượng cao tại tuyến cơ sở ở Việt Nam

Dự án do Liên minhchâu Âu (EU) tài trợ

Chương trình này được thực hiện bởi Liên danh

TỜ THÔNG TIN KỸ THUẬTCÁC TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG ĐỂ QLCL Ở TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG

Đầu vào: § Số cán bộ tại mỗi trạm; § Số cán bộ đang có mặt và hoạt động tại trạm; § Kiến thức và kỹ năng của cán bộ.

Đầu ra: § Theo dõi ca bệnh với thông tin khám bệnh chi

tiết của mỗi lần; § Có bệnh án cho mỗi bệnh nhân, mỗi lần khám

lại sử dụng các thông tin thống nhất; § Thời gian mỗi cuộc khám; § Tuân theo các bước khám bệnh; § Có thu thập thông tin (bằng văn bản) sau khi

chuyển bệnh nhân lên tuyến trên;

Kết quả: § Chỉ định xét nghiệm/dịch vụ lâm sàng đầy đủ,

chuyển tuyến bệnh nhân (kiểm tra hồ sơ bệnh án); § Sự hài lòng của khách hàng; § Theo dõi tỉ lệ tử vong ở tuyến xã.

Bối cảnhViệt Nam đang phải đối mặt với sự chuyển đổi dịch tễ nhanh chóng, với bệnh không lây nhiễm (BKLN) hiện chiếm 70% gánh nặng bệnh tật. Để đối phó với thách thức này, Việt Nam - với rất nhiều cơ sở y tế tuyến cơ sở (12.000 trạm y tế xã/phường) - cần có những thay đổi sâu sắc trong phương thức đảm bảo sức khoẻ của người dân. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ (CSSK) công cộng đã chuyển từ một hệ thống kiểm soát bệnh truyền nhiễm sang một hệ thống mới được thiết kế để mang lại dịch vụ chẩn đoán/chăm sóc chất lượng cao và hiệu quả về chi phí cho người bệnh đau ốm kinh niên.

Trong bối cảnh này, Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho Y tế (EU-HF) đã được Bộ Y tế yêu cầu xây dựng một bộ công cụ để tăng khả năng chẩn đoán sớm một số BKLN phổ biến nhất và phác thảo một hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) cho các trạm y tế xã/phường.

Phương pháp tiếp cận EU-HF đã phối hợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh (QLKCB) từ

tháng 7/2016 và sẽ kéo dài trong 18 tháng để thực hiện một số hoạt động hướng tới cải thiện hệ thống CSSKBĐ nhằm cung cấp các dịch vụ để giải quyết gánh nặng do BKLN ngày càng tăng và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các trạm y tế xã/phường.

Cách tiếp cận của EU-HF là triển khai đồng thời cả 3 hợp phần, trong đó mỗi hợp phần bổ trợ hiệu quả cho các hợp phần khác.

Việc sử dụng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán sớm BKLN đã được thiết kế riêng cho cán bộ y tế tuyến cơ sở sẽ giúp cải thiện năng lực phát hiện BKLN. Việc triển khai khám sức khoẻ định kỳ cho bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ đảm bảo quản lý sớm các yếu tố nguy cơ cũng như việc điều trị bệnh. Một hệ thống QLCL triển khai tại các trạm y tế xã/phường sẽ cải thiện việc giám sát hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh của cán bộ y tế và hoạt động đào tạo liên tục cho họ

Xây dựng tài liệu chẩn đoán sớm BKLN

Xây dựng cơ chế khám định kỳ cho bệnh nhân nguy

cơ cao

Phác thảo một hệ thống QLCL để

áp dụng tại các trạm y tế

xã/phường

Hình 1: 3 hợp phần hỗ trợ chất lượng chăm sóc ở tuyến cơ sở

Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho ngành Y tế được thành lập bởi Phái đoàn Liên minh châu Âu tại nước CHXHCN Việt Namvào tháng 3 năm 2015 theo thỏa thuận với Chính Phủ Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Chính sách ngànhy tế Giai đoạn II. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ Bộ Y tế và Bộ Tài Chính Việt Nam thực hiện các hoạt động dựkiến trong Hiệp định Tài chính. Với khoản viện trợ 114 triệu euro, đây là Chương trình Hỗ trợ Ngân sách Ngành lớn nhấtcủa Liên minh châu Âu (EU) tại Châu Á.

Liên minh châu Âu (EU) và Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết Hiệp định Tài chính chochương trình hỗ trợ chính sách ngành y tế giai đoạn 2 (EU-HSPSP 2) vào tháng 12 năm 2014, với mục tiêu chung là giảmnghèo bền vững và tăng trưởng hài hòa tại Việt Nam thông qua hỗ trơ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Namtheo hướng công bằng, hiệu quả và chất lượng phù hợp với chiến lược quốc gia phát triển ngành Y tế Việt Nam. Mụctiêu công bằng được nhấn mạnh cụ thể thông qua việc tập trung vào 10 tỉnh được coi là nghèo nhất bao gồm: Lai Châu,Sơn La, Điện Biên, Kon Tum, Gia Lai, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái và Đắk Nông. Chương trình Hỗ trợ Chính sáchNgành Y tế Giai đoạn II là chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) tại Châu Á.

Để đạt được những mục tiêu này, Liên minh châu Âu sẽ viện trợ cho Việt Nam một khoản 100 triệu Euro, được chuyểntrực tiếp vào ngân sách nhà nước và do Bộ Tài Chính và Bộ Y Tế phân bổ theo ngân sách tới 10 tỉnh mục tiêu.

Miễn trừ trách nhiệm: Tài liệu này do Quỹ Hỗ trợ Kỹ thuật của EU cho ngành y tế (EU-HF) biên soạn – thay mặt Pháiđoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Toàn bộ nội dung của tài liệu do EU-HF chịu trách nhiệm và không phản ánh quanđiểm của Liên minh châu Âu dưới bất cứ góc độ nào.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected]

Page 11: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

20BẢN TIN EU-HF SỐ 3 21

6. NÂNG CAO NĂNG LỰC TẠI TUYẾN TRUNG ƯƠNG VÀ TUYẾN TỈNH

Hội thảo Quốc gia về Tỉ số Giới tính khi sinhTỉ số giới tính khi sinh hướng tới tăng số bé gái trên bé trai khi sinh là một trong những chỉ số chính về hiệu quả hoạt động trong Hợp đồng SRC 2 được ký kết giữa EU và Chính phủ Việt Nam. Kể từ năm 2016, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình (DSKHHGĐ) thuộc BYT đã triển khai Đề án Kiểm soát Mất Cân bằng Giới tính khi Sinh (SRB) giai đoạn 2016-2025. Mục tiêu chính của đề án là đạt được tỉ số 113, tức là 100 bé gái trên 113 bé trai. Lựa chọn giới tính thai nhi đã khiến Việt Nam gặp phải một vấn đề nghiêm trọng khi theo truyền thống, các gia đình đều thích có con trai hơn, đặc biệt khi sinh con thứ hai hoặc thứ ba.

Vào tháng 5 năm 2017, EU-HF, phối hợp với Tổng cục DSKHHGĐ, BYT, đã tổ chức hội thảo Đánh giá 1 năm Triển khai Đề án Kiểm soát Mất Cân bằng Giới tính khi Sinh giai đoạn 2016-2025 tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) và Vĩnh Phúc. Các hội thảo này do GS. TS. Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng BYT chủ trì (tại Vĩnh Phúc) và ThS. Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DSKHHGĐ chủ trì (tại Quảng Nam).

Kết quả của một năm triển khai là hơn 14.000 hội nghị đã được tổ chức với hơn 538.000 đại biểu tham gia. Hơn 40 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai đề án, trong đó có 38 Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố đã đặt ra mục tiêu kiểm soát Mất Cân bằng Giới tính khi Sinh trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tại hội thảo, các chuyên gia EU-HF đã chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất nhiều giải pháp thực tiễn nhằm tiếp tục triển khai và gia tăng hiệu quả của đề án trên toàn quốc. Các khách mời đến từ Hàn Quốc và Ấn Độ (chuyên gia UNFPA) đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong thúc đẩy bình đẳng giới, gia tăng vai trò của phụ nữ trong xã hội và cải thiện cơ chế phòng tránh lựa chọn giới tính thai nhi. Đại diện của các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam cũng tham dự hội thảo và chia sẻ các kinh nghiệm khi làm việc với người lớn tuổi để tránh tác động đến lựa chọn giới tính thai nhi trong bối cảnh gia đình Việt truyền thống. Tài liệu của hội thảo có thể được tải về từ http://euhf.vn/hoat-dong/hoat-dong-dang-trien-khai/dich-vu-y-te/hoi-thao-1-nam-trien-khai-de-an-kiem-soat-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh

Hội nghị tổng kết công tác thống kê năm 2016 và xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2017

Ngày 16-17/11/2016, một hội nghị thống kê y tế 2 ngày được tổ chức tại thành phố Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) với sự tham gia của 139 đại biểu, trong đó 52 người từ trung ương (BYT, Bộ KHĐT, các bệnh viện TW, trường đại học y, EU-HF, UNFPA) và 87 người từ tuyến tỉnh (28 tỉnh Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên - bao gồm 10 tỉnh thuộc chương trình HSPSP 2). Hội nghị do PGS. TS. Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng BYT và TS. Phan Lê Thu Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ KHTC chủ trì.

Hội nghị đã tổng kết công tác thống kê năm 2016 và xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2017. Các đại biểu đã lắng nghe những bài trình bày về: nội dung mới của Luật Thống kê 2015, yêu cầu cải tiến hệ thống thống kê y tế, mục tiêu phát triển bền vững (SDG), ứng dụng CNTT trong thống kê y tế, hệ thống thu thập dữ liệu BKLN và ứng dụng phần mềm DHIS 2 tại tỉnh Thái Nguyên.

Các tỉnh cũng chia sẻ và trao đổi về những điểm mạnh, điểm yếu và trở ngại trong việc thực hiện công tác thống kê và ứng dụng CNTT để cải thiện số liệu thống kê. Tại hội nghị đã diễn ra những thảo luận sôi nổi với sự tham gia tích cực của đại diện các tỉnh. Công tác thống kê chưa nhận được sự chú ý của các lãnh đạo SYT, dẫn đến cán bộ thống

Page 12: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

22BẢN TIN EU-HF SỐ 3 23

kê thay đổi công việc thường xuyên do thiếu động lực, ít được đào tạo về thống kê y tế, chất lượng số liệu thấp và hạn chế sử dụng số liệu/thông tin đã được phân tích. Sau khi lắng nghe những trao đổi và ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thứ trưởng BYT đã đưa ra kết luận hội nghị như sau:

• BYT sẽ yêu cầu các giám đốc SYT quan tâm hơn nữa đến công tác thống kê;

• Để nâng cao năng lực Thống kê, Bộ sẽ lên kế hoạch tập huấn TOT cho 3 miền, sauđó các tỉnh tự sử dụng ngân sách địa phương để mở rộng tập huấn đảm bảo cán bộthống kê y tế có năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao;

• Các Vụ Cục trong Bộ cần phối kết hợp tốt hơn để tránh tình trạng hoạt động phânmảnh như hiện giờ;

• Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với VNPT, Viettel và FPT để xây dựng phần mềm cho tuyến xã;

• Đề nghị Cục CNTT chủ động trong công tác ứng dụng CNTT trong ngành y tế;

• Trước mắt cần thống nhất danh mục cùng chung giữa BYT và BHXHVN, 2 năm vừarồi đã tập trung làm việc đó nhưng cần tiếp tục cập nhật trong thời gian tới.

Tài liệu hội nghị có thể được tải về từ http://euhf.vn/hoat-dong/hoat-dong-dang-trien-khai/dich-vu-y-te/hoi-thao-1-nam-trien-khai-de-an-kiem-soat-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh-o-vinh-phuc

Hội thảo Phổ biến Chương trình Hành động Quốc gia về CSSK Bà mẹ, Trẻ Sơ sinh giai đoạn 2016-2020 và Hướng dẫn Quốc gia về các Dịch vụ CSSKSS cập nhật năm 2016 tại Khu vực Phía NamVào ngày 17 tháng 5 năm 2017, EU-HF phối hợp với BYT tổ chức hội thảo Phổ biến Chương trình Hành động Quốc gia về CSSK Bà mẹ, Trẻ Sơ sinh giai đoạn 2016-2020 và Hướng dẫn Quốc gia về các Dịch vụ CSSKSS Cập nhật năm 2016 tại Khu vực Phía Nam tại TP HCM. Hội thảo do Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, chủ trì. Mục tiêu chính của hội thảo là phổ biến thông tin về Chương trình Hành động Quốc gia về CSSK Bà mẹ, Trẻ Sơ sinh giai đoạn 2016-2020 và các hướng dẫn triển khai. Theo các đại biểu, chất lượng chăm sóc phụ nữ có thai và xử lý biến chứng vẫn còn là một thách thức cho hệ thống y tế trên cả nước. Các đại biểu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải công bố các số liệu về biến chứng sản khoa để góp phần giải quyết thách thức này một cách hệ thống, chuyên nghiệp hơn.

Nhờ viện trợ của EU cho Chính phủ Việt Nam, trong ba năm qua hơn 438 cô đỡ thôn bản từ 10 tỉnh mục tiêu đã được đào tạo tại các cơ sở đào tạo lâm sàng trong nước. Điều này giúp gia tăng số lượng phụ nữ tới đẻ tại cơ sở y tế hoặc ít nhất là gia tăng số lượng ca đẻ được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ.

Tài liệu hội thảo có thể được tải về từ http://euhf.vn/hoat-dong/hoat-dong-dang-trien-khai/dich-vu-y-te/hoi-thao-pho-bien-ke-hoach-hanh-dong-quoc-gia-va-cssk-ba-me-va-tre-em

Hội thảo tập huấn PPP: “Giới thiệu về PPP trong Ngành Y tế: Thuận lợi và các vấn đề cụ thể” Theo thông tin từ Bộ KHĐT, Bộ này đã tổ chức tập huấn về PPP cho 10 bộ, nhưng ngành y tế không được mời tham gia những tập huấn đó. BYT đánh giá cao nỗ lực của nhóm chuyên gia EU-HF trong việc tổ chức khóa tập huấn nói trên. Khóa tập huấn hai ngày đã được tổ chức với sự phối hợp của Đơn vị PPP thuộc Bộ KHĐT từ ngày 1 đến 2 tháng 12 năm 2016 tại Đà Nẵng. 45 đại biểu từ các Vụ/Cục của BYT, đại diện các SYT, các cơ sở y tế tuyến 3, đại diện Hiệp hội Hành nghề Y Tư nhân Việt Nam đã tới tham gia tập huấn.

Trong khóa tập huấn, các đại biểu đã có cơ hội làm quen với các quy định hiện tại về thiết lập PPP, các hướng dẫn từ Bộ KHĐT và Bộ Tài chính cũng như việc xây dựng dự án PPP trong ngành y tế. Các thuận lợi, khó khăn và thách thức cũng được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc lẫn thân thiện. Do năng lực trong lĩnh vực này vẫn còn thấp, EUHF đang có kế hoạch tổ chức thêm tập huấn và tham quan học tập tại một số quốc gia thành viên EU.

Tài liệu hội thảo có thể được tải về từ http://euhf.vn/activities/on-going-activities/heath-sec-tor-govermence/training-on-ppp-initiative-in-the-health-sector-in-da-nang.

Page 13: MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU no 2/EUHF_Ruot_Vn_News_N_24-10-2017 final... · điểm của Liên minh Châu Âu dưới bất cứ góc độ nào. LỜI NÓI ĐẦU Thưa các quý

24

7. CÁC SỰ KIỆN SẮP TỚI

• Tập huấn giảng viên nguồn về sử dụng tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm BKLN tại tuyến cơ sở

• Họp nhóm Đối tác Y tế tuyến tỉnh tại thành phố Hồ Chí Minh

• Trình bày các kết quả và thực hành tốt nhất đạt được qua quá trình triển khai Hợp đồng Cải cách ngành Y tế II của EU tại Việt Nam với sự tham gia của tất cả các tỉnh mục tiêu.

• Hội thảo hướng dẫn triển khai mô hình lồng ghép giáo dục về mất cân bằng giới tính khi sinh cho các trường trung học phổ thông.

• Hội thảo Hướng dẫn triển khai mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em thông qua lồng ghép nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh trong các hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.