144
LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 53+54 (187+188) - 2018 Mục lục SỰ KIỆN 3 Mãi mãi niềm tin theo Đảng 6 NgUYễN Phú TrọNg: Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 17 TẠ NGỌC TẤN: Công tác lý luận: Thực trạng, vấn đề và giải pháp 35 LÊ hỮU NghĨA: Vì sao nhiều Đại hội Đảng nhận định công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu 49 VŨ VĂN hIỀN: Nhận thức lý luận về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Thực trạng và vấn đề đặt ra 63 NgUYễN VIẾT ThÔNg: Sự phát triển nhận thức của Đảng ta trên lĩnh vực chính trị, xây dựng Đảng

Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Mục lụcSỰ KIỆN

3 Mãi mãi niềm tin theo Đảng

6 NguyễN Phú TrọNg: Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phụcvụ tốt hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17 TẠ NGỌC TẤN:Công tác lý luận: Thực trạng, vấn đề và giải pháp

35 LÊ hỮu NghĨA: Vì sao nhiều Đại hội Đảng nhận định công tác nghiên cứu lý luận,tổng kết thực tiễn nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

49 VŨ VĂN hIỀN: Nhận thức lý luận về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Thực trạngvà vấn đề đặt ra

63 NguyễN VIẾT ThÔNg: Sự phát triển nhận thức của Đảng ta trên lĩnh vực chính trị, xâydựng Đảng

Page 2: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

77 ĐOÀN MINh huẤN:

Tổng kết thực tiễn phục vụ công tác nghiên cứu lý luận: Thựctrạng và những vấn đề đặt ra

87 PhẠM VĂN LINh:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý, tiếp thu các vấn đề lý luận củaĐảng trước yêu cầu mới

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

97 TRẦN QUỐC TOẢN:

Nhận thức lý luận về văn hóa, xã hội, con người: Thực trạng và nhữngvấn đề đặt ra

110 NGUYỄN VIẾT THẢO:

Đào tạo cán bộ lý luận: Thực trạng và giải pháp

116 PHAN XUÂN BIÊN:

Những vấn đề lý luận từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

125 TRẦN TRUNG HIẾU:

Nâng cao chất lượng đảng bộ phường từ thực tiễn Hà Nội

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

133 Kỳ họp thứ 4 Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021

135 Một số kết quả công tác nổi bật năm 2017 của Cơ quan Hội đồng Lýluận Trung ương

139 Kết quả công tác năm 2017 của Chương trình "Nghiên cứu lý luậnchính trị giai đoạn 2016-2020"

141 Hội thảo khoa học "Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển công nghiệpcơ khí Việt Nam trong thời gian tới"

143 Tọa đàm khoa học tại Bộ Khoa học và Công nghệ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 3: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

3SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Xuân Mậu Tuất năm 2018, Đảngta tròn 88 tuổi. 88 năm quaĐảng Cộng sản Việt Nam,

Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đạisáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã làmnên những thắng lợi vĩ đại.

Xuân Canh Ngọ năm 1930, ĐảngCộng sản Việt Nam ra đời là bướcngoặt to lớn trong lịch sử cách mạngnước ta, chấm dứt thời kỳ khủnghoảng về đường lối cứu nước.

15 năm tuổi, mùa Thu năm 1945,với 5 nghìn đảng viên, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã lãnh đạo nhân dân làmnên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám

vĩ đại, giành chính quyền về tay nhândân. Nước Việt Nam Dân Chủ cộnghòa ra đời - một nhà nước công - nôngđầu tiên ở Đông Nam Á.

24 năm tuổi, Đảng đã lãnh đạo nhândân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủlừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.Sau chiến thắng thực dân Pháp, ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo miền Bắctiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục tiếnhành cách mạng giải phóng dân tộc ởmiền Nam.

45 tuổi, Đảng lãnh đạo nhân dân talàm nên Đại thắng mùa Xuân 1975,miền Nam hoàn toàn được giải phóng,

MÃI MÃI NIỀM TIN THEO ĐẢNG

Page 4: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

thống nhất đất nước, cả nước đi lênchủ nghĩa xã hội.

Xuân Bính Thân, năm 2016, Đại hộiXII của Đảng tiến hành tổng kết 30năm đổi mới. Đại hội khẳng định: Đâylà một chặng đường lịch sử quan trọngtrong sự nghiệp phát triển của nước ta,đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặtcủa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cáchmạng, là quá trình cải biến sâu sắc,toàn diện, triệt để, là sự nghiệp to lớncủa toàn Đảng, toàn dân và toàn quânvì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhìntổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nướcta đã đạt được những thành tựu to lớncó ý nghĩa lịch sử trên con đường xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa.

Xuân Mậu Tuất 2018, chúng ta đónXuân vui hơn. Bởi, năm 2017, mặc dùphải đối mặt với nhiều khó khăn,thách thức, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, đất nước ta vẫn tiếp tục pháttriển nhanh và khá toàn diện trên hầuhết các lĩnh vực.

Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng tađã hoàn thành và hoàn thành vượt mứctoàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tăng

trưởng GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạchđề ra, là mức cao so với các nước trongkhu vực và trên thế giới. Tổng kimngạch xuất - nhập khẩu đạt 485 tỷ đô laMỹ, cao nhất từ trước đến nay. Mặc dùchịu tác động nặng nề của thiên tai, bãolũ, nông nghiệp vẫn tăng 2,9%, gấp 4 lầnso với năm 2016; kim ngạch xuất khẩunông sản đạt 36 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từtrước đến nay.

Năng lực đổi mới sáng tạo khoa học- công nghệ nâng lên. An sinh xã hộivà phúc lợi xã hội được quan tâm chămlo, bảo đảm; thực hiện tốt hơn chế độ,chính sách đối với người có công,người nghèo, nhất là những khi xảy rathiên tai, bão lũ. Công tác đấu tranhphòng, chống tội phạm tiếp tục đượcđẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả tíchcực, góp phần củng cố an ninh chínhtrị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Năm 2017, cuộc đấu tranh phòng,chống tham nhũng, lãng phí, quanliêu, tiêu cực được đẩy mạnh hơn baogiờ hết và bước đầu đạt nhiều kết quảcụ thể, tích cực, được cán bộ, đảngviên và nhân dân đồng tình ủng hộ.Các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêmtrọng, phức tạp đã được làm rất kiênquyết, nghiêm minh, theo đúng quy

Page 5: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

định của Đảng, pháp luật của Nhànước, kể cả đối với cán bộ lãnh đạocao cấp của Đảng, cán bộ đương chứcvà cán bộ đã nghỉ hưu.

Năm 2017 cũng là một trong nhữngnăm thành công nhất trong công tác đốingoại, đưa quan hệ với các đối tác đi vàochiều sâu, chủ động, tích cực hội nhậpquốc tế, tiếp tục nâng cao vị thế và uytín của Việt Nam trên trường quốc tế.Quan hệ với các nước, nhất là với cácđối tác quan trọng ngày càng toàn diệnvà hiệu quả hơn. Đặc biệt, chúng ta đãtổ chức rất thành công tuần lễ cấp caoAPEC 2017 ở Đà Nẵng. Hà Nội cũnglần đầu tiên đón hai cường quốc hàngđầu thế giới Trung Quốc và Mỹ tớithăm cấp nhà nước trong hai ngày liêntiếp. Các hợp tác song phương với Mỹtrị giá 12 tỷ đô la Mỹ và một loạt thỏathuận, ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực vớiTrung Quốc đã được ký kết. Với vai tròchủ nhà, chúng ta đã thực sự tạo nêndấu ấn Việt Nam trong tiến trình hợptác của APEC nói riêng và liên kết kinhtế và chính trị tại khu vực châu Á - TháiBình Dương nói chung.

Tất cả những điều trên đã tạo nênkhông khí phấn khởi, tin tưởng vào sựlãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của

sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệTổ quốc đang được nhân lên và lanrộng khắp cả nước.

Xuân Mậu Tuất này, mừng Đảng tatròn 88 tuổi, mừng chế độ và Nhà nướcta 73 năm xây dựng, phát triển vàtrưởng thành, chúng ta tự hào về dântộc ta - một dân tộc anh hùng, thôngminh và sáng tạo; tự hào về Đảng ta -Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịchHồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rènluyện - một lòng, một dạ chiến đấu, hysinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vìhạnh phúc của nhân dân. Sự lãnh đạođúng đắn của Đảng là nhân tố hàngđầu quyết định mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam. Mừng Đảng, mừngXuân, mừng đất nước đổi mới, ý Đảng,lòng dân ngày càng thêm hòa quyện.Năm 2018 - năm bản lề của Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 sẽ khởi đầu mọi điều tốt đẹp nhưmùa xuân khởi đầu của năm. Mãi mãiniềm tin theo Đảng, chúng ta có cơ sởđể tin tưởng vững chắc năm 2018 nămMậu Tuất - hoa của đất trời và hoa củalòng người sẽ nở rộ với hương thơmngào ngạt và sắc màu lung linh sẽ lantỏa khắp mọi miền đất nước và bạn bègần xa trên thế giới n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 6: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Hôm nay, tôi rất vui mừngđến dự Kỳ họp thứ tư Hộiđồng Lý luận Trung ương

nhiệm kỳ 2016 - 2021, một kỳ họp bànchuyên sâu về chủ đề “Công tác lý luận:Thực trạng, vấn đề và giải pháp” vàTổng kết công tác năm 2017, xác địnhphương hướng, nhiệm vụ năm 2018của Hội đồng. Tôi nhiệt liệt chào mừngcác đồng chí thành viên Hội đồng, cácđồng chí đại biểu đã đến dự Kỳ họpquan trọng này.

Chúng ta vừa được nghe các báo cáocủa Hội đồng và một số tham luận cónhiều nội dung phong phú, sâu sắc.

Sau đây tôi xin lưu ý, nhấn mạnh, gợimở thêm một vài vấn đề để các đồngchí cùng thảo luận.

Đại hội XII của Đảng đã khẳngđịnh, ba mươi năm đổi mới là một giaiđoạn lịch sử quan trọng trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặtcủa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.Đổi mới mang tầm vóc lịch sử và ýnghĩa cách mạng, là quá trình cải biếnsâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệpcách mạng to lớn của toàn Đảng, toàndân, toàn quân vì mục tiêu “dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

NâNG caO cHấT lượNG TổNG kếTTHực TIễN, NGHIêN cứu lý luậN,

phục vụ tốt hơn nữa công tác lãnhđạo, chỉ đạo

của Ban chấp hành trung ương, Bộchính trị, Ban Bí thư

(Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Kỳ họpthứ tư Hội đồng Lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đầu đềlà của Tòa soạn)

Page 7: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

minh”. Đất nước ta đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,khẳng định đường lối đổi mới củaĐảng ta là đúng đắn, sáng tạo; conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nướcta là phù hợp với thực tiễn của ViệtNam và xu thế phát triển của thế giới.Thành tựu của hơn 30 năm đổi mớivừa qua có sự đóng góp xứng đáng củađội ngũ cán bộ lý luận.

Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mớinói chung và công tác lý luận thời kỳđổi mới nói riêng cũng còn những hạnchế, yếu kém cần phải tập trung giảiquyết, khắc phục để tiếp tục đưa đất

nước phát triển nhanh và bền vữnghơn. Đại hội XII đã nêu rõ, chất lượngvà hiệu quả của công tác lý luận chưacao. Công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưalàm rõ được một số vấn đề đặt ra trongquá trình đổi mới để định hướng trongthực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học choviệc xây dựng và hoàn thiện đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hộicòn một số vấn đề cần phải qua tổngkết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để tiếptục làm rõ.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Kỳ họp thứ tư Hội đồng Lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021 (Ảnh: TTXVN)

Page 8: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Thực tiễn công cuộc đổi mới đangđặt ra và đòi hỏi chúng ta phải tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy lýluận, về công tác lý luận. Chúng ta đềubiết, lý luận có vai trò cực kỳ quan trọngtrong đời sống xã hội.V.I.Lênin đã chỉ rõ:Không có lý luận cáchmạng thì không thể cóphong trào cách mạng;chỉ đảng nào có được lýluận tiên phong hướngdẫn thì mới làm tròn vaitrò của người chiến sĩtiên phong. Chủ tịch HồChí Minh cũng nhiềulần khẳng định: Khôngcó lý luận thì như ngườinhắm mắt mà đi. Tuynhiên, lý luận khôngphải là một cái gì khôkhan, cứng nhắc; trái lại,nó đầy tính sáng tạo,sinh động, luôn luôn được thực tiễnphong phú, muôn màu, muôn vẻ bổsung để không ngừng phát triển, hoànthiện. Thấm nhuần sâu sắc những dihuấn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, Đại hội XII củaĐảng một lần nữa khẳng định: tiếp tục

đổi mới mạnh mẽ tư duy, vận dụng sángtạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên

cứu lý luận, dự báo chínhxác và kịp thời có chủtrương, chính sách xử lýhiệu quả những vấn đềmới nảy sinh trong thựctiễn, giải quyết tốt các mốiquan hệ lớn phản ánh quyluật đổi mới và phát triểnở nước ta.

Đại hội XII của Đảngnêu rõ, thời kỳ mới đòihỏi phải phát triển đấtnước toàn diện, đồng bộhơn về chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh, đốingoại, trong đó phát triểnkinh tế - xã hội là trung

tâm, xây dựng Đảng là then chốt; xâydựng văn hóa, con người là nền tảngtinh thần; tăng cường quốc phòng, anninh là trọng yếu, thường xuyên. Từsau Đại hội, bám sát tư tưởng chỉ đạo,những định hướng lớn, những nhiệmvụ trọng tâm được xác định trong Văn

Không có lý luận thìnhư người nhắm mắtmà đi. Tuy nhiên, lýluận không phải là mộtcái gì khô khan, cứngnhắc; trái lại, nó đầytính sáng tạo, sinhđộng, luôn luôn đượcthực tiễn phong phú,muôn màu, muôn vẻ bổsung để không ngừngphát triển, hoàn thiện.

hỒ ChÍ MINh

Page 9: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

kiện Đại hội, Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tậptrung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt.Trung ương đã ban hành một số nghịquyết quan trọng về xây dựng, chỉnhđốn Đảng trong sạch, vững mạnh vềchính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức;về tiếp tục đổi mới, sắp xếp hệ thốngchính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,hiệu quả; về phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa,nâng cao năng suất lao động, chấtlượng, hiệu quả, sức cạnh tranh củanền kinh tế trong bối cảnh đất nướchội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;về chăm lo an sinh xã hội, xây dựngcon người, chú trọng nâng cao thểchất, sức khoẻ con người và chất lượngdân số. Đây là những vấn đề vừa cơbản, vừa cấp thiết, đáp ứng đúng đòihỏi của thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới. Các nghịquyết Trung ương đã cụ thể hóa, bổsung, làm sáng rõ hơn tư tưởng chỉ đạocủa Đại hội XII, có giá trị định hướngnhận thức, hành động của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân ta.

Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộlý luận, trong đó, Hội đồng Lý luậnTrung ương là một đầu mối quan

trọng, đã khẩn trương, tích cực triểnkhai nhiều hoạt động phục vụ công táclãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.Thông qua việc triển khai nghiên cứucác chuyên đề phục vụ chương trìnhnghiên cứu của Bộ Chính trị; các đề tàithuộc Chương trình nghiên cứu lýluận chính trị giai đoạn 2016 - 2020;các báo cáo tư vấn, báo cáo khảo sát,tổng kết thực tiễn, trao đổi lý luận vớimột số đảng cộng sản, đảng cầmquyền; các hoạt động đấu tranh phảnbác các quan điểm sai trái, thù địch...,đội ngũ cán bộ lý luận đã cung cấpnhiều luận cứ khoa học giúp Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bíthư hoạch định, tiếp tục hoàn thiện cácchủ trương, chính sách lớn. Nhiều đềxuất của các cơ quan tham mưu, tư vấnlý luận chính trị đã được tiếp nhận đưavào các nghị quyết của Đảng.

Tuy nhiên, cũng cần nghiêm túcnhận thức sâu sắc và quyết tâm khắcphục những hạn chế, bất cập đã đượcnêu trong Báo cáo tổng kết của Hộiđồng, nhất là sự chậm trễ về tiến độ,những hạn chế về chất lượng của mộtsố báo cáo tổng kết thực tiễn, nghiêncứu chuyên đề, đặc biệt là chưa giải

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 10: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

đáp được kịp thời những vấn đề mớinảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.Không thể để kéo dàitình trạng còn lạc hậucủa lý luận so với sự vậnđộng và đòi hỏi của thựctiễn. Lý luận phải vươnlên dẫn đường và đồnghành với thực tiễn.

Tình hình thế giới,khu vực đang và sẽ diễnbiến nhanh chóng, phứctạp, khó lường. Nhữngbất ổn trên thế giới cóchiều hướng gia tăng. Sự di chuyểnquyền lực từ Tây sang Đông, sự điều

chỉnh chiến lược của các nước lớn,cùng với chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa

bảo hộ đang là nhữngbiến động lớn trên thếgiới hiện nay. Sự pháttriển nhanh chóng củacuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư (cáchmạng công nghiệp 4.0)đang làm thay đổi cănbản nền sản xuất củathế giới, từng bước vẽlại bản đồ kinh tế trênthế giới, với sự suy

giảm quyền lực của các quốc gia chủyếu dựa vào khai thác tài nguyên và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Sự phát triển nhanhchóng của cuộc cáchmạng công nghiệp lầnthứ tư (cách mạng côngnghiệp 4.0) đang làmthay đổi căn bản nềnsản xuất của thế giới,từng bước vẽ lại bản đồkinh tế trên thế giới.

Page 11: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 53+54 (187+188) - 2018

sự gia tăng sức mạnh của các quốc giadựa chủ yếu vào công nghệ và đổimới sáng tạo. Cuộc cách mạng đóđang và sẽ làm thay đổi căn bản cáchnghĩ, cách làm và phương thức sinhhoạt của con người.

Chúng ta phải chủ động dự báo, chủđộng chuẩn bị về mọi mặt để đưa đấtnước tiến lên nhanh hơn, mạnh hơntrước sự vận động mau lẹ của thờicuộc. Nhiều vấn đề rất mới về lý luận,thực tiễn đang đặt ra, đòi hỏi chúng taphải nhận thức đúng và giải quyết tốt.Bối cảnh đó đặt lên vai giới lý luậnnước nhà trọng trách rất lớn. Phải cótầm nhìn vượt trước; dự báo chuẩn xácxu thế phát triển; xây dựng hệ thốngluận cứ vững chắc cho chiến lược pháttriển quốc gia với lộ trình khoa học,bước đi hợp lý.

Về định hướng những vấn đề lý luậncần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõtrong thời gian tới, Báo cáo tổng kếtmột số vấn đề lý luận - thực tiễn qua30 năm đổi mới của Ban Chấp hànhTrung ương khóa XI, Văn kiện Đại hộiXII của Đảng, Nghị quyết 37 của BộChính trị khóa XI đã xác định. Tôinhấn mạnh thêm một số vấn đề để cácđồng chí nghiên cứu, vận dụng trong

việc xây dựng chương trình làm việc,kế hoạch công tác năm 2018 và nhữngnăm tiếp theo. Phải chăng, cùng vớiviệc tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiêncứu cơ bản, từng bước bổ sung, hoànthiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta trong giai đoạn mới, cầnlưu ý tập trung thực hiện một số côngviệc trước mắt sau đây:

Trước hết, cần tập trung nâng caochất lượng tổng kết thực tiễn, nghiêncứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa côngtác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bíthư từ nay đến cuối nhiệm kỳ.

Trong các nghị quyết Hội nghịTrung ương lần thứ 4, thứ 5, thứ 6,Trung ương đã chỉ rõ những quanđiểm, định hướng, giải pháp lớn cầnđược tổ chức thực hiện có kết quả.Đồng thời, cũng nêu ra một số vấn đềcòn có những ý kiến khác nhau cầnđược tổ chức nghiên cứu, thí điểm,tổng kết để kết luận rõ. Ví dụ: vấn đềnhận thức và giải quyết đúng quan hệgiữa nhà nước - thị trường - xã hội;vấn đề chế độ sở hữu tài sản; vấn đềtích tụ, tập trung đất đai phục vụ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Page 12: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

nông nghiệp, xây dựng nông thônmới; vấn đề huy động, phân bố, sửdụng hiệu quả nguồn lực nhằm pháttriển đất nước nhanh, bền vững; vấnđề mô hình tổng thể của hệ thốngchính trị nước ta phù hợp với pháttriển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủnghĩa, xây dựng Nhànước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, hội nhậpquốc tế; vấn đề kiểmsoát quyền lực... Hộiđồng Lý luận Trungương cần làm đầu mốitập hợp trí tuệ đội ngũcán bộ lý luận, tích cựctổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận, gópphần làm rõ những vấnđề này.

Trong năm 2018, Ban Chấp hànhTrung ương sẽ tổng kết việc thực hiệnChiến lược công tác cán bộ thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa vàChiến lược Biển, để tiếp tục hoàn hiệncác chủ trương, chính sách lớn. Đây làvấn đề rất hệ trọng, đòi hỏi sự chuẩnbị kỹ lưỡng, thật sự khoa học. Hoạtđộng lý luận phải tham gia tích cực

vào quá trình chuẩn bị này, tư vấn giúpTrung ương có những căn cứ lý luận,thực tiễn vững chắc để có những quyếtsách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu mới,rất cao của thực tiễn xây dựng, bảo vệTổ quốc.

Cần khởi động chuẩn bịcho việc xây dựng dự thảoVăn kiện Đại hội lần thứXIII của Đảng.

Theo Chương trìnhlàm việc toàn khóa, Hộinghị Trung ương 8(tháng 10-2018) sẽ thànhlập các tiểu ban chuẩn bịĐại hội XIII của Đảng.Hội nghị Trung ương 9(tháng 5/2019) sẽ thảoluận Đề cương các vănkiện trình Đại hội XIIIcủa Đảng. Đại hội XIII

có tầm quan trọng đặc biệt. Đại hộikhông chỉ kiểm điểm, đánh giá 5 nămthực hiện Nghị quyết Đại hội XII màcòn phải Tổng kết 10 năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) vàChiến lược phát triển kinh tế - xã hộinăm 2011 - 2020. Đại hội không chỉ

Chúng ta phải chủđộng dự báo, chủ độngchuẩn bị về mọi mặt đểđưa đất nước tiến lênnhanh hơn, mạnh hơntrước sự vận động maulẹ của thời cuộc. Nhiềuvấn đề rất mới về lýluận, thực tiễn đangđặt ra đòi hỏi chúng taphải nhận thức đúngvà giải quyết tốt.

Page 13: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

13SỐ 53+54 (187+188) - 2018

xác định phương hướng, nhiệm vụphát triển đất nước trong chặng đường5 năm 2021 - 2025 mà còn định hướngphát triển toàn diện, bền vững đấtnước đến năm 2030 - năm Đảng tatròn 100 tuổi, và xa hơn, phải đưa ratầm nhìn đến năm 2045 - năm chúngta kỷ niệm 100 năm thành lập nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1945 - 2045).

Việc chuẩn bị các dự thảo văn kiệnĐại hội XIII đòi hỏi sự nỗ lực rất lớncủa toàn Đảng, trong đó có vai trò rấtquan trọng của giới lý luận. Các vănkiện Đại hội yêu cầu phải có tính tổngkết, tính dự báo, tính định hướng rấtcao, với tầm bao quát rất rộng. Cầnnghiên cứu, tổng kết toàn diện cácvấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệtlà xây dựng Đảng. Bao trùm, xuyênsuốt các nội dung, lĩnh vực cầnnghiên cứu, tổng kết chính là xác địnhcho được con đường, lộ trình thựchiện thành công mục tiêu phát triểnđất nước giàu mạnh về mọi mặt và trởthành nước công nghiệp hiện đại theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa vào giữathế kỷ thứ XXI.

Từ Đại hội XI đến nay, Đảng ta đãcó nhiều quyết sách đúng đắn để pháttriển đất nước nhanh, bền vững, nổibật là chủ trương đổi mới mô hìnhtăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,phát triển kinh tế tri thức, kinh tếxanh...; xác định đột phá chiến lược vềthể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa; phát triển nguồnnhân lực nhất là nhân lực chất lượngcao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ, theo hướng hiện đại... Thựctiễn chứng minh tính đúng đắn và hiệuquả tích cực của những quyết sách đó.Những năm tới, chúng ta tiếp tục thựchiện mạnh mẽ hơn những định hướngchiến lược này trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp lần thứ tư đangdiễn ra với nhịp độ rất nhanh, vớinhững nội dung, phương thức, hìnhthức vô cùng mới mẻ. Thế giới đangnói nhiều và khẩn trương triển khaixây dựng hạ tầng kỹ thuật thông minh,đặc biệt là kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo,internet kết nối vạn vật, đô thị thôngminh, nền quản trị và những nhà quảntrị cùng cư dân thông minh... Chúngta cần chủ động chớp thời cơ để đưađất nước phát triển nhanh hơn, khắc

Page 14: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

phục bằng được nguy cơ bị tụt hậu.Những người làm công tác nghiên cứulý luận cần nhạy bén, năng động tiếpcận, tiếp thu sáng tạo những vấn đề lýluận mới, phân tích, chắt lọc, lựa chọnnhững giá trị tinh hoacó thể vận dụng phùhợp với điều kiện nướcta; đề xuất các luận cứkhoa học để hoàn thiệncác chủ trương, quyếtsách của Đảng trướcnhững yêu cầu mới.Chần chừ, chậm trễ sẽbỏ lỡ thời cơ, sẽ ngàycàng tụt hậu; song nóngvội, sao chép giản đơnkinh nghiệm nướcngoài, triển khai ồ ạttheo kiểu phong tràomà không tính đến đầyđủ điều kiện, hoàn cảnhcụ thể của đất nướccũng sẽ dẫn đến thất bại.

Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩahiện đại, hội nhập với thế giới ngàycàng hoàn thiện, nguồn nhân lực chấtlượng cao, hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ, kết nối, hiện đại; xây dựng hệ

thống chính trị tinh gọn, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả, trọng tâm là xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa liêm chính, phát triển; xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh, trí tuệ;

xây dựng xã hội dân chủ,công bằng, văn minh; xâydựng dân tộc thông thái,con người Việt Nam pháttriển toàn diện; xây dựngvà phát huy giá trị nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; xây dựngnền quốc phòng, anninh, ngoại giao hiện đại,nhân văn; huy động, nuôidưỡng, bảo vệ, phân bổhợp lý, sử dụng tối ưumọi nguồn lực; tạo độnglực phát triển đất nướcnhanh, bền vững, bảo vệvững chắc Tổ quốc xã hộichủ nghĩa... là những

định hướng cốt lõi ở tầm chiến lượcđối với công tác nghiên cứu lý luận củachúng ta, phù hợp với yêu cầu của đấtnước và xu thế phát triển của thế giới.Chưa bao giờ thực tiễn phong phú,mới mẻ của thế giới và đất nước lại mởra chân trời sáng tạo rộng lớn và đầy

Những người làm côngtác nghiên cứu lý luậncần nhạy bén, năngđộng tiếp cận, tiếp thusáng tạo những vấn đềlý luận mới, phân tích,chắt lọc, lựa chọnnhững giá trị tinh hoacó thể vận dụng phùhợp với điều kiện nướcta; đề xuất các luận cứkhoa học để hoàn thiệncác chủ trương, quyếtsách của Đảng trướcnhững yêu cầu mới.

Page 15: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

sức hấp dẫn đối với đội ngũ nhữngngười làm công tác lý luận như bây giờ.Đảng, Nhà nước và nhân dân đòi hỏivà kỳ vọng vào những thành tựu, đónggóp mới của giới lý luận nước nhà.

Gần 2 năm qua, nhất là năm 2017,Hội đồng Lý luận Trung ương đã cómột số đổi mới về nội dung vàphương thức hoạt động: Lấy hoạtđộng của các tiểu ban làm trọng tâmtrong triển khai công việc của Hộiđồng; coi trọng tổng kết thực tiễn;phối hợp chặt chẽ với một số cơ quan,địa phương, phát huy vai trò là đầumối tập hợp và phát huy trí tuệ củađội ngũ trí thức trong nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễn; đổi mới, nângcao chất lượng xây dựng các báo cáo,các chuyên đề khoa học. Tập thể Hộiđồng và cơ quan Hội đồng đoàn kết,thống nhất, rà soát, bố trí công việchợp lý, đúng người, đúng việc theo đềán vị trí việc làm.. Những đổi mới đóđã góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động của Hội đồng.

Tôi hoan nghênh những kết quả đócủa các đồng chí. Tôi cũng rất vuimừng được biết trong thời gian qua,nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trungương, nhiều cấp ủy địa phương đã

quan tâm nhiều hơn đến công tác tổngkết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; đãphối hợp và giúp đỡ Hội đồng Lý luậnTrung ương triển khai công việc thuậnlợi, hiệu quả. Mong rằng quan hệ tốtđẹp đó tiếp tục được tăng cường,thường xuyên, gắn bó chặt chẽ hơn.

Để hoàn thành tốt những nhiệmvụ nặng nề của năm 2018 và nhữngnăm còn lại của Hội đồng Lý luậnTrung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021,các đồng chí cần tiếp tục đổi mớimạnh mẽ hơn nữa nội dung vàphương thức hoạt động, theo đúngchức năng, nhiệm vụ của Hội đồngmà Bộ Chính trị đã giao cho.

Hội đồng cần tiếp tục phối hợp chặtchẽ, thường xuyên với các bộ, banngành liên quan và một số địaphương đẩy mạnh tổng kết thực tiễn.Chú trọng khảo sát, tổng kết thực tiễnlà rất đúng hướng. Vấn đề mấu chốtlà cần bảo đảm tính thiết thực, chấtlượng, hiệu quả. Khảo sát thực tiễnkhông chỉ dừng lại ở sao chụp, mô tảbề mặt của thực tiễn, mà phải khámphá tầng sâu của thực tiễn, phát hiệncác mâu thuẫn, các xu hướng và nhântố phát triển mới. Đó là tổng kết thựctiễn ở tầm lý luận, đòi hỏi phải rất

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

15SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 16: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

chuyên tâm và công phu. Đẩy mạnhviệc nghiên cứu các đề tài trongChương trình nghiên cứu khoa học lýluận chính trị cấp nhà nước giai đoạn2016 - 2020; các chuyên đề nghiêncứu lý luận chính trị của Bộ Chính trị,Ban Bí thư khóa XII. Cố gắng đề xuấtnhững điểm mới, nhất là giải pháp cótính đột phá trong từng đề tài, từngchuyên đề để Bộ Chính trị, Ban Bí thưnghiên cứu, thảo luận, tiếp thu.

Tham gia tích cực, chủ động và cóhiệu quả hơn nữa vào việc đấu tranhphê phán các quan điểm sai trái, bác bỏnhững luận điệu phản động, thù địch,bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Mở rộng và nâng cao chất lượng,hiệu quả hợp tác lý luận với các đảngcộng sản cầm quyền và một số đảngkhác trên thế giới, tích cực trao đổi, đốithoại với các học giả nước ngoài nhằmcập nhật, tiếp thu có chọn lọc tinh hoalý luận thế giới có giá trị tham khảocho Việt Nam; đồng thời giới thiệu,quảng bá đường lối, chủ trương củaĐảng, Nhà nước và những thành tựulý luận Việt Nam.

Hội đồng, Cơ quan Hội đồng tiếptục kiện toàn tổ chức bộ máy, xácđịnh thật khoa học vị trí việc làm; chú

trọng công tác kết nối, cập nhật thôngtin lý luận trong nước, quốc tế; đoànkết, sáng tạo, kỷ luật, kỷ cương, phấnđấu hoàn thành tốt nhất chức năng,nhiệm vụ. Phát huy tốt hơn nữa vaitrò của các tiểu ban và các thành viênHội đồng. Các tiểu ban của Hội đồngcần nêu cao tính chủ động, tính kếhoạch, tính dân chủ. Tăng cường cácsinh hoạt chuyên môn, trao đổi, thảoluận sâu, tranh luận thẳng thắn cácvấn đề chưa đủ rõ để đi đến nhận thứcthống nhất. Các thành viên Hội đồngcần nêu cao tinh thần trách nhiệm,dành nhiều thời gian, công sức, trítuệ, tâm huyết với công việc. Thamgia Hội đồng là để thực hiện nhữngcông việc rất quan trọng, hệ trọng,liên quan đến quá trình hoạch địnhđường lối, chủ trương của Đảng.Không thấy hết vinh dự và tráchnhiệm; không đầu tư tâm sức, trí tuệ,không trăn trở, tâm huyết, tìm tòi,sáng tạo thì không thể hoàn thànhđược nhiệm vụ.

Sắp bước sang năm 2018 và chuẩn bịđón Xuân Mậu Tuất, với tình cảm gắnbó thân thiết, tôi xin chúc các đồng chísức khoẻ, hạnh phúc. Năm mới quyếttâm mới, nỗ lực mới, thành công mới n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

16 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 17: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17SỐ 53+54 (187+188) - 2018

1. Thực trạng công tác lý luậnNhững thành tựu cơ bản, quan

trọng về công tác lý luận của Đảng tatrong quá trình thực hiện đường lốiđổi mới

Trong hơn 30 năm đổi mới, công táclý luận của Đảng ta đã có những bướcphát triển quan trọng, thu được nhiềuthành tựu to lớn và toàn diện, trong đócó một số thành tựu cơ bản, quantrọng sau:

(1) Xuất phát từ những nguyên lýcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và thực tiễn công cuộcxây dựng, phát triển đất nước, Đảng tađã không ngừng phát triển và hoànthiện nhận thức lý luận chung về mô

hình, mục tiêu, tính chất, con đường củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Từ một đất nước mới đi ra khỏicuộc chiến tranh lâu dài, khắc nghiệt,với nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu,manh mún, lại bị chiến tranh tàn phánặng nề, Đảng ta đã xác định, thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước talà một quá trình lâu dài, trải qua nhiềuchặng đường, bước đi cụ thể. Trongquá trình phát triển đó, mô hình mụctiêu mà chúng ta hướng tới gồm 8 đặctrưng được trình bày trong Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, pháttriển năm 2011) - Cương lĩnh năm2011: (1) Dân giàu, nước mạnh, dân

cÔNG TÁc lý luậN: thỰc trạng, vấn đỀ và gIẢI pháp

l GS, TS. TẠ NGỌC TẤNPhó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 18: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

chủ, công bằng, văn minh; (2) Donhân dân làm chủ; (3) Có nền kinh tếphát triển cao dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiếnbộ phù hợp; (4) Có nền văn hóa tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc; (5) Conngười có cuộc sống ấmno, tự do, hạnh phúc, cóđiều kiện phát triểntoàn diện; (6) Các dântộc trong cộng đồngViệt Nam bình đẳng,đoàn kết, tôn trọng vàgiúp nhau cùng pháttriển; (7) Có Nhà nướcpháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dândo Đảng Cộng sản lãnhđạo; (8) Có quan hệhữu nghị và hợp tác vớicác nước trên thế giới.Với việc khẳng định môhình chủ nghĩa xã hội theo 8 đặc trưngtrên, nhận thức lý luận của Đảng ta đãcó những thay đổi to lớn theo hướngkiên định với nền tảng tư tưởng chủnghĩa Mác - Lênin nhưng khôngngừng sáng tạo trên cơ sở thực tiễncách mạng của đất nước.

Để hiện thực hóa mô hình chủnghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định 4 trụcột chính sách cho thời kỳ quá độ,gồm: (1) Phát triển kinh tế - xã hội làtrung tâm; (2) Xây dựng Đảng là thenchốt; (3) Xây dựng văn hóa, con người

làm nền tảng tinh thần;(4) Tăng cường quốcphòng, an ninh là trọngyếu, thường xuyên. Đồngthời với việc xác định môhình mục tiêu của chủnghĩa xã hội, Đảng ta đãphát triển nhận thức vềnội dung và yêu cầu giảiquyết tốt những mốiquan hệ lớn, có ý nghĩaquyết định thành bại đốivới công cuộc xây dựng,phát triển đất nước:“Quan hệ giữa đổi mới,ổn định và phát triển;giữa đổi mới kinh tế và

đổi mới chính trị; giữa tuân theo cácquy luật thị trường và bảo đảm địnhhướng xã hội chủ nghĩa; giữa pháttriển lực lượng sản xuất và xây dựng,hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuấtxã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước và thịtrường; giữa tăng trưởng kinh tế và

Để hiện thực hóa môhình chủ nghĩa xã hội,Đảng ta đã xác định 4trụ cột chính sách chothời kỳ quá độ, gồm: (1)Phát triển kinh tế - xãhội là trung tâm; (2)Xây dựng Đảng là thenchốt; (3) Xây dựng vănhóa, con người làm nềntảng tinh thần; (4) Tăngcường quốc phòng, anninh là trọng yếu,thường xuyên.

Page 19: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 53+54 (187+188) - 2018

phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội; giữa xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hộinhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý và nhân dân làm chủ”1.

(2) Phát triển lý luận và xác lập trênthực tế thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là kết quả củamột quá trình tìm tòi, trải nghiệm đầysáng tạo của Đảng ta.

Lý luận về nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa đã đượchoàn thiện cùng với tiến trình củacông cuộc đổi mới. Đó là “nền kinh tếđược vận hành đầy đủ và đồng bộ theocác quy luật của kinh tế thị trường,

đồng thời bảo đảm định hướng xã hộichủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạnphát triển của đất nước; là nền kinh tếthị trường hiện đại và hội nhập quốctế; có sự quản lý của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”2. Trong nền kinh tếđó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhânlà động lực quan trọng. Nhận thức vềnền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là sự kế thừa có chọn lọcnhững thành tựu phát triển kinh tế thịtrường của nhân loại và tổng kếtnhững bài học kinh nghiệm từ thực

Page 20: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

tiễn xây dựng, phát triển kinh tế củaViệt Nam.

(3) Phát triển lý luận về xây dựng nềnvăn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, về xây dựng con người Việt Nam

Từ thực tế thời kỳđổi mới, vai trò, vị trícủa văn hóa trong đờisống xã hội ngày càngđược nhận thức đúngvới bản chất của nó.Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xãhội (Cương lĩnh 1991)xác định mục tiêu xâydựng “nền văn hóa tiếntiến, đậm đà bản sắcdân tộc”, trong đó, vănhóa là nền tảng tinhthần xã hội. Cương lĩnhnăm 2011 nhấn mạnhquan điểm: “Xây dựngnền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc,phát triển toàn diện, thống nhất trongđa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinhthần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làmcho văn hóa... trở thành sức mạnh nộisinh quan trọng của phát triển... xây

dựng một xã hội dân chủ, văn minh,vì lợi ích chân chính và phẩm giá conngười, với trình độ tri thức, đạo đức,thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao”.Cương lĩnh năm 2011 xác định: “Con

người là trung tâm củachiến lược phát triển”.

Cùng với việc xácđịnh: “Xây dựng conngười Việt Nam pháttriển toàn diện phải trởthành mục tiêu của chiếnlược phát triển”, Đại hộiXII của Đảng đã pháttriển nhận thức về pháttriển và quản lý phát triểnxã hội. Đại hội yêu cầu:“Đúc kết và xây dựng hệgiá trị văn hóa và hệ giátrị chuẩn mực của conngười Việt Nam thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế”.Đồng thời, tiếp tục xâydựng môi trường văn hóa

lành mạnh, xây dựng văn hóa trongchính trị và văn hóa trong kinh tế phùhợp với yêu cầu, điều kiện của thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cùng với việc xác định:“Xây dựng con ngườiViệt Nam phát triểntoàn diện phải trởthành mục tiêu củachiến lược phát triển”,Đại hội XII của Đảngđã phát triển nhậnthức về phát triển vàquản lý phát triển xãhội. Đại hội yêu cầu:“Đúc kết và xây dựnghệ giá trị văn hóa và hệgiá trị chuẩn mực củacon người Việt Namthời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế”.

Page 21: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Nếu như Cương lĩnh 1991 của Đảngchỉ ra rằng: “Chính sách xã hội tácđộng trực tiếp đến việc hình thành mộtcộng đồng xã hội văn minh, trong đócác giai cấp, các tầng lớp dân cư đều cónghĩa vụ, quyền lợi chính đáng đoànkết chặt chẽ, góp phần xây dựng nướcViệt Nam giàu mạnh”, thì tại Đại hộiXII, Đảng ta đã nhận thức “sâu sắc”hơn về “vị trí, tầm quan trọng của pháttriển xã hội bền vững và quản lý pháttriển xã hội đối với sự nghiệp xâydựng, bảo vệ Tổ quốc”. Trên cơ sở nhậnthức ấy, Đại hội XII của Đảng yêu cầuxây dựng, thực hiện các chính sách xãhội “phù hợp với các giai tầng xã hội”,“giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội”,ngăn chặn, giải quyết “những mâuthuẫn có thể dẫn đến xung đột xã hội”.Đồng thời, gắn kết chặt chẽ các chínhsách kinh tế với chính sách xã hội, pháttriển kinh tế với cải thiện đời sốngnhân dân, cải thiện môi trường sống,làm cho “mọi người dân đều có cơ hộivà điều kiện phát triển toàn diện”.

(4) Phát triển nhận thức lý luận vềquốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốctrong điều kiện mới.

Từ thực tiễn cách mạng, Đảng takhẳng định mối quan hệ biện chứng,

hữu cơ giữa hai nhiệm vụ xây dựng đấtnước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm trật tự,an toàn xã hội, khẳng định sức mạnhtoàn dân trong bảo vệ Tổ quốc. Nhậnthức về đối tác - đối tượng là một bướcphát triển mới về lý luận, thể hiện sựmềm dẻo, hợp lý trong điều kiện hộinhập quốc tế, đồng thời với sự nhấtquán, kiên quyết trong mục tiêu bảo vệTổ quốc trong tình hình mới. Trên cơsở những nhận thức cơ bản đó, Đảngđề ra đường lối, chủ trương, mục tiêuvà các nhiệm vụ trọng yếu nhằm bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ, vùng biển của Tổ quốc,bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chếđộ, bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ môitrường hòa bình cho cho công cuộcxây dựng và phát triển đất nước.

Đại hội XII của Đảng xác định mụctiêu của nhiệm vụ quốc phòng, anninh là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranhbảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhấtvà toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắcbiên giới và chủ quyền biển, đảo, vùngtrời của Tổ quốc; đồng thời giữ vữngmôi trường hòa bình, ổn định để pháttriển bền vững đất nước”. Để thực hiệnmục tiêu đó, Đại hội XII nhấn mạnh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 22: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

phương châm kết hợp chặt chẽ kinh tế,văn hóa, xã hội với quốc phòng, anninh và quốc phòng, an ninh với kinhtế, văn hóa, xã hội trong từng chiếnlược, từng quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế, văn hóa và xã hội.

(5) Phát triển, nâng cao nhận thức lýluận về đối ngoại và hợp tác quốc tếtrong điều kiện toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế.

Bước chuyển quan trọng nhất củaĐảng ta trong quá trình nhận thức lýluận về đối ngoại và hợp tác quốc tế làchuyển từ chính sách lấy đoàn kết vàhợp tác toàn diện với Liên Xô là “hònđá tảng trong chính sách đối ngoạicủa Đảng và Nhà nước ta” sang chínhsách “sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tincậy của tất cả các nước trên thế giới”.Từ bước chuyển này, nhận thức lýluận của Đảng ta về đối ngoại và hợptác quốc tế đã không ngừng được pháttriển và hoàn thiện.

Trên cơ sở tổng kết 30 năm đổi mới,Đại hội XII của Đảng đã xác địnhđường lối của Đảng về đối ngoại vàhợp tác quốc tế với những nội dung cơbản: Bảo đảm lợi ích tối đa của quốcgia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắccơ bản của luật pháp quốc tế, bình

đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhấtquán đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, hòa bình, hợp tác và phát triển;đa dạng hóa, đa phương hóa, chủđộng hội nhập quốc tế; là bạn, là đốitác tin cậy, là thành viên có tráchnhiệm của cộng đồng quốc tế; vừa hợptác, vừa đấu tranh, giữ vững môitrường hòa bình, ổn định cho côngcuộc xây dựng, phát triển đất nước;kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệvững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân vàchế độ; nâng cao vị thế, uy tín của đấtnước và góp phần vào sự nghiệp hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiếnbộ trên thế giới.

(6) Xây dựng cơ sở lý luận cho việcphát huy dân chủ, xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo đất nướcthực hiện đường lối đổi mới, Đảng tađã nhận thức ngày càng rõ dân chủ xãhội chủ nghĩa là một thuộc tính bảnchất của chế độ ta, dân chủ vừa là mụctiêu, vừa là động của công cuộc xâydựng, phát triển đất nước. Đây là cơ sởquan trọng để tại Hội nghị Trung ương

Page 23: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 53+54 (187+188) - 2018

lần thứ 6, khóa VI, tháng 3-1999, kháiniệm hệ thống chính trị được thay thếcho khái niệm chuyên chính vô sản đểchỉ hệ thống quyền lực chính trị củađất nước. Cương lĩnh năm 2011 khẳngđịnh: Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân, do Đảng cộng sản Việt Namlãnh đạo là một trong 8 đặc trưng củachủ nghĩa xã hội.

Nền tảng của Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa là “đại đoàn kết toàndân tộc” với nòng cốt là liên minh công- nông và đội ngũ trí thức, vấn đề chiếnlược này ngày càng được nhận thức sâusắc hơn. Nhận thức đó cũng là cơ sởcho đường lối đoàn kết, bình đẳng, tôntrọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộgiữa các dân tộc trong đại gia đình ViệtNam; cho đường lối nhất quán đối vớicác tôn giáo, tín ngưỡng, các cộngđồng người Việt Nam định cư ở nướcngoài, khuyến khích tinh thần yêunước, tự hào dân tộc.

(7) Phát triển nhận thức lý luận vềxây dựng Đảng trong điều kiện mới.

Cương lĩnh năm 2011 của Đảng đãkhẳng định bản chất của Đảng ta:“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiênphong của giai cấp công nhân, đồng

thời là đội tiên phong của nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam”. Diễnđạt mới về bản chất của Đảng thể hiệnbước đổi mới quan trọng của Đảng tatrong nhận thức về vai trò, vị trí vàtrách nhiệm cao cả của Đảng trước giaicấp và dân tộc với tư cách là một đảngcầm quyền, một đảng lãnh đạo nhànước và lãnh đạo xã hội. Đảng vừa giữvững bản chất là đội tiền phong củagiai cấp công nhân với nền tảng tưtưởng là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với đặcđiểm tình hình riêng có của nước ta,phù hợp với mong muốn, nguyện vọngcủa nhân dân.

Đại hội IX của Đảng ta đã tổng kết:“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệthống quan điểm toàn diện và sâu sắcvề những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam, là kết quả sự vận dụng sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điềukiện cụ thể của nước ta, kế thừa và pháttriển các giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh soiđường cho cuộc đấu tranh của nhândân ta giành thắng lợi, là tài sản tinhthần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.Việc xác định tư tưởng Hồ Chí Minh

Page 24: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nềntảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hànhđộng cách mạng thể hiện sự kiên địnhvề lập trường chính trị của Đảng, đồngthời chỉ ra tinh thần sáng tạo của Đảngta trong việc vận dụng, bổ sung, pháttriển những nguyên lý của chủ nghĩaMác - Lênin vào tình hình thực tiễnViệt Nam.

Cũng trong quá trình đổi mới,Đảng nhận thức sâu sắc hơn và từngbước làm sáng tỏ nhận thức lý luận vềvai trò lãnh đạo, trách nhiệm cầmquyền của Đảng trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa,xây dựng nhà nước pháp quyền và hộinhập quốc tế. Trong môi trường, điềukiện mới, vai trò then chốt của côngtác xây dựng Đảng càng thể hiện rõhơn, có ý nghĩa quyết định hơn. Dóđó, yêu cầu Đảng phải không ngừngxây dựng song song với chỉnh đốnĐảng, chống suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh cả vềchính trị, tổ chức, đổi mới nội dung,phương thức lãnh đạo và xây dựngđội ngũ cán bộ, đảng viên đủ tài năng,đức độ để đảm bảo lãnh đạo đất nướcthực hiện thắng lợi sự nghiệp dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh.

Hạn chế và nguyên nhân của nhữnghạn chế trong công tác lý luận

Cùng với những thành tựu to lớn, cơbản trên, công tác lý luận thời gian quacũng còn một số hạn chế, bất cập. Cóthể khái quát về một số hạn chế, bấtcập sau đây:

(1) Công tác lý luận chưa đáp ứngkịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của sựphát triển nhanh chóng của công cuộcĐổi mới, chưa giải đáp kịp thời nhữngvấn đề mới nảy sinh trong thực tiễnxây dựng, phát triển đất nước. Một sốvấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội, conđường đi lên chủ nghĩa xã hội, đặcđiểm riêng có về chủ nghĩa xã hộitrong những điều kiện cụ thể của ViệtNam, v.v... chưa được làm rõ. Do đó,công tác lý luận cũng chưa làm tốttrách nhiệm cung cấp cơ sở khoa học,thực tế cho việc hoạch định đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; chưa thực sự thực hiện tốtvai trò dẫn đường, định hướng chínhtrị cho cả xã hội.

(2) Công tác lý luận còn có biểuhiện ở cả hai khuynh hướng: Khuynhhướng giáo điều, tư biện, xa rời cuộc

Page 25: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 53+54 (187+188) - 2018

sống, xa rời thực tiễn xây dựng, pháttriển đất nước, bảo vệ Tổ quốc vàkhuynh hướng chậm đổi mới, thiếunhạy bén đối với sự phát triển vànhững vấn đề mới nảy sinh từ thựctiễn. Khuynh hướng thứ nhất là kếtquả của sự tách rời giữa nghiên cứuvới tổng kết thực tiễn, chỉ dựa vàonhững kiến thức sách vở mà khôngtích cực đi vào thực tế cuộc sống đểphát hiện, tổng kết những kinhnghiệm hay, mô hình tốt, những bàihọc thực tiễn quý báu. Khuynh hướngthứ hai xuất phát từ sự bảo thủ trongtư duy, bảo thủ đối với các luận điểmlý luận cũ, không nhạy cảm với nhữngvận động, biến đổi nhanh chóng củathực tiễn; cũng là kết quả của sự hạnchế về cập nhật, hạn chế trong chọnlọc và tiếp thu những tri thức, thànhtựu nghiên cứu lý luận mới nhất ởtrong nước và thế giới.

(3) Công tác nghiên cứu lý luận nóichung còn hạn chế trong quan hệ hợptác nghiên cứu, tiếp thu và chia sẻ cáckết quả nghiên cứu với các đối tác trênthế giới. Hạn chế trong hợp tác với cácđối tác nghiên cứu lý luận chính trịtrên thế giớidẫn đến sự bất cập củachúng ta trong việc cập nhật những

thành tựu mới về lý luận chính trị củanhân loại, đồng thời cũng làm chochúng ta giảm thiểu các khả năng chiasẻ quan điểm, tranh thủ sự đồng tìnhcủa các học giả tiến bộ, đấu tranh trựcdiện có hiệu quả chống sự xuyên tạc,chống phá của các thế lực thù địch,bảo vệ đường lối, bảo vệ Đảng, bảo vệchế độ ta.

(4) Hạn chế trong dự báo của côngtác lý luận là lôgic không tránh khỏicủa những hạn chế, bất cập trongnghiên cứu, tổng kết thực tiễn, trongphát triển, mở rộng hợp tác với các đốitác nước ngoài. Công tác lý luận chưalàm tốt việc dự báo xu hướng vậnđộng, phát triển của các tiến trình kinhtế, chính trị, văn hóa, xã hội trongnước, cũng như sự vận động của cácmối quan hệ của khu vực và quốc tế,do đó chưa xây dựng được những cơsở khoa học và thực tế vững chắc, phụcvụ cho Đảng trong việc chủ động, kịpthời xây dựng các chiến lược xây dựng,phát triển và bảo vệ đất nước.

(5) Công tác lý luận còn hạn chếtrong đấu tranh chống sự phá hoại vềtư tưởng của các thế lực thù địchchống phá Đảng, chống phá chế độ vàcông cuộc đổi mới. Còn ít những công

Page 26: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

trình, tác phẩm có sức thuyết phục,đấu tranh phản bác các luận điệuchống phá của kẻ địch. Chưa có cácgiải pháp kịp thời và có hiệu quả đểvạch trần và đấu tranh ngăn chặn cóhiệu quả những biểu hiện sai lầm vềnhận thức chính trị ngay trong nội bộcán bộ, đảng viên.

Những hạn chế trên của công tác lýluận xuất phát từ những nguyên nhânkhách quan và nguyên nhân chủquan. Về khách quan, sự đổ vỡ của môhình chủ nghĩa xã hội hiện thực ởLiên Xô và một loạt nước xã hội chủnghĩa ở Đông Âu, Trung Âu trongnhững năm 1989 -1991 thực sự đãdẫn đến một cuộc khủng hoảng lýluận về chủ nghĩa xã hội. Một hệthống lý luận về chủ nghĩa xã hộiđược phát triển dưới thời kỳ xô viếthầu như cũng bị đổ vỡ hoặc bị tướcbỏ cơ sở thực tiễn. Nhiều vấn đề củaChủ nghĩa Mác - Lênin bị các nhànghiên cứu đặt lên bàn cân để xem xétlại về giá trị và ý nghĩa thực tế. Kẻ thùcủa chủ nghĩa xã hội nhân cơ hội nàylớn tiếng phủ nhận hoàn toàn giá trịcủa chủ nghĩa Mác - Lênin và họcthuyết về chủ nghĩa xã hội. Một sốnước còn trụ vững định hướng xã hội

chủ nghĩa sau sự sụp đổ hệ thống xãhội chủ nghĩa thế giới cũng lâm vàonhững khó khăn, lúng túng về lý luận.Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khôngnhỏ bởi tình hình ấy. Trên thực tế,Đảng ta đã một lần nữa vận dụngsáng tạo những nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh vào tình hình cụ thể củaViệt Nam, hoàn thiện dần dần nhữngnhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hộiở nước ta, đưa đất nước vượt qua thửthách khó khăn, phức tạp để dànhđược những thành tựu có tính lịch sửtrong công cuộc đổi mới.

Về chủ quan, có thể nói những hạnchế của công tác lý luận xuất phát từnhững nguyên nhân chủ yếu sau đây:

(1) Một bộ phận cán bộ lãnh đạo,quản lý, một số cấp ủy đảng chưa nhậnthức đúng về vai trò, vị trí, tầm quantrọng của công tác lý luận, chưa coitrọng công tác lý luận. Không ít cánbộ, đảng viên không chịu học tập,nâng cao nhận thức lý luận chính trị,thậm chí coi thường lý luận. Do đó,công tác lý luận chưa được quan tâmthích đáng từ việc chỉ đạo, định hướnghoạt động nghiên cứu, tổng kết, việc

Page 27: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 53+54 (187+188) - 2018

tạo dựng các cơ sở, điều kiện cho hoạtđộng lý luận, đến việc xem xét, đánhgiá và tiếp thu các kết quả nghiên cứu,tổng kết lý luận.

(2) Môi trường nghiên cứu lý luậnchính trị vẫn còn không ít hạn chế, trởngại. Dân chủ trong nghiên cứu lý luậnchưa được phát huy đầy đủ. Có lúc, cónơi, nghiên cứu lý luận chưa được đốixử thật sự khoa học, thậm chí cótrường hợp còn bị quy chụp về chínhtrị, nhất là đối với những quan điểm,nhận thức lý luận khác với những quanđiểm, nhận thức hiện hành.

(3) Đội ngũ cán bộ nghiên cứu lýluận còn bất cập cả về số lượng vàchất lượng. Thiếu vắng đội ngũchuyên gia đầu ngành. Môi trường,điều kiện làm việc, cơ sở hạ tầng kỹthuật cho những người làm công tácnghiên cứu lý luận còn khó khăn,thiếu thốn, không đồng bộ. Công tácđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lýluận khó khăn, hạn chế trong điềukiện kinh tế thị trường. Nhiều cán bộnghiên cứu lý luận hạn chế về nănglực, phương pháp nghiên cứu lạc hậu,hạn chế về ngoại ngữ. Cơ chế sử dụngcán bộ nghiên cứu lý luận còn cứngnhắc, chưa có những giải pháp đột

phá nhằm động viên, phát huy nănglực của đội ngũ cán bộ lý luận.

(4) Tổ chức hệ thống các cơ quannghiên cứu lý luận còn bất hợp lý, vừathiếu lại vừa thừa do trùng chéo vềchức năng, nhiệm vụ, không chuyênsâu về lĩnh vực chuyên môn. Chưa cócơ chế gắn kết các cơ quan nghiên cứukhoa học theo mục tiêu chung. Hoạtđộng nghiên cứu lý luận, tổng kết thựctế chưa gắn bó chặt chẽ với yêu cầu vềhoạch định chính sách.

(5) Hệ thống chế độ, chính sách vềcông tác lý luận chưa hoàn thiện, cònnhiều bất cập. Vấn đề phân bổ nguồnlực và quản lý tài chính trong nghiêncứu khoa học tuy đã có nhiều thay đổitheo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn cònnhiều khâu, nhiều thủ tục phức tạp,chưa sát với yêu cầu về chất lượng khoahọc, hiệu quả kinh tế - xã hội. Yêu cầuvà các biện pháp quản lý chưa thốngnhất, đồng bộ giữa một số cơ quanquản lý nhà nước...2. Những vấn đề đang đặt ra cho côngtác lý luận hiện nay

Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII củaĐảng nhấn mạnh, “Tình hình thế giớivà trong nước có cả thuận lợi, thời cơvà khó khăn, thách thức đan xen; đặt

Page 28: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới tolớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổimới, phát triển đất nước và bảo vệ độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi Đảng,Nhà nước và nhân dân ta phải quyếttâm, nỗ lực, nỗ lực phấnđấu mạnh mẽ hơn”3.Tình hình cũng đòi hỏicông tác lý luận củaĐảng cần được tiếp tụcđổi mới, đáp ứng yêucầu xây dựng cơ sở khoahọc, thực tiễn cho việchoạch định đường lối,chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước. Tuynhiên để xác định được các nội dung,yêu cầu và giải pháp nhằm đổi mớicông tác lý luận, cần thiết phải làm rõnhững vấn đề gì đang đặt ra cho lĩnhvực này.

Vấn đề chất lượng nghiên cứu lýluận, tổng kết thực thực tiễn

Báo cáo Chính trị của Ban Chấphành Trung ương khóa XI trình Đạihội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rarằng: “Công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa

làm rõ được một số vấn đề đặt ra trongquá trình đổi mới để định hướngtrong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoahọc cho hoạch định đường lối củaĐảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội

và con đường đi lên chủnghĩa xã hội còn một sốvấn đề cần phải qua tổngkết thực tiễn, nghiên cứulý luận để tiếp tục làmrõ”4. Sự bất cập mà Báocáo Chính trị chỉ rachính là hạn chế về chấtlượng của công tác lýluận, thể hiện ở việc chưanghiên cứu, tổng kết kịpthời để làm rõ một số

vấn đề đặt ra trong thực tế công cuộcđổi mới. Hạn chế về chất lượng côngtác lý luận, nhất là hạn chế, bất cậptrong tổng kết thực tiễn, là hệ quả tấtyếu của những hạn chế về nội dung,phương pháp nghiên cứu lý luận, cáchthức đặt hàng, quản lý hoạt độngnghiên cứu, từ những hạn chế chấtlượng các công trình, đề tài nghiêncứu, tổng kết thực tiễn và cả chấtlượng của nhiều hội nghị, hội thảokhoa học lý luận.

Công tác lý luận củaĐảng cần được tiếp tụcđổi mới, đáp ứng yêucầu xây dựng cơ sởkhoa học, thực tiễn choviệc hoạch định đườnglối, chủ trương củaĐảng, chính sách, phápluật của Nhà nước.

Page 29: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Vấn đề nghiên cứu, tiếp nhận cóchọn lọc các thành tựu lý luận, các họcthuyết khoa học, các bài học kinhnghiệm về phát triển của nhân loại

Có một thời kỳ dài do mặc cảm về ýthức hệ và yêu cầu khắc nghiệt củachiến tranh, hầu như chúng ta đóngcửa với những phát triển lý luận chínhtrị của thế giới nếu không phải là chủnghĩa Mác - Lênin. Việc nghiên cứu vềchủ nghĩa Mác - Lênin cũng bị ảnhhưởng nhiều bởi những quan điểmchính thống của các nhà nghiên cứuxô-viết. Trong thời kỳ đổi mới, với tinhthần mở cửa hội nhập quốc tế, chúngta đã có nhiều đổi mới về nhận thứctrong vấn đề nghiên cứu, chắt lọcnhững thành tựu nghiên cứu, tổng kếtlý luận của nhân loại, nhất là nhữngvấn đề về kinh tế. Đây là xu hướngkhách quan, khoa học, theo đúngphương pháp luận mác xít.

Trong điều kiện ngày nay, khi màcuộc các mạng khoa học - công nghệvà tiến trình toàn cầu hóa diễn ra vôcùng nhanh chóng, tác động hằngngày, hằng giờ đến mọi quốc gia, dântộc, vấn đề nghiên cứu, tiếp nhận cóchọn lọc các thành tựu lý luận, các họcthuyết khoa học, các bài học kinh

nghiệm về phát triển của nhân loạicàng cần thiết hơn bao giờ hết. Đó làphương pháp thông minh để pháttriển, hay như cách nói khác, “đứngtrên vai” của người khác để thực hiệnthành công mục tiêu cộng sản chânchính. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đềnghiên cứu, tiếp thu chọn lọc tinh hoavề lý luận của nhân loại hầu như cònchậm, chưa cập nhật kịp thời nhiềuthành tựu nghiên cứu, bài học pháttriển của thế giới, chưa theo kịp tiếntrình hội nhập quốc tế về kinh tế,chính trị và nhiều lĩnh vực khác củachính chúng ta.

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nghiêncứu lý luận

Sau 30 năm thực hiện đường lối đổimới của Đảng, thực tế đời sống xã hộiđã có nhiều thay đổi to lớn, kéo theonhững thay đổi về vị trí lao động, việclàm. Từ vị trí trong top đầu của ưu tiênlựa chọn công việc, ngày nay, công tácnghiên cứu, giảng dạy về lý luận hầunhư đã xuống vị trí rất thấp, thay vàođó là các ưu tiên cho ngành nghề, côngviệc liên quan đến kinh doanh, kinh tế.Tình trạng chung hiện nay cho thấyđội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 30: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

về lý luận của ta thiếu cả về số lượng vàchất lượng, nhất là sự thiếu hụt đội ngũcán bộ đầu đàn, chuyên gia trình độcao. Cùng với sự thiếu hụt về số lượng,tư tưởng của cán bộ lý luận cũng cóvấn đề. Một bộ phận cán bộ nghiêncứu giảng dạy lý luận chính trị nhưngkhông tin tưởng vào chủ nghĩa Mác -Lênin, còn nghi ngờ con đường đi lênchủ nghĩa xã hội.

Đào tạo ban đầu ở trình độ đại họcvề các môn chính trị cũng có vấn đề,do các chuyên ngành lý luận chính trịkhông còn sức hấp dẫn đối với thanhniên. Chương trình giảng dạy về chủnghĩa Mác - Lênin ở các trường đạihọc, cao đẳng đã bị thu hẹp lại. Việctuyển sinh đi đào tạo ở nước ngoài vềlĩnh vực lý luận chính trị chưa chặt chẽ,chưa thống nhất trong cả hệ thống,phụ thuộc nhiều vào học bổng củanước ngoài. Việc tuyển dụng sinh viêncác chuyên ngành lý luận chính trị ratrường vào các cơ quan nghiên cứu,giảng dạy cũng còn nhiều vướng mắc,hạn chế.

Việc sử dụng và đãi ngộ đối với độingũ cán bộ nghiên cứu lý luận cũnggặp những vấn đề cần tiếp tục nghiêncứu, hoàn thiện. Việc sử dụng cán bộ

nghiên cứu lý luận khi đã hết tuổi laođộng theo luật lao động không rõ ràng,không thống nhất về điều kiện, chế độ.Các điều kiện làm việc của cán bộ lýluận còn nhiều hạn chế, nhất là cơ sởhạ tầng thông tin khoa học, chế độnhuận bút...

Vấn đề cơ chế, chính sách và cácđiều kiện đảm bảo cho công tác lý luậncủa Đảng mang lại hiệu quả mong đợi

Nghiên cứu lý luận là một khoa họcđặc thù. Đặc biệt, hoạt động nghiêncứu khoa học về lý luận lại diễn ratrong điều kiện các tiến trình xã hộiliên tục vận động, vì thế, việc đưa rađánh giá về tính chất của thực tiễn xãhội là vô cùng khó khăn. Khi nói vềtính chất, đặc điểm của thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội, trong bức thư gửicho K.Smith, Ph.Ăng-ghen đã chorằng “đó là vấn đề khó khăn nhất trongtất cả các vấn đề, vì các điều kiện biếnđổi không ngừng”. Mặt khác, việc minhchứng cho sự đúng đắn của các kết quảnghiên cứu lý luận phần lớn phải đòihỏi có thời gian, thậm chí thời gian khálâu. Vì thế, hoạt động nghiên cứu lýluận cũng đòi hỏi phải được ứng xửkhoa học, phù hợp với tính chất củanó. Nói cách khác, môi trường chính

Page 31: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 53+54 (187+188) - 2018

trị - xã hội là nhân tố đặc biệt quantrọng đối với sự phát triển lý luận. Tuynhiên, nhận thức về lý luận của nhiềucán bộ, cấp ủy chưa ngang tầm với yêucầu. Thiếu các cơ chế đánh giá thực sựkhoa học, khách quan, các quy địnhpháp lý bảo đảm về mặt khoa học chocác kết quả nghiên cứu, cũng như bảovệ những người nghiên cứu lý luận.Một số kết quả nghiên cứu khoa học,ý kiến phản biện còn bị đánh giá quákhắt khe, nhiều khi có những quy kếtcó tính chính trị bất lợi cho các tác giả.Đặc biệt là chưa có cơ chế để kịp thờiđánh giá, kết luận và đưa các kết quảnghiên cứu lý luận vào đường lối, chínhsách. Ngay trong Báo cáo Chính trị củaĐại hội XII cũng đã chỉ ra một số hạnchế về công tác xây dựng Đảng, nhữngyếu tố cơ bản quy định công tácnghiên cứu lý luận: “Chậm đổi mới tưduy về công tác xây dựng Đảng...Nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, cómặt chưa rõ, chưa thống nhất một sốvấn đề quan trọng ở tầm quan điểm,chủ trương. Chưa thật sự phát huy dânchủ trong Đảng...”5.3. Một số giải pháp nhằm đổi mới,nâng cao chất lượng, hiệu quả đối vớicông tác lý luận của Đảng

Từ thực tế và các vấn đề đặt ra trênđây, có thể nêu lên một số giải pháp cơbản nhằm đổi mới, nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác lý luận, đápứng yêu cầu phục vụ cho việc hoạchđịnh đường lối, chính sách của Đảngvà Nhà nước trong giai đoạn mới.

Đổi mới nhận thức của cán bộ,đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộchiến lược về công tác lý luận

Việc đổi mới nhận thức về công táclý luận đặt ra trước hết đối với đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là độingũ cán bộ chiến lược, những ngườiđứng đầu các cơ quan đảng, nhà nướctrong việc hiểu đúng vai trò, vị trí, tầmquan trọng và tính chất của công tác lýluận trong xây dựng, phát triển đấtnước. Đây là điều kiện quyết địnhkhông chỉ để có một môi trường tíchcực cho việc phát triển lý luận, màquan trọng hơn là nhằm hai mục đíchlớn hơn. Mục đích thứ nhất, từ nhậnthức đúng đắn về lý luận, đội ngũ cánbộ chiến lược của Đảng sẽ ý thức đầyđủ hơn trong việc học tập, nghiên cứu,nâng cao sự hiểu biết có hệ thống vềchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, cùng những thành tựu lýluận Mác xít hiện đại. Đến lượt nó, đó

Page 32: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

chính là cơ sở để củng cố niềm tin, lýtưởng và ý thức chính trị cho cán bộ.Mục đích thứ hai, giúp đội ngũ cán bộchiến lược quan tâm đúng mức đếncông tác tổ chức nghiên cứu lý luận,tổng kết thực tế, tiếpnhận và vận dụngnhững thành tựu lý luậnmới vào thực tiễn côngcuộc đổi mới, xây dựngvà phát triển đất nước.

Đổi mới nội dung,phương pháp, nâng caochất lượng công tácnghiên cứu lý luận, tổngkết thực tiễn

Về nội dung, kết hợptốt 5 phương hướngnghiên cứu. Phươnghướng thứ nhất, tiếp tụcđào sâu nghiên cứu chủnghĩa Mác - Lênin,khẳng định được những giá trị đúngđắn, những vấn đề phương pháp luậncốt lõi, những vấn đề lịch sử đã vượtqua. Phương hướng thứ hai, mở rộngviệc nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọcnhững thành tựu lý luận của nhân loại,những bài học thành công, thất bại củaphong trào công nhân, cộng sản, của

chủ nghĩa xã hội hiện thực và nhữngthành tựu lý luận khác của nhân loại,theo phương châm tận dụng tốt nhấtnhững giá trị tích cực của nhân loạiphụ vụ cho lợi ích dân tộc, cho mục

tiêu xây dựng chủ nghĩaxã hội. Phương hướng thứba, tiếp tục nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh, làmrõ hơn và truyền bá sâurộng trong cán bộ, đảngviên và nhân dân nhữnggiá trị sáng tạo to lớn củaNgười về vận dụng chủnghĩa Mác - Lênin vàođiều kiện lịch sử cụ thểcủa Việt Nam. Phươnghướng thứ tư, tiếp tục đẩymạnh hoạt động nghiêncứu gắn với tổng kết thựctế, đặc biệt là các mô hìnhhay, những kinh nghiệm

tốt trong việc giải quyết các mối quanhệ lớn, cập nhật và làm rõ những vấnđề mới phát sinh trong thực tiễn, pháthiện và phản biện kịp thời nhữngchính sách không còn phù hợp. Thứnăm, nghiên cứu lý luận và tổng kếtthực tế, tiếp tục làm sáng tỏ hơn môhình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, luận

Việc đổi mới nhận thứcvề công tác lý luận đặtra trước hết đối với độingũ cán bộ lãnh đạo,quản lý, nhất là đội ngũcán bộ chiến lược,những người đứng đầucác cơ quan đảng, nhànước trong việc hiểuđúng vai trò, vị trí, tầmquan trọng và tính chấtcủa công tác lý luậntrong xây dựng, pháttriển đất nước.

Page 33: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 53+54 (187+188) - 2018

giải và làm rõ những vấn đề thực tiễnxây dựng, phát triển đất nước đang đặtra, xây dựng cơ sở khoa học và thực tếphục vụ tốt cho việc hoạch định đườnglối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Để thực hiện tốt 5 phương hướngtrên, cần thực sự đổi mới tư duy lýluận, đổi mới phương pháp nghiêncứu, tổng kết thực tiễn, vận dụngnhững phương pháp, cách tiếp cậnhiện đại. Đặc biệt, “các cơ quan lãnhđạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở”phải “đổi mới phương pháp, phongcách, lề lối làm việc” theo yêu cầu màĐại hội XII của Đảng đề ra là “khoahọc, tập thể, dân chủ, gần dân, trọngdân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói điđôi với làm”6. Những phương pháp,phong cách đó là cần thiết đối với hoạtđộng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nóichung, đồng thời cũng là điều kiện cầnthiết cho việc đổi mới nội dung,phương pháp nghiên cứu, phát triển lýluận nói riêng.

Đổi mới tổ chức hệ thống các cơquan nghiên cứu và xây dựng, sử dụngđội ngũ cán bộ, chuyên gia lý luận.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII củaĐảng đã chỉ rõ yêu cầu: “Đổi mới môhình tổ chức, phương thức hoạt động,

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạtđộng của cơ quan nghiên cứu lý luậncủa Đảng; đầu tư thích đáng cho việcxây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lýluận, nhất là những chuyên gia đầungành”7. Trên thực tế, mô hình tổ chứccác cơ quan nghiên cứu lý luận củaĐảng đã được hình thành trong quátrình Đổi mới, đến nay chưa có thayđổi, cơ chế vận hành của hệ thống cónhững chuyển biến nhất định nhưngnhiều vấn đề chưa rõ ràng, nhất là cơchế vận hành, sự phân định tráchnhiệm, các điều kiện cho việc thựchiện nhiệm vụ chính trị, quan hệ giữacác cơ quan nghiên cứu trong cả nước.Hoạt động nghiên cứu, phát triển lýluận còn tách rời với hoạt động thammưu về chính sách. Vì thế, việc đổimới mô hình tổ chức, cơ chế vận hànhcủa các cơ quan nghiên cứu, phát triểnlý luận theo tinh thần Đại hội XII củaĐảng là cấp bách.

Việc xây dựng, sử dụng đội ngũ cánbộ, chuyên gia lý luận, từ công tác đàotạo ban đầu, đào tạo, bồi dưỡng chuyêngia, đến chế độ sử dụng, đãi ngộ vớicán bộ nghiên cứu lý luận nhất là cánbộ khoa học đầu ngành cần được đổimới đồng bộ. Cần có chính sách thu

Page 34: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

hút nhân tài vào các ngành đào tạo,nghiên cứu lý luận chính trị thông quachính sách đãi ngộ thích đáng và nhiềubiện pháp ưu đãi khác. Đối với cácchuyên gia đầu ngành, cần có chínhsách sử dụng thống nhất, chế độ đãingộ thích hợp, khuyến khịch đối vớicác thành tựu nghiên cứu. Cần cóchính sách sử dụng, khai thác hợp lýđối với những cán bộ, chuyên gia lýluận đã quá tuổi lao động nhưng còncó sức khỏe và năng lực làm việc tốt.

Đổi mới về cơ chế, chính sách, chếđộ trong công tác lý luận

Cần thiết phải đổi mới chính sáchđầu tư, phân bổ nguồn lực tài chính, cơsở hạ tầng kỹ thuật và điều kiện làmviệc cho công tác nghiên cứu lý luận.Về quản lý tài chính đối với hoạt động

nghiên cứu lý luận cần chuyển sangchế độ đặt hàng, quyết toán đầu tư theokết quả nghiên cứu, kiên quyết cắt bỏnhững khâu thủ tục hành chính, giấytờ phức tạp và không có ý nghĩa thựctế. Các kết quả nghiên cứu phải có địachỉ sử dụng hoặc gắn liền với yêu cầuhoạch định chính sách. Cần có sự chỉđạo, đánh giá chung, thống nhất trongcả hệ thống để tránh sự chồng chéo,trùng lặp đề tài, gây lãng phí nguồn lựcđầu tư.

Để thúc đẩy hoạt động nghiên cứulý luận cần có chính sách, chế độ đầutư, đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹthuật như thông tin, tư liệu, thư viện,không gian làm việc cho các cơ quan lýluận, các nhà khoa học, nhất là cácchuyên gia đầu ngành n

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòngTrung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.17-18.2 Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2017.3, 4, 5, 6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, sđd, tr.75,67, 198, 51, 201.

Page 35: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Công tác lý luận của Đảng gồmnhiều nội dung, trong đónghiên cứu lý luận và tổng kết

thực tiễn là những nội dung chủ yếu, cóquan hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứulý luận, tổng kết thực tiễn là cơ sở choviệc xây dựng, phát triển lý luận, cơ sởcho công tác tuyên truyền, giáo dục lýluận, đấu tranh tư tưởng - lý luận, gópphần nâng cao nhận thức cho cán bộ,đảng viên và nhân dân về nền tảng tưtưởng của Đảng, về lý tưởng, đường lốicách mạng của Đảng, về chính sách,pháp luật của Nhà nước để thực hiệnnhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.1. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kếtthực tiễn: thực trạng và nguyên nhân

Trong những năm đổi mới, công táclý luận nói chung, công tác nghiên cứulý luận, tổng kết thực tiễn nói riêngluôn được Đảng ta quan tâm. Trong cácVăn kiện Đại hội Đảng và nhiều Nghịquyết chuyên đề của Ban Chấp hànhTrung ương (như Nghị quyết Trungương 5 khóa IX về nhiệm vụ chủ yếucủa công tác tư tưởng, lý luận trong tìnhhình mới; Nghị quyết Trung ương 5khóa X về công tác tư tưởng, lý luận vàbáo chí trước yêu cầu mới ) đã có nhữngđánh giá sâu sắc về lĩnh vực công tácnày. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hànhhai nghị quyết quan trọng về công táclý luận: Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày28-3-1992 của Bộ Chính trị khóa VII

vÌ Sao nhIỀu đạI hộI đẢng NHậN ĐỊNH cÔNG TÁc NGHIêN cứu

lý luậN, TổNG kếT THực TIễN nhÌn chung vẪn chưa đáp Ứng

đưỢc YÊu cẦu

l GS.TS. Lê Hữu NGHĩaNguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Page 36: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

về “Công tác lý luận trong giai đoạn hiệnnay”; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày9-10-2014 của Bộ Chính trị khóa XI“Về công tác lý luận và định hướngnghiên cứu đến năm 2030”.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng,công tác lý luận, việc tổ chức, triển khainghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễntrong thời kỳ đổi mới đãcó những bước pháttriển, “góp phần quantrọng trong việc cungcấp luận cứ khoa họccho việc hoạch địnhđường lối, chủ trươngcủa Đảng và chính sách,pháp luật của Nhànước”1 như Văn kiệnĐại hội XII đã nhậnđịnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thànhtựu đạt được, các văn kiện của Đảngcũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạnchế, yếu kém, bất cập của công tác lýluận nói chung, trong đó có việcnghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IXnhận định: “Công tác lý luận chưa theokịp sự phát triển của thực tiễn và yêucầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ

nhiều vấn đề quan trọng trong côngcuộc đổi mới để phục vụ việc hoạchđịnh chiến lược, chủ trương, chínhsách của Đảng, tăng cường sự nhất trívề chính trị, tư tưởng trong xã hội”2.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ Xnhận định: “Công tác lý luận chưa làmsáng tỏ được một số vấn đề quan trọng

trong công cuộc đổimới”3.

Còn Văn kiện Đại hộilần thứ XI nhận định:“Công tác nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễnchưa làm sáng tỏ đượcmột số vấn đề về đảngcầm quyền, về chủnghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩaxã hội ở nước ta”4.

Tiếp theo Văn kiện Đại hội Đảnglần thứ XII cũng nhận định: “Công táctổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luậnchưa đáp ứng yêu cầu của công cuộcđổi mới”, “công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưalàm rõ được một số vấn đề đặt ra trongquá trình đổi mới để định hướngtrong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoahọc trong hoạch định đường lối của

Bên cạnh những thànhtựu đạt được, các vănkiện của Đảng cũng đãthẳng thắn chỉ ranhững hạn chế, yếukém, bất cập của côngtác lý luận nói chung,trong đó có việc nghiêncứu lý luận, tổng kếtthực tiễn.

Page 37: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hộivà con đường đi lên chủ nghĩa xã hộicòn một số vấn đề cần phải qua tổngkết thực tiễn, nghiên cứu lý luận đểtiếp tục làm rõ”5.

Nghị quyết số 37-NQ/TW của BộChính trị đã đánh giá khái quát nhữnghạn chế, khuyết điểm của công tác lýluận là “nhìn chung, lý luận còn lạchậu, tính dự báo thấp, kết quả nghiêncứu lý luận chưa đáp ứng tốt yêu cầucủa thực tiễn”.

Như vậy, những khuyết điểm, bấtcập của công tác lý luận đã được Đảngta chỉ ra từ lâu, đã tồn tại kéo dài quánhiều nhiệm kỳ, song vẫn chưa khắcphục được một cách cơ bản. Sự lạc hậu,yếu kém của lý luận đã làm hạn chế vaitrò dẫn đường, tiên phong của lý luận,làm hạn chế vai trò lãnh đạo của Đảng,đi ngược lại với chỉ dẫn của V.I.Lênin:“Không có lý luận cách mạng thì khôngcó phong trào cách mạng”, “chỉ có đảngnào có lý luận tiền phong thì mới làmtròn vai trò người chiến sĩ tiên phong”.

Nguyên nhân của hạn chế, khuyếtđiểm: bao gồm cả nguyên nhân kháchquan và chủ quan, trong đó nguyênnhân chủ quan là chủ yếu.

- Về khách quan: Sự nghiệp đổi mớitoàn diện đất nước theo con đường xãhội chủ nghĩa là một sự nghiệp cáchmạng vĩ đại với quy mô và tầm vóc tolớn, chưa có tiền lệ trong lịch sử vàchưa có sự chuẩn bị về lý luận. Côngcuộc đổi mới càng đi vào chiều sâucàng nảy sinh nhiều vấn đề mới, phứctạp, “hóc búa” về lý luận và thực tiễnkhông có sẵn trong di sản kinh điểncủa chủ nghĩa Mác - Lênin nên khôngthể giải quyết ngay một sớm một chiều.Mặt khác, công cuộc đổi mới của nướcta diễn ra trong bối cảnh tình hình thếgiới và khu vực diễn biến rất nhanhchóng, phức tạp, khó lường, khó đoánđịnh. Hội nhập quốc tế của nước tangày càng đi vào chiều sâu, chúng takhông chỉ có thuận lợi mà còn phải đốimặt với nhiều nguy cơ, thách thức.Chúng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận,song vẫn chưa đủ. Trong thời kỳ khángchiến chống ngoại xâm, Đảng ta tậptrung nghiên cứu lý luận, tổng kết thựctiễn về chiến tranh nhân dân, về khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốcMỹ nên ít có điều kiện nghiên cứu lýluận về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từsau 1954 đến trước khi đổi mới 1986,

Page 38: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Đảng ta cũng đã tiến hành tổng kếtthực tiễn, nghiên cứu lý luận về xâydựng chủ nghĩa xã hội trước tiên là ởmiền Bắc sau đó là trong cả nước, đãxây dựng đường lối chung của cáchmạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, lýluận và đường lối khi đó chịu ảnhhưởng nặng của mô hình chủ nghĩa xãhội kiểu cũ, của cơ chế tập trung quanliêu, bao cấp nên sang thời kỳ đổi mới,rất nhiều điểm không còn phù hợp. Rõràng, sự nghiệp đổi mới đòi hỏi và tạođiều kiện khách quan cho sự phát triểnlý luận, cho nghiên cứu lý luận, tổngkết thực tiễn.

- Về chủ quan, có nhiều nguyênnhân

Thứ nhất, nhiều cấp ủy, chính quyền,cán bộ và đảng viên chưa thực sự coitrọng lý luận và công tác lý luận, chưanhận thức đầy đủ, đúng tầm vai trò củatổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luậntrong hoạt động lãnh đạo, quản lý.

Các văn kiện của Đảng thời kỳ đổimới đều yêu cầu các cấp ủy đảng phảicoi trọng lý luận và công tác lý luận, đổimới tư duy lý luận, vận dụng sáng tạovà phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh khi xây dựng chủtrương, chính sách, pháp luật. Tuy

nhiên, trong thực tế không ít cấp ủy,chính quyền, cán bộ, đảng viên ởTrung ương và địa phương chưa thựcsự coi trọng lý luận, chưa coi lý luận làcái thiết thân đối với mình, nếu khôngmuốn nói là xem thường lý luận.Nhiều cán bộ lãnh đạo được đi học caocấp lý luận chính trị, nhưng nhiềungười đi học với động cơ để “trang trí”cho có bằng cấp, làm điều kiện cho quyhoạch hoặc bổ nhiệm. Học lý luận màkhông hiểu, không nắm được linh hồncủa lý luận, không biến lý luận thànhphương pháp nhận thức, phương pháphành động, phương pháp công tác.Nhiều cán bộ còn nặng về tư duy kinhnghiệm, tầm nhìn hạn hẹp, tổ chứccông việc lúng túng, thiếu bài bản,thiếu khoa học.

Còn thiếu những quy chế, quy địnhmang tính pháp lý để gắn kết hữu cơviệc nghiên cứu lý luận, xây dựng chủtrương, cơ chế, chính sách với tổng kếtthực tiễn. Nguyên nhân sâu xa là donhận thức không đầy đủ về mối quanhệ biện chứng giữa lý luận, cơ chế,chính sách và thực tiễn, thiếu gắn bómật thiết giữa nghiên cứu lý luận vàtổng kết thực tiễn, giữa cán bộ lý luậnvà cán bộ thực tiễn. Công tác chỉ đạo

Page 39: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 53+54 (187+188) - 2018

và tổ chức tổng kết thực tiễn trongkhông ít trường hợp còn hạn chế; mụctiêu, nhiệm vụ, đối tượng tổng kếtnhiều khi xác định không đầy đủ, chưaphản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn;phương pháp tổ chức tổng kết thựctiễn nhiều khi chưa bảo đảm tính khoahọc, có khi còn “xuôi chiều”, chủ yếumang tính kiểm điểm ưu khuyết hoặcbáo cáo thành tích, đánh giá nửa vời,không đầy đủ và sâu sắc về các mặtnhất là về yếu kém, khuyết điểm,không chỉ ra được nguyên nhân thựcsự và xu hướng biến đổi của tình hình,không làm rõ trách nhiệm của ngườiđứng đầu, không rút ra được nhữngvấn đề có tính lý luận, bệnh kinhnghiệm, bệnh thành tích tác động đếnnhiều cuộc tổng kết thực tiễn.

Thứ hai, đổi mới tư duy lý luận chưakiên quyết, mạnh mẽ, có mặt còn lạchậu so với thực tiễn. Đây vừa là thựctrạng, vừa là nguyên nhân của nhữnghạn chế trong nghiên cứu lý luận vàcông tác lý luận nói chung.

Trước những biến đổi nhanh chóng,phức tạp của tình hình thế giới và khuvực cùng với những thay đổi của tìnhhình đất nước, công tác nghiên cứu lýluận bộc lộ những yếu kém, bất cập,

chưa theo kịp sự phát triển của thựctiễn và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.Trong nghiên cứu lý luận, chưa đi sâuvào những vấn đề gay cấn của thực tiễnvà nhận thức, còn né tránh sự thật,nhất là những sự thật gai góc, yếu kém,khuyết điểm, lảng tránh những vấn đềnhạy cảm do sợ đụng chạm. Vì vậynhiều vấn đề nghiên cứu không đếnnơi đến chốn, không triệt để, khôngdám đi đến tận cùng của chân lý.Trong nghiên cứu lý luận vẫn còn tìnhtrạng chưa mạnh dạn, thiếu bản lĩnh,chưa nói đã sợ sai với quan điểm củaĐảng, vẫn còn khuôn sáo trong nhữnglý luận đã có, trong sách vở, trong nghịquyết... Nhiều vấn đề lý luận tuy có rấtnhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ,ngành nghiên cứu trong những giaiđoạn vừa qua nhưng ít có cái mới thựcsự, ít có những điểm đột phá, nhiềukhi “xào xáo” cái cũ lại để nghiệm thu,còn trong nghiệm thu đề tài tình trạngnể nang, dong công phóng điểm kháphổ biến.

Tình trạng trên đây có phần dotrách nhiệm của đội ngũ cán bộ lýluận, nhưng cũng có phần trách nhiệmtrong công tác lãnh đạo của các cấp ủyđảng đối với công tác lý luận, chưa phát

Page 40: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

huy mạnh mẽ tiềm năng trí tuệ củađội ngũ này. Có thể nói Đảng chưathực sự coi nghiên cứu lý luận, côngtác lý luận như một công việc thiếtthân của mình, gắn với sinh mệnhchính trị của Đảng, “chưa đặt đúngmức việc chỉ đạo đổi mới nội dung,phương pháp công tác tư tưởng, lýluận trong giai đoạn mới”6.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ lý luận đôngnhưng không mạnh, còn ít chuyên gia lýluận đầu đàn trên các lĩnh vực.

Đây là nhận định của Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 9-10-2014 của BộChính trị.

Trong những năm đổi mới chúng tađã đào tạo một đội ngũ đông đảo cánbộ lý luận công tác ở các Học viện,Viện nghiên cứu, trường đại học, cáctrung tâm... Đội ngũ cán bộ này nhìnchung có bản lĩnh chính trị vững vàng,tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,được đào tạo về chuyên môn, tâmhuyết với nghề nghiệp. Tuy nhiên độingũ cán bộ lý luận còn nhiều bất cập,hẫng hụt, số cán bộ trẻ chưa thay thếđược cán bộ nhiều tuổi; số cán bộ cóhọc vị (thạc sĩ, tiến sĩ), học hàm (PGS,GS) tăng lên nhưng chất lượng khoahọc chưa tăng.

Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 28-3-1992 của Bộ Chính trị về công tác lýluận nhận định: “Đội ngũ cán bộ lýluận chưa đồng bộ và nói chung trìnhđộ chưa ngang tầm đòi hỏi của sựnghiệp cách mạng. Đặc biệt là còn rấtthiếu những chuyên gia lý luận đầuđàn trên các lĩnh vực trọng yếu”. Đếnnay sau hơn 20 năm, nhận định nàyvẫn còn đúng. Nhìn chung đội ngũ cánbộ lý luận hiện nay còn thiếu về sốlượng, yếu về chất lượng, yếu vềchuyên môn, nghiệp vụ, lòng nhiệttình, sự say mê nghiên cứu bị chi phốibởi nhiều nhân tố, nhất là tác động củamặt trái kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế. Đội ngũ bị hẫng hụt, tiềm lựckhoa học mỏng, hầu như chưa có cánbộ đầu đàn tầm cỡ quốc tế; trình độngoại ngữ yếu kém, số cán bộ có thể tựtham gia tranh luận trong các hội thảoquốc tế bằng ngoại ngữ rất hiếm, sốngười có thể thuyết giảng bằng ngoạingữ lại càng hiếm hơn. Số các bài báovề khoa học xã hội được đăng trên cáctạp chí quốc tế, nhất là các tạp chíthuộc diện chỉ số ISI, Scopus... gần đâycó tăng lên do sự đầu tư, hỗ trợ của quỹNAFOSTED song vẫn còn thấp so vớinhiều nước trong khu vực. Trong các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 41: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 53+54 (187+188) - 2018

trường đại học, cao đẳng, số giáo viêncác môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng6% trong ngành) nhưng phải đảmnhiệm một khối lượng giảng dạy lớn(khoảng hơn 10% tổng số giờ củachương trình) nên chỉ tập trung vàogiảng dạy, ít có điều kiện thời giannghiên cứu khoa học. Số cán bộ khoahọc nghỉ hưu hằng năm (khoảng 10%)nhưng thiếu nguồn cán bộ có chấtlượng bổ sung thay thế (gần đây thựchiện Nghị định của Chính phủ về kéodài tuổi làm việc cho các giáo sư, phógiáo sư, tiến sĩ trong các cơ sở giáo dụcđại học nên tỷ lệ cán bộ nghỉ hưu cógiảm đi). Số giảng viên có học hàm,học vị tập trung chủ yếu ở các Họcviện, Viện nghiên cứu, Trường đại họclớn ở Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh. Ở các trường chính trị tỉnh,thành phố, lực lượng giảng viên lý luậnchính trị rất mỏng, nhiều trườngkhông có tiến sĩ, bổ sung rất khó khăn.

Điều kiện làm việc, nghiên cứu củacác cơ quan lý luận và cán bộ lý luận(về cơ sở vật chất, thư viện, sách báo,thông tin, về cơ chế, chính sách tàichính, về môi trường học thuật...) cònnhiều khó khăn, bất cập. Lương bổng,

chế độ đãi ngộ vẫn khuyến khích cánbộ đi vào con đường thăng quan tiếnchức hơn là đi sâu vào chuyên môn, trởthành chuyên gia khoa học giỏi.

Thứ tư, phát huy dân chủ trongnghiên cứu lý luận còn hạn chế, bất cập

Lý luận khoa học, do bản chất củanó chỉ có thể tồn tại, phát triển trongmôi trường dân chủ. Dân chủ là độnglực của lý luận khoa học, là không khícủa nhà khoa học. Không có dân chủthì không có sáng tạo, không có độtphá, không có cái mới trong nghiêncứu lý luận; khoa học lý luận sẽ cằn cỗi,xơ cứng, thiếu sức sống.

Nhận thức đúng vấn đề trên đây,Đảng ta đã sớm coi trọng việc phát huydân chủ, tự do tư tưởng trong nghiêncứu lý luận. Trong rất nhiều nghịquyết, Đảng yêu cầu phải “tạo môitrường dân chủ thảo luận, tranh luậnkhoa học, khuyến khích tìm tòi, sángtạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tậpthể trong nghiên cứu lý luận. Khẩntrương ban hành quy chế dân chủtrong nghiên cứu lý luận chính trị”7.

Nhưng đáng tiếc, do nhiều nguyênnhân khác nhau từ sau Đại hội VII(1991) cho đến nay quy chế dân chủtrong nghiên cứu lý luận chính trị chưa

Page 42: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

được ban hành. Gần đây, ngày 25-4-2015 Bộ Chính trị khóa XI có banhành “Quy định về dân chủ trongnghiên cứu lý luận chính trị trong các cơquan Đảng, Nhà nước”.

Do đó như Nghị quyết 37-NQ/TWnhận định phát huy dân chủ trongnghiên cứu lý luận chính trị còn có mặthạn chế, bất cập. Vẫn còntình trạng nhà nghiêncứu không dám nóithẳng nói thật vì sợ bịquy chụp về quan điểm,né tránh những điều gaigóc, những vấn đề nhạycảm, ít thảo luận, trao đổiđối thoại thẳng thắn, đôikhi nặng về minh hoạcho đường lối, khôngphát huy tự do tư tưởng... Đây là mộtnguyên nhân quan trọng của sự lạc hậu,bất cập của lý luận và công tác lý luận.

Thứ năm, công tác lãnh đạo, chỉ đạo,tổ chức và quản lý các hoạt động lý luậncòn nhiều bất cập. Thiếu gắn bó mậtthiết giữa nghiên cứu lý luận với tổngkết thực tiễn, giữa cán bộ lý luận vớicán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, giữacông tác nghiên cứu lý luận với côngtác giảng dạy, tuyên truyền lý luận, đấu

tranh phê phán những quan điểm saitrái trong điều kiện bùng nổ thông tin,mạng internet, mạng xã hội.2. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp

(1) Một số vấn đề đặt ra Thứ nhất, cần nắm vững và vận

dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện

mới, không ngừng làmgiàu trí tuệ bằng tinh hoavăn hóa của nhân loại vàcủa dân tộc.

Trung thành với chủnghĩa Mác - Lêninkhông phải là trungthành trên câu chữ màtrung thành trong bảnchất khoa học và cáchmạng của nó, trung

thành với linh hồn sống của nó là phépbiện chứng. Bản thân sự trung thànhđòi hỏi, yêu cầu, giả định phải nhậnthức và vận dụng, phát triển sáng tạo.Kiên định nhưng phải sáng tạo, sángtạo trên cơ sở kiên định. Cần phải khắcphục bệnh chủ quan duy ý chí, cựcđoan, phiến diện, bảo thù trì trệ trongnghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấmgương mẫu mực về vận dụng một cách

Trung thành với chủnghĩa Mác - Lênin khôngphải là trung thành trêncâu chữ mà trung thànhtrong bản chất khoa họcvà cách mạng của nó,trung thành với linhhồn sống của nó làphép biện chứng.

Page 43: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 53+54 (187+188) - 2018

sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vàođiều kiện cụ thể của Việt Nam, coitrọng việc kế thừa và phát huy truyềnthống dân tộc, tiếp thu tinh hoa vănhóa nhân loại. Chúng ta trung thànhvới chủ nghĩa Mác - Lênin không phảitheo tinh thần biệt phái, định kiến vớicác trào lưu tư tưởng khác. Chủ nghĩaxã hội phải hấp thu vào trong mình tấtcả những tinh hoa của văn hóa nhânloại. Trước đây Lênin đã từng nói, chỉcó thể trở thành người cộng sản khibiết làm giàu trí tuệ của mình bằng trithức của nhân loại. Đặc biệt ngày nay,trong một thế giới phẳng, toàn cầu hóathì việc nghiên cứu, chắt lọc, kế thừatinh hoa văn hóa nhân loại, kể cảnhững học thuyết ngoài mác xít, vậndụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp vớiViệt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọngtrong nghiên cứu, phát triển lý luận,làm phong phú lý luận của chúng ta.Đừng để sự khác biệt về ý thức hệ cảntrở chúng ta trong việc kế thừa giá trịtích cực trong văn hóa của nhân loại.

Thứ hai, thực sự quán triệt nguyêntắc thống nhất giữa lý luận với thựctiễn, phải lấy thực tiễn làm điểm xuấtphát và điểm đến của nghiên cứu lý luận.

Nguyên nhân về mặt phương phápluận của tình trạng yếu kém, bất cậpcủa nghiên cứu lý luận, tổng kết thựctiễn, chính là sự tách rời giữa lý luận vàthực tiễn. Nếu tách rời thực tiễn vàtổng kết thực tiễn không bám sát thựctiễn, không theo kịp sự vận động, biếnđổi của thực tiễn thì nghiên cứu lý luậnsẽ rơi vào tình trạng giáo điều, sách vở,thuyết lý chung chung, dừng lại ởnhững công thức đã có sẵn, ít có cáimới, đột phá, lý luận thiếu sức sống,thiếu tính thuyết phục. Mặt khác, nếuxa rời lý luận, không nắm vững linhhồn sống của lý luận, thì tổng kết thựctiễn, việc đề ra các chính sách cho thựctiễn sẽ thiếu chiều sâu, không đi vàođược bản chất, quy luật vận động củathực tiễn, “hồn cốt” của thực tiễn, sẽrơi vào tình trạng mô tả bề mặt, bề nổicủa đời sống thực tiễn.

Như vậy thực tiễn và lý luận, tổngkết thực tiễn và nghiên cứu lý luận tựchúng đòi hỏi phải có nhau, giả địnhlẫn nhau. Tuy nhiên trong mối quanhệ đó, thực tiễn phải là điểm xuất phátvà điểm đến của nghiên cứu lý luận vìthực tiễn là cơ sở và mục đích củanhận thức. Theo Lênin, quan điểm vềđời sống, về thực tiễn phải là quan

Page 44: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

điểm thứ nhất và cơ bản của lý luậnnhận thức. Hồ Chí Minh đã chỉ ra:“Lý luận là đem thực tế trong lịch sử,trong kinh nghiệm, trong các cuộcđấu tranh xem xét, so sánh thật kỹlưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận.Rồi lại đem nó chứng minh với thựctế. Đó là lý luận chân chính”8. Chúngta có lý luận Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đó là một thuận lợi rấtquan trọng, song chưa đủ. Chúng taphải thường xuyên bám sát thực tiễn,nắm bắt thực tiễn, kịp thời phát hiệnnhững vấn đề, những mâu thuẫn,những điểm nghẽn cản trở sự pháttriển; phải chú trọng nghiên cứu,phân tích, đánh giá, tổng kết thực tiễnđể làm rõ các vấn đề lý luận còn chưasáng tỏ. Không nắm bắt, bám sát, tổngkết thực tiễn, thì không thể bổ sung,phát triển lý luận, lý luận sẽ trở nênlạc hậu, xơ cứng, thiếu sức sống. Tổngkết thực tiễn phải được coi là phươngpháp căn bản để bổ sung, phát triển lýluận, tìm lời giải cho lý luận. Trướcđây chính các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác - Lênin đã dạy rằng nhữngvấn đề đẩy lý luận vào con đường bếtắc chỉ có thể tìm thấy cách giải quyếttừ trong thực tiễn.

Thứ ba, nghiên cứu, tư vấn về chínhsách - khâu quan trọng để gắn kết lýluận với thực tiễn.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền,lãnh đạo Nhà nước và xã hội, các quyếtsách lãnh đạo của Đảng được cụ thểhóa thành đường lối, chính sách, phápluật để đi vào cuộc sống. Nghiên cứulý luận nhất là lý luận chính trị, mộtmặt nhằm cung cấp cơ sở khoa họccho việc hoạch định đường lối, chínhsách, mặt khác, qua đó phát hiện, nắmbắt được những vấn đề của đường lối,chính sách, những vướng mắc, yêu cầucủa chính sách để giải quyết. Nghiêncứu lý luận chính trị nếu không gắnchặt với việc nghiên cứu, tư vấn vềchính sách sẽ làm cho lý luận một mặtxa rời thực tiễn, mặt khác chính sáchthiếu hàm lượng lý luận, dẫn đến tìnhtrạng “lý luận trên trời, cuộc đời dướiđất, chính sách lơ lửng trên khôngtrung”. Lý luận - chính sách - thực tiễnlà những vòng khâu có quan hệ chặtchẽ với nhau. Lý luận muốn đi vàothực tiễn phải qua khâu nghiên cứu, tưvấn, xây dựng chính sách. Nghiên cứuchính sách là thiết kế phương thức đểcho lý luận, đường lối của Đảng có thểthực hiện được trong thực tiễn. Mối

Page 45: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 53+54 (187+188) - 2018

quan hệ đó cần phải được thể hiệnthành mối quan hệ về mặt tổ chức giữacác cơ quan nghiên cứu lý luận, thammưu, tư vấn chính sách, hoạch địnhchính sách, tổ chức thực hiện.

(2) Một số giải pháp chủ yếu Một là, tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác lý luận. Như Nghị quyết số 37 của Bộ Chính

trị khóa XI đã khẳng định “Các cơquan lãnh đạo của Đảng phải quantâm đặc biệt đến công tác lý luận, tổngkết thực tiễn”. Đảng phải coi công táclý luận là công việc thiết thân đối vớiĐảng, tạo tiềm lực lâu dài, sức mạnhnội sinh của Đảng; phải coi xây dựngĐảng về lý luận là một nhiệm vụ quantrọng của xây dựng Đảng về chính trị,tư tưởng.

Nghị quyết 37 cũng đã chỉ ra: Đảnglãnh đạo công tác lý luận bằng việc xácđịnh quan điểm, phương hướngnghiên cứu; định hướng việc xây dựngcác cơ quan nghiên cứu, phát triển độingũ cán bộ lý luận, xây dựng chínhsách khuyến khích tài năng và lao độngsáng tạo; giao thực hiện các chươngtrình, đề tài nghiên cứu; tạo điều kiệncần thiết cho hoạt động nghiên cứu lýluận. Tổ chức, thu hút cán bộ khoa học

và các cơ quan khoa học tham gia tíchcực vào quá trình hoạch định đườnglối, chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước.

Hai là, tiếp tục xây dựng, phát triểnđội ngũ cán bộ lý luận, các chuyên giađầu ngành, nâng cao trình độ, năng lựcnghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễncho cán bộ.

Đảng, Nhà nước cần quan tâmmạnh mẽ đến việc xây dựng, pháttriển đội ngũ cán bộ lý luận cả về quanđiểm, nhận thức; về bản lĩnh chính trịvà phẩm chất đạo đức; về lãnh đạo,quản lý; về chủ trương, chính sách, cơchế; cần có chính sách khuyến khích,đãi ngộ thích đáng, bảo đảm đời sốngvật chất và tinh thần của các nhà khoahọc, hướng các nhà khoa học đi sâuvào chuyên môn, thành những chuyêngia giỏi.

Cần đổi mới căn bản công tác đàotạo cán bộ lý luận từ quy hoạch,chương trình, nội dung, phương phápđến quy chế tuyển chọn, tiêu chuẩnđánh giá chất lượng, chú trọng cảnghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứngdụng nhằm hình thành và phát triểnđội ngũ chuyên gia giỏi, đội ngũ cán bộđầu đàn, có bản lĩnh chính trị vững

Page 46: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

vàng, có kinh nghiệm thực tiễn, cótrình độ lý luận cao, giàu khả năng tưduy sáng tạo; đồng thời quan tâm xâydựng đội ngũ cán bộ kế cận, vừa đápứng những nhiệm vụ trước mắt vừachuẩn bị tiềm lực cho sự phát triển lâudài trong tương lai.

Ba là, phát huy mạnh mẽ dân chủ,khuyến khích tìm tòi sáng tạo trongnghiên cứu lý luận.

Để phát huy dân chủ trong nghiêncứu lý luận, từ rất sớm (sau Đại hộiVII năm 1991) Đảng ta đã chủ trươngphải xây dựng quy chế dân chủ trongnghiên cứu lý luận chính trị nói riêng,nghiên cứu khoa học xã hội nóichung. Từ đó đến nay Đảng ta kiên trìchủ trương này. Cho đến nay, mặc dùchưa có quy chế dân chủ, song BộChính trị khóa XI đã ban hành Quyđịnh về dân chủ trong nghiên cứu lýluận chính trị trong các cơ quan đảng,nhà nước (Quy định số 285-NQ/TW).Quy định đã ghi rõ: “Dân chủ trongnghiên cứu lý luận chính trị là bảođảm quyền và nghĩa vụ của các tổchức, cá nhân được tự do sáng tạo, độclập suy nghĩ, kiến nghị, được tôntrọng, tiếp thu ý kiến, vận dụng, sửdụng kết quả nghiên cứu trong các

hoạt động nghiên cứu lý luận chínhtrị, phù hợp với pháp luật hiện hành”.Mặc dù quy định mới giới hạn trongnghiên cứu lý luận chính trị trong cáccơ quan đảng, nhà nước, song đây làmột bước tiến trong nhận thức củaĐảng, tạo cơ sở chính trị quan trọngđể phát huy dân chủ, tính sáng tạotrong nghiên cứu lý luận để đóng gópvào công cuộc xây dựng, phát triển đấtnước. Các cơ quan đảng, nhà nước cóchức năng nghiên cứu lý luận chínhtrị, nhất là các Học viện, Viện nghiêncứu, trường đại học... cần phổ biến,quán triệt quy định này đến lãnh đạo,những người làm công tác nghiên cứu,giảng dạy, tuyên truyền về lý luậnchính trị nắm vững và vận dụng. Trêncơ sở quy định này có thể tiếp tụcnghiên cứu để xây dựng quy chế dânchủ trong nghiên cứu khoa học xã hộivới phạm vi rộng hơn và quy định chitiết, cụ thể hơn.

Có thể coi việc phát huy mạnh mẽdân chủ, thực hành dân chủ rộng rãi làkhâu đột phá trong nghiên cứu lý luận.Dân chủ phải trở thành động lực to lớncho khám phá, sáng tạo trong lý luậnđể có những phát hiện mới trong khoahọc phát huy tự do tư tưởng trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 47: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 53+54 (187+188) - 2018

nghiên cứu lý luận, đồng thời phải giữnghiêm kỷ cương trong việc phổ biếnkết quả nghiên cứu. Nghiên cứu khôngcó vùng cấm nhưng việc giảng dạy,tuyên truyền phải theoquy định.

Bốn là, tiếp tục đổimới cơ chế quản lý hoạtđộng lý luận; kiện toànhệ thống các cơ quannghiên cứu lý luận; mởrộng hợp tác quốc tếtrong công tác lý luận.

Cần nâng cao chấtlượng và hiệu quả củacông tác lý luận để đónggóp xứng đáng vào sựlãnh đạo của Đảng, quảnlý của Nhà nước. Cầnđổi mới tất cả các khâucủa công tác lý luận từ việc xác địnhmục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu sao chosát thực tiễn, cụ thể, thiết thực, tránhtrùng lắp; xây dựng hệ thống cácchương trình, đề tài nghiên cứu các cấpcho phù hợp, đổi mới việc tổ chức, triểnkhai nghiên cứu lý luận, tổng kết thựctiễn, tăng cường tính tự chủ của các tổchức nghiên cứu, tiếp tục đổi mới việcquản lý tài chính trong nghiên cứu

khoa học, tạo thuận lợi nhất cho cácnhà nghiên cứu, đảm bảo các điều kiệnvật chất cho công tác nghiên cứu và ứngdụng vào thực tiễn; cần chú trọng khâu

đánh giá, nghiệm thu sảnphẩm nghiên cứu, bảođảm tính khách quan,trung thực khoa học.

Cần nghiên cứu để ràsoát, sắp xếp các cơ quankhoa học (các Học viện,Viện Nghiên cứu, trườngđại học...) theo tinh thầnNghị quyết Trung ương6 khóa XII, bảo đảm tinhgọn, hoạt động hiệu lực,hiệu quả, chú ý đặc thùcủa khoa học.

Cần xây dựng cơ chếgắn kết giữa nghiên cứu

lý luận với tổng kết thực tiễn, giữa côngtác nghiên cứu lý luận và công tác đàotạo, giảng dạy lý luận, giữa cán bộ lýluận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thựctiễn. Xây dựng cơ chế phối hợp giữacác cơ quan lý luận với cơ quan tư vấn,hoạch định chính sách, cơ quan thammưu, cơ quan chỉ đạo thực tiễn.

Cần tăng cường mở rộng quan hệhợp tác quốc tế về lý luận theo hướng

Cần tăng cường mởrộng quan hệ hợp tácquốc tế về lý luận theohướng đa dạng hóa cáchình thức hợp tác vàcác tổ chức hợp tác,nâng cao hiệu quả hợptác để tiếp cận nhữngthành tựu trí tuệ củathế giới trên nhiều lĩnhvực khác nhau, mởrộng tầm nhìn, thamkhảo kinh nghiệm.

Page 48: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

đa dạng hóa các hình thức hợp tác vàcác tổ chức hợp tác, nâng cao hiệu quảhợp tác để tiếp cận những thành tựutrí tuệ của thế giới trên nhiều lĩnh vựckhác nhau, mở rộng tầm nhìn, thamkhảo kinh nghiệm. Cần tăng cườngnghiên cứu các trào lưu tư tưởng, cáclý thuyết mới trên quan điểm kháchquan và biện chứng, tiếp thu những giátrị tiến bộ. Khuyến khích các nhà khoahọc Việt Nam công bố các bài viết trêncác tạp chí nước ngoài, nhất là các tạp

chí trong danh mục tạp chí được xếphạng thế giới là ISI hoặc Scopus.

Cần tăng cường đưa các nhà khoahọc Việt Nam ra nước ngoài học tập,bồi dưỡng, tham gia các hội thảo quốctế, trao đổi chuyên gia, học thuật, tiếpcận thông tin, hợp tác nghiên cứu vớicác cơ quan khoa học nước ngoài.Cần chuẩn bị tốt về nhận thức chínhtrị, chuyên môn, phong cách, ngoạingữ cho cán bộ trong hợp tác quốc tếvề lý luận n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

1, 5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.118, 193 và 67.2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2001, tr.78.3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2006, tr.65.4, 7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.172, 256.6 Xem: Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lýluận trong tình hình mới”.8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nbx Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.273-274.

Page 49: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Trong kho tàng lý luận của Đảngvà Nhà nước ta, những vấn đềlý luận thuộc lĩnh vực quốc

phòng, an ninh, đối ngoại chiếm vị tríhết sức quan trọng. Hệ thống lý luận đótrở thành những luận cứ để Đảng vàNhà nước đề ra đường lối, chính sáchbảo vệ Tổ quốc, ứng phó với mọi biếnđộng của thời cuộc. Điều này thể hiệnrất rõ trong từng thời kỳ của cách mạng,nhất là trong hơn 30 năm đổi mới vừaqua. Có thể nêu bật những đổi mớinhận thức, quan điểm của Đảng và Nhànước đối với lĩnh vực quốc phòng, anninh, đối ngoại thời gian qua trên mộtsố nội dung chính yếu.I. NhỮNg KẾT QuẢ ĐẠT ĐƯỢC1. Nhận thức về bảo vệ Tổ quốc củaĐảng đã có sự đổi mới, phát triển vàngày càng hoàn thiện

Nhận thức về mối quan hệ giữa hainhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩaxã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa

Quy luật dựng nước đi đôi với giữnước, giữ nước từ khi nước chưa nguy,giữ nước từ thời bình được Đảng tanhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắchơn trong quá trình đổi mới nhận thứcvề hai nhiệm vụ chiến lược xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.

Trong quá trình đổi mới, Đảng tanhận thức ngày càng rõ hơn bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là mộttrong hai nhiệm vụ chiến lược, có mốiquan hệ biện chứng, không thể tách rời;trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xâydựng đất nước, đồng thời rất coi trọngnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Có xây dựngtốt mới tạo được sức mạnh cho bảo vệ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

49SỐ 53+54 (187+188) - 2018

nhẬn thỨc lÝ luẬn VỀ QuỐc PHÒNG, aN NINH, ĐỐI NGOẠI:

thỰc trạng và vấn đỀ đẶt ral GS.TS Vũ VăN HiềN

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Page 50: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Tổ quốc, có bảo vệ tốt mới tạo đượcđiều kiện thuận lợi cho xây dựng đấtnước. Nhận thức về kết hợp chặt chẽnhiệm vụ kinh tế với quốc phòng; quốcphòng với an ninh và đối ngoại ngàycàng đầy đủ, toàn diện hơn. Đảng takhẳng định: Phát triển kinh tế là trungtâm, xây dựng Đảng là then chốt, pháttriển văn hóa - nền tảng tinh thần củaxã hội, củng cố quốc phòng, an ninh lànhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

Việc nhận thức đúng và cụ thể hóamối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệTổ quốc tạo cơ sở quan trọng cho sự

nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh,bảo vệ Tổ quốc; đồng thời tạo thuận lợicho phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng đất nước. Nhận thức của Đảngvề sự tất yếu có tính quy luật xây dựngchủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa đã khắc phụcđược một số nhận thức không đúngnhư: tách rời giữa hai nhiệm vụ chiếnlược; chỉ nhấn mạnh nhiệm vụ xâydựng, phát triển kinh tế; nhận thứcquân sự đơn thuần trong thực hiện cácnhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệTổ quốc... Những thành tựu quan

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

50 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Tàu ngầm Kilo và chiến hạm Gepard của hải quân Việt Nam trên vịnh Cam Ranh (Ảnh: IT)

Page 51: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

51SỐ 53+54 (187+188) - 2018

trọng trong giữ vững ổn định chính trị,phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc, tăng cường quốc phòng,an ninh... trong những năm qua đãchứng tỏ nhận thức đúng đắn củaĐảng ta về kết hợp giữa hai nhiệm vụchiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức của Đảng về mối quan hệgiữa kinh tế với quốc phòng, an ninhvà đối ngoại ngày càng đầy đủ, toàndiện hơn, nhất là về kết hợp kinh tế vớiquốc phòng, an ninh. Ngay từ Đại hộiĐảng lần thứ VI, VII, Đảng ta đã xácđịnh : “Kết hợp chặt chẽ kinh tế vớiquốc phòng, quốc phòng với kinh tếtrong quy hoạch và kế hoạch phát triểnkinh tế của cả nước và trên từng địaphương”1. Quá trình đổi mới, Đảng tanhận thức cụ thể hơn, hoàn chỉnh hơnvề sự kết hợp kinh tế với quốc phòng,an ninh; nhấn mạnh kết hợp kinh tếvới quốc phòng, an ninh trong cácchiến lược, quy hoạch và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội, trong xây dựngtiềm lực và thế trận quốc phòng toàndân, an ninh nhân dân. Trong bối cảnhtoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Đảngnhận thức đối ngoại là một mặt trậnquan trọng góp phần ngăn ngừa xungđột vũ trang, chiến tranh, tạo dựng

môi trường hòa bình để xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc. Do đó, quốc phòng, anninh phải thường xuyên kết hợp chặtchẽ với đối ngoại, hợp tác quốc tế; lấyhợp tác là chính, đấu tranh để hợp tácquốc tế tốt hơn, tránh căng thẳng, đốiđầu. Đảng không những nhận thứcngày càng đúng hơn về sự kết hợp chặtchẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh vàđối ngoại mà còn nhấn mạnh: “Kếthợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninhvà đối ngoại; tăng cường hợp tác quốctế về quốc phòng, an ninh”2.

Nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ bảovệ Tổ quốc đã phát triển ngày càng phùhợp với tình hình thế giới, khu vực, trongnước, hài hòa giữa nhu cầu bảo vệ vàkhả năng đất nước, là cơ sở để thốngnhất các nguồn lực bảo vệ Tổ quốc

Trong Cương lĩnh năm 1991, Đảngnhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ bảovệ Tổ quốc một cách toàn diện : “Bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnhthổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ chếđộ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chínhtrị, trật tự và an toàn xã hội, quyền làmchủ của nhân dân, làm thất bại mọi âmmưu và hành động của các thế lực đếquốc, phản động phá hoại sự nghiệpcách mạng của nhân dân ta”3.

Page 52: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

52 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Đến Nghị quyết Trung ương 8 khóaIX và Nghị quyết số 28-NQ/TW khóaXI, tiếp đó là Đại hội XII, mục tiêu, yêucầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc càngđược nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn.Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là“bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổquốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhândân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệsự nghiệp đổi mới sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi íchquốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóadân tộc; giữ vững môi trường hòabình, ổn định chính trị, an ninh quốcgia, trật tự an toàn xã hội”4.

Điểm mới trong mục tiêu bảo vệ Tổquốc là khẳng định rõ nội dung bảo vệlợi ích quốc gia - dân tộc và bảo vệ nềnvăn hóa. Đảng không những nhậnthức ngày càng rõ, sâu sắc, toàn diệnhơn về nội dung của mục tiêu bảo vệTổ quốc, mà còn thấy rõ mối quan hệbiện chứng giữa các nội dung mục tiêu,sự gắn kết giữa hai mặt lịch sử và chínhtrị - xã hội trong mục tiêu, nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức về quan điểm và phươngchâm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc của Đảngđược phát triển toàn diện, phù hợp với

yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; là cơsở để vận dụng giải quyết các vấn đềthực tiễn đặt ra

Trong quá trình đổi mới, quan điểmbảo vệ Tổ quốc của Đảng ngày càngđược bổ sung, phát triển, toàn diện,đầy đủ hơn. Nghị quyết số 28-NQ/TWkhóa XI đã xác định rõ vai trò lãnh đạocủa Đảng, quản lý của Nhà nước; mốiquan hệ gắn bó giữa mục tiêu bảo vệđộc lập, chủ quyền, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ của Tổ quốc với giữ vữngổn định chính trị và môi trường hòabình, ổn định để phát triển đất nước;kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiếnlược; xây dựng sức mạnh tổng hợp củađất nước; giữ vững độc lập, tự chủ,đồng thời chủ động, tích cực hội nhậpquốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ quốc tế; vận dụng đúng đắnquan điểm về đối tác, đối tượng; nắmchắc tình hình, chủ động phòng ngừa,phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tốgây mất ổn định, nhất là các nhân tốbên trong có thể dẫn đến những độtbiến bất lợi. Khắc phục các hạn chếtrước đây, Đảng đã cụ thể hóa phươngchâm chỉ đạo: Kiên định về mục tiêu,nguyên tắc chiến lược; linh hoạt, mềmdẻo về sách lược. Kiên trì giải quyết

Page 53: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

53SỐ 53+54 (187+188) - 2018

tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháphòa bình trên cơ sở bảo đảm lợi íchquốc gia - dân tộc, phù hợp với luậtpháp quốc tế; có đối sách phù hợp vớitừng đối tượng, từng tình huống.2. Xác định xây dựng nền quốcphòng toàn dân gắn với xây dựngnền an ninh nhân dân là quan điểmcơ bản, nhất quán của Đảng

Theo quan điểm của Đảng, quốcphòng là công cuộc giữ nước, trướchết là giữ nước trong điều kiện hòabình và sẵn sàng đánh thắng chiếntranh xâm lược. Quốc phòng của ta làquốc phòng toàn dân. Chúng ta xâydựng nền quốc phòng toàn dân, toàndiện, độc lập, tự chủ, tự cường, mangtính tự vệ, ngày càng hiện đại. Nhậnthức sâu sắc hơn vấn đề xây dựng “thếtrận lòng dân” trong xây dựng tiềmlực chính trị - tinh thần, trong chiếntranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Xâydựng Quân đội nhân dân và Công annhân dân cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại, trong đóxây dựng một số lực lượng tiến lênhiện đại, có số lượng và tổ chức, biênchế hợp lý, chất lượng tổng hợp và sứcchiến đấu cao; đồng thời, quan tâmxây dựng lực lượng dự bị động viên

hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp,sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốctrong mọi tình huống. Đã nhận thứcđầy đủ hơn về vị trí, vai trò và sự cầnthiết xây dựng và ban hành chiến lượcbảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốcphòng, chiến lược quân sự và chiếnlược an ninh quốc gia; chủ trương, đốisách về đấu tranh quốc phòng, anninh bảo vệ Tổ quốc trong thời bìnhngày càng rõ, đầy đủ hơn.

Đảng ta luôn nhận thức đúng sứcmạnh quốc phòng toàn dân, an ninhnhân dân là sức mạnh tổng hợp củacác lực lượng, của các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốcphòng, an ninh, đối ngoại và nhấnmạnh: lực lượng toàn dân là lực lượngđông đảo nhất, kịp thời nhất, nhanhnhất và là chỗ dựa vững chắc nhất củaquốc phòng, an ninh, trong đó lựclượng vũ trang là nòng cốt. nhận thứccủa Đảng về xây dựng lực lượng vũtrang nhân dân ngày càng đầy đủ, toàndiện: “Xây dựng Quân đội nhân dân,Công an nhân dân cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưutiên hiện đại hóa một số quân chủng,binh chủng, lực lượng; vững mạnh vềchính trị, nâng cao chất lượng tổng

Page 54: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

54 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đốitrung thành với Tổ quốc, với Đảng,Nhà nước và nhân dân”5. Đảng xácđịnh xây dựng Quân đội nhân dântoàn diện về chính trị, quân sự, tổ chức,vũ khí trang bị,... Xây dựng quân đội vềchính trị là cơ sở để nâng cao chấtlượng tổng hợp, bảo đảm quân độituyệt đối trung thành với Đảng, Nhànước và nhân dân. Trong đó, quantrọng nhất là tăng cường sự lãnh đạotuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt củaĐảng đối với quân đội. Xây dựng quânđội về tổ chức tinh, gọn, mạnh. Bảođảm vũ khí trang bị cho quân đội theohướng từng bước hiện đại, trong đómột số đơn vị tiến thẳng lên hiện đạinhư: hải quân, không quân, thông tin,tác chiến điện tử,...

Đảng ta nhận thức ngày càng đầyđủ, cụ thể hơn về xây dựng thế trậnquốc phòng toàn dân gắn với xâydựng thế trận an ninh nhân dân. Đảngthường xuyên nhấn mạnh phải xâydựng ngày càng hoàn thiện các nộidung của thế trận quốc phòng toàndân, thế trận an ninh nhân dân; nhấtlà việc điều chỉnh bố trí lực lượng, xâydựng công trình phòng thủ trên cáchướng, các địa bàn chiến lược, ưu tiên

xây dựng các công trình phòng thủbiển đảo và thềm lục địa, biên giới,vùng sâu, vùng xa,... Điểm nổi bậttrong sự phát triển nhận thức là Đảngđã nhận thức đúng vai trò quan trọngcủa xây dựng “thế trận lòng dân” vàxây dựng các tỉnh, thành phố thànhkhu vực phòng thủ vững chắc. Xâydựng khu vực phòng thủ tỉnh, thànhphố vững chắc là cơ sở, nền tảng đểhình thành thế trận của quân khu vàcủa cả nước. Xây dựng “thế trận lòngdân” làm nền tảng tinh thần cho thếtrận quốc phòng toàn dân, thế trận anninh nhân dân, là khâu đột phá trongxây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,củng cố lòng tin của nhân dân đối vớiĐảng, Nhà nước. Thế trận an ninhnhân dân theo nhận thức của Đảng là:“Tổ chức, bố trí lực lượng tổng hợp,toàn diện của toàn dân phối hợp trongmột chiến lược chung để bảo vệ anninh quốc gia, giữ vững ổn định chínhtrị và trật tự, an toàn xã hội”6. Đồngthời với bổ sung, phát triển nhận thứcvề nền an ninh nhân dân, xây dựngthế trận an ninh nhân dân, Đảng nhấnmạnh: “Xây dựng vững chắc nền quốcphòng toàn dân, thế trận quốc phòngtoàn dân gắn với nền an ninh nhân

Page 55: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

55SỐ 53+54 (187+188) - 2018

dân, thế trận an ninh nhân dân”7. Nghịquyết Trung ương 8 khóa IX chỉ rõ:“Củng cố, hoàn thiện thế trận quốcphòng toàn dân và thế trận an ninhnhân dân là một nội dung cơ bảntrong chiến lược bảo vệ Tổ quốc”. Sựgắn kết giữa xây dựng thế trận quốcphòng toàn dân với xây dựng thế trậnan ninh nhân dân thể hiện ở sự gắnkết trong xây dựng khu vực phòng thủđịa phương.

Nhận thức của Đảng về xây dựngchiến lược bảo vệ Tổ quốc, xây dựngchiến lược quốc phòng và chiến lượcan ninh quốc gia ngày càng rõ ràng,đầy đủ hơn. Trước và trong nhữngnăm đầu của thời kỳ đổi mới, các vấnđề cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổquốc đã được hình thành và thể hiệntrong các nghị quyết của Đảng, và từnghị quyết chuyển thành các kế hoạchchiến lược. Việc đồng thời thực hiệnhai nhiệm vụ chiến lược xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải xây dựngcả hai chiến lược cơ bản của đất nước.Trong khi chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đã có thì việc xây dựng chiếnlược bảo vệ Tổ quốc thể hiện sự nhậnthức đầy đủ của Đảng. Năm 2003,Đảng đã ban hành Nghị quyết Trung

ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệTổ quốc trong tình hình mới. Nghịquyết Trung ương 8 khóa IX và Nghịquyết số 28-NQ/TW khóa XI đề raphương hướng chính trị về bảo vệ Tổquốc, đồng thời đề cập cụ thể các vấnđề của chiến lược bảo vệ Tổ quốc như:mục tiêu, quan điểm, phương châm,nhiệm vụ, giải pháp,... Nghị quyếtTrung ương 8 khóa IX và Nghị quyếtsố 28-NQ/TW khóa XI đóng vai trònhư một trong hai chiến lược cơ bảncủa đất nước; là cơ sở để lãnh đạo, chỉđạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc và chỉ đạo xây dựng các chiếnlược chuyên ngành. Đây là sự phát triểnmới về tư duy, đánh dấu bước đột phátrong nhận thức và sự lãnh đạo củaĐảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 3. Nhận thức của Đảng về phươngthức bảo vệ Tổ quốc, về đối tác, đốitượng có sự phát triển, phù hợp vớitình hình mới

Phương thức bảo vệ Tổ quốc là kếthợp chặt chẽ giữa đấu tranh phi vũtrang và đấu tranh vũ trang, kết hợpxây dựng với bảo vệ, lấy xây dựng đểbảo vệ; nhấn mạnh phương thức “phivũ trang”, bảo vệ Tổ quốc từ xa, đấutranh chống “diễn biến hòa bình” và

Page 56: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

56 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

phòng, chống “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” trong nội bộ; cụ thể hóaquan điểm chủ động bảo vệ Tổ quốc từthời bình, giữ nước từ lúc nước chưanguy; phát triển, hoàn thiện quan điểm“tự bảo vệ” trong điều kiện mới.

Trước những biến động của tìnhhình thế giới, các thế lực thù địch đẩymạnh thực hiện chiến lược “diễn biếnhòa bình”, bạo loạn lật đổ với nhữnghình thức, thủ đoạn mới..., nhận thứccủa Đảng về phương thức bảo vệ Tổquốc được bổ sung, phát triển ngàycàng đầy đủ hơn. Theo đó, phươngthức bảo vệ Tổ quốc là: Kết hợp chặtchẽ đấu tranh vũ trang và đấu tranhphi vũ trang, kết hợp bảo vệ với xâydựng, lấy xây dựng để bảo vệ. Phươngthức đấu tranh phi vũ trang ngày càngcó vị trí quan trọng, được mở rộng vớinhiều hình thức, trên các lĩnh vực:Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa,an ninh, đối ngoại,...

Nhận thức về đối tác, đối tượng, vềquan hệ đối tác, đối tượng có bướcphát triển mang tính đột phá, có cáchnhìn biện chứng; chuyển từ tư duybạn, thù sang tư duy đối tác, đối tượngtrên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc;thấy rõ sự đan xen, chuyển hóa giữa

đối tượng, đối tác; xác định lấy đối táclàm cơ sở để thiết lập quan hệ quốc tếrộng rãi; đồng thời đấu tranh với đốitượng, với mặt đối tượng. Phát triểnnhận thức về nguy cơ, thách thức đốivới an ninh quốc gia, từ nhận thức anninh quốc gia chủ yếu là vấn đề nội bộđến an ninh tổng hợp, toàn diện; pháttriển nhận thức về an ninh phi truyềnthống, về an ninh chủ động, an ninhmạng, về lý luận khoa học an ninh; vềvị trí, vai trò của quốc phòng, an ninhtrong tình hình mới. Nhận thức về đốingoại quốc phòng và hội nhập quốc tếvề quốc phòng có sự phát triển.

Xác định đối tác, đối tượng là vấn đềrất cơ bản, nhạy cảm, liên quan trựctiếp đến chính sách đối nội, đối ngoạicủa đất nước. Quá trình đổi mới, Đảngta chuyển từ tư duy “bạn - thù” sang tưduy đối tác, đối tượng. Nghị quyếtTrung ương 8 khóa IX chỉ rõ: Để pháthuy thuận lợi, hạn chế thách thức, cầncó cách nhìn mới và thống nhất về đốitác, đối tượng theo nguyên tắc:“Những ai chủ trương tôn trọng độclập chủ quyền, thiết lập và mở rộngquan hệ hữu nghị và hợp tác bìnhđẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều làđối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào

Page 57: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

57SỐ 53+54 (187+188) - 2018

có âm mưu và hành động chống phámục tiêu của nước ta trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đốitượng đấu tranh”8. Nguyên tắc đó trởthành quan điểm về đối tác, đối tượngtrong Nghị quyết số 28-NQ/TW khóaXI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trongtình hình mới. Theo nhận thức củaĐảng, đối tượng không chỉ là lực lượnggây chiến tranh, bạo loạn lật đổ, màcòn là kẻ xâm phạm chủ quyền, lợi íchquốc gia - dân tộc, bằng phương thứcvũ trang hoặc phi vũ trang.4. Sự phát triển nhận thức về vai tròlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt của Đảng đối với lực lượng vũtrang, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh,bảo vệ Tổ quốc

Nhận thức về vai trò lãnh đạo tuyệtđối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng vàquản lý của Nhà nước đối với lựclượng vũ trang, nhiệm vụ quốc phòng,an ninh, bảo vệ Tổ quốc ngày cànghoàn thiện.

Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang làvấn đề có tính quy luật, là nguyên tắctrong xây dựng lực lượng vũ trang,được Đảng ta nhận thức ngày càng rõvà toàn diện hơn trong quá trình đổimới. Sự phát triển nhận thức của Đảng

được thể hiện qua các đại hội, trongĐiều lệ và các nghị quyết của Đảng.

Trong Điều lệ Đảng Cộng sản ViệtNam khóa VI, lần đầu tiên tổ chứcđảng trong Quân đội nhân dân vàCông an nhân dân được quy địnhthành chương riêng. Trong đó quyđịnh: “Quân đội nhân dân Việt Namvà Công an nhân dân Việt Nam đặtdưới sự lãnh đạo trực tiếp, tập trung,thống nhất về mọi mặt của Đảng...”.Điều lệ Đảng khóa VII đã bổ sung,phát triển nguyên tắc Đảng lãnh đạo“tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” thaycho nguyên tắc “trực tiếp, tập trung,thống nhất về mọi mặt”. Đây là sự pháttriển mới về nguyên tắc; tiếp tục khẳngđịnh dứt khoát vai trò lãnh đạo lựclượng vũ trang của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Đảng lãnh đạo trên tất cảcác lĩnh vực, trên tất cả các mặt côngtác, trong tất cả các nhiệm vụ. Vai tròlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặtcủa Đảng đối với lực lượng vũ trangđược thể hiện: Đảng định ra đường lốiquân sự, an ninh, xây dựng nền quốcphòng toàn dân, nền an ninh nhândân, lực lượng vũ trang nhân dân vàtiến hành chiến tranh nhân dân; lãnhđạo công tác khoa học quân sự, khoa

Page 58: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

58 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

học an ninh, xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật, nuôi dưỡng bộ đội, công an; lãnhđạo tiến hành công tác Đảng, công tácchính trị,...

Nhận thức về vai trò lãnh đạo củaĐảng đối với sự nghiệp quốc phòng,an ninh, bảo vệ Tổ quốc được bổ sung,phát triển trong quá trình lãnh đạo sựnghiệp đổi mới. Đại hội VI chủtrương: “tăng cường khả năng quốcphòng và an ninh của đất nước...”. Đạihội VII của Đảng khẳng định: “Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiquân đội và sự nghiệp quốc phòng...”9.Đến Đại hội VIII, Nghị quyết Đại hộichỉ rõ: “Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với quân đội và công an, đốivới sự nghiệp củng cố quốc phòng vàan ninh”10. Đại hội IX bổ sung, pháttriển: “Thường xuyên tăng cường sựlãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt của Đảng đối với Quân đội nhândân và Công an nhân dân, đối với sựnghiệp quốc phòng và an ninh”11. Đâylà sự phát triển mới trong nhận thứccủa Đảng về nguyên tắc lãnh đạo.Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX vàNghị quyết Trung ương 8 khóa XI vềChiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới tiếp tục khẳng định và bổ

sung: “Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp,tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối vớisự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”. Đến Đạihội XI, Đảng đã xác lập hoàn chỉnhnguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối,trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội,công an, sự nghiệp quốc phòng, bảo vệTổ quốc. Đại hội X, XI và XII củaĐảng tiếp tục khẳng định: Tăng cườngsự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt của Đảng, sự quản lý tập trungthống nhất của Nhà nước đối với quânđội, công an và sự nghiệp quốc phòng- an ninh.5. Phát triển nhận thức về thờiđại, thế giới và mục tiêu, nhiệm vụđối ngoại

Đảng ta đã nhận thức ngày càngsâu sắc hơn về thời đại, thế giới.

Dù thế giới có nhiều đổi thay, Đảngta vẫn khẳng định: thời đại hiện nay làthời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thếgiới, bắt đầu từ Cách mạng ThángMười Nga. Đây là thời đại lịch sử dài,trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạnvới tính chất và nội dung các mâuthuẫn cũng như các vấn đề chính trị,kinh tế, xã hội không giống nhau.Chính sự nhất quán và nhìn xa trông

Page 59: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

59SỐ 53+54 (187+188) - 2018

rộng như vậy giúp chúng ta xác địnhrõ hướng đi đúng quy luật phát triểncủa xã hội loài người. Trên cơ sở nhậnthức như vậy, Đảng ta đã đưa ra đườnglối chiến lược và cách mạng nước taluôn đi đúng hướng, đạt được từ thắnglợi này đến thắng lợi khác.

Về mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoạiTrong việc xác định mục tiêu,

nhiệm vụ đối ngoại, lợi ích quốc gia,dân tộc là một trong những vấn đềquan trọng nhất. Đại hội XII của Đảngđã chỉ rõ: “Bảo đảm lợi ích tối cao củaquốc gia - dân tộc, trên cơ sở cácnguyên tắc cơ bản của luật pháp quốctế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiệnnhất quán đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển; đadạng hóa, đa phương hóa trong quanhệ đối ngoại...”12.

Quan điểm nhất quán của Đảng talà triển khai, thực hiện công tác đốingoại để kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại, đối ngoại phục vụđối nội. Mở rộng quan hệ đối ngoạinhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, tăngcường hợp tác kinh tế đối ngoại đểphát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Công tác đối ngoại được đẩy

mạnh sẽ tạo môi trường quốc tế hòabình, ổn định, thiết thực góp phần bảovệ Tổ quốc, giữ vững độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Về phương châm và định hướng đốingoại

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vềthời đại và tình hình thế giới, khu vực,Đảng ta đã đổi mới tư duy trongphương châm và định hướng công tácđối ngoại. Trong khi nhận rõ hợp tácvà phát triển là xu thế và thay cho đốiđầu là hợp tác, Đảng ta xác định hợptác đồng thời phải đi đôi với đấu tranh,cạnh tranh để bảo vệ lợi ích chính đángcủa quốc gia, đồng thời đấu tranh,cạnh tranh để hợp tác chéo không dẫntới đối đầu. Về xử lý các mối quan hệvới các nước lớn, giữa quan hệ với cácnước láng giềng là những quan hệchằng chịt, phức tạp, đòi hỏi chínhsách đối ngoại mềm dẻo, cùng với cáchthức ứng phó khéo léo với tinh thầnbảo vệ được lợi ích quốc gia và giữ gìnhòa bình, hợp tác, phát triển.6. Về hội nhập quốc tế

Đảng ta đã xác định hội nhập quốctế là định hướng chiến lược để xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hội nhậpquốc tế là sự nghiệp của toàn dân và

Page 60: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

của cả hệ thống chính trị. Hội nhậpquốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nộilực, tranh thủ ngoại lực; hội nhập kinhtế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vựckhác từng bước được mở rộng; nghiêmchỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế điđôi với chủ động, tích cực tham gia xâydựng, thực hiện các chuẩn mực chung,bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.Nhận thức sâu sắc hơn quan hệ giữahội nhập quốc tế và giữ vững độc lập,tự chủ, chủ quyền quốc gia. Nhận thứcrõ hơn, đầy đủ hơn các đặc điểm củamôi trường quốc tế cũng như các hệthống công cụ, quyền lực được sử dụngđể chi phối, kiểm soát quá trình hộinhập quốc tế.II. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ NHỮNGVẤN ĐỀ ĐẶT RA1. Một số hạn chế về nhận thức

Bên cạnh những thành tựu trên,nhận thức về quốc phòng, an ninh, đốingoại còn có mặt hạn chế.

Thứ nhất, nhận thức về mối quanhệ và kết hợp hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;kết hợp kinh tế với quốc phòng, anninh và đối ngoại... tuy đã có chuyểnbiến tích cực, nhưng chưa thật sâu sắc.

Nhận thức của một số cán bộ các cấp,các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới, về xây dựng nềnquốc phòng toàn dân gắn với xâydựng nền an ninh nhân dân; về xâydựng thế trận quốc phòng toàn dângắn với xây dựng thế trận an ninhnhân dân; về xây dựng “thế trận lòngdân”; về xây dựng khu vực kinh tế -quốc phòng, khu vực phòng thủ; vềđấu tranh trên các lĩnh vực chính trị,tư tưởng, kinh tế, văn hóa; về đấutranh ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” trong nội bộ, chống âmmưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũtrang chưa thật sâu sắc, đầy đủ.

Thứ hai, chưa phân định rõ nộidung và mối quan hệ giữa an ninh phitruyền thống với an ninh truyền thống;nhận thức về an ninh mạng còn hạnchế. Công tác dự báo tình hình cònnhiều bất cập. Cơ chế, chính sách,pháp luật về quốc phòng, an ninh chưahoàn thiện.

Thứ ba, một bộ phận cán bộ, đảngviên nhận thức chưa sâu sắc về sự lãnhđạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt củaĐảng, quản lý của Nhà nước đối vớiquân đội, công an, sự nghiệp quốcphòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Nhận

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

60 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 61: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

61SỐ 53+54 (187+188) - 2018

thức của một số cấp ủy, nhất là ở cơ sởvề phương thức, cơ chế lãnh đạo củaĐảng trong thực hiện nhiệm vụ quốcphòng, an ninh chưa thật đầy đủ.

Thứ tư, nghiên cứu, nhận thức vềtình hình thế giới và hội nhập quốc tếchưa thật sâu sắc; nghiên cứu sựchuyển dịch sức mạnh của các lựclượng, các phong trào, các trung tâmcủa thế giới chưa thật rõ nét. Từ đóviệc đưa ra các giải pháp và kiến nghịxử lý còn chung chung, thiếu cụ thể.

Thứ năm, trong khi nhận thức rõ vàcoi vấn đề lợi ích quốc gia - dân tộc làtối thượng nhưng quá trình cụ thể hóachưa rõ về nội hàm của lợi ích quốc gia- dân tộc và những vấn đề có thể sẽxuất hiện khi chúng ta bảo vệ lợi íchquốc gia, dân tộc trong quan hệ đốingoại. Những hạn chế và nhận thứcdẫn tới lúng túng trong nhận định,đánh giá và dự báo tình hình.2. Những vấn đề đang đặt ra cầngiải quyết

Thứ nhất, việc nắm vững và xử lýmối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiếnlược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảovệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vẫn cònnhiều bất cập. Nhận thức còn chưa thậtthấu đáo khi xác định lúc nào ưu tiên

về xây dựng, tình huống nào thì ưutiên việc bảo vệ Tổ quốc; việc ưu tiênmức độ nào là hợp lý, là vừa. Nghiêncứu xử lý mối quan hệ biện chứng nàyvẫn là vấn đề cần đầu tư nhiều thờigian và công sức, nhất là phương thứckết hợp giữa xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới.

Thứ hai, vấn đề xây dựng nền quốcphòng toàn dân, thế trận quốc phòngtoàn dân gắn với xây dựng nền an ninhnhân dân và thế trận an ninh nhân dânvẫn là vấn đề chưa được xác định mộtcách thấu đáo và cụ thể. Đặt vấn đềchung thì rất hay và rất đúng nhưngnội dung bên trong là gì đối với từnglĩnh vực quốc phòng và an ninh, cũngnhư việc gắn kết thế nào giữa hai lĩnhvực sao cho có sự bổ sung, làm tiền đềcho nhau và thúc đẩy lẫn nhau vẫn làyêu cầu bức thiết đang đặt ra.

Thứ ba, việc xác định một cách đầyđủ, cụ thể về mục tiêu, quan điểm,phương châm, phương pháp, lựclượng, phương thức, giải pháp đấutranh quốc phòng, an ninh trong tìnhhình mới vẫn là những câu hỏi cầnđược giải đáp.

Thứ tư, việc làm rõ những nguyêntắc, lý lẽ làm căn cứ xác định và xử lý

Page 62: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

62 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

mối quan hệ giữa đối tác và đối tượngcũng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng vàcụ thể hơn.

Thứ sáu, cần làm gì để cập nhậthóa và chính xác hóa việc dự báo tìnhhình đối với lĩnh vực quốc phòng, anninh, đối ngoại sao cho không bị lúngtúng, bị động trong xử lý những vấnđề nảy sinh.

Để nâng cao trình độ nhận thức vềlĩnh vực quốc phòng, an ninh, đốingoại, đáp ứng yêu cầu mới trongtình hình mới, cần đẩy mạnh công

tác nghiên cứu khoa học, phát huycao độ dân chủ trong công tác lý luận,khuyến khích tìm tòi sáng tạo, tự dotư tưởng... Cần huy động tập trunglực lượng chuyên gia, tăng cườngnguồn lực cho công tác nghiên cứu,xây dựng môi trường nghiên cứukhoa học gắn với thực tiễn, chủ độngnghiên cứu chiến lược, nghiên cứudự báo tình hình để giúp Đảng vàNhà nước có đối sách sáng suốt, chủđộng, kịp thời, nhất là trong tìnhhình mới n

1, 9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật,Hà Nội, 1991, tr.85, 86.2, 4, 5, 12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Vănphòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.149, 148,149, 153.3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991, tr.16.6 Giáo trình giáo dục quốc phòng của Bộ Quốc phòng, dùng cho bồi dưỡng quốc phòng, anninh đối tượng 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007.7 Biên niên sử các Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2006.8 Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương: Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ támBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.44.10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.120.11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2001, tr.119.

Page 63: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

63SỐ 53+54 (187+188) - 2018

I. NHẬN THỨC TRÊN LĨNH VỰCCHÍNH TRỊ, XÂY DỰNG ĐẢNG CÓBƯỚC PHÁT TRIỂN RÕ RỆT1. Bước đầu hình thành hệ thống lýluận về chủ nghĩa xã hội và con đườngđi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

Một là, về các đặc trưng của xã hộixã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận thức lý luận của Đảng ta vềcác đặc trưng của xã hội xã hội chủnghĩa được phát triển qua các nhiệmkỳ đại hội, thể hiện rõ trong Cươnglĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung,phát triển năm 2011.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam, năm 1991 được Đại hội VIIthông qua đã xác định: Xã hội xã hộichủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng làmột xã hội: do nhân dân lao động làm

chủ; có một nền kinh tế phát triển caodựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàchế độ công hữu về các tư liệu sản xuấtchủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc; con người được giảiphóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công,làm theo năng lực, hưởng theo laođộng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, có điều kiện phát triển toàn diệncá nhân. Các dân tộc trong nước bìnhđẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhaucùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị vàhợp tác với nhân dân tất cả các nướctrên thế giới.

Từ sáu đặc trưng được nêu trongCương lĩnh năm 1991, Đảng ta đã bổsung, phát triển thành tám đặc trưng ởCương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011.

Bổ sung đặc trưng tổng quát cũng làmục tiêu của cách mạng nước ta “dân

Sự PHÁT TRIỂN NHậN THức cỦa ĐẢNG Ta

trÊn lĨnh vỰc chính trị, XÂY DỰng đẢng

l PGS.TS NGuyễN ViếT THôNG

Page 64: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

64 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”. Xác định Nhà nước phápquyền xã hội xã hội chủ nghĩa mànhân dân ta xây dựng, đáp ứng yêucầu phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,quyền làm chủ của nhân dân, thôngqua sự ủy quyền và kiểm soát quyềnlực của nhân dân.

Phát triển đặc trưng “do nhân dânlao động làm chủ” thành “do nhân dânlàm chủ” thể hiện bản chất của chế độxã hội chủ nghĩa. Phát triển đặc trưngkinh tế thành “có nền kinh tế phát triểncao dựa trên lực lượng sản xuất hiệnđại và quan hệ sản xuất tiến bộ phùhợp. Quan hệ dân tộc trong quốc giađa dân tộc là quan hệ bình đẳng, đoànkết, tôn trọng và giúp nhau cùng pháttriển. Quan hệ quốc gia - dân tộc vớicộng đồng quốc tế trong hội nhập làquan hệ hữu nghị, hợp tác”.

Tám đặc trưng được xác định trongCương lĩnh bổ sung, phát triển năm2011 vừa phản ánh quan niệm tổngquát về chủ nghĩa xã hội, vừa làm rõnội dung các lĩnh vực của đời sống xãhội phải thực hiện. Tám đặc trưng đótrải qua quá trình xây dựng và từngbước hình thành, từ định hướng tớiđịnh hình, bảo đảm yêu cầu phát triển

hài hòa, bền vững chủ nghĩa xã hộiViệt Nam.

Hai là, về thời kỳ quá độ và nhữngđặc điểm của thời kỳ quá độ bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủnghĩa xã hội.

Trong quá trình đổi mới, nhậnthức của Đảng về thời kỳ quá độ cũngcó những bước tiến nhất định. Đạihội IX xác định, con đường đi lên củanước ta là sự phát triển quá độ lênchủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bảnchủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lậpvị trí thống trị của quan hệ sản xuấtvà kiến trúc thượng tầng tư bản chủnghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa nhữngthành tựu mà nhân loại đã đạt đượcdưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặcbiệt về khoa học và công nghệ, đểphát triển nhanh hơn lực lượng sảnxuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sựbiến đổi về chất của xã hội trên tất cảcác lĩnh vực là một sự nghiệp khókhăn, phức tạp, cho nên phải trải quamột thời kỳ với nhiều chặng đường,nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xãhội có tính chất quá độ. Đến Cươnglĩnh bổ sung, phát triển năm 2011,

Page 65: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

65SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Đảng ta xác định, đi lên chủ nghĩa xãhội là một quá trình cách mạng sâusắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữacái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biếnđổi về chất trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, nhất thiết phải trảiqua một thời kỳ quá độ lâu dài vớinhiều bước phát triển, nhiều hìnhthức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen.

Đảng ta cũng xác định được địnhtính và định lượng trong phân kỳ thờikỳ quá độ ở Việt Nam: Từ “bước đi banđầu”, “chặng đường đầu”, “chặng đườngtiếp theo” thể hiện lộ trình đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ba là, về con đường đi lên chủ nghĩaxã hội ở Việt Nam.

Tám phương hướng xây dựng chủnghĩa được xác định trong Cương lĩnhbổ sung, phát triển năm 2011, cónhững phát triển mới so với Cươnglĩnh năm 1991.

Đặt lên hàng đầu là đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắnvới phát triển kinh tế tri thức, bảo vệtài nguyên, môi trường. Thực hiệnphương hướng này vừa phản ánh đặcđiểm nước ta quá độ lên chủ nghĩa xãhội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩavừa tính đến xu thế phát triển của thế

giới đương đại. Các phương hướngtiếp theo bao quát các mặt, các lĩnhvực của mô hình chủ nghĩa xã hộinước ta: Phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa;xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc; xây dựng conngười, nâng cao đời sống nhân dân,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;bảo đảm vững chắc quốc phòng và anninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác vàphát triển; chủ động và tích cực hộinhập quốc tế; xây dựng nền dân chủxã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoànkết toàn dân tộc, tăng cường và mởrộng mặt trận dân tộc thống nhất; xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân; xây dựng Đảng trongsạch, vững mạnh.

Tám phương hướng nêu trên đã baoquát những điểm căn bản, chủ yếutrong đường lối, chính sách đối nội vàđối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thểhiện sự nhất quán của Đảng với cácquan điểm đổi mới và phát triển. Támphương hướng đó cũng chính là conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Page 66: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Bốn là, xác định được các mối quanhệ lớn

Tổng kết 20 năm thực hiện Cươnglĩnh, lần đầu tiên, Đảng ta đặt vấn đềphải nghiên cứu các mối quan hệ lớngắn với tổng kết việc thực hiện các mốiquan hệ đó trong thực tiễn, từ đó cónhững điều chỉnh cần thiết trong cácchủ trương, chính sách, biện pháp vàcơ chế quản lý, điều hành, bảo đảmcho công cuộc đổi mới đi đúng định

hướng và thực hiện được mục tiêuphát triển bền vững. Đây là một trongnhững vấn đề lý luận lớn của đổi mới,của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta, phản ánh những tính quy luật trongphát triển công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước.

Trong Cương lĩnh bổ sung, pháttriển năm 2011, Đảng ta đã xác định:Trong quá trình thực hiện cácphương hướng cơ bản nêu trên, phải

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

66 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, Đảng ta đã xác định phải đặcbiệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trườngvà định hướng xã hội chủ nghĩa (Ảnh: TH)

Page 67: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

67SỐ 53+54 (187+188) - 2018

đặc biệt chú trọng nắm vững và giảiquyết tốt các mối quan hệ lớn: quanhệ giữa đổi mới, ổn định và pháttriển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mớichính trị; giữa kinh tế thị trường vàđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; giữaphát triển lực lượng sản xuất và xâydựng, hoàn thiện từng bước quan hệsản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăngtrưởng kinh tế và phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội vàbảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữađộc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế;giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quảnlý, nhân dân làm chủ...

Để nhận thức đúng và xử lý tốt cácmối quan hệ đó, Đảng ta nêu rõnguyên tắc và phương châm, phảixuất phát từ thực tiễn, bám sát thựctiễn đất nước, chú trọng nghiên cứudự báo xu hướng phát triển của đấtnước và thế giới, những diễn biến củakhu vực, quốc tế tác động tới nước tatrên cả hai mặt thuận lợi và khó khăn,tích cực và tiêu cực để đón kịp, tậndụng thời cơ, chủ động vượt quathách thức và nguy cơ, tôn trọng quyluật khách quan, “không phiến diện,cực đoan, duy ý chí”.

Qua thực tiễn đổi mới, Đại hội XIIcủa Đảng đã điều chỉnh mối quan hệgiữa kinh tế thị trường và định hướngxã hội chủ nghĩa thành mối quan hệgiữa tuân thủ các quy luật thị trườngvà bảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa và bổ sung mối quan hệ giữaNhà nước và thị trường. Đến Nghịquyết Trung ương 5 khóa XII Đảng tađề ra nhiệm vụ là cần xác định rõ vàthực hiện tốt vị trí, vai trò, chức năngvà mối quan hệ giữa Nhà nước, thịtrường và xã hội.2. Nhận thức về xây dựng và phát huydân chủ, đổi mới hệ thống chính trị,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộccó nhiều tiến bộ

Về xây dựng và phát huy dân chủ xãhội chủ nghĩa: Đảng ta đã nhận thứcngày càng sâu sắc hơn tầm quan trọngvà vai trò của xây dựng và phát huy dânchủ xã hội chủ nghĩa, khẳng định dânchủ là bản chất của chế độ, vừa là mụctiêu vừa là động lực của công cuộc đổimới. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam phải vừa thể hiện các giá trịdân chủ phổ quát của nhân loại, vừa thểhiện những giá trị đặc trưng phản ánhbản sắc, đặc điểm văn hóa, truyền

Page 68: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

68 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

thống của Việt Nam; có nội dung cốt lõilà tôn trọng, bảo đảm quyền con người,quyền công dân, quyền làm chủ củanhân dân, gắn với trách nhiệm và nghĩavụ công dân nhằm tạo ra ngày càng đầyđủ những điều kiện cho việc giải phóngmọi năng lực sáng tạo của con người,gắn liền với việc xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vềtất yếu khách quan phải đẩy mạnh pháttriển các hình thức và phương thứcthực hiện dân chủ, nhất là các hìnhthức dân chủ trực tiếp. Phát huy dânchủ đồng thời với tăng cường kỷcương, kỷ luật, tuân thủ pháp luật.Nhận thức rõ hơn dân chủ trong Đảngcó ý nghĩa quyết định đối với phát triểndân chủ trong tổ chức và hoạt độngcủa cả hệ thống chính trị, gắn với dânchủ hóa toàn bộ đời sống xã hội; códân chủ mới có đồng thuận xã hội, cóđồng thuận xã hội mới tạo ra sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc.

Về đổi mới hệ thống chính trị: Đảngta đã nhận thức rõ hơn bản chất của hệthống chính trị. Thực chất và mục tiêucủa đổi mới hệ thống chính trị là thựchiện dân chủ, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân. Cơ chế vận hành của hệ

thống chính trị ở nước ta là: “Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dânlàm chủ”, chú trọng phát huy vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cáctổ chức chính trị - xã hội trong sựnghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện dânchủ và xây dựng xã hội lành mạnh,tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,tăng cường mối quan hệ gắn bó mậtthiết giữa nhân dân với Đảng, Nhànước; thực hiện chức năng giám sát vàphản biện xã hội.

Đảng ta xác định yêu cầu đổi mớitoàn diện, tiếp tục hoàn thiện hệ thốngchính trị cả về chức năng, cơ cấu tổchức, cơ chế vận hành, về đội ngũ cánbộ và phương thức hoạt động của cáctổ chức trong hệ thống chính trị ở tấtcả các cấp. Đổi mới chính trị phải đồngbộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, trọngtâm là đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa.

Về xây dựng Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa: Đảng ta đã nhận thứcđược tính tất yếu khách quan, cấp thiếtcủa việc xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xácđịnh đây là một trong tám đặc trưng

Page 69: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

69SỐ 53+54 (187+188) - 2018

của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhândân ta xây dựng, vừa tiếp thu thànhtựu của nhân loại về nhà nước phápquyền, vừa thể hiện bản sắc, đặc điểmriêng của Việt Nam.

Nhận thức rõ hơn bản chất dânchủ và pháp quyền của Nhà nước ta làNhà nước của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhànước đều thuộc về nhân dân; quyềnlực nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp và kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp; nhấn mạnh yêu cầukhách quan phải kiểm soát quyền lựctrong Nhà nước pháp quyền, quan hệthống nhất giữa chính quyền Trungương và địa phương.

Chức năng của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa nói chung, củaQuốc hội, Chính phủ, các cơ quan tưpháp nói riêng được nhận thức ngàycàng rõ hơn. Trong Nhà nước phápquyền, cơ quan công quyền và côngdân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ,quan hệ đồng trách nhiệm; các quyềntự do, dân chủ và lợi ích chính đángcủa con người được Nhà nước bảođảm thực hiện bằng pháp luật. Đề cao

vai trò thượng tôn pháp luật trongquản lý xã hội, trong tổ chức và hoạtđộng của Nhà nước. Hiến pháp năm2013 khẳng định: “Nhà nước được tổchức và hoạt động theo Hiến pháp vàpháp luật, quản lý xã hội bằng Hiếnpháp và pháp luật”.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhànước được nhận thức cụ thể hơn. Hiếnpháp năm 2013 đã khẳng định: Đảnglà lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xãhội, các tổ chức của Đảng và đảng viênhoạt động trong khuôn khổ Hiến phápvà pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng vàquyền làm chủ của nhân dân được thểhiện tập trung ở Nhà nước, được thựchiện chủ yếu thông qua hoạt động củaNhà nước.

Xác định rõ hơn vị trí, vai trò củaQuốc hội: Xây dựng Quốc hội thực sựlà cơ quan đại biểu cao nhất của nhândân, cơ quan quyền lực nhà nước caonhất; thực hiện quyền lập hiến, quyềnlập pháp, quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước và giám sát tối caođối với hoạt động của Nhà nước.Nhận thức và xác định rõ hơn quyềnhạn và trách nhiệm của Chủ tịch nướcđể thực hiện đầy đủ chức năngnguyên thủ quốc gia; và trong quan hệ

Page 70: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

70 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

giữa Chủ tịch nước với các cơ quanthực hiện quyền lập pháp, hành phápvà tư pháp. Xác định rõ hơn vị trí,chức năng của Chính phủ với tư cáchlà cơ quan hành chính nhà nước caonhất, thực hiện quyền hành pháp vàlà cơ quan chấp hành của Quốc hội;đề cao tính dân chủ và pháp quyềntrong điều hành của Chính phủ theohướng xây dựng nền hành chínhthống nhất, thông suốt, trong sạch,vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả; xácđịnh yêu cầu và những nội dung tiếptục đổi mới tổ chức hoạt động củachính quyền địa phương; nâng caochất lượng hoạt động của Hội đồngnhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.Vị trí, vai trò, chức năng và tính độclập trong hoạt động của hệ thống tưpháp được nhận thức rõ hơn, địnhhướng xây dựng hệ thống tư pháptrong sạch, vững mạnh, bảo vệ cônglý, tôn trọng và bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, quyền và lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Về đại đoàn kết toàn dân tộc: Đảngta nhận thức rõ đại đoàn kết toàn dântộc là đường lối chiến lược của cáchmạng Việt Nam, là động lực và nguồnlực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Xác định rõ nền tảng của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc là liên minhgiai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức. Xác định “mẫusố chung” để tập hợp, đoàn kết mọingười Việt Nam ở trong và ngoài nước:lấy mục tiêu xây dựng một nước ViệtNam hòa bình, độc lập, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”làm điểm tương đồng; tôn trọngnhững điểm khác biệt không trái vớilợi ích quốc gia - dân tộc; đề cao tinhthần dân tộc, truyền thống yêu nước,nhân nghĩa, khoan dung.

Xác định rõ, đại đoàn kết toàn dântộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hàihòa quan hệ lợi ích giữa các thành viêntrong xã hội; bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của nhân dân;không ngừng nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân, bảođảm mỗi người dân đều được thụhưởng những thành quả của côngcuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước đều vì lợi ích của nhân dân.Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơsở vững chắc để xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc.

Page 71: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

71SỐ 53+54 (187+188) - 2018

3. Đổi mới tư duy, nhận thức lý luậnvề xây dựng Đảng đạt được nhữngthành tựu nhất định

Đảng ta đã xác định rõ hơn, đầy đủhơn bản chất của Đảng: Tiếp tụckhẳng định Đảng ta là đội tiên phongcủa giai cấp công nhân như các đại hộitrước, Đại hội X đã bổ sung: ĐảngCộng sản Việt Nam đồng thời là độitiên phong của nhân dân lao động vàcủa dân tộc Việt Nam (theo tư tưởngHồ Chí Minh). Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm2011) đã xác định: Đảng Cộng sảnViệt Nam là đội tiền phong của giaicấp công nhân, đồng thời là đội tiênphong của nhân dân lao động và củadân tộc Việt Nam; đại biểu trungthành lợi ích của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của dân tộc.

Quy định rõ hơn vai trò, thẩm quyềnvà trách nhiệm của Đảng: Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo hệ thống chínhtrị, đồng thời là bộ phận của hệ thốngđó. Đảng gắn bó mật thiết với nhândân, phục vụ nhân dân, chịu sự giámsát của nhân dân, chịu trách nhiệmtrước nhân dân về những quyết địnhcủa mình; tôn trọng và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, dựa vào nhândân để xây dựng Đảng. Các tổ chức củaĐảng và đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật. Xác định rõ hơn yêucầu, nhiệm vụ của Đảng cầm quyềntrong điều kiện mới là phải khôngngừng hoàn thiện nhận thức về chủnghĩa xã hội và con đường xây dựngchủ nghĩa xã hội phù hợp với quy luậtkhách quan và điều kiện cụ thể của ViệtNam; lãnh đạo nhân dân thực hiện hainhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đã xác định ngày càng rõ hơn, đầyđủ hơn nền tảng tư tưởng của Đảng. TạiĐại hội VII, Đảng ta khẳng định lấychủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng, kimchỉ nam cho hành động của Đảng. ĐếnĐại hội IX, Đảng ta đã xác định kháiniệm, nguồn gốc, nội dung, vị trí, vaitrò của tư tưởng Hồ Chí Minh. ĐếnĐại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: Tưtưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam, kết quả của sự vận dụng vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-

Page 72: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,kế thừa và phát triển các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc; tiếp thu tinhhoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinhthần vô cùng to lớn và quý giá củaĐảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đườngcho sự nghiệp cách mạng của nhândân ta giành thắng lợi. Đảng ta luônnhấn mạnh yêu cầu phải vận dụng vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây làbước phát triển quan trọng trong nhậnthức và tư duy lý luận của Đảng ta.

Nhận thức rõ yêu cầu đối với Đảnglãnh đạo, Đảng cầm quyền. Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Đảngphải nắm vững, vận dụng sáng tạo,góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,không ngừng làm giàu trí tuệ, nângcao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạođức và năng lực tổ chức để đủ sức giảiquyết các vấn đề do thực tiễn cáchmạng đặt ra. Mọi đường lối, chủtrương của Đảng phải xuất phát từthực tế, tôn trọng quy luật kháchquan. Phải phòng và chống nhữngnguy cơ lớn: Sai lầm về đường lối,

bệnh quan liêu và sự thoái hóa, biếnchất của cán bộ, đảng viên.

Xác định đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vềvị trí, nội dung, nhiệm vụ công tác xâydựng Đảng trong điều kiện Đảng cầmquyền, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinhtế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng takhẳng định: Xây dựng Đảng là nhiệmvụ then chốt, nhiệm vụ sống còn trongtoàn bộ sự nghiệp cách mạng; Đảngphải thường xuyên tự đổi mới, tựchỉnh đốn, coi đây là quy luật tồn tại vàphát triển của Đảng. Đảng ta luônnhấn mạnh vấn đề giữ vững bản chấtcách mạng và khoa học, xây dựngĐảng trong sạch, vững mạnh về chínhtrị, tư tưởng và tổ chức. Đại hội XII bổsung nội dung “đạo đức” thành xâydựng Đảng trong sạch, vững mạnh vềchính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI vềmột số vấn đề cấp bách hiện nay đã chỉrõ ba vấn đề cấp bách, đề ra bốn nhómgiải pháp. Nghị quyết Trung ương 4khóa XII về tăng cường xây dựng,chỉnh đốn Đảng, đã nhận diện nhữngbiểu hiện suy thoái về tư tưởng, chínhtrị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

72 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 73: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

73SỐ 53+54 (187+188) - 2018

chuyển hóa”, xác định mục tiêu, quanđiểm, nhiệm vụ, giải pháp để ngănchặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểuhiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ.

Phương thức lãnh đạo của Đảng ngàycàng được nhận thức rõ hơn qua cácnhiệm kỳ đại hội. Cương lĩnh năm1991 xác định: Đảng lãnh đạo xã hộibằng cương lĩnh, chiến lược, các địnhhướng về chính sách và chủ trươngcông tác; bằng công tác tuyên truyền,thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm travà bằng hành động gương mẫu củađảng viên. Đảng giới thiệu những đảngviên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chấtvào hoạt động trong các cơ quan lãnhđạo chính quyền và các đoàn thể.Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm2011 đã bổ sung, phát triển thành:Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh,chiến lược, các định hướng về chínhsách và chủ trương lớn; bằng công táctuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổchức, kiểm tra, giám sát và bằng hànhđộng gương mẫu của cán bộ, đảng viên.Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cánbộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệunhững đảng viên ưu tú có đủ năng lực

và phẩm chất vào hoạt động trong cáccơ quan lãnh đạo của hệ thống chínhtrị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chứcđảng và đảng viên hoạt động trong cáctổ chức của hệ thống chính trị, tăngcường chế độ trách nhiệm cá nhân,nhất là người đứng đầu. Đảng thườngxuyên nâng cao năng lực cầm quyền vàhiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huymạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sángtạo và trách nhiệm của các tổ chức kháctrong hệ thống chính trị. Xác định dânchủ trong Đảng là điều kiện, tiền đề đểphát huy dân chủ trong xã hội, từ đó, đãxác định cần thật sự phát huy dân chủtrong sinh hoạt đảng, từ sinh hoạt chibộ, sinh hoạt cấp ủy cơ sở đến sinh hoạtcủa Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư; đồng thời giữnghiêm kỷ luật Đảng. Nhận thức về sựcần thiết phải xây dựng và thực hiệnQuy chế chất vấn trong Đảng và cácquy chế, quy định khác.II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦNTIẾP TỤC LÀM RÕ VỀ LÝ LUẬN1. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội

Đến nay đã bước đầu hình thành hệthống lý luận cơ bản về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta. Đã xác định được bản

Page 74: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

74 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

chất, đặc trưng, các phương hướng cơbản các mối quan hệ lớn trong xâydựng chủ nghĩa xã hội, nhưng nội dungcủa từng đặc trưng, từng phươnghướng, từng mối quan hệ chưa đượcxác định rõ ràng, cụ thể. Chẳng hạn, xãhội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xâydựng là xã hội dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, văn minh, nhưng đếnnay chưa xác định rõ tiêu chí của nó vàtrong từng giai đoạn phát triển của đấtnước như thế nào; hoặc Cương lĩnh (bổsung, phát triển năm 2011) đã đề cậpquan niệm tổng quát của Đảng ta vềthời kỳ quá độ, trong đó nhấn mạnh:Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lâu dàivới nhiều bước phát triển, nhiều hìnhthức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen,còn nhiều vấn đề chưa rõ, như: Quá độlên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; nhậnthức về đặc điểm của nước ta khi quáđộ lên chủ nghĩa xã hội, mối tươngquan giữa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội với định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam; những chặng đường, bướcđi của thời kỳ quá độ v.v..2. Về phát huy dân chủ, đổi mới hệthống chính trị, xây dựng Nhà nướcpháp quyền, đại đoàn kết toàn dân tộc

Lý luận về bản chất của hệ thốngchính trị và đổi mới hệ thống chính trị,về Đảng cầm quyền, về xây dựng Nhànước pháp quyền, về dân chủ và xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vềđại đoàn kết toàn dân tộc,... chưa lý giảivà làm sáng tỏ nhiều vấn đề do thựctiễn đặt ra; chưa đạt được nhiều kếtquả có giá trị định hướng, mang tínhđột phá cho quá trình đổi mới. Quanđiểm về dân chủ xã hội chủ nghĩa chưasâu sắc và đầy đủ; có lúc, có nơi cònxem nhẹ việc thực hành dân chủ; chưagiải quyết tốt mối quan hệ giữa dânchủ và kỷ luật, kỷ cương; tình trạng viphạm quyền làm chủ của nhân dân;chưa thật sự dân chủ trong Đảng và xãhội. Chưa coi trọng đúng mức pháttriển các hình thức dân chủ trực tiếp.

Nhận thức về bản chất, cơ cấu tổchức, cơ chế vận hành của hệ thốngchính trị, về vai trò, chức năng và cơchế hoạt động của từng tổ chức tronghệ thống chính trị còn những bất cập,chậm đổi mới, có những mặt chưa phùhợp với yêu cầu của sự phát triển Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; vềmối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, nhân dân làm chủ đượcxác định rõ v.v..

Page 75: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Bản chất, đặc trưng, cơ chế vận hànhcủa Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa chưa được xác định rõ và đầy đủ(như tính tối thượng của Hiến pháp vàpháp luật; mối quan hệ giữa Nhà nước,thị trường và xã hội, và Nhà nước kiếntạo phát triển). Trong xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,nhận thức chưa đầy đủ về nguyên tắcquyền lực nhà nước thống nhất, về cơchế phân công, phối hợp, kiểm soátquyền lực nhà nước, quan hệ phâncông, phối hợp, kiểm soát quyền lựcnhà nước, nhất là về kiểm soát quyềnlực; về vai trò của cơ quan tư pháptrong việc kiểm soát các cơ quan nhànước thực hiện quyền lập pháp vàquyền hành pháp. Các nguyên tắc dânchủ, pháp quyền, tính tối thượng củaHiến pháp, vai trò, tiêu chuẩn của phápluật và hệ thống pháp luật của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;tiêu chuẩn, đặc trưng cơ bản của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,...chưa được nhận thức, quy định đầy đủtrong mô hình tổ chức và cơ chế vậnhành của hệ thống chính trị. Nhậnthức về vị trí, vai trò, tính chất củachính quyền địa phương; về địnhhướng phân cấp, phân quyền giữa

chính quyền Trung ương và chínhquyền địa phương; về chính quyềnnông thôn, đô thị, hải đảo, đặc khukinh tế; về vị trí, vai trò của các tổ chứcxã hội trong mối quan hệ với Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa và nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, với hệ thống chính trị chưađược nghiên cứu, luận giải thấu đáo.Vai trò kiểm tra, giám sát, phản biệncủa Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị- xã hội; cơ chế bảo đảm quyền kiểmtra, giám sát của Nhân dân đối với hoạtđộng của Nhà nước, nhận thức chưathống nhất; triển khai thực hiện chậm,chưa đầy đủ, chưa hiệu quả.

Nội dung, phương thức và cơ chếlãnh đạo của Đảng cầm quyền đối vớiNhà nước pháp quyền, Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội;vai trò vừa là thành viên vừa là lãnhđạo của tổ chức đảng trong hệ thốngchính trị ở các cấp; thẩm quyền vàtrách nhiệm giữa Đảng lãnh đạo vớiNhà nước quản lý còn có những điểmchưa được luận giải thấu đáo.

Chưa xác định rõ những động lựcđể thực hiện đại đoàn kết dân tộctrong điều kiện mới; vấn đề đoàn kết,thống nhất trong Đảng và đồng thuận

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

75SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 76: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

trong xã hội đang nổi lên nhiều vấnđề mới.3. Về xây dựng Đảng

Lý luận về Đảng cầm quyền trongđiều kiện phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa và hội nhập quốc tế đến naychưa đủ rõ về khái niệm, nội dung, môhình, phương thức cầm quyền. Nộidung và phương thức lãnh đạo củaĐảng trong điều kiện một đảng cầmquyền nói chung, phương thức lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặttrận Tổ quốc và từng tổ chức trong hệthống chính trị nói riêng, chưa đượcxác định thật rõ và cụ thể. Chậm cụthể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Nhận thức về nội dung công tác xâydựng Đảng mới dừng lại ở mức độnhận thức chung là Đảng phải vữngmạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,và đạo đức, nhiều vấn đề chưa đượccụ thể hóa thành các quy định để thựchiện. Nhận thức về dân chủ trongđiều kiện một đảng cầm quyền cònhạn chế. Nhiều vấn đề đặt ra từ thựctiễn công tác xây dựng Đảng chưađược giải đáp đầy đủ, thấu đáo, như:

Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạođức, lối sống ở một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạngtham nhũng, lãng phí tiếp tục diễnbiến phức tạp, tinh vi; tình trạng giảmsút tính chiến đấu trong các tổ chứcđảng và đảng viên; vấn đề tổ chức bộmáy của Đảng và toàn bộ hệ thốngchính trị, cồng kềnh, trùng chéo; vấnđề xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức của toàn bộ hệ thống chính trịcòn những yếu kém, bất cập, v.v..”.

Nhận thức về đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộmáy của hệ thống chính trị tinh gọn,hoạt động hiệu lực, hiệu quả hiện naycòn rõ hơn một số vấn đề lý luận chưarõ: nhận thức, phân biệt rõ giữa Đảnglãnh đạo và Đảng cầm quyền; nhậnthức lý luận về quan hệ giữa phươngthức lãnh đạo của Đảng với tổ chức bộmáy của hệ thống chính trị và đội ngũcán bộ, đảng viên; nhận thức về tínhchất, yêu cầu, đặc điểm của hệ thốngchính trị trong các giai đoạn cách mạngtheo quan điểm lịch sử, cụ thể; nhậnthức về tính chất, đặc điểm của mộtđảng duy nhất cầm quyền; nhận thức vềsự phù hợp, đồng bộ giữa thể chế kinhtế và thể chế chính trị, thiết chế xã hội n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

76 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 77: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Trong quá trình lãnh đạo cáchmạng Việt Nam, lãnh tụ HồChí Minh và Đảng ta rất coi

trọng tổng kết thực tiễn để bổ sung,phát triển lý luận. Nhờ thường xuyêntổng kết thực tiễn mà đường lối, chủ

trương, chính sách của Đảng luôn phùhợp với thực tiễn, đủ năng lực chỉ đạothực tiễn, được kiểm chứng bằngnhững thắng lợi to lớn của cách mạngViệt Nam. Kinh nghiệm lịch sử cũngchỉ ra rằng, những lúc xa rời thực tiễn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

77SỐ 53+54 (187+188) - 2018

tỔng KẾt thỰc tIỄn phục vụ

cÔNG TÁc NGHIêN cứu lý luậN: thỰc trạng và những vấn đỀ đẶt ra

l PGS.TS ĐoàN MiNH HuẤN Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng,

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạotổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016),ngày 25/9/2013 (Ảnh: vov.vn)

Page 78: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

thì không nắm bắt được quy luậtkhách quan, rơi vào sai lầm, khuyếtđiểm của chủ nghĩa giáo điều. Thànhtựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của côngcuộc đổi mới hơn 30 năm qua có mộtnguyên nhân bắt nguồn từ chỗ Đảngta luôn bám sát thực tiễn, tôn trọngquy luật khách quan, mà song hànhvới nó chính là coi trọng tổng kết thựctiễn để không ngừng bổ sung, pháttriển lý luận, lấy thực tiễn để kiểmnghiệm lý luận.

Chính vì vậy, trong công tác lý luận,Đảng ta ngày càng nhận thức rõ và đềcao vai trò, vị trí của hoạt động tổngkết thực tiễn. Nghị quyết Hội nghịTrung ương năm khóa IX (tháng 3-2002) “Về nhiệm vụ chủ yếu của côngtác tư tưởng, lý luận trong tình hìnhmới” đã khẳng định phải: “Coi trọngviệc tổng kết thực tiễn trong nghiên cứulý luận và trong hoạt động của các cấpủy đảng; coi tổng kết thực tiễn là nhiệmvụ thường xuyên của các cấp, cácngành; gắn nghiên cứu thực tiễn ViệtNam với tiếp thu có chọn lọc nhữngthành tựu khoa học của nhân loại”(1).Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh:“Nâng cao năng lực hoạch định đườnglối, chính sách với phù hợp quy luật

khách quan và đặc điểm của Việt Nam,tạo bước đột phá để phát triển”(2), phải“đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận, cung cấp các luậncứ khoa học, lý luận cho việc hoạchđịnh, phát triển đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước”(3). Từ quan điểm đó, việctổng kết thực tiễn phục vụ cho nghiêncứu lý luận được tiến hành cơ bảnhơn, với sự tham gia của nhiều lựclượng, nhiều thành phần, đặc biệttrong quá trình chuẩn bị xây dựng vănkiện các đại hội đại biểu toàn quốccủa Đảng, nghị quyết hội nghị Trungương, sơ - tổng kết các nghị quyết, kếtluận của Ban Chấp hành Trung ương,Bộ Chính trị, chỉ thị của Ban Bí thưsau một chu trình vận hành (5 năm,10 năm). Các đợt tổng kết thực tiễn -lý luận 20 năm và 30 năm đổi mới,Trung ương đã thành lập Ban Chỉđạo, tổ chức các tiểu ban chuyên đề,cử nhiều đoàn khảo sát đến các địaphương, doanh nghiệp, tiến hànhnhiều hội thảo quốc gia... để nắm bắtthực tiễn, bổ sung và phát triển đườnglối, chủ trương của Đảng. Trongchương trình làm việc toàn khóa củaBan Chấp hành Trung ương các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

78 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 79: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

nhiệm kỳ, để chuẩn bị ban hành mộtnghị quyết, kết luận, Trung ương đềuthành lập ban chỉ đạo xây dựng các đềán, thu hút đông đảo các nhà lãnhđạo, quản lý và chuyên gia khoa học,có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn để bổsung, phát triển đường lối, chủ trươngcủa Đảng. Các nghị quyết, chỉ thị củaĐảng sau một chu trình vận động (5,10 năm) đều được sơ - tổng kết để tiếptục điều chỉnh, bổ sung trong chutrình mới hoặc ban hành văn bản mớiđể nâng cao hơn năng lực chỉ đạothực tiễn.

Nhờ nhận thức rõ tầm quan trọngcủa công tác tổng kết thực tiễn, Trungương Đảng ngày càng xác định rõ hơnthẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủyđảng các cấp, các ngành trong tổng kếtthực tiễn. Trên cơ sở thẩm quyền đượcphân định, cấp ủy đảng các cấp ra sứckiện toàn các cơ quan tham mưu cónhiệm vụ chuyên trách nòng cốt trongtổng kết thực tiễn, xây dựng kế hoạchtổng kết các nội dung theo chươngtrình làm việc toàn khóa của cấp ủytừng cấp. Tổng kết thực tiễn phục vụcho nghiên cứu lý luận được xác địnhlà trách nhiệm của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,

trong đó các cơ quan tham mưu chiếnlược đóng vai trò chuyên trách nòng cốtlà Hội đồng Lý luận Trung ương, cácban đảng (Tổ chức, Tuyên giáo, Kinhtế, Dân vận, Kiểm tra, Nội chính), cơquan nghiên cứu lý luận và chính trịcủa Đảng (Học viện Chính trị quốcgia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản,Viện Hàn lâm khoa học xã hội ViệtNam...) ngày càng được tăng cườngnguồn lực, định hình phương pháp vàtiến hành tổng kết thực tiễn có nềnnếp. Hoạt động phối hợp giữa Trungương với các địa phương, tổ chức kinhtế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị chiến đấutrong tổng kết thực tiễn diễn rathường xuyên, đa dạng hóa về phươngthức. Đội ngũ cán bộ tổng kết thựctiễn được đào tạo cơ bản hơn, ý thứcngày càng cao hơn trách nhiệm tổngkết thực tiễn gắn với nghiên cứu lýluận, truyền bá và giáo dục lý luận,nhất là phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo,quản lý, điều hành trực tiếp. Phươngpháp tổng kết thực tiễn ngày càngđược bổ sung, hoàn thiện, đặc biệthình thức thí điểm mô hình dần trởnên phổ biến đối với những vấn đềchưa đủ luận cứ khoa học và dữ liệuthực tế cho áp dụng phổ biến. Hoạt

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

79SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 80: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

động tổng kết thực tiễn gắn bó ngàycàng chặt chẽ với công tác nghiên cứulý luận, nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh những kết quả quantrọng đạt được nêu trên, cần phảithẳng thắn thấy rằng, tổng kết thựctiễn phục vụ cho nghiên cứu lý luậnvẫn còn không ít hạn chế. Nhìnchung, hoạt động tổng kết thực tiễnchưa được tiến hành một cách chuyênnghiệp, thiếu đội ngũ chuyên trách đủsố lượng và chất lượng cần thiết phụcvụ cho công tác này. Tổng kết thựctiễn là hoạt động khoa học - thực tiễnđặc thù nhưng còn thiếu phươngpháp luận và khung lý thuyết xác định(khách thể, đối tượng, phạm vi,phương pháp, công cụ, phương tiện,mối quan hệ giữa tổng kết thực tiễnvới nghiên cứu lý luận, giáo dục lýluận, nghiên cứu khoa học, hoạchđịnh đường lối...) làm cơ sở cho cấpủy các cấp chủ động tiến hành. Vìthiếu phương pháp luận và khung lýthuyết thống nhất, những người làmcông tác tổng kết thực tiễn khôngđược bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu,tiến hành tổng kết thực tiễn thiếuchuyên nghiệp. Do đó, khi cần huyđộng lực lượng tham gia một nhiệm

vụ tổng kết thực tiễn nào đó thườngrất thiếu chuyên gia làm nòng cốt, khicó yêu cầu nhiệm vụ thì nhiều nơitiến hành chiếu lệ, hình thức, khôngthu được kết quả tích cực. Thẩmquyền, trách nhiệm của các chủ thể vàlực lượng tham gia tiến hành tổng kếtthực tiễn chưa được phân định rànhmạch. Thông thường, khi đứng trướcyêu cầu nhiệm vụ được giao, các cơquan đều thành lập ban chỉ đạo đủ cơcấu thành phần nhưng thiếu chuyêngia nòng cốt hiểu sâu sắc về lý luận,am tường về thực tiễn, thành thục vềphương pháp.

Rõ ràng, công tác tổng kết thực tiễndù đã được coi trọng nhưng vẫn chưađáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ bổsung, phát triển lý luận. Không ít vấnđề thực tiễn đã mở đường, thậm chíđã tiến hành thí điểm nhiều năm,nhưng công tác tổng kết thực tiễn vẫnchưa có kết luận rõ ràng (nhất thểhóa chức danh lãnh đạo, mô hìnhchính quyền đô thị...). Hoạt độngtổng kết thực tiễn của cấp ủy tạinhiều địa phương nhiều nơi diễn rahình thức, nên sản phẩm tổng kếtthực tiễn chỉ dừng lại ở những báocáo hành chính xơ cứng mà không có

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

80 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 81: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

khả năng tri thức hóa hoặc chứa đựngrất ít tri thức khoa học để chắt lọcphục vụ cho bổ sung, phát triển lýluận. Tình trạng nhiều địa phương“vận dụng” tùy tiện đường lối, chủtrương chung vào điều kiện cụ thểcủa mình không chỉ do non yếu về lýluận, mà có cả nguyên nhân xem nhẹtổng kết thực tiễn để làm rõ nhữngđặc thù địa phương trong quá trìnhchỉ đạo thực hiện. Hoặc tình trạnghọc tập một cách máy móc kinhnghiệm địa phương khác dẫn tới thấtbại cũng là do yếu kém của công táctổng kết thực tiễn, không nắm rõ đặcđiểm địa phương mình để vận dụngphù hợp (như phong trào làm ximăng lò đứng, xây dựng nhà máy míađường, trồng cao su...). Thực trạng đóbao hàm cả bệnh giáo điều lý luận vàbệnh kinh nghiệm chủ nghĩa trongchỉ đạo thực tiễn ở các địa phương.

Nguyên nhân của những hạn chế,yếu kém nêu trên có thể liệt kê rấtnhiều, nhưng tựu trung gồm: (1) Chủnghĩa giáo điều về mặt lý luận tồn tạitrong một thời gian dài như một quántính ăn sâu trong cán bộ, đảng viên đãhạn chế tính chủ động, tích cực trongtổng kết thực tiễn để bổ sung, phát

triển sáng tạo lý luận; tâm lý phổ biếnlà trông chờ cấp trên nói gì thì cấpdưới áo dụng nguyên xi hoặc “vậndụng” một cách tùy tiện theo kinhnghiệm sẵn có của bản thân (2); Chủnghĩa kinh nghiệm là căn bệnh phổbiến dẫn tới coi thường lý luận, thiếuý thức nâng cấp, phát triển tri thứckinh nghiệm thành tri thức lý luậntrong quá trình lãnh đạo, quản lý, điềuhành; (3) Cấp ủy nhiều nơi chưa quantâm đúng mức đầu tư nhân lực, vậtlực và thời gian cho tổng kết thực tiễnphục vụ nghiên cứu lý luận và phụcvụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, nếutiến hành cũng chỉ là chiếu lệ, hìnhthức, thiếu bài bản, công phu, khoahọc; (4) Thiếu lực lực lượng chuyêngia làm nòng cốt cho tổng kết thựctiễn và đào tạo, hướng dẫn, tập huấnphương pháp tổng kết thực tiễn.

Để khắc phục những hạn chế nêutrên, đưa công tác tổng kết thực tiễnngang tầm với đòi hỏi nhiệm vụ côngtác lý luận trong tình hình mới theotinh thần Đại hội XII của Đảng, thờigian tới cần chú ý mấy vấn đề sau đây:

Một là, nâng cao hơn nhận thức củacấp ủy các cấp đối với công tác tổng kếtthực tiễn phục vụ nghiên cứu lý luận

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

81SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 82: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

và hoạt động chỉ đạo, điều hành. Phảilàm cho cấp ủy các cấp và mỗi cán bộlãnh đạo, quản lý nhận thức rõ mặt ưuđiểm và mặt hạn chế của tư duy kinhnghiệm, trên cơ sở đó tìm giải phápphát huy ưu điểm và khắc phục hạnchế. Sinh ra và trưởng thành trong xãhội tiểu nông, nên trong tiềm thứccủa nhiều cán bộ, đảng viên luôn cócăn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa,song để tự sửa chữa căn bệnh này làđiều không đơn giản. Phải bắt đầubằng nâng cao trình độ lý luận chínhtrị, tạo thành thói quen lấy lý luận đểphân tích, đánh giá thực tiễn, lấy thựctiễn để kiểm chứng lý luận. Sở dĩ phảinhấn mạnh điều này, bởi tổng kếtthực tiễn không thể có được đối vớinhững người non kém về lý luận, cóchăng cũng chỉ là phép cộng cơ họccác kinh nghiệm mà thôi, càng khôngthể nói đến bổ sung, phát triển lý luậntừ kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, việctăng cường năng lực tổng kết thựctiễn cho đội ngũ cán bộ không thểtách rời với nâng cao tư duy lý luận,đặc biệt là lý luận cơ bản để cóphương pháp luận và phương phápđúng đắn khi vận dụng vào tổng kếtthực tiễn. Đào tạo lý luận chính trị đối

với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấpkhông chỉ nhằm phát triển tư duy lýluận mà phải bao hàm cả tăng cườngkỹ năng tổng kết thực tiễn. Kỹ năngđó phải biến thành hành trang thườngtrực trong tổ chức chỉ đạo thực tiễn,tạo thói quen rèn luyện óc quan sát,điều tra, phân tích và tổng hợp kinhnghiệm để biến tri thức khoa học,dùng lý luận để xem xét, sử dụng cáctri thức kinh nghiệm phù hợp tronghoạt động thực tiễn.

Hai là, định hình khung lý thuyết vàphương pháp khoa học phục vụ chohoạt động tổng kết thực tiễn. Khung lýthuyết cho tổng kết thực tiễn phải làmrõ khách thể, đối tượng, chủ thể, nộidung, lực lượng tham gia tổng kết thựctiễn; mối quan hệ giữa tổng kết thựctiễn với nghiên cứu lý luận, với nghiêncứu khoa học, với chỉ đạo điều hành;các phương pháp sử dụng tổng kếtthực tiễn,.... Phải định hình được cácphương pháp và kỹ năng tổng kết thựctiễn, giúp cán bộ nắm bắt được thuộctính, bản chất các sự vật, hiện tượng;cách thức sử dụng kinh nghiệm phụcvụ trực tiếp cho chỉ đạo, điều hành;con đường và cách thức tri thức hóacác kinh nghiệm. Khi đã định hình

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

82 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 83: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

được khung lý thuyết và phương phápluận, cần chuyển hóa vào quá trình đàotạo được lồng ghép trong chươngtrình trung cấp, cao cấp lý luận chínhtrị hoặc tổ chức tập huấn chuyển giaocho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýcác cấp. Trang bị khung lý thuyết vàphương pháp tổng kết thực tiễn phảiđi đôi với trang bị phương pháp đánhgiá chính sách, xem xét quá trình vậnđộng từ lý luận thông qua chính sáchđể thâm nhập vào thực tiễn. Chínhsách là hình thức trung gian giữa lýluận và thực tiễn, không ít quan điểm,đường lối, chủ trương đúng đắn củaĐảng khó đi vào cuộc sống hay bị lệchlạc trong “vận dụng” không hẳn do chỉđạo thực hiện, mà do khâu thể chế hóathành chính sách.

Ba là, hoàn thiện các thể chế, cơ chếvà điều kiện hóa cho tổng kết thực tiễnphục vụ nghiên cứu lý luận. Đó là banhành các thể chế xác định rõ tráchnhiệm, thẩm quyền của cấp ủy, cấp ủyviên, của cơ quan chuyên trách làmnòng cốt trong tổng kết thực tiễn ởmỗi cấp, mỗi ngành. Tổng kết thựctiễn phải được xây dựng thành chế độbắt buộc đối với cán bộ, đảng viên; gắnliền với chế độ học tập, nâng cao trình

độ lý luận; gắn với yêu cầu đưa cán bộgần dân, bám sát thực tiễn. Rà soát,đánh giá lại các cơ chế tổng kết thựctiễn hiện có ở các cơ quan chuyêntrách nòng cốt với sự phân tách hoạtđộng hành chính đảng với hoạt độngchuyên môn nghiệp vụ phục vụ tổngkết thực tiễn ở các ban đảng. Các banđảng là những cơ quan tham mưu củaĐảng, có vai trò nòng cốt chuyên tráchtrong tổng kết thực tiễn, nhưng đếnnay còn chưa tách biệt giữa hoạt độnghành chính đảng với hoạt độngnghiên cứu, tham mưu (bao gồm cảnghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,tham mưu đường lối, chủ trương) đòihỏi phải có trình độ chuyên ngành,liên ngành và phương pháp tươngứng. Cơ chế hiện có chưa giúp cán bộtham mưu nâng cao trình độ lý luận,thiếu được trang bị các phương pháp,kỹ năng tổng kết thực tiễn, nên lúngtúng khi triển khai một đề án tổng kếtthực tiễn cụ thể. Cần phải hoàn thiệncác chính sách liên quan, đặc biệt làbảo đảm nguồn lực, điều kiện, môitrường công tác cho các cơ quan, cánbộ ra sức trau dồi đạo đức nghềnghiệp, bồi dưỡng năng lực chuyênmôn, nhờ đó mà làm tròn vai trò

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

83SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 84: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

chuyên trách nòng cốt trong tổng kếtthực tiễn.

Bốn là, đa dạng hóa phương thứctổng kết thực tiễn, gắn tổng kết thựctiễn với nghiên cứu lý luận, nghiên cứukhoa học. Tổng kết thực tiễn khi trởthành chế độ bắt buộc như học tập,nghiên cứu lý luận, thì phương thứctổng kết thực tiễn cần phải đa dạnghóa. Tức là giúp cán bộ rèn luyện ócquan sát, điều tra, phân tích tình hìnhvà tổng kết kinh nghiệm,... ở bất cứhoàn cảnh, tình huống nào nhằm tốiưu hóa khi vận dụng lý luận cũngnhư phát hiện tri thức mới để bổsung, phát triển đường lối, chủtrương của Đảng. Tổng kết thực tiễnlâu nay mới chủ yếu coi trọng phươngthức gián tiếp thông qua thành lậpban chỉ đạo và tổ chức theo hệ thốngdọc. Phương thức này rất cần thiếtnhằm triển khai một đề án, nhiệm vụtổng kết thực tiễn - lý luận cụ thể khilý luận còn có độ trễ trước thực tiễn,đòi hỏi phải được bổ sung bằng chínhdữ liệu của đời sống hay chu trình củamột nghị quyết đủ niên độ thời gian (5năm, 10 năm) phải tổng kết, đánh giá.Ngoài tổng kết theo phương thứcgián tiếp thì còn có tổng kết theo

phương thức trực tiếp, tức người lãnhđạo dành thời gian đi cơ sở để quansát, điều tra, tổng kết các mô hình;nghiên cứu các nhân tố mới, gươngđiển hình tiên tiến (đơn vị anh hùng,cá nhân anh hùng, gương điển hìnhtiên tiến); tổng kết thực tiễn thôngqua tham dự đào tạo lý luận chính trị.Nhờ tham dự trực tiếp mà cán bộtổng kết được thực tiễn một cáchchân thật, sâu sắc, như Hồ Chí Minhđã chỉ dẫn: “Muốn hiểu biết toàn bộmột sự vật, hiểu biết bản chất và quyluật nội bộ của nó, thì phải suy xét kỹlưỡng, gom góp những cảm giácphong phú lại, rồi chọn lọc cái nàothật, cái nào giả, cái nào đúng, cái nàosai, từ ngoài đến trong, để tạo thànhmột hệ thống khái niệm lý luận. Đó làhiểu biết do thực hành mà có và đượccải tạo trong thực hành. Hiểu biết ấysâu sắc hơn, đúng hơn, phản ánh sựvật một cách hoàn toàn hơn”(4). Đểphương thức tổng kết trực tiếp cóhiệu quả đòi hỏi phải định hình chếđộ đi cơ sở của cán bộ lãnh đạo cáccấp; hình thành thói quen quan sát,điều tra, xem xét các tình huốngtrong thực tiễn, đặc biệt là phát hiệncác mâu thuẫn và hướng giải quyết

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

84 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 85: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

mâu thuẫn; xây dựng chế độ tham dựđào tạo lý luận chính trị đối với cánbộ lãnh đạo các cấp. Chế độ đi cơ sởgiúp cán bộ có điều kiện nắm bắtthực tiễn, bổ sung dữ liệu thực tiễncho những nhận thức còn chưa sángrõ, đồng thời kiểm tra lý luận bằngthực tiễn. Các nhân tố mới, gươngđiển hình tiên tiến rất phong phútrong đời sống, gồm cả gương tập thểvà cá nhân, cần phải được phân tíchvà đánh giá thấu đáo để phổ biếnnhân rộng, bổ sung cho tri thức lýluận. Gương tiên tiến là bao hàm cảtư tưởng tiên tiến, phong cách tiêntiến, cách làm tiên tiến. Đào tạo lýluận chính trị là một không gian tốtcho tổng kết thực tiễn trong môitrường học đường(5), đặc biệt đối vớicác lớp có sự tham gia giảng dạy củacán bộ lãnh đạo cao cấp. Cần đổi mớiphương pháp giảng dạy từ truyền thụkiến thức một chiều sang khuyếnkhích tranh luận, phản hồi của ngườihọc, tăng độ tương tác giữa ngườihọc, nhờ đó sẽ thu được khối lượngtri thức thực tiễn nhất định ngay trênmôi trường học đường. Người giảngviên với vốn tri thức lý luận của mìnhsẽ giúp người học có định hướng

đúng trong sử dụng tri thức kinhnghiệm, sửa chữa căn bệnh kinhnghiệm chủ nghĩa khi vận dụng lýluận vào thực tế.

Năm là, tăng cường năng lực tổngkết thực tiễn cho cấp ủy các cấp và xâydựng đội ngũ chuyên gia làm nòng cốttrong tổng kết thực tiễn gắn với nghiêncứu lý luận. Do tổng kết thực tiễntrước hết là trách nhiệm của cấp ủycác cấp, cho nên, mỗi cấp ủy viênphải được tăng cường năng lực tổngkết thực tiễn, định hình ý thức thườngtrực về nhiệm vụ tổng kết thực tiễngắn với nâng cao trình độ lý luận.Cấp ủy viên muốn lãnh đạo tốt thìphải có năng lực tư duy lý luận vànăng lực tổng kết thực tiễn. Hai mặtnày có quan hệ biện chứng với nhau.Có tư duy lý luận thì mới sử dụng trithức kinh nghiệm đúng đắn, phùhợp, sửa chữa bệnh kinh nghiệm chủnghĩa. Sử dụng tri thức kinh nghiệmphù hợp là cách thức để rút ngắnkhoảng cách giữa lý luận với thực tế,để vận dụng lý luận không tùy tiện,thậm chí loại trừ những giải phápkhông phù hợp mà tư duy lý luận xơcứng đề xuất. Tuy nhiên, để công táctổng kết thực tiễn được tiến hành một

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

85SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 86: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

cách chuyên nghiệp, cần phải xâydựng được đội ngũ chuyên gia nòngcốt. Đội ngũ đó thuộc các cơ cấu củahội đồng lý luận, các ban đảng từTrung ương đến địa phương, phải cótrình độ lý luận sâu sắc, am tườngthực tiễn, thành thục về phương phápvà kỹ năng tổng kết thực tiễn. Cần tạođiều kiện để đội ngũ chuyên gia nòngcốt thường xuyên thâm nhập thựctiễn, tổng kết các mô hình, phongtrào, tham gia đào tạo lý luận chínhtrị và định hình ý thức chủ động, tích

cực về tổng kết thực tiễn trong quátrình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Cócơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đángđối với đội ngũ chuyên gia nòng cốtđể họ yên tâm công tác, trau dồi nghềnghiệp, dành tâm huyết cho nghiêncứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Xâydựng hệ thống dữ liệu và trang bị cáccông cụ, phương tiện cần thiết để độingũ cán bộ chuyên trách nòng cốtthuận lợi trong tổng kết thực tiễn gắnvới nghiên cứu lý luận, nghiên cứukhoa học n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

86 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ươngkhóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.134-135.2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòngTrung ương Đảng, 2016, tr.200.3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.201 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.7, tr.127.5 Tại Trung Quốc, nhiều sáng kiến được tổng kết từ chính các lớp đào tạo, bồi dưỡng cánbộ cao cấp, như lập khu chế xuất, khoán trong nông nghiệp... Ở nước ta, trong giai đoạncuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phương án chọn Buôn Ma Thuột điểmhuyệt cho mở màn chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 đến 13-4-1975), tạo ra khả năng độtbiến trong cục diện chiến tranh, được tổng kết từ sáng kiến của một học viên trong mộtlớp bồi dưỡng sĩ quan cao cấp (tiền thân của Học viện Quốc phòng ngày nay).

Page 87: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

1. Một số kết quả đạt đượcTrong quá trình phát triển, từ đặc

điểm của Việt Nam xuất hiện nhiềuvấn đề lý luận cần xử lý, tiếp thu đểphát triển, loại bỏ sự giáo điều, chủquan duy ý chí, đồng thời tiếp nhậnnhững giá trị mới, tinh hoa của nhânloại, đưa đất nước đi lên phù hợp vớiquy luật, xu thế phát triển của xã hộiloài người. Công tác tổng kết thực tiễnvà nghiên cứu lý luận, xử lý các vấn đềlý luận do thực tiễn đặt ra, cung cấpluận cứ khoa học để Đảng ta xây dựng,đưa ra những quyết sách đứng đắn đãđạt được nhiều kết quả, có thể kháiquát ở một số điểm nổi bật sau:

- Nhận thức ngày càng rõ hơn về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta. Bước đầu hìnhthành hệ thống lý luận cơ bản về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam (về bản chất,đặc trưng của chủ nghĩa xã hội; cácđịnh hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩaxã hội; về mô hình kinh tế tổng quáttrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa; xây dựng và phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc; về Chiến lược bảovệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; về pháthuy dân chủ, xây dựng hệ thống chínhtrị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam; xây dựngĐảng...); bổ sung, phát triển Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

87SỐ 53+54 (187+188) - 2018

công tác lãnh đạo, chỉ đạo, XỬ lÝ, tIẾp thu

cÁc VấN ĐỀ lý luậN cỦa ĐẢNG TRưỚc Yêu cẦu MỚI

l PGS. TS. PHẠM VăN LiNHPhó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Page 88: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011)và Hiến pháp năm 2013, các văn kiệnđại hội Đảng theo nhiệm kỳ..

- Giữ vững nguyên tắc, kiên định lấychủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng, kimchỉ nam cho hành động cách mạng củaĐảng, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa củanhân loại. Nhờ đó, công tác lý luận củaĐảng đã đạt được nhiều thành tựuquan trọng, tháo gỡ nhiều vấn đề phứctạp đặt ra của thực tiễn. Nhiều vấn đềlý luận về nền tảng tư tưởng được làmsáng tỏ, khẳng định các nguyên lý cơbản vẫn giữ nguyên giá trị. Đồng thời,bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề mới,những nội dung thực tiễn cuộc sống đãvượt qua. Quá trình đổi mới tư duy lýluận, trước hết là tư duy kinh tế tiếp tụcđược triển khai rộng khắp, từng bướchình thành và phát triển hệ thống quanđiểm đổi mới toàn diện đất nước; đặtquá trình đổi mới đất nước trong xuthế phát triển của thời đại, khẳng địnhthời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độtừ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội trên phạm vi toàn thế giới; chủnghĩa tư bản còn tiềm năng phát triểnnhưng không thay đổi bản chất; xuhướng lớn của giai đoạn hiện nay là

hòa bình, hợp tác và phát triển, bêncạnh xung đột vũ trang, chiến tranhcục bộ, tranh giành tài nguyên, lãnhthổ, sắc tộc, tôn giáo...Theo quy luậttiến hóa của lịch sử, loài người nhấtđịnh sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội1.

-Từng bước xây dựng mô hình côngnghiệp hóa của Việt Nam trong điềukiện thực hiện đường lối đổi mới, pháttriển kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiệnđại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức, bảo vệ tài nguyên và môi trường;phát triển kinh tế đi đôi với phát triểnvăn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội; kết hợp phát triển nhanhvới phát triển bền vững, trong đó, pháttriển bền vững là yêu cầu xuyên suốt.

- Xây dựng nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nướcta, là nền kinh tế vận hành đầy đủ vàđồng bộ theo các quy luật của kinh tếthị trường, đồng thời đảm bảo tínhđịnh hướng xã hội chủ nghĩa có sựquản lý của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo, đó là nền kinh tế thịtrường hiện đại, hội nhập quốc tế, cónhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế. Trong đó kinh tế nhà

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

88 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 89: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tưnhân là một động lực quan trọng củanền kinh tế; các chủ thể thuộc cácthành phần kinh tế bình đẳng, cạnhtranh theo pháp luật. Nhà nước quảnlý nền kinh tế bằng pháp luật, chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch, chính sáchvà lực lượng vật chất để định hướng,điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhànước, thị trường, xã hội...

- Xác định phát triển văn hóa, xâydựng con người vừa là mục tiêu củachiến lược phát triển, xây dựng nềnvăn hóa và con người Việt Nam pháttriển toàn diện, hướng đến chân - thiện- mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,nhân văn, dân chủ và khoa học. Vănhóa thực sự trở thành nền tảng tinhthần vững chắc của xã hội, là sức mạnhnội sinh quan trọng bảo đảm sự pháttriển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vìmục tiêu “dân giầu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”. Xây dựngmôi trường văn hóa lành mạnh phùhợp với bối cảnh phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa..Chủ trương nhất quán trong phát triểncủa Việt Nam là gắn kết chặt chẽ phát

triển kinh tế với thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội, gắn ngay từ đầu,trong từng bước đi và từng chính sáchphát triển.

- Vấn đề quốc phòng, an ninh và đốingoại cũng có nhiều kết quả nghiêncứu lý luận đã được xử lý và tiếp thu,trực tiếp cung cấp luận cứ để đưa raquyết sách trên nhiều vấn đề, trong cácgiai đoạn, từng thời điểm trước sự biếnđổi mau lẹ của tình hình thế giới vàkhu vực hiện nay.

- Xử lý và tiếp thu nhiều vấn đề lýluận về Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, về quản lý xã hội, về dânchủ, trong đó dân chủ được xác địnhvừa là mục tiêu, vừa là động lực củacông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa thực sự của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân, trong đó,quyền lực nhà nước là thống nhất, cósự phân công, phối hợp và kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện ba quyền: lập pháp, hànhpháp và tư pháp. Ðổi mới tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước theohướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, làmcho Nhà nước thực sự là của dân, phụcvụ nhân dân; hoạt động theo nguyên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

89SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 90: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

tắc tập trung dân chủ. Có cơ chế giámsát quyền lực nhà nước....

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bảnchất của chế độ ta. Xây dựng nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyềnlực thực sự thuộc về nhân dân là mộtnhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cáchmạng Việt Nam. Thực hiện quyền làmchủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷcương xã hội, chuyên chính với mọihoạt động xâm phạm lợi ích của Tổquốc và nhân dân. Có cơ chế để nhândân thực hiện quyền làm chủ trên cáclĩnh vực của đời sống xã hội, tham giaquản lý xã hội, khắc phục biểu hiệndân chủ hình thức. Giải quyết tốt mốiquan hệ giữa cơ cấu xã hội, giai cấp vàcông bằng trong phát triển. Bảo đảmviệc Nhà nước chăm lo cho con người,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacon người, tôn trọng và thực hiện cácđiều ước quốc tế về quyền con ngườimà Việt Nam đã ký kết.

- Về hoàn thiện hệ thống chính trịtrước yêu cầu mới cũng đặt ra nhiềuvấn đề lý luận cần phải xử lý, tiếp thu.Hệ thống chính trị của Việt Nam đượccấu thành từ các thành tố có mối quanhệ hữu cơ, được thử thách và tiếp tụchoàn thiện qua các giai đoạn, theo

hướng phát huy sức mạnh đoàn kếttoàn dân tộc, khơi dậy tiềm năng, sứcmạnh của các tầng lớp nhân dân, thựchành dân chủ. Bên cạnh vai trò lãnhđạo của Đảng, quản lý nhà nước tiếptục được đổi mới, Mặt trận Tổ quốc,các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xãhội đang đứng trước yêu cầu đổi mớimạnh mẽ, tinh gọn, hiệu quả, thực sựđại diện cho lợi ích của người dân.

- Những vấn đề lý luận về xây dựngĐảng, về bản chất của Ðảng Cộng sảnViệt Nam trong điều kiện mới; về vaitrò, phương thức lãnh đạo của Ðảngcầm quyền trong điều kiện phát triểnkinh tế thị trường...luôn là những nộidung đặt ra nhiều vấn đề lý luận phảixử lý, bổ sung và phát triển, từ khiĐảng ta ra đời, lãnh đạo và đưa đấtnước phát triển đến ngày hôm nay. Cácvấn đề xây dựng Đảng về tư tưởng,chính trị, tổ chức và xây dựng Đảng vềđạo đức, đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng luôn có tầm quan trọngđặc biệt. Thực tiễn Việt Nam, kinhnghiệm quốc tế luôn khẳng định, việccoi xây dựng Ðảng là nhiệm vụ thenchốt, nhiệm vụ sống còn trong toàn bộsự nghiệp cách mạng, từ đó đặt ra yêucầu Ðảng phải tự đổi mới, tự chỉnh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

90 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 91: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

đốn; tăng cường xây dựng Ðảng trongsạch, vững mạnh cả về chính trị, tưtưởng, tổ chức, nâng cao năng lực cầmquyền của Đảng là hết sức đúng đắn.Ðẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận, nâng cao trình độnhận thức, vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởngHồ Chí Minh; không ngừng hoànthiện đường lối đổi mới của Ðảng;tăng cường công tác tư tưởng, rènluyện phẩm chất đạo đức, đấu tranhchống sự suy thoái, biến chất, thamnhũng, hư hỏng; đổi mới phương thứclãnh đạo và lề lối công tác; gắn bó mậtthiết với nhân dân, dựa vào nhân dânđể xây dựng Ðảng. Ðặc biệt đề phòngnguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa” trong nội bộ..

Những kết quả đạt được nêu trêntrong xử lý, tiếp thu các vấn đề lý luậnđã góp phần:

- Nâng cao nhận thức, phát triển tưduy lý luận của Đảng ta về nền tảng, tưtưởng lý luận của Đảng, tạo tiền đề đểxây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởngchính trị, đạo đức lối sống

- Đảm bảo xây dựng chủ trương,đường lối đúng đắn của Đảng, lãnh

đạo sự nghiệp cách mạng của đất nướcđi lên, củng cố niềm tin của nhân dânvào đường lối đúng đắn của Đảng.

- Bổ sung các giá trị tinh hoa củanhân loại, làm sâu sắc hơn kho tàng lýluận của Đảng,..

- Xử lý các vấn đề đặt ra trong quátrình phát triển của đất nước cả về lýluận và thực tiễn, khuyến khích pháthuy dân chủ, sáng tạo, phản biện chínhsách nhằm làm rõ hơn cơ sở khoa học,thực tiễn, tạo sự đồng thuận cao trongĐảng và xã hội.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, nănglực cầm quyền, đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mớicủa đất nước

- Phê phán các quan điểm sai trái,thù địch; củng cố và nâng cao vị thế, uytín của Đảng ở trong và ngoài nước,nâng cao hình ảnh và uy tín của ViệtNam trên trường quốc tế. 2. Những hạn chế, khuyết điểm tronglãnh đạo, chỉ đạo, xử lý, tiếp thu cácvấn đề lý luận của Đảng trong nhữngnăm qua

(1) Trong lãnh đạo, chỉ đạo công tácnghiên cứu lý luận

Một là, tuy đã đạt được những kếtquả to lớn không thể phủ nhận, song

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

91SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 92: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

thực tế công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận cho thấy còn khôngít cấp ủy chưa quan tâm lãnh đạo, chỉđạo một cách đúng mức, thườngxuyên; kết quả đạt được chưa tươngxứng với vị trí, vai trò, yêu cầu pháttriển của đất nước. Nhận thức về lýluận, tư duy lý luận còn bất cập. Nhiềuvướng mắc trong nghiên cứu, sáng tạo,tự do tư tưởng vẫn chậm được khắcphục, chưa phát huy đầy đủ môitrường dân chủ trong nghiên cứu lýluận. Nghiên cứu lý luận chưa theo kịpvới sự phát triển của thực tiễn, còn“nợ” thực tiễn nhiều vấn đề chưa giảiquyết, tính dự báo không cao. Khôngít vấn đề lý luận chậm sơ kết, tổng kết;kết quả nghiên cứu chậm được ứngdụng, thậm trí lạc hậu, xa rời thực tiễn.

Việc học tập, quán triệt, tuyên truyềnchủ trương, đường lối của Đảng có nơicòn hình thức, thụ động; công tác đấutranh phản bác quan điểm sai trái, thùđịch tiến hành chưa thường xuyên, tínhthuyết phục chưa cao.

Hai là, các cơ quan nghiên cứu lýluận tuy đã có bước phát triển nhấtđịnh, song còn phân tán hoặc trùnglắp, chưa được kiện toàn sắp xếp mộtcách hợp lý; chưa thật sự có cơ quan đủ

mạnh, đủ sức quy tụ các đơn vị nghiêncứu thành một khối thống nhất, cùngphối, kết hợp giải quyết các chươngtrình, nhiệm vụ lớn; việc quy hoạch hệthống các cơ quan nghiên cứu về dàihạn còn nhiều bất cập, chậm đổi mới;chưa thực sự phát huy được tiềm năngsáng tạo trong nghiên cứu lý luận. Chấtlượng dậy và học các môn lý luậnchính trị trong hệ thống các trườngđào tạo của Đảng, đoàn thể, hệ thốnggiáo dục quốc dân còn chậm đổi mớivề nội dung, phương pháp.

Việc chỉ đạo,định hướng nghiên cứulý luận chưa thường xuyên, kịp thời,chưa có chiến lược phát triển dài hạn,về cơ bản là thực hiện theo nhiệm kỳđại hội Đảng; còn thiếu nhiều cơ chế,chính sách riêng phù hợp với tính chấtđặc thù của hoạt động này. Kinh phíđầu tư cho hoạt động nghiên cứu lýluận vừa thiếu, vừa lãng phí, chưa thựcsự có đủ nguồn lực đủ mạnh để giảiquyết những vấn đề lý luận lớn của đấtnước; định hướng hợp tác quốc tế vềcác vấn đề lý luận, thực tiễn của đấtnước còn nhiều hạn chế. Nhìn chung,đội ngũ cán bộ nghiên cứu lý luận hiệnnay thiếu về số lượng, hạn chế vềchuyên môn, nghiệp vụ, quá ít chuyên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

92 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 93: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

gia đầu đàn trên các lĩnh vực; lòngnhiệt tình, sự say mê nghiên cứu bị chiphối bởi nhiều yếu tố. Đội ngũ cán bộnghiên cứu trẻ gặp nhiều khó khăntrong đời sống, chưa thực sự tâmhuyết, chưa thu hút được nhiều cán bộgiỏi tham gia công tác lý luận trongđiều kiện hiện nay.

Ba là, mặc dù việc xây dựng môitrường dân chủ, sáng tạo trong nghiêncứu lý luận đã được quan tâm nhấtđịnh, song chưa được thể chế kịp thời,đồng bộ; nhiều vấn đề được cho là“nhạy cảm”, “ mật” chưa kịp thời làmrõ, định hướng cụ thể, dẫn tới hạn chếsự tham gia nghiên cứu của giới khoahọc, nhưng dễ bị các thế lực thù địch,cơ hội lợi dụng, chống phá. Mặt khác,không ít những kết quả nghiên cứu lýluận mới chậm được khai thác và ứngdụng trong thực tiễn, gây lãng phínguồn lực trí tuệ của xã hội.

(2) Trong xử lý, tiếp thu kết quảnghiên cứu lý luận

Một là, công tác xử lý, tiếp thu các lýluận còn trong tình trạng lạc hậu trênmột số mặt, chưa đáp ứng được nhữngđòi hỏi của thực tiễn đang vận độngnhanh chóng, phong phú và phức tạp;không ít vấn đề đã rõ nhưng chậm

được cập nhật, tiếp thu đầy đủ, một sốvấn đề mới chưa được tổng kết, làm rõ.

Hai là, công tác nghiệm thu, thẩmđịnh, đánh giá chất lượng các chươngtrình, đề tài tuy đã bước đầu đổi mới,đặc biệt từ khi có Nghị quyết 20, khóaXI về phát triển và ứng dụng khoa học,công nghệ trọng điều kiện phát triểnkinh tế thị trường và hội nhập quốc tế,tuy nhiên trong nhiều trường hợp,đánh giá chưa thực sự khách quan,khoa học. Việc xã hội hóa các kết quảnghiên cứu sau nghiệm thu còn hạnchế, tính công khai, minh bạch trongđánh giá về giá trị ứng dụng, tác động,ảnh hưởng đến đời sống xã hội chưađược quan tâm đúng mức. Chưa xâydựng được cơ sở dữ liệu chung về kếtquả nghiên cứu lý luận phục vụ côngtác lãnh đạo, quản lý và công tácnghiên cứu, ứng dụng.

Ba là, mối quan hệ gắn bó mật thiếtgiữa nhà lý luận và đội ngũ cán bộ lãnhđạo, chỉ đạo thực tiễn, giữa công tácnghiên cứu lý luận và công tác giảngdạy, đào tạo lý luận còn hạn chế.3. Một số giải pháp nâng cao chấtlượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo,xử lý, tiếp thu các vấn đề lý luậncủa Đảng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

93SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 94: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Công cuộc đổi mới và phát triển củađất nước càng đi vào chiều sâu, càngđặt ra nhiều vấn đề cần phải chỉ đạo,định hướng, xử lý và tiếp thu các vấnđề lý luận. Tình hình thế giới và trongnước biến đổi không ngừng, sự bất ổn,xung đột vũ trang, cạnh tranh giữa cácnước trong quá trình phát triển, cáchmạng khoa học, công nghệ, đặc biệt làcách mạng công nghiệp 4.0 đang tácđộng sâu sắc tới các quốc gia. Để ổnđịnh và phát triển, Việt Nam sẽ cónhiều thời cơ, thách thức trước yêu cầumới, đòi hỏi công tác chỉ đạo, xử lý tiếpthu các vấn đề lý luận phải có nhiềugiải pháp phù hợp.

(1) Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác lý luận.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của các cấp ủy đảng, chínhquyền đối với công tác nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễn, sớm ban hànhcác văn bản chỉ đạo về các vấn đề, như:hoàn thiện môi trường dân chủ, sángtạo trong nghiên cứu lý luận; tổ chứcdiễn đàn trao đổi, đối thoại về các vấnđề lý luận có ý kiến khác với chủtrương, đường lối của Đảng; địnhhướng nghiên cứu các vấn đề tư tưởng,lý luận lớn của Đảng cần tập trung giải

quyết ngoài Nghị quyết 37 của BộChính trị khóa XI đã đề cập...

(2) Tiếp tục kiện toàn các cơ quanlý luận

Hoàn thiện các quy định về hoạtđộng nghiên cứu, xử lý, tiếp thu kết quảnghiên cứu nhằm đưa công tác này đivào nề nếp, phát huy đầy đủ tự do sángtạo trong quá trình tìm tòi, khám pháchân lý; mở rộng hợp tác quốc tế.

Kiện toàn các cơ quan nghiên cứu,các cơ sở đào tạo, phân định rõ chứcnăng và nhiệm vụ, có sự phân công vàphối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo,nghiên cứu trong hệ thống Đảng,đoàn thể và hệ thống các trường đạihọc, viện nghiên cứu nhà nước vềcông tác lý luận.

Phát huy vai trò của Hội đồng lýluận Trung ương trong tư vấn, nghiêncứu và là đầu mối trong tập hợp lựclượng. Củng cố, tăng cường và pháttriển nhanh một số ngành khoa họcquan trọng. Xây dựng cơ sở dữ liệu liênthông kết quả nghiên cứu giữa các cơquan khoa học. Có giải thưởng hàngnăm cho các công trình khoa học xãhội và lý luận thật sự có giá trị cao.

(3) Mở rộng và tăng cường hợp tácquốc tế trong công tác lý luận

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

94 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 95: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Đa dạng hóa các hình thức và nângcao hiệu quả hợp tác quốc tế, lấy cáctrường đại học, viện nghiên cứu làmtrung tâm trong hợp tác quốc tế. Nângcao chất lượng, hiệu quả trao đổi lýluận giữa Đảng ta với các đảng cộngsản, đảng cầm quyền về những vấn đềlý luận, thực tiễn Việt Nam quan tâm.

Coi trọng công tác thông tin khoahọc về những thành tựu của các nướctrên thế giới, đặc biệt các nước cónhững điểm tương đồng về ý thức hệ;những quốc gia có mô hình hay, kinhnghiệm giải quyết các vấn đề lý luận,thực tiễn mà Việt Nam quan tâmtrong quá trình hội nhập và pháttriển đất nước.

(4) Đổi mới nội dung và phươngpháp đấu tranh tư tưởng, lý luận trongđiều kiện mới.

Xác định rõ những mục tiêu trựctiếp, cụ thể trong từng giai đoạn cầnđấu tranh. Khẳng định và bảo vệ mộtcách khoa học vững chắc, có sức thuyếtphục những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng.Quán triệt tinh thần đối thoại khoahọc, dân chủ, bình đẳng, tôn trọng sựthật và chân lý khách quan, không áp

đặt, quy chụp đối với những người cóquan điểm khác, tạo sự thống nhấtnhận thức và hành động. Phê phán,vạch trần những âm mưu, thủ đoạn,làm rõ bản chất phản khoa học củanhững luận điệu sai trái, chống đối, thùđịch và phản động.

Đa dạng hóa các hình thức vàphương thức đấu tranh, giữ vững quanđiểm và nguyên tắc, mềm dẻo linh hoạttrong phương pháp, công khai minhbạch, dân chủ, đối thoại, gây dựng dưluận xã hội lành mạnh để đồng thuận,nhất trí trong xây và chống.

Phát huy vai trò và trách nhiệm củabáo chí, của các phương tiện truyềnthông đại chúng, các diễn đàn khoahọc trong tuyên truyền kết quả nghiêncứu, những định hướng lớn cần quantâm, những kết quả tiếp thu, xử lý cácvấn đề lý luận và đấu tranh chống cácquan điểm sai trái, thù địch. Tạo điềukiện để các kết quả nghiên cứu mớiđược công bố rộng rãi, tạo sự thốngnhất nhận thức, vì sự phát triển tốt đẹpcủa dân tộc, sự ổn định bền vững củachế độ, vì cuộc sống của nhân dân. Cóhình thức định hướng dư luận phùhợp, quản lý hiệu quả mạng xã hội vềcác nội dung liên quan đến tư tưởng,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

95SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 96: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

lý luận, đạo đức lối sống .(5) Xây dựng và phát triển đội ngũ

cán bộ lý luậnQuan tâm đúng mức để xây dựng và

phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là cácchuyên gia đầu ngành có trình độ caogóp phần giải quyết những vấn đề dothực tiễn đất nước và thời đại đặt ra;đổi mới, nâng cao trình độ, phươngpháp nghiên cứu, nhất là khả năng dựbáo. Có chính sách và biện pháp thíchhợp nhằm phát huy trí tuệ, sự lao độngsáng tạo của những cán bộ có trình độchuyên môn cao, bản lĩnh chính trịvững vàng.

Đổi mới căn bản công tác đào tạocán bộ lý luận, từ quy hoạch, chươngtrình, nội dung, phương pháp đến quychế tuyển chọn, tiêu chuẩn đánh giáchất lượng, ưu tiên những ngành lýluận mũi nhọn. Nâng cao trình độ,phương pháp luận duy vật biệnchứng, chất lượng nghiên cứu khoa

học, chất lượng giảng dậy lý luậnchính trị trong các cơ sở đào tạo. Hiệnđại hóa các phương pháp tiếp cận...

(6) Tăng ngân sách đầu tư cho cáchoạt động lý luận

Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí từngân sách, ưu tiên cho nhiệm vụtrọng tâm, trọng điểm; có cơ chế hợplý thu hút nguồn lực xã hội, hợp tácquốc tế nhằm bảo đảm từng bướchiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụcông tác nghiên cứu.

Hiện đại hóa hệ thống thông tin vàbảo đảm cung cấp thông tin cũng nhưtạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiêncứu lý luận, tổng kết thực tiễn... Cóchính sách khuyến khích, đãi ngộthích đáng, bảo đảm đời sống vật chấtvà tinh thần của các nhà khoa học,tăng cường tiềm lực cho hoạt độngnghiên cứu lý luận; hiện đại hóa hệthống các viện, học viện, cơ quannghiên cứu lý luận... n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

96 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

1 Xem “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,phát triển năm 2011)”.

Page 97: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

1. NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU (1) Đường lối phát triển lĩnh vực văn

hóa, xã hội và con người trong Cươnglĩnh năm 1991 của Đảng đánh dấu mộtbước đổi mới quan trọng trong nhậnthức lý luận. Cương lĩnh xác định xâydựng “nền văn hóa tiến tiến, đậm đàbản sắc dân tộc” là một đặc trưng củasự phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa ở nước ta. Cương lĩnh chỉ ranhiệm vụ quan trọng: “Tiến hành cáchmạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tưtưởng và văn hóa làm cho thế giớiquan Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đứcHồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trongđời sống tinh thần xã hội. Kế thừa vàphát huy những truyền thống văn hóa

tốt đẹp của tất cả các dân tộc trongnước, tiếp thu những tinh hoa văn hóanhân loại, xây dựng một xã hội dânchủ, văn minh vì lợi ích chân chính vàphẩm giá con người, với trình độ trithức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngàycàng cao. Chống tư tưởng, văn hóaphản tiến bộ, trái với những truyềnthống tốt đẹp của dân tộc và những giátrị cao quý của loài người, trái vớiphương hướng đi lên chủ nghĩa xãhội”1. Đó là sự kế thừa và phát triểnđường lối văn hóa “dân tộc, khoa học,đại chúng” được xác định trong Đềcương văn hóa năm 1943 của Đảng,trong giai đoạn mới. Với đường lối vănhóa này, các chính sách xã hội hướng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

97SỐ 53+54 (187+188) - 2018

NHậN THức lý luậN VỀ VĂN HÓa, XÃ HỘI, cON NGưỜI:

thỰc trạng và những vấn đỀ đẶt ral PGS.TS TrầN QuốC ToảN

Page 98: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

đặt con người là nhân tố quan trọngcủa sự phát triển, phát huy, đảm bảotoàn diện các yếu tố vật chất và tinhthần cho con người trong tất cả cácmối quan hệ xã hội.

(2) Đại hội lần thứ VIII của Đảng,nhận thức về văn hóa đã có một bướcchuyển biến quan trọng. Văn hóa đượcxác định là “nền tảng tinh thần của xãhội, vừa là mục tiêu, vừa là động lựcphát triển kinh tế - xã hội”2. Đây là mộtcách tiếp cận mới đối với văn hóa, cáchnhìn nhận mới về bản chất, vị trí và vaitrò văn hóa trong đời sống xã hội. Vănhóa không đơn thuần là sản phẩmđược tạo ra một cách phụ thuộc, bịđộng, mà trở thành môi trường pháttriển của con người, môi trường vậnđộng và phát triển của đời sống kinhtế - xã hội. Khẳng định, văn hóa là “nềntảng tinh thần”, “là động lực phát triểnkinh tế - xã hội” đã thể hiện mối quanhệ biện chứng giữa phát triển văn hóavới phát triến con người và phát triểntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Và điều này lại đặt ra những đổi mớivề các chính sách phát triển văn hóa,xã hội và con người.

(3) Hội nghị lần thứ năm Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa VIII “về

xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”đã nêu lên những nhận thức mới về pháttriển văn hóa, xã hội, con người, bằng sựkhẳng định: “Văn hóa Việt Nam làthành quả hàng nghìn năm lao độngsáng tạo, đấu tranh kiên cường dựngnước và giữ nước của cộng đồng các dântộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếpthu tinh hoa của nhiều nền văn minhthế giới để không ngừng hoàn thiệnmình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúcnên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh ViệtNam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang củadân tộc”.  Như vậy, văn hóa là nền tảngtinh thần, đồng thời là nền tảng xã hộicủa sự phát triển mọi mặt của đời sốngxã hội, trong việc hình thành con người,tạo dựng những giá trị của dân tộc.

Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIIIxác định 10 nhiệm vụ xây dựng vănhóa, con người, trong đó có hai nhiệmvụ lần đầu tiên được nêu đậm nét, là:Xây dựng con người và xây dựng môitrường văn hóa xã hội. Các yêu cầu xâydựng con người Việt Nam được xácđịnh với 5 nội dung: Yêu nước, tựcường dân tộc; ý thức tập thể, đoàn kết;lối sống lành mạnh, trung thực, nhânnghĩa, tôn trọng phép nước; lao động

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

98 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 99: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

chăm chỉ, sáng tạo; cầu thị, ham hiểubiết. Vấn đề xây dựng môi trường vănhóa được đặt ra tương xứng với vai trò,tầm quan trọng của nó. Đây là kết quảcủa việc tổng kết thực tiễn phát triểnvăn hóa, gắn với sự phát triển của tấtcả các lĩnh vực đời sống xã hội, đánhgiá nguyên nhân của những hiệntượng tích cực và tiêu cực xã hội. Yêucầu xây dựng môi trường văn hóa đượcđặt ra tương đối toàn diện, bao gồmmôi trường gia đình, cộng đồng, làngbản, khu dân cư, nhà trường và môitrường xã hội nói chung.

(4) Cương lĩnh năm 2011 của Đảngtrên cơ sở bổ sung, phát triển nhữngthành tựu trong nhận thức lý luận vềvăn hóa, xã hội và con người, đã khẳngđịnh quan điểm: “Xây dựng nền vănhóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,phát triển toàn diện, thống nhất trongđa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thầnnhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm chovăn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâuvào toàn bộ đời sống xã hội, trở thànhsức mạnh nội sinh quan trọng của pháttriển. Kế thừa và phát huy nhữngtruyền thống văn hóa tốt đẹp của cộngđồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thunhững tinh hoa văn hóa nhân loại, xây

dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vìlợi ích chân chính và phẩm giá conngười, với trình độ tri thức, đạo đức,thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao”.Việc xác định văn hóa trở thành sứcmạnh nội sinh của sự phát triển làbước phát triển mới nhận thức lý luậnvề văn hóa, xã hội và con người. Lầnđầu tiên, văn hóa được nhìn nhận vớivai trò, vị trí quan trọng đặc biệt là yếutố bên trong quyết định sự phát triểncủa xã hội. Nhận thức mới về vai trò,vị trí của văn hóa trong đời sống xã hộigắn liền với những nhận thức mới vềphát triển con người, khi Cương lĩnhkhẳng định “Con người là trung tâmcủa chiến lược phát triển”, tiếp cận vấnđề con người theo hướng gắn kết hàihòa giữa cái riêng với cái chung, giữacon người cá nhân với con người xãhội, con người công dân. Cương lĩnhxác định phương hướng xây dựng conngười là: “Tôn trọng và bảo vệ quyềncon người, gắn quyền con người vớiquyền và lợi ích của dân tộc, đất nướcvà quyền làm chủ của nhân dân”. Đấycũng là sự thể hiện thấm nhuần quanđiểm cơ bản của Hồ Chí Minh về conngười, về nhân dân: “nước lấy dân làmgốc”, và “gốc có vững, cây mới bền, xây

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

99SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 100: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Nhậnthức ấy cũng rất gần gũi với quan điểmcủa UNDP trong Báo cáo phát triểncon người, năm 1990, trong đó nhấnmạnh: “Phát triển con người là mụcđích của sự phát triển”, vì “tài sản củamỗi quốc gia là con người của quốc giađó”. Vần đề quyền con người, quyềncông dân được chế định rất đậm néttrong Hiến pháp 2013 của nước ta.

(5) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW)“về xây dựng và phát triển văn hóa, conngười Việt Nam đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững đất nước” đã tiếp tụckhẳng định và cụ thế hóa những luậnđiểm cơ bản trong nhận thức lý luận vềvăn hóa, xã hội và con người củaCương lĩnh 2011: “Xây dựng nền vănhóa và con người Việt Nam phát triểntoàn diện, hướng đến chân - thiện -mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,nhân văn, dân chủ và khoa học. Vănhóa thực sự trở thành nền tảng tinhthần vững chắc của xã hội, là sức mạnhnội sinh quan trọng bảo đảm sự pháttriển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổquốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh”. Văn

hóa được nhìn nhận trong mối quanhệ gắn kết hữu cơ với con người,không tách rời mục tiêu phát triển conngười. Từ nhận thức ấy, Nghị quyếtnhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữaphát triển văn hóa và phát triển conngười, trong đó, “Phát triển văn hóa vìsự hoàn thiện nhân cách con người vàxây dựng con người để phát triển vănhóa”, đồng thời yêu cầu: “Văn hóa phảiđược đặt ngang hàng với kinh tế, chínhtrị, xã hội”.

Nghị quyết Trung ương 9 đã nhấnmạnh : “Trong xây dựng văn hóa, trọngtâm là chăm lo xây dựng con người cónhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặctính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩatình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sángtạo”. Thực chất, đây là sự tiếp nối và cậpnhật hóa luận điểm quan trọng của HồChí Minh về xây dựng con người mới,“muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thìphải có con người xã hội chủ nghĩa”.Với việc khẳng định những đặc tính cơbản của con người Việt Nam cầnhướng tới trong giai đoạn mới, chothấy cách tiếp cận vấn đề phát triểncon người một cách toàn diện, khôngchỉ cần xây dựng những đặc trưng hiệnđại mà còn phải phát huy được những

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

100 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 101: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

giá trị truyền thống tốt đẹp, đáp ứngyêu cầu cuộc sống hiện nay.

Lần đầu tiên, Nghị quyết trung ương9 khóa XI đặt ra yêu cầu “xây dựng vănhóa trong chính trị và trong kinh tế”.Nội dung xây dựng văn hóa trongchính trị được xác định là văn hóatrong Đảng, trong các cơ quan nhànước, các đoàn thể nhân dân, trong đó,quan tâm chủ yếu đến phẩm chất đạođức công vụ, trách nhiệm chính trị - xãhội, tinh thần tận tuỵ công tác, phục vụnhân dân và ý thức kỷ luật, kỷ cươngtrong lao động. Nội dung xây dựng vănhóa trong kinh tế dựa trên cơ sở lấy“con người thực sự là trung tâm trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội”,xây dựng môi trường sản xuất kinhdoanh lành mạnh, cạnh tranh bìnhđẳng, hiệu quả, minh bạch, giữ chữ tín,tôn trọng pháp luật...

(6) Đại hội lần thứ XII của Đảng đãtổng kết 30 năm thực hiện công cuộcđổi mới, đề ra đường lối xây dựng đấtnước trong thời kỳ mới với bướcchuyển giai đoạn quan trọng. Tronglĩnh vực văn hóa, xã hội và con người,nhận thức lý luận của Đảng đã chothấy rõ hơn mối quan hệ biện chứnggiữa kinh tế, xã hội, văn hóa và con

người trong sự phát triển; trong đó,con người vừa là động lực quyết định,vừa là mục tiêu trung tâm của sự pháttriển. Đại hội XII của Đảng nhấnmạnh “Xây dựng con người Việt Namphát triển toàn diện phải trở thànhmục tiêu của chiến lược phát triển”. Đểthực hiện mục tiêu ấy, Đại hội đã chỉrõ nhiêm vụ quan trọng là phải “Đúckết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệgiá trị chuẩn mực của con người ViệtNam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế”. Đồng thời,tiếp tục xây dựng môi trường văn hóalành mạnh, xây dựng nền công nghiệpvăn hóa hiệu quả, xây dựng văn hóatrong chính trị và văn hóa trong kinh tếphù hợp với yêu cầu, điều kiện của thểchế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

(7) Về phát triển xã hội và quản lýphát triển xã hội, Đảng ta cũng đã cónhững đổi mới quan trọng về tư duy lýluận. Từ nhận thức các lĩnh vực xã hộithuộc phạm trù phúc lợi xã hội, đượcnhà nước bao cấp rất cao trong thể chếkế hoạch hóa tập trung quan liêu baocấp; đã từng bước đổi mới tư duy vềgiải quyết và phát triển các vấn đề xãhội trong thể chế kinh tế thị trường xã

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

101SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 102: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thểhiện tập trung ở các quan điểm: Gắnkết các mục tiêu kinh tế với các mụctiêu phát triển con người và các mụctiêu xã hội; gắn kết tăng trưởng kinh tếvới “thực hiện tiến bộ và công bằng xãhội trong từng bước và từng chính sáchphát triển”; Chính sách xã hội đượcthực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế,gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩavụ, giữa cống hiến và hưởng thụ; Cácvấn đề chính sách xã hội đều giải quyếttheo tinh thần xã hội hóa, đẩy mạnh xãhội hóa, thực hiện cơ chế tự chủ đối vớicác đơn vị sự nghiệp công, gắn với tăngcường vai trò chủ đạo của nhà nước.Tư duy lý luận đó được cụ thể hóabằng các cơ chế, chính sách giải quyếtvà phát triển các vấn đề xã hội trongthời kỳ đổi mới; vừa góp phần tạo độnglực cho sự phát triển bền vững, vừahướng tới giá trị công bằng và tiến bộxã hội, lành mạnh hóa xã hội; pháttriển toàn diện các lĩnh vực xã hội hàihòa hơn với phát triển kinh tế.

Đại hội lần thứ XII của Đảng lầnđầu tiên đặt ra vấn đề quản lý phát triểnxã hội. Thực chất của vấn đề quản lýphát triển xã hội là điều chỉnh mốiquan hệ hợp lý giữa nhà nước, thị

trường và xã hội, giữa quyền, nghĩa vụ,trách nhiệm và lợi ích của các chủ thểtrong quá trình phát triển, đảm bảocông bằng và bình đẳng cho mọi thànhviên, đảm bảo cho sự phát triển hàihòa, năng động và bền vững của xã hội,trong đó coi sự phát triển toàn diện củacon người là trung tâm.

Như vậy, sự đổi mới nhận thức lýluận của Đảng ta về văn hóa, xã hội vàcon người trong quá trình đổi mớingày càng gắn bó chặt chẽ, hữu cơ vớithực tế vận động và phát triển mọi mặtcủa đời sống xã hội trên cơ sở nghiêncứu tổng kết thực tiễn với quan điểmnhìn thẳng vào sự thật, không né tránhnhững vấn đề phức tạp đặt ra trongquá trình phát triển của đất nước; khắcphục những hạn chế về phương phápluận, tiếp cận với những nhận thứcchung, giá trị chung tiến bộ của nhânloại. Vấn đề phát triển văn hóa, xã hộivà con người ngày càng được nhìnnhận sâu hơn về bản chất trong điềukiện phát triển kinh tế thị trường vàhội nhập quốc tế; trong mối quan hệbiện chứng giữa cơ sở hạ tầng vớithượng tầng kiến trúc, giữa con ngườivới hoàn cảnh sống và các điều kiện xãhội - lịch sử...

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

102 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 103: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RATừ thực trạng phát triển văn hóa, xã

hội, con người, từ tình hình nghiêncứu và nhận thức lý luận về những vấnđề này, cũng như từ những yêu cầumới đặt ra đối với sự phát triển đấtnước trong thời gian tới, xin nêu mộtsố vấn đề đang đặt ra trong công tácnghiên cứu lý luận về lĩnh vực văn hóa,xã hội, con người như sau.

(1) Cần nhận thức đầy đủ, sâu sắcnhững cơ hội và thách thức đặt ra đốivới quá trình phát triển con người - vănhóa - xã hội trong giai đoạn mới. Cầnthấy rõ rằng, công cuộc đổi mới, nằmsâu bên trong là quá trình đấu tranh -xây dựng - xác lập - phát triển các giátrị con người - giá trị văn hóa - giá trịxã hội mới, thể hiện cả trong nhậnthức, quan điểm, xây dựng thể chế,thiết chế và trong đời sống thực tiễn.

Quá trình đấu tranh này thể hiệntrên toàn xã hội, trong mọi lĩnh vực vàở mọi cấp độ; được thể hiện trong tấtcả các chủ thể trong xã hội : hệ thốngchính trị, Đảng, Nhà nước, các đoànthể, các tổ chức, đơn vị xã hội, các giađình và mỗi con người. Quá trình đấutranh, chuyển hóa, phát triển các giá trịkhông phải là quá trình một chiều,

không thể đảo ngược được; quá trìnhnày chịu sự tác động của tất cả các yếutố khách quan và chủ quan; mang cảtính tự giác và tự phát, tự nguyện vàcưỡng chế. Vấn đề đặt ra là, trong quátrình chuyển đổi thể chế phát triển, đểcho quá trình xây dựng - xác lập - pháttriển các giá trị tích cực trở thành dòngchủ đạo - động lực nội sinh chi phối sựphát triển của xã hội, hạn chế đượcmột cách hiệu quả sự phát triển, sự tácđộng và lan tỏa của các giá trị tiêu cực,không còn phù hợp, thì trước hết đòihỏi Đảng và Nhà nước phải tự mìnhvượt lên trước, nhận thức rõ nhữngnhững yêu cầu khách quan của sự pháttriển đất nước trong giai đoạn bướcngoặt, nhận thức rõ các xu thế pháttriền của thời đại và hội nhập quốc tế,để từ đó có nhận thức đúng và xây dựngđược hệ giá trị phát triển của chínhĐảng và Nhà nước thể hiện rõ bản chấttiền phong, “là đạo đức, là văn minh, làthống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no”(như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói), đạibiểu trung thành cho lợi ích của dân tộc- của đất nước, xây dựng được Nhànước pháp quyền “kiến tạo phát triển”thực sự của dân, do dân, vì dân. Đó làcơ sở quan trọng để định hình, định

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

103SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 104: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

hướng các giá trị phát triển của đấtnước, xây dựng đồng bộ ba trụ cột pháttriển văn hóa (xây dựng đời sống, giátrị sống - lối sống văn hóa; sáng tạo vănhóa; xây dựng các thể chế - thiết chếvăn hóa) để làm nền tảng cho sự hìnhthành, tồn tại và phát triển các giá trịcon người - giá trị văn hóa - giá trị xãhội tích cực, tốt đẹp.

(2) Từ xác định văn hóa với vai trò là“nền tảng tinh thần của xã hội, động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”,“sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảocho sự phát triển bền vững”, đặt ra sựcần thiết tiếp tục nghiên cứu sâu làm rõnội dung - giá trị văn hóa mang tínhbản chất bên trong của tất cả các quátrình phát triển kinh tế - xã hội, của mỗichủ thể trong xã hội;làm rõ điều kiện vàquá trình hình thành, phát triển vàkhẳng định những giá trị đó trong cuộcsống; làm rõ cơ chế và hệ quả tác độngqua lại giữa văn hóa với các mặt kháccủa đời sống xã hội, nhất là trong điềukiện thể chế kinh tế thị trường, xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,hội nhập quốc tế. Bởi vì, văn hóa chỉ trởthành “nền tảng tinh thần của xã hội,động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội”, “sức mạnh nội sinh quan trọng

đảm bảo cho sự phát triển bền vững”khi những giá trị văn hóa - giá trị conngười trở thành yếu tố bên trong mangtính bản chất của các quá trình pháttriển xã hội, của mỗi chủ thể, thiết chếtrong xã hội. Hơn nữa những giá trịvăn hóa, giá trị con người và giá trị xãhội luôn có sự đấu tranh, vận động vàphát triển trong sự thay đổi điều kiệnkinh tế - xã hội. Ngay cả một số giá trịtruyền thống tích cực cũng phải có sựthay đổi thích ứng với điều kiện mới.

Nhất là trong bối cảnh hiện nay, sựphát triển của xã hội hiện đại vớinhững tác động mạnh mẽ của kinh tếthị trường, của cách mạng khoa học -công nghệ, của công nghệ thông tin -truyền thông - Internet, và quá trìnhtoàn cầu hóa cũng đang tác độngmạnh mẽ vào đời sống xã hội, làm thayđổi lối sống của con người Việt Nam.Để xây dựng được nền văn hóa ViệtNam là sức mạnh nội sinh của sự pháttriển bền vững đất nước, cần phải làmrõ những vấn đề trên, đồng thời thựchiện sáng tạo những chỉ dẫn của HồChí Minh về “Năm điểm lớn xây dựngnền văn hóa dân tộc” là : (1) Xây dựngtâm lý: tinh thần độc lập tự cường; (2)Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

104 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 105: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

làm lợi cho quần chúng; (3) Xây dựngxã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đếnphúc lợi của nhân dân trong xã hội; (4)Xây dựng chính trị: dân quyền; (5) Xâydựng kinh tế”3. Nói cách khác, cầnnghiên cứu để xác định rõ nội dung, cơchế để làm cho văn hóa trở thành nhântố bên trong mang tính bản chất của sựphát triển xã hội, của mỗi chủ thể.

(3) Từ tổng kết thực tế 30 năm đổimới, chúng ta đã nhìn nhận rõ hơn vềtầm quan trọng của môi trường văn hóađối với sự phát triển con người và pháttriển kinh tế, xã hội nói chung. Tuynhiên, nhận thức về môi trường vănhóa, cơ chế, chính sách về xây dựngmôi trường văn hóa còn nhiều bất cập.Môi trường văn hóa - xã hội trên thựctế chậm được cải thiện, không nhữngthế có mặt bị xuống cấp nghiêm trọng,kể cả trong môi trường gia đình, môitrường nhà trường, môi trường hệthống chính trị, môi trường xã hội.Tình trạng tham nhũng, quan liêu, lạmdụng quyền lực, vô cảm, mất dân chủvẫn còn nghiên trọng, niềm tin củanhân dân vào Đảng, vào chế độ cóphần giảm đi; hiện tượng phạm tội vàmột số tệ nạn, tiêu cực xã hội có chiềuhướng tăng lên. Việc tiếp tục nghiên

cứu cơ sở lý luận, làm rõ nguyên nhândẫn đến những bất cập về môi trườngvăn hóa - xã hội, đề ra được những chủtrương, cơ chế, chính sách và giải phápcó hiệu quả để xây dựng môi trườngvăn hóa - xã hội lành mạnh, tích cực làmột nhiệm vụ quan trọng, vừa cấpbách vừa thường xuyên.

(4) Vấn đề nghiên cứu và xây dựngvăn hóa trong chính trị và văn hóa trongkinh tế đã được đặt ra trong các vănkiện gần đây của Đảng, nhưng cả vềnhận thức lý luận và thực tiễn đang cònnhững “khoảng trống” cần được làm rõ.Văn hóa trong chính trị và văn hóatrong kinh tế là hai lĩnh vực văn hóagiữ vai trò trụ cột của đời sống xã hội,có ý nghĩa chi phối toàn bộ các lĩnhvực khác của đời sống văn hóa, tácđộng trực tiếp đến sự phát triển mọimặt của đất nước với tính cách là “sứcmạnh nội sinh”. Văn hóa trong chính trịvề bản chất là văn hóa chế định quyềnlực, sử dụng quyền lực và kiểm soátquyền lực; là việc chế định và thực thinguyên lý “tất cả quyền lực thuộc vềnhân dân”, đảm bảo quyền con người,quyền làm chủ của nhân dân, nguyêntắc “thượng tôn pháp luật” trong hoạtđộng của nhà nước và tất cả các chủ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

105SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 106: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

thể trong xã hội. Đó là văn hóa về sựlãnh đạo - cầm quyền của đảng đối vớinhà nước và xã hội thể hiện được tính“tiền phong - là đạo đức - là văn minh”để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Văn hóa trong chính trị thể hiện côđọng ở các giá trị phát triển, mục tiêuphát triển về thể chế chính trị - xã hộivà con người mà Đảng và nhà nước đặtra trong các giai đoạn phát triển, ở việcĐảng và nhà nước tự thể hiện ra cácgiá trị đó như thể nào, đã lãnh đạo vàquản lý thế nào để hiện thực hóa cácgiá trị đó trong cuộc sống. Điều nàynói lên tầm quan trọng đặc biệt củaviệc xây dựng và hiện thực hóa các giátrị văn hóa tiên tiến trong hệ thốngchính trị. Văn hóa trong kinh tế về bảnchất là văn hóa định hướng sự pháttriển kinh tế vào các mục tiêu pháttriển con người và những giá trị xã hội;xây dựng thể chế và môi trường sảnxuất - kinh doanh cạnh tranh lànhmạnh, minh bạch, hiệu quả; tôn trọnggiá trị đạo đức, nhân văn và chữ tíntrong sản xuất kinh doanh; hình thànhcác giá trị liên kết, hợp tác để thực hiệnsự phát triển bền vững tổng hợp giữakinh tễ, xã hội và môi trường, trong đó

mỗi chủ thể kinh tế phải trở thành mộtthiết chế văn hóa; là cách tiếp cận pháttriển bao trùm để không ai bị tụt lạiphía sau.

Giữa văn hóa trong chính trị và vănhóa trong kinh tế luôn có mối quan hệmật thiết mang tính bản chất và chếđịnh lẫn nhau. Nhận thức rõ bản chấtvà xác định đúng hệ giá trị văn hóatrong chính trị và trong kinh tế, để xâydựng được thể chế, thiết chế, cơ chế,chính sách phát triển phù hợp, hiệuquả là một nhiệm vụ rất quan trọng.

(5) Vấn đề nghiên cứu, xây dựng vàhiện thực hóa hệ giá trị chuẩn mực củacon người Việt Nam trong giai đoạnmới. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệtquan trọng. Con người không chỉ làtrung tâm của chiến lược phát triển, làmục tiêu hướng tới của việc xây dựngnền văn hóa, mà con người phải trởthành chủ thể văn hóa trung tâm, làđộng lực quyết định nhất của sự pháttriển xã hội, sự phát triển của mỗi cánhân. Hệ giá trị con người là nhân lõinền tảng của hệ giá trị văn hóa - hệ giátrị xã hội của một đất nước. Hệ giá trịcon người không chỉ mang các đặctrưng, các giá trị chung của xã hội, màcòn hàm chứa các giá trị cá nhân, lợi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

106 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 107: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

ích cá nhân chính đáng của con người.Việc nghiên cứu, xây dựng và hiệnthực hóa hệ giá trị chuẩn mực của conngười Việt Nam hiện đại cần được đặttrong mối quan hệ tổng hợp, toàn diệncủa các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xãhội, môi trường, trong mối quan hệgiữa cá nhân - tập thể - xã hội. Hệ giátrị con người đó một mặt phải thể hiệnđược những yêu cầu cao của sự pháttriển đất nước trong giai đoạn mới,đồng thời kề thừa và phát huy sáng tạocác giá trị truyền thống của dân tộc.Cần nhận thức sâu sắc rằng hệ giá trịcon người hiện đại không thể hìnhthành và trở thành chủ đạo trong đờisống bằng mong muốn chủ quan,bằng các giải pháp duy ý chí, chỉ bằngtuyên truyền giáo dục (dù rất quantrọng), mà phải gắn liền với quá trìnhxây dựng và hoàn thiện các thể chế -thiết chế chính trị, kinh tế và xã hộicon người hoạt động trong đó. Đó làsự tác động hai chiều, quy định lẫnnhau. Quá trình hình thành và hiệnthực hóa hệ giá trị con người ViệtNam hiện đại vừa mang tính tự giác,tự nguyện vừa mang tính “cưỡng bức”.Do đó, muốn tích cực hóa các giá trịcon người, nhân tố con người, phải

tích cực hóa tất cả các yếu tố có vai tròchi phối hay quy định đối với quátrình phát triển.

Việc xây dựng và hiện thực hóa hệgiá trị chuẩn mực của con người ViệtNam, để nhân tố con người - vănhóa trở thành trở thành động lực nộisinh quan trọng nhất cho sự pháttriển nhanh và bền vững đất nước làmột nhiệm vụ trung tâm trong giaiđoạn mới.

(6) Nghiên cứu, tiếp thu có hiệu quảnhững tinh hoa văn hóa - những giá trịtiến bộ chung của nhân loại, kết hợp hàihòa - hữu cơ với các giá trị văn hóa củadân tộc để trở thành sức mạnh nội sinhtổng hợp phát triển đất nước là yêu cầutất yếu, khách quan và cấp thiết, nhấtlà trong điều kiện chúng ta đang hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơntrên tất cả các lĩnh vực. Việc hìnhthành các giá trị chung về sự phát triểncủa nhân loại, của khu vực, của quanhệ giữa các nước, là nền tảng của sựhợp tác, liên kết giữa các nước trênnguyên tắc bình đẳng, tin cậy và cùngcó lợi. Nhưng quá trình hội nhập quốctế cũng là quá trình đấu tranh để gìngiữ và phát triển giá trị và bản sắc vănhóa tích cực dân tộc, chống lại những

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

107SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 108: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

giá trị văn hóa ngoại lai tiêu cực. Vấnđề đặt ra là các giá trị văn hóa quốc tế(cả tích cực và tiêu cực) đang hàngngày, hàng giờ, hàng phút tràn vào môitrường xã hội nước ta qua rất nhiềucon đường khác nhau, vô hình và hữuhình, hợp pháp và phi pháp, nhất làqua các mạng xã hội, mạng Internet,các phương tiên truyền thông... Do đó,việc nghiên cứu các giá trị văn hóa thếgiới cùng xu thế vận động và pháttriển, nhất là của các nước mà ViệtNam có quan hệ hợp tác sâu rộng; làmrõ bản chất và cơ chế tương tác - pháttriển các giá trị con người - giá trị vănhóa - giá trị xã hội trong quá trình hộinhập quốc tế, để trên cơ sở đó xâydựng được các thể chế, thiết chế, cơchế, chính sách và giải pháp hội nhậpquốc tế có hiệu quả, cho phép chúngta chủ động tiếp thu được các giá trịvăn hóa của nhân loại, biến nó thànhnội lực phát triển của mình, là mộtnhiệm vụ quan trọng. Mặt khác,truyền bá những giá trị văn hóa tốtđẹp của dân tộc, tăng cường “sứcmạnh mềm” quốc gia, tạo môi trườngvà điều kiện cho việc hợp tác pháttriển có hiệu quả các lĩnh vực khác làmột đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

(7) Vấn đề phát triển xã hội và quảnlý phát triển xã hội ngày càng trở nêncấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phảiđược nghiên cứu sâu sắc hơn, đồng bộhơn cả về lý luận và thực tiễn trongbình diện quốc gia cũng như trên bìnhdiện quan hệ quốc tế. Thực tiễn pháttriển của đất nước trong bối cảnh mới:Xây dựng nhà nước pháp quyền và xãhội công dân, tuân thủ nguyên tắc“thượng tôn pháp quyền” gắn liền vớiđề cao phát huy quyền làm chủ củanhân dân, với nâng cao tính tự chủ -tự quản của các tổ chức xã hội, vớithực hiện tốt quyền con người, quyềncông dân, với nâng cao trách nhiệm xãhội của mỗi cá nhân và của mọi tổchức trong xã hội. Đẩy mạnh pháttriển kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế trong bối cảnh có rất nhiều cơhội lớn, đồng thời cũng đang đứngtrước rất nhiều thách thức không nhỏvề cả chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,con người, an ninh và môi trường.Xuất hiện nhiều hiện tượng mới, xuhướng phát triển mới trong tất cả cáclĩnh vực, tác động sâu sắc đến sự pháttriển xã hội (cả tích cực và tiêu cực).Những điều đó đặt ra phải nghiên cứuvà xây dựng đồng bộ thể chế quản lý

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

108 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 109: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

phát triển xã hội trong điều kiện mới,trong đó kết hợp hài hòa, hữu cơ, hiệuquả giữa vai trò - trách nhiệm - nghĩavụ của nhà nước với vai trò - tráchnhiệm - quyền lợi - tính tự chủ, tựquản, gắn kết cộng đồng của các tổchức, các thiết chế trong xã hội, với vaitrò - trách nhiệm - nghĩa vụ - lợi íchcủa mỗi cá nhân, hướng vào mục tiêuxây dựng mỗi cộng đồng xã hội, tổchức xã hội theo những giá trị nhân ái- nhân văn - chia sẻ - năng động - sángtạo - liên kết để tạo động lực nội sinhcho sự phát triển bền vững cả về kinhtế, chính trị, xã hội, văn hóa và môitrường sinh thái, đồng thời có sức đềkháng cao đối với những tác động tiêucực trong xã hội .

Đổi mới và phát triển nhận thức lýluận về văn hóa, xã hội và con người là

một quá trình, gắn liền với sự vận độngvà phát triển mọi mặt của thực tiễn xãhội. Trong những giai đoạn phát triểnmang tính bước ngoặt và đột phá nhưnước ta hiện nay, nhân tố con ngườivừa đóng vai trò chủ thể vừa đóng vaitrò động lực then chốt cho sự pháttriển nhanh - bền vững đất nước. Đểnhân tố con người thực hiện được sứmạng trọng đại đó, đòi hỏi Đảng vàNhà nước phải thể hiện được vai tròtiền phong, xây dựng được đồng bộ cácthể chế, thiết chế, cơ chế, chính sáchgắn kết hữu cơ giữa các giá trị lợi ích,giá trị pháp lý và giá trị đạo đức để thúcđẩy quá trình hình thành, phát triển vàhiện thực hóa các giá trị con người -giá trị văn hóa - giá trị xã hội tiên tiến,trở thành sức mạnh nội sinh cho sựphát triển đất nước - của cả dân tộc n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

109SỐ 53+54 (187+188) - 2018

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, năm 1991.2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chínhtrị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.29.3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3,tr.458.

Page 110: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Ngay trong quá trình chuẩn bịthành lập Đảng, lãnh tụNguyễn Ái Quốc đã triển

khai công tác huấn luyện lý luận chođội ngũ cán bộ cách mạng. Tiếp đó,trong suốt các thời kỳ cách mạng,Đảng ta luôn luôn chú trọng nhiệm vụđào tạo, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ,đảng viên.

Nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiêncứu, giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lýluận chính trị nói chung (sau đây xinđược nói tắt là cán bộ lý luận) đượcTrung ương Đảng và Chính phủ giaocho một số học viện, trường đại học,viện chuyên ngành, trong đó Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh làtrung tâm quốc gia có vai trò, vị tríhàng đầu, chỉ đạo nội dung các chươngtrình và phương pháp đào tạo.

Qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụquan trọng này, có thể khẳng địnhnhững kết quả, thành tựu sau đây:

Một là, Trung ương Đảng, trước hếtlà Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chínhphủ thường xuyên quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo sâu sát công tác đào tạo cán bộlý luận, đã ban hành nhiều nghị quyết,nghị định, chế độ, chính sách về côngtác tư tưởng, lý luận tạo điều kiệnthuận lợi cho triển khai nhiệm vụ đàotạo cán bộ lý luận trong tình hình mới.

Hai là, đã đào tạo được một đội ngũcán bộ lý luận đông đảo thuộc tất cảcác chuyên ngành: triết học duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, kinh tếchính trị học, chủ nghĩa cộng sản khoahọc; tư tưởng Hồ Chí Minh; lịch sửĐảng; xây dựng Đảng Cộng sản ViệtNam; chính trị học và một số bộ mônkhác nghiên cứu chuyên sâu về đường

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

110 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

ĐÀO TẠO cÁN BỘ lý luậN:thỰc trạng và gIẢI pháp

l PGS. TS NGuyễN ViếT THảoPhó Giám đốc

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 111: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

lối, chủ trương, chiến lược của Đảng.Đội ngũ cán bộ lý luận này có cơ cấuđộ tuổi, ngành nghề, lĩnh vực côngtác... rất phong phú, trong đó có nhiềungười trực tiếp làm công tác nghiêncứu, giảng dạy lý luận; một số ngườikhác làm việc trong các cơ quan thammưu, lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhànước, các đoàn thể chính trị - xã hội,các doanh nghiệp lớn...

Ba là, chất lượng đào tạo cán bộ lýluận được nâng cao, thể hiện qua khảnăng đáp ứng nhiệm vụ công tác của

đội ngũ cán bộ lý luận. Trước đòi hỏinóng bỏng khắc phục khủng hoảngkinh tế - xã hội, bảo vệ và đổi mới chủnghĩa xã hội trong bối cảnh đầy khókhăn, thử thách của những năm 80, 90của thế kỷ XX, tư duy lý luận Việt Namđã có bước đột phá, tiếp đó khôngngừng vận động, bám sát đặc điểm củađất nước và các xu thế chủ lưu trên thếgiới, tự chủ và kịp thời cung cấp luậnchứng khoa học và thực tiễn cho Đảng,Nhà nước hoạch định đường lối, chủtrương, chiến lược phát triển kinh tế, xã

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

111SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị Tổng kết, đánh giá kếtquả triển khai các lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp, tại Hà Nội, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị, ngày 15/9/2017 (Ảnh: HCMA)

Page 112: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đốingoại... Nếu so sánh với các năm thángtrước kia, khi đội ngũ cán bộ lý luận củanước nhà còn nhỏ bé về số lượng vàthiếu hụt về trình độ học thuật, rõ rànglà đến nay chúng ta có bước trưởngthành rất lớn, sẵn sàng đảm bảo nềntảng tư tưởng của Đảng cũng như kimchỉ nam cho sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, các cơ sở đào tạo cán bộ lýluận có nhiều cố gắng đảm bảo đồngthời tính khoa học và tính Đảng; chấtlượng học thuật và yêu cầu chính trịtrong nội dung, chương trình và trongtoàn bộ quá trình đào tạo. Nhờ vậy,quy mô đào tạo cán bộ lý luận đãkhông ngừng được mở rộng; nhiềuvấn đề lý luận và thực tiễn mới, phứctạp của đất nước đã được nghiên cứu,tổng kết và đưa vào nội dung giảng dạy,nghiên cứu; tuyệt đại đa số đội ngũ cánbộ lý luận của nước nhà là nhữngchiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, lý luận,bảo vệ mục tiêu, lý tưởng, cương lĩnh,đường lối của Đảng, bảo vệ vai trò lãnhđạo duy nhất của Đảng đối với toàn xãhội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Năm là, đã hình thành một hệ thốngcơ sở đào tạo hùng hậu, bao gồm Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhtrong đó có 5 học viện trực thuộc; cáchọc viện Chính trị của Bộ Quốc phòng,Bộ Công an; Học viện Khoa học xã hộithuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam; các trường khoa học xã hội- nhân văn thuộc các đại học quốc gia,Đại học Sư phạm Hà Nội và một số đạihọc khác... Hằng năm đào tạo hàngnghìn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cácchuyên ngành lý luận chính trị. Cũngphải kể thêm đội ngũ cán bộ cácchuyên ngành khoa học chính trị, chủyếu là thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo từ cáctrường đại học trên thế giới, phần đônglà từ các nước tư bản phát triển.

Với những kết quả, thành tựu nhưvậy trong những năm qua, Đảng vàđất nước có một đội ngũ cán bộ lýluận đông đảo, thuộc mọi chuyênngành, lĩnh vực; được đào tạo, rènluyện cả về chuyên môn, học thuật vàchính trị, tư tưởng; được cống hiến,trưởng thành thông qua các hoạtđộng lý luận và thực tiễn, có đóng gópxứng đáng vào quá trình đổi mới tưduy lý luận của Đảng, kiên trì và vậndụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin trong bối cảnh mới, gópphần vào những thành tựu to lớn, có

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

112 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 113: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

ý nghĩa lịch sử của nước nhà sau hơn30 năm đổi mới.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo cánbộ lý luận vẫn đang còn nhiều hạn chế,yếu kém và khó khăn:

Một là, chất lượng đào tạo cán bộ lýluận chưa đáp ứng được nhu cầu và đỏihỏi vừa cấp bách, nóng bỏng vừa cơbản, lâu dài của công cuộc đổi mới, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Hệ quả là,phần lớn nhiệm vụ lý luận đều được cơbản hoàn thành nhưng chất lượnghoàn thành không cao; hơn nữa, khôngít nhiệm vụ lý luận bị “nợ, đọng”, chậmđược triển khai, chậm được giải quyết.Đại hội XII của Đảng đã thẳng thắnvạch rõ: “Công tác tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưalàm rõ được một số vấn đề đặt ra trongquá trình đổi mới để định hướng trongthực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học chohoạch định đường lối của Đảng, chínhsách và pháp luật của Nhà nước. Lýluận về chủ nghĩa xã hội và con đườngđi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấnđề cần phải qua tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận để tiếp tục làm rõ”.

Nguyên nhân gây ra hạn chế, yếukém này trước hết là do nội dung cácchương trình đào tạo lý luận chưa phù

hợp; do đội ngũ giảng viên ở các họcviện, nhà trường chưa thật sự vừa“hồng” vừa “chuyên” trong sự nghiệp“trồng người” của Đảng và cho Đảng.Ngoài ra, cần phải kể đến các nguyênnhân quan trọng khác, đó là: đầu vàocủa đội ngũ sinh viên đại học cácchuyên ngành lý luận hiện nay rất thấpso với các chuyên ngành khác; động cơđi học của nhiều học viên cao học vànghiên cứu sinh các chuyên ngành lýluận là rất đáng lo ngại; chế độ, chínhsách cho đội ngũ cán bộ lý luận cònnhiều bất hợp lý...

Hai là, đang tồn tại tình trạng vừathừa vừa thiếu cán bộ lý luận, do cơ cấucác chuyên ngành đào tạo không hợp lý.Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ:“Hệ thống, chương trình đào tạo, bồidưỡng lý luận chính trị còn nhiều bấthợp lý. Phương pháp giảng dạy, học tậplý luận chính trị còn lạc hậu”. Một sốchuyên ngành gần gũi với lý luận như:nhà nước và pháp luật, quản lý kinh tế,chính sách công... thường xuyên quá tảivề số lượng sinh viên, học viên; trongkhi đó, một số chuyên ngành “chínhhiệu” lý luận có tầm quan trọng đặc biệtđối với sự nghiệp cách mạng như: triếthọc, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

113SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 114: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

chính trị học, lịch sử và lý luận phongtrào cộng sản, công nhân quốc tế...nhiều năm không tuyển sinh được họcviên. Có các nguyên nhân khác nhaugây ra nghịch lý này, nhưng nổi lên trênhết là do chúng ta chưa có chính sáchcụ thể cần thiết đối với công tác đào tạocác môn lý luận đặc thù này.

Ba là, tình trạng vừa không coi trọnggiáo dục kinh điển Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, vừa không thật sựbám sát kết quả tổng kết thực tiễn, vừachậm trễ, phiến diện và thụ động tiếpthu tri thức lý luận bên ngoài, nếukhông được khắc phục kịp thời, sẽ tạora nguy cơ không thể xem thường đốivới công tác đào tạo cán bộ lý luận củachúng ta. Đọc trực tiếp các tác phẩmkinh điển, nếu trước kia các thế hệ chaanh thực hiện đầy hào hứng, thì nay chỉcòn là thao tác của thiểu số trong số họcviên các chuyên ngành lý luận. Các họcthuyết lý luận trên thế giới đương đạivề sự phát triển, nhìn chung, được giớihọc thuật nước ta tiếp cận rất muộn, ítkhi trực tiếp, nên thường là không hệthống và thiếu tinh thần chọn lọc, phêphán. Nguyên nhân hàng đầu là do độingũ cán bộ lý luận không đủ trình độngoại ngữ, không có quan hệ với nhiều

thiết chế học thuật nổi tiếng và các nhàkhoa học đầu ngành trên thế giới.

Bốn là, hệ thống các cơ sở đào tạo lýluận của Đảng, Nhà nước hiện nay, tuykhá phong phú, đa dạng nhưng chưachuyên sâu, còn chồng chéo nhau vềnhiệm vụ, chuyên ngành đào tạo nênchưa phát huy được thế mạnh của từngcơ sở, thay vào đó là tình trạng cạnhtranh với nhau ngày càng thiếu lànhmạnh. Đây chính là một trong nhữngnguyên nhân làm cho không ít nhàtrường xem nhẹ chất lượng đào tạosinh viên, học viên, cán bộ lý luận; chạytheo quy mô, số lượng vì công ăn việclàm, vì cải thiện thu nhập v.v... Sảnphẩm do các cơ sở đào tạo ra hằng nămlà những đội ngũ cử nhân, thạc sĩ, tiếnsĩ ná ná giống nhau về chuyên ngành,về cái mạnh và cái yếu. Càng ngày càngcó nhiều tiến sĩ lý luận không làm côngtác lý luận; phó giáo sư, giáo sư lý luậnkhông thực giảng dạy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lầnhuấn thị, cán bộ là “gốc” của mọi côngviệc. Hiểu theo nghĩa đó, cán bộ lý luậnlà nhân tố “gốc” đối với sự nghiệp tưtưởng, lý luận của Đảng. Để nhân tố“gốc” trở nên vững mạnh, cần nhiềugiải pháp nâng cao chất lượng đào tạo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

114 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 115: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

cán bộ lý luận. Xin được đề xuất mộtsố giải pháp sau đây:

Một là, rà soát, chỉnh sửa, đổi mớinội dung và ban hành các chươngtrình đào tạo lý luận để thực hiệnthống nhất trong các trường đại học,học viện của đất nước, chấm dứt tìnhtrạng từng trường, thậm chí từngkhoa đào tạo lý luận theo chươngtrình riêng của mình. Trước mắt, nêntập trung vào các chuyên ngành triếthọc duy vật biện chứng và duy vật lịchsử, kinh tế chính trị học, chủ nghĩacộng sản khoa học; tư tưởng Hồ ChíMinh; lịch sử Đảng; xây dựng ĐảngCộng sản Việt Nam. Thống nhất vàchuẩn mực về nội dung chương trìnhđào tạo lý luận là tiền đề hàng đầu chosự thống nhất về nhận thức lý luận,thống nhất về tư tưởng trong Đảng vàtoàn xã hội. Và đây cũng là yếu tố hữuích phòng ngừa, khắc phục các biểuhiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Hai là, sắp xếp lại, cơ cấu lại hệthống các cơ sở đào tạo lý luận trongphạm vi cả nước theo hướng phâncông, phân ngành tùy theo chức năng,nhiệm vụ và lợi thế của từng đơn vị.Khắc phục tình trạng nhiều học viện,nhiều trường đại học cùng thực hiện

đào tạo các chuyên ngành lý luận nhưnhau. Có định hướng riêng cho một sốchuyên ngành đặc thù, mặc dù khônghấp dẫn đối với xã hội nhưng khôngthể thiếu đối với công tác tư tưởng,công tác lý luận của Đảng.

Ba là, xác lập chế độ đào tạo riêng,đào tạo lại, đào tạo thường xuyên, bồidưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũcán bộ lý luận, nhất là những ngườitrực tiếp giảng dạy, nghiên cứu lý luận.Học tập kinh nghiệm quý báu trướckia, Đảng và Nhà nước cần chỉ đạo xâydựng Đề án đào tạo cán bộ lý luận,trong đó có đào tạo giảng viên lý luậntrước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tri thứclý luận trong thời đại ngày nay đượcbổ sung, đổi mới rất mau lẹ và thườngxuyên, buộc đội ngũ cán bộ lý luậnphải được tiếp thu kịp thời, đầy đủ.Theo hướng này, đào tạo về ngoại ngữ,về kỹ năng sử dụng các công nghệ hiệnđại... trở nên thật sự cấp bách với sốđông cán bộ lý luận hiện nay.

Lãnh tụ V.I.Lênin đã khẳng định, chỉđảng cách mạng nào được trang bị lýluận tiền phong thì mới có điều kiệnlàm tròn sứ mệnh tiền phong. Nhiệmvụ rất đỗi hệ trọng này luôn luôn cầntrí tuệ và trách nhiệm của toàn Đảng n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

115SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 116: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

1. Chủ động nghiên cứu, tổng kết đểtìm hướng phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh không cónhững cơ quan nghiên cứu lý luận lớnnhư Hà Nội, song thực tiễn ở Thànhphố lại luôn sôi động, nhu cầu “khámphá và cải tạo” xã hội đặt ra khá bứcthiết. Để giải quyết những vấn để củathực tiễn cuộc sống, tìm luận cứ khoahọc phục vụ hoạch định chủ trương,chính sách, xây dựng các chươngtrình, dự án phát triển kinh tế - xã hội,Thành ủy TP.Hồ Chí Minh từ rất sớmđã có những giải pháp tổ chức nghiêncứu những vấn đề của cuộc sống, dầndần hình thành các cơ quan nghiêncứu những vấn đề liên quan đến lýluận chính trị. Có thể do gốc nguồnhình thành trí tuệ, bản lĩnh của cácthế hệ lãnh đạo của Sài Gòn - TP.HồChí Minh là từ quá trình lăn lộn trongcuộc sống, nắm bắt, tổng kết thực

tiễn, từ đó nắm vững và vận dụngđúng quy luật khách quan của lịch sử,của thời đại; không ham thích lý luậntheo sách vở, không sính lý luận,không “đóng đinh”, tự khép vào bất cứmột lý luận nào; tôn trọng khoa học,lý luận nhưng lý luận phải được tổngkết từ thực tiễn, có tính thiết thực chocuộc sống, xã hội, cho lợi ích nhândân, thực tiễn là thước đo kiểmnghiệm chính xác và khắt khe nhất,nên ngay từ đêm trước đổi mới, songsong với việc tiến hành khảo sát, hoạtđộng của các xí nghiệp, nhà máy,Thành ủy TP.Hồ Chí Minh đã thànhlập Văn phòng công tác nghiên cứukinh tế trực thuộc Thành ủy, tập hợptrí thức từ các nguồn. Trên cơ sởnghiên cứu của Văn phòng về tư duykinh tế, ngân hàng - tài chính, đầu tưnước ngoài, khu chế xuất, ngoạithương và quan hệ quốc tế, Thành ủy

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

116 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

NHỮNG VấN ĐỀ lý luậN TỪ THực TIễNthành phố hỒ chí MInh

l PGS. TS PHaN XuâN BiêNỦy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

Page 117: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

đã có những chủ trương hình thànhcác tổ chức kinh tế mới, tìm cơ chếmới để vận hành và quản lý sản xuấtkinh doanh.

Những chủ trương ấy được đưa rathí điểm, rồi tiến hành tổng kết, lại đẩymạnh thực thi, tạo nên những đột phá,những căn cứ thực tiễn quan trọng,góp phần hình thành tư duy và đườnglối đổi mới sau này.

Trên cơ sở đó việc nghiên cứu khoahọc xã hội nói chung, nghiên cứu lýluận chính trị nói riêng, đã được đẩymạnh hơn khi Thành ủy quyết địnhthành lập Ban Khoa học xã hội, rồiViện Kinh tế, Trung tâm Khoa học xãhội và nhân văn, Hội đồng Khoa họcxã hội Thành phố, sau đó được sắp xếplại thành Viện Nghiên cứu phát triểnThành phố Hồ Chí Minh. Tuy tên gọicó khác nhau qua các thời kỳ và nhiệmvụ cũng khá phong phú, nhưng chứcnăng chủ yếu của các cơ quan trên đây,nay là Viện Nghiên cứu phát triển lànghiên cứu để cung cấp luận cứ khoahọc cho việc xây dựng các chủ trương,chính sách phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng hệ thống chính trị củaThành phố trong bối cảnh chung củacả nước.

2. Một số kết quả nghiên cứu mớigóp phần phục vụ cho sự phát triểnThành phố

(1) Vai trò, vị trí của TP.Hồ Chí Minhtrong sự phát triển khu vực và cả nước.

TP.Hồ Chí Minh dù có vai trò vị tríquan trọng, là trung tâm nhiều mặt,đóng góp cho cả nước khá lớn, songTP.Hồ Chí Minh không thể đơnphương trên đường phát triển. Từ kinhnghiệm lịch sử đến nhu cầu hiện tạiđều cho thấy Thành phố luôn gắn chặtvới sự phát triển chung của vùng và cảnước. Vì vậy, trong quá trình kiến tạocon đường phát triển Thành phố, đãquy hoạch “vùng đô thị TP.Hồ ChíMinh”, “vùng kinh tế trọng điểm phíaNam” với hạt nhân là TP.Hồ Chí Minhcùng các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - VũngTàu, Bình Dương, Tây Ninh, BìnhPhước, Long An, Tiền Giang. Chính vìvậy, nghiên cứu lý luận ở TP.Hồ ChíMinh tập trung không ít cho vấn đềphát triển vùng, nổi bật là:

- TP.Hồ Chí Minh - cực tăng trưởngcủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(KTTĐPN).

Các lý thuyết về cực tăng trưởng kháđa dạng bao hàm nhiều nhân tố, songphổ biến được thể hiện qua mức đóng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

117SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 118: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

góp GDP, nguồn ngân sách; là trungtâm thị trường lao động; là khu vựcthương mại bán lẻ chủ yếu; có quy môxuất khẩu lớn; đầu mối giao thôngthuận lợi; có chính sách phát triển, đầutư nhiều triển vọng... Theo đó, so sánhcác địa phương trong vùng KTTĐPN,TP.Hồ Chí Minh có lợi thế hơn cả.Thực tế, kinh tế TP.Hồ Chí Minh vừađóng vai trò hạt nhân, vừa vai trò đầutàu, đóng góp vào tốc độ tăng trưởngcủa vùng: năm 2001 chỉ mới 46,85%,đến 2009 đã đóng góp đến 60,72%(1).Qua thời gian, các tỉnh như BìnhDương, Bà Rịa - Vũng Tàu có sự pháttriển nhanh, song đến nay GDP củaTP.Hồ Chí Minh luôn ở mức cao hơn50% tổng GDP các tỉnh trong vùngKTTĐPN. Tỷ trọng GDP của TP.HồChí Minh đóng góp cho cả nước tronggiai đoạn 2010-2014 lần lượt là: 21,47%- 22,28% - 23,11% - 23,96% - 24,77%(2).TP.Hồ Chí Minh cũng là địa phươngthu ngân sách lớn nhất của khu vực vàcả nước, đạt bình quân 30% mỗi nămcủa cả nước. Với sự vượt trội về tạo rasản phẩm quốc nội và thu ngân sáchquốc gia, chứng tỏ TP.Hồ Chí Minh lànơi có mức độ liên kết cao với nềnkinh tế quốc gia, khả năng một địa

phương nào trong khu vực thay thếđược vai trò của TP.Hồ Chí Minh là rấtkhó xảy ra. TP.Hồ Chí Minh còn làtrung tâm thị trường lao động của cảvùng, nhất là về lĩnh vực thương mại -dịch vụ và công nghiệp - xây dựng cónhiều doanh nghiệp lớn, thu hút nhiềulao động và đào tạo nguồn nhân lựcdồi dào. TP.Hồ Chí Minh là thị trườngtiêu thụ hàng hóa lớn nhất vùng vớikim ngạch xuất - nhập khẩu luôn đứngở hàng đầu. TP.Hồ Chí Minh dù “nổitiếng” về kẹt xe, song vẫn sở hữu cáckết cấu hạ tầng giao thông vượt trội vớihệ thống cụm cảng, sân bay, đường sắt,đường biển, đầu mối giao thông nốiliền với mọi miền đất nước và quốc tế...Rõ ràng TP.Hồ Chí Minh hội đủ cácđiều kiện để trở thành cực tăng trưởngcủa vùng KTTĐPN. Song, trên thực tế,TP.Hồ Chí Minh chưa phát huy đượcvị trí, vai trò, tiềm năng vốn có củamình nên hạn chế sự phát triển củavùng và cả nước. TP.Hồ Chí Minhmuốn phát huy được vai trò của mình,ngoài nội lực cũng cần có những hỗ trợcần thiết của sức mạnh ngoại sinh đểtạo nên sức mạnh tổng hợp. Cácnghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ ngânsách nhận lại của TP.Hồ Chí Minh chỉ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

118 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 119: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

bình quân 28,5% tổng thu ngân sáchThành phố và ngày càng có xu hướnggiảm. Điều đó làm cho Thành phố mấtkhả năng dẫn đầu khi thiếu nguồn lựctài chính để phát triển các nhân tố bảođảm cho việc thực hiện cực tăngtrưởng như kết cấu hạ tầng, phát triểnđô thị, nhất là giao thông nối kết cácvùng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,việc thành lập vùng KTTĐ là do chủtrương của Chính phủ chứ chưa thựcsự là yêu cầu cấp bách và thiết yếu cầnthiết phải hợp tác cùng nhau pháttriển, nên sự phối hợp, liên kết khôngchủ động mà bị động, vậy nên vùng chỉlà sự gộp các tỉnh, chứ chưa phải liênkết, liên thông thành một thể chếthống nhất biện chứng. Do đó, cácchương trình phối hợp còn mang tínhcục bộ, chưa có điều kiện phát huyhiệu quả lợi thế so sánh ở từng địaphương; có lúc cạnh tranh không lànhmạnh, cạnh tranh lấn át hợp tác trongđầu tư, trong phát triển kết cấu hạ tầng.Từ đó dẫn đến việc đầu tư dàn trải,chồng chéo, mạnh tỉnh nào tỉnh ấylàm, nên trên thực tế đầu tư cho vùngkhông tăng mà chỉ luẩn quẩn từ địaphương này sang địa phương khác,làm mất ưu thế phát triển của vùng.

Thiếu phối hợp, thiếu sự thống nhấtnên chưa phát huy lợi thế của vùngnhư một không gian kinh tế thốngnhất. Thành phố Hồ Chí Minh dù cólợi thế song thiếu cơ chế liên kết nênThành phố cũng không phát huy đượcvai trò hay ảnh hưởng đến các tỉnhtrong vùng.

- Tìm cơ chế liên kết vùng.Từ thực tế hiện nay, các nghiên cứu

đã đề xuất một số giải pháp để pháttriển vùng KTTĐPN, trong đó có cựctăng trưởng TP.HCM. Trước hết cầnphải nêu lên được lợi ích kinh tế củaviệc liên kết vùng để cùng nhau pháttriển. Cơ chế liên kết, phối hợp phảinhịp nhàng, qui định rõ nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm, tránh cạnhtranh không lành mạnh và tư duynhiệm kỳ. Trước đây theo đề nghị củaTP.HCM, Chính phủ đã thành lậpBan chỉ đạo, Hội đồng vùng Kinh tếtrọng điểm giai đoạn 2015-2020(Quyết định 2059/QĐ-TTg ngày24/11/2015), nhưng cơ chế hoạt độngcòn hết sức lúng túng. Cần phảichuyển đổi mô hình tổ chức lãnh thổtừ quản trị địa phương sang kết hợpgiữa quản trị địa phương và quản trịvùng. Quản trị cấp vùng cần bảo đảm

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

119SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 120: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

theo qui hoạch chung của Chính phủ,sự điều phối của cơ cấu hội đồng vùng,không để các tỉnh cạnh tranh nhau vìlợi ích cục bộ, phá vỡ qui hoạch thốngnhất. Những vấn đề quản trị cấp vùnglà: kết cấu hạ tầng kỹ thuật sử dụngchung cho toàn vùng; cụm côngnghiệp; dịch vụ logictics (cảng biển,cảng hàng không, hải quan)... dựa trênlợi thế điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội. Chính phủ cần quy hoạch vùngvới tầm nhìn dài hạn, và không ngừnghoàn thiện hệ thống giám sát vùng cóchức năng theo dõi, kiểm tra các địaphương thực thi quy hoạch chung.

(2) Vấn đề chính quyền địa phương,chính quyền đô thị, phân cấp.

Trình độ quản lý đô thị quyết địnhtính chất và trình độ phát triển của tấtcả lĩnh vực đời sống xã hội đô thị.Chính quyền bất cứ ở đâu đều thựchiện nhiệm vụ quản lý và phục vụ.Quản lý xã hội đô thị và phục vụ nhucầu dân cư đô thị hoàn toàn khác vớinông thôn, hải đảo. Vậy mà, chínhquyền TP.HCM, dù là đô thị đặc biệt,đô thị có trình độ và quy mô phát triểncao nhất vẫn chỉ được tổ chức theokhung pháp luật, pháp lý chung của cảnước, trên có gì, dưới có đó. Vậy nên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

120 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 121: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

một loạt vấn đề về quản lý xã hội đôthị ở TP.HCM gặp nhiều thách thức.Do đó, Đại hội Đảng bộ TP.HCMkhóa VIII (2005-2010) đã đề ra nhiệmvụ “kiện toàn và sắp xếp lại bộ máynhà nước... phù hợp với xã hội đô thị”,“làm thí điểm mô hình chính quyềnđô thị”. Theo đó, chương trình nghiêncứu của thành phố đã có một loạt đềtài nghiên cứu và có Đề án về xâydựng chính quyền đô thị TP.HCM(3).Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Thựctiễn vận hành của xã hội đô thị hiệnnay, thực tế của quản lý xã hội, hoạtđộng của bộ máy chính quyền cũngnhư đội ngũ cán bộ đòi hỏi cấp báchphải xây dựng chính quyền đô thị đểkhắc phục những hạn chế, yếu kém vềnăng lực và hiệu quả của chính quyềnhiện nay đối với sự phát triển xã hộiđô thị. Đô thị là nơi có cơ sở hạ tầngkỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển; lànơi tập trung dân cư với mức độ cao;là nơi có nếp sống, văn hóa của thịdân; là nơi không tự phân khúc tronglòng nó như làng xã bởi những lũy trelàng, là nơi không tự phân ranh giớicác bộ phận bằng những cổng chàov.v... Mục tiêu của xây dựng chínhquyền đô thị hiện đại là để phát huy

tính năng động, sáng tạo của ngườidân; nâng cao tính tự chủ, tự chịutrách nhiệm của các cấp chính quyền;huy động mọi nguồn lực cho sự pháttriển bền vững. Yêu cầu xây dựngchính quyền đô thị là phải bảo đảm làmột bộ phận của hệ thống chính trịhiện hành, là chính quyền địa phươngtrong hệ thống tổ chức và quản lý nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,của dân, do dân, vì dân của cả nước,do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,nghĩa là phải bảo đảm tính thống nhấtcủa nền hành chính quốc gia, khôngbiến “tự chủ, tự chịu trách nhiệm”thành “địa phương cát cứ”. Điều kiệnđể xây dựng chính quyền đô thị là phảicó cơ sở pháp lý trên cơ sở hoàn thiệnpháp luật về tổ chức chính quyền địaphương nói chung và hệ thống chínhquyền đô thị nói riêng trong hệ thốngtổ chức nhà nước theo tinh thần đổimới đã nêu ra trong Nghị quyết Đạihội X của Đảng “Tổ chức hợp lý chínhquyền địa phương, phân định lại thẩmquyền đối với chính quyền ở nôngthôn, đô thị, hải đảo” (Nghị quyết Đạihội X, trang 127); phải phát huy dânchủ, gồm cả dân chủ trực tiếp, dân chủđại diện, làm sao cho người dân tham

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

121SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 122: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

gia nhiều hơn nữa vào việc xây dựngchính quyền đô thị và quản lý xã hội.Các nghiên cứu cũng đã nêu ra ýtưởng về mô hình chính quyền đô thịở TP.HCM, từ đó đã xây dựng Đề án,báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ,Quốc hội. Song cho đến nay, tất cảđiều đó chưa trở thành hiện thực bởicòn vấp phải rất nhiều vấn đề từ lýluận, pháp lý và thực tiễn.

Song trước yêu cầu của thực tiễn,TP.HCM và một số thành phố lớnkhác không thể chỉ được “cọ quậy”trong chiếc áo chung cho chínhquyền các địa phương, nên Trungương, Chính phủ đã có những quiđịnh tăng cường phân cấp để pháthuy tính năng động sáng tạo, tính tựchủ, tự chịu trách nhiệm củaTP.HCM. Quốc hội đã ban hànhNghị quyết 54/2017/QHH14 về thíđiểm cơ chế, chính sách đặc thù pháttriển thành phố Hồ Chí Minh(4). Hiệnnay TP.HCM đang ra sức tính toán đểthực hiện Nghị quyết của Quốc hội vớiquyết tâm chính trị cao đồng thời ýthức được trách nhiệm nặng nề vànhững thách thức gay gắt.

(3) Một số nội dung khác liên quanđến lý luận chính trị

Ngoài vấn đề mang tính cấp thiếtcủa TP.HCM trên đây, công tác nghiêncứu lý luận đã tập trung vào những vấnđề chung của cả nước được thể hiệntrên địa bàn TP.HCM.

Trước hết là vấn đề phát triển xãhội và quản lý phát triển xã hội.TP.HCM là đô thị đặc biệt có số dânđông nhất nước, luôn dẫn đầu về sựphát triển kinh tế, song các nhóm dâncư, các tầng lớp xã hội được hưởngthành quả của sự phát triển khôngđồng đều, sự phân hóa giàu nghèo vàphân tầng xã hội diễn ra trên các lĩnhvực đời sống xã hội. Điều đó tác độngđến cơ cấu xã hội, làm nảy sinh nhiềuvấn đề xã hội phức tạp, tác động đếntổng thể sự phát triển và quản lý pháttriển xã hội.

TP.HCM là địa bàn hỗn hợp dâncư, dân tộc, trong đó có những dântộc vốn có lịch sử phát triển tộc ngườikhá phức tạp, bên cạnh những đồngthuận xã hội được coi là chiều kíchquan hệ xã hội cơ bản vẫn tồn tạinhững xung đột xã hội được biểu hiệntừng nơi, từng lúc, từng lĩnh vực vớinhững mức độ, hình thức khác nhau.Chính đó là hai nội dung song hànhcủa quá trình phát triển, vừa mang

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

122 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 123: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

tính bức thiết vừa là vấn đề chiến lượclâu dài trong quá trình phát triểnthành phố. Mục tiêu của giải quyếtxung đột xã hội và xây dựng, củng cố,phát triển đồng thuận xã hội là ngănchặn, đẩy lùi và khắc phục sự xungđột xã hội, đề cao khả năng phòngngừa, hạn chế môi trường, khả năngxuất hiện xung đột xã hội; đồng thờicủng cố, phát triển cơ sở, điều kiện,tạo môi trường cho đồng thuận xã hộiphát triển vững chắc, bảo đảm pháttriển bền vững.

Vấn đề an sinh xã hội, dịch vụ xãhội, các tổ chức xã hội, nguồn nhânlực... cũng được nghiên cứu với hệthống đề tài phong phú đa dạng, đacấp, phục vụ cho việc nghiên cứu pháttriển xã hội và quản lý phát triển xãhội ở TP.HCM.

Vấn đề văn hóa, con người bao gồmmột tập hợp chủ đề nghiên cứu liênngành, cung cấp căn cứ khoa học choviệc hoạch định chính sách bảo đảmsự phát triển đồng bộ, hài hòa, bềnvững theo tư tưởng Hồ Chí Minh“trong công cuộc kiến thiết nước nhàcó bốn vấn đề cùng phải chú ý đến,cùng phải coi trọng ngang nhau: chínhtrị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Rõ ràng,

sự hài hòa giữa phát triển kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội tạo cơ sở chophát triển bền vững. Không có sự pháttriển bền vững phi hài hòa.

Về xây dựng hệ thống chính trị, ngoàivấn đề chính quyền địa phương, chínhquyền đô thị thì nghiên cứu về công tácxây dựng Đảng trong cơ chế kinh tế thịtrường, vấn đề đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng, vấn đề tổ chức cánbộ được nhiều đề tài đề cập đến, ví như“Đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở”,“Đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng với cơ quan nhà nước”, “Giảipháp nâng cao hiệu quả đấu tranhchống các quan điểm sai trái, “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa” trong quá trìnhhội nhập quốc tế”...

Công tác nghiên cứu lý luận ởTP.HCM vừa trực tiếp phục vụ giảiquyết yêu cầu thực tiễn của Thànhphố vừa đóng góp vào sự phát triểncông tác nghiên cứu lý luận chungcủa cả nước.3. Công tác nghiên cứu lý luận ởTP.HCM giai đoạn 2017-2021

Ngày 14/3/2017, Hội đồng Lý luậnTW đã ký kết chương trình hợp tácvới Thành ủy TP.HCM về công tácnghiên cứu lý luận chính trị, tổng kết

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

123SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 124: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

thực tiễn, tư vấn chính sách, đào tạovà trao đổi thông tin. Trên cơ sở đó,Thành ủy TP.HCM đã giao cho BanTuyên giáo Thành ủy cùng Hội đồngkhoa học công nghệ Thành phố, Liênhiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP,Viện Nghiên cứu phát triển TP, SởKhoa học - Công nghệ TP xây dựngchương trình nghiên cứu lý luận, tổngkết thực tiễn. Trước măt, tập trungnghiên cứu bài toán tăng trưởngnhanh, bền vững của Thành phố; giảipháp thực hiện Nghị quyết của Quốchội về cơ chế đặc thù cho TP.HCM. Đểcó những đề tài phù hợp với tầm vóc

của sự hợp tác giữa Hội đồng Lý luậnTW với Thành ủy TP.HCM, Hội đồngLý luận TW cần giúp Thành phố xâydựng những nội dung nghiên cứu lýluận, tổng kết thực tiễn những vấn đềcấp thiết và cơ bản của một trung tâmlớn về nhiều mặt của khu vực và cảnước. Đồng thời Hội đồng Lý luậnTW cung cấp cho Thành phố nhữngkết quả nghiên cứu của Hội đồngtrong thời gian gần đây, nhất là kết quảcác đề tài thuộc Chương trình nghiêncứu khoa học lý luận chính trị, mã sốKX.04/16-20; tổ chức một số cuộc hộithảo về lý luận tại TP.HCM n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

124 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

1 TP.Hồ Chí Minh - 35 năm xây dựng và phát triển (1975-2010). NXB Tổng hợp TP.HCM.2012, trang 56.2 Tạp chí Nghiên cứu phát triển - số 20 (02/2017), trang 6.3 Phan Xuân Biên (chủ biên). Một số vấn đề xây dựng chính quyền đô thị - Từ thực tiễnTP.HCM. NXB Tổng hợp HCM - 2007.4 Nghị quyết của Quốc hội xác định 5 lĩnh vực điều chỉnh (coi là đặc thù) là: thẩm quyềnquản lý đất đai; thẩm quyền quản lý đầu tư; thẩm quyền quản lý tài chính - ngân sáchnhà nước; cơ chế ủy quyền; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phốquản lý.

Page 125: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Đảng ta luôn xác định tổ chứccơ sở đảng là đơn vị chiếnđấu cơ bản, nền tảng của

Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở, cầunối liền giữa Đảng với quần chúngnhân dân. Điều lệ Đảng đã dành mộtphần quan trọng để nói về tổ chức cơsở đảng. Với ý nghĩa quan trọng đó,Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đãkhẳng định nhiệm vụ xây dựng tổchức cơ sở đảng là: “Tập trung củngcố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đổimới nội dung, hình thức, phươngpháp, tạo chuyển biến về chất lượnghoạt động của các loại hình tổ chức cơsở đảng, nhất là tổ chức đảng trongcác cơ quan đơn vị sự nghiệp vàdoanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế”1.

Sau khi mở rộng địa giới hànhchính theo nghị quyết 15/NQ-QHngày 29/5/2008 của Quốc hội khóaXII, tính đến hết tháng 6 năm 2015dân số Hà Nội là 7.358.700 người,chiếm khoảng 8% dân số cả nước, sốdân tại các phường ở quận nội thànhlà 3.292.734 người2.

Toàn thành phố hiện nay có 177phường trong đó có 168 phường ở 12quận nội thành và 09 phường ở thị xãSơn Tây. Đặc điểm của các phường ởHà Nội là nơi có nhiều trụ sở các bộ,ban, ngành, trung ương, các cơ quanđại diện các nước, các tổ chức quốc tế,khu vực là nơi cư trú của hàng ngàncán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, lànơi có nhiều di tích lịch sử và cáchmạng. Các phường của Hà Nội có mậtđộ dân cư cao, cơ cấu đa dạng và biến

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

125SỐ 53+54 (187+188) - 2018

NâNG caO cHấT lượNG ĐẢNG BỘ PHưỜNG

tỪ thỰc tIỄn Ở hà nộIl ThS TrầN TruNG Hiếu

Phó Bí thư Đảng ủy phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Page 126: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

động nhanh chóng do nguồn nhân lựctừ các tỉnh trong cả nước chuyển về.

Gắn với quá trình phát triển, vai tròcác phường của Hà Nội ngày càngđược nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn vềvị thế của một đơn vị hành chính cơ sởtrong quá trình phát triển của Thủ đô.Thực tiễn ở cơ sở đã khẳng địnhphường mạnh thì quận mạnh, quậnmạnh thì Thủ đô phát triển vững bền.Ngược lại, phường yếu, không ổn định,có nhiều điểm nóng thì quận khôngphát triển, từ đó gây hậu quả xấu đốivới thủ đô, kéo theo việc ảnh hưởngnhất định đến sự phát triển chung củađất nước. Và đảng bộ phường chính lànhân tố trực tiếp lãnh đạo nhân dânthực hiện mọi chủ trương, đường lối,nghị quyết của cấp ủy cấp trên nhằmxây dựng củng cố phường vững mạnhphát triển.

Đảng bộ thành phố Hà Nội tính đếnnăm 2015 có 60 đảng bộ trực thuộc,2.913 tổ chức cơ sở đảng với 393.762đảng viên trong đó có 12 đảng bộ quậncùng 168 đảng bộ phường; tổng sốđảng viên của 12 đảng bộ quận là161.839 đồng chí chiếm 41,1% đảngviên toàn Thành phố. Số đảng viên tại168 phường của 12 quận là 130.827

đồng chí chiếm 33,2% đảng viên toànthành phố3.

Trong quá trình xây dựng và pháttriển Thủ đô, Thành ủy Hà Nội luônxác định, việc củng cố nâng cao chấtlượng đảng bộ phường ở các quận nộithành là một trong những nhiệm vụđặc biệt quan trọng. Trong nhiệm kỳ2010-2015, hầu hết lãnh đạo chủ chốtcủa các đảng ủy phường ở Hà Nội đãđược đào tạo ít nhất một chuyên môn,trình độ lý luận chính trị đạt từ trungcấp trở lên. Bên cạnh việc chú trọngđào tạo, bồi dưỡng, Thành ủy Hà Nộiđã chỉ đạo các quận ủy thực hiệnnghiêm túc và đúng các quy định củaĐảng về công tác đánh giá chất lượngTCCSĐ hằng năm. Việc luân chuyểncán bộ giữa quận với phường cũngđược chỉ đạo thường xuyên, tạo tâmthế và điều kiện rèn luyện tốt cho sựtrưởng thành của đội ngũ cán bộ. Đâychính là điều kiện thuận lợi giúp cho168 đảng bộ phường ở các quận nộithành từng bước khẳng định được vaitrò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàndiện các mặt công tác ở cơ sở, lãnh đạothực hiện tốt quan điểm phát triểnkinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng làthen chốt; kết hợp phát triển kinh tế

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

126 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 127: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

với bảo đảm quốc phòng, an ninh vàgiải quyết các vấn đề bức xúc trong xãhội, tổ chức thực hiện và vận dụngsáng tạo đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhànước thấm sâu vào cuộc sống.

Từ thực tiễn hoạt động của Đảng bộHà Nội trong nhiệm kỳ 2010-2015, cóthể nêu lên một số giải pháp sau đây đểnâng cao chất lượng đảng bộ phường:1. Cần đổi mới công tác tổ chức cánbộ, xây dựng đội ngũ đảng viên, đảngủy viên và cán bộ chủ chốt của hệthống chính trị phường nhất là chứcdanh bí thư đảng ủy phường ngangtầm nhiệm vụ mới

Tiếp tục kiện toàn củng cố tổ chứcbộ máy theo hướng đồng bộ thốngnhất, trọng tâm là đổi mới các khâutrong công tác cán bộ, thực hiện cóhiệu quả chiến lược cán bộ của Thànhphố trong thời kỳ mới, cụ thể hóa tiêuchuẩn chức danh cán bộ chủ chốt hệthống chính trị phường. Quận ủy cầncông khai minh bạch cơ chế tuyểndụng bổ nhiệm những trí thức trẻ cóđủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị,đạo đức, năng lực chuyên môn vào cáccơ quan của Đảng, chính quyền và cácđoàn thể chính trị - xã hội ở phường.

Thực hiện việc đánh giá, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển,sử dụng và chính sách đối với cán bộbảo đảm đúng quy trình, dân chủ,công khai, minh bạch, thực chất vàhiệu quả. Thường xuyên rà soát, tổnghợp đội ngũ cán bộ, công chức chuyênmôn của phường không đạt tiêu chuẩntheo quy định và đạt chuẩn về trình độnhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chếđể xem xét sắp xếp bố trí công việc cụthể. Cần đổi mới, trẻ hóa cán bộ căn cứtrên tiêu chuẩn chức danh và có sựchuẩn bị chu đáo, kết hợp các độ tuổi,bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa vàphát triển.

Chọn, bố trí đảng viên có đạo đức,có năng lực và có tâm huyết tham giacấp ủy của các đảng bộ, chi bộ cơ sở.Thực tế cho thấy nếu giới thiệu đượcđảng viên có phẩm chất, năng lực thamgia cấp ủy chi bộ, đảng bộ thì phườngsẽ gặt hái thành công. Do đó cần xâydựng ban chi ủy đủ mạnh ngang tầmnhiệm vụ, có năng lực cụ thể hóa và tổchức thực hiện đúng nghị quyết củaĐảng, trong đó bí thư đảng bộ phườnggiữ vai trò nòng cốt. Giới thiệu bầuchức danh bí thư cấp ủy cần đảm bảotiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, năng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

127SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 128: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

lực thực tiễn, đạo đức, lối sống, phongcách lãnh đạo. Cố gắng đào tạo, bồidưỡng, rèn luyện và lựa chọn sao chobí thư đảng ủy phường đạt được cácyêu cầu cơ bản: vững chuyên môn xâydựng Đảng, có bản lĩnh, trí tuệ, đạo đứctrong sáng, biết vận dụng sáng tạođường lối, chủ trương của cấp trên vàothực tiễn cơ sở; chủ động xây dựng, chỉđạo điều hành đảng bộ; có năng lựcnghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham giaxây dựng đường lối, nghị quyết; có tácphong khoa học, dân chủ, tập thể; cótinh thần trách nhiệm, có ý thức tổchức kỷ luật cao, dám đổi mới, dámchịu trách nhiệm; phải sâu sát thực tếcơ sở, gắn bó với nhân dân, có năng lựcvận động nhân dân; có uy tín và khảnăng quy tụ, đoàn kết trong cấp ủy,trong đảng bộ và quần chúng. Phải tăngcường công tác quy hoạch, đào tạo độingũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực vàuy tín để xem xét giới thiệu đảm nhậnchức vụ chủ chốt của Đảng ở cơ sở.

Qua nhiều nhiệm kỳ, thực tiễn côngtác cán bộ đã chứng minh: Bố trí đúngngười ở vị trí bí thư đảng bộ phường làđiều kiện quyết định để bảo đảm sựđoàn kết, thống nhất nâng cao hiệuquả lãnh đạo ở phường; bổ nhiệm, bổ

nhiệm lại, giới thiệu bầu cử vị trí chủchốt này phải là người giỏi chuyênmôn, đủ uy tín để tập hợp, quy tụ đượcđảng viên, cán bộ, công chức trong cơquan; phải có quyết tâm, có chính tâm,có lương tâm và có tầm nhìn xa, hiểurộng trong đối xử và giải quyết các mốiquan hệ, là người chăm lo với công tácđào tạo, đánh giá, sử dụng, đề bạt, bổnhiệm cán bộ, biết chọn đúng người,đúng tiêu chuẩn, sử dụng cán bộ thậtsự công tâm, khách quan.

Bố trí đúng cán bộ lãnh đạo đứngđầu tổ chức đảng, chính quyền ở cơ sởkhông có nghĩa là cấp ủy cấp trên raquyết định điều động, bổ nhiệm làxong. Tiêu chí quan trọng nhất, chủyếu nhất để bổ nhiệm đánh giá cán bộlà lấy hiệu quả công tác thực tế và sựtín nhiệm của nhân dân làm thước đochủ yếu, đó cũng là thước đo đánh giáviệc bố trí cán bộ (nhất là cán bộ chủchốt) của cơ quan tổ chức và cấp ủycấp trên có đúng hay không.2. Đổi mới việc xây dựng, ban hànhnghị quyết lãnh đạo và nâng cao chấtlượng công tác giáo dục chính trị tưtưởng gắn với thực hiện tốt Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI và khóaXII về xây dựng Đảng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

128 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 129: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Thực tế cho thấy, nghị quyết, quyếtđịnh của cấp ủy cơ sở thể hiện đúngđường lối của Đảng, sát thực tế, đápứng đúng nguyện vọng của quầnchúng, sẽ được quần chúng đón nhận,nhanh chóng đi vào cuộc sống. Cầnphát huy cao nhất, thực hiện triệt đểdân chủ trong đảng bộ, chi bộ trongđóng góp ý kiến để xây dựng, ban hànhnghị quyết lãnh đạo. Nội dung nghịquyết của đảng ủy phường phải thậtngắn gọn, nhiệm vụ được xác địnhmột cách cụ thể, các giải pháp mà nghịquyết đề cập đều mang tính khả thi.Trên cơ sở có nghị quyết đúng đắn,đảng ủy có kế hoạch và chương trìnhhành động để thực hiện nghị quyết.Trong quá trình đó phải kiểm tra, giámsát việc thực hiện nghị quyết; qua đókịp thời phát hiện, nhắc nhở, uốn nắnnhững biểu hiện lệch lạc, xử lý nhữngtrường hợp sai sót hoặc vi phạm và rútkinh nghiệm kịp thời.

Tập trung tiếp tục lãnh đạo thựchiện có hiệu quả việc học tập coi trọngviệc làm theo gương Bác, gắn với đẩymạnh thực hiện Nghị quyết Trungương 4 khóa XI và khóa XII, trọng tâmlà đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng chính trị,

đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nộibộ. Kiên quyết đấu tranh phòng,chống quan liêu, tham nhũng, lãngphí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội,thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”,“nhóm lợi ích”, nói không đi đôi vớilàm. Chủ động ngăn chặn, phản báccác thông tin, quan điểm xuyên tạc, saitrái, phản động gây hoang mang trongnhân dân.3. Đảng ủy phường lãnh đạo thựchiện tốt việc tự phê bình và phê bình,nâng cao chất lượng sinh hoạt đảngbộ, chi bộ gắn với tăng cường các biệnpháp quản lý rèn luyện đội ngũ cánbộ, đảng viên

Mỗi đảng bộ phường tăng cườngchỉ đạo thực hiện đồng bộ các giảipháp, nhằm nâng cao chất lượng sinhhoạt và chất lượng hoạt động của cácloại hình tổ chức chi bộ trực thuộcđảng ủy. Trong sinh hoạt đảng đảmbảo đầy đủ tính lãnh đạo, tính giáodục và tính chiến đấu, chú ý khắcphục biểu hiện “hành chính hóa” côngtác sinh hoạt, làm cho lãnh đạo khôngcó chiều sâu. Nội dung sinh hoạt chibộ cụ thể thiết thực theo tinh thần chỉthị số 10-CT/TW ngày 30/03/2008

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

129SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 130: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

của Ban Bí thư và hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/03/2012 củaBan Tổ chức Trung ương về hướngdẫn sinh hoạt chi bộ. Mỗi quý các chibộ nên tổ chức sinh hoạt chuyên đề ítnhất một lần để bồi dưỡng, cập nhấtkiến thức mới cho đảng viên. Cấp ủycấp trên cần tổ chức kiểm tra nộidung chất lượng sinh hoạt chi bộ vàthông báo kết quả kiểm tra cụ thể,tránh buông lỏng và bao che, bảo đảmđúng thực chất. Đổi mới nội dung,hình thức và nâng cao chất lượng sinhhoạt chi bộ phải gắn với đẩy mạnhviệc học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh vàNghị quyết Trung ương 4 khóa XI vàkhóa XII về xây dựng Đảng, làm chomọi đảng viên nâng cao nhận thức, tựgiác chấp hành các chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; thực hiện tốt nghịquyết của chi bộ và của cấp ủy cấptrên bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáodục và tính chiến đấu để chi bộ thựcsự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục,rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảngviên. Cấp ủy cấp trên cần cử cán bộ,cấp ủy viên thường xuyên dự sinhhoạt với các chi bộ để động viên,

khuyến khích, giải đáp những kiếnnghị, đề xuất của đảng viên, đồng thờinắm được chất lượng hoạt động củachi bộ để báo cáo cấp ủy cấp trên chỉđạo kịp thời. 4. Tăng cường công tác kiểm tra, giámsát giữ vững kỷ cương, kỷ luật củađảng bộ và các chi bộ trực thuộc đảngủy phường

Thực hiện đồng bộ giữa công táckiểm tra và công tác giám sát; “giám sátphải mở rộng”, “kiểm tra phải có trọngtâm, trọng điểm” ; “giám sát từ xa -kiểm tra tại chỗ” để chủ động phòngngừa vi phạm, kịp thời phát hiệnnhững nhân tố mới để phát huy, khắcphục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm.

Ủy ban Kiểm tra đảng ủy phườngchủ động tham mưu xây dựng và thựchiện tốt quy chế làm việc, kế hoạchhằng năm của đảng ủy và ủy ban kiểmtra, thực hiện toàn diện các nhiệm vụtrong Điều 32 Điều lệ Đảng trong đóđẩy mạnh công tác giám sát đối với tổchức đảng cấp dưới và đảng ủy viêncùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủycùng cấp quản lý, giải quyết kịp thờiđơn thư khiếu nại tố cáo theo quyđịnh, kiểm tra tài chính của cấp ủycấp dưới và tài chính của cấp ủy cùng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

130 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 131: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

cấp. Tham mưu, hướng dẫn chi bộtrực thuộc đảng ủy hiểu, xây dựng,hoàn thiện quy trình công tác kiểmtra, giám sát và kỷ luật của mỗi chi bộđảm bảo kỷ cương, dễ thực hiện, đúngnguyên tắc của Đảng.5. Mở rộng dân chủ, phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân vàquyền làm chủ của nhân dân, nângcao trách nhiệm vai trò của Mặt trậntổ quốc và các đoàn thể nhân dântham gia góp ý xây dựng Đảng, xâydựng chính quyền

Định kỳ hằng quý, 6 tháng và mộtnăm, đảng ủy phường hướng dẫn nộidung để các đoàn thể chính trị - xãhội và nhân dân được tham gia đónggóp phê bình chi bộ, đảng ủy và cánhân từng đảng viên. Đảng ủy cầnlắng nghe và tiếp thu các ý kiến màcác đoàn thể quần chúng đóng gópxây dựng Đảng, tuyệt đối không địnhkiến trù dập phê bình với các ý kiếnphê bình đóng góp của quần chúng.Cần xây dựng bầu không khí cởi mở,tự do thoải mái về tư tưởng để cácđoàn thể Nhân dân phát huy tốt tráchnhiệm đóng góp xây dựng Đảng. Cócơ chế mở rộng dân chủ, thu hútđông đảo nhân dân tham gia đánh giá

chất lượng tổ chức đảng. Bên cạnhđó, hết sức chú ý lãnh đạo chỉ đạo sátsao để hạn chế khắc phục khuynhhướng lợi dụng phê bình đóng gópmang tính tiêu cực nhằm hạ thấp uytín của Đảng. Phát huy dân chủ phảiđi liền với tăng cường pháp chế, đềcao trách nhiệm công dân, giữ vữngkỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đứcxã hội.6. Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫnkịp thời của đảng bộ, chính quyền cấptrên mà trước hết là quận ủy, ủy bannhân dân quận đối với các hoạt độnglãnh đạo của đảng bộ và sự quản lýcủa chính quyền phường

Nội dung lãnh đạo, chương trìnhhành động của đảng bộ phường phảixuất phát và phù hợp với sự địnhhướng chính trị và chủ trương nghịquyết lãnh đạo của cấp ủy cấp trên.Thực tế ở Hà Nội cho thấy, nếukhông có sự quan tâm, giúp đỡ, sự chỉđạo chặt chẽ, sự vào cuộc quyết liệtcủa cấp trên mà trực tiếp cụ thể làquận ủy thì không ít đảng bộ phườngở Hà Nội không đủ khả năng để giảiquyết những vấn đề phức tạp hằngngày, hằng giờ vẫn đang nảy sinh từthực tiễn.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

131SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 132: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Thông qua việc theo dõi nắm tìnhhình theo định kỳ, ban thường vụquận ủy tổ chức nhận xét đánh giákết quả lãnh đạo, kịp thời chỉ ra ưukhuyết điểm và nguyên nhân chođảng bộ phường; đối với những vấnđề cần tập trung khắc phục sửa chữathì phải giao thời hạn cụ thể, kếhoạch tiến độ thực hiện. Tăng cườngcông tác kiểm tra, đôn đốc chấnchỉnh thường xuyên của thường trựcquận ủy đối với đảng bộ phường.Quá trình kiểm tra cần đi sâu vàonhững vấn đề đang nổi cộm, gây bức

xúc trong nhân dân như: vấn đề quảnlý đất đai, huy động gây quỹ đóng gópcủa dân, thực hiện Quy chế dân chủở cơ sở. Trong chế độ công tác, địnhkỳ hoặc sau mỗi nhiệm vụ được giao,cần có sự chỉ đạo, sơ kết, tổng kết,đánh giá kịp thời, qua đó rút ranhững bài học kinh nghiệm cần thiếtbổ sung cho quá trình điều hành, chúý đề phòng cả hai thiên hướng khôngđúng đắn, ỷ lại, trông chờ cấp trênhoặc thoát ly sự lãnh đạo, chỉ đạo củacấp trên, tùy tiện, thiếu ý thức tổ chứckỷ luật n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

132 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòngTrung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.204.2 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Báo cáo số 4270/BC-BCĐ ngày 04/9/2015 tổngkết chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011- 2015,phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội, 2015.3 Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015): Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố HàNội khóa XVI (nhiệm kỳ 2015-2020).

Page 133: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Thực hiện Chương trình làmviệc toàn khóa, ngày 23-12-2017, tại Hà Nội, Hội đồng

Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021 đã tiến hành Kỳ họp thứ 4.Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bíthư Trung ương Đảng, Giám đốc Họcviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,Phụ trách Hội đồng Lý luận Trungương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này,Hội đồng Lý luận Trung ương vuimừng được đồng chí Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đến dự và cho ýkiến chỉ đạo.

Kỳ họp thứ 4 của Hội đồng có hainội dung chính: tiến hành hội thảokhoa học về chủ đề “Công tác lýluận: Thực trạng, vấn đề và giảipháp” và thảo luận dự thảo Báo cáotổng kết hoạt động của Hội đồngnăm 2017, phương hướng, nhiệm vụnăm 2018. Các đại biểu tham dự kỳ

họp đã phát biểu sôi nổi, thẳng thắn,tâm huyết. 1. Về hội thảo “Công tác lý luận:Thực trạng, vấn đề và giải pháp”

Một là, những thành tựu của côngtác lý luận đã đạt được, tập trung vàocông tác nghiên cứu lý luận tronghơn 30 năm qua nói chung và từ sauĐại hội XII của Đảng nói riêng.

Hai là, với tinh thần nhìn thẳngvào sự thật, đánh giá đúng sự thật, chỉrõ những hạn chế, bất cập, tập trungtrả lời vấn đề mà các đại hội của Đảngđều nhận định: công tác tổng kết thựctiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập,chưa đáp ứng yêu cầu, những hệ quảcủa nó. Chỉ rõ nguyên nhân kháchquan, nhất là nguyên nhân chủ quan.

Ba là, xác định những vấn đề bứcthiết đang và sẽ đặt ra đối với công táclý luận của Đảng nói chung và đối vớicông tác nghiên cứu lý luận nói riêng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

133SỐ 53+54 (187+188) - 2018

kỳ HọP THứ 4 HỘI ĐồNG lý luậN TRuNG ươNG

nhIệM Kỳ 2016-2021

Page 134: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

trong bối cảnh tình hình thế giới diễnbiến nhanh chóng, phức tạp, khólường, công cuộc đổi mới đất nướccàng đi vào chiều sâu, càng đặt ranhiều vấn đề phải giải quyết.

Bốn là, đề xuất các giải pháp có căncứ khoa học, khả thi, góp phần thúcđẩy, nâng cao hiệu quả công tác lýluận ở nước ta trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế vàcuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đểtiếp tục đưa đất nước ta phát triểnnhanh, bền vững.2. Về tổng kết công tác năm 2017,phương hướng, nhiệm vụ năm 2018của Hội đồng

Một là, đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ năm 2017, chỉ rõ ưu điểm,những điểm mới trong nghiên cứu,đồng thời thẳng thắn chỉ rõ hạn chế,yếu kém, tìm ra nguyên nhân của hạnchế, yếu kém, nhất là những nguyênnhân chủ quan.

Hai là, những kinh nghiệm rút rasau 1 năm đổi mới nội dung vàphương thức hoạt động của Hộiđồng.

Ba là, mục tiêu, phương hướng,nhiệm vụ năm 2018 của Hội đồng.

Xác định những nhiệm vụ trọng tâmcần tập trung thực hiện.

Bốn là, đề xuất các giải pháp mới,khả thi để tiếp tục nâng cao hơn nữachất lượng và hiệu quả hoạt động củaHội đồng năm 2018 và những nămtiếp theo.

Phát biểu chỉ đạo, đồng chí TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ramột cách sâu sắc thực trạng công táclý luận, nhất là từ sau Đại hội XIIcủa Đảng đến nay; biểu dươngnhững đóng góp tích cực của Hộiđồng Lý luận Trung ương và của độingũ cán bộ làm công tác lý luận cảnước; nêu lên những định hướngcủa công tác nghiên cứu lý luậntrong những năm tới, trọng tâm làphục vụ kịp thời, hiệu quả sự lãnhđạo của Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từnay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XII vàtích cực góp phần chuẩn bị xây dựngdự thảo các văn kiện trình Đại hộiXIII của Đảng.

Với tinh thần làm việc dân chủ,trách nhiệm, khẩn trương, nghiêmtúc, Kỳ họp thứ 4 Hội đồng Lý luậnTrung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 đãthành công tốt đẹp n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

134 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 135: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Năm 2017, tập thể Thườngtrực chuyên trách đã tậptrung chỉ đạo các tiểu ban,

Cơ quan Hội đồng cụ thể hóa nhiệmvụ của từng tháng, từng quý kế hoạchhoạt động chung của Hội đồng. Quađó, toàn Cơ quan Hội đồng, với quyếttâm chính trị cao, đã tập trung tối đamọi nguồn lực để thực hiện và đạt

được nhiều kết quả quan trọng trênnhiều mặt.

Dưới đây là một số kết quả đã đạt được:

1. Đã xây dựng các Báo cáo tư vấn,phục vụ việc chuẩn bị cho Hội nghịTrung ương 5, 6, 7 và 8 khóa XII.Nhiều nội dung trong báo cáo tư vấncủa Hội đồng đã được tiếp thu, thể

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

135SỐ 53+54 (187+188) - 2018

MỘT SỐ kếT QuẢ cÔNG TÁc NổI BậT NĂM 2017

của cơ quan hộI đỒng lÝ luẬntrung ương

Page 136: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trungương lần thứ 5 và 6, khóa XII.

Tổ chức nhiều cuộc tọa đàm chuyêngia, hội thảo khoa học, nghiên cứu,khảo sát thực tế tại một số địa phương,đơn vị, bộ, ban, ngành Trung ươngchuẩn bị nội dung xây dựng Báo cáo tưvấn phục vụ Hội nghị Trung ương 7khóa XII: Một số vấn đề lý luận - thựctiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ , nhấtlà cấp chiến lược đủ năng lực, phẩmchất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tậpĐề án xây dựng Báo cáo tư vấn phụcvụ Hội nghị Trung ương 8 khóa XII:Một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềChiến lược Biển Việt Nam.

2. Triển khai thực hiện Kế hoạch số04-KH/TW của Bộ Chính trị khóaXII về thực hiện Nghị quyết Hội nghịlần thứ tư Ban Chấp hành Trungương. Thực hiện ý kiến chỉ đạo củaBan Bí thư, đã hoàn thiện dự thảo“Hướng dẫn tổng kết thực tiễn, nghiêncứu lý luận”, trình Ban Bí thư; banhành “Đề án định hướng nội dung đấutranh phê phán các quan điểm sai trái,thù địch”.

3. Tích cực, chủ động phối hợp vớicác cơ quan, nhà khoa học triển khai

nghiên cứu, xây dựng báo cáo chuyênđề phục vụ nghiên cứu lý luận của BộChính trị, Ban Bí thư khóa XII. Đếnnay, đã hoàn thiện 14/17 chuyên đề; dựkiến sẽ hoàn thành 03 chuyên đề cònlại trong tháng 01-2018.

4. Năm 2017, là năm đầu tiên Cơquan Hội đồng chủ trì triển khaiChương trình KX.04/16-20 theo thôngtư mới do Bộ Khoa học và Công nghệ,Bộ Tài chính ban hành. Đây cũng làlần đầu tiên Chương trình KX.04 triểnkhai thực hiện sớm 01 năm so với cácgiai đoạn trước do rút ngắn thời gianhoàn thành các thủ tục hành chính.

Qua 2 đợt kiểm tra, 30 đề tài thuộcChương trình cơ bản đã hoàn thànhcác nhiệm vụ, nội dung nghiên cứutheo kế hoạch năm 2017. Các đề tài đãđăng hàng trăm bài báo trên các tạp chíkhoa học, trong đó có 4 bài báo đăng ởtạp chí quốc tế có uy tín.

5. Về công tác đối ngoại, trong năm2017, Hội đồng mà trực tiếp là Cơquan Hội đồng đã phối hợp chặt chẽ,có hiệu quả với Ban Đối ngoại Trungương, các cơ quan hữu quan tổ chứcthành công các hoạt động đối ngoạicủa Đảng, trong đó nổi bật là các cuộchội thảo, tọa đàm, trao đổi lý luận giữa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

136 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 137: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Đảng ta và một số đảng cộng sản, đảngcầm quyền: Hội thảo lý luận lần thứ 13với Đảng Cộng sản Trung Quốc về chủđề: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác báo chí và truyền thôngtrong tình hình mới”; Hội thảo lý luậnlần thứ 3 giữa Đảng Cộng sản ViệtNam và Đảng Cộng sản Cuba với chủđề: “Định hướng phát triển kinh tế - xãhội và nhiệm vụ công tác chính trị - tưtưởng trong văn kiện Đại hội XII củaĐảng Cộng sản Việt Nam và Đại hộiVII Đảng Cộng sản Cuba”; Đối thoại lýluận lần thứ 6 với Đảng Dân chủ xã hộiĐức (SPD) về chủ đề “Cơ hội và tháchthức trong một thế giới đang thay đổi -hợp tác giữa Việt Nam - Đức - châuÂu”; Hội thảo lý luận lần thứ 5 vớiĐảng Nhân dân Cách mạng Lào vềchủ đề “Phát triển nhanh, bền vững”;Trao đổi lý luận lần thứ 7 với ĐảngCộng sản Nhật Bản về chủ đề “Biếnđộng mới của tình hình thế giới và khuvực, những thách thức và triển vọng”.

Hội đồng Lý luận Trung ương đã cửĐoàn chuyên gia sang Lào chia sẻ kinhnghiệm về việc xây dựng Đề án nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh và phươngpháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ ChíMinh; Đoàn cán bộ Cơ quan Hội đồng

nghiên cứu, khảo sát tại Liên bang Ngatheo kế hoạch đoàn ra năm 2017; cửcán bộ than gia khóa học về “Quản lýkinh tế” theo chương trình của BanKinh tế Trung ương, tại Seoul, HànQuốc.

Phối hợp với Ban Đối ngoại Trungương và Học viện Ngoại giao, BộNgoại giao tổ chức các buổi tọa đàmkhoa học chuyên sâu với nhiều nhàngoại giao, học giả, chuyên gia nướcngoài về nhiều chủ đề liên quan tớichức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.

6. Một nét mới trong triển khainhiệm vụ năm 2017 là Hội đồng đãtiến hành Ký Chương trình hợp tác,Quy chế phối hợp giai đoạn 2017-2021và triển khai kế hoạch công tác năm2017 nhiều cơ quan: Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam, Ban Tổchức Trung ương, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy HàNội, Thành ủy Thành phố Hồ ChíMinh, Tạp chí Cộng sản. Sau gần 01năm triển khai các hoạt động hợp tác,về cơ bản, có thể khẳng định chươngtrình, kế hoạch hợp tác giữa Hội đồngvới các cơ quan, đơn vị, địa phươngbước đầu được triển khai hiệu quả,thực chất và đúng kế hoạch đề ra. Các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

137SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 138: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

hoạt động hợp tác được lựa chọn, tổchức khoa học, phù hợp với năng lựcthực tế và nhu cầu của mỗi bên.

7. Năm 2017 cũng là năm hoạt độngcủa các tiểu ban được chú trọng vàphát huy tốt hiệu quả. Trên cơ sở kếhoạch hoạt động toàn khóa của Hộiđồng và của các tiểu ban nhiệm kỳ2016-2021, các tiểu ban đã chủ độngxây dựng và triển khai thực hiện kếhoạch công tác năm 2017, nội dungchính tập trung vào việc nghiên cứu,khảo sát thực tiễn, kết hợp với tọa đàmchuyên sâu phục vụ cho việc xây dựngcác báo cáo tư vấn của Hội đồng trìnhBộ Chính trị, Ban Bí thư.

8. Việc tổ chức thẩm định một sốnội dung do các cơ quan, ban, ngànhTrung ương gửi xin ý kiến và triểnkhai hoạt động nghiên cứu khoa họccủa cơ quan Hội đồng cũng được thựchiện nghiêm túc, bài bản. Đã góp ý,sửa chữa trực tiếp vào dự thảo 13 vănbản; triển khai 3 đề tài cấp quốc gia, 3đề tài cấp ban Đảng; phát hành cuốnsách “Phê phán các quan điểm sai trái,xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suythoái về tư tưởng chính trị, những biểuhiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vềchính trị trong Đảng”; xây dựng, hoàn

thành bản thảo cuốn “Niên giám khoahọc của Hội đồng năm 2017” với 4 tập,chuyển Nhà xuất bản Chính trị quốcgia Sự thật; cử cán bộ tham gia BanChỉ đạo và Tổ Giúp việc triển khaithực hiện “Tổ chức các lớp nghiên cứu,trao đổi chuyên đề với các đồng chí lầnđầu tham gia Ban Chấp hành Trungương (khóa X), các đồng chí cấp thứtrưởng và tương đương mới được đềbạt, bổ nhiệm của Đảng Nhân dânCách mạng Lào”...

Có thể đánh giá khái quát, năm2017, với vai trò là cơ quan giúp việccho Hội đồng, dưới sự chỉ đạo sát saovà kịp thời của Thường trực Hội đồng,trên tinh thần chủ động, sáng tạo,quyết tâm nâng cao chất lượng, hiệuquả công việc, đổi mới phương pháplàm việc, cách tiếp cận vấn đề, Cơ quanHội đồng đã triển khai công việc đi vàonền nếp, chất lượng và hiệu quả bướcđầu được nâng lên và rõ nét hơn.

Đạt được những kết quả nêu trên làdo sự chỉ đạo đúng đắn của tập thểThường trực chuyên trách, sự phâncông rõ trách nhiệm cá nhân của tậpthể Thường trực chuyên trách, bố trícông việc hợp lý, đúng người, đúngviệc theo đề án vị trí việc làm n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

138 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 139: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Ngày 13-1-2018, tại Hà Nội,Hội đồng Lý luận Trungương đã tổ chức hội nghị

tổng kết năm 2017 và phương hướngnhiệm vụ năm 2018 của Chương trình“Nghiên cứu Lý luận chính trị giaiđoạn 2016 - 2020” (Chương trìnhKX.04/16-20).

GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủtịch Thường trực Hội đồng Lý luậnTrung ương; GS.TS Tạ Ngọc Tấn, PhóChủ tịch Hội đồng Lý luận Trungương, Chủ nhiệm Chương trìnhKX.04/16-20; GS.TS Vũ Văn Hiền, PhóChủ tịch Hội đồng Lý luận Trungương, Phó Chủ nhiệm Chương trìnhKX.04/16-20 dự và chỉ đạo hội nghị.

Theo đánh giá chung, năm 2017 BanChủ nhiệm Chương trình và chủnhiệm các đề tài đã triển khai có hiệuquả các nhiệm vụ của Chương trình;chất lượng báo cáo của các đề tài bướcđầu đều đạt yêu cầu.

Sau khi có quyết định phê duyệt củaChủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ươngvề chủ nhiệm và cơ quan chủ trì đề tài,kinh phí cho các đề tài, Ban Chủnhiệm Chương trình đã khẩn trươnghoàn thành việc ký kết với các cơ quanchủ trì và các chủ nhiệm 30 đề tài đểtriển khai thực hiện nhiệm vụ nghiêncứu khoa học.

Việc đảm bảo chất lượng nghiên cứuvà đảm bảo tiến độ nghiên cứu đượcxác định là mục hàng đầu trongchương trình công tác toàn khóa, cũngnhư kế hoạch công tác hàng năm củaBan Chủ nhiệm Chương trình.

Dưới sự chỉ đạo của Thường trựcHội đồng Lý luận Trung ương, BanChủ nhiệm Chương trình đã nỗ lực tổchức triển khai Chương trình nghiêmtúc, bám sát mục tiêu, chủ động vàđúng quy định, quy chế.

Năm 2017, Chủ nhiệm Chươngtrình đã hai lần tiến hành tổng hợp

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

139SỐ 53+54 (187+188) - 2018

kếT QuẢ cÔNG TÁc NĂM 2017 của chương trÌnh “nghIÊn cỨu

lÝ luẬn chính trị gIaI đoạn 2016-2020”

Page 140: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

chắt lọc kết quả nghiên cứu của các đềtài để báo cáo Bộ Chính trị - Ban Bí thưtheo quy định. Kết quả chắt lọc chothấy, việc nghiên cứu của các đề tài đãthể hiện được những nội dung mới vềlý luận và tổng kết thực tiễn. Đặc biệttrong quá trìnhnghiên cứu, một sốđề tài đã đóng gópvào báo cáo tư vấnchuẩn bị các đề ántrình Hội nghị Trungương 5, Hội nghịTrung ương 6 vàTrung ương 7 sắp tới.Một số đề tài đã phụcvụ trực tiếp cho sựlãnh đạo, chỉ đạo củaĐảng, Nhà nước nhưphản biện về chínhsách và báo cáo tưvấn với Chủ tịch nước về phân bổnguồn lực theo yêu cầu.

Cũng qua một năm triển khainghiên cứu, các đề tài đã có 122 bài báođược đăng tải trên các tạp chí khoa họctrong nước, 4 bài báo được đăng trêntạp chí quốc tế, có uy tín. Có 4 cuốnsách chuyên khảo đã được xuất bản.Việc gắn công tác nghiên cứu với đào

tạo cũng được các đề tài quan tâm.Đến nay các đề tài đã tham gia đào tạo43 nghiên cứu sinh, 51 thạc sĩ.

Công tác tổ chức khảo sát thực tế ởtrong nước và ngoài nước đã được cácđề tài triển khai theo kế hoạch. Kết

quả nghiên cứu, khảo sátđược tổng hợp làm cơ sở“chất liệu” cho nội dungnghiên cứu.

Năm 2018 được xác địnhlà năm bản lề, năm quyếtđịnh chất lượng, tiến độnghiên cứu chung củaChương trình. Kết quảnghiên cứu của Chươngtrình KX.04/16-20 sẽ đượcchắt lọc, góp phần quantrọng vào xây dựng các dựthảo văn kiện trình Đại hộiXIII của Đảng. Ban Chủ

nhiệm chương trình sẽ tăng cường chỉđạo triển khai nghiên cứu, bảo đảm chấtlượng, nội dung và đúng tiến độ. Đối vớimột số đề tài có nội dung nghiên cứu liênquan đến chủ đề Hội nghị Trung ươnglần thứ 7 và Hội nghị Trung ương lần thứ8, cần tập trung nghiên cứu góp phầnvào báo cáo tư vấn trình Bộ Chính trị,Ban Bí thư n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

140 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Qua một năm triểnkhai nghiên cứu, các đềtài đã có 122 bài báođược đăng tải trên cáctạp chí khoa học trongnước, 4 bài báo đượcđăng trên tạp chí quốctế, có uy tín. Có 4 cuốnsách chuyên khảo đãđược xuất bản. Đến naycác đề tài đã tham giađào tạo 43 nghiên cứusinh, 51 thạc sĩ.

Page 141: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Ngày 11-1, tại huyện PhổYên, tỉnh Thái Nguyên,Hội đồng lý luận Trung

ương và Hiệp hội doanh nghiệp cơkhí Việt Nam phối hợp tổ chức Hộithảo khoa học “Đổi mới cơ chế,chính sách phát triển công nghiệp cơkhí Việt Nam trong thời gian tới”.

Tại hội thảo, các tham luận đã chỉra thực trạng của ngành cơ khí ViệtNam trong thời gian qua. Theo đó,ngành cơ khí nước nhà đã từngbước thích ứng với cơ chế thịtrường, có nhiều cổ gắng, nỗ lựcvươn lên, khẳng định được nănglực ở một số lĩnh vực, góp phần tíchcực vào việc phát triển kinh tế - xãhội và đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Các doanh nghiệp cơ khí mặc dùcòn đan xen nhiều trình độ công

nghệ khác nhau, song đa số cácdoanh nghiệp đã chủ động tiếp cậncuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ 4, giải quyết hài hòa các mốiquan hệ con người và thiết bị.Nhiều doanh nghiệp cơ khí đủnăng lực thiết kế, chế tạo, tích hợpmột số dây chuyền đồng bộ, kể cảphần tự động hóa. Một số doanhnghiệp đã tham gia vào một sốchuỗi cung ứng cơ khí toàn cầu.Giai đoạn 2006-2015, tổng giá trịsản lượng công nghiệp tăng 3,42lần, tỷ trọng GDP của công nghiệpduy trì ổn định khoảng 31-32% trêntổng GDP của nền kinh tế.

Tuy nhiên, do nhiều nguyênnhân chủ quan và khách quan,ngành cơ khí nước ta vẫn cònkhông ít hạn chế và yếu kém, chưaphát triển được so với năng lực hiện

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

141SỐ 53+54 (187+188) - 2018

HỘI THẢO "đỔI MớI cơ chẾ, chính Sách

phát trIển công nghIệp cơ Khí vIệt naM trong thờI gIan tớI"

Page 142: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

có; tính chuyên môn hóa trong sảnxuất thấp; thiếu sự phối hợp, phâncông lao động; khả năng cạnh tranhthấp; công nghiệp hỗ trợ cơ khíphát triển rất chậm. Hiện cả nướccó khoảng 14.800 doanh nghiệp cơkhí, song chỉ có 12 doanh nghiệp cótrên 5.000 lao động và 116 doanhnghiệp có trên 1.000 lao động. Nếutính theo quy mô vốn, mới cókhoảng gần 100 doanh nghiệp cóvốn từ 500 tỷ đồng trở lên. Côngnghiệp cơ khí nội địa chưa đủ nộilực để Việt Nam tự chủ phát triểncác ngành kinh tế, công nghiệpkhác như: Năng lượng, giao thôngvận tải, xây dựng... Các cơ chếchính sách phát triển ngành cơ khíchưa đến được các doanh nghiệp,còn hạn chế và thiếu nhất quán.

Để ngành cơ khí Việt Nam pháttriển trong thời gian tới, theo cácchuyên gia, cần phát huy tốt nội lực,đồng thời thu hút, sử dụng có hiệuquả các nguồn lực từ bên ngoài.Tăng cường sự liên kết giữa cácdoanh nghiệp cơ khí trong cácngành kinh tế khác nhau thuộc mọithành phần kinh tế theo hướng hợptác hóa, chuyên môn hóa; kết hợp

chặt chẽ cơ khí dân sự với cơ khíquốc phòng, ra sức phát huy nănglực công nghiệp cơ khí quốc phòng.Hình thành các tổng công ty hoặctập đoàn cơ khí mạnh về công nghệvà tài chính, đủ sức cạnh tranh trênthị trường trong và ngoài nước.Đồng thời, tổ chức tốt thị trườngtrong nước cũng như tạo điều kiệnđể ngành cơ khí đẩy mạnh xuấtkhẩu sản phẩm. Đầu tư nâng cấp cáccơ sở đào tạo ngành cơ khí và cử cánbộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thựctập tại nước ngoài. Nhiều ý kiếnnhấn mạnh và đề xuất, thời gian tới,Chính phủ cần có chính sách và cơchế để xây dựng thị trường và bảo vệthị trường nội địa; rà soát và địnhhướng lại ngành hàng, sản phẩm cơkhí; tăng cường khuyến khích cácdoanh nghiệp đầu tư công nghệ cao,tạo ra sản phẩm có thị trường cạnhtranh trong nước để thay thế hàngnhập khẩu và tham gia xuất khẩu;chú trọng xúc tiến đầu tư và hỗ trợdoanh nghiệp mua thiết kế, côngnghệ, đổi mới công nghệ; xây dựngcác gói tín dụng phát triển cơ khí vàcông nghiệp hỗ trợ, đầu tư các cơ sởđào tạo ngành cơ khí n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

142 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Page 143: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Thực hiện Chương trình côngtác năm 2017 và chuẩn bịbáo cáo tư vấn về công tác

cán bộ, ngày 10 tháng 01 năm 2018,Tiểu ban Chính trị Hội đồng Lý luậnTrung ương đã có buổi tọa đàm khoahọc tại Bộ Khoa học và Công nghệ.Tham gia tọa đàm có một số ủy viênHội đồng Lý luận Trung ương do

Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Hữu Phú,Phó Chủ tịch thường trực Hội đồngdẫn đầu. Về phía Bộ Khoa học Côngnghệ, dự tọa đàm có đồng chí ChuNgọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Bộ trưởng, đồngchí Trần Văn Tùng, Phó Bí thư BanCán sự đảng và một số cán bộchuyên môn thuộc Bộ.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

143SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Tọa ĐÀM kHOa Học tạI Bộ Khoa học và công nghệ

Tọa đàm khoa học tại Bộ Khoa học và Công nghệ do Tiểu ban Chính trị Hội đồngLý luận Trung ương kết hợp tổ chức với Bộ Khoa học và Công nghệ (Ảnh: TL)

Page 144: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/Hoidongthang1-2.pdf · Nâng cao chất lượng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phục vụ tốt hơn nữa

Nội dung buổi tọa đàm tập trungvào việc xem xét, đánh giá thựctrạng tình hình xây dựng đội ngũcán bộ khoa học và công nghệ sau 20năm thực hiện “Chiến lược cán bộtrong thời kỳ đẩymạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đấtnước” (Nghị quyếtTrung ương 3 khóaVIII) và những vấn đềđặt ra. Tại buổi tọađàm, Ban Cán sự đảngBộ khoa học và Côngnghệ đã có một bảnbáo cáo được chuẩn bịkỹ, đánh giá thẳngthắn thực trạng và đềxuất mục tiêu, quanđiểm, giải pháp xâydựng đội ngũ cán bộkhoa học, công nghệnước ta trong giaiđoạn đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, trongđiều kiện cách mạng công nghiệp4.0 và hội nhập quốc tế hiện nay.

Các ý kiến phát biểu tại buổi tọađàm đã phân tích sâu sắc thực trạng,

cả về nhận thức và tổ chức thựchiện Chiến lược cán bộ trong độingũ cán bộ khoa học và công nghệ.Xét tổng thể, các quan điểm giảipháp xây dựng đội ngũ cán bộ khoa

học và công nghệ trongChiến lược cán bộ đãđược thể chế hóa, đượctriển khai thông quamột số chính sách cụthể, có tác động thiếtthực. Hạn chế lớn nhấtđược nhắc tới là thiếuchiến lược, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng đểnâng cao chất lượng độingũ cán bộ khoa học vàcông nghệ, nhất là cánbộ khoa học-công nghệcấp chiến lược, cácchuyên gia đầu ngành...phục vụ yêu cầu xâydựng và bảo vệ Tổ quốctrong giai đoạn mới.

Tài liệu và các ý kiếnphát biểu tại buổi tọa

đàm là tư liệu quý báu phục vụ choviệc xây dựng báo cáo tư vấn trìnhHội nghị Trung ương 7 khóa XII n

PV

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

144 SỐ 53+54 (187+188) - 2018

Các ý kiến phát biểutại buổi tọa đàm đãphân tích sâu sắcthực trạng, cả vềnhận thức và tổ chứcthực hiện Chiến lượccán bộ trong đội ngũcán bộ khoa học vàcông nghệ. Xét tổngthể, các quan điểmgiải pháp xây dựngđội ngũ cán bộ khoahọc và công nghệtrong Chiến lược cánbộ đã được thể chếhóa, được triển khaithông qua một sốchính sách cụ thể, cótác động thiết thực.