89
Mục Lục PHẦN 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1 Trường Đại học An Giang ............................................................................... 1 1.2 Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên ................................................ 3 1.3 Bộ môn Công nghệ Thực phẩm ....................................................................... 4 1.4 Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo ........................................................ 5 1.5 Tổ Tự đánh giá CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN ngành Công nghệ Thực phẩm 6 1.6 Phương pháp thực hiện đánh giá ...................................................................... 7 PHẦN 2. MÔ TẢ..................................................................................................... 8 2.1 Tiêu chuẩn 1. Các kết quả học tập mong đợi.................................................... 8 2.2 Tiêu chuẩn 2. Quy cách chương trình đào tạo ................................................ 12 2.3 Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo .............................. 16 2.4 Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập .............................................. 24 2.5 Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá SV .............................................................. 27 2.6 Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ GV ........................................................... 30 2.7 Tiêu chuẩn 7. Chất lượng cán bộ hỗ trợ ......................................................... 36 2.8 Tiêu chuẩn 8. Chất lượng SV ........................................................................ 40 2.9. Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn SV................................................................ 42 2.10. Tiêu chuẩn 10. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ........................................ 46 2.11. Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập ............ 49 2.12 Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ .................................... 52 2.13 Tiêu chuẩn 13. Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan ................................... 54 2.1.4 Tiêu chuẩn 14. Đầu ra ................................................................................ 58 2.15. Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan ....................................... 60 PHẦN 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ......................... 63 3.1 Phân tích điểm mạnh ..................................................................................... 63 3.2. Phân tích điểm hạn chế ................................................................................. 69 3.3. Kết quả tự đánh giá ...................................................................................... 73 3.4. Kế hoạch hành động ..................................................................................... 75 PHẦN 4. PHỤ LỤC .............................................................................................. 80

Mục Lục - An Giang University

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục Lục - An Giang University

Mục Lục

PHẦN 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1

1.1 Trường Đại học An Giang ............................................................................... 1

1.2 Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên ................................................ 3

1.3 Bộ môn Công nghệ Thực phẩm ....................................................................... 4

1.4 Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo ........................................................ 5

1.5 Tổ Tự đánh giá CTĐT theo bộ tiêu chuẩn AUN ngành Công nghệ Thực phẩm 6

1.6 Phương pháp thực hiện đánh giá ...................................................................... 7

PHẦN 2. MÔ TẢ ..................................................................................................... 8

2.1 Tiêu chuẩn 1. Các kết quả học tập mong đợi .................................................... 8

2.2 Tiêu chuẩn 2. Quy cách chương trình đào tạo ................................................ 12

2.3 Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo .............................. 16

2.4 Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập .............................................. 24

2.5 Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá SV .............................................................. 27

2.6 Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ GV ........................................................... 30

2.7 Tiêu chuẩn 7. Chất lượng cán bộ hỗ trợ ......................................................... 36

2.8 Tiêu chuẩn 8. Chất lượng SV ........................................................................ 40

2.9. Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn SV................................................................ 42

2.10. Tiêu chuẩn 10. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ........................................ 46

2.11. Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập ............ 49

2.12 Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ .................................... 52

2.13 Tiêu chuẩn 13. Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan ................................... 54

2.1.4 Tiêu chuẩn 14. Đầu ra ................................................................................ 58

2.15. Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan ....................................... 60

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ ......................... 63

3.1 Phân tích điểm mạnh ..................................................................................... 63

3.2. Phân tích điểm hạn chế ................................................................................. 69

3.3. Kết quả tự đánh giá ...................................................................................... 73

3.4. Kế hoạch hành động ..................................................................................... 75

PHẦN 4. PHỤ LỤC .............................................................................................. 80

Page 2: Mục Lục - An Giang University

1

PHẦN 1. GIỚI THIỆU

1.1 Trường Đại học An Giang

Trường Đại học An Giang được thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ-

TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai giảng năm học

đầu tiên ngày 09 tháng 9 năm 2000. Được xây dựng trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư

phạm An Giang, Trường ĐHAG là cơ sở đào tạo công lập trong hệ thống các trường

đại học Việt Nam, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời

chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Trường ĐHAG, cơ sở

đào tạo đại học và sau đại học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn

hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Trường ĐHAG đã không ngừng hoàn thiện và phát

triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường ĐHAG đã củng cố, phát triển thành

một trường đa ngành đa lĩnh vực.

Nhiệm vụ chính của Trường ĐHAG là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển

giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trong vùng. Song song

với công tác đào tạo, Trường ĐHAG đã tham gia tích cực các chương trình nghiên cứu

khoa học, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về

khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh và vùng. Từ những kết quả

của các công trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Trường ĐHAG đã tạo ra

nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo

được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế (Exh.Intro.01).

Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy của Trường không ngừng phát triển

cả về quy mô và chất lượng. Nếu như năm học 2000 – 2001, Trường tuyển 1.174 sinh

viên thì đến năm 2014 - 2015 quy mô tuyển sinh tăng gần 3 lần với 3.325 sinh viên.

Trong 15 năm qua, Trường đã cung cấp một nguồn lao động lớn có trình độ cao cho xã

hội, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành miền Đông Nam bộ.

Tổng số sinh viên Trường tốt nghiệp là 18.963 sinh viên.

Từ năm học 2005 - 2006 cho đến nay, Trường bắt đầu đào tạo hệ vừa làm vừa

học ở 22 ngành trình độ đại học và cao đẳng mà địa phương có nhu cầu. Tổng số sinh

viên đã và đang được đào tạo là 5.291 và số sinh viên đã tốt nghiệp là 2.039.

Năm học 2011 - 2012, Trường chính thức tự tổ chức và liên kết với Viện Nông

nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Thể dục

Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế – Luật thuộc Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo 17 ngành sau đại học (Quản trị Kinh doanh, Tài

chính Ngân hàng, Luật Kinh tế, Khoa học Máy tính, Giáo dục Thể chất, Khoa học Cây

trồng, Quản lý công, LL&PPDH Toán, LL&PPDH Ngữ văn, LL&PPDH Vật lý, Triết

học, Lịch sử Việt Nam, Giáo dục Chính trị). Phấn đấu đến năm 2018, Trường sẽ tự

đào tạo ít nhất 10 ngành trình độ thạc sĩ, làm tiền đề cho việc đào tạo trình độ tiến sĩ

vào năm 2020.

Page 3: Mục Lục - An Giang University

2

1.1.1 Sứ mệnh

Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng ở trình độ cao, chuyên nghiệp,

tâm quyết, đủ bản lĩnh và năng lực hội nhập, đủ năng lực lao động, cống hiến, quản trị

và vận hành xã hội theo hướng tiệm cận và đạt chuẩn quốc tế góp phần quan trọng

trong sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Trung tâm nghiên cứu khoa học để sáng tạo tri thức mới và chuyển giao công

nghệ nhằm cung ứng cho xã hội những sản phẩm vô giá từ những quy trình kỹ thuật,

góp phần vào việc kiến tạo sự thịnh vượng của một cộng đồng, một quốc gia trong tiến

trình toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng, tất cả vì tương lai sự phát triển của đất nước.

Trung tâm xây dựng và phát triển môi trường học thuật nhân văn, văn hóa trung

thực; bình đẳng về giáo dục; đào tạo những con người có khả năng thích nghi, học tập

suốt đời và có năng lực để cạnh tranh lâu dài trong môi trường toàn cầu luôn biến đổi;

góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững và tính nhân bản của kinh tế, xã hội Việt

Nam và khu vực.

1.1.2 Tầm nhìn

Trở thành nơi hội tụ những tinh hoa để mang đến cho cộng đồng những sản

phẩm đào tạo với chất lượng tốt nhất, từng bước khẳng định vai trò và thế mạnh của

trường đại học có chất lượng ngang tầm quốc tế trên cơ sở phát huy các giá trị, thu hút

và phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng dạy, quản lý trong và ngoài nước.

Trở thành trung tâm trung tâm đào tạo trình độ đại học và sau đại học đa ngành,

đa lĩnh vực với chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, có những đóng góp quan trọng vào

sự phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu; trở thành một trong những trường nằm trong

nhóm các trường mạnh về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng

được quốc tế công nhận.

1.1.3 Giá trị cốt lõi

Đồng thuận, tận tâm, nhân văn.

Chuẩn mực, năng động, sáng tạo.

Trung thực, hiệu quả, chuyên nghiệp.

Trách nhiệm, đổi mới, hội nhập.

1.1.4 Chính sách đảm bảo chất lượng

Đảm bảo chất lượng thông qua việc thường xuyên đổi mới và hội nhập trong đào

tạo; sáng tạo và năng động trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; gắn lý thuyết

với thực hành để trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho người học nhằm thích ứng

tối đa sự thay đổi.

Xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả, chuyên nghiệp, trách nhiệm và sáng tạo;

quy trình hóa, tin học hóa hoạt động quản lý; áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng

Page 4: Mục Lục - An Giang University

3

theo tiêu chuẩn ISO và “5S” nhằm kiến tạo một môi trường giáo dục đại học chuẩn

mực, nhân văn.

Phát huy mọi tiềm năng và cống hiến của tất cả các thành viên trong các hoạt

động quản trị, dạy và học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, xây dựng Trường thành

một tập thể trong sạch, vững mạnh, gia tăng vị thế cạnh tranh của Trường trong khu

vực và trên thế giới.

1.1.5 Cam kết của Ban Giám hiệu

Để thực hiện sứ mệnh của nhà trường về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL, đồng thời thực

hiện đạt yêu cầu mục tiêu chất lượng năm học, Ban Giám Hiệu cam kết:

1. Không ngừng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến của khu vực

và thế giới, đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội, nhu cầu nhân lực trình độ cao của tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL.

2. Phát triển CTĐT, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu học tập của nhân dân và

yêu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, trong nước, khu vực và thế giới.

3. Thực hiện thường xuyên cải tiến nội dung chương trình, phương pháp dạy –

học; phát huy tối đa lợi thế của công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học và công tác

quản lý, điều hành hoạt động nhà trường. Đáp ứng cơ bản nhu cầu trang thiết bị,

phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, trạm, trại… phục vụ công tác đào tạo,

nghiên cứu khoa học.

4. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học (nghiên cứu cơ bản và ứng

dụng), đồng thời gắn kết ngày càng chặt chẽ với đào tạo, với nhu cầu của địa phương;

tăng cường tổ chức các hoạt động học thuật, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác

trong, ngoài nước.

5. Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng

trước hết là chất lượng đào tạo, tiếp theo là mô hình quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 9001: 2008, thực hiện kiểm soát chương trình 5S.

6. Đảm bảo tổ chức thường xuyên các hoạt động để cán bộ, GV, nhân viên và

học sinh – SV rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng

thời bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại

ngữ, tin học; phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các đoàn thể để xây dựng nhà

trường thành một tập thể vững mạnh, nâng cao vị thế của nhà trường.

1.2 Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên

Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên được thành lập theo Quyết định

số 241/QĐ-UB-TC của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, đây là đơn vị trực

thuộc Trường ĐHAG. Khoa NN-TNTN là một trong khoa trọng điểm của Trường

ĐHAG.

Page 5: Mục Lục - An Giang University

4

Khi mới thành lập, Khoa NN-TNTN chỉ có khoảng 30 cán bộ, GV với 4 bộ môn:

Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Bộ môn Khoa học đất, Bộ môn Cây trồng và Bộ môn

Vật nuôi, với chuyên ngành được đào tạo đầu tiên là Công nghệ Thực phẩm và Phát

triển Nông thôn. Trong quá trình hình thành và phát triển, các chuyên ngành do Khoa

NN-TNTN đào tạo ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu

cầu nhân lực của tỉnh và khu vực. Hiện nay, Khoa NN-TNTN nhiên có hơn 100 cán

bộ, GV với 01 bộ phận văn phòng khoa và 06 bộ môn: Công nghệ Thực phẩm, Bộ

môn Phát triển Nông thôn & Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Bộ môn Khoa học cây

trồng, Bộ môn Công nghệ Sinh học, Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản và Bộ môn Chăn

nuôi Thú y.

Nhiệm vụ của Khoa NN-TNTN là đào tạo các ngành có liên quan đến nông

nghiệp và tài nguyên thiên nhiên: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Khoa

học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn.

Khoa NN-TNTN cũng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến

bộ khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến nông nghiệp của tỉnh

An Giang và khu vực ĐBSCL. Trong 14 năm qua, Khoa NN-TNTN đã đào tạo 12

khóa với gần 2000 kỹ sư ra trường. Hiện nay, Khoa NN-TNTN có 3650 SV đang theo

học dưới hình thức chính quy và giáo dục thường xuyên (Exh.Intro.02).

1.3 Bộ môn Công nghệ Thực phẩm

Bộ môn CNTP được thành lập vào tháng 5/2001 cùng với sự thành lập của Khoa

NN-TNTN và cũng trong thời gian đó Khoa NN - TNTN được Bộ Giáo dục và Đào

tạo cho phép mở ngành CNTP khoá đầu tiên (tương ứng khoá 2) và Bộ môn CNTP

phụ trách xây dựng chương trình đào tạo cho chuyên ngành này. Hiện nay Bộ môn có

16 GV, trong đó có 2 tiến sỹ, 5 nghiên cứu sinh và 9 thạc sỹ. Tính đến tháng 7/2015,

Bộ môn CNTP đã đào tạo 795 lượt SV ngành CNTP và đang đào tạo 683 SV

(Exh.Intro.03).

Bộ môn CNTP là đơn vị chủ lực tham gia đào tạo kỹ sư ngành CNTP của tỉnh và

ĐBSCL. Chúng tôi đang hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư CNTP đạt

chuẩn ngang tầm với các trường đại học trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân

lực, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Định hướng đào tạo được thống nhất từ lãnh đạo, cán bộ quản lý và GV để đạt được

mục đích đề ra. Ngoài việc quản lý và đào tạo chuyên ngành CNTP ở bậc đại học, Bộ

môn còn quản lý chuyên ngành đào tạo ở bậc cao đẳng, cao đẳng liên thông đại học,

trung cấp liên thông đại học ngành CNTP. Tính từ năm 2001 đến nay, Bộ môn đã

tham gia đào tạo 723 kỹ sư CNTP đã ra trường (khoá 2 đến khóa 11); 26 SV đại học

liên thông từ trung cấp ngành CNTP (khoá 5); 46 SV đại học ngành liên thông từ cao

đẳng CNTP (khoá 8) và đang đào tạo 385 SV đại học ngành CNTP (khoá 12 đến khoá

15); 261 SV cao đẳng ngành CNTP (khoá 37đến khoá 39); 37 SV đại học ngành liên

thông từ cao đẳng CNTP (khoá 10).

Page 6: Mục Lục - An Giang University

5

1.4 Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo

CTĐT ngành CNTP gồm 135 tín chỉ bao gồm 03 khối kiến thức: Khối kiến thức

giáo dục đại cương (46 TC – 34,1%), khối kiến thức cơ sở ngành (47 TC – 34,8%) và

khối kiến thức chuyên ngành (42 TC – 31,1%). Đào tạo theo hình thức chính quy tập

trung. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, mỗi học kỳ SV đăng ký không vượt

quá 30 TC (Exh.Intro.04).

CTĐT ngành CNTP cung cấp các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành và chuyên

ngành thuộc lĩnh vực CNTP; trang bị cho SV kiến thức về tính chất, chức năng cơ bản

và các phản ứng hóa học chính ảnh hưởng đến thời gian bảo quản và chất lượng thực

phẩm; có kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị cơ bản trong

công nghệ chế biến thực phẩm, có kiến thức về tính chất và chức năng của các loại bao

bì bao gồm hiện đại và truyền thống, qui trình và kỹ thuật vận chuyển và phân phối

thực phẩm; có kiến thức về các phương pháp đánh giá cảm quan, về văn hóa ẩm thực;

dinh dưỡng người; thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; xử lý nước cấp, nước

thải; các kỹ thuật hiện đại trong CNTP; kỹ thuật sản xuất sạch trong CNTP; quản lý

bếp ăn công nghiệp. Bên cạnh đó SV sẽ có các kỹ năng liên quan đến phân tích hóa lý,

vi sinh, cảm quan, sinh hóa và thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm; có các kỹ

năng về toán học, thống kê, tin học và có khả năng suy luận trong việc bố trí thí

nghiệm, thu thập dữ liệu; có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ tính toán và phần

mềm xử lý thống kê số liệu thực nghiệm; có khả năng vận hành, khắc phục sự cố và

nâng cao hiệu suất của thiết bị trong quá trình sản xuất; có khả năng vận dụng kiến

thức nhằm phát triển qui trình sản xuất cho một sản phẩm nhất định theo yêu cầu sử

dụng, có khả năng ứng dụng các kiến thức về khoa học thực phẩm vào sản xuất

thương mại (Exh.01.01).

Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp SV còn có những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngành

nghề, có am hiểu về pháp luật liên quan đến lĩnh vực CNTP.

Bảng 1. Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo

Tên trường cấp bằng Đại học An Giang

Đơn vị quản lý Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên

Tên chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm

Năm mở ngành 2001 (tuyển sinh chỉ có Khối A)

Khối tuyển sinh A, A1, B (từ năm 2012 đến nay)

Hình thức đào tạo Chính quy

Khối lượng kiến thức toàn khóa 135 tín chỉ

Chức danh tốt nghiệp Kỹ sư

Page 7: Mục Lục - An Giang University

6

1.5 Tổ Tự đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN ngành Công

nghệ Thực phẩm

Theo quyết định số 70/QĐ-ĐHAG, ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Hiệu Trưởng

Trường ĐHAG về việc chọn chương trình đào tạo CNTP để triển khai công tác tự

đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) và

quyết định số 347/QĐ-ĐHAG, ngày 10 tháng 10 năm 2014 về việc thành lập Hội đồng

tự đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN, danh sách nhóm công tác

chuyên trách tự đánh giá và phân công công việc của các thành viên (bảng 2).

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về việc nhìn nhận và đánh giá lại tính hiệu quả

và chất lượng đào tạo của các ngành học trực thuộc các Khoa của Trường ĐHAG theo

tiêu chuẩn AUN (ASEAN University Network). Được sự hỗ trợ của các phòng ban

chức năng, Bộ môn CNTP tiến hành đánh giá CTĐT ngành CNTP theo quy trình và

hướng dẫn của Trường. Các thành viên tham gia trong tổ kiểm định phân công như

sau:

Bảng 2. Danh sách thành viên trong nhóm chuyên trách tự đánh giá và phân công nhiệm vụ của từng thành viên

TT Họ tên cán bộ Chức vụ Email Nhiệm vụ

1 TS.Hồ Thanh Bình P. Trưởng khoa [email protected] Phụ trách chung

2 ThS.Trần Xuân Hiển Trưởng Bộ môn [email protected]

Tổ trưởng, Hỗ trợ các phần thủ tục; Thực hiện tiêu chuẩn 1, 2

3 ThS.Đào Văn Thanh Giảng viên BM [email protected]

Thư ký; Theo dõi và báo cáo tiến độ thực hiện các tiêu chí; Phối hợp hỗ trợ các hoạt động trong quá trình thực hiện; Thực hiện tiêu chuẩn 3

4 ThS.Trịnh Thanh Duy Giảng viên BM [email protected]

Hỗ trợ phần thu thập minh chứng và hoàn chỉnh báo cáo; Thực hiện tiêu chuẩn 13, 14, 15

5 ThS.Hồ Thị Ngân Hà Giảng viên BM [email protected] Thực hiện tiêu chuẩn 9, 10

6 ThS.Lê Ngọc Hiệp Giảng viên BM [email protected] Thực hiện tiêu chuẩn 11, 12

7 ThS.Cao Thị Luyến Giảng viên BM [email protected] Thực hiện tiêu chuẩn 6, 7, 8

8 TS.Trần Phương Lan Giảng viên BM [email protected] Thực hiện tiêu chuẩn 4, 5

Page 8: Mục Lục - An Giang University

7

1.6 Phương pháp thực hiện đánh giá

Theo kế hoạch số 101/KH-ĐHAG, ngày 28 tháng 8 năm 2014 về việc triển khai

và tổ chức thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo của nhà trường, từ tháng 01 năm

2015 tổ công tác chuyên trách tự đánh giá chương trình đào tạo ngành CNTP đã tổ

chức họp để bàn về phương pháp và kế hoạch thực hiện việc đánh giá chương trình

đào tạo ngành CNTP, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm đảm

nhiệm các tiêu chuẩn phù hợp với năng lực của từng thành viên.

Các bước tiến hành công tác tự đánh giá:

- Bước 1: Phân công trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm.

- Bước 2: Các thành viên đọc tiêu chuẩn/tiêu chí, tài liệu hướng dẫn, mẫu báo cáo.

- Bước 3: Thu thập các minh chứng.

+ Thu thập các văn bản cần thiết cho quá trình tự đánh giá.

+ Tiến hành thu thập số liệu từ SV.

+ Tiến hành thu thập ý kiến cựu sinh viên và các nhà tuyển dụng lao động.

- Bước 4: Viết báo cáo dự thảo lần 1.

- Bước 5: Hoàn chỉnh báo cáo.

Page 9: Mục Lục - An Giang University

8

PHẦN 2. MÔ TẢ

2.1 Tiêu chuẩn 1. Các kết quả học tập mong đợi

Việt Nam là nước nông nghiệp giữ vị thế quan trọng trong an ninh lương thực

của thế giới. Tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản như lúa gạo, cà phê, hạt

điều, tiêu, cá tra, tôm của nước ta đã góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế đất nước.

CNTP là 1 trong 5 ngành thuộc khối ngành công nghệ chuyên về lĩnh vực bảo quản và

chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến

thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo

quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học. Người

làm công việc của ngành này đòi hỏi phải có sự đam mê nghiên cứu, sáng tạo, tư duy

quản lý, nhạy bén về thị trường, có đạo đức nghề nghiệp, khả năng phân tích, đánh giá

chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết của vùng ĐBSCL cần đáp ứng đội ngũ

cán bộ về cán bộ ngành CNTP có trình độ đại học được đào tạo kiến thức nền tảng,

chuyên sâu về hoá học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và

quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm

nhằm tối ưu hoá dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.

Ngoài ra, trong quá trình học, SV sẽ được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt

cá, công nghệ đông lạnh thủy sản, bảo quản và chế biến lương thực, công nghệ chế

biến sữa và chất béo thực phẩm, công nghệ chế biến đường và đồ uống. Chính vì vậy,

nhu cầu về đào tạo ra đội ngũ kỹ sư có kiến thức sâu về lĩnh vực CNTP là rất cần thiết

nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội về đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản

xuất và các hợp tác nghiên cứu phát triển có liên quan (Exh.01.01).

Đối với SV ngành CNTP ở Trường ĐHAG, KQHTMĐ của CTĐT dựa trên

nguyên tắc phân loại mục tiêu theo thang đánh giá Bloom và công bố công khai trên

website chính thức của Trường ĐHAG (Exh.01.01). Một tập hợp các học phần bắt

buộc và tự chọn được tích hợp trong CTĐT nhằm giúp SV phát triển các kỹ năng trừu

tượng hóa, phân tích cấu trúc cơ bản và tư duy logic; đồng thời thông thạo các công cụ

tốt nhất để ứng dụng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

2.1.1 Chương trình có KQHTMĐ được trình bày rõ ràng và thể hiện trong

chương trình đào tạo

Chương trình ngành CNTP có KQHTMĐ được trình bày rõ ràng trong chuẩn

đầu ra (Exh.01.01). Kỹ sư tốt nghiệp ngành CNTP phải đảm bảo có đầy đủ kiến thức

về những nội dung sau đây:

- Có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền, ý thức trách nhiệm

trong công việc, tinh thần làm việc tập thể và tác phong công nghiệp;

- Kiến thức tổng hợp liên quan đến lĩnh vực CNTP;

- Kỹ năng trong sản xuất, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật công nghệ và kỹ

năng quản lý.

Page 10: Mục Lục - An Giang University

9

Nhằm giúp cho SV, GV, nhà quản lý, nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về CTĐT, đặc

biệt là cung cấp cho SV phương hướng lựa chọn các học phần thích hợp trong quá

trình học, Trường đã giới thiệu những thông tin cần thiết về CTĐT ngành CNTP trên

quên website của Trường (Exh.Intro.04) và của Khoa (Exh.Intro.02). Song song đó,

chương trình cũng được thể hiện cụ thể trong các quyển Niên lịch đào tạo (Exh.01.03)

và nội dung chương trình được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên thông qua các phản

ánh của người đọc, nhu cầu xã hội.

Từ sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường (Exh.Intro.01), chương trình ngành CNTP

xây dựng với mục tiêu đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao cho xã hội.

KQHTMĐ của chương trình CNTP hướng đến kiến thức, kỹ năng và thái độ. CTĐT

được xây dựng bao gồm các khối kiến thức và kỹ năng đại cương, kiến thức và kỹ

năng chuyên ngành (Exh.01.01). Việc năng cao kỹ năng thực hành cho SV được đặc

biệt chú trọng (Exh.01.01). Nội dung các học phần hướng đến đào tạo kỹ năng thực

hành cũng như trang bị kiến thức cho người học thể hiện qua các học phần lý thuyết

kết hợp với các giờ thực hành ở phòng thí nghiệm. CTĐT giúp SV rèn luyện kỹ năng

chuyên môn, nghiên cứu trong lĩnh vực CNTP, SV sẽ được thực hành các kỹ năng tại

trường và tham gia thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp nhằm thích nghi nhanh với

nhu cầu làm việc ngoài xã hội sau khi tốt nghiệp.

2.1.2 Chương trình đẩy mạnh việc học cách học và học tập suốt đời

Học tập suốt đời là chìa khóa trong việc biến Việt Nam thành một xã hội tri thức

và chương trình đào tạo kỹ sư CNTP tạo cho SV luôn có ý thức tự giác học tập và

nâng cao, tự phát triển phương pháp học phù hợp cá nhân và nhận biết học tập suốt đời

như là một nhu cầu tất yếu. Để đứng vững, khẳng định và vươn lên trong hệ thống

giáo dục đại học Việt Nam, hoàn thành sứ mạng của mình, trong quá trình phát triển

ngành CNTP đã xác định triết lý giáo dục là: "Đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực

tiễn làm nền tảng". Đây là “kim chỉ nam”, là định hướng cho mọi hoạt động dạy và

học của từng GV và SV trong Bộ môn. Ngoài ra, CTĐT còn tham khảo thêm các

CTĐT ngành CNTP của Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa TP.HCM, để

biến tầm nhìn, chiến lược thành hiện thực. Với mục đích trên, chương trình cố gắng

đào tạo cho SV suy nghĩ một cách cẩn thận, có phê phán và sáng tạo về các chủ đề

CNTP, và về cách lập luận nói chung, theo một cách tiếp cận rõ ràng và hợp logoic. Vì

vậy, chương trình chú trọng vào cách học hơn là vào việc học càng nhiều kiến thức

càng tốt. CTĐT ngành CNTP được thiết kế với mục tiêu là các học phần về CNTP đều

giúp phát triển những kỹ năng cốt yếu cho bất kỳ môi trường làm việc nào như tư duy

phân tích và tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề,… thông qua các học phần

như: Quản trị chất lượng trong CNTP, Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,… Trên cơ

sở các kiến thức được trang bị ở trình độ đại học, người học có đủ năng lực từng bước

hoàn thiện khả năng độc lập nghiên cứu, tự bồi dưỡng và tiếp tục học lên các trình độ

cao hơn.

Page 11: Mục Lục - An Giang University

10

Chương trình yêu cầu phải học phương pháp nghiên cứu, rèn luyện tay nghề và

phát triển các kỹ năng cá nhân ở phòng thí nghiệm, hoạt động thực tế ở các doanh

nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, thực tế sản xuất của nông dân… Từ đó, SV

vận dụng các kiến thức và kỹ năng có được vào thực tế công tác cũng như khả năng tổ

chức hoạt động học tập ở bậc cao hơn và đặc biệt là thích ứng trong môi trường sản

xuất hay học tập thay đổi (Exh.01.01).

2.1.3 KQHTMĐ bao gồm cả kiến thức và kỹ năng đại cương lẫn kiến thức và

kỹ năng chuyên ngành

CTĐT ngành CNTP có 135 tín chỉ được thiết kế có sự cân bằng giữa nội dung

chuyên môn, kiến thức tổng quát và các kỹ năng cần thiết, trong đó có 105 TC bắt

buộc, 30 TC tự chọn. Khối kiến thức giáo dục đại cương có 46 TC (chiếm 34,1%) và

kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có 89 TC (chiếm 65,9%) (Exh.Intro.04).

Các yêu cầu giáo dục đại cương, chiếm khoảng 1/3 tổng số tín chỉ bắt buộc,

được thiết kế để tạo lập cho SV một nên tảng tri thức đủ mạnh. Những yêu cầu này

bao gồm những học phần trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục

thể chất và giáo dục quốc phòng - an ninh cũng như ngoại ngữ.

Các học phần về chuyên ngành CNTP được thiết kế theo cấp độ khó tăng dần,

nền tảng dựa trên các học phần cốt lõi bắt buộc trong hai năm đầu. Trong giai đoạn

tiếp theo, một số học phần tự chọn được đưa vào, tùy theo từng lĩnh vực quan tâm mà

SV có thể tùy chọn các học phần mà mình yêu thích. Chẳng hạn SV bắt đầu từ các học

phần cơ bản về Nguyên lý Công nghệ lên men, An toàn vệ sinh thực phẩm, Máy chế

biến thực phẩm,… trước khi chuyên sâu hơn như Công nghệ sau thu hoạch và chế biến

rau quả, Công nghệ sau thu hoạch và chế biến ngũ cốc, Công nghệ chế biến thủy hải

sản (Exh.Intro.04).

Nhằm đạt được KQHTMĐ, chương trình ngành CNTP (Exh.Intro.04) xây dựng

nhiều học phần yêu cầu kỹ năng thực hành, khả năng xây dựng, khả năng trình bày sản

phẩm, kỹ năng làm việc nhóm,… Do có cách dạy thực hành, đồ án học phần, đồ án

được áp dụng khá phổ biến ở nhiều học phần, cách thức giảng dạy này phù hợp với

phương pháp học tập chủ động, tích cực của SV, học tập bằng hoạt động này sẽ giúp

SV biết sâu hơn và hiểu rõ hơn, có thể lý giải được nhiều vấn đề gặp phải. Đồng thời,

thông qua các thức học tập này SV có được môi trường tương tác với người cùng học,

tương tác với GV và khả năng tự học, tự khám phá. Với cách thức này, người học chủ

động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi,

thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học. GV sẽ bổ

sung những chỗ thiếu sót, đúc kết lại để hoàn chỉnh khối kiến thức mà người học cần

có được. Cuối cùng SV phải thực hiện được các sản phẩm của nhóm để đáp ứng yêu

cầu đồ án học phần.

Page 12: Mục Lục - An Giang University

11

2.1.4 KQHTMĐ phản ánh rõ yêu cầu của các bên liên quan

KQHTMĐ được xây dựng và điều chỉnh với sự tham gia đóng góp của tất cả

các đối tượng liên quan như: lãnh đạo nhà trường, GV, nhà tuyển dụng, nhà sử dụng

lao động, chuyên gia, SV, cựu SV thông qua các cuộc gặp mặt ở các lần tham dự hội

nghị, hội thảo (Exh.01.02).

Trong quá trình các SV đến thực tập thực tế ở cơ quan, Bộ môn tiến hành các

cuộc thăm dò ý kiến thực hiện bằng cách phỏng vấn những người phụ trách phòng

nhân lực tại những công ty có tiếp nhận sinh viên ngành CNTP đến thực tập (Công ty

cổ phần Nông sản Kiên Giang, Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng - Đồng

Tháp, Công ty TNHH Hùng Cá - Đồng Tháp, Công ty Bia Sài Gòn Tây Đô - TP.Cần

Thơ, Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình - An Giang, Công ty TNHH Ấn

Độ Dương - TP.Cần Thơ, Công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Long An, Công ty

TNHH MTV Lương thực Vĩnh Hưng - Long An, Công ty TNHH MTV chế biến dừa

Lương Quới - Bến Tre, Công ty CP chế biến thực phẩm Cholimex - TP.HCM)

(Exh.01.02), cho thấy người sử dụng lao động nói chung đánh giá tích cực về các kiến

thức nền tảng cũng như kỹ luật làm việc của SV. Tuy nhiên, các công ty cũng góp ý về

kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cần được cải thiện tốt hơn. Khảo sát cũng

cho thấy người sử dụng lao động của những công ty trên thường không yêu cầu các kỹ

năng công nghệ cụ thể mà đặc biệt chú trọng vào các kỹ năng giải quyết vấn đề và tư

duy phân tích.

KQHTMĐ của chương trình được thiết kế đầy đủ, thường xuyên cập nhật đáp

ứng yêu cầu đa dạng của các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, Trường, Khoa và Bộ môn có

thông tin đầy đủ và công bố rộng rãi về KQHTMĐ của CTĐT cho SV và GV. Mặt

khác, Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Trường cũng định kỳ lấy ý kiến

phản hồi người học về hoạt động giảng dạy của GV. Mỗi đầu năm học, Phòng Công

tác sinh viên đều tổ chức tuần lễ sinh hoạt công dân cho SV nhằm hướng dẫn, giải đáp

thắc mắc và những mối quan tâm của SV về việc học tập ở Trường (Exh.01.04).

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- KQHTMĐ của chương trình được thiết kế đầy đủ, thường xuyên cập nhật đáp

ứng yêu cầu đa dạng của các nhà tuyển dụng.

- Trường, Khoa và Bộ môn có thông tin đầy đủ và công bố rộng rãi về

KQHTMĐ của CTĐT cho SV và GV.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình của chương trình

- Các kiến thức và kỹ năng có thể bị trùng lắp giữa nội dung các học phần do

chưa có bảng phân bố chi tiết mức độ đóng góp của các học phần.

- Khi lấy ý kiến về KQHTMĐ của các đơn vị tuyển dụng, nhà sử dụng lao

động, cựu SV Bộ môn vẫn chưa lấy được những ý kiến chính thức bằng văn bản.

Page 13: Mục Lục - An Giang University

12

c/ Kế hoạch hành động

- Năm học 2016 – 2017, Bộ môn tiến hành rà soát và điều chỉnh nội dung các

học phần.

- Khoa tiến hành xây dựng kế hoạch quy trình lấy ý kiến của các bên có liên

quan, để kịp thời cập nhật CTĐT nhằm đáp ứng tốt nhu cầu xã hội về ngành CNTP.

2.2 Tiêu chuẩn 2. Quy cách chương trình đào tạo

CTĐT ngành CNTP đã được xây dựng theo hệ thống học chế tín chỉ. Chương

trình đầu tiên được ban hành theo quyết định số 799/QĐ-ĐHAG ngày 05 tháng 6 năm

2009 với tên ngành là CNTP. Các học phần trong CTĐT đều được các Bộ môn thiết

kế một cách hệ thống theo chương trình chung và những định hướng của Bộ GD&ĐT.

CTĐT ngành CNTP là sản phẩm trí tuệ của tất cả thành viên trong Bộ môn và phản

ánh đòi hỏi của các bên liên quan. Chương trình có tham khảo các CTĐT ngành CNTP

của Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa TP.HCM. Chương trình nêu rõ các

KQHTMĐ thông qua việc thu nhận các kiến thức đại cương và chuyên ngành, kỹ năng

và năng lực. Chương trình bao quát những kỹ năng chung và kỹ năng chuyên ngành để

giúp người học có khả năng và sự am hiểu cần thiết cho việc khám phá khoa học, học

và sáng tạo suốt đời. Hơn nữa, chương trình được thiết kế hợp lý để các bên liên quan

có thể dễ dàng quản lý quá trình học tập. (Exh.02.01)

2.2.1 Trường đại học có sử dụng quy cách CTĐT

CTĐT ngành CNTP hiện nay được công bố trong các Niên lịch đào tạo và trên

website của Trường, của Khoa. SV, GV, nhà quản lý, nhà tuyển dụng có thể truy cập

dễ dàng để tìm kiếm thông tin, hiểu rõ về chương trình đào tạo và dễ dàng quản lý quá

trình học tập. Chương trình cũng cho SV biết công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp.

Vì vậy, nó là nguồn thông tin cho các bên liên quan, người sử dụng lao động và SV.

(Exh.02.01)

CTĐT ngành CNTP được thiết kế theo hệ thống tín chỉ có 135 tín chỉ và thời

gian đào tạo theo thiết kế là 4 năm. Chương trình được thiết kế với hai khối kiến thức:

Khối kiến thức giáo dục đại cương có 46 tín chỉ và khối kiến thức giáo dục chuyên

nghiệp có 89 tín chỉ. SV có thể tốt nghiệp theo hai hình thức đó là thực hiện khóa luận

tốt nghiệp hoặc học phần thay thế. Mỗi học phần có quy định rõ số tiết lý thuyết, số

tiết thực hành và học phần tiên quyết.

CTĐT ngành CNTP thể hiện nội dung cần đào tạo, chỉ rõ kết quả học tập mong

đợi ở người học sau khóa học về các phương diện thái độ, kiến thức và kỹ năng; quy

trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo và cách thức kiểm

tra đánh giá kết quả học tập, được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. Cấu trúc

của CTĐT bao gồm các thành tố cơ bản, đó là: mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo;

phương pháp và quy trình đào tạo và cách đánh giá kết quả học tập.

Page 14: Mục Lục - An Giang University

13

Đề cương chi tiết của các học phần thể hiện rõ mục tiêu chung và mục tiêu cụ

thể. Đồng thời, đề cương chi tiết cũng nêu lên phương pháp giảng dạy của GV,

phương pháp đánh giá nội dung chính từng chương và tài liệu của học phần để SV

thuận tiện trong học tập nhằm đạt KQHTMĐ. (Exh.02.02)

Điều kiện để cấp bằng tốt nghiệp (Exh.02.04): SV đã tích lũy đủ các học phần

và số tín chỉ quy định trong CTĐT; điểm trung bình chung tích lũy của các học phần

đạt từ 2 trở lên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kỷ luật ở mức độ

đình chỉ học tập trong năm học cuối sẽ được Hiệu trưởng trường cấp bằng Kỹ sư

CNTP.

2.2.2 Quy cách CTĐT nêu rõ KQHTMĐ và cách thức đạt được KQHTMĐ

Chương trình CNTP đã được phát triển và cập nhật thường xuyên để đáp ứng

KQHTMĐ cũng như các đòi hỏi và nhu cầu cụ thể của nền kinh tế. KQHTMĐ được

miêu tả rõ trong khung chương trình dưới dạng phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ

năng như sau:

a/ Về phẩm chất đạo đức

- Yêu nước, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, nhiệt tình xây dựng đất nước giàu mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;

- Có đạo đức nghề nghiệp về bảo vệ thông tin, bản quyền, ý thức trách nhiệm

trong công việc, tinh thần làm việc tập thể và tác phong chuyên nghiệp;

- Có ý thức tự hoàn thiện, cập nhật kiến thức cho bản thân, luôn tìm tòi học hỏi

sáng tạo trong công việc và có tinh thần cầu tiến trong học tập.

b/ Về kiến thức

- Khối kiến thức giáo dục đại cương

+ Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Những nguyên lý của

Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục quốc phòng;

+ Khối kiến thức chung về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ.

- Khối kiến thức cơ bản

+ Có kiến thức về tính chất, chức năng cơ bản và các phản ứng hóa học chính

ảnh hưởng đến thời gian bảo quản và chất lượng thực phẩm; hiểu rõ các nguyên tắc cơ

bản trong kỹ thuật phân tích thực phẩm, có kiến thức để nhận dạng các vi sinh vật

chính trong thực phẩm, cũng như điều kiện phát triển của chúng;

+ Có kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị cơ bản trong

công nghệ chế biến thực phẩm cũng như các quá trình sản xuất cơ bản trong công

nghệ chế biến thực phẩm;

+ Có kiến thức về các phương pháp đánh giá cảm quan, về văn hóa ẩm thực;

dinh dưỡng người; thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; xử lý nước cấp, nước

thải.

Page 15: Mục Lục - An Giang University

14

- Khối kiến thức chuyên ngành

+ Có khả năng đánh giá, dự báo và ngăn chặn các nguyên nhân gây ngộ độc

thực phẩm, nhiễm bẩn thực phẩm, nhiễm vi sinh trong sản xuất và cách khắc phục; có

khả năng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng (HACCP, ISO, GMP, SQF,…)

nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho qui trình sản xuất thực phẩm;

+ Có kiến thức chuyên sâu về công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả,

ngũ cốc; công nghệ chế biến thủy hải sản; công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp;

công nghệ enzyme thực phẩm; công nghệ chế biến đậu nành; công nghệ chế biến thịt

và sản phẩm thịt; công nghệ sản xuất đường và chế biến bánh kẹo; công nghệ rượu bia

- nước giải khát; công nghệ chế biến sữa và sản phẩm sữa; công nghệ chế biến dầu mỡ

thực phẩm; công nghệ sản xuất trà, cà phê và ca cao cũng như những biến đổi của

nguyên liệu trong suốt quá trình sản xuất.

c/ Về kỹ năng

- Kỹ năng cứng

+ Có các kỹ năng liên quan đến phân tích hóa lý, vi sinh, cảm quan, sinh hóa

và thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Có thể lựa chọn phuong pháp phân tích

tốt nhất cho từng đối tượng. Có khả năng tiến hành phân tích cả theo phương pháp

phân tích cổ điển hay hiện đại sử dụng các thiết bị công nghệ cao. Có khả năng vận

dụng kiến thức và các kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm để đo lường, điều

khiển và thay đổi các tính chất lý hóa của thực phẩm;

+ Có các kỹ năng về toán học, thống kê, tin học và có khả năng suy luận trong

việc bố trí thí nghiệm, thu thập dữ liệu. Có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ tính

toán và phần mềm xử lý thống kê số liệu thực nghiệm;

+ Có khả năng vận hành, khắc phục sự cố và nâng cao hiệu suất của thiết bị

trong quá trình sản xuất. Có thể xây dựng các qui trình kiểm tra cho nguyên liệu, bán

thành phẩm, thành phẩm và các công đoạn trong quy trình sản xuất thực phẩm;

+ Có khả năng vận dụng kiến thức nhằm phát triển qui trình sản xuất cho một

sản phẩm nhất định theo yêu cầu sử dụng. Có khả năng ứng dụng các kiến thức về

khoa học thực phẩm vào sản xuất thương mại.

- Kỹ năng mềm

+ Có khả năng làm việc độc lập, lập kế hoạch quản lý công việc cá nhân;

+ Có kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm;

+ Có kỹ năng giao tiếp, viết và trình bài những báo cáo.

- Kỹ năng ngoại ngữ

+ Đạt trình độ ngoại ngữ theo chuẩn quy định;

+ Có khả năng giao tiếp và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Page 16: Mục Lục - An Giang University

15

Các KQHTMĐ trên được nêu ra và cụ thể hóa thành chương trình nhằm giúp

các bên liên quan nắm rõ chương trình. Khung chương trình đào tạo đưa ra một lộ

trình KQHTMĐ thông qua phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng. Mối liên kết giữa

các khối kiến thức, từ kiến thức đại cương tới kiến thức chuyên ngành với thông tin

chi tiết về các học phần sẽ giúp SV biết kiến thức nào cần tích lũy và học phần nào sẽ

được dạy ở học kì sau. Từ đó, SV dễ dàng lập kế hoạch học tập cá nhân để đạt kết quả

tốt nhất.

Việc phân bổ các học phần trong suốt 8 học kì được dựa trên nguyên tắc về

trình tự học phần, theo đó các học phần ở học kì trước sẽ đặt nền móng có các học

phần kế tiếp. Quá trình đánh giá sử dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác

nhau để bao quát hết nội dung và mục tiêu của học phần. Phương pháp đánh giá được

áp dụng đa dạng: thi viết, thi trắc nghiệm, các bài kiểm tra, báo cáo chuyên đề, hoạt

động thảo luận chuyên đề, bài tập nghiên cứu và tra cứu tài liệu. (Exh.02.03)

2.2.3 Quy cách CTĐT cung cấp nhiều thông tin, được phổ biến và có sẵn cho

các bên liên quan

Nhằm giúp các bên liên quan hiểu rõ chương trình, đặc biệt là cung cấp cho SV

phương hướng lựa chọn và quản lý tốt quá trình học, Trường đã công bố về CTĐT

ngành CNTP trên website của Trường, của Khoa và cả trong quyển Niên lịch đào tạo

nên SV, nhà tuyển dụng dễ dàng truy cập tìm kiếm thông tin cần thiết. (Exh.01.01)

CTĐT ngành CNTP được cấu trúc lại một cách toàn diện theo hướng tín chỉ hóa,

được triển khai áp dụng từ khóa 10 (Tuyển sinh năm học 2009-2010). Nội dung của

CTĐT được thiết kế hợp lý, cân bằng, giữa các học phần có mối liên hệ rõ ràng. Qua

từng khối kiến thức, các học phần sẽ tăng dần tính phức tạp về nội dung, thể hiện sự

chuyển hóa các mục tiêu và mục đích và CTĐT. CTĐT giúp SV hiểu rõ về chuyên

ngành mình học, các kỹ năng cần đạt được khi tốt nghiệp ra trường. Từ đó, SV có

hướng đầu tư về kiến thức và cơ sở vật chất cho lĩnh vực mình yêu thích. Ngoài ra,

CTĐT được thiết kế với các học phần liên quan được tích hợp với nhau và củng cố các

học phần khác trong chương trình. CTĐT ngành CNTP cung cấp các thông tin chi tiết

về mục đích, kết quả học tập mong đợi về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng.

SV sẽ được tốt nghiệp nếu đã tích lũy đủ các học phần và số tín chỉ quy định trong

CTĐT; điểm trung bình trung tích lũy của các học phần đạt từ 2 trở lên. Chương trình

cũng cho biết SV có thể làm được những công việc gì sau khi tốt nghiệp và qua CTĐT

giúp doanh nghiệp hiểu rõ về chuyên ngành CNTP, có cách nhìn đúng hơn về đội ngũ

kỹ sư khi tốt nghiệp ra trường. Qua đó, doanh nghiệp có thể liên hệ với Khoa, Bộ môn

để đăng ký tuyển dụng những vị trí mà doanh nghiệp đang cần. Quy cách CTĐT

ngành CNTP chưa được biên dịch sang tiếng Anh.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- CTĐT ngành CNTP được cấu trúc lại một cách toàn diện theo hướng tín chỉ

hóa. Nội dung của CTĐT được thiết kế hợp lý, cân bằng, giữa các học phần có mối

Page 17: Mục Lục - An Giang University

16

liên hệ rõ ràng. Qua từng khối kiến thức, các học phần sẽ tăng dần tính phức tạp về nội

dung, thể hiện sự chuyển hóa các mục tiêu và mục đích và CTĐT;

- CTĐT có mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ rõ ràng;

- CTĐT được thiết kế với các học phần liên quan được tích hợp với nhau và

củng cố các học phần khác trong chương trình.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình của chương trình

- Chưa thực hiện lấy ý kiến SV, cựu SV và nhà tuyển dụng về kỹ năng làm

việc một cách có hệ thống và định kỳ;

- Hiện tại, Bộ môn chưa hoàn chỉnh việc biên soạn đề cương chi tiết học phần

theo mẫu mới.

c/ Kế hoạch hành động

Năm học 2016 – 2017:

- Khoa tiến hành tổ chức họp mặt và lấy ý kiến đóng góp về CTĐT của SV

đang theo học, SV vừa tốt nghiệp, cựu SV và các nhà sử dụng lao động và định kỳ

thực hiện;

- Các GV giảng dạy xây dựng đề cương chi tiết học phần theo mẫu mới.

2.3 Tiêu chuẩn 3. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo

CTĐT kỹ sư ngành CNTP (Exh.03.01) được tổ chức theo hình thức chính quy

tập trung và được đào tạo theo hình thức TC. Theo học chế TC, SV có thể chủ động

thời gian học tập của bản thân.

2.3.1 Nội dung chương trình có sự cân đối tốt giữa kiến thức, kỹ năng đại

cương và chuyên ngành

CTĐT được thiết kế dựa vào chương trình khung của Bộ GD&ĐT (Exh.03.02)

và tham khảo CTĐT của Trường Đại học Cần Thơ (Exh.03.03), Đại học Bách khoa

TP.HCM (Exh.03.04). Ngoài ra, CTĐT còn dựa trên quy định theo hệ thống TC.

(Exh.03.05)

Hình 1. Tỉ lệ các khối kiến thức trong CTĐT

CTĐT gồm 135 TC được thiết kế có sự cân bằng giữa nội dung chuyên môn,

kiến thức tổng quát và các kỹ năng cần thiết, trong đó có 99 TC bắt buộc, 29 TC tự

Page 18: Mục Lục - An Giang University

17

chọn. Khối kiến thức giáo dục đại cương có 46 tín chỉ (chiếm 34%) cung cấp các kiến

thức cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội và tiếng Anh cơ

bản. Ngoài ra, SV cũng được học các học phần giáo dục quốc phòng - an ninh

(Exh.03.06) và giáo dục thể chất.

Hình 2. Các khối kiến thức trong chương trình

Khối kiến thức chuyên ngành (90 TC) bao gồm kiến thức cơ sở ngành có 47 TC

(chiếm 35%) và kiến thức chuyên ngành có 43 TC (32%) (Exh.03.01). Trong khối kiến

thức cơ sở ngành, SV được cung cấp các kiến thức về sinh hóa, vi sinh, hóa phân tích

và những môn học cơ sở ngành khác để có kiến thức nền tảng cho việc tiếp thu các

kiến thức chuyên ngành. Bên cạnh đó, SV còn được học môn Anh văn chuyên ngành

thực phẩm nên SV có thể tiếp thu kiến thức chuyên ngành tốt hơn thông qua đọc các

sách, tạp chí có liên quan đến chuyên ngành thực phẩm. Khối kiến thức chuyên ngành

bao gồm các lĩnh vực về Kỹ thuật thực phẩm, Công nghệ chế biến và bảo quản các sản

phẩm thực phẩm (ngũ cốc, thủy sản, nước giải khát và rượu bia, sữa và các sản phẩm

sữa,…).

Trong CTĐT, SV cũng được cung cấp các kiến thức về kỹ năng mềm như kỹ

năng giao tiếp và truyền thông, kỹ thuật soạn thảo văn bản, nghiên cứu và phát triển

sản phẩm thực phẩm cho SV. Ở học kỳ cuối của năm thứ 4, SV thực hiện khóa luận tốt

nghiệp nếu đã tích lũy được đủ số TC theo yêu cầu của CTĐT và theo quy định tỉ lệ

SV thực hiện khóa luận tốt nghiệp của Trường (Exh.03.07). Những SV không đáp ứng

theo tỉ lệ của quy định (ngoài yêu cầu đạt số TC của chương trình) sẽ thực hiện chuyên

đề tốt nghiệp và học một số học phần chuyên ngành theo đủ số TC quy định.

Page 19: Mục Lục - An Giang University

18

2.3.2 Nội dung chương trình phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của trường

Chương trình được xây dựng nhằm phản ảnh được tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích

và mục tiêu của Trường. Tầm nhìn và sứ mệnh của Trường trở thành một trung tâm

đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ có uy tín trong cả nước và ngang

tầm các trường đại học trong khu Đông Nam Á; đào tạo nhân lực đa ngành, đa trình

độ, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước (Exh.Intro.03).

Nội dung chương trình đảm bảo SV có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu

khoa học, thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt và phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của

Trường (Exh.Intro.03), (Exh.03.08).

2.3.3 Sự góp phần đạt được kết quả học tập mong đợi của từng học phần

được thể hiện rõ

Việc thiết kế chương trình đào tạo luôn nhằm đạt được các kết quả mong đợi

như sau:

- M1: Sử dụng các kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên (toán, hóa, sinh),

tiếng Anh, tin học để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên ngành và học tập nâng

cao trình độ.

- M2: Tổng hợp và sử dụng nền tảng kiến thức chuyên nghiệp từ kiến thức cơ sở

ngành và kiến thức chuyên môn vào ứng vào công nghệ chế biến thực phẩm.

- M3: Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm thực

phẩm.

- M4: Thiết kế quy trình sản xuất, vận hành và quản lý trong các công ty chế

biến thực phẩm.

- M5: Phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong sản xuất thực phẩm và

các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

- M6: Phát triển kỹ năng giao tiếp, trao đổi, làm việc nhóm và hình thành kỹ

năng học tập suốt đời.

- M7: Am hiểu pháp luật, các vấn đề xã hội, có khả năng hội nhập quốc tế và

nghiên cứu khoa học.

Bảng 3. Ma trận các kỹ năng

Mã HP Tên HP KQHTMĐ

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7

Khối kiến thức đại cương

MAX101 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

4

ENG101 Tiếng Anh 1 4 3 2 2 2 4 2

COS101 Tin học đại cương 4 3 2 2 2 2 2

MAT103 Toán C 4 3 2 2 2 2 2

PHY103 Vật lý đại cương B 4 3 2 2 2 2 2

Page 20: Mục Lục - An Giang University

19

Mã HP Tên HP KQHTMĐ

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7

PHT101 Giáo dục thể chất 1 4

MAX102 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 2

4 3

ENG102 Tiếng Anh 2 4 3 2 2 2 4 2

CHE102 Hóa đại cương B 4 3 2 2 2 3

PRS103 Xác xuất thống kê A 4 2 2 2 2 2

AGR105 Kỹ thuật soạn thảo văn bản(1) 3 4

AGR104 Kỹ năng giao tiếp và truyền thông(1)

4 3

PHT200 Giáo dục thể chất 2 4

HCM101 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3 4

AGR103 Sinh học đại cương(1) 4 3 2 2 2 2

ECO101 Kinh tế học đại cương(1) 2 2 2 2 2 2 4

VRP101 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

3 4

MIS110 Giáo dục quốc phòng-An ninh 1 4 MIS120 Giáo dục quốc phòng-An ninh 2 4 MIS130 Giáo dục quốc phòng-An ninh 3 4

Khối kiến thức cơ sở ngành

FST101 Hóa phân tích 4 2 2 2 2 3 2

BIT101 Vi sinh vật đại cương 4 3 2 2 2 2

BIO103 Hóa sinh đai cương 4 3 2 2 2 2

FST301 Hóa lý 4 3 2 2 2 2

FST303 Kỹ thuật nhiệt-lạnh 4 3 3 3 1 1

FST308 Vẽ kỹ thuật 4 3 3 3 1 1

ESP301 Tiếng Anh chuyên ngành CNTP 1 4 3 2 2 2 3 3

FST325 Hóa keo-CNTP 4 3 3 3 1 1

FST304 Kỹ thuật thực phẩm 1 4 3 3 4 2 3

FST328 Kỹ thuật thực phẩm 2 4 3 3 4 2 2

FST329 Kỹ thuật thực phẩm 3 4 3 3 4 2 2

ESP302 Tiếng Anh chuyên ngành CNTP 2 4 3 2 2 2 3 3

LAW301 Luật thực phẩm và sở hữu trí tuệ 1 1 1 3 3 4

FST302 Hóa học thực phẩm 4 3 3 3 3 2

MOR301 Phương pháp nghiên cứu khoa học-CNTP

2 2 2 2 2 4

BUS529 Tổ chức quản lý doanh nghiệp(1) 1 1 1 4 2 4

FST309 Marketing thực phẩm(1) 1 1 1 4 2 3

FST310 Văn hóa ẩm thực(1) 1 1 1 2 3 4

FST311 Xử lý nước cấp, nước thải(1) 2 2 4 2 1 1

FST322 An toàn vệ sinh thực phẩm(1) 2 2 4 2 1 1

FST316 Dinh dưỡng người(1) 4 2 2 2 1 1

FST317 Độc tố học thực phẩm(1) 4 2 2 2 1 1

FST326 Nguyên lý công nghệ lên men(1) 4 2 2 2 1 1

Page 21: Mục Lục - An Giang University

20

Mã HP Tên HP KQHTMĐ

M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7

FST318 Thực phẩm chức năng(1) 4 2 2 2 1 1

COA302 Tin học (photoshop) 4 1 1 2 1 2 2

FST320 Máy chế biến thực phẩm 2 3 4 1 1 1

COA301 Tin học ứng dụng trong CNTP(1) 4 2 2 2 2 1 1

FST502 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm thực(1) phẩm

2 2 4 2 1 1

FST327 Nguyên lý công nghệ sinh học(1) 3 4 2 1 1 1

FST323 Quản trị chất lượng thực phẩm 2 2 2 4 2 2

FST501 Nguyên lý bảo quản thực phẩm 3 2 4 2 1 1 Khối kiến thức chuyên ngành

AGR930 Thực tập chuyên ngành –TP 3 4 3 3 1 2

FST503 Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả

3 4 3 3 1 2

FST540 Công nghệ sau thu hoạch và chế biến ngũ cốc

3 4 3 3 1 2

FST505 Công nghệ chế biến thủy sản 3 4 3 3 1 2

FST513 Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp

3 4 3 3 1 2

FST518 Công nghệ enzyme thực phẩm 3 4 3 3 1 2

FST506 Công nghệ chế biến đậu nành(1) 3 4 3 3 1 2

FST507 Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm thịt(1)

3 4 3 3 1 2

FST508 Công nghệ chế biến đường và chế biến bánh kẹo(1)

3 4 3 3 1 2

FST509 Công nghệ rượu bia-nước giải khát(1)

3 4 3 3 1 2

FST510 Công nghệ chế biến sữa và sản phẩm sửa(1)

3 4 3 3 1 2

FST512 Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm(1)

3 4 3 3 1 2

AGR911 Khóa luận tốt nghiệp-TP 3 4 3 3 1 2

FST911 Công nghệ chế biến lạnh thực phẩm(1)

3 4 3 3 1 2

FST912 Kỹ thuật hiện đại trong công nghệ thực phẩm(1)

3 4 3 3 1 2

FST913 Công nghệ chế biến trà, cà phê và ca cao(1)

3 4 3 3 1 2

FST916 Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi(1)

3 4 3 3 1 2

FST306 Kỹ thuật sản xuất sạch trong công nghệ thực phẩm(1)

3 4 3 3 1 2

FST915 Quản lý bếp ăn công nghiệp(1) 3 4 3 3 1 2

Chú thích: mức 4: đóng góp chính; mức 3: lớn; mức 2: trung bình; mức 1:

ít; ô trống: không có đóng góp. ‘1’: môn tự chọn.

Page 22: Mục Lục - An Giang University

21

2.3.4 Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung các học

phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau

Cấu trúc của CTĐT dựa trên chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành

(Exh.03.02) và quy định của Trường (Exh.03.05) và dựa vào mối quan hệ giữa các

học phần. Các học phần được thiết kế có sự kết hợp và hỗ trợ với nhau, những học

phần tiên quyết, cung cấp nền tảng cho các học phần khác được sắp xếp trước (môn

Hóa đại cương B là học phần trước của nhóm môn học Hóa sinh đại cương, Hóa

phân tích và Hóa lý). Ngoài ra, các điều kiện bắt buộc thực hiện trong CTĐT như các

học phần tiên quyết, học phần trước và song hành được thiết kế hợp lý để SV thực

hiện và củng cố được toàn bộ kiến thức của CTĐT (hình 4), (Exh.03.01).

Theo hình 4, các học phần trong từng học kỳ có sự liên kết với nhau nhằm

củng cố kiến thức và kỹ năng của SV. Các học phần tự chọn giúp SV chủ động chọn

lựa các học phần yêu thích và hình thành các kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp của

SV.

Page 23: Mục Lục - An Giang University

22

Hình 3. Sơ đồ chương trình đào tạo

Page 24: Mục Lục - An Giang University

23

2.3.5 Chương trình thể hiện chiều rộng và chiều sâu

CTĐT được xây dựng thể hiện chiều rộng (bao gồm tất cả các lĩnh vực có liên

quan đến công nghệ thực phẩm) và chiều sâu (các môn chuyên ngành) (Exh.03.01).

Điều này giúp cho SV đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của công việc nên thuận lợi

trong tìm kiếm cơ hội việc làm nhiều hơn trong các công ty sản xuất và công việc đòi

hỏi chuyên môn sâu như các trường đại học, cơ quan nghiên cứu. Ngoài ra, CTĐT

cũng giúp SV có kiến thức nền tảng vững chắc để tiếp tục học các CTĐT sau đại học

trong và ngoài nước.

Độ khó của các học phần được sắp xếp theo mức độ tăng dần qua việc sắp xếp

các khối kiến thức từ đại cương đến cơ sở ngành và đến chuyên ngành. Các nhóm học

phần sau dựa trên nền tảng của các học phần của học kỳ trước (Exh.03.01).

2.3.6 Chương trình thể hiện rõ học phần cơ bản, học phần cơ sở ngành, học

phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp

CTĐT được thiết kế các môn học có liên quan và hỗ trợ nhau được thể hiện

qua các môn học như: các học phần tiên quyết, các học phần trước để giúp SV nắm

vững các kiến thức về chuyên ngành (hình 4). Sự phân bố các học phần thể hiện

được tính hợp lý để SV tiếp thu các kiến thức có hệ thống.

2.3.7 Nội dung chương trình được cập nhật

CTĐT được thiết kế các môn học có liên quan và hỗ trợ nhau được thể hiện

qua các môn học như: các học phần tiên quyết, các học phần trước để giúp SV nắm

vững các kiến thức về chuyên ngành. CTĐT kỹ sư ngành CNTP được triển khai tại

Trường từ năm học 2001 – 2002 và đã được cải tiến nhiều lần. Nhiều môn học được

sắp xếp lại theo hướng tinh gọn kết hợp với việc thay đổi phương pháp giảng dạy

nhằm đảm bảo yêu cầu cung cấp kiến thức cần thiết cho SV và tăng tính chủ động

của SV thông qua việc tự học.

CTĐT ngành CNTP đã có 2 lần điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu xã hội qua

14 năm đào tạo. Ngoài ra, hàng năm CTĐT cũng được thay đổi chỉnh sửa các môn

học để đáp ứng được các kiến thức theo yêu cầu xã hội về nghề nghiệp của SV.

CTĐT được xây dựng lần thứ nhất với 230 đơn vị học trình hoàn thành vào

tháng 7 năm 2001, được đào tạo theo hệ thống niên chế với thời gian 4 năm.

Năm học 2009 - 2010, Trường chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên

việc xây dựng và thiết kế chương trình được thực hiện một cách đồng bộ theo quyết

định số 799/QĐ-ĐHAG ngày 05/6/2009. CTĐT theo hệ thống tín chỉ được thực hiện

từ khóa DH10TP (niên khóa 2009-2013).

Hàng năm, Bộ môn tiến hành cập nhật CTĐT theo yêu cầu của phòng Đào tạo

(Exh.03.13), thu thập ý kiến của nhà tuyển dụng, cựu SV, việc thay đổi này được

thực hiện thông qua cấp Bộ môn, cấp Khoa và cấp Trường.

Năm học 2015-2016, Bộ môn bắt đầu triển khai thực hiện xây dựng CTĐT dựa

theo chuẩn đầu ra (CDIO).

Page 25: Mục Lục - An Giang University

24

Các văn bản hướng dẫn hoặc quy định việc thiết kế, cập nhật, phê duyệt

CTĐT:

- Các phiên bản chương trình được điều chỉnh (Exh.03.09).

- Quyết định chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ (Exh.03.10)..

Các minh chứng đối sánh:

- Thông tư 08/2011/TT-BGĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành

đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học,

trình độ cao đẳng (Exh.03.11).

- Thực hiện thẩm định lại CTĐT theo thông tư 07/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015

của Bộ GD&ĐT (Exh.03.12).

a/ Điểm mạnh của chương trình

- Cấu trúc và nội dung cơ bản của CTĐT liên kết hợp lý, giúp SV nắm được

kiến thức một cách có hệ thống, sâu và rộng;

- CTĐT linh động, có cập nhật, bổ sung hàng năm để đáp ứng yêu cầu của xã

hội.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình của chương trình

- Một số học phần tự chọn trong CTĐT chưa có GV đảm nhiệm nên chưa tạo

tính chủ động lựa chọn học phần cho SV;

- CTĐT chưa được dịch sang tiếng Anh.

c/ Kế hoạch hành động

Năm 2016-2017:

- Bộ môn phân công cụ thể GV phụ trách học tự chọn để SV có thể lựa chọn

học phần theo định hướng nghề nghiệp;

- Bộ môn tiến hành biên dịch CTĐT sang tiếng Anh.

2.4 Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập

Trong giáo dục hiện đại, quá trình dạy và học là làm sao cho người học trở nên

tích cực hoạt động hơn. Học tập thông qua hoạt động là quá trình học hỏi và phản

ánh liên tục, có sự tương tác tốt giữa người dạy và người học, nhằm đạt được kết quả

học tập có chất lượng. Tuy nhiên, việc học tập có hiệu quả hay không còn phụ thuộc

rất nhiều quan niệm, phương pháp học của người học. Vì vậy, chiến lược giảng dạy

và học tập đề ra phải tạo được môi trường tốt cho dạy và học, kích thích người học

tập trung với tinh thần trách nhiệm.

Page 26: Mục Lục - An Giang University

25

2.4.1 Khoa có chiến lược giảng dạy và học tập rõ ràng

Với nội dung đào tạo theo hướng TC, các GV Khoa NN-TNTN đang áp dụng

phương pháp giảng dạy tích cực, lấy SV làm trung tâm, dạy lý thuyết đi đôi với thực

hành, gắn CTĐT với nhu cầu của các công ty, xí nghiệp. Ngoài ra, CTĐT theo

hướng mở để SV chủ động trong học tập cũng như có thể rút ngắn thời gian học tập.

Để đạt được điều này, GV thường vận dụng nhiều phương pháp sư phạm đan xen

nhau, như tổ chức seminar trên lớp, kết hợp lý thuyết và thực hành, tổ chức các

chuyến tham quan và học tập thực tập, thực tế ở các nhà máy sản xuất thực phẩm.

Sau các hoạt động thực tế, SV phải viết bài thu hoạch và báo cáo. Tùy theo từng hoạt

động, GV đưa ra các tình huống hay chủ đề để SV tìm kiếm tài liệu, trao đổi và vận

dụng các kiến thức lý thuyết tiếp thu được (Exh.02.02). Việc đánh giá khả năng tiếp

thu của SV được thực hiện trong suốt quá trình học tập với nhiều hình thức như câu

hỏi nhỏ tại lớp, báo cáo theo chủ đề và kiểm tra. Tất cả đánh giá này đều được thực

hiện theo đúng quyết định số 262/VBHN-ĐHAG của Trường ĐHAG ngày 18/8/2014

quy định về việc đánh giá học phần. Điểm cuối là kết quả của trung bình của các hoạt

động thường xuyên và điểm thi, trong đó điểm thi không dưới 50% (Exh.02.03). Vì

vậy, các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành CNTP đều có hai cột điểm

(Exh.04.01). Đối với những môn không thi, SV phải báo cáo môn học thay cho bài

thi. Nếu SV không có điểm thường xuyên môn học nào xem như không hoàn thành

môn học đó, cũng như chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập (Exh.02.03). Từ kết quả

của SV, GV biết được tình hình học tập của SV, đồng thời đánh giá và xem xét lại

phương pháp truyền đạt có phù hợp hay không. Thông qua phương pháp giảng dạy

lấy người học làm trung tâm, các GV chia sẻ và học hỏi lẫn nhau nhờ vào việc giải

quyết các vấn đề thực tế, thông qua các buổi seminar của GV và trao đổi các trải

nghiệm bản thân (Exh.04.02). Ngoài ra, GV Bộ môn đều tham gia nghiên cứu khoa

học (Exh.04.03). Để việc giảng dạy hiệu quả hơn, Trường đã trang bị phòng học có

máy chiếu, micro và các dãy bàn thiết kế linh động đáp ứng các mô hình giảng dạy

khác nhau (Exh.04.04). Cuối mỗi học phần, Trường cũng tổ chức lấy ý kiến phản hồi

từ người học, nhằm giúp cho GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp

(Exh.04.05). Trường tổ chức thi thiết kế bài giảng điện tử, cũng nhằm giúp GV học

hỏi cách thực hiện bài giảng sinh động hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy tích cực

(Exh.04.06).

2.4.2 Chiến lược giảng dạy và học tập giúp sinh viên hiểu được và vận dụng

kiến thức

Chiến lược giảng dạy nhằm giúp cho SV hiểu và vận dụng được kiến thức vào

thực tiễn. Ở học kỳ cuối của khóa học, SV được thực hiện khóa luận hay chuyên đề

tốt nghiệp, đây xem như là nghiên cứu đầu tay của SV. Trong đó, bằng các kiến thức

học được ở từng môn học cơ sở ngành và chuyên ngành, SV chọn một đề tài, viết đề

cương nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm, viết báo cáo và bảo vệ trước hội đồng

chuyên môn (Exh.04.07).

Page 27: Mục Lục - An Giang University

26

Công nghệ được hỗ trợ trong quá trình dạy và học, GV sử dụng máy tính xách

tay, máy chiếu, các bài giảng được trình bày bằng phần mềm ứng dụng powerpoint

có bổ sung hình ảnh, video sinh động (Exh.04.04, Exh.04.06).

Chương trình được thiết kế luôn có sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành

trong từng môn học, hầu hết các môn chuyên ngành đều có phần thực hành tại phòng

thí nghiệm sau phần lý thuyết. Đối với các môn học không thực hành, GV đặt tình

huống để sinh viên tìm tài liệu và giải quyết vấn đề, sau đó trình bày và trao đổi trên

lớp (Exh.02.02). Sau khi học các môn chuyên ngành về kỹ thuật hoặc công nghệ, SV

được đi tham quan ngắn hạn hay thực tập thực tế dài hạn tại các nhà máy chế biến

thực phẩm. Tại đây SV được bố trí làm việc như công nhân hoặc nhân viên của nhà

máy. Sau khi kết thúc thời gian thực tập, SV được hướng dẫn viết thu hoạch và báo

cáo trước hội đồng chuyên môn (Exh.04.08).

2.4.3 Chiến lược giảng dạy và học tập hướng về sinh viên và kích thích việc

học có chất lượng

Chiến lược giảng dạy và học tập là yếu tố rất quan trọng nhằm hướng cho SV

học tập có chất lượng hơn. Điều này được thể hiện qua phương pháp giảng dạy chủ

động được GV sử dụng chủ yếu. Trong đó, có sự kết hợp phương pháp sư phạm

giảng lý thuyết, thực hành, hoạt động nhóm và học tập thực tế. Lý thuyết, thực hành

và thảo luận được GV thực hiện đan xen trong suốt quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó,

GV cũng tổ chức báo cáo seminar cho các môn học (Exh.02.02). SV được thực tập

thực tế (Exh.04.08). Số TC cho các thực tập thực tế tùy thuộc vào giai đoạn học cơ

sở hay chuyên ngành, được quy định cụ thể trong CTĐT (Exh.01.01). Cách viết và

trình bày báo cáo cũng như đánh giá báo cáo thực tập được quy định cụ thể trong nội

dung thực tập (Exh.04.08). Với hình thức này, sự trao đổi thông tin từ SV đến GV và

ngược lại dễ dàng hơn, giúp SV nhanh chóng hiểu vấn đề. Những SV học chuyên

ngành được đăng ký tự làm nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của GV hoặc

tham gia nghiên cứu cùng với GV (Exh.03.08).

2.4.4 Chương trình giảng dạy kích thích sinh viên học tập chủ động và hỗ trợ

cho việc học cách học

Việc sử dụng phương pháp giảng dạy chủ động trong quá trình đào tạo giúp phát

huy khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề của SV. Để có thể thực hiện phương pháp

giảng dạy chủ động, tất cả GV đều có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong

giảng dạy, thiết kế bài giảng bằng powerpoint (Exh.04.04, Exh.04.06). GV cũng chia

sẻ kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức chuyên môn (Exh.04.02), tham gia các tập huấn

nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học (Exh.04.03). Hội nghị học tốt của

ngành CNTP được tổ chức hằng năm cho SV, nhằm trao đổi, chia sẻ cách học tập,

phát triển các kỹ năng cần thiết trong học tập (Exh.04.09). Ngoài ra, GV hướng dẫn

SV tìm và sử dụng nguồn thông tin dữ liệu từ sách, tạp chí khoa học chuyên ngành,

luận văn để giúp SV củng cố và mở rộng thêm kiến thức chuyên môn (Exh.02.02).

CTĐT của ngành CNTP đã cho SV nhận thức đúng đắn về việc học, đã kích thích một

phần việc tự chủ trong học tập của các em. Tuy nhiên, SV chưa tự tin vào bản thân,

Page 28: Mục Lục - An Giang University

27

cũng như điều kiện tài liệu và tài chính, nên hiện tại các em không thường xuyên thực

hiện nghiên cứu khoa học.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- Chương trình bước đầu đáp ứng được yêu cầu đào tạo;

- Phương pháp giảng dạy hợp lý, giúp SV phát huy khả năng tự học, biết cách

nêu và giải quyết vấn đề;

- GV luôn tự trao dồi kiến thức chuyên môn;

- Kích thích SV thực hiện nghiên cứu khoa học.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

Số lượng SV đăng ký nghiên cứu khoa học chưa nhiều do trở ngại về kinh phí.

c/ Kế hoạch hành động

Năm học 2015-2016, Khoa kiến nghị với Ban Giám hiệu Trường và Phòng Kế

hoạch Tài vụ, xem xét tăng kinh phí hoặc hỗ trợ thiết bị, hóa chất cho SV thực hiện

nghiên cứu khoa học.

2.5 Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá SV

Đánh giá SV là một trong yếu tố quan trọng để kiểm định chất lượng đào tạo.

Thực hiện đánh giá SV tốt sẽ cung cấp cho Trường và người dạy biết được hiệu quả

của hoạt động giảng dạy và chương trình đang áp dụng. Vì vậy, thực hiện đánh giá

phải nghiêm túc, chính xác, khách quan và thường xuyên.

2.5.1 Đánh giá SV bao gồm kiểm tra đầu vào, kiểm tra quá trình học tập của

SV và kiểm tra cuối khoá

SV trước khi nhập học phải đạt điểm theo quy định của Trường trong kỳ thi

tuyển sinh đại học và đáp ứng yêu cầu điểm sàn của Bộ GD&ĐT (Exh.05.01). Tuần

đầu tiên của mỗi năm học, Trường tổ chức tuần lễ sinh hoạt công dân cho tất cả SV

các khóa để phổ biến về CTĐT, cách đánh giá kết quả học tập, quy định tốt nghiệp ở

ngành học của mình (Exh.01.04). Ở mỗi môn học, SV được đánh giá thường xuyên

theo quyết định 262/VBHN-ĐHAG, ngày 18/8/2014 của Trường ĐHAG. Trong đó,

quy định đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc kết hợp lý thuyết và thực hành,

điểm đánh giá bao gồm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm thảo luận trong quá trình

học tập, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học phần và điểm thi kết thúc học phần với

trọng số không dưới 50% (Exh.02.03). GV được quyền đề xuất phương thức đánh giá

phù hợp với môn học, trọng số giữa điểm thường xuyên và thi kết thúc học phần. Đề

xuất hợp lý được duyệt ở cấp Khoa và nêu cụ thể trong đề cương chi tiết của học phần

(Exh.02.02).

Hình thức, thời gian đánh giá thường xuyên và hình thức thi cuối khóa được GV

thông báo đến từng SV vào tiết đầu tiên của môn học. Riêng thời gian thi kết thúc học

phần được thông tin từ Phòng KT&KĐCL phối hợp thực hiện với Phòng Đào tạo.

Việc kiểm tra đánh giá các học phần được thực hiện nghiêm túc, công bằng và khách

quan. Phòng KT&KĐCL tổ chức thi tập trung mỗi học kỳ, mỗi phòng thi có 2 cán bộ

Page 29: Mục Lục - An Giang University

28

coi thi; bài thi bao giờ cũng được rọc phách và được chấm thi qua hai vòng độc lập.

Đề thi biên soạn theo quy trình bảo mật nghiêm ngặt, được Trưởng bộ môn phê duyệt;

đề thi trắc nghiệm được soạn thành ít nhất bốn mã đề khác nhau cho mỗi lần thi và

được nhà trường quy định rõ ràng bằng văn bản. Trường cũng đã thành lập Ban thanh

tra thi kết hợp với Ban thanh tra nhân dân với chức năng là giám sát, kiểm tra và xử lý

các hình thức vi phạm quy chế. Hình thức kiểm tra, thi bao gồm viết (tự luận, trắc

nghiệm), vấn đáp, làm tiểu luận, làm thực hành, thực tập hoặc kết hợp các hình thức

nói trên tùy theo đặc điểm của từng môn học nhằm đảm bảo độ chính xác, khách quan

và công bằng (Exh.05.02). Cuối mỗi học phần, trong công tác lấy ý kiến phản hồi từ

người học, các thông tin liên quan đến việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV

cũng được tập hợp, thống kê đầy đủ để GV tham khảo (Exh.04.05).

Các SV năm cuối đạt mức điểm quy định của Trường, được thực hiện khóa luận

tốt nghiệp. Các SV không được làm khóa luận, phải thực hiện chuyên đề tốt nghiệp và

học thêm các học phần chuyên môn thay thế. Bộ môn lập danh sách SV, kế hoạch thực

hiện khóa luận hoặc chuyên đề tốt nghiệp và thông báo để SV chủ động trong học tập

(Exh.04.07).

Kết quả điểm học tập của SV được công bố từ Phòng KT&KĐCL. SV có quyền

yêu cầu chấm phúc khảo hoặc thi cải thiện điểm 1 lần trong mỗi học kỳ nếu không hài

lòng với điểm số đạt được (Exh.05.03).

2.5.2 Đánh giá dựa trên các tiêu chí

Các tiêu chí đánh giá thay đổi đa dạng tùy theo tính chất khác nhau của từng

môn học và phương pháp giảng dạy riêng của mỗi GV. SV được đánh giá mức độ

chuyên cần (có mặt ở các buổi học lý thuyết hay thực hành), thái độ học tập, khả năng

nắm bắt và diễn giải kiến thức qua các bài thảo luận nhóm, bài kiểm tra giữa và cuối

kỳ nhằm đánh giá độc lập mỗi cá nhân (Exh.02.02, Exh.04.01). Đối với seminar, thảo

luận nhóm, GV đánh giá qua mức độ đạt được của mục tiêu đề ra. Đối với các thực tập

nhà máy hay chuyên ngành, các yêu cầu được nêu rõ trong kế hoạch (Exh.04.08).

Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học

phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm được đánh giá theo thang điểm 10 làm

tròn đến một chữ số thập phân. Sau đó, Phòng KT&KĐCL sẽ chuyển đổi sang

thang điểm chữ A, B, C, D và F. Điểm học phần của SV chỉ được tích lũy khi đạt

được điểm D trở lên. Trong đó, đạt được loại giỏi là A (8,5 – 10), loại khá là B (7,0

– 8,4), trung bình là C (5,5 – 6,9), đạt trung bình yếu là D (4,0 – 5,4) và không đạt

là F (nhỏ hơn 4,0). Cách tính điểm này được phổ biến rõ ràng ở tuần lễ Sinh hoạt

công dân (Exh.01.04) và Sổ tay SV Trường cung cấp vào đầu mỗi năm học

(Exh.05.04). Bên cạnh kết quả học tập, SV còn có điểm rèn luyện để đánh giá khả

năng tham gia hoạt động xã hội, phong trào và hạnh kiểm của bản thân. Việc đánh

giá điểm rèn luyện tiến hành dựa trên các tiêu chí: tự đánh giá, bạn cùng học đánh

giá và GV đánh giá được hướng dẫn cụ thể trong những quy định của Trường

(Exh.05.05).

Page 30: Mục Lục - An Giang University

29

2.5.3 Đánh giá SV sử dụng nhiều phương pháp

Trong mỗi môn học, để đạt được chất lượng mong muốn trong giảng dạy và tiếp

nhận kiến thức của SV về môn học, có nhiều phương pháp đánh giá được GV áp dụng

đan xen. Cụ thể, ngoài điểm thi kết thúc học phần, tùy theo số TC của học phần, kết

quả học tập của SV được đánh giá bởi điểm thành phần (điểm thường xuyên), đánh giá

mức độ chuyên cần, nhận thức của người học thông qua các buổi báo cáo seminar,

thực hành ở phòng thí nghiệm, thực tập thực tế (Exh.02.02). Đây là hình thức phổ biến

mà GV chuyên ngành CNTP áp dụng.

Mỗi hình thức đánh giá có quy định cụ thể. Ví dụ, ở hình thức tự luận, SV phải

đảm bảo trả lời chính xác, súc tích và diễn giải rõ ràng. Ở hình thức seminar, bài báo

cáo phải được trình bày dễ hiểu, đầy đủ các đề mục GV yêu cầu. Trong thảo luận

nhóm, SV phải biết sắp xếp các ý kiến, đưa ra kết luận chung. Ở thực tập thực tế và

chuyên ngành, SV phải viết được đầy đủ nội dung yêu cầu, trong đó có nhận xét cá

nhân.

2.5.4 Đánh giá phản ánh KQHTMĐ và nội dung CTĐT

Phương pháp và thực hiện đánh giá phải phản ánh được KQHTMĐ và nội dung

CTĐT. KQHTMĐ thể hiện ở kiến thức đạt được, khả năng độc lập làm việc, khả năng

ứng dụng của từng SV. Trong một môn học, GV thực hiện nhiều phương pháp đánh

giá, như kiểm tra tự luận hay kiểm tra trắc nghiệm, bài tập nhóm, seminar, thực hành.

Thông qua kết quả đạt được của từng SV, GV đánh giá và điều chỉnh lại phương pháp

truyền đạt. Hàng năm, Bộ môn tổ chức hội nghị học tốt cho tất cả các SV chuyên

ngành. Trong đó, có mời một số cựu SV tham dự để trao đổi và tìm hiểu khả năng đáp

ứng ngành nghề của SV như thế nào (Exh.04.09).

2.5.5 Các tiêu chí để đánh giá chính xác và được phổ biến rộng rãi

Trong tiết đầu tiên của mỗi môn học, GV sẽ công khai minh bạch các tiêu chí và

trọng số đánh giá từng tiêu chí cụ thể cho SV. Sau khi thực hiện đánh giá và tổng hợp

điểm thường xuyên, GV công bố rộng rãi trước khi kết thúc học phần. SV có khoảng

từ 7 – 10 ngày để khiếu nại, trước khi bảng điểm này được chuyển đến Phòng

KT&KĐCL. Bảng điểm được ký xác nhận của GV giảng dạy, đại diện lớp và Ban lãnh

đạo Bộ môn (Exh.04.01).

Việc ra đề và chấm thi cũng được công khai, minh bạch. Trưởng Bộ môn đề

nghị danh sách GV ra đề và chấm thi (Exh.05.07). Mỗi môn học, phân công hai GV

tham gia chấm thi để đảm bảo tính khách quan.

2.5.6 Việc sắp xếp đánh giá bao phủ mục tiêu chương trình giảng dạy

Chiến lược giảng dạy và học tập của Khoa là lấy người học làm trung tâm.

Trong toàn bộ CTĐT, một môn học được đánh giá thông qua các nội dung do GV đề

xuất (Exh.02.02). Sự chuyên cần được đánh giá qua sự có mặt của SV trong suốt thời

lượng môn học (lý thuyết, thực hành và seminar và các hoạt động khác). GV cũng

đánh giá SV qua thái độ tham gia hoạt động trong và ngoài lớp. Bài kiểm tra giữa kỳ

và seminar được thực hiện khi SV được trang bị tối thiểu 2/3 khối lượng kiến thức của

Page 31: Mục Lục - An Giang University

30

môn học. Cuối khóa học, SV thực hiện luận văn tốt nghiệp. Quy trình thực hiện luận

văn tốt nghiệp tạo sự chủ động cho SV trong việc nghiên cứu. SV tự chọn đề tài, liên

hệ GV hướng dẫn, đăng ký đề tài và GV hướng dẫn với Bộ môn. SV chủ động thực

hiện luận văn tốt nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của GV (Exh.04.07).

2.5.7 Tiêu chuẩn được áp dụng trong đánh giá phải rõ ràng và phù hợp

GV công bố công khai kết quả điểm thường xuyên của môn học (bao gồm điểm

tình huống và điểm thực hành (nếu có), điểm thi giữa kỳ, điểm seminar) cho SV và bài

thi cuối khóa được trả lại cho SV. SV có quyền khiếu nại với GV về kết quả đánh giá

này. Trước khi điểm được chuyển về Phòng KT&KĐCL (Exh.04.01). Đồng thời, qua

ý kiến phản hồi của SV (Exh.04.05), GV sẽ điều chỉnh phương pháp giảng dạy và tiêu

chí đánh giá phù hợp hơn và đáp ứng được nhu cầu học tập của SV và thị trường lao

động.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- Phương pháp đánh giá đa dạng và xuyên suốt chương trình học;

- Phương pháp đánh giá ít nhiều thể hiện sự chủ động và khách quan của người

dạy, phản ánh được thực chất chất lượng học tập của SV.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Công tác lấy ý kiến của các cơ quan ban ngành, các công ty liên quan đến thực

phẩm về chất lượng đào tạo chưa có kế hoạch cụ thể và chưa thực hiện đều đặn hàng

năm;

- Chưa thực hiện thống kê hàng năm số SV có việc làm và làm đúng chuyên

môn;

- Qui trình lên điểm cho SV khá thủ công.

c/ Kế hoạch hành động

Năm học 2016 - 2017:

- Khoa kiến nghị Phòng Đào tạo lập kế hoạch và tiến hành khảo sát chất lượng

đào tạo từ các cơ quan, công ty (đặc biệt các công ty có SV thuộc ngành CNTP làm

việc) về khả năng làm việc, vị trí làm việc, tác phong của SV và một số mặt khác. Việc

khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi thu thập thông tin;

- Khoa kiến nghị Phòng Đào tạo phối hợp với Phòng CTSV thống kê hàng năm

số SV ra trường có việc làm và làm đúng chuyên môn. Để có thể thực hiện được việc

thống kê này, cần đẩy mạnh tổ chức và giữ liên lạc với các cựu SV.

- Khoa đề nghị Phòng KT&KĐCL cải tiến qui trình lên điểm các môn học.

2.6 Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ GV

Đội ngũ GV là nhân tố then chốt quyết định chất lượng đào tạo. Do đó, các cơ

sở đào tạo luôn có những chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao

tham gia giảng dạy. Các GV được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia học tập, bồi

dưỡng nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Ngoài ra, các

Page 32: Mục Lục - An Giang University

31

phong trào thi đua, đánh giá, khen thưởng hàng năm cũng tạo động lực để các GV

không ngừng tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, hướng đến mục

tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo.

2.6.1 Giảng viên phải có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của họ

Tất cả GV đều có thể thiết kế được một chương trình giảng dạy và học tập chặt

chẽ thông qua việc thiết kế và thực hiện kế hoạch chuyên môn cá nhân theo từng năm

học (Exh.06.01) và đề cương chi tiết học phần (Exh.02.02). Bên cạnh đó, GV có khả

năng áp dụng nhiều phương pháp dạy và học trong cùng học phần thông qua việc xây

dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy các học phần (Exh.06.02). GV biết sử dụng

nhiều phương tiện truyền thông trong dạy học như sử dụng LCD, sử dụng bảng, tài

liệu bài giảng ở dạng word, bài giảng điện tử hay có trang web riêng cho học phần

(Exh.06.03). Kết quả học tập của SV được đánh giá thường xuyên, tương đối chính

xác thông qua việc đánh giá sự hiện diện, việc tham gia thảo luận hay phát biểu trong

các giờ học, kết quả của các bài kiểm tra, các bài tập nhóm hay seminar và kết quả

kiểm tra cuối học kỳ. Kế hoạch đánh giá SV được công bố minh bạch cho SV trong đề

cương chi tiết học phần (Exh.02.02). Các GV có thể giám sát và đánh giá việc giảng

dạy của chính mình thông qua kết quả khảo sát ý kiến của SV (Exh.06.04).

2.6.2 GV có đủ số lượng và khả năng để thực hiện chương trình giảng dạy

Tính đến tháng 10 năm 2015, tổng số lượng GV đảm trách giảng dạy 80 học

phần là 51 GV, trong đó có 15 GV cơ hữu của Bộ môn đảm nhận 46 học phần (72 TC)

thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, 34 GV thuộc các Khoa và Bộ môn khác

của Trường đảm nhận 32 học phần khác và hai GV thỉnh giảng đảm nhận hai học phần

thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (Exh.06.05).

Bảng 4. Bảng thống kê GV

Cán bộ giảng dạy Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ có

bằng tiến sĩ

Số lượng (FTEs)*

Giáo sư 0 0 0 0 Phó Giáo sư 0 0 0 0 GV toàn thời gian 28 21 49 49 4,1% GV bán thời gian 0 0 0 0 GV/giáo sư thỉnh giảng 2 0 2 0 50%

Tổng cộng 30 21 51 49 (*) FTE là viết tắt của Full Time Equivalent: số lượng CB GV quy đổi thành GV toàn thời gian. Đây là một đơn vị tính mức đầu tư thời gian vào công việc. 1 FTE tuơng đương với 40 giờ làm việc một tuần (tương đương thời gian làm việc toàn thời gian). Một cán bộ GV làm việc 8 giờ/tuần sẽ tương đương với 0.2 FTE.

Tất cả GV của Bộ môn hiện nay đều có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Hiện tại có tổng số

51 GV thực hiện CTĐT kỹ sư ngành CNTP, trong đó có 49 GV cơ hữu tại trường và 2

GV thỉnh giảng từ Đại học Cần Thơ. Trong số các GV cơ hữu, có 2 GV là tiến sĩ được

đào tạo từ Úc và Hàn Quốc và tất cả các GV còn lại có trình độ thạc sĩ (Exh.06.06).

Page 33: Mục Lục - An Giang University

32

Trong số hai GV thỉnh giảng, có một GV là Giáo sư - tiến sĩ, một GV là thạc sĩ

(Exh.06.07).

Tuổi trung bình của tất cả các GV tham gia giảng dạy là 41 tuổi, trong đó tuổi

trung bình của GV cơ hữu tại Bộ môn là 36 tuổi. Nhìn chung, đa số các GV có kinh

nghiệm giảng dạy trên 10 năm và có có đủ khả năng thực hiện chương trình đào tạo

phù hợp với yêu cầu.

Tuy nhiên, số lượng GV của Bộ môn tham gia giảng dạy hàng năm không ổn

định do các GV phải tham gia học tập nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước. Có

năm học, số lượng GV tham gia học tập nâng cao trình độ hơn 1/3 tổng số GV của Bộ

môn. Do đó, các GV còn lại của Bộ môn phải đảm trách tạm thời một số học phần để

tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia học tập tốt.

Tỷ lệ GV/SV được trình bày theo bảng 6.

Bảng 5. Tỷ lệ GV/SV năm 2015

Tổng số FTE của GV (*) Tổng số SV Tổng số SV/một FTE của GV

49 410 8,4

(*) Ước lượng thực tế số FTE của giảng viên Số SV: lấy số liệu đăng ký theo chương trình vào đầu năm học. Số SV thực tế vào tháng 03/2015 của các khóa 12, 13, 14 và 15 (61+112+118+119)

Số tiết giảng dạy bình quân của GV Bộ môn vào năm học 2014 - 2015 là 418 giờ

chuẩn (Exh.06.05).

Tỷ lệ SV CNTP/FTE của GV hiện nay là 8,4 SV/FTE của GV. Tỷ lệ này cao

hơn so với tỷ lệ SV ngành PTNT của trường ĐHAG (5 SV/FTE của GV) (Exh.06.08).

Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều so với một số trường đại học khác (Tổng số

SV ngành Bảo vệ thực vật tại Đại học Cần Thơ tính trên một FTE của GV là 19,5)

(Exh.06.09).

Dự đoán trong khoảng 5 năm tới số lượng GV của Bộ môn có thể tăng thêm 2

GV cơ hữu, số lượng GV là tiến sĩ sẽ tăng thêm ít nhất là 5 tiến sĩ và có thể sẽ có ít

nhất 2 phó giáo sư là GV cơ hữu của bộ môn. Với số lượng và trình độ GV như thế sẽ

đáp ứng được nhu cầu đào tạo SV với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của ngành

khoảng100 SV/khóa (Exh.06.10).

2.6.3 Tuyển dụng và thăng tiến dựa trên công lao học thuật

Việc tuyển chọn GV đều dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy và

nghiên cứu thể hiện thông qua bằng cấp và trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn

tuyển dụng ở đơn vị và kỳ thi tuyển viên chức của Trường. Khi vừa thành lập, đội ngũ

GV được tuyển dụng chủ yếu là SV vừa tốt nghiệp loại khá, giỏi từ các trường đại học

khác, SV có bằng tốt nghiệp loại giỏi được ưu tiên tuyển dụng (Exh.06.11). Trong 5

năm gần đây, ứng viên dự tuyển ngạch GV phải có bằng thạc sĩ loại khá/giỏi trở lên,

có trình độ Anh văn và Tin học theo yêu cầu và ứng viên phải tham gia cuộc thi và

Page 34: Mục Lục - An Giang University

33

phỏng vấn công khai với Hội đồng tuyển dụng (Exh.06.12). Tất cả các thông tin tuyển

dụng và kết quả tuyển dụng được minh bạch và công khai trên website của Trường

(Exh.06.13). Sau khi được tuyển chọn, các GV đều phải trải qua thời gian tập sự theo

quy định hiện hành (Exh.06.14) và đều phải tham dự khóa học về nghiệp vụ sư phạm

và giáo dục học đại học (Exh.06.15).

2.6.4 Vai trò và mối quan hệ giữa các cán bộ được xác định rõ và được hiểu

Vào đầu mỗi năm học, Bộ môn có kế hoạch năm học và phân công cụ thể nhiệm

vụ của các GV, trong đó bao gồm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và cố vấn

học tập (Exh.06.16). Nhiệm vụ của các thành viên trong Ban Lãnh đạo Bộ môn cũng

được công bố rõ cho các GV biết để thuận tiện liên hệ khi cần giải quyết công việc

(Exh.06.17).

2.6.5 Các nhiệm vụ được xác định phù hợp với bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ

năng

Sự phân công giảng dạy, hướng dẫn thực tập, hướng dẫn tốt nghiệp, giáo viên

chủ nhiệm, cố vấn học tập,… đều dựa vào năng lực, sở trường và nguyện vọng của

GV. Sự phân công nhiệm vụ thể hiện tính phù hợp (đảm bảo các GV đều phải hoàn

thành các nhiệm vụ theo quy định về giờ chuẩn), cân đối và không có sự chênh lệch

giờ dạy quá nhiều giữa các GV trong Bộ môn (Exh.06.05).

Các GV cơ hữu của Bộ môn đảm trách giảng dạy một số học phần sở trường,

phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng và nguyện vọng của GV. Tuy nhiên, chưa có học

phần thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành được giảng dạy bởi hai hay nhiều hơn hai

GV cùng lúc.

2.6.6 Khối lượng công việc và cơ chế khen thưởng được thiết kế nhằm hỗ trợ

cho chất lượng dạy và học

Để đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy, Trường quy định tổng số giờ

thực hiện của GV trong năm không được vượt quá 200 giờ so với giờ chuẩn. Để hạn

chế hiện tượng có GV dạy quá nhiều và có GV dạy quá ít giờ trong năm học, Trường

đã ban hành Quy chế Chi tiêu nội bộ. Theo quy chế này, việc xét trả phụ cấp thừa giờ

cho GV được tính trên tổng giờ chuẩn của Bộ môn thực hiện và không thực hiện phụ

cấp vượt giờ đối với những trường hợp vượt giờ chuẩn từ 200 giờ trở lên. Việc khen

thưởng cuối mỗi năm học đều dựa trên hoạt động toàn diện của GV trên các lĩnh vực

giảng dạy, nghiên cứu khoa học, việc thực hiện nghiêm túc các Quy chế của Trường,

Khoa và việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao khác (Exh. 06.18), (Exh.06.19).

Để đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy, Trường và Bộ môn có nhiều

chính sách, quy định nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV dưới nhiều hình thức:

(1) Thường xuyên khuyến khích cán bộ giảng dạy tham gia nghiên cứu khoa học

thông qua việc thực hiện Quy định chế độ làm việc của GV Trường ĐHAG

(Exh.06.18), khuyến khích bằng hình thức khen thưởng những cá nhân có thành tích

Page 35: Mục Lục - An Giang University

34

nghiên cứu tốt (Exh.06.20); (2) Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để GV

học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học cũng như tham gia các

khóa học về nghiệp vụ sư phạm hay phương pháp giảng dạy đại học.

Ở mỗi học kỳ, Bộ môn có phân công GV dự giờ chéo để góp ý lẫn nhau nhằm

mục đích ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy (Exh.06.21). Vào cuối mỗi năm

học, Bộ môn đều có tổ chức cuộc họp với sự hiện diện của tất cả GV nhằm đánh giá

các hoạt động của GV. Quá trình đánh giá gồm hai phần: GV tự đánh giá và tập thể

nhận xét đánh giá hoạt động của mỗi cá nhân trong Bộ môn. Mọi góp ý đều nhằm mục

tiêu ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động chuyên môn hay chất lượng

giảng dạy (Exh.06.21). Việc xét thi đua ở các đơn vị dựa vào kế hoạch và hướng dẫn

xét thi đua của Trường (Exh.06.19) và việc khen thưởng dựa vào Quy chế chi tiêu nội

bộ của Trường (Exh.06.23).

Việc nâng bậc cho GV thông thường dựa trên thâm niên công tác. Mỗi ba năm

làm việc sẽ được nâng một bậc lương và trường hợp có thành tích xuất sắc thì sẽ được

nâng bậc lương trước thời hạn (6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm trước hạn) (Exh.06.24).

Tóm lại, khối lượng công việc của GV và cơ chế khen thưởng được thiết kế

nhằm hỗ trợ cho chất lượng dạy và học, được công bố minh bạch thông qua Quy định

chế độ làm việc của GV Trường (Exh.06.18).

2.6.7 Trách nhiệm của cán bộ được quy định hợp lý

Mọi cán bộ đều có trách nhiệm giải trình với Ban Lãnh đạo Bộ môn, Ban lãnh

đạo Khoa và các Phòng chức năng hay Ban Giám hiệu về hoạt động dạy, học và

nghiên cứu của mình, có lưu ý đến quyền tự do về học thuật của các GV.

Trách nhiệm của các thành viên trong Ban Lãnh đạo Bộ môn, Ban Chủ nhiệm

Khoa được công bố rõ ràng cho cán bộ và nhân viên biết để thuận lợi trong việc liên

hệ công tác. Việc phân công nhiệm vụ hợp lý và cân đối giữa các thành viên trong Ban

Chủ nhiệm Khoa hay Bộ môn sẽ giúp cho việc quản lý chất lượng đào tạo được tốt

hơn (Exh.06.17).

2.6.8 Có dự liệu cho việc thẩm định, tư vấn và bố trí lại

Đơn vị luôn có sự chuẩn bị dự phòng chu đáo đối với vấn đề thẩm định, tư vấn

và sắp xếp lại nhân sự thông qua bản quy hoạch các chức danh lãnh đạo Bộ môn

(Exh.06.26) và có quy hoạch đào tạo sau đại học đối với cán bộ GV trẻ (Exh.06.27).

Việc quy hoạch đào tạo đảm bảo phù hợp với nhu cầu học tập, nguyện vọng của GV

đồng thời đảm bảo nhu cầu nhân lực của đơn vị nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo

chất lượng đào tạo của toàn chương trình.

2.6.9 Thôi việc, nghỉ hưu và phúc lợi xã hội được lập kế hoạch và thực hiện

tốt

Các chế độ về thôi việc, nghỉ hưu, và các phúc lợi xã hội đều được lên kế hoạch

sẵn và thực hiện tốt. Phòng Tổ chức – Chính trị chịu trách nhiệm thông báo cho GV

Page 36: Mục Lục - An Giang University

35

đến tuổi hưu biết trước và thực hiện ra quyết định nghỉ hưu, thôi việc cho CBGV,

đồng thời kết hợp cùng các đơn vị khác thực hiện đầy đủ phúc lợi xã hội theo quy định

hiện hành (Exh.06.28).

2.6.10 Có hệ thống đánh giá, khen thưởng hợp lý

Việc đánh giá cán bộ được thực hiện thường xuyên dựa trên một kế hoạch xây

dựng từ trước và sử dụng những biện pháp công bằng và khách quan trên tinh thần

hướng đến sự cải thiện.

Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện cuối mỗi năm và do cá nhân tự đánh giá

cùng với sự đánh giá của tập thể Bộ môn và của Khoa quản lý (Exh.06.29), (Exh.06.30).

Việc đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học một cách cụ thể, thực tế, và đánh

giá bao quát nhiều mặt hoạt động. Quá trình đánh giá trên tinh thần công khai, dân chủ thông

qua việc góp ý trực tiếp và bỏ phiếu bầu chọn. Các GV có thành tích cao trong giảng dạy,

nghiên cứu khoa học hay trong các hoạt động khác của Trường được khen thưởng kịp thời

nhằm khích lệ tinh thần cầu tiến của GV như khen thưởng các GV tham gia và đạt giải cao

trong các kỳ thi Thiết kế Bài giảng điện tử do Trường tổ chức (Exh.06.31); khen

thưởng GV có nghiên cứu khoa học vượt hơn 50% so với định mức (Exh.06.20).

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- Tỷ lệ giữa GV cơ hữu của trường/GV thỉnh giảng rất cao (chỉ có hai học phần

trong chương trình đào tạo hiện nay đang thỉnh giảng);

- Đội ngũ cán bộ GV có tuổi trung bình khoảng 41 tuổi, tuổi trung bình của GV

cơ hữu tại Bộ môn là 36, trong đó GV lớn tuổi nhất là 41, nhỏ tuổi nhất là 30, cho thấy

đội ngũ GV này không quá trẻ và cũng không quá cao tuổi;

- Các GV cơ hữu được phân công giảng dạy một số học phần chuyên ngành phù

hợp với kiến thức, kỹ năng và nguyện vọng của GV.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Tỷ lệ GV là tiến sĩ so với tổng số GV cơ hữu của Bộ môn hiện nay còn thấp;

- Chưa có GV cơ hữu có học hàm Phó Giáo sư hay Giáo sư tham gia giảng dạy

cho SV ngành CNTP;

- Số lượng GV tham gia giảng dạy hàng năm không ổn định, có hiện tượng GV

đảm trách giảng dạy tạm thời các học phần, thay cho nhiều GV đang theo học nâng

cao trình độ ở trong và ngoài nước;

- Tổng số giờ thực hiện trong năm học của một số GV vượt hơn 200 giờ so với

giờ quy chuẩn (430 giờ);

- Chưa có học phần thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành được giảng dạy bởi hai

hay nhiều hơn hai GV cùng lúc;

- Kênh phản hồi duy nhất từ SV về đa số GV hiện nay là dựa vào kết quả lấy ý

kiến phản hồi của người học (do Phòng KT&KĐCL tổ chức thực hiện).

Page 37: Mục Lục - An Giang University

36

c/ Kế hoạch hành động

- Năm học 2017 – 2018:

+ Bộ môn sẽ có ít nhất 5 GV hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh;

+ GV Bộ môn có thể thiết kế bảng câu hỏi lấy ý kiến của người học riêng, phù hợp

với đặc thù của học phần mình đảm trách.

- Năm học 2018 – 2019:

+ Không còn GV của Bộ môn vượt giờ chuẩn trên 200 giờ;

+ Bộ môn có kế hoạch phân công hai hay nhiều GV giảng dạy song song một

số học phần thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành;

- Đến năm học 2019 – 2020, Bộ môn tạo điều kiện thuận lợi để ít nhất 2 GV

được phong hàm Phó Giáo sư;

2.7 Tiêu chuẩn 7. Chất lượng cán bộ hỗ trợ

Trường ĐHAG có đủ đội ngũ cán bộ phục vụ giảng dạy như nhân viên văn

phòng Khoa, nhân viên thư viện, nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên hành chính

và công tác SV. Đội ngũ cán bộ phục vụ trẻ, năng động và có kinh nghiệm trong các

lĩnh vực đảm trách nên các hoạt động chung của đơn vị được thuận tiện, nhanh chóng.

Đội ngũ cán bộ phục vụ giảng dạy trong Khoa đảm trách nhiều công việc trên

nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau và tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực mình

quản lý. Thông qua việc đánh giá phân loại công chức hàng năm của Khoa, đội ngũ

cán bộ phục vụ này được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cụ thể trong

từng lĩnh vực như sau:

2.7.1 Cán bộ thư viện có đủ số lượng và năng lực

Các nhân viên thư viện đều được tập huấn, đào tạo nghiệp vụ thư viện, luôn sẵn

sàng hỗ trợ tốt hoạt động đào tạo của Trường như tìm và cung cấp thông tin theo yêu

cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ GV

và SV Trường; Hướng dẫn cán bộ GV và SV các kỹ năng cần thiết để có thể tìm kiếm

thông tin từ nhiều nguồn tài nguyên khác nhau trong và ngoài Thư viện một cách hiệu

quả đồng thời có khả năng đánh giá, chọn lọc thông tin; Xây dựng và phát triển nguồn

tài nguyên điện tử, thường xuyên sưu tầm, cập nhật các nguồn tài nguyên điện tử và tổ

chức theo các chủ đề khác nhau đồng thời xây dựng các bộ sưu tập theo chuyên đề để

thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin theo yêu cầu bạn đọc; Thông báo hoặc giới

thiệu nguồn tài nguyên mới để bạn đọc tham khảo,…

Tổng số nhân viên thư viện hiện nay là 29, trong đó gồm có Ban Giám đốc, các

nhân viên thuộc tổ Thông tin - eNews, tổ Tin học, tổ Phục vụ bạn đọc, tổ Bổ sung trao

đổi,…(Exh.07.01). Các nhân viên thư viện trẻ, năng động và nhiệt tình. Trong số các

nhân viên thư viện, có hai nhân viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành thư viện, được

đào tạo tại nước ngoài. Thư viện thường xuyên mở cửa thông tầm từ 7:30 sáng đến 9

Page 38: Mục Lục - An Giang University

37

giờ tối để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Hàng năm, nhân viên thư viện

đều có tổ chức Hội nghị bạn đọc nhằm mục đích lắng nghe các ý kiến của bạn đọc về

chất lượng phục vụ của thư viện, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng phục

vụ dạy và học trong toàn Trường (Exh.07.02).

Ngoài ra, Thư viện Trường còn xây dựng được mạng lưới các thông tín viên

thư viện gồm đại diện các GV từ các tổ/bộ môn trong toàn Trường. Các thông tín

viên có nhiệm vụ trung gian, giúp thông tin từ thư viện đến các tổ/bộ môn trong toàn

trường được nhanh và hiệu quả hơn đồng thời có nhiệm vụ thông tin đến thư viện

những nhu cầu hay những nguồn tài nguyên liên quan đến chuyên ngành

(Exh.07.03).

2.7.2 Cán bộ phòng thí nghiệm có đủ số lượng và năng lực

Nhân viên phòng thí nghiệm được tạo điều kiện thuận lợi để học tập nâng cao

trình độ, kỹ năng phòng thí nghiệm. Số lượng nhân viên phục vụ công tác giảng dạy

tất cả các học phần của bộ môn là 6 nhân viên trên tổng số 15 GV tham gia giảng dạy.

Các nhân viên phòng thí nghiệm được giao nhiệm vụ cụ thể đầu mỗi năm học với số

lượng công việc cân đối giữa các thành viên (Exh.07.04).

2.7.3 Cán bộ phòng máy tính có đủ số lượng và năng lực

Các giảng viên giảng dạy các học phần sử dụng máy tính đang sử dụng phòng

máy tính chung của Trường do cán bộ GV Khoa Kỹ thuật – Công nghệ - Môi trường

quản lý. Trong tổng số năm nhân viên hỗ trợ thực tập tại phòng máy tính, có ba nhân

viên có trình độ đại học và hai nhân viên có trình độ cao đẳng (Exh.07.05).

Các nhân viên tin học sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ GV trong quá trình

dạy thực hành tại phòng máy tính của Trường. Các nhân viên này đều có trình độ và

kỹ năng tốt trong việc quản lý, giữ gìn, bảo trì và sửa chữa các máy tính phục vụ giảng

dạy.

Ngay từ khi tuyển dụng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kỹ thuật

viên, nhân viên phòng máy tính được xem xét tuyển chọn, thử việc đáp ứng đúng yêu

cầu, quy định và được hướng dẫn tập sự, đảm bảo thực hiện tốt công việc chuyên trách

của từng đơn vị (Exh.06.13).

Trường luôn tạo điều kiện cho các kỹ thuật viên và nhân viên phòng máy tính

được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ (Exh.07.06).

2.7.4 Cán bộ hỗ trợ (công tác) SV có đủ số lượng và năng lực

Văn phòng Khoa là bộ phận tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo trong công tác

quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Các trợ lý chuyên trách đều tốt nghiệp đại

học và sau đại học, đã được bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn, kiến thức quản

lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học. Văn phòng Khoa có đủ năng lực và khả năng làm

việc tốt, đảm bảo cho các công tác văn thư, giáo vụ và quản lý SV. Số lượng cán bộ

Page 39: Mục Lục - An Giang University

38

hành chính chuyên trách ở Văn phòng Khoa hiện nay là 6 người, tỷ lệ Cán bộ giảng

dạy : Cán bộ hỗ trợ là 15:1 (Exh.07.07). Các nhân viên văn phòng khoa được phân

công nhiệm vụ cụ thể, và chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình phụ trách. Bảng phân

công nhiệm vụ của nhân viên văn phòng khoa được công khai rộng rãi trong toàn khoa

để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả GV khi liên hệ công việc (Exh.07.08).

Bên cạnh đó, Phòng CTSV Trường có vai trò lớn trong việc hỗ trợ cho công tác

giáo dục và đào tạo với các nhiệm vụ cụ thể như rèn luyện, giáo dục chính trị, tư

tưởng, đạo đức, lối sống cho SV thông qua việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân

HSSV” vào đầu mỗi năm học cho SV khóa mới và khóa cũ của Trường (Exh.01.04);

Tổ chức tuyên truyền, báo cáo, giáo dục chính trị pháp luật,….cho tất cả SV của

Trường. Ngoài ra, Phòng CTSV còn tổ chức các hoạt động giúp SV thi đua học tập và

NCKH bằng cách đăng cai, tổ chức thực hiện hoặc tổ chức cho SV tham gia các cuộc

thi Olympic cấp toàn quốc hay cấp Trường các môn khoa học Mác – Lênin, Toán học,

Vật lý, Hóa học,… Thường xuyên tuyên dương, khen thưởng những SV có thành tích

xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học; Đẩy mạnh phong trào học tập và rèn

luyện trong SV; Tham gia tư vấn hướng nghiệp cho HSSV (Exh.07.09).

Phòng CTSV hiện nay có 12 cán bộ GV trẻ (tuổi trung bình là 30 tuổi), các cán

bộ GV có trình độ chuyên môn cao (từ đại học trở lên) và tốt nghiệp từ nhiều chuyên

ngành khác nhau (Tin học, Anh văn, Khoa học máy tính, Văn, Hóa học, Toán, Kinh tế,

Thể dục,…) (Exh.07.10).

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên thuộc các Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng

Đào tạo, Phòng KT&KĐCL, Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế,… cũng đóng vai

trò quan trọng trong việc quản lý, hỗ trợ cho hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa

học của GV và SV Trường.

Phòng Hành chính – Tổng hợp có tổng cộng 54 nhân viên (trong đó gồm có

nhân viên thuộc Bộ phận Văn phòng, Bảo vệ, Lái xe, nhân viên phụ trách Nhà khách

Trường và nhân viên Quản lý các ký túc xá SV của Trường). Với lực lượng nhân viên

nhiều về số lượng và đa dạng thành phần, Phòng Hành chính – Tổng hợp có nhiệm vụ

cụ thể hóa kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các chương trình mục tiêu, đề án, thành kế

hoạch công tác năm học, học kỳ, tháng, tuần; Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện

kế hoạch của các đơn vị trong Trường để lập các báo cáo theo quy định; Phản ánh kịp

thời hoạt động của Trường để Ban Giám hiệu có biện pháp chỉ đạo; Thực hiện nghiệp

vụ về công tác văn thư hành chính; Xem xét các văn bản trước khi trình Ban Giám

hiệu phê duyệt, ký ban hành để đảm bảo nội dung và hình thức văn bản, đúng với thẩm

quyền và thể thức văn bản theo quy định hiện hành; Tổ chức công tác lưu trữ và quản

lý hồ sơ mật theo đúng Pháp lệnh; Hỗ trợ GV mở và đóng cửa phòng học, đánh kẻng

báo giờ theo thời khóa biểu; Đưa SV đi thực tập thực tế ở các nơi bên ngoài Trường,

đưa rước cán bộ GV đi công tác hay đưa và rước các cán bộ GV thỉnh giảng từ các

Trường khác, quản lý việc sinh hoạt và học tập của SV tại các ký túc xá của Trường

(Exh.07.11).

Page 40: Mục Lục - An Giang University

39

Phòng Đào tạo có tổng số 18 nhân viên (một tiến sĩ, năm thạc sĩ, 11 cử nhân và

một nhân viên có trình độ cao đẳng) (Exh.07.12), có nhiệm vụ cùng với các Khoa và

Trung tâm tham mưu với Ban Giám hiệu tổ chức thực hiện và quản lý công tác chuyên

môn của nhà trường, bao gồm đào tạo chính quy, không chính quy, các lớp bồi dưỡng

ngắn hạn; Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa, năm học và học kỳ đối với từng

ngành học; Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chương trình đào tạo của các đơn vị

chuyên môn; Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt-học

tốt" trong Trường; Phối hợp với các đơn vị chuyên môn tuyển chọn và bồi dưỡng SV

năng khiếu dự các kỳ thi Olympic Quốc gia; Phối hợp với Phòng KT&KĐCL tổ chức

các kỳ thi diễn ra trong năm học (Exh.07.13).

Phòng KT&KĐCL gồm 12 cán bộ GV gồm: 01 tiến sĩ, 02 thạc sĩ, 06 cử nhân,

02 cao đẳng, 01 trung cấp (Exh 07.14), thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác

tuyển sinh; Xây dựng kế hoạch và lịch thi cuối khóa, tốt nghiệp, thi học kỳ và học

phần theo đúng Quy chế kiểm tra, thi của Bộ GD&ĐT và các Quy định của Hiệu

trưởng; Thu nhận, bảo quản, in ấn đề thi theo quy trình và đúng chế độ bảo mật; Bố trí

nhân lực coi thi, phòng thi, văn phòng phẩm, … cho các kỳ thi và buổi thi theo đúng

kế hoạch; Tổ chức chấm thi đúng qui trình, đúng thời gian và đúng Qui chế; Cung cấp

thông tin về kết quả điểm thi học phần, học kỳ, cuối khóa, tốt nghiệp; Đề xuất với lãnh

đạo và các tổ chức chuyên môn những giải pháp cải tiến công tác thi kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập nâng cao chất lượng đào tạo; Phối hợp với các đơn vị chuyên môn

đánh giá chất lượng đào tạo thông qua kết quả thi từng học kỳ, năm học; Xây dựng các

tiêu chí, qui trình đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo,… (Exh.07.15).

Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế gồm có 11 cán bộ GV (Exh 07.16)

phụ trách các hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học; Biên soạn giáo trình, tài liệu

giảng dạy và sở hữu trí tuệ; Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong quản lý và điều phối

hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có nhiệm vụ quản lý hồ sơ du học ngắn hạn ở

nước ngoài, dịch thuật các tài liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa

học của Trường (Exh.07.17).

Tóm lại, tổng số cán bộ hỗ trợ của Trường khoảng 154 người. Tính đến ngày

24/09/2015, toàn Trường có tổng số cán bộ giảng dạy là 424 GV, vậy tỉ lệ cán bộ hỗ

trợ : cán bộ giảng dạy khoảng 1:3.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- Đa phần cán bộ hỗ trợ trẻ, nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ công tác dạy và học của

GV và SV;

- Đa số các nhân viên văn phòng Khoa và nhân viên các phòng ban hiện nay là

nhân viên chuyên trách;

- Phòng CTSV có nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo từ nhiều chuyên ngành

khác nhau nên thuận lợi trong công tác học sinh SV cho SV toàn Trường;

Page 41: Mục Lục - An Giang University

40

- Tỷ lệ cán bộ hỗ trợ : cán bộ giảng dạy cao, trung bình một cán bộ chịu trách

nhiệm hỗ trợ ba GV. Các cán bộ hỗ trợ được Trường tạo điều kiện thuận lợi để học tập

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

Không có

c/ Kế hoạch hành động

Không có

2.8 Tiêu chuẩn 8. Chất lượng SV

Chất lượng SV đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất

lượng đào tạo. Chất lượng đầu vào của SV được thể hiện thông qua điểm chuẩn xét

tuyển.

2.8.1 Chính sách cho SV đầu vào rõ ràng

SV ngành CNTP được tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh cụ thể hàng năm của

Trường (Exh.08.01), đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT về điểm sàn đầu vào của

thí sinh (Exh.08.02), (Exh.08.03).

Chất lượng đầu vào của SV trong 05 năm gần đây khá cao (điểm tuyển dao động

từ 13 điểm đối với thí sinh thi khối A đến 16,5 điểm đối với SV thi khối B). Điểm

chuẩn tăng dần từ năm 2010 đến năm 2014 đối với cả ba khối thi A, A1 và B, cho thấy

chất lượng đầu vào của SV ngày càng tăng.

Bảng 6. Điểm tuyển sinh

Năm tuyển sinh

Điểm trúng tuyển - Khối thi

A A1 B

2010 13,0

2011 13,0

2012 14,0 14,0 15,0

2013 15,0 15,0 16,0

2014 15,5 15,5 16,5

Số lượng SV được tuyển ở mỗi khóa học tương đối ổn định về số lượng (dao

động từ 60 đến 120 SV) và chất lượng (điểm tuyển tăng dần). Sau khi thí sinh trúng

tuyển, Trường sẽ gởi giấy báo trúng tuyển và những hồ sơ cần thiết cho thí sinh để thí

sinh chuẩn bị hồ sơ nhập học theo đúng quy trình. Kế hoạch tuyển sinh hằng năm dựa

vào nhu cầu thực tiễn của địa phương, số lượng, năng lực của GV và cán bộ hỗ trợ

giảng dạy.

Page 42: Mục Lục - An Giang University

41

Bảng 7: Tổng số SV ngành CNTP (tính 5 năm gần đây nhất)

Năm học Toàn thời gian Nữ Nam Tổng cộng

2010 - 2011 152 122 274

2011 - 2012 163 118 281

2012 - 2013 194 145 339

2013 - 2014 245 148 393

2014 - 2015 258 144 402

Dựa vào kết qủa Bảng 7 cho thấy số lượng SV tăng dần theo mỗi niên khóa từ

năm 2010 - 2011 đến năm 2014 - 2015. Với tỷ lệ SV nam/SV nữ giảm dần từ 0,80

(vào năm học 2010-2011) đến 0,56 (vào năm học 2014-2015). Điều này cho thấy số

lượng SV nữ theo học ngành CNTP nhiều hơn SV nam.

Để ổn định nguồn SV đầu vào hàng năm, Khoa thường phối hợp với các phòng

ban khác của Trường tư vấn tuyển sinh tại các trường phổ thông trung học và tư vấn

tuyển sinh trực tuyến (Exh.08.04), trong đó có đại diện Ban Lãnh đạo Bộ môn cùng

tham gia tư vấn. Việc tư vấn tuyển sinh có ý nghĩa lớn trong việc giới thiệu ngành học

đến thí sinh. Kết quả trong những năm gần đây, số lượng SV tuyển được đạt hơn 90%

so với kế hoạch tuyển sinh ban đầu.

Nguồn SV đầu vào chủ yếu là công dân đang sinh sống tại các huyện của tỉnh

An Giang, và một số tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ,…

Nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo số lượng SV tuyển mới, Trường, Khoa

và Bộ môn đã và đang thực hiện các biện pháp tuyên truyền, quảng bá về ngành CNTP

như: tham gia tư vấn tuyển sinh tại Trường, tư vấn tuyển sinh trực tiếp trên truyền

hình hay tư vấn tuyển sinh online (Exh.08.02).

2.8.2 Quy trình thu nhận SV hợp lý

Quy trình thu nhận SV hợp lý, đảm bảo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Phòng

Đào tạo Trường có hướng dẫn cụ thể các giấy tờ cần thiết để thí sinh trúng tuyển

chuẩn bị Hồ sơ nhập học (Exh.08.05). Hướng dẫn này được công bố công khai trên

website thuộc chuyên mục tuyển sinh của Trường. Ngoài ra, trên website của Trường

có công bố công khai Quy trình tiếp nhận tân SV chỉ với 5 bước thực hiện

(Exh.08.06). Các thông tin này được công bố một cách rất dễ tìm, rõ ràng và dễ hiểu.

2.8.3 Khối lượng học tập thật sự khớp với khối lượng được tính toán

Khối lượng chương trình học tập được quy định trong khung CTĐT (Exh.08.07).

Việc đăng ký môn học hay lập kế hoạch học tập được tư vấn cụ thể từ cố vấn học tập.

Việc áp dụng hệ thống tín chỉ của Trường đã đáp ứng việc nâng cao chất lượng giảng

dạy và thuận tiện trong học tập của SV. Trong học kỳ, SV đăng kí học ít nhất là 14 TC

và không quá 30 TC. Khối lượng học tập thực tế phù hợp với khối lượng học tập theo

yêu cầu của chương trình.

Page 43: Mục Lục - An Giang University

42

Kế hoạch giảng dạy và học tập được xây dựng bám sát theo khung CTĐT của

ngành, có sự giám sát kiểm tra của cán bộ phụ trách đào tạo của Khoa và của nhân

viên Phòng Đào tạo, Phòng KT&KĐCL (Exh.08.08).

Một SV có học lực trung bình có thể hoàn tất CTĐT trong khoảng thời gian dự

kiến. Các SV yếu kém có thể đăng ký học cải thiện, thi cải thiện điểm theo quy định

của Trường. Các SV khá, giỏi có thể đăng ký học vượt để rút ngắn thời gian học tập

(Exh.08.09). Việc đăng ký học vượt phải tuân thủ các điều kiện về học phần trước, học

phần tiên quyết và có sự tư vấn của cố vấn học tập để đảm bảo số học phần đăng ký

học phù hợp với năng lực của SV (Exh.08.07).

a/ Các điểm mạnh của chương trình

Chất lượng đầu vào của SV ngành CNTP cao hơn so với nhiều ngành khác của

Khoa NN-TNTN hay của Trường (Điểm chuẩn xét tuyển cao hơn).

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

Tính đến tháng 7/2015, chưa có SV ngành CNTP hoàn thành chương trình học

sớm hơn thời gian 4 năm.

c/ Kế hoạch hành động

Đến năm học 2016 - 2017, Bộ môn kiến nghị với Trường chỉnh sửa lại CTĐT,

giảm bớt các điều kiện học phần tiên quyết không cần thiết trong chương trình để tạo

điều kiện thuận lợi cho các SV khá giỏi rút ngắn thời gian học tập tại Trường. Đến

năm học 2020 - 2021, có ít nhất hai SV của ngành CNTP tốt nghiệp trước hạn.

2.9. Tiêu chuẩn 9. Hỗ trợ và tư vấn SV

Trong thời gian học tập, SV luôn được Trường, Khoa và Bộ môn quan tâm và

đảm bảo môi trường học tập thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, GV luôn cố gắng tối đa trong

khả năng của mình để tạo ra không chỉ môi trường vật chất hỗ trợ phù hợp với các

hoạt động học tập, mà còn chú trọng cả môi trường tâm lý và xã hội.

2.9.1 Hệ thống ghi nhận quá trình học tập của SV thích hợp

Quá trình học tập của SV luôn được theo dõi và ghi nhận một cách có hệ thống.

Việc áp dụng đào tạo theo hệ thống TC của Trường ngày càng hoàn thiện. Quy trình

đào tạo theo TC giúp cho SV chủ động trong việc quyết định quá trình học tập của

mình. Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý việc học tập của SV qua

phần mềm đăng ký học phần trực tuyến (Exh.09.01). SV có thể đăng ký môn học, xem

thời khóa biểu, xem lịch thi, xem học phí, xem điểm và đánh giá học phần một cách dễ

dàng.

Bên cạnh việc theo dõi, Trường còn có biện pháp xử lý, các SV có kết quả học

tập kém (điểm trung bình thấp hơn 2.0) sẽ được Trường thông báo đến Khoa, Bộ môn

và cố vấn học tập để tìm biện pháp giúp đỡ (Exh.09.02). Những SV bị xử lý học vụ hai

lần liên tiếp hoặc ba lần không liên tiếp bị đình chỉ 1 năm học, những SV bị xử lý học

vụ ba lần liên tiếp bị đuổi học (Exh.02.03).

Page 44: Mục Lục - An Giang University

43

SV sau khi tốt nghiệp cũng được Bộ môn quan tâm theo dõi về tỷ lệ xin được

việc làm cũng như ngành nghề đảm trách qua các cựu SV đang công tác tại Trường để

có định hướng chỉnh sửa CTĐT cho phù hợp cũng như có thể liên lạc khi tổ chức các

sự kiện (Exh.09.04).

2.9.2 SV nhận được sự tư vấn học tập, hỗ trợ và phản hồi đầy đủ về việc

học của họ

Cán bộ văn phòng, cán bộ Thư viện cũng như GV luôn hỗ trợ SV trong việc

cung cấp thông tin và hướng dẫn SV cũng như khuyến khích SV tham gia vào các hoạt

động của Khoa, Trường. Khi Trường có tổ chức bất kỳ hoạt động gì thì thông qua

Phòng CTSV, Chi đoàn Khoa hay cố vấn học tập, SV sẽ được thông báo và hướng dẫn

một cách cụ thể, rõ ràng. Khi SV cần tìm thông tin hay hỗ trợ về kỹ thuật sẽ được các

cán bộ Thư viện tận tình giúp đỡ (Exh.09.05).

SV luôn được cung cấp đầy đủ thông tin về các điều kiện và thiết bị học tập.

Trong năm học, thư viện tổ chức các buổi hội thảo hoặc giới thiệu trên website của thư

viện hệ thống máy vi tính phục vụ SV cũng như các nguồn học liệu mà thư viện đang

có (Exh.09.06). Ở mỗi học phần lý thuyết, GV đều giới thiệu cho SV tài liệu giảng dạy

chính cùng các nguồn tài liệu tham khảo cần thiết trong quá trình học tập cũng như

thực hiện các bài tập cá nhân, bài tập nhóm và chỉ rõ cho các em nguồn tài liệu này có

thể tìm ở đâu (từ GV, thư viện trường, tủ sách khoa hay văn phòng Bộ môn) (Exh.

09.07). Còn ở mỗi học phần thực hành, các GV thường lồng ghép sử dụng các thiết bị

mà phòng thí nghiệm hiện đang có để SV nắm được nguyên lý, cách thức vận hành và

biết được điều kiện về trang thiết bị để khi thực hiện nghiên cứu khoa học hay khóa

luận, chuyên đề tốt nghiệp thì các em có thể chọn đề tài phù hợp (Exh.09.08).

Kết quả học tập của SV luôn được thông báo kịp thời, thường xuyên, từ đó

giúp SV hoàn toàn chủ động trong việc học tập của mình. Ở mỗi học phần, SV được

đánh giá xuyên suốt quá trình học tập qua các cột điểm thường xuyên (bài tập cá nhân,

bài tập nhóm, seminar, thực hành, kiểm tra giữa kỳ,...) và bảng điểm này được gởi đến

SV kiểm tra và ký tên xác nhận trước khi nộp cho Phòng KT&KĐCL (Exh.09.09). Sau

khi thi hết học phần, Phòng KT&KĐCL sẽ công bố điểm tổng hợp từng học phần để

SV rõ, đồng thời cho các SV thời gian để yêu cầu chấm phúc khảo hay đăng ký thi cải

thiện điểm (Exh.09.10). Và kết thúc học kỳ, SV sẽ được gởi bảng điểm toàn bộ các

học phần về cho lớp.

Việc hướng dẫn SV luôn được quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với các SV

năm nhất và năm cuối. Đầu mỗi năm học, Trường đều tổ chức tuần lễ Sinh hoạt công

dân cho toàn bộ SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, qua đó cung cấp cho SV các

thông tin cần thiết cho quá trình học tập như quy định về công tác đào tạo, qui chế học

vụ, các văn bản chính sách, các quyền lợi và nghĩa vụ của SV trong suốt thời gian học

tập tại Trường (Exh.01.04). Bên cạnh đó, các thông tin này cũng được Trường in trong

quyển Sổ tay SV và phát cho mỗi SV để các SV có thể tra cứu khi cần thiết

(Exh.05.04). Đặc biệt, cố vấn học tập rất quan tâm và luôn kịp thời nhắc nhở nhằm

Page 45: Mục Lục - An Giang University

44

giúp các SV năm nhất thích nghi với môi trường học tập mới, còn các SV năm cuối có

thể hoàn thành tốt chương trình học. Ngoài ra, nhằm giúp cho các bạn tân SV có thể

khai thác tốt các dịch vụ và các nguồn tài nguyên hiện có tại Thư viện. Hàng năm, Thư

viện có tổ chức các lớp Hướng dẫn sử dụng Thư viện (Exh.09.12).

Đối với các SV thực hiện khóa luận và chuyên đề tốt nghiệp sẽ được Trường,

Khoa và Bộ môn tích cực hỗ trợ. Hàng năm, Phòng QTTB đều hỗ trợ nguồn hóa chất

mà SV sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài giúp các SV giảm bớt phần nào chi phí

(Exh.09.13). Các thầy cô trong Bộ môn, đặc biệt là GV hướng dẫn luôn tận tình giúp

đỡ các SV trong quá trình thực hiện đề tài. Đối với SV có hoàn cảnh khó khăn, GV

hướng dẫn thường định hướng các SV thực hiện những đề tài sử dụng nguồn nguyên

liệu rẻ tiền hoặc là cho các SV thực hiện một phần nội dung trong các đề tài cấp

Trường, cấp cơ sở của GV để có được nguồn kinh phí hỗ trợ.

2.9.3 Hoạt động cố vấn cho SV là thỏa đáng

Trong suốt quá trình học tập, SV có thể nhận được sự tư vấn, cố vấn từ nhiều

bộ phận như các phòng ban của Trường, văn phòng Khoa, các thầy cô trong Bộ môn.

Đối với các tân SV, Khoa có tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên để giới thiệu Ban Chủ

nhiệm Khoa, Ban Chủ nhiệm Bộ môn, cố vấn học tập nhằm giúp SV thuận tiện trong

việc liên lạc, qua đó cũng giới thiệu với SV chương trình đào tạo ngành học để SV có

kế hoạch học tập phù hợp. Ngoài ra, CTĐT cũng được Trường in trong quyển Niên

lịch đào tạo để các SV tiện theo dõi trong suốt quá trình học tập. Song song đó, CTĐT,

chuẩn đầu ra, danh sách xử lý học vụ, thông báo đóng học phí, danh sách nhận học

bổng, thông báo cấp phát bằng tốt nghiệp,... cũng được đưa lên trang web của Phòng

Đào tạo (Exh.09.14).

Đặc biệt, cố vấn học tập đóng vai trò chủ chốt và đặc biệt quan trọng đối với

công tác hỗ trợ cho SV. Hàng năm, Ban Lãnh đạo Bộ môn sẽ phân công các GV làm

nhiệm vụ cố vấn học tập cho từng lớp và gởi bảng đề nghị lên Trường, Trường sẽ ra

quyết định danh sách cố vấn học tập chính thức (Exh.09.15). Trung bình 1 cố vấn học

tập phụ trách 100 SV (Exh.09.16). Đội ngũ này chịu trách nhiệm quản lý SV, tư vấn

SV thực hiện quá trình đào tạo theo đúng quy định của Trường, giúp SV giải đáp các

thắc mắc, khó khăn trong học tập và đời sống (Exh.09.17).

Những vấn đề như lựa chọn học phần, lập kế hoạch học tập hay thay đổi học

phần sẽ được Ban Lãnh đạo Bộ môn và cố vấn học tập tư vấn rõ ràng, đầy đủ. Đầu

mỗi học kỳ, cố vấn học tập sẽ có một buổi sinh hoạt để hướng dẫn cho các SV việc lựa

chọn các học phần cho phù hợp với CTĐT và khả năng của từng SV và tư vấn cho các

SV cách lập kế hoạch học tập cụ thể để đạt được kết quả tốt. Trường cũng bố trí thời

gian (2 tuần/lần) và địa điểm để cố vấn học tập có thể gặp gỡ và hỏi thăm, qua đó có

thể nắm bắt kịp thời những khó khăn và vướng mắc của các SV để có hướng giải

quyết phù hợp (Exh.09.18). Khi các SV có nhu cầu thay đổi học phần, cố vấn học tập

cũng sẽ tư vấn cho các SV những học phần có thể thay thế. Cứ mỗi 2 tuần, Trường sẽ

bố trí thời gian và phòng để cố vấn học tập có 1 tiết sinh hoạt với SV.

Page 46: Mục Lục - An Giang University

45

2.9.4 Môi trường tâm lý, vật chất và xã hội cho SV là thoả đáng

Trường có hệ thống ký túc xá nam – nữ cũng như hệ thống ký túc xá riêng của

các tỉnh đảm bảo chất lượng và an toàn đáp ứng một phần nhu cầu về chỗ ở cho SV

(Exh.09.19).

Trong quá trình học tập, SV thường xuyên được cung cấp thông tin về triển

vọng nghề nghiệp cũng như được làm quen với thị trường lao động. Hàng năm, Bộ

môn tổ chức Hội nghị học tốt nhằm giúp cho SV các lớp có điều kiện họp mặt, giao

lưu với nhau, qua đó các bạn tân SV có thể học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị khóa

trước về một số vấn đề trong học tập và cuộc sống giúp các SV sớm thích nghi với

môi trường đại học còn nhiều bỡ ngỡ. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các anh chị

cựu SV truyền đạt một số kinh nghiệm về việc phỏng vấn xin việc cũng như kỹ năng

làm việc ở các công ty, xí nghiệp cho các bạn SV chuẩn bị tốt nghiệp. (Exh.04.09,

Exh.09.20). Công tác tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm cho SV cũng được thực

hiện thường xuyên. Hàng năm, Trường phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức ngày

hội việc làm (Exh.09.21), đồng thời thông báo kịp thời cho SV khi doanh nghiệp có

nhu cầu tuyển dụng (Exh.09.22).

Để giúp việc học tập của SV được tốt thì hoạt động ngoại khóa cũng được

Trường, Khoa và Bộ môn quan tâm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội

trại,… được Trường tổ chức định kỳ như tổ chức Hội thi văn nghệ mừng ngày 20/11

(Exh.09.23), tổ chức hội trại truyền thống 26/3 (Exh.09.24). Bên cạnh đó, hàng năm

Bộ môn còn tổ chức Giải bóng đá truyền thống ngành nhằm tạo sự giao lưu, họp mặt

giữa các bạn SV và các anh chị cựu SV (Exh.09.25). Song song đó, vai trò của Đoàn

thanh niên và Hội SV cũng hết sức quan trọng đối với SV, đặc biệt là SV mới nhập

học vào trường bằng cách tận tình hướng dẫn, hỗ trợ các em khi gặp vấn đề khó khăn

trong học tập. Đoàn thanh niên Khoa cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm

tạo sân chơi lành mạnh cho SV như tổ chức cuộc thi “Thủ lĩnh thanh niên”

(Exh.09.26), tổ chức “Trò chơi lớn” (Exh.09.27), trao tặng “Mái ấm Agri” (Exh.09.28).

SV được bảo đảm hưởng mọi chế độ chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.

Nhà trường thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ SV về chế độ chính sách xã hội như miễn

giảm học phí đối với SV thuộc gia đình chính sách, SV có gia đình thuộc dạng hộ

nghèo, SV thuộc dân tộc thiểu số, trả lại tiền Bảo hiểm y tế cho SV thuộc diện miễn

giảm,… (Exh.09.29, Exh.09.30). Sau mỗi học kỳ, Trường đều xét duyệt cấp học bổng

khuyến khích học tập cho SV (Exh.09.31). Ngoài ra, các SV có kết quả học tập đạt

loại giỏi, xuất sắc cũng được khen thưởng theo quy định của Tỉnh. Danh sách SV được

hưởng chế độ chính sách xã hội và danh sách SV được cấp học bổng khuyến khích học

tập cũng như danh sách SV được khen thưởng đều được công bố công khai trên các

bảng thông báo và website của Trường (Exh.09.32, Exh.09.33, Exh.09.34). Ngoài ra,

Phòng CTSV cũng thường xuyên tìm nguồn học bổng từ các đơn vị tài trợ bên ngoài

nhằm giúp SV nghèo vượt khó học tốt (Exh.09.35).

Page 47: Mục Lục - An Giang University

46

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho SV, Trường có Phòng Y tế hoạt động xuyên suốt

(Exh.09.36). Đồng thời để đảm bảo quyền lợi của SV, Trường cũng có quy định bắt

buộc sinh viên phải tham gia bảo hiểm y tế (Exh.09.37).

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- SV nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ nhiều nơi;

- Trường tạo nhiều điều kiện và thời gian để cố vấn học tập có thể gặp gỡ SV;

- Đội ngũ cố vấn học tập gần gũi và có tinh thần trách nhiệm cao;

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Cố vấn học tập chưa phát huy hết vai trò;

- Trường chưa thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ SV và GV đối với các hoạt

động hỗ trợ và tư vấn SV;

- Trường, Khoa và Bộ môn chưa có hệ thống theo dõi SV tốt nghiệp.

c/ Kế hoạch hành động

- Năm học 2016 - 2017, Bộ môn đề nghị Trường tổ chức thêm các buổi tập

huấn chuyên sâu dành riêng cho cố vấn học tập;

- Năm học 2016 - 2017, Bộ môn đề nghị Trường thực hiện lấy ý kiến phản hồi

từ SV và GV về các hoạt động hỗ trợ và tư vấn SV để nâng cao chất lượng phục vụ

đào tạo qua các phiếu điều tra khảo sát hay qua các buổi hội thảo để có cách thức điều

chỉnh phù hợp;

- Năm học 2017 - 2018, Bộ môn xây dựng quy trình có hệ thống theo dõi SV

tốt nghiệp.

2.10. Tiêu chuẩn 10. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng

Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của Trường, Khoa và Bộ môn rất đa dạng

và phong phú, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho hoạt động giảng dạy

và nghiên cứu khoa học của GV và SV.

2.10.1 Thiết bị giảng dạy (hội trường, phòng học) thích hợp

Trường có nhiều phòng học phục vụ tốt các hoạt động liên quan tới việc học

tập của SV (gồm 87 phòng học). Ngoài ra, còn có các hội trường (gồm 01 hội trường

600 chỗ, 02 hội trường 300 chỗ và 04 hội trường 150 chỗ) phục vụ cho các buổi hội

thảo, hội nghị, tập huấn,... (Exh.10.01).

Trường cũng trang bị đầy đủ máy chiếu LCD (140 cái) cho tất cả các phòng

học để phục vụ công tác giảng dạy đạt chất lượng cao, việc truyền đạt bằng những

hình ảnh minh họa cụ thể hay xem những đoạn video clip rất sinh động giúp cho SV

dễ tiếp thu bài giảng hơn. (Exh.10.02, Exh.10.03).

Page 48: Mục Lục - An Giang University

47

Hàng năm, Trường cũng thường xuyên tìm thêm các nguồn kinh phí đầu tư để

giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, vì hiện nay hệ thống cơ sở vật chất và

trang thiết bị vẫn còn thiếu so với nhu cầu sử dụng, như một số phòng học chưa đủ

quạt máy hoặc một số quạt bị hư, hoặc khi máy chiếu ở các phòng bị hư cần sửa chữa

thì không có các máy dự trữ để thay thế. (Exh.10.04).

2.10.2 Tài nguyên Thư viện đầy đủ và cập nhật

Thư viện Trường có nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú, với trên 104.000

quyển sách (khoảng 25.000 nhan đề), trên 200 loại báo/tạp chí, khoảng 1.400 bản in

tài liệu nội sinh (luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận, nghiên cứu khoa học,...), khoảng

1.300 tài liệu nghe nhìn (CDs, DVDs,...). Đặc biệt, Thư viện có nguồn tài nguyên điện

tử rất đa dạng gồm tài nguyên nội sinh (bài giảng điện tử, đề thi tham khảo, giáo trình,

hội thảo – chuyên đề - kỷ yếu, khóa luận tốt nghiệp, luận văn – luận án, nghiên cứu

khoa học, tạp chí khoa học, thông tin khoa học), cơ sở dữ liệu điện tử, bộ sưu tập số,

bộ sưu tập tài nguyên tham khảo (video, ebook). Riêng đối với chuyên ngành Công

nghệ thực phẩm thì hiện nay trên thư viện có 97 đầu sách với tổng số lượng là 247.

Các nguồn tài liệu này được cập nhật, bổ sung thường xuyên phục vụ SV tham khảo

đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy. (Exh.10.05). Khoa có tủ sách với nhiều

tài liệu tham khảo về chuyên ngành do các GV thỉnh giảng, GV quốc tế đến làm việc

tại Trường trao tặng hoặc do các thầy cô khi đi hội thảo, hội nghị,... đưa về. Đây là

nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị để cán bộ, GV và SV tham khảo khi cần thiết.

(Exh.10.06).

Thư viện gồm 3 tầng được phân thành những phòng chuyên biệt như Kho sách

mượn đọc, Phòng Hội thảo, Phòng máy giáo viên, Phòng máy SV, Phòng chuyên đề,

Quầy hỗ trợ kỹ thuật,… Các phòng này được thiết kế khang trang, thoáng mát, sạch

sẽ, đầy đủ ánh sáng, là môi trường học tập rất tốt cho SV (Exh.10.07). SV và GV có

thể mượn tài liệu để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà tham khảo nên cũng thuận lợi cho

GV trong việc soạn bài giảng cũng như SV thực hiện bài tập môn học hoặc thực hiện

chuyên đề, khóa luận. Các nguồn tài nguyên được sắp xếp theo danh mục nên dễ dàng

trong việc tra cứu. SV có thể tra cứu tài liệu qua hệ thống máy vi tính nên rất thuận

tiện, nhanh chóng. Cán bộ phục vụ hỗ trợ người đọc tìm thông tin tra cứu kịp thời và

hiệu quả.

2.10.3 Thiết bị phòng thí nghiệm đầy đủ và cập nhật

Các phòng thí nghiệm dành riêng cho bộ môn gồm có Phòng chế biến thực

phẩm, Phòng bảo quản thực phẩm, Phòng cảm quan thực phẩm, Phòng kỹ thuật thực

phẩm 1, Phòng kỹ thuật thực phẩm 2, Phòng phát triển sản phẩm, Phòng phân tích

thực phẩm được trang bị bàn ghế, hệ thống điện, nước và các trang thiết bị tương ứng

cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy thực tập môn học và nghiên cứu khoa học

(Exh.10.08, Exh.10.09). Khi giảng dạy và nghiên cứu khoa học, các GV và SV luôn

được hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ các cán bộ phòng thí nghiệm. Chương trình đào

tạo hiện hành được thiết kế có tính đến việc tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất có

Page 49: Mục Lục - An Giang University

48

sẵn và liên tục được bổ sung thông qua các chương trình hợp tác quốc tế hỗ trợ cho

hoạt động đào tạo. Hàng năm, bên cạnh nguồn trang bị chủ yếu từ ngân sách Nhà nước

thì Khoa và Bộ môn đều cố gắng tìm kiếm hợp tác với nhiều chương trình viện trợ để

bổ sung mới các thiết bị. Vừa qua, Bộ môn được thụ hưởng từ dự án TRIG nên được

trang bị một số thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy (Exh.10.10,

Exh.10.11). Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thiết bị này vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu

cầu giảng dạy và học tập như vẫn còn thiếu một số thiết bị cơ bản để thực hiện nghiên

cứu chế biến và bảo quản sản phẩm thực phẩm. Hoặc vào thời điểm SV thực hiện khóa

luận, chuyên đề tốt nghiệp, Trường cũng bố trí các phòng riêng và trang bị đầy đủ hệ

thống điện, nước, bàn ghế nhưng với số lượng đông thì các dụng cụ và thiết bị không

đủ (Exh.09.12).

2.10.4 Máy tính đầy đủ và được cập nhật, nâng cấp

Trường rất quan tâm đến việc hoàn thiện Thư viện điện tử phục vụ công tác

đào tạo trong nhiều năm qua. Nơi đây được trang bị rất nhiều máy tính hòa mạng

internet phục vụ thường xuyên cả ngày nên đã hỗ trợ tích cực cho việc học tập của SV

cũng như việc đăng ký các học phần trực tuyến. (Exh.10.13). Thư viện có 2 phòng

máy tính sinh viên có 265 máy tính, và 1 phòng máy tính giáo viên được trang bị 12

máy tính. Ngoài ra, Trường cũng đã triển khai nối mạng wifi toàn trường, qua đó việc

quản lý đào tạo, phục vụ đào tạo qua mạng đã phát huy tác dụng rất tốt trong thời gian

qua vì tính tiện ích nhiều mặt của nó. Qua mạng nội bộ của Trường, mỗi cán bộ, GV

và SV đều được cấp một tài khoản để thuận tiện trong việc quản lý (Exh.10.14). Hệ

thống mạng này đã giúp ích rất nhiều cho GV và SV trong việc giảng dạy, học tập,

thông tin được phổ biến nhanh chóng, rộng rãi. Đồng thời, một số SV cũng trang bị

thêm máy tính xách tay nên cũng chủ động hơn trong việc học tập cá nhân, nhóm, làm

và nộp bài báo cáo chuyên đề, seminar môn học cho GV.

2.10.5 Tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh môi trường đạt yêu cầu của địa

phương về tất cả các mặt

Công tác an toàn và vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên và đạt

kết quả tốt. SV có tổ chức lao động vệ sinh, trồng cây xanh trong khuôn viên trường

mỗi học kỳ, luôn giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp. (Exh.10.15). Khoa cũng có bố

trí các sọt đựng rác dọc theo các hành lang dãy phòng học cho SV bỏ rác đúng nơi quy

định. Các cây kiểng và các khu trồng cỏ trong Khoa được cắt tỉa thường xuyên giúp

cho phong cảnh luôn sạch đẹp. Ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn cao như Khu thí

nghiệm thì Trường có dán Bảng nội quy Khu thí nghiệm và trước mỗi học phần thực

hành thì GV luôn nhắc nhở SV về những nội quy này để đảm bảo an toàn (Exh.10.16).

Bên cạnh đó, cán bộ, GV và SV cũng được trang bị kiến thức về phòng cháy

chữa cháy thông qua các buổi tập huấn. (Exh.10.17). Việc phòng chống cháy nổ cũng

được quan tâm tích cực, các bình chữa cháy được trang bị đầy đủ ở các dãy phòng làm

việc trong Khoa và được bảo trì thường xuyên (Exh.10.19).

Page 50: Mục Lục - An Giang University

49

GV, cán bộ và SV khi vào phòng thí nghiệm luôn tự ý thức mặc áo blouse để

đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, Trường cần trang bị thêm đầy đủ các bảo hộ cá nhân khác

như dép, bao tay, tủ chứa đồ,... (Exh.10.18).

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- Trường, Khoa và Bộ môn luôn quan tâm đến việc trang bị cũng như thường

xuyên nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt cho việc

học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của SV và GV đáp ứng yêu cầu của ngành

đào tạo;

- Trường có hệ thống thư viện điện tử.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Trang thiết bị và cơ sở vật chất vẫn còn thiếu so với nhu cầu;

- Ý thức SV còn kém trong việc bảo quản cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng;

c/ Kế hoạch hành động

- Năm học 2016 – 2017, Bộ môn đề nghị Trường đưa ra các quy định và biện

pháp xử lý những SV có ý thức kém trong việc bảo quản cơ sở vật chất và kết cấu hạ

tầng;

- Năm học 2017 - 2018, Bộ môn tìm thêm các nguồn kinh phí để đầu tư trang

thiết bị và cơ sở vật chất qua các đề tài, dự án.

2.11. Tiêu chuẩn 11. Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập

CTĐT của ngành CNTP được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên (Exh.03.13)

theo kế hoạch chung của Khoa, Trường. Tập thể GV của Bộ môn chịu trách nhiệm tổ

chức biên soạn, xây dựng và điều chỉnh CTĐT dựa trên năng lực giảng dạy của đội

ngũ cán bộ GV cơ hữu, cơ sở vật chất của trường và nhu cầu của xã hội. Để nâng cao

chất lượng giảng dạy và học tập, Bộ môn đã thực hiện việc lấy ý kiến đóng góp của

các nhà tuyển dụng, các cựu SV (Exh.01.02) (Exh.11.05) ( hiện đang làm việc ở các

công ty, xí nghiệp và các cơ quan ban ngành ở các tỉnh để hoàn chỉnh, cải tiến, đổi

mới CTĐT nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học, của thị trường lao động

trong khu vực.

Đối với các SV hiện đang theo học ngành CNTP tại Trường, về nguyên tắc,

SV được quyền xây dựng chương trình học tập toàn khóa học cho riêng mình: CVHT

sẽ hướng dẫn SV lập kế hoạch toàn khóa học và từng học kỳ, tư vấn cho SV đăng ký

học phần phù hợp. Để cân đối kế hoạch giảng dạy, Trường đã ra hướng dẫn cho Bộ

môn thiết kế CTĐT cố định cho năm thứ nhất. Trên cơ sở hướng dẫn này, Bộ môn đã

xây dựng CTĐT cố định cho 2 học kỳ đầu tiên (năm thứ nhất) và trình Khoa, Trường

(Exh.11.01).

Page 51: Mục Lục - An Giang University

50

2.11.1 CTĐT được thiết kế dựa trên sự tổng hợp của tất cả các GV có liên

quan

Trường, Khoa và Bộ môn luôn quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng dạy

và học, do đó, CTĐT ngành CNTP được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình giảng

dạy chuẩn của một số trường đại học nổi tiếng, lâu đời trong nước như: Đại học Cần

Thơ, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM,..... cũng như một số

trường đại học ở Úc, Hàn Quốc, Thái Lan.... Từ đó, Ban chủ nhiệm Khoa và Bộ môn

đã tổ chức nhiều cuộc họp với GV nhằm góp ý, xây dựng CTĐT (Exh.11.03).

Ngoài ra, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá CTĐT đã được quy định thực hiện

hàng năm thông qua các cuộc họp Bộ môn nhằm tiếp nhận ý kiến đóng góp của các

GV về CTĐT (Exh.11.04). Dựa trên cơ sở các đóng góp đó, Ban lãnh đạo Bộ môn đã

tiến hành điều chỉnh một số học phần về số lượng TC và thời gian phân bố ở các học

kỳ (Exh.11.04).

2.11.2 SV có tham gia vào việc thiết kế và điều chỉnh chương trình

Trong thiết kế CTĐT, bên cạnh nhóm GV của Bộ môn tham gia và được Hội

đồng khoa học của Khoa và Trường thông qua thì việc lấy ý kiến của SV, đặc biệt là

cựu SV (thông qua phiếu khảo sát) rất được quan tâm (Exh.11.05). Việc lấy ý kiến

này nhằm đảm bảo CTĐT gắn với nhu cầu của người học và đáp ứng được yêu cầu

của xã hội. Các ý kiến về CTĐT được ghi nhận thông qua đánh giá của SV trước kì

thi kết thúc học phần của mỗi môn học (đánh giá trực tuyến thông qua website:

regis.agu.edu.vn). Do đó, SV sẽ biết được vai trò của mình trong việc thiết kế và

điều chỉnh CTĐT (Exh.11.06).

2.11.3 Thị trường lao động có ảnh hưởng đến việc thiết kết chương trình

Để CTĐT đáp ứng nhu cầu của xã hội, Bộ môn khi xây dựng, điều chỉnh

CTĐT đều gởi các phiếu lấy ý kiến đối với người sử dụng lao động, các cơ quan,

công ty có sử dụng SV ngành CNTP. Từ các ý kiến này, Bộ môn sẽ tập hợp và điều

chỉnh CTĐT cho phù hợp (Exh.11.07).

2.11.4 Chương trình giảng dạy được đánh giá thường xuyên

CTĐT ngành CNTP được thiết kế dựa trên việc so sánh với CTĐT của Trường

Đại Học Cần Thơ và được tổ chức thực hiện, đánh giá nội dung hàng năm thông qua

việc họp Bộ môn, với sự tham gia của Ban lãnh đạo Bộ môn, GV (Exh.11.04) và ý

kiến đóng góp của SV thông qua đánh giá học phần (Exh.11.06).

2.11.5 Các học phần và chương trình đào tạo nhận được sự đánh giá có hệ

thống của SV

Bộ môn, Khoa và Trường rất quan tâm đến các ý kiến đánh giá của SV, vì đây

là ý kiến thực tế và có giá trị để cải tiến chất lượng giảng dạy. Sau mỗi học phần, SV

sẽ tham gia đánh giá học phần bằng cách trả lời phiếu đánh giá môn học trực tuyến

thông qua website: regis.agu.edu.vn (Exh.11.06). Kết quả đánh giá học phần này sẽ

Page 52: Mục Lục - An Giang University

51

được Phòng KT&KĐCL tổng hợp và gửi cho từng cán bộ giảng dạy nhằm làm cơ sở

để cải tiến phương pháp giảng dạy ở các học kỳ tiếp theo (Exh.06.05).

2.11.6 Phản hồi của SV được sử dụng cho việc cải tiến CTĐT

Từ phản hồi của SV, Bộ môn sẽ họp để tiến hành đánh giá, xem xét và góp ý

đối với từng GV cụ thể nhằm khắc phục những mặt chưa được để kết quả lần sau của

GV sẽ được tốt hơn bên cạnh việc cải tiến môn học về số lượng TC, thời gian phân bổ

theo học kỳ để phù hợp với đề xuất của SV (Exh.11.08).

Nâng cao chất lượng giảng dạy là chủ trương lớn của Khoa, Trường nhằm đáp

ứng nhu cầu của xã hội, do đó việc lấy ý kiến của GV, SV (bao gồm cả cựu SV) và

người sử dụng lao động là một hoạt động thường xuyên của Trường. Từ đó, nội dung

giảng dạy của một số học phần đã được thay đổi (Exh.11.04, Exh.11.05, Exh.11.06,

Exh.11.07).

2.11.7 Đảm bảo chất lượng và liên tục cải tiến hoạt động giảng dạy và học

tập, phương pháp đánh giá và hoạt động đánh giá

Để đảm bảo chất lượng và cải tiến liên tục hoạt động giảng dạy và học tập,

Phòng KT&KĐCL cũng như Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa đã đưa ra các

giải pháp, góp ý về công tác giám sát, cải tiến và đảm bảo chất lượng nhằm góp phần

xây dựng CTĐT ngành CNTP đáp ứng được nhu cầu của xã hội (Exh.11.09).

Ngoài ta, công tác tổ chức thi cử được đảm bảo nghiêm túc, khách quan dưới

sự giám sát và thực hiện của Phòng KT&KĐCL thông qua các quy định cụ thể về vai

trò của cán bộ coi thi (Exh.11.10), cán bộ ra đề thi (Exh.11.11) và cán bộ duyệt đề thi

(Exh.11.12).

Quy trình đánh giá kết quả học tập của SV được tổ chức và giám sát có hệ

thống với việc đánh giá điểm thường xuyên trên lớp và đề thi do GV phụ trách giảng

dạy môn học thực hiện, Ban lãnh đạo Bộ môn tiến hành duyệt đề để đảm bảo tính công

bằng, độ chính xác và độ giá trị của đề thi (Exh.11.11, Exh.11.12).

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- CTĐT được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, được

Hội đồng Khoa học và đào tạo của Khoa và Bộ môn cùng GV, cán bộ quản lý giàu

kinh nghiệm tham gia góp ý hoàn chỉnh từng bước và có tính khoa học. Bên cạnh đó,

CTĐT được cải tiến thường xuyên để phù hợp với nhu cầu của xã hội, đáp ứng tính

năng động và sáng tạo của SV;

- Trường đã có cơ cấu tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng, sử dụng có hiệu

quả phần mềm quản lý đào tạo.

- Có tổ chức đối thoại giữa Ban Giám hiệu với đại diện SV để giải đáp những

vướng mắc trong sinh hoạt, học tập.

- CTĐT có đầy đủ đề cương chi tiết, kế hoạch giảng dạy của từng môn học.

Nội dung các môn học được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên;

Page 53: Mục Lục - An Giang University

52

- Phòng KT&KĐCL của Trường đã định kỳ lấy ý kiến phản hồi của SV để

đánh giá chất lượng giảng dạy và môn học nhằm nâng cao và hoàn thiện chất lượng

giảng dạy của GV.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Chưa nắm bắt thông tin về số lượng SV ra trường có việc làm cũng như các

thông tin khác để biết được CTĐT có còn thích hợp và đáp ứng được nhu cầu của thị

trường lao động vùng ĐBSCL hay không, để làm cơ sở hiệu chỉnh CTĐT cho phù hợp

hơn;

- Chưa thực hiện đánh giá thường xuyên nội dung giảng dạy của tất cả các học

phần.

c/ Kế hoạch hành động

- Từ năm học 2015 – 2016, Bộ môn kết hợp với Phòng KT&KĐCL tiến hành

đánh giá thường xuyên nội dung giảng dạy của các môn học, nhằm góp ý cho GV và

Ban lãnh đạo Bộ môn biết được những điểm mạnh và điểm yếu của CTĐT, các môn

học để điều chỉnh kịp thời;

- Trong năm học 2017 – 2018, Bộ môn tiến hành khảo sát, đánh giá, thu thập

số liệu về SV ra trường có việc làm và việc đáp ứng nhu cầu của xã hội.

2.12 Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ

Tất cả GV tham gia giảng dạy lý thuyết phần chuyên môn ngành CNTP đều có

trình độ từ thạc sĩ trở lên và hiểu biết đầy đủ về môn học mình đang giảng dạy, có các

kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực phân công để

truyền đạt, trao đổi những kiến thức và hiểu biết đó cho SV một cách có hiệu quả, giúp

SV nắm được kiến thức vững vàng giữa lý thuyết và thực hành. Ngoài ra, Trường

cũng thực hiện lấy ý kiến phản hồi của SV về việc giảng dạy của GV phụ trách nhằm

góp ý kiến khách quan giúp GV hiệu chỉnh phương pháp giảng dạy của mình để

KQHTMĐ của SV được tốt hơn theo sự phát triển của thực tiễn (Exh.11.06).

Bảng 8: Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy chương trình chuyên môn đào tạo

ngành CNTP

STT Họ và tên Học vị Chức danh

1 Hồ Thanh Bình Tiến sỹ Giảng viên

2 Trần Phương Lan Tiến sỹ Giảng viên

3 Trần Xuân Hiển Thạc sỹ Giảng viên

4 Vũ Thị Thanh Đào Thạc sỹ Giảng viên

5 Nguyễn Duy Tân(1) Thạc sỹ Giảng viên

6 Đào Văn Thanh(1) Thạc sỹ Giảng viên

Page 54: Mục Lục - An Giang University

53

STT Họ và tên Học vị Chức danh

7 Cao Thị Luyến Thạc sỹ Giảng viên

8 Trần Thanh Tuấn Thạc sỹ Giảng viên

9 Trần Nghĩa Khang(2) Thạc sỹ Giảng viên

10 Hồ Minh Thảo(2) Thạc sỹ Giảng viên

11 Nguyễn Thành Trung(2) Thạc sỹ Giảng viên

12 Hồ Thị Ngân Hà Thạc sỹ Giảng viên

13 Lê Ngọc Hiệp Thạc sỹ Giảng viên

14 Trịnh Thanh Duy Thạc sỹ Giảng viên

15 Phan Uyên Nguyên Thạc sỹ Giảng viên

16 Diệp Kim Quyên Thạc sỹ Giảng viên

Ghi chú: 1cán bộ đang làm nghiên cứu sinh trong nước

2cán bộ đang làm nghiên cứu sinh ngoài nước

Bộ môn có 16 cán bộ giảng dạy, trong đó có 2 cán bộ giảng dạy có trình độ tiến

sĩ, có 14 cán bộ giảng dạy đạt trình độ thạc sĩ và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt được 7

cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ. Một trong những lợi thế về đội ngũ cán bộ giảng

dạy của Bộ môn là có 2 tiến sĩ, 3 nghiên cứu sinh và 2 thạc sĩ, tất cả được đào tạo ở

nước ngoài như Úc, Hàn Quốc, Thái Lan nên có trình độ tiếng Anh tốt và hiểu về

đào tạo của các nước trên thế giới, đây là một thuận lợi cho việc phát triển CTĐT

ngành CNTP.

2.12.1 Có kế hoạch rõ ràng về nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ, đối với

cả cán bộ hỗ trợ và cán bộ giảng dạy

Bộ môn luôn xác định đội ngũ GV phải có trình độ cao, có kiến thức và hiểu biết

đầy đủ về chuyên môn mình đang giảng dạy, có phương pháp giảng dạy cụ thể, truyền

đạt có hiệu quả kiến thức cho SV. Do vậy, việc xác định chiến lược phát triển đội ngũ

cán bộ chính là công tác trọng tâm trong mọi kế hoạch phát triển của Bộ môn. Trường,

Khoa và Bộ môn luôn bám sát nhu cầu thực tế để dự báo kế hoạch đào tạo và nghiên

cứu khoa học cho từng giai đoạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, trên cơ

sở đó có kế hoạch xây dựng quy mô đội ngũ cán bộ của Trường. Để hiệu quả đào tạo

ngành CNTP của Trường được ngày càng tốt hơn trong tương lai, nhu cầu phát triển

đội ngũ của Bộ môn được ghi nhận một cách hệ thống và trong mối tương quan đến

nguyện vọng cá nhân, CTĐT và yêu cầu của Bộ môn. Trường đã ban hành quy định về

trình tự, thủ tục và công tác quản lý trong đào tạo cán bộ (Exh.12.01), quy định tuyển

dụng và yêu cầu về tiến trình phấn đấu nâng cao trình độ đối với cán bộ giảng dạy

(Exh.12.02), quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển cán bộ giảng dạy giai đoạn

2015-2020 cho các đơn vị trong Trường (Exh.12.03).

Page 55: Mục Lục - An Giang University

54

2.12.2 Hoạt động phát triển cán bộ tương xứng với nhu cầu

Chiến lược đầu tư phát triển và chính sách đào tạo cán bộ của Bộ môn được

thực hiện liên tục và thường xuyên. Sử dụng hợp lý năng lực chuyên môn để tạo sự

chuyển biến mạnh về chất của đội ngũ GV, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Hiểu

được tầm quan trọng đó Bộ môn đã tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập, nghiên cứu

khoa học, tham quan học hỏi trong và ngoài nước từ nhiều nguồn học bổng khác nhau

để nâng cao trình độ và khả năng hội nhập (Exh.12.04). Đội ngũ GV và nhân viên

phục vụ trong Bộ môn được tham gia các chương trình phát triển đội ngũ theo các nhu

cầu thiết thực.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

Chương trình, kế hoạch tuyển dụng mới, cử cán bộ đi học nâng cao trình độ

đang rất được chú trọng trong những năm qua. Hiện tại, Bộ môn có 3 GV đang thực

hiện nghiên cứu sinh ở Úc và 2 GV đang thực hiện nghiên cứu sinh ở Việt Nam.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

Đôi khi GV được nhận học bổng không trùng với năm trong quy hoạch, nên

gây khó khăn trong việc quản lý và phân công giảng dạy ở Bộ môn.

c/ Kế hoạch hành động

- Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020, Ban lãnh đạo Bộ môn kết hợp với

Phòng Tổ chức Chính trị tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV. Tạo điều

kiện tốt cho GV làm việc, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ, liên kết đào

tạo… cải thiện thu nhập. Tạo điều kiện tốt và khuyến khích GV có học vị thạc sĩ lấy

bằng tiến sĩ và GV có học vị tiến sĩ phấn đấu để đạt được học hàm Phó Giáo sư.

- Trong năm học 2016 – 2017, Ban lãnh đạo Bộ môn tiến hành xây dựng kế

hoạch định hướng sắp xếp GV đảm nhận môn học hợp lý (ít nhất 2 người 1 môn học)

để khi có trường hợp đi học theo học bổng đột xuất sẽ có người thay thế.

2.13 Tiêu chuẩn 13. Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan

Trường luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, xây dựng hệ thống tự đánh giá

CTĐT. Khoa NN-TNTN luôn chú trọng việc đánh giá định kỳ CTĐT để từ đó rút ra

các hạn chế nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể, từ khi thực hiện

chuyển đổi CTĐT từ niên chế sang học chế TC năm học 2009 - 2010 về sau, hàng năm

ngành CNTP đều có xem xét và cập nhật CTĐT cho từng khóa tuyển sinh. Sổ theo dõi

học tập, rèn luyện và phiếu điểm của SV cũng được lưu lại từng khóa học. (Exh.

13.01)

2.13.1 Thị trường lao động (nhà tuyển dụng) có phản hồi cho nhà trường

Trường đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến của các bên liên quan về CTĐT, trong

đó có ngành CNTP. Tổ thư ký thuộc Phòng KT&KĐCL đã thực hiện công tác lấy ý

kiến phản hồi các bên liên quan và thiết kế mẫu phiếu khảo sát (Exh.13.02), tuy nhiên

việc thực hiện khảo sát thị trường lao động hiện nay được thực hiện chủ yếu thông qua

Page 56: Mục Lục - An Giang University

55

hệ thống bưu chính, email hoặc phỏng vấn trực tiếp. Khi cần thu thập thông tin, đơn vị

phụ trách gửi các phiếu khảo sát đến các công ty, doanh nghiệp đã sử dụng lao động là

SV của bộ môn CNTP đào tạo để xin ý kiến.

Ngoài ra, việc nắm bắt ý kiến phản hồi của thị trường lao động (nhà tuyển dụng)

còn thông qua các cuộc hội thảo, các cuộc hội trợ việc làm ngành CNTP có sự tham

gia của đại diện các đơn vị tuyển dụng. Tháng 6/2014, Khoa đã tổ chức Hội thảo

“Nâng cao chất lượng đào tạo SV các ngành thuộc Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên

Thiên nhiên - Trường Đại học An Giang” (Exh.13.03). Qua hội thảo đã có hơn 22 bài

tham luận của các nhà tuyển dụng, cựu SV và nhiều ý kiến đóng góp nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo SV các ngành của Khoa.

Những đánh giá và nhận xét cụ thể của các đơn vị tuyển dụng luôn có ý nghĩa,

vai trò quan trọng và được Khoa, Bộ môn nghiên cứu cẩn thận để cải tiến CTĐT của

mình một cách thích hợp hơn. Mẫu phiếu khảo sát được thiết kế với 3 tiêu chí chính

đưa ra và theo thang đánh giá như sau:

* Thang đánh giá:

1 = Hoàn toàn không hài lòng

2 = Không hài lòng

3 = Phân vân

4 = Hài lòng

5 = Hoàn toàn hài lòng

Mẫu phiếu này đã được tổ thư ký gửi đến các công ty, doanh nghiệp và thu thập

được 160 phiếu hợp lệ trên 180 phiếu phát ra và kết quả cụ thể như sau (Exh.13.04):

- Về kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ của SV: nhà sử dụng lao động hài

lòng với kiến thức ngành/chuyên ngành SV được đào tạo, năng lực vận dụng kiến thức

chuyên môn vào thực tiễn công việc và kỹ năng sử dụng tin học với số điểm trung

bình khảo sát các nội dung này >4. Tuy nhiên, nhà sử dụng lao động phân vân với

năng lực sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ và năng lực tư duy logic của SV, các

nội dung này có điểm khảo sát 3-4.

- Về phẩm chất cá nhân: nhà sử dụng lao động hài lòng với sự tự tin vào khả

năng của bản thân, quan hệ với đồng nghiệp, trách nhiệm với công việc và đạo đức

nghề nghiệp của SV, với số điểm trung bình khảo sát các nội dung này >4. Tuy nhiên,

nhà sử dụng lao động phân vân với năng lực sáng tạo và tính cầu thị của SV và cho

điểm các nội dung này trong khoảng 3-4 điểm.

- Về kỹ năng mềm: nhà sử dụng lao động hài lòng với kỹ năng giao tiếp của SV

và cho 4,05 điểm. Tuy nhiên, nhà sử dụng lao động phân vân với kỹ năng thuyết trình,

lập kế hoạch công việc hiệu quả, tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, kỹ

năng quản lý - giải quyết xung đột và khả năng làm việc nhóm của SV, với số điểm

trung bình khảo sát các nội dung này trong khoảng 3-4 điểm.

Bên cạnh đó, các công ty – doanh nghiệp cũng yêu cầu SV cần được đào tạo

thêm một số kiến thức chuyên môn, cập nhật thể thức văn bản chung cho đơn vị hành

Page 57: Mục Lục - An Giang University

56

chính nhà nước và hiểu rõ cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý hành chính, sự

nghiệp từ trung ương đến địa phương.

2.13.2 Cựu SV và SV có phản hồi cho nhà trường

Hàng năm, việc cập nhật các ý kiến phản hồi về CTĐT từ các cựu SV thường

xuyên giữ mối liên hệ với Khoa, Bộ môn thông qua các buổi Hội nghị học tốt hàng

năm. Hoặc thu thập các ý kiến phản hồi từ các đơn vị có sử dụng SV ngành CNTP qua

các đợt đưa SV đi thực tập chuyên ngành.

Phản hồi của SV chuẩn bị tốt nghiệp và cựu SV là vô cùng quan trọng. Bởi vì,

họ là trung tâm của CTĐT, có thể đưa ra những đánh giá mang tính thời sự về khung

chương trình, học phần và GV.

SV được đề nghị đưa ra các đánh giá về GV và học phần thuộc Bộ môn thông

qua website http://regis.agu.edu.vn vào cuối mỗi học kỳ (Exh.09.01). Ngoài ra, SV

cũng có thể bày tỏ ý kiến với các cố vấn học tập và chia sẻ phản hồi với Trường và

Khoa thông qua các cố vấn học tập này. Phòng KT&KĐCL tổng hợp các ý kiến góp ý

và tổ chức hội thảo tổng kết giải đáp thắc mắc về những ý kiến đóng góp của SV

(Exh.13.05).

Đối với SV chuẩn bị tốt nghiệp, SV được phát phiếu khảo sát trước khi tốt

nghiệp. Năm học 2014 - 2015, các tổ thực hiện công tác lấy ý kiến phản hồi đã thu

được 38 phiếu góp ý từ các SV tốt nghiệp nghành CNTP về CTĐT (Exh.13.06). Kết

quả khảo sát cho thấy, tất cả 38 SV đều đã có việc làm. Số SV làm ở các công ty cổ

phần là nhiều nhất là 20 SV, 8 SV làm ở các cơ sở, công ty do nhà nước quản lý, 7 SV

làm công ty TNHH, 1 SV làm công ty nước ngoài và 2 SV làm việc khác. Các cựu SV

này có những ý kiến phản hồi cho bộ môn cụ thể như sau:

- Trường/Khoa cần mở các lớp tập huấn giúp SV nâng cao kỹ năng xin việc, vì

chủ yếu SV tìm được việc làm thông qua giới thiệu của người thân và bạn bè.

- Ngoài chương trình học chính thức, Trường/Khoa cần có các khóa học giúp

nâng cao kỹ năng mềm, bổ trợ kiến thức chuyên môn nhiều hơn.

- Thời gian thực tập, thực tế nên được tăng thêm để SV có điều kiện cọ xát với

thực tế nhiều hơn.

- Trường/Khoa hỗ trợ SV sắp ra trường cập nhật thông tin nhu cầu sử dụng lao

động của các nhà tuyển dụng.

Mặc dù Khoa chưa có một tổ chức cựu SV, nhưng Bộ môn vẫn giữ liên lạc

thường xuyên với các cựu SV thông qua đại diện của các khóa. Các cựu SV các khóa

vẫn thường xuyên về dự các buổi họp mặt của Khoa như tại các lễ kỷ niệm hoặc các

buổi giao lưu văn nghệ - thể thao. Cũng tại các buổi họp mặt này thông tin về cựu SV

được cập nhật, các kinh nghiệm và đánh giá được thu thập thông qua sự trao đổi giữa

GV và cựu SV.

Page 58: Mục Lục - An Giang University

57

2.13.3 Cán bộ, GV có phản hồi cho nhà trường

Hệ thống theo dõi kết quả học tập của SV được thực hiện thường xuyên và chặt

chẽ từ cấp Trường đến cấp Khoa, có sự phối hợp giữa các Phòng Đào tạo, Phòng

KT&KĐCL, Phòng CTSV với đội ngũ chuyên trách văn phòng Khoa, cố vấn học tập

thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của SV ở từng học kỳ. Qua đó, có thể nắm bắt được

cụ thể tình hình và kết quả học tập của từng SV tại Bộ môn. Hàng năm, Khoa đều tiến

hành tổng kết hoạt động đào tạo và nghiên cứu trong năm học và định hướng hoạt

động cho năm sau (Exh.13.07). Ngoài ra, nhằm nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của

SV, hỗ trợ và giúp đỡ SV trong các hoạt động Trường cũng đã tiến hành xếp lịch sinh

hoạt chủ nhiệm cho các lớp 2 lần/tháng (Exh.13.08).

Qua các kênh thông tin nêu trên, cán bộ có thể đóng góp ý kiến của mình về lãnh

đạo Trường, chính sách, chất lượng của SV, công tác giảng dạy và nghiên cứu hay

CTĐT thông qua hội nghị công nhân viên chức được tổ chức hàng năm (Exh.13.09).

Tại hội nghị các cán bộ có thể đưa ra các nhận xét của mình về môi trường công tác,

môi trường học tập.

Ở mức độ cấp Khoa, các ý kiến của GV cũng được Khoa đánh giá cao và thu

thập có hệ thống. Hàng năm, đều diễn ra các cuộc họp cấp Khoa và Bộ môn về công

tác giảng dạy và nghiên cứu. Các cán bộ được khuyến khích đề ra các đề xuất nhằm

cải tiến môi trường và chất lượng dạy - học và cải tiến học phần hoặc CTĐT.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- Có hệ thống thu nhận ý kiến phản hồi của người học cuối mỗi học kỳ cho từng học phần trong CTĐT;

- Đã thu thập được ý kiến của cựu SV vừa mới tốt nghiệp;

- Hàng năm, các GV trong bộ môn đều có họp góp ý cho CTĐT của Bộ môn

quản lý;

- Các cán bộ - GV có cố gắng tận dụng mọi kênh thông tin, trao đổi với các nhà tuyển dụng nhằm cải tiến chương trình học phù hợp với thực tiễn.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Một số ít GV chưa chú trọng tới những ý kiến phản hồi từ người học để cải

tiến nội dung giảng dạy và cải tiến chương trình;

- Khoa, Bộ môn chưa gắn kết chặt chẽ với cựu SV.

c/ Kế hoạch hành động

Từ năm 2015 – 2016, Bộ môn thực hiện một số nội dung, cụ thể:

- Khoa/Bộ môn phối hợp với Đào tạo, phòng KT&KĐCL xây dựng hệ thống

lấy ý kiến phản hồi góp ý cho tất cả các bên liên quan một cách đồng bộ, chặt chẽ và

được thực hiện thường xuyên qua các năm học;

Page 59: Mục Lục - An Giang University

58

- Trong thời gian tới, thông qua Hội cựu SV của Trường, Khoa sẽ thành lập

Hội cựu SV của Khoa NN-TNTN, từ đó sẽ có những đóng góp ý nghĩa thiết thực hơn

mang tính đặc thù và chuyên sâu hơn;

- Tận dụng những thông tin phản hồi của SV tốt nghiệp và Nhà sử dụng lao

động, xem xét những phản hồi này để điều chỉnh CTĐT một cách hợp lý nhất nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo;

- Tăng cường công tác hướng nghiệp giúp SV định hướng được ngành nghề để

có kế hoạch học tập hợp lý và đạt kết quả tốt hơn.

2.1.4 Tiêu chuẩn 14. Đầu ra

Khi đánh giá chất lượng Bộ môn không chỉ quan tâm đến quá trình đánh giá mà

còn quan tâm đến chất lượng đầu ra của SV. Chất lượng đầu ra của SV tốt nghiệp là

phải đạt được KQHTMĐ và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, đặc biệt các em

phải đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế. Ngoài ra, các hoạt động nghiên cứu

được thực hiện bởi cán bộ giảng dạy và SV phải đáp ứng yêu cầu của các bên liên

quan.

Do chất lượng đầu ra phải được đánh giá dựa trên cơ cấu của quá trình, vì vậy

phải xét tính hiệu quả của quá trình đào tạo, trong đó cần xem xét đến tỷ lệ tốt nghiệp

và tỷ lệ bỏ học, thời gian học trung bình để nhận bằng tốt nghiệp (thời gian tốt nghiệp)

và khả năng có việc làm của SV tốt nghiệp. Một số SV của ngành CNTP đã được các

nhà tuyển dụng nhận vào làm việc ngay trong thời gian thực tập. Một số SV khác thì

có thể tìm được việc làm ngay khi tốt nghiệp.

2.14.1 Tỉ lệ thi đậu là thỏa đáng và tỉ lệ thôi học là chấp nhận được

Theo danh sách tốt nghiệp của Trường hàng năm cho thấy tỷ lệ SV ngành CNTP

tốt nghiệp đúng tiến độ ở các khóa học là rất cao khoảng 94%-100% (Exh.14.01).

Nhìn chung, tỷ lệ tốt nghiệp là cao hơn so các ngành đào tạo khác của Trường. Tuy

nhiên, Khoa/Bộ môn cần nâng cao tinh thần học tập của SV nhằm nâng cao chất lượng

SV tốt nghiệp nhiều hơn nữa.

Dưới đây là bảng tổng hợp tỷ lệ tốt nghiệp của SV ngành CNTP từ khóa DH7TP

đến DH11TP

Bảng 9: Tỷ lệ tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp của SV ngành CNTP

Khóa Tổng số

đầu vào

Số SV tốt

nghiệp

Tỷ lệ SV tốt

nghiệp (%)

Số SV chưa

tốt nghiệp

Tỷ lệ SV

chưa TN

(%)

DH7TP 43 43 100 0 0

DH8TP 55 55 100 0 0

DH9TP 52 51 98 1 2

DH10TP 61 57 93,44 4 6,56

DH11TP 106 105 99,05 1 0,95

Page 60: Mục Lục - An Giang University

59

2.14.2 Thời gian tốt nghiệp trung bình là thỏa đáng

Trước năm học 2009 – 2010 Trường áp dụng phương thức đào tạo theo niên chế.

Theo quy chế đào tạo thời gian thông thường để tốt nghiệp của SV là 4 năm. Trong

những trường hợp đặc biệt, SV được phép gia hạn thêm 4 năm nghĩa là thời gian tối đa

để SV tốt nghiệp là 8 năm. Mặt khác, từ khi Trường áp dụng phương thức đào tạo theo

học chế TC, SV cũng có thể rút ngắn thời gian học tập của mình.

Để khuyến khích SV hoàn tất khóa học và rút ngắn thời gian tốt nghiệp, đội ngũ

nhân viên văn phòng khoa và cố vấn học tập thường xuyên tư vấn các SV có đủ điều

kiện và khả năng để học vượt, học song hành các học phần cho phép. Tuy nhiên, trên

thực tế chưa có SV nào thuộc Bộ môn hoàn thành chương trình học trước thời gian 4

năm, mà chủ yếu sv đều học khoảng tròn 4 năm để nhận được bằng tốt nghiệp đại học.

Cho đến hiện tại, Bộ môn có thể khẳng định SV tốt nghiệp hàng năm đều đáp

ứng nhu cầu đào tạo. SV được Bộ môn đào tạo có chất lượng khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao.

2.14.3 Tình hình có việc làm của SV tốt nghiệp là thỏa đáng

Khả năng tìm việc của mỗi cá nhân phụ thuộc vào hiểu biết, kỹ năng và khả

năng của SV. Các SV tốt nghiệp ngành CNTP có kiến thức chuyên môn, tư duy đã

được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Hầu hết, các SV có thể tìm được việc làm ngay

sau khi tốt nghiệp, một số SV tiếp tục học sau đại học.

SV ngành CNTP sau khi ra trường dễ dàng tìm được việc làm (dưới 3 tháng:

86,8%; 3-6 tháng: 10,5%; 7-12 tháng: 0%; trên 12 tháng: 2,6%). Khoảng 81,6% SV tốt

nhiệp làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực đã học tập (Exh.13.07). SV

tốt nghiệp cũng được nhà sử dụng lao động đánh giá hài lòng ở nhiều nội dung khảo

sát.

2.14.4 Cấp độ của các hoạt động nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và SV là

thỏa đáng

Khoa hiện có 2 tiến sĩ ngành CNTP và các GV đều có chuyên môn từ thạc sĩ trở

lên. Các cán bộ GV của ngành đã công bố khoảng 65 bài báo trên các tạp chí có uy tín,

trong đó có 37 bài báo được đăng trên các tạp chí uy tín của nước ngoài. (Exh. 14.02)

Các GV trong Bộ môn đã nghiên cứu và nghiệm thu thành công 17 đề tài nghiên

cứu khoa học, trong đó có: 4 đề tài cấp cơ sở, 3 đề tài thuộc dự án TRIG, 10 đề tài cấp

trường. (Exh. 14.02)

Các SV năm thứ ba có thể bắt đầu thực hiện nghiên cứu với sự hướng dẫn của

GV. Trong 3 năm (2012 – 2014), SV thuộc Bộ môn đã thực hiện và nghiệm thu thành

công 23 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. (Exh.03.08)

Các con số thống kê trên đã cho thấy, phong trào nghiên cứu khoa học của GV

và SV thuộc Bộ môn là khá mạnh so với các Bộ môn khác trong Khoa và Trường.

Tuy nhiên, nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học của GV và SV

chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Khoa/Bộ môn đang cố gắng vận động, liên kết thêm

Page 61: Mục Lục - An Giang University

60

các công ty có nhu cầu nghiên cứu, chuyển giao về lĩnh vực chế biến thực phẩm để

được hỗ trợ thêm về mặt kinh phí cho các nghiên cứu trong tương lai.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- SV ra trường có thể kiếm được việc làm ngay;

- Thời gian tốt nghiệp của SV là hợp lý;

- Tỉ lệ SV tìm được việc làm phù hợp khá cao;

- Công tác nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và SV luôn được chú trọng.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Số lượng SV tốt nghiệp tìm được việc làm có lương tương đối thấp;

- Còn một số SV chưa tốt nghiệp đúng thời hạn.

c/ Kế hoạch hành động

- Nâng cao vai trò cố vấn học tập, đôi bạn, nhóm học tập cùng tiến để giúp đỡ

SV học yếu kém khắc phục được các nhược điểm, cố gắng tốt nghiệp đúng thời hạn.

Công việc này sẽ được thực hiện thông qua Khoa/Bộ môn. Cố vấn học tập sẽ được qui

định trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể để hoàn thành công tác cố vấn học tập của mình;

- Nâng cao những hoạt động chuyên môn và trang bị thêm cho SV những kỹ

năng mềm khác để có thể đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng;

- Bộ môn cần có những buổi hướng nghiệp giúp SV hiểu rõ hơn về ngành học

và nhu cầu của xã hội về ngành CNTP.

2.15. Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan

Theo quy định của Trường, đến học kỳ cuối của khóa học thì có 10% SV được

thực hiện khóa luận tốt nghiệp, số còn lại thực hiện chuyên đề tốt nghiệp và học các

học phần thay thế. Trong quá trình này, SV được rèn luyện nhiều kỹ năng như nghiên

cứu, cách làm việc có khoa học, giao tiếp, cách giải quyết khó khăn, sự kiên nhẫn, tính

chịu khó. SV ra trường đều có năng lực làm việc tại các cơ quan, công ty tuyển dụng,

có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan tới chuyên môn, thích nghi tốt với các

điều kiện làm việc thực tế và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, góp phần

phát triển xã hội một cách vững chắc và ổn định.

Mức độ hài lòng của tất cả các đối tượng có liên quan là thước đo quan trọng

cho chất lượng đào tạo. Cho nên, Khoa/Bộ môn cần phải có một hệ thống để thu thập

và đo lường mức độ hài lòng của các bên liên quan. Thông tin thu thập được cần phải

được phân tích và sử dụng cho việc cải tiến CTĐT, cải tiến hệ thống thực hiện chất

lượng và đảm bảo chất lượng. Do đó, trong năm học 2014 - 2015 Trường đã thực hiện

khảo sát lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ các bên có liên quan.

Page 62: Mục Lục - An Giang University

61

2.15.1 Phản hồi từ SV

Cuối mỗi học kỳ, mỗi GV sẽ nhận được phiếu cho điểm đánh giá học phần và

những ý kiến của SV mình phụ trách giảng dạy ở các học phần. Thông qua kết quả

thống kê phiếu nhận xét học phần, Khoa/Bộ môn biết rõ những ý kiến phản hồi của

SV về cách tổ chức giảng dạy và nội dung các học phần; về CTĐT; về phương pháp

giảng dạy. Do đó, Bộ môn và Trường/Khoa có thể lắng nghe được ý kiến của SV.

Khi SV không hài lòng về việc giảng dạy và chương trình học, đơn vị có liên

quan sẽ trực tiếp tìm hiểu tính đúng/sai của sự việc. Sau đó, có giải pháp cho SV và

nếu có hiện tượng vi phạm quy định quy chế thì phòng đào tạo sẽ báo cáo cho Ban

Lãnh đạo Bộ môn, Trường/Khoa để có hướng xử lý thích hợp.

2.15.2 Phản hồi từ SV tốt nghiệp

Trong thời gian qua, Khoa đã tiến hành khảo sát lấy ý phản hồi từ SV tốt nghiệp.

SV đánh giá cao nội dung CTĐT ngành CNTP. Tuy nhiên, cũng còn những nội dung

cần cải tiến thêm, nhất là các học phần thực tập chuyên ngành, thực tế cần được tăng

thời gian để SV có điều kiện cọ xát với thực tế sản xuất nhiều hơn.

2.15.3 Phản hồi từ cựu SV

Các ý kiến phản hồi của cựu SV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh

CTĐT cho phù hợp. Cựu SV sẽ biết được chính xác nội dung nào trong CTĐT là cần

thiết, nội dung nào là thừa và nội dung nào cần được bổ sung, cập nhật.

Cựu SV đánh giá cao chất lượng đào tạo và năng lực chuyên môn của SV ngành

CNTP (97,4% cho rằng kiến thức được đào tạo là hữu ích và rất hữu ích và trên 81,6%

SV ra trường tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo) (Exh.13.07).

Lý do dẫn đến việc không phù hợp giữa việc làm của SV tốt nghiệp đang đảm nhận

với ngành được đào tạo chủ yếu do lương không phù hợp, địa điểm và môi trường làm

việc không như mong muốn của SV.

Đây là lần đầu tiên Trường tiến hành lấy ý kiến phản hồi của cựu SV ngành

CNTP nên Khoa/Bộ môn chưa có những điều chỉnh theo hướng góp ý của cựu SV.

Tuy nhiên, Khoa/Bộ môn sẽ có những cải tiến và điều chỉnh CTĐT theo những góp ý

của cựu SV.

2.15.4 Phản hồi từ thị trường lao động

Các ý kiến phản hồi của nhà sử dụng lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc điều chỉnh CTĐT cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Các nhà sử dụng lao động

đánh giá cao kiến thức chuyên ngành và vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn

của SV chuyên ngành CNTP. Trên 86,9% nhà sử dụng lao động hài lòng, đánh giá cao

năng lực chuyên môn và vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc

(Exh.13.04). Từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, SV ngành CNTP đã được các GV

chú trọng đào tạo nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp từ đó SV ra trường đi làm

được các nhà sử dụng lao động đánh giá rất cao đạo đức nghề nghiệp và có trách

Page 63: Mục Lục - An Giang University

62

nhiệm với công việc. Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành thì theo nhà sử dụng

lao động, SV ngành CNTP cần trang bị thêm năng lực ngoại ngữ và những kỹ năng

mềm, đặc biệt là khả năng tổ chức, quản lý và thực hiện công việc được giao một cách

hiệu quả.

a/ Các điểm mạnh của chương trình

- Kiến thức chuyên ngành được đào tạo đáp ứng được nhu cầu của nhà sử dụng

lao động;

- Số SV ra trường có năng lực nghiên cứu khoa học khá cao;

- SV có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc, thông

qua các học phần thực tập kỹ thuật thực phẩm, thực tập chuyên ngành và các học phần

có thực hành thí nghiệm;

- SV có đạo đức nghề nghiệp tốt, ý thức được tầm quan trọng sức khỏe của

người tiêu dùng thực phẩm và có trách nhiệm với công việc.

b/ Các điểm hạn chế của chương trình

- Việc lấy ý kiến của các bên liên quan chưa được thực hiện thường xuyên;

- Do mới lần đầu lấy ý kiến của các bên liên quan nên những ý kiến phản hồi này

chưa được xem xét để cải tiến CTĐT;

- SV ngành CNTP còn yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm;

- Điều kiện, môi trường làm việc của SV ngành CNTP còn nhiều vất vả do đa số

nhận công việc quản lý ở các xưởng sản xuất thực phẩm với thời gian tăng ca, làm

đêm diễn ra thường xuyên.

c/ Kế hoạch hành động

- Hàng năm, Trường, Khoa có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến của các bên liên quan

để từ đó kịp thời nắm bắt thông tin phản hồi và cải tiến CTĐT phù hợp với nhu cầu

thực tiễn;

- Lãnh đạo Khoa, Bộ môn xem xét các ý kiến của các bên có liên quan để cập

nhật chương trình theo hướng góp ý của các bên liên quan nếu các ý kiến đó phù hợp

và thực hiện cuối mỗi năm học;

- Khuyến khích SV ngành CNTP tham gia các lớp tiếng Anh nâng cao, các khóa

học để cải thiện các kỹ năng mềm;

- Khuyến khích SV mạnh dạn tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao năng

lực nghiên cứu và kỹ năng thực hành, thí nghiệm bằng các hình thức khen thưởng và

hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho SV;

- Bộ môn duy trì tổ chức hội nghị học tốt, đồng thời tạo điều kiện giao lưu chia

sẻ kinh nghiệm của cựu SV (đã có việc làm) với SV đang học trên ghế nhà trường.

Page 64: Mục Lục - An Giang University

63

PHẦN 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM CÒN HẠN CHẾ

3.1 Phân tích điểm mạnh

3.1.1 Tiêu chuẩn 1: Các kết quả học tập mong đợi

Tất cả SV, GV điều hiểu rõ mục tiêu của CTĐT. Cụ thể hơn, SV là đối tượng

hưởng thụ kết quả của mục tiêu của từng học phần mà họ nắm được thông qua các mô

tả của CTĐT và học phần. Các mô tả này được phổ biến trên website của Trường, của

Khoa và các phương tiện khác (tài liệu xuất bản,…). Từ đó tạo ra động lực học tập cho

SV như: các căn cứ khoa học và nhu cầu thực tiễn của ngành để xây dựng được

CTĐT, nội dung, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật và phương tiện giảng dạy và các

dịch vụ hỗ trợ thích hợp tạo nên sự thành công trong học tập cho SV. Thêm vào đó,

mục đích, định hướng và mục tiêu CTĐT giúp SV nhận thức được kết quả phải đạt

được, nhận thức được nhu cầu của nhà tuyển dụng và việc làm sau khi ra trường.

Đứng trước yêu cầu của xã hội cần một nguồn nhân lực có chất lượng và năng động,

đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển của đất nước trước sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa, chương trình đào tạo ngành CNTP được xây dựng nhằm

đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức tổng hợp để đáp ứng

những yêu cầu này. Thêm vào đó, chương trình còn có khả năng thúc đẩy hoạt động

học tập suốt đời của người học, người học có thói quen tìm hiểu, tự đào tạo để đáp ứng

những nhu cầu khác nhau của công việc. Để thực hiện mục tiêu này, chương trình

ngành CNTP được thay đổi thường xuyên đáp ứng yêu cầu của xã hội, các yêu cầu đa

dạng của các nhà tuyển dụng. Quan trọng hơn là lực lượng kỹ sư CNTP sau khi tốt

nghiệp rất năng động có khả năng tự học, tự đào tạo sau khi tốt nghiệp. Đây là những

kết quả mong đợi trong việc thực hiện chương trình đào tạo. Những điều này đã tạo

nên điểm đặc trưng, nổi bật về lực lượng kỹ sư CNTP.

3.1.2 Tiêu chuẩn 2: Quy cách chương trình đào tạo

CTĐT hiện tại đã được cấu trúc lại một cách toàn diện theo hướng tín chỉ hóa,

được triển khai áp dụng từ khóa 10 (Tuyển sinh năm học 2009 - 2010). Nội dung của

CTĐT được thiết kế hợp lý, cân bằng, có mối liên hệ rõ ràng, hữu cơ giữa các học

phần. Qua từng khối kiến thức, các học phần tăng dần tính phức tạp về nội dung, thể

hiện sự chuyển hóa các mục tiêu và mục đích vào CTĐT. Nhiều học phần được sắp

xếp lại theo hướng tinh gọn kết hợp với việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm

đảm bảo yêu cầu cung cấp kiến thức cần thiết cho SV và tăng tính chủ động của SV

thông qua việc tự học.

CTĐT giúp SV hiểu rõ về chương trình mình học, các kỹ năng cần đạt được

khi tốt nghiệp ra trường. Từ đó, SV có hướng đầu tư về kiến thức và cơ sở vật chất cho

lĩnh vực mình yêu thích. Các học phần có nội dung liên quan được tích hợp với nhau

và củng cố các học phần khác trong chương trình.

Page 65: Mục Lục - An Giang University

64

3.1.3 Tiêu chuẩn 3: Nội dung và cấu trúc chương trình

CTĐT được thiết kế theo trình tự từ cơ bản đến phức tạp, từ đại cương đến

chuyên ngành, cả chiều rộng lẫn chiều sâu nên phản ánh được tầm nhìn và sứ mạng

của Trường.

Các nội dung học phần đã qua nhiều lần cải tiến, cập nhật và sẽ thực hiện trong

kế hoạch xây dựng chương trình theo chuẩn đầu ra (CDIO) của Trường (năm học 2015

- 2016) nên đáp ứng mục tiêu đào tạo.

3.1.4 Tiêu chuẩn 4: Chiến lược giảng dạy và học tập

Để có thể thực hiện tốt phương pháp giảng dạy chủ động, đáp ứng được chiến

lược giảng dạy và học tập đề ra, từng GV ngành CNTP luôn chủ động, tự trau dồi kiến

thức chuyên môn. Khi mới thành lập Bộ môn, tất cả các GV chỉ có trình độ đại học.

Hiện nay, 100% GV đều có bằng thạc sĩ, 13,3% GV đã có trình độ tiến sĩ và 33,3%

GV đang thực hiện nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Trong tương lai, các GV có

trình độ thạc sĩ sẽ tiếp tục nghiên cứu sinh theo quy hoạch và định hướng của Trường

và tỉnh An Giang. Các GV Bộ môn cũng thường trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức

chuyên môn lẫn nhau thông qua các buổi thảo luận hoặc seminar. Bên cạnh đó, GV

cũng luôn tham gia các lớp tập huấn phòng thí nghiệm tại Trường hoặc ở các trường

và trung tâm khác, tham gia các hội nghị khoa học để trau dồi các kỹ năng, học các

phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm, học hỏi kiến thức mới và nâng cao trình độ tiếng

Anh để phục vụ công tác giảng dạy được tốt hơn. Một số GV đã đạt được trình độ

tiếng Anh nhất định, có thể nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh hoặc du học ở các nước

khác. Hàng năm, Trường tổ chức hội thi thiết kế bài giảng điện tử, một số GV đã tham

gia và đạt giải. Các GV này cũng đã chia sẻ cách thiết kế, một số công cụ thiết kế với

đồng nghiệp, giúp cho bài giảng trở nên sinh động hơn, dễ hiểu hơn. Do đó, chất

lượng bài giảng của GV dần dần được nâng cao hơn trước, các kiến thức mới luôn

được cập nhật và truyền đạt cho SV giúp SV dễ dàng tiếp cận với sự phát triển của

khoa học và kỹ thuật. Từ đó, SV sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu nơi

công tác.

3.1.5 Tiêu chuẩn 5: Kiểm tra đánh giá sinh viên

GV Bộ môn áp dụng nhiều phương pháp đánh giá SV. Mỗi môn học có đặc thù

riêng nên việc chọn lựa các phương pháp đánh giá phù hợp giúp GV có thể đánh giá

đúng và toàn diện khả năng tiếp thu của SV. Ví dụ, khả năng tiếp thu kiến thức của SV

được đánh giá qua các bài tập nhỏ, kiểm tra giữa kỳ, cách trình bày và giải thích một

vấn đề. GV kiểm tra thái độ học tập của SV thông qua việc đóng góp phát biểu, hiện

diện ở học phần lý thuyết và thực hành, cách trình bày các bài tập, bài thu hoạch, bài

báo cáo,... Khả năng phối hợp làm việc và tinh thần trách nhiệm được thể hiện qua

seminar nhóm. Để đảm bảo sự khách quan, GV thường chia phần trăm điểm cụ thể

cho từng phần như nội dung, cách trình bày, nguồn tài liệu tham khảo và trả lời câu

hỏi. Từng SV được yêu cầu trình bài một phần. Sau đó GV đưa ra nhận xét và đặt câu

Page 66: Mục Lục - An Giang University

65

hỏi chung cho nhóm hoặc riêng cho từng thành viên. Không chỉ dùng nhiều phương

pháp đánh giá, GV bố trí các kiểm tra học tập cho SV suốt học phần. Đầu mỗi học kỳ,

SV có một bài kiểm tra nhỏ. Bài kiểm tra này nhằm để so sách với kiến thức của SV

trước và sau khi học. Khi học nửa chương trình, SV làm bài kiểm tra giữa kỳ. Kết thúc

học phần, SV phải thực hiện bài thi cuối kỳ dưới sự tổ chức của Phòng KT&KĐCL.

Vào các buổi lý thuyết, GV luôn có câu hỏi để SV vận dụng kiến thức đã tiếp thu được

để trả lời. GV cũng luôn khuyến khích SV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung học để

thảo luận chung. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên luôn bảo đảm

tính khách quan và công bằng. Nhờ vào kết quả và thái độ học tập của SV, GV có thể

biết được tình hình học của từng em, nhận định được phương pháp giảng dạy đang áp

dụng có hiệu quả không, để từ đó điều chỉnh nội dung bài giảng hay cách truyền đạt.

3.1.6 Tiêu chuẩn 6: Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy

Đội ngũ CBGV có tuổi trung bình khoảng 41 tuổi, tuổi trung bình của GV cơ

hữu tại Bộ môn là 36, cho thấy các GV này còn nhiều năng lực học tập để nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các GV có thâm niên giảng dạy trung

bình trên 10 năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu.

Các GV cơ hữu được phân công giảng dạy một số học phần chuyên ngành phù

hợp với kiến thức, kỹ năng và nguyện vọng của GV. Điều này tạo điều kiện thuận lợi

cho GV trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Đầu mỗi năm học,

Ban Lãnh đạo Bộ môn gửi bảng phân công nhiệm vụ năm học cho GV xem trước.

Bảng phân công nhiệm vụ này được đóng góp ý kiến, thảo luận công khai để đảm bảo

tất cả GV đều đồng thuận với nhiệm vụ được phân công trước khi được gửi đến cấp

trên ký duyệt.

3.1.7 Tiêu chuẩn 7: Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ

Đội ngũ cán bộ hỗ trợ giảng dạy nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ hoạt động dạy và học

của GV và SV. Đa phần các nhân viên văn phòng Khoa, phòng CTSV, phòng Đào tạo

và các phòng ban khác hiện nay là các cán bộ chuyên trách, có nghiệp vụ cao do đó

các nhân viên này có toàn thời gian để hỗ trợ tốt cho công tác đào tạo, công tác SV.

Các nhân viên Thư viện hỗ trợ GV một cách nhiệt tình và nhanh chóng trong

việc tìm kiếm các thông tin. Các cán bộ thư viện có khả năng liên kết tốt với các thư

viện khác trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ GV và SV trong việc tìm các tài liệu (sách,

tạp chí,…).

Ngoài ra, cán bộ của Thư viện, Trung tâm Tin học và cán bộ giảng dạy thuộc

Khoa Kỹ thuật – Công nghệ - Môi trường sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các kỹ thuật tin học

thông qua các buổi tập huấn sử dụng các phần mềm mới, hỗ trợ công tác dạy, học và

nghiên cứu của GV và SV, hỗ trợ cài đặt và sửa chữa máy tính (kể cả máy tính của

Trường và máy tính cá nhân), hỗ trợ GV và SV thông qua các lớp tập huấn về thiết kế

bài giảng điện tử,…

Page 67: Mục Lục - An Giang University

66

Các cán bộ hỗ trợ được Trường tạo điều kiện thuận lợi để học tập nâng cao trình

độ chuyên môn và nghiệp vụ.

3.1.8 Tiêu chuẩn 8: Chất lượng SV

Chất lượng đầu vào của SV ngành CNTP cao hơn so với nhiều ngành khác của

Khoa hay của Trường (điểm chuẩn xét tuyển cao hơn). Điều này giúp cho việc đào tạo

SV được thuận lợi hơn, là một trong những tiền đề đảm bảo SV tốt nghiệp có tỷ lệ và

thành tích cao. Một trong những yếu tố giúp chất lượng đầu vào của SV ngành CNTP

cao là do chính sách tuyển sinh đúng đắn của Trường. Trường đã mở rộng khối tuyển

sinh từ một khối (khối A) vào năm 2011 đến tuyển thí sinh từ ba khối (khối A, A1 và

B) từ năm 2012 đến nay. Ngoài ra, số lượng và chất lượng thí sinh dự tuyển vào ngành

CNTP cao cho thấy chất lượng đào tạo của chương trình CNTP cao và Trường đã tạo

được uy tín, khẳng định được vị thế của mình trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo

ngành này bên cạnh nhu cầu xã hội cao.

3.1.9 Tiêu chuẩn 9: Hỗ trợ và tư vấn SV

SV nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ nhiều nơi, từ các phòng ban của

Trường đến văn phòng Khoa và các thầy cô trong Bộ môn, đặc biệt là cố vấn học tập.

Trường, Khoa và Bộ môn luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá

trình học tập. SV không những chỉ được quan tâm về chất lượng học tập mà môi

trường sống, sinh hoạt, học tập chung quanh cũng được đảm bảo. SV luôn có sân chơi

lành mạnh thông qua các cuộc thi văn nghệ và thể thao được tổ chức thường kỳ nhằm

tạo sự thư giãn, nâng cao sức khỏe và tạo môi trường học tập năng động. Đội ngũ cố

vấn học tập gần gũi và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò

tư vấn và giúp đỡ cho SV về học tập và cả đời sống.

3.1.10 Tiêu chuẩn 10: Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng

Trường có hệ thống phòng học và hội trường đầy đủ, đáp ứng nhu cầu giảng

dạy, học tập và phục vụ tốt cho các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn,... Đặc biệt,

Trường có Thư viện điện tử với hệ thống máy vi tính phong phú phục vụ xuyên suốt,

điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho GV cũng như SV trong việc tra cứu, học tập và

làm việc. Phòng máy của thư viện được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho

công tác học tập và nghiên cứu của bạn đọc. Bạn đọc có thể sử dụng máy để thực

hành, soạn bài giảng, làm đề tài nghiên cứu, truy xuất các tài nguyên điện tử của thư

viện hoặc tìm kiếm thông tin trên internet. Các máy tính được nối mạng internet và cài

các chương trình ứng dụng cơ bản mà bạn đọc thường sử dụng như: các chương trình

soạn thảo văn bản, các chương trình hỗ trợ đa phương tiện. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu

của từng chuyên ngành, phòng máy sẽ được cài thêm các chương trình chuyên dụng

hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của bạn đọc.

3.1.11 Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập

CTĐT được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, được Hội

đồng Khoa học và đào tạo của Khoa và Bộ môn cùng GV, cán bộ quản lý giàu kinh

Page 68: Mục Lục - An Giang University

67

nghiệm tham gia góp ý hoàn chỉnh từng bước và có tính khoa học. Bên cạnh đó,

CTĐT được cải tiến thường xuyên để phù hợp với nhu cầu của xã hội, đáp ứng tính

năng động và sáng tạo của SV.

Trường đã có cơ cấu tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng, sử dụng có hiệu quả

phần mềm quản lý đào tạo.

CTĐT có đầy đủ đề cương chi tiết, kế hoạch giảng dạy của từng môn học. Nội

dung các môn học được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên. Hiện nay, để đảm bảo chất

lượng hoạt động giảng dạy và học tập, mỗi năm Hội đồng khoa học và đào tạo cấp

Khoa luôn tiến hành quy trình đánh giá, kiểm tra chuyên môn về việc thực hiện tiêu

chuẩn 5S, CTĐT, đề cương chi tiết, kế hoạch giảng dạy từng môn của GV. Hoạt động

này đã góp phần thúc đẩy, đảm bảo chất lượng giảng dạy, từ đó GV luôn điều chỉnh,

cập nhật nội dung môn học để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, Phòng KT&KĐCL của Trường đã có nhiều nỗ lực trong việc lấy ý

kiến SV để đánh giá chất lượng giảng dạy và môn học nhằm nâng cao và hoàn thiện

chất lượng giảng dạy của GV.

3.1.12 Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển của đội ngũ cán bộ

Bộ môn có 16 cán bộ giảng dạy, trong đó có 2 cán bộ giảng dạy có trình độ tiến

sĩ, có 14 cán bộ giảng dạy đạt trình độ thạc sĩ và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt được 7

cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ. Một trong những lợi thế về đội ngũ cán bộ giảng

dạy của Bộ môn là có 2 tiến sĩ và 3 thạc sĩ, tất cả được đào tạo ở nước ngoài như Úc,

Hàn Quốc, Thái Lan nên có trình độ tiếng Anh tốt và hiểu về đào tạo của các nước trên

thế giới, đây là một thuận lợi cho việc phát triển CTĐT ngành CNTP. Việc có trình độ

tiếng Anh tốt, không những góp phần quảng bá hình ảnh của Trường đối với bạn bè

trên thế giới mà còn thúc đẩy, tạo điều kiện cho quá trình học hỏi kiến thức, khoa học

công nghệ mới của các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.

Chương trình, kế hoạch tuyển dụng mới, cử cán bộ đi học nâng cao trình độ

đang rất được chú trọng trong những năm qua. Hiện tại, Bộ môn có 3 GV đang được

đào tạo bậc tiến sĩ ở Úc và 2 GV đang thực hiện nghiên cứu sinh ở Việt Nam.

3.1.13 Tiêu chuẩn 13: Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan

Nhằm thu nhận những ý kiến phản hồi của SV về công tác giảng dạy của GV và

công tác phục vụ của các bên có liên quan, Trường và Khoa có hệ thống ghi nhận ý

kiến phản hồi của SV thông qua trang http://regis.agu.edu.vn vào cuối mỗi học kỳ.

Thông qua hệ thống SV có quyền đánh giá chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng

phục vụ cho công tác dạy - học của Trường. Ngoài ra, SV cũng có thể góp ý thêm cho

GV và Trường. Từ đó, GV xem xét lại quá trình giảng dạy và ý kiến góp ý của SV nếu

có để có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Thông qua

hệ thống lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của GV trực tuyến,

Trường và các phòng ban chức năng có thể xem xét và cung cấp tốt hơn các trang thiết

Page 69: Mục Lục - An Giang University

68

bị hoặc các chính sách liên quan đến người học nhằm phục vụ tốt hơn việc dạy - học

của SV và GV.

Trong năm học 2015 - 2016, Trường/Khoa đã có thực hiện khảo sát lấy ý kiến

phản hồi của các bên có liên quan để từ đó xem xét đánh giá về chất lượng đào tạo một

cách tổng quan và khách quan nhất.

Nằm trong mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo gắn với nhu

cầu thực tiễn. Khoa, Bộ môn hằng năm vào cuối mỗi năm học, các GV trong Bộ môn

đều có họp góp ý cho CTĐT của Bộ môn quản lý từ đó những ý kiến đó được tổng

hợp thông qua hội đồng Khoa và gởi về hội đồng Trường để điều chỉnh chương trình

một cách kịp thời nhất nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

3.1.14 Tiêu chuẩn 14: Đầu ra

CTĐT ngành CNTP được cập nhật hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn

của xã hội. Qua đó, SV khá giỏi của ngành ra trường có thể kiếm được việc làm ngay.

Sau khi tốt nghiệp, các SV có tìm được việc làm ở các công ty thuộc ngành lương

thực, thủy sản, rau quả, chế biến sữa, thịt và chế biến rượu bia, nước giải khác v.v…

Một số SV có điều kiện, có thể tự lập xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm trên qui mô

nhỏ để cung ứng ra thị trường.

CTĐT được thiết kế hợp lý về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập (8 học

kỳ). Chương trình có sự sắp xếp logic các môn học tiên quyết, bắt buộc, tự chọn,…

SV có thể học và thi cải thiện nếu kết quả học tập không đạt yêu cầu. Do đó, tỉ lệ SV

khá giỏi của ngành CNTP ra trường chiếm tỉ lệ khá cao.

3.1.15 Tiêu chuẩn 15: Sự hài lòng các bên liên quan

GV Bộ môn luôn cập nhật nội dung giảng dạy theo hướng tiếp cận công nghệ,

thường xuyên trao đổi với các nhà sử dụng lao động thông qua các cuộc hội thảo, ngày

hội việc làm,… từ đó GV có những căn cứ bám sát nhu cầu thực tiễn, đào tạo ra những

kỹ sư CNTP đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Trong quá trình học tập, SV ngành CNTP thường xuyên được các GV Bộ môn

cho làm tiểu luận và cùng tham gia các đề tài NCKH của GV. Từ đó, SV có thể nâng

cao tính sáng tạo, năng lực nghiên cứu của bản thân. Vì vậy, SV ra trường làm việc tại

các phòng thí nghiệm, phòng phân tích, phòng kỹ thuật, phòng vi sinh ở các công ty

được đánh giá cao và năng lực thí nghiệm và khả năng hiểu chuyên môn.

SV ngành CNTP luôn được các GV chú trọng đào tạo về đạo đức tác phong

công nghiệp trong lĩnh vực CNTP, có trách nhiệm với công việc. Đặc biệt, vấn đề luật

thực phẩm, an toàn thực phẩm, sức khỏe của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng mà

mỗi SV ngành CNTP ra trường đều phải đặt lên hàng đầu khi tham gia làm việc dù là

ở cơ quan nhà nước hay các công ty chế biến thực phẩm tư nhân.

Sự hỗ trợ về mặt việc làm của cựu SV thành đạt cho các SV mới ra trường thuộc

ngành CNTP cũng được thực hiện hàng năm, dù tỉ lệ SV được hỗ trợ là không nhiều.

Page 70: Mục Lục - An Giang University

69

3.2. Phân tích điểm hạn chế

3.2.1 Tiêu chuẩn 1: Các kết quả học tập mong đợi

Các kiến thức và kỹ năng của từng kiến thức mong đợi có thể bị trùng lắp giữa

nội dung các học phần do chưa có bản phân bố chi tiết mức độ đóng góp của các học

phần.

Quan hệ giữa nhà trường và thị trường lao động trong phối hợp xây dựng CTĐT

chưa chặt chẽ, chưa có kế hoạch thu thập ý kiến theo định kỳ. Do vậy, KQHTMĐ

chưa cập nhật theo kịp với yêu cầu thực tế của thị trường lao động.

3.2.2 Tiêu chuẩn 2: Quy cách chương trình đào tạo

Chưa thực hiện việc lấy ý kiến SV, cựu SV và nhà tuyển dụng một cách có hệ

thống và định kỳ.

Hiện tại Bộ môn chưa hoàn chỉnh việc biên soạn đề cương chi tiết học phần theo

mẫu mới cho tất cả học phần trong CTĐT.

3.2.3 Tiêu chuẩn 3: Nội dung và cấu trúc chương trình

Bộ môn đưa ra nhiều môn tự chọn (32 học phần tự chọn) ở khối kiến thức cơ sở

ngành và chuyên ngành nhưng chưa phân công đủ giảng viên phụ giảng dạy nên sinh

viên chưa chọn học được các học phần mong muốn.

3.2.4 Tiêu chuẩn 4: Chiến lược giảng dạy và học tập

Chiến lược giảng dạy và học tập có được thực hiện hiệu quả không một phần

nhờ vào thiết bị hỗ trợ giảng dạy. Một số phòng học đã được trang bị máy chiếu và

micro. Nhưng đến thời điểm hiện tại, máy chiếu và micro cũ và hư hỏng khá nhiều.

Một số máy chiếu còn sử dụng được cũng không đảm bảo chất lượng, như ánh sáng

đèn chiếu bị sai màu, máy có lúc hoạt động lúc không v.v. Vì vậy, mà GV đôi lúc phải

trở lại phương pháp giảng dạy thuyết trình và không có minh họa cụ thể. Lớp có sĩ số

đông, việc dạy không có micro làm ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Một số GV

tìm giải pháp tình thế, chuyển sang các phòng học có trang bị máy chiếu và micro

nhưng không có lớp. Tuy nhiên, việc này cũng làm mất thời gian của GV và SV, vì

phải liên lạc bảo vệ mở cửa lớp và di chuyển.

3.2.5 Tiêu chuẩn 5: Kiểm tra đánh giá sinh viên

Phương pháp đánh giá đa dạng và thường xuyên của GV Bộ môn luôn đảm bảo

tính khách quan, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo và hình thức học tập.

Vì vậy, GV có thể kiểm tra được kết quả học tập của người học thường xuyên. Tuy

nhiên, qui trình lên điểm kiểm tra và điểm thi còn thủ công, làm mất nhiều thời gian

của GV và cán bộ khảo thí phụ trách. Vào đầu học kỳ, GV nhận bảng điểm giấy từ

Phòng KT&KĐCL. Các điểm thường xuyên phải viết tay có chữ ký của từng SV và

xác nhận của ban Lãnh đạo Bộ môn. Thi kết thúc học phần, GV lên điểm vào bảng

giấy với mã đánh dấu bài thi của từng SV do cán bộ Phòng KT&KĐCL quy định. Tất

Page 71: Mục Lục - An Giang University

70

cả điểm thường xuyên và điểm thi cuối khóa đều được chuyển về Phòng KT&KĐCL.

Tại đây, cán bộ chuyên trách sẽ xử lý tiếp trước khi lên điểm cho SV. Việc nhập điểm

bằng bảng giấy phải qua nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian.

3.2.6 Tiêu chuẩn 6: Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy

GV cơ hữu là tiến sĩ của Bộ môn thấp, chưa có GV có học hàm giáo sư hay phó

giáo sư. Điều này có thể do khi vừa thành lập, đội ngũ cán bộ GV được tuyển dụng đa

phần là SV trẻ, vừa tốt nghiệp đại học (GV cao tuổi nhất hiện nay sinh năm 1973), nên

hiện nay, chỉ có hai tiến sĩ phụ trách đào tạo ngành CNTP. Các tiến sĩ này vừa hoàn

thành chương trình học khoảng hai năm gần đây, chưa đủ điều kiện để xét phong hàm

giáo sư hay phó giáo sư.

Số lượng GV chưa ổn định và dao động hàng năm. Cán bộ giảng dạy còn trẻ và

đa số được tuyển dụng ở trình độ đại học trong thời gian trước đây. Do đó, GV trẻ phải

tham gia các khóa học tập nâng cao trình độ chuyên môn như học cao học, nghiên cứu

sinh. Việc này ảnh hưởng đến số lượng GV phụ trách chương trình. Có nhiều năm

học, số lượng GV tham gia học tập nâng cao trình độ nhiều, các GV còn lại phụ trách

giảng dạy quá nhiều học phần cùng lúc (thậm chí vượt định mức giảng dạy và nghiên

cứu khoa học hơn 200 giờ/năm học). Điều này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng

giảng dạy.

Vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong đội ngũ cán bộ chưa được xác

định và chưa được mọi người hiểu rõ. Việc phân công nhiệm vụ dựa trên cơ sở bằng

cấp, kinh nghiệm và khả năng phù hợp của cán bộ chưa được thể hiện rõ và thay đổi

trong từng năm, thậm chí từng học kỳ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện trạng này

do các GV còn lại của Bộ môn phải gánh trách nhiệm, giảng dạy tạm thời các môn học

cho các GV khác (đang tham gia học tập nâng cao trình độ trong hay ngoài nước).

Đa số GV chưa tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng như chương trình

giảng dạy của chính mình. Kênh phản hồi duy nhất từ SV về đa số GV hiện nay thông

qua kết quả lấy ý kiến phản hồi của người học vào cuối mỗi học kỳ theo kế hoạch

chung của Trường (do Phòng KT&KĐCL quản lý và tổng hợp). Điều này có thể dẫn

đến việc GV chưa có đủ thông tin để cải tiến phương pháp, đặc biệt là nội dung giảng

dạy phù hợp với đặc thù của học phần mình đảm trách.

Chưa có học phần thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành được giảng dạy bởi hai

hay nhiều hơn hai GV cùng lúc. Điều này hạn chế sự lựa chọn nhóm học, sự sắp xếp

thời khóa biểu linh hoạt cho SV và phần nào hạn chế sự phát triển chất lượng giảng

dạy bởi thiếu sự so sánh, kiểm tra chéo và thiếu sự cạnh tranh nâng cao chất lượng

giảng dạy trong cùng học phần.

3.2.7 Tiêu chuẩn 7: Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ

Không có hạn chế

Page 72: Mục Lục - An Giang University

71

3.2.8 Tiêu chuẩn 8: Chất lượng SV

Tuy học theo hệ thống TC, nhưng tính đến tháng 07 năm 2015 chưa có SV

ngành CNTP tốt nghiệp trước hạn chung bởi các quy định về học phần tiên quyết, học

phần trước trong chương trình đào tạo ràng buộc việc học trước hạn. Mặt khác, do thời

gian tiếp xúc của các cố vấn học tập với SV chưa nhiều, do đó cố vấn học tập chưa tư

vấn, định hướng học tập phù hợp cho từng cá thể để giúp các SVcó học lực tốt hoàn

thành chương trình sớm hơn.

3.2.9 Tiêu chuẩn 9: Hỗ trợ và tư vấn SV

Mặc dù, đã có những cố gắng nhất định nhưng đội ngũ cố vấn học tập vẫn chưa

phát huy hết vai trò của mình trong việc hỗ trợ và tư vấn cho SV, vì một số cố vấn học

tập vẫn còn trẻ tuổi nên chưa tạo được nhiều niềm tin đối với SV, thêm vào đó, do

Trường vừa mới chuyển sang giảng dạy theo hệ thống TC nên một số cố vấn học tập

chưa nắm rõ hết các quy định và cách thức vận hành để có thể truyền đạt cho SV.

Trường, Khoa và Bộ môn chưa có hệ thống theo dõi SV tốt nghiệp để có thể biết

được CTĐT hiện hành đã phù hợp hay chưa, SV khi ra trường có tìm được việc làm

phù hợp với chuyên ngành đào tạo hay không.

3.2.10 Tiêu chuẩn 10: Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng

Hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất vẫn còn thiếu do không đủ nguồn kinh

phí. Máy chiếu ở các phòng học khi bị hư phải đưa đi sửa chữa thì không có các máy

dự trữ nên GV không thể giảng dạy bằng phương pháp trực quan sinh động, làm SV

không hứng thú. Bên cạnh đó, các thiết bị ở khu thí nghiệm vẫn còn thiếu nhiều so sới

nhu cầu, hơn nữa một số thiết bị đã được sử dụng trong thời gian dài nên thường bị

trục trặc, sai số, điều này gây rất nhiều khó khăn cho SV khi thực hiện khóa luận tốt

nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp. Hơn nữa, các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa

học của GV cũng bị bó hẹp, không mang được tính ứng dụng cao.

Một số SV còn có ý thức kém trong việc bảo quản trang thiết bị và cơ sở vật

chất như khi sử dụng máy chiếu không dùng remote mà bấm trực tiếp, hoặc khi học

xong không tắt đèn, quạt, hay ghi chép trên tường, bàn học,... điều này đã làm giảm

tuổi thọ của thiết bị và làm hư hỏng cơ sở vật chất.

3.2.11 Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập

Cần nắm bắt thông tin về số lượng SV ra trường có việc làm cũng như các thông

tin khác để biết được CTĐT có còn thích hợp và đáp ứng được nhu cầu của thị trường

lao động vùng ĐBSCL hay không, để làm cơ sở hiệu chỉnh CTĐT cho phù hợp hơn.

Việc đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên cho nội dung giảng dạy của tất

cả cả các môn học.

Page 73: Mục Lục - An Giang University

72

3.2.12 Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển của đội ngũ cán bộ

Đôi khi GV được nhận học bổng không trùng với năm trong quy hoạch, nên gây

khó khăn trong việc quản lý và phân công giảng dạy ở Bộ môn.

3.2.13 Tiêu chuẩn 13: Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan

Trường có hệ thống ghi nhận ý kiến phản hồi của SV cuối mỗi học kỳ và kết quả

được đến từng GV giảng dạy. Một số GV đã có cải tiến và điều chỉnh tốt hơn trong

quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, một số ít GV vẫn chưa chú trọng tới những ý kiến

phản hồi từ người học để cải tiến nội dung giảng dạy và cải tiến chương trình. Thông

tin phản hồi của SV tốt nghiệp, cựu SV vẫn chưa được sử dụng để điều chỉnh CTĐT.

3.2.14 Tiêu chuẩn 14: Đầu ra

Theo phản hồi từ cựu SV đã có việc làm thì điều kiện môi trường làm việc của

SV ngành CNTP tương đối vất vả và chế độ lương còn thấp. Hầu hết, SV ngành CNTP

bắt đầu làm việc tại các xưởng chế biến lương thực, thực phẩm với cường độ làm việc

cao và thời gian làm việc ban đêm diễn ra thường xuyên. Nên những ai có sức khỏe

hạn chế thì gặp rất nhiều khó khăn trong công việc, nhất là đối với SV mới ra trường,

chưa thích nghi được với môi trường làm việc mới.

Một số SV nguyện vọng chưa xác định định hướng nghề nghiệp một cách đúng

đắn nên sau khi học hết năm nhất hoặc năm hai SV có ý định chuyển sang ngành nghề

yêu thích hơn dẫn đến tỷ lệ nghỉ học của ngành cũng tương đối cao.

3.2.15 Tiêu chuẩn 15: Sự hài lòng các bên liên quan

Trước đây việc lấy ý kiến của các bên có liên quan chủ yếu dựa vào các quan hệ

cá nhân của các GV với các bên có liên quan qua trao đổi với nhau thông qua các cuộc

gặp cá nhân, hội thảo, các ngày hội việc làm ngành CNTP,… nên việc tập hợp và thu

nhận những ý kiến phản hồi của các bên liên quan còn nhiều hạn chế.

SV ngành CNTP chưa đầu tư đúng mức cho việc học tập kiến thức chuyên

ngành và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Hầu hết, SV học lấy chứng chỉ tin học, ngoại

ngữ tại các trung tâm tư nhân bên ngoài trường với chất lượng đào tạo còn nhiều hạn

chế và bất cập.

Page 74: Mục Lục - An Giang University

73

3.3. Kết quả tự đánh giá

CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 6 7

Tiêu chuẩn 1. Kết quả học tập mong đợi

Chương trình có kết quả học tập mong đợi được trình bày rõ ràng

x

Chương trình đẩy mạnh việc học cách học và học tập suốt đời

x

Kết quả học tập mong đợi bao gồm cả kiến thức và kỹ năng đại cương lẫn kiến thức và kỹ năng chuyên ngành

x

Kết quả học tập mong đợi phản ánh rõ yêu cầu của các bên liên quan (Chính quyền, giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng lao động, nhà trường)

x

Ý kiến chung 4,71 3. Tiêu chuẩn 2: chương trình chi tiết

Trường đại học có sử dụng chương trình chi tiết x

Chương trình chi tiết nêu rõ kết quả học tập mong đợi và cách thức đạt được kết quả học tập mong đợi

x

Chương trình chi tiết cung cấp nhiều thông tin, được phổ biến và có sẳn cho các bên liên quan

x

Ý kiến chung 5,00

3. Tiêu chuẩn 3: Nội dung và cấu trúc chương trình

Nội dung chương trình có sự cân đối tốt giữa kiến thức, kỹ năng đại cương và chuyên ngành

x

Nội dung chương trình phản ánh tầm nhìn và sứ mạng của trường

x

Sự góp phần đạt được kết quả học tập mong đợi của từng học phần được thể hiện rõ

x

Cấu trúc chương trình đào tạo được thiết kế sao cho nội dung các học phần có sự kết hợp và cũng cố lẫn nhau

x

Chương trình thể hiện chiều rộng và chiều sâu x

Chương trình thể hiện rõ ràng các học phần cơ bản, học phần cơ sở ngành, học phần chuyên ngành và tiểu luận hoặc luận văn tốt nghiệp

x

Nội dung chương trình được cập nhật x

Ý kiến chung 4,86

Tiêu chuẩn 4. Chiến lược giảng dạy và học tập Khoa có chiến lược giảng dạy và học tập rõ ràng. x

Chiến lược giảng dạy và học tập giúp sinh viên hiểu được và vận dụng được kiến thức.

x

Chiến lược giảng dạy và học tập hướng về sinh viên và kích thích việc học có chất lượng.

x

Chương trình giảng dạy kích thích sinh viên học tập chủ động và hỗ trợ cho việc học cách học.

x

Ý kiến chung 4,0

Tiêu chuẩn 5. Kiểm tra đánh giá sinh viên Đánh giá sinh viên bao gồm kiểm tra đầu vào, kiểm tra quá trình học tập của sinh viên và kiểm tra cuối khoá.

x

Đánh giá dựa trên các tiêu chí. x

Đánh giá sinh viên sử dụng nhiều phương pháp. x

Đánh giá phản ánh kết quả học tập mong đợi và nội dung chương trình.

x

Page 75: Mục Lục - An Giang University

74

CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 6 7

Các tiêu chí để đánh giá chính xác và được phổ biến rộng rãi. x

Việc sắp xếp đánh giá bao phủ mục tiêu chương trình giảng dạy.

x

Tiêu chuẩn được áp dụng trong đánh giá phải rõ ràng và phù hợp.

x

Ý kiến chung 4,0

Tiêu chuẩn 6. Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy

Giảng viên phải có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của họ x

Giảng viên có đủ số lượng và khả năng để thực hiện chương trình giảng dạy

x

Tuyển dụng và thăng tiến dựa trên công lao học thuật x Vai trò và mối quan hệ giữa các cán bộ được xác định rõ và được hiểu rõ

x

Các nhiệm vụ được xác định phù hợp với bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng

x

Khối lượng công việc và cơ chế khen thưởng được thiết kế nhằm hỗ trợ cho chất lượng dạy và học.

x

Trách nhiệm của cán bộ được quy định hợp lý x

Có dự liệu cho việc thẩm định, tư vấn và bố trí lại x

Thôi việc, nghỉ hưu và phúc lợi xã hội được lập kế hoạch và thực hiện tốt

x

Có hệ thống đánh giá, khen thưởng hợp lý x

Ý kiến chung 4,5 Tiêu chuẩn 7. Chất lượng cán bộ hỗ trợ Cán bộ thư viện có đủ số lượng và năng lực x

Cán bộ phòng thí nghiệm có đủ số lượng và năng lực x

Cán bộ phòng máy tính có đủ số lượng và năng lực x Cán bộ hỗ trợ (công tác) sinh viên có đủ số lượng và năng lực

x

Ý kiến chung 4,5

Tiêu chuẩn 8. Chất lượng sinh viên Chính sách cho sinh viên đầu vào rõ ràng x

Quy trình thu nhận sinh viên hợp lý x

Khối lượng học tập thật sự khớp với khối lượng được tính toán

x

Ý kiến chung 5,3

Tiêu chuẩn 9: Hỗ trợ và tư vấn sinh viên

Hệ thống ghi nhận quá trình học tập của sinh viên thích hợp x

Sinh viên nhận được sự tư vấn học tập, hỗ trợ và phản hồi đầy đủ về việc học của họ

x

Hoạt động cố vấn cho sinh viên là thỏa đáng x

Môi trường tâm lý, vật chất và xã hội cho sinh viên là thỏa đáng

x

Ý kiến chung 4,75

Tiêu chuẩn 10: Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng

Thiết bị giảng dạy (hội trường, phòng học) thích hợp x

Tài nguyên thư viện đầy đủ và cập nhật x Thiết bị phòng thí nghiệm đầy đủ và cập nhật x

Máy vi tính đầy đủ và được cập nhật, nâng cấp x

Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh môi trường đạt yêu cầu của địa x

Page 76: Mục Lục - An Giang University

75

CÁC NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1 2 3 4 5 6 7

phương về tất cả các mặt

Ý kiến chung 4,6

Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập

Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên sự tổng hợp của tất cả các cán bộ có liên quan

x

Sinh viên có tham gia vào việc thiết kế chương trình x

Thị trường lao động có ảnh hưởng đến việc thiết kế chương trình

x

Chương trình đào tạo có được đánh giá thường xuyên x

Các học phần và CTĐT nhận được sự đánh giá có hệ thống của sinh viên

x

Phản hồi của sinh viên được sử dụng cho việc cải tiến chương trình đào tạo

x

Đảm bảo chất lượng và liên tục cải tiến hoạt động giảng dạy và học tập, phương pháp đánh giá và hoạt động đánh giá

x

Ý kiến chung 4,7

Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ

Có kế hoạch rõ ràng về nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ, đối với cả cán bộ hỗ trợ và cán bộ giảng dạy

x

Hoạt động phát triển cán bộ tương xứng với nhu cầu x

Ý kiến chung 4,5

Tiêu chuẩn 13. Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan Thị trường lao động (nhà tuyển dụng) có phản hồi cho nhà trường.

x

Cựu sinh viên có phản hồi cho nhà trường. x

Cán bộ có phản hồi cho nhà trường. x

Ý kiến chung 5,0

Tiêu chuẩn 14. Đầu ra Tỉ lệ thi đậu là thoả đáng và tỉ lệ rớt là chấp nhận được. x

Thời gian tốt nghiệp trung bình là thỏa đáng. x

Tình hình có việc làm của sinh viên tốt nghiệp là thỏa đáng. x

Cấp độ của các hoạt động nghiên cứu của cán bộ giảng dạy và sinh viên là thỏa đáng.

x

Ý kiến chung 5,3 Tiêu chuẩn 15. Sự hài lòng của các bên liên quan Phản hồi từ các bên liên quan là thỏa đáng. x

Ý kiến chung 5,0

Nhận định chung 4,71

3.4 Kế hoạch hành động

3.4.1 Tiêu chuẩn 1: Các kết quả học tập mong đợi

Ma trận kiến thức và kỹ năng cho CTĐT ngành CNTP Bộ môn xây dựng hoàn

chỉnh trong năm học 2016 – 2017 nhằm tránh sự trùng lắp, hạn chế sự thiếu sót trong

chương trình. Trong đó, kiến thức kỹ năng của từng KQMĐ được thể hiện rõ.

Mỗi năm học Khoa tiến hành thực hiện các cuộc thăm dò nhu cầu của thị trường

lao động ngành CNTP thông qua các kênh thông tin cựu SV và các nhà sử dụng lao

động.

Page 77: Mục Lục - An Giang University

76

3.4.2 Tiêu chuẩn 2: Quy cách chương trình đào tạo

Năm học 2016 – 2017:

Bộ môn tiếp tục rà soát và hiệu chỉnh nội dung CTĐT phù hợp với nhu cầu xã

hội, tăng cường thực tập thực tế.

Bộ môn phân công GV giảng dạy xây dựng và hoàn thành đề cương chi tiết học

phần theo mẫu mới.

3.4.3 Tiêu chuẩn 3: Nội dung và cấu trúc chương trình

Năm học 2015 – 2016:

- Bộ môn tiến hành biên soạn lại CTĐT dựa trên chuẩn đầu ra CDIO.

- Bộ môn dịch CTĐT và mô tả chi tiết các học phần sang tiếng Anh .

- Bộ môn phân công đầy đủ các GV giảng dạy các học phần tự chọn.

3.4.4 Tiêu chuẩn 4: Chiến lược giảng dạy

Trường và Khoa khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV áp dụng

phương pháp giảng dạy giúp cho SV học tập năng động. Bên cạnh đó, thường xuyên

tổ chức các hội thảo, hội nghị về đổi mới phương pháp giảng dạy cho cán bộ giảng dạy

trao đổi kinh nghiệm dạy tốt trong những lớp đông SV.

3.4.5 Tiêu chuẩn 5: Đánh giá sinh viên

Trong năm học 2016 – 2017 Khoa/Bộ môn tổng kết việc áp dụng hình thức đánh

giá phù hợp cho từng môn học, nâng cao hơn nữa chất lượng của việc kiểm tra đánh

giá khả năng của người học. Tiếp tục khảo sát về phương pháp đánh giá của cả người

dạy và người học.

3.4.6 Tiêu chuẩn 6: Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy

Bộ môn có kế hoạch đề cử GV đi học nâng cao trình độ cụ thể, có tính đến việc

duy trì ổn định số lượng GV có đủ năng lực đảm trách chương trình đào tạo tại

Trường. Bộ môn tạo điều kiện thuận lợi, giám sát kế hoạch và tiến độ học tập của GV

để đảm bảo các GV đang học nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học đúng hạn,

đảm bảo đến năm 2017 - 2018, ít nhất 5 GV của Bộ môn có bằng tiến sĩ.

Cá nhân các tiến sĩ lập kế hoạch phấn đấu cho riêng mình để sớm được phong

hàm phó giáo sư. Kế hoạch phấn đấu này phải được Ban Giám hiệu Trường, Khoa

đồng thuận để tạo điều kiện thuận lợi cho các GV này trong việc giảng dạy, nghiên

cứu khoa học, để sớm đạt được các tiêu chuẩn của phó giáo sư. Đảm bảo đến năm

2019 - 2020, có ít nhất 2 GV của Bộ môn được phong hàm phó giáo sư.

Trường có kế hoạch thu hút GV có học hàm, học vị cao, có nhiều kinh nghiệm

chuyên môn. Kế hoạch cử GV đi học phải tính đến việc đảm bảo đủ số lượng GV còn

lại của BM đảm trách giảng dạy. Đảm bảo đến năm 2018 - 2019, không có GV của

BM thực hiện vượt định mức hơn 200 giờ.

Page 78: Mục Lục - An Giang University

77

Bộ môn có kế hoạch phân công 2 hay nhiều GV giảng dạy song song một số học

phần thuộc nhóm kiến thức chuyên ngành. Điều này giúp SV thuận lợi hơn trong việc

đăng ký, sắp thời khóa biểu cá nhân đồng thời giúp nâng cao chất lượng dạy và học.

Đảm bảo đến năm 2018 - 2019, có 50% học phần chuyên ngành được 2 GV của BM

đảm nhận song song.

Đến năm 2017 – 2018, mỗi GV có thể tự thiết kế bản lấy ý kiến phản hồi về nội

dung và phương pháp giảng dạy các học phần đặc thù do mình đảm trách từ SV và GV

dự giờ. Thông qua ý kiến nhận xét của GV dự giờ hay của SV, GV có thể tự giám sát

việc giảng dạy của mình từ dó có kế hoạch cải tiến phương pháp và nội dung giảng

dạy kịp thời nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng

dạy, học.

3.4.7 Tiêu chuẩn 7: Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ

Đội ngũ cán bộ hỗ trợ tiếp tục phát huy vai trò của mình giúp công tác dạy và

học được tốt hơn.

3.4.8 Tiêu chuẩn 8: Chất lượng SV

Đến năm học 2016 - 2017, BM họp các tổ chuyên môn, rà soát lại điều kiện tiên

quyết của các học phần, từ đó có thể làm đề nghị gởi đến phòng Đào tạo bỏ bớt những

điều kiện tiên quyết chưa hợp lý trong chương trình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho

SV khá, giỏi học vượt, rút ngắn thời gian học tập tại trường. Trường có quyết định

giảm tỷ lệ số lượng SV/1 cố vấn học tập để các cố vấn học tập có điều kiện sâu sát hơn

về khả năng học tập của các SV trong nhóm mình cố vấn từ đó có định hướng giúp SV

rút ngắn thời gian học tập. Đến năm học 2020 - 2021, có ít nhất 2 SV của ngành tốt

nghiệp trước hạn.

3.4.9 Tiêu chuẩn 9: Hỗ trợ và tư vấn SV

Năm học 2016 – 2017:

BM đề nghị Trường tổ chức thêm các buổi tập huấn chuyên sâu dành riêng cho

cố vấn học tập và có quy định xử lý đối với các GV không hoàn thành nhiệm vụ cố

vấn học tập hay thực hiện sai nhiệm vụ của cố vấn học tập. Đồng thời, BM cũng đề

nghị Đoàn Trường khi tổ chức các hoạt động cho lớp thì cũng nên phổ biến thông tin

này đến cho cố vấn học tập qua groupmail để các cố vấn học tập nắm được tình hình

hoạt động của lớp cũng như có thể hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của SV.

BM xây dựng hệ thống theo dõi cựu SV để nắm bắt được tình hình xin việc làm

của SV cũng như các ngành nghề mà SV đang đảm trách và cũng trên cơ sở đó BM

cũng có thể khảo sát CTĐT của ngành có phù hợp với thực tế hay chưa.

3.4.10 Tiêu chuẩn 10: Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng

Năm học 2016 – 2017:

BM khai thác triệt để kết cấu hạ tầng cũng như các trang thiết bị đã đầu tư, tạo

điều kiện thuận lợi cho GV và SV tiếp cận khai thác tốt các thiết bị nhằm mang lại lợi

Page 79: Mục Lục - An Giang University

78

ích thiết thực. Khi có trục trặc, hư hỏng thì phải có kế hoạch sửa chữa kịp thời đáp ứng

nhu cầu sử dụng.

BM đề nghị Trường đưa ra các quy định và biện pháp xử lý những sinh viên có

ý thức kém trong việc bảo quản cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng như quy định sử dụng

máy chiếu, quy định sử dụng thiết bị khu thí nghiệm, quy định tắt mở đèn – quạt trong

phòng học,... và có biện pháp theo dõi chặt chẽ.

Năm học 2017 - 2018, BM cần tìm thêm các dự án, các đề tài để có thể trang bị

thêm hệ thống trang thiết bị phục vụ tốt hơn nữa công tác giảng dạy và nghiên cứu

khoa học.

3.4.11 Tiêu chuẩn 11: Đảm bảo chất lượng quá trình giảng dạy và học tập

Trong năm học 2017 – 2018, BM tiến hành khảo sát, đánh giá, thu thập số liệu

về SV ra trường có việc làm và việc đáp ứng nhu cầu của xã hội

Trong năm học 2015 – 2016, BM kết hợp với Phòng KT&KĐCL tiến hành đánh

giá thường xuyên nội dung giảng dạy của các môn học, nhằm góp ý cho GV và Ban

lãnh đạo BM biết được những điểm mạnh và điểm yếu của CTĐT, các môn học để

điều chỉnh kịp thời.

3.4.12 Tiêu chuẩn 12: Hoạt động phát triển của đội ngũ cán bộ

Trong năm học 2016 – 2017, ban Lãnh đạo BM tiến hành xây dựng kế hoạch

định hướng sắp xếp GV đảm nhận môn học hợp lý (ít nhất 2 người 1 môn học) để khi

có trường hợp đi học theo học bổng đột xuất sẽ có người thay thế.

Giai đoạn từ năm 2015 – 2020, ban Lãnh đạo BM kết hợp với phòng Tổ chức

Chính trị tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV, tạo điều kiện tốt cho GV

làm việc, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo… cải thiện

thu nhập. Tạo điều kiện và khuyến khích GV phấn đấu học tập và rèn luyện để đạt

được học hàm, học vị cao nhất.

3.4.13 Tiêu chuẩn 13: Ý kiến phản hồi của các bên liên quan

Một số đề xuất:

Trường bố trí kinh phí xây dựng hệ thống ghi nhận ý kiến từ thị trường lao động

một cách đồng bộ và thường xuyên để cho việc lấy ý kiến được thuận lợi và thường

xuyên.

Xây dựng bảng câu hỏi trực tuyến trên website của Trường, Khoa và BM để thu

thập thông tin của cựu SV được thuận lợi;

Thành lập Hội cựu SV cho BM, tổ chức định kỳ họp mặt Hội cựu SV 1 năm 1

lần, tổ chức các buổi giao lưu giữa Hội cựu SV và SV đang học của ngành CNTP.

Thông qua cố vấn học tập và ban cán sự lớp, xây dựng diễn đàn trên website của

Trường/Khoa để hỗ trợ thông tin sau khi SV tốt nghiệp. Tổ chức lưu giữ thông tin liên

lạc cá nhân của SV tốt hơn để tiện liên lạc khi SV ra trường.

Page 80: Mục Lục - An Giang University
Page 81: Mục Lục - An Giang University

80

PHẦN 4. PHỤ LỤC

1. Danh mục từ viết tắt – Từ chuyên môn

STT Chữ viết tắt –Từ chuyên môn Viết đầy đủ – Giải thích

2 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

14 CBGV Cán bộ - Giảng viên

6 CNTP Công nghệ thực phẩm

11 CTCT Chương trình chi tiết

5 CTĐT Chương trình đào tạo

4 ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

1 ĐHAG Đại học An Giang

8 GV Giảng viên

10 KQHTMĐ Kết quả học tập mong đợi

3 NN-TNTN Nông nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên

13 Phòng CTSV Phòng Công tác sinh viên

12 Phòng KT&KĐCL Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

9 SV Sinh viên

7 TC Tín chỉ

2. Danh mục bảng

Bảng 1. Thông tin cơ bản về chương trình đào tạo ............................................... 5

Bảng 2. Danh sách thành viên trong nhóm chuyên trách tự đánh giá và phân công

nhiệm vụ của từng thành viên .............................................................................. 6

Bảng 3. Ma trận các kỹ năng ............................................................................. 18

Bảng 5. Bảng thống kê GV ................................................................................ 31

Bảng 6. Tỷ lệ GV/SV năm 2015 ........................................................................ 32

Bảng 7. Điểm tuyển sinh ................................................................................... 40

Bảng 8. Tổng số SV ngành CNTP (tính 5 năm gần đây nhất) ............................. 41

Bảng 9. Danh sách cán bộ tham gia giảng dạy chương trình chuyên môn đào tạo

ngành CNTP ..................................................................................................... 52

Bảng 10. Tỷ lệ tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp của SV ngành CNTP.................... 58

3. Danh mục hình

Hình 1. Tỉ lệ các khối kiến thức trong CTĐT ..................................................... 16

Hình 2. Các khối kiến thức trong chương trình .................................................. 17

Hình 3. Sơ đồ chương trình đào tạo ................................................................... 22

Page 82: Mục Lục - An Giang University

81

4. Danh mục các minh chứng

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

1 Giới thiệu về Trường Đại học An Giang http://www.agu.edu.vn/?q=gioi_thieu.agu

Exh.Intro.01

2 Giới thiệu về Khoa Nông Nghiệp & TNTN http://agri.agu.edu.vn/?q=node/613

Exh.Intro.02

3 Giới thiệu về Bộ môn Công nghệ thực phẩm http://agri.agu.edu.vn/?q=node/620

Exh.Intro.03

4 Giới thiệu chương trình đào tạo ngành CNTP http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=37:ct--dao-tao

Exh.Intro.04

5 Chuẩn đầu ra của ngành CNTP http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=55:cq_chuandaura

Exh.01.01

6 Bảng thăm dò ý kiến doanh nghiệp Exh.01.02 7 Niên lịch đào tạo 2014-2015 Exh.01.03 8 Kế hoạch tổ chức sinh hoạt công dân Exh.01.04 9 Mô tả chi tiết các học phần CNTP Exh.02.01

10 Đề cương chi tiết học phần Exh.02.02

11 QĐ số 262/VBHN-ĐHAG, của Trường Đại học An Giang ngày 18/8/2014 “Quy định về việc đánh giá học phần”

Exh.02.03

12 Chương trình đào tạo ngành CNTP http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=37:ct--dao-tao

Exh.03.01

13 Chương trình khung của BGD&ĐT Exh.03.02 14 Chương trình đào tạo ĐHCT Exh.03.03 15 Chương trình đào tạo ĐHBK Tp.HCM Exh.03.04

16 Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của ĐHAG

Exh.03.05

17

Thông tư liên tịch Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sơ sở giáo dục đại học

Exh.03.06 08/9/2015

18 Quy định tỉ lệ sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Exh.03.07

19 Danh sách sinh viên nghiên cứu khoa học Exh.03.08 20 Các phiên bản chương trình được điều chỉnh Exh.03.09

21 Quyết định 479/QĐ-ĐHAG về chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ của Trường ĐHAG

Exh.03.10

22

Thông tư 08/2011/TT-BGĐT quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng.

Exh.03.11

23 Thông tư 07/2005 TT-BGDĐT về thực hiện thẩm định lại CTĐT

Exh.03.12 16/4/2015

24 Thống báo 72/TB-ĐHAG về việc đề xuất Exh.03.13 17/3/2015

Page 83: Mục Lục - An Giang University

82

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

chỉnh sửa chương trình đào tạo 2015 25 Bảng điểm thường xuyên môn học Exh.04.01 26 Seminar của giảng viên Exh.04.02 27 Hình phòng học có trang bị thiết bị trợ giảng Exh.04.03 28 Lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên Exh.04.04

29 Hội thi thiết kế bài giảng điện tử của giảng viên

Exh.04.05

30 Kế hoạch thực hiện khoa luận và chuyên đề ngành CNTP năm học 2014 – 2015

Exh.04.06

31 Kế hoạch thực tập thực tế Exh.04.07 32 Các nghiên cứu khoa học của sinh viên Exh.04.08 33 Hội nghị học tốt ngành CNTP Exh.04.9

34 Nguồn sách chuyên ngành CNTP ở thư viện trường ĐHAG

Exh.04.10

35 Điểm trúng tuyển ngành CNTP Exh.05.01

36 Quyết định 214/QĐ-ĐHAG, 15/6/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy

Exh.05.02

37 Qui trình phúc khảo của Phòng KT&KĐCL Exh.05.03 38 Sổ tay sinh viên 2014-2015 Exh.05.04

39 Hướng dẫn tính điểm rèn luyện của Phòng Công tác Sinh viên

Exh.05.05

40 Báo cáo thực tập thực tế hay chuyên ngành Exh.05.06 41 Bảng phân công ra đề và duyệt đề Exh.05.07 42 Bảng phân công chấm thi Exh.05.08 43 Kế hoạch chuyên môn cá nhân năm học Exh.06.01 44 Kế hoạch giảng dạy học phần Exh.06.02

45 Trang web môn học http://dspace.agu.edu.vn:8080/handle/AGU_Library/2433

Exh.06.03

46 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên về học phần

Exh.06.04

47 Bảng phân công giảng dạy năm học 2014 - 2015 của Bộ môn

Exh.06.05

48 Danh sách CBGV (Từ Phòng Tổ chức). Exh.06.06 49 Hợp đồng thỉnh giảng Exh.06.07

50 Báo cáo tự đánh giá theo tiêu chuẩn AUN – QA – Chương trình phát triển nông thôn tại trường Đại học An Giang – năm 2015

Exh.06.08

51 Báo cáo tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn AUN – Chương trình Bảo vệ Thực vật – Đại học Cần Thơ.

Exh.06.09

52 Danh sách giảng viên đang theo học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước của Bộ môn

Exh.06.10

53 Thông báo tuyển dụng nhân sự trước năm 2010

Exh.06.11

Page 84: Mục Lục - An Giang University

83

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

54

Thông báo tuyển dụng viên chức năm học 2014 - 2015 http://www.agu.edu.vn/sites/www.agu.edu.vn/files/69-TB-DHAG-V-v-tuyen-dung-vien-chuc-2014-2015.pdf

Exh.06.12

55 Kết quả tuyển dụng của Trường http://www.agu.edu.vn/?q=node/1924

Exh.06.13

56 Hợp đồng lao động Exh.06.14

57 Thông báo đăng ký lớp nghiệp vụ sư phạm và Giáo dục đại học

Exh.06.15

58 Kế hoạch năm học của Bộ môn Exh.06.16

59 Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chủ nhiệm Bộ môn

Exh.06.17

60 QĐ 431/QĐ-ĐHAG, QĐ về việc ban hành “Quy định chế độ làm việc của giảng viên trường Đại học An Giang”

Exh.06.18

61 Hướng dẫn xét thi đua năm học 2014 - 2015 Exh.06.19

62 QĐ 77/QĐ-ĐHAG Về việc ban hành quy định khen thưởng các hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học An Giang

Exh.06.20

63 Bảng phân công dự giờ năm học 2014 - 2015 Exh.06.21 64 Biên bản họp BM và phiếu đánh giá Exh.06.22

65 Quy chế Chi tiêu nội bộ của Trường Đại học An Giang

Exh.06.23

66 Quyết định nâng lương trước hạn Exh.06.24

67 Bảng phân công nhiệm vụ của các thành viên trong Ban Chủ nhiệm Khoa

Exh.06.25

68 Quy hoạch lãnh đạo Bộ môn giai đoạn 2010 - 2015

Exh.06.26

69 Kế hoạch đào tạo sau đại học của GV Bộ môn

Exh.06.27

70 Các Thông báo/ quyết định liên quan đến nghỉ hưu, thôi việc và Phúc lợi XH

Exh.06.28

71 Biên bản họp xét thi đua của Bộ môn Exh.06.29 72 Biên bản họp xét thi đua ở Khoa Exh.06.30

73 Quyết định khen thưởng về Hội thi thiết kế bài giảng điện tử

Exh.06.31

74

Sơ đồ tổ chức cán bộ thư viện Trường http://lib.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3&Itemid=3&lang=vi

Exh.07.01

75 Kế hoạch tổ chức Hội nghị bạn đọc Exh.07.02

76 Danh sách các GV trong mạng lưới thông tín viên thư viện

Exh.07.03

77 Nhân sự khu Thí nghiệm http://epa.agu.edu.vn/?q=node/45

Exh.07.04

78 Danh sách nhân viên phụ trách phòng máy Exh.07.05

Page 85: Mục Lục - An Giang University

84

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

của Khoa Kỹ thuật – Công nghệ - Môi trường

79 Quyết định cử nhân viên phòng máy tính học nâng cao trình độ

Exh.07.06

80 Nhân sự văn phòng khoa Exh.07.07

81 Bảng phân công nhiệm vụ của các thành viên VPK

Exh.07.08 10/03/2014

82 Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện công tác HSSV năm học 2014-2015 của Phòng CTSV

Exh.07.09

83 Danh sách nhân sự của Phòng CTSV Exh.07.10

84 Trang web Phòng Hành chính – Tổng hợp Trường http://ado.agu.edu.vn/?q=gioi_thieu.agu

Exh.07.11

85 Nhân sự phòng Đào tạo http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=26:intro&cat=90:to-chuc

Exh.07.12

86 Chức năng và nhiệm vụ Phòng Đào tạo http://aao.agu.edu.vn/?oid=view&section=26:intro&cat=89:chuc-nang

Exh.07.13

87

Nhân sự phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng http://exams.agu.edu.vn/?oid=view&section=26:intro&cat=90:to-chuc

Exh.07.14

88

Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng http://exams.agu.edu.vn/?oid=view&section=26:intro&cat=89:chuc-nang

Exh.07.15

89 Nhân sự Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế http://riro.agu.edu.vn/?q=vi/nhan-su

Exh.07.16

90

Chức năng và nhiệm vụ Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế http://riro.agu.edu.vn/?q=vi/chuc-nang-nhiem-vu

Exh.07.17

91 Kế hoạch tuyển sinh của trường Exh.08.01

Bảng công bố điểm chuẩn xét tuyển, tư vấn tuyển sinh http://www.agu.edu.vn/?q=node/2012 http://www.agu.edu.vn/?q=tuvantuyensinh

Exh.08.02

92 Bảng công bố Danh sách thí sinh trúng tuyển http://www.agu.edu.vn/?q=node/461

Exh.08.03

93 Tư vấn tuyển sinh http://www.agu.edu.vn/?q=node/1293 http://www.agu.edu.vn/?q=node/1994

Exh.08.04

94 Hướng dẫn việc chuẩn bị Hồ sơ nhập học http://www.agu.edu.vn/?q=node/2022

Exh.08.05

Page 86: Mục Lục - An Giang University

85

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

95 Quy trình tiếp nhận tân sinh viên - 2015 http://www.agu.edu.vn/?q=node/2036

Exh.08.06

96 Niên lịch đào tạo 2014-2015 Exh.08.07

97 Báo cáo tuần của Phòng Đào tạo về việc thực hiện giờ dạy của GV

Exh.08.08

Đăng ký học phần trực tuyến http://regis.agu.edu.vn/

Exh.09.01

98 Danh sách dự kiến sinh viên thuộc diện bị xử lý học vụ (hình thức giáo dục chính quy, học kỳ II, năm học 2013-2014)

Exh.09.02

99 Quy định xử lý học vụ Exh.09.03 100 Danh sách cựu sinh viên lớp DH2TP1 Exh.09.04

101

Hướng dẫn bình chọn các tiết mục Văn nghệ của Trường Đại học An Giang tham gia chương trình "Hành trình bài ca sinh viên 2015" (Vòng 2) http://youth.agu.edu.vn/?q=node/484

Exh.09.05

102

Giới thiệu nguồn tài liệu do Ngân hàng thế giới tài trợ http://lib.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2752%3Agii-thiu-ngun-tai-liu-do-ngan-hang-th-gii-tai-tr&catid=12%3Atin-tc&Itemid=155&lang=vi

Exh.09.06

103

Bài giảng power point học phần Công nghệ chế biến thủy hải sản lớp DH13TP – Phần giới thiệu

Exh.09.07

104 Bài giảng thực hành học phần Công nghệ chế biến thủy hải sản lớp DH13TP – Bài Khô cá lóc

Exh.09.08

105 Bảng điểm thường xuyên học phần Công nghệ chế biến thủy hải sản lớp DH12TP

Exh.09.09

106 Bảng điểm toàn bộ học phần Công nghệ chế biến thủy hải sản lớp DH12TP

Exh 09.10

107 Bảng điểm học kỳ I năm học 2014-2015 (DH15TP)

Exh.09.11

108

Thông báo lớp Hướng dẫn sử dụng thư viện http://lib.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2814%3Atan-sinh-vien-tham-gia-lp-hng-dn-s-dng-th-vin&catid=12%3Atin-tc&Itemid=155&lang=vi

Exh.09.12

109 Bảng tổng hợp dự trù hóa chất thực hiện khóa luận, chuyên đề năm học 2014 - 2015

Exh.09.13

110 http://aao.agu.edu.vn/ Exh.09.14

111 Danh sách cố vấn học tập năm học 2015-2016

Exh.09.15

Page 87: Mục Lục - An Giang University

86

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

112 Quy định cố vấn học tập Exh.09.16

113

Hướng dẫn số 545/ĐH-ĐHAG về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, chức trách, nhiệm vụ, quyền lợi và nguyên tắc làm việc của cố vấn học tập.

Exh.09.17

114 Thời khóa biểu sinh hoạt chủ nhiệm năm học 2015-2016

Exh.09.18

115 Số liệu thống kê ký túc xá Exh.09.19

116 Hình ảnh Hội nghị học tốt ngành CNTP năm học 2014-2015

Exh.09.20

117 Thông báo về ngày hội tuyển dụng cho sinh viên

Exh.09.21

118

Thông báo số 70/TB-CTSV về việc tuyển dụng nhân viên của CT CP XNK thủy sản Cửu Long http://ssd.agu.edu.vn/sites/default/files/12%202014%20TB%20tuy%C3%AA%CC%89n%20du%CC%A3ng%20cty%20thuy%20san%20cuu%20long.pdf

Exh.09.22

119 Đoàn khoa Nông nghiệp tổ chức Hội thi văn nghệ mừng ngày 20/11 http://youth.agu.edu.vn/?q=node/451

Exh.09.23

120 Hội trại truyền thống 26/3 tại Đại học An Giang http://youth.agu.edu.vn/?q=node/337

Exh.09.24

121 Kế hoạch tổ chức Giải bóng đá truyền thống ngành CNTP năm 2014

Exh.09.25

122 Cuộc thu “Thủ lĩnh thanh niên” của Đoàn Khoa Nông nghiệp http://youth.agu.edu.vn/?q=node/430

Exh.09.26

123 Đoàn khoa Nông nghiệp tổ chức “Trò chơi lớn”

Exh.09.27

124 Đoàn khoa Nông nghiệp trao tặng “Mái ấm Agri” năm 2014 http://youth.agu.edu.vn/?q=node/386

Exh.09.28

125 Quy định miễn giảm học phí Exh.09.29

126

Thông báo số 01/TB-QTTB về việc trả lại tiền BHYT cho sinh viên thuộc diện miễn giảm http://sao.agu.edu.vn/sites/default/files/So%2001%20TB-%20QTTB.pdf

Exh.09.30

127 Công văn số … v/v ban hành Quỹ học bổng khuyến khích học tập và khen thưởng sinh viên

Exh.09.31

128

Danh sách sinh viên được miễn giảm học phí học kỳ I năm học 2014-2015 (đợt 2) http://sao.agu.edu.vn/sites/default/files/MGHP%20DOT%202.pdf

Exh.09.32

Page 88: Mục Lục - An Giang University

87

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

129 Danh sách sinh viên được hưởng trợ cấp xã hội năm học 2013-2014 http://sao.agu.edu.vn/?q=vi/node/129

Exh.09.33

130 Danh sách sinh viên đạt loại giỏi, xuất sắc được khen thưởng năm học 2012-2013 http://sao.agu.edu.vn/?q=vi/node/81

Exh.09.34

131

Thông báo số 66/TB-CTSV v/v nộp hồ sơ học bổng do Ông Trần Trung Đức tài trợ năm học 2014-2015 http://sao.agu.edu.vn/sites/default/files/HB%20%C3%94%20TTDUC.pdf

Exh.09.35

132 Hình ảnh Phòng y tế Exh.09.36

133 Thông báo số … về việc tham gia BHYT năm học 2014-2015

Exh.09.37

134 Số liệu kiểm kê về số phòng học, hội trường Exh.10.01 135 Số liệu kiểm kê về máy chiếu Exh.10.02 136 Hình ảnh lớp học có máy chiếu Exh.10.03 137 Hình ảnh văn phòng BM CNTP Exh.09.04

138 Thư viện trường Đại học An Giang http://lib.agu.edu.vn

Exh.10.05

139 Hình ảnh tủ sách của Khoa Exh.10.06 140 Hình ảnh các phòng của thư viện Exh.10.07 141 Danh mục phòng TN-TH Exh.10.08

142 Hình ảnh các phòng thí nghiệm Công nghệ thực phẩm

Exh.10.09

143 Chương trình tham gia Dự án TRIG http://www.agu.edu.vn/?q=node/74

Exh.10.10

144 Hình ảnh các thiết bị của Dự án TRIG Exh.10.11

145 Hình ảnh các phòng thí nghiệm sinh viên thực hiện khóa luận, chuyên đề

Exh.10.12

146 Hình ảnh phòng máy giáo viên, phòng máy sinh viên

Exh.10.13

147 Quy định sử dụng thư viện điện tử Exh.10.14 148 Hình ảnh hàng hoa do sinh viên trồng Exh.10.15 149 Bảng nội quy Khu thí nghiệm Exh.10.16 150 Thông báo tập huấn PCCC Exh.10.17 151 Hình ảnh 1 buổi thực hành trong PTN Exh.10.18 152 Hình ảnh bố trí các bình chữa cháy Exh.10.19 153 CTĐT cố định cho năm thứ nhất Exh.11.01

154 CTĐT cố định 2 học kỳ đầu tiên (năm nhất) và trình Khoa, Trường ký

Exh.11.02

155 Biên bản họp giữa Ban chủ nhiệm Khoa và Bộ môn CNTP với giảng viên nhằm góp ý, xây dựng CTĐT

Exh.11.03

156 Biên bản họp giữa Ban chủ nhiệm Bộ môn và giảng viên để điều chỉnh một số học phần về số lượng tín chỉ và thời gian phân bố ở các

Exh.11.04

Page 89: Mục Lục - An Giang University

88

TT Minh chứng Mã MC Ngày ban

hành Ghi chú

học kỳ 157 Phiếu khảo sát thông tin của cựu sinh viên Exh.11.05

158 Đánh giá trực tuyến của sinh viên đối với giảng viên sau khi kết thúc môn học

Exh.11.06

159 Phiếu lấy ý kiến từ nhà tuyển dụng Exh.11.07

160 Biên bản họp giữa Ban chủ nhiệm Bộ môn và giảng viên để điều chỉnh một số học phần theo đề xuất của sinh viên

Exh.11.08

161 Quy định, trách nhiệm của Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng; Hội đồng khoa học của Khoa Nông Nghiệp & TNTN

Exh.11.09

162 Quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ coi thi

Exh.11.10

163 Quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ ra đề thi

Exh.11.11

164 Quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ duyệt đề thi

Exh.11.12

165 Quy định về trình tự, thủ tục và công tác quản lý trong đào tạo cán bộ

Exh.12.01

166 Quy định tuyển dụng và yêu cầu về kế hoạch nâng cao trình độ đối với cán bộ giảng dạy

Exh.12.02

167 Quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển cán bộ giảng dạy giai đoạn 2015-2020 cho các đơn vị trong trường

Exh.12.03

168 Quyết định cho phép cán bộ đi học tập, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ

Exh.12.04

169 Sổ theo dõi học tập, sổ rèn luyện, phiếu điểm Exh.13.01 170 Mẫu phiếu lấy ý kiến nhà sử dụng lao động Exh.13.02

171

Kế hoạch hội Thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên các ngành thuộc Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên trường Đại học An Giang”

Exh.13.03

172 Kết quả lấy ý kiến nhà sử dụng lao động Exh.13.04

173

Kế hoạch tổng hợp các ý kiến góp ý và tổ chức hội thảo tổng kết giải đáp thắc mắc về những ý kiến đóng góp của sinh viên của phòng Khảo thí & KĐCL

Exh.13.05

174 Kết quả lấy ý kiến cựu sinh viên đã TN Exh.13.06

175 Báo cáo tổng kết Khoa NN & TNTN hang năm

Exh.13.07

176 Sổ sinh hoạt lớp Exh.13.08

177 Kế hoạch tổ chức hội nghị Cán bộ- CNVC Trường/Khoa

Exh.13.09

178 Thống kê tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm Exh.14.10 179 Kỷ yếu 15 năm thành lập Khoa NN & TNTN Exh 14.11