24
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ thông, từ đặc điểm phần Di truyền học (Sinh học 12), từ những ưu điểm của BĐKN đối với sự tiếp thu tích cực và ghi nhớ sâu sắc kiến thức Sinh học của HS, chúng tôi chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12”. 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định được cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12). - Xác định được quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học SH ở trường THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH Sinh học ở trường THPT, phần DTH (Sinh học 12). - Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thiết kế và sử dụng BĐKN về DTH (Sinh học 12). 4. Giả thiết khoa học Nếu xác định được quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) một cách hợp lý theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học SH ở trường THPT. 5. Giới hạn nghiên cứu Thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH chương 1, chương 2 phần DTH (Sinh học 12). 6. Nhiệm vụ nghiên cứu * Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết của BĐKN để vận dụng vào thiết kế BĐKN; nghiên cứu lý thuyết về quá trình hình thành và phát triển KN để đưa ra những hướng sử dụng BĐKN theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình DH Sinh học. * Nghiên cứu thực trạng dạy và học KN nói chung và phần DTH của SH 12 nói riêng ở trường THPT làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.

MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

1

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ thông, từ đặc điểmphần Di truyền học (Sinh học 12), từ những ưu điểm của BĐKN đối với sựtiếp thu tích cực và ghi nhớ sâu sắc kiến thức Sinh học của HS, chúng tôichọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Ditruyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12”.2. Mục đích nghiên cứu

- Xác định được cơ sở khoa học (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) củaviệc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12).

- Xác định được quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BĐKN trongDH phần DTH (Sinh học 12), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy họcSH ở trường THPT.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH Sinh học ở trường THPT, phầnDTH (Sinh học 12).

- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thiết kế và sử dụng BĐKN về DTH(Sinh học 12).4. Giả thiết khoa học

Nếu xác định được quy trình thiết kế và quy trình sử dụng BĐKNtrong DH phần DTH (Sinh học 12) một cách hợp lý theo hướng tích cựchóa hoạt động nhận thức của HS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạyhọc SH ở trường THPT.5. Giới hạn nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH chương 1, chương 2 phần DTH(Sinh học 12).6. Nhiệm vụ nghiên cứu

* Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết của BĐKN để vận dụng vàothiết kế BĐKN; nghiên cứu lý thuyết về quá trình hình thành và phát triểnKN để đưa ra những hướng sử dụng BĐKN theo hướng phát huy tính tíchcực nhận thức của HS trong quá trình DH Sinh học.

* Nghiên cứu thực trạng dạy và học KN nói chung và phần DTH củaSH 12 nói riêng ở trường THPT làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.

Page 2: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

2

* Đề xuất quy trình thiết kế BĐKN và thiết kế một số BĐKN phầnDTH (Sinh học 12).

* Đề xuất quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học12) theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

* Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyếtkhoa học mà đề tài đặt ra.7. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp nghiên cứu lý thuyết,phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp thống kê toán học.8. Những đóng góp mới của luận án

* Đã xác định được cơ sở lý luận vững chắc (cơ sở triết học, cơ sở lýthuyết thông tin, cơ sở tâm lý nhận thức) và cơ sở thực tiễn (kết quả khảosát thực trạng DH phần DTH ở trường THPT) cho việc thiết kế và sử dụngBĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12).

* Đã đề xuất được cách thiết kế BĐKN theo một quy trình khoa họcgồm 6 bước chặt chẽ.

* Đã đề xuất được quy trình sử dụng BĐKN trong DH phần DTH(Sinh học 12) theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS trongtất cả các khâu của quá trình DH (khâu dạy kiến thức mới, khâu hoànthiện tri thức, khâu kiểm tra đánh giá) và theo hướng tăng dần mức độhoạt động tích cực của HS, từ mức độ BĐKN được sử dụng như một côngcụ để GV tổ chức các hoạt động học tập của HS, đến mức độ cao hơn: HS tựthiết kế và sử dụng BĐKN; khi đó BĐKN chính là sản phẩm tư duy của HS.

* Sản phẩm khoa học là 12 BĐKN phần DTH (chương 1, chương 2)đã được kiểm tra giá trị khoa học bởi các chuyên gia. Các BĐKN này là tàiliệu tham khảo hữu ích cho GV cũng như cho HS để thiết kế và sử dụngBĐKN, đồng thời được coi là các ví dụ tham khảo cho việc thiết kế BĐKNthuộc các phần khác của bộ môn SH.9. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận án đượctrình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việcthiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12); chương 2:Thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH góp phần nâng cao chấtlượng DH Sinh học lớp 12; chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Page 3: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

3

5. Luyện tập, vận dụng KN

Quy nạp Diễn dịch

1. Xác định nhiệm vụ nhận thức

2. Quan sát tài liệu trực quan(Vật thật, vật tượng hình...)

2. Dựa vào kiến thức đã có để hìnhthành KN mới. Định nghĩa KN.

3. Phân tích dấu hiệu chungvà bản chất. Định nghĩa KN.

3. Cụ thể hóa KNbằng một ví dụ

4. Đưa KN mới vào hệ thống KN đã có

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾTKẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN“DI TRUYỀN HỌC” SINH HỌC LỚP 121.1. Tổng quan tài liệu về việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong dạy học SH1.1.1. Sự hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học Sinh học1.1.1.1. Khái niệm

* Định nghĩa về khái niệm: “KN là hình thức của tư duy, trong đóphản ánh dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sựvật đồng nhất. KN là những tri thức khái quát về những dấu hiệu bản chấtvà thuộc tính chung nhất của từng nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại; vềnhững mối liên hệ và tương quan tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng kháchquan” (Vương Tất Đạt, 1992).

* Phân tích các vấn đề liên quan đến KN như cấu trúc của KN, đặctính của KN, mối quan hệ giữa các KN (quan hệ lệ thuộc, quan hệ nganghàng…), phân loại khái niệm (KN cụ thể, KN trừu tượng …) là những căncứ để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển KN cũng như việc thiếtkế và sử dụng BĐKN trong dạy học KN.1.1.1.2. Sự hình thành khái niệm

Quá trình hình thành KN nói chung gồm các bước được thể hiện ở hình1.1. Trong thực tiễn DH, cần vận dụng linh hoạt thứ tự các bước sao chophù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Hình 1.1. Các bước hình thành KN

Page 4: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

4

1.1.1.3. Sự phát triển khái niệm.Trong DH Sinh học, các KN được phát triển theo các hình thức như : cụ

thể hóa nội dung KN, hoàn thiện nội dung KN, hình thành KN mới.1.1.2. Bản đồ khái niệm1.1.2.1. Định nghĩa về BĐKN

Bản đồ khái niệm (Concept maps) là công cụ dạng sơ đồ, dùng để sắpxếp và trình bày kiến thức. Chúng bao gồm các KN và các từ (hoặc cáccụm từ) liên kết chỉ mối quan hệ giữa các KN.

Về cấu trúc, mỗi BĐKN gồm các KN, đường nối giữa hai KN, từ nốivà các mệnh đề (luận án toàn văn, tr27, 28).1.1.2.2. Các dạng BĐKN

Dựa theo thành phần, BĐKN có các dạng như BĐKN hoàn chỉnh,BĐKN khuyết, BĐKN câm. Dựa theo hình dạng, BĐKN có các dạng nhưBĐKN hình nhện, BĐKN tiến trình, BĐKN hệ thống.1.1.2.3. So sánh BĐKN với một số tổ chức sơ đồ tương tự khác: Bản đồtư duy (BĐTD), Graph.

Về bản chất BĐKN, BĐTD và Graph đều là những công cụ tư duyhiệu quả, kích thích bộ não hoạt động và liên kết các ý tưởng với nhau. Cảba loại đều biểu thị cho cách tư duy của bộ não, dựa trên các quy luật tư duylà mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối liênkết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Tuy nhiên so với BĐTD và Graphthì cấu trúc BĐKN thể hiện rõ ràng và mạch lạc sự phân cấp cũng nhưgiải thích rõ mối quan hệ giữa các KN (mệnh đề), cho phép mô tả kiếnthức thành hệ thống logic với cấu trúc rộng lớn, phức tạp hơn.1.1.2.4. Vai trò của BĐKN trong dạy học

BĐKN có vai trò quan trọng đối với sự tiếp thu tích cực và ghi nhớsâu sắc kiến thức SH của HS. Do vậy, BĐKN được sử dụng rất hiệu quảtrong các khâu của quá trình DH như dạy kiến thức mới, hoàn thiện trithức và kiểm tra đánh giá. Việc sử dụng BĐKN trong DH góp phần pháttriển lý luận PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS ởtrường THPT.

Page 5: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

5

1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về bản đồ khái niệmTrên thế giới, BĐKN đã được nghiên cứu v à vận dụng trong nhiều lĩnh

vực như trong quản lý, nghiên cứu khoa học, lập kế hoạch và trong DH(dạy một chủ đề, đánh giá…). Ở Việt Nam, việc thiết kế và sử dụngBĐKN còn ít được ứng dụng. Hầu hết các tác giả mới quan tâm đến vai tròcủa BĐKN trong DH, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách có hệ thống về việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH nói chungvà trong DH phần DTH nói riêng.1.2. Cơ sở khoa học của việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong dạy học SH1.2.1. Cơ sở lý luận

Nghiên cứu các cơ sở khoa học như cơ sở triết học (phương pháp tiếpcận cấu trúc - hệ thống), cơ sở lý thuyết thông tin (các giai đoạn của quátrình nhận thức), cơ sở tâm lý nhận thức (khả năng hình thành trí nhớ)thấy rằng, việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH phù hợp về mặtphương pháp luận cũng như tâm lý nhận thức của con người (luận án toànvăn, từ tr.45 đến tr.53).1.2.2. Cơ sở thực tiễn

Nội dung khảo sát tình hình thực tiễn DH các KN Sinh học và DH phầnDTH ở trường THPT được trình bày trong luận án toàn văn từ tr.54 đến tr.60.

Kết quả điều tra thực trạng cho thấy, việc DH bộ môn SH nói chung vàphần DTH nói riêng còn một số tồn tại: Trong quá trình giảng dạy, các GVchủ yếu quan tâm đến dạy cho hết kiến thức có trong bài, chưa thực sựquan tâm rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập như kĩ năng hệ thống hóakiến thức, kĩ năng ghi tóm tắt và ghi nhớ kiến thức… Trong DH phầnDTH, các GV thường quan tâm đến từng KN, chưa thực sự chú trọng đếnhệ thống các KN có liên quan; nghĩa là chủ yếu cho HS nhìn thấy “cây”mà không thấy “rừng” nên HS còn bị động trong quá trình học tập . HS còngặp nhiều khó khăn trong việc so sánh các KN, vận dụng KN… nên chấtlượng học tập bộ môn của HS còn bị hạn chế.

TỔNG LUẬN CHƯƠNG 1Đối với bộ môn SH, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các KN, các quá

Page 6: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

6

trình, các quy luật SH liên hệ chặt chẽ với nhau, đượ c hình thành và pháttriển theo một trật tự logic. Việc giảng dạy các KN không chỉ để HS nắmvững nội hàm của KN mà còn phải làm cho HS biết cách sắp xếp các KNvào hệ thống các KN đã có. Nhờ đó giúp HS có được tư duy hệ thống, dễdàng lĩnh hội và khắc sâu kiến thức.

Qua nghiên cứu cho thấy: trên thế giới, BĐKN đã được nghiên cứu vàvận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đem lại rất nhiều tiện ích. ỞViệt Nam, việc thiết kế và sử dụng BĐKN còn ít tác giả quan tâm. Đã cómột số tác giả bước đầu nghiên cứ u về BĐKN trong DH, nhưng hầu hếtmới quan tâm đến tầm quan trọng của việc sử dụng BĐKN. Cho đến nay,chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về việc thiết kếvà sử dụng BĐKN trong DH nói chung và trong DH phần DTH của SH 12nói riêng. Vì vậy, việc tiếp tục làm rõ cơ sở lý thuyết của BĐKN cũng nhưxác định được quy trình thiết kế, quy trình sử dụng BĐKN vào quá trìnhDH bộ môn SH là rất cần thiết.

Qua nghiên cứu thực trạng DH bộ môn SH nói chung và phần DTHcủa SH 12 nói riêng chúng tôi thấy vẫn còn một số tồn tại làm hạn chế chấtlượng DH bộ môn. Vì vậy cần nghiên cứu cải tiến phương pháp, phươngtiện DH nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng DH Sinh học ở trường THPT.

Như vậy, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn khẳng định việc thiếtkế và sử d ụng BĐKN trong DH Sinh học nói chung và DH phần DTH củaSH 12 nói riêng là việc làm dựa trên những căn cứ khoa học vững chắc vàhết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.Chương 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONGDẠY HỌC PHẦN “DI TRUYỀN HỌC” GÓP PHẦN NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 122.1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần Di truyền học (Sinh học 12)

Việc phân tích nội dung, cấu trúc phần DTH cho biết được những đặcđiểm của phần DTH như độ khó, sự kế thừa… từ đó cho thấy việc thiết kếvà sử dụng BĐKN trong DH phần DTH là phù hợp và cần thiết.2.2. Các nguyên tắc thiết kế BĐKN

Để thiết kế được các BĐKN có chất lượng cần tuân thủ theo các nguyên

Page 7: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

7

tắc một cách chặt chẽ đó là: nguyên tắc vận dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống,nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phươngtiện DH, nguyên tắc phù hợp với trình độ nhận thức của HS . Ngoài ra việcsử dụng BĐKN trong DH cần tuân thủ theo các nguyên tắc như: Nguyên tắcđảm bảo tính chính xác khoa học, nguyên tắc phát huy tính tích cực chủđộng sáng tạo của HS, nguyên tắc đảm bảo sự đánh giá và tự đánh giá…(luận án toàn văn, từ tr.67 đến tr.73).2.3. Thiết kế BĐKN phần Di truyền học (Sinh học 12)2.3.1. Quy trình chung thiết kế BĐKN

Quy trình chung thiết kế BĐKN gồm các bước sau:

Ví dụ: Thiết kế BĐKN “Các quy luật di truyền qua nhân” (hình 2.1).Bước 1: Xác định mục tiêu, chủ đề trọng tâm của BĐKN.Mục tiêu là hệ thống hóa các quy luật di truyền qua nhân (gen trong

nhân - gen thuộc nhiễm sắc thể) bao gồm quy luật phân li, quy luật phân liđộc lập, quy luật tương tác gen, quy luật liên kết gen hoàn toàn, quy luậthoán vị gen… Chủ đề trọng tâm của BĐKN là trả lời cho câu hỏi “Các gen

Page 8: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

8

trên nhiễm sắc thể di truyền tuân theo những quy luật nào” hay chủ đềtrọng tâm là “Các quy luật di truyền qua nhân”.

Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung dạy học.Trước hết cần xác định được mạch logic của nội dung kiến thức . Mạch

logic của “Các quy luật di truyền qua nhân” được xác định theo bản chấtcủa các quy luật. Bản chất của các quy luật đó chính là mối quan hệ giữacác gen (quan hệ giữa các alen).

Hình 2.1. BĐKN “Các quy luật di truyền qua nhân”Sau khi xác định được mạch logic của nội dung kiến thức là mối quan

hệ giữa các gen, cần phân tích nội dung để xác định hệ thống các KN trongmối quan hệ logic: từ KN “Gen” (Gen là một đoạn của phân tử ADN mangthông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định…), phân tích các gen trong

Page 9: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

9

nhân có quan hệ với nhau như thế nào (thực chất sự quan hệ giữa các gen làquan hệ giữa các sản phẩm tổng hợp của gen) sẽ xác định được hai hệ thốnglà quan hệ giữa các gen alen và quan hệ giữa các gen không alen. Tương tựnhư vậy, khi phân tích quan hệ giữa các gen alen sẽ có hai mối quan hệchính là gen trội át hoàn toàn gen lặn và gen trội át không hoàn toàn genlặn… Bằng cách phân tích như vậy sẽ tìm được mối quan hệ logic giữa KNsau với KN trước cũng như mối quan hệ giữa các KN trong hệ thống KN.

Bước 3: Xác định các KN trong chủ đề.KN tổng quát: quan hệ giữa các gen; các KN trong hệ thống: quan hệ

giữa các gen alen, gen không alen, gen trội át hoàn toàn gen lặn, gen trội átkhông hoàn toàn gen lặn...

Bước 4: Tìm mối quan hệ giữa các KN . Xác định được mối quan hệ giữacác KN như quan hệ phụ thuộc, quan hệ ngang hàng; tìm từ nối phù hợp…

Bước 5: Thiết kế BĐKN sơ bộ (hình 2.1).Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện BĐKN.Khi duyệt lại BĐKN cần kiểm tra các vấn đề chính sau:- Kiểm tra mức độ phức tạp của BĐKN, nếu quá rắc rối cần đơn giản

hóa bản đồ cho dễ sử dụng. Với những BĐKN có số lượng KN không nhiềuthì cuối mỗi KN có thể thêm các nội dung để làm rõ những KN đó.

- Kiểm tra lại mức độ đủ và chính xác của các KN, vị trí các KN. Kiểmtra mức độ phù hợp của các từ nối giữa hai KN, các từ nối phải đảm bảocho mối quan hệ giữa hai KN tạo thành mệnh đề.2.3.2. Hệ thống BĐKN đã thiết kế phần Di truyền học (Sinh học 12)

Sản phẩm khoa học là 12 BĐKN thuộc chương 1, 2 phần DTH. CácBĐKN này đã được kiểm tra giá trị khoa học bởi các chuyên gia .2.3.3. Công cụ thiết kế BĐKN - phần mềm Cmap Tools

Cmap Tools là công cụ thiết kế BĐKN hiện đại dựa trên máy tính vàInternet - một tích hợp của kiến thức và thông tin trực quan. Phần mềm nàygiúp người sử dụng dễ dàng tạo lập và sửa đổi các BĐKN cũng như thuậnlợi cho việc liên kết với các nguồn dữ liệu. Ngoài ra còn cho phép nhữngngười sử dụng có thể trao đổi được với nhau (học hợp tác) khi thiết kế và

Page 10: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

10

sử dụng bản đồ trên máy nối mạng Internet.2.4. Sử dụng BĐKN trong dạy học phần Di truyền học (Sinh học 12)

Trong DH phần DTH (Sinh học 12), BĐKN được sử dụng trong cáckhâu của quá trình DH như: dạy kiến thức mới, hoàn thiện tri thức và trongkiểm tra đánh giá. BĐKN được dùng theo hướng tăng dần mức độ tích cựccủa HS trong việc tham gia thiết kế BĐKN, cụ thể:

Mức độ 1: GV sử dụng BĐKN hoàn chỉnh cung cấp cho HS học tập.Mức độ 2: GV sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động học tập của HS

theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.Mức độ 3: Hướng dẫn HS học tập bằng cách tự thiết kế và sử dụng

BĐKN. Ở mức độ này, GV hướng dẫn HS tự thiết kế các BĐKN trong quátrình DH mà mục tiêu cuối cùng hướng tới là HS có khả năng tự thiết kếvà khai thác BĐKN. Khi HS tự thiết kế BĐKN, thì các BĐKN là sản phẩmquá trình hoạt động tư duy của HS.2.4.1. Sử dụng BĐKN trong dạy kiến thức mới

Quy trình chung gồm các bước sau :

Ví dụ: Sử dụng BĐKN trong dạy mục “Nhân đôi của ADN ở sinh vậtnhân sơ” (SH 12). Trên cơ sở xác định mục tiêu, phương pháp, phươngtiện DH, GV có thể tổ chức HS lĩnh hội kiến thức mới theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức.

Page 11: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

11

Bước 2: Sử dụng BĐKN khuyết để tổ chức các hoạt động học tập theohướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS.

- GV cung cấp cho học sinh BĐKN khuyết về “Nhân đôi của ADN”đã học ở SH 9 (hình 2.5) cùng các nhiệm vụ để tổ chức HS thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu BĐKN khuyết (hình 2.5). Hãy ôn tập cáckiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi và điền các KN còn khuyết vào bảnđồ. (hình 2.5 và nội dung các câu hỏi trong luận án toàn văn, tr.89).

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu nội dung SGK Sinh học 12, quan sát hình vẽ vềquá trình nhân đôi ADN và trả lời các câu hỏi, qua đó xác định các KNmới và hoàn thiện BĐKN khuyết về “Nhân đôi của ADN” SH 12 (hình 2.6).

Hình 2.6. BĐKN khuyết về “Nhân đôi của ADN” lớp 12- HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ

như phân tích, tổng hợp kiến thức, hoàn thiện BĐKN khuyết, trả lời cáccâu hỏi. Thông qua việc thực hiện các hoạt động học tập, HS sẽ định nghĩađược KN, hiểu rõ các KN và đưa KN mới vào hệ thống các KN đã biết.

Page 12: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

12

- GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận.- GV điều chỉnh, kết luận và cung cấp BĐKN hoàn chỉnh.Bước 3: Luyện tập và vận dụng KN .Sử dụng bài tập: Cho 1 đoạn ADN (chứa 1 gen cấu trúc). Hãy xác định

cấu trúc của 2 ADN “con” được tạo thành.5’ ATGGXTAAA...GGXTTATAG 3’3’ TAXXGATTT...XGGAATATX 5’

Bước 4: Đề ra hướng phát triển KN tiếp theo để HS tự nghiên cứunhư: “Nhân đôi ADN” ở sinh vật nhân thực có những đặc điểm khác với“Nhân đôi ADN” ở sinh vật nhân sơ, vậy đó là những đặc điểm gì và vìsao có đặc điểm đó? Hoặc: nếu trong quá trình tái bản ADN mà xảy ra viphạm nguyên tắc bổ sung thì hậu quả như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì?2.4.2. Sử dụng BĐKN trong hoàn thiện tri thức2.4.2.1. Sử dụng BĐKN để tổ chức các hoạt động ôn tập, củng cố kiếnthức của HS

Lưu ý ở bước 1, GV cần thực hiện được hai nhiệm vụ chính: thứ nhất,GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức (hệ thống hóa kiến thức) thông quaviệc tham gia thiết kế và hoàn thiện BĐKN; thứ hai, GV Tổ chức HS vừa

Quy trình chung gồm các bước sau:

Page 13: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

13

hoàn chỉnh BĐKN vừa khai thác BĐKN để trả lời các câu hỏi và bài tậpqua đó nắm vững kiến thức (thực chất là hướng dẫn HS chuyển từ ngôn ngữ“bản đồ” sang ngôn ngữ “ngữ nghĩa” để vận dụng).

Ví dụ: Sử dụng BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã” (DM) trong hoạtđộng củng cố sau khi dạy bài 2 (SH 12).

Bước 1: GV cung cấp BĐKN khuyết (hình 2.7), các nhiệm vụ (trongphiếu học tập) để HS thực hiện và tổ chức HS thực hiện các nhiệm vụ đó.Ở bước này, GV cần tổ chức cho HS củng cố kiến thức thông qua việctham gia thiết kế BĐKN “Dịch mã” và tổ chức HS khai thác BĐKN vừahoàn chỉnh để trả lời các câu hỏi qua đó nắm vững kiến thức.

Hình 2.7. BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã”PHIẾU HỌC TẬP

Hãy vận dụng kiến thức đã học về cơ chế “Dịch mã” để hoàn thànhcác nhiệm vụ sau trong thời gian 7 phút:

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu BĐKN khuyết về DM, từ kiến thức đã học,

Page 14: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

14

em hãy kiểm tra mức độ chính xác của những KN đã có, đồng thời bổ sungcác KN còn thiếu từ KN 1-6 để hoàn thiện BĐKN.

Nhiệm vụ 2: Từ BĐKN đã hoàn chỉnh, hãy tìm nội dung trả lời cho cáccâu hỏi sau:

Câu 1. DM là gì? Nêu vai trò của các yếu tố cơ bản tham gia DM?Câu 2. Kết quả của quá trình DM? Giải thích vì sao chuỗi polipeptit

được tổng hợp là bản dịch chính xác từ mARN?Câu 3. Nêu mối quan hệ giữa ADN (gen) - mARN - Prôtêin - tính trạng.Bước 2: HS (hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm) vận dụng các kiến

thức đã học về DM để thực hiện nhiệm vụ như: xác định các KN còn thiếu(KN ARN, riboxom, axit amin, nguyên tắc bổ sung…), hoàn thiện bản đồ,đọc nội dung bản đồ, sửa các lỗi và trả lời các câu hỏi có liên quan... Quađó hiểu sâu và nắm vững kiến thức về cơ chế DM.

Bước 3: HS thảo luận, báo cáo, sửa chữa.Bước 4: GV đánh giá, kết luận và đề ra hướng ôn tập tiếp theo để HS

tự nghiên cứu và hoàn thiện tri thức.2.4.2.2. Tổ chức HS ôn tập, củng cố bằng cách tự thiết kế BĐKN

Quy trình chung gồm các bước sau:

Ví dụ: Tổ chức HS ôn tập các cơ chế di truyền bằng cách tự thiết kế BĐKN“Các cơ chế của hiện tượng di truyền” (SH 12).

Page 15: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

15

Bước 1: GV sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng HS thiết kế BĐKN .GV sử dụng câu hỏi để tổ chức HS xác định chủ đề và mạch logic nội

dung, xác định được các KN và tìm mối quan hệ giữa các KN (từ nối).Câu 1: Cơ sở vật chất của các cơ chế di truyền là gì? Mối quan hệ giữa

các tổ chức vật chất đó?Câu 2: Cơ chế truyền thông tin di truyền trong tế bào? Cơ chế truyền

thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể?Bước 2: HS (hoạt động nhóm) thiết kế BĐKN theo định hướng của GV.- HS nghiên cứu, phân tích xác định chủ đề của nội dung ôn tập là

“Các cơ chế của hiện tượng di truyền”.- HS thông qua việc trả lời các câu hỏi tìm ra mạch logic của nội dung

ôn tập. Cụ thể:Câu 1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền là ADN, Gen, nhiễm

sắc thể. Mối quan hệ: ADN là thành phần chính tạo nên nhiễm sắc thể,ADN có đơn vị hoạt động chức năng là gen.

Câu 2.+ Mối quan hệ ADN mARN Prôtêin Tính trạng qua cơ chế

Phiên mã, dịch mã là cơ chế truyền thông tin di truyền trong tế bào.+ Cơ chế tự sao của ADN kết hợp với nhân đôi của nhiễm sắc thể

trong nguyên phân là cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tếbào và qua thế hệ cơ thể (ở loài sinh sản vô tính).

+ Sự kết hợp 3 cơ chế giảm phân, thụ tinh và nguyên phân là cơ chếtruyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính.

Từ đó HS xác định được mạch logic của nội dung kiến thức: cấu trúcvật chất di truyền - sự vận động của vật chất di truyền.

- HS xác định được các KN trong chủ đề: Các KN về cấu trúc như KNgen trong mối quan hệ với KN ADN và KN nhiễm sắc thể; các KN về cơchế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử nh ư tự sao, phiên mã trongmối quan hệ với cơ chế dịch mã…

- HS sắp xếp các KN vào hệ thống để hoàn thiện BĐKN.Bước 3: Các nhóm HS báo cáo, thảo luận, sửa chữa.Bước 4: GV đánh giá, kết luận và cung cấp BĐKN hoàn chỉnh.

Page 16: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

16

2.4.3. Sử dụng BĐKN trong kiểm tra, đánh giáQuy trình gồm các bước sau:

Việc đánh giá có thể thực hiện ở hai mức độ: mức 1, GV đánh giá, chođiểm; mức 2, GV cung cấp đáp án để HS tự đánh giá, cho điểm, GV điều chỉnh.

Ví dụ: Sử dụng BĐKN khuyết trong kiểm tra đánh giá nội dung kiếnthức về cơ chế “Phiên mã” (luận án toàn văn, tr.110).

TỔNG LUẬN CHƯƠNG 2Việc thiết kế BĐKN trong quá trình DH được thực hiện dựa trên

những căn cứ có cơ sở khoa học là 3 nguyên tắc chính bao gồm: nguyêntắc tiếp cận cấu trúc hệ thống, nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nộidung - phương pháp - phương tiện trong quá trình DH, nguyên tắc đảmbảo tính vừa sức của HS. Việc thiết kế được diễn ra theo 6 bước chặt chẽ.

Việc sử dụng BĐKN trong DH phần DTH của SH 12 là để tổ chức cáchoạt động học tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thận thức củaHS, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động dạy của thầy và hoạtđộng học của trò. Qua đó không những giúp HS nắm vững kiến thức, kĩnăng, phát triển nhân cách mà còn rèn luyện cho HS cách học theo hướngtiếp cận lý thuyết hệ thống.

Có thể sử dụng BĐKN trong quá trình DH bao gồm: dạy kiến thứcmới, hoàn thiện tri thức và trong kiểm tra đánh giá. Việc sử dụng BĐKNtheo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chấtlượng DH bộ môn SH ở trườ ng THPT.

Page 17: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

17

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểmtrắc nghiệm trong TN đợt 1

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiếnđiểm trắc nghiệm trong TN đợt 1

0

5

10

15

20

25

30

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

fi%

xi

ĐC

TN

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

fi%

xi

ĐC

TN

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm: Triển khai việc thiết kế và sử dụngBĐKN phần DTH (Sinh học 12) trong thực tiễn DH để khẳng định tínhđúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra.3.2. Nội dung thực nghiệm: Nội dung TN được dạy hầu hết các bài trongchương 1, chương 2 phần DTH, trong đó chọn 6 bài để đánh giá.3.3. Tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả thực nghiệm

Dựa theo hệ thống phân loại của Benjamin Bloom để đánh giá khả năngnhận thức của HS khi DH bằng BĐKN (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) vàđánh giá khả năng hệ thống hoá kiến thức của HS. Ngoài ra còn đánh giávề mặt tâm lý sư phạm của HS bao gồm thái độ, hứng thú, tình cảm...3.4. Tiến trình thực nghiệm sư phạm3.4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm: TN sư phạm được tiến hành tronghai đợt: Đợt 1: Năm học 2010 – 2011; đợt 2: Năm học 2011 – 2012.3.4.2. Chọn mẫu: Chọn trường TN, Chọn GV, HS tham gia TN.3.4.3. Kiểm tra, thu số liệu: Tiến hành kiểm tra và thu thập số liệu củacác bài kiểm tra (trắc nghiệm, tự luận) trong TN và sau TN.3.5. Kết quả và bàn luận3.5.1. Kết quả về mặt định lượng3.5.1.1. Kết quả các bài kiểm tra trong TN đợt 1

Kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm trong TN đợt 1

Page 18: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

18

Kết quả cho thấy điểm số trung bình của nhóm lớp TN (7.2) cao hơnnhóm lớp ĐC (6.7). Để khẳng định điều này cần tiến hành so sánh giá trịtrung bình và phân tích phương sai (bảng 3.3, 3.4 luận án toàn văn). Giảthuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập củanhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữakết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Kết quả kiểm địnhcho thấy trị số tuyệt đối của U = 10.4 > 1.96 (trị số z tiêu chuẩn), với xácxuất là 1.64 > 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1;nghĩa là kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Tiến hành phân tích phương sai. Giả thuyết HA đặt ra là: “DH phầnDTH bằng BĐKN và các phương pháp khác tác động như nhau đến mứcđộ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và ĐC”. Bảng phân tích phương saicho biết trị số FA = 108.9 > F crit (tiêu chuẩn) = 3.84, nên giả thuyết HA

bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết Ha; nghĩa là DH bằng BĐKN học sinh hiểubài hơn.

* Kết quả kiểm tra 1 tiết trong TN đợt 1

Kết quả so sánh giá trị trung bình và kiểm định giả thuyết H0 cho thấyX TN (7.41) >X ĐC (6.81). So sánh giá trị trung bình (bảng 3.7, luận án toànvăn): Trị số tuyệt đối của U (6.46) > trị số z tiêu chuẩn (1.96), giả thuyếtH0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1; nghĩa là kết quả điểm kiểm tra 1 tiếtở nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểmkiểm tra 1 tiết trong TN

Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiếnđiểm kiểm tra 1 tiết trong TN

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Xi

f%

ĐC

TN

0

5

10

15

20

25

30

35f%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10Xi

ĐC

TN

Page 19: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

19

0

5

10

15

20

25

30f%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xi

ĐC

TN

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xi

f%

ĐC

TN

Hình 3.6. Biểu đồ tần suất điểmtrắc nghiệm trong TN đợt 2

Hình 3.7. Đồ thị tần suất hội tụ tiếnđiểm trắc nghiệm trong TN đợt 2

Phân tích phương sai (bảng 3.8, luận án toàn văn) cho thấy : trị số FA =41.66 > F tiêu chuẩn (3.84), giả thuyết HA bị bác bỏ; nghĩa là hai cách dạy ởTN đợt 1 tác động khác nhau đến khả năng hệ thống hoá kiến thức của HS,khả năng hệ thống hóa của nhóm lớp TN tốt hơn nhóm lớp ĐC.3.5.1.2. Kết quả các bài kiểm tra sau TN đợt 1

So sánh các tham số đặc trưng kết quả điểm kiểm tra của 2 nhóm TNvà ĐC thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. So sánh các tham số đặc trưng giữa nhóm lớp TN và ĐC

PA ni X S Cv% dTN-ĐC td

ĐC 949 6.63 1.43 21.60.7 11.13

TN 947 7.33 1.33 18.1Điểm trung bình cộng qua 2 lần kiểm tra sau TN của nhóm lớp TN đều

cao hơn so với nhóm lớp ĐC. Điểm trung bình cộng giữa nhóm lớp TN vàĐC có sự chênh lệch đáng kể (0.7), điều này có nghĩa là: HS nhóm lớp TNtương đối ổn định về điểm số, còn HS nhóm lớp ĐC có điểm số giảm nhiềuso với trong TN. Như vậy chứng tỏ mức độ lưu giữ kiến thức đã học ở nhómlớp TN tốt hơn nhóm lớp ĐC.

Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của nhóm lớp TN đều thấp hơn sovới nhóm lớp ĐC. Điều này cho thấy kết quả thực nghiệm là đáng tin cậy.3.5.1.3. Kết quả các bài kiểm tra trong TN đợt 2

* Kết quả các bài kiểm tra trắc ngh iệm trong TN đợt 2

Page 20: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

20

Hình 3.8. Biểu đồ tần suấtđiểm kiểm tra 1 tiết đợt 2

Hình 3.9. Đồ thị tần suất hội tụtiến điểm kiểm tra 1 tiết đợt 2

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Xi

f%

ĐC

TN

0

5

10

15

20

25

30

35

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

f%

Xi

ĐC

TN

Kết quả cho thấy X TN (7.48) > X ĐC (6.77). Để khẳng định điều nàycần tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai (bảng3.13, 3.14, luận án toàn văn). Kết quả phân tích cho thấy: trị số tuyệt đốicủa U (14.42) > trị số z tiêu chuẩn (1.96), giả thuyết H 0 bị bác bỏ; nghĩa làkết quả học tập ở nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC và sự khác biệt nàycó ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích phương sai cho thấy FA = 207.88 >F tiêu chuẩn = 3.84 do đó giả thuyết HA bị bác bỏ. Điều này cho thấynguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS là do PPDH.

* Kết quả kiểm tra 1 tiết trong TN đợt 2

Điểm trung bình của nhóm lớp TN (7.68) cao hơn nhóm lớp ĐC (6.87).So sánh giá trị trung bình và kiểm định giả thuyết H0 (bảng 3.17, luận ántoàn văn): Trị số U = 9.24 > trị số Z tiêu chuẩn ( 1.96); như vậy sự khácbiệt điểm số trung bình giữa nhóm lớp TN với nhóm lớp ĐC là có ý nghĩa.

Phân tích phương sai (bảng 3.18, luận án toàn văn) cho thấy: Trị sốFA (85.46) > F crit (3.84), do đó có thể kết luận: nguồn dẫn tới sự khácbiệt về kết quả học tập ở hai nhóm lớp là do PPDH khác nhau và sự khácbiệt này có ý nghĩa.3.5.1.4. Kết quả các bài kiểm tra sau TN đợt 2

So sánh các tham số như giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn,hệ số biến thiên kết quả điểm của 2 nhóm lớp lớp TN và ĐC (bảng 3.20).

Kết quả cho thấy X TN (7.59) > X ĐC (6.72). Sự chênh lệch về X giữa

Page 21: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

21

nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC là đáng kể (0.87) có nghĩa là : HS nhóm lớpTN ổn định về điểm số hơn so với HS nhóm lớp ĐC, điều này chứng tỏmức độ lưu giữ kiến thức đã học ở nhóm lớp TN tốt hơn nhóm lớp ĐC.

Bảng 3.20 . So sánh các tham số đặc trưng giữa nhóm lớp TN và ĐC sau TN

Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của nhóm lớp TN đều thấp hơn sovới nhóm lớp ĐC điều này cho thấy lượng kiến thức lĩnh hội của các HSnhóm lớp TN là khá đồng đều và hiệu quả sử dụng BĐKN trong DH phầnDTH (Sinh học 12) là đáng tin cậy.3.5.1.5. Nhận xét chung về mặt định lượng qua 2 năm thực nghiệm

Phân tích kết quả TN của 2 đợt chúng tôi nhận thấy:1. Điểm trung bình cộng của các bài kiểm tra của nhóm lớp TN luôn cao

hơn nhóm lớp ĐC, chứng tỏ khả năng hiểu bài và tổng hợp kiến thức củaHS khi học bằng BĐKN ở nhóm lớp TN tốt hơn nhóm lớp ĐC.

2. Qua so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểmkiểm tra giữa nhóm lớp TN và ĐC thấy rằng kết quả ở nhóm lớp TN làchắc chắn và ổn định hơn so với ĐC. Qua so sánh độ tin cậy chứng tỏ kếtquả lĩnh hội kiến thức của nhóm lớp TN cao hơn ĐC là đáng tin cậy.

3. Khi so sánh kết quả của các bài kiểm tra 10 phút với các bài kiểmtra 45 phút thấy rằng điểm số của bài 45 phút thường cao hơn so với bài 10phút và của nhóm lớp TN cao hơn nhiều so với nhóm lớp ĐC, chứng tỏkhả năng hệ thống hóa kiến thức ở nhóm lớp học bằng BĐKN theo đúngquy trình cao hơn so với nhóm lớp không học bằng BĐKN.

4. So sánh kết quả của các bài kiểm tra trong và sau TN của mỗi đợt TNthấy rằng điểm trung bình cộng giữa nhóm lớp TN và ĐC có sự chênh lệchđáng kể. HS nhóm lớp TN tương đối ổn định về điểm số, còn HS nhóm lớpĐC có điểm số giảm tương đối nhiều so với trong TN. Như vậy ch ứng tỏmức độ lưu giữ kiến thức đã học ở nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC. Từđó thấy được mức độ ảnh hưởn g của việc thay đổi PPDH đến kết quả học

PA ni X S Cv% dTN-ĐC td

ĐC 946 6.72 1.46 21.70.87 13.43

TN 940 7.59 1.35 17.8

Page 22: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

22

tập cũng như độ bền kiến thức của HS giữa nhóm lớp TN và ĐC.5. So sánh các giá trị trung bình, hiệu số trung bình cộng của các nhóm

lớp TN so với ĐC ở đợt TN thứ 2 thấy cao hơn so với đợt TN lần 1. Điềunày có thể giải thích do đợt 1 các GV chưa thật sự quen và chưa thật sựchủ động, linh hoạt trong việc tổ chức HS lĩnh hội kiến thức bằng BĐKNnên sự chênh lệch điểm số là không lớn lắm (0.54). Sau 1 năm dạy thựcnghiệm, do các GV đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kếvà sử dụng BĐKN trong DH nên sự chênh lệch điểm số là khá lớ n (0.76).Qua đó thấy được ảnh hưởng của việc thay đổi PPDH của GV đến kết quảhọc tập của HS trong việc có hay không sử dụng BĐKN theo đúng quytrình khoa học trong DH phần DTH (Sinh học 12).3.5.2. Kết quả về mặt định tính.

Dựa trên khả năng tổng hợp và khái quát hoá của HS về các KN đãhọc cũng như đánh giá về hứng thú học tập của HS, chúng tôi nhận thấykhả năng tổng hợp và khái quát hóa của HS lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC,điều này được thể hiện ở bài làm của HS (luận án toàn văn, tr.129 - 133).HS ở lớp TN tỏ ra rất hứng thú cũng như tích cực trong thực hiện các hoạtđộng học tập.

TỔNG LUẬN CHƯƠNG 3BĐKN có thể được sử dụng trong tất cả các khâu trong quá trình DH

nhưng hiệu quả hơn cả là sử dụng BĐKN trong dạy bài mới, trong củng cốkiến thức và trong tự học của HS.

Sử dụng BĐKN để tổ chức hoạt động nhận thức sẽ giúp cho HS yêuthích bộ môn hơn, hiểu bài hơn, ghi nhớ và vận dụng tốt hơn. Học bằngBĐKN sẽ rèn luyện cho HS khả năng tư duy logic, kĩ năng hệ thống hóakiến thức và các kĩ năng tự học khác.

Kết quả thu được sau hai đợt thực nghiệm, cả về mặt định lượng lẫnmặt định tính, tuy phạm vi TN chưa rộng nhưng cho phép kết luận: Thiếtkế và sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) theo đúng quytrình khoa học thì đã góp phần nâng cao hiệu quả DH bộ môn SH. Điềunày đã khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việ c sử dụng BĐKNtrong dạy và học phần DTH ở trường THPT.

Page 23: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. KẾT LUẬNTừ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng

BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12), chúng tôi có thể rút ra một sốkết luận sau:

1. Việc nghiên cứu và vận dụng quy trình thiết kế, quy trình sử dụngBĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) có các cơ sở lý luận vững chắc(cơ sở triết học, cơ sở lý thuyết thông tin, cơ sở tâm lý nhận thức) và cơ sởthực tiễn dạy học (kết quả khảo sát thực trạng DH phần DTH ở trườngTHPT), đã góp phần phát triển lý luận PPDH theo hướng phát huy tínhtích cực nhận thức của HS ở trường THPT.

2. Việc thiết kế các BĐKN cần dựa trên hệ thống các nguyên tắc thiếtkế, đó là: nguyên tắc cấu trúc hệ thống, nguyên tắc thống nhất giữa mụctiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học, nguyên tắc phù hợpvới trình độ nhận thức của HS ; BĐKN có thể được thiết kế theo một quytrình khoa học với 6 bước chặt chẽ. Trên cơ sở đó, đã thiết kế được 12BĐKN thuộc chương 1, 2 phần DTH, các BĐKN này đã được các chuyêngia khẳng định về chất lượng và giá trị sử dụng .

3. Luận án đã xác định được quy trình sử dụng BĐKN trong DH phầnDTH (Sinh học 12) trong tất cả các khâu của quá trình DH như: dạy kiếnthức mới, hoàn thiện tri thức và kiể m tra đánh giá. Việc sử dụng BĐKN ởcác mức độ theo hướng tăng dần hoạt động tích cực của HS, từ mức độBĐKN được sử dụng như một công cụ để GV tổ chức các hoạt động họctập của HS, đến mức độ cao hơn: BĐKN được HS tự thiết kế và sử dụng -BĐKN là sản phẩm tư duy của HS. Ngoài ra, qua cách thức tổ chức cáchoạt động học tập bằng BĐKN cho HS, GV vừa dạy KN vừa dạy HS cáchhọc, cách tư duy khoa học, tư duy hệ thống nhằm đảm bảo cho HS có thểthực hiện quá trình học tập đạt kết quả tốt trong những tình huống h ọc tậpxác định.

Page 24: MỞ ĐẦU Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới PPDH ở trường phổ ...vnies.edu.vn/upload/Boiduong/HongTutttv .pdfchọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bản

24

4. Kết quả điều tra, khảo sát thực tế và thực nghiệm sư phạm cho thấyviệc sử dụng các BĐKN đã thiết kế vào quá trình dạy và học phần DTH làkhả thi và hiệu quả. Bước đầu khẳng định hiệu quả của quy trình thiết kếvà sử dụng BĐKN trong DH phần DTH (Sinh học 12) mà luận án đã đềxuất, phù hợp với giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra ban đầu.B. KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục triển khai thực nghiệm quy trình thiết kế và sử dụng BĐKNtrong DH phần DTH của SH 12 cho các trường THPT.

2. Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng quy trình thiết kế và sử dụngBĐKN trong DH các học phần khác của chương trình SH ở trường THPT.

3. Cần đưa nội dung thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH vào họcphần PPDH Sinh học trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngànhSH nhằm làm phong phú thêm hệ thống PPDH Sinh học theo hướng tíchcực hoá hoạt động nhận thức của HS.