20
Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-03: Tin trong tỉnh Trang 04: Thông tin mới cập nhật Trang 05: Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 06-10: Xuất nhập khẩu Trang 11-12: Sản xuất kinh doanh Trang 13-15: Tin thế giới Trang 16-20: Doanh nghiệp cần biết Muïc luïc Tin trong tænh Thoâng tin môùi caäp nhaät Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát m m m m m m m SOÁ 12 T6-2013

m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-03: Tin trong tỉnhTrang 04: Thông tin mới cập nhật Trang 05: Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 06-10: Xuất nhập khẩuTrang 11-12: Sản xuất kinh doanh Trang 13-15: Tin thế giớiTrang 16-20: Doanh nghiệp cần biết

Muïc luïc

Tin trong tænhThoâng tin môùi caäp nhaätThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuTin theá giôùiSaûn xuaát kinh doanhDoanh nghieäp caàn bieát

m

m

m

m

m

m

m

SOÁ 12T6-2013

Page 2: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHĐồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó

Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm một số cơ sở sản xuất thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Ninh Thuận

(NTO) Chiều 6-6, đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã đến thăm cơ sở sản xuất gạch không nung và Nhà máy gạch Tuy-nen Mỹ Sơn (thuộc Công ty Cổ phần Xây dựng Ninh Thuận). Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của lãnh đạo Công ty, dây chuyền sản xuất gạch không nung được Công ty đầu tư với tổng mức 15 tỷ đồng theo công nghê tiên tiến của Trung Quốc với sản lượng 30 triêu viên/năm. Đây là sản phâm mới thực hiên theo tinh thần Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 09 của Bộ Xây dựng và Quy hoạch phát triên vật liêu xây dựng của tỉnh ta đến năm 2020. Theo Quy hoạch, sản phâm gạch không nung được đưa vào xây dựng tại các công trình trong khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật… bảo đảm thân thiên với môi trường và phát triên bền vững đô thị. Được biết, từ nay đến cuối năm đơn vị sản xuất đạt sản lượng 15 triêu viên đê cung ứng cho các công trình xây dựng, giá thành bằng hoặc sẽ thấp hơn gạch nung truyền thống. Tại Nhà máy gạch Tuy-nen Mỹ Sơn nhờ áp dụng cơ giới hóa trong các dây chuyền sản xuất… nên đã giảm gần 50% lao động, đồng thời hạ trên 10% giá thành sản phâm gạch. Được biết, nhà máy sản xuất hàng năm 20 triêu viên đê cung ứng cho nhu cầu xây dựng trên thị trường.

Tại các nơi đến thăm, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tìm hiêu tình hình thực tế sản xuất, thuận lợi cũng như khó khăn của doanh nghiêp và thu nhập, viêc làm, đời sống của công nhân lao động tại các cơ sở sản xuất. Đồng chí mong rằng, Công ty cần gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và quan tâm ổn định viêc làm nâng cao thu nhập cho người lao động.

Phòng QLCN - Tuấn Dũng (nguồn: Báo điên tử Ninh Thuận)

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành tham quan cơ sở sản xuất gạch

không nung. Ảnh: Văn Miên.

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ngành tham quan cơ sở sản xuất gạch

tuy-nen Mỹ Sơn. Ảnh: Văn Miên.

Page 3: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Nhằm tăng cường kỷ cương pháp luật, ngăn chặn, hạn chế tối đa những vi phạm có thê xảy ra trong kinh doanh xăng dầu và LPG, triên khai đồng bộ các giải pháp đê khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và LPG thời gian qua. Ngày 16/5/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Chỉ thị số 13/2013/CT-UBND về viêc tăng cường kiêm tra, kiêm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyên, thành phố và cơ quan, đơn vị liên quan tập trung rà soát lại quy hoạch hê thống phân phối xăng dầu và các điêm bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, kiên quyết di dời các cơ sở kinh doanh xăng dầu chưa phù hợp với quy hoạch đã được phê duyêt; Rà soát, đánh giá sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật hiên hành về quản lý hoạt động kinh

doanh xăng dầu, LPG với thực tế sản xuất, kinh doanh đê kiến nghị cấp có thâm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong kinh doanh xăng dầu và LPG; Tăng cường kiêm tra, giám sát viêc chấp hành các quy

định của pháp luật về điều kiên kinh doanh, điều kiên an toàn phòng chống cháy nổ đối với các doanh nghiêp, cơ sở kinh doanh xăng dầu và LPG trên địa bàn tỉnh; Thường xuyên theo dõi tình hình cung ứng xăng dầu, LPG trên địa bàn, khi có dấu hiêu khan nguồn kịp thời yêu cầu doanh nghiêp có biên pháp khắc phục, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương đê có phương án chỉ đạo, hướng xử lý và điều tiết nguồn cung.

Chỉ thị này có hiêu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kê từ ngày ký ban hành.

Nguyên Vũ – Phòng QLTM

Kết quả công tác Quản lý thị trường tháng 5 năm 2013

Tháng 05/2013 là thời gian diễn ra các hoạt động chào mừng lễ 30/4 và 01/5, với viêc nghỉ lễ nhiều ngày là dịp đê du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại địa phương. Do đó tình hình thị trường trở nên sôi động hơn so với tháng trước, lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; không xảy ra hiên tượng tăng giá đột biến tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu resort, … Giá của một số mặt hàng tiêu dùng trong tháng có biến động tăng, giảm như: Gạo, nếp tăng 400 - 500 đ/kg; xi măng Hoàng Mai tăng 20.000đ/tấn; giá xăng dầu các loại giảm từ 100 – 320 đ/lít; phân Lân Long Thành, Lâm Thao và Kali đỏ đứng giá, riêng Phân Đạm Phú Mỹ trong tháng tăng 500đ/kg, đến cuối tháng giảm 500đ/kg, Phân Lân đầu trâu tăng 500 – 1.000 đ/kg; các mặt hàng thiết yếu khác vẫn ở mức giá bình ổn.

Thực hiên chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Công Thương Ninh Thuận, trong tháng 5/2013 Chi cục quản lý thị trường đã kiêm tra được 113 vụ (chấp hành tốt 76 vụ, vi phạm bị xử lý 37 vụ) với tổng số tiền thu được trong kỳ là 275.730.000 đồng

(phạt VPHC 80.350.000 đồng, truy thu và phạt thuế 5.100.000 đồng, hàng hóa tịch thu chờ bán là 190.280.000 đồng).

Theo đó, các hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm chủ yếu là vận

Page 4: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

THÔNG TIN MỚI CẬP NHẬT

THOÂNG TIN MÔÙI CAÄP NHAÄT

chuyên lưu thông hàng hóa nhập khâu không có hoá đơn chứng từ kèm theo hoặc sử dụng hóa đơn quay vòng, trốn lậu thuế; hàng hoá có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Viêt Nam; vận chuyên hàng cấm; không có giấy chứng nhận đủ điều kiên kinh doanh nguyên liêu thuốc lá; không có Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá; kinh doanh hàng cấm; không niêm yết giá bán; kinh doanh hàng hóa có chất

lượng không phù hợp với quy chuân kỹ thuật.

Điên hình như: Ngày 23/4/2013, Đội quản lý thị trường số 5 phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) kiêm tra xe tải mang biên kiêm soát 37N - 3552, phát hiên trên xe vận chuyên hàng hóa nhập lậu gồm: Bình xịt xe ô tô các loại, bơm xăng xe ô tô, Quạt làm mát máy và nhiều mặt hàng khác. Chi cục QLTT đã ra Quyết định xử lý VPHC 6.000.000 đồng, đồng thời tịch

thu số hàng hóa trên; Vào ngày 6/5/2013 Đội QLTT số 2 phối hợp với Công an kinh tế huyên Ninh Sơn kiêm tra xe tải mang biên kiêm soát 60L - 9131, phát hiên trên xe vận chuyên 6.190kg thuốc lá lá vàng sấy cho Công ty TNHH Nhất Gia nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiên kinh doanh nguyên liêu thuốc lá. Đội đã trình UBND huyên Ninh Sơn ra quyết định xử phạt 15.000.000 đồng.

Nguyên Vũ – Phòng QLTM

Thông tin cập nhật Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử

Nhằm quy định về viêc phát triên, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điên tử, ngày 16/5/2013, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điên tử.

Theo Nghị định, các hoạt động của Website thương mại điên tử bán hàng; sàn giao dịch thương mại điên tử; website khuyến mại trực tuyến; web-site cung ứng dịch vụ thương mại điên tử; hoạt động đánh giá tín nhiêm website thương mại điên tử cần phải được đăng ký, thông báo thiết lập website hoặc cấp phép cho thương nhân, tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vê thông tin cá nhân trong thương mại điên tử.

Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, thương nhân, tổ chức cá nhân cung ứng cấp dịch vụ thương mại điên tử phải báo cáo Bộ Công thương số liêu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó theo điều 8 của Nghị định.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương có trách nhiêm xây dựng, cập nhật và duy trì Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điên tử nhằm:

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điên tử bán hàng; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục đăng ký website cung cấp dịch thương mại điên tử; Cung cấp thông tin hướng dẫn về quy trình và biêu mẫu thủ tục đăng ký, thủ tục xin cấp phép dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng nhận trong thương mại điên tử; công bố công khai thông tin về danh sách các website thương mại điên

tử đã thực hiên thủ tục thông báo và đăng ký, danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiêm website thương mại điên tử, danh sách các website thương mại điên tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng.

Và Nghị định cũng nêu rõ tính an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại nhằm bảo vê thông tin cá nhân trong thương mại điên tử thông qua chính sách bảo vê thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điên tử và có hiêu lực thi hành kề từ ngày 01/07/2013.

Thông tin chi tiết Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điên tử

www. ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/soct

PNT

Page 5: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Tháng 5, CPI cả nước giảm nhẹ

Ngày 24-5, Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 giảm 0,06% so với tháng trước, song vẫn tăng 6,36% so với tháng 5-2012.

Trước đó, Tổng cục Thống kê cũng cho biết CPI của hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều giảm, dao động trong khoảng 0,16-0,22% so với tháng trước. Tính chung, 5 tháng đầu năm 2013, CPI cả nước tăng 6,74% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong tháng 5, nhu cầu tiêu dùng không tăng khiến nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35%, nhóm hàng lương thực giảm 0,69% và nhóm thực phâm giảm 0,45%. Trong khi đó nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình vẫn tăng 0,32% (một phần do đầu tháng có dịp nghỉ lễ dài).

Đáng chú ý, cũng trong tháng 5, Ngân hàng nhà nước và Bộ Xây dựng đã công bố tung gói hỗ trợ tín dụng bất động sản 30.000 tỷ đồng dành cho nhóm nhà ở thu nhập thấp, song thị trường bất động sản vẫn trầm lắng; nhóm nhà ở và vật liêu xây dựng đã giảm 0,53%.

Tiếp đó, nhóm giao thông giảm 0,57% nguyên do giá xăng dầu điều chỉnh giảm hai lần trong tháng. Cùng với xăng dầu, giá gas cũng giảm

tới 4,84% do giá gas thế giới giảm tác động đáng kê kéo CPI chung đi xuống.

Bên cạnh những nhóm hàng quan trọng giảm trên có 7 nhóm hàng hoá có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh 1,58%.

Không nằm trong nhóm hàng tính chỉ số giá, chỉ số giá vàng trong tháng giảm 4,62% và chỉ số giá USD tăng 0,21%.

Lãi suất thấp, doanh nghiệp vẫn ngại vay vốn

Lãi suất cho vay đã giảm mạnh khi không ít khoản vay ưu đãi chỉ chịu mức lãi suất 7-8,5%/năm, giảm 1/3 so với thời điêm lãi suất ở mức 23-24%/năm. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiêp (DN) tiếp cận vốn đến nay vẫn hạn chế.

Theo các chuyên gia, vấn đề hiên nay không phải là lãi suất, bởi lãi suất có giảm nữa cũng không có nhiều DN vay. Viêc cần làm hiên nay là tìm được đầu ra cho sản phâm, giải quyết lượng hàng tồn kho, giảm nợ xấu…

Có thời điêm, bất chấp lãi suất cho vay lên đến 23-24%/năm, DN vẫn tìm mọi cách đê vay được vốn, vì khi đó bức tranh của nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu còn sáng sủa. DN ký được nhiều hợp đồng với đối tác, đầu ra của nguồn hàng ổn định nên

ngay cả khi lãi suất cao, DN vẫn có thê chấp nhận. Cách đây chừng một năm, lãi suất 15%/năm là “giấc mơ” của khá nhiều DN, vì thời điêm đó, các ngân hàng chỉ có thê kéo lãi suất xuống 17-18%/năm. Nhưng bối cảnh hiên nay lại khác, lãi suất liên tục giảm, ngân hàng vẫn phải loay hoay tìm đầu ra do hầu hết DN thờ ơ với viêc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng. Hiên mặt bằng lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên ở mức 8-10%/năm và đối tượng khác là 9-12%/năm. DN có “sức khỏe” tốt còn được ngân hàng đưa ra mức lãi suất 7-8,5%/năm. Với các khoản vay cũ, lãi suất cũng được kéo xuống dưới ngưỡng 13%/năm. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ có lãi suất hơn 15%/năm chiếm 14,7% tổng dư nợ, giảm mạnh so với mức 65,7% của năm 2012. Như vậy, mặt bằng lãi suất đã trở về giai đoạn 2005-2007.

Theo đại diên Ngân hàng Nhà nước, hê thống ngân hàng thương mại không thiếu vốn. Lạm phát đã được kiềm chế ở mức thấp nên các ngân hàng có điều kiên đê hạ lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. Cùng với đó, các ngân hàng cũng triên khai nhiều gói cho vay ưu đãi lãi suất đê thu hút DN. Tuy nhiên, vấn đề hiên nay không còn ở câu chuyên lãi suất, vì lãi suất có tiếp tục hạ, DN cũng không

Page 6: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

ngó ngàng tới. Khó khăn của DN hiên tập trung vào vấn đề hàng tồn kho và DN không có điều kiên đê tiếp tục sản xuất nên không có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Nhiều lãnh đạo ngân hàng cũng có chung nhận định, cách đây vài năm, lãi suất cho vay cao nhất tới 25%/năm, nhưng DN vẫn chấp nhận vay vì kinh doanh có lãi. Hiên nay, lãi suất đã giảm mạnh nhưng DN vẫn không vay. Điều này có nghĩa là vốn ngân hàng bị “ế” không phải do lãi suất, mà do chính thị trường. Một thời gian dài ngân hàng đã thu lợi lớn từ DN nên bây giờ phải có cơ chế phân phối lợi nhuận ra đê cứu DN. Tuy nhiên, nếu giảm lãi suất quá sâu sẽ có hê lụy là bẫy thanh

khoản rình rập các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND chắc chắn sẽ tăng vì tiền gửi VND dịch chuyên sang USD, hoặc người dân sẽ rút tiền mua vàng, chứng khoán, bất động sản... trong khi các DN thiếu vốn và mong muốn lãi vay vẫn giảm thêm nữa. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào đê giải quyết mâu thuẫn trên, đê ngân hàng không từ chối người gửi tiền vì lãi suất tiền gửi quá thấp, nhưng vẫn mời được khách hàng vay đến ngân hàng với lãi suất cho vay chấp nhận được?

Đại diên một số DN cũng thừa nhận, đây là thời kỳ khó khăn với họ. Hàng tồn kho còn nhiều, trong khi đầu ra không có khiến DN rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”, không giải phóng

được nguồn hàng đê có thêm vốn tiếp tục sản xuất kinh doanh và đương nhiên là không dám vay vốn. Ngay cả với những DN chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khâu cũng giảm doanh thu vì không nhận được đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài. Nền kinh tế đang rơi vào cảnh trì trê được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến DN không dám vay vốn chứ không phải lãi suất. Hơn lúc nào hết, DN vẫn cần những chính sách kích cầu cụ thê, đê hàng tồn kho được giải phóng, từ đó DN thoát khỏi khó khăn và ngân hàng cũng có cơ hội đưa nguồn vốn đến DN.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 10,7 tỷ USD trong 5 tháng

Mức kim ngạch này giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo Bộ Nông nghiêp và Phát triên nông thôn, kim ngạch xuất khâu nông, lâm, thủy sản tháng 5/2013 ước đạt 2,186 tỷ USD, đưa giá trị xuất khâu của ngành nông nghiêp trong 5 tháng đầu năm 2013 lên con số 10,705 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, giá trị xuất khâu các mặt hàng nông sản chính ước đạt trên 5,48 tỷ USD, giảm 13,1%; thuỷ sản ước đạt 2,206 tỷ USD, giảm 5,6%; trong khi lâm sản chính ước đạt 2,105 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Đóng góp vào kết quả xuất khâu của ngành nông nghiêp trong 5 tháng qua, xuất khâu gạo ước đạt 2,86 triêu tấn, giá trị đạt 1,265 tỷ USD, giảm 3,2% về khối lượng và giảm 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khâu

bình quân 4 tháng đầu năm đạt 445 USD/tấn, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc vẫn duy trì là thị trường xuất khâu gạo lớn nhất của nước ta.

Về ngành hàng cà phê, khối lượng 5 tháng đầu năm ước đạt 697 ngàn tấn, giá trị đạt gần 1,49 tỷ USD, giảm 23,2% về khối lượng và giảm 21,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2012. Giá cà phê xuất khâu bình quân 4 tháng đầu năm đạt 2.172 USD/tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm

Page 7: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

ngoái. Đức và Hoa Kỳ duy trì là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Viêt Nam trong 4 tháng đầu năm chiếm tương ứng 13,5% và 11,8% tổng giá trị xuất khâu.

Ước tính khối lượng xuất khâu cao su 5 tháng đầu năm xuất khâu đạt 287 ngàn tấn với trị giá đạt 759 triêu USD; giảm 16,3% về khối lượng và giảm 26,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch xuất khâu thuỷ sản tháng 5 ước đạt 479 triêu USD đưa giá trị xuất khâu 5 tháng đầu năm đạt trên 2,2 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba thị trường xuất khâu thủy sản lớn nhất của Viêt Nam trong 4 tháng đầu năm là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều giảm so với cùng kỳ năm 2012.

Khối lượng hạt điều xuất khâu ước đạt 85 ngàn tấn với trị giá 535 triêu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 0,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Giá xuất khâu trung bình 4 tháng đầu năm đạt 6.130 USD/tấn, giảm 12,0% so với mức giá 6.969 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.

Khối lượng tiêu xuất khâu 5 tháng lên 68 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xuất khâu 446 triêu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 9,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Khối lượng xuất khâu sắn và các sản phâm từ sắn trong tháng 5 ước đạt 185 ngàn tấn, giá trị đạt 63 triêu USD đưa khối lượng xuất khâu mặt hàng này 5 tháng đầu

năm nay đạt gần 1,88 triêu tấn với giá trị 587 triêu USD, giảm 21,0% về lượng và giảm 16,2% giá trị xuất khâu so với cùng kỳ năm 2012.

Với ngành hàng chè, tổng khối lượng xuất khâu 5 tháng đầu năm ước đạt 48 ngàn tấn, trị giá đạt 73 triêu USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

XK điện thoại và linh kiện đạt hơn 1 tỉ USD chỉ trong nửa tháng

Đây là mặt hàng duy nhất đạt kim ngạch xuất khâu trên 1 tỉ USD trong nửa tháng qua, bỏ xa vị trí thứ hai là dêt may tới 400 triêu USD (xuất khâu dêt may trong cùng thời điêm đạt khoảng 645,4 triêu USD).

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, chỉ trong nửa đầu tháng 5, xuất khâu điên thoại và linh kiên đạt 1,045 tỉ USD.

Với kết quả trên, tính từ đầu năm đến nửa đầu tháng 5, mặt hàng điên thoại và linh kiên đã đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khâu trên 7 tỉ USD, chiếm khoảng 15,8% tổng giá trị kim xuất khâu cả nước và bằng 55% tổng kim ngạch xuất khâu mặt hàng này trong năm 2012 (năm 2012 đạt trên 12,71 tỉ USD).

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến giữa tháng 5, cả nước có 11 nhóm mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khâu trên 1 tỉ USD.

Ngoài điên thoại và linh kiên, các nhóm hàng khác lọt vào nhóm xuất khâu “tỉ đô” là: Dêt may; giầy dép; thủy sản; phương tiên vận tải và phụ tùng; máy móc thiết bị; gỗ và sản phâm gỗ; dầu thô; gạo; cà phê; máy tính và linh

Xuất khẩu dệt may: Điểm sáng và sự thách thức

Trong bối cảnh nhiều ngành nghề kinh tế đang gặp khó, ngành dêt may vẫn nổi lên như một điêm sáng với số đơn hàng xuất khâu ổn định, kim ngạch xuất khâu tăng. Tuy nhiên, ngành này cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ, khi thương hiêu và sự phát triên của toàn ngành chưa thực sự bền vững.

Khép lại năm 2012 với kết quả đáng tự hào khi tổng kim ngạch xuất khâu ngành dêt may và xơ sợi dêt các loại đạt trên 17 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2012, trong đó, hàng dêt may đạt 15,8 tỷ USD, tăng 12%, giúp dêt may tiếp tục dẫn đầu năm thứ 4 liên tiếp các ngành hàng xuất khâu của Viêt Nam. 4 thị trường trọng điêm của Viêt Nam đều có kim ngạch xuất khâu trên 1 tỷ USD.

Trong quý 1-2013, ngành dêt may vẫn tiếp tục chứng tỏ vị thế của mình với kim ngạch xuất khâu đạt 3,79 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài xuất khâu đạt 2,24 tỷ USD, tăng 13,9%

Page 8: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

và chiếm 59,2% tổng kim ngạch xuất khâu. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác thương mại lớn nhất nhập khâu hàng dêt may Viêt Nam với tổng kim ngạch xuất sang 3 khu vực thị trường này đạt 2,95 tỷ USD, chiếm tới 78% tổng kim ngạch xuất khâu hàng dêt may trên cả nước.

Số liêu thống kê từ Hiêp hội Dêt may Viêt Nam - Vitas cho biết, trong tháng 4, kim ngạch xuất khâu ngành này đạt 1,3 tỷ USD, nâng tổng mức kim ngạch 4 tháng đầu năm lên trên 5 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ. Còn theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu, kim ngạch hàng dêt may đạt 6,4 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ.

Về thị trường, không chỉ tăng trưởng ở các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga..., ngành dêt may còn mở rộng hoạt động xuất khâu, hướng tới tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường mới như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực châu Phi, Trung Đông... Điên hình như ASEAN tăng 30%, Hàn Quốc tăng 20%... Đáng mừng là theo báo cáo từ Bộ Công thương, số đơn hàng sản xuất cho ngành dêt may ổn định đến hết quý 2,3 – 2013. Được biết, tính đến hết quý 1, tồn kho của Tập đoàn Dêt may đã giảm 4% so với cùng kỳ, bao gồm cả tồn kho nguyên liêu, thành phâm và bán thành phâm.

Tuy nhiên, gia tăng số lượng đơn đặt hàng là thế,

nhưng “căn bênh trầm kha” thì vẫn còn đó. Kim ngạch tăng, nhưng chủ yếu do lượng tăng, còn lợi nhuận của ngành dêt may có nguy cơ giảm mạnh. Đặc biêt, trong 4 tháng đầu năm, tổng trị giá nhập khâu nguyên phụ liêu dêt may lên tới trên 4,2 tỷ USD, bằng 84,3% kim ngạch xuất khâu dêt may. Còn tính đến hết tháng 5, Tổng cục Thống kê cho biết, nguyên phụ liêu dêt may, giày dép đã tăng 18,7% so với cùng kỳ. Rõ ràng, viêc phụ thuộc vào nguồn nguyên liêu khiến ngành dêt may khó phát triên bền vững.

Nguồn nguyên liêu này lại nhập khâu phần lớn từ Trung Quốc, trong khi đồng nhân dân tê thời gian đang tăng giá, tất yếu sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phâm thời gian tới.

Lượng điều xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước tăng gần 10%

Đê phục vụ sản xuất, các doanh nghiêp trong nước 5 tháng đầu năm cũng tăng 9% lượng điều thô nhập khâu so với cùng kỳ, theo Bộ NN&PTNT.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiêp và Phát triên nông thôn Viêt Nam (NN&PTNT), khối lượng hạt điều xuất khâu cả nước tháng 5 ước đạt 21 nghìn tấn, giá trị đạt 137 triêu USD, đưa tổng lượng xuất khâu 5 tháng đầu năm đạt mức 85 nghìn tấn với trị giá 535 triêu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 0,8% về kim

ngạch so với cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch xuất khâu tăng thấp do giá xuất khâu trung bình 4 tháng đầu năm chỉ đạt 6.130 USD/tấn, giảm 12% so với mức 6.969 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường chính của điều Viêt Nam trong 4 tháng đầu năm vẫn là Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan, chiếm lần lượt 27,7%; 17,9% và 10,5% tổng giá trị xuất khâu. Kim ngạch xuất khâu sang thị trường Canada, Ấn Độ và Đức tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm với mức tăng tương ứng 135,8%; 296,7% và 41,7%. Trong khi đó, giá trị xuất khâu điều sang Trung Quốc và Hà Lan giảm với mức giảm tương ứng 6,1% và 15,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Đê phục vụ chế biến điều xuất khâu, các doanh nghiêp trong nước cũng nhập một lượng điều đáng kê trong 5 tháng đầu năm, chủ yếu từ châu Phi. Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng hạt điều nhập khâu trong tháng 5 ước đạt 24 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triêu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khâu 5 tháng đầu năm 2013 đạt 115 nghìn tấn với giá trị 122 triêu USD, tăng 9% về khối lượng và 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Theo Hiêp hội Điều Viêt Nam, năm nay ngành điều dự kiến nhập khoảng 400.000 tấn, cao hơn 100.000 tấn so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do diên tích, sản

Page 9: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

lượng điều tại hầu hết các tỉnh, đặc biêt là Bình Phước giảm mạnh. Chỉ tính riêng tại Bình Phước, tổng diên tích điều còn khoảng 140.000 ha, giảm 30% so trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm nay do mất mùa nên sản lượng chỉ đạt trung bình 1,2 tấn/ha, có nơi chỉ đạt vài tạ/ha.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiêp tăng nhập điều thô do giá điều trong nước cao hơn nhiều so với giá điều nhập từ châu Phi. Cụ thê, điều thô từ Châu Phi có giá 1.000 USD/tấn, còn điều trong nước có giá 1.500 USD/tấn. Thực tế là điều Viêt Nam có chất lượng rất tốt còn điều châu Phi chất lượng kém, ít độ béo và độ giòn. Thế nhưng, hiên nhiều doanh nghiêp chỉ chú trọng nhập khâu khiến nguy cơ thương hiêu điều số 1 thế giới của Viêt Nam đang bị lung lay.

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức tăng trên 20%

Theo số liêu thống kê, tổng kim ngạch xuất khâu hàng hóa Viêt Nam sang thị trường Đức trong 4 tháng đầu năm 2013 có mức tăng trưởng khá, đạt xấp xỉ 1,6 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng trong tháng 4/2013, các mặt hàng xuất khâu vào thị trường Đức đạt trị giá trên 421 triêu USD, tăng gần 50% so với tháng 4/2012.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khâu, trong 4 tháng đầu năm 2013, mặc dù kim ngạch xuất khâu giảm 15,87% so với cùng kỳ năm trước, nhưng mặt hàng cà phê vẫn là mặt hàng xuất lớn nhất sang thị trường Đức, đạt trên 170 triêu USD. Đứng thứ hai là hàng dêt may đạt trên 168,6 triêu USD, tăng 13,7 so với cùng kỳ năm 2012 (148,2 triêu USD). Ngoài ra, một số mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng khá như giấy và các sản phâm từ giấy, hạt điều, hàng rau quả, sắt thép…. Một số mặt hàng có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ năm 2012 như cà phê, gỗ và sản phâm gỗ, sản phâm mây, tre, cói và thảm…Nhìn chung, kim ngạch xuất khâu từ Đức đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng.

Trong nhiều năm qua, Đức liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Viêt Nam trong EU. Trong quan hê buôn bán giữa 2 nước, Viêt Nam ở vị thế xuất siêu: năm 2012 đạt hơn 1,7 tỷ USD, mức xuất siêu lớn thứ 7 trong các thị trường mà Viêt Nam xuất siêu.

Israel đứng thứ 4 trong xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Tây Á

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong hai năm qua, hiên Israel đã vươn lên vị trí thứ 4 sau khi vượt qua Iraq trong xuất khâu của Viêt Nam sang khu vực Tây Á.

Tính đến hết năm 2012, vị trí đứng đầu trong xuất khâu

của Viêt Nam sang khu vực Tây Á là UAE với kim ngạch đạt 2,077 tỷ USD. Đứng thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với kim ngạch đạt 862,6 triêu USD. Tiếp đến là Ả Rập Xê-út với kim ngạch đạt 545,8 triêu USD. Israel đứng ở vị trí thứ 4 với kim ngạch đạt xấp xỉ 280 triêu USD.

Những năm gần đây, xuất khâu của Viêt Nam sang Is-rael luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thê, năm 2010 đạt 97,4 triêu USD, tăng 26,6%; năm 2011 đạt 171,8 triêu USD, tăng 76,4%; năm 2012 đạt 279,2 triêu USD, tăng 62,5%.

Trong 4 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khâu hàng hóa Viêt Nam sang Ixraen đạt 88,84 triêu USD. Cơ cấu hàng xuất khâu của Viêt Nam sang thị trường Is-rael khá đa dạng, từ hàng nông sản, thủy sản, điên tử, máy móc thiết bị, thủ công mỹ nghê, chất dẻo, sắt thép, cao su… đến các hàng tiêu dùng như dêt may, giầy dép, đồ gỗ…Trong đó, kim ngạch tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng như điên thoại và linh kiên, thủy sản, hạt điều, cà phê, máy vi tính - sản phâm điên tử và linh kiên, dêt may và giầy dép.

Hiên Israel là một trong các thị trường xuất khâu chính của Viêt Nam sang khu vực Tây Á. Doanh nghiêp Viêt Nam đã quan tâm nhiều hơn đối với thị trường Israel, các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường,

Page 10: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

giao thương online đã và đang được đây mạnh tại thị trường này.

Cơ hội xuất đường sang châu Âu

Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành Quyết định số 470 về viêc quy định hạn ngạch thuế quan nhập khâu đối với mặt hàng đường công nghiêp cho 2 năm 2013 và 2014.

Theo đó, kê từ ngày 1.10.2013 đến 30.9.2014, EC sẽ ngừng áp dụng thuế nhập khâu đối với 400.000 tấn đường công nghiêp (chủ yếu là đường mía hoặc đường củ cải và đường su-croza tinh khiết về mặt hóa học, ở thê rắn).

Quyết định này có hiêu lực kê từ ngày 30.5.2013. Theo Bộ Công Thương, đây là cơ hội tốt đê Hiêp hội Mía đường và các doanh nghiêp sản xuất, kinh doanh xuất khâu đường Viêt Nam chủ động trong viêc lập kế hoạch kinh doanh và đây mạnh xuất khâu vào thị trường EU.

Dệt may sắp có quy hoạch mới

Chiều 4/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Góp ý kiến về Dự thảo Quy hoạch (QH) phát triên ngành công nghiêp (CN) dêt may Viêt Nam đến năm 2020 - tầm nhìn 2030”.

Theo đó, mục tiêu xây dựng QH mới nhằm xây dựng dêt may trở thành một ngành

CN trọng điêm, mũi nhọn về XK và có thê đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều viêc làm, nâng cao khả năng cạnh tra-nh và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biêt, đến năm 2020, ngành phấn đấu xây dựng được một số thương hiêu nổi tiếng, hội nhập với thị trường thế giới.

Theo dự thảo QH, ngành sẽ đạt kim ngạch XK 31 - 32 tỷ USD vào năm 2020 và nâng lên 60 - 65 tỷ USD năm 2030, tương ứng sử dụng 3.300 và 4.400 lao động, nội địa hóa đạt 60% và 80%. Các mặt hàng chủ lực sẽ là nguyên liêu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dêt thoi, vải dêt kim, sản phâm kỹ thuật, sản phâm may mặc.

Các chuyên gia đề xuất, đê thực hiên mục tiêu này, ngành dêt may cần tập trung vào 7 nhóm giải pháp: Thị trường và xây dựng thương hiêu sản phâm, đầu tư, quản lý ngành, nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghê - thiết kế mẫu, phát triên CN hỗ trợ, phát triên nguồn nhân lực và tài chính. Trong đó đáng chú ý, mở rộng thị trường XK được xác định là khâu đột phá trong phát triên hàng dêt may, một nhân tố quyết định sự tăng trưởng của ngành.

Giá cá điêu hồng tăng cao kỷ lục, chủ bè thu lãi lớn

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô

cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thê lãi trên 50 triêu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

Giá thu mua cá điêu hồng tại bè là 40.000 đồng/kg nếu bắt cá bằng ghe đục. Đối với trường hợp thương lái bắt cá bằng hình thức đóng bao, bơm oxy thì mức giá cao hơn 1.000 đồng/kg, khoảng 41.000 đồng/kg.

Đây là mức giá cá điêu hồng cao “kỷ lục” từ trước tới nay, với giá bán cá hiên nay người nuôi có lãi từ 11.000- 12.000 đồng/kg.

Trước đây cá điêu hồng rớt giá mạnh trong thời gian dài do các thông tin sai lêch nên nông dân nuôi cá lỗ nặng phải “treo bè”, thậm chí bán bè dẫn đến lượng cá điêu hồng cung ứng cho thị trường giảm mạnh.

Mặt khác, các thông tin về dịch bênh trên gia súc, gia cầm thời gian gần đây cũng đã thu hút người tiêu dùng quay trở lại đối với thủy sản, trong đó có cá điêu hồng.

Trước tình hình giá cá điêu hồng thương phâm tăng mạnh, nhiều chủ bè đang tranh thủ tìm nguồn cá giống chất lượng đê thả nuôi vụ mới.

Hiên nay, giá cá giống dao động khoảng 34.000-35.000 đồng/kg (loại 100-120 con/kg).

Page 11: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

Sản xuất công nghiệp tăng 6,7%

Theo số liêu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2013 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiêp cả nước tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2012; Tính chung 5 tháng qua, chỉ số sản xuất công nghiêp tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao là: Sản phâm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,3%; sản xuất da 14,7%; sản xuất giấy và các sản phâm từ giấy 12,7%; sản xuất đồ uống 11,8%...

Mặc dù sản xuất công nghiêp tăng mạnh nhưng viêc tiêu thụ sản phâm vẫn còn nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho vẫn còn lớn. Chỉ số tồn kho của các ngành công nghiêp chế biến, chế tạo tăng 12,3% so với cùng cùng kỳ năm trước; Sản phâm điên tử, máy vi tính và quang học tăng 46,8%; sản xuất đồ uống 32,9%; Giường, tủ, bàn ghế 32,2%; Kim loại tăng 26,6%; Thiết bị điên 26,3%; Hóa chất và sản phâm hóa chất tăng 25,2%; Thuốc, hóa dược và dược liêu tăng 16%.

Mỗi tháng có 4.645 DN giải thể, tạm ngừng hoạt động

Số doanh nghiêp giải thê và tạm ngừng hoạt động bình quân theo tháng tăng dần kê từ năm 2011. Riêng 5 tháng đầu năm nay, mỗi tháng có đến 4.645 doanh nghiêp giải thê và tạm ngừng hoạt động.

Tại báo cáo tình hình kinh tế Viêt Nam tháng 5-2013, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, theo thống kê của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, trong tháng 5, số doanh nghiêp giải thê và tạm ngừng hoạt động là 3.590 doanh nghiêp, đưa con số của cả nước trong 5 tháng đầu năm lên đến 23.226 doanh nghiêp, bằng gần một nửa số doanh nghiêp giải thê, phá sản của các năm trước (năm 2012 là 53.972 doanh nghiêp; năm 2011 là 54.198 doanh nghiêp).

Như vậy, số doanh nghiêp giải thê và tạm ngừng hoạt động bình quân theo tháng đang tăng dần kê từ năm 2011, từ 4.498 doanh nghiêp (2011) lên 4.517 doanh nghiêp (năm 2012) và lên đến 4.645 doanh nghiêp (5 tháng đầu năm 2013).

Vậy là doanh nghiêp vẫn rất khó khăn. Được biết, doanh nghiêp đa số phụ thuộc nhiều vào dòng tiền bên ngoài và khả năng trả nợ là rất khó. Vì thế, nguyên nhân chính khiến doanh nghiêp phải giải thê,

tạm ngừng hoạt động là từ vốn vay, sức cầu thị trường.

Tồn kho cao, giá thấp: Nhà máy đường lỗ

Hiên nay lượng đường tồn kho tại các nhà máy và doanh nghiêp vào khoảng 600.000 tấn.

Với mức tiêu thụ bình quân mỗi tháng 100.000 tấn thì đến vụ mía mới (10-2013) sẽ tồn khoảng 200.000 tấn đường, đó là chưa kê lượng đường nhập lậu từ Thái Lan. Cách đây hai tháng, Bộ Công Thương đã cho phép xuất khâu khoảng 200.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay theo thống kê của Hiêp hội Mía đường Viêt Nam (VSSA) thì mới xuất khâu được 41.000 tấn đường.

Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch VSSA, do lượng đường bán trên thị trường các tỉnh phía Nam chủ yếu là đường lậu nên đã ảnh hưởng đến giá bán đường của nhà máy. Trong tháng 5, giá đường bán tại các nhà máy chỉ dao động 13.500-14.500 đồng/kg, trong khi giá đường thời điêm này năm 2012 là 16.800-17.000 đồng/kg. Mức giá bán như vậy đã làm cho hầu hết các nhà máy mía đường ở khu vực ĐBSCL đều thua lỗ trong vụ 2012-2013.

Cũng do giá đường bán ra

Page 12: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

tại nhà máy thấp, kéo theo giá mua mía nguyên liêu thấp nên nhiều người dân đã chuyên một phần diên tích trồng mía (khoảng 1.500 ha) sang trồng loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

16MW điện gió Bạc Liêu đã hòa lưới điện quốc gia

Vào lúc 15h30 ngày 29/5, Tổng công ty điên lực Viêt Nam (EVN), Công ty trách nhiêm hữu hạn Xây dựng Thương mại Du Lịch Công Lý - Chủ đầu tư công trình điên gió Bạc Liêu đã tổ chức hòa vào lưới điên Quốc gia 10 tuabin điên gió có công suất 16MW, hoàn thành giai đoạn 1 của công trình điên gió Bạc Liêu.

Sau hơn 30 tháng thi công trên công trình rộng 500ha tại xã ven biên Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu trong điều kiên khí hậu địa chất phức tạp, đội ngũ cán bộ, kỹ sư của đơn vị thi công đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn bảo đảm tiến độ công trình đúng thời gian.

Ngân hàng Phát triên Viêt Nam, đơn vị cung cấp vốn cho thi công công trình đã bám sát tiến độ cung ứng đủ vốn cho đơn vị thi công thực hiên đạt kế hoạch đề ra.

Các hạng mục khác của công trình như trạm biến áp 22/110 KV, đường dây 110KV, đường dây 22KV trên không, trạm biến áp 0.69/22 KV dưới chân trụ điên gió và hê thống cáp đi trên cầu dẫn kế nối từ các trạm tuabin vào đường

dẫn 22KV trên không cũng được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng đồng bộ bảo đảm chất lượng sau khi được nghiêm thu của cơ quan chức năng.

Dự án công trình điên gió Bạc Liêu tại xã ven biên Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có tổng công suất 99MW với tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng, gồm 62 trụ tuabin điên gió.

Tổng công suất phát điên của công trình là 320 triêu Kwh/năm. Giai đoạn 1 công suất phát điên đạt trên 55 triêu Kwh/năm.

Tháng 7 tới đây, các đơn vị sẽ tiếp tục thi công 52 trụ tuabin còn lại của công trình.

Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối tháng 12/2014./.

HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP Viêt Nam năm 2013 xuống còn 5,1%

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC (HSBC Global Research) vừa công bố bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triên vọng thị trường Viêt Nam số tháng 6.2013 - “Tái lập trật tự nền kinh tế”.

Theo đó, với mức phục hồi tăng trưởng chậm, HSBC điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2013 từ mức 5,5% trước đây xuống còn 5,1%. Điều này một phần phản ánh sự yếu kém không mong muốn của giá cả hàng hoá dẫn đến ảnh hưởng hoạt động xuất khâu nông nghiêp và năng lượng cũng như làm

cho tăng trưởng tín dụng yếu. Viêc thắt chặt tiêu dùng cộng với tăng trưởng tín dụng thấp đã làm ảnh hưởng đáng kê đến các hoạt động trong nước. Trong khi đầu tư nước ngoài sẽ bù đắp phần nào cho hoạt động đầu tư trong nước yếu hơn, nhưng điều đó vẫn chưa đủ đê hỗ trợ nền kinh tê đạt được mức tăng trưởng 7% trước đây.

Tuy nhiên, HSBC cũng nhận định quá trình phục hồi vẫn đang được tiếp tục xây dựng dần dần. Trong khi mức lương lao động rẻ và thị trường nội địa phát triên nhanh và những nguồn lực thiên nhiên đưa cho Viêt Nam một vị thế cạnh tranh thì những triên vọng tăng trưởng lâu dài vẫn còn bị lĩnh vực tài chính chưa phát triên ảnh hưởng. Vì vậy, viêc phê chuân thành lập Công ty Quản lý Tài sản (AMC) vào ngày 22/5/2013 rất quan trọng đối với Viêt Nam nếu muốn phát triên với những nỗ lực cải tổ ngành ngân hàng. Trong khi nguồn vốn giới hạn của Công ty Quản lý Tài sản đang gây ra nhiều mối lo ngại về tính hiêu quả của công ty này thì viêc thành lập công ty lại là một tín hiêu quan trọng cho thị trường về viêc Chính phủ đang rất nghiêm túc với quá trình cải tổ. Viêc bầu chọn hai Uỷ viên Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Viêt Nam cũng thê hiên quyết tâm cải tổ.

Các điều kiên kinh tế tổng hợp của Viêt Nam vẫn còn

Page 13: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

yếu nhưng dường như vẫn có tiến triên. “Nhưng chúng tôi không kỳ vọng nền kinh tế quay lại mức tăng trưởng trước đây nếu những thách thức cơ bản đối với nền kinh tế không được giải quyết. Những cải cách cơ bản sớm nhất nên diễn ra trong nửa cuối năm 2013” – nhận định trong báo cáo đưa ra.

Tình hình giải ngân vốn vay ODA có cải thiện

Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiên các công trình, dự án quan trọng sử dụng vốn vay ODA thời gian qua thì viêc giải ngân đã có những cải thiên nhất định.

Tính đến cuối năm 2012,

tổng vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỉ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Đặc biêt, tỉ lê giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Viêt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỉ lê giải ngân của Ngân hàng Thế giới tại Viêt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.

Cũng theo báo cáo này, tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 56,05 tỉ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết. Trong đó, vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỉ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỉ USD và chiếm khoảng 11,6%. “Số vốn ký kết này là điều kiên quan trọng đê các

cơ quan Viêt Nam tổ chức thực hiên, quản lý và giải ngân nguồn vốn ODA trong khuôn khổ các chương trình, dự án cụ thê” - báo cáo khẳng định.

Tuy nhiên, ODA vốn vay tăng trong khi viên trợ không hoàn lại giảm qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, đặc biêt sau khi Viêt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010 thì chi phí vốn vay có xu hướng tăng. Nhiều khoản vay ODA có điều kiên ràng buộc từ bên ngoài, làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến hiêu quả đầu tư và khả năng trả nợ trong trường hợp các dự án được vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ.

Mỹ điều tra một vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử

Ngày 28/5, Mỹ cho biết đang tiến hành điều tra vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử thế giới do tổ chức giao dịch tiền ảo Liberty Reserve có trụ sở tại Costa Rica tiến hành.

Theo thông tin từ văn phòng công tố viên Mỹ tại thành phố New York, hê thống chi trả trực tuyến Lib-erty Reserve bị cáo buộc tiến hành âm mưu rửa tiền lớn có tổng trị giá lên tới 6 tỷ USD, đồng thời điều hành mạng

lưới cung cấp dịch vụ chuyên tiền trái phép.

Các nguồn tin ban đầu cho biết Liberty Reserve đã tiến hành ít nhất 55 triêu giao dịch chuyên tiền phi pháp cho hơn 1 triêu người.

Theo thông báo từ phía Mỹ, vụ điều tra này sẽ có sự tham gia của lực lượng hành pháp ở 17 quốc gia trên toàn thế giới, trở thành vụ điều tra rửa tiền lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Liberty Reserve là ngân hàng trực tuyến có uy tín khá cao trong cộng đồng người tiêu dùng online nhờ

có hê thống chi trả trực tuyến bảo mật tốt và an toàn bậc nhất. Tuy nhiên, cũng vì những ưu điêm này mà Liberty Reserve hay được thế giới ngầm sử dụng cho các mục đích rửa tiền.

Chính phủ Thái Lan bị thúc bán gạo từ kho dự trữ

Ủy ban Chính sách Gạo Quốc gia của Thái Lan vừa lên tiếng kêu gọi Chính phủ nước này bán gạo từ kho dự trữ đê lấy tiền tài trợ cho chương trình mua tạm trữ lúa gạo trong vụ chính của

Page 14: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

niên vụ 2013-2014, dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 1/10.

Theo mạng tin oryza, lượng gạo trong kho dự trữ của Chính phủ Thái Lan đã tăng lên mức kỷ lục kê từ khi chương trình mua tạm trữ lúa gạo nhằm hỗ trợ giá cho nông dân nước này được thực hiên vào tháng 10/2011.

Trước đó, phát biêu tại Quốc hội, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết chương trình mua tạm trữ lúa gạo sẽ được tiếp tục trong niên vụ 2013-2014 và số tiền thu được từ hoạt động xuất khâu gạo sẽ đủ đê duy trì chương trình này trong tương lai.

Theo nhận định của Bộ Nông nghiêp Mỹ (USDA), đến nay, Chính phủ Thái Lan đã chi khoảng 500 tỷ baht (17 tỷ USD) đê tài trợ cho chương trình mua tạm trữ lúa gạo và không thê chi thêm nữa do các quan ngại về vấn đề nợ công đang tăng.

Theo USDA, kho dự trữ của Chính phủ Thái Lan hiên có khoảng 17 triêu tấn thóc. Đến ngày 10/5, Chính phủ Thái Lan đã mua 3 triêu tấn thóc (tương đương khoảng 2 triêu tấn gạo) của vụ mùa phụ trong niên vụ hiên tại 2012-2013 (từ ngày 1/4 đến 15/9).

Trước đó, họ đã mua 14,2 triêu tấn thóc (tương đương 9,4 triêu tấn gạo) trong vụ chính của niên vụ 2012/2013 (từ ngày 1/10/2012 đến ngày 31/3/2013)./.

Australia Đẩy mạnh xuất khẩu lương thực sang châu Á

Kế hoạch trên nằm trong khuôn khổ Chương trình Lương thực quốc gia, vừa được phát động ngày 25/5 tại Brisbane, bang Queens-land.

Australia đang đây mạnh viêc xuất khâu lương thực sang châu Á, với kế hoạch chi 28,5 triêu AUD (tương đương 27,3 triêu USD) đê khảo sát các thị trường lương thực ở khu vực này.

Chương trình bao gồm một loạt kế hoạch tài trợ cũng như nghiên cứu trong đó có khoản 5,6 triêu AUD (5,3 triêu USD) hỗ trợ các ngành công - nông nghiêp tăng cường quảng bá tại châu Á, khoảng 2 triêu AUD (1,92 triêu USD) đê phát triên một thương hiêu và 1,5 triêu AUD (1,44 triêu USD) cho chương trình Quỹ Lương thực cộng đồng đê giúp các cộng đồng kết nối vấn đề lương thực.

Ngoài ra, trong kế hoạch gồm 16 điêm này, Australia còn tiến hành cuộc nghiên cứu “Châu Á muốn gì” về nhu cầu lương thực, thực phâm; đánh giá những rủi ro về lâu dài cũng như cơ hội xuất khâu.

Bộ trưởng Nông nghiêp Australia Joe Ludwig cho rằng Chương trình Lương thực quốc gia sẽ giúp đây mạnh viêc xuất khâu tới tầng lớp trung lưu châu Á. Hội đồng Australia về Lương thực mới cũng sẽ được thiết

lập nhằm kết nối giới lãnh đạo cộng đồng và các ngành công nghiêp về lương thực, thực phâm.

Theo kế hoạch, trong năm 2014, Ủy ban Sản lượng Australia sẽ bắt đầu xem xét vấn đề cắt giảm những thủ tục hành chính, quan liêu trong sản xuất lương thực và thực phâm.

Tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và EU gia tăng

Ngày 5/6, Trung Quốc khởi động cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá đối với sản phâm rượu vang nhập khâu từ EU.

Tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) lại tiếp tục căng thẳng sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 5/6 tuyên bố nước này khởi động cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá đối với sản phâm rượu vang nhập khâu từ Liên minh châu Âu.

Động thái trên được cho là nhằm trả đũa quyết định ngày 4/6 của Liên minh châu Âu về viêc áp đặt các loại thuế chống bán phá giá đối với sản phâm tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

Trung Quốc đã lên tiếng phản đối quyết định áp thuế “không công bằng” của Liên minh châu Âu và mong muốn hai bên có thê tìm ra một giải pháp có lợi đôi bên thông qua đối thoại.

Page 15: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

TIN THẾ GIỚI

Phát biêu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ thương mại Trung Quốc Thâm Đan Dương nói: “Chúng tôi hy vọng hai bên có thê bắt đầu đàm phán về mức thuế càng sớm càng tốt đê duy trì hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên. Chính phủ Trung Quốc khởi động cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá đối với sản phâm rượu vang nhập khâu từ Liên minh châu Âu”

Trung Quốc hiên là đối tác thương mại lớn thứ hai của Liên minh châu Âu , song động thái trên có thê khoét sâu thêm những tranh cãi đang tồn tại giữa hai bên liên quan tới thiết bị năng lượng mặt trời, viễn thông, ống thép liền và ống dẫn.

Chưa có con số thống kê về tổng khối lượng rượu vang của Liên minh châu Âu xuất khâu sang Trung Quốc, nhưng nước bán rượu vang lớn nhất cho Bắc Kinh trong năm 2012 là Pháp, với 140 triêu lít, trị giá 788 triêu USD.

Trước đó ngày 4/6, Ủy ban Châu Âu (EC) đã áp đặt các loại thuế chống bán phá giá đối với sản phâm tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Đức và những cảnh báo từ phía Bắc Kinh.

Theo đó, Ủy ban Châu Âu sẽ tạm thời áp mức thuế trung bình 11,8% đối với sản phâm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc trong thời gian 2 tháng, bắt đầu từ ngày 6/6. Sau đó, mức thuế

sẽ tăng lên 47,6% trong vòng 6 tháng tiếp theo./.

Doanh nghiệp châu Âu tại Trung Quốc gặp khó khăn

Các công ty châu Âu tại Trung Quốc đang lâm vào cảnh lợi nhuận sụt giảm do chi phí nhân công tăng cao và rào cản từ các chính sách, theo báo cáo thường niên của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc.

Từ đầu năm 2013 đến nay, số lượng công ty EU báo doanh số tăng trưởng đã giảm xuống còn 62% và số lượng doanh nghiêp thông báo lợi nhuận tăng đã giảm xuống còn 44%, nhật báo The Irish Times (Ire-land) ngày 4.6 dẫn báo cáo cho biết.

Chỉ còn lại 64% trên tổng số các doanh nghiêp châu Âu tại Trung Quốc là có sinh lời, theo The Irish Times.

Báo cáo nói trên được công bố hồi cuối tuần trước, dựa theo một cuộc khảo sát vào tháng 3 của Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc, kết hợp với kết quả kinh doanh từ hơn 550 công ty châu Âu đang làm ăn tại Trung Quốc.

“Mặc dù các quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc đã mạnh miêng khẳng định sẽ nỗ lực cải cách, nhưng cho đến nay các doanh nghiêp châu Âu chỉ thấy được một vài thay đổi”, ông Davide Cucino, Chủ tịch

Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho hay.

Ông Cucino cho biết tỷ lê doanh nghiêp châu Âu tại Trung Quốc tự tin sẽ có thê giành được kết quả kinh doanh khả quan trong vòng hai năm tới cũng đã giảm xuống còn 29%, mức thấp nhất kê từ khi báo cáo của phòng thương mại được thiết lập cách đây 10 năm.

Được biết, báo cáo này được đưa ra chỉ một ngày sau khi cả Quỹ Tiền tê Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triên Kinh tế (OECD) thông báo cắt giảm mức tăng trưởng kinh tế dự báo của Trung Quốc.

Nhiều nhà kinh tế học độc lập cũng nhận định Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5 % do chính nước này đưa ra trong năm 2013, theo The Irish Times.

IMF cho rằng Trung Quốc cần những thay đổi dứt khoát về chính sách đê giúp kinh tế trong nước đi đúng hướng, còn Ngân hàng Phát triên châu Á (ADB) thì lưu ý rằng chi phí kinh doanh, bao gồm cả chi phí dành cho công nhân, tại Trung Quốc tăng mạnh, đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này.

Báo cáo từ Nikkei, một trong những hãng tin lớn nhất Nhật Bản, cho thấy chi phí lao động trên đầu người tại Trung Quốc đã tăng hơn 60% trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012.

Page 16: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Lùi thời điểm thực hiện Thông tư 02 thêm 1 năm

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN sẽ có thời gian áp dụng từ ngày 1/6/2014.

Ngày 27/5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình đã ký Thông tư số 12/2013/TT-NHNN sửa đổi một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và viêc sử dụng dự phòng đê xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, Khoản 1 Điều 25 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN được sửa đổi như sau: “1. Thông tư này có hiêu lực thi hành kê từ ngày 01 tháng 06 năm 2014”. Thông tư số 12/2013/TT-NHNN có hiêu lực thi hành từ ngày 1/6/2013.

Trước đó, đầu năm 2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02 làm căn cứ quan trọng giúp hê thống ngân hàng thương mại tự xử lý nợ xấu thay vì trông chờ vào giải pháp của công ty mua

bán nợ (VAMC). Thời gian áp dụng Thông tư là ngày 1/6/2013.

Tuy nhiên hiên nay, VAMC đã được thành lập theo Nghị định của Chính phủ. Hơn nữa, trong bối cảnh nhiều doanh nghiêp và ngân hàng vẫn cần có thêm thời gian đê chuân bị, viêc NHNN ban hành Thông tư số 12/2013/TT-NHNN sẽ kéo dài thời điêm thực hiên Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 thêm 1 năm./.

Úc, Canada khuyến cáo thủy sản Việt Nam

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) vừa cho biết, phía Canada và Úc đã thông báo dư lượng Fluoroquinolones trong các lô hàng thủy sản của Viêt Nam trong thời gian qua đều tăng cao.

Theo Cơ quan Thanh tra thực phâm Canada (CFIA) tình hình vi phạm do phát hiên dư lượng Fluoroqui-nolones trong các lô hàng thủy sản nuôi của Viêt Nam từ năm 2009 đến nay vào thị trường Canada không có sự cải thiên.

Riêng năm 2012, Viêt Nam đã có 103 lô hàng thủy sản bị từ chối nhập khâu vào Canada do phát hiên

dư lượng Fluoroquinolones. Đối với thị trường Úc, theo Bộ Nông lâm ngư nghiêp Úc ( DAFF) đã có 39 lô hàng thủy sản Viêt Nam nhiễm dư lượng Fluoroquinolones như enrofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin trong sản phâm cá phi lê.

Mỹ áp thuế chống trợ giá đối với tôm đông lạnh VN

Ngày 29/5, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ áp đặt các mức thuế chống trợ giá lên tới gần 63% đối với mặt hàng tôm đông lạnh từ các nước xuất khâu lớn là Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Viêt Nam.

Trong một quyết định sơ bộ, bộ trên cho biết sẽ áp dụng thuế bù trừ từ mức 2,09% với sản phâm của Thái Lan, đến 5,76% đối với Trung Quốc, 7,05% đối với Viêt Nam, 11,32% đối với Ấn Độ và 62,74% đối với Malaysia.

Năm 2012, năm nước châu Á nói trên xuất khâu tổng cộng 258.000 tấn tôm đông lạnh trị giá 2,3 tỷ USD sang thị trường Mỹ.

Hiên nay, nhiều mặt hàng xuất khâu từ tất cả năm nước này cũng đều bị áp các mức thuế chống bán phá giá khác nhau từ nhiều năm trước.

Page 17: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Indonesia và Ecuador, hai nước xuất khâu tôm nuôi thả và tôm đánh bắt tự nhiên lớn khác, không bị áp thuế do không bị phát hiên áp dụng các biên pháp trợ giá đáng kê cho các nhà sản xuất.

Phán quyết sơ bộ nói trên của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra sau một cuộc điều tra về những khiếu nại từ các nhà sản xuất và đóng gói tôm thuộc Liên minh Ngành công nghiêp tôm Vịnh Mexi-co của Mỹ. Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối tháng 9 tới./../.

Giảm lãi suất cho vay đối với chăn nuôi và thủy sản

Ngày 29-5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Văn bản số 3783 đề nghị các ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank, Viecombank và MHB giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực chăn nuôi, chế biến thịt heo, gia cầm, cá tra và tôm.

NHNN đánh giá hiên nay mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn tiền đồng của các ngân hàng đối với năm lĩnh vực ưu tiên (trong đó có lĩnh vực nông nghiêp - nông thôn) đã giảm, tối đa ở mức 10%/năm. Đê chính sách đối với ngành chăn nuôi và thủy sản phát huy hiêu quả tích cực, phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường hiên nay, NHNN đề nghị các ngân hàng thương mại trên xem xét, giảm lãi suất đối với các

khoản cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến thịt heo, gia cầm, cá tra và tôm được giải ngân trước ngày 13-5-2013.

Sẽ tăng thuế đối với khoáng sản

Thuế tài nguyên đối với sắt, đồng có thê sẽ tăng từ 10% lên 15%, titan từ 11% lên 16%, vàng từ 15% lên 15% (mức tối đa của khung), cát từ 10% lên 11%, đất từ 7% lên 10%, nước mặt từ 1% lên 3%, nước ngầm từ 3% lên 5%.

Đây là nội dung sửa đổi trong dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ QH về thuế tài nguyên do Chính phủ công bố ngày 28-5.

Theo tờ trình của Bộ Tài chính, viêc tăng thuế suất như trên sẽ khiến doanh nghiêp khai tài nguyên phải nộp thêm khoảng 30.000 đồng/tấn sắt, khoảng 46.000 đồng/tấn titan, khoảng 56 triêu đồng/kg vàng, khoảng 2,2 triêu đồng/tấn anti-moan... Dự kiến các mức thuế mới sẽ giúp ngân sách tăng khoảng 510 tỉ đồng/năm, đạt khoảng 42.000 tỉ đồng/năm.

Riêng với vàng, theo Bộ Tài chính, công nghê khai thác, chế biến vàng hiên tại của doanh nghiêp chưa cao, hiêu quả kinh tế thấp, gây lãng phí tài nguyên vừa phát sinh tác động xấu về môi trường. Ngoài ra, sản lượng khai thác vàng rất khó quản lý.

Do đó, đê hạn chế viêc khai thác tài nguyên quý hiếm với trữ lượng có hạn, khuyến khích doanh nghiêp thăm dò, khai thác vàng hiêu quả và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, cần tăng mức thuế suất đối với vàng.

Nhóm tài nguyên rừng (gỗ, trầm hương, thảo quả, sa nhân...) và nhóm hải sản không bị tăng thuế.

Sẽ dành hơn 1.800 tỉ đồng phát triên DN nhỏ và vừa

Theo dự thảo Đề án tăng cường năng lực tổ chức đầu mối triên khai thực hiên chính sách, chương trình trợ giúp phát triên DN nhỏ và vừa (vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến), Nhà nước sẽ dành 1.847 tỉ đồng đê thực hiên đề án này.

Kinh phí này chưa bao gồm kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, kế hoạch, chi thường xuyên cho các tổ chức triên khai thực hiên chính sách trợ giúp DN nhỏ và vừa.

Mục tiêu của đề án này là nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa tham gia các chuỗi giá trị, đây mạnh phân phối, tiêu thụ sản phâm dịch vụ, làm chủ thị trường trong nước và mở rộng thị trường quốc tế… Đề án được chia thành hai giai đoạn đê thực hiên. Dự kiến, nguồn kinh phí trong giai đoạn đầu (2013-2015) là gần 240 tỉ đồng; kinh phí

Page 18: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

dành cho giai đoạn 2016-2020 là hơn 1.600 tỉ đồng.

Giảm lãi suất cho vay chăn nuôi và thủy sản

Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam (NHNN) mới có văn bản đề nghị Ngân hàng NN&PTNT Viêt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triên Viêt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Viêt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Viêt Nam và Ngân hàng Phát triên nhà đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm.

Theo đó, NHNN đề nghị 5 ngân hàng nêu trên: Tiếp tục triên khai thực hiên nghiêm túc, có hiêu quả chính sách cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN; thực hiên cho vay đối với các đối tượng được hưởng chính sách với lãi suất tối đa 10%/năm; xem xét, điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm, cá tra và tôm được giải ngân trước 13/5/2013 và còn trong hạn về mức tối đa 10%/năm

Cá nhân kinh doanh không đủ chứng từ chịu thuế trên 10%-30% doanh thu

Cá nhân kinh doanh không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân ấn định, tính trên 10%-30% doanh thu của người đó.

Cụ thê, cá nhân kinh doanh ngành thương mại chịu thuế trên 10% doanh thu (tỉ lê này hiên hành là 0,5%-37%); sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liêu là 15% (hiên là 5%-35%); ngành dịch vụ là 30% (hiên là 10%-38%); hoạt động kinh doanh khác là 12% (hiên là 8%-25%).

Đây là điêm mới trong dự thảo thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính vừa công bố. Tỉ lê này hiên được quy định dưới dạng công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính, gồm nhiều khung, áp dụng chi tiết cho nhiều ngành nghề cụ thê, chia nhiều khu vực áp dụng (đô thị, vùng sâu…) và giao cho Cục Thuế tỉnh, thành quyết định mức cụ thê cho địa phương mình.

Dự thảo cũng làm rõ “lãi tiền gửi được miễn thuế là lãi gửi đồng Viêt Nam, vàng, ngoại tê tại các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi tiết kiêm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi theo thỏa thuận”.

Thành lập hãng hàng không phải có tối thiểu 100 tỷ đồng

Theo Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyên hàng không và hoạt động hàng không chung, Chính phủ quy định rõ vốn tối thiêu đê thành lập hãng hàng không kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại là 100 tỷ đồng.

Theo Nghị định, đê thành lập hãng hàng không và duy trì kinh doanh vận chuyên hàng không doanh nghiêp phải đáp ứng điều kiên vốn như sau:

Nếu khai thác đến 10 tàu bay thì phải đáp ứng số vốn tối thiêu là 700 tỷ đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyên hàng không quốc tế; 1.000 tỷ đồng nếu khai thác từ 11 đến 30 tàu bay và 1.300 tỷ đồng nếu khai thác 30 tàu bay trở lên.

Đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyên hàng không nội địa các số vốn tương ứng lần lượt là 300 tỷ đồng, 600 tỷ đồng và 700 tỷ đồng.

Lệ phí cấp giấy phép

xuất, nhập khẩu giống vật nuôi là 120.000đ/lần

Nội dung trên được quy định tại Thông tư số 37/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 04/4/2013 quy

Page 19: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lê phí trong lĩnh vực chăn nuôi.

Theo đó, áp dụng mức lê phí 120.000đ/lần/01 giống đối với cấp giấy phép xuất, nhập khâu tinh, phôi giống vật nuôi; cấp giấy phép xuất, nhập khâu môi trường pha chế, bảo tồn tinh, phôi giống vật nuôi; cấp giấy phép xuất, nhập khâu giống vật nuôi; cấp giấy phép trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm…

Mức thu lê phí cao nhất là 180.000 đồng/lần cấp giấy chỉ định phòng thử nghiêm về thức ăn chăn nuôi, chất bảo quản sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.

Về mức thu phí kiêm tra, đánh giá chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi xuất, nhập khâu, áp dụng mức thu bằng 0,095% giá trị lô hàng (tối thiêu là 285.000 đồng, tối đa không quá 9.500.000 đồng).

Hàng tiêu dùng nhập khẩu bán lẻ trên thị trường Uzbekistan bắt buộc phải có nhãn, mác bằng tiếng quốc gia

Thực hiên sắc lênh của tổng thống Uzbekistan ngày 29 tháng 01 năm 2013 về “Các biên pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng nội địa và tăng cường đấu tranh chống nhập khâu lậu hàng hoá”, ngày 13 tháng 5 năm 2013 Chính phủ Uz-

bekistan ban hành nghị định vế “Các biên pháp bổ sung chấn chỉnh nhập khâu hàng tiêu dùng vào Cộng hoà Uz-bekistan”.

Theo đó, 44 nhóm hàng tiêu dùng nhập khâu khi bán lẻ trên thị trường Uzbekistan từ 01 tháng 7 năm 2013 phải dán nhãn hiêu bằng tiếng quốc gia.

Nhãn hàng hoá bắt buộc bằng tiếng quốc gia chỉ bị bắt buộc dán trên bao bì thành phâm của nhà sản xuất khi hàng hoá được bán lẻ trên thị trường nội địa như một cấu thành của giá thành sản phâm.

Theo nghị định này, các hàng hoá tiêu dùng đang lưu thông trước ngày 01 tháng 7 hoặc đang ở kho ngoại quan trước ngày 01 tháng 7 và bán ra thị trường sau 01 tháng 7 năm 2013 có thê được lưu hành đến 01 tháng 01 năm 2014 không cần dán nhãn hiêu bằng tiếng quốc gia.

Nghị định cũng quy định các yêu cầu về dán nhãn hàng hoá bằng tiếng quốc gia không áp dụng đối với hàng hoá của các pháp nhân, thê nhân, người nước ngoài nhập khâu cho nhu cầu cá nhân, không phải cho mục đích sản xuất hoặc buôn bán; nhập khâu hàng hoá cho nhu cầu sử dụng của các tổ chức và cá nhân phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế, đại diên các công ty nước ngoài; hàng

hoá nhập khâu đê làm mẫu giới thiêu triên lãm quảng cáo, mẫu thử nghiêm, thăm dò và tiếp thị.

Nghị định nêu rõ nhãn hàng hoá bằng tiếng quốc gia trên bao bì thành phâm của hàng hoá cần phải nêu rõ các nội dung:

- Danh mục các tính chất chủ yếu và đặc trưng của sản phâm;

- Ngày sản xuất của mỗi loại sản phâm;

- Giấy bảo hành bắt buộc của nhà sản xuất hoặc của người đại diên;

- Quy tắc và điều kiên an toàn của sản phâm;

- Thời hạn sử dụng và các thông tin về hậu quả có thê xảy ra khi hết thời hạn sử dụng cũng như các hậu quả khi không thực hiên các chỉ dẫn;

- Phương thức và cách bảo quản sản phâm, an toàn khi sử dụng;

- Địa chỉ nhà sản xuất (người đại diên, nhà nhập khâu, các xí nghiêp được uỷ quyền nhận các khiếu nại của người tiêu dùng hoặc nhận sửa chữa hoặc bảo hành sản phâm);

Các thông tin về nhãn hàng hoá trên phải được giới thiêu qua hình thức văn bản in ấn dưới dạng giấy giới thiêu, giấy hướng dẫn dử dụng, passport,… được kèm theo mỗi loại sản phâm.

Page 20: m Tin trong tænh m Thoâng tin môùi caäp nhaät m … 12.pdfsoát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa

Soá 12 thaùng 06 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

Trung tâm TTCN&TM

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Từ 7/7, tăng thuế xuất khẩu than lên mức 13%

Bộ Tài chính vừa sửa đổi mức thuế xuất khâu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 và 27.04 tại biêu thuế xuất khâu.

Theo đó, kê từ ngày 7/ 7/2013, Bộ Tài chính quyết định tăng mức thuế suất này lên 13% đối với mặt hàng than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liêu rắn tương tự sản xuất từ than đá thuộc nhóm 27.01 tại Biêu thuế xuất khâu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính ban hành Biêu thuế xuất khâu, Biêu thuế nhập khâu ưu đãi (theo quy định trước đó tại Thông tư số 193/2012/TT-BTC là 10%).

Cụ thê, tăng thuế suất thuế xuất khâu mặt hàng than đá, than bánh, than quả bàng và nhiên liêu rắn tương tự sản xuất từ than đá (mã 27.01); than cốc và than nửa cốc (luyên từ than đá), than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá (mã 27.04) lên 13%.

Thông tư này có hiêu lực thi hành kê từ ngày 07 tháng 7 năm 2013.

Trước đó, Bộ Tài chính đã sửa đổi mức thuế nhập khâu

ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại biêu thuế nhập khâu ưu đãi.

Sẽ dành hơn 1.800 tỉ đồng phát triển DN nhỏ và vừa

Theo dự thảo Đề án tăng cường năng lực tổ chức đầu mối triên khai thực hiên chính sách, chương trình trợ giúp phát triên DN nhỏ và vừa (vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra lấy ý kiến), Nhà nước sẽ dành 1.847 tỉ đồng đê thực hiên đề án này.

Kinh phí này chưa bao gồm kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, kế hoạch, chi thường xuyên cho các tổ chức triên khai thực hiên chính sách trợ giúp DN nhỏ và vừa.

Mục tiêu của đề án này là nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN nhỏ và vừa tham gia các chuỗi giá trị, đây mạnh phân phối, tiêu thụ sản phâm dịch vụ, làm chủ thị trường trong nước và mở rộng thị trường quốc tế… Đề án được chia thành hai giai đoạn đê thực hiên. Dự kiến, nguồn kinh phí trong giai đoạn đầu (2013-2015) là gần 240 tỉ đồng; kinh phí dành cho giai đoạn 2016-2020 là hơn 1.600 tỉ đồng.