205
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH VI VĂN SƠN LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vμ Sù VËN DôNG TRONG QU¶N Lý NHμ N¦íC §èI VíI CéNG §åNG NG¦êI TH¸I ë C¸C TØNH B¾C TRUNG Bé VIÖT NAM Chuyên ngành : Lý lun lch sNhà nước và Pháp lut Mã s: 62 38 01 01 LUN ÁN TIN SĨ LUT Người hướng dn khoa hc: PGS. TS QUÁCH SĨ HÙNG TS. LÊ VĂN TRUNG HÀ NI - 2015

LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VI VĂN SƠN

LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN DôNG TRONG QU¶N Lý NHµ N¦íC §èI VíI CéNG §åNG

NG¦êI TH¸I ë C¸C TØNH B¾C TRUNG Bé VIÖT NAM

Chuyên ngành : Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số : 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS QUÁCH SĨ HÙNG TS. LÊ VĂN TRUNG

HÀ NỘI - 2015

Page 2: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập

của mình. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vi Văn Sơn

Page 3: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 8 1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 11 1.3. Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên

quan đến đề tài 20 1.4. Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, luận giải sâu hơn 24

Chương 2: LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM 27

2.1. Người Thái và luật tục người Thái ở Việt Nam 27 2.2. Những vấn đề lý luận về vận dụng luật tục người Thái trong

quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam 49 2.3. Kinh nghiệm vận dụng luật tục, tập quán trong quản lý nhà

nước trên thế giới và ở Việt Nam 66

Chương 3: GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI HIỆN NAY VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 78

3.1. Giá trị xã hội và một số hạn chế của luật tục người Thái hiện nay 78 3.2. Thực trạng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà

nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam 110

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM 133

4.1. Quan điểm đảm bảo việc vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng động người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam 133

4.2. Giải pháp đảm bảo việc vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam 139

KẾT LUẬN 163 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 177

Page 4: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CNH : Công nghiệp hóa

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

ĐCS : Đảng cộng sản

HĐH : Hiện đại hóa

HĐND : Hội đồng nhân dân

HIV/AIDS : Viết từ tiếng Anh: Human Immuno

deficiency virus infection/Acquired

Immunodeficiency (Hội chứng suy giảm

miễn dịch mắc phải).

HTX : Hợp tác xã

MTTQ : Mặt trận tổ quốc

Nxb : Nhà xuất bản

TW : Trung ương

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang Bảng 3.1: Tình hình đối tượng khảo sát 115 Bảng 3.2: Tình hình chung của các xã được khảo sát 121

Page 6: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Điều 2, Hiếp pháp năm 2013 đã xác định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [82]. Do đó, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cần xây dựng cơ chế vận hành bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhận dân. Điều 8, Hiến pháp 2013 chỉ rõ “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [82]. Để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các qui định trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, đồng thời hoàn thiện những phương thức, biện pháp quản lý, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và tăng cường khả năng điều chỉnh bằng pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một chức năng cơ bản của Nhà nước, vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài vừa là nhiệm vụ trước mắt. Trong Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, khi đề cập đến các giải pháp xây dựng pháp luật có nêu: “cần nghiên cứu khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ quốc tế) và qui tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật” [12]. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, ngoài việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật pháp lý tiên tiến, cần kế thừa, phát huy yếu tố tích cực của tập quán vận dụng vào công tác lập pháp, công tác quản lý xã hội.

Trên khía cạnh văn hóa, việc phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc được Đảng ta hết sức quan tâm. Theo đó, nghị quyết Đại hội Đảng qua các thời kỳ đã thể hiện tính nhất quán về sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung này. Văn kiện Đại hội XI tiếp tục làm rõ hơn yêu cầu phát huy các giá trị văn hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 chỉ

Page 7: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

2

rõ: “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người” [17]. Từ việc tổng kết rút kinh nghiệm mười năm thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII), Nghị quyết TW9 (khóa XI) tiếp tục khẳng định làm sâu sắc thêm quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”, và khi nói về nhiệm vụ, nghị quyết nêu rõ “Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng” [3].

Như vậy, việc khai thác các giá trị văn hóa nói chung và nghiên cứu tập quán, luật tục nói riêng để xác định giá trị của nó nhằm vận dụng trong quản lý xã hội là chủ trương có tính hệ thống của Đảng, Nhà nước, là yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn khách quan.

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái có quá trình lịch sử phát triển lâu đời, với nền văn hóa phong phú, độc đáo; người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng. Ngoài ra, cộng đồng dân tộc Thái có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vùng cư trú của người Thái là những địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh, là vùng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đã và đang góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luật tục người Thái là một yếu tố cấu thành văn hóa Thái. Với những đặc điểm riêng, luật tục người Thái có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật. Hệ thống luật tục giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, tự quản ở cộng đồng dân cư, điều hòa xã hội, trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của người Thái.

Tuy có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, song hệ thống luật tục người Thái cho tới nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhất là nghiên cứu những giá trị xã hội của luật tục người Thái vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam.

Page 8: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

3

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án tìm hiểu luật tục người Thái, tập trung phân tích, đánh giá những giá trị xã hội của luật tục người Thái, nhằm tìm ra những khả năng có thể vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, luật tục người Thái trong điều kiện hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác

giả trong và ngoài nước, từ đó đánh giá kết quả nghiên cứu, đồng thời rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu có chiều sâu hơn đối với đề tài.

Hai là, phân tích cơ sở lý luận về luật tục, luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Cụ thể: Khái quát nguồn gốc, lịch sử, văn hóa, đặc trưng của người Thái, vị trí của cộng đồng người Thái trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; làm rõ khái niệm luật tục, luật tục người Thái; tìm hiểu đặc điểm; phân tích mối quan hệ giữa luật tục người Thái với pháp luật và vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử cộng đồng người Thái; luận giải khái niệm vận dụng, phương thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái; tìm hiểu khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước; khái niệm, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước; phân tích các điều kiện đảm bảo vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái; tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng tập quán, luật tục của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, rút ra bài học tham khảo trong thời gian tới; luận giải một số vấn đề đặt ra về vận dụng luật tục nói chung và luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số và cộng đồng người Thái hiện nay.

Page 9: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

4

Ba là, phân tích những giá trị xã hội của luật tục người Thái ở Việt Nam hiện nay; tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá khách quan thực trạng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Bốn là, xác định rõ quan điểm vận dụng luật tục và đề xuất, luận chứng các giải pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung bộ Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là luật tục người Thái ở Việt Nam và

sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam; các vấn đề liên quan như: cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái; các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến quả trình vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Việt Nam nói chung, người Thái ở Bắc Trung Bộ Việt Nam nói riêng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu luật tục tiếp cận dưới góc độ khái niệm, đặc điểm

luật tục người Thái và mối tương quan của luật tục người Thái với pháp luật; đánh giá vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng người Thái; tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng luật tục trên thế giới và Việt Nam. Từ những luật tục đã được văn bản hóa và kết quả sưu tầm trong nhân dân, tác giả đã chọn lựa, phân loại, phân tích những giá trị xã hội của luật tục người Thái tương tác với một số nội dung quản lý nhà nước hiện hành, nhất là quản lý hành chính nhà nước đối với cộng đồng người Thái.

Phạm vi nghiên cứu vận dụng luật tục. Phạm vi nghiên cứu vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đi sâu đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam. Đặc biệt tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị; khảo sát nhận thức về luật tục của cán bộ, công chức, viên chức cấp xã;

Page 10: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

5

khảo sát, đánh giá kết quả vận dụng luật tục của một số xã có người Thái cư trú tập trung ở hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước, chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương

pháp luận của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở, cộng đồng làng xã ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là các quan điểm về dân tộc, đoàn kết dân tộc, quản lý nhà nước và tự quản cộng đồng, về thực hiện dân chủ cơ sở, quan hệ giữa pháp luật, luật tục, phong tục tập quán.

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, lô gích, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê v.v...Cụ thể ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; chương 2, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử và so sánh; chương 3, sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp xã hội học, điền dã, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; chương 4, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử và so sánh để giải quyết những vấn đề đặt ra.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Phân tích đặc điểm, sự tương đồng và khác biệt giữa luật tục người Thái với pháp luật; luận giải nội dung của luật tục người Thái trong mối tương quan với pháp luật và kết luận: Luật tục người Thái có vị trí độc lập tương đối với pháp luật, đó là Một, trong điều kiện nhất định, luật tục người Thái có khả năng thay thế pháp luật; Hai, luật tục người Thái có khả năng bổ

Page 11: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

6

sung cho pháp luật; Ba, luật tục người Thái có khả năng hỗ trợ cho pháp luật; Bốn, những giá trị tích cực của luật tục người Thái là tinh hoa văn hóa dân tộc Thái, có giá trị xây dựng, cố kết cộng đồng lớn lao.

- Luận giải quan niệm về vận dụng luật tục người Thái trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái, đó chính là đưa tri thức địa phương, tri thức cộng đồng của người Thái bổ sung, hỗ trợ cùng pháp luật quản lý cộng đồng người Thái có hiệu quả.

- Luận giải giá trị, vai trò của luật tục người Thái trên một số nội dung chủ yếu sau: Một, luật tục người Thái luôn ứng xử hài hòa với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai, nguồn nước; Hai, luật tục người Thái luôn hướng tới xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng bền vững, trong đó nhấn mạnh tính tương thân, tương ái và bình đẳng dân tộc; Ba, luật tục người Thái giáo dục cộng đồng luôn tuân thủ pháp luật, luật tục, đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng ý thức cho cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ Tổ quốc.

- Nhận xét, đánh giá một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức về luật tục người Thái và kết quả vận dụng luật tục người Thái của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ: Một, những giá trị của luật tục người Thái hiện nay đứng trước nguy cơ bị mai một; hai, chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái chưa thực sự quan tâm vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước; ba, chính quyền cơ sở và cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ có nguyện vọng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái.

- Một số nhóm giải pháp nhằm vận dụng luật tục người Thái đối với cộng đồng người Thái: Một, nhóm giải pháp về tổ chức, trong đó nhấn mạnh việc thành lập Tổ tư vấn phong tục tập quán ở thôn, bản và Hội đồng tư vấn phong tục tập quán cấp xã; hai, nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhấn mạnh việc vận dụng gắn với một số lĩnh vực quản lý nhà nước về: Văn hóa, giáo dục, y tế, tài nguyên, quốc phòng, an ninh; xây dựng qui chế phối hợp...; ba, nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cho các chủ thể; bốn, nhóm giải pháp về nguồn lực tài chính; năm, giải pháp tổ chức thực hiện.

Page 12: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật thông qua nghiên cứu luật tục và luật tục người Thái. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo giúp cho chính quyền các

cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở và bộ máy tự quản ở làng, bản vùng có người Thái cư trú tập trung ở Bắc Trung Bộ có thêm định hướng trong công tác quản lý xã hội của địa phương mình; giúp cho các thôn, bản vận dụng trong xây dựng hoàn thiện qui ước mới, hương ước mới của thôn, bản nhằm kết hợp đồng bộ giữa pháp luật với tập quán truyền thống của người Thái, thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, xây dựng nông thôn mới.

- Luận án phản ánh thực trạng của văn hóa Thái và yêu cầu về giữ gìn, phát huy bản sắc của văn hóa - luật tục người Thái. Tạo động lực, cơ hội để cộng đồng người Thái nói chung, người Thái Bắc Trung Bộ nói riêng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Luận án là tài liệu tham khảo cho cán bộ chuyên môn tham mưu quản lý lĩnh vực văn hóa, xã hội và các nhà doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về văn hoá, luật tục người Thái ở Việt Nam; tạo điều kiện để cán bộ miền xuôi lên công tác vùng đồng bào dân tộc Thái tìm hiểu văn hóa, phong tục, vận dụng có hiệu quả cho nhiệm vụ của mình. Đồng thời là tài liệu hữu ích đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.

7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 13: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI

Luật tục đã được một số nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp quan tâm khi đề cập tới luật pháp của châu Âu từ thời La Mã cho đến thế kỷ XVIII, đó là sự kết hợp giữa luật La Mã và luật tục đã được luật hóa. Các nhà nghiên cứu lịch sử pháp luật thời kỳ này đã hợp nhất giữa luật La Mã và tập quán pháp. Sau này, người ta quan tâm từ góc độ tập quán trở thành luật pháp như thế nào và cho rằng tập quán pháp trở thành luật chỉ khi nó được đạo luật hay quyết định của tòa án công nhận, khi nó được biết như là luật, chấp nhận như là luật và thi hành như là luật [104].

Trên thế giới, luật tục được các nhà luật học, các nhà quản lý ở địa phương chú ý nghiên cứu để phục vụ cho việc cai trị ở các nước thuộc địa, nhất là vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX khi mà chủ nghĩa thực dân được thiết lập ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ. Vì vậy, các nhà luật học, các nhà quản lý của các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Tây Ban Nha... rất quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra đối với các nước đế quốc thực dân là áp dụng thể chế cai trị nào đối với các thuộc địa của mình. Những năm đầu của thế kỷ XX, với sự ra đời của trường phái chức năng (Functionnalism) đứng đầu là Bronislaw Malinowski, ông cho rằng, tất cả những hiện tượng văn hóa đều cần thiết và mang chức năng nhất định trong một xã hội nhất định. Từ đó rút ra kết luận: không thể dùng một thể chế xã hội này áp đặt cho một xã hội khác, mà cần sử dụng bản thân thể chế xã hội vốn có để quản lý xã hội đó. Luận điểm này đã được các nhà cai trị thực dân vận dụng trong việc cai trị các xã hội thuộc địa lúc bấy giờ [104]. Các nhà luật học người Anh đã cố gắng chuyển đổi luật tục thành luật pháp ở một số quốc gia châu Phi, như Kenya, Sudan..., nhưng chủ yếu vẫn là nhìn nhận luật tục từ góc độ luật pháp mà luật pháp châu Âu bao giờ cũng là hệ qui chiếu chủ yếu. Điều này khác biệt với cách tiếp cận luật tục từ góc độ nhân học xã hội hay nhân học văn hóa [104].

Page 14: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

9

Bên canh việc tiếp cận từ góc độ luật học, thì đã xuất hiện ngày một phổ biến cách nhìn luật tục từ góc độ nhân loại học (Anthopology). Bắt đầu là việc tiếp cận với các bộ lạc, các dân tộc hiện còn tồn tại luật tục để văn bản hóa luật tục. Vào đầu thế kỷ XX đã xuất hiện bốn loại công trình thuộc dạng văn bản luật tục: một là, những cuốn cẩm nang (Handbook) về luật tục, như: “Cẩm nang Tswanan và tập quán”, cuốn “Sổ tay luật Neur” của P.P.Howell; hai là, những cuốn luật tục đầu tiên, như “Luật tục của bộ lạc Haya thuộc lãnh thổ Tanganyika” hay “Luật Sukuma và tập quán” của Cory. Thuộc loại này có thể kể tới: “Luật tập quán bản địa” của Sey Mour. “Luật bản địa được áp dụng ở Nata” của Stafford; ba là, cuốn “Luật tục Shona” và cùng với nó là các cuốn: “Luật tục Kamba” của D.Y.Penwill, “Luật tục Nam Di” của G.S.Nell, mô tả luật tục trong môi trường xã hội, văn hóa và luật pháp của dân tộc; bốn là, loại mô tả luật tục theo các vụ án mà các tòa án địa phương thực hiện và những bình luận của tác giả, thí dụ như cuốn: “Quá trình tòa án của người Brottse ở Bắc Phodesia” của Max Gluckam [104]. Vào những thập kỷ nửa cuối thế kỷ XX này, các nhà nhân loại học luật pháp đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình trên nhiều bình diện khác nhau, như các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu luật tục, nghiên cứu luật tục ở các vùng, các quốc gia khác nhau trên thế giới. Có thể khẳng định, châu Phi là nơi có nhiều công trình nghiên cứu về luật pháp nói chung và luật tục nói riêng. Trong một công trình “Luật và lý luận luật pháp châu Phi”, do G.R.Woodman và A.O.Obilde chủ biên [104], đã đưa ra một danh mục hơn 100 nội dung nghiên cứu về luật và tác phẩm này cũng tập hợp các bài viết khác nhau của nhiều tác giả, trong đó phần lớn cuốn sách đề cập tới bản chất của luật tục châu Phi với ba phần chính: Những vấn đề chung; nhân loại học pháp luật; luật tục trong hệ thống pháp luật của Nhà nước (G.R.Woodman and A.O.Obilade). Ngoài ra phải kể đến công trình của Y.C.Bekker: “Luật tục Nam phi”, đề cập tới nhiều khía cạnh quan hệ giới tính, quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình, quyền thừa kế...

Page 15: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

10

Ở châu Á, có công trình do Masaji Chiba (Nhật Bản), bao gồm nhiều chương viết về luật bản địa của nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau, như người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản. Trong tác phẩm này Masaji Chiba đưa ra sự phân loại luật ở các nước châu Á dưới ba hình thức: Luật (Received law), Luật bản địa (Indigenous law) và dạng hỗn hợp giữa hai hình thức nêu trên (Masaji Chiba) [104]. Ấn Độ là quốc gia có 5000 năm lịch sử, phong tục tập quán phong phú, nên có khá nhiều công trình đi sâu nghiên cứu luật tục, chẳng hạn như cuốn: “Luật tục bộ lạc ở Đông Bắc Ấn Độ” của Shinbani Roy và S.H.M.Rizvi; hay cuốn “Đất đai công cộng và luật tục”, xuất bản năm 1996 của Minoti Charcravarty-Kaul, đề cập đến vấn đề sở hữu đất đai ở Bắc Ấn Độ (Minoti Charcravarty-Kaul). Với châu Á, Inđônêxia và Malaysia là quốc gia hiện nay còn tồn tại luật tục (Adat) và được sử dụng trong đời sống thường ngày của nhiều dân tộc. Do vậy, đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu luật tục, như Von BenDa - Beckmann K và Von BenDa - Beckmann F (Hà Lan), nhà nghiên cứu người Mỹ John Ambler... Các nước như Canada, Australia, New Zealand vốn là nơi sinh sống của cư dân bản địa, còn ở trình độ phát triển thấp và tình trạng phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân. Công trình của Kayleen M.Hazle Hurht đã đề cập tới tình trạng đa dạng pháp luật của cư dân bản địa của các nước kể trên trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân [104]. Về góc độ nhân học pháp luật, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến tới các vấn đề lý thuyết và phương pháp sưu tầm và nghiên cứu luật tục các dân tộc. Đó là các công trình của Alan Dundes bàn tới khái niệm thế nào là luật tục (folk law), của Alan Watson về tiếp cận luật tục, của Van Den Dergh khái niệm luật tục trong khung cảnh lịch sử, của Obei Hag Ali về chuyển đổi luật tục thành luật pháp,... Các vấn đề phương Đông cũng được đặt ra, như vấn đề văn bản hóa luật tục (T.O.Elias), sưu tầm luật tục (Simon Roberts)... Nội dung vận dụng luật tục trong phát triển xã hội cũng được quan tâm, nhất là vấn đề luật tục và việc bảo vệ khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên [104].

Page 16: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

11

Như vậy, công việc nghiên cứu luật tục trên thế giới từ thế kỷ XX đã đạt được những tiến bộ đảng kể cả lý luận, phương pháp nghiên cứu, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu luật tục ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.

1.2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

1.2.1. Công trình nghiên cứu có liên quan đến luật tục của các dân tộc ở Việt Nam - Cuốn sách “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian [121]. Tại đây, có những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về luật tục các dân tộc, nổi bật như: “Nguồn gốc và bản chất của luật tục Tây Nguyên” của tác giả Phan Đăng Nhật, bài viết đã khái quát quá trình nghiên cứu luật tục Tây Nguyên của người Pháp và người Việt Nam, trên cơ sở đó nêu lên bản chất của luật tục một số dân tộc Tây Nguyên, cuối cùng tác giả kiến nghị cần thiết phải sưu tầm luật tục Tây Nguyên (cũng như các dân tộc thiểu số khác) và soạn thảo tài liệu gửi đến cơ sở để thực hiện. Phải nói rằng, địa bàn Tây Nguyên là có nhiều công trình nghiên cứu hơn cả, chẳng hạn như: “Luật tục Ê Đê, luật tục M’Nông và vai trò của nó trong đời sống các dân tộc Đắc Lắc” của tác giả Nguyễn Hữu Trí; “Luật tục Raglai đối với các vấn đề liên quan đến gia súc” của Chamaliaq Tiến; “Luật tục Raglai đối với hành vi trộm cắp lừa gạt tài sản công dân” của tác giả Trần Vũ; hoặc bài viết “Tập quán và vai trò của người đàn ông Ê Đê trong xã hội mẫu hệ” của tác giả Nguyễn Thị Hòa v.v... Bài viết có tựa đề “Văn hóa thích nghi của người H’Mông trắng ở Thài Phìn Tủng, Đồng Văn, Hà Giang” của tác giả Lê Trọng Cúc là một trong ít công trình nghiên cứu về tập quán của người H’Mông được trình bày tại hội thảo này; Thừa Thiên Huế là địa bàn có đông đồng bào thiểu số, tác giả Nguyễn Văn Mạnh có bài “Những qui định khai thác và bảo vệ đất đai trong sản xuất nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên - Huế” v.v... - Tác giả Ngô Đức Thịnh có khá nhiều công trình nghiên cứu về luật tục, trong đó phải kể đến: Cuốn “Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam”

Page 17: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

12

[103], công trình 11 chương, gồm hai phần, phần khảo sát các khía cạnh khác nhau của luật tục (như góc độ tiếp cận, bản chất, hình thức phát triển của luật tục...), phần hai giới thiệu luật tục một số dân tộc. “Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt nam” [104], tác giả đã kế thừa công trình nêu trên để phát triển có chiều sâu hơn, nhất là phần cơ sở lý luận. - Cuốn “Luật tục với đời sống” của tác giả Phan Đăng Nhật [74], đã luận giải luật tục các dân tộc Việt Nam và giới thiệu minh chứng nội dung luật tục JRai trên một số lĩnh vực liên quan của đời sống xã hội. - Quảng Nam là địa bàn có nhiều tộc người thiểu số sinh sống, tác giả Bùi Quang Thanh cùng các cộng tác viên đã dày công khảo cứu cho ra mắt công trình “Nghiên cứu luật tục, phong tục các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam” [93], cuốn sách đã điều tra, khảo sát thực trạng khai thác sử dụng luật tục của bốn nhóm dân tộc ít người, gồm Co, Cơ Tu, Giẻ Triêng và Xơ Đăng, tìm hiểu nhận thức, thái độ và hoạt động thực hành luật tục; làm rõ vai trò tác động của luật tục; đưa ra những bất cập trong qúa trình thực hiện luật tục; đồng thời đề xuất một số giải pháp mang tính ứng dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội ở vùng này. - Cá biệt có một số công trình chuyên nghiên cứu vận dụng luật tục đối với các hoạt quản lý xã hội, quản lý nhà nước như: Tác giả Trương Tiến Hưng với đề tài “Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận” [48], tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận vận dụng luật tục Chăm, khảo sát thực tiễn thực trạng vận dụng và đưa ra những giải pháp để chính quyền cơ sở vùng dân tộc Chăm Ninh Thuận tổ chức thực hiện. Tác giả Lê Đình Hoan với đề tài “Luật tục Ê Đê và sự vận dụng trong quản lý nhà nước ở tỉnh Đắc Lắc”, là công trình nói rõ về nghiên cứu vận dụng quản lý nhà nước của chính quyền [37]. - Đối với người Việt, tác giả Bùi Xuân Đính có cuốn “Hương ước và quản lý làng, xã” [26], đây là một trong những công trình nghiên cứu có chiều

Page 18: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

13

sâu về hương ước của người Việt trong mối quan hệ với quản lý xã hội ở làng xã Việt Nam. Ngoài ra, có nhiều bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học về luật tục của các dân tộc, nhưng chủ yếu các tác giả mới nêu những khái niệm cơ bản, giới thiệu nội dung, giá trị cơ bản của luật tục và yêu cầu cần bảo vệ, phát triển luật tục, ít có công trình khai thác các khía cạnh cụ thể và đề xuất giải pháp kết hợp với pháp luật để quản lý nhà nước. 1.2.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến người Thái ở Việt Nam 1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về dân tộc học, lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc liên quan đến người Thái Việt Nam

Với quá trình lịch sử phát triển lâu dài và tính phong phú, đa dạng, độc đáo của mình, văn hóa và lịch sử dân tộc Thái đã được đông đảo c¸c nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay. Theo thống kê của Giáo sư, Tiến sĩ Shigêharu Tanabê (người Nhật Bản) thì cuối thế kỷ XIX đến năm 1991 đã có 1.303 tác giả viết về các tộc người nói tiếng Thái [21]. Nội dung các bài viết đó đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực liên quan đến người Thái Đông Nam Á. Tác giả nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam, kể cả trong và ngoài nước cũng khá phong phú, tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu như sau:

- “Nhận xét về người Tày Đèng ở Lang Chánh” của tác giả R.Rô - ber [84]. Công trình nghiên cứu về địa lý, về con người và một số phong tục của người Thái ở Lang Chánh - Thanh Hoá. Đặc biệt, tác giả đã dày công quan sát văn hóa con người nơi đây và đưa ra những đánh giá, nhận xét khá thú vị về phong cách sinh hoạt, đời sống thường ngày, về văn hóa tâm linh của người Thái ở Lang Chánh, Thanh Hóa.

- “Người Thái ở Tây bắc Việt Nam” của tác giả Cầm Trọng. Nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quán người Thái Tây Bắc Việt Nam. Có thể khẳng định, đây là công trình của tác giả Việt Nam đầu tiên giới thiệu khá sâu sắc về văn hoá, phong tục tập quán của người Thái Tây Bắc nước ta [114].

Page 19: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

14

Thấy được những giá trị văn hóa, lịch sử và dân tộc học của cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai, từ hơn 20 năm nay (1991) Viện Việt Nam học và khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã sáng lập Chương trình Thái học nhằm nghiên cứu những đặc điểm về quá trình tộc người, mối liên hệ văn hóa tộc người, không gian văn hóa và các mối quan hệ của cộng đồng trong khu vực Tây Bắc Việt Nam. Từ đó đến nay, Chương trình Thái học đã tổ chức sáu Hội thảo khoa học. Hội thảo lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1991 với chủ đề chung về nhóm ngữ hệ Thái - Kadai, có 34 báo cáo khoa học và 39 lượt tác giả [20]. Hội thảo lần thứ II (Năm 1998), Hội thảo lần thứ III (2002) được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề về “Các vấn đề văn hóa, lịch sử”, Hội thảo lần thứ hai có 58 báo cáo khoa học, 62 lượt tác giả [21]; Hội thảo lần thứ ba có 117 báo cáo khoa học, 115 lượt tác giả [22]. Hội thảo lần thứ IV (năm 2006) được tổ chức tại Cao Bằng với chủ đề “Đóng góp của các dân tộc Tày Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam” có 61 báo cáo khoa học, với 53 lượt tác giả tham gia [23]. Hội thảo lần thứ V (2009) được tổ chức tại Điện Biên với chủ đề “Địa danh và những vấn đề lịch sử, văn hóa” có 50 báo cáo của 50 nhà khoa học [24]. Hội thảo lần thứ VI được tổ chức vào tháng 6 năm 2012 tại Thanh Hoá với chủ đề “Cộng đồng dân tộc Thái - Kadai: Truyền thống, hội nhập và phát triển” có 74 báo cáo khoa học của 87 lượt tác giả [25]. Thông qua những hoạt động nêu trên cho thấy nhóm ngữ hệ Thái - Kadai nói chung và Văn hóa Thái nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các công trình giới thiệu tại sáu cuộc Hội thảo đều được đầu tư công phu, có cơ sở khoa học và sát với thực tiễn cuộc sống, bước đầu lý giải nhiều vấn đề mà lâu nay giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử còn tranh luận. Một điều quan trọng hơn phải khẳng định, đây là môi trường hết sức có ý nghĩa nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của các tộc người nói tiếng Thái trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

- Nghệ An là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó người Thái chiếm đa phần. Nghiên cứu đầu tiên về cộng đồng thiểu số ở Nghệ An của tác giả Nguyễn Đình Lộc có tựa đề “Các dân tộc thiểu số Nghệ An” [57], công trình

Page 20: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

15

này đã giới thiệu một cách khái quát văn hoá, lịch sử, truyền thống của đồng bào ở Thái Nghệ An, đây cũng là công trình đã và đang là “cẩm nang” quan trọng cho những người quan tâm tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số Nghệ An, trong đó có người Thái.

- Các công trình về văn hoá nghệ thuật, giới thiệu về ca dao, dân ca, hát giao duyên, truyện cổ, truyện thơ dân tộc Thái, cụ thể như: “Thơ ca, nghi lễ dân tộc Thái” [45]; “Hát giao duyên người Thái Nghệ An” của tác giả Lò Khánh Xuyên [133]; Công trình “Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái Tây Bắc Việt Nam" của tác giả Dương Minh Sơn [89]; Công trình có tựa đề tiếng Thái “Tạo Sông Ca - Nàng Si Cáy” do Lương Thị Đại biên dịch [19], câu chuyện kể về tình yêu khác thường của đôi trai gái Sông Ca và Si Cáy, tình yêu nở từ khi bé gái Si Cáy còn trong bụng mẹ, vượt nhiều khó khăn trở ngại rồi cuối cùng Sông Ca và Si Cáy lấy nhau, sống hạnh phúc bên nhau. Tác giả Quán Vi Miên có khá nhiều công trình, đó là: “Ca giao - Dân ca Thái Nghệ An”, Tập 1, Tập 2 [67]; “Tang lễ của người Thái ở Nghệ An” [68]; “Tục ngữ Thái giải nghĩa” [69]; “Chương Han” của tác giả Vương Trung [119], đây là tác phẩm mang tầm vóc sử thi anh hùng ca; “Văn hóa dân gian người Thái” của tác giả Lò Vũ Vân [129]; “Hày Xổng Phi (khóc tiễn hồn)" của tác giả La Quán Miên [66]; “Truyện cổ Thái” của tác giả Ninh Viết Giao [28], là công trình khoa học tập hợp kho tàng truyện cổ của người Thái, chủ yếu sưu tầm ở vùng núi phía Tây Nghệ An. Những nỗ lực nêu trên thể hiện tâm huyết của các nhà nghiên cứu, sưu tầm đối với dân tộc Thái, mặt khác đây là biểu hiện sinh động của sự phong phú, đa dạng, độc đáo, bất tận của văn hóa người Thái ở nước ta.

- “Văn hóa Thái Việt Nam” của nhóm tác giả Cầm Trọng, Phan Hữu Dật [115]. Công trình này giới thiệu tổng quát về người Thái và Thái học, về văn hóa Thái trong cội nguồn chung của Việt Nam và Đông Nam Á...và Mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn -Khơ Me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam.

- “Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở miền núi Nghệ An” của tác giả Artha Nantachukra [72]. Đây cũng là một trong số rất ít công trình

Page 21: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

16

nghiên cứu có chiều sâu về văn hóa người Thái ở Nghệ An. Tác giả là người Thái Lan, thuộc nhóm Tày Đăm (Thái Đen) ở Đông Bắc Thái Lan, tương đồng văn hóa với người Thái ở Việt Nam, nên sau khi công trình được công bố đã được đông đảo giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử đánh giá cao.

- “Thiết chế bản - mường truyền thống của người Thái ở miền Tây Nghệ An” của tác giả Vi Văn An [1]. Đây là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam đề cập tới vấn đề thiết chế quản lý xã hội của cộng đồng dân tộc Thái. Trọng tâm nghiên cứu của luận án là hai mường thuộc huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An (ngày nay), đó là Mường Quạ và Mường Chai. Luận án đã rút ra những kết luận quan trọng, có ý nghĩa lý luận về lịch sử, nguồn gốc quản lý xã hội trong cộng đồng dân tộc Thái lúc bấy giờ.

- “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái Bắc Trung bộ hiện nay”, do tác giả Cao Văn Thanh chủ biên [94]. Nghiên cứu đại cương về người Thái và văn hóa truyền thống của người Thái ở vùng núi Bắc Trung bộ, khái quát thực trạng văn hóa và đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái Bắc Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay.

- Tác giả Cầm Trọng có cuốn “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam” [118]. Tác giả tiếp tục nghiên cứu giới thiệu bổ sung về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo người Thái Việt Nam. Đây là công trình có phương pháp tiếp cận mới, đa chiều, nhiều chi tiết khi luận giải về cội nguồn lịch sử, văn hóa Thái đã gắn liền với cội nguồn lịch sử, văn hóa của người Việt.

- “Khủn Chưởng anh hùng ca Thái” của tác giả Phan Đăng Nhật [73], là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về Khủn Chưởng bằng hai thứ tiếng Việt và Anh; giới thiệu tác phẩm Khủn Chưởng bằng chữ Quốc ngữ, chữ Thái cổ và chữ Thái la tinh. “Khủn Chưởng anh hùng ca Thái” còn gọi là Lái Khủn Chưởng, lưu truyền rất lâu đời và sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: kể, hát (khắp), khóc (hày) và ghi bằng chữ Thái cổ, trong đó phổ biến nhất là hát. Qua Khủn Chưởng chúng ta được tiếp cận với một kho tàng huyền thoại Thái phong phú, sinh động và hấp dẫn. Bản anh hùng ca cho ta cuốn

Page 22: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

17

hút vào những cảnh chiến đấu can trường, dũng cảm với vô vàn voi ngựa, gươm đao, những đám cưới ca hát say sưa, của cải tràn trề; niềm vui thắng trận, cũng như nỗi đau đớn buồn thương khi Khủn Chưởng nửa chừng phải lìa đời v.v...

- Tác giả Vi Văn Biên có công trình: "Một số phong tục và lễ hội truyền thống của người Thái ở Thanh Hoá và Nghệ An" [9]. Đây là một trong nhưng công trình hiếm hoi nghiên cứu về người Thái ở phạm vi hai địa phương Thanh hóa, Nghệ An, và cũng là một công trình có phân tích khái quát bước đầu về những giá trị văn hóa, phong tục tập quán trong đời sống người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Như vậy, thông qua các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên, cho chúng ta hình dung sự ưu ái, quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà sưu tầm về văn hóa các dân tộc nói tiếng Thái trên thế giới nói chung và văn hóa người Thái Việt Nam nói riêng. Ngoài những công trình nêu trên, còn có rất nhiều khóa luận, luận văn, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu về văn hóa, ngôn ngữ v.v... của người Thái trong thời gian qua.

Vấn đề chúng ta rút ra ở đây là, các công trình nghiên cứu đã góp phần quan trọng cho việc giới thiệu và bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng người Thái song hành cùng nền văn hóa của đại gia đình dân tộc Việt Nam.

1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luật tục người Thái ở Việt Nam Nghiên cứu, giới thiệu, sưu tầm luật tục ở Việt Nam đã được các nhà khoa học quan tâm từ khá lâu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu luật tục để quản lý xã hội hiện đại thì mới xuất hiện từ vài chục năm trở lại đây. Phải khẳng định rằng, các học giả nước ngoài là những người tiên phong trong nghiên cứu giới thiệu luật tục và nghiên cứu các khía cạnh vận dụng luật tục. Sau đó, nhiều học giả trong nước đã tiếp cận vấn đề này một cách tích cực, song mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp luật tục, giới thiệu đặc điểm, ưu, khuyết điểm của luật tục, và gợi mở một số nét cơ bản về vận dụng, chưa có công trình chuyên sâu về vấn đề vận dụng vào quản lý xã hội. Một số công trình nổi bật phải kể đến đó là:

Page 23: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

18

- Cuốn “Tư liệu về Lịch sử và xã hội dân tộc Thái” của nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân [128]. Công trình tập hợp và giới thiệu các nội dung chủ yếu sau: Truyện kể bản mường; Lai lịch dòng họ Hà Công; Lệ mường; Luật mường; Tục lệ người Thái Đen ở Thuận Châu - Sơn La.

- Cuốn sách tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, với tựa đề “Luật tục và phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay" [121]. Tại đây, có những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về vận dụng luật tục, cụ thể như: “Luật tục và chiến lược phát triển nông thôn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Quí [121, tr.13]; “Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác giao đất khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên”, của tác giả Hoàng Xuân Tý [121, tr.310]; “Vai trò của phong tục tập quán và việc kế thừa phong tục tập quán trong xây dựng pháp luật” [121, tr.863]; “Luật tục và vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên: những gợi ý nhằm hoà hợp luật thành văn và luật tục ở Châu Á”, của tác giả John Ambler [121, tr.219-257]; “Luật truyền thống của người Thái: Khái quát chung về luật hiít khoòng ở Lào” của tác giả Oliver Raendchen [121, tr.581], tại đây, tác giả đã dẫn chứng về luật tục truyền thống, đó là luật hiit khoòng hiện đang có hiệu lực ở các bộ tộc người Lào, Thái Phuan, Thái Lue, Thái Yuan, Thái Dam. Một số bài viết về luật tục người Thái, điển hình như: “Luật tục Thái với việc bảo vệ môi trường” của tác giả Cầm Trọng [121, tr.356]; “Phong tục trong hôn nhân và gia đình của người Thái Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La)” của tác giả Hoàng Lương [121, tr.582]. Tác giả cho rằng, đây là hội thảo khoa học lớn nhất bàn về vận dụng luật tục vào phát triển nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, hội thảo nghiên cứu hệ thống luật tục của nhiều dân tộc khác nhau trong cả nước, do đó luật tục người Thái vẫn chưa được mổ xẻ có chiều sâu, nhất là nghiên cứu những giá trị của luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ thì chưa có công trình nào đề cập tới.

- Nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng có cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam” [102]. Công trình được trình bày bằng hai ngôn ngữ: chữ Thái và bản dịch tiếng Việt. Nội dung chủ yếu của cuốn sách trình bày khái quát một số khái niệm về luật tục, luật tục người Thái; những nội dung cơ bản của

Page 24: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

19

luật tục người Thái Đen ở Thuận Châu, Sơn La và một số nội dung luật tục người Thái ở Tây Bắc do đồng tác giả Cầm Trọng sưu tầm.

- Cũng là một dạng, một hình thức luật tục người Thái, tác giả Quán Vi Miên đã sưu tầm và giới thiệu cuốn “Tục ngữ Thái giải nghĩa” [69] được thực hiện dưới hai ngôn ngữ: Phiên âm tiếng Thái (La Tinh) và dịch nghĩa tiếng Việt, gồm giới thiệu những nội dung tác giả sưu tầm được ở Nghệ An.

- Cuốn sách có tiêu đề “Tìm hiểu luật tục các dân tộc ở Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh [103]. Trong đó có phần giới thiệu luật tục người Thái, tác giả đã nêu khái quát vai trò của luật tục trong phát triển nông thôn Việt Nam.

Cũng phải đánh giá khách quan rằng, những công trình nghiên cứu về luật tục người Thái các tác giả chỉ mới dừng lại việc trình bày hệ thống luật tục của các dân tộc thiểu số, khái quát sơ lược vấn đề vận dụng, chưa đi sâu nghiên cứu việc vận dụng luật tục, nhất là luật tục người Thái vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở vùng dân tộc Thái.

- Công trình sau đây đã giới thiệu khá chi tiết về tín ngưỡng cúng vía của người Thái, đó là cuốn “Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái Đen ở Mường Lò” [34]. Nội dung của của cuốn sách trình bày tục cúng vía- một nét văn hóa của người Thái nói chung, Thái Đen Mường Lò nói riêng. Cúng vía là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng người Thái. Cúng vía, tức là gọi hồn, gọi vía, một nghi lễ tín ngưỡng. Theo quan niệm của người Thái, người sống có vía của người sống (tiếng Thái gọi là phi khoăn), người chết có vía, tiếng Thái gọi là phi tai, một số con vật, cây cối, rừng núi, đất đai…người ta quan niệm đều có hồn, vía. Và theo tục lệ, có thể cúng vía theo định kỳ, theo chu kỳ hoặc có thể cúng vía đột xuất do có các sự kiện vui, buồn…khác nhau phát sinh trong đời sống thường nhật. Cho đến nay, tục lệ này đang được duy trì khá phổ biến trong cộng đồng người Thái ở Việt Nam.

- Tác giả Bùi Xuân Trường với cuốn: “Tác dụng của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, H’Mông Tây Bắc Việt Nam” [124] có phương pháp tiếp cận luật tục thực tế hơn, gắn với những vấn đề liên quan đến quản lý xã hội, có tính thời sự. Tuy nhiên, công trình này mới ở dạng khái quát, và nghiên cứu chung cho quản lý xã hội, không đi sâu khai thác ở nhiều

Page 25: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

20

lĩnh vực quản lý nhà nước. Đặc biệt phần cơ sở lý luận và phần giải pháp chưa được đầu tư công phu.

- Liên quan đến giá trị của luật tục người Thái, có nhiều công trình đã tập hợp, giới thiệu về phong tục tang lễ, cưới xin, tri thức dân gian của người Thái, ví dụ như: Cuốn: “Hôn nhân truyền thống dân tộc Thái ở Điện Biên” của nhóm tác giả Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh [18]; “Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thúy Bình [11]; “Phong tục tang lễ của người Thái Đen xưa kia”, tác giả Lương Văn Trung [120]; hoặc cuốn “Văn hóa Thái, những tri thức dân gian”, của tác giả Đặng Thị Oanh [79]...

Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả là sự nỗ lực, cố gắng để mang những giá trị dân gian vào cuộc sống đương đại một cách hài hòa, với mong muốn sẽ có được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, xét về góc độ gắn với thực tiễn quản lý xã hội, quản lý nhà nước, các công trình chỉ dừng lại ở lĩnh vực dân tộc học, sử học, hoặc có tác giả đã nghiên cứu về vận dụng luật tục nhưng mới ở mức độ tiếp cận khái quát mang tính bước đầu, và chỉ nghiên cứu ở một số lĩnh vực, một số vùng miền trong phạm vi hẹp, luật tục người Thái vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Mặt khác, quá trình nghiên cứu các tác giả chưa có sự so sánh giữa luật tục với các qui phạm pháp luật và chưa phân tích rõ những tiến bộ hay hạn chế của hệ thống luật tục đó, đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá có chiều sâu về những giá trị của luật tục người Thái trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quản lý xã hội, quản lý nhà nước, nhất là nghiên cứu vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam thì chưa có công trình nào công bố.

1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 1.3.1.1. Một số kết quả đạt được Công trình nghiên cứu về luật tục, hình thức tập quán pháp được đông

đảo các nhà khoa học chính trị, khoa học pháp lý, các nhà dân tộc học... trên thế giới rất chú ý, đặc biệt tập trung ở các nước lúc bấy giờ có thuộc địa, như

Page 26: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

21

Anh, Pháp, Tây Ban Nha..., trọng tâm nghiên cứu phải đến thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX mới được các nhà cầm quyền của các quốc gia có thuộc địa và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu có tính hệ thống hơn.

Những nhận định bước đầu, có ý nghĩa định hướng nhận thức và thôi thúc các nhà cầm quyền và nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đó là quan điểm: Tất cả những hiện tượng văn hóa đều cần thiết và mang chức năng nhất định trong một xã hội nhất định.

Từ những sự quan tâm đó, việc nghiên cứu luật tục được thực hiện thông qua các bước, từ việc sưu tầm, phân loại luật tục đến việc đánh giá, vận dụng, phổ biến luật tục. Các công trình nghiên cứu đã góp phần làm phong phú thêm khối tư liệu khoa học trên nhiều lĩnh vực lịch sử, nhân học, văn hóa học..., đặc biệt hơn đã góp phần làm phong phú thêm môn khoa học pháp lý cũng như khoa học quản lý; mặt khác những công trình nghiên cứu nêu trên là kho tư liệu có ý nghĩa tham khảo để lại cho thế hệ mai sau tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển.

Thông qua nhiều công trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn, cơ bản các nhà khoa học đều thống nhất khẳng định: tập quán, luật tục, ngoài việc nó có giá trị trong các môn khoa học khác (dân tộc học, nhân loại học, văn hóa học...), còn có giá trị trong khoa học quản lý. Nếu việc nghiên cứu có tính hệ thống, vận dụng một cách hài hòa sẽ giúp cho chính quyền quản lý có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Một trong những đóng góp lớn nhất của những công trình nghiên cứu này là việc đưa các lý thuyết về tiến bộ xã hội trở thành những nấc thang quan trọng trong quá trình phát triển của loài người, của các thể chế Nhà nước. Từ việc con người nô lệ, số phận phụ thuộc trở thành có tự do hơn; từ một xã hội bảo thủ, độc tài, vô dân chủ trở thành một xã hội dân chủ và văn minh hơn...

1.3.1.2. Một số vấn đề chưa được quan tâm Nhìn chung, chủ thể nghiên cứu hình thức tập quán pháp trên thế giới

chỉ mới tập trung ở các nước có thuộc địa, chưa lan rộng thành môn khoa học chung, có tính phổ thông để tất cả các nhà khoa học, các chính quyền vào cuộc. Đối tượng nghiên cứu cũng chỉ tập trung ở các nước thuộc địa, hoặc phạm vi cộng đồng nhỏ hẹp, cộng đồng thiểu số.

Page 27: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

22

Việc nghiên cứu luật tục nhằm mục đích vận dụng vào quản lý xã hội chưa thực sự rõ nét, khó thực hiện trên thực tế, có khi xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và tập quán; ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam, chưa có nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu vai trò của luật tục của các dân tộc thiểu số và hương ước của người Việt, nhất là nghiên cứu đề xuất những giá trị của luật tục để vận dụng vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội thì còn hạn hữu. Hoặc có chăng nữa chỉ mới tập trung ở một số cộng đồng thiểu số ở Tây Nguyên (Việt Nam), chưa thật sự quan tâm nghiên cứu luật tục người Thái trên thế giới nói chung và luật tục người Thái ở Việt Nam nói riêng.

Khi nghiên cứu luật tục, các tác giả chỉ mới quan tâm việc sưu tầm, tập hợp và giới thiệu là chủ yếu, hiếm có công trình nghiên cứu chiều sâu, hoặc vừa sưu tầm, vừa nghiên cứu đánh giá, đưa ra những đề xuất mang tính khoa học, có tính thời đại. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước

1.3.2.1. Một số kết quả đạt được Những công trình nghiên cứu luật tục các dân tộc ở trong nước tương

đối đa dạng. Nhiều công trình đã đào sâu cơ sở lý luận vận dụng luật tục, hương ước để quan lý xã hội nói chung. Trong đó, có công trình đã nghiên cứu, luận giải khá chi tiết nội dung, giá trị của luật tục và đề xuất giải pháp vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở. Đây là những tư liệu có ý nghĩa thực tiễn góp phần cùng pháp luật hiện hành, thể chế hiện hành quản lý xã hội có hiệu quả hơn, đồng thời là cơ sở để cộng đồng các dân tộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của mình.

Công trình nghiên cứu về dân tộc học, lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc liên quan đến người Thái ở Việt Nam cho đến nay là hết sức phong phú. Nếu so sánh thật sự công bằng về những tư liệu nghiên cứu, giới thiệu văn hóa tộc người nói chung thì chỉ đứng sau những công trình nghiên cứu văn hóa của người Việt.

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định, người Thái cũng như Văn hóa Thái gắn liền với lịch sự hình thành và phát triển của Quốc gia, dân tộc Việt Nam. Cộng đồng người Thái có nhiều đóng góp quan trọng, có mặt quyết định trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước qua từng thời kỳ lịch sử cụ thể.

Page 28: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

23

Những nhà nghiên cứu đi tiên phong đó là các học giả nước ngoài đến từ nước Pháp, Thái Lan và Lào. Bước đầu, các nhà khoa học đã tiếp cận tìm hiểu văn hóa Thái theo vùng, hoặc theo nhóm riêng lẻ, các nghiên cứu đều có chiều sâu nhất định. Tiếp đến là các nhà nghiên cứu trong nước, số này có thể chia thành các nhóm nghiên cứu theo môn khoa học như: Dân tộc học, khoa học lịch sử, văn hóa học, văn hóa dân gian... Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá người Thái có bản sắc văn hóa độc đáo, nhân văn và cần được tôn trọng, nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải một cách nghiêm túc.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế về văn hóa và nhu cầu của đồng bào thiểu số, trong khi bản sắc văn hóa của các tộc người ngày càng bị mai một thì những công trình nghiên cứu nêu trên là những tài sản vô giá cho Việt Nam nói chung, dân tộc Thái nói riêng giữ và thắp sáng thêm ngọn lửa bản sắc văn hóa cho dân tộc mình; đồng thời là những tư liệu quí phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu lịch sử, văn hóa cộng đồng người Thái trên thế giới cũng như người Thái ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu có liên quan đến luật tục người Thái và vai trò của nó trong quản lý xã hội. Nội dung này, so với nhóm nghiên cứu về văn hóa, lịch sử nói chung thì hạn chế về tác giả và công trình nghiên cứu khoa học hơn. Tuy nhiên, phần đa các công trình nghiên cứu luật tục người Thái vẫn là những bài nghiên cứu ngắn, khái quát, đăng trên các tạp chí hay những kỷ yếu của Hội thảo khoa học. Những nghiên cứu này ít nhiều là những luận cứ khoa học về quản lý cộng đồng, quản lý xã hội, góp phần cùng pháp luật và các thiết chế hiện hành quản lý xã hội có hiệu quả hơn. Ở đây có thể chia vấn đề nghiên cứu luật tục ra thành ba loại, một là, dạng sưu tầm, văn bản hóa, dịch thuật, đơn thuần chỉ giới thiệu luật tục; hai là, dạng vừa sưu tầm, vừa nghiên cứu vai trò của luật tục với xã hội hiện đại; ba là, dựa vào luật tục đã được sưu tầm, giới thiệu để phân loại nó, phân tích, đánh giá ưu, khuyết điểm, giá trị của luật tục và đề xuất những giải pháp vận dụng phù hợp. Mỗi phương pháp nghiên cứu nêu trên có những ý nghĩa khác nhau, trong đó đóng góp cho việc giữ gìn và giới thiệu thuần phong mỹ tục của đồng bào Thái là nội dung cốt lõi.

Page 29: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

24

Không chỉ nghiên cứu thực trạng trong nước, có nhiều công trình đã nghiên cứu thực tiễn diễn ra ở Trung Quốc và một số quốc gia có thể chế tương đồng với Việt Nam để rút ra một số bài học kinh nghiệm quí báu cho qúa trình quản lý xã hội ở nước ta, những công trình nghiên cứu này thực sự đáng trân trọng và cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu, phát huy.

1.3.2.2. Một số vấn đề chưa được quan tâm Các công trình nghiên cứu vận dụng luật tục các dân tộc trong nước trong quản lý nhà nước chưa được nhiều, vừa hạn chế về công trình và hạn chế về giải pháp kết hợp với pháp luật như thế nào, tổ chức thực hiện ra sao thì còn mờ nhạt. Đa số công trình chủ yếu vẫn là tập hợp, phân tích, đánh giá luật tục, công trình đã công bố liên quan đến việc đề xuất các giải pháp vận dụng trong quản lý nhà nước chưa được các cấp chính quyền quan tâm triển khai thực hiện, chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu, chưa được tổ chức có hiệu quả trên thực tiễn.

Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu tác giả cho rằng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát người Thái ở Việt Nam cư trú trên tất cả các vùng trong nước và có sự đánh giá, so sánh điểm chung và những điểm khác biệt mang yếu tố địa phương của từng vùng. Đặc biệt, rất ít công trình nghiên cứu thực trạng của của những vùng Thái trong thời kỳ đổi mới, nhất là những vùng người Thái di dân tái định cư, di dân tự do v.v...

Luật tục Thái chưa được nghiên cứu có hệ thống. Mặt khác, quá trình nghiên cứu các tác giả chưa có sự so sánh một cách đầy đủ giữa luật tục và các qui phạm pháp luật và chưa phân tích rõ những tiến bộ hay hạn chế của hệ thống luật tục đó, đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu, đánh giá sâu về nội dung, giá trị của luật tục người Thái trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quản lý xã hội, quản lý nhà nước, nhất là vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Việt Nam nói chung, người Thái Bắc Trung Bộ nói riêng.

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU, LUẬN GIẢI SÂU HƠN 1.4.1. Về phương diện lý luận Luận án tập trung tìm hiểu đặc điểm của luật tục người Thái và mối quan hệ giữa luật tục người Thái với pháp luật; phân tích luận giải khái niệm

Page 30: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

25

vận dụng, phương thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái; làm rõ những vấn đề đặt ra về vận dụng luật tục nói chung và vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với người dân tộc thiểu số và cộng đồng người Thái ở Việt Nam hiện nay; tìm hiểu kinh nghiêm vận dụng luật trên thế giới và ở trong nước, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam. 1.4.2. Về phương diện thực tiễn

Phân tích làm rõ những giá trị xã hội của luật tục người Thái ở Việt Nam hiện nay; tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái; luận chứng các quan điểm, giải pháp đảm bảo vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, qua phần đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tác giả cho rằng: trên thế giới cũng như trong nước, đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu các nội dung liên quan đến luật tục và hình thức tập quán pháp, về quản lý nhà nước, phân quyền, phân cấp, tự quản cộng đồng... Một số công trình đã mạnh dạn nghiên cứu vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước, tuy nhiên các công trình này không nhiều và còn hạn chế về phần ứng dụng. Đa phần các công trình chỉ mới giới hạn ở việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá những giá trị của luật tục và đề xuất giải pháp lưu giữ, bảo tồn là chính, việc đề xuất các giải pháp vận dụng cụ thể chưa được các nhà khoa học chú trọng. Quá trình nghiên cứu các tác giả chưa so sánh có chiều sâu giữa luật tục và các qui phạm pháp luật; chưa có sự phân tích mối tương quan của luật tục người Thái với pháp luật. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá công phu về những giá trị của luật tục người Thái trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quản lý xã hội, nhất là nghiên cứu vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam thì chưa có công trình nào đề cập đến.

Kết quả khảo cứu các công trình cho thấy, phong phú nhất là các công trình nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu về văn hóa dân tộc Thái ở Việt Nam,

Page 31: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

26

ngoài các nhà khoa học chuyên tâm nghiên cứu văn hóa, thì nhiều cá nhân tâm huyết đã vào cuộc sưu tầm, giới thiệu, tôn vinh về văn hóa dân tộc Thái. Những công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tư liệu quí, trước hết làm cơ sở để tác giả tham khảo thực hiện đề tài này, và đáng trân trọng hơn đây là khối tư liệu để cho các thế hệ mai sau nối tiếp tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu, sưu tầm lưu giữ bản sắc văn hóa Thái, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.

Trong điều kiện bản sắc văn hóa của các tộc người ngày càng bị mai một thì những công trình nghiên cứu nêu trên là những tài sản vô giá cho dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Thái nói riêng, góp phần giữ gìn và thắp sáng thêm ngọn lửa bản sắc văn hóa cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Yêu cầu về hội nhập quốc tế ngày càng sâu, những nền văn minh trên thế giới đã và đang tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tập quán tiến bộ của các cộng đồng người phục vụ cho yêu cầu phát triển hài hòa của quốc gia mình, thì Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Page 32: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

27

Chương 2 LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM

2.1. NGƯỜI THÁI VÀ LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát về người Thái ở Việt Nam 2.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử, tên gọi, địa bàn cư trú Theo nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đều tiếp cận theo

hướng người Thái trên thế giới có chung một nguồn gốc. Biểu hiện rõ nhất là thông qua ngôn ngữ, văn hóa. Đã có công trình nghiên cứu cho rằng, gần 90% ngôn ngữ Thái trên thế giới nói chung là tương đồng, thông qua các công trình nghiên cứu của Giáo sư Phan Đăng Nhật về bộ ba các anh hùng ca Thái: Khủn Chưởng (sưu tầm ở miền Tây Nghệ An), Chương Han (lưu truyền ở Tây Bắc Việt Nam) và Thạo Hùng hay Chương (lưu truyền ở Thái Lan và Lào), nhiều nội dung, nhân vật, cốt truyện cơ bản giống nhau [43, tr.419].

Người Thái ở Việt Nam, xét về góc độ lịch sử tộc người được các nhà khoa học xác định có chung nguồn gốc với người Thái trên thế giới, hay rộng hơn là những người cùng ngữ hệ Thái nói chung.

Khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về người Thái hoặc các công trình nghiên cứu về Thái học (Thai Studies) đều chưa có công trình nào đủ cứ liệu khẳng định chắc chắn nguồn gốc của người Thái bắt đầu từ đâu. Theo Hoàng Hoa Toàn trong bài viết có tựa đề Đôi nét về lịch sử cổ đại của người Thái ở Trung Quốc [20, tr.69], ông cho rằng tổ tiên của người Tày - Thái phía Tây đã sớm và liên tục có mặt ở Tây Nam Trung Quốc từ vài thế kỷ trước công nguyên. Vùng Tây Nam hoặc chính xác hơn là Vân Nam của Trung Quốc là đất khởi thủy của người Thái và cho đến ngày nay vẫn là nơi tụ cư chính của người Thái ở Trung Quốc. Căn cứ vào một số tài liệu và một số truyền thuyết dân gian thì bắt đầu từ thế kỷ thứ VIII sau công nguyên trở về sau, dân tộc Thái ở Tây Nam Trung Quốc bắt đầu diễn ra những đợt thiên di lớn, nhỏ khác nhau, những đợt thiên di này đều liên quan đến một số sự

Page 33: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

28

kiện lịch sử. Vào thế kỷ thứ VIII, tộc người Thái ở vùng biên giới Vân Nam bị Nam Chiếu (728 - 902) chinh phục, người Nam Chiếu nhiều lần dùng vũ lực chuyển dời một bộ phận người Thái vào sâu trong nội địa Vân Nam. Từ thế kỷ X trở đi, do sự phát triển lớn mạnh của kinh tế - xã hội của bản tộc và sự bành trướng của các vương triều Trung Hoa, nhất là thời Nguyên (thế kỷ XIII) đẩy mạnh chính sách dùng vũ lực chinh phục các tộc người phương Nam dẫn đến sự di cư lớn của người Thái ở vùng Tây Nam Trung Quốc xuống phương Nam. Về sau, có bộ phận gặp được những điều kiện địa lý và lịch sử thuận lợi và đã thành lập được các vương quốc trên lưu vực sông Mê Công, Tây Lào, Bắc Băng Gan, Thái Lan. Cũng có bộ phận gặp điều kiện ít thuận lợi hơn, chỉ thành lập được các tiểu nhóm cát cứ, do những lãnh chúa phong kiến đứng đầu.

Trong cuốn “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái” do Đặng Nghiên Vạn chủ biên và một số cộng sự thực hiện [128]; các tác giả đã cho chúng ta hình dung những nét cơ bản về lịch sử tộc người Thái. Cuốn Truyện kể bản mường của người Thái Đen, ghi các sự kiện xảy ra trong từng mường do một chúa đất cai quản, đời này ghi tiếp đời kia từ lúc hai nhân vật nửa huyền thoại, nửa có thực là tạo Ngần, tạo Xuông dẫn dắt người Thái theo dọc sông Hồng (nặm Tao) đến khai phá đất Mường Lò (Nghĩa Lộ ngày nay) và người con là Lạng Chượng đi chinh phục các dân tộc cư trú ở Tây Bắc trước đó bắt đầu từ Mường Lò, qua Sơn La đến Điện Biên cho đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Thông qua nhiều tài liệu, truyền thuyết kể trên cho thấy người Thái di cư vào Tây Bắc Việt Nam bắt đầu là Mường Lò, sau đó qua Sơn La rồi đến Điện Biên, thời điểm này vào khoảng thế kỷ thứ X [114, tr.5]; di cư vào Bắc Trung Bộ thuộc nhánh từ sông Mê Công Thái Lan tới, nhánh này di cư sang Việt Nam rồi tiến về phía Mộc Châu, Yên Châu sau đó theo sông Mã di cư về miền Tây Nghệ An. Thời điểm người Thái di cư đến vùng đất này cũng chưa có ý kiến thống nhất, có thể sớm hơn thế kỷ XI hoặc không thể sớm hơn thế kỷ XII; theo các nguồn tài liệu thông sử cho rằng người Thái có mặt tại đây rõ nét nhất là thời thuộc Minh, từ thế kỷ XIII - XV [1].

Page 34: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

29

Người Thái ở Việt Nam bao gồm nhiều ngành và mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm với những tên gọi khác nhau tùy theo từng địa phương. Ở Tây Bắc có những nhóm: Thái Đen, cư trú chủ yếu ở Sơn La, Yên Bái, Điện Biên; Thái Trắng cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, có một nhóm Thái Trắng đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Tày, như ở Sa Pa, Bắc Hà - Lào Cai. Sự phân chia cộng đồng người Thái thành hai ngành Thái Trắng (Tày Khao), Thái Đen (Tày Đăm) rất phổ biến ở vùng Tây Bắc, thì đối với người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An, sự phân biệt lại không rõ. Đặc điểm chung nổi bật về cách gọi tên của người Thái ở vùng này là gọi theo các mường, nơi họ đang sinh sống (mường là thiết chế truyền thống của người Thái, tồn tại trước năm 1945). Cách gọi như vậy cũng phổ biến cho cả người Thái Tây Bắc và đó là cách gọi theo địa danh. Tuy nhiên, dù ở các mường khác nhau, nhưng người Thái ở miền núi hai tỉnh này cũng tự xếp mình vào các nhóm địa phương (local groups) nào đó mỗi khi họ cần phải làm như vậy, như trường hợp khi đi ra khỏi địa bàn của mình. Cụ thể, ở tỉnh Thanh Hóa có các nhóm Tày Do, Tày, Tày Mường. Trong ba nhóm này, nhóm Tày và nhóm Tày Do có số lượng đông hơn, Tày Do thuộc ngành Thái Trắng, các nhóm Tày, Tày Mường thuộc ngành Thái Đen. Từ Do ở đây có thể hiểu người Thái có chung nguồn gốc với các từ Do để chỉ Mường Do ở Vân Nam - Trung Quốc, Mường Do ở Nghĩa Lộ - Yên Bái, Mường Do ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu của Việt Nam. Ở Nghệ An có các nhóm Tày Mường, Tày Thanh, Tày Mười và vấn đề tên gọi của các nhóm này phức tạp hơn. Các nhóm Tày Mường còn có tên gọi là Hàng Tổng và nhóm Tày Thanh còn gọi là Man Thanh. Hàng Tổng là một từ thuần Việt dùng để chỉ dân gốc của địa phương, còn Man Thanh cũng có ý nghĩa gần như Tày Thanh, cách gọi tên như vậy đã trở thành thói quen được duy trì đến ngày nay. Dù sự phân biệt thành các ngành Thái Trắng, Thái Đen ở miền núi của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An không rõ ràng, nhưng nếu được hỏi thì người dân vẫn có thể tự xác định mình thuộc ngành nào. Bộ phận tự gọi là Tày Do ở Thanh Hóa và Tày Mường ở Nghệ An chỉ là một, và họ tự nhận mình là

Page 35: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

30

người Thái trắng. Các nhóm Tày, Tày Mường ở Thanh Hóa gần gũi với nhóm Tày Thanh, Tày Mười ở Nghệ An và tự coi là người Thái đen.

Cho đến nay, địa bàn cư trú của người Thái ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình; vùng Bắc Trung Bộ gồm miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Ngoài ra, do chủ trương về định canh định cư và di cư tự do, một số tỉnh miền Trung Tây Nguyên đều có đồng bào Thái cư trú, có nơi thì tập trung thành xã, thành bản, có nơi thì cư trú xen kẽ cùng với các dân tộc khác.

2.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của người Thái ở Việt Nam Một là, người Thái có truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng, có tinh

thần tương thân tương ái, không những đối với đồng tộc mà cả cộng đồng quốc gia dân tộc. Người Thái có ý thức mình là một dân tộc trong Quốc gia Việt Nam đã có từ bao đời, đồng bào tự nhận mình là người Thái của người Việt Nam hay là người Việt (cồn Việt). Ý thức này được thể hiện rất rõ trong tâm lý “yêu bản, mến mường” (hặc bán, pèng mường), họ luôn coi quê hương mình là một bộ phận của đất nước Việt Nam.

Hai là, Người Thái có một ngôn ngữ thống nhất. Dù ngành Thái Trắng hay Thái Đen, hay các nhóm Thái địa phương (Tày Thanh, Tày Mường, Tày Hàng Tổng...) cơ bản đều đồng nhất về ngôn ngữ. Khi so sánh ngôn ngữ Thái với ngôn ngữ của một dân tộc cùng nhóm ngữ hệ như Tày, Nùng, Lào, Lự, Giấy thì có thể kết luận đó là những ngôn ngữ có chung một cội nguồn. Ngôn ngữ Thái, nhất là Thái cổ có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ Việt cổ. Ngôn ngữ này có mấy đặc trưng cơ bản: Tiếng nói đơn âm, có thanh điệu (độ cao, thấp của từ có phân biệt ý nghĩa) và cấu tạo theo thứ tự chủ ngữ - vị ngữ - các thành phần khác, trừ những câu thuộc mệnh lệnh thức, ít có trường hợp ngược thứ tự này. Văn tự Thái bắt nguồn từ bộ chữ Phạn. Đặc điểm của cách cấu tạo chữ Thái rất thống nhất, đó là chữ ghép vần, có hệ thống phụ âm, nguyên âm để ghép lại thành tiếng.

Ba là, Người Thái có chung một tâm lý biểu hiện về các mặt văn hóa vật chất và tinh thần thống nhất.

Page 36: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

31

Người Thái canh tác ở các thửa ruộng trong các thung lũng lòng chảo, với đặc trưng dẫn thủy nhập điền (Mương, Phai, Lái, Lìn) và sử dụng các công cụ sản xuất thành thạo; có tập quán trồng lúa nếp và dùng lúa nếp làm lương thực chủ yếu.

Về ẩm thực, người Thái có nhiều món ăn đặc trưng, trong đó phải kể đến như: món cheo (chẻo), lạp, coi (một hình thức làm gỏi), pa pính tộp (cá mổ dọc sống lưng của cá và cho gia vị, rau thơm, gấp cá lại và nướng), pa phe (cá mổ ở sống lưng, lấy que xâu lại, gác bếp cho khô, sau đó hông lên để dùng); cenh bon (nấu canh bằng cây mùng ngọt); mọc, nạp v.v...

Về nhà ở, người Thái ở nhà sàn (có thể nguyên vật liệu khác nhau), cơ bản kết cấu, sử dụng trong ngôi nhà có sự tương đồng.

Về mặc, phụ nữ mặc váy đen hoặc váy có thêu hoa văn thổ cẩm, có khăn đội đầu (nổi bật là khăn piêu của người Thái Đen, hoặc khăn xờng của nhóm Thái Tày Thanh (Thái Đen) ở Nghệ An, thêu hoa văn hai đầu khăn), áo phụ nữ ngắn, xẻ ngực, có đính cúc nhỏ hình cầu hoặc cúc bạc hình bướm, nhện, ve sầu, hoa...(loại áo này còn gọi là xứa cóm); lúc trời rét hoặc nghi lễ có áo dài màu đen, xẻ nách hoặc kiểu áo chui đầu. Nam giới xưa mặc quần đen hoặc quần trắng, không có túi, không dải rút mà dùng thắt lưng, mặc áo xẻ ngực, màu sắc thường màu đen, hoa văn kẻ hoặc màu gạch non, cúc áo bằng đồng hoặc tết bằng dây vải, áo có hai túi ở vạt trước hoặc có thể có một túi ngực; mùa rét hoặc ngày lễ thì mặc áo dài đen xẻ nách, đầu quấn khăn.

Người Thái có tâm lý thống nhất là: Cần cù, dũng cảm trong lao động và đấu tranh, tính tình thật thà, chất phác, giản dị, làm nhiều nhưng nói ít, thích từ tốn, chứ không dữ dội, nôn nóng. Làm tới đâu chắc tới đó, chứ không hay làm thật nhiều. Họ thích tự do phóng khoáng, ít tính toán trong sinh hoạt. Người Thái rất mến khách, nên thường có tính rộng lượng. Sinh hoạt gia đình đầm ấm, vợ chồng ít có cãi cọ, mắng chửi nhau, hoặc cha mẹ cũng ít mắng chửi con cái. Đàn ông thì xốc vác, chăm chỉ; đàn bà thì trung hậu, đảm đang, thương chồng, con...Tình cảm của đồng tộc được thể hiện rõ rệt, biểu hiện ở trong tập tục, sinh hoạt gắn bó của người người trong bản, trong mường...

Sự thống nhất về mặt văn hóa, tinh thần của họ còn biểu hiện trên cách nhìn và giải thích thế giới. Mặt này thường thể hiện trong các mô tuýp thần

Page 37: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

32

thoại và truyền thuyết về thiên nhiên, địa vực cư trú và nguồn gốc lịch sử của dân tộc mình. Mặc khác còn thể hiện trong âm nhạc, nghệ thuật, văn học, các tập tục tín ngưỡng...[114].

Người Thái có đời sống tín ngưỡng phong phú, họ rất coi trọng phần hồn. Người Thái quan niệm vạn vật hữu linh, hồn vía người còn sống gọi là “phi khoăn”, hồn vía người đã khuất gọi là “phi tai”, hồn vía của bố, mẹ đã quá cố gọi là “phi hườn”, hồn vía của tổ tiên gọi là “lắm pang”. Do vậy, theo tục lệ, người sống thì có tục gọi vía hoặc làm vía (hiếc khoăn, ệt khoăn), như một hình thức động viên tinh thần; những người đã khuất theo tục lệ thì cúng ma nhà (xơ phi hườn, lắm pang), một hình thức như báo ơn tổ tiên. Như vậy, kể cả người sống, người đã mất đều được ứng xử về mặt tâm linh gần như ngang nhau. Đối với vạn vật xung quanh, như đất đai, rừng núi, sông ngòi, cây cối, vật nuôi...người Thái luôn ứng xử một cách phù hợp, hài hòa, không gây hại mà có ý thức vun đắp để vạn vật luôn tồn tại, phát triển và đồng hành với cuộc sống của mình.

Bốn là, người Thái có chung một loại hình cơ cấu kinh tế và xã hội cổ truyền. Đó là loại hình tổ chức xã hội theo chế độ phìa tạo. Xã hội đó phân chia địa hạt hành chính thành từng châu mường. Mỗi một châu mường (tương đương như một huyện ngày nay) đã hình thành một bộ máy thống trị của một dòng quí tộc thế tập. Đất, ruộng được mang danh nghĩa toàn mường (Công thổ), mọi người đều có quyền sử dụng ruộng đất, nhưng phải chịu việc mường, nhưng việc mường lại do bộ máy thống trị điều khiển.

Từ bốn nhóm đặc trưng chủ yếu ở trên của người Thái xưa, ngày nay ba nhóm đặc trưng từ nhóm một đến nhóm ba vẫn được duy trì, cơ bản không thay đổi. Riêng nhóm đặc trưng thứ tư, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã không còn tồn tại.

2.1.1.3. Vị trí, vai trò của cộng đồng người Thái ở Việt Nam trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

- Thứ nhất, địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh quốc gia

Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, người Thái có số dân đông thứ hai (sau dân tộc Tày), số liệu tính đến năm 2009 là: 1.550.423

Page 38: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

33

người. Người Thái ở Việt Nam có quá trình cư trú lâu đời, bao phủ cả miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Tây Bắc nước ta. Vùng cư trú của cộng đồng dân tộc Thái có ý nghĩa chiến lược đối với việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống mọi sự xâm lăng của các kẻ thù bên ngoài, do đó cộng đồng dân tộc Thái rất được các triều đại đặc biệt chú ý. Lịch sử đã ghi nhận, trong quá trình dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, cộng đồng dân tộc Thái đã phát huy vai trò to lớn, bám trụ kiên cường trên mảnh đất quê hương đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương, phên dậu của Tổ quốc. Trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược đã từng diễn ra những trận quyết chiến, có ý nghĩa quyết định đối với cục diện chiến tranh, nổi bật như trận Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, đồng bào Thái cùng với quân và dân cả nước đã không tiếc máu xương của mình, tích cực đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Ngoài ra, cộng đồng dân tộc Thái đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị với nước bạn Lào. Trong điều kiện giữa tộc người Thái ở Việt Nam với một số bộ tộc ở Lào có nhiều nét văn hóa tương đồng, do vậy việc phát huy, giữ gìn truyền thống hữu nghị giữa hai nước thông qua cộng đồng dân tộc Thái có ý nghĩa sâu sắc trong công tác quốc phòng - an ninh.

- Thứ hai, vùng cư trú của cộng đồng dân tộc Thái có vị trí chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Địa bàn cư trú của đồng bào Thái lµ nh÷ng vïng có tài nguyên phong phú, đa dạng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đối với độ bền vững của môi trường sinh thái. Thực tế cho thấy rằng, trong những ngày đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chúng ta đã phải dựa vào nguồn tài nguyên gỗ được khai thác từ những vùng này để phục vụ cho các công trường lớn như đường tàu hỏa, các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh...; có những vùng trữ lượng khoáng sản lớn và quí hiếm như vùng Quì Châu, Quì Hợp tỉnh Nghệ An. Vùng này có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, ngày nay được Nhà nước ta cùng với cộng đồng thế giới ra sức giữ gìn, trước mắt là bảo vệ để phục vụ cho du lịch sinh thái, mục đích lâu dài là vì sự bền vững của môi trường toàn cầu.

Page 39: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

34

- Thứ ba, vùng cư trú của cộng đồng dân tộc Thái có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số với nhau

Những vùng cư trú của người Thái thường có sự đan xen sinh sống của một số dân tộc khác như người Hmông, người Mường, người Thổ...mà những tộc người này lại là thiểu số so với dân tộc Thái. Do vậy, cộng đồng dân tộc Thái có vị trí, vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số với nhau, cùng nhau xây dựng bản làng, quê hương, đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc. - Thứ tư, cộng đồng dân tộc Thái có bề dày lịch sử truyền thống, có nền văn hóa lâu đời với những bản sắc văn hóa riêng, độc đáo, có tiếng nói và chữ viết riêng. Qua khảo cứu, nhiều chuyên gia nhận định rằng:

Hiện nay có thể coi cộng đồng người Thái là một trong những kho tàng folklore về các câu chuyện kể huyền thoại và truyền thuyết nói về sự hình thành và phát triển văn hóa cổ xưa. Các dấu vết về quan niệm lưỡng hợp (dualisme) với văn hóa biểu tượng thống nhất giữa hai mặt đối lập...là nguồn tư liệu tốt để bổ sung những kiến thức về thời tiền sử ở nước ta [114, tr.52-53].

Có thể khẳng định, văn hóa dân tộc Thái đã và đang có những đóng góp quan trọng, không thể thiếu trong nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của dân tộc Thái và nền văn hóa dân tộc Thái, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để bảo tồn vốn văn hóa dân gian của dân tộc Thái, đặc biệt là bảo tồn ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết), văn học, nghệ thuật, tập quán....Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có tác dụng tích cực trong quá trình bảo tồn, khai thác và phát huy nền văn hóa dân tộc Thái cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm luật tục người Thái, mối tương quan giữa luật tục người Thái với pháp luật và vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng người Thái

2.1.2.1. Khái niệm luật tục và luật tục người Thái Luật pháp nảy sinh từ lịch sử và phát triển theo tiến trình riêng. Hay nói cách khác pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước. Trên thế giới,

Page 40: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

35

trong các xã hội tiền Nhà nước, luật tục giữ vai trò thống trị. Đối với Việt Nam, kể cả dân tộc đa số như người Việt cũng có hình thức luật tục (gọi là hương ước) và các dân tộc thiểu số khác đều có luật tục của mình để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng tộc người.

Khái niệm luật tục được các nhà khoa học bàn luận nhiều, nhưng cơ bản thống nhất khái niệm được đưa vào từ điển luật học: “Luật tục là những qui tắc xử sự mang tính chất bắt buộc do các cộng đồng làng xã xây dựng nên và được truyền từ đời này sang đời khác” [14, tr.528]. Luật tục có thể tồn tại bằng truyền miệng hoặc được ghi chép bằng văn bản. Văn bản luật tục có thể tồn tại dưới hình thức đơn giản như: “hương ước” nhưng cũng có thể được xây dựng dưới dạng bộ luật như: Bộ luật tục của dân tộc Êđê có 11 chương với 236 điều. Luật tục khác với tập quán thông thường là có tính bắt buộc thực hiện. Luật tục là pháp luật của các cộng đồng làng xã hoặc của cả một cộng đồng dân tộc thiểu số. Luật tục, khi có nội dung phù hợp với tiến bộ xã hội, tạo được công bằng, công lý và trật tự xã hội, thì được Nhà nước thừa nhận và trở thành pháp luật tập quán, còn nếu cổ hủ, lạc hậu hoặc mang tính chất mê tín dị đoan thì sẽ bị Nhà nước cấm đoán.

Luật tục hay tập quán pháp, tương đương với các thuật ngữ nước ngoài Customary laws, folk laws, là một hiện tượng xã hội phổ biến của nhân loại thời kỳ phát triển tiền công nghiệp và còn tồn tại đến ngày nay ở nhiều tộc người trên thế giới, nhất là châu Á và châu Phi. Các nhà khoa học coi luật tục là một kho tàng tri thức bản địa về ứng xử và quản lý cộng đồng. Ở nước ta, luật tục của các dân tộc thiểu số và hương ước của người Việt đã được các nhà sử học, dân tộc học, văn hóa dân gian, các luật gia...quan tâm nghiên cứu từ khá sớm.

Cũng giống như người Việt, luật tục của người Thái phần lớn đã được văn bản hóa và thường mang một cái tên chung là “hít khoòng”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Phong tục tập quán”, “Lệ tục”, hoặc là “Lệ”, thậm chí còn được coi là “Luật” nữa [102, tr.34]. Công trình khoa học đầu tiên ít nhiều đề cập tới vấn đề này là cuốn “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái” của Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên). Có thể nói rằng, hầu như mỗi Mường của người Thái

Page 41: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

36

xưa đều có bản Luật lệ bản mường “Hít khoòng bản mường”, tức là những qui định về ranh giới bản mường (chia bản chia mường), về bộ máy quản lý, về quản lý xã hội, hôn nhân gia đình, về nghi lễ hội hè, về tội phạm và các hình thức xét xử và trừng phạt...mà mặt nào đó mang tính chất dân luật và hình luật.

Một hình thức nữa của luật tục người Thái mang tính chất như là một lệ tục, đó là các qui định về hành vi của mỗi cá nhân (Quam son côn, tiếng Tày Thanh ở Nghệ An goi là Khoàm xon cồn, nghĩa là những lời hay lẽ phải giáo dục con người), các qui định về tang ma, cưới xin, nghi lễ cúng bái… Với loại này, yếu tố luật rất mờ nhạt, mà nổi rõ hơn là yếu tố “tục”, “lệ”, gọi chung là lệ tục. Loại lệ tục này, tuy đã được văn bản hóa, nhưng ranh giới của nó với các phong tục tập quán chưa thành văn cũng rất khó phân biệt.

Như vậy, luật tục người Thái gồm có các bộ phận hợp thành là luật của bản mường và lệ tục của đời sống mỗi con người và cộng đồng, hợp thành cái được gọi là luật tục của dân tộc Thái. Điều này cũng giống với luật tục của các dân tộc thiểu số khác, và phần nào khác với Hương ước của người Việt.

Như trên đã nêu, luật tục người Thái phần lớn đã được văn bản hóa (tập trung ở Thái Tây Bắc). Đó là những văn bản chép tay bằng chữ Thái cổ trên giấy bản hay vở học trò, phần lớn là sao chép lại, hiếm có văn bản gốc. Đi vào một số văn bản cụ thể được công bố trong cuốn sách Luật tục Thái ở Việt Nam, có thể thấy rõ hơn tình hình văn bản của luật tục người Thái:

- Bản “Lệ luật người Thái Đen ở Thuận Châu”: theo các soạn giả thì bản này được dịch từ bản chép tay sao lại của cụ Lò Văn Sôn, từ bản chép tay của cụ Lường Văn Hơn (mo mường, Mường Muổi - Thuận Châu - Sơn La).

- Bản “Luật Mường” (hiít khoòng bản mường), là bản không có chữ Thái cổ kèm theo, đây là nội dung được lấy nguyên văn trong phần “lai lịch dòng họ Hà Công” ở Mường Hạ, Mai Châu, Hoà Bình. Công trình do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên.

- Trong cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam” có “Luật lệ bản mường” của Mường Mụak (Mai sơn - Sơn La), bản này công bố lần đầu tiên, từ bản chép tay bằng chữ Thái cổ của cụ Cầm Văn Oai (1870-1933) là một thủ lĩnh và nhà thơ nổi tiếng của người Thái ở Mường Mụak, Mai Sơn tỉnh Sơn La.

Page 42: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

37

- Phần “Đạo lý làm người” được tách một phần của bản chép tay từ bản “Luật lệ bản mường” (mường Mụak) của Cầm Văn Oai. Cụ Cầm Văn Oai đã sưu tầm các câu tục ngữ, thành ngữ mang nội dung khuyên răn người đời. Cụ Hà Văn Năm, nguyên là mo mường mường Mụak (1903 - 1993) là người sao chép từ nguyên bản của cụ Cầm Văn Oai.

- Bản “Tục lệ cưới xin của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, lần đầu tiên được văn bản hóa và xuất bản, được ghi chép thông qua lời hát, lời kể truyền miệng trong dân gian do hai soạn giả Cầm Trọng và Ngô Đức Thịnh sưu tầm được.

- Bản “Tục lệ tang ma của người Thái đen” dựa trên bản chép tay của ông Liêm Phính (Thuận Châu - nay đã mất), bản này ông Phính chép bằng chữ Thái cải tiến [102, tr.36-37].

Luật tục người Thái ở Bắc Trung Bộ cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chung cho toàn vùng, có một số công trình nghiên cứu riêng lẻ, không phân biệt giữa luật tục và phong tục tập quán, không phân biệt giữa luật tục và tín ngưỡng, văn học, tục ngữ, ca dao. Hay nói cách khác, các tác giả nghiên cứu, sưu tầm mới đề cập tới yếu tố văn hóa, phong tục tập quán người Thái nói chung, chưa có công trình chuyên biệt đề cập riêng về luật tục. Trong phạm vi đề tài này, việc giới thiệu nội dung, giá trị của luật tục Th¸i

chủ yếu dựa vào cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam” của đồng soạn giả Cầm Trọng và Ngô Đức Thịnh; chọn lọc từ cuốn “Tục ngữ Thái giải nghĩa” của Quán Vi Miên; cuốn “Văn học dân tộc thiểu số Nghệ An”. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu rút ra từ các tài liệu khác nhau và kết quả sưu tầm trong nhân dân của cá nhân, cộng thêm vốn hiểu biết của bản thân tác giả về luật tục dân tộc mình. Trên cơ sở đó, rút ra những nội dung luật tục qui định phù hợp với truyền thống của người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam (tập trung ở Thanh Hóa và Nghệ An) để phân tích, đánh giá những giá trị của luật tục và có định hướng giải pháp vận dụng.

2.1.2.2. Đặc điểm của luật tục người Thái - Luật tục người Thái chưa phải là “luật” và tất nhiên cũng không phải

là “tục”, mà là hình thức trung gian giữa luật và tục. Hay nói cách khác, nó là

Page 43: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

38

hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ dân tộc Thái và là hình thức sơ khai, hình thức tiền luật pháp. Chính vì thế hình thức luật tục này phù hợp với xã hội tiền công nghiệp, phù hợp với các cộng đồng nhỏ hẹp gắn với từng nhóm tộc người, từng địa phương cụ thể. Đặc trưng này không những riêng của luật tục người Thái mà cả luật tục nói chung đều có đặc điểm nêu trên.

- Luật tục người Thái (hít khoòng bản, mường) tồn tại dưới hai dạng: Luật mường và những tục lệ liên quan tới cưới xin, ma chay, cúng lễ. Luật mường được coi như luật tục chính thức làm cơ sở bắt buộc để điều hành mọi hoạt động của bản, mường. Do vậy, luật Mường mang tính luật hơn là tính tục lệ, phong tục. Nội dung của luật Mường đề cập các vấn đề: Lai lịch Mường; ranh giới Mường; bộ máy quản lý Mường và quyền lợi của các chức dịch; nghĩa vụ và quyền lợi của người dân; việc cúng lễ, tế tự bản mường; các qui định thưởng phạt liên quan tới sở hữu, quan hệ hôn nhân gia đình, việc xâm phạm tới thân thể, các phong tục tập quán...Hít khoòng của người Thái còn bao gồm cả những khía cạnh đạo lý và phong tục, như các câu châm ngôn, tục ngữ về đạo làm người, tục lệ cưới xin, tang ma và tế tự. Ở phần này các yếu tố “luật” thường mờ nhạt mà yếu tố lệ, đạo lý đậm nét hơn.

- Khác với hương ước của người Việt chỉ có giá trị trong một làng, luật tục người Thái có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao gồm toàn mường, toàn vùng, thậm chí có nhiều nội dung điều chỉnh chung cho cả đồng tộc.

- Trong kho tàng luật tục người Thái không hạn chế mức hình phạt, có thể tử hình một số tội danh và không hạn chế về thẩm quyền xét xử, khác với hương ước của người Việt là làng xã bị hạn chế mức hình phạt và hạn chế quyền hạn xét xử (làng xã chỉ được xét xử một số hành vi nhất định, mức độ xử phạt chỉ được xử phạt những hình phạt vừa như: phạt tiền, đánh roi, hạ ngôi thứ..., không có quyền giam giữ người khác).

- Luật tục người Thái thiên về giáo dục, răn đe, phòng ngừa là chính, tuy có cả hình phạt tử hình nhưng rất ít, và nếu có thì trước khi dùng hình phạt tử hình đã có các hình thức giáo dục từ thấp lên cao. Ví dụ, trong Luật Mường, luật lệ định ra với từng loại người chỉ có 03 loại người phải tử hình, đó là: Người ăn cướp (loại người này không có các hình thức giáo dục);

Page 44: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

39

Người hay hớt lẻo, xỏ xiên, tội nhỏ thì bắt, tội to thì giết; Đối với người ngỗ nghịch (cồn ngàn), lần đầu thì mắng, mắng không chừa thì đánh, đánh không chừa thì bắt, bắt không chừa thì giết. Trong luật tục người Thái có một phần quan trọng dành cho việc răn dạy đạo lý, nhan đề là Quam son côn, nghĩa là đạo lý làm người, phần này thường được áp dụng cho cả đồng tộc Thái.

- Luật tục người Thái và luật của xã hội phong kiến sơ kỳ với uy quyền rất lớn của chúa đất mà cao nhất là án nha. Chúa đất “án nha” lại đồng thời là lãnh chúa phong kiến của một địa vực tương đương với đơn vị hành chính là một châu của nước ta ngày trước. Án nha cai quản nhiều bản mường với bộ máy chức dịch được tổ chức tương đối chặt chẽ.

- Luật tục người Thái quan tâm đến việc xử lý các mối quan hệ xã hội. Qua luật tục người Thái có thể thấy nhiều thiết chế của chế độ cộng sản nguyên thuỷ vẫn còn ảnh hưởng. Về danh nghĩa thì tất cả đất đai, ruộng nương, nguồn nước, núi rừng đều thuộc quyền sở hữu công cộng. Mọi người đều tuỳ theo thân phận khác nhau mà được phân phối theo định kỳ để khai thác những tài sản ấy. Tất nhiên, một phần những tài sản khai thác được phải nộp cho chúa đất và các loại chức dịch. Và nói chung, nông dân với các thân phận khác nhau bị bóc lột và áp bức về nhiều phương diện.

- Cùng với việc xử lý các mối quan hệ xã hội, luật tục người Thái lại rất quan tâm tới việc xử lý các mối quan hệ gia đình và dòng họ. Xã hội Thái đã chuyển sang chế độ gia đình phụ quyền từ lâu. Trong chế độ gia đình này, người ta phân biệt rất rõ các mối quan hệ họ hàng như ải nọng, lùng ta, nhình xao (anh em ruột, anh em bên mẹ, bên con gái). Các quan hệ này mang đậm dấu vết của thời kỳ liên minh ba thị tộc có quan hệ hôn nhân với nhau. Trong luật tục người Thái việc coi trọng vai trò của ông cậu “lùng ta” phản ánh sự bảo lưu ở mức khá đậm nét chế độ quyền ông cậu (Avunculat), tức là một biểu hiện của chế độ gia đình mẫu quyền.

- Luật tục người Thái tìm cách xử lý những mối quan hệ giữa xã hội con người với xã hội linh thiêng. Có thể thấy điều đó ở khắp nơi trên thế giới. Luật tục của người theo đạo Do Thái được thể hiện theo Kinh Talmud, luật tục của người theo đạo Kitô được thể hiện trong Kinh Thánh, luật tục của

Page 45: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

40

người theo Đạo Hồi được thể hiện trong Kinh Coran. Qua các loại luật tục ấy có thể thấy luật tục không những chỉ quan tâm tới mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác trong xã hội loài người mà còn quan tâm xử lý mối quan hệ giữa thế giới trần tục và thế giới linh thiêng, giữa con người và thần linh.

Cũng như các dân tộc khác, luật tục người Thái là tấm gương phản chiếu nhiều mặt của đời sống: Môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, thế giới trần tục và thế giới linh thiêng, quan hệ sản xuất và phân phối trong xã hội, quan hệ ứng xử trong gia đình và dòng họ, tổ chức chính trị xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo, luật pháp và đạo đức...Nghiên cứu luật tục người Thái thấy rằng, tuy dân tộc Thái cho mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vẫn còn ở trình độ xã hội phong kiến sơ kỳ, nhưng bộ máy chính trị của xã hội phong kiến ấy lại sớm được thống thuộc vào Nhà nước Đại Việt. Tuy mang những sắc thái dân tộc độc đáo, người Thái từ lâu đã có ý thức rất rõ rằng mình thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, rằng mình là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng ấy [1],[90], [94], [102], [103], [118],[121].

2.1.2.3. Luật tục người Thái trong mối tương quan với pháp luật Luật tục là sản phẩm của xã hội cổ truyền, phản ánh những điều kiện,

đặc điểm riêng của xã hội đó. Nội dung của luật tục cũng phản ánh những đặc trưng của xã hội cổ truyền ấy. Đó là các hình thức sở hữu đất đai, rừng núi, mà phổ biến nhất là hình thức sở hữu của cộng đồng bản, làng. Luật tục có những điểm không đồng nhất với luật pháp, thậm chí có những điểm còn trái ngược với luật pháp.

- Giữa luật tục và pháp luật có những điểm tương đồng và cũng có nhiều điểm khác biệt nhau

Thứ nhất, về sự tương đồng giữa luật tục với pháp luật: Trước hết cả luật tục và pháp luật về cơ bản đều có cùng mục đích là tạo ra sự trật tự và ổn định cho xã hội, vì chúng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, định hướng cách cư xử của cá nhân theo khuôn mẫu chung. Hai là, pháp luật và luật tục đều có nội dung điều chỉnh phong phú, liên quan tới nhiều mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Ba là, về cơ cấu và tính chất của luật tục và pháp luật có

Page 46: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

41

nhiều nét tương đồng, như các quan niệm về tội phạm, về tang chứng, về chế tài…Bốn là, cả luật tục và pháp luật được thực thi trong sự kết hợp với các yếu tố khác như: đạo đức, dư luận, thiết chế.

Thứ hai, về sự khác biệt giữa luật tục với pháp luật: Một, tuy luật tục và pháp luật đều có mục đích chung là điều hoà các quan hệ xã hội, nhưng phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội lại khác nhau, pháp luật điều chỉnh trong phạm vi cả nước, còn luật tục điều chỉnh trong phạm vi một cộng đồng hẹp hơn (Như bản, mường của người Thái), do vậy luật tục mang tính riêng, tính đặc thù, trái với pháp luật bao giờ cũng mang tính chung, phổ quát. Hai, luật tục thể hiện ý chí và sự đồng thuận của cộng đồng bản, làng, còn pháp luật Nhà nước thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và với toàn bộ xã hội thì ý chí đó chủ yếu mang tính áp đặt. Ba, luật tục hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, chủ yếu là sự tích luỹ, chắt lọc các kinh nghiệm trong đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội, không do một cá nhân nào đặt ra mà nó thấm đậm tâm tư, tình cảm, ý nguyện của cộng đồng; trái lại, mỗi thời đại, chế độ xã hội có pháp luật riêng, do một nhóm người soạn thảo, đề xuất, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội đó. Bốn, về cơ bản, luật tục tồn tại dưới dạng truyền miệng, do vậy nó mềm dẻo, uyển chuyển hơn trong thực thi; còn pháp luật thì tồn tại dưới dạng văn bản, người dân phải học, phải đọc mới nhớ. Năm, cơ cấu, các điều luật cụ thể và việc thực thi pháp luật của Nhà nước khác biệt nhiều so với luật tục, luật tục có các điều luật đơn giản, cơ động hơn so với pháp luật; các hình thức chế tài của luật pháp khá chi tiết và chặt chẽ, còn luật tục thì ngoài hình thức khuyên răn, giáo dục là chính, thì các hình phạt chủ yếu là đền bù tài sản và thực hành nghi lễ để tạ tội; pháp luật đi liền với các công cụ tòa án, nhà tù, còn luật tục chủ yếu là hòa giải, không có hình phạt giam cầm và nhà tù.

- Luật tục người Thái trong mối tương quan với pháp luật Pháp luật và luật tục có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cũng như luật tục của người Thái cũng có mối tương quan với pháp luật Quốc gia. Làm rõ nội dung mối quan hệ đó có ý nghĩa về nhiều mặt, vừa làm phong phú thêm pháp luật vừa bảo đảm hiệu lực điều chỉnh của pháp luật, phát huy được vai

Page 47: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

42

trò của pháp luật trong hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cải biến những hạn chế của luật tục người Thái. Tuy nhiên, đây là vấn đề lý luận phức tạp, nghiên cứu sinh chỉ tập trung làm rõ các nội dung của mối quan hệ trên như sau: Thứ nhất, luật tục người Thái và pháp luật là những yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc, đều bị qui định bởi nền tảng kinh tế xã hội phù hợp. Luật tục người Thái và pháp luật, do vậy có quan hệ bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. Pháp luật tác động ở phạm vi rộng, bao quát các quan hệ quan trọng, cơ bản. Luật tục người Thái tác động ở phạm vi trong cộng đồng dân tộc Thái, vì thế mà luật tục người Thái như “cánh tay kéo dài” của pháp luật, hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật trong giới hạn phạm vi nhất định, góp phần quản lý xã hội đối với cộng đồng người Thái. Thứ hai, luật tục người Thái và pháp luật cùng có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cùng hướng đến trật tự xã hội. Nếu pháp luật hướng đến trật tự xã hội chung thì luật tục người Thái hướng đến điều chỉnh trật tự đối với cộng đồng người Thái; pháp luật tạo lập đồng thuận xã hội thì luật tục người Thái tạo lập, củng cố đồng thuận cộng đồng người Thái. Thực tiễn cho thấy, trật tự xã hội chỉ có thể tồn tại trên cơ sở trật tự của các cộng đồng. Ngược lại, trật tự xã hội được xác lập sẽ làm cho trật tự cộng đồng thêm vững chắc, ổn định. Thứ ba, trong điều chỉnh quan hệ xã hội, pháp luật có vị trí ưu trội hơn luật tục người Thái về hiệu lực, về cơ chế và hình thức. Pháp luật ra đời nhằm duy trì trật tự trong xã hội đã có sự phân chia thành các giai cấp đối kháng, nên pháp luật có tính giai cấp. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị, đàn áp sự phản kháng của các giai cấp và tầng lớp khác. Pháp luật được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế của Nhà nước. Là luật thành văn, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một thủ tục, trình tự chặt chẽ, với tính qui phạm chặt chẽ cả về nội dung và hình thức, pháp luật có hiệu lực, hiệu quả cao, có tính thống nhất về nội dung và tính phổ biến rộng rãi. Do vậy, trong mối quan hệ với luật tục người Thái, pháp luật có hiệu lực cao hơn, cơ chế điều chỉnh được định hình chặt chẽ hơn. Trong trường hợp giữa pháp luật và luật tục người Thái có sự xung đột thì luật tục người Thái phải tuân

Page 48: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

43

thủ pháp luật, thể hiện bằng sự tuân thủ pháp luật. Pháp luật có vai trò hướng dẫn, định hướng luật tục người Thái, làm cho luật tục người Thái ngày càng tiến bộ hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Từ mối quan hệ giữa luật tục người Thái và pháp luật có thể thấy luật tục người Thái có vị trí độc lập tương đối với pháp luật. Và từ đây, việc vận dụng luật tục người Thái trong quản lý của cộng đồng đòi hỏi một mặt phải coi trọng pháp luật, đề cao pháp luật, song phải phát huy tính độc lập tương đối của luật tục đồng bào Thái, cụ thể là chú ý những vấn đề có tính chất phương pháp luận sau: Một, luật tục người Thái trong điều kiện nhất định có khả năng thay thế pháp luật. Pháp luật có tính thống nhất trong phạm vi quốc gia và phản ánh được trình độ phát triển chung của xã hội. Song, trình độ phát triển ở từng vùng, từng địa phương là khác nhau, thậm chí chênh lệch nhau rất lớn cả về trình độ phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần, do đó không phải lúc nào, ở đâu pháp luật cũng thâm nhập được vào cuộc sống, cũng có tác dụng điều chỉnh. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Thái, những qui định của pháp luật trên nhiều khía cạnh còn xa lạ, thậm chí tiếp cận pháp luật hết sức khó khăn (do ngôn ngữ, trình độ, hoặc thói quen) đối với cộng đồng của họ. Trong khi đó, luật tục người Thái với những giá trị tích cực của nó đối với cộng động người Thái lại có tác dụng thay thế cho pháp luật, đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể đối với cộng đồng người Thái. Chẳng hạn như: Các qui định về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, hoặc các tư tưởng tiến bộ về bảo vệ bản mường, không theo giặc, không nuôi giặc tương đồng với quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàn dân v.v.... Thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực khi mà pháp luật chưa thật sự thâm nhập sâu vào thì vai trò của luật tục thay thế pháp luật là rất cần thiết, nhất là trong các hoạt động quản lý ở cộng đồng dân cư. Hai, bên cạnh việc có thể thay thế pháp luật, luật tục người Thái trong nhiều trường hợp còn có khả năng bổ sung cho pháp luật. Những điểm đáng chú ý về khả năng bổ sung đó là: Luật tục người Thái có những qui định

Page 49: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

44

tương đồng trong phòng chống quan liêu, tham nhũng, có những qui định khá chặt chẽ, có qui định chỉ mang tính giáo dục, răn dạy là chính, nhưng suy cho cùng đều hướng tới ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực của bộ máy, của con người cụ thể; hoặc luật tục người Thái có các qui định về phòng ngừa tội phạm, giáo dục ý thức sinh hoạt cộng đồng...

Trong điều kiện một quốc gia có nhiều sắc tộc cùng sinh sống với trình độ phát triển khá chênh lệch nhau, với thực trạng pháp luật còn nhiều điểm bất cập, pháp luật càng không thể điều chỉnh hết các tình huống xảy ra trong thực tiễn. Trong khi đó, hệ thống luật tục người Thái được đúc kết, sàng lọc qua nhiều thế hệ, được kiểm nghiệm qua thực tiễn điều chỉnh các quan hệ trong cộng đồng người Thái, và phần nào đã khẳng định được vai trò điều hòa xã hội thì rõ ràng ở đây luật tục sẽ bổ sung các qui định còn thiếu của pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật thực hiện được vai trò quản lý xã hội có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu khách quan trong việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong cộng đồng. Ba, luật tục người Thái có khả năng hỗ trợ cho pháp luật. Thực tế trong nhiều trường hợp các qui định của pháp luật chưa hẳn được áp dụng và chấp hành chính xác, đầy đủ trong cộng đồng dân tộc Thái. Chẳng hạn như, Luật tục người Thái về giáo dục nâng cao ý thức trong bảo về tài nguyên môi trường, giáo dục tính bền vững trong hôn nhân gia đình, những qui định với mức độ điều chỉnh khác nhau, nhưng được cộng đồng tự nguyện thực hiện và thực tiễn cho thấy, Một số khu rừng ở vùng cư trú của đồng bào Thái phát triển tốt hơn, độ che phủ rừng cao hơn vùng khác; tình trạng trộm cắp ít xảy ra; xung đột, ly hôn trong gia đình người Thái rất hạn chế v.v...Trong trường hợp này pháp luật, sự thực hiện pháp luật chỉ có thể diễn ra nếu có sự hỗ trợ của luật tục người Thái, bởi vì luật tục có khả năng cố kết cộng đồng, khả năng cụ thể hóa, chi tiết hóa các qui định của pháp luật thành chuẩn mực đạo đức, cách xử sự của cộng đồng. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là mối liên hệ của luật tục người Thái với pháp luật, những khả năng thay thế, bổ sung, hỗ trợ của nó đối với pháp luật là mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời, có giá trị to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong qúa trình xây dựng và áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay.

Page 50: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

45

Bốn, những giá trị tích cực trong hệ thống luật tục của người Thái đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, là tinh hoa văn hóa dân tộc Thái, có giá trị xây dựng, cố kết cộng đồng lớn lao. Do đó, trong quá trình nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, bên cạnh khả năng thay thế, bổ sung và hỗ trợ cho pháp luật thì luật tục người Thái còn có thể trở thành nguồn trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa đảm bảo người Thái được thừa kế những giá trị truyền thống của dân tộc vừa làm phong phú pháp luật quốc gia.

Vận dụng luật tục, tập quán trở thành một trong các phương thức xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam mà ĐCS Việt Nam chú trọng trong chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết 48/NQ, Nghị quyết của Bộ chính trị khóa IX. Từ sự trình bày trên có thể khẳng định, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, hệ thống luật tục của người Thái đã được chắt lọc trở thành tinh hoa, sắc thái riêng của đồng bào dân tộc Thái, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Với những đặc điểm riêng, hệ thống luật tục của người Thái luôn có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, tạo nên một cơ chế điều chỉnh hoàn chỉnh, đóng vai trò quan trong trong qúa trình điều chỉnh các quan hệ xã hội, góp phần điều hòa và cân bằng xã hội, giúp cho xã hội luôn ổn định và phát triển.

2.1.2.4. Vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng người Thái

Tổ chức xã hội theo truyền thống của cộng đồng người Thái được gọi là bản mường. Thuật ngữ này nếu tách đôi thì sẽ bao gồm hai đơn vị xã hội là bản và mường. Trước năm 1954, ở riêng vùng Tây Bắc còn giữ nguyên cơ cấu xã hội mang tên bản mường [102, tr.18-19]. Trong lịch sử, mường của người Thái có bốn cấp: nhỏ nhất là mường lộng (gọi tắt là lộng), mường quen (gọi tắt là quen); thứ hai cấp trên mường lộng, mường quen là mường phìa. Năm mường phìa hợp lại thành một đơn vị xã hội cấp trên gọi là châu mường.

Luật tục người Thái đề cập rất nhiều vấn đề khác nhau của đời sống tộc người, liên quan tới cộng đồng, mà trước hết là cộng đồng bản, mường và đời

Page 51: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

46

sống của cá nhân mỗi con người trong cộng đồng đó. Về cơ bản, luật tục Thái được phân biệt hai nhóm: Luật mường và tục lệ liên quan đến đạo đức, nghi lễ, nhất là nghi lễ cưới xin, ma chay.

Thông qua thực tiễn lịch sử tổ chức xã hội của người Thái và luật tục người Thái, có thể thấy mấy yếu tố thể hiện vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử cộng đồng dân tộc Thái như sau:

Thứ nhất, luật tục người Thái có vai trò quan trọng trong quản lý xã hội đối với cộng đồng người Thái. Ngày xưa, triều đình trung ương quản lý các châu mường người Thái chủ yếu là để thu thuế, còn các chức năng quản lý khác do luật mường và các tục lệ liên quan điều chỉnh, thường gọi là các châu ki mi - nới lỏng quản lý. Điển hình của các bản luật mường đã được văn bản hóa đó là: Luật mường (Mai Châu); Luật lệ người Thái đen ở Thuận Châu; luật lệ bản mường (mường Muak - Mai Sơn). Các bản luật mường này có dung lượng khác nhau, nhưng cùng đề cập cộng đồng bản, mường, tuy nhiên mỗi bộ luật mường cũng có các sắc thái riêng. Nội dung của luật mường nói về nguồn gốc, lịch sử tộc người, về sự hình thành mường, phân định ranh giới đất đai, quản lý đất đai và các vấn đề liên quan đến lợi ích của tầng lớp chức dịch cai trị, cũng như nghĩa vụ của người dân đối với cộng đồng, đối với tầng lớp cai trị; các qui định về đảm bảo trật tự xã hội, qui định về các hoạt động tín ngưỡng (lễ hội, cúng bản, cúng mường)...Nói chung, luật mường như một bộ luật tổng hợp, điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực như quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, hành chính, hình sự... có chức năng quản lý xã hội người Thái, với vai trò quan trọng gần như thay thế pháp luật của triều đình phong kiến để quản lý xã hội đối với cộng đồng người Thái.

Thứ hai, luật tục người Thái có vai trò duy trì lợi ích của các tầng lớp thống trị trong xã hội Thái. Trên thực tế, luật tục của các dân tộc thiểu số nội dung này cơ bản giống nhau, ngoài bảo vệ lợi ích cộng đồng nói chung, luật tục duy trì, bảo vệ lợi ích của tầng lớp cai trị của xã hội lúc bấy giờ. Đối với luật tục người Thái điều đó cũng được thể hiện rõ ở bản Luật lệ bản mường ở Mai Châu, Luật lệ người Thái Đen ở Thuận Châu. Tuy nhiên, vai trò này không còn phù hợp trong điều kiện xây dựng xã hội ngày nay.

Page 52: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

47

Thứ ba, luật tục người Thái thể hiện rõ vai trò trung gian làm hài hòa lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên trong cộng đồng người Thái. Mặc dù luật tục qui định một số lợi ích cục bộ cho tầng lớp cai trị, tuy nhiên đối với các thành viên ngang hàng trong cộng đồng được luật tục điều chỉnh hài hòa. Người gánh việc bản mường nhiều thì được bù lại một số lợi ích nhất định; người không lo làm, nhác nhớn thì bị cười chê, coi thường; người nghèo thì được cộng đồng đùm bọc, chia sẻ...

Thứ tư, luật tục người Thái (hít khòng phú Tày) có vai trò duy trì trật tự cộng đồng người Thái. Từ các qui định qui định xử phạt có tính chất răn đe, đến các qui định mang ý nghĩa giáo dục, phòng ngừa tội phạm, ở đây cho thấy sự phong phú về phạm vi điều chỉnh của nội dung luật tục. Đặc biệt, các qui định về hòa giải có vai trò quan trọng trong duy trì trật tự cộng đồng, đó là quan niệm của luật tục đền tội bằng hình thức cúng vía cho người bị hại và việc giải quyết mâu thuẫn theo hướng xem việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ xem như không có, hoặc dùng “chén rượu” để hòa giải mâu thuẫn...

Thứ năm, luật tục người Thái có vai trò duy trì, phát triển mối quan hệ cộng đồng bản làng. Đó là các qui định về ứng xử giữa các thành viên trong bản làng, nhất là bốn góc nhà (xi che hườn). Có việc lớn, việc nhỏ, việc vui, buồn có nhau, giúp nhau, tương trợ nhau, qua lại hỏi thăm nhau, cùng tồn tại và phát triển.

Thứ sáu, luật tục người Thái có vai trò duy trì trật tự gia đình, mối quan hệ họ hàng, thông gia. Trong gia đình người Thái, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đều có thứ bậc. Trẻ hơn thì phải lễ phép, vâng lời, lớn tuổi hơn thì phải đầu tàu, gương mẫu. Các qui định về thứ bậc anh em họ hàng cũng hết sức chặt chẽ, khoa học chẳng hạn việc qui định trong vòng bốn đời, người trong họ không được lấy nhau. Hay việc qui định về sự tôn trọng đối với bên ngoại (lùng ta), không cho phép ứng xử tùy tiên, vô ý thức với bên thông gia hoặc bên ngoại. Đây là những nội dung thể hiện vai trò quan trọng của luật tục người Thái đối với sự bền vững của các quan hệ nêu trên.

Thứ bảy, luật tục người Thái có vai trò định hướng con người theo các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong phần “đạo lý làm người” là tập hợp

Page 53: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

48

các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao, câu nói cửa miệng dưới dạng văn vần nhằm giáo dục cho cộng động đồng trong cách ứng xử, sinh hoạt thường ngày, là phần ít mang tính “luật” hơn, mà chủ yếu là các qui ước, chuẩn mức đạo đức ứng xử của cá nhân. Tuy nhiên, vai trò giáo dục con người trong đời sống thường nhật lại rất lớn, nó có tác dụng khuyến khích cái thiện, hạn chế cái xấu, cái ác. Đây cũng là nét đặc trưng quan trọng nhất của luật tục phân biệt với pháp luật, ngày nay nếu phát huy tốt sẽ góp phần vào việc điều hòa các quan hệ xã hội trong cộng đồng người Thái.

Thứ tám, luật tục người Thái có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái. Các qui định về thờ cúng tổ tiên, cúng bản, cúng mường chính là sự biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ đi trước; nghi lễ cúng thần núi, thần rừng, thần sông, thần nước... thể hiện sự trân trọng thế giới tự nhiên bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh. Từ các qui định của luật tục nên các hoạt động này được cộng đồng người Thái thực hiện một cách tự giác, tự nguyện. Thông qua các hoạt động nêu trên, cộng đồng người Thái đoàn kết hơn, ứng xử thân thiện, hài hòa với tài nguyên thiên nhiên hơn.

Luật tục người Thái có vai trò quan trọng trong quản lý xã hội người Thái, điều chỉnh rất nhiều mối quan hệ của đời sống xã hội ở phạm vi toàn mường, toàn vùng. Nó như là một đạo luật, vừa như là một bộ luật, một qui định, qui chế, là công cụ quản lý nhà nước lúc bấy giờ. Hiệu quả, hiệu lực quản lý luật mường, tùy vào thời điểm lịch sử cụ thể nó có tác dụng thay thế pháp luật, có hiệu lực như pháp luật để điều chỉnh các quan hệ trong cộng đồng người Thái. Có luật tục điều chỉnh nên cộng đồng người Thái tương đối phát triển toàn diện, có luật tục điều chỉnh nên cộng đồng người Thái luôn đoàn kết, cố kết cùng các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất ngày càng phát triển vững mạnh.

Ngày nay, những nội dung liên quan đến luật tục về sinh hoạt tín ngưỡng (gọi hồn, gọi vía), nội dung về cưới xin, tang ma, một số nội dung mang tính giáo dục ý thức xây dựng cộng đồng, các nội dung có tính qui tắc đạo đức xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến và không ngừng phát huy trong đời sống của cộng đồng người Thái ở Việt Nam.

Page 54: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

49

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM

2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, và nhiều dạng định

nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, theo cuốn Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (1997), quản lý là “1-Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”; “2- Tổ chức và điều khiển theo những yêu cầu nhất định” [122].

Về khái niệm quản lý nhà nước, theo Tô Tử Hạ quản lý nhà nước là “sự tác động của nhà nước lên các quan hệ xã hội để đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển theo các mục tiêu đã định” [35].

Đời sống xã hội là sự tổng hòa của nhiều yếu tố và quá trình vận động phát triển. Mỗi yếu tố và quá trình lại bị chi phối bởi những qui luật vận động nhất định, làm nên sự đa dạng, phong phú về cả nội dung và hình thức của đời sống xã hội. Muốn có một xã hội phát triển ổn định bền vững, cần nhiều chủ thể tham gia quản lý các đối tượng khác nhau như: Các tổ chức chính trị, pháp lý, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các nghiệp đoàn và tổ chức kinh tế v.v.., trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý vĩ mô. Quản lý nhà nước xuất hiện sau khi các nhà nước ra đời và là dạng thức quản lý đặc biệt - quản lý toàn thể xã hội. Mỗi nhà nước luôn gắn với một thiết chế xã hội nhất định theo phạm vi không gian và thời gian, do vậy đặc tính quản lý nhà nước sẽ thay đổi tùy theo bản chất của chế độ chính trị và trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. So với hoạt động quản lý của các chủ thể khác trong xã hội, quản lý nhà nước có những điểm khác biệt sau đây:

- Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan chính quyền các cấp, cán bộ, công chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Những chủ thể này tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Đối tượng quản lý nhà nước bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia; các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội được khai thác sử dụng vào quá trình cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu xã hội.

Page 55: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

50

- Quản lý nhà nước có tính toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...

- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội.

- Mục tiêu quản lý nhà nước là đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Từ những đặc tính trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội. 2.2.2. Quản lý hành chính nhà nước

2.2.2.1. Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt. Mọi hoạt động quản lý đều mang tính quyền lực, bởi chủ thể quản lý cần phải dùng quyền lực làm điều kiện tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định trước. Đồng thời, tính quyền lực còn là đặc điểm để phân biệt hoạt động quản lý với các hoạt động thực thi khác. tuy nhiên, so với dạng quản lý xã hội khác, quyền lực hành chính nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhà nước, được nhân dân giao phó theo một qui trình pháp lý chặt chẽ để quản lý chung toàn xã hội. Chỉ các cơ quan thực thi quyền hành pháp mới được sử dụng quyền lực đặc biệt này để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Trong nhiều trường hợp, các chủ thể hành chính nhà nước có thể đưa ra những mệnh lệnh đơn phương dưới dạng quyết định quản lý hành chính yêu cầu đối tượng thực hiện phải chấp hành không điều kiện. Thứ hai, quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình và kế hoạch hành động cụ thể. Trong hoạt động quản lý, việc đề ra mục tiêu chung của tổ chức hay từng công việc được coi là chức năng, nhiệm vụ đầu tiên và cơ bản của chủ thể quản lý. Mục tiêu quản lý là căn cứ

Page 56: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

51

quan trọng nhất để các chủ thể quản lý đưa ra những biện pháp tác động thích hợp với những công cụ hữu hiệu. Mục tiêu của hành chính nhà nước là những giá trị xã hội tổng hợp hay nhu cầu cơ bản của đời sống dân sinh về chính trị, kinh tế, xã hội v.v...Để đạt được mục tiêu chiến lược, chủ thể hành chính nhà nước cần phải thiết lập hệ thống các chương trình, dự án và hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Thứ ba, quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục, ổn định tương đối và thích ứng. Nền hành chính nhà nước có nhiệm vụ cao cả là phục vụ nhân dân, lấy việc đảm bảo các nhu cầu cho nhân dân và lợi ích chung cho xã hội là công việc hàng ngày trong thực thi công vụ, nên quản lý hành chính nhà nước phải bảo đảm tính thường xuyên, liên tục. Các quá trình kinh tế - xã hội đều diễn ra trong môi trường nhất định, nhất là môi trường chính trị, hành chính. Môi trường vừa là điều kiện, vừa là động lực để thúc đẩy các chủ thể hoạt động, bởi vậy quản lý hành chính nhất thiết phải tạo lập môi trường vĩ mô ổn định để các quá trình đó diễn ra phù hợp với những qui luật nhằm tăng cường hiệu quả cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhận thức được đặc điểm này của quản lý hành chính giúp cho các chủ thể hành chính tăng cường thêm tính chủ động, linh hoạt trong quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Thứ tư, quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. Quản lý hành chính nhà nước không chỉ được coi là một “nghề” mà còn được coi là một nghề có tính tổng hợp, phức tạp so với các nghề trong xã hội. Nhà nước quản lý hành chính không chỉ cần có chuyên môn sâu, mà còn phải có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực, kể cả tâm lý và xã hội học. Mỗi đối tượng và quá trình kinh tế - xã hội đều có những đặc điểm, tính chất hoạt động khác nhau, đòi hỏi được tác động kịp thời, đúng qui luật mới có kết quả. Không chỉ có vậy, khi xã hội phát triển, nhu cầu dịch vụ công ngày càng cao cả về lượng và chất, đòi hỏi hành chính nhà nước phải đáp ứng trong điều kiện hữu hạn về nguồn nhân lực. Điều này chỉ có thể được giải quyết khi có một nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại. Thứ năm, quản lý hành chính nhà nước không vụ lợi. Quản lý hành chính nhà nước phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, hướng tới đảm bảo

Page 57: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

52

quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân và tổ chức, nên có không có mục đích tự thân. Để thực hiện các mục tiêu đó, chủ thể quản lý hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực công và tài chính công trong suốt quá trình tồn tại, do đó họ không được đòi hỏi người dân phải trả thù lao, không theo đuổi lợi ích riêng cho mỗi chủ thể hành chính. Khi thực thi công vụ, chủ thể quản lý hành chính nhà nước còn phải đề cao tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân và xã hội, coi việc phục nhân dân là giá trị đạo đức, là niềm tự hào của họ. 2.2.2.2. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước - Về khái niệm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc là thuật ngữ được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau để chỉ nền tảng cơ bản cho sự tồn tại. Ví dụ, một cá nhân muốn tồn tại thì hoạt động của cá nhân đó phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Hoặc một tổ chức muốn tồn tại và phát triển, thì nó phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu của mình và để làm được điều này, tổ chức phải tuân thủ những nguyên tắc căn bản nhất định. Tất nhiên, việc xác định các nguyên tắc không phải là điều đơn giản, vì nó mang tính khách quan. Như vậy, nguyên tắc được hiểu là những chuẩn mực mà cá nhân, tổ chức phải dựa vào đó trong quá trình hoạt động hay nói cách khác, nó là tiêu chuẩn để định hướng hành vi của con người, tổ chức.

- Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước Một là, nguyên tắc có sự tham gia của người dân. Trong xã hội dân chủ nhân dân, Nhà nước là của dân, trong đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, vì vậy phải đảm bảo sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước và giám sát hoạt động hành chính nhà nước. Nhà nước là một thiết chế đặc biệt giúp người dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nguyên tắc này đòi hỏi chủ thể quản lý hành chính nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện pháp lý, định ra những hình thức và cơ chế thích hợp để đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý hành chính nhà nước một cách thực chất. Hai là, nguyên tắc tập quyền và tản quyền. Về nguyên tắc Tập quyền: Nguyên tắc Tập quyền là nguyên tắc cơ bản, định hướng cách thức ra quyết định và điều hành bộ máy hành chính của một Quốc gia. Nó được áp dụng trong trường hợp bộ máy hành chính trung ương nắm giữ mọi quyền hành. Bộ

Page 58: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

53

máy này điều hành hoạt động các công sở ở cả trung ương và địa phương. Chính quyền trung ương đặt tại trung tâm hành chính quốc gia và là cơ quan duy nhất quyết định và điều hành môi công việc hành chính. Nếu nguyên tắc này được áp dụng triệt đệ thì chỉ chính quyền trung ương mới có tư cách pháp nhân công quyền, nghĩa là có ngân sách riêng, tài sản riêng, có năng lực pháp lý để giải quyết các quan hệ tư pháp. Lãnh đạo và điều hành bộ máy hành chính theo nguyên tắc tập quyền cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để khắc phục nhược điểm của nguyên tắc này, cần áp dụng nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc Tản quyền. Về nguyên tắc Tản quyền: Tản quyền là một nguyên tắc mang tính kỹ thuật hành chính để qua đó, cơ quan hành chính trung ương có thể bổ nhiệm các nhà chức trách, thay mặt mình quản lý hành chính tại các địa phương hay vùng lãnh thổ. Các nhà chức trách này thuộc quyền quản lý của cơ quan hành chính trung ương do chính quyền trung ương bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ, đài thọ và kiểm soát. Các chủ thể quản lý hành chính nhà nước này không có tư cách pháp nhân, không có tài sản và ngân sách riêng, không có năng lực pháp lý đầy đủ khi đơn phương tham gia giải quyết các quan hệ tư pháp. Ba là, nguyên tắc Phân quyền. Phân quyền là một nguyên tắc mà qua đó, chính quyền địa phương hay một chủ thể hành chính công được phân giao quyền hạn nhất định để thực hiện những nhiệm vụ quản lý đã được phân công cho địa phương hay tổ chức. Bản chất của phân quyền là để chính quyền địa phương hay cơ quan hành chính cấp dưới tự chủ, tự quyết định thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Chủ thể được phân quyền có đầy đủ tư cách pháp nhân công pháp, có ngân sách riêng, tài sản riêng. Phân quyền có hai loại: Phân quyền lãnh thổ (hay còn gọi là phân quyền địa phương) và phân quyền công sở (hay còn gọi là phân quyền chuyên môn). Trong đó, phân quyền lãnh thổ là vấn đề khá phức tạp cần được thực hiện thống nhất. Khi tiến hành phân quyền lãnh thổ, các nhà hành chính địa phương cần xem xét việc đảm bảo bốn yếu tố cơ bản sau: Công việc địa phương cần giải quyết; Tuyển chọn cán bộ chính quyền địa phương; Đề cao vai trò tự quản địa phương; Tăng cường sự kiểm soát của chính quyền trung ương.

Page 59: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

54

Bốn là, nguyên tắc Pháp chế. Trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền tự do của người dân, nhà nước cần phải xây dựng nền pháp trị thực sự vững mạnh để đảm bảo cho mọi cá nhân và tổ chức đều được sống và làm việc theo pháp luật. Vì vậy, trong quá trình tổ chức và hoạt động quản lý xã hội, các chủ thể hành chính nhà nước đều phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Coi trọng và tôn chỉ pháp luật, không được tùy tiện, chủ quan duy ý chí trong tổ chức, điều hành hành chính. Năm là, nguyên tắc Hiệu lực hiệu quả. Quản lý hành chính nhà nước cũng như quản lý các tổ chức kinh tế, xã hội khác đều có mục tiêu hiệu quả là tối cao. Tuy nhiên, do bản chất của hành chính công chi phối nên trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn phải đảm bảo sự thống nhất các yêu cầu về tính hiệu lực, hiệu quả và công bằng. Tính hiệu lực là yêu cầu về mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra khi thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính. Tính hiệu quả là giảm thiểu được chi phí đầu vào cho việc thực hiện một đơn vị đầu ra - tức là tối đa hóa số lượng đầu ra tương ứng với tổng chi phí đầu vào xác định. Điều này sẽ giúp cho các đối tượng thụ hưởng kết quả quản lý có được những dịch vụ hành chính chất lượng cao với chi phí thấp nhất và kịp thời. Tính công bằng là việc chủ thể hành chính nhà nước đối xử như nhau với những trường hợp giống nhau. Tính công bằng một mặt đòi hỏi trong hoạt động quản lý hành chính khi giải quyết các yêu cầu của người dân phải tận tụy chu đáo như nhau. Mặt khác, đòi hỏi cơ quan hành chính nhà nước phải xem xét đến hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể của từng đối tượng, nhất là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo, người bị khuyết tật, người giả, trẻ nhỏ...) trong xã hội để có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập với cộng đồng. Sáu là, nguyên tắc Công khai, minh bạch. Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị thông tin một cách chính thức về thể chế, tổ chức hoạt động hoặc nội dung công việc cần giải quyết của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trước công dân và tổ chức. Mọi thông tin của Chính phủ có liên quan đến đời sống dân sinh phải được công khai cho mọi người dân, trừ trường hợp có qui định cụ thể theo pháp luật. Minh bạch trong hành chính là những thông tin

Page 60: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

55

phù hợp được cung cấp kịp thời cho nhân dân dưới hình thức dễ tiếp nhận và được cụ thể thành những tiêu thức đầy đủ, rõ ràng theo cả định tính và định lượng. Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết để chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm thực sự trước nhân dân và giúp người dân chủ động tham gia vào các quan hệ kinh tế - xã hội trong phạm vi hành lang pháp lý. Do có được những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời của cơ quan hành chính nhà nước cung cấp, người dân sẽ tăng cường khả năng dự báo tình hình để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước một cách hiệu quả. Không minh bạch sẽ dẫn đến sự tùy tiện, tự phát hoặc sai lầm trong việc thực thi quyền hạn của công chức hành chính; nảy sinh những giao dịch không trung thực, những quyết định đầu tư sai lầm, dẫn đến quan liêu, tham nhũng. 2.2.3. Quan niệm về vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam Khi nói tới “vận dụng” chúng ta thường cảm giác chính bản thân từ này không “mạnh mẽ” và khi cần dùng đến nó phải có các thao tác, kỹ năng, kỹ thuật nhất định. So với các cụm từ “áp dụng” hay “sử dụng” thì “vận dụng” cho thấy sự yếu ớt, dè dặt, bị động. Nó như một từ có ý nghĩa hỗ trợ để tháo gỡ, để chuyển tải những cái cứng nhắc trở nên uyển chuyển cho con người khi phải thực hiện những việc chưa cụ thể, chưa rõ ràng, chưa có tiền lệ hoặc chưa có truyền thống.

Trong hoạt động quản lý nhà nước, cũng như các lĩnh vực liên quan của đời sống xã hội, khái niệm “vận dụng” luôn được chúng ta sử dụng như một cách kiến tạo hiệu quả của công việc. Nhưng để hiểu đúng nghĩa của nó, sử dụng trong hoàn cảnh nào cho tương đối chính xác thì là một vấn đề cần bàn luận. Qua tìm hiểu, tác giả thấy rằng, không nhiều tài liệu phân tích khái niệm này. Hơn nữa, mỗi tài liệu lại có các cách tiếp cận khác nhau. Theo cuốn từ điển Hán Việt của giáo sư Nguyễn Lân thì, “vận dụng” là “đem điều học được ra thực hiện”, và kèm theo dẫn chứng câu nói của nguyên Tổng Bí Thư Lê Duẩn “Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh của nước ta” [51]. Nếu so sánh với ngữ cảnh sử dụng từ “vận dụng” trong đề tài nghiên cứu của tác giả thì khái niệm của Nguyễn Lân chưa hẳn đã

Page 61: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

56

phù hợp. Bởi vì, luật tục là sản phẩm thông qua hoạt động thực tiễn mà có, ở đây chưa phát sinh sự “học”. Tuy nhiên, nếu luật tục đã được hệ thống hóa, được ban hành bởi cấp có thẩm quyền, sau đó sử dụng để hướng dẫn, tập huấn cho các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tiếp thu, học tập và tổ chức thực hiện thì khái niệm “Đem điều học được ra thực hiện” là hoàn toàn phù hợp. Cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng (1997), do Hoàng Phê chủ biên [122], nêu khái niệm vận dụng là “Đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn”, và có ví dụ: “Vận dụng lý luận; vận dụng kiến thức khoa học vào sản xuất”. Theo khái niệm này thì càng không phù hợp với ngữ cảnh của trường hợp sử dụng từ “vận dụng” như đã nêu ở trên. Vì rằng, luật tục chưa được công nhận là lý luận và cũng chưa hẳn là kiến thức khoa học (vì chưa được công nhận). Mà luật tục là “tri thức bản địa”, “tri thức địa phương” hay “tri thức cộng đồng”, được các cộng đồng dân tộc tạo dựng nên. Trong trường hợp luật tục đã được thể chế có tính phổ biến vào pháp luật, luật tục đã nâng lên thành lý luận, nâng lên kiến thức khoa học thì hoàn toàn tương thích với khái niệm “vận dụng” nêu trên. Trong cuộc sống thường ngày, khái niệm “vận dụng” được sử dụng trong quá trình điều hành, chỉ huy của các nhà lãnh đạo, quản lý. Chẳng hạn như, khi một việc chưa trôi chảy, hoặc hiệu quả hạn chế, cấp trên thường nhắc nhở “vì không vận dụng sáng tạo” nên việc không thành. Vận dụng được hiểu là sự áp dụng linh hoạt các qui định của cấp trên vào qui chế, qui định nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhằm mục đích tạo ra sự hài hòa, sát thực tiễn, nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động đối với một cơ quan, đơn vị. Và yêu cầu để có được hiệu quả ở đây đòi hỏi phải có sự sáng tạo, kết hợp hài hòa các yếu tố, vận dụng tối đa những mặt thuận lợi để hướng tới mục tiêu, đích đến. Ngoài ra, “vận dụng” cũng được sử dụng trong trường hợp áp dụng các yếu tố có tính tương tự như các qui định có sẵn. Chẳng hạn, các chính sách của Nhà nước có những lúc không dự liệu được các tình huống từ thực tiễn cuộc sống, vì vậy, trong thực tế thực hiện chính sách, chính quyền địa phương

Page 62: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

57

có thể vận dụng các qui định và chính sách đó vào các trường hợp cụ thể, mặc dù trường hợp đó không được qui định trong chính sách, tuy nhiên nó có những tính chất tương tự.

Từ sự phân tích trên tác giả mạnh dạn rút ra kết luận “vận dụng” là: Đưa kiến thức hoặc tri thức vào thực tiễn cuộc sống, nhằm hướng tới hiệu quả và sự phát triển, hoặc rộng hơn là đưa các thành quả văn hóa tiến bộ do xã hội tạo ra vào thực tiễn cuộc sống nhằm hướng tới sự phát triển.

Vậy, vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái là gì? đó chính là việc Đưa tri thức địa phương, tri thức cộng đồng của người Thái để bổ sung, hỗ trợ cho chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái có thêm sự lựa chọn ngoài pháp luật quốc gia, ngoài những thiết chế quản lý nhà nước hiện hành vào quản lý cộng đồng người Thái có hiệu quả.

2.2.4. Phương thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái

Phương thức là “cách thức, phương pháp” [122]. Phương thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước chính là cách thức, phương pháp chuyển tải những giá trị của luật tục người Thái kết hợp hài hòa với pháp luật vào quản lý nhà nước đối với chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái. Phương thức vận dụng luật tục tiến hành theo hai cách, đó là vận dụng trực tiếp và vận dụng gián tiếp.

- Về vận dụng tác động trực tiếp. Hình thức vận dụng này chủ yếu thông qua họp dân hoặc các cuộc tuyên truyền chính sách, pháp luật, hay đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân. Phương pháp tác động trực tiếp cần chú ý mấy nội dung sau đây: Thứ nhất, thông qua các chủ thể công tác trong hệ thống chính trị, đặc biệt là những người nắm được luật tục, phong tục tập quán của người Thái để định hướng các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chẳng hạn như: Trong tuyên truyền pháp luật, trong vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thông qua luật tục họ có trách nhiệm truyền đạt những giá trị của luật tục với nhân dân, có thể bằng ngôn ngữ Thái để nhân dân dễ tiếp thu, đồng thời tuyên truyền những giá trị của luật tục để nhân dân thực hiện, nội dung này được

Page 63: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

58

qui định trong qui chế làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Thứ hai, thông qua những người có uy tín, những người “thầy” tín ngưỡng (ông mo, bà một) ở cộng đồng dân cư, định hướng họ tuyên truyền những tập quán tốt đẹp, cũng như xóa dần những hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới tốt đẹp hơn. Thứ ba, thông qua những người lớn tuổi, là chủ gia đình để giáo dục con, cháu trong gia đình. Nội dung thứ hai, thứ ba được vận dụng trong xây dựng, bổ sung hương ước của thôn, bản.

- Về vận dụng tác động gián tiếp. Đó là việc đưa các giá trị luật tục vào xây dựng các qui định quản lý, điều hành hoặc sửa đổi, bổ sung các qui chế, qui định của chính quyền cơ sở; vận dụng để xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung qui ước hoạt động của thôn, bản. Qui trình thực hiện phương thức này bao gồm các bước sau: Bước 1, tiến hành thành lập Hội đồng tư vấn luật tục cấp xã; các Tổ tư vấn luật tục ở thôn, bản, sau đó tổ chức sưu tầm luật tục, hệ thống hóa luật tục và ban hành bộ luật tục người Thái.

Bước 2, tạo lập nhận thức bước đầu về yêu cầu vận dụng luật tục người Thái cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Nội dung này phải có sự chỉ đạo nhất quán từ cấp huyện xuống cơ sở, bằng cách xây dựng tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dưới hình thức hỏi, đáp. Bước 3, vận dụng luật tục vào xây dựng, bổ sung qui định, qui chế, hương ước. Đó là việc đưa các qui định của luật tục, như qui định về hôn nhân gia đình, về phòng ngừa tội phạm, những qui định về giáo dục ý thức xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng, phòng chống quan liêu, tham nhũng, ý thức quốc phòng, sinh hoạt tín ngưỡng....vào các điều khoản liên quan của qui chế, qui định, hương ước. Có một thực tế ở cơ sở vùng dân tộc Thái hiện nay, đa số cán bộ, công chức cấp xã là người Thái và hầu hết qui chế, qui định cũng như hương ước sau khi ban hành chưa được thực hiện thực sự nghiêm túc, nhưng khâu xử lý lại khó khăn (phải chăng những qui định này chưa phù hợp với văn hóa, tập quán của đồng bào). Do vậy, cần được bổ sung qui chế, qui định của chính quyền cơ sở và bổ sung, sửa đổi hương ước của thôn, bản.

Page 64: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

59

Trong xây dựng, bổ sung qui chế điều hành của chính quyền, qui chế làm việc của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan cấp xã: Ở đây cần nêu rõ ngành, lĩnh vực nào thì vận dụng nội dung gì và vận dụng như thế nào. Những qui định về quyền hạn và nghĩa vụ cần được bổ sung nội dung về trách nhiệm tôn trọng, phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, đồng thời qui định về loại bỏ những tập quán lạc hậu. Liên quan đến các điều, khoản cụ thể cần chú ý: Ví dụ lĩnh vực quản lý văn hóa, khi xây dựng thể lệ cuộc thi, hội thi, lễ hội cần chú trọng đưa yếu tố tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống; khi xây dựng đề án phát triển kinh tế - hội cần tập trung khai thác thế mạnh về tập quán, xây dựng các tua du lịch văn hóa, nhân văn, du lịch sinh thái...

Trong xây dựng các qui chế phối hợp giữa UBND xã với MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội và các lực lượng đóng chân trên địa bàn như trạm biên phòng, trạm quản lý bảo vệ rừng, trạm y tế, các trường học. Đối với qui chế phối hợp với lực lượng biên phòng, với kiểm lâm, lĩnh vực y tế thì cần qui định rõ về sự tôn trọng tập quán của đồng bào, những tri thức về bảo vệ tài nguyên rừng, về chữa bệnh thông thường, ý thức về bảo vệ bản làng cần được cụ thể hóa vào qui chế. Riêng các trường học, ngoài chương trình dạy học theo qui định, cần bố trí thời gian phù hợp để tuyên truyền, giáo dục luật tục, tiếng nói, chữ viết của người Thái.

Trong xây dựng chương trình công tác hàng năm, cần dành thời gian thích hợp để nghe ý kiến của Hội đồng tư vấn luật tục, góp ý cho chính quyền cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trong đó đi sâu vào các vấn đề vận dụng tập quán (ít nhất mỗi năm một lần).

Trong xây dựng lịch công tác hàng tháng, những việc phải huy động nguồn nhân lực, cần tránh những ngày diễn ra các sự kiện quan trọng của đồng bào (cưới hỏi, làm vía, lễ hội...), ví dụ: người Thái thường tổ chức đám cưới vào các tháng chẵn của âm lịch (gọi là bươn cú), có tục rước dâu sau 12 giờ đêm. Đám cưới rất nhiều thành viên trong bản tham dự, thậm chí liên quan đến anh em, thông gia ở bản khác đến, và có khi cả những người có uy tín trong cộng đồng tham gia với tư cách làm ông mối (tiếng Thái là lám), hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động tín ngưỡng liên quan đến đám cưới.

Page 65: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

60

Tránh được thời điểm này, việc huy động lực lượng sẽ tập trung hơn. Đồng thời thông qua những sự kiện quan trọng của đồng bào để lên kế hoạch tăng cường xuống cơ sở, một mặt thể hiện tinh thần sâu, sát cơ sở, mặt khác tranh thủ tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.

Trong xây dựng hương ước của thôn, bản. Cần thống nhất nguyên tắc thể chế là: vừa chuyển tải các giá trị của luật tục, vừa đưa các qui định của pháp luật vào hương ước nhằm hạn chế, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, hai nội dung này phải được chú trọng ngang nhau. Chẳng hạn: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, xây dựng khối đại đoàn kết, phòng ngừa tội phạm...; hoặc các qui định như không thả rông trâu bò, người chết không để quá lâu, đám cưới không tổ chức dài ngày v.v...

Bước 4, vận dụng xây dựng các bảng, biển trực quan, hình thức biểu đạt bằng song ngữ, đặt bảng ở những nơi phù hợp để tuyên truyền.

Bước 5, tổ chức thực hiện đồng thời kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện, định kỳ tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm quá trình vận dụng.

2.2.5. Những vấn đề đặt ra về vận dụng luật tục nói chung và luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với người dân tộc thiểu số và cộng đồng người Thái ở Việt Nam hiện nay

2.2.5.1. Về phương diện lý luận Trong hơn 80 năm cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh giành chính

quyền về tay nhân dân, cũng như trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước và trong xây dựng CNXH; vấn đề đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc luôn luôn được Đảng, Nhà nước coi là nhiệm vụ có tính chiến lược. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. ĐCS Việt Nam luôn gắn vấn đề dân tộc với việc xây dựng nền dân chủ XHCN.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn

Page 66: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

61

liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ... [12, tr.28].

Như lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 2013) đã nêu “Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992”. Trong Hiến Pháp năm 2013, ở chương 1, chế độ chính trị, vấn đề dân tộc được qui định một cách cơ bản, toàn diện tại điều 5 như sau:

Điều 5: 1- Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3- Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4- Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển [82].

Có thể khẳng định rằng những chủ trương, chính sách với nội dung cơ bản là “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”, vì một mục đích chung là xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã được hiến định. Điều đó không chỉ là xác định những giá trị xã hội mà còn là điều kiện đảm bảo pháp lý vững chắc nhất đối với các quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số.

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó, vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước trước hết là việc tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 2013; cụ thể hóa điều 5 của hiến pháp trong xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác dân tộc và miền núi. Đồng thời “phát huy phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp” của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Như Đảng ta đã chỉ rõ:

Page 67: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

62

Xây dựng hoàn thiện pháp luật về dân tộc, tôn giáo theo hướng tăng cường đoàn kết đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc. Thể chế hóa toàn diện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển của cộng đồng các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc; bảo đảm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, phát huy những mặt tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng làm tổn hại đến an ninh quốc gia [12].

2.2.5.2. Về phương diện thực tiễn Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên, địa lý, địa bàn cư trú. Cộng đồng các dân

tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đất rộng, người thưa (chủ yếu là đất rừng, đồi núi hiểm trở). Kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, “điện - đường - trường - trạm còn manh mún, chắp vá, tạo ra sự chênh lệch tách biệt giữa các vùng, giữa các dân tộc với nhau.

Thứ hai, vùng dân tộc thiểu số dân trí còn thấp, trình độ phát triển giữa các dân tộc, nhất là phương thức sản xuất, canh tác không đồng đều. Ở nhiều dân tộc, bên cạnh những truyền thống, phong tục tốt đẹp còn tồn tại những tập tục lạc hậu chậm được khắc phục. Trong điều kiện hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện những âm mưu diễn biến hòa bình hòng lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hạn chế sự phát triển đồng đều của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Thứ ba, nhận thức về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và qui hoạch tổng thể phát triển các vùng là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số chưa rõ ràng, thống nhất, chưa được quán triệt đầy đủ trong các ngành, các cấp. Việc qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi, qui hoạch tổng thể, phân vùng và lựa chọn phương hướng phát triển nhiều lúc, nhiều nơi còn lúng túng. Trong qui hoạch phân vùng kinh tế chưa gắn với các vấn đề xã hội. Trên thực tế, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng chưa cụ thể hóa thành những chương trình, tạo thành việc làm thường xuyên; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các cấp trong quản lý, điều hành. Thậm chí có khi, có lúc biểu hiện mạnh ai nấy làm.

Page 68: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

63

Thứ tư, việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu là do thiếu nguồn vốn đầu tư. Do chưa triển khai thống nhất và có sự phối hợp đồng bộ giữa các chương trình. Chưa ưu tiên đúng mức phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, việc đầu tư cho đồng bào còn manh mún và dàn trải, vốn ngân sách bị phân tán và có khi thiếu sự kiểm tra, giám sát, vì vậy, hiện tượng thất thoát vốn rất lớn. Đến nay, nhiều công trình còn dang dở, không phát huy được hiệu quả đầu tư.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa. Do qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng chưa hợp lý, cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là cán bộ xuất thân từ thành phần các dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu. Trong đội ngũ cán bộ miền núi và các vùng dân tộc thiểu số vẫn còn biểu hiện của tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng dân tộc lớn hay tư tưởng tự ti, trông chờ, ỷ lại cấp trên.

Thứ sáu, quá trình thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng, Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc, miền núi chưa được thể chế thành luật riêng. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Chính sách dân tộc xét về mục tiêu, không có gì khác ngoài yêu cầu cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho con người, giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi cảnh nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu; cùng với đó là nhu cầu về giữ gìn thuần phong mỹ tục, quyền bình đẳng được lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2.2.6. Các điều kiện đảm bảo vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái

2.2.6.1. Đảm bảo về chính trị Các điều kiện đảm bảo về chính trị nói chung như bình đẳng dân tộc đã

được pháp luật qui định, đó là quyền của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da…quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.

Page 69: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

64

Đảm bảo về chính trị trong vận dụng luật tục còn là sự nhận thức đúng đắn, quyết tâm chính trị của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về vận dụng luật tục nói chung, luật tục người Thái nói riêng trong quản lý nhà nước. Ở đây, chủ trương về vận dụng luật tục cần có tính hệ thống từ trên xuống dưới và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ trương đó phải nói rõ vận dụng những gì? vận dụng ở đâu? phạm vị như thế nào? có như vậy khi vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước mới tránh được những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Sự đồng thuận của người dân trong quá trình vận dụng luật tục, nhất là vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước cần được quan tâm một cách nghiêm túc. Tôn trọng tối đa quyền của người dân, của cộng đồng dân tộc Thái khi vận dụng là một trong những điều kiện cơ bản, không thể tách rời. Người dân muốn gắn quản lý nhà nước với giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong lúc chính quyền thì áp đặt các hình thức quản lý hành chính đơn thuần, có mặt không phù hợp với lối sống, sinh hoạt, nguồn gốc của tộc người là điều cần được xem xét, cân nhắc. Do vậy, việc phát huy vai trò của người dân trong vận dụng luật tục người Thái là rất cần thiết và cũng chính là nội dung phát huy dân chủ trong quản lý của Nhà nước.

2.2.6.2. Đảm bảo về pháp lý Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân tộc là điều kiện quan trọng để

cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Thái phát huy các giá trị, tinh hóa văn hóa của dân tộc mình, vừa là điều kiện để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thể chế hoá toàn diện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển của cộng đồng các dân tộc, bảo đảm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, phát huy những mặt tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo. Tiến tới xây dựng, ban hành luật dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bảo vệ quyền con người nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng, trong những việc tư pháp hình sự..., đây chính là yêu cầu cơ bản để bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số trong Nhà nước pháp quyền XHCN.

Để vận dụng luật tục nói chung, luật tục người Thái nói riêng rất cần có hướng dẫn bằng pháp lý cụ thể, ngoài chủ trương chung phải có văn bản qui

Page 70: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

65

phạm pháp luật làm cơ sở cho sự vận dụng. Thực tiễn cho thấy, trong quản lý nhà nước hiện hành đã có các nguyên tắc điều chỉnh, vi pháp nguyên tắc quản lý nhà nước chính là vi phạm pháp luật. Phương thức, giải pháp vận dụng có khả thi đến đâu mà cơ sở pháp lý về sự vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước không được pháp luật thừa nhận thì việc vận dụng luật tục cũng khó thành hiện thực. Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung các nguyên tắc trong quản lý nhà nước nói chung, quản lý hành chính nhà nước nói riêng, như vậy chính quyền các cấp mới đủ căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện.

2.2.6.3. Đảm bảo về kinh tế Trước hết cần thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Chính phủ đã ban hành, đồng thời nghiên cứu và đề ra các chính sách mới thiết thực hơn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có chính sách chuyển đổi nghề, tạo việc làm, ổn định, nâng cao đời sống đồng bào. Tạo cơ hội bình đẳng để đồng bào tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ dịch vụ, phúc lợi xã hội; tạo môi trường thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động dân tộc; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu và tranh chấp đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Thái. Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa bàn dân tộc thiểu số nói chung, địa bàn đồng bào Thái cư trú nói riêng, trước hết là hoàn thành việc xây dựng các tuyến giao thông kết nối vùng sản xuất hàng hóa, trung tâm các xã, thôn, bản; đảm bảo điện thắp sáng, các công trình nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ; gắn với sắp xếp, ổn định dân cư thuận lợi cho phát triển. Một điều kiện đảm bảo hết sức quan trọng để vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đó là việc bố trí ngân sách cho các hoạt động vận dụng, bao gồm kinh phí sưu tầm, hệ thống hóa luật tục và những nội dung có liên quan khác. Trong điều kiện nguồn ngân sách của các địa phương vùng đồng bào thiểu số, trong đó địa phương vùng dân tộc Thái còn nhiều khó khăn, chưa cân đối được thì việc điều tiết ngân sách nhà nước của cấp trên

Page 71: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

66

phục vụ cho các hoạt động này phải được chú trọng một cách tích cực, vào cuộc có tính hệ thống, đồng bộ thì mới có cơ hội thành công.

2.2.6.4. Đảm bảo về văn hóa - xã hội Đảm bảo về văn hóa - xã hội được hiểu là không ngừng nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế của trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến tỉnh, bảo đảm công bằng, hiệu quả ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có cộng đồng người Thái. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế; phát triển mạnh y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Tiếp tục kiềm chế và giảm lây nhiễm HIV, phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại. Xây dựng và thực hiện chiến lược về nâng cao sức khỏe, tầm vóc thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số nói chung, cộng đồng dân tộc Thái nói riêng; thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, chính sách bình đẳng giới; chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em; bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo qui định của pháp luật; nâng cao phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở gắn với di tích lịch sử từng vùng, từng địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa thông tin; nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, chống các biểu hiện mê tín, dị đoan.

2.3. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG LUẬT TỤC, TẬP QUÁN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ KHU VỰC Ở VIỆT NAM

2.3.1. Một số kinh nghiệm vận dụng luật tục, tập quán trên thế giới Cho đến thế kỷ XIX, các chính phủ thực dân trên toàn thế giới chủ yếu quan tâm đến việc kiểm soát các trung tâm thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển các thuộc địa thương mại thành các thuộc địa sản xuất, các chính quyền thuộc địa ngày càng tiếp xúc với người dân bản địa nhiều hơn. Trong các nỗ lực, nhằm giành quyền kiểm soát, họ phải xác định mối quan hệ của họ đối với những hệ thống pháp luật và chính trị hiện hành. Nhìn chung, họ kiềm

Page 72: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

67

chế không can thiệp vào luật gia đình. Nhưng họ không thể đơn giản bỏ mặc cho luật tục điều chỉnh các đối tượng khác, chẳng hạn như luật hình sự và luật ruộng đất có liên quan đến vị trí chính trị và kinh tế của các chính quyền thực dân và các mối quan hệ kinh tế của họ với người địa phương.

Các cường quốc thực dân khác nhau có chính sách rất khác nhau. Với truyền thống tập trung hóa của mình, nước Pháp là một điển hình đã nỗ lực trong việc giảm bớt quyền lực của các hệ thống luật hiện hành của Nhà nước thuộc địa. Nước Anh lại ở một thái cực khác, họ rất chú trọng đến việc thống trị một cách gián tiếp nhưng đồng thời công nhận luật tục một cách rộng rãi. Hà Lan có một quan điểm dung hòa, cũng như ở các nước thuộc địa khác, ở Hà Lan đã diễn ra các cuộc tranh luận về thể chế và phạm vi ảnh hưởng của cái gọi là luật “Adat” của những người Anh Điêng ở Đông Hà Lan.

Sau khi giành độc lập, các quốc gia mới phải xem xét lại hình thức và tình trạng trật tự pháp luật của họ. Phần lớn các nước lựa chọn chính sách mẫu quốc thực dân trước đây và thuần túy tiếp quản luật thực dân trước đây, kể cả chính sách công nhận luật tục. Một số nước, trong đó có Malawi, cố gắng thiết lập một trật tự pháp lý có tính “bản địa” hơn. Về danh nghĩa, Innôđêxia tuyên bố đã bản địa hóa hệ thống pháp luật của mình; trên thực tế đất nước này vẫn tiếp tục phát triển theo hướng thống nhất pháp luật mà đã được khởi xưởng bởi chính phủ của những người Anh Điêng ở Đông Hà Lan.

Ở các nước có dân bản xứ như Canađa, Hoa Kỳ, Niu Zi Lân, Úc, và một số nước ở Mỹ La tinh, nhân quyền, đặc biệt là việc bảo vệ quyền văn hóa và quyền tự quyết của người dân bản xứ đã trở thành trọng tâm của các cuộc tranh luận hiện nay. Cuộc tranh luận cũng được tiến hành trong bối cảnh quản lý về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Các nhóm người bản địa đang cố gắng phát triển các hình thức quản lý “bản địa” đối với rừng nhiệt đới, đất và nước, đồng thời kêu gọi công nhận các quyền của các cộng đồng địa phương. Vấn đề đa dạng pháp luật không chỉ hạn chế ở mối quan hệ giữa luật pháp và luật tục. Ở nhiều nước, có phần đông dân số là Hồi Giáo, nhiều người đã lên tiếng đòi hỏi sử dụng luật Hồi Giáo để thay thế cho luật quốc gia. Thông thường, đây chính là hành động phản ứng lại chính sách thế tục

Page 73: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

68

hóa trước đây đã từng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Nê Pan, luật Hin Đu được coi là cơ sở cho hệ thống luật Nhà nước. Và cả Nê Pan và Ấn Độ, sự đa dạng của luật Hin Đu và luật Hồi Giáo địa phương là một đặc điểm của một hệ thống pháp luật của các quốc gia này [121, tr.767-777].

Dòng họ pháp luật châu Âu lục địa (dòng họ Civil law) đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của tập quán pháp luật. Có quan điểm xã hội học pháp luật cho rằng tập quán đóng vai trò chủ đạo trong các nguồn của pháp luật, chính tập quán là nền tảng của pháp luật, xác định các phương pháp áp dụng, phát triển của pháp luật do thẩm phán, học thuyết đưa ra. Đối với quan điểm trên, trường phái pháp luật thực định phủ nhận vai trò của tập quán. Cả hai trường phái nêu trên, hoặc quá tả hoặc quá hữu đều không có quan điểm đúng đắn về tập quán pháp luật. Tập quán không phải là yếu tố chính và đầu tiên của pháp luật, nó chỉ là một trong những yếu tố tìm ra giải pháp công minh để giải quyết các vấn đề pháp luật. Trên thực tế, các nước theo dòng họ Civil law đều thừa nhận, tập quán là những nguyên tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói quen tự nhiên và mang tính bắt buộc chung như qui phạm pháp luật.

Nguồn của hệ thống pháp luật Anh gồm hai loại nguồn chính là luật thành văn và luật bất thành văn. Luật thành văn là các đạo luật do Nghị viện và các văn bản phụ trợ do Chính phủ ban hành. Luật bất thành văn bao gồm hai bộ phận: một là, các tập quán phổ biến từ thời thượng cổ (hay còn gọi là Common law), hai là các tập quán hoặc luật lệ địa phương (particular customs law) có ảnh hưởng tới những người sống ở một vùng nhất định nào đó.

Để được coi là tập quán pháp địa phương phải thỏa mãn một số tiêu chí. Một là, tập quán đó phải mang tính cổ xưa, nghĩa là phải tồn tại từ lâu đời. Hai là, tập quán đó phải có tính trường tồn, tức là tập quán đó phải tồn tại lâu dài và có khả năng tiếp tục tồn tại trong tương lai. Ba là, tập quán đó phải được đón nhận một cách tự nguyện, hay nói cách khác là tập quán đó phải tồn tại công khai và không bị cộng đồng địa phương phủ nhận. Bốn là, tập quán đó phải có lý. Điều đó không bắt buộc chứng minh rằng có những lý do chính

Page 74: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

69

đáng cho việc áp dụng một tập quán nào đó mà chỉ cần tập quán đó không đi ngược lại lẽ phải. Năm là, tập quán đó phải mang tính chắc chắn, không thể thay đổi. Sáu là, tập quán đó phải mang tính phù hợp, không đi ngược lại những tập quán khác.

Trong lịch sử, những tập quán quan trọng nhất của Anh là tập quán thương mại đã được đưa vào trong án lệ và làm hình thành nên luật thương mại và sau nàỳ đã được pháp điển hóa thành Luật Hối phiếu năm 1882. Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống pháp luật gắn liền với hệ tư tưởng Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất, hình thức nhà nước và pháp luật, gắn liền với cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời, phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguồn của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa rất rộng, trong đó có tập quán pháp luật. Các tập quán pháp luật thể hiện ở các lệ làng, hương ước, luật tục. Trên thực tế, một số quốc gia đã nghiên cứu, thể chế hóa một số tập quán phù hợp vào luật pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nguồn của hệ thống pháp luật Hồi Giáo bao gồm Kinh Coran và Sunna; nguồn phát sinh bao gồm Jima và Qias. Kinh Coran là cuốn kinh thánh của đạo Hồi được viết bằng tiếng Ả Rập. Kinh Coran hình thành từ những gì mà Mohammed tuyên đọc hay đọc lại những lời của Thượng đế khi thuyết giảng. Kinh Coran gồm 114 chương, chia thành các tiết với 6.237 đoạn thơ nêu ra rất nhiều các luật lệ mà các tín đồ Hồi Giáo phải một mực tuân thủ. Trong Kinh Coran chỉ có rất ít đoạn có thể áp dụng như qui phạm pháp luật. Những đoạn này thường không đủ độ chính xác và cụ thể như những qui phạm pháp luật và điều chỉnh nhiều vấn đề như: nhân thân (70 đoạn), quyền dân sự (70 đoạn), hình sự (30 đoạn), thủ tục tư pháp (13 đoạn), “hiến pháp” (10 đoạn)...; Sunna có nghĩa là “con đường quen đi” là lối sống, cách hành xử của nhà tiên tri Mohammed. Sunna bao gồm những hành động cụ thể, những lời khuyên dạy hoặc cấm đoán xuất phát trực tiếp từ Mohammed. Sunna là nguồn luật quan trọng của Islam sau kinh Coran. Ijma được sử dụng để giải thích các nguồn luật cơ bản, thực chất nó là quan điểm chung, các giải pháp pháp lý cho những tình huống mới do các học giả Hồi giáo đưa ra. Jima gần giống như tập quán nhưng không phải là tập quán. Qias thực chất là phương

Page 75: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

70

pháp suy luận tương tự để giải thích luật. Bằng phương pháp này, các luật gia có thể “kết hợp ý chí của thần thánh với lý trí của con người”. Qias được cộng đồng Hồi Giáo tuân thủ nhờ dựa trên Kinh Coran và Sunna. Ở Nhật Bản, tập quán pháp được hiểu là những qui tắc xử sự được xã hội tuân thủ mặc dù không được bất cứ cơ quan công quyền nào đặt ra. Tập quán được coi là nguồn luật nếu tập quán đó liên quan chưa được pháp luật qui định đồng thời không trái với trật tự công cộng hoặc trái với qui phạm đạo đức, không bị bãi bỏ bởi bất cứ qui định pháp luật nào do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc được pháp luật qui định cụ thể về việc áp dụng tập quán đó. Về nguyên tắc, tập quán chỉ là nguồn luật phụ trợ và thẩm phán chỉ áp dụng tập quán pháp khi không có qui đinh trong luật thành văn. Vì vậy, luật có giá trị ràng buộc cao hơn tập quán, nhưng trong lĩnh vực dân sự, có những trường hợp tập quán cao hơn luật.

Tập quán (adat) có vai trò khá quan trọng trong hệ thống pháp luật Innônêsia. Tập quán điều chỉnh phạm vi rất lớn các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế...thậm chí cả trong nhiều giao dịch thương mại. Ngày nay ở Inđônêxia, luật của người Minangkabuau đang được tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc. Thế hệ trẻ của Minangkabuau được đào tạo theo định kỳ. Một phòng ban về chữ viết của Minangkabuau được thành lập ở Khoa Chữ viết trường đại học Andalas. Việc giảng dạy các tập tục Minangkabuau cũng được đưa vào chương trình giảng dạy trung học, trung học cơ sở và tiểu học [121]. Ở Malaixia, tập quán là một trong những nguồn luật quan trọng. Mỗi địa phương có những tập quán riêng, một số tập quán có giá trị áp dụng và được các tòa án thừa nhận và áp dụng như các qui định của pháp luật trong các văn bản thành văn và các án lệ. Ở miền Tây Malaysia, tập quán được áp dụng trong hoạt động của tòa án chủ yếu là các tập quán về sở hữu đất đai và thừa kế. Có hai loại tập quán ở vùng này được áp dụng ở các bang khác nhau là tập quán theo chế độ mẫu hệ (Adat Perparih) được áp dụng chủ yếu ở hai bang Negeri Sembilan và Naning. Các tập quán ở miền Đông của Malaysia gắn liền với người dân địa phương, chủ yếu được áp dụng ở nông thôn hai

Page 76: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

71

bang Sabah và Sarawa. Tòa án áp dụng các tập quán này là tòa án của người bản xứ. Một trong những tập quán đặc trưng của vùng này là tòa án có thể quyết định việc bồi thường thiệt hại được trả bằng hiện vật có giá trị tương đương với mức thiệt hại [121]. Tìm hiểu ở nước láng giềng Lào cho thấy, luật tục của các bộ tộc Lào điều chỉnh hầu hết cuộc sống cộng đồng, trong đó có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Người Lào và một bộ phận người Thái ở Thái Lan có “Hiit sip soong” và “khoong sip sii” với nhiều nét tương đồng với người Thái ở Việt Nam vẫn luôn tồn tại trong sinh hoạt cộng đồng địa phương. Tóm lại, trên thế giới tập quán đã được các nhà khoa học, nhà chính trị chú ý nghiên cứu và vận dụng vào để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện các thiết chế quản lý xã hội của mỗi quốc gia. Những nỗ lực đưa tập quán, luật tục vào cuộc sống cũng diễn ra sớm muộn khác nhau, cách thức, mức độ khác nhau, tùy vào nhận thức và điều kiện văn hóa của từng dân tộc. Cho đến nay, dù nước phát triển hay đang phát triển hoặc các nước chậm phát triển, ít nhiều tập quán, luật tục vẫn luôn điều chỉnh các quan hệ xã hội và chắc chắn nó sẽ tồn tại mãi mãi với đời sống văn hóa, chính trị, pháp luật của mỗi quốc gia.

2.3.2. Kinh nghiệm vận dụng luật tục một số khu vực ở Việt Nam Luật tục xuất hiện trước pháp luật, là loại qui tắc phổ biến điều chỉnh

hành vi của các thành viên trong một cộng đồng khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp. Trong lịch sử Việt Nam, luật tục luôn đóng vai trò quan trọng, là loại nguồn không thể thay thế của pháp luật.

Ngay từ khi Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời, tập quán đã giữ vai trò chủ đạo và phổ biến trong các lĩnh vực liên quan đến quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất.... Đến thời kỳ Bắc thuộc, luật tục của người Việt từ thời đại Hùng Vương là nguồn luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội lúc bấy giờ. Bước sang thời kỳ phong kiến, ngoài luật của triều đình, luật tục tiếp tục giữ vai trò rộng khắp, điều chỉnh các quan hệ như thừa kế, ruộng đất v.v...

Thời kỳ pháp thuộc, luật tục tiếp tục có chỗ đứng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động tư pháp, nhất là luật tục của các tộc người ở Tây

Page 77: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

72

Nguyên đã được người Pháp vận dụng vào thực tế xét xử, xây dựng các bộ lạc quan phương, thành lập Tòa án phong tục. Và Tòa án phong tục đã có một vai trò nhất định trong các hoạt động pháp lý ở Tây Nguyên. Tòa án phong tục ở Kon Tum là một điển hình, thu thập luật tục và vận dụng cho cả ba dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Jrai. Song song với Tòa án phong tục, trong nhân dân, ở các làng, buôn còn tồn tại xét xử bằng luật tục. Thành phần xét xử được thay đổi tùy theo thành phần dân tộc của các đương sự. Đương sự đều là người Việt sống ở Tây Nguyên, do quan tòa người Việt xét xử theo luật của người Việt. Đương sự là người dân tộc, do tòa án xét xử theo luật tục. Nếu đương sự một bên người Việt, một bên người dân tộc thiểu số, sẽ do hai quan tòa người Việt và người dân tộc thiểu số tham gia tư vấn xét xử và tham vấn cả hai thứ luật. Ở Tòa án phong tục, sử dụng cả chế tài của luật tục như: Làm lễ dâng cúng rượu, lợn, gà, trâu để tạ lỗi với thần linh và cộng đồng, và cả hình phạt của tòa án tư sản, như phạt tù, phạt tiền, tịch thu tài sản.

Từ khi nước ta bước vào xây dựng Nhà nước XHCN cho đến nay, Việt Nam luôn chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong nhiều văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước ta thời kỳ này, tập quán luôn được dành một vị trí phù hợp. Ví dụ, Hiến pháp năm 1959, tại điều 3 qui định: “Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc mình”. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, tại điều 9 qui định: “Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán”. Khoảng thời gian từ 1954 đến 1975, vì hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Nam, với sự tồn tại của chế độ Việt Nam cộng hòa đã xây dựng một hệ thống pháp luật theo mô hình pháp luật Pháp. Hệ thống pháp luật này thừa nhận, vai trò nguồn bổ trợ của tập quán, thể hiện tại nhiều văn bản qui phạm pháp luật, chẳng hạn như tại Bộ Dân luật 1972, quyển 1 qui định: “Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ”.

Đến khi đất nước thống nhất, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật được chú trọng. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1975 đến 1986 việc xây dựng hệ thống

Page 78: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

73

pháp luật còn nhiều điểm hạn chế. Pháp luật giai đoạn này chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật XHCN nói chung là hệ thống pháp luật có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò của văn bản qui phạm pháp luật. Chính việc này đã gây khó khăn trong việc Nhà nước quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật khi mà hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn chỉnh, những văn bản qui phạm pháp luật ban hành không thể hiện nguyên tắc thừa nhận vai trò bổ trợ của tập quán đối với pháp luật.

Sau năm 1986, nhất là từ năm 1992, với sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 và sau đó là hàng loạt Bộ luật, Luật, các văn bản dưới luật, hệ thống pháp luật ngày càng trở nên hoàn thiện, việc thừa nhận vai trò bổ trợ cho pháp luật của tập quán ngày càng rõ nét hơn. Tại Điều 5, Hiến pháp năm 1992 khẳng định các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Đến Hiến pháp năm 2013, yêu cầu về phát huy các giá trị của tập quán tiếp tục được nhấn mạnh, Điều 5 có đoạn viết: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình”. Như vậy, thông qua văn bản qui phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, Nhà nước đã thừa nhận tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đây là cơ sở quan trọng để các văn bản pháp luật xây dựng nên cơ chế đảm bảo vận dụng tập quán với vai trò là nguồn của pháp luật Việt Nam.

Từ cơ sở pháp lý nêu trên, hàng loại Bộ luật, văn bản pháp luật ra đời, thể hiện việc vận dụng luật tục, tập quán hết sức phong phú. Văn bản đầu tiên phải nhắc đến là Bộ luật Dân sự 1995 và Nghị định 60/CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn phần VII, Bộ luật Dân sự 1995. Tiếp đến là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, tại điều 6 nêu rõ “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy”. Bộ luật Dân sự năm 2005, điều 3 qui định “Trong trường hợp pháp luật không qui định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán” v.v... Các quy định

Page 79: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

74

pháp luật hiện hành về tập quán pháp chủ yếu bao gồm trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 vừa được Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung và sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015.

Thời gian vừa qua, việc sưu tầm và văn bản hóa luật tục đã được các nhà khoa học và môt bộ phận nhân dân quan tâm. Đối với người Thái, luật mường đã được văn bản hóa tương đối sớm, bởi vì các luật mường ngày nay đều được tìm thấy dưới dạng văn bản chép bằng chữ Thái cổ và không rõ ai là người ghi chép lại luật mường, còn các tục lệ cưới xin, ma chay thì được văn bản hóa muộn hơn. Luật tục Chăm cũng trong tình trạng tương tự như vậy. Đối với luật tục của các dân tộc ở Tây Nguyên thì việc văn bản hóa được thực hiện không phải do người bản tộc như ở hương ước của người Việt hay luật tục của người Thái và Chăm, mà do các nhà nghiên cứu hoặc các viên quan cai trị. Đầu tiên có thể kể tới Sabatier: Hệ thống hóa và văn bản hóa luật tục Ê Đê (1927); sau đó là J.Dournes với luật tục Srê (1951); T.Gerber với luật tục Stiêng 91951); P.Guilleminet với luật tục Ba Na (1952); J.Boullet với luật tục Mạ (1957); P.Bernard Lafont với luật tục Jrai (1963); Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu với luật tục Ê Đê (1986) và Ngô Đức Thịnh với luật tục M’Nông (1988) [121, tr.33].

Trong điều kiện hiện nay, luật tục đã được vận dụng ở một số lĩnh vực, như xây dựng qui ước làng văn hóa, xây dựng các tổ hòa giải, quản lý tài nguyên môi trường...Về xây dựng qui ước làng văn hóa Chăm: Qui ước được soạn thảo bằng song ngữ, sau đó được thông qua già làng và Hội đồng phong tục; kế đến là xin ý kiến toàn dân, hoàn chỉnh, in ra nhiều bản gửi cho mỗi gia đình một bản và gửi các cấp có thẩm quyền để tuyên truyền thực hiện, đồng thời chỉ đạo tuyên truyền trên loa phát thanh và đưa vào trường phổ thông để giáo dục (việc này phải có chỉ đạo thống nhất của các ngành chuyên môn). Kết quả thí điểm ở cộng đồng dân tộc Chăm cho thấy, người dân phấn khởi, ngôn ngữ văn vần Chăm được bà con rất thích thú và thực hiện nghiêm túc [74, tr.125]. Việc vận dụng luật tục trong đồng bào Raglai, với hình thức “tổ hòa giải”, chủ yếu vận dụng luật tục vào việc giải quyết những mâu thuẫn,

Page 80: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

75

tranh chấp, khiếu kiện trong phạm vi các quan hệ dân sự, trong đó đặc biệt là các quan hệ hôn nhân gia đình, trong phạm vi quan hệ này, việc vận dụng luật tục rất hiệu quả.

Từ bài học kinh nghiệm về quản lý bảo vệ rừng của một số cộng đồng địa phương cho thấy: Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng cộng đồng là Nhà nước cần thừa nhận quyền sử dụng đất lâu dài của cộng đồng; cộng đồng cần có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù; cộng đồng được tổ chức chặt chẽ và có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng. Điều kiện để tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư làng (bản) quản lý, sử dụng lâu dài là: Cộng đồng có truyền thống luật tục quản lý rừng và sự tham gia tích cực của các thành viên; cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng trực tiếp gắn bó với rừng và sản phẩm rừng; cộng đồng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các quy định của cộng đồng được mọi người tôn trọng; Trưởng thôn (bản) có tinh thần trách nhiệm cao, cộng đồng được chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ; phải thực hiện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân thôn (bản) và sự nhất trí, ủng hộ của chính quyền địa phương. Hình thức quản lý rừng cộng đồng đa dạng như hình thức quản lý rừng theo cộng đồng thôn (bản), theo dòng họ, theo nhóm hộ v.v... và trong thời gian gần đây, hình thức quản lý rừng dựa vào các tổ chức đoàn thể cấp làng, xã đang phát triển, như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên…Tuy nhiên, hình thức quản lý rừng theo thôn (bản), nhóm hộ là hình thức quản lý rừng đang được các địa phương quan tâm nhất.

Quản lý rừng cộng đồng, hiện đang áp dụng ở một vài địa phương có nguồn gốc từ các tập quán truyền thống và nhu cầu khách quan của các dân tộc miền núi, phù hợp với hệ thống sản xuất và kiến thức văn hoá xã hội của họ. Hàng nghìn cộng đồng thôn, bản đã và đang trực tiếp quản lý và sử dụng rừng đáng kể ở các vùng miền núi. Việc quản lý các diện tích rừng nói trên của cộng đồng đã có những tác động tích cực tới quản lý rừng nói chung. Các cộng đồng có thể bảo vệ rừng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi tiêu của Nhà nước

Page 81: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

76

trong việc bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng đáp ứng một phần nhu cầu gỗ sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng cũng như cung cấp lâm sản ngoài gỗ, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Như vậy, trên thực tế, nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang phát triển luật tục theo cách riêng của mình. Điều này chứng tỏ, tập quán hay luật tục là một thiết chế quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội của các quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo. Mặt khác tập quán, luật tục là một trong những nguồn của pháp luật, được nhiều quốc gia sử dụng để góp phần quản lý xã hội có hiệu quả hơn. Do vậy, việc Việt Nam nghiên cứu luật tục của các dân tộc thiểu số và hương ước của người Việt, trong đó có luật tục người Thái là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, xu thế chung của thế giới là giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, Quốc gia mình để nhằm khẳng định mình, thúc đẩy lòng tự hào dân tộc phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giao lưu văn hoá quốc tế.

2.3.3. Bài học rút ra từ những kinh nghiệm trong và ngoài nước Một là, Đảng, Nhà nước cần nhận thức đúng tầm quan trọng của tập quán, luật tục các dân tộc thiểu số đối với chính cộng đồng của họ và đối với công tác quản lý xã hội nói chung, quản lý nhà nước đối với cộng đồng thiểu số nói riêng, từ đó đề ra chủ trương, chính sách đồng bộ, có tính hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm phát huy hiệu quả các giá trị của luật tục, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hai là, vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước phải có sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn như cơ quan nội vụ, tư pháp, văn hóa... Đồng thời nhất thiết phải hệ thống hóa luật tục, lựa chọn những luật tục có giá trị trường tồn, có ý nghĩa xã hội cụ thể, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu, không phù hợp với đời sống hiện đại, từ đó tạo chỗ đứng hợp pháp cho luật tục tồn tại và phát huy hiệu quả. Ba là, vận dụng luật tục cần phát huy tốt vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở, đặc biệt là vai trò của bộ máy tự quản ở cộng đồng dân cư. Trên thực tế, luật tục tồn tại chính là nhờ cộng đồng dân cư cho đến nay vẫn sử dụng nó để điều chỉnh các hành vi diễn ra trong đời sống cộng đồng mà pháp

Page 82: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

77

luật chưa đề cấp đến. Mặt khác, việc vận dụng luật tục chủ yếu vào các hoạt động tự quản cộng đồng và một số nội dung quản lý nhà nước ở cơ sở, do vậy nếu quan tâm phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị cơ sở thì hiệu quả của việc vận dụng luật tục vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước sẽ được nâng lên. Bốn là, vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước, bước đầu thực hiện cần tổ chức làm thí điểm, sau đó đánh giá kết quả vận dụng, điểm nào có hiệu quả nhất, điểm nào cần bổ sung, từ đó kết đánh giá đề ra phương hướng triển khai đồng bộ, có tính hệ thống.

Tiểu kết chương 2

Người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Văn hóa Thái có một kho tàng đồ sộ, có sắc Thái riêng, không thể hòa lẫn với văn hóa của dân tộc nào, đây chính là bản sắc của cộng đồng người Thái.

Luật tục là một hiện tượng thuộc thường tầng kiến trúc đã hình thành, phát triển cùng sự hành thành và phát triển của xã hội loài người. Với những đặc điểm riêng, luật tục nói chung và luật tục người Thái nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật và nó sẽ còn tồn tại lâu dài, giữ vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm điều hòa, cân bằng xã hội trong cộng đồng các dân tộc ít người, trong đó có dân tộc Thái. Luật tục bản thân nó đã trở thành bản sắc văn hóa của từng tộc người, cũng như luật tục người Thái là sắc thái văn hóa của dân tộc Thái, chúng sẽ góp phần cùng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm đến quyền của các tộc người thiểu số, đặc biệt là quyền về văn hóa, quyền được tôn trọng những giá trị truyền thống vốn có của các dân tộc, điều đó được thể hiện rất cụ thể trong các văn kiện của Đảng, thể hiện trong Hiến pháp, đạo luật cao nhất qua các thời kỳ, đồng thời được thể chế hóa thành các Bộ luật cũng như các văn bản qui phạm pháp luật khác của Việt Nam.

Việc nghiên cứu, đề xuất các phương án sưu tầm, lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa, luật tục là cần thiết và phù hợp với xu thế của thế giới cũng như chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu chính đáng của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Page 83: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

78

Chương 3 GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI HIỆN NAY

VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC

TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

3.1. GIÁ TRỊ XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI HIỆN NAY

3.1.1. Giá trị xã hội của luật tục người Thái hiện nay Giá trị xã hội là phạm trù thuộc về văn hóa và thường được xem xét

trong mối quan hệ với Tiêu chuẩn - Chuẩn mực - Giá trị. Trong đó, Giá trị là cái ao ước, biểu hiện của nhu cầu cá nhân hay nhóm xã hội, trở thành mục đích hành động của cá nhân và nhóm xã hội đó. Giá trị có vai trò định hướng chung cho hành động. Chuẩn mực là một bước cụ thể hóa giá trị; là qui tắc cư xử, qui định cách thức hành động của cá nhân và nhóm; biểu hiện dưới dạng các thể chế thành văn (như luật của nhà nước) hay không thành văn (như phong tục, tập quán). Tiêu chuẩn chính là những khuôn mẫu ứng xử trong các tình huống cụ thể cho các cá nhân và nhóm xã hội. Nó là cái gắn với thực tế vô cùng đa dạng và phong phú của đời sống.

Luật tục người Thái không phân biệt rành mạch đối tượng điều chỉnh. Trong chế độ chính trị - xã hội hiện nay, có thể căn cứ vào nội dung của luật tục để phân chia thành các nhóm vấn đề, qua đó phân tích, đánh giá và rút ra những giá trị của luật tục người Thái đối với xã hội hiện đại như sau:

3.1.1.1. Luật tục người Thái với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Về vấn đề sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nhằm tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên

thiên nhiên, một trong những vấn đề quan trọng nhất của luật tục là việc xác định các quan hệ sở hữu, chiếm hữu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi cộng đồng sinh sống. Đây chính là cơ sở để cộng đồng có thể quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó. Tuy nhiên, tuỳ theo sự khác biệt về tính chất và trình độ phát triển xã hội của mỗi tộc người mà luật tục qui định các quan hệ sở hữu khác nhau.

Page 84: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

79

Đối với đất đai, rừng núi, nhìn chung xã hội truyền thống của dân tộc Thái do chế độ tư hữu tài sản chưa phát triển, nên tất cả tài nguyên, của cải đều thuộc về cộng đồng, mỗi cá nhân, gia đình chỉ được quyền chiếm dụng. Ở người Thái, do ranh giới giữa các mường, các bản đã được xác định, người mường khác, bản khác không được tự ý xâm hại.

Trên danh nghĩa, đất đai, rừng núi, tài nguyên đều thuộc về toàn mường (sở hữu công cộng) mà Châu mường (chủ đất) là người đại diện chủ sở hữu. Những chức dịch của mường cũng như tạo bản tuỳ theo thứ bậc mà được chia đất công, theo qui định của luật tục, dân thường cũng được chia ruộng công và chịu gánh vác việc mường: “Đất trong bản còn bao nhiêu thì đem chia cho dân gánh vác theo lệ truyền lại. Ai lĩnh ít ruộng thì đi việc mường ít, ai nhận nhiều ruộng thì gánh vác việc mường nhiều, ai không nhận thì không phải đi việc mường...” [102, tr.561].

Theo luật tục người Thái, đất đai, thiên nhiên, rừng núi thuộc phạm vi bản thì theo sở hữu tập thể bản, còn đất đai thiên nhiên thuộc phạm vi từng mường thì thuộc sở hữu toàn mường, ai cũng có quyền khai thác làm nương, làm vườn. Tổ chức bản và tổ chức mường bảo đảm quyền hợp pháp của chủ chiếm hữu, chứ không được sở hữu đối với những nương đã được khai thác.

- Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nếu như luật tục khẳng định cộng đồng là chủ sở hữu công cộng đối với

tài nguyên (đất đai, núi rừng, sông nước...), thì chính cộng đồng ấy là người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách phù hợp. Đặc biệt, nguồn tài nguyên thiên nhiên này không phải là những vật vô hồn mà trong quan niệm dân gian, tài nguyên ấy đều có thần linh, xâm hại tới nó tức là xúc phạm tới thần linh và sẽ bị trừng phạt. Luật tục người Thái cũng đảm bảo quyền của mỗi thành viên trong cộng đồng được khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như khai thác nguồn nước, đánh bắt tôm cá, săn bắt thú rừng, khai thác gỗ để làm nhà và các vật dụng khác.

Luật tục chứa đựng những tri thức dân gian về quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên qua việc thiêng hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong quan niệm dân gian của dân tộc Thái, đất đai, rừng núi, nguồn

Page 85: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

80

nước,...đều chứa đựng linh hồn, do các vị thần linh cai quản. Vì thế, khi con người muốn khai thác phải cầu khấn, phải thực hiện nghi lễ. Chính điều này đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, con người đã “lợi dụng” thế giới tâm linh để bảo vệ nguồn tài nguyên của cộng đồng. Chẳng hạn Luật tục Thái Đen ở Thuận Châu nêu rõ:

“Vùng đất còn có rừng sâu, là nơi trời đặt cho người trần gian chuyên kiếm ăn, còn khu rừng cấm đầu nguồn nước, nơi ở của ma thiêng không được phát bừa bãi” [102, tr.584].

Luật tục người Thái chứa đựng những tri thức của cộng đồng về quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thể hiện ở việc quan tâm tới quyền sở hữu, chiếm hữu, quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên này của cộng đồng bản mường, của cá nhân như các qui định về bảo vệ nguồn nước, rừng cấm đầu nguồn, về săn thú, bắt ong... Theo đó, luật tục qui định cấm khai thác gỗ, phát nương đối với những khu rừng đầu nguồn, rừng ma, rừng măng đắng v.v...

Đối với rừng măng đắng, tuyệt đối không được chặt cây về làm rui nhà, làm hàng rào. Ai vi phạm sẽ bị chủ mường quở mắng, bị bêu riếu trước bản, thậm chí bị phạt tiền. Đến mùa măng mọc phải dùng xuổng để đào lấy tận gốc chứ không được phép chỉ bẻ lấy phần trên, mặc dù măng đã mọc lên cao. Việc chọn rẫy để phát chỉ được chọn những khu rừng non, rừng nứa, tại khu vực theo lệ qui định của bản mường, chứ không được phát các khu rừng già, nhiều cây to, gỗ quí. Khi phát, phải chặt tận gốc, chặt dập để khô, đảm bảo đốt cháy để tro trở thành nguồn phân bón tự nhiên, đồng thời đảm bảo cho việc tái sinh rừng. Khi đốt, để tránh xảy ra cháy rừng, chủ rẫy phải dọn cành khô vào bên trong, phát một hành lang an toàn để lửa không bén ra bìa rừng. Ngày đốt nương, thường thông báo cho cả bản cùng đốt trong 1 hoặc 2 ngày để khi lửa lan ra cháy rừng còn có điều kiện cùng nhau dập tắt. Đối với rừng gianh, tập quán qui định hàng năm, vào khoảng tháng chạp hoặc đầu tháng giêng, Trưởng bản thường cắt cử người đi đốt cho rừng cháy trụi để mùa xuân gianh non mọc tái sinh trở lại. Tập quán này đã trở thành thói quen, ý thức tự giác của người trong bản, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên gianh lợp nhà.

Page 86: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

81

Như vậy, cùng với tập quán làm nương luân canh khép kín, mặc dù theo phương thức canh tác: phát đốt, chọc lỗ tra hạt, không dùng cày nhưng suy cho cùng thì cách khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này của những cư dân làm nương của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có một bộ phận người Thái vừa chống được xói mòn, rửa trôi độ màu của đất, vừa đảm bảo cho việc tái sinh rừng. Đó chính là sự thích ứng với môi trường tự nhiên và lối ứng xử hiệu quả nhất đối với tài nguyên thiên nhiên của họ.

Đối với nguồn nước, việc đắp mương phải là công việc chung của mọi thành viên trong bản. Hàng năm, trước khi đến vụ, người ta tổ chức lễ cúng thần nước (chấu nặm) rồi mới tu sửa phai, khơi mương dẫn nước vào ruộng. Luật tục của các mường qui định thường định rõ các điều khoản về tranh chấp nguồn nước để tưới ruộng, việc tháo nước ở ruộng của người khác, dỡ ống dẫn nước để lấy nước; các điều khoản nghiêm trị những kẻ phá hoại bẫy cá của người khác, lấy trộm cá ở bẫy, tranh giành nguồn nước, tát trộm cá ruộng, cá ao...Tại các bến nước, người ta quy định, các thành viên trong làng chỉ được tắm, giặt phía dưới, còn phía trên thì để múc nước ăn. Hoặc các mỏ nước là nơi giành để lấy nước ăn, còn tắm giặt thì phải ra nơi bến sông, suối.

- Về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên Khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là hai việc luôn đi liền với

nhau. Một bộ phận dân tộc Thái canh tác nương rẫy, nhưng thường gắn liền với việc bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên; cấm đánh bắt cạn kiệt tôm cá, nhất là sử dụng chất độc hại để đánh bắt cá ở khe, suối. Luật tục người Thái quy định liên quan tới việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên trước các nguy cơ hoả hoạn, dịch bệnh, làm ô uế và ô nhiễm nguồn nước. Ai vi phạm, gây ra các tai họa kể trên đều bị ghép vào tội vi phạm lợi ích cộng đồng.

Người Thái ở Nghệ An, Thanh Hóa, luật tục còn có những điều quy định cụ thể như: muốn lấy tranh cọ lợp nhà, nhất thiết không được chặt đổ cả cây, mà phải trèo lên ngọn để chặt từng lá. Mỗi cây cọ khi lấy lá phải trừ ra ít nhất 3 mầm lá để bảo đảm cho nó còn phát triển, chặt lá nào phải chặt sát tận cồi chứ không được để cuống lá quá cao. Đối với cây tre, cây luồng cũng vậy, khi chặt phải chặt sát tận gốc, không được trừ gốc quá cao tránh việc ảnh

Page 87: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

82

hưởng tới măng mọc sau này; nứa cũng vậy, khi chặt phải chặt xén sát đất từ ngoài vào trong, không được để gốc quá cao.

Đối với nguồn thuỷ sinh, sông suối chạy qua địa phận làng nào thuộc quyền quản lý của bản đó, mọi người đều được hưởng, nhưng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của bản như: cấm hình thức đánh cá bằng lá độc, thuốc độc, người nào vi phạm thì phạt theo quy định của bản. Người Thái cũng như nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số khác, chủ yếu cư trú ở vùng rừng núi, gần nguồn nước, cuộc sống của họ rất thân thiện với môi trường. Với khả năng, kỹ năng thuyết phục cộng đồng, luật tục người Thái đã khéo léo khuyến cáo về cách ứng xử của con người với các loại cây, con, muông thú. Cách của họ khuyến cáo vừa thực vừa hư, chẳng hạn: “Gốc cây to có thần. Con gái đẹp có chủ” [69, tr.117]. Người Thái quan niệm, cây cổ thủ là cây phù hộ cho con người, có hồn người trú mưa, trú nắng. Gốc cây to thì có có thần linh trú ngụ, thần linh trong tiếng Thái có thể gọi là “phi” (từ “phi” của tiếng Thái nghĩa gần nhất với từ “ma” của tiếng Việt), có hai cách hiểu, thứ nhất nghĩa là cây cối trong tự nhiên đều có thần cai quản, không ai được phép phá hoại, chặt cây; thứ hai xuất phát từ quan niệm của người Thái, vạn vật đều có hồn, vía của nó, nếu con người tác động không theo qui luật, không theo đúng quy định của cộng đồng sẽ bị “thần” hoặc “ma” làm hại. Cuộc sống của người Thái cũng như một số dân tộc ở miền núi luôn gắn liền với rừng, rừng nuôi sống, che chở cho họ trong mọi điều kiện. Khi vào rừng, người Thái khuyên nhau, thấy cây gỗ to phải giấu, để đề phòng kẻ xấu đốn hạ, thấy rừng thiêng thì phải né tránh, không chặt cây, chặt dây rừng, không phóng uế bừa bãi, ai mà làm trái thì kết cục hậu quả sẽ khôn lường: “Thấy cây to thì phải giấu. Thấy rừng thiêng thì phải tránh. Ai chặt lấy cột bị gẫy rìu. Ai phá lẫy gỗ bị hỏng dao. Có lấy về làm cột nhà cũng bị hư hỏng” [Kha Hợi, Nghệ An, tác giả luận án dịch]. Phải nói rằng, trên thế giới không nhiều các cộng đồng dân tộc biết trân trọng tài nguyên thiên nhiên như người Thái. Đối với tài nguyên đất đai, người Thái ví von chúng, so sánh chúng với những thứ nguyên liệu mỹ nghệ, trang sức quí giá, họ quí từng loại đất, đất phì nhiêu hay đất cằn cỗi, đất tốt

Page 88: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

83

hay xấu đều đáng trân trọng như nhau: “Đất đen cũng là ngọc. Đất đỏ cũng là ngọc bích” [69, tr.184]. Trên thực tế người Thái không có điều kiện tiếp cận nhiều với những loại đá quí như ngọc và ngọc bích, thông qua luật tục người Thái chúng ta có thể hình dung ra cách “phân loại” đất vừa nghệ thuật, vừa độc đáo, cách so sánh giữa đất đai với đá quí cho chúng ta thấy hình ảnh của người Thái nâng niu, chắt chiu, quí trọng đất như thế nào.

Đất đai gắn liền với sự sống và cái chết, âu cũng là phù hợp với lẽ tự nhiên, trong điều kiện xã hội chưa phát triển, nhận thức của con người còn nhiều hạn chế thì việc người Thái đưa ra quy luật ràng buộc giữa tự nhiên và con người là hiện thực không thể phủ nhận, qua đó thấy được một triết lý vĩnh cửu của cuộc sống, chẳng hạn: “Chết đất chôn. Sống đất nuôi” [69, tr.626]. Một cách tiếp cận khác theo lối tư duy lôgich rất chân thành, để nhằm mục đích phục vụ cho cuộc sống, sinh tồn của con người đó là, người Thái, ngoài việc họ rất quí tài nguyên, thiên nhiên như “ngọc” thì còn thể hiện một thứ tình cảm đặc biệt đối với thiên nhiên, tình cảm như người với người, hòa quyện vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau: “Yêu nước, mới được ăn cá. Yêu ruộng, mới được ăn cơm” [69, tr.221]. Thông thường tính từ “yêu” chỉ được sử dụng khi thể hiện tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với đất nước, với Tổ quốc, hoặc những cái “yêu” không đi kèm với điều kiện để được một cái gì đó cụ thể. Chúng ta thấy người Thái dùng từ “yêu” đầy tình tứ, đầy lý trí và không thể không “yêu” được, vì nó gắn liền với sinh hoạt, với cuộc sống thường ngày của con người. Hoặc một cách tiếp cận khác thực tế hơn nhưng lại hết sức tinh tế, phụ thuộc lẫn nhau. Người Thái sẵn sàng phục dịch, cung phụng thế giới tự nhiên, để được đáp lại bằng những vật chất, tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình; họ sẵn sàng làm “cu li” (tiếng Thái lá “khói”) để được “ăn nhờ” (tiếng Thái là “kin dọn”) và đây cũng là một quan niệm hết sức biện chứng: “Phục dịch voi, ăn nhờ voi. Phục dịch ngựa, ăn nhờ ngựa” [69, tr.283]. Người Thái thường không bắn, bắt, bẫy những con thú vào những mùa chúng chuẩn bị đến mùa sinh sản. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, do đó người Thái có thể “nói chuyện” được với thế giới bên ngoài, thông qua

Page 89: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

84

một thứ “ngôn ngữ” đặc biệt, đó là niềm tin vào vũ trụ bao la, niềm tin vào sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ gắn kết với con người. Một mặt họ biết rằng loài vật không biết thể hiện cảm xúc, không có xúc cảm như con người như: khóc, cười..., nhưng tại sao họ lại ứng xử với loài vật thân thiện đến như thế, với cách ửng xử đầy tính nhân bản, theo đó các con vật phải được “chăm nom”: “Súc vật không biết khóc. Ta phải chăm nom chúng” [69, tr.685].

Người Thái quan niệm, các cây trong rừng, dây rừng khi dùng dao, rìu chặt thường có mủ chảy ra (có thể là mủ hồng, mủ đỏ, mủ trắng,...), người ta quan niệm đó là máu của cây, máu của rừng nên trước khi đốn hạ phải hết sức thận trọng, cần có những lời nói, hoặc bài cúng để “xin”, và cũng chỉ “xin” mang về làm những việc có ích cho cuộc sống. Đừng vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng tới môi trường. Luật tục Thái nhắc nhở cộng đồng rằng: “Đừng chặt cây to ăn nấm. Đừng chặt cây cổ thụ hòng kiếm đủ ăn. Xin đừng chặt cây để hái quả” [Kha Hợi, Nghệ An, bản dịch của tác giả luận án].

Trong điều kiện hiện nay, cộng đồng dân tộc Thái đã và đang có nhiều thay đổi theo xu hướng phát triển chung của đất nước, tuy vậy, với những tập quán về bảo vệ môi trường và các cách thức ứng xử, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đồng bào Thái có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước.

3.1.1.2. Luật tục người Thái với việc xây dựng đoàn kết cộng đồng Vào phần mở đầu của bản Luật Mường đã thể hiện quyết tâm xây dựng

bản mường của người Thái xưa, với mong muốn làm cho cộng đồng đoàn kết, bản mường ngày càng vững mạnh: “Luật bản, lệ mường đặt ra là cốt để mọi người tuân theo cho bản mường được vững mạnh...”[102, tr.654]. Tính cộng đồng, đồng tộc, tính nhân văn của người Thái rất cao, thể hiện ở ngay cả khi đồng tộc mình vi phạm luật lệ bản mường như trường hợp trong bản Luật Mường: “Ai ăn cắp lúa trong lều lúc mùa đói…(sau khi đã bị phạt), nếu lấy một gánh thì trả cho một bên, nếu lấy một bên thì trả cho một nửa. Người ăn cắp được một nửa vì xin không ai cho, sắp chết đói nên mới ăn cắp” [102, tr.670]. Để xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư, Luật mường của người Thái cấm tất cả những hành vi đánh người, gồm cấm đánh người thân

Page 90: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

85

trong gia đình, trong họ hàng, và những người khác, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo luật tục, có thể phạt bằng tiền (bạc nén) hoặc hiện vật (trâu, lợn, dê, gà, rượu, vải vóc…) để cúng vía cho người bị hại, thí dụ tại Điều 11 - luật đối với người đánh nhau (Luật Mường) có ghi: “Ai đánh ông, bà ruột của mình phải phạt 15 lạng bạc, kèm theo rượu lợn để cúng vía cho ông, bà”. “Ai đánh người khác thuộc kẻ dưới (Pướn thán tở) phải phạt 3 lạng bạc, kèm rượu lợn; phải cúng vía cho kẻ dưới một lạng bạc kèm rượu lợn” [102, tr.685, 687]. Tính cộng đồng của đồng bào Thái còn được thể hiện thông qua phong cách cư xử hàng ngày giữa con người với con người và giữa các gia đình với nhau. Có món ăn ngon, có món canh lạ họ đều biếu nhau (tiếng Thái là khao - của ít lòng nhiều), điều đó cũng được thể hiện ở luật tục “Thương nhau ở bát canh. Mến nhau ở lời nói. Đừng nói quá lời...” [102, tr.714]. Trong các bản của người Thái hiện nay vẫn giữ được phong tục: cứ năm hết tết đến, họ có tục đi mời anh em, họ hàng, láng giềng đến nhà mình ăn tết và sáng ngày mồng một, sau khi bày xong mâm cúng tết, các gia đình bắt đầu cho trẻ em đi biếu nhau những món ăn ngày tết như: thịt luộc, cá nướng, mọc…biết rằng đã tết thì nhà nào cũng có, nhưng ở đây muốn nhấn mạnh tinh thần xây dựng đoàn kết cộng đồng của người Thái. Một vấn đề nữa cũng thể hiện tính cộng đồng là khi chúng ta đang thực hiện HTX theo cơ chế bao cấp, cứ đến những ngày lễ tết, bản làng mổ thịt trâu (trâu hợp tác), ngoài việc chia phần cho từng gia đình, còn có một phần để tổ chức ăn, uống tập thể; hoặc nếu trong bản có ai săn bắt được con hoẵng, lợn rừng thì ngoài các suất quà đã chia phần, còn có phần để tổ chức ăn tập thể. Những hành động, việc làm của người Thái do đó mà bị ảnh hưởng bởi những qui định mang tính giáo dục của luật tục. Luật tục Thái cũng giống như Luật tục các dân tộc thiểu số khác, có những qui định thì có chế tài kèm theo, có những qui định thì vừa không có chế tài, lại vừa không mang tính “luật”, nó chỉ thể hiện như những câu tục ngữ, thành ngữ mang tính giáo dục, răn dạy mọi người làm những điều hay, lẽ phải. Trong lĩnh vực xây dựng đoàn kết cộng đồng có khá nhiều nội dung như thế. Người Thái quan niệm, những người cùng một bản, một mường hoặc cùng đồng tộc đều gọi là anh em (ái noọng), họ có ý thức tôn trọng nhau như

Page 91: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

86

người trong một nhà (cồn huốm hườn). Đặc biệt anh em láng giềng bốn góc nhà (xii che hườn) nhiều khi được quan tâm, coi trọng hơn anh em họ hàng ở xa, lý do là giữ gìn tình làng nghĩa xóm, thể hiện ý thức đoàn kết cộng đồng. Đã là anh em, láng giềng của nhau phải luôn giữ gìn từng lời ăn tiếng nói, không ích kỷ hẹp hòi, thường xuyên thăm hỏi nhau, sống khiêm nhường. Người Việt có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” cũng là cách thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Tính cộng đồng trong luật tục người Thái càng biểu hiện rõ hơn thông qua việc họ rất coi trọng những người hàng xóm xung quanh, xem những gia đình ở bốn góc nhà của mình hơn cả những người thân thích, họ hàng. Đây là “phương pháp” mà đồng bào Thái “giữ lửa” để cộng đồng làng bản bền vững hơn: “Anh em xa không bằng ông Thái kề bên. Anh em ruột thịt không bằng bốn góc nhà xung quanh” [69, tr.25]. Người Thái cho rằng, con người không có sự liên kết, xích lại gần nhau sẽ khó mà tồn tại và phát triển. Họ so sánh giữa con người với thế giới tự nhiên, giữa sự sống và cái chết. Con người đoàn kết, qui tụ lại thành tập đoàn sẽ trở thành sức mạnh vô song; như con cá, là một loại thực phẩm của loài người mà bơi thành bầy, thành đàn thì sẽ bị con người đánh bắt dễ dàng hơn: “Người kết bầy người sống. Cá kết bầy cá chết” [69, tr.125]. Đặc biệt, khi ứng xử với các dân tộc khác, người Thái luôn nâng niu, tôn trọng họ, không phân biệt đối xử, dù là tộc người nào chăng nữa. Điều đó thể hiện cộng đồng người Thái sống hòa đồng, ý thức xã hội, hành vi xử sự với cộng đồng rất cao, sự khác biệt về văn hóa, tập quán không ngăn trở tình cảm của đồng loại; các dân tộc luôn cần có nhau, nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, quan niệm này rất phù hợp trong việc điều hòa xã hội đối với các quốc gia đa sắc tộc như Việt Nam, tránh kỳ thị, phân biệt dân tộc: “Đừng kể Xá kể Thái. Xá lên nhà, cho lửa. Thái lên nhà, cho nước” [69, tr.458]. Một cách ứng xử khác cho chúng ta thấy rõ hơn tính nhân văn của văn hóa Thái đối với đối tượng nghèo, người yếu thế hơn mình, cũng như đối với các tầng lớp khá giả hơn: “Nghèo đừng ghét. Giàu đừng ghen tỵ” [69, tr.283]. Sự nghèo khó đã đeo đẳng theo con người, đặc biệt là cộng đồng các tộc người thiểu số từ đời này sang đời khác. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều

Page 92: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

87

chủ trương, chính sách giảm nghèo khá hiệu quả, nhưng ở vùng miền núi, dân tộc tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Chắc chắn không ai muốn nghèo, vì nhiều lý do khác nhau mà nghèo khó, vất vả, nhưng người Thái quan niệm hãy chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau, họ cũng là một thành viên của cộng đồng: “Vắt xôi nuôi người đói. Kéo chăn đắp kẻ lạnh” [69, tr.528].

Những người khá hơn giúp đỡ người nghèo là một câu chuyện chúng ta thường thấy, và xem đó là trách nhiệm của xã hội. Nhưng việc luật tục người Thái giáo dục những người nghèo đùm bọc lấy nhau thì vấn đề càng đáng khâm phục và cảm động hơn. Trong cuộc sống, lao động sản xuất phải dựa vào nhau, nương tựa nhau để có sức mạnh vượt qua mọi gian nan thử thách: “Hai nghèo đùm bọc nhau. Hai khổ dựa vào nhau” [69, tr.696].

Con người, khi đã yêu thương nhau, hoạn nạn có nhau thì việc gì cũng thành công. Bảy tấm chăn không thể đắp ấm tấm thân lạnh giá, nhưng chỉ một manh lưới thưa thớt thôi cũng đủ làm ấm lòng người đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ cùng nhau mọi gian truân: “Thương nhau đắp tấm chài cũng ấm. Không thương nhau đắp 7 lớp chăn bông cũng chẳng thấy gì” [69, tr.706]. Xây dựng đoàn kết cộng đồng là trách nhiệm của mỗi người, là việc làm thường xuyên và phải luôn luôn được coi trọng. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Thái cũng đang bị cuốn theo dòng chảy đó, nhiều tập tục hay trong xây dựng đoàn kết cộng đồng chưa được nghiên cứu để vận dụng vào công tác quản lý xã hội. Thiết nghĩ, chúng ta quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này thì vừa giữ gìn được thuần phong mỹ tục của dân tộc lại vừa quản lý xã hội hiệu quả.

3.1.1.3. Luật tục người Thái với việc giáo dục phòng ngừa tội phạm Luật tục người Thái ít có các chế tài mạnh, chủ yếu là giáo dục ý thức

cho cộng đồng, sau đó lấy dư luận để lên án nhằm hạn chế tội phạm phát sinh. Từ quan niệm, bất kỳ vật gì cũng có hồn, có vía, thậm chí trong một vật còn có nhiều vía khác nhau, có thể gọi đây là hồn, vía “chi tiết” của các sự vật. Chẳng hạn như con trâu, có vía chân, vía đầu, vía tai, vía bụng, vía lưng, vía sừng…Đối với người, hồn, vía cũng hết sức chi tiết, có tới hàng chục hồn, vía

Page 93: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

88

tương ứng với các cơ quan chức năng khác nhau, như: vía tóc, vía đỉnh đầu, vía tai, vía mắt...Khi một người có các hành động đánh, chém vào người khác, có nghĩa là đã va chạm đến hồn, vía của người bị đánh, chém. Đối với người Thái những hành động này rất kiêng kị, vì họ cho rằng con người không có hồn, vía thì không sống được và hồn, vía của con người là bất khả xâm phạm, do vậy hành động “đánh” có khi không gây thương tích, nhưng họ quan niệm hồn vía hoảng sợ cần phải được an ủi, động viên và người đánh, chém phải có các lễ vật: nhẹ thì lợn, gà, rượu, bạc; nặng thì trâu, rượu, bạc đến cúng vía cho người bị chém, sau đó còn phải chăm sóc cho đến khi lành lặn. Quan niệm truyền thống này tuy mang tính chất tín ngưỡng nhưng cũng có thể vận dụng trong công tác giáo dục, răn đe để phòng ngừa tội phạm ở cơ sở, nhất là các hành vi đánh, chém nhau, gây rối trật tự công cộng.

Người Thái có truyền thống ở nhà sàn, xung quanh thưng vách nứa, phía trước nhà có lan can (không thưng), cửa sổ, cửa chính đều làm bằng những vật liệu như nứa, luồng, tre…trông rất đơn giản và dĩ nhiên không có khả năng chống chọi với kẻ trộm. Nhưng tại sao tình hình trộm cắp tài sản ở trong nhà các bản của người Thái lại rất ít, thậm chí có bản cả mấy chục năm không có trộm cắp, đây chính là điều mà chúng tôi muốn đề cập và chưa có câu trả lời. Luật tục của người Thái quy định: Ai ăn trộm, nếu không bắt được, chỉ cần tìm được dấu chân của kẻ ăn trộm thì có thể có cách làm cho kẻ trộm ốm bệnh cho đến chết thì thôi. Cách làm ở đây mang tính duy tâm nhiều hơn, sau khi tìm thấy và khẳng định được dấu chân của kẻ trộm, một người biết “phép thuật” tay cầm con dao nói một vài lời gì đó rồi chém ngang dấu chân của nghi phạm. Điều này nói lên rằng, “phép thuật” và cái “chết” chẳng qua là cái cớ để người ta dựa vào đó mà răn đe mọi người, giáo dục mọi người không thực hiện các hành động trộm cắp, gây rối trật tự trị an. Luật tục Thái qui định, khi vào rừng, nếu gặp được tổ ong, muốn giữ làm của riêng thì phải đánh dấu vào đó, thường thì người ta đánh dấu “x” vào cây có tổ ong bám, người khác đến thấy, biết tổ ong “đã có chủ” nên không dám “xâm phạm”. Ở đây cho chúng ta thấy, người Thái có ý thức tuân thủ luật tục xưa rất cao.

Page 94: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

89

Luật tục Thái nghiêm cấm các hành vi kiện tụng sai sự thật, tự mình bịa đặt ra câu chuyện để vu oan cho người khác, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến phạm tội mà luật tục quy định để giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm:

Nếu có kiện những người bị can phạm tội lớn như giết người, đổ vu cho họ là có ma cà rồng…nếu người kiện tự đặt ra những sự vụ, sự việc ấy mà sự thật không có thì bị qui là tội vu oan giá họa cho người; tất cả những ai ở trong ba họ của kẻ vu oan giá họa ấy đều bị qui thành phạm [102, tr.570].

Không phải luật pháp bây giờ mới quan tâm đến việc nghiêm cấm các hành động trả thù, Luật tục Thái ngày xưa đã quan tâm rất sâu sắc đến vấn đề này, các hành động trả thù lẫn nhau đều được coi là phạm tội, chẳng hạn:

“…Bản mường nghiêm cấm hành động trả thù, nếu ai cứ cố tình đeo mãi lòng ghen ghét để có hành động trả thù về sau thì phải chịu tội trước bản mường” [102, tr.619]

Khi nhắc đến từ “kẻ thù”, tức là đã xuất hiện sự mâu thuẫn hay sự đối lập. Trong cuộc sống đời thường giữa con người với nhau, thậm chí giữa những người thân thích cũng không thể tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn xảy ra. Luật tục Thái đã làm “nhẹ” đi bằng cách khuyên bảo người ta không thù oán người ghét mình, bời vì họ quan niệm “ai chẳng có lúc tốt, lúc xấu”: “Người ghét mình đừng thù. Ai chẳng có lúc tốt lúc xấu” [69, tr.121].

Nội dung sẽ nêu dưới đây cũng không khác mấy so với luật pháp hiện hành, đó là việc quy định về hoà giải ở cơ sở, khuyến khích các hoạt động hoà giải ở cơ sở tránh sự lãng phí về vật chất và thời gian, tăng cường gắn kết cộng đồng; giáo dục, răn đe các hành vi phạm tội ở cộng đồng dân cư:

Nếu phìa, án nha, Bô lão toàn mường, xét thấy không có việc gì thì hoà giải và bãi việc, bãi nộp phạt, không bị qui về các khoản để minh oan. Nhưng không được đem điều ghen ghét thành mối thù để trả, bên nào trả thù thì bên đó phải chịu tội trước bản mường [102, tr.619].

Luật tục Thái quy định luật lệ đối với từng loại người, mỗi con người có biểu hiện ra bên ngoài như thế nào thì được quy định là loại người gì. Gắn

Page 95: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

90

một loại tội với những hành vi biểu hiện là hình thức phòng ngừa tội phạm khá độc đáo, việc phòng ngừa được thực hiện từ “rất xa”, có thể áp dụng trong giáo dục con, cháu ngay từ lúc còn nhỏ ở trong từng hộ gia đình, chẳng hạn: “Đối với loại người hay lẻn đi ban đêm không ai biết, đi ban ngày không ai hay, dấu dấu, diếm diếm gọi là người ăn trộm (cồn lặc). Đối với loại người cầm đòn doạ nạt người lấy của gọi là người ăn cướp (cồn cướp)” [102, tr.655]. Luật tục Thái quan tâm nhiều đến lời ăn, tiếng nói, cách cư xử giữa các thành viên trong gia đình hoặc các thành viên trong bản làng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến phạm tội và cũng chính là nội dung xây dựng cộng đồng vững mạnh, luật tục quy định: “Ai chửi người khác thuộc bề trên, phải phạt 3 lạng bạc - cúng vía 1 lạng kèm theo rượu lợn. Ai chửi người khác thuộc kẻ dưới, phải phạt 3 lạng bạc, kèm theo rượu lợn và phải mất một hũ rượu để cúng vía cho kẻ dưới…”. [102, tr.689]. Cũng là trong sinh hoạt thường ngày, luật tục người Thái rất tế nhị trong việc xử lý các quan hệ trong gia đình và cộng đồng, chú ý đến thái độ của các thành viên khác giới trong cộng đồng, cảnh báo cho con người biết lường trước những việc gì sẽ gây ra tai hoạ, dẫn con người vào vòng tội lỗi: “Mắt nhìn thấy bà nàng, thấy nước da hồng hào. Đừng thèm khát, giáp mặt, liếc tình. Sẽ đưa nhau đến vòng mù quáng, tan cửa nát nhà” [102, tr.706]. Nội dung phòng ngừa tội phạm được luật tục người Thái đề cập đến khá nhiều, chủ yếu trong phần Đạo lý làm người. Phần này gồm các lời khuyên, răn dạy người đời, đừng làm những việc trái với quy luật, trái lương tâm, đạo đức, hãy sống hoà thuận để xã hội tốt đẹp hơn: “Đừng đùa bỡn kẻ dở hơi. Không tàn bạo chém giết bừa bãi. Những việc cong queo không làm theo là tốt nhất. Cầm dao sắc chớ có chém bừa” [102, tr.706, 708, 727]. Luật tục người Thái có phương pháp giáo dục, phòng ngừa tội phạm với cách trình bày có một không hai. Bằng cách, người ta quy định kết quả, hậu quả đưa lên trước và hành động sẽ gây thành tội phạm ra sau, để giáo dục, răn đe con người. Luật tục đã giả định cái “mong muốn” không bao giờ con người muốn xảy ra với mình, qua đó răn đe để con người tự điều chỉnh hành vi của mình theo quĩ đạo phù hợp với qui luật, chẳng hạn: “Muốn bị bắt làm tôi đòi thì đi trộm trâu. Muốn chết hãy đi chơi vợ người” [102, tr.713].

Page 96: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

91

Người Thái nhìn nhận kẻ thù của mình dưới nhiều góc độ, cái gì có thể trở thành nguyên nhân gây nên tội lỗi, người ta đều gọi nó là giặc (giặc - tiếng Thái gọi là xậc), danh từ xậc (giặc) thường đi liền với danh từ xưa (con hổ), cho nên họ xem giặc cũng chẳng khác gì con hổ, người Thái có câu “xậc nắng nưa, xưa nắng tớ” (tạm dịch là: ngồi phía trên là giặc, phía dưới là hổ). Quay lại vấn đề quan niệm về giặc của người Thái, họ quan niệm: con cái hư hỏng thì thành giặc, thành hổ. Và đặc biệt hơn nữa, họ cho rằng: thóc lúa để trong bồ; vàng, bạc đeo trong người; người vợ nằm kề bên mình cũng đều là giặc. Chúng ta hiểu vấn đề ở đây là: người Thái muốn nói lên sự tự mình phải cảnh giác trong việc bảo quản, sử dụng tài sản và cảnh báo cho sự giữ mình của mọi người, nhất là người phụ nữ để tránh những điều không tốt đẹp sẽ đến. Tục ngữ Thái có câu “chạ khâu dê, kế khâu au” (tạm dịch: dốt nát thì người ta xem thường, bất cẩn thì bị kẻ trộm lấy mất) là muốn nhấn mạnh tinh thần cảnh giác trong cộng đồng. “Gạo nước có bao nhiêu phải giữ kín. Bạc vàng có bao nhiêu phải dấu. Bởi vì, thóc ở trong bồ, trong bịch cũng là “giặc”. Vợ nằm kề bên mình cũng là “giặc”. Vòng bạc, vòng vàng đeo bên hông cũng là “giặc” [102, tr.726- 727]. Trong xã hội, ngoài quyền lợi của mình, mọi công dân phải có nghĩa vụ đối với cộng đồng nói chung, pháp luật, hay luật tục nói riêng. Việc tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ của công dân, công dân không được phép coi thường tập quán, kỷ cương phép nước, luật tục người Thái luôn nhắc nhở điều đó: “Đốt rẫy nhớ xem hướng gió. Đánh người nhớ xem lấy luật lệ” [69, tr.107].

Ứng xử nhân đạo luôn thể hiện rõ nét ở luật tục người Thái, trong cuộc sống, khi xảy ra mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm sẽ không tránh được sự xô xát, dùng hung khí làm cho đối phương gục ngã. Luật tục người Thái quy định, không đánh những người khi đã bị ngã, không còn sức chống cự, ở đây chứng tỏ, luật tục có ý thức ngăn chặn hành vi giết người, hạn chế tối đa hành vi phạm tội của con người: “Thấy người ngã xuống đất, đừng đâm giáo tiếp. Thấy người ngã xuống nước, chớ thọc giáo bồi” [69, tr.229].

Người Việt Nam thường có câu “cờ bạc là bác thằng bần” ý muốn nói ham chơi cờ bạc chỉ có bần cùng, nghèo khó, không thể khấm khá lên được.

Page 97: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

92

Luật tục Thái so sánh giữa gia đình hiếu khách với thằng ăn trộm để nhấn mạnh hành động phi pháp nói chung, trộm cắp nói riêng sẽ không mang lại cuộc sống tốt đẹp, những người sống vì mọi người, chân thành, hiếu khách sẽ không nghèo khó: “Một ngày đón 9 khách, mong cho nghèo không nghèo. Một đêm trộm 9 vụ, mong cho giàu không giàu” [69, tr.415].

Hòa giải là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc giàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba. Để giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng, người Thái dùng phương pháp hòa giải là chủ yếu, việc đâu để đó, việc đâu có đó, chín bỏ làm mười: “Trái nhau ở mặt rẫy. Đừng lấy ra ngoài ruộng. Trái nhau ở mặt ruộng. Chớ có đem về bản. Trái nhau ở trong bản. Chớ có đem về mường” [69, tr.551]. Phiên bản “gốc” về văn hóa dùng rượu của đồng bào Thái quan niệm uống hồn chứ không phải uống lượng như một số trường hợp ngày nay. Họ dùng rượu để tạ ơn tổ tiên, thần linh, dùng rượu để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đặc biệt sử dụng rượu để giải quyết các mâu thuẫn trong cộng đồng. Người Việt có câu “rượu vào lời ra”, khi có “thuốc nói” vào sẽ dễ gây xích mích, thậm chí có gây rối dẫn đến phạm tội. Do vậy, luật tục người Thái khuyên răn rằng: “Người uống rượu đừng cho rượu uống người” [69, tr.127]. Rượu là “kẻ” gây rắc rối nếu chúng ta không biết trân trọng đúng nghĩa của nó, rượu gây ra nhiều tội ác nếu không biết nâng niu nó. Trong trường hợp sau đây chúng ta sẽ thấy “món tửu” tham gia vào các hoạt động “quản lý xã hội” như thế nào: “Trái nhau ở ngoài ruộng. Tìm nhau ở bữa rượu” [69, tr.551]. Để phòng ngừa tội phạm, từ trước đến nay Nhà nước ta đã tiến hành nhiều chủ trương, biện pháp, trong đó đáng chú ý là phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Việc vận dụng phong tục tập quán, luật tục người Thái vào công tác phòng ngừa tội phạm là một việc làm thiết thực, cần được tiếp tục nghiên cứu, phát huy.

3.1.1.4. Luật tục người Thái với giáo dục ý thức trong lao động sản xuất Tập quán xưa của người Thái, sự sung túc, giàu sang cũng chỉ là: Có

nhiều ruộng, nương, thóc lúa, trâu bò, lợn, gà...; anh em họ hàng đông đúc, con cháu thảo hiền, đoàn kết, như thế là đủ để thoả mãn cuộc sống con người.

Page 98: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

93

Ngày nay, do xã hội ngày càng phát triển, cộng đồng người Thái cũng chuyển biến dần, thích nghi với đời sống hiện đại. Tuy vậy, những yếu tố cốt lõi, là thuần phong mỹ tục vẫn còn giá trị trong cuộc sống được người Thái tiếp tục phát huy, phổ biến nó trong lao động sản xuất.

Những ngôn từ vô cùng dung dị, không một chút vòng vo theo kiểu “nói khéo” để có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, luật tục người Thái thì không như vậy, mà đi thẳng vào vấn đề, chẳng hạn như: “Đừng chây lười ngại việc. Đừng tiếc công tiếc sức gắng lòng làm ăn. Việc làm được, lớn như núi, như đồi chưa đủ. Đổ mồ hôi, cạn kiệt sức mới vừa tầm” [102, tr.705]. Nếu chúng ta xem xét từ “đừng” ở trên như một loại “chế tài”, thì có thể thay thế từ “đừng” bằng các từ, cụm từ như “cần”, “phải”, “không nên”. Trong nội dung này luật tục người Thái dùng từ “đừng” là vừa đủ để khuyến khích, khích lệ, động viên, thôi thúc đồng bào chăm lo cần cù làm ăn. Đừng bằng lòng với những gì mình đã làm được, đừng hài lòng với những gì mình đã có, như một thông điệp cho cộng đồng về dòng chảy của qui luật. Và luật tục cũng khẳng định, đã làm gì thì làm cho tới nơi, tới chốn, làm hết mình, làm quyết liệt thì mới có hiệu quả tốt. Ngày xưa, cộng đồng người thiểu số ở miền núi thường chỉ biết ỷ lại vào tự nhiên mà sống. Lương thực, thực phẩm chủ yếu là những sản vật từ thiên nhiên. Nhưng chúng ta tìm thấy ở luật tục người Thái sự lạc quan trong quan niệm về làm ăn, phát triển kinh tế. Người Thái cho rằng, công cụ lao động, bộ phận quan trọng nhất của tư liệu sản xuất là “chân tay”, đối tượng lao động cũng chỉ đơn giản là “mặt đất”. Rõ ràng về mặt nhận thức, người Thái từ lâu đã chuyển từ việc chỉ biết dựa vào thiên nhiên sang cải tạo nó theo hướng bền vững hơn. Không có việc gì khó, có sức khỏe, có đất đai là có thể phát triển sản xuất, nâng cao đời sống: “Miếng ăn nằm ở chân tay. Lúa gạo căng đầy mặt đất” [77, tr.78].

Sự so sánh nào cũng đều khập khiễng, đặc biệt là so sánh những nhóm vật chất khác nhau về giá trị sử dụng, khác nhau về cấu tạo. Người Thái coi trọng an ninh lương thực, thực phẩm. Họ trân trọng từng hạt cơm, từng ngọn rau, do đó mới có “kiểu” so sánh khá thú vị, một cách so sánh khập khiễng về

Page 99: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

94

cả lượng và chất. Một bên thì miếng ăn, bên kia thì trang sức, là vật ngang giá, thoạt nghe thì quá vô lý, nhưng xem xét kỹ lưỡng thì hết sức sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục, ví dụ như: “Hạt cơm ngang chỉ vàng. Ngọn rau ngang tấn bạc” [77, tr.125]. Sự trân trọng lương thực gắn với qui luật tồn tại và phát triển của con người được miêu tả không khác gì mấy cách so sánh nêu trên: “Đói cơm, đói đủ điều. Có gạo, có đủ thứ” [69, tr.142]. Trong thời gian qua, để góp phần nâng cao đời sống đồng bào thiểu số ở miền núi, Chính phủ đã có nhiều chính sách, chương trình ưu tiên, ưu đãi cho vùng núi, dân tộc. Thông qua đó, nhiều vùng người dân đã có bước chuyển mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được nâng lên. Bên cạnh đó, cũng không ít vùng miền còn ỷ lại chính sách của Nhà nước, chưa chịu khó vươn lên, luôn mong muốn được đứng trong “hàng ngũ” hộ nghèo để được hưởng các chế độ liên quan. Đây là những biểu hiện tiêu cực của việc thực hiện chính sách. Và cũng không ít người trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, chỉ biết dựa vào những thành quả lao động của cha mẹ, không chịu khó vươn lên. Luật tục Thái có câu: “Của cải mình làm ra - nước nguồn. Của cải cha mẹ để lại - nước lũ trôi” [69, tr.235]. Thứ bền vững nhất, được ví như nước nguồn không bao giờ cạn là cái của mình tự làm ra chứ không phải của người khác ban cho. Tài sản được tặng cho nếu không biết phát huy cũng sẽ “trôi” theo “nước lũ” là điều tất yếu. Ý nghĩa lớn nhất của hai câu trên là nhằm giáo dục tinh thần tự lực tự cường, tính chủ động trong lao động sản xuất. Do vậy, người Thái giáo dục cộng đồng mình phải biết phát huy nội lực để phát triển, tránh tư tưởng bảo thụ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại. Cách mà người ta ví von thường ngày cũng được đưa vào luật tục để giáo dục, thúc đẩy đồng bào lao động sản xuất, phát triển kinh tế: “Ngồi trên đống tà, đống ma chưa giỏi. Ngồi trên đống vàng mới tài” [69, tr.444-445]. Nếu hiểu một cách đơn giản thì ai đó dám ngồi lên “đống tà, đống ma” được khen là người gan dạ, thậm chí được khen là người “giỏi”. Nhưng cách tiếp cận ở đây cho là “chưa giỏi”, chẳng qua “thằng liều”, mà người giỏi, người tài phải được, phải biết “ngồi trên đống vàng”. “Ngồi trên đống vàng mới tài”, không những anh phải ra sức làm ra nhiều của cải vật chất, phải biết làm giàu

Page 100: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

95

mà anh phải có kế hoạch quản lý, sử dụng của cải làm ra hiệu quả nhất, phát huy tốt nhất đồng vốn, đồng thời góp phần cho cộng đồng phát triển.

Người Thái có truyền thống đoàn kết, trong quá trình thiên di, nếu gặp được địa bàn cư trú thuận lợi về đất đai, về nguồn nước thì họ sống ổn định, tập trung chăm lo lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, và người Thái không di cư tự do như một số cộng đồng thiểu số khác. Do đó, ngay ở trong luật tục cũng thể hiện quan niệm rất rõ ràng: “Đi mãi mãi thành ma. Chuyển mãi mãi thành tớ. Làm từng tý mới nên nhà cửa” [69, tr.503].

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, song song với đó là những tập quán lạc hậu chưa được phân loại và loại bỏ dần. Việc vận dụng có chọn lọc tập quán, luật tục người Thái nhằm phát huy, thúc đẩy đồng bào lao động sản xuất, phát triển kinh tế là một việc làm có ý nghĩa, góp phần cùng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để cộng đồng người Thái phát triển bền vững.

3.1.1.5. Luật tục người Thái với việc giáo dục ý thức học tập, sáng tạo Từ khi đất nước có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tư tưởng ngàn xưa của các bậc đế vương “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ngày càng được chú trọng phát huy. Đảng ta đã trải qua nhiều lần bổ sung chính sách phát triển giáo dục - đào tạo cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử của dân tộc. Bác Hồ coi “dốt” là một thứ giặc cần được “tiêu diệt” và trong các văn kiện của Đảng, đều coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Không biết từ bao giờ người Thái đã biết trân trọng tri thức, trân trọng phương pháp làm việc để đạt hiệu quả nhất, người dốt nát thì không được coi trọng, thậm chí bị xem thường: “Có điều gì hãy hỏi lại lịch sử. Đừng vứt bỏ tri thức. Dốt nát còn ương ngạnh, không nên. Không biết thì hỏi...Làm bừa thì không thành. Sắp làm việc gì hãy tính đếm trước. Không tính không đếm trước làm cái gì cũng không thành” [102, tr.715]. Học đi đôi với hành là quan điểm đúng đắn của mọi thời đại. Người Trung Hoa có câu “Đọc một vạn cuốn sách không bằng đi một vạn dặm đường”, đây cũng chính là tư tưởng của việc “học đi đôi với hành”, của việc kết hợp hài hòa giữa lý luận với thực tiễn. Người Thái có cách nhìn nhận vấn

Page 101: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

96

đề thực tế và dễ hiểu hơn, họ cho rằng “đi hơn ở, ngồi hơn nằm”, muốn có tri thức, muốn có trí khôn phải đi nhiều học hỏi; thậm chí họ coi trọng tri thức, mưu chước hơn cả vàng bạc, đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ: “Đi hơn ở. Ngồi hơn nằm...Kẻ khôn ngoan nơi quản nhà tạo không bằng người đi khắp muôn mường. Đi nhiều thấy nhiều điều khôn ngoan hơn mình. Ghi vào lòng để hiểu biết và khôn. Bởi vì tiền bạc dù có tới mức phải mang đeo nặng cũng không bằng mưu chước ở trong lòng” [102, tr.718]. Người Thái coi trọng những người có kiến thức, hiểu biết rộng và người khôn ngoan bằng việc so sánh “người khôn” với “ngựa hiền”. Người khôn là người được giáo dục tốt từ trong gia đình và ngoài xã hội, là người thông thái, có ý thức, có mưu trí.“ngựa hiền” là con ngựa trung thành, luôn tuân thủ ý chí của chủ và luôn được chủ của nó chăm sóc chu đáo. Do vậy, người khôn, ngoài việc sẽ được xã hội tôn trọng hơn, giúp ích cho cộng đồng nhiều hơn, còn có nhiều cơ hội tránh được những tai họa không đáng có: “Người khôn không giết. Ngựa hiền không cưỡi” [69, tr.133]. Ý thức giáo dục học tập trong cộng đồng người Thái được đúc rút thành luật tục mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, dưới đây là một ví dụ: “Biết chữ biết mọi việc. Biết nghĩa biết thành người” [69, tr.240]. Sự coi trọng chữ nghĩa, học hành không biết có từ bao giờ mà người Thái nhận thức đầy tự tin đến vậy “biết chữ biết mọi việc”, và nếu đặt vấn đề ngược lại thì không biết chữ chắc chắn mọi việc không biết gì, mọi việc không thành công.

Người mẹ là người đầu tiên tác động ý thức giáo dục đến người con mới sinh ra, thông qua bầu sữa và những lời ru, thông qua cử chỉ âu yếm, sau đó là đến các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội tác động đến đứa trẻ cho đến khi trưởng thành. Giáo dục trong gia đình là nền tảng cơ bản để người con có ý thức làm người. Còn giáo dục trong nhà trường, có hệ thống, hoặc những người được giao trách nhiệm được giáo dục bài bản gọi là thầy rất quan trọng, quyết định sự phát triển toàn diện của cá nhân cũng như cộng đồng. Điều quan trọng hơn hết là phải “tự mình suy nghĩ”, cá nhân anh ta phải tự lực cánh sinh, phát huy nội lực, năng lực của mình: “Cha mẹ dạy không bằng thầy dạy. Thầy dạy không bằng tự mình suy nghĩ” [69, tr.591].

Page 102: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

97

Quan niệm của đồng bào Thái có mặt tương đồng với một số dân tộc khác, đặc biệt là quan niệm về sự học, việc học. V.I Lênin có câu nói nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi” nói lên tầm quan trọng của công tác giáo dục đào tạo. Người Thái nói, học để có cái khôn, học để làm người thì phải học đến chết, học để biết chữ thì phải học mãi đến tuổi già: “Học khôn, học đến chết. Học chữ, học đến già [69, tr.231]. Quan niệm học để làm việc, học để phục vụ, để phụng sự đã được Bác Hồ của chúng ta đúc kết rất sâu sắc. Người Thái đúc kết thành luật tục để khuyên răn, khi dịch nghĩa tiếng Việt ta thấy hết sức dung dị, nhưng đầy đủ tinh thần tiến bộ: “Tuổi thơ dại đi phục dịch người lớn chưa nên. Bởi vậy cần chăm học để lấy cái khôn về trước. Quét cái dại về sau...«Vào thuyền nào cầm tay chèo thuyền đó. Đừng nhảy đi trốn lại»” [102, tr.723]. Nghề nghiệp của người Thái gắn với cuộc sống, bản sắc văn hóa từ bao đời nay. So sánh với các nghề nghiệp trong xã hội hiện đại thì không thật chính xác, nhưng người Thái coi những việc làm, hiểu và biết việc để lao động đem lại cuộc sống ấm no cho mình thì được xem là nghề, như: Nghề làm ruộng nước, nghề đánh bắt cá, nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, chăn nuôi.v.v... Người Thái đã ý thức rất sớm và không ngừng tôn vinh những nghề mà mang lại hạnh phúc cho mình. Tư tưởng này vận dụng vào thực tiễn hiện nay vẫn còn phù hợp: “Của nhà có nhiều. Không bằng có nghề trong tay [69, tr.284]. Của cải có nhiều, nhưng không tiếp tục sản xuất, sản sinh ra nó thì của cải sẽ khô cạn theo thời gian. Không có nghề, hoặc có nghề nhưng không làm nghề, không lao động thì sẽ không sản xuất ra của cải, xác định đúng nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của mình sẽ mang lại sự sung túc, giàu có, phồn vinh, đó là điều đúng đắn. Trong điều kiện Đảng, Nhà nước ta ra sức kêu gọi thực hiện có hiệu quả những chủ trương, định hướng lớn về công tác giáo dục đào tạo, về công tác khuyến học và hướng tới xây dựng một xã hội học tập. Nhiều vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cộng đồng người Thái, công tác giáo dục - đào tạo còn nhiều bất cập, tình trạng xem nhẹ giáo dục, tình trạng học sinh bỏ học ở các cấp học, bậc học vẫn còn tồn tại, chưa được

Page 103: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

98

ngăn chặn hiệu quả là vấn đề đáng lo ngại cho các cấp quản lý nhà nước. Việc huy động mọi nguồn lực để dành cho giáo dục là một việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.

3.1.1.6. Luật tục người Thái với ý thức bảo vệ quê hương đất nước Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của đất

nước, muốn phát triển kinh tế - xã hội mà quốc phòng không đảm bảo, an ninh không ổn định thì gặp rất nhiều khó khăn.

Lịch sử thiên di của người Thái gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt, người Thái luôn xem “tấc đất, tấc vàng”, và nhắc nhở nhau cùng gìn giữ: “Giữ lấy đất mường đừng để nó lở. Giữ lấy đất bản đừng để nó long” [69, tr.109]. Mường, theo tiếng Thái vừa có nghĩa là một đơn vị “hành chính” thuộc thiết chế bản, mường của đồng bào Thái ngày xưa; vừa là từ dùng để nói đến một quốc gia, dân tộc (ví dụ mường Lào, mường Thái...), và đơn vị bản, là một thiết chế cấp dưới của mường. Như vậy, khi nói đến bản, mường cũng có nghĩa là đất nước. Người Thái nhắc nhau, hãy giữ lấy đất mường, đất bản đừng để nó “long”, nó “lở”, cũng có nghĩa là giữ lấy đất nước này, Tổ quốc này không để kẻ thù xâm phạm. Quan niệm lấy dân làm gốc đã được nhiều triết gia tổng kết, đúc rút nâng thành lý luận. Trong lịch sử Việt Nam, quan niệm này đã được các thế hệ cha ông ta vận dụng một cách sáng tạo để đưa đất nước ta ngày càng phát triển như ngày nay. Câu nói nổi tiếng của người xưa “người chèo thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” là tư tưởng điển hình về lấy dân làm gốc, đó là gốc rễ lâu bền, đó chính là đạo trị quốc. Người Thái đã sớm ý thức được điều đó, tuy cách tiếp cận của họ không cầu kỳ nhưng có tính mệnh lệnh cao “dân không dựng mường không được”, hai từ “không được” thể hiện sự quyết tâm, sự dứt khoát, thể hiện vai trò, trách nhiệm của dân đối với đất nước, bản, mường và cũng không khác nhiều so với chủ trương ngày nay về nhiệm vụ quốc phòng toàn dân: “Một đoạn cây không rào khắp. Dân không dựng mường không được” [69, tr.186].

Đồng bào Thái so sánh giặc với “con ma dịch” (phi tai há) và ý thức rằng giặc và ma dịch đều là các mối đe dọa, nếu xâm nhập vào bản đều phải

Page 104: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

99

giúp nhau, cùng nhau tiêu diệt. Coi việc giết giặc là việc của cả cộng đồng, của toàn dân chứ không phải của riêng ai: “Giặc vào bản giúp nhau diệt. Ma dịch về giúp nhau chém” [69, tr.685]. Việc “cùng nhau” giết giặc thể hiện sự đồng lòng như những công việc hàng ngày của cộng đồng, đó là nghĩa vụ, đó là trách nhiệm, đó là bản sắc của đồng bào Thái: “Có giặc cùng nhau giết. Có việc nặng, việc nhọc cùng tháo cùng gỡ” [69, tr.403].

Mong muốn để có được cuộc sống bình yên, hòa bình, luật tục người Thái quan niệm đối với các loại “giặc” cần được phòng ngừa từ rất sớm, không cho phép tồn tại đe dọa cuộc sống. Do đó các thứ giặc phải được đuổi đi thật xa, các thứ “ma” hại người phải được cách ly khỏi cộng đồng: “Đuổi giặc giữ đi đằng xa. Đuổi ma tà đi nơi khác” [69, tr.684]. Tinh thần đoàn kết càng có ý nghĩa khi con người đối mặt với những khó khăn, hiểm nguy. Tính cộng đồng của người Thái càng được thể hiện rõ hơn khi gặp phải điều kiện như thế, chẳng hạn: “Giặc vào bản gọi người mường trên đến giúp...Giặc đến, giúp nhau giết. Thù lại giúp nhau trừ” [69, tr.700]. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Thái đã góp công, góp sức vào sự thắng lợi của công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng bào đã che chở cho các chiến sĩ cách mạng thực hiện thành công nhiệm vụ của mình. Nhưng đối với giặc, đối với kẻ thù thì đồng bào lại nhắc nhở nhau cảnh giác, không theo giặc, không nuôi giặc: “Giặc vào bản đừng nuôi” [69].

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyển hướng cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy, những hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đối với nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và với vô vàn thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt.

Với tinh thần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, vận dụng sáng tạo truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc để góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không ngừng nêu cao ý thức cảnh giác cho cộng đồng là hết sức có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay.

Page 105: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

100

3.1.1.7. Luật tục người Thái với việc sinh hoạt tín ngưỡng Tùy theo hoàn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc,

địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái thiêng" thể hiện ra các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào đức Chúa Trời, của Kitô giáo, niềm tin vào đức Phật của Phật giáo, niềm tin vào Thánh, Thần của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo Mẫu v.v... Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc thì cũng đều là một thực thể biểu hiện niềm tin vào cái thiêng chung của con người.

Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa đã thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp để được phù hộ. Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong một số nhóm dân tộc thiểu số.

Người Thái có tín ngưỡng riêng, hầu hết không theo một tôn giáo nào. Quan niệm của họ về thế giới cũng hết sức phong phú, duy tâm có, duy vật có. Khi ứng xử với tổ tiên, với các đấng vô hình, người Thái khéo léo dẫn dắt cộng đồng tuân thủ một trật tự không ai có thể chối cãi nó, ai cũng phải thực hiện như một lập trình có sẵn, và họ quan niệm, nếu không theo xu hướng đó cuộc sống sẽ có kết quả không tốt đẹp.

Khi bàn về những vấn đề hiện thực hơn, thì người Thái lại tinh tế phê phán quan niệm đầy siêu hình một cách tương đối thuyết phục. Họ quan niệm, cái nghèo của con người là do không dám nhìn thẳng vào thực tiễn cuộc sống mà lo những cái trong hư vô, vô thực. Người Thái quan niệm: “Nhà nghèo bởi nặng cúng. Nhà làm nên bởi hiếu khách” [69, tr.252]. Nhiều nhà khoa học phương Tây hoặc phương Đông đã lý giải nhiều về những giấc mơ. Kể cả người Thái, họ cũng có cách lý giải riêng của mình về giấc mơ. Chẳng hạn, người Thái quan niệm, khi mơ gặp tổ tiên, thường thì sẽ có nắng to; khi mơ thấy đi đánh bắt cá thông thường thì bị ốm đau, cảm cúm v.v...Niềm tin về những giấc mơ cũng tùy thuộc vào từng người, từng hoàn

Page 106: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

101

cảnh cụ thể. Tuy nhiên, để hướng con người ứng xử với thế giới hiện thực khách quan hơn, gắn với thực tiễn đời sống thường ngày của mình, người Thái cho rằng: “Ngủ lắm mơ nhiều. Tin giấc mơ, nghèo đói [69, tr.489]. Khi ốm đau, bệnh tật, vô phương cứu chữa người ta thường tìm đến những đấng “tối cao” để chia sẻ, hòng thoát khỏi cơn hoạn nạn, đó là hy vọng, đó là sự an ủi của con người. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, ai có niềm tin, ai có niềm tin vào hiện thực cuộc sống sẽ tồn tại và phát triển bền vững, do đó người Thái quan niệm: “Nghe lời Một chết nghèo. Nghe lời Mo chết đói” [69, tr.546]. Một, Mo là những người làm chủ các hoạt động tín ngưỡng của người Thái. Nếu so sánh với phật giáo, họ gần giống những “sư thầy” hướng dẫn, chỉ bảo các tăng ni, phật tử của mình làm đúng phép tắc của phật pháp; và so sánh với Thiên chúa giáo, họ gần như là những “cha đạo” để truyền thụ giáo lý cho con chiên của mình.

Thông qua các hoạt động, ứng xử tâm linh của cộng đồng người Thái ở nước ta cho thấy, người Thái có niềm tin tín ngưỡng theo xu hướng của đạo Phật là chủ yếu, dù rằng đến nay họ không theo tôn giáo cụ thể nào, nhưng những hoạt động tín ngưỡng của đồng bào, cùng với đặc điểm lịch sử, văn hóa của người Thái đã chứng minh điều đó. Thực tiễn có một nhóm Thái đen ở Nghĩa Lộ, Yên Bái (xã Nghĩa An) người chết họ không chôn mà hỏa táng, một hình thức rất tương đồng với nhóm cư dân theo đạo Phật.

Người Thái cho rằng, hiện thực cuộc sống là đúng đắn, phù hợp với qui luật khách quan, cái gì không nhìn thấy, không “sờ tận tay, day tận mắt” thì không công nhận nó tồn tại trên thực tế, vì vậy họ quan niệm: “Ma ăn hơi. Người ăn miếng” [69, tr.548], hoặc: Mắt trời không bằng mắt người [69, tr.626]. Những điều hiển nhiên trong cuộc sống ai cũng có thể nhận biết như: muốn làm được việc gì thì phải ra tay làm thật sự, chứ không thể trông chờ vào những thứ gì đó hư hư, ảo ảo, hoặc những thứ không làm mà có. Người Thái có quan điểm duy vật biện chứng đầy ý nghĩa với điều kiện thực tiễn cuộc sống thực tại phê phán những người trong xã hội không tin vào chính mình mà chạy theo những thứ vô hình: “Tìm người yêu chớ tìm bằng mắt. Dựng nhà đừng mong trời dựng giúp” [69, tr.680].

Page 107: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

102

Luật tục người Thái vừa giáo dục cộng đồng có lối sống thực tế hơn, vừa định hướng con người tôn trọng các thiết chế hiện hành. Những thứ vô hình chỉ mang lại sự khốn khó, còn chấp hành theo sự chỉ đạo của “tạo” (người lãnh đạo) thì sẽ mang lại sung túc cho chính mình. Nghe lời ma, theo lời ma thì chỉ có thiệt thòi, nhưng nghe theo lời “cán bộ” thì cuộc sống hạnh phúc: “Theo ma thì xuống huyệt. Nghe tạo thuyết được đám ruộng to” [102].

Tính cách thật thà, thẳng thắn, chân thành vốn là đức tính quí của con người. Và trong cuộc sống nếu người nào có được tính cách như vậy thì rất được trân trọng. Đối với đồng bào Thái, vốn quí đó càng được đề cao khi họ giáo dục con người ứng xử với thế giới tự nhiên, với vũ trụ bao la. Họ cho rằng sự thẳng thắn, trung thực sẽ được đền đáp, nếu đi ngược lại thì sẽ gặp điều xui xẻo và thất bại trong mọi việc: “Thẳng với trời. Thật với đất. Chân ai long khắc ngã” [69, tr.624].

Mặc dù luật tục người Thái thường giáo dục cộng đồng không mê tín, không tin vào thế giới tâm linh, nhưng khi muốn định hướng những hành vi của con người, hoặc khi cần yêu cầu để có một kết quả tốt đẹp nào đó cho con người, luật tục người Thái lại khéo léo đưa yếu tố duy tâm vào để nhằm giáo dục cộng đồng nhận thức khách quan, biện chứng vạn vật xảy ra xung quanh mình, chẳng hạn như: “Người tốt, ma phù hộ” [69, tr.124].

Những năm gần đây, người dân có phong trào tin vào các yếu tố tâm linh nhiều hơn trước. Hầu như trong sinh hoạt gia đình, thậm chí một số cơ quan, khi chuẩn bị làm việc gì, sự kiện nào đó đều phải đi coi “thầy”, đi giải hạn, đầu năm thì đi chùa xin v.v...Chúng ta tôn trọng yếu tố văn hóa, tập quán tốt đẹp của dân tộc, nhưng không nên lạm dụng tâm linh để cản trở sự phát triển tiến bộ của con người, của cộng đồng. Việc vận dụng những giá trị của luật tục nêu trên vào cuộc sống, chắc chắn sẽ góp phần vào cải biến những hủ tục lạc hậu, xây dựng cộng đồng người Thái, xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng phát triển.

3.1.1.8. Luật tục người Thái với việc phòng, chống quan liêu, tham nhũng Bệnh quan liêu, tham nhũng, một căn bệnh “kinh niên” của nhiều triều

đại và cho đến ngày nay ít nhiều nó vẫn tồn tại trong bộ máy công quyền.

Page 108: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

103

Làm việc công mà thiếu tinh thần trách nhiệm, không sâu sát, đặt lợi ích của mình trên lợi ích tập thể, thiếu tâm huyết thì sinh bệnh quan liêu, tham nhũng.

Luật tục người Thái không nói rõ được khái niệm quan liêu, nhưng những nội dung sau đây có ý nghĩa như giáo dục những “công bộc” của dân hãy vì dân, vì nước khi thi hành nhiệm vụ: “Yêu bản, quí mường. Yêu dân, quí dân” [69, tr.213], hoặc “...Tạo yêu dân, nên mường” [69, tr.578]. Trong hoạt động chính trị, đặc biệt là công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước rất cần đến sự khéo léo, hay nói cách khác cần phải có nghệ thuật, kỹ năng truyền đạt thì mới đi vào lòng người. Bác Hồ nói tác phong của cán bộ dân vận là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” và Bác đã để lại tư tưởng “Dân vận khéo” cho đến ngày nay chúng ta tiếp tục làm theo. Luật tục Thái tiếp cận vấn đề này một cách tiến bộ, tuyên truyền cho dân thì phải khéo léo thì mới tụ hội được nhân dân, chẳng hạn: “Khéo bày dân mới vui. Khéo dựng đầy tớ mới tụ” [69, tr.87]. Sự khéo léo không những cần cho cuộc sống đời thường, mà cần cho tất cả mọi việc. Làm việc gì ngoài việc mình phải dốc tâm, dốc lòng, làm hết mình, cộng thêm khéo léo nữa thì chắc chắn sẽ thành công và bền vững. Khéo làm men rượu thì rượu sẽ ngon, khéo làm cán bộ thì nhân dân được nhờ, cá nhân, tổ chức có uy tín thì sự nghiệp sẽ bền lâu: “Khéo bắt bánh men rượu mới ngọt. Khéo làm quan mới được nhiều đời tạo” [69, tr.88]. Nói không đi đôi với làm là biểu hiện tha hóa của cán bộ, thậm chí nói một đường làm một nẻo trong xã hội ngày xưa cũng như ngày nay đều có. Danh dự cá nhân, danh dự tổ chức là điều quan trọng, quyết định uy tín của một cá nhân hay tổ chức. Tổ chức muốn giữ được kỷ cương, muốn có được uy tín; cá nhân muốn giữ được niềm tin, tín nhiệm trong cộng động thì phải có những hành động được xã hội ghi nhận, khâm phục: “Làm được, người mới quí. Mường giàu mạnh, người mới phục” [69, tr.141]. Để chống bệnh quan liêu, luật tục người Thái có những qui định rất cụ thể cho các quan lại của chế độ phong kiến, nhằm phát huy hiệu quả công việc, hiệu quả quản lý. Đi sâu, đi sát cơ sở, cầm tay chỉ việc là một yêu cầu

Page 109: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

104

bắt buộc, ai làm sai thì sẽ bị xử lý theo qui định: “Nếu dân trong xổng kêu ca, kiện cáo về mương, ruộng, nước, đất, các ông xổng phải được “sờ tận tay, thấy tận mắt”, tận nơi, tận chốn mọi đường, mọi việc rồi mới trình lên phìa, xong xuôi mới được phép nghỉ” [102, tr.555]. Khi phần “con” của người trỗi dậy thì lòng tham vô đáy, biết rõ được điều đó, người Thái khuyên hãy cẩn thận với bạc, vàng, đừng thấy nó mà bất chấp luật lệ, bất chấp danh dự lao vào: “Thấy bạc chớ mắt đen. Thấy vàng chớ tối mắt” [69, tr.227]. Giá trị, cốt cách con người luôn được luật tục người Thái đề cao, những biểu hiện xấu của con người như: kẹt xỉn, tham lam, khoe khoang được luật tục nhắc đến như một cách phê phán thói hư tật xấu của con người, và cuối cùng là những vấn đề có tính định hướng giáo dục con người sống biết mình, biết người, phấn đấu làm ăn lương thiện sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc: “Không khoe khoang khoác lác. Phải nhìn đúng mình mới trông sang người, đừng tham nhiều. Tham lam quá rơi vào khoảng không. Gan phổi ai cũng có. Của ngon ai cũng biết” [102, tr.719]

Vật chất nói chung, tiền bạc, châu báu nói riêng cũng chỉ để phục vụ cho cuộc sống con người. Nó là phương tiện để làm cho con người tồn tại và phát triển. Nhưng cuối cùng, những thứ vật chất đó cũng trở về với cát bụi, trở về với tự nhiên, đặc biệt khi con người ứng xử không phù hợp với qui luật. Do vậy, luật tục người Thái khuyên rằng: “Của ăn hoá phân. Đừng mang vạ vào tai” [69, tr.285]. Lý thuyết của các nhà kinh điển cho rằng, vật chất quyết định ý thức, điều đó đã được chứng minh. Nhưng trên thực tế, có những việc ý thức được đặt lên vị trí trang trọng, hàng đầu, đó là danh dự con người. Danh dự được người Thái hết sức coi trọng, họ so sánh vật chất với ý thức một cách thuyết phục. Vàng bạc, châu báu là quan trọng nhưng không bằng phẩm giá, danh dự con người. Ý thức này rất cần được tiếp tục kế thừa trong công tác giáo dục cán bộ ngày nay: “Mất bạc vàng không bằng mất mặt. Mất “dây tơ” trên trời không bằng mất danh” [69, tr.686]. Khi nghiên cứu luật tục người Thái, tác giả vô cùng ngỡ ngàng khi những vấn đề phòng ngừa tham nhũng được nêu khá cụ thể, chi tiết, sau đây

Page 110: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

105

là qui định có tính chất tiến bộ ít thấy trong chế độ quản lý cũ, một hình thức dân chủ cần được phát huy:“Hàng năm đến mùa cúng lễ, ông mo phải dở sổ sách ra xem phải cúng loại gì, tế loại gì thì phải tự xếp đặt và công bố ra”. Cuộc cúng tế ấy dân 4 xổng cũng như ngưới Xá, người Mèo, mỗi nhà họ phải bỏ tiền của như thế nào phải cho rõ mức minh bạch đúng lệ, không được thiếu cũng không được tự thêm thắt tham nhũng của dân mường” [102, tr.587]. Quyền lực, đặc biệt là quyền lực Nhà nước, một công cụ được trao từ nhân dân, nếu sử dụng nó đúng nghĩa thì hiệu quả quản lý sẽ tốt hơn, nhưng nếu lạm dụng quyền lực thì sẽ có hại cho người dân. Luật tục Thái khuyên răn, người làm quan có quyền thế trong tay đừng sử dụng bữa bãi, thu lợi bất chính cho riêng mình: “Đừng cậy quyền cậy thế mà bắt phạt vạ bừa bãi... Đừng vờ nói phạt vạ để mình làm trái luật. Thu phạt vạ cho riêng mình dù một chút đỉnh cũng là trái luât lệ”; hoặc “Đừng tham ăn mà bắt nạt người. Vơ vét lấy không của người thành của mình” [102, tr.721-722]. Những nội dung của luật tục người Thái, mặc dù không có chế tài mạnh như luật hình sự ngày nay, nhưng nếu chúng ta tiếp tục nghiên cứu phát huy cùng với các quy định của Đảng, quy định của pháp luật hiện hành lồng ghép vào để giáo dục cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ vùng dân tộc Thái cư trú chắc chắn sẽ góp phần có hiệu quả vào công cuộc phòng chống quan liêu, tham nhũng trong điều kiện hiện nay.

3.1.1.9. Luật tục người Thái trong xây dựng hôn nhân và gia đình Trong xã hội có giai cấp và Nhà nước, hôn nhân phải được pháp luật

công nhận, do đó quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ chồng, con cái cũng được pháp luật xác định và đảm bảo. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, hôn nhân được quiyđịnh trong các bộ luật, như: Luật Hồng Đức đời Lê, Luật Gia Long đời Nguyễn theo đạo đức và nghi lễ phong kiến. Ngày nay được qui định trong Luật Hôn nhân và gia đình.

Luật tục Thái có nhiều “qui định” còn nguyên giá trị. Sự bền vững của hôn nhân được luật tục bảo vệ bằng nhiều hình thức răn dạy có, chế tài xử phạt có, nhưng phổ biến hơn cả và cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng là những lời răn dạy, giáo dục con người có ý thức giữ gìn “toàn vẹn”

Page 111: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

106

cuộc hôn nhân của mình. Khi giáo dục sự chung thủy và trách nhiệm của vợ chồng, người Thái cho rằng: “Chưa chết chưa li dị. Chưa cứng đờ chưa bỏ” [69, tr.46]; hoặc “Vợ chồng buồn khổ không bỏ, đói không lìa” [69, tr.579]. Cuộc hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc vào sự “thiện chí” của hai phía vợ và chồng, thậm chí kể cả sự thiện chí của hai bên họ nội, họ ngoại, sự tôn trọng lẫn nhau, vun đắp cho nhau, có khi kể cả sự nhẫn nhịn, như người Việt thường nói “một sự nhịn, chín sự lành”.

Luật Mường cũng rất nghiêm khắc đối với những người trong sinh hoạt thiếu nghiêm túc, luôn phá rối hạnh phúc của người khác, gây bất hòa trong gia đình, họ hàng, làm ảnh hưởng đến cộng đồng bản làng: “Luật xử phạt ai trêu ghẹo vợ hay chồng người ta đi đến chỗ tan hoang cửa nhà phải phạt 25 lạng bạc, ngoài ra phải cúng vía... rượu, lợn” [102, tr.689].

Luật tục người Thái quan tâm nhiều đến vấn đề ứng xử trong gia đình, ở đây cho thấy người Thái đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, của hạnh phúc gia đình; quan tâm đến trách nhiệm của vợ đối với chồng và ngược lại; trách nhiệm của hai bên thông gia (bên chồng và bên vợ). Trong bản Luật Mường đã dành hẳn một điều qui định về vợ chồng chăm sóc nhau khi ốm đau và trách nhiệm của các bên liên quan:

Vợ chồng lấy nhau phải khi ốm đau, dù trường hợp nào cũng vậy, phải trông nom, săn sóc nhau chu đáo. Nếu vợ ốm, chồng phải chăm sóc thuốc thang, nếu chồng bỏ đi, không trông nom, phạt nhà chồng 35 lạng bạc kèm theo rượu trâu để cúng vía cho người vợ…Nếu chồng ốm, vợ phải chăm sóc thuốc thang, nếu vợ bỏ đi, không trông nom, phạt nhà vợ 35 lạng bạc kèm theo rượu trâu để cúng vía cho chồng… [102, tr.704].

Sau khi kết hôn, cùng với niềm vui hạnh phúc thì đôi vợ chồng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách về tình cảm, kinh tế, về ứng xử bên nội, bên ngoại, ứng xử với cộng đồng. Do vậy, yêu cầu về sự gắn bó, đồng thuận của hai người trong công việc, tình cảm càng phải được chú trọng. Người Việt có câu “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” là câu nói giáo dục lòng chung thủy, một cách thể hiện về kết quả và sức mạnh của sự

Page 112: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

107

đồng thuận vợ chồng. Đồng bào Thái quan niệm, sự đồng cam cộng khổ sẽ mang lại cho con người hạnh phúc trong cuộc sống, đánh giặc, thắng giặc, dựng nhà thì vững chãi, làm ăn thì no đủ, ngược lại, nếu không chăm lo sẽ không thành công: “Chồng giỏi vợ chăm, thắng giặc. Chồng láng cháng. Vợ nhác lười. Thành đầy tớ có ngày [69, tr.575]; hoặc: “Chồng thông vợ khéo. Chồng giỏi vợ chăm. Chặt cây để đó cũng tự thành nhà” [69, tr.576].

Sự bền vững trong hôn nhân gia đình người Thái tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó “qui định” về việc người chồng, cũng như gia đình nội tộc của anh ta luôn phải tôn trọng gia đình bên vợ, đây là một yếu tố có tính chất ràng buộc. Người Thái quan niệm, trong vũ trụ bao la, “Pó phả”, “Pó then” (tạm dịch Pó Phả: ông trời; Pó Then: Ngọc Hoàng) là đấng tối cao, luôn che chở cho muôn loài và có quyền định đoạt sự sống còn của muôn dân. Cách người Thái đặt vấn đề anh vợ như “trời”, chị vợ như “then” sau đây, thoạt nghe cho chúng ta hình dung về một cách ứng xử thiếu dân chủ, không công bằng, nhưng thực chất lại là nét văn hóa ứng xử rất thú vị: “Anh vợ, trời. Chị vợ, then” [69, tr.584].

Anh em bên ngoại, hay nói cách khác anh em bên vợ được người Thái hết sức coi trọng. Việc dựng vợ, gả chồng, đồ lễ dạm hỏi, lễ cưới của đằng trai phải như thế nào do bên “lùng ta” (bên ngoại) quyết định tất cả. Ngoài ra, bên ngoại còn được ví như “quí nhân” của chú rể, quá trình xây dựng gia đình, những lúc gặp khó khăn bên ngoại thường là bên quan tâm hơn, cả về tinh thần lẫn vất chất. Vì thế mà, luật tục người Thái “qui định”: bỏ đằng ngoại thà bỏ anh em, anh em ở đây ý muốn nói là họ hàng bên chú rể: “Bỏ màn thà bỏ chăn. Bỏ đằng ngoại thà bỏ anh em” [69, tr.670].

Tập quán của người Thái, hôn nhân thường phải có tình yêu, không ép hôn. Thiên tình sử nổi tiếng được người Thái, đặc biệt là người Thái nhóm Tày Thanh ở Thanh Hóa, Nghệ An, và một bộ phận ở Hủa Phăn, Sầm Nưa của Lào truyền tụng từ đời này sang đời khác, cho đến ngày nay nhiều người còn biết đến đó là bài ca “khắp xăng chủ” (tạm dịch: tiễn dặn người yêu). Khi nghe lời ca, giai điệu bài hát (khắp) ai cũng phải nghẹn ngào, xúc động, xót thương cho số phận, tình yêu của đôi nam nữ yêu nhau tha thiết, nhưng không

Page 113: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

108

đến được với nhau. Ngày xưa, nhiều gia đình do khó khăn về kinh tế, hoặc vì một số lý do nào đó chưa có điều kiện tổ chức cưới xin, nên mới có quan niệm cởi mở thông qua tục “trộm vợ”. Trộm, không có nghĩa là hành vi đánh cắp, được xem như tội phạm, mà từ “trộm” ở đây là sự ngầm định cho phép hai người yêu nhau đến với nhau không qua cưới hỏi, được cộng đồng “đương nhiên” công nhận. Tập quán này hết sức nhân văn ở chỗ, nó đã giúp những đôi yêu nhau thành vợ, thành chồng được cộng đồng thừa nhận, mặt khác, trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng trào lưu tổ chức cưới hỏi thường linh đình, tốn kém, nhiều gia đình phải vay mượn, nợ nần đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Những nội dung, giá trị xã hội nêu trên của luật tục người Thái điều chỉnh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, nếu được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống, vận dụng sáng tạo trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái thì những giá trị xã hội của luật tục người Thái sẽ được phát huy hiệu quả.

3.1.2. Một số hạn chế của luật tục người Thái hiện nay Thứ nhất, luật tục người Thái có nhiều nội dung không còn phù hợp với

đời sống hiện đại, như các quy định về ưu ái lợi ích vật chất và tinh thần cho các tầng lớp cai trị trước đây. Tuy nhiên, những quy định này nó đã tự mất đi cùng với thiết chế bản mường truyền thống; đất nước đã xây dựng một chế độ xã hội mới, văn minh hơn. Có thể nói, đây là những hạn chế lớn nhất của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng.

Thứ hai, trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Xuất từ quan niệm luật tục người Thái cho rằng, đất đai, rừng núi là tài sản chung của cả cộng đồng bản mường (cá nhân chỉ được chiếm dụng), nên ý thức đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Qua khảo sát một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, quản lý khoáng sản (phát nương làm rẫy, khai thác vàng trái phép). Mặt khác, xuất phát từ tập quán của người Thái là ở nhà sàn, họ luôn mong muốn được ở ngôi nhà sàn bằng gỗ. Do vậy, trong thời gian qua một vài nơi vẫn xảy ra hiện tượng khai thác gỗ trái phép để làm nhà, làm nảy sinh phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương, cơ sở.

Page 114: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

109

Thứ ba, trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. Từ quan niệm cho rằng trộm cắp là xấu xa, sẽ bị xã hội lên án. Do đó, tình trạng trộm cắp trong lịch sử cộng đồng người Thái ít khi xảy ra, đây là nguyên nhân dẫn đến tâm lý chủ quan, thiếu đề phòng, cảnh giác trong cuộc sống. Ngày nay, tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng ngày càng phức tạp, nhất là tệ nạn ma túy, đồng bào chưa thích nghi với sự cảnh giác trong sinh hoạt (nhà cửa ít khóa, trâu, bò thả trong rừng,...) do vậy, rất dễ bị mất tài sản. Nội dung này cần được tuyên truyền cộng đồng người Thái khắc phục trong thời gian tới.

Thứ tư, văn hóa sử dụng rượu của người Thái có những nét nhân văn, thậm chí có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, từ quan niệm, lấy chén rượu để biểu lộ tình cảm, mở đầu câu chuyện đã trở thành thói quen và dần dần bị biến tướng dẫn đến các cuộc chúc tụng quá đà, không đúng nguyên nghĩa truyền thống là sử dụng rượu để hòa giải mâu thuẫn, để xây dựng đoàn kết cộng đồng, để thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng... Tình trạng sử dụng rượu, bia hiện nay quá nhiều, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, vừa dễ nảy sinh xích mích, dẫn đến phạm tội, thực tế hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, rất đáng báo động.

Thứ năm, trong các hoạt động tín ngưỡng. Việc tổ chức ma chay ở một số nơi, một số gia đình vẫn kéo dài nhiều ngày, ăn uống linh đình, vừa tốn kém, có khi phản cảm, nhất là trong cuộc lễ xuất hiện những người say rượu, đánh mất sự linh thiêng vốn có của các hoạt động tín ngưỡng. Hiện tượng bói toán có nơi, có chỗ vẫn còn (người Thái gọi là mò, dượng), thật ra đây là hoạt động mê tín dị đoan, cần được tuyên truyền loại bỏ dần.

Thứ sáu, trong phát triển kinh tế. Từ những đặc trưng cơ bản của cộng đồng người Thái, đó là tư tưởng tự bằng lòng, tự hài lòng với cuộc sống, ít khi phấn đấu hết sức để làm ra nhiều của cải, vật chất, làm giàu. Do vậy, trên thực tế tỉ lệ người khá giả, người giàu có trong cộng đồng người Thái rất ít. Theo qui định mới, thì tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng người Thái còn cao (trung bình trên 30 %). Tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước vẫn còn.

Luật tục, cũng như luật tục người Thái là hình thức trung gian giữa phong tục tập quán và pháp luật, là bước sơ khai nhất của pháp luật. Xét về

Page 115: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

110

nguồn gốc, luật tục người Thái ra đời từ rất lâu, trong điều kiện xã hội nông nghiệp lạc hậu (trồng tỉa, săn bắt, hái lượm…). Nó chỉ dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng tộc người Thái. Ngày nay, trong điều kiện đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới, sự tồn tại của luật tục có mặt sẽ không còn phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội mới.

Gạn đục khơi trong là quan điểm có tính nhất quán khi vận dụng luật tục. Nếu chỉ sống với những giá trị truyền thống, không tiếp thu kịp thời những yếu tố văn minh của nhân loại thì xã hội sẽ khó phát triển. Hay việc coi thường, dẫm đạp lên các giá trị truyền thống, chỉ theo lối sống hiện đại thì nguồn gốc con người, nguồn gốc dân tộc, bản sắc riêng có để phân biệt các dân tộc với nhau sẽ mất đi, tính đa dạng về văn hóa sẽ không còn. Do vậy, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cần kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại.

3.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

3.2.1. Khái quát thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, nơi có cộng đồng người Thái cư trú

Các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, bao gồm hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Ở đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng chung sống, trong đó người Thái chiếm đa số.

Ở Thanh Hóa, người Thái cư trú ở 11 huyện, nhưng chủ yếu tập trung tại 8 huyện, trong đó có 6 huyện chiếm từ 45 đến hơn 80% trên tổng dân số toàn huyện, đó là: Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Mường Lát; các huyện Như Thanh, Bá Thước chiếm dưới 40%. Ngoài ra một số huyện có người Thái cư trú tập trung thành bản, làng như huyện Ngọc Lặc, Tĩnh Gia, Triệu Sơn. Tổng dân số là người Thái toàn tỉnh Thanh Hóa tính đến tháng 6 năm 2013 là 245.884 người/tổng số dân là đồng bào thiểu số 11 huyện miền núi 693.261 người [5].

Page 116: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

111

Ở Nghệ An, người Thái cư trú tập trung ở 11/20 huyện, thị, thành phố, với Tổng dân số là: 311.181 người/tổng dân số đồng bào thiểu số toàn tỉnh là 476.587 người, chiếm 65.29% dân số của các dân tộc thiểu số ở tỉnh và chiếm 10,54% dân số toàn tỉnh. Trong đó, các huyện có người Thái chiếm từ 70% đến hơn 80% gồm Quế Phong, Quì Châu, Tương Dương, Con Cuông; người Thái chiếm trên 40 % có huyện Quỳ Hợp; các huyện còn lại đều chiếm dưới 40 % dân số toàn huyện [4]. Triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng hệ thống chính trị của những năm qua, miền Tây Nghệ An, Thanh Hóa phát triển tương đối toàn diện, các tiềm năng lợi thế từng bước được khai thác, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn miền núi có khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực. Nông nghiệp, công nghiệp phát triển khá. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và nâng cấp, phát huy hiệu quả. Công tác giáo dục, đào tạo được quan tâm và có chuyển biến tích cực; an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả khá. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao có tiến bộ, phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá được đẩy mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. Hệ thống chính trị ở cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn [126], [127].

Vùng núi phía Tây Nghệ An có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 -2010 đạt 13,07 %. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,56 %, cao hơn giai đoạn 1999 - 2004 là 1,72% và đạt 77 %, tốc độ tăng trưởng năm 2011 đạt 7,71 %, năm 2012 đạt 6,42 %. Tổng giá trị tăng thêm theo giá hiện hành năm 2010 đạt 11.782 tỷ đồng, vượt mục tiêu 10 %, năm 2011 đạt 14.517 tỷ đồng, năm 2012 đạt 16.960 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 11 triệu đồng, gấp 2,4 lần năm 2005 và vượt mục tiêu 29 %, năm 2011 đạt 13,564 triệu đồng, năm 2012 đạt 15,531 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 45,6 % năm 2005 xuống còn 41,32 % vào năm 2010, đạt 85 % mục tiêu; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 28,2

Page 117: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

112

% lên 29,08 %, đạt 79 % mục tiêu; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 26,2 % lên 29,6 %, vượt mục tiêu 1,6 %. Năm 2012, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống còn 38,07 %; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng lên 29,71 %; tỷ trọng dịch vụ nâng lên 32,22 % [126].

Vùng núi phía Tây Thanh hóa có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm, giai đoạn 2011 - 2013 là 9,7 %; GDP bình quân đầu người năm 2012 là 685 USD; năm 2013 ước đạt 830 USD (mục tiêu đến năm 2015 đạt 1.300 USD). Trong đó đến năm 2012 Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 27,9 %, năm 2013 ước còn 22,9 % (giảm 19,83 % so với năm 2010); tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2013 đạt 67 %; 100 % xã có đường ô tô đến trung tâm; 70 % dân số được dùng nước hợp vệ sinh (mục tiêu đến năm 2015 đạt 90 %); Tỷ lệ dân số được dùng điện 94,2 %, trong đó 89,1 % dân số dùng điện lưới (mục tiêu đến năm 2015 là 100 % và 95 %). Tính đến năm 2013, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển toàn diện và đạt được kết quả khá. Năng suất lúa bình quân toàn vùng năm 2010 đạt 41,4 tạ/ha; năm 2013 ước đạt 45,6 tạ/ha, (tăng 4,2 tạ/ha so với năm 2010). Sản lượng lương thực năm 2013 ước đạt 338,5 nghìn tấn, (tăng 20,5 nghìn tấn so với năm 2010). Lương thực bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 400 kg/người/năm, tăng 27 kg so với năm 2010. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2011 - 2013 đạt 17,3 %, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 1.259 tỷ đồng, chiếm 4,6 % giá trị công nghiệp toàn tỉnh. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được khôi phục và có bước chuyển biến tích cực; toàn vùng có 7.191 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chiếm 12,2 % số cơ sở toàn tỉnh, tạo việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh, 11/11 huyện miền núi và 192/196 xã (đạt 98 %) đã phủ sóng điện thoại di động ở trung tâm huyện lỵ, trung tâm xã; 100 % số xã có điện thoại. Dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách đáp ứng nhu cầu của nhân dân [127].

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong những năm gần đây ở miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An được chăm lo tốt hơn. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất

Page 118: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

113

lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hệ thống tổ chức đảng tiếp tục được củng cố và phát triển; tăng cường củng cố và phát triển tổ chức cơ sở đảng, nhất là xóa số xóm, bản chưa có chi bộ và đảng viên; trình độ cán bộ tại chỗ được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các phong trào thi đua yêu nước. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên đạt khá. Đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận, đoàn thể ngày càng được chuẩn hoá. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Thanh Hóa, Nghệ An đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở.

Đối với các địa phương miền Tây tỉnh Nghệ An, từ năm 2003 đến nay, đã tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho 4.934 người là cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Trong đó: trung cấp chuyên môn 914 người, đại học 372 người, trung cấp chính trị 645 người, cao cấp và cử nhân 18 người. Tiếp nhận 563 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học về công tác tại xã; đưa 199 trí thức trẻ về xã nghèo vùng miền núi dân tộc, trong đó 26 người làm phó chủ tịch UBND xã. Tăng cường 25 sĩ quan biên phòng về làm phó bí thư Đảng uỷ ở 25 xã biên giới [126].

Miền núi Thanh Hóa trong 3 năm 2011 - 2013 đã đào tạo chuyên môn cho 1.446 học viên; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 3.750 học viên; bồi dưỡng kiến thức về vận động quần chúng, công tác tôn giáo, công tác khuyến nông - khuyến lâm, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ biên giới…cho 5.003 học viên. Cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên đạt 16,6 %; công chức 38,24 %. Dự án đưa 60 trí thức trẻ về giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã thuộc các huyện nghèo đã được triển khai đồng bộ, đúng kế hoạch; thực hiện chính sách thu hút những người có trình độ đại học chính quy trở lên về công tác tại 11 huyện miền núi đã tuyển chọn được 582 người, góp phần từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở cơ sở. Đã bố trí cán bộ, sỹ quan Bộ đội Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới làm Phó bí thư Đảng ủy ở 16 xã Biên giới Việt - Lào [127].

Page 119: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

114

Tuy nhiên, cho đến nay vùng núi miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn chung còn chậm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nhất là kinh phí đầu tư, đất đai, tài nguyên khoáng sản chưa cao; khai thác trái phép lâm sản, khoáng sản còn xảy ra ở nhiều nơi; một số lĩnh vực phát triển quá nóng; chất lượng nguồn nhân lực có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; cuộc sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước; tội phạm ma túy; các hoạt động truyền đạo, di dịch cư trái pháp luật qua biên giới vẫn còn diễn biến phức tạp; tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn hiệu quả. Từ thực tiễn nêu trên, định hướng trọng tâm trong thới gian tới của vùng phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An là tập trung khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cao hơn nhịp độ tăng trưởng chung của cả hai Tỉnh; cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng, an ninh; từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của cả hai tỉnh và toàn quốc [126], [127].

3.2.2. Thực trạng nhận thức về luật tục người Thái của cán bộ, công chức, viên chức cấp xã và ý thức vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ

3.2.2.1. Tình hình đối tượng khảo sát Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát xã hội học, đối tượng chủ yếu là

cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở cơ quan cấp xã. Lý do lựa chọn đối tượng nêu trên vì cán bộ, công chức, viên chức là những người thực hiện chính sách, pháp luật, sâu sát với người dân, có những hiểu biết cần thiết về phong tục tập quán của đồng bào Thái. Đồng thời, chính họ là những người đã và đang vận dụng luật tục người Thái vào công việc của mình, và sau này cũng chính họ là người thực hiện vận dụng luật tục Thái vào quản lý nhà nước ở cộng đồng dân tộc Thái. Bảng 3.1 cho thấy, tổng số người được khảo sát là

Page 120: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

115

212, trong đó số cán bộ là người Thái 189 người (chiếm 89,15 %), dân tộc khác là 23 người (chiếm 10, 85 %); trình độ Đại học 70 người (chiếm 33 %), trung cấp 110 (chiếm 52 %), cụ thể:

Bảng 3.1: Tình hình đối tượng khảo sát Cán bộ xã

Nội dung khảo sát Thành phần dân tộc Tổng Số

thứ tự Kinh % Thái % DT

khác % Số %

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Số lượng, tỷ lệ 22 10 189 89 1 0 212 100 2 Tôn giáo 0 0 3 Là đảng viên 16 8 150 71 1 0 167 79

Giáo dục phổ thông: -Cấp 2 0 19 9 19 9 4 -Cấp 3 22 10 170 80 1 0 193 91 Trình độ chuyên môn: -Sơ cấp 0 14 7 14 7 -Trung cấp 7 3 103 49 110 52

5

-Đại học 12 6 57 27 1 0 70 33 Trình độ lý luận chính trị:-Sơ cấp 6 3 76 36 82 39 -Trung cấp 8 4 72 34 80 38

6

-Cao cấp, cn 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp phụ lục 1. 3.2.2.2. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở cơ cở về luật

tục người Thái Việc nâng cao nhận thức về vai trò của luật tục người Thái đã được

chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái quan tâm, thể hiện ở một số nội dung cụ thể qua tổng hợp phiếu khảo sát xã hội học. Tổng số người được hỏi biết rõ luật tục người Thái chiếm 17 %, số người biết luật tục người Thái chiếm 48 %; số người trả lời biết ít về luật tục người Thái chiếm 33 % và số người không biết luật tục người Thái chiếm khoảng 2 %. Như vậy số người biết rõ và biết luật tục người Thái chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 65 %). Điều này khẳng định, đa số cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cơ bản có hiểu biết về luật tục người Thái, đây là yếu tố thuận lợi trong quá trình triển khai vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở [chi tiết xem số thứ tự 9, phần II, trang 1, phụ lục số 1].

Page 121: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

116

Khi hỏi về vai trò điều chỉnh của luật tục người Thái trong đời sống cộng đồng, số phiếu trả lời điều chỉnh thường xuyên chiếm 19 %, điều chỉnh bình thường chiếm tỷ 67 %, không điều chỉnh chiếm hơn 13 %. Như vậy, tỷ lệ trả lời về vai trò điều chỉnh của luật tục Thái cao hơn số trả lời không điều chỉnh. Ở đây thể hiện luật tục người Thái vẫn còn sức sống trong cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam [chi tiết xem số thứ tự 10, phần II, trang 1, phụ lục số 1].

Trả lời câu hỏi luật tục người Thái điều chỉnh những lĩnh vực nào của đời sống xã hội, kết quả tổng hợp cho thấy có 78 % ý kiến trả lời điều chỉnh lĩnh vực xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng; 64 % trả lời điều chỉnh lĩnh vực hôn nhân gia đình; 48 % trả lời điều chỉnh lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường và từ 41 % đến 44 % trả lời điều chỉnh các lĩnh vực: Lao động sản xuất, trật tự an toàn xã hội, học tập sáng tạo, sinh hoạt tín ngưỡng. Như vậy, phải khẳng định, trong thời gian qua luật tục người Thái đã đồng hành cùng với các thiết chế quản lý hiện hành, ở các mức độ khác nhau nó tiếp tục điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng người Thái, góp phần vào xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh [chi tiết xem số thứ tự 11, phần II, trang 1, phụ lục số 1].

Kết quả khảo sát về sự cần thiết vận dụng luật tục người Thái trong quản lý của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái thấy rằng, số phiếu trả lời cần thiết phải vận dụng chiếm tỷ lệ khá cao 84 %, số phiếu trả lời không cần thiết chỉ chiếm tỷ lệ 11 %. Về lĩnh vực cần vận dụng, các ý kiến đồng tình cao vận dụng trong xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng chiếm 93 %; lĩnh vực hôn nhân, gia đình chiếm 76 %; lĩnh vực trật tự an toàn xã hội chiếm 60 %; bảo vệ môi trường 50 %; các lĩnh vực khác như: sinh hoạt tin ngưỡng, lao động sản xuất, học tập sáng tạo chiếm từ 37 đến 46 % [chi tiết xem số thứ tự 14-15, phần III, trang 2, phụ lục số 1]. Từ những ý kiến nêu trên có thể rút ra nhận xét: Việc vận dụng luật tục người Thái vào quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái là hết sức cần thiết, là yêu cầu khách quan trong điều kiện nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong quá trình tìm kiếm sự hài hòa giữa tập quán và pháp luật để xây dựng chính quyền cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

Page 122: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

117

Nhận thức về mục đích, ý nghĩa vận dụng luật tục người Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở, các ý kiến cho rằng: Việc vận dụng luật tục người Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở là nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái chiếm 89 %; nhằm khắc phục những tồn tại, lạc hậu của luật tục dân tộc Thái chiếm 68 %; góp phần thực hiện dân chủ cơ sở 68 %; góp phần xây dựng nông thôn mới chiếm 67 %; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở chiếm 64%; giữ gìn trật tự an toàn xã hội chiếm 62 %; nhằm giáo dục nhân dân lao động sản xuất, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại chiếm 61 %. Như vậy, đa số ý kiến được hỏi nhận thức được tầm quan trọng của sự vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái, coi đây là việc làm cần thiết, nhằm vừa bảo tồn những giá trị tốt đẹp, vừa khắc phục những hạn chế của luật tục người Thái trong thời gian tới. Mặt khác, vận dụng luật tục người Thái sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở trên một số lĩnh vực nhất định [chi tiết xem số thứ tự 16, phần III, trang 2, phụ lục số 1].

Khi hỏi về sự cần thiết phải hiểu biết luật tục dân tộc Thái hay không của cán bộ chính quyền cơ sở trong quá trình vận dụng vào quản lý nhà nước, các ý kiến trả lời cần thiết phải biết rõ chiếm 49 %; có biết chiếm 33 %; hiểu biết không nhiều chiếm 11 %. Không có ý kiến nào cho thấy để vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái cán bộ chính quyền cơ sở không cần thiết phải biết luật tục dân tộc Thái. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực nhận thức luật tục người Thái cho cán bộ, công chức ở cơ sở [chi tiết xem số thứ tự 17, phần III, trang 2, phụ lục số 1].

Trả lời câu hỏi về những khó khăn nội tại của cán bộ chính quyền cơ sở khi công tác ở vùng dân tộc Thái, các ý kiến cho thấy có 40 % trả lời là khó khăn và 41 % trả lời không khó khăn. Nguyên nhân của những khó khăn là: Do bất đồng ngôn ngữ 29 %; do chưa hiểu biết về luật tục Thái và do trình độ 24 %; nguyên nhân khác 13 %. Trả lời câu hỏi có đặc điểm gì khác trong quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái, các ý kiến cho rằng: Nhận thức của người dân còn hạn chế (chiếm 69 %); có sự khác biệt về

Page 123: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

118

tập quán, ngôn ngữ 41 %; có khó khăn trong tuyên truyền nhân dân thực hiện pháp luật 33 %. Đây cũng là một trong những thông tin quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp trong thực hiện đề tài [chi tiết xem số thứ tự 2-25, phần III, trang 3, phụ lục số 1].

3.2.2.3. Ý thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của cán bộ, công chức ở cơ sở

Khảo sát về ý thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở cho thấy: Có 40 % ý kiến trả lời đã vận dụng nhiều; 53 % ý kiến trả lời đã vận dụng một phần và chỉ có 9 % ý kiến trả lời là không vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở [chi tiết xem số thứ tự 18, phần III, trang 2, phụ lục số 1]. Khi hỏi hiệu quả từ sự vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở, các ý kiến trả lời đạt hiệu quả cao chiếm 27 %; đạt hiệu quả chiếm 53 %; đạt hiệu quả thấp chiếm 16 %, và chỉ có 1/212 phiếu trả lời không đạt hiệu quả khi vận dụng luật tục Thái trong quản lý Nhà Nhà nước ở cơ sở [chi tiết xem số thứ tự 20, phần III, trang 3, phụ lục số 1]. Như vậy, thông qua các ý kiến trả lời câu hỏi điều tra xã hội học, đa phần ý kiến đã vận dụng luật tục Thái và thấy được hiệu quả trong quá trình vận dụng, điều này chứng tỏ cán bộ chính quyền cơ sở bước đầu đã có ý thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước và kết quả vận dụng là khả thi và khá hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp vận dụng trong thời gian tới.

Kết quả khảo sát về hình thức vận dụng luật tục người Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của cán bộ cơ sở, các ý kiến trả lời cho rằng: Vận dụng thông qua hình thức tuyên truyền, thuyết phục chiếm 61 %; thông qua hình thức họp dân 60 %; các ý kiến còn lúng túng trong hình thức vận dụng chiếm 11 % [chi tiết xem số thứ tự 19, phần III, trang 3, phục lục số 1]. Trả lời câu hỏi, trong thời gian tới cần sử dụng hình thức nào trong quản lý cộng đồng người Thái tốt hơn, đa số ý kiến nhất trí với hình thức tuyên truyền, thuyết phục (chiếm 69 %); hình thức họp dân (chiếm 62 %) [chi tiết xem số thứ tự 28, phần III, trang 4, phụ lục số 1]. Như vậy, thông qua các ý kiến đề xuất hình thức vận dụng trong thời gian tới, cơ bản phù hợp với hình thức đã

Page 124: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

119

được vận dụng, đồng thời những nội dung trên cũng trùng hợp với định hướng nghiên cứu của tác giả.

Về biện pháp vận dụng luật tục người Thái của chính quyền cơ sở, các ý kiến trả lời gắn với việc thực hiện hương ước của thôn, bản chiếm 76 %; gắn với thực hiện dân chủ cơ sở chiếm 61 %; gắn với công tác chuyên môn và thông qua phương tiện thông tin đại chúng chiếm 50 %; chỉ có 23 % ý kiến đã vận dụng biện pháp phát huy vai trò của ông mo, bà một trong sinh hoạt tín ngưỡng [chi tiết xem số thứ tự 21, phần III, trang 3, phụ lục số 1]. Về đề xuất biện pháp vận dụng luật tục người Thái trong thời gian tới, có 64 % ý kiến trả lời cần gắn với thực hiện hương ước của thôn, bản; 59 % ý kiến cần gắn với thực hiện qui chế dân chủ cơ sở; 52 % ý kiến cần thông qua các phương tiện thông tin; 42 % gắn với công tác chuyên môn và 18 % ý kiến cần phát huy vai trò của các ông mo, bà một; chỉ có 10 % ý kiến cho rằng còn lúng túng trong biện pháp vận dụng [chi tiết xem số thứ tự 29, phần III, trang 4, phụ lục số 1]. Thông qua nội dung khảo sát này cho chúng ta thấy thực tế biện pháp vận dụng luật tục người Thái chủ yếu được thể chế vào các hoạt động tự quản ở thôn, bản, gắn với thực hiện hương ước và qui chế dân chủ cơ sở. Việc đề xuất giải pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý cộng đồng người Thái cơ bản tương thích với các biện pháp đã vận dụng trước đó.

Khảo sát về thực trạng và nhu cầu học chữ Thái cho thấy, số người biết chữ Thái chiếm 31 %, số phiếu trả lời không biết chiếm 63 %. Khi hỏi về nhu cầu học chữ Thái, số phiếu trả lời có chiếm 80 %, và số trả lời không chỉ chiếm 11 % [chi tiết xem số thứ tự 12 - 13, phần II, trang 1, phụ lục số 1]. Trả lời câu hỏi cán bộ chính quyền cơ sở nơi có đa số đồng bào dân tộc Thái cư trú có cần biết tiếng dân tộc Thái hay không, thì có 97 % ý kiến trả lời phải biết và chỉ có 3 % ý kiến trả lời cán bộ chính quyền cơ sở không cần biết tiếng dân tộc Thái [chi tiết xem số thứ tự 22, phần III, trang 3, phụ lục số 1]. Về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, các ý kiến trả lời: có 47 % ý kiến cho là cần được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về luật tục, phong tục tập quán của người Thái và kiến thức chung về nghiệp vụ chuyên môn; có 42 % ý kiến cần được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý nhà nước [chi tiết xem số thứ tự 31, phần IV, trang 5, phụ lục số 1].

Page 125: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

120

Qua tỷ lệ ý kiến nêu trên, số người không biết chữ dân tộc Thái và số người có nhu cầu học chữ Thái chiếm tỷ lệ khá cao và gần như tỷ lệ thuận giữa thực trạng và nhu cầu. Như vậy, đa số người được hỏi, trong đó chủ yếu là người Thái không biết chữ của dân tộc mình, và nhu cầu học chữ Thái nói riêng, bảo tồn, phát huy văn hóa người Thái nói chung đã và đang được chính quyền các cấp và nhân dân quan tâm. Yêu cầu đối với cán bộ cơ sở về sự cần thiết phải biết tiếng dân tộc Thái chiếm tỷ lệ rất cao (97 %) và nhu cầu bồi dưỡng luật tục, phong tục tập quán người Thái của cán bộ cơ sở là chính đáng, phù hợp với điều kiện hoạt động của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái hiện nay.

Kết quả khảo sát cho ý kiến về định hướng lĩnh vực nào của luật tục người Thái cần vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở trong thời gian tới thấy rằng: Có 79 % ý kiến cần vận dụng để xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng; 58 % ý kiến vận dụng trong quản lý tài nguyên, môi trường; 50 % ý kiến cần vận dụng vào quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội và tuyên truyền giáo dục nhân dân lao động sản xuất; 47 % ý kiến cần vận dụng trong lĩnh vực hôn nhân gia đình; 45 % ý kiến cần vận dụng trong giáo dục học tập, khuyến học, khuyến tài; 26 % ý kiến vận dụng trong quản lý các hoạt động tín ngưỡng...[chi tiết xem số thứ tự 26, phần III, trang 3-4, phụ lục số 1]. Trả lời câu hỏi trong thời gian tới để quản lý nhà nước ở cơ sở cộng đồng người Thái được tốt hơn cần quan tâm những nội dung gì, các ý kiến cho rằng: Có 70 % ý kiến trả lời cần quan tâm tăng cường tuyên truyền nhân dân thực hiện pháp luật, cần ưu tiên hợp lý cơ cấu cán bộ là người dân tộc Thái, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng người Thái; có 68 % ý kiến trả lời cần nghiên cứu tìm hiểu đầy đủ luật tục dân tộc Thái, cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, và phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị; 58 % ý kiến cần nghiên cứu bổ sung qui ước, hương ước làng bản...[chi tiết xem số thứ tự 27, phần III, trang 4, phục lục số 1]. Như vậy, ý kiến về những nội dung cần quan tâm trùng hợp với những giá trị xã hội của luật tục người Thái đã được phân tích ở phần trên và là cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo đề xuất các giải pháp phù hợp với tâm tư, nguyên vọng của cán bộ, công chức của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái.

Page 126: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

121

3.2.3. Kết quả vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở một số cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam 3.2.3.1. Tình hình đối tượng khảo sát

Tác giả đã lựa chọn 14 xã trực thuộc hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (mỗi tỉnh 7 xã), để khảo sát. Tiêu chí chính để lựa chọn là những xã vùng dân tộc Thái, có đa số đồng bào Thái sinh sống.

Bảng 3.2: Tình hình chung của các xã được khảo sát Tên đơn vị khỏa sát Dân số

Tỉnh Huyện Xã Diện tích(ha) Thái Khác Tổng

Con Cuông Bình Chuẩn 18.221 4.329 36 4.365 Quì Hợp Nam Sơn 6.165 1.514 6 1.520 Quế Phong Châu Kim 6.129 4.485 138 4.623

Châu Tiến 1.425 4.178 914 5.092 Quì Châu Châu Bình 13.190 5.755 3.706 9.461 Tam Đình 13.185 4.196 86 4.282

Nghệ An

Tương Dương Tam Thái 11.267 3.772 199 3.971

Bá Thước Kỳ Tân 3.001 4.015 44 4.061 Lang Chánh Tam Văn 4.436 3.616 5 3.621 Quan Hóa Xuân Phú 2.445 568 485 1.053 Thường Xuân Xuân Chinh 7.334 2.104 3 2.107 Quan Sơn Trung Hạ 3.476 3.575 122 3.697

Tén Tằn 12.059 3.217 850 4.067

Thanh Hóa

Mường Lát Quang Chiểu 11.035 4.638 690 5.328

Nguồn:Tổng hợp phụ lục 2. 3.2.3.2. Kết quả vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước Kết quả tổng quát về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có

bước chuyển biến tích cực, bình quân trong 5 năm gần đây của 14 xã là 9.05 % tương đối cao so với mặt bằng của cả nước. Xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất là 17 %, xã có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là 16,1 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân 37.3%, một số xã có tỷ lệ hộ nghèo khá thấp (16.7 %) [Phụ lục 2, phần 6, tr.5].

Về kết quả vận dụng trực tiếp: Qua khảo sát ở 14 xã có đa số đồng bào Thái cư trú cho thấy, một số cán bộ, công chức, viên chức là người Thái, nhất là người lãnh đạo, người đứng đầu và một số cán bộ chuyên môn đã vận dụng luật tục trong công tác của mình (chiếm khoảng hơn 60%). Nội dung vận dụng chủ yếu là trong công tác tuyên truyền thuyết phục người dân chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, chẳng hạn như: Việc tuyên truyền nhân

Page 127: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

122

dân thực hiện các dự án tái định cư, dự án di giãn dân nội vùng, nếu không thông qua những người có uy tín, những cán bộ biết rõ phong tục, tập quán, luật tục để vận động thì dự án sẽ khó thực hiện và nếu chỉ thông qua những lợi ích kinh tế, không tính đến các yếu khác bền vững hơn để vận động người dân thì kết quả của dự án sẽ không được như mong muốn (dự án tái định cư thủy điện bản Vẽ (Nghệ An), có thời điểm một bộ phận người dân đã quay lại nơi ở cũ, gây khó khăn cho chính quyền các cấp); hoặc vận dụng luật tục để xử lý một số lĩnh vực: trong lĩnh vực an ninh trật tự, việc giải quyết các vụ trộm cắp, cán bộ chuyên môn và bộ máy tự quản ở bản thông qua vận dụng luật tục để giải quyết chiếm 145/151 vụ (chiếm hơn 96%); hay việc giải quyết các tranh chấp mẫu thuẫn khác, cơ sở đã chủ động giải quyết 343/412 vụ (chiếm hơn 83%)...đây là những dẫn chứng về hiệu quả của việc vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước ở cơ sở [mục 5, trang 4, phụ lục số 2]. Thông qua những người lớn tuổi, là chủ gia đình, kết quả khảo sát 100 hộ gia đình người Thái cho thấy, khi được hỏi họ có sử dụng phong tục, tập quán, luật tục giáo dục con cháu không, số trả lời có là 93/100 phiếu, chỉ có 7 phiếu trả lời không [Phụ lục số 3].

Một thực tế sinh động khi tác giả khảo sát ở các xã, bản về vận dụng luật tục người Thái theo phương thức trực tiếp. Chẳng hạn tại bản Nam Sơn, xã Môn Sơn (huyện Con Cuông), phần lớn đất rừng thuộc quyền quản lý của vườn quốc gia Pù Mát. Đúng vào dịp tác giả khảo sát, vườn quốc gia Pù Mát đã thành lập đoàn truy quét lâm sản, đặt sào chốt chặn ngay cửa rừng. Việc làm này là đúng qui định, nhưng do thiếu phương pháp tiếp cận, và thiếu cán bộ am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào Thái, nên khi thực thi nhiệm vụ đã gây bức xúc, mâu thuẫn với người dân, cho đến khi chính quyền cơ sở vào cuộc, bổ sung cán bộ am hiểu tập quán để vận động, tuyên truyền người dân thì tình hình mới ổn định. Hoặc một ví dụ nữa, khi dự đám cưới của một gia đình ở xã Môn Sơn, có cả lãnh đạo xã cùng dự. Thông thường, thấy cán bộ đến, chủ nhà cũng như các thành viên dự đám cưới hết sức trân trọng, họ mời chúng tôi lên ngồi “mâm trên”, một chỗ theo phong tục là nơi trang trọng. Những người ngồi “mâm trên” chủ yếu là các bậc cao niên, trưởng họ, người

Page 128: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

123

có uy tín trong cộng đồng. Trong lúc nói chuyện, đồng chí lãnh đạo xã đã “tranh thủ” giới thiệu một số chủ trương chính sách mới, đặc biệt là những vấn đề sát sườn với đồng bào, được các thành viên hết sức chú ý v.v...

Kết quả vận dụng gián tiếp: - Kết quả vận dụng vào xây dựng, bổ sung qui chế, hương ước Đối với việc vận dụng xây dựng bổ sung các loại qui chế cho thấy, kết

quả khảo sát 14 xã thì có 02 xã (Bình Chuẩn và Bồng Khê huyện Con Cuông) có vận dụng luật tục để xây dựng qui chế, nội dung vận dụng là việc xác định tôn trọng vai trò của phong tục tập quán trong đời sống cộng đồng, khi cán bộ, công chức làm việc với người dân trong quá trình vận động, tuyên truyền cần sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ Thái, hoặc sử dụng phong tục tập quán để diễn đạt cho người dân dễ dàng tiếp thu, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Đối với việc xây dựng hương ước, kiểm tra 28 bản hương ước của 14 xã (mỗi xã chọn 2 hương ước) thấy rằng, 21 bản hương ước (chiếm 75%) đã có vận dụng luật tục người Thái vào xây dựng hương ước, nhưng chưa đầy đủ và cách bố trí chưa thật sự khoa học. Chẳng hạn, hương ước chỉ mới ghi nhận một số nội dung như: Hạn chế dùng rượu trong cưới xin, ma chay; người chết không để lâu ngày và bảo đảm bảo vệ sinh môi trường (thường thì không quá một ngày); giữ gìn đoàn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm; giữ gìn trật tự trị an, không gây ồn ào trong bản vào đêm khuya... - Một số kết quả cụ thể trên một số lĩnh vực có liên quan

Về lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường: Các xã được khảo sát đã tuyên truyền vận động nhân dân quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, hầu hết phong trào trồng rừng được chú trọng. Từ đó độ che phủ rừng đạt cao, xã thấp nhất 50 % (xã Quang Chiểu huyện Mường Lát), xã cao nhất lên đến 97 % (Xã Châu Tiến huyện Quì Châu). Tỷ lệ bình quân độ che phủ của rừng ở 7 xã được khảo sát ở Thanh Hóa và 7 xã ở Nghệ An cơ bản tương đương (Nghệ An 74,3 %, Thanh Hóa 73.53 %), tỷ lệ bình quân chung các xã của hai tỉnh là 74,03 %, cao hơn so với bình quân chung của cả nước ở thời điểm 2013 là 31,03 % (tỷ lệ này cả nước khoảng 42 % 2013 - nguồn của Bộ NNPT nông thôn). Mặc dầu là các xã có tiềm năng về khoáng sản, nhưng kết quả khảo sát

Page 129: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

124

cho thấy một số xã trong năm năm (2009 - 2013) không để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép (như xã Châu Bình - huyện Quì Châu, xã Châu Kim huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An; xã Kỳ Tân huyện Bá Thước, xã Xuân Phú huyện Quan Hóa, xã Tén Tằn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa). Hạn chế tối đa số vụ cháy rừng và phát rừng làm nương rẫy: Có 8/ 14 xã được khảo sát trong 5 năm 2009 - 2013 không có cháy rừng; 8/14 xã không có vụ vi phạm phát rừng làm rẫy, một số xã có xảy ra, nhưng nhỏ lẻ, không đáng kể về diện tích, được cấp ủy, chính quyền cơ sở xử lý kịp thời. Về vi phạm khai thác lâm sản trái phép của 14 xã trong 5 năm, trong đó có 3 xã không có vụ vi phạm nào (gồm xã Châu Kim huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An; xã Tam Văn huyện Lang Chánh, xã Tén Tằn huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa). Số vụ vi phạm về quản lý bảo vệ tài nguyên nước được hạn chế tối đa (13/14 xã không có vi phạm). làm tốt công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có 10/14 xã không xảy ra vi phạm [Phụ lục 2, phần 1, tr.1]. Như vậy thông qua những thông tin trên thấy rằng, từ sự vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở, tài nguyên, môi trường được bảo vệ tốt hơn, tiêu chí nổi bật nhất là độ che phủ rừng của vùng này khá cao, số vụ xâm hại tài nguyên, môi trường được hạn chế tối đa.

Về trật tự an toàn xã hội: Tổng hợp số vụ vi phạm trật tự an toàn xã hội ở 14 xã được khảo sát trong 5 năm là 609 vụ, như vậy mỗi năm, mỗi xã có 9,5 vụ vi phạm, con số này không đáng kể so với việc chính quyền cơ sở và bộ máy tự quản thôn bản đã chủ động giải quyết lên đến 540 vụ (chiếm hơn 88 %), số còn lại cấp trên giải quyết chỉ chiếm tỷ lệ thấp (hơn 10 %). Những vụ việc gây rối trật tự công cộng có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân do say rượu dẫn đến gây rối vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm hơn 50 %). Tình hình trộm cắp trong cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ theo số liệu khảo sát xảy ra không nhiều, mỗi năm, bình quân mỗi xã có 2 vụ/ năm, và đa số vụ việc được giải quyết ngay tại cơ sở (chiếm 96 %). Tình hình vi phạm về quản lý kinh tế không nhiều, có 12 xã trong năm năm (2009 - 2013) không có vụ việc vi phạm nào phát sinh [Phụ lục 2, phần 5, tr.4]. Đơn thư khiếu nai tố cáo được hạn chế, có 7/14 xã/5 năm không có đơn thư khiếu nại tố cáo; số vụ

Page 130: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

125

tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân không đáng kể và được giải quyết ngay từ cơ sở [Phụ lục 2, phần 2, tr.1-2]. Kết quả trên cho thấy, chính quyền cơ sở và bộ máy tự quản ở thôn, bản đã vận dụng tập quán cùng với các công cụ quản lý nhà nước chủ động giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân, hạn chế tối đa các vụ vi phạm hành chính, kinh tế, hình sự, các vụ việc chuyển cấp trên giải quyết không đáng kể.

Về giáo dục - đào tạo: Thông qua chủ trương chung của Đảng, Nhà nước và sự sáng tạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã ở những vùng có người Thái cư trú tập trung, một số địa phương đã xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp học chữ Thái, tiếng Thái cũng như phong tục, tập quán của người Thái ngay tại đại phương mình. Ở cấp huyện thường được tổ chức tại Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện (bình quân mỗi năm 2 lớp, bình quân mỗi lớp khoảng 50 học viên); ở cấp xã tổ chức ở Trung tâm học tập cộng đồng, thậm chí một số bản làng, nhờ có một số dự án tài trợ đã tổ chức được lớp học chữ Thái (như bản Đình xã Chi Khê). Từ ý thức coi trọng sự học, việc học, một số xã tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khá cao, có 5/14 xã đạt từ 50 % đến 100 % số trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ phổ cập giáo dục đào tạo ở các cấp học, bậc học đến năm 2013 đạt khá. Có 100 % số xã được khảo sát đã phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; 11/14 xã đã phổ cập tiểu học đạt 100% và 7/14 xã đã phổ cập trung học cơ sở; một số xã có số học sinh thi đậu vào các trường cao đảng, đại học đạt khá như: xã Châu Bình huyện Quì Châu, xã Tam Đình huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An... [Phụ lục 2, phần 6, tr.5]. Như vậy, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng với sự nỗ lực sáng tạo của các địa phương, bộ mặt giáo dục - đào tạo miền núi vùng dân tộc Thái đã từng bước phát triển.

Về xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng: Trên thực tế, những giá trị của luật tục người Thái vẫn hiện hữu trong cộng đồng người Thái, thông qua số liệu khảo sát cho thấy, khối đại đoàn kết trong cộng đồng người Thái cơ bản được tiếp tục phát huy. Tinh thần tương thân, tương ái, góp sức xây dựng cộng đồng ngày càng được chú trọng. Mặt dù đời sống người dân còn nhiều khó khăn, nhưng các xã được khảo sát hàng năm đều cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đóng góp ủng hộ quĩ vì người nghèo, các cuộc vận động ủng hộ thiên

Page 131: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

126

tai, lũ lụt. Tỷ lệ làng, bản văn hóa đạt khá (có 4 xã đạt 100 %, 2 xã đạt trên 87 %). Hoạt động của các tổ chức Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội tương đối đồng đều, qua khảo sát kết quả phân loại 5 năm trở lại đây cho thấy, nhiều tổ chức hoạt động có hiệu quả, như: tổ chức Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, MTTQ. Nhiều xã đã duy trì được các câu lạc bộ giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (có 4/14 xã đã xây dựng được các Câu lạc bộ dân ca Thái, Câu lạc bộ cồng chiêng…); 100 % số thôn bản của 14 xã được khảo sát đã xây dựng được qui ước, hương ước mới, tuy nhiên một số hương ước vẫn còn sơ sài, có nơi cùng một biểu mẫu giống nhau, không có đặc thù của địa phương, đơn vị mình, một số chưa vận dụng những giá trị của luật tục vào hương ước để điều chỉnh các quan hệ trong cộng đồng thôn, bản cũng như các nội dung quản lý nhà nước ở cơ sở [Phụ lục 2, phần 2, tr.1-2].

Về hôn nhân, gia đình: Số cặp kết hôn theo tục “trộm vợ” không nhiều chỉ 4 trường hợp trong tổng số 2.862 trường hợp kết hôn (có thể số liệu này chưa thật sự chính xác, theo tác giả số liệu còn cao hơn). Tục “trộm vợ” là một hình thức kết hôn theo tập quán người Thái, do nhiều nguyên nhân khác nhau không thể tổ chức đám cưới, nên tạo điều kiện để những đôi yêu nhau kết hôn được coi là hợp tục chứ chưa phải là hợp pháp; xung đột trong gia đình người Thái được giải quyết ngay tại cơ sở, qua số liệu khảo sát cho thấy: Tỷ lệ hòa giải thành công thông qua hoạt động tự quản ở bản chiếm 67,69 %, thông qua chính quyền cơ sở chiếm 29,48 %, số còn lại là hòa giải thông qua Tòa án. Như vậy, các xung đột trong gia đình người Thái chủ yếu được hòa giải tại cơ sở, tỷ lệ hòa giải thông qua Tòa án ở mức rất thấp; tỷ lệ ly hôn chiếm 0,008 % (24 cặp ly hôn/2.862 cặp kết hôn), so sánh giữa tỷ lệ kết hôn với tỷ lệ ly hôn của các đơn vị được khảo sát thì thấy tỷ lệ ly hôn của người Thái tương đối thấp [Phụ lục 2, phần 3, tr.3].

Về tín ngưỡng, tôn giáo: Hầu hết người Thái ở Việt Nam nói chung, Bắc Trung bộ nói riêng không theo các tôn giáo, nếu có thì chủ yếu do bị lôi kéo hoặc một số rất ít do kết hôn với ngươì có đạo, đây là một yếu tố thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Trong số 14 xã được khảo sát, thì chỉ có 4 xã là có người theo đạo, trong đó 1 xã duy nhất có 4 người theo đạo Thiên

Page 132: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

127

chúa (xã Châu Bình huyện Qùy Châu tỉnh Nghệ An), theo đạo Tin lành có 62 trường hợp (đều tập trung ở xã Quang Chiểu huyện Mường Lát Thanh Hóa), số này cơ bản đã được chính quyền tuyên truyền vận động trở lại truyền thống của mình. Người Thái theo tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên (phi hườn) hoặc thờ cúng những linh hồn có công khai phá đất đai, đem lại ấm no cho cộng đồng hoặc thờ cúng trời, đất, rừng núi…Số vụ vi phạm pháp luật về tôn giáo trong 5 năm của 14 xã được khảo sát chỉ có duy nhất một vụ và được giải quyết ngay tại cơ sở (xã Tam Thái - huyện Tương Dương). Số người là chủ lễ trong các lễ nghi tín ngưỡng không còn nhiều, số ông mo, bà một chỉ có 65 người trên tổng số 14 xã được khảo sát, bình quân mỗi xã khoảng hơn 4 người, nhưng trên thực tế nhiều xã không có người nào nữa. Để hạn chế văn hóa ngoại lai, bảo tồn những giá trị của dân tộc, đây là vấn đề chính quyền các cấp cần lưu ý [Phụ lục 2, phần 4, tr.3-4]. Như vậy, luật tục người Thái, hay nói cách khác phong tục tập quán của đồng bào Thái ở Bắc Trung bộ vẫn luôn được cộng đồng người Thái duy trì và phát triển. Tuy luật tục ngày nay chưa trực tiếp điều chỉnh các quan hệ hành chính như một nguyên tắc, nhưng luật tục vẫn tự tại, có sức sống một cách tự nhiên, song song với pháp luật, điều lệ, quy chế, quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội, một số quan hệ có liên quan đến quản lý nhà nước, các quan hệ gia đình, nội tộc, thông gia, đặc biệt nổi bật hơn cả là thường xuyên điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, việc cưới, việc tang, các hoạt động tương thân tương ái trong cộng đồng. Mặc cho cơ chế thị trường đã thấm sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, nhưng đồng bào Thái vẫn lưu giữ được những đặc trưng cơ bản của dân tộc mình và rất mong muốn giữ gìn, phát huy. Ngôn ngữ, chữ viết là một ví dụ, nhiều lớp học tiếng Thái, học chữ Thái được mở thường xuyên ở các huyện, các xã có người Thái cư trú tập trung; nhiều lễ hội được khôi phục; nhiều lễ nghi tín ngưỡng được tôn trọng, tạo điều kiện phát triển; các hoạt động sưu tầm, giới thiệu dân ca, dân vũ...được chú trọng, tăng cường. Một mặt lưu giữ những nét đặc sắc của dân tộc Thái, mặt khác đồng bào Thái đã có ý thức loại bỏ dần khỏi cuộc sống những tập quán lạc hậu cho phù hợp với đời sống hiện đại.

Page 133: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

128

3.2.3.3. Hạn chế của việc vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở một số cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam

- Hạn chế về nhận thức, ý thức vận dụng Tỷ lệ số người biết rõ luật tục dân tộc Thái không nhiều, chỉ chiếm 17

%; số người biết về luật tục dân tộc Thái chưa đầy một nửa (1/2) trên tổng số được khảo sát và một thực tế đáng quan tâm là vẫn còn một số không biết gì về luật tục dân tộc Thái, đây là những khó khăn sẽ tác động đến quá trình vận dụng luật tục người Thái trong quan lý Nhà nước của chính quyền cơ sở.

Trên cơ sở đánh giá của các nhà khoa học và phân tích của tác giả ở phần trên, luật tục người Thái có giá trị xã hội to lớn như vậy, nhưng vị trí, vai trò của luật tục người Thái trong quản lý xã hội chưa được đề cao tối đa, chính quyền cơ sở chưa quan tâm vận dụng một cách có hệ thống. Vẫn còn tỷ lệ nhất định có ý kiến không cần thiết phải vận dụng luật tục người Thái vào quản lý nhà nước ở cơ sở (chiếm 11%).

Số người Thái không biết chữ Thái, không biết phong tục, tập quán của người Thái còn nhiều, người biết chữ Thái chiếm tỷ lệ thấp, thậm chí có bản, làng không có người nào biết chữ Thái và phần đa thế hệ trẻ không nắm được phong tục tập quán của dân tộc mình; do mặt trái của cơ chế thị trường, có những người đặt lợi ích kinh tế trên hết, nên tính cố kết cộng đồng có nơi bị phá vỡ. Tình làng nghĩa xóm, tình họ hàng, thông gia có khi mờ nhạt...

- Hạn chế trong qúa trình vận dụng Về phương thức vận dụng trực tiếp. Một số cán bộ, công chức, trong đó

có cả người Thái chưa quan tâm vận dụng luật tục vào công việc của mình (chiếm gần 40%), đây là một điều đáng tiếc. Hầu hết các địa phương, cơ sở được khảo sát chưa vận dụng luật tục thông qua các ông mo, bà một. Một mặt vừa không quản lý hiệu quả các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của các ông mo, bà một, mặt khác chưa tranh thủ được uy tín của họ để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vẫn còn mốt số ít hộ gia đình (chiếm 7%) chưa quan tâm sử dụng những giá trị của phong tục, tập quán để giáo dục cho con cháu trong gia đình.

Page 134: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

129

Về phương thức vận dụng gián tiếp. Tất cả các xã, các bản làng người Thái không có Hội đồng tư vấn phong tục tập quán và Tổ tư vấn phong tục tập quán, đây là hạn chế về mặt cơ chế, một sự thiệt thòi cho cộng đồng người Thái. Nếu văn hóa nói chung, phong tục tập quán nói riêng không được ứng xử một cách đúng đắn thì nó sẽ biến tướng thành thứ văn hóa hỗn tạp (vụ ban nhạc Fben dùng khăn piêu của người Thái để đóng khố biểu diễn nghệ thuật trên truyền hình VTV3 là một ví dụ điển hình). Việc vận dụng luật tục người Thái vào xây dựng, bổ sung qui chế, qui định chưa được quan tâm đúng mức (kết quả khảo sát có 12/14 xã chưa vận dụng vào xây dựng qui chế, qui định); vận dụng trong xây dựng hương ước, mặc dầu đã có nhưng chưa sâu, chưa cụ thể và còn có 7/28 bản được khảo sát (chiếm 25%) chưa vận dụng luật tục người Thái vào xây dựng, bổ sung hương ước của bản, nhưng bản hương ước này được sao chép một cách máy móc, giống như hương ước của các làng, xóm miền xuôi.

Kết quả khảo sát trên một số lĩnh vực cụ thể trong quản lý nhà nước còn hạn chế, cụ thể như:

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người còn thấp (8,9 triệu đồng), tỷ lệ hộ nghèo còn cao (bình quân 37,3 %), thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới chậm, chưa đạt yêu cầu (bình quân mới đạt 7/19 tiêu chí) [Phụ lục 2, phần 6, tr.5]. Việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản xuất còn chậm và chưa đồng đều giữa các vùng, các địa phương.

Trong bảo vệ tài nguyên, môi trường. Một số xã còn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, với số vụ vi phạm khá cao (xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông 37 vụ, xã Tam Đình huyện Tương Dương 24, xã Xuân Chinh huyện Thường Xuân 17 vụ...). Một số xã vẫn còn để xảy ra cháy rừng (xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông 8 vụ, xã Tén Tằn huyện Mường Lát 3 vụ...), vi phạm phát rừng làm rẫy (xã Quang Chiểu huyện Mường Lát 12 vụ, xã Tam Đình huyện Tương Dương 6 vụ), vi phạm về khai thác lâm sản trái phép (xã Châu Bình 23 vụ, xã Châu Tiến huyện Quì Châu 14 vụ, xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông 12 vụ...). Ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn

Page 135: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

130

thủy sinh trong một bộ phận người dân không còn như trước, quan niệm về những khu rừng thiêng, rừng đầu nguồn có nơi chỉ còn trong tiềm thức, rừng có nơi bị xâm hại, nguồn thủy sinh dần cạn kiệt [Phụ lục 2, phần 1, tr.1].

Tình hình trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn phức tạp, tệ nạn ma túy phát triển nhanh, số người nghiện tăng dần, tỷ lệ cai nghiện thành công đạt thấp [Phụ lục 2, phần 5, tr.4]. Tình hình phạm tội nguyên nhân do rượu diễn ra khá phổ biến, mặc dầu cấp ủy, chính quyền cơ sở đã có nhiều giải pháp hạn chế nhưng tình hình còn phức tạp. Tệ nạn mại dâm, buôn bán người, buôn bán phụ nữ xảy ra ở nhiều nơi nhưng các biện pháp ngăn chặn hiệu quả chưa cao.

Giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập so với các vùng ở đồng bằng, chất lượng dạy và học còn hạn chế, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia thấp, bình quân cho 14 xã chỉ đạt 29 %. Tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn, phổ biến nhất là bậc Trung học phổ thông, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế khó khăn, một phần do học lực yếu không theo kịp chương trình [Phụ 2, phần 6, tr.5].

Một số lĩnh vực quán lý văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng truyền đạo lên miền núi vẫn còn, tạo hôn trong đồng bào Thái chưa được khắc phục triệt đệ (chiếm 4,9 %) [Phụ lục 2, phần 3, tr.3]. Bản sắc văn hóa ngày càng mai một, phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống có nơi không còn được duy trì, trong khi đó văn hóa ngoại lai xâm nhập chưa được quản lý hiệu quả.

3.2.4. Nguyên nhân của kết quả và những hạn chế vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam

3.2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được - Nguyên nhân khách quan Nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về

phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, về xây dựng hệ thống chính trị đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, hành đồng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ngoài ra, sự tài trợ của các dự án phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của các tổ chức và cá nhân nước ngoài cũng là những nhân tố quan trọng dẫn đến những kết quả nêu trên.

Page 136: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

131

- Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, ý thức về xóa đói giảm nghèo, xây dựng một cuộc sống văn

minh, hiện đại, kết hợp với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích cực. Tính chủ động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, nhất là ý thức, nhận thức tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước thông qua vận dụng luật tục người Thái bước đầu đã được phát huy, công tác xã hội hóa trên một số lĩnh vực đã được các cấp chính quyền quan tâm.

Thứ hai, hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy hiệu quả; vai trò của bộ máy tự quản ở thôn, bản là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống, nhiều bản làng chủ động vận dụng luật tục để xây dựng hương ước, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả hơn. Công tác xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc phát huy các giá trị truyền thống được quan tâm.

Thứ ba, công tác đào tạo, bồ dưỡng cán bộ được chú trọng, do vậy trình độ, năng lực cán bộ, công chức từng bước được nâng lên, góp phần nâng cáo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Thứ tư, vị trí của cấp ủy cơ sở ngày càng được phát huy, thể hiện rõ nét vai trò hạt nhân lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở.

3.2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân khách quan Vẫn còn nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chưa đến

đầy đủ với người dân; một số chính sách thật sự chưa phù hợp; chưa có nhiều chính sách mang tính hệ thống, hiệu quả, cụ thể cho miền núi, dân tộc, nhất là chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa nói chung. Công tác kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; tình trạng quan liêu, tham nhũng ở một số nơi đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến tư tưởng, hành động của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, tuy đã nhiều cố gắng nhưng có khi vai trò của hệ thống chính

trị chưa được phát huy cao độ, tính chủ động, sáng tạo, nhất là chính quyền cơ

Page 137: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

132

sở vẫn còn hạn chế; tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và nhân dân chậm được khắc phục.

Thứ hai, giá trị của luật tục người Thái rất lớn, nhưng ý thức vận dụng vào quản lý cộng đồng chưa được cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm đúng mức. Tư tưởng tự ti, không dám lên tiếng bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân còn phổ biến. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân do tự ti dẫn đến coi thường giá trị của luật tục nên đã vô tình đánh mất các giá trị truyền thống của dân tộc.

Thứ ba, dân trí chưa đồng đều; trình độ cán bộ còn nhiều bất cập, vừa hạn chế về chuyên môn, vừa thiếu kỹ năng công tác, thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, kể cả cán bộ là người Thái.

Tiểu kết chương 3

Dân tộc Thái trên cả nước nói chung và dân tộc Thái ở địa bàn Bắc Trung Bộ nói riêng có lịch sử phát triển khá lâu đời, trong điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội riêng biệt đã hình thành một nền văn hóa độc đáo. Hệ thống luật tục của người Thái có những đặc điểm đang giữ vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng và trong thực hiện các chức năng quản lý xã hội. Tuy vẫn còn hạn chế, song hệ thống luật tục của người Thái có những ưu điểm hiện nay còn phát huy hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở cộng đồng dân cư, cụ thể hóa và hỗ trợ trong công tác quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái. Chính những giá trị tích cực trong hệ thống luật tục đó đã tạo tiền đề, tạo cơ sở cho việc vận dụng hệ thống luật tục trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng dân tộc Thái, xem luật tục như là một nguồn trong hoạt động xây dựng pháp luật và xây dựng những thiết chế cho chính quyền cơ sở và cấp tự quản trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả khảo sát qúa trình nhận thức và vận dụng luật tục người Thái cho thấy có những ưu điểm và hạn chế nhất định, tuy nhiên ưu điểm vẫn là nổi bật hơn. Đây là căn cứ nhằm đánh giá, nhận xét thực trạng luật tục người Thái và sự vận dụng nó trong quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái một cách khách quan; là cơ sở để nghiên cứu sinh đề ra các giải pháp vận dụng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Page 138: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

133

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

4.1. QUAN ĐIỂM ĐẢM BẢO VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỘNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

Nghiên cứu để vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng động người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, cần nhất quán một số quan điểm sau đây:

4.1.1. Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái phải trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật Việt Nam hiện nay là pháp luật của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của xã hội, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc gia. Luật tục người Thái tuy mang những giá trị quan trọng, là chuẩn mực đạo đức, tạo nên các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Thái, nhưng chỉ có phạm vi điều chỉnh trong cộng đồng người Thái. Đối tượng điều chỉnh của luật tục chỉ là các quan hệ xã hội trong cộng đồng dân tộc Thái, hiệu lực của luật tục người Thái cũng chỉ giới hạn ở phạm vi cộng đồng người Thái. Từ đó cho thấy, so với pháp luật, trước pháp luật, luật tục người Thái dù có vai trò lớn đến đâu cũng không thể vượt qua vai trò chủ đạo của pháp luật, luôn yếu thế hơn pháp luật. Do vậy, vận dụng luật tục dân tộc Thái chỉ trong phạm vi cộng đồng người Thái. Việc vận dụng đó phải đảm bảo không mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật, mà phải hướng tới đề cao pháp luật, làm cho cộng đồng người Thái càng hiểu pháp luật, tôn trọng pháp luật và thực thi pháp luật tốt hơn.

Page 139: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

134

4.1.2. Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước phải kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời dần tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu

Trước hết phải nhất quán quan điểm là: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là truyền thống tốt đẹp của cả dân tộc Việt Nam, vì trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta, dân tộc nào cũng có những giá trị truyền thống nhất định. Những giá trị đó, nếu được hòa quyện vào nhau chắc chắn sẽ trở thành sức mạnh của cả dân tộc. Việc vận dụng luật tục người Thái chỉ được thực hiện sau khi đã xác định được những luật tục mang tính tiến bộ, đáp ứng các yêu cầu về quản lý và tự quản ở cơ sở. Những luật tục tiến bộ này chính là các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thái, việc vận dụng nó vừa có ý nghĩa về bảo tồn văn hóa vừa có ý nghĩa đối với công tác quản lý cộng đồng, quản lý xã hội. Trong đời sống cộng đồng ở nông thôn còn lưu giữ nhiều giá trị tinh thần quí báu, đồng thời cũng còn mang nặng những lề thói hủ tục cũ. Tổ chức vận dụng luật tục chính là để phát huy và kế thừa những tinh hoa văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực của nhân loại. “Gạn đục khơi trong” là một phương châm rất quan trọng trong tổ chức đời sống cộng đồng. Bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống không có nghĩa là quay về với quá khứ, lãng quên hiện tại và thờ ơ trước tương lai, mà nó là điểm khởi đầu cho bước phát triển mới.

Luật tục người Thái cũng như luật tục các dân tộc thiểu số khác là sản phẩm của xã hội, vì nó được ra đời gắn liền với lịch sử phát triển của tộc người Thái nên luật tục nó mang đậm bản sắc dân tộc Thái. Do được hình thành từ lâu đời, trong những điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác xa với ngày nay, luật tục truyền thống không tránh khỏi những điều bất cập, những điều lạc hậu cần phải điều chỉnh, thậm chí phải loại bỏ ra khỏi cuộc sống. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nền văn hóa của một dân tộc là một chỉnh thể, là một hệ thống bao gồm nhiều “bộ phận”, nhiều thành tố thống nhất, gắn bó với nhau một cách hữu cơ. Việc loại bỏ hoặc bổ sung bất cứ thành tố nào, một “bộ phận” nào trong hệ thống cũng đòi hỏi phải hết sức thận trọng, bởi điều

Page 140: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

135

đó không tránh khỏi đến toàn thể, đến các thành tố khác trong hệ thống và sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực.

Trong điều kiện cả hệ thống chính trị đang ra sức thực hiện Nghị quyết TW 9 (khóa XI), từ những bài học thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) có ý nghĩa để chúng ta khắc phục những hạn chế trong thời gian vừa qua, xây dựng chương trình hành động thiết thực, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra.

4.1.3. Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh, phát huy dân chủ cơ sở và vai trò của người có uy tín trong cộng đồng người Thái

Trước hết, đó là việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác tổ chức xây dựng Đảng; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; nắm vững quan điểm để làm tốt khâu tuyên truyền định hướng của Đảng; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dân vận... Không ngừng nâng cao chất lượng giám sát HĐND, cũng như chất lượng các kỳ họp, chất lượng chất vấn tại kỳ họp HĐND. Nâng cao vai trò điều hành của UBND xã trên tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thân của nhân dân. Chú trọng xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, thực hiện có hiệu quả vai trò phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của các tổ chức chính trị xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, thực trạng công tác quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ còn nhiều hạn chế. Việc vận dụng luật tục Thái vào quản lý nhà nước sẽ có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho các thiết chế hiện hành, nâng dần hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả của việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, đặc biệt là những vùng núi, dân tộc còn nhiều khó khăn như địa bàn người Thái cư trú. Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ là

Page 141: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

136

nhằm xây dựng cộng đồng dân tộc Thái phát triển hài hòa về kinh tế - văn hóa - xã hội, ổn định về chính trị, cộng đồng đoàn kết, từ đó chính quyền cơ sở sẽ thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý hành chính nhà nước đối với từng cộng đồng dân cư.

Ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong đời sống xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu. Luật tục người Thái đã hình thành và phát triển từ lâu đời, được nhiều thế hệ người Thái xây dựng nên. Do vậy, những qui định trong luật tục đã phản ánh tính cộng đồng, bảo vệ lịch sử truyền thống của cộng đồng người Thái. Vì thế, việc vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái cần chú ý nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm tính dân chủ, tính tự nguyện và quần chúng, tránh áp đặt gây ức chế trong cộng đồng, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng người Thái.

Một điểm đáng chú ý là khi vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước cần tôn trọng vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng người Thái, họ có thể là trưởng bản, người cao tuổi, người am hiểu phong tục, tập quán, các ông mo, bà một...

4.1.4. Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước phải gắn với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Trong điều kiện cả nước đang tập trung thực hiện các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, việc vận dụng luật tục người Thái trong quan lý nhà nước có ý nghĩa thúc đẩy các phong trào phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn trật tự trị an ở nông thôn. Đặc biệt, có ý nghĩa vận động nhân dân phát huy nội lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng giao thông nông thôn.

Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, ở những nơi kinh tế phát triển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao thì những vấn đề tổ chức đời sống cộng đồng được tiến hành khá thuận lợi và ít có những biểu hiện tiêu cực trong trật tự an toàn xã hội. Giải quyết tốt những vấn đề kinh tế như chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập...ở nông thôn là tiền đề vật chất, là cơ sở kinh tế để xây dựng đời sống cộng đồng. Trong các quan hệ

Page 142: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

137

kinh tế thì việc giải quyết các vấn đề ruộng đất, vấn đề vốn, việc làm...là những vấn đề then chốt. Nếu còn mâu thuẫn trong kinh tế thì những vấn đề tổ chức cộng đồng sẽ còn những mâu thuẫn nan giải.

4.1.5. Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái phải bảo đảm tính bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, tăng cường hòa giải cơ sở

Nghệ An, Thanh Hóa là hai tỉnh lớn của cả nước, có nhiều dân tộc cùng chung sống. Từ xa xưa, các dân tộc có truyền thống đoàn kết, gắn bó, cùng chung sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển. Nhìn chung, cộng đồng người Thái cư trú tập trung thành từng bản, song sự tác động của điều kiện xã hội, tình trạng xen cư ít nhiều vần tồn tại, trong đó có xen cư giữa dân tộc Thái với dân tộc khác, nhất là ở phạm vi càng rộng, mức độ xen cư càng lớn (phổ biến nhất là phạm vi cấp xã, cấp huyện). Vì phong tục, tập quán của các dân tộc khác nhau, cùng với sự tác động của cơ chế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch, nguy cơ chia rẽ, mất đoàn kết giữa các dân tộc là có thể xảy ra. Do vậy, khi vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái cần chú ý thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, vừa bảo đảm tính bình đẳng giữa cá dân tộc, vừa thực hiện đúng chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, và Nhà nước.

Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước phải gắn với việc tăng cường hòa giải cơ sở, hòa giải các mâu thuẫn nội bộ gia đình, dòng tộc, dân tộc và cả những xung đột tôn giáo, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chân chính của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp, chân chính của công dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở khảo sát thực trạng vận dụng luật tục người Thái ở Bắc Trung Bộ cho thấy, đa số các vụ mâu thuận, tranh chấp trong nhân dân được giải quyết ngay tại cơ sở, đặc biệt thông qua bộ máy tự quản ở thôn, bản việc này thực hiện rất hiệu quả. Nếu chủ trương vận dụng luật tục được thực hiện một cách khoa học, chắc chắn hoạt động hòa giải ở cơ sở sẽ được phát huy hiệu quả tích cực.

Việc vận dụng có hiệu quả luật tục vào quản lý nhà nước, tức là thực hiện tốt việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, thông qua đó các hoạt động

Page 143: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

138

tuyên truyền phát triển đạo lên miền núi, dân tộc sẽ không thành công, từ đó an ninh chính trị, an ninh nông thôn, tính cố kết cộng đồng sẽ bền vững.

4.1.6. Vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước phải bảo đảm vai trò hạt nhân lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng

Đảng lãnh đạo toàn diện trên các mặt của đời sống xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng ở phạm vi rộng như thế, vì vậy việc vận dụng luật tục người Thái vào quản lý nhà nước ở cơ sở nhất thiết phải có sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền. Trước hết sự lãnh đạo của Đảng thể hiện từ cấp trên xuống cấp dưới, có thể bằng Nghị quyết, có thể bằng thông tri, thông báo, kết luận...để lãnh đạo cấp dưới, đặc biệt là cấp cơ sở, cấp vận dụng luật tục người Thái vào quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng. Nếu như sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng không sát sao, thiếu những chủ trương đúng đắn, thiếu quyết liệt và tính sáng tạo; chính quyền không chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể thì các hoạt động ở nông thôn mang tính tự phát và lúc đó thường xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực như mê tín dị đoan, bè phái, các tệ nạn xã hội khác...Và việc vận dụng luật tục cũng vậy, nếu thiếu định hướng của Đảng ngay từ bước hệ thống hóa luật tục thì khi đưa vào vận dụng thực tiễn sẽ không thống nhất, thậm chí chồng chéo với một số chủ trương chung của Đảng. Vì vậy, phát huy vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự quản lý của chính quyền địa phương là một điều kiện bắt buộc và là nhân tố quyết định sự thành công của việc vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước ở cộng đồng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ.

Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp đổi mới, trong quá trình chủ động hội nhập với thế giới, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, song cũng phải giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa của dân tộc. Trong việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự tiếp thu có chọn lọc những tri thức, những kinh nghiệm của cha ông, của thế hệ đi trước trong việc quản lý cộng đồng là điều hết sức cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy, những thiết chế quản lý cộng đồng chỉ có thể được cộng đồng chấp nhận và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác, nếu chúng phù hợp với văn hóa, với tập quán dân tộc. Có thể khẳng định rằng, luật pháp là

Page 144: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

139

điều rất cần thiết, rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước, của cộng đồng dân tộc, song, cùng với sự thực hiện một cách đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các chính sách dân tộc thì mới làm cho đất nước, cho cộng đồng phát triển một cách bền vững và lâu dài.

4.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

4.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức 4.2.1.1. Thống nhất chủ trương, quan điểm thực hiện - Thống nhất tư tưởng, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện

sưu tầm, hệ thống hóa luật tục, thể chế vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng dân tộc Thái.

Cấp ủy, chính quyền cơ sở cần tổ chức các hội nghị liên quan để thông báo mục đích, yêu cầu về sưu tầm, hệ thống hóa luật tục, thể chế vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước. Sau khi đã thống nhất, thể hiện quyết tâm về tư tưởng, tiến hành xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền (cấp ủy Đảng có thể ra nghị quyết hoặc kết luận lãnh đạo, chính quyền có thể xây dựng đề án hoặc kế hoạch tổ chức thực hiện).

- Thành lập ban chỉ đạo cấp xã về sưu tầm, hệ thống hóa luật tục, thể chế hóa vận dụng trong quản lý nhà nước gắn liền với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã.

- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đã được ban hành, tạo niềm tin, nhận thức thống nhất cho người dân.

4.2.1.2. Tiến hành thành lập Tổ tư vấn phong tục tập quán ở thôn, bản và Hội đồng tư vấn phong tục tập quán cấp xã

- Tổ tư vấn phong tục tập quán ở Thôn, bản: Số lượng thành viên tổ tư vấn phong tục tập quán từ 5 đến 7 người, gồm có tổ trưởng và 1 đến 2 tổ phó, do bộ máy tự quản ở thôn bản lựa chọn. Tổ tư vấn phong tục, tập quán có qui chế hoạt động trên cơ sở hướng dẫn, chuẩn y của chính quyền cơ sở, tránh tình trạng hoạt động “vô chính phủ”. Tổ này nếu phù hợp với đối tượng, có

Page 145: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

140

thể gắn các thành viên của bộ máy tự quản ở thôn, bản. Các thành viên tổ tư vấn cần đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản sau: trình độ văn hóa tối thiểu là trung học cơ sở, người hiểu biết tập quán người Thái, có uy tín trong cộng đồng. Tổ tư vấn phong tục tập quán được qui định trong hương ước của thôn, bản.

- Hội đồng tư vấn phong tục tập quán ở cấp xã: Số lượng thành viên của Hội đồng tư vấn cấp xã gồm tổ trưởng tổ tư vấn ở thôn, bản (hoặc tổ phó, tùy vào điều kiện cụ thể), cùng với 04 thành viên là cán bộ, công chức xã, cụ thể: Đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phụ trách văn hóa - xã hội, chỉ định tham gia thành viên, trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng tư vấn (gắn với trách nhiệm quản lý nhà nước); ba thành viên còn lại là đồng chí Chủ tịch Hội người cao tuổi, cán bộ văn hóa và cán bộ tư pháp của xã. Hội đồng tư vấn cấp xã xây dựng quy chế để làm căn cứ hoạt động.

- Mục đích của việc thành lập Hội đồng tư vấn và Tổ tư vấn phong tục, tập quán: Thứ nhất, Hội đồng tư vấn phong tục tập quán và Tổ tư vấn phong tục, tập quán sẽ là thành viên chủ chốt, làm trung tâm sưu tầm, phân loại, hệ thống hóa luật tục, ở đây vừa có ý nghĩa tôn trọng tối đa tập quán của đồng bào, vừa là phương pháp để đa dạng hóa trong công tác sưu tầm, phân loại luật tục, bảo tồn bản sắc văn hóa, nhất là các thành viên tổ tư vấn ở thôn, bản. Thứ hai, Hội đồng tư vấn phong tục tập quán và Tổ tư vấn phong tục tập quán sẽ là những thành viên tích cực trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện, tuân thủ, phát huy thuần phong mỹ tục. Thứ ba, Hội đồng tư vấn phong tục, tập quán và Tổ tư vấn phong tục, tập quán sẽ được chính quyền cơ sở mời với tư cách là tri thức bản địa tham gia tư vấn các hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước ở cơ sở, nhằm vừa phát huy dân chủ cơ sở và là cách để đưa các giá trị của tập quán vào đời sống xã hội. Chẳng hạn, trong việc quyết định các vấn đề gắn liền hoặc liên quan trực tiếp đến tập quán, văn hóa của đồng bào Thái, như việc tổ chức các lễ hội có tính truyền thống; việc khởi công, khai trương một số công trình kinh tế - xã hội có tác động hoặc làm biến đổi đến tập quán truyền thống hay đời sống tâm linh của cộng đồng; hoặc việc xây dựng kịch bản các chương trình phát thanh, truyền hình, hay việc thông qua trình duyệt các tư liệu, tài liệu nghiên cứu với mục đích bảo tồn bản sắc, văn hóa v.v...

Page 146: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

141

Nhiệm vụ chủ yếu của Tổ tư vấn và Hội đồng tư vấn là tham mưu cho ban chỉ đạo cấp xã tư vấn các vấn đề liên quan đến phong tục, tập quán trên địa bàn xã dưới sự quản lý của chính quyền cơ sở, đồng thời tổ chức sưu tầm, phân loại luật tục, thể chế hóa luật tục vào công tác quản lý nhà nước ở cơ sở và đời sống cộng đồng.

Sau khi các hoạt động sưu tầm, thể chế hóa luật tục hoàn thành và công tác vận dụng luật tục đã trở thành nề nếp ở cơ sở, việc có cần thiết duy trì hoạt động của Hội đồng tư vấn và Tổ tư vấn luật tục nữa hay không do chính quyền cấp xã xem xét, quyết định.

Đây là việc làm mới, do vậy, cấp ủy, chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ cần nhận thức đầy đủ việc đưa luật tục vào cuộc sống thực chất là việc thực hiện dân chủ cơ sở, tôn trọng quyền con người, quyền của cộng đồng tộc người, hướng tới bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đưa pháp luật thấm sâu vào đời sống xã hội, phù hợp hơn với qui luật phát triển của thời đại.

4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật 4.2.2.1. Sưu tầm luật tục

- Phạm vi sưu tầm là các xã khu vực Bắc Trung Bộ, vùng có người Thái cư trú tập trung (khi có điều kiện có thể chỉ đạo thực hiện trên cả nước).

- Đối tượng nguồn tư liệu để sưu tầm bao gồm từ các tài liệu đã được xuất bản và nguồn tư liệu trong nhân dân (kể cả tài liệu bằng chữ Thái cổ và tư liệu qua truyền miệng...).

- Tiến hành sưu tầm. Ban chỉ đạo sưu tầm, hệ thống hóa luật tục, vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước cần xây dựng kế hoạch sưu tầm một cách chi tiết, có phân công cụ thể, đặt ra lộ trình thực hiện. Ở đây xác định rõ trọng điểm cần tập trung và thống nhất đầu mối tổng hợp. Sau khi thành lập Hội đồng tư vấn phong tục, tập quán và Tổ tư vấn phong tục, tập quán, hai chủ thể này là lực lượng nòng cốt trong quá trình tham mưu sưu tầm hệ thống hóa, thể chế hóa luật tục vận dụng trong quản lý nhà nước.

4.2.2.2. Hệ thống hóa luật tục Hệ thống hóa luật tục là việc đánh giá, phân loại, sắp xếp trình tự, thứ

tự nội dung luật tục theo nhóm, theo lĩnh vực và tiến tới phê chuẩn, ban hành

Page 147: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

142

luật tục. Đồng thời qua đó đối chiếu luật tục với các qui phạm pháp luật để làm cơ sở đề xuất giải pháp vận dụng trong quản lý nhà nước. Nội dung này Ban chỉ đạo cấp xã cần chỉ đạo chặt chẽ Hội đồng tư vấn phong tục tập quán, Tổ tư vấn phong tục tập quán thôn, bản trong quá trình thực hiện và có thể mời cán bộ chuyên môn ở huyện trợ giúp.

- Về phân loại, đánh giá luật tục Cũng như hệ thống luật tục của các dân tộc thiểu số khác, hệ thống luật tục của người Thái được hình thành, phát triển trên cơ sở nền kinh tế còn nhiều lạc hậu, xã hội Thái đang trong giai đoạn phong kiến sơ kỳ. Vì vậy, hệ thống luật tục của người Thái còn chứa đựng nhiều hạn chế với những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp, thậm chí cản trở phát triển của xã hội. Đó là các qui định về bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị (thể hiện tính bất bình đẳng của luật tục), các qui định về thực hiện các lễ nghi rườm rà, về hôn nhân gia đình, về tang ma... Do đó, vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái nói chung vừa phải lược bỏ các hạn chế, các luật tục lạc hậu còn tồn tại trong xã hội người Thái, vừa phải tiếp thu, cải tiến những qui định tiến bộ cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, vừa phải xây dựng mới các quy định để có thể điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong cộng đồng, bảo đảm cho luật tục luôn phát huy được vai trò trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện trong một quá trình lâu dài nhằm tới mục đích là phải nâng cao hệ thống luật tục tiếp cận được văn minh của thời đại.

Việc phân loại và đánh giá luật tục phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc các hoạt động sưu tầm. Luật tục được phân loại theo từng nhóm lĩnh vực, nhóm vấn đề, chẳng hạn như: Nhóm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhóm về hôn nhân gia đình, nhóm về bảo vệ trật tự an toàn xã hội, về tín ngưỡng tôn giáo...Trên cơ sở phân loại luật tục theo nhóm, mỗi nhóm lĩnh vực được nghiên cứu, sàng lọc kỹ càng và tiến hành đánh giá theo ba nội dung sau: Thứ nhất, những nội dung của luật tục có thể vận dụng ngay vào công tác quản lý xã hội ở cộng đồng dân tộc Thái; thứ hai, những nội dung của luật tục có thể vận dụng vào công tác quản lý ở cộng đồng dân tộc Thái

Page 148: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

143

nhưng cần phải tiếp tục loại bỏ những mặt hạn chế chưa phù hợp trong nội dung đó; thứ ba, những nội dung của luật tục đã lạc hậu, không có tác dụng vận dụng vào hoạt động thực tiễn nữa, nhưng có thể lưu giữ làm tư liệu nghiên cứu lịch sử tộc người.

- Sau khi đã phân loại, đánh giá bước đầu, tiến hành tổ chức lấy ý kiến góp ý kết quả phân tích, đánh giá luật tục: Tổ chức các cuộc họp, hội thảo nhằm thảo luận, đánh giá dân chủ những nội dung đã tổng hợp, rút ra những giá trị tích cực cần được vận dụng, phát huy, trong đó lưu ý tổ chức ba cuộc họp, hội thảo sau đây: Một là, hội nghị đại diện nhân dân. Ý nghĩa của cuộc họp này là nhằm thảo luận và thống nhất những nội dung, mục đích, mục tiêu đã đề ra, để khi đưa ra hội nghị toàn thể nhân dân có sự thống nhất cơ bản về quan điểm. Thành phần Hội nghị gồm đại diện cấp ủy, chính quyền cơ sở; Hội đồng tư vấn phong tục tập quán; tất cả bí thư chi bộ, trưởng các bản trong xã; đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể của xã như: Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... Chủ trì hội nghị là Hội đồng tư vấn phong tục tập quán, điều hành hội nghị do chủ tịch Hội đồng tư vấn. Hai là, hội nghị toàn thể nhân dân. Phạm vi tổ chức theo từng bản, bao gồm các bản người Thái (chỉ cần mỗi xã chọn tổ chức 2 hoặc 3 bản làm điểm), chủ trì hội nghị gồm nhóm nghiên cứu phối hợp với bộ máy tự quản ở thôn bản. Ba là, hội nghị cấp xã. Đây là hội nghị lần cuối để thống nhất các giải pháp vận dụng luật tục. Thành phần hội nghị bao gồm đại diện cấp ủy, chính quyền cơ sở; Hội đồng tư vấn phong tục tập quán; toàn thể các thành viên của các Tổ tư vấn phong tục tập quán. Chủ trì hội nghị là Hội đồng tư vấn phong tục tập quán, điều hành hội nghị do Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện.

Kết thúc tổ chức các hội nghị, Hội đồng tư vấn phong tục tập quán (chủ yếu là các thành viên là cán bộ chuyên trách cấp xã) tiến hành tổng hợp ý kiến, ghi nhận những ý kiến tích cực, phù hợp. Từ đó, so sánh các qui định của luật tục với các qui phạm pháp luật hiện hành, để làm cơ sở đánh giá, kết luận trước khi đưa các nội dung của luật tục vào vận dụng trong thực tiễn.

Page 149: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

144

- Tiến hành phê chuẩn hệ thống luật tục tiến bộ theo kết quả sưu tầm, đánh giá

Đây là bước nhằm “tạo chỗ đứng” cho luật tục, làm cho luật tục được phép áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý nhà nước ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng dân cư vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam. Các bước phê chuẩn luật tục gồm có:

Bước một, tiếp tục đánh giá luật tục và tiến hành xác định những luật tục tiến bộ cần được phê chuẩn để vận dụng vào thực tiễn quản lý của chính quyền cơ sở, nhất là công tác tự quản của cộng đồng bản dân tộc Thái. Sau đó, tập hợp tất cả các luật tục tiến bộ đã được tham khảo ý kiến của nhân dân và các nhà khoa học qua các hội nghị, hội thảo, từ đó tiến hành xây dựng thành Bộ luật tục (tiến bộ) của người Thái. Kết cấu của Bộ luật tục này theo trình tự xây dựng văn bản qui phạm pháp luật hiện hành, tuy nhiên về nội dung cần phân loại theo chương, tiết phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể mà luật tục điều chỉnh. Bước hai, cấp có thẩm quyền phê chuẩn luật tục nên giao cho UBND cấp huyện (do Phòng dân tộc, phối hợp với Phòng văn hóa tham mưu), vì bộ luật tục sẽ ra đời và được vận dụng điều chỉnh chung cho cả địa bàn vùng dân tộc Thái trong toàn huyện. UBND huyện có kế hoạch chỉ đạo sát các hoạt động hệ thống hóa luật tục và vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở. Bước ba, ban hành luật tục theo quy định, in ấn để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và vận dụng trong công tác quản lý nhà nước, tự quản ở cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ. - Đối chiếu giữa hệ thống luật tục được phê chuẩn với yêu cầu vận dụng trong quản lý nhà nước

Sau khi đã xác định rõ những luật tục tiến bộ cần được tiếp tục vận dụng phát huy, tiến hành phân tích các qui định của hệ thống luật tục, so sánh với qui định của pháp luật hiện hành để đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của nội dung trong hệ thống luật tục. Đó là việc đối chiếu và so sánh các qui định của luật tục với pháp luật hiện hành, đánh giá hợp lý của từng nội dung trong hệ thống luật tục, từ đó phân loại theo các tiêu chí: Các qui định của luật tục

Page 150: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

145

hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiện hành cho phép áp dụng ngay để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống cộng đồng; Các qui định của luật tục tuy không phù hợp với pháp luật hiện hành, song không trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không trái với các nguyên tắc, không vi phạm điều cấm của pháp luật hiện hành; Các qui định của luật tục trái với pháp luật hiện hành thì không đưa vào bộ luật tục đề nghị phê chuẩn. Đây là hoạt động đòi hỏi sự nghiêm túc, chính xác, song cũng rất nhạy cảm. Việc đối chiếu trên cơ sở những vấn đề sau đây:

Đối chiếu về phạm vi điều chỉnh: Luật tục trước đây có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, có thể điều chỉnh ở phạm vi toàn mường (nhiều bản), thậm chí nhiều mường, điều này hoàn toàn phù hợp với phạm vi điều chỉnh cho từng xã có người Thái cư trú tập trung. Tuy nhiên để vận dụng phạm vi điều chỉnh của luật tục người Thái với pháp luật hiện hành cần được phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng.

Đối chiếu về đối tượng điều chỉnh: Luật tục Thái điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong cộng đồng dân tộc Thái, do đó đối tượng điều chỉnh cũng hẹp hơn so với yêu cầu vận dụng trong quản lý nhà nước. Mặt khác, đối tượng điều chỉnh của luật tục trước đây là những quan hệ xã hội phát sinh trong nền kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ thấp, nên đối tượng điều chỉnh còn rất lạc hậu so với đối tượng điều chỉnh của các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý nhà nước ngày nay.

Đối chiếu về qui phạm điều chỉnh: Qui phạm điều chỉnh của luật tục thực tế là qui phạm phong tục tập quán, điều chỉnh những quan hệ xã hội trong cộng đồng một tộc người nhất định. Nếu không đối chiếu qui phạm điều chỉnh của luật tục với qui phạm điều chỉnh pháp luật nói chung thì khi vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước sẽ không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng, nhất là sự đồng nhất về quan điểm vận dụng.

Đối chiếu về hình thức thể hiện: Nội dung diễn đạt của luật tục người Thái chủ yếu thể hiện dưới hình thức những câu thành ngữ, tục ngữ, mang tính chất giáo dục, răn đe là chính. Yêu cầu về vận dụng trong quản lý nhà nước ngày nay, trước hết phải tuân thủ nguyên tắc theo qui định của pháp luật

Page 151: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

146

và thường thể hiện dưới hình thức mệnh lệnh hành chính, nên khi vận dụng vào công tác quản lý nhà nước cần đối chiếu với luật tục, và nội dung vận dụng đòi hỏi phải phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Như vậy, mục đích của việc đối chiếu nêu trên là nhằm làm cho quá trình vận dụng luật tục trong quản lý nhà nước thống nhất về quan điểm, nội dung và hình thức vận dụng, làm cho những nội dung của luật tục sát hợp hơn với thực tiễn quản lý nhà nước và khi đã được thể chế vào công tác quản lý nhà nước sẽ được cộng đồng đón nhận, thực hiện một cách hiệu quả.

4.2.2.3. Vận dụng luật tục nhằm xây dựng, bổ sung, sửa đổi một số qui chế, qui định liên quan đến quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở

- Vận dụng bổ sung, sửa đổi Qui chế điều hành của UBND xã. Trong phần qui định về trách nhiệm cá nhân, cần bổ sung nội dung nâng cao trách nhiệm đầu tàu, gương mẫu đi đầu trong quá trình sưu tầm, hệ thống hóa luật tục, quá trình thể chế vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở. Đồng thời bổ sung nội dung phân công nhiệm vụ cho từng thành viên UBND xã liên quan đến việc sưu tầm, hệ thống hóa luật tục, thể chế vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở.

- Vận dụng luật tục người Thái xây dựng qui chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã

Một là, vận dụng xây dựng qui chế phối hợp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân: Truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung, người Thái nói riêng có những phương thuốc chữa bệnh khá hiệu quả. Do vậy, khi xây dựng qui chế phối hợp với trạm y tế xã, cần nêu rõ những giá trị của bài thuốc dân gian thông thường cần được tôn trọng phát huy, loại bệnh nào thì cho phép sử dụng thuốc Nam, loại bệnh nào thì nhất thiết phải đến cơ quan y tế để điều trị. Trong cộng đồng người Thái, những tri thức dân gian chữa bệnh thường truyền từ đời này sang đời khác, và cũng chỉ một số ít gia đình, dòng họ nhất định, do vậy cần tạo lập chỗ đứng hợp pháp cho những cá nhân này hoạt động. Đồng thời tổ chức xử lý nghiêm các hoạt động chữa bệnh thông qua “phép thuật”, bởi vì không có cơ sở khoa học.

Hai là, vận dụng xây dựng qui chế phối hợp với các trường học: Cần thống nhất nhận thức, việc giữ gìn phong tục tập quán của dân tộc Thái là chủ

Page 152: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

147

trương có tính hệ thống và được vận dụng ở trường học. Nội dung qui chế phối hợp cần ghi nhận mấy vấn đề sau: Một, dành một thời lượng phù hợp, không ảnh hưởng đến chương trình cố định của ngành giáo dục để dạy và học chữ Thái và tiếng Thái hoặc dạy dân ca, nhạc cụ dân tộc Thái (việc này chính quyền huyện cần làm trung gian để xã cùng với phòng giáo dục đào tạo bàn bạc thống nhất); hai, cần tuyên truyền những giá trị của luật tục về giáo dục ý thức học tập, sáng tạo vươn lên. Khơi dậy truyền thống hiếu học, phối hợp thực hiện khuyến học, khuyến tài có hiệu quả.

Ba là, vận dụng xây dựng qui chế phối hợp với lực lượng quản lý bảo vệ rừng (trạm kiểm lâm, trạm phòng hộ...); qui chế phối hợp với đồn, trạm biên phòng (Nếu có): Trước hết qui chế phải làm rõ để cán bộ kiểm lâm, cũng như chiến sĩ biên phòng nhận thức và chia sẻ, trước pháp luật, người Thái có những tri thức quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ý thức quốc phòng rất hiệu quả. Từ những phân tích về giá trị của luật tục người Thái ở phần thực trạng cho chúng ta thấy, ý thức, nhận thức của cộng đồng người Thái về hai lĩnh vực vừa nêu trên hết sức tiến bộ. Do vậy lực lượng này cần được tổ chức tập huấn kỹ lưỡng luật tục người Thái, có như vậy thì công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ biên giới mới được tăng cường thêm sức mạnh.

Bốn là, vận dụng xây dựng qui chế phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội: Qui định rõ về nhiệm vụ của các bên, đặc biệt là nhiệm vụ của hệ thống MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội về vai trò của phong tục tập quán của người Thái trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên nhiều lĩnh vực để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chống tư tưởng bảo thủ, trông chờ ỷ lại trong nhân dân. Từ những giá trị của luật tục đã ăn sâu và tiềm thức của người dân để khơi dậy ý thức trong nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào phát triển kinh tế, phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước có nhiểu chủ trương, chính sách ưu đãi cho đồng bào các dân tộc thiểu số đã làm cho một bộ phận nhân dân thiếu ý thức vươn lên thoát nghèo, vận dụng luật tục người Thái để khơi dây lòng tự hào, ý thức dân tộc

Page 153: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

148

chắc chắn sẽ từng bước xóa bỏ tư tưởng ỷ lại trong một bộ phận nhân dân. - Xây dựng qui chế quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa, thông

tin ở cơ sở Trước hết cần xây dựng qui chế hoạt động của Hội đồng tư vấn phong

tục tập quán, hội đồng này trực thuộc UBND xã quản lý. Tuy nhiên Hội đồng có tính độc lập khi tham mưu các vấn đề liên quan đến chiều sâu của phong tục tập quán. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin ở cơ sở, gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, chẳng hạn như: Tổ chức quản lý các hoạt động lễ hội, các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh (ma chay, cúng vía, giải hạn, bói toán...) đúng pháp luật, đúng phong tục, tránh bị lợi dụng; tổ chức tốt các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá thông qua việc mở các lớp học chữ Thái cổ, tổ chức các cuộc thi, hội thi (khi xây dựng thể lệ hội thi cần thể hiện rõ quan điểm về vận dụng luật tục người Thái như thế nào); thành lập và duy trì các câu lạc bộ dân ca, nhạc cụ người Thái...

- Vận dụng xây dựng qui chế quản lý nhà nước về du lịch: Người Thái có văn hóa độc đáo, hiếu khách, cư trú ở các vùng sinh thái nên rất phù hợp để tổ chức phát triển du lịch cộng đồng (homestay) và thực tế ở Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng, những vùng dân tộc Thái cư trú đã hình thành nhiều mô hình như vậy (Quì Châu, Con Cuông). Tuy nhiên, nếu công tác quản lý nhà nước không được quan tâm, sẽ dễ nảy sinh những mặt tiêu cực, chạy theo lợi ích trước mắt, không tính đến yếu tố phát triển bền vững lâu dài của văn hóa.

4.2.2.4. Vận dụng luật tục thiết kế, xây dựng các bảng trực quan Sau khi luật tục được hệ thống hóa, chính quyền xã lựa chọn những nội

dung, giá trị của luật tục liên quan đến lĩnh vực mình cần tuyên truyền để thiết kế bảng, biển, băng rôn, pa nô, áp phích tuyên truyền. Cần chú ý khi xây dựng các bảng tuyên truyền, lựa chọn những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ viết trên các bảng, biển tuyên truyền, ngoài phần tiếng Việt cần phiên âm tiếng Thái la tinh hoặc viết bằng chữ Thái truyền thống, mục đích là nhằm tạo

Page 154: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

149

điều kiện để người dân tiếp cận thông tin tốt nhất, hiệu quả nhất, vừa gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa. Địa điểm chọn đặt, gắn bảng biển cũng hết sức linh hoạt, có hiệu quả nhất. Chẳng hạn như: bảng tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng đặt ở cửa rừng; bảng xây dựng tình làng nghĩa xóm, tăng cường khối đại đoàn kết cộng đồng; phòng ngừa tội phạm; giáo dục sinh hoạt tín ngưỡng... đặt ở trung tâm của thôn, bản và từng hộ gia đình; bảng tuyên truyền giáo dục ý thức phòng chống quan liêu, tham nhũng đặt ở hội trường, phòng làm việc của cán bộ, công chức...

4.2.2.5. Vận dụng luật tục xây dựng, bổ sung hương ước mới Kết quả khảo sát hương ước một số thôn, bản ở Bắc Trung Bộ cho thấy

rằng, hầu hết các bản, làng người Thái đã có hương ước (Thực hiện theo chủ trương chung của Chính Phủ), nhưng hương ước chủ yếu được xây dựng trên nền của bản hương ước mẫu, không có yếu tố đặc thù của cộng đồng dân cư. Chưa thể chế hóa phong tục, tập quản vào hương ước. Do vậy, xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung hương ước trên cơ sở quan điểm vận dụng luật tục Thái vào quản lý cộng đồng dân tộc Thái là hết sức cần thiết và cần thống nhất xác định chức năng của hương ước là: Tự quản cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa và phục vụ cho phát triển kinh tế (chẳng hạn như phát triển du lịch). Trình tự thực hiện như sau:

- Bước một, xây dựng nguyên tắc vận dụng để dự thảo hương ước mới: Về nguyên tắc, việc xây dựng hương ước mới vừa phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan trên cơ sở nền tảng văn hóa của dân tộc Thái, vừa phải tôn trọng các nguyên tắc bắt buộc của pháp luật hiện hành. Hình thức hương ước mới biên soạn thành văn bản bằng tiếng Việt (khi có điều kiện có thể làm thành song ngữ Việt - Thái), diễn đạt các qui định theo phương pháp truyền thống của người Thái, phù hợp với bản sắc văn hóa tộc người, dễ đi vào lòng người. Như vậy, hương ước mới cần phải được xây dựng trên tinh thần pháp luật và chỉ khi đó hương ước mới trở thành công cụ quan trọng, bổ sung cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ nảy sinh ở cộng đồng dân tộc Thái. Quá trình xây dựng và thực hiện hương ước mới cho cộng đồng dân tộc

Page 155: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

150

Thái là quá trình “luật tục hóa pháp luật”. Nếu khéo léo đưa pháp luật, luật tục vào các qui định của hương ước và sử dụng những qui định đó điều chỉnh hành vi của người dân thông qua hoạt động tự quản thì sẽ làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi của pháp luật mà vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa tộc người Thái ở Bắc Trung bộ nói riêng và dân tộc Thái trên cả nước nói chung. Trong quá trình xây dựng hương ước mới, cần có sự tham gia tích cực của Tổ tư vấn luật tục, những ông “mo”, bà “một”, những người hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào Thái, những người có uy tín với dân bản, các dòng họ lớn..., nhằm vừa tuyên truyền động viên mọi người công khai, dân chủ bàn bạc, cùng quyết định và cùng tuân theo qui định mới, vừa tranh thủ được sự góp ý, đồng tình ủng hộ của nhân dân. Ngoài ra, sự tham gia giúp đỡ, góp ý kiến của các cơ quan chức năng cấp trên trong quá trình xây dựng và thực hiện hương ước mới là hết sức cần thiết.

- Bước hai, xác định những nội dung cần vận dụng luật tục người Thái: Trước hết cần thống nhất quan điểm, tất cả các giá trị của luật tục

người Thái liên quan đến hoạt động tự quản cộng đồng đều phải thể chế vào hương ước, đồng thời thông qua đó cải biến các hủ tục lạc hậu. Trong đó, chú ý mấy lĩnh vực sau:

Một là, lĩnh vực bảo vệ môi trường: Xác định rõ cuộc sống của người Thái gắn bó với rừng, với sông, suối, trong đó truyền thống người Thái luôn có ý thức khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước, nguồn lợi thủy sinh. Do vậy, cần khôi phục lại các khu rừng thiêng, vũng nước thiêng (có thể khôi phục tổ chức cúng thần rừng, cúng thần nước).

Hai là, xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng: Từ những giá trị truyền thống tương thân tương ái vốn có, tăng cường chất lượng hoạt động của các tổ, nhóm giúp công, giúp vốn hoặc cơ sở vật chất khác. Khôi phục lại các lễ hội truyền thống, như “Hội Xăng Khan” (cầu mùa), “Úm lú úm làng” (cầu mưa), Hội thi ném Còn v.v...Sự cố kết cộng đồng bắt đầu từ những hoạt động cộng đồng, do vậy việc khôi phục lại các lễ hội chắc chắn cộng đồng dân cư sẽ đoàn kết, vững mạnh.

Page 156: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

151

Ba là, lĩnh vực trật tự trị an: Vận dụng luật tục xây dựng, bổ sung hương ước những nội dung điều chỉnh về hành vi trộm cắp, đánh người. Khuyến khích các hoạt động hòa giải bằng việc khôi phục lại tục cúng vía cho người bị hại, gia đình bị hại. Thời gian qua, việc sử dụng rượu bia tràn lan, và là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới phạm tội, do vậy hạn chế sử dụng rượu siêu (rượu trắng truyền thống) đồng thời khuyến khích sử dụng rượu Cần, vì khi dùng rượu cần vừa có ý nghĩa khơi dậy nét đặc sắc văn hóa, vừa có ý nghĩa giáo dục ý thức sinh hoạt cộng đồng (khi uống rượu Cần, trước hết là phải cúng thần linh hoặc cúng tổ tiên, nội dung bài cúng có nhiều đoạn hết sức nhân văn nhằm giáo dục con người giữ mình khi uống rượu, thứ hai là phải có người điều hành (chàm), mọi người phải tuân thủ ý kiến điều hành của “chàm”). Trên thực tế, một số địa phương người Thái, nhức nhối, phức tạp nhất hiện nay là sự len lỏi của các tệ nạn xã hội vào cộng đồng (ma túy, buôn người). Do vậy, việc vận dụng luật tục người Thái trong phòng chống tệ nạn xã hội, thể chế vào ước ước để giáo dục ý thức sinh hoạt cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết.

Bốn là, lĩnh vực giáo dục ý thức lao động sản xuất: Khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại trong nhân dân; chấm dứt những tập quán sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả, tăng cường vận động nhân dân đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, gắn với việc khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp về lao động sản xuất của đồng bào Thái, ví dụ các quan niệm về phát huy nội lực, tự lực tự cường vươn lên xóa nghèo, làm giàu chính đáng...

Năm là, lĩnh vực giáo dục ý thức học tập sáng tạo: Ghi nhận tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật đối với đời sống hiện đại, khắc phục tình trạng con em bỏ học. Đồng thời ghi nhận vai trò của các dòng họ hiếu học, dòng họ khuyến học, khuyến khích làm tốt các hoạt động khuyến học, khuyến tài trong nhân dân; khơi dậy các giá trị của luật tục Thái về ý thức học tập vươn lên, chẳng hạn thể chế hóa các quan niệm bằng ngôn ngữ Thái về sự học “Biết chữ biết mọi việc; biết nghĩa biết thành người”, hoặc “Học khôn, học đến chết; học chữ, học đến già”...

Sáu là, lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng: Khắc phục tình trạng tổ chức ma chay ăn uống nhiều ngày, vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa tốn kém; Hạn chế

Page 157: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

152

và đi đến loại bỏ dần các hoạt động bói toán, chữa bệnh thông qua “phép thuật”. Đồng thời ghi nhận, khuyến khích các hoạt động cúng vía thông thường, cúng tổ tiên, nhằm động viên, củng cố, tăng thêm niềm tin, sức mạnh tinh thần cho người sống (Mà thực tiễn vẫn tồn tại phổ biến trong cộng đồng người Thái hiện nay), chẳng hạn như: Cúng vía trước khi đi xa (đi học, đi nghĩa vụ quân sự, đi làm ăn xa...); cúng tổ tiên, đây là hình thức giáo dục công ơn nuôi dưỡng của thế hệ sau đối với các bậc sinh thành.

Bảy là, lĩnh vực hôn nhân, gia đình: Khôi phục lai các giá trị truyền thống trong hôn nhân gia đình, như giáo dục sự bền vững của hôn nhân, chăm sóc vợ chồng.... Nghiêm khắc với tình trạng hôn nhân chưa đủ tuổi, đồng thời ghi nhận sự tồn tại của tục “Trộm vợ” (theo ý nghĩa nhân văn) để tạo cơ hội cho những đôi yêu nhau đến với nhau một cách hợp tục, tránh tốn kém trong khi chưa có điều kiện.

- Bước ba, xây dựng quy trình vận dụng để dự thảo hương ước mới: Xây dựng hương ước mới phải trên cơ sở các qui định của pháp luật và

bộ luật tục đã được “tập hợp hoá”, ban hành với các bước vận dụng theo quy trình sau:

Một là, thống nhất lựa chọn, phân công thành viên ban dự thảo hương ước. Ban dự thảo do Tổ tư vấn phong tục tập quán trực tiếp tham mưu, mời các thành viên liên quan bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng bản, đại diện các đoàn thể quần chúng ở thôn bản và cần có sự chỉ đạo của Hội đồng tư vấn phong tục tập quán.

Hai là, xác định yêu cầu về nội dung hoạt động tự quản ở cộng đồng bản dân tộc Thái. Trên cơ sở đó đối chiếu với các nội dung của luật tục có thể đáp ứng yêu cầu của công tác tự quản ở thôn bản, với mục tiêu vận dụng luật tục để bổ sung, khỏa lấp vào những “chỗ trống” của pháp luật, nhằm góp phần quản lý, tự quản ở cơ sở có hiệu quả.

Ba là, biên soạn dự thảo hương ước mới: Hình thức hương ước thực hiện theo qui định của Nhà nước. Việc xây dựng nội dung cần đảm bảo các yêu cầu về kế thừa và phát huy được các giá trị tiến bộ của luật tục, loại bỏ được các luật tục lạc hậu, cải tiến luật tục có những yếu tố hợp lý cho phù hợp

Page 158: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

153

với thực tiễn tự quản ở cộng đồng dân tộc Thái. Mục đích của việc xây dựng hương ước là để vận dụng luật tục vào tự quản ở cộng đồng dân tộc Thái một cách thống nhất, đồng thời phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp trong luật tục người Thái, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu, trái với pháp luật hiện hành, dần dần nâng cao ý thức và trình độ pháp luật cho người dân, góp phần tạo được phong trào xây dựng đời sống mới ở cộng đồng dân tộc Thái.

Bốn là, gửi dự thảo xin ý kiến tham gia của cấp uỷ, chính quyền xã (thông qua vai trò tham mưu của các thành viên Hội đồng tư vấn phong tục tập quán là cán bộ, công chức xã).

Năm là, tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân (tổ chức theo bản) về hình thức, nội dung của hương ước dự thảo, phương pháp tiến hành cần phát huy tối đa tinh thần dân chủ, khách quan, tránh áp đặt theo chủ quan của những người tham gia dự thảo hương ước.

Sáu là, tổng hợp, sửa đổi hương ước trên cơ sở ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân và ý kiến góp ý của chính quyền cơ sở.

Bảy là, tổ chức hội nghị nhân dân xin ý kiến lần cuối cùng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành (UBND cấp huyện).

- Bước bốn, ban hành hương ước mới và tổ chức thực hiện: Thôn, bản trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hương ước. Quá trình tổ chức thực hiện cần có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời các chủ trương mới cho phù hợp.

4.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cho các chủ thể 4.2.3.1. Nâng cao năng lực vận dụng luật tục cho các chủ thể sau khi

luật tục đã được hệ thống hóa - Phương pháp: Tổ chức hội tập huấn, quán triệt, phát tài liệu; thông

qua đài phát thanh của xã, loa phóng thanh của thôn, bản. - Chủ trì truyền đạt, hướng dẫn: Ban chỉ đạo vận dụng luật tục cấp xã

và Hội đồng tư vấn phong tục tập quán. - Đối tượng nâng cao năng lực: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên

chức công trong hệ thống trị cơ sở và người dân. - Trình tự thực hiện:

Page 159: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

154

Thứ nhất, trên cơ sở nội dung luật tục đã được hệ thống hóa, Ban chỉ đạo vận dụng luật tục cấp xã lãnh đạo Hội đồng tư vấn phong tục tập quán soạn thảo tài liệu hướng dẫn những giá trị của luật tục và các yêu cầu vận dụng trong quản lý nhà nước (hình thức tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể theo hình thức hỏi, đáp). Tài liệu này cần được cấp trên thẩm định, phê duyệt (UBND huyện) và in ấn gửi theo nhu cầu.

Thứ hai, tổ chức hội nghị tập huấn ở cấp xã, thành phần gồm toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở cơ quan xã, các trường học, trạm y tế, trạm quản lý bảo vệ rừng, đồn, trạm biên phòng... (nếu có) về nội dung luật tục và nói rõ sự cần thiết vận dụng trong quản lý nhà nước.

Thứ ba, tổ chức hội nghị tuyên truyền nhận thức cho nhân dân tại các thôn, bản. Nội dung này phải được tổ chức riêng rẽ theo từng thôn, bản.

Thứ tư, xây dựng băng, đĩa ghi âm để phát trên trạm phát thanh của xã và loa phóng thanh của thôn, bản.

4.2.3.2. Nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức ở cơ sở Hiệu quả vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở vùng

dân tộc Thái phụ thuộc vào hai đối tượng, đó là người dân và cán bộ, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở là đối tượng hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình vận dụng. Muốn vậy, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nhận thức về pháp luật, về quản lý nhà nước cho đội ngũ này. Mặt khác, cần xây dựng tiêu chí để cán bộ ở vùng dân tộc Thái có vốn hiểu biết nhất định về ngôn ngữ, tập quán hay luật tục người Thái. Chẳng hạn như: Cán bộ làm việc ở vùng dân tộc Thái, ngoài các tiêu chuẩn theo qui định hiện hành cần có chứng chỉ tiếng Thái. Trong chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thôn, bản, cần bổ sung giáo trình nhấn mạnh nội dung vận dụng phong tục, tập quán vào quản lý cộng đồng người Thái như thế nào, thực hiện ra sao. 4.2.3.3. Phát huy vai trò của trưởng bản, các dòng họ có uy tín trong vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái Là địa bàn miền núi, vùng cao, hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư bản dân tộc Thái chịu ảnh hưởng và tác động từ thiết chế xã hội truyền thống,

Page 160: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

155

trong đó vai trò của già làng, trưởng bản và các dòng họ có uy tín giữ vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng. Qua phân tích tác động của các thiết chế xã hội truyền thống nói chung đến tác động cụ thể của thiết chế bản, làng với vai trò của già làng, trưởng bản và nhất là sự tồn tại và tác động của luật tục cho thấy: Bản là tổ chức cộng đồng dân cư của một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía bắc Việt Nam, trong đó có dân tộc Thái. Xã hội truyền thống của dân tộc Thái là xã hội nông nghiệp. Việc hiểu biết các qui luật của thiên nhiên, thời tiết, điều kiện môi trường và phương pháp canh tác, quan hệ sản xuất, quan hệ ứng xử v.v...được dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Các kinh nghiệm này có được dựa vào tuổi tác, tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều. Vì vậy, tuổi tác là một giá trị biểu tượng trong xã hội nông nghiệp nói chung và trong dân tộc Thái nói riêng. Sự tồn tại lâu dài và tác động của người có uy tín hoặc trưởng bản đối với đời sống xã hội dân tộc Thái còn do vị trí, vai trò của quan hệ dòng họ, thiết chế gia đình và đặc biệt là vị trí vai trò của luật tục hay tập quán trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, khi vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân tộc Thái cần chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản và các dòng họ có uy tín trong cộng đồng thôn bản, cách làm này có thể xem là “con đường” tốt nhất để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào. - Việc phát huy vai trò của già làng, trưởng bản Vai trò và uy tín của các già làng, trưởng bản trong quản lý xã hội, nhất là trong hoạt động tự quản, cũng như gìn giữ những tập quán cổ truyền dân tộc là hết sức quan trọng. Đối với các già làng: trên thực tế, khái niệm già làng trong cộng đồng dân tộc Thái dùng để chỉ những người nhiều tuổi, có uy tín nhưng không có chức vụ gì trong bản, am hiểu tập quán, điều kiện kinh tế khá, mẫu mực trong sinh hoạt...Họ được tôn trọng không chỉ vì họ thuộc gia đình có kinh tế khá giả, mà còn bởi kinh nghiệm sản xuất và cách ứng xử xã hội. Tiếng nói của già làng rất có trọng lượng nên việc huy động sự ủng hộ của họ vào các hoạt động ở cộng đồng là rất cần thiết. Chẳng hạn, trong quá

Page 161: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

156

trình thu thập, đánh giá, phân loại luật tục chắc chắn họ sẽ có đóng góp đắc lực; trong xây dựng và thực hiện hương ước mới họ là những người cố vấn, là những tuyên truyền viên ở cộng đồng; trong hội họp, bàn luận họ là những người tiên phong, dẫn dắt nội dung đi đến thống nhất cao...

Đối với trưởng bản: Trưởng bản là một khái niệm đã có từ xưa, đã có một thời gian dài, khái niệm này chỉ còn trong ký ức, nhưng nay do nhu cầu quản lý của Nhà nước, phạm trù này lại được khôi phục lại dùng để chỉ một người đứng đầu về các hoạt động tự quản ở thôn bản, là “cánh tay nối dài” của chủ tịch UBND xã. Trưởng bản là những người phải có một trình độ nhất định, họ là những người có uy tín và phải tạo ra uy tín, tiếng nói của họ vừa đại diện cho chính quyền cơ sở ở cộng đồng bản, vừa đại diện cho cộng đồng dân cư. Trong vận dụng luật tục, họ được mời tham gia từ những hoạt động thu thập, xử lý luật tục, tham gia các hoạt động mang tính tổ chức, huy động nhân dân. Họ là những tuyên truyền viên đắc lực trong quá trình vận dụng luật tục vào việc xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước mới. - Phát huy vai trò của dòng họ có uy tín Vai trò của dòng họ có uy tín ít nhiều hiện nay còn có sự chi phối các quan hệ cộng đồng nói chung. Trong việc vận dụng luật tục vào hoạt động tự quản ở cộng đồng dân tộc Thái, vai trò đó càng cần được thể hiện rõ nét hơn. Ở cộng đồng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ, các dòng họ có uy tín thường là các dòng họ lớn, đến cư trú, khai bản, lập mường trước dòng họ khác; các hoạt động của họ như cưới xin, ma chay, hoặc về lễ nghi tín ngưỡng (như cúng vía giải hạn, gọi hồn, gọi vía...) đều gây được sự chú ý, quan tâm của cộng đồng. Uy tín của họ có thể do lịch sử tạo ra bởi một sự kiện nào đó gây sự cảm phục của cộng đồng và về sau trong cuộc sống được họ tự mình xây dựng, vun đắp thêm hoặc có thể do cộng đồng đánh giá và đặt cho họ vì cả quá trình sinh sống tại cộng đồng. Các dòng họ có uy tín cũng có thể xuất phát từ vị trí, vai trò xã hội của họ từ thời xa xưa. Họ có thể là những gia đình dòng dõi “quí tộc” của chế độ phong kiến, ban đầu cộng đồng bắt buộc phải tôn trọng họ vì do tập quán qui định, về sau trở thành thói quen của cộng đồng nên họ vẫn được tôn trọng hoặc họ tự tạo dựng thêm uy tín cho mình bằng những việc

Page 162: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

157

làm thiết thực, mang tính cống hiến...Không chỉ đối với tộc người Thái, kể cả các tộc người khác cũng vậy, các chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng rất được tôn trọng trong cộng đồng.

Đối với người Thái ở Bắc Trung Bộ, các ông “mo”, bà “một” là những người được cộng đồng tôn kính. Được tôn trọng không những vì họ có thể “bàn chuyện” với các thế lực “siêu hình”, mặt khác họ là những người hiểu biết rất tường tận phong tục tập quán, các nghi lễ tín ngưỡng, cho đến ngày nay vẫn thế. Theo tác giả, những người có uy tín sẽ rất có lợi cho công tác quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã và hoạt động tự quản ở bản. Có thể thông qua họ để tuyên truyền, triển khai chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Khi cần thiết có thể thông qua họ huy động sức mạnh của quần chúng tham gia các hoạt động phát huy nội lực ở cơ sở. Mặc dù từ sau thiết chế bản - mường của người Thái miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An đã biến đổi sâu sắc nhưng các dòng họ và các chức dịch trước đây vẫn được tôn trọng và họ đóng vai trò đáng kể trong các cấp hành chính từ xã đến huyện và cấp tự quản ở cộng đồng thôn, bản. Tổ chức dòng họ còn là một trong những “cơ sở” giữ gìn và phát huy những yếu tố của luật tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4.2.3.4. Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức đoàn thể nhân dân ở thôn bản - Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở đảng

Tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn là hạt nhân lãnh đạo ở cộng đồng nông thôn. Với mạng lưới của mình, tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn là điểm tựa của các cấp ủy Đảng, chính quyền để tiến hành công tác tuyên truyền, động viên và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trong quần chúng. Thông qua phong trào cách mạng của quần chúng ở địa phương, cán bộ chủ chốt ở cơ sở Đảng nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tổng kết sáng kiến của quần chúng, đóng góp cho việc đề ra đường lối, chính sách chung của Đảng.

Vai trò hạt nhân của tổ chức Đảng ở thôn, bản với việc vận dụng luật tục trong tự quản ở cộng đồng dân cư được thể hiện ở mấy điểm sau đây:

Page 163: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

158

Một là, không chỉ những chi bộ thôn bản, mà kể cả cấp uỷ cấp trên cần nhất quán chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo việc vận dụng luật tục người Thái vào công tác quản lý nhà nước ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân tộc Thái. Các cấp uỷ, mà trực tiếp là cấp uỷ thôn bản cần lãnh đạo tạo điều kiện về thời gian cho những đảng viên của mình tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động thu thập, xử lý, vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối cộng đồng dân tộc Thái.

Hai là, thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng trong nhân dân, đồng thời chỉ đạo và tham gia tích cực các hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng trong quá trình tổ chức sưu tầm đến khi vận dụng vào thực tiễn tự quản ở thôn bản.

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ thường xuyên của thôn bản, làm trung tâm của sự đoàn kết, liên kết hoạt động giữa các tổ chức quần chúng và ban tự quản thôn bản.

- Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân ở thôn bản Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò đoàn kết nhân dân, chăm lo lợi ích của các thành viên, thực hiện dân chủ và phản biện xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ của công dân, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đoàn kết nhân dân, dựa trên những mục tiêu kinh tế, chính trị cụ thể; đoàn kết phải lấy nội dung phát triển kinh tế - xã hội, lấy lợi ích kinh tế, dân chủ, công bằng xã hội làm mục tiêu. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phong trào vận động quần chúng đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sông văn hóa, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Trong việc vận dụng luật tục người Thái, các đoàn thể quần chúng nhân dân có một số vai trò chủ yếu sau đây: Một là, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong bản, nhất quán quan điểm không phân biệt giàu, nghèo, trí thức hay kinh doanh... cùng đồng tâm, đồng lòng trong quá trình thực hiện các hoạt động vận dụng luật tục. Hai là, đi đầu trong tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương vận dụng luật tục vào công tác quản lý nhà nước ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân tộc Thái.

Page 164: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

159

Ba là, làm trung tâm giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện việc vận dụng luật tục. Bốn là, thực hiện phản biện xã hội theo qui định của Đảng. Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở thôn bản đóng một vai trò quan trọng giúp cấp uỷ chi bộ và bộ máy tự quản thôn bản, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ tự quản ở thôn bản, nhiệm vụ phản biện các chế độ, chính sách, pháp luật đó.

Việc vận dụng luật tục người Thái vào các hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái, nếu được sự quan tâm hỗ trợ đắc lực của cá tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, chắc chắn hiệu quả vận dụng sẽ được nhân đôi. Và nếu sự phối hợp được thực hiện càng tốt, không những bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, phát huy mà vừa thực hiện tốt chế độ, chích sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sớm đưa các địa phương, cơ sở cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới văn minh, hiện đại.

4.2.4. Giải pháp về nguồn lực tài chính - Quá trình thực hiện sưu tầm, đánh giá luật tục, thể chế hóa luật tục

vào quản lý nhà nước, nguồn kinh phí được xây dựng trong dự toán ngân sách xã hàng năm. Liên quan đến những nội dung cụ thể có thể kêu gọi xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước tham gia (ví dụ kêu gọi tài trợ phục dựng lễ hội, phục dựng đám cưới truyền thống, xây dựng các chương trình truyền hình, viết sách về văn hóa Thái...).

- Quá trình thực hiện vận dụng luật tục chủ yếu liên quan đến khâu tuyên truyền, sơ, tổng kết...cần lồng ghép các nguồn kinh phí tuyên truyền của xã; nếu được có thể lồng ghép với các hội nghị tuyên truyền pháp luật của Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục của huyện (hội đồng này hàng năm đều có kế hoạch phổ biến đến tận thôn, bản).

4.2.5. Giải pháp tổ chức thực hiện 4.2.5.1. Một số giải pháp trực tiếp liên quan đến đề tài - Công tác tuyên truyền: Cần huy động cả hệ thống chính trị cơ sở, có

sự hỗ trợ của hệ thống chính tị cấp huyện để tuyên truyền sâu rộng trong nhân

Page 165: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

160

dân về yêu cầu, quan điểm, giải pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ. Xác định rõ nội dung, hình thức tuyên truyền, thời điểm nào cần tập trung cao độ, thời điểm nào thì lồng ghép, làm sao tạo lập ý thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả quá trình vận dụng luật tục, góp phần xây dựng chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ ngày càng vững mạnh.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Chính quyền cơ sở cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát trong qúa trình thực hiện theo từng gian cụ thể. Kịp thời phát hiện, bổ sung những thiếu sót lệch lạc; xử lý nghiêm các biểu hiện lợi dụng vận dụng luật tục người Thái để làm trái các qui định của pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Công tác đánh giá, rút kinh nghiệm: Giai đoạn đầu triển khai, việc tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm cần được làm thường xuyên, không cần thiết theo định kỳ tháng hay quí, mà phụ thuộc vào những khó khăn của quá trình tổ chức thực hiện. Sau khi đã từng bước ổn định, tiến hành sơ kết sáu tháng, tổng kết một năm, hai năm...đánh giá kết quả thực hiện. Tiến hành khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích cao, đồng thời phê bình những nơi làm chưa hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệm để cho địa bàn rộng hơn.

4.2.5.2. Một số giải pháp gián tiếp có tính hệ thống từ trung ương đến địa phương - Đối với Trung ương. Việc thực hiện các chính sách dân tộc như bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa, phóng tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của các tộc người thiểu số, ngoài những chủ trương, chính sách hiện nay đang còn hiệu lực, Đảng, Nhà nước cần có chủ trương, hành động thiết thực hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo giữ gìn bản sắc văn hóa, nhất là vận dụng luật tục vào công tác quản lý xã hội của chính quyền cơ sở. Trong chủ trương lãnh đạo cần đề cập rõ sự cần thiết phải vận dụng luật tục, định hướng phương pháp thực hiện, các vấn đề như thời gian, con người, kinh phí, phạm vi..., đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho cấp uỷ và chính quyền các địa phương có đông đảo đồng bào thiểu số sinh sống có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, đề án tổ chức thực hiện. Khi đã xác định được giá trị, vai trò của phong tục, tập quán trong quản

Page 166: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

161

lý xã hội, cần có cơ chế chung cho phép cộng đồng các dân tộc thành lập Hội đồng tư vấn phong tục tập tập quán ở cơ sở, làm căn cứ để việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa có hiệu quả. Các giải pháp được tác giả đề cập không những vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ, mà còn có thể vận dụng cho cả cộng động người Thái ở Việt Nam. Do vậy, nếu có điều kiện, Đảng, Nhà nước cần có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo triển khai vận dụng đồng bộ trên phạm vi cộng đồng người Thái Việt Nam.

- Đối với cấp tỉnh. Cấp uỷ, chính quyền tỉnh cần thành lập ban chỉ đạo thực hiện việc thu thập, xử lý và vận dụng phong tục, tập quán của đồng bào thiểu số. Ban chỉ đạo cấp tỉnh cần tiến hành xây dựng kế hoạch, đề án tổ chức thực hiện và tiến hành các công việc cần thiết khác như: ra công văn đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo cấp huyện tổ chức thực hiện. Đồng thời làm trung tâm cầu nối các nhà khao học, cá nhân có đủ năng lực để tham gia các hoạt đọng thu thập, xử lý, đưa luật tục vào vận dụng trong thực tế.

- Đối với cấp huyện. Theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, cần thành lập tổ công tác để tham mưu cho UBND huyện kiểm tra, đôn đốc và trực tiếp tham gia các hoạt động thu thập, xử lý, vận dụng luật tục như thế nào cho phù hợp với đặc thù địa phương, cơ sở. Đồng thời, cấp huyện cần tạo điều kiện về các nguồn lực đảm bảo cho quá trình vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước ở cơ sở được thành công.

- Đối với cấp xã. Là cấp đóng vai trò cực kỳ quan trọng kể cả quá trình thu thập, xử lý, luật tục cho đến việc xây dựng và thực hiện qui ước mới. Chủ tịch UNBND xã chịu trách nhiệm chỉ đạo các thành viên liên quan của xã phối hợp với các cấp liên quan thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, yêu cầu đề ra. Sau khi luật tục đã được đưa vào áp dụng, UBND xã có trách nhiệm tổ chức tốt công tác tuyên truyền và đôn đốc thôn bản tổ chức thực hiện. Hàng năm hoặc sáu tháng tiến hành họp rút kinh nghiệm và có trách nhiệm báo cáo kết quả lên cấp trên.

- Đối với thôn, bản. Ban quản lý, tự quản thôn bản cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thu thập, xử lý và vận dụng luật

Page 167: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

162

tục. Sau khi xây dựng qui ước mới, trên cơ sở vận dụng luật tục cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức thực hiện, có trách nhiệm phát hiện, bổ sung những qui định không phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Tiểu kết chương 4 Để vận dụng luật tục Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng

người Thái các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, trước hết cần nhận thức đúng đắn các quan điểm vận dụng, xem đây là những nguyên tắc không thể thiếu, làm cơ sở để đề ra những giải pháp vận dụng phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái. Những quan điểm phải lưu ý đó là: Cần hủy bỏ những tập quán lạc hậu trái với các qui định của pháp luật; gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh, tăng cường tự quản ở cơ sở, phát huy dân chủ cơ sở; vận dụng phải kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gắn với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và phải bảo đảm vai trò hạt nhân lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.

Các nhóm giải pháp đề ra có sự liên hệ mật thiết với nhau, không thể coi trọng giải pháp này hoặc xem nhẹ giải pháp kia. Tuy nhiên, trình tự thực hiện các giải pháp phải có tính lô gích, gắn bó liên tục. Trước hết, cần quan tâm các giải pháp về hệ thống hóa luật tục, tiếp đến mới là các giải pháp về thể chế hóa luật tục vào quản lý nhà nước ở cơ sở và các nhóm giải pháp khác. Việc phân định các nhóm giải pháp có ý nghĩa, khi nó được tách biệt độc lập chúng ta vẫn thấy được những giá trị nhất định của từng nhóm giải pháp. Đồng thời, phân chia thành các nhóm giải pháp nhằm làm cho quá trình triển khai thực hiện vận dụng luật tục có tính khoa học và hiệu quả hơn.

Page 168: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

163

KẾT LUẬN Nghiên cứu và vận dụng luật tục, tập quán trên thế giới cũng như trong

nước đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đặc biệt, một số quốc gia đã xem luật tục, tập quán như một loại nguồn quan trọng của pháp luật. Mặc dầu hiệu quả vận dụng khác nhau, nhưng một thực tế không thể phủ nhận đó là vai trò của luật tục, tập quán trong đời sống xã hội tiếp tục được phát huy. Ở Việt Nam, luật tục và luật tục người Thái đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ, thể hiện sự nỗ lực trong việc bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của dân tộc.

Luật tục nói chung và luật tục người Thái nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, giữ vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bản thân luật tục nó đã trở thành bản sắc văn hóa của từng tộc người, cũng như luật tục người Thái là sắc thái văn hóa của dân tộc Thái.

Từ sự phân tích, đánh giá về những giá trị xã hội của luật tục người Thái cho thấy, những nội dung của luật tục hết sức phong phú, đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống cộng đồng. Có thể khẳng định, giá trị của luật tục người Thái đã, đang và sẽ tiếp tục có sức sống trong cộng đồng người Thái, nếu được nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống thì giá trị vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái chắc chắn còn lớn hơn.

Vận dụng luật tục người Thái vào công tác quản lý nhà nước ở cơ sở và hoạt động tự quản đối với cộng đồng dân tộc Thái là yêu cầu khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại cũng như định hướng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc vận dụng nhằm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, thực hiện có hiệu quả qui chế dân chủ cơ sở. Việc vận dụng trước hết cần phải trên cơ sở tôn trọng pháp luật, từ đó tiến hành hệ thống hóa luật tục và vận dụng để xây dựng, bổ sung các qui chế, qui định, hương ước mới, với một qui trình xây dựng và thực hiện thích hợp, động viên được đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Với những giải pháp vận dụng luật tục nói chung, luật tục người Thái nói riêng, chắc chắn sẽ phát huy được những ưu điểm của hệ

Page 169: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

164

thống luật tục, làm cho luật tục thực sự là công cụ, phương tiện quản lý của chính quyền cơ sở, nhất là tự quản ở cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy các hoạt động quản lý đa dạng, năng động hơn trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo cơ hội cho người Thái khôi phục truyền thống văn hóa, các phong tục tập quán tốt đẹp, khắc phục và loại bỏ những hủ tục lạc hậu, góp phần tích cực và ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn miền núi và tạo sự kết hợp giữa quản lý và tự quản được hài hoà.

Mặt khác, việc vận dụng luật tục để xây dựng, bổ sung qui chế, qui định, xây dựng hương ước, qui ước mới với các giải pháp vận dụng luật tục đồng bộ sẽ thực hiện được cả hai vấn đề đó là, từng bước đưa pháp luật hiện hành vào cuộc sống nông thôn vùng núi, vùng sâu, vùng xa và từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý nhà nước đối với cộng đồng thiểu số nói chung, cộng đồng người Thái nói riêng. Đất nước ta đã thực sự hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập không chỉ là hội nhập trong nước với quốc tế, phát triển theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới mà còn là sự hoà nhập về văn hoá truyền thống, về kinh tế giữa các dân tộc trong 54 tộc danh cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với mục tiêu chiến lược là đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, thực hiện các mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là quá trình tác động tích cực làm thay đổi căn bản nền sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Quá trình thay đổi và phát triển đó không làm mất đi những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống của từng dân tộc với những yếu tố hợp lý mà những giá trị tiến bộ ấy vẫn đồng hành và thúc đẩy phát triển nhanh chóng và bền vững hơn. Do vậy trong hoạt động tự quản ở cộng đồng cũng như quản lý xã hội ở cơ sở cần phải kết hợp vận dụng hệ thống luật tục một cách hợp lý và khoa học.

Luật tục người Thái và pháp luật có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, khi phù hợp với nhau chúng khẳng định nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sự hài hòa khi điều chỉnh các hành vi con người. Luật tục và luật tục người Thái là một yếu tố trong việc hình thành pháp luật, còn pháp luật lại là

Page 170: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

165

cơ sở giúp cho luật tục người Thái có sự phát triển toàn diện, thích ứng với xã hội hiện đại. Pháp luật không ngăn cấm, loại trừ mọi phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc mà đồng hành với nó, tạo điều kiện để tập quán phát triển lành mạnh, có ý nghĩa, trường tồn trong đời sống xã hội. Pháp luật chỉ ngăn cấm, loại bỏ những phong tục, tập quán có hại cho xã hội, không phù hợp với tiến bộ xã hội. Trong một số trường hợp, pháp luật và phong tục, tập quán phải vận dụng kết hợp với nhau và với các qui phạm xã hội khác để đạt hiệu quả điều chỉnh cao nhất. Để luật tục của các tộc người thiểu số nói chung và luật tục người Thái nói riêng phát huy được vai trò quan trọng của mình, góp phần vào quản quản lý xã hội, quản lý cộng đồng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần có nhận thức rõ hơn, bằng những hành động thiết thực hơn đối với hệ thống luật tục đó. Có như vậy, vai trò của hệ thống luật tục mới được phát huy, góp phần xứng đáng vào việc xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Page 171: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

166

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Vi Văn Sơn (2007), “Tìm hiểu đặc điểm của luật tục Thái”, Thông tin khoa học của Viện Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, số tháng 6.

2. Vi Văn Sơn (2007), “Mấy ý kiến về luật tục Thái trong xây dựng đoàn kết ở cộng đồng dân tộc Thái”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, Hà Nội, số tháng 9.

3. Vi Văn Sơn (2007), “Luật tục Thái trong phòng ngừa tội phạm ở cộng đồng dân tộc Thái”, Tạp chí Giáo dục Lý luận - Học Viện khu vực 1, Hà Nội, số tháng 10.

4. Vi Văn Sơn (2007), “Cộng đồng bản dân tộc Thái”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Vinh, số tháng 11.

5. Vi Văn Sơn (2007), “Luật tục Thái với việc bảo vệ tài nguyên môi trường”, Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Vinh, số tháng 10.

6. Vi Văn Sơn (2007), “Mấy ý kiến về luật tục Thái trong xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng”, Tạp chí Mặt Trận, Hà Nội, số tháng 12.

7. Vi Văn Sơn (2008), "Một số ý kiến về luật tục Thái với việc phòng ngừa tội phạm ở cộng đồng dân cư", Tạp chí Mặt Trận, số ra tháng 4.

8. Vi Văn Sơn (2008), “Kiến nghị về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Thái”, Báo Nghệ An, Vinh, số ra ngày 20 tháng 4 năm 2008.

9. Vi Văn Sơn (2010), “Người Thái Con Cuông với phong trào khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống”, Diễn đàn Kinh tế doanh nghiệp, của Liên minh HTX Nghệ An, số đặc biệt, Vinh, tháng 9 năm 2010.

10. Vi Văn Sơn (2013), Một số kinh nghiệm và biện pháp xây dựng phong trào văn hóa cơ sở của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Con Cuông, Kỷ yếu hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII), Nghệ An.

11. Vi Văn Sơn (2014), “Tìm hiểu kinh nghiệm thừa nhận, phát triển luật tục của một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, Hà Nội, số tháng 10.

12. Vi Văn Sơn, (2014), “Luật tục người Thái trong mối tương quan với pháp luật của Nhà nước”, Tạp chí dân tộc học, (số 5), Hà Nội.

Page 172: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu trong nước 1. Vi Văn An (1999), Thiết chế bản mường truyền thống của người Thái ở

miền tây Nghệ An, Luận án tiến sĩ Sử học, Viện dân tộc học, Hà Nội. 2. Ph.Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu của nhà

nước, Nxb Sự thật, Hà Nội. 3. Ban Chấp hành Trung ương (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX, Ban

Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội.

4. Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An (2013), Tổng hợp tình hình dân tộc Thái tỉnh Nghệ An, Nghệ An.

5. Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa (2013), Tổng hợp tình hình dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.

6. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Trương Bi, Điểu Kaau, Tô Đình Tuấn, Bùi Minh Vũ (Biên soạn) (2007), Vận dụng luật tục Mnông vào việc xây dựng gia đình, buôn, thôn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

9. Vi Văn Biên (2009), Một số phong tục và lễ hội truyền thống của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. Y Tuyn Bing - Lê Mai Oanh - Lương Thị Đại (2011), Tang lễ cổ truyền các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

11. Đỗ Thúy Bình (1999), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

13. Bộ Chính trị (2014), Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ.TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

Page 173: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

168

14. Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn Kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

18. Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh (2010), Hôn nhân truyền thống dân tộc Thái ở Điện Biên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

19. Lương Thị Đại (Biên dịch) (2010), Tạo Sông Ca - Nàng Si Cáy, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

20. Đại học Quốc gia Hà Nội (1992), (1991), Kỷ yếu hội thảo Thái học lần thứ nhất, Chương trình Thái học Việt Nam - Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Hà Nội.

21. Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Kỷ yếu hội thảo Thái học lần thứ hai, Chương trình Thái học Việt Nam - Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Hà Nội.

22. Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Kỷ yếu hội thảo Thái học lần thứ ba, Chương trình Thái học Việt Nam - Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Hà Nội.

23. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Kỷ yếu hội thảo Thái học lần thứ tư, Chương trình Thái học Việt Nam - Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Hà Nội.

24. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Kỷ yếu hội thảo Thái học lần thứ năm, Chương trình Thái học Việt Nam - Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Hà Nội.

25. Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Kỷ yếu hội thảo Thái học lần thứ sáu, Chương trình Thái học Việt Nam - Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Hà Nội.

Page 174: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

169

26. Bùi Xuân Đính (1998), Hương ước và quản lý làng xã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Grant Evans (2001), Bức khảm văn hóa Châu Á, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội (người dịch Cao Xuân Phổ).

28. Ninh Viết Giao (1994), Truyện cổ Thái, Nxb Nghệ Tĩnh, Vinh. 29. Ninh Viết Giao (1998), Hương ước Nghệ An, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Ninh Viết Giao (2012), Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Nghệ

An, Nxb Nghệ An, Vinh. 31. Ninh Viết Giao (2011), Văn hóa dân gian xứ Nghệ, tập 12 về phong tục

tập quán trong làng xã, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 32. Đỗ Thu Hà (2010), Giáo trình phong tục tập quán Ấn Độ, Nxb Đại học

quốc gia, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Hà, Lê Văn Hòa (2011), Các kỹ năng cần thiết dành cho cán

bộ chính quyền cấp cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 34. Lò Thị Hạnh, Lò Văn Biến, Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Tìm hiểu một số

tục cúng vía của người Thái đen ở Mường Lò, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

35. Tô Tử Hạ (2003), Từ điển hành chính, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 36. Đào Thanh Hải, Minh Tiến (2005), Chủ trương, chính sách và qui định

của Đảng về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

37. Lê Đình Hoan (2006), Luật tục Ê đê và sự vận dụng trong quản lý nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

38. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Thông tin khoa học (2003), Năm vấn đề đương đại, Hà Nội.

39. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nhà nước và Pháp luật (2005), Nhận thức và thực tiễn vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, Hà Nội.

40. Tô Văn Hòa (2012), Nghiên cứu so sánh hiến pháp các quốc gia Asean, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 175: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

170

41. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

42. Hội đồng Dân tộc Quốc hội (2000), Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

43. Hội đồng Folklore Châu Á (2006), Giá trị và tính đa dạng của folklore châu Á trong quá trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.

44. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1999), Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

45. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (2012), Thơ ca, nghi lễ dân tộc Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

46. Nguyễn Văn Huy (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Lê Quốc Hùng (2005), Gợi mở những giá trị truyền thống của tư tưởng chính trị, pháp lý Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

48. Trương Tiến Hưng (2009), Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

49. Vũ Ngọc Khánh (2004), Làng cổ truyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 50. Nguyễn Hữu Khiển, Trần Thị Thanh Thủy (2009), Hỏi và đáp về quản lý

hành chính Nhà nước, Tập 2, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 51. Nguyễn Lân (2003), Từ điển Hán - Việt, Nxb Văn học, Hà Nội. 52. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ Mátxcơva. 53. Lục Thị Liên (2006), Bước đầu tìm hiểu văn hóa của người Thái ở Thái

Lan (so sánh với văn hóa truyền thống của người Thái ở Việt Nam), Luận văn thạc sĩ Sử học, Đại học Vinh, Vinh.

54. Từ Thị Loan (2007), "Luật tục ở Việt Nam và Adat ở Indonesia, một cái nhìn tham chiếu", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (2), tr.19-24.

55. Phạm Việt Long (1998), Một số giá trị văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa ở cơ sở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Page 176: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

171

56. Nguyễn Văn Lợi (2000-2002), Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Đề tài cấp Viện, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

57. Nguyễn Đình Lộc (1993), Các dân tộc thiểu số ở Nghệ an, Nxb Nghệ An, Vinh.

58. Đặng Văn Lung (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

59. Hoàng Xuân Lương (2000), Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

60. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

61. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

62. Hoàng Văn Ma (2002), Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam - Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

63. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 23, Nxb Sự thật, Hà Nội. 64. C.Mác và Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội. 65. Đinh Văn Mậu, Lưu Kiếm Thanh (2002), Cẩm nang công tác chính

quyền cấp xã, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 66. La Quán Miên (2010), Hày xổng phi (Khóc tiễn hồn), Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội. 67. Quán Vi Miên (2010), Ca dao - Dân ca Thái Nghệ An, Tập 1, Nxb Đại

học Quốc gia, Hà Nội. 68. Quán Vi Miên (2010), Tang lễ của người Thái ở Nghệ An, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội. 69. Quán Vi Miên (2010), Tục ngữ Thái giải nghĩa, Nxb Dân trí, Hà Nội. 70. Quán Vi Miên (2010), Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Nghệ An,

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 71. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 177: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

172

72. Artha Nantachukra (1998), Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái miền Tây Nghệ An, Luận án tiến sĩ sử học, Đại học Vinh, Nghệ An. Sử Văn Ngọc, Sử Thị Gia Trang (2012), Luật tục trong xã hội Chăm, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

73. Phan Đăng Nhật (Chủ biên) (2005), Khủn Chưởng, anh hùng ca Thái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

74. Phan Đăng Nhật (2007), Luật tục với đời sống, Tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 75. Phan Đăng Nhật (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số, những giá trị đặc

sắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Phan Đăng Nhật (2010) Văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số, những

giá trị đặc sắc, Tập 2, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 77. Phan Đăng Nhật (Chủ biên) (2010), Văn học dân tộc thiểu số Nghệ An,

Nxb Nghệ An, Vinh. 78. Trần Quang Nhiếp (1997), Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện

nay, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 79. Đặng Thị Oanh (2011), Văn hóa Thái, những tri thức dân gian, Nxb

Thanh niên, Hà Nội. 80. Nguyễn Quốc Phẩm (2006), Công bằng và bình đảng xã hội trong quan hệ

tộc người ở các quốc gia đa tộc người, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 81. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn đề thực tiễn và

lý luận, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 82. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp

năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 83. Nguyễn Hữu Quỳnh (Chủ nhiệm) (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển

Bách khoa, Hà Nội. 84. R.Rober (1941), Nhận xét về người Tày Đèng ở Lang Chánh, Nhà in Viễn

Đông, Hà Nội (bản dịch của Đinh Xuân Lâm và Hoàng Đình Bình). 85. Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt (2003), Giải pháp đổi mới

hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

86. Nguyễn Văn Sáu (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 178: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

173

87. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện qui chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

88. Đỗ Tiến Sâm (2005), Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

89. Dương Minh Sơn (2001), Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.

90. Chu Thái Sơn, Cầm Trọng (2005), Người Thái, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

91. Vi Văn Sơn (2007), Vận dụng luật tục Thái trong tự quản của cộng đồng bản dân tộc Thái tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

92. Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng (2010), nhận thức thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Bùi Quang Thanh (2009), Nghiên cứu luật tục các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

94. Cao Văn Thanh (Chủ biên) (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái Bắc Trung Bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

96. Nguyễn Đăng Thành (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

97. Bế Trường Thành (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98. Nguyễn Phương Thảo (2005), Hoà giải ở cơ sở, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Page 179: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

174

99. Thái Vĩnh Thắng (2010), Nhà nước và pháp luật đương đại, lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

100. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 101. Vũ Quan Thiện, Tô Nguyện (2005), Một số luật tục và luật tục cổ ở

Đông Nam Á, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 102. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (2003), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội. 103. Ngô Đức Thịnh (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội. 104. Ngô Đức Thịnh (2010), Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt

Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 105. Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa dân gian,

Nxb Thời đại, Hà Nội. 107. Huy Thông (2006), Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân

phố, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 108. Vi Thị Khánh Thùy (2004), Lớp từ xưng hô trong tiếng Thái đối chiếu

với tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, Vinh. 109. Đỗ Thị Minh Thuý (2004), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

110. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định phê duyệt công tác dân tộc đến năm 2020, Hà Nội.

111. Trần Hữu Tiến (2012), Dân tộc trong lịch sử và trong thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

112. Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Lan Phương (2010), Hành chính công, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

113. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 180: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

175

114. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

115. Cầm Trọng - Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

116. Cầm Trọng (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

117. Cầm Trọng (Chủ biên) (2002), Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

118. Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

119. Vương Trung (2010), Chương Han, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 120. Lương Văn Trung (2011), Phong tục tang lễ của người Thái đen xưa kia,

Nxb Thanh niên, Hà Nội. 121. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu

Văn hóa dân gian (2000), Luật tục và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

122. Trung tâm Từ điển học (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 123. Đăng Trường (2008), Nghi lễ và tập tục của người Việt với phụ nữ, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội. 124. Bùi Xuân Trường (1999), Tác dụng của luật tục đối với quản lý xã hội ở

các dân tộc Thái, H’Mông Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

125. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2005), Nghệ An thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

126. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Đề án phát triển miền Tây Nghệ An, Vinh.

127. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2013), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phát triển KT - XH miền Tây tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.

128. Đặng Nghiêm Vạn (1977), Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội.

129. Lò Vũ Vân (2010), Văn hóa dân gian người Thái, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Page 181: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

176

130. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 131. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Xã hội và Pháp luật,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Vương Vũ (2004), Nghiên cứu tự quản dân thôn Trung Quốc, Nxb Đại

học Bắc Kinh. 133. Lò Khánh Xuyên (2001), Hát giao duyên người Thái Nghệ An, Nxb

Nghệ An, Vinh. Tài liệu nước ngoài 134. Amanda Perreau-Saussine and James B. Murphy (edited), The Nature of

Customary Law - Legal, Historical and Philosophical Perspectives, Cambridge University Press, 2007.

135. Ch.Pamboukis, The Concept and Function of Usages in the United Nations Convention on the International sale of Goods, Journal of Law and Commerce, Vol 25 (2005-06).

136. David C.Buxbaum (editor), Family law and Customary Law in Asia: Acontemporary Legal Perspective, 1968, Netherlands.

137. John E.C.Brierley, Roderick A Macdonald, Quebec Civil Law - An Introduction to Quebec Private Law, Emond Montgomery Publications Limited, Toronto, Canada, 1993.

138. Julius Lewin, Native Courts and Birtish Justice in Africa, Journal of the International African Institute, Vol. 14, No. 8 (Oct, 1944).

139. Mary Ann Glendon, Paolo G. Carozza, Colin B. Picker, Comparative Legal Traditions in a Nutshell, Third edition, Thomson West, 2008.

140. Matthew L.M. Fletcher, Rethinking Customary Law in Tribal Court Jurisprudence, Mich J Tace Law.

141. M.B. Hooker, ADAT Law in modern Indonesia, Kuala Lumpur. Oxford University Press, Oxford. NewYork, Jakata, 1978.

142. Tai Culture, International Review on Tai Cultural Studies Traditional law and values in Tai societies, Bangkok, 1999.

Page 182: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

177

PHỤ LỤC Biểu mẫu số 1

PHIỀU KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC

(Dùng cho cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức cấp xã)

Người Khảo sát: Vi Văn Sơn - Nghiên cứu sinh khóa 28, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật - Học viện chính trị, hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nơi khảo sát:…………………………… Ngày khảo sát:…………………………. Để thực hiện đề tài nghiên cứu sinh về: “Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam”, xin ông, bà hãy ghi trả lời những câu hỏi dưới đây bằng việc điền dấu (x) vào ô ) thích hợp. vuông ( Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quí ông, bà. I - Xin ông, bà giới thiệu về bản thân: 1- Đơn vị công tác (nếu có) của ông, bà: ; - Cấp huyện luân chuyển - Cấp xã: ; - Không: về xã: 2- Chức danh hiện tại của ông, bà (nếu có):…………………………………….. 3- ; - Dân tộc khác: ; - Kinh: Dân tộc: - Thái: 4- ; - Nữ: Giới tính: - Nam: 5- ; - Tôn giáo ; - Tin lành: ; - Phật giáo: Tôn giáo: - Thiên chúa giáo: ; khác: - Không theo tôn giáo nào: 6- ; - Trên 40 tuổi: ; - Từ 31 đến 40: Độ tuổi: - Dưới 30: 7- Là đảng viên: 8- ; - Cấp III: ; Cấp II: Trình độ văn hóa: - Cấp I: 9 ; Cử ; - Cao cấp: ; - Trung cấp: - Trình độ lí luận chính trị: - Sơ cấp: nhân: 10- ; - Sau ĐH: ; - Đại học: ; - Trung cấp: Trình độ chuyên môn: - Sơ cấp: II- Xin ông, bà cho biết thực trạng luật tục Thái trong cộng đồng địa phương của bạn đang sinh sống như thế nào? 1- Ông, bà có hiểu biết về luật tục Thái không: ; - Biết ; - Biết: - Biết rất rõ: ; - Không biết: ít: 2- Luật tục Thái có điều chỉnh các quan hệ trong đời sống cộng đồng của bạn sinh sống nữa không, có thì ở mức độ nào?

Page 183: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

178

- ; - Không điều chỉnh: ; - Bình thường: Điều chỉnh thường xuyên: 3- Luật tục Thái điều chỉnh những lĩnh vực nào? - ; ; - Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng: Bảo vệ tài nguyên, môi trường: ; - Trật tự an toàn xã hội: ; - Sinh hoạt tín ngưỡng: -Hôn nhân gia đình: ; - Giáo dục, răn dạy trong lao động ; ; - Lĩnh vực khác: ; - Giáo dục, răn dạy trong học tập: sản xuất: 4- Ông, bà cho biết những lĩnh vực khác mà luật tục Thái điều chỉnh (nếu có): ……………………………………………………………………………… 5- ; Không: Ông bà có biết chữ Thái không: - Có: 6- ; Không: Ông bà có nhu cầu học chữ Thái không: - Có: III- Xin ông, bà cho biết thực trạng vận dụng luật tục Thái trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương vùng dân tộc Thái sinh sống: 1- Theo ông, bà có cần thiết phải vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng ; - Không: người Thái của chính quyền cơ sở hay không? - Có: 2- Nếu là cần thiết, theo ông, bà chỉ nên vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái ở lĩnh vực nào: - ; ; - Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng: Bảo vệ tài nguyên, môi trường: ; - Trật tự an toàn xã hội: ; - Sinh hoạt tín ngưỡng: -Hôn nhân gia đình: ; - Giáo dục, răn dạy trong lao động ;- Lĩnh vực khác (nếu có):…………………………………… ; - Giáo dục, răn dạy trong học tập: sản xuất: …………………………………………………………………… 3- Theo ông, bà vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống, nhằm: - Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN của chính quyền địa phương: - Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái: - Khắc phục những tồn tại, lạc hậu của luật tục dân tộc Thái: - Giữ gìn trật tự công cộng: - Giáo dục lao động sản xuất, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại: - Góp phần xây dựng nông thôn mới: - Góp phần thực hiện dân chủ cơ sở: - Các lý do khác (nếu có):……………………………………… …………………………………………………………………………… 4- Theo ông, bà, để vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái, cán bộ chính quyền cơ sở có cần thiết phải biết luật tục dân tộc Thái hay ; - ; - Hiểu biết không nhiều: ; - Có biết: không? - Phải hiểu biết rõ: Không: 5- Ông, bà đã vận dụng sự hiểu biết luật tục Thái vào hoạt động quản lý cộng

Page 184: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

179

đồng ; ; - Vận dụng một phần: người Thái của mình như thế nào? - Vận dụng nhiều: ; - Không biết: - Không vận dụng: 6 - Ở địa phương ông, bà đã vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người ; ; - Họp dân: Thái bằng những hình thức nào: - Tuyên truyền, thuyết phục: - Còn lúng túng trong hình thức vận dụng: - Các hình thức khác (nếu có):………………………………………...... ……………………………………………………………………………… 7- Theo ông, bà những hình thức vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái đã mang lại hiệu quả như thế nào? - ; - không đạt ; - Đạt hiệu quả thấp: ; - Đạt hiệu quả: Đạt hiệu quả cao: hiệu quả: 8- Chính quyền cơ sở nơi ông, bà sinh sống đã vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái bằng những biện pháp nào? - Phát huy uy tín của các ông mo, bà một trong sinh hoạt tín ngưỡng: - Gắn với công tác chuyên môn: - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: - Gắn với thực hiện dân chủ cơ sở: - Gắn với thực hiện hương ước bản, làng: - Các biện pháp khác (nếu có):……………………………………………………. …………………………………………………………………………………….. 9- Theo ông, bà cán bộ chính quyền địa phương nơi có đa số đồng bào Thái sinh sống ; - Không: có cần phải biết tiếng dân tộc Thái hay không? - Có: 10- Ông, bà có cảm thấy khó khăn khi công tác tại vùng dân tộc Thái sinh sống hay ; - Không: không? - Có: 11- Nếu có khó khăn, nguyên nhân của những khó khăn đó là: - ; - Do chưa hiểu biết luật tục dân tộc Thái: Do bất đồng ngôn ngữ: - ; - Do nguyên nhân khác: Do khả năng, trình độ: 12- Theo ông, bà, có đặc điểm gì khác trong hoạt động quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống? - Nhận thức về Nhà nước và pháp luật người dân còn hạn chế: - Có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ: - Có luật tục điều chỉnh, góp phần ổn định trật tự cộng đồng - Có khó khăn trong vận động, tuyên truyền người dân thực hiện pháp luật: - Có đặc điểm khác là (nếu có):……………………………………………… …………………………………………………………………………………… 13- Trong thời gian tới, theo ông, bà, những lĩnh vực nào của luật tục dân tộc Thái

Page 185: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

180

cần phải quan tâm vận dụng trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở? - ; ; - Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng: Bảo vệ tài nguyên, môi trường: ; - Trật tự an toàn xã hội: ; - Sinh hoạt tín ngưỡng: -Hôn nhân gia đình: ; - Giáo dục, răn dạy trong lao động ;- Lĩnh vực khác (nếu có):……………… ; - Giáo dục, răn dạy trong học tập: sản xuất: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 14- Theo ông, bà, trong thời gian tới, để vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái được tốt hơn cần phải quan tâm tới những nội dung nào sau đây? - Nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ luật tục dân tộc Thái: - Tăng cường vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện pháp luật: - Nghiên cứu, xây dựng cơ chế vận dụng đồng bộ: - Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: - Chú trọng công tác qui hoạch cán bộ: - Ưu tiên cơ cấu hợp lý cán bộ là người dân tộc Thái: - Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng người Thái: - Phát huy vai trò của Bí thư chi bộ, Trưởng bản: - Phát huy vai trò của các ông mo, bà một: - Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị: - Nghiên cứu, xây dựng bổ sung Hương ước, Qui ước của bản, làng: - Các nội dung khác (nếu có):…………………………………… ……………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 15- Ông, bà tâm đắc nội dung nào, vì sao?............................................................... …...............……………………………………………………….. 16- Theo ông, bà, trong thời gian tới, cần sử dụng hình thức nào để vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái tốt hơn: - ; ; - Họp dân: Tuyên truyền, thuyết phục: - Các hình thức khác (nếu có):……....................................... …………………………………………………………….... 17- Theo ông, bà, trong thời gian tới, cần sử dụng biện pháp nào để vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái được tốt hơn? - Phát huy uy tín của nhưng ông mo, bà một: - ; - Thông qua các phương tiện thông tin: Gắn với công tác chuyên môn:

Page 186: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

181

- ; - Gắn với thực hiện hương ước thôn bản: Gắn với thực hiện QCDC cơ sở: - Nâng cao nhận thức về vận dụng luật tục dân tộc Thái cho cán bộ, nhân dân ; - Cón lúng túng trong biện pháp vận dụng: vùng dân tộc Thái sinh sống: - Các biện pháp khác (nếu có):…………………………………… ………………………………………………………………………… IV- Thực trạng về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền địa phương vùng dân tộc Thái sinh sống trong thời gian tới: 1- Thời gian tới, ông, bà có nhu cầu đào tạo gì? - Kiến thức quản lý Nhà nước: Hệ đại học: ; - Hệ trung cấp: - Lí luận chính trị: ; - - Hệ cao cấp: Hệ trung cấp: - ; - Hệ trung cấp: Kiến thức chung về chuyên môn nghiệp vụ: - Hệ đại học: 2- Trong thời gian tới, ông bà có nhu cầu bồi dưỡng lĩnh vực gì? - ; ; Luật tục, phong tục tập quán dân tộc Thái: Tiếng dân tộc Thái: - ; - Kiến thức chung về chuyên môn nghiệp vụ: Kiến thức quản lý Nhà nước: V- Ông, bà có kiến nghị gì với chính quyền địa phương nơi có đa số dân tộc sinh sống:…………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………

Người khảo sát

Vi Văn Sơn

Page 187: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

182

Mẫu khảo sát số 2 PHIỀU KHẢO SÁT

XÃ HỘI HỌC (Dùng cho chính quyền cấp xã)

Đề tài: “Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam” Người Khảo sát: Vi Văn Sơn - Nghiên cứu sinh khóa 28, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật - Học viện chính trị, hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nơi khảo sát:…………………………; là xã thuộc vùng:…………………… Ngày khảo sát:…………………………. I - Về tình hình chung: 1- Diện tích tự nhiên:………….ha. Trong đó: Đất lâm nghiệp……;đất ruộng:……; đất màu:………. 2- Tổng số dân/Tổng số hộ:……../……….; trong đó: 3- Tổng số người Thái/Tổng số hộ người Thái: ……………./…………… II- Về tình hình chính quyền cấp xã: 1- Tổng số cán bộ người dân tộc Thái/Tổng số cán bộ:…………./…………… 2- Trình độ văn hóa (Số dân tộc Thái/số người): - Cấp 1:… /……; - Cấp 2:……/……; - Cấp 3:……../……… 3- Trình độ chuyên môn (Số dân tộc Thái/số người): - Sơ cấp:……./…….; - Trung cấp:……/…….; - Đại học:……/……; - SĐH:…../….. 4- Trình độ lí luận chính trị (Số dân tộc Thái/số người): - Sơ cấp:……/……; - Trung cấp:……/…….; - Cao cấp:……/……; Cử nhân:…../….. III- Những lĩnh vực và phương thức vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ: 1- Chính quyền cơ sở đã vận dụng luật tục Thái trong lĩnh vực nào: ; - Xây dựng khối - Bảo vệ tài nguyên, môi trường: ; - ; - Sinh hoạt tín ngưỡng: ; - Hôn nhân gia đình: đại đoàn kết cộng đồng; ; Trật tự an toàn xã hội: - Giáo dục, ;- Tất ; - Giáo dục, răn dạy trong học tập: răn dạy trong lao động sản xuất: cả các lĩnh vực: 2- Chính quyền cơ sở đã vận dụng luật tục dân tộc Thái bằng những phương thứ; c nào? - Phát huy vai trò của các ông mo, bà một: ; - Thông qua các phương ; - Họp dân: - Phát huy vai trò của người có uy tín: ; - Gắn với thực ; - Gắn với công tác chuyên môn: tiện thông tin đại chúng: ; Tuyên ; - Gắn với thực hiện hương ước, qui ước bản, làng: hiện QCDC cơ sở: ; -

Page 188: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

183

Các ; - Còn lúng túng trong phương thức vận dụng: truyền, thuyết phục: phương thức khác (nếu có): ………………………………………………… ………………………………………………………………………….... IV- Kết quả thực hiện một số lĩnh vực trong thời gian qua của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống:

Nội dung khảo sát Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng số

I- Bảo vệ tài nguyên, môi trường 1- Tỷ lệ về độ che phủ rừng 2- Tổng số vụ vi phạm các qui định về quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường - Số vụ vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép - Tổng số vụ cháy rừng - Số vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng + Tổng số vụ vi phạm phát rừng làm nương rẫy + Số vụ vi phạm về khai thác lâm sản trái phép - Số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước - Số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

…… …… …… …… ….. …… ….. ….. …..

II- Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng 1- Kết quả cuộc vận động xây dựng quĩ ngày vì người nghèo (ĐV: Triệu đồng) 2- Các cuộc vận đồng đền ơn, đáp nghĩa, ủng hộ thiên tai, lũ lụt (ĐV: Triệu đồng) 3- Tỷ lệ làng văn hóa (%) 4- Tổng số đơn thư KNTC - Số đã và đang giải quyết - Đơn thư tồn đọng 5- Số vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân đã được giải quyết tại cơ sở 6- Xếp loại hàng năm của MTTQ và các tổ đoàn thể chính trị (theo 4 mức: yếu, TB, khá, xuất sắc): - MTTQ

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

Page 189: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

184

- Hội nông dân - Hội phụ nữ - Hội CCB - Đoàn Thanh niên 7- Số thôn bản duy trì được các lễ hội truyền thống: 8- Số thôn bản có câu lạc bộ phát huy các giá trị truyền thống (câu lạc bộ dân ca Thái, câu lạc bộ cồng chiêng, câu lạc bộ học chữ Thái,….): 9- Số lớp học chữ Thái, tiếng Thái đã mở trên địa bàn: 10 - Số thôn, bản đã có qui ước, hương ước mới:

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

III- Hôn nhân gia đình 1- Tổng số cặp kết hôn trong xã 2- Số cặp kết hôn là người Thái - Trong đó, số cặp là người Thái kết hôn với người dân tộc khác 3- Số cặp có đăng ký kết hôn 4- Số cặp kết hôn theo phong tục “trộm vợ” 6- Xung đột trong gia đình người Thái: - Tổng số vụ xung đột - Số vụ hòa giải thành công thông quan hoạt động tự quản của thôn, bản - Số vụ hòa giải thành công thông qua chính quyền cơ sở - Số vụ hòa giải thông qua Tòa án - Tổng số vụ ly hôn + Ly hôn qua Tòa án + Ly hôn không qua Tòa án

…... …... ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

…... ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. …. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

…… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… ……

IV- Sinh hoạt tín ngưỡng 1- Số lượng người có đạo trên địa bàn: - Thiên chúa giáo - Phật giáo - Tin lành - Người theo đạo khác Trong đó, tổng số người Thái theo đạo:

….. ….. ….. ….. ….. …..

…. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

Page 190: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

185

- Thiên chúa giáo - Phật giáo - Tin lành - Người theo đạo khác 2- Số vụ vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo - Số vụ việc cơ sở giải quyết - Số vụ cấp trên giải quyết 3- Tổng số ông mo, bà một trên địa bàn (bao gồm những người làm chủ lễ trong các đám tang, nghi lễ khác…):

….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

.….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

V- Trật tự an toàn xã hội 1- Tổng số vụ vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia (nếu là xã biên giới) 2- Tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn xã hội: - Tổng số vụ gây rối trật tự công cộng: *Nguyên nhân: + Do say rượu + Do tranh chấp kinh tế + Nguyên nhân khác * Thẩm quyền giải quyết: + Số vụ cấp trên giải quyết + Số vụ chính quyền cơ sở giải quyết + Số vụ thôn, bản tự hòa giải - Tổng số vụ trộm cắp: + Số vụ cấp trên giải quyết + Số vụ chính quyền cơ sở giải quyết + Số vụ thôn, bản tự hòa giải 3- Tổng số vụ vi phạm về quản lý kinh tế - Số vụ xử lý hình sự - Số vụ xử lý hành chính 4- Tổng số đối tượng nghiện ma túy: 5- Số đối tượng nghi nghiện: 6- Số đã cai nghiện thành công: Trong đó:

- Cai nghiện tại gia: - Cai nghiện bắt buộc:

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …..

VI- Phát triển kinh tế 1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

…..

…..

…..

…..

…..

…..

Page 191: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

186

2- Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) 3- Tỷ lệ hộ nghèo (%) 4- Số tiêu chí đã đạt trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo từng năm 5- Kết quả huy động động nội lực xây dựng nông thôn mới - Giá trị bằng tiền (triệu đồng) - Bằng ngày công (số ngày công)

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

….. ….. ….. ….. ….. …..

VII- Giáo dục đào tạo 1- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia (%) 2- Phổ cập giáo dục đào tạo: - Tỷ lệ phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi - Tỷ lệ phổ cập tiểu học - Tỷ lệ phổ cập THCS 3- Tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường cao đảng, đại học: - Số học sinh thi đậu vào đại học - Số học sinh thi đậu vào cao đảng 4- Tổng số học sinh cử tuyển: - Cao đẳng - Đại học

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …. …..

….. ….. ….. ….. ….. ….. ….. …. …..

Người khảo sát T/M UBND xã……………… Chủ tịch Vi Văn Sơn

Page 192: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

187

Mẫu khảo sát số 3 PHIỀU KHẢO SÁT

XÃ HỘI HỌC (Dùng cho cá nhân, chủ hộ gia đình nông dân người Thái)

Người Khảo sát: Vi Văn Sơn - Nghiên cứu sinh khóa 28, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nơi khảo sát:…………………………… Ngày khảo sát:…………………………. Để thực hiện đề tài nghiên cứu sinh về: “Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý Nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam”, xin ông, bà hãy ghi trả lời những câu hỏi ) thích hợp. dưới đây bằng việc điền dấu (x) vào ô vuông ( Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quí ông, bà

I- Xin ông bà cho biết thông tin về mình: 1- Ông (bà) bao nhiêu tuổi:.............. 2- Dân tộc:............ 3- Trình độ ; Cấp 3 ; Cấp 2 của ông (bà): Cấp 1 4- Nghề nghiệp của ông (bà):............

II- Xin ông (bà) cho biết một số thông tin sau: 5- Ông, bà có hiểu biết phong tục, tập quán của người Thái:

Biết rõ ; Không biết ; Biết ít 6- Ông (bà) có mong muốn được giữ gìn, phát huy phong tục,

tập quán của người Thái không: ; Có ; Không Bình thường

7- Ông (bà) có sử dụng phong tục, tập quán để giáo dục con cháu trong gia đình, họ hàng, làng xóm của mình không? ; Ít Có ; Không khi sử dụng

8- Ông (bà) thấy tác dụng của việc giáo dục con cháu thông qua phong tục, tập quán như thế ; không ; Bình thường nào? Kết quả tốt

9- Ông, bà cho biết lĩnh vực nào của phong tục, tập quán của người Thái cho đến nay vẫn được duy trì trong cộng đồng người Thái:............................................................................ ...................................................................................... ..........................................................................................

Người khảo sát

Vi Văn Sơn

Page 193: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

188

Phụ lục 1 BẢNG TỔNG HỢP

Kết quả khảo sát đối với cán bộ cấp xã có người Thái cư trú tập trung

Theo mẫu khảo sát số 1

Cán bộ xã

Nội dung khảo sát Thành phần dân tộc Tổng Số thứ

tự Kinh % Thái % DT

khác % Số %

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I-Tình hình về đối tượng khảo sát

1 Số lượng, tỷ lệ 22 10 189 89 1 0 212 100 Giới tính: - Nam: 9 4 128 60 1 0 138 65 2 - Nữ: 13 6 61 29 74 35

3 Tôn giáo 0 0 Độ tuổi: - Dưới 30 9 4 67 32 76 36 -Từ 30 đến 40 6 3 72 34 1 0 79 37

4

-Trên 40 tuổi 7 3 50 24 57 27 5 Là đảng viên 16 8 150 71 1 0 167 79

Trình độ văn hóa: -Cấp 1 -Cấp 2 0 19 9 19 9

6

-Cấp 3 22 10 170 80 1 0 193 91 Trình độ chuyên môn: -Sơ cấp 0 14 7 14 7 -Trung cấp 7 3 103 49 110 52 -Đại học 12 6 57 27 1 0 70 33

7

-Sau ĐH 0 0 0 0 0 0 0 0 Trình độ lý luận chính trị: -Sơ cấp 6 3 76 36 82 39 -Trung cấp 8 4 72 34 80 38 -Cao cấp 0 0 0 0 0 0 0 0

8

-Cử nhân 0 0 0 0 0 0 0 0 II-Ông, bà cho biết thực trang vận dụng luật tục người Thái trong hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống

Ông bà có hiểu biết về luật tục Thái không? -Biết rất rõ 2 1 35 17 37 17 -Biết 9 4 93 44 102 48 -Biết ít 9 4 59 28 1 0 69 33

9

-Không biết 2 1 2 1 4 2 Luật tục Thái có điều chỉnh các quan hệ trong đời sống cộng đồng của bạn sinh sống nữa không, có thì ở mức độ nào? -Điều chỉnh thường xuyên 5 2 36 17 41 19 -Điều chỉnh bình thường 12 6 129 61 1 0 142 67

10

-Không điều chỉnh 5 2 24 11 29 14

Page 194: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

189

Luật tục Thái điều chỉnh những lĩnh vực nào? -Bảo vệ tài nguyên, môi trường 8 4 93 44 101 48 -Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng

12 6 140 66 1 0 153 72

-Hôn nhân gia đình 12 6 123 58 1 0 136 64 -Sinh hoạt tín ngưỡng 9 4 76 36 1 0 86 41 -Trật tự an toàn xã hội 8 4 82 39 1 0 91 43 -Giáo dục, răn dạy trong lao động sản xuất

8 4 86 41 94 44

11

-Giáo dục, răn dạy trong học tập 6 3 85 40 91 43 Ông, bà có biết chữ Thái không

-Có 7 3 59 28 66 31

12

-Không 10 5 122 58 1 0 133 63 Ông, bà có nhu cầu học chữ Thái không -Có 10 5 159 75 1 0 170 80

13

-Không 6 3 23 11 29 14 III-Ông, bà cho biết thực trang vận dụng luật tục người Thái trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống

Theo ông, bà có cần thiết phải vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở hay không? -Có 15 7 163 77 1 0 179 84

14

-Không 2 1 20 9 22 10 Nếu là cần thiết, theo ông, bà chỉ nên vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái ở lĩnh vực nào? -Bảo vệ tài nguyên, môi trường 8 4 99 47 107 50 -Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng

15 7 181 85 1 0 197 93

-Hôn nhân gia đình 11 5 150 71 1 0 162 76 -Sinh hoạt tín ngưỡng 6 3 73 34 79 37 -Trật tự an toàn xã hội 9 4 118 56 127 60 -Giáo dục, răn dạy trong lao động sản xuất

4 2 84 40 88 42

15

-Giáo dục, răn dạy trong học tập 4 2 94 44 98 46 Theo ông, bà, vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống, nhằm: -Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương

14 7 120 57 1 0 135 64

-Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái

20 9 167 79 1 0 188 89

-Khắc phục những tồn tại, lạc hậu của luật tục dân tộc Thái

18 8 125 59 1 0 144 68

-Giữ gìn trật tự an toàn xã hội 13 6 118 56 1 0 132 62

16

-Giáo dục lao động sản xuất, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại

14 7 115 54 1 0 130 61

Page 195: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

190

-Góp phần xây dựng nông thôn mới 13 6 129 61 1 0 143 67 -Góp phần thực hiện dân chủ cơ sở 12 6 131 62 1 0 144 68

Theo ông, bà, để vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái, cán bộ chính quyền cơ sở có cần thiết phải biết luật tục dân tộc Thái không? Phải biết rõ 10 5 92 43 1 0 103 49 -Có biết 7 3 63 30 1 0 71 33 -Hiểu biết không nhiều 2 1 22 10 24 11

17

-Không Ông, bà đã vận dụng sự hiểu biết luật tục Thái vào hoạt động quản lý quản lý cộng đồng người Thái của mình như thế nào? -Vận dụng nhiều 7 3 77 36 84 40 -Vận dụng một phần 10 5 103 49 113 53 -Không vận dụng 2 1 7 3 9 4

18

-Không biết Ở địa phương ông, bà đã vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái bằng nhưng hình thức nào? -Tuyên truyền, thuyết phục 16 8 114 54 130 61 -Họp dân 10 5 118 56 128 60

19

-Còn lúng túng trong hình thức vận dụng

2 1 22 10 24 11

Theo ông, bà, những hình thức vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái đã mang lại hiệu quả như thế nào? -Đạt hiệu quả cao 6 3 51 24 57 27 -Đạt hiệu quả 10 5 100 47 1 0 111 52 -Đạt hiệu quả thấp 5 2 28 13 33 16

20

-Không đạt hiệu quả 1 0 1 0 Chính quyền cơ sở nơi ông, bà sinh sống đã vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái bằng những biện pháp nào? -Phát huy uy tín của các ông mo, bà một trong sinh hoạt tín ngưỡng

5 2 43 20 48 23

-Gắn với công tác chuyên môn 16 8 89 42 105 50 - Thông qua các phương tiện thông tin 18 8 89 42 107 50

-Gắn với thực hiện dân chủ cơ sở 16 8 112 53 1 0 129 61

21

-Gắn với việc thực hiện hương ước thôn, bản

18 8 142 67 1 0 161 76

Theo ông, bà cán bộ chính quyền địa phương nơi có đa số đồng bào Thái sinh sống có cần biết tiếng dân tộc Thái hay không? -Có 20 9 185 87 1 0 206 97

22

-Không 1 0 5 2 6 3 Ông, bà có cảm thấy khó khăn khi công tác tại vùng có đa số dân tộc Thái không? -Có 12 6 73 34 85 40

23

-Không 7 3 79 37 1 0 87 41 24 Nếu có khó khăn, nguyên nhân của những khó khăn đó là:

Page 196: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

191

-Do bất đồng ngôn ngữ 12 6 49 23 61 29 -Do chưa chưa hiểu biết luật tục dân tộc Thái

7 3 43 20 50 24

-Do khả năng, trình độ 2 1 49 23 51 24

-Do nguyên nhân khác 27 13 27 13 25 Theo ông, bà, có đặc điểm gì khác trong hoạt động quản lý cộng đồng người Thái của chính

quyền cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống?

-Nhận thức về pháp luật của người dân còn hạn chế

15 7 132 62 147 69

-Có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ

15 7 71 33 1 0 87 41

-Có luật tục điều chỉnh, góp phần ổn định trật tự cộng đồng

3 1 21 10 24 11

-Có khó khăn trong tuyên truyền người dân thực hiện pháp luật

10 61 29 71 33

Trong thời gian tới, theo ông, bà, những lĩnh vực nào sau đây của luật tục dân tộc Thái cần phải quan tâm vận dụng trong quản lý cộng đồng người Thái của chính quyền cơ sở? -Bảo vệ tài nguyên, môi trường 18 8 105 50 123 58 -Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng

16 8 151 71 1 0 168 79

-Hôn nhân gia đình 17 8 82 39 1 0 100 47 -Sinh hoạt tín ngưỡng 7 3 49 23 56 26 -Trật tự an toàn xã hội 10 5 95 45 105 50 -Giáo dục, răn dạy trong lao động sản xuất 11 5 96 45 107 50 -Giáo dục, răn dạy trong học tập 8 4 87 41 95 45

26

-Lĩnh vực khác 13 6 13 6 Theo ông, bà, trong thời gian tới, để vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái được tốt hơn cần phải quan tâm những nội dung nào sau đây? -Nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ luật tục dân tộc Thái

21 10 124 58 145 68

-Tăng cường vận động, tuyên truyền nhân dân thực hiện pháp luật

25 12 123 58 148 70

-Nghiên cứu, xây dựng cơ chế vận dụng đồng bộ

14 7 85 40 1 0 100 47

-Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 14 7 131 62 145 68 -Chú trọng công tác qui hoạch cán bộ 16 8 98 46 114 54 -Ưu tiên cơ cấu hợp lý cán bộ là người dân tộc Thái

13 6 136 64 149 70

-Phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng người Thái

15 7 133 63 1 0 149 70

-Phát huy vai trò của Trưởng bản, Bí thư chi bộ

13 6 129 61 1 0 143 67

-Phát huy vai trò của ông mo, bà một 6 3 44 21 50 24

27

-Phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị

15 7 129 61 1 0 145 68

Page 197: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

192

-Nghiên cứu, bổ sung hương ước, qui ước làng, bản

13 6 109 51 1 0 123 58

Theo ông, bà, trong thời gian tới, cần sử dụng hình thức nào để vận dụng luật tục dân tộc Thái trong quản lý cộng đồng người Thái? -Tuyên truyền, thuyết phục 13 6 133 63 0 146 69

28

-Họp dân 12 6 119 56 0 131 62 Theo ông, bà, trong thời gian tới, cần sử dụng biện pháp nào để vận dụng luật tục Thái trong quản lý cộng đồng người Thái tốt hơn -Phát huy vai trò của ông mo, bà một 5 2 34 16 39 18 -Gắn với công tác chuyên môn 10 5 78 37 88 42 -Thông qua các phương tiên thông tin 13 6 96 45 1 0 110 52 -Gắn với thực hiện qui chế dân chủ cơ sở

15 7 109 51 1 0 125 59

-Gắn với thực hiện hương ước thôn, bản

12 6 123 58 135 64

-Nâng cao nhận thức về vận dụng luật tục dân tộc Thái cho cán bộ, nhân dân vùng dân tộc Thái

11 5 117 55 1 0 129 61

29

-Còn lúng túng trong biện pháp vận dụng

3 1 17 8 1 0 21 10

IV-Thực trạng về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp ủy Đảng, MTTQ và các đoàn thể, chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái sinh sống trong thời gian tới

Thời gian tới, ông, bà có nhu cầu đào tạo gì?

-Kiến thức về quản lý Nhà nước 14 7 126 59 140 66 +Hệ đại học 10 5 102 48 112 53 +Hệ trung cấp 4 2 24 11 28 13 -Lý luận chính trị 13 6 120 57 133 63 +Hệ cao cấp 6 3 53 25 59 28 +Hệ trung cấp 7 3 67 32 1 0 75 35

30

-Kiến thức chung về nghiệp vụ chuyên môn

13 6 104 49 117 55

+ Đại học 11 5 87 41 98 46 +Trung cấp 2 1 17 8 19 9 Trong thời gian tới, ông, bà có nhu cầu bồi dưỡng lĩnh vực gì?

-Tiếng dân tộc Thái 9 4 70 33 79 37 -Luật tục, phong tục tập quán dân tộc Thái

15 7 85 40 100 47

-Kiến thức về quản lý Nhà nước 12 6 77 36 89 42

31

-Kiến thức chung về chuyên môn nghiệp vụ

11 5 88 42 1 0 100 47

V-Các nhóm kiến nghị, đề xuất của cá nhân được khảo sát (sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp dựa theo ý kiến của các cá nhân)

Page 198: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

193

1-Mong muốn có nhiều chính sách để giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào Thái, như: Mở các lớp dạy tiếng Thái, chữ Thái, tuyên truyên phát huy tập quán của người Thái; thành lập các câu lạc bộ phát huy các giá trị văn hóa đồng bào Thái…

2-Có nhiều chính sách thiết thực hơn nữa để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào: đất sản xuất, vốn, nhà ở cho hộ nghèo 3-Quan tâm hơn nữa các chính sách giáo dục đào tạo cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó có người Thái, phù hợp với đặc thù văn hóa của từng dân tộc 4-Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi, trường học 5-Quan tâm qui hoạch cán bộ, có chính sách đào tạo, tạo nguồn cán bộ là người dân tộc thiểu số 6-Tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước đến tận người dân 7-Cần có chính sách làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các hộ trong cộng đồng dân cư

Page 199: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

194

Phụ lục 2 BẢNG TỔNG HỢP THỰC TRẠNG

Kết quả vận dụng luật tục Thái trên một số lĩnh vực tại 14 xã được chọn khảo sát có người Thái cư trú tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam

(Trích từ mục IV, mẫu khảo sát số 2)

- Thời điểm khảo sát: Tháng 4 năm 2014

- Đối tượng khảo sát: Cán bộ, công chức, viên chức cấp xã Tổng hợp kết quả khảo sát 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2013

Tỉnh Nghệ An Tỉnh Thanh Hóa Huyện

Con Cuông

Huyện Tương Dương

Huyện Quì Hợp

Huyện Quì Châu

Huyện Quế

Phong

Huyện Thường

Xuân

Huyện Lang

Chánh

Huyện Quan Sơn

Huyện Bá

Thước

Huyện Quan Hóa

Huyện Mường

Lát

Cộng

Nội dung khảo sát

Xã Bình

Chuẩn

Xã Tam Đình

Xã Tam Thái

Xã Nam Sơn

Xã Châu Tiến

Xã Châu Bình

Xã Châu Kim

Xã Xuân Chinh

Xã Tam Văn

Xã Trung

Hạ

Xã Kỳ Tân

Xã Xuân Phú

Xã Tén Tằn

Xã Quang Chiểu

Nghệ An

Thanh Hóa

Tổng cộng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1-Bảo vệ tài nguyên môi trường -Tỷ lệ che phủ của rừng (%) 63 60,3 61,46 83 97 72 85 80 82 87,76 64 79 72 50 Bq

74.53 Bq 73.53

Bq 74.03

-Số vụ vi phạm về khai thác khoáng sản

37 24 3 13 10 0 0 17 0 1 0 0 0 3 87 21 108

-Số vụ cháy rừng 8 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 2 3 2 9 8 17

-Số vụ vi phạm phát rừng làm nương rẫy

0 6 2 0 0 0 0 0 0 3 2 0 3 12 8 20 28

-Số vụ vi phạm về khai thác lâm sản trái phép

12 3 5 1 14 23 0 9 0 9 5 3 0 5 58 31 89

-Số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước

0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 2

-Số vụ vi phạp về quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

2 1 0 0 0 0 0 0 10 0 0 0 0 1 3 11 14

2-Xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng -Kết quả cuộc VĐ ủng hộ 28 13 67 12 22 8 34 18,2 7 98 13 19.4 35.6 5.6 188 199.8 387.8

Page 200: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

195

quĩ ngày vì người nghèo (Tr.đ) -Các cuộc vận động thiên tai, lũ lụt, đền ơn đáp nghĩa (Tr.đ)

56 65 75 17 21 23 12 17 3 81 43 18.5 15 7.4 269 184.9 453.9

-Tỷ lệ làng văn hóa (%) 46 100 87 100 89 30 33 30 33 42.8 100 100 14.6 30.3 485 350.7 835.7 -Số đơn thư KNTC 0 1 0 0 13 58 0 0 44 6 0 4 0 93 72 157 229 -Số vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nd giải quyết từ cơ sở

0 90 0 0 13 0 0 0 24 7 0 2 0 103 103 136 239

-Xếp loại hàng năm của MTTQ và các đoàn thể chính trị (theo 4 mức yếu, TB, khá, XS)

+MTTQ 5/5 năm xếp loại khá

4/5 năm xs, 1/5 năm khá

5/5 năm xs

5/5 năm xs

5/5 năm xs

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

5/5 năm khá

3/5 năm xs; 2/5 năm khá

3/5 năm khá; 2/5 năm TB

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

5/5 năm khá

3/5 năm xs; 2/5 năm khá

3/5 năm xs; 2/5 năm khá

4/5 năm khá; 1/5 năm TB

23/35 xs; 13/35 khá

13/35 xs; 18/35 khá; 3/35 TB

36/70 xs; 31/70 khá; 3/70 TB

+Hội phụ nữ 2/5 năm xs; 3/5 năm khá

5/5 năm xs

5/5 năm xs

3/5 năm sx; 2/5 năm khá

5/5 năm xs

5/5 năm xs

5/5 năm xs

3/5 năm xs; 2/5 năm khá

2/5 năm khá; 3/5 năm TB

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

5/5 năm khá

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

3/5 năm khá; 2/5 năm TB

30/35 xs; 5/35 khá

15/35 xs; 15/35 khá; 5/35 TB

45/70 xs; 20/70khá; 5/70 TB

+ Hội nông dân 3/5 năm xs; 2/3 khá

1/5 năm xs, 4/5 năm khá

5/5 năm xs

1/5 năm xs; 4/5 năm khá

5/5 năm xs

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

5/5 năm xs

1/5 năm khá; 4/5 năm TB

2/5 năm khá; 3/5 năm TB

3/5 năm sx; 2/5 năm khá

5/5 năm khá

2/5 năm xs; 3/5 năm khá

2/5 năm xs; 3/5 năm khá

5/5 năm khá

24/35 xs; 11/35 khá

7/35 xs; 25/35 khá; 3/35 TB

31/70 xs; 36/70 khá; 3/35 TB

Page 201: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

196

+Hội cựu chiến binh 1/5 xs; 3/5 xl khá; 1/5 TB

4/5 năm xs, 1/5 năm khá

5/5 năm xs

2/5 năm xs; 3/5 năm khá

1/5 năm xs; 4/5 năm khá

5/5 năm xs

5/5 năm xs

1/5 năm khá; 4/5 năm TB

1/5 năm xs; 4/5 năm khá

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

5/5 năm khá

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

4/5 năm xs; 1/5 năm khá

4/5 năm khá; 1/5 năm TB

23/35 xs; 11/35 khá; 1/35 TB

13/35 xs;16/35 khá; 6/35 TB

36/70 xs; 27/70 khá; 7/70 TB

+ Đoàn thanh niên 3/5 xs; 1/5 khá; 1/5 tb

3/5 năm xs, 2/5 năm khá

5/5 năm khá

2/5 năm xs; 3/5 năm khá

5/5 năm xs

3/5 năm xs; 2/5 năm khá

5/5 năm khá

2/5 năm xs; 3/5 năm khá

4/5 năm khá; 1/5 năm TB

1/5 năm xs; 4/5 năm khá

3/5 năm khá; 2/5 năm TB

4/5 năm khá; 1/5 năm TB

5/5 năm khá

5/5 năm khá

16/35 xs; 18/35 khá 1/35 TB

3/35 XS; 28/35 khá 4/35 TB

19/70 xs; 46/70 khá; 5/35 TB

-Số thôn, bản có câu lạc bộ dân ca Thái, CLB cồng chiêng…

0 0 0 0 3/9 6/17 0 0 0 5/7 0 ¾ 0 0 9 8 17

-Số lớp học tiếng Thái, chữ Thái đã mở trên địa bàn

0 0 4 0 2 1 0 5 0 0 0 0 0 0 7 5 12

-Số thôn bản có hương ước, qui ước mới (%)

8/8 7/7 8/8 6/6 9/9 17/17 0 6/6 7/7 7/7 7/7 4/4 7/7 13/13 100 100 100

3-Hôn nhân gia đình -Tổng số cặp kết hôn trong xã

293 162 281 78 307 503 236 180 199 126 203 67 102 125 1.860 1.002 2.862

+Trong đó, số cặp có đăng ký kết hôn

293 162 211 78 307 503 236 180 185 126 203 67 60 110 1.790 931 2721

+Trong đó, số cặp là người Thái kết hôn với dân tộc khác

6 24 3 12 26 70 27 29 38 17 30 6 0 19 162 139 301

-Số cặp kết hôn theo phong tục “trộm vợ” của người Thái

0 0 0 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 4 4

-Tổng số vụ xung đột trong gia đình người Thái

56 18 97 23 15 23 34 19 24 17 18 15 0 41 256 134 390

+Trong đó, số vụ hòa giải thành công thông qua hoạt

35 0 65 17 15 17 24 12 7 11 12 14 0 35 173 91 264

Page 202: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

197

động tự quản ở cơ sở +Số vụ hòa giải thành công thông qua chính quyền cơ sở

21 0 32 6 0 5 10 7 17 5 6 1 0 5 74 41 115

+Số vụ hòa giải thông qua Tòa án

0 0 0 0 1 0 0 0 1 0 2 2

-Tổng số vụ ly hôn 1 0 3 2 2 0 8 1 0 0 9 0 0 1 15 11 26 4-Sinh hoạt tín ngưỡng -Số lượng người theo đạo trên địa bàn

0 0 2 0 5 113 1 0 0 0 0 5 0 62 121 62 183

+Thiên chúa 0 0 2 0 0 113; nguoi Thai: 4

1 0 0 0 0 5 0 0 116 5 121

+Phật giáo 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 +Tin lành 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 62 0 62 62 +Đạo khác 0 0 0 0 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 0 5 -Số vụ vi phạm pháp luật về tôn giáo

0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1

+Số vụ giải quyết ở cơ sở 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 +Số vụ cấp trên giải quyết 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -Tổng số ông mo, bà một trên địa bàn

4 6 0 3 6 12 3 10 4 02 1 4 0 6 34 31 65

5-Trật tự an toàn xã hội -Tổng số vụ vi phạm trật tự an toàn xã hội

148 16 29 0 110 104 60 47 37 24 1 6 14 13 467 142 609

-Trong đó, tổng số vụ gây rối trật tự công cộng

47 13 12 0 44 59 15 46 23 24 1 6 9 12 190 121 311

Nguyên nhân: +Do say rượu 18 0 6 0 25 29 14 32 19 7 1 4 9 12 92 84 176 +Do tranh chấp kinh tế 0 0 0 0 0 13 0 0 0 0 0 1 0 0 13 1 14 +Do các mâu thuẫn khác 130 13 6 0 19 17 1 14 4 17 0 1 0 0 186 36 222 Kết quả giải quyết: +Số vụ cấp trên giải quyết 21 2 5 0 18 10 0 0 3 8 1 1 1 3 46 17 63

Page 203: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

198

+Số vụ chính quyền cơ sở giải quyết

127 11 7 0 57 49 12 40 20 6 0 5 0 9 263 80 343

+Số vụ thôn, bản tự giải quyết

0 0 0 0 25 0 3 6 0 10 0 0 13 0 28 29 57

-Tổng số vụ trộm cắp 34 3 17 0 31 45 0 1 14 0 0 0 5 1 130 21 151 Kết quả giải quyết: +Số vụ cấp trên giải quyết 5 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 0 6 +Số vụ chính quyền cơ sở giải quyết

29 1 17 0 10 23 0 1 12 0 0 0 5 1 80 19 99

+Số vụ thôn, bản tự giải quyết

0 1 0 0 21 22 0 0 2 0 0 0 0 0 44 2 46

-Tổng số vụ vi phạm về quản lý kinh tế

0 0 0 0 0 0 13 0 0 0 3 0 0 0 13 3 16

+Số vụ xử lý hình sự 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 1 1 +Số vụ xử lý hành chính 0 0 0 0 0 0 13 0 0 0 2 0 0 0 13 2 15 -Tổng số đối tượng nghiên ma túy

47 50 48 0 43 17 22 0 0 9 0 6 18 26 227 59 286

-Số đối tượng nghi nghiện 38 15 0 0 0 0 7 0 0 0 0 0 10 5 50 15 65 -Số đã cai nghiên nghiện thành công

1 0 0 0 13 0 20 0 0 0 0 0 1 0 34 1 35

+Trong đó, cai nghiên tại gia

17 10 0 0 10 0 10 0 0 0 0 0 0 8 47 8 55

+Cai nghiện bắt buộc 39 19 0 0 3 0 10 0 0 5 0 0 1 4 71 10 81 6-Phát triển kinh tế -Tốc độ tăng trưởng kinh tế(%) đến năm 2013

10,7 6 9 5 11,8 17 7 10,2 8.2 8.5 6 12 10 5.5 Bq 9,5

Bq 8.6 Bq 9.05

-Thu nhập bình quân đầu người(Tr.đ) đến 2013

6.1 13 14 10 10,2 16,1 6.6 5,6 7.5 8.5 5.6 13 7.8 7.2 Bq 10

Bq 7.8 Bq 8.9

-Tỷ lệ hộ nghèo 51 36 22.42 35 53 51 21.89 58.44 48.8 40.08 37 16.7 25.6 25.4 Bq 38.61

Bq 36 Bq 37.3

-Số tiêu chí đã đạt được trong 19 tiêu chí XD NT mới

5 6 11 9 11 9 6 5 7 9 4 15 3 4 Bq 8,1

Bq 6,7 Bq 7.4

Page 204: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

199

7-Giáo dục đào tạo -Tỷ lệ trường đạt chuẩn QG (%)

0 20 33 0 100 70 50 0 0 66.6 0 63 0 0 Bq 39

Bq 18.5

Bq 29

-Phổ cập GDDT, trong đó: +Tỷ lệ phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi (%)

100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

+Tỷ lệ phổ cập tiểu học đến 2013 (%)

94,6 100 100 100 98 100 100 100 95 100 100 100 100 100 99 99.2 99.1

+Tỷ lệ phổ cập THCS đến 2013 (%)

84,3 76 100 100 97 98 100 100 87.1 99 100 100 98.3 100 93.6 97.7 95.6

-Số học sinh thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học (5 năm)

5 33 27 30 36 300 0 26 19 22 23 22 6 12 431 140 571

-Tổng số học sinh cử tuyển 7 0 0 2 0 1 12 2 0 5 0 2 4 7 22 20 42

Page 205: LUËT TôC NG¦êI TH¸I Vµ Sù VËN ... - Trang chủ | HCMAhcma.vn/Uploads/2015/2/4/vi_van_son_la.pdf · hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển

200

Phụ lục 3 TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHỦ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN NGƯỜI THÁI

1- Về tình hình đối tượng khảo sát Tổng số: 100 người (chủ hộ gia đình)

Trong đó, trình độ: Cấp 1: 7 = 7% Cấp 2: 80 = 80% Cấp 3: 13 = 13%

2- Kết quả khảo sát về hiểu biết phong tục, tập quán của người Thái - Số người biết rõ: 87 = 87% - Số người biết ít: 13 = 13% 3- Kết quả khảo sát về nhu cầu giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán của

người Thái - Số người nói có: 91 = 91% - Số người nói bình thường: 9 = 9% - Số người không có nhu cầu: không

4- Kết quả khảo sát về sử dụng phong tục, tập quán để giáo dục con cháu trong gia đình, họ hàng, làng xóm

- Số người nói có: 93 = 93% - Số trả lời có, nhưng ít khi: Không - Số trả lời không: 7 = 7% 5- Kết quả khảo sát về tác dụng của việc giáo dục con cháu thông qua

phong tục, tập quán - Số trả lời kết quả tốt: 71 = 71% - Số trả lời bình thường: 23 = 23% - Số trả lời không: 6 = 6% 6- Kết quả khảo sát về lĩnh vực nào của phong tục, tập quán của người

Thái cho đến nay vẫn được duy trì trong cộng đồng người Thái - Hôn nhân gia đình: 89 = 89% - Ma chay: 97 = 97% - Cúng vía (tín ngưỡng): 98 = 98% - Xây dựng tình làng nghĩa xóm (đoàn kết): 84 = 84% - Và một số lĩnh vực khác, với tỉ lệ từ trên 20% đến dưới 60%