134
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ CÔNG NAM NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUNG TRLUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HU- 2018

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ CÔNG NAM

NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN

DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2018

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ CÔNG NAM

NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN

DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 62.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU

PGS. TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH

HUẾ - 2018

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

trong thời gian từ năm 2013 đến 2016. Những số liệu, kết quả trình

bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ

nguồn gốc.

Tác giả luận án

Lê Công Nam

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của

các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn và

kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại

học của Đại học Huế, Ban Giám hiệu, Khoa Nông học, Phòng Đào tạo Sau

đại học của Đại học Nông Lâm Huế đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho

tôi hoàn thành luận án.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Minh Hiếu và PGS.

TS. Dương Viết Tình, Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người đã

hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT

Quảng Trị, các Phòng, Chi cục, Trung tâm, đơn vị trực thuộc liên quan của

Sở, các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thành phố,

thị xã trong tỉnh, đặc biệt là Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông-

lâm Quảng Trị, UBND và các hộ nông dân thuộc các xã Vĩnh Tân (huyện

Vĩnh Linh), Gio An (huyện Gio Linh), xã Cam Chính (huyện Cam Lộ) đã

tạo điều kiện về kinh phí và nhân lực và giúp tôi hoàn thành quá trình điều

tra số liệu, thực hiện các thí nghiệm.

Cuối cùng, tôi rất biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên

chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận án.

Huế, tháng 3 năm 2018

Tác giả

Lê Công Nam

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................ ix

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2

2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3

3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 3

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................ 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 5

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5

1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản ........................................................... 5

1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng .............................................................. 10

1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su ...................................... 12

1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su ........................................ 13

1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su....................................... 14

1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su ................................. 15

1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su ................. 16

1.1.8. Cơ sở khoa học của việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su ....... 17

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 19

1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam .................. 19

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

iv

1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su ........................ 24

1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su ...................................... 26

1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng suất

mủ cao su ....................................................................................................................... 27

1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá ........ 30

1.2.6. Điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị ..... 34

1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và các địa điểm nghiên cứu ............................... 41

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 43

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................... 43

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 43

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 43

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 43

2.2.1. Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây

cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị .......................................................... 43

2.2.2. Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và tương quan với

năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị ..................................................................... 44

2.2.3. Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su ở Quảng

Trị .................................................................................................................................. 44

2.2.4. Nghiên cứu thiết lập chỉ số DRIS để chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su ở

Quảng Trị ....................................................................................................................... 44

2.2.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su

ở Quảng Trị.................................................................................................................... 44

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 44

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu về thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón

và chất kích thích mủ ..................................................................................................... 44

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá cao su ..................... 45

2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su ........................ 47

2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su .................................................. 47

2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 47

2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin, số liệu .............................................. 51

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 52

3.1. THỰC TRẠNG VƯỜN CÂY, SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ CHẤT KÍCH THÍCH

MỦ CHO CAO SU TIỂU ĐIỀN THỜI KỲ KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ............ 52

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

v

3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........ 52

3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng

Trị .................................................................................................................................. 55

3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị .................... 61

3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị .................. 64

3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........ 66

3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng

Trị .................................................................................................................................. 68

3.2. HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT, TRONG LÁ VÀ

TƯƠNG QUAN VỚI NĂNG SUẤT CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ....... 70

3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị .............. 70

3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị .......................... 72

3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá với năng

suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị .............................................................................. 74

3.3. XÂY DỰNG THANG DINH DƯỠNG KHOÁNG QUA LÁ CHO CAO SU

KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................................... 82

3.4. THIẾT LẬP CHỈ SỐ DRIS ĐỂ CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG CHO CAO SU

KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................................... 84

3.5. THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO

CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................... 88

3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá và vận dụng DRIS để

điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh tại huyện Gio Linh ........................ 88

3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá kết

hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ................ 99

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 110

1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 110

2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................. 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 112

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................... 122

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 123

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ARNPC: Association of Natural Rubber Producing Countries/ Hiệp hội các quốc gia

sản xuất cao su

CĐDD: Chẩn đoán dinh dưỡng

CT: Công thức (thí nghiệm)

Cv: Co-efficient of variation/ Độ biến động

DRC: Dry Rubber Content/ Hàm lượng biến thiên mủ khô

DRIS: Diagnosis and Recommendation Integrated Systems/ Hệ thống tích hợp chẩn

đoán và khuyến cáo

Đ/c: Đối chứng

ET: Ethephon

FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations/ Tổ chức Lương thực

và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FAOSTAT: Cơ quan thống kê của FAO

g/c/c: gam/cây/lần cạo

Ha: hecta

IFA: International Fertilizer Association/ Hiệp hội Phân bón Thế giới

IRSG: Internation Rubber Study Group/ Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế

KTM: Kích thích mủ

KTCB: Kiến thiết cơ bản

LNL: Lần nhắc lại

LSD: Least Significant Difference/ Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

N, P, K: Đạm - Lân - Kali

NS: Năng suất

ns: Non-significant/ Không sai khác

PTNT: Phát triển nông thôn

QT: Quy trình

RCBD: Randomized Complete Block/ Thiết kế khối hoàn toàn ngẫu nhiên

RRIM: Rubber Research Institute of Malaysia/ Viện Nghiên cứu cao su Malaysia

RRIV: Rubber Research Institute of Vietnam/ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam

SE: Standard Error/ Sai số chuẩn

TB: Trung bình

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam; TCN: Tiêu chuẩn ngành

TN: Thí nghiệm

VCR: Value Cost Ratio/ Tỷ lệ chi phí - giá trị

VRG: Vietnam Rubber Group/ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su ở Việt Nam .................... 9

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Việt Nam qua các năm ......... 21

Bảng 1.3. Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam qua các năm ................... 22

Bảng 1.4. Thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam năm 2015 ........................ 22

Bảng 1.5. Liều lượng phân vô cơ bón thúc cho cao su thời kỳ kinh doanh ................... 25

Bảng 1.6. Xếp hạng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su ........................................ 30

Bảng 1.7. Chỉ số chẩn đoán dinh dưỡng lá cao su ......................................................... 30

Bảng 1.8. Xếp hạng dưỡng chất cung cấp từ đất trong vườn cao su .............................. 31

Bảng 1.9. Bảng tham khảo ngưỡng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su ................... 33

Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Quảng Trị qua các năm ......... 39

Bảng 1.11. Quy hoạch tổng thể diện tích trồng cao su của tỉnh Quảng Trị ................... 41

Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........................ 52

Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ................... 54

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh .......... 56

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Gio Linh ............ 57

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ ............. 59

Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh................... 62

Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh..................... 63

Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ ...................... 64

Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị ........................... 65

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế đầu tư phân bón cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị ...... 67

Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị .................. 69

Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở Quảng Trị ................... 71

Bảng 3.13. Hàm lượng các dưỡng chất tích lũy trong lá cao su ở Quảng Trị ............... 73

Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất cao

su kinh doanh ở Quảng Trị ............................................................................................ 77

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

viii

Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong lá với năng suất cao

su kinh doanh ở Quảng Trị ............................................................................................ 80

Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở

Quảng Trị ....................................................................................................................... 83

Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố khoáng trong lá và năng suất cao su ở Quảng Trị ...... 85

Bảng 3.18. Tính chất hóa học của đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh .................. 89

Bảng 3.19. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm ở

huyện Gio Linh .............................................................................................................. 90

Bảng 3.20. Tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh ..................... 92

Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh ........ 94

Bảng 3.22. Năng suất mủ khô cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh ............................ 95

Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cao su ở huyện Gio Linh ............. 98

Bảng 3.24. Tính chất hóa học của đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ .................... 99

Bảng 3.25. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm ở

huyện Cam Lộ ............................................................................................................. 100

Bảng 3.26. Tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ ..................... 103

Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ ........ 104

Bảng 3.28. Năng suất mủ khô cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ ............................ 106

Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cao su ở huyện Cam Lộ ............ 108

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ

Biểu đồ 1.1. Tình hình nhập khẩu cao su của Việt Nam năm 2015 ............................... 23

Biểu đồ 1.2. Diện tích cao su của tỉnh Quảng Trị phân theo đơn vị hành chính .............. 40

Hình vẽ

Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của tỉnh Quảng Trị....................... 38

Hình 1.2. Bản đồ vị trí các khu vực nghiên cứu của đề tài ........................................... 42

Hình 3.1. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong đất với năng suất cao su kinh doanh

ở Quảng Trị.................................................................................................................... 74

Hình 3.2. Tương quan giữa hàm lượng lân trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở

Quảng Trị ....................................................................................................................... 75

Hình 3.3. Tương quan giữa hàm lượng kali trong đất với năng suất cao su kinh doanh

ở Quảng Trị.................................................................................................................... 75

Hình 3.4. Tương quan giữa hàm lượng mùn trong đất với năng suất cao su kinh doanh

ở Quảng Trị.................................................................................................................... 76

Hình 3.5. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở

Quảng Trị ....................................................................................................................... 78

Hình 3.6. Tương quan giữa hàm lượng lân trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở

Quảng Trị ....................................................................................................................... 78

Hình 3.7. Tương quan giữa hàm lượng kali trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở

Quảng Trị ....................................................................................................................... 79

Hình 3.8. Tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu trong lá với hàm

lượng các dưỡng chất thiết yếu trong đất trồng cao su ở Quảng Trị ............................. 81

Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị86

Hình 3.10. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh trong năm ........ 97

Hình 3.11. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ trong năm ........ 107

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Là loại cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su cung cấp

mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp. Phạm vi phân bố của cao su hoang dại

trong khoảng từ vĩ độ 50 Bắc đến vĩ độ 50 Nam, mọc trên địa bàn rộng đến 5 – 6 triệu

km2 thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận. Cây cao su lần đầu tiên được

ông Alexande Yersin đưa vào Việt Nam trồng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương và Suối

Dầu, Nha Trang năm 1897, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cao su ngày càng khẳng

định vai trò của mình trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, góp phần cải thiện môi

trường sinh thái.

Hiện nay, cao su đã trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công

nghiệp thế giới, chỉ đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ (theo thống kê có đến

50.000 công dụng của mủ cao su) [21]. Ở Việt Nam, cao su đã trở thành 1 trong 7 mặt

hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất (năm 2011 đạt 2,9 tỷ đô la Mỹ), đứng vị trí thứ

3 giá trị kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp sau các sản phẩm gỗ và gạo,

Việt Nam đang là nước đứng vị trí thứ 3 về sản lượng và thứ 3 về xuất khẩu cao su

thiên nhiên trên thế giới [11].

Việt Nam có nhiều vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đối

thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ cao su đã

trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tổng

giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và là nguồn thu nhập chính ổn định

cho người nông dân. Tuy nhiên, ngành cao su Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn

chế ở tất cả các khâu từ sản xuất – thu mua – chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Mặc dù Việt Nam là nước có năng suất cao su cao (đứng thứ 3 thế giới) nhưng cao su

tiểu điền ở nước ta năng suất lại còn thấp (bình quân chỉ khoảng 1,3 – 1,5 tấn/ha/năm

so với các nước khác trên 2 tấn/ha/năm), các biện pháp kỹ thuật đối với cây cao su tiểu

điền còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có những nghiên cứu, đánh

giá để định hướng cho việc phát triển bền vững cây cao su [49].

Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.737,44 km2, có các điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Quảng Trị

hiện có diện tích cao su tiểu điền chiếm 3/4 diện tích cao su toàn tỉnh (14.828

ha/20.689 ha). Tuy nhiên, đến nay việc phát triển cao su tiểu điền bộc lộ nhiều bất cập,

hạn chế như năng suất thấp, cây sinh trưởng, phát triển không đồng đều, chưa được

quản lý một cách chặt chẽ, đặc biệt là mỗi năm người dân sử dụng hàng chục nghìn tấn

phân để bón cho cây cao su nhưng việc sử dụng phân bón đang mang tính tự phát,

thiếu cơ sở, hiệu quả chưa cao [62].

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

2

Một trong những công cụ quan trọng để bón phân cân đối và hợp lý là bón phân

theo chẩn đoán dinh dưỡng, đây được coi là một trong những tiến bộ to lớn của ngành

khoa học phân bón và khoa học cây trồng. Cơ sở khoa học của phương pháp này là

dựa trên phân tích đất, lá như là kết quả tổng hòa các mối quan hệ giữa đất, cây trồng,

khí hậu và các yếu tố khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vườn cây. Các nhà khoa

học như Beaufils E. R. (1954 – 1973) [79], Pushparajah E. (1972 – 1994) [104] đã có

các công trình nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng trong lá và đã đưa ra được hàm

lượng dinh dưỡng trong lá cao su chung cho các dòng vô tính thời bấy giờ như PR107,

Tjir, Avros, GI1,... nhưng chưa phân biệt loại hình vườn cây kinh doanh và kiến thiết

cơ bản và trên các loại đất khác nhau.

Ở Việt Nam cũng mới chỉ có công trình của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65]

nhưng chỉ tập trung nghiên cứu trên cao su đại điền ở vùng Đông Nam Bộ, nghiên cứu

cũng mới dừng ở giai đoạn đề xuất thang dinh dưỡng khoáng, chưa ứng dụng hệ thống

tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS). Mặc dù Tiêu chuẩn ngành (số 10TCN của

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2005 [9]) và Quy trình kỹ thuật

năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam [39] đều quy định phải bón

phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng nhưng thực tế sản xuất cao su tại

Quảng Trị và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ do nhiều nguyên nhân nên cho đến nay

chưa thấy có tổ chức, cá nhân nào thực hiện bón phân cho cao su theo phương pháp ưu

việt này. Vướng mắc chủ yếu là do các thang của các tác giả trước đây xây dựng trên

cao su đại điền, ở các lập địa khác với khu vực Bắc Trung Bộ, phương pháp thực hiện

phức tạp, chưa có những hướng dẫn chi tiết về phương pháp, trình tự, nội dung cần

làm nên những người trồng cao su, đặc biệt là cao su nông hộ rất khó áp dụng vào thực

tiễn sản xuất. Rất cần có những nghiên cứu để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng

trong lá cao su với những dòng vô tính chủ yếu trong điều kiện canh tác, đất đai, lập

địa tại Quảng Trị, ứng dụng DRIS vào bón phân hợp lý cho cây cao su theo yêu cầu

dinh dưỡng của cây, tiết kiệm lượng phân bón, tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt là với

cao su tiểu điền khi người nông dân còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với các

thành tựu khoa học kỹ thuật.

Từ những vấn đề đặt ra qua thực tiễn sản xuất nêu trên, chúng tôi tiến hành thực

hiện đề tài "Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây

cao su ở Quảng Trị".

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng

lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su thời kỳ kinh doanh

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

3

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và sử dụng chất kích

thích mủ cho cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

- Đánh giá được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan

hệ với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cao su thời kỳ kinh doanh

ở Quảng Trị.

- Xác định được chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) cho

cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

- Xây dựng được các tổ hợp phân bón cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị

theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương

quan của các nguyên tố khoáng N, P, K trong đất, trong lá với năng suất cao su thời kỳ

kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng dinh dưỡng của vườn cây cao su

thông qua thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh

doanh vào đầu mùa mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2 tấn

mủ/ha đồng thời với việc đưa vào áp dụng Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo

(DRIS) để điều khiển bón phân cho cao su kinh doanh.

- Bổ sung, hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho

cây cao su thời kỳ kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình bón phân cho

cây cao su, đặc biệt là cao su tiểu điền.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng

dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân hợp lý dựa theo chẩn đoán dinh

dưỡng lá trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ không chỉ cho cây cao su mà còn

cho các cây trồng khác nữa.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm giới thiệu rộng rãi đến nông dân đang sản

xuất cao su tiểu điền một biện pháp bón phân tiên tiến cho cao su kinh doanh, đó là

phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá trong điều kiện đồng thời sử

dụng chất kích thích mủ để tăng năng suất.

- Kỹ thuật này cho phép người sản xuất đánh giá tình hình dinh dưỡng của cây

theo từng giai đoạn, có thể bón phân đúng lúc và sát với yêu cầu của cây, vừa sử dụng

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

4

tiết kiệm phân bón mà không gây ô nhiễm môi trường, vừa nâng cao năng suất nhưng

chi phí sản xuất lại không tăng, làm giảm giá thành sản phẩm.

- Về thực tiễn dựa vào thang dinh dưỡng khoáng qua lá và chỉ số DRIS được xác

lập đã giúp cho nông hộ có định hướng cân đối được liều lượng phân bón trong điều

kiện có sử dụng chất kích thích mủ để làm gia tăng năng suất nhưng lại tiết giảm chi

phí, phát triển cao su một cách hiệu quả và bền vững.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu tập trung điều tra đánh giá thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón,

chất kích thích mủ, đánh giá dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá cao su để xây dựng

thang dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS qua lá cao su kinh doanh dòng RRIM 600 ở

độ tuổi 10 – 20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi tại 3 huyện có diện tích cao su

chiếm gần 90% diện tích cao su của cả tỉnh là Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Bố trí

thí nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng tại xã Gio An, huyện Gio Linh và xã

Cam Chính, huyện Cam Lộ, là 2 xã có điều kiện đặc trưng cho các vùng trồng cao su

tiểu điền phía Bắc và phía Nam của tỉnh Quảng Trị.

- Nghiên cứu tiến hành trong 4 năm: 2013 – 2016.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng

Trị hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 – 2 tấn mủ/ha trong

điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ với các giá trị trung bình hàm lượng chất

khô (tính theo %) chứa trong lá của nitơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%,

kali (xK ) là 1,00%; độ lệch chuẩn của hàm lượng nitơ (N) là 0,36, phốt pho (P)

là 0,04, kali (K) là 0,23; ngưỡng tối ưu của hàm lượng nitơ trong lá là 3,56 –

3,91%, phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là 1,24 – 1,46%.

- Xác định được chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều

kiện có sử dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là

giao điểm của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình

của tập hợp phụ có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K

là 4,20;XK/P là 2,85, các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng

(ngưỡng bình thường) của tỷ lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 –

4,83, góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.

- Xây dựng được 2 tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh

dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị là: (100 kg N

+ 25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha và (120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg

phân hữu cơ)/ ha.

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

5

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản

1.1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm hình thái của cây cao su

Cây cao su ba lá (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) là loại cây có nguồn gốc hoang

dã từ vùng nhiệt đới, lưu vực sông Amazôn (Nam Mỹ). Cây cao su thuộc chi Hevea

của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), bộ Sơ ri (Malpighiales). Cách đây gần 10 thế kỷ,

thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo

chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa

này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ,

uchouk là chảy ra hay khóc). Cho đến cuối thế kỷ 18, Braxin vẫn là nước độc quyền

cung cấp cao su cho thế giới. Cây cao su được đưa vào châu Á năm 1876 bởi Henry

Wickham và phát triển hết sức nhanh chóng, hiện châu Á chiếm 94% sản lượng cao su

thiên nhiên toàn cầu (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].

Cao su là một loài cây thân gỗ trung bình có chiều cao khoảng 20 – 30 mét, rễ ăn

rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có

vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc

loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín

sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang

một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 2 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được

dùng trong kỹ nghệ pha sơn (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].

Cây cao su là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea do

chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là

nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong

các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe. Các mạch này tạo thành xoắn

ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 300 với mặt phẳng.

Khi cây đạt độ tuổi 5 – 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch

vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy

ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các

thùng nhỏ, quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ

hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26 – 30 năm (Nguyễn

Thị Huệ, 2006) [24].

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

6

1.1.1.2. Các yếu tố sinh thái cơ bản có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của

cây cao su

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ là yếu tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng và sản lượng của cây cao su.

Các nghiên cứu cho thấy cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp

nhất là từ 25 – 300C, trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng được

trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị héo, rụng, chồi

ngon ngưng tăng trưởng, thân cây cao su kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ, xì mủ,… Nhiệt độ

thấp 50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].

Các vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu

nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm 280C + 20C và biên độ nhiệt trong ngày

là 7 – 80C. Theo Dijikman M. J. (1951) [83], Sanjeeva R. P. và cộng sự (1990) [111]

nhiệt độ trung bình lý tưởng cho cây cao su sinh trưởng, phát triển là 25 – 280C.

Zongdao và Xueqin (1983) [122], Jiang A. (1988) [89] xác định cây cao su sinh

trưởng chậm lại khi nhiệt độ xuống dưới 200C và ngưng quang hợp khi nhiệt độ thấp

hơn 100C.

Nhiệt độ cao kèm theo độ ẩm xuống thấp vào những tháng cuối mùa khô ảnh

hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong mùa khô, chu vi thân

không tăng, cây cứ ra lá và lại rụng đi. Thời gian kiến thiết cơ bản có thể kéo dài đến

hơn 10 năm và tỷ lệ cây chết nhiều hơn trong điều kiện không được tưới nước. Việc

tưới với lượng nước bằng 50% lượng bốc thoát hơi có thể giảm thời gian kiến thiết cơ

bản xuống còn 6 năm và giảm hẳn số cây bị chết đồng thời vườn cây sinh trưởng đồng

đều hơn (Vijayakumar và cộng sự, 1998 – dẫn qua Lê Mậu Túy, 2007) [60].

- Lượng mưa:

Lượng mưa thích hợp đối với hầu hết các dòng cây cao su là từ 1.500 – 2.000

mm/năm. Tuy vậy, đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1.800 mm/năm thì lượng

mưa cần phải phân bố đều trong năm, đất phải có thành phần sét khoảng 25%. Ở

những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa 1.800 – 2.000

mm/năm. Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20 – 30 mm và mỗi tháng có

khoảng 150 mm. Số ngày mưa tốt là 100 – 150 ngày/năm. Lượng mưa và sự phân bố

mưa có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và mức độ tác hại của các loại bệnh. Nơi có

lượng mưa trong năm lớn nhưng có thời gian khô hạn kéo dài thì mức độ bệnh thấp

hơn nơi lượng mưa thấp hơn nhưng không có thời gian khô hạn rõ rệt (Nguyễn Thị

Huệ, 2006) [24].

Tuy nhiên, theo Meenattoor và cộng sự (1995) (dẫn qua Lê Mậu Túy, 2007) [60],

mưa đá lại gây tổn hại nặng tán và thân cây cao su ở Tripula (Ấn Độ), 4 năm sau khi

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

7

có mưa đá tác hại, vỏ bị thương tổn đến tượng tầng và hệ thống ống mủ phát triển

không hoàn chỉnh. Sản lượng trên mặt cạo bị tác hại giảm đến 60% so phía không bị

tác hại.

- Gió:

Gió vừa phải giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ

cây mau khô sau khi mưa. Cây cao su thích hợp nhất với gió nhẹ 1 – 2 m/s, nghiên cứu

tại Malaysia cho thấy: Khi gió có tốc độ 8 – 13,8 m/s làm lá cao su non bị xoắn lại, lá

bị rách, phiến lá dày lên, nhỏ lại, có ảnh hưởng làm chậm tăng trưởng. Khi gió có tốc

độ > 17,2 m/s cây cao su gãy cành, thân (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].

Nói chung, mức độ chịu đựng gió của cây cao su kém. Trồng cao su ở các nơi có

gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su như gãy cành,

gãy thân do gỗ cao su giòn dễ gãy và làm trốc gốc, đổ cây nhất là ở những vùng đất

cạn. Phần lớn các vùng trồng cao su ở Đông Nam Á có tốc độ gió bình quân là 1 – 3

m/s, vùng ven biển có tốc độ gió lớn hơn 4 m/s. Những phần dễ bị thiệt hại do gió là

cành, nhánh, thân, tán, rễ và hậu quả của những thiệt hại nghiêm trọng đó là làm giảm

sản lượng (Mokwunye và cộng sự, 2008) [32].

Quảng Trị là tỉnh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió thường xuyên là gió mùa

Đông Bắc vào mùa Đông và gió Phơn Tây Nam khô nóng vào mùa hè, hàng năm

lại phải chịu nhiều cơn bão từ Biển Đông đổ vào nên việc bố trí trồng cây cao su

phải hết sức lưu ý.

- Giờ chiếu sáng và sương mù:

Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ

chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây,

mức tăng trưởng và khả năng sản xuất mủ của cây. Theo Nguyễn Thị Huệ (2007) [24],

giờ chiếu sáng tốt cho cây cao su bình quân là 1.800 – 2.800 giờ/năm và tối ưu là

khoảng 1.600 – 1.700 giờ/năm. Sương mù nhiều gây ra tiểu khí hậu ẩm ướt tạo cơ hội

cho các loài nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn

trắng do nấm bệnh Oidium gây nên ở mức độ nặng tại các vùng trồng cao su.

- Độ cao:

Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005) [9] giới hạn khuyến cáo độ

cao tuyệt đối với cây cao su là dưới 700 m. Cây cao su thích hợp nhất với các vùng đất

có độ cao tương đối thấp dưới 200 m, càng lên cao càng bất lợi do độ cao có tương quan

với nhiệt độ thấp và gió mạnh. Lê Mậu Túy (2007) [60] cho biết ở vùng cận nhiệt đới

núi cao Tây Garo, Meghalaya đang có thử nghiệm trồng cao su đến độ cao từ 1.000 –

1.100 m nhưng chưa thành công. Cao su ở Tây Nguyên phần lớn cũng được trồng ở độ

cao dưới 700 m và vĩ độ 14 độ Bắc.

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

8

- Độ dốc:

Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh, các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp

đất mặt bị mất đi nhanh chóng do đó độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Khi trồng

cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn

rất tốn kém như hệ thống đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa các diện tích cao su

trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn lớn trong công tác cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ

về nhà máy chế biến. Do vậy, theo Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam (2012) [39], trong điều kiện có thể lựa chọn được, nên trồng

cao su ở đất có độ dốc dưới 30%.

- Tính chất lý học, hóa học của đất:

Đất trồng cao su tốt nhất phải có tầng đất canh tác sâu > 2,0 m, trong đó không có

tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thuỷ cấp treo, lớp kết von dầy

đặc, lớp đá tảng,… Tuy nhiên, trên thực tế, các loại đất có chiều sâu tầng đất canh tác từ

1,0 m trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su.

Rễ cao su rất mẫn cảm với mực nước ngầm trong đất. Khi đất có mực nước ngầm

thường xuyên ở độ sâu khoảng 60 cm thì sự phát triển của rễ cao su sẽ gặp trở ngại: Rễ

cọc ngưng phát triển, bên trong rễ hình thành các lớp tế bào xốp không phát triển sâu

được nên cây dễ đổ gãy. Trường hợp mưa lớn, mặt đất bị ngập nước kéo dài thì cây cao

su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản bị hư hại nặng. Cây cao su ở thời kỳ kinh doanh (cây đang

cạo mủ) nếu bị ngập sâu kéo dài 40 ngày thì có khoảng 75% cây bị chết, số cây còn lại

tăng trưởng chậm, khô cây và bong vỏ (Webster và Baulkwill, 1989) [119].

Cây cao su phù hợp với đất thịt nặng đến sét. Đất có thể trồng cao su phải có thành

phần sét ở lớp đất mặt (0 – 30 cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (> 30 cm) tối thiểu

là 25%. Ở nơi có mùa khô kéo dài, đất phải có thành phần sét 30 – 40% mới thích hợp

cho cây cao su. Ở các vùng khí hậu khô hạn, đất có tỉ lệ sét từ 20 – 25% (đất cát pha sét)

được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong

80 cm lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây

trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước

của đất (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24].

Theo Webster và Baulkwill (1989) [119] pH đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 –

5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cao su là 3,5 – 7,0.

Cây cao su cũng như các loại cây trồng khác cần được cung cấp đầy đủ các chất

dinh dưỡng đa lượng như: N, P, K, Ca, Mg và các chất vi lượng. Các chất dinh dưỡng

trong đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng đối với cây cao su, tuy nhiên nếu

trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh dưỡng, cần đầu tư nhiều phân bón làm tăng chi

phí đầu tư và hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Võ Văn An và cộng sự (1990) [1] đã nghiên cứu

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

9

và xây dựng thang đánh giá hàm lượng dinh dưỡng đất trồng cao su tại Việt Nam, kết

quả thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam

(tầng 0 – 30 cm)

Chỉ tiêu Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

pH H2O <4,0 4,0-4,5 4,6-5,0 5,1-5,5 >5,5

C hữu cơ (%) <0,3 0,3-0,6 0,6-1,5 1,5-3,5 >3,5

N (%) <0,05 0,05-0,10 0,10-0,15 0,15-0,25 >0,25

P2O5ts (%) <0,05 0,05-0,25 0,25-0,50 0,50-0,80 >0,80

K2Ots (%) <0,005 0,005-0,024 0,024-0,094 0,094-0,188 >0,188

P2O5dt (mg/100gđ) <5 5-10 10-30 >30

K2Odt (mg/100gđ) <4,7 4,7-23,6 23,6-47,1 47,1-94,2 >94,2

Mg2+ (lđl/100g đất) <0,1 0,1-0,5 0,5-2,0 2,0-6,0 >6,0

(Nguồn: Võ Văn An và cộng sự, 1990 [1])

Pushparajah E. và cộng sự (1972) [101] cho biết, đất trồng cao su của Malaysia

chia thành 5 nhóm dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật của đất đai và cây trồng. Các

yếu tố chính của đất là độ dốc, tầng sâu, lý tính đất (thành phần cơ giới, nước của đất,

kết cấu,...) và độ phì của đất. Sản lượng của cùng 1 dòng vô tính trên các hạng đất có sự

khác biệt rất lớn, cao su trồng trên các loại đất tốt (hạng 1) cho sản lượng gần gấp đôi so

với cao su trồng trên các loại đất xấu (hạng 4).

Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39] cũng đã

phân đất trồng cao su thành các hạng I, II, III, IVa, IVb theo mức độ thích hợp giảm dần

dựa trên 7 yếu tố giới hạn (độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, mức độ kết von đá sỏi,

độ chua đất, hàm lượng mùn, chiều sâu mặt nước ngầm và độ dốc) được chấm điểm tổ

hợp, trong đó các hạng đất I, II và III là các hạng đất trồng được cao su, hạng IVa là đất

không trồng được cao su hiện tại, hạng IVb là đất không trồng được cao su vĩnh viễn.

Theo Nguyễn Minh Hiếu (2013) [21], có ba nhóm đất lớn mà cao su thường

được trồng tại Việt Nam là đất đỏ bazan, đất xám podzonlic trên phù sa cổ và đất sa

phiến thạch, trong đó đất bazan và podzonlic có diện tích lớn nhất:

Đất đỏ bazan: Loại đất này có mặt ở phần lớn các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây

Nguyên và một ít ở Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An và Vĩnh Phú. Đất đỏ rất đồng

nhất, sâu và có cấu trúc tốt rất thích hợp cho việc trồng cao su. Trong cấu trúc thường

chứa nhiều sét, khoảng 60 – 65% sét, 80 – 90% sét mùn, chỉ có 3 – 10% cát, vì thế khả

năng trao đổi rất tốt về mùa mưa, giữ nước tốt về mùa khô. Về các đặc tính hóa lý,

chất hữu cơ chứa khoảng 2,5%, các bon hữu cơ từ 1,5 – 1,7%, đạm 0,15% đất khô, lân

tổng số 2.000 – 3.000 ppm, lân dễ tiêu 30 ppm. Có nơi lân dễ tiêu lên đến 100 ppm,

pH dao động từ 4,3 – 6.

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

10

Đất xám phù sa cổ podzonlic (Acrilic): Đất này thường thấy nhiều ở Lai Khê,

Phước Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Plây ku và Phú Bổn

(Ayunba). Đó là những loại đất có cấu trúc thô và rời rạc, tương đối nghèo dinh dưỡng

vì đã bị rửa trôi lâu ngày. Độ phì của đất biến thiên rất nhiều tùy thuộc chính yếu vào

độ sâu hay cạn của mức thủy cấp. Ở sâu hơn 4 – 5 m có lớp bồi tích ô xít sắt nhôm tạo

thành một lớp kết von mềm, khi bị ô xít hóa nó trở nên cứng chắc. Ở thành phần lớp

mặt có đến 80 – 90% cát, lớp sâu hơn có cấu trúc pha bùn (limon) hoặc pha sét. Về

đặc tính hóa lý, đất xám có tính a xít, độ pH khoảng 4 – 5, nghèo chất hữu cơ C% =

0,6%, hàm lượng hữu cơ khoảng 1% đất khô. Nhìn chung đất xám thường nghèo mùn,

N, P, K, Mg, Ca... Đất này lúc quy hoạch trồng cao su nên chú ý đến tầng kết von và

mực thủy cấp nông.

Đất sa phiến thạch (đất đỏ vàng trên đá sét và phiến thạch): Thấy tại các vùng

Lam Sơn, Yên Mỹ (Thanh Hoá), 19/5 (Nghệ An), Việt Trung, Lệ Ninh (Quảng

Bình), và Quyết Thắng (Quảng Trị). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến

nặng, pH từ 4 – 4,6, N tổng số nghèo (0,04%), K tổng số trung bình (0,1 – 0,13),

nghèo P và K dễ tiêu.

1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng

1.1.2.1. Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

Khi phân tích thành phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn

60 nguyên tố có trong thành phần của cây. Tuy nhiên, chỉ có một số nguyên tố nhất

định là tối cần thiết cho cây gọi là các nguyên tố thiết yếu, người ta đã phát hiện ra có

khoảng 17 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây. Đó là: C, H, O, N, P, K, S, Mg,

Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl, Si. Khi có đủ các nguyên tố thiết yếu và năng lượng

ánh sáng, cây có thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho các hoạt động sinh lý, quá

trình sinh trưởng phát triển của cây và hoàn thành chu kỳ sống của mình (Nguyễn Như

Hà, 2013) [19].

Các nguyên tố khoáng trong cây chính là các nguyên tố được cây hấp thu từ đất

gọi là các nguyên tố khoáng, trừ các nguyên tố có nguồn gốc từ CO2 và H2O (C, H và

O). Hàm lượng của các nguyên tố khoáng trong cây khác nhau rất lớn, phụ thuộc vào

loài cây, các bộ phận khác nhau, vào giai đoạn sinh trưởng, chúng biến động từ 10-1

đến 10-14 % chất khô. Trong 17 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, có 14 nguyên tố cần

cung cấp bằng phân bón, được chia làm 3 nhóm theo nhu cầu về lượng: Nhóm phân

bón đa lượng, gồm N, P, K, nhóm trung lượng gồm Ca, Mg, S, Si và nhóm vi lượng

gồm Fe, Mn, Cu, Zn, B, Cl, Mo, trong đó 3 nguyên tố phân bón đa lượng (N, P, K)

được gọi là các yếu tố dinh dưỡng chính hay yếu tố phân bón chính (Nguyễn Như Hà,

2013) [19].

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

11

1.1.2.2. Vai trò của phân bón đối với cây trồng

- Tăng năng suất cây trồng:

Cây trồng có thể sinh trưởng phát triển bình thường ngay cả khi không được bón

phân. Nhưng để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định thì nhất thiết phải bón phân.

Theo Tổng chức Nông lương Thế giới (FAO), trong thập kỷ 70, có 50% sản lượng

nông nghiệp ở các nước đang phát triển là do sử dụng phân bón. Ở Châu Á – Thái

Bình Dương từ 1979 – 1989 sản lượng ngũ cốc tăng, ngoài các nguyên nhân khác,

75% là do sử dụng phân bón. Phân bón làm tăng gấp 4 lần sản lượng trong 50 năm qua

và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng mức sống ở các nước văn minh.

Nhưng phân bón chỉ có tác dụng cho năng suất cao khi bón một cách đầy đủ và hợp lý.

Các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất. Hiện nay, theo

đánh giá của Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế, phân bón đóng góp khoảng 30 –

35% tổng sản lượng cây trồng.

- Cải tạo đất:

Phân hữu cơ cải thiện và ổn định kết cấu của đất: Làm cho đất tơi xốp, thoáng

khí, tăng độ ẩm cho đất,... Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như đạm, lân,

kali, can xi, magiê, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các

vitamin,... cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ tiêu cho đất, tăng cường

giữ phân cho đất. Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamin từ phân

hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng phẩm chất nông sản. Tăng cường

hoạt động của vi sinh vật đất, là nguồn thực phẩm cho các hoạt động của vi sinh vật

đất như các quá trình chuyển hóa, tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất, sự cố định

đạm, sự nitrat hóa, sự phân hủy các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,... Tích lũy thêm

mùn, nâng cao độ phì đất.

Phân hóa học được bón với liều lượng thích hợp làm tăng cường hoạt động của vi

sinh vật, kể cả vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và tăng sự khoáng hóa của các chất

hữu cơ sẵn có trong đất, tăng hàm lượng mùn. Làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữ cho

đất khỏi bị chua (đối với lân) vì các loại phân lân thường chứa lượng can xi cao. Bón

kali cũng có tác dụng cải tạo đất và tăng cường hiệu quả K về sau.

- Tạo ra phẩm chất nông sản:

Phẩm chất nông sản do nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối: Prôtít, đường, bột,

axít hữu cơ, các chất xơ và vitamin. Sự hình thành các chất hữu cơ này là kết quả tác

động của nhiều loại men điều khiển. Thành phần của các men này có chứa một số kim

loại như Fe, Mg, Co, Zn, Cu, Mo, Mn, K hoặc hoạt động của các men này chịu ảnh

hưởng của các kim loại trên. Mặt khác thành phần của các chất hữu cơ chi phối phẩm

chất nông sản có chứa N, P và các yếu tố khác. Cho nên sự cân đối giữa các yếu tố

dinh dưỡng N, P, K, các yếu tố thứ yếu S, Mg, Ca và các vi lượng chi phối phẩm chất

nông sản (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

12

1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su

Đạm chính là thành phần diệp lục trong lá cây trồng, cây quang hợp mạnh hay

yếu và tạo ra chất hữu cơ nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng đạm tham gia cấu tạo tế

bào, tạo bộ khung tán của cây. Vai trò sinh học quan trọng nhất của đạm đó là cấu tạo

nên axít amin và protêin. Mà nguyên sinh chất, một phần sống của tế bào là protêin.

Protêin cũng là enzim, nên đạm có trong thành phần của chất có hoạt tính sinh lý như

ADN, ARN, chất kích thích sinh trưởng. Trong nguyên sinh chất N chiếm khoảng

40% chất khô còn trong protêin chiếm khoảng 16% (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

Vai trò quan trọng khác đó là đạm cũng tham gia vào thành phần cấu trúc của

diệp lục, khi cây không có đạm, thì sẽ không có diệp lục, dẫn đến không có quá trình

quang hợp, không có enzim. Vì vậy những phản ứng sinh học sẽ diễn ra chậm và sẽ

không cung cấp đủ các hoạt động sống bình thường cho tế bào. Nếu không có protêin

thì sẽ không có sự sống của tế bào. Đạm (N) tham gia vào thành phần của phytocrom

có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh

sáng như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy mầm, tính hướng quang, vì vậy cây rất nhạy

cảm đối với N, thiếu hay thừa N đều có hại. Trong cây tỷ lệ đạm tích lũy trung bình từ

1 – 3% trọng lượng chất khô (hạt ngô 1,6 – 2%, thân ngô 0,6 – 0,8%), đạm trong cây

tồn tại ở các dạng hữu cơ (axít amin, protêin, ancaloit, glucogit,...) và vô cơ (NH4+,

NO3- ). Dinh dưỡng đạm chủ yếu của cây trồng là NH4

+, NO3- từ đất, hiện nay vấn đề

cây hút đạm NH4+ hay NO3

- nhiều hơn là vấn đề còn tranh cãi, tuy nhiên đa số tác giả

cho rằng cây hút NH4+ nhiều hơn NO3

-, vì NH4+ là 1 hợp chất đạm trực tiếp cần cho sự

hình thành protit, còn NO3- phải trải qua quá trình khử O2 mới tham gia được (Nguyễn

Văn Bộ, 2007) [3].

Đạm cần thiết trong quá trình sinh trưởng của cây cao su, đạm làm tăng chu vi

thân, tăng diện tích lá và lá có màu xanh đậm. Không những vậy, đạm còn điều tiết

dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và kali. Ngoài ra, đạm còn tham gia tích

cực vào việc tổng hợp mủ cao su và còn làm tăng sinh khối của cây (Sivanadyan K.

1983) [115].

Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới – IFA (1992) [87], tổng số lượng đạm cố định

trong chu kỳ 30 năm của cây cao su là 1.500 – 1.800 kg N/ha, tổng lượng đạm quay

lại do lá rụng trong chu kỳ 30 năm là 1.400 kg N/ha, tổng lượng đạm quay lại hàng

năm từ năm thứ 5 – 30 là 34 – 73 kg N/ha, tổng lượng đạm lấy đi từ mủ trong chu kỳ

30 năm là 485 kg N/ha và tổng lượng đạm lấy đi từ mủ hàng năm từ năm 6 – 30 là

6,1 – 35,7 kg N/ha.

Theo Pushparajah E. và cộng sự (1983) [103], việc bón phân cho cây cao su thời

kỳ kinh doanh được chia theo các loại đất khác nhau, nhưng chênh lệch về lượng bón

giữa các loại đất không quá nhiều. Cao su kinh doanh cần bón 1 lượng đạm hàng năm

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

13

rất thấp so với các cây trồng khác, chỉ dao động trong khoảng từ 16 – 20 kg N/ha. Tuy

nhiên, cũng có những giống yêu cầu lượng bón đạm cao hơn như RRIM600, GT1, có

thể lên đến 28 kg N/ha/năm, nhưng ngược lại một số giống dễ nhiễm đục thân thì

lượng bón đạm phải hạ thấp xuống chỉ còn 8 – 12 kg N/ha/năm.

Nghiên cứu của Tống Viết Thịnh (2007) [45] cho thấy, trên vườn cao su cạo mủ

từ năm cạo thứ 2 – 5, bón 80 kg N/ha làm tăng bình quân 9,2% năng suất mủ so với

bón 40 và 120 kg N/ha.

1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su

Lân tham gia vào thành phần các hợp chất cao năng như ATP, ADP, xúc tiến các

quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây. Lân có trong thành phần các hợp chất quan trọng

nhất của cây: Sacarophotphat, nucleoprotit, photpholipit, trong đó nó liên kết chặt chẽ

với đạm. Cây sinh trưởng, phát triển hình thành nhiều tế bào mới, mô mới phải có

thêm nhiều nucleoprotit nên cây rất cần lân. Lân là thành phần thiết yếu của axít amin

tạo điều kiện tăng cường hình thành các loại vitamin làm tăng năng suất và phẩm chất

nông sản, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng khả năng hút đạm của cây trồng. Lân làm tăng độ

hoãn xung của tế bào, kích thích sự phát triển của bộ rễ giúp cây hút được nhiều nước

và chất dinh dưỡng trong đất hơn. Lân cũng cần cho sự hình thành tế bào mới, tạo

chồi, tạo búp, phân cành, ra lá mới (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

Thiếu lân cây hút đạm vào bị tích lũy trong lá dạng đạm khoáng nhiều chưa

chuyển thành dạng đạm protit và đó là môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho nhiều loại

nấm bệnh phát triển, đặc biệt là với cây cao su. Thiếu lân làm cho cây cao su phát triển

kém, còi cọc, chậm lớn, lá cứng đờ, màu sắc xạm lại, rễ kém phát triển, năng suất mủ

trong thời kỳ kinh doanh sụt giảm. Trong cây tỷ lệ lân tích lũy trung bình từ 0,3 –

0,4% trọng lượng chất khô (hạt ngô 0,5 – 0,6%), lân trong cây tồn tại ở các dạng hữu

cơ (trong sacarophotphat, ADN, ARN,...) và vô cơ (muối photphat của cation Ca và

Mg). Cây trồng chủ yếu hút lân ở dạng H2PO4-, HPO4

2- từ đất, cũng có trường hợp cây

hút được PO43- nhưng rất ít (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

Owen G. và cộng sự (1957) [98], Sivanadyan K. (1983) [115] đã kết luận vai trò

của P rất quan trọng và tích cực đối với sinh trưởng cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ

bản nhưng trên vườn cao su kinh doanh thì không thấy tác động lên năng suất mủ.

Tại Malaysia, hiện không khuyến cáo bón phân lân cho cao su khai thác. Phân lân

chỉ được khuyến cáo khi phát hiện dấu hiệu khủng hoảng thiếu qua chẩn đoán dinh

dưỡng lá.

Theo Pushparajah E. và cộng sự (1972) [100], (1983) [103], thì cao su cũng chỉ cần

bón 1 lượng lân hàng năm rất thấp so với các cây trồng khác, chỉ khoảng 20 kg P2O5.

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

14

Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới – IFA (1992) [87], tổng số lượng lân cố định

trong chu kỳ 30 năm của cây cao su là 458 – 573 kg P2O5/ha, tổng lượng lân quay lại

do lá rụng trong chu kỳ 30 năm là 82 kg P2O5/ha, tổng lượng lân quay lại hàng năm từ

năm thứ 5 – 30 là 2,1 – 4,6 kg P2O5/ha, tổng lượng lân lấy đi từ mủ trong chu kỳ 30

năm là 94 kg P2O5/ha và tổng lượng lân lấy đi từ mủ hàng năm từ năm 6 – 30 là 2,4 –

16,7 kg P2O5/ha.

Kết quả nghiên cứu của Tống Viết Thịnh (2007) [44], [45] cho thấy, trên đất nâu

đỏ bazan ở Tây Nguyên, bón lân nung chảy với liều lượng 30 – 40 kg P2O5/ha/năm đã

cải thiện rất tốt độ chua đất, P dễ tiêu và hàm lượng Mg trao đổi trong đất. Tuy nhiên

bón lân nung chảy liên tục trong nhiều năm sẽ làm độ pH quá cao không thích hợp cho

cây cao su và làm thừa P dễ tiêu và Mg trao đổi trong đất.

1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su

Mặc dù kali là một trong ba nguyên tố mà cây trồng nói chung và cây cao su nói

riêng cần nhiều nhất nhưng các nghiên cứu về kali còn rất ít bởi kali linh động. Kali

không tham gia vào cấu tạo thành phần cấu trúc hay hợp chất của thực vật, nhưng kali

cần thiết trong hầu hết các tiến trình thiết yếu nhằm giữ vững đời sống của cây trồng.

Hoạt động quang hợp và hô hấp xảy ra là do tiến trình hoạt động của các men và

enzym. Kali đóng vai trò then chốt trong sự hoạt hoá hơn 60 enzym trong cây trồng.

Nhờ có tính di động cao lên kali có chức năng vận chuyển các sản phẩm quang hợp về

cơ quan tích luỹ như quả, hạt, thân, củ,... do vậy làm tăng năng suất, phẩm chất nông

sản, tăng độ lớn của hạt và giảm rụng quả do thiếu dinh dưỡng. Kali làm tăng áp suất

thẩm thấu nhờ vậy tăng khả năng hút nước của rễ, điều khiển hoạt động của khí không

giúp cây quang hợp được cả trong điều kiện thiếu nước. Kali đóng vai trò quan trọng

trong sự phân chia tế bào. Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp nên kali ảnh

hưởng đến việc trao đổi đạm và protit. Kali làm tăng lượng nước liên kết trong tế nào

có tác dụng điều hoà không khí cho sự xâm nhập CO2 và thoát hơi nước nên khi đủ

kali có tác dụng chống lại điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, giá lạnh. Kali tăng

cường tạo thành bó mạch, độ dài, số lượng, bề dày của giác mô nên chống được đổ

ngã (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

Kali có tác dụng điều hoà mọi quá trình trao đổi chất và các hoạt động sinh lý,

điều chỉnh đặc tính lý hoá học của keo nguyên sinh chất. Kali giúp quá trình quang

hợp diễn ra bình thường, tăng cường sự vận chuyển hydrat cacbon từ lá sang các bộ

phận khác, giúp hoạt hoá các men và tăng khả năng tổng hợp protêin. Thiếu kali việc

vận chuyển và tích luỹ hydrat cacbon giảm, đạm khoáng không chuyển thành đạm

protit nên sản phẩm kém ngọt. Thiếu kali cây không thể sử dụng nước và các dưỡng

chất khác từ đất hay từ phân một cách hữu hiệu và ít chống chịu các tác hại của môi

trường như khô hạn, ngập nước, nhiều gió, nhiệt độ thất thường. Thiếu kali lá cây

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

15

thường bị cuốn cong rũ rượi, lá khô dần từ ngoài rìa dọc theo mép lá chạy và gân lá,

cây chậm phát triển, năng suất thấp. Trong cây tỷ lệ kali tích lũy trung bình từ 0,5 –

1,0% trọng lượng chất khô (hạt ngô 0,36 – 0,5%, thân ngô 0,8 – 1,6%), nhưng cũng có

trường hợp lên đến 3 – 5%, kali trong cây tồn tại ở dạng ion do đó phần lớn kali trong

dịch tế bào có thể chiết ra bằng nước và mưa có thể làm cây mất đi một lượng kali

đáng kể do bị tiết ra từ rễ cây. Các tế bào của cây rất dễ cho K thấm qua, K được cây

hút dễ dàng hơn các yếu tố khác, do dễ được hấp thu nên nhu cầu về K của cây thường

khó xác định (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới – IFA (1992) [87], tổng số lượng kali cố định

trong chu kỳ 30 năm của cây cao su là 1.440 – 1.680 kg K2O/ha, tổng lượng kali quay

lại do lá rụng trong chu kỳ 30 năm là 426 kg K2O/ha, tổng lượng kali quay lại hàng

năm từ năm thứ 5 – 30 là 10,2 – 21,6 kg K2O/ha, tổng lượng kali lấy đi từ mủ trong

chu kỳ 30 năm là 418 kg K2O/ha và tổng lượng kali lấy đi từ mủ hàng năm từ năm thứ

6 – 30 là 6,0 – 39,1 kg K2O/ha.

Những nghiên cứu của Pushparajah E. và cộng sự (1983) [103] cho thấy, lượng

kali phải bón cho cây cao su cao hơn nhiều so với đạm và lân và so với lượng bón cho

các cây trồng khác, khoảng 60 – 140 kg K2O/ha, các dòng vô tính RRIM600, GT1

cũng được khuyến cáo bón lượng kali nhiều hơn mức bình thường (khoảng 90 – 180

kg K2O/ha).

Kết quả nghiên cứu trên vườn cao su cạo mủ từ năm cạo thứ 2 – 5 của Tống Viết

Thịnh (2007) [44] cho thấy, bón duy nhất 80 kg K2O/ha hoặc kết hợp với 80 kg N và

60 kg P2O5/ha sẽ làm gia tăng bình quân 8,7% năng suất mủ, khi bón 120 kg K2O sẽ

làm tăng bình quân 4,7% năng suất mủ so với bón 40 kg K2O/ha.

1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su

Phân hữu cơ (phân chuồng) là hỗn hợp phân do gia súc tiết ra với nước giải, chất

độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc. Là loại phân nông dân có thể tự sản xuất được

từ các nguồn vật liệu sẵn có ở địa phương như rơm rạ, thân lá cây phân xanh và phân

gia súc. Trong thành phần của phân chuồng có chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết

cho cây trồng. Phân chuồng hữu cơ chủ yếu hay được dùng ở khu vực miền Trung là

phân trâu bò, trong thành phần loại phân này có chứa 83,1% nước, 0,29% N, 0,17%

P2O5, 1,00% K2O, 0,3% CaO và 0,1% MgO. Hệ số sử dụng đạm trong phân chuồng:

25 – 40%, lân: 30 – 40% và kali: 60 – 70 %. Tác dụng chủ yếu của phân hữu cơ chính

là việc cung cấp N, P, K chứa trong phân hữu cơ cho cây trồng, đồng thời nó cũng là

chất độn có tác dụng cải tạo đất, là môi trường cho các vi sinh vật có lợi phát triển để

hỗ trợ cây trồng (Cục Trồng trọt, 2013 [17]).

Phân hữu cơ phải được bón ở một liều lượng đủ lớn, tùy thuộc vào loại cây trồng

và tính chất đất, có thể dao động từ 10 – 30 tấn/ha. Ví dụ bón cho rau: 20 – 25 tấn/ha,

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

16

cây lương thực 10 – 15 tấn/ha, cây họ đậu dưới 8 tấn/ha. Nếu có điều kiện, nên bón kết

hợp với các loại phân vô cơ (Nguyễn Văn Bộ, 2007) [3].

1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su

Abraham và cộng sự (1968) [74] đã thực hiện nghiên cứu trên 89 hợp chất để tìm

ra chất có khả năng kích thích mủ cao su hữu hiệu nhất và họ đã nhận thấy chỉ có 2,4-C-

5 FPA là hiệu quả hơn 2,4,5-T. Trước đó vài năm, etylen oxít, một loại khí có tác dụng

tiệt trùng đã có hiệu quả rất hữu hiệu nhưng theo sau đó làm tăng sự hủy hoại nhanh của

mô ống mủ và mô chứa mủ hoàn toàn bị khô. Clorofom và ête, một hợp chất chống hô

hấp, mang những nhóm như muối phenylmercuric, phân tử như là hydro, nivaquin,

molipdat amôn và những chất diệt khuẩn như tyfomicin đã được nhét vào thân, kết quả

đưa đến sản lượng không ổn định. Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục thử nghiệm khí

axetylen, picloram, moryphactins, và một phân tử mới đã được giới thiệu bởi

AMCHEM: 2-Chloroethyl phosphonic acid (“CEPA”, Ethrel” và “Ethephon”) chất này

khi phân hủy tạo ra khí etylen đã kích thích ra hoa ở cây nho [74].

Sau đó Auzac J. và Ribaillier D. (1969) [76]) đã xác định axetylen, etylen, CEPA

và B-hydroxyl hydrazine, một chất mang phân tử etylen khác có hiệu quả kích thích hữu

hiệu đối với sản lượng và ít nhất tương đương với những hợp chất auxin truyền thống.

Từ những thí nghiệm khác nhau đã được tiến hành, những chất kích thích đều tác

động sản sinh ra etylen nội sinh trong tế bào. Điều đó khẳng định những sự quan sát

trước của Abraham xác định ảnh hưởng của nhiều loại chấn thương (cơ học, hoá học

và hooc môn) về sản lượng mủ bởi hooc môn tự nhiên mà trong đó bao gồm etylen là

đúng đắn.

Sau những nghiên cứu mở rộng về ảnh hưởng của Ethrel, axetylen và picloram so

sánh với 2,4,5-T cả về phương pháp và vị trí áp dụng. Một sự kết luận được chú ý là

không giống như 2,4,5-T, Ethrel tỏ ra không gây hại đến vỏ tái sinh. Tuy nhiên, với

nồng độ cao như là 6,7%; 10% và 13% trong dầu hạt cho đáp ứng tốt nhất và nồng độ

thấp hơn không thích được sử dụng. Vì lẽ đó, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để

trắc nghiệm những phân tử khác mà giá thấp hơn Ethrel. Dưới tác động của những chất

kích thích khác nhau, kết quả đáng nghi nhận nhất đã thu được với 2-Chloroethyl

trialkoxisilanes và “Ethad”, mà khí etylen đã hấp thu bằng việc sử dụng ống phân tử và

hỗn hợp với vazơlin.

Cuối thập niên 60 bắt đầu xuất hiện trên thị trường chất kích thích có tên gọi là

Ethephon với hoạt chất 2-Chloroethyl phosphonic acid (có công thức hoá học là

C2H6ClO3P) xâm nhập vào tế bào trong môi trường kiềm phóng thích khí etylen. Tuy

vậy, ethrel chỉ được sử dụng rộng rãi ở dạng thương mại từ năm 1986.

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

17

Khi xử lý etylen, thường có hai loại phản ứng xảy ra; phản ứng nhanh (trong vài

phút), phản ứng chậm (trong vài giờ). Do đó, cơ chế tác động của etylen có thể diễn ra

theo hai chiều hướng:

- Dưới tác động của etylen, màng tế bào có những biến đổi cơ bản, tính thấm nước

của màng tế bào tăng lên đáng kể do etylen có ái lực cao với lipit, một thành phần chủ

yếu cấu tạo nên màng tế bào. Điều đó dẩn đến giải phóng các enzym vốn tách rời với cơ

chất do màng ngăn cách. Các enzym này có điều kiện tiếp xúc với cơ chất và gây ra các

phản ứng có liên quan đến các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây.

- Etylen hoạt hóa các gen cần thiết cho quá trình tổng hợp các enzym mới, xúc tác

cho các phản ứng hóa sinh diễn ra trong cây trồng.

Ethephon được hấp thụ vào mô cây, sau đó bị thủy phân và giải phóng etylen tác

động vào quá trình trao đổi chất của cây. Đó là nguồn etylen ngoại sinh khác với etylen

nội sinh do vỏ tiết khi tiếp xúc với chất kích thích như 2,4D; 2,4,5T [74].

Đối với cây cao su, Ethephon có khả năng kích thích tăng sản lượng do cơ chế tác

động làm tăng hoạt động biến dưỡng của hệ thống mủ, giảm độ nhờn của mủ, gia tăng

sự bền vững của hạt lutoit, hoạt hóa một số enzym, làm ảnh hưởng đến dòng chảy và sự

tái sinh mủ, chất kích thích còn làm gia tăng vùng huy động mủ [76].

1.1.8. Cơ sở khoa học bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su

Theo Vũ Hữu Yêm (2012) [72], có 4 phương pháp xác định lượng phân bón cho

cây trồng như sau:

- Quan sát triệu chứng: Là phương pháp thông dụng nhất, đơn giản dễ thực hiện

thông qua quan sát nhiều năm. Có ưu điểm là xác định nhanh, ít tốn kém nhưng cũng

có nhược điểm là thiếu chính xác do một triệu chứng có thể có nhiều nguyên nhân

gây ra, triệu chứng không rõ rệt hoặc xuất hiện chậm, việc bón phân để phục hồi cây

ít có hiệu quả.

- Phân tích đất: Xác định thành phần dinh dưỡng có trong đất, từ đó trong quá

trình bón phân có thể gia giảm lượng phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Có

ưu điểm là có thể đánh giá tương đối chính xác lượng dinh dưỡng hiện có trong đất để

chọn cây trồng thích hợp, thực hiện nhanh và rẻ. Nhược điểm của phương pháp này là

khó thật sự đại diện cho cả một khu vực, chưa phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cây

mà chỉ chẩn đoán khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây thông qua hàm lượng

các chất trong đất ở một đô sâu nhất định. Mối tương quan giữa đất và sinh trưởng của

cây không rő rệt, nếu chỉ dựa vào phân tích đất để bón phân thường không thu được

kết quả tốt.

- Phân tích cây: Dựa vào các kết quả phân tích các giai đoạn sinh trưởng của cây

chúng ta biết được nhu cầu dinh dưỡng các loại để từ đó bón những loại phân vào những

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

18

giai đoạn cần thiết của cây. Có nhiều ưu điểm hơn phân tích đất. Dùng cho việc nghiên

cứu, xây dựng quy trình bón phân cho một loại cây trồng nào đó. Phân tích cây sẽ chẩn

đoán được chất dinh dưỡng nào thực sự hữu dụng đối với cây trồng, phân tích cây tốt

hơn cho cây lâu năm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu

và biện pháp xử lý trước lúc lấy mẫu dễ tạo ra những kết quả phân tích sai khác.

- Thí nghiệm đồng ruộng: Ưu điểm là nhờ kết quả thí nghiệm thực tế giúp cho

chúng ta xác định lượng phân thích hợp và có hiệu quả kinh tế nhất cho sản xuất, xây

dựng một quy trình phân bón thích hợp cho một loại cây trồng nhất định trên một loại

đất nhất định. Có nhược điểm là tốn kém nhiều thời gian và công sức, kết quả chỉ có ý

nghĩa trong phạm vi nghiên cứu, có thể sai lệch khi áp dụng trong vùng đất khác.

Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su phát huy những ưu điểm

và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp trên. Cơ sở khoa học của phương

pháp này là dựa trên phân tích đất, lá như là kết quả tổng hòa các mối quan hệ giữa đất,

cây trồng, khí hậu và các yếu tố khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vườn cây.

Các yếu tố dinh dưỡng được đánh giá theo các mức: Rất thiếu (năng suất rất thấp,

cây không phát triển được), thiếu (năng suất thấp, cây phát triển kém), trung bình (năng

suất trung bình, cây phát triển bình thường), tối ưu (năng suất cao, cây phát triển tốt),

thừa (năng suất giảm, cây có khả năng bị nhiễm độc) [72].

Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng dinh dưỡng cây trồng thông qua các yếu tố

riêng lẻ là chưa toàn diện, dễ dẫn đến sai lầm, nguyên nhân ở đây là do có sự tương tác

giữa các chất dinh dưỡng trong cây. Mỗi một mức N đòi hỏi một mức P và K cân đối

tương ứng, cân đối ấy lại không ổn định trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát

triển của cây. Người ta thường tính đến sự cân đối giữa các nguyên tố có tính đối

kháng về mặt dinh dưỡng hoặc có liên quan đến nhau về mặt sinh lý. Sự cân đối thể

hiện qua tỷ lệ hàm lượng của chúng trong mô cây, thường xem xét các tỷ lệ N/P/ N/K/

K/P. Khi các chất dinh dưỡng này đạt được cân đối theo yêu cầu sinh lý của cây thì

cây trồng phát triển khỏe mạnh và đạt được năng suất tối đa. Khi đạt cân đối thì yếu tố

quyết định sinh khối sẽ quyết định năng suất [72].

Tương tác giữa N và P xảy ra thông thường và ảnh hưởng đến năng suất cây

trồng chủ yếu là do hiệu ứng N làm tăng sự hút thu P bởi cây trồng. Cơ chế hiệu ứng N

bao gồm: Tăng sự phát triển rễ; tăng cường khả năng hút thu và hoán vị P; tăng P hòa

tan là kết quả của giảm pH đất đi kèm với khả năng hấp phụ NH4+. Với hầu hết cây

trồng, N và K là những chất dinh dưỡng đa lượng đòi hỏi số lượng lớn nhất. Năng suất

cây trồng cao đòi hỏi lượng lớn 2 chất dinh dưỡng này, tương tác có ý nghĩa về mặt

kinh tế đối với cây cao su trong nâng cao sản lượng mủ thường đi kèm với sự điều

chỉnh sự mất cân bằng của N và K. Ảnh hưởng của việc gia tăng bón N lên nồng độ K

trong cây có liên quan đến khả năng sinh học vùng rễ. Trường hợp hàm lượng kali

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

19

trong đất cận biên hoặc giới hạn, sự gia tăng cung cấp N thường dẫn đến giảm nồng độ

K trong cây do quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, dưới điều kiện cung cấp K đầy đủ, bón

N làm tăng thu hút K. Khi N thiếu hụt nghiêm trọng, thường là hút thu K kém đi mặc

dù khả năng sinh học của K không giới hạn [72].

DRIS được đánh giá là phương pháp tốt nhất cho phát hiện sự thừa hoặc thiếu

dưỡng chất trong cây trồng, cho đến nay, hệ thống này đã được ứng dụng nhiều nơi

trên thế giới trong nghiên cứu nhiều loại cây trồng: Mía, ngô, khoai tây, lạc, đậu nành,

cam quýt, cà chua, cà phê,… Hiệu suất DRIS có thể được đánh giá qua khảo sát tương

quan giữa chỉ số DRIS và nồng độ chất dinh dưỡng trong lá cũng như mối tương quan

giữa năng suất và chỉ số cân bằng dinh dưỡng. Hệ thống DRIS tạo nhiều so sánh đa

mức độ các chất dinh dưỡng cây trồng khác nhau và tổng hợp các so sánh này vào một

loạt các chỉ số dinh dưỡng. Thang chỉ số DRIS có thể xác định nồng độ dinh dưỡng

của cây trồng là dư thừa, đầy đủ hoặc thiếu hụt [79].

Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, việc bón phân theo chẩn đoán dinh

dưỡng được dựa trên cơ sở kết quả phân tích cây (lá), phân tích đất, xây dựng thang

dinh dưỡng khoáng, thiết lập sơ đồ DRIS để áp dụng vào bón phân hợp lý cho cây cao

su tiểu điền thời kỳ kinh doanh.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.1. Phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới

Sản lượng cao su thế giới trong 5 năm vừa qua đã tăng trưởng trên 20%, từ mức

8,905 triệu tấn năm 2010 lên đến 12,314 triệu tấn năm 2015, trong đó ngôi đầu thuộc

về Thái Lan với sản lượng 3.164 nghìn tấn trong năm 2010, năm 2015 tăng lên 4.460

nghìn tấn. Indonesia đứng thứ hai với sản lượng năm 2010 đạt 2.440 nghìn tấn, năm

2015 tăng lên 3.110 nghìn tấn. Việt Nam cũng đã có bước tăng trưởng nhanh chóng

khi từ sản lượng 711 nghìn tấn của năm 2010 tăng lên 1.017 nghìn tấn vào năm 2015

để vươn lên vị trí thứ 3 về sản lượng. Năm 2015, Trung Quốc cũng đã vươn lên vị trí

thứ 4 với 794 nghìn tấn, các vị trí tiếp theo lần lượt là Malaysia 722 nghìn tấn và Ấn

Độ sụt giảm nghiêm trọng xuống vị trí thứ 6 với 563 nghìn tấn, thấp nhất trong những

năm trở lại đây (ARNPC, 2016) [75] và (IRSG, 2016) [88].

Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế – IRSG (2016) [88], nhu cầu cao su

(cả thiên nhiên lẫn tổng hợp) trên toàn thế giới đạt 30,5 triệu tấn trong năm 2015, dự

báo đến năm 2019 tăng 3,9 % so với năm 2015 lên 31,7 triệu tấn. Trong đó, nhu cầu

cao su thiên nhiên sẽ chiếm khoảng 30%. Lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Trung

Quốc đạt trên 4 triệu tấn trong năm 2015, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ

cao su lớn nhất thế giới hiện nay.

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

20

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên – ARNPC (2016) [75],

năm 2015 Thái Lan có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, đạt

3.700 nghìn tấn với kim ngạch 5 tỷ đô la Mỹ, Indonesia xuất khẩu 2.300 nghìn tấn

với kim ngạch 4,4 tỷ đô la Mỹ, Việt Nam có lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên

đứng thứ 3 thế giới, đạt 902 nghìn tấn với kim ngạch 1,2 tỷ đô la Mỹ, tuy nhiên,

Việt Nam cũng là nước nhập khẩu cao su thiên nhiên nhiều thứ 4 thế giới (sau

Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ).

1.2.1.2. Phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam

- Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam:

Cây cao su lần đầu tiên được ông Alexande Yersin đưa vào Việt Nam trồng ở

Thủ Dầu Một, Bình Dương và Suối Dầu, Nha Trang năm 1897, trải qua nhiều giai

đoạn phát triển, cao su ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc

dân về mặt kinh tế, an ninh, quốc phòng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái

(Nguyễn Thị Huệ, 2006) [24]. Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và

phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m,

sau đó ngừng lại vì chiến tranh. Năm 1963, để có nguồn nguyên liệu cho nền công

nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị,

Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ) bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện

tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.

Đến năm 1976, diện tích cao su Việt Nam đạt 76.600 ha, với sản lượng 40.200

tấn, diện tích tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, đạt 69.500 ha, Tây Nguyên, đạt 3.482

ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và Khu 4 cũ, đạt 3.636 ha (Nguyễn Minh Hiếu,

2003) [21].

Năm 1980, diện tích cao su đạt 87.700 ha, với diện tích khai thác 41.100 ha và

cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Ở miền Trung sau 1984,

cây cao su được phát triển ở Quảng Trị trong các Công ty quốc doanh. Năm 1985 diện

tích cao su đạt 180.200 ha, với diện tích khai thác 63.700 ha và chủ yếu được trồng ở

các Nông trường quốc doanh và từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su.

Năm 2007, tổng diện tích cao su cả nước đạt 556.300 ha, trong đó diện tích khai

thác chiếm 373.300 ha, phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên

(163.000 ha), Trung tâm phía Bắc (47.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.800 ha)

(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016 [11], Tổng cục Thống kê, 2016 [54]).

Năm 2015, diện tích trồng cao su cả nước đạt 981.000 ha, trong đó, diện tích cho

sản phẩm là 600.000 ha. Tổng sản lượng cao su của Việt Nam trong năm 2015 tăng nhẹ,

đạt 1.017.000 tấn tương đương mức tăng 6,6% so với 953.700 tấn vào năm 2014. Năng

suất trung bình đạt 1.695 kg/ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016 [11] và Tổng cục

Thống kê, 2016 [54]).

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

21

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Việt Nam các năm

Năm Tổng diện tích Diện tích khai thác Sản lượng Năng suất

(1.000 ha) (1.000 ha) (1.000 tấn) (kg/ha)

1980 87,7 41,1 41,1 1.000

1985 180,2 63,7 47,9 751

1990 221,7 81,1 57,9 714

1995 278,4 146,9 124,7 849

2000 412,0 238,0 290,8 1.222

2005 482,7 334,4 481,6 1.440

2006 522,2 356,4 555,4 1.558

2007 556,3 373,3 601,7 1.612

2008 618,6 399,0 662,9 1.661

2009 674,2 421,6 723,7 1.717

2010 748,7 439,1 751,7 1.712

2011 801,6 460,0 789,5 1.716

2012 917,8 510,0 877,1 1.720

2013 958,8 548,1 946,9 1.728

2014 977,7 563,6 953,7 1.692

2015 981,0 600,0 1.017,0 1.695

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT [11], Tổng cục Thống kê [54], 2016)

- Tình hình tiêu thụ và xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam:

Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 thế giới về sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên.

Sản lượng cao su của Việt Nam được xuất khẩu ra 86 nước trên thế giới với khối lượng

năm cao nhất (năm 2013) là xấp xỉ 1,1 triệu tấn mủ và kim ngạch các năm cao nhất

(năm 2011-2012) lên đến gần 2,9 tỷ đô la Mỹ. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cao

su tăng qua các năm, tuy nhiên, do giá cao su sụt giảm từ năm 2013 đến nay nên các

năm gần đây xuất khẩu cao su giảm mạnh, chính thức mất mốc xuất khẩu 1 triệu tấn vào

năm 2015, đẩy ngành cao su vào tình trạng hết sức khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ,

rất cần thiết có các giải pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, ổn định sản xuất trước

mắt và lâu dài, bảo đảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Bộ Nông nghiệp và

PTNT, 2016 [11] và Tổng cục Thống kê, 2016 [54]).

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

22

Bảng 1.3. Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam qua các năm

Xuất khẩu Nhập khẩu

Năm Khối lượng Giá trị Khối lượng Giá trị

(1.000 kg) (1.000 USD) (1.000 kg) (1.000 USD)

2008 658.396 1.603.596 436.426 494.855

2009 731.393 1.226.857 251.417 317.236

2010 682.744 1.995.535 264.294 560.815

2011 716.299 2.893.092 324.635 851.898

2012 1.023.231 2.859.876 302.050 803.292

2013 1.090.068 2.525.695 313.015 673.463

2014 1.066.511 1.780.610 327.021 649.364

2015 902.204 1.230.312 316.003 531.211

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT [11], Tổng cục Thống kê [54], 2016)

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của cao su thiên nhiên Việt Nam

với xấp xỉ 50% về cả khối lượng và giá trị. Tuy nhiên thị trường này vẫn chủ yếu là

nhập khẩu nguyên liệu thô, chưa qua chế biến nên giá trị thấp, độ rủi ro rất cao cho các

nhà sản xuất Việt Nam. Malaysia, Ấn Độ và Mỹ cũng là những thị trường tiềm năng

cần khai thác để đa dạng hóa thị trường.

Bảng 1.4. Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2015

Nước Khối lượng (1.000 kg) Giá trị (1.000 USD)

Trung Quốc 453.950 612.172

Malaixia 138.193 184.204

Ấn Độ 67.727 98.145

Mỹ 32.009 40.647

Hàn Quốc 23.791 33.918

Cộng hòa liên bang Đức 23.527 34.288

Đài Loan 21.600 32.115

Thổ Nhĩ Kỳ 17.102 22.818

Italia 11.932 16.257

Nhật Bản 11.430 19.090

Hà Lan 8.107 11.825

Inđônêxia 2.023 2.716

Các nước khác 90.813 122.117

Tổng 902.204 1.230.312

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016 [11])

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

23

Một nghịch lý là Việt Nam hiện xuất khẩu khoảng 90% cao su nguyên liệu (chỉ

đạt 1,2 tỷ đô la Mỹ) nhưng lại nhập khẩu nhiều cao su tự nhiên (531 triệu đô la Mỹ) và

cao su nhân tạo với giá trị lớn hơn rất nhiều, đồng thời chỉ sử dụng 10% còn lại để chế

biến nhưng lại xuất khẩu sản phẩm cao su thành phẩm giá trị hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ (Bộ

Nông nghiệp và PTNT, 2016) [11].

Năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 316 nghìn tấn cao su với giá trị kim ngạch 531

triệu đô la Mỹ. Hàn Quốc là nước được Việt Nam nhập khẩu nhiều cao su nhất với hơn

63.000 tấn, giá trị 106 triệu đô la Mỹ vào năm 2015, các nước khác là Nhật Bản (39

nghìn tấn, kim ngạch 85 triệu đô la Mỹ), Đài Loan (28 nghìn tấn, kim ngạch 48 triệu

đô la Mỹ), Thái Lan (27 nghìn tấn, kim ngạch 40 triệu đô la Mỹ) và Trung Quốc (16

nghìn tấn, kim ngạch 32 triệu đô la Mỹ), cao su nhập khẩu chủ yếu là cao su đã qua

chế biến thành các thành thẩm có chất lượng cao như lốp xe ô tô, linh kiện máy móc

thiết bị, vật tư y tế các loại,... Riêng với trường hợp Căm pu chia mặc dù đứng thứ 2 về

khối lượng nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập cao su

thô nguyên liệu nên giá trị không cao (48 nghìn tấn, kim ngạch 63 triệu đô la Mỹ) (Bộ

Nông nghiệp và PTNT, 2016) [11], được minh họa qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.1. Tình hình nhập khẩu cao su của Việt Nam năm 2015 [11]

- Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam:

Trên thế giới có nhiều quốc gia trồng cao su với nhiều hình thức: Đại điền, trung

điền và tiểu điền nhưng nhìn chung cao su tiểu điền thường chiếm tỷ lệ lớn từ 80 –

90%. So với các mô hình cao su khác thì cao su tiểu điền có ưu thế hơn, vì cao su tiểu

điền cần vốn đầu tư nhỏ, cơ sở hạ tầng đầu tư không tốn kém nhiều.

Ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê [54], năm 1995 cả nước mới trồng được

41.086 ha cao su tiểu điền trong tổng số 278.400 ha, chiếm tỷ lệ 14,75% tổng diện tích

cao su thì đến năm 2005, diện tích tiểu điền đã tăng mạnh, lên đến 187.000 ha trong

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

24

tổng số 483.000 ha, chiếm tỷ lệ 39%. Năm 2015, tổng diện tích cao su cả nước đạt

981.000 ha thì cao su tiểu điền có khoảng 600.000 ha, chiếm trên 60% diện tích.

Do suất đầu tư chưa cao, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế

nên năng suất cao su tiểu điền thấp so với đại điền, năng suất bình quân của toàn Tập

đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là 1,79 tấn/ha, có 55 Nông trường và 10 Công ty

với tổng diện tích 99.000 ha đạt năng suất từ 1,8 – 2,0 tấn/ha thì cao su tiểu điền dù đã

có tiến bộ vẫn chỉ ở mức 1,4 tấn/ha.

Theo chủ trương và định hướng của Chính phủ, trong thời gian sắp tới, sẽ hạn chế

mở mới các diện tích cao su của các đơn vị quốc doanh, đẩy mạnh huy động các nguồn

lực ngoài nhà nước vào phát triển cao su tiểu điền [51].

- Định hướng phát triển cây cao su đến năm 2020 trên cả nước:

Để định hướng việc phát triển cao su trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch

phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Theo quyết định này, đến

năm 2015, diện tích cao su đạt 800.000 ha, giữa ổn định đến năm 2020 [49]. Tuy

nhiên, theo thống kê, đến thời điểm hiện nay cả nước đã có trên 980.000 ha cao su, đã

vượt quy hoạch của Chính phủ đề ra. Do đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

đang kiến nghị Chính phủ cho điều chỉnh quy hoạch diện tích cao su trên cả nước đến

năm 2020 lên 1 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 1 – 1,1 triệu tấn. Dự báo năm 2020 –

2030 sản lượng cao su trên toàn thế giới cũng chỉ đủ nhu cầu, khi đó Việt Nam với 1 –

1,1 triệu tấn cao su/năm sẽ chiếm khoảng 10% sản lượng thế giới. Ngành cao su Việt

Nam cũng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ chỉ xuất khẩu khoảng 50% loại mủ

thô, 50% lượng mủ còn lại sẽ được tinh chế nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản

phẩm [37].

1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su

Phân bón là yếu tố quan trọng để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, khai thác tối

đa tiềm năng năng suất mủ của giống và duy trì năng lực sản xuất của vườn cây

một cách bền vững. Để sử dụng phân bón hiệu quả, cần hiểu biết rõ ràng hiện

trạng độ phì vườn cây, chủng loại phân bón và nhu cầu dinh dưỡng của cây cao

su theo từng giai đoạn.

Theo Sivanadyan K. (1983) [115], loại phân bón có ảnh hưởng rất lớn đối với khối

lượng mủ cao su và DRC, thời gian chảy mủ và lưu lượng mủ. Nhiều thí nghiệm tại

Malaysia cho thấy, các loại phân N, P, K đều có tác dụng tăng sản lượng mủ, loại phân

bón N, P, K có ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng dòng chảy mủ.

Công thức phân bón các nhân tố đa lượng chính khuyến cáo cho sản xuất ở từng

nước khác nhau khá rõ: Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia khuyến cáo lượng phân bón

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

25

là 8 – 24 kg N, 20 kg P2O5, 45 – 180 kg K2O và 10 kg MgO/ha/năm. Tùy theo đất,

giống, đối với P và Mg, khoảng 2 – 3 năm mới bón 1 lần (Pushparajah và cộng sự,

1983) [103]. Ấn Độ khuyến cáo lượng phân bón là 30 kg N, 30 kg P2O5, và 30 kg K2O

/ha/năm (Krishnakumar và Potty, 1992) [91]. Sri Lanka khuyến cáo bón 100 g N, 100 g

P2O5, và 100 g K2O/cây/năm; trong thời kỳ cạo trên vỏ tái sinh lượng phân giảm chỉ còn

1/3 (Viện Nghiên cứu Cao su Sri Lanka, 1996) [110].

Theo Hiệp hội Phân bón thế giới – IFA (1992) [87], lượng bón phân cho cao su

kiến thiết cơ bản lớn hơn rất nhiều, gấp 2 – 3 lần so với cao su kinh doanh, một số nước

tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Indonesia bón khoảng 250 kg N, 270 kg P2O5,

200 kg K2O mỗi năm trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Tại Việt Nam, theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm

2012 [39], phân vô cơ được bón hàng năm cho cao su kinh doanh. Đối với đất có

thành phần cơ giới nhẹ (như đất ferralit đỏ vàng), đất dốc, bón phân 2 lần/năm. Đối

với đất có thành phần cơ giới nặng (đất bazan), tương đối bằng phẳng (dưới 100) và

tán lá vườn cây phát triển tốt, bón toàn bộ lượng phân bón trong năm 1 lần vào đầu

mùa mưa khi đất đủ ẩm. Sử dụng phân N, P, K trộn kỹ, chia rải đều lượng phân thành

băng rộng 1,0 – 1,5 m giữa 2 hàng cao su hay bón vào hố tích mùn.

Bảng 1.5. Liều lượng phân vô cơ bón thúc cho cao su kinh doanh

Năm cạo Hạng đất Nguyên chất (kg/ha) Phân bón (kg/ha)

N P2O5 K2O Urê Lân NC KCl

1 - 10

I

II

II

70

80

90

30

35

40

70

80

90

152

174

196

188

219

250

117

133

150

11 - 20 Chung 90 40 90 196 250 150

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, 2012 [39])

Tống Viết Thịnh (2007) [44], [45] khi nghiên cứu trên cao su kiến thiết cơ bản và

cao su kinh doanh đã cho thấy việc bón phân hỗn hợp N, P, K gấp 1,5 lần so với quy

trình của Tổng Công ty (nay là Tập đoàn) Cao su Việt Nam đã cho kết quả rút ngắn từ

1 – 2 năm thời gian kiến thiết cơ bản và cho năng suất cao hơn 17% so với việc bón

phân theo quy trình. Việc bón giảm bằng ½ quy trình lại làm kéo dài thời gian kiến

thiết cơ bản và giảm năng suất đến 11%. Tổ hợp phân bón tối ưu trên vườn cao su cạo

mủ từ năm 2 – 5 là 81,7 kg N + 30 kg P2O5 + 92,6 kg K2O và năm từ 6 – 9 là 80 kg N

+ 30 kg P2O5 + 80 kg K2O.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện có 240.000 ha cao su (170.000 ha

cao su kinh doanh và 70.000 ha cao su kiến thiết cơ bản), hàng năm sử dụng lượng

phân bón rất lớn. Riêng năm 2015 Tập đoàn đã sử dụng 9.000 tấn N, P, K hỗn hợp

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

26

(bón cho cao su kinh doanh là 6.500 tấn, cao su kiến thiết cơ bản là 2.500 tấn), 34.000

tấn urê (cao su kinh doanh là 23.000 tấn, cao su kiến thiết cơ bản là 11.000 tấn),

43.000 tấn lân (cao su kinh doanh là 19.000 tấn, cao su kiến thiết cơ bản là 24.000

tấn), 20.000 tấn kali (cao su kinh doanh là 18.000 tấn, cao su kiến thiết cơ bản là 2.000

tấn) và 200.000 tấn phân hữu cơ (cao su kinh doanh là 160.000 tấn, cao su kiến thiết

cơ bản là 40.000 tấn) [17]. Như vậy tỷ lệ bón phân cho cao su kinh doanh chung của

toàn tập đoàn của các dưỡng chất chủ yếu N : P(P2O5) : K(K2O) là 1: 0,83 : 0,78,

lượng phân hữu cơ khoảng 1 – 3 tấn/ha/năm, không bón thêm các loại phân vi lượng.

Như vậy so với thế giới, Việt Nam sử dụng lượng đạm và lân rất cao trong

thời kỳ cao su kinh doanh, đạm 80 kg N so với thế giới 16 – 20 kg N/ha/năm, lân

35 kg P2O5 so với thế giới 20 kg P2O5/ha/năm; chỉ riêng kali bón tương đương thế

giới (80 kg K2O/ha/năm). Điều này có thể lý giải là do đất đai ở nước ta kém màu

mỡ hơn các nước khác, cường độ khai thác mủ của Việt Nam cũng đứng vào hàng

cao nhất trên thế giới.

Tại tỉnh Quảng Trị, nhu cầu phân bón là khá lớn nhưng trên địa bàn chỉ có các

chi nhánh của các công ty phân bón và một số công ty nhỏ sản xuất phân chủ yếu theo

dạng phối trộn, gia công sản phẩm bán ra thị trường.

Hiện tại ở Quảng Trị chưa có số liệu thống kê về phân bón sử dụng trên địa bàn

tỉnh mà chỉ ở dạng ước lượng theo diện tích canh tác của Sở Nông nghiệp và PTNT

vào khoảng 300.000 – 400.000 tấn/năm, chủ yếu sử dụng các loại phân khoáng đa

lượng phức hợp N, P, K trộn sẵn hoặc bón phân đạm, phân lân, phân kali riêng rẽ, rất

ít hộ phối trộn theo các tỷ lệ được khuyến cáo [37].

1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su

Samappuli và cộng sự (1998) cho biết, sau 6 năm liên tục tủ thảm hữu cơ bằng

rơm rạ, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 12 tháng, cho hàm lượng N, P, K trong đất

tối ưu, cho tăng vanh trong khi cạo và năng suất mủ cao hơn trong suốt 8 năm cạo đầu

(158kg/ha/năm). Ikram và Mohd Yusoff (1999) đã nghiên cứu tác động của phân hữu

cơ (phân chuồng) và chế phẩm EM đến sự sinh trưởng của cây cao su thực sinh. Họ đã

đi đến kết luận rằng trên thực tế, sinh trưởng và sự hấp thu dinh dưỡng của cây cao

su thực sinh có thể đạt được nếu chỉ dùng phân hữu cơ. Các kết quả cho thấy,

không có sự khác biệt giữa chế phẩm EM và phân chuồng, ngoại trừ khả năng hấp

thu lân của chồi cao hơn khi sử dụng hỗn hợp EM “Bokashi” (dẫn qua Tống Viết

Thịnh, 2009) [48].

Phong trào hữu cơ hóa trong công tác bón phân cho cây cao su ở Việt Nam bắt

đầu khởi động từ những năm 2000. Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [66], [67] đã

triển khai thử nghiệm bón phân phối hợp vô cơ và hữu cơ cho cao su kiến thiết cơ bản

và cao su kinh doanh trên nhiều công ty cao su ở Đông Nam Bộ. Kết quả cho thấy bón

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

27

phân vi sinh kết hợp với phân vô cơ đã cải thiện hàm lượng dinh dưỡng trong đất,

lá cao su; sinh trưởng vườn cây cao su kiến thiết cơ bản tăng 6 – 8% so với đối

chứng và năng suất vườn cao su kinh doanh tương đương hoặc vượt so với bón

phân theo quy trình.

Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm

2012 [39] khuyến cáo bổ sung phân hữu cơ để cải thiện độ phì đất, tăng hiệu quả bón

phân vô cơ khi hàm lượng mùn vườn cây < 2,5% hoặc hàm lượng các bon hữu cơ C%

< 1,45%. Các loại phân bón bao gồm phân hữu cơ truyền thống (phân chuồng), phân

hữu cơ vi sinh và phân khoáng hữu cơ. Liều lượng được quy định theo quy trình là 2 –

2,5 kg/hố tích mùn đa năng, quy ra khoảng 4 – 5 tấn phân hữu cơ/1 ha/1năm, đây là

lượng bón phù hợp với thực tế bón phân của người dân, theo kết quả điều tra của

chúng tôi là khoảng 4 – 6 tấn phân chuồng/ha, tức là khoảng 6 – 10 kg/cây/năm.

1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng

suất mủ cao su

Abraham và cộng sự (1968) [74] đã nghiên cứu về sự tạo thành etylen trong vỏ cây

cao su và xác định rằng những nồng độ thích hợp của NAA, 2,4-D và 2,4,5-T và đồng

đã tác động gây ra etylen. Cuối cùng nó cho thấy etylen nội sinh trong mô vỏ thì lớn hơn

trong những dòng vô tính mẫn cảm với vết thương. Những kết quả trên xác định những

cây cao su đã bị gây vết thương bằng sự cạo thông thường và cạo chích là những chấn

thương thật sự có thể gây ra sự tổng hợp etylen.

Theo Sivakumaran S. và cộng sự (1983) [112], để có sự đáp ứng sản lượng lâu dài

với kích thích mủ cần có chế độ cạo hợp lý, với chế độ cạo truyền thống 1/2S d/2 kết

hợp với kích thích nồng độ cao 5% – 10%, sự đáp ứng kích thích bị giảm nhanh chóng

và thậm chí đáp ứng nghịch trong những năm về sau, kết quả tương tự báo cáo của Wei

Xiaodi (1997) [120] trên dòng vô tính RRIM 600. Sivakumaran S. (1983) [112] đề nghị

liều lượng chất kích thích khoảng 600 mg hoạt chất (a.i) trên cây trên năm là thích hợp

cho sự đáp ứng tốt. Số lượng này có thể được cung cấp bằng cách bôi trên miệng cạo có

bóc lớp mủ dây (Groove application-Ga) với liều lượng khoảng 0,5g trên cây, nồng độ

2,5%, mỗi tuần bôi 1 lần.

Kết quả nghiên cứu của Sivakumaran S. và cộng sự (1994) [113] cho thấy qua

thời gian 6 năm kích thích trên GT1, không có sự khác biệt giữa hai nồng độ 1,25%

và 2,5% khi cạo ở chế độ d/3. Khi so sánh giữa các nồng độ và số lần bôi thuốc khác

nhau trên PB 235 ở chế độ cạo 1/2S d/4 với các công thức 4 lần x 1,25%; 4 lần x

2,5%; 2 lần x 1,25% không thấy sự khác biệt về sản lượng và khuyến cáo không nên

kích thích nồng độ cao hơn 2,5% trên PB 235. Qua kết quả nghiên cứu ngắn hạn khi

so sánh hai nồng độ kích thích 1,25% và 2,5% trên GT1 với phương pháp bôi Pa

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

28

(Panel application) cho thấy ở nồng độ 1,25% sản lượng g/c/c gia tăng thấp chỉ

14,9% so với 22,9% ở nồng độ 2,5%.

Ở Trung Quốc, theo Wei Xiao và cộng sự (1997) [120], đáp ứng của chất kích

thích trở nên mạnh mẽ sau 11 năm xử lý với nồng độ hoạt chất thấp 2% so với 4%.

Mohd. Akbar Md. Said (2006) [97] cho thấy sau 13 năm khai thác trên dòng vô

tính PB 255 cạo 1/2S d/2, so sánh hai nồng độ chất kích thích 2,5% và 5% nhận thấy

trong những năm đầu sự đáp ứng kích thích ở nồng độ 5% cao hơn nồng độ 2,5%, tuy

nhiên sau đó sụt giảm sự đáp ứng và kết quả tổng sản lượng thấp hơn so với 2,5%.

Ở Bờ Biển Ngà, Mohamed S. Traore và cộng sự (2011) [95] đã sử dụng chất kích

thích Ethrel và NAA trên cây tơ (PR 107 và PB 86) cho thấy nguy hiểm khi áp dụng đối

với chế độ cạo nguyên vòng xoắn 2 tuần một lần. Tuy vậy, những DVT GT1, PR107 và

PB5/51 kích thích 2 lần năm với Ethephon 2,5% và cạo nửa vòng xoắn cho sản lượng

cao hơn những cây đã cạo nguyên vòng xoắn mà không kích thích. Mục đích là không

thu được sản lượng quá mức nhưng duy trì được sản lượng. Khuynh hướng đã được

phát triển kể từ đó là cạo 1/2S, nhịp độ cạo giảm (d/3, 6d/7) đến 3 lần trong hai tuần (d/4

6d/7) và một lần cạo trong một tuần với 6 đến 10 lần kích thích trong năm. Những

nghiên cứu gần đây đã được thực hiện cạo theo nhịp độ d/7, d/9, d/12, d/15 và d/18

trong khi gia tăng nồng độ và nhịp độ kích thích có thể ở mức giới hạn, có thể được thực

hiện giữa mỗi lần cạo. Khuynh hướng giảm giá thành, sản lượng thu được của công

nhân cạo trên ngày chống lại với khuynh hướng thu được sản lượng cao su trên ha/năm

tăng một cách đáng kể ở Châu Phi mà ở đó lao động thì khan hiếm và đắt (Bờ Biển Ngà,

Cameroon, Gabon).

Năm 1994, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận việc nghiên cứu

chế độ cạo nhịp độ cạo thấp kết hợp sử dụng chất kích thích là tiến bộ kỹ thuật mới. Đến

năm 2002, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục khẳng định tầm quan trọng

của việc sử dụng kích thích mủ trong kinh doanh cây cao su bằng việc ban hành Quy

trình sản xuất và sử dụng chất kích thích mủ cao su Stimulatex. Ngày nay, việc cạo d/2

được thay thế bằng cạo d/3 kết hợp chất kích thích 1 – 4 lần/năm, điều này làm tăng sản

lượng lao động thợ cạo từ 20% – 30%. Hoạt chất kích thích được khuyến cáo dùng là

ethephon với các nồng độ 1,25, 2,5 và 5%; số lần bôi biến thiên từ 2 – 6 lần/năm tùy

theo dòng vô tính, tuổi cây và tình trạng sinh lý cây [28], [6].

Kết quả nghiên cứu của Đỗ Kim Thành và cộng sự (1998) [41] cho thấy: Sự đáp

ứng với nồng độ kích thích biến đổi tùy theo từng dòng vô tính và tuổi cây. GT1 đáp

ứng với nồng độ kích thích Ethephon 2,5% cao hơn nồng độ 1,25%. Trong khi PB 235

không có khác biệt về đáp ứng kích thích với hai nồng độ trên.

Trong tiến trình nghiên cứu và áp dụng những chế độ cạo tần số thấp, điều chỉnh

hợp lý nồng độ ethephon và quy trình kích thích đã được tính toán đến. Khi giảm nhịp

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

29

độ cạo từ d/3 xuống d/4, d/5, nồng độ Ethephon tăng lên từ 0,5 – 1,0% và quy trình kích

thích cho chế độ cạo d/3 với Ethephon pha nước hoặc hồ Ethephon trong 15 ngày, 12

ngày cho d/4 và 10 ngày cho d/5. Với điều chỉnh như vậy, sản lượng của chế độ cạo d/4

và d/5 cũng cao bằng sản lượng của chế độ cạo d/3.

Theo Nguyễn Anh Nghĩa (1997) [33], kết quả thí nghiệm trên miệng cạo úp,

dòng vô tính RRIM 600 cho thấy có sự khác biệt về đáp ứng sản lượng giữa các nồng

độ kích thích 5%, 10% và 20%. Tuy nhiên, sự khác biệt này giảm dần theo thời gian.

Theo Nguyễn Khoa Chi (2000) [13], tuỳ theo dòng vô tính, sự gia tăng sản lượng

mủ bằng thuốc kích thích biến thiên từ 25 – 100%. Nhưng khi kích thích quá mạnh

hoặc với nồng độ hoạt chất quá cao trong thời gian dài thì ngoài sự tăng sản lượng còn

có nhiều phản ứng bất lợi như: Vỏ tái sinh bị hư hỏng, nổi u, nổi bướu, cây bị suy yếu,

kiệt sức, sự sinh trưởng bị kìm hãm, bệnh khô miệng cạo xuất hiện trầm trọng. Vì vậy,

đi đôi với sự kích thích, cần phải giảm cường độ cạo (rút ngắn miệng cạo, bớt nhịp độ

cạo), chuyển mục đích cũ của việc kích thích là tăng sản lượng sang mục đích mới là

tăng năng suất lao động của người cạo mủ. Tuy nhiên, bôi thuốc liên tục trong thời

gian dài thì hiệu lực của thuốc trên sản lượng giảm dần, có nhiều giống cao su thuốc

không còn hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Nghĩa và cộng sự (2002) [35] cho thấy:

Dòng vô tính GT1 và PB 235 có khả năng thích ứng kích thích cao; khi cạo d/3 kích

thích nồng độ 2,5% Ethephon, sản lượng mủ khô mỗi lần cạo (g/c/c) bình quân qua 5

năm khai thác của GT1 và PB235 tăng 34% so với đối chứng không kích thích, và khả

năng đáp ứng kích thích này chỉ giảm khi miệng cạo xuống gần gốc ghép. Mặc dù chất

kích thích có ảnh hưởng đến hàm lượng DRC, lutoid, tuy nhiên các chỉ tiêu này vẫn ở

mức tốt.

Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã ứng dụng chế phẩm do Viện Sinh học nhiệt

đới sản xuất thử trên vườn cây cao su với lượng khá lớn, từ năm 1995 trở lại đây và kết

quả đã được các công ty chấp nhận. Sản phẩm phổ biến nhất hiện nay trên thị trường

đang được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và người dân sử dụng rộng rãi là

Stimulatex có nồng độ hoạt chất (a.i.) là 2,5%.

Theo Quy trình kỹ thuật cây cao su do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

ban hành (2012) [39], quy định đối với các dòng vô tính đáp ứng tốt với chất kích

thích (bao gồm RRIM 600, GT 1, PB 235,...), vườn cây nhóm I, năm cạo 2 – 5 áp dụng

công thức cạo ngửa là: ET 2,5% Pa 4/y, tức là sử dụng ethephon nồng độ 2,5% bôi

trên vỏ tái sinh 4 lần/năm.

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

30

1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh

dưỡng qua lá

Trên thế giới từ lâu đã có các công trình nghiên cứu sâu về bón phân theo chẩn

đoán dinh dưỡng đối với cây trồng, trong đó cây cao su là một trong những đối tượng

được nghiên cứu và áp dụng đầu tiên. Các nhà khoa học Pháp gồm Beaufils E. R.,

Polinère J. P. (1954 – 1972) [77], [78], [79] đã có các công trình nghiên cứu tiên phong

về hàm lượng dinh dưỡng trong lá, trong mủ và đã đưa ra mức hàm lượng dinh dưỡng

trong lá cao su chung cho các dòng vô tính thời bấy giờ.

Pushparajah E. và cộng sự (1972) [100], (1994) [104] về cơ bản đã hoàn thiện

phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su và đã xây dựng thang

dinh dưỡng khoáng qua lá của cây cao su được phân thành 3 nhóm đối với N, chung đối

với P và 2 nhóm đối với dưỡng chất K, trong đó dòng vô tính RRIM 600 thuộc nhóm có

ngưỡng hàm lượng dưỡng chất cao hơn các dòng vô tính khác, cụ thể đối với dòng vô

tính RRIM 600 nhóm nghiên cứu đã đề xuất thang dinh dưỡng khoáng qua lá như sau:

Bảng 1.6. Xếp hạng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su

Dưỡng chất Xếp hạng mức độ dưỡng chất (%)

Thấp Vừa Cao Rất cao

N < 3,30 3,30 - 3,70 3,71 - 3,90 > 3,90

P < 0,20 0,20 - 0,25 0,26 - 0,28 > 0,28

K < 1,35 1,35 - 1,65 1,66 - 1,85 > 1,85

(Nguồn: Pushparajah E. và cộng sự (1972) [100], (1994) [104])

Theo Hua Yuagang (2012) [73], chỉ số chẩn đoán dinh dưỡng lá cao su được đề

xuất qua bảng sau:

Bảng 1.7. Chỉ số chẩn đoán dinh dưỡng lá cao su

Dưỡng

chất

Hàm lượng dưỡng chất trong lá Tỷ lệ giữa các dưỡng chất

Thiếu quá mức Bình thường Dồi dào Trị số bình thường

N < 2,90 3,20 - 3,40 > 3,80 N/P 14,8 - 15,2

P < 0,18 0,21 - 0,23 > 0,27 N/K 3,1 - 3,6

K < 0,70 0,90 - 1,10 > 1,50 K/P 4,3 - 4,7

(Nguồn: Hua Yuagang, 2012 [73])

Hua Yuagang (2012) [73] cũng đã đề xuất công thức tính lượng phân bón dựa trên

số lá ra lại mới hàng năm, tuy nhiên, cao su là cây rụng lá hoàn toàn, lại là cây gỗ lớn có

rất nhiều lá (có thể đến hàng vạn lá trên mỗi cây) nên việc xác định số lá ra lại hàng năm

để tính lượng phân bón là không khả thi trong thực tế.

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

31

Kết quả xác định hàm lượng dinh dưỡng trong lá đồng thời phải kết hợp với đánh

giá hàm lượng dưỡng chất trong đất (qua kết quả phân tích mẫu đất) để kết hợp bón

phân theo bảng sau:

Bảng 1.8. Xếp hạng dưỡng chất cung cấp từ đất trong vườn cao su

(tầng đất 0 – 30cm)

Dưỡng chất trong đất Xếp loại theo hàm lượng

Thấp Trung bình Cao Rất cao

Chất hữu cơ (%) < 0,86 0,86 - 2,59 2,59 - 4,15 > 4,15

N ts (%) < 0,10 0,10 - 0,25 0,25 - 0,40 > 0,40

P ts (mg P2O5/kg đất) < 250 250 - 350 350 - 600 > 600

P hữu hiệu (mg P2O5/kg đất) < 11 11 - 30 > 30

K HCl (mg K2O/kg đất) < 19,5 20 - 78 78,5 - 165 > 165

(Nguồn: Hua Yuagang, 2012 [73])

Nếu kết quả phân tích dưỡng chất trong đất có giá trị nhỏ hơn mức bình thường:

Bón phân theo yêu cầu cây cao su. Nếu kết quả phân tích dưỡng chất trong đất có giá trị

bằng mức bình thường: Bón 50% phân theo yêu cầu cây cao su. Nếu kết quả phân tích

dưỡng chất trong đất có giá trị lớn hơn mức bình thường: Bón phân dựa vào dưỡng chất

khác (ngưng bón hoặc bón 1/3 theo tình trạng các dưỡng chất khác). Nếu kết quả phân

tích dưỡng chất trong đất có giá trị quá cao: Bón phân vô ích, thậm chí còn gây hiệu quả

nghịch [73].

Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016) [17] cho biết Việt Nam hiện có

26 triệu ha đất nông nghiệp, tương đương với nhu cầu phân bón khoảng 10,3 triệu tấn

mỗi năm, trong số này, doanh nghiệp trong nước tự sản xuất được khoảng 8 triệu tấn,

còn lại là nhập khẩu, hiện có hơn 5.000 loại phân bón có trong danh mục. Từ năm 1960

đến nay, phân bón đã giúp cây trồng tăng năng suất từ 35 – 40%, nhưng việc sử dụng

phân bón hiện cũng rất lãng phí, hiệu suất sử dụng phân bón chỉ đạt trung bình 45 – 50%

với phân đạm, 25 – 35% với lân, 60% với kali. Như vậy, nếu tính chung hiệu suất sử

dụng phân bón hoá học là 50% thì mỗi năm Việt Nam lãng phí khoảng 2 tỷ đô la Mỹ từ

phân bón, trong đó một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước gây ô

nhiễm nguồn nước mặt hoặc nước ngầm, một phần bị bay hơi gây ô nhiễm không khí.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sử dụng phân bón không hiệu quả, như do địa hình,

đất đai, khí hậu không thuận lợi; công nghệ sản xuất lạc hậu; tư duy nặng về số lượng,

năng suất dẫn tới nông dân thường bón phân nhiều gấp 2 – 3 lần so với nhu cầu; ít

nghiên cứu về phân bón, trong rất nhiều năm, Việt Nam cũng chỉ có 2 – 3 đề tài nghiên

cứu về phân bón cho cây cao su.

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

32

Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng phân bón tiết kiệm thông qua việc tăng hiệu suất

sử dụng phân bón là vấn đề hết sức cần thiết. Việc làm này sẽ góp phần giảm trực tiếp

lượng phân bón sử dụng, tạo tiền đề giảm nhập khẩu phân bón, hạn chế nhập siêu, góp

phần tích cực vào việc chống lạm phát, giảm chi phí sản xuất của người nông dân và

giảm được nguy cơ ô nhiễm môi trường. Theo tính toán, nếu áp dụng các biện pháp tăng

hiệu suất sử dụng phân bón đồng bộ, chỉ cần tiết kiệm (giảm lượng sử dụng) được 10 –

20% lượng phân đạm so với mức sử dụng hiện nay thì hàng năm cả nước đã có thể tiết

kiệm được 200 – 400 nghìn tấn urê, tương đương với hàng nghìn tỉ đồng.

Để sử dụng phân bón hợp lý, tiết kiệm, một hướng đi được nhiều tác giả nghiên

cứu đó là bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng. Bắt đầu từ những năm 1980, Đoàn

Triệu Nhạn (1982) đã khởi xướng việc chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cà phê, sau đó

nhiều tác giả khác như Nguyễn Tri Chiêm (1994), Trương Hồng (1999), Tôn Nữ Tuấn

Nam (2000),... đã hoàn thiện quy trình chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cây cà phê.

Nguyễn Văn Sanh đã hoàn chỉnh phương pháp này và xây dựng thang dinh dưỡng

khoáng trên lá, đưa sơ đồ DRIS vào bón phân cho cây cà phê (Nguyễn Văn Sanh,

2009) [36].

Với cây cao su, Nguyễn Thị Huệ (1994) [23] cho biết: Hàm lượng chất dinh

dưỡng trong lá có tương quan thuận với hàm lượng dinh dưỡng trong đất, nhất là đạm

tổng số, lân tổng số, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu.

Theo Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2000) [64], với kết quả thử nghiệm bón

phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho thấy: Cao su khai thác không bón phân cũng có

khuynh hướng giảm sản lượng nhưng không đáng kể so với tiền phân bón phải đầu tư.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, sản lượng mủ của vườn cao su kinh doanh gia

tăng là do việc bón phân hợp lý cộng với sử dụng chất kích thích mủ và chế độ cạo

phù hợp trên nền tảng của sự chăm sóc thâm canh tốt vườn cây trong thời kỳ cao su

kiến thiết cơ bản.

Những nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] cho thấy hàm

lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh và cao su kiến thiết cơ bản trên 2

loại đất bazan và đất xám phù sa cổ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hàm

lượng dinh dưỡng khoáng bình quân trong lá cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản thấp hơn

hàm lượng dinh dưỡng khoáng bình quân trong lá cao su giai đoạn kinh doanh, cụ thể:

+ Cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bình quân chung các dòng là N%: 3,36 ± 0,25;

P%: 0,26 ± 0,04; K%: 1,03 ± 0,22; Riêng dòng RRIM600 là N%: 3,39 ± 0,22; P%: 0,25

± 0,03; K%: 1,04 ± 0,21

- Cao su thời kỳ kinh doanh: Bình quân chung các dòng là N%: 3,47 ± 0,30; P%:

0,28 ± 0,5; K%: 1,16 ± 0,25; Riêng dòng RRIM600 là N%: 3,54 ± 0,28; P%: 0,29 ±

0,05; K%: 1,19 ± 0,04

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

33

Bảng 1.9. Bảng tham khảo ngưỡng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su

Chất

dinh dưỡng

Mức độ chất dinh dưỡng trong lá cao su (% chất khô)

Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

N < 2,92 2,92 - 3,21 3,22 - 3,81 3,82 - 4,10 > 4,10

P < 0,20 0,20 - 0,24 0,25 - 0,33 0,34 - 0,37 > 0,37

K < 0,68 0,68 - 0,92 0,93 - 1,41 1,42 - 1,65 > 1,65

(Nguồn: Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự, 2005 [65])

Ngưỡng hàm lượng các chất dinh dưỡng (thang dinh dưỡng khoáng) trong lá cao

su kinh doanh và cao su kiến thiết cơ bản có sự khác biệt giữa các dòng vô tính, được

chia làm 3 nhóm, trong đó RRIM 600 thuộc nhóm I là nhóm có các giá trị trung bình

cao nhất so với các dòng khác. Thang dinh dưỡng khoáng (ngưỡng hàm lượng dinh

dưỡng) trong lá của dòng vô tính RRIM 600 đất đỏ bazan và phù sa cổ không khác biệt

và được tính theo công thức: Mức độ rất thấp: Nằm trong khoảng < x - 2s; Mức độ thấp:

Nằm trong khoảng từ < x - 2s đến x - s; Mức độ trung bình: Nằm trong khoảng từ < x - s

đến x + s; Mức độ cao: Nằm trong khoảng từ x + s đến x + 2s; Mức độ rất cao: Nằm

trong khoảng > x + 2s.

Nhóm nghiên cứu đã bố trí thí nghiệm với 5 công thức: Công thức 1: Không bón

phân (đối chứng); Công thức 2: Bón ½ liều theo Quy trình; Công thức 3: Bón nguyên

liều theo Quy trình (N: 150kg, P2O5: 120 kg, K2O: 150 kg); Công thức 4: Bón 1,5 liều

theo Quy trình và Công thức 5: Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng (với dòng VM515

năm 1 bón N: 160 kg (107% so với quy trình), P2O5: 55 kg (46% so với quy trình), K2O:

175 kg (117% so với quy trình); năm 2 bón N: 145 kg (97% so với quy trình), P2O5: 110

kg (92% so với quy trình), K2O: 175 kg (117% so với quy trình). Riêng với dòng PB235

không bón cả N, P, K.

Kết quả cho thấy: Công thức bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng ở

các thí nghiệm sử dụng phân bón ít hơn quy trình nhưng năng suất mủ đạt tương đương

với các công thức bón phân theo quy trình. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá và

đất của các công thức bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng trên các công thức thí

nghiệm đạt tương đương với công thức bón phân theo quy trình và bón gấp 1,5 quy

trình. Riêng với dòng PB235 không bón phân năng suất mủ có giảm nhưng không đáng

kể, vẫn có hiệu quả kinh tế khi so với công thức có bón phân.

Các kết quả thí nghiệm đã xác nhận hiệu quả kinh tế của phương pháp do tiết

kiệm được chi phí phân bón nhưng vẫn duy trì được sản lượng và tỷ lệ dinh dưỡng cân

đối trong đất và lá.

Có rất ít công trình và tác giả nghiên cứu bón phân cho cây cao su theo chẩn đoán

dinh dưỡng ở Việt Nam, những nghiên cứu này cũng chỉ thực hiện vùng Đông Nam Bộ

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

34

trên cao su đại điền của các doanh nghiệp nhà nước và cũng chỉ dừng lại ở mức khuyến

cáo bón dựa theo quy trình, chưa ứng dụng sơ đồ DRIS vào chẩn đoán. Thực hiện

những nghiên cứu bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá đối với cây cao su tiểu điền

trên vùng lập địa miền Trung, đưa sơ đồ DRIS vào chẩn đoán dinh dưỡng để bón phân

hợp lý là rất cần thiết.

1.2.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên

ở tỉnh Quảng Trị

1.2.6.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su ở

tỉnh Quảng Trị

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính: Tỉnh Quảng Trị nằm ở khu vực Bắc Miền

Trung, được giới hạn bởi các toạ độ địa lý: Từ 16018'13'' đến 17010'23" vĩ độ Bắc, từ

106030'51'' đến 107023'48'' kinh độ Đông. Chiều dài từ Bắc xuống Nam theo Quốc lộ 1A

là 75 km, chiều Đông – Tây chỗ rộng nhất 75,4 km, chỗ hẹp nhất là 52,2 km. Bờ biển

dài 75 km. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 4.737,44 km2, trong đó 3/4 diện tích là đồi

núi và cát ven biển, tỉnh hiện gồm 10 đơn vị hành chính: 8 huyện (Vĩnh Linh, Gio Linh,

Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ, Đakrông, Hướng Hoá, Cồn Cỏ), 1 thị xã (Quảng Trị)

và 1 thành phố (tỉnh lỵ Đông Hà) với 141 xã, phường, thị trấn. So với toàn quốc, Quảng

Trị chiếm 0,69% về số dân và 1,44% về diện tích, mật độ dân cư bằng 48,3% mật độ

dân cư bình quân toàn quốc [50].

+ Địa hình, địa thế: Tỉnh Quảng Trị nằm phía Đông dải Trường Sơn, nghiêng từ

Tây sang Đông, phía Tây là vùng núi cao, ở giữa là vùng gò đồi, phía Đông vùng đồng

bằng ven biển. Độ cao lớn nhất của tỉnh là đỉnh Voi Mẹp cao 1.700 m. Địa hình phức

tạp, chia cắt mạnh bởi đồi núi, sông suối, 81,2% diện tích lãnh thổ là đồi núi và trung du,

11,5% là đồng bằng, 7,3% là vùng đất cát và bãi cát, cồn cát ven biển.

+ Khí hậu: Quảng Trị chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên

phạm vi địa bàn tỉnh, do ảnh hưởng của sự phân hoá cao độ địa hình từ Đông sang Tây

trong khoảng cách hẹp nên khí hậu, thời tiết cũng phân hoá thành các vùng khí hậu có

sắc thái khác biệt.

Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.427 mm, phần lớn tập trung vào

các tháng 9, 10, 11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm) gây lũ, lụt trên địa bàn. Số ngày

mưa hàng năm dao động khoảng 185 – 235 ngày/năm.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân hàng năm là 24,90C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (có

nhiệt độ trung bình là 19,50C) và tháng nóng nhất là tháng 6 (nhiệt độ trung bình là

29,90C). Số giờ nắng bình quân năm là 1.641 giờ, tổng nhiệt lượng của năm là 8.890 Kcal.

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

35

Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân 83,6%. Tuy nhiên vào các tháng mùa hè,

đặc biệt thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 7, do tác động ảnh hưởng của gió khô nóng Tây

Nam nên độ ẩm không khí thường giảm còn trên dưới 50%, thấp nhất tuyệt đối xuống

tới 25%. Đây cũng là thời kỳ gây bốc hơi nước lớn, lượng mưa thấp khiến tình trạng khô

hạn trở nên gay gắt hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Chế độ gió: Quảng Trị là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió

mùa chính: Gió mùa Tây Nam, tập trung vào các tháng 5, 6, 7, gió này rất khô, nóng, độ

ẩm không khí thấp và cường độ mạnh kéo dài, có khi đạt đến tốc độ 10 – 20 m/s. Gió

mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, đặc điểm gió là thổi theo

hướng Đông Bắc, khô hanh, với tần suất xuất hiện từ 40 – 50%.

Bão: Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 – 11. Bão thường kèm mưa to, gió mạnh

kết hợp với triều cường và lũ thượng nguồn các sông đổ về gây ngập lụt trên diện rộng [16].

+ Thuỷ văn: Quảng Trị có mật độ lưới sông trung bình 2 km/km2, có 3 hệ thống

sông chính: Thạch Hãn, Ô Lâu và Bến Hải. Ngoài ra còn có một số sông suối có lưu vực

nhỏ nằm ở sườn Tây Trường Sơn thuộc lưu vực của hệ thống sông Mê Kông. Các sông

có nhiều phụ lưu và chi lưu, phân bố chủ yếu phần thượng nguồn rồi hợp lưu chảy uốn

khúc trong nội địa và theo hướng đông đổ ra biển. Đặc điểm sông ngắn, càng về phía

Tây sông càng dốc, hẹp, quanh co gấp khúc nhiều đoạn, nên vào mùa mưa lũ thường

gây ngập cục bộ ở vùng trung lưu và ở vùng hạ lưu, khô hạn và thiếu nước vào mùa hè.

+ Đất đai, thổ nhưỡng: Về qui mô diện tích, đất Quảng Trị không lớn (chiếm

1,43% diện tích cả nước), tuy nhiên diện tích đã khai thác sử dụng vào các mục đích

nông nghiệp chiếm 19,1%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm tới 48,5%, đất phi nông

nghiệp chiếm 3,2%. Quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn chiếm 29,2%, đây là tiềm năng

cần phân bố lại vùng sản xuất và dân cư cho hợp lý để khai thác nguồn đất đai chưa sử

dụng trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt đối với nông, lâm nghiệp.

Theo hệ thống phân loại định lượng trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 tỉnh Quảng Trị có

11 nhóm đất, 32 đơn vị đất và 54 đơn vị phụ. Đất Quảng Trị bao gồm chủ yếu những

nhóm và loại (đơn vị) đất ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới có cường độ phong hoá mạnh

bao gồm các nhóm: Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển: 34.732 ha, chiếm 7,32% diện

tích tự nhiên; Đất mặn: 1.430 ha, chiếm 0,30% diện tích tự nhiên; Đất phèn: 418 ha,

chiếm 0,09% diện tích tự nhiên; Nhóm đất phù sa (P): 40.492 ha, chiếm 8,53% diện tích

tự nhiên; Đất lầy và đất than bùn: 405 ha, chiếm 0,085% diện tích tự nhiên; Đất xám bạc

màu trên phù sa cổ: 1.304 ha, chiếm 0,275% diện tích tự nhiên; Đất đen trên bazan (R):

79 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng (F): 353.113 ha, chiếm 74,54% diện

tích tự nhiên; Đất mùn vàng đỏ trên núi (H): 10.871 ha, chiếm 2,29% diện tích tự nhiên;

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 1.902 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên; Đất

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

36

xói mòn trơ sỏi đá (E): 4.018 ha, chiếm 0,85% diện tích tự nhiên và đất không phân loại

(sông suối, mặt nước,...): 25.218 ha, chiếm 5,30% diện tích tự nhiên.

Nhóm đất đỏ vàng (F) chiếm 75,54% diện tích tự nhiên là nhóm đất quan trọng

nhất trong phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển các cây công nghiệp dài

ngày, trong đó loại đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan ở tỉnh Quảng

Trị có diện tích 15.200 ha, chiếm 3,2% tổng diện tích toàn tỉnh. Đất bazan là loại đất có

độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệt đới và có khả năng thích nghi với việc trồng các loại cây

công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,... Loại đất này có kết cấu tốt, tơi

xốp, thoáng khí, có bề dày khá, tỷ lệ mùn cao và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao

hơn so với nhiều loại đất khác. Đất bazan tỉnh Quảng Trị phân bố ở vùng đồi và núi thấp

các huyện Vĩnh Linh (khoảng 5.250 ha, chiếm 34,5% diện tích), Gio Linh (khoảng

5.102 ha, chiếm 33,5% diện tích), Cam Lộ (khoảng 2.522 ha, chiếm 16,6% diện tích) và

Hướng Hoá (khoảng 2.326 ha, chiếm 15,4% diện tích). Đất bazan tại 2 huyện Gio Linh

và Cam Lộ chủ yếu được sử dụng trồng cao su, nhưng ở các huyện Vĩnh Linh và Hướng

Hóa đất bazan chỉ một phần nhỏ trồng cây cao su, phần lớn trồng các cây khác như cà

phê, hồ tiêu, trồng rừng sản xuất,...

Quy mô các loại đất phân theo độ dốc: Độ dốc < 150 chiếm 37,62% (178.552 ha),

độ dốc từ 15 – 250 chiếm 23,15% (109.884 ha), độ dốc > 250 chiếm 33,93% (161.015

ha), diện tích còn lại 25.218 là đất không phân loại [50].

- Đặc điểm dân cư và lao động:

+ Dân cư: Dân số Quảng Trị tính đến 2015 hiện có 620.410 người (có 314.794 nữ

chiếm 50,7% và có 305.616 nam chiếm 49,3%), trong đó dân cư nông thôn chiếm

70,8%, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 11,0%o. Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2015 là 131

người/km2. Quảng Trị gồm cộng đồng các dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 87,3%, Vân

Kiều: 10,5%, Tà Ôi: 2,1%, các dân tộc khác 0,1%.

+ Cơ cấu lao động: Dân số Quảng Trị không nhiều nhưng lực lượng lao động trong

độ tuổi thiếu việc làm phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Dân số trong độ

tuổi lao động 349.715 người, chiếm 56,3% tổng dân số trên địa bàn. Trong cơ cấu lao

động xã hội có việc làm, lao động trong ngành nông nghiệp – lâm – thuỷ sản chiếm tỷ lệ

lớn nhất. Lực lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân phân bố chưa

đều giữa các vùng, đồng bằng chiếm khoảng 60%, trung du – miền núi chiếm 31% và

vùng ven biển chiếm 9% [16].

- Thực trạng kinh tế – xã hội:

+ Về kinh tế:

Thu nhập bình quân đầu người đạt 33,2 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân

đầu người/tháng đạt 1.804,4 nghìn đồng, trong đó: khu vực thành thị đạt khoảng 2.734,4

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

37

nghìn đồng/tháng, khu vực nông thôn khoảng 1.433,8 nghìn đồng/tháng. Bình quân

lương thực đầu người là 404,7 kg/người/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,0%. Cơ

cấu nền kinh tế: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 22,6%; lĩnh vực

dịch vụ, thương mại chiếm 39,7%; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 37,7% trong

cơ cấu thu nhập toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 6,9%. Giá trị sản xuất nông, lâm,

ngư nghiệp năm 2015 đạt 4.483,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trị

năm 2015 đạt 7,0%, trong đó tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản tăng

4,1%; của công nghiệp, xây dựng tăng 7,9%, của dịch vụ tăng 8,0%.

+ Về văn hoá – xã hội và cơ sở hạ tầng:

Đời sống của dân cư trong tỉnh đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ đói nghèo

có xu hướng giảm dần. Trình độ dân trí một số bộ phận dân cư nông nghiệp còn thấp,

đây là yếu tố hạn chế đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu tư trong sản xuất

nông nghiệp. Tại vùng núi và một số nơi vùng đồi sản xuất còn theo phương thức quảng

canh, trình độ canh tác thấp, chủ yếu dựa vào tự nhiên nên hiện đang ở trong tình trạng

không an toàn về lương thực, số hộ dân nghèo đói chiếm tỷ lệ lớn, sản xuất mang tính tự

túc, tự cấp.

Toàn tỉnh có 100% xã, phường có đường ô tô tới trung tâm với mật độ đường đạt

0,7 km/km2. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua và có cảng Cửa Việt

công suất thông hàng 200.000 tấn/năm góp phần nâng cao khả năng lưu thông kinh tế –

hàng hoá.

Toàn tỉnh đã có 135 xã, phường, thị trấn có điện sử dụng, trong đó điện lưới quốc

gia đã có ở 123 phường, xã, thị trấn; 12 xã sử dụng nguồn điện tại chỗ (chủ yếu là thuỷ

điện nhỏ ở các huyện miền núi). Trong khu vực nông thôn đã có 84% số xã và 75% số

thôn có điện và 86,5% số hộ dùng điện.

Trên địa bàn tỉnh có 156 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, 100 xã, phường, thị

trấn có điểm bưu điện - văn hóa xã, 1.109 trạm thu phát sóng điện thoại di động, mật độ

thuê bao điện thoại đạt 76 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt 3,43 thuê

bao/100 dân.

Việc hình thành các khu thương mại, khu công nghiệp, hệ thống chợ...đã làm thay

đổi căn bản sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Các chợ trung

tâm thương mại lớn (như chợ Lao Bảo, Đông Hà,...) cùng với hệ thống các chợ trung

tâm ở các huyện thị đã có ý nghĩa là đầu mối lưu thông không chỉ trong tỉnh mà còn với

các vùng khác trong cả nước và quốc tế [16].

- Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh:

Theo kết quả Kiểm kê đất đai năm 2015 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị công

bố, tỉnh hiện có 229.844 ha đất có rừng, 92.942 ha đất nông nghiệp (trong đó đất trồng

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

38

cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê,… là 29.248 ha), đất phi nông nghiệp

39.145 ha và đất chưa sử dụng 112.051 ha [61].

Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của tỉnh Quảng Trị

Như vậy, có thể kết luận Quảng Trị có điều kiện tự nhiên, khí hậu và tiềm năng đất

đai thuận lợi cho việc phát triển thành các vùng chuyên canh trồng cây cao su.

1.2.6.2. Hiện trạng phát triển cây cao su tại Quảng Trị

Bắt đầu từ năm 1948 người Pháp đã tiến hành di thực và trồng thử cao su quy

mô nhỏ ở huyện Vĩnh Linh. Đến năm 1958 Nông trường Quyết Thắng (tiền thân là

Trung đoàn Quyết Thắng của Quân đội) được thành lập, trồng cao su, tiêu, chè,...,

trong đó diện tích trồng cao su khoảng 500 ha (diện tích này đến năm 2002 – 2003 bàn

giao sang Công ty Cao su Quảng Trị vẫn còn gần 300 ha cho mủ). Vào năm 1984, Bộ

Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) thành lập

Công ty Cao su Quảng Trị tại 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, các nông trường cao su

được bàn giao sang từ Sở Nông nghiệp và PTNT. Đến năm 1992, Chương trình 327

phủ xanh đất trồng đồi núi trọc của Chính phủ ra đời, cây cao su tiểu điền bước đầu

phát triển trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, phong trào trồng cao su tiểu điền phát triển

mạnh nhất và rộng khắp là từ năm 2001, khi dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp cho vay

vốn ân hạn lãi suất để phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn toàn tỉnh (Sở Nông

nghiệp và PTNT Quảng Trị, 2013) [37].

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

39

Bảng 1.10. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su tại Quảng Trị qua các năm

Năm Diện tích

(1.000 ha)

Sản lượng

(1.000 tấn)

Năng suất

(tấn/ha)

2001 9,2 4,5 1,30

2002 9,4 5,1 1,40

2003 9,4 5,6 1,50

2004 10,4 6,2 1,40

2005 11,6 7,1 1,50

2006 12,6 10,2 1,59

2007 13,2 11,9 1,59

2008 13,2 13,6 1,66

2009 14,6 13,2 1,53

2010 16,1 14,4 1,57

2011 16,3 14,4 1,58

2012 19,2 14,4 1,33

2013 18,5 14,3 1,31

2014 19,1 11,1 1,09

2015 20,7 12,2 1,16

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Trị, 2016 [16])

Quảng Trị là tỉnh có diện tích cao su lớn nhất so với các tỉnh duyên hải miền

Trung. Trong tổng diện tích cao su hiện có trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 20.689 ha có

14.828 ha là cao su tiểu điền (chiếm 72% tổng diện tích), còn lại là diện tích cao su đại

điền (28%) của các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước (gồm Công ty Cao su Quảng Trị:

4.565 ha, các Doanh nghiệp nhà nước ngoài Công ty Cao su: 177 ha, lực lượng vũ

trang: 732 ha, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tập thể: 305 ha). Diện tích cao su đã

đưa vào kinh doanh: 9.692,3 ha, sản lượng: 12.630 tấn. Doanh thu ước đạt 600 – 700

tỷ đồng nếu tính theo đơn giá hiện tại (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, 2013 [62],

Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, 2016 [16]).

Cây cao su được phân bố ở hầu hết các đơn vị hành chính của tỉnh: Huyện Vĩnh

Linh: 7.497 ha, huyện Gio Linh: 6.910 ha, huyện Triệu Phong: 874 ha, thị xã Quảng

Trị: 6 ha, huyện Hải Lăng: 517 ha, huyện Cam Lộ: 3.964 ha, huyện Đakông: 45 ha và

huyện Hướng Hoá: 876 ha, tuy nhiên tại 3 huyện truyền thống là Vĩnh Linh, Gio Linh

và Cam Lộ do có điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng (đất đỏ bazan) và địa hình thuận lợi

nên diện tích cao su đã phát triển rất mạnh, diện tích cao su của 3 huyện này cộng lại

chiếm 90% diện tích cao su hiện có của toàn tỉnh.

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

40

Biểu đồ 1.2. Diện tích cao su Quảng Trị phân theo đơn vị hành chính [62], [16]

Theo số liệu của Dự án Đa dạng hóa Nông nghiệp Quảng Trị, 2006 [10] và của

Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị (2013) [37], trên địa bàn tỉnh đã chọn trồng được

bộ giống cao su phù hợp với điều kiện tự nhiên Quảng Trị, trong đó dòng RRIM600

được trồng phổ biến nhất (trên 30% diện tích), giống PB235 cũng được sử dụng khá

rộng rãi (khoảng 21%), tiếp theo là các giống GT1 (18%) và PB260 (15%), PB255

(13%) còn lại là các giống của RRIV như RRIV4,...

1.2.6.3. Định hướng phát triển cao su của tỉnh Quảng Trị

Căn cứ định hướng của Chính phủ, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành xây dựng quy

hoạch tổng thể phát triển cao su đến năm 2020, kết quả quy hoạch đã được phê duyệt

tại Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 22/3/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị

về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang trồng

cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, đây cũng chính là quy hoạch phát

triển cao su của tỉnh đến năm 2020 với tổng khối lượng quy hoạch trồng mới cây cao

su đến năm 2020 của tỉnh là 15.900 ha. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước trồng

mới 1.110 ha, các Ban quản lý rừng phòng hộ trồng 310 ha, các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh, tập thể trồng 3.922 ha còn lại là trồng mới cao su tiểu điền của hộ gia

đình, cá nhân (10.558 ha, chiếm 66%). Hai huyện được ưu tiên bố trí trồng mới

nhiều nhất là Hướng Hóa (5.250 ha) và Gio Linh (3.400 ha), đây là 2 huyện có quỹ

đất bazan còn tương đối dồi dào, có các điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích

cây cao su [62]. Chi tiết xem Bảng 1.11.

7.497

6.910

874

6

517

3.964

45

876

-

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

Ha

Vĩnh Linh Gio Linh Triệu

Phong

TX Quảng

Trị

Hải Lăng Cam Lộ Đakrông Hướng

Hóa

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

41

Bảng 1.11. Quy hoạch tổng thể diện tích trồng cao su của tỉnh đến năm 2020

Huyện

Diện tích

hiện có

(ha)

Trồng mới đến năm 2020 (ha) Quy hoạch

đến năm

2020 (ha)

Đất đang

có rừng

Đất trống

chưa SD Tổng

Vĩnh Linh 7.497 560 25 585 8.082

Gio Linh 6.910 3.380 20 3.400 10.310

Đông Hà - 257 - 257 257

Triệu Phong 874 1.780 - 1.780 2.654

Quảng Trị 6 160 - 160 166

Hải Lăng 517 1.358 - 1.358 1.875

Cam Lộ 3.964 1.200 - 1.200 5.164

Đakrông 45 1.530 380 1.910 1.955

Hướng Hóa 876 320 4.930 5.250 6.126

Tổng 20.689 10.545 5.355 15.900 36.589

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị [62])

1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và địa điểm nghiên cứu

Trải qua hơn 110 năm du nhập và phát triển, cây cao su đang dần được khẳng

định là một loại cây trồng công nghiệp dài ngày chủ lực của nông nghiệp Việt Nam và

tỉnh Quảng Trị. Trên cả nước, từ năm 1975 đến 2015 cây cao su đã tăng hơn 13 lần về

diện tích, 25 lần về sản lượng và 2,5 lần về năng suất. Giá trị xuất khẩu cũng đã có

bước nhảy vọt mạnh mẽ, đạt 2,9 tỷ đô la Mỹ vào năm cao nhất 2011, và hiện nay là

1,2 tỷ đô la Mỹ, trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu cao su.

Quảng Trị là tỉnh có tiềm năng và thế mạnh phát triển cây cao su, đặc biệt là

cao su tiểu điền, trên địa bàn tỉnh hiện có 20.689 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền

có 14.828 ha (chiếm 72% tổng diện tích). Định hướng đến năm 2020 tỉnh mở rộng

thêm khoảng 15.900 ha cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền.

Phân bón là yếu tố quan trọng để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, khai thác

tối đa tiềm năng năng suất mủ của giống và duy trì năng lực sản xuất của vườn cây

một cách bền vững. Để sử dụng phân bón hiệu quả cần hiểu biết rõ hiện trạng độ phì

vườn cây, chủng loại phân bón và nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su theo từng giai

đoạn. Bón phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng đã đạt được nhiều thành

tựu, đã chứng minh được hiệu quả kinh tế của phương pháp do tiết kiệm được chi phí

phân bón nhưng vẫn duy trì được sản lượng và tỷ lệ dinh dưỡng cân đối trong đất và

lá. Tuy vậy, với cây cao su, nghiên cứu bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng ở Việt

Nam hiện mới có rất ít công trình và tác giả nghiên cứu, những nghiên cứu này cũng chỉ

thực hiện vùng Đông Nam Bộ trên cao su đại điền và cũng chỉ dừng lại ở mức khuyến

cáo bón dựa theo quy trình, chưa ứng dụng sơ đồ DRIS vào chẩn đoán. Hết sức cần thiết

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

42

có những nghiên cứu bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá đối với cây cao su tiểu

điền trên vùng lập địa miền Trung, đưa sơ đồ DRIS vào chẩn đoán dinh dưỡng để bón

phân cho cây cao su một cách cân đối và hợp lý áp dụng trong thực tiễn sản xuất.

Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trong sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả cho

cây cao su tiểu điền theo phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng, căn cứ vào điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội của Quảng Trị như đã nghiên cứu ở phần tổng quan, chúng tôi thực

hiện đề tài “Nghiên cứu bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng

Trị” và chọn các điểm nghiên cứu tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ.

Hình 1.2. Bản đồ vị trí các khu vực nghiên cứu của đề tài

Việc điều tra hiện trạng sử dụng phân bón, chất kích thích mủ, lấy mẫu phân tích

đất, lá cao su để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS được tiến hành tại

3 huyện Vĩnh Linh (chọn xã Vĩnh Tân), Gio Linh (chọn xã Gio An) và Cam Lộ (chọn

xã Cam Chính), là 3 huyện có diện tích cao su chiếm hầu hết (gần 90%) diện tích cao

su hiện có của cả tỉnh, đại diện cho các vùng trồng cao su tiểu điền của Quảng Trị. Các

thí nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng được bố trí tại xã Gio An (hiện có

1.100 ha cao su), huyện Gio Linh và xã Cam Chính (hiện có 1.300 ha cao su), huyện

Cam Lộ, là 2 xã có diện tích cao su tiểu điền lớn, có các điều kiện đặc trưng cho các

vùng trồng cao su tiểu điền trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi phía Bắc (huyện Gio

Linh là đại diện) và phía Nam (huyện Cam Lộ là đại diện) của tỉnh Quảng Trị.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

43

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng cây cao su (Hevea brasilinesis Muel. Arg.)

tiểu điền dòng vô tính RRIM600 trong thời kỳ kinh doanh ở độ tuổi 10 – 20 trồng trên

đất nâu đỏ bazan FRs (Rhodic Ferralsols) vùng gò đồi của Quảng Trị.

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu

2.1.2.1. Các loại phân bón

- Phân đạm: Sử dụng phân Urê Phú Mỹ, có chứa 46% N, do Nhà máy phân đạm

Phú Mỹ sản xuất.

- Phân lân: Sử dụng phân Super Lân Long Thành, có chứa 16% P2O5, do Nhà

máy phân lân Long Thành sản xuất.

- Phân kali: Sử dụng phân Kaliclorua MOP có chứa 60% K2O, được nhập khẩu

từ Belarus.

- Phân hữu cơ (phân chuồng): Sử dụng phân trâu bò hoai mua của dân địa

phương (là hỗn hợp phân do gia súc tiết ra với nước giải, chất độn chuồng (rơm rạ,

thân lá cây phân xanh) và thức ăn thừa của gia súc), trong thành phần có chứa 83,1%

nước, 0,29% N, 0,17% P2O5, 1,00% K2O, 0,3% CaO và 0,1% MgO. Hệ số sử dụng

đạm trong phân chuồng: 25 – 40%, lân: 30 – 40% và kali: 60 – 70 %.

2.1.2.2. Chất kích thích mủ

Sử dụng Stimulatex, là tên thương phẩm của sản phẩm có nồng độ hoạt chất (a.i.)

Ethephon là 2,5%, do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam sản xuất.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho

cây cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị

- Điều tra quy mô và chất lượng vườn cây, năng suất và sản lượng cao su tiểu

điền thời kỳ kinh doanh.

- Điều tra, đánh giá một số biện pháp kỹ thuật chính đang áp dụng cho cao su tiểu

điền, những khó khăn, tồn tại trong sản xuất cao su tiểu điền, điều tra đánh giá hiệu

quả của mô hình sản xuất cao su tiểu điền.

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

44

- Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền ở Quảng Trị:

Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất; bón phân theo tỷ lệ N:P:K và năng suất; sử

dụng phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền; tỷ lệ lượng phân vô cơ và năng suất;

hiệu quả sử dụng phân bón.

- Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền ở

Quảng Trị: Thực trạng sử dụng chất kích thích và năng suất; sử dụng chất kích thích

ethephon và năng suất; hiệu quả sử dụng chất kích thích ethephon cho cao su tiểu điền.

2.2.2. Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan

hệ với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Tiến hành lấy mẫu, phân tích, đánh giá, so sánh mẫu đất, mẫu lá cao su để đánh

giá tình trạng dinh dưỡng trong đất và trong lá và mối tương quan với năng suất của

vườn cây cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh.

2.2.3. Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá cho cây cao su kinh

doanh ở Quảng Trị

Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh hướng tới dinh

dưỡng tối ưu để đạt năng suất 1,5 – 2 tấn mủ/ha/năm theo các mức: Rất thiếu, thiếu,

trung bình, tối ưu, thừa với cả 3 nguyên tố khoáng N, P, K.

2.2.4. Nghiên cứu xác định chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo cho

cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Vận dụng công cụ Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) để chẩn

đoán dinh dưỡng cho cây cao su kinh doanh trong vùng nghiên cứu trên cơ sở tỷ lệ tối

thích N/P, N/K, P/K theo năng suất, thiết lập sơ đồ DRIS để chẩn đoán dinh dưỡng,

điều khiển bón phân hợp lý cho cây cao su kinh doanh.

2.2.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây

cao su ở Quảng Trị

Thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng và chỉ số DRIS để thí nghiệm bón phân tại

huyện Gio Linh không sử dụng thêm phân hữu cơ và tại huyện Cam Lộ có bón bổ

sung phân hữu cơ.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu về thực trạng vườn cây, phân bón và

chất kích thích mủ

- Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp: Thu thập và phân tích các

thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp hiện có liên quan đến đề tài gồm: Diện tích, năng

suất, sản lượng, phân bố, cơ cấu giống, mật độ trồng, tình hình sinh trưởng, phát triển,

các biện pháp kỹ thuật đang áp dụng cho cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

45

Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu và là nguồn thông tin định hướng, kiểm tra chéo

cho các bước nghiên cứu tiếp theo.

- Phương pháp điều tra thực địa: Điều tra bằng tuyến xác định, vạch tuyến đi qua

tất cả các loại đất, cấp tuổi, biện pháp canh tác,... hiện có của cao su tiểu điền. Việc

điều tra trên các tuyến gồm: Quan sát, ghi chép, chụp ảnh, đo toạ độ bằng máy GPS và

thu thập các mẫu vật, tiêu bản.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng một số công cụ chủ yếu: Lược sử

thôn bản, đi lát cắt, vẽ sơ đồ thôn bản, phân tích các tổ chức và xây dựng sơ đồ VENN,

lập bảng ma trận phân loại, xếp hạng các nhân tố điều tra, sau đó lập bảng hỏi (phiếu

điềutra in sẵn) để sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát có sự tham gia

(Participatory Observation) để thu thập các chỉ tiêu:

+ Thực trạng vườn cây (năm trồng, diện tích, mật độ trồng, mật độ hiện còn).

+ Tình hình sử dụng phân bón thời kỳ kinh doanh (loại phân bón, liều lượng, thời

gian bón).

+ Tình hình sử dụng chất kích thích mủ (loại thuốc, cách sử dụng, liều lượng, tác

động của thuốc).

+ Chi phí, thu nhập, hiệu quả của các mô hình cao su tiểu điền.

+ Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất cao su tiểu điền (đặc biệt là những khó

khăn, tồn tại trong bón phân và sử dụng chất kích thích mủ).

Đã điều tra tại 3 xã thuộc 3 huyện, mỗi xã 35 hộ (tổng số hộ điều tra là 105 hộ)

đại diện cho các vùng trồng cao su chủ yếu của tỉnh Quảng Trị.

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá để đánh giá tình

hình dinh dưỡng trong đất, trong lá cao su kinh doanh

Được thực hiện theo các tiêu chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn ngành và các quy trình

phổ biến hiện hành:

- Mẫu đất:

+ Lấy và xử lý mẫu:

Mẫu đất được lấy và xử lý theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538 :

2006 – Chất lượng đất – Lấy mẫu [4] bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác

(0 – 20 cm) lấy 5 điểm/khu nghiên cứu từ 5 điểm chéo góc trong vườn, ở mỗi điểm

chiếu theo rìa tán cao su, đào 1 hố nhỏ sâu 30cm, xong dùng dao nạo một lớp đất

mỏng đều đặn từ trên xuống dưới theo chiều thẳng đứng, lấy khoảng 200g. Đất được

lấy mẫu từ 5 điểm trộn lại thành 1 mẫu đất khoảng 1kg đại diện cho vườn để đem đi

phân tích. Tránh lấy đất dưới gốc cây trong vườn. Không lấy ở các vị trí mới được bón

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

46

phân. Mẫu sau khi thu về tiến hành loại bỏ rễ cây, tạp chất sơ bộ, hong khô trong

không khí, sấy khô, sau đó nghiền qua rây 1 mm.

Để đánh giá được tình hình dinh dưỡng khoáng trong đất, trong lá, mối tương

quan giữa chúng với năng suất, làm cơ sở cho việc xây dựng thang dinh dưỡng khoáng

và xác lập chỉ số DRIS, mẫu đất (kèm mẫu lá) được lấy trên 3 loại hình: Vườn tốt có

năng suất trên 1,5 tấn/ha, vườn trung bình có năng suất từ 1,0 – 1,5 tấn/ha và vườn xấu

có năng suất dưới 1,0 tấn/ha, chọn 3 huyện có diện tích cao su lớn nhất để lấy mẫu là:

Vĩnh Linh (lấy xã Vĩnh Tân làm đại diện), Gio Linh (xã Gio An), Cam Lộ (xã Cam

Chính), mỗi huyện đều lấy mẫu cả 3 loại hình tốt (10 mẫu), trung bình (10 mẫu), xấu

(10 mẫu). Số lượng mẫu lấy là 3 loại hình x 3 huyện x 10 mẫu/huyện = 90 mẫu.

+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu:

Hàm lượng đạm tổng số: Phân tích theo phương pháp Kjendahl cải tiến [10 TCN

377-99].

Hàm lượng P2O5 tổng số và dễ tiêu: Phân tích theo các phương pháp so màu và

Oniani [TCVN 8940 : 2011].

Hàm lượng K2O tổng số và dễ tiêu: Phân tích theo phương pháp quang kế ngọn

lửa (TCVN 8660 : 2011].

Các bon hữu cơ: Phương pháp Wakley Black [TCVN 8940 : 2011].

pHKCl: Xác định theo phương pháp đo bằng máy đo pH mét [10TCN 381-99].

- Mẫu lá:

+ Lấy và xử lý mẫu:

Được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8551 : 2010 – Cây

trồng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu [5] và Quy trình của Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam 2012 [39]. Một mẫu lá là tổng hợp của 30 cây, mỗi cây lấy

nguyên 3 lá kép (mỗi lá kép có 3 lá đơn), mỗi mẫu lá tương đương 270 lá đơn. Lá

được lấy ở cành dưới thấp của tán cây, trong bóng râm, lấy lá nằm ở tầng lá cuối cùng

của cành, lá thành thục (khoảng 90 – 150 ngày tuổi) với chồi ngọn ổn định. Cây chọn

lấy mẫu lá là đại diện cho vườn cây lấy mẫu, cùng dòng vô tính RRIM 600, cùng loại

đất bazan, cây đang cạo, không bị sâu bệnh, cách xa đường chính, xa nơi ngập úng, xa

mép lô. Mẫu sau khi thu về tiến hành phơi khô trong không khí, sấy khô mẫu ở nhiệt

độ 700C trong tủ sấy có thông gió cho đến khi khô kiệt, sau đó nghiền qua rây 1 mm.

Số mẫu lá cần lấy, phân tích là 90 mẫu, mẫu lá được lấy cùng vị trí với mẫu đất.

+ Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu:

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

47

Sử dụng hỗn hợp a xít sunfuric H2SO4 và hydroperoxit (H2O2) làm chất để phân

hủy mẫu, ngâm mẫu qua đêm sau đó phân hủy ở nhiệt độ 2250C, để nguội và tiến hành

phân tích theo quy trình (xác định N: chưng cất, P: so màu, K: đo quang kế ngọn lửa).

- Nơi phân tích các mẫu:

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Sở Khoa học và công

nghệ tỉnh Quảng Trị.

2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su

Các giá trị hàm lượng chất dinh dưỡng chính N, P, K phân tích từ các mẫu lá (90

mẫu) được tính giá trị trung bìnhx = xi / n và độ lệch chuẩn (δ)

δ = (x -x)2

(n-1)

Thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su theo các mức: Rất thiếu: <x -

2δ, thiếu:x - 2δ →x - δ, trung bình:x - δ →x + δ, tối ưu:x + δ →x + 2δ, thừa:

>x + 2δ.

2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su kinh doanh

Theo Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS: Diagnosis and

Recommendation Integrated Systems), sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P,

N/K, K/P mà điểm giao nhau trên từng trục tương ứng là giá trị trung bình của tập hợp

phụ có năng suất cao nhất (theo Vũ Hữu Yêm, 2012). Các vòng tròn đồng tâm được xem

là các giới hạn đáng tin cậy. Vòng tròn phía trong được đặt ở vị trí biến động so với trung

bình là ± 15%, vòng tròn phía ngoài được đặt ở vị trí biến động so với trung bình là ±

30% . Hai vòng tròn và 3 trục tạo nên các vùng chứa các ký hiệu mũi tên, trong đó vùng

nằm ở vòng tròn trong có các mũi tên ( ) là biểu thị trạng thái dinh dưỡng cân bằng;

mũi tên ( ) ở các vùng nằm giữa 2 vòng biểu thị khuynh hướng mất cân bằng (hơi

thiếu, hơi thừa); mũi tên ( ) nằm ngoài 2 vòng biểu thị trạng thái mất cân bằng dinh

dưỡng (thiếu, thừa).

2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.5.1. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm

- Các căn cứ để xây dựng công thức thí nghiệm:

+ Căn cứ vào thực trạng dinh dưỡng của vườn cây;

+ Căn cứ vào lượng phân đang sử dụng;

+ Căn cứ vào hệ số sử dụng phân bón;

+ Căn cứ hàm lượng dinh dưỡng các chất khoáng chính trong đất

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

48

+ Căn cứ hàm lượng dinh dưỡng các chất khoáng chính trong lá cao su

+ Căn cứ quan hệ của các yếu tố được hấp thu lên lá và tồn tại trong đất;

+ Căn cứ vào năng suất thu được của các năm trước từ 1,5 - 2 tấn mủ khô/ha và

khả năng sinh trưởng của vườn cây;

+ Căn cứ kết quả so sánh hàm lượng các chất khoáng chính trong lá với thang

dinh dưỡng khoáng;

+ Căn cứ vào chỉ số DRIS.

- Các công thức thí nghiệm cụ thể được xây dựng như sau:

+ Thí nghiệm 1: Bón phân khoáng cho cây cao su kinh doanh theo chẩn đoán

dinh dưỡng tại huyện Gio Linh:

CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bằng Quy trình 2012 - Đối chứng)

CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha (bằng ½ Quy trình 2012)

CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (bằng 1,5 lần Quy trình 2012)

CTIV: 100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng)

+ Thí nghiệm 2: Bón phân khoáng kết hợp phân hữu cơ (phân chuồng) cho cây

cao su kinh doanh theo theo chẩn đoán dinh dưỡng tại huyện Cam Lộ:

CTI: 80 kg N + 35 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (ĐC)

CTII: 40 kg N + 18 kg P2O5 + 40 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha

CTIII: 120 kg N + 53 kg P2O5 + 120 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha

CTIV: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ/ha (CĐDD)

Các công thức thí nghiệm đều kết hợp sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex

2,5% với công thức cạo mủ là: S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y (cạo ngửa nửa vòng

thân cây, 1 ngày cạo 2 ngày nghỉ, cạo 10 tháng trong 1 năm, bôi chất kích thích mủ

ethephon nồng độ 2,5% trên da tái sinh ngay trên miệng cạo, bôi 4 lần (tháng 6, 8, 9,

10) trong 1 năm).

2.3.5.2. Phương pháp bố trí và quy mô thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm: Gồm 2 thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ

(RCBD - Randomized complete block design), mỗi thí nghiệm có 4 công thức với 3

lần nhắc lại thành 12 ô cơ sở (mỗi lần nhắc lại của 1 công thức), mỗi ô cơ sở gồm 10

cây cao su, tổng số cây cho mỗi thí nghiệm là 120 cây cao su, 2 thí nghiệm là 240 cây

cao su.

- Thiết kế sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

49

+ Thí nghiệm tại huyện Gio Linh:

Nhắc lại lần 1 (Khối 1):

Công thức I Công thức III

Công thức II Công thức IV

Nhắc lại lần 2 (Khối 2):

Công thức II Công thức I

Công thức IV Công thức III

Nhắc lại lần 3 (Khối 3):

Công thức IV Công thức II

Công thức III Công thức I

+ Thí nghiệm tại huyện Cam Lộ:

Nhắc lại lần 1 (Khối 1):

Công thức III Công thức II

Công thức IV Công thức I

Nhắc lại lần 2 (Khối 2):

Công thức I Công thức II

Công thức III Công thức IV

Nhắc lại lần 3 (Khối 3):

Công thức II Công thức IV

Công thức I Công thức III

2.3.5.3. Địa điểm và thời gian bố trí thí nghiệm

- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại các vườn cây cao su tiểu điền trồng trên

đất nâu đỏ đất bazan với điều kiện đặc trưng của tỉnh Quảng Trị ở xã Gio An, huyện

Gio Linh và xã Cam Chính, huyện Cam Lộ.

- Thời gian: Các thí nghiệm được triển khai, theo dõi các năm 2013-2016.

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

50

2.3.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi về đất, sinh trưởng, phát triển và năng suất

- Hàm lượng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng chủ yếu trong đất thí nghiệm trước và sau

thí nghiệm. Trước thí nghiệm lấy mẫu đất chung cho mỗi khu vực nghiên cứu (Gio

Linh và Cam Lộ), sau thí nghiệm lấy mẫu đất riêng cho từng lần lặp của từng công

thức. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.

- Hàm lượng, tỷ lệ các nguyên tố khoáng đa lượng (N, P, K) trong lá của các cây

trong ô thí nghiệm trước và sau thí nghiệm. Trước thí nghiệm lấy mẫu lá chung cho

mỗi khu vực nghiên cứu (Gio Linh và Cam Lộ), sau thí nghiệm lấy mẫu lá riêng cho

từng lần lặp của từng công thức. Tiến hành xử lý mẫu và phân tích các chỉ tiêu.

(Mẫu lá được lấy tương ứng với mẫu đất trong từng ô cơ sở của các thí nghiệm)

- Năng suất mủ của các cây thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm:

Mủ được lấy ở tất cả các cây trong ô thí nghiệm, lấy trực tiếp theo đúng quy trình

của Tập đoàn Công nghiệp Cao su năm 2012 [39], xác định DCR (%) để tính năng

suất của thí nghiệm.

+ Năng suất cá thể g/cây/lần cạo:(g/c/c)

Năng suất mủ tươi (g/c/c)

Năng suất mủ tươi = [NS1 + NS2 + NS3 + … + NSn]

x 1000 N

Trong đó: NS1, NS2 .....NSn: Năng suất của cây thứ 1, 2, ... n

n: Tổng số cây cạo

Năng suất mủ khô (g/c/c)

Năng suất cá thể = [Tổng mủ nước (g) x DCR%] + [tổng mủ tạp (g) x 50%]

x 1000 N

Trong đó: - DCR% là hàm lượng mủ khô

- N là tổng số cây quan trắc (số cây cạo)

Xác định DCR (%) bằng phương pháp “đun mủ - cân nhanh”:

Cân đúng 5 gam mủ nước (sử dụng cân tiểu ly), xử lý bằng hỗn hợp hóa chất

chuyên dụng, tách tạp chất, sau đó đun trên chảo khoảng 3 - 5 phút, ép serum và cán

nguội cho đến khi khô kiệt nước và sạch tạp chất, lấy lượng mủ khô trên chảo đem cân

sẽ thu được khối lượng mủ khô kiệt (ký hiệu: X)

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

51

DRC (%) = X × 100

5

+ Năng suất cá thể trung bình năm: (g/c/c)

Năng suất cá thể =

∑ [g/c/c (trung bình tháng) x số lát cạo/tháng]

(trung bình năm) (g/c/c) Tổng số lần cạo trong năm

+ Sản lượng trung bình/năm: (kg/ha/năm)

Sản lượng

=

g/c/c (trung bình năm) x số cây cạo/ha x Tổng lần cạo trong năm

(kg/ha/năm) 1000

2.3.6. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin, số liệu

2.3.6.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi. Trong đó:

+ Tổng thu = Sản lượng x giá bán mủ theo thời điểm thu hoạch.

+ Tổng chi = Chi phí vật tư đầu vào ( phân bón + vật tư khác) + công lao động.

- Chỉ số VCR (giá trị tăng thêm nhờ phân bón) được tính theo công thức:

VCR =

Tổng thu tăng lên do bón phân

Tổng chi tăng lên do bón phân

* Ghi chú: Nếu VCR > 2: Đầu tư phân bón có lãi;

Nếu VCR > 3: Nông dân chấp nhận đầu tư phân bón.

2.3.6.2. Phương pháp phân tích, xử lý các thông tin, số liệu

Phân tích và xử lý thông tin, số liệu được thực hiện theo các phương pháp thống

kê mô tả, so sánh các mẫu quan sát, thống kê phân tích, phân tích logic bằng các

chương trình phần mềm chuyên dụng SPSS 10.0, Microsoft Excel, Minitab (để xử lý

các số liệu thống kê trong quá trình điều tra và thí nghiệm), Statgraphic (để vẽ các đồ

thị phân tích tương quan) kết hợp với Hệ thống thông tin địa lý (để xác định các điểm,

tuyến điều tra, thiết lập vị trí các khu thí nghiệm trên thực địa, vẽ lập các loại bản đồ

trình bày trong luận án).

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

52

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THỰC TRẠNG VƯỜN CÂY, SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ CHẤT KÍCH

THÍCH MỦ CHO CÂY CAO SU TIỂU ĐIỀN KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ

3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

3.1.1.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị hiện có 20.689 ha cao su, trong đó diện tích cao su đại điền chỉ

có 5.861 ha (chiếm 28% tổng diện tích), nhưng lại có đến 14.828 ha (chiếm 72% tổng

diện tích) là cao su tiểu điền canh tác theo kiểu cao su nông hộ (Cục Thống kê Quảng

Trị, 2016 [16]. Cao su tiểu điền ở Quảng Trị phát triển mạnh là nhờ đầu tư hỗ trợ của

Chương trình 327 (1992 – 1999), Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (2001 – 2009),

Chương trình phát triển cao su tiểu điền (2010 đến nay). Tuy nhiên, theo đánh giá của

ngành Nông nghiệp tỉnh, do suất đầu tư chưa cao, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào thâm canh cây cao su còn hạn chế nên quy mô, chất lượng và năng suất

vườn cây cao su tiểu điền tại Quảng Trị nhìn chung còn thấp.

Theo Nguyễn Thị Huệ (2006) [24], tùy theo điều kiện và mức độ đầu tư, cao su

tiểu điền trên thế giới thường phân thành 3 loại:

- Loại A: Diện tích dưới 2 ha.

- Loại B: Diện tích từ 2 đến 4 ha.

- Loại C: Diện tích trên 4 ha.

Kết quả điều tra quy mô và chất lượng vườn cây cao su kinh doanh trên 105 hộ

thuộc địa bàn 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị được thể

hiện qua các Bảng 3.1 và 3.2.

Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Huyện Số hộ

(hộ)

Diện tích bình

quân (ha/hộ)

Quy mô vườn cao su (số hộ/tỷ lệ %)

2 ha/hộ < 2 - 4 ha/hộ > 4 ha/hộ

Vĩnh Linh 35 0,89±0,31 35 / 100,00 - -

Gio Linh 35 1,53±1,24 26 / 74,28 7 / 20,00 2 / 5,71

Cam Lộ 35 1,25±0,93 30 / 85,71 4 / 11,43 1 / 2,86

Toàn tỉnh 105 1,22±0,90 91 / 86,66 11 / 10,48 3 / 2,86

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

53

Vĩnh Linh là huyện có quy mô diện tích bình quân thấp nhất (0,89 ha/hộ) nhưng

cũng là huyện có độ lệch chuẩn biến động ít nhất (±0,31), toàn bộ 35 hộ (100% số hộ)

có quy mô loại A (dưới 2 ha/hộ), quy mô diện tích nhỏ phù hợp với năng lực lao động

của hộ gia đình nhưng lại dẫn đến sự manh mún của vườn cây, khó áp dụng cơ giới

hóa, hiệu quả thấp. Huyện Gio Linh có quy mô hộ bình quân lớn nhất (1,53 ha/hộ), hộ

loại A có 26 hộ (74,28% số hộ), loại B có 7 hộ (20,00% số hộ) và loại C có 2 hộ

(5,71% số hộ). Huyện Cam Lộ có quy mô hộ bình quân 1,25 ha/hộ, hộ loại A có 30 hộ

(85,76% số hộ), loại B có 4 hộ (11,43% số hộ) và loại C có 1 hộ (2,86% số hộ).

Có thể thấy cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị chủ yếu trồng ở quy mô

nhỏ; bình quân 1,22 ha/hộ, có đến 86,66% số hộ loại A (dưới 2 ha/hộ), có 10,48% hộ

loại B (2 – 4 ha) và chỉ có 2,86% số hộ loại C (trên 4 ha); nguyên nhân là do các

chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước quy định diện tích đầu tư hỗ trợ khoảng 1

ha/hộ để cân đối quỹ đất, bảo đảm huy động nhiều hộ dân cùng tham gia, phù hợp với

năng lực canh tác quy mô hộ gia đình. Những hộ có diện tích lớn là những hộ có điều

kiện tự mở mang khai hoang để trồng cao su nhưng số lượng ít vì ở Quảng Trị quỹ đất

canh tác hạn hẹp, những hộ có điều kiện đầu tư lại không nhiều.

Kết quả này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới là ở hầu hết các nước

trồng cao su, đa số hộ thuộc loại A, một số nhỏ hộ thuộc loại B, rất ít hộ thuộc loại C

(Nguyễn Khoa Chi (2000) [13]).

3.1.1.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh có các điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát

triển cây cao su với lượng mưa lớn, chế độ nhiệt, chế độ ẩm cao, đất đai phong phú và

đa dạng, đặc biệt có 15.200 ha đất đỏ bazan rất phù hợp trồng cao su. Tuy nhiên, là

tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông Bắc và

Tây Nam, hàng năm lại hứng chịu nhiều cơn bão nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng

của các vườn cây cao su. Qua thực tế theo dõi của Công ty Cao su Quảng Trị, do gió

bão, sâu bệnh và các nguyên nhân khác, mỗi năm vườn cây giảm đi khoảng 2 – 5%

lượng cây trong lô [37].

Được trồng bằng vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ của Nhà nước và các chương trình,

dự án nên cao su tiểu điền ở Quảng Trị chấp hành tương đối tốt việc bố trí mật độ

trồng ban đầu với việc áp dụng mật độ 555 cây/ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây

3m), một số hộ còn đầu tư thêm để trồng ở mật độ cao hơn, 600 – 650 cây/ha. Do ảnh

hưởng của gió bão và các nguyên nhân khác, mật độ và chất lượng vườn cây cao su

tiểu điền trên địa bàn tỉnh giảm dần qua các năm canh tác.

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

54

Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Huyện Số hộ

(hộ)

Mật độ cây

hiện còn bình

quân (cây/ha)

Mật độ cây cạo

bình quân

(cây/ha)

Tỷ lệ

cây cạo

(%)

Độ

đồng đều

vườn cây

Vĩnh Linh 35 403±42 363±40 89,94 TB

Gio Linh 35 449±35 397±39 88,37 Xấu

Cam Lộ 35 455±19 410±22 90,17 TB

Toàn tỉnh 105 436±33 390±34 89,48

(Độ đồng đều vườn cây theo Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam quy định: Vườn xấu là vườn có số cây đạt tiêu chuẩn (có chu

vi thân tại vị trí 1,00 m (d100) ≥ 50 cm) dưới 70%, vườn trung bình 70 – 90%, vườn tốt

trên 90%).

Có thể thấy mật độ cây cao su còn lại ở thời điểm điều tra khá cao (trên 70%),

điều này có được là nhờ việc liên tục trồng dặm, trồng bổ sung những cây chết, cây

gãy đổ trong những năm kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên do được trồng ở nhiều thời điểm

khác nhau dẫn đến hiện trạng cây trồng trong các lô không đồng đều, độ đồng đều

vườn cây ở các huyện trong tỉnh chỉ ở mức xấu đến trung bình, đây cũng là đặc trưng

chung của các vườn cao su tiểu điền.

Ở huyện Vĩnh Linh mật độ cây hiện còn (403 cây/ha) và mật độ cây cạo bình

quân (363 cây/ha) thấp nhất trong toàn tỉnh, nguyên nhân là do diện tích cao su được

trồng ở huyện này chủ yếu được trồng ở vùng đất đỏ bazan thuộc các xã nằm phía

Đông của huyện nên chịu ảnh hưởng mạnh của gió, bão từ biển Đông thổi vào làm cây

trồng bị gãy đổ nhiều. Cũng vì nguyên nhân mật độ hiện còn thấp nên năng suất của

huyện Vĩnh Linh cũng thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh.

Ở 2 huyện Gio Linh và Cam Lộ mật độ cây hiện còn và mật độ cây cạo bình

quân xấp xỉ nhau (mật độ cây hiện còn khoảng 450 cây/ha và mật độ cây cạo bình

quân khoảng 400 cây/ha), trong độ tuổi bình quân là 15 tuổi của các lô khảo sát, đây là

mật độ phù hợp với mật độ được khuyến cáo theo quy trình kỹ thuật. Đặc trưng đất đai

của các huyện phía Nam tỉnh (như Gio Linh và Cam Lộ) là vùng phía Đông giáp biển

chỉ có đất cát, đất bazan và các loại đất trồng được cao su tập trung ở phía Tây nên hạn

chế được ảnh hưởng của gió bão đến cây cao su vườn hộ.

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

55

Tỷ lệ cây đưa vào khai thác ở cả 3 huyện xấp xỉ 90%, nhưng thực tế do sức ép về

thu nhập và việc làm của người dân nên nhiều cây chưa đạt chuẩn theo Quy trình (chu

vi thân ở vị trí 1,00 m chưa đạt 50 cm) vẫn được đưa vào khai thác, đặc biệt là ở các

vườn cao su 10 – 12 tuổi.

3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở

Quảng Trị

Phân bón đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây

trồng. Phân bón làm tăng năng suất, tạo ra phẩm chất nông sản, vừa có tác dụng cải tạo

đất. Theo Hiệp hội Phân bón thế giới – IFA (1992) [87], phân bón đóng góp khoảng 30

– 35% tổng sản lượng cây trồng. Đối với cây cao su trong thời kỳ kinh doanh nhất thiết

phải bổ sung hàng năm một lượng hợp lý phân vô cơ và hữu cơ nhằm bổ sung lượng

dinh dưỡng mất đi tự nhiên và từ khai thác mủ, bảo đảm cho cây trồng sinh trưởng và

phát triển ổn định, đưa lại năng suất và hiệu quả cao.

Theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39],

vườn cao su kinh doanh bắt buộc phải được bón phân hàng năm. Tùy theo năm cạo và

hạng đất, lượng phân bón hàng năm được quy định là 70-90 kgN + 30-40 kg P2O5 +

70-90 kg K2O (bình quân 80 kg N, 35 kg P2O5, 80 kg K2O/ha, tỷ lệ 1:0,44:1) kết hợp

với bón 4 – 5 tấn phân hữu cơ cho mỗi héc ta cao su giai đoạn kinh doanh.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nhà khoa học đều khuyến cáo sử dụng

phân đơn N, P, K để bón phối hợp cho cây cao su thời kỳ kinh doanh, hạn chế sử dụng

phân hỗn hợp trộn sẵn. Các loại phân hỗn hợp do được sản xuất để đáp ứng nhiều loại

cây trồng khác nhau, nhiều thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây và nhiều dạng lập

địa khác nhau nên hàm lượng và tỷ lệ không phù hợp một cây trồng cụ thể như cây cao

su, dẫn đến thiếu hụt hoặc lãng phí các dưỡng chất có trong phân bón. Thực tế, các

loại phân hỗn hợp hiện có trên thị trường cũng có tỷ lệ dưỡng chất hết sức khác nhau,

đại diện là 2 loại phân bón phổ biến nhất thị trường hiện nay: Phân bón NPK Việt-

Nhật có tỷ lệ N:P:K là 1:1:1 (sử dụng chung cho tất cả các cây công nghiệp), phân bón

NPK Đầu Trâu có tỷ lệ N:P:K là 1:0,5:0,75 (sử dụng chung cho cả các cây nông

nghiệp và lâm nghiệp).

Để đánh giá đúng thực trạng sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh, nhằm đưa ra

những khuyến cáo cần thiết cho người nông dân và các cấp quản lý trong việc sử dụng

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

56

phân bón hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình sử dụng phân

bón trên các vùng trồng cao su tiểu điền đặc trưng của tỉnh.

Kết quả điều tra thực trạng sử dụng phân bón cho cây cao su kinh doanh ở 3

huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị được thể hiện qua các bảng

3.3, 3.4 và 3.5.

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh

Bón phân khoáng N, P, K Bón phân hữu cơ Năng

suất

(tấn/ha)

Tỷ lệ

N:P:K

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón N

(kg/ha)

Lượng

bón P2O5

(kg/ha)

Lượng

bón K2O

(kg/ha)

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón

(tấn/ha)

1:0,5:0,75* 15 40-123 20-77 30-92 13 2,0-7,1 0,6-1,9

1:0,6:0,9* 3 43 26 37 3 5,7-8,6 1,2-1,3

1:1:0,5* 2 15-30 15-30 8-15 2 2,0-2,4 0,4-1,0

0:1:0 2 0 32-48 0 2 0,8-2,6 0,2-0,4

1:0,35:1,3 2 31-46 11-16 40 - 60 2 3,0-9,6 1,2-1,4

1:0,2:0 1 164 34 0 1 5,7 1,7

1:0,2:0,65 1 132 23 86 1 5,7 1,7

1:0,3:0 1 255 71 0 1 8,9 1,6

1:0,35:0,4 1 98 34 43 1 3,4 1,2

1:0,35:0,65 1 92 32 60 1 8,0 1,9

1:0,5:0 1 115 60 0 1 8,7 1,6

1:0,5:0,65 1 184 96 120 1 5,0 2,5

1:0,7:1,3 1 23 16 30 1 1,5 0,9

1:1:1,3 1 77 80 100 1 6,7 1,6

0:0:0 2 0 0 0 2 0,8-2,6 0,2-0,4

1:0,5:0,7 33/35 81 38 54 33/35 4,8 1,3

Ghi chú: * Bón phân N, P, K hỗn hợp trộn sẵn; Lượng phân bón được chúng tôi quy

đổi từ các loại phân đơn: Urê (chứa 46% N), supe lân (chứa 16% P2O5) và kaliclorua

(chứa 60% K2O) người dân tự trộn để bón và từ các loại phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn

trên thị trường.

Từ số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy tùy theo điều kiện kinh tế hộ và sự hiểu biết mà

việc sử dụng phân bón cho cao su có khác nhau sự khác nhau giữa các hộ trong huyện.

Huyện Vĩnh Linh có 2 hộ (5,7%) hoàn toàn không bón phân khoáng, chỉ bón phân

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

57

chuồng; có đến 20 hộ (57,1%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn trên thị

trường, đặc biệt có 5 hộ (14,3%) chỉ sử dụng phân đơn nhưng không đủ 3 loại phân N,

P, K; lại có hộ vừa sử dụng phân đơn vừa sử dụng phân hỗn hợp nhưng tỷ lệ N, P, K

không thích hợp.

Lượng phân đạm đầu tư thấp nhất là 15 kgN/ha (chỉ bằng 1/5 quy trình) đến cao

nhất 255 kgN/ha (gấp 3 lần quy trình), lượng phân lân đầu tư thấp nhất 11 kgP2O5/ha

(chỉ bằng 1/3 quy trình) đến cao nhất 96 kgP2O5/ha (gấp 3 lần quy trình), lượng phân

kali đầu tư thấp nhất 8 kgK2O/ha (chỉ bằng 1/10 quy trình) đến cao nhất 120 kgK2O/ha

(gấp 1,5 lần quy trình), cá biệt có hộ bón tổng lượng phân cả 3 loại N, P2O5, K2O cao

nhất lên tới 400 kg/ha (gấp hơn 2 lần so với quy trình).

Bình quân trên toàn huyện có tỷ lệ sử dụng N:P:K là 1:0,5:0,7; có 20 hộ bón

phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn với các tỷ lệ 1:0,5:0,75 (15 hộ, 42,9%), 1:0,6:0,9 (3 hộ,

8,5%), 1:1:0,5 (2 hộ, 5,7%), 15 hộ (42,9%) còn lại bón phân tự trộn N:P:K với rất

nhiều tỷ lệ khác nhau hết sức lộn xộn, không theo một quy luật nào (1:0,35:1,3,

1:0,2:0,65, 1:0,35:0,4,…), cũng không thấy có tỷ lệ N, P, K nào chiếm đại đa số. Điều

đó cũng góp phần lý giải nguyên nhân của thực trạng năng suất thấp, không ổn định và

hiệu quả chưa cao của cao su tiểu điền.

Có đến 33/35 (94,3%) hộ dân được điều tra ở huyện Vĩnh Linh sử dụng phân hữu

cơ (phân chuồng) cho cây cao su với lượng bón bình quân khá cao (4,8 tấn/ha/năm),

tuy nhiên do lượng bón chênh lệch quá nhiều, hộ bón nhiều nhất lên đến 9,6 tấn/ha

nhưng các hộ bón thấp nhất chỉ ở mức 0,8 tấn/ha, cùng với việc bón phân khoáng chưa

hợp lý nên năng suất và hiệu quả bón phân không cao.

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Gio Linh

Bón phân khoáng N, P, K Bón phân hữu cơ Năng

suất

(tấn/ha)

Tỷ lệ

N:P:K

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón N

(kg/ha)

Lượng

bón P2O5

(kg/ha)

Lượng

bón K2O

(kg/ha)

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón

(tấn/ha)

1:0,5:0,75* 7 60-100 30-50 45-75 4 1,5-3,0 1,5-1,9

1:0,4:1* 2 51-136 21-56 51-136 1 3,2 0,9-2,3

1:1:0,5* 2 51-64 51-64 26-32 1 2,0 1,3-1,5

1:0,3:1,3 2 62 21 80 1 4,0 1,2-1,6

1:0,35:1,3 2 46-92 16-32 60-120 0 0 1,2-1,8

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

58

Bón phân khoáng N, P, K Bón phân hữu cơ Năng

suất

(tấn/ha)

Tỷ lệ

N:P:K

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón N

(kg/ha)

Lượng

bón P2O5

(kg/ha)

Lượng

bón K2O

(kg/ha)

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón

(tấn/ha)

0:0:1 1 0 0 30 1 5,6 1,3

1:0,06:1,13 1 230 16 30 0 0 1,9

1:0,2:1,3 1 98 23 128 0 0 1,8

1:0,23:0,9 1 69 16 60 1 10,0 1,7

1:0,35:0,7 1 97 34 64 0 0 1,6

1:0,35:2 1 46 16 90 0 0 1,5

1:0,5:1,7 1 86 40 150 1 3,5 2,5

1:0,5:1,85 1 81 40 150 0 0 2,0

1:0,7:1 1 15 10 15 1 8,7 1,4

1:0,7:1,3 1 46 32 60 0 0 1,4

1:0,7:2,6 1 46 32 120 1 9,0 1,8

1:0,7:3,5 1 46 32 162 0 0 2,0

1:0,7:3,95 1 38 27 150 0 0 1,7

1:1,1:2,8 1 37 40 102 0 0 1,7

1:1:1 1 29 29 29 0 0 1,2

0:0:0 5 0 0 0 5 1,8-5,6 0,6-0,8

1:0,45:1,1 30/35 73 33 79 17/35 4,3 1,5

Ghi chú: * Bón phân N, P, K hỗn hợp trộn sẵn

Qua Bảng 3.4, có thể thấy việc bón phân thiếu hợp lý của các hộ trồng cao su tiểu

điền là điều được khẳng định. Tại huyện Gio Linh có 5 hộ (14,3%) không bón phân

khoáng, chỉ bón phân hữu cơ; có 11 hộ (31,4%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn

sẵn trên thị trường; có 1 hộ (2,9%) chỉ sử dụng phân đơn nhưng lại sử dụng duy nhất

phân kali; có hộ vừa sử dụng phân đơn vừa sử dụng phân hỗn hợp nhưng tỷ lệ N, P, K

không thích hợp.

Lượng phân đạm đầu tư thấp nhất là 15kgN/ha (chỉ bằng 1/5 quy trình) đến cao

nhất 230 kgN/ha (gấp gần 3 lần quy trình), lượng phân lân đầu tư thấp nhất 10

kgP2O5/ha (chỉ bằng 1/3 quy trình) đến cao nhất 64 kgP2O5/ha (gấp gần 2 lần quy

trình), lượng phân kali đầu tư thấp nhất 15 kgK2O/ha (chỉ bằng 1/5 quy trình) đến cao

nhất 162 kgK2O/ha (gấp 2 lần quy trình).

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

59

Bình quân trên toàn huyện có tỷ lệ sử dụng N:P:K là 1:0,45:1,1, nếu nhìn tổng

thể, đây là tỷ lệ tương đối hợp lý so với tỷ lệ quy định tại quy trình của ngành cao su;

tuy nhiên, thực tế các hộ sử dụng lượng phân bón chênh lệch nhau rất lớn, tỷ lệ sử

dụng N, P, K của từng hộ cụ thể vẫn chưa hợp lý, có 11 hộ bón phân hỗn hợp N, P, K

trộn sẵn với các tỷ lệ 1:0,5:0,75 (7 hộ, 20,0%), 1:0,4:1 (2 hộ, 5,7%), 1:1:0,5 (2 hộ,

5,7%), 24 hộ (68,6%) còn lại bón phân tự trộn N:P:K với rất nhiều tỷ lệ khác nhau

không theo một quy luật nào (1:0,35:1,3, 1:0,3:1,3, 1:0,35:2,…), trên địa bàn huyện

cũng không thấy có tỷ lệ N, P, K nào chiếm đại đa số.

Chỉ có 17/35 (48,6%) hộ dân được điều tra ở huyện Gio Linh sử dụng phân

hữu cơ cho cây cao su với lượng bón bình quân thấp (4,3 tấn/ha/năm), lượng bón

chênh lệch nhiều giữa các hộ, hộ bón nhiều nhất lên đến 10 tấn/ha, hộ bón thấp

nhất chỉ 1,5 tấn/ha.

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ

Bón phân khoáng N, P, K Bón phân hữu cơ Năng

suất

(tấn/ha)

Tỷ lệ

N:P:K

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón N

(kg/ha)

Lượng

bón P2O5

(kg/ha)

Lượng

bón K2O

(kg/ha)

Số hộ

bón

(hộ)

Lượng

bón

(tấn/ha)

1:1:1* 21 15-75 15-75 15-75 15 1,0-8,0 0,9-2,0

1:0,5:0,75* 3 40-116 20-58 30-87 1 0,5 1,1-2,2

1:0,75:0,5* 2 53-80 40-60 27-40 2 3,3 1,5-1,7

1:1:0,5* 1 25 25 13 1 2,5 0,7

1:0,35:0,65 2 46-77 16-27 30-50 0 0 0,8-1,5

1:0,5:0,65 1 92 48 60 0 0 1,6

1:0,7:1,1 1 100 68 110 0 0 2,1

1:0,7:1,3 1 46 32 60 1 6,0 1,5

02:00,6 1 50 100 30 1 8,0 1,7

0:0:0 2 0 0 0 2 3,8-12,8 0,9-1,2

1:0,9:0,9 33/35 52 45 47 23/35 4,6 1,4

Ghi chú: * Bón phân N, P, K hỗn hợp trộn sẵn

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

60

Số liệu tại Bảng 3.5 cho sự biến động rất lớn của lượng và tỷ lệ phân bón giữa

các hộ dân trong huyện Cam Lộ. Có 2 hộ (5,7%) hoàn toàn không bón phân khoáng,

chỉ bón phân hữu cơ; có đến 27 hộ (77,1%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn

trên thị trường, đây là huyện có tỷ lệ hộ trồng cao su sử dụng phân bón hỗn hợp trộn

sẵn nhiều nhất trong toàn tỉnh.

Lượng phân đạm đầu tư thấp nhất là 15kgN/ha (chỉ bằng 1/5 quy trình) đến cao

nhất 116 kgN/ha (gấp 1,5 lần quy trình), lượng phân lân đầu tư thấp nhất 15 kgP2O5/ha

(chỉ bằng 1/2 quy trình) đến cao nhất 100 kgP2O5/ha (gấp 3 lần quy trình), lượng phân

kali đầu tư thấp nhất 13 kgK2O/ha (chỉ bằng 1/6 quy trình) đến cao nhất 110 kgK2O/ha

(gấp 1,5 lần quy trình). Với lượng bón bình quân toàn huyện là 52 kgN/ha, 45

kgP2O5/ha, 47 kgK2O/ha, có thể nói đây là huyện sử dụng phân khoáng N, P, K với

lượng bón thấp nhất so với các huyện khác trong toàn tỉnh.

Huyện Cam Lộ có tỷ lệ sử dụng N:P:K bình quân là 1:0,9:0,9, có 27 hộ bón phân

hỗn hợp N, P, K trộn sẵn với các tỷ lệ 1:1:1 (21 hộ, 60,0%), 1:0,5:0,75 (3 hộ, 8,5%),

1:0,75:0,5 (2 hộ, 5,7%), 1:1:0,5 (1 hộ, 2,9%), 8 hộ (22,9%) còn lại bón phân tự trộn

N:P:K với rất nhiều tỷ lệ khác nhau không theo một quy luật nào (1:0,35:65,

1:0,5:0,65, 1:0,7:1,1,…).

Có 23/35 (65,7%) hộ dân được điều tra ở huyện Cam Lộ sử dụng phân hữu cơ

cho cây cao su với lượng bón bình quân 4,6 tấn/ha/năm, nhưng lượng bón chênh

lệch quá lớn, hộ bón nhiều nhất lên đến 12,8 tấn/ha nhưng các hộ bón thấp nhất chỉ

bón 0,5 tấn/ha.

Trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Trị, nhìn chung người dân trồng cao su tiểu điền

giai đoạn kinh doanh bón phân chưa hợp lý, thiếu cơ sở, không tuân thủ theo quy trình

nên phần lớn (90% số hộ) không bón phân theo tỷ lệ N, P, K thích hợp đã khuyến cáo.

Việc sử dụng phân bón cho cao su có khác nhau sự khác nhau rõ rệt giữa các huyện

trong tỉnh. Toàn tỉnh có tỷ lệ sử dụng N:P:K là 1:0,6:0,9 (bình quân mỗi ha bón 69 kg

N, 39 kg P2O5, 60 kg K2O), bình quân mỗi ha sử dụng 4,6 tấn phân hữu cơ, năng suất

bình quân chung của tỉnh là 1,4 tấn mủ khô/ha/năm. Lượng phân đạm đầu tư thấp nhất

là 15 kg/ha (chỉ bằng 1/5 quy trình) đến cao nhất 255 kg N/ha (gấp 3 lần quy trình),

lượng phân lân đầu tư thấp nhất 10 kg (chỉ bằng 1/3 quy trình) đến cao nhất 100 kg

P2O5/ha (gấp 3 lần quy trình), lượng phân kali đầu tư thấp nhất 8 kg (chỉ bằng 1/10

quy trình) đến cao nhất 162 kg K2O/ha (gấp 2 lần quy trình). Như vậy, đầu tư lượng

phân ở mức thấp thì quá thiếu, ở mức cao lại vượt quá xa so với khuyến cáo của các

nhà khoa học và quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 (80

kg N, 35 kg P2O5, 80 kg K2O/ha; tương ứng với tỷ lệ 1:0,44:1); cá biệt có hộ bón tổng

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

61

lượng phân cả 3 loại N, P2O5, K2O cao nhất lên tới 400 kg/ha (gấp 2 lần quy trình),

gây lãng phí.

Trên địa bàn tỉnh, ngoài 9 hộ (8,6%) hoàn toàn không bón phân khoáng, chỉ bón

phân hữu cơ, có đến 58 hộ (55,2%) số hộ bón phân hỗn hợp N, P, K trộn sẵn với các tỷ

lệ 1:0,5:0,75 (25 hộ, 23,7%), 1:1:1 (21 hộ, 20,0%), 1:1:0,5 (5 hộ, 4,8%), 1:0,6:0,9 (3

hộ, 2,9%), 1;0,75:0,5 (2 hộ, 1,9%), 1:0,4:1 (2 hộ, 1,9%), 38 hộ (36,19%) còn lại bón

phân tự trộn N:P:K với rất nhiều tỷ lệ khác nhau không theo quy luật nhất định

(1:0,35:1,3, 1:0,1:0,1, 1:0,7:1,1,…), cũng không thấy có tỷ lệ N, P, K nào chiếm đại đa

số mà bón phân một cách tùy tiện.

Tại Quảng Trị, các hộ (21 hộ) bón phân theo tỷ lệ 1:1:1 đạt năng suất khá thấp, chỉ

khoảng 1,2 – 1,5 tấn mủ/ha với lượng bón trung bình, nhưng các hộ (25 hộ) bón phân theo

tỷ lệ 1: 0,5 : 0,75 đạt năng suất cao bình quân khoảng 1,5 – 1,9 tấn mủ/ha. Có 10 hộ bón

phân theo các tỷ lệ gần với tỷ lệ khuyến cáo của quy trình (1:0,4:1; 1:0,6:0,9,…) chỉ bón

phân khoáng với mức đầu tư thấp vẫn đạt được năng suất 1,6 – 2,2 tấn mủ/ha điều đó cho

thấy đầu tư cân đối tỷ lệ N, P, K có tầm quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của cây

cao su tạo ra năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Phân vô cơ có tác động nhanh đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng

nói chung và cây cao su nói riêng, đây là loại phân có tính ổn định các hàm lượng dinh

dưỡng, dễ cung cấp với số lượng lớn, hơn nữa trong quá trình bón phân ít tốn công lao

động nên tạo ra năng suất và hiệu quả cao. Do vậy người dân trồng cao su tại Quảng

Trị hết sức coi trọng việc bón phân khoáng vô cơ (phân N, P, K) cho cây cao su.

Theo Hiệp hội Phân bón thế giới – IFA (1992) [87], cao su kinh doanh cần bón

đạm 16 – 20 kg N/ha, 35 kg P2O5/ha và 80 kg K2O/ha mỗi năm. Tuy nhiên, tại Việt

Nam, theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39], so

với thế giới, Việt Nam sử dụng lượng đạm và lân rất cao trong thời kỳ cao su kinh

doanh, đạm 80 kg N/ha/năm, lân 35 kg P2O5/ha/năm; chỉ riêng kali bón tương đương

thế giới (80 kg K2O/ha/năm). Điều này có thể lý giải là do đất đai ở nước ta kém màu

mỡ hơn các nước khác nhưng cường độ khai thác mủ của Việt Nam lại đứng vào hàng

cao nhất trên thế giới.

Khi nghiên cứu trên cao su kinh doanh, Tống Viết Thịnh (2007) [44], [45] đã cho

thấy việc bón phân hỗn hợp N, P, K gấp 1,5 lần so với quy trình của Tổng Công ty

Cao su Việt Nam đã cho năng suất cao hơn 17% so với việc bón phân theo quy trình.

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

62

Việc bón giảm bằng ½ quy trình lại làm giảm năng suất đến 11%. Tổ hợp phân bón tối

ưu trên vườn cao su cạo mủ từ năm 2 – 5 là 81,7 kgN + 30 kg P2O5 + 92,6 kg K2O và

từ năm 6 – 9 là 80 kgN + 30 kg P2O5 + 80 kg K2O.

Từ kết quả điều tra tình hình sử dụng phân vô cơ cho cao su tiểu điền kinh doanh

tại 3 huyện, mỗi huyện 35 hộ, chúng tôi có các kết quả được phân tích tại các Bảng

3.6, 3.7 và 3.8.

Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh

Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Vĩnh Linh

Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Số hộ bón Đạm/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

4 / 11,43

0,2-0,9

4 / 11,43

0,4 -1,2

15 / 42,88

0,6-1,6

7 / 20,00

1,2-1,9

5/14,26

1,6-2,5

Số hộ bón Lân/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,2-0,4

23/65,72

0,4-1,9

9 / 25,71

0,7-1,9

1 / 2,86

2,5

-

-

Số hộ bón Kali/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

7 / 20,00

0,2-1,7

9 / 25,71

0,4-1,3

12 / 34,29

1,2-1,9

7 / 20,00

1,5-2,5

-

-

Ghi chú: Những hộ không bón phân NPK có bón phân chuồng.

Để đạt được năng suất 1,2 – 1,9 tấn mủ/ha các hộ trồng cao su tiểu điền kinh

doanh ở huyện Vĩnh Linh đã bón lượng phân đạm 81 – 120 kg N/ha (cao hơn so với

quy trình) chiếm 20%, để đạt năng suất 1,6 – 2,5 tấn mủ/ha các hộ đã bón lượng phân

đạm trên 120 kg N/ha (gấp 1,5 lần quy trình) chiếm 14,26%. Như vậy, có thể thấy để

đạt được năng suất cao các hộ trồng cao su huyện Vĩnh Linh đã phải đầu tư tổng lượng

phân đạm khá cao. Vĩnh Linh có đến 54% số hộ bón phân đạm dưới 80kg/ha, tức là

dưới mức khuyến cáo của Quy trình, dẫn đến năng suất cao su của toàn huyện thấp.

Đáng lưu ý là có tới 42,88% số hộ chỉ bón 40 – 80 kg N/ha nhưng vẫn đạt được năng

suất 0,6 – 1,6 tấn mủ/ha.

Đối với phân lân, tính mất cân đối thể hiện khá rõ bởi vì có tới 65,72% số hộ

trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở huyện Vĩnh Linh bón lượng phân lân dưới 40 kg

P2O5/ha và chỉ đạt được năng suất 0,4 – 1,9 tấn mủ/ha, số hộ còn lại bón lượng bón 40

– 80 kg P2O5/ha.

Đối với phân kali các hộ trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở huyện Vĩnh Linh đã

bón 40 – 80 kg K2O/ha chiếm 34,29% để đạt được năng suất 1,2 – 1,9 tấn mủ/ha. Các

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

63

hộ bón lượng kali gần với quy trình (80 – 120 kg/ K2O/ha) cho năng suất cao (1,5 –

2,5 tấn mủ khô/ha) nhưng lại chiếm tỷ lệ không nhiều (chỉ có 7 hộ bón ở mức này,

chiếm 20% tổng số hộ).

Thực tế trên toàn huyện Vĩnh Linh xu hướng bón phân ở mức thấp chiếm ưu thế,

năng suất không tương quan đồng thuận với lượng phân bón vào, hiệu quả đầu tư thấp

là điều có thể nhìn thấy.

Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh

Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Gio Linh

Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Số hộ bón Đạm/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

6 / 17,14

0,6-1,3

4 / 11,43

1,2-1,7

15 / 42,86

0,9-2,0

8 / 22,86

1,6-2,5

2/ 5,71

1,9-2,3

Số hộ bón Lân/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

6 / 17,14

0,6-1,3

17/48,57

0,9-2,0

12 / 34,29

1,3-2,5

-

-

-

-

Số hộ bón Kali/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

5 / 14,26

0,6-0,8

6 / 17,14

1,2-1,9

14 / 40,03

0,9-1,9

4 / 11,43

1,5-1,8

6/17,14

1,7-2,5

Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.

Ở huyện Gio Linh để đạt được năng suất 0,9 – 2,0 tấn mủ/ha, lượng phân đạm đã

được bón 40 – 80 kg N/ha, chiếm 42,86%, số hộ bón nhiều hơn quy trình (81 – 120 kg

N/ha) chiếm 22,86%, thu được năng suất cao (1,6 – 2,5 tấn mủ/ha). Số hộ bón trên 120

kg N/ha chiếm 5,71% đạt được năng suất 1,9 – 2,3 tấn mủ/ha.

Đối với phân lân, ở huyện Gio Linh số hộ bón phân nhiều hơn so với quy trình

chiếm tỷ lệ lớn (34,29%) nhưng chỉ cho năng suất không cao.

Đối với phân kali thì ngược lại, người dân đã sử dụng kali rải đều ở nhiều mức

bón khác nhau, mức nằm trong khuyến cáo của quy trình chỉ chiếm 40,03%.

Ở huyện Cam Lộ, để đạt được năng suất 1,3 – 1,9 tấn mủ/ha lượng phân đạm đã

được bón 40 – 80 kg N/ha, chiếm 62,86%, mức bón trên 80 kg N/ha chỉ chiếm 8,57%,

không có hộ nào bón với mức trên 120 kg N/ha. Đạm là nguyên tố đa lượng tối quan

trọng nhưng các hộ đã bón tương đối thấp, chứng tỏ khả năng đầu tư của các hộ trồng cao

su ở Cam Lộ phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của gia đình khá lớn.

Ngược lại, lượng phân lân bón nhiều hơn quy trình (40 – 80 kg P2O5/ha)

chiếm đến 54,29%, có 1 hộ (2,86%) bón gấp 3 quy trình nhưng cũng chỉ cho năng

suất 1,7 tấn mủ/ha.

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

64

Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ

Chỉ tiêu Phân bón vô cơ và năng suất cao su huyện Cam Lộ

Lượng bón (kg/ha) 0 40 < 40 - 80 81 - 120 > 120

Số hộ bón Đạm/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,7-0,8

8 / 22,86

0,9-1,2

22 / 62,86

1,3-1,9

3 / 8,57

2,0-2,2

-

-

Số hộ bón Lân/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,7-0,8

13/37,14

0,9-1,8

19 / 54,29

1,3-2,2

1 / 2,86

1,7

-

-

Số hộ bón Kali/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

0,7-0,8

12/34,29

0,9-1,5

19 / 54,29

1,3-2,0

2 / 5,71

2,1-2,2

-

-

Ghi chú: Những hộ không bón phân N, P, K có bón phân chuồng.

Lượng phân kali đã bón dưới mức quy trình chiếm đến 88,58%, cho năng suất

khá thấp (có hộ chỉ 0,9 tấn mủ/ha). Số hộ bón kali vượt quy trình (trên 80 kg K2O/ha)

chỉ có 5,71% nhưng cho năng suất cao (2,1 – 2,2 tấn mủ/ha).

Huyện Cam Lộ không có hộ nào bón mức trên 120 kg đối với cả đạm, lân và kali.

Như vậy các hộ dân Cam Lộ bón phân tương đối thấp, nhưng hiệu quả đầu tư phân bón

vẫn đạt khá.

Qua phân tích ở trên cho thấy khi bón phân cho cao su kinh doanh, việc tạo sự cân

đối giữa các nguyên tố đa lượng trong cây cao su hết sức quan trọng, có thể bón phân ở

mức thấp nhưng cân đối vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, ở cả 3

huyện người dân rất ít chú trọng đến việc cân đối tỷ lệ phân khoáng, đa số các hộ bón

thiếu hụt đạm và kali nhưng lại bón thừa lân so với nhu cầu của cây cao su kinh doanh.

3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Phân hữu cơ (phân chuồng) có vai trò quan trọng không chỉ tác động đến năng

suất cây trồng mà còn có tác dụng làm tăng hiệu quả bón phân vô cơ và cải tạo môi

trường đất. Tuy nhiên, phân chuồng cũng có hạn chế là lượng dưỡng chất ít, không ổn

định, phải bón với khối lượng nhiều nên tốn nhiều chi phí và khó cung cấp với số

lượng lớn cùng với nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc sử dụng phân bón

trên địa bàn tỉnh tuy phổ biến nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(2012) [39] khuyến cáo bổ sung phân hữu cơ khi hàm lượng mùn vườn cây < 2,5%

hoặc hàm lượng các bon hữu cơ trong đất C% < 1,45% với liều lượng khoảng 4 - 5 tấn

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

65

phân hữu cơ/1 ha/1năm. Việc bón phân hữu cơ sẽ có tác dụng tăng hàm lượng mùn và

hàm lượng các bon hữu cơ của vườn cây, tăng hiệu quả bón phân khoáng vô cơ.

Để đánh giá một cách toàn diện tình hình sử dụng phân hữu cơ cho cây cao su

trên địa bàn Quảng Trị, chúng tôi phân tích kết quả điều tra đã thực hiện trên 105 hộ

dân đang trồng cao su kinh doanh như sau:

Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị

Chỉ tiêu Phân bón hữu cơ và năng suất cao su

Lượng bón (tấn/ha) 0 2,5 < 2,5 - 5,0 5,1 - 7,5 > 7,5

Huyện Vĩnh Linh

Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

2 / 5,71

1,5-1,6

6 / 17,14

0,2-0,5

13 / 37,14

0,4-2,5

9 / 25,72

0,9-1,7

5 /14,29

1,2-1,9

Huyện Gio Linh

Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

18/51,43

1,2-2,3

4 / 11,43

0,6-0,7

8 / 22,86

0,6-2,5

2 / 5,71

0,7-1,3

3 / 8,57

1,4-1,8

Huyện Cam Lộ

Số hộ bón phân hữu cơ/tính theo %

Năng suất cao su (tấn/ha)

12/34,28

0,8-2,2

5 / 14,29

1,1-1,8

8 / 22,86

0,7-1,7

7 / 20,00

1,2-1,9

3 / 8,57

1,2-1,7

Theo số liệu ở Bảng 3.9 cho thấy:

- Ở huyện Vĩnh Linh, có đến 94% hộ nông dân bón phân hữu cơ với lượng bón

bình quân toàn huyện 4 – 6 tấn/ha kết hợp với bón phân vô cơ; do đó, dù điều kiện khí

hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho cây cao su, lượng phân vô cơ bón không cao lắm

và tỷ lệ N, P, K cũng không thích hợp nhưng năng suất vẫn đạt 1,2 – 1,5 tấn mủ/ha.

- Ở huyện Gio Linh, năng suất cao su cao nhất (1,4 – 1,7 tấn mủ/ha) nhưng chênh

lệch nhau khá lớn, năng suất thấp nhất chỉ có 0,6 tấn mủ/ha nhưng cao nhất lên tới 2,5

tấn mủ/ha. Sở dĩ có tình trạng này là do lượng phân vô cơ đầu tư chênh nhau quá lớn

và chỉ có 17/35 hộ (49%) được điều tra là có bón kết hợp phân vô cơ với phân hữu cơ.

Trừ 5 hộ chỉ bón phân hữu cơ không kết hợp phân khoáng, các hộ có bón phân hữu cơ

kết hợp đều có năng suất ở mức khá, bình quân 1,4 – 1,8 tấn mủ/ha. Rõ ràng khi bón

phân cho cao su có kết hợp với phân hữu cơ đã tiết kiệm khá lớn lượng phân hóa học

và tăng hiệu quả của phân hóa học khá cao, tuy nhiên vai trò của phân hữu cơ chưa

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

66

được nông dân huyện Gio Linh coi trọng đúng mức nên số hộ bón kết hợp phân vô cơ

với phân hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp.

- Ở huyện Cam Lộ, lượng phân hóa học được bón cho cao su thấp hơn hẳn so với

2 huyện trên và tỷ lệ N, P, K cũng chưa thích hợp nên năng suất chỉ đạt được 1,3 – 1,5

tấn mủ/ha. Có đến 12 hộ (34%) trồng cao su huyện Cam Lộ bón phân không có kết

hợp phân hóa học với phân hữu cơ. Cùng bón lượng phân N, P, K như nhau nhưng có

kết hợp phân hữu cơ thì năng suất chênh nhau khá rõ chứng tỏ sự kết hợp này đem lại

hiệu quả cao.

Như vậy, toàn tỉnh có 73/105 hộ (70%) điều tra là có bón phân hữu cơ 0,5 – 12,8

tấn phân hữu cơ/ha và đạt được năng suất 0,2 – 2,5 tấn mủ/ha. Nhưng điều đáng chú ý

là mức bón phân hữu cơ đã góp phần tạo ra năng suất khác biệt giữa các vườn cao su

khá lớn. Kết quả của điều tra cho thấy nếu kết hợp hợp lý với bón phân vô cơ nếu bón

với mức > 5 tấn/ha phân hữu cơ thì năng suất đạt được 1,5 – 1,9 tấn mủ/ha và có đến

29/73 hộ bón ở mức này. Vì vậy, do vai trò của phân hữu cơ thể hiện khá rõ nên bón

phân hữu cơ luôn là yêu cầu bắt buộc trong canh tác cao su. Ngoài ra, ở vùng nhiệt đới

quá trình khoáng hóa xảy ra mạnh (có thể > 2%) nên lượng hữu cơ bị mất đi rất lớn

nên phải thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực tế là nhưng hộ chỉ bón phân hữu cơ mà không

bón kết hợp với phân khoáng N, P, K hoặc bón quá ít phân khoáng thì năng suất rất

thấp (chỉ 0,2 – 0,9 tấn mủ/ha), đại diện có hộ dân tại huyện Cam Lộ bón đến 12,8 tấn

phân hữu cơ (gấp 2,5 lần khuyến cáo) nhưng năng suất cũng chỉ ở mức 1,2 tấn

mủ/năm. Ngược lại, một số hộ dù không bón phân hữu cơ nhưng bón nhiều và cân đối

phân khoáng vô cơ thì cũng cho năng suất khá cao, nhưng không ổn định.

Như vậy, vai trò của phân hữu cơ là rất lớn, nhưng do tỷ lệ các chất khoáng chủ

yếu N, P, K trong phân hữu cơ thấp, thiếu ổn định, không cân đối nên chỉ bón phân

hữu cơ sẽ không cho năng suất cao mà phải bón kết hợp phân hữu cơ với bón phân

khoáng vô cơ (N, P, K).

3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị

Hiệu quả đầu tư phân bón cao là do đầu tư phân bón cân đối đáp ứng được yêu

cầu của cây, với một lượng phân bón hợp lý nhưng vẫn tạo ra năng suất cao. Nghiên

cứu của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65] cho thấy, đối với cao su giai đoạn kinh doanh,

nếu bón phân hợp lý, lợi nhuận mang lại khi bón phân có phân tích lá để chẩn đoán

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

67

dinh dưỡng cao hơn so với bón nguyên liều theo quy trình của Tổng công ty Cao su

(nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su) Việt Nam là 5% trên đất xám và 20% trên đất

đỏ. Cao su là cây công nghiệp dài ngày, đầu tư ban đầu cao so với các cây trồng khác,

nên chi phí đầu vào của giá thành sản phẩm (mủ) rất phức tạp, bao gồm chi phí khấu

hao của giai đoạn kiến thiết cơ bản, công lao động, vật tư tiêu hao, thuốc bảo vệ thực

vật, phân bón,… nên để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón, 2 chỉ

tiêu quan trọng nhất cần được xem xét đó là lợi nhuận và tỷ lệ chi phí - giá trị (VCR:

Value Cost Ratio) của phân bón.

Qua kết quả điều tra của đề tài, tất cả các hộ trồng cao su không bón phân hoặc

bón với liều lượng quá ít (dưới 10% so với quy trình) cho năng suất không quá 1,0 tấn

mủ khô/năm, Pushparajah E. và cộng sự (1983) [103] cũng khẳng định lượng mủ tăng

thêm trên 1 tấn/ha là do bón phân tạo ra, do đó VCR của phân bón trong đề tài được

tính trên lượng giá trị tăng thêm trên 1 tấn/ha.

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh

ở Quảng Trị có năng suất > 1 tấn mủ khô/ha

Hạng mục Huyện

Vĩnh Linh

Huyện

Gio Linh

Huyện

Cam Lộ

Năng suất (tấn mủ khô/ha) 1,3 1,5 1,4

Bón phân hữu cơ (tấn/ha) 4,8 4,3 4,6

Bón N (kg/ha) 81 73 52

Bón P2O5 (kg/ha) 38 33 45

Bón K2O (kg/ha) 54 79 47

Tổng thu (1000 đ) 52.000 60.000 56.000

Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 12.000 20.000 16.000

Tổng chi (1000 đ) 46.028 45.888 45.390

Tiền chi thêm cho mua, bón phân (1000đ) 8.028 7.888 7.390

Lợi nhuận (1000 đ) 5.972 14.112 10.610

VCR phân bón 1,49 2,54 2,17

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

68

Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, ở huyện Gio Linh, với mức đầu tư phân bón

7.888.000 đ/ha, thu được lợi nhuận 14.112.000 đ/ha, đạt tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân

bón 2,54 lần. Tuy nhiên, ở huyện Vĩnh Linh, mức đầu tư phân bón cũng ở mức tương

đương là 8.028.000 đ/ha, nhưng do năng suất thấp hơn, lợi nhuận thấp nên tỷ suất lợi

nhuận đầu tư phân bón chỉ đạt 1,49 lần. Ở huyện Cam Lộ, mức đầu tư phân bón

7.390.000 đ/ha, ít hơn so với ở Vĩnh Linh và Gio Linh, nhưng do tỷ lệ N, P, K cân đối

hơn, tạo ra năng suất, lợi nhuận cao nên tỷ suất lợi nhuận đầu tư phân bón đạt ở mức

khá cao là 2,17 lần.

Qua những kết quả thu được nêu trên, có thể kết luận nông dân sản xuất cao su ở

Quảng Trị bón phân chưa hợp lý, chưa tuân thủ quy trình nên dẫn đến năng suất và

hiệu quả sử dụng phân bón thấp. Vì vậy, người dân Quảng Trị rất cần phương pháp

bón mới, rà soát lại lượng đầu tư năm trước mà xây dựng lượng phân cho phù hợp với

nhu cầu của cây, có thể kiểm soát được lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây, sau khi

bón phải theo dõi động thái dinh dưỡng hấp thu lên lá bảo đảm thoả mãn nhu cầu của

cây nhưng không lãng phí, bón đúng và sát với yêu cầu thực tế của cây. Đó chính là

nội dung của bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá.

3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở

Quảng Trị

Chất kích thích mủ có tác dụng làm gia tăng sản lượng mủ, theo Nguyễn Khoa

Chi (2000) [13], tùy theo dòng vô tính, sự gia tăng sản lượng mủ bằng thuốc kích thích

biến thiên 25 – 100%, nhưng nếu kích thích với nồng độ quá cao hoặc cường độ quá

mạnh trong thời gian dài thì lại có thể gây hại đến cây trồng, vì vậy, đi đôi với sử dụng

chất kích thích mủ, cần giảm cường độ cạo.

Kết quả nghiên cứu của Đỗ Kim Thành và cộng sự (1998) [41] cho thấy: Sự đáp

ứng với nồng độ kích thích biến đổi tùy theo từng dòng vô tính và tuổi cây. Dòng GT1

đáp ứng với nồng độ kích thích Ethephon 2,5% cao hơn nồng độ 1,25%. Trong khi dòng

PB 235 không có khác biệt về đáp ứng kích thích với hai nồng độ trên.

Đồng thời với việc điều tra tình hình sử dụng phân bón, chúng tôi đã tiến hành

điều tra khảo sát thực trạng sử dụng chất kích thích mủ tại các xã nghiên cứu (xã Vĩnh

Tân, huyện Vĩnh Linh, xã Gio An, huyện Gio Linh và xã Cam Chính, huyện Cam Lộ)

trên các hộ trồng cao su thời kỳ kinh doanh.

Kết quả điều tra cho thấy người dân đa số đều sử dụng chất kích thích mủ chứa

hoạt chất ethephon 2,5% cho cao su kinh doanh, được thể hiện ở Bảng 3.11.

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

69

Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị

Huyện

Dùng Stimulatex

(ET2,5%)

Dùng chất

KTM khác

Không dùng

chất KTM

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

Vĩnh Linh 28 80,00 4 11,43 3 8,57

Gio Linh 27 77,14 6 17,14 2 5,71

Cam Lộ 25 71,43 6 17,14 4 11,43

Toàn tỉnh 80 76,19 16 15,24 9 8,57

Số liệu Bảng 3.11 cho thấy, đại đa số (96/105 hộ, chiếm tỷ lệ 91,43 % số hộ) hộ

dân tại Quảng Trị sử dụng chất kích thích mủ cho cao su kinh doanh.Trong đó huyện

có tỷ lệ hộ dân sử dụng nhiều nhất là Gio Linh (33/35 hộ, chiếm tỷ lệ 94,29% số hộ)

và ít nhất là ở huyện Cam Lộ cũng ở mức 31/35 hộ, chiếm tỷ lệ 88,57 % số hộ. Có đến

80 hộ (76,19%) sử dụng thương phẩm Stimulatex của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam sản xuất, đây là sản phẩm chứa hoạt chất ethephon 2,5% được khuyến cáo

bôi 4 lần/năm vào các tháng mùa mưa, mỗi lần cách nhau 1 tháng.

Có 16 hộ (15,24%) sử dụng các loại chất kích thích mủ mang các thương hiệu

khác (chủ yếu là sản phẩm của Trung Quốc), tuy cũng chứa ethephon nhưng nguồn

gốc xuất xứ, hàm lượng không rõ ràng.

Như vậy có thể thấy, với nhận thức của người dân ngày một nâng cao, việc sử

dụng chất kích kích mủ ethephon vào sản xuất cao su kinh doanh tại Quảng Trị để

nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động, tăng hiệu quả kinh tế đang được người dân

áp dụng phổ biến và rộng rãi.

Qua điều tra thực tế, có đến 70% số hộ áp dụng chế độ cạo d2 (1 ngày cạo, 1

ngày nghỉ), thậm chí một số hộ còn cạo chế độ 2 ngày cạo, 1 ngày nghỉ, rất ít hộ cạo

theo chế độ d3 (1 ngày cạo, 2 ngày nghỉ) theo quy trình. Thực trạng này xuất phát từ

sự thiếu hiểu biết của người dân cộng với sức ép từ thu nhập và lao động dư thừa. Việc

cạo với cường độ cao như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến cây cao su vì không có thời

gian để phục hồi và tái tạo vỏ cạo, điều này cũng làm giảm đáng kể năng suất vườn

cây, cạo mủ với cường độ cao cũng làm tốn công lao động nhiều hơn, năng suất lao

động và hiệu quả thấp hơn.

Khi bố trí các thí nghiệm, trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cần tuân

thủ chế độ cạo d3 theo đúng quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

năm 2012 [39].

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

70

3.2. HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT, TRONG LÁ VÀ

TƯƠNG QUAN VỚI NĂNG SUẤT CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ

3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Thành phần và hàm lượng các chất hóa học chứa trong đất có ảnh hưởng rất lớn

đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cao su. Theo Nguyễn Thị Huệ (2006) [24], cây

cao su phù hợp với đất thịt nặng đến sét, trong đó đất đỏ bazan là loại đất đặc trưng phù

hợp với cao su. Còn theo Webster và Baulkwill (1989) [119], pH đất thích hợp cho cây

cao su là 4,5 - 5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cao su là 3,5 - 7,0.

Cây cao su cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như: N, P, K

và các chất trung, vi lượng. Các chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố giới hạn

nghiêm trọng đối với cây cao su, tuy nhiên nếu trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh

dưỡng, cần đầu tư nhiều phân bón làm tăng chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế sẽ thấp.

Võ Văn An và cộng sự (1990) [1] đã nghiên cứu và xây dựng Thang chuẩn đánh

giá hàm lượng dinh dưỡng đất trồng cao su tại Việt Nam với các ngưỡng từ rất thấp đến

rất cao, đây là cơ sở để đánh giá tình hình dinh dưỡng đất của các vùng trồng cao su một

cách chính xác và chi tiết từng chỉ tiêu.

Pushparajah E. và cộng sự (1972) [101] cho biết, ở Malaysia sản lượng của cùng 1

dòng vô tính trên các hạng đất có sự khác biệt rất lớn, cao su trồng trên các loại đất tốt

(hạng 1) cho sản lượng gần gấp đôi so với cao su trồng trên các loại đất xấu (hạng 4).

Để xác định tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su trên địa bàn tỉnh, làm

cơ sở cho việc xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá và xác định chỉ số DRIS

cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát, lấy

mẫu đất để phân tích, đánh giá. Mẫu đất được lấy kèm (cùng vị trí) với mẫu lá (90

mẫu lá trên 3 loại hình vườn tốt, trung bình và xấu tại 3 huyện được trình bày ở phần

2.3.3 của Chương 2).

Các vị trí lấy mẫu được chọn là các vườn cây (hộ) trồng cao su dòng vô tính

RRIM600 đang cạo mủ ở độ tuổi 10 – 20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi, có

sử dụng chất kích thích mủ trong quá trình khai thác. Kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ

bản được thể hiện ở Bảng 3.12.

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

71

Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở tỉnh Quảng Trị

Huyện N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

Vĩnh Linh 0,050 0,231 0,039 10,185 9,034 1,320 4,128

Gio Linh 0,070 0,252 0,049 11,805 10,055 1,649 3,805

Cam Lộ 0,059 0,278 0,036 10,731 9,155 1,480 3,998

Bình quân 0,060 0,254 0,041 10,907 9,414 1,483 3,977

Khi so sánh, đối chiếu với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su

Việt Nam của Võ Văn An và cộng sự (1990) [1], kết quả cho thấy:

Nhìn chung, đất trồng cao su tại các huyện đều mang tính chất chua (có pHKCl <

5) đặc trưng của đất nâu đỏ bazan, lượng các bon hữu cơ biến động 1,320 – 1,649%,

vườn cây cao su ở huyện Gio Linh thường xuyên bổ sung hữu cơ hoặc tận dụng tốt tàn

dư hữu cơ nên có lượng các bon hữu cơ ở mức trung bình khá. Các loại hữu cơ đưa

vào đất cũng đều làm tăng các tính chất vật lý và hoá học đất trong vườn cây cao su,

đặc biệt là các chất dễ tiêu giải phóng nhiều hơn.

Do việc bón phân thiếu cân đối nên hàm lượng N tổng số trong đất trồng cao su

tiểu điền kinh doanh ở huyện Vĩnh Linh ở mức rất thấp (0,050%), huyện Gio Linh và

Cam Lộ cao hơn những cũng ở mức thấp so với yêu cầu của cây cao su kinh doanh.

Hàm lượng lân trong đất trồng cao su tiểu điền kinh doanh ở cả 3 huyện đều ở

mức trung bình khá (P2O5 tổng số 0,231 – 0,278%; P2O5 dễ tiêu 10,185 – 11,805

mg/100g đất), chênh lệch giữa các huyện không nhiều. Tuy nhiên, hàm lượng này nếu

so sánh cân đối với hàm lượng của các dưỡng chất thiết yếu khác (N, K) thì lại mất cân

đối, ở mức dư thừa. Như vậy việc bón phân cho cây cao su tiểu điền kinh doanh trồng

trên đất bazan tại Quảng Trị trong thời gian qua có xu hướng bón thừa lân so với nhu

cầu của cây cao su, gây lãng phí, kém hiệu quả.

Hàm lượng K2O tổng số (0,041%) và K2O dễ tiêu (9,414 mg/100g đất) trong đất

đều ở mức thấp, nếu so với đất nâu đỏ bazan thì các chỉ tiêu này đều cải thiện rõ nét,

nhưng vẫn thể hiện bản chất của đất nâu đỏ.

So với kết quả nghiên cứu về thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh của Lê Văn Thăng

(1995) [43] (trong đó có các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất đỏ bazan đã công bố: pHKCl:

4,9; C hữu cơ: 0,83%; N: 0,07%; P2O5 tổng số: 0,14%; K2O tổng số: 0,18%; P2O5 dễ

tiêu: 2,1 mg/100g đất; K2O dễ tiêu: 8,7 mg/100g đất) cho thấy đất có xu hướng ngày

càng hóa chua (pHKCl: đã giảm từ 4,9 xuống 4). Trong vòng hơn 20 năm vừa qua, hàm

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

72

lượng đạm và kali giảm đi đáng kể nhưng hàm lượng lân lại tăng mạnh, hàm lượng

P2O5 tổng số tăng gần gấp đôi (từ 0,14% lên 0,25%), đặc biệt hàm lượng P2O5 dễ tiêu

tăng gấp gần 5 lần (từ 2,1% lên 10,9%).

Như vậy, có thể đưa ra nhận định là tình trạng thiếu đạm và thừa lân của đất

trồng cao su kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng

lớn đến chất lượng và năng suất vườn cây cao su. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra

không phải do nguyên nhân tự nhiên nội sinh từ ban đầu của đất đai, lập địa mà là do

sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác chưa phù hợp trong một thời gian dài, trong

đó có nguyên nhân chủ yếu là bón phân chưa hợp lý, thiếu cân đối giữa các yếu tố dinh

dưỡng chính N, P, K.

3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Đất - phân bón - cây trồng có sự quan hệ chặt chẽ với nhau được biểu hiện qua

tương quan hàm lượng các dưỡng chất trong đất và trong cây. Quan hệ giữa đất, phân

bón và cây trồng là mối quan hệ qua lại và có tính chất tương hỗ. Khi phân tích thành

phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn 60 nguyên tố có trong

thành phần của cây, tuy nhiên chỉ có một số nguyên tố nhất định là tối cần thiết cho

cây gọi là các nguyên tố khoáng thiết yếu. Hàm lượng của các nguyên tố khoáng thiết

yếu trong cây khác nhau rất lớn, chúng phụ thuộc vào loài cây, các bộ phận khác nhau,

vào giai đoạn sinh trưởng,... Trong các nguyên tố khoáng thiết yếu tồn tại trong cây, có

3 yếu tố dinh dưỡng chính hay còn gọi là yếu tố phân bón chính là N, P, K (Nguyễn

Như Hà, 2013) [19]. Đối với các cây công nghiệp lâu năm như cao su, lá cây ở giai

đoạn thành thục là bộ phận chỉ thị tốt nhất cho việc phân tích đánh giá tình hình dinh

dưỡng của cây trồng cần nghiên cứu. Mục đích của việc lấy lá phân tích là nhằm tìm

hiểu dinh dưỡng trong lá để tác động năng cao năng suất nên cần chọn lá ở giai đoạn

bánh tẻ, là giai đoạn hàm lượng dưỡng chất trong lá có tương quan chặt chẽ nhất với

năng suất, và lựa chọn 3 yếu tố dinh dưỡng chính có liên quan nhất đến năng suất cao

su là đạm, lân và kali chứa trong lá.

Đối với cây cao su thời kỳ kinh doanh, nhiều tác giả đã nghiên cứu hàm lượng

các dưỡng chất chứa trong lá, kết quả cho thấy dòng vô tính RRIM600 thuộc nhóm có

ngưỡng dưỡng chất N, P, K trong lá cao hơn so với các dòng vô tính khác. Nghiên cứu

của Pushparajah E. và cộng sự (1994) [104] cho thấy hàm lượng dinh dưỡng trong lá

cao su kinh doanh dòng RRIM600 ở mức N: 3,30 – 3,70%, P: 0,20 – 0,25%, K: 1,35 –

1,65%, trong khi đó Hua Yuagang (2012) [73] nghiên cứu ở đảo Hải Nam, Trung

Quốc thì lại cho hàm lượng thấp hơn, với mức các dưỡng chất trong lá cao su kinh

doanh là N: 3,20 – 3,40%, P: 0,21 – 0,23%, K: 0,90 – 1,10%.

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

73

Để đánh giá một cách toàn diện tình hình dinh dưỡng vườn cây, làm cơ sở cho

việc xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá và xác định chỉ số DRIS cho cây cao

su kinh doanh tại Quảng Trị, chúng tôi tiến hành lấy mẫu, phân tích kết quả. Mẫu lá

được lấy kèm (cùng vị trí) với mẫu đất (90 mẫu trên 3 loại hình vườn tốt, trung bình và

xấu tại 3 huyện – được trình bày ở phần 2.3.3 của Chương 2). Các vị trí lấy mẫu được

chọn là các vườn cây (hộ) trồng cao su dòng vô tính RRIM600 đang cạo mủ ở độ tuổi

10 – 20 trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi, có sử dụng chất kích thích mủ trong

quá trình khai thác.

Kết quả phân tích 3 chỉ tiêu dưỡng chất cơ bản N, P, K trên 90 mẫu lá cao su tại

3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ được thể hiện qua Bảng 3.13.

Bảng 3.13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su ở tỉnh Quảng Trị

(% chất khô)

Huyện Số mẫu N (%) P (%) K (%)

Vĩnh Linh 30 2,96±0,39 0,23±0,04 0,83±0,26

Gio Linh 30 3,43±0,42 0,27±0,04 1,19±0,26

Cam Lộ 30 3,19±0,27 0,23±0,04 0,98±0,17

TB toàn tỉnh 90 3,19±0,36 0,25±0,04 1,00±0,23

Số liệu của Bảng 3.13 cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng tích luỹ trong lá

cây cao su thời kỳ kinh doanh giữa các huyện không giống nhau. Hàm lượng N trong

lá được tích luỹ cao ở huyện có lượng mùn cao do có tỷ lệ hộ bón bổ sung phân hữu cơ

nhiều là Gio Linh (3,43% chất khô), thấp nhất ở huyện ít bón bổ sung phân hữu cơ là

Vĩnh Linh (2,96% chất khô). Hàm lượng P, K trong lá ở huyện Gio Linh cũng cao nhất

(0,27% và 1,19% chất khô), tiếp đó là huyện Cam Lộ (0,23% và 0,98% chất khô) và

thấp nhất là ở huyện Vĩnh Linh (0,23% và 0,83% chất khô). Đặc biệt hàm lượng K

trong lá cây cao su kinh doanh biến động lớn, từ 0,83% ở huyện Vĩnh Linh đến 1,19%

chất khô ở huyện Gio Linh.

Đáng tiếc là chưa có công trình nghiên cứu phân tích lá nào được thực hiện ở khu

vực miền Trung nên không có cơ sở để đánh giá sự biến đổi của hàm lượng dinh

dưỡng lá cao su qua các thời kỳ tại Quảng Trị. Chúng tôi so sánh với nghiên cứu trên

vùng Đông Nam Bộ của Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] cho thấy giá trị

trung bình hàm lượng chất khô N, P, K trong lá cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

74

thấp hơn hẳn so với ở miền Đông Nam Bộ (N%: 3,54 ± 0,28; P%: 0,29 ± 0,05; K%:

1,19 ± 0,04). Điều này có thể giải thích là do tác giả trước đây khảo sát trên cao su đại

điền, có chất lượng vườn cây tốt hơn, điều kiện lập địa của các khu vực khảo sát trước

đây cũng có sự khác biệt so với Quảng Trị, ngoài ra việc sử dụng chất kích thích mủ

với cường độ cạo cao nhưng không được bổ sung phân bón đầy đủ, cân đối của người

dân Quảng Trị cũng đã làm cho hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cao su sút

giảm đáng kể. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn (δ) của các chỉ tiêu N, P, K đều cao hơn ở

nghiên cứu của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65], phản ánh sự kém đồng đều của vườn

cao su kinh doanh ở Quảng Trị.

3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, lá với năng

suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị

3.2.3.1. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với năng suất

cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Năng suất là biểu hiện bên ngoài, kết quả của quá trình sinh trưởng và phát triển

của cây trồng, phải có đất đai, lập địa tốt mới có cây trồng khỏe mạnh và cho năng suất

cao, tuy nhiên, không phải tất các các dưỡng chất trong đất càng nhiều thì năng suất

càng cao mà phải ở mức độ cân đối và hợp lý vì nếu hàm lượng dưỡng chất quá nhiều

trong đất thì còn có thể cản trở đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng và làm giảm

năng suất. Để đánh giá mối liên hệ giữa hàm lượng các dưỡng chất trong đất với năng

suất của cao su, chúng tôi xử lý thống kê các số liệu đã phân tích, kết quả như sau:

Hình 3.1. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong đất với năng suất cao su kinh doanh

ở Quảng Trị

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

75

Qua Biểu đồ 3.1. cho thấy mối tương quan thuận chặt chẽ giữa hàm lượng đạm

trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị. Hàm lượng đạm trong lá càng

cao thì năng suất cao su càng cao và ngược lại. Kết quả này biểu thị tình trạng chung

của các vườn cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị là đang thiếu hụt hàm lượng đạm

trong đất so với nhu cầu của cây cao su.

Hình 3.2. Tương quan giữa hàm lượng lân dễ tiêu trong đất với năng suất cao su kinh

doanh ở Quảng Trị

Ở chiều ngược lại, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất lại không có mối tương quan

với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị. Năng suất không tăng khi hàm lượng lân

trong đất cao. Điều này phản ánh tình trạng thừa lân trong đất ở các vườn trồng cao su

kinh doanh ở Quảng Trị hiện nay.

Hình 3.3. Tương quan giữa hàm lượng kali dễ tiêu trong đất với năng suất cao su kinh

doanh ở Quảng Trị

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

76

Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị có

sự tương quan thuận chặt chẽ. Biểu đồ 3.3. cho thấy sự tập trung của các dữ liệu theo

xu hướng hàm lượng kali trong đất càng cao thì năng suất cao su càng cao và ngược

lại. Có thể nói hàm lượng kali trong đất ở các vườn trồng cao su kinh doanh tại Quảng

Trị chưa đến điểm bão hòa, đang có thể điều khiển để bón phân cân đối và hợp lý.

Hình 3.4. Tương quan giữa hàm lượng các bon hữu cơ trong đất với năng suất cao su

kinh doanh ở Quảng Trị

Hàm lượng các bon hữu cơ có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng đạm trong đất,

hàm lượng các bon hữu cơ cao cũng sẽ giải phóng nhiều đạm trong đất hơn, do đó

quan hệ tương quan giữa hàm lượng các bon hữu cơ trong đất cũng sẽ tương quan

thuận chặt chẽ với năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị (biểu hiện qua hàm số y =

0,883x – 0,018) tương tự hàm lượng đạm trong đất.

Để đánh giá toàn diện mối quan hệ giữa các thành phần dinh dưỡng trong đất với

năng suất cao su, phải đặt trong mối quan hệ tương quan tổng thể giữa các dưỡng chất

với nhau và quan hệ giữa chúng với năng suất.

Từ các kết quả trên, chúng tôi lập bảng tổng hợp mối tương quan giữa hàm lượng

các chất dinh dưỡng trong đất với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở tỉnh Quảng

Trị ở Bảng 3.14.

Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đất với năng

suất cao su kinh doanh ở bảng 3.14 cho thấy: Chỉ có hàm lượng N tổng số và các bon

hữu cơ trong đất là có tương quan với năng suất cao su Quảng Trị ở mức chặt (r = 0,63

và 0,60), chỉ tiêu K2O dễ tiêu có tương quan nhưng ít chặt (r = 0,53), riêng chỉ tiêu

P2O5 dễ tiêu không thấy có tương quan với năng suất cao su (r = -0,11), biểu hiện trạng

thái thừa lân tại các vườn cao su.

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

77

Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất

cao su kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)

Chỉ tiêu N đất P2O5dt đất K2Odt đất C hữu cơ NS1*

N đất 1

P2O5dt đất -0,08 1

K2Odt đất 0,53 -0,11 1

C hữu cơ 0,59 0,01 0,54 1

NS1* 0,63 -0,11 0,53 0,60 1

NS1*: Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)

(Theo Lê Văn Khoa và cộng sự, 2000 [29], mức độ tương quan giữa 2 đại lượng

như sau: r < 0,3: tương quan yếu/không tương quan; 0,3 ≤ r ≤ 0,5: tương quan không

chặt; 0,5 < r ≤ 0,6: tương quan ít chặt/tương đối chặt; 0,6 < r ≤ 0,7: tương quan

chặt; 0,7 < r ≤ 0,9: tương quan rất chặt; 0,9 < r : tương quan hoàn toàn chặt chẽ. Cần

lưu ý đại lượng hệ số tương quan trong các phương trình tương quan trên r = √R2).

Kết quả này được giải thích do trong mối quan hệ giữa đất – cây trồng – năng

suất thì mối quan hệ giữa đất và năng suất là mối quan hệ bị chi phối bởi nhiều yếu tố

khác nên thể hiện không thực sự rõ rệt. Một dưỡng chất nào đó có thể tồn tại trong đất

với hàm lượng cao nhưng cây trồng gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thì cũng có thể

gây thiếu hụt so với nhu cầu của cây, ảnh hưởng đến năng suất.

3.2.3.2. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá với năng suất

cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Nhiều nghiên cứu của các tác giả như Vũ Hữu Yêm (2012) [72], Ngô Thị Hồng

Vân và cộng sự (2005) [65] cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu (N, P, K)

trong lá cao su có tương quan thuận, chặt chẽ với năng suất. Quan hệ giữa hàm lượng

các dưỡng chất trong lá với năng suất cao su là quan hệ nhân quả trực tiếp. Các dưỡng

chất được tích lũy trong lá phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cây, cây chỉ sinh trưởng

và phát triển khỏe mạnh khi hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu có trong cây đầy đủ

và cân đối.

Để đánh giá mối liên hệ giữa hàm lượng các dưỡng chất trong lá với năng suất

của cao su, chúng tôi xử lý thống kê các số liệu đã phân tích, kết quả như sau:

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

78

Hình 3.5. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong lá với năng suất cao su kinh doanh

ở Quảng Trị

Phương trình tương quan y = 1,008x – 1,929 cho thấy tương quan giữa hàm

lượng đạm trong lá với năng suất cao su kinh doanh là tương quan thuận và rất chặt.

Điều này cũng chứng tỏ hàm lượng đạm trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị đang

ở khoảng thiếu (khi được cung cấp thì năng suất sẽ tăng).

Hình 3.6. Tương quan giữa hàm lượng lân trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở

Quảng Trị

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

79

Hình 3.6 cho thấy quan hệ giữa hàm lượng lân trong lá với năng suất cao su kinh

danh ở Quảng Trị là ít chặt. Mặc dù năng suất cũng tăng khi hàm lượng lân trong lá

cao nhưng không rõ ràng và thiếu tập trung. Cũng như trong đất trồng cao su, các

vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị đang có xu hướng tích lũy thừa lân so

với nhu cầu của cây.

Hình 3.7. Tương quan giữa hàm lượng kali trong lá với năng suất cao su kinh doanh

ở Quảng Trị

Năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị tăng khi hàm lượng kali trong lá cao.

Nhiều nghiên cứu của các tác giả như Pushparajah E. và cộng sự (1983) [103], Tống

Viết Thịnh (2007) [44],.... đều cho thấy vai trò quan trọng của kali đối với năng suất

mủ cao su, lượng kali phải bón bổ sung cho cây cao su thời kỳ kinh doanh cao hơn

nhiều so với bổ sung đạm và lân và phân bón kali cho cao su nhiều hơn so với các cây

trồng khác. Thậm chí nếu chỉ bón bổ sung riêng kali cũng có thể duy trì được năng

suất vườn cây.

Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới - IFA (1992) [87], tổng số lượng kali cố định

trong chu kỳ 30 năm của cây cao su là 1.440 - 1.680 kg K2O/ha, tổng lượng kali quay

lại do lá rụng trong chu kỳ 30 năm là 426 kg K2O/ha, tổng lượng kali quay lại hàng

năm từ năm 5 - 30 là 10,2 - 21,6 kg K2O/ha, tổng lượng kali lấy đi từ mủ trong chu kỳ

30 năm là 418 kg K2O/ha và tổng lượng kali lấy đi từ mủ hàng năm từ năm 6 - 30 là

6,0 - 39,1 kg K2O/ha.

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

80

Để đánh giá một cách tổng thể mối tương quan giữa hàm lượng các chất dinh

dưỡng trong lá với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở tỉnh Quảng Trị, chúng tôi xử

lý thống kê và lập bảng tổng hợp hệ số tương quan (Bảng 3.15).

Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số chất dinh dưỡng trong lá với năng

suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị (n = 90, mỗi huyện 30 mẫu)

Chỉ tiêu N(%) P(%) K(%) NS1*

N(%) 1

P(%) 0,70 1

K(%) 0,93 0,65 1

NS1* 0,74 0,55 0,68 1

NS1*: Năng suất cao su Quảng Trị (tấn mủ khô/ha)

Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất

cao su kinh doanh ở Quảng Trị (Bảng 3.15) chi phối mạnh nhất là hàm lượng N trong

lá ở mức rất chặt (r = 0,74), hàm lượng K trong lá là yếu tố thứ hai góp phần chi phối

năng suất cao su ở mức chặt (r = 0,68), hàm lượng P trong lá một lần nữa cho thấy

quan hệ với năng suất cao su kinh doanh Quảng Trị ít chặt (r = 0,55).

So sánh giữa Bảng 3.14 và 3.15 cho thấy tương quan giữa hàm lượng các chất

dinh dưỡng thiết yếu trong lá với năng suất cao su chặt hơn hẳn tương quan giữa hàm

lượng dinh dưỡng trong đất với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh. Nguyễn Văn

Sanh (2009) [36] khi nghiên cứu trên cây cà phê hay Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự

(2005) [65] nghiên cứu trên cây cao su ở miền Đông Nam Bộ cũng đưa ra nhận xét

tương tự.

3.2.3.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất với hàm lượng

các chất dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Thông qua bộ rễ, cây trồng hút các chất dinh dưỡng từ đất để hình thành nên các

thành phần của cây, bảo đảm quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo ra năng suất. Hàm

lượng các dưỡng chất trong đất và trong lá có mối quan hệ với nhau. Về cơ bản, dưỡng

chất trong lá nếu không đến khoảng thừa và khoảng độc thì sẽ có tương quan thuận với

hàm lượng dưỡng chất tương ứng có trong đất. Tức là hàm lượng một dưỡng chất thiết

yếu nào đó (N + các bon hữu cơ, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu) có trong đất càng nhiều thì

hàm lượng dưỡng chất tương ứng (N, P, K) tích lũy trong lá càng cao.

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

81

Hình 3.8. Tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu trong lá với hàm

lượng các dưỡng chất thiết yếu trong đất trồng cao su ở Quảng Trị

Khi xét tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất chứa trong đất và lá cao su

thời kỳ kinh doanh thì tương quan giữa hàm lượng các bon hữu cơ trong đất (%) và

hàm lượng N (%) trong lá là chặt (r = 0,62). Hàm lượng P (%) trong lá được hấp thu

vào lá từ 0,06 đến 0,12% chất khô so với lượng P2O5 dễ tiêu trong đất, tuy nhiên mức

độ quan hệ giữa chúng là không có tương quan (r = -0,03). Hàm lượng K trong lá bị

chi phối mạnh bởi sự hiện diện của K2O dễ tiêu trong đất, mức độ quan hệ giữa chúng

là chặt (r = 0,62).

Như vậy thông qua phân tích các mối tương tác giữa đất, lá và năng suất cao su

cho thấy mối quan hệ dinh dưỡng từ đất lên cây và tạo ra năng suất, song không thể

phát hiện được quan hệ dinh dưỡng nếu chỉ dựa vào phân tích đất. Trong đó quan hệ

dinh dưỡng giữa lá với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh thể hiện rõ hơn so với giữa

đất với năng suất như sau:

Hệ số tương quan giữa hàm lượng N trong lá với năng suất cao su r = 0,74, hàm

lượng N trong đất với năng suất r = 0,63.

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

82

Hệ số tương quan giữa hàm lượng P trong lá với năng suất cao su r = 0,55, hàm

lượng P2O5 dễ tiêu trong đất với năng suất r = -0,11.

Hệ số tương quan giữa hàm lượng K trong lá với năng suất cao su r = 0,68, hàm

lượng K2O dễ tiêu trong đất với năng suất cao su r = 0,53.

Kết quả trên cho phép ta lựa chọn phương pháp bón phân thông qua phân tích lá, đánh

giá tình hình cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây cũng như việc bón phân cho cây

trên cả một vùng rộng lớn.

3.3. XÂY DỰNG THANG DINH DƯỠNG KHOÁNG QUA LÁ CAO SU KINH

DOANH Ở QUẢNG TRỊ

Xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá vừa là công cụ vừa là mục tiêu của

phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng. Thang dinh dưỡng khoáng đã

được xây dựng cho cây cam (Lê Đình Sơn, 1993 [38]), cây cà phê (Nguyễn Văn

Sanh, 2009 [36]) và nhiều loại cây trồng khác và đã được ứng dụng vào thực tiễn sản

xuất, đưa lại hiệu quả to lớn.

Đối với cây cao su, trên thế giới nhiều nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và áp

dụng thang dinh dưỡng khoáng trong bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng như

Beaufils E. R., Polinère J. P. (1972) [79], Pushparajah E. (1994) [104]; trong nước,

Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65] cũng đã đưa ra thang dinh dưỡng khoáng

qua lá cho cây cao su nhiều dòng vô tính cho cả thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ

kinh doanh.

Đặc điểm chung của các thang dinh dưỡng khoáng này là đều sử dụng 3 dưỡng

chất thiết yếu là hàm lượng N, P, K có trong lá cây và sử dụng công thức dựa trên giá

trị trung bình và độ lệch chuẩn để thiết lập thang dinh dưỡng khoáng.

Cơ sở khoa học để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá là thông qua việc

điều tra, kháo sát đánh giá tình trạng vườn cây và phân tích các mẫu đất, mẫu lá tương

ứng, sau khi có kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong lá của các loại hình

vườn cây, thang dinh dưỡng khoáng được xây dựng dựa trên các mức: Rất thiếu: <x -

2δ, thiếu:x - 2δ →x - δ, trung bình:x - δ →x + δ, tối ưu:x + δ →x + 2δ, thừa:

>x + 2δ. Trong đó:

x: Giá trị trung bình của hàm lượng dưỡng chất (N, P, K), tính bằng %

δ: Độ lệch chuẩn của mỗi đại lượng x

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

83

Từ số liệu ở Bảng 3.13 ta có các giá trị:xN = 3,19,xP = 0,25,xK = 1,00 và N =

0,36, P = 0,04, K = 0,23 để thiết lập thang dinh dưỡng khoáng trên lá cao su tiểu điền

thời kỳ kinh doanh (dòng vô tính RRIM600) ở Quảng Trị vào đầu mùa mưa hướng tới

dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2,0 tấn mủ khô/ha trong điều kiện có sử

dụng chất kích thích mủ được thể hiện tại Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Chất

dinh dưỡng

Mức độ chất dinh dưỡng trong lá cao su (% chất khô)

Rất thiếu Thiếu Trung bình Tối ưu Thừa

N < 2,47 2,47 - 2,83 2,84 - 3,55 3,56 - 3,91 > 3,91

P < 0,17 0,17 - 0,21 0,22 - 0,29 0,30 - 0,33 > 0,33

K < 0,54 0,54 - 0,77 0,78 - 1,23 1,24 - 1,46 > 1,46

Dùng mức thang dinh dưỡng này so với các mức dinh dưỡng trong lá mà các tác

giả đã công bố trước đây thì:

- Đầy đủ các mức theo hệ thống bậc thang từ rất thiếu đến thừa theo hàm phân bố

chuẩn cho các chỉ tiêu N, P, K nên khi phân tích lá của bất kỳ lô thửa nào ta cũng có thể

so với thang chuẩn và biết được dinh dưỡng của vườn cây mà điều khiển bón phân cho

hợp lý.

- Đưa ra mức tối ưu hợp lý hơn so với giá trị thích hợp mà các tác giả khác đã

đưa ra như Pushparajah E. (1972, 1994) [104] đưa ra 4 mức: Thấp, vừa, cao, rất cao

nhưng mức vừa lại quá hẹp (N = 3,3 – 3,7%, P = 0,20 – 0,25%, K = 1,35 – 1,65%),

Hua Yuagang (2012) [73] thì chỉ đưa ra 3 mức: Thiếu quá mức, bình thường, dồi dào,

trong đó mức bình thường cũng rất hẹp (N = 3,2 – 3,4%, P = 0,21 – 0,23%, K = 0,9 –

1,1%) nên rất khó điều khiển bón phân.

- Thang dinh dưỡng này so với thang dinh dưỡng của tác giả Ngô Thị Hồng Vân

và cộng sự (2005) [65] thì phù hợp, tuy nhiên thang dinh dưỡng theo nghiên cứu của

Ngô Thị Hồng Vân cũng không có mức tối ưu, bên cạnh đó do sự khác biệt về đất đai,

lập địa và chất lượng vườn cây giữa cao su đại điền với tiểu điền nên các giá trị N, P,

K của thang dinh dưỡng trong lá cao su Quảng Trị thấp hơn so với kết quả nghiên

cứu ở miền Đông Nam Bộ của tác giả Ngô Thị Hồng Vân.

- Trước đây các tác giả khác chưa tính đến điều kiện có sử dụng chất kích thích

mủ, đây là lần đầu nghiên cứu xác lập thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su

tiểu điền kinh doanh trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

84

3.4. THIẾT LẬP HỆ THỐNG TÍCH HỢP CHẨN ĐOÁN VÀ KHUYẾN CÁO

(DRIS) ĐỂ CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG CHO CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

Khi thang dinh dưỡng khoáng được xây dựng, nhìn vào đó ta có thể thấy được các

mức thiếu, thừa của từng dưỡng chất N, P, K, tuy nhiên đó chỉ mới là mức thiếu, thừa

tương đối của từng dưỡng chất riêng rẽ, bởi nó còn phụ thuộc vào hàm lượng của các

dưỡng chất khác. Trong điều kiện môi trường đồng nhất cây trồng hút các cation cũng

như anion trên cơ sở đương lượng và duy trì ở mức cân bằng. Do cân đối dinh dưỡng, khi

bón ít đạm thì cây cũng hút ít lân và kali đi. Song do cân đối ion lại có thể thấy nồng độ

K+ trong tế bào tăng thêm. Bón thêm đạm tỷ lệ K+ trong cây lại giảm đi có thể do đối

kháng giữa i on NH4+ với i on K+.

Nếu ta chỉ bón phân theo sự thiếu thừa trong thang dinh dưỡng khoáng thì mới chỉ là

một nửa của phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, bởi vì căn cứ vào luật tối

thiểu, năng suất cây trồng phụ thuộc vào yếu tố có ít nhất so với nhu cầu của cây (yếu tố

hạn chế), nếu ta chỉ xét riêng rẽ từng dưỡng chất sẽ xuất hiện tình trạng yếu tố hạn chế

xuất hiện luân phiên. Do đó phải xây dựng và áp dụng hệ thống DRIS có tính đến mối cân

đối dinh dưỡng, đặc biệt có giá trị đối với mức năng suất cao, điểm mà ở đó cân bằng dinh

dưỡng quyết định năng suất. DRIS cũng có thể chẩn đoán trong nhiều giai đoạn sinh

trưởng phát triển của cây, mức chất dinh dưỡng trong lá có thể được vận dụng cho từng

cây bất chấp cây được trồng ở đâu và các chất dinh dưỡng giới hạn năng suất, dù thiếu

hay thừa đều được xem xét như nhau và được sắp xếp theo thứ tự vai trò giới hạn năng

suất của chính yếu tố ấy.

Trong quá trình vận dụng DRIS vào hầu hết các loại cây trồng từ cây cao su của

Beaufils E. R. (1954 – 1973), cây cà phê của Jones C. A. (1981), Bataglia O. C., Santos

W. R., Quaggio J. A. (2001 – 2004), cây mía của Sumner M. E. (1975) các nhà nghiên

cứu không đánh giá việc thừa, thiếu dinh dưỡng dựa trên 1 nguyên tố mà dựa trên sự cân

bằng của nhiều nguyên tố, để thấy rõ mỗi mức của nguyên tố này lại có mức cân đối của

các nguyên tố khác (theo Vũ Hữu Yêm, 2012 [72]).

Mỗi mức N đòi hỏi một mức P và K cân đối tương ứng, sự cân đối ấy được thể hiện

qua tỷ lệ giữa hàm lượng của chúng trong mô cây mà tỷ lệ cân đối thể hiện ra bên ngoài là

năng suất vượt trội (tập hợp phụ có năng suất cao nhất).

Việc thiết lập sơ đồ DRIS trên cơ sở các tỷ lệ tối thích N/P, N/K, K/P theo năng suất

để chẩn đoán dinh dưỡng và bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su. Tại Quảng

Trị, chúng tôi đã lọc trong kết quả điều tra, phân tích tương quan giữa các dưỡng chất

trong lá N, P, K với năng suất để chọn ra các hộ có năng suất vượt trội so với mức

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

85

trung bình của tỉnh, từ 2,0 tấn mủ khô/ha trở lên (là tập hợp phụ có năng suất cao nhất)

trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ để lấy giá trị bình quân của N/P, N/K,

K/P là giao điểm của 3 trục thiết lập nên sơ đồ DRIS, kết quả thể hiện ở Bảng 3.17.

Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố đa lượng chính trong lá của tập hợp phụ có năng suất từ

2,0 tấn mủ khô/ha và năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị

Địa điểm lấy mẫu N/P N/K K/P Năng suất (tấn/ha)

Xã Vĩnh Tân, Vĩnh Linh 13,75 2,85 4,82 2,5

Xã Gio An Gio Linh 13,26 3,02 4,39 2,0

Xã Gio An, Gio Linh 10,86 2,77 3,91 2,5

Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,81 2,77 4,26 2,0

Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,12 2,82 3,94 2,1

Xã Cam Chính, Cam Lộ 11,14 2,88 3,86 2,2

Bình quân 11,99 2,85 4,20 2,2

Xét trong điều kiện cao su tiểu điền ở Quảng Trị có chất lượng vườn cây thấp thì

2,0 tấn mủ khô/ha/năm là mức năng suất có thể nói là vượt trội mà các nhà vườn canh

tác cao su tiểu điền quy mô nhỏ ở Quảng Trị đang hướng tới. Để đạt được mức năng

suất này, ngoài các yếu tố bảo đảm như lập địa tốt, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật,

chất lượng vườn cây đồng đều, như đã phân tích ở phần trên, đây chính là các hộ dân

sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, kết hợp được phân khoáng tự trộn với phân

chuồng hữu cơ trong quá trình canh tác.

DRIS được đánh giá là phương pháp tốt nhất cho phát hiện sự thừa hoặc thiếu

dưỡng chất trong cây trồng, cho đến nay, hệ thống này đã được ứng dụng nhiều nơi

trên thế giới trong nghiên cứu nhiều loại cây trồng: Mía, ngô, khoai tây, lạc, đậu nành,

cam quýt, cà chua, cà phê,… Hiệu suất DRIS có thể được đánh giá qua khảo sát tương

quan giữa chỉ số DRIS và nồng độ chất dinh dưỡng trong lá cũng như mối tương quan

giữa năng suất và chỉ số cân bằng dinh dưỡng. Hệ thống DRIS tạo nhiều so sánh đa

mức độ các chất dinh dưỡng cây trồng khác nhau và tổng hợp các so sánh này vào một

loạt các chỉ số dinh dưỡng. Thang chỉ số DRIS có thể xác định nồng độ dinh dưỡng

của cây trồng là dư thừa, đầy đủ hoặc thiếu hụt [79].

Sơ đồ DRIS được thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P mà điểm giao nhau

trên từng trục tương ứng là 11,99 (N/P), 2,85 (N/K), 4,20 (K/P); ứng với giá trị trung

bình của tập hợp phụ có năng suất cao nhất (từ Bảng 3.17).

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

86

P N/P N

K/P 15,59

N/K

5,46

13,79 3,71

4,83

3,28

11,99 K

K 4,20

2,85

3,57

2,42

10,19

2,00 2,94

K/P

N/K 8,39

N P

N/P

Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su

kinh doanh ở Quảng Trị qua phân tích lá

Đối với N/P là từ 10,19 - 13,79 cân đối N và P , từ 13,79 - 15,59 thì

hơi thừa N và hơi thiếu P , > 15,59 thì thừa N , thiếu P , từ 8,39 - 10,19 thì

hơi thiếu N và hơi thừa P , < 8,39 thì thiếu N , thừa P

Đối với N/K là từ 2,42 - 3,28 cân đối N và K , từ 3,28 - 3,71 thì

hơi thừa N và hơi thiếu K , > 3,71 thì thừa N , thiếu K , từ 2,00 - 2,42 thì

hơi thiếu N và hơi thừa K , < 2,00 thì thiếu N , thừa K

Đối với K/P là từ 3,57 - 4,83 cân đối K và P , từ 4,83 - 5,46 thì

hơi thừa K và hơi thiếu P , > 5,46 thì thừa K , thiếu P , từ 2,94 - 3,57 thì

hơi thiếu K và hơi thừa P , < 2,94 thì thiếu K , thừa P

(Mũi tên cân bằng; mũi tên khuynh hướng thiếu, thừa; mũi tên thừa, thiếu)

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

87

Các giá trị trung tâm của sơ đồ này so với các tác giả trước đây như Hua

Yuagang, 2012 [73] thì thấp hơn (theo Hua Yuagang, ngưỡng bình thường đối với lá

cao su của tỷ lệ N/P là 14,8 – 15,1, của N/K là 3,1 – 3,6, K/P là 4,3 – 4,7), điều này

được giải thích do cao su tiểu điền Quảng Trị có các giá trị hàm lượng dinh dưỡng N,

P, K trong lá thấp hơn cao su đại điền các nơi khác.

Theo Vũ Hữu Yêm (2012) [72], tương tác giữa N và P xảy ra thông thường và

ảnh hưởng đến năng suất cây trồng chủ yếu là do hiệu ứng N làm tăng sự hút thu P bởi

cây trồng. Cơ chế hiệu ứng N bao gồm: Tăng sự phát triển rễ; tăng cường khả năng hút

thu và hoán vị P; tăng P hòa tan là kết quả của giảm pH đất đi kèm với khả năng hấp

phụ NH4+. Với hầu hết cây trồng, N và K là những chất dinh dưỡng đa lượng đòi hỏi

số lượng lớn nhất. Năng suất cây trồng cao đòi hỏi lượng lớn 2 chất dinh dưỡng này,

tương tác có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với cây cao su trong nâng cao sản lượng mủ

thường đi kèm với sự điều chỉnh sự mất cân bằng của N và K. Ảnh hưởng của việc gia

tăng bón N lên nồng độ K trong cây có liên quan đến khả năng sinh học vùng rễ.

Trường hợp hàm lượng kali trong đất cận biên hoặc giới hạn, sự gia tăng cung cấp N

thường dẫn đến giảm nồng độ K trong cây do quan hệ đối kháng i on. Tuy nhiên, dưới

điều kiện cung cấp K đầy đủ, bón N làm tăng thu hút K. Khi N thiếu hụt nghiêm trọng,

thường là hút thu K kém đi mặc dù khả năng sinh học của K không giới hạn.

Đây cũng là công trình đầu tiên xây dựng sơ đồ chỉ số DRIS cho cây cao su tiểu

điền kinh doanh trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ trong quá trình khai

thác, do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, thực hiện những thí nghiệm,

thử nghiệm cụ thể nhằm thiết lập sơ đồ DRIS trên cây cao su cho khu vực Bắc Trung

Bộ ngày càng hoàn thiện hơn, áp dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất.

Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng dựa trên thang dinh dưỡng khoáng kết hợp

với DRIS có 2 ưu điểm nổi bật mà các phương pháp khác không có được: Xác định

được mức độ thiếu, thừa các dưỡng chất để bón phân hợp lý trong giai đoạn cây đang

ở khoảng đói tiềm ẩn (hidden hunger), chưa biểu hiện triệu chứng thiếu ra ngoài hình

thái và đánh giá việc thừa, thiếu dinh dưỡng dựa trên sự cân bằng của nhiều nguyên tố,

cho thấy rõ mỗi mức của nguyên tố này lại có mức cân đối của các nguyên tố khác để

điều khiển bón phân cân đối, hợp lý và hiệu quả.

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

88

3.5. THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO

CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ

3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá kết hợp với DRIS

để điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh ở huyện Gio Linh

3.5.1.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Võ Đăng Lập, thôn An

Nha, xã Gio An. Vườn có diện tích 7 ha được trồng cao su dòng RRIM 600 năm 2002

với mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây cách cây 3 m). Vườn

cây hiện còn mật độ 495 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450 cây/ha, cây phát triển khỏe

mạnh, không sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm 2012 (năm trước thí nghiệm) là 1,5

tấn mủ khô/ha. Năm 2012 vườn cây được bón phân phức hợp trộn sẵn nhãn hiệu Đầu

Trâu, có tỷ lệ N:P:K là 20:10:15 (1:0,5:0,75) với lượng bón 400 kg/ha (tương đương

80 kg N, 40 kg P2O5 và 60 kg K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn phân chuồng. Đây là

lượng phân bón gần với lượng phân bón theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao

su Việt Nam năm 2012 [39].

Các ô thí nghiệm được bố trí tại khu vực có tọa độ trung tâm VN2000: X:

1873762, Y: 579616. Cây trong các ô thí nghiệm có chu vi thân bình quân tại vị trí 1

m (D100) là: Công thức I: 52,3 cm, công thức II: 52,6 cm, công thức III: 51,5 cm, công

thức IV: 52,5 cm, bình quân chung toàn thí nghiệm là 52,2 cm. Đây là chu vi khá nhỏ

so với tuổi cây (12 tuổi) theo quy trình, tuy nhiên là thực trạng chung, đại diện cho cao

su tiểu điền ở Quảng Trị.

3.5.1.2. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Thành phần và hàm lượng các chất hóa học chứa trong đất có ảnh hưởng rất lớn

đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cao su. Mặc dù các thí nghiệm đều được bố trí

trên cùng một loại đất là đất nâu đỏ bazan và trên các vườn cây đã được lấy mẫu phân

tích trong quá trình xây dựng thang dinh dưỡng khoáng. Tuy nhiên, do điều kiện canh

tác, bón phân khác nhau của các chủ vườn, hàm lượng các dưỡng chất có trong đất

cũng sẽ biến đổi theo thời gian và địa điểm lấy mẫu. Việc xác định chính xác hàm

lượng các dưỡng chất chủ yếu trong khu vực thí nghiệm tại thời điểm bón phân thí

nghiệm là công đoạn bắt buộc.

Mẫu được lấy trực tiếp trong khu vực thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu làm cơ sở

cho việc điều khiển bón phân thí nghiệm. Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 3.18.

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

89

Bảng 3.18. Tính chất hoá học đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

Hàm lượng 0,06 0,22 0,05 11,19 10,20 1,58 3,85

Khi so sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của

Võ Văn An và cộng sự (1990) [1] cho thấy đất trồng cao su của huyện Gio Linh đều

không nằm ngoài quy luật chung của đất nâu đỏ bazan là luôn có phản ứng chua

(pHKCl = 3,85). Hàm lượng P2O5 tổng số = 0,22% là ở mức thấp, nhưng P2O5 dễ tiêu

biến động từ 9,42 đến 12,57 mg/100g đất, trung bình 11,93mg/100g đất là ở mức trung

bình. Hàm lượng các bon hữu cơ = 1,58% ở mức trung bình nhưng hàm lượng N tổng

số = 0,06% là ở mức thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su. Với mức hàm lượng các

bon hữu cơ trong đất bình quân là 1,58%, đối chiếu với Quy trình của Tập đoàn Công

nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo chỉ bón bổ sung phân hữu cơ trong

trường hợp hàm lượng các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45% nên chúng tôi đã không bố

trí bón phân hữu cơ bổ sung trong thí nghiệm này. Hàm lượng K2O tổng số = 0,05%,

K2O dễ tiêu = 10,20 mg/100g đất tích luỹ nhiều hơn so với bản chất của đất nâu đỏ trung

bình nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu của đất trồng cao su.

Do các năm trước đây bón phân không theo quy trình nên hàm lượng các dưỡng

chất tại vườn cao su bố trí thí nghiệm không cân bằng và dồi dào. Điều đó thể hiện qua

việc mặc dù là khu đất bằng phẳng (độ dốc dưới 100), nằm gần nguồn nước nhưng

thực tế năng suất của cao su thu được các năm trước đây cũng không cao, chỉ ở mức

1,3 – 1,5 tấn mủ khô/ha, đây là dạng đất vườn đặc trưng cho vùng trồng cao su ở

huyện Gio Linh và các huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị.

3.5.1.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm

Muốn điều khiển được lượng phân bón hợp lý theo phương pháp chẩn đoán dinh

dưỡng thì điều trước tiên phải xác định được hiện trạng dinh dưỡng vườn cây để gia

giảm lượng phân bón theo từng chủng loại cho phù hợp. Hàm lượng dinh dưỡng có

trong lá sẽ phản ánh sự cân bằng, thiếu hụt hay dư thừa dưỡng chất trong cây trồng.

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá cũng sẽ phản ánh thực trạng dưỡng chất có trong đất

thông qua mối tương quan đất – phân bón – cây trồng.

Mẫu lá cây cao su được lấy trong khu thí nghiệm kèm với mẫu đất, tiến hành

phân tích, đánh giá, kết quả thể hiện ở Bảng 3.19.

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

90

Bảng 3.19. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở

huyện Gio Linh

Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)

Hàm lượng 2,98 0,35 1,25

Bảng 3.19 cho thấy mặc dù dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình nhưng khả

năng hút lên lá cũng thay đổi, hầu hết các chỉ tiêu đều không đạt ngưỡng tối ưu để cây

cao su cho năng suất cao. Khi so sánh với các ngưỡng hàm lượng dinh dưỡng trong lá

của Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65], Hua Yuagang (2012) [73] và thang

dinh dưỡng khoáng qua lá đề tài xây dựng ở trên (Bảng 3.16), hàm lượng N trong lá =

2,98% ở mức thấp. Hàm lượng P được hấp thu vào lá ở mức cao (P trong lá = 0,35%),

nhiều nghiên cứu tổ hợp phân bón N, P, K cho thấy mức lân cao không làm tăng năng

suất. Kali trong lá trước thử nghiệm đang đạt mức tối ưu K = 1,25%, mức tồn tại trong

đất thấp (K2Odt = 10,20 mg/100g đất).

Khi so sánh tương quan hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu bằng các công cụ

thống kê, hàm lượng các bon hữu cơ (%) trong đất quan hệ với N trong lá có mối

tương quan khá chặt (r = 0,62). Trong khi đó hàm lượng P được hấp thu vào lá lại

không có tương quan (r = -0,03). Quan hệ chặt giữa K2O dễ tiêu (r = 0,62) trong đất

có ảnh hưởng đến sự tích lũy K lá.

Tiến hành xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su

trước thí nghiệm tại huyện Gio Linh theo DRIS cho thấy N/P = 8,51 nghĩa là nguyên

tố N đang có khuynh hướng hơi thiếu, nguyên tố P đang có khuynh hướng hơi thừa,

N/K = 2,38 nghĩa là nguyên tố N đang ở mức hơi thiếu, nguyên tố K đang ở mức cân

bằng, P/K = 3,57 nghĩa là nguyên tố P đang ở mức hơi thừa, nguyên tố K đang ở mức

cân bằng. Như vậy biểu thức đọc được N P K . Đây là cơ sở cho việc thử

nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng có vận dụng DRIS cho cao su ở huyện

Gio Linh.

3.5.1.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm

- Nguyên tắc xây dựng công thức thí nghiệm bón phân khoáng theo chẩn đoán

dinh dưỡng không kết hợp phân chuồng (Công thức IV):

Hàm lượng dinh dưỡng các chất khoáng chính trong lá trong lấy từ thí nghiệm

sau khi phân tích kết quả được so sánh với thang dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16) và

sơ đồ DRIS (Hình 3.9) để xác định mức độ thiếu, thừa và cân bằng của các dưỡng

chất, làm cơ sở cho việc xây dựng công thức thí nghiệm.

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

91

Theo Nguyễn Như Hà (2013) [19], lượng phân bón để đạt được năng suất kế

hoạch (ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá

tính theo công thức: D = H x C1/C2, trong đó:

D: Lượng phân cần bón (kg chất dinh dưỡng/ha)

H: Lượng phân bón theo quy trình (kg chất dinh dưỡng/ha) – Bảng 1.5

C1: Hàm lượng tối thích của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (% chất khô) –

Bảng 3.16

C2: Hàm lượng thực tế của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (%) – Bảng 3.19

Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong cây, điều chỉnh

lượng phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác theo hàm

lượng nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác phải

tính là DN = N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là

lượng N thực tế, P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính

chính xác là DP = P1 x K2/P2 x K1 (trong đó P1 là lượng P tối ưu, K2 là lượng K thực tế,

P2 là lượng P thực tế, K1 là lượng K tối ưu).

Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các

mức bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P: Thiếu:

Bón ở mức tối đa (cận trên); Hơi thiếu, cân bằng, hơi thừa: Bón ở mức độ trung bình

(giữa); Thừa: Bón ở mức tối thiểu (cận dưới).

+ Rất thiếu: Bón 150 % – 175 % – 200 % lượng phân so với quy trình

+ Thiếu: Bón 125 % – 150 % – 175 % lượng phân so với quy trình

+ Trung bình (Hơi thiếu): Bón 100% – 125% – 150% so với quy trình

+ Tối ưu: Bón 75 % – 100 % – 125 % lượng phân so với quy trình

+ Thừa: Bón 50 % – 75 % – 100 % lượng phân so với quy trình

Trường hợp tại khu thí nghiệm ở huyện Gio Linh, qua kết quả phân tích trên cho

thấy: So sánh với thanh dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16): Hàm lượng N trong lá ở mức

trung bình, Hàm lượng P trong lá ở mức thừa, Hàm lượng K trong lá ở mức tối ưu;

Đọc các tỷ lệ theo sơ đồ DRIS: N hơi thiếu , P hơi thừa và K cân bằng .

- Các công thức thí nghiệm gồm:

+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174

kg Urê + 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua) / ha

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

92

+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê +

113 kg Super Lân + 67 kg Kaliclorua) / ha

+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg

Urê + 331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua) / ha

+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (217 kg Urê (125% QT) + :

156 kg Super Lân (75% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT))/ha

Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5%

với công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.

3.5.1.5. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Số liệu của Bảng 3.20 cho thấy sự phân hóa của các yếu tố dinh dưỡng trong đất

theo từng công thức thí nghiệm. Phân bón được đưa trực tiếp vào đất với các tỷ lệ, liều

lượng dưỡng chất N, P, K khác nhau nên chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến tính chất

hóa học của đất trong từng công thức thí nghiệm.

Bảng 3.20. Tính chất hoá học đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Công thức

Hàm lượng chất dinh dưỡng

N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

I 0,07 0,26a 0,05 11,27a 10,50a 1,16a 4,00a

II 0,06 0,20b 0,06 9,97ab 8,89ab 1,38bd 3,75ab

III 0,09 0,28 a 0,07 12,79ac 11,89ac 1,65cd 4,21a

IV 0,08 0,26 a 0,06 11,50a 10,45a 1,49d 4,55ab

CV (%) 19,32 6,72 24,41 10,03 9,95 7,69 6,98

LSD0,05 ns 0,03 ns 2,28 2,08 0,22 0,58

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê; ns: Sai khác của chỉ tiêu giữa tất cả các công

thức thí nghiệm không có ý nghĩa (ở mức xác suất P < 0,05).

Khi so sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của

Võ Văn An và cộng sự (1990) [1]:

Ở công thức I hàm lượng đạm, kali, các bon hữu cơ và độ pH đều thấp, chỉ có lân

là ở mức độ trung bình, nguyên nhân là do hàm lượng trong đất của các dưỡng chất

này tại khu thí nghiệm trước khi bón phân đều ở mức rất thấp, tuy nhiên công thức

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

93

phân bón được định sẵn theo quy trình nên lượng phân bón bổ sung không đủ để tạo

sự cân bằng dinh dưỡng đáp ứng yêu cầu của cây trồng.

Ở công thức II hàm lượng đạm và độ pH rất thấp, hàm lượng lân, kali, các bon

hữu cơ đều ở mức độ thấp, điều đó phản ánh sự thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất

khi chỉ bón bằng ½ lượng phân bón theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su

Việt Nam năm 2012 [39].

Ở công thức III hàm lượng đạm và lân cao, hàm lượng các bon hữu cơ trung

bình, tuy nhiên hàm lượng kali và độ pH lại thấp, như vậy có thể thấy, bón lượng N, P,

K cao (gấp đôi Quy trình) nhưng không cân đối thì cũng không thể tạo sự cân bằng

dinh dưỡng đáp ứng yêu cầu của cây trồng. Đạm và lân cao tạo ra sự dư thừa, gây lãng

phí, có thể gây ngộ độc cho cây, trong khi đó do thiếu cân đối nên vẫn không cải tạo

được tình trạng thiếu kali và độ pH thấp của đất.

Ở công thức IV hàm lượng đạm, lân, các bon hữu cơ đều đạt mức trung bình khá,

chỉ có hàm lượng kali và độ pH vẫn đang ở mức độ hơi thấp, điều đó nói lên sự ưu

việt của phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng

cân đối phù hợp cũng đã làm giàu đất đáng kể. Tuy nhiên, để đạt được mức cân bằng

giàu dinh dưỡng, tạo môi trường cho cây phát triển bền vững thì phải hướng đến việc

bổ sung phân hữu cơ với liều lượng thích hợp.

3.5.1.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân

Là công cụ chỉ thị cho hàm lượng của của các dưỡng chất trong cây, với các mức

bón khác nhau, hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá tại các công thức thí nghiệm sẽ

biến đổi theo các hướng tăng giảm, khác nhau (Bảng 3.21). Vấn đề là tạo ra được một

tổ hợp hàm lượng các dưỡng chất N, P, K có trong lá cân đối, phù hợp với ngưỡng tối

thích của từng nguyên tố theo thang dinh dưỡng khoáng qua lá đã được xây dựng

(Bảng 3.16) và có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

94

Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh

Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng

N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)

I 3,02 a 0,36 ab 1,27 a

II 2,67 b 0,32 ac 0,93 b

III 3,81 c 0,39 b 1,59 c

IV 3,70 c 0,31 c 1,36 d

CV (%) 4,61 5,22 3,53

LSD0,05 0,31 0,04 0,09

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

Kết quả động thái dinh dưỡng khoáng trên lá sau bón phân so sánh với thang dinh

dưỡng khoáng được chúng tôi xây dựng (Bảng 3.16) cho thấy nếu bón phân cân đối với

tỷ lệ hợp lý thì dinh dưỡng khoáng trong lá tiến tới mức tối ưu để tạo năng suất cao như:

Ở công thức IV, mức độ cân đối dinh dưỡng được thể hiện khá rõ: N = 3,70%, P =

0,31%, K = 1,36%. Ở công thức I đối chứng, do bón phân theo quy trình chung nên

cân đối dinh dưỡng không được thiết lập, gây cản trở trong việc hút dinh dưỡng của

cây, nên sau bón phân lượng đạm trong lá N = 3,02% vẫn ở mức thiếu hụt, nhưng lân

P = 0,36% lại thừa. Tuy nhiên, do năng suất các năm trước không quá 1,5 tấn mủ/ha

nên ở công thức III tăng lượng phân bón gấp 2 lần so với quy trình cũng không nâng

cao hiệu quả kinh tế bởi năng suất không cao hơn công thức IV có lượng phân thấp

hơn. Ở công thức II lượng phân bón quá ít nên trừ lân, các chất dinh dưỡng N =

2,67%, K = 0,93% đều ở mức thiếu hụt.

Sau bón phân đã tiến hành đánh giá các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá

theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau:

CT I: N P K

CT II: N P K

CT III: N P K

CT IV: N P K

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

95

Ở công thức đối chứng (không có sự điều chỉnh và vẫn bón theo quy trình) dinh

dưỡng trong lá sau khi bón phân vẫn ở trạng thái mất cân bằng; ở công thức II và III tuy

có điều chỉnh nhưng ở mức quá thấp và quá cao kết quả cho thấy sau bón phân dinh

dưỡng trong lá có khuynh hướng mất cân bằng; ở công thức IV được điều chỉnh theo

DRIS nên sau bón phân dinh dưỡng trong lá rất cân bằng. Như vậy sau khi điều chỉnh

lượng phân cho cân đối theo chỉ số DRIS thì dinh dưỡng tích lũy trong lá được cân đối,

đó là cơ sở của việc tạo ra năng suất khác biệt so với công thức đối chứng.

3.5.1.7. Năng suất cao su của thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Năng suất là mục tiêu cao nhất mà các nhà vườn trồng cao su đều muốn đầu tư

cải thiện. Cây cao su được trồng với mục đích là lấy mủ nên năng suất mủ phải là chỉ

tiêu được xem xét đầu tiên khi đánh giá hiệu quả của biện pháp canh tác (bón phân).

Các thí nghiệm được bố trí từ 15/9, tiến hành cạo mủ từ 1/10 năm trước đến 30/9 năm

sau (tròn 1 năm), số ngày cạo (lát cạo) thực tế là 95 lát cạo. Tháng 1 cạo 8 lát cạo,

tháng 2 cạo 7 lát cạo, tháng 3, 4 do đặc điểm sinh thái rụng lá của cây cao su nên nghỉ

cạo, tiếp tục cạo từ tháng 5 đến tháng 12, mỗi tháng cạo bình quân 10 lát cạo. Cạo theo

chế độ d3 (1 ngày cạo/2 ngày nghỉ) theo đúng quy trình. Năng suất mủ khô cao su thu

được từ các ô thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.22.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí

nghiệm ở huyện Gio Linh

Công

thức

Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất

(kg/ha/năm)

% so với

đối chứng Mủ tươi Mủ khô

I 110,70a 33,75a 1.443a 100,00

II 96,20b 29,31b 1.253b 86,83

III 122,13c 37,27c 1.593c 110,40

IV 133,72d 40,82d 1.745d 120,93

CV(%) 4,78 4,77 4,77

LSD0,05 11,05 3,37 143,95

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

Số liệu của Bảng 3.22 cho thấy ở công thức I bón lượng phân lân cao (80 kg N +

35 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha) nhưng không cân đối gây cản trở việc hút dinh dưỡng lên

lá nên năng suất cá thể chỉ đạt 33,75 g/c/c. Trong khi công thức IV được xây dựng

theo chỉ số DRIS chẩn đoán hàm lượng dinh dưỡng đạm và kali trong đất và lá đang ở

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

96

mức thiếu cần bổ sung và giảm lượng phân lân (100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg

K2O/ha) cho cân đối với tỷ lệ mà các nhà khoa học khác đã khuyến cáo thì tính cân đối

đã phát huy tốt, từ đó dinh dưỡng tích luỹ trên lá tối ưu tạo năng suất suất cá thể đạt

cao 40,82 g/c/c (tăng 20,93%), sự tăng lên này hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê

với mức xác suất P < 0,05.

Ở công thức II giảm lượng phân bón chỉ còn bằng ½ so với đối chứng nên

lượng phân bón bị thiếu hụt, đặc biệt là với đạm, dẫn đến năng suất thấp hơn so

với đối chứng. Ở công thức III năng suất đạt khá cao 37,27 g/c/c, nhưng do lượng

phân bón quá cao, tăng gấp 1,5 lần so với đối chứng, nên hiệu quả đầu tư phân bón

thấp hơn so với công thức IV. Như vậy, qua kết quả này có thể thấy tính cân đối dinh

dưỡng là yếu tố quyết định năng suất, đặc biệt là hiệu quả kinh tế.

Khi so sánh kết quả thí nghiệm này với thí nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh

dưỡng của Ngô Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65], năng suất của các công thức thí

nghiệm tương ứng của thí nghiệm này cao hơn. Trong khi đó thí nghiệm của Ngô Thị

Hồng Vân và cộng sự thực hiện áp dụng theo Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng

Công ty Cao su Việt Nam ban hành năm 1997 với lượng bón phân khoáng rất cao: 150

kg N/ha + 120 kg P2O5/ha + 150 kg K2O/ha, tức là gần gấp đôi về lượng đạm và kali

và gấp 3,5 lần về lượng lân so với lượng bón của thí nghiệm của chúng tôi tại huyện

Gio Linh (bón trên cơ sở Quy trình năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt

Nam). Điều đó chứng tỏ Quy trình năm 2012 đã có sự điều chỉnh chính xác và hiệu

quả của lượng phân bón phù hợp với thực tiễn sản xuất cây cao su kinh doanh ở nước

ta, đồng thời cho thấy tính ưu việt và hiệu quả của việc kết hợp thang dinh dưỡng

khoáng với chỉ số DRIS để điều khiển bón phân trong bón phân theo chẩn đoán dinh

dưỡng cho cây cao su kinh doanh.

Do có sử dụng chất kích thích mủ nên số lát cạo trong từng tháng ít hơn so với số

lát cạo mà nông dân Quảng Trị hiện đang thực hiện, đối với thí nghiệm chúng tôi thực

hiện theo công thức d3 (1 ngày cạo, 2 ngày nghỉ), mỗi năm cạo khoảng 95 lát cạo,

trong khi đó, qua kết quả điều tra, cao su tiểu điền Quảng Trị tuyệt đại đa số cạo d2 (1

ngày cạo, 1 ngày nghỉ), thậm chí 2 ngày cạo, 1 ngày nghỉ, tức là mỗi năm cạo đến 140

– 160 lát. Do số lát cạo ít hơn nên cây được nghỉ ngơi nhiều hơn, tiết kiệm được vỏ

cạo cho cây, công lao động cũng ít hơn nhưng năng suất không thua kém so với công

thức cạo mà người dân đang thực hiện.

Năng suất cao su chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết và đặc điểm sinh

học của cây (rụng lá vào mùa đông), tại Quảng Trị cây cao su thường rụng lá vào cuối

mùa đông, đầu mùa xuân (tháng 2) và ra lá lại hoàn chỉnh, ổn định tầng lá vào cuối

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

97

mùa xuân, đầu mùa hè (cuối tháng 4). Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm qua các

tháng trong năm được trình bày ở Hình 3.10.

Hình 3.10. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh

các tháng trong năm

Qua Hình 3.10 trên cho thấy lượng mủ biến thiên trong năm khá lớn. Quảng Trị

là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8) nắng

nóng, gió phơn Tây nam thổi mạnh nhưng đến mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 1 năm

sau) thì lại rất lạnh kèm theo mưa ẩm kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mủ

của cây cao su.

Cây cao su ở Quảng Trị được khai thác cạo mủ 10 tháng, bắt đầu cạo từ tháng 5

đến hết tháng 2 năm sau, tháng 3, 4 là thời gian cây cao sụ rụng và thay lá nên phải

nghỉ cạo. Lượng mủ thu được tăng dần từ tháng năm cho đến tháng 10 đạt đỉnh cao

nhất, sau đó giảm cho đến thấp nhất vào tháng 2. Tuy nhiên, hàm lượng mủ khô

(DRC) lại cao nhất vào tháng 8,9, sau đó giảm dần vì vào mùa mưa lạnh kéo dài, độ

ẩm, lượng nước trong đất, trong không khí cao nên mủ bị loãng, dẫn đến DRC thấp.

3.5.1.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Gio Linh

Có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng cao su, một

trong những biện pháp quan trọng nhất hiện nay được nhiều nhà nghiên cứu công nhận

là sử dụng phân bón hợp lý, cân đối và hiệu quả. Các công thức bón phân dù có năng

suất cao đến đâu cũng không thể không xét đến hiệu quả kinh tế, trong đó 2 chỉ tiêu

quan trọng nhất là lợi nhuận và tỷ lệ giá trị/chi phí (VCR). Giá trị tuyệt đối của doanh

thu có thể rất cao nhưng lợi nhuận âm và tỷ lệ giá trị/chi phí không đáng kể thì việc

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

98

đầu tư đó cũng không có ý nghĩa. Khi chỉ số giá trị lợi nhuận và VCR phân bón cao

thể hiện công thức phân bón đầu tư cho sản xuất cao su đạt hiệu quả tốt. Kết quả phân

tích hiệu quả kinh tế cụ thể của từng công thức thí nghiệm bón phân được thể hiện qua

Bảng 3.23.

Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Gio Linh

Hạng mục CT I CT II CT III CT IV

Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.443 1.253 1.593 1.745

Tổng thu (1000 đ) 57.720 50.120 63.720 69.800

Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 17.720 10.120 23.720 29.800

Tổng chi (1000 đ) 42.935 41.178 44.713 43.545

Tiền chi thêm cho mua , bón phân (1000đ) 4.935 3.178 6.713 5.125

Lợi nhuận (1000 đ) 14.785 8.942 19.007 26.255

VCR phân bón 3,59 3,18 3,53 5,81

Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân

tích lá, đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x

70.000 đ chỉ tiêu = 420.000 đ/ha/hộ)

Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao

su Việt Nam thì tổng giá trị là 57.720.000 đ/ha, chi phí bón phân là 4.935.000 đ/ha, lợi

nhuận thu về 14.785.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,59 lần.

Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 3.178.000 đ/ha, nhưng do năng suất

quá thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 8.942.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là

3,18 lần. Đây là công thức có lợi nhuận thấp nhất và hiệu quả đầu tư phân bón cũng

thấp nhất trong toàn thí nghiệm.

Ở công thức III tăng lượng phân gấp 1,5 lần so với quy trình, năng suất đạt cao

nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 63.720.000 đ/ha, chi phí cho phân bón là

6.713.000 đ/ha, lợi nhuận thu được 19.007.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón chưa

cao (3,53 lần).

Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở

mức trung bình 5.125.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận cao nhất 26.255.000 đ/ha và hiệu quả

đầu tư phân bón cao nhất (5,81 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân bón

phù hợp đã tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

99

Tóm lại, bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá đã tạo ra sự cân bằng các dưỡng

chất trong đất, trong lá, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao cho cây cao su tiểu

điền ở giai đoạn kinh doanh trên đất đỏ bazan ở Quảng Trị.

3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua

lá kết hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ

3.5.2.1. Hiện trạng vườn cây thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Thí nghiệm ở huyện Gio Linh được bố trí tại vuờn hộ ông Đỗ Anh Phương, thôn

Minh Hương, xã Cam Chính. Vườn có diện tích 6 ha được trồng cao su dòng

RRIM600 năm 2001 với mật độ trồng ban đầu 555 cây ha (hàng cách hàng 6 m, cây

cách cây 3 m). Vườn cây hiện còn mật độ 479 cây/ha, mật độ cây cạo mủ là 450

cây/ha, cây phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh. Năng suất vườn cây năm trước thí

nghiệm là 1,3 tấn mủ khô/ha. Năm trước thí nghiệm vườn cây được bón phân phức

hợp trộn sẵn nhãn hiệu Việt Nhật, có tỷ lệ N:P:K là 15:15:15 (1:1:1) với lượng bón

300 kg/ha (tương đương 45 kg N, 45 kg P2O5 và 45 kg K2O/ha) có bón bổ sung 3 tấn

phân chuồng. Lượng bón này bón thiếu đạm, kali và thừa lân so với lượng bón theo

quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39]. Các ô thí

nghiệm được bố trí tại khu vực có tọa độ trung tâm VN2000: X: 1854105, Y: 577202.

Cây trong các ô thí nghiệm có chu vi thân bình quân tại vị trí 1 m (D100) là: Công thức

I: 52,1 cm, công thức II: 51,4 cm, công thức III: 51,7 cm, công thức IV: 51,5 cm, bình

quân chung toàn thí nghiệm là 51,7 cm. Chu vi bình quân của vườn cây tương đương

với vườn cây thí nghiệm tại huyện Gio Linh, đây là chu vi khá nhỏ so với tuổi cây theo

quy trình, tuy nhiên là thực trạng chung của cao su tiểu điền ở Quảng Trị.

3.5.2.2. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Để xác định chính xác hàm lượng các dưỡng chất chủ yếu trong khu vực thí

nghiệm tại thời điểm bón phân thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành lẫy mẫu trực tiếp

trong các ô thí nghiệm, phân tích các chỉ tiêu làm cơ sở cho việc điều khiển bón phân.

Kết quả được trình bày ở Bảng 3.24.

Bảng 3.24. Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Chỉ tiêu N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

Hàm lượng 0,06 0,24 0,04 10,07 9,28 1,43 3,99

Đất trồng cao su của huyện Cam Lộ cũng là đất chua đặc trưng của đất bazan

nhưng có sự khác biệt về dinh dưỡng so với đất của huyện Gio Linh, mặc dù cùng là đất

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

100

nâu đỏ bazan trồng cao su nhưng mức độ tác động không giống nhau nên hàm lượng

dinh dưỡng thấp hơn so với các huyện phía Bắc tỉnh như Gio Linh. Do rất ít sử dụng

phân chuồng nên hàm lượng các bon hữu cơ thấp hơn hẳn so với các huyện khác trong

tỉnh. Đây là điều đáng lo ngại vì các bon hữu cơ chính là kho dự trữ dinh dưỡng và là

nơi cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cao su, đồng thời các bon hữu cơ còn

điều tiết các quá trình cung cấp nước, nhiệt độ,… cũng như các chất kháng thể cho

cây cao su rất lớn.

Tại điểm bố trí thí nghiệm các năm trước đây việc bổ sung phân hữu cơ cho đất

không được chú trọng đúng mức ngay từ đầu mà chỉ nặng về bổ sung phân hóa học.

Khi so sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của Võ

Văn An và cộng sự (1990) [1] cho thấy, trong đất lượng P2O5 tổng số = 0,24% thấp

nhưng P2O5 dễ tiêu thì lại khá cao, trung bình là 10,07 mg/100g đất. Đất nâu đỏ chứa

lượng cation kiềm và kiềm thổ rất thấp nên lượng K2O tổng số chỉ ở mức trung bình

thấp (0,04%). Lượng K2O dễ tiêu cũng ở mức thấp, trung bình ở mức 9,28 mg /100g

đất. Với mức hàm lượng các bon hữu cơ trong đất bình quân là 1,43%, đối chiếu với

Quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012 [39] khuyến cáo bón

bổ sung phân hữu cơ trong trường hợp hàm lượng các bon hữu cơ trong đất dưới 1,45%,

chúng tôi đã bố trí bón phân hữu cơ bổ sung trong các công thức của thí nghiệm tại

huyện Cam Lộ.

3.5.2.3. Thực trạng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm

Để đánh giá sự cân bằng, thiếu hụt hay dư thừa dưỡng chất trong cây trồng,

chúng tôi tiến hành lấy mẫu lá cây cao su trong khu thí nghiệm kèm với mẫu đất, tiến

hành phân tích, đánh giá, kết quả thể hiện ở Bảng 3.25.

Bảng 3.25. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá cao su trước thí nghiệm ở

huyện Cam Lộ

Chỉ tiêu N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)

Hàm lượng 2,83 0,34 1,07

Bảng 3.25 cho thấy do hàm lượng N trong đất tương đối thấp nên hàm lượng N

hấp thu lên lá có sự khác biệt từ thấp nhất là 2,74% đến cao nhất 2,91%. Khi so sánh

với thang dinh dưỡng khoáng cao su Quảng Trị mà đề tài thiết lập (Bảng 3.16) cho

thấy hàm lượng N trong lá đang ở mức thiếu và đang tiến đến giới hạn rất thiếu (giới

hạn khủng hoảng) vì 2,47 < N < 2,83% đã được xem là giới hạn thiếu và rất thiếu N

trong lá vào đầu mùa mưa. Quan hệ giữa hàm lượng N trong đất và hàm lượng N trong

lá là rất chặt (r = 0,75).

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

101

So với thang dinh dưỡng khoáng mà chúng tôi thiết lập thì hàm lượng P trong lá

(trung bình = 0,34%) đều ở mức thừa, đây cũng là tình trạng chung của các vườn cao

su tiểu điền tại Quảng Trị do qua nhiều năm bón thừa phân lân so với nhu cầu của cây

cao su thời kỳ kinh doanh.

Về hàm lượng K trong lá biến động từ 0,98% đến cao nhất là 1,15%, trung bình

đạt 1,07%. Những kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy kali đóng vai trò vô cùng

quan trọng đối với cao su. Đối chiếu với thang dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh

doanh Quảng Trị mà chúng tôi thiết lập cho thấy hàm lượng K trong lá từ 0,78%

đến 1,23% là ngưỡng dinh dưỡng trung bình (hơi thiếu) đối với cao su. Do vậy,

hàm lượng K trong lá cao su huyện Cam Lộ ở mức trung bình chưa đạt ngưỡng

dinh dưỡng tối thích.

Khi xem xét cân đối của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su trước

thử nghiệm tại huyện Cam Lộ theo chỉ số DRIS cho thấy N/P = 8,32 đang ở trạng thái

mất cân bằng nghĩa là nguyên tố N đang ở mức thiếu, nguyên tố P đang ở mức thừa,

N/K = 2,64 nghĩa là nguyên tố N đang ở khuynh hướng thiếu, nguyên tố K đang ở

khuynh hướng cân bằng, K/P = 3,15 nghĩa là nguyên tố K đang ở khuynh hướng hơi

thiếu, nguyên tố P đang ở khuynh hướng thừa. Có thể thấy biểu thức đọc được ở lá cao

su Cam Lộ là N , P , K . Đây là một trong những cơ sở cho việc thử nghiệm bón

phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su huyện Cam Lộ.

3.5.2.4. Xây dựng công thức phân bón thí nghiệm

- Nguyên tắc xây dựng công thức thí nghiệm bón phân khoáng theo chẩn đoán

dinh dưỡng có kết hợp phân hữu cơ (Công thức IV):

Hàm lượng dinh dưỡng các chất khoáng chính trong lá trong lấy từ thí nghiệm

sau khi phân tích kết quả được so sánh với thang dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16) và

sơ đồ DRIS (Hình 3.9) để xác định mức độ thiếu, thừa và cân bằng của các dưỡng

chất, làm cơ sở cho việc xây dựng công thức thí nghiệm.

Theo Nguyễn Như Hà (2013) [19], lượng phân bón để đạt được năng suất kế

hoạch (ở đây là 1,7 – 2,0 tấn mủ khô/ha/năm) điều chỉnh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá

tính theo công thức: D = H x C1/C2, trong đó:

D: Lượng phân cần bón (kg chất dinh dưỡng/ha)

H: Lượng phân bón theo quy trình (kg chất dinh dưỡng/ha) – Bảng 1.5

C1: Hàm lượng tối thích của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (% chất khô) –

Bảng 3.16

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

102

C2: Hàm lượng thực tế của nguyên tố dinh dưỡng trong cây (%) – Bảng 3.19

Trường hợp mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng trong cây, điều chỉnh

lượng phân bón một nguyên tố nào đó trong chúng cho tương đối chính xác theo hàm

lượng nguyên tố khác, trường hợp thiếu đạm và thừa lân, lượng đạm chính xác phải

tính là DN = N1 x P2/N2 x P1 (trong đó N1 là lượng N tối ưu, P2 là lượng P thực tế, N2 là

lượng N thực tế, P1 là lượng P tối ưu); Lượng P trong tương quan với K có thể tính

chính xác là DP = P1 x K2/P2 x K1 (trong đó P1 là lượng P tối ưu, K2 là lượng K thực tế,

P2 là lượng P thực tế, K1 là lượng K tối ưu).

Đối với các công thức bón phân khoáng có kết hợp với bón phân hữu cơ, điều

chỉnh giảm lượng bón phân khoáng (N, P2O5, K2O) thấp hơn 25% so với không bón

kết hợp phân hữu cơ.

Để áp dụng đơn giản trong thực tế, có thể áp dụng các mức bón phân so với các

mức bón phân N, P2O5, K2O quy định tại Quy trình kỹ thuật cây cao su năm 2012 của

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết hợp với các tỷ lệ N/P, N/K, K/P: Thiếu:

Bón ở mức tối đa (cận trên); Hơi thiếu, cân bằng, hơi thừa: Bón ở mức độ trung bình

(giữa); Thừa: Bón ở mức tối thiểu (cận dưới).

+ Rất thiếu: Bón 125 % – 150 % – 175 % lượng phân so với quy trình

+ Thiếu: Bón 100 % – 125 % – 150 % lượng phân so với quy trình

+ Trung bình (Hơi thiếu): Bón 75 % – 100 % – 125 % so với quy trình

+ Tối ưu: Bón 50 % – 75 % – 100 % lượng phân so với quy trình

+ Thừa: Bón 25 % – 50 % – 75 % lượng phân so với quy trình

Trường hợp tại khu thí nghiệm ở huyện Cam Lộ, qua kết quả phân tích trên cho

thấy: So sánh với thanh dinh dưỡng khoáng (Bảng 3.16): Hàm lượng N trong lá ở mức

thiếu, Hàm lượng P trong lá ở mức thừa, Hàm lượng K trong lá ở mức trung bình; Đọc

các tỷ lệ theo sơ đồ DRIS: N thiếu , P thừa và K hơi thiếu

- Các công thức thí nghiệm gồm:

+ Công thức I (Đối chứng): Bón lượng phân khoáng bằng Quy trình 2012: (174

kg Urê + 219 kg Super Lân + 133 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha

+ Công thức II: Bón lượng phân khoáng bằng ½ Quy trình 2012: (87 kg Urê +

113 kg Super Lân + 67 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha

+ Công thức III: Bón lượng phân khoáng bằng 1,5 lần Quy trình 2012: (261 kg

Urê + 331 kg Super Lân + 200 kg Kaliclorua + 4.500 kg phân hữu cơ) / ha

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

103

+ Công thức IV: Bón theo Chẩn đoán dinh dưỡng: (261 kg Urê (150% QT) + 63

kg Super Lân (25% QT) + 133 kg Kaliclorua (100% QT) + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha.

Các công thức thí nghiệm đều có sử dụng chất kích thích mủ Stimulatex 2,5%

với công thức cạo mủ là S/2D d3 10m/12. ET2,5% Pa4/y.

3.5.2.5. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Số liệu của Bảng 3.26 một lần nữa cho thấy sự phân hóa của các yếu tố dinh dưỡng

trong đất theo từng công thức thí nghiệm tương tự như thí nghiệm ở huyện Gio Linh.

Bảng 3.26. Tính chất hóa học đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Công thức

Hàm lượng chất dinh dưỡng

N(%) P2O5(%) K2O(%) P2O5dt K2Odt

Chữu cơ(%) pHKCl (mg/100g đ)

I 0,08 0,27a 0,06 12,88a 11,95 1,82 a 4,20a

II 0,07 0,22b 0,05 10,05b 10,27 1,46 a 4,01a

III 0,11 0,29a 0,07 12,54a 13,31 2,51 ab 5,15b

IV 0,10 0,28a 0,06 13,67a 12,68 2,60 b 4,91b

CV (%) 23,27 4,75 16,65 11,50 14,93 17,62 5,07

LSD0,05 ns 0,03 ns 2,82 ns 0,74 0,46

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê; ns: Sai khác của chỉ tiêu giữa tất cả các công

thức thí nghiệm không có ý nghĩa (ở mức xác suất P < 0,05).

Khi so sánh với Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su Việt Nam của

Võ Văn An và cộng sự (1990) [1]:

Ở công thức I hàm lượng đạm, lân, kali, các bon hữu cơ đạt mức trung bình thấp,

riêng độ pH ở mức thấp, điều đó cho thấy công thức phân bón được định sẵn theo quy

trình lượng phân bón bổ sung không đủ để tạo sự cân bằng dinh dưỡng đáp ứng yêu

cầu của cây trồng. Tuy nhiên do có bón bổ sung phân chuồng nên các chỉ tiêu dinh

dưỡng và hóa học của đất đều được cải thiện rõ rệt.

Ở công thức II hàm lượng đạm, kali và độ pH thấp, chỉ có hàm lượng lân và các

bon hữu cơ ở mức trung bình, phản ánh sự thiếu hụt các dưỡng chất khi chỉ bón bằng ½

lượng phân bón theo quy trình năm 2012 [39].

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

104

Ở công thức III hàm lượng đạm, lân và các bon hữu cơ cao, hàm lượng kali và độ

pH ở mức độ trung bình, một lần nữa có thể thấy, bón lượng N, P, K cao (gấp đôi Quy

trình) nhưng không cân đối thì cũng không thể tạo sự cân bằng dinh dưỡng đáp ứng

yêu cầu của cây trồng. Đạm và lân cao tạo ra sự dư thừa, gây lãng phí, thậm chí có thể

gây ngộ độc cho cây, tuy nhiên do có bón bổ sung phân hữu cơ nên đã phần nào cải

thiện được tình trạng thiếu kali và độ pH thấp của đất.

Ở công thức IV hàm lượng đạm, lân, kali, độ pH đều đạt mức trung bình khá,

hàm lượng các bon hữu cơ cao, điều đó nói lên sự ưu việt của phương pháp chẩn đoán

dinh dưỡng, với một lượng phân không lớn nhưng cân đối phù hợp cũng đã làm giàu

đất đáng kể. Vai trò của phân hữu cơ được khẳng định rất rõ khi bón phân theo chẩn

đoán dinh dưỡng, đất sau thí nghiệm ở công thức IV đã đạt được mức cân bằng giàu

dinh dưỡng, tạo môi trường cho cây phát triển bền vững, trong đó lượng các bon hữu

cơ được cải thiện đáng kể và khắc phục được đặc điểm chua thường thấy của đất bazan

(cây cao su thích hợp với đất hơi chua, có độ pH từ 4,5 – 6,5).

3.5.2.6. Sự thay đổi hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân

Hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá cao su chính là đại lượng chỉ thị cho tình

hình dinh dưỡng của cây. Cây có dinh dưỡng đầy đủ, cân đối tất yếu sẽ sinh trưởng,

phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và ngược lại, cây thiếu dinh dưỡng, hoặc dinh

dưỡng mất cân đối sẽ làm giảm năng suất. Được bón với các tỷ lệ và lượng bón phân

N, P, K khác nhau, bón kết hợp với phân hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong

lá tại các công thức thí nghiệm sẽ biến đổi theo các hướng tăng giảm, khác nhau, kết

quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong các mẫu lá trong các ô thí nghiệm

được trình bày ở Bảng 3.27.

Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ

Công thức Hàm lượng chất dinh dưỡng

N (% chất khô) P (% chất khô) K (% chất khô)

I 2,95 a 0,36 a 1,12 a

II 2,70 a 0,35 a 1,05 a

III 3,97 b 0,39 ab 1,64 b

IV 3,80 b 0,32 ac 1,40 c

CV (%) 5,71 7,55 5,73

LSD0,05 0,38 0,05 0,15

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

105

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

Số liệu của Bảng 3.27 so sánh với thang dinh dưỡng khoáng được đề tài xây

dựng (Bảng 3.16) cho thấy, ở công thức II tuy lượng phân khoáng giảm khá nhiều

nhưng nhờ có bổ sung phân hữu cơ 4.500 kg/ha đã tạo nên sự kết hợp hữu cơ – khoáng

góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây cao su, tuy nhiên do lượng phân

khoáng bón bằng ½ Quy trình là quá thấp, dẫn đến sự thiếu hụt N và K trong lá. Mức

độ tích lũy dưỡng chất trong lá ở các công thức III và IV đều vượt công thức I nhưng

ở công thức III do bón quá nhiều (gấp 1,5 Quy trình) phân khoáng N, P, K một cách cơ

học nên tích lũy dưỡng chất trên lá vẫn mất cân đối, chỉ ở công thức IV bón phân theo

chẩn đoán dinh dưỡng là cân bằng dưỡng chất trong lá. Điều đó chứng tỏ sự kết hợp

hữu cơ – khoáng có vai trò vô cùng đặc biệt đến khả năng cung cấp dinh dưỡng lên

cây, đồng thời có ý nghĩa lớn là giảm thiểu đáng kể lượng phân khoáng.

Sau bón phân đã tiến hành đánh giá vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng

trong lá theo chỉ số DRIS của các công thức phân bón như sau:

CT I: N P K

CT II: N P K

CT III: N P K

CT IV: N P K

Công thức I bón phân như Quy trình đang áp dụng thì dinh dưỡng tích lũy trong

lá sau bón phân vẫn ở trạng thái khuynh hướng mất cân bằng. Các công thức II và III

do bón phân quá ít và quá nhiều, lại theo tỷ lệ cố định cơ học nên dinh dưỡng trong lá

vẫn mất cân đối nghiêm trọng. Riêng công thức IV được điều chỉnh theo chỉ số DRIS

thì dinh dưỡng sau bón phân tiến tới trạng thái cân bằng. Như vậy rõ ràng sau khi điều

chỉnh lượng phân theo chỉ số DRIS có thể kiểm soát dinh dưỡng tích lũy trong lá cân

đối đó là cơ sở của việc tạo ra năng suất khác biệt so với công thức đối chứng.

3.5.2.7. Năng suất cao su trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Các thí nghiệm được bố trí từ ngày 15/9, tiến hành cạo mủ từ ngày 1/10 năm

trước đến ngày 30/9 năm sau (tròn 1 năm), số ngày cạo (lát cạo) là 95 lát cạo. Cạo theo

chế độ d3 (1 ngày cạo/2 ngày nghỉ). Số cây cạo bình quân trong lô là 450 cây/ha. Kết

quả thu được từ các ô thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.28.

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

106

Bảng 3.28. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất mủ cao su thí

nghiệm ở huyện Cam Lộ

Công

thức

Năng suất mủ cá thể (gam/cây/lần cạo) Năng suất

(kg/ha/năm)

% so với

đối chứng Mủ tươi Mủ khô

I 107,56ab 37,89ab 1.620ab 100,00

II 100,31a 35,31a 1.510a 93,21

III 114,34b 40,26b 1.721b 106,23

IV 126,42c 44,54c 1.904c 117,53

CV(%) 5,19 5,19 5,19

LSD0,05 11,62 4,09 174,95

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các mẫu tự giống nhau trên cùng 1 cột biểu thị sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê (ở mức xác suất P < 0,05)

Bảng 3.28 cho thấy ở công thức I mặc dù đầu tư phân khoáng khá cao theo Quy

trình, song năng suất cá thể thu được chỉ đạt 37,89 g/c/c, ở mức thấp trong toàn thí

nghiệm. Điều đó cho thấy đầu tư phân khoáng cao không có nghĩa là cung cấp nhiều

dinh dưỡng cho cây. Ngược lại ở công thức IV lượng phân khoáng giảm nhưng được

bón cân đối theo chẩn đoán dinh dưỡng có bổ sung phân chuồng (phân hữu cơ) 4.500

kg/ha đã tạo nên sự kết hợp hữu cơ - khoáng nên dinh dưỡng cung cấp cho cây khá

thuận lợi, năng suất cá thể đạt được cao nhất 44,54 g/c/c, nếu so với công thức I thì sự

khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất P < 0,05.

Ở công thức II tuy lượng phân bón ít nhưng do có bổ sung phân hữu cơ 4.500

kg/ha nên cũng tạo ra sự khác biệt khá rõ nét so với không bón phân hữu cơ nhưng do

lượng phân khoáng N, P, K bón quá thấp (1/2 Quy trình) nên năng suất đạt rất thấp so

với đối chứng (35,31 g/c/c). Năng suất của công thức III là 40,26 g/c/c cao hơn so với

công thức I và II, nhưng so với công thức IV thì năng suất vẫn có sự khác biệt lớn,

hoàn toàn có ý nghĩa thống kê.

Nếu so sánh từng công thức phân bón với thí nghiệm 1 tại huyện Gio Linh (bón

phân khoáng đơn thuần không bổ sung phân hữu cơ), với các chỉ tiêu ban đầu trước thí

nghiệm tương đồng, có thể thấy việc bón bổ sung phân chuồng hữu cơ đối với cao su

thời kỳ kinh doanh trên đất bazan ở Quảng Trị có năng suất vượt trội hơn hẳn so với

chỉ bón phân khoáng N, P, K đơn thuần.

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

107

Năng suất cá thể của các công thức thí nghiệm tương ứng của thí nghiệm tại

huyện Cam Lộ cao hơn hẳn thí nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng của Ngô

Thị Hồng Vân và cộng sự (2005) [65]. Kết quả này càng có ý nghĩa khi thí nghiệm của

chúng tôi được thực hiện trên cao su tiểu điền, có chất lượng vườn cây kém hơn hẳn so

với cao su đại điền và lượng bón cũng chỉ bằng 1/2 – 1/3 so với thí nghiệm của Ngô

Thị Hồng Vân và cộng sự. Sự khác biệt này có thể giải thích là nhờ quy trình bón

phân đã được cải tiến và việc áp dụng hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo

(DRIS) vào chẩn đoán và điều khiển bón phân cho cây cao su.

Kết quả của thí nghiệm này cho thấy việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng

kết hợp hữu cơ – khoáng trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ có ý nghĩa to

lớn trong việc tăng năng suất của cây cao su.

Qua số liệu thu được từ thí nghiệm tại huyện Cam Lộ (thể hiện tại Hình 3.11)

một lần nữa cho thấy sự biến thiên của năng suất cao su tại Quảng Trị theo mùa vụ,

năng suất tăng dần từ tháng 5 đến tháng 10, đạt cao nhất vào giữa tháng 10, sau đó

giảm cho đến mức năng suất thấp nhất là vào tháng 2 hàng năm. Năng suất cao su giữa

các công thức thí nghiệm cũng có sự khác biệt rõ ràng. Tháng 2 công thức có năng

suất thấp nhất là công thức II, chỉ có 45,37 kg/ha nhưng công thức IV có năng suất cao

nhất là 55,81 kg/ha. Tháng có năng suất cao nhất là tháng 10 năng suất của công thức

II là 212,62 kg/ha nhưng năng suất của công thức IV lên đến 283,11 kg/ha.

Hình 3.11. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

các tháng trong năm

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

108

Năng suất tăng cao ở các tháng cuối năm ngoài việc có số lát cạo nhiều hơn và

điều kiện thời tiết thuận lợi hơn các tháng đầu năm, còn có vai trò không nhỏ của chất

kích thích mủ (được sử dụng 4 lần vào các tháng 6, 8, 9, 10 trong năm). Chính nhờ tác

động của hoạt chất etylen làm tăng hoạt động biến dưỡng của hệ thống mủ, làm giảm

độ nhờn của mủ, hoạt hóa một số enzym làm ảnh hưởng đến dòng chảy và tái sinh mủ,

gia tăng vùng huy động mủ.

Qua Hình 3.11 trên xác nhận lại nhận định biến thiên lượng mủ thu được của cây

cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong năm rất lớn. Lượng mủ thu được tăng dần từ

tháng năm cho đến tháng 10 đạt đỉnh cao nhất, sau đó giảm cho đến thấp nhất vào

tháng 2. Tuy nhiên, hàm lượng mủ khô (DRC) lại cao nhất vào tháng 8, 9, sau đó giảm

dần vì vào mùa mưa lạnh kéo dài, độ ẩm, lượng nước trong đất, trong không khí cao

nên mủ bị loãng, dẫn đến DRC thấp. Công thức IV cũng là công thức dẫn đầu về năng

suất qua các tháng trong năm, có những tháng vượt trội hẳn so với các công thức thí

nghiệm khác (giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12).

3.5.2.8. Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm ở huyện Cam Lộ

Đối với người nông dân trồng cao su tiểu điền trong nền kinh tế hàng hóa hiện

nay, sản xuất phải đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao. Các biện pháp kỹ thuật

đưa ra ngoài yếu tố bền vững đều phải hướng đến tổi thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi

nhuận trong giá thành sản phẩm, mà cụ thể ở đây là mủ cao su. Chúng tôi đã tiến hành

phân tích hiệu quả kinh tế cụ thể của từng công thức thí nghiệm bón phân được thể

hiện qua Bảng 3.29. Hai chỉ tiêu quan trọng nhất cần được phân tích, đánh giá là lợi

nhuận và hiệu quả đầu tư phân bón (VCR), lợi nhuận cao nhưng phải đi kèm với hiệu

quả thì việc đầu tư phân bón đó mới thực sự có ý nghĩa.

Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cao su ở huyện Cam Lộ

Hạng mục CT I CT II CT III CT IV

Năng suất (kg mủ khô/ha) 1.620 1.510 1.721 1.904

Tổng thu (1000 đ) 64.800 60.400 68.840 76.160

Tiền thu thêm do bón phân (1000 đ) 24.800 20.400 28.840 36.160

Tổng chi (1000 đ) 46.185 44.428 47.963 46.880

Tiền chi thêm cho mua , bón phân (1000 đ) 8.185 6.428 9.963 8.460

Lợi nhuận (1000 đ) 18.615 15.972 20.877 29.280

VCR phân bón 3,03 3,17 2,89 4,27

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

109

Ghi chú: Giá mủ cao su khô 40.000 đ/kg; riêng ở công thức IV có thêm chi phí phân

tích lá, đất để chẩn đoán dinh dưỡng (1 mẫu đất + 1 mẫu lá/ha x 3 chỉ tiêu N, P, K x

70.000 đ chỉ tiêu = 420.000 đ/ha/hộ)

Công thức I (đối chứng) bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao

su Việt Nam thì tổng giá trị là 64.800.000 đ/ha, chi phí phân bón là 8.185.000 đ/ha, lợi

nhuận thu về 18.615.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là 3,03 lần.

Ở công thức II chi phí cho phân bón ít nhất 6.428.000 đ/ha, nhưng do năng suất

quá thấp nên chỉ thu được lợi nhuận 15.792.000 đ/ha và hiệu quả đầu tư phân bón là

3,17 lần.

Ở công thức III tăng lượng phân bón gấp đôi so với Quy trình, năng suất đạt cao

nhưng chi phí cũng cao, tổng giá trị 68.840.000 đ/ha, chi phí cho phân bón lên đến

9.963.000 đ/ha, lợi nhuận thu được 20.877.000 đ/ha nhưng hiệu quả đầu tư phân bón

thấp nhất (2,89 lần).

Ở công thức IV bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng, chi phí cho phân bón ở

mức trung bình 8.460.000 đ/ha, nhưng lợi nhuận đạt cao nhất 29.280.000 đ/ha và hiệu

quả đầu tư phân bón cao nhất (4,27 lần) là nhờ chẩn đoán và xây dựng công thức phân

bón phù hợp để tạo ra năng suất cao, hiệu quả đầu tư phân bón lớn.

Nhìn tổng thể, bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá có bổ sung phân

hữu cơ là biện pháp kỹ thuật hiệu quả và bền vững đối với cây cao su thời kỳ kinh

doanh trên đất đỏ bazan ở Quảng Trị. Việc bón phân theo phương pháp này vừa cải tạo

thành phần, tính chất của đất theo hướng có lợi cho cây trồng, vừa tạo ra sự cân bằng

hợp lý các dưỡng chất trong cây để đưa đến năng suất mủ cao, hiệu quả vượt trội so

với các phương pháp bón phân thông thường.

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

110

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1) Các vườn cao su tiểu điền ở Quảng Trị có quy mô nhỏ, chất lượng thấp. Việc sử

dụng phân bón của các hộ dân trồng cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị

còn chưa hợp lý, thiếu cơ sở. Hầu hết các hộ sản xuất cao su tiểu điền kinh doanh điều

tra ở Quảng Trị bón phân theo kinh nghiệm, theo tiềm lực kinh tế gia đình (bón thấp

hơn hoặc cao hơn rất nhiều so với quy trình) cùng các loại phân bón đạm, lân và kali

không theo tỷ lệ N, P, K thích hợp, nên năng suất cao su và hiệu quả kinh tế thấp. Bón

phân hữu cơ có hiệu quả rõ rệt đối với cao su kinh doanh nhưng nhất thiết phải bón kết

hợp với phân khoáng vô cơ (N, P, K). Đại đa số hộ dân tại Quảng Trị sử dụng chất kích

thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh.

2) Đất trong các vườn cao su hóa chua nghiêm trọng (pHKCl < 4,5%), các chỉ tiêu

dinh dưỡng hóa tính của đất cần thiết cho cây cao su (C hữu cơ, N%, K2Odt) đều ở

mức thấp và rất thấp, chỉ riêng hàm lượng P2O5dt là ở mức trung bình khá. Hàm lượng

các nguyên tố dinh dưỡng tích lũy trong lá cao su tiểu điền kinh doanh cũng thấp hơn

so với các vùng khác, chỉ riêng hàm lượng P là ở mức cao. Tương quan dinh dưỡng

giữa các nguyên tố khoáng trong đất với năng suất cao su tiểu điền kinh doanh không

chặt, nhưng tương quan dinh dưỡng giữa các nguyên tố khoáng trong lá với năng suất

cao su là rất chặt nên cho phép sử dụng hàm lượng các nguyên tố khoáng trong lá để

chẩn đoán dinh dưỡng và đưa ra liều lượng phân bón thích hợp vừa giảm chi phí vừa

tránh bón thừa gây ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

3) Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị hướng tới

dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất từ 1,5 – 2 tấn mủ/ha trong điều kiện có sử

dụng chất kích thích mủ được thiết lập với các giá trị trung bình hàm lượng chất khô

(tính theo %) chứa trong lá của nitơ (xN ) là 3,19%, phốt pho (xP ) là 0,25%, kali

(xK ) là 1,00%; độ lệch chuẩn của hàm lượng nitơ (N) là 0,36, phốt pho (P) là

0,04, kali (K) là 0,23; ngưỡng tối ưu của hàm lượng nitơ trong lá là 3,56 – 3,91%,

phốt pho là 0,30 – 0,33%, kali là 1,24 – 1,46%.

4) Chỉ số DRIS cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị trong điều kiện có sử

dụng chất kích thích mủ, thiết lập dựa trên 3 trục: N/P, N/K, K/P với tâm là giao điểm

của các hàm lượng N, P, K trên lá cao su tối thích theo năng suất trung bình của tập hợp

phụ có năng suất cao nhất trên từng trục tương ứng làXN/P là 11,99;XN/K là 4,20;XK/P

là 2,85, các giới hạn đáng tin cậy biểu thị trạng thái cân bằng dinh dưỡng (ngưỡng bình

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

111

thường) của tỷ lệ N/P là 10,19 – 13,79, N/K là 2,42 – 3,28, K/P là 3,57 – 4,83, góp phần

hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.

5) Hai tổ hợp phân bón cho cao su kinh doanh theo chẩn đoán dinh dưỡng lá

trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ ở tỉnh Quảng Trị được xác định là: (100

kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O)/ ha áp dụng cho cây cao su trồng trên đất nâu đỏ bazan

vùng gò đồi huyện Gio Linh và các huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị và (120 kg N + 10

kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg phân hữu cơ)/ ha áp dụng cho huyện Cam Lộ và các

huyện nằm phía Nam tỉnh Quảng Trị. Bón kết hợp phân chuồng với phân khoáng theo

chẩn đoán dinh dưỡng trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ sẽ cho năng suất và

hiệu quả vượt trội, dinh dưỡng vườn cây cũng được cải thiện rõ rệt.

2. ĐỀ NGHỊ

1) Các hộ trồng cao su tiểu điền ở Quảng Trị có điều kiện nên bón phân theo

chẩn đoán dinh dưỡng để nâng cao năng suất và độ phì của đất, giảm ô nhiễm môi

trường, hạ giá thành sản phẩm, tăng cao sức cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc

chung là cần bón tăng thêm lượng đạm, giảm lượng lân và giữ nguyên lượng kali so

với quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012, đồng thời bón

bổ sung phân chuồng trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ.

2) Trong thực tế sản xuất, nếu không có điều kiện điều tra khảo sát, lấy và phân

tích mẫu theo quy trình chẩn đoán dinh dưỡng, có thể áp dụng công thức phân bón:

100 kg N + 25 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha (nếu có điều kiện bón thêm 4.500 kg phân

chuồng/ha) cho các diện tích cao su kinh doanh trồng trên đất nâu đỏ bazan vùng gò đồi các

huyện nằm phía Bắc tỉnh và công thức: 120 kg N + 10 kg P2O5 + 80 kg K2O + 4.500 kg

phân chuồng /ha cho vùng phía Nam tỉnh Quảng Trị.

3) Cần tiếp tục nghiên cứu bón phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng

lá trên các dòng vô tính khác (ngoài RRIM 600), trên các loại đất khác (ngoài đất

bazan) ở những vùng sinh thái khác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ, đồng thời kết

hợp với nghiên cứu sự ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật khác nhằm xây dựng quy

trình hoặc đề xuất những khuyến cáo cho người dân áp dụng vào sản xuất kinh doanh

cao su nông hộ một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Võ Văn An, Trần Văn Năm, Tống Viết Thịnh, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị

Nho (1990), Đất trồng cao su, Báo cáo tổng kết toàn diện đề tài cấp Nhà nước 40

A - 02.01, 1986 - 1990, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.

2. Nguyễn Văn Bộ (1993), Nghiên cứu và ứng dụng chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng

bằng phương pháp phân tích lá, Tạp chí Khoa học đất, số 3/1993.

3. Nguyễn Văn Bộ (2007), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538 : 2006:

Chất lượng đất - Lấy mẫu, Hà Nội.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8551 : 2010:

Cây trồng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Quyết định số 5310/QĐ/BNN-

KHCN ngày 29/11/2002: Quy trình sản xuất và sử dụng chất kích thích mủ cao

su Stimulatex, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Quyết định số 5674/QĐ/BNN-

KHCN ngày 16/12/2002: Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cao su theo

phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng lá ở miền Đông Nam Bộ, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Quyết định số 59/2003/QĐ-

BNN ngày 05/5/2003: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các

loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản (10TCN 216-

2003), Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Tiêu chuẩn ngành 10 TCN: Quy

trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc và khai thác vườn cây cao su, Hà Nội.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo hoàn thành dự án Đa

dạng hóa nông nghiệp, Hà Nội.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Báo cáo thống kê giai đoạn

1996 - 2015 và Bản tin thị trường và xúc tiến thương mại nông sản, Hà Nội.

12. Nguyễn Khoa Chi (1996), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến cao su, NXB

Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Khoa Chi (2000), Kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

14. Chính phủ (2013), Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013: Về Quản lý

phân bón, Hà Nội.

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

113

15. Việt Chương và cộng sự (2000), Kỹ thuật trồng cao su với diện tích nhỏ, NXB

thành phố Hồ Chí Minh.

16. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2013, 2014, 2015, 2016), Niên giám thống kê tỉnh

Quảng Trị các năm 2012, 2013, 2014, 2015.

17. Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Bón phân hợp lý cho cây

trồng, Tài liệu khuyến nông, Hà Nội.

18. Trần Ngọc Duyên (2012), Nghiên cứu những yếu tố hạn chế và một số biện pháp

kỹ thuật khắc phục nhằm nâng cao năng suất mủ cao su tại tỉnh Đak Lak, Luận

án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

19. Nguyễn Như Hà (2013), Giáo trình Cơ sở khoa học của sử dụng phân bón, NXB

Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

20. Trương Văn Hải và cộng sự (2012), Chế độ cạo úp nhịp độ thấp d3, d4, d5 kết

hợp tần số bôi chất kích thích và nồng độ khác nhau trên dòng vô tính PB 260

tại Tây Ninh, Tạp chí Thông tin khoa học - Công nghệ cao su thiên nhiên số

19-2012, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố

Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Minh Hiếu (2003), Giáo trình Cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

22. Nguyễn Minh Hiếu và cộng sự (2013), Giáo trình Phương pháp thí nghiệm trong

nông học, NXB Đại học Huế.

23. Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Văn Đức (1995), Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng

của cây cao su, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế số tháng

10/1995, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Huệ (2006), Cây cao su, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh.

25. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Sổ tay phân loại đất và điều tra đánh giá

đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Võ Minh Kha (2003), Sử dụng phân bón phối hợp cân đối (IPNS), NXB Nghệ An.

27. Trần Nguyên Khang, Thái Bá Trừng, Nguyễn Xuân Hiền (1977), Cây cao su,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Huỳnh Văn Khiết (2004), Nghiên cứu một số cây trồng ngắn ngày và cây phủ đất

xen giữa các hàng cao su trên vườn cao su nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại

tỉnh Đak Lak, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông

nghiệp I, Hà Nội.

29. Lê Văn Khoa và cộng sự (2000), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và

cây trồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Klein R. M., Klein D.T. (1979), Phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Khoa

học và kỹ thuật, Hà Nội.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

114

31. Mak S., Chhek C., Yin S., Lacote R. (2010), Ảnh hưởng của nồng độ và tần số kích

thích đến sản lượng trên một số dòng vô tính cao su Hevea brasiliensis tại Cam

puchia, Tạp chí Thông tin khoa học - Công nghệ cao su thiên nhiên số 17-2012,

Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

32. Mokwunye M.U.B., Omokhafe K.O., Omorusi V.I., Ogbebor N.O., Evueh G.A.,

Orimoloye J.R., Owie, O.E.D., S. Ehika. (2008), Nghiên cứu các dòng vô tính

cao su kháng gió, Thông tin khoa học công nghệ cao su thiên nhiên, Viện Nghiên

cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, (3), tr. 23-25.

33. Nguyễn Anh Nghĩa và cộng sự (1997), Ảnh hưởng của nồng độ kích thích

ethephon đến sản lượng và một số thông số sinh lý mủ cao su khai thác bằng cạo

úp trên dòng vô tính RRIM 600, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông

nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Anh Nghĩa, Mohd. Fauzi Ramlan, Ghandimathi H., Yeang H.Y.,

Mihdzar Abdul Kadir (1998), Ảnh hưởng của nồng độ Ethephon đến sản lượng

và một số chỉ tiêu sinh lý mủ cao su khai thác bằng cạo úp trên dòng vô tính

RRIM 600, Tuyển tập báo cáo nghiên cứu khoa học tại hội thảo khoa học về cao

su thiên nhiên của Hiệp hội nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế (IRRDB) tổ

chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/1997, NXB Nông nghiệp, thành phố

Hồ Chí Minh, tr. 130-149.

35. Nguyễn Anh Nghĩa và cộng sự (2002), Ảnh hưởng của chiều dài miệng cạo và

nồng độ kích thích ethephon trong chế độ cạo úp đến sản lượng và một số thông

số sinh lý mủ trên 2 dòng cao su vô tính PB235 và GT1, Tạp chí Nông nghiệp và

phát triển nông thôn số 7/2002.

36. Nguyễn Văn Sanh (2009), Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng

trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà

phê vối kinh doanh tại Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp,

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

37. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Trị, Cục Trồng trọt, Tập đoàn

Công nghiệp cao su Việt Nam (2013): Báo cáo kết quả hội thảo về phát triển cây

cao su các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

38. Lê Đình Sơn (1993), Phân tích lá để bón phân cho cây cam, Tạp chí Khoa học

đất số 3/1993.

39. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2012), Quy trình kỹ thuật cây cao su,

NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

40. Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2003), Etylen và ứng dụng trong trồng trọt,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

41. Đỗ Kim Thành, Nguyễn Năng, Đinh Xuân Trường (1998), Biến thiên sản lượng

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

115

mủ cao su theo mùa vụ, Tuyển tập báo cáo khoa học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

42. Đỗ Kim Thành, Sivakumaran S., Wong Kai Choo (1998), Ảnh hưởng của các

phương pháp kích thích hợp lý đến sự đáp ứng sản lượng lâu dài của cao su

dòng vô tính RRIM 600, Tuyển tập báo cáo nghiên cứu khoa học tại hội thảo

khoa học về cao su thiên nhiên của Hiệp hội nghiên cứu và phát triển cao su quốc

tế (IRRDB) tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/1997, NXB Nông

nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, tr.130-149.

43. Lê Văn Thăng (1995), Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ

trung du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài

ngày, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học địa lý - địa chất, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

44. Tống Viết Thịnh (2007), Hiệu quả của phân NPK lên năng suất mủ cao su trên

đất nâu đỏ bazan Tây Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số

12+13, tháng 6+7/2007.

45. Tống Viết Thịnh (2007), Hiệu quả của phân NPK lên sinh trưởng cao su kiến

thiết cơ bản trên đất nâu đỏ bazan Tây Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và phát

triển nông thôn số 12+13, tháng 6+7/2007.

46. Tống Viết Thịnh (2008), Tiến bộ về chẩn nghiệm dinh dưỡng; đánh giá và phân

hạng đất trồng cao su, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

thành phố Hồ Chí Minh.

47. Tống Viết Thịnh (2008), Đất trồng cao su, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam,

NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

48. Tống Viết Thịnh (2009), Rút ngắn thời gian KTCB vườn cây bằng biện pháp

thâm canh phân bón và quản lý dinh dưỡng cây cao su, Thông tin khoa học công

nghệ cao su thiên nhiên, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

thành phố Hồ Chí Minh, (4), tr. 25-26.

49. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009:

Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm

2020, Hà Nội.

50. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 321/2011/QĐ-TTg ngày 03/02/2011:

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm

2020, Hà Nội.

51. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012: Phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

52. Kim Thị Thúy và cộng sự (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cạo đến

năng suất và tình trạng sinh lý mủ trên hai dòng vô tính RRIV 3 và PB 260 tại

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

116

đất xám miền Đông Nam Bộ, Tạp chí Thông tin khoa học - Công nghệ cao su

thiên nhiên, số 19-2012, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

thành phố Hồ Chí Minh.

53. Tổng Công ty Cao su Việt Nam - nay là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam

(2004), Quy trình kỹ thuật cây cao su, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

54. Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám Thống kê Việt Nam, Hà Nội.

55. Nguyễn Hữu Trí (2004), Khoa học kỹ thuật công nghệ cao su thiên nhiên, NXB

Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

56. Đinh Xuân Trường (1994), Kết quả nghiên cứu chế độ cạo kết hợp kích thích mủ

trên một số dòng vô tính mới ở Miền Đông Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Cao su

Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

57. Đinh Xuân Trường và cộng sự (1995), Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng chất

kích thích mủ cao su tở GT 1, RRIM 600 và PB 235 ở Miền Đông Nam Bộ, Viện

Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

58. Đinh Xuân Trường (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình cao su tiểu điền ở

Việt Nam, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố

Hồ Chí Minh.

59. Đinh Xuân Trường, Nguyễn Ngọc Truyện (1998), Cao su tiểu điền Việt Nam,

hiện trạng phát triển và hoạt động khuyến nông, Tuyển tập báo cáo khoa học,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

60. Lê Mậu Tuý (2007), Yếu tố hạn chế và biện pháp khắc phục trong canh tác cao

su vùng bất thuận, Thông tin khoa học công nghệ cao su thiên nhiên, Viện

Nghiên cứu cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, (1),

tr. 24-25.

61. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2016), Kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 của

tỉnh Quảng Trị.

62. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2013), Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày

22/3/2013: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp

sang trồng cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

63. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2014), Quyết định số 2211 /QĐ-UBND

ngày 15/10/2014: Phê duyệt Quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị

đến năm 2020.

64. Ngô Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Huệ, Hòa Thiện Hải, Nguyễn Thanh Bình

(2000), Thử nghiệm bón phân theo phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng cho cao

su khai thác trên đất xám Miền Đông Nam Bộ, Kết quả hoạt động khoa học công

nghệ, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

65. Ngô Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Huệ, Phạm Văn Hằng, Hòa Thiện Hải, Trần

Văn Danh, Nguyễn Thanh Bình (2005), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật bón -phân

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

117

cho cây cao su theo phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng ở vùng Đông Nam Bộ,

Tạp chí Khoa học Đất số 21/2005.

66. Ngô Thị Hồng Vân, Hòa Thiện Hải, Dương Quang Nghĩa, Phạm Ngọc Sinh

(2005), Hiệu quả bón phân sinh hóa hữu cơ Komix trên cao su KTCB và khai

thác ở miền Đông Nam Bộ, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 15,

tr. 28-30.

67. Ngô Thị Hồng Vân, Hòa Thiện Hải, Nguyễn Thanh Bình, Trần Văn Danh, Phạm

Ngọc Sinh (2005), Cải tạo nâng cấp vườn cao su khai thác năng suất thấp bằng

phân sinh hóa hữu cơ Komix tại Công ty cao su Phước Hòa (giai đoạn 1995-

2001), Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 17, tr. 42-44.

68. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (1996), Báo cáo kết quả thực hiện chương

trình khuyến nông cao su nông hộ tại hội nghị định hướng phát triển cao su các

tỉnh Duyên hải Miền Trung, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

69. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (1998), Tuyển tập báo cáo nghiên cứu khoa

học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

70. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (2007), Cao su Việt Nam trên đường hội

nhập quốc tế, NXB Lao Động, Hà Nội.

71. Đặng Văn Vinh (2000), Một trăm năm cao su ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp,

thành phố Hồ Chí Minh.

72. Vũ Hữu Yêm (2012), Giáo trình Chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng (Chương trình

đào tạo tiến sĩ), NXB Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

73. Hua Yuagang (2012), Chăm sóc và bón phân cho cây cao su, Viện Nghiên cứu

Cao su CATAS, Hainan, Trung Quốc.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

74. Abraham P. D. et. al. (1968), Stimulation of latex flow in Hevea brasilliensis by

4-amino-3,5,6-tricloropicolinic acid and 2-chloroethane-phosphonic acid,

Journal of RRIM, Kuala Lumpur, Malaysia.

75. Association of Natural Rubber Producing Countries - ARNPC (2016), Trends &

Statistics, Kuala Lumpur, Malaysia.

76. Auzac J. And Ribaillier D. (1969), Ethrylene, a new stimulation to increase the

yield of Hevea brasilliensis, Ser D. 268:3046-3049, C. R. Acad. Paris, France.

77. Beaufils E. R. (1956), Mineral equilibrium in the foliage and latex of Hevea

brasilliensis, Ann. INRA, Uni. of Natal, South Africa.

78. Beaufils E. R. (1957), Research for rational explotation of Hevea brasilliensis

using a physiologycal diagnosis based on the mineral analysis of various parts of

the plant, Uni. of Natal, South Africa.

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

118

79. Beaufils E. R. (1973), Diagnosis and Recommedation Integrated System (DRIS):

A general scheme for experimentation and calibration based on principles

developed from research in plant nutrition, Soil Science Bull. No. 1, Uni. of

Natal, South Africa.

80. Calvo A. D., Rambutan (1994), Based inter cropping system, College Laguna,

Philippines.

81. De Fay E. (1980), Ethylene stimulation of hevea bark dryness brown bast, J. Nat.

Rubb. Res. 3(4), pp. 261-209.

82. De Jonge P. (1955), Stimulation of Yield in Hevea brasiliensis III. Further

Obsevations on the Effects of Yield Stimulants, Journal of RRIM, 14: 383-406,

Kuala Lumpur, Malaysia.

83. Dijikman M.J. (1951), Thirty years of research in the Far East, University of

Miami, U.S.A.

84. FAOSTAT (2016), Statistics Division, Rome, Italia.

85. Gan Lian Tong, Chew Oe Kheng and B. J. Wood (1989), Results of Trials on

Stimulation of Panels BO_1 and BO_2 of Clones RRIM 600 and GT 1, In

Proceedings of the Rubber Growers' conference, Hainan, China.

86. Gorton A. D. T. (1971), Effect of Ethrel stimulation on Latex Concentrate

properties, Journal of RRIM, Kuala Lumpur, Malaysia.

87. International Fertilizer Association - IFA (1992), World Fertilizer Use Manual,

BASF AG, Germany, IFA, France.

88. International Rubber Study Group - IRSG (2016), Rubber Statistical Bulletin,

Singapore.

89. Jiang A. (1988), Climate and natural production of rubber (Hevea brasiliensis)

in Xishuang-bana, sourthern part of Yunam province, China, International

Journal of Biometerology 32, pp.280-282, Beijing, China.

90. Karunaichamy K., Vijayakumar K.R., Thomas K.U., Rajagopal R. and

Anilkumar D. (2001), Response of rubber trees (Hevea brasiliensis Muell. Arg.,

clone RRII 105) to low Frequency tapping (LFT) systems, Indian Journal of

Natural Rubber Reseach, 14(2), pp.79-87, New Delhi, India.

91. Krishnakumar A.K. and Potty S.N. (1992), Natural rubber: Biology, cultivation

and technology: Nutrition of hevea, Elseveier, Indian Journal of Natural Rubber

Reseach, New Delhi, India.

92. Lai, V. L.; Tran, T. T. H.; Vo, T. T. H and Tan, H (1997), Studies of Hevea

Genetic Resorrce in Viet nam: Results of Evaluation and Utilisation, IRRDB

Workshop on Natual Rubber, Ho Chi Minh city, Vietnam.

93. Lim, T. M. (1972), A Rapid Laboratory Method of Assessing Susceptibility of

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

119

Hevea Clones to oidium Hevea, Expl. Agric. London, UK.

94. Markku, S. (1994), World Supply Potential of rubber Word. Prue.,

UNCTAD/GATT int. Forum Rubber Wood, Kuala Lumpur, Malaysia.

95. Mohamed Sahabane Traoré (2011), Long-term effect of different annual

frequencies of ethylene stimulation on rubber productivity of clone GT1 of Hevea

brasillensis (Muell. Arg.) in South East of Coote d’Ivoire, Agriculture and

Biology Journal of North America, USA.

96. Mohd A.M.S. and Zarawi A.G. (2003), Exploitation Technologies in Malaysia,

Proceeding of the International Workshop on Exploitation Technologies (Eds.

Vijayakumar et al) 15-18 December 2003, pp. 280-289, Kottayam, India.

97. Mohd. Akbar Md. Said (2006), Relationship between methods of latex extraction

and stimulation on yield of RRIM 901, Panel BO-01, Journal of Rubber research,

9(4) Kuala Lumpur, Malaysia.

98. Owen G., Westgrath D.R. and Iyer G.C. (1957), Manuring of hevea, effects of

fertilizers on growth and yield of mature rubber trees, Journal of RRIM, 15(1),

pp. 29, Kuala Lumpur, Malaysia.

99. Pakianathan S. W., R. L. Wain and E. K. Ng. (1975), Studies on Displacement

Area on Tapping in Mature Hevea Trees, In Pro. of the International Rubber

Conference, Kuala Lumpur, Malaysia.

100. Pushparajah E. and Tan Kim Teng (1972), Factors Influencing Leaf Nutrient

Levels in Rubber, In Pro. of the International Rubber Conference, Rubber

Research Institute of Malaysia, Kuala Lumpur, Malaysia.

101. Pushparajah E. and Chan H.Y. (1972), A preliminary assessment of influence of

soil morphology and physiography on the performmance of Hevea, Journal of

RRIM, Kuala Lumpur, Malaysia.

102. Pusparajah E. (1972), Soil capability and suitability for rubber, Journal of RRIM,

Kuala Lumpur, Malaysia.

103. Pushparajah E., Chan H.Y. and Sivanadyan K. (1983), Recent developments for

reduced fertilizer application for hevea, Proceedings RRIM

Planters’ conference, 1983, pp. 313-327, Kuala Lumpur, Malaysia.

104. Pushparajah E. and Tan Kim Teng (1994), Leaf Analysis and Soil Testing for

Plantation Tree Crops, International Board for Soil Research and Management

(IBSRAM), Bangkok, Thailand.

105. Rosyld M. J. , Wibawa G., Gunawan A. (2002), Rubber based farming systems

development for increasing smallhoders income in Indonesia, Rubber Research

Institute of Indonesia, Jakarta, Indonesia.

106. Rubber Research Institute of Malaysia (1959), Stimulation of the Yield of Rubber

trees as a routin estata practice, Plrs' Bull. of RRIM, Kuala Lumpur, Malaysia.

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

120

107. Rubber Research Institute of Malaysia (1960), Stimulation of Yield: A

Comparision of Proprietary Yield Stimulants, Plrs' Bull. of RRIM, Kuala

Lumpur, Malaysia.

108. Rubber Research Institute of Malaysia (1961), Depth of Bark Scraping Before

the Application of Yield Stimulations, Plrs' Bull. of RRIM, Kuala Lumpur,

Malaysia.

109. Rubber Research Institute of Malaysia (1987), RRIM training manual for

plantation supervisors, Journal of RRIM, Kuala Lumpur, Malaysia.

110. Rubber Research Institute of Sri Lanka (1996), A manual on rubber growing and

processing, Agalawatta, Sri Lanka.

111. Sanjeeva R.P., Jayarathanam K., Sethuraj M.R. (1990), An index to assess areas

hydrothermally suitable for rubber cultivation, Rubber Reseach

Institute of India, New Delhi, India.

112. Sivakumaran S. (1983), Long-term Ethephon stimulation. III. Effect of continous

ethephon stimulation with short-cut panel changing systerm, Journal of the

RRIM, 31, Kuala Lumpur, Malaysia.

113. Sivakumaran S. And Thong K. (1994), Yield stimulation in rubber: current status

an improvements for enhanced productivity, Proccedings of the International

Planters Conference, 1994, Kuala Lumpur, Malaysia.

114. Sivakumaran S., Tajuddin Ismail Tham F. K., Tham F.K. (2004)

Commercial adoption of RRIMFLOW short cut system of exploitation in several

NR producing countries, Paper presented in the IRRDB workshop, 7-8

September, Kunming, China.

115. Sivanadyan K. (1983), Manuring of mature hevea: Recent evidences end a

possible new outlook, Proceedings RRIM Planters’ conference, 1983, Kuala

Lumpur, Malaysia.

116. Sumner M. E., E. R. Beaufils (1975), Diagnosis of the NPK requirements of

sugarcane irrespective of plant age and season using Beaufils' system (DRIS) -

Preliminary observations, South Africa.

117. Vijayakumar K. R., Chandrasekhar T. R., Varghese Philip (2000),

Agroclimate, George P.J. and Kuruvilla Jacob C. Natural Rubber. Rubber

Research Institute of India, New Delhi, India.

118. Vijayakumar K.R., Thomas K.U., Rajagobal R., and Karunaichamy K. (2003),

Advances in exploitation technology and adoption by smallholders, Paper

presented in RRDB Symposium, 15 – 17 September 2003, Chiang Mai, Thailand.

119. Webster C. C., Baulkwill W. J. (1989), Rubber tree, RRIM, Kuala Lumpur,

Malaysia.

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

121

120. Wei Xiaodi (1997), Studies and Application of Stimulation Systems for Hevea

brasiliensis in China, Beijing (Peking), China.

121. Yoon, P. K. (1971), RRIM crown budding trials, Plrs' Bull. Of RRIM, Kuala

Lumpur, Malaysia.

122. Zongdao H. and Xueqin Z. (1983), Rubber cultivation in China,

Proceedings of the RRIM Planter’s Conference, 1983, pp. 31-43, Kuala

Lumpur, Malaysia.

123. Zongdao H. and Qing P.Y. (1992), Rubber cultivation under climatic

stresss in China, Natural rubber: Biology, Cultivation and Technology. Ed. M.R.

Sethuraj and N.M. Mathew. Elsevier Science Publisher B.V. Development in

Crop Science 23. pp. 220-238.

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

122

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Đánh giá thực

trạng sử dụng phân bón cho cây cao su kinh doanh ở tỉnh Quảng Trị’, Tạp chí

Khoa học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Đại học Huế (ISSN 2588-

1191), tập 126, số 3D, 2017, trang 27-39.

2. Lê Công Nam, Nguyễn Minh Hiếu, Dương Viết Tình (2017), “Nghiên cứu bón

phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá cho cây cao su kinh doanh ở

tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn (ISSN 1859-4581), số 322/2017, kỳ 1, tháng 10

năm 2017, trang 61-68.

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆ - hueuni.edu.vnhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1230/NOIDUNGLA.pdf · bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng

123

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số liệu khí tượng tỉnh Quảng Trị trong thời gian nghiên cứu

Phụ lục 2: Phương pháp đánh giá phân hạng đất trồng cao su

Phụ lục 3: Tính toán hiệu quả kinh tế các mô hình bón phân thí nghiệm

Phụ lục 4: Phương pháp phân tích, đánh giá mủ cao su

Phụ lục 5: Một số kết quả liên quan đến đề tài nghiên cứu

Phụ lục 6: Kết quả xử lý thống kê

Phụ lục 7: Một số hình ảnh minh họa quá trình thực hiện đề tài

Phụ lục 8: Mẫu phiếu điều tra trong quá trình thực hiện đề tài