154
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN TUẤN ANH CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Luận văn Tran Tuan Anh.doc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN TUẤN ANH

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TẠM GIỮ,

TẠM GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

HÀ NỘI - 2015

Page 2: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN TUẤN ANH

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG TẠM GIỮ,

TẠM GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luậtMã số : 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS TRƯƠNG HỒ HẢI

Page 3: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

HÀ NỘI - 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực.

Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Trần Tuấn Anh

Page 4: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP

LUẬT TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM 7

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam 7

1.2. Nội dung kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam 14

1.3. Điều kiện đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam 31

1.4. Về phân cấp thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân tối cao 32

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM 35

2.1. Thực trạng công tác tạm giữ, tạm giam 35

2.2. Thực trạng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm

giam của viện kiểm sát nhân dân tối cao 43

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG KIỂM

SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM

GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 67

3.1. Quan điểm về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực

tạm giữ, tạm giam 67

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam 68

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Page 5: Luận văn Tran Tuan Anh.doc
Page 6: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ,

tạm giam là một bộ phận hợp thành công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

và thi hành án hình sự là một trong những khâu công tác thực hiện chức năng

kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân, theo quy định

của Hiến pháp và Pháp luật. Đối tượng của hoạt động kiểm sát của Viện kiểm

sát nhân dân trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là sự tuân thủ pháp luật của cơ

quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam nhằm đảm

bảo việc tạm giữ, tạm giam đúng theo quy định của pháp luật; chế độ tạm giữ,

tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh; tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh

dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ

không bị pháp luật tước bỏ, được tôn trọng. Hoạt động này giữ vai trò quan

trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, công bằng và nghiêm minh của

pháp luật nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và vi phạm

pháp luật, bảo vệ bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp

phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành Kiểm sát. Mục tiêu của hoạtđộng

kiểm sát là kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật trong công tác quản lý giam

giữ, tìm ra nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật, áp dụng các

biện pháp theo quy định để loại trừ vi phạm pháp luật đó.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan “đầu não Trung ương” của

hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, thực hiện nhiệm vụ định hướng, xây dựng

kế hoạch; lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thực hiện các

kế hoạch và chỉ thị công tác của toàn ngành Kiểm sát nhân dân trong đó có

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ kiểm sát theo phân cấp trong ngành.

Thời gian qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện

Page 7: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

2

kiểm sát nhân dân tối cao trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đã đạt được nhiều

kết quả đáng khích lệ, cơ bản đã định hướng hoạt động cho toàn ngành theo

đúng yêu cầu của Đảng và Nhà nước; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo,

kiểm tra, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát trong toàn

ngành; Thông qua hoạt động kiểm sát đã kịp thời phát hiện, đề ra biện pháp

pháp lý nhằm loại trừ nhiều vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam. Bên cạnh những kết quả đã đạt được hoạt động kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam còn bộc lộ những hạn chế, thiếu

sót như: chất lượng hoạt động kiểm sát chưa cao, vi phạm pháp luật trong quá

trình tổ chức giam giữ chậm được phát hiện để yêu cầu khắc phục nên ở một

số nơi công tác chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế về tạm giữ, tạm giam

chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc dẫn đến vẫn còn tình trạng quá hạn

tạm giam, hiện tượng người bị tạm giữ, tạm giam trốn, tự sát, phạm tội mới,

vi phạm kỷ luật trật tự tại nơi giam giữ còn diễn ra, tính mạng, tài sản, sức

khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam chưa được tôn

trọng.... đã làm giảm hiệu quả trong các hoạt động tố tụng. Nguyên nhân chủ

yếu là do nhận thức về vị trí và vai trò của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ,

tạm giam chưa toàn diện, thống nhất, kiểm sát viên trực tiếp thực hiện nhiệm

vụ chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật, quy chế nghiệp vụ khi thi hành

nhiệm vụ, quy định của pháp luật chưa thực sự rõ ràng cụ thể nhưng không

được các cơ quan có thẩm quyền giải thích dẫn đến nhận thức chưa thống

nhất. Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, thiếu về số

lượng. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam được thực hiện chưa tốt, cơ sở vật chất,

phương tiện kỹ thuật chưa bảo đảm cho quá trình thực hiện nhiệm vụ….

Từ phân tích ở trên cho thấy hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân tối cao giai

Page 8: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

3

đoạn hiện nay còn nhiều hạn chế bất cập, do những nguyên nhân chủ quan và

khách quan khác nhau, vấn đề này chưa được nghiên cứu tổng kết để tìm ra

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong thời gian tới. Vì vậy, tôi

lựa chọn đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân tối cao" làm đề

tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nâng cao chất lượng công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong

đó có hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam là một trong những nội dung cơ bản của cải cách tư pháp giai đoạn hiện

nay. Nội dung này đã và đang thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của

nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài ngành kiểm sát, có một số công

trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được quan tâm như:

- Luận án tiến sĩ “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát

nhân dân” của Nguyễn Hồng Vinh, bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân,

năm 2007 đã khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động phòng ngừa tội

phạm của VKSND trong điều kiện cải cách tư pháp.

- Đề án: Phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tư pháp do

VKSND tối cao thực hiện năm 2014.

- Các đề tài khoa học và chuyên đề nghiệp vụ do của Viện kiểm sát nhân

dân tối cao nghiên cứu:

+ Đề tài khoa học cấp bộ “Kháng nghị của Viện kiểm sát với các cơ quan

có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp

hành án phạt tù” của VKSNDTC, do Nguyễn Hoàng Thế và các thành viên

thực hiện, nghiệm thu năm 2004 nêu nên thực trạng việc sử dụng quyền

kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong khâu công tác kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù và một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền năng này.

Page 9: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

4

+ Đề tài khoa học cấp bộ “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong

tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo yêu

cầu cải cách tư pháp hiện nay” của VKSNDTC, do Ngô Quang Liễn và các

thành viên thực hiện, nghiệm thu năm 2007, nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn

của Viện kiểm sát trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục

người chấp hành án phạt tù theo yêu cầu cải cách tư pháp.

+ Chuyên đề “Tổng kết 50 năm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,

quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù” của VKSNDTC, do Bùi Đức

Long và các thành viên thực hiện, nghiệm thu năm 2010, đã khái quát quá trình

hình thành, phát triển cùng những thành tựu, hạn chế trong công tác kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù từ khi

Viện kiểm sát nhân dân thành lập năm 1960 đến năm 2010.

Ngoài ra còn có một số công trình, bài báo được đăng tải trên tạp chí

trong và ngoài ngành Kiểm sát.

Tuy nhiên, do cách thức tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau, chưa

có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối

cao trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam. Vì vậy đề tài luận văn là không trùng

lập với các công trình khoa học đã công bố.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm làm rõ căn cứ pháp lý, đặc điểm,

nội dung, phương pháp, biện pháp tiến hành và thực tiễn hoạt động kiểm sát

của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, rút ra kết quả đã đạt được, tồn tại thiếu sót,

nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh thiếu sót. Qua đó tìm ra những giải pháp

nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm

giữ, tạm giam của VKSND tối cao.

Để thực hiện mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu cần phải giải

quyết một số nhiệm vụ chính sau đây:

Page 10: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

5

- Nghiên cứu, làm rõ căn cứ pháp lý, đặc điểm, nội dung, phương pháp,

biện pháp tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm

giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng về tình hình công tác quản lý tạm giữ,

tạm giam tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam do Công an nhân dân quản lý;

thực trạng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm

giam của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, cùng

nguyên nhân của ưu điểm và yếu kém, tồn tại của hoạt động này.

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm

sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực

tiễn kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đảm bảo việc tuân theo pháp

luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào căn cứ pháp lý, đặc điểm,

nội dung, phương pháp, biện pháp tiến hành kiểm sát của Viện kiểm sát nhân

dân tối cao đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

và khảo sát thực tế, thu thập số liệu, tài liệu về hoạt động kiểm sát này ở Viện

kiểm sát nhân dân tối cao, thời gian từ năm 2010 đến năm 2015.

Hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát quân sự

không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về

phòng ngừa và đấu tranh tội phạm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện

kiểm sát nhân dân, những thành tựu của khoa học điều tra hình sự, khoa học

pháp lý hình sự…

Page 11: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

6

- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng

phương pháp cụ thể như: phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp; phương

pháp so sánh, hệ thống hóa; phương pháp suy luận logic; phương pháp khảo

sát thực tiễn; các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học, khoa học điều

tra tội phạm và các khoa học pháp lý khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận văn

- Về lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò hoạt động

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát

nhân dân tối cao. Ngoài ra luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho

công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành.

- Về thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo giúp cán bộ, kiểm sát viên

đang trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh

vực tạm giữ, tạm giam ở Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt hơn

nhiệm vụ được giao. Với những đề xuất của luận văn là những chỉ dẫn mang

tính khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn có thể giúp cán bộ làm công tác

thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa vi

phạm pháp luật tại nơi giam giữ.

7. Bố cục của đề tài luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận vă được cấu trúc làm 03 chương 06 tiết.

Chương 1. Cơ sở lý luận về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm

giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chương 2. Thực trạng công tác tạm giữ, tạm giam và kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Chương 3. Quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động kiểm

sát việc tuân thep pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân

dân tối cao.

Page 12: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT

TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIỆC TUÂN

THEO PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

1.2.1.Khái niệm hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân

đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tạm giữ, tạm

giam đòi hỏi hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh

vực này là hết sức cần thiết và là một yêu cầu khách quan của quá trình giải

quyết các vụ án hình sự, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là một trong những hoạt động kiểm sát thực hiện

chức năng của VKSND được Hiến pháp và pháp luật quy định.

Kiểm sát là một dạng hoạt động giám sát đặc thù chỉ gắn duy nhất với

một loại chủ thể kiểm sát là Viện kiểm sát với quyền năng và phương thức

kiểm sát riêng biệt, theo từ điển Luật học thì Kiểm sát được hiểu là kiểm tra

và giám sát việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm khác nhau về hoạt động kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam, theo giáo trình kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Học viện tư pháp thì

…hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được hiểu là những

thao tác nghiệp vụ khi tiến hành kiểm sát thường kỳ, bất thường tại

chỗ nhà tạm giữ, trại tạm giam về việc tạm giữ, tạm giam nhằm áp

dụng các biện pháp pháp luật để yêu cầu cơ quan hữu quan đình chỉ

thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong

việc tạm giữ, tạm giam; góp phần bảo đảm cho việc tạm giữ, tạm

giam đúng quy định của pháp luật, bảo đảm việc thực hiện chế độ

Page 13: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

8

đối với người bị tạm giữ, tạm giam; bảo đảm tính mạng, tài sản,

danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền

khác của họ không bị pháp luật bảo vệ được tôn trọng… [7].

Khái niệm trên đã khái quát được toàn bộ công việc mà hoạt động kiểm

sát việc tạm giữ, tạm giam phải làm, tuy nhiên chưa thể hiện được vị trí và vai

trò hoạt động kiểm sát của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là một

bộ phận của kiểm sát hoạt động tư pháp trong thực tiễn.

Giáo trình công tác kiểm sát đưa ra khái niệm về công tác kiểm sát việc

giam, giữ và cải tạo như sau:

…là một trong các công tác thực hiện chức năng của Viện kiểm sát

nhân dân, có nội dung là kiểm sát tuân theo pháp luật của cơ quan,

đơn vị và người có trách nhiệm trong việc giam, giữ và cải tạo

nhằm bảo đảm việc giam giữ và cải tạo được chấp hành nghiêm

chỉnh, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị giam,

giữ và cải tạo và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ

được tôn trọng… [16, tr 6].

Khái niệm trên đã nêu được vị trí và vai trò của hoạt động kiểm sát của

VKSND đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam,

tuy nhiên chưa khái quát được công việc mà hoạt động kiểm sát việc tạm giữ,

tạm giam phải làm trên thực tế.

Theo quy định tại Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và năm 2014 thì

hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là bộ phận hợp thành của công tác

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, một trong những khâu

công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát

nhân dân. Đây là một trong những hoạt động nhằm củng cố và thực hiện

quyền lực Nhà nước, được Đảng và Nhà nước giao cho hệ thống cơ quan

Viện kiểm sát; là hoạt động mang tính nghiệp vụ, thông qua hoạt động kiểm

sát kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác tạm giữ, tạm giam, áp dụng biện

Page 14: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

9

pháp luật định loại trừ vi phạm pháp luật, giúp công tác tạm giữ, tạm giam

hoạt động có hiệu quả, phục vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam.

Từ những phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm về hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam là hoạt động nghiệp vụ thực hiện chức năng của

VKSND, được tiến hành các biện pháp theo quy định nhằm bảo đảm cho

công tác tạm giữ, tạm giam được tổ chức và thực hiện thống nhất trên cơ sở

quy định của pháp luật góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật xảy ra, tạo

điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm quyền và

lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam không bị pháp luật tước bỏ

được tôn trọng.

1.2.2. Cơ sở pháp lý và những đặc điểm cơ bản hoạt động kiểm sát

của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh

vực tạm giữ, tạm giam

+ Về cơ sở pháp lý hoạt động kiểm sát của VKSND đảm bảo việc tuân

theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Hoạt động của ngành Kiểm sát gắn với sự ra đời, phát triển cải cách

của bộ máy nhà nước Việt Nam theo đó chức năng cơ bản của Viện kiểm sát

được Hiến pháp và pháp luật quy định ổn định qua các thời kỳ đó là thực

hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong đó hoạt động thực

hành quyền công tố, Viện kiểm sát bảo đảm mọi tội phạm xảy ra đều được

phát hiện, kịp thời xử lý đúng người, đúng tội đúng pháp luật không bỏ lọt

tội phạm và người phạm tội. Để thực hiện chức năng công tố nhà nước Viện

kiểm sát tiến hành nhiều biện pháp, phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan bảo

vệ pháp luật nói chung, cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra và Toà

án) nói riêng áp dụng các biện pháp cần thiết do pháp luật quy định để nhanh

chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Chức năng kiểm sát hoạt động tư

pháp của Viện kiểm sát là kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong

Page 15: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

10

lĩnh vực tư pháp để áp dụng các biện pháp pháp lý loại trừ vi phạm pháp luật

đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp, các chức danh tư pháp hoạt

động tuân thủ pháp luật đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích của công dân

không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Chức năng thực hành quyền công

tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát có mối quan hệ khăng

khít, hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại trong một chỉnh thể, hoạt động kiểm sát tư

pháp giúp phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ vi phạm pháp luật của cơ quan

tư pháp, nhân viên tư pháp, kết quả kiểm sát hoạt động tư pháp giúp cho

hoạt động tố tụng nói chung và thực hành quyền công tố nói riêng được

thuận lợi, nhanh chóng.

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là

một phần trong nội dung công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành

án hình sự, là bộ phận quan trọng tạo thành chức năng kiểm sát hoạt động tư

pháp của VKSND. Hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam giữ vai trò

quan trọng bảo đảm tính thống nhất, công bằng và nghiêm minh của pháp luật

về tạm giữ, tạm giam, với nhiệm vụ là trực tiếp phục vụ công tác đấu tranh

chống tội phạm, kịp thời phát hiện và đề ra những biện pháp pháp lý cần thiết

nhằm loại bỏ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam; một mặt

bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị tạm giữ, tạm giam không bị

pháp luật tước bỏ. Bên cạnh đó kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam còn góp phần

thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát nhân dân.

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng về chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của VKSND, kế thừa quy định pháp luật trước đó có sự bổ sung, chỉnh

sửa hoàn thiện hơn, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật tổ

chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Qua hơn 10 năm thi hành Luật tổ

chức VKSND năm 2002, ngày 24 tháng 11 năm 2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc

hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật

tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật có hiệu lực thi hành kể từ

Page 16: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

11

ngày 01/6/2015, tại Điều 8 quy định trách nhiệm phối hợp của Viện kiểm sát

nhân dân “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân

dân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án,

Thanh tra, Kiểm toán, các cơ quan nhà nước khác, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để phòng, chống tội phạm

có hiệu quả; xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp

luật trong hoạt động tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp

luật; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.”

Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã dành Chương VI, từ Điều 26 đến

Điều 29; Luật tổ chức VKSND năm 2014 từ Điều 22 đến Điều 26; quy định

nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.

Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989 quy định: “Khi

VKSND tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật nơi giam giữ…thấy có

văn bản, biện pháp hoặc việc làm trái pháp luật thì kiến nghị, kháng nghị tới

ban giám thị, cơ quan quản lý cùng cấp hoặc cấp dưới để yêu cầu sửa chữa,

bải bỏ hoặc đình chỉ văn bản, biện pháp hoặc việc làm trái pháp luật đó.”

Nhằm thực hiện đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong

toàn ngành, đáp ứng có hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của khâu

công tác này đồng thời đề cao trách nhiệm của các chức danh pháp lý giúp cho

việc chỉ đạo điều hành thống nhất, thông suốt, ngày 29/01/2013 Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam và thi hành án hình sự kèm theo quyết định số 35/2013/QĐ-

VKSTC-V4, quy chế đã bổ sung và tập trung làm rõ hơn và cụ thể hơn vị trí,

phạm vi, nội dung, phương thức thực hiện công tác để đưa công tác kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của VKSND các cấp đi vào hoạt

động nề nếp.

Page 17: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

12

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quản lý giam giữ, đòi hỏi

hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực quản lý

giam giữ cũng như các quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam là một

yêu cầu khách quan của quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình

sự. Hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam giao cho VKSND các cấp thực hiện được quy định tại Luật Tổ

chức VKSND từ khi thành lập ngành Kiểm sát nhân dân đến nay, đã trở thành

một trong các hoạt động kiểm sát thực hiện chức năng. Nghiên cứu quy định

pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát có thể rút

ra một số đặc điểm cơ bản về hoạt động kiểm sát của VKSND đảm bảo việc

tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam như sau:

+ Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, là người trực tiếp tiến hành các hoạt động kiểm

sát, được quy định tại Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Pháp lệnh kiểm sát

viên năm 2002 bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng và kiểm sát viên.

+ Về đối tượng hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam:

Đây là vấn đề hết sức cơ bản, mở đầu đối với bất cứ hoạt động kiểm sát

nào, nếu nhận thức sai về đối tượng dẫn đến hoạt động kiểm sát sẽ đi lệch quỹ

đạo, mục đích của hoạt động không thành công. Trong thực tế hiện nay có

không ít trường hợp nhận thức chưa đúng về đối tượng của hoạt động kiểm

sát việc tạm giữ, tạm giam, có quan điểm cho rằng người bị tạm giữ, tạm

giam là đối tượng của hoạt động này [9]. Tuy nhiên khi đối chiếu với quy

định của pháp luật quy định tại Điều 23 BLTTHS và Điều 26 Luật Tổ chức

VKSND năm 2002, Điều 22 26 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì đối

tượng của hoạt động kiểm sát của VKSND đảm bảo việc tuân theo pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam được xác định là việc tuân thủ pháp luật của

các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam. Đó

là việc chấp hành pháp luật trong việc bảo đảm chế độ giam giữ, thời hạn

Page 18: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

13

giam giữ, tính có căn cứ và hợp pháp của lệnh tạm giữ, tạm giam…. Xác định

đúng đối tượng của hoạt động kiểm sát không chỉ bảo đảm hiệu quả trong

công tác mà còn giúp xác định rõ phạm vi, nội dung, mục đích của hoạt động

kiểm sát.

+ Về mục đích của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam:

Hoạt động kiểm sát của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam bảo

đảm pháp luật về tạm giữ, tạm giam được thi hành nghiêm chỉnh thống nhất;

phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sơ hở, thiếu sót, vi phạm và tội phạm ở

nơi giam giữ; bảo đảm trật tự trị an, an toàn nơi giam giữ phục vụ cho công

tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được kịp thời, đúng người, đúng tội,

đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm

giam không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.

+ Về chức năng của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam:

Nhà nước giao cho mỗi cơ quan trong bộ máy thực hiện những chức

năng khác nhau, có sự phân công rành mạch, tránh chồng chéo khi thực hiện

nhiệm vụ, tuy nhiên trong thực tế chưa hiểu nhất quán về các chức năng của

hoạt động Thanh tra, Giám sát và Kiểm sát. Cần thiết có sự phân biệt giữa

hoạt động Thanh tra, Giám sát và hoạt động Kiểm sát tuân theo pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Thanh tra, kiểm tra công tác trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là hoạt

động của cơ quan chủ quản (Bộ Công an) tiến hành để kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch chung của ngành trên cơ sở chức năng, được tiến hành khi có yêu

cầu của thủ trưởng ngành.

Giám sát là hoạt động của các cơ quan dân cử trong hệ thống cơ quan

quyền lực như Ủy ban của Quốc Hội, Đoàn đại biểu Quốc Hội, Hội đồng

nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc nhằm xem xét hoạt động của cơ quan hành

pháp trong việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đây là

lĩnh vực không thường xuyên.

Page 19: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

14

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh

vực tạm giữ, tạm giam, đây là hoạt động của cơ quan Tư pháp, thực hiện chức

năng kiểm sát, được tiến hành thường kỳ và bất thường kỳ nơi giam giữ chỉ

tuân theo quy định của pháp luật.

+ Về thẩm quyền của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam:

Phân định thẩm quyền kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam được quy

định tại Luật Tổ chức VKSND năm 2002 (Điều 1); Thông tư liên ngành số

02/TTLN ngày 06/9/1989 và Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 35/2013/QĐ-

VKSTC-V4 ngày 29/01/2013 theo chức năng của mình Viện kiểm sát mỗi cấp

có trách nhiệm tiến hành kiểm sát thường kỳ và bất thường ở nơi giam giữ

cấp mình và cấp dưới.

+ Về phạm vi của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là thời

điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc các hoạt động của công tác đó. Phạm vi

của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là giới hạn hoạt động về mặt

không gian và thời gian, xác định đúng phạm vi sẽ bảo đảm tính liên tục,

thống nhất trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND, giúp

nâng cao hiệu quả trong công tác, nếu vượt quá giới hạn đó hoạt động kiểm

sát sẽ bị trùng chéo với hoạt động kiểm sát khác.

Phạm vi hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam về thời gian được

thực hiện từ khi bắt đầu việc tạm giữ, tạm giam và kết thúc khi chấm dứt việc

tạm giữ, tạm giam.1.2. NỘI DUNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG

LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

1.2.1.Nội dung hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

tạm giữ, tạm giam của Viện kiểm sát nhân dân

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, việc nhận thức về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND

Page 20: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

15

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam vẫn còn hạn chế, bất cập nhất định. Do vậy làm

sáng tỏ những vấn đề lý luận để nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu

tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam giai đoạn

hiện nay.

Nắm vững nội dung hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng bởi lẽ nội

dung kiểm sát là sự cụ thể hóa hoạt động kiểm sát nhằm thực hiện các nhiệm

vụ và thẩm quyền luật định. Nội dung hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam chính là quy định về công việc phải làm khi thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của VKSND các cấp, bao gồm những nội dung sau:

Một là, Viện kiểm sát nhằm đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam được thực

hiện đúng quy định của pháp luật.

- Về kiểm sát việc tạm giữ, VKSND các cấp phải quản lý chặt chẽ số

người bị tạm giữ, xử lý bảo đảm mọi trường hợp bị tạm giữ phải có quyết

định của cơ quan và người có thẩm quyền. Quyết định tạm giữ phải căn cứ

vào các trường hợp phạm tội quả tang, bắt khẩn cấp, bắt theo lệnh truy nã,

đầu thú và tự thú theo Điều 86 BLTTHS. Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do

tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản, kịp

thời phát hiện những trường hợp quá hạn tạm giữ, yêu cầu khắc phục những

vi phạm trong quá trình tạm giữ. Trường hợp xét thấy việc tạm giữ không có

căn cứ thì ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm

giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, kiểm sát việc tạm giữ phải kiểm

sát chặt chẽ việc thực hiện quyết định này, nếu người ra quyết định tạm giữ

không trả tự do cho người bị tạm giữ thì VKS sẽ quyết định trả tự do cho họ

theo Khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức VKSND năm 2002.

Page 21: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

16

Khi tiến hành trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam, kiểm sát

viên phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ tạm giữ, phối hợp với các đơn vị thực

hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử để quản lý chặt chẽ

những trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, những

trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn bắt sau đó trả tự do vì không có căn cứ

phạm tội, các trường hợp không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, quá hạn tạm giữ,

các trường hợp Viện kiểm sát quyết định hủy quyết định tạm giữ. Các trường

hợp trên nếu không được trả tự do thì VKS sẽ quyết định trả tự do cho họ theo

quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2002.

- Về kiểm sát việc tạm giam, VKSND các cấp phải quản lý chặt chẽ số

người bị bắt, tạm giam và xử lý trong các giai đoạn tố tụng hình sự, bảo đảm

việc tạm giam phải có lệnh của cơ quan và người có thẩm quyền, lệnh tạm

giam phải ghi rõ: ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ người ra lệnh, họ tên địa

chỉ người bị tạm giam, lý do tạm giam, thời hạn tạm giam và giao cho người

bị tạm giam một bản. Kịp thời phát hiện những trường hợp không có lệnh tạm

giam hợp pháp, quá hạn tạm giam, phân tích các trường hợp quá hạn tạm

giam thuộc trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng để yêu cầu khắc

phục, sửa chữa. Các trường hợp tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật

thì ra quyết định trả tự do cho họ theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Tổ

chức VKSND năm 2002. Phối hợp với các đơn vị thực hành quyền công tố và

kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử để quản lý chặt chẽ những trường hợp Viện

kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam, quyết định không gia

hạn tạm giam, các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ do không phạm tội ở

các giai đoạn tố tụng, Tòa án tuyên không phạm tội để kịp thời xem xét việc

trả tự do cho họ. VKSND các cấp quản lý chặt chẽ số bị án đã bị Tòa án tuyên

bằng một bản án phạt tù có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn bị tạm giam tại các

nhà tạm giữ, trại tạm giam chưa được đưa đi chấp hành án để kiến nghị cơ

Page 22: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

17

quan có thẩm quyền hoàn tất thủ tục theo quy định nhằm khắc phục tình trạng

quá tải trong giam giữ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị án. Nắm

chắc số bị cáo Tòa án tuyên hình phạt tử hình ở các giai đoạn xét xử [36].

- Kiểm sát chặt chẽ công tác quản lý giam giữ ở các nhà tạm giữ, trại

tạm giam nhằm khắc phục tình trạng người bị tạm giữ và người bị tạm giam

chung buồng, người đã thành niên và chưa thành niên giam giữ chung buồng,

những người cùng vụ án bị giam giữ chung buồng, kịp thời yêu cầu cơ quan

quản lý giam giữ thực hiện chế độ giam giữ theo đúng Điều 15 quy chế về

tạm giữ, tạm giam góp phần hạn chế việc thông cung, liên lạc phục vụ tốt cho

quá trình xử lý vụ án.

- Nắm bắt kịp thời những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam vi

phạm qui chế, nội qui của nhà tạm giữ, trại tạm giam và các hình thức xử lý

đối với họ để kịp thời yêu cầu trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam xem

xét loại trừ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm.

Hai là, kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong việc bảo đảm chế độ

tạm giữ, tạm giam.

VKSND các cấp cần kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ ăn, ở,

mặc, phòng chữa bệnh và thăm gặp, nhận quà của người bị tạm giữ, tạm giam

theo đúng quy định tại quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị

định số 89/1998/NĐ - CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ.

- Về chế độ ăn, mặc, ở, kiểm tra các loại sổ sách quyết toán hàng tháng,

quý, 6 tháng, năm, trực tiếp gặp hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc thực

hiện chế độ ăn đối với họ nhằm bảo đảm cho người bị tạm giữ, tạm giam ăn

đúng định lượng, tiêu chuẩn về lương thực, thực phẩm, hàng tháng mức ăn

của họ được hưởng theo định lượng cụ thể là 15kg gạo, 0,3kg thịt, 0,5kg cá,

0,8kg muối, 0,5 lít nước chấm, 15 kg rau xanh, 15kg chất đốt. Tuy nhiên

Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có thể hoán đổi định lượng ăn

Page 23: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

18

của họ cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của họ để đảm bảo họ ăn hết tiêu

chuẩn, định lượng. Trong các ngày Lễ, tết Dương lịch (theo quy định của Nhà

nước) được ăn thêm gấp 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường, Tết nguyên đán ăn

gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngoài ra một tháng hai lần người bị tạm

giam được nhận quà tiếp tế do thân nhân gia đình gửi; trong quá trình bị giam

giữ, người bị tạm giữ, tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn của

cá nhân, nếu thiếu thì nhà tạm giữ, trại tạm giam cho mượn, hàng tháng được

cấp 0,2 kg xà phòng, 02 tháng được cấp 01 khăn mặt, đối với người bị tạm

giữ, tạm giam là nữ được cấp thêm một số tiền ( tương đương với 02 kg gạo,

tính theo giá thị trường ở từng địa phương) để mua đồ dùng cần thiết cho vệ

sinh phụ nữ, ngoài ra còn đảm bảo vệ sinh khu vực giam giữ, được bố trí diện

tích giam, giữ tối thiểu 2m2/người.

- Về chế độ y tế, kiểm sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí mua thuốc

điều trị cho người bị tạm giữ, tạm giam bị đau ốm, bệnh tật nhằm đảm bảo

thuốc điều trị phải được cấp đến người bị giam giữ. Việc thực hiện chế độ

phòng chống dịch bệnh tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam được thực hiện

theo đúng quy định của ngành y tế đảm bảo tốt vệ sinh nơi ăn, ở, sinh hoạt ở

nơi giam giữ. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị ốm đau, bệnh tật,

thương tích vượt quá khả năng khám và điều trị của cán bộ y tế nhà tạm giữ,

trại tạm giam thì yêu cầu trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam chuyển

đến bệnh viện tuyến trên để điều trị, bảo đảm sức khỏe cho người bị tạm giữ,

tạm giam khi tham gia tố tụng chống suy kiệt sức lực, trong quá trình điều

trị đơn vị quản lý giam giữ phải tổ chức canh gác không để người bị tạm giữ,

tạm giam trốn.

Ba là, kiểm sát nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm

của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật

tước bỏ được tôn trọng.

Page 24: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

19

Một trong những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS quy định: “Công dân

có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,

tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài

sản đều bị xử lý theo pháp luật”, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

phải bảo đảm nội dung này.

- Về đảm bảo tính mạng, danh dự, nhân phẩm, khi tiến hành kiểm sát

trực tiếp tại nhà tạm giữ, trại tạm giam cần xem xét đến vấn đề xâm phạm đến

tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam như truy bức,

gây thương tích, dùng nhục hình, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con

người có thể do đối tượng cùng buồng giam gây ra hoặc cán bộ quản lý gây

ra, làm rõ nguyên nhân và kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm

pháp luật. Các trường hợp trên nếu có dấu hiệu của tội phạm thì yêu cầu cơ

quan có thẩm quyền khởi tố xử lý theo pháp luật, đối với những vụ án xâm

phạm hoạt động tư pháp do cán bộ làm công tác tư pháp gây ra thì chuyển hồ

sơ đến cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC để xử lý theo thẩm quyền.

-Về đảm bảo tài sản, kiểm sát chặt chẽ việc quản lý lưu ký tài sản của

người bị tạm giữ, tạm giam, bảo đảm nguyên tắc có biên bản giao nhận, có

chữ ký của người bị tạm giữ, tạm giam, có sổ sách theo dõi và trả cho họ khi

họ được trả tự do. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam chết thì

trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam phải trả tài sản lưu ký cho người

thân gia đình người chết.

- Đảm bảo quyền khiếu nại- tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam,

quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được

quy định tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992, cũng là một nguyên tắc cơ bản của

tố tụng hình sự được quy định trong BLTTHS. Do vậy khi nhận được đơn

khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam VKSND các cấp phải khẩn

trương xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Page 25: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

20

- Đảm bảo quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, tạm giam, đây là

nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 11 BLTTHS theo đó người bị tạm

giữ, tạm giam có quyền nhờ người khác bào chữa, cơ quan quản lý giam giữ

phải tạo điều kiện thuận lợi để đó người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện quyền

của họ, VKSND các cấp bảo đảm cho họ thực hiện quyền này.

1.2.2. Phương thức thực hiện hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Để thực hiện các nội dung kiểm sát, VKSND thực hiện các phương

thức để tác động đến đối tượng kiểm sát được pháp luật cho phép đó là:

Phương thức trực tiếp kiểm sát thường kỳ; Phương thức trực tiếp kiểm sát bất

thường; Phương thức yêu cầu cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp quản

lý nhà tạm giữ, trại tạm giam tự kiểm tra và thông báo kết quả cho VKS và

phương thức yêu cầu cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới và người có trách nhiệm

trong việc tạm giữ, tạm giam thông báo tình hình chấp hành pháp luật trong

việc tạm giữ, tạm giam.

- Phương thức kiểm sát thường kỳ việc tạm giữ, tạm giam: Hàng ngày

Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc bắt tạm giữ tại nhà tạm

giữ (đối với cấp huyện) và các buồng tạm giữ tại trại tạm giam (đối với cấp

tỉnh và Bộ Công an ). Hàng tuần phải tiến hành kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam đối với trại tạm giam công an tỉnh, định kỳ 03 tháng phải trực tiếp kiểm

sát từng mặt, 06 tháng phải trực tiếp kiểm sát toàn diện việc tạm giữ, tạm

giam tại nhà tạm giữ, trại tạm giam. Đối với kiểm sát định kỳ 3 tháng, 6

tháng, 01 năm, khi kết thúc các cuộc kiểm sát trực tiếp, Viện kiểm sát phải có

kết luận bằng văn bản.

Khi tiến hành kiểm sát thường kỳ có thể đi sâu kiểm sát toàn bộ việc

chấp hành pháp luật trong giam giữ hoặc cũng có thể kiểm sát những vấn đề

nào thấy cần thiết hoặc phúc tra lại những vi phạm đã được phát hiện của lần

Page 26: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

21

kiểm sát trước mà Viện kiểm sát đã kháng nghị yêu cầu sửa chữa, xem kết

quả sửa chữa vi phạm của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam.

- Phương thức kiểm sát bất thường việc tạm giữ, tạm giam: Khi thực

hiện công tác kiểm sát, Viện kiểm sát có quyền kiểm sát bất thường nhà tạm

giữ, trại tạm giam. Điều kiện để áp dụng phương thức này là “Khi có dấu hiệu

vi phạm pháp luật xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, xét thấy cần phải kiểm

sát thì phải tiến hành kiểm sát ngay bất kỳ thời gian nào, không kể là ngày

hay đêm, miễn là khi kiểm sát viên nhận được nguồn thông tin đáng tin cậy,

có cơ sở để xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở nơi

giam giữ như: Người bị giam giữ, tạm giam trốn, phạm tội mới, chết do tai

nạn lao động hoặc dịch bệnh, chết bất thường không rõ nguyên nhân, tự tử

chết… Sau khi kiểm sát phải có kết luận bằng văn bản xác định nguyên nhân

và hậu quả (nếu có) do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Yêu cầu Trưởng nhà

tạm giữ, Giám thị trại tạm giam nơi đã kiểm sát có biện pháp chấm dứt việc

làm vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật” [36]. Yếu tố “Có

dấu hiệu vi phạm pháp luật” được hiểu ở đây có thể là vi phạm về căn cứ, về

thời hạn, về thủ tục tạm giữ, tạm giam, cũng có thể là vi phạm về việc thực

hiện các chế độ quản lý, các chế độ ăn ở, sinh hoạt, chữa bệnh…của người bị

tạm giữ, tạm giam.

- Phương thức yêu cầu cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới trực tiếp quản

lý nhà tạm giữ, trại tạm giam tự kiểm tra và thông báo kết quả cho VKSND.

Mặc dù kiểm sát trực tiếp nhà tạm giam, trại tạm giam là phương thức

chủ yếu, song không nhất thiết lúc nào cũng tiến hành kiểm sát trực tiếp mà

có lúc, có việc, có nơi, tuỳ theo tình hình, căn cứ vào tính chất, mức độ của vi

phạm của nhà tạm giữ, trại tạm giam hoặc do yêu cầu thông tin mà có thể yêu

cầu cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam kiểm tra những nơi đó và

thông báo kết quả theo quy định. Yêu cầu tự kiểm tra thường được áp dụng

khi phát hiện có dấu hiện vi phạm pháp luật hoặc đã có vi phạm xảy ra ở nơi

Page 27: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

22

giam giữ nhưng chưa có điều kiện để kiểm sát. Mặt khác Viện kiểm sát cũng

phải có cơ sở để khẳng định việc tự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà tạm giữ,

trại tạm giam là khách quan, có kết quả thì áp dụng thẩm quyền này.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật thường được phát hiện thông qua kết quả

hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam trước đó,

qua công tác quản lý tình hình, qua khiếu nại, tố cáo của người bị giam giữ và

của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua kiến nghị của các cơ

nhà nước và tổ chức xã hội. Yêu cầu kiểm tra và báo cáo kết quả không chỉ là

phương thức kiểm sát mà còn là biện pháp có hiệu quả để cơ quan trực tiếp tổ

chức tạm giữ, tạm giam thấy được những vi phạm của mình để từ đó có biện

pháp khắc phục kịp thời.

Khi yêu cầu tự kiểm tra, Viện kiểm sát phải yêu cầu kiểm tra những

vấn đề chính, không nên yêu cầu quá nhiều việc, không yêu cầu một cách tràn

lan, không cần thiết…

- Phương thức yêu cầu cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới và người có

trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam thông báo tình hình chấp hành pháp

luật trong việc tạm giữ, tạm giam.

Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông

báo tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam trả lời về

quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ,

tạm giam chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi

phạm pháp luật. Yêu cầu này cũng đã được Liên ngành Bộ nội vụ (nay là Bộ

Công an) và VKSNDTC quy định tại Thông tư liên tịch số 02 ngày 6/9/1989

về mối quan hệ giữa công tác giam giữ, cải tạo và kiểm sát giam giữ, cải tạo.

Trong 04 phương thức kiểm sát trên, Viện kiểm sát phải đặc biệt lưu ý

tới 2 phương thức chính là trực tiếp kiểm sát thường kỳ và trực tiếp kiểm sát

bất thường tại nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Page 28: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

23

1.2.3. Các biện pháp loại trừ vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Quá trình thực hiện chức năng phát hiện vi phạm pháp luật trong công

tác tạm giữ, tạm giam, pháp luật quy định cho VKSND các cấp quyền áp

dụng các biện pháp cần thiết để loại trừ vi phạm pháp luật. Áp dụng các biện

pháp pháp luật để loại trừ những vi phạm trong giam giữ là nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam, được quy định tại các Điều 26, 27, 28 Luật Tổ chức VKSND năm

2002; Điều 22 đến Điều 26 Luật Tổ chức VKSND năm 2014. VKSND các

cấp xác minh, làm rõ nguyên nhân dẫn đến vi phạm, quy rõ trách nhiệm của

cơ quan, đơn vị và người có vi phạm. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả,

loại vi phạm mà áp dụng các biện pháp loại trừ vi phạm, pháp luật quy định

các biện pháp loại trừ vi phạm là quyết định trả tự do; kiến nghị; kháng nghị

và khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố về hình sự.

- Về quyết định trả tự do, Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do cho

người bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật là một biện pháp được

quy định tại Khoản 1, Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2002. Đây là một

biện pháp pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm quyền tự do thân thể, quyền

tự do dân chủ của công dân theo quy định tại Điều 72 Hiến pháp 1992 và

Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001. Đây là quyền năng đặc biệt, quyền hạn

duy nhất chỉ có Viện kiểm sát mới được giao quyền này.

Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm

giam không có căn cứ và trái pháp luật trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với người bị tạm giữ: Các trường hợp VKS không phê chuẩn bắt

khẩn cấp mà vẫn bị tạm giữ; người bị tạm giữ không có quyết định của cơ

quan và người có thẩm quyền; người đã được VKS huỷ bỏ quyết định tạm giữ

nhưng vẫn bị tạm giữ; người bị tạm giữ đã có quyết định trả tự do; người mà

Page 29: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

24

VKS không phê chuẩn gia hạn tạm giữ; Đã hết thời hạn tạm giữ và không có

quyết định hợp pháp nào khác nhưng vẫn bị tạm giữ.

+ Đối với người bị tạm giam: Người bị tạm giam nhưng không có lệnh

của cơ quan có thẩm quyền hoặc có lệnh tạm giam nhưng không có phê chuẩn

của VKS theo qui định của BLTTHS; người đã được VKSND quyết định

không gia hạn tạm giam; người đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam; người

đã có quyết định trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; người đã

có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và không bị giam giữ về

hành vi phạm tội khác; Người đã được Tòa án xét xử và quyết định trả tự do,

tuyên không phạm tội, được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình

phạt không phải là tù giam, thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đã

bị tạm giam. Đây là biện pháp nghiệp vụ rất quan trọng, cũng là thẩm quyền

đặc biệt được giao cho hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, cho nên

cần nắm chắc các quy định của pháp luật, quy chế nghiệp vụ cũng như thực

tiễn áp dụng.

- Về kháng nghị, kháng nghị là biện pháp pháp lý quan trọng của Viện

kiểm sát khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam thì

Viện kiểm sát ban hành văn bản kháng nghị yêu cầu đình chỉ việc thi hành,

sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật, chấm dứt việc làm vi

phạm pháp luật, VKSND ban hành kháng nghị trong các trường hợp sau:

Những quyết định của Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam về

việc giam giữ trái pháp luật như việc đưa người vào tạm giữ, tạm giam không

có lệnh, quyết định của người có thẩm quyền; quyết định kỷ luật người bị tạm

giữ, tạm giam không có căn cứ…

Những lệnh, quyết định tạm giam của Tòa án (Chánh án, Phó Chánh

án, Thẩm phán và Hội đồng xét xử) trái pháp luật trong giai đoạn xét xử.

Chẳng hạn, qua hoạt động kiểm sát việc tạm giam, phát hiện lệnh, quyết định

Page 30: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

25

tạm giam của Tòa án không có căn cứ, không đúng đối tượng, không đúng

thời hạn theo qui định của BLTTHS…

Những việc làm của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong

việc giam giữ trái pháp luật, đây là những việc làm vi phạm pháp luật đã xảy

ra thực tế. Chẳng hạn như các hành vi dùng nhục hình đối với người bị tạm

giữ, tạm giam; bớt xén chế độ của họ …

Khi thực hiện biện pháp kháng nghị, đòi hỏi Viện kiểm sát phải nêu rõ

quy định của pháp luật làm căn cứ kháng nghị, phải xác định rõ vi phạm, căn

cứ xác định vi phạm và cơ quan, tổ chức và người vi phạm để kháng nghị

đúng, kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế hậu quả do vi phạm gây ra.

Theo quy định tại Luật Tổ chức VKSND, Viện kiểm sát chỉ kháng nghị

đối với cơ quan cùng cấp hoặc cấp dưới thuộc phạm vi kiểm sát. Nếu phát

hiện vi phạm của cơ quan cấp trên thuộc thẩm quyền kháng nghị của VKSND

cấp trên thì báo cáo rõ lên Viện kiểm sát cấp trên để kháng nghị theo thẩm

quyền. Trong quá trình kiểm sát, nếu thấy vi phạm thuộc lỗi trực tiếp của cơ

quan quản lý giam giữ thuộc thẩm quyền kiểm sát thì kháng nghị yêu cầu

khắc phục ngay vi phạm và yêu cầu xử lý nghiêm những người trực tiếp gây

ra vi phạm đó. Nếu vi phạm đó không phải là lỗi của cơ quan trực tiếp quản lý

giam giữ mà thuộc lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng,.. thì báo cáo Viện

trưởng có biện pháp giải quyết kịp thời.

- Về kiến nghị, Viện kiểm sát chỉ ban hành kiến nghị đối với việc tạm

giữ, tạm giam trong các trường hợp phát hiện những việc làm được xác định

là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc những việc nếu

không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật.

Kiến nghị của VKSND phải phân tích làm rõ những việc làm được xác

định là nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật hoặc những việc

nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật. Từ đó kiến

nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp loại trừ nguyên nhân,

Page 31: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

26

điều kiện dẫn đến vi phạm, các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Sau khi ban

hành kiến nghị, Viện kiểm sát phải theo dõi việc thực hiện kiến nghị đó.

- Về khởi tố vụ án hình sự, trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm

sát việc tạm giữ, tạm giam nếu phát hiện có dấu hiệu phạm tội thuộc các tội

xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan

tư pháp trong quản lý giam giữ thì Viện kiểm sát thu thập các tài liệu ban đầu

(kể cả chụp ảnh hiện trường, xem xét dấu vết, lấy lời khai, ghi âm…) sau đó

báo cáo Cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC để xem xét, kiểm tra xác minh và

quyết định việc khởi tố vụ án hình sự. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

mà người phạm tội là cán bộ nhân viên làm công tác tư pháp như các tội như

tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; tha trái pháp luật người

bị giam, giữ; tội dùng nhục hình, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn giam giữ

trái pháp luật; tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn...

Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm khác (không thuộc

trường hợp nêu trên) thì yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố

điều tra theo qui định của pháp luật. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp,

phạm tội mới thường gặp mà người phạm tội không phải là cán bộ nhân viên

làm công tác tư pháp như các tội: Trốn khỏi nơi giam giữ; cố ý gây thương

tích; giết người; đánh bạc; tội phạm về ma tuý; trộm cắp tài sản; tội đánh

tháo người bị giam giữ...

  Ngoài ra pháp luật cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và

người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam trong việc trả lời việc thực

hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát [22].

Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động kiểm sát của VKSND đảm

bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam gồm hai nhóm

chính, một là các quy định về phát hiện vi phạm pháp luật; hai là các quy định

của pháp luật về loại trừ, phòng ngừa vi phạm pháp luật, thể hiện vai trò của

VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Page 32: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

27

1.2.4.Về mối quan hệ công tác giữa viện kiểm sát nhân dân với các

cấp, cơ quan, đơn vị trong việc phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh

vực tạm giữ, tạm giam

Mối quan hệ công tác của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam là những quy định của pháp luật, quy chế nội bộ trong ngành

kiểm sát, thể hiện sự tác động qua lại giữa VKSND với cơ quan, đơn vị và

người có trách nhiệm liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam và giữa hoạt

động kiểm sát tạm giữ, tạm giam với các hoạt động công tác kiểm sát khác

trong đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam, mối quan hệ công tác thể hiện dưới hai khía cạnh là quan hệ chế ước

lẫn nhau và quan hệ phối hợp trong giải quyết công việc.

+ Mối quan hệ giữa VKSND trong việc thực hiện hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam với cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong

việc tạm giữ, tạm giam.

Đây là mối quan hệ lâu dài, trực tiếp trong hoạt động công tác được thể

hiện tại Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989 giữa Bộ Nội Vụ

(nay là Bộ Công An) với VKSNDTC về mối quan hệ giữa hai ngành trong

công tác giam, giữ, cải tạo và kiểm sát việc giam, giữ, cải tạo. Theo đó cơ

quan Công an là cơ quan quản lý việc tạm giữ, tạm giam và cải tạo, có trách

nhiệm đảm bảo việc chấp hành đúng những quy định của pháp luật trong công

tác giam, giữ, cải tạo. VKSND có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật

ở những nơi giam, giữ, cải tạo thuộc ngành Công an quản lý nhằm đảm bảo:

Các việc giam, giữ và cải tạo theo đúng thủ tục pháp luật và có căn cứ; Các

chế độ giam, giữ và cải tạo được chấp hành nghiêm chỉnh; Tính mạng, tài sản,

danh dự, nhân phẩm và các quyền khác của đương sự không bị pháp luật tước

bỏ được tôn trọng.

Theo quy định này Viện kiểm sát mỗi cấp tiến hành kiểm sát thường

kỳ, bất thường kỳ những nơi giam, giữ thuộc cấp mình và cấp dưới. Cụ thể là

Page 33: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

28

VKSNDTC, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam đối với các trại tạm giam do Bộ Công an quản lý; VKSND cấp tỉnh

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đối với các

trại tạm giam do Công an cấp tỉnh quản lý; VKSND cấp huyện kiểm sát việc

tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đối với các nhà tạm giữ

thuộc Công an cấp huyện quản lý.

Thường xuyên gửi cho nhau những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về thủ

tục, chế độ giam, giữ và kiểm sát giam, giữ. Theo định kỳ thời gian, cơ quan

quản lý, ban giám thị, cán bộ phụ trách những nơi giam, giữ có trách nhiệm

thông báo với Viện kiểm sát cùng cấp: Tình hình tăng, giảm về số lượng

giam, giữ, việc chấp hành pháp luật ở nhà tạm giữ cấp quận, huyện và tương

đương mỗi tuần 1 lần, trại tạm giam mỗi tháng 1 lần; Khi xảy ra sự việc đột

xuất ở nơi giam, giữ như trốn, chết, dịch bệnh… những khó khăn, trở ngại đặc

biệt trong việc thực hiện chế độ tạm giữ, tạm giam, thời hạn tạm giữ, tạm

giam đã hết, Giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ thông báo ngay đến

Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nhận được thông báo phải cử ngay

kiểm sát viên đến xem xét hoặc có văn bản chỉ dẫn yêu cầu làm rõ nguyên

nhân, điều kiện vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong mối quan hệ

này VKSND các cấp chủ động cùng với cơ quan quản lý giam giữ xác định

nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm để thực hiện các biện pháp phòng

ngừa có hiệu quả.

Dưới góc độ lý luận có thể nhận thấy về chức năng, nhiệm vụ hai công

tác này được giao hai cơ quan khác nhau trong hệ thống cơ quan nhà nước

thực hiện, vừa có mối quan hệ chế ước vừa có mối quan hệ phối hợp, trong đó

cơ quan giam giữ thực hiện chức năng tổ chức tạm giữ, tạm giam đúng theo

quy định của pháp luật, cơ quan kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát đảm bảo

việc thi hành pháp luật đó song suy cho cùng nhằm mục đích chung là thi

hành đúng pháp luật của Nhà nước về tạm giữ, tạm giam [22].

Page 34: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

29

+ Mối quan hệ công tác trong hệ thống hoạt động kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam, đây là mối quan hệ nội vụ trong ngành Kiểm sát do vậy được

quy định tại Quy chế công tác ngành, cụ thể là hoạt động kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND các cấp, sự chỉ đạo

của đơn vị nghiệp vụ cấp trên và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng

VKSNDTC.

Theo quy định bộ phận thực hiện chức năng kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và sự chỉ đạo

của đơn vị nghiệp vụ cấp trên.

Mối quan hệ giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với kiểm sát điều

tra, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải thông báo kịp thời, đầy đủ cho kiểm

sát điều tra những vi phạm, tội phạm xảy ra trong nhà tạm giữ, trại tạm giam

những quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát hết thời hạn thi hành, những

phát hiện trong việc thông cung, bức cung, những khiếu nại tố cáo về việc bắt,

tạm giữ, tạm giam oan, sai hoặc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân

phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam.

Mối quan hệ giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với kiểm sát xét xử,

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải thường xuyên quan hệ với kiểm sát xét

xử để kịp thời thông báo những dấu hiệu của việc oan, sai trong quá trình tạm

giam để bảo đảm thi hành bản án, tiếp nhận quyết định kháng nghị, kháng cáo

của người bị tạm giam.

Mối quan hệ giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với kiểm sát thi

hành án hình sự, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải thông báo cho kiểm sát

thi hành án hình sự những trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng

người bị giam giữ ở trại tạm giam do chưa được Tòa án có thẩm quyền ra

quyết định thi hành án để đưa đi chấp hành hình phạt tù.

Mối quan hệ giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với kiểm sát xét

khiếu tố, kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải phối hợp chặt chẽ với kiểm sát

Page 35: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

30

xét khiếu tố trong việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm kiểm

sát việc tạm giữ, tạm giam giải quyết đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật và

thông báo cho kiểm sát xét khiếu tố biết kết quả giải quyết đơn, phối hợp tiếp

công dân đến khiếu nại có liên quan đế việc tạm giữ, tạm giam.

Trong mối quan hệ nội bộ trong ngành thì kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam là lực lượng chủ trì phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành

thực hiện phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam[36].

+ Mối quan hệ giữa kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với Cơ quan điều

tra, cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra; cơ quan xét xử, thường xuyên trao

đổi cung cấp cho nhau những thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan

đến việc tạm giữ, tạm giam. Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn cấp dưới về nghiệp

vụ nhằm phát hiện, uốn nắm những vi phạm và khắc phục những vi phạm, tội

phạm xảy ra tại nhà tạm giữ, trại tạm giam nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh

phòng chống vi phạm, tội phạm.

+ Mối quan hệ giữa hoạt động kiểm sát của VKSND trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam với cấp ủy, Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban mặt trận tổ

quốc Việt Nam.

VKSND các cấp chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện cấp ủy cùng cấp,

hoạt động của VKSND nói chung và hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam nói riêng đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Theo định kỳ

VKSND các cấp xây dựng kế hoạch công tác và báo cáo kết quả công tác

trước cấp ủy.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam thực

hiện quyền giám sát việc thi hành BLTTHS; phòng ngừa vi phạm pháp luật và

quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động tạm giữ, tạm giam là

nguyên tắc cơ bản được quy định tại điều 32 BLTTHS, hoạt động của

VKSND trong phạm vi chức năng nhiệm vụ cũng là đối tượng giám sát của

Page 36: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

31

Hội đồng nhân dân, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên

với tư cách là cơ quan tư pháp có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

VKSND chủ động mời đại diện các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy

ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng tham gia kiểm tra giám sát

việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam từ đó yêu cầu

khắc phục, đề ra biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam. Trong mối quan hệ này VKSND là cơ quan chủ trì, chủ động

thực hiện công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật.1.3. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG

LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

1.3.1. Về công tác tổ chức, cán bộ

Tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên của VKSND

do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ; Căn cứ tổng biên

chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban thường

vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết

định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người

lao động khác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công tác VKSND các cấp, VKSND tối

cao xây dựng phương án nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán

bộ, kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, kinh

phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do Nhà nước đảm bảo.

1.3.2. Về chế độ, chính sách và trang thiết bị

Về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho VKSND hoạt động do ngân

sách Nhà nước bảo đảm; Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

và thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ- VKSTC-V4

ngày 29/01/2013 tại Điều 34 quy định về chế độ, chính sách và trang thiết bị

trong công tác như sau: Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình

Page 37: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

32

sự được trang bị và sử dụng các phương tiện nghiệp vụ trong công tác. Khi

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình

sự, cán bộ, công chức ngành Kiểm sát được trang bị khẩu trang, găng tay cao

su, ủng cao su và các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết khác để phục vụ.1.4. VỀ PHÂN CẤP THẨM QUYỀN KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO

PHÁP LUẬT TRONG TẠM GIỮ, TẠM GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8) là

một đơn vị nghiệp vụ thuộc bộ máy làm việc của VKSND tối cao, nhiệm vụ

và quyền hạn được quy định tại Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8) ban hành kèm

theo Quyết định số 260/QĐ- VKSTC ngày 16/7/2011 của Viện trưởng Viện

kiểm sát nhân dân tối cao theo đó Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi

hành án hình sự có nhiệm vụ giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

thực hiện các công tác sau đây:

Theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm sát

nhân dân địa phương trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi

hành án hình sự; việc thi hành các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành

chính có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân; việc áp dụng trình tự, thủ tục

xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ

hoặc miễn chấp hành thời gian áp dụng biện pháp còn lại của Tòa án nhân dân;

Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người

có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự và thi

hành biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân để tham mưu với Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu thực

hiện các biện pháp khắc phục và phòng ngừa vi phạm pháp luật;

Tổ chức thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với

hoạt động của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm

Page 38: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

33

giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và thi hành biện pháp xử lý hành chính của

Tòa án nhân dân;

Trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá và việc thực hiện quyết

định đặc xá của Chủ tịch nước tại các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công

an; hướng dẫn, kiểm tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về công tác này tại

trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh và quyết định đặc xá trong trường hợp

đặc biệt theo quy định của Luật đặc xá;

Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam,

quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động tạm giữ, tạm

giam, thi hành án hình sự của các tổ chức, cá nhân có liên quan;

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao giao.

- Về phân cấp theo thẩm quyền kiểm sát VKSND tối cao kiểm sát việc

chấp hành pháp luật tại 04 trại tạm giam do Bộ Công an quản lý và tiến hành

kiểm sát việc chấp hành pháp luật tại một số đơn vị giam giữ, thi hành án cấp

dưới theo chỉ tiêu nghiệp vụ do Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu.

- Đối tượng của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của

VKSND tối cao là việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của

cơ quan và người có trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trung ương.

- Phạm vi của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam thực hiện từ

khi có người bị tạm giữ, tạm giamđến khi kết thúc khi chấm dứt việc tạm giữ,

tạm giam theo quy định của pháp luật.

Kết luận chương 1

Để làm rõ nhận thức cơ bản về hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong tạm giữ, tạm giam của VKSND tối cao, tác giả đã phân tích và

làm rõ các khái niệm liên quan là tạm giữ; tạm giam; công tác tạm giữ, tạm

giam và hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam

Page 39: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

34

của VKSND. Đề tài đã nghiên cứu, đưa ra khái niệm, rút ra một số đặc điểm

cơ bản về chủ thể, đối tượng, mục đích, tính chất, phạm vi và nội dung công

tác quản lý tạm giữ, tạm giam qua đó khẳng định công tác tạm giữ, tạm giam

là hoạt động bổ trợ tư pháp giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ

án hình sự có hiệu quả. Nghiên cứu, phân tích và đưa ra khái niệm, những

đặc điểm cơ bản về hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm

giữ, tạm giam của VKSND, bộ phận hợp thành công tác kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, một trong các khâu công tác kiểm sát

thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo quy định

của Hiến pháp và pháp luật.

Trên cơ sở các nội dung được phân tích chương 1 đã đưa ra khái niệm,

làm rõ cơ sở pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của VKSND trong

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại nơi giam, giữ; các điều kiện về

công tác tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất để bảo đảm cho công tác kiểm sát hoạt

động; mối quan hệ công tác giữa VKSND chủ thể của hoạt động kiểm sát với

cơ quan hữu quan, các ngành, các cấp trong việc phát hiện, loại trừ và phòng

ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam. Nêu và phân tích

từng nội dung, các phương thức và các biện pháp cơ bản mà VKSND sử

dụng để tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực

tạm giữ, tạm giam trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định

và quy định nội vụ tại quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

Từ đó, chỉ ra nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm để phân định thẩm

quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của

VKSND tối cao. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận

và căn cứ pháp lý của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của

VKSND tối cao trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Page 40: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

35

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ KIỂM SÁT VIỆC

TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

2.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

2.1.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hội

nhập kinh tế quốc tế đã đang là xu hướng chủ đạo tạo những điều kiện thuận

lợi để giao lưu quốc tế, điều kiện kinh tế xã hội từng bước ổn định đang trên đà

phát triển giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng đồng hành

với những thuận lợi đó nhiều khó khăn, thách thức được đạt ra, sự tác động của

mặt trái kinh tế thị trường, nhiều quan hệ xã hội phức tạp phát sinh. Đặc biệt là

tình hình tội phạm gia tăng có những diễn biến phức tạp khó lường, số lượng

các vụ phạm tội năm sau cao hơn năm trước, nhiều loại tội phạm hoạt động với

thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện, trên nhiều lĩnh vực, tinh vi hơn, một số loại

tội phạm có chiều hướng gia tăng như tội phạm về ma tuý, băng nhóm kiểu “

xã hội đen”, tội phạm có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia, nhiều băng nhóm

tội phạm cấu kết với tội phạm người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội ở

nhiều quốc gia... từ đó dẫn đến hệ quả số lượng người bị bắt, tạm giữ, tạm giam

gia tăng theo từng năm.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhất là sau khi có Chỉ thị số 53-

CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của

các cơ quan tư pháp và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ

Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới,

công tác bắt, tạm giữ, tạm giam trong phạm vi toàn quốc đã từng bước đi vào

nề nếp hoạt động có hiệu quả góp phần quan trọng vào đấu tranh phòng chống

tội phạm, các quyền dân chủ của công dân đã được tôn trọng, quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân được tôn trọng và bảo đảm. Chất lượng bắt đưa vào

Page 41: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

36

tạm giữ, tạm giam đã được nâng lên rõ rệt, tình trạng vi phạm pháp luật trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam giảm đáng kể, kết quả cụ thể như sau.

Tính đến năm 2010 toàn quốc có 676 nhà tạm giữ thuộc Công an cấp

huyện quản lý, 70 trại tạm giam thuộc Công an các cấp quản lý trong đó lực

lượng Cảnh sát nhân dân quản lý 68 trại tạm giam, lực lượng An ninh nhân

dân quản lý 02 Trại tạm giam thực hiện việc tạm giữ người theo lệnh của cơ

quan tiến hành tố tụng cùng cấp.

Theo báo cáo của các VKSND các địa phương tình hình tạm giữ trong

toàn quốc từ năm 2010 đến năm 2014 như sau (Phục lục số 2.1).

Tổng số người bị bắt đưa vào tạm giữ trong 05 năm (từ năm 2010 đến

năm 2014) là 299.001 người. Số liệu thống kê phản ánh lưu lượng người bị

bắt đưa vào tạm giữ năm sau tăng cao hơn năm trước (năm 2011: 72.051; năm

2012:76.159; năm 2013: 76.536 người ; năm 2014: 76.372 người). Tỷ lệ tạm

giữ giải quyết trung bình hàng năm đạt 98,72% (năm 2011: 70.888/7.2051

(98,38%), năm 2012: 75.248/76.159 (98,8%), năm 2013: 75.726/76.536

(98,9%); năm 2014 : 75.453/76.372 (98,8%) ; trong đó tỷ lệ tạm giữ hình sự

chuyển khởi tố hàng năm cũng đạt cao chiếm 96,84%, năm 2011: 96,6% ;

năm 2012: 95,58% ; năm 2013: 97% ; năm 2014: 98,18%. Công tác đề nghị

phê chuẩn bắt, gia hạn tạm giữ nhìn chung đã được các cơ quan tiến hành tố

tụng tuân thủ đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS); những

trường hợp không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ được

chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác rộng rãi hơn.

Những trường hợp không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn

tạm giam được chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác rộng rãi hơn như

cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh…là 41.112 người trong đó năm 2005 là:

5.796 người; năm 2006 là: 7.499 người; năm 2007 là: 7.854 người; năm 2008

là: 10.213 người; năm 2009 là: 9.750 người.

Page 42: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

37

Công tác đề nghị phê chuẩn bắt, gia hạn tạm giữ nhìn chung đã được

các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đúng quy định của BLTTHS, tiến độ

giải quyết trong tạm giữ cũng rất khẩn trương đã góp phần khắc phục tình

trạng quá hạn tạm giữ, quá hạn tạm giữ trong số đã giải quyết giảm từ 205

trường hợp năm 2010 còn 42 trường hợp năm 2014.

Theo báo cáo của các VKSND các địa phương tình hình tạm giam

trong toàn quốc từ năm 2010 đến năm 2014 như sau ( Phục lục số 2.2).

Lưu lượng người bị tạm giam trong 05 năm là 556.140 người, việc áp

dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đã được các cơ quan tiến hành tố tụng

thực hiện thận trọng hơn do vậy số lượng người bị tạm giam được đưa ra xét

xử hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn cũng vì thế mà nhiều hơn, trong thời

điểm nghiên cứu các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết 372.073 người

(đạt 67%); trong đó thay đổi biện pháp ngăn chặn khác 46.877 người, Cơ

quan có thẩm quyền trả tự do 37.485 người. Nhìn chung, việc tạm giam và xử

lý người bị tạm giam được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Công tác quản lý người bị tạm giam tại các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam

trên cả nước đã có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất một số nơi đã được đầu tư,

phần nào giảm bớt áp lực cho công tác quản lý giam giữ, góp phần đáp ứng

yêu cầu mới cho công tác quản lý giam giữ ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý giam giữ là sự

quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm trong quản lý giam giữ.

Về thủ tục, hồ sơ đã được cơ quan quản lý giam giữ chú trọng hơn, đã

kịp thời phát hiện và chủ động thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng ra

lệnh giam và Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền kiểm sát biết

nhiều trường hợp thiếu thủ tục hồ sơ, chuẩn bị hết thời hạn tạm giam …

Việc nâng cấp, xây mới một số khu giam, buồng giam được quan tâm

nên từng bước khắc phục được tình trạng giam giữ quá tải, cơ sở giam giữ

xuống cấp gây khó khăn cho công tác quản lý giam giữ, nơi ở của người bị

Page 43: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

38

tạm giam rộng rãi hơn bảo đảm sức khoẻ cho họ và an toàn trong quá trình tổ

chức giam giữ.

Sau khi tiếp nhận đối tượng vào nhà tạm giữ, trại tạm giam đều được

cơ quan quản lý giam giữ phân loại, tổ chức giam giữ nhìn chung phù hợp

theo quy định pháp luật, việc phân loại tạm giam, quản lý đã được tiến hành

chặt chẽ hơn nên đã hạn chế được tình trạng thông cung giữa các bị can trong

cùng một vụ án, tình hình vi phạm nội quy, quy chế trong giam giữ từng bước

giảm. Hồ sơ, thủ tục nhận, trích xuất, trả tự do đều được thực hiện cơ bản

đúng quy định của pháp luật, đều có quyết định hợp pháp của cơ quan có

thẩm quyền.

Những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy, quy

chế giam giữ nhìn chung đều được kịp thời phát hiện lập biên bản, căn cứ vào

tính chất, mức dộ của từng trường hợp vi phạm để quyết định hình thức kỷ

luật phù hợp bằng văn bản của cấp có thẩm quyền nên trật tự, kỷ cương nơi

tạm giữ, tạm giam luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, trong thời gian

qua không xảy ra trường hợp cướp, phá nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Về chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam về cơ bản được thực hiện

theo đúng quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn lương thực cũng được tăng lên,

các tiêu chuẩn khác như cá, thịt, rau, đường, xà phòng, chất đốt, nước mắm,

muối được quy định theo định lượng, nhiều nhà tạm giữ, trại tạm giam đã chủ

động hoán đổi định lượng ăn của người bị tạm giữ, tạm giam cho phù hợp với

thực tế và khẩu vị để đảm bảo cho người bị tạm giữ, tạm giam ăn hết tiêu

chuẩn. Khắc phục hoàn toàn tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam chết suy

kiệt do hậu quả của chế độ ăn uống không đảm bảo. Khi tiếp nhận các trường

hợp tạm giữ, tạm giam cán bộ y tế đã khám sức khỏe, phân loại, khi ốm được

khám bệnh và cấp thuốc. Việc thăm gặp phần lớn được bố trí theo lịch, việc

nhận quà đảm bảo đúng trình tự, định lượng, các trường hợp vi phạm nội quy,

quy chế được xử lý kịp thời [44].

Page 44: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

39

Công tác quản lý đã bảo đảm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm

của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ như quyền bào

chữa, quyền khiếu nại - tố cáo….đều được tôn trọng, qua khảo sát nhận thấy

số lượng người bị tạm giữ, tạm giam bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm và các quyền cơ bản khác trong những năm gần đây

giảm rõ rệt..

Nhìn chung trong những năm qua công tác tạm giữ, tạm giam từ việc

tiếp nhận, quản lý, thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam về

cơ bản đã được tổ chức, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Những hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên tình hình

chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam vẫn còn có một số hạn

chế như sau:

Nhà tạm giữ, trại tạm giam ở một số địa phương được xây dựng từ lâu

xong qua thời gian sử dụng đã xuống cấp vẫn chưa được cơ quan có thẩm

quyền quan tâm đầu tư, sửa chữa, dẫn đến không an toàn trong việc tổ chức

quản lý người bị tạm giữ, tạm giam; do lưu lượng người bị tạm giữ, tạm giam

trong những năm qua tăng nhanh nên tình trạng quá tải vẫn còn chưa được

khắc phục, nhiều nơi giam giữ do Bộ Công an quản lý đều vượt quá quy mô

giam giữ do đó chỗ nằm tối thiểu của người bị tạm giữ, tạm giam không được

đảm bảo 2 m2/1 người do vậy chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam

không được đảm bảo như tại một số nhà tạm giữ Công an thành phố Hồ Chí

Minh, Hà Nội, trại tạm giam thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La,

Điện Biên…. .

Vẫn còn hiện tượng bắt giữ không đúng quy định dẫn đến bắt nhầm đối

tượng vẫn còn xảy ra như Công an thành phố Đà Lạt, lạm dụng tạm giữ hành

chính để giữ người phạm tội quả tang, người phạm tội ra đầu thú [34].

Page 45: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

40

Quá thời hạn giam giữ xảy ra còn nhiều, trong 5 năm từ năm 2010 đến

năm 2014 có 406 trường hợp quá thời hạn tạm giữ trong đó quá hạn tạm giữ

(năm 2005 là: 205 trường hợp; năm 2006 là: 67 trường hợp; năm 2007 là: 37

trường hợp; năm 2008 là: 52 trường hợp; năm 2009 là: 45 trường hợp ) trong

đó số quá hạn tạm giữ đã giải quyết là: 370 trường hợp; quá hạn tạm giữ chưa

giải quyết qua các năm là 36 trường hợp, qua số liệu cho thấy vi phạm thời

hạn tạm giữ tuy có giảm nhưng không ổn định.

Số lượng người bị tạm giam quá thời hạn diễn ra còn nhiều nhất là các

địa bàn có nhiều án, phức tạp như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh, tình trạng tạm giam kéo dài vẫn chưa được khắc phục trong thời gian

từ năm 2010 đến năm 2014 có 3.561 trường hợp để quá hạn trung bình chiếm

0,63%, trong đó số quá hạn đã giải quyết là 2.563 trường hợp trung bình

chiếm 0,45%; số quá hạn chưa giải quyết là 998 trường hợp trung bình chiếm

0,17%. (năm 2005 có 479 trường hợp; năm 2006 có 1.096 trường hợp; năm

2007 có 1.004 trường hợp; năm 2008 có 608 trường hợp; năm 2009 có 374

trường hợp) hậu quả trực tiếp của quá hạn tạm giam đã ảnh hưởng trực tiếp

đến quyền, lợi ích của người bị tạm giam, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình

giải quyết vụ án hình sự.

Nhìn chung các trường hợp quá hạn trong tạm giữ, tạm giam như đã

nêu trên trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng đã ra

lệnh tạm giữ, tạm giam đã tuân thủ không đúng quy định của BLTTHS về

giam giữ, tuy nhiên cũng có phần trách nhiệm của cơ quan trực tiếp thực hiện

việc tạm giữ, tạm giam trong việc thông báo, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan

đang trực tiếp giải quyết vụ án.

Công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, tại một số nhà tạm giữ,

trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh vẫn xảy ra việc tổ chức giam, giữ không

đúng theo quy định như còn tạm giữ chung đối tượng chưa thành niên với đối

tượng đã thành niên; đối tượng trong cùng một vụ án, tạm giữ hành chính

Page 46: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

41

chung buồng với tạm giữ hình sự như tỉnh Gia Lai, Đồng Tháp, Bạc Liêu,

Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương….[28]. Có những

trường hợp do phân loại, quản lý không đúng quy định đã tạo điều kiện thuận

lợi để các đối tượng vi phạm nội quy, quy chế trại giam, thậm chí thực hiện

hành vi phạm tội mới.

Về thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, ở một số nhà

tạm giữ, trại tạm giam vẫn còn xảy ra tình trạng không đảm bảo diện tích chỗ

nằm tối thiểu 2m2 đối với 1 người; thực hiện cấp phát các đồ dùng thiết yếu

như khăn mặt, xà phòng, chế độ vệ sinh đối với người bị tạm giữ, tạm giam là

nữ... ở một số nơi còn thiếu như Quảng Trị, Lao Cai, Nghệ An, Lâm Đồng,

Hưng Yên .... Thực hiện tiêu chuẩn ăn thêm đối với người bị tạm giữ, tạm

giam vào các ngày Lễ, Tết không đúng theo quy định; không cho người bị

tạm giữ, tạm giam mượn chăn, chiếu, quần áo khi họ thiếu. Nhà tạm giữ chưa

có hệ thống loa phát thanh, chưa được cấp báo hoặc cấp báo chưa bảo đảm

quy định; chưa tiến hành khám sức khỏe khi tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm

giam, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh; không có buồng thăm

gặp, không mở sổ sách theo dõi lưu ký, việc thăm gặp, nhận đồ tiếp tế vượt

quá số lần quy định… .

Về tình hình vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ có nhiều diễn biến

phức tạp. Ở một số nhà tạm giữ, trại tạm giam có lúc, có nơi còn buông lỏng

công tác quản lý để người bị tạm giam vi phạm kỷ luật, các dạng vi phạm chủ

yếu là trốn khỏi nơi giam, đánh nhau, chiếm đoạt đồ của can phạm khác,

mang vật cấm vào buồng giam, giữ, sử dụng rượu, gây mất trật tự khu giam,

giữ. Có nhiều vụ việc đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội giết

người, cố ý gây thương tích, trốn khỏi nơi giam, giữ....

Trong các năm từ 2010 đến năm 2014 có 59 trường hợp người bị tạm

giữ trốn (trong đó năm 2010 là 15 trường hợp; năm 2011 là 08 trường hợp;

năm 2012 là 15 trường hợp; năm 2013 là 09 trường hợp; năm 2014 là 12

Page 47: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

42

trường hợp), trong đó bắt lại được 39 trường hợp, còn lại 20 trường hợp chưa

bắt lại được; Tổng số có 498 trường hợp người bị tạm giam trốn (năm 2010 là

95 trường hợp; năm 2011 là 82 trường hợp; năm 2012 là 91 trường hợp; năm

2013 là 113 trường hợp; năm 2014 là 117 trường hợp) trong đó chưa bắt lại

được 160 trường hợp.

Nghiên cứu báo cáo cho thấy các hình thức người bị tạm giữ, tạm giam

trốn diễn ra rất đa dạng nhưng chủ yếu là đào tường, khoét ngạch, không chế

các đối tượng khác cùng buồng giam để trốn… các đối tượng có thể trốn tại

nơi bị tạm giam giữ hoặc trên đường dẫn giải, nhiều trường hợp người bị tạm

giữ, tạm giam trốn khi đang được điều trị tại bệnh viện…Đáng lưu ý có nhiều

trường hợp người bị tạm giam chuẩn bị công cụ, phương tiện diễn ra trong

thời gian dài, tổ chức trốn tập thể mà vẫn không được cơ quan quản lý giam

giữ kịp thời phát hiện mà nguyên nhân chính vẫn do trong quá trình quản lý

đối tượng cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ đã không tuân thủ đúng quy

trình công tác, mất cảnh giác, thiếu ý thức trách nhiệm, sao nhãng buông lỏng

trong kỷ luật. Hậu quả là những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam trốn

phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án sau nhiều năm mới bắt lại được gây cản trở

lớn cho việc giải quyết vụ án, xử lý đồng phạm hoặc có những trường hợp

trốn ra lại phạm tội mới.

Đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý giam, giữ do thiếu trách

nhiệm để người bị tạm giam vi phạm kỷ luật nơi giam đã được các cơ quan,

đơn vị đưa ra kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc, đáng tiếc có những trường hợp

bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm để người bị tạm giam

trốn theo Điều 301 BLHS.

Tình trạng người bị tạm giam chết khi đang áp dụng biện pháp ngăn

chặn tạm giam trên toàn quốc có xu hướng giảm song vẫn còn nhiều, có 1.591

người chết, chủ yếu là do tự tử, bệnh lý như HIV, bệnh về tim, mạch ... có

nhiều trường hợp chậm được cơ quan quản lý giam giữ phát hiện để kịp thời

Page 48: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

43

điều trị (năm 2010 là 275 trường hợp; năm 2011 là 330 trường hợp; năm 2012

là 275 trường hợp; năm 2013 là 327 trường hợp; năm 2014 là 384 trường

hợp). Xảy ra 155 trường hợp người bị tạm giữ chết chủ yếu là do bệnh lý và

tự sát ( năm 2010 là 34 trường hợp; năm 2011 là 24 trường hợp; năm 2012 là

34 trường hợp; năm 2013 là 28 trường hợp; năm 2014 là 35 trường hợp).

Đặc biệt do công tác quản lý còn nhiều sơ hở, thiếu sót, cán bộ, chiến

sỹ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại nơi giam giữ không tuân thủ quy định, móc

lối tạo điều kiện để người bị tạm giam vi phạm nội quy trại tạm giam dẫn đến

có thai và sinh con trong thời gian bị áp dụng biện pháp ngăn chặn như tại trại

tạm giam Chí Hòa thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh và trại tạm giam

thuộc Công an tỉnh Hòa Bình.

Tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam có

nơi, có lúc chưa được tôn trọng, bảo đảm, theo báo cáo của các VKSND các

địa phương và qua công tác nắm tình hình của VKSNDTC cho thấy trên

phạm vi toàn quốc vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp người bị tạm giữ, tạm

giam bị đánh đập, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe… thể hiện qua những

trường hợp gây thương tích, giết người xảy ra trong các nhà tạm giữ, trại tạm

giam đã không được cơ quan và người có trách nhiệm trong công tác quản lý

giam giữ kịp thời phát hiện.2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG

TẠM GIỮ, TẠM GIAM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

2.2.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy và phân cấp nhiệm vụ

Về tổ chức bộ máy: Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi

hành án hình sự được tổ chức thực hiện ở 03 cấp. Ở VKSND tối cao có Vụ

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (ký hiệu Vụ 8) là đơn

vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao .

Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự được tổ

chức theo 04 phòng chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu gồm

Page 49: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

44

Phòng Tham mưu- tổng hợp (Phòng 1); Phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam (Phòng 2); Phòng Kiểm sát thi hành án phạt tù (Phòng 3); Phòng Kiểm

sát thi hành án hình sự khác ngoài phạt tù (Phòng 4).

Về công tác cán bộ: Ở Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành

án hình sự hiện biên chế 25 cán bộ, gồm 14 kiểm sát viên (chiếm 56%) trong

đó 09 kiểm sát viên cao cấp (trong đó 1 Vụ trưởng, 4 Phó Vụ trưởng), 02 kiểm

sát viên trung cấp, 03 kiểm sát viên sơ cấp; 11 kiểm tra viên (chiếm 44%) trong

đó 03 kiểm tra viên cao cấp, 3 kiểm tra viên chính và 5 kiểm tra viên.

Về trình độ chuyên môn: Trình độ Thạc sĩ: 05 (chiếm 20%); Đại học :

20 (chiếm 80%)

Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp lý luận chính trị: 20 (chiếm 80%);

Trung cấp lý luận chính trị và tương đương: 05 (chiếm 20%).

Về độ tuổi: Trên 55: 06 (chiếm 24 %), 40 đến 55: 14 (chiếm 56 %), Dưới

40: 05 (chiếm 20 %).

Về cơ cấu: 09 nữ (chiếm 36 %), 15 nam (chiếm 60 %); dân tộc thiểu số

01(chiếm 4 %).

So với định biên của VKSND tối cao ấn định so với hiện tại Vụ kiểm

sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thiếu 01 biên chế.

Đối chiếu với quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát

nhân dân thấy, Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự là

đơn vị nghiệp vụ thuộc bộ máy làm việc của VKSND tối cao thực hiện 03

nhiệm vụ cơ bản là Tham mưu cho lãnh đạo VKSND tối cao; Kiểm tra,

hướng dẫn nghiệp vụ đối với VKSND cấp dưới trong công tác kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Trực tiếp kiểm sát tuân theo pháp

luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Mặt khác lại phải thực

hiện thêm một số nhiệm vụ mới như quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra

nghiệp vụ đối với VKSND địa phương trong hoạt động kiểm sát việc tuân

theo pháp luật về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp

Page 50: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

45

hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian áp dụng

biện pháp xử lý hành chính còn lại của Tòa án nhân dân; kiểm sát việc bắt, tạ

giữ hình sự của các Đồn Biên phòng... những nhiệm vụ này do đội ngũ cán bộ

giữ chức danh pháp lý là Kiểm sát viên cao cấp và Kiểm sát viên trung cấp

tiến hành. Trong khi đó, đơn vị đang có 14 kiểm sát viên trong đó 09 kiểm sát

viên cao cấp chiếm 36%, 02 kiểm sát viên trung cấp chiếm 8%, lực lượng quá

mỏng ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu nghiệp vụ. Đối chiếu với yêu cầu

nhiệm vụ mới thấy, cần bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, tăng số lượng Kiểm

sát viên cao cấp từ 09 đồng chí lên 12 đồng chí, Kiểm sát viên trung cấp từ 02

đồng chí lên 10 đồng chí.

Nhiệm vụ của toàn ngành kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại 53 trại giam, 04

trại tạm giam do Bộ Công an quản lý; 63 cơ quan thi hành án hình sự, 66 trại

tạm giam do Công an cấp tỉnh quản lý và 676 Nhà tạm giữ do công an địa

phương quản lý.

Về phân cấp đối tượng kiểm sát, tính đến năm 2014 toàn quốc có 70

trại tạm giam do lực lượng Công an nhân dân quản lý thuộc thẩm quyền kiểm

sát của VKSNDTC và cấp tỉnh trong đó có 04 trại tạm giam do Bộ Công an

quản lý thuộc thẩm quyền kiểm sát của Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,

quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thuộc VKSNDTC, 66 trại tạm

giam thuộc Công an cấp tỉnh quản lý thuộc thẩm quyền kiểm sát ngang cấp

của VKSND cấp tỉnh, có 676 nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện quản lý

thuộc thẩm quyền kiểm sát ngang cấp của VKSND cấp huyện.

Tổ chức cán bộ trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam những năm qua đã tạo ra nhiều chuyển biến tích

cực trong công tác nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập giữa việc thực hiện

chức năng nhiệm vụ với việc xây dựng tổ chức và quản lý; giữa lực lượng

thực hiện nhiệm vụ với khối lượng công việc được giao; giữa cơ chế hoạt

Page 51: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

46

động và lực lượng thực hiện và đòi hỏi của xã hội đối với hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam. Tổ chức bộ máy chưa thể hiện đầy đủ tính hệ thống,

toàn diện và đồng bộ do vậy dẫn đến tình trạng cấp trên nắm được tình hình

hoạt động của cấp dưới không đầy đủ, công tác chỉ đạo điều hành chưa sát,

thiếu rành mạch cụ thể, hiệu lực chỉ đạo điều hành chưa cao.

- Kết quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ,

tạm giam

Kết quả hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là sự phản ánh đầy

đủ, khách quan, chính xác những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại của các cơ

quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý giam giữ trong việc tổ chức thực

hiện quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam. Những đóng góp của VKSND

đã góp phần đảm bảo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam được chấp

hành nghiêm chỉnh và thống nhất, giúp cho việc loại trừ vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam có hiệu quả, gián tiếp góp phần đấu tranh

phòng chống tội phạm (phụ lục số 2.3, 2.4).

Kết quả hoạt động kiểm sát thể hiện ở một số nội dung cơ bản như sau:

VKSND tối cao (Vụ 8) tiến hành kiểm sát trực tiếp 20 lần trại tạm giam

do Bộ Công an quản lý trong đó định kỳ hàng năm tiến hành kiểm sát mỗi trại

tạm giam 01 lần.

VKSND cấp tỉnh kiểm sát trực tiếp 4.076 lần trại tạm giam thuộc Công

an cấp tỉnh, trong đó năm 2010 là 508 lần, năm 2011 là 473 lần, năm 2012 là

473 lần, năm 2013 là 2.127 lần, năm 2014 là 495 lần.

VKSND cấp huyện đã tiến hành 27.194 lần kiểm sát trực tiếp nhà tạm

giữ Công an cấp huyện trong đó năm 2010 là 5.197 lần, năm 2011 là 5.947

lần; năm 2012 là 7.723 lần, năm 2013 là 3.336 lần, năm 2014 là 4.991 lần;

VKSND cấp tỉnh tiến hành trực tiếp kiểm sát 1.230 lần nhà tạm giữ công an

cấp huyện trong đó năm 2010 là 250 lần, năm 2011 là 259 lần, năm 2012 là

217 lần, năm 2013 là 261 lần, năm 2014 là 243 lần.

Page 52: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

47

VKSND các cấp đã ban hành tổng số 1.605 kháng nghị yêu cầu

chấm dứt vi phạm pháp luật, trong đó năm 2010 là 511 kháng nghị, năm

2011 là 455 kháng nghị, năm 2012 là 269 kháng nghị, năm 2013 là 244

kháng nghị, năm 2014 là 126 kháng nghị. Ban hành tổng số 6.966 kiến

nghị yêu cầu sửa chữa, khắc phục và phòng ngừa nguyên nhân điều kiện

dẫn đến vi phạm, trong đó năm 2010 là 1.581 kiến nghị, năm 2011 là

1.977 kiến nghị, năm 2012 là 774 kiến nghị, năm 2013 là 732 kiến nghị,

năm 2014 là 1.902 kiến nghị.

Qua kết quả hoạt động kiểm sát, VKS đã nắm chắc được số liệu về tạm

giữ, tạm giam, nắm bắt đầy đủ tình hình chấp hành pháp luật ở nơi giam, giữ;

thông qua hoạt động kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm trong công tác tạm giữ,

tạm giam đồng thời đã ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan, người

có trách nhiệm trong việc quản lý giam giữ khắc phục vi phạm và áp dụng các

biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, đã góp phần đưa công tác bắt, tạm giữ, tạm

giam và xử lý đi vào nề nếp, có hiệu quả, chất lượng. Cụ thể là đã chấm dứt

được tình trạng bắt tràn lan, bắt người không dùng lệnh rồi đưa vào tạm giữ, hạn

chế được tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, gọi hỏi rồi bắt, con phạm pháp chưa

đủ tuổi thì bắt cha, tạm giữ người tranh chấp nhà cửa, ruộng đất, đi lại không có

giấy tờ... .

Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, VKSND các cấp đã kiểm

sát tiếp nhận 273.716 trường hợp bị tạm giữ hình sự trong đó bắt khẩn cấp

là :77.834 trường hợp; bắt quả tang là: 158.862 trường hợp; bắt truy nã:

16.670 trường hợp; đầu thú, tự thú: 20.350 trường hợp và có chiều hướng gia

tăng năm 2010 là: 43.135 người; năm 2011 là: 53.234 người; năm 2012 là:

53.331 người; năm 2013 là: 64.176 người ; năm 2014 là: 59.840 người.

Hoạt động kiểm sát việc tạm giam được tiến hành thận trọng và đầy đủ

hơn, từ tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giam cho thấy việc chấp

hành thủ tục tạm giam được thực hiện nghiêm túc hơn, chấm dứt tình trạng

Page 53: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

48

tạm giam không có phê chuẩn của VKS, những trường hợp VKS từ chối phê

chuẩn tạm giam đều bảo đảm có căn cứ và đúng pháp luật. Trong 05 năm, từ

năm 2010 đến năm 2014 VKSND các cấp đã kiểm sát việc tiếp nhận là

560.838 đối tượng bị tạm giam (năm 2010 là 92.368 người; năm 2011 là:

105.094 người; năm 2012 là: 107.999 người; năm 2013 là: 120.365 người;

năm 2014 là: 135.012 người).

Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo trong toàn ngành

Kiểm sát nhân dân, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ tạm giam đã có nhiều cố

gắng ở cả 3 cấp ( Cấp trung ương- cấp tỉnh- cấp huyện), hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam đã được tiến hành thông suốt, có trọng tậm, trọng

điểm theo đúng chỉ tiêu đề ra tại Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC các năm

2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và hướng dẫn công tác của Vụ kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Hàng năm các Viện kiểm sát đã

tăng cường kiểm sát theo chuyên đề như chuyên đề về thủ tục tố tụng, chế độ

đối với người bị tạm giữ, tạm giam, trốn, chết… Do vậy hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam đã đi vào nề nếp, chất lượng hoạt động được nâng cao,

qua mỗi lần kiểm sát, phát hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam đã xác định rõ nguyên nhân vi phạm, ban hành nhiều kháng nghị, kiến

nghị yêu cầu cơ quan, người có trách nhiệm trong quản lý giam giữ khắc

phục, được chủ thể tiếp thu, khắc phục kịp thời, đây là nguyên nhân cơ bản

làm cho tình hình chấp hành pháp luật về bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý

phạm vi toàn quốc đã thực sự chuyển biến tích cực. Như số người bị bắt, tạm

giữ được cơ quan tiến hành tố tụng các cấp khởi tố tăng, số quá hạn giảm số

trốn giảm dần năm 2010 là 378 trường hợp, năm 2014 giảm còn 136 trường

hợp…

Thông qua số liệu bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý cho thấy trong thời

điểm 5 năm toàn quốc có 10.165 trường hợp cơ quan bắt phải trả tự do. Trong

đó VKS trả tự do theo khoản 3 điều 86 BLTTHS là 1.408 trường hợp, Cơ

Page 54: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

49

quan điều tra lạm dụng bắt khẩn cấp, bắt không đúng sau phải trả tự do là

1.640 trường hợp.

Quá hạn tạm giữ, tạm giam còn để xảy ra nhiều nơi, hoạt động kiểm

sát của VKSND các cấp trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đã phát hiện và

trực tiếp ban hành văn bản kháng nghị và yêu cầu chấm dứt vi phạm song

tình trạng quá hạn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong thời điểm 5

năm trở lại đây có 406 người quá hạn tạm giữ, 3.561 trường hợp quá hạn

tạm giam, trong số quá hạn đều có phần trách nhiệm của CQĐT, Viện kiểm

sát và Tòa án các cấp.].

Qua đó cho thấy tình trạng quá hạn tạm giữ ảnh hưởng trực tiếp đến

quá trình giải quyết vụ án và quyền lợi ích của người bị tạm giữ, tạm giam

xong không được cơ quan quản lý giam giữ kịp thời thông báo đến cơ quan

tiến hành tố tụng để giải quyết theo pháp luật, đồng thời thông báo đến Viện

kiểm sát cùng cấp với nhà tạm giữ, trại tạm giam. Có thể thấy mối quan hệ

phối hợp giữa cơ quan quản lý giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng và

Viện kiểm sát chưa được thực hiện tốt.

Kiểm sát việc phân loại, tổ chức giam giữ đã được VKSND các cấp

quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn còn tình trạng giam giữ chung buồng giữa người

chưa thành niên với người thành niên; đối tượng bị tạm giữ với đối tượng bị

tạm giam; đối tượng trong cùng một vụ án, người có quốc tịch Việt Nam và

người có quốc tịch nước ngoài. Qua hoạt động kiểm sát phát hiện ở một số

nhà tạm giữ, trại tạm giam, công tác kiểm tra, kiểm soát còn nhiều sơ hở để

đối tượng đưa vật cấm vào buồng tạm giữ, tạm giam còn nhiều, thông qua

hoạt động kiểm sát đã kịp thời phát hiện, yêu cầu loại trừ.

Kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là

nội dung cơ bản của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được chú

trọng quan tâm, nội dung được thể hiện tại các Chỉ thị của Viện trưởng

VKSNDTC qua các năm, thông qua hoạt động kiểm sát đã kịp thời phát hiện

Page 55: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

50

ở một số nhà tạm giữ, trại tạm giam chưa thực hiện đúng quy định về chế độ

đối với người bị tạm giữ, tạm giam như:

Diện tích giam giữ không bảo đảm theo quy định, năm 2010 có 13/66

trại tạm giam chiếm 19,7%, có 189/676 nhà tạm giữ chiếm 28%. Còn một số

Công an cấp huyện chưa xây dựng nhà tạm giữ nên phải giam chung với các

huyện khác hoặc giam giữ tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh.

Chế độ ăn, mặc, khám chữa bệnh chưa đảm bảo: Chưa chi ăn thêm

ngày 30/4, ngày 1/5 cho người bị tạm giữ, tạm giam như nhà tạm giữ thuộc

Công an quận Hà Đông, Phú Xuyên, Từ Liêm - Hà Nội, quận Thủ Đức-

Thành phố Hồ Chí Minh, Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Hải Phòng;

Chưa cấp phát hoặc cấp phát không đầy đủ chế độ khăn mặt, xà phòng, chiếu,

chăn, quần áo như các nhà tạm giữ thuộc Công an Hà Nội, nhà tạm giữ thuộc

Công an quận 5- Thành phố Hồ Chí Minh, nhà tạm giữ thuộc Công an cấp

huyện của tỉnh Lao Cai, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Sóc Trăng…, thiếu cán bộ y

tế xảy ra ở đa số các nhà tạm giữ thuộc Công an thành phố Hà Nội, Bắc Ninh,

Thanh Hóa, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau…

Vi phạm trong việc thăm gặp, nhận quà, sinh hoạt: Nhà tạm giữ chưa

được trang bị hệ thống loa phát thanh, người bị tạm giữ, tạm giam chưa

được cấp báo như hầu hết các nhà tạm giữ thuộc Công an tỉnh Đak Nông,

Bến Tre, Trà Vinh, nhà tạm giữ Công an huyện Thường Tín, Đông Anh,

Thanh Trì, Tây Hồ, Đống Đa- Hà Nội..., chưa thực hiện mua bán hàng qua

căng tin như các nhà tạm giữ thuộc Công an tỉnh Lao Cai, Hải Dương, Hòa

Bình, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hà Tĩnh…, cho nhận quà không đúng

quy định như tại trại tạm giam thuộc công an tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh,

Lạng Sơn….

Kiểm sát việc bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân

phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị

pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Đây là quyền con người được Công ước

Page 56: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

51

quốc tế ghi nhận, Việt Nam là một thành viên tham gia Công ước, pháp luật

nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân

phẩm cũng như quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, tạm

giam, nhất là những hành vi lợi dụng sự lệ thuộc, tình trạng mất tự do của

người bị tạm giữ, tạm giam để đánh đập, dùng nhục hình, nhục hình biến

tướng. Cơ quan quản lý giam giữ phải triển khai tổ chức thực hiện quy định

này trên thực tế, VKS có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nội dung này.

Thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp

VKSND các cấp trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam 176 trường hợp

không có căn cứ và trái pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Tổ

chức VKSND trong đó năm 2010 là 41 trường hợp; năm 2011 là 32 trường

hợp; năm 2012 là 32 trường hợp; năm 2013 là 52 trường hợp; năm 2014 là 19

trường hợp. Thông qua việc trả tự do VKS yêu cầu cơ quan hữu quan khôi

phục lại quyền lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, tạm giam.

Hoạt động quản lý tình hình tại nơi giam giữ ở một số VKSND địa

phương còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ do vậy nhiều vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam xảy ra đã không được kịp thời phát hiện để

áp dụng biện pháp loại trừ vi phạm, có nơi vi phạm mang tính chất rất nghiêm

trọng thể hiện qua số liệu như:

Trong 5 năm có 9.614 lượt người vi phạm vi phạm pháp luật tại nơi

giam giữ (bao gồm vi phạm nội quy, quy chế trại giam và phạm tội mới)

nhiều trường hợp việc vi phạm của đối tượng xuất phát từ sự cẩu thả, thiếu

trách nhiệm, không tuân thủ quy trình công tác, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ của

một bộ phận cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam.

Vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ xảy ra khá phổ biến như đánh

nhau, gây rối trật tự buồng giam, uống rượu, cờ bạc, mang vật cấm vào buồng

giam… có nhiều trường gây hậu quả nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm

hình sự như hiện tượng trốn khỏi buống giam tập thể tại nhà tạm giữ thuộc

Page 57: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

52

Công an quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 ( 03 bị can đang bị tạm

giam và 04 đối tượng bị tạm giữ chui qua lỗ thủng tường trốn khỏi buồng

giam); hay được sự hậu thuẫn của cán bộ để người bị tạm giam có thai trong

thời gian bị tạm giam chờ án tử hình, xảy ra ở trại tạm giam thuộc Công an

tỉnh Hòa Bình….

Tình trạng “đầu gấu, anh, chị” trong trại tạm giam, ở một số trại tạm giam

có chức danh “trực buồng” để giúp cán bộ quản giáo nắm tình hình, duy trì

trật tự, nhưng trên thực tế lợi dụng sự tin tưởng của cán bộ các đối tượng lợi

dụng chức danh này để đối xử thiếu bình đẳng, xâm phạm đến quyền của đối

tượng khác, đã xảy ra nhiều vụ việc có hậu quả nghiêm trọng do “trực buồng”

gây ra.

Việc quản lý, canh gác, bảo vệ còn nhiều sơ hở dẫn đến việc người bị

tạm giữ, tạm giam trốn, tự sát chết trong đó có cả trường hợp bị kết án tử

hình, có nơi còn cho người bị tạm giam sử dụng tiền mặt, giam bị can trong 1

vụ án cùng buồng hay đưa đối tượng đi lao động đã dẫn đến hiện tượng thông

cung gây khó khăn cho quá trình xử lý vụ án của các cơ quan tiến hành tố

tụng như tại trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Sóc Trăng. Những vi phạm này

làm cho tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích khác của

người bị tạm giữ, tạm giam trong quá trình giam giữ không được bảo đảm.

Quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát VKSND các cấp đã không kịp thời

nắm bắt, tìm ra nguyên nhân, điều kiện yêu cầu cơ quan quản lý giam giữ

khắc phục.

Chất lượng hoạt động kiểm sát thường kỳ, bất thường kỳ tại nhà tạm

giữ, trại tạm giam còn nhiều hạn chế, việc vận dụng các biện pháp loại trừ vi

phạm pháp luật không chính xác và đúng với quy định của ngành như một số

VKSND địa phương còn nhầm lẫn giữa biện pháp kháng nghị và kiến nghị;

một số VKSND địa phương còn kháng nghị cả nguyên nhân, điều kiện dẫn

đến vi phạm, thậm chí còn kháng nghị cả biện pháp phòng ngừa; có VKSND

Page 58: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

53

địa phương cho rằng áp dụng biện pháp kháng nghị là quá cứng rắn nên chỉ

nhắc nhở để cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc giam giữ tự tìm biện

pháp khắc phục….

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ tạm giam diễn ra nhiều xong

hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam không kịp thời phát hiện yêu cầu

khắc phục. Thông qua công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của

VKSNDTC (vụ 4) đối với các VKSND địa phương hàng năm đã phát hiện

nhiều vi phạm cơ bản mà VKSND cấp dưới không kịp thời phát hiện, điều

này chứng tỏ chất lượng hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam ở nhiều

VKSND địa phương còn bộc lộ tồn tại, hạn chế.

Mối quan hệ giữa VKSND trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam với cơ quan hữu quan liên quan, các ngành, các cấp trong công tác chưa

được thực hiện tốt, nội dung này được thể hiện cụ thể ở việc trong thời gian từ

năm 2010 đến năm 2014 vẫn có 406 người quá hạn tạm giữ, 3.561 trường hợp

quá hạn tạm giam, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.

Trước khi BLTTHS năm 2003, Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày

07/11/1998 ban hành kèm theo quy chế về tạm giữ, tạm giam ra đời giữa hai

ngành Công an - Kiểm sát đã ban hành một số văn bản pháp lý quan trọng để

hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện trong mối quan hệ công tác giữa cơ quan quản

lý giam giữ và Viện kiểm sát mà điển hình là thông tư liên ngành số 02/TTLN

ngày 06/9/1989 của liên ngành Công an, Kiểm sát. Nghiên cứu toàn diện quy

định về mối quan hệ giữa hai đơn vị trong công tác thấy quy định chưa đồng

bộ, toàn diện, đầy đủ và cụ thể mới chỉ dừng lại ở việc quy định chung một số

chế định. Do tính chất phức tạp của mối quan hệ giữa cơ quan quản lý giam

giữ và Viện kiểm sát hướng dẫn chưa kịp thời, đầy đủ nên trong hoạt động

thực tế nhận thức của một bộ phận cán bộ công tác tại hai đơn vị về mối quan

hệ chưa thống nhất, vẫn còn tình trạng “quyền anh, quyền tôi” chưa thông

suốt, khi vận dụng còn tùy tiện, nể nang và chưa thống nhất. Mối quan hệ

Page 59: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

54

hiện nay hình thành và ảnh hưởng do lề lối làm việc ở từng địa phương, chưa

vận dụng thống nhất trong thực tiễn do vậy ở một số địa phương vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam còn chậm được phát hiện, loại trừ.

Quy định về mối quan hệ phối hợp giữa VKSND với Ủy ban mặt trận

tổ quốc các cấp, cơ quan dân cử như Quốc hội, các Ủy ban trực thuộc Quốc

hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, hiện này dựa trên cơ sở là những

nguyên tắc quy định trong BLTTHS do vậy là quy định chung, không cụ thể,

dẫn đến ở mỗi địa phương là khác nhau việc giám sát của các cơ quan này đối

với hoạt động của các cơ quan tư pháp trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam còn

nhiều hạn chế.

Sự phối hợp giữa hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với các bộ

phận nghiệp vụ trong ngành kiểm sát như Thực hành quyền công tố và kiểm

sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án hình sự; kiểm sát khiếu tố kiểm sát thi hành

án còn chưa chặt chẽ, chưa được thường xuyên.

Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát

nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

2.2.2. Những ưu điểm chính đạt được và nguyên nhân

Một là, hoạt động kiểm sát của VKSND các cấp đảm bảo việc tuân theo

pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đã từng bước được các ngành, các

cấp chú trọng quan tâm hơn nên đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được

những kết quả đáng ghi nhận, kịp thời phát hiện, loại bỏ nhiều vi phạm pháp

luật của cơ quan quản lý giam giữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tạo

điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng xử lý tội phạm có hiệu quả.

Hai là, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được tiến hành ngay

từ đầu khi nhà tạm giữ, trại tạm giam nhận người bị tạm giữ, tạm giam, kết

thúc khi có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, qua đó

đã đảm bảo cho hoạt động quản lý giam giữ được tổ chức thực hiện kịp thời

Page 60: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

55

có hiệu quả, từng bước hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật trong quá

trình giam giữ.

Ba là, quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoạt động kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam luôn đi sâu vào từng nội dung cụ thể giúp cho hoạt động

kiểm sát có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo đúng quy định của pháp luật và

loại trừ được vi phạm pháp luật mang tính bức xúc, phổ biến, chất lượng hoạt

động kiểm sát ngàng càng được nâng lên rõ rệt.

Bốn là, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được VKSND các

cấp tiến hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định của pháp

luật và quy chế của ngành nên bảo đảm sự chặt chẽ, thông suốt, nề nếp, tình

hình chấp hành pháp luật tại nơi giam giữ về cơ bản đều được VKSND các

cấp nắm chắc về số liệu, quản lý có hiệu quả.

Năm là, những vi phạm pháp luật mà VKSND các cấp phát hiện trong

quá trình hoạt động được áp dụng biện pháp loại trừ trong lĩnh vực tạm giữ,

tạm giam đều bảo đảm sự kịp thời, khách quan và có căn cứ đa số đều được

cơ quan quản lý giam giữ chấp nhận sửa chữa, qua đó góp phần phòng ngừa

vi phạm pháp luật có hiệu quả trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Nguyên nhân đạt được kết quả:

Những kết quả mà hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đạt được

xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau

Một là, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong đó có

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam đã được Đảng và Nhà nước xác định rõ hơn trong lộ trình cải cách tư

pháp, đáng chú ý là Chỉ thị 53/CT-TW ngày 21/03/2000 của Bộ Chính trị về

một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp; Nghị quyết 08-NQ/TW

ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công

tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005

Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện chủ

Page 61: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

56

trương cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung và ban

hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự và tố

tụng hình sự như BLHS năm 1999; BLTTHS năm 2003; Luật Tổ chức

VKSND năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999

(năm 2009)… Ngoài ra liên ngành tư pháp trung ương còn ban hành nhiều

văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự, tạm

giữ, tạm giam do vậy hệ thống pháp luật liên quan đến VKSND và công tác

tạm giữ, tạm giam từng bước được hoàn thiện là cơ sở pháp lý cần thiết, tạo

điều kiện quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam có hiệu quả.

Hai là, nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động

kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam từng bước được nâng lên, hàng năm căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính

trị mà Đảng và Nhà nước giao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp

đề ra chương trình công tác ở cấp mình trong đó rất chú trọng đến hoạt động

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam như thực hiện kiểm sát theo chuyên đề, nội

dung cụ thể, đã tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành,

được sự ủng hộ quan tâm của xã hội.

Ba là, công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đã được VKSND các

cấp chú trọng hơn, hoạt động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, làm rõ cơ sở lý

luận hoạt động kiểm sát được quan tâm hơn, đã làm sáng rõ hơn về mục tiêu,

yêu cầu trong công tác, cơ bản xây dựng phương pháp, nội dung và quy trình

của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam giúp hoạt động kiểm sát có nề

nếp, đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Bốn là, lực lượng cán bộ, kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam được bổ sung, tăng cường, bộ máy tổ chức không

ngừng được kiện toàn. Đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh

nghiệm thực tiễn, được trang bị kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật.

Page 62: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

57

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát nhân dân được

tăng cường và thực hiện kịp thời. Thông qua thực hiện các chuyên đề, báo

cáo, sơ kết, tổng kết, tập huấn các đơn vị kiểm sát cấp trên đã xây dựng nhiều

văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với VKSND cấp dưới từ đó giúp cho cán

bộ, kiểm sát viên nâng cao trình độ năng lực trong công tác.

Năm là, sự phối hợp giữa VKSND với các cơ quan hữu quan, các

ngành, các cấp trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ, giúp hoạt động

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam kịp thời phát hiện nhiều vi phạm pháp luật, là

một trong những nguyên nhân cơ bản để hoạt động kiểm sát đạt được kết quả.

Sáu là, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và chế độ chính sách

đối với cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam từng bước được cải thiện đã động viên, khích lệ tinh thần độ ngũ cán

bộ, kiểm sát viên.

- Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả, ưu điểm nêu trên, hoạt động kiểm sát việc

tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam còn những

hạn chế sau đây:

Một là, công tác quản lý tình hình tạm giữ, tạm giam ở một số VKSND

địa phương còn hạn chế, chưa chặt chẽ, không kịp thời nắm bắt diễn biến tình

hình chấp hành pháp luật nơi giam, giữ tại địa phương mình nên nhiều vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam xảy ra đã không được kịp

thời phát hiện để áp dụng biện pháp loại trừ vi phạm pháp luật chính vì vậy có

nhiều vi phạm pháp luật diễn ra kéo dài hoặc tái diễn phức tạp và nghiêm

trọng hơn.

Hai là, ở nhiều VKSND địa phương chưa thực hiện đúng theo chương

trình, nội dung hướng dẫn của VKSND cấp trên và yêu cầu thực tế của cấp

mình, do vậy hoạt động kiểm sát còn dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm,

chất lượng hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đạt kết quả chưa cao.

Page 63: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

58

Ba là, việc áp dụng quy định pháp luật để xác định vi phạm pháp luật,

vận dụng các biện pháp pháp lý để loại trừ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

tạm giữ, tạm giam ở một số VKSND địa phương chưa thống nhất, không

chính xác và đúng với quy định của ngành, vẫn còn nể nang, chưa kiên quyết

đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

Bốn là, những tác động của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật

của VKSND đến công tác quản lý giam giữ chưa đủ mạnh để thực sự tạo sự

chuyển biến tích cực trong đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội

phạm tại nơi giam, giữ.

Nguyên nhân của tồn tại, thiếu sót

- Nguyên nhân khách quan

Một là, trong những năm qua tình hình tội phạm diễn biến phức tạp có

chiều hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, một số vụ án lớn, có tổ chức,

băng ổ, nhóm, liên quan đến nhiều địa phương, ngành, lĩnh vực, số lượng

người bị bắt, đưa vào tạm giữ, tạm giam năm sau cao hơn năm trước. Trong

khi đó cơ sở vật chất sử dụng cho việc giam, giữ được xây dựng quá lâu, đã

xuống cấp gây quá tải trong việc tạm giữ, tạm giam, mất an toàn cho công tác

tạm giữ, tạm giam, đã không chống được thông cung, vi phạm về chế độ giam

giữ, ảnh hưởng đến quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm và hiệu quả

hoạt động kiểm sát.

Hai là, công tác đào tạo cán bộ còn nhiều bất cập nên năng lực, trình độ

của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tạm giữ,

tạm giam còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác.

Ba là, điều kiện làm việc, cở sở vật chất và đời sống cán bộ chưa được

đầu tư phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao nhất là VKSND cấp

huyện, vùng sâu, vùng xa, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải

trực tiếp tiếp xúc với môi trường có độ độc hại cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ

Page 64: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

59

cán bộ, kiểm sát viên như bệnh truyền nhiễm, sự chống đối của các đối tượng

song vẫn chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Bốn là, cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo

pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam còn chưa thống nhất,

thiếu đầy đủ, chưa cụ thể dẫn đến cách hiểu và vận dụng ở một số địa phương

và cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất, nhiều văn bản quy phạm pháp

luật ban hành đã lâu có những phần không còn phù hợp nhưng chưa được cơ

quan có thẩm quyền xem xét chỉnh sửa cho phù hợp; nhiều quy định pháp luật

về tổ chức quản lý giam giữ chưa phù hợp với thực tiễn, quá trình nghiên cứu

thấy còn một số tồn tại do quy định của pháp luật cụ thể như.

- Về cách tính thời gian tạm giữ, theo quy định tại khoản 2 Điều 81

BLTTHS “ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương

đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy

tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” có

quyền tạm giữ hình sự nhưng về cách tính thời hạn tạm giữ tại khoản 1 Điều

87 BLTTHS quy định: “ Kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt” và tại

khoản 2 Điều 87 BLTTHS cho phép cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn

tạm giữ, vậy thời hạn tạm giữ được tính như thế nào? Vì những người quy

định tại khoản 2 điều 81 BLTTHS như đã nêu không phải Cơ quan điều tra,

do đó cần sửa đổi, bổ sung điều luật này cho phù hợp.

- Về việc quản lý đối với đối tượng bị kết án tử hình: Người bị kết án tử

hình là những đối tượng đặc biệt, có quy định riêng về chế độ quản lý những

đối tượng này, Nhà nước đòi hỏi ở cán bộ quản lý phải có chế độ quan tâm

riêng, đặc biêt, tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành quản lý đang gặp rất

nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng gây nên.

Đa số đối tượng bị tạm giam sau khi bị xét xử tuyên án tử hình thường

có thái độ chống đối tích cực, thể hiện bằng nhiều hành vi vi phạm nội quy,

quy chế giam giữ như: Chửi bới cán bộ quản giáo, tìm nhiều cách trốn hoặc tự

Page 65: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

60

tử để trốn tránh việc thi hành án, do vậy những đối tượng này có những diễn

biến tâm lý phức tạp, khó lường, khó đoán biết để phát hiện giáo dục gây ra

nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Chế độ giam giữ đối với đối tượng bị

kết án tử hình được quy định riêng, cụ thể là có khu giam và buồng giam

riêng, có thể bị cùm chân 24/24 giờ trong trường hợp cần thiết, cho gặp thân

nhân, quy định nêu trên cho phép quản lý riêng từng loại đối tượng để kịp

thời đề ra những biện pháp quản lý cụ thể. Tuy nhiên đối tượng bị kết án tử

hình thường có số lượng rất ít so với đối tượng bị tạm giữ, tạm giam do vậy

khi đối tượng phát sinh tâm lý tiêu cực sẽ không được cán bộ chiến sỹ phát

hiện để kịp thời giáo dục, những đối tượng này là những đối tượng lì lợm,

nhiều thủ đoạn tinh vi, với quyết tâm thực hiện hành vi vi phạm nội quy, quy

chế giam giữ rất cao nếu những hành vi đó không kịp thời phát hiện sẽ gây ra

hậu quả xấu.

Tại Điều 258 BLTTHS năm 2003 quy định thủ tục xem xét bản án tử

hình trước khi thi hành: “…Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm

hình phạt tử hình thì bản án tử hình chỉ được thi hành sau khi Chủ tịch nước

bác đơn xin ân giảm...”. Pháp luật không quy định thời hạn để Chủ tịch nước

bác hay chấp nhận đơn ân giảm nên đã gây không ít khó khăn cho công tác

quản lý.

- Về việc tạm giữ, tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành

niên, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 303 của BLTTHS thì người chưa

thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu

có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này,

nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc

phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến

dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại

các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những

trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc

Page 66: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

61

phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, Điều 303 BLTTHS không quy

định bắt, tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp người chưa thành niên bỏ

trốn và bị bắt theo lệnh truy nã hoặc trường hợp người chưa thành niên được

áp dụng biện pháp ngăn chặn tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi cản trở quá

trình xử lý vụ án, những trường hợp là đối tượng lang thanh, bụi đời, không

có địa chỉ cư trú rõ ràng nên nếu cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp

dụng biện pháp ngăn chăn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên

trong các trường hợp này là không đúng với điều kiện quy định tại khoản 1, 2

Điều 303 BLTTHS, được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhà

tạm giữ, trại tạm giam thực hiện việc tạm giữ, tạm giam cũng vi phạm pháp

luật, song cũng không có căn cứ để trả tự do theo quy định.

-Về việc trả tự do cho người bị tạm giam khi hết thời hạn tạm giam.

Điểm d -mục 1- Thông tư số 08/2001/TT-BCA ngày 12/11/2001 hướng

dẫn thực hiện một số điều của quy chế về tạm giữ, tạm giam quy định:

" Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam trả tự do cho người bị

tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau:

- Có quyết định trả tự do của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà

án đang thụ lý vụ án;

- Quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam;

- Có quyết định thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam bằng biện pháp

ngăn chặn khác;"

Điểm 4.1- mục 4 - Nghị quyết số: 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004

của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quy định:

b. Nếu thời hạn phạt tù còn lại dưới 45 (bốn mươi năm) ngày, thì

ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại, kể từ ngày

tuyên án cần ghi thêm: hết thời hạn tạm giam này, Trại tạm giam có

trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị tạm giam,

giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác.

Page 67: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

62

Khi nghiên cứu nội dung quy định nêu trên thấy: Việc trả tự do cho

người bị tạm giữ, tạm giam, Bộ công an hướng dẫn phải có quyết định trả tự

do hoặc quyết định thay đổi hay huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm

giam, song tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn

ghi thêm vào lệnh tạm giam của Hội đồng xét xử việc trả tự do cho người bị

tạm giữ, tạm giam mà không dùng quyết định đây là một mâu thuẫn lớn về

quy định, do vậy trong thực tế có nhiều trường hợp người bị tạm giam đến

ngày hết thời hạn tạm giam theo quyết định của Toà án nhân dân đã xét xử mà

không được Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam trả tự do cho người

bị tạm giữ, tạm giam, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp

của họ, là nguyên nhân chính dẫn đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đã

quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam nêu trên theo Khoản 1

Điều 28 Luật tổ chức VKSND năm 2002.

- Về phân loại tạm giữ, tạm giam, theo quy định tại Điều 15 quy chế

tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/NĐ-CP ngày

7/11/1998 của Chính Phủ thì người bị tạm giữ, tạm giam được giam giữ riêng

theo loại ở các buồng giam, khu giam cụ thể là: Phụ nữ; vị thành niên; người

nước ngoài, người có bệnh truyền nhiễm; đối tượng nguy hiểm, côn đồ hung

hãn, giết người cướp tài sản, tái phạm nguy hiểm; phạm tội an ninh quốc gia;

án tử hình chờ thi hành án; người bị kết án phạt tù chờ chuyển thi hành án;

phạm nhân, không giam, giữ chung buồng những cùng một vụ án đang điều

tra. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học và y học hiện đại việc

chuyển đổi giới tính là một hiện tượng xã hội đang diễn trong thực tế, pháp

luật Việt Nam hiện nay chỉ quy định và ghi nhân 2 loại giới tính là Nam và

Nữ, chưa quy định về đối tượng lưỡng tính hoặc chuyển đổi giới tính, do vậy

trong thực tế đã xảy ra trường hợp đối tượng bị tạm giữ, tạm giam là người đã

chuyển đổi giới tính nên việc phân loại để tổ chức giam giữ gây ra nhiều khó

khăn, lung túng cho cơ quan quản lý giam giữ và hoạt động kiểm sát việc tuân

Page 68: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

63

theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam do chưa có khung pháp lý

điều chỉnh.

- Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của VKSND trong

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

chưa được đánh giá đúng, đầy đủ với yêu cầu của nhiệm vụ được giao, do vậy

việc xây dựng cơ sở pháp lý làm nền tảng hoạt động kiểm sát, bố trí lực lượng

và điều kiện về cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụ còn ở mức khiêm

tốn, ở nhiều địa phương còn có biểu hiện coi nhẹ hoạt động kiểm sát này.

Hai là, công tác chỉ đạo điều hành của một bộ phận lãnh đạo chưa sâu,

chưa sát với yêu cầu đề ra, việc kiểm tra đôn đốc chưa thời xuyên, liên tục,

kịp thời, công tác tổng kết thực tiễn diễn ra chậm, chưa được thường xuyên,

định kỳ do vậy nhiều khó khăn vướng mắc diễn ra trong thực tiễn chưa được

kịp thời tổng hợp để tìm biện pháp tháo gỡ thích hợp. Quy chế công tác kiểm

sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết

định số 35/QĐ-VKSTC-V4 ngày 29/01/2013 vẫn nặng nề nhắc lại các quy

định của Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và Thông tư liên ngành số

02/TTLN ngày 06/9/1989 chưa thể hiện được quy trình tác nghiệp khi tiến

hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam. Hệ

thống kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam theo ngành dọc từ VKSNDTC đến các

VKSND cấp huyện vận hành có lúc chưa được thông suốt do cơ chế hoạt

động còn nhiều bất cập. Công tác nghiên cứu lý luận phục vụ công tác kiểm

sát thiếu sắc bén chưa gắn liền với thực tiễn đang diễn ra, hoạt động kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là hoạt động quan

trọng của ngành Kiểm sát nhân dân song đến nay chỉ có ít công trình khoa

học nghiên cứu nên chưa đầy đủ, toàn diện, chưa chú ý đến tổng kết thực tiễn

để xây dựng thành lý luận đề ra phương pháp tác nghiệp một cách khoa học.

Page 69: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

64

Công tác tổ chức- cán bộ ở một số VKSND địa phương chưa được

thực hiện tốt, thường xuyên thay đổi cán bộ- kiểm sát viên thực hiện nhiệm

vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nhất là ở VKSND cấp huyện nên kỹ

năng kiểm sát của cán bộ không mang tính chuyên sâu, ổn định. Về biên chế

cán bộ vừa thiếu lại không cân đối giữa công việc được giao với lực lượng

cán bộ hiện có dẫn đến tình trạng quá tải, kiêm nhiệm ở một số đơn vị. Quy

trình tuyển chọn bổ kiểm chức danh pháp lý còn chậm; việc đào tạo, bồi

dưỡng kỹ năng nghiệp vụ còn nhiều yếu kém, chưa quan tâm đến trang bị,

đào tạo kỹ năng cơ bản về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam do vậy học viên

khi ra trường được phân công thực hiện công tác này chưa nắm được

phương pháp tiến hành kiểm sát, công tác cán bộ chưa ngang tầm với yêu

cầu thực hiện chức năng.

Ba là, việc phân định ranh giới các bộ phận thực hiện chức năng kiểm

sát hoạt động tư pháp trong ngành kiểm sát chưa rõ ràng như giữa kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù và

kiểm sát thi hành án; phân cấp kiểm sát trong hoạt động kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam chưa khoa học nhất là ở cấp huyện và cấp tỉnh, khối lượng

công việc được giao nhiều xong lực lượng thực hiện nhiệm vụ lại rất hạn chế

dẫn đến quá tải trong công việc, cán bộ, kiểm sát viên phải kiêm nhiệm nhiều

việc, thiếu kiểm sát viên chuyên trách trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam nhất là ở VKSND cấp huyện.

Bốn là, việc vận dụng các phương thức, nội dung các cuộc kiểm sát ở

một số VKSND địa phương không linh hoạt, một số cán bộ, kiểm sát viên

chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về hoạt động kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam và công tác tạm giữ, tạm giam do vậy khi vận dụng các

quy định vào thực tế chưa chính xác dẫn đến giảm hiệu quả của công tác.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên trực tiếp tiến hành hoạt

động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam chưa đúng đắn, đầy đủ, có biểu hiện

Page 70: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

65

xem nhẹ hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam so với công tác kiểm sát

khác, chưa thấy hết tầm quan trọng, tính chất phức tạp, nhạy cảm của công tác

tạm giữ, tạm giam, ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao.

Năm là, ở nhiều địa phương, mối quan hệ phối hợp giữa VKSND với

các cơ quan hữu quan, các cấp, các ngành; giữa hoạt động kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam với các bộ phận nghiệp vụ khác trong ngành chưa còn chưa

chặt chẽ, chưa được thường xuyên, chưa phân công cụ thể trách nhiệm của

từng cơ quan, ngành, cấp trong quan hệ phối hợp, chưa thực sự chủ động trao

đổi thông tin cần thiết, không thực hiện đúng nguyên tắc khi xử lý mối quan

hệ công tác cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác.

Kết luận chương 2

Để phản ánh rõ thực trạng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật

của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam luận văn đã phân tích, đánh giá

một số nét cơ bản về tình hình chấp hành pháp luật trong công tác quản lý tạm

giữ, tạm giam tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam do Bộ Công An quản lý từ

năm 2010 đến năm 2014, qua đó cho thấy về cơ bản hoạt động quản lý tạm

giữ, tạm giam đã từng bước đi vào nề nếp, bảo đảm tính mạng, sức khỏe,

danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền cơ bản khác của người bị tạm giữ, tạm

giam không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng, kết quả đã đóng góp tích cực

cho đấu tranh phòng ngừa chấn áp tội phạm, tuy nhiên ở nhiều đơn vị việc tổ

chức thực hiện quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam còn nhiều hạn chế,

tồn tại, tình trạng vi phạm pháp luật còn xảy ra, có nhiều diễn biến phức tạp.

Từ đó bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh;

luận văn phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kiểm sát của VKSND đảm bảo

việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, sự tác động của

VKSND các cấp đến công tác quản lý tạm giữ, tạm giam trong lực lượng Công

an nhân dân, tuy không khắc hết vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam xong đã góp phần không nhỏ trong việc phát hiện vi phạm, yêu cầu khắc

Page 71: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

66

phục, tìm ra nguyên nhân, điều kiện giúp cơ quan quản lý giam giữ phòng ngừa

vi phạm pháp luật có hiệu quả. Tổng hợp kết quả nghiên cứu luận văn đã đánh

giá một số ưu điểm và khuyết điểm hoạt động kiểm sát của VKSND đảm bảo

việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, từ đó chỉ ra nguyên

nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan lẩy sinh thiếu sót, tồn tại, làm cơ sở

cho việc đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm

sát của VKSND đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam giai đoạn hiện nay.

Page 72: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

67

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT VIỆC

TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

3.1. QUAN ĐIỂM VỀ KIỂM SÁT VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TRONG

LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

Cùng với những mặt hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang

đứng trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính

chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối

với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là

chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời

phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu

tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

Cải cách hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam của VKSND nói chung, của VKSND tối cao nói riêng cũng đặt

trong yêu cầu cải cách tư pháp do vậy cần quán triệt một số quan điểm sau để

hạn chế những sai lầm, yếu kém khi cải cách:

3.1.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam phải quán triệt chính sách pháp luật của Đảng Cộng sản Việt Nam

Cải cách hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam của VKSND tối cao phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của

Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà

nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa

các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Page 73: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

68

3.1.2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ,

tạm giam phải thực hiện nghiêm mục tiêu của cải cách tư pháp

Cải cách hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam của VKSND tối cao phải đặt trong mục tiêu chung của cải cách

tư pháp là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm

minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt

động tư pháp.

3.1.3. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ,

tạm giam phải kế thừa và phát huy thành quả đạt được đồng thời tiếp

thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Cải cách hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam của VKSND tối cao phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc,

những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp

thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh

nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển

của xã hội trong tương lai; phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có

trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN

THEO PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TẠM GIỮ, TẠM GIAM

3.2.1. Các giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện luật tố tụng hình sự và một số quy định đối với

công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

Quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong thời gian tới sẽ vẫn là

tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp để các cơ quan

tư pháp thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý và quyền

con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật và pháp

chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật.

Page 74: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

69

Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung,

quy trình, phương pháp là một trong những nhiệm vụ cơ bản, yêu cầu khách

quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKSND đảm bảo việc

tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Thứ nhất, về hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo ra hành lang cho hoạt động

kiểm sát của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là cần thiết, hiện tại

theo quy định của Hiến pháp, BLTTHS, Luật tổ chức VKSND và các văn

bản liên quan mô hình, tổ chức và hoạt động của VKSND được thành lập ở

3 cấp là Trung ương, tỉnh, huyện gắn liền với đơn vị hành chính. Nghiên cứu

sắp xếp lại hệ thống cơ quan Viện kiểm sát theo 4 cấp không phụ vào đơn vị

hành chính theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW và Kết luận 79-KL/TW

ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị là bước đi đúng đắn song cần xem xét cân

nhắc cho phù hợp vì khi thay đổi mô hình cấu trúc của hệ thống đòi hỏi phải

sắp xết các bộ phận cấu thành của hệ thống cho phù hợp, mối quan hệ của

từng bộ phận cấu thành lên VKS, phân định rõ thẩm quyền của từng bộ phận

bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt của toàn hệ thống trong quá trình thực

hiện nhiệm vụ.

- Trước hết cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 từ

Điều 137 đến Điều 140 theo hướng tiếp tục khẳng định VKSND là hệ thống

cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, có chức năng thực hành quyền công

tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, tổ chức theo 4 cấp không phụ thuộc vào đơn

vị hành chính, xử lý các vấn đề về nguyên tắc tổ chức hoạt động của VKSND

các cấp, mối quan hệ với cơ quan dân cử.

- Sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 theo

hướng quy định vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của VKSND phù hợp với

quy định của Hiến pháp sau khi sửa đổi. Hiện tại Luật tổ chức VKSND năm

2002 quy định chương VI từ Điều 26 đến Điều 29 về kiểm sát việc tạm giữ,

tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, để bảo đảm tính

Page 75: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

70

thống nhất theo nhiệm vụ mới được phân công đề nghị sửa đổi thành chương

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, chuyển toàn bộ quy

định về hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự về quy định tại chương VI.

- Sửa đổi bổ sung Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 theo hướng quy

định 4 ngạch kiểm sát viên là Kiểm sát viên VKSNDTC, kiểm sát viên cao

cấp, kiểm sát viên trung cấp và kiểm sát viên sơ cấp, thay cho 3 ngạch như

hiện nay, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp là một chức danh

pháp lý trong hoạt động của các cơ quan tư pháp do vậy cần thiết phải tăng

nhiệm vụ, quyền hạn, nâng cao tính độc lập của kiểm sát viên khi thi hành

nhiệm vụ để đảm bảo kiểm sát viên chịu trách nhiệm trước các quyết định

của mình.

- Sửa đổi, bổ sung thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989, do

tính chất phức tạp của mối quan hệ công tác giữa cơ quan quản lý giam giữ và

Viện kiểm sát trong thực tế, hiện nay thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày

06/9/1989 của liên ngành có nội dung quy định chưa đồng bộ, toàn diện, đầy

đủ và cụ thể mới chỉ dừng lại ở việc quy định chung một số chế định. Liên

ngành trung ương cần xem xét, nghiên cứu xây dựng văn bản liên tịch thay

thế Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989 theo hướng quy định

toàn diện, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Bộ Công an trong

lĩnh vực giam giữ và kiểm sát việc giam giữ, quy định rõ nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm cụ thể của mỗi cơ quan trong từng hoạt động để tháo gỡ

những vướng mắc từ thực tiễn cụ thể là định kỳ hàng tháng cơ quan quản lý

giam giữ thông báo cho VKS cùng cấp (thông qua bộ phận kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam) tình hình chấp hành pháp luật tại nơi giam giữ, kịp thời thông

báo những trường hợp tăng, giảm người bị tạm giữ, tạm giam, thông báo ngay

những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam phát hiện có dấu hiệu vi phạm

pháp luật. Trước mắt cần nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp công tác

Page 76: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

71

liên ngành Công an- Kiểm sát để bảo đảm tốt hơn cho việc xử lý và phòng

ngừa vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ.

- Xây dựng văn bản liên tịch giữa VKSND với Ủy ban mặt trận tổ quốc

trong việc phối hợp giám sát thi hành pháp luật về tạm giữ, tạm giam, thực

hiện quan điểm cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước về tăng cường vai trò

giám sát của cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động tư

pháp, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, liên ngành trung ương cần xây dựng văn

bản liên tịch về mối quan hệ công tác giữa VKSND với Ủy ban mặt trận tổ

quốc các cấp và cơ quan dân cử để phối hợp giám sát việc tuân thủ pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,

quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết

định số 959/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao, do những thay đổi về chức năng nhiệm vụ trong thời gian

tới, để bảo đảm tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác đề nghị Lãnh đạo

Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nghiên cứu ban hành quy chế mới về công

tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thay thế quy chế

đang thực hiện ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-VKSTC-V4 ngày

17/9/2007 theo hướng đầy đủ, cụ thể, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và

trách nhiệm của các đơn vị, các cấp trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm

sát, phân cấp công việc thật cụ thể để các đơn vị nghiệp vụ, các cấp kiểm sát

có căn cứ vận dụng nghiêm chỉnh, thống nhất trong thực tiễn. Theo tác giả

việc xây dựng quy chế phải dựa trên những nguyên tắc, cơ cấu và các nội

dung cơ bản sau đây: Quy chế phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy định

của Hiến pháp và pháp luật, thể chế hóa được các quy định Luật tổ chức

VKSND và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam; tuân thủ

nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của VKSND. Ngoài ra quy chế

Page 77: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

72

nghiệp vụ thể hiện được nội dung, trình tự, thủ tục của từng hoạt động kiểm

sát cụ thể, về cơ cấu, cấu trúc của quy chế phải thể hiện rõ, phân công từng

loại công việc mà các cấp kiểm sát, các bộ phận nghiệp vụ phải tiến hành

đồng thời tương ứng là quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của cán bộ, kiểm

sát viên, người quản lý, người đứng đầu của mỗi đơn vị nghiệp vụ, mỗi cấp

trong thực thi những nhiệm vụ cụ thể đó.

Thứ hai, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu trong công tác, hoạt động kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là một hoạt

động nghiệp vụ thực hiện chức năng của VKSND, có phạm vi hoạt động rộng

với vai trò và quyền năng rất lớn, do vậy ở từng thời điểm, địa phương cụ thể

VKSND căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương và đơn vị mình cần chủ

động đề ra mục tiêu và xác định rõ yêu cầu để đảm bảo hoạt động kiểm sát có

trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng với yêu cầu chính trị, có như vậy hoạt động

kiểm sát mới hoạt động đúng hướng, góp phần phục vụ công cuộc đấu tranh

phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm có hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng, đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành hoạt

động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam,

tùy từng điều kiện cụ thể ở địa phương mình mà VKSND các cấp cần đổi mới

nội dung tiến hành kiểm sát, vận dụng linh hoạt các phương thức kiểm sát và

các biện pháp pháp lý nhằm loại trừ vi phạm pháp luật có hiệu quả. Trước hết

nội dung và phương thức kiểm sát cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật

và quy chế của ngành, điều đó đòi hỏi cán bộ, kiểm sát viên thực hiện hoạt

động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam phải

nắm chắc quy định của pháp luật liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam và

hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam để vận dụng linh hoạt trong quá

trình kiểm sát; mặt khác quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật tại nơi

giam giữ để kịp thời đề ra những biện pháp xử lý thích hợp; lãnh đạo VKSND

các cấp cần quản lý nghiệp vụ thật tốt để sử dụng, phối hợp lực lượng có hiệu

Page 78: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

73

3.2.1.2. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

+ Đổi mới về tổ chức bộ máy

Trải qua năm năm thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm

2002, hoạt động của công tác này đã bộc lộ những hạn chế cần phải nghiên

cứu để đổi mới cho phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và đem lại hiệu quả

cao hơn nhằm thực hiện tốt chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong thời

gian tới, đó là:

- Một khâu công tác do nhiều đơn vị đảm nhiệm cho nên rất khó khăn

trong hoạt động quản lý, chỉ đạo thống nhất cũng như xử lý những vụ việc cụ

thể có liên quan đến nhiệm vụ của nhiều đơn vị.

- Việc phân công và phối hợp giữa các khâu công tác còn bất cập, thậm

chí thông tin cho nhau không kịp thời hoặc không thông tin cho nên việc phát

hiện kịp thời vi phạm trong bắt giữ, giam còn nhiều khó khăn. Thậm chí có

những địa phương khi không phê chuẩn quyết định của Cơ quan điều tra trong

việc gia hạn tạm giữ, tạm giam còn không thông báo cho đơn vị kiểm sát tạm

giữ, tạm giam biết vì sợ ''tiêu cực''.

- Việc nhận thức cũng như áp dụng các quyền cũng như các phương

thức kiểm sát còn khác nhau cả Kiểm sát thi hành án và Kiểm sát tạm giữ,

tạm giam, quản lý và giáo dục nhười chấp hành án phạt tù .

Để thu gọn đầu mối trong tổ chức bộ máy thuận lợi cho công tác chỉ

đạo, quản lý cũng như tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác Kiểm sát thi

hành án và Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp

hành án phạt tù chúng tôi đề xuất:

Ở Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh,

Thành phố trực thuộc Trung ương chỉ nên tổ chức một đơn vị Kiểm sát Thi

hành án bao gồm cả Kiểm sát thi hành án hình sự và dân sự. Công tác Kiểm

Page 79: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

74

sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù

giao cho các đơn vị Kiểm sát điều tra. Với tổ chức bộ máy trên có những ưu

điểm sau:

- Về Kiểm sát thi hành án hình sự có điều kiện quản lý, chỉ đạo thống

nhất từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến khi người bị kết án chấp hành

xong hình phạt, được xóa án tích. Quản lý được cả các trường hợp hoãn, Tạm

đình chỉ, chết trong các thời kỳ phải Thi hành án ... Việc hướng dẫn nghiệp vụ

tập trung thống nhất đầu mối, có điều kiện thuận lợi tổng kết rút kinh nghiệm,

có điều kiện phối hợp các ngành thuận lợi hơn trong một đầu mối.

- Có điều kiện kết hợp giữa Thi hành án hình sự với Thi hành án dân

sự nhất là Thi hành án phần dân sự trong hình sự để khi xét giảm án, xét

đặc xá ...

- Công tác Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam giao cho đơn vị Kiểm sát

điều tra gắn với việc Quyết định phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan điều

tra trong việc tạm giữ, tạm giam. Gắn việc tạm giữ, tạm giam với Kiểm sát

điêù tra rất thuận lợi, có điều kiện làm tốt cả hai nhiệm vụ, phục vụ tốt cho

hoạt động thông khâu hiện nay.

- Thu gọn đầu mối, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy, nhất là

tạo ra điều kiện cho việc thống nhất nhận thức và áp dụng pháp luật trong lĩnh

vực này.

+ Đổi mới về hoạt động của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam

Trong hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước nói chung, của từng cơ

quan nói riêng, vấn đề cơ chế hoạt động tạo ra tính chủ động, linh hoạt của

con người thì bao giờ cũng đem lại hiệu quả cao hơn. Do đó, bên cạnh việc

hoàn thiện pháp luật xác định rõ vị tri, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm

trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người

Page 80: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

75

chấp hành án phạt tù thì cần thiết phải đổi mới hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân trong công tác này bao gồm:

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới và kết hợp các phương thức kiểm sát Thi

hành án cả hình sự và dân sự có hiệu quả. Nhất là tạo được sự gắn kết giữa

Kiểm sát thi hành án hình sự và dân sự đối với những bản án áp dụng cả hình

phạt về hình sự với trách nhiệm về dân sự.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu quản lý nghiệp vụ, mẫu

các văn bản như mẫu Kết luận kiểm sát trực tiếp, mẫu yêu cầu tự kiểm tra

thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; Mẫu kháng nghị, kiến nghị; Mẫu quyết

định trả tự do theo khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

- Tổ chức ngay hội nghị tập huấn nhằm thống nhất nhận thức và áp

dụng các đạo luật mới được ban hành như: Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số

điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù; Luật đặc xá; Các Nghị quyết số 01,

số 02 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao mới ban hành liên

quan đến công tác Kiểm sát thi hành án. Thường xuyên thông báo rút kinh

nghiệm, kịp thời hướng dẫn xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tế và

trong điều kiện hội nhập ...

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, nhất là vai trò của

lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp đối với công tác này vì đây là hoạt

động liên quan đến con người. Những quyền của người bị giam giữ không bị

pháp luật tước bỏ phải được tôn trọng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lý, chỉ đạo. Điều đáng quan tâm nữa là ý thức trách nhiệm, tính

chủ động, sáng tạo của cán bộ, kiểm sát viên làm công tác này.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các khâu công tác có liên quan như

kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án... nhằm thông tin kịp

thời cho nhau những quyết định liên quan đến trách nhiệm từng khâu để xử lý

kịp thời.

Page 81: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

76

3.2.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát tạm

giữ, tạm giam

3.2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy về công tác kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam

Trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục hoàn thiện nội

dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tạm giữ, tạm giam và

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam, khắc phục tình trạng cấp uỷ buông lỏng lãnh đạo hoặc Cấp uỷ

viên can thiệp không đúng vào các hoạt động này. Do đó các hoạt động của

VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp,

toàn diện của cấp ủy trong đó có sự phối hợp giữa hai đơn vị nhằm đấu tranh

phòng ngừa vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ. Trong các chương trình, kế

hoạch hoạt động của cấp ủy cần có nội dung chỉ đạo các hoạt động của hai cơ

quan về tạm giữ, tạm giam và hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Sáu

tháng, năm cần nghe hoặc yêu cầu hai ngành báo cáo về tình hình, kết quả

công tác để có biện pháp tháo gỡ.

3.2.2.2. Nâng cao trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực

chuyên môn của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên

Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh”, tổ chức các lớp tập huấn, quán triệt nghiêm túc và sâu

rộng các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,

quy định, quy chế của Ngành, cụ thể hoá bằng nhiệm vụ phù hợp với điều

kiện thực tiễn của Ngành, của cơ quan đơn vị. Qua đó, nâng cao nhận thức,

trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, rèn luyện ý thức đạo đức phải tự giác,

gương mẫu kiểm điểm, tự phê bình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát

huy, cái gì xấu thì tự sửa chữa, cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật

chất, tránh rơi vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng để thật sự trở thành

những cán bộ “Vững về chính trị”, “Kỷ cương và trách nhiệm”.

Page 82: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

77

Hai là, để đảm bảo hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong tạm

giữ, tạm giam đạt chất lượng và hiệu quả cao, thì cán bộ làm công tác này

phải nhận thức sâu sắc và thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của

mình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tư pháp... Nếu

không nhận thức đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì

sẽ không làm hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, dẫn đến oan sai trong hoạt

động tư pháp.

Ba là, rà soát đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên hiện có để có biện đào tạo,

bồi dưỡng, sử dụng cán bộ lâu dài.

Bốn là, cùng với việc xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát phải tiến hành

đồng thời với việc đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác cán bộ ở

Viện kiểm sát các cấp. Trong thời gian tới phải nâng cao phẩm chất, trình độ

kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ, tuyển chọn

những người công tâm, trung thực, trong sáng, có uy tín, kinh nghiệm và trình

độ chuyên môn làm công tác cán bộ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên

sâu về công tác cán bộ cho đội ngũ làm công tác cán bộ để họ thực sự là lực

lượng tham mưu tích cực trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngành

Kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp.

3.2.2.3. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa đơn vị làm nhiệm vụ

kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với các cơ quan hữu quan

Do đặc thù về phạm vi hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là

hoạt động đan xen, xuyên suốt quá trình tố tụng bắt đầu từ tiền khởi tố ( khi

có người bị tạm giữ) cho đến khi án có hiệu lực pháp luật, người bị tạm giam

được chuyển đi chấp hành án. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm sát

tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam thì ngoài các biện pháp

nghiệp vụ thì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan là quan trọng và cần

thiết, quan hệ phối hợp trong công tác là quan trọng, quyết định đến hiệu quả

Page 83: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

78

công tác góp đấu tranh phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, cần thực hiện tăng

cường các mối quan hệ sau:

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với cơ quan quản lý giam, giữ

trong đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam, từ thực tiễn cho thấy, nếu VKSND và cơ quan quản lý giam giữ nhận

thức thống nhất và thực hiện nghiêm chỉnh quy định về mối quan hệ phối hợp

sẽ giúp loại trừ, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam. VKSND chủ động phối hợp với cơ quan

quản lý giam giữ (là các nhà tạm giữ, trại tạm giam) trong việc quản lý tình

hình về tạm giữ, tạm giam, đảm bảo luôn nắm chắc số lượng người bị tạm

giữ, tạm giam ở từng thời điểm, phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật xảy ra

tại nơi giam giữ. Khi có sự việc phức tạp xảy ra nhất là những vụ việc liên

quan đến trách nhiệm trong công tác quản lý như trốn, chết, phạm tội mới,

dịch bệnh… kịp thời cử kiểm sát viên cùng cơ quan quản lý giam giữ xác

định làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong công tác quản lý để có hình

thức xử lý nghiêm minh, giải quyết triệt để, đúng pháp luật. Cơ quan quản lý

giam giữ tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, ngay

từ khi tiếp nhận và xử lý người bị tạm giữ, tạm giam kịp thời thông báo để

VKSND cùng cấp nắm tình hình theo quy định.

- Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, thông qua

hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam kịp thời thông báo cho các cơ quan

tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án biết những trường hợp khiếu nại, tố cáo về

bắt, tạm giữ, tạm giam theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong tố

tụng hình sự hoặc khiếu nại, tố cáo về hoạt động của cơ quan tiến hành tố

tụng, hành vi của người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, xét xử.

Các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời thông báo cho VKSND thông

qua hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam những trường hợp từ chối gia

hạn tạm giữ, không phê chuẩn lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam, hủy bỏ biện

Page 84: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

79

pháp tạm giữ, tạm giam để kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam biết, kiểm tra theo dõi, bảo đảm các lệnh, quyết định của cơ quan tiến

hành tố tụng được thực hiện nghiêm chỉnh.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các khâu công tác nghiệp vụ

trong ngành Kiểm sát nhân dân, để thực hiện tốt chức năng thực hành

quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, ngoài các biện pháp về

nghiệp vụ, thì việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác là hết sức cần

thiết. Do vậy cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ giữa các khâu nghiệp vụ

để kịp thời nắm bắt những thông tin cần thiết phục vụ phòng ngừa vi phạm

pháp luật. Xong để bảo đảm sự phối hợp giữa các khâu nghiệp vụ được

thường xuyên, kịp thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp chịu

trách nhiệm và phải chủ động điều hành việc phối hợp có như vậy mới bảo

đảm yêu cầu trong công tác.

3.2.2.4. Tăng cường giám sát và cơ sở vật chất, phương tiện điều kiện

làm việc đối với cán bộ làm công tác tạm giữ, tạm giam

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt

Nam và cơ quan dân cử, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận tổ quốc các

cấp nhằm thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của VKSND, đồng thời cũng

thực hiện quyền và trách nhiệm của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam. Cụ

thể là Viện kiểm sát các các cấp tạo kiện để Ban thường trực Ủy ban mặt trận

tổ quốc cùng cấp phối hợp kiểm tra liên ngành tại các nhà tạm giữ, trại tạm

giam theo định kỳ 6 tháng một lần. VKSND cùng cấp phải gửi kế hoạch trước

để Ủy ban mặt trận tổ quốc cử đại diện tham gia. Khi nhận được đơn thư

khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam do Ủy ban mặt trận

tổ quốc Việt Nam gửi đến, Viện kiểm sát cùng cấp phải xác minh, kết luận

theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến Thường trực

Mặt trận tổ quốc cùng cấp.

Page 85: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

80

Tiếp tục tăng cường mối quan hệ với cơ quan dân cử đại diện cho ý chí

và nguyện vọng của nhân dân như Quốc Hội, cơ quan thuộc Quốc hội như Ủy

ban Tư pháp, Ủy ban pháp luật…; Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ

quan thuộc Hội đồng nhân dân như Ban pháp chế… VKSND cấp lắng nghe ý

kiến, nguyện vọng của nhân dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Hội

đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia giám sát tình hình chấp

hành pháp luật tại nơi giam, giữ, định kỳ chủ động mời đại diện của cơ quan

quyền lực trực tiếp tham gia giám sát trực tiếp nơi giam giữ; một mặt không

ngừng nâng cao vị thế của ngành đồng thời bảo đảm sự giám sát tối cao của

nhân dân tại nhưng nơi nhạy cảm như nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ,

tạm giam, đề nghị lãnh đạo ngành Kiểm sát và lãnh đạo VKSND các cấp

quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ hỗ trợ, trang thiết bị làm việc cho

cán bộ kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành

án hình sự. Tiếp tục áp dụng tin học hóa đối với hoạt động thống kê và báo

cáo trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho

công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, góp phần

nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm sát nhằm đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Page 86: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

81

KẾT LUẬN

Kịp thời phát hiện, tìm ra nguyên nhân, điều kiện và áp dụng các biện

pháp pháp lý nhằm loại trừ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam là chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà Đảng và Nhà nước giao cho

Viện kiểm sát nhân dân. Trước yêu cầu của cải cách tư pháp ở giai đoạn hiện

nay, nghiên cứu mô hình, đổi mới tổ chức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt

động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân là nội dung hết sức cần thiết, cấp

bách và được nhiều người quan tâm. Trong thời gian qua tình hình tội phạm

và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp có nhiều diễn biến phức tạp đòi

hỏi từ thực tiễn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của VKSND tối cao nhằm phát hiện,

xử lý và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là

một tất yếu khách quan.

Với mục đích đó đề tài đã tập trung phân tích làm rõ cơ sở pháp lý,

nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND tối cao trong hoạt động kiểm sát việc tuân

theo pháp luật tại nơi giam, giữ và mối quan hệ giữa VKSND tối cao chủ thể

của hoạt động kiểm sát với cơ quan hữu quan, các ngành, các cấp trong việc

phát hiện, loại trừ và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ,

tạm giam. Đặc biệt đã nêu và phân tích từng nội dung, các phương thức và

biện pháp cơ bản mà Viện kiểm sát nhân dân sử dụng để tiến hành hoạt động

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam trên cơ sở

nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định và quy chế nghiệp vụ của

ngành Kiểm sát nhân dân. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ cơ

sở lý luận và căn cứ pháp lý về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của VKSND tối cao trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Page 87: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

82

Nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong tạm giữ, tạm giam của VKSND tối cao trong mối quan hệ hữu cơ giữa

hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam với hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện việc tạm giữ, tạm giam

trong lực lượng Công an nhân dân, cơ quan tiến hành tố tụng, cấp ủy Đảng,

cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, giữa hoạt động kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam với chức năng thực hành quyền công tố và các công tác kiểm

sát hoạt động tư pháp khác trong ngành kiểm sát nhân dân; trong mối liên hệ

biện chứng giữa thực trạng chất lượng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với

giải pháp khắc phục tồn tại, thiếu sót của thực trạng đó, luận văn đã đánh giá

toàn diện kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục.

Đánh giá sự tác động của VKSND tối cao đến công tác quản lý tạm giữ, tạm

giam trong lực lượng Công an nhân dân, đưa ra nhận xét một số ưu điểm và

khuyết điểm cơ bản về kết quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại

nơi giam giữ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, từ đó chỉ ra những nguyên

nhân chủ quan, khách quan và điều kiện lẩy sinh của thiếu sót, tồn tại, làm cơ

sở cho việc đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của

VKSND nói chung và VKSND tối cao nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đã phân tích và dự báo những

yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của VKSND tối cao thời gian tới đó là

quy định của pháp luật; về tổ chức bộ máy và diễn biến tình hình của công tác

tạm giữ, tạm giam cùng những thuận lợi, khó khăn của hoạt động kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam trong thời gian tới,

luận văn đưa ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của VKSND tối cao.

Những giải pháp cụ thể được đưa ra đó là: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai

Page 88: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

83

trò của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân

dân trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, trước hết nghiên cứu bổ sung làm rõ

những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm

giam để quán triệt đến đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên nâng cao nhận thức về vị

trí, vai trò hoạt động kiểm sát trong ngành, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi

trên các diễn đàn để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cơ quan hữu quan, các

cấp, các ngành và toàn xã hội; Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ mục tiêu,

yêu cầu, xây dựng nội dung, quy trình, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, trong giai đoạn tới cần sửa đổi, bổ

sung văn bản pháp quy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát

nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nhằm tạo ra hành

lang pháp cần thiết bảo đảm hoạt động kiểm sát có hiệu quả đồng thời xây

dựng và phổ biến quy trình nghiệp vụ, kỹ năng kiểm sát để đội ngũ cán bộ,

kiểm sát viên nâng cao trình độ, năng lực công tác, vận dụng linh hoạt các

phương thức kiểm sát; phân công rõ trách nhiệm, tăng cường mối quan hệ

giữa Viện kiểm sát với các cấp, các ngành nhằm phòng ngừa vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam; củng cố tổ chức tăng cường lực lượng,

phương tiện cần thiết để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ; Bên cạnh đó luận văn

đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện một số quy định pháp luật, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, chế độ bồi dưỡng và trang bị phương tiện liên quan đến hoạt

động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

tạm giữ, tạm giam của VKSND tối cao là một vấn đề lớn cả về lý luận và thực

tiễn. Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lý

luận và tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn liên quan đến chất lượng hoạt

động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam của VKSND

tối cao, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị ở mức độ khiêm tốn, hy

Page 89: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

84

vọng trong thời gian tới đề tài sẽ được nghiên cứu ở cấp độ cao hơn đáp yêu

cầu lý luận và thực tiễn đang đặt ra.

Với thời gian nghiên cứu không dài, quá trình khảo sát số liệu và viết

luận văn gặp nhiều khó khăn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết,

tác giả mong muốn nhận được sự góp ý chân tình của các đồng chí, các bạn

đồng nghiệp giúp đề tài ngày càng hoàn thiện, chất lượng và hiệu quả.

Page 90: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị

về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp trong năm

2000, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính

trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian

tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính

trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

4. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về đề án đổi

mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan

điều tra theo Nghị quyết 49- NQ/TW của Bộ chính trị chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp

tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ

Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ

Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

7. Chính phủ (1989), Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1989 của

Chính phủ về việc ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam, Hà

Nội.

8. Chính phủ (2002), Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/ 2002 của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ,

tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày

07/11/1989 của Chính phủ, Hà Nội.

Page 91: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

86

9. Chính phủ (2011), Nghị định số 09/2011/NĐ-CP, ngày 25/1/2011 của

Chính phủ sửa đổi chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị

tạm giữ, tạm giam quy định tại điều 26 và điều 28 của Quy chế về

tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP

ngày 07/11/1989 của Chính phủ, Hà Nội.

10. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

11. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

12. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

13. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

14. Quốc Hội (2012), Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 Quốc hội

về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác

của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi

hành án năm 2013, Hà Nội.

15. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 ngày

23/11/2012 Quốc hội về tăng cường các biện phápđấu tranh phòng

chống tội phạm, Hà Nội.

16. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1998), Thông tư liên ngành số 02/TTLN

ngày 06/9/1998 của liên Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Viện kiểm

sát nhân dân tối cao về công tác giam, giữ, cải tạo và kiểm sát

việc giam, giữ, cải tạo, Hà Nội.

17. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Quy chế công tác kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo

Quyết định số 35/2013 ngày 29/1/2013 của Viện trưởng viện kiểm

sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

18. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Quy chế về chế độ thông tin, báo

cáo và quản lý công tác trong ngành kiểm sát nhân dân ban hành

kèm theo QĐ số 379/2012/QĐ-VKSTC; sửa đổi, bổ sung theo QĐ

122/2013/QĐ-VKSTC, Hà Nội.

Page 92: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

87

19. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá

kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành kiểm sát nhân dân ban

hành kèm theo Quyết định số 297/QĐ-VKSTC ngày 13/6/2012 và

Quyết định sửa đổi, bổ sung QĐ số 62/QĐ-VKSTC ngày

22/3/2013 , Hà Nội.

20. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011 - 2014), Báo cáo tổng kết, Báo cáo

sơ kết và Thông báo rút kinh nghiệm công tác kiểm sát việc tạm

giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của viện kiểm sát nhân dân

tối cao (Vụ 8) năm 2011 - 2014, Hà Nội.

21. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011 - 2014), Các báo cáo tổng kết công

tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của

Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự

(VKSNS các tỉnh) từ năm 2011 - 2014, Hà Nội.

22. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Các kết luận kiểm sát việc tuân

theo pháp luật của VKSND tối cao (Vụ 8) và VKSND cấp tỉnh

(Phòng 8) từ năm 2011 - 2014. Các kết luận kiểm tra, hướng dẫn

nghiệp vụ từ năm 2011 - 2014 của VKSND tối cao (Vụ 8) và

VKSND cấp tỉnh (Phòng 8), Hà Nội.

Page 93: Luận văn Tran Tuan Anh.doc

88

PHỤ LỤC