185
MỞ ĐU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội và các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ truyền thông, ngành truyền hình Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt kênh truyền hình mới được cấp phép hoạt động[32], những chương trình truyền hình mới đua nhau lên sóng đã làm bức tranh truyền hình ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Cùng với việc các chương trình mới ra đời, số lượng người dẫn chương trình truyền hình cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài lực lượng người dẫn chương trình của các Đài truyền hình, còn có lực lượng người dẫn chương trình là các văn nghệ sỹ, sinh viên các trường Đại học tham gia với tư cách là người dẫn chương trình chuyên nghiệp hoặc cộng tác viên. Điều đó làm cho đội ngũ tham gia vào công việc dẫn chương trình truyền hình ngày càng phong phú[4, tr.238]. Nhiều người dẫn chương trình truyền hình đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng. Sự đa dạng của người dẫn chương

Luận văn cao học báo chí final

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Luận văn cao học báo chí final

MỞ ĐÂU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh

tế xã hội và các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ truyền thông, ngành truyền

hình ơ Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt kênh

truyền hình mới được cấp phép hoạt động[32], những chương trình truyền

hình mới đua nhau lên sóng đã làm bức tranh truyền hình ngày càng phong

phú, đa dạng hơn.

Cùng với việc các chương trình mới ra đời, số lượng người dẫn chương

trình truyền hình cũng tăng lên nhanh chóng. Ngoài lực lượng người dẫn

chương trình của các Đài truyền hình, còn có lực lượng người dẫn chương

trình là các văn nghệ sỹ, sinh viên các trường Đại học tham gia với tư cách là

người dẫn chương trình chuyên nghiệp hoặc cộng tác viên. Điều đó làm cho

đội ngũ tham gia vào công việc dẫn chương trình truyền hình ngày càng

phong phú[4, tr.238]. Nhiều người dẫn chương trình truyền hình đã khẳng

định được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng. Sự đa dạng của người

dẫn chương trình cũng là một lý do lôi kéo khán giả đến với các chương trình

truyền hình.

Trên thực tế, vai trò của người dẫn chương trình truyền hình ngày càng

tỏ ra quan trọng khi mà sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình truyền

hình đang khiến cho khán giả rơi vào càm giác bội thực thông tin. Chỉ có

những người dẫn chương trình truyền hình duyên dáng, thông minh, tin cậy

và đầy nhiệt huyết mới có thể lôi khán giả đến ngồi trước ti vi. Trong khi đó,

hiện nay tại Việt Nam, đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình giỏi có

thể đếm trên đầu ngón tay[28]. Thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí dẫn

chương trình đã khiến nhiều chủ nhiệm chương trình ơ các đài truyền hình bắt

Page 2: Luận văn cao học báo chí final

buộc sử dụng phương án thuê những cộng tác viên có chút ít kinh nghiệm và

lợi thế thanh sắc để chịu trách nhiệm dẫn các chương trình truyền hình.

Thế nhưng, ngay cả những người dẫn chương trình truyền hình thuộc

biên chế của các đài vẫn đang còn có quá nhiều hạn chế về trình độ chuyên

môn, thì không thể đòi hỏi các cộng tác viên dẫn chương trình có thể đủ sức

đảm đương một chương trình dài hơi hàng chục năm được. Tình trạng chương

trình chết yểu mà nguyên nhân do thiếu người dẫn chương trình truyền hình

tài năng, được đào tạo bài bản không phải xa lạ với khán giả cả nước.

Trong khi người dẫn chương trình truyền hình đang còn thiếu thốn trầm

trọng như vậy, thì, việc sản xuất chương trình mới vẫn cứ phải liên tục diễn

ra. Cho nên chúng ta thấy một người dẫn chương trình truyền hình, với phông

kiến thức còn nhiều hạn chế do không được trang bị kỹ năng tốt, vẫn hàng

ngày phải xuất hiện trên màn hình mỗi nhà. Người xem truyền hình sẽ không

thể nào chấp nhận được một người dẫn chương trình lý giải từ đồng bào là

cùng một tế bào của mẹ![49] Hay là một người dẫn chương trình truyền hình

trẻ tuổi trong một chương trình truyền hình trực tiếp liên tục phỏng vấn bà

Phó chủ tịch nước bằng câu: Xin chị cho biết…[49]. Những hạt sạn đó có thể

loại bỏ bớt nếu như chúng ta có được những nền tảng lý luận vững chắc cho

hoạt động của người dẫn chương trình truyền hình.[46]

Nhu cầu đào tạo nghiệp vụ dẫn chương trình nói chung và dẫn chương

trình truyền hình nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng cũng là cơ sơ

để chúng ta nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện những nghiên cứu liên quan

đến các thuật ngữ chỉ người dẫn chương trình truyền hình, xây dựng các tiêu

chí đánh giá kỹ năng, yêu cầu nghề nghiệp của người dẫn chương trình. Nếu

khoa học Lý luận báo chí, đặc biệt là Lý luận báo chí truyền hình không

nhanh chóng hình thành cho được những nguyên lý căn bản cho hoạt động

dẫn chương trình và người dẫn chương trình, thì nguy cơ hổng kiến thức

Page 3: Luận văn cao học báo chí final

chuyên môn trong đội ngũ những người làm dẫn chương trình ơ các đài sẽ

gây nên những tác hại không nhỏ. Thậm chí dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm

trong hoạt động dẫn chương trình truyền hình, từ đó kéo lùi sự phát triển của

lý luận về dẫn chương trình.

Việc tổ chức đào tạo người dẫn chương trình chuyên nghiệp cũng cần

phải có hệ thống lý luận riêng cho ngành này. Trong xu thế phát triển rất

nhanh của nghề dẫn chương trình, nếu cơ sơ đào tạo nào nhanh chóng có

được hệ thống cơ sơ lý luận phục vụ cho công tác đào tạo, thì cơ sơ đó sẽ sớm

khẳng định được thương hiệu của mình trong xã hội.

Như vậy, việc nghiên cứu để xây dựng những tiêu chí về yêu cầu, kỹ

năng nghề nghiệp của một người dẫn chương trình truyền hình là yêu cầu tất

yếu khách quan, phù hợp với hoạt động lý luận và thực tiễn trong bối cảnh

hiện nay của ngành truyền hình, giúp cho việc đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình ơ

nước ta, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, phục vụ tốt hơn

nhu cầu hương thụ giá trị văn hóa của nhân dân ta. Với những lý do trên, tác

giả luận văn chọn nội dung: Phâm chất và ky năng cơ ban của ngươi dân

chương trinh truyền hinh làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Theo khảo sát còn giới hạn của tác giả Luận văn, cho đến nay, tại Việt

Nam, những công trình nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học có liên

quan đến yêu cầu kỹ năng của người dẫn chương trình truyền hình hầu như

không có. Chỉ có một số công trình của các tác giả đi trước, trong một số

chương mục có đề cập tới nghề dẫn chương trình truyền hình và người dẫn

chương trình truyền hình, thế nhưng, đó mới chỉ là những bài nghiên cứu giới

hạn với mức độ khảo sát ơ phạm vi nhỏ, chủ yếu là những bài báo được giới

thiệu trên các tạp chí thuộc Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà báo TP Hồ Chí

Page 4: Luận văn cao học báo chí final

Minh hay một số tài liệu in chung trong các tập sách tham khảo về nghề báo

nói chung.

Trong đó, đáng chú ý có một số tác phẩm sau đây:

Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng năm 2006 của Lê Thị Phong

Lan trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, đề tài Ngôn ngữ

của người dẫn chương trình truyền hình do PGS,TS Vũ Quang Hào hướng

dẫn. Luận văn phân tích đánh giá các chương trình giao lưu- gặp gỡ truyền

hình và vai trò của người dẫn chương trình. Tuy vậy, luận văn này chỉ tiếp

cận trong cách thức tổ chức và sử dụng ngôn ngữ của người dẫn chương trình.

Nghiên cứu ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách thể hiện lời nói, điệu bộ, một

số yếu tố kỹ năng giao tiếp với người đối thoại của người dẫn trong các

chương trình, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cho người

dẫn chương trình.

Ngoài ra một số tác phẩm: Những vấn đề của báo chí hiện đại của tác giả

Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, in năm 2007,

trong đó có bài: Lời dẫn và người dẫn chương trình, cũng nêu lên một số yêu

cầu chung cho người dẫn chương trình; phân tích lời dẫn và một số ý kiến về

người dẫn chương trình truyền hình ơ Việt Nam hiện nay. Bài viết cũng chưa

đi sâu nghiên cứu chi tiết các yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp của một người

dẫn chương trình truyền hình.

Tác phẩm dịch từ nước ngoài có: Báo chí truyền hình, tập 2 của các

tác giả G.V Cu- dơ- nhét- xốp, X.L X-vích và A. Ia Iu-rốp-xki, nhà xuất

bản Thông tấn in năm 2004, trong đó có phần Người dẫn chương trình tin

tức, đây là những tri thức quý báu khi tác giả chỉ dùng 5 trang để diễn đạt

được những đặc tính quý báu của người dẫn chương trình, như: gương

mặt ăn hình, sự hiểu biết và lòng cảm thông của người dẫn chương trình,

ngữ điệu truyền cảm...

Page 5: Luận văn cao học báo chí final

Trong cuốn Truyền thông đại chúng- Công tác biên tập do nhà xuất bản

Thông tấn in năm 2003 của tác giả Claudia Mast, cũng có trình bày đến tầm quan

trọng của người giới thiệu chương trình[19, tr.116]. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra

được một giới hạn đối tượng cho khái niệm người giới thiệu chương trình điều

mà nhiều tài liệu trước đó chưa chỉ ra.

Ngoài ra còn một cuốn sách được nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2008 của

tác giả Carmine Gallo, với tựa đề 10 bí quyết thành công của những diễn giả, MC

tài năng nhất trên thế giới[11]. Trong đó, tác giả C.Gallo, đồng thời là một nhà

diễn thuyết tài năng của Mỹ đã chỉ ra những bí quyết của một người thuyết trình,

rất đáng được học hỏi.

Ngoài ra nữa, còn có một số tài liệu giảng dạy được ghi chép bơi các học

viên tại Truyền hình Việt Nam trong các buổi lên lớp của những giáo sư đến từ

Đại học Lille của Pháp, trong đó có đề cập đến những yêu cầu và kỹ năng căn

bản của một người dẫn chương trình truyền hình. Đây là tài liệu rất đáng quý,

bơi nó cung cấp một tri thức khá mới mẻ về yêu cầu kỹ năng của một người dẫn

chương trình.

Tuy vậy, tất cả các tài liệu này vẫn chưa đi sâu phân tích một cách bài bản về

người dẫn chương trình truyền hình cũng như những kỹ năng cần thiết của họ.

Đặc biệt, các tài liệu trên chưa đưa ra được một giới hạn đầy đủ cho các thuật ngữ

dùng để chỉ những người dẫn chương trình truyền hình; chưa đưa ra được tiêu chí

phân loại những người dẫn chương trình và cũng chưa đề cập một cách đầy đủ các

yêu cầu kỹ năng dựa trên những tiêu chí riêng cho từng dạng người dẫn chương

trình truyền hình.

Tác giả hầu như phải sử dụng nhiều tài liệu bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu

là tiếng Anh, thông qua các nguồn: như thư viện trực tuyến Wikipedia.com; một

số trang web chuyên về đào tạo người dẫn chương trình của Anh, Mỹ,

như:http://www.pozitiv.com; http://www.mediacollege.com; tvpresenter.com…

Page 6: Luận văn cao học báo chí final

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Trên cơ sơ làm ro những vấn đề lý luận và thực trạng về phẩm chất, kỹ năng

của người dẫn chương trình truyền hình, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao phẩm chất và kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình

hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ

Từ mục đích của luận văn này, tác giả mong muốn thực hiện được các nhiệm

vụ chủ yếu sau:

- Làm ro những vấn đề lý luận và thực tiễn về người dẫn chương trình

truyền hình.

- Khảo sát một số phẩm chất kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình

truyền hình.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng người dẫn chương trình

truyền hình ơ Việt Nam hiện nay..

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là yêu câu, phẩm chất, kỹ năng nghề

nghiệp của người dẫn chương trình truyền hình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Tác giả xác định phạm vi thời gian để khảo sát từ tháng 1/2007 đến tháng

12/2008. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả cũng dự kiến sẽ tiến

hành phát phiếu điều tra trong 224 người dẫn chương trình thuộc 9 đài Phát thanh

truyền hình trong cả nước và các công ty truyền thông, bao gồm: Đài truyền hình

Việt Nam VTV; Đài truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam VTC; Đài PTTH Hà Nội

HTV; Đài PTTH Hải Phòng THP; Đài PTTH Thanh Hóa TTV; Đài PTTH Nghệ

An NTV; Đài PTTH Đồng Tháp ĐTV; Đài PTTH Sơn La STV; Đài PTTH

Page 7: Luận văn cao học báo chí final

Tuyên Quang TTV; Đài PTTH Điện Biên ĐTV; Đài PTTH Bình Dương BTV;

Kênh truyền hình 02TV; Kênh truyền hình VTC8; Đài PTTH Bắc Ninh; Công ty

cổ phần truyền thông Nhật Minh; Công ty cổ phần truyền thông quốc tế VTCI.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận chung

Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử; Luận văn cũng được nghiên cứu trên cơ sơ tham khảo và kế thừa

kết quả nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực báo chí, truyền hình của các tác giả

đi trước.

5.2. Phương pháp cụ thể

- Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, logic lịch sử,

phương pháp hệ thống và các phương pháp xã hội học như: phương pháp nghiên

cứu định tính và định lượng, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để làm cơ sơ cho

các phân tích.

- Luận văn cũng kế thừa những mặt hợp lý của các tài liệu trong và ngoài

nước có liên quan đến đề tài.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Về mặt lý luận

Trên phương diện lý luận, luận văn góp phần bổ sung nền tảng lý luận cho

lĩnh vực còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, đó là lý luận về yêu cầu, phẩm chất,

kỹ năng của người dẫn chương trình truyền hình. Góp phần đưa ra những góc

nhìn mới, đa diện để phát triển lý luận cho lĩnh vực này.

6.2. Về mặt thực tiễn

Đề tài luận văn này sẽ tập trung làm ro các khái niệm về người dẫn

chương trình truyền hình, cũng như phân tích những yêu cầu, phẩm chất, kỹ

năng cần thiết đối với người dẫn chương trình truyền hình theo từng thể loại.

Page 8: Luận văn cao học báo chí final

Luận văn này sẽ là căn cứ khoa học để những người dẫn chương trình có

thể vận dụng lý luận về hoạt động dẫn chương trình truyền hình vào hoạt

động thực tiễn. Đây cũng có thể trơ thành một tài liệu tham khảo đối với

những người không hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, nhưng muốn tìm

hiểu các kỹ năng của một người dẫn chương trình để phục vụ cho các công

việc liên quan.

Tác giả luận văn cũng mong muốn có thể dành nhiều thời gian hơn nữa

để nghiên cứu và phát triển luận văn trơ thành một tài liệu tham khảo trong

các cơ sơ đào tạo người dẫn chương trình truyền hình.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mơ đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này

được kết cấu gồm 3 chương, 10 tiết, 96 trang.

Page 9: Luận văn cao học báo chí final

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGƯỜI DẪN

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

1. Lịch sử phát triển của thuật ngữ người dẫn chương trình truyền hình

1.1.Trên thế giới

Trên thế giới những khái niệm đầu tiên về người dẫn chương trình được biết

đến từ thời Phục Hưng và xuất phát từ hoạt động của các Nhà thờ Công giáo[30].

Trong các nhà thờ người ta gọi những người điều hành các buổi lễ tế, các chủ lễ,

hay Chương nghi là Master of Ceremonies(gọi tắt là MC). Đó là người rất quan

trọng của buổi lễ tế, họ phải chịu trách nhiệm tiến hành một cách chính xác và

suôn sẻ các buổi lễ, cũng như các nghi thức liên quan. Tên của những Masters of

Ceremonies(người chủ lễ) được biết kể từ cuối Trung Cổ (thế kỷ 15) và thời Phục

Hưng (Renaissance) ơ thế kỷ 16[40]. Tại một nhà thờ Công giáo lớn, Master of

Ceremonies cũng chịu trách nhiệm về an ninh của nơi thờ phụng trong các buổi

cầu nguyện. Đặc biệt trong những lễ hội lớn như Lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh,

các Master of Ceremonies giữ một vai trò rất quan trọng, họ phải đảm bảo rằng tất

cả mọi thứ đều vận hành thuận lợi[40].

Người ta đã giả định rằng nguồn gốc của Master of Ceremonies có thể đã

được hình thành từ thời gian Hoàng đế Constantine Great (Năm 324), hoặc từ

trong thời gian Đạo Cơ đốc trơ thành tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã

năm 380.[30]

Vào thập niên 1970 và thập niên 1980, thuật ngữ MC có liên hệ với âm

nhạc hip-hop, và là từ để chỉ người, mà bây giờ thường được gọi là "rapper"-

tức là người đọc-chơi nhạc rap. Khi ấy, người ta còn coi MC là viết tắt của

những cụm từ như: Microphone Controller, Mic Checka, Music Commentator

và Moves the Crowd, được hiểu là người chỉnh nhạc. Ở một số quốc gia khác,

Page 10: Luận văn cao học báo chí final

người dẫn chương trình còn có trách nhiệm biên tập chương trình và chính

mình giới thiệu, dẫn dắt cho chương trình đó.[40] Thậm chí, trong quá khứ

hoàng gia châu Âu, Masters of Ceremonies là người chịu trách nhiệm tiến

hành các nghi thức trong các buổi lễ ngoại giao của hoàng tộc.

Từ điển Wikipedia.com định nghĩa:“Người dẫn chương trình, hay còn

gọi là em-xi (MC) do gọi tắt từ tiếng Anh: Master of Ceremonies, theo nghĩa

thông thường được hiểu là người hướng dẫn quần chúng trong một sự

kiện”[30]. Hiểu một cách chính xác, MC là người tổ chức sự kiện, và sự kiện

đó chỉ diễn ra trong vòng một đêm.

Trong lĩnh vực truyền hình, ơ Mỹ[30], người ta cũng dùng thuật ngữ MC

dùng để chỉ người dẫn chương trình truyền hình, tương tự như từ Host. Thế

nhưng do khả năng phân biệt của từ này quá rộng, nên trong lĩnh vực truyền

hình, người ta thường dùng các thuật ngữ khác có khả năng diễn đạt cụ thể

nội hàm của nó, ví dụ như: Chúng ta thấy cách dùng thuật ngữ News

presenter của người Anh để gọi người dẫn chương trình tin tức trên truyền

hình, đó là người có nhiệm vụ xây dựng một khung chương trình Tin tức,

quyết định lựa chọn những tin tức nóng hổi, xắp sếp thứ tự tin và đồng thời

anh ta(hay cô ta) dẫn chương trình đó, để mang chương trình tin tức đó đến

với những khán giả của họ. Hoặc người Mỹ sẽ dùng thuật ngữ: show host để

gọi người thực hiện và hướng dẫn các chương trình talk show hay game show.

Chẳng hạn, người ta gọi Larry King ơ talk show mang tên Larry King Live là

talk show host. Trên thực tế, khi chuyển nghĩa của từ talk show host sang

tiếng Việt chúng ta vẫn chưa có một khái niệm tương ứng, bơi một talk show

host như Larry King hay Oprah Winfrey, họ không chỉ làm công việc dẫn

chương trình, mà còn là tác giả của format, tác giả kịch bản, thậm chí tổ chức

sản xuất chương trình đó. Chính vì còn nhiều khác biệt như vậy, nên tác giả

Page 11: Luận văn cao học báo chí final

luận văn chỉ nghiên cứu ơ góc độ chức năng là một người dẫn chương trình

mà thôi.

Hoặc truyền hình ơ Anh thường dùng từ Newscaster để gọi người dẫn ơ

mục điểm tin. Trong khi đó tại Mỹ và Canada người ta gọi các Newscaster và

News presenter là News Anchor. Riêng hãng tin BBC lại gọi các Newscaster

và News presenter là: Newsreader.

1.2. Ở Việt Nam

Khác với các nước có nền truyền hình phát triển mạnh trên thế giới, khi

du nhập vào Việt Nam, thuật ngữ MC được người ta dùng để gọi tắt chức

danh người dẫn chương trình truyền hình, ban đầu là tại đài Truyền hình Việt

Nam(MC truyền hình). Chưa có một tài liệu nào khẳng định thuật ngữ này

chính thức được nhập vào Việt Nam từ bao giờ, song ro ràng nó có sức sống

khá mãnh liệt ơ mảnh đất còn rất màu mỡ này.

Trước khi thuật ngữ MC trơ nên phổ biến như hiện nay, thì người ta gọi

những người làm công việc dẫn chương trình trên truyền hình là phát thanh

viên, hay biên tập viên hoặc đơn giản là người dẫn chương trình.

Thuật ngữ người dẫn chương trình ơ Việt Nam mới chỉ xuất hiện thời

gian gần đây (có thể) từ khi Truyền hình Việt Nam(VTV) bắt đầu sản xuất

các chương trình Trò chơi, đó là vào thời điểm những năm 1996, 1997 với

chương trình đầu tiên là SV 96 do nhà báo Lại Văn Sâm dẫn(trước đó ơ VTV

và các đài truyền hình địa phương, người ta gọi những người dẫn chương

trình trên truyền hình là các phát thanh viên). Sau đó là thời gian phát triển

mạnh mẽ các chương trình trò chơi trên truyền hình, điều đó bắt buộc VTV

phải có đội ngũ những người dẫn chương trình nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu

này. Một loạt chương trình mới như: Từ ánh mắt đến trái tim gắn với tên tuổi

người dẫn chương trình Hoa Thanh Tùng; Trò chơi liên tỉnh gắn với tên tuổi

nhà báo Lại Văn Sâm, Đỗ Hồng Cư…; Vườn cổ tích với sự dẫn dắt của Thuận

Page 12: Luận văn cao học báo chí final

Sơn; Đường lên đỉnh Olimpia với sự dẫn dắt của nhà báo Tạ Bích Loan, Lưu

Minh Vũ, Tùng Chi…; Ở nhà chủ nhật với sự xuất hiện của Bùi Thu Thủy

trong vai trò người dẫn chương trình…

Những năm gần đây, đặc biệt từ những năm 2000 trơ lại đây là thời kỳ

hoàng kim của các chương trình trò chơi truyền hình, người ta thấy hàng loạt

chương trình mới, chủ yếu là các chương trình trò chơi mua bản quyền từ

nước ngoài: Hãy chọn giá đúng với người dẫn là nhà báo Lại Văn Sâm, Lưu

Minh Vũ; Ai là ai do Kim Khánh dẫn; Trò chơi âm nhạc với sự xuất hiện của

Anh Tuấn, Diễm Quỳnh; Đấu trường 100 với Thái Tuấn…Hàng loạt chương

trình mới ra đời đồng nghĩa với sự xuất hiện của các người dẫn chương trình

ngày càng nhiều hơn.

Cùng với sự phát triển mạnh các thể loại chương trình truyền hình, sự

ảnh hương của truyền hình tới thói quen sử dụng ngôn ngữ của khán giả cũng

lớn hơn. Hiện tượng chức danh người dẫn chương trình truyền hình được đọc

tắt, viết tắt là MC, có thể xuất hiện trong hoàn cảnh như vậy.

Giờ đây, dưới ảnh hương của truyền hình, cách gọi người dẫn chương

trình thậm chí có tần suất xuất hiện còn ít hơn cách gọi tắt MC, đặc biệt trong

phong cách ngôn ngữ lời nói.

Như vậy, khác (thậm chí ngược lại) với các nước như: Anh, Mỹ,

Canada…(Như ơ trên đã nói, ơ các nước Anh, Mỹ. Canada…người ta không

dùng thuật ngữ MC với tư cách là một người dẫn chương trình truyền hình); ơ

Việt Nam, thuật ngữ MC là thuật ngữ du nhập, ban đầu được sử dụng nhiều

trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó là cách gọi tắt, dùng để chỉ người

dẫn chương trình truyền hình. Sau đó dưới ảnh hương của các phương tiện

thông tin đại chúng và nhu cầu sử dụng trong đời sống xã hội, thuật ngữ này

đã được ứng dụng rộng rãi, hiện nay, từ MC được hiểu là dùng để chỉ: người

dẫn chương trình nói chung. Chúng ta có thể thấy, trong bất kỳ sự kiện nào,

Page 13: Luận văn cao học báo chí final

từ hôn sự cho tới các buổi trình diễn ca nhạc; từ cuộc giới thiệu sản phẩm mới

đến cuộc trao giải Cánh diều vàng…đều xuất hiện người dẫn chương trình và

được giới thiệu là MC. Thuật ngữ này ngày càng có xu hướng được mơ rộng

nội hàm và được xã hội chấp nhận.

2. Vai trò của người dẫn chương trình truyền hình

Dẫn chương trình là một mắt xích trong quy trình sản xuất một chương

trình truyền hình. Người dẫn chương trình truyền hình là thành viên của ê kíp

sản xuất chương trình đó.

Trong hầu hết các chương trình truyền hình đều có sự tham gia của người

dẫn chương trình. Tùy vào đặc điểm thể loại tác phẩm, tùy thuộc vào yêu cầu thực

tế của công việc, mà người dẫn chương trình được đòi hỏi thể hiện vai trò, nhiệm

vụ khác nhau, thế nhưng, điểm chung nhất, người dẫn chương trình chính là cầu

nối đầu tiên đưa khán giả đến với tác phẩm truyền hình.

Người dẫn chương trình là người giới thiệu chương trình. Anh ta có

trong tay toàn bộ nội dung, chi tiết trình tự diễn tiến của chương trình. Đồng

thời anh ta phải chịu trách nhiệm có tính quyết định về hiệu quả toàn bộ

chương trình, anh ta có nhiệm vụ dẫn dắt làm cho mọi người thấy được chủ

đề xuyên suốt của chương trình.

Nhưng người dẫn chương trình còn phải có khả năng tạo dựng bầu không

khí cho toàn bộ chương trình bằng cách tạo ra các đột biến cao trào phấn khơi

hay lắng đọng sâu xa nhằm thu hút, lôi cuốn mọi người theo một tiết tấu có

tính toán trước một cách khéo léo và chu đáo theo kịch bản. Sự xuất hiện của

người dẫn có thể ngắn ngủi thoáng qua, nhưng lại có thể làm nổi bật những

thông tin mà anh ta giới thiệu.

“Người dẫn chương trình là chất liệu sống động nhất và cũng chủ động

nhất để cấu trúc một chương trình truyền hình.”[43]

Page 14: Luận văn cao học báo chí final

Trên thực tế, ơ các kênh truyền hình nước ngoài, chúng ta vẫn thường thấy

những chương trình truyền hình mang tên người dẫn ví dụ như: Larry King Live;

hay The Oprah Winfrey Show…Ở đây vai trò của cá nhân Larry King hoặc Oprah

Winfey là rất quan trọng, họ là tác giả của format chương trình đồng thời là người

dựng kịch bản, dẫn chương trình, thậm chí tổ chức sản xuất. Với những chức năng

như vậy, có thể nói, đó là linh hồn của một chương trình.

Không những thế, người dẫn chương trình còn phải là bộ mặt của chương

trình, thậm chí của cả một đài truyền hình. Để đạt được điều đó, ngoài tài năng và

những phẩm chất cá nhân được gọt rũa thường xuyên, thì người dẫn chương trình

còn phải là người được tin tương bơi những giá trị đạo đức cá nhân.

Ngày nay, trong xu thế phát triển, ngành truyền hình ơ Việt Nam không chỉ

cần một đội ngũ người dẫn nhiều về số lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Hay

nói cách khác, muốn khẳng định được vị trí và uy tín của mình truyền hình phải

xây dựng được đội ngũ người dẫn chương trình có phong cách, có cá tính[42].

Điều này xuất phát từ thực tế: trong số hàng chục, hàng trăm người dẫn chương

trình, những người dẫn nào được khán yêu mến nhất, chính là những người có cá

tính nhiều nhất. Và những chương trình được dẫn dắt, điều khiển bơi người dẫn có

cá tính ro ràng, mới mẻ bao giờ cũng thu hút được lượng khán giả đông nhất.

Người dẫn chương trình tài năng là người không chỉ hoàn thành nhiệm vụ

làm cầu nối chuyển tải thông điệp mà một chương trình muốn mang đến cho khán

giả, mà còn phải là người tạo ra sự cuốn hút, thôi thúc khán giả đến với những

chương trình do anh ta dẫn. Bằng tất cả kỹ năng và kinh nghiệm của mình, người

dẫn phải làm chủ được mọi tình huống có thể xảy ra, đặc biệt với những chương

trình được thực hiện với phương thức truyền hình trực tiếp, thì vai trò của người

dẫn là cực kỳ quan trọng. Cũng giống như tướng ra mặt trận, anh ta sẽ phải chịu

trách nhiệm cho tất cả các quyết định mang tính chiến thuật của mình được tổ

chức trong trận đánh. Người dẫn trực tiếp cũng như vậy, đôi khi trong những

Page 15: Luận văn cao học báo chí final

trường hợp bất khả kháng, người dẫn phải là người điều hành để chương trình

diễn ra một cách suôn sẻ nhất, mà không có được sự hỗ trợ từ đạo diễn. Chẳng

hạn, với chương trình tọa đàm, khi gặp phải một nhân vật đã cao tuổi, lại nói rất

nhiều, thật khó cho một người dẫn thiếu kinh nghiệm. Anh ta sẽ không biết phải

ngắt lời của vị khách mời đó như thế nào. Hoặc khi thời gian cho chương trình sắp

hêt, nhưng những nội dung mà khách mời muốn trao đổi thì còn rất nhiều và rất

hấp dẫn. Lúc đó, người dẫn chương trình giỏi phải là người biết can thiệp một

cách lịch sự và không khiến cho khách mời cũng như khán giả cảm thấy khó chịu.

Một người dẫn chương trình tồi chính là thảm họa cho cả ê kíp sản xuất. Đó

là lý do vì sao truyền hình phương Tây và các nước có nền truyền hình phát triển

lâu đời, thường chọn những người dẫn chương trình là những người trung niên,

với những yêu cầu nghiêm khắc về kinh nghiệm nghề nghiệp. Khi nghiên cứu vấn

đề này, chúng tôi thấy rằng, hầu như trong tất cả các chương trình tin tức hoặc các

chương trình tọa đàm của truyền hình phương Tây, thì người dẫn phải là người đã

tốt nghiệp một trường hay một khóa đào tạo về báo chí chuyên nghiệp; ngoại trừ

những trường hợp tài năng hoặc có vị trí đặc biệt, một người dẫn chương trình

truyền hình bắt buộc phải trải qua những vị trí công tác ơ cấp thấp hơn, có thể là

từ một đài truyền hình của địa phương, hoặc đảm nhận những công việc khác

trong một ê kíp sản xuất.

Điều này có vẻ hơi trái ngược với thói quen sử dụng người dẫn chương trình

ơ Việt Nam, và thậm chí cả Trung Quốc, khi chúng ta sử dụng quá nhiều người

dẫn trẻ tuổi cho, đặc biệt là, các chương trình tin tức chính luận, là những chương

trình yêu cầu những người dẫn chương trình có nhiều kinh nghiệm và khả năng

ứng phó nhanh.

3. Các tiêu chí để phân biệt một người dẫn chương trình truyền hình.

3.1. Như đã phân tích ơ trên, do là lĩnh vực tương đối mới ơ Việt Nam, nên

hệ thống thuật ngữ, khái niệm liên quan đến người dẫn chương trình truyền

Page 16: Luận văn cao học báo chí final

hình và hoạt động dẫn chương trình truyền hình ơ nước ta vẫn còn khá ít.

Thậm chí có những giai đoạn, việc định danh các tên gọi chỉ người dẫn

chương trình truyền hình còn bị rơi vào tình trạng tùy tiện.

Trong luận văn này, tác giả đề xuất cách gọi chung cho những người

thực hiện hoạt động dẫn các chương trình phát sóng trên các đài truyền hình

là: người dẫn chương trình truyền hình, và không đề xuất cách gọi tắt là

MC. Những trường hợp mà một người dẫn chương trình đồng thời làm luôn

cả nhiệm vụ của một người tổ chức sản xuất, xây dựng kịch bản, như trường

hợp của Larry King hoặc Lại Văn Sâm ơ VTV, thì, chúng tôi chỉ nghiên cứu

ơ góc độ công việc dẫn chương trình của họ mà thôi.

Hiện nay, trong thực tế đời sống truyền hình, đang tồn tại phổ biến một

quan điểm phân chia những người dẫn chương trình truyền hình thành 3 nhóm

sau đây: nhóm ngươi dân chương trinh thơi sự, chính luận; nhóm ngươi

dân chương trinh khoa học, giáo dục và; nhóm ngươi dân chương trinh

trò chơi truyền hinh.

Trong cách phân loại này, người ta phân biệt người dẫn chương trình này

với người dẫn khác thông qua lĩnh vực hoạt động, và đặc trưng khu biệt ơ đây

là các lĩnh vực khác nhau của đối tượng được phản ánh. Ví dụ, đó là lĩnh vực

thời sự chính luận hay lĩnh vực khoa học giáo dục.

Tác giả luận văn không đồng tình với cách phân loại như vậy. Thực tế,

dù là lĩnh vực thời sự chính luận hay lĩnh vực khoa học giáo dục, thì việc dẫn

một bản tin Thời sự tổng hợp cũng không khác gì việc dẫn một bản tin Khoa

học công nghệ. Cụ thể, công việc của người dẫn chương trình là sẽ phải biên

tập nội dung lời dẫn mà Ban biên tập chương trình, hoặc người tổ chức sản

xuất đã phê duyệt, cho phù hợp với văn phong và cách trình bày của mình,

sau đó họ sẽ thực hiện ghi hình tại trường quay, hoặc phát sóng trực tiếp, tùy

theo yêu cầu của từng đài truyền hình. Điểm khác biệt ro nhất ơ đây là hàm

Page 17: Luận văn cao học báo chí final

lượng thông tin khoa học giáo dục trong bản tin Khoa học giáo dục cao hơn

trong một Bản tin Thời sự tổng hợp. Vậy, liệu điều đó có thể phân biệt được

đặc điểm riêng của một người dẫn chương trình ơ chương trình này và

chương trình khác hay không ? Hoàn toàn không. Bơi, để phân biệt phong

cách của người dẫn chương trình này hay chương trình khác phụ thuộc vào

nhiều yếu tố khác hơn là yếu tố lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn, chúng ta có

thể phân biệt ro ràng hơn phong cách của một người dẫn Bản tin thời sự với

một người dẫn chương trình Khoa học vui. Và những yếu tố để phân biệt là

gì? Đó phải là: cách thức tiếp cận khán giả của người dẫn; diện mạo trang

phục của họ; phong cách lời dẫn; các yếu tố ngôn ngữ hình thể…

Từ những yếu tố này, xem lại cách phân loại ơ trên, chúng ta thấy, một

người dẫn Bản tin thời sự có chung cách thức tiếp cận khán giả với người dẫn

chương trình Bản tin khoa học, ơ chỗ, họ cùng có chung một kiểu khuôn hình,

thường là bắt trung hoặc cận cảnh người dẫn trong phòng thu; họ cùng có

chung một kiểu diện mạo và trang phục tương đối chỉn chu; họ cùng có chung

một phong cách lời dẫn mang tính chất chính luận, và, họ hầu như không phát

huy yếu tố ngôn ngữ cơ thể. Lấy ví dụ như chương trình Thời sự của VTV và

series chương trình Bảy ngày công nghệ cũng của VTV.(1)

Vậy, làm sao có thể phân biệt được những người dẫn chương trình khác

nhau nếu chỉ dựa vào yếu tố lĩnh vực hoạt động.

Một ví dụ khác, khi so sánh phong cách của một người dẫn chương trình

trò chơi truyền hình Hành trình văn hóa với phong cách dẫn chương trình của

người dẫn chương trình Theo dòng lịch sử; tác giả luận văn này cũng rất khó

phân biệt rạch ròi những đặc điểm khu biệt phong cách dẫn của Bạch

Dương(Hành trình văn hóa) với phong cách dẫn của Nguyên Sơn(Theo dòng

lịch sử). Bơi, nếu dựa trên yếu tố lĩnh vực hoạt động, thì, Bạch Dương và

Nguyên Sơn sẽ phải có nhiều điểm khác nhau. Nguyên Sơn dẫn chương trình

Page 18: Luận văn cao học báo chí final

Theo dòng lịch sử, một chương tình thuộc Ban Khoa giáo, THVN; Bạch

Dương dẫn chương trình Hành trình văn hóa, một chương trình thuộc Ban Thể

thao- giải trí- thông tin kinh tế, THVN. Nhưng trên thực tế, cả người dẫn Nguyên

Sơn và Bạch Dương đều có chung một phong cách xuất hiện trước công chúng,

đó là xuất hiện trong một không gian rộng, bao gồm trường quay và những người

chơi lẫn khán giả, với khuôn hình đại toàn cảnh; ngôn ngữ cơ thể của 2 người dẫn

này được biểu hiện khá triệt để với việc đi lại nhiều trên sân khấu, động tác tay

chân, mặt thể hiện rất hiệu quả; trang phục và phong cách trang điểm của cả 2

người dẫn khá phong phú, và, ngôn ngữ lời dẫn khá sinh động.(2)

Thứ hai, quan điểm phân chia theo lĩnh vực hoạt động ơ trên cũng thực sự

chưa chính xác. Chúng ta hãy cùng nhìn lại, cách phân chia lĩnh vực như ơ trên đã

khoa học hay chưa, khi ta thấy rằng, vẫn còn sự nhập nhằng giữa cách gọi nhóm

chương trình thuộc lĩnh vực trò chơi truyền hình với cách gọi nhóm chương trình

khoa học giáo dục và nhóm chương trình thời sự chính luận.

Ví dụ, với tư cách là một thể loại tác phẩm truyền hình, Trò chơi truyền hình

có thể dung nạp tất cả các chương trình truyền hình được thực hiện dưới hình thức

trò chơi, có thể bao gồm cả những chương trình thuộc lĩnh vực giải trí, và những

chương trình thuộc lĩnh vực khoa học, giáo dục, như: Theo dòng lịch sử, Hãy

chọn giá đúng(VTV),Thân đồng đất Việt(VTC), Nốt nhạc kỳ diệu(HTV)…(3)

Và, khi phân chia những tác phẩm, những chương trình truyền hình, có lẽ

chúng ta cũng không nên căn cứ vào lĩnh vực được phản ánh, mà nên chăng, phải

phân biệt chúng dựa vào đặc trưng thể loại. Đến đây sẽ xuất hiện một vài khó khăn,

đó là, vốn dĩ là một lĩnh vực còn mới ơ Việt Nam, nên những công trình nghiên cứu

lý luận về truyền hình vẫn còn khá thưa thớt, chính vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có

được một quan niệm phân chia thể loại hoàn chỉnh trong lĩnh vực truyền hình. Điều

này rất cần các nhà nghiên cứu bắt tay để tổng kết thực tiễn hoạt động sản xuất

chương trình truyền hình và xây dựng nên hệ thống lý thuyết về thể loại tác phẩm

Page 19: Luận văn cao học báo chí final

truyền hình, có như vậy mới có thể hy vọng vào một sự nhất quán trong quan niệm

về các khái niệm phái sinh.(Bản thân tên gọi các dạng người dẫn chương trình

truyền hình cũng là một khái niệm phái sinh). Trong khi chờ đợi có được sự thống

nhất trong nghiên cứu về thể loại tác phẩm truyền hình, thì chúng ta cũng không

nên vì thế mà dễ dàng chấp nhận những khái niệm chưa chuẩn mực.(4)

Việc định danh cho một kiểu tác phẩm, một kiểu công việc trong quy trình sản

xuất chương trình truyền hình, trong khi, chưa có sự nhất quán mang tính chất khoa

học, có thể được chấp nhận, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực tiễn.

Song, một khi đã có những ý kiến phản biện, thì thiết nghĩ, chúng ta cũng nên công

bằng và khách quan, đồng thời tạo điều kiện để các ý tương mới có cơ hội chứng

minh, góp phần hình thành diện mạo cho ngành khoa học lý luận truyền hình.

Từ (1), (2), (3), và (4) tác giả luận văn đề xuất cách phân loại mới dựa trên lý

thuyết về tính trội của các yếu tố hình thức đặc trưng về: bối cảnh ghi hình; cách

thức tiếp cận khán giả của người dẫn; diện mạo trang phục của họ; phong cách lời

dẫn; các yếu tố ngôn ngữ hình thể; giọng nói; cách biểu đạt…

Sơ dĩ tác giả luận văn không dựa trên tiêu chí về thể loại, là vì, như đã nói ơ

trên, hệ thống thuật ngữ, khái niệm về thể loại tác phẩm truyền hình ơ Việt Nam

chưa hoàn thiện, nên tác giả đề xuất một cách tiếp cận dựa trên những đặc điểm

khác nhau về những yếu tố hình thức chung cấu thành nên tác phẩm truyền hình đó.

Cho đến khi có được những kết quả nghiên cứu thống nhất về thể loại tác phẩm

truyền hình, tác giả luận văn sẽ xem xét để hoàn thiện cách tiếp cận của mình.

3.2. Các tiêu chí phân loại người dẫn chương trình truyền hình

3.2.1. Bối cảnh ghi hình

Đây là yêu tố hình thức giúp phân biệt những bối cảnh làm việc chung

của một người dẫn chương trình. Thông thường, sự phân biệt bằng yếu tố này

tỏ ra không ro rệt lắm, chẳng hạn một người dẫn chương trình tạp chí thông

thường sẽ xuất hiện trong bối cảnh ơ trường quay hoặc phòng thu, thế nhưng,

Page 20: Luận văn cao học báo chí final

trong một số trường hợp, để tăng hiệu quả hình ảnh anh ta sẽ xuất hiện tại

hiện trường để giới thiệu về một chủ đề nào đó. Và khi đó, chúng ta thấy bối cảnh

xuất hiện của anh ta sẽ giống với bối cảnh xuất hiện của một người dẫn chương

trình trò chơi vận động. Chính vì vậy, chúng ta phải có rất nhiều yếu tố khác để

giúp cho việc phân biệt được dễ dàng hơn.

Có 2 kiểu bối cảnh ghi hình chính:

+ Bối cảnh ghi hình trong trường quay(hoặc trong phòng thu).

+ Bối cảnh ghi hình ngoài hiện trường(bao gồm cả hiện trường ảo, hiện trường

thực tế được thiết kế trong trường quay)

3.2.2. Phương thức xuất hiện của người dẫn

Phương thức xuất hiện của người dẫn tức là cách thức anh ta xuất hiện trên

màn hình. Phương thức xuất hiện có thể chia thành 4 dạng: xuất hiện trực tiếp

hoặc xuất hiện không trực tiếp; xuất hiện đơn phương thức hoặc xuất hiện đa

phương thức.

Trong truyền hình hiện đại, người ta càng ngày càng chú trọng phương thức

xuất hiện trực tiếp của người dẫn chương trình trong các bản tin thời sự, các chương

trình tọa đàm. Điều này sẽ khiến cho những thông tin của chương trình tin tức( ơ

Việt Nam phổ biến cách hiểu là bản tin thời sự) trơ nên nhanh hơn, cập nhật hơn.

Tương tự như vậy, việc phát sóng trực tiếp các chương trình tọa đàm sẽ khiến nó

hấp dẫn hơn bơi những bất ngờ do những tình huống nói chuyện của người dẫn và

khách mời mang lại. Không những thế, khán giả có thể nhìn thấy diễn tiến câu

chuyện với những gì thật nhất, mà không bị giấu đi bơi bàn tay của biên tập.

Ngược lại, trong một số thể loại khác, như Trò chơi truyền hình, chi phí sản

xuất, chẳng hạn như việc dựng một trường quay cho chương trình Ai là triệu phú

rất tốn kém, người ta sẽ phải thu hàng chục chương trình trong một ngày và sau

đó thực hiện hậu kỳ để phát lại. Ngoài ra, với những chương trình trò chơi, tính

chất công việc tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận, nên, để đảm bảo

Page 21: Luận văn cao học báo chí final

an toàn sóng, những nhà tổ chức sản xuất cũng thường chọn phương thức phát

lại.

Bốn phương thức xuất hiện của người dẫn chương trình truyền hình:

+ Phương thức xuất hiện trực tiếp

+ Xuất hiện không trực tiếp

+ Đơn phương thức

+ Đa phương thức: phân biệt đơn phương thức và đa phương thức là dựa

trên yếu tố đa dạng trong việc người dẫn xuất hiện trên sóng, chẳng hạn, để phân

biệt sự xuất hiện của người dẫn tạp chí với người dẫn chương trình tin tức. Khán

giả có thể thấy, một người dẫn tạp chí có thể xuất hiện với nhiều bối cảnh khác

nhau tùy thuộc vào nội dung tạp chí đó, trong khi, người dẫn chương trình tin tức

hầu như chỉ xuất hiện trong một bối cảnh phòng thu.

3.2.3. Trang phục

Trang phục là một trong những yếu tố hình thức thể hiện ro nhất sự khác

nhau của người dẫn chương trình. Đặc biệt dễ dàng để phân biệt một người dẫn

chương trình tin tức với một người dẫn chương trình trò chơi. Ngoại trừ phong

cách riêng trong cách ăn mặc của mỗi người dẫn, có thể thấy, thông thường, một

người dẫn chương trình tin tức bao giờ cũng phải tuân thủ những quy định rất

nghiêm ngặt của Ban biên tập, trong khi đó, người dẫn trò chơi truyền hình có

thể phóng khoáng hơn rất nhiều trong việc lựa chọn trang phục cho mình.(Xem

thêm Phụ lục 2)

Có 2 dạng phong cách trang phục:

+ Phom chuẩn(áo dài với nữ, vest đối với nam).

+ Đa dạng.người ta không khuyến khích phương thức phát sóng trực tiếp.

Lý do là vì, để tiết kiệm

3.2.4. Ngôn ngữ cơ thể

Page 22: Luận văn cao học báo chí final

Yếu tố này ngày càng được đề cao đối với một người dẫn chương trình.

Đó là khả năng xử lý ngôn ngữ của cơ thể, nó bao gồm: tư thế, cử chỉ, điệu

bộ, sự liên hệ của mắt.

Một nghiên cứu của thiyagarajan.wordpress.com khẳng định, những gì

mà cơ thể của chúng ta làm, có thể chuyển tải nhiều thông điệp hơn là chúng

ta nghĩ. Chẳng hạn, mắt có thể tạo ra sự tương tác tốt hơn đối với người xem

truyền hình, còn những cử chỉ có thể khiến cho lời dẫn của bạn thêm năng

lượng và sự tự tin. Tư thế cũng có thể ảnh hương đến tâm lý của một người

dẫn chương trình.

Thậm chí, trong rất nhiều tài liệu nước ngoài, khi phân tích vai trò của ngôn

ngữ cơ thể(body language), còn khẳng định, trong tâm lý học giao tiếp, ngôn ngữ

cơ thể chiếm tới 55% hiệu quả giao tiếp với khán giả truyền hình[41].

Tùy vào từng nội dung chương trình khác nhau, ngôn ngữ cơ thể của một

người dẫn chương trình cũng được biểu đạt theo những chiều hướng khác

nhau. Thông thường có hai cấp độ biểu đạt của ngôn ngữ cơ thể có thể nhận ra

dễ dàng nhất:

+ Biểu lộ hạn chế. Mặc dù ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng, nhưng cách thức

biểu đạt và tần xuất thể hiện cũng khác nhau dựa vào nội dung của một chương

trình. Với một chương trình thời sự, người dẫn không thể sử dụng ngôn ngữ cơ

thể như người dẫn chương trình trò chơi truyền hình. Anh ta sẽ phải sử dụng ngôn

ngữ cơ thể ơ hình thức tinh vi nhất có thể, những biểu đạt thường dùng nhất của

người dẫn chương trình tin tức là các điệu bộ của đầu, mắt và hai bàn tay.

+ Biểu lộ thoải mái. Với những người dẫn chương trình ơ các thể loại khác,

ngôn ngữ cơ thể được biểu đạt tối đa. Đặc biệt là với những chương trình trò chơi,

tọa đàm hay một tạp chí. Một người dẫn thể loại trò chơi tiêu biểu cho phong cách

ngôn ngữ cơ thể phóng khoáng là nghệ sỹ Thanh Bạch. Hầu như các bộ phận

trong cơ thể của anh đều phải hoạt động trong một chương trình.

Page 23: Luận văn cao học báo chí final

3.2.5. Giọng nói

Chất giọng, ngữ điệu, kỹ thuật xử lý tiếng nói là những yếu tố tạo nên

một giọng nói tốt trên truyền hình. Cũng tùy vào thể loại, nội dung chương

trình khác nhau mà người dẫn chương trình cần phải có những yếu tố về

giọng nói khác nhau. Một người dẫn tạp chí sẽ không nhất thiết phải xử lý

ngữ điệu quá phức tạp, nếu không, thậm chí anh ta còn bị chê trách là quá

điệu đà. Trong khi đó, với việc dẫn một chương trình trò chơi, hòi hỏi phải

tăng tính gay cấn, hồi hộp, thì người dẫn có khi còn phải rất khéo léo để nhả

câu nhả chữ sao cho khán giả hồi hộp nhất có thể. Hoặc một chương trình tin

tức với tiết tấu nhanh, mạnh, nội dung tin tức phong phú, đầy sức chiến đấu,

thì người dẫn sẽ không thể xuất hiện với giọng nói quá yếu ớt. Căn cứ vào các

yếu tố đó, chúng ta có thể chia đặc trưng về giọng nói thành hai dạng:

+ Linh hoạt mềm mại

Kiểu đặc trưng giọng nói linh hoạt mềm mại thường phù hợp với các

chương trình trò chơi, hay chương trình tọa đàm. Ở đó người dẫn, với phong

cách nói, và thường là, không phụ thuộc vào kịch bản lời dẫn, có thể phát huy

tối đa khả năng xử lý ngôn ngữ lời của mình.

+ Mạnh mẽ truyền cảm

Ngược lại với kiểu đặc trưng giọng nói linh hoạt mềm mại, trong một số

nhóm chương trình khác, người dẫn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ lời nói

theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ, đối với chương trình tin tức, một

người dẫn cũng được khuyến khích cần xử lý giọng nói linh hoạt, song yêu

cầu đầu tiên vẫn phải là mạnh mẽ truyền cảm. Với đặc trưng trong cách tiếp

cận khán giả, người dẫn chương trình tin tức không có nhiều lợi thế trong việc

thu hút sự chú ý của công chúng như người dẫn chương trình trò chơi, vì vậy,

ngay từ khi xuất hiện, người dẫn chương trình tin tức phải lập tức chiếm giữ

cảm tình của người xem bằng chất giọng mạnh mẽ, truyền cảm của mình.

Page 24: Luận văn cao học báo chí final

3.2.6. Văn phong

Những yếu tố đặc trưng về văn phong cũng là một trong những dấu hiệu

hình thức dễ nhận biết nhất để phân biệt người dẫn chương trình thuộc thể

loại này với thể loại khác. Căn cứ những đặc trưng riêng, có thể chia ra 3

dạng văn phong sau đây:

+ Chính luận.

Đây là dạng văn phong bắt buộc sử dụng đối với người dẫn chương trình

tin tức. Xét trên quan điểm thể loại, chương trình tin tức thuộc nhóm thể loại

chính luận, với các đặc trưng chung về ngôn ngữ mang tính chính luận. Là

người dẫn chương trình thì yêu cầu cơ bản nhất đó là khả năng biểu đạt ngôn

ngữ. Người dẫn chương trình tin tức không chỉ là người “phát thanh” nội

dung chương trình mà họ phải là người “truyền tải” tin tức đến đông đảo khán

giả. Họ không chỉ cần nói lưu loát mà còn phải nói “đúng” và nói “trúng”.

Muốn vậy người dẫn chương trình tin tức phải có kiến thức sâu rộng và kinh

nghiệm phong phú. Những người dẫn chương trình tin tức thường phải tiếp

cận những vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh chính trị, khoa học, văn hóa

giáo dục… vì thế họ phải có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực thì mới có lòng tin

và khả năng điều tiết chương trình, đồng thời ứng phó với mọi tình huống có

thể xảy ra.

+ Phong cách nói.

Văn phong ngôn ngữ lời nói, thường được áp dụng cho các chương trình

trò chơi truyền hình với việc người dẫn hầu như thoát ly khỏi kịch bản lời

dẫn, họ chỉ việc bám sát kết cấu kịch bản của một trò chơi và tung hứng bằng

lời nói với những người chơi để tạo nên những tình huống giao tiếp bất ngờ

cho khán giả.

+ Đa phong cách.

Page 25: Luận văn cao học báo chí final

Đó là việc sử dụng kết hợp các dạng phong cách ngôn ngữ khác nhau trong

khi dẫn chương trình. Có thể đó là sự kết hợp phong cách ngôn ngữ chính luận

với phong cách nói, hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học với phong cách

nói.v.v…Chẳng hạn, với một tạp chí truyền hình chuyên phan tích về cấu trúc tế

bào, thì người dẫn sẽ hay dùng kết hợp giữa phong cách nói với phong cách ngôn

ngữ khoa học; hoặc là khi dẫn một chương trình tọa đàm, người dẫn sẽ phải sử

dụng kết hợp cả phong cách chính luận và phong cách nói.

Theo cách đó, tác giả đề xuất các khái niệm sau đây, dùng để chỉ những

người dẫn chương trình khác nhau.

4. Một số khái niệm về ngươi dân chương trinh truyền hinh

4.1. Người dẫn chương trình tin tức

Đó là người dẫn và giới thiệu tin tức thời sự phát sóng hàng ngày trong

các bản tin hoặc chương trình thời sự của một đài truyền hình, họ đồng thời

cũng là người biên tập lời dẫn để giới thiệu những thông tin ngắn gọn xúc tích

nhất của một tin tức tới khán giả truyền hình, sau khi người tổ chức sản xuất

đã quyết định lựa chọn tin, bài nào. Người dẫn chương trình có thể là nam hoặc

nữ. Ở các đài lớn, họ thường được coi như gương mặt đại diện cho cả đài. Những

phát ngôn của anh ta, hoặc cô ta phải đạt đến trình độ chuẩn mực cả về ngôn ngữ

và hàm lượng, chất lượng thông tin.

Một người dẫn chương trình tin tức giỏi là người được công chúng tin cậy và

mến mộ thông qua phong cách dẫn dắt, đưa tin, cũng như thông qua chất lượng

biểu đạt cả về nội dung và hình ảnh của tin bài và cả sự xuất hiện của anh ta hoặc

cô ta.

Nội dung của các bản tin thời sự thường khô khan vì thế vai trò của người

dẫn chương trình càng quan trọng hơn trong việc thu hút sự chú ý theo doi của

khán giả.

Page 26: Luận văn cao học báo chí final

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhà quản lý của kênh truyền hình tin

tức CBS khi tìm Walter Leland Cronkite làm người kế nhiệm cho vị trí dẫn

chương trình thời sự đã đưa ra 4 yêu cầu cơ bản: một là người dẫn chương trình

không những phải có khả năng truyền đạt thông tin mà còn phải có khả năng viết

và biên tập. Hai là có khả năng của một phóng viên khi không lên hình. Ba là

trong những tình huống bất lợi hoặc nguy hiểm vẫn có thể ứng biến để kịp thời

đến hiện trường đưa tin về những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra như hội nghị cấp

cao hay bầu cử tổng thống. Cuối cùng là yêu cầu về phẩm chất đạo đức cũng như

tác phong của người dẫn chương trình vì họ chính là hình ảnh đại diện ro nét nhất

của ban thời sự CBS nói riêng cũng như hình ảnh của CBS nói chung[33].

Dựa vào bối cảnh ghi hình; phương thức xuất hiện của người dẫn; trang

phục; ngôn ngữ cơ thể; giọng nói, cách biểu đạt có thể chia thành 2 dạng dẫn

chương trình thời sự:

+ Người dẫn thời sự hiện trường.

Người dẫn thời sự hiện trường thường là một phóng viên, cũng có khi là một

người dẫn bản tin, hoặc thậm chí là một cộng tác viên, thông tin viên. Họ xuất

hiện tại hiện trường của sự kiện và trực tiếp mô tả diễn biến của sự kiện đó, cũng

như những quan sát mà anh ta ghi nhận được và truyền trực tiếp trên sóng.

Ở các nước có nền công nghiệp truyền hình phát triển mạnh, những người

dẫn thời sự hiện trường rất được khuyến khích làm việc, vì họ là người chứng kiến

ngay tại chỗ sự kiện đó, do vậy tính chân thật, khách quan của thông tin được thể

hiện ơ mức độ rất cao.

Tại Việt nam, họ thường được gọi là phóng viên dẫn hiện trường, hoặc

người dẫn hiện trường.

+ Người dẫn chương trình tin tức tại trường quay: họ thường chịu áp lực rất

cao về khối lượng công việc và sức ép về mặt thời gian. Bình tĩnh và phản xạ

nhanh là những yêu cầu cần thiết đối với họ.

Page 27: Luận văn cao học báo chí final

Ở các nước có ngành truyền hình phát triển, những nhà lãnh đạo của đài

truyền hình thường thích sử dụng người dẫn chương trình tin tức là những người

có kinh nghiệm, nhằm đạt được sự tin tương của công chúng truyền hình. Người

dẫn bản tin nhất thiết phải được trang bị một tấm bằng Cử nhân Báo chí, hoặc

phải được trương thành từ những vị trí trong dây chuyền sản xuất chương trình tin

tức. Với những đài truyền hình ơ Mỹ hay Anh, những người dẫn chương trình tin

tức được trả một mức lương rất cao và vị trí của họ được coi là niềm mơ ước của

nhiều phóng viên.

4.2. Người dẫn chương trình tọa đàm

Hiện nay ơ Đài truyền hình Việt Nam, cách dùng thuật ngữ người dẫn

chương trình giao lưu- gặp gỡ truyền hình được dùng phổ biến, và thậm chí, nó

còn được đặt tên cho một giải thương trong cuộc bình chọn hàng năm được Tạp

chí Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Trong luận văn về Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình, tác

giả Lê Thị Phong Lan đề xuất khái niệm: “Các chương trình giao lưu – gặp gỡ

trên truyền hình là dạng chương trình mà người dẫn- đại diện cho đài truyền hình

trò chuyện, phỏng vấn khách mời nhằm tạo ra một sản phẩm thông tin[…] vai trò

của người dẫn chương trình rất quan trọng, được xem như người chủ của buổi trò

chuyện…”[17, tr.46].

Theo tác giả luận văn này cách gọi: chương trình giao lưu- gặp gỡ truyền

hình, bản thân ý nghĩa của nó vừa quá rộng, lại mơ hồ trong xác định đối tượng.

Thử hỏi có một chương trình nào mà không có yếu tố giao lưu trong đó ? Và nếu

không gặp gỡ thì làm sao có thể thực hiện được bất kỳ một chương trình truyền

hình nào !?

Cũng với nội hàm như tác giả Phong Lan đã đưa ra, tác giả luận văn này xin

đề xuất cách gọi ngắn gọn, đó là : Thể loại chương trình tọa đàm. Gắn với thể loại

này là khái niệm: Người dẫn chương trình tọa đàm

Page 28: Luận văn cao học báo chí final

Khi xem xét đưa ra khái niệm này, tác giả luận văn cũng thấy tương đồng với

cách gọi người dẫn các chương trình talk show tại các nước có nền truyền hình

phát triển như Anh, Mỹ, Canada…Tại Mỹ, hệ thống truyền hình CBS, CNN,

NBC, CNBC…đều gọi những người thực hiện và dẫn dắt những chương trình talk

show là Talk show host(người chủ trì chương trình trò chuyện).

Có nhiều dạng tọa đàm khác nhau tùy vào số lượng khách mời cũng như

hình thức cuộc trò chuyện. Ví dụ: đối thoại, hay diễn đàn…

Một người dẫn chương trình tọa đàm thường là người chịu trách nhiệm trong

việc hình thành đường dây kịch bản. Anh ta cũng có thể đảm đương nhiều công

việc khác trong quy trình sản xuất. Thông thường, đó phải là một người có nhiều

kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá vấn đề tốt, đặc biệt với những chương

trình nói về những lĩnh vực chuyên môn sâu, thì người dẫn phải là người rất am

hiểu lĩnh vực đó để có thể đưa ra những câu hỏi thông minh, sắc sảo. Đôi khi các

đài truyền hình có thể thuê những chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan làm

người dẫn cho các chương trình tọa đàm như vậy.

Bằng vũ khí là những câu hỏi, người dẫn chương trình tọa đàm giỏi có thể

điều khiển cuộc trò chuyện theo ý đồ mà chương trình đề ra để khách mời thể hiện

quan điểm của mình trước các hiện tượng xã hội. Khác với người dẫn tin tức,

người dẫn tọa đàm thể hiện năng lực của mình thông qua những câu hỏi và khả

năng kiểm soát tình thế so với khách mời. Khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, khả

năng phán đoán và xử lý tình huống mau lẹ là đặc trưng nổi trội của người dẫn tọa

đàm. Thông thường những nhà báo giàu kinh nghiệm sẽ là người được giao trọng

trách điều hành các chương trình tọa đàm.

4.3. Người dẫn chương trình trò chơi

Thể loại chương trình trò chơi truyền hình từ khi xuất hiện ơ Việt Nam đã

nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả vốn lâu nay chưa được thương thức

những chương trình trẻ trung, sôi động như thế. Đặc trưng giải trí là yếu tố chi

Page 29: Luận văn cao học báo chí final

phối toàn bộ nội dung, hình thức, kết cấu của một chương trình. Chính vì vậy,

người dẫn chương trò chơi giỏi phải là người biết cách lôi cuốn khán giả hòa mình

vào không khí của chương trình. Những yếu tố kỹ năng cần thiết của một người

dẫn trò chơi là hoạt bát, xử lý tình huống nhanh; cách xứ lý ngôn ngữ cơ thể tốt;

duyên dáng và gần gũi. Chính vì thế, trong thể loại chương trình trò chơi truyền

hình, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều người dẫn chương trình là các nghệ sỹ,

diễn viên…

Có hai dạng trò chơi truyền hình thường gặp, đó là trò chơi vận động và trò

chơi kiến thức. Tùy vào dạng trò chơi nào mà có những yêu cầu khác nhau về

người dẫn. Với một chương trình trò chơi kiến thức, thì yếu tố duyên dáng, thông

minh là quan trọng, nhưng với một chương trình trò chơi vận động thì khả năng

hoạt náo, khuấy động và gần gũi của người dẫn sẽ có thể khiến cả trường quay

cùng tham gia cuộc chơi.

4.4. Người dẫn chương trình tạp chí

Hiện nay ơ Việt Nam, thể loại chương trình tạp chí truyền hình không có sức

lan tỏa mạnh mẽ như các thể loại khác. Tại các đài truyền hình các chương trình

tạp chí tương đối nghèo nàn về chất lượng. Tuy nhiên, nếu phát huy đúng khả

năng của mình, các chương trình tạp chí sẽ có thế mạnh riêng mà khó có thể loại

nào theo kịp, đó là khả năng phân tích tập trung và chuyên sâu vào những lĩnh vực

đặc thù. Chẳng hạn như một tạp chí chuyên sâu về công nghệ hay đời sống tự

nhiên của các loài.v.v… Ở thể loại này, người dẫn chương trình dường như phải

là một chuyên gia thực sự trong lĩnh vực của mình. Sự xuất hiện của người dẫn

chương trình cũng sẽ khiến cho chương trình đó trơ nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Người dẫn trong thể loại này thường được đòi hỏi phải là một người duyên dáng,

tin cậy.

Page 30: Luận văn cao học báo chí final

Chương 2

PHÂM CHẤT, KỸ NĂNG VÀ YÊU CÂU CỦA NGƯỜI DẪN

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

1. Các yêu cầu cơ ban của ngươi dân chương trinh truyền hinh

1.1. Có thể nói, những yêu cầu cơ bản đối với một người dẫn chương

trình truyền hình là những đòi hỏi tối thiểu để đảm bảo rằng, một người có

khả năng thực hiện công việc dẫn chương trình truyền hình. Việc trơ thành

một người dẫn chương trình tài năng và được khán giả yêu thích, thì bản thân

mỗi người phải được trang bị những kỹ năng và phẩm chất cao hơn nhiều.

Những yêu cầu cơ bản chỉ là điều kiện cân cho hoạt động dẫn chương trình

mà thôi.

Những điều kiện cần, bao gồm những yêu cầu về ngoại hình, giọng nói,

bản lĩnh sân khấu và nghệ thuật diễn cảm.

Trong một số tài liệu nước ngoài chuyên đào tạo các chức danh cho công

việc của truyền hình, như người dẫn tin tức(new anchor), người điều hành

cuộc tọa đàm(talk show host), người điều hành trò chơi(game show host), các

cơ sơ đào tạo và các đài truyền hình luôn yêu cầu ơ những người này phải

đảm bảo những yếu tố như: Phải được đào tạo chuyên nghiệp về báo chí; khả

năng xử lý tình huống tốt; biết xử lý ngữ âm, ngữ điệu thành thạo; có một vẻ

bề ngoài lịch thiệp. Ngoài ra một số đài truyền hình khác sẽ yêu cầu đó là

người có hình thức dễ mến, có sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, văn hóa, xã hội…

Thông thường, tại các hệ thống truyền hình của Anh hay Mỹ, những

người dẫn chương trình tin tức hoặc tọa đàm sẽ phải bắt đầu làm việc trong

một đài truyền hình ơ vị trí của một phóng viên, sau khi có đủ thời gian và

kinh nghiệm ơ vị trí phóng viên, nếu đáp ứng được các yêu cầu trong công

Page 31: Luận văn cao học báo chí final

việc của người dẫn, thì anh ta mới bắt đầu được sắp xếp để thực hiện nhiệm

vụ điều hành, dẫn dắt các chương trình.

Như đã nói ơ trên, khi nghiên cứu về đội ngũ người dẫn chương trình

truyền hình ơ Việt Nam, tác giả đưa ra bộ tiêu chí cơ bản về yêu cầu của

người dẫn chương trình nhằm mục đích tổng kết những yêu cầu tối thiểu nhất

để một người có thể đảm nhận công việc dẫn chương trình. Trên cơ sơ đó mới

nghiên cứu sâu hơn về khả năng đáp ứng công việc của họ; phân tích về thực

trạng chất lượng của đội ngũ người dẫn chương trình.

1.2. Nhưng yêu câu cơ ban

Ngoại hinh

Hình thức là yếu tố đầu tiên mà khán giả tiếp xúc với một người dẫn chương

trình. Một người dẫn chương trình được đánh giá cao không nhất thiết phải là một

người đẹp, nhưng nhất thiết phải là một người có duyên và ăn hình.

Ngoại hình được tạo bơi các yếu tố về hình thể, gương mặt và trang

phục, cũng như cách trang điểm. Nếu có bất kỳ một khiếm khuyết nào thuộc

về ngoại hình của người dẫn, thì nó phải được bù lấp bằng những thế mạnh

khác, nếu không, khán giả sẽ không thể nào kiên nhẫn để xem một chương

trình với sự xuất hiện của một người dẫn vừa xấu xí vừa không có khả năng

thu hút.

Kết quả khảo sát của tác giả luận văn, cho thấy, đa phần những người

dẫn chương trình không đề cao yếu tố ngoại hình, khi chỉ có 15,6% số người

được hỏi chấm điểm 5, điểm cao nhất trong thang khảo sát. Dù vậy, điều đó

cũng không khẳng định được là khán giả cũng nghĩ như họ. 62,5% số người

dẫn chương trình được hỏi đã chấm điểm 4 cho yếu tố hình thức, tức là sự

quan tâm của họ đối với yếu tố hình thức cũng không phải là nhỏ.

Trên thực tế, rất nhiều chương trình ơ VTV, VTC, HTV và các đài

truyền hình khác trong cả nước vẫn phải chạy đua với nhau để mời những

Page 32: Luận văn cao học báo chí final

gương mặt diễn viên, người mẫu, hoa hậu tham gia dẫn chương trình. Bơi ai

cũng hiểu là ngoại hình có sức thu hút rất lớn đối với khán giả. Chúng ta vẫn

thấy hoa hậu Ngọc Khanh, á hậu Ngọc Oanh, á khôi Thu Hương.v.v…tham

gia dẫn nhiều chương trình của các đài truyền hình. Trong các cuộc thi tìm

kiếm gương mặt dẫn chương trình mới của một số đài truyền, yếu tố hình thức

vẫn được coi trọng và là một trong những tiêu chí chấm điểm quan trọng của

các nhà đài.

Ở nhiều đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay, người ta chưa thực sự coi

trọng yếu tố hình thức của một người dẫn chương trình. Chỉ một số ít đài cấp

quốc gia đã ban hành các quy định về ngoại hình cũng như trang phục, trang

điểm của người dẫn chương trình. Còn hầu hết các đài địa phương chưa có

quy định riêng về trang phục cho người dẫn, mà chủ yếu do người dẫn

chương trình tự chuẩn bị dựa trên ý thức về mức độ phù hợp đối với mỗi

chương trình khác nhau. Việc trang điểm cho người dẫn ơ các đài truyền hình

địa phương cũng như vậy, hầu như rất ít đài địa phương có được những nhân

viên trang điểm cho người dẫn. Người dẫn chương trình phải tự mình trang

điểm hoặc thuê những nhân viên trang điểm bên ngoài. Điều này khiến cho

gương mặt của người dẫn đôi khi không phù hợp với thiết kế ánh sáng và góc

quay.v.v…

Giọng nói

Có thể bạn không xinh đẹp, nhưng nếu là một người dẫn chương trình,

bạn phải có giọng nói tốt. Trong một số tài liệu giảng dạy, người ta nói đến

cụm từ giọng nói ăn míc, để ám chỉ một chất giọng tốt dễ nghe, truyền cảm,

ro, chuẩn, không bị đớt hay ngọng, không nói pha nhiều giọng địa phương...

Yêu cầu về giọng nói đôi khi có tính quyết định cho việc một người dẫn

có được lên hình hay không. Xét cho cùng, yêu cầu về giọng nói được tạo bơi

2 yếu tố, một là chất giọng(yếu tố phẩm chất) và hai là kỹ thuật đọc, nói(yếu

Page 33: Luận văn cao học báo chí final

tố kỹ năng). Chỉ khi nào đáp ứng đầy đủ hai yếu tố này, thì người dẫn mới được coi

là đạt yêu cầu về giọng nói. Có nhiều người chất giọng rất tốt, nhưng khi đọc hay

nói trước máy thu hình thì không đạt yêu cầu. Nguyên nhân là do người đó không

đủ tự tin và kỹ thuật để đọc những đoạn văn bản dài. Luyện tập là giải pháp giúp

bạn có được kỹ thuật đọc tốt. Tuy nhiên, nếu như không có chất giọng tốt, thì mọi

sự cố gắng của bạn sẽ chỉ trơ nên lố bịch mà thôi. Nó cũng giống như trường hợp

học hát của những người mong muốn trơ thành ca sĩ vậy. Những người không có tố

chất về giọng sẽ không bao giờ được lựa chọn để vào khoa thanh nhạc.

Học theo những người dẫn các chương trình truyền hình đi trước là cách đơn

giản nhất để luyện kỹ thuật nói, đọc. Cần phải luyện hàng ngày để có thể đạt được

yêu cầu về giọng nói cho việc dẫn chương trình.

Kết quả khảo sát ơ 224 người dẫn chương trình truyền hình trong cả nước, cho

thấy, hơn 28% số người được hỏi chấm điểm cao nhất(5 điểm) cho yêu cầu về

giọng nói, cao gần gấp đôi so với yêu cầu về ngoại hình. 62,5% số người chấm

điểm 4.

Ban lĩnh sân khấu

Bản lĩnh sân khấu được tạo bơi nhiều yếu tố bao gồm cả sự tự tin, hiểu biết,

khả năng chiếm lĩnh sân khấu, sự linh hoạt .v.v…Một người dẫn chương trình được

coi là có bản lĩnh sân khấu, khi anh ta có được sự thể hiện nhẹ nhàng, tự nhiên và

duyên dáng trên sân khấu hay trước camera. Đối với những người này, thông

thường họ sơ hữu đầy đủ tất cả các phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một người

thường xuất hiện trước công chúng. Một người dẫn chương trình có bản lĩnh sân

khấu, thông thường là đã tạo dựng được một phong cách riêng biệt. Có đến 78% số

người được hỏi đã khẳng định yêu cầu về bản lĩnh sân khâu là yếu tố quan trọng

nhất trong 4 yếu tố được khảo sát.

Page 34: Luận văn cao học báo chí final

Để có thể đạt được các yêu cầu về bản lĩnh sân khấu, người dẫn chương trình

ngoài những yêu cầu về ngoại hình cũng như giọng nói, thì còn phải biết làm chủ

ngôn ngữ, làm chủ kịch bản, làm chủ cảm xúc và trên hết là làm chủ sân khấu.

Nghệ thuật diễn cam

Nghệ thuật diễn cảm là cách biểu hiện thái độ, tình cảm của người dẫn trước

công chúng. Một người dẫn chương trình được coi là đạt được yêu cầu này, khi anh

ta được khán giả đánh giá là có duyên. Khác với nghệ thuật diễn xuất của diễn

viên, nghệ thuật diễn cảm của người dẫn chương trình đòi hỏi anh ta phải biểu lộ

thái độ, tình cảm một cách chân thành, đúng mực, không quá khuôn phép nhưng

cũng không được ủy mị.

Nghệ thuật diễn cảm phụ thuộc phần nhiều vào nội dung của chương trình mà

người dẫn thể hiện. Với một chương trình giải trí với phong cách hài hước, trào

lộng, thì người dẫn cũng phải tạo được một phong cách dí dỏm vui tươi. Trong khi

đó, với một chương trình chính luận như bản tin thời sự, một người dẫn phải luôn

biết kiềm chế cảm xúc của mình để thể hiện cho được sự khách quan, trung thực

trong cách đưa tin. Tuy nhiên, nếu như đứng trước những sự kiện hoặc tin tức gây

xúc động mạnh, thì người dẫn cần phải biết biểu lộ trạng huống cung bậc tình cảm

của mình để khán giả có thể cảm nhận thấy ơ đó sự chia sẻ.

Nghệ thuật diễn cảm đòi hỏi người dẫn chương trình phải đáp ứng các yêu cầu

về giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, sự duyên dáng, và khả năng xử lý tình huống tốt.

Trong khảo sát của tác giả luận văn, có hơn 53% số người được hỏi đã chấm

điểm 5 cho yêu cầu về nghệ thuật diễn cảm của người dẫn chương trình, chỉ xếp thứ

hai sau yêu cầu về bản lĩnh sân khấu.

2. Những phâm chất của người dẫn chương trình truyền hình

2.1. Thế nào là phâm chât cua người dẫn chương trình truyền hình

Khi nói đến phẩm chất tức là chúng ta đã có sự phân biệt rạch ròi giữa sự

vật này với sự vật khác trong tương quan so sánh giữa chúng. Một hàng hóa

Page 35: Luận văn cao học báo chí final

được phân biệt phẩm chất dựa trên những yếu tố như chất lượng, độ bền, giá

cả.v.v…Một người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ đòi hỏi những

phẩm chất hoàn toàn khác với người hoạt động nghệ thuật. Như vậy có thể

nói, phẩm chất nghĩa là những đặc trưng riêng của đối tượng giúp phân biệt

đối tượng đó với đối tượng khác.

Đối với một người dẫn chương trình truyền hình càng phải đòi hỏi

những phẩm chất riêng. Những yếu tố như: sự bình tĩnh, tự tin; sáng tạo;

nhanh nhẹn; hiểu biết; đạo đức; duyên dáng là những đặc trưng để có thể phân

biệt một người dẫn chương trình giỏi.

Tất nhiên để có được những phẩm chất đó, một người dẫn chương trình

cần phải được rèn luyện và thử thách nhiều.

Kết quả khảo sát của tác giả luận văn về mức độ quan trọng của các

phẩm chất trên đối với người dẫn chương trình truyền hình cho thấy: được

đánh giá cao nhất là phẩm chất bình tĩnh, thứ hai là hiểu biết, thứ ba là sáng

tạo, thứ tư là nhanh nhẹn và đạo đức, thứ năm là duyên dáng.

2.2. Nhưng phâm chât cơ ban

Binh tĩnh, tự tin

Rất nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội đòi hỏi nhân viên phải có

được phẩm chất này. Thế nhưng khi bạn đã là một người dẫn chương trình

truyền hình thì yêu cầu này được đặt ra cao hơn gấp bội. Chúng ta hãy hình

dung, một chương trình tin tức được phát sóng trực tiếp với những tin tức cập

nhật hàng giờ, những rủi ro trong quá trình lên sóng là rất lớn. Nếu như một

người dẫn chương trình không đảm bảo sự tự tin và khả năng xử lý các tình

huống phát sinh một cách hoàn hảo thì rất có thể sẽ khiến cho chương trình

trơ nên thật thảm hại.

Sự bình tĩnh, tự tin của người dẫn có được, ngoài những khả năng thiên

phú, thì phải trải qua sự nỗ lực tự rèn luyện không mệt mỏi. Bạn chỉ có thể tự

Page 36: Luận văn cao học báo chí final

tin khi mình có đầy đủ các phẩm chất và kỹ năng của một người dẫn chương

trình giỏi, và bạn sẽ bình tĩnh khi biết ro ràng tất cả mọi yếu tố trong quy trình

làm việc, những khả năng, những rủi ro có thể xảy ra và bạn tính toán được

khả năng xử lý nó như thế nào.

Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta nhận thấy những người dẫn chương

trình tỏ ra lúng túng khi giới thiệu tin tức, đặc biệt là những bản tin được phát

từ lúc sáng sớm. Có nhiều lý do biện hộ cho điều này, nhưng việc không

chuẩn bị chu đáo kịch bản dẫn, hoặc chưa hiểu hết nội dung tin tức là những

lý do chính lý giải cho sự lúng túng đó.

Trong khảo sát mà tác giả luận văn thăm dò ơ 224 người dẫn chương

trình truyền hình trong cả nước, thì có tới 168 người cho điểm 5, điểm cao

nhất trong thang điểm khảo sát, cho yếu tố bình tĩnh, tự tin của người dẫn,

chiếm 75% số người được hỏi, 25% còn lại cho điểm 4.

Ro ràng, phẩm chất bình tĩnh, tự tin luôn được đánh giá cao bơi chính

những người đang hàng ngày trực tiếp làm công việc dẫn các chương trình

truyền hình. Khi không đủ tự tin thì người dẫn không thể làm chủ không gian

trên sóng của mình và có nguy cơ, nhẹ nhất, thì khiến cho câu chuyện mà anh

ta đang giới thiệu trơ nên nhạt nhẽo, còn nặng hơn, có thể khiến cho chương

trình bị vỡ vụn vì những phỏng vấn mơ hồ, lan man hoặc thậm chí bị khách

mời phản ứng. Những yếu tố để tạo nên sự bình tĩnh tự tin của người dẫn chỉ

có thể được hình thành bơi thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, sự hiểu

biết của cá nhân mỗi người. Một khi có đủ sự bình tĩnh, tự tin, thì một người

dẫn chương trình truyền hình hoàn toàn có thể làm chủ chương trình của mình

theo một kết cấu đã được định hình với nội dung xuyên suốt. Người dẫn hoàn

toàn có thể thoát ly khỏi kịch bản để câu chuyện trơ nên logic, mạch lạc và

cuốn hút khán giả hơn, nhưng vẫn có thể đảm bảo rằng điều đó không đi

chệch nội dung định hướng của chương trình.

Page 37: Luận văn cao học báo chí final

Có nhiều yếu tố ảnh hương đến sự bình tĩnh, tự tin của một người dẫn

chương trình truyền hình, ngoài yếu tố thuộc về cá nhân, chẳng hạn các vấn

đề về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, mức độ chuyên nghiệp của ê kíp, sự hứng

thú của khách mời, thậm chí cả trang phục và cách trang điểm.v.v…Chính vì

vậy, việc quán xuyến hầu như toàn bộ các công đoạn trong một quy trình sản

xuất chương trình sẽ khiến cho người dẫn có thể chủ động nắm bắt các rủi ro

và đề ra các giải pháp cho phù hợp. Tất nhiên phải hiểu quán xuyến ơ đây

không phải là làm thay việc, làm hộ, mà chỉ sự hiểu biết của người dẫn đối

với các công việc có liên quan để kiểm sóat chúng.

Trên thực tế, từ kết quả khảo sát mà tác giả luận văn tiến hành, thông qua

công cụ phân tích kết quả khảo sát TV technique investigation system (Công

cụ phân tích kết quả khảo sát do Nguyễn Tiến Hưng-APTECH Bách Khoa

phát triển dựa trên bộ mã nguồn mơ thuộc quản ly của WAMPSERVER ) cho

thấy, tỷ lệ số người lựa chọn thang điểm cao nhất cho phẩm chất bình tĩnh, tự

tin là cao nhất trong số 6 phẩm chất được khảo sát, chứng tỏ, yếu tố này rất

được đề cao đối với mỗi người dẫn. Các phẩm chất khác có tỷ lệ lựa chọn

thang điểm cao nhất(5 điểm) thấp hơn rất nhiều, chẳng hạn, chỉ có 56% số

người được hỏi chọn phẩm chất sáng tạo; 34% chọn phẩm chất nhanh nhen;

65% chọn hiểu biết, kiến thức nền; 25% chọn duyên dáng; và 34% chọn

đạo đức nghề nghiệp.

Hiểu biết, kiến thức nền tang

Không có hiểu biết và một phông kiến thức nền tảng tốt thì bất kỳ ai

cũng khó có thể hoàn thành một công việc cho dù nó đơn giản nhất. Phẩm

chất hiểu biết, kiến thức nền tảng được đánh giá cao thứ hai chỉ sau phẩm chất

bình tĩnh, tự tin trong kết quả khảo sát của tác giả luận văn.

Sự hiểu biết và kiến thức nền tảng chỉ có thể được trang bị bằng nỗ lực

cá nhân của mỗi người. Đó là cách anh ta đọc sách báo mỗi ngày, đó là cách

Page 38: Luận văn cao học báo chí final

anh ta nhìn các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội bằng con mắt biện

chứng. Sự hiểu biết là nền tảng của sự tự tin, và nó cũng là bệ phóng cho sự sáng

tạo ơ mỗi con người. Một người ít hiểu biết và không có phông kiến thức tốt thì khó

có thể đạt được sự sáng tạo trong nghề nghiệp. Điều đó đặc biệt đúng với người

chịu trách nhiệm dẫn dắt, điều hành một chương trình truyền hình.

Bạn hãy tương tượng, nếu bạn đang tiến hành một cuộc tọa đàm với Bộ

trương Ngoại giao hay một chuyên gia về đối ngoại, nội dung của cuộc tọa đàm đó

là một chủ đề về thế giới trong thế ky 21. Bạn sẽ làm gì, nói gì khi mà bạn không

có được sự hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực từ vi mô đến vĩ mô, từ văn hóa nghệ thuật

đến quân sự, từ kinh tế đến ngoại giao và thậm chí cả địa lý…? Đó là lý do vì sao

nhiều người dẫn chương trình tin tức hay tọa đàm ơ các chương trình truyền hình

nước ngoài, thường được chọn là những người trung niên trơ lên, với một phông

kiến thức dồi dào, một khả năng phân tích thấu đáo.

Sự hiểu biết chỉ có thể đến khi anh ta đạt được sự trải nghiệm, có thể là trải

nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua sách vơ, báo chí, bằng những khi tư liệu

khổng lồ trong các thư viện. Sự hiểu biết sẽ không đến với những người chấp nhận

(hoặc bằng lòng) với nấc thang nghề nghiệp.

Vẫn có hơn 6% số người được hỏi chấm điểm 3, tức là điểm trung bình, cho

phẩm chất hiểu biết của một người dẫn chương trình truyền hình, số còn lại chấm

điểm 4 và 5. Nghĩa là vẫn còn một bộ phận nhỏ những người dẫn chương trình

truyền hình chưa coi trọng yếu tố này. Nhưng may mắn thay đó lại là những người

hầu như mới vào nghề và chưa được đào tạo báo chí một cách bài bản.

Sáng tạo

Công việc của một người dẫn chương trình truyền hình có thể coi là công

việc sáng tạo. Điều đó thể hiện ơ chỗ, anh ta phải xây dựng kịch bản, ít ra là

kịch bản lời dẫn. Nó còn thể hiện ơ chỗ anh ta phải là người có khả năng tái

tạo và hình thành một câu chuyện có sức cuốn hút khán giả. Nếu không có

Page 39: Luận văn cao học báo chí final

khả năng sáng tạo, thì chương trình của anh ta sẽ vô cùng nhợt nhạt và khó có

thể lôi kéo khán giả ngồi trước máy thu hình.

Sáng tạo của người dẫn chương trình truyền hình thể hiện ơ nội dung

kịch bản, câu hỏi mà họ đưa ra, trong cách hành ngôn, trong trang phục,

trong. Đỉnh cao nhất, sự sáng tạo phải được toát ra từ mọi cử chỉ, hành vi, thái

độ, phản ứng, diện mạo của người dẫn. Điều này rất quan trọng. Vì chỉ có một

người đầy sáng tạo mới có thể khiến cho khách mời, khán giả cùng hòa nhịp

và bị lôi cuốn vào những suy nghĩ tâm tư, với những đam mê của mình.

Trong khảo sát của tác giả luận văn, yếu tố sáng tạo được đánh giá cao

thứ ba chỉ sau phẩm chất bình tĩnh tự tin và hiểu biết. Có 56% số người được

hỏi, tương đương 126 người chấm điểm 5 và 37% tương đương 84 người

chấm điểm 4 cho yếu tố này.

Để có được phẩm chất sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, người dẫn

chương trình phải đạt được một trình độ cao. Nghĩa là anh ta đã phải trải qua

và trả giá cho những sai lầm(có thể chấp nhận được) để rồi hoàn thiện mình

và rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho hoạt động dẫn chương trình.

Chính những bài học đó tạo nên phẩm chất sáng tạo trong một người dẫn.

Thật khó khi một người dẫn chương trình mới vào nghề, cho dù anh ta có tư

chất sáng tạo, đạt được sự sáng tạo trong công việc. Từ điển tiếng Việt định

nghĩa: sáng tạo nghĩa là tìm thấy và làm nên cái mới. Từ đó suy ra, một người

chưa từng biết đến cái cũ thì khó mà tạo nên cái mới.

“Sự sáng tạo riêng của mỗi người dẫn chương trình khi được công chúng chấp

nhận và yêu mến, đó chính là cá tính riêng, rõ ràng, mới mẻ của người dẫn chương

trình.”[42] Sự sáng tạo đạt đến trình độ cao đã tạo nên cá tính của người dẫn.

Một tư duy hẹp hòi, bảo thủ, một nền tảng tri thức ít ỏi là những kẻ thù của sáng

tạo. Một người dẫn tốt nhất không bao giờ để cho những điều đó làm hạn chế đi khả

năng sáng tạo.

Page 40: Luận văn cao học báo chí final

Nhanh nhen

Yếu tố Nhanh nhẹn, và đạo đức nghề nghiệp cùng được 34% số người

được hỏi cho thang điểm 5.

Trong một chương trình truyền hình, đặc biệt khi đó là khi thực hiện

truyền hình trực tiếp, sự nhanh nhạy của người dẫn đôi khi có thể cứu cả một

chương trình khỏi sự đổ vỡ khó tránh. Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Phong

Lan, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2006 ghi nhận một ví

dụ về việc xử lý tình huống rất nhanh chóng của người dẫn chương trình

Người xây tổ ấm Kim Ngân.

Đó là chương trình giao lưu(đoạt giải Vàng Liên hoan Truyền hình

toàn quốc năm 2004), lúc giao lưu, người khách mà Kim Ngân

định đưa lên đầu, hứng chí đã trót uống rượu và say mèm. Kim

Ngân đã nhanh chóng đảo kịch bản, đưa anh ta xuống cuối cùng.

Trong lúc Kim Ngân trò chuyện với 2 nhân vật khác thì các trợ lý

lo đi giải rượu cho anh ta.[17, tr.105]

Sự nhanh nhẹn luôn đi cùng với sự sáng tạo. Chỉ có sáng tạo mới có thể

đưa ra những giải pháp nhanh chóng nhất, bất ngờ nhất. Và, sự nhanh nhẹn

cũng phải xuất phát từ sự hiểu biết. Nếu một người nhanh nhẹn mà không có

hiểu biết chắc chắn về những quyết định của mình, thì rất có thể khiến cho

chương trình mà anh ta dẫn dắt đi vào ngo cụt. Những thể loại chương trình

có yêu cầu cao về sự nhanh nhẹn của người dẫn là các bản tin phát sóng trực

tiếp, các chương trình tọa đàm và trò chơi. Trong các chương trình này, người

dẫn luôn phải đón đầu các diễn biến của mạch câu chuyện hoặc các tình

huống của cuộc chơi để điều khiển chúng đi theo đúng mạch kịch bản. Trong

trường hợp gặp phải những sự cố như ví dụ ơ trên, người dẫn không có sự lựa

chọn nào khác là phải quyền biến. Như người lính đã ra trận, anh ta có toàn

quyền trong trận đánh, chỉ duy nhất một điều, phần thắng trong cuộc chiến đó

Page 41: Luận văn cao học báo chí final

phải thuộc về anh ta. Phương châm Dĩ bất biến ứng vạn biến tỏ ra rất có hiệu

quả đối với những chương trình thuyền hình trực tiếp, lúc này, vai trò của

người dẫn cực kỳ quan trọng.

Điều gì có thể ảnh hương đến phẩm chất nhanh nhẹn của người dẫn ? Đó

chỉ có thể là sự thụ động. Nếu như một người dẫn lâm vào thế thụ

động(không phải bị động) thì chắc đến 80% chương trình của anh ta không

thể thu hút được khán giả.

Đạo đức nghề nghiệp

Thật bất ngờ khi kết quả khảo sát của tác giả luận văn về phẩm chất này,

cho thấy, chỉ có 34% số người dẫn chương trình được hỏi đề cao yếu tố đạo

đức nghề nghiệp. Thậm chí có đến 9% số người được hỏi đã chấm điểm 2 cho

yếu tố đạo đức nghề nghiệp và 12% chấm điểm 3.

Nếu như nghĩ rằng phẩm chất đạo đức là không quan trọng thì rất có thể

những chương trình truyền hình sẽ ngày càng xa rời ý nghĩa nhân văn, và đến

một lúc nào đó, chúng ta sẽ chỉ bắt gặp các chương trình giải trí hay thông tin

thuần túy, mà không còn thấy bóng dáng của tính định hướng, hay tính nhân

văn trong các tác phẩm truyền hình nữa.

Đạo đức nghề nghiệp của một người dẫn chương trình có những biểu

hiện hoàn toàn khác với đạo đức nhà báo nói chung. Với tư cách là người tiếp

cận trực tiếp với quần chúng nhân dân, với đời sống xã hội, một phóng viên

hay một nhà báo cần thể hiện đạo đức của mình thông qua sự chân thật, khách

quan, sự chia sẻ thông tin. Đó có thể là sự kêu gọi ủng hộ một người nghèo

cần tiền để mổ tim, hay là sự thể hiện quan điểm phản đối các hành động

khủng bố. Nếu như những quan điểm đạo đức đó được thể hiện trong những

tin bài của phóng viên, khi truyền về đài truyền hình, nó không nhận được sự

cảm thông từ người dẫn chương trình(với nền tảng đạo đức được cho là không

quan trọng) thì anh ta(người dẫn) sẽ không thể nào truyền tải được những nội

Page 42: Luận văn cao học báo chí final

dung tin tức mà người phóng viên kia muốn gửi gắm. Hay nói cách khác, khả

năng cảm thông của người dẫn càng kém, thì hiệu quả mà thông điệp anh ta

mang đến cho khán giả cũng kém theo.

Nền tảng đạo đức còn quan trọng hơn, khi người dẫn chương trình tin

tức, vốn được coi như gương mặt đại diện cho đài truyền hình có một lối sống

buông thả, không phù hợp với văn hóa của đài truyền hình. Tại nhiều đài

truyền hình nước ngoài, ngoài các yếu tố như văn bằng tốt nghiệp báo chí,

hình thức lịch thiệp, khả năng diễn đạt.v.v…, thì đạo đức cũng được coi như

một yêu cầu bắt buộc. Người ta sẽ không chấp nhận một người dẫn có quan

điểm phân biệt chủng tộc, hoặc kỳ thị những người yếm thế.

Có lẽ kết quả của khảo sát này cũng thể hiện vai trò thực tế của người

dẫn chương trình truyền hình tại Việt Nam. Hầu như tại tất cả các đài truyền

hình, phần lớn người dẫn chương trình mới chỉ đảm nhận việc dẫn cho các

chương trình mà thôi. Không nhiều người trong số họ sẽ đảm nhận việc viết

kịch bản, còn lại phần lớn là làm việc nói, hay đọc lại những đoạn lời dẫn mà

các biên tập viên hay phóng viên viết ra. Với những gì mà người khác đã chịu

trách nhiệm, thì họ(người dẫn) không phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức

cho các thông điệp được gửi đến khán giả cũng là điều dễ hiểu. Về lâu dài,

điều này sẽ khiến cho các bản tin trơ nên khô cứng và nhàm chán, bơi người

dẫn không có nhiều cơ hội được thể hiện cảm xúc cá nhân.

Duyên dáng

Phẩm chất duyên dáng có vẻ không được đánh giá cao lắm khi chỉ có

25% số người được hỏi cho nó điểm 5. Thậm chí có 6% tương đương 14

người chỉ chấm yếu tố này 1 điểm. Phần lớn số người đươc hỏi cho điểm

4(chiếm 46,8%). Như vậy, mặc dù không được đánh giá cao như các yếu tố

khác, nhưng đây cũng là phẩm chất không thể thiếu được của một người dẫn

Page 43: Luận văn cao học báo chí final

chương trình. Trên thực tế, đôi khi yếu tố duyên dáng của người dẫn có khi

còn thu hút khán giả nhiều hơn cả các yếu tố hình thức khác.

Sự duyên dáng của người dẫn được taọ bơi những nét tinh tế trong cách

sử dụng ngôn ngữ, ngữ điệu, cách biểu lộ cảm xúc và trong cả hình thức phục

trang và trang điểm. Một người dẫn chương trình có thể không cần duyên

dáng, nhưng là một người dẫn chương trình được công chúng yêu thích thì

nhất định phải là một người duyên dáng.

Những người dẫn có cá tính ro ràng bao giờ cũng là người mà ngay

cả bộ trang phục, kiểu đâu tóc, cách đi lại, cách đứng, cách cười, ánh

mắt nhìn trên sân khấu đều phải toát lên sự đẹp đẽ, duyên dáng và lịch

lãm riêng, không bị hoà lẫn vào bất cứ một người dẫn nào khác. Trước

công chúng, ánh mắt đưa qua đưa lại của người dẫn chương trình truyền

hình không chỉ thể hiện biểu cảm, tình cảm, thái độ của người dẫn với

con người, sự vật, hoàn cảnh, mà còn tạo nên sự chờ đợi hồi hộp của

người xem. Nụ cười và tiếng cười của người dẫn chương trình cũng có

khả năng đem lại tình cảm thẩm mỹ riêng. Đó là những nụ cười có ý

nghĩa tán đồng và có cả ý nghĩa đánh giá khen chê. Một nụ cười của

người dẫn có cá tính thường được đặt đúng vị trí, tạo được hiệu quả thẩm

mỹ, khiến người nghe, người xem bị cuốn hút mạnh mẽ.[42]

3. Những ky năng cơ ban của Người dẫn chương trình truyền hình

3.1. Thế nào là ky năng cơ ban cua người dẫn chương trình truyền hình

Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào trong thực tiễn. Mỗi

một nghề nghiệp lại đòi hỏi một số nhóm kỹ năng khác nhau. Đối với người dẫn

chương trình truyền hình, với đặc thù lao động của nó, người dẫn chương trình sẽ

phải sử dụng thuần thục một số kỹ năng như: Kỹ năng đọc autocue; Kỹ năng xây

dựng kịch bản; Thể hiện ngôn ngữ cơ thể; Kỹ năng phỏng vấn; Kỹ năng diễn đạt

bằng lời; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng làm việc nhóm.

Page 44: Luận văn cao học báo chí final

Việc sử dụng thành thục các kỹ năng trong hoạt động dẫn chương trình

sẽ giúp người dẫn chương trình tránh được những nhầm lẫn sai xót không

đáng có, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động dẫn chương trình trong toàn bộ quy

trình sản xuất.

Tất nhiên, một người dẫn không phải khi nào cũng bỗng dưng có được

tất cả các kỹ năng trên, mà nó phải được rèn rũa thường xuyên.

Theo kết quả khảo sát của tác giả, kỹ năng xử lý tình huống được những

người dẫn chương trình truyền hình đánh giá cao nhất, thứ hai là kỹ năng diễn

đạt, thứ ba là đọc lưu loát, thứ tư là kỹ năng phỏng vấn, thứ năm là xây dựng

kịch bản và làm việc nhóm, thứ sáu là thể hiện ngôn ngữ cơ thế và cuối cùng

là kỹ năng đọc autocue.

3.2. Các ky năng cơ ban

Ky năng xử ly tinh huống

Có tới 78,1% số người được hỏi, tương đương 175 người, chấm điểm 5

cho kỹ năng này; 21,9% chấm điểm 4. Ro ràng, xử lý tình huống là kỹ năng

được đánh giá cao nhất bơi những người dẫn chương trình được khảo sát.

Trên thực tế, khả năng xử lý tình huống đôi khi còn là cứu cánh cho các

chương trình truyền hình, nhất là những chương trình truyền hình trực tiếp.

Lúc này người tổ chức sản xuất hay đạo diễn chỉ có thể nhắc vào tai nghe của

người dẫn về những tình huống khó khăn đang đặt ra hoặc những phương án

có thể cứu vãn mà thôi, họ sẽ không thể chạy ra sân khấu để yêu cầu người

dẫn phải làm thế này hay thế khác. Mọi diễn biến trên sân khấu hoặc trên

sóng truyền hình đều phụ thuộc vào cách xử lý của người dẫn. Nếu đó là một

người thông minh, nhanh nhẹn và có óc sáng tạo, thì cơ hội cứu vãn chương

trình là lớn, nhưng nếu đó lại là một người dẫn còn non nớt với ít trải nghiệm

sân khấu thì chắc chắn đó sẽ là một tai họa.

Page 45: Luận văn cao học báo chí final

Xử lý tình huống tốt không đơn thuần chỉ là chạy theo khắc phục những

sự cố đã xảy ra, mà nó còn thể hiện ro ràng ơ việc chuẩn bị trước khi len hình.

Điều này rất quan trọng! Một người dẫn biết cách làm việc sẽ không thụ động

chờ đợi biên tập viên giao cho mình kịch bản hoàn chỉnh rồi mới bắt đầu đọc

nó. Nếu là một người dẫn kinh nghiệm, anh ta sẽ cùng làm việc với biên tập

viên, với đạo diễn, với quay phim và kể cả kỹ thuật viên âm thanh, ánh

sáng…Trường hợp tốt nhất vẫn là biên tập viên trực tiếp dẫn. Khi đó, anh ta

sẽ nắm bắt được tất cả mọi ý tương, bơi nó do anh ta tạo ra. Chỉ khi có sự

chuẩn bị kỹ càng và công phu ngay từ khâu làm kịch bản thì mới đảm bảo loại

bỏ đến mức tối thiểu những rủi ro cần khắc phục trên sân khấu.

Tuy nhiên, kể cả khi chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ càng về mặt kịch bản,

mọi ruit ro đều đã được dự phòng, thì nguy cơ xuất hiện rủi ro trong khi

chương trình đang lên sóng vẫn có thể xảy ra. Lúc này, người dẫn sẽ phải thể

hiện tài năng của mình thông qua cách xử lý các tình huống phát sinh.

Làm được điều này phục thuộc rất nhiều vào đẳng cấp của người dẫn chương

trình. Đẳng cấp đó được tạo bơi kinh nghiệm, tài năng, sự thông minh, sáng tạo,

sự hiểu biết và sự bình tĩnh của anh ta. Nó phải được trải qua quá trình rèn luyện

lâu dài và thậm chí phải bị trả giá nhiều lần với những lỗi nhỏ.

Để có thể xử lý nhanh các tình huống bất ngờ, người dẫn phải thực sự

bình tĩnh, chủ động kiểm soát các diễn biến, từ đó đưa ra những phương án tối

ưu nhất nhằm khắc phục sự cố.

Chúng ta vẫn còn nhớ, giai đoạn đầu, khi VTV quyết định lên sóng trực tiếp

bản tin thời sự, khán giả truyền hình hẳn vẫn còn nhớ những lúng túng ban đầu

của người dẫn chương trình. Đã có những người dẫn rất bình tĩnh đọc lại đoạn văn

bản và coi như không có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, cũng có những người dẫn

đã im lặng nhiều giây trên sóng mà không biết xử lý như thế nào.

Page 46: Luận văn cao học báo chí final

Kỹ năng xử lý tình huống đặc biệt quan trọng trong những chương trình

truyền hình trực tiếp. Các chương trình trò chơi với giải thương bằng tiền mặt

cũng là những chương trình đòi hỏi khả năng xử lý tốt của người dẫn. Trong

rất nhiều chương trình tuyển chọn gương mặt dẫn chương trình hiện nay,

người ta cũng đề cao khả năng xử lý tình huống của các ứng viên.

Ky năng diễn đạt bằng lơi

C.Mac từng nói :”Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”. Quả thực

ngôn ngữ và cách diễn đạt ngôn ngữ tỏ ra có vai trò vô cùng quan trọng đối với

một người dẫn chương trình. Việc rèn luyện cách sử dụng ngôn ngũ để trơ thành

người nói chuyện có duyên nhất là hết sức cần thiết trong giao tiếp. Nhất là với

những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và ngôn ngữ lời nói

được xem như công cụ hỗ trợ đặc lực cho nghề nghiệp của mình.

Muốn diễn đạt bằng lời một cách thuyết phục, thì một người dẫn cần

phải có đầy đủ mấy yếu tố sau đây: thứ nhất là, vốn tri thức phong phú; thứ

hai là vốn từ phong phú; thứ ba, là chất giọng tốt và thứ tư là kỹ năng diễn đạt

tốt.

Trong phần này chúng ta chỉ đề cập tới yếu tố thứ tư, tức là kỹ năng diễn

đạt ngôn ngữ bằng lời nói của người dẫn chương trình. Kỹ năng diễn đạt bằng

lời chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ, chất giọng và tri thức, hiểu biết của

người dẫn vào công việc dẫn chương trình sao cho hiệu quả nhất. Một người

dẫn có kỹ năng diễn đạt bằng lời giỏi không có nghĩa là nói thao thao bất

tuyệt, mà là cách kiểm soát lời nói sao cho khán giả dễ tiếp nhận nhất. Hàm

lượng thông tin cũng như cách biểu lộ sắc thái tình cảm bằng chất giọng có

thể khiến người xem truyền hình bị thu hút, nếu như nó được sử dụng hợp lý.

Ngược lại, với những người dẫn có xu hướng khoe chữ hay diễn quá, sẽ khiến

khán giả phản ứng không tốt với chính anh ta và chương trình do anh ta dẫn.

Page 47: Luận văn cao học báo chí final

Đó là lý do vì sao có đến 62,5% số người được hỏi chấm điểm 5 cho kỹ năng

này, chỉ thấp hơn kỹ năng xử lý tình huống.

Người dẫn giỏi là người có thể tạo ra cái riêng trong cách xử lý và biểu

đạt ngôn ngữ ; bắt đầu từ việc luyện âm nhả chữ đến cách sử dụng tiết tấu

ngôn ngữ, đến khả năng sử dụng cách nói trên sóng. Người dẫn có phong

cách riêng bao giờ cũng phải có cách nói gần gũi với đối tượng giao tiếp, và

tự nhiên, sống động chứ không phải là giọng đọc quá điệu đà hoặc quá khô

khan, tuân thủ các qui tắc ngữ pháp một cách cứng nhắc. Bơi vì, dẫn chương

trình là nghệ thuật lôi kéo người xem đến với chương trình của mình, người

dẫn không thể chỉ tái hiện bề mặt con chữ, mà phải thể hiện được vai trò sáng

tạo. Người dẫn giỏi phải tạo được bản sắc riêng, hoặc là vui tươi, sôi nổi, nhiệt

tình, hoặc là mềm mại, giàu cảm xúc, hoặc là duyên dáng, ấm cúng, hoặc là dí

dỏm, hài hước... Người dẫn có cá tính ro ràng thường bao giờ cũng có cách trình

bày lôi cuốn, nhiệt tình, vui tươi. Họ luôn biết bỏ lại tất cả những nỗi buồn,

sự bực dọc bên ngoài trường quay truyền hình để truyền đến khán giả những

thông điệp xuất phát từ trái tim và trách nhiệm của mình.

Kỹ năng diễn đạt bằng lời là một trong những thước đo để phân biệt trình

độ của người dẫn chương trình. Khi nghe và nhìn cách biểu hiện lời nói của

họ, bạn có thể biết anh ta có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp hay

không. Một người dẫn giỏi luôn cho thấy khả năng cuốn hút đặc biệt của

mình, những đoạn mào đầu do anh ta đọc lên giống như đang cuốn người xem

đến với sự kiện; những cuộc phỏng vấn do anh ta điều khiển luôn khiến cho

người được phỏng vấn phải thổ lộ hết ruột gan, trong khi khán giả thì bị cuốn

hút bơi nội dung cuộc phỏng vấn đó.

Kỹ năng diễn đạt lời nói của một người dẫn chương trình giỏi thậm chí

có thể đạt đến trình độ nghệ thuật khi anh ta trình diễn những màn điều khiển

các chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn. Với văn phong được

Page 48: Luận văn cao học báo chí final

đầu tư kỹ lưỡng, với cách nhấn nhả lôi cuốn, với ngữ điệu lên xuống hợp lý,

một người dẫn chương trình giỏi có thể điều khiến nhịp điệu, tốc độ của một

chương trình theo cách anh ta muốn. Ở các kênh truyền hình nước ngoài, với

những tiêu chí mềm dẻo hơn, chúng ta sẽ thấy ro hơn điều này. Một người

dẫn chương trình tin tức thậm chí được phép thêm thắt những đoạn lời bình

xác đáng để khiến cho câu chuyện mà anh ta giới thiệu trơ nên hấp dẫn hơn,

có tính cách hơn. Ở Việt Nam, một số nhân vật có thể thực hiện được điều

này, đó là nhà báo, người dẫn chương trình Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan hay

Kim Ngân…

Ky năng đọc lưu loát

Có 53% số người được hỏi, đánh giá đây là kỹ năng quan trọng ơ mức

5 điểm. Kỹ năng này được đánh giá cao thứ 3 trong nhóm các kỹ năng được

khảo sát.

Đọc lưu loát là yêu cầu tối thiểu của một người dẫn chương trình bất kỳ.

Thậm chí kể cả những chương trình chuyên biệt và được phép mời người dẫn

là người không chuyên, thì chúng ta cũng có một quy ước chung là: người đó

phải có khả năng nói và đọc lưu loát.

Đọc lưu loát nghĩa là lời đọc phải ro ràng, mạch lạc, không bị nuốt âm

nuốt từ, không dùng từ địa phương…Những yếu tố cấu thành kỹ năng này là:

chất giọng và kỹ thuật xử lý giọng. Giọng nói chính là công cụ đầu tiên để

truyền đạt ý tương, thông điệp của cả người dẫn truyền hình. Một giọng nói

chuẩn tiếng phổ thông, phát âm tròn vành, ro tiếng, không bị ngọng hoặc quá

đậm đặc tiếng địa phương, khoẻ khoắn... là vũ khí, là gia tài của người dẫn

chương trình truyền hình. Nhưng với giọng của người dẫn tài năng ngoài yêu

cầu về giọng chuẩn, ro ràng, mạch lạc, còn phải có sức truyền cảm, có khả

năng tạo được sự tin cậy đối với công chúng.

Page 49: Luận văn cao học báo chí final

"Khi viết cho phát thanh, truyền hình, bạn viết để nói với người nghe,

chứ không phải đọc cho họ." (Brad Wooodward, Viết tin cho phát thanh,

1986)[45]

"Người xem thường quen với hai thứ: đọc ngôn ngữ viết và nghe ngôn

ngữ nói. Nhưng người xem không quen nghe phóng viên nói ngôn ngữ viết.

Thế nhưng đó lại là cái chuẩn mà chúng ta rất thường gặp trong báo nói."

(James Bamber, Đài phát thanh Canada. Khoá học về cách kể chuyện tại

Montreal, năm 1991)[45]

Lời bình được nói ra như thế nào cũng quan trọng như nói cái gì.

Khi bạn vào phòng đọc hay phòng dựng, hãy tương tượng xem bạn sẽ

trình diễn bài viết của bạn như thế nào. Ở đây đòi hỏi một tài năng hiếm có để

thấm nhuần ý nghĩa và cấu trúc của những câu nói và trình bày một cách sinh

động cho người nghe. Nó được truyền đạt như thể chia sẻ ý nghĩ với họ, hơn

là đọc lên những lời bình đó.

“Một giọng nói phát sóng tốt là kết quả của nhiều năm kinh nghiệm làm

việc”[45] . Nếu một người dẫn chương trình chỉ cần đọc, nó sẽ thể hiện ro

ràng rằng họ đang đọc. Và nếu như thế, họ sẽ không thể nào đi hết con đường

của một người dẫn chương trình phải trải qua, trên hết, người dẫn phải kể một

câu chuyện. Cách duy nhất để làm việc này có hiệu quả là hãy suy nghĩ về

những gì mình đang nói. Bằng cách đó người dẫn sẽ tích tụ năng lượng cho

các từ.

Để có thể đọc một cách diễn cảm, người dẫn chương trình cần thực hành

đọc kịch bản một cách ro ràng. Những chữ viết không thể phát ra âm thanh

tuyệt vời như là một từ được nói. Hãy lắng nghe tiếng nói của mình, nếu nó

có những âm thanh trúc trắc hãy chỉnh sửa kịch bản lời dẫn ngay.

Một kinh nghiệm thú vị khi làm việc với micro, người dẫn chương trình

thường nói trực tiếp vào micro phải không ? Hãy đừng làm như vậy nữa, hãy

Page 50: Luận văn cao học báo chí final

nói gián tiếp vào micro. Nếu nói chuyện thẳng vào micro một số ký tự P, S và

T có thể bạn sẽ bị nghe rất nhiều tiếng gió. Như vậy thay vì nói thẳng trực

tiếp vào micro, người dẫn kinh nghiệm sẽ đặt micro cách bên miệng của họ

một vài xăng-ti(cm).

Khi người dẫn chương trình nói chuyện hoặc đọc với năng lượng và sự

nhiệt tình, họ sẽ khiến cho người nghe bị thu hút và cảm thấy câu chuyện là

quan trọng, đáng để nghe. Để làm được điều đó, một người dẫn cần phải tập

luyện không chỉ là giọng nói, mà tư thế cũng rất quan trọng. Nhiều tài liệu

nước ngoài khi hướng dẫn một người làm công việc phát ngôn, thì họ yêu cầu

anh ta tập luyện cách ngồi sao cho thoải mái nhất, có thể tích tụ năng lượng

lớn nhất[45]. Cách tốt nhất để đạt được điều đó, là hãy phải ngồi như thế nào

để cơ thể phải có 5 điểm tiếp xúc với mặt đất, mặt bàn và ghế, đó là hai bàn

tay, hai bàn chân và mông. Khi ngồi với tư thế này, người dẫn sẽ tích tụ năng

lượng lớn hơn và nhanh hơn. Họ cũng không bị mất sức nhiều do trọng lượng

được chia đều ra các phần của cơ thế.

Còn nếu như phải đứng để nói, thì hãy mơ rộng chân ra một chút, tư thế

chân mơ rộng ngang vai là tốt nhất. Tất nhiên trong trường hợp người dẫn

đứng chơ vơ giữa sân khấu mà không có một cái bục để che đôi chân, thì bắt

buộc họ phải đứng thẳng.

Kỹ năng đọc lưu loát không cho phép người dẫn chương trình sử dụng

tiếng địa phương. Sẽ mất nhiều thời gian để khán giả hiểu được họ đang nói

gì nếu như người dẫn dùng từ địa phương. Nếu như nói trên truyền hình mà

vẫn nhầm lẫn trong cách phát âm giữa chữ n và chữ l, hoặc không phân biệt

được dấu ngã(~) và dấu hỏi() thì thật là tai hại.

Người dẫn nên thường xuyên rèn luyện giọng nói, cách nói trên sóng.

Trước hết, người dẫn chương trình truyền hình phải luyện cho mình một

giọng nói chuẩn, phát âm ro ràng, tròn vành, ro tiếng. Nói nhịu, nói ngọng là

Page 51: Luận văn cao học báo chí final

không thể chấp nhận được. Thứ hai, người dẫn phải đọc nhiều, viết nhiều,

nghe nhiều để tích luỹ cho mình vốn ngôn ngữ phong phú. Có khả năng sử

dụng ngôn từ phong phú sẽ giúp người dẫn hoạt bát hơn, tự tin và năng động

hơn. Thứ ba, người dẫn phải học cách sử dụng văn nói từ công chúng, từ đồng

nghiệp. Hãy học nói về vấn đề của chương trình một cách đơn giản như đang

kể câu chuyện cho người bạn thân của mình nghe. Như trên đã trình bày, trên

truyền hình, điều quan trọng không chỉ là nói cái gì mà còn là nói như thế

nào. Những cách nói giản dị, tự nhiên thường dễ đi sâu vào lòng người, chiếm

được cảm tình của họ.

Ở Việt Nam, chuẩn ngôn ngữ nói của quốc gia là tiếng phổ thông, nó

tương đương với giọng nói chuẩn của người Hà Nội.

Ky năng phong vấn

Thực sự đây là kỹ năng quan trọng bậc nhất đối với một nhà báo. Phỏng vấn

có thể coi là vũ khí của nhà báo, bơi anh ta được pháp luật bảo hộ cho quyền được

hỏi, mà không phải người nào cũng có thể làm được. Thông qua câu hỏi của nhà

báo, người ta sẽ biết đó có phải là một nhà báo tài năng hay không.

Một người dẫn cho các chương trình tọa đàm, hoặc trò chơi, hoặc bất kỳ

một thể loại nào cũng nên sử dụng triệt để lợi thế của mình là các câu hỏi.

Đặc biệt, với những chương trình tọa đàm, được hình thành bơi sự hỏi-đáp,

thì kỹ năng phỏng vấn tỏ ra vô cùng hữu hiệu. Một người dẫn chương trình

thông minh là người biết điều khiển cuộc phỏng vấn đi theo đúng ý đồ kịch

bản, và nếu như trong cuộc trò chuyện đó, xuất hiện những thông tin mới, dù

chỉ đôi chút thôi, anh ta(người dẫn) sẽ biết cách túm lấy nó để hoàn thiện câu

chuyện thú vị hơn nhiều.

"Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi

của anh ta."(Vôn-te)

Page 52: Luận văn cao học báo chí final

Trong khảo sát của tác giả luận văn với hơn 200 người dẫn chương trình

khắp cả nước, thì có 105 người cho rằng đây là kỹ năng quan trọng nhất,

chiếm gần 47% số người được hỏi. Trên thực tế, với những người dẫn chương

trình nhiều kinh nghiệm, họ có xu hướng đánh giá cao yếu tố này hơn nhiều

người dẫn trẻ tuổi.

Câu hỏi là yếu tố quan trọng nhất đối với một cuộc phỏng vấn, đây

không phải là câu hỏi-đáp thông thường trong giao tiếp mà là câu hỏi phỏng

vấn của nhà báo. Đó là phương pháp chủ yếu để tìm kiếm thông tin. Để có

được kỹ năng phỏng vấn tốt, người phóng viên hay người dẫn chương trình

nên được trải qua những khóa huấn luyện cơ bản về nghề báo và cách đặt câu

hỏi. Có rất nhiều người đã phạm những sai lầm ngớ ngẩn khi đặt câu hỏi với

khách mời, thậm chí nhiều trường hợp, cuộc phỏng vấn đã bị thất bại khi

người được hỏi không còn hứng thú với những gì mà người dẫn thể hiện.

Kiểu phỏng vấn như thế này chỉ làm cho người được hỏi trả lời một cách

miễn cưỡng, vì hầu như ai cũng biết câu trả lời là gì: ông,(bà, anh, chị…) có

thích món ăn VN, thích nhất món gì? Có cảm nghĩ gì về đất nước con người

Việt Nam ? Con gái, áo dài Việt Nam ? Có hy vọng hay niềm tin gì đối với

tương lai sự phát triển của Việt Nam ? Có y định ơ lại làm việc lâu dài, hay

định cư? Sắp tới sẽ có dự định gì với Việt Nam ? .v.v…Hoặc thậm chí, trong

một buổi truyền hình trực tiếp hoạt động “làm ấm” cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ,

người dẫn chương trình lâu năm của VTV phỏng vấn đương kim Hoa hậu

Ryo Mori đã hỏi một câu mà không biết phải “liệt” vào loại nào: “Trong một

cuộc gặp gỡ trước đây, cô đã từng nói rất mong được trao vương miện cho

hoa hậu VN, vậy trong đêm nay cô có nghĩ sẽ thực hiện được điều đó?” , một

dẫn chứng gần nhất, trong cuộc tiếp xúc phỏng vấn minh tinh điện ảnh Pháp

Emmanuel Béart, khi bà dẫn đầu đoàn điện ảnh Pháp sang VN tổ chức tuần

phim “Toàn cảnh điện ảnh Pháp” năm 2008, một nữ nhà báo VN đã hỏi:

Page 53: Luận văn cao học báo chí final

”Khán giả VN phân lớn không thích phim Pháp. Bà sang đây có nghĩ là sẽ

làm khán giả yêu phim Pháp hơn không?”. Bà ta đã không trả lời câu hỏi đó,

và có vẻ không hào hứng khi tiếp tục trả lời phỏng vấn[48].

Để đạt được kỹ năng phỏng vấn một cách chuyên nghiệp còn đòi hỏi

người dẫn chương trình phải là một người lịch thiệp, thông minh và có tài ứng

đối. Tối ky nhất là những trường hợp, khi người dẫn đối diện với một chuyên

gia trong lĩnh vực chuyên biệt, mà lại không được trang bị một chút phông

kiến thức nền nào về lĩnh vực đó. Những trường hợp này thường rơi vào

những người chuyên làm một hoạt động là dẫn chương trình. Họ chỉ đọc

những câu hỏi do biên tập viên soạn săn mà thậm chí không hiểu nội dung của

nó là gì. Những cuộc phỏng vấn như thế chỉ khiến khán giả buồn ngủ hơn mà

thôi. Và chắc chắn, vị khách mời trong chương trình đó cũng không còn mặn

mà với việc xuất hiện trên chương trình đó thêm một lần nữa.

Có một nhà báo đã khẳng định: "Nếu tôi có thể viết chỉ một chương về

cách thức phỏng vấn thì nó sẽ là về cách nghe. Và nếu tôi chỉ được viết một

câu thì nó sẽ là câu sau: anh càng chú ý lắng nghe, người nói sẽ càng hùng

biện."[9,tr25] Biết lắng nghe là yếu tố quan trọng để đạt được sự thành công

trong phỏng vấn. Hiểu biết và chia sẻ với khách mời của mình là điều kiện để

họ tin tương bạn. Chỉ khi nào bạn cảm nhận được tâm tư của khách mời, bạn

mới có thể đặt ra những câu hỏi thú vị khiến họ thổ lộ giãi bày tất cả ruột gan.

Một người phỏng vấn tồi là người không nhiệt huyết. Những câu hỏi của anh

ta tỏ ra vô cảm và lãnh đạm, nó chỉ khiến khách mời cố thủ trong những vỏ

bọc của riêng họ mà thôi. Khoảng nửa số câu hỏi của chúng ta không khuyến

khích câu trả lời hay; trên thực tế, chúng triệt tiêu câu trả lời. Như vậy, cách

tiến hành phỏng vấn của chúng ta chưa hiệu quả.

Nhà báo, người dẫn chương trình Tạ Bích Loan và Kim Ngân(Người xây

tổ ấm) là một trong số ít những người dẫn truyền hình có khả năng khiến

Page 54: Luận văn cao học báo chí final

khách mời không thể từ chối câu hỏi của họ. Ở Tạ Bích Loan đó là sự thông

minh trong từng câu hỏi, còn ơ Kim Ngân lại là sự trân trọng, sẻ chia, thấu

hiểu với mỗi hoàn cảnh con người thông qua cách đặt câu hỏi của mình.

Ky năng xây dựng kịch ban

Có 40,6% số người được hỏi đã chấm điểm cao nhất(5 diểm) cho kỹ

năng xây dựng kịch bản, 34,4% chấm điểm 4, có 18,7% chấm điểm 3 và

6,25% số người được hỏi chấm điểm 2.

Kỹ năng xây dựng kịch bản chỉ được xếp ơ vị trí thứ tư, cùng với kỹ

năng làm việc nhóm, trong số 8 kỹ năng được khảo sát.

Có thể có nhiều người dẫn chương trình không cần phải tự mình xây

dựng một kịch bản, bơi vì việc đó đã có người khác làm. Nhưng trong một

quy trình sản xuất chương trình truyền hình, một người dẫn chương trình cũng

nên biết về công việc này. Chỉ khi hiểu về công việc viết kịch bản, anh ta mới

kiểm soát được những nội dung, quy trình thực hiện các công việc có liên

quan đến việc dẫn chương trình của mình. Khi thực hiện việc xây dựng kịch

bản cho một chương trình, người dẫn chương trình có thể hình dung những

yếu tố có liên quan, những rủi ro, những tình huống có thể phát sinh, và căn

cứ vào đó đề xuất các giải pháp, hoặc chuẩn bị các phương án dự phòng.

Việc trực tiếp xây dựng kịch bản còn giúp người dẫn rèn luyện phong

cách viết và tìm hiểu những tri thức có liên quan đến chủ đề mà mình sẽ giới

thiệu. Ngày nay, trong truyền hình hiện đại, các nhà tổ chức sản xuất có xu

hướng sử dụng một người có thể đảm đương nhiều công việc. Chẳng hạn,

chúng ta vẫn thấy, một người viết kịch bản thường làm luôn công việc của

người dẫn chương trình, và thậm chí làm cả vai trò tổ chức sản xuất hay chủ

nhiệm chương trình đó. Trường hợp của các người dẫn kỳ cựu như Lại Văn

Sâm, Tạ Bích Loan hay Kim Ngân là những ví dụ ro ràng nhất.

Page 55: Luận văn cao học báo chí final

Có một thực tế, một người dẫn chương trình cho dù lợi khẩu đến mấy,

nhưng nếu anh ta không phải là người tham gia xây dựng kịch bản, hoặc tổ

chức sản xuất hoặc đảm nhiệm một chức danh khác trong chương trình, thì sự

thành công trong công việc dẫn chương trình sẽ khó đến với anh ta, đặc biệt là

với những chương trình bình luận chính trị hoặc tọa đàm, hoặc chương trình

tin tức.

Những người thành công trong vai trò dẫn chương trình thuần túy chỉ xuất

hiện ơ những chương trình giải trí, chẳng hạn như trò chơi hay các show biz.

Ky năng làm việc nhóm

Một ê kíp sản xuất chương trình bao gồm nhiều bộ phận, được chia

thành 2 mảng chỉnh, là sản xuất tiền kỳ và sản xuất hậu kỳ. Thông thường

một chương trình truyền hình được coi là hoàn thiện sẽ bao gồm các chức

danh chính sau đây:

a. Tổ chức sản xuất

b. Chủ nhiệm chương trình

c. Đạo diễn

d. Biên tập viên

e. Quay phim

f. Dẫn chương trình

g. Kỹ thuật tiền kỳ

h. Kỹ thuật hậu kỳ

i. Kỹ thuật trường quay

j. Kỹ thuật âm thanh

k. Kỹ thuật ánh sáng

l. Nhân viên hóa trang

Người dẫn chương trình đôi khi đảm nhận cả vai trò là tổ chức sản xuất,

đạo diễn hay chủ nhiệm. Trong nhiều trường hợp khác, người dẫn chương

Page 56: Luận văn cao học báo chí final

trình chỉ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt chương trình mà thôi. Tuy nhiên trong

quá trình làm việc, người dẫn chương trình hầu như là người có mối quan hệ

chặt chẽ nhất với tất cả các thành phần còn lại. Mô hình dưới đây thể hiện mối

quan hệ này.

Mối quan hệ giữa người dẫn chương trình với các thành phân khác trong quy trình

sản xuất là mối quan hệ đa chiều.

Trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình, làm việc theo nhóm

là yêu cầu không thể thiếu, cho dù bạn sản xuất một tin 30 giây hay thực hiện

một cầu truyền hình trực tiếp xuyên quốc gia. Trong quy trình đó, mỗi người

chịu trách nhiệm hoàn thành một nội dung cụ thể, các nội dung đó có liên

quan mật thiết với nhau, không thể tách rời. Nếu một mắt xích của chu trình

bị lỗi, toàn bộ ê kíp sẽ phải tạm dừng chương trình. Ví dụ, trong quy trình sản

xuất một chương trình trò chơi. Người tổ chức sản xuất và chủ nhiệm sẽ phải

lo xây dựng và bảo vệ đề cương trước lãnh đạo đài truyền hình, sau đó, anh ta

Đạo diễn

Người dẫnchương trình

Hậu kỳ

Tổ chức sản xuất

Quay phim

Âm thanh

Hóa trang

Anh sáng Trợ lý

Page 57: Luận văn cao học báo chí final

sẽ phân công hoặc tự mình xây dựng kịch bản đề cương và tiến hành khảo sát

địa điểm, bối cảnh, nhân vật, set up hệ thống âm thanh ánh sáng.v.v…Sau khi

kịch bản chi tiết hoàn thành, anh ta sẽ phải gửi nó cho toàn bộ ê kíp của mình

tham gia cụ thể từng phần việc của từng người. Chẳng hạn, với kịch bản chi

tiết, người đạo diễn sẽ phải bổ sung phần công việc của mình trong đó, bao

gồm việc bố trí góc máy, thiết lập động tác máy cho từng cảnh quay sao cho

sự phối hợp với các bộ phận khác đồng bộ nhất. Trong khi đó, người phụ

trách ánh sáng cũng sẽ phải thiết lập một kịch bản ánh sáng sao cho hiệu quả

nhất khi phối hợp với các bộ phận khác...

Ngay tại VTV, một thời gian dài trước đây, việc phối hợp giữa các bộ

phận trong quy trình chưa đạt được sự đồng bộ đã khiến cho hiệu quả và chất

lượng chương trình không đạt như mong muốn:

Từ những năm 1996/1997 Ban biên tập Thể thao giải trí và

thông tin kinh tế đã áp dụng những phương pháp hiện đại trong

việc ghi hình tại trường quay. Tuy vậy còn rất nhiều những vấn đề

bất cập trong sự phối hợp công việc giữa các nhóm thành viên

tham gia ghi hình. Có rất nhiều điều chưa ăn ý giữa kỹ thuật viên

với biên tập, giữa biên tập với quay phim, giữa kỹ thuật với đạo

diễn…mà chưa có dịp để rút kinh nghiệm một cách tổng quát.

Thực tế cho thấy chỉ với sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các bộ

phận tham gia sản xuất, chỉ với một sự thống nhất về quan niệm và

nề nếp sản xuất chúng ta mới có thể có công nghệ sản xuất chương

trình hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới[1, tr.5].

Việc làm việc nhóm được các đài truyền hình lớn dặc biệt quan tâm, bơi

thông qua làm việc nhóm hiệu quả, sẽ nâng cao chất lượng chương trình đồng

thời tăng hiệu suất lao động của từng cá nhân trong quy trình đó. Bảng điều

Page 58: Luận văn cao học báo chí final

tra dưới đây được thực hiện tại VTV trong một dự án nâng cao chất lượng

chương trình và năng suất lao động:

C¸c bíc s¶n

xuÊtThêi sù 3 CT

Khoa gi¸o 6

CT

Chuyªn ®Ò

4 CT

Gi¶i trÝ

9 CT

thùc

hiÖn

Thêng

xuyªn

thùc

hiÖn

thùc

hiÖn

Thêng

xuyªn

thùc

hiÖn

thù

c

hiÖ

n

Thêng

xuyªn

thùc

hiÖn

thù

c

hiÖ

n

Thêng

xuyªn

thùc

hiÖn

Häp toµn bé

nhãm biªn

tËp tríc

ghi h×nh

3/3 3/3 6/6 5/6 ¾ 9/9 4/9

Häp víi ®¹o

diÔn h×nh

vµ quay

phim

3/3 3/3 6/6 1/6 2/4 2/4 9/9 2/9

Lµm viÖc víi

mü thuËt3/3 0/3 6/6 2/6 4/4 4/4 9/9 3/9

Lµm viÖc víi

¸nh s¸ng3/3 0/3 6/6 1/6 2/4 2/4 8/9 2/9

Lµm viÖc víi

kü thuËt3/3 0/3 5/6 2/6 2/4 2/4 8/9 2/9

Häp toµn bé

c¸c bé phËn

trªn tríc ghi

3/3 1/3 2/6 0/6 1/6 0/6 4/9 0/9

Page 59: Luận văn cao học báo chí final

h×nh

Ghi h×nh

thö2/3 0/3 0/6 0/6 0/6 0/6 0/9 0/9

Häp rót kinh

nghiÖm sau

ghi h×nh.

3/3 CT thêng

xuyªn häp l·nh

®¹o vµ biªn

tËp ®Ó rót

kinh nghiÖm.

6/6 CT rót

kinh nghiÖm

thêng xuyªn

gi÷a nhãm BT

vµ ®¹o diÔn;

1/6 nhãm cã

häp víi quay

phim.

3/4 CT cã

häp rót kinh

nghiÖm nh-

ng chØ gi÷a

c¸c BTV.

Thêng chØ

gi÷a nhãm

biªn tËp, ®«i

khi cã ®¹o

diÔn h×nh.

Họp các bộ phận trong quy trình sản xuất chương trình.

Ky năng sử dụng Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là hệ thống tín hiệu phi lời nói, nó bao gồm các cử

chỉ, điệu bộ và sự chuyển động của các bộ phận cơ thể nhằm diễn đạt hiệu

quả tư tương. Trong một số tài liệu giảng dạy của các cơ sơ đào tạo ơ Anh và

Mỹ, người ta cho rằng, ngôn ngữ cơ thể có khả năng diễn đạt cao hơn nhiều

so với lời nói[41]. Cụ thể như sau: những tín hiệu chữ chỉ chiếm 7% trong

hiệu quả giao tiếp; những tín hiệu lời nói chiếm 38% hiệu quả giao tiếp, trong

khi đó ngôn ngữ cơ thế có thể chiếm tới 55% hiệu quả giao tiếp.

Tất cả chúng ta giao tiếp với nhau bằng cách nhìn, nói và nghe. Trong

thực tế, những gì cơ thể của chúng ta làm, khi ta nói chuyện thường chuyển

tải nhiều điều hơn là chúng ta nghĩ. Những cử chỉ có thể khiến cho tiếng nói

của chúng ta thêm năng lượng và sự tự tin. Hãy thử diễn tả bằng điệu bộ với

một số từ - điều này sẽ khiến mọi người hiểu sâu sắc hơn những điều mà

chúng ta muốn thể hiện.

Không những thế, việc kiểm soát ngôn ngữ cơ thể cũng giúp cho mỗi

người tự tin hơn. Khi bạn kiểm soát được các củ chỉ, hành vi, dáng diệu của

Page 60: Luận văn cao học báo chí final

mình, bạn sẽ biết cách phát huy nó trong những trường hợp cụ thể, thậm chí

khi việc kiểm soát ngôn ngữ cơ thể đã trơ thành một kỹ năng thường xuyên,

thì bạn sẽ thấy rằng hiệu quả của những cử chỉ như gật đầu, mỉm cười hay lắc

đầu.v.v... là rất lớn.

Nhiều người nghĩ rằng, việc sử dụng kỹ năng ngôn ngữ cơ thể chỉ thích

hợp với những người dẫn chương trình trò chơi hay tọa đàm, song trên thực

tế, nếu một người dẫn chương trình tin tức biết cách sử dụng kỹ năng này,

cũng sẽ đạt được hiệu quả không ngờ. Với người dẫn tin tức, không gian xuất

hiện tương đối hẹp, chủ yếu là ngồi trong phòng thu, vì vậy, việc thể hiện

ngôn ngữ cơ thể bằng cách đi lại, vung tay.v.v...là rất hạn chế. Nhưng nếu như

bạn biết cách tác động bằng ánh mắt, hay những động tác nhíu mày, gật đầu,

cười mỉm, hay động tác của bàn tay, sẽ khiến bạn trông thu hút hơn nhiều.

Việc một người dẫn ngồi không nhúc nhích, người cứng ngay đơ, gương mặt

vô hồn sẽ khiến cho khán giả không còn hứng thú với việc theo doi nội dung

của chương trình đó nữa.

Ky năng đọc autocue

Autocue hay Telepromter là một thiết bị điện tử được sử dụng chủ yếu để

hiển thị văn bản cho các người dẫn bản tin và những người diễn thuyết. Việc

sử dụng một thiết bị autocue hay teleprompter đã thay thế cho phần lớn các

tấm thẻ ghi nhớ hoặc là các thiết bị nhắc (off-camera), mặc dù vẫn còn rất

nhiều studios sử dụng thẻ ghi nhớ như là một phương án dự phòng hoặc các

phương pháp thông tin liên lạc khẩn cấp. Teleprompters đã sớm được được sử

dụng khi các diễn viên được yêu cầu cần giao lưu trực tiếp với máy quay như

đang nói với công chúng.

Ngày nay trên thế giới có hàng chục nhà cung cấp thiết bị hiển thị văn

bản phục vụ cho truyền hình và điện ảnh.

Page 61: Luận văn cao học báo chí final

Đọc autocue là kỹ năng mà một số người tin là có thể dễ dàng làm chủ.

Tuy vậy thực tế không đơn giản thế cho dù là người dẫn bản tin, dẫn một

chương trình(show), nhân viên quan hệ cộng đồng, hoặc phát ngôn viên, thì

để đọc autocue mà như đang nói với công chúng lại cần sự tập luyện khá công

phu. Hãy hình dung nếu một người đọc autocue mà mắt anh ta hầu như không

chớp và giống như bị dán lên màn hình, bạn chắc sẽ không thể ngồi lâu trước

máy thu hình và theo doi anh ta được. Người dẫn chương trình, nhất là người

dẫn bản tin phát sóng trực tiếp được phép quyền biến chắp cánh cho một vài

câu mà bạn không kịp đọc.

Để có thể đọc autocue một cách dễ dàng, bạn cần thực hành trước khi

bạn thực sự làm việc với nó. Go bản text với tất cả các chữ là điều được

khuyến khích. Nó dễ nhìn hơn nhiều, đặc biệt là từ xa. Sau khi tập lệnh của

bạn được tải, sẽ có người điều khiển nó di chuyển cho bạn đọc. Điều lưu ý ơ

đây là phải đảm bảo khoảng cách và kích cỡ chữ mà bạn đọc dễ dàng nhất

Ngoài ra, một người dẫn dù đã có autocue cũng nên có một bản cứng của

kịch bản. Bơi nếu người điều chỉnh có thể gặp chút lỗi thì bạn cũng có thể

nhìn xuống tập kịch bản của mình mà không phải lúng túng quá nhiều.

Trên thực tế, ơ nhiều đài truyền hình tại Việt nam, người ta chưa sử dụng

công nghệ này. Trong khảo sát của tác giả luận văn, kỹ năng đọc autocue chỉ

được 25% số người được hỏi cho là quan trọng với điểm 5, 21,8% cho điểm

4; 25% cho điểm3; 15,6% cho điểm 2 và 12,5% cho điểm 1.

Page 62: Luận văn cao học báo chí final

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát của tác giả luận văn, có thể khẳng định, tại Việt Nam, hầu

hết những người dẫn chương trình truyền hình hiện nay đều chưa được đào

tạo một cách chính quy, bài bản; những kinh nghiệm mà họ có được chủ yếu

thông qua tự rèn luyện hoặc kinh nghiệm của những người đi trước.

Trong các đài truyền hình cũng chưa có một quy định chung cho hoạt

động dẫn chương trình, ơ một số đài lớn, người ta ban hành một số quy định

riêng về ngoại hình, trang phục hay trang điểm, còn các quy định khác thì hầu

như chưa có gì.

Điều đó khiến cho hoạt động của người dẫn chương trình chủ yếu phải

do người dẫn tự mày mò thể hiện cho phù hợp với chương trình được giao.

Chưa có một tiêu chí chính thức hoặc được chấp nhận rộng rãi nào về những

nguyên tắc hay chuẩn mực chung cho các yếu tố về kỹ năng, phẩm chất, yêu

cầu đối với người dẫn chương trình truyền hình. Ngay cả những khái niệm cơ

Page 63: Luận văn cao học báo chí final

bản về người dẫn chương trình truyền hình cũng chưa được nghiên cứu một

cách đầy đủ.

Tất cả những hạn chế đó cần được từng bước nghiên cứu và tháo gỡ để

góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dẫn chương trình, nâng

cao chất lượng sản xuất các chương trình truyền hình hiện nay.

Chương 3

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH ĐÁP ỨNG

YÊU CÂU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH

TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM

1. Khao sát thực trạng đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình

tại Việt Nam

1.1. Khi thực hiện luận văn này, tác giả đã phát ra 300 phiếu điều tra, tổng số

phiếu hợp lệ được dùng làm mẫu khảo sát là 224 phiếu. Đối tượng khảo sát là

người dẫn chương trình thuộc 9 đài truyền hình và công ty sản xuất chương trình

truyền hình gồm: Đài truyền hình Việt Nam VTV(25 phiếu); Đài truyền hình Kỹ

thuật số Việt Nam VTC(38 phiếu); Đài PTTH Hà Nội HTV(10 phiếu); Đài PTTH

Hải Phòng THP(8 phiếu); Đài PTTH Thanh Hóa TTV(18 phiếu); Đài PTTH

Nghệ An NTV(15 phiếu); Đài PTTH Đồng Tháp ĐTV(12 phiếu); Đài PTTH Sơn

Page 64: Luận văn cao học báo chí final

La STV(8 phiếu); Đài PTTH Tuyên Quang TTV(10 phiếu); Đài PTTH Điện Biên

ĐTV(8 phiếu); Đài PTTH Bình Dương BTV(15 phiếu); Kênh truyền hình

02TV(14 phiếu); Kênh truyền hình VTC8(14 phiếu); Đài PTTH Bắc Ninh(6

phiếu); Công ty cổ phần truyền thông Nhật Minh(12 phiếu); Công ty cổ phần

truyền thông quốc tế VTCI(11 phiếu).

Ba câu hỏi đầu tiên, tác giả luận văn thiết kế để phân tích những điều

kiện về bằng cấp, trình độ chuyên môn, thời gian được đào tạo nghiệp vụ dẫn

chương trình, thời gian thực tế làm công việc dẫn chương trình... Thông qua

việc phân tích những câu hỏi này có thể đánh giá thực trạng của đội ngũ

người dẫn, cũng như bước đầu tìm hiểu về chất lượng của đội ngũ người dẫn

chương trình.

Trong đó, với câu hỏi số 1, Anh/Chị đã tham gia vào dân chương

trinh được bao lâu ? Kết quả cho thấy, có 3% tương đương 7 người trả lời:

dưới 6 tháng; 3% dưới 1 năm; 9% trên 1 năm; 34% trên 2 năm và có 50%

trong tổng số 224 người đã làm dẫn chương trình trên 3 năm.

Như vậy, có thể thấy, số lượng người dẫn chương trình lâu năm chiếm tỷ

trọng lớn, trong đó VTV là đơn vị có tuổi nghề trung bình cao nhất.

Biểu đồ 3.1: So sánh ty lệ thời gian tham gia dẫn chương trình

Với câu hỏi Anh/chi đã học qua lớp đào tạo nghiệp vụ dân chương

trinh truyền hinh nào chưa ? Thì có tới 175 số người được hỏi trả lời chưa

Page 65: Luận văn cao học báo chí final

từng qua lớp đào tạo nghiệp vụ dẫn chương trình nào, tương đương 78%; 22%

còn lại đã từng học qua các lớp nghiệp vụ dẫn chương trình khác nhau. Qua

số liệu khảo sát, có thể thấy, số lượng người dẫn chương trình chưa từng được

qua đào tạo là rất lớn. Hầu hết những người dẫn này đều làm theo kinh

nghiệm, hoặc người này hướng dẫn cho người khác mà không có bất kỳ một

phương pháp mang tính khoa học nào.

Biểu đồ 3.2: So sánh ty lệ số người dẫn đã được đào tạo

Biểu đồ dưới đây cho thấy, trong số 49 người dẫn đã từng được đào tạo

nghiệp vụ dẫn chương trình, khi trả lời câu hỏi Chứng chỉ về nghề dân

chương trinh mà anh chị có là do đơn vị nào cấp ? thì phần lớn trong số

đó, 42 người(86%) đã từng được trải qua các lớp đào tạo do một trung tâm

của Đài truyền hình tổ chức (Trung tâm đào tạo thuộc VTV), 14% còn lại

được đào tạo bơi những trung tâm khác không thuộc đài truyền hình. Chưa

từng có ai tham gia một khóa học do bất kỳ một trường Đại học hoặc Cao

đẳng nào tổ chức. Điều đó cũng trùng hợp với việc, hiện nay trên cả nước,

vẫn chưa có một trường Đại học, Cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành dẫn

chương trình truyền hình.

Page 66: Luận văn cao học báo chí final

Biểu đồ 3.3: So sánh ty lệ đào tạo người DCT của các trung tâm

Với câu hỏi Thơi gian mà Anh/Chị được đào tạo nghề dân là: Hai

tuần, hay dưới 1 tháng, hay dưới 3 tháng, hay dưới 6 tháng, hay một

năm, hay trên 1 năm ? Kết quả cho thấy, không có ai từng theo học lớp đào

tạo nghiệp vụ với thời gian trên 1 tháng.

Trong số 49/224 người từng được đào tạo nghiệp vụ dẫn chương trình,

thì có 57% tương đương 28 người từng được đào tạo trong thời gian 2 tuần,

43% còn lại (21 người) từng được đào tạo với thời gian dưới 1 tháng. Hầu hết

những người từng được đào tạo nghiệp vụ dẫn chương trình cũng mới chỉ

được truyền thụ những kinh nghiệm của những người đi trước, hệ thống bài

giảng không chuẩn hóa, nội dung giảng dạy thiên về rèn luyện một số kỹ năng

cơ bản, như phỏng vấn, xây dựng kịch bản, làm chủ cảm xúc, một số kinh

nghiệm về sử dụng trang phục lên hình, cách đọc, nói trước máy quay.v.v…

Với câu hỏi Anh/Chị đã có bằng Cử nhân ngành báo chí chưa ? Kết quả

thật đáng ngạc nhiên ! Có tới 78% tương đương 175 người cho biết họ chưa có

bằng cử nhân về báo chí, số còn lại 22% tương đương 49 người đã có bằng cử

nhân báo chí. Ro ràng, tỷ lệ người dẫn chương trình chưa có bằng cử nhân báo chí

là rất lớn. Rất tiếc trong khi thực hiện bảng khảo sát này, tác giả luận văn chưa thể

cập nhật về lĩnh vực làm việc của những người dẫn chương trình, nên chưa thể

Page 67: Luận văn cao học báo chí final

đưa ra một kết luận nào để khẳng định điều đó có ảnh hương gì đến công việc của

họ. Hy vọng trong lần khảo sát sau, chúng tôi sẽ đưa nội dung này vào khảo sát để

đánh giá một cách toàn diện hơn nữa về chất lượng đội ngũ người dẫn chương

trình trong hệ thống truyền hình ơ Việt Nam.

Biểu đồ 3.4: So sánh ty lệ người dẫn có hoặc chưa có băng cử nhân Báo chí

Từ những kết quả phân tích trên đây, có thể khẳng định, đội ngũ những

người dẫn chương trình trên hệ thống đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay

hẩu hết đều còn tương đối trẻ về tuổi nghề, họ chưa được trang bị những kỹ

năng và hệ thống lý luận của nghề dẫn chương trình một cách bài bản, chính

quy, hầu hết kinh nghiệm trong nghề có được là do tự trải nghiệm cá nhân và

sự học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Việc chưa có những trung

tâm đào tạo nghề dẫn chương trình chính quy, cũng như việc không được đào

tạo bài bản dẫn đến hệ quả là không có đủ tiêu chí để tự đánh giá, tự hoàn

thiện kỹ năng và các yêu cầu của nghề nghiệp.

1.2. Nhóm số liệu thứ hai bao gồm các khảo sát về yêu cầu cơ bản; kỹ

năng cơ bản; và phẩm chất cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình.

Trong nhóm số liệu này, tác giả luận văn thực hiện khảo sát để tìm ra những

Page 68: Luận văn cao học báo chí final

yếu tố chủ đạo của các nhóm yêu cầu trên để phân tích và đề xuất những yêu

cầu; kỹ năng; phẩm chất chính cho một người dẫn chương trình truyền hình.

Trong nhóm số liệu khảo sát về những yêu cầu cơ bản của người dẫn

chương trình truyền hình, tác giả đưa ra 4 yêu cầu chung để khảo sát. Những

yêu cầu này dựa trên quan sát thực tiễn của tác giả luận văn về tầm quan trọng

của nó đối với nghiệp vụ dẫn chương trình, trong đó có sự tham khảo nhiều

nguồn tài liệu giảng dạy nghiệp vụ dẫn chương trình từ nước ngoài, cũng như

sự phân tích từ các bài báo trong nước có đề cập đến những yêu cầu chung

cho người dẫn chương trình truyền hình.

Theo đó, tác giả đưa ra 4 yêu cầu là:

- Yêu cầu về ngoại hình

- Yêu cầu về giọng nói

- Yêu cầu về bản lĩnh sân khấu

- Yêu cầu về nghệ thuật diễn cảm

Tương tự như vậy, trong nhóm Kỹ năng cơ bản của người dẫn chương

trình, tác giả cũng đưa ra 7 kỹ năng cơ bản để khảo sát, bao gồm:

- Kỹ năng đọc lưu loát

- Kỹ năng đọc autocue

- Kỹ năng diễn đạt bằng lời

- Thể hiện ngôn ngữ cơ thể

- Kỹ năng xây dựng kịch bản

- Kỹ năng phỏng vấn

- Kỹ năng xử lý tình huống

- Kỹ năng làm việc nhóm

Trong nhóm các phẩm chất cơ bản của người dẫn chương trình truyền

hình, tác giả đưa ra 6 phẩm chất sau đây:

- Bình tĩnh, tự tin

Page 69: Luận văn cao học báo chí final

- Sáng tạo

- Nhanh nhẹn

- Hiểu biết, kiến thức nền tảng

- Duyên dáng

- Có đạo đức nghề nghiệp

Kết quả khảo sát cho từng nhóm được thể hiện như sau:

1.2.1. Nhóm các yêu câu cơ bản của người DCT truyền hình

Khảo sát 224 người dẫn chương trình truyền hình, với nội dung câu hỏi

như sau: Với thang điểm 5, Anh/Chị hãy chấm điểm những yêu cầu sau

đây dựa trên mức độ quan trọng của mỗi yếu tố đối với ngươi dân

chương trinh.

a. Ngoại hình

b. Chất giọng

c. Bản lĩnh sân khấu

d. Nghệ thuật Diễn cảm

Kết qua cho thấy:

Có 16% số người được hỏi,tương đương 36 người chấm điểm 5 cho yêu

cầu về ngoại hình, 63% tương đương 140 người chấm điểm 4, có 19% tương

đương 42 người chấm điểm 3, có 3% tương đương 7 người chấm điểm 2 và

0% tương đương 0 người chấm điểm 1 cho yêu cầu về ngoại hình.

0

10

20

30

40

50

60

70

Yêu câu vê ngoai hinh

Điêm 1

Điêm 2

Điêm 3

Điêm 4

Điêm 5

Page 70: Luận văn cao học báo chí final

Nhìn trên biểu đồ, dù điểm 5 chỉ chiếm 16%, nhưng điểm 4 lại chiếm tới

63%, trong khi đó điểm 1 và điểm 2 hầu như không đáng kể, cho thấy, yêu cầu về

hình thức đối với người dẫn chương trình truyền hình được đánh giá là cao.

Về yêu cầu về giọng nói, có 28% số người được hỏi, tương đương 63

người chấm điểm 5, có 63% tương đương 140 người chấm điểm 4, có 9%

tương đương 21 người chấm điểm 3 và 0% tương đương 0 người chấm điểm

2 cũng như điểm 1.

Nhìn trên biểu đồ có thể thấy, yêu cầu về giọng nói của người dẫn

chương trình truyền hình thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả yêu cầu về

ngoại hình. Tổng thể có tới 91% người được hỏi chấm điểm 4 và điểm 5 cho

yêu cầu này.

Có 78% số người được hỏi, tương đương 175 người chấm điểm 5 cho

yêu cầu về bản lĩnh sân khấu, 19% tương đương 42 người chấm điểm 4, có

3% tương đương 7 người chấm điểm 3 và không có chấm điểm 2 cũng như

điểm 1 cho yêu càu này.

Page 71: Luận văn cao học báo chí final

Bản lĩnh sân khấu được đánh giá là rất quan trọng đối với yêu cầu của

người dẫn chương trình truyền hình, khi có tới 78% số người được hỏi đã

chấm điểm cao nhất cho yếu tố này.

Với yêu cầu về Nghệ thuật diễn cảm, có 53% số người được hỏi, tương

đương 119 người chấm điểm 5, 31% tương đương 70 người chấm điểm 4, có

16% tương đương 35 người chấm điểm 3, và cũng không ai chấm điểm 2 và 1

cho yêu cầu này.

Thấp hơn so với yêu cầu về bản lĩnh sân khấu, song yêu cầu về Nghệ

thuật diễn cảm cũng được đánh giá khá cao, khi có hơn 1 nửa số người được

hỏi chấm điểm cao nhất cho yếu tố này. Không có ai chấm điểm 1 và 0. Đây

là yếu tố có điểm số cao thứ hai trong 4 yếu tố được khảo sát.

1.2.2. Với nhóm các phẩm chất cơ bản của người dẫn chương trình

truyền hình

Page 72: Luận văn cao học báo chí final

Khảo sát 224 người dẫn chương trình, câu hỏi như sau: Với thang

điểm 5, Anh/Chị hãy chấm điểm những phâm chất sau đây dựa trên mức

độ quan trọng của mỗi yếu tố đối với ngươi dân chương trinh.

a. Bình tĩnh, tự tin

b. Sáng tạo

c. Nhanh nhẹn

d. Hiểu biết, kiến thức nền tảng

e. Duyên dáng

f. Có đạo đức nghề nghiệp

Kết qua cho thấy:

Về phẩm chất Bình tĩnh tự tin, có 75% số người được hỏi, tương đương

168 người chấm điểm 5 là thang điểm cao nhất, 25% tương đương 56 người

chấm điểm 4, có 0% tương đương 0 người chấm điểm 3, điểm 2 và điểm 1.

Yếu tố bình tĩnh tự tin được đánh giá là quan trọng nhất trong số những

phẩm chất của người dẫn chương trình truyền hình, khi có tới 75% số người

được hỏi chấm điểm cao nhất cho phẩm chất này, số còn lại chấm điểm 4.

Không ai lựa chọn điểm 3, điểm 2 và điểm 1.

Đối với phẩm chất Sáng tạo có 56% số người được hỏi, tương đương 126

người chấm điểm 5, có 38% tương đương 84 người chấm điểm 4, có 6%

Page 73: Luận văn cao học báo chí final

tương đương 14 người chấm điểm 3, không có ai chấm điểm 2 và 1.

Với thang điểm như vậy, có thể nói phẩm chất sáng tạo cũng được đánh

giá cao, tổng hợp chung, có tới 94% số người được hỏi đánh giá cao phẩm

chất này của người dẫn chương trình truyền hình khi chấm điểm 4 và 5.

Với phẩm chất Nhanh nhẹn, có 34% số người được hỏi, tương đương 77

người chấm điểm 5, có 63% tương đương 140 người chấm điểm 4, có 3% tương

đương 7 người chấm điểm 3, không ai chấm điểm 2 và 1 cho phẩm chất này.

Chỉ có 34% số người được hỏi đánh giá cao phẩm chát nhanh nhẹn của

người dẫn, và có tới 63% số người được hỏi chấm điểm 4. Ro ràng, phẩm chất

này không được đánh giá cao bằng phẩm chất sáng tạo hay các phẩm chất khác.

Page 74: Luận văn cao học báo chí final

Về phẩm chất hiểu biết kiến thức nền tảng, có 66% số người được hỏi, tương

đương 147 người chấm điểm 5, có 28% tương đương 63 người chấm điểm 4, có

6% tương đương 14 người chấm điểm 3, không ai chấm điểm 2 và 1.

Qua phân tích số liệu thì thấy, phẩm chất này được đánh giá tương đối cao

với 66% người được hỏi chấm điểm 5. Hiểu biết kiến thức nền tảng được đánh giá

cao thứ 2 trong nhóm các phẩm chất cơ bản của người dẫn chương trình.

Phẩm chất duyên dáng chỉ có 25% số người được hỏi, tương đương 56

người chấm điểm 5, có 47% tương đương 105 người chấm điểm 4, có 19%

tương đương 42 người chấm điểm 3 và có 3% tương đương 7 người chấm

điểm 2, dù vậy không có ai chấm điểm 1.

Không được đánh giá cao bơi những người dẫn chương trình, trong số những

người được khảo sat, chỉ có 25% đánh giá cao nhất phẩm chất này. Đa phần lựa

chọn điểm 4 cho mức độ quan trọng của phẩm chất này đối với người dẫn chương

Page 75: Luận văn cao học báo chí final

trình. Tuy nhiên, cộng chung cả điểm 4 và điểm 5 thì thấy rằng, tỷ lệ người dẫn

đánh giá cho phẩm chất này là ơ mức độ quan trọng vừa phải.

Có 34% số người được hỏi, tương đương 77 người chấm điểm 5 cho

phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người dẫn chương trình, 44% tương

đương 98 người chấm điểm 4, có 13% tương đương 28 người chấm điểm 3,

có 9% tương đương 21 người chấm điểm 2 và không ai chấm điểm 1.

Đây là một bất ngờ vì có khá nhiều người dẫn không đánh giá cao

phẩm chất đạo đức trong nghề dẫn chương trình như các yếu tố khác. Có 9%

chấm điểm 2 cho mức độ quan trọng của đạo đức đối với hoạt động dẫn

chương trình, điểm 3 cũng có 13% số người chấm, trong khi đó điểm 5 cũng

chỉ có 34% lựa chọn.

1.2.3. Với nhóm các Kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình

Khảo sát 224 người dẫn chương trình, câu hỏi như sau: Với thang

điểm 5, Anh/Chị hãy chấm điểm những ky năng sau đây dựa trên mức độ

quan trọng của mỗi yếu tố đối với nghề dân chương trinh.

a. Kỹ năng đọc lưu loát

b. Kỹ năng đọc autocue

c. Kỹ năng diễn đạt

Page 76: Luận văn cao học báo chí final

d. Thể hiện ngôn ngữ cơ thể

e. Kỹ năng xây dựng kịch bản

f. Kỹ năng phỏng vấn

g. Kỹ năng xử lý tình huống

h. Kỹ năng làm việc nhóm

Kết qua cho thấy:

Đối với Kỹ năng đọc lưu loát, có 53% tương đương 119 người chấm

điểm 5, có 38% tương đương 84 người chấm điểm 4, có 9% tương đương 21

người chấm điểm 3, có 0% tương đương 0 người chấm điểm 2 và điểm 1.

Kỹ năng đọc lưu loát được đánh giá cao khi có tới 53% số người chấm

điểm 5 và 38% chấm điểm 4.

Với kỹ năng đọc autocue, có 25% tương đương 56 người chấm điểm 5,

có 22% tương đương 49 người chấm điểm 4, có 25% tương đương 56 người

chấm điểm 3, có 16% tương đương 32 người chấm điểm 2 và thậm chí có đến

13% tương đương 28 người chấm điểm 1.

Page 77: Luận văn cao học báo chí final

Thật đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ người được hỏi không đề cao yếu tố kỹ

năng này là tương đối cao. Có đến 13% chấm điểm 0, tức là với họ Kỹ năng

đọc autocue không có gì quan trọng cả.

Mặc dù vậy, tác giả luận văn dựa trên yêu cầu thực tế của công việc dẫn

chương trình, vẫn quyết định lựa chọn Kỹ năng đọc autocue vào nhóm các Kỹ

năng cơ bản để phân tích ơ phần sau.

Có 65% số người được hỏi, tương đương 140 người chấm điểm 5 cho kỹ

năng diễn đạt, có 31% tương đương 70 người chấm điểm 4 và 6% tương

đương 13 người chấm điểm 3, không có ai chấm điểm 2 và 1.

Kỹ năng diễn đạt được đánh giá cao khi có 65% số người được hỏi chấm

điểm 5 và 31% chấm điểm 4. Thực tế qua số liệu phân tích, đây là yếu tố có

điểm cao thứ 2 sau kỹ năng xử lý tình huống.

Page 78: Luận văn cao học báo chí final

Với kỹ năng thể hiện ngôn ngữ cơ thể, có 31% số người được hỏi, tương

đương 70 người chấm điểm 5, có 37% tương đương 83 người chấm điểm 4,

có 19% tương đương 42 người chấm điểm 3, có 9% tương đương 21 người

chấm điểm 2, trong khi đó có3% tương đương 7 người chấm điểm 1 cho kỹ

năng này.

Kỹ năng thể hiện ngôn ngữ cũng không được coi trọng khi có đến 3%

chấm điểm 1 và 9% chấm điểm 2 và 19% chấm điểm 3.

Kỹ năng xây dựng kịch bản có 41% tương đương 91 người chấm điểm 5,

34% tương đương 77 người chấm điểm 4, có 19% tương đương 42 người chấm

điểm 3, có 6% tương đương 14 người chấm điểm 2 và không ai chấm điểm 1.

Kỹ năng xây dựng kịch bản cũng được đánh giá cao khi có 41% số

người chấm điểm 5 và 34% chấm điểm 4.

Với kỹ năng phỏng vấn, có 47% số người được hỏi, tương đương 105

người chấm điểm 5, có 50% tương đương 112 người chấm điểm 4, có 3%

Page 79: Luận văn cao học báo chí final

tương đương 7 người chấm điểm 3 và không ai chấm điểm 2 cũng như điểm 1

cho kỹ năng này.

Kỹ năng phỏng vấn được đánh giá khá cao, hầu như tất cả số người

được hỏi đều chấm mức điểm cao nhất, có tới 47% chấm điểm 5 và 50%

chấm điểm 4, còn lại 3% chấm điểm 3.

Về kỹ năng xử lý tình huống, có 78% tương đương 175 người chấm điểm 5,

có 22% tương đương 49 người chấm điểm 4 và không ai chọn điểm 3, 2 hay 1.

Kỹ năng xử lý tình huống được đánh giá cao nhất trong số các kỹ năng

được khảo sát, có 78% số người được hỏi đã chấm điểm 5, còn lại 22% chấm

điểm 4, không có điểm 3,2,1.

Kỹ năng làm việc nhóm, có 41% tương đương 91 người chấm điểm 5, có

34% tương đương 77 người chấm điểm 4, có 16% tương đương 35 người chấm

Page 80: Luận văn cao học báo chí final

điểm 3 và 9% tương đương 21 người chấm điểm 2, không ai chọn điểm 1. Kỹ

năng làm việc nhóm được xếp thứ 5 trong số các kỹ năng được khảo sát, khi mà

có 41% số người được hỏi chấm điểm 5 và 34% chấm điểm 4.

Từ kết quả khảo sát trên, tác giả luận văn đi sâu vào phân tích làm ro

các yếu tố yêu cầu cơ bản; kỹ năng cơ bản và phẩm chất cơ bản của người dẫn

chương trình truyền hình. Trong đó kết quả khảo sát chỉ mang tính chứng

minh cho các luận điểm được trình bày. Các quan điểm được phân tích đều

dựa trên sự quan sát và tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm kinh nghiệm thực

tiễn trong hoạt động nghề nghiệp, nguồn thông tin từ cách tài liệu tham khảo

của nước ngoài và nguồn thông tin phân tích từ các bài báo viết về nghề dẫn

chương trình truyền hình trong nước.

2. Một số vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo người dẫn chương

trình truyền hình

2.1. Thực trạng đào tạo người dẫn chương trình truyền hình ơ Việt Nam

Hiện nay, ơ Việt Nam chưa có một trường Đại học hay cao đẳng nào đào

tạo chuyên nghiệp nghề dẫn chương trình truyền hình. Tại các trường báo chí

cũng chưa có bộ môn dẫn chương trình truyền hình.

Đáng kể nhất có trung tâm đào tạo của Đài truyền hình Việt Nam, đây là

đơn vị có chức năng đào tạo thuộc đài truyền hình quốc gia. Họ có thế mạnh

Page 81: Luận văn cao học báo chí final

về thực tiễn và đội ngũ giảng viên trong các đợt tập huấn nghiệp vụ. Tuy

nhiên thông thường, những đợt tập huấn của đơn vị này thường là tập huấn

ngắn hạn, lại chỉ trong phạm vi các đài truyền hình thuộc nhà nước. Do vậy,

đối tượng được tiếp cận các dịch vụ này còn hạn chế. Thông thường, mỗi

năm, trung tâm đào tạo truyền hình thuộc VTV chỉ đào tạo khoảng 1-2 khóa

về nghiệp vụ dẫn chương trình, thời gian thường gói gọn trong 2 tuần. Trong

khoảng thời gian đó, khoảng 25-30 người dẫn chương trình ơ các đài truyền

hình địa phương sẽ được tập huấn nghiệp vụ cùng với một số người dẫn

chương trình có nhiều kinh nghiệm của VTV như Tạ Bích Loan, Vũ Thu

Hường, Minh Trí, Thu Hiền.v.v…Cuối khóa học, các học viên sẽ được trung

tâm cấp một chứng chỉ đã qua lớp tập huấn. Mặc dù mỗi năm số lượng đào

tạo của trung tâm này không lớn, nhưng do đã hoạt động lâu năm, nên số

lượng người dẫn ơ các đài địa phương đã từng tham gia khóa học này là

tương đối nhiều. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì số lượng học viên được

đạo tạo từ trung tâm này vẫn còn rất ít.

Ngoài ra, đáp ứng nhu cầu về số lượng người dẫn chương trình gia tăng

cho các kênh truyền hình mới mơ, một số cơ sơ đào tạo do những người dẫn

chương trình có kinh nghiệm cũng từng bước mơ ra. Thế nhưng, đó cũng chỉ

là những khóa học sơ cấp, ngắn hạn, chủ yếu trang bị những kiến thức ban

đầu về nghiệp vụ dẫn chương trình, và không có được hệ thống giáo trình, tài

liệu tham khảo đầy đủ, nên hiệu quả của các chương trình đào tạo này cũng

chưa cao.

Hiện nay các trung tâm như thế mơ ra tương đối nhiều, ơ Hà Nội có một

số công ty như GoVietNam với trung tâm đào tạo Connect; hoặc Công ty

Tầm Nhìn Mới do một số người dẫn chương trình của VTV đứng ra thành lập.

Ở TP Hồ Chí Minh cũng có nhiều đơn vị mơ ra dịch vụ đào tạo này, chủ yếu

do một số người dẫn có kinh nghiệm thuộc đài truyền hình giảng dạy, phần

Page 82: Luận văn cao học báo chí final

lớn là dạy về kỹ năng dẫn chương trình. Công bằng mà nói, những trung tâm

như vậy cũng đã góp phần trang bị những kiến thức nền tảng về nghề dẫn

chương trình cho nhiều đối tượng muốn tiếp cận hoặc hoàn thiện hơn kỹ năng

dẫn chương trình.

Trong bảng khảo sát mà tác giả luận văn thực hiện với 224 người dẫn

chương trình trong cả nước, phần lớn trong số đó đều cho rằng, cần phải có

những lớp đào tạo chính quy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ cho người dẫn

chương trình ơ các đài. Đây là nhu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài đối với các

đài truyền hình và cả đội ngũ những người dẫn chương trình. Cấp bách là ơ

chỗ, hiện nay với một đội ngũ người dẫn khá hùng hậu về số lượng, song

phần nhiều trong số đo lại chưa thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe

của khán giả truyền hình. Tình trạng người dẫn chương trình khiến khán giả

cảm thấy khó hiểu khi khen các nhạc sĩ khách mời trong chương trình bằng

những câu như: không ngờ nhạc sĩ A, B lại sáng tác được tác phẩm hay đến

thế…như người mẫu Thúy Hạnh trong chương trình Con đường âm nhạc hay

ca sĩ Hiền Thục trong chương trình Bài hát Việt[48] không phải là hiếm gặp

trong các chương trình hiện nay.

Việc đào tạo người dẫn cũng phải được xác định là chiến lược lâu dài,

bơi nếu không đầu tư cho công tác đào tạo người dẫn chương trình ngay từ

bây giờ, thì trong nhiều năm tới, các các đài truyền hình sẽ vẫn phải tiếp tục

chứng kiến sự yếu kém của những người dẫn. Sự ra đời của các cuộc thi tìm

kiếm người dẫn chương trình xuất sắc của truyền hình TP Hồ Chí Minh hay

VTV trong thời gian qua, cũng chỉ là một giải pháp tình thế và để giúp các đài

truyền hình có cơ hội tìm kiếm các gương mặt có triển vọng cho việc dẫn

chương trình mà thôi.

Với một hệ thống các đài truyền hình đang phát triển khá nhanh chóng

như ơ Việt Nam, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ người dẫn chương

Page 83: Luận văn cao học báo chí final

trình là hết sức cần thiết. Theo công văn chỉ đạo của Thủ tướng mới ban hành,

từ năm 2010, Thông tấn xã Việt Nam sẽ chính thức được phát sóng thử

nghiệm kênh truyền hình của mình(Công văn số 1620/TTg-KGVX, ngày

10/9/2009 về việc đồng y thực hiện Đề án ''Xây dựng Kênh truyền hình Thông

tấn'' của TTXVN); trước đó VOV cũng đã được phát thử nghiệm trên cả hệ

anlog và cáp; trong khi đó các phương thức truyền hình mới ra đời như IPTV,

Kỹ thuật số, tới đây còn là Mobile TV…thì nhu cầu về người dẫn chương

trình cho các đài sẽ hết sức nóng bỏng.

2.2. Chât lượng người dẫn chương trình truyền hình

Như đã phân tích trong các phần trước, theo khảo sát của tác giả luận

văn, trong số 224 người được hỏi, chỉ có 49 người đã từng được đào tạo

nghiệp vụ dẫn chương trình. Và tất cả chỉ mới được đào tạo ngắn hạn dưới 1

tháng. Chỉ có 22% số người dẫn chương trình trong diện khảo sát đã có bằng

cử nhân báo chí.

Với đội ngũ những người dẫn chương trình chưa từng được trải qua đào

tạo như vậy, thì không thể nói đó là một đội ngũ tốt được. Công bằng mà nói,

trên truyền hình hiện nay, có không ít những người dẫn chương trình đã đảm

nhận rất xuất sắc vai trò của họ. Thế nhưng số lượng người dẫn giỏi xuất hiện

trên các đài truyền hình ngày nay là rất ít, thậm chí, tần xuất xuất hiện của họ

cũng khá dày, với nhiều thể loại chương trình khác nhau. Điều đó cũng khiến

cho những người dẫn chương trình của Việt Nam hầu như chưa tạo dựng

được bản sắc của mình.

Với những cá nhân người dẫn xuất sắc, ngoài năng khiếu cá nhân, họ

cũng đã phải trải qua một thời kỳ dài với nhiều trải nghiệm mà nếu như tại

thời điểm hiện nay, không phải ai cũng được tạo các điều kiện tốt như thế.

Việc mơ rộng các kênh phát sóng và tăng số lượng chương trình truyền

hình đã khiến cho nhu cầu tuyển người dẫn chương trình trơ nên nhiều hơn

Page 84: Luận văn cao học báo chí final

bao giờ, và cũng vì thế, chất lượng đội ngũ những người dẫn chương trình

cũng không được kiểm soát chặt chẽ. Trong các phòng thu chúng ta có thể bắt

gặp vô số lỗi của người dẫn chương trình, từ cách phát âm sai cho tới đọc

nhịu đọc vấp. Ro ràng đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình của chúng

ta đang bước vào tình trạng "rằng đông thì thật là đông" mà vẫn thiếu những

người dẫn chuyên nghiệp có trí tuệ, có bản lĩnh sân khấu, khả năng ứng xử

tốt, có duyên và có văn hóa, biết tạo không khí, tạo hiệu ứng tình cảm cho

người xem.

Trước tình trạng "thừa mà thiếu" người dẫn chương trình chuyên nghiệp

đã buộc các đài truyền hình, các nhà sản xuất quay ra tìm nguồn người dẫn

mới[48]. Người nổi tiếng trong làng giải trí là sự lựa chọn hàng đầu của các

nhà đài vì dẫu sao họ cũng đã quen ánh đèn sân khấu và nói trước đám đông.

Đến nay, không thể tính được có bao nhiêu người mẫu, diễn viên, ca sĩ làm

người dẫn chương trình truyền hình như: Quyền Linh, Xuân Bắc, Thanh Mai,

Trung Dũng, Nguyên Vũ, Tuấn Tú, Chí Trung, Minh Tiệp, Việt Trinh, Hồng

Anh… Trong số đó, có một vài gương mặt bộc lộ khả năng ăn nói có duyên,

còn lại không ít người vẫn mang cách "diễn" vào chương trình. Bên cạnh đó,

chỉ cần được khán giả biết tới qua một bộ phim hay những cuộc thi truyền

hình cũng có thể trơ thành người dẫn chương trình truyền hình như: Minh

Hương trong vai Vàng Anh, Linh Phương vai Loan (phim "Nhật ký Vàng

Anh" phần I), Lã Thanh Huyền (thí sinh dự thi chương trình Phụ nữ Thế kỷ

21)... Dường như với các đài truyền hình, chỉ cần nổi tiếng là có thể làm dẫn

chương trình.

Chưa có một số liệu thống kê đầy đủ, nhưng chắc chắn số lượng người

dẫn chương trình truyền hình ơ nước ta là rất lớn; chỉ một số rất ít trong đó có

thể đảm nhận những công việc dẫn chương trình đòi hỏi độ phức tạp cao,

hoặc các chương trình truyền hình trực tiếp, còn phần lớn trong số họ đều

Page 85: Luận văn cao học báo chí final

đang đảm nhiệm việc dẫn những chương trình có yêu cầu tương đối nhẹ

nhàng. Đó là các bản tin thời sự không được phát sóng trực tiếp, hoặc các tạp

chí, chuyên đề thường kỳ thực hiện với phương thức ghi hình phát lại.

Điều này một mặt là do đội ngũ người dẫn vẫn còn non về nghiệp vụ,

nhưng mặt khác cũng phải thấy rằng, tại nhiều đài truyền hình, việc đòi hỏi

nâng cao chất lượng chương trình vẫn chưa được đặt ra một cách ráo riết.

Nhiều người tổ chức sản xuất vẫn chưa đánh giá đúng mức đóng góp của

người dẫn chương trình trong các tác phẩm của họ. Hầu như khi đánh giá tác

phẩm, mọi người thường có xu hướng đánh giá phần nội dung, mà chưa thực

sự chú trọng đến phần thể hiện hình thức, trong đó bao gồm cả phần dẫn giới

thiệu; đặc biệt là trong các tạp chí hoặc các chương trình thời sự. Mặt khác,

cũng xuất phát từ thực tế là, đội ngũ người dẫn chương trình hiện nay đang

quá thiếu, nên nhiều người tổ chức sản xuất vẫn phải chấp nhận sử dụng

những người dẫn chưa được đào tạo một cách bài bản.

Ngày nay, cũng với sự phát triển không ngừng của đời sống văn hóa tinh

thần, công chúng khán giả càng đòi hỏi người dẫn chương trình phải có một

trình độ chuyên môn cao. Trước đây, có thể nhiều người sẽ chỉ cần một người

dẫn có khả năng nói lưu loát và một ngoại hình phù hợp, nhưng giờ đây,

người dẫn còn được yêu cầu cao hơn thế. Họ phải có khả năng đảm nhiệm

toàn bộ một tác phẩm từ khâu chọn đề tài - viết - dựng có khả năng đứng

trước ống kính máy quay để thể hiện tác phẩm của mình và kể cả thể hiện lời

dẫn cho những tác phẩm khác với một phong cách riêng. Trong quy trình sản

xuất một chương trình trò chơi của VTV3, người dẫn được yêu cầu phải tham

gia hoàn thiện kịch bản cùng với cả nhóm. Họ phải tự viết phần nội dung lời

dẫn chi tiết cho từng trường đoạn trên cơ sơ khung kịch bản cứng mà người tổ

chức sản xuất gửi cho. Trong các chương trình thời sự của VTV cũng vậy,

Page 86: Luận văn cao học báo chí final

người dẫn chương trình phải là người tự biên tập lời dẫn dựa trên chất liệu là

các tin tức mà người tổ chức sản xuất đã ký duyệt phát sóng.

Tuy nhiên, do ơ nước ta cho đến nay vẫn chưa thực sự có được một đội

ngũ dẫn chương trình truyền hình chuyên nghiệp và vì vậy, có thể nói việc

đào tạo một đội ngũ những người dẫn chương trình chuyên nghiệp hiện vẫn

đang là một vấn đề chưa có lời giải thỏa đáng của ngành truyền hình cả nước.

3. Đề xuất một số giai pháp nâng cao chất lượng người dẫn chương

trình truyền hình

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ người dẫn chương trình, đòi hỏi phải

thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phải đảm bảo các giải pháp lâu

dài cũng như những giải pháp trước mắt. Việc nâng cao chất lượng người dẫn

phải bắt đầu từ yêu cầu nâng cao chất lượng sản xuất các chương trình truyền

hình, cho tới các giải pháp về đào tạo cũng như tăng cường nhận thức về vai

trò của người dẫn. Các giải pháp này cần phải được thực hiện thường xuyên

liên tục và trơ thành yêu cầu thiết yếu đối với chính đội ngũ người dẫn

chương trình và ê kíp sản xuất cũng như lãnh đạo đài truyền hình.

3.1.Giai pháp lâu dài

3.1.1. Phải xuất phát từ yêu câu nâng cao chất lượng các chương trình

truyền hình

Đây phải được coi là yếu tố quan trọng nhất trong nhóm các giải pháp

nâng cao chất lượng chương trình. Nếu không xuất phát từ yêu cầu nâng cao

chất lượng chương trình của từng đài truyền hình, thì việc đào tạo người dẫn

cũng chỉ mang tính hình thức mà thôi. Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi một

người tổ chức sản xuất cho tới các lãnh đạo đài truyền hình cần phải nhận

thức một cách đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của người dẫn

chương trình trong bất kỳ một sản phẩm truyền hình nào. Hiện nay, tại các đài

truyền hình, công việc của người dẫn chương trình và vai trò của họ chưa

Page 87: Luận văn cao học báo chí final

thực sự được đánh giá đúng mức. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó có cả

những lý do chủ quan thuộc về những người dẫn chương trình, khi họ không

phát huy được những giá trị, phẩm chất và năng lực trong quy trình sản xuất.

Chất lượng đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình còn nhiều bất cập có

thể là lý do để nhiều người đánh giá chưa đúng mức về nghề này. Tuy nhiên,

xét ơ cương vị là nhà quản lý, chúng ta thấy rằng, nhiều lãnh đạo các đài

truyền hình chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao trình độ

cho người dẫn. Đặc biệt ơ nhiều đài truyền hình địa phương, hầu như người

dẫn chương trình phải tự mày mò học của lớp người đi trước.

Mặt khác, tại nhiều đài truyền hình, khi chất lượng chương trình còn

nghèo nàn, thì người dẫn chương trình cũng không có điều kiện để phát huy

khả năng của mình, chính vì vậy, tiếng nói của họ tỏ ra vô cùng nhỏ bé trong

toàn bộ ê kíp sản xuất chương trình.

Việc thay đổi nhận thức của mọi người về vai trò vị trí của người dẫn

chương trình trước hết phải bắt đầu từ nhu cầu nâng cao chất lượng chương

trình. Có như vậy, người dẫn chương trình mới có điều kiện nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ. Mặt khác, chính người dẫn cũng phải nỗ lực hơn rất

nhiều trong công việc, trong việc học hỏi để từng bước cải thiện hình ảnh của

mình với đồng nghiệp, với khán giả.

3.1.2. Cân tiến hành các nghiên cứu, đánh giá về chất lượng và thực

trạng đội ngũ người dẫn chương trình thường xuyên

Sau khi tác động về nhân thức, cần tiến hành thường xuyên các nghiên

cứu, đánh giá về chất lượng cũng như thực trạng của đội ngũ người dẫn

chương trình. Chỉ thông qua các đánh giá được khảo sát thường xuyên chúng

ta mới có cơ sơ khoa học để phân tích chất lượng đội ngũ người dẫn chương

trình, trên cơ sơ đó mới có các tác động tích cực can thiệp vào việc nâng cao

chất lượng.

Page 88: Luận văn cao học báo chí final

Trên thực tế hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích

một cách căn bản thực trạng đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình

trong cả nước. Điều này sẽ khiến cho việc tiếp cận các thông tin phục vụ

nghiên cứu hoặc tìm hiểu về hoạt động dẫn chương trình trơ nên khó khăn

hơn. Cũng chính vì thế, không tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau về tầm quan trọng

của họ. Việc này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các trung tâm nghiên cứu,

các trung tâm đào tạo và các chương trình đào tạo chuyên nghiệp về nghề dẫn

cũng như người dẫn chương trình truyền hình. Trong quá trình thực hiện luận

văn này, tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn khi sưu tập tư liệu bằng tiếng Việt

liên quan đến người dẫn chương trình. Hầu như đó chỉ là ít ỏi những bài báo

viết về người dẫn chương trình này hay chương trình khác. Những bài viết

phân tích về yêu cầu, kỹ năng của người dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một

khi không có những công trình khoa học nghiên cứu về đối tượng nghề dẫn

hay người dẫn chương trình, thì sẽ tạo ra một khoảng trống rất đáng tiếc trong

hệ thống lý luận liên quan đến công việc này.

Việc các phương tiện truyền thông đại chúng dùng từ MC để gọi người

dẫn chương trình truyền hình là một ví dụ điển hình cho thấy những nhận

thức về nghề dẫn và người dẫn chương trình truyền hình đang còn khá mơ hồ

ơ Việt Nam.

Các nghiên cứu đánh giá về đội ngũ người dẫn chương trình nếu được

thực hiện cũng cần được công bố rộng rãi trên internet để bất kỳ ai có nhu cầu

tìm hiểu đều có thể có thông tin một cách nhanh chóng.

3.1.3. Xây dựng hệ thống ly luận riêng cho lĩnh vực đào tạo người dẫn

chương trình

Việc xây dựng một hệ thống lý luận riêng cho lĩnh vực đào tạo người

dẫn chương trình là yêu cầu cấp thiết. Trên thực tế, khi không có hệ thống lý

luận riêng, thì không thể nghĩ tới việc đào tạo một cách căn bản và toàn diện

Page 89: Luận văn cao học báo chí final

cho đội ngũ này. Việc xây dựng hệ thống lý luận về nghiệp vụ dẫn chương

trình đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học và mang

tính lâu dài. Nó đòi hỏi tất cả các trung tâm đào tạo phải nỗ lực để có được

những sản phẩm giáo trình hiện đại và hiệu quả. Trước mắt, khi chưa xây

dựng được một hệ thống giáo trình, tài liệu bài bản phục vụ công tác giảng

dạy, cần khuyến khích các giảng viên đang nghiên cứu lĩnh vực truyền hình

đầu tư nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu về người dẫn và nghề dẫn chương

trình truyền hình, mặt khác, cũng cần kêu gọi đội ngũ những người dẫn

chương trình chuyên nghiệp trên các đài truyền hình công bố những kinh

nghiệm trong quá trình hoạt động trên các tạp chí chuyên ngành; hoặc đẩy

mạnh quá trình truyền thông về nghề dẫn chương trình để tạo sự hiểu biết

chung trong lĩnh vực này.

3.2. Giai pháp cụ thể

3.2.1. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng thường xuyên

Trên cơ sơ các khảo sát đánh giá, bản thân các đài truyền hình cũng cần

chú trọng hơn nữa đến việc cử nhân viên theo học các khóa học của các tổ

chức đào tạo về nghiệp vụ dẫn chương trình.

Trung tâm đào tạo thuộc đài truyền hình Việt Nam, một cơ sơ đào tạo

có nhiều thế mạnh do việc có được các mối liên hệ thường xuyên với các đài

truyền hình địa phương, cũng như những người dẫn chương trình kinh

nghiệm, cần tổ chức nhiều khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ dẫn chương trình

bằng cách đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Các đài truyền hình cấp quốc

gia, nếu có đủ điều kiện, cũng nên xây dựng các trung tâm đào tạo của riêng

mình, trong đó có thiết kế các chương trình đào tạo người dẫn chương trình để

liên tục cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ này. Nếu chưa đủ

điều kiện thành lập các trung tâm đào tạo riêng, thì các đài truyền hình cũng

nên thực hiện các chính sách khuyến khích đội ngũ người dẫn tham gia các

Page 90: Luận văn cao học báo chí final

khóa tập huấn ngắn hạn; hoặc các đài tự tổ chức các lớp tập huấn và mời

những người dẫn chương trình giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, truyền

đạt kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Việc tổ chức các lớp như thế này cũng

cần có sự tham gia giảng dạy của đội ngũ giáo viên chính quy của các trường

đào tạo báo chí để đảm bảo sự cân bằng giữa lý luận và thực tiễn

Chỉ có đào tạo một cách thường xuyên mới có thể giúp nâng cao chất

lượng đội ngũ người dẫn chương trình hiện nay, bơi, với những số liệu thông

kê ban đầu cho thấy, tỷ lệ người dẫn đã từng được đào tạo là rất thấp. Việc

không được đào tạo cơ bản là nguyên nhân khiến cho chất lượng và hiệu quả

công việc của người dẫn chương trình chưa cao. Hệt thống lý thuyết căn bản

làm nền tảng cho người dẫn chưa được xây dựng, vì vậy, họ phải tự mò mẫm

học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Điều này về lâu dài dẫn đến

chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động của người dẫn.

Việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo như trao đổi hợp tác quốc tế giữa

các trường đại học, giữa các hội, hiệp hội nghề nghiệp cũng như mơ rộng mô

hình đào tạo là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Sự ra đời của một số

trung tâm đào tạo nghiệp vụ dẫn chương trình ơ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

trong thời gian qua là một tín hiệu đáng mừng, vì ít ra, nó cũng góp phần nâng

cao nhận thức và những kỹ năng cơ bản cho đội ngũ người dẫn.

Một ý tương được đưa ra trong cuốn luận văn của Lê Thị Phong Lan

cũng rất đáng tham khảo, khi cô cho rằng; cần coi việc trải qua các lớp đào

tạo là yêu cầu bắt buộc đối với người dẫn chương trình truyền hình.

“Nhìn chung người dẫn chương trình hiện nay chưa có tình chuyên

nghiệp. Nghề dẫn chương trình ơ nước ta vừa tự phát vừa dựa vào năng khiếu

của mỗi người, chưa được ren luyện. Điều này đặt ra giải pháp đào tạo. Từ

đó, đặt ra những tiêu chí cân phải thoa mãn trước khi trơ thành người dẫn

chương trình”[17,tr45].

Page 91: Luận văn cao học báo chí final

3.2.2. Từng bước xây dựng một môn học chuyên ngành về dẫn chương

trình của ngành học phát thanh truyền hình trong hệ thống các trường

đào tạo báo chí

Đây là một yêu cầu bức xúc đang đặt ra cho hệ thống đào tạo tại các

khoa, các trường báo chí. Việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo người dẫn

và nghề dẫn chương trình là cần thiết, song nhân tố giữ vao trò chủ đạo trong

việc xây dựng một đội ngũ người dẫn với đầy đủ phẩm chất và yêu cầu vẫn

phải là các trung tâm đào tạo chính quy. Nơi có triển vọng nhất để thực hiện

việc này phải là các trường đạo tạo chuyên ngành báo chí. Bơi chỉ có những

trung tâm đào tạo như thế mới có đầy đủ năng lực về đội ngũ giảng viên cũng

như đảm bảo các yêu cầu nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc nhất.

Mặt khác với chức năng đào tạo, các đơn vị này đã tạo dựng được những mối

quan hệ chặt chẽ với những cộng tác viên là những người đang công tác tại

các đài truyền hình trong cả nước. Cùng với đội ngũ giảng viên cơ hữu, đây

sẽ là đội ngũ giảng viên thỉnh giảng dồi dào cung cấp những kiến thức thực

tiễn phong phú cho học viên, giúp học viên có điều kiện vừa được bồi dưỡng

hệ thống lý luận mang tính nền tảng, vừa được trang bị kiến thức thực tế, đáp

ứng được yêu cầu sản xuất chương trình của các đài truyền hình.

Về nội dung chương trình đào tạo, thực tế, hiện nay tại khoa Phát thanh

truyền hình thuộc Học viện Báo chí tuyên truyền, hay khoa Báo chí truyền

thông thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, cũng đã có một số

giảng viên đầu tư vào việc nghiên cứu những yếu tố liên quan đến người dẫn

chương trình phát thanh và truyền hình thông qua các bài viết được công bố

trên một số tạp chí chuyên ngành hoặc trang thông tin điện tử nội bộ. Một số

luận văn hoặc khóa luận của sinh viên đại học hoặc cao học cũng đã có những

hướng tiếp cận liên quan đến người dẫn chương trình truyền hình, như luận

văn của Lê Thị Phong Lan, với đề tài Ngôn ngữ của người dẫn chương trình

Page 92: Luận văn cao học báo chí final

truyền hình do PGS, TS Vũ Quang Hào hướng dẫn. Đây sẽ là cơ sơ ban đầu

quan trọng để hình thành nên những công trình nghiên cứu quy mô hơn về

nghề dẫn và người dẫn chương trình. Trên cơ sơ đó, dần hình thành một

chuyên ngành hẹp đào tạo người dẫn chương trình trong các khoa báo chí.

Nội dung chương trình đào tạo đội ngũ người dẫn chương trình cần đáp ứng

được cả yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn; tạo được sự cân bằng trong kết cấu

nội dung. Trong đó chú trọng đào tạo các kỹ năng cơ bản mà một người dẫn

chương trình cần có. Để các chương trình đào tạo hiệu quả, rất cần đầu tư hệ

thống trang thiết bị hỗ trợ. Nếu có kinh phí, thì việc đầu tư những phòng học theo

mô hình của một phòng thu tại các đài truyền hình là tốt nhất. Khi trải qua các

khóa huấn luyện với sự hỗ trợ đầy đủ như vậy, học viên, sinh viên hoàn toàn có

thể thích ứng ngay với công việc dẫn chương trình tại các đài truyền hình. Ngoài

việc đào tạo hệ thống lý luận chung, các trung tâm đào tạo cũng cần mời những

người dẫn chương trình giỏi, có khả năng sư phạm tham gia giảng dạy để tăng

hàm lượng kiến thức thực tiễn cho học viên, sinh viên.

Để làm được điều đó, đòi hỏi các khoa báo chí cần nhanh chóng đưa ra

những định hướng để phát triển cả về nhân sự cũng như hệ thống tài liệu liên

quan đến môn học này. Việc hình thành một ngành học mới không thể một

sớm một chiều, nó đòi hỏi phải có thời gian tích lũy vật chất nhất định, nhưng

nếu như các cơ sơ đào tạo bắt tay thực hiện càng sớm thì sự ra đời của chuyên

ngành đào tạo người dẫn chương trình càng nhanh chóng, phục vụ hiệu quả

công việc sản xuất chương trình truyền hình tại các đài hiện nay.

Page 93: Luận văn cao học báo chí final

KÊT LUẬN

Sự phát triển của lĩnh vực truyền hình ơ Việt Nam trong thời gian qua

diễn ra đặc biệt nhanh chóng khi hàng loạt công nghệ truyền hình mới ra đời.

Ngày nay khán giả truyền hình đã quen thuộc với truyền hình cáp, truyền hình

vệ tinh, và họ cũng dần quen với truyền hình độ nét cao hay truyền hình

internet(IPTV)…Cùng với sự ra đời của những công nghệ truyền hình mới là

sự phát triển nhanh chóng của các đơn vị sản xuất chương trình để đáp ứng

nhu cầu hương thụ các chương trình truyền hình ngày càng có chất lượng của

công chúng. Những điều kiện này đã dẫn đến xu thế phát triển mạnh mẽ của

các chương trình trên sóng truyền hình trong thời gian qua. Những chương

trình sản xuất mới nhiều nhất phải kể đến lĩnh vực giải trí, chưa bao giờ các

chương trình truyền hình lại nơ rộ đến như vậy các kênh truyền mới xuất hiện

của VTC, VCTV, SCTV, HTV…Điều đó kéo theo nhu cầu sử dụng đội ngũ

người dẫn chương trình cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, dường như số

lượng người dẫn hiện có vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu. Hàng loạt nhà tổ

chức sản xuất công bố tuyển chọn người dẫn để phục vụ nhu cầu của mình.

Trong bối cảnh đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ người dẫn

chương trình là yêu cầu được đặt ra bức thiết. Ngày nay, trong xu thế phát triển,

lĩnh vực truyền hình ơ Việt Nam không chỉ cần một đội ngũ người dẫn nhiều về số

lượng mà còn phải có chất lượng tốt. Hay nói cách khác, muốn khẳng định được vị

trí và uy tín của mình, các đài phát thanh, truyền hình phải xây dựng được đội ngũ

người dẫn chương trình có phong cách, có cá tính. Điều này xuất phát từ thực tế:

trong số hàng chục, hàng trăm người dẫn chương trình, những người dẫn nào được

khán, thính giả yêu mến nhất, chính là những người có cá tính nhiều nhất. Và những

chương trình được dẫn dắt, điều khiển bơi người dẫn có cá tính ro ràng, mới mẻ bao

giờ cũng thu hút được lượng khán thính giả đông nhất.

Page 94: Luận văn cao học báo chí final

Thế nhưng không phải khi nào, những nhà tổ chức sản xuất cũng có thể

tìm kiếm được những gương mặt dẫn chương trình xuất sắc. Một vài người

trong số đó được khán giản nhớ đến là nhà báo Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan,

Quang Minh, Kim Ngân, Thanh Bạch…trong khi đó hàng trăm người dẫn

khác hầu như không để lại được nhiều ấn tượng trong công chúng.

Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ người dẫn chương trình

truyền hình là câu hỏi đặt ra đối với bản thân mỗi người dẫn, mỗi đơn vị sản

xuất chương trình, và nó cũng là câu hỏi được đặt ra cho các đơn vị đào tạo

người dẫn. Để làm được điều này, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân người

dẫn chương trình, họ cũng cần được trang bị hệ thống tri thức cả về lý luận và

thực tiễn cơ bản liên quan đến công việc của người dẫn, những yêu cầu, phẩm

chất và các kỹ năng cơ bản. Đặc biệt, trong xu thế các đài truyền hình thực

hiện chương trình trực tiếp ngày càng nhiều, thì những yêu cầu về chất lượng

của người dẫn ngày càng cao hơn.

Việc nghiên cứu về những yêu cầu, phẩm chất và kỹ năng cơ bản của

người dẫn chương trình truyền hình sẽ góp phần định hình nên những hiểu

biết khái quát nhất về công việc này.

Chỉ có sự đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản và khoa học

mới có thể xây dựng được những tiêu chí chung về những đặc trưng, yêu cầu,

phẩm chất, kỹ năng của người dẫn. Từ những tiêu chí chung này chúng ta có

thể phân loại các dạng người dẫn ơ các thể loại khác nhau, trên cơ sơ đó tiếp

tục nghiên cứu về những đặc trưng riêng về các yêu cầu cho từng nhóm khác

nhau. Mặt khác, cũng chính từ việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện

về người dẫn chương trình, chúng ta mới có thể đưa ra được những giải pháp

căn cơ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương trình cũng như chất

lượng người dẫn chương trình truyền hình./.

Page 95: Luận văn cao học báo chí final

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Ngươi dân chương trinh truyền hinh ở Việt Nam

(Bài đăng trên trang songtre.vn của Chi hội nhà báo Khoa Phát thanh truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền)

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội và các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ truyền thông, truyền hình tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt kênh truyền hình mới được cấp phép hoạt động[1], những chương trình truyền hình mới đua nhau lên sóng đã làm bức tranh truyền hình ngày càng phong phú, đa dạng hơn.

Cùng với việc các chương trình mới ra đời, số lượng Người dẫn chương trình truyền hình cũng tăng lên rất nhanh. Ngoài lực lượng Người dẫn chương trình của các Đài truyền hình, còn có lực lượng Người dẫn chương trình là các văn nghệ sỹ, sinh viên các trường Đại học tham gia với tư cách là Người dẫn chương trình chuyên nghiệp hoặc Cộng tác viên. Điều đó làm cho đội ngũ tham gia vào công việc dẫn chương trình truyền hình ngày càng phong phú[2]. Nhiều Người dẫn chương trình truyền hình đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng. Sự đa dạng của người dẫn chương trình cũng là một lý do lôi kéo khán giả đến với các chương trình truyền hình.

Trên thực tế, vai trò của Người dẫn chương trình truyền hình ngày càng tỏ ra quan trọng khi mà sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình truyền hình đang khiến cho khán giả rơi vào càm giác bội thực thông tin. Chỉ có những Người dẫn chương trình truyền hình duyên dáng, thông minh, tin cậy và đầy nhiệt huyết mới có thể lôi khán giả đến ngồi trước ti vi. Trong khi đó, hiện nay tại Việt Nam, đội ngũ Người dẫn chương trình truyền hình giỏi có thể đếm trên đầu ngón tay[3]. Thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí dẫn chương trình đã khiến nhiều chủ nhiệm chương trình ơ các đài truyền hình bắt buộc sử dụng phương án thuê những cộng tác viên có chút ít kinh nghiệm và lợi thế thanh sắc để chịu trách nhiệm dẫn các chương trình truyền hình.

Thế nhưng, ngay cả những Người dẫn chương trình truyền hình của các đài vẫn đang còn có quá nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, thì không thể đòi hỏi các cộng tác viên dẫn chương trình có thể đủ sức đảm đương một chương trình dài hơi hàng chục năm được. Tình trạng chương trình chết yểu

Page 96: Luận văn cao học báo chí final

mà nguyên nhân do thiếu Người dẫn chương trình truyền hình tài năng, được đào tạo bài bản không phải xa lạ với khán giả cả nước.

Ngay cả khi Người dẫn chương trình truyền hình đang còn thiếu thốn trầm trọng như vậy, thì, việc sản xuất chương trình mới vẫn cứ phải liên tục diễn ra. Cho nên chúng ta thấy một Người dẫn chương trình truyền hình, với phông kiến thức còn nhiều hạn chế do không được trang bị kỹ năng tốt, vẫn hàng ngày phải xuất hiện trên màn hình mỗi nhà. Người xem truyền hình sẽ không thể nào chấp nhận được một người dẫn chương trình lý giải từ đồng bào là cùng một tế bào của mẹ![4] Hay là một Người dẫn chương trình truyền hình trẻ tuổi trong một chương trình truyền hình trực tiếp liên tục phỏng vấn bà Phó chủ tịch nước bằng câu: Xin chị cho biết…[5]. Những hạt sạn đó có thể loại bỏ bớt nếu như chúng ta có được những nền tảng lý luận vững chắc cho hoạt động của Người dẫn chương trình truyền hình.[6]

Một thực trạng khác khiến cho việc nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện những nghiên cứu liên quan đến các thuật ngữ chỉ Người dẫn chương trình truyền hình, xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng, yêu cầu nghề nghiệp của người dẫn chương trình, đó là việc, nhu cầu đào tạo nghiệp vụ dẫn chương trình nói chung và dẫn chương trình truyền hình nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng. Nếu khoa học Lý luận báo chí, đặc biệt là Lý luận báo chí truyền hình không nhanh chóng hình thành cho được những nguyên lý căn bản cho hoạt động dẫn chương trình và người dẫn chương trình, thì nguy cơ hổng kiến thức chuyên môn trong đội ngũ những người làm dẫn chương trình ơ các đài sẽ gây nên những tác hại không nhỏ. Thậm chí dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động dẫn chương trình truyền hình, từ đó kéo lùi sự phát triển của lý luận về dẫn chương trình.

Việc tổ chức đào tạo người dẫn chương trình chuyên nghiệp cũng cần phải có hệ thống lý luận riêng cho ngành này. Trong xu thế phát triển rất nhanh của nghề dẫn chương trình, nếu cơ sơ đào tạo nào nhanh chóng có được hệ thống cơ sơ lý luận phục vụ cho công tác đào tạo, thì cơ sơ đó sẽ sớm khẳng định được thương hiệu của mình trong xã hội.

Page 97: Luận văn cao học báo chí final

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Thể thao giải trí và thông tin kinh tế, Đài truyền hình Việt Nam,

Đề tài khoa học Quy trình chuẩn hóa hoạt động nghiệp vụ và đội

ngũ sản xuất chương trình tại trường quay của đài truyền hình

Việt Nam nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng

chương trình, 2005.

2. G.V Cu dơ nhet xốp, X.L Xvich, A.Ia Iu rốp xki, Báo chí truyền hình,

tập 1, tập 2, Nxb Thông tấn, 2004.

3. G.V Cu dơ nhet xốp, X.L Xvich, A.Ia Iu rốp xki, Người dẫn chương

trình tin tức,”Báo chí truyền hình”, tập 2, H. Thông tấn, 2004.

4. Hoàng Đình Cúc- Đức Dũng, Những vấn đề của báo chí hiện đại, H.

Lý luận chính trị, 2007.

5. Đức Dũng, Các thể ky báo chí, Nxb Thông tấn, 1992.

6. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, Truyền thông, ly thuyết và kỹ

năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, 2006.

7. Nguyễn Văn Dững(chủ biên), Báo chí những điểm nhìn từ thực

tiễn,NXB Văn hóa-Thông tin, 2001.

8. Hà Minh Đức, Báo chí những vấn đề ly luận và thực tiễn, Nxb

ĐHQGHN, 1997.

9. Neil Everton, Sổ tay phóng viên- Tin, phóng sự truyền hình, người dịch Lê

Phong, hiệu đính Trần Bình Minh, Quỹ Reuters xuất bản năm 1999.

10.Thomas L. Friedman, Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, 2006

11.Carmine Gallo, 10 bí quyết thành công của những diễn giả, MC tài

năng nhất trên thế giới, Nxb Trẻ xuất bản, 2008.

12.Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, H., 2007(tái bản

lần thứ 3)

Page 98: Luận văn cao học báo chí final

13.Đinh Thị Thúy Hằng, Báo chí thế giới xu hướng và phát triển,

NxbThông tấn, 2008.

14.Học viện Báo chí tuyên truyền, Báo phát thanh.

15.Đinh Hường, Các thể loại báo chí thông tân, Bài giảng, Khoa Báo chí

truyền thông, ĐHKHXH&NV HN.

16.Trần Bảo Khánh, Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb VH-TT, 2002.

17.Lê Thị Phong Lan, Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền

hình, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Truyền thông đại chúng,

ĐHKHXH&NV HN, 2006.(Vũ Quang Hào hướng dẫn)

18.Nguyễn Đình Lương, Nghề báo nói, Nxb VH-TT, 1993.

19.Claudia Mast, Dẫn chương trình, “Truyền thông đại chúng- Công tác

biên tập”, Nxb Thông tấn, 2003.

20.Claudia Mast, Truyền thông đại chúng: Công tác biên tập, H. Thông

tấn, 2003.

21.Dương Xuân Sơn, Bài giảng báo truyền hình.

22.Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sơ ly luận báo

chí truyền thông, Nxb VH-TT, H., 1995.

23.Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.

24.Hữu Thọ, Công việc của người viết báo, Nxb ĐHQGHN, H. 2000(tái

bản lần thứ 3)

25.Nhà báo hiện đại – The Missouri Group – NXB Trẻ 2007

26.Tạp chí Người làm báo

27.Tạp chí Nghề báo

28.V.V Vô-vô-xi-lốp, Nghiệp vụ báo chí- Ly luận và thực tiễn, Nxb

Thông tấn, 2004.

Page 99: Luận văn cao học báo chí final

TÀI LIỆU TRÊN MANG INTERNET

29.http://dantri.com.vn/giaitri/2005/11/89347.vip

30.http://en.wikipedia.org/wiki/Master_of_Ceremonies

31.Free daily Newspaper – http://www.wikipedia.org

32.Hoàng Lê, Nơ rộ kênh truyền hình, báo Tuổi trẻ online ngày 16/8/2008,

http://www.tuoitre.com.vn.

33.http://www.thiyagarajan.wordpress.com

34.Interactive television – http://www.wikipedia.org

35.http://Introductionmedia.org

36.Media trends – http://www.sourcewatch.org

37.http://www.mediacollege.com

38.http://www.nghebao.com

39.http://www.pozitiv.com

40.http://vi.wikipedia.org/wiki

41.http://www.rehearsalroom.com/workshops/wkshpspresenter.html

42.ThS Trương Thị Kiên, Cá tính của một người dẫn chương trình,

http://songtre.vn

43.T.L, Lời dẫn và người dẫn chương trình truyền hình, http://songtre.vn

44.http://www.svnhanvan.org

45.http://www.televisionnewsanchor.info

46.http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?

ArticleID=277806&ChannelID=10:

47.The State of the news Media 2008 – http://www.journalism.org

48.http://www.vietnamjournalism.com

49.http://vja.org.vn

50.http://vja.org.vn

Page 100: Luận văn cao học báo chí final

PHU LUCPhụ lục 1: Kết quả khảo sát được thực hiện

Câu 1.

Câu 2/a.

Page 101: Luận văn cao học báo chí final

Câu 2/b.

Câu 2/c.

Page 102: Luận văn cao học báo chí final

Câu 3.

Câu 4

Page 103: Luận văn cao học báo chí final

Câu 5/a.

Câu 5/b.

Page 104: Luận văn cao học báo chí final

Câu5/c.

Câu 5/d.

Page 105: Luận văn cao học báo chí final

Câu 5/e.

Câu 5/f.

Page 106: Luận văn cao học báo chí final

Câu 5/g.

Câu 5/h.

Page 107: Luận văn cao học báo chí final

Câu 6/a Câu 6/b Câu 6/c.

Câu 6/d Câu 6/e Câu 6/f

Page 108: Luận văn cao học báo chí final
Page 109: Luận văn cao học báo chí final

Câu7/a

Câu 7/b

Page 110: Luận văn cao học báo chí final

Câu 7/c

Câu 7/d

Page 111: Luận văn cao học báo chí final

Hình minh họa: Công cụ khảo sát

Page 112: Luận văn cao học báo chí final

Phụ lục 2.

Quyết định số 26/THKTS của Giám đốc Đài THKTS VTC

"Quy định đối với người dẫn chương trình trong các

chương trình truyền hình" của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC

TỔNG CÔNG TY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

VIỆT NAM (VTC)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ

VTC

Số: 26 /THKTS Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2009

QUYÊT ĐỊNH

V/v: Ban hành “Quy định đối với ngươi dân chương trinh trong các

chương trinh truyền hinh” của Đài Truyền hinh Ky thuật số VTC.

------------

GIÁM ĐỐC ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC

- Căn cứ Quyết định số 675/QĐ-BBCVT ngày 21 tháng 7 năm 2006 của

Bộ trương Bộ Bưu chính, Viễn thông về việc đổi tên và quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC;

- Căn cứ tình hình thực tế của các đơn vị;

- Theo đề nghị của Trương phòng Tổ chức Hành chính.

Page 113: Luận văn cao học báo chí final

QUYÊT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định đối với người

dẫn chương trình trong các chương trình truyền hình” của Đài Truyền hình

Kỹ thuật số VTC.

Điều 2. Các Ông (Bà) Giám đốc các Kênh, Trương các Phòng, Ban và

các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:

- Tổng Giám đốc TCT (để báo cáo);

- Như điều 2 (để thực hiện);

- Lưu VP.

Đỗ Thị Minh Ngọc

Page 114: Luận văn cao học báo chí final

QUY ĐỊNH

VỀ NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH

TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC

(Ban hành kem theo Quyết định số: ……… /QĐ – THKTS, ngày tháng năm

2009 của Giám đốc Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC)

---------------

Điều 1. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với tất cả các phát thanh viên, dẫn chương

trình, biên tập viên lên hình (gọi chung là người dẫn chương trình), ký hợp

đồng lao động làm việc chính thức hoặc ký hợp đồng cộng tác viên với Đài

Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Điều 2. Các tiêu chuân căn ban đối với ngươi dân chương trinh:

- Có ngoại hình đẹp, ưa nhìn.

- Có chất giọng trong, tròn, ro tiếng, phát âm giọng Hà Nội chuẩn (đối

với người dẫn ơ phía Bắc), chuẩn giọng TP. Hồ Chí Minh (đối với người dẫn

khu vực phía Nam).

- Có cách nói trôi trảy; không mắc các tật nói ngọng, nói lắp, nói quá

nhanh, quá chậm, nói quá to hoặc quá nhỏ.

- Có kiến thức về chính trị, văn hóa, xã hội và những kiến thức căn bản

về khoa học, nghệ thuật.

- Có phong cách giao tiếp tốt.

Điều 3. Quy định về kỷ luật làm việc đối với ngươi dân chương trinh:

Người dẫn chương trình phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu câu sau:

- Phải có mặt tại Trường quay (hoặc địa điểm ghi hình) trước giờ ghi

hình hoặc chính thức lên sóng tối thiểu 30 phút để thực hiện việc dẫn chương

trình theo nội dung công việc.

- Chuẩn bị tốt nội dung kịch bản.

Page 115: Luận văn cao học báo chí final

- Chuẩn bị tốt về trang phục, đầu tóc, trang điểm, đồ trang sức phù hợp

với từng chương trình.

- Tác phong làm việc chủ động, nghiêm túc, khẩn trương, hợp tác với

đồng nghiệp để đạt kết quả tốt nhất.

- Khi đã vào Trường quay để ghi hình, phải luôn trong trạng thái săn

sàng khi lên hình, không được có những cử chỉ, lời nói thừa.

- Khi đã bắt đầu ghi hình:

+ Tuyệt đối không có các hành vi: sửa sang quần áo, đầu tóc, đổi tư thế,

sửa lại chỗ ngồi, sửa lại máy móc trang thiết bị làm việc.

+ Không tự ý sửa kịch bản khi chưa có sự đồng ý từ người có trách nhiệm.

+ Trong lúc dẫn, phải tuyệt đối tuân thủ mọi sự hướng dẫn, thông báo,

chỉ đạo từ người có trách nhiệm.

Điều 4. Quy định về trang phục:

- Các trang phục phải đảm bảo nguyên tắc chung: trang trọng, lịch sự,

không lòe loẹt (trừ những chương trình đặc thù về giải trí thuần tuý dành cho

tuổi mới lớn và các chương trình thể thao có thể có trang phục thể thao riêng),

cụ thể như sau:

+ Đ ối với Nữ dẫn ch ươ ng trình: Mặc veston kiểu đơn giản hoặc áo dài.

+ Đ ối với Nam dẫn ch ươ ng trình: Mặc veston có sơ mi và thắt cavát

hoặc áo sơmi, thắt cavát.

(Trường hợp nhưng chương trình có bối canh và nội dung đặc biệt,

trang phục cua người dẫn phai được sự phê duyệt cua lãnh đạo Đài).

- Khi dẫn hiện trường, người dẫn chương trình phải nghiêm chỉnh tuân

thủ quy định về trang phục trên đây. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến tính

phù hợp của trang phục với bối cảnh dẫn. Hai loại trang phục được ưu tiên là

+ Nam: mặc áo sơ mi có màu sắc đơn giản (về mùa hè), áo vest (về

mùa đông).

Page 116: Luận văn cao học báo chí final

+ Nữ: mặc áo dài (về mùa hè), áo vest (về mùa đông).

- Không mặc trang phục có hoa văn sát nhau hoặc áo có kẻ sọc, kẻ caro.

- Không mặc trang phục có màu xanh cô ban, những màu có độ phản

ánh sáng đèn và nền trường quay).

Điều 5. Quy định về đồ trang sức:

- Sử dụng đồ trang sức đơn giản, phù hợp với trang phục và nội dung

chương trình dẫn.

- Không đeo đồ trang sức phát ra tiếng động.

Điều 6. Quy định về trang điểm:

- Trang điểm trước khi lên hình là bắt buộc đối với cả người dẫn

chương trình cả nam và nữ.

- Cách trang điểm, kiểu tóc phải phù hợp với trang phục và nội dung

chương trình dẫn.

Điều 7. Hiệu lực thi hành:

1. Yêu cầu các đơn vị và cá nhân có liên quan trong Đài Truyền hình

Kỹ thuật số VTC nghiêm túc thực hiện quy định này.

2. Quy định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Mọi quy định trước

đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.

GIÁM ĐỐC

Đỗ Thị Minh Ngọc

Page 117: Luận văn cao học báo chí final

Phụ lục 3: Bang phân loại Người dẫn chương trình truyền hình

Các dạng

ngươi dân

Các đặc trưng

Người dẫn

chương trình

Tin tức

Người

dẫn

chương

trình tọa

đàm

Người dẫn chương

trình trò chơi

Người

dẫn

chương

trình

tạp chí

Dẫn bản

tin

Dẫn hiện

trường

Trò chơi

vận động

Trò chơi

kiến thức

Bối canh ghi hinh

Trong trường quay X X X X X

Ngoài trường quay X X X X

Phương thức xuất hiện của

ngươi dân

Trực tiếp X X X

Không trực tiếp X X X X

Đơn phương thức X X X

Đa phương thức X X X X

Trang phục

Phom chuẩn X X

Đa dạng X X X X

Ngôn ngữ cơ thể

Biểu lộ hạn chế X X X

Biểu lộ thoải mái X X X

Giọng nói

Linh hoạt mềm mại X X X X

Mạnh mẽ truyền cảm X X

Văn phong

Chính luận X

Phong cách nói X X X

Đa phong cách X X

Page 118: Luận văn cao học báo chí final

Phụ lục 4:

Mô hình quy trình sản xuất chương trình trong trường quay ơ một số

nước[1,tr20]:

Chuân bị san xuất (Tiền kỳ):

a. Thông báo và mơi họp chuân bị san xuất:

Đạo diễn chương trình thông báo và mời các đơn vị liên quan trong Đài như

Kỹ thuật, Tư liệu, Vật tư, Mỹ công thể hiện, Hoá trang, Tài vụ, … tham gia

họp chuẩn bị sản xuất.

b. Họp chuân bị san xuất:

Đạo diễn chương trình chủ trì họp. Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định

chất lượng và tiến độ sản xuất chương trình. Những thành phần không thể

thiếu trong cuộc họp này gồm:

- Đạo diễn và trợ lý đạo diễn.

- Kỹ thuật video.

- Kỹ thuật âm thanh.

- Chuyên gia ánh sáng.

- Mỹ công thể hiện.

- Hoá trang.

- Quay phim.

- Người phụ trách trường quay.

Các thành phần tham gia thống nhất hình thức thể hiện chương trình

(quyết định những gì có thể thực hiện được, những gì cần phải thay đổi so với

kịch bản của đạo diễn).

Cuộc họp quyết định cụ thể công việc và trách nhiệm của các đơn vị

tham gia sản xuất. Các đơn vị hỗ trợ sản xuất góp ý kiến, kiến nghị và phương

án nhằm thực hiện chương trình với hiệu quả cao nhất.

Page 119: Luận văn cao học báo chí final

Quyết định sau khi đã bàn bạc và thống nhất được tuân thủ triệt để trong

suốt quá trình sản xuất.

Từ những đặc điểm quan trọng như trên, họp sản xuất thường chiếm

nhiều thời gian nhất trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chuẩn bị càng tốt thì

sau này sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhân lực, thời gian sử dụng trang thiết bị

và đảm bảo thành công cho chương trình. Các chương trình nhỏ có thể cần tới

một hoặc hai lần họp. Các chương trình lớn có thể mất tới nhiều lần.

c. Tập chuân bị cho ghi hinh:

Thường thường đạo diễn được phép tập ghi hình ba (03) lần tại trường

quay với các mục đích như sau:

- Lần tập thứ nhất: Để diễn viên, nhân vật quen với môi trường thể hiện

chương trình. Có thể có đầy đủ hoặc không cần thiết phải có đầy đủ những

người trực tiếp hỗ trợ sản xuất như đã nêu ơ trên tham gia. Chủ yếu là cho đạo

diễn, trợ lý đạo diễn và diễn viên.

- Lần tập thứ hai: Thực hiện với trang thiết bị và đầy đủ các thành phần

trực tiếp hỗ trợ sản xuất. Tại bước này các đơn vị hỗ trợ sản xuất vẫn được

phép góp thêm ý kiến hoặc những thay đổi cần thiết ơ quy mô nhỏ cho đạo

diễn tiếp tục hoàn thiện chương trình.

- Lần tập cuối cùng: Được thực hiện đúng như một lần ghi hình. Các

thành phần tham gia phải nghiêm túc tuân thủ mọi yêu cầu của sản xuất.

Không ai được phép góp ý kiến nữa.

San xuất:

Công đoạn này tương đối đơn giản hơn công đoạn chuẩn bị và tốn ít

thời gian hơn. Lúc này mọi thành phần tham gia sản xuất đều đã nắm đầy đủ

phần công việc và trách nhiệm của mình. Thời gian sản xuất dài hay ngắn phụ

thuộc chủ yếu vào khả năng của diễn viên và đạo diễn.

Page 120: Luận văn cao học báo chí final

Trong khi tập cũng như ghi hình chính thức, đạo diễn và trợ lý đạo diễn

ngồi tại phòng tổng khống chế điều hành công việc. Trợ lý đạo diễn có nhiệm

vụ nhắc trước các cảnh cần quay tiếp theo cho các camera cũng như người

phụ trách trường quay, phụ trách âm thanh và phụ trách ánh sáng qua hệ

thống tai nghe.

Người phụ trách trường quay phải có mặt tại trường quay để điều phối

trang thiết bị, ra hiệu cho diễn viên, người dẫn chương trình, … khi cần phải

có những thay đổi về tốc độ, di chuyển trong khi ghi hình. Các chương trình

ghi hình trong trường quay bắt buộc phải có thành phần này.

Hậu kỳ:

Công đoạn này mất ít thời gian nhất bơi những gì cần làm về hình ảnh,

âm thanh, kỹ sảo,… đều đã được thực hiện trong khi ghi hình. Đạo diễn (hoặc

trợ lý đạo diễn) chỉ cần rất ít thời gian để dựng lại những cảnh chưa đạt cần

phải làm thêm đúp.

Công cụ hỗ trợ êkip trong san xuất chương trinh:

Công cụ chính hỗ trợ sản xuất gồm hai (02) loại kịch bản:

- Kịch bản phân cảnh chi tiết (còn gọi là kịch bản ghi hình) gồm các

thông tin cụ thể về thời lượng, kích cỡ và góc độ, âm thanh, ánh sáng, lời

thoại… của từng cảnh quay. Kịch bản này được cung cấp cho người quản lý

trường quay, nhân viên bấm hình, ánh sáng, thu thanh, người quay video.

- Kịch bản hình ảnh (story board) gồm phác thảo bố cục, góc độ, kích

cỡ, thời lượng và lời thoại cho từng cảnh cần quay được cung cấp trước cho

người quay video, người phụ trách trường quay, ánh sáng, thu thanh và nhân

viên dựng hình.

Tại các chương trình trò chơi và ca nhạc qua quan sát tại trường quay

chúng tôi thấy loại kịch bản được sử dụng là kịch bản hình ảnh (story board),

Page 121: Luận văn cao học báo chí final

với các chương trình talkshow, và kịch sân khấu, loại kịch bản được sử dụng

là kịch bản phân cảnh chi tiết có lời thoại.

Intercom: Là bộ đàm để liên lạc giữa các nhân sự trong êkip: đạo diễn

với các quay phim, đạo diễn với phụ trách trường quay và các trợ lý, đạo diễn

nối với người dẫn.

Tại một vài trường quay (KBS –Hàn quốc - chương trình Lira show)

vẫn còn sử dụng hình thức nhắc vơ cho người dẫn chương trình bằng giấy khổ

lớn.

Họp rút kinh nghiệm:

Thành phần gồm các nhân sự đã tham gia chương trình, đánh giá lại công

việc đã làm, ghi biên bản và lưu lại để rút kinh nghiệm.

Có thể thấy, trong quy trình nghiêm ngặt như vậy, nếu kỹ năng làm việc

nhóm không tốt và không có ý thức làm việc cùng nhóm thì sẽ ảnh hương rất

lớn đến hiệu quả và chất lượng chương trình. Đó là lý do vì sao ngày nay tại

các đài truyền hình người ta rất quan tâm đến những bạn trẻ có kỹ năng làm

việc nhóm tốt.