35
1 LI NÓI ĐẦU Gii phu - Sinh lý là mt môn khoa hc nghiên cu hình thái, cu trúc và các quy lut hot động sinh lý ca các cơ quan cơ thngười trong mi liên hthng nht vi nhau, cũng như mi liên hgia cơ thvi môi trường sng. Nhiu năm nay “Gii phu – Sinh lý“ là môn hc chính khóa ca sinh viên các trường Đại hc, Cao đẳng và các ngành sơ cp y tế. Đã có nhiu giáo trình, tài liu được biên son để phc vcho công vic hc tp ca sinh viên. Cũng chính vì thế mà các kiến thc và các quan đim, các thut ngđược đề cp ti trong giáo trình này, tài liu thuc các trường khác nhau, đôi lúc không thng nht, gây khó khăn trong vic tiếp cn thông tin ca sinh viên. Nhm giúp cho sinh viên sơ cp dân sy tế có tài liu cơ bn, các tác gibiên son còn nhm đáp ng yêu cu đặt ra trong chương trình không chnm vng các kiến thc cơ bn vGii phu – Sinh lý mà còn có ththc hin tt vic truyn đạt kiến thc vGii phu – Sinh lý trong chương trình, đồng thi có thvn dng nhng hiu biết vmôn hc này trong vic trèn luyn bn thân vmthlc cũng như trí tu. Trong quá trình biên son bài ging này, các tác giđã cgng bám sát khung chương trình đào to mi, cp nht các kiến thc tnhiu ngun tài liu, nhm thhin được kiến thc cơ bn, hin đại và thc tin. Đây là giáo trình biên son ln đầu dành riêng cho đối tượng sơ cp Dân sY tế, vì vy không tránh khi nhng thiếu sót, chúng tôi mong nhn được nhng ý kiến đóng góp quý báu ca các nhà khoa hc, nhà qun lý và đông đảo bn đọc. Các tác gi

LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

1

LỜI NÓI ĐẦU

Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu trúc và các quy luật hoạt động sinh lý của các cơ quan cơ thể người trong mối liên hệ thống nhất với nhau, cũng như mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường sống.

Nhiều năm nay “Giải phẫu – Sinh lý“ là môn học chính khóa của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và các ngành sơ cấp y tế. Đã có nhiều giáo trình, tài liệu được biên soạn để phục vụ cho công việc học tập của sinh viên. Cũng chính vì thế mà các kiến thức và các quan điểm, các thuật ngữ được đề cập tới trong giáo trình này, tài liệu thuộc các trường khác nhau, đôi lúc không thống nhất, gây khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của sinh viên.

Nhằm giúp cho sinh viên sơ cấp dân số y tế có tài liệu cơ bản, các tác giả biên soạn còn nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong chương trình không chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản về Giải phẫu – Sinh lý mà còn có thể thực hiện tốt việc truyền đạt kiến thức về Giải phẫu – Sinh lý trong chương trình, đồng thời có thể vận dụng những hiểu biết về môn học này trong việc tự rèn luyện bản thân về mặ thể lực cũng như trí tuệ.

Trong quá trình biên soạn bài giảng này, các tác giả đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn.

Đây là giáo trình biên soạn lần đầu dành riêng cho đối tượng sơ cấp Dân số Y tế, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo bạn đọc.

Các tác giả

Page 2: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

2

MỤC LỤC Trang

Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU - SINH LÝ ..................................................3

Bài 2: GIẢI PHẪU HỆ XƯƠNG ..............................................................................6

Bài 3: GIẢI PHẪU HỆ CƠ .................................................................................... 35

Bài 4: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ THẦN KINH ................................................ 91

Bài 5: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN ............................................. 117

Bài 6: SINH LÝ MÁU ......................................................................................... 143

Bài 7: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ HÔ HẤP ...................................................... 157

Bài 8: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA .................................................. 181

Bài 9: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU ................................................. 227

Bài 10: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ SINH DỤC ................................................ 247

Bài 11: SINH LÝ NỘI TIẾT - CHUYỂN HÓA ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT ..2475

Page 3: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

3

Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU - SINH LÝ MỤC TIÊU

1. Trình bày các đặc điểm của cơ thể sống

2- Nêu được khái niệm tế bào và phân loại tế bào dựa vào chức năng của

chúng.

NỘI DUNG

1. Đặc điểm của sự sống:

1.1. Đặc điểm thay cũ đổi mới (hoạt động chuyển hoá): Hoạt động chuyển hoá

được xảy ra trong tế bào, gồm hai quá trình:

1.1.1. Quá trình đồng hoá:

Là quá trình thu nhận vật chất, biến vật chất thành những chất dinh dưỡng và

những thành phần cấu tạo đặc trưng của tế bào để cho sinh vật tồn tại và phát triển.

1.1.2. Quá trình dị hoá:

Là quá trình phân giải vật chất, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động và

đào thải các sản phẩm chuyển hoá khỏi cơ thể.

Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình đối lập nhau, đồng thời lại liên quan chặt chẽ

với nhau và thường phải cân bằng nhau để cơ thể tồn tại và phát triển.

1.2. Đặc điểm chịu kích thích:

Đặc điểm chịu kích thích là khả năng đáp ứng với tác nhân kích thích. Ví dụ:

Chạm tay vào vật nóng làm tay rụt lại. Lo sợ, hồi hộp làm tim đập nhanh… Đặc

điểm này vừa là biểu hiện của sự sống, vừa là điều kiện tồn tại của sự sống.

Ngưỡng kích thích là cường độ tối thiểu của kích thích để gây ra một đáp ứng.

Nếu kích thích dưới ngưỡng không gây được hưng phấn, nếu kích thích vượt quá

ngưỡng lại gây nên ức chế (không đáp ứng với kích thích).

1.3. Đặc điểm sinh sản:

Là đặc tính của sinh vật để tồn tại và phát triển giống nòi. Nó được thực hiện

nhờ mã di truyền nằm trong phân tử ADN của tế bào, nhờ đó mà tạo ra được các tế

bào con giống hệt tế bào mẹ đó là tính di truyền. Sự thay đổi tính di truyền gọi là

biến dị.

Di truyền và biến dị là 2 quá trình đối lập tạo cơ sở cho sự tiến hoá của sinh vật.

Page 4: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

4

2. Đại cương về tế bào

Tế bào là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo và thực hiện chức năng của cơ thể.

2.1. Kích thước, hình dáng và chức năng chung của tế bào:

- Kích thước: rất nhỏ, có thể thay đổi từ 5 – 200 micromet (1/1000 mm). Trong

cơ thể người tế bào thần kinh tiểu não là loại tế bào nhỏ nhất; noãn là tế bào lớn

nhất.

- Hình dáng: hình dáng tế bào thay đổi tùy theo vị trí và chức năng, như: hình

tròn (tế bào máu), hình trụ (biểu mô dạ dày, ruột), hình vuông (tế bào tuyến giáp),

hình sao (các tế bào thần kinh)… -- Chức năng màng tế bào:

+ Ngăn cách với các tế bào khác và môi trường bên ngoài

+ Có khả năng cho nước và các chất dinh dưỡng thấm qua đảm bảo sự sống cho tế

bào.

+ Đồng thời bài tiết ra các chất cặn bã cho tế bào.

+ Thông tin từ ngoài vào tế bào và từ tế bào ra

+ Dẫn truyền hưng phấn từ điểm kích thích ra cả tế bào

2.2.Cấu tạo của tế bào:

- Tế bào đều có một cấu tạo chung, bao gồm: màng tế bào, chất nguyên sinh và

nhân tế bào, (nhân tế bào thường nằm giữa tế bào, có hình cầu hay hình bầu dục).

- Cấu tạo hóa học của tế bào: tế bào được cấu tạo bởi các chất: protit, lypit, gluxid,

nước và muối khoáng.

2.3. Sự phân chia tế bào:

Tế bào phân chia theo 2 cách:

-Trực phân: nhân chia thành 2 thùy, rồi 2 thùy rời nhau thành 2 nhân con và bào

tương cũng chia đôi.

-Gián phân: là hình thức phân bào cao cấp hơn gồm 4 thời kỳ

+Tiền kỳ: các NST1 tách hình chữ V, bào tâm chia đôi chạy về 2 cực TB2. Màng

nhân biến mất.

1 Nhiễm sắc thể. 2 Tế bào.

Page 5: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

5

+Biến kỳ: Các NST xếp thành một vòng trên mặt phẳng xích đạo của TB. Rồi

mỗi NST tách thành 2 NST con

Các TB sau phân chia giữ nguyên số NST giữ nguyên, riêng NST giới tính giảm đi

một nửa

+Hậu kỳ:

- Hai nhóm NST con tiến về 2 cực TB. Hai nhóm NST này vây quanh 2 bào

tâm. TB thắt lại

+Chung kỳ:

- Hai nhân con hình thành ở 2 cực

- TB cắt hẳn thành 2 TB con

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

* Điền vào chỗ trống

1. Tế bào là đơn vị ……………………….. cơ bản của cơ thể sống. Dựa vào

chức năng có thể xếp tế bào trong cơ thể thành …….. nhóm.

* Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

A. Đúng/ Sai

1. Tính chịu kích thích

a. Hưng phấn là khả năng của cơ thể đáp ứng lại với kích thích

b. Co cơ hay bài tiết của các tuyến không phải là hưng phấn

c. Cường độ kích thích nhỏ nhất gây ra đáp ứng là ngưỡng kích thích

d. Cường độ kích thích quá lớn cũng gây ra đáp ứng.

2. Tính sinh sản giống mình

a. Đặc điểm của sinh vật để tồn tại và phát triển

b. Từ một tế bào sinh ra hai tế bào

c. Để phát triển cơ thể và thay thế tế bào cũ

d. Sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái để duy trì nòi giống

B. Chọn câu trả lời đúng nhất

3. Về đặc điểm thay cũ đổi mới

a. Hai quá trình đồng hóa và dị hóa luôn thống nhất với nhau

b. Quá trình đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhau

Page 6: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

6

c. Đồng hóa là quá trình lấy năng lượng dùng cho duy trì cơ thể

d. Cả a và c

e. Cả a và b

Bài 2: GIẢI PHẪU HỆ XƯƠNG MỤC TIÊU

1- Mô tả được cấu trúc của bộ xương người

2- Chỉ được trên tranh, mô hình cấu trúc của bộ xương

3- Trình bày được chức năng của bộ xương người.

NỘI DUNG

1. Giải phẫu bộ xương người:

Xương người gồm 206 xương lớn, nhỏ liên kết với nhau bởi các khớp tạo thành

bộ xương và chia ra (Hình 1):

- Các xương trục (hệ xương trục) theo trục thẳng đứng của cơ thể gồm: xương

đầu - mặt 22 xương, xương cột sống 26 xương, xương lồng ngực (khung xương

lồng ngực) 25 xương.

- Các xương bên (hệ xương bên hay các xương phụ) gồm: Xương bên chi trên

64 xương, xương bên chi dưới 62 xương

1- Xương sọ.

2- Đốt sống cổ.

3- Xương đòn.

4- Xương vai.

5- Xương ức.

6- Xương cánh tay.

7- Đốt sống thắt lưng I.

8- Xương quay.

9- Xương trụ.

10- Xương chậu.

11- Xương cùng.

12- Xương cổ tay.

13- Xương đùi.

14 Xương bánh chè.

15- Xương chày. Hình 1 - Hệ xương người phía trước

Page 7: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

7

16- Xương mác.

17- Xương - cổ chân.

Ngoài ra còn có các xương nằm trong gân cơ và những xương bất thường khác.

- Phân loại

+ Theo hình thái: Phân làm 5 loại.

- Xương dài: xương cẳng tay, xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân…

- Xương ngắn: xương cổ tay, cổ chân, xương ngón tay - ngón chân.

- Xương dẹt: xương vòm sọ, xương vai, xương ức.

- Xương khó định hình: xương hàm trên, xương thái dương, xương sàng, xương

bướm...

- Xương vừng (xương nhỏ) xương nằm trong gân cơ hay bao khớp như xương

bánh chè.

+ Theo cấu tạo mô học:

- Xương cốt mạc do màng xương tạo ra.

- Xương Havers do sự hình thành xương trong quá trình cốt hoá, có 2 loại:

+ Havers đặc ở thân xương dài.

+ Havers xốp ở đầu xương dài và ở xương dẹt.

CÁC XƯƠNG TRỤC (HỆ XƯƠNG TRỤC)

Gồm xương đầu mặt, xương cột sống và xương lồng ngực (khung xương lồng

ngực).

1.1. Xương đầu mặt

Có 22 xương, trong đó 21 xương tiếp khớp với nhau là khớp bất động chỉ có 1

xương hàm dưới tiếp khớp với xương thái dương là khớp bán động (khớp thái

dương - hàm) và chia làm 2 phần: Hộp sọ và sọ mặt.

- Hộp sọ hay sọ thần kinh là một khoang rỗng lớn chứa não bộ và 2 ống tai mở

ra 2 bên.

- Sọ mặt hay sọ tạng có các hốc tự nhiên như hốc mắt, hốc miệng, hốc mũi có

chứa cơ quan thị giác, khứu giác và vị giác là phần đầu của hệ tiêu hoá, hô hấp.

1.1.1 Hộp sọ (Sọ thần kinh).

Gồm 8 xương hợp thành: 4 xương lẻ (xương trán, xương sàng, xương bướm và

xương chẩm), 2 xương chẵn (xương đỉnh và xương thái dương).

Page 8: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

8

- Xương trán:

Nằm phía trước hộp sọ tiếp khớp ở phía sau với xương đỉnh, cánh bướm lớn,

ở phía dưới với xương gò má, xương mũi, mỏm trán xương hàm và được chia làm 3

phần: Phần trai trán là phần đứng tạo thành thành trước vòm sọ, phần ổ mắt và phần

mũi nằm ngang tạo nên tầng trước nền sọ và phần lớn trần ổ mắt, ổ mũi.

- Xương đỉnh

Gồm 2 xương nằm 2 bên đường khớp giữa của vòm sọ thuộc xương dẹt gần

vuông có 2 mặt, 4 bờ và 4 góc.

* Mặt có 2 mặt

+ Mặt ngoài lồi nhô lên là ụ đỉnh dưới, ụ đỉnh có 2 đường cong là đường thái

dương trên và đường thái dương dưới.

+ Mặt trong liên quan với não và có nhiều rãnh để cho các động mạch màng

não giữa nằm.

* Các bờ có 4 bờ:

Page 9: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

9

+ Bờ trên (Bờ dọc giữa) hình răng cưa, tiếp khớp với bờ răng cưa xương đỉnh

dối diện.

+ Bờ sau (Bờ chẩm) tiếp khớp với xương bờ trước xương chẩm (Khớp lamda).

+ Bờ trước (Bờ trán) tiếp khớp với xương trán tạo thành khớp vành.

+ Bờ dưới (Bờ trai của xương thái dương) tiếp khớp với phần trai xương thái

dương tạo thành khớp vẩy.

* Góc có 4 góc:

- Góc trán là góc trước trên.

- Góc chẩm là góc sau trên.

- Góc bướm là góc trước dưới.

- Góc chũm là góc sau dưới.

- Xương chẩm

Nằm ở phần sau dưới hộp sọ, tham gia tạo lên vòm sọ và nền sọ, ở giữa có lỗ

chẩm (rộng) để hành não đi qua.

Xương chẩm chia làm 3 phần: Trai chẩm, phần bên và phần nền.

+ Trai chẩm có 2 mặt :

. Mặt ngoài có ụ chẩm ngoài, dưới ụ chẩm có mào chẩm và có 3 đường cong

gọi là đường gáy (trên cùng, trên và dưới).

. Mặt trong có ụ chẩm trong, dưới ụ chẩm có mào chẩm trong chạy sang 2 bên

có xoang tĩnh mạch ngang, xoang tĩnh mạch dọc trên, dọc dưới tạo thành hội lưu

tĩnh mạch Herofil. Có 2 bờ là: Bờ trên trai chẩm (lamda) tiếp khớp với xương đỉnh,

bờ dưới tiếp khớp với mỏm chũm xương thái dương.

. Phần bên: nằm 2 bên lỗ chẩm ở mặt ngoài có lồi cầu chẩm tiếp khớp với đốt sống

cổ I còn mặt trong sọ có diện lồi hình bầu dục gọi là lồi cầu trong (củ cảnh).

. Phần nền. Nằm ở trước có 2 mặt và 3 bờ.

+ Mặt ngoài sọ hình vuông, dẹt có củ hầu cách phía trước lỗ chẩm 1cm và

tuyến hạch nhân hầu nằm ở chỗ lõm phía trước củ hầu.

+ Mặt trong sọ có rãnh rộng và nông để hành não và cầu não nằm.

+ Bờ trước tiếp khớp với thân xương bướm.

+ Bờ dưới tiếp khớp với xương đá thuộc xương thái dương và có xoang đá

dưới.

- Xương thái dương

Page 10: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

10

Gồm 3 phần hợp thành là: Phần trai, phần đá và phần nhĩ.

+ Phần trai: Chủ yếu tạo nên thành bên hộp sọ, tiếp khớp ở trên với bờ dưới xương

đỉnh, ở dưới với cánh lớn xương bướm và ở sau với xương chẩm.

+. Phần đá: Hình tháp không đều, nền khớp với phần trai và phần nhĩ tạo thành

vành ngoài vỏ não và mỏm chũm nhô ra ngoài.

+ Phần nhĩ: Là một mảnh xương cong lòng máng, gắn vào mặt trước, dưới phần đá

để tạo nên ống tai ngoài, ở phía sau phần nhĩ hợp với mỏm chũm.

.Mặt phần nhĩ. Mặt sau lõm tạo lên thành trước dưới và một phần thành sau của

ống tai ngoài, mặt trước tạo nên phần sau hố hàm dưới và ngăn cách với phần trước

của hố bởi khe nhĩ trai.

. Bờ của phần nhĩ : Bờ ngoài tự do tạo lên phần lớn lỗ ống tai ngoài, bờ trên tạo

lên bờ sau của khe đá nhĩ còn bờ dưới kéo dài thành mỏm bao quanh gốc của mỏm

trâm.

- Xương sàng

Là xương của phần nền sọ, nằm giữa, dưới phần ngang xương trán tham gia

tạo thành hốc mũi và hốc mắt gồm 3 phần (Hình 8) :

+ Mảnh sàng ngang: là mảnh xương nằm ngang có nhiều lỗ để các sợi thần kinh

khứu giác từ mũi đi lên, ở giữa nhô lên mảnh xương dày gọi là mào sàng.

+ Mảnh sàng đứng: là mảnh xương đứng thẳng vuông góc với mảnh sàng, ở dưới

tạo thành một phần vách mũi, ở trên nhô lên chính là mào sàng.

+ Mê đạo sàng: gồm 2 khối vuông có nhiều hốc chứa không khí là các xoang sàng,

chia 3 nhóm: trước, giữa và sau. Hai khối này treo vào dưới 2 bên mảnh sàng

ngang.

- Xương bướm

Xương bướm nằm ở tầng giữa nền sọ. Phía trước tiếp khớp với xương trán,

xương sàng, phía sau tiếp khớp với xương chẩm và 2 bên tiếp khớp với xương thái

dương. Xương sàng hình con bướm có thân bướm, cánh bướm (lớn và nhỏ) và chân

bướm.

- Thân bướm. Nằm giữa nền sọ, hình hộp vuông, bên trong có khoang rỗng gọi là

xoang bướm được ngăn cách bởi vách xương mỏng. Thân bướm có 6 mặt:

Page 11: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

11

Mặt trên ở phía trước có mào bướm tiếp khớp với mào xương sàng và mảnh

sàng, sau có rãnh giao thoa thị giác, 2 đầu rãnh là 2 lỗ thị giác để động mạch và thần

kinh thị giác đi qua và trên yên bướm có tuyến yên nằm.

Mặt dưới tạo lên vòm ổ mắt.

Mặt trước tiếp khớp với mảnh thẳng xương sàng và 2 bên có lỗ xoang bướm.

Mặt sau tiếp khớp xương chẩm.

2 mặt bên liên kết với cánh nhỏ xương bướm ở trước, cánh lớn xương bướm ở

sau, giữa 2 cánh bướm có khe ổ mắt để cho dây thần kinh vận nhãn chung, dây ròng

dọc, dây vận nhãn ngoài đi qua. Mỏm cánh bướm lớn có rãnh cảnh

- Cánh bướm:

+ Cánh bướm lớn:

. Bờ có 4 bờ: Bờ trán, bờ đỉnh, bờ gò má và bờ trai (xương thái dương).

. Mặt có 4 mặt: Mặt não liên quan với não và có 3 lỗ là: lỗ tròn có dây thần

kinh hàm trên đi qua, lỗ bầu dục có dây thần kinh hàm dưới đi qua và lỗ gai có động

mạch màng não giữa đi qua, mặt thái dương, mặt hàm trên và mặt ổ mắt.

+ Cánh bướm nhỏ có ống thị giác để cho dây thần kinh và động mạch mặt đi

qua.

- Mỏm chân bướm. Có 2 mỏm chân ở 2 bên là mảnh xương hình chữ nhật, từ mặt

dưới thân và cánh bướm đi xuống ở giữa 2 mảnh có hố chân bướm.

1.1.2. Sọ mặt (khối xương mặt hay sọ tạng).

Khối xương mặt được tạo thành 15 xương, có 6 đôi xương kép và 3 xương

đơn.

* Xương kép gồm: 2 xương lệ, 2 xương xoăn mũi dưới, 2 xương nhĩ, 2 xương hàm

trên, 2 xương khẩu cái, 2 xương gò má

* Xương đơn: xương hàm dưới, xương lá mía và xương móng.

- Xương lệ

Là xương rất nhỏ, mỏng hình tứ giác nằm ở phần trước thành trong ổ mắt

- Xương xoăn mũi dưới (Xoăn mũi dưới)

Là xương nhỏ ở trong hốc mũi, dính vào thành ngoài hốc mũi, mặt ngoài lõm

hợp vào thành ngoài hốc mũi gọi là ngách mũi dưới, mặt trong có nhiều lỗ,

Page 12: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

12

rãnh cho các mạch máu, thần kinh nằm. Bờ trên không đều tiếp khớp với

xương hàm trên, xương khẩu cái, xương lệ (góp phần tạo lên ống lệ tỵ) và xương

sàng còn bờ dưới tự do, dày hơn.

- Xương mũi

Là xương nhỏ, dài tạo lên sống mũi có 2 mặt, 4 bờ.

- Mặt trước lõm từ trên xuống dưới, mặt sau có rãnh sàng để dây thần kinh

sàng trước đi qua.

- Bờ trên khớp với nửa trong phần mũi xương trán, bờ dưới gắn với sụn lá mía

ngoài, bờ dưới khớp với mỏm trán xương hàm trên còn bờ trong 2 xương mũi tiếp

khớp với nhau dọc theo đường giữa.

- Xương lá mía

Là xương chiếm phần sau của vách mũi, hình tứ giác gồm 2 mặt, 4 bờ.

- Mặt bên được phủ niêm mạc mũi và rãnh thần kinh khẩu cái, động mạch

bướm khẩu cái.

- Bờ trên có rãnh lá mía tiếp khớp với mỏm bướm, 2 bên có 2 mảnh xương gọi

là cánh lá mía, bờ dưới tiếp khớp với mào mũi, bờ sau tự do là giới hạn trong mũi

sau.

- Xương hàm trên: Là xương chính của khối xương mặt tạo lên thành hốc mắt, hốc

mũi và vòm miệng gồm 1 thân, 4 mỏm.

+ Thân: hình tháp 4 mặt, nền quay vào trong tạo thành ổ mắt, đỉnh quay ra ngoài

khớp với xương gò má. Trong thân xương có hốc lớn là xoang hàm trên.

. Mặt ổ mắt hình tam giác nhẵn, tạo thành nền ổ mắt và có rãnh dưới ổ mắt để

dây thần kinh dưới ổ mắt đi qua.

.Mặt trước ngăn cách với ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt có lỗ dưới ổ mắt và dây thần

kinh dưới ổ mắt thoát ra.

. Mặt dưới thái dương có ụ hàm trên, trên ụ có 4 - 5 lỗ để dây thần kinh huyệt

răng sau đi qua (Hố huyệt răng).

.Mặt mũi có rãnh lệ, lỗ xoang hàm trên và diện khớp với xương khẩu cái

+ Mỏm :

. Mỏm trán khớp với xương trán, có mỏm lệ, khuyết lệ và mào sàng.

.Mỏm gò má khớp với xương gò má.

Page 13: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

13

. Mỏm khẩu cái là mỏm nằm ngang tách ra từ phần dưới xương mũi, thân

xương hàm trên cùng với mỏm khẩu cái xương đối diện tạo thành vòm miệng.

- Xương khẩu cái`

Do 2 xương phải và trái tạo thành, mỗi xương có 2 mảnh.

+ Mảnh thẳng có 2 mặt.

. Mặt mũi là phần sau thành mũi ngoài và mào sàng tiếp khớp với xương soăn

giữa, mào soăn với xương xoăn dưới.

. Mặt hàm trên là thành trong hố châm bướm - khẩu cái, dưới tiếp khớp với củ

hàm, ở giữa rãnh khẩu cái lớn hợp với rãnh xương hàm trên tạo thành ống khẩu cái.

+ Mảnh ngang hình hơi vuông có 2 mặt.

- Mặt mũi ở trên nhẵn là nền ổ nhĩ.

- Mặt khẩu cái là phần sau của vòm miệng.

- Xương gò má

Là xương nhô ra ở 2 bên mặt, đi từ xương thái dương đến xương hàm trên gồm

3 mặt, 2 mỏm và 1 diện tiếp khớp với xương hàm trên.

* Mặt ngoài có vài cơ bám da mặt bám vào, mặt thái dương liên quan với hố thái

dương, mặt ổ mắt là thành ngoài ổ mắt đồng thời 3 mặt đều có lỗ: lỗ xương gò má,

lỗ xương thái dương, lỗ ổ mắt và mặt.

* Mỏm thái dương tiếp khớp với mỏm gò má xương thái dương còn mỏm trán tiếp

khớp với mỏm gò má của xương trá

- Xương hàm dưới

Là xương di động duy nhất của khối xương mặt, có răng hàm dưới cắm vào

huyệt răng, khớp với hố hàm dưới của xương thái dương tạo thành khớp thái dương -

hàm dưới, xương hàm dưới có thân hình móng ngựa và có 2 ngành hàm đi lên gần

như thẳng đứng.

.Mặt ngoài ở giữa là lồi cầu. 2 bên có đường chéo và trên đường chéo gần răng

hàm bé thứ 2 có lỗ cằm để cho mạch máu thần kinh đi qua.

.Mặt trong ở giữa có 4 gai cằm, đường hàm móng ở 2 bên và trên có hõm dưới

lưỡi, dưới gần răng hàm bé thứ 2 có hõm dưới hàm còn bờ trên có nhiều huyết răng

để răng cắm vào và bờ dưới liên tiếp với ngành hàm và thân xương hàm có một

rãnh nhỏ để động mạch mắt đi qua.

- Xương móng

Page 14: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

14

Là xương nhỏ hình móng ngựa, nằm ở cổ, trên sụn giáp thanh quản

** Tóm lại: Xương đầu - mặt gồm 2 khối là khối xương sọ và khối xương mặt.

+ Khối xương sọ chia làm 2 phần : Vòm sọ và nền sọ.

- Vòm sọ do các phần đứng xương trán ở trước, phần đứng 2 xương thái dương

ở hai bên. 2 xương đỉnh ở trên và phần đứng xương chẩm ở sau, tiếp khớp với nhau

bới khớp răng cưa hoặc khớp sợi tạo thành khớp bất động.

- Nền sọ do phần ngang xương trán, xương sàng, xương bướm, phần ngang 2

xương thái dương và phần ngang xương chẩm, các xương này liên kết với nhau tạo

thành khớp bất động, đồng thời tạo thành các lỗ, rãnh và khe để các thành phần từ

trong sọ đi ra và ngoài sọ đi vào và có lỗ thông với các hốc tự nhiên ở khối xương

mặt.

** Vì vậy khi chấn thương vỡ nền sọ thì thường gây tụ máu hoặc chảy ra các lỗ và

hốc tự nhiên ở vùng mặt.

+ Khối xương mặt gồm 15 xương liên kết với nhau bởi khớp bất động, trừ khớp

thái dương hàm là khớp bán động, đồng thời tạo thành các hốc tự nhiên như hốc

Page 15: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

15

mắt, hốc mũi, khoang miệng và ống tai, trong đó có chứa các tạng của cơ quan thị

giác, thính giác, khứu giác, tiêu hoá… và một số xương có xoang như xương hàm

trên, xương sàng…

1.2. Xương thân mình

Xương thân người gồm: Cột sống như một trục chính đỡ thân mình, xương

ức và các xương sườn hợp với các đốt cột sống tạo thành khung xương lồng ngực.

1.2.1. Cột sống

Cột sống gồm 26 xương xếp chồng lên nhau thành một cột xương dài, uốn

cong vẹo từ mặt dưới xương chẩm đến tận xương cụt giống hình chữ S và bao bọc

bảo vệ tủy sống.

24 đốt sống trên được chia ra 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt

lưng, còn các đốt sống dưới tiếp theo đốt sống thắt lưng có 5 đốt dính vào nhau

thành xương cùng và 3- 4 đốt sống cuối rất nhỏ dính với nhau thành xương cụt.

1.2.1.1. Thân đốt sống. Hình trụ, có 2 mặt (Trên và dưới) hơi lõm ở giữa và có vành

xương đặc ở xung quanh.

1.2.1.2. Cung đốt sống. Cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt ống sống, cung đốt là 2

mảnh cung đốt sống và 2 cuống cung đốt sống. Bờ trên và dưới mỗi cuống có

khuyết đốt sống (Trên và dưới), khi các đốt sông tiếp khớp với nhau tạo thành lỗ

liên hợp để cho dây thần kinh tủy sống chui qua

1.2.1.3. Các mỏm đốt sống:

- Mỏm gai từ giữa mặt sau cung đốt sống chạy ra sau và xuống dưới.

- Mỏm ngang từ chỗ nối giữa cung đốt và thân xương đi ngang ra phía ngoài.

- Mỏm tiếp gồm 4 mỏm tiếp: 2 mỏm trên và 2 mỏm dưới từ chỗ nối giữa cuống

và mảnh xương cung đốt. Mỗi mỏm đều có diện khớp tiếp khớp với mỏm tiếp của

đốt sống kế cận.

1.2.1.4. Lỗ đốt sống. Giới hạn ở trước là mặt sau thân đốt, 2 bên và phía sau bởi

cung đốt sống. Khi các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ đốt

sống tạo thành lỗ ống sống trong có chứa tủy sống.

1.2.2. Xương sườn và xương ức

1.2.2.1. Xương sườn

Có 12 đôi xương sườn thuộc loại xương dài, dẹt, cong ở 2 bên lồng ngực được

phân ra: 7 đôi xương sườn thật (từ đôi xương sườn I- VII) nối với xương ức bởi sụn

Page 16: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

16

sườn, 3 đôi xương sườn giả (đôi xương sườn VIII- IX- X) Nối với xương ức nhờ

sụn sườn VII và 2 đôi xương sườn cụt (đôi xương sườn XI- XII) không có sụn sườn

nối với xương ức.

Mỗi xương sườn có 1 đầu, 1 cổ và 1 thân.

* Đầu xương sườn (chỏm) có diện khớp với diện khớp thân đốt sống ngực.

* Cổ xương sườn nối giữa đầu xương sườn với củ xương sườn.

* Củ xương sườn ở phía sau nối giữa cổ sườn với thân xương sườn, có diện

khớp, khớp với mỏm ngang đốt sống ngực.

* Thân xương sườn dài, dẹt, rất mỏng, mặt ngoài nhẵn có cơ bám vào, mặt trong

lõm dọc theo phía bờ dưới có rãnh sườn để cho bó mạch thần kinh liên sườn nằm.

1.2.2.2. Xương ức: Là một xương dẹt, dài, nằm ở phía trước của lồng ngực gồm 3

phần: Cán ức, thân ức và mũi ức.

Đặc điểm:

+ Mặt trước hơi cong, lồi ra trước, có mào ngang, mặt sau nhẵn cong lõm ra

sau và 2 bờ bên của thân xương có 7 diện khớp (Khuyết sườn) để tiếp khớp với 7

sụn sườn.

+ Nền (đáy) xương ức có khuyết tĩnh mạch cảnh, 2 bên có diện khớp (Khuyết

đòn) tiếp khớp với diện khớp đầu trong xương đòn.

+ Đỉnh mỏng, nhọn gọi là mũi ức cấu tạo toàn sụn.

1.2.3. Khung xương lồng ngực

Khung xương lồng ngực được hợp bởi: 12 đốt sống đoạn ngực ở sau, 12 đôi

xương sườn, đầu xương sườn và củ sườn khớp với thân và mỏm ngang đốt sống

đoạn ngực đi vòng từ sau ra phía trước, trong đó 7 đôi xương sườn thật khớp với

xương ức ở phía trước qua sụn sườn VII, 3 đôi xương sườn giả dính vào sụn sườn

VII và 2 đôi xương sườn cụt không có sụn sườn nối với xương ức. Giữa 2 xương

sườn (xương sườn trên và xương sườn dưới) gọi là khoang gian sườn (khoang liên

sườn). Trong lồng ngực có chứa đựng phổi và tim cùng với các mạch máu lớn….

1.3.Xương chân tay (xương bên)

Gồm xương bên chi trên và xương bên chi dưới.

1. 3.1. Xương bên chi trên :

Mỗi xương bên chi trên gồm 32 xương và chia ra: Đai vai (đai ngực) thuộc phần

cố định do xương đòn ở trước, xương bả vai ở sau. Khớp với nhau ở trước bởi khớp

Page 17: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

17

cùng vai- đòn và tiếp khớp với hệ xương trục bởi khớp ức- đòn là nơi chi trên dính

với thân xương.

Phần tự do gồm: 1 xương cánh tay, 2 xương cẳng tay (xương quay ở ngoài,

xương trụ ở trong), 8 xương nhỏ cổ tay xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 4 xương, 5

xương bàn tay đánh số từ ngón I(cái) - V(út) và 14 xương đốt ngón tay (mỗi ngón

tay có 3 đốt xương ngón tay trừ ngón I có 2 đốt xương ngón tay).

1.3.1.1. Đai vai (đai ngực)

Gồm xương bả vai và xương đòn tạo thành

- Xương bả vai

Là xương dẹt, mỏng hình tam giác, úp vào phía sau trên của khung xương lồng

ngực có 2 mặt. 3 bờ và 3 góc.

+ Mặt: 2 mặt.

Mặt trước (mặt sườn) lõm là hố dưới vai có cơ dưới vai bám.

Mặt sau lồi có gờ nổi lên gọi là sống vai (gai vai) hướng lên trên ra ngoài, tận

cùng là mỏm dẹt gọi là mỏm cùng vai, đồng thời chia mặt sau thành hố trên sống

và hố dưới sống, để cho các cơ trên sống và dưới sống bám vào. Mỏm cùng vai có

diện tiếp khớp với diện khớp của đầu ngoài xương đòn.

+ Bờ: 3 bờ.

Bờ trong: dày, song song với cột sống (trên khung xương).

Bờ ngoài phía trên dày, phía dưới mỏng có cơ tròn bé, tròn to bám vào.

Bờ trên mỏng, sắc có khuyết vai (khuyết quạ) để mạch máu, thần kinh vai trên

đi qua, phía ngoài có mỏm quạ để cơ nhị đầu, cơ quạ cánh tay, cơ ngực bé bám vào.

+ Góc: 3 góc.

Góc trên trong gần vuông có cơ nâng vai bám.

Góc trên ngoài có hõm khớp (ổ chảo) hình bầu dục khớp với chỏm xương cánh

tay thành khớp vai. Khớp này nông nên dễ trật khớp khi bị chấn thương.

Góc dưới: hơi nhọn

** Định hướng xương bả vai.

- Ổ chảo lên trên ra ngoài.

- Sống vai (gai vai) ra sau

Page 18: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

18

1.3.2. Xương đòn

Xương dài, hình chữ S nằm phía trước trên lồng ngực. Nhìn thấy và sờ được

trên người sống gồm có 1 thân và 2 đầu.

1.3.2.1. Thân xương.

Có 2 mặt và 2 bờ.

+ Mặt trên phẳng ở ngoài, lồi ở trong và nhẵn ở giữa, Phía trong có cơ ức - đòn

chũm bám, phía ngoài có cơ Delta, cơ thang bám

+ Mặt dưới gồ ghề theo thân xương có rãnh cơ dưới đòn.

+ Bờ trước mỏng, cong lõm ở ngoài cơ Delta bám và cong lồi ở trong cơ ngực

to bám.

+ Bờ sau lồi, gồ ghề ở ngoài cơ thang bám, lõm ở trong cơ ức - đòn chũm bám.

1.3.2.2. Đầu xương có 2 đầu.

+ Đầu trong (Đầu ức) to, dày có diện khớp tiếp khớp với xương ức.

+ Đầu ngoài (Đầu cùng vai) dẹt, rộng có diện khớp tiếp mỏm cùng xương vai.

** Định hướng xương đòn:

- Đầu dẹt ra ngoài

- Bờ lõm của đầu này ra trước

- Mặt có rãnh xuống dưới

** Chú ý. Do tiếp khớp của xương đòn nên ít di động, khi bị ngã chống khuỷu tay

hay vai xuống trọng lượng cơ thể dồn vào xương vai, xương đòn sẽ thường bị gẫy

xương đòn.

Xương bả vai

Page 19: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

19

1.3.2. Xương cánh tay

Là xương dài có 1 thân, 2 đầu: đầu trên khớp với ổ chảo xương bả vai, đầu

dưới khớp với diện khớp đầu trên 2 xương cẳng tay.

1.3.2.1. Thân xương Có 3 mặt, 3 bờ.

1.2.1.1. Mặt: có 3 mặt

+ Mặt trước trong phẳng, nhẵn giữa có lỗ nuôi xương, mào củ bé ở 1/3 trên,

phía dưới có cơ quạ cánh tay bám.

+ Mặt trước ngoài ở gần giữa có ấn Delta hình chữ V để cơ Delta bám, dưới có

cơ cánh tay bám.

+ Mặt sau có rãnh xoắn chếch xuống dưới, ra ngoài (hay gọi rãnh thần kinh

quay) có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu nằm. Nên khi gẫy, hoặc

tiêm bắp ở 1/3 giữa cánh tay sau dễ gây tổn thương dây thần kinh quay.

- Các bờ gồm 3 bờ:

+Bờ trước ở giữa tròn, ở dưới kéo dài tới một gờ nhỏ giữa hố vẹt và hố quay.

+Bờ ngoài có vách gian cơ ngoài bám.

+Bờ trong có vách gian cơ trong bám.

1.3.2.2. Đầu xương

- Đầu trên: Có chỏm xương hình 1/3 khối cầu hướng chếch lên trên, vào trong tiếp

khớp với ổ chảo xương bả vai. Cổ giải phẫu là chỗ thắt hẹp giữa chỏm xương tiếp

Page 20: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

20

với đầu trên, ngoài chỏm và cổ giải phẫu có mấu động lớn (củ lớn) ở ngoài và mấu

động nhỏ (củ nhỏ) ở trong, giữa 2 mấu động là rãnh nhị đầu (rãnh củ) có phần dài

cân cơ nhị đầu nằm. Cổ phẫu thuật nơi nối giữa thân xương và đầu xương thắt hẹp

không rõ ràng là điểm yếu dễ bị gẫy khi bị chấn thương. Trục của đầu trên hợp với

trục thân xương góc khoảng 1300.

- Đầu dưới: Dẹt, bè ngang sang 2 bên cấu tạo bởi một khối có diện khớp, các hố và

mỏm đi kèm theo.

Khối có diện khớp gọi là lồi cầu xương cánh tay gồm: Lồi cầu nhỏ (chỏm) ở

ngoài tiếp khớp với đài quay (chỏm xương quay), ròng rọc ở trong tiếp khớp với

hõm xích- ma lớn (khuyết ròng rọc) đầu trên xương trụ. Trước lồi cầu nhỏ có hố

quay và trước ròng rọc có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu. 2 bên lồi cầu xương cánh

tay có 2 mỏm trên lồi cầu (ngoài và trong).

Xương cánh tay mặt trước Xương cánh tay mặt sau

Page 21: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

21

1.3.3. Xương cẳng tay

Gồm có 2 xương, thuộc loại xương dài, xương quay nằm ở ngoài, xương trụ

nằm ở trong giữa 2 xương có màng liên cốt bám, nhưng đầu dưới xương quay thấp

hơn đầu dưới xương trụ nên khi ngã chống bàn tay xuống đất toàn bộ trọng lượng

cơ thể dồn vào đầu dưới xương quay và làm gẫy đầu này (Pautoucol)

1.3.3.1. Xương quay

Là xương dài: 1 thân, 2 đầu.

- Thân xương: Hình trụ tam giác hơi cong ra ngoài có 3 mặt, 3 bờ.

+ Các mặt: Có 3 mặt

- Mặt trước phẳng, rộng dần ở dưới, ở giữa có lỗ nuôi xương. Phía trên cơ dài

gấp ngón I bám, phía dưới cơ sấp vuông bám.

- Mặt sau ở trên tròn cơ ngửa bám, ở dưới lõm thành rãnh cơ dạng, duỗi ngắn

ngón I bám.

- Mặt ngoài: không có đặc điểm gì đặc biệt.

+ Bờ có 3 bờ:

- Bờ trong ( bờ gian cốt) mỏng, sắc có màng gian cốt bám.

- Bờ trước đi từ lồi

củ quay, hướng

chếch xuống dưới,

ra ngoài càng

xuống dưới càng

mờ dần và cơ gấp

chung nông các

ngón tay bám vào

bờ này.

- Bờ sau mờ không

có gì đặc biệt.

Trục của cổ và trục

thân xương quay hợp

thành góc 1600 là yếu tố

quan trọng để xương

quay, quay quanh xương

Page 22: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

22

trụ làm cho cẳng tay và bàn tay có thể sấp ngửa được.

- Đầu xương: có 2 đầu:

+ Đầu trên nhỏ gọi là chỏm xương quay gồm: Mặt trên có hõm khớp tiếp khớp với

lồi cầu nhỏ xương cánh tay, vành khăn bao quanh hõm khớp tiếp khớp với hõm

xích- ma bé (khuyết quay) của xương trụ, cổ xương quay là chỗ thắt hẹp ở dưới

vành khăn dài khoảng 10-12 mm và chỗ lồi ở góc giữa cổ và thân vào phía trong gọi

là lồi củ quay có gân cơ nhị đầu cánh tay bám.

+ Đầu dưới hình một khối to: Mặt trong lõm có diện khớp với xương trụ, mặt

ngoài và sau nhiều rãnh cho các gân cơ duỗi, dạng đi qua xuống bàn tay, mặt trước

cơ sấp vuông bám và mặt dưới có diện khớp với xương cổ tay (xương thuyền,

xương nguyệt), ở phía ngoài mặt dưới có mỏm châm quay sờ thấy được dưới da.

** Định hướng xương quay:

- Đầu to xuống dưới.

- Mỏm châm quay ra ngoài.

- Mặt có rãnh đầu to ra sau.

1.3.3.2. Xương trụ

Là xương dài nằm phía trong xương quay gồm 1 thân, 2 đầu (Hình 28)

1.3.2.1. Thân xương: Hình lăng trụ tam giác có 3 mặt, 3 bờ.

+ Các mặt: có 3 mặt

- Mặt trước lõm ở trên cơ gấp chung sâu các ngón tay bám, phẳng ở dưới cơ

sấp vuông bám và giữa có lỗ nuôi xương.

- Mặt sau trên có diện nhỏ hình tam giác có cơ khuỷu bám, dưới diện này có

một gờ thẳng chia mặt sau làm 2 phần: Trong lõm, ngoài gồ ghề để cho các cơ

bám.

- Mặt trong cơ gấp sâu các ngón tay bám.

+ Các bờ:

- Bờ ngoài ( Bờ gian cốt) mỏng, sắc có màng gian cốt bám.

- Bờ trước rõ ở trên cơ gấp chung sâu các ngón tay bám, tròn ở dưới cơ sấp

vuông bám.

- Bờ sau cong hình chữ S sờ thấy dưới da.

*Các đầu: có 2 đầu

Page 23: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

23

+ Đầu trên to gồm có: mỏm khuỷu cao nhất khớp với ròng dọc xương cánh

tay, phía trên nhô ra trước nắp vào hố khuỷu xương cánh tay khi duỗi cẳng tay và

mặt sau gồ ghề có cơ tam đầu cánh tay bám. Mỏm vẹt nhô ra trước ở dưới mỏm

khuỷu khớp vào hố vẹt xương cánh khi gấp cẳng tay. Hõm xích- ma lớn (khuyết

ròng rọc) hình bán nguyệt có diện khớp với ròng rọc xương cánh tay và hõm xich-

ma bé (khuyết quay) tiếp khớp với vành khăn xương quay.

+ Đầu dưới nhỏ, tròn có: Vành khớp tiếp khớp với khuyết trụ xương quay,

mỏm châm nhỏ gần tròn ở cao hơn mỏm châm xương quay, sau mỏm có các rãnh

để gân cơ duỗi cổ tay trụ đi qua xuống bàn tay.

1.3.4. Các xương cổ - bàn - ngón tay

Tổng số xương cổ - bàn - ngón tay có 27 xương: 8 xương cổ tay, 5 xương đốt

bàn tay và 14 xương đốt ngón tay.

1.3.4.1 Các xương cổ tay:

Gồm có 8 xương xếp thành 2 hàng từ ngoài vào trong, mỗi hàng có 4 xương.

-Hàng trên gồm xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu ở phía trên

tiếp khớp với đầu dưới xương cẳng tay; ở dưới với các xương ở hàng dưới.

- Hàng dưới gồm 4 xương từ ngoài vào trong: Xương thang, xương thê, xương cả

và xương móc, mặt trên tiếp khớp với mặt dưới hàng trên, mặt dưới tiếp khớp với

đầu trên các xương đốt bàn tay.

Mỗi xương cổ tay đều có 6 mặt. Mặt trước và sau không có diện khớp, còn 4

mặt có diện khớp với các xương ở trên, ở dưới và 2 bên, trừ các xương ở ngoài, ở

trong của mỗi hàng chỉ có mặt bên tiếp khớp còn một mặt tự do.

1.3.4.2. Các xương đốt bàn tay

Gồm 5 xương đốt bàn tay gọi tên thứ tự từ ngoài vào trong ( từ xương đốt bàn I

đến xương đốt bàn V) đều thuộc xương dài nên có 1 thân và 2 đầu.

-Thân xương hơi cong ra trước có 3 mặt: Sau, trong và ngoài, giữa các mặt có cơ

gian cốt bám vào, 3 bờ: Trong, ngoài và trước.

- Đầu có 2 đầu:

+ Đầu trên có 3 diện khớp: Ở trên tiếp khớp với xương cổ tay, hai bên tiếp

khớp với xương lân cận. Riêng xương đốt bàn I không có diện khớp bên và xương

đốt bàn II, V có một diện khớp bên.

Page 24: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

24

+ Đầu dưới có chỏm xương hình bán cầu tiếp khớp với đốt I của các xương đốt

ngón tay.

1.3.4.3. Các xương đốt ngón tay

Gồm có 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón có 3 đốt là đốt I (đốt gần), đốt II (đốt

giữa). đốt III ( đốt xa) riêng ngón I (cái) có 2 đốt: đốt I và II.

Mỗi xương đốt ngón tay đều có:

+ Thân đốt cong lõm ra trước, có 2 mặt, mặt trước phẳng còn mặt sau hơi tròn.

+ Đầu xương có 2 đầu là: Đầu trên ( đầu gần) gọi là nền đốt tiếp khớp với

xương đốt bàn tay hoặc xương đốt ngón ở trên. Đầu dưới (đầu xa) là chỏm xương

tiếp với xương đốt ở dưới.

Ngoài các xương cổ - bàn - ngón kể trên còn có các xương vừng nằm trong các

gân cơ hoặc xen vào các khớp bàn- ngón tay tác dụng làm tăng sự vững chắc của

các khớp và tăng sức mạnh cho các gân cơ.

Cách đánh số xương bàn- ngón tay từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.

Page 25: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

25

1.3.2. Xương bên chi dưới

Xương bên chi dưới tương tự như chi trên, mỗi bên chi dưới có 31 xương liên

kết với nhau bởi các khớp. Được phân ra đai chi dưới (phần cố định) và phần tự do.

Đai chi dưới được tạo bởi 2 xương chậu, khớp với nhau ở trước và khớp với

xương cùng ở phía sau, đỉnh xương cùng tiếp khớp với đáy xương cụt ở phía dưới

tạo thành khung xương chậu.

Phần tự do gồm: xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân: Xương chày ở

trong, xương mác ở ngoài và xương cổ - đốt bàn - ngón chân.

1.3.2.1. Xương chậu

Gồm 2 xương, thuộc xương dẹt, hình dạng phức tạp, tiếp khớp ở sau với diện

nhĩ xương cùng, ở trước tiếp khớp với xương chậu đối diện (khớp mu còn gọi là

khớp vệ) và với xương đùi ở dưới.

Xương chậu do 3 xương hợp thành: Xương cánh chậu, xương mu và xương

ngồi thuộc loại xương dẹt, hơi xoắn vặn có 2 mặt, 4 bờ và 4 góc.

Page 26: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

26

- Mặt: có 2 mặt.

+ Mặt ngoài: Ở giữa có ổ cối tiếp khớp với chỏm xương đùi, đáy ổ cối có diện bán

nguyệt mở xuống dưới có diện khớp với chỏm xương đùi, hố ổ cối ở giữa không

Page 27: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

27

tiếp khớp với chỏm xương đùi. Trên ổ cối có hố chậu ngoài, dưới ổ cối có lỗ bịt

ngoài, lỗ này do đường cung xương mu ở trước và đường cung xương ngồi ở phía

sau tạo thành, đồng thời có rãnh bịt để cho bó mạch, thần kinh bịt đi qua.

+ Mặt trong : Ở giữa có gờ vô danh chạy chéo từ sau ra trước, từ trên xuống dưới,

chia mặt trong làm 2 phần. Trên gờ vô danh có hố chậu trong cơ chậu bám vào, phía

sau có diện nhĩ tiếp khớp với diện khớp xương cùng, trên và sau có lồi củ chậu là

nơi bám của dây chẳng cùng củ. Dưới gờ vô danh có diện vuông tương ứng với đáy

ổ cối, dưới là lỗ bịt trong.

-Bờ: có 4 bờ:

+ Bờ trên là mào chậu đi từ gai chậu trước trên đến gai chậu sau trên.

+ Bờ dưới là ngành ngồi mu, nối giữa ngành xương ngồi và ngành xương mu.

+ Bờ trước có những chỗ lồi lần lượt từ trên xuống dưới gồm: Gai chậu trước

trên, khuyết nhỏ, gai chậu trước dưới, mào lược và gai mu.

+ Bờ sau cũng có nhiều chỗ lồi, chỗ lõm từ trên xuống dưới có: Gai chậu sau

trên, gai chậu sau dưới, khuyết mẻ hông lớn, gai hông, khuyết mẻ hông bé và ụ

ngồi.

- Góc có 4 góc:

Góc trước trên là gai chậu trước trên.

Góc trước dưới là gai mu (củ mu).

Góc sau trên là gai chậu sau trên.

Góc sau dưới là ụ ngồi.

1.3.2.2. Xương đùi

Xương đùi là loại xương to, dài và nặng nhất cơ thể nối giữa xương chậu và

xương cẳng chân, vì vậy khi bị gẫy xương đùi do chấn thương, người bệnh biểu

hiện sốc rất nặng, nếu sơ cứu không tốt dễ dẫn đến tử vong.

Xương đùi có một thân và 2 đầu.

- Thân xương đùi hơi cong ra sau có 3 mặt và 3 bờ.

Mặt: có 3 mặt

+ Mặt trước nhẵn, hơi lồi có cơ rộng giữa bám.

+ Mặt ngoài và trong tròn có cơ rộng ngoài và rộng trong bám.

Bờ: có 3 bờ

+ Bờ trong và bờ ngoài tròn không rõ.

Page 28: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

28

+ Bờ sau gồ ghề gọi là đường ráp xương đùi và có 2 mép (trong, ngoài), ở giữa

có lỗ nuôi xương và có cơ khép lớn bám vào mép trong đường ráp.

- Đầu xương:

Đầu trên

+ Chỏm xương đùi hình 2/3 khối cầu, hướng lên trên vào trong và hơi ra trước,

tiếp khớp với ổ cối xương chậu, giữa chỏm có hố chỏm và dây chằng chỏm đùi

bám.

+ Cổ xương đùi nối giữa chỏm với 2 mấu chuyển, cổ xương hợp với thân

xương góc 130 0. Góc này tạo điều kiện cho xương dễ hoạt động quanh khớp háng

nhưng lại làm kém vững chắc.

+ Mấu chuyển lớn sờ thấy được ngay dưới da ở người sống, mặt trong có hố

mấu chuyển (Hố ngón tay), ở phía trước có đường liên mấu, nối với mấu chuyển bé

xương đùi.

+ Mấu chuyển bé (nhỏ) là mỏm lồi ở sau, dưới cổ xương đùi là nơi bám tận cơ

thắt lưng chậu.

Đầu dưới

Đầu dưới xương đùi tiếp khớp với với xương chày bởi 2 lồi cầu gồm có:

+ Lồi cầu trong khớp với diện khớp trên trong xương chày, ở mặt trong có

mỏm trên lồi cầu và có củ cơ lược,

+ Lồi cầu ngoài khớp với diện khớp trên ngoài xương chày, mặt ngoài có chỏm

trên lồi cầu ngoài.

+ Phía trước 2 lồi cầu nối với nhau bởi diện khớp tiếp khớp mặt sau xương

bánh chè.

+ Hố liên( gian) lồi cầu.

** Định hướng xương đùi:

- Chỏm xương lên trên, vào trong.

- Đường ráp ra sau.

Page 29: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

29

1.3.2.3 Xương bánh chè

Xương bánh chè ở chi dưới có chức năng giống mỏm khuỷu ở chi trên, coi như

xương vừng lớn nhất trong cơ thể nằm trong gân cơ tứ đầu đùi làm tăng lực cho cơ

này, hình tam giác nằm trước khớp gối tác dụng bảo vệ khớp gối.

1.3.2.4. Xương cẳng chân:

Xương cẳng chân gồm 2 xương; Xương chày ở trong, xương mác ở ngoài.

- Xương chày

Xương chày là xương dài, chắc nằm trong xương mác có 1 thân, 2 đầu và chịu

phần lớn sức nặng của cơ thể.

Page 30: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

30

*Thân xương.

Nhìn từ trước ra sau xương chày thẳng, nhìn ngang hơi cong lồi ra

trước.Thân xương hình lăng trụ có 3 mặt và 3 bờ.

* Mặt: có 3 mặt

+ Mặt trong phẳng nằm ngay dưới da, nếu bị xây sát da mặt này dễ bị nhiễm

trùng và điều trị không tốt là điều kiện gây viêm xương.

+ Mặt ngoài lõm hơi vặn ra trước.

+ Mặt sau có đường cơ dép chạy chếch xuống dưới.

* Bờ: có bờ

+ Bờ trước sắc nằm ngay dưới da sờ thấy được trên người sống gọi là mào

chày. Nên dễ bị chấn thương khi va chạm mạnh,

+ Bờ gian cốt sắc có màng gian cốt bám.

+ Bờ trong không rõ.

*Đầu xương: có 2 đầu.

+ Đầu trên bè rộng thành 2 lồi cầu là lồi cầu trong và lồi cầu ngoài. Mặt trên có

2 diện khớp hình ổ chảo (mâm chày) tiếp khớp với 2 lồi cầu xương đùi, ở giữa 2

diện khớp có 2 gai chày. Ở mặt trước hai lồi cầu có khoảng tam giác mà đỉnh tam

giác gồ ghề, nằm ngay dưới da gọi là lồi củ chày (Giecdy) để dây chằng xương bách

chè bám vào. Dưới và sau lồi cầu ngoài có diện khớp mác tiếp khớp với đầu trên

xương mác.

+ Đầu dưới nhỏ hơn đầu trên, hình khối vuông, mặt dưới có diện khớp tiếp

khớp với ròng rọc xương sên, mặt trước lồi và tròn có gân cơ duỗi ngón chân đi

qua, mặt sau cũng lồi có rãnh gân cơ gấp riêng ngón I đi qua, mặt ngoài có diện

khớp (khuyết mác) tiếp khớp với đầu dưới xương mác và mặt trong có mắt cá trong

ở phía ngoài có diện khớp với xương sên, phía sau có rãnh để cho gân cơ. khu cẳng

chân sau đi qua.

** Định hướng xương chày:

- Đầu nhỏ xuống dưới.

- Mắt cá trong vào trong.

- Mào chày ra trước

- Xương mác:

Page 31: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

31

Xương mác là xương dài, mảnh nằm ngoài xương chày, đầu dưới dẹt nhỏ trông

như mũi mác là xương tăng cường cho xương chày có 1 thân, 2 đầu.

*Thân xương.

Thân xương hình lăng trụ có 3 mặt, 3 bờ.

* Mặt: có 3 mặt

+ Mặt ngoài phẳng, ở dưới lõm.

+ Mặt trong có mào thẳng.

+ Mặt sau lồi, gồ ghề (Đường ráp) để cho các cơ khu cẳng chân sau bám.

* Bờ: có 3 bờ

+ Bờ trước mỏng sắc.

+ Bờ sau tròn nhẵn.

+ Bờ gian cốt cơ màng gian cốt bám.

* Đầu xương có 2 đầu.

Đầu trên:

Có chỏm xương mác, mặt trong có diện khớp với xương chày. Đỉnh chỏm gồ

ghề có cơ nhị đầu đùi

bám.

Đầu dưới: Hình tam

giác tạo nên mắt cá

ngoài, thấp hơn mắt cá

trong độ 1cm. Khi ngã

đứng, chẹo chân ra

ngoài chịu lực lớn của

cơ thể, có thể gẫy đầu

dưới xương mác. Mặt

trong có diện khớp với

xương chày, mặt ngoài

có da phủ, mặt sau có

rãnh gân cơ mác đi qua,

nền dính liền với thân

xương còn đỉnh quay

xuống dưới.

Page 32: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

32

** Định hướng xương mác:

- Đầu dẹt có hình tam giác xuống dưới.

- Mặt khớp của đầu này vào trong.

- Rãnh của đầu này ra sau.

- Xương cổ - đốt bàn - ngón chân: Xương cổ - đốt bàn - ngón chân tổng số 26

xương gồm: 7 xương cổ chân, 5 xương đốt bàn chân và 14 xương đốt ngón chân.

Các xương cổ chân: có 7 xương xếp thành 2 hàng;

Page 33: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

33

* Hàng sau có 2 xương: xương sên và xương gót.

+ Xương sên hình con sên nằm giữa xương chày và xương gót có 6 mặt:

- Mặt trên có diện khớp tiếp khớp với mặt dưới đầu dưới xương chày.

Page 34: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

34

- Hai mặt bên: ở ngoài khớp với mắt cá ngoài, ở trong khớp với mắt cá trong.

- Mặt dưới có diện khớp tiếp khớp với xương gót và có rãnh sên.

- Mặt trước nhô ra mỏm là cổ xương sên nối với thân xương.

- Mặt sau hẹp có mỏm sau xương sên.

+ Xương gót: Xương to nhất cổ chân, nằm dưới xương sên, sau xương hộp là xương

chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể khi đứng và đi. Gồm 6 mặt:

- Mặt trên chia 2 phần: Phía trước có 3 mặt (trước, giữa và sau) đều có diện

khớp tiếp khớp với xương sên. Phía sau kéo dài đến tận cùng đầu sau xương gót.

- Mặt ngoài phía trước có ròng rọc mác, phía sau và dưới là rãnh gân cơ mác.

- Mặt trong lõm sâu thành một rãnh, chếch ra trước và xuống dưới, luồn dưới

mỏm chân đế sên. Rãnh này cùng với da mô dưới da phủ tạo thành ống gót để cho

mạch máu, thần kinh và gân cơ khu cẳng chân sau đi qua xuống gan chân.

- Mặt trước có diện khớp tiếp khớp với xương hộp.

- Mặt sau gồ ghề có gân gót bám.

* Hàng trước cổ chân có 5 xương:

+ Xương thuyền (xương đe nằm giữa xương sên và 3 xương chêm) gồm 6 mặt: mặt

sau có diện khớp với xương sên, mặt truớc có 3 diện khớp với xương sên và mặt

ngoài tiếp khớp với xương hộp, các mặt còn lại không có diện khớp.

+ 3 xương chêm: trong, giữa và ngoài.

- Xương chêm trong giống cái chêm, mỏm ở trên và các mặt khớp với: mặt sau

khớp với xương thuyền, mặt trước khớp với xương đốt bàn chân I và mặt ngoài

tiếp khớp với xương đốt bàn chân II.

- Xương chêm giữa nhỏ nhất tiếp khớp mặt sau với xương thuyền, mặt trước

với đốt bàn chân II, hai bên với xương chêm trong và ngoài.

- Xương chêm ngoài: mặt sau tiếp khớp với xương thuyền, mặt trước tiếp khớp

với đốt bàn chân III, mặt trong tiếp khớp với xương chêm giữa và đốt bàn chân II,

mặt ngoài tiếp khớp với bàn chân I.

+ Xương hộp: Là xương hình khối nằm giữa xương gót và xương bàn chân IV – V,

có 6 mặt: mặt trước khớp với đốt bàn IV – V, mặt sau khớp với xương gót, mặt

rrong khớp với xương chêm ngoài. Mặt ngoài là cạnh ngoài của bàn chân và mặt

trên có cơ mu chân và dây chằng da phủ còn mặt dưới (gan chân) có rãnh gân cơ

mác dài.

Page 35: LỜI NÓI ĐẦU Giải phẫu - Sinh lý là một môn khoa học nghiên cứu

35

- Xương đốt bàn chân: Gồm 5 xương đốt bàn chân đánh số từ 1 – 5 kể từ trong ra

ngoài, thuộc loại xương dài có nền, thân và chỏm xương.

* Nền: khớp với xương cổ chân và 2 bên khớp với xương đốt bàn chân bên

cạnh.

* Thân xương: hơi cong lên, hơi xoắn và hình tam giác có mặt trên và 2 mặt

bên.

* Chỏm: lồi, tiếp khớp với đầu sau xương đốt ngón chân I và có 2 mấu nhỏ ở 2

bên do dây chằng bám.

- Xương đốt ngón chân: Gồm 14 xương ngón chân mỗi ngón chân có 3 đốt trừ đốt

I có 2 đốt. Nhìn chung giống xương đốt ngón tay nhưng bé và ngắn hơn trừ xương

ngón I to hơn. Cách đánh số: từ sau ra trước và từ trong ra ngoài.

** Tóm lại: Do cấu tạo của xương cổ - bàn - ngón chân thích hợp với chức

năng nâng đỡ trọng lượng và vận động của cơ thể người.

Bài 3: GIẢI PHẪU HỆ CƠ MỤC TIÊU

1- Mô tả được các nhóm cơ chính của cơ thể người

2- Chỉ được trên tranh hoặc mô hình các nhóm cơ chính

3- Trình bày được chức năng của cơ.

NỘI DUNG

1. Đặc điểm giải phẫu của cơ:

1.1. Các cơ đầu mặt: Phần lớn các cơ ở vùng đầu, mặt có 3 đặc tính chung như

sau:

- Đều có nguyên ủy bám ở xương, dây chằng, hoặc mạc và bám tận vào da vì

vậy còn gọi là cơ bám da mặt, nên khi cơ co làm thay đổi nét mặt.

- Vận động bởi dây thần kinh mặt- Bám quanh các hốc tự nhiên

1.1.1. Cơ trên sọ gồm: (Hình 4.5, 4.6)

1.1.1.1 Cơ chẩm - trán gồm: phần trán và phần chẩm nối với nhau bởi cân sọ, phía

trước dính vào cung mày, phía sau dính vào da vùng chẩm.

Tác dụng: Kéo da đầu ra trước và sau, nhướng mày (diễn tả sự ngạc nhiên).

1.1.1.2. Cơ thái dương - đỉnh: Bám từ mạc thái dương trên và trước tai đến bámvào

bờ ngoài mạc trên sọ.