205
LỜI CẢM ƠN Đƣợc tham gia và hoàn thành khóa học đào tạo Tiến sỹ (2011 - 2015), tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Trƣờng Đại Học PCCC và Học viện Chính trị CAND là cơ quan đã cử tôi đi học và tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Học viện Khoa Học Xã Hội, Khoa Sử học, Phòng Đào tạo của Học viện là cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ về tƣ liệu của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, Phòng lƣu trữ quân khu VII - IX, Viện Lịch sử Quân sự, Thƣ viện quân đội, Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh từ Quảng Trị trở vào, các khu di tích và nhân chứng để tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đình Lê, ngƣời Thầy đã tạo điều kiện và tận tình hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ kịp thời cho tôi hoàn thành tốt khoá học. Hà Nội, ngày tháng năm Tác giả Lê Đình Hùng

LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

LỜI CẢM ƠN

Đƣợc tham gia và hoàn thành khóa học đào tạo Tiến sỹ (2011 - 2015), tôi xin

đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Trƣờng Đại Học PCCC và Học viện Chính trị

CAND là cơ quan đã cử tôi đi học và tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành luận

án. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Học viện Khoa Học Xã Hội, Khoa

Sử học, Phòng Đào tạo của Học viện là cơ sở đào tạo đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn

thành khóa học và luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ về tƣ liệu của Trung tâm Lƣu trữ

Quốc gia II, Phòng lƣu trữ quân khu VII - IX, Viện Lịch sử Quân sự, Thƣ viện quân

đội, Tỉnh ủy và Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh từ Quảng Trị trở vào, các khu di tích và

nhân chứng để tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

PGS.TS. Nguyễn Đình Lê, ngƣời Thầy đã tạo điều kiện và tận tình hƣớng dẫn trong

quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời

thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ kịp thời cho tôi hoàn thành tốt

khoá học.

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả

Lê Đình Hùng

Page 2: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Đình Hùng

Page 3: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACL : Ấp chiến lƣợc

CQSG : Chính quyền Sài Gòn

DTDCND : Dân tộc dân chủ nhân dân

ĐTCT : Đấu tranh chính trị

ĐTQS : Đấu tranh quân sự

QĐND : Quân đội nhân dân

QĐSG : Quân đội Sài Gòn

QGPMN : Quân giải phóng miền Nam

LLVT : Lực lƣợng vũ trang

LLVTCM : Lực lƣợng vũ trang cách mạng

LLVTCMMN : Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam

NQTƢ : Nghị quyết Trung ƣơng

TBCN : Tƣ bản chủ nghĩa

VNCH : Việt Nam Cộng hòa

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 4: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3

4. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.......................................................................... 4

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ........................................................................ 4

7. Kết cấu của luận án........................................................................................................ 4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................. 5

1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu trong nƣớc về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc

nói chung ........................................................................................................................... 5

1.1.1 Các công trình tổng kết, sách của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước, Quân

đội nhân dân Việt Nam ....................................................................................................... 5

1.1.2 Các công trình chuyên khảo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam ........ 7

1.2 Nhóm các công trình chuyên khảo về lực lƣợng vũ trang nhân dân nói chung và lực

lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam ........................................................................... 10

1.2.1 Sách chuyên khảo về lực lượng vũ trang nhân dân và Lực lượng vũ trang cách mạng

miền Nam ........................................................................................................................ 10

1.2.2 Công trình luận văn, luận án và các bài tạp chí khoa học về lực lượng vũ trang nhân

dân và Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam.............................................................. 13

1.3 Các công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài và của chính quyền Sài Gòn ..... 16

1.4 Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu. ......................................................... 18

Chƣơng 2: LỰC LƢỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG MIỀN NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN

NĂM 1960 ....................................................................................................................... 20

2.1 Các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và hoạt động của Lực lƣợng vũ trang cách

mạng miền Nam .............................................................................................................. 20

2.1.1 Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. 20

2.1.2 Mỹ và Chính quyền Ngô Đình Diệm, đối tượng đấu tranh mới của cách mạng miền

Nam. ............................................................................................................................... 21

2.1.3 Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1960 22

2.1.4 Bối cảnh quốc tế ..................................................................................................... 23

2.1.5 Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ........................................... 26

2.2. Lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1960 ......................... 28

2.2.1 Lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1956 ..................... 28

2.2.2 Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam 1957 - 1958 ........................................... 35

Page 5: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

2.2.3 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam trong đồng khởi 1959 - 1960 45

Chƣơng 3: LỰC LƢỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG MIỀN NAM TỪ NĂM 1961 ĐẾN

NĂM 1965 ....................................................................................................................... 60

3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng chiến lƣợc của các bên ở miền Nam Việt Nam sau

phong trào đồng khởi. ...................................................................................................... 60

3.1.1 Bối cảnh lịch sử những năm 60 của thế kỉ XX ......................................................... 60

3.1.2 Chủ trương chiến lược của các bên ở miền Nam Việt Nam sau phong trào đồng khởi

........................................................................................................................................ 65

3.2 Xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1961 đến

năm 1965 ........................................................................................................................ 71

3.2.1 Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (1961 - 1965) ..................... 71

3.2.2 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam chiến đấu đánh bại chiến tranh đặc biệt 95

Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LỰC LƢỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG Ở MIỀN

NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965 ........................................ 116

4.1 Sự ra đời của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam là yêu cầu tất yếu, là qui luật

đấu tranh của công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. ........................................... 116

4.1.1. Ra đời để để bảo vệ thực lực cách mạng miền Nam.............................................. 116

4.1.2. Gắn với bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam qua phong trào đồng khởi 1959-

1960 .............................................................................................................................. 119

4.1.3. C nguồn gốc vững chắc từ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống Chiến

tranh Đặc biệt ............................................................................................................... 120

4.2. Đặc điểm xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam trong

thời kỳ 1954-1965 ......................................................................................................... 123

4.2.1. Kiềm chế địch ...................................................................................................... 123

4.2.2. Thành phần cơ bản là lực lượng lực lượng tại chỗ ............................................... 124

4.2.3 Cơ cấu của đạo quân thực hiện chiến tranh nhân dân ........................................... 124

4.2.4. Sở trường ............................................................................................................. 125

4.3 Vai trò của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam trong chống Mỹ, cứu nƣớc ..... 126

4.3.1 Vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng trong bước ngoặt Đồng khởi .............. 126

4.3.2 Lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam đã tô đậm thêm truyền thống của Quân

đội Nhân dân Việt Nam ................................................................................................. 128

4.3.3 Quân giải ph ng miền Nam - một hình ảnh mới của “Bộ đội cụ Hồ” trong kháng

chiến chống Mỹ cứu nước .............................................................................................. 130

4.4 Một số kinh nghiệm lịch sử...................................................................................... 132

4.4.1 Sự chỉ đạo của Đảng - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của lực lượng vũ

trang cách mạng ở miền Nam ........................................................................................ 132

4.4.2. Phải phải kế thừa và vận dụng linh hoạt nghệ thuật sử dụng phương pháp bạo lực

cách mạng ..................................................................................................................... 136

Page 6: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

4.4.3. Xây dựng và hoạt động đúng đắn, linh hoạt, sát hợp với thực tiễn ............................ 138

4.4.4 Xây dựng lực lượng vũ trang phải thường xuyên chú trọng xây dựng cả bộ đội chủ

lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến trường,

từng nhiệm vụ được giao ở mỗi thời kỳ lịch sử. .............................................................. 140

4.4.5 Không ngừng tìm tòi, vượt qua thử thách, khắc phục kh khăn tổng kết kinh nghiệm

để chiến đấu chống lại những thủ đoạn tinh vi, vũ khí và chiến thuật hiện đại của kẻ thù.

...................................................................................................................................... 141

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 143

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........ 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 148

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 158

Page 7: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nƣớc 1954 - 1975 của nhân dân ta là một giai đoạn lịch sử có vai trò, ý nghĩa

đặc biệt không chỉ của lịch sử Việt Nam hiện đại mà còn là một sự kiện lịch sử có

tầm vóc lớn mang tính thời đại của lịch sử thế giới thế kỷ XX.

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: chiến tranh là một chiến lƣợc tổng hợp,

trong đó mặt trận quân sự có ý nghĩa then chốt, chỉ có sự phát triển của lực lƣợng vũ

trang và những thắng lợi quyết định trên mặt trận đấu tranh quân sự mới có thể đánh

bại kẻ thù và đập tan ý chí xâm lƣợc của chúng. Trong quá trình đấu tranh cách

mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định có hai hình thức bạo lực cách mạng, là

bạo lực chính trị của quần chúng và bạo lực vũ trang, hai lực lƣợng có quan hệ mật

thiết, hỗ trợ, phối hợp với nhau góp phần tạo nên chiến công và thắng lợi của cách

mạng Việt Nam trƣớc mọi kẻ thù.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc là cuộc kháng chiến mà Đảng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh và dân tộc ta phải chấp nhận đƣơng đầu với một cuộc chiến tranh xâm

lƣợc khốc liệt nhất thế giới từ sau thế chiến 2 với một siêu cƣờng hùng mạnh nhất lúc

bấy giờ. Phải bắt đầu từ đâu, thời điểm nào và phƣơng pháp cách mạng gì để bảo vệ

cách mạng miền Nam, đánh đổ chính quyền Diệm mà đứng đằng sau là Mỹ để

thống nhất đất nƣớc, bảo vệ và phát huy những thành quả của cuộc kháng chiến 9

năm chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Chọn phƣơng pháp, không gian và thời gian

mở đầu cho một cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống Mỹ cứu nƣớc là vấn đề có tính

chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc đã giành đƣợc thắng lợi hoàn toàn

cách đây hơn 40. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân niềm Nam, đƣợc sự hỗ

trợ hết sức, hết lòng của hậu phƣơng lớn miền Bắc về sức ngƣời, sức của, đã tiến

hành đánh bại các âm mƣu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tiến

lên giành toàn thắng. Một trong những nguyên nhân đƣa đến chiến thắng đó là quân

và dân miền Nam đã xây dựng đƣợc lực lƣợng vũ trang cách mạng ngày càng lớn

mạnh cả về tổ chức, trình độ tác chiến, cùng nhân dân các địa phƣơng ở miền Nam

tổ chức, chiến đấu, xây dựng và phát triển lực lƣợng, đƣơng đầu và đánh thắng quân

thù trong điều kiện số lƣợng và vũ khí, trang bị vật chất, kỹ thuật thua kém gấp

nhiều lần kẻ thù.

Mƣời năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1965) là

thời kỳ cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, lực lƣợng cách mạng nói chung

và lực lƣợng vũ trang nói riêng bị tổn thất lớn do bị địch khủng bố. Một bộ phận ƣu

tú tập kết ra miền Bắc theo quy định của Hiệp định Giơnevơ. Vì thế, lực lƣợng vũ

trang cách mạng ở miền Nam gần nhƣ phải xây dựng lại từ đầu. Nghị quyết 15

(1959) đã tạo cơ sở để đẩy mạnh việc xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang

Page 8: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

2

cách mạng miền Nam hỗ trợ cho đấu tranh chính trị trong phong trào đồng khởi và

trong cuộc chiến đấu đánh bại chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt của Mỹ - chính quyền

Sài Gòn. Cùng với đó, lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam tập kết ra Bắc

cùng với các đơn vị bộ đội ở miền Bắc vào chiến trƣờng miền Nam, chiến đấu giải

phóng quê hƣơng. Nghiên cứu chuyên sâu giai đoạn này sẽ giải đáp đƣợc nhiều nội

dung, trả lời đƣợc câu hỏi vì sao nhân dân miền Nam thắng một siêu cƣờng bậc nhất

của thế kỷ XX trong tƣơng quan lực lƣợng vƣợt ra ngoài những tính toán cơ học

thông thƣờng.

Có thể khẳng định, giai đoạn 1954 - 1965 là giai đoạn có tính bản lề, nền

tảng vững chắc cho sức mạnh và thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của

nhân dân Việt Nam. Nghiên cứu về lịch sử xây dựng và hoạt động của Lực lƣợng

vũ trang cách mạng (LLVTCM) ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1965 sẽ làm sáng tỏ

hoàn cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ, những sáng tạo

của nhân dân miền Nam trong việc xây dựng và hoạt động vũ trang để nhằm bảo vệ

chính mình, làm sáng tỏ vai trò của nó với tiến trình cách mạng nói chung và vai trò

quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc 1954 - 1975 nói riêng.

Bƣớc sang thế kỷ XXI, với công cuộc CNH-HĐH, đổi mới, hội nhập quốc tế,

đất nƣớc ta đã và đang gặt hái đƣợc nhiều thành tựu góp phần xây dựng và phát

triển đất nƣớc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phức tạp của tình hình thế giới cũng nhƣ

nguy cơ của chiến lƣợc “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù

địch trong và ngoài nƣớc đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với đất nƣớc.

Chính vì vậy, nghiên cứu, tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc

trong đó có quá trình xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng ở

miền Nam từ năm 1954 đến năm 1965 sẽ góp phần bổ sung thêm nội dung lịch sử

cho thời kỳ quan trọng này; đồng thời cũng gợi mở, đem lại những luận cứ khoa học

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trong bối cảnh nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc đạt

đƣợc những thành tựu lớn, và đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nƣớc trong giai đoạn 1954 - 1965. Tuy nhiên, những công

trình đó chƣa nghiên cứu LLVTCMMN giai đoạn 1954 đến 1965 một cách hệ thống

liên tục, bài bản và toàn diện. Do vậy, một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn

diện, hệ thống về LLVTCMMN giai đoạn 1954 -1965 sẽ góp phần vào việc nhận

thức đầy đủ hơn vai trò quyết định của LLVTCMMN trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nƣớc giai đoạn này, cũng nhƣ làm phong phú, đa dạng trong nhận thức về

nghệ thuật chiến tranh nhân Việt Nam. Công trình cũng gợi mở những luận điểm có

ý nghĩa phƣơng pháp luận trong hoàn cảnh xây dựng và bảo vệ đất nƣớc hiện nay.

Page 9: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

3

Từ những vai trò, ý nghĩa, tính cấp thiết trên, chúng tôi chọn: “Quá trình xây

dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954

đến năm 1965” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống, phân tích, luận giải về quá trình xây dựng và hoạt động của lực

lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1965.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

- Phân tích bối cảnh lịch sử ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ và yêu cầu

khách quan phải xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam.

- Phân tích, làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo xây dựng lực lƣợng vũ trang

cách mạng ở miền Nam của Đảng.

- Hệ thống, phân tích quá trình xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ

trang cách mạng ở miền Nam từ 1954-1965.

- Nêu lên một số nhận xét, luận giải về đặc điểm, vai trò và rút ra một số

kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách

mạng ở miền Nam thời kỳ này.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là Quá trình xây dựng và hoạt động của Lực

lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm1965 (hay là Lực lƣợng vũ

trang cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến năm 1965). Bởi vì không phân biệt nguồn

gốc, nơi xuất phát, các lực lƣợng vũ trang cách mạng Việt Nam ở miền Nam đƣợc thống

nhất và có thể gọi là Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Miền Nam Việt Nam, từ phía Nam vĩ tuyến 17 trở vào.

- Về thời gian: Từ khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết (7-1954) đến tháng 7-

1965, khi chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Hoa Kỳ chính thức thực thi

chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ”.

- Về nội dung: Những nội dung xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ

trang cách mạng ở miền Nam giai đoạn từ 1954 đến 1965.

4. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Bên cạnh việc tham khảo, kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác

giả đi trƣớc, để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu

chính sau:

- Văn kiện Đảng toàn tập và tài liệu của Xứ ủy, Trung ƣơng Cục, Liên khu

ủy khu V từ năm 1954 đến năm 1965.

Page 10: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

4

- Nguồn tài liệu khai thác từ Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, Quân khu

V,VII,IX và lịch sử quân sự các tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng từ Quảng Trị

trở vào.

- Nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, luận văn thạc sỹ lịch sử, luận án tiến sỹ

lịch sử và các nguồn tài liệu khác có liên quan đến đề tài luận án…

4.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Luận án đƣợc thực hiện dựa trên những quan điểm cơ

bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; những quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân.

- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng

phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử

dụng một số phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và

phƣơng pháp liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của luận án.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Một là: Luận án tái hiện bức tranh tổng thể về quá trình xây dựng và hoạt

động của lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1965.

- Hai là: Luận án nêu lên nhận xét và luận giải những đặc điểm, vai trò, ý

nghĩa, rút ra một số kinh nghiệm về quá trình xây dựng và hoạt động của lực lƣợng

vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1965.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Luận án góp phần làm rõ, tổng hợp, hệ thống và luận giải những nội dung

về quá trình xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam

từ năm 1954 đến năm 1965; đồng thời góp phần gợi mở những vấn đề có ý nghĩa

phƣơng pháp luận đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy chuyên

ngành Lịch sử; bên cạnh đó luận án bổ sung tƣ liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ,

vào truyền thống xây dựng và chiến đấu hơn 70 năm vinh quang của các lực lƣợng

vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận

án gồm có 4 chƣơng:

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chƣơng 2: Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến

năm 1960

Chƣơng 3: Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1961 đến năm 1965.

Chƣơng 4: Một số nhận xét về lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ

năm 1954 đến năm 1965

Page 11: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

5

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam Việt Nam là một nội

dung trọng yếu khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc hào hùng của

dân tộc, một cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới

lần thứ 2. Đây là một đề tài đƣợc nghiên cứu rộng rãi không chỉ ở trong nƣớc mà còn là

một đề tài nóng hổi của lịch sử quân sự thế giới. Nội dung nghiên cứu của đề tài rất

phong phú và tổng hợp ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó nghiên cứu về quân sự đạt

đƣợc thành tựu lớn. Nhiều công trình nghiên cứu ở các thể loại khác nhau đã đƣợc

công bố, đề cập đến lực lƣợng vũ trang, có thể đƣợc khái quát thành các nhóm:

1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu trong nƣớc về cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nƣớc nói chung

1.1.1 Các công trình tổng kết, sách của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản,

Nhà nước, Quân đội nhân dân Việt Nam

Trƣớc hết phải kể đến một số công trình nghiên cứu về chiến tranh và chiến

tranh cách mạng Việt Nam nhƣ: Tuyển tập Luận văn Quân sự, Tập III, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội; Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trƣờng Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn

Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Song Hào (1996), Bàn về chiến tranh nhân dân và lực

lượng vũ trang nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự

(2002), Sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội… Nhìn chung, các công trình tuy diễn đạt khác nhau nhƣng đều góp phần làm rõ

khái niệm đấu tranh vũ trang và lực lƣợng vũ trang cách mạng cách mạng. Các công

trình đã chỉ ra rằng, đấu tranh vũ trang là một trong hai hình thức cơ bản của bạo lực

cách mạng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát động quần chúng đứng lên

khởi nghĩa, cũng nhƣ sau khi quần chúng đã nổi dậy rồi, tiếp tục tiến công để đƣa

cách mạng tiến lên, hoặc khi đã phát động đấu tranh vũ trang rồi sẽ không bị sa vào

chiến lƣợc phòng ngự mà vẫn kiên quyết giữ vững chiến lƣợc tiến công. Lực lƣợng

vũ trang cách mạng đƣợc định nghĩa là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân

dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền

thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đại tƣớng Văn Tiến Dũng đã viết cuốn Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, Nxb Sự thật, Hà Nội ngay trong năm 1976. Cuốn sách đã khái quát những năm

tháng mà toàn Đảng, toàn dân trên cả nƣớc ta đã ra quân với một quyết tâm sắt đá và

khí thế cách mạng nóng bỏng: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất

nƣớc, nhất không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Để giành

đƣợc thắng lợi, cả dân tộc ta đã phải trải qua những thử thách, gian truân có những

lúc tƣởng nhƣ khó vƣợt nổi, chịu những hy sinh, tổn thất lớn lao chƣa từng thấy trong

Page 12: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

6

lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc, hậu quả vẫn còn tác động sâu sắc

đến sự nghiệp xây dựng đất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.

Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, ngƣời anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam,

đã viết sách Chiến tranh giải ph ng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Nxb Sự thật, Hà

Nội, 1979. Tác phẩm cho thấy là học trò xuất sắc, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp có hiểu biết sâu sắc về lý luận chiến tranh cách

mạng và đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn chỉ đạo, chỉ huy trong xây dựng và hoạt

động của lực lƣợng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc; làm

cho chiến tranh nhân dân phát triển lên tầm cao mới, trở thành một nét đặc sắc trong

nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đó là tƣ duy về việc tổ chức, xây dựng lực lƣợng vũ

trang nhân dân 3 thứ quân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; với phƣơng thức tiến hành

chiến tranh nhân dân: kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh nhân dân địa phƣơng với

chiến tranh bằng các đơn vị chủ lực ở các quy mô, hình thức phù hợp; sự kết hợp

tác chiến của lực lƣợng tại chỗ với lực lƣợng cơ động; của tác chiến du kích với tác

chiến chính quy; của cách đánh tiêu hao sinh lực địch rộng khắp với cách đánh tập

trung tiêu diệt từng bộ phận địch; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu

tranh chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…; lấy đấu tranh quân sự trên chiến

trƣờng là nhân tố quyết định đánh bại ý chí xâm lƣợc của địch, chủ động kết thúc

chiến tranh trong thế có lợi.

Tác giả cũng nhận thấy, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc kết

thúc, vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến đã đƣợc đặt ra. Ban Tổng kết chiến tranh B2

(Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ) đƣợc thành lập, đã thu thập tƣ liệu và dựng đề

cƣơng tỉ mỉ cho cuốn sách Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên chiến

trường B2 với 5 tập. Cuốn sách đã khắc họa về cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng

của quân và dân Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ trên tất cả các mặt quân sự, chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong suốt 21 năm kháng chiến.

Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, là cuốn sách tập hợp

những bức điện của Tổng Bí thƣ Trung ƣơng Đảng gửi Trung ƣơng Cục miền Nam,

các quân khu... nhằm chỉ đạo về phƣơng pháp, nhiệm vụ đấu tranh cách mạng miền

Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Vấn đề xây dựng lực lƣợng vũ trang

cách mạng đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu để đƣa cách mạng miền Nam đi từ “khởi

nghĩa bộ phận, lập căn cứ địa, có chiến tranh du kích, rồi tiến lên tổng khởi nghĩa”.

Căn cứ vào sự chỉ đạo đó, quân và dân các tỉnh miền Nam đã không quản ngại khó

khăn, hy sinh, tích cực xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng và đẩy mạnh hình

thức đấu tranh vũ trang, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng miền Nam.

Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010. Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 đã chỉ rõ trải

qua 21 năm chiến đấu kiên cƣờng, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vƣợt

qua mọi khó khăn, gian khổ hy sinh, đƣợc sự đồng tình ủng hộ của các lực lƣợng tiến

Page 13: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

7

bộ trên thế giới, đã lần lƣợt đánh thắng các chiến lƣợc chiến tranh của đế quốc Mỹ ở

miền Nam và chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ở miền Bắc. Thắng lợi

oanh liệt mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân

tộc, bảo vệ Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa

thực dân cũ và mới trên đất nƣớc ta; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả

nƣớc; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ

độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nƣớc.

Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đƣợc thành lập năm 1990, tiếp

thu những kết quả sau nhiều năm nghiên cứu đã cho xuất bản cuốn sách Tổng kết

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - thắng lợi và bài học vào năm 1996. Công

trình trình bày có hệ thống diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc anh

hùng của nhân dân ta. Qua đó, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, trong đó có

đề cập một số vấn đề liên quan tới lực lƣợng vũ trang cách mạng Việt Nam.

Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh

cách mạng Việt Nam 1945-1975, Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội. Khi luận giải về một số bài học kinh nghiệm, công trình đặc biệt nhấn mạnh đến

bài học dựa vào dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc xây dựng, phát huy

và bảo vệ căn cứ địa vững chắc và lực lƣợng vũ trang cách mạng. Công trình cũng

phân tích, đánh giá cao vị trí, vai trò của lực lƣợng vũ trang cách mạng với tƣ cách là

công cụ bạo lực trong cuộc chiến tranh giải phóng; đồng thời còn là lực lƣợng bảo vệ,

duy trì sự tồn tại của cách mạng miền Nam.

Cuốn sách Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 của Viện Lịch sử Đảng nêu bật sự chỉ đạo của Xứ

uỷ Nam Bộ và Trung ƣơng Cục miền Nam đối với vai trò, phạm vi, nhiệm vụ hoạt

động của mình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Trải qua các chặng đƣờng

tìm tòi, thể nghiệm lý luận và thực tiễn, để đóng góp xây dựng đƣờng lối đấu tranh

giải phóng miền Nam và từng bƣớc làm phá sản “chiến tranh đơn phƣơng”, đánh bại

các chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến

tranh” của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân 1975. Tuy không đi

sâu về lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam, nhƣng cuốn sách đã giúp tác giả

luận án có cái nhìn khái quát về sự lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc.

1.1.2 Các công trình chuyên khảo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở

Việt Nam

Trần Văn Giàu, nhà sử học Việt Nam, cán bộ lão thành cách mạng, đã nhiều

năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam, viết cuốn sách Miền Nam giữ vững

thành đồng, tập 2 và tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1965 và 1968. Cuốn sách

đã dành nhiều trang viết về viết về quá trình ra đời và phát triển của lực lƣợng vũ

Page 14: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

8

trang cách mạng miền Nam từ năm 1954-1965, nêu lên một số tƣ liệu và nhận định

có giá trị khoa học định hƣớng cho luận án.

Các cuốn sách Sự thật mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm nay, Hà

Nội, 1979; Về Quan hệ Việt - Xô, Hà Nội, 1985 của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho

thấy trong trật tự thế giới hai cực, chiến trƣờng Việt Nam trở thành điểm nóng đối

đầu giữa hai hệ thống chính trị, nơi đọ sức giữa hai chế độ xã hội. Do vậy, cuộc

kháng chiến của nhân dân Việt Nam thu hút đƣợc sự hỗ trợ của các nƣớc xã hội chủ

nghĩa. Song sự đồng tình ủng hộ đó không thực trọn vẹn vì mối mâu thuẫn ngày càng

sâu sắc giữa hai nƣớc Liên Xô và Trung Quốc, vì tình hình không ổn định trong mỗi

nƣớc đó. Hơn thế nữa, mỗi nƣớc, thậm chí mỗi phe nhóm, lực lƣợng trong từng nƣớc

đều muốn lái đƣờng lối cách mạng Việt Nam đi theo quan điểm của họ, vì lợi ích của

họ. Bởi thế, các tác phẩm đã khái quát lên tính phức tạp của bối cảnh lịch sử thế giới

trong lúc Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Viện lịch sử quân sự, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975

gồm 9 tập, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam

kéo dài trong khoảng thời gian hơn 20 năm (1954 - 1975) đƣợc tập trung trong 9 tập

sách, sắp xếp theo dòng thời gian và chia thành từng giai đoạn quan trọng của cuộc

chiến. Trong đó nghiên cứu về giai đoạn kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1965 đƣợc

nêu ra trong 03 tập đầu:

Tập 1 có nhan đề Nguyên nhân chiến tranh, gồm 3 chƣơng, tập trung lý giải vì

sao Mỹ xâm lƣợc Việt Nam và vì sao chúng ta lại phải tiếp tục cầm súng chiến đấu

sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

Tập 2 với nhan đề Chuyển chiến lược, trình bày các sự kiện lịch sử từ sau Hiệp

định Giơnevơ đến cao trào Đồng Khởi năm 1960.

Tập 3 Đánh thắng chiến tranh đặc biệt, tập trung miêu tả và phân tích những

đặc điểm đặc thù của chiến tranh trong giai đoạn 1964 đến giữa 1965.

Đây là 3 tập sách tập trung nghiên cứu một cách toàn diện cuộc kháng chiến

chống Mỹ trong giai đoạn bản lề (1954 - 1975) ở cả hai miền Nam - Bắc. Công

trình đã nghiên cứu khái quát quá trình ra đời, xây dựng và phát triển, những hoạt

động chính có tính điển hình của LLVTCMMN. Nghiên cứu quá trình đó đƣợc đặt

trong tổng thể các hình thức, các nội dung điển hình trên tất cả các lĩnh vực có liên

quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn này. Vì vậy, bên cạnh tính phổ quát

của công trình là có đề cập đến quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN

trong giai đoạn này. Nhƣng 3 tập sách chƣa phải là công trình khoa học chuyên

khảo về xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN thời kỳ này.

Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Lịch sử Nam Bộ

kháng chiến, tập II 1954 - 1975, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2010.

Đây là một tập sách thể hiện sâu sắc trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn của chính Nam

Bộ, sách đã khảo cứu công phu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc kháng chiến

Page 15: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

9

chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân Nam Bộ, trong đó có vị trí quan trọng của lực

lƣợng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ. Nó thể hiện sự kỳ công, tính khái quát, tổng

kết nhƣng cũng rất chi tiết trên tất cả các lĩnh vực, đã cung cấp cho giới nghiên cứu

trong và ngoài nƣớc một bức tranh tổng thể về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nƣớc ở Nam Bộ. Công trình là sự kết tinh, phản ánh thành quả của hơn 30 năm

nghiên cứu Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.

Lê Hồng Lĩnh, Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960, Nxb

Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2006. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về Đồng

khởi, đánh giá đúng tác động nhƣ vũ bão của một cao trào nổi dậy đồng loạt của

nhân dân, trƣớc hết là từ nhƣng vùng nông thôn rộng lớn ở Nam Bộ và cả vùng

rừng núi Nam Trung Bộ diễn ra từ cuối 1959 và lên tới đỉnh cao vào năm 1960, làm

thất bại âm mƣu của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nó là sự kế tục truyền

thống nhất tề nổi dậy từ trong Cách mạng tháng Tám 1945, là thành quả của đƣờng

lối chỉ đạo đúng đắn về con đƣờng giải phóng… Nó cũng là kết quả tất yếu của sự

vùng lên của nhân dân trƣớc sự tàn sát man rợ của kẻ thù và tinh thần sáng tạo của

những chiến sĩ cách mạng kiên cƣờng luôn có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió dƣới sự

lãnh đạo của Đảng.

Viện Lịch sử quân sự, Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-

1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đánh giá về vai trò của căn cứ địa và của

hậu phƣơng tại chỗ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ, công trình khẳng định hậu phƣơng chiến tranh nhân dân Việt Nam là một trong

những nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Đặc biệt là trong cuộc

kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địa - hậu phƣơng tại chỗ là “một trong những nhân

tố cơ bản để xây dựng và tăng cƣờng tiềm lực, sức mạnh của cách mạng và phát

triển chiến tranh nhân dân trên khắp ba vùng chiến lƣợc”. Luận giải về vai trò của

hậu phƣơng tại chỗ đối với chiến tranh cách mạng, công trình cho rằng xây dựng

hậu phƣơng tại chỗ vững chắc có thể chuyển hóa thế trận từ yếu sang mạnh, hoặc từ

mạnh sang yếu. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố: Tính chất chính nghĩa hay phi

nghĩa của chiến tranh mà hậu phƣơng phải phục vụ; phƣơng thức tiến hành chiến

tranh cách mạng hay chiến tranh cổ điển; quy mô tổ chức và huy động nhân dân

tham gia; đƣờng lối quân sự sáng tạo hay máy móc; năng lực xử lý cơ sở vật chất

sẵn có giỏi hay kém… nhƣng trên tất cả là ở lòng dân.

Đăng Phong, chuyên gia về lịch sử kinh tế Việt Nam, đã viết cuốn 5 đường

mòn Hồ Chí Minh, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008. Tác phẩm cũng chỉ rõ trƣớc đây,

khi nói đến chi viện miền Bắc cho chiến trƣờng miền Nam thì ngƣời ta chỉ chủ yếu

nghĩ đến đƣờng Trƣờng Sơn. Các đƣờng tiếp viện khác, tuy đã đóng góp rất lớn

trong việc chi viện cho miền Nam và việc giữ liên lạc giữa hai miền, không đƣợc

ngƣời ta chú ý đến nhiều vì chúng đã đƣợc bảo đảm bí mật bởi những ngƣời trong

cuộc, bởi dân chúng trong nƣớc và những ngƣời yêu mến Việt Nam ở nƣớc

Page 16: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

10

ngoài. Cuốn sách này, lần đầu tiên, giúp cho ngƣời đọc biết tƣơng đối rõ rệt bức

tranh toàn cảnh của việc chi viện cho miền Nam cũng nhƣ những hoạt động cụ thể

của từng con đƣờng tiếp viện và của các nhân vật chủ chốt trong đó …

Đây là nhóm các công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nƣớc, từ lý luận về xây dựng và hoạt động của LLVTCM đến

chiến tranh nhân dân theo thế giới quan và phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác -

Lênin và những quan điểm có tính hệ thống của Hồ Chí Minh khi vận dụng lý luận

đó vào hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Những công trình đó có cũng đi vào nghiên cứu cụ thể cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta 21 năm hùng tráng, nhìn nhận cuộc kháng

chiến đó một cách tổng quát trên tất cả các mặt trận của cuộc kháng chiến chống

Mỹ, từ mặt trận quân sự cho đến mặt trận chính trị và tổng hợp trên tất cả các lĩnh

vực của cuộc kháng chiến: kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao v.v.. Cho ta một

thành tựu tổng quát khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung.

Nhóm còn có những công trình đi vào nghiên cứu cụ thể một khía cạnh, một

lĩnh vực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Các công trình đó đạt đƣợc

những thành tựu có ý nghĩa trong lĩnh vực hoặc khía cạnh mình nghiên cứu. Nó đã

tập hợp và hệ thống hóa, chuyên sâu theo chiều dọc một giai đoạn lịch sử vĩ đại của

dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đó, nhóm tác giả nghiên cứu này chƣa có

công trình chuyên sâu nghiên cứu quá trình xây dựng và hoạt động của

LLVTCMMN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và giai đoạn bản lề của

cuộc kháng chiến (1954 -1965) với ý nghĩa là một vấn đề, một phƣơng diện quan

trọng nhất của một cuộc chiến tranh nhân dân chống lại một siêu cƣờng hùng mạnh

nhất thế giới thời kỳ bấy giờ.

1.2 Nhóm các công trình chuyên khảo về lực lƣợng vũ trang nhân dân nói

chung và lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam

1.2.1 Sách chuyên khảo về lực lượng vũ trang nhân dân và Lực lượng vũ

trang cách mạng miền Nam

Bộ Quốc phòng, Các chuyên đề về chiến tranh nhân dân địa phương trong bảo

vệ tổ quốc, Tài liệu lƣu tại Viện Lịch sử quân sự. Các tác phẩm này đã làm rõ trong

cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc, giải phóng miền Nam, chiến tranh

nhân dân ở từng địa phƣơng đã có vai trò to lớn. Lực lƣợng du kích và tự vệ đã phối

hợp với nhân dân tại chỗ đấu tranh quyết liệt chống địch dồn dân lập “khu trù mật”,

lập “ấp chiến lƣợc”; độc lập và phối hợp với bộ đội địa phƣơng và bộ đội chủ lực

trong mọi hoạt động, góp phần đánh bại các chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa

vận”, các biện pháp chiến lƣợc của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa... Mặc dù

Page 17: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

11

địch có phƣơng tiện cơ động bằng máy bay và cơ giới, nhƣng chúng vẫn phải phân

tán phần lớn quân số để đối phó với lực lƣợng vũ trang địa phƣơng ta. Đó là một

thắng lợi có ý nghĩa chiến lƣợc cực kỳ quan trọng.

Các cuốn Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà Nội, 1994; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2005 của Viện Lịch sử quân sự đã thể hiện nguồn gốc, tiến trình của cuộc chiến tranh

nhân dân giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ

tịch Hồ Chí Minh, các bƣớc phát triển rực rỡ của nghệ thuật quân sự hiện đại Việt

Nam, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, nguyên nhân thắng lợi và bài

học lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.

Bộ Tƣ lệnh Pháo binh, Biên niên sự kiện lịch sử ngành kỹ thuật pháo binh Quân

đội nhân dân Việt Nam 1945-1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997. Cuốn

sách đã ghi lại những sự kiện kỹ thuật trong các giai đoạn lịch sử pháo binh nhân dân

Việt Nam. Góp phần vào việc cung cấp tƣ liệu tra cứu phục vụ cho nghiên cứu, huấn

luyện và xây dựng ngành kỹ thuật của binh chủng, làm cơ sở để viết tổng kết và lịch

sử kỹ thuật pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sách Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2004 của Quân khu VII đã khẳng định trong suốt 15 năm kháng chiến chống

Mỹ (1961-1976), Bộ Chỉ huy Miền đã lãnh đạo chỉ huy các lực lƣợng vũ trang vƣợt

qua muôn vàn thử thách khó khăn, lập nên những kỳ tích chiến công, góp phần cùng

cả nƣớc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất tổ quốc.

Cuốn sách đã cung cấp một số tƣ liệu và nhận định khoa học về cơ quan đầu não của

lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam trên mặt trận B2, hình dung đƣợc xuất xứ,

quá trình hình thành và hoạt động của Bộ Chỉ huy Miền trong cuộc chiến tranh ác liệt

nhất để tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu.

Năm 2008, Bộ Tổng tham Quân đội nhân dân Việt Nam cho ra đời cuốn sách

Biên niên sự kiện lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách khẳng định sau 21 năm

chiến đấu, đƣơng đầu với không ít thách thức khó khăn, cuộc kháng chiến chống Mỹ

của nhân dân Việt Nam đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong chiến thắng ấy, có sự

góp mặt của nhiều lực lƣợng, nhiều mặt trận và cơ quan khác nhau. Trên bình diện

quân sự, bên cạnh quá trình chiến đấu dũng cảm và hy sinh máu xƣơng của từng

chiến sĩ, cán bộ lực lƣợng vũ trang, còn có sự đóng góp quan trọng, to lớn của cơ

quan tham mƣu chiến lƣợc là Bộ Tổng tham mƣu, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam -

một cơ quan đã hoàn thành xuất sắc chức năng tham mƣu và chức năng chỉ đạo điều

hành hoạt động quân sự.

Hồ Sỹ Danh, Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội, 2010. Trong cuốn sách này, tác giả khẳng định giành thắng lợi triệt

để trong chiến tranh thì đi đôi với phát triển chiến tranh nhân dân rộng khắp,

Page 18: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

12

nhất định phải tổ chức và thực hành các hoạt động tác chiến, tiêu diệt và làm tan

rã lớn quân địch. Nghệ thuật chiến dịch là khâu có tính chất quyết định, thực

hiện yêu cầu do chiến lƣợc đề ra. Sự hình thành và phát triển nghệ thuật chiến

dịch là quy luật phát triển khách quan của chiến tranh nói chung của đấu tranh vũ

trang cách mạng nói riêng và nghệ thuật của nó là nghệ thuật quân sự. Trong

kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân

sự mà cụ thể là nghệ thuật chiến dịch Việt Nam đã phát triển tới đỉnh cao. Nắm

vững quy luật chiến tranh, vận dụng và thực hiện sáng tạo nghệ thuật quân sự

của chiến tranh nhân dân, cách mạng đã từng bƣớc chuyển hoá cục diện chiến

trƣờng theo hƣớng có lợi, luôn đánh địch trên thế mạnh, thế chủ động, thế bất

ngờ. Nét đặc sắc, độc đáo còn đƣợc thể hiện ở chỗ đã kết hợp chặt chẽ các nhân

tố "thế, lực, thời, mưu" trong từng trận đánh, từng chiến dịch một cách linh hoạt,

làm cho địch không thể lƣờng đƣợc các hƣớng, mũi, lực lƣợng và sức mạnh tiến

công của LLVTCM.

Hầu hết các quân khu đều đã xuất bản các cuốn sách về lịch sử lực lƣợng vũ

trang nhân dân hay cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Tiêu biểu là Lực lượng

vũ trang Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội, 1980 do Hoàng Minh Thảo làm chủ biên; Nam Trung Bộ kháng chiến

(1945-1975), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992 của Viện Lịch sử Quân sự; Lịch sử Khu VI

(cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống Mỹ 1954-1975, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995 của Quân khu V; Quân khu IX - 30 năm kháng

chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của Quân khu IX; Khu

VIII (Trung Nam Bộ) kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2001 do Trần Dƣơng làm chủ biên; Lịch sử lực lượng vũ trang

Quân khu VII (1945-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010 của Quân khu

VII…

Các Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh tại miền Nam cũng đều xuất bản sách liên

quan tới lịch sử lực lƣợng vũ trang nhân dân hoặc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nƣớc trên địa bàn. Tiêu biểu là Quảng Nam - Đà Nẵng, 30 năm chiến đấu và chiến

thắng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng

Nam - Đà Nẵng; Phú Yên, 30 năm chiến tranh giải ph ng (1945-1975), Nxb Quân

đội nhân dân, Hà Nội, 1993 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên; Gia Lai - 30

năm chiến tranh giải ph ng (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993

của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai; Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

của nhân dân Bến Tre, 1993 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre; Lịch sử lực

lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999

của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai; Lịch sử lực lượng vũ trang Bà Rịa - Vũng

Tàu (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999 của Bộ chỉ huy quân sự

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Lực lượng vũ trang An Giang, 30 năm kháng chiến (1945-

Page 19: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

13

1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An

Giang; Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Tháp trong kháng chiến chống Mỹ

(1954-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001 của Bộ chỉ huy quân sự

tỉnh Đồng Tháp; Lịch sử cuộc kháng chiến quân dân Tiền Giang (1945-1975), Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang; Kiến

Tường - lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 2008 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Long An; Quảng Trị, lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị Lịch sử

công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương

(1945-2010), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh

Bình Dƣơng; Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Lâm Đồng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà

Nội, 2014 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng...

1.2.2 Công trình luận văn, luận án và các bài tạp chí khoa học về lực lượng

vũ trang nhân dân và Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam

Trƣơng Minh Nhật, Chiến tranh nhân dân vùng ven Tây Nam Sài Gòn - Gia

Định trong kháng chiến chống Mỹ, luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành

Lịch sử Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí

Minh, 1996. Luận án đã làm rõ chiến tranh nhân dân ở vùng ven Sài Gòn từ khởi

nghĩa vũ trang trong Đồng khởi cho đến trƣớc tiến công chiến lƣợc đô thị vào năm

1975. Đồng thời, phân tích những điều kiện cơ bản cho chiến tranh nhân dân ở vùng

ven Sài Gòn - Gia Định.

Võ Thị Thanh Thảo, Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng tại miền

Nam từ năm 1954-1960, luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999. Luận án đã khái

quát quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng cách mạng miền Nam giai đoạn

1954-1960, đƣờng lối của Đảng trong việc xây dựng lực lƣợng vũ trang, trong

phong trào Đồng khởi…

Trần Thị Thu Hƣơng, Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách”

ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961-1965), luận án Tiến sĩ

khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội, 2000. Đề tài đã phân tích tính chất gay go, quyết liệt, giằng co lâu

dài của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lƣợc của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Hệ thống, khái quát, phân tích những chủ trƣơng, biện pháp và kế hoạch chỉ đạo tổ

chức thực hiện chống phá chính sách đó của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trần Ngọc Long, Quá trình xây dựng và phát triển căn cứ địa kháng chiến U

Minh Hạ (1954-1960), luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

Luận văn đã khái quát quá trình xây dựng và phát triển căn cứ địa kháng chiến U

Minh Hạ từ 1954-1960, nêu bật vai trò của U Minh Hạ đối với phong trào Đồng

Page 20: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

14

khởi năm 1960. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chiến

lƣợc an ninh quốc phòng giai đoạn hiện nay.

Thái Thị Lộc, Quá trình xây dựng và phát triển lực lượng an ninh miền Nam

giai đoạn 1954-1965, luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt

Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh, 2004. Trong luận văn, tác giả đã dựng lên bức tranh toàn cảnh về sự ra đời,

phát triển cũng nhƣ những chiến công của lực lƣợng an ninh tại miền Nam trong

những năm đầu kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc từ 1945-1965.

Trần Phƣơng Thúy, Đảng lãnh đạo cách mạng miền Nam chuyển từ khởi

nghĩa từng phần lên chiến tranh nhân dân (1959-1963), luận văn Thạc sĩ khoa học

lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội, 2005. Luận văn đã làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với

cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1959-1963, đặc biệt là về chủ trƣơng đẩy

mạnh chiến tranh cách mạng từ Đồng khởi cho đến Nghị quyết Trung ƣơng 9

tháng 12-1963.

Huỳnh Thị Liêm, Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền

Đông Nam Bộ (1961-1965), luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh,

2006. Luận án nghiên cứu về phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lƣợc ở miền

Đông Nam bộ trong giai đoạn 1961-1965, nhằm dựng lại bức tranh toàn cảnh về

cuộc đấu tranh anh dũng ngoan cƣờng và mƣu trí của quân và dân các tỉnh miền

Đông Nam Bộ trong thời kỳ chống chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc

Mỹ; qua đó cung cấp những luận cứ khoa học cho quá trình xây dựng lực lƣợng

cách mạng, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nguyễn Thị Ánh Xuân, Lực lượng vũ trang giáo phái ở miền Nam Việt Nam

thời kỳ 1954-1960, luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt

Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh, 2008. Công trình đã trình bày về điều kiện ra đời, quá trình xây dựng và

chiến đấu của lực lƣợng vũ trang nhân dân miền Nam dƣới hình vỏ bọc các giáo

phái ly khai chống Diệm trong bối cảnh lịch sử phức tạp những năm 1954-1960.

Bùi Thị Trang, Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân

sự ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968, luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử,

chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2014. Luận văn nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong việc kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự chống đế quốc Mỹ

ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968.

Cũng liên quan đến nhóm các công trình chuyên khảo về lực lƣợng vũ trang

cách mạng, đã có hàng trăm bài báo khoa học đăng trên các tạp chí Lịch sử quân sự,

Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Đảng. Tiêu biểu trong số này có Việt Hồng, Vài nét về

Page 21: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

15

đấu tranh vũ trang và lực lƣợng vũ trang ở Nam Bộ trƣớc cuộc “Đồng Khởi” 1959-

1960, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 155 năm 1974; Nguyễn Đình Lê, Vài nét về

lực lƣợng vũ trang cách mạng Nam Bộ thời kỳ 1954-1960, Tạp chí Lịch sử quân sự,

số 4 năm 1996; Trần Long, Làng rừng Cà Mau, một hiện tƣợng “Độc nhất vô nhị”,

Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2 năm 1997; Nguyễn Đình Lê, Nghị quyết 15 với lực

lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 1999;

Nguyễn Tƣ Đƣơng, Lực lƣợng vũ trang giáo phái miền Tây Nam Bộ thời kỳ đầu

kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5 năm 2001; Hồ Khang, Trận

đánh báo hiệu, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 2003; Nguyễn Xuân Năng, Bắc

Ruộng - Trận đánh mở đầu phong trào Đồng khởi ở Bình Thuận năm 1960, Tạp chí

Lịch sử quân sự, số 3 năm 2003; Nguyễn Văn Hùng, Chiến thắng Phƣớc Thành,

bƣớc phát triển về trình độ chỉ huy, tham mƣu tổ chức và chiến đấu của lực lƣợng

vũ trang Quân khu VII, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 12 năm 2005; Nguyễn Hữu

Đạo, Sự ra đời của đoàn vận tải quân sự 559, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4 năm 2008;

Võ Cao Lợi, Phong trào giải phóng nông thôn ở Quảng Ngãi, Tạp chí Lịch sử quân

sự, số 1 năm 2010; Nguyễn Đình Lê, Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam

trong tiến trình chuyển hƣớng chỉ đạo cách mạng của Đảng ở thời điểm bản lề lịch

sử, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 năm 2010; Hồ Hải Hƣng, Đấu tranh chống chiến

lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở Khánh Hòa (1961-

1965), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 6 năm 2013…

Nhìn chung, cả hai nhóm công trình chuyên khảo về LLVTCMMN ở trên đã

đề cập ở những góc độ và mức độ khác nhau liên quan đến lực lƣợng vũ trang cách

mạng ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Thành quả của các công

trình nghiên cứu đó về LLVTCMMN là rất lớn, có thể trong một lĩnh vực cụ thể của

xây dựng hoặc hoạt động của LLVTCMMN, hoặc khái quát nó trong một khoảng

thời gian nhất định gắn với những sự kiện lịch sử nổi bật, những trận đánh, những

chiến dịch có ý nghĩa chiến lƣợc. Quy mô, phạm vi nghiên cứu có thể khái quát một

giai đoạn bản lề, một thời điểm bƣớc ngoặt của lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu

nƣớc trong giai đoạn 1954-1965 hoặc một lĩnh vực cụ thể có liên quan đến xây

dựng và hoạt động của LLVTCMMN trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, chƣa có công trình khảo cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ

thống, phạm vi, không gian tổng quát, quy luật phổ biến và đặc thù của toàn miền

Nam về xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN trong giai đoạn đầu của cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc 1954 - 1965, giai đoạn bản lề của cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nƣớc 21 năm thần thánh của dân tộc ta.

Những thành quả nghiên cứu của các tác giả và công trình nghiên cứu chuyên

khảo trên sẽ là những tƣ liệu quý báu, là cơ sở để tác giả tập hợp, kế thừa, vận dụng

để triển khai trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án…

Page 22: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

16

1.3 Các công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài và của chính

quyền Sài Gòn

Bên cạnh các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam

của các tác giả trong nƣớc, còn có hàng vạn các cuốn sách, công trình của các tác

giả nƣớc ngoài. Trong số đó, tiêu biểu là Viet Cong, The organization and

techniques of the National Liberation Front of South Vietnam (Việt Cộng, tổ chức

và chiến thuật của Mặt trận dân tộc giải ph ng miền Nam Việt Nam),

Massachusetts Institute of Technology, 1966 của Douglas Eugene Pike, một trong

những chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến tranh Việt Nam. Đây có thể đƣợc coi

là nghiên cứu sớm nhất, công phu nhất và sâu sắc nhất về lực lƣợng vũ trang cách

mạng miền Nam của một tác giả ngƣời nƣớc ngoài. Tác phẩm đã phân tích bối cảnh

ra đời, sự phát triển, quá trình hoạt động của đội quân “cộng sản Nam Việt Nam”

theo góc nhìn từ phía bên kia.

Một tác phẩm tiêu biểu nữa cần phải kể đến là cuốn Defeating communist

insurency. The lesson of Malaysia and Vietnam (Đánh bại sự nổi dậy của cộng sản.

Bài học của Malaysia và Việt Nam) của Robert Thompson (chuyên gia có nhiều

kinh nghiệm về chƣơng trình bình định, chống nổi dậy đƣợc đánh giá là thành công

ở Malaysia, đƣợc Mỹ - Diệm mời về làm cố vấn cho chƣơng trình ấp chiến lƣợc).

Tháng 3-1965, sau thất bại ở Việt Nam, Thompson về nƣớc và đến tháng 7-1965 thì

viết cuốn sách này. Ông đã đi sâu trình bày mục tiêu, biện pháp và quá trình tiến

hành chƣơng trình ấp chiến lƣợc ở Malaisia và Việt Nam, rút ra những nguyên nhân

thất bại của chƣơng trình này ở Việt Nam. Đây là tài liệu của ngƣời trong cuộc,

song do đứng ở góc nhìn một phía nên tác giả có những cái nhìn phiến diện khi hạ

thấp vai trò nổi dậy của nhân dân và lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam.

Quốc phòng Mỹ, Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, đƣợc Việt Nam Thông

tấn xã phát hành năm 1971. Tên gọi chính thức của tài liệu này là “Quan hệ Mỹ -

Việt Nam, 1945-1967: Một nghiên cứu do Bộ Quốc phòng chuẩn bị”. Đƣợc xếp loại

tuyệt mật, nó nêu chi tiết về sự tham dự chính trị và quân sự ở Mỹ giai đoạn 1945-

1967. Tài liệu đƣợc thực hiện tháng 6-1967 dƣới thời Bộ trƣởng Quốc phòng Robert

McNamara, ngƣời muốn đƣa ra một tổng kết toàn diện về cuộc chiến tranh Việt

Nam. Tài liệu này đƣợc coi là sẽ tiết lộ ở một mức độ chƣa từng có những chi tiết

về tham chiến của Mỹ tại Việt Nam. Những hồ sơ Lầu Năm Góc đầu tiên đƣợc đăng

tải trên trang nhất của báo New York Times năm 1971, gây ra xôn xao lớn trong dƣ

luận thời đó, tạo vụ bê bối “Hồ sơ Lầu Năm Góc” nổi tiếng.

Daniel Ellsberg viết cuốn Những bí mật của chiến tranh Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia xuất bản năm 1985. Tác giả là một trong những nhân vật chính trong vụ

bê bối “Hồ sơ Lầu năm góc”, ngƣời đã tiết lộ những sự thật khủng khiếp về quá

trình xâm lƣợc của Mỹ ở Việt Nam để cho báo giới Mỹ đƣa đến với công chúng.

Bởi thế, tác phẩm đã làm rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lƣợc của

Page 23: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

17

Mỹ tại Việt Nam, những âm mƣu, thủ đoạn của các đời tổng thống Mỹ trong cuộc

chiến này.

Hoành Linh Đỗ Mậu là nhân vật trong chính quyền Sài Gòn cũ, đã viết hồi ký

chính trị, đƣợc Nxb Công an nhân dân xuất bản thành sách Tâm sự tướng lưu vong

năm 1987. Cuốn sách tập trung đi sâu về tình hình miền Nam dƣới thời chế độ Ngô

Đình Diệm từ năm 1954-1963, nêu ra nhiều thông tin về nguyên nhân, diễn biến và

bối cảnh của cuộc đảo chính quân sự ngày 1-11-1963 cũng nhƣ sự can thiệp của Mỹ

vào chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó.

William Westmoreland - ngƣời trực tiếp chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam

Việt Nam viết cuốn Tường trình của một quân nhân, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí

Minh xuất bản năm 1988. Westmorelanh - tƣ lệnh trƣởng bộ chỉ huy viện trợ quân

sự Mỹ (MACV) ở Sài Gòn (từ tháng 6-1964) viết tác phẩm này nói về sự thất bại

của Mỹ tại Việt Nam. Đó cũng là lời biện minh của một trong những tƣớng lãnh đạo

tài ba nhất của nƣớc Mỹ, nhƣng lại bị thua trận tại Việt Nam….

Trong tác phẩm Sự lừa dối hào nhoáng, John Paul và nước Mỹ ở Việt Nam,

của Neil Sheehan xuất bản tại Mỹ năm 1988, tác giả đã lên án sự lừa dối của giới

cầm quyền Mỹ đối với nhân dân Mỹ và thế giới về cuộc chiến bẩn thỉu Mỹ đã gieo

rắc cho nhân dân Việt Nam. Quyển sách đã đƣợc giải thƣởng Pulitzer về ngƣời thật

việc thật.

Gabrien Kolko viết cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh do Nxb Quân đội

nhân dân xuất bản năm 1989 và 1991. Trong 2 tập sách, tác giả đã lý giải về nguồn

gốc của chiến tranh; sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và khẳng định một kết cục

tất yếu là Mỹ sẽ thất bại ở Việt Nam.

Năm 1995, sau khi chiến tranh Việt Nam đã lùi xa 20 năm, Robert Strange

McNamara, nguyên Bộ trƣởng quốc phòng Mỹ, ngƣời đã tham gia hoạch định chính

sách về Việt Nam dƣới 2 đời tổng thống Kennedy và Johnson hoàn thành cuốn hồi

ký Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và những bài học kinh nghiệm về Việt Nam, Nxb

Random House, 1995. Trong tác phẩm này, tác giả thừa nhận công khai rằng:

“Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tƣơng lai

trong việc giải thích vì sao sai lầm nhƣ vậy”.

George C. Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam

(1950-1975), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004. Dựa vào tài liệu Lầu Năm góc

và rất nhiều bài báo, sách, hồi ký viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam,

George C. Herring đã miêu tả sinh động cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cực điểm

đầy logic của chính sách ngăn chặn - chính sách đã bắt đầu từ dƣới thời Harry

Truman vào cuối thập niên 1940. Trải qua năm đời Tổng thống Mỹ theo đuổi cuộc

chiến tranh ở Việt Nam mà không một ai thành công, đã cho thấy những sai lầm cố

hữu trong chính sách ngăn chặn toàn cầu.

Page 24: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

18

Nguyễn Phú Đức, Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 2009.

Cuốn sách này đƣợc viết bởi một nhân vật quan trọng của chính quyền Sài Gòn,

ngƣời đã trực tiếp tham mƣu cho Nguyễn Văn Thiệu trong các vấn đề quan trong

của cuộc chiến. “Với tinh thần tôn trọng thực tế khách quan của tác giả dựa vào

những chứng cứ chƣa từng công bố, cuốn sách là một đóng góp quan trọng vào việc

tìm hiểu lịch sử chiến tranh Việt Nam đã đƣợc nói nhiều trong những năm qua

nhƣng không mấy ngƣời thấu đáo về nó”.

Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã tái hiện đƣợc một cách cơ bản về

phong trào kháng chiến của quân và dân miền Nam thể hiện trên các mặt hoạt động

đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, xây dựng và bảo vệ căn cứ địa tại địa bàn…

Tuy nhiên, do giới hạn bởi phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu nên ở các công trình trên

chƣa đi sâu phản ánh sâu về hệ thống lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam;

đặc biệt là tái hiện quá trình hình thành, phát triển, hoạt động của lực lƣợng vũ trang

cách mạng ở miền Nam cũng nhƣ làm rõ đặc điểm, vai trò của nó. Vả lại một số

nhận định, đánh giá vai trò, vị trí của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam trong

một số công trình còn chƣa đầy đủ và cụ thể; việc trích dẫn tài liệu, tƣ liệu ở một số

sự kiện chƣa đƣợc kiểm chứng, nguồn trích dẫn chƣa rõ ràng...

Do quan điểm lập trƣờng giai cấp tƣ sản, xuất phát điểm từ phía bên kia những

học giả đã cố gắng đề cập đến cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam tiệm cận một

cách khách quan nhất. Nhƣng cách nhìn nhận đánh giá về cuộc chiến tranh có khác

nhau, chƣa thật sự khách quan, không phù hợp với quan điểm chính thống của

Đảng. Mặc dù vậy, tác giả luận án coi đây là một trong những nguồn tài liệu quan

trọng để so sánh, đối chiếu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.

1.4 Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

Nhƣ vậy, nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Mỹ nói chung và nghiên cứu

cụ thể lĩnh vực quân sự trong cuộc kháng chiến vĩ đại 21 năm (1954 - 1975) là một

nhiệm vụ khoa học bức thiết, chƣa bao giờ mất đi ý nghĩa thời sự của nó bất luận đó

là giới khoa học ở trong nƣớc hay là ở nƣớc ngoài.

Các công trình nghiên cứu bất kể là ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài đều tập

trung làm sáng tỏ nội dung, phạm vi nghiên cứu của mình. Đều nhìn nhận cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc mà nhân dân Việt Nam chiến đấu và giành thắng

lợi là vĩ đại nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đều đặt nó trong một chiến lƣợc

tổng hợp, nghĩa là một cuộc chiến trên tất cả các mặt trận từ quân sự, chính trị, kinh

tế, văn hóa - xã hội, ngoại giao… trong đó đều thống nhất cho rằng đấu tranh trên

mặt trận quân sự là mặt trận có ý nghĩa quyết định, đập tan ý chí xâm lƣợc của một

đạo quân, một quốc gia siêu cƣờng.

Thống nhất với nhau về ý nghĩa của vai trò đấu tranh vũ trang - nhân tố quyết

định đánh bại đối phƣơng. Các công trình khoa học đã cố gắng tùy theo nội dung,

phạm vi nghiên cứu của mình, đã đƣa vấn đề xây dựng và hoạt động của

Page 25: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

19

LLVTCMMN chiếm lĩnh vị trí tƣơng xứng trong đề tài của mình. Tuy nhiên, chƣa

có một công trình khoa học cụ thể, tầm cỡ luận án nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ

quy luật ra đời, hoạt động, đặc điểm, vai trò xây dựng và hoạt động của

LLVTCMMN trong giai đoạn bản lề của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc

1954 - 1965.

Để bù lấp khoảng trống trong nghiên cứu khoa học về lực lƣợng vũ trang cách

mạng miền Nam trong giai đoạn 1954-1965, luận án nhằm hƣớng đến đi sâu làm rõ,

luận giải khoa học một số nội dung sau:

- Phân tích các yếu tố, hoàn cảnh lịch sử tác động sâu sắc đến quá trình ra đời

của đƣờng lối cách mạng bạo lực của Đảng, cơ sở cho sự ra đời, xây dựng và hoạt

động của LLVTCMMN trong giai đoạn từ 1954 đến năm 1965.

- Phân tích quy luật ra đời, hoạt động, đặc điểm, vai trò của công tác xây dựng

và hoạt động LLVTCMMN trong giai đoạn 1954 -1965.

- Trên cơ sở hệ thống, tổng thể, có tính đến những yếu tố khu vực, đặc thù đối

với quá trình đó. Luận án cố gắng luận giải thành quy luật, đánh giá khách quan vai

trò của lực lƣợng vũ trang ở miền Nam đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nƣớc ở miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1965.

- Đúc rút đặc điểm, vai trò của quá trình xây dựng và hoạt động của lực lƣợng

vũ trang cách mạng miền Nam. Gợi mở những vấn đề có ý nghĩa phƣơng pháp luận

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tóm lại, cho đến nay, chƣa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một

cách có hệ thống về quá trình xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách

mạng ở miền Nam trong giai đoạn 1954-1965. Đây là vấn đề còn thiếu khuyết, cần

đƣợc cấp bách bổ sung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn nữa sức mạnh của chiến

tranh nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Nó đặt ra

nhiệm vụ khoa học cho Luận án sử học: Quá trình xây dựng và hoạt động của

LLVTCMMN trong giai đoạn từ 1954 đến năm 1965 yêu cầu nghiên cứu và làm

sáng tỏ vai trò của nó đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc và gợi mở

những luận điểm có ý nghĩa phƣơng pháp luận đối với công cuộc xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc hiện nay.

Page 26: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

20

Chƣơng 2

LỰC LƢỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG MIỀN NAM

TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960

2.1 Các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và hoạt động của Lực

lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam

2.1.1 Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở

Đông Dương.

Ngày 21-7-1954, các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và

Campuchia đƣợc kí kết tại Giơnevơ. Bản tuyên bố cuối cùng về lập lại hòa bình ở

Đông Dƣơng đƣợc các nƣớc tham dự hội nghị cam kết chính thức chấp nhận.

Trƣởng phái đoàn Mỹ đã thừa nhận Hiệp định, nhƣng họ tuyên bố không bị ràng

buộc bởi hiệp định này.

Nội dung của Hiệp định Giơnevơ có 13 điều khoản, trong đó chú ý các điểm

quan trọng nhƣ:

- Chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng

- Lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cho hai miền Bắc - Nam,

các bên tham gia Hội nghị nhấn mạnh rằng: Dù bất cứ trƣờng hợp nào, không thể

coi đó là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Sự chia cắt đó chỉ là tạm thời. Quân Pháp

phải rút quân khỏi Bắc vĩ tuyến 17 và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút khỏi Nam vĩ

tuyến 17 trong thời hạn 300 ngày.

- Hai bên Việt Nam sẽ tiến hành Tổng tuyển cử vào tháng 7-1956.

CMMN đã nghiêm chỉnh thực hiện hiệp định Giơnevơ, đã tập kết chuyển

quân theo đúng quy định. Trị - Thiên, nơi địa đầu tiếp giáp miền Bắc, theo Hiệp

định, hai tỉnh bàn giao lại ngay cho đối phƣơng quản lý và chuyển quân tập kết sớm

nhất. Ngày 18-8, tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc mít tinh lớn tại Phƣớc Môn, có trên

6.000 quần chúng nhân dân biểu dƣơng lực lƣợng và tổ chức dự lên đƣờng tập kết.

Lực lƣợng bộ đội địa phƣơng tỉnh Thừa Thiên tổ chức thành Trung đoàn 268. Ngày

26-8, Trung đoàn đã hành quân ra Bắc. [34, tr. 27, 28, 29]. Ở khu V, ngày 16-5-

1955 các đơn vị vũ trang cuối cùng đã rời cảng Quy Nhơn. Không kể hàng vạn cán

bộ dân chính, tổng số LLVT khu V tập kết ra miền Bắc là 43.609 ngƣời, bao gồm:

sƣ đoàn 305; các trung đoàn 90,93,803, trung đoàn 812 (của Cực Nam) và trung

đoàn 120 (các dân tộc ít ngƣời ở Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng); tiểu

đoàn đặc công 323 và trung đoàn 673 quân tình nguyện Hạ Lào.[43, tr, 26]

Lực lƣợng ở miền Đông Nam Bộ đi tập kết đƣợc biên chế thành 5 trung đoàn

thuộc 5 tỉnh: Tỉnh Thủ Biển, 4 tiểu đoàn, Tỉnh Bà Chợ, 4 tiểu đoàn. Tỉnh Gia Ninh,

3 tiểu đoàn. Tỉnh Mỹ Tho, 4 tiểu đoàn. Tỉnh Long Châu Sa, 2 tiểu đoàn. Chủ lực

Phân liên khu, 2 tiểu đoàn. Tất cả hành quân tập kết và Xuyên Mộc (Bà Chợ) và

Cao Lãnh (Long Châu Sa), tổ chức học tập chính trị và lên tàu ra Bắc.[87, tr. 211]

Page 27: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

21

Ngày 08-02-1955, chuyến tàu cuối cùng ở khu vực tập kết 200 ngày ở Cà

Mau dời bến ra Bắc.

Nhƣ vậy, đến giữa năm 1955, công cuộc chuyển quân tập kết, sắp xếp lực

lƣợng của ta ở miền Nam đã hoàn thành. Mƣời hai vạn bộ đội, cán bộ các ngành ở

miền Nam tập kết ra Bắc, đem theo 500 tấn súng đạn, 600 tấn máy móc, khí tài và

236 xe ô tô các loại.[34, tr. 31]

Trong khi đó, cũng thực hiện hiệp định Giơnevơ. Pháp và chính phủ Quốc

gia Việt Nam do Pháp lập nên cũng di chuyển về phía Nam vĩ tuyến 17. Bằng các

thủ đoạn khác nhau đối phƣơng đã đƣa đƣợc 887.000 ngƣời vào Nam (trong đó

764.000 ngƣời là giáo dân). [133, tr. 320]. Đây là lực lƣợng quần chúng mà Mỹ -

Diệm dự kiến sẽ làm chỗ dựa, là lực lƣợng nòng cốt cho âm mƣu phá hoại hiệp định

Giơnevơ chia cắt lâu dài nƣớc ta.

Ngày 16-5-1955, Pháp và lực lƣợng Quốc gia Việt Nam hoàn tất di chuyển

lực lƣợng về Nam vĩ tuyến 17. Mặc dù quân đội quốc gia Việt Nam là một đội quân

do Pháp lập nên và thiếu tinh thần chiến đấu, nhu nhƣợc và khủng hoảng nghiêm

trọng sau chiến dịch Điện Biên Phủ, nhƣng với việc tập trung về Nam vĩ tuyến 17,

sau đó đƣợc sự viện trợ của Mỹ, tổ chức huấn luyện theo giáo trình của Mỹ… cũng

chuyển biến theo hƣớng nhà nghề hơn.

Nhƣ vậy, thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ phía Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa đã di chuyển ra Bắc vĩ tuyến 17 tới 120.000 bộ đội và cán bộ. Cách mạng

miền Nam từ chỗ có chính quyền, có vùng giải phóng, có LLVT 3 thứ quân hoạt

động công khai mạnh mẽ chuyển sang tình trạng không chính quyền, không vùng

giải phóng, không có các lực lƣợng vũ trang mà 9 năm kháng chiến dày công xây

dựng. Lại phải đối phó với kẻ thù mới nham hiểm hơn, tàn bạo hơn, mạnh hơn gấp

nhiều lần so với thực dân Pháp. Cách mạng miền Nam lại quay trở lại thời kỳ phát

triển từ không đến có, quy luật lấy ít thắng nhiều, quy luật trƣờng kỳ kháng chiến,

vừa đánh vừa phát triển lực lƣợng… từ thuở mới kháng chiến 9 năm chống thực dân

Pháp đƣợc phát huy trong hoàn cảnh mới.

Những đặc điểm đó có gắn chặt với quá trình xây dựng và hoạt động của

LLVTCMMN trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc.

2.1.2 Mỹ và Chính quyền Ngô Đình Diệm, đối tượng đấu tranh mới của

cách mạng miền Nam.

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dƣơng đƣợc ký kết buộc Pháp phải kết thúc

cuộc chiến tranh, điều này khiến Mỹ lo sợ “Cộng sản sẽ kiểm soát toàn bộ Đông

Nam Á sẽ làm cho vị trí của Mỹ ở các mắt xích gồm các đảo ngoài khơi Thái Bình

Dƣơng trở nên mong manh và sẽ phá hoại nghiêm trọng lợi ích an ninh cơ bản của

Mỹ ở viễn đông” [5, tr.237]. Vì thế, Mỹ quyết định chọn Việt Nam làm nơi thí

nghiệm chiến lƣợc toàn cầu phản cách mạng nhằm đè bẹp cách mạng Việt Nam,

ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dƣơng và Đông Nam Á. Qua đó

Page 28: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

22

răn đe các nƣớc xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế

giới; áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam; thiết lập căn cứ quân sự

ở Đông Nam Á.

Trƣớc khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết ngày 16-6-1954, Mỹ ép Pháp và

Bảo Đại buộc thủ tƣớng Bửu Lộc từ chức và đƣa Ngô Đình Diệm lên thay. Ngày 7-

7-1954, một nội các mới với nhiều thành phần thân Mỹ thành lập do Ngô Đình

Diệm làm Thủ tƣớng kiêm tổng trƣởng Quốc phòng.

Để xây dựng một chính quyền thực dân mới vững mạnh, Mỹ tìm mọi cách để

tiêu diệt các thế lực thân Pháp nhằm xoá bỏ hoàn toàn ảnh hƣởng của Pháp, xây

dựng cơ cấu chính trị, quân sự trung thành với Mỹ. Tháng 10 - 1955, Mỹ tổ chức

“Trƣng cầu dân ý” nhằm phế truất Bảo Đại, đƣa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống

chính quyền Sài Gòn, tuyên bố thành lập chính thể Việt Nam Cộng hoà.

Một đối thủ khá lợi hại của Mỹ - Diệm trong những năm đầu tiến hành chiến

tranh xâm lƣợc Việt Nam là lực lƣợng vũ trang của các giáo phái thân Pháp. Lực

lƣợng này bao gồm quân Bình Xuyên của Bảy Viễn, lực lƣợng vũ trang Hoà Hảo và

Cao Đài có vũ trang. Trong hơn một năm (từ tháng 4 - 1955 đến tháng 6 - 1956) Mỹ

- Diệm đã lần lƣợt thanh toán xong lực lƣợng quân sự để tiêu diệt nốt lực lƣợng các

đảng phái tay chân của Pháp nhƣ Đại Việt, Quốc Dân Đảng... nhằm loại bỏ tận gốc

ảnh hƣởng của Pháp, trừ hậu họa sau này.

Nhƣ vậy, tới cuối năm 1956, Mỹ đã hoàn toàn loại bỏ Pháp ra khỏi Việt

Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dƣơng. Chính thức thực hiện mục đích biến

miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của mình. Để thực hiện mục đích đó

Mỹ gấp rút xây dựng chính quyền Sài Gòn và cải tổ Quân đội quốc gia Việt Nam

làm công cụ thực hiện chính sách xâm lƣợc thực dân kiểu mới.

2.1.3 Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954

đến năm 1960

Tháng 3-1956, dƣới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức

tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội. Tháng 10-1956, Diệm ban hành hiến pháp của “nền

Đệ nhất cộng hoà” - một chính quyền với danh nghĩa “hợp hiến, hợp pháp” đã đƣợc

xây dựng. Chính quyền đó đã thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm chống phá

cách mạng, tiêu diệt phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, phá hoại Hiệp

định Giơnevơ.

Về quân sự, Mỹ tăng cƣờng cố vấn, chuyên viên quân sự sau đó lập ra

Bộ chỉ huy quân sự của Mỹ ở Sài Gòn. Bên cạnh đó, Mỹ còn tổ chức lại hệ thống

quân chủ lực gồm cấp sƣ đoàn khinh chiến và các trung đoàn quân độc lập địa

phƣơng. Quân chính quy đƣợc trang bị vũ khí Mỹ, quân nhu Mỹ. Hệ thống cố vấn

Mỹ đặt từ Bộ tổng tham mƣu Sài Gòn, đến các sƣ đoàn, trung đoàn, các quân khu,

các trƣờng huấn luyện, đến các căn cứ quân sự, kho tàng quan trọng. Các tiểu đoàn

Page 29: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

23

ở giới tuyến cũng có cố vấn Mỹ. Quân đội Sài Gòn dần dần biến thành một thứ

quân đội Hoa Kỳ bản xứ [69, tr.295].

Năm 1957, Hoa Kỳ và CQSG bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng

quân đội. Phƣơng pháp, mục tiêu của kế hoạch này là chú trọng chất lƣợng hơn số

lƣợng, lấy lục quân làm chủ yếu, tổ chức tƣơng đối chính quy và hiện đại, có thể tác

chiến trên mọi địa hình. Về quân số, địch vẫn duy trì ở mức trên dƣới 150.000

ngƣời song về tổ chức bỏ hình thức sƣ đoàn dã chiến và khinh chiến, thống nhất tên

gọi là sƣ đoàn bộ binh. Từ 10 sƣ đoàn, CQSG chấn chỉnh còn bảy sƣ đoàn. Các cơ

quan chỉ đạo chiến lƣợc, chiến thuật, Bộ Tƣ lệnh Hải quân, các bộ tƣ lệnh quân

đoàn lần lƣợt đƣợc tổ chức. Không quân, hải quân cũng từng bƣớc đƣợc kiện toàn

[32, tr.30]. Bên cạnh đó, để xây dựng đội quân trung thành, Mỹ - CQSG đã gửi

nhiều sĩ quan đi học ở trƣờng quân sự ở các nƣớc phƣơng Tây, nhất là ở Mỹ.

Về chính trị, để tạo chỗ dựa cho chính quyền, tháng 8-1954 Ngô Đình Diệm

thành lập Đảng Cần lao nhân vị do Ngô Đình Nhu, em ruột của Diệm cầm đầu.

“Trong hầu hết các trƣờng hợp, viên chức cao cấp nhất của chính quyền tại một địa

phƣơng hay một cơ quan nào đồng thời cũng là lãnh tụ địa phƣơng của Đảng Cần

lao” [100, tr.315] Đảng Cần lao nhân vị đƣợc coi là nòng cốt của chế độ Diệm cả

về phƣơng diện chính trị tinh thần cũng nhƣ thực lực lãnh đạo.

Về mặt hành chính, Mỹ - Diệm xây dựng một bộ máy cai trị từ trung ƣơng

đến tận thôn, xã rất chặt chẽ, kìm kẹp có bóng dáng của những nhà tù trá hình.

Khi chính quyền Mỹ - Diệm đã đƣợc xây dựng một cách hoàn bị từ Trung

ƣơng đến cơ sở. Việt Nam Cộng Hòa bắt tay vào thực hiện “bình định” miền Nam

Việt Nam, thực hiện ngay chính sách “tố cộng, diệt cộng”.

Nhƣ vậy, trong vài năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ, trong khi toàn Đảng, toàn

dân cố gắng thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đƣợc ký kết trong Hiệp định

Giơnevơ thì Mỹ - Diệm lại ra sức phá hoại Hiệp định và triệt phá cách mạng. “Trong

thời gian khá dài, từ năm 1955 đến năm 1958 … địch thẳng tay khủng bố, tàn sát, gây

tổn thất không kể xiết cho nhân dân miền Nam, đƣa cách mạng vào tình thế rất hiểm

nghèo” [7, tr. 47, 48]. Trƣớc tình hình nhƣ vậy, yêu cầu chuyển hƣớng chỉ đạo chiến

lƣợc cách mạng đối với cách mạng miền Nam ngày càng trở nên cấp thiết.

2.1.4 Bối cảnh quốc tế

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện chính trị quốc tế đã phân thành hai

cực với hai siêu cƣờng dẫn đầu cuộc chiến tranh lạnh. Đặc điểm này chi phối toàn bộ

nền bang giao thế giới cũng nhƣ tác động sâu sắc tới nền chính trị của từng quốc gia.

Liên Xô đã sản xuất đƣợc bom nguyên tử (1949), tên lửa tầm xa (1957) và

vƣợt qua Mỹ trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: đƣa vệ tinh nhân tạo đầu tiên

Sputnik (1957) và con ngƣời đầu tiên (Yuri A. Gagarin) lên quỹ đạo trái đất (1961).

Nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng có những bƣớc phát triển và củng cố sức

mạnh của một cƣờng quốc, mà dƣ luận quốc tế coi là một tiền đồn của phe xã hội

Page 30: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

24

chủ nghĩa (XHCN) ở châu Á trong những năm 1950 của thế kỷ XX. So sánh lực

lƣợng giữa hai phe đã có sự thay đổi lớn. Uy tín và ảnh hƣởng của Liên Xô, của phe

XHCN lên rất nhanh và có mặt lấn lƣớt phe tƣ bản chủ nghĩa (TBCN) trong những

thập niên 50 và 60.

Sự lớn mạnh của phe XHCN đã thu hẹp khoảng cách sức mạnh của hai phe,

dần tiến tới trạng thái cân bằng, ổn định tạm thời trong quan hệ quốc tế. Hình thái

đó là xu hƣớng chủ lƣu, chi phối sự vận động trong quan hệ quốc tế, là đặc điểm

của giai đoạn này.

Với đặc điểm đó, hệ quả của nó dẫn đến một số quốc gia xảy ra tình trạng

chia cắt đất nƣớc với hai chế độ chính trị khác nhau. Những động tác làm xoay

chuyển cục diện, phá vỡ hình thái, màu sắc chính trị trong một quốc gia dân tộc

nhằm mục đích thống nhất không còn đơn thuần tính chất giải phóng và thống nhất

dân tộc nữa. Cuộc đấu tranh đó còn ít nhiều chi phối bởi tính chất giai cấp, tính chất

xung đột phe phái điển hình của chiến tranh lạnh.

Hoàn cảnh quốc tế nhƣ vậy buộc đội tiên phong của cách mạng Việt Nam

phải tính đến yếu tố thuận lợi: Đó là, những bƣớc leo thang của Mỹ - Việt Nam

Cộng Hòa nhằm mở rộng chiến tranh ra miền Bắc phải tính đến phản ứng của Liên

Xô và Trung Quốc. Tất nhiên, đội tiên phong của cách mạng Việt Nam muốn giải

phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc cũng phải dự tính đến phản ứng của đối

phƣơng mà cụ thể ở đây là Mỹ, để đƣa ra nhƣng chủ trƣơng, hành động phù hợp,

không để cho cách mạng Việt Nam trở thành đốm lửa nhỏ làm bùng cháy lò lửa

chiến tranh thế giới nhƣ lo ngại của các bạn.

Tính đến phản ứng của Mỹ, mức độ can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt

Nam là một câu hỏi xuyên suốt, một bài toán xuyên suốt cần có lời giải trong suốt

hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Giải đƣợc bài toán đó chính là chìa

khóa, đáp số để đội tiên phong đánh bại Mỹ - VNCH giải phóng miền Nam thống

nhất đất nƣớc.

Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN, phong trào giải phóng dân tộc trong

những năm 50 của thế kỷ XX đƣợc đánh giá là một trong 3 dòng thác cách mạng

tiến công vào chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu, làm suy yếu sức mạnh của nó.

Phong trào giải phóng dân tộc từ các nƣớc Trung Đông lan nhanh sang châu

Phi và Mĩ Latinh, năm 60 của thế kỷ XX đƣợc gọi là “năm châu Phi”. Chủ nghĩa đế

quốc thực dân không thể ngăn cản nổi phong trào giải phóng của các dân tộc. Hệ

thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã nhanh chóng, góp phần tăng cƣờng

sức mạnh cho phong trào cách mạng thế giới.

Phong trào công nhân đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ

ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển mạnh trở thành một mũi tiến công quan trọng

đánh vào giai cấp tƣ sản phản động, vào chủ nghĩa tƣ bản độc quyền nhà nƣớc.

Page 31: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

25

Ở bán đảo Đông Dƣơng, sau hiệp định Giơnevơ chính phủ Vƣơng quốc

Campuchia - do hoàng thân Sihanouk đứng đầu - đi theo con đƣờng trung lập, không

tham gia liên minh quân sự hay chính trị nào. Đƣờng lối này đã tạo thuận lợi cho cuộc

kháng chiến của nhân dân Việt Nam, bởi cùng chung một mái nhà “Trƣờng Sơn”, hai

dân tộc, hai vị trí có mối liên hệ gắn bó với nhau, nƣơng tựa nhau.

Ở Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Lào ra hoạt động công khai năm 1955 và

Mặt trận Lào yêu nƣớc (thành lập ngày 6-1-1956) là lực lƣợng cách mạng và yêu

nƣớc. Đây là một lực lƣợng chính trị lớn ở Lào, đƣợc nhân dân Lào ủng hộ, sức

mạnh của cách mạng Lào có lợi cho cách mạng Việt Nam.

Tuy nhiên, phong trào cộng sản và công nhân các nƣớc cũng có những

chuyển động bất lợi, nổi lên ở các điểm:

Tại Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô (từ ngày 14 đến ngày 25 -2-

1956) chủ trƣơng các nƣớc có chế độ chính trị - xã hội khác nhau có thể “chung

sống hòa bình”, “thi đua hòa bình với nhau”, các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa có thể “hòa

bình tiến lên chủ nghĩa xã hội” thông qua con đƣờng đấu tranh nghị viện, không cần

bạo lực cách mạng.

Nhƣ vậy, khi nhân dân miền Nam buộc phải đứng lên tiến hành cuộc chiến

đấu chính nghĩa của mình, thì đúng thời điểm đó, chủ nghĩa xét lại đang có ảnh

hƣởng rất lớn. Với lý thuyết “chung sống hòa bình”, những nhà lãnh đạo Liên Xô

lúc đó không tán thành Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính

quyền Sài Gòn. Họ lo ngại rằng sử dụng bạo lực chống Hoa Kỳ có thể dẫn đến xung

đột khu vực và quốc tế. Quan niệm này của bạn đã gây không ít khó khăn cho cách

mạng Việt Nam trong khoảng 10 năm đầu nhân dân miền Nam tiến hành chống chủ

nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam (1954 - 1964).

Trong khi Đảng Cộng sản Liên Xô chƣa chia sẻ với Việt Nam về con đƣờng

chống Mỹ, cứu nƣớc, thì ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc góp ý với

Việt Nam rằng hãy: “trƣờng kỳ mai phục, súc tích lực lƣợng, chờ đợi thời cơ”.

Chƣa nên tiến hành đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam, chấp nhận tạm thời sự

chia cắt làm hai miền bằng cách tập trung củng cố những thành quả mà cách mạng

đã giành đƣợc ở miền Bắc.[41, tr. 29-33]

“Tình hình thực tế hiện nay là việc thống nhất Nam Bộ không phải là việc

mấy năm mà là một việc trƣờng kỳ. Muốn thống nhất thì chỉ có hai phƣơng pháp,

một là đánh, hai là tổng tuyển cử. Nhƣng hiện nay đánh thì không có lợi mà tổng

tuyển cử thì cũng khó thành… Vấn đề miền Nam phải trƣờng kỳ là vì hiện nay

không thể dùng phƣơng pháp vũ trang đƣợc. Từ Bắc Bộ đánh vào thì không có lợi,

mà Nam Bộ đứng dậy khởi nghĩa cũng không lợi. Nhƣ vậy chỉ có một cách là hòa

bình thống nhất.”.[145, tr. 13]

Nhƣ vậy, dù có thể có ý đồ khác nhau khi góp ý với ta về con đƣờng đấu

tranh thống nhất nƣớc nhà, nhƣng tựu trung lại các nƣớc lớn trong hệ thống XHCN

Page 32: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

26

lúc đó đều không muốn nhân dân Việt Nam sử dụng bạo lực để giải phóng miền

Nam. Bởi theo họ, thời cơ giải quyết vấn đề miền Nam chƣa chín muồi, không nên

manh động làm tổn thƣơng đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Quan điểm nhƣ trên của các Đảng Cộng sản lãnh đạo hai quốc gia lớn nhất

trong hệ thống XHCN lúc đó về giải pháp thống nhất đất nƣớc cùng những đặc

điểm nổi bật của cuộc chiến tranh lạnh đã tác động không nhỏ đến quá trình hoạch

định đƣờng lối chống Mỹ, cứu nƣớc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi nếu không

có sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới, của nhân dân tiến bộ trên

toàn thế giới, trƣớc hết của Liên Xô và Trung Quốc thì nhân dân Việt Nam rất khó

khăn khi tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc.

2.1.5 Miền Bắc Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Ngày 10-10-1954, đoàn quân chiến thắng tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội.

Miền Bắc đã giải phóng, bắt tay ngay vào hoàn thành nhiệm vụ còn lại của cuộc

cách mạng DTDCND - cách mạng ruộng đất và hàn gắn vết thƣơng chiến tranh.

Năm 1957 sau khi thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế,

phát triển văn hóa, miền Bắc đã ổn định về xã hội và phục hồi về kinh tế. Trong thời

gian đó, diện mạo miền Bắc đã thay đổi: cơ chế của chế độ thực dân, phong kiến bị

giải thể; cơ chế xã hội dân chủ đƣợc thiết lập đồng bộ trên phạm vi toàn miền. Miền

Bắc đã chuẩn bị xong những nhân tố để tiến hành cuộc cách mạng xã hội và xây

dựng những tiền đề cần thiết cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét về thời kỳ này nhƣ sau: “Trải qua thời gian 3

năm, nhân dân ta ở miền Bắc đã ra sức khắc phục khó khăn, lao động sản xuất, thu

đƣợc những thành tích to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi

phục kinh tế, bƣớc đầu phát triển văn hóa, giảm bớt khó khăn và dần dần cải thiện

đời sống cho nhân dân ở cả miền đồng bằng và miền núi. Cải cách ruộng đất căn

bản đã hoàn thành, công việc sữa chữa sai lầm, phát huy thắng lợi trong nhiều địa

phƣơng đã làm xong và thu đƣợc kết quả tốt… An ninh trật tự mới đƣợc giữ vững,

quốc phòng đƣợc củng cố”.[104, tr. 483]

Năm 1958 miền Bắc thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển một

bƣớc về kinh tế - văn hóa. Kết quả của kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) về cải tạo xã

hội chủ nghĩa đã tạo nên những chuyển biến to lớn trên miền Bắc nƣớc ta.

Tháng 3 năm 1957, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa II, mở rộng) họp

Hội nghị lần thứ 12 chỉ rõ phƣơng hƣớng xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng

trong thời kỳ mới. Quân đội ta đã bƣớc vào xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm

lần thứ nhất (1955 - 1960). Nhiệm vụ và phƣơng châm lúc này là: “Tích cực xây

dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bƣớc lên chính quy, hiện

đại”.[67, tr. 201]

Từ năm 1957 trở đi, quân đội thƣờng trực đƣợc phát triển nhanh. Thanh niên

đến tuổi đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự 3 năm tƣơng đối đông, nên lực

Page 33: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

27

lƣợng quân đội thƣờng trực có số lƣợng phù hợp, chất lƣợng ngày càng cao, đặc

biệt lực lƣợng dự bị rất nhiều. Cơ cấu lực lƣợng vũ trang cách mạng với 3 thứ quân

đƣợc cũng cố, phát triển rộng khắp mọi địa bàn

Các đơn vị trong toàn quân đã tiến hành chấn chỉnh tổ chức, thống nhất biên

chế. Các liên khu đƣợc tổ chức lại thành các quân khu. Các đại đoàn bộ binh trong

kháng chiến chống Pháp đƣợc củng cố, tăng cƣờng và đổi mới trang bị, đƣợc xây

dựng thành các sƣ đoàn tƣơng đối hiện đại. Các đơn vị tập kết từ miền Nam và từ

chiến trƣờng Lào, Campuchia đƣợc tổ chức thành một số sƣ đoàn mới. Các binh

chủng: Pháo binh, Phòng không đều phát triển. Một số đơn vị mới (Hóa học, Thiết

giáp, Ra đa) đƣợc thành lập. Các chế độ, chính sách, quy định đƣợc ban hành. Luật

Sĩ quan và việc phong quân hàm trong quân đội, Luật Nghĩa vụ quân sự đƣợc Quốc

hội (khóa I) thông qua.

Đến năm 1960, quân đội nhân dân đã hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch

quân sự 5 năm lần thứ nhất; có bƣớc trƣởng thành mới, từ lực lƣợng chủ yếu là bộ

binh với tổ chức chƣa thật thống nhất, vũ khí, trang bị còn thiếu thốn đã trở thành

quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các lực lƣợng: Lục quân, Hải quân,

Phòng không - Không quân. Đây là bƣớc phát triển rất quan trọng, tạo nền móng

cho xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ mới

của cách mạng.

Nhằm vận chuyển sức mạnh của hậu phƣơng miền Bắc cho tiến tuyến lớn

miền Nam. Ngày 19 tháng 5 năm 1959, Đoàn 559 đƣợc thành lập với nhiệm vụ mở

đƣờng dọc dãy Trƣờng Sơn bảo đảm cho lực lƣợng cách mạng, lƣơng thực, súng

đạn từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu. Tiếp đó, Đoàn 759 cũng đƣợc thành lập

với nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam theo đƣờng biển.

Với vai trò quyết định trong việc đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ,

là trụ cột, là niềm tin, động lực đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Miền Bắc trong thời

gian ngắn đã hoàn thành nốt nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng DTDCND, tiến

hành hàn gắn vết thƣơng chiến tranh 1954 -1957, cải tạo XHCN phát triển một bƣớc

về kinh tế văn hóa 1958 -1960. Miền Bắc mạnh về mọi mặt, trong đó có quân đội

nhân dân là chỗ dựa cho công cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.

Nhƣ vậy trƣớc, trong và sau khi ký hiệp định Giơnevơ cuộc cách mạng giải

phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam đã bị đặt, chi phối, lôi cuốn vào dòng chảy

của thời đại và hoàn cảnh quốc tế hết sức phức tạp trong giai đoạn này. Việt Nam đã

không có tổng tuyển cử thống nhất nƣớc nhà nhƣ trong những điều khoản quy định

của Hiệp định. Hoa Kỳ đã hất cẳng Pháp thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới ở miền

Nam Việt Nam, xây dựng chính quyền, quân đội tay sai hùng mạnh, sẵn sàng lao

vao cuộc khủng bố đàn áp điên cuồng nhân dân miền Nam.

Có thể nói, bức tranh chung của cách mạng miền Nam trƣớc ngày Đồng khởi

1959 -1960 là một mặt kẻ thù đang tiêu diệt đồng bào, đồng chí yêu nƣớc ở miền

Page 34: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

28

Nam ngày một tàn khốc, mặt khác môi trƣờng quốc tế ở thời điểm đó chƣa thuận

lợi cho các lực lƣợng cách mạng tiến hành đấu tranh cách mạng bằng con đƣờng

bạo lực.

Đấy là những cơ sở, những tiền đề cho quyết sách của Đảng trong chỉ đạo

cách mạng miền Nam. Là những nhân tố quyết định tạo nên đƣờng lối, giải pháp

cho cách mạng miền Nam, tạo nên đặc điểm, tính chất, nội dung, hình thức, nhịp

điệu quá trình xây dựng và đấu tranh của các LLVTCM ở miền Nam, trong sự

nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc.

2.2. Lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1960

2.2.1 Lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1956

2.2.1.1 Một số đặc điểm của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam trong

kháng chiến chống Pháp

LLVTCMMN là một bộ phận của Lực lƣợng vũ trang cách mạng Việt Nam,

có đầy đủ phẩm chất của anh “Bộ đội cụ Hồ”. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng,

LLVTCMMN phát triển nhanh chóng theo quy luật phát triển của lực lƣợng vũ

trang cách mạng Việt Nam ở miền Nam. Đó là phát triển từ nhân dân, từ lực lƣợng

chính trị hùng hậu, ban đầu khi mới nhóm họp thì vừa yếu, vừa thiếu thốn trang bị

rồi dần dần phát triển mạnh cả về lƣợng về chất, từ nhỏ lẻ đến chính quy. LLVTCM

ở miền Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đƣợc nhân dân đùm bọc

che chở. Xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN phải đồng đều, phối hợp chặt

chẽ ba thứ quân, phát triển dựa vào ba thứ quân.

Do điều kiện chiến trƣờng miền Nam ở xa Trung ƣơng, xa thủ đô kháng

chiến Việt Bắc, là chiến trƣờng sau lƣng địch, là chiến trƣờng tác chiến chủ yếu của

chiến tranh du kích. Miền Nam có nhiệm vụ phối hợp chiến trƣờng chính Bắc Bộ

phân tán lực lƣợng cơ động và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch mở rộng căn cứ

địa, thích ứng với hoạt động quân sự nhỏ, linh hoạt, phù hợp với chiến trƣờng sau

lƣng địch. Vì vậy, việc xây dựng bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích phải đƣợc

đặc biệt coi trọng. Xây dựng và hoạt động của LLVTCM cũng phải tính đến yếu tố

này, thực tế để cùng với cả nƣớc chuyển sang “giai đoạn tổng phản công” năm

1951, Nam Bộ thành lập các liên trung đoàn là nóng vội, không hiệu quả đã phải

giải thể mà tái lập lại các tiểu đoàn và trung đoàn chủ lực.

Chiến trƣờng miền Nam đã chứng tỏ, qua 9 năm kháng chiến, lực lƣợng vũ

trang ở đây có tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, vừa sản xuất và chiến đấu phù hợp với

điều kiện, khả năng của cách mạng miền Nam, thích ứng với một chiến trƣờng đánh

du kích trong hậu phƣơng của địch. Mặc dù quân viễn chinh Pháp đã huy động một

lực lƣợng áp đảo, hiện đại hơn gấp nhiều lần cố gắng tiêu diệt nhƣng không thể

giành thắng lợi; Và ngƣợc lại, chính lực lƣợng vũ trang lợi hại đó đã phát huy sở

Page 35: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

29

trƣờng của mình, đã tiêu diệt tiêu hao đƣợc nhiều sinh lực địch, giữ vững vùng căn

cứ và mở ra một số vùng giải phóng, làm cho địch không thể nào bình định đƣợc.

LLVTCMMN đã phối hợp nhịp nhàng và khá hiệu quả với chiến trƣờng chính

Bắc Bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần làm nên những chiến thắng lừng

lẫy trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Đặc biệt, sự phối hợp rất

hiệu quả trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện

Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh,

lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng. Sau hiệp định Giơnevơ, các LLVTCMMN chuẩn bị

bƣớc vào thời kỳ mới với nhiệm vụ mới: Tập kết chuyển quân ra Bắc vĩ tuyến 17, thực

hiện cách mạng XHCN ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng DTDCND ở miền Nam.

2.2.1.2 Chủ trương thi hành hiệp định Giơnevơ và đấu tranh thi hành hiệp

định Giơnevơ

Ngày 5-9-1954, Bộ chính trị Trung ƣơng Đảng họp nhằm cụ thể hóa nhiệm

vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là: “lãnh đạo nhân dân miền

Nam thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ (tự

do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do đi lại, v.v.), cải thiện dân sinh,

thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập…”.[64, tr. 308]

Bộ chính trị vạch rõ sách lƣợc của cách mạng ở miền Nam lúc này là tranh

thủ tập hợp mọi ngƣời tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ vào Mặt trận

dân tộc thống nhất, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và tay sai.

Phƣơng châm là: “khéo công tác, khéo che giấu lực lƣợng”, “kết hợp công tác hợp

pháp và công tác không hợp pháp”, lợi dụng hình thức tổ chức và hoạt động hợp

pháp để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, chú trọng bảo tồn lực lƣợng của ta.

Cụ thể hóa thực hiện Hiệp định Giơnevơ, liên khu ủy khu V họp hội nghị mở

rộng (27 và 28-7-1954) đề ra ba công việc cấp bách phải làm ngay, trong đó:

Biên chế lại và tổ chức lực lƣợng vũ trang thành các sƣ đoàn, trung đoàn để

biểu dƣơng chiến thắng và chuyển quân theo đúng kế hoạch.[43, tr. 13]

Thực hiện hiệp định đình chiến, thời gian bàn giao địa bàn cho đối phƣơng

khác nhau. Ở Trung Bộ: Quảng Ngãi, Bình Định là 300 ngày, các tỉnh khác bàn

giao xong trƣớc ngày 31-8-1954. Ở Nam Bộ: Hàm Tân và Xuyên Mộc là hai vùng

tập kết 80 ngày. Cao Lãnh, Đồng Tháp Mƣời là 100 ngày. Cà Mau là khu tập kết

200 ngày.

Cách mạng miền Nam đã tập kết 120.000 bộ đội và cán bộ ra Bắc vĩ tuyến 17,

đã thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ. Điều này đã khiến cho lực lƣợng vũ

trang cách mạng ở miền Nam “làm lại từ đầu”. Tuy nhiên dựa trên những dự báo về âm

mƣu thủ đoạn của kẻ thù, muốn chia cắt lâu dài đất nƣớc ta, cách mạng đã để lại một

lực lƣợng lớn, nòng cốt có kinh nghiệm, rút vào hoạt động bí mật phòng khi tình huống

xấu xảy ra, và chôn giấu một số lƣợng lớn vũ khí cho LLVTCMMN sử dụng.

Page 36: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

30

Tháng 10-1954, Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam Bộ đƣợc tổ chức. Quán triệt chủ

trƣơng của Đảng, Xứ ủy chuyển từ hình thức đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính

trị. Hội nghị nhận định tình hình có hai khả năng, trong đó khả năng thứ hai Mỹ - Diệm

không chịu thi hành hiệp định là xấu nhất, phải chuẩn bị cho khả năng đó. Nam Bộ đã

để lại 60.000 đảng viên và rút vào hoạt động bí mật, các hoạt động chôn giấu vũ khí

đƣợc bí mật thực hiện chuẩn bị cho phƣơng án xấu nhất.[84, tr. 41, 42]

Tháng 3-1955, Thƣờng vụ khu ủy Khu V đã họp, phân tích nhận định âm

mƣu của đối phƣơng đã quyết định để lại 3.603 đồng chí và 170 giao liên. Tổ chức

gọn, nhẹ, phù hợp với tình hình mới.[34, tr. 31] Cụ thể là: “Tỉnh Kon Tum có 120

cán bộ ở lại hoạt động bất hợp pháp, trong số này có 30 cán bộ quân đội, tỉnh Gia

Lai có 131, trong đó có 59 là cán bộ quân đội, tỉnh Đắc Lắc - 110, Ninh Thuận -

100, Phú Yên - 150, Bình Định - 223”…[148, tr. 241, 242]

Sau khi loại bỏ đƣợc các lực lƣợng chống đối, Mỹ - Diệm bắt đầu tiêu diệt

lực lƣợng cách mạng bằng các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”. Tính đến cuối năm

1958, trên toàn miền Nam, Mỹ - Diệm đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên,

bắt giam 466.000 ngƣời và tra tấn thành thƣơng tật 680.000 ngƣời yêu nƣớc [34, tr.

177, 178]. Lịch sử đòi hỏi quần chúng phải tự tìm cho mình hình thức đấu tranh

sáng tạo phù hợp để bảo vệ chính mình và cung cấp giải pháp thực tiễn cho cơ sở lý

luận của đƣờng lối đấu tranh mới, đó là phƣơng pháp bạo lực cách mạng và đấu

tranh vũ trang để bảo vệ những thành quả của hiệp định Giơnevơ.

2.2.1.3 Hình thành và các hình thức hoạt động vũ trang cách mạng của lực

lượng vũ trang cách mạng miền Nam những năm từ 1954 đến năm 1956

a. Hình thành và các hình thức hoạt động vũ trang cách mạng của lực lƣợng

vũ trang cách mạng ở Nam Bộ những năm từ 1954 đến năm 1956

Trong hoàn cảnh khó khăn, các hình thức linh hoạt chủ động sáng tạo

LLVTCMMN ra đời để đáp ứng nhiệm vụ lịch sử đó. Ra đời trong bối cảnh Đảng

đang củng cố những luận chứng, nuôi dƣỡng những ý chí, quyết tâm, vƣợt qua

những thử thách, trở ngại của bối cảnh quốc tế phức tạp, độc lập, tự chủ hoạch định

đƣờng lối cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Do vậy, hoạt động

của các LLVTCMMN trong những năm 1955- 1956 đƣợc kiềm chế trong khuôn

khổ đấu tranh chính trị, hòa bình. Mục tiêu của nó là phục vụ cho cuộc đấu tranh

chính trị có hiệu quả. Đặc biệt khi Mỹ - Diệm dẹp các lực lƣợng vũ trang giáo phái,

cách mạng đã sử dụng hình thức LLVT giáo phái để không bị vƣợt qua khuôn khổ

của hòa bình, không để kẻ thù lợi dụng vu cho phía cách mạng phá hoại hiệp định

Giơnevơ.

Khi nổ ra cuộc xung đột giữa giáo phái và chính quyền Mỹ - Diệm, một số

hình thức đấu tranh vũ trang và lực lƣợng vũ trang chống Diệm xuất hiện ở nhiều

nơi. Xứ ủy Nam Bộ chủ trƣơng: “Về quân sự: Duy trì tình trạng mâu thuẫn càng lâu

càng hay giữa bọn thống trị Diệm và các giáo phái để kịp thời nắm lực lƣợng vũ

Page 37: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

31

trang riêng”[149]. Trong năm 1955, hầu hết các cơ quan lãnh đạo liên tỉnh ủy, khu,

tỉnh, đều tự tổ chức các đơn vị bảo vệ nơi đóng quân. Ở nông thôn, do nhu cầu

chống bắt bớ cán bộ, cƣớp bóc tài sản của nhân dân, các đội tự vệ tuyên truyền

đƣợc thành lập tại các thôn xóm, với danh nghĩa các đội “dân canh chống cướp”.

Trung bình mỗi xã ở Nam Bộ đều có số lƣợng ngƣời tƣơng đƣơng từ một, hai tiểu

đội đến một, hai trung đội. Lực lƣợng nòng cốt là những thanh niên yêu nƣớc, một

số vốn là du kích, bộ đội trở về quê cũ làm ăn. Họ cùng nhân dân tham gia đấu tranh

chính trị và khi cần thiết chống lại CQSG bằng vũ khí tự tạo.

Tháng 8 - 1955, Nguyễn Hữu Xuyến và Phạm Ngọc Sến (Phó Bí thƣ Tỉnh ủy

Cà Mau) đƣợc Xứ ủy giao nhiệm vụ xây dựng các đơn vị vũ trang bí mật tại căn cứ

U Minh, Năm Căn. Trong vòng 4 tháng (từ tháng 8 đến tháng 12 - 1955), cách

mạng đã mở đƣợc ba lớp huấn luyện quân sự, tổ chức thành 6 trung đội, phân tán về

các địa phƣơng hoạt động theo phƣơng châm: “Giữ bí mật, không xƣng danh là giải

phóng quân, hoạt động từng tổ với danh nghĩa cán bộ binh vận”.[29, tr. 92]

Khi Ngô Đình Diệm mở các chiến dịch tiêu diệt các lực lƣợng vũ trang giáo

phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Trung ƣơng Đảng chỉ thị cho Xứ ủy Nam Bộ

giúp đỡ các giáo phái duy trì lực lƣợng vũ trang chống Diệm, đồng thời cài ngƣời

của cách mạng vào hàng ngũ lực lƣợng vũ trang giáo phái, đƣa họ đi vào con đƣờng

yêu nƣớc chân chính. Một số đơn vị có ngƣời của phía cách mạng cài vào đều chạy

về các căn cứ cách mạng. Khi đƣợc giáo dục, thuyết phục, giác ngộ, tập hợp, bổ

sung thêm cán bộ, du kích mật, lực lƣợng này đƣợc tổ chức thành các đơn vị vũ

trang cách mạng tập trung, mang danh nghĩa “lực lượng của giáo phái”.

Tháng 6 - 1956, tại Vĩnh Long đã xây dựng một đại đội, nhƣng lấy danh

nghĩa giáo phái là Tiểu đoàn Lý Thƣờng Kiệt, hoạt động ở Trà Ôn, Sa Đéc, Lấp Vò.

Sau khi thủ lĩnh Hòa Hảo là Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bị Diệm tử hình, cách mạng

tiếp tục cảm hóa, tập hợp đƣợc 400 ngƣời Hòa Hảo, ngày 8-7-1957, theo chỉ thị của

Khu ủy, bộ đội giáo phái của Vĩnh Long phát triển thêm 3 tiểu đoàn mới mang tên

Quang Trung, Phan Đình Phùng và Đinh Tiên Hoàng (thực binh mỗi tiểu đoàn

không đủ một đại đội)…[61, tr. 47-48]

Ở Rạch Giá, Hà Tiên, cách mạng tập hợp lực lƣợng Hòa Hảo ly khai, với

nòng cốt là thanh niên và du kích, xây dựng thành các đơn vị giáo phái ly khai lấy

tên là Tiểu đoàn Ngô Văn Sở, hoạt động ở khu vực từ U Minh lên tới nam sông Cái

Bé. Tiểu đoàn Lê Quang (mang danh nghĩa một trung đoàn), hoạt động từ Hà Tiên

đến bắc sông Cái Bé, vùng Bảy Núi và vùng giáp ranh với tỉnh Cần Thơ.

Tại Cần Thơ, cách mạng tập hợp lực lƣợng giáo phái ly khai, do một số cán

bộ tỉnh làm nòng cốt, thành lập ba đại đội, lấy tên đại đội Lê Lợi, đại đội Nguyễn

Trung Trực, đại đội Phan Đình Phùng, hoạt động chủ yếu ở các huyện Phụng Hiệp,

Châu Thành, Long Mỹ.

Page 38: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

32

Sau khi Mỹ - Diệm cơ bản thanh toán xong lực lƣợng vũ trang của giáo phái,

một bộ phận lực lƣợng vũ trang giáo phái không chịu đầu hàng kéo về ẩn náu và

hoạt động tại các vùng Tân An, Mộc Hóa, Vàm Cỏ Đông, Giồng Dinh, Giồng Lức,

Bình Thành, Thủy Đông, dọc theo biên giới Campuchia.

Nhằm tranh thủ tập hợp lực lƣợng giáo phái ly khai chống Diệm, chuyển hóa

họ ngả về với cách mạng. Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ một mặt liên lạc với các

bộ phận giáo phái, một mặt cho phép các tỉnh móc số vũ khí đã chôn giấu hồi năm

1954 lên, để thành lập lực lƣợng vũ trang cách mạng, mang danh nghĩa giáo phái,

tiếp tục hoạt động hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, giữ thế cách mạng ở

vùng Đồng Tháp Mƣời.[84, tr. 116, 117]

Ở miền Đông Nam Bộ, lực lƣợng Bình Xuyên bại trận chạy về đóng quân rải

rác từ Rừng Sác (Nhơn Trạch), núi Thị Vải… Liên tỉnh ủy miền Đông Nam Bộ đã

cử một số cán bộ binh vận gặp bộ tham mƣu Bình Xuyên để bàn việc liên hiệp với

cách mạng chống chế độ Mỹ - Diệm. Sau hai cuộc thảo luận, cách mạng đã thuyết

phục đƣợc trung tá Võ Văn Môn (tức Bảy Môn) chỉ huy một tiểu đoàn tàn quân

Bình Xuyên ly khai về nuôi dƣỡng ở Bàu Lâm (Xuyên Mộc), rồi chuyển về chiến

khu Đ xây dựng LLVTCM miền Đông Nam Bộ.

Song song với việc thành lập các đơn vị tự vệ vũ trang tuyên truyền, vận

động tổ chức “lực lượng vũ trang giáo phái”. Xứ ủy chủ trƣơng xây dựng, mở rộng

các căn cứ địa cách mạng làm chỗ đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo và lực lƣợng

vũ trang. Việc xây dựng cơ sở, giáo dục chính trị, đào tạo, huấn luyện cán bộ cũng

đƣợc xúc tiến đi đôi với việc đẩy mạnh tăng gia sản xuất để đảm bảo đời sống cho

cán bộ, lực lƣợng vũ trang. Các căn cứ trong kháng chiến chống Pháp nhƣ: Chiến

khu Đ, Dƣơng Minh Châu, Đồng Tháp Mƣời, U Minh, Năm Căn… ở Nam Bộ đều

đƣợc củng cố.

Chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng tự vệ vũ trang tuyên truyền và các căn cứ địa

cách mạng đã hạn chế một phần sự khủng bố của kẻ thù, giữ gìn lực lƣợng cách

mạng trong thời gian đầu và chuẩn bị điều kiện cho việc kết hợp đấu tranh chính trị

với đấu tranh vũ trang trong những năm tiếp theo.

Đến cuối năm 1955, tình hình miền Nam cho thấy Mỹ - Diệm xé bỏ Hiệp

định Giơnevơ, chuẩn bị mọi điều kiện để tiến công tiêu diệt lực lƣợng và phong trào

cách mạng miền Nam.

Trƣớc sự tráo trở và khủng bố tàn bạo của Mỹ - Diệm, từ 200 cán bộ, chiến sĩ để

lại hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị, lực lƣợng tự vệ vũ trang tuyên truyền Nam

Bộ đã phát triển thành 37 trung đội vũ trang tuyên truyền, nhƣng chỉ hoạt động có mức

độ, do sợ trái với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng tại thời điểm đó là đấu tranh chính trị.

Đƣờng lối cách mạng miền Nam lúc này vẫn là “Thực hiện thống nhất theo đƣờng lối

hòa bình; trên cơ sở độc lập, dân chủ, tiến hành thống nhất từng bƣớc”[65, tr. 572, 573].

Tính đến tháng 5 - 1956, riêng tại vùng căn cứ U Minh Hạ (Cà Mau), Liên tỉnh ủy miền

Page 39: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

33

Tây đã xây dựng đƣợc 14 “Đại đội” vũ trang (mỗi đại đội tƣơng đƣơng một trung đội);

các tỉnh đều xây dựng đƣợc lực lƣợng tự vệ mật.

Từ giữa năm 1956 trở đi, phong trào cách mạng ở Tây Nguyên và miền Nam

Trung Bộ bị tổn thất nặng nề. Riêng Nam Bộ vẫn giữ đƣợc phong trào đấu tranh

chính trị với các khẩu hiệu: Chống bầu cử gian lận, đòi hiệp thƣơng tổng tuyển cử,

chống cƣớp đất, đòi giảm tô, đòi dân sinh, dân chủ… Đối phƣơng phải thừa nhận:

“Sau chiến dịch Nguyễn Huệ, hầu hết lực lƣợng giáo phái tan rã, tình hình Tiền

Giang, Hậu Giang tƣơng đối yên tĩnh. Nhƣng Việt Cộng đã lại xúc tiến mạnh mẽ

hoạt động tổ chức ra các đoàn thể vũ trang, cùng với tàn dƣ của các giáo phái hoạt

động quấy rối, vũ trang áp sát ở cả miền Tây và miền Đông Nam Bộ”.[132]

b. Hình thành và các hình thức hoạt động vũ trang cách mạng của liên khu V

trong giai đoạn 1954 -1956 .

Tháng 10 - 1955, Liên tỉnh ủy 4 (gồm 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk) đề

ra phƣơng châm đấu tranh: Triệt để lợi dụng thế hợp pháp để chống địch, đồng thời

tận dụng phong tục tập quán để đấu tranh không hợp pháp. Ngày 25 - 10 - 1955, hội

nghị tỉnh ủy Quảng Ngãi chủ trƣơng: xây dựng hạt nhân trung kiên, xây dựng và

phát triển các tổ chức vũ trang; xây dựng căn cứ địa miền núi và vùng giáp ranh,

đƣa thanh niên vào quân đội Sài Gòn để nắm một số đơn vị của chúng.

Tuy mức độ có khác nhau, nhƣng ngay từ đầu ở miền núi khu V đã biết kết

hợp đấu tranh hợp pháp với đấu tranh không hợp pháp, lấy đấu tranh chính trị là

chính, nhƣng đã có tổ chức vũ trang tự vệ và xây dựng lực lƣợng vũ trang dƣới

danh nghĩa các hội quần chúng để che mắt địch.[49, tr. 15]

Chống lại sự đàn áp khủng bố của kẻ thù, một số nơi, nhân dân đã tự động

đứng lên diệt thù, từng bƣớc kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang tự vệ. Càng

ngày tình hình càng đòi hỏi không thể chỉ đơn thuần đấu tranh chính trị. Tình thế

bức bách, một số nơi ở miền núi, quần chúng nhân dân dƣới sự chỉ đạo của các cấp

ủy đảng địa phƣơng đã đi đúng định hƣớng đó. Đây là một sáng tạo của các đảng bộ

và nhân dân ở địa bàn khu 5.

Ở Bình Định, nổi bật là cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Vĩnh Thạnh.

Tháng 8 - 1955, nhân dân làng Hóc Điều thuộc xã Vĩnh Bình (Vĩnh Thạnh) do Bốc

Tới - ngƣời chủ làng đầy mƣu trí, dũng cảm chỉ huy đã mang dáo, mác, cung tên

đánh trả một trung đội Sài Gòn. Sau đó làng Hóc Điều mang tên làng Bốc Tới và

dời hết vào rừng sâu bất hợp tác với quân thù, mở đầu cho phong trào rào làng tự vệ

khắp miền Tây tỉnh Bình Định.[19, tr. 53]

Sau 2 năm đấu tranh kiên trì, sáng tạo (1954 - 1956) nhân dân khu V nói

chung và đặc biệt là nhân dân miền Tây các tỉnh đồng bằng khu V đã bƣớc đầu

giành đƣợc những kết quả thắng lợi nhất định và quan trọng, mở ra chiều hƣớng đấu

tranh mới trong toàn Khu. Từ thực tiễn cọ xát với đối phƣơng, lại đƣợc cán bộ, đảng

viên cơ sở trực tiếp chỉ đạo hƣớng dẫn, nhân dân miền Tây khu V đã phát huy thế

Page 40: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

34

mạnh của phong tục tập quán truyền thống vừa đấu tranh chính trị, vừa tự vệ một

cách hợp pháp bằng vũ khí thô sơ theo nếp cổ truyền của đồng bào dân tộc. Do đó

đã đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị giành thắng lợi và tiêu diệt một số thám báo,

chỉ điểm, gián điệp, hạn chế sự lùng sục của kẻ thù.

Hình thức tự vệ độc đáo mang tính tự phát của cán bộ và đồng bào miền Tây

khu V, nhƣng nó là bƣớc đầu của sự kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang tự vệ.

Nó vạch ra một chiều hƣớng đi mới của phong trào cách mạng ở khu V là phải tiến

tới dùng cách mạng bạo lực mới có thể tiêu diệt đƣợc quân thù. Đó cũng chính là

con đƣờng cách mạng miền Nam phải đi qua. Vấn đề đáng lƣu ý trong cuộc đấu

tranh của nhân dân miền Tây khu V là dù dƣới hình thức nào đấu tranh chính trị hay

rào làng, cắm chông tự vệ, nhƣng vẫn luôn giữ thế hợp pháp cho quần chúng. Vì

vậy, dù thất bại về âm mƣu áp đặt hệ thống chính quyền ở đây, lực lƣợng lại bị hao

mòn, nhƣng Mỹ - Diệm vẫn không có lí do khủng bố. Ngƣợc lại kẻ thù dè dặt, lo sợ

khi đƣa quân lên miền Tây đồng bằng khu V. [97, tr. 35]

Nhờ sớm kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang tự vệ, nên tuy bị đối

phƣơng đánh phá ác liệt có nơi bị tổn thất nặng, nhƣng phong trào đấu tranh ở miền

núi khu V căn bản vẫn giữ đƣợc và phát triển. Một số nơi ở phía tây Đƣờng 14

trong kháng chiến chống thực dân Pháp còn là vùng trắng (cách mạng và thực dân

đều chƣa đến) nay đã là vùng cơ sở của cách mạng.

Nhƣ vậy, sau hai năm đối phó với các thủ đoạn đàn áp tàng bạo của kẻ thù,

lực lƣợng vũ trang tuyên truyền đã tăng nhanh về số lƣợng, có ban chỉ huy, chịu sự

lãnh đạo trực tiếp của thƣờng vụ, cấp ủy nhất là ở Nam Bộ. Thực tế hoạt động vũ

trang tự vệ đã hạn chế đƣợc sự lùng sục của kẻ thù, nhất là lực lƣợng mật thám, chỉ

điểm và tác động hạn chế guồng máy gây chiến tranh của Mỹ - Diệm. Quần chúng

dễ thở hơn, bắt đầu nhóm họp, sinh hoạt trở lại, đấu tranh với đối phƣơng và bảo vệ

hiệu quả cán bộ. Cán bộ, đảng viên trong thế đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ do

đó ít bị tổn thất hơn.

Cùng với sự hình thành lực lƣợng vũ trang tự vệ tuyên truyền, các căn cứ địa

cách mạng từng bƣớc đƣợc xây dựng lại, trở thành địa bàn đứng chân cho các cơ

quan lãnh đạo và lực lƣợng vũ trang. Việc xây dựng cơ sở cách mạng, giáo dục

chính trị, đào tạo huấn luyện cán bộ cũng đƣợc xúc tiến, đi liền với công tác đẩy

mạnh tăng gia sản xuất để đảm bảo đời sống cho cán bộ và lực lƣợng vũ trang. Phần

lớn các căn cứ đƣợc khôi phục, củng cố và mở rộng là các căn cứ đƣợc xây dựng từ

trong kháng chiến chống Pháp nhƣ Chiến khu Đ, Long Nguyên, Rừng Sác, Dƣơng

Minh Châu, U Minh Thƣợng, U Minh Hạ, Năm Căn. Ở cực Nam Trung Bộ có các

căn cứ ở phía Tây các tỉnh Đồng bằng và Nam Tây Nguyên nhƣ: căn cứ Bác Ái

(Ninh Thuận), Tánh Linh (Bình Thuận), Di Linh (Lâm Đồng)...

Có thể nói hai năm đầu sau hiệp định Giơnevơ, tình thế cách mạng miền

Nam vô cùng khó khăn khi đế quốc Mỹ nhanh chóng gạt Pháp ra khỏi miền Nam,

Page 41: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

35

cấp tốc thiết lập các công cụ, phƣơng tiện thống trị chủ yếu (nhƣ quân đội, chính

quyền tay sai), phục vụ cho chính sách xâm lƣợc theo khuôn mẫu chủ nghĩa thực

dân kiểu mới với mục tiêu xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, chuẩn bị mọi điều kiện cần

thiết để tiêu diệt lực lƣợng và phong trào cách mạng.

Để tự vệ trƣớc sự khủng bố tàn bạo của kẻ thù, Xứ ủy và nhân dân Nam Bộ,

nhân dân liên khu V đã vận dụng sáng tạo các hình thức đấu tranh vũ trang bảo vệ

nhân dân, bảo vệ cách mạng. Các hình thức đấu tranh đó tuy không vƣợt quá khuôn

khổ cho phép nhƣng cũng đã hình thành những đơn vị vũ trang đầu tiên của chiến

trƣờng Nam Bộ, liên khu V sau hiệp định Giơnevơ.

2.2.2 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam 1957 - 1958

2.2.2.1 Thủ đoạn khủng bố của Mỹ - Diệm trong năm 1957 - 1958

Giữa năm 1956, Mỹ - VNCH triển khai tiếp giai đoạn 2, trọng điểm là các

tỉnh Nam Bộ, đồng thời Ngô Đình Diệm ngang nhiên tuyên bố không thi hành hiệp

định Giơnevơ, không hiệp thƣơng với miền Bắc, không tổng tuyển cử. Từ đây, Mỹ -

Diệm tăng cƣờng đánh phá với quy mô lớn và tàn bạo đối với nhân dân miền Nam.

Chúng công khai đƣa vào Hiến pháp những điều khoản phủ nhận Chủ nghĩa Cộng

sản, “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”. Những kinh nghiệm của tố cộng giai

đoạn 1 đƣợc Mỹ - Diệm tận dụng triệt để trong giai đoạn 2.

Tất cả những điểm trên làm cho tố cộng, diệt cộng giai đoạn 2 của Mỹ -

Chính quyền Sài Gòn trở nên rất khốc liệt.

Bắt đầu từ ngày 24-6-1956 đến ngày 24-2-1957 Sài Gòn sử dụng 2 sƣ đoàn

bộ binh (sƣ 11 và sƣ 13), 6 trung đoàn độc lập, 4 hải đoàn xung phong kết hợp với

các đoàn tố cộng và bộ máy kìm kẹp ở cơ sở mở cuộc hành quân mang tên Thoại

Ngọc Hầu càn quét, đánh phá các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từ ngày 10-7-

1956 đến ngày 24-2-1957, chúng mở cuộc hành quân Trƣơng Tấn Bửu, càn quét các

tỉnh miền Đông Nam Bộ (Kể cả Sài Gòn, Chợ Lớn) nhằm tiêu diệt lực lƣợng cách

mạng và tàn quân Bình Xuyên, Cao Đài. Chúng kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới,

tái lập an ninh nông thôn, hỗ trợ cho các đoàn tố cộng, thực hiện chiến dịch tố cộng,

diệt cộng ở vùng này [32, tr.34]. Từ ngày 1-10-1957 đến tháng 12-1957, Mỹ - Diệm

lại mở tiếp cuộc hành quân mùa Thu, đánh vào miền Tây Nam Bộ lần thứ 2 nhằm

củng cố kết quả tố cộng ở đây và ngăn trở hoạt động của cách mạng, bảo vệ vựa lúa

của chúng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với việc thực hiện Chƣơng trình cải cách điền địa, tháng 4-1957 Mỹ -

Diệm cho ra đời cái gọi là “Chính sách tái định cƣ và cứu tế dân di cƣ”, bằng việc

xây dựng các khu dinh điền. Núp dƣới danh nghĩa là một tổ chức sản xuất nông

nghiệp để giải quyết đời sống cho dân nghèo, đặc biệt là dân di cƣ từ miền Bắc vào.

Các dinh điền đƣợc thiết lập trên các cao nguyên hẻo lánh và xung yếu dọc biên

giới nhằm mục tiêu chủ yếu là xây dựng tuyến ngăn chặn từ xa, từng bƣớc bao vây,

Page 42: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

36

cô lập cách mạng. Chính Diệm - Nhu đã xác định “Khu dinh điền là biện pháp xẻ

đƣờng đƣa dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân đề đẩy cộng sản ra khỏi

vùng đó và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành quân ngăn

chặn xâm nhập”[5, tr.67].

Sau hàng loạt các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, các chƣơng trình cải cách

điền địa, lập khu trù mật, khu dinh điền ... chính quyền Mỹ - Diệm đã làm cho cách

mạng miền Nam tổn thất nặng nề. Để tiến lên tiêu diệt hoàn toàn cách mạng miền

Nam, Mỹ - Diệm tiếp tục thi hành thêm nhiều chính sách khốc liệt hơn.

Tháng 4-1959, Quốc hội Diệm thông qua đạo luật 91, đƣợc Diệm ban hành

ngày 6-5-1959 mang tên “Luật 10/59” về thành lập các toà án quân sự đặc biệt để

xử những ngƣời cộng sản. Theo luật 10/59, tội xử chỉ có 2 mức: tử hình và khổ sai,

kéo dài 3 ngày là tối đa, không có giảm khinh, không có kháng án. Thực chất của

luật 10/59 là đánh vào tất cả các lực lƣợng cách mạng và nhân dân miền Nam.

Ngày 4-7-1959, Quốc hội Diệm lại thông qua luật số 21 cho phép Diệm dùng

máy chém giết hại nhân dân miền Nam. Chúng đƣa máy chém đi khắp nơi, gây nên

các vụ giết ngƣời man rợ. Bất kỳ ai đƣợc chúng gọi là Việt cộng hoặc “chứa chấp”

Việt cộng đều bị buộc tội. Hàng loạt ngƣời bị bắt, bị giết, bị tù đày. Đây là thời kỳ

đen tối nhất của phong trào cách mạng miền Nam. Máy chém đã trở thành biểu

tƣợng của chế độ phát xít Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên.

Vậy là, trong mấy năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ, trong khi cách mạng

cố gắng thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đƣợc ký kết trong Hiệp định

Giơnevơ thì Mỹ - Diệm lại ra sức phá hoại Hiệp định và khủng bố cách mạng. Trên

toàn miền Nam cách mạng tổn thất 9 phần 10 số cán bộ đảng viên. Nam Bộ có

khoảng 7 vạn cán bộ, đảng viên bị địch giết và tù đày. Gần 90 vạn cán bộ nhân dân

bị bắt, tù đày, gần 20 vạn bị tra tấn thành thƣơng tật, chỉ còn khoảng 5 ngàn so với

60 ngàn đảng viên trƣớc đó.[7, tr. 310]. Khi Liên tỉnh uỷ Trung Nam Bộ bắt đầu

chuyển hƣớng đấu tranh chính trị, cách mạng bố trí lại 12.000 đảng viên, cuối giai

đoạn 1 tố cộng mất 6.000, đến cuối năm 1959 chỉ còn lại 2.000 đồng chí. Ở Mỹ Tho

sau tháng 07-1959 có 90 chi bộ bám đều khắp với 3.000 đảng viên đến cuối năm

1959 chỉ còn lại 8 chi bộ, các tổ chức thanh niên lao động nòng cốt bị đánh tan rã

gần hết. Bến Tre, sau ngày 20-7-1954 có chi bộ đều khắp các xã hơn 2.000 đảng

viên, cuối năm 1959 chỉ còn 18 chi bộ với 162 đảng viên trong 115 xã [69, tr.326].

Trƣớc tình hình nhƣ vậy, yêu cầu về sự chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc đối với

cách mạng miền Nam ngày càng trở nên cấp thiết.

2.2.2.2 Chủ trương xây dựng và hoạt động của Lực lượng vũ trang

cách mạng miền Nam 1957 - 1958

Page 43: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

37

Trƣớc hành động ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ của Mỹ - VNCH.

Ngày 8 - 6 - 1956, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết xác định tính chất, nhiệm vụ,

phƣơng châm của cách mạng miền Nam, vạch rõ: “Hình thức đấu tranh của ta trong

toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang nhƣng cần

củng cố các lực lƣợng vũ trang và bán vũ trang hiện có; xây dựng các căn cứ làm

chỗ dựa; xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và

phát triển lực lƣợng vũ trang; tổ chức tự vệ quần chúng nhằm bảo vệ các cuộc đấu

tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết…”. Tháng 8 - 1956, đồng

chí Lê Duẩn đã hoàn thành việc biên soạn bản dự thảo “Đề cương đường lối cách

mạng Việt Nam ở miền Nam”. Tài liệu này đƣợc khởi thảo từ năm 1955, ở những

“làng rừng” U Minh của miền Tây Nam Bộ, rồi kiểm nghiệm qua phong trào đấu

tranh cách mạng ở vùng nông thôn Bến Tre và sau đó ở ngay Sài Gòn … Đƣợc đƣa

ra thảo luận tại Hội nghị các Bí thƣ tỉnh ủy thuộc ba liên tỉnh ủy miền Đông, miền

Tây, miền Trung Nam Bộ và Khu ủy Sài Gòn.[31, tr. 43]

“Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam” xác định đúng đối

tƣợng của cách mạng miền Nam lúc đó “không chỉ là chính quyền do bọn thực dân

cũ và phong kiến bại trận để lại, mà còn là con đẻ của chủ nghĩa thực dân mới, của

tên đế quốc đầu sỏ rất hiếu chiến đang có mƣu đồ xâm lƣợc nƣớc ta là đế quốc Mỹ”

[55, tr. 104]. Vì thế, “nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính

quyền độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền

Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến”[55, tr. 103]. Đề cƣơng khẳng định:“nhân dân

ta ở miền Nam chỉ c một con đường là vùng lên chống lại Mỹ - Diệm để cứu nước

và tự cứu mình. Đ là con đường cách mạng. Ngoài con đường đ không c con

đường nào khác” [55, tr. 101]. Về phƣơng pháp cách mạng, bản đề cƣơng xác định:

Đồng thời với các hình thức đấu tranh hòa bình, cách mạng miền Nam phải tích

cực chuẩn bị và kết hợp với hình thức đấu tranh vũ trang trong điều kiện c thể và

cần thiết. Việc tổ chức vũ trang tự vệ c thể đặt ra để bảo vệ cơ sở, bảo tồn lực

lượng. [84, tr. 120]

Đầu tháng 12-1956, Xứ ủy Nam bộ mở hội nghị ở PhnômPênh nghiên cứu

nghị quyết Bộ chính trị (6-1956) và “Đề cƣơng cách mạng Việt Nam ở miền Nam”.

Từ sau hội nghị Trung ƣơng Cục mở rộng tháng 10 năm 1954 ở Cà Mau để lập Xứ

ủy, đây là lần họp đầu tiên của Xứ ủy. Hội nghị đã ra quyết định nêu rõ: Con đƣờng

tiến lên của cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực, tổng khởi nghĩa giành chính

quyền…Hiện nay trong chừng mực nào đó, phải có lực lƣợng vũ trang hỗ trợ cho

đấu tranh chính trị và tiến tới sau này dùng nó để đánh đổ Mỹ Diệm… Lúc này đấu

tranh chính trị đơn thuần thì không đƣợc, mà đấu tranh vũ trang thì chƣa phải. Do

đó cần tích cực xây dựng lực lƣợng vũ trang tuyên truyền, lập đội vũ trang bí mật,

tranh thủ vận động cải tạo lực lƣợng giáo phái Mỹ - Diệm đánh tan, đứng vào hàng

ngũ nhân dân, lợi dụng danh nghĩa giáo phái li khai để diệt ác ôn.

Page 44: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

38

Xứ ủy xác định phải “chặn bàn tay phát xít, chặn âm mưu gây chiến của Mỹ

- Diệm để đòi một số quyền lợi thiết thực cấp bách của quần chúng” [109]

Hội nghị Xứ ủy kết thúc và kết luận: “Với đế quốc Mỹ, phát xít Diệm không thể

trông mong cầu hòa mà phải đấu tranh, muốn đấu tranh phải c thực lực” [109]

Giữa năm 1958, Liên Khu ủy Khu V họp hội nghị mở rộng để kiểm điểm

tình hình phong trào cách mạng và sự chỉ đạo của Liên khu ủy từ sau Hiệp định

Giơnevơ. Hội nghị đánh giá cao tinh thần hy sinh, chịu đựng của cán bộ, đảng viên

quyết tâm bám phong trào lãnh đạo nhân dân, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao, luôn

luôn tin Đảng, tin tƣởng thắng lợi. Đồng thời, Hội nghị cũng đã nghiêm khắc kiểm

điểm, chỉ ra những khuyết điểm trong sự chỉ đạo của Khu ủy:

- Đánh giá tình hình địch, ta có nhiều sai lệch, không nắm bắt đƣợc kịp thời

âm mƣu và thủ đoạn của địch nên đối phó bị động, để địch hoành hoành, phá hoại

phong trào, gây cho ta nhiều tổn thất.

- Nhận thức và vận dụng phƣơng pháp đấu tranh cách mạng không đúng, cho

rằng kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang tự vệ là sai, nên thiên về đấu tranh

chính trị một chiều, quá tin vào hiệu lực pháp lý của Hiệp định Giơnevơ.

- Nhận thức không rõ đặc điểm của từng vùng trong Khu để vận dụng

phƣơng châm đấu tranh cho thích hợp, do đó, phạm nhiều thiếu sót trong xây dựng

từng vùng. [43, tr. 43]

Từ những nhận định đó, hội nghị đề ra một số phƣơng hƣớng, nhiệm vụ để

chuyển phong trào, trong đó chú trọng các công tác:

- Xây dựng Tây Nguyên và miền núi các tỉnh thành căn cứ địa cách mạng.

- Bƣớc đầu xây dựng lực lƣợng vũ trang và nửa vũ trang ở miền núi để làm

nhiệm vụ tự vệ, bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ.

- Khôi phục phong trào đồng bằng.

Phƣơng châm đấu tranh là: Dùng vũ trang bộ phận để phối hợp với đấu tranh

chính trị, tiêu diệt bọn Mỹ để khơi dậy tinh thần dân tộc chống Mỹ, diệt bọn phản

động để tranh thủ bọn lừng chừng, diệt đầu sỏ bên trên để lay chuyển bọn bên dƣới”

[50]. Trong tình cảnh nƣớc sôi lửa bỏng, tinh thần của hội nghị đã thổi một luồng

sinh khí mới vào phong trào cách mạng trong toàn Khu.

Ngày 7-7-1958, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã cụ thể hóa chủ trƣơng của Liên Khu

ủy: “Phải đánh Mỹ - Diệm sớm chừng nào, hay chừng đó, chúng nó nhƣ cây chùm

gởi để lâu, mọc nhiều rễ càng khó đốn”; “Đánh Mỹ - Diệm thì mới sống đƣợc. Dù

có cực, có khổ mấy cũng quyết đánh”.[10, tr. 43]

Cuối năm 1958, Liên khu ủy tiếp tục chủ trƣơng đẩy mạnh phong trào đấu

tranh ở miền núi và xây dựng căn cứ địa miền núi theo hƣớng “xây dựng miền Tây

các tỉnh ven biển và Tây Nguyên thành căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực lƣợng

vũ trang. Phƣơng châm hoạt động là “vùng rừng núi, hiểm trở thì kết hợp bất hợp

pháp với nửa hợp pháp cho linh hoạt, tiến dần lên bất hợp pháp là chính. Bất hợp

Page 45: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

39

pháp là nhằm diệt bọn phản động gian ác, phá kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự

của địch. Các tỉnh ở Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh ven biển triển khai xây dựng

lực lƣợng tự vệ trong nhân dân, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, mua và tích

trữ muối, nông cụ, vải, chuẩn bị đánh Mỹ - Diệm”[51].

2.2.2.3 Quá trình xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng

ở miền Nam trong những năm 1957 - 1958

a. Xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ trong

những năm 1957 - 1958

Đầu năm 1957, Bí thƣ Xứ ủy Lê Duẩn ra miền Bắc nhận nhiệm vụ mới.

Nguyễn Văn Linh đƣợc giao trọng trách quyền Bí thƣ Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 4 -

1957, Xứ ủy Nam Bộ giao nhiệm vụ cho Nguyễn Hữu Xuyến - Ủy viên quân sự của

Xứ ủy chỉ huy 20 cán bộ quân sự, cùng 5 đại đội vũ trang tuyên truyền của Liên tỉnh

ủy miền Tây, Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ, hành quân về miền Đông Nam Bộ

để trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng lực lƣợng vũ trang của Xứ ủy; xây dựng căn cứ

địa ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

Tháng 12 năm 1956, gần 500 tù chính trị đã phá khám Biên Hòa, vƣợt ngục

thắng lợi. Cán bộ đảng viên vƣợt ngục tập hợp thành từng đoàn, cắt rừng trở về các

địa phƣơng tiếp tục công tác. Đoàn tù chính trị tỉnh Bà Rịa (20 đồng chí) trở về

vùng căn cứ Hắt Dịch tháng 01 năm 1957. Tỉnh ủy Bà Rịa đã tổ chức cho các thành

viên đoàn học tập chính trị, kiểm điểm tại căn cứ và tổ chức lại dƣới hình thức vũ

trang tuyên truyền.

Liên tỉnh ủy miền Đông Nam Bộ đã bố trí cho đồng chí Nguyễn Quốc Thanh

vào hoạt động trong một đơn vị Bình Xuyên ly khai và nắm quyền chỉ huy đơn vị

với hơn 30 tay súng, trong đó có 19 đồng chí là cơ sở cách mạng. Cùng thời gian

này, đơn vị vũ trang do Nguyễn Quốc Thanh phụ trách đƣợc Liên tỉnh ủy miền

Đông Nam Bộ điều từ rừng Sác (Nhơn Trạch) về rừng Giồng, hoạt động từ suối Tà

Ngân (một nhánh của Suối Cả) đến Hắt Dịch với nhiệm vụ xây dựng căn cứ, đón và

bảo vệ các đoàn tù chính trị vƣợt ngục, tạo điều kiện giúp các đoàn tù chính trị trở

về địa phƣơng. Trên cơ sở đó, đoàn tù chính trị thứ hai gồm hơn 100 đồng chí thuộc

các tỉnh Sài Gòn - Gia Định và miền Tây Nam Bộ cũng cắt rừng về Hắt Dịch để tìm

đƣờng trở trở lại địa phƣơng.

Sau khi bảo vệ đoàn tù chính trị miền Tây Nam Bộ và Sài Gòn - Gia Định

vƣợt rừng Sác về địa phƣơng, đơn vị của Nguyễn Quốc Thanh đã đƣợc lệnh trở lại

xây dựng căn cứ Hắt Dịch. Từ tháng 5-1957, trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu đã

hình thành hai đội vũ trang tuyên truyền, một đội của tỉnh Bà Rịa đóng ở Hắt Dịch

(tƣơng đƣơng tiểu đội) và đội thứ hai của Miền đóng ở khu vực Phƣớc Thái.[75, tr.

192, 193, 194].

Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ đã chỉ đạo tập hợp lực lƣợng Bình Xuyên

ly khai để thành lập đơn vị vũ trang, mang danh Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên, trực thuộc

Page 46: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

40

Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ. Một thời gian sau, Tiểu đoàn đƣợc giao về trực

thuộc Tỉnh uỷ Sa Đéc - là tiền thân của Tiểu đoàn 502 lực lƣợng vũ trang tỉnh Kiến

Phong. Các tiểu đoàn Quang Huy (của Cao Đài), Tiểu đoàn Lê Quang (của Bình

Xuyên) về sau đều phát triển thành các đơn vị tiền thân của hai Tiểu đoàn 506, 508

của lực lƣợng vũ trang tỉnh Long An. [46, tr. 254]

Tiểu đoàn Lê Phƣớc Du (Hòa Hảo) về khu vực Kinh Bùi, Tân Ninh, đào hầm

móc súng chôn giấu lên, cộng với số vũ khí của lực lƣợng giáo phái ly khai đem về.

Đã thành lập ba trung đội (nhƣng lấy danh nghĩa là đại đội), sau trở thành các đơn

vị tiền thân của Tiểu đoàn 504 lực lƣợng vũ trang tỉnh Kiến Tƣờng.

Tại Mỹ Tho, một bộ phận cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên đã tránh

kẻ thù khủng bố bằng cách lánh về các lõm căn cứ ở Tây Ninh, Nhơn Ninh, Tân

Hòa, Mộc Hóa, Tân An, Châu Thành, Tân Hòa Đông… Tự trang bị vũ khí tự tạo

hoặc đào số vũ khí đƣợc chôn giấu ở Trà Mi (Gò Công), tổ chức thành lực lƣợng vũ

trang cách mạng, hoạt động trấn áp chính quyền Sài Gòn các xã, ấp dọc theo kinh

Nguyễn Văn Tiếp A…Nhƣ vậy, trong hai năm đầu sau hiệp định Giơnevơ, lực

lƣợng vũ trang tuyên truyền đã đƣợc thành lập tại các tỉnh vùng Đồng Tháp Mƣời.

Trên cơ sở các đơn vị vũ trang tuyên truyền địa phƣơng, Liên tỉnh ủy miền

Trung Nam Bộ đã xúc tiến thành lập cơ quan chỉ huy quân sự cấp khu và các tỉnh

ven Đồng Tháp Mƣời, lấy tên là “Bộ Tƣ lệnh lực lƣợng vũ trang giáo phái giải

phóng”. Đóng căn cứ tại khu vực Trắp Tre, gần biên giới Campuchia, có nhiệm vụ

vũ trang tuyên truyền và “cho phép đảng viên cầm súng đi phát động quần chúng

làm cách mạng, hỗ trợ cho cơ sở phá kìm kẹp, làm chủ xã, ấp; kết hợp đấu tranh

chính trị của quần chúng với tác chiến khi phải tự vệ, hoạt động sâu vào vùng đông

dân”. [84, tr.124, 125]

Trƣớc sự tráo trở và khủng bố điên cuồng của Mỹ - Diệm, Liên tỉnh ủy miền

Trung Nam Bộ đã lợi dụng cơ hội đối phƣơng đàn áp lực lƣợng giáo phái để chuyển

hóa, tập hợp lực lƣợng vũ trang giáo phái ly khai, tổ chức thành lực lƣợng vũ trang

cách mạng và cơ quan chỉ huy quân sự cấp khu, cấp tỉnh sớm nhất ở Nam Bộ. Vào

thời điểm đó, hoạt động của lực lƣợng vũ trang tuyên truyền tuy chỉ có mức độ,

nhƣng đã có ảnh hƣởng lớn tới phong trào, làm giảm uy thế của Mỹ - Diệm, vừa hỗ

trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng; bảo vệ các cơ quan Đảng,

bảo vệ cán bộ và các cơ sở cách mạng.

Tháng 10 - 1957, tại chiến trƣờng Nam Bộ, đại đội 250 - đơn vị vũ trang tập

trung đầu tiên của Xứ ủy Nam Bộ đƣợc thành lập tại Chiến khu Đ. [44, tr. 50-52].

Cùng thời điểm, Liên tỉnh ủy miền Đông Nam Bộ đã thành lập đƣợc 3 đại đội vũ

trang tập trung. Liên tỉnh ủy miền Tây xây dựng đƣợc ba đại đội. Một số tỉnh đã

thành lập đƣợc đơn vị vũ trang tập trung của mình nhƣ: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu

Một. Các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, Kiến Tƣờng, Kiến Phong, Long An, An Giang đã

thành lập đƣợc các đơn vị vũ trang biến tƣớng, mang danh giáo phái Cao Đài, Hòa

Page 47: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

41

Hảo nhƣ các Tiểu đoàn Ngô Văn Sở, 501, 506, 512… Đến cuối năm 1957, nhiều

địa phƣơng đã xúc tiến xây dựng hệ thống các căn cứ du kích, làm địa bàn đứng

chân cho cán bộ, đảng viên, cơ quan và lực lƣợng vũ trang. Ngày 24-10-1957, Xứ

ủy Nam Bộ điện gửi Trung ƣơng tiếp tục đề nghị cho phép đấu tranh vũ trang ở

miền Nam. Mặt khác, ngay sau khi thành lập, các đơn vị vũ trang đẩy mạnh hoạt

động theo phƣơng thức vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ và bắt đầu tiến công

một số đồn bốt, các trung tâm hành chính địa phƣơng của chính quyền Ngô Đình

Diệm. Đó là những trận đánh của lực lƣợng vũ trang tập trung miền Đông nhằm vào

Minh Thạnh (10-8-1957), vào Trại Be, Hiếu Liêm (Biên Hòa) - một cơ sở khai thác

gỗ của Trần Lệ Xuân (18-9-1957) diệt nhiều đối phƣơng, thu vũ khí, giải tỏa thế uy

hiếp đối với Chiến khu Đ từ hƣớng Đông Bắc.

Tháng 11-1957, Tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng (Sóc Trăng) phục kích diệt một

trung đội biệt kích của quận Phƣớc Long. Tiểu đoàn Trần Hƣng Đạo tiến công đối

phƣơng ở xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) diệt một trung độiSài Gòn đi

càn quét, thu toàn bộ vũ khí.

Trƣớc xu thế phát triển của lực lƣợng vũ trang, bán vũ trang Nam Bộ và cực

Nam Trung Bộ. Tháng 6 - 1958, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Ban quân sự

miền Đông trực thuộc Xứ ủy Nam Bộ làm nhiệm vụ chỉ huy thống nhất lực lƣợng

vũ trang tuyên truyền của Nam Bộ, tham mƣu cho Xứ ủy về công tác xây dựng và

hoạt động vũ trang. Trƣởng ban quân sự miền Đông là Nguyễn Hữu Xuyến, Phó

ban là Lê Thanh và Nguyễn Thƣợc (Lâm Quốc Đăng). Cùng với Ban quân sự, Đảng

ủy Ban quân sự miền Đông đƣợc thành lập, trực thuộc Xứ ủy Nam Bộ. Ngoài ra,

còn có Ban Địch tình (tiền thân cơ quan tình báo) của Xứ ủy, làm nhiệm vụ nắm

tình hình địch, cung cấp thông tin tình báo cho lãnh đạo. Đến lúc này LLVT Miền

Đông đã có các đơn vị đại đội 60 (ra đời tháng 1-1958 ở huyện Dƣơng Minh Châu);

các đại đội 50 và 70 ở khu vực Bù Cháp, Lý Lịch; đại đội 250 (do một bộ phận

“Bình Xuyên ly khai” và lực lƣợng “Rừng Xanh” ở Thủ Dầu Một hợp lại); lực

lƣợng “Bình Xuyên ly khai”; đơn vị C100 (đơn vị An toàn khu của Xứ ủy). Một số

cán bộ từ miền Tây đƣợc điều lên miền Đông để tiếp tục xây dựng lực lƣợng. Tiếp

tục thành lập các đơn vị C200, C300, các đơn vị đặc công C80A, C80B. Công binh

xƣởng Miền đƣợc xây dựng ở các căn cứ Mã Đà, Bà Chiêm, Rừng Sác,… Tổ chức

Quân y, cơ sở sản xuất, xây dựng thêm các căn cứ ở khu vực Bà Rịa - Long Khánh

gọi là khu E. Mây Tào, Hắt Dịch, Xuyên Mộc, vùng sông La Ngà, Rừng Sác…[33,

tr. 79, 80]

Cuối năm 1958, các đơn vị vũ trang cách mạng tiếp tục hoạt động có hiệu

quả ở nhiều nơi. Đặc biệt, ngày 11-10-1958, Xứ ủy Nam Bộ cùng Ban quân sự và

Đảng ủy lực lƣợng vũ trang miền Đông tổ chức tiến công quận lỵ Dầu Tiếng (tỉnh

Thủ Dầu Một). Tham gia trận đánh này có các đại đội C60, C80, C90 và các đơn vị

vũ trang địa phƣơng các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Chỉ huy trận đánh

Page 48: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

42

là Nguyễn Hữu Xuyến. Lực lƣợng vũ trang cách mạng đã đánh thiêt hại nặng hai

tiểu đoàn QĐSG; làm chủ quận lỵ trong nhiều giờ, tiêu diệt và bắt sống 500 tên, thu

nhiều vũ khí và phƣơng tiện chiến tranh.

Chiến thắng Dầu Tiếng chứng tỏ LLVTCM đã tổ chức đƣợc một trận đánh

quy mô tƣơng đối lớn, có ý nghĩa hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị. Đồng thời

giải quyết vấn đề tài chính, lƣơng thực, vũ khí, vừa xây dựng và bảo vệ căn cứ địa

cách mạng ở Bắc Tây Ninh… Trận đánh đã khai thông đƣợc đƣờng dây liên lạc

giữa chiến khu A (Chiến khu Đông, chiến khu Đ), với chiến khu Bắc Tây Ninh

(chiến khu Dƣơng Minh Châu, chiến khu B), tạo điều kiện cho Xứ ủy Nam Bộ rời

PhnômPênh (Campuchia) về đứng chân tại căn cứ Đông Nam Bộ để chỉ đạo cách

mạng miền Nam.

Khu ủy Sài Gòn và Gia Định thực hiện chủ trƣơng diệt ác để bảo vệ cán bộ

và cơ sở cách mạng, trên đƣờng phố Sài Gòn tiếp tục diễn ra những vụ nổ lựu đạn

trừng trị lực lƣợng ác ôn của Diệm, Nhu và Mỹ ở: quán rƣợu Thanh Xuân, Bến Ngô

Quyền, Vƣờn Chuối, đƣờng Cống Quỳnh.

Đặc biệt trận đánh ngày 10-10-1957 vào tiệm cà phê ở Chợ Lớn, làm bị

thƣơng 13 tên, ngày 22-10 trong 3 vụ đánh bom tại Sài Gòn, 13 tên Mỹ đã bị

thƣơng [111, tr. 245]. Ở ngoại thành, những cuộc diệt ác diễn ra nhiều hơn ở thị xã

Gia Định, ở các quận tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi, Duyên Hải.

Nhằm chống lại sự khủng bố trắng trợn của Sài Gòn, đặc biệt chống lại âm mƣu

xây dựng các khu trù mật của Ngô Đình Diệm, nhân dân các huyện Ngọc Hiển, Cái

Nƣớc, Thới Bình, Trần Văn Thời (Cà Mau) chủ yếu là các gia đình kháng chiến hoặc

có ngƣời đi tập kết, đã rời làng vào rừng U Minh Hạ sinh sống. Trƣớc tình hình đó,

Liên tỉnh ủy Miền Tây cho phép tỉnh ủy Cà Mau chỉ đạo tổ chức số gia đình trên thành

các “làng rừng”. Thực hiện chủ trƣơng trên, toàn tỉnh Cà Mau đã xây dựng đƣợc 15

“làng rừng” chính thức với trên 20.000 dân và nhiều “làng rừng” khác do dân tự tổ

chức vào khoảng 10.000 ngƣời bao gồm 70% là đảng viên, đoàn viên và lực lƣợng

quần chúng nòng cốt không chịu sự kìm kẹp của địch [35].

“Làng rừng” là mô hình cƣ trú đƣợc tổ chức bố phòng chặt chẽ nhƣ làng xã

chiến đấu. Trong làng có chi bộ Đảng lãnh đạo, có “ban quản lý” hoặc “ban tự

quản”, có lò rèn tổ sửa chữa vũ khí. Dân sống trong làng đƣợc tổ chức thành tổ,

đoàn thể, sản xuất tự túc và liên lạc với bên ngoài để nhận tiếp tế lƣơng thực, nhu yếu

phẩm. Nhiều làng tổ chức đƣợc cả trạm y tế, trƣờng học. “Làng rừng” thƣờng xuyên

liên lạc với các làng nằm trong vòng kiểm soát của Sài Gòn hỗ trợ nhau đấu tranh

chống địch. Đây thực sự là những làng, xã tự do đầu tiên ở Nam Bộ đƣợc xây dựng

dƣới thời Mỹ - Diệm, là những căn cứ để tích lũy cơ sở vật chất, duy trì và phát triển

lực lƣợng cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng tổ chức các trận tiến công

tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trong quá trình kháng chiến chống Mỹ.[99, tr. 29]

Page 49: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

43

Có thể nói kẻ thù đã phải sử dụng những hình thức dã man, tàn bạo nhất để

duy trì chế độ do Mỹ dựng lên. Còn nhân dân ta cũng không thể sống nhƣ cũ đƣợc,

họ buộc phải sử dụng những biện pháp tranh đấu quyết liệt hơn để bảo vệ lực lƣợng

và phong trào đấu tranh cách mạng.

Cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân chống Mỹ - Diệm đòi hỏi cấp bách

phải có sự chuyển hƣớng chiến lƣợc đấu tranh mới, phải tính tới và quyết tâm đẩy

mạnh xây dựng lực lƣợng vũ trang và đấu tranh vũ trang hỗ trợ đấu tranh chính trị,

dần tiến tới song song và đi trƣớc đấu tranh chính trị mới có thể thực hiện thống

nhất nƣớc nhà thành công.

b. Xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng Liên khu V

trong những năm 1957 - 1958.

Thực hiện chủ trƣơng mới của Liên khu ủy tại hội nghị mở rộng giữa năm

1958 và chỉ thị cuối năm 1958, những chủ trƣơng đƣợc cụ thể hóa của các tỉnh ủy.

Phong trào cách mạng ở Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng khu V đã có

chuyển biến bƣớc đầu. Lực lƣợng chính trị và vũ trang tự vệ đƣợc khẩn trƣơng xây

dựng. Công tác diệt ác ôn phát triển cả ở miền núi và đồng bằng. Sự phản kháng,

những cuộc nổi dậy này tuy chỉ mang tính chất tự vệ và diễn ra ở những nơi chƣa có

chính quyền Sài Gòn nhƣng nó báo hiệu phong trào cách mạng Khu 5 đang tiến tới

khởi nghĩa giành chính quyền cục bộ sau này. [99, tr. 36, 37]

Mặc dù bị QĐSG đánh phá liên tục, nhƣng đến đầu năm 1958, phong trào

miền núi vẫn giữ vững ở nhiều buôn làng, nhân dân đã dời làng vào những nơi có

địa thế hiểm trở và tổ chức bố phòng vũ trang chống giặc. Có những nơi khi càn

quét, QĐSG chỉ dám đi loanh quanh ở bên ngoài khu vực bố phòng.

Trong lúc đó, việc chỉ đạo phong trào ở các tỉnh đồng bằng ven biển lại lúng

túng. Trƣớc bức xúc của tình hình, nhân dân một số địa phƣơng đã tự tổ chức lực

lƣợng chống Mỹ - Diệm. Thanh niên xã Cát Hanh huyện Phù Cát tỉnh Bình Định tự

tổ chức ra đội “thanh niên quyết tử”, tổ chức này lan rộng ra một số xã lân cận trong

huyện, nhƣng đánh địch nhƣ thế nào, đánh bằng vũ khí gì? Đứng chân nhƣ thế nào

ở giữa đồng bằng thì chƣa giải quyết đƣợc. Cuối cùng các đội “thanh niên quyết tử”

phải tự giải tán, số nòng cốt thoát ly lên núi, một số đổi vùng. [49, tr. 17]

Trong lúc phong trào đấu tranh ở các tỉnh đồng bằng ven biển bị tổn thất

nặng, đang gặp khó khăn và đi xuống, thì việc giữ vừng căn cứ địa cách mạng và

phát triển đƣợc phong trào miền núi là thắng lợi rất quan trọng của Khu V. Thắng

lợi này tạo thuận lợi căn bản cho việc phục hồi và đẩy nhanh cuộc đấu tranh ở Khu

V trong những năm sau này.

Đến cuối năm 1958, cách mạng đã thành lập đƣợc chính quyền tự quản trong

nhiều vùng ở Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng, trong đó có những khu

căn cứ rộng liên hoàn 5 - 7 xã, có nơi trên 10 xã. Hầu hết các buôn, làng có chính

Page 50: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

44

quyền tự quản đều lập đội du kích xã. Khu đã thành lập 2 trung đội, 3 tiểu đội vũ

trang tập trung và một đội vũ trang công tác.

Sự xuất hiện của LLVTCMMN có tác dụng to lớn trong thời gian giữ gìn

thực lực cách mạng. Khi kẻ thù sử dụng thủ đoạn tàn bạo để đàn áp phong trào cách

mạng, đàn áp nhân dân miền Nam chỉ có tay không, thì đấu tranh chính trị tỏ ra

không có hiệu quả. Kẻ thù vừa phá hoại hoàn toàn hiệp định Giơnevơ, chia cắt đất

nƣớc và thẳng tay sát hại “dìm những ngƣời cách mạng miền Nam trong biển máu”

[7, tr. 37]

Không thể khoanh tay bó chân nhìn kẻ thù bắn giết chính mình, quần chúng

cách mạng đƣợc rèn luyện từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc

không cam chịu khuất phục, tự tìm phƣơng thức đấu tranh để tồn tại, mặc dù Đảng

chƣa cho chủ trƣơng sử dụng bạo lực vũ trang. Từ tự vệ vũ trang đến vũ trang có tổ

chức, có nòng cốt đảng viên cơ sở lãnh đạo, đƣợc sự đồng tình của nhiều cấp ủy cấp

huyện, cấp tỉnh, liên tỉnh đã nắm vững tinh thần nội dung “Đề cƣơng đƣờng lối cách

mạng miền Nam” nên phong trào ở một số nơi đã dần dần gƣợng lại. Cuộc đấu

tranh của nhân dân miền Nam trong những năm 1954 - 1958 cho thấy, ở nơi nào

cấp ủy xây dựng đƣợc lực lƣợng vũ trang, ở đó lực lƣợng cách mạng ít bị tổn thất và

có điều kiện thuận lợi hơn cho phong trào đồng khởi sau này. [95, tr. 7]

Tuy nhiên, vì chƣa có chủ trƣơng của trung ƣơng Đảng cho nên xây dựng và

hoạt động của LLVTCM ở miền Nam lúc này diễn ra theo quy mô nhỏ lẻ, cục bộ

theo từng Khu. Dựa vào đặc điểm, tình hình, điều kiện thuận lợi, khó khăn khác

nhau nên các địa phƣơng đã sáng tạo ra các hình thức nhằm phát huy hiệu quả trong

quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN của địa phƣơng mình.

Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động LLVTCMMN trong điều kiện phải luôn

giữ thế hợp pháp, luôn kiềm chế trong khuôn khổ cho phép của đƣờng lối chung.

Nhƣng phải đảm bảo nhiệm vụ phát triển lực lƣợng và đấu tranh bảo vệ cách mạng

là nét nổi bật chứng minh tính kỷ luật, lòng kiên trung của những đảng viên trung

thành đƣợc tôi rèn, giác ngộ, thử thách qua những giai đoạn cách mạng khó khăn

nhất đặc biệt là 9 năm kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp xâm lƣợc.

Đảng và nhân dân miền Nam vừa tự vệ vũ trang bảo vệ mình vừa kiên trì báo

cáo Trung ƣơng, cung cấp cho Trung ƣơng những luận cứ thực tiễn mà đồng bào

miền Nam phải trả bằng máu mới có đƣợc. Qua đó kiến nghị Đảng chuyển hƣớng

dùng cách mạng bạo lực vũ trang chống lại ách thống trị độc tài phát xít của Ngô

Đình Diệm và chế độ VNCH, để cứu nguy cho đồng bào và chiến sỹ cách mạng

miền Nam.

Page 51: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

45

2.2.3 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam trong đồng khởi

1959 - 1960

2.2.3.1 Chủ trương của Trung ương Đảng trong Nghị quyết 15, bước ngoặt

cho lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam

Trƣớc tình thế nóng bỏng của cách mạng miền Nam, tháng 1 - 1959, Ban

Chấp hành Trung ƣơng Đảng quyết định triệu tập Hội nghị lần thứ 15 (khóa II) mở

rộng tại Hà Nội, do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại biểu

của Xứ ủy Nam Bộ (Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô), đại biểu Liên Khu ủy Khu

V và Ban cán sự các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

Tinh thần cơ bản của Nghị quyết 15 trong chỉ đạo cách mạng miền Nam gồm

mấy điểm sau:

Một là, muốn thực hiện mục tiêu cách mạng là đánh đổ Mỹ - Diệm tiến lên

thống nhất nƣớc nhà thì phải sử dụng bạo lực cách mạng. Nội dung cơ bản, quan

trọng nhất trong Nghị quyết 15 là sử dụng bạo lực cách mạng, là con đƣờng duy

nhất của cách mạng miền Nam. Bởi dù Hiệp định có quy định sẽ hiệp thƣơng tổng

tuyển cử thống nhất nƣớc nhà, nhƣng vì đối phƣơng nhất quyết chia cắt đất nƣớc

nên ngoài con đƣờng sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có

con đƣờng nào khác. Quan điểm này của Đảng là điều cốt lõi, quan trọng nhất trong

Nghị quyết 15.

Thứ hai, hƣớng căn bản sử dụng bạo lực là khởi nghĩa lật đổ chính quyền Mỹ

- Diệm. Phƣơng hƣớng, giải pháp này của Đảng đối với cách mạng miền Nam có ý

nghĩa vô cùng hệ trọng. Bởi bạo lực cách mạng có nhiều hình thức, chiến tranh cách

mạng, chiến tranh giải phóng hoặc có thể bằng khởi nghĩa của quần chúng có lực

lƣợng vũ trang hỗ trợ. Nghị quyết 15 nhấn mạnh rằng “con đƣờng phát triển cơ bản

của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân

dân” [68, tr. 82]

Thứ ba, sau khi chỉ đạo hƣớng vận động cơ bản của cách mạng miền Nam là

“phát động quần chúng khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm”, nhƣng bởi “đế quốc

Mỹ là đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi

nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ

trang trƣờng kỳ”[68, tr. 84].

Trong phiên họp bế mạc Hội nghị Trung ƣơng 15, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

phân tích: “Nhiệm vụ cứu nƣớc là của toàn Đảng, toàn dân… phải đặt chung miền

Nam Việt Nam trong cách mạng chung của cả nƣớc và cách mạng nƣớc ta trong

cách mạng thế giới… Ta giƣơng cao ngọn cờ hòa bình vì rất có lợi cho ta. Nhƣng

hòa bình không phải là ta không chuẩn bị lực lƣợng. Nếu ta chuẩn bị lực lƣợng

chính trị cho tốt, khi cần vũ trang sẽ không khó” [147, tr. 176, 177].

Nghị quyết Trung ƣơng 15 ra đời có ý nghĩa to lớn, đƣợc xem là bƣớc hoàn

chỉnh, mốc đánh dấu sự chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc cách mạng miền Nam và

Page 52: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

46

là mốc quan trọng trong quá trình xác lập đƣờng lối giải phóng miền Nam; về ý

nghĩa chiến lƣợc, có giá trị nhƣ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng

Đảng lần thứ 8 - khóa I (năm 1941) mở đƣờng tới cách mạng tháng Tám năm 1945

thành công. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng chọn ngày 23-11-1959, đúng dịp kỷ

niệm lần thứ 19 ngày Nam kỳ khởi nghĩa, để công bố Nghị quyết Trung ƣơng 15 về

“Đƣờng lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam”. Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng

đƣợc nhu cầu bức thiết của quần chúng cách mạng, góp phần tạo nên bƣớc chuyển

biến nhảy vọt của cách mạng miền Nam những năm 1959 - 1960.

2.2.3.2 Lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ

Ngày 12-11-1959, Ban Bí thƣ điện cho Xứ ủy Nam Bộ về việc chỉ đạo thực

hiện Nghị quyết 15 theo tinh thần: Nghị quyết chỉ nêu đƣờng lối chung và phƣơng

hƣớng lớn. Vì thế trong việc thực hiện Nghị quyết cần nghiên cứu sao cho phù hợp với

điều kiện cụ thể và tình hình thực tế của Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

Tháng 11- 1959, Xứ ủy Nam Bộ họp Hội nghị lần thứ tƣ để tiếp thu Nghị

quyết 15 của Trung ƣơng và kiểm điểm sự lãnh đạo của Xứ ủy năm 1959. Hội nghị

chủ trƣơng:

- Đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, nhằm thiết thực hỗ trợ thúc đẩy

phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.

- Xúc tiến và đẩy mạnh công tác binh vận [84, tr. 196].

Lĩnh hội tinh thần Nghị quyết 15 và thực hiện chủ trƣơng của Xứ ủy Nam

Bộ, Đảng ủy nhiều địa phƣơng đã khẩn trƣơng chỉ đạo phong trào nổi dậy của quần

chúng. Nổi bật hơn cả là phong trào ở miền Trung Nam Bộ.

Từ cuối năm 1959, dƣới tác động to lớn của Nghị quyết Trung ƣơng 15,

phong trào cách mạng ở Nam Bộ có sự phát triển vƣợt bậc: Nhiều tổ chức, cơ

sở của CQSG bị áp lực của nhân dân khống chế, hoặc bị tan rã. Nhân dân ngày

càng căm ghét chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, đồng bào hƣớng về cách

mạng, chờ tín hiệu (cho phép) hành động. Thời cơ bùng nổ của một cuộc cách

mạng ở miền Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Xứ ủy Nam Bộ đã

đến độ chín muồi.

Tháng 12- 1959, Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ họp ở Hồng Ngự (tỉnh

Kiến Phong), có đại biểu các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến

Tƣờng, Kiến Phong, An Giang tham dự. Hội nghị chủ trƣơng: “phá thế kìm kẹp của

địch, giành quyền làm chủ ở thôn ấp, mở rộng căn cứ du kích, xây dựng và bảo vệ

lực lƣợng vũ trang, chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa đồng loạt. Đối với các tỉnh vùng

địch kiểm soát, ta không còn cơ sở thì khẩn trƣơng xây dựng một bộ phận lực lƣợng

vũ trang, tăng cƣờng hoạt động diệt ác, hỗ trợ cho khởi nghĩa” [45, tr. 341]. Hội

nghị Liên tỉnh ủy quyết định chọn thời điểm tháng 1-1960 sẽ khởi nghĩa ở xã, ấp,

theo phƣơng châm: “Nổi dậy đều khắp, không để nổi cộm ở từng điểm, khiến địch

có thể tập trung đàn áp, ta không giữ đƣợc phong trào. Phải đƣa đƣợc đông đảo

Page 53: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

47

quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh với địch nhƣng giữ đƣợc thế đấu tranh hợp

pháp. Hoạt động vũ trang phải khôn khéo, tránh nặng về đấu tranh vũ trang đơn

thuần” [45, tr. 341, 342].

Trong vòng hai tháng 8 và 9 năm 1959, tại Nam Bộ đã diễn ra nhiều cuộc

tiến công của lực lƣợng vũ trang tuyên truyền. Ở miền Trung Nam Bộ tiêu biểu là

trận tiến công của Tiểu đoàn 502, đánh bại cuộc hành quân cấp trung đoàn của địch

tại Giồng Thị Đam và Gò Quản Cung (Đồng Tháp Mƣời). Ngày 26-9-1959, Tiểu

đoàn 502 tỉnh Kiến Phong đang học tập Nghị quyết 15 tại Giồng Thị Đam và Gò

Quản Cung, thuộc xã Tân Hội Cơ, huyện Hồng Ngự, thì phát hiện đối phƣơng hành

quân bằng xuồng càn vào căn cứ của cách mạng. Tiểu đoàn trƣởng và Chính trị viên

hội ý ngay với cán bộ trong đơn vị và quyết định chiến đấu, không né tránh kẻ thù.

Trong chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, LLVTCMMN tiêu diệt

và bắt sống gần 200 tên (105 tên bị bắt), thu hàng trăm súng các loại và nhiều quân

trang, quân dụng, đánh bại cuộc hành quân càn quét của đối phƣơng vào căn cứ

kháng chiến của cách mạng ở Đồng Tháp Mƣời. Tù binh đƣợc cách mạng giáo dục,

những tên bị thƣơng đƣợc băng bó, chăm sóc, giao trả lại tƣ trang. Cách mạng cấp

xuồng và thả tất cả bọn chúng về quận lỵ Hồng Ngự ngay trong ngày.

Sau trận đánh, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 502 đã sáng tạo, cho gom thẻ bài của

binh sĩ đã chết và bị bắt gửi về gia đình họ, tạo nên cuộc đấu tranh của hàng trăm

gia đình binh sĩ kéo đến quận lỵ Hồng Ngự đòi chồng con, làm cho chúng đã thất

bại càng thêm lúng túng. [80, tr. 286, 287].

Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung là trận thắng đầu tiên lớn nhất

ở miền Nam đến thời điểm đó, nó đƣợc xem là “phát pháo lệnh châm ngòi cho cuộc

nổi dậy của quần chúng các tỉnh Trung Nam Bộ và nhiều nơi khác” [62, tr. 122]. Nó

trở thành mốc son trong lịch sử cách mạng cứu nƣớc của nhân dân Kiến Phong -

Đồng Tháp.

Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quảng Cung là hệ quả tất yếu của quá

trình quân dân Kiến Phong đã “bền bỉ đấu tranh xây dựng, giữ gìn và xúc tích lực

lƣợng cách mạng, thể hiện quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Tỉnh ủy, là một thất bại

nặng nề, bất ngờ lớn đối với ngụy quân, ngụy quyền” [8, tr. 34].

Trận thắng này gây tiếng vang lớn không chỉ ở vùng đồng bằng sông Cửu

Long mà cả miền Nam lúc bấy giờ, nó có tác dụng to lớn củng cố niềm tin và cổ vũ

khí thế đấu tranh cách mạng của nhân dân, nâng cao uy thế cách mạng. Giồng Thị

Đam - Gò Quản Cung đã làm cho binh lính VNCH hoang mang, dao động. Chính

quyền Ngô Đình Diệm phải lập Hội đồng quân kỷ để kiểm điểm và xét kỷ luật đối

với cá nhân, đơn vị tham gia chiến đấu và liên đới trách nhiệm.

Nhân đà thắng lớn ở Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, tỉnh ủy Kiến Phong

thực hiện tinh thần chỉ đạo của Liên tỉnh ủy đã phát động phong trào nhân dân vũ

trang nổi dậy phá bung khu trù mật Ninh Hòa, Cát Cái, Tân Thành. Ở bốn huyện tả

Page 54: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

48

ngạn sông Tiền, có tiểu đoàn 502 hỗ trợ, nhân dân đấu tranh bức rút đồn Vĩnh Huê,

Cầu Sắt, giải phóng xã Thạnh Mỹ, Phong Mỹ và giành quyền làm chủ ở 2/3 số xã

trong khu vực Đồng Tháp Mƣời.

Với chiến thắng quan trọng đó, phong trào cách mạng trong quần chúng nhân

dân đƣợc dấy lên mạnh mẽ, nhân dân nhiều địa phƣơng hăng hái gia nhập bộ đội,

du kích. Lực lƣợng tỉnh Kiến Phong phát triển mạnh. Tỉnh Kiến Phong đã bổ sung

cho tỉnh Định Tƣờng một trung đội, An Giang một trung đội với đầy đủ trang bị, và

chi viện cho Bến Tre. Danh tiếng của Tiểu đoàn 502 sau trận đánh này đƣợc lan

rộng, làm quân thù khiếp sợ, nhân dân tin tƣởng. Các địa phƣơng tại miền Tây Nam

Bộ, sau chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, đã đẩy mạnh hoạt động vũ trang,

giành đƣợc những thắng lợi lớn, nổi bật nhất là ở hai tỉnh Rạch Giá và Cà Mau.

Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, cùng với các trận đánh ở các

địa phƣơng miền Nam, nhƣ của các lực lƣợng vũ trang và tự vệ ở Tây Ninh, Dầu

Tiếng, đánh QĐSG càn quét ở Tà Lốc, Tà Lét (Vĩnh Thạnh, Bình Định), phá khu

dồn dân của đồng bào ở Tầm Ngâm (Bắc Ái, Ninh Thuận), cuộc nổi dậy vũ trang ở

Nóc Ông Tía (Trà Bồng, Quảng Ngãi)… là sự kiểm nghiệm trong thực tiễn đƣờng

lối và phƣơng pháp cách mạng miền Nam, khẳng định khả năng và yêu cầu đẩy

mạnh đấu tranh vũ trang, đƣa phong trào cách mạng miền Nam tiến lên.

Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung không chỉ có ý nghĩa về mặt

quân sự, vì đây là trận mở màn và tập dƣợt, chuẩn bị cho cuộc đồng khởi của

quân, dân miền Trung Nam Bộ nói riêng, miền Nam nói chung, mà còn là bài học

kinh nghiệm quý trong việc phối hợp ba mũi giáp công, kết hợp đấu tranh quân sự,

chính trị và binh vận. Sau trận đánh này, do tính chính nghĩa, nhân đạo và tuyên

truyền khéo léo của phía cách mạng, hàng trăm binh sĩ đối phƣơng đƣợc thả đã

tuyên truyền trong hàng ngũ của chúng những sự thật “mắt thấy, tai nghe”, làm

cho binh lính QĐSG rất hoang mang, dao động. Nhiều binh sĩ đối phƣơng sau đó

và đào rã ngũ.

Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung là cơ sở để Liên tỉnh ủy miền

Trung Nam Bộ hạ quyết tâm chỉ đạo mở rộng diện tiến công, mở đợt hoạt động

dung lực lƣợng vũ trang tiến công mạnh, tạo ra thời cơ để phát động quần chúng nổi

dậy đồng loạt trên toàn Trung Nam Bộ, chống phá bộ máy kìm kẹp của CQSG ở ấp,

xã. Liên tỉnh ủy theo dõi chặt chẽ từng bƣớc đi, rút ra phƣơng châm, phƣơng thức,

kinh nghiệm sử dụng vũ trang kết hợp với chi bộ, đảng viên phát động quần chúng

nổi dậy. Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung và những hoạt động vũ trang

giành thắng lợi tiếp theo ở các địa phƣơng của miền Trung và Tây Nam Bộ, là điều

kiện để quân và dân miền Nam tiến hành cao trào đồng khởi sau đó.

Lĩnh hội tinh thần Nghị quyết 15 và thực hiện chủ trƣơng của Xứ ủy Nam

Bộ, đảng ủy nhiều địa phƣơng đã khẩn trƣơng chỉ đạo phong trào nổi dậy của quần

chúng. Nổi bật hơn cả là phong trào ở Trung Nam Bộ.

Page 55: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

49

Bộ tổng tham mƣu QĐSG đã phải thú nhận: “Tình hình đặc biệt nghiêm

trọng, bởi ngoài các vụ khủng bố, ám sát thƣờng xuyên, hoạt động vũ trang của Việt

Cộng gia tăng. Nhiều vụ phục kích các toán tuần tiễu của ta và đột nhập vào các cơ

sở hƣơng thôn. Việt cộng còn tấn công ban ngày bằng súng máy và phóng lựu vào

Châu Thành, tỉnh Kiến Tƣờng. Rõ ràng Việt cộng theo đuổi chủ trƣơng tập trung và

vẫn cố gắng tạo thế chủ động với các hoạt động táo bạo nhƣ chấp nhận giao

tranh…Nhất là các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tƣờng, An Xuyên, Kiên Giang”[131].

Cùng thời điểm trên, tại miền Tây Nam Bộ, hai tiểu đoàn Đinh Tiên Hoàng

(Cà Mau), Ngô Văn Sở (Rạch Giá) đƣợc bổ sung quân số (khoảng 800 ngƣời), cùng

700 đảng viên trung kiên, thực hiện bám trụ tại các thôn, xã hoạt động. Tiểu đoàn

Ngô Văn Sở kết hợp với cơ sở nội tuyến tiến công chi khu Xẻo Rô, bắt sống quận

trƣởng và 50 tên khác, giải thoát cho trên 100 cán bộ cơ sở, đồng bào yêu nƣớc bị

đối phƣơng giam giữ. Chiến thắng Xẻo Rô đã cổ vũ cho du kích, đồng bào các xã

quanh vùng quận, lỵ nổi dậy diệt ác, giải tán các bộ máy kìm kẹp của CQSG, trở về

làng xóm cũ, rào làng chống địch.

Tháng 12- 1959, Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ họp ở Hồng Ngự (tỉnh

Kiến Phong), có đại biểu các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến

Tƣờng, Kiến Phong, An Giang tham dự. Hội nghị chủ trƣơng: Trên cơ sở Nghị

quyết của Xứ ủy, đối với các tỉnh tiếp giáp chiến khu Đồng Tháp Mƣời, cần đẩy

mạnh đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, hỗ trợ nhân dân nổi dậy,

phá thế kìm kẹp của địch giành quyền làm chủ ở thôn ấp, mở rộng căn cứ du kích,

xây dựng và bảo vệ lực lƣợng vũ trang, chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa đồng loạt.

Đối với các tỉnh vùng địch kiểm soát, ta không còn cơ sở thì khẩn trƣơng xây dựng

một bộ phận lực lƣợng vũ trang, tăng cƣờng hoạt động diệt ác, hỗ trợ cho khởi

nghĩa. Hội nghị Liên tỉnh ủy quyết định chọn thời điểm tháng 1-1960 sẽ khởi nghĩa

ở xã, ấp, theo phƣơng châm: “Nổi dậy đều khắp, không để nổi cộm ở từng điểm,

khiến địch có thể tập trung đàn áp, ta không giữ đƣợc phong trào. Phải đƣa đƣợc

đông đảo quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh với địch nhƣng giữ đƣợc thế đấu

tranh hợp pháp. Hoạt động vũ trang phải khôn khéo, tránh nặng về đấu tranh vũ

trang đơn thuần”[45, tr. 341, 342]. Ngay khi Hội nghị chƣa kết thúc, Liên tỉnh ủy đã

gửi điện tóm tắt Nghị quyết 15 của Trung ƣơng Đảng và chủ trƣơng khởi nghĩa để

các địa phƣơng kịp chuẩn bị. Hội nghị kết thúc, các đại biểu nhanh chóng trở về cơ

sở, triển khai quyết định khởi nghĩa của Liên tỉnh ủy.

Bến Tre mở cuộc họp tỉnh ủy mở rộng (ngày 1-1-1960), vì chƣa có lực lƣợng vũ

trang tuyên truyền tập trung. Tỉnh ủy quyết định thành lập những tổ hành động làm

nòng cốt trong việc diệt ác, trừ gian. Ngày 17-1-1960, Tỉnh ủy Bến Tre phát lệnh khởi

nghĩa, lấy xã Định Thủy, Phƣớc Hiệp, Bình Khánh của huyện Mỏ Cày làm trọng điểm.

Dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, nhân dân Bến Tre đã nổi dậy tiêu diệt lực lƣợng phòng

vệ đối phƣơng, giành quyền làm chủ. Từ thắng lợi trên, phong trào lan nhanh ra toàn

Page 56: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

50

tỉnh. Đến cuối tháng 1- 1960, gần 50 xã của Bến Tre đã đƣợc giải phóng. Tính chung

trong cả năm 1960, quân và dân Bến Tre đã chiến đấu anh dũng, tiêu diệt, bức hàng,

bức rút trên 100 đồn địch, thu 7.700 súng các loại, giải phóng 72 xã. Lực lƣợng vũ

trang đƣợc xây dựng khắp nơi, tỉnh có 2 đại đội chủ lực với trang bị đầy đủ vũ khí là

C269 và C264 (sau sáp nhập thành 1 đại đội mạnh C261), huyện có từ 1 - 2 trung đội

địa phƣơng, mạng lƣới du kích đã hình thành khắp thôn xã.[60]

Với thắng lợi vang dội đó, Bến Tre trở thành lá cờ tiêu biểu cho loại hình

đồng khởi bắt đầu từ sự nổi dậy của đông đảo quần chúng cách mạng, bằng lực

lƣợng chính trị của quần chúng là chủ yếu, có sự kết hợp ở chừng mực nhất định với

tiến công quân sự. Từ thắng lợi của đồng khởi, Bến Tre quyết định thành lập đại đội

vũ trang đầu tiên của tỉnh, mang phiên hiệu Đại đội 264, ngày 19-1-1960 Đại đội ra

đời.[9, tr. 166].

Riêng miền Đông Nam Bộ có thế mạnh hơn miền Trung và miền Tây Nam

Bộ do sớm xây dựng đƣợc lực lƣợng vũ trang. Ngoài lực lƣợng vũ trang của các

tỉnh, Ban quân sự liên tỉnh ủy miền Đông xây dựng LLVT quy mô cấp đại đội vũ

trang. Xứ ủy Nam Bộ đã chỉ thị cho Ban quân sự Liên tỉnh ủy miền Đông đẩy mạnh

hoạt động vũ trang, tập trung lực lƣợng đánh một số trận lớn, làm chấn động toàn

Miền, thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, đồng thời lấy vũ

khí đối phƣơng trang bị các đơn vị vũ trang cách mạng. Đầu năm 1960, Ban quân

sự Liên tỉnh ủy miền Đông họp tại Bàu Cá (Tây Ninh), dƣới sự chủ trì của Nguyễn

Hữu Xuyến, nhằm thảo luận việc thực hiện chỉ thị của Xứ ủy. Sau khi phân tích, cân

nhắc kỹ các mặt, ban quân sự Liên tỉnh ủy miền Đông đề nghị xứ ủy cho phép đánh

căn cứ trung đoàn 23 của QĐSG ở Tua Hai (Tây Ninh). Thay mặt Xứ ủy, bí thƣ Xứ

ủy Nam Bộ Nguyễn Văn Linh đã phê duyệt kế hoạch tiến công vào Tua Hai (còn

gọi là thành Nguyễn Thái Học ở Tây Ninh) của lực lƣợng vũ trang Liên tỉnh ủy

miền Đông.

Ngày 26-1-1960, LLVTCM mở cuộc tiến công căn cứ Tua Hai. Đƣợc nội

tuyến và trinh sát - đặc công dẫn đƣờng, quân Giải phóng chia 3 mũi: 1 mũi tập kích

vào Sở Chỉ huy Trung đoàn 32; 1 mũi tập kích vào khu vực phòng ngủ của các sĩ

quan; mũi thứ ba chiếm lĩnh kho vũ khí, lấy súng đối phƣơng, đồng thời tổ chức vận

chuyển súng về căn cứ1. Lực lƣợng phối hợp bên ngoài có một đơn vị chặn viện

quân từ thị xã Tây Ninh lên, một số đơn vị phối hợp ở Bình Dƣơng, chiến khu Đ…

Trận đánh diễn ra đúng nhƣ dự kiến, quân Giải phóng làm chủ hoàn toàn trận địa,

tất cả các mục tiêu đều đạt đƣợc.

Kết quả quân Giải phóng thu hơn 1.200 súng các loại, diệt và làm bị thƣơng hơn

400 quân Sài Gòn, bắt sống hơn 500 (giáo dục và thả tại chỗ). Quân giải phóng hy sinh

1. Theo Lê Hồng Lĩnh thì có mũi thứ tƣ, do C70 phụ trách, tiến công khu cơ giới và pháo (Lê Hồng Lĩnh:

Cuộc Đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2006, tr.275). Có nơi ghi: cuộc chiến đấu kéo

dài ba giờ. Ở đây, ghi theo bản của Mai Chí Thọ (Nhiều tác giả: Chiến thắng Tua Hai và phong trào Đồng

khởi ở miền Đông Nam Bộ, Nxb QĐND, Hà Nội, 1999)

Page 57: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

51

7 ngƣời, số chiến lợi phẩm đƣợc chuyển bằng lực lƣợng dân công đông đảo của nhân

dân Tây Ninh và cán bộ nhân viên cơ quan Xứ ủy, nhƣng cũng không tải hết, phải sử

dụng 3 xe cơ giới của đối phƣơng để chuyển; số này bị đối phƣơng phục kích lấy lại2.

Sau trận Tua Hai, hàng loạt đồn bốt, ấp chiến lƣợc ở Tây Ninh, Bình Dƣơng,

Đồng Nai phải rút chạy. Vũ khí của Tua Hai đƣợc trang bị cho nhiều đơn vị vũ

trang giải phóng mới thành lập, kể cả Nam Trung Bộ. “Có một hiện tƣợng rất đặc

biệt: khi chiến sỹ đến nhận súng mới toanh lấy đƣợc từ Tua Hai, anh em vuốt ve vũ

khí với tâm trạng vô cùng phấn khởi, không chỉ vì có thêm súng, có đƣợc “súng

mẹ” để cƣớp thêm súng của địch, mà quan trọng hơn là tín hiệu Đảng đã cho phép

đấu tranh vũ trang, không chỉ ở mức vũ trang tự vệ hay vũ trang tuyên truyền kết

hợp với mũi chính trị, binh vận, mà là vũ trang tấn công có quy mô lớn”.[113, tr.199]

Tua Hai là trận đánh lớn, diệt đƣợc nhiều đối phƣơng, thu đƣợc vũ khí nhiều

nhất của lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam kể từ sau khi Hiệp định

Giơnevơ đƣợc kí kết. Nó đánh dấu bƣớc phát triển mới cả về trình độ tổ chức, chỉ

huy, hoạt động tác chiến của lực lƣợng vũ trang miền Đông. Tua Hai nhƣ tiếng kèn

hiệu lệnh cho cuộc nổi dậy không chỉ ở Tây Ninh mà cả miền Đông Nam Bộ và lan

tỏa ra toàn Miền [4, tr. 42]. Trận Tua Hai và cuộc Đồng khởi quy mô lớn ở khu

Trung Nam Bộ, đặc biệt sự kiện Bến Tre, một cuộc ở vùng căn cứ miền Đông Nam

Bộ, một cuộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hai sự kiện “cộng hƣởng” nhau đã

tạo một khí thế cách mạng hoàn toàn khác hẳn.

Trận Tua Hai là trận thắng lớn thối động miền Đông Nam Bộ và lan tỏa

nhanh ra toàn Miền, tạo ra bƣớc ngoặt chuyển thế cách mạng miền Nam từ thế

giữ gìn lực lƣợng sang thế tiến công đánh bại quân thù và là trận thắng giòn rã

đầu tiên của chiến tranh cách mạng Việt Nam ở miền Nam, đánh lại chiến tranh

xâm lƣợc thực dân mới của Mỹ.

Chiến thắng Tua Hai tiêu biểu cho một phƣơng thức phổ biến trong phong

trào đồng khởi ở Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ, đó là tiến công quân sự tạo ra

“đòn xeo” để quần chúng nổi dậy “đồng khởi” đánh bại chính quyền VNCH tại địa

phƣơng, một phƣơng thức điển hình chứng minh vị trí, vai trò, khả năng của

LLVTCMMN trong phong trào đồng khởi.

Với khí thế đồng khởi bùng phát ngay từ những ngày đầu triển khai Nghị

quyết 15, đặc biệt ngay khi cuộc Đồng khởi đợt 1 ở Nam Bộ đang tiếp diễn, ngày

21-1-1960 Xứ ủy điện ra Trung ƣơng, kiến nghị “Nên đưa đấu tranh chính trị và vũ

trang lên song song”. Sau sự kiện Tua Hai, ngày 31-1-1960, Trung ƣơng Đảng ra

2. Phúc trình củaTƣ lệnh sƣ 21: hơn 500 lính bị tiêu diệt, mất 1.500 súng (Lê Hồng Lĩnh, Cuộc Đồng khởi kỳ

diệu ở miền Nam Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2006, tr.280). Trong số 500 gọi là bị “tiêu diệt” nói trên, có một

số lớn là tân binh (từ căn cứ Tua Hai) đang đi càn ở Cà Tum (tỉnh lộ 4 Tây Ninh) đào ngũ luôn khi nghe Tua

Hai bị đánh. Riêng về số vũ khí, theo phúc trình sau đó của Nguyễn Hữu Có, Tƣ lệnh Quân khu 1 quân đội

Sài Gòn có ít đi: bị mất 783 súng các loại, 23 máy truyền tin… (số súng của quân Giải phóng bỏ lại họ báo là

40; thực tế quân Giải phóng bỏ lại nhiều hơn để đổi súng mới vừa lấy đƣợc)

Page 58: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

52

chỉ thị tiếp về phƣơng hƣớng công tác trƣớc mắt của Đảng bộ miền Nam. Chỉ thị

nêu rõ: “Đấu tranh chống địch, chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời lật đổ chế độ Ngô

Đình Diệm khi có thời cơ. Chống tƣ tƣởng bi quan, dao động, thái độ e dè, đồng

thời chống tƣ tƣởng nôn nóng, mạo hiểm dẫn tới tiêu hao lực lƣợng. Xây dựng căn

cứ địa cách mạng, lực lƣợng vũ trang cần khẩn trƣơng bố trí rộng khắp để đối phó

với mọi tình huống, sử dụng phải tùy tình hình cụ thể” [144].

Chiến thắng Tua Hai có ảnh hƣởng to lớn và thúc đẩy phong trào đồng khởi

phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt Tây Ninh đã thành lập đƣợc tiểu đoàn 14 của tỉnh. Lực

lƣợng vũ trang tập trung của Tây Ninh phát triển nhanh, ngoài tiểu đoàn 14 (thành

lập tháng 2-1960), huyện Châu Thành thành lập đại đội 40; Gò Dầu, Trảng Bàng có

Đại đội 33A; Thị xã thành lập Đại đội 245… Trong 49 xã của Tây Ninh có 44 xã

thành lập đội du kích.

Đồng thời với Tây Ninh, đêm 25-1-1960, Long An đồng khởi với trận mở

màn tập kích diệt đồn Đức Lập (do Trung đội 231 của tiểu đoàn 506 tỉnh thực hiện).

Tính đến tháng 9 -1960, tỉnh Long An đã giải phóng hoàn toàn 12 xã, phá lỏng kìm

kẹp ở 67 xã, đƣa dân lên làm chủ ở nhiều mức độ khác nhau [94, tr. 84].

Tại thời điểm này, tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào đồng

khởi, nhằm rút kinh nghiệm tiếp tục mở các đợt tiến công nổi dậy tiếp theo và chuẩn

bị đối phó với phản ứng của đối phƣơng. Tỉnh quyết định thành lập đội vũ trang thứ

hai là Đại đội 269.

Cao trào đồng khởi bùng nổ khắp miền Nam, Ngô Đình Diệm thân chinh đến

Bến Tre khảo sát tình hình và trấn an tinh thần quân đội và chính quyền Sài Gòn ở

địa phƣơng. Ngày 25-3-1960, gần 10 ngàn quân hỗn hợp (gồm lính thủy đánh bộ,

lính dù biệt động…), do viên tƣớng Đỗ Cao Trí chỉ huy, mở cuộc càn quét lớn vào

ba xã Bình Khánh, Phƣớc Hiệp, Định Thủy hòng tìm diệt lực lƣợng vũ trang và cơ

quan đầu não của tỉnh, quyết dập tắt phong trào đồng khởi ở ba xã điểm của Bến Tre.

Lực lƣợng vũ trang đã phối hợp với lực lƣợng chính trị mà tiêu biểu là “đội

quân tóc dài” thực hành đánh tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận QĐSG, khiến lực

lƣợng lính thủy đánh bộ bắt đầu chán nản. Nhân cơ hội này lực lƣợng vũ trang và

cơ quan lãnh đạo cách mạng đã rút ra khỏi vòng vây và di chuyển an toàn lên huyện

Minh Tân, Giồng Trôm để chỉ đạo và hỗ trợ phong trào.

Ngày 20-4-1960, Sài Gòn buộc phải rút lực lƣợng khỏi 3 xã Định Thủy, Bình

Khánh, Phƣớc Hiệp. Cuộc phản công quy mô lớn của đối phƣơng vào 3 xã điểm

đồng khởi của Bến Tre đã bị thất bại trƣớc tinh thần đấu tranh kiên quyết và khéo

léo, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và quân sự, binh vận của nhân dân Mỏ Cày.

Qua đồng khởi đợt một, Bến Tre thử nghiệm thành công phƣơng thức kết hợp giữa

đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận; góp cho phong trào cách mạng miền Nam

phƣơng pháp đấu tranh mới. [134, tr. 250, 251].

Page 59: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

53

Tại Cà Mau, tiểu đoàn Ngô Văn Sở đã đánh thắng giòn giã trận Đầm Dơi (6-

3-1960), diệt và bắt sống 150 tên địch, thu 133 cây súng. Đây là trận đầu tiên tiêu

một tiểu đoàn cấp tỉnh diệt gọn địch, thu vũ khí. Thắng lợi của trận đánh đã thúc

đẩy phong trào đồng khởi ở vùng đất tận cùng đất nƣớc dâng cao. Tại Sóc Trăng,

Cần Thơ, Rạch Giá... phong trào đồng khởi với hoạt động đấu tranh chính trị kết

hợp với quân sự thu đƣợc những thắng lợi to lớn.

2.2.3.3 Lực lượng vũ trang cách mạng ở đô thị Sài Gòn

Đầu năm 1960, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và Tỉnh ủy Gia Định hợp nhất

thành Khu Sài Gòn - Gia Định do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thƣ. Lực lƣợng

vũ trang cũng đƣợc thống nhất. Đại đội tập trung đầu tiên của Khu vẫn mang

phiên hiệu C12 nhƣng đã có 3 tiểu đội đƣợc trang bị 3 trung liên còn là tiểu liên,

súng trƣờng.

Tháng 9 năm 1960, đồng chí Võ Văn Kiệt chỉ đạo tổ chức du kích bí mật

hoạt động “có miếng mà không có tiếng”. Tháng 10 năm 1960, Ban Quân sự Khu

ủy Sài Gòn - Gia Định đƣợc thành lập.

Tháng 10 năm 1960, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chủ trƣơng xây dựng lại lực

lƣợng vũ trang nội đô. Tháng 12 năm 1960 để chào mừng sự ra đời Mặt trận Dân

tộc giải phóng miền Nam, LLVTCMMN ở Sài Gòn đánh mìn ở sân Golf Club gần

ngã ba Chú a (Gò Vấp) giết tại chỗ và làm bị thƣơng hàng chục cố vấn Mỹ và đồng

minh. Từ đó lực lƣợng vũ trang nội thành xây dựng và phát triển.

Cuối năm 1960, sau hai đợt nổi dậy và đồng khởi, ở vùng ven Sài Gòn, có

bốn xã phía Bắc Củ Chi: Phú Mỹ Hƣng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Trung Lập

đƣợc hoàn toàn giải phóng và 20 xã khác giải phóng một phần. Huyện nào cũng có

các “lõm căn cứ” để các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy và lực lƣợng vũ trang đứng chân

và làm bàn đạp tiến công đối phƣơng. Trong đó Củ Chi có bốn xã giải phóng ở phía

Bắc tiếp giáp với các tỉnh Tây Ninh, Bình Dƣơng, vừa rộng rãi vừa có thể liên hoàn

với căn cứ ở Xứ ủy Nam Bộ nên đƣợc Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chọn làm căn cứ

Khu ủy. [101, tr. 202-204].

Tính đến cuối năm 1960, cách mạng miền Nam đã chuyển lên thế tiến công

mạnh mẽ, vững chắc và sâu rộng. Nhất là Nam Bộ, phong trào đồng khởi phát triển

nhanh chóng rầm rộ; các cấp bộ Đảng bộ Nam Bộ đã nhanh chóng huy động đƣợc

9.024.348 lƣợt ngƣời nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch tại 895 xã, trong tổng số

1.193 xã, với 936.814 quần chúng đấu tranh trực diện với kẻ thù. Tại những địa

phƣơng quần chúng đã giành quyền làm chủ, tuy chƣa lập đƣợc chính quyền cách

mạng, nhƣng Xứ ủy chủ trƣơng xác lập quyền tự quản của quần chúng. Trong năm

1960, lực lƣợng vũ trang tuyên truyền đã tác chiến trên 2.000 trận, diệt 6.154 tên,

chủ yếu là dân vệ. Cùng với những thắng lợi trên hai mặt trận chính trị và vũ trang,

các tổ chức cơ sở Đảng từ chỗ bị tổn thất tới 9 phần 10, nay đƣợc phục hồi nhanh

Page 60: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

54

chóng. Cuối năm 1959, số đảng viên của Đảng bộ Nam Bộ chỉ còn 7.641 ngƣời, thì

đến cuối năm 1960, số đảng viên đã lên tới 12.946 (chƣa kể số lƣợng đảng viên ở

Sài Gòn - Gia Định, Tây Ninh và Bến Cát của Thủ Dầu Một). Riêng số lƣợng đoàn

viên thanh niên tăng từ 6.000 lên khoảng 13.000.

Trên cơ sở tổng kết tình hình đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân Nam Bộ

(sau đợt một đồng khởi), Xứ ủy Nam Bộ báo cáo lên Trung ƣơng nhiều ý kiến đóng

góp, đặt cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của Nghị quyết Đại hội lần thứ III (tháng 9 -

1960) về hoạch định đƣờng lối cách mạng Việt Nam là tiến hành xây dựng chủ

nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.

Tháng 9 - 1960, khi ở miền Bắc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

khai mạc, cũng là thời điểm miền Tây Nam Bộ phát động đồng khởi đợt hai và đã

giành đƣợc thắng lợi to lớn, thổi bùng ngọn lửa đồng khởi khắp miền Nam, dồn Sài

Gòn vào thế bị động, lúng túng về chiến lƣợc, cách mạng làm chủ phần lớn nông thôn.

Những thắng lợi của phong trào cách mạng năm 1960 ở Nam Bộ, đã chứng

tỏ Xứ ủy Nam Bộ phát động đồng khởi là hoàn toàn đúng đắn, trên cơ sở đánh giá

khách quan, toàn diện về tƣơng quan, so sánh lực lƣợng địch - ta; xác định chính

xác thời điểm tiến hành khởi nghĩa tại nông thôn và sử dụng các phƣơng pháp kết

hợp đòn tiến công vũ trang với vận động, tổ chức quần chúng nổi dậy đập tan bộ

máy thống trị của chính quyền thực dân kiểu mới ở cơ sở đạt hiệu quả cao.

2.2.3.4 Lực lượng vũ trang cách mạng ở Khu V

Tháng 3 - 1959, Bộ Tổng Tham mƣu đã xây dựng kế hoạch về phát triển lực

lƣợng vũ trang ở khu V và Tây Nguyên, chủ trƣơng tổ chức 300 - 600 tiểu đội tự vệ ở

các làng, tổ chức mỗi tỉnh 1 - 2 tiểu đội đặc công và tự vệ lƣu động. Đồng thời, chuẩn bị

chi viện cho miền Nam xây dựng lực lƣợng vũ trang bao gồm 600 cán bộ (lấy ngƣời

quê ở miền Nam trong các đơn vị tập kết) cấp tiểu đội đến đại đội, 40 cán bộ cấp tiểu

đoàn đến trung đoàn, 5 - 10 quân báo, binh vận, 14 cơ yếu, 33 thợ sửa chữa vũ khí, một

số súng tiểu liên, súng dài, súng ngắn, lựu đạn…[40, tr. 270, 271].

Cuối năm 1959, đồng chí Võ Chí Công - Bí thƣ Liên khu ủy và các đồng chí

cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Liên khu sau khi tham gia chuẩn bị và tiếp thu Nghị

quyết Trung ƣơng lần thứ 15 lần lƣợt trở lại chiến trƣờng. Sau khi đƣợc Liên khu ủy

phổ biến, tháng 7-1959, các tỉnh ủy tổ chức ngay việc quán triệt và thực hiện nghị

quyết. Nghị quyết 15 của Trung ƣơng Đảng đáp ứng đƣợc yêu cầu cơ bản của cách

mạng miền Nam, nhƣ luồng gió mới thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của phong trào

cách mạng miền Nam nói chung và của Khu V nói riêng.

Cuối tháng 12 năm 1959, đồng chí Trần Lê (Bí thƣ Ban Cán sự Liên tỉnh 3 -

Liên tỉnh cực nam Trung Bộ lúc này thuộc Liên khu ủy Khu V, đi dự hội nghị

Trung ƣơng lần thứ 15) đƣợc Trung ƣơng cho trở lại chiến trƣờng.

Page 61: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

55

Hội nghị Liên tỉnh 3 mở rộng đƣợc triệu tập đã nghiên cứu quán triệt Nghị

quyết 15 và bàn kế hoạch triển khai thực hiện. Hội nghị hoàn toàn nhất trí với

đƣờng lối, phƣơng hƣớng, phƣơng châm đấu tranh trung ƣơng đề ra, thống nhất rất

cao với các nhận định và phân tích của Nghị quyết.

Ngày 3-3-1959, Tỉnh ủy Quảng Ngãi chỉ đạo thành lập đại đội vũ trang tập

trung. Tháng 7-1959, Tỉnh ủy Bình Định họp hội nghị và quyết định: đẩy mạnh hơn

nữa việc xây dựng lực lƣợng tự vệ chiến đấu; tích cực thành lập các đội vũ trang tập

trung của tỉnh; đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chuẩn bị tiến tới thành lập chính quyền

tự quản ở các huyện miền núi. Tháng 8-1959, hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa quyết

định: đẩy mạnh phong trào cách mạng ở các huyện miền núi; lấy đấu tranh vũ trang

hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của quần chúng phá các ấp tập trung dân của địch; Ra

sức phục hồi phong trào ở đồng bằng; tổ chức các đội vũ trang công tác đi xây dựng

cơ sở, dần dần phá thế kìm kẹp của địch, thanh toán các vùng trắng. Tiếp đó, các

tỉnh ủy cũng lần lƣợt mở hội nghị quán triệt nghị quyết Trung ƣơng 15 và đề ra

những chủ trƣơng biện pháp cụ thể để đẩy mạnh phong trào cách mạng ở địa

phƣơng. Phong trào cách mạng Khu V từ giữa năm 1959 phát triển rất nhanh.

Tháng 4-1960, Liên khu ủy Khu V họp hội nghị kiểm điểm một năm thực

hiện nghị quyết 15 của Trung ƣơng Đảng hội và quyết định:

- Mạnh dạn phát động quần chúng ở căn cứ miền núi vũ trang chống địch

càn quét.

- Đẩy mạnh việc xây dựng lực lƣợng vũ trang tập trung của tỉnh, khu.

- Khẩn trƣơng xây dựng căn cứ địa miền núi, khôi phục và phát triển phong

trào đồng bằng, chú ý công tác thành phố”[99, tr. 36].

Liên khu ủy thành lập Ban quân sự do đồng chí Võ Chí Công làm trƣởng

ban, các tỉnh ủy lần lƣợt lập Ban quân sự tỉnh vừa phát triển lực lƣợng, vừa đẩy

mạnh mọi công tác chuẩn bị, ngày 10-9-1960, Liên Khu ủy ra chỉ thị mở đợt hoạt

động mạnh trong toàn khu, chỉ thị nêu rõ: “Đặc điểm tình hình cách mạng miền

Nam hiện nay vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, ở khu V địch chẳng những bị

động về chính trị mà còn bắt đầu bị động về quân sự, nguyên do là địch thiếu lực

lƣợng, một phần phải để giữ đồng bằng và giới tuyến, một phần phải điều lực lƣợng

ở khu 5 vào đối phó với phong trào Nam bộ. Tinh thần binh lính địch giảm sút”.

[99, tr. 36]

“Trƣớc mắt mở đợt hoạt động vũ trang toàn khu suốt mấy tháng cuối năm.

Yêu cầu là phát động quần chúng phá kìm kẹp, mở rộng vùng căn cứ, phát triển cơ

sở vùng giáp ranh đẩy hoạt động xuống đồng bằng, rút thanh niên xây dựng lực

lƣợng, mở rộng hành lang. Hƣớng hoạt động là cả miền núi và đồng bằng, nhƣng

miền núi nặng hơn”. [99, tr. 37]. “Mạnh dạn phát động quần chúng ở căn cứ miền

núi vũ trang chống địch càn quét. Đẩy mạnh xây dựng lực lƣợng vũ trang tập trung

Page 62: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

56

của Tỉnh, Khu, khẩn trƣơng xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ địa vững chắc để

làm cho dựa cho đồng bằng”. [110].

Thực hiện chủ trƣơng của Liên Khu ủy, toàn Quân khu đã khẩn trƣơng tổ chức

xây dựng đƣợc 12 đại đội đặc công và 2 đại đội bộ binh. Các tỉnh cũng xây dựng đặc

công và bộ binh, Gia Lai đầu năm 1960 đã xây dựng đƣợc 6 trung đội vũ trang tập

trung mang tên làng 10, làng 20, làng 30, làng 40, làng 50, làng 60…[20, tr. 62].

Tháng 7 - 1960, Liên Khu ủy quyết định mở đợt đấu tranh chính trị kết hợp

với quân sự trong toàn khu và giao cho Liên Tỉnh 3 (cực Nam Trung bộ) đánh trận

mở đầu. Qua khởi nghĩa của Tua Hai và phong trào đồng khởi của miền Đông Nam

Bộ, Tỉnh ủy Bình Thuận nhất trí cao chọn chi khu quân sự Hoài Đức và khu dinh

điền kiểu mẫu Bắc Ruộng để tấn công phá ác kìm kẹp, phát động quần chúng nổi

dậy bung về rừng núi xây dựng căn cứ.

Ngày 31 tháng 7 năm 1960, đơn vị 2/9 với quân số khoảng một trung đội

dùng chiến thuật đặc công luồn sâu ém sẵn, bất ngờ nổ súng tấn công địch. Sau 2

giờ chiến đấu cách mạng đã hoàn toàn làm chủ chi khu Hoài Đức và phá tan khu

dinh điền Bắc Ruộng, diệt và bắt trên 300 tên, làm tan rã 180 thanh niên Cộng hòa,

thu trên 250 súng các loại có 12 trung liên, giải thoát 40 tù chính trị. [76, tr. 37].

Thiếu tƣớng Tôn Thất Đính, Tƣ lệnh quân khu của QĐSG trong báo cáo gửi cấp

trên ngày 5 tháng 9 năm 1960 đã phải thốt lên: “trận Tua Hai Tây Ninh và chi khu

Hoài Đức - Bắc Ruộng là thất bại chua cay của quân lực Việt Nam Cộng hòa”, trích

dẫn theo [113, tr. 336].

Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng ngày 31 tháng 7 năm 1960 mở đầu đợt

hoạt động quân sự do Liên Khu ủy V phát động, mở ra một bƣớc ngoặt mới cho

Bình Thuận và Bác Ái Đông bao vây đồn Đầu Suối. Sau ba ngày bị cách mạng vây

ép, toàn bộ lực lƣợng Sài Gòn bỏ đồn tháo chạy. Hơn 3000 đồng bào trong khu vực

đã nổi dậy phá banh khu tập trung trở về làng cũ.

Tháng 9 năm 1960, lực lƣợng vũ trang Khánh Hòa tiến công tiêu diệt các

đồn Gia Lê. 5000 dân trong các đồn Bố Lan, Gia Lê, Thác Trại nổi dậy phá tan hệ

thống kìm kẹp của VNCH kéo về buôn rẫy cũ. [43, tr. 73, 74].

Sau các đòn tiến công quân sự và các cuộc nổi dậy phá khu tập trung của đồng

bào miền núi, vùng căn cứ địa cách mạng ở Cực Nam Trung Bộ đƣợc mở ra liên hoàn

trong 23 xã với trên 30 ngàn dân thuộc sáu huyện: Anh Dũng, Bác Ái (Ninh Thuận),

Khánh Sơn, Vĩnh Sơn (Khánh Hòa), Tánh Linh, Di Linh (Bình Thuận).

Trên địa bàn Tây Nguyên, từ tháng 9 năm 1960, đƣợc sự hỗ trợ của lực

lƣợng vũ trang, các cuộc nổi dậy rời làng cũng liên tiếp nổ ra.

Vùng Cực Nam Trung bộ từ thế tránh lánh, co thủ giữ gìn lực lƣợng, tiến lên

tiến công nổi dậy đều khắp.

Cùng với phong trào nổi dậy của đồng bào Tây Nguyên, nhân dân vùng núi

các tỉnh ven biển cũng tiến công vào bộ máy kìm kẹp của CQSG. Ở Quảng Nam,

ngày 13 tháng 3 năm 1960, nhân dân nóc Ông Tía với 11 tự vệ và 30 gia đình đã nổi

Page 63: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

57

dậy dùng rựa chém chết cả tiểu đội bảo an đóng trong làng, đốt trụ sở chính quyền

Sài Gòn rồi dời vào rừng sâu, tổ chức bố phòng chống địch càn quét. Cuộc nổi dậy

ở nóc Ông Tía là cuộc nổi dậy có vũ trang đầu tiên ở miền núi Quảng Nam, tuy quy

mô không lớn, song nó là cái mốc quan trọng mở đầu thời kì đấu tranh chính trị kết

hợp với đấu tranh vũ trang của tỉnh để mở rộng căn cứ địa cách mạng, xây dựng và

phát triển lực lƣợng.

Tháng 9 năm 1960, tỉnh Quảng Nam đƣợc trên bổ sung cán bộ khung của một

tiểu đoàn. Tỉnh đã vận động thanh niên ở vùng Sài Gòn kiểm soát ra xây dựng thành

5 đại đội, mỗi đại đội khoảng 30 ngƣời. Ngay sau khi thành lập, hai đại đội H20, H30

phối hợp với lực lƣợng vũ trang của Quân Khu tiến công tiêu diệt đồn Ga Lâu (huyện

Hiên) và đồn Sáu (huyện Giằng) diệt 4 trung đội Sài Gòn, thu nhiều vũ khí.

Đến cuối năm 1960, vùng căn cứ miền núi Quảng Nam căn bản đã đƣợc giải

phóng, gần 40.000 dân giành đƣợc quyền làm chủ.

Ở Quảng Ngãi, sau khởi nghĩa Trà Bồng, đƣợc sự cổ vũ của phong trào

Đồng khởi ở Nam Bộ. Đêm 15 tháng 10 năm 1960, đơn vị 339 (cấp đại đội) tiến

công quận lị Trà Bồng. Cùng thời gian, Đơn vị 89 và du kích huyện Sơn Hà đánh

đồn Hà Thành, diệt một đại đội bảo an. Đơn vị 299 (cấp đại đội) và du kích các

huyện Ba Tơ, Minh Long tập kích đồn Long Xuân diệt một đại đội Sài Gòn. Thừa

thắng nhân dân các xã vùng thấp nổi dậy diệt ác phá kìm, giành quyền làm chủ.

Đến cuối năm 1960, Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi vẫn đứng vững,

vùng giải phóng mở rộng bao gồm 54 xã.

Thắng lợi của phong trào đồng khởi ở Nam Bộ và khu V đã đánh sập một mảng

lớn hệ thống chính quyền thôn xã của VNCH, mở ra vùng giải phóng rộng lớn với 5,6

triệu dân ở 984 xã. Trong báo cáo gửi Tổng thống Mỹ Kennedy, Cục tình báo Trung

ƣơng Mỹ (CIA) đã thú nhận: “Trong sáu tháng cuối 1960, tình hình an ninh trong nƣớc

vẫn tiếp tục ngày càng xấu đi và nay đã lên tới mức nghiêm trọng… Trên một nửa toàn

bộ vùng nông thôn ở phía Nam và Tây Nam Sài Gòn cũng nhƣ một số vùng ở phía Bắc

đã nằm dƣới quyền kiểm soát rất lớn của Việt cộng”. [38, tr. 85].

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm 1954 đến 1959, lực lƣợng cách mạng miền Nam gặp tổn

thất to lớn. Các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ - Diệm mà đỉnh cao là

chúng thực hiện luật 10/59 tạo nên nhiều “vùng trắng” không có cơ sở cách mạng.

Sự tàn bạo của kẻ thù không thể khuất phục đƣợc nhân dân miền Nam, vốn đƣợc

kinh qua, rèn luyện bản lĩnh trong 9 năm kháng chiến trƣờng kì chống Pháp. Là

Đảng viên, phải tuyệt đối phục tùng đƣờng lối của Đảng, các đảng viên và quần

chúng cách mạng trung kiên nhất của miền Nam đã chấp hành kỉ luật Đảng bằng sự

giác ngộ, niềm tin, hy sinh tổn thất. Bên cạnh việc báo cáo trung thực cho Trung

ƣơng, Bác Hồ, cung cấp những bằng chứng về sự ngoan cố tráo trở phá hoại hiệp

định Giơnevơ, cung cấp những bằng chứng tội ác “trời không dung, đất không tha”

Page 64: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

58

của Mỹ - Diệm. Tầng lớp lãnh đạo kiên trung nhất của miền Nam đã không khoanh

tay chịu đựng sự khủng bố điên cuồng của kẻ thù, đã sáng tạo vận dụng các hình

thức tổ chức vũ trang và đấu tranh vũ trang chống lại bạo lực phản cách mạng của

kẻ thù bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị.

1. LLVTCMMN ra đời để bảo vệ Đảng và phong trào cách mạng trong hoàn

cảnh chƣa đƣợc sử dụng bạo lực cách mạng.

Sự xuất hiện và hoạt động của LLVTCM tại các địa phƣơng ở miền Nam đã

góp phần quyết định bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng chính trị khỏi nguy cơ bị đối

phƣơng tiêu diệt hoàn toàn. Tại nơi nào có LLVTCM ra đời sớm và hoạt động đúng

hƣớng, ở đó cách mạng đỡ tổn thất nhất. Với thực lực cách mạng đƣợc bảo vệ một

phần nên các địa phƣơng đó có điều kiện đi đầu trong phong trào đồng khởi sau này.

Sự ra đời sớm, hoạt động có hiệu quả của LLVTCM ở Nam Bộ đã giúp Nam

Bộ duy trì có hiệu quả lực lƣợng, tinh thần, tổ chức cách mạng để khi có điều kiện

chín muồi thì bung ra trong đồng khởi. Trong khi khu V do phát triển không đều,

không xây dựng và tổ chức hoạt động đƣợc một LLVT đủ mạnh để làm “đòn xeo”

cho đồng khởi toàn vùng nên phong trào của Khu diễn ra không đều khắp và đạt

hiệu quả nhƣ mong muốn. Quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN

trong giai đoạn này quyết định đặc điểm của phong trào đồng khởi, đó là diễn ra

không đều ở các vùng. Nam Bộ thì diễn ra đều khắp, phƣơng thức đa dạng, phá tan

một mảng rộng lớn hệ thống chính quyền VNCH ở địa phƣơng, trong khi khu V

diễn ra không đều, không đủ mạnh, thiếu sự liên kết hệ thống nên thành quả đồng

khởi của khu V còn có hạn chế nhất định.

2. Sự hình thành và phát triển của LLVTCMMN đƣa lực lƣợng này trở thành

một lực lƣợng có vai trò “đòn xeo”, một phƣơng thức đấu tranh trong phong trào

đồng khởi.

Cuối năm 1959, đầu năm 1960 “trong nhiều vùng nông thôn rộng lớn, địch

không thể cai trị nhân dân một cách bình thƣờng đƣợc nữa; bộ máy Ngụy quyền ở

cơ sở từng phần đã suy yếu và bất lực. Còn quần chúng nhân dân, đặc biệt là đông

đảo nông dân thì sục sôi cách mạng, đã kiên quyết và sẵn sàng chiến đấu sống chết

với quân thù. Đó là những điều kiện chín muồi cho phép phát động quần chúng

nhân dân nông thôn nổi dậy khởi nghĩa từng phần, đập tan khâu yếu nhất trong hệ

thống cai trị của địch”.[54, tr. 56].

Từ những phong trào nổi dậy đầu tiên của nhân dân miền núi Phú Yên,

Quảng Ngãi vào năm 1959, tới phong trào đồng khởi ở Nam Bộ bắt đầu từ Bến Tre

đầu 1960 sau đó lan toả khắp Nam Bộ và cả miền Nam, cho thấy vai trò của lực

lƣợng chính trị vô cùng to lớn. Song phải nói rằng phong trào đấu tranh của nhân

dân miền Nam năm 1960 không thể rầm rộ và có hiệu quả nhƣ nó đã thu đƣợc nếu

không có sự hỗ trợ to lớn của LLVTCMMN. Tuy ở mỗi nơi, mỗi lúc LLVTCMMN

có số lƣợng tham gia diệt địch khác nhau, nhƣng chắc chắn nếu không có nó, nhân

Page 65: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

59

dân miền Nam không thể quật khởi bằng lực lƣợng chính trị thuần tuý. Sở dĩ cuộc

đấu tranh của nhân dân Liên khu V (chủ yếu ở vùng rừng núi) phát triển thuận lợi,

bởi chính có các đội vũ trang tự vệ của các bản, thôn làm lực lƣợng xung kích.

Ngay ở Bến Tre, nơi chƣa có lực lƣợng vũ trang, nhƣng trên thực tế, thanh niên tự

vệ địa phƣơng (lấy danh nghĩa tiểu đoàn 502) để tăng thế tiêu diệt bọn dân vệ, sau

đó nhân dân dân các xã nổi lên giành quyền làm chủ.

Điển hình cho phƣơng thức đồng khởi lấy LLVTCM tiến công trƣớc, đập tan

sự kháng cự của đối phƣơng tạo điều kiện thuận lợi cho lực lƣợng chính trị của

quần chúng tiến nổi dậy là chiến thắng Tua Hai (1-1960) ở Tây Ninh. Đây là một

phƣơng thức đồng khởi điển hình cho cả Tây Ninh và miền Đông Nam Bộ.

Nhƣ vậy, nhìn toàn cục, tuy ở thời kỳ này lực lƣợng chính trị của quần chúng

có vai trò chủ yếu, nhƣng rõ ràng lực lƣợng chính trị không thể nổi dậy đƣợc nếu

không có đòn tiến công của LLVTCM. Thống kê lại hình thái vận động của phong

trào đồng khởi cụ thể ở các địa phƣơng, cho thấy hầu nhƣ không có trƣờng hợp nào

lực lƣợng chính trị nổi dậy độc lập, hạn hữu trƣờng hợp lực lƣợng quần chúng phối

hợp ngay lập tức, cùng một lúc với LLVTCM để giành quyền làm chủ. Diễn biến

khái quát nhất là LLVTCM diệt đồn bốt ngày trƣớc, lực lƣợng chính trị nổi dậy

ngày hôm sau.

Rõ ràng vị trí, vai trò của LLVTCMMN vô cùng quan trọng trong thời điểm

chuyển giai đoạn từ thế giữ gìn lực lƣợng cách mạng sang thế tiến công kẻ thù. Dù

LLVTCMMN lúc ấy ở các địa phƣơng phát triển chƣa đều và tổng số quân lực chƣa

nhiều, nhƣng chắc chắn nếu không có lực lƣợng đó, phong trào nổi dậy của nhân

dân miền Nam, không thể sôi động, rầm rộ nhƣ nó đã có vào năm 1960. Trên thực

tế, ngay trong phong trào đồng khởi, LLVTCMMN không chỉ thuần tuý giữ vai trò

hỗ trợ cho lực lƣợng chính trị của quần chúng nhƣ trong cách mạng tháng Tám năm

1945, mà đã đứng ở vị thế chiến đấu, đột kích, diệt đối phƣơng.

Trên đà thắng lợi của phong trào “đồng khởi”, Mặt trận dân tộc giải ph ng

miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày 20-12-1960, tại căn cứ địa thuộc xã Tân Lập,

huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh của miền Đông Nam Bộ. Mặt trận dân tộc giải

phóng miền Nam Việt Nam ra đời đảm bảo tính chính trị của cuộc đấu tranh thống

nhất nƣớc nhà, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh yêu nƣớc của nhân dân miền

Nam chống Mỹ - Diệm, mà đỉnh cao là thắng lợi của cuộc đồng khởi năm 1960.

Nhìn nhận sự kiện lịch sử này, Hồ Chủ tịch khẳng định: “Một mặt trận của nhân dân

đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lƣợng tất thắng. Hiện nay, trong cuộc đấu

tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng

có “Mặt trận dân tộc giải phóng” với chƣơng trình hoạt động thiết thực và phù hợp

với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó, có thể đoán rằng đồng bào miền

Nam nhất định sẽ thắng lợi, nƣớc nhà nhất định sẽ thống nhất, Nam - Bắc nhất định

sẽ sum họp một nhà” [105, tr. 349].

Page 66: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

60

Chƣơng 3

LỰC LƢỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG MIỀN NAM

TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965

3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng chiến lƣợc của các bên ở miền Nam

Việt Nam sau phong trào đồng khởi

3.1.1 Bối cảnh lịch sử những năm 60 của thế kỉ XX

3.1.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới những năm 60 của thế kỉ XX

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe xã

hội chủ nghĩa và tƣ bản chủ nghĩa phát triển gay gắt trên quy mô toàn cầu, chi phối

toàn bộ các quan hệ quốc tế, định dạng các mối liên kết toàn cầu. Cục diện thế giới

với đặc trƣng là chiến tranh lạnh đƣợc đẩy lên cao nhất và trạng thái cân bằng đƣợc

duy trì giữa hai phe suốt mấy thập niên.

a. Tác động của Liên Xô và Trung Quốc với cách mạng Việt Nam

Sức mạnh của phe XHCN mà đứng đầu là Liên Xô đạt tới trình độ cân bằng

chiến lƣợc với phe TBCN đứng đầu là Mỹ. Sự cân bằng chiến lƣợc đó phản ánh

trong các sự kiện quốc tế mà hai phe quyết tâm theo đuổi đều đƣợc hóa giải theo

cách thức đàm phán nhƣợng bộ lẫn nhau tƣơng đối bình đẳng.

Tuy nhiên những nhân tố mới bất lợi đan xen tác động đến cách mạng Việt

Nam đầu những năm 60 của thế kỉ XX của chính phe XHCN đó là.

Liên Xô giai đoạn 1954 -1964 chủ trƣơng hòa hoãn vô nguyên tắc với chủ

nghĩa đế quốc. Chủ trƣơng, hành động của một quốc gia mạnh nhất, ngọn cờ đầu

của phong trào cách mạng thế giới nhƣ vậy đã gây hại cho phong trào cách mạng

thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Liên Xô đóng vai trò “chủ yếu

vẫn là một quan sát viên trƣớc những diễn biến ở Việt Nam” [90, tr. 15].

Đến tháng 10 - 1964, khi Nikita Khrushchev Bí thƣ thứ nhất Ban Chấp hành

Trung ƣơng Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Liên Xô bị thay

thế cùng với đƣờng lối “chung sống hòa bình”, Liên Xô mới khẳng định: “Việt Nam

Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á, vai trò của Việt Nam

trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và đóng góp của Việt Nam vào nền hòa bình

của thế giới. Liên Xô không thể thờ ơ với an ninh của một nƣớc XHCN anh em và

sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam”[146, tr. 107-111].

Còn Trung Quốc do lo sợ chiến tranh Việt Nam sẽ là một đốm lửa thổi

bùng chiến tranh thế giới nên muốn hình thức chiến đấu ở miền Nam là đánh du

kích, đánh nhỏ từng đơn vị trung đội, đại đội: “Miền Bắc có thể ủng hộ về chính

trị cho miền Nam, giúp miền Nam đề ra các chính sách nhƣng chủ yếu là bồi

dƣỡng tinh thần tự lực cánh sinh cho anh em miền Nam… Khi ăn chắc, miền Bắc

có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi hoàn toàn chắc chắn không xảy

Page 67: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

61

ra chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà không cho ai biết. Nhƣng nói

chung là không giúp”. [41, tr. 27].

Mối bất hòa giữa hai Đảng cầm quyền, hai quốc gia lớn nhất của phe XHCN:

Liên Xô và Trung Quốc.

Trung Quốc bất đồng ý kiến với Liên Xô về một loạt vấn đề có tính nguyên

tắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự bất hòa Xô - Trung đã ảnh

hƣởng trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà trực tiếp là Việt

Nam, ảnh hƣởng đến tính thống nhất, tính chiến đấu của phe XHCN đối với phe

CNĐQ đứng đầu là Mỹ. Buộc Việt Nam phải vận dụng, xử lí khôn khéo và linh

hoạt mối quan hệ với hai ngƣời bạn lớn XHCN để tranh thủ sự ủng hộ của cả hai

trong khi không bị cuốn vào mâu thuẫn xung đột ngày càng lớn của họ mà gây hại

đến sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của mình.

b. Mỹ và đồng minh

Sự phát triển nhanh chóng của các nƣớc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên

mọi lĩnh vực, trong đó Liên Xô dần cân bằng chiến lƣợc với Mỹ về quân sự. Trƣớc

những thất bại liên tiếp của Mỹ trong việc ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc,

đặc biệt là tại miền Nam Việt Nam. Giới cầm quyền Mỹ ngày càng nhận thấy họ

không thể “chặn đứng cộng sản tại chỗ” và thực hiện thắng lợi chiến lƣợc “trả đũa ồ

ạt” của Aixenhao.

G.Ken-nơ-đi lên làm tổng thống Mỹ, năm 1961 đã thay thế bằng một chính

sách và một chiến lƣợc quân sự mới - chiến lƣợc “phản ứng linh hoạt”.

Theo tổng thống Ken-nơ-đi, “phản ứng linh hoạt” là chiến lƣợc quân sự thích

hợp nhất đối với Mỹ, dụng để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ

nghĩa thực dân mới của Mỹ ở các nƣớc trong thế giới thứ ba, nơi có những nguyên

liệu chiến lƣợc “hấp dẫn” và hết sức cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ. Vừa thực hiện

đƣợc mục tiêu chống phá phong trào cách mạng thế giới, chống lại phe XHCN mà

có thể hạn chế tính chất, quy mô chiến tranh, tránh đụng đầu trực tiếp với Liên Xô,

Trung Quốc và phe XHCN. G.Ken-nơ-đi đã đem thử nghiệm ở miền Nam Việt

Nam, một “điểm nóng” đối với Mỹ lúc bấy giờ. Chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” là

loại hình chiến tranh đƣợc Mỹ xếp thứ ba trong chiến lƣợc quân sự toàn cầu “phản

ứng linh hoạt” sau loại hình “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh tổng lực”.

Năm 1963, Tổng thống Ken-nơ-đi bị ám sát, Phó tổng thống Giôn-xơn lên

nắm chính quyền, tiếp tục thực thi chiến lƣợc quân sự toàn cầu “Phản ứng linh

hoạt” ở mức cao hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở Việt Nam, sẵn sàng chuyển từ

chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ”.

Tuy nhiên trong nội bộ phe CNTB, chủ nghĩa tƣ bản dân tộc có những bƣớc

phát triển mới, tự chủ hơn, độc lập hơn với Mỹ và cạnh tranh quyết liệt với Tƣ bản

Mỹ và vị trí siêu cƣờng kinh tế của Mỹ. Xu thế mới về kinh tế cũng đã tác động đến

xu thế vận động chính trị của các nƣớc này, cụ thể phong trào dân chủ tiến bộ tại

Page 68: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

62

chính các nƣớc này đang có những bƣớc phát triển mạnh theo hƣớng có lợi cho

phong trào cách mạng thế giới.

c. Phong trào giải phóng dân tộc

Phong trào giải phóng dân tộc phát triển sâu rộng, đánh bại hoàn toàn chủ

nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của chúng. Năm 1960 đƣợc gọi là năm

châu Phi. 1965 đã có 40 nƣớc ở Á, Phi, Mĩ Latinh giành đƣợc độc lập. Nếu nhƣ

năm 1939, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc rộng tới 91.900.000 km2 (bằng

3/5 diện tích lãnh thổ thế giới) với số dân trên 1,5 tỷ ngƣời (bằng 2/3 dân số thế

giới), thì tới năm 1967 chỉ còn 5,2 triệu km2 đất đai và 35 triệu ngƣời (tập trung chủ

yếu ở miền Nam châu Phi). [126, tr. 316]. Đó là thắng lợi vô cùng to lớn của phong

trào giải phóng dân tộc.

Trƣớc ý chí độc lập của các dân tộc, Liên Xô đã đƣa ra sáng kiến và tích

cực vận động Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 15 (1960) thông qua văn kiện

“Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các

quốc gia và dân tộc thuộc địa”. Tiếp đó, khóa họp 18 của Đại hội đồng Liên Hợp

Quốc (1963) thông qua “Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức của chế

độ phân biệt chủng tộc”. Tuyên ngôn đòi xóa bỏ mọi đạo luật, mọi quy chế phân

biệt chủng tộc, lên án mọi hoạt động tuyên truyền của các tổ chức phân biệt

chủng tộc. [126, tr. 260]

Nhìn chung, tuy trong nội bộ khối XHCN đã xuất hiện những mâu thuẫn nội

tại và những hạn chế nhất định, nhƣng “ba dòng thác cách mạng” trên thế giới

(phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và nhân dân tiến bộ ở các nƣớc

tƣ bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới) đang ở thế tiến công

mạnh mẽ vào chủ nghĩa tƣ bản. Bối cảnh lịch sử đó tạo ra một sức mạnh tổng hợp

khách quan thuận lợi cho mục tiêu, con đƣờng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức

mạnh thời đại của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Đội tiên phong hoạch định đƣờng lối,

chủ trƣơng đƣa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị và đƣa đấu

tranh vũ trang lên trên một bƣớc so với đấu tranh chính trị trong sự nghiệp cách

mạng DTDCND ở miền Nam, thực hiện thống nhất tổ quốc.

Đó là dòng chủ lƣu của hoàn cảnh quốc tế trong những năm đầu những

năm 60 của thế kỷ XX và nó tác động sâu rộng đến cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam nói chung và của lực lƣợng vũ trang cách

mạng Việt Nam nói riêng.

3.1.1.2 Bối cảnh trong nước những năm 60 của thế kỉ XX

a. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và củng cố quốc phòng ở miền Bắc

Từ năm 1960 trở đi, miền Bắc bƣớc vào một thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng

chủ nghĩa xã hội. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm xây dựng bƣớc

đầu cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện một bƣớc công

nghiệp hóa đã giành đƣợc thắng lợi to lớn. Thắng lợi đó đƣợc chủ tịch Hồ Chí Minh

Page 69: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

63

tổng kết tại Hội nghị chính trị đặc biệt (3-1964): “Trong 10 nǎm qua, miền Bắc

nƣớc ta đã tiến những bƣớc dài chƣa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nƣớc, xã

hội và con ngƣời đều đổi mới”. [70, tr. 95]. Những thành tựu đó đã củng cố hậu

phƣơng vững chắc, chuyển tải sức mạnh vật chất và tinh thần cho tuyền tuyến lớn

miền Nam.

Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Bắc sau 10 năm xây dựng đã trƣởng

thành vƣợt bậc. Các sƣ đoàn chủ lực tiến lên chính quy, hiện đại hóa. Các quân binh

chủng đƣợc trang bị thêm nhiều vũ khí hiện đại và ở tƣ thế sẵn sàng chiến đấu. Đầu

năm 1964, Bộ Quốc phòng quyết định đƣa quân số thƣờng trực trong năm lên

300.000 ngƣời [30, tr. 117]. Trong tình trạng khẩn cấp, bộ đội chủ lực có thể tăng

thêm hàng chục vạn vì đã có hàng chục vạn quân nhân dự bị sẵn sàng tái ngũ. Lực

lƣợng dân quân, tự vệ có 219.867 ngƣời, chiếm tỷ lệ 8,2% dân số. [96, tr. 76].

Tổng số quân chi viện cho chiến trƣờng miền Nam năm 1961 gấp 3 lần năm

1960. Từ năm 1961 đến 1963, miền Bắc chi viện cho miền Nam 4 vạn cán bộ chiến sĩ.

Từ năm 1964 các đơn vị cơ động cấp trung đoàn đƣợc đƣa vào miền Nam chiến đấu.

Sự tăng cƣờng chi viện to lớn về sức ngƣời, sức của cho miền Nam thời kỳ này đã cổ

vũ mạnh mẽ đồng bào miền nam tiến lên đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

b. Tình hình miền Nam sau phong trào đồng khởi

Tính đến cuối năm 1960, phong trào đồng khởi ở miền Nam đã làm tan rã

phần lớn chính quyền cơ sở nông thôn của chế độ Sài Gòn. Đồng khởi đã chấm dứt

thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ VNCH, đẩy chế độ Sài Gòn vào cuộc khủng

hoảng toàn diện. Qua phong trào đồng khởi, nhân dân miền Nam đã giành quyền

làm chủ dƣới những hình thức khác nhau, mức độ khác nhau: ở Nam Bộ,

1.100/1.296 xã với 4,5 triệu dân; ở khu 5 là 4.440/4.700 thôn với 2 triệu dân.

Hoa Kỳ đánh giá: “Lực lƣợng vũ trang Việt cộng ở Nam Bộ có 6.100 ngƣời,

chiếm 78% lực lƣợng toàn miền Nam (không kể du kích). Hoạt động từ đầu năm

1960 đã phát triển nhằm mở rộng các căn cứ U Minh, Đồng Tháp, Dƣơng Minh

Châu, Chiến khu Đ … và đã làm “ung thối” chính quyền cơ sở của chính phủ Việt

Nam Cộng Hòa ở đồng bằng sông Cửu Long. Nỗ lực của Việt cộng tập trung ở các

tỉnh Biên Hòa, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Long An và Kiến Hòa, Vĩnh Bình. Vào cuối

năm 1960, toàn bộ vùng nông thôn Nam và Tây Nam Sài Gòn và một số vùng phía

bắc Sài Gòn đã bị cộng sản kiểm soát quá phân nửa và bao vây Sài Gòn” [5, tr. 84].

3.1.1.3 Yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam sau phong trào đồng khởi

Phong trào đồng khởi năm 1960 giành đƣợc những thắng lợi to lớn, cơ bản

và chiến lƣợc. Nhƣng nhiệm vụ lịch sử là tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay

nhân dân đã không thực hiện đƣợc. LLVTCMMN trong đồng khởi đã hoạt động rất

tích cực, đã đóng một vai trò to lớn cho thắng lợi lịch sử này. Tuy nhiên, lực lƣợng

còn mỏng, phƣơng thức hoạt động chủ yếu là du kích. Phong trào đồng khởi đã

không có những điều kiện thuận lợi nhƣ cách mạng tháng 8- 1945. Kẻ thù còn rất

Page 70: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

64

mạnh, vẫn đang làm chủ các đô thị, quân đội VNCH vẫn còn gần nhƣ nguyên vẹn,

đồng khởi chỉ làm hạ uy thế của quân đội Sài Gòn, LLVTCMMN chƣa tiêu diệt

hoặc làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực và sức chiến đấu của đối

phƣơng. Chính quyền Sài Gòn vẫn đang đƣợc bảo vệ bởi một lực lƣợng vũ trang

thuộc loại đông đảo, chính quy và trang bị hiện đại bậc nhất đƣơng thời, lại có siêu

cƣờng số 1 thế giới là Hoa Kỳ và đồng minh sẵn sàng thực thi các bƣớc leo thang để

cứu vãn sự sụp đổ đó. Hoa Kỳ và CQSG quyết tâm leo thang, thực thi chiến lƣợc

“chiến tranh đặc biệt” để cứu vãn kịp thời những khó khăn do phong trào đồng khởi

gây ra. Đây là một chiến lƣợc chiến tranh đƣợc xây dựng bài bản, thực chất là một

cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Để hiện thực hóa

nó, Mỹ - VNCH đã quân phiệt hóa cao độ bộ máy thống trị của chúng, đẩy mạnh

trang bị vũ khí và thành lập thêm nhiều đơn vị chủ lực mới, tung cố vấn Mỹ sâu

nhất tới tận cấp đại đội. Hai mũi nhọn thâm độc của chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt

là “tìm diệt” và “ấp chiến lƣợc” phản ánh âm mƣu và quyết tâm chiến lƣợc của đối

phƣơng là tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam.

Cách mạng miền Nam trong phong trào đồng khởi chỉ dừng lại ở thành quả

là làm chủ đƣợc một vùng nông thôn và miền núi rộng lớn, mục tiêu lớn nhất của

phong trào đồng khởi chƣa đạt đƣợc do kẻ thù của cách mạng ngoan cố. Trung

ƣơng Đảng đã dự báo trƣớc những khó khăn khi triển khai nghị quyết 15 (khóa II),

dự phòng phƣơng án 2, sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện cho cuộc đấu tranh vũ

trang trƣờng kỳ.

Nhƣ vây, hậu đồng khởi, để bảo vệ và phát huy những thành quả của phong

trào đồng khởi. Cách mạng miền Nam cần phải có đủ thực lực và sức mạnh để bảo

vệ những thành quả đã đạt đƣợc, nhất là khi kẻ thù sử dụng bạo lực phản cách mạng

một cách điên cuồng, đƣa các đơn vị chủ lực hiện đại đông đảo tiến hành chiến

tranh quy mô lớn chống lại nhân dân và cách mạng miền Nam, thì LLVTCMMN

đƣợc trang bị thiếu thốn, lực lƣợng non trẻ, ít chƣa đủ sức đối phó.

Bối cảnh lịch sử đó đặt ra nhiệm vụ lịch sử cho đội tiên phong của cách

mạng Việt Nam là phải đề ra chủ trƣơng và chỉ đạo xây dựng đƣợc những đơn

vị chủ lực của LLVTCMMN nói chung và LLVT 3 thứ quân cách mạng miền

Nam đủ mạnh để đối phó với những thủ đoạn chiến tranh hiện đại và thâm hiểm

của đối phƣơng. LLVTCMMN phải đủ sức ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt một bộ

phận quan trọng sinh lực địch đƣa cách mạng miền Nam Việt Nam tiến lên. Đó

là yêu cầu khách quan của cách mạng miền Nam thời kỳ này. Tuy nhiên bối

cảnh lịch sử đó cũng đặt ra cho đội tiên phong cách mạng Việt Nam phải đặt

quyết tâm, ý chí giải phóng miền Nam thống nhất của mình vào tƣơng quan lực

lƣợng, vào xử lý các mối quan hệ quốc tế hết sức phức tạp, nhạy cảm trong thời

điểm chiến tranh lạnh đầu những năm 1960. Quá trình xử lý dựa trên quan điểm

chỉ đạo độc lập, sáng tạo đó sẽ quyết định tới nhịp điệu, quy mô, đặc điểm, tính

Page 71: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

65

chất của quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN trong chiến tranh

chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ - VNCH.

3.1.2 Chủ trương chiến lược của các bên ở miền Nam Việt Nam sau phong

trào đồng khởi

3.1.2.1 Chiến lược chiến tranh đặc biệt Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn

Lên thay Ai-xen-hao làm Tổng thống nƣớc Mỹ, G.Ken-nơ-đi, trong hoàn

cảnh sau phong trào “đồng khởi” và thất bại thảm hại của “chiến tranh đơn phƣơng”

đã áp dụng ngay ở miền Nam Việt Nam “chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt”, một hình

thức chiến tranh hạn chế, bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc quân sự toàn cầu mới

của Mỹ. Chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam cụ thể

hóa bằng kế hoạch chiến tranh Stalay-Taylor và ở một mức cao hơn là Kế hoạch

chiến tranh Johnson - McNamara.

a. Kế hoạch chiến tranh Stalay - Taylor

Ngày 29-4-1961 Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ soạn thảo chính sách, biện

pháp và các bƣớc tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. Ngày 11-

5-1961 Kennedy chính thức phê chuẩn các quyết định của Hội đồng An ninh quốc

gia mang tên “Bị vong lục về hành động an ninh quốc gia số 52” gọi tắt NSAM -

52 “để ngăn chặn Cộng sản thống trị Nam Việt Nam” [38, tr.121]

Ngày 11-5-1961 Kennedy cử phó tổng thống Mỹ Johnson sang miền Nam.

Ngày 13-5-1961 tại Sài Gòn, Johnson và Ngô Đình Diệm ra thông cáo chung truyên

bố “Mỹ sẽ tăng thêm viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam trong cuộc đấu

tranh chống các lực lƣợng du kích cộng sản”[38, tr. 121]

Để cụ thể hóa chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam.

Mỹ - Diệm xây dựng và thực thi kế hoạch Stalay - Taylor, một kế hoạch cụ thể

với 3 biện pháp:

Một là tăng cƣờng quân đội Sài Gòn theo hƣớng hiện đại hóa, đặt dƣới sự chỉ

huy của cố vấn Mỹ, đƣợc một số đơn vị quân lực Mỹ yểm trợ về binh khí, kỹ thuật

và hỏa lực mạnh. Áp dụng chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng, xe thiết

giáp, nhằm đập tan lực lƣợng vũ trang cách mạng, đánh phá tận gốc phong trào đấu

tranh của quần chúng – chiến thuật tân kỳ “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

Hai là giữ vững các thành thị, xây dựng bộ máy kìm kẹp từ trung ƣơng đến

cơ sở để khống chế và dập tắt các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở

nông thôn. Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi bình định, dồn dân lập Ấp Chiến Lƣợc

là mục tiêu cơ bản, “xƣơng sống” của “chiến tranh đặc biệt”.

Ba là tích cực phong tỏa biên giới, kiểm soát ven biển, “chặn đứng” sự chi

viện của miền Bắc cho chiến trƣờng miền Nam, hoạt động chống phá miền Bắc.

Với kế hoạch mà Kennedy và McNamara “coi nhƣ đỉnh cao của trí tuệ về

chiến tranh”, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tích cực tiến hành những biện

pháp chiến lƣợc trên, thực hiện cho kì đƣợc kế hoạch Stalay - Taylor.

Page 72: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

66

Ngày 8-2-1962, phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) đƣợc

chuyển thành Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) do Đại tƣớng P.Hakin làm

Tƣ lệnh. Dƣới quyền chỉ huy điều hành của MACV, số lƣợng cố vấn và các đơn vị

yểm trợ của Mỹ không ngừng tăng lên. Nếu năm 1960, hai lực lƣợng này ở miền

Nam mới chỉ là 1.077 ngƣời thì năm 1962 con số đó lên tới 10.640 tên, bao gồm

2.360 cố vấn và 8.280 quân yểm trợ. Ngoài lực lƣợng cố vấn và các đơn vị yểm trợ,

Mỹ còn đƣa miền Nam một khối lƣợng vũ khí lớn, thiết bị chiến tranh, tăng thêm

viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền và quân đội Sài Gòn [32, tr.135].

Nhƣ vậy, bằng chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đặt miền Nam

trong tình trạng chiến tranh. Chính quyền Mỹ - Diệm không chỉ mở rộng chiến

tranh trên toàn miền Nam mà bắt đầu thực hiện âm mƣu phá hoại miền Bắc xã hội

chủ nghĩa và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dƣơng.

Cuối năm 1963, khi các mục tiêu cơ bản của kế hoạch Stalay - Taylor đã bị

thảm bại. Mỹ buộc phải “thay ngựa giữa dòng” thông qua cuộc đảo chính lật đổ anh

em Diệm - Nhu. Hai mƣơi ngày sau cuộc đảo chính, Kennedy bị ám sát, Johnson

lên làm tổng thống. Đây là thời điểm mà tƣớng Mỹ Westmoreland kể lại rằng: “Ở

Sài Gòn, bầu không khí nặng mùi bất mãn, công nhân thì bãi công, sinh viên thì

biểu tình, báo chí địa phƣơng thì thực hiện liên tục chƣơng trình phê phán chính phủ

mới. Khi các sự cố do Việt cộng gây ra tăng về số lƣợng và độ táo bạo thì Sài Gòn

trông nhƣ một doanh trại vũ trang” [140, tr. 142-143]

Chính phủ Nguyễn Khánh lên thay cũng không thay đổi đƣợc tình hình,

ngƣợc lại đã: “vấp phải vấn đề thực sự choáng váng. Các hoạt động quân sự và

“chƣơng trình Ấp chiến lƣợc” đã hoàn toàn bế tắc. Chính quyền không tồn tại ở

khắp vùng nông thôn và tình trạng gần nhƣ vô chính phủ bao trùm ở khắp các thành

phố” [140, tr. 142]

Trƣớc tình hình đó Johnson cử ngay một phái đoàn quân sự cao cấp gồm 15

ngƣời do bộ trƣởng quốc phòng Mỹ MC.Namara cầm đầu sang miền nam Việt Nam

để hoàn chỉnh kế hoạch chiến tranh mới nhằm tiếp tục đẩy mạnh “chiến tranh đặc

biệt” ở Việt Nam.

b. Kế hoạch chiến tranh Johnson - McNamara

Ngày 17-2-1964, tổng thống thức 36 của nƣớc Mỹ, Johnson đã thông qua kế

hoạc chiến tranh mới: Johnson - McNamara, gồm các điểm chính sau:

Một là lập “Ủy ban liên bộ” Mỹ chuyên lo về chiến tranh miền Nam, đặt Bộ

chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam trực thuộc Bộ quốc phòng Mỹ. Đƣa cố vấn Mỹ

xuống các đại đội và chỉ huy các cuộc hành quân càn quét, tăng cƣờng trang bị vũ

khí và phƣơng tiên chiến tranh cho quân đội Sài Gòn.

Hai là để tăng quyền lực chỉ huy của Bộ tổng tham mƣu và tăng quân số cho

quân đội Sài Gòn, Mỹ và tay sai sáp nhập lực lƣợng bảo an vào lực lƣợng chủ lực,

đổi bảo an thành địa phƣơng quân, chuyển hệ thống chỉ huy từ Bộ Nội vụ sang Bộ

Page 73: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

67

Quốc phòng, lập Bộ chỉ huy địa phƣơng trực thuộc Bộ Tổng tham mƣu quân đội Sài

Gòn, trang bị mới cho lính bảo an, lính chủ lực…

Ba là đẩy mạnh chiến tranh tâm lý trên cả hai mặt: một mặt tăng lƣơng 25%

cho hạ sỹ quan và binh lính, phong cấp hàng loạt cho các sỹ qua cấp úy, cấp tá; cho

lực lƣợng bảo an đƣợc hƣởng lƣơng và trợ cấp giống nhƣ quân đội chủ lực. Mặt

khác, Mỹ đầu tƣ nhiều tiền để thực thi chính sách “chiêu hồi”.

Bốn là tiếp tục đẩy mạnh dồn dân lập Ấp chiến lƣợc với hình thức mới “Ấp tân

sinh”. Mỹ - VNCH vẫn coi đây là vấn đề chủ yếu, đi đôi với quân sự, dựa vào lực lƣợng

quân sự, cố gắng củng cố số Ấp chiến lƣợc còn lại, khôi phục một số Ấp chiến lƣợc bị

phá, thực hiện bình định miền Nam trong vòng 2 năm (1964 - 1965), đặt trọng điểm

bình định ở một số vùng quan trọng, nhất là vùng xung quanh Sài Gòn.

Năm là khiêu khích, đe dọa và đánh phá miền Bắc Việt Nam, Lào ngăn chặn

sự chi viện cho cách mạng miền Nam đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết cho

viện quân Mỹ can thiệp trực tiếp trên quy mô lớn vào miền Nam.

Thực chất kế hoạch Johnson - McNamara là sự kế tục có điều chỉnh của kế

hoạch Stalay - Taylor trong tình thế Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đang bị động, lúng

túng trƣớc sự phát triển của phong trào cách mạng miền Nam. Kế hoạch Johnson -

McNamara là đỉnh cao của chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, nhƣng nó cũng phản

ánh tính chất phòng ngự chiến lƣợc từ chỗ chiến thuật hai gọng kìm: tìm diệt và

bình định sang chiến thuật; quét giữ và bình định. Từ chỗ bình định lập “Ấp chiến

lƣợc” ồ ạt trên toàn miền Nam sang “bình định có trọng điểm”, từ chỗ kiên quyết

gom dân lập “Ấp chiến lƣợc” sang lập “Ấp tân sinh” với những hình thức, những

tiêu chuẩn đƣợc điều chỉnh lại. Nhƣ vậy, trong quá trình tiến hành “chiến tranh đặc

biệt” ở Việt Nam, Mỹ đã phải điều chỉnh các kế hoạch thực hiện, thể hiện bƣớc lùi

về mục tiêu chiến lƣợc. Song, kế hoạch chiến tranh mới này có tính chất ác liệt hơn,

phức tạp và nguy hiểm hơn và đã mang trong mình nó yếu tố chiến tranh cục bộ

(với sự tăng cƣờng lực lƣợng quân sự Mỹ và các nƣớc chƣ hầu, tăng cƣờng khiêu

khích đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân…)

Kế hoạch đó phản ánh đầy đủ sự quyết tâm, ngoan cố theo đuổi cuộc chiến

tranh xâm lƣợc Việt Nam của Mỹ, dù có thay đổi hình thức, biện pháp nhƣng vẫn là

một bộ phận rất quan trọng trong chiến lƣợc toàn cầu phản cách mạng của chúng.

3.1.2.2 Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng từ năm

1961 đến năm 1965

a. Chủ trƣơng đƣa đấu tranh quân sự lên song song với đấu tranh chính trị

(1961 - 1962)

Tháng 1 - 1961, Bộ chính trị đã họp bàn về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, công

tác trƣớc mắt của cách mạng miền Nam, đã nhận định phƣơng châm đấu tranh hiện

là: “đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang

lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và

Page 74: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

68

quân sự”. Việc đƣa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị có một

ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam. Nó

đã chấm dứt thời gian lúng túng trong việc sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang

trong quần chúng, đồng thời đáp ứng đƣợc nguyện vọng tha thiết của nhân dân miền

Nam trong hoàn cảnh chính quyền Mỹ - Diệm đang gắt gao đàn áp phong trào cách

mạng, làm tổn hại sâu sắc cho cách mạng cả nƣớc.

Trong tháng 1-1961, thực hiện chủ trƣơng tăng cƣờng chỉ đạo của Trung

ƣơng đối với cách mạng miền Nam mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra,

Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng quyết định lập Trung ƣơng Cục miền Nam thay

cho Xứ uỷ. Đây là một bộ phận của ban chấp hành Trung ƣơng, gồm một số uỷ viên

Trung ƣơng đƣợc Ban Chấp hành Trung ƣơng cử ra và uỷ nhiệm chỉ đạo toàn bộ

công tác Đảng ở miền Nam. Trung ƣơng Cục miền Nam đặt dƣới sự lãnh đạo của

Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng do BCT thay mặt trung ƣơng trực tiếp chỉ đạo.

Các cấp uỷ quân khu cũng đƣợc tăng cƣờng những cán bộ dày dạn kinh nghiệm

lãnh đạo phong trào. [84; tr. 240,241]

Ngày 25-2-1961, Bộ Chính trị quyết định đổi Tổng quân uỷ thành Quân uỷ

Trung ƣơng; Quân uỷ TW có nhiệm vụ chỉ đạo công tác quân sự ở miền Nam.

Bƣớc sang năm 1962, Mỹ - Diệm chính thức thi hành toàn diện kế hoạch

Xtalay - Taylo, đẩy mạnh hoạt động “chiến tranh đặc biệt” với quy mô lớn và chủ

trƣơng, thủ đoạn quyết liệt. Một số lƣợng lớn cố vấn, một số đơn vị “yểm trợ chiến

đấu” và các đơn vị biệt kích Mỹ cùng nhiều vũ khí, phƣơng tiện chiến tranh hiện đại

đƣợc đƣa vào miền Nam.

Trƣớc yêu cầu cấp thiết của cách mạng, tháng 2 năm 1962 Bộ Chính trị đã

họp bàn về công tác trƣớc mắt của cách mạng miền Nam.

Nghiên cứu, phân tích tình hình chiến đấu của nhân dân ta ở miền Nam và

những mƣu đồ, thủ đoạn của Mỹ, Bộ Chính trị đã nhận định: hiện nay, thực tế Mỹ

đã nắm quyền chỉ huy quân sự ở miền Nam, đem một số lực lƣợng vũ trang trực

tiếp tham gia chiến tranh. Nhƣng quân đội Diệm đƣợc Mỹ tăng cƣờng về số lƣợng

và chất lƣợng vẫn là lực lƣợng chủ yếu trong cuộc chiến tranh phản cách mạng

chống nhân dân ta. Mỹ tiến thêm một bƣớc trong chính sách can thiệp của chúng,

điều đó gây thêm nhiều khó khăn cho cách mạng miền Nam, làm cho cuộc chiến

tranh ngày càng ác liệt nhƣng về thực tế với sự can thiệp hiện nay của Mỹ căn bản

tƣơng quan lực lƣợng giữa ta và địch vẫn chƣa có gì thay đổi.

Bộ Chính trị đề ra một loạt biện pháp về đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ

trang, binh vận, xây dựng căn cứ địa, xây dựng Đảng.

Page 75: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

69

Thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị, Quân uỷ trung ƣơng đã xác định nhiệm

vụ của kế hoạch quân sự năm 1962 là: phá “kế hoạch 18 tháng” giành môt phần chủ

động chiến lƣợc, giữ vững và phát triển cách mạng miền Nam lên một bƣớc mới.

Phƣơng châm hoạt động là lấy hoạt động du kích làm chính, kết hợp với

những trận vận động nhỏ theo điều kiện từng chiến trƣờng.

Tiếp đó, đến đầu tháng 12 - 1962, Bộ Chính trị họp ra Nghị quyết về tình

hình, phƣơng hƣớng và nhiệm vụ công tác trƣớc mắt của cách mạng miền Nam

Nghị quyết nhận định: “Việc Mỹ đƣa ra một bộ phận quân lực của chúng ở Thái

Bình Dƣơng vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, thiết lập Bộ chỉ huy quân sự của

Mỹ ở Sài Gòn và tăng cƣờng việc trợ cho Diệm… là một sự chuyển hƣớng lớn về

chiến lƣợc của chúng”. Nghị quyết xác định: dù tình hình diễn biến theo khả năng

nào, “phƣơng hƣớng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là: trƣờng kỳ đấu

tranh bằng cả quân sự và chính trị, giữ vững và phát triển phong trào, giành thắng

lợi từng phần, đẩy lùi địch từng bƣớc, phát triển và che giấu lực lƣợng, chuẩn bị

điều kiện, tranh thủ thời cơ để tiến lên giành những thắng lợi quyết định, giải phóng

miền Nam, thống nhất nƣớc nhà” [37, tr. 821]. Phƣơng hƣớng công tác sắp tới là

phát triển du kích chiến tranh mạnh mẽ và rộng khắp, nắm vững phƣơng châm ba

vùng một cách linh hoạt và cụ thể, làm thất bại kế hoạch tấn công của địch năm

1963. Trong khi tích cực phát triển du kích chiến tranh, đẩy mạnh đấu tranh quân sự

lên cao hơn, cần phải không ngừng phát động quần chúng đẩy mạnh đấu tranh chính

trị hơn nữa. Ra sức phá ấp chiến lƣợc, phá khu tập trung dân của địch. Ra sức xây

dựng LLVT. Đẩy mạnh công tác binh vận, mặt trận, công tác đô thị và vùng địch

tạm chiến. Xây dựng căn cứ địa và vùng giải phóng. Xây dựng Đảng về mặt tƣ

tƣởng và tổ chức, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng.

b. Chủ trƣơng đƣa đấu tranh vũ trang lên trƣớc một bƣớc so với đấu tranh

chính trị (1963 - 1965)

Bƣớc vào năm 1963, hệ thống chính quyền Sài Gòn đã quân phiệt hoá cao

độ, các cấp chính quyền của đối phƣơng đều nằm trong tay quân đội Sài Gòn: chi

khu, quận trƣởng thƣờng do đại úy hay thiếu tá nắm, tỉnh trƣởng do đại tá, “vùng

chiến thuật” do chuẩn tƣớng hay thiếu tƣớng. Do vậy khi LLVTCM đập tan quân

đội Sài Gòn (hay chính quyền Sài Gòn) ở địa điểm nào đó, thì cũng có nghĩa với

việc xoá sổ chính quyền đối phƣơng tại đấy (hoặc đơn vị đối phƣơng đồn trú ở đó bị

tiêu diệt). Muốn vậy, LLVTCM đủ mạnh phải giáng cho quân đội Việt Nam Cộng

Hòa những cú đánh tiêu diệt đủ mạnh, cực mạnh, kéo theo sự sụp đổ của chính

quyền của nó.

Trƣớc chuyển biến mới của tình hình trong nƣớc và quốc tế, ban chấp hành

Trung ƣơng Đảng khoá III mở hội nghị lần thứ 9 vào tháng 12 - 1963. Hội nghị ra

Nghị quyết quan trọng về đƣờng lối quốc tế của Đảng và chủ trƣơng lãnh đạo cách

mạng miền Nam.

Page 76: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

70

Về cách mạng miền Nam, phân tích đúng tình hình, âm mƣu và kế hoạch

chiến lƣợc mới của đế quốc Mỹ, hội nghị một lần nữa khẳng định phƣơng châm của

cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam là kết hợp đấu tranh chính trị và

đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên do yêu cầu phát triển của cách mạng, đấu tranh vũ

trang dần dần giữ địa vị làm mũi đấu tranh cơ bản và quyết định. Để đánh bại âm

mƣu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của Mỹ - Ngụy thì đấu tranh vũ trang cần đi

trƣớc một bƣớc đấu tranh chính trị. Chỉ có tăng cƣờng mạnh hơn nữa đấu tranh

quân sự ta mới có thể kiềm chế đƣợc quân địch.

Vì thế, vấn đề mấu chốt là toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải nỗ lực vƣợt

bậc để nhanh chóng tăng cƣờng lực lƣợng quân sự, tạo ra một chuyển biến căn bản

về so sánh lực lƣợng giữa ta và địch ở miền Nam. Trên cơ sở phát triển mạnh du

kích và bộ đội địa phƣơng, phải đặt trọng tâm vào xây dựng bộ đội chủ lực. Về tác

chiến, đẩy mạnh cách đánh vận động trên các địa bàn chiến lƣợc nhằm tiêu diệt

quân chính quy Ngụy, tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực phải đóng vai trò quyết

định trên chiến trƣờng.

Hai nội dung chủ yếu là mục tiêu ta phải đạt cho đƣợc là làm thất bại mƣu đồ

gom dân, lập ấp chiến lƣợc của địch và tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã từng bộ

phận quân đội địch.

Nhƣ vậy, Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng

đã bổ sung và hoàn chỉnh đƣờng lối cách mạng miền Nam, chỉ đạo toàn dân ta đánh

bại chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.

Ngày 4-1-1964, đi đôi với việc phổ biến Nghị quyết 9 của Trung ƣơng, Bộ

Chính trị điện gửi Trung ƣơng Cục và Khu uỷ khu V về chủ trƣơng mới của Đảng.

Bộ Chính trị chỉ đạo trƣớc mắt cần quán triệt những nhiệm vụ cụ thể: ra sức củng

cố, mở rộng vùng giải phóng, làm thất bại kế hoạch bình định đồng bằng Nam Bộ

của Chính quyền Sài Gòn. Ra sức tiêu hao, tiêu diệt sinh lực đối phƣơng ở vùng

rừng núi miền Đông Nam Bộ, vùng giáp ranh khu V, tích cực phát động quần chúng

nổi dậy diệt ác, phá kìm ở đồng bằng khu V, khu VI. Đẩy mạnh đấu tranh phá kìm

kẹp, phá ấp chiến lƣợc ở vùng Chính quyền Sài Gòn kiểm soát, xây dựng cơ sở cách

mạng. Đẩy mạnh công tác mặt trận và binh vận.

Tiếp đó, tháng 3 - 1964, nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng Cục lần thứ 2 đã

xác định nhiệm vụ trƣớc mắt là “ra sức phấn đấu xây dựng lực lƣợng về mọi mặt,

chính trị và vũ trang, nhất là LLVT; làm thay đổi so sánh lực lƣợng giữa ta và địch

có lợi cho ta mau chóng hơn, tích cực xây dựng và mở rộng căn cứ, nhất là ở những

địa bàn chiến lƣợc và cơ động của quân chủ lực, tiến lên đánh tiêu diệt và làm tan rã

từng bộ phận quân địch…”. [70; tr. 717,718]

Trƣớc ánh sáng của các nghị quyết, ngày 11-10-1964, Quân uỷ trung ƣơng,

Bộ tổng tƣ lệnh chỉ thị mở đợt hoạt động quân sự trên toàn miền Nam. Nhƣ vậy tới

cuối năm 1964, cùng với sự hoàn thiện quá trình chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc

Page 77: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

71

của Đảng, LLVT cách mạng ở miền Nam Việt Nam từng bƣớc đƣợc xây dựng,

củng cố vững mạnh, dần trở thành mũi tấn công quyết định trực tiếp tới sự thắng lợi

của phong trào cách mạng miền Nam. Với sự chỉ đạo đúng đắn của TW Đảng, nhân

dân miền Nam đã lấy lại thế chủ động trên chiến trƣờng, từng bƣớc đẩy QĐSG vào

thế bị động, tan rã, làm thất bại chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt của Mỹ - VNCH.

3.2 Xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam

từ năm 1961 đến năm 1965

3.2.1 Công tác xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam (1961 - 1965)

3.2.1.1 Tổ chức lực lượng vũ trang và xây dựng hệ thống tổ chức chỉ huy

trên chiến trường Nam Bộ và khu V

a. Thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Thắng lợi của cao trào đồng khởi 1960 “đánh dấu một bƣớc nhảy vọt quan

trọng, chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công, phát triển cao trào cách

mạng ra khắp miền, với sự kết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh

quân sự” [54, tr. 51]. Nó đã “giáng một đòn bất ngờ vào chiến lƣợc Aixenhao, làm thất

bại một hình thức thống trị điển hình chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ” [73, tr.

214]. Tuy nhiên, lực lƣợng vũ trang đối phƣơng còn gần nhƣ nguyên vẹn. Vì thế khi

Hoa Kỳ và Sài Gòn dùng lực lƣợng vũ trang của mình, đẩy mạnh “chiến tranh đặc

biệt” thì phong trào nổi dậy - đồng khởi của miền Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Yêu cầu bức xúc, khách quan của cách mạng miền Nam lúc đó là phải nhanh

chóng xây dựng lực lƣợng vũ trang.

Ngày 31 - 1, Tổng Quân ủy ra chỉ thị thống nhất các lực lƣợng vũ trang ở

miền Nam thành “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam”, một bộ phận của Quân

đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập, xây dựng, giáo dục và lãnh đạo.

Ngày 15 - 2 - 1961, tại chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

chính thức làm lễ ra mắt. Phƣơng châm xây dựng lực lƣợng là: “Khẩn trƣơng nhƣng

phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế và có đủ điều kiện để đối phó với

những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu,

đồng thời, hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phƣơng và dân quân, du

kích”[119]. Cùng với sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, cơ quan

chỉ huy lực lƣợng vũ trang đƣợc thiết lập từ miền đến khu, tỉnh, huyện, xã. Cơ quan

chỉ huy quân sự cao nhất là Ban Quân sự Miền (đƣợc thành lập trên cơ sở phát triển

tổ chức Ban Quân sự liên khu miền Đông Nam Bộ). Ban Quân sự Miền - tổ chức

tiền thân của Bộ Chỉ huy Miền (tháng 10 - 1963) và Bộ Tƣ lệnh các lực lƣợng vũ

trang nhân dân giải phóng (từ tháng 3 - 1971 cho đến khi hoàn thành sứ mệnh lịch

sử, tháng 7 - 1976), trực thuộc Trung ƣơng Cục miền Nam, làm nhiệm vụ tham mƣu

cho Trung ƣơng Cục miền Nam, làm nhiệm vụ tham mƣu cho Trung ƣơng Cục và

trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các lực lƣợng vũ trang nhân dân trên chiến trƣờng Nam

Bộ, cực Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên.

Page 78: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

72

b. Tổ chức hệ thống quân sự các cấp ở Nam Bộ

Quán triệt quyết tâm của Trung ƣơng đẩy mạnh xây dựng LLVT cách mạng,

Trung ƣơng Cục ra nghị quyết chuyên đề về đấu tranh quân sự và xây dựng các

LLVT giải phóng miền Nam, trong đó quyết định thành lập.

Về tổ chức chỉ huy quân sự các cấp:

- Ban Quân sự Miền (mật danh là Ban Quân sự R) chịu sự lãnh đạo trực tiếp

của Trung ƣơng Cục, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Tổng Quân uỷ, Bộ Quốc phòng.

Về tổ chức Đảng có đảng uỷ quân sự chịu trách nhiệm mọi mặt công tác quân sự và

lãnh đạo của Đảng bộ, các đơn vị trực thuộc.

- Bộ tƣ lệnh cấp quân khu (mật danh là Ban Quân sự T), chịu sự lãnh đạo của

Khu uỷ, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban Quân sự Miền. Đảng uỷ và

Bộ tƣ lệnh các quân khu chịu trách nhiệm mọi công tác quân sự và lãnh đạo các

Đảng bộ, các đơn vị trực thuộc.

- Bộ chỉ huy cấp tỉnh đội, huyện đội (còn gọi là Ban Quân sự U và V), không

tổ chức đảng uỷ mà do thƣờng vụ tỉnh uỷ và huyện uỷ trực tiếp lãnh đạo, cử đồng chí

thƣờng vụ cấp uỷ phụ trách quân sự cùng một số cán bộ cấp uỷ chỉ định thành lập cơ

quan tỉnh và huyện đội. Xã đội (còn gọi là Y), đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp uỷ xã.

Ban quân sự có nhiệm vụ theo dõi tình hình, làm tham mƣu cho Trung ƣơng

Cục ban hành các chỉ thị nghị quyết về quân sự, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các chiến

trƣờng và lực lƣợng vũ trang B2 (gồm Nam Bộ, Cục Nam Trung Bộ và Nam Tây

Nguyên). Về mặt tuyên truyền công khai và quan hệ đối ngoại gọi là Bộ chỉ huy các

lực lƣợng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ba cơ quan trực

thuộc Ban Quân sự Miền đƣợc hình thành: phòng Tham mƣu; phòng chính trị,

phòng Hậu cần.

Trung ƣơng Cục phân chia chiến trƣờng B2 thành các khu, chỉ định cán bộ

phụ trách các ban quân sự (hoặc chỉ huy quân sự, bộ tƣ lệnh). Khu VII (miền Đông

Nam Bộ - T1); Khu VIII (miền Trung Nam Bộ - T2); Khu IX (miền Tây Nam Bộ -

T3); khu Sài Gòn - Gia Định (T4); Khu VI (cực Nam Trung Bộ và Nam Tây

Nguyên - T6);

Ngoài ra, còn có khu X mang mật danh T10, thành lập đầu năm 1962, địa

bàn gồm các tỉnh Phƣớc Long, Lâm Đồng, Quảng Đức, Tuyên Đức do Bộ Tƣ lệnh

Miền chỉ đạo tác chiến. Tháng 10-1963, Khu X giải thể [1, tr. 24].

Ban Quân sự Miền đã làm tham mƣu, phục vụ Trung ƣơng Cục trong suốt

quãng thời gian từ cuối năm 1961 đến cuối năm 1963. Ban Quân sự đã ban hành các

chỉ thị, nghị quyết về quân sự, hình thành tổ chức chỉ huy quân sự từ miền đến các

khu, tỉnh, huyện, xã; tiếp nhận ngƣời, vũ khí, trang bị do trung ƣơng chi viện; trực

tiếp chỉ đạo, chỉ huy xây dựng và chiến đấu của ba thứ quân từng bƣớc trƣởng

thành; đánh bại các chiến thuật mới của đối phƣơng, đánh bại các cuộc càn quét,

gom dân, lập ấp chiến lƣợc của Sài Gòn.

Page 79: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

73

Tuy nhiên, trƣớc tình hình cách mạng miền Nam phát triển thuận lợi, để đáp

ứng yêu cầu đẩy mạnh xây dựng lực lƣợng chủ lực trên chiến trƣờng miền Nam, nhất

là chiến trƣờng trọng điểm B2. Tháng 10-1963, Bộ Chính trị và Quân uỷ trung ƣơng

quyết định thành lập Quân uỷ và Bộ Tƣ lệnh Miền thay thế cho ban Quân sự Miền.

Đầu năm 1964, Trần Văn Trà đƣợc Trung ƣơng Đảng cử vào Bộ chỉ huy

Miền đã về đến chiến trƣờng B2, đ/c đƣợc cử làm ủy viên Thƣờng vụ Trung ƣơng

Cục và giữ chức vụ Tƣ lệnh các lực lƣợng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam

Việt Nam (Bộ chỉ huy Miền).

Bộ chỉ huy Miền đƣợc xem là cơ quan tiền phƣơng của Quân uỷ trung ƣơng

và Bộ tổng tƣ lệnh ở chiến trƣờng trọng điểm (B2); chịu sự chỉ đạo của Quân uỷ

trung ƣơng, Bộ tổng tƣ lệnh và sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng Cục; có trách

nhiệm chỉ đạo hoạt động quân sự trên các chiến trƣờng cũng nhƣ các lực lƣợng vũ

trang B2, gồm các khu VI, VII, VIII, IX và Sài Gòn - Gia Định. Bộ chỉ huy các

LLVT nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam là cơ quan hoạt động công khai

tuyên truyền và đối ngoại.

c. Tổ chức lại chiến trƣờng khu V và thành lập Bộ Tƣ lệnh Quân khu V, VI

Tháng 5-1961, Trung ƣơng Đảng quyết định tổ chức chiến trƣờng chiến

trƣờng liên khu V thành Quân khu V và Quân khu VI. Quân khu V gồm các tỉnh:

Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum,

Gia Lai. Quân khu V trực thuộc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng.

Quân khu VI thành lập gồm các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,

Đắk Lắk, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Quân khu VI trực thuộc Trung ƣơng Cục.

Ngày 27-7-1961, tại Nƣớc Là - Quảng Nam, Bộ tƣ lệnh Quân khu V đƣợc

thành lập

Bộ Tƣ lệnh Quân khu V đã điều động cán bộ cơ sở các tỉnh và đƣợc Trung

ƣơng chi viện thành lập các cơ quan tham mƣu, chính trị, hậu cần.

Hội nghị Quân Khu ủy khu V lần đầu tiên đã quyết định đƣợc nhiều vấn đề

về xây dựng lực lƣợng chủ lực của Quân khu: Đẩy mạnh phong trào nhân dân du

kích chiến tranh; xây dựng và mở rộng căn cứ địa, xây dựng hành lang, xây dựng

các cơ quan quân y, quân giới, các đơn vị sản xuất trong quân đội. [50].

Nhận rõ vị trí chiến lƣợc Tây Nguyên, cụ thể hóa những chủ trƣơng của

Đảng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của chiến trƣờng khu V và toàn miền Nam.

Ngày 1-5-1964, Mặt trận Tây Nguyên đƣợc thành lập, lấy phiên hiệu là “Chiến

trƣờng B3”.

Quá trình tiến hành chiến tranh cách mạng, Tây Nguyên luôn gắn chặt với sự

lãnh đạo của Đảng bộ Khu V. Quân khu V đã thành lập bộ phần tiền phƣơng ở Tây

Nguyên. Khi mặt trận Tây Nguyên chính thức ra đời. Nhiệm vụ của Bộ Tƣ lệnh B3

là xây dựng Tây Nguyên thành chiến trƣờng đánh tiêu diệt lớn quân địch, có quân

chủ lực mạnh làm nòng cốt thúc đẩy lực lƣợng vũ trang nhân dân trên địa bàn đánh

Page 80: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

74

tiêu hao, tiêu diệt sinh lực, thu hút giam chân quân chủ lực đối phƣơng, tạo điều

kiện cho đồng bằng và đô thị nổi dậy giành quyền làm chủ; phối hợp với Trị Thiên,

Khu V và miền Đông Nam Bộ tiến công địch theo sự chỉ đạo của Trung ƣơng. Mặt

trận Tây Nguyên thành lập đánh dấu giai đoạn phát triển nhảy vọt của phong trào

cách mạng của nhân dân Tây Nguyên và lực lƣợng vũ trang trên chiến trƣờng, là

yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của cuộc

chiến tranh giải phóng ở nƣớc ta. [128, tr. 32, 33].

d. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lƣợng vũ trang cách

mạng miền Nam

Tháng 3 - 1962, trong kế hoạch gửi lên Quân ủy Trung ƣơng, Tổng cục

Chính trị tham mƣu: “Trong xây dựng đội ngũ cán bộ cho miền Nam, cần nắm vững

nguyên tắc: Lấy chính trị làm gốc, lấy công - nông làm nòng cốt… cần tăng cƣờng

cho miền Nam những cán bộ chỉ đạo có kinh nghiệm về hoạt động vũ trang, đồng

thời có kinh nghiệm về hoạt động công tác chính trị…”[136, tr. 139].

Về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ chung của công tác Đảng, công tác chính trị

trong Quân giải phóng, Tổng cục Chính trị nêu rõ: “Phải tăng cƣờng sự lãnh đạo

của Đảng ủy các cấp và tích cực tiến hành công tác chính trị để nâng cao trình độ

chính trị cho bộ đội, nâng cao giác ngộ dân tộc dân chủ, phát huy truyền thống

quyết chiến quyết thắng, bồi dƣỡng quan điểm trƣờng kì, gian khổ, tự lực cánh sinh

và lòng tin tƣởng nhất định thắng lợi, luôn luôn cố gắng đoàn kết và kỷ luật, bảo

đảm cho bộ đội hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh khó khăn,

phức tạp”.[136, tr. 402].

Tháng 10-1962, Trung ƣơng Cục và Ban quân sự Miền tổ chức Hội Nghị

công tác chính trị và công tác Đảng trong Quân giải phóng miền Nam. Hội nghị

thống nhất nhận định: “Trải qua những bƣớc vấp váp lúc đầu nhƣng đƣợc bồi

dƣỡng, uốn nắn, công tác chính trị và công tác Đảng dƣới sự lãnh đạo của Đảng dần

đi vào nề nếp. Vì vậy, tuy trình độ lý luận không cao, nhận thức chƣa đầy đủ, trong

công tác thực tế, về cơ bản chúng ta đã đi đúng phƣơng hƣớng, đƣờng lối, chính

sách của Đảng, nhờ đó mà quân đội ta tuy chƣa thật vững mạnh, cũng đã thể hiện rõ

rệt là một quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân và trong thời gian qua đã đóng

góp đƣợc một phần quan trọng vào thành tích chung của cách mạng”. [136, tr. 403].

Trên cơ sở thực tế của Quân giải phóng và yêu cầu của giai đoạn mới, Hội

nghị xác định: “Quán triệt sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội; nắm

vững đƣờng lối giai cấp trong xây dựng Đảng, xây dựng quân đội; nắm vững

nguyên tắc cơ bản của công tác chính trị, tăng cƣờng đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân

dân, đoàn kết quốc tế, làm tan rã địch; nắm vững phƣơng pháp cơ bản là thực hiện

đƣờng lối quần chúng, tin yêu và dựa vào quần chúng, phát huy trí tuệ và khả năng

sáng tạo của quần chúng, giữ vững quan điểm “chính trị làm gốc, tƣ tƣởng dẫn

đầu”. [136, tr. 404].

Page 81: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

75

Hội nghị đánh dấu cột mốc của việc tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức,

hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân giải phóng miền Nam. Sau

Hội nghị, bằng nhiều hình thức, các cấp ủy Đảng đã tăng cƣờng giáo dục chính trị,

tƣ tƣởng cho cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là trƣớc, trong và sau thời điểm quan trọng,

có tính chất quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc trên địa bàn. “Tại

Quân khu VII, đến tháng 12-1963, đã có 78% số cán bộ, đảng viên đƣợc học tập

chính trị về tình hình, nhiệm vụ cách mạng miền Nam” [3, tr. 13].

Hệ thống tổ chức Đảng trong các đơn vị cũng đƣợc xây dựng, kiện toàn theo

mỗi bƣớc phát triển của lực lƣợng vũ trang giải phóng. Trung ƣơng Cục và các cấp

ủy Đảng địa phƣơng luôn chú ý đƣa nhiều đảng viên có kinh nghiệm vào làm nòng

cốt xây dựng các đơn vị lực lƣợng vũ trang. Cuối năm 1961, số đảng viên trong các

đơn vị bộ đội tập trung chiếm 50% số lƣợng đảng viên toàn Đảng bộ miền Nam [30,

tr. 130]. Năm 1964, Cục chính trị Miền báo cáo tỉ lệ đảng viên trong LLVT cách

mạng ở miền Nam: “…các đơn vị cơ sở đều có chi bộ, số lƣợng đảng viên tỉ lệ bình

quân chiếm 29,5% (T6 là 36%, T2, T3 là 26%, chủ lực R cao nhất là 40,60% thấp

nhất là 23,47%) các tiểu đội đều có đảng viên …”[114, tr. 312].

Trung ƣơng Cục quy định hệ thống tổ chức Đảng trong lực lƣợng vũ trang

các mạng miền Nam nhƣ sau: Toàn miền Nam có Đảng ủy Quân sự Miền, các khu

có Đảng quỷ quân sự khu, các tỉnh, huyện đều tổ chức các ban cán sự. Các đại đội,

trung đội độc lập tổ chức chi ủy, liên chi, đảng ủy khi cần thiết. Hệ thống tổ chức

Đảng trong Quân giải phóng miền Nam theo ngành dọc, mỗi cấp chịu trách nhiệm

trƣớc cấp trên và trực tiếp lãnh đạo cấp dƣới.[3; tr.11]

Xây dựng Đảng trong các lực lƣợng vũ trang giải phóng miền Nam đƣợc đẩy

mạnh trên nhiều nội dung, nhƣng tập trung trên 2 nội dung chính là về chính trị, tư

tưởng và tổ chức.

Về chính trị, tư tưởng, Trung ƣơng Cục, Quân ủy Miền và các cấp ủy Đảng

đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng cho các lực lƣợng vũ trang giải phóng

lý tƣởng cách mạng, tinh thần quyết tâm chiến đấu và chiến thắng trong mọi hoàn

cảnh, vƣợt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, Cục

chính trị Miền, phòng chính trị các quân khu và hệ thống cán bộ chính ủy, chính trị

viên ở các đơn vị là nòng cốt tiến hành công tác chính trị, tƣ tƣởng.

Tại Khu V, ngày 30-11-1964, Quân khu ủy khu V đã ra nghị quyết về công

tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tƣ tƣởng trong lực lƣợng vũ trang, tiếp tục quán triệt

đƣờng lối cách mạng miền Nam của Trung ƣơng Đảng, thực hiện “4 xây, 4 chống”

(Xây dựng tinh thần dũng cảm ngoan cƣờng, liên tục tấn công địch, chống hoài

nghi, tiêu cực, sợ địch; Xây dựng tính tổ chức, kỷ luật, chống tự do tùy tiện, nhất là

trong chấp hành mệnh lệnh, kế hoạch hiệp đồng; xây dựng tác phong khẩn trƣơng,

tranh thủ thời cơ, chống do dự, dừng lại, lề mề, chậm chạp; xây dựng quan điểm

quần chúng, chống quan liêu, quân phiệt, lãng phí, tham ô, xa rời quần chúng) [120;

Page 82: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

76

tr.377,378]. Tháng 3-1965, Quân khu ủy V ra nghị quyết về công tác tƣ tƣởng, yêu

cầu các lực lƣợng vũ trang Quân khu quán triệt các quan điểm mà Nghị quyết Trung

ƣơng Cục đã đề ra là quan điểm lâu dài, gian khổ, tự lực cánh sinh; quan điểm bạo

lực cách mạng; quan điểm cách mạng không ngừng; quan điểm quần chúng cơ bản

nhằm nâng cao quan điểm, lập trƣờng sống chết vì Đảng, vì cách mạng. [3; tr.14].

Công tác chính trị, tƣ tƣởng đã quán triệt đƣờng lối, nhiệm vụ, phƣơng pháp

cách mạng, xây dựng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc. Các tổ chức Đảng

trong Quân giải phóng luôn nắm vững đƣờng lối chính trị, đƣờng lối quân sự của

Đảng, quán triệt phƣơng hƣớng, mục tiêu, phƣơng châm, phƣơng thức của cuộc

chiến tranh cách mạng trong từng thời kỳ, coi đó là nhiệm vụ trung tâm để xây dựng

quyết tâm chiến lƣợc, quyết tâm chiến đấu cho lực lƣợng vũ trang. Hầu hết các nghị

quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục miền

Nam, Quân ủy Trung ƣơng, Quân ủy Miền đều đƣợc quán triệt trong cán bộ, đảng

viên. Những lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, bài viết quan trọng của các đồng

chí lãnh đạo đƣợc phổ biến sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ.

Đồng thời, công tác chính trị, tƣ tƣởng luôn không ngừng đấu tranh khắc

phục những khuynh hƣớng lệch lạc nhƣ do dự, rụt rè, quá coi trọng chiến tranh du

kích và nổi dậy, nôn nóng chủ quan, cục bộ địa phƣơng, ngại ác liệt hi sinh, mơ hồ

về lập trƣờng, mất cảnh giác… Cuộc đấu tranh tƣ tƣởng để xác lập và củng cố

những quan điểm đúng đắn, khắc phục tƣ tƣởng sai lầm diễn ra thƣờng xuyên, liên

tục trong mỗi giai đoạn kháng chiến.

Về tổ chức, Trung ƣơng Cục và Quân ủy Miền xây dựng và củng cố hệ thống

Đảng trong các lực lƣợng vũ trang giải phóng, chú ý tăng cƣờng tỉ lệ đảng viên và

số lƣợng chi bộ Đảng trong bộ đội, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với

lực lƣợng vũ trang.

Xác định phát triển đảng viên đông đảo là tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của

Đảng đối với Quân giải phóng, Trung ƣơng Cục và Quân ủy Miền luôn chú ý tăng

cƣờng tỉ lệ Đảng viên trong lực lƣợng vũ trang. “Tỉ lệ đảng viên trong bộ đội tập

trung tại chiến trƣờng B2 tăng từ 27% (1961-1962) lên 35% (1965). Cuối năm

1963, Đảng bộ Quân khu VII có 1.632 đảng viên trong lực lƣợng vũ trang với 2

Đảng bộ cơ sở, 2 Đảng bộ bộ phận và 20 chi bộ. Cuối năm 1964, tỷ lệ đảng viên

trong lực lƣợng vũ trang Quân khu VII là 38,7%”.[121; tr.219]. “Ở Quân khu V,

đến tháng 3-1965, có 13.899 đảng viên trong lực lƣợng vũ trang, tỉ lệ lãnh đạo

chiếm 29,8%”.[12]

Tại khu VII, khu ủy chủ trƣơng đƣa số đảng viên trung kiên ƣu tiên cho lực

lƣợng vũ trang, đồng thời tăng cƣờng phát triển Đảng cơ sở. Tỉ lệ lãnh đạo cấp đại

đội chủ lực cũng nhƣ bộ đội địa phƣơng đạt 30-45%. Từ cuối năm 1963, cuộc vận

động xây dựng chi bộ 3 tốt (chính trị, tƣ tƣởng tốt, hoàn thành nhiệm vụ tốt và xây

dựng nội bộ tốt) đƣợc triển khai trong các đơn vị.

Page 83: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

77

Tại Quân khu VI, thời kỳ 1961-1965, công tác xây dựng đội ngũ đảng viên

đƣợc coi là nhiệm vụ trung tâm, tăng cƣờng phát triển đảng viên đi đôi với phát

triển chất lƣợng. Năm 1960, toàn Quân khu IX có 3.000 đảng viên, đến năm 1964

tăng lên 5.268 đảng viên với tỷ lệ lãnh đạo trong bộ đội chủ lực là 31,2%, bộ đội địa

phƣơng là 30,9%, du kích cũng có tỉ lệ phát triển đảng ấn tƣợng. Yêu cầu đặt ra là

phải bám dân, bám đất, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống phá, phá ấp chiến

lƣợc, xây dựng xã, ấp chiến đầu.Về chất lƣợng, số lƣợng chi bộ mạnh trong quân

khu chiếm 50,8%. [123; tr.249, 250]

3.2.1.2 Xây dựng căn cứ địa, củng cố căn cứ của các cơ quan lãnh đạo, chỉ

huy và các hành lang chiến lược

a. Xây dựng căn cứ địa, củng cố căn cứ của các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy

“Căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây

của địch ... chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát

triển lực lƣợng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng, trên ý nghĩa đó,

nó cũng là hậu phƣơng của cách mạng” [79; tr.90]

Ngày 7-2-1961, đồng chí Lê Duẩn gửi thƣ cho Bí thƣ Trung ƣơng Cục

Nguyễn Văn Linh trong đó nhấn mạnh: “Vấn đề xây dựng căn cứ địa, xây dựng

thực lực của ta, tiêu diệt lực lƣợng địch có tầm quan trọng đặc biệt làm thay đổi hẳn

tƣơng qua lực lƣợng, bảo đảm cho cách mạng thành công”. [53; tr.34]

Sau nhiều lần họp bàn, nhằm tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo, chỉ huy của

Trung ƣơng Cục, Ban Quân sự Miền trong việc kết hợp đấu tranh chính trị và đấu

tranh quân sự, tạo điều kiện hoạt động cho uỷ ban trung ƣơng Mặt trận dân tộc giải

phóng miền Nam Việt Nam, tháng 9-1961, Trung ƣơng Cục quyết định dời cơ quan

lãnh đạo Trung ƣơng Cục, Uỷ ban trung ƣơng Mặt trận và Ban Quân sự Miền từ

Khu A về Khu B, đặt căn cứ tại vùng Trảng Chiên, Xa Mát, Lò Gò, Bắc Tây Ninh,

khu vực giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.

Khu A và Khu B đều đƣợc tổ chức xây dựng thành căn cứ đứng chân của Xứ

uỷ sau là Trung ƣơng Cục, của Uỷ ban trung ƣơng Mặt trận Dân tộc giải phóng

miền Nam Việt Nam, Ban Quân sự Miền và các đơn vị vũ trang của Miền, của miền

Đông Nam Bộ.

Khu A đƣợc xây dựng trên vùng đất chiến khu Đ thời chống Pháp, mở rộng

lên phía Bình Long, Phƣớc Long, Quảng Đức, nằm giữa Tây Nguyên và Nam bộ.

Tháng 12 - 1960, Xứ uỷ quyết định tổ chức căn cứ khu A, có nhiệm vụ: xây dựng

thành một căn cứ hoàn chỉnh, bằng mọi cách sản xuất nhiều lƣơng thực, chuẩn bị

vật chất đón tiếp lực lƣợng từ miền Bắc vào, xây dựng LLVT từ 1 đến 2 tiểu đoàn,

tổ chức du kích bảo vệ căn cứ, bảo vệ đƣờng dây nối liền với Trƣờng Sơn và các

tỉnh lân cận, chú trọng công tác dân vận, lo đời sống cho nhân dân, nhất là đồng bào

các dân tộc sống trong căn cứ… Lúc đầu khu A giao về Quân khu miền Đông quản

lý, mang phiên hiệu C.150, quân số 500 cán bộ, chiến sĩ gồm lực lƣợng sản xuất và

Page 84: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

78

đơn vị bảo vệ, chủ yếu trồng mì và thu mua lƣơng thực, đảm bảo cho 1.000 nhân

khẩu trong căn cứ. Từ tháng 9 - 1961, đƣợc bổ sung cán bộ từ miền Bắc vào, căn cứ

khu A mang phiên hiệu mới là U.50, quân số lên đến 3.000 ngƣời, chuyển về trực

thuộc Trung ƣơng Cục, trực tiếp là Ban Quân sự Miền có nhiệm vụ bảo đảm hậu

cần. Ở khu A, việc tiếp tế lƣơng thực rất khó khăn, thời tiết khắc nghiệt [11, tr.

105].

Khu B - căn cứ Dƣơng Minh Châu thời chống Pháp, đƣợc mở rộng lên vùng

Đông Bắc Tây Ninh, giáp biên giới Việt Nam - Campuchia. Khu B là vùng rừng,

đƣờng giao thông rất thuận lợi nối liền từ căn cứ của Miền đến nhiều cơ sở cách

mạng ở đô thị, nhất là Sài Gòn - trung tâm đầu não của Mỹ - VNCH. Trung ƣơng

Cục, Ban Quân sự Miền có thể liên liên lạc cơ sở nội thành, nhanh chóng nắm bắt

tình hình nhất là những âm mƣu, kế hoạch của Sài Gòn, phục vụ sự chỉ đạo kịp thời

phong trào đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự ở cả ba vùng chiến lƣợc. Căn cứ

khu B còn tiếp giáp với Campuchia, trong lúc chính phủ Xihanúc thực hiện chính

sách ngoại giao “ốc đảo hoà bình”, tạo điều kiện an toàn cho căn cứ Miền, tiện móc

nối cơ sở Việt kiều ở Campuchia bảo đảm về mặt hậu cần, liên lạc ra nƣớc ngoài và

miền Bắc; sau này trở thành con đƣờng quá cảnh tiếp tế vũ khí đạn dƣợc quan trọng

từ hậu phƣơng lớn vào chiến trƣờng B2 và Tây Nguyên. Trên cơ sở phân tích, đánh

giá các mặt, cuối năm 1961, Trung ƣơng Cục, Uỷ ban trung ƣơng Mặt trận dân tộc

giải phóng miền Nam Việt Nam, Ban Quân sự Miền chuyển nơi đứng chân từ Khu

A về Khu B.

Đi đôi với việc xây dựng, củng cố và mở rộng căn cứ Miền, Trung ƣơng

Cục, Ban Quân sự Miền ra chỉ thị về việc các cơ quan quân sự khu, tỉnh xây dựng

căn cứ đứng chân cho cấp uỷ, các cơ quan và các LLVT cấp mình, xây dựng căn cứ

ở các vùng nông thôn có điều kiện, đảm bảo thông suốt giữa căn cứ của Miền đến

các khu, tỉnh, huyện, xã và giữa các địa phƣơng nối liền nhau. Riêng khu VI, ngoài

việc xây dựng, củng cố căn cứ đứng chân của cấp mình còn có nhiệm vụ bảo đảm

hành lang chiến lƣợc Nam Tây Nguyên nối thông từ Tây Nguyên vào đến Nam bộ

và khu VI. Ban Quân sự Miền quan hệ mật thiết với các tỉnh Tây Nguyên, tích cực

hỗ trợ lƣơng thực, cán bộ, phối hợp hoạt động đánh bại các âm mƣu của đối phƣơng

ở trong vùng.

Ngoài ra, hàng loạt các căn cứ địa, vùng giải phóng ở Nam Bộ và khu V tiếp

tục đƣợc xây dựng và mở rộng. Vùng U Minh (Tây Nam Bộ), Củ Chi (Gia Định),

Bến Cát (Bình Dƣơng), Hắt Dịch (Bà Rịa), Nƣớc Là, Nƣớc Oa (Trà My - Quảng

Nam), Tây Nguyên, Tây Thừa Thiên, Tây Quảng Trị... ra đời.

Do điều kiện tự nhiên đặc thù của Nam Bộ và khu V cho nên hình thái căn

cứ địa rất phong phú. Khu V có điều kiện địa hình thuận lợi nên sớm hình thành các

căn cứ địa ở vùng rừng núi phía Tây các tỉnh đồng bằng và Tây Nguyên rộng lớn.

Riêng Nam Bộ hình thái cài răng lƣợc - da báo cùng với những sáng tạo nhằm bảo

Page 85: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

79

vệ, duy trì và tiến công của căn cứ địa khiến Sài Gòn vô cùng khiếp sợ. Sự phát

triển của hệ thống căn cứ địa gắn tổ chức thế trận và tổ chức phòng thủ nhằm khắc

phục những nhƣợc điểm của địa hình đồng bằng dễ chia cắt bao vây và điều kiện ác

liệt của một chiến trƣờng trọng điểm. Nó đƣợc tổ chức liên hoàn, nhiều cấp độ từ

lớn đến nhỏ. Thƣờng thì các căn cứ nằm không cách nhau quá 30km. [89; tr.447,

448]

Dựa vào điều kiện địa hình, hệ thống căn cứ địa có thể là nổi (Rừng Sác), có

thể là chìm (hệ thống địa đạo Củ Chi, Tây Nam Bến Cát)… Cách tổ chức phòng thủ

cùng dựa vào đó để thích nghi cho phù hợp nhƣ Đồng Tháp có các kiểu “công sự

nổi” “ụ chiến đấu nổi” hoặc ở Long An có các “thủy đạo’ thay thế cho các “địa

đạo”… Căn cứ địa tồn tại và phát triển, tổ chức phòng thủ đánh bại các cuộc hành

quân của Sài Gòn và tổ chức xuất những trận đánh, những chiến dịch tấn công đối

phƣơng của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam.

b. Củng cố hành lang chiến lƣợc, kết nối hậu phƣơng lớn miền Bắc với tiền

tuyến lớn miền Nam.

Tháng 5 - 1959, Tổng Quân ủy quyết định thành lập “Phòng nghiên cứu công

tác chi viện miền Nam”, do Thƣợng tá Võ Bẩm phụ trách, làm nhiệm vụ nghiên cứu

mở đƣờng vận tải trên bộ để đƣa vũ khí, khí tài, trang bị vào miền Nam. Ngày 19 -5

-1959, Đoàn vận tải quân sự 559 chính thức đƣợc thành lập.

Ngày 14-6-1961, Đoàn 559 chính thức bƣớc vào hoạt động trên tuyến đƣờng

Tây Trƣờng Sơn [92; tr.21]. Điểm đầu khởi công xây dựng, bắt đầu từ Vĩnh Linh

(Quảng Trị). Đến cuối năm 1959, đã nối thông đƣợc tới Liên khu V. Đồng thời tiếp

tục phát triển vào phía Nam chi viện cho các đơn vị vũ trang vừa thành lập ở Tây

Nguyên và miền Tây các tỉnh đồng bằng của Liên Khu V. Tháng 10/1960, đội xoi

mở đƣờng số 1 của Trung ƣơng Cục (C200) đã liên lạc đƣợc với giao liên của Liên

khu ủy khu V tại thƣờng nguồn sông Rô Ti, [151; tr.52-55], ngày 4-11-1960 đội xoi

mở đƣờng số 2 của Trung ƣơng Cục (C270) đã gặp đƣợc giao liên của Liên khu ủy

khu V. Đƣờng Hồ Chí Minh, đoạn từ Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ đƣợc

nối thông. Từ đây cách mạng miền Nam chấm dứt tình trạng bị chia cắt, cô lập.

Cũng từ đây, các đoàn cán bộ, các đơn vị thực binh và vũ khí, trang bị từ hậu

phƣơng miền Bắc, theo đƣờng Trƣờng Sơn trực tiếp vào chi viện cho chiến trƣờng

Nam Bộ. [36; tr. 327, 328]

Qua con đƣờng này, cuối năm 1959, miền Bắc đã đƣa đƣợc 542 cán bộ, chiến

sĩ cùng 1700 súng bộ binh, 750 dao găm, 166 kg thuốc nổ… vào làm nhiệm vụ ở

miền Nam, góp phần thắng lợi chung của phong trào Đồng khởi những năm 1959 -

1960. “Trong đó Khu V: 515 ngƣời, miền Đông Nam Bộ: 27 ngƣời”. [2; tr.128]

Cuối năm 1960, Đoàn 559 kiến nghị Quân ủy Trung ƣơng và Bộ Quốc

phòng cho mở đƣờng bộ về phía tây, qua Hạ Lào, rồi rẽ về Tây Quảng Nam, Tây

Kon Tum, bảo đảm nhu cầu vận chuyển. Đầu năm 1961, đƣờng Trƣờng Sơn chính

Page 86: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

80

thức “lật cánh” sang phía Tây. Đây là tuyến đƣờng mới đặc biệt quan trọng và bất

ngờ. Việc chi viện cho chiến trƣờng Liên khu V chủ yếu vẫn bằng đƣờng bộ trong

nƣớc. Đến cuối năm 1961, bộ đội 559 đƣợc giao cho Quân khu V với 317 tấn vũ

khí, khí tài. [36; tr. 313, 314, 315]

Quân khu V trong năm 1962, hệ thống hành lang chiến lƣợc đã xây dựng

xong hai tuyến trên hai hƣớng đông và tây Trƣờng Sơn. Trong 2 năm 1961 và 1962,

các đoạn hành lang của khu V đã vận chuyển đến các đơn vị bộ đội gần 350 tấn vũ

khí và trang bị các loại. [48; tr.114]

Đến hết quý một năm 1962, Quân khu VI đã sử dụng trên 60 tấn gạo và bốn

vạn rƣỡi lƣợt dân công phục vụ hành lang chiến lƣợc, có những chặng đƣờng đã

huy động hàng trăm voi và ngựa. [93; tr.72]

Đến cuối năm 1964, mạng lƣới vận tải trên dãy Trƣờng Sơn hình thành với

ba hệ thống đƣờng: đƣờng giao liên, đƣờng vận tải gùi thồ và đƣờng vận tải cơ giới,

gồm những trục đƣờng chính và những đƣờng nhánh đi vào các chiến trƣờng. Khối

lƣợng hàng vận tải vào chiến trƣờng miền Nam trong năm 1964 tăng gấp 4 lần so

với năm 1963. Đƣờng Trƣờng Sơn thực sự là một tuyến vận tải chiến lƣợc, có ý

nghĩa sống còn đối với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc

của nhân dân Việt Nam.

Tháng 4 năm 1965, Quân ủy Trung ƣơng ra nghị quyết 128 mở đƣờng vận

chuyển bằng phƣơng tiện cơ giới để đảm bảo vận chuyển chi viện cho chiến trƣờng

Quân khọaV và Hạ Lào.Với chủ trƣơng đẩy mạnh vận tải cơ giới, khối lƣợng hàng

vận chuyển trong năm 1965 gần bằng khối lƣợng hàng vận chuyển trong 5 năm

trƣớc đó (1959-1964) và gần 50.000 cán bộ, chiến sỹ đã hành qua vƣợt tuyến, chi

viện cho chiến trƣờng miền Nam. Sự chi viện của hậu phƣơng lớn miền Bắc đã tiếp

sức cho chiến trƣờng Quân khu V giành chiến thắng trong năm 1965 (Ba Gia, Vạn

Tƣờng, Plei Me…).[36; tr. 316, 317]

Từ năm 1961 đến năm 1965, đƣờng Trƣờng Sơn - hành lang chiến lƣợc đã

đƣa hàng trăm cán bộ, đơn vị thực binh và hàng trăm tấn vũ khí, trang bị, vật

chất, công văn, tài liệu vào chiến trƣờng Khu V, cực Nam Trung Bộ, chiến

trƣờng Nam Bộ, trong đó chủ yếu là chi viện cho chiến trƣờng Đông Nam Bộ.

Nổi bật là sự kiện hơn 600 cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật thuộc

Đoàn Phƣơng Đông và 3 trung đoàn thực binh từ hậu phƣơng miền Bắc đã đƣợc

đƣa dẫn kịp thời vào miền Đông Nam Bộ để xây dựng các cơ quan Quân khu

miền Đông, Quân khu Sài Gòn - Gia Định, Quân khu IX, cơ quan của Bộ chỉ huy

Miền và xây dựng Sƣ đoàn 9, Sƣ đoàn 5 chủ lực Miền. Do có sự chi viện kịp thời

của hậu phƣơng, lực lƣợng vũ trang B2 đã phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng và

trình độ chỉ huy, tham mƣu, tác chiến. Có lực lƣợng, vũ khí, lƣơng thực, các

Page 87: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

81

lƣợng lƣợng vũ trang đã mở các chiến dịch Bình Giã, Đồng Xoài … giành thắng

lợi lớn, cách mạng đã phá đƣợc thế chia cắt, tiếp tục phát triển hệ thống đƣờng

hành lang về vùng Đồng Tháp Mƣời, đồng bằng sông Cửu Long.

Hành lang chiến lƣợc từ Bắc vào Nam là một sáng tạo nổi bật có một không

hai trong lịch sử quân sự thế giới, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam, cho nghệ thuật

chiến tranh nhân dân Việt Nam. “Con đƣờng chiến lƣợc” không ngừng mở rộng và

duy trì hoạt động liên tục bất chấp những nỗ lực của đối phƣơng với hỏa lực vƣợt

trội là yếu tố sống còn của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam. Hành lang

chiến lƣợc đó mang trong lòng sức mạnh của hậu phƣơng miền Bắc, sức mạnh của

bạn bè quốc tế, sức mạnh của thời đại.

Bảo vệ, duy trì và không ngừng mở rộng hành lang chiến lƣợc cũng tức là

không ngừng đẩy mạnh cuộc cách mạng DTDCND ở miền Nam đi đến thắng lợi

nói chung và không ngừng đẩy mạnh xây dựng, hoạt động của lực lƣợng vũ trang

cách mạng ở miền Nam nói riêng.

3.2.1.3 Xây dựng các đơn vị chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương của

cách mạng miền Nam

a. Xây dựng các đơn vị chủ lực và lực lƣợng vũ trang địa phƣơng Nam Bộ và

khu VI

Song song với công tác kiện toàn các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ban Quân

sự Miền chỉ đạo các cơ quan làm tốt công tác tiếp nhận, bồi dƣỡng, bổ sung, huấn

luyện cho các đơn vị thực binh đƣợc trung ƣơng chi viện.

Trung đoàn bộ binh đầu tiên, gồm khung đoàn 1 (mật danh 562) xuất phát từ

Xuân Mai đầu năm 1961. Tháng 7 - 1961, tại chiến khu Đ, trên cơ sở khung 2 tiểu

đoàn từ miền Bắc vào, Trung ƣơng Cục chủ trƣơng thành lập trung đoàn mang

phiên hiệu Q.761. Nhƣng do có một số khó khăn nên đã tạm hoãn việc công bố.

Ngày 2-9-1961, nhân kỷ niệm Quốc khánh 2-9, hai tiểu đoàn 1 và 2 làm lễ ra mắt

tại bắc Tây Ninh và Chiến khu Đ. Mỗi tiểu đoàn biên chế 126 cán bộ chiến sĩ, trang

bị hơn 100 súng các loại. Ngày 9-2-1962, thực hiện quyết định của Trung ƣơng

Cục, Ban Quân sự Miền, trung đoàn bộ binh 1 chủ lực Miền chính thức làm lễ ra

mắt tại Trảng Dài, bắc Tây Ninh (khu B), mang phiên hiệu C.56 sau là Q.761; biên

chế ban đầu có 2 tiểu đoàn bộ binh 1 và 2, khung cán bộ tiểu đoàn 3, các đơn vị trợ

chiến, đặc công và 3 cơ quan tham mƣu, chính trị, hậu cần. Tháng 3 - 1963, Miền

đƣợc tăng cƣờng một số cán bộ từ miền Bắc vào và tân binh từ các tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long; tiểu đoàn 3 đƣợc thành lập.

Cũng vào cuối năm 1961, Quân uỷ trung ƣơng, Bộ tổng tƣ lệnh quyết định tổ

chức đoàn thực binh thứ 2 đƣợc biên chế thành một lữ đoàn gồm 2 tiểu đoàn thực

binh, 1 khung cán bộ tiểu đoàn thứ 3, cơ quan lữ đoàn bộ và một đơn vị trực chiến,

đặc công, công binh với đầy đủ quân số, trang bị. Ngày 18-3-1962, toàn đơn vị

đƣợc chuyển về Mã Đà, chiến khu Đ. Do tình hình chiến trƣờng, đƣợc sự chấp

Page 88: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

82

thuận của TW Đảng, Trung ƣơng Cục quyết định tổ chức thành một trung đoàn chủ

lực thứ 2 của Miền, mang phiên hiệu C.58, sau là Q.762.

Ban Quân sự Miền bố trí Trung đoàn 1 (Q.761), đứng chân ở khu B có

nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Miền, hoạt động trên các địa bàn thuộc tỉnh Tây Ninh, bắc

Sài Gòn. Trung đoàn 2 (Q.762) ở khu A, sau triển khai xuống căn cứ khu C vùng

Long Nguyên (Bến Cát), có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ hậu cần khu A, hoạt động trên

các tỉnh đông bắc Sài Gòn.

Sang năm 1964, do yêu cầu phát triển của LLVT chủ lực Miền để đảm bảo

tham gia những chiến dịch lớn, dài ngày đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”.

Tháng 6-1964 một trung đoàn chủ lực của khu IX bắt đầu cuộc hành quân về tăng

cƣờng chủ lực cho Miền. Đây là Trung đoàn chủ lực thứ 3 của Miền. [31; tr.154]

Đầu năm 1965, quân khu IX tiếp tục gửi lên Miền một trung đoàn (trung

đoàn 5) tăng cƣờng sức mạnh cho chủ lực Miền. Góp phần xây dựng hai sƣ đoàn

chủ lực Miền (sƣ đoàn 9 và sƣ đoàn 5) vào tháng 9 - 1965.

Đầu năm 1963, hậu phƣơng chiến lƣợc miền Bắc đã đƣa các khung cán bộ

trung đoàn tăng cƣờng cho quân khu 9. Tháng 9 - 1963, Quân khu IX thành lập

Trung đoàn 1. Ngày 23-11-1963 Quân khu 9 tiếp tục thành lập trung đoàn 2. [46;

tr.349]

Ngày 2-3-1964 quân khu 7 thành lập Trung đoàn đầu tiên lấy phiên hiệu là

Trung đoàn 4 (còn gọi là Trung đoàn Đồng Nai). [57; tr.105]. Quân khu VIII cuối

năm 1964 đã có một trung đoàn chủ lực đầu tiên lấy tên là Trung đoàn 1, đang xúc

tiến thành lập trung đoàn thứ 2.

Các tiểu đoàn chủ lực và địa phƣơng trƣởng thành trong chiến đấu và hình

thành những quả đấm mạnh nhƣ tiểu đoàn 261, tiểu đoàn 1 Long An, tiểu đoàn 502

Đồng Tháp, tiểu đoàn 504 Kiến Tƣờng, tiểu đoàn 514 của Mỹ Tho, tiểu đoàn 516

của Bến Tre…[45; tr.514]

Ở các khu, tỉnh, trên cơ sở LLVT đã có, năm 1961 - 1963 Ban Quân sự Miền

chỉ đạo củng cố các đơn vị cấp tiểu đoàn, đại đội làm đơn vị tập trung của cấp mình,

đồng thời phát triển mạnh lực lƣợng du kích tập trung và không thoát ly ở cơ sở. Ở

các khu có 1 đến 2 tiểu đoàn chủ lực, hầu hết các tỉnh đều có 1 đến 2 đại đội tập

trung. Năm 1962, Quân khu 7 tiếp tục phát triển tiểu đoàn chủ lực (D500), tổng số

LLVTCM toàn quân khu lên đến gần 5.000 chiến sỹ.[87; tr.284]

Năm 1964 đánh dấu sự phát triển đồng đều, cấn đối của 3 thứ quân. Tất cả

các xã đều có lực lƣợng du kích từ 1 tiểu đội đến trung đội, cấp huyện có đại đội

mạnh hoặc non một đại đội. Cấp tỉnh có từ 1 đến 2 tiểu đoàn tập trung.

Trình độ tác chiến qua đó đƣợc nâng lên phù hợp với khả năng đánh bại các

kế hoạch chiến tranh trong khuôn khổ “chiến tranh đặc biệt” của đối phƣơng. Chủ

lực Miền đã: “Nâng cao mức tác chiến chủ lực, tiến tới đánh tiêu diệt, làm tan rã

từng bộ phận chủ lực địch, không ngừng nâng cao trình độ vận động chiến đấu của

Page 89: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

83

chủ lực ta ở các địa bàn chiến lƣợc, tiến tới làm cho vai trò của vận động chiến giữ

địa vị quyết định…” [116, tr 36, 37]. Trong mùa khô năm 1964 -1965 Chủ lực Miền

đã mở chiến dịch cấp Sƣ đoàn đánh bại chủ lực VNCH trong trận Bình Giã, rồi giữa

năm 1965 ở Phƣớc Long - Đồng Xoài làm cho quân đội VNCH đứng bên bờ vực

của sự thất bại, chiến tranh đặc biệt có nguy cơ phá sản.

Cùng với chủ lực Miền, các địa phƣơng cấp quân khu đã đạt trình độ mở

những đợt tấn công phối hợp 3 thứ quân với lực lƣợng cỡ 2, 3 tiểu đoàn đến 2 trung

đoàn nhằm vào các chi khu của quân Sài Gòn. Các quân khu của Nam Bộ đều đã

đạt trình độ tiêu diệt từ 2 đến 3 chi khu. Đến cuối năm 1962 tỉnh Thủ Biên, ngoài

các đơn vị tập trung, các huyện thị xã đều có 1-2 trung đội, hầu hết các xã đồn điền

cao su đều xây dựng đƣợc ít nhất 1 bán đội du kích.[24; tr.175, 176]

Tại Bình Dƣơng, cuối năm 1962, đã thành lập đƣợc các đơn vị vũ trang tập

trung: “Đại đội 304, Đại đội 306 (Thủ Dầu Một), Đại đội 303 (Phƣớc Thành) và các

đại đội 61,62,63,64 tại các huyện Bến Cát, Châu Thành, Lái Thiêu, Dầu Tiếng. Đến

cuối năm 1963, lực lƣợng vũ trang toàn tỉnh Thủ Dầu Một đã có 800 chiến sĩ với 94

cán bộ”.[27; tr.167, 168]

Tại Tây Ninh, cuối năm 1961, bộ đội tập trung gồm tiểu đoàn 14, các đại đội

công binh, đặc công và 1 phân đội thông tin. Các huyện đều có đại đội tập trung, xã

ấp thì có tiểu đội đến trung đội du kích [122; tr.88].

Ở Bình Long, sau khi có quyết định tách tỉnh, Trung ƣơng Cục bổ sung cho

các đơn vị vũ trang đầu tiên, mang phiên hiệu C70 (thực chất chỉ 1 trung đội) và

C75 (thực chất chỉ 1 tiểu đội). Ở Phƣớc Long, tỉnh ủy cũng thành lập các đơn vị

C290 và C270 tƣơng đƣơng cỡ trung đội. Mỗi quận bên dƣới cũng có 1 trung đội vũ

trang, mỗi đội công tác cũng có từ 1-2 đội vũ trang [57; tr.253].

Tại Kiến Phong, lực lƣợng vũ trang của tỉnh đƣợc kiện toàn lại tổ chức. Tỉnh

nhất trí phƣơng án Tiểu đoàn 502 có các đại đội bộ binh: 272, 273, 274 và 198. Các

phân đội đặc công, trinh sát, quân y, hậu cần, quân khí củng cố một bƣớc, ban chỉ

huy tiểu đoàn vẫn nhƣ cũ. Tỉnh đổi phiên hiệu Đại đội cơ động 271 thành Đại đội

209 và cho thành lập thêm một Đại đội cơ động 261. Lực lƣợng vũ trang địa

phƣơng phát triển khá, hầu hết các huyện đều có trung đội, xã có tiểu đội du kích

[25; tr.86].

Tại Sóc Trăng, tháng 7-1961, tỉnh thành lập đơn vị tập trung mang phiên

hiệu là Đại đội Phú Lợi 761. Đầu năm 1963, Tỉnh ủy thành lập đại đội thứ hai,

mang phiên hiệu Đại đội 74, đồng thời xây dựng các trung đội chuyên môn về pháo

binh (602), đặc công (603) và công binh (604) [21; tr.147].

Ở Cần Thơ, ngoài đơn vị Tây Đô, ngày 31-8-1961, Ban quân sự tỉnh thành

lập Đại đội 318 (C31). Cuối năm 1963, tỉnh thành lập thêm Đại đội 19 và Đại đội

28 [26; tr.112]

Page 90: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

84

Đơn vị cấp tỉnh của quân giải phóng có thể tiêu diệt đƣợc đơn vị tiểu đoàn

quân Sài Gòn (trận diệt tiểu đoàn Ó đỏ ở Bến Tre) hoặc có thể tiêu diệt đƣợc căn cứ

lớn của địch (trận đánh căn cứ huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa - Long An… Mỗi

huyện, với đại đội địa phƣơng nhƣ Đức Hòa, Đức Huệ (Long An), Mỏ Cày (Kiến

Tƣờng)… có thể độc lập diệt một đồn đối phƣơng cấp trung đội hoặc diệt gọn một

đại đội Sài Gòn ở ngoài công sự…

Ở khu VI, sau khi thành lập, toàn khu mới chỉ có hai khung tiểu đoàn bộ

binh 840 và 186 và một đại đội đặc công trực thuộc Bộ Tƣ lệnh Quân khu, 3 đại đội

và 7 trung đội địa phƣơng tỉnh, 9 trung đội địa phƣơng huyện. [48; tr.90]

Đầu tháng 4 năm 1962 Trung ƣơng chi viện vào chiến trƣờng Quân khu VI

một khung cán bộ trung đoàn (Trung đoàn 120) và một khung tiểu đoàn bộ binh

(Tiểu đoàn 39) và tiếp sau đó đƣa thêm một tiểu đoàn thực binh (Tiểu đoàn 36).

Nhƣng do cơ sở chính trị, vũ trang bên dƣới còn yếu, điều kiện hoạt động tập trung

còn hạn chế, nên Khu ủy phải giải thể khung trung đoàn để lấy cán bộ bổ sung xây

dựng cơ quan quân sự các tỉnh và xây dựng cơ quan Bộ Tƣ lệnh Quân khu; còn giữ

lại khung tiểu đoàn trợ chiến và hai tiểu đoàn bộ binh [28; tr. 39]

Đến giữa năm 1962, bộ đội địa phƣơng ở Đắc Lắc đã có hai đại đội bộ binh và

một trung đội đặc công. Mỗi huyện có từ một tiểu đội đến một trung đội dân quân du

kích. Đầu năm 1962, riêng nam Tây Nguyên có 2.210 ngƣời (trong đó có 500 du kích

nửa thoát ly). Miền Tây các tỉnh đồng bằng, bộ đội địa phƣơng huyện và du kích đã

phát triển đều và rộng hơn, chất lƣợng khá (nhất là du kích Bác Ái).

Đầu năm 1962, lực lƣợng vũ trang của tỉnh Lâm Đồng đã có 2 đại đội bộ

binh, 1 trung đội công binh, 1 trung đội trinh sát [28; tr. 96].

Đầu năm 1961, cùng với lực lƣợng miền Bắc chi viện, 3 tỉnh đồng bằng khu

VI đã tuyển đƣợc 600 thanh niên vào bộ đội. Bình Thuận xây dựng đƣợc 3 đại đội

bộ binh (480, 486 và 489). Ninh Thuận phát triển lực lƣợng lên thành 2 đại đội thiếu

(C6100, D10). Khánh Hòa đến năm 1963 đƣợc Khu tăng cƣờng 2 đại đội của Tiểu

đoàn 39 [52; tr.98]. Các huyện đồng bằng hầu hết đã xây dựng từ tiểu đội đến 1

trung đội bộ đội địa phƣơng. Mỗi xã đều có tổ chức đội vũ trang công tác. Các xã

giải phóng và làm chủ đều có từ 1-2 tiểu đội du kích.

b. Xây dựng các đơn vị chủ lực và lực lƣợng vũ trang địa phƣơng Khu V

Cho đến giữa năm 1961, trƣớc khi tách khu V và khu VI, toàn liên khu có 14

đại đội, 93 trung đội, 37 tiểu đội và 46 đội vũ trang công tác. Ban quân sự Liên khu

ủy mới có một đại đội đặc công, hai đại đội bộ binh và một số phân đội trinh sát,

liên lạc, trợ chiến.

Ngày 27-7-1961, Bộ Tƣ lệnh Quân khu V đƣợc thành lập đã nhanh chóng

biên chế các đơn vị mới từ miền Bắc vào, sát nhập các đơn vị trực thuộc đã có của

Liên khu vào các đơn vị mới, rút một số chiến sĩ trong các đơn vị tập trung của các

tỉnh về bổ sung cho chủ lực. Do đó Quân khu đã biên chế thành 6 tiểu đoàn bộ binh:

Page 91: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

85

20, 30, 40, 50, 60, 70 và hai tiểu đoàn trợ chiến: 200, 300. Bốn trong sáu tiểu đoàn,

mỗi tiểu đoàn có ba đại đội bộ binh, nhƣng quân số chƣa đầy đủ. Hai tiểu đoàn còn

lại chỉ mới có khung cán bộ. [48; tr.89]

Vừa chiến đấu vừa xây dựng, đến cuối năm 1962, ba thứ quân đã hình thành.

Khu V thành lập xong 3 trung đoàn chủ lực, tỉnh và huyện có 14 đại đội và 93 trung

đội. Dân quân du kích 18.200 ngƣời.

Vùng đồng bằng bƣớc đầu đƣợc mở rộng. Thanh niên nam nữ hăng hái thoát

li gia đình, gia nhập quân giải phóng. Trong năm 1962, có trên 2.600 thanh niên

xung phong tòng quân.[48; tr.111]

Đầu năm 1964, đƣợc trung ƣơng tăng cƣờng cho 4 tiểu đoàn bộ binh 304, 40,

93, 97, tiểu đoàn 303 súng máy phòng không 12 ly 7 và 2 tiểu đoàn quân bổ sung

305, 306. Đảng ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân khu V quyết định biên chế lại khối chủ lực

của Khu và khối địa phƣơng tỉnh. Các đơn vị bổ sung cho Khu V lần này là những

đơn vị miền Bắc có cán bộ từ tiểu đội trƣởng trở lên là cán bộ, chiến sỹ miền Nam

tập kết trở về chiến đấu ở chiến trƣờng miền Nam.

Đến tháng 4-1964, khối chủ lực của Khu V gồm có: trung đoàn 1 (ba tiểu

đoàn bộ binh 40, 60, 90 và tiểu đoàn trợ chiến 400); trung đoàn bộ binh 2 (ba tiểu

đoàn bộ binh 93, 95, 97, tiểu đoàn trợ chiến 300); tiểu đoàn 20 độc lập ngƣời dân

tộc Rhe; hai tiểu đoàn đặc công 407, 409 và tiểu đoàn 303 súng máy phòng không

12 ly 7. Riêng mặt trận B3 (Tây Nguyên) có 2 trung đoàn chủ lực miền Bắc đứng

chân chiếm lĩnh không gian chiến lƣợc này. [96; tr.116]

Ở Quảng Nam - Đà Nẵng, cuối năm 1961, lực lƣợng vũ trang của tỉnh đƣợc

củng cố, hoàn thiện bƣớc đầu bao gồm hai tiểu đoàn bộ binh 70 và 75, 4 đại đội của

4 huyện miền núi dƣới sự chỉ huy thống nhất của Ban quân sự tỉnh. Cuối năm 1963,

lực lƣợng tự vệ, du kích ở cả đồng bằng và miền núi lên đến 2.450 ngƣời [23; tr.58]

Ở Phú Yên, từ năm 1961-1962, tỉnh đã xây dựng đƣợc 3 đại đội bộ binh

(220, 375 và 377) cùng 1 đại đội trợ chiến. Trên cơ sở đó, tháng 3-1963, tỉnh thành

lập Tiểu đoàn bộ binh 85 với quân số 499 ngƣời. Ngoài ra, mỗi khu vực miền núi

đều có 1 trung đội vũ trang… [22; tr.223, 224]

Nhƣ vậy ở khu V cho đến đầu năm 1965, khối địa phƣơng gồm có 7 tiểu

đoàn và một liên đội: “Quảng Đà: tiểu đoàn 75. Quảng Nam: tiểu đoàn 70. Quảng

Ngãi: tiểu đoàn 83. Bình Định: tiểu đoàn 50. Phú Yên: hai tiểu đoàn 30 và 85. Kon

Tum: tiểu đoàn 304. Gia Lai: liên đội 45” [22; tr. 139, 140].

Trong các năm 1964 - 1965, chủ lực khu là cấp trung đoàn, lực lƣợng tập

trung của các tỉnh là tiểu đoàn hoặc liên đại đội bộ binh, một hoặc hai đại đội đặc

công, lực lƣợng tập trung của huyện là đại đội. Trong hoạt động Xuân - Hè 1965, bộ

đội địa phƣơng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã tập trung

một lực lƣợng tƣơng đƣơng 2 tiểu đoàn (tiểu đoàn của tỉnh, 2-3 đại đội huyện, đại

đội đặc công, đại đội hỏa lực) cùng với dân quân, du kích và nhân dân mở hoạt

Page 92: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

86

động tổng hợp hoặc phối hợp với bộ đội chủ lực kết hợp tiến công và nổi dậy diệt

địch, phá kìm, giải phóng từng khu vực liên hoàn từ 5 đến 7 xã.

Với việc tổ chức và bố trí lại lực lƣợng, khối chủ lực của Khu thực sự trở

thành đơn vị chủ lực cơ động. Chức năng của bộ đội chủ lực khu, bộ đội địa phƣơng

tỉnh, huyện và dân quân du kích đƣợc phân định rõ ràng.

3.2.1.4 Bước đầu hình thành những binh chủng hiện đại của lực lượng vũ

trang cách mạng miền Nam

a. Binh chủng Pháo Binh

Đầu năm 1961, 3 tiểu đoàn pháo mang theo 2 khẩu ĐKZ 57 ly, 120 viên đạn

từ miền Bắc vƣợt Trƣờng Sơn vào Chiến khu Đ. Trên cơ sở đó, tháng 7 - 1961, Ban

pháo binh Miền đƣợc thành lập.[118; tr.64]

Ngày 8 tháng 4 năm 1962, Bộ chỉ huy Miền ra quyết định thành lập tiểu đoàn

pháo binh Z35. Đây là tiểu đoàn pháo binh đầu tiên của Miền.

Tháng 6 - 1963, Binh chủng Pháo Binh thành lập tiểu đoàn pháo binh 709

sau đó đơn vị hành quân vào Tây Nguyên.

Ngày 01 tháng 10 năm 1963, Bộ Tƣ lệnh Miền quyết định thành lập đoàn

pháo binh U80 (trên cơ sở Ban 6, quy mô tƣơng đƣơng trung đoàn). Đây là trung

đoàn pháo binh đầu tiên của Miền.[42; tr.54]

Cuối năm 1963, Quân khu 9 thành lập Trung đoàn pháo, lấy phiên hiệu là

Trung đoàn 4, đồng chí Vũ Sinh làm trung đoàn trƣởng, đồng chí Hai Nghiêm làm

chính ủy.[46; tr.349]

Từ năm 1964, pháo binh chủ lực Tây Nguyên còn đƣợc bổ sung Tiểu đoàn

cối 120 ly, Tiểu đoàn 30 trọng liên 12 ly 7, Tiểu đoàn 409 sơn pháo 75 ly. [118;

tr.64]. Đến đầu năm 1965, trong tất cả các trung đoàn chủ lực trên toàn chiến trƣờng

miền Nam, đều có những đơn vị pháo binh phối thuộc biên chế.[118; tr.85]

Ngày 15 tháng 10 năm 1965, Đoàn U80 đƣợc Miền bổ sung quân số và vũ

khí trang bị kỹ thuật để tổ chức thành 1 đơn vị tƣơng đƣơng cấp sƣ đoàn, lấy phiên

hiệu đoàn 69 pháo binh.

Với những đơn vị đầu tiên của Binh chủng Pháo binh Miền, sức mạnh của

LLVT cách mạng miền Nam đƣợc củng cố, tiến tới đủ sức hiệp đồng tác chiến hiện đại

và tiến hành những chiến dịch quân sự dài ngày theo lối vận động chiến hoặc trận độc

lập tác chiến điển hình nhƣ trận pháo kích sân bay Biên Hòa đêm 31-10-1964. Góp

phần trực tiếp quyết định đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”.

b. Binh chủng Đặc Công và Biệt động Sài Gòn

Ngày 15-2-1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Lúc bấy giờ

LLVTCM ở miền Nam chƣa thành lập binh chủng đặc công, nhƣng lực lƣợng đặc

công có mặt trong biên chế ở tất cả các đơn vị quân Giải phóng và cả trong lực

Page 93: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

87

lƣợng du kích (dƣới dạng du kích mật), bao gồm đặc công cơ động và đặc công tại

chỗ. Trƣờng đặc công miền Tây ra đời sớm nhất ở Nam Bộ (tháng 3-1961) gọi là

Trƣờng đặc công Khu.

Tháng 6-1965, Quân khu Sài Gòn - Gia Định quyết định thành lập 1 Đoàn

biệt động, lấy mật danh là F100 với 9 đội biệt động nội đô (3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,

11), mỗi đội từ 15 - 20 ngƣời, 3 đội đặc công biệt động ven đô. Cùng với lực lƣợng

biệt động trực thuộc quân khu, lực lƣợng biệt động 5 cánh (phân khu) vùng ven

cũng đƣợc tăng cƣờng gồm đội 65 Bình Tân, đội 66 Dĩ An, đội 667 Hóc Môn - Gò

Vấp, đội 68 Nhà Bè - quận 4, đội 69 Thủ Đức. Ở ngoại thành, lực lƣợng du kích Gò

Vấp - Hóc Môn có 6 đội 53 ngƣời, Bình Tân có 9 đội 82 ngƣời, Nhà Bè có 29

ngƣời, Thủ Đức có 4 đội 24 ngƣời [115; tr.418]

Tháng 10-1965, Bộ Chỉ huy Miền chính thức thành lập Phòng Đặc công

(phiên hiệu B16, sau đó là J16) với nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển cách đánh, chỉ

đạo xây dựng lực lƣợng và hoạt động đặc công trên chiến trƣờng Nam Bộ và Khu

VI. Ở cấp Quân khu, Phòng Tham mƣu có Ban Đặc công. Cấp tỉnh có trợ lý đặc

công. Đến lúc này, lực lƣợng đặc công ở Nam Bộ gồm có 1 tiểu đoàn và 9 đại đội

đặc công các loại, các đại đội, trung đội đặc công của các trung đoàn Quân khu, của

các tỉnh. Riêng Bến tre có đến 4 đại đội đặc công nƣớc.

Đƣợc sự chi viện rất lớn (3)

từ miền Bắc, Phòng Đặc công Miền tích cực

chuẩn bị thành lập các đơn vị đặc công căn cứ làm nhiệm vụ bám đánh các cơ sở

hậu cần, căn cứ Mỹ (các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Tổng kho Long Bình,

các căn cứ Mỹ ở Trảng Lớn, Đồng Dù, Dầu Tiếng...).

Sự ra đời của một số binh chủng, mặc dù mới, trang bị còn thiếu thốn, ít kinh

nghiệm chiến đấu nhƣng đã có vai trò tích cực nhằm tăng cƣờng đáng kể sức mạnh

chiến đấu của 3 thứ quân của LLVT cách mạng ở miền Nam. Nó chứng tỏ LLVT

cách mạng ở miền Nam không ngừng lớn mạnh, đủ sức hiệp đồng tác chiến đánh

bại chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của đối phƣơng.

3.3.1.5 Xây dựng bến bãi, kho tàng, tiếp nhận chi viện của Trung ương

Ngày 23-10-1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ƣơng quyết định thành lập

Đoàn Vận tải biển 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân (với tên gọi “Đoàn tàu

không số”) đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng. [86; tr.12]

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng, Trung ƣơng Cục miền Nam,

Ban Quân sự Miền đã tổ chức lực lƣợng phối hợp các cấp uỷ khu, tỉnh xây dựng hệ

thống kho tàng, bến bãi để tiếp nhận hàng trung ƣơng chi viện bằng đƣờng biển. Do

thuận lợi về địa hình, sông ngòi, ở Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau mỗi nơi xây dựng

đƣợc 2 cụm bến. Để thống nhất chỉ huy các bến trên, tháng 9 - 1962, Trung ƣơng

Cục quyết định thành lập Đoàn 962 trực thuộc Trung ƣơng Cục, Ban Quân sự Miền

3 Từ 1960 đến 1967, miền Bắc bổ sung cho chiến trƣờng miền Nam 1 tiểu đoàn + 101 đại đội + 120 trung đội

đặc công (có 15 đại đội đặc công nƣớc), gồm 13.211 cán bộ, chiến sĩ.

Page 94: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

88

nhƣng trực tiếp quản lý là Khu uỷ và Ban Quân sự hai quân khu VIII và IX. Tại

miền Đông Nam Bộ, Ban Quân sự Miền trực tiếp tổ chức bến và các đội thuyền ra

miền Bắc nhận vũ khí. Qua mấy lần khảo sát, nghiên cứu và đƣợc Trung ƣơng Cục

nhất trí, Ban Quân sự Miền quyết định chọn sông Ray và cửa Lộc An (Bà Rịa) làm

nơi tiếp nhận hàng chiến lƣợc chi viện bằng đƣờng biển từ miền Bắc vào miền

Đông Nam Bộ.

Do ƣu thế của vận tải đƣờng biển, có khả năng vận chuyển đƣợc trang thiết bị,

vũ khí, khí tài lớn, nặng. Khối lƣợng vận chuyển vũ khí, đạn dƣợc bằng đƣờng biển

gấp nhiều lần đƣờng bộ (559), tạo điều kiện thuận lợi trong tác chiến và phát triển lực

lƣợng vũ trang ba thứ quân nhất là các đơn vị chủ lực của các Quân khu và Miền.

Năm 1962, Đoàn 759 đã đi đƣợc 28 chuyến vào Nam Bộ, chở 1.318 tấn vũ

khí cho chiến trƣờng. Có thể nói không có một phƣơng thức nào trong thời gian

ngắn đƣa đƣợc nhiều vũ khí nhƣ vậy vào Nam Bộ [127; tr.10]

Năm 1964, khối lƣợng hàng hóa vận chuyển vào chiến trƣờng tăng gấp 4 lần

năm 1963, có đƣợc thắng lợi đó, tuyến đƣờng Hồ Chí Minh trên biển góp phần quan

trọng. [96; tr.116]

Ở Khu V, ngoài bến Vũng Rô (Phú Yên), các địa phƣơng cũng đã thiết lập

một hệ thống bến để tiếp nhận hàng từ miền Bắc vào nhƣ Lộ Giao (Bình Định),

Đạm Thủy (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam)… [106; tr.31, 32] đƣợc khẩn

trƣơng chuẩn bị, sẵn sàng tiếp nhận và đã nhận một số lƣợng lớn hàng từ trung

ƣơng chi viện.

Ngày 29-1-1964, Bộ Quốc phòng quyết định thay đổi phiên hiệu của Đoàn

759 thành Đoàn 125 hải quân. Đƣợc giao nhiệm vụ phụ trách trực tiếp Đoàn 125,

Bộ Tƣ lệnh Hải quân đã tập trung lực lƣợng, phƣơng tiện nhanh chóng kiện toàn các

cơ sở hậu cần - kỹ thuật; trang thiết bị cho đại đội vận tải 5 tàu vỏ sắt trọng tải mỗi

chiếc 50 tấn và nhiều thủy thủ hầu hết là đảng viên, đoàn viên thanh niên ƣu tú

[135; tr.208].

Trong hơn 3 năm hoạt động (1962-1965), Đƣờng Hồ Chí Minh trên biển đã

chi viện cho các tỉnh ven biển thuộc chiến trƣờng Khu V, Nam Bộ và cực Nam

Trung Bộ 86 chuyến tàu, với 4.912 tấn (riêng Nam Bộ 4.000 tấn) vũ khí và gần 300

cán bộ quân đội, cơ quan dân, chính, đảng của Trung ƣơng vào chiến trƣờng Nam

Bộ, Nam Trung Bộ và ven biển Khu V.[85; tr.20]. Sự chuẩn bị các kho tàng bến bãi

để tiếp nhận sự chi viện của trung ƣơng đã trực tiếp phát triển lực lƣợng vũ trang 3

thứ quân, đặc biệt là chủ lực Miền và các Quân khu. Là điều kiện trực tiếp để có thể

mở những trận đánh, những chiến dịch lớn tiêu diệt chủ lực quân đội Sài Gòn cấp

tiểu đoàn, cấp trung đoàn (chiến dịch Bình Giã năm 1964, chiến dịch Xuân - Hè

1965 Phƣớc Long - Đồng Xoài…).

Page 95: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

89

3.2.1.6 Xây dựng và hoạt động lực lượng an ninh miền Nam đáp ứng yêu

cầu và nhiệm vụ mới của lực lượng vũ trang cách mạng

Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng cũng nhƣ chủ động điều

tra tấn công đối phƣơng, tháng 7 - 1960 Bí thƣ Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 01 thành lập

Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy và Ban An ninh các cấp. Chỉ thị nêu rõ: “Trƣớc đây Đảng

dựa vào quần chúng làm nền tảng để đấu tranh bảo vệ Đảng, điều đó rất đúng, cần phải

tiếp tục nhƣng đã đến lúc cần phải có một tổ chức chuyên trách đi sâu điều tra nghiên

cứu, giúp Đảng nắm chắc tình hình để tổ chức tiến công địch bảo vệ Đảng, bảo vệ cách

mạng”. Ban Bảo vệ An ninh Xứ ủy đƣợc thành lập với phiên hiệu C39B do đồng chí

Phạm Thái Bƣờng, Xứ ủy viên phụ trách, Cao Đăng Chiếm là Phó ban, sau bổ sung

Huỳnh Việt Thắng vào lãnh đạo Ban. [84; tr.215]

Với sự ra đời của Ban Bảo vệ An ninh, lực lƣợng an ninh miền Nam đƣợc

hình thành gồm lực lƣợng an ninh nhân dân và an ninh vũ trang. Lực lƣợng an ninh

nhân dân hoạt động trong vùng kiểm soát, vùng tranh chấp và vùng giải phóng, làm

nhiệm vụ điều tra, nắm tình hình địch, xây dựng cơ sở cách mạng, tấn công làm vô

hiệu hóa các hoạt động điều tra, thu thập tin tình báo của địch, hoạt động của các

đảng phái phản động; bảo vệ nội bộ Đảng, chính quyền, các hoạt động cách mạng

trong vùng giải phóng. Lực lƣợng an ninh vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ

cách mạng, bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nƣớc,

chống địch càn quét, lấn chiếm, trừ gian, diệt ác trong vùng địch chiếm đóng.

Đầu tháng 10 - 1961, Hội nghị lần thứ nhất Trung ƣơng Cục miền Nam đƣợc

triệu tập tại chiến khu Đ. Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục quyết định đổi tên Ban Bảo

vệ An ninh Xứ ủy thành Ban An ninh Trung ƣơng Cục miền Nam.

Đầu năm 1961, với sự tài trợ và chỉ đạo của CIA, tháng 6 - 1961 Ngô Đình

Diệm ra sắc lệnh 103 - TT thành lập “liên đoàn quan sát”, “lực lƣợng đặc nhiệm”

xây dựng và bố trí các vành đai đồng bào thiên chúa giáo bị cƣỡng ép di cƣ, tập

trung trên các địa bàn chiến lƣợc, đặc biệt tăng cƣờng mạng lƣới tình báo, cảnh sát

nhằm thực hiện “Tình báo hóa” trong các tổ chức hành chính, quân đội, các tôn

giáo, đảng phái, hội đoàn.

Trong khi đó khó khăn lớn nhất của An ninh miền Nam là thiếu cán bộ để

hình thành khung an ninh các cấp. Ngoài công tác tuyển chọn cán bộ an ninh tại

chỗ, việc chi viện cán bộ công an cách mạng cho chiến trƣờng miền Nam trở thành

yêu cầu cấp bách để đáp ứng với yêu cầu của cách mạng miền Nam. Ngày 9-10-

1961, Ban an ninh Trung ƣơng Cục có điện số 235/NB gửi Bộ Công an đề nghị chi

viện cán bộ giúp giúp An ninh miền Nam nhanh chóng có đủ lực lƣợng để hình

thành bộ máy an ninh các cấp.

Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Công an xác định chi viện cho An ninh miền Nam

là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của lực lƣợng công an nhân dân. Do vậy, ngay

từ tháng 6-1961, Bộ chủ động “lựa chọn gần 300 cán bộ quê ở miền Nam và một số

Page 96: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

90

ở miền Bắc đang giữ chức vụ Phó Cục trƣởng, Phó Trƣởng ty, Trƣởng Phó phòng,

Trƣởng Phó huyện, thị xã và cán bộ trung cấp tập trung về Trƣờng Công an Trung

ƣơng để bồi dƣỡng thêm về đƣờng lối, phƣơng châm, nguyên tắc, chính sách đấu

tranh chống phản cách mạng của Đảng, tình hình cách mạng miền Nam, kinh

nghiệm chiến đấu, giữ vững khí tiết cách mạng và bồi dƣỡng thể lực”[82; tr.109].

Tháng 2 - 1962, đã có 260 cán bộ lên đƣờng chi viện cho An ninh miền Nam.

Tháng 4 - 1962, đoàn cán bộ cao cấp do Huỳnh Anh (Chín Huỳnh), Phó Cục trƣởng

cục phái khiển mang theo “quà” của Bộ là bộ điện đài thu phát hai chiều gửi Ban

An ninh Trung ƣơng Cục, các tài liệu về đƣờng lối, phƣơng châm, nguyên tắc,

chính sách đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng và các biện pháp nghiệp vụ

công an. Số cán bộ chi viện của hai đợt bổ sung cho Trị Thiên Huế 11 ngƣời, Liên

khu V 89 ngƣời, Ban An ninh Trung ƣơng Cục 160 ngƣời (bao gồm cả Nam Bộ,

Khu IV, Khu X và Khu VI). [14; tr.189]

Đƣợc sự chi viện của Bộ, tháng 8 - 1962, Ban Bảo vệ An ninh Trung ƣơng

Cục đã kiện toàn về tổ chức. Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục cử đồng chí Phan Văn

Đáng, phó Bí thƣ Trung ƣơng Cục làm trƣởng ban, đồng chí Cao Đăng Chiếm làm

Phó ban. Bộ máy tổ chức An ninh Trung ƣơng Cục có các tiểu ban: Văn phòng

(B1), tiểu ban Bảo vệ chính trị (B2), tiểu ban Điệp báo (B3), trung đội bảo vệ vũ

trang và bộ phận sản xuất, các tổ điện đài cơ yếu. [17; tr.76, 77]

Sự ra đời của Trung ƣơng Cục miền Nam cùng với Ban An ninh Trung ƣơng

Cục miền Nam có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc đấu tranh chống phản cách

mạng ở miền Nam. Cùng với sự ra đời và hoạt động của Ban An ninh trung ƣơng

Cục, các quân khu cũng nhanh chóng thành lập các Ban An ninh của khu để bảo vệ

lực lƣợng cách mạng và chống phản cách mạng ở miền Nam.

Tại Sài Gòn - Gia Định, ngày 19-3-1961 Khu ủy quyết định thành lập Ban

Bảo vệ An ninh khu Sài Gòn - Gia Định (T4), với các bộ phận văn phòng, bộ phận

nông thôn. Ban còn các lãnh đạo khu ủy, số cán bộ trong bộ đội đƣợc bổ sung đều

là con em cán bộ, công tác tuyển chọn cán bộ làm rất kỹ.

Ở Khu V, đƣợc Bộ Công an chi viện, cùng một số cán bộ tại chỗ, đầu năm

1962, Thƣờng vụ Khu ủy ra chỉ thị thành lập Ban Bảo vệ an ninh các cấp ở khu V.

Từ tháng 2/1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu V và các tỉnh, huyện đƣợc lần lƣợt

thành lập. Một số các bộ trong các ban của Đảng đƣợc chuyển sang làm công tác an

ninh của khu và các tỉnh. Cấp ủy Đảng đều cử cấp ủy viên sang phụ trác an ninh.

Ban an ninh Khu V đƣợc thành lập (Ký hiệu A.H 230). Tổ chức của Ban An ninh

Khu V lúc mới thành lập gồm có 3 bộ phận: Văn phòng, tổ điện đài, tổ cơ yếu.

Cuối năm 1961 đầu năm 1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu IX (khu Tây Nam

Bộ - T3) chính thức thành lập. Nhiệm vụ của Ban Bảo vệ An ninh khu đƣợc xác

định là: tham mƣu cho khu ủy về công tác an ninh, chỉ đạo an ninh các tỉnh; bảo vệ

cơ quan khu ủy và vùng căn cứ cách mạng. Khu ủy đã bố trí một số tiểu ban trực

Page 97: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

91

thuộc gồm: Văn phòng, điệp báo, bảo vệ chính trị, cơ quan, bộ phận huấn luyện,

trƣờng. Sau khi an ninh Khu IX thành lập, hệ thống an ninh khu đến các tỉnh,

huyện, xã trong khu từng bƣớc đƣợc xây dựng củng cố và ngày càng hoàn thiện.

Quý I/1962, Ban Bảo vệ An ninh Khu VII Trung Nam Bộ (T2) thành lập.

Ban An ninh Khu X (gồm Bình Long, Phƣớc Long, Quảng Đức) thành lập cuối quý

I năm 1962.

Trƣớc yêu cầu công tác chống do thám, gián điệp, bảo vệ vùng căn cứ, giữa

năm 1961, Khu ủy Khu Đông Nam Bộ quyết định thành lập Ban Bảo vệ An ninh

khu Đông Nam Bộ (T1). Tổ chức Ban lúc đầu gồm một số cán bộ công an thời kỳ

kháng chiến chống Pháp đƣợc Khu ủy điều từ các ngành và 5 chiến sĩ tân binh làm

nhiệm vụ sản xuất tự túc, canh gác trại giam. Khu đƣợc Ban Bảo vệ An ninh Trung

ƣơng Cục tăng cƣờng thêm 21 ngƣời, nguyên là cán bộ công an tập kết và cán bộ

Công an các tỉnh phía Bắc chi viện làm nhiệm vụ xây dựng, hình thành và phát triển

lực lƣợng an ninh tỉnh, huyện, xã. Kể từ đây, Ban Bảo vệ An ninh khu Đông Nam

Bộ giữ vai trò chỉ đạo và là cầu nối giữa an ninh các tỉnh với an ninh Trung ƣơng

Cục miền Nam.

Tại Khu VI (Nam Trung Bộ), Bộ Công an chi viện 53 ngƣời. Dựa vào số cán

bộ chi viện, Khu ủy và các tỉnh rút thêm một số cán bộ của Đảng và thành lập Ban

Bảo vệ An ninh Khu VI vào ngày 30-5-1962. Ban Bảo vệ An ninh Khu dần dần

đƣợc xây dựng, củng cố, hình thành hệ thống tổ chức từ khu đến các tỉnh, huyện và

xã. Nhờ vậy, lực lƣợng an ninh của khu thực hiện đƣợc chức năng làm tham mƣu

cho cấp ủy, hƣớng dân theo ngành dọc đấu tranh chống tình báo, gián điệp, bảo vệ

nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự vùng giải phóng.

Ban Bảo vệ An ninh các cấp ở miền Nam đƣợc thành lập, đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ phục vụ các cấp ủy Đảng trong công tác tham mƣu, hƣớng dẫn và trực

tiếp đấu tranh chống do thám, gián điệp, bảo vệ cơ sở, phong trào cách mạng. Dƣới

sự lãnh đạo của Đảng, an ninh các cấp đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống phản

cách mạng, khám phá, bóc gỡ hàng chục tổ chức gián điệp, bắt giữ hàng trăm tên,

bảo vệ tốt an ninh trật tự.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác an ninh và củng cố bộ máy phản gián, ngày 16-

1-1962, Trung ƣơng Cục miền Nam ra Chỉ thị số 11/CTR nhấn mạnh: Công tác

phản gián là một bộ phận của an ninh bảo vệ. Mỗi cấp cần có ít nhất hai cán bộ

(không kể nhân viên) theo dõi hồ sơ và tổ chức cơ sở. Riêng huyện chỉ cần một cán

bộ theo dõi nắm hồ sơ lý lịch vì huyện không có tổ chức cơ sở phản gián trong lòng

địch. Công tác phản gián là công tác đặc biệt, khả năng bị địch đánh lại, nên cán bộ

phải có lập trƣờng tƣ tƣởng vững, phải liêm chính, có trình độ chính trị, có khả năng

giao thiệp, có trình độ tạo cơ sở về phản gián. [6; tr. 96]

Thực hiện Chỉ thị và nhằm tăng cƣờng công tác nắm tình hình địch, Ban Bảo

vệ An ninh Trung ƣơng Cục có Điện số 204/TW đề nghị Bộ Công an tiếp tục chi

Page 98: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

92

viện cho các khu, tỉnh. Xác định khu Sài Gòn - Gia Định là địa bàn chiến lƣợc trọng

điểm, tháng 3/1962, Bộ Công an thành lập trung tâm tình báo tại đây. Trung tâm Sài

Gòn gọi là tổ A1, nhiệm vụ của tổ là phối hợp với lực lƣợng an ninh tại chỗ xây

dựng cơ sở bí mật, nắm tình hình âm mƣu tổ chức, kế hoạch hoạt động của cơ quan

tình báo Mỹ, công an, cảnh sát Sài Gòn và các đảng phái phản động. Tổ A1 đã chắp

nối liên lạc với các cơ sở của Bộ Công an đánh vào Sài Gòn năm 1954 và xây dựng

cơ sở mới tiếp cận các cơ quan tình báo, công an, cảnh sát địch… Qua đó nắm đƣợc

tình hình ở Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ (MACV) tại Sài Gòn, Sở Nghiên cứu chính trị

xã hội (Cơ quan mật vụ của chính quyền Sài Gòn) đồng thời thông báo cho các cấp

ủy ở miền Nam có đối sách đối phó với những âm mƣu thủ đoạn của địch [16;

tr.139].

Tháng 3 - 1962, để tăng cƣờng công tác nắm tình hình địch ở địa bàn trọng

điểm, Bộ Công an quyết định thành lập trung tâm tình báo trong các đô thị miền

Nam. Tại Đà Nẵng (bí số A3) gồm 6 cán bộ trong đó có 3 cán bộ điệp báo và 3 cán

bộ điện đài. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ phối hợp an ninh tại chỗ xây dựng cơ sở

bí mật để nắm tình hình tổ chức, âm mƣu, kế hoạch hoạt động của các cơ quan tình

báo Mỹ và tay sai, công an, cảnh sát, các đảnh phái phản động, phản động trong tôn

giáo… Tháng 10 - 1964, do yêu cầu của phong trào cách mạng tại địa phƣơng, Tỉnh

ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đề nghị Bộ Công an chuyển trung tâm tình báo Đà Nẵng

vào Ban An ninh Đà Nẵng, trọng tâm vẫn là công tác điệp báo đƣợc Bộ đồng ý.

Đầu năm 1963, kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng của Mỹ

và chính quyền Sài Gòn bị thất bại. Ngày 22-11-1962, trong cuộc họp báo tại

NewYork, Tổng thống Mỹ Kennedy thú nhận: “Tiến hành cuộc chiến tranh du kích

là một công việc rất khó. Chúng ta hiện ở trong một đƣờng hầm không lối thoát”

[91; tr.196]. Để tiếp tục kéo dài thời gian bình định miền Nam, quyết tâm thực hiện

cho đƣợc việc gom dân lập ấp chiến lƣợc, đối với miền Bắc, địch ồ ạt tung gián điệp

biệt kích thực hiện chiến tranh tâm lý nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phƣơng

lớn; mặt khác ở miền Nam để cứu nguy cho chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đƣa

thêm cố vấn quân sự và tình báo, đẩy mạnh các hoạt động gián điệp, chiến tranh

tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng, liên tục mở các cuộc hành quân, càn quét bình định

dài ngày để dồn dân vào các ấp chiến lƣợc.

Ngày 16-1-1963, để chỉ đạo kịp thời an ninh các cấp thực hiện nhiệm vụ do

Đảng đề ra, Trung ƣơng Cục tổ chức Hội nghị An ninh toàn miền Nam lần thứ nhất

tại căn cứ Dƣơng Minh Châu (Tây Ninh). Hội nghị có 67 đại biểu chức thức gồm

lãnh đạo Trung ƣơng Cục, An ninh Trung ƣơng Cục, an ninh các khu và tỉnh ở miền

Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh - Bí thƣ Trung ƣơng Cục, đồng chí Phan Văn

Đáng - Phó Bí thƣ Trung ƣơng Cục đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hội nghị phân tích âm mƣu, phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động của địch và

đánh giá kết quả đấu tranh của lực lƣợng an ninh miền Nam. Đồng thời vạch ra một

Page 99: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

93

số mặt hạn chế trong công tác đấu tranh của lực lƣợng An ninh miền Nam là một số

vụ án thiếu điều tra nghiên cứu, phân loại đối tƣợng, còn trừng trị tràn lan. Từ đó,

Hội nghị đề ra 4 nhiệm vụ cơ bản của An ninh miền Nam là: Bảo vệ Đảng, các cơ

quan, tổ chức quần chúng và căn cứ; kiên quyết và kịp thời trừ gian, trấn áp phản

cách mạng, phục vụ cuộc đấu tranh của nhân dân phá thế kìm kẹp của địch, chống

phá ấp chiến lƣợc, chống gom dân, chống biệt kích, chống càn quét, lấn chiếm; xúc

tiến việc điều tra nghiên cứu nắm tình hình một cách sâu sắc và có hệ thống phục vụ

yêu cầu đấu tranh trƣớc mắt và lâu dài; đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chính

trị và nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. [16; tr. 185]

Đây là hội nghị hết sức quan trọng, những vấn đề cơ bản của công tác an

ninh đƣợc đề ra có tác dụng làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, đánh

dấu một bƣớc phát triển mới của lực lƣợng An ninh miền Nam. Sau hội nghị, hệ

thống tổ chức an ninh các cấp đƣợc củng cố. Sau Hội nghị An ninh toàn miền Nam

lần thứ nhất, ban bảo vệ an ninh các khu, tỉnh, huyện… đều đổi tên thành Ban an

ninh. Hệ thống an ninh các cấp xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh từ Trung ƣơng Cục

miền Nam đến tất cả các xã, ấp, tạo điều kiện cho sự chỉ đạo thống nhất các mặt

công tác từ an ninh trung ƣơng đến cơ sở.

Trƣớc tình hình Mỹ và tay sai ngày càng tăng cƣờng hoạt động do thám, gián

điệp hòng phá hoại cách mạng, Ban An ninh Trung ƣơng Cục một mặt tăng cƣờng

giáo dục ý thức phòng gian, bảo mật trong quần chúng nhân dân ở vùng căn cứ,

tham mƣu cho cấp ủy chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nâng cao cảnh giác, thanh khiết

nội bộ, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, một mặt ra Chỉ thị 24 (tháng 8 -

1963) gửi ban an ninh các cấp về phát triển công tác điệp báo trong tình hình mới.

Chỉ thị vạch rõ: “Trong lúc này Mỹ chuẩn bị đảo chính Diệm, Nhu, lực lƣợng an

ninh khu, tỉnh cần tăng cƣờng công tác điệp báo, nắm chắc mƣu toan của các lực

lƣợng chuẩn bị đảo chính, nhất là những tên giữ vai trò chủ chốt về quân sự và bọn

công chức cao cấp của Diệm, đặc biệt là những tên mà chúng dự kiện vào bộ máy

thống trị mới… tận dụng thời cơ phát triển, củng cố lực lƣợng cơ sở đã có sẵn để

chủ động đối phó với mọi tình huống” [5; tr.97]

Thực hiện Chỉ thị trên, các tỉnh thuộc khu VI đẩy mạnh công tác xây dựng

lực lƣợng nhằm nâng cao sức chiến đấu của cán bộ an ninh trong tình hình mới. Ở

khu, an ninh thành lập các Ban bảo vệ cơ quan, có chế độ nội quy phòng gian, bảo

mật để chống địch cài ngƣời vào phá hoại nội bộ, bên cạnh đó tổ chức nhiều đợt

tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao cảnh giác trong các cơ quan đơn vị. Trong

thời gian này, tỉnh Bình Thuận xây dựng đƣợc 13 ban an ninh xã, 57 ban an ninh

thôn, Ninh Thuận xây dựng đƣợc 7 ban an ninh xã ở Bắc Ái và huấn luyện cho 31

cán bộ an ninh xã, thôn; Đăk Lăk xây dựng đƣợc 12 ban an ninh xã.

“Tại Khu V, hệ thống an ninh các cấp cũng nhanh chóng đƣợc hình thành.

Riêng Quảng Nam, Quảng Đà, đầu năm 1965, tổ chức an ninh của hai tỉnh đã hình

Page 100: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

94

thành hoàn chỉnh các bộ phận gồm 8B nghiệp vụ; văn phòng (B1), bảo vệ chính trị

(B2), điệp báo và an ninh đô thị (B3), bảo vệ nội bộ cơ quan căn cứ (B4), chấp pháp

(B5), bảo vệ trật tự trị an (B6), trại giam (B7), an ninh vũ trang (B8), các B này

đƣợc duy trì cho đến khi đƣợc giải phóng” [81; tr.65]

Năm 1964 - 1965, Bộ Công an tiếp tục tăng cƣờng cán bộ bổ sung cho Ban

An ninh Miền. Đồng chí Nguyễn Tài, Cục trƣởng Cục Bảo vệ Chính trị và đồng chí

Nguyễn Hoàn (Hai An) Phó Cục trƣởng Cục tham mƣu Bộ Tƣ lệnh Cong an nhân

dân vũ trang đƣợc tăng cƣờng cho an ninh miền Nam. Bộ Công an còn chi viện cán

bộ cảnh vệ để huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ cảnh vệ cho An ninh Trung ƣơng

Cục và An ninh các khu tỉnh miền Nam. [18; tr.192]

Đi đôi với quá trình xây dựng và củng cố lực lƣợng, các lực lƣợng An ninh

vũ trang miền Nam đã đẩy mạnh hoạt động làm thất bại có hệ thống các âm mƣu

chống phá của lực lƣợng tình báo chế độ Sài Gòn, cũng nhƣ tổ chức những trận

đánh gây cho Việt Nam Cộng Hòa những thất bại đau đớn.

Ngày 6-1-1963, đoàn 180 An ninh vũ trang phối hợp với lực lƣợng bảo vệ

chính trị của Trung ƣơng Cục và du kích huyện Tân Biên đánh tan một trung đội

biệt kích dù tập kích vào căn cứ, bắt sống tên Nguyễn Văn Tiến, toán trƣởng toán

gián điệp biệt kích số 15 thuộc “liên đoàn 77” Sở liên lạc, Phủ Tổng thống. Chúng

mang theo cờ hiệu, bản đồ đánh dấu địa điểm các cơ quan phía cách mạng. Chiến

thắng này là thất bại của đối phƣơng trong âm mƣu đánh phá cơ quan Trung ƣơng

Cục miền Nam. [18; tr.235]

Giữa năm 1963, trinh sát Ban An ninh Sóc Trăng đột nhập khách sạn Thanh

Tâm, nơi ăn nghỉ của Mỹ - VNCH diệt 26 tên, trong đó có 03 Mỹ. Ngày 9-9-1963,

An ninh Cà Mau phối hợp với chủ lực Quân khu IX tiến công chi khu quân sự Cái

Nƣớc và Đầm Dơi loại khỏi vòng chiến đấu 558 tên, bắn rơi 11 máy bay, thu 200

súng. [18; tr.237]

Đến năm 1964, LLVTCM mà trực tiếp dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban An

ninh Miền đã phát động đƣợc hơn 60% số xã trong vùng giải phóng có phong trào

quần chúng “Bảo mật phòng gian” dƣới nhiều hình thức… qua phong trào, ý thức

cảnh giác cách mạng của quần chúng đƣợc nâng cao. Quần chúng đã cùng lực

lƣợng An ninh bắt đƣợc một số tên gián điệp cải trang hoạt động ở vùng giải phóng

và phát hiện hàng trăm tên tình báo viên, mật báo viên của địch hoạt động, trong đó

có một số tên là gián điệp cài lại. [18; tr.241]

Công tác xây dựng và hoạt động của lực lƣợng an ninh miền Nam trong giai

đoạn 1954 - 1965 và đặc biệt là giai đoạn 1961 - 1965 đã bảo vệ nội bộ của

LLVTCM và bảo mật các hoạt động của nó. Vai trò của lực lƣợng An ninh miền

Nam vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của LLVTCM, nhất là

nhiệm vụ giữ gìn đảm bảo yếu tố bất ngờ, yếu tố bí mật, góp phần quan trọng vào

các chiến thắng vĩ đại của LLVTCM trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến

Page 101: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

95

chống Mỹ cứu nƣớc. Vừa xây dựng vừa hoạt động chiến đấu của Ban An ninh Miền

và các Khu nằm trong hoạt động chung với những đặc điểm, tính chất phổ biến

nhƣng cũng đặc thù của quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCM trong giai

đoạn 1954 - 1965.

3.2.2 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam chiến đấu đánh bại chiến

tranh đặc biệt

3.2.2.1 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam phối hợp đấu tranh chính

trị, binh vận đánh bại “quốc sách ấp chiến lược” và tác chiến đánh bại mũi nhọn

“bình định” của quân đội Sài Gòn (1961 - 1963)

Thực hiện, cụ thể hóa chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt, giai đoạn đầu Mỹ -

VNCH đã xây dựng và thực hiện kế hoạch Staley-Taylor, lấy “quốc sách ấp chiến

lƣợc” và mũi nhọn “bình định” là phƣơng thức chiến lƣợc để tiêu diệt cách mạng

miền Nam. Cả hai mũi nhọn chiến lƣợc này bổ trợ cho nhau, phối kết hợp nhịp

nhàng theo một lập trình tổng quát trên lý thuyết: Quân đội Sài Gòn mở những

chiến dịch bình định để lập ấp chiến lƣợc, tái lập ấp chiến lƣợc, tiêu diệt

LLVTCMMN bảo vệ ấp chiến lƣợc và ấp chiến lƣợc hỗ trợ những cuộc hành quân

bình định tiêu diệt LLVTCMMN thành lập những ấp chiến lƣợc mới.

Đây là những phƣơng pháp, cách thức hành động hết sức nguy hiểm của đối

phƣơng, đƣợc xây dựng kỳ công, nghiên cứu và kiểm chứng thực tiễn một cách

khoa học bài bản. Đòi hỏi LLVTCMMN phải thành thục, nhuần nhuyễn thực hiện

chiến lƣợc “hai chân, ba mũi” linh hoạt, chủ động, qua thực tiễn chiến đấu mà đúc

rút tổng kết kinh nghiệm đánh bại âm mƣu và thủ đoạn chiến tranh của đối phƣơng.

a. Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam phối hợp đấu tranh chính trị,

binh vận đánh bại “quốc sách ấp chiến lƣợc”

Quốc sách “Ấp chiến lƣợc” là một chiến lƣợc “tát nƣớc bắt cá” rất nguy

hiểm của Mỹ và VNCH nhằm chống lại cách mạng miền Nam. LLVTCM ở miền

Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, một đội quân ở nhân dân mà

ra, vì nhân dân mà chiến đấu, dựa vào dân mà tồn tại. Sức mạnh của quân đội cách

mạng là sức mạnh lòng dân, sức mạnh của sự yêu thƣơng, tin tƣởng, ủng hộ, gửi

gắm vô bờ bến của nhân dân, sức mạnh của “bộ đội Cụ Hồ”. Tách nhân dân ra khỏi

LLVTCM là một mƣu đồ thâm hiểm, làm cho LLVTCM mất chỗ dựa, đúng nhƣ

hình ảnh “cá bị tát hết nƣớc” vậy.

Có đƣợc chiến lƣợc cực kì thâm hiểm nhƣ vậy là kết quả kết tinh của kinh

nghiệm chống phá chiến tranh du kích nhiều nƣớc Đông Nam Á, châu Á cùng

những chuyên gia “chống bạo loạn” bậc nhất của Hoa Kỳ và phƣơng Tây.

Phá hủy ấp chiến lƣợc là mục tiêu, đối tƣợng là nhiệm vụ sống còn của

LLVTCMMN. Bởi vì các cuộc hành quân càn quét của VNCH nhằm bình định,

gom dân lập ấp chiến lƣợc, cắt đứt mối liên hệ giữa quân và dân rồi cô lập tiến tới

Page 102: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

96

tiêu diệt LLVTCM. Dành dân, kìm kẹp dân cũng tức là giành đất, lấn chiếm vùng

giải phóng, chỗ đứng chân của LLVTCM rồi bao vây tiêu diệt… Do kế hoạch

Stalay – Taylor với hai mũi nhọn ấp chiến lƣợc và càn quét, bình định - càn quét,

bình định để gom dân lập ấp chiến lƣợc và lập ấp chiến lƣợc để càn quét, bình định.

Những thủ đoạn của đối phƣơng lôgic, thống nhất cho một mục tiêu chung là tiêu

diệt LLVTCMMN và cách mạng miền Nam.

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ƣơng, qua tình hình diễn biến ở các chiến

trƣờng, Ban Quân sự Miền nhận thức phá ấp chiến lƣợc của Sài Gòn là một quá

trình chiến đấu gay go, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, sự nỗ lực kiên trì của

toàn đảng, toàn dân, toàn quân. Trung ƣơng Cục đã ban hành chỉ thị về đánh phá ấp

chiến lƣợc và chống gom dân của VNCH (tháng 8 - 1962). Phải nhận thức rõ càn

quét và lập ấp chiến lƣợc là hai âm mƣu của chúng tiến hành song song. Trong đó:

“…cần sử dụng LLVT tập trung đánh những trận tiêu diệt bộ phận quan trọng của

địch để hỗ trợ phong trào quần chúng, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng nổi

dậy đấu tranh … Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa chống phá gom dân lập ấp chiến

lƣợc với việc xây dựng ấp, xã, vùng chiến đấu, xây dựng căn cứ địa, xây dựng thực

lực cách mạng…”[139]

Quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, LLVT 3 thứ quân cách mạng miền

Nam phối hợp với lực lƣợng chính trị (hai chân) thực hiện 3 mũi giáp công (quân

sự, chính trị, binh vận) chống “quốc sách ấp chiến lƣợc”.

* Ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ

“Quốc sách” ấp chiến lƣợc đƣợc Ngô Đình Diệm phê duyệt tháng 8 - 1962

với chỉ tiêu trong năm phải thành lập đƣợc 11.000 ấp chiến lƣợc trong tổng số

17.000 ấp trên toàn miền Nam. Các tỉnh vành đai quanh Sài Gòn nhƣ Long An, Tây

Ninh, Bình Dƣơng, Phƣớc Thành, Biên Hòa, Long Khánh, Phƣớc Tuy (Bà Rịa) là

trọng điểm gom dân lập ấp chiến lƣợc của chúng.

Thủ đoạn của Mỹ và VNCH là tung quân đi càn quét, dồn dân, gom dân lập

ấp chiến lƣợc và dùng ấp chiến lƣợc hỗ trợ, làm cơ sở tiếp tục tung quân lùng sục

càn quét bình định lập ấp chiến lƣợc mới.

Từ ngày 23-3-1962 đến cuối năm 1962, QĐSG mở cuộc hành quân “Mặt trời

mọc” quy mô cấp sƣ đoàn đánh vào 9 tỉnh miền Đông Nam Bộ, hỗ trợ thực hiện

chƣơng trình bình định, xây dựng ấp chiến lƣợc. Lúc đầu, các LLVT ở miền Đông

Nam Bộ chƣa nhận thức đầy đủ âm mƣu của đối phƣơng nên chƣa tập trung lực

lƣợng chống cuộc hành quân “Mặt trời mọc” để hỗ trợ nhân dân phá cho bằng đƣợc

ấp chiến lƣợc Bến Tƣợng và phá toàn bộ kế hoạch xây ấp chiến lƣợc. Quán triệt sự

lãnh đạo chỉ đạo của Trung ƣơng Đảng và Trung ƣơng Cục miền Nam về chống và

phá ấp chiến lƣợc. Lực lƣợng chủ lực khu (tiểu đoàn chủ lực D500) và tỉnh ở miền

Đông đã kết hợp với bộ đội địa phƣơng, du kích và nhân dân tổ chức tiến công liên

Page 103: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

97

tục, phá đi phá lại nhiều lần, tiến tới phá rã ấp chiến lƣợc Bến Tƣợng, rút kinh nghiệm

cho toàn miền chống phá âm mƣu dồn dân lập ấp chiến lƣợc của Mỹ - VNCH.

Tỉnh ủy Thủ Dầu Một đã chỉ đạo LLVTCM tỉnh kết hợp với lực lƣợng chính

trị và binh vận đã đánh 253 trận, diệt 300 tên nhằm chống lại chiến dịch “Mặt trời

mọc” nhằm dồn dân lập ấp chiến lƣợc của chúng.

Nhằm tổng kết và nhân rộng kinh nghiệm chống phá ấp chiến lƣợc. Hội nghị

tổng kết chiến tranh du kích toàn miền Nam (11-1962) đã họp và tổng kết, nhấn

mạnh tầm quan trọng của xã chiến đấu, thế trận của chiến tranh nhân, trong đó chỉ

rõ: “… lực lƣợng vũ trang kết hợp là đòn bẩy đặc biệt quan trọng để phá ấp chiến

lƣợc. [130; tr.291]

Ở khu X, khu VIII, từ giữa năm 1962 đối phƣơng đã đẩy mạnh xây dựng ấp

chiến lƣợc khắp các tỉnh. Khi CQSG lập ấp chiến lƣợc thí điểm ở xã Tân Lý Tây,

huyện Châu Thành, Mỹ Tho, các bộ lúc đầu chủ quan cho rằng dân bị gom vào ấp

chiến lƣợc phần lớn đã kinh qua đồng khởi, do đó CQSG xây dựng ấp chiến lƣợc sẽ

trở thành ấp chiến đấu của ta. Nhƣng thực tế, nhằm hỗ trợ cho kế hoạch bình định

và quốc sách ấp chiến lƣợc, kẻ thù đẩy mạnh càn quét, lợi dụng địa hình đồng bằng

trống trải, chiến khai chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” làm cho tình hình

nông thôn càng thêm căng thẳng, thế tiến công của đồng bào bị giảm sút, lực lƣợng

vũ trang bị tiêu hao, tổn thất, bị động, lúng túng trong việc tiến công đối phƣơng,

đánh phá âm mƣu, thủ đoạn mới của chúng.

LLVTCM cố gắng hoạt động uy hiếp, tấn công phá hủy ấp chiến lƣợc và có

những thắng lợi bƣớc đầu làm chậm kế hoạch ấp chiến lƣợc của chúng. Ngày 10-9-

1962, đại đội 1 tiểu đoàn 514 (Mỹ Tho) phối hợp với du kích và địa phƣơng phá ấp

chiến lƣợc Dƣỡng Điềm rồi tiếp tục chống càn đánh bại các cuộc hành quân của

địch (bắn rơi 3 máy bay trực thăng, diệt gần hết đại đội địch). Chiến thắng của đại

đội 1, tiểu đoàn 514 (Mỹ Tho) đã cung cấp những luận chứng thực tiễn để mở ra

vấn đề: “…bộ đội tập trung có đứng lại đƣợc sát ấp chiến lƣợc thì mới hỗ trợ tích

cực cho lực lƣợng quần chúng dám nổi dậy phá ấp chiến lƣợc”. [45; tr.432, 433]

Khu ủy khu IX chủ trƣơng đẩy mạnh chống phá ấp chiến lƣợc, đánh bại các

cuộc hành quân càn quét gom dân lập ấp chiến lƣợc của chúng.

Tuy các địa phƣơng ở khu IX đều tích cực phá ấp chiến lƣợc, song do thực

lực tại chỗ còn hạn chế, cơ sở bên trong chƣa nhiều. Phƣơng thức sử dụng lực lƣợng

vũ trang từ ngoài đánh vào, chỉ đánh đồn, diệt ác, phá rào là chính. LLVTCM phá đi

kẻ thù lại lập lại, có những ấp phải phá đi phá lại nhiều lần, hiệu quả không cao, kết

quả còn rất hạn chế. Đến cuối năm 1962, chúng đã lập đƣợc 993 ấp chiến lƣợc, cách

mạng từ 2513 ấp đƣợc giải phóng sụt xuống còn 1520 ấp với chƣa đầy nửa triệu

dân. [46; tr.329]

Tính đến cuối năm 1962, Sài Gòn đã lập đƣợc gần 4000 ấp chiến lƣợc trong

tổng số 11.316 ấp dự định lập trên toàn miền Nam. Ban Quân sự Miền nhận định,

Page 104: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

98

trƣớc sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng và sự hỗ trợ chiến đấu của các LLVT

giải phóng, mục tiêu gom dân lập ấp chiến lƣợc đối phƣơng đề ra cho năm 1962 có

những tiến triển nhƣng sẽ không hoàn thành đƣợc nhƣ mục tiêu đề ra, mặt khác số

ấp chiến lƣợc dù đã đƣợc xây dựng nhƣng tác dụng kìm kẹp quần chúng còn ở

nhiều mức độ khác nhau và không thể tách lực lƣợng cách mạng ra khỏi nhân dân.

Chiến thắng Ấp Bắc (1-1963) đã cỗ vũ to lớn cho LLVTCM hỗ trợ phá ấp

chiến lƣợc. LLVTCM đã tìm ra cách đánh bại chiến thuật tân kỳ “trực thăng vận -

thiết xa vận” - át chủ bài trong các cuộc càn quét, bình định của quân đội VNCH

nhằm tiêu diệt LLVTCM và bình định gom dân lập ấp chiến lƣợc. Sau chiến thắng

Ấp Bắc, một phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” phát triển mạnh mẽ.

LLVT 3 thứ quân phối hợp với chính trị và binh vận từng bƣớc làm làm thất bại

“Quốc sách” ấp chiến lƣợc.

Tháng 7-1963, Quân khu Trung Nam Bộ mở đợt phá ấp chiến lƣợc ở huyện Cai

Lậy và Châu Thành (tỉnh Mỹ Tho). Tiểu đoàn 261 (Quân khu Trung Nam Bộ), Đại đội 1

(Tiểu đoàn 514 tỉnh Mỹ Tho) phối hợp với bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích tấn

công chi khu Vĩnh Kim, bức rút, bức hàng 15 đồn, tạo điều kiện cho nhân dân phá hầu

hết ấp chiến lƣợc trong 14 xã, hình thành một vùng giải phóng khá rộng đƣợc đặt tên là

“vùng giải phóng 20 tháng 7” ở bờ bắc sông Tiền, nam lộ 4, các xã từ huyện Châu Thành

đến huyện Cai Lậy nối với căn cứ Đồng Tháp Mƣời tạo một địa bàn mới cho chiến

trƣờng tỉnh Mỹ Tho và miền Trung Nam Bộ. [129; tr.355]

Ngày 24-7-1963, bộ đội Giải phóng tấn công ấp chiến lƣợc Suối Kiết

(quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy). Quận trƣởng quận Tánh Linh đem quân đến

cứu viện, rơi vào ổ phục kích, chết tại chỗ 16 lính, Bộ đội Giải phóng thu 22

súng. [129; tr.356]

Ấp chiến lƣợc Bến Tƣợng (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng) đƣợc chính

quyền Sài Gòn xem là ấp chiến lƣợc kiểu mẫu, giao cho tƣớng Văn Thành Cao trực

tiếp chỉ đạo xây dựng; đích thân Ngô Đình Diệm đến dự lễ khánh thành. Sau một

thời gian chuẩn bị, ngày 20-8-1963, LLVT Quân khu Đông Nam Bộ kết hợp với

LLVT tỉnh Bình Dƣơng, huyện Bến Cát và du kích cùng nhân dân tại chỗ phá tan

ấp chiến lƣợc kiểu mẫu này.

Trong đó, Nam Bộ, năm 1963 đã phá đƣợc 1.123 ấp chiến lƣợc, giải phóng

2,3 triệu dân. Đặc biệt Long An chỉ còn 15 ấp chiến lƣợc trong tổng số 252 ấp chiến

lƣợc đã lập, Định Tƣờng (Tiền Giang) chỉ còn 10 ấp chiến lƣợc trong tổng số 184

ấp chiến lƣợc đã lập [7; tr.127]. LLVTCMMN đã phối hợp rất hiệu quả cùng với

chính trị và binh vận tiến công chống và phá ấp chiến lƣợc. Hạn chế từng bƣớc hiệu

quả thực chất và kể cả số lƣợng mà Mỹ và VNCH quyết tâm xây dựng trên toàn

miền Nam. Thành quả trong phong trào chống, phá ấp chiến lƣợc trong những năm

1961 - 1963 đã hạn chế hiệu quả của chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt của Mỹ -

VNCH, bƣớc đầu làm thất bại những mục tiêu, tham vọng của chúng về một kế

Page 105: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

99

hoạch bình định miền Nam Việt Nam trong ngắn hạn. Những kết quả nền tảng đó

đã mở ra những thuận lợi cho quân và dân miền Nam bƣớc sang giai đoạn đấu tranh

mới đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ - VNCH.

Năm 1963, trên toàn miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã lập đƣợc 5.000 ấp

chiến lƣợc trên tổng số dự tính 7.500 ấp, gom đƣợc 6 triệu dân.

Từ giữa năm 1963 đến cuối năm 1963, với những trận chiến đấu chống

QĐSG càn quét, diệt đồn bốt và từng đơn vị trung đội, đại đội, dân vệ, bảo an, tiểu

đoàn biệt động quân chính quy của đối phƣơng, tập kích trừng trị cố vấn Mỹ tại

hang ổ đầu não Mỹ - VNCH của các LLVT ba thứ quân ở cả ba vùng chiến lƣợc,

đặc biệt với chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc đầu năm 1963, ở Đƣờng Long (Bến

Cát) cuối năm 1963, có ý nghĩa cả về chiến thuật và chiến luợc, về quân sự và chính

trị; đấu tranh quân sự, hoạt động chiến đấu của LLVTCM đã hỗ trợ phong trào đánh

phá ấp chiến lƣợc, đã phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng với phong trào đấu tranh chính

trị của quần chúng ở các đô thị, nhất là Sài Gòn ngày càng lan rộng sôi sục.

Ngày 01-11-1963, Mỹ chỉ đạo tay sai làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền

Ngô Đình Diệm. Hai anh em Diệm - Nhu đều bị giết. Dƣơng Văn Minh đƣợc Hoa

Kỳ đƣa lên làm tổng thống chế độ tay sai mới.

Cuộc khủng hoảng của chế độ Sài Gòn, đỉnh điểm của nó là cuộc đảo chính

ngày 1-11-1963 đã dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị liên miên của VNCH. Tạo

điều kiện cho LLVTCMMN đẩy mạnh hoạt động phối hợp với chính trị và binh vận

chống, phá “quốc sách” ấp chiến lƣợc ở một trình độ cao hơn, hiệu quả hơn.

* Ở Quân Khu V

Trong những năm 1961 - 1962 cuộc đấu tranh của các LLVT Quân khu V

phối hợp với chính trị và binh vận phá ấp chiến lƣợc diễn ra rất quyết liệt. Làng

chiến đấu từng bƣớc đƣợc xây dựng ở vùng rừng núi, chỉ trong 6 tháng đầu năm

1962, du kích B3 (mật danh của khu vực bắc đƣờng 21 ở Đắc Lắc) đã vót 14 triệu

cây chông, bố trí 130 km tuyến chông, đào 12.000 chông. Làng chiến đấu đã chống

lại rất hiệu quả các cuộc càn quét dồn dân lập ấp chiến lƣợc của đối phƣơng, nơi

đứng chân, địa bàn hoạt động của địa phƣơng quân và du kích… [43; tr.112]

Chiến thắng nổi bật trong tháng 8-1962 của Khu V là trận đánh máy bay trực

thăng đổ quân của QĐSG tại Nà Niêu. Tiểu đoàn 90 của Quân khu sau hơn 6 giờ

chiến đấu quyết liệt, đã đánh bại cuộc hành quân bằng 30 máy bay trực thăng vận

tải của Sài Gòn vào Nà Niêu. Kết quả, LLVTCM khu V bắn rơi 12 máy bay lên

thẳng, có 4 chiếc rơi tại chỗ. Với thắng lợi có ý nghĩa chiến thuật này, ngày 6-9-

1962, Đại tƣớng Tổng Tƣ lệnh Võ Nguyên Giáp đã điện chỉ thị cho Khu V và Nam

Bộ rút kinh nghiệm phổ biến cho lực lƣợng vũ trang các địa phƣơng vận dụng, phá

cho đƣợc chiến thuật cơ động bằng trực thăng và thiết giáp của đối phƣơng. [37]

Tuy nhiên trong hai năm 1961, 1962 về cơ bản cách mạng chƣa phá đƣợc thế

kìm kẹp ở đồng bằng, phong trào đô thị còn yếu. Nhƣ vậy, thế chiến lƣợc giữa 3

Page 106: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

100

vùng rừng núi, đồng bằng, đô thị phát triển không đều. Sang năm 1963, trong sự

phát triển chung của cách mạng miền Nam. LLVTCM Quân khu V có những hoạt

động tích cực chống càn quét và tiến công hỗ trợ phong trào phá ấp chiến lƣợc.

Trải qua nhiều đợt chống càn, lực lƣợng vũ trang cách mạng khu V ngày

càng khó khăn về quân số, trang bị. Sức chiến đấu giảm sút. So sánh lực lƣợng

LLVTCM quá ít so với QĐSG, nên bị lấn thế. Đến giữa năm 1963, vùng căn cứ

Nam Tây Nguyên của cách mạng chỉ còn 20.000 dân, vùng giải phóng ở đồng bằng

chỉ còn 34 thôn với 6.000 dân.

Do điều kiện đặc thù, chiến trƣờng khu V có 3 vùng rõ nét, trong đó vùng

rừng núi và chủ nhân của vùng đất ấy phần nhiều là dân các dân tộc thiểu số - là đối

tƣợng Mỹ và VNCH quyết tâm bình định gom dân lập ấp chiến lƣợc. Bình định

vùng này không dễ nhƣ ở đồng bằng, sự phản kháng của quần chúng hoặc là rút lên

núi lập làng chiến đấu hoặc dựa vào địa hình hiểm trở sẵn có lập làng chiến đấu.

Đấy là đặc thù của khu V. Do vậy, chống, phá ấp chiến lƣợc, đi đôi với phát động

quần chúng chống địch, vai trò hỗ trợ của LLVT ở khu V là hết sức quan trọng. Nơi

nào đấu tranh vũ trang hỗ trợ có hiệu quả cho phong trào quần chúng thì dù QĐSG

có tập trung sức đánh phá, cũng không thể gom hết dân và kèm chắc đƣợc quần

chúng. Ngƣợc lại, nơi nào LLVTCM yếu thì dù phong trào quần chúng có mạnh,

không sớm thì muộn, Sài Gòn vẫn bình định đƣợc. Do đó đƣa xây dựng LLVT và

đấu tranh VT lên song song và đi trƣớc so với đấu tranh chính trị là cơ sở, điều kiện,

giải pháp quyết định để đánh bại quốc sách ấp chiến lƣợc ở khu V. Năm 1963, sau

chiến thắng Ấp Bắc, LLVTCMMN cho thấy chứng tỏ đã có thể đánh thắng chiến

thuật tân kì “trực thăng vận, thiết xa vận” của Mỹ và VNCH. Tổng kết kinh nghiệm

và học tập kinh nghiệm Ấp Bắc, Nà Niêu vào từng chiến trƣờng cụ thể của khu V

để đánh bại chiến thuật thiết xa vận để hỗ trợ phong trào phá ấp chiến lƣợc đƣợc

tích cực triển khai.

Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1963, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,

LLVTCM đã phối hợp phá đi phá lại 1876 ấp chiến lƣợc (có ấp bị phá đi phá lại 4,5

lần) và phá banh 400 ấp trong tổng số 900 ấp.

“Tháng 11 - 1963, lợi dụng sau cuộc đảo chính rối ren, LLVTCMƠMN đã

phối hợp phá vỡ từng mảng ấp chiến lƣợc Đông Kon Hà Nừng (Gia Lai), Đăk Tô,

Dakglei (Kon Tum). Ở đồng bằng gồm Tam Kỳ, Tiên Phƣớc (Quảng Nam), Tƣ

Nghĩa, Đức Phổ (Quảng Ngãi), dọc thung lũng sông Côn và Kim Sơn (Bình Định).

Tổng số ấp đƣợc giải phóng trong tháng đƣợc 219 ấp”. [43; tr.132].

3.2.2.2. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam tác chiến đánh bại “mũi

nhọn” bình định của quân đội Sài Gòn (1961 - 1963)

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đánh phủ đầu chiến lƣợc “chiến tranh

đặc biệt”, đánh bại âm mƣu bao vây, đánh phá căn cứ địa cách mạng của CQSG,

đƣợc Ban quân sự Miền chấp thuận, Ban quân sự miền Đông chủ trƣơng tiến công

Page 107: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

101

tiêu diệt tiểu khu quân sự Phƣớc Thành. Mục tiêu trận đánh là tiêu diệt toàn bộ quân

quân Sài Gòn, làm chủ tiểu khu và tỉnh lỵ, giải thoát tù chính trị, gây tiếng vang lớn

về chính trị, phá tan ý đồ dùng Phƣớc Thành làm bàn đạp tiến công vào căn cứ

Đông - Bắc miền Đông (chiến khu Đ cũ).

Ngày 17 - 9 - 1961, trận tiến công nổ ra và giành thắng lợi, đây là trận tiến

công quy mô đầu tiên của Quân giải phóng vào một tỉnh lỵ của Sài Gòn. LLVTCM

đã tiêu diệt và xóa phiên hiệu cơ quan chỉ huy tiểu khu Phƣớc Thành, chi khu

Phƣớc Vĩnh một tiểu đoàn biệt động quân, một đại đội cảnh sát dã chiến, một đại

đội dân vệ, một trung đội pháo 105, một chi đội thiết giáp cùng toàn bộ cơ quan

hành chính tỉnh. Tổng số 300 tên bị tiêu diệt tại chỗ, 400 tên đầu hàng[83; tr.49]. Bộ

Quốc phòng Mỹ phải xác nhận ý nghĩa to lớn trận đánh này của LLVTCMMN:

“Trận tiến công lớn nhất đã có tác động làm cho Sài Gòn nhốn nháo là trận họ đánh

chiếm Phƣớc Thành, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn có 55 dặm. Việt cộng chiếm giữ thị

xã này gần suốt cả ngày và công khai chặt đầu viên tỉnh trƣởng và rút lui trƣớc khi

quân đội Việt Nam tới”[38; tr. 93]

Chiến thắng Phƣớc Thành là trận quan trọng nhất của quân và dân miền Nam

nói chung và của miền Đông nói riêng khi chuyển giai đoạn từ “đồng khởi” sang

chiến tranh cách mạng, chống chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - VNCH.

Trận Phƣớc Thành tạo điều kiện cho LLVTCM củng cố và mở rộng căn cứ, phát

triển lực lƣợng, giải quyết một phần nhu cầu về trang bị, vũ khí, lƣơng thực trong

tình hình khó khăn lúc đó. Phần lớn súng chiến lợi phẩm và 300 tù nhân đƣợc giải

phóng sau trận Phƣớc Thành là cơ sở ban đầu để thành lập Tiểu đoàn 800 (phát

triển từ Tiểu đoàn 500), tiểu đoàn chủ lực của miền Đông Nam Bộ.

Năm 1962, trên chiến trƣờng B2, nhằm thực hiện chƣơng trình bình định hỗ

trợ kế hoạch lập ấp chiến lƣợc, từ tháng 3 - 1962 đến cuối năm 1962, QĐSG mở

liên tiếp 4 cuộc hành quân lớn: chiến dịch Mặt trời mọc quy mô cấp sƣ đoàn chủ lực

kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 - 1962. Ngày 10-10-1962, Quân đội Sài Gòn huy

động 6.000 quân gồm 10 tiểu đoàn thuộc các sƣ đoàn chủ lực số 5, 7, 21 mở chiến

dịch Sao Mai đánh vào vùng căn cứ cơ quan lãnh đạo, chỉ huy Miền ở khu B thuộc

hai tỉnh Long An và Tây Ninh. Cuối năm 1962, Quân đội Sài Gòn với 15 tiểu đoàn

bộ binh (có 1.000 cố vấn Mỹ) mở chiến dịch “Thu Đông” càn quét chiến khu Đ.

Ngày 8-3-1962, Quân đội Sài Gòn mở chiến dịch Bình Tây đánh U Minh Hạ, Sóc

Trăng và Cà Mau hòng tiêu diệt chủ lực của cách mạng, phá căn cứ, kết hợp lùa dân

vào vùng kiểm soát.

“Ở khu V, tháng 5 - 1962 đến tháng 1 - 1963 quân đội Sài Gòn mở cuộc

hành quân “Hải Yến” với lực lƣợng của trung đoàn 47 và tiểu đoàn biệt kích chủ

lực quân đội Sài Gòn nhằm tiêu diệt và đánh bật hết LLVT của ta”. [49; tr.30, 31]

LLVT 3 thứ quân cách mạng ở miền Nam, sau phong trào đồng khởi đã có

bƣớc phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đã phối hợp với đấu

Page 108: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

102

tranh chính trị và binh vận chống phá mũi nhọn ấp chiến lƣợc và tác chiến tiêu diệt

các cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn, cùng với phong trào chống, phá

ấp chiến lƣợc nhằm đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ - VNCH. LLVTCM đã

kết hợp ba mũi giáp công và phƣơng châm hai vùng lần lƣợt đối đầu và đánh bại

các cuộc hành quân chính quy của quân đội Sài Gòn.

Tuy nhiên chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt là một chiến lƣợc dựa trên nền tảng của

sức mạnh Mỹ (vũ khí), đƣợc nghiên cứu công phu, tập trung những bộ óc tinh hoa nhất

của Mỹ và phƣơng Tây, đã đƣợc kiểm nghiệm thực tế và rút kinh nghiệm tại các chiến

trƣờng có điều kiện tự nhiên, xã hội gần tƣơng đồng nhƣ ở miền Nam Việt Nam. Chống

lại chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt mà nhiệm vụ trƣớc mắt cụ thể là chống lại chiến thuật

“trực thăng vận, thiết xa vận” là một bài toán khó giải với các LLVTCMMN, đòi hỏi

LLVT 3 thứ quân của cách mạng miền Nam phải phát huy tinh thần vƣợt qua khó khăn,

dũng cảm hy sinh, sáng tạo. Dựa vào kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn sinh động của

mình mà sơ kết, tổng kết rút ra thành những bài học kinh nghiệm lớn - bài học kinh

nghiệm đƣợc trả bằng chính xƣơng máu của mình để tìm ra quy luật điểm yếu của chiến

thuật đó, chống lại nó và phổ biến ra toàn Miền.

Do đó trong 2 năm 1961 - 1962, thế trận của cách mạng miền Nam là giằng

co. Có những nơi những lúc CQSG đã hoàn thành đƣợc mục tiêu của mình, gây cho

cách mạng những khó khăn nhất định. LLVTCMMN có những tổn thất, những bỡ

ngỡ khi phải đối phó với chiến thuật chiến tranh hiện đại trên. Mỹ - VNCH nhất là ở

Đồng bằng sông Cửu Long. Lực lƣợng vũ trang và nhân dân đối phó còn lúng túng,

thƣờng rút lui để bảo toàn lực lƣợng nên gặp nhiều tổn thất, để QĐSG lấn chiếm

một số vùng giải phóng.

Đỉnh điểm của sự thiệt hại đó là tháng 8-1962, quân đội Sài Gòn đánh vào

xóm Chòi (Mỹ Hạnh Trung - Cai Lậy), đồng chí Đỗ Giọng - Phó Tƣ lệnh, Tham

mƣu trƣởng Khu VIII hy sinh. [45; tr.430]

Ngày 2-9-1962, QĐSG đánh trúng căn cứ tỉnh ủy Mỹ Tho ở Hƣng Thạnh,

làm 52 cán bộ chiến sỹ cách mạng hy sinh, trong đó có đồng chí Năm Kiên - Ủy

viên thƣờng vụ tỉnh ủy Mỹ Tho. Trong trận chiến này, hai trung đội bảo vệ căn cứ

thì một trung đội không chiến đấu, phân tán để tranh thƣơng vong. Trung đội còn lại

dựa vào công sự đã đào sẵn kiên quyết đánh trả đến cùng. Kết quả là trung đội phân

tán ẩn náu bị hy sinh gần hết, còn trung đội tổ chức chiến đấu chẳng những bảo toàn

đƣợc lực lƣợng mà còn tiêu diệt đƣợc 40 tên và bắn cháy một trực thăng vũ trang.

Diễn biến của trận đánh này đã đƣợc rút kinh nghiệm, gợi ý cho quân khu

VIII về phƣơng pháp, cách thức để hóa giải chiến thuật tân kỳ của quân đội Sài

Gòn. Quân khu đã đi đến kết luận: “Phải kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân

càn quét bằng chiến thuật, phƣơng tiện mới của địch - mới hỗ trợ đƣợc quần chúng

phá ấp chiến lƣợc” [45; tr.431] “Trƣớc kẻ thù tàn bạo hiện nay, bộ đội trong quân

Page 109: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

103

khu, bất kể chủ lực, địa phƣơng hay du kích chỉ có một con đƣờng duy nhất: kiên

cƣờng đánh trả” [125; tr.100]

Những thử nghiệm thực tiễn đó là kết quả của sự ý chí cách mạng, của lòng

yêu nƣớc, của bản chất “bộ đội Cụ Hồ”, của truyền thống lấy ít thắng nhiều, lấy yếu

thắng mạnh của dân tộc ta, kết quả của sức mạnh chiến tranh nhân dân, của hai chân

3 mũi đúng đắn.

Quá trình thử nghiệm đó đã đƣợc nghiệm thu, bài toán khó đó đã tìm đƣợc

lời giải. Bƣớc vào năm 1963, Mỹ - Diệm muốn dốc mọi nỗ lực để hoàn thành cho

đƣợc kế hoạch 18 tháng đã đề ra, cách mạng cũng muốn giải quyết điểm nghẽn của

lịch sử - chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận. Quyết tâm của hai bên QĐSG -

LLVTCMMN nói trên, đƣợc gặp nhau ở điểm không hẹn mà gặp, đó là Ấp Bắc. Ấp

Bắc là một ấp thuộc xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho.

Quân đội Sài Gòn phát hiện chủ lực khu VIII ở Ấp Bắc. Bộ tổng tham mƣu

quân đội VNCH cùng Bộ Tƣ lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Sài Gòn đứng đầu là

tƣớng P. Hác - kin cấp tốc vạch kế hoạch, điều lực lƣợng, mở cuộc hành quân càn

quét quy mô lớn với mật danh Đức Thắng 1/13 nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của

LLVTCM. Đối phƣơng huy động vào cuộc hành quân: 03 tiểu đoàn của sƣ đoàn

7 bộ binh (thuộc vùng 4 chiến thuật), 02 đại đội biệt động quân do tƣ lệnh Sài

Gòn đại tá Bùi Đình Đạm chỉ huy, chiến đoàn bảo an tỉnh Định Tƣờng (8 đại đội

bảo an, 3 đại đội dân vệ, biệt kích) do tỉnh trƣởng thiếu tá Lâm Quang Thơ chỉ

huy, một tiểu đoàn nhảy dù thuộc lực lƣợng dự bị Bộ Tổng tham mƣu, 13 xe

thiết giáp M113 chở quân đột phá, 13 tàu chiến trên sông, 15 máy bay trực thăng

chở quân đổ bộ, 07 máy bay vận tải quân nhảy dù C123, 05 trực thăng vũ trang

chi viện cùng với 8 máy bay ném bom và khu trục, 4 L19 trinh sát và chỉ huy;

ngoài ra còn có 10 khẩu pháo, cối từ 105 ly trở lên bố trí trên lộ 4, Long Định,

Mỹ Phƣớc Tây chi viện trực tiếp.

Chỉ huy chủ yếu do đại tá Bùi Đình Đạm tƣ lệnh sƣ đoàn 7 và cố vấn cấp cao

sƣ đoàn John Paul Vam , cùng 51 cố vấn Mỹ và nhiều sỹ quan QĐSG. Về sau có

thêm thiếu tƣớng Huỳnh Văn Cao, tƣ lệnh Quân đoàn IV, thiếu tƣớng Trần Thiện

Khiêm, tham mƣu trƣởng liên quân Sài Gòn đến tham gia.

Về bên phía LLVTCM, lực lƣợng tƣơng đƣơng một tiểu đoàn (khoảng 350

ngƣời) nhƣng không phải là một tiểu đoàn hoàn chỉnh mà ghép một đại đội của tiểu

đoàn 261 (chủ lực quân khu), một đại đội của tiểu đoàn 514 - đại đội 1 (tỉnh Mỹ

Tho), một trung đội bộ đội địa phƣơng huyện Châu Thành, một trung đội công binh

tỉnh, lực lƣợng du kích các xã Điềm Huy, Tân Phú, Tân Hội và các ấp Tân Thới, Ấp

Bắc cùng nhân dân các xã, ấp ấy. [62; tr.67]. Nhƣ vậy, 01 tiểu đoàn ghép chủ lực

địa phƣơng, du kích của cách mạng trang bị kém đã đƣơng đầu với nhiều tiểu đoàn

bộ binh chủ lực, bảo an quân đội Sài Gòn có các quân, binh chủng thủy, lục, không

quân, pháo binh cơ giới, trực thăng tham chiến. Một tiểu đoàn trƣởng của LLVTCM

Page 110: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

104

phải chỉ huy lực lƣợng ít và kém của mình chống lại lực lƣợng gấp cả chục lần do

các cấp chỉ huy, nhiều tá, tƣớng của đối phƣơng từ tỉnh đến sƣ đoàn, quân đoàn và

Bộ Tổng tham mƣu Sài Gòn cộng với các cố vấn sừng sỏ của quân đội Mỹ.

Ngày 2-1-1963, quân đội Sài Gòn chia thành nhiều mũi, bằng đƣờng bộ,

đƣờng thủy và đƣờng không mở 5 đợt tấn công vào Ấp Bắc và ấp Tân Thới. Quân

giải phóng dựa vào công sự, bờ mƣơng, lùm cây … bất ngờ tiến công mãnh liệt, bẻ

các đợt tấn công của chúng, buộc chúng phải rút lui. Đối với quân đổ bộ bằng trực

thăng, LLVTCM dùng súng trƣờng, trung liên bắn tỉa. Đến đêm 02-01-1963 quân

đội Sài Gòn thất bại nặng nề, buộc phải dừng lại, rút ra ngoài để củng cố lực lƣợng.

Trận đánh kết thúc. [107; tr.28, 29]

Cuộc hành quân của đối phƣơng đã thất bại nặng nề: 450 binh lính bị tiêu

diệt (trong đó có 9 cố vấn Mỹ), 5 máy bay bị bắn rơi, 11 chiếc khác bị hƣ hỏng

nặng, 3 xe M113 bị phá hủy, 1 tàu chiến bị đánh chìm, 3 hƣ hỏng… [45; tr.450]

Phối hợp với Ấp Bắc, tỉnh ủy, tỉnh đội Mỹ Tho đã chỉ đạo các huyện Cái

Lây, Châu Thành và thị xã Mỹ Tho đồng loạt đƣa lực lƣợng vũ trang và lực lƣợng

chính trị ra tấn công đối phƣơng. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động vũ trang và đấu

tranh chính trị, binh vận của quần chúng nên cùng với chiến thắng Ấp Bắc, nhân

dân thị xã Mỹ Tho và các vùng phụ cận đã bao vây, bức hàng, bức rút đƣợc 45 đồn

bót địch, uy hiếp 55 đồn khác, phá banh đƣợc 69 ấp chiến lƣợc, giải phóng hoàn

toàn 55 xã khỏi sự kềm kẹp của địch. [45; tr.450, 451]

Trận Ấp Bắc, thắng lợi huy hoàng của quân giải phóng Trung Nam Bộ vào

thời kỳ giữa chiến tranh đặc biệt khi xuất hiện những đơn vị quân đội Mỹ lần đầu

tiên trên đất nƣớc Việt Nam với đặc trƣng lúc đó là những trực thăng chở quân võ

trang chiến đấu và xe thiết giáp lội nƣớc M113, với những kỹ thuật, chiến thuật tân

kỳ tƣởng nhƣ những phép thần thông làm khiếp đảm, giết sạch Việt cộng và uy hiếp

tinh thần nhân dân nhƣ Mỹ từng “huênh hoang” bỗng nhiên bị sụp đổ thảm hại.

Trận Ấp Bắc, một trận đánh thực sự không phải lớn lắm, không dài ngày

trong một cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm nhƣng lại gây một tiếng vang lớn.

Thắng lợi Ấp Bắc là thắng lợi cả về mặt kĩ thuật, chiến thuật, phƣơng thức tác chiến

và cả về ý nghĩa chiến lƣợc của LLVTCMMN.

Đánh giá về trận Ấp Bắc, đồng chí Lê Duẩn, Bí Thƣ thứ nhất Ban Chấp hành

trung ƣơng Đảng, viết: “Kể từ trận Ấp Bắc, Mỹ thấy không thể thắng đƣợc… trong

chiến tranh đặc biệt” [56, tr.50]

Rõ ràng, sau trận Ấp Bắc xe thiết giáp M113 và các loại trực thăng không

còn là nỗi kinh hoàng cho LLVTCMMN, không còn là bất khả trị nữa. Từng ngƣời

du kích với khẩu súng trƣờng, từng đơn vị nhỏ với súng liên thanh dám bắn và biết

bắn hạ trực thăng theo nhƣ các chiến sĩ Ấp Bắc. Về sau còn phát triển nhiều kiểu

đánh và gài bẫy để giết trực thăng, cả trực thăng bầy bằng mìn tự tạo, mìn định

hƣớng v.v… xe M113 cũng bị bắn cháy do thủ pháo cầm tay và mìn chống tăng.

Page 111: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

105

Đối phó với các loại phƣơng tiện chiến tranh mới (trực thăng và xe M113) và kĩ

thuật diệt đối phƣơng không những đã đƣợc giải quyết trong lực lƣợng vũ trang giải

phóng và nhân ra rộng rãi, sáng tạo trong nhân dân.

Ấp Bắc đã nêu một kinh nghiệm sống động, đã cho một bài học quý giá về

giữ mình và diệt địch. Hố cá nhân, hầm chiến đấu, hào giao thông dù không kiên cố

đã che chở cho cả một đơn vị mấy trăm ngƣời mà hàng chục tấn bom đạn tập trung

từ mặt đất, từ trên không vẫn không giết sạch đƣợc họ nhƣ quân Sài Gòn tƣởng

tƣợng. Và trên cơ sở trụ vững một cách dũng cảm mà bình tĩnh thông minh, đánh trả

quyết liệt, chọn từng mục tiêu mà bắn, bẻ gãy từng đợt tiến công của đối phƣơng

vào trận địa, cuối cùng đơn vị ít mà tinh thần chiến đấu vì mục tiêu, lý tƣởng rõ rệt

LLVTCM đã chiến thắng vẻ vang nhiều đơn vị Sài Gòn đông gấp chục lần, trang bị

mạnh gấp trăm lần nhƣng ô hợp, bạc nhƣợc.

Trận Ấp Bắc còn là điển hình của một phƣơng thức tác chiến của chiến tranh

nhân dân. Trận đánh này không chỉ có quân chủ lực mà có cả quân địa phƣơng,

quân du kích, có cả bộ binh, công binh, đặc công, không chỉ có ngƣời cầm súng mà

cả đông đảo đội quân chính trị - đội quân tóc dài, không chỉ đánh bằng súng đạn mà

còn đánh vào lòng ngƣời nhƣ binh, địch vận. Trận đánh không chỉ diễn ra ở Ấp Bắc

mà mặt trận phối hợp trong toàn tỉnh Mỹ Tho với nhiều hình thức đánh đồn bót,

đánh giao thông, bắn máy bay, kìm chân và uy hiếp đối phƣơng. Đội quân tóc dài

đã kéo vào thị xã, thị trấn đòi chồng con đi lính cho quân đội Sài Gòn, vào nhà

thƣơng thăm thân nhân bị thƣơng, bị chết gây thêm bi thảm cho chúng. Rõ ràng là

LLVTCM đánh bằng cả lực lƣợng tổng hợp, bằng hai chân, ba mũi, bằng kết hợp

chặt chẽ ba thứ quân… Chỉ có chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân mới có

đƣợc điều đó.

Giá trị trận Ấp Bắc không những có ý nghĩa về kỹ thuật, chiến thuật và

phƣơng thức tác chiến mà trong thời điểm đầu của chiến tranh đặc biệt, lực lƣợng

VTCM còn non yếu, trang bị nghèo nàn, còn Mỹ - quân đội Sài Gòn thì tung ra lực

lƣợng hùng hậu, vũ khí hiện đại, phƣơng tiện tối tân, bom đạn thừa mức và định đập

tan cách mạng trong 18 tháng. Trong tình hình đó, chiến thắng Ấp Bắc đã góp phần

cho lãnh đạo LLVTCM giải quyết một bài toán hóc búa về chiến lƣợc chiến tranh

và chủ trƣơng cách mạng: liệu cách mạng có đối đầu đƣợc với Mỹ về quân sự? Liệu

có thể tiến hành chiến tranh cách mạng chống lại nổi với chiến tranh xâm lƣợc của

Mỹ, kẻ đứng đầu thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự. Sau trận Ấp Bắc

VNCH thấy khó thắng LLVTCMMN, trận Ấp Bắc chứng tỏ quân và dân ta ở miền

Nam có khả năng đánh thắng Mỹ về quân sự trong chiến tranh đặc biệt.

Đánh giá về chiến thắng Ấp Bắc, sự kiện làm thối động bộ máy quân sự

khổng lồ này, đối phƣơng nhận xét Trận Ấp Bắc là “một trong những thất bại nặng

nề và nhục nhã nhất của quân đội miền Nam Việt Nam và cố vấn Mỹ” [77; tr.44]

Page 112: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

106

“Trận Ấp Bắc là một thảm bại nhục nhã của quân đội VNCH mà 3 nguyên

do chính là:

- Sự bất lực của cấp chỉ huy

- Tinh thần bạc nhƣợc của quân sỹ

- Sự ƣớc lƣợng sai lầm của tình báo”

Ngƣợc lại, thảm bại đó cũng chứng tỏ rõ rệt “sự trƣởng thành về lực lƣợng

và tinh thần quyết chiến của Việt Cộng tại miền Nam” [103; tr.333, 334]

Tƣ lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dƣơng, tƣớng Harry Felt thừa nhận: “đây

là một thất bại hoàn toàn” [112]

William E.Colby, Trƣởng phân bộ của CIA cũng phải thừa nhận: “Ấp Bắc

báo hiệu khả năng đánh thắng những chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng

và xe bọc thép, đồng thời nêu bật sức mạnh của lực lƣợng đấu tranh chính trị kết

hợp với đấu tranh vũ trang của cộng sản” [153]

Sự kiện này khiến giới hoạch định chiến tranh Mỹ hoài nghi, lo lắng, thất

vọng. Ngày 18-1-1963, Kennedy cử tƣớng Earle G.Wheeler, Tham mƣu trƣởng Lục

quân Mỹ, dẫn đầu một phái đoàn gồm 5 tƣớng sang điều tra nguyên nhân của thất

bại Ấp Bắc và biện pháp khắc phục.

Chiến thắng Ấp Bắc mở đầu cho cuộc khủng hoảng về chiến thuật và thế đi

xuống, cũng là dấu hiệu phá sản của chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”. Chiến thắng

Ấp Bắc đã làm bộc lộ mâu thuẫn trong ý đồ của Mỹ với khả năng VNCH, mâu

thuẫn giữa Mỹ và Diệm. Những mâu thuẫn đó, cùng với những tác động khác, đã

thúc đẩy Mỹ phải loại bỏ Diệm - Nhu làm cho VNCH lâm vào tình trạng khủng

hoảng triền miên tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam tiến lên.

Từ tháng 2 - 1963 Ban Quân sự Miền ra Lời kêu gọi và phát động trong

toàn thể các LLVT giải phóng miền Nam phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc

lập công” Sau khi phát động phong trào thi đua Ấp Bắc, phong trào bắn hạ trực

thăng và thiết giáp M 113, đánh bại các cuộc càn bằng trực thăng vận, thiết xa

vận của QĐSG nổi lên khắp nơi, không chỉ trong các lực lƣợng vũ trang mà cả

trong nhân dân.

Sau trận Ấp Bắc, LLVTCM tiếp tục đánh bại chiến thuật “hạm đội nhỏ trên

sông” - một chiến thuật điển hình dùng cho chiến trƣờng sông nƣớc, dày đặc kinh

rạch, đất ngập nƣớc nhƣ chiến trƣờng khu IX.

Từ ngày 3-1 đến ngày 1-3-1963, quân đội Sài Gòn huy động một lực lƣợng

lớn (gồm sƣ đoàn 21 bộ binh, một liên đoàn biệt động quân, một lữ đoàn thủy quân

lục chiến, với 200 giang thuyền, hải thuyền, 9 pháo hạm, nhiều máy bay và trực

thăng) mở chiến dịch “Hạm đội nhỏ trên sông” (“Sóng tình thƣơng”) vào rừng đƣớc

Năm Căn nhằm tiêu diệt căn cứ Khu ủy Khu Tây Nam Bộ và tỉnh ủy Cà Mau.

Tiểu đoàn U Minh 1 (chủ lực tỉnh Cà Mau), bộ đội đặc công, pháo binh

kết hợp với bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích dựa vào thế chiến trƣờng

Page 113: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

107

sông nƣớc, tổ chức đánh hơn 10 trận liên tiếp, bắn chìm hàng chục giang thuyền,

hải thuyền, bắn rơi một máy bay phản lực và hai máy bay trực thăng. “Cuộc hành

quân S ng tình thương nhằm trục đối phƣơng ra khỏi vị trí của họ (Lực lƣợng

cách mạng) ở bán đảo Cà Mau, đã thất bại hoàn toàn. Khoảng 75% trong tổng số

275.000 dân tỉnh An Xuyên (Cà Mau) vẫn sống trong vùng do Việt Cộng kiểm

soát” [47; tr.381]

“Hạm đội nhỏ trên sông” có ƣu thế về phƣơng tiện chiến tranh đƣờng thủy,

đƣờng không hiện đại, cơ động cao, Quân đội Sài Gòn sử dụng nó với hi vọng sẽ

phát huy sức mạnh ở chiến trƣờng khu IX, là át chủ bài trong việc đối phó với các

LLVTCM ở khu IX. Tuy nhiên, sự thất bại của chiến dịch này chứng tỏ LLVTCM

dựa vào điều kiện đặc thù của sông nƣớc miền Tây có khả năng đối phó và làm thất

bại những cuộc hành quân thủy - không phối hợp, tinh nhuệ, hiện đại, tính cơ động

cực nhanh của Mỹ và QĐSG.

Cuối năm 1963, lần đầu tiên, quân chủ lực Miền đã thực hiện đƣợc trận đánh

tiêu diệt gọn một đơn vị tiểu đoàn quân Sài Gòn nổi tiếng ác ôn: Tiểu đoàn biệt

động quân số 33 mang tên “Cọp đen”, trong cuộc hành quân càn quét quy mô lớn

mang tên “Đại Phong” đánh vào địa bàn đứng chân của trung đoàn chủ lực Miền -

Trung đoàn 2 (Q.762) ở ấp Đƣờng Long, xã Thanh Tuyền, huyện Bến Cát, Bình

Dƣơng (31-12-1963). Trung đoàn 2 Miền đã chặn đánh tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn

này, bắt sống 57 tù binh, hạ 3 máy bay, thu trên 100 súng. [59; tr.475]

Thắng lợi đầu tiên (diệt gọn 1 tiểu đoàn) của chủ lực quân giải phóng đã tạo

đà cho việc đẩy nhanh quá trình xây dựng các đơn vị tập trung lớn của

LLVTCMMN nhằm thích ứng với sự leo thang về quy mô, tính chất, yêu cầu,

nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giải phóng.

Qua cuộc chiến đấu ác liệt, gian khổ, dai dẳng với địch, đến cuối năm 1963,

mặc dù cách đánh của Quân giải phóng mới chỉ là chiến tranh du kích nhƣng đã có

sự phát triển vƣợt bậc so với giai đoạn trƣớc, thể hiện ở: “Nếu cách đây 2 năm,

trong một trận càn quét, bộ đội và dân quân du kích ta chỉ tiêu hao, tiêu diệt đƣợc

30, 40 tên giặc, bắn rơi một vài máy bay địch thì ngày nay chúng ta có thể bẻ gãy

các cuộc càn quét quy mô của địch với lực lƣợng gấp 10 lần hơn ta, có thể tiêu diệt

4, 5 trăm tên giặc, hạ từ 10 - 15 máy bay, phá hủy hàng loạt 7, 8 xe M113” [78;

tr.297]; “Nếu nhƣ trƣớc kia chúng ta chỉ có thể đánh lén, rút nhanh, thì nay đã có

thể chiến đấu cả ngày dƣới hỏa lực phi pháo với hàng bao tấn sắt thép của địch”

[78; tr.280]; “Nếu trƣớc kia chúng ta chỉ tiêu diệt một đồn từ 10 - 20 tên địch đóng

giữ thì ngày nay quân ta có thể san bằng hàng loạt đồn bốt kiên cố với chiến lũy

hàng trăm tên địch đóng giữ” [78; tr.281].

Tuy nhiên, phong trào chiến tranh du kích ở miền Nam lúc này có sự phát triển

không đồng đều giữa các khu vực. Nhìn tổng thể, hoạt động của Quân giải phóng diễn

ra sôi nổi nhất ở chiến trƣờng Nam Bộ, nhiều trận đánh lớn đã xảy ra ở đây. Trong khi

Page 114: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

108

đó, Khu V, nhất là vùng đồng bằng duyên hải và Trị Thiên thì khá là im ắng. Tổng thể

giai đoạn này giữa LLVTCM và QĐSG là thế giằng co chiến lƣợc.

Nhƣ vậy, từ năm 1961 đến năm 1963 Mỹ -VNCH đã thực hiện thủ đoạn

phản kích rất thâm độc vào phong trào cách mạng miền Nam sau thắng lợi của

phong trào đồng khởi. Nó gây cho LLVTCM những khó khăn lúng túng với những

tổn thất nhất định.

LLVTCMMN đã có những phát triển nhanh chóng, đã dần tiến lên song song

với đấu tranh chính trị. LLVT 3 thứ quân, 2 chân 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lƣợc đã

phát huy sức mạnh của nó. Sự phối hợp giữa LLVTCMMN với chính trị và binh vận

làm chậm lại quốc sách “ấp chiến lƣợc” và các cuộc hành quân càn quét bình định của

đối phƣơng. Tuy nhiên, những nỗ lực cố gắng đó không lật ngƣợc đƣợc tình thế, Mỹ -

QĐSG có thành công nhất định trong thủ đoạn thâm độc của mình.

Mấu chốt, chìa khóa của thế cờ đó là chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa

vận”. Cách mạng chƣa có “phƣơng thuốc hữu hiệu” để đối phó một cách hiệu quả

với chiến thuật tân kỳ này thì thế giằng co vẫn là chủ đạo trong hình thái chiến tranh

thời kỳ này. Không có LLVTCMMN hỗ trợ, mũi chính trị và binh vận rất khó để

phát huy sức mạnh của mình.

Thế cờ đó chỉ thay đổi khi xảy ra sự kiện chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) 2-1-

1963. Qua chiến thắng Ấp Bắc, chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” không còn

là con “ngáo ộp” nữa. 3 thứ quân của LLVTCMMN tự tin chống trả một cách hữu

hiệu, qua đó vực dậy mãnh liệt các mũi đấu tranh chính trị và binh vận nhằm giành

thế chủ động trên chiến trƣờng tiến tới đánh bại chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt”

trong hai năm tiếp theo 1964 - 1965.

3.2.2.3 Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đẩy mạnh hoạt động tác

chiến mùa khô 1964 - 1965

Năm 1964, các địa phƣơng cấp Quân khu đã đạt trình độ mở những đợt tấn

công phối hợp 3 thứ quân với lực lƣợng cỡ 2, 3 tiểu đoàn đến 2 trung đoàn nhằm

vào các chi khu của quân đội Sài Gòn. Các quân khu của Nam Bộ đều đã đạt trình

độ tiêu diệt đƣợc từ 2 đến 3 chi khu. Các cuộc tấn công của lực lƣợng quân sự đều

có sự phối hợp với lực lƣợng chính trị nhằm ngăn chặn quân Sài Gòn tiếp viện, bắn

phá vào làng, tranh thủ binh lính làm suy yếu tinh thần của chúng. Mỗi cuộc chiến

đấu đều có điểm, có diện cầm chân địch, căng đối phƣơng ra mà đánh nên quân Sài

Gòn bị động đối phó khắp nơi. Đơn vị cấp tỉnh của lực lƣợng quân giải phóng có

thể tiêu diệt đơn vị cấp tiểu đoàn quân Sài Gòn (nhƣ trận tiêu diệt Tiểu đoàn “Ó đỏ”

ở Bến Tre) hoặc có thể tiêu diệt căn cứ lớn của đối phƣơng (có nội tuyến) nhƣ trận

đánh căn cứ huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa (Long An) có cố vấn Mỹ, cứ điểm

Thiên Hộ ở Mỹ Tho (có từ 500 đến 700 quân chiếm giữ).

Page 115: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

109

Bắt đầu từ năm 1964, là thời kỳ các trận chiến đấu có hiệu suất cao, diệt tiểu

đoàn, diệt chi khu, đánh bại nhiều cuộc hành quân quy mô hàng vạn quân Sài Gòn

có sự hỗ trợ tối đa của hỏa lực phi cơ, pháo binh và pháo hạm.

Đồng thời với việc xây dựng 3 thứ quân LLVTCMMN, các địa phƣơng, tỉnh,

khu đều chú ý tổ chức các đơn vị hỏa lực trợ chiến. Pháo binh Miền đã thành lập

Trung đoàn mật danh là U80 và đã tác chiến độc lập đánh một trận phủ đầu vào sân

bay Biên Hòa.

Bộ Chỉ huy Miền quyết định tập kích căn cứ không quân Biên Hòa với hai

mục đích là thử nghiệm phƣơng pháp mang vác độc lập tác chiến và đánh không

quân ngay tại căn cứ. Kế hoạch của trận đánh ấn định vào đêm 31-10-1964.

Đƣợc sợ giúp đỡ tích cực của nhân dân địa phƣơng, đặc biệt là đồng bào ở

thị xã Biên Hòa và tỉnh Phƣớc Thành (trinh sát bí mật chuyển pháo), trong đêm, lực

lƣợng pháo binh tham gia trận đánh hành quân từ chiến khu Đ về lập trận địa áp sát

sân bay, bắn chính xác vào các mục tiêu định sẵn trong căn cứ và rút lui an toàn.

Diệt và làm bị thƣơng nhiều sỹ quan lái máy bay và nhân viên kỹ thuật, phá hủy 59

máy bay, trong đó có 21 máy bay ném bom B57 Mỹ mới đƣa vào miền Nam...

Thắng lợi của trận pháo kích sân bay Biên Hòa mở ra khả năng tác chiến độc lập, cơ

động xa và đánh gần của lực lƣợng pháo binh miền Nam.

Chiến thắng Biên Hòa vang dội khắp hai miền đất nƣớc và thế giới. [13] Chủ

tịch Hồ Chí Minh viết bài bình luận, kết thúc bằng bốn câu thơ:

“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu

Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu

Thành đồng trống thắng lay Lầu trắng

Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu”.

Phƣơng Tây cho rằng đây là “một Trân Châu Cảng chính cống” [137].

Tƣớng Taylor, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn đích thân đến Biên Hòa thị sát tình

hình, phải cay đắng thốt lên: “rõ ràng Việt Cộng đã đƣợc làm một việc mà trƣớc đây

họ chƣa hề làm”, trích dẫn theo [121; tr.35]

Trên chiến trƣờng B2 thời tiết hầu khắp các vùng chia ra hai mùa tƣơng

đối rõ rệt, mùa khô và mùa mƣa. Mùa khô là mùa thuận lợi cho LLVTCM tiến

hành các trận đánh lớn, các đợt hoạt động dài ngày và QĐSG cũng mở các cuộc

hành quân lớn; là mùa chiến đấu giành giật quyết liệt giữa Cách mạng với

VNCH trên chiến trƣờng.

Bƣớc vào mùa khô 1964 - 1965, Hoa Kỳ chủ trƣơng thực hiện các biện pháp

quân sự mạnh, đƣa chiến tranh đặc biệt lên đỉnh cao, chuẩn bị đƣa quân viễn chinh

Mỹ vào miền Nam, tăng cƣờng đánh phá miền Bắc. Không quân Mỹ chủ yếu đảm

nhiệm yểm trợ hoả lực cho quân Sài Gòn trên chiến trƣờng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng Cục lần thứ hai (tháng 3 - 1964) khẳng

định: “chúng ta có khả năng không những đánh bại kế hoạch Mc.Namara nhƣ đã

Page 116: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

110

đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo mà còn có thể tranh thủ thời cơ phát triển phong

trào và thực lực tƣơng đối nhanh chóng để làm chuyển biến so sánh lực lƣợng giữa

ta và địch” [70; tr.715, 716]

Muốn đánh đòn chí mạng vào chủ lực Sài Gòn, làm thối động, khủng hoảng

và tan rã dây chuyền quân đội VNCH phải có những chiến dịch lớn, tiêu diệt đƣợc

cấp sƣ đoàn của chúng (VNCH có 10 sƣ đoàn quân chủ lực và đã quen đánh cấp sƣ

đoàn). Đánh bại quân đội Gài Gòn, là đánh đổ đƣợc chế độ VNCH, một chế độ

đƣợc quân sự hóa cao độ, tồn tại chủ yếu dựa vào sức mạnh của bộ máy quân sự

khổng lồ do Mỹ dày công xây dựng huấn luyện. Yêu cầu phát triển của LLVTCM

giai đoạn này bức thiết hơn bao giờ hết, nhằm đủ sức làm nhiệm vụ lịch sử trong

thời điểm quyết định của cách mạng miền Nam. LLVTCMMN phải phát triển cả về

quy mô và trình độ tác chiến để có thể tiêu diệt gọn, “hốt gọn” chủ lực Sài Gòn tới

cấp trung đoàn và hơn nữa là sƣ đoàn, tiến tới đánh quỵ Quân đội Sài Gòn và đánh

bại chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt. Trung ƣơng cử đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh

vào chi viện cho chiến trƣờng miền Nam, đảm nhiệm Bí thƣ quân ủy Miền đã sớm

nhận ra thiếu khuyết đó. Đại tƣớng cho rằng tốc độ xây dựng quân chủ lực của

Miền là chậm, cần phải đẩy nhanh hơn nữa, gấp rút xây dựng nhiều trung đoàn tiến

lên cấp sƣ đoàn mới khắc phục đƣợc điểm yếu chiến dịch cấp trung sƣ đoàn

(LLVTCM cho đến thời kì này chủ yếu đánh lẻ từng tiểu đoàn). Đại tƣớng hoàn

toàn nhất trí với chiến dịch Bình Giã mùa khô năm 1964 - 1965. Đây là đòi hỏi, yêu

cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.

Quán triệt tinh thần đó, Bộ chỉ huy Miền đặt yêu cầu quân sự trong mùa khô

năm 1964 - 1965 cho toàn Miền, nâng cao dần mức tác chiến của chủ lực, tiến đến

đánh tiêu diệt, làm tan rã từng bộ phận chủ lực Sài Gòn. Bộ chỉ huy Miền nhất trí

mở một chiến dịch tiến công QĐSG của chủ lực Miền, phối hợp với lực lƣợng của 2

quân khu 6 và 7 ở vùng Bà Rịa - Long Khánh, là địa bàn xung yếu đối với chúng ở

Tây Nam Sài Gòn, nơi lực lƣợng đối phƣơng yếu. Khi bị tấn công đối phƣơng sẽ

điều chủ lực đến chi viện tạo điều kiện cho chủ lực của LLVTCMMN thực hiện tiêu

diệt lớn quân Sài Gòn, hỗ trợ tích cực phong trào quần chúng phá thế kìm kẹp, mở

rộng vùng giải phóng ở một hƣớng chiến lƣợc quan trọng Đông Nam Sài Gòn, nhất

là ven biển tạo điều kiện tiếp nhận sự chi viện của trung ƣơng bằng đƣờng biển, tạo

thế cho chủ lực cách mạng đứng chân sau này. Tuy nhiên, địa bàn Bà Rịa - Long

Khánh phần lớn là vùng QĐSG tạm chiếm, điều kiện đảm bảo hậu cần có nhiều khó

khăn, nhất là lƣơng thực.

Bộ chỉ huy Miền đã tổ chức lực lƣợng trinh sát thực địa, chỉ đạo các cơ quan,

đơn vị tham gia chiến dịch nghiên cứu tình hình cụ thể, phục vụ Bộ chỉ huy soạn thảo

kế hoạch chiến dịch, nhất là đảm bảo hậu cần, công tác Đảng, công tác chính trị.

Quân ủy Miền đề ra yêu cầu, mục tiêu mà chiến dịch cấp sƣ đoàn đầu tiên

phải hƣớng tới: “Nâng cao tác chiến chủ lực, tiến tới đánh tiêu diệt, làm tan rã từng

Page 117: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

111

bộ phận chủ lực địch, không ngừng nâng cao trình độ vận động chiến của chủ lực ta

ở các địa bàn chiến lƣợc, tiến tới làm cho vai trò của vận động chiến giữ địa vị

quyết định…”[116; tr.36, 37].

Phƣơng châm chiến dịch là: tích cực tiến công tiêu diệt sinh lực quân Sài

Gòn, kết hợp chặt chẽ lực lƣợng 3 thứ quân, kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị

và binh vận, bảo đảm chắc thắng, diệt gọn từng đơn vị quân Sài Gòn, xây dựng lực

lƣợng cách mạng hỗ trợ đấu tranh chính trị phá ấp tân sinh.

Phƣơng thức tác chiến chủ yếu là “đánh điểm diệt viện” diệt quân Sài Gòn

ngoài công sự, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật: phục kích, tập kích,

vận động tiến công.

Tƣ tƣởng chỉ đạo là: đánh chắc thắng, chủ động tiến công, cơ động linh hoạt,

bƣớc trƣớc tạo điều kiện cho bƣớc sau phát huy thắng lợi, chiến đấu liên tục giành

thắng lợi giòn giã.

Địa bàn chiến dịch gần 500km2 gồm Bà Rịa là hƣớng chính (điểm mở theo

dự kiến ban đầu là Xuyên Mộc), Hoài Đức - Tánh Linh (cực Nam Trung Bộ) và

Long Thành - Nhơn Trạch (Biên Hòa).

Sử dụng lực lƣợng trên khu vực chủ yếu: gồm hai trung đoàn chủ lực của

Miền đã đƣợc củng cố huấn luyện các hình thức chiến thuật cơ bản, đƣợc biên chế

trang bị tƣơng đối đầy đủ nhƣng chủ yếu vẫn là các loại vũ khí lấy đƣợc của Pháp.

Lực lƣợng tại chỗ có Đại đội 445 của tỉnh Bà Rịa - Long Khánh và dân quân du

kích trong vùng. Trên khu vực chiến đấu phối hợp là Hoài Đức, Tánh Linh (Bình

Thuận) có 2 tiểu đoàn của quân khu VI và quân khu VII. Tổng số LLVT 3 thứ quân

tham gia chiến dịch có khoảng 7.000 quân .

Công tác chính trị đảm bảo cho chiến dịch quán triệt nhiệm vụ đánh tiêu diệt

từng tiểu đoàn chủ lực quân Sài Gòn: quán triệt phƣơng châm, phƣơng thức, tƣ

tƣởng chỉ đạo tác chiến; đồng thời quán triệt tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa các

lực lƣợng chủ lực và địa phƣơng. Công tác hậu cần đƣợc đảm bảo, sự chi viện của

hậu phƣơng lớn miền Bắc là kịp thời, đảm bảo cho chiến dịch đƣợc tiến hành theo

đúng kế hoạch.

Trong hơn một tháng thực hiện chiến dịch tấn công tổng hợp từ ngày 2-12-

1964 đến 3-1-1965, hai trung đoàn chủ lực Miền là lực lƣợng chủ yếu tham gia

chiến dịch, đã đánh 5 trận cấp trung đoàn, 2 trận cấp tiểu đoàn. LLVT 3 thứ quân

cách mạng đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 quân bắt sống gần 300 quân Sài

Gòn, tiêu diệt gọn 2 tiểu đoàn chủ lực QĐSG (1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến,

một tiểu đoàn biệt động quân), một chi đoàn xe bọc thép M.113 (14 xe M.113 và

45 xe quân sự khác), bắn rơi, bắn hỏng 56 máy bay (phần lớn là máy bay lên

thẳng). [102; tr.365]

Chiến dịch Bình Giã đã đạt đƣợc những thành công chƣa từng có của

LLVTCM lúc bấy giờ:

Page 118: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

112

Là chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, quy mô

không lớn (cấp sƣ đoàn tăng cƣờng) nhƣng đạt đƣợc ý nghĩa chiến lƣợc.

Diệt và đánh thiệt hại nhiều tiểu đoàn quân Sài Gòn nhất, trong đó lần đầu

tiên diệt một tiểu đoàn quân trừ bị.

Làm phá sản chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận”.

Khả năng đáp ứng tốt công tác hậu cần chiến dịch của cách mạng miền Nam.

Chiến thắng Bình Giã đã chứng tỏ sự trƣởng thành vƣợt bậc của khối chủ lực

Nam Bộ cả về trình độ tổ chức chỉ huy, quy mô tác chiến lớn và trình độ tác chiến

tập trung. Khối chủ lực Nam Bộ đã đạt trình độ mở cuộc tiến công trên một khu vực

tƣơng đối rộng lớn, kéo dài nhiều ngày và diệt gọn từng tiểu đoàn chủ lực lớn mạnh

nhất của quân Sài Gòn. Mặc dù quy mô sử dụng lực lƣợng chƣa lớn lắm nhƣng đợt

tác chiến ở Bình Giã đã có đủ các nội dung của nghệ thuật chiến dịch tiến công và

đƣợc coi là chiến dịch đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ ở Nam Bộ.

Chiến thắng Bình Giã chứng minh sự cần thiết phải xây dựng bộ đội chủ lực

và tiến lên tác chiến chính quy của LLVTCM. Từ chiến thắng Bình Giã, quan điểm

xây dựng bộ đội chủ lực để tiến lên tác chiến tập trung đã đƣợc khẳng định, thúc

đẩy nhanh tốc độ xây dựng LLVTCMMN.

“Ấn tƣợng của Washington về sự nát vụn của chính quyền Sài Gòn càng

thêm nặng nề khi quân đội Sài Gòn chịu một tổn thất nghiêm trọng trong trận đánh

dữ dội ở Bình Giã”. “Tất cả đều chỉ ra rằng ngƣời ta đang sa vào một tình thế mà sự

sụp đổ cuối cùng của chính quyền Nam Việt Nam có lẽ đang xuất hiện và sự thắng

lợi của Việt Cộng là rất rõ ràng” [138; tr.340].

Đánh giá tổng quát về tầm quan trọng chiến lƣợc của chiến thắng Bình Giã,

Bí thƣ thứ nhất Lê Duẩn nhận xét: “Kể từ trận Ấp Bắc, địch thấy khó thắng ta, sau

chiến dịch Bình Giã địch thấy thua ta”[55; tr.185]. Đó chính là ý nghĩa chiến lƣợc

quyết định của chiến dịch Bình Giã.

Cuối năm 1964 trên cơ sở tình hình miền Nam đang phát triển có lợi cho

phía cách mạng, chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt của Mỹ - VNCH đang trên đà phá

sản, đồng thời xuất hiện khả năng Mỹ sẽ thay đổi chiến lƣợc. Thực hiện ý đồ chiến

lƣợc của trung ƣơng, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định đánh bại chiến

lƣợc chiến tranh đặc biệt, Trung ƣơng Cục hoạch định một kế hoạch chuẩn bị đón

thời cơ thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Quyết định mang

mật danh là kế hoạch X. Địa bàn trọng điểm của kế hoạch X là Sài Gòn - Gia Định.

Bƣớc vào đầu năm 1965 quân uỷ Miền tiến hành hội nghị, ra nghị quyết về

tình hình và nhiệm vụ năm 1965. Nghị quyết nhận định thời điểm năm 1965 Mỹ

đang thực hiện những nỗ lực mới về chiến tranh ở Việt Nam nhƣ mở rộng chiến

tranh phá hoại ra miền Bắc, chuẩn bị leo thang chiến tranh ở miền Nam, chuyển từ

chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ.

Page 119: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

113

Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng, Trung ƣơng Cục, Bộ chỉ huy Miền

quyết định triển khai đợt hoạt động mùa mƣa 1965 trên toàn Miền nhằm đẩy mạnh

tiến công, tạo thêm nhiều đòn tiêu diệt lớn nhằm đánh gục quân đội Sài Gòn trƣớc

khi quân Mỹ kịp vào cứu nguy và có thể giải quyết cuộc chiến tranh trong khuôn

khổ “Chiến tranh đặc biệt”. Thực hiện chủ trƣơng đó, Nam Bộ tăng cƣờng tiến công

đối phƣơng trên diện rộng, phá ấp chiến lƣợc, ấp tân sinh và tổ chức chiến dịch

đánh lớn nhằm tạo sự thối động chiến lƣợc. Khu vực đƣợc chọn để đánh lớn là

Đồng Xoài - Phƣớc Long.

Trong thời gian từ 10 - 6 đến 22-7-1965 chiến dịch tiến hành thành 3 đợt

trong đó đã đánh 16 trận cấp tiểu đoàn, 4 trận đánh địch trong công sự vững chắc

đều thành công, đánh chiếm và bám trụ nhiều ngày chi khu quân sự Đồng Xoài là

một cứ điểm trọng yếu trong khu tứ giác Đồng Xoài - Phƣớc Long - Chơn Thành -

Đình Long, tuyến phòng thủ vòng ngoài của đối phƣơng ở Bắc Sài Gòn.

LLVTCM đã diệt 2 chi khu quân sự, 3 tiểu đoàn chủ lực (có 1 tiểu đoàn dù

số 7 thuộc lực lƣợng tổng trù bị của quân Sài Gòn), trong đó có 42 cố vấn Mỹ. Với

kết quả đó, chiến thắng Đồng Xoài nhƣ một cú đấm bồi rất mạnh khiến quân chủ

lực Sài Gòn thiệt hại nặng nề và ngày càng hoang mang, sa sút tinh thần chiến đấu.

Chiến dịch Phƣớc Long - Đồng Xoài chứng tỏ sự trƣởng thành rất nhanh của

bộ đội chủ lực cách mạng về mọi mặt, nhất là khả năng đánh tiêu diệt những căn cứ,

đồn bót vững chắc của quân Sài Gòn, trình độ vận dụng nghệ thuật chiến dịch và

hiệu quả chiến đấu cũng đã đƣợc nâng cao hơn.

Ở khu V, hội nghị khu ủy khu V đầu tháng 5-1965 chủ trƣơng tiêu diệt và

làm tan rã một bộ phận quan trọng quân chủ lực Sài Gòn làm cho chúng rối loạn

cao độ về chiến lƣợc, suy sụp hoàn toàn về chính trị. Thực hiện chủ trƣơng đó, từ

ngày 29-5 đến ngày 31-5-1965, LLVT Quân khu V đã tiến hành chiến dịch Ba Gia

Bắc Quảng Ngãi tiêu diệt một chiến đoàn quân Sài Gòn.

Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh tổng kết chiến dịch: Lần đầu tiên cách mạng

tiêu diệt 4 tiểu đoàn chủ lực khá tinh nhuệ của địch, xóa xổ trung đoàn 51 của quân

Sài Gòn chỉ trong vòng 2, 3 ngày trên một hƣớng tác chiến. Lần đầu tiên trong trận

ngày 30 và 31-5, LLVTCM tiêu diệt gọn một chiến đoàn của địch gồm 3 tiểu đoàn.

Lần đầu tiên trên một địa hình không thuận lợi và đặc biệt địch chiếm ƣu thế binh

lực, hỏa lực so với LLVTCM, thế mà LLVTCM không những dám đánh địch mà

còn tiêu diệt gọn toàn bộ quân đối phƣơng. [45; tr.186].

Thắng lợi vang dội về quân sự và sức ép mạnh mẽ của chính trị và binh vận

càng làm cho đối phƣơng hoang mang, giao động. Nhân dân Quảng Ngãi nổi dậy

kết hợp với bộ đội địa phƣơng và du kích giải phóng từng mảng lớn và giải phóng

cơ bản nông thôn đồng bằng toàn tỉnh.

Nhƣ vậy, chỉ trong vòng hơn nửa năm, từ tháng 12-1964 đến tháng 7-1965,

trên chiến trƣờng miền Nam đã liên tiếp tiến hành 3 chiến dịch tiến công địch trên

Page 120: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

114

một địa bàn rộng lớn ở miền Đông Nam Bộ và khu V, lực lƣợng vũ trang có bƣớc

trƣởng thành vƣợt bậc, nhất là lực lƣợng chủ lực Miền. Trình độ chỉ đạo, chỉ huy

chiến dịch đƣợc nâng lên một bƣớc, mở ra khả năng lực lƣợng chủ lực Miền và khu

V có thể cơ động trên nhiều địa bàn, phối hợp với lực lƣợng vũ trang địa phƣơng

đánh tập trung quy mô ngày càng lớn, dài ngày, tiêu diệt ngày càng nhiều sinh lực

quan trọng của QĐSG. Cùng với các cuộc đấu tranh vũ trang, phong trào đấu tranh

chính trị cũng đƣợc đẩy mạnh, những nội dung cơ bản của chiến lƣợc “Chiến tranh

đặc biệt” của Mỹ đã phá sản, cuối năm 1964 CQSG còn giữ đƣợc 3.461 ấp tân sinh,

đến tháng 6-1965 chỉ còn 2.000 ấp, quân tổng trù bị chủ lực, xƣơng sống của chế độ

Sài Gòn đã “ngã gục” trƣớc đòn tiến công của lực lƣợng quân giải phóng.

Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ McNamara nhận định: “Tình hình chính trị và

quân sự (của CĐSG) ở Nam Việt Nam xấu đi nhanh chóng… Nam Việt Nam dƣờng

nhƣ đang bên bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn” [124; tr.175].

Đứng trƣớc nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, Mỹ đã tăng nhanh lực lƣợng

quân viễn chinh trực tiếp tham chiến trên chiến trƣờng miền Nam. Nó đã làm thay

đổi tƣơng quan lực lƣợng trên chiến trƣờng miền Nam, buộc LLVTCMMN phải

dừng “kế hoạch X” để đối phó, thích ứng với tình hình mới.

Tiểu kết chƣơng 3

Chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” một chiến lƣợc chiến tranh bài bản trong

chiến lƣợc toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ đƣợc áp dụng điểm ở Việt Nam.

Đây là một chiến lƣợc chiến tranh tập trung trí tuệ của giới “tinh hoa” của Mỹ và

phƣơng Tây nhằm chống lại cuộc “nổi loạn” của nhân dân miền Nam trong đó đặc

biệt là tiêu diệt LLVTCMMN để dập tắt cuộc “nổi loạn” đó.

Khi đối phƣơng thực thi chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam, cách

mạng miền Nam buộc phải chuyển sang phƣơng án 2 của đồng khởi - tổ chức trƣờng

kỳ kháng chiến. Cũng tức là yêu cầu xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN trở

thành vấn đề sống còn, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng miền Nam.

Do hoàn cảnh quốc tế phức tạp, phát động cuộc chiến trƣờng kỳ từ đâu, tính chất, quy

mô cuộc chiến … là một nghệ thuật có ý nghĩa quyết định cho những thắng lợi về sau.

LLVTCMMN non trẻ đƣợc thành lập và phát triển nhanh chóng qua phong trào

đồng khởi chứng tỏ tính chính nghĩa, gan góc, tốc độ phát triển nhanh chóng. Từ nhân

dân mà ra, dựa vào dân mà tồn tại và phát triển, vì nhân dân mà chiến đấu và trƣởng

thành. Những đơn vị hạt nhân đó làm nòng cốt phát triển một lực lƣợng vũ trang giải

phóng có sức mạnh chiều rộng của lực lƣợng du kích và sức mạnh chiều sâu của các

đơn vị chủ lực Miền, một lực lƣợng vũ trang 3 thứ quân có thể đứng vững trƣớc sức

mạnh tối tân của một đội quân hiện thân, hay ủy nhiệm một nền sản xuất vũ khí hiện

đại bậc nhất thế giới - có sức mạnh quân sự bậc nhất thế giới.

Page 121: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

115

Qua 5 năm dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, các LLVTCM 3 thứ quân

không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và trình độ tác chiến. Có thể giằng co với

đối phƣơng trong giai đoạn đầu và có những bƣớc phát triển bƣớc ngoặt trong

năm 1964 - 1965 đánh bại chiến lƣợc chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt mà Mỹ và

VNCH dày công gây dựng.

Thời điểm lịch sử nền tảng đó là sự thử thách, là tôi luyện cho một đạo quân

đặc biệt trong lịch sử chiến tranh thế giới. Đạo quân đó về hình thức bị cô lập với

hậu phƣơng cách mạng miền Bắc nhƣng thực chất đã có sự chi viện ở mức độ nhất

định và quan trọng hơn hết, có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh và sức mạnh của

đạo quân cách mạng miền Nam đó là “dân”. Có nhân dân miền Nam ủng hộ,

LLVTCMMN đã tự vận động phát triển, sáng tạo các chiến thuật chiến tranh nhân

dân độc đáo của mình, đã đánh thắng và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng căn cứ

địa, vừa chiến đấu vừa sản xuất để phát triển thực lực. Đã xây dựng đƣợc một

LLVT 3 thức quân hùng mạnh, có khả năng đánh thắng các chiến thuật chiến tranh

tân kỳ của đối phƣơng, có đủ thực lực để xây dựng những đơn vị chủ lực đáp ứng

yêu cầu đánh lớn trên chiến trƣờng.

Với nền tảng vững chắc đƣợc tôi luyện qua chiến đấu và chiến thắng trong

chiến tranh đặc biệt. LLVTCMMN chứng tỏ bản lĩnh, khả năng tôi luyện vƣợt

qua thử thách khó khăn, trong bất cứ thời khắc khắc quyết định nào.

LLVTCMMN từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, khi cần có thể hòa

vào nhân dân, chịu sự thƣơng yêu đùm bọc che chở của nhân dân, quân với dân

không có khoảng cách. Sức mạnh của LLVTCMMN là sức mạnh của nhân dân,

sức mạnh của chính nghĩa, của lòng dân. Chính giai đoạn chống chiến tranh đặc

biệt đã tạo dựng một nền tảng, một phẩm chất, một sức mạnh vô địch trong suốt

quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc trong các giai đoạn tiếp theo, dù khốc

liệt hơn, dù gian khổ hơn nữa LLVTCMMN chƣa bao giờ chịu thua trƣớc cỗ

máy quân sự “khổng lồ” của Mỹ - VNCH.

Và cho đến khi quân chủ lực từ Miền Bắc bắt đầu hành quân quy mô lớn

và trực tiếp tham chiến tại chiến trƣờng miền Nam chống chiến tranh Cục bộ. Cơ

bản lực lƣợng tại chỗ, quân giải phóng miền Nam Việt Nam, một bộ phận đặc

biệt của quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Nam đã có thể tổ chức những chiến

dịch quy mô cấp sƣ đoàn, đánh tiêu diệt gọn những đơn vị chủ lực cấp trung đoàn

của QĐSG (chiến dịch Bình Giã). Đã làm cho Hoa Kỳ thấy “cảm giác vỡ vụn” của

QĐSG và chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt mà Mỹ và VNCH dày công gây dựng.

Page 122: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

116

Chƣơng 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LỰC LƢỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG Ở MIỀN

NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965

Trong tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của

nhân dân Việt Nam (1954-1975), lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam có vị thế

vô cùng quan trọng. Lực lƣợng này ra đời trong 1 bối cảnh đặc biệt và đã kế tục,

phát huy truyền thống đấu tranh quật cƣờng của nhân dân Việt Nam và truyền thống

chiến đấu can trƣờng, dũng cảm, mƣu lƣợc, sáng tạo của bộ đội cụ Hồ.

10 năm đầu của công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1965)

của nhân dân ta ở miền Nam đã gắn liền với quá trình xây dựng, củng cố, chiến đấu

và phát triển của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam. Với 1 thập kỉ chiến đấu,

phát triển, trƣởng thành của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam, đã tạo nên

các yếu tố vững chắc, bảo đảm cho cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nƣớc của nhân

miền Nam giành đƣợc thắng lợi cuối cùng.

Có thể đánh giá, nhận xét về lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam thời

gian trên qua mấy điểm căn bản sau:

4.1 Sự ra đời của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam là yêu cầu

tất yếu, là qui luật đấu tranh của công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc

4.1.1 Ra đời để để bảo vệ thực lực cách mạng miền Nam

Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, phía cách mạng đã rút toàn bộ lực lƣợng vũ

trang ở các tỉnh phía Nam vĩ tuyến 17 tập kết ra Bắc. Khoảng xấp xỉ 10 vạn bộ đội

và cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc (trong đó phần lớn là lực lƣợng vũ trang). Đó là

những đơn vị đã trƣởng thành trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất và cũng là kết

quả của cuộc chiến đấu và xây dựng lực lƣợng gian khổ của đồng bào, đồng chí ở

miền Nam. Với việc rút toàn bộ lực lƣợng Quân - Dân - Chính - Đảng ra Bắc, với

việc bàn giao toàn bộ vùng giải phóng rộng lớn ở miền Nam cho đối phƣơng kiểm

soát và với việc giải thể chính quyền kháng chiến các cấp từng tồn tại ở miền Nam

lúc đó, nên ở đồng bào đồng chí ở lại miền Nam không còn có những ƣu thế nhƣ họ

từng có khi đối mặt với kẻ thù.

Từng bƣớc, từng bƣớc một, Hoa Kỳ đã áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới

của Mỹ ở miền Nam và từng bƣớc, từng bƣớc một chính quyền Sài Gòn đã loại bỏ

mọi lực lƣợng không ăn cánh và cuối cùng Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp lực

lƣợng yêu nƣớc kháng chiến cũ của nhân dân miền Nam.

Chính sách tố cộng, diệt cộng của CQSG ngày càng tàn bạo, khốc liệt. Ngô

Đình Diệm huy động toàn bộ lực lƣợng vũ trang, toàn bộ hệ thống hành chính để

Page 123: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

117

“giết nhầm còn hơn bỏ sót” cộng sản. Trƣớc chính sách đàn áp phát xít của Chính

quyền Sài Gòn, lực lƣợng cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, cơ sở cách

mạng, cơ sở Đảng bị phá vỡ nhiều nơi và đến năm 1959, có nguy cơ toàn bộ lực

lƣợng cách mạng miền Nam bị địch tiêu diệt hết, nhƣ đồng chí Lê Duẩn từng nhận

xét lúc đó.

Trong những ngày cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn đó, trong

những ngày lực lƣợng chính trị miền Nam bị đàn áp khốc liệt đó, LLVT tự vệ miền

Nam dần dần ra đời.

Trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc,

cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam trong thời gian từ 1954 đến 1960 có ý

nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu

nƣớc của nhân dân ta. Đây là những năm tháng bản lề quyết định toàn bộ tiến

trình phát triển của sự nghiệp thống nhất đất nƣớc. Hiểu một cách đại lƣợc, có

thể nói mấy năm này, nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng đang tìm

kiếm một giải pháp cho cách mạng miền Nam: phải tiến hành sự nghiệp thống

nhất nƣớc nhà ra sao, bắt đầu từ đâu, nhân dân Việt Nam phải đứng lên chống

kẻ thù nhƣ thế nào…

Nhƣ chúng ta đã biết, cùng với đà phát triển chung của cuộc kháng chiến của

cả dân tộc, vào Đông Xuân 1953-1954, nhân dân miền Nam đã giành đƣợc nhiều

thắng lợi; thế và lực của cách mạng ngày càng lớn. Tại miền Trung, ngoài chiến

trƣờng Tây Nguyên ta đã làm chủ nhiều địa bàn, vùng đồng bằng có khu giải phóng

liên hoàn rộng lớn miền Trung kéo dìa từ phà Ròn (Quảng Bình) đến tận Đà Nẵng;

tại Nam Bộ, khi chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra, vùng giải phóng ở các tỉnh

miền Đông và miền Tây đƣợc mở rộng. Tấm “bản đồ lên sởi” đƣợc các nhà quan sát

phƣơng Tây đánh giá tình thế xen kẽ giữa vùng Việt Minh kiểm soát với vùng do

Pháp chiếm đóng ở vùng đất cực Nam.

Trong vùng giải phóng liên hoàn đó, chính quyền kháng chiến các cấp ngày

càng đƣợc củng cố, đang phát huy vai trò của mình trong công cuộc đổi mới và tổ

chức cuộc sống mới ở vùng tự do và trong chiến đấu giải phóng quê hƣơng, đất

nƣớc. Cùng với sự phát triển của chính quyền và của vùng giải phóng, lực lƣợng vũ

trang cách mạng ở các địa phƣơng đã lớn mạnh vƣợt bậc. Khoảng 10 vạn bộ đội ra

miền Bắc tập kết sau này là con số chứng minh về sự trƣởng thành của lực lƣợng vũ

trang nói riêng và cách mạng miền Nam nói chung.

Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội làm nhân rộng thế và lực của quân và

dân ta đang chiến đấu ở chiến trƣờng phía nam. Ngƣợc lại, đối phƣơng ở địa bàn

này trở nên khốn đốn, khó khăn hơn bao giờ hết.

Nhƣng tuân thủ Hiệp định, trong vòng 300 ngày chuyển quân tập kết, cán bộ

và chiến sĩ chiến đấu công tác ở miền Nam rời chiến trƣờng ra Bắc. Chính quyền

Page 124: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

118

kháng chiến các cấp giải thể; vùng giải phóng rộng lớn ở miền Trung và Nam bộ

đƣợc giao cho địa phƣơng quản lý. Khi những ngƣời con ƣu tú nhất của miền Nam

ra Bắc, khi vùng giải phóng và chính quyền kháng chiến không còn nữa thì dƣờng

nhƣ cách mạng miền Nam trở về thế yếu, từ có đến không. Khi hàng chục vạn quân

viễn chinh Pháp cùng lực lƣợng theo Pháp và Nam, thì nhìn trong phạm vi cục bộ

cuộc đấu tranh với Mỹ - Diệm của đồng bào đồng chí ở lại miền Nam không còn có

những ƣu thế nhƣ họ từng có trong 9 năm khánh chiến chống thực dân Pháp. Đây là

sự hi sinh to lớn vì chung cục của đồng bào đồng chí miền Nam, nhƣng đây cũng là

thực tế nghiệt ngã cho cuộc đấu tranh lâu dài sau này.

Khi lực lƣợng cách mạng miền Nam đang vận động theo chiều hƣớng trên,

thi đồng thời hình thái vận động đấu tranh biến đổi từ vũ trang sang hòa bình. Cụ

thể là đấu tranh đòi đối phƣơng thi hành hiệp định Giơnevơ để hòa bình thống nhất

nƣớc nhà. Với nội dung của Hiệp định Giơnevơ, nhân dân miền Nam vào điều kiện

đấu tranh mới.

Nhƣng trên thực tế, Hiệp định đòi hỏi thiện chí cả hai bên cùng thi hành. Tuy

nhiên, vốn có chủ ý trƣớc, nên ngay khi vừa ký, cả Pháp và Hoa Kỳ đều không quan

tâm đến nội dung thống nhất đất nƣớc nhƣ Hiệp định đã quy định. Những lời tuyên

bố của chính phủ Pháp vào cuối năm 1955 - Pháp không còn trách nhiệm ở Đông

Dƣơng cũng nhƣ sự xé bỏ Hiệp định của Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ sau này đã đặt

nhân dân miền Nam vào thế bí, giống nhƣ không thể chơi bài từ một phía.

Ba sự kiện liên tục đánh dấu sự hất cẳng của Hoa Kỳ đối với Pháp ở khu vực

này và đồng thời cũng là 3 sự kiện đánh dấu quá trình xác lập chủ nghĩa thực dân

kiểu mới của Mỹ ở miền Nam, kết thúc bằng việc tuyển cử riêng ở miền Nam vào

giữa năm 1956 chính là bằng chứng tuyên bố về sự cáo chung của Hiệp định

Giơnevơ của Sài Gòn và Hoa Kỳ. Nghĩa là khả năng hòa bình hiệp thƣơng tổng

tuyển cử hoàn toàn không còn nữa. Chống đối, tiêu diệt tận gốc rễ những ngƣời

từng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ - yếu tố tiên quyết buộc đối phƣơng phải

ký hiệp định hòa bình, đã trở thành điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của Sài Gòn

và sự hiện diện của Hoa Kỳ ở miền Nam.

Tình thế mới, cần có giải pháp mới. Nhƣng yêu cầu có tính khách quan này

không phải đƣợc đáp ứng ngay. Các yếu tố chủ quan, khách quan khác đã kìm níu

con đƣờng phát triển của cách mạng miền Nam lúc ấy.

Trong điều kiện lịch sử lúc đó, khi chủ trƣơng chung của cách mạng miền

Nam là chƣa sử dụng bạo lƣc cách mạng để đánh đổ kẻ thù, thì sự ra đời, xuất hiện

của lực lƣợng vũ trang cách mạng ở các địa phƣơng ở miền Nam trong thời kỳ từ

năm 1954 đến 1958 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và động lực chính của sự ra đời

đó, chính nhằm bảo vệ thực lực cách mạng, bảo vệ cơ sở cách mạng, chống sự

khủng bố ác liệt của chính quyền Sài Gòn.

Page 125: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

119

4.1.2 Gắn với bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam qua phong trào

đồng khởi 1959 - 1960

Trong phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam năm 1959-1960, lực

lƣợng chủ yếu và hình thức đấu tranh chủ yếu là lực lƣợng chính trị với hình thức

nổi dậy giành quyền làm chủ.

Phong trào đó diễn ra trong nhiều vùng nông thôn miền Nam, bắt đầu từ

vùng rừng núi Khu V, Khu VI, rồi đến Bến Tre và qua chiến thắng ở Tua Hai (Tây

Ninh), phong trào đó bùng nổ, phát triển khắp mọi miền.

Trong phong trào quật khởi đó, lực lƣợng chính là đạo quân chính trị của

nhân dân miền Nam. Nhƣng bên cạnh đó, lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam

đã đóng vai trò quan trọng và đã nhanh chóng phát triển qua phong trào đồng khởi.

Quá trình vùng lên của lực lƣợng chính trị của cách mạng miền Nam trong

thời gian trên gắn bó chặt chẽ với lực lƣợng vũ trang cách mạng. Điều này thể hiện

ở 3 khía cạnh.

Một là, trong điều kiện kẻ thù thực hiện chính sách quyết liệt nhằm tiêu diệt

bằng hết nhân dân yêu nƣớc ở miền Nam, thì sự xuất hiện của lực lƣợng vũ trang

cách mạng ở các địa phƣơng ở miền Nam - dù chƣa thống nhất trong toàn Miền,

nhƣng đã bảo vệ cơ sở cách mạng và thực lực cách mạng miền Nam. Chính các đơn

vị vũ trang cách mạng xuất hiện sớm ở Nam Bộ, dù dƣới tên gọi khác nhau lúc đó,

nhƣ lực lƣợng vũ trang giáo phái, Bình Xuyên…nhƣng nó đã xuất hiện từ nhu cầu

đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng cách mạng. Sự hiện diện, hoạt động đã cổ

vũ, bảo vệ thực lực cách mạng trong những ngày cách mạng miền Nam đen tối nhất.

Hai là, dù lực lƣợng căn bản tạo nên đồng khởi năm 1959 - 1960 là quần

chúng cách mạng, lực lƣợng chính trị, nhƣng chính đội quân cách mạng vũ trang

còn nhỏ bé đã kịp thời hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Với chế độ phát xít của Ngô

Đình Diệm, với chế độ Sài Gòn có ngót nghét 10 sƣ đoàn chủ lực bảo vệ, thì quần

chúng nhân dân, chỉ với hai bàn tay không, không thể vùng lên đƣợc. Chính các đơn

vị vũ trang cách mạng miền Nam ở thời điểm đó đã đóng vai trò hỗ trợ, bảo vệ để

nhân dân quật khởi.

Ba là, với đồng khởi, nhân dân miền Nam đã đứng dậy sống mái với kẻ thù,

vùng giải phóng đƣợc xây dựng. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đã chuyển

từ thế giữ gìn thực lực sang thế tiến công tiêu diệt kẻ thù, thực hiện mục tiêu cách

mạng là giải phóng miền Nam, thống nhất nƣớc nhà. Chính khởi nghĩa của nhân

dân miền Nam - đồng khởi mang tính khởi nghĩa từng phần, đã tạo điều kiện thuận

lợi nhất để phát triển lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam. Mặt khác, chính lực

lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam sau đó đã bảo vệ thành quả đấu tranh mà đồng

khởi mang lại.

Đồng khởi 1959 - 1960 tạo tiền đề xã hội cho LLVT cách mạng ở miền Nam

phát triển. Từ đồng khởi, nhân dân miền Nam đã vùng lên, lực lƣợng chính trị đƣợc

Page 126: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

120

tổ chức lại trong Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đó là đạo quân

chính trị để từ đó, ra đời lực lƣợng vũ trang cách mạng “ở nhân dân mà ra”.

4.1.3 C nguồn gốc vững chắc từ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam

chống Chiến tranh Đặc biệt

Khi nhân dân miền Nam vùng lên làm cho chế độ Sài Gòn khủng hoảng, chao

đảo, kẻ thù đối phó lại bằng việc phát động cuộc chiến tranh phản cách mạng để giữ

miền Nam trong quĩ đạo của Hoa Kỳ. Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thực hiện chiến

tranh đặc biệt để đối phó với cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Hoa Kỳ và Sài

Gòn đã không thể cai trị miền Nam nhƣ trƣớc, mà phải sử dụng thủ đoạn mới: dùng

chiến tranh để duy trì chủ nghĩa thực dân mới của mình ở miền Nam.

Với thủ đoạn mới, dùng quân đội Sài Gòn làm công cụ chủ yếu để lập lại trật tự

miền Nam, nghĩa là sử dụng quân đội Sài Gòn để càn quét chống lực lƣợng cách mạng

miền Nam lúc đó - chủ yếu là đạo quân chính trị, thì buộc cách mạng miền Nam muốn

đi tới phải tiến hành kháng chiến trƣờng kỳ, phải đẩy mạnh xây dựng và đấu tranh vũ

trang lên tầm cao mới. Phƣơng án thứ 2 của Nghị quyết 15 (1959) đƣợc thực thi từ năm

1961: xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng vững mạnh để đánh quỵ chủ lực quân

Sài Gòn, đặng giành thắng lợi quyết định cho cách mạng miền Nam.

Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam từ năm 1961 đến khoảng đầu năm

1965 đã xây dựng và chiến đấu theo hƣớng đó. Đó là điều kiện khách quan để thực

hiện mục tiêu của cách mạng miền Nam trong tình hình mới. Tuy nhiên điểm mấu chốt

trong quá trình xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam ở thời gian này vẫn

chủ yếu huy động lực lƣợng tại chỗ ở miền Nam. Từ cơ sở chính trị, từ đạo quân chính

trị, từ thực lực chính trị của nhân dân miền Nam đƣợc tổ chức trong Mặt trận Dân tộc

giải phóng miền Nam Việt Nam, đã cung cấp sức ngƣời và của cho lực lƣợng vũ trang

cách mạng miền Nam non trẻ trong thời gian này.

Những chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng trong

những năm 1961 - 1963 nhƣ đã nêu ở phần trƣớc, đã tạo nên diện mạo mới của lực

lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam. Nó có tổ chức chặt chẽ và cơ cấu lực lƣợng

vũ trang cách mạng miền Nam phù hợp. Đó là sự ra đời của Bộ tƣ lệnh quân giải

phóng miền Nam Việt Nam (cuối 1961) và Bộ tƣ lệnh các chiến trƣờng đƣợc gọi

dƣới các mật danh B1, B2, B3, B4, B5.

Khi đối phƣơng phát động chiến tranh đặc biệt, miền Bắc bắt đầu chi viện

nhiều cho miền Nam. Trƣớc hết là vũ khí. Các chuyến hàng của các tàu không số từ

miền Bắc đã chuyển tới các chiến trƣờng làm tăng sức chiến đấu lực lƣợng vũ trang

cách mạng miền Nam. Điển hình nhƣ trận Ấp Bắc (1963), Chiến dịch Bình Giã

(1964), nhờ vũ khí chi viện nên bộ đội giải phóng đã đủ sức tiêu diệt địch làm chủ

trận địa, đập tan các chiến thuật quân sự lợi hại của địch, từ đó chấm dứt thế giằng

co giữa LLVTCM và QĐSG từng diễn ra trong năm 1961 - 1962. Vùng giải phóng

đƣợc mở rộng sau các sự kiện lịch sử này.

Page 127: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

121

Vào khoảng giữa năm 1963 trở đi, khi cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở

miền Nam ngày càng quyết liệt, bên cạnh lực lƣợng vũ trang cách mạng đƣợc tuyển

trực tiếp tại chỗ (có khoảng 7-8 vạn ngƣời vào thời điểm 1963), miền Bắc tiếp tục

đƣa khung cán bộ từ Bắc vào. Đó là các cán bộ chiến sỹ miền Nam từng tập kết ra

bắc từ 10 năm trƣớc. Số lƣợng này càng nhiều hơn trong năm 1964 và 1965. Đến

cuối 1964 đầu 1965, tƣơng quan so sánh lực lƣợng giữa LLVTCM với QĐSG ngày

càng có lợi cho cách mạng. “1959 - 1960, khi mới bắt đầu khởi nghĩa, quân địch 7,

ta 1 (lúc đó chƣa có quân viễn chinh Hoa Kỳ); 1960: địch 10, ta 1; 1961: địch 7, ta

1; 1962 - 1963: địch 5, ta 1; 1965 cho đến 1968: Mỹ vào nửa triệu quân nữa, tất cả,

đến bây giờ (1 - 1968), địch 3, ta 1.”[74, tr. 11].

Sự xuất hiện các đơn vị chủ lực kết hợp với lực lƣợng vũ trang cách mạng tại

chỗ đã tạo nên diện mạo mới của anh bộ đội cụ Hồ. Đó là hai thế hệ chiến đấu: một

từ kháng chiến chống Pháp, một vừa ra đời trong những ngày đầu kháng chiến

chống Mỹ; một từ Bắc vào và phần kia vốn lực lƣợng bám trụ, xây dựng tại chỗ.

Hai thế hệ đó, hai địa bàn tuyển quân đó tạo nên sức mạnh mới của lực lƣợng vũ

trang cách mạng miền Nam.

Ra đời từ điều kiện đấu tranh chống Mỹ - Diệm khủng bố, đàn áp, trƣởng

thành từ lò cách mạng miền Nam và từ hậu phƣơng miền Nam, đạo quân vũ trang

cách mạng miền Nam, với tên gọi là Quân Giải phóng Nhân dân miền Nam mang

trong mình sức mạnh quật khởi của phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời mang

cả sức mạnh của thời đại. Và với nguyên tắc, phƣơng châm chỉ đạo chiến tranh của

Đảng lúc đó, tiến công địch bằng cả 2 lực lƣợng, trên cả 3 vùng chiến lƣợc và cả 3

mũi giáp công, nên thế trận chiến tranh nhân dân của quân giải phóng nói riêng và

của nhân dân miền Nam nói chung đến năm 1965 đã trở thành sức mạnh vô địch.

Sức mạnh đó là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, nó đã

kết hợp và phát huy kinh nghiệm đấu tranh của Cách mạng Tháng 8 (1945) và 9

năm kháng chiến lên tầm cao mới. Đó là lý do căn bản mà say này, khi Hoa Kỳ mở

rộng chiến tranh mang nửa triệu quân thiện chiến cùng 7 - 8 vạn quân đồng minh

vào miền Nam, sử dụng tối đa hỏa lực và kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất, vẫn thất

bại thảm hại.

Lấy xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng từ trong nhân dân, ở nhân dân

mà ra, tin vào dân, chiến đấu vì nhân dân vẫn còn có ý nghĩa sống còn trong việc

xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng Việt Nam hôm nay.

Ngoài truyền thống và phẩm chất chung của Quân đội Nhân dân Việt Nam,

trong từng chặng đƣờng một và mỗi đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang cách mạng

miền Nam đều có những nét riêng bởi hoàn cảnh chiến đấu, công tác cụ thể ở địa

bàn hoạt động của mình.

Lực lƣợng vũ trang cách mạng ra đời trong bối cảnh đặc biệt. Nhu cầu bức

xúc của cuộc đấu tranh sống còn đã buộc các chiến sĩ 9 năm đang bám trụ ở miền

Page 128: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

122

Nam phải cầm lại súng để bảo vệ cách mạng, bảo vệ mình. Chiến đấu trong điều

kiện không cân sức với kẻ thù, khi chiến sỹ, cán bộ không còn có những ƣu thế nhƣ

trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp tại địa phƣơng, nên họ phải vƣợt qua

những thử thách ác liệt chƣa từng có.

Điều kiện đấu tranh của các đơn vị vũ trang cách mạng vừa nhóm lập rất

khắt khe: một mặt phải làm sao chống lại một cách hiệu quả kẻ thù hung bạo, xé bỏ

Hiệp định Giơnevơ và đang thực hiện những chính sách thâm độc, tàn bạo nhất để

đè bẹp cách mạng bằng mọi giá; mặt khác phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật của trên,

không đƣợc manh động, không đƣợc vƣợt quá khuôn khổ của Hiệp định.Trong hoàn

cảnh đó, phải nói các cán bộ chiến sỹ phải chiến thắng mình trƣớc khi chiến thắng

kẻ thù.

Từng trải qua cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất và vốn họ là những

ngƣời đánh giặc giỏi, từng nổi tiếng trung dũng kiên cƣờng, có truyền thống tự lực

tự cƣờng và dày dặn trong việc xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng địa phƣơng,

nên các cán bộ chiến sỹ trong các đơn vị vũ trang cách mạng nhân dân đã vƣợt qua

thử thách mới và càng thể hiện rõ bản lĩnh kiên cƣờng của những ngƣời cán bộ

chiến sỹ ở mảnh đất Thành đồng Tổ quốc. Chính nhờ phát huy và nâng cao các

truyền thống và phẩm chất cách mạng vốn có, nên mấy ngàn chiến sỹ đầu tiên của

cách mạng miền Nam đã trụ vững. Còn kẻ thù với hàng chục vạn quân không thể

xóa nổi phiên hiệu của các đơn vị vũ trang cách mạng nhân dân non trẻ.

Xét trong bình diện khác, sự tồn tại của lực lƣợng vũ trang cách mạng

nhân dân trong điều kiện đấu tranh khắc nghiệt lúc ấy đã góp phần không nhỏ

cho Đảng ta hoạch định đƣờng lối cách mạng. Thực tế chỉ ra rằng, hàng chục vạn

đạo quân thân Pháp có thể bị Mỹ - Diệm thanh toán trong vài ba chiến dịch,

nhƣng gần chục sƣ đoàn chính quy của Sài Gòn đƣợc trang bị vũ khí tối tân, vẫn

không thể tiêu diệt đƣợc lực lƣợng vũ trang cách mạng. Với bản lĩnh chiến đấu

của mình, chỉ có mấy ngàn ngƣời, với vũ khí quá thô sơ nhƣng lực lƣợng vũ

trang cách mạng bám trụ kiên cƣờng chống địch, làm tròn nhiệm vụ trụ cột bảo

vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng.

Cuộc đấu tranh kiên cƣờng và có hiệu quả của lực lƣợng cách mạng miền

Nam nói chung đặc biệt là của lực lƣợng vũ trang cách mạng nói riêng tự nó đã gợi

ra câu trả lời cho câu hỏi lớn nhất của Đảng ta: phải bắt đầu từ đâu để tiến hành sự

nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam; liệu lực vũ trang cách mạng nhỏ bé có thể

tạo thế cho quần chúng vùng lên và đi tới hay không?

Là những ngƣời trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, nên các đồng chí ở

Xứ ủy Nam Bộ hiểu rất rõ con đƣờng và hình thức đấu tranh cho cách mạng miền

Nam. Những thông tin trực tiếp về tình hình miền Nam từ những ngƣời lãnh đạo

cao nhất tại miền Nam đến với Trung ƣơng Đảng là một yếu tố cực kỳ quan trọng

và nó đƣợc Trung ƣơng nghiên cứu đề đề ra Nghị quyết 15. Tinh thần cơ bản của

Page 129: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

123

Nghị quyết là: Nhân dân miền Nam không có con đƣờng nào khác ngoài sử dụng

bạo lực cách mạng, ngoài vùng lên giải phóng đất nƣớc, quê hƣơng. Nhƣ vậy, có

thể nói, Nghị quyết 15 đã phát triển tinh thần của Đề cương cách mạng miền Nam

và từ đó áp dụng nó trong phạm vi toàn Miền; và cũng giống nhƣ vậy, có thể nói

phƣơng pháp bạo lực cách mạng từng đƣợc sử dụng cục bộ trong phạm vi một số

địa phƣơng ở miền Nam - trƣớc hết của LLVTCM ở Nam Bộ, đã đƣợc triển khai

đồng bộ ra cả miền Nam để thực hiện Nghị quyết 15.

Các nghị quyết của Đảng (từ Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 1 - 1961; Nghị

quyết Bộ Chính trị tháng 2 và tháng 12 - 1962, Nghị quyết 9 Trung ƣơng tháng 12 -

1963) là kế tục Nghị quyết 15, thực hiện đƣa cách mạng miền Nam phát triển theo

phƣơng án thứ 2, và dƣới sự chỉ đạo này, cuối cùng sự nghiệp kháng chiến chống

Mỹ, cứu nƣớc của nhân dân ta đã toàn thắng. Toàn thắng bởi Đảng đã nắm bắt đúng

qui luật tất yếu của lịch sử, đã tổ chức nhân dân tạo nên sức mạnh vô địch đánh bại

kẻ thù hung hãn nhất. Nhƣ V.I. Lê-nin từng nói, các đảng Mác-xít không gán cho

cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng một hình thức nhất định duy nhất nào cả,

mà “thừa nhận những hình thức đấu tranh khác nhau nhất và không “bịa đặt” ra

những hình thức đó, mà nó chỉ khái quát, tổ chức, làm cho trở thành tự giác những

hình thức đấu tranh của các giai cấp cách mạng đang xuất hiện một cách tự phát

trong tiến trình của phong trào.” [94, tr. 01]

4.2 Đặc điểm xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ trang cách mạng

miền Nam trong thời kỳ 1954-1965

4.2.1 Kiềm chế địch

Trong những năm đầu của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc, dƣới sự chỉ đạo

của Đảng, nhân dân miền Nam cùng đồng bào cả nƣớc đấu tranh thống nhất nƣớc

nhà bằng con đƣờng hòa bình thống nhất đất nƣớc theo đúng tinh thần của Hiệp

định Giơnevơ. Trong cuộc đấu tranh đó, lực lƣợng chính trị của nhân dân miền Nam

đóng vai trò chủ yếu, then chốt.

Tuy nhiên do chính sách của chính quyền Sài Gòn, nên không những mục

tiêu hòa bình thống nhất đất nƣớc không thực hiện đƣợc, mà nguy cơ lực lƣợng yêu

nƣớc của nhân dân miền Nam có thể bị thủ tiêu hoàn toàn vì chủ trƣơng đàn áp của

kẻ thù. Để bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng, nhiều đơn vị vũ trang cách mạng

ở miền Nam đƣợc nhóm lập, nhất là ở vùng Nam Bộ. Sự ra đời và hoạt động của

lực lƣợng này luôn tuân thủ nguyên tắc là tránh manh động, phải dựa vào nguyên

tắc đấu tranh hòa bình thống nhất nƣớc nhà. Vì chƣa có chủ trƣơng chung của

Trung ƣơng nên các đơn vị này hoạt động dƣới tên lực lƣợng vũ trang giáo phái và

hạn chế tối đa hoạt động vũ trang, thậm chí nhiều đơn vị còn bị giải thể hoặc giảm

biên chế. Tinh thần chung của Trung ƣơng là kiềm chế, gắng thực hiện thống nhất

nƣớc nhà theo hiệp định hòa bình.

Page 130: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

124

Nhƣng khi chính quyền Sài Gòn đã phát xít hóa cao độ, nhân dân miền Nam

đã vùng lên, đã chuyển thế đấu tranh, thì lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam

có điều kiện phát triển.

Trong thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt (từ năm 1961 đến giữa năm 1965)

lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển vƣợt bậc. Tuy nhiên, quân

lực chủ yếu của lực lƣợng này vẫn là lực lƣợng tại chỗ của nhân dân miền Nam. Bộ

đội chính qui miền Bắc chƣa chi viện nhiều cho chiến trƣờng nhƣ thời kỳ sau này.

Xây dựng lực lƣợng vũ trang miền Nam trong thời kỳ này vẫn thấm nhuần tƣ tƣởng

kiềm chế: Dùng lực lƣợng tại chỗ của quân và nhân dân tại miền Nam để đánh bại

chiến tranh đặc biệt của Hoa Kỳ và Sài Gòn.

Kiềm chế địch, giữ thế đấu tranh hợp pháp cho đạo quân chính trị, giữ chiến

tranh trong khuôn khổ chiến tranh đặc biệt, không để Hoa Kỳ mở rộng chiến tranh,

gắng giành thắng lợi quyết định trong khuôn khổ chiến tranh đặc biệt đƣợc vận

dụng vào việc xây dựng và chiến đấu của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam

trong 10 năm đầu chống Mỹ, cứu nƣớc.

4.2.2 Thành phần cơ bản là lực lượng lực lượng tại chỗ

Khác với thời kỳ nửa sau năm 1965, khi bộ đội miền Bắc chi viện ngày càng

nhiều vào miền Nam, và càng khác thực tế chiến trƣờng sau năm 1968 là bộ đội chủ

lực miền Bắc chiếm đại đa số quân lực của quân Giải phóng, trong thời gian chống

chiến tranh đặc biệt, lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam - bao gồm quân đội

cách mạng và lực lƣợng an ninh, cơ bản là đồng bào đồng chí miền Nam. Trên dƣới

chục vạn quân thuộc lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam vào cuối năm 1964 là

ngƣời miền Nam. Chủ yếu họ bao gồm các chiến sĩ 9 năm không tập kết, cán bộ

một số đơn vị tập kết quay lại chiến trƣờng (từ năm 1961) và một số tân binh mới

tham gia cách mạng. Còn cơ bản bộ đội chủ lực miền Bắc chƣa thâm nhập chiến

trƣờng nhƣ thời gian nửa sau 1965. Chỉ khi Hoa Kỳ trắng trợn đƣa quân vào miền

Nam, bộ đội chủ lực miền Bắc mới hành quân ngày càng đông vào chiến trƣờng.

Cuối 1964, đầu 1965, chỉ có khoảng vài trung đoàn chủ lực miền Bắc vào

tham chiến. Còn bộ đội ở miền Nam đã có 3 lực lƣợng và nhiều trung đoàn, tiểu

đoàn chủ lực. Bởi bản chất của nó, nên bộ đội dù ở tại chỗ là miền Nam hay từ Bắc

vào đều là đạo quân cách mạng, là bộ đội cụ Hồ.

4.2.3 Cơ cấu của đạo quân thực hiện chiến tranh nhân dân

Đạo quân cách mạng miền Nam ngay từ khi ra đời đến trƣớc thời kỳ chống

chiến tranh cục bộ đã có đặc điểm tổ chức, xây dựng theo nguyên tắc của đạo quân

cách mạng, ở nhân dân mà ra, chiến đấu vì nhân dân.

Đạo quân đó có 3 thứ quân: Chủ lực, địa phƣơng và dân quân du kích.

Tƣơng ứng lực lƣợng an ninh, công an của cách mạng miền Nam cũng giống nhƣ

vậy. Số lƣợng đông đảo nhất chính là dân quân du kích, tự vệ. Trên cơ sở đó, và

cùng với sự phát triển của cuộc chiến tranh cách mạng, lực lƣợng du kích, dân quân

Page 131: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

125

ngày càng đông. Đây là điều kiện để xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng và

quân chính quy.

Cơ cấu của đạo quân cách mạng có hình chóp nón. Trên cùng, bộ phận nhỏ

nhất, là bộ đội chủ lực. Phía giữa với lực lƣợng nhiều hơn bộ đội chủ lực là bộ đội

địa phƣơng và cuối cùng của hình chóp nón đó là lực lƣợng dân quân, du kích. Cơ

cấu này là đặc điểm của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng và bảo

vệ tổ quốc.

Trong quá trình chống chiến tranh đặc biệt, các Trung đoàn chủ lực ở miền

Nam ra đời. Dƣới đó là các đơn vị thuộc bộ đội Quân khu V,VI,VII,VIII,IX. Cuối

cùng là lực lƣợng vũ trang của mọi xóm ấp, bản làng, khu phố.

Lực lƣợng vũ trang cách mạng có địa bàn đứng chân vững chắc ở vùng rừng

núi (Tây Nguyên và Đông Nam bộ), và đứng chân ở vùng tranh chấp quyết liệt

nông thôn đồng bằng. Ngoài ra, còn có lực lƣợng vũ trang ở đô thị. Đạo quân này

đứng chân trên 3 địa bàn với số lƣợng khác nhau. Nếu nhƣ ở vùng nông thôn trung

bình chính sách 1 tiểu đoàn (D) thì ở đô thị có 1 tiểu đội (a) thuộc lực lƣợng biệt

động thành. Cơ cấu và địa bàn đứng chân này của lực lƣợng vũ trang cách mạng

miền Nam có trƣớc khi Hoa Kỳ thực hiện chiến tranh cục bộ. Chính cơ cấu và địa

bàn đứng cân đó đã tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân miền Nam.

Chính cơ cấu và địa bàn đứng chân đó tạo tiền đề khách quan để khi bộ đội chủ lực

miền Bắc kéo vào chiến trƣờng miền Nam từ giữa năm 1965 có đầy đủ điều kiện

phát huy sức mạnh to lớn của đạo quân chủ lực.

4.2.4 Sở trường

Sở trƣờng chiến đấu của đạo quân cách mạng miền Nam trong thời kỳ này là

kế thừa và phát huy kinh nghiệm và bản lĩnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt

Nam từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp: Đánh mật tập, đánh rừng núi và

đánh đêm.

Dù vào thời gian này lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam đã có những

trận đánh thối động ở đô thị Sài Gòn, nhƣng địa bàn quan trọng quyết định cho

chiến tranh nhân dân mà lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam có vị thế ngày

càng to lớn vẫn là vùng nông thôn và nông thôn rừng núi.

Hình thức chiến đấu quen thuộc vẫn là mật tập. Bộ đội hành quân bí mật đến

trận địa, nổ súng diệt thù. Lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam đánh địch chủ

yếu bằng mật tập, không phải bằng cƣờng kích dùng hỏa lực áp đảo đối phƣơng rồi

tung quân đánh chiếm. Mà bí mật tiếp cận đối phƣơng, hành binh vào ban đêm đánh

địch vào buổi đêm (thƣờng từ nửa đêm đến rạng sáng) là thời gian thích hợp, tốt

nhất cho lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam tác chiến diệt địch. Xa rời các

nguyên tắc có tính sở trƣờng này (nhƣ tiến công đô thị, đánh địch dài ngày ở vùng

đống bằng…) thì sẽ dẫn đến kết cục không tốt cho lực lƣợng vũ trang cách mạng

miền Nam.

Page 132: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

126

4.3 Vai trò của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam trong chống

Mỹ, cứu nƣớc

4.3.1 Vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng trong bước ngoặt Đồng khởi

Trong những năm 1954 đến 1959, lực lƣợng cách mạng miền Nam gặp tổn

thất to lớn. Các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” của Mỹ - Diệm mà đỉnh cao là

chúng thực hiện luật 10/59 tạo nên nhiều “vùng trắng” không có cơ sở cách mạng.

Sự xuất hiện và hoạt động của LLVTCM tại các địa phƣơng ở miền Nam đã

góp phần quyết định bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lƣợng chính trị khỏi nguy cơ bị đối

phƣơng tiêu diệt hoàn toàn. Tại nơi nào có LLVTCM ra đời sớm và hoạt động đúng

hƣớng, ở đó cách mạng đỡ tổn thất nhất. Với thực lực cách mạng ít bị tổn thất nên

các địa phƣơng đó có điều kiện đi đầu trong phong trào đồng khởi sau này.

Từ những phong trào nổi dậy đầu tiên của nhân dân miền núi Phú Yên,

Quảng Ngãi vào năm 1959, tới phong trào đồng khởi ở Nam Bộ bắt đầu từ Bến Tre

đầu 1960 sau đó lan toả khắp Nam Bộ và cả miền Nam, cho thấy vai trò của lực

lƣợng chính trị vô cùng to lớn. Song phải nói rằng phong trào đấu tranh của nhân

dân miền Nam năm 1960 không thể rầm rộ và có hiệu quả nhƣ nó đã thu đƣợc nếu

không có sự hỗ trợ to lớn của LLVTCM. Tuy ở mỗi nơi, mỗi lúc LLVTCM có số

lƣợng tham gia diệt kẻ thù khác nhau, nhƣng chắc chắn nếu không có nó, nhân dân

miền Nam không thể quật khởi bằng lực lƣợng chính trị thuần tuý. Sở dĩ cuộc đấu

tranh của nhân dân Liên khu V (chủ yếu ở vùng rừng núi) phát triển thuận lợi, bởi

chính có các đội vũ trang tự vệ của các bản, thôn làm lực lƣợng xung kích. Ngay ở

Bến Tre, nơi LLVTCM chƣa có lực lƣợng vũ trang, nhƣng trên thực tế, thanh niên

tự vệ địa phƣơng (lấy danh nghĩa tiểu đoàn 502) để tăng thế tiêu diệt lực lƣợng dân

vệ, sau đó nhân dân dân các xã nổi lên giành quyền làm chủ.

Vai trò của LLVTCM trong đồng khởi càng thể hiện nổi bật hơn ở những tỉnh

có bộ đội chủ lực. Các tiểu đoàn của tỉnh (hoặc các đơn vị của Khu) nổ súng diệt địch,

từ đó quần chúng đứng lên giành quyền làm chủ. Nhƣ ở Kiến Phong (4-1-1960), Long

An (25-1-1960), và đặc biệt sau chiến thắng Tua Hai ở Tây Ninh (26-1-1960), làm cho

đối phƣơng thối động, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị vũ trang cách mạng các

tỉnh tiêu diệt chúng, phát động quần chúng nổi dậy. Trong năm 1960, LLVTCM đã nổ

súng diệt địch ở Kiến Tƣờng (28-1), Thủ Dầu Một (31-1), Cần Thơ (5-2), Rạch Giá

(12-2), Mỹ Tho (24-2), Gò Công (25-2), An Giang (25-2), Cà Mau (6-3), Sóc Trăng

(19-3), Bà Rịa (30-3)... Sau những chiến thắng quân sự của LLVTCM, nhân dân các

tỉnh ở miền Nam đã vùng dậy phá thế kìm kẹp của kẻ thù.

Nhƣ vậy, nhìn toàn cục, tuy ở thời kỳ này lực lƣợng chính trị của quần chúng

có vai trò chủ yếu, nhƣng rõ ràng lực lƣợng chính trị không thể làm trọn vị trí của

mình, nếu không có đòn tiến công của LLVTCM. Thống kê lại hình thái vận động

của phong trào đồng khởi cụ thể ở các địa phƣơng, cho thấy hầu nhƣ không có

Page 133: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

127

trƣờng hợp nào lực lƣợng chính trị nổi dậy độc lập, hạn hữu trƣờng hợp lực lƣợng

quần chúng phối hợp ngay lập tức, cùng một lúc với LLVTCM để giành quyền làm

chủ. Diễn biến khái quát nhất là LLVTCM diệt đồn bốt ngày trƣớc, lực lƣợng chính

trị nổi dậy ngày hôm sau.

Nhƣ vậy, rõ ràng vị trí, vai trò của LLVTCMMN vô cùng quan trọng trong

thời điểm chuyển giai đoạn từ thế giữ gìn lực lƣợng cách mạng sang thế tiên công

kẻ thù. Dù LLVTCM lúc ấy ở các địa phƣơng phát triển chƣa đều và tổng số quân

lực chƣa nhiều, nhƣng chắc chắn nếu không có lực lƣợng đó, phong trào nổi dậy

của nhân dân miền Nam, không thể sôi động, rầm rộ nhƣ nó đã có vào năm 1960.

Trên thực tế, ngay trong phong trào đồng khởi, LLVTCMMN không chỉ thuần tuý

giữ vai trò hỗ trợ cho lực lƣợng chính trị của quần chúng nhƣ trong cách mạng

tháng Tám, mà đã đứng ở vị thế chiến đấu, đột kích, diệt địch.

Diễn biến của đồng khởi năm 1960 ở miền Nam khá giống thời kỳ đầu khởi

nghĩa từng phần trƣớc khi nhân dân cả nƣớc tiến hành tổng khởi nghĩa trong cách

mạng Tháng Tám (1945). Sau đồng khởi, nhân dân miền Nam tiến hành cuộc kháng

chiến lâu dài nhƣ tinh thần của Nghị quyết 15. Hình thái đấu tranh của cách mạng

miền Nam trƣớc và sau đồng khởi có những nét khác nhau. Thông thƣờng đối tƣợng

của khởi nghĩa là đập tan chính quyền đối phƣơng, còn đối tƣợng của chiến tranh

phải nhằm trƣớc hết vào lực lƣợng quân sự của kẻ thù. Cuộc chiến tranh cách mạng

ở miền Nam từ sau năm 1960 đƣợc tiến hành bằng cả lực lƣợng chính trị và lực

lƣợng vũ trang, bằng cả đấu tranh chính trị lẫn đấu tranh vũ trang nhằm đập tan cả

QĐSG và chính quyền VNCH.

Phối hợp hữu cơ với lực lƣợng chính trị và đấu tranh chính trị, LLVTCM và

hình thức đấu tranh vũ trang có vị trí vô cùng trọng yếu trong suốt tiến trình chống

Mỹ, cứu nƣớc. Nhƣng trong thời gian bản lề, khi cách mạng miền Nam chuyển từ

hình thái đấu tranh chính trị là chính sang kết hợp hai lực lƣợng ở những năm đầu

60, khi nhịp điệu cách mạng đã chuyển thực sự sang giai đoạn chiến tranh, thì vị trí

và vai trò của LLVTCMMN càng có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc giải phóng

miền Nam. Trong hoàn cảnh hệ thống chính quyền Sài Gòn đã quân phiệt hoá cao

độ, các cấp chính quyền của đối phƣơng đều nằm trong tay QĐSG: chi khu, quận

trƣởng thƣờng do đại úy hay thiếu tá QĐSG nắm, tỉnh trƣởng do đại tá, vùng chiến

thuật do chuẩn tƣớng hay thiếu tƣớng. Do vậy khi LLVTCM đập tan QĐSG (hay

Chính quyền VNCH) ở địa điểm nào đó, thì cũng có nghĩa với việc xoá sổ chính

quyền đối phƣơng tại đấy (hoặc đơn vị QĐSG đồn trú ở đó bị tiêu diệt). Vai trò của

LLVTCMMN lúc này càng đóng vai trò quyết định đối với sự nghiệp giải phóng

miền Nam, thống nhất đất nƣớc.

Page 134: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

128

4.3.2 Lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam đã tô đậm thêm truyền

thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Là những ngƣời trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam, nên các đồng chí ở

Xứ ủy Nam Bộ hiểu rất rõ con đƣờng và hình thức đấu tranh cho cách mạng miền

Nam. Những thông tin trực tiếp về tình hình miền Nam từ những ngƣời lãnh đạo

cao nhất tại miền Nam đến với Trung ƣơng Đảng là một yếu tố cực kỳ quan trọng

và nó đƣợc Trung ƣơng nghiên cứu để đề ra Nghị quyết 15. Tinh thần cơ bản của

Nghị quyết là: Nhân dân miền Nam không có con đƣờng nào khác ngoài sử dụng

bạo lực cách mạng, ngoài vùng lên giải phóng đất nƣớc, quê hƣơng. Nhƣ vậy, có

thể nói, Nghị quyết 15 đã phát triển tinh thần của Đề cƣơng cách mạng miền Nam

và từ đó áp dụng nó trong phạm vi toàn Miền; và cũng giống nhƣ vậy, có thể nói

phƣơng pháp bạo lực cách mạng từng đƣợc sử dụng cục bộ trong phạm vi một số

địa phƣơng ở miền Nam - trƣớc hết của LLVTCM ở Nam Bộ, đã đƣợc triển khai

đồng bộ ra cả miền Nam để thực hiện Nghị quyết 15.

Ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng

miền Nam Việt Nam đƣợc thành lập. QGPMN là tổ chức thống nhất các LLVTCM

ở miền Nam, có nhiệm vụ chủ yếu là làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh

vũ trang, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, góp phần thực hiện

thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, hoàn thành sự nghiệp giải

phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngay sau khi ra đời, QGPMN - tổ chức kế thừa, tập hợp và thống nhất các

lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam đã bám sát phƣơng châm phát triển lực

lƣợng, cùng toàn dân đánh bại chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - VNCH

(1961-1965). Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lƣợng, QGPMN tập trung xây dựng

bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích; trong đó, chú trọng phát

triển bộ đội chủ lực cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị. Chỉ sau một năm

thành lập (1962), QGPMN đã xây dựng đƣợc 2 trung đoàn bộ binh ở miền Đông

Nam Bộ và 3 trung đoàn bộ binh ở Quân khu V. Đó là những đơn vị bộ đội chủ lực

đầu tiên đặt nền móng cho QGPMN không ngừng phát triển lớn mạnh. Các đơn vị

đã thực hiện tốt việc kết hợp vừa xây dựng, vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến với

nhiều trận đánh quy mô vừa và nhỏ, tiêu biểu là trận đánh Ấp Bắc (Mỹ Tho) tháng 1

- 1963, giành thắng lợi. Từ đánh tập trung quy mô đại đội, tiểu đoàn, phát triển lên

quy mô trung đoàn; trong chiến dịch Bình Giã (từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-

1965), lần đầu tiên LLVTCM sử dụng 2 trung đoàn bộ binh tiến công, đánh bại

các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của đối phƣơng. Tiếp

đó, QGPMN mở chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965) và

chiến dịch Ba Gia (từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965) giành thắng lợi, đánh dấu

bƣớc phát triển mới về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến tập trung, làm thất

Page 135: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

129

bại các biện pháp chiến lƣợc của đối phƣơng, góp phần cùng toàn dân đánh bại

chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Nền tảng xây dựng và hoạt động của LLVTCM trong giai đoạn 1961 - 1965

là cơ sở là điều kiện là gốc rễ của sức mạnh vô tận, niềm tin vững chắc vào chiến

tranh nhân dân vào chính nghĩa khi phải đối đầu với chiến lƣợc leo thang cao nhất

mà Mỹ áp dụng cho chiến trƣờng Việt Nam trong chiến lƣợc “phản ứng linh hoạt”

mà họ đề ra để thích ứng với phong trào cách mạng thế giới trong những năm 60 -

70 của thế kỷ XX.

Sức mạnh Mỹ dựa trên nguồn lực vô cùng to lớn về công nghệ về vũ khí về

tiền tài vật chất. Ngại đụng đầu với Mỹ, né tránh Mỹ là một xu hƣớng có thật trong

phong trào công nhân và cộng sản thế giới (có những lúc trở thành chủ lƣu nhƣ giai

đoạn “trỗi dậy hòa bình” 1957 - 1964 mà Liên Xô thi hành). Khi Mỹ chuyển sang

thực thi chiến lƣợc “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, đƣa quân và vũ khí

ồ ạt đổ vào Đà Nẵng, Sài Gòn… Bạn bè thế giới và chính trong một bộ phận không

nhỏ cán bộ đảng viên cảm thấy băn khoăn lo lắng, những bài toán cần phải giải khi

đối đầu với một siêu cƣờng bậc nhất thế giới. Câu hỏi đặt ra là: Có đánh thắng đƣợc

Mỹ không khi chúng đƣa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam? Liệu

Việt Nam có trở thành “đốm lửa” châm ngòi cho chiến tranh thế giới lần thứ 3?

Trong khi tham chiến Mỹ có dám dùng bom nguyên tử không? v.v...

Chính nền tảng, sức mạnh cách mạng của giai đoạn 1954 - 1965 mà trực tiếp

là quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCM ở miền Nam là một luận cứ quyết

định làm nên đáp án lịch sử đó. Những gì chúng ta có, thế tiến công chiến lƣợc, sự

chủ động trên chiến trƣờng có đƣợc trong năm 1964 - 1965 cung cấp cho Đảng

những luận cứ khoa học thông qua trong Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 11 (Khóa III)

tháng 3 - 1965: “tích cực kiềm chế và đánh thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc

biệt ở mức cao nhất ở miền Nam trong thời gian tƣơng đối ngắn, đồng thời chuẩn bị

sẵn sàng đối phó và quyết thắng trong cuộc chiến tranh Cục bộ ở miền Nam nếu

địch gây ra… sẵn sàng chuẩn bị để đánh bại địch trong trƣờng hợp chúng đƣa cuộc

chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó

thành một cuộc chiến tranh Cục bộ ở cả miền Nam lẫn miền Bắc”[71, tr. 109]. Rồi

Hội nghị Trung ƣơng 12 (khóa III) tháng 12 - 1965 khẳng định: “Mặc dầu Mỹ đƣa

vào miền Nam hàng chục vạn đạo quân viễn chinh, lực lƣợng so sánh giữa ta và

địch vẫn không thay đổi lớn. Tuy cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhƣng

nhân dân ta đã có cơ sở vững chắc để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên

chiến trƣờng, có lực lƣợng và điều kiện để đánh bại âm mƣu lâu dài và trƣớc mắt

của địch” [71, tr. 633]. Quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trong bất kỳ trƣờng hợp

nào hoàn thành cuộc cách mạng DTDCND, thống nhất cả nƣớc.

Page 136: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

130

4.3.3 Quân giải ph ng miền Nam - một hình ảnh mới của “Bộ đội cụ Hồ”

trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Sự kiện ngày 15-2-1961, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam làm lễ ra mắt

tại Chiến khu Đ. Kể từ đây, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức tái thành

lập. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi tắt là quân Giải phóng hay Giải

phóng quân), trên danh nghĩa bên ngoài là bộ phận độc lập với Quân đội Nhân dân

Việt Nam và chiến đấu trên chiến trƣờng miền Nam Việt Nam nhƣng thực chất là

một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam - Hình ảnh mới của “bộ đội cụ Hồ”

trong kháng chiến chống Mỹ. Quân Giải phóng chịu sự chỉ đạo về mặt chính trị và

chiến lƣợc của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy Trung ƣơng Quân đội Nhân dân Việt

Nam nhƣng trên danh nghĩa do Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam (thực chất là

Đảng bộ miền Nam của Đảng) lãnh đạo, là một tổ chức tham gia Mặt trận Dân tộc

giải phóng Miền Nam Việt Nam, và năm 1970 chịu quản lý hành chính của Chính

phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vừa là một đội quân chiến đấu vừa là

một đội quân công tác sản xuất. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, Quân giải phóng

miền Nam Việt Nam xây dựng ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và

dân quân du kích. Phƣơng châm xây dựng là khẩn trƣơng nhƣng phải phù hợp với

tình hình, khả năng thực tế và có đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột

biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi

trọng việc xây dựng bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích. Quân giải phóng Miền

Nam ban đầu bao gồm lực lƣợng ở lại không đi tập kết, lực lƣợng mới phát triển tại

miền Nam. Để tăng cƣờng lực lƣợng, miền Bắc chi viện thêm lực lƣợng đƣa từ

ngoài Bắc vào, và thuộc biên chế quân giải phóng miền Nam chứ không phân biệt

quân đội hai miền Nam - Bắc nhƣ quan điểm của Hoa Kỳ và VNCH [154]. Ban đầu

đa phần các lực lƣợng tăng viện cũng là “bộ đội tập kết” ngƣời gốc miền Nam, trở

về chiến đấu giải phóng quê hƣơng, sau này do tổn thất trong chiến đấu cũng nhƣ

cần thiết tăng cƣờng quân số, nên các chiến sĩ ngƣời gốc miền Bắc vào Nam chiến

đấu ngày càng nhiều.

Quân Giải phóng miền Nam chịu sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy

Trung ƣơng, Trung ƣơng Cục miền Nam, Bộ Tổng tƣ lệnh, Quân ủy Miền, Bộ Tƣ

lệnh các lực lƣợng vũ trang giải phóng miền Nam, Khu ủy Trị Thiên, Khu ủy khu V

và Bộ tƣ lệnh các khu: Trị Thiên, V,VI,VII,VIII,IX, các chiến trƣờng, Đảng ủy quân

sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam.

Nhiều trung đoàn chính quy quân giải phóng đã thành lập, gồm cả các tiểu

đoàn, trung đoàn thành lập tại chỗ hoặc gốc di chuyển từ ngoài Bắc vào (đa phần

cũng là “bộ đội tập kết”). Từ năm 1964, lực lƣợng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở

miền Bắc đƣợc đƣa nhiều vào miền Nam, tăng cƣờng lực lƣợng cho Quân Giải

phóng miền Nam. Năm 1964, Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngoài Bắc vào có

Page 137: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

131

10.000, đến cuối năm 1973, chỉ tính quân chính quy Quân đội nhân dân là 100.000,

và đến tháng 12 năm 1974 quân chính quy Quân đội nhân dân ở miền Nam lên tới

200.000. Các lực lƣợng quân chính quy Quân giải phóng miền Nam phát triển tại

chỗ đến tháng 12 năm 1974 là hơn 90.000 quân [39, tr. 389].

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc quân Giải phóng đƣợc Hoa

Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa gọi là Việt Cộng, hay “Vi - xi”. Các tài liệu của Hoa

Kỳ và phƣơng Tây thƣờng dùng từ “Việt Cộng” để chỉ lực lƣợng vũ trang đƣợc

hình thành tại miền Nam Việt Nam để phân biệt với Quân đội Nhân dân Việt

Nam mà họ thƣờng gọi là “Quân đội Bắc Việt”. Hoa Kỳ mô tả một cách nhầm lẫn

(dù là vô tình hay cố ý) đây là hai lực lƣợng có chỉ huy, lực lƣợng và đƣờng lối

riêng, với quan hệ đồng minh tƣơng trợ, vì năm 1962 Đảng bộ Miền Nam “tách ra”

thành lập “Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam” và công khai là nòng cốt Mặt trận

và chỉ huy Quân giải phóng, có đƣờng lối chính trị khác với Chính phủ Việt Nam

Dân chủ cộng hòa và Đảng Lao động Việt Nam áp dụng tại miền Bắc khi đó. Thậm

chí một số tài liệu còn cho là “Bắc Việt Nam” và “Việt Cộng” đánh dấu phân khu

chiến trƣờng khác nhau (“Bắc Việt Nam” phân mật danh ký hiệu B, còn “Việt

Cộng” đánh mật danh MR) [155].

Thực tế nhiều đơn vị giải phóng có cả bộ đội quê miền Bắc lẫn Nam, nhất là

ở Miền (B2). Nhƣ đã nói ở trên, các lực lƣợng chính quy (Hoa Kỳ thƣờng quy là

“quân miền Bắc”) cũng có ngƣời miền Nam (phần lớn là gửi ra Bắc huấn luyện sau

đó lại vào Nam chiến đấu). Các đơn vị giải phóng luôn phiên chế khác nhau, khi sáp

nhập, khi chia tách, hay bổ sung. Các sƣ đoàn chính quy 5, 9, 3 Sao Vàng, 302 có

rất đông đảo cán bộ chiến sĩ quê miền Nam, hoặc thậm chí trong các đơn vị từ miền

Bắc chuyển vào cũng không thiếu cán bộ chiến sỹ miền Nam. Trong hàng ngũ các

LLVT cách mạng tại chỗ (bộ đội địa phƣơng, du kích) lại có bộ đội giải phóng tới

từ miền Bắc.

Trong thời gian chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa biết là chính xác

đối phƣơng đều là do Đảng chỉ đạo, nhƣng thƣờng là tỏ ra không biết để nhằm

tuyên truyền gây chia rẽ. Phía LLVT cách mạng luôn không muốn bị Hoa Kỳ mƣợn

cớ xuyên tạc, vu cáo “xâm lƣợc miền Nam” để tạo cớ leo thang chiến tranh xâm

lƣợc. Còn Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa thì tuy biết thực chất là một (lãnh đạo

chung, mục tiêu chung) nhƣng cố tình không chỉ rõ để gây chia rẽ đội ngũ lãnh đạo

bên phía LLVT cách mạng.

Việc phân biệt nhƣ vậy để chia rẽ hàng ngũ đối phƣơng của Hoa Kỳ, VNCH

có mục đích là muốn “chiêu hồi các phần tử Việt Cộng” hoặc gây chia rẽ giữa

LLVT cách mạng ngƣời gốc Bắc và ngƣời gốc Nam. Trên thực tế, cả LLVT cách

mạng ngƣời Bắc hay ngƣời Nam trong hàng ngũ ấy đều có chung sự chỉ huy và

chiến đấu vì mục đích chung, họ coi nhau là đồng đội, đồng chí và không hề có sự

phân biệt về nguồn gốc xuất thân.

Page 138: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

132

Nhƣ vậy, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận đặc biệt của

QĐND Việt Nam, của “bộ đội Cụ Hồ” do đó mang trong mình những hình ảnh, đạo

đức, truyền thống của “Bộ đội cụ Hồ” trong hoàn cảnh mới, hoàn cảnh phải đối phó

với kẻ thù nguy hiểm hơn gấp nhiều lần kẻ thù cũ, có thừa sự hùng mạnh và ý chí

xâm lƣợc thuộc loại bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đạo quân đƣợc xây dựng và rèn luyện đầy đủ ý

chí và nghị lực, đƣợc giác ngộ, đã một là từ hậu phƣơng miền Bắc XHCN “xẻ dọc

Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc” vào Nam chiến đấu bảo vệ quê hƣơng; hai là đƣợc tuyển

chọn, động viên, huấn luyện tại chỗ. Hai lực lƣợng ấy hợp thành Quân giải phóng

miền Nam Việt Nam, một lực lƣợng mang trong mình hai mối thù với dân tộc và

giai cấp. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ có một mục tiêu, một nguyện

vọng, một ý chí, một phƣơng hƣớng chung, thống nhất là đánh đuổi giặc ngoại xâm

và đánh đổ chế độ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Ý chí,

nguyện vọng, mục tiêu, phƣơng hƣớng cao cả đó là chủ đạo, là dòng “huyết quản”

chủ lƣu xuyên suốt trong mỗi cá nhân từng chiến sỹ và từng đơn vị giải phóng quân.

Nó vƣợt lên trên tất cả những mâu thuẫn nhỏ nhặt, những tính cách ích kỉ cố hữu

trong mỗi con ngƣời, vƣợt lên trên những khó khăn, hi sinh thƣờng làm suy thoái ý

chí tinh thần mỗi chiến sỹ giải phóng. Trong Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

chỉ có tính đảng, tính dân tộc, tính giai cấp chứ không tồn tại chủ nghĩa cá nhân ích

kỷ, cơ sở cho những tiêu cực nhỏ nhặt, nhát gan đùn đẩy, cục bộ vùng miền… chỉ

làm yếu đi sức chiến đấu, lòng dũng cảm, sự hi sinh của một đạo quân cách mạng

thuộc loại hùng mạnh nhất thế kỷ XX. Đó là cội nguồn sức mạnh, là chủ nghĩa anh

hùng cách mạng của thế kỷ XX mà Quân giải phóng miền Nam Việt Nam xây dựng

và thắng lợi.

Những tính cách, những truyền thống của “anh bộ đội cụ Hồ” hình thành

trong kháng chiến chống Pháp đƣợc phát triển, thích nghi và sáng tạo trong hoàn

cảnh mới là cơ sở sức mạnh vô song, là yếu tố quyết định đánh thắng một cuộc

chiến tranh xâm lƣợc dài ngày nhất, khốc liệt nhất sau thế chiến thứ 2 do một thế

lực hùng mạnh bậc nhất thế giới thời kỳ bấy giờ - Hoa Kỳ và chính quyền tay sai

Việt Nam Cộng Hòa gây ra.

4.4 Một số kinh nghiệm lịch sử

4.4.1 Sự chỉ đạo của Đảng - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của

lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam

Trong thời gian chuyển quân tập kết ra Bắc, Trung ƣơng Đảng đã chỉ thị cho

các cấp ủy bí mật để lại một số cán bộ chiến sỹ ở miền Nam. Đến năm 1956, Đảng

chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng vũ trang tự vệ với khuôn khổ phù hợp nhằm hỗ trợ

cho lực lƣợng chính trị của nhân dân miền Nam lúc đó. Những tinh thần cơ bản của

Trung ƣơng Đảng đƣợc triển khai cụ thể trong các địa phƣơng ở miền Nam. Tuy

Page 139: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

133

nhiên, do hoàn cảnh lúc đó nên việc xây dựng LLVTCM ở các địa phƣơng có kết

quả khác nhau.

Tại các tỉnh cực Nam của Tổ quốc, những cán bộ có trọng trách đối với vận

mệnh cách mạng miền Nam đã sớm xác định phƣơng hƣớng tiến lên của cách mạng

miền Nam qua bản Đề cƣơng cách mạng miền Nam, trong đó có 2 điểm mấu chốt là

nhân dân miền Nam nhất định phải sử dụng bạo lực cách mạng và để thực hiện điều

đó, nhất thiết phải tích cực xây dựng LLVTCM.

Sự chỉ đạo Trung ƣơng và Xứ ủy Nam Bộ là nhân tố sống còn cho quá trình

ra đời của LLVTCMMN. Từ năm 1956, hàng loạt đơn vị vũ trang cách mạng đã

xuất hiện ở Nam Bộ. Dù phải vƣợt qua muôn vàn khó khăn nhƣng các các cán bộ

chiến sỹ đầu tiên của LLVTCMMN vẫn tồn tại và phát huy vai trò của mình.

Song hàng chục đơn vị vũ trang cách mạng đầu tiên ở miền Nam trong

những năm 1956-1959 có quân số quân thất thƣờng, nơi nào cũng có hiện tƣợng

“đào súng lên” rồi buộc lại phải cất giấu súng. Không phải lúc ấy cách mạng thiếu

lực lƣợng hay bộ đội địa phƣơng không có khả năng đánh địch, hoặc lo rằng các sƣ

đoàn chủ lực của Sài Gòn sẽ tiêu diệt các đơn vị vũ trang cách mạng nhỏ bé, mà vấn

đề là phải chờ chủ trƣơng của trên.

Trong những năm 1954 - 1959, ở miền Nam tất cả có bộ phận cách mạng đều

tổn thất. Nhƣng cái khó khăn nhất của LLVTCM trong buổi đầu là thiếu phƣơng

hƣớng hoạt động cụ thể. Không phải lực lƣợng vũ trang cách mạng không diệt địch,

nhƣng xu hƣớng chung là kiềm chế, tránh đụng độ. LLVTCM là lực lƣợng hoạt

động bất hợp pháp và chỉ dựa vào nhân dân mới có thể tồn tại. LLVTCM phải né

tránh kẻ thù khi mà chúng đang thực hiện gom dân, là phải đóng trú xa cơ sở chính

trị của quần chúng. Đây là nguyên nhân chính làm LLVTCMMN không phát triển

trong những năm đầu chống Mỹ, cứu nƣớc và đây cũng là nguy cơ khiến nó có thể

bị đánh bật khỏi cơ sở cách mạng trƣớc khi bị tiêu diệt hoàn toàn.

Nghị quyết 15 của Trung ƣơng Đảng đã tạo nên bƣớc phát triển nhảy vọt cho

cách mạng miền Nam. Trong thế lớn mạnh chung của cách mạng, lực lƣợng vũ

trang giải phóng phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.

Nhƣng do điều kiện chủ quan và khách quan, nên đồng khởi năm 1960 chƣa

giành đƣợc toàn bộ chính quyền về tay nhân dân. Đối phó với phong trào quật khởi

của nhân dân, Mỹ - VNCH dùng chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” để đàn áp lực

lƣợng cách mạng miền Nam - chủ yếu lực lƣợng chính trị của quần chúng cách

mạng và lực lƣợng cách mạng đã gặp những tổn thất lớn.

Trƣớc tình hình đó, Trung ƣơng Đảng và Bộ Chính trị đã kịp thời chuyển

hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc cho cách mạng miền Nam theo phƣơng án thứ hai mà đã

vạch ra trong Nghị quyết 15. Tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban chấp hành

Trung ƣơng (1-1961, 2-1962, 12-1962, Hội nghị Trung ƣơng 9 tháng 12-1963 ) cho

miền Nam là: phải nhanh chóng đƣa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh

Page 140: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

134

chính trị, đi trƣớc một bƣớc so với đấu tranh chính trị; phải xây dựng LLVTCMMN

về mọi mặt để sử dụng đấu tranh vũ trang đi trƣớc một bƣớc, mở đƣờng cho đấu

tranh chính trị của quần chúng.

Dƣới ánh sáng của các nghị quyết Bộ Chính trị, Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ

miền Nam đã phát huy vai trò lãnh đạo của mình, giữ vững và phát triển lực lƣợng

cách mạng từ nhỏ đến lớn, phát động và tổ chức toàn dân tham gia đánh giặc. Thành

công của đảng bộ miền Nam trong thời kì này là đã xây dựng đƣợc lực lƣợng chính

trị, lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, xây dựng thế trận, chỉ đạo tiến hành đánh địch

bằng ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lƣợc, làm thất bại mọi âm mƣu biện

pháp chiến lƣợc của kẻ thù.

Đảng bộ miền Nam là ngƣời trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh

nhân dân ở miền Nam. Do đó, ngay từ đầu của cuộc chiến tranh cách mạng, Đảng

đã tăng cƣờng sự lãnh đạo của Trung ƣơng đối với cách mạng miền Nam. Trung

ƣơng Cục đƣợc thành lập tháng 01 - 1961 để trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác

Đảng ở miền Nam. Từ đó công tác xây dựng Đảng ở miền Nam ở miền Nam ngày

càng đƣợc đẩy mạnh. Đảng bộ miền Nam đã chủ động xây dựng thực lực của mình

vững mạnh về mọi mặt, đủ sức lãnh đạo cuộc chiến tranh và chống lại sự đánh phá

quyết liệt của kẻ thù. Trong xây dựng Đảng, Đảng bộ rất coi trọng xây dựng tổ chức

cơ sở đảng. Bởi vì tổ chức cơ sở đảng là nơi đƣa đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách

của Đảng vào quần chúng, phát triển lực lƣợng vũ trang, tổ chức phong trào cách

mạng để thực hiện thắng lợi đƣờng lối đó. Với nhận thức đó, đến đầu năm 1964,

chúng ta đã tổ chức đƣợc 4.400 chi bộ trên toàn miền (trong đó có ½ chi bộ thuộc

quân đội và các cơ quan), tăng 50% so với năm 1961. Các chi bộ mới tổ chức đã

đƣợc rèn luyện, thử thách trong phong trào cách mạng, có nhiều kinh nghiệm, đƣợc

quần chúng tin tƣởng. Chính vì vậy, trong điều kiện Sài Gòn đánh phá ác liệt nhƣng

số quần chúng ra nhập Đảng tăng dần: cuối năm 1961 có 34.800 đảng viên, đến

cuối năm 1962 có 54.000 đảng viên, cuối năm 1963 có 69.580 đảng viên, trong đó

đảng viên ở xã, ấp là 33.465 [23]. Cho nên “thắng lợi đáng kể nhất của ta là nhiều

cơ sở bị đánh bạt lúc đầu nay đã trở về bám đƣợc và bắt đầu phát triển kể cả cơ sở

tự vệ, du kích bí mật…Những nơi chƣa có cơ sở thời gian qua ta cũng đã xây dựng,

phát triển đƣợc, tuy chƣa mạnh…”. Quá trình xây dựng đảng bộ miền Nam trong

thời kì này đã để lại nhiều kinh nghiệm quý. Đó là: Luôn coi trọng công tác giáo

dục chính trị, tƣ tƣởng, đây là yếu tố quyết định đảm bảo thực hiện mọi thắng lợi

nhiệm vụ của cách mạng. Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng nhằm nâng cao trình độ nhận

thức của đảng viên để theo kịp với tình hình và nhiệm vụ, nhận rõ sự phát triển của

tình hình, tƣơng quan so sánh lực lƣợng giữa LLVTCM và QĐSG, những khó khăn,

phức tạp của cuộc đấu tranh, xây dựng niềm tin vững chắc vào thắng lợi của cách

mạng. Đồng thời chống tƣ tƣởng chủ quan, khinh địch, nóng vội hoặc thờ ơ, ỷ lại,

ngại khó, ngại khổ. Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đƣợc Đảng bộ xác định là

Page 141: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

135

nhiệm vụ cơ bản, tiến hành thƣờng xuyên với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp

với từng đối tƣợng, địa bàn hoạt động cụ thể. Do đó “về mặt tƣ tƣởng mặc dầu tình

hình đã diễn biến phức tạp nhƣng tƣ tƣởng của đảng bộ miền Nam đã tỏ ra luôn

kiên định, vững vàng, tuyệt đối tin tƣởng ở đƣờng lối, chính sách và phƣơng châm

của Đảng, đã giữ vững đƣợc đoàn kết và thống nhất trong Đảng, luôn luôn bám dân,

sát dân, chấp hành một cách sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Đảng… Đó là cơ

sở của sự thắng lợi trong những năm qua và cũng là nền tảng cho việc giành thắng

lợi trong những năm tới”. [117; tr.189].

Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo cán bộ lãnh đạo ở các cấp,

đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Do đối phƣơng đánh phá ác liệt nên tổn thất về cán

bộ, đảng viên ngày càng nhiều, cơ cấu cán bộ luôn luôn thay đổi, nên đòi hỏi phải

thƣờng xuyên chăm lo công tác phát triển đảng viên và đội ngũ cán bộ các cấp.

Trong công tác phát triển Đảng phải: “chọn những đồng chí trung thành vô hạn với

Đảng, thiết tha phục vụ quần chúng, có khả năng gây dựng cơ sở để có kế hoạch

đào tạo thành nòng cốt cho chi bộ trong khu vực Ấp Chiến Lƣợc” [63; tr.12] và lực

lƣợng vũ trang ba thứ quân. Sự tồn tại của các tổ chức cơ sở đảng trong thời kì này

cho thấy, chỉ có những đảng viên thực sự trung kiên với cách mạng mới thực sự

bám trụ vững trong phong trào, đƣợc quần chúng tin tƣởng, che chở đùm bọc và

mới có khả năng để mở rộng cơ sở Đảng trong vùng bị Sài Gòn kìm kẹp.

Trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp phải đề bạt, bổ

nhiệm cán bộ tại chỗ và đƣa từ dƣới lên không ỷ lại cấp trên hoặc chờ nơi khác đến,

phải mạnh dạn giao công tác và bồi dƣỡng trong thực tế, đặc biệt chú trọng đội ngũ

cán bộ trẻ.

Tổ chức cơ sở đảng phải gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với khả năng lãnh đạo

và đặc điểm hoạt động của từng địa bàn, từng nhiệm vụ cụ thể. Từ thực tiễn, Đảng

bộ miền Nam tổ chức thành ba loại chi bộ: chi bộ vùng căn cứ và tự quản; chi bộ

vùng tranh chấp và chi bộ vùng còn bị kìm kẹp. Mỗi loại chi bộ có nhiệm vụ và

công tác cụ thể khác nhau, với cách thức tổ chức và hoạt động linh hoạt sáng tạo,

các cơ sở đảng luôn duy trì, giữ vững sự lãnh đạo của mình đối với phong trào đấu

tranh của quần chúng.

Cán bộ, đảng viên phải kiên quyết bám dân dù có phải hi sinh, dù dân bị o ép

mà xua đuổi cách mạng. Phải hòa mình vào trong quần chúng để giáo dục, giác ngộ,

phát động và tổ chức quần chúng cùng với quần chúng đấu tranh với địch, từ đó

phát triển lực lƣợng vũ trang. Phƣơng châm “ba bám” (Đảng bám dân, dân bám đất,

du kích bám địch) đƣợc hình thành từ đây.

Thực hiện “ba bám” chính là duy trì thƣờng xuyên sự có mặt của Đảng đối

với nhân dân đấu tranh và tổ chức đánh địch. Đây chính là vấn đề quyết định sự tồn

tại và phát triển của tổ chức cơ sở đảng trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào đối

phong trào cách mạng miền Nam.

Page 142: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

136

Nhƣ vậy, tiến trình ra đời và trƣởng thành của LLVTCMMN gắn chặt với sự

chỉ đạo của Đảng, gắn liền với các nghị quyết lịch sử của Trung ƣơng Đảng, gắn

liền với chỉ đạo cụ thể của Xứ ủy, Liên khu ủy khu V, của Trung ƣơng Cục và của

Đảng bộ các cấp ở miền Nam.

4.4.2 Phải phải kế thừa và vận dụng linh hoạt nghệ thuật sử dụng phương

pháp bạo lực cách mạng

Lịch sử kháng chiến chống thực dân đế quốc Pháp và Mỹ xâm lƣợc của dân

tộc ta đã chứng tỏ, sử dụng bạo lực cách mạng một cách có hiệu quả là nguyên nhân

chủ yếu dẫn đến thành công của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Bạo lực đó, suy đến cùng có nguồn gốc sức mạnh từ nhân dân, từ đạo quân

chính trị. Bạo lực cách mạng do Đảng lãnh đạo không phải là kết quả của âm mƣu,

manh động mà là bạo lực của quần chúng, của lực lƣợng chính trị. Đó là điều cốt lõi.

Tuy nhiên, bạo lực trong Cách mạng Tháng Tám (1945) và trong kháng

chiến chống thực dân Pháp có khác. Cụ thể, hình thức sử dụng bạo lực trong Cách

mạng Tháng Tám (1945) đƣợc thể hiện bằng khởi nghĩa vũ trang của quần chúng

cách mạng. Trong khi đó, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, hình thức bạo lực đó

thể hiện bằng cuộc kháng chiến trƣờng kỳ.

Nhƣ vậy, hình thức sử dụng bạo lực của Cách mạng Tháng Tám (1945) và 9

năm kháng chiến không phải là một. Nói chính xác theo thuật ngữ quân sự, trong Cách

mạng Tháng Tám (1945), Đảng chỉ đạo sử dụng bạo lực bằng hình thức khởi nghĩa vũ

trang, còn trong 9 năm, bạo lực đƣợc tổ chức, thực hiện trƣớc hết bằng sức mạnh của

lực lƣợng vũ trang cách mạng, sức mạnh của lực lƣợng vũ trang ba thứ quân.

Vậy suy đến cùng, sử dụng bạo lực trong Cách mạng Tháng Tám (1945) với

9 năm kháng chiến trƣờng kỳ có gì giống và khác nhau?

Trƣớc hết, điểm giống nhau cơ bản về sử dụng bạo lực trong 2 sự kiện lịch

sử trên là, bạo lực đó dựa vào thực lực chính trị của quần chúng, của sức mạnh khối

đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh chính trị, đạo quân chính trị đƣợc Đảng tổ chức,

rèn luyện là sức mạnh căn bản của khởi nghĩa thắng lợi và là sức mạnh của cuộc

chiến tranh nhân dân vô địch.

Điểm giống nhau thứ 2 nữa, dù hình thái vận động là khởi nghĩa vũ trang hay

kháng chiến 9 năm nhƣng suy đến cùng, đều thực hiện mục tiêu cách mạng do Đảng

chỉ đạo là thực hiện hiện công cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Tuy nhiên, khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám (1945) và sử dụng bạo

lực trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp có khác nhau.

Trước hết, đối tƣợng có khác nhau. Đối tƣợng của nhân dân Việt Nam trong

Cách mạng Tháng 8 (1945) là đánh đổ chính quyền địch, giành chính quyền về tay

nhân dân. Trong khi đó, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đối tƣợng trƣớc

hết là tiêu diệt lực lƣợng vũ trang của địch. Chỉ khi nào đập tan đƣợc khối chủ lực

Page 143: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

137

của quân viễn chính (nhƣ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ) thì lúc đó mới hoàn

thành nhiệm vụ.

Thứ hai, lực lƣợng để sử dụng có khác nhau. Lực lƣợng chủ yếu trong Cách

mạng Tháng Tám (1945) là lực lƣợng chính trị của quần chúng nhân dân. Dù có tổ

chức vũ trang, có tự vệ và có đấu tranh vũ trang ở đây đó, nhƣng lực lƣợng cốt yếu

trong Cách mạng Tháng Tám (1945) là đạo quân chính trị đƣợc Đảng tổ chức, vùng

lên giành chính quyền.

Trong khi đó, trong kháng chiến lần thứ nhất (1946 - 1954), vì điều kiện lúc

đó, nên lực lƣợng trụ cột của nó chính là các đơn vị vũ trang cách mạng. Chính cuộc

chiến tranh toàn dân, toàn diện tạo điều kiện cho lực lƣợng vũ trang cách mạng phát

triển và ngƣợc lại sự lớn mạnh của LLVT cách mạng lại là tiền đề để giành thắng

lợi quyết định với đối phƣơng trên mặt trận đấu tranh quân sự. Chỉ có khi LLVT

cách mạng Việt Nam phát triển với hàng chục vạn quân và với những đại đoàn chủ

lực ra đời, sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam mới thu đƣợc thắng lợi

vang dội, đánh bại cuộc chiến tranh “bẩn thỉu” của thực dân Pháp.

Thứ ba, nếu nhƣ khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra ở

nhiều nơi, nhƣng địa bàn quyết định là đô thị và cụ thể là chính thành công trong

khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn đã đƣa khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng

Tám (1945) đến thành công nhanh chóng, thì ngƣợc lại, địa bàn hoạt động của lực

lƣợng vũ trang cách mạng chủ yếu lại khu vực nông thôn hẻo lánh. Theo đại tƣớng

Võ Nguyên Giáp, do điều kiện chủ quan và khách quan của mình nên lực lƣợng vũ

trang cách mạng Việt Nam có 3 sở trƣờng căn bản, trong đó sở trƣờng vô cùng quan

trọng là tác chiến vùng rừng núi, nông thôn. Chiến đấu trong vùng rừng núi trở

thành một lợi thế căn bản của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong 2 cuộc kháng

chiến chống Pháp và Mỹ sau này, địa bàn cốt tử để các đơn vị chủ lực của lực lƣợng

vũ trang cách mạng tồn tại, hoạt động có hiệu quả chính là vùng nông thôn, rừng

núi. Càng ở vùng hẻo lánh, địa hình phức tạp, lắm rừng suối, bộ đội Việt Nam càng

có điều kiện hoạt động tốt hơn ở các chiến trƣờng khác.

Thứ tư, có thể nói đó là sự khác biệt về mặt thời gian. Nếu nhƣ khởi nghĩa

phải nổ ra đúng lúc, giành thắng lợi càng nhanh càng tốt thì ngƣợc lại, khi tiến hành

cuộc kháng chiến, thời gian càng dài càng có điều kiện để chuyển biến cục diện, thế

và lực, phát huy sở trƣờng của cách mạng và khoét sâu vào sở đoản của đối phƣơng.

Trong Cách mạng Tháng Tám (1945), nếu tổng khởi nghĩa không nổ ra đúng lúc

(hoặc sớm hoặc muôn chỉ một tuần) thì sẽ nguy hiểm hoặc mất thời cơ. Khởi nghĩa

mà kéo dài không nhanh gọn nhƣ nó đã nổ ra trong mùa thu lịch sử 1945, thì không

lƣờng hết đƣợc hậu quả của nó nhƣ thế nào.

Page 144: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

138

Trong khi đó, chủ trƣơng “trƣờng kỳ kháng chiến” đã trở thành phƣơng pháp

số một trong đƣờng lối kháng chiến do Ðảng lãnh đạo. Đảng từng vạch rõ có trƣờng

kỳ kháng chiến mới có thắng lợi. Nôn nóng, manh động là thất bại.

Khi đối phƣơng chủ trƣơng “đánh nhanh, thắng nhanh” thì đạo quân cách mạng

do Đảng lãnh đạo lại kiên trì phƣơng châm “trƣờng kỳ kháng chiến”. Thực tế lịch sử

chỉ ra, ở nơi nào, chỗ nào, hoàn cảnh nào đó nếu muốn thúc đẩy nhịp điệu cuộc kháng

chiến nhanh khi điều kiện chƣa chín muồi thì ở đó cách mạng gặp khó khăn.

Những điều phân tích nhƣ trên để chỉ ra, trong quá trình chỉ đạo cách mạng

của mình Đảng Cộng sản Việt Nam từng có vốn quí, kinh nghiệm quí về chỉ đạo sử

dụng bạo lực cách mạng. Kho tàng kiến thức của Đảng ta về chỉ đạo dùng bạo lực

cách mạng đã góp phần làm phong phú, sáng tỏ thêm về quan điểm sử dụng bạo lực

cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám (1945) nhƣ đã trình bày ở trên là

khởi nghĩa theo nghĩa thông thƣờng, cổ điển. Kháng chiến 9 năm chống Pháp cũng

là chiến tranh theo nghĩa cổ điển.

Trong chỉ đạo cách mạng miền Nam của Đảng, quá trình đƣa đấu tranh vũ

trang lên ngang hàng, song song với đấu tranh chính trị theo ý nghĩa mới. Trong đó,

kết hợp cả khởi nghĩa của lực lƣợng chính trị với tiến công của LLVTCM. Đó là

phƣơng châm tiến công đối phƣơng cả lực lƣợng chính trị, cả LLVT cả đấu tranh vũ

tranh với đấu tranh chính trị.

Nói cách khác, kết hợp cả tiến công (của lực lƣợng vũ trang) với nổi dậy (của

lực lƣợng chính trị).

Nhƣ vậy, với sự chỉ đạo của Đảng trong những năm đầu thập kỉ 1960 cho

cách mạng miền Nam, kinh nghiệm khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng -

những kinh nghiệm vốn có trong Cách mạng Tháng Tám (1945) và trong 9 năm

kháng chiến chống Pháp đã đƣợc Đảng kế tục và phát huy cao độ trong sự nghiệp

chống Mỹ, cứu nƣớc. Quá trình chỉ đạo này gắn với các nghị quyết vừa nêu ở phần

trƣớc - những nghị quyết chuyển cách mạng miền Nam sang chiến tranh cách mạng,

chiến tranh giải phóng, chiến tranh du kích hay đƣa cách mạng miền Nam phát triển

theo phƣơng án thứ 2 của Nghị quyết 15.

4.4.3 Xây dựng và hoạt động đúng đắn, linh hoạt, sát hợp với thực tiễn

Quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN thời kỳ này cho thấy con

đƣờng đấu tranh cho cách mạng miền Nam trong những năm 1954 đến năm 1959 bị

bối cảnh lịch sử quốc tế và trong nƣớc tác động sâu sắc. Thời kỳ này Trung ƣơng

Đảng chủ trƣơng đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, dùng tính chất pháp lí của

Hiệp định Giơnevơ làm cơ sở đấu tranh thống nhất đất nƣớc, góp phần vào hòa bình

trong khu vực và thế giới.

Page 145: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

139

Tuy nhiên Xứ ủy Nam Bộ và Khu V cùng các Đảng bộ địa phƣơng đứng trƣớc

sức mạnh bạo tàn, hiểm độc của kẻ thù đã sáng tạo các hình thức tự vệ vũ trang ở

các mức độ khác nhau. Đã sáng tạo trong xây dựng và hoạt động của lực lƣợng vũ

trang cách mạng nhằm bảo vệ chính mình, bảo vệ quần chúng và phong trào cách

mạng. Hình thức sáng tạo đƣợc thực hiện trong cả hai nội dung xây dựng và hoạt

động. Đảng bộ các cấp ở miền Nam nhân cơ hội Mỹ - Diệm đàn áp lực lƣợng vũ

trang giáo phái đã đƣa lực lƣợng của mình vào các đơn vị vũ trang của các giáo

phái, nắm lấy một số tổ chức và vận động lực lƣợng này về phía cách mạng, hoặc sử

dụng hình thức là các đơn vị vũ trang giáo phái để tiến hành xây dựng và hoạt động

công khai. Sự linh hoạt đó đã tạo dựng vỏ bọc công khai cho công tác xây dựng và

hoạt động vũ trang đồng thời tránh không vi phạm Hiệp định Giơnevơ, không làm

trái đƣờng lối chủ trƣơng đấu tranh hòa bình của Trung ƣơng Đảng. Những nghiên

cứu của luận án ở chƣơng 2 cho thấy hễ nơi nào ở miền Nam có xây dựng và hoạt

động tích cực của LLVTCM thì nơi đó phong trào ít tổn thất.

Bƣớc vào thời điểm bƣớc ngoặt của lịch sử, cuối năm 1959 đầu năm 1960, khi

nghị quyết 15 đƣợc phổ biến vào tới Nam Bộ, cách mạng miền Nam bƣớc vào cao

trào đồng khởi. LLVTCM ở miền Nam đã phối hợp chặt chẽ với lực lƣợng chính trị

với nhiều hình thức hoạt động hiệu quả, trong đó LLVTCMMN giữ vai trò “đòn

xeo”, đã làm chủ những vùng nông thôn và rừng núi rộng lớn. Qua đó nhanh chóng

phát triển lực lƣợng sẵn sàng đảm nhận vị trí, vai trò lịch sử của mình khi Đảng,

nhân dân và tình thế cách mạng miền Nam yêu cầu.

Mỹ - Diệm ngoan cố tiếp tục cuộc chiến tranh chống nhân dân miền Nam,

chống lại nguyện vọng thống nhất đất nƣớc của cả dân tộc. Đối phƣơng đã áp dụng

chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt, một chiến lƣợc chiến tranh trong chiến lƣợc toàn

cầu phản ứng linh hoạt của Hoa Kỳ. Trung ƣơng Đảng đã kịp thời lãnh đạo cách

mạng miền Nam, lãnh đạo công tác xây dựng và đấu tranh của LLVTCMMN lên

một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu vận động của chiến trƣờng miền Nam. Đảng bộ

các cấp ở miền Nam đã vận dụng sáng tạo chủ trƣơng đúng đắn đó, cụ thể hóa nhằm

thích hợp với hoàn cảnh của địa bàn mình tổ chức xây dựng và hoạt động hiệu quả,

hiệu suất cao. Xây dựng những đơn vị vũ trang chủ lực tới cấp trung đoàn, tổ chức

những trận đánh tiêu diệt đối phƣơng từ đại đội tới tiểu đoàn và cấp trung đoàn

trong chiến dịch Bình Giã, Đồng Xoài, Ba Gia. Đảng bộ và nhân dân miền Nam,

lực lƣợng vũ trang cách mạng ở miền Nam đã thấu hiểu nhiệm vụ chính trị lớn lao

đó, đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ trƣơng đó trong điều kiện cách mạng miền

Nam sau đồng khởi với vô vàn khó khăn, lại phải chống lại kẻ thù mạnh hơn mình

gấp nhiều lần với một chiến lƣợc chiến tranh bài bản, thâm độc. Đã hoàn thành

nhiệm vụ chính trị lịch sử của mình là đƣa đấu tranh vũ trang nhanh chóng phát

triển song song với đấu tranh chính trị và đi trƣớc một bƣớc so với đấu tranh chính

Page 146: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

140

trị, có đủ sức mạnh để giáng những quả đấm thép, những chiến dịch quy mô chƣa

từng có đánh bại chủ lực quân đội Sài Gòn.

Thấu hiểu nhiệm vụ chính trị của thời kỳ này đồng thời vận dụng đúng đắn,

linh hoạt, sát hợp với thực tiễn trong xây dựng và hoạt động của LLVTCMMN.

Cách mạng miền Nam đã thành công trong tổ chức xây dựng và hoạt động của lực

lƣợng vũ trang 3 thứ quân. Về cơ bản lực lƣợng vũ trang cách mạng tại chỗ ở miền

Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình là đánh bại chiến lƣợc chiến tranh

đặc biệt mà Mỹ và VNCH dày công xây dựng.

4.4.4 Xây dựng lực lượng vũ trang phải thường xuyên chú trọng xây dựng

cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, phù hợp với đặc điểm

từng vùng chiến trường, từng nhiệm vụ được giao ở mỗi thời kỳ lịch sử.

Xây dựng các đơn vị chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích là nhân

tố quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nƣớc. Là

nguồn gốc sức mạnh, là biểu hiện cao nhất tƣ tƣởng, truyền thống toàn dân đánh

giặc đƣợc vận dụng sáng tạo trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn bản lề từ năm

1954 đến năm 1965. Với sự hình thành và phát triển hình chóp, dân quân du kích

đƣợc xem là một đội quân đông đảo, hoạt động tích cực trong mọi vùng với phƣơng

thức xây dựng và hoạt động phong phú đa dạng. Dân quân du kích còn là lực lƣợng

để phát triển bộ đội địa phƣơng và chủ lực.

Trong phong trào Đồng khởi, do lực lƣợng vũ trang còn hạn chế, riêng lực

lƣợng dân quân, du kích trên toàn miền Nam, năm 1959 mới chỉ có khoảng 4000,

đến năm 1960 lên tới 10.000 ngƣời; thực hiện phƣơng châm kết hợp đấu tranh chính

trị với vũ trang, quân và dân miền Nam đã đẩy mạnh chiến tranh du kích - phá thế

kìm kẹp của đối phƣơng; tiêu hao, tiêu diệt và giải tán các lực lƣợng phản động, phá

hệ thống chính quyền cơ sở của CQSG, lập chính quyền cách mạng ở cơ sở. Điển

hình nhƣ dân quân, du kích tỉnh Bến Tre làm nòng cốt cho 58 vạn quần chúng nổi

dậy phá tan, bức hàng, bức rút hơn 100 đồn bốt, giải phóng 300/500 ấp. Thắng lợi

của phong trào Đồng khởi đánh dấu sự thất bại của “Chiến tranh đơn phƣơng” của

Mỹ - Diệm, mở ra thời cơ và điều kiện thuận lợi để quân và dân miền Nam chuyển

sang thời kỳ chủ động tiến công và nổi dậy, giành những thắng lợi mới.

Sau phong trào Đồng khởi, lực lƣợng vũ trang 3 thứ quân đã có những

bƣớc phát triển vƣợt bậc. Chủ lực Miền và khu V đã thành lập đƣợc tới cấp trung

đoàn, tỉnh cấp tiểu đoàn, huyện cấp đại đội … Cùng với việc đẩy nhanh quá trình

xây dựng và hoạt động của các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phƣơng. Từ năm

1961 trở đi, chiến tranh du kích đã phát triển rộng khắp và mạnh mẽ, tạo điều

kiện thuận lợi để cách mạng đẩy mạnh phƣơng châm đấu tranh “hai chân”, “ba

mũi”, liên tục tiến công quân đối phƣơng, giải phóng thêm những vùng địa bàn

và dân cƣ rộng lớn. Hình thái chiến tranh du kích cục bộ đã mở rộng khắp miền

Page 147: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

141

Nam, phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phƣơng, hỗ trợ cho quần chúng

đấu tranh chính trị, đẩy quân đội và chính quyền Sài Gòn vào tình trạng khủng

hoảng trầm trọng và triền miên.

Sự phối hợp hoạt động của lực lƣợng vũ trang 3 thứ quân là sức mạnh từng

bƣớc đánh bại các biện pháp chiến thuật tân kỳ nhƣ “trực thăng vận”, “thiết xa

vận”, “phƣợng hoàng vồ mồi”… những con “át chủ bài” trong các cuộc hành quân

bình định của QĐSG. Làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc phát triển lên những

nấc thang mới. Cùng với thời gian, dân quân du kích đã góp phần trực tiếp và hiệu

quả cùng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và quần chúng cách mạng đánh bại

chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, tạo ra thế và lực vững chắc, mạnh mẽ

cho cách mạng miền Nam. Đó là thế chủ động tiến công, tiến công liên tục và toàn

diện của cách mạng miền Nam.

Quán triệt phƣơng châm 3 vùng chiến lƣợc, xây dựng và tổ chức hoạt động

của LLVTCM phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến trƣờng, từng nhiệm vụ đƣợc

giao ở mỗi thời kỳ lịch sử vừa tạo sức mạnh cho lực lƣợng vũ trang cách mạng ở

miền Nam, đồng thời là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lƣợng vũ trang cách

mạng ở miền Nam.

4.4.5 Không ngừng tìm tòi, vượt qua thử thách, khắc phục kh khăn tổng

kết kinh nghiệm để chiến đấu chống lại những thủ đoạn tinh vi, vũ khí và chiến

thuật hiện đại của kẻ thù.

Đối phó với chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt, một chiến lƣợc chiến tranh bài

bản trong chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ, với những phƣơng tiện và thủ đoạn hết sức

thâm độc là ACL và chiến thuật tân kỳ “Trực thăng vận - thiết xa vận”. Quân và dân

miền Nam lúc đầu còn bỡ ngỡ, tâm lý chủ quan cho nên để cho đối phƣơng gây khó

khăn và thực hiện đƣợc một số mục tiêu mà chúng đề ra.

Từ trong chiến đấu, hàng ngày đối mặt với kẻ thù. Với sự gan dạ, kiên cƣờng,

sáng tạo của LLVTCMMN đã đƣợc tổng kết, đúc rút thành những kinh nghiệm và

nhân rộng nó trong thực tiễn. ACL là thủ đoạn thâm hiểm của kẻ thù, LLVTCMMN

đã tiến công phá ACL từ bên ngoài vào nhƣng không hiệu quả, cách mạng phá xong

thì CQSG lại tái lập ACL. Qua quá trình tổng kết rút kinh nghiệm cho thấy do thiếu

sự đồng bộ giữa tiến công của LLVTCM từ bên ngoài vào và phối hợp nổi dậy bên

trong nên hiệu quả phá ACL chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Rút kinh nghiệm, sự

phối hợp giữa LLVTCM ở bên ngoài và quần chúng nổi dậy ở bên trong đƣợc nâng

lên một bƣớc, nhịp nhàng, hiệu quả đã chặn đứng đà phát triển của “quốc sách ấp

chiến lƣợc” và đánh bại nó.

Đối với chiến thuật tân kỳ “Trực thăng vận - thiết xa vận”, Mỹ - VNCH dựa

trên ƣu thế tuyệt đối vũ khí, tính cơ động nhanh và quá trình thử nghiệm ở những

chiến trƣờng có điều kiện tự nhiên và xã hội gần tƣơng đồng với miền Nam Việt

Nam. Ban đầu quân giải phóng có những bỡ ngỡ, lúng túng khi đối phó với chiến

thuật tân kỳ này và gặp phải những tổn thất không nhỏ. Các thông tin, sáng kiến từ

Page 148: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

142

thực tiễn đối phó với chiến thuật “Trực thăng vận - thiết xa vận” từ khắp các chiến

trƣờng đƣợc tập trung về phổ biến, khái quát và tổng kết ở Hội nghị du kích chiến

tranh do Trung ƣơng Cục tổ chức tháng 11-1962. Sau hội nghị, LLVTCM trên toàn

Miền sẵn sàng đối đầu với chiến thuật tân kỳ “Trực thăng vận - thiết xa vận”, chiến

đấu và chiến thắng nó. Sự sẵn sàng đó là nguyên nhân khách quan cho trận đụng

đầu lịch sử - trận Ấp Bắc ngày 2-1-1963.

Có thể thấy LLVTCMMN nhỏ yếu phải đối đầu với những loại vũ khí hiện đại

nhất, những âm mƣu thâm hiểm nhất do một đạo quân đông đảo đƣợc huấn luyện

kỹ và hiện đại, có cố vấn Mỹ - cố vấn của một siêu cƣờng quân sự chỉ huy. Cuộc

đối đầu không cân sức đó dần dần đảo ngƣợc theo hƣớng thắng lợi cho cách mạng.

Ban đầu do tính chất bất ngờ và sự bỡ ngỡ của LLVTCMMN nên đối phƣơng chiếm

ƣu thế. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm tòi, vƣợt qua khó khăn, tổng kết thực tiễn

thành kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi ra toàn Miền, những ƣu thế đó dần đƣợc

cách mạng phá bỏ và đánh bại. Không ngừng tìm tòi, vƣợt qua thử thách, khắc phục

khó khăn tổng kết kinh nghiệm để chiến đấu chống lại những thủ đoạn tinh vi, vũ

khí hiện đại và chiến thuật tân kỳ của kẻ thù chính là chìa khóa giúp LLVTCMMN

vƣợt qua những hạn chế, khó khăn, thiếu thốn khách quan của mình, có đủ sức

mạnh để chống lại kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần.

Page 149: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

143

KẾT LUẬN

Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, đã chấm dứt 9 năm kháng chiến chống thực

dân Pháp đồng thời là mốc mở đầu cho cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nƣớc

trƣờng kỳ của dân tộc ta. Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với âm mƣu của

mình, đã thi hành hàng loạt những chính sách nhằm chà đạp lên nguyện vọng thống

nhất đất nƣớc, tiêu diệt phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Nó đã đàn

áp dã man các phong trào đấu tranh vì mục tiêu hoà bình của nhân dân miền Nam,

từng bƣớc đặt miền Nam vào tình trạng chiến tranh. Bằng những chính sách “tố

cộng, diệt cộng”, Luật 10/59 và sau đó là chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ -

Diệm đã đẩy cách mạng miền Nam vào tình thế khó khăn, tổn thất vô cùng nghiêm

trọng. Khả năng và con đƣờng hòa bình thống nhất đất nƣớc đến đây đã bị hoàn

toàn loại bỏ. Tình thế cách mạng đó đòi hỏi miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh

bằng hình thức chính trị nhƣ cũ đƣợc nữa.

Đội tiên phong không khoanh tay đứng nhìn kẻ thù đơn phƣơng tiêu diệt

cách mạng ở miền Nam. Chính một bộ phận đội tiên phong của Đảng đang trực tiếp

“lăn lộn” hàng ngày cùng các đồng chí đồng đội và nhân dân miền Nam đối phó với

bộ máy chiến tranh khổng lồ mà Mỹ - Diệm reo rắc đã dũng cảm, sáng tạo quyết liệt

chuyển hƣớng đấu tranh, đã chủ trƣơng: “Để chống lại Mỹ - Diệm, nhân dân miền

Nam chỉ có con đƣờng cứu nƣớc và tự cứu mình, là con đƣờng cách mạng. Ngoài

con đƣờng cách mạng không có một con đƣờng nào khác”[66, tr. 785]

Thực tế, nhân dân và các lực lƣợng cách mạng còn lại miền Nam, nhất là

vùng căn cứ kháng chiến cũ, bị đàn áp khủng bố rất ác liệt. Lực lƣợng cách mạng và

phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề. Việc giữ gìn lực lƣợng bằng những hình

thức nhƣ cũ đã không còn hiệu quả. Đối phƣơng sử dụng lực lƣợng, phƣơng tiện và

biện pháp chiến tranh để chống lại nhân dân yêu nƣớc thì nhân dân và các lực lƣợng

cách mạng cũng phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại chúng.

Sự ra đời của lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam là một tất yếu lịch sử

khi những chiến sĩ 9 năm xƣa cùng quần chúng nhân dân trƣởng thành trong phong

trào chính trị buộc phải cầm vũ khí đứng lên chống lại một kẻ thù không từ một thủ

đoạn nào để dìm phong trào cách mạng miền Nam trong bể máu. Chứa chất căm thù

với quân thù tàn bạo, nhân dân đã lập các đội tự vệ, dân canh mà bảo vệ mình, bảo

vệ cán bộ. Từ cuối năm 1957, đầu năm 1958, hầu hết các địa phƣơng đều thành lập

đội vũ trang tự vệ. Sau đó, từ vũ trang tự vệ tiến lên vũ trang tuyên truyền để trừ

gian diệt ác, cảnh cáo, trừng trị những tên đầu sỏ, cởi mở kìm kẹp cho phong trào

cách mạng phát triển dù chƣa hề có chủ trƣơng của Trung ƣơng. Giữa năm 1958,

Ban chỉ huy quân sự miền Đông đƣợc thành lập để đẩy mạnh các hoạt động quân sự

và vũ trang tuyên truyền. Đến năm 1959, toàn miền Nam có 139 trung đội vũ trang

Page 150: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

144

tập trung và vũ trang tuyên truyền, hàng trăm tổ tự vệ hoạt động tự vệ, hỗ trợ đấu

tranh chính trị và tiến lên diệt tề trừ gian, diệt ác phá kìm.

Những cơ sở thực tiễn mà các đồng chí trực tiếp chiến đấu với kẻ thù ở miền

Nam báo cáo giúp cho Trung ƣơng củng cố cơ sở thực tiễn hình thành một đƣờng

lối đấu tranh thống nhất đất nƣớc mới. Mặc dù điều kiện quốc tế cản trở một cách

khách quan phƣơng pháp cách mạng bạo lực ở miền Nam. Các bạn bè quốc tế lo sợ

Mỹ sẽ can thiệp quá sâu dẫn đến thổi bùng ngọn lửa chiến tranh, đe dọa hòa bình

thế giới, nhƣng Đảng phải chịu trách nhiệm với Xứ ủy và nhân dân Nam Bộ và do

vây không thể chần chừ đƣợc nữa, đúng nhƣ lời chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các

đồng chí Phạm Văn Xô và Phan Văn Đáng: “Miền Nam ở xa, Xứ ủy Nam Bộ phải

chịu trách nhiệm với Trung ƣơng. Cách mạng phải sáng tạo. Kiên quyết không để

cho Mỹ - Diệm tiêu diệt cách mạng miền Nam”[ 171].

Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ

thù, trƣớc là để bảo vệ lực lƣợng cách mạng miền Nam rồi đấu tranh thống nhất đất

nƣớc, cơ sở thực tiễn đó đã thôi thúc Nghị quyết 15 vƣợt qua những “điểm nghẽn

lịch sử” của thời đại, đã công khai đến với Đảng bộ và nhân dân miền Nam. Mở ra

một phong trào Đồng khởi lịch sử, đƣa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực

lƣợng sang thế tiến công, giải phóng và làm chủ một vùng nông thôn rộng lớn ở

miền Nam Việt Nam. “Hợp pháp hóa” các hoạt động xây dựng và đấu tranh vũ

trang, cũng là thời điểm phát triển bƣớc ngoặt của LLVTCMMN. Nhƣ vậy, lực

lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam thời kỳ 1954-1960 tuy còn nhỏ bé nhƣng đó

chính là nhân tố sống còn đối với cách mạng miền Nam.

Từ năm 1961, để đối phó với những thất bại của chúng trong phong trào

Đồng khởi, Mỹ - Diệm đã quân phiệt hóa cao độ chính quyền Sài Gòn. Đã đề ra

chiến lƣợc chiến tranh cực kỳ nguy hiểm, chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” và các

chiến thuật nhằm âm mƣu dập tắt ngọn lửa cách mạng đang bùng lên mạnh mẽ. Để

đối phó, Trung ƣơng Đảng cũng có sự điều chỉnh đƣờng lối lịch sử, nâng đấu tranh

vũ trang lên thành hình thức đấu tranh cơ bản, đƣa phong trào nổi dậy khởi nghĩa

của nhân dân miền Nam phát triển thành chiến tranh cách mạng theo phƣơng án 2

của Nghị quyết 15. Để làm đƣợc điều đó, các lực lƣợng vũ trang cách mạng miền

Nam đã đƣợc thống nhất lại thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam với hệ

thống tổ chức quy cũ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Thống nhất để phát triển cũng

nhƣ đủ năng lực tiếp nhận sự chi viện có hiệu quả của miền Bắc XHCN.

Chủ trƣơng đƣa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị

và dần đi trƣớc một bƣớc so với đấu tranh chính trị là sự chuyển hƣớng quan

trọng, có ý nghĩa quyết định, tạo sự chuyển biến mới cho cách mạng miền Nam,

đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng thiết tha của toàn miền Nam, phù hợp với tình

hình cách mạng và đòi hỏi của lịch sử lúc bấy giờ. Sự chuyển hƣớng chỉ đạo

chiến lƣợc của Đảng cùng Ban Chấp hành Trung ƣơng và Bộ Chính trị đã chấm

Page 151: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

145

dứt thời kỳ “khủng hoảng kéo dài” về đƣờng lối của cách mạng miền Nam trong

suốt những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ, đƣa cách mạng miền Nam sang giai

đoạn mới, giai đoạn chủ động tiến công, tiêu diệt đối phƣơng. Sự chuyển hƣớng

đó cũng đã chứng minh khả năng lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong bối cảnh hết

sức phức tạp ở trong nƣớc và quốc tế.

Sự chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng là một quá trình lâu dài, bắt

đầu từ năm 1961 và chỉ thực sự hoàn thiện vào năm 1963, khi Bộ chính trị khẳng

định đấu tranh quân sự, vũ trang phải đi trƣớc một bƣớc so với đấu tranh chính trị.

Vì thế, sự chuyển hƣớng đó là kết quả của sự kết tinh cả một thời kỳ đấu tranh lâu

dài, phức tạp. Do đó, sự chuyển hƣớng này không chỉ có ý nghĩa lịch sử sâu sắc mà

còn có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Sự chuyển hƣớng đó đã làm nên sức mạnh cho

phong trào cách mạng miền Nam, là sự mở đầu cho hàng loạt những thắng lợi sau

này của cách mạng miền Nam Việt Nam. Nó không chỉ làm thất bại chiến lƣợc

“chiến tranh đặc biệt” của Mỹ mà còn góp phần cùng nhân dân cả nƣớc thực hiện

thành công cuộc “chiến tranh thần kỳ”, đánh bại một siêu cƣờng hùng mạnh nhất

thế giới, mang lại hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.

Những năm 1961-1963, do chủ trƣơng kìm chế thắng Mỹ - VNCH trong

chiến tranh đặc biệt, Quân giải phóng miền Nam tuy đã xây dựng đƣợc những đơn

vị chủ lực đầu tiên nhƣng về cơ bản vẫn mang tính chất là đội quân du kích, tác

chiến đến cấp đại đội, trung đội. Lực lƣợng vũ trang hầu nhƣ chỉ tập kích những

đồn, bốt nhỏ lẻ, đánh những trận trên quy mô từng huyện, từng xã, hạn chế các hoạt

động lớn nhằm tránh gây “tiếng vang” trong tình hình quốc tế phức tạp lúc bấy giờ.

Bởi thế, đội quân cách mạng còn nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm, bị hạn chế về nhiều

mặt không tránh khỏi những vấp váp, khó khăn ban đầu trƣớc kẻ thù lớn mạnh. Tuy

nhiên, với bản chất cách mạng cùng sự sáng tạo, tìm tòi, Quân giải phóng đã vƣợt

lên trên mọi thử thách đó, dần trƣởng thành và đánh bại hoàn toàn kế hoạch Staley -

Taylor bình định miền Nam trong 18 tháng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn với

chiến công tiêu biểu là trận Ấp Bắc lịch sử.

Đến năm 1964, hình thái chiến tranh đã thay đổi. Mỹ đã bƣớc đầu mở rộng

chiến tranh ra miền Bắc, chuẩn bị đƣa binh lính tham chiến trực tiếp ở miền Nam.

Trung ƣơng Đảng cũng chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển Quân giải phóng lên chính

quy, hiện đại nhằm làm tan rã hoàn toàn quân đội Sài Gòn, cố gắng giành chiến

thắng nhanh nhất trong thời gian tƣơng đối ngắn. Bởi thế, từ cuối năm 1964 đến đầu

năm 1965 có thể đƣợc coi là một bƣớc ngoặt của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, Quân giải phóng miền Nam từng bƣớc

đƣợc xây dựng, phát triển trên quy mô lớn. Trong đó, bộ phận chủ lực đƣợc chú

trọng, hình thành nên những “nắm đấm mạnh” ở Miền và các quân khu. Các lực

lƣợng chuyên môn, kỹ thuật cũng đƣợc phát triển nhanh chóng. Trên cơ sở đó, hình

thức tác chiến trên chiến trƣờng cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các chiến

Page 152: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

146

dịch quy mô lớn, dài ngày, có sự tham gia của nhiều trung đoàn, tiểu đoàn cùng các

đơn vị binh chủng chuyên môn trên một phạm vi rộng lớn, đánh tiêu diệt, tiêu hao

từng bộ phận quan trọng sinh lực QĐSG nhƣ Bình Giã, Đồng Xoài, Ba Gia… làm

phá sản hoàn toàn chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Thắng lợi trong giai đoạn này chứng minh sự chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng và

Chủ tịch Hồ Chí Minh là chính xác. Đảng đề ra đƣờng lối, phƣơng pháp cách mạng

sáng tạo, xử lý các tình huống trong chiến tranh kịp thời, nhạy bén; chuẩn bị lực

lƣợng chủ động, tích cực. Mặt khác, thắng lợi đó còn xuất phát từ bản chất cách

mạng của Quân giải phóng miền Nam vì đó là một bộ phận không thể tách rời của

Quân đội nhân dân Việt Nam. Bởi thế, từ giữa năm 1965, khi Mỹ thực hiện chiến

lƣợc “chiến tranh cục bộ” để cứu vãn chính quyền Sài Gòn, những đơn vị bộ đội

miền Bắc hành quân vào miền Nam theo quy mô lớn thì không hề có sự ganh tỵ,

mất đoàn kết giữa “Việt Cộng” với “quân Bắc Việt” mà chỉ có sự hòa nhập nhanh

chóng, là các bộ phận của “bộ đội cụ Hồ” phát triển thế trận chiến tranh nhân dân

đều khắp trên cả 3 vùng chiến lƣợc, sẵn sàng về tƣ tƣởng, tổ chức và quyết tâm

bƣớc vào cuộc đọ sức trực tiếp với quân Mỹ.

Nhƣ vậy, từ khi thành lập đến giữa những năm thập kỷ 60, LLVTCMMN đã

đóng góp vô cùng to lớn đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc của

nhân dân ta. Đây là thời kỳ rất đặc biệt của các cán bộ, chiến sỹ hoạt động ở miền

Nam và đây cũng là trang sử đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam, của Lực

lƣợng vũ trang cách mạng Việt Nam anh hùng. Do đó, sau khi vƣợt qua chặng

đƣờng đầy khó khăn khốc liệt do kẻ thù gây ra trong khoảng 10 năm kể từ khi các

đơn vị nhóm lập đến khi có chi viện trực tiếp, to lớn của bộ đội từ miền Bắc vào,

LLVTCMMN đã lớn mạnh vƣợt bậc, đã cơ bản, tại chỗ đánh bại chiến lƣợc chiến

tranh đặc biệt của Mỹ - VNCH. Đó là nhân tố căn bản, vững chắc cho sự nghiệp

kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc và dù cuộc chiến đấu còn vô cùng gay go, gian

khổ, nhƣng với nền tảng nhƣ vậy, công cuộc đấu tranh thống nhất nƣớc nhà của

nhân dân Việt Nam nhất định toàn thắng.

Thắng lợi của “quá trình xây dựng và hoạt động của LLVTCM ở miền Nam

từ năm 1954 đến năm 1965” là nền tảng cho những chiến thắng lịch sử tiếp theo của

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Nó chứng tỏ vai trò quyết định của sự lãnh

đạo của Đảng, nó tiếp nối truyền thống, kinh nghiệm và bài học lịch sử quý báu của

Quân đội nhân dân Việt Nam hơn 70 năm qua, nó bổ sung vào hình ảnh “anh Bộ

đội cụ Hồ”, bổ sung văn hóa, truyền thống “anh Bộ đội cụ Hồ” sinh động, ý nghĩa

nhất. Quá trình đó gợi mở những giá trị cần đƣợc phát huy vào sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Page 153: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Lê Đình Hùng (2015) “Về nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng) Ban

Chấp hành Trung ương, kh a II (1-1959)”. Tạp chí Lịch Sử Đảng, số 5-

2015, trang 96-98.

2. Lê Đình Hùng (2015) “Vai trò chiến lược của đường Hồ Chí Minh qua

đánh giá của báo chí và các nhà nghiên cứu phương Tây”. Tạp chí Lịch

Sử Đảng, số 12-2015, trang 58-65.

3. Nguyễn Đình Lê - Lê Đình Hùng “Những cơ sở để Bộ tư lệnh tối cao

hoạch định kế hoạch giải ph ng miền Nam”. Hội khoa học lịch sử Việt

Nam - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội thảo khoa học: Vai trò của

cơ quan tổng hành dinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân

năm 1975. Hà Nội, 2015, trang 51-62.

Page 154: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

148

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Đình Ấm (2002), Khu X, căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống

Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2/2004.

2. Võ Bẩm (2001), Những nẻo đường kháng chiến, Nxb. Quân đội nhân dân,

Hà Nội.

3. Nguyễn Bình (2012), Trung ƣơng Cục và Quân ủy Miền Lãnh đạo công tác

xây dựng Đảng trong lực lƣợng vũ trang giải phóng miền Nam những năm 1961-

1968, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 7/2012.

4. Kiều Xuân Bá, Nguyễn Thị Thủy (2000), Vị trí, ý nghĩa lịch sử của trận Tua

Hai và Đồng Khởi ở Tây Ninh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/2000.

5. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1984), Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược

của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ - ngụy trên chiến trường B2, tập 1,

Nxb. Chính trị Quốc gia.

6. Ban An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ 1954 -1975, (1995), Bộ phận

thường trực Ban nghiên cứu tổng kết lịch sử CAND phía Nam. Nxb. Công an nhân

dân, Hà Nội.

7. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ chính trị (1996), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp (1997), Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Đồng

Tháp, tập 3, (1954 – 1975), Nxb. Đồng Tháp.

9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2003), Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Bến Tre

1930 – 2000. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Ngãi (2004), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Quảng Ngãi (1954 – 1975), Quảng Ngãi.

11. Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Đăk Nông (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đăk

Nông (1930-2005), Nxb Đăk Nông, Đăk Nông.

12. Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Khu V từ năm 1954-

1975, Tƣ liệu lƣu trữ tại Cục Lƣu trữ, Văn phòng Trung ƣơng Đảng. P 42 (64 b - 23)

13. Báo Nhân dân, cơ quan Ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam số ra ngày

12-11-1964.

14. Bộ Công an (1978), Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam, Tập.II (1954 -

1965), Viện nghiên cứu khoa học CAND xuất bản, Hà Nội.

15. Bộ Công An (2006), 60 năm Công an nhân dân Việt Nam (1945 -2005),

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.

16. Bộ Công an - Tổng Cục xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (2008), Giáo

trình lịch sử CAND, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội.

Page 155: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

149

17. Bộ Công an - Tổng Cục xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (2010), Tổng

kết lịch sử xây dựng lực lượng Công an nhân dân (1945-2000), Nxb. Công an nhân

dân, Hà Nội.

18. Bộ Công an - Tổng Cục xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân - Cục công

tác chính trị (2010), Công an nhân dân 65 năm chiến đấu và trưởng thành, Nxb,

Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định (1992), Bình Định - Lịch sử chiến tranh

nhân dân 30 năm (1954-1975), Nxb. Bình Định.

20. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai (1993), Gia Lai - 30 năm chiến tranh giải

phóng (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

21. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng (1993), Lược sử 30 năm kháng chiến của

lực lượng vũ trang tỉnh S c Trăng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

22. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên (1993), Phú Yên, 30 năm chiến tranh giải

phóng (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

23. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (1998), Quảng Nam - Đà

Nẵng, 30 năm chiến đấu và chiến thắng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

24. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai (1999), Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh

Đồng Nai (1945 - 1995), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

25. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp (2001), Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh

Đồng Tháp trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), tập 2, Nxb. Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

26. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cần Thơ (2002), Lực lượng vũ trang Cần Thơ 30

năm kháng chiến (1945 - 1975), tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

27. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dƣơng (2014), Lịch sử công tác Đảng, công

tác chính trị lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Bình Dương (1945-2010), Nxb. Quân

đội nhân dân, Hà Nội.

28. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng (2014), Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh

Lâm Đồng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

29. Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1996), Lịch sử kháng

chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng

chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Bộ Quốc phòng - Quân khu 7 (2004), Lịch sử Bộ chỉ huy Miền (1954-1976),

Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

32. Bộ quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Bộ Quốc phòng - Bộ Tƣ lệnh quân Khu 7 (2010), Lịch sử lực lượng vũ trang

quân khu 7 (1954-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 156: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

150

34. Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng

chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng tham mƣu, Báo cáo tình hình lực lượng và bố trí

các đơn vị, Phòng KH-CN-MT QK9, Hồ sơ LS2/47-CP.

36. Bộ Quốc phòng - Bộ Tƣ lệnh Binh đoàn 12 - Viện Lịch sử Quân sự Việt

Nam (2010), Đường Hồ Chí Minh khát vọng độc lập, tự do và thống nhất tổ quốc.

Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

37. Bộ Quốc phòng, Điện số 68/6 ngày 6-9-1962 của Bộ Quốc phòng gửi Quân

khu V, Nam bộ, lƣu trữ tại kho lƣu trữ Bộ Quốc phòng.

38. Bộ quốc phòng Mỹ, Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ, tập 1, Việt Nam thông

tấn xã, 1971.

39. Bộ Tổng tham mƣu quân đội nhân dân Việt Nam (2001), Lịch sử Cục tác

chiến, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

40. Bộ Tổng tham mƣu Quân đội Nhân dân Việt Nam (2008), Biên niên sự kiện

Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), tập 1,

Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

41. Bộ Ngoại giao nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1979), Sự thật

về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Hà Nội.

42. Bộ Tƣ lệnh Pháo binh (1997), Biên niên sự kiện lịch sử ngành kỹ thuật Pháo

Binh 1945 - 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

43. Bộ Tƣ lệnh Quân khu 5 (1989), Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải ph ng,

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, (thời kỳ 1954-1968), tập 2. Nxb. Quân Khu

5.

44. Bộ Tƣ lệnh quân Khu 7 (1993), Miền Đông nam Bộ kháng chiến (1954-

1975), tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

45. Bộ Tƣ lệnh quân khu 8 (1996), Quân khu 8 - 30 năm kháng chiến (1945-

1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

46. Bộ Tƣ lệnh quân khu 9 (1998), Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến (1945-

1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

47. Bernard Fall (1967), Les deux Viet-Nam (Hai Việt Nam), Nxb. Payot, Paris.

48. Trần Quý Cát (1989), Khu V - 30 năm chiến tranh giải ph ng. Kháng chiến

chống Mỹ cứu nước 1954 - 1968, tập 2, Nxb. Bộ Tƣ lệnh Quân khu V.

49. Trần Quý Cát (Chủ biên) (1999), Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh

nhân dân địa phương ở khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 –

1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

50. Cổng thông tin Trung tâm quản lý di tích và danh thắng Quảng Nam -

Nguyễn Cao, Nước Là - Nam Trà My căn cứ kháng chiến chống Mỹ của liên khu ủy

khu V.

Page 157: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

151

51. Chỉ thị cuối năm 1958 của Liên khu ủy khu V về xây dựng căn cứ miền núi,

Lƣu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh Phú Yên.

52. Trần Dƣơng (chủ biên) (2002), Khu VI kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Lê Duẩn (1965), Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, Nxb. Sự thật, Hà

Nội.

54. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa

xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

55. Lê Duẩn (1993), Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

56. Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

57. Hồ Sơn Đài (chủ biên) (2002), Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945-

1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Hồ Sơn Đài (2010), Lịch sử Lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1945-2010),

Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

59. Hồ Sơn Đài (2011), Miền Đông Nam Bộ và Cực Nam Trung Trung bộ trong

kháng chiến (1945-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

60. Nguyễn Thị Định, Phong trào đồng khởi của Bến tre năm 1960 (Bài n i

chuyện tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, ngày 6-9-1974), tài liệu đánh

máy lƣu tại Viện Lịch sử Đảng, ký hiệu H3/6/10-12.

61. Nguyễn Tƣ Đƣơng (2001), Lực lƣợng vũ trang “Giáo phái” miền Tây Nam

Bộ thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5/2001.

62. Nguyễn Minh Đƣờng (2001), Khu VIII - Trung Nam Bộ kháng chiến chống

Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb.

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

65. Đảng cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Đảng toàn tập, tập. 16, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Đảng cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Đảng toàn tập, tập. 17, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Đảng cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Đảng toàn tập, tập. 18, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002): Văn kiện Đảng toàn tập, tập. 20, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

69. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 23, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 158: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

152

70. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 25, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 26, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004): Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 29, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34, Nxb.

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

74. Đảng ủy - Bộ Tƣ lệnh Quân Khu 8 (1998), Quân khu 8 - 30 năm kháng chiến

(1945 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

75. Đảng uỷ - Ban Chấp hành Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Lịch sử

lực lượng vũ trang Bà Rịa - Vũng Tàu , Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội .

76. Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận: Tập II

1954 -1975 (Sơ thảo), Nxb. Bình Thuận, Bình Thuận.

77. Đại tá Dave Richard Pamer (1987), Tiếng kèn gọi quân (bản dịch), Nxb.

Thông tin lý luận, Hà Nội.

78. Trần Văn Giàu (1965), Miền Nam giữ vững thành đồng, tập 2, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội.

79. Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta,

Nxb. Sự thật, Hà Nội.

80. TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh (2010), Phong trào Đồng Khởi - 50 năm nhìn lại.

(Từ chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung đến phong trào đồng khởi ở

Trung Nam Bộ), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

81. Vũ Thị Thu Hiền (2012), Đảng lãnh đạo xây dựng lực lƣợng An ninh miền

Nam từ năm 1960 đến năm 1976. Luận văn thạc sỹ. Hà Nội.

82. Trần Quốc Hoàn (1976), Một số vấn đề về xây dựng lực lượng ngành CAND.

Viện nghiên cứu khoa học Công an, Hà Nội.

83. Nguyễn Văn Hùng (2005), Chiến thắng Phƣớc Thành, bƣớc phát triển về

trình độ chỉ huy, tham mƣu tổ chức và chiến đấu của lực lƣợng vũ trang Quân khu

VII, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 12.

84. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng (2002), Lịch

sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển - Trần Thanh Huyền (2013), Mở tuyến

vận tải quân sự trên biển chi viện cho cách mạng ở miền Nam một quyết định lịch

sử, Nxb. Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.

86. Huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển - Phùng Quang Thanh (2013), ĐƯỜNG

HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN một sáng tạo chiến lược của Đảng trong cuộc kháng

Page 159: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

153

chiến chống Mỹ, cứu nước bài học còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Nxb. Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.

87. Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử đồng bằng miền Đông Nam bộ (2003),

Lịch sử đồng bằng miền Đông Nam bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ (1945 - 1975). Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

88. Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), Lịch sử

Nam Bộ kháng chiến, tập II, 1954-1975, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

89. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến

(2011), Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945 - 1975).

Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

90. Ilya V.Gaiduk (1988), Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb.

Công an nhân dân, Hà Nội.

91. Nguyễn Thị Ngọc Lâm (2001), Phụ nữ quân đội trong sự nghiệp kháng

chiến chống Mỹ - cứu nước (1954-1975. Luận án Tiến sỹ Sử học. Hà Nội.

92. Đoàn Thị Lợi (2004), Đường Hồ Chí Minh, con đường Hồ Chí Minh huyền

thoại, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

93. Trần Lê, Thƣợng tƣớng Nguyễn Minh Châu (2002), Khu VI kháng chiến

chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

94. Nguyễn Đình Lê, Đảng bộ Long An xây dựng lực lượng cách mạng lãnh đạo

nhân dân toàn tỉnh đấu tranh chống Mỹ - Diệm trong giai đoạn 1954 - 1960. Luận

văn tốt nghiệp ngành Lịch sử Đảng Khóa 18. Hà Nội, 1978.

95. Nguyễn Đình Lê (1999), Nghị quyết 15 với lực lƣợng vũ trang cách mạng

miền Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1/1999.

96. Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954-1975, Nxb. Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội.

97. Trần Quốc Long (1995), Đảng lãnh đạo khởi nghĩa ở miền Tây các tỉnh đồng

bằng khu V (1959 – 1960), Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

Đảng, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Hà Nội.

98. Trần Ngọc Long (1997), Làng rừng Cà Mau, một hiện tƣợng “độc nhất vô

nhị”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2/1997.

99. Trần Quốc Long, Mấy suy nghĩ về sự chỉ đạo của Đảng bộ Khu V, thời kỳ

1954-1960. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, 1994.

100. Cao Văn Luận (1972), Bên dòng lịch sử, Nxb. Trí Đăng, Sài Gòn.

101. Lịch sử lực lƣợng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945 - 1995), Nxb.

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

102. Lịch sử Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,

1994.

103. Hoành Linh Đỗ Mậu (1995), Tâm sự tướng lưu vong, (Hồi ký), Nxb Quân

đội nhân dân, Hà Nội.

Page 160: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

154

104. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập.8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

105. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

106. Trần Hồ Nam (2003), Vài nét về nhận và tiếp nhận vũ khí bằng đƣờng biển

(1961-1965), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4/2003.

107. Đặng Minh Nhuận (1992), “Nhật ký của người Đại đội trưởng Ấp Bắc”

trong Trận Ấp Bắc nhìn từ hai phía, Nxb. Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

108. Trần Thị Nhung (2001), Căn cứ địa ở Miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ (1945-1975), Luận án Tiến sĩ Sử học, Viện Khoa học xã hội TP

HCM

109. Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ tháng 12 - 1956. Lƣu trữ tại Kho lƣu trữ

Trung ƣơng Đảng, P42 - 0299.

110. Nghị quyết Liên Khu ủy Liên Khu V tháng 4.1960 - Tài liệu lƣu trữ tại Phòng

Khoa học Quân sự Quân khu V. Q5-0223.

111. Nhật kí Lầu Năm G c (1971), Tập 1 quyển 2, Nxb. Bantam Books, New

York.

112. New York Timer, ngày 12-1-1963.

113. Nhiều tác giả (1999), Chiến thắng Tua Hai và phong trào Đồng khởi của

miền Đông Nam Bộ, Nxb. Quân đội nhân dân. Hà Nội.

114. Nguyễn Văn Phớn (Chủ biên) (2001), Công tác Đảng, công tác chính trị Lực

lượng vũ trang quân khu 7 (1945 - 2000) T.II, Q1 1954 - 1965, Nxb. Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

115. Trần Hải Phụng, Lƣu Phƣơng Thanh (chủ biên) (1994), Lịch sử Sài Gòn -

Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến (1945-1975), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

116. Phòng KH và CN QK7 - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu (1994):

Bình Giã (kí sự lịch sử), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

117. Nguyễn Quý (chủ biên) (2015), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục

miền Nam (1954-1975) - Xứ uỷ Nam bộ, Báo cáo tình hình Nam bộ từ sau hoà bình

lập lại đến 1961, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

118. Quân đội nhân dân Việt Nam (1986), Pháo binh Quân đội nhân dân Việt

Nam, những chặng đường chiến đấu, tập 2, Bộ Tƣ lệnh pháo binh xuất bản, Hà Nội.

119. Quân ủy Trung ƣơng, Chỉ thị về việc thành lập Quân giải ph ng miền Nam

Việt Nam, lƣu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. QUTƢ - 847.

120. Quân khu V (2000), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị lực lượng vũ

trang Quân khu V (1945-2000), Tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

121. Quân khu 7 (1993), Đoàn pháo binh Biên Hòa - Pháo binh Miền. Nxb. Quân

khu 7.

122. Quân khu VII (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân khu VII (1945-2005), Nxb.

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Page 161: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

155

123. Quân khu IX (2009), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong lực

lượng vũ trang Quân khu IX (1945-2005), tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

124. Robert S McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài

học về Việt Nam, Nxb. Random House, New Yord, USA, bản dịch của Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

125. Lê Quốc Sản (1991), Cuộc đọ sức thần kỳ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

126. Nguyễn Anh Thái (chủ biên) (1998), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội.

127. Bùi Tiến Thành (2011), Từ Đoàn 759 đến Đoàn 125, bƣớc phát triển cả về

lƣợng và chất của lực lƣợng vận tải đƣờng Hồ Chí Minh trên biển, Tạp chí lịch sử

quân sự, số 10.

128. Hoàng Minh Thảo, Đặng Vũ Hiệp... (1980), Lực lượng vũ trang Tây Nguyên

trong khánh chiến chống Mỹ, cứu nước. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

129. Đoàn Thêm (1966), Hai mươi năm qua 1945 - 1964, việc từng ngày. Nam

Chi tùng thƣ, Sài Gòn.

130. Lâm Hiếu Trung… (2003), Lịch sử Đảng bộ Miền Đông Nam bộ lãnh đạo

kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ (1945-1975). Nxb. Chính trị

Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

131. Tài liệu Báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Sài Gòn. Lƣu trữ tại

Phòng lƣu trữ Quân khu 7.

132. Tài liệu tổng kết tình hình năm 1956 của Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài

Gòn. Lƣu trữ tại Viện Lịch sử Đảng.

133. Thành Đội Hải Phòng (1986), Lịch sử Hải Phòng kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

134. Tổ sử Phụ nữ Nam Bộ (1989), Phụ nữ Nam Bộ thành đồng. Thành phố Hồ

Chí Minh.

135. Tổng cục Hậu cần (1999), Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam, tập

2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

136. Tổng cục Chính trị (2002), Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị trong

quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

137. Tin Reuters ngày 2-11-1964.

138. The Pentagon Papers (Tài liệu Lầu Năm G c) (1971), Ấn bản Thƣợng Nghị

sỹ Gravel, tập I, Nxb. Beacon Press, Boston.

139. Trung ƣơng Cục Miền Nam, Chỉ thị số 21 - CT về vấn đề đấu tranh chống

phá ấp chiến lược, xã tự vệ và gom dân của địch, ngày 8/8/1962. Lƣu trữ Văn

phòng Trung ƣơng Đảng. P 42- 0226.

140. Trung ƣơng Cục miền Nam, Chỉ thị về nhiệm vụ và phương châm xây dựng

và hoạt động của lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam, tháng 11-1962, Lƣu trữ

Văn phong Trung ƣơng Đảng. Và Trung ƣơng Cục miền Nam: Chỉ thị bổ sung về

Page 162: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

156

đấu tranh chống phá ấp chiến lược và chống gom dân của địch ngày 20-11-1962,

Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng. P 42- 0669.

141. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 2 [KHTL 8268]

142. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 2 [KHTL 12903]

143. Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 2 [KHTL 19421]

144. Tƣ liệu: Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, P 42-0312 (25b

- 77), Hà

Nội.

145. Văn Phòng Trung ƣơng Đảng, Hội đàm giữa đoàn đại biểu Tổng Quân ủy

Việt Nam và Đặng Tiểu Bình ngày 8/12/1955. P 32 (25c - 14).

146. Việt Nam - Liên Xô (1982), 30 năm quan hệ 1950 - 1980, Matxcova, Nxb.

Tiến Bộ.

147. Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Lê Duẩn và cách

mạng Việt Nam (1997), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

148. Viện Sử học (1992), Nam Trung Bộ kháng chiến (1954 - 1975), Nxb. Sự thật,

Hà Nội.

149. Viện Lịch sử Đảng Trung ƣơng, Báo cáo một số kinh nghiệm của Nam Bộ về

công tác đấu tranh chống khủng bố, xây dựng lực lượng võ trang tuyên truyền, xây

dựng Đảng, Hồ sơ số II/6/9.9.

150. Viện lịch sử quân sự (1997), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,

tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

151. Viện Lịch sử quân sự (2010), Lịch sử đường Hồ Chí Minh từ Nam Tây

Nguyên đến miền Đông Nam Bộ (1959 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.

152. V.I.Lê-nin (1980), Toàn tập, tập 14, Nxb. Tiến Bộ. Matxcova.

153. William E.Colby, Ba mươi năm tình báo Mỹ, bản dịch lƣu tại Viện Lịch sử

Đảng.

154. http://www.baodanang.vn/channel/5399/201102/ky-niem-50-nam-ngay-

thanh-lap-quan-giai-phong-mien-nam-viet-nam-15-2-1961-15-2-2011-trang-su-

vang-cua-quan-giai-phong-mien-nam-2032771/.

155. http://www.b-2196lib.com/httpdocs /Sub_Htms/ History_NVA_2.htm.

156. https://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/DTP/sitinternet/sitabaodientu/sitat

intucsukien/sitavandequantam/20141024%20tap%20ket%202?WCM_PI=1&WCM

_Page.360073804e550fdbb105bf8904067a15=45.

157. http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=5875.

158. http://www.sggp.org.vn/chinhtri/duongtruongson/2009/5/191040/

159. (http://quocoai.hanoi.gov.vn/di-tich-lich-su-van-hoa/news/), ngày15-4-2015.

160. (http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich

su/2014/01/3A923D24/), ngày 14-1-2014

161. (http://infonet.vn/su-kien-vung-ro-buoc-ngoat-cua-duong-ho-chi-minh-tren-

bien-dong-bai-2-post74704.info127), ngày 28-4-2013.

Page 163: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

157

162. https://en.wikipedia.org/wiki/Ho_Chi_Minh_trail

163. (http://baoapbac.vn/chinh-tri/201501/ky-niem-52-nam-chien-thang-ap-bac-2-

1-1963-2-1-2015-mot-so-hinh-anh-ve-chien-thang-ap-bac-575223/), ngày 1-1-2015.

164. http://www.vnmilitaryhistory.info/quansuvnch/sd7bb_tran-ap-bac.htm

165. http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=29065

166. (http://thuvienlichsu.com/su-kien/chien-thang-ba-gia-384), ngày 30-5-2014.

167. (http://radiovietnam.vn/ArticleMobile/theo-dong-su-kien/2015/06/tieu-diet-

chi-khu-quan-su-dong-xoai/), ngày 29-6-2015.

168. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30652&c

n_id=48624

169. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30653&c

n_id=65356.

170. http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30653&c

n_id=65358

171. http://vietbao.vn/Phong-su/Le-Duan-Mot-tu-duy-sang-tao-khong-

ngung/20588857/262/

Page 164: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

158

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

và Trung ương Cục miền Nam về xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh

vũ trang ở miền Nam Việt Nam

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 15 tháng 1-1959

Từ ngày 12 đến ngày 22-1-1959, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ƣơng

Đảng (khoá II) họp Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng). Hội nghị đã thông qua

Nghị quyết Về tăng cƣờng đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình,

thực hiện thống nhất nƣớc nhà. Về đặc điểm tình hình, Nghị quyết đã xác

định rõ tính chất của xã hội miền Nam: "Đế quốc Mỹ thay chân thực dân

Pháp, đặt ách thống trị thực dân (kiểu mới) ở miền Nam nƣớc ta. Âm mƣu của

chúng là xâm chiếm cả nƣớc ta làm thuộc địa và căn cứ quân sự, nhằm phá

hoại phong trào độc lập dân tộc và hoà bình dân chủ ở Đông Nam Á". Chính

quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực

dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động tàn bạo và đen

tối. Và trong giai đoạn này, mâu thuẫn chủ yếu ở miền Nam là: mâu thuẫn

giữa dân tộc ta, nhân dân ta ở miền Nam và bọn đế quốc xâm lƣợc Mỹ cùng

tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm.

Trên cơ sở phân tích thái độ các giai cấp ở miền Nam, Nghị quyết đã xác

định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ở miền Nam nhƣ sau:

- "Nhiệm vụ cơ bản là giải ph ng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và

phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày c ruộng, hoàn thành

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt

Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

- Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế

quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình

Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc

dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ,

cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất

nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực g p phần bảo vệ hoà bình ở

Đông Nam Á và thế giới".

Nghị quyết còn xác định rõ phƣơng hƣớng phát triển của cách mạng ở

miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình

cụ thể và yêu cầu của cách mạng thì con đƣờng đó là: "lấy sức mạnh của quần

chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với

Page 165: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

159

lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến,

dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân"2. Cho nên muốn đạt được

mục tiêu đ , "cần phải c một quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ, phải

tích cực xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng cách mạng, thì mới c thể

c điều kiện nắm lấy thời cơ thuận lợi và giành lấy thắng lợi cuối cùng".

Nghị quyết còn thấy rõ chiều hƣớng phát triển của cách mạng miền Nam

là: "cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành

cuộc đấu tranh vũ trang trƣờng kỳ".

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ mười năm

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II, tháng 1-1959, ngày 15-9-

2006,http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30

652&cn_id=48624

Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Cục miền Nam bàn về

phương hướng và nhiệm vụ cách mạng miền Nam (10/1961)

Page 166: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

160

Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, Tr. 353.

Hội nghị Bộ Chính trị (02/1962) bàn về biện pháp đánh bại kế

hoạch Staley - Taylor của Mỹ - Diệm

Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, Tr. 373.

Page 167: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

161

Hội nghị Tổng kết dân quân du kích Nam Bộ tháng 11-1962 của

Trung ương Cục miền Nam

Page 168: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

162

Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc

kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, Tr. 411.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng

khoá III, tháng 12-1963

Cuối năm 1963, tình hình cách mạng thế giới có những thay đổi nhanh

chóng theo hƣớng có lợi cách mạng. Vì vậy, tháng 12-1963, tại Hà Nội,

Trung ƣơng Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ chín.

Hội nghị đã thông Nghị quyết quan trọng về ra sức phấn đấu, tiến lên

giành những thắng lợi ở miền Nam: “n i rõ thêm về triển vọng của phong

trào cách mạng miền Nam, về phương châm đấu tranh của đồng bào miền

Nam, đồng thời vạch ra phương hướng và nhiệm vụ tiến lên giành những

thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong thời gian sắp tới”.

Sau khi phân tích những âm mƣu và chủ trƣơng của địch và những đặc điểm

tình hình của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, Nghị quyết chỉ rõ: “Chúng ta

cần phải và có khả năng kiềm chế và thắng địch trong loại “chiến tranh đặc

biệt”. Khả năng này sẽ tăng lên nhiều, nếu chúng ta kiên quyết chống đế quốc Mỹ

và tay sai, đồng thời có sách lƣợc khôn khéo, biết lợi dụng hơn nữa mâu thuẫn trong

nội bộ địch, giữa đế quốc Mỹ và các đế quốc khác...”.

Hội nghị dự đoán Mỹ có khả năng đƣa thêm quân vào đẩy mạnh cuộc

chiến tranh Việt Nam. Vì vậy: “... ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác và tích

Page 169: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

163

cực chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó nếu đế quốc Mỹ mạo hiểm mở rộng cuộc

chiến tranh ở miền Nam thành chiến tranh cục bộ”.

Từ phân tích so sánh lực lƣợng giữa ta và địch trong thời gian này, Hội

nghị vạch rõ phƣơng hƣớng phát triển của cách mạng miền Nam là “... tổng

công kích, tổng khởi nghĩa sẽ là hướng phát triển tất yếu của cách mạng miền

Nam để đạt tới toàn thắng”. Tuy nhiên, có thể Mỹ đƣa thêm quân vào miền

Nam nhằm cứu vãn tình thế.Vì vậy, “Cách mạng miền Nam cũng có khả năng

phải thông qua một bước quá độ với những hình thức và phƣơng pháp đấu

tranh phức tạp mới đạt đƣợc thắng lợi hoàn toàn”.

Do đặc điểm của cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam, Đảng ta chủ

trƣơng: “phương châm chiến lược chung của cuộc chiến tranh cách mạng của

nhân dân miền Nam là chiến đấu lâu dài, dựa vào sức mình là chính; về

phương châm đấu tranh thì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ

trang một cách linh hoạt tuỳ theo từng vùng và từng thời kỳ khác nhau”, trong

đó đấu tranh chính trị đóng một vai trò rất cơ bản và rất quyết định; đấu tranh

vũ trang đ ng vai trò quyết định trực tiếp. Hội nghị còn nhấn mạnh: trong khi

vận dụng phƣơng châm chiến lƣợc “cần phải thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo

chiến lược và chiến thuật: tích cực, chủ động, linh hoạt và phối hợp chặt chẽ

các mặt”.

Để đạt đƣợc phƣơng hƣớng nỗ lực đó, nhiệm vụ chung trƣớc mắt của ta

là: “động viên toàn Đảng, toàn dân vượt mọi kh khăn và trên cơ sở phát

triển mạnh mẽ hơn nữa ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân, ra sức phấn

đấu xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang (nhất là lực lượng vũ trang),

làm thay đổi mau ch ng lực lượng so sánh giữa ta và địch theo chiều hướng

c lợi cho ta; tích cực xây dựng và mở rộng căn cứ địa, đặc biệt là ở những

địa bàn chiến lược và cơ động của quân chủ lực; tiến lên đánh tiêu diệt và

làm tan rã từng bộ phận quân đội địch; phá phần lớn các ấp chiến lược, làm

chủ vùng rừng núi và phần lớn xã thôn vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho

phong trào quần chúng đô thị nổi dậy mạnh mẽ, đẩy chế độ của Mỹ và tay sai

đến chỗ khủng hoảng sâu sắc hơn và mau suy sụp hơn, làm cho phong trào

giành được chủ động về chiến lược tạo ra thời cơ tốt để giành những thắng

lợi quyết định về ta”.

Trong nhiệm vụ trƣớc mắt trên đây có hai nội dung chủ yếu và cũng là hai

mục tiêu chủ yếu mà ta phải quyết tâm thực hiện là:

“1. Tiêu diệt từng bộ phận quân đội địch, tạo điều kiện làm tan rã hoàn toàn

lực lƣợng quân sự, chỗ dựa chính của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.

Page 170: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

164

2. Làm thất bại kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lƣợc của địch, phá phần

lớn các ấp chiến lƣợc, giành nhân lực, vật lực cho cách mạng, làm chủ rừng

núi và phần lớn đồng bằng’’…

Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ chín Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá III, tháng 12-1963, ngày 27-9-2006,

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30653&c

n_id=65356.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng

khoá III, tháng 3-1965

Từ năm 1964 đến đầu năm1965, cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào

miền Nam đã phát triển rất nhanh, thu đƣợc những thắng lợi ngày càng lớn,

chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ngày càng bị khủng hoảng

và thất bại nghiêm trọng. Trƣớc tình hình đó, đế quốc Mỹ tìm mọi cách để giữ

vững những vị trí chiến lƣợc và lực lƣợng, từng bƣớc tăng cƣờng lực lƣợng

chiến đấu của quân Mỹ và chƣ hầu vào miền Nam để quyết giữ một số vùng

chiến lƣợc quan trọng; đồng thời, chúng mở rộng hoạt động không quân, ném

bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm cho ta giảm sức tiến công

chúng ở miền Nam. Trong điều kiện chiến tranh đang lan rộng ra cả nƣớc,

một vấn đề lớn đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là: có thể tiếp

tục công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc hay dừng lại.

Trƣớc yêu cầu mới của cách mạng, từ ngày 25 đến 27-3-1965, tại Hà Nội,

Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 và ra Nghị

quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trƣớc mắt.

Hội nghị nhận định: với những hành động mới của đế quốc Mỹ, "rồi đây

địch có thể đƣa thêm những đơn vị chiến đấu của Mỹ và của một số nƣớc chƣ

hầu vào miền Nam ngày càng nhiều hơn, điều ấy sẽ làm cho tính chất “đặc

biệt” của cuộc chiến tranh của chúng ở miền Nam từng bƣớc có thể có biến

đổi. Và cùng với việc ấy, chúng có thể tăng cƣờng các hoạt động ném bom,

bắn phá miền Bắc thƣờng xuyên hơn, bằng những lực lƣợng không quân lớn

hơn, trên phạm vi rộng hơn và nhằm nhiều mục tiêu hơn; và chúng cũng còn

có thể dùng tầu chiến để phong toả đƣờng biển và tập kích một số vùng ở bờ

biển miền Bắc".

Để phù hợp với tình hình mới, nhiệm vụ cơ bản của toàn Đảng, toàn

quân và dân ta là: “tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc chiến tranh đặc

biệt ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lƣợng

của cả nƣớc giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tƣơng đối

Page 171: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

165

ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh

cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt

chẽ xây dựng kinh tế và tăng cƣờng quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc

đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong toả bằng không quân và hải

quân của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trƣờng hợp chúng

đƣa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc

chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả ở miền Nam lẫn miền Bắc, ra

sức động viên lực lƣợng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡ

cách mạng Lào”.

Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá III, tháng 3-1965, ngày 27-9-2006,

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30653&c

n_id=65358.

Page 172: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

166

Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức Ban Quân sự Miền và bộ chỉ huy Miền từ năm 1961

đến năm 1965

Sơ đồ tổ chức Ban Quân sự Miền từ năm 1961-1962, Quân khu VII (2004)

Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.97

Page 173: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

167

Sơ đồ tổ chức Bộ chỉ huy Miền từ năm 1963-1964, Quân khu VII (2004), Lịch

sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.161

Page 174: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

168

Phụ lục 3: Một số ảnh, bản đồ về lực lượng vũ trang cách mạng miền

Nam từ năm 1954 đến năm 1965

Nhân dân miền Bắc nhiệt liệt đ n chào bộ đội tập kết ra Bắc

tại Sầm Sơn - Thanh Hoá.

https://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/DTP/sitinternet/sitabaodientu/sitati

ntucsukien/sitavandequantam/20141024%20tap%20ket%202?WCM_PI=1&

WCM_Page.360073804e550fdbb105bf8904067a15=45.

Page 175: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

169

Mỹ - Diệm thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng vô cùng tàn bạo, gây ra

nhiều vụ thảm sát đồng bào ở miền Nam

Page 176: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

170

Đền thờ Bác Hồ giữa “làng rừng” ở xã Khánh An, huyện U Minh,

tỉnh Cà Mau

http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=5875.

Bác Hồ tại Hội nghị Trung ương 15 tháng 1-1959

http://www.sggp.org.vn/chinhtri/duongtruongson/2009/5/191040/

Page 177: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

171

Học tập nghị quyết 15 tại miền núi Quảng Nam - Đà Nẵng vào

tháng 6-1959

(http://quocoai.hanoi.gov.vn/di-tich-lich-su-van-hoa/news/), ngày 15-4-

2015.

Page 178: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

172

Tổ chức hành chính và quân sự Việt Nam Cộng hòa năm 1960

Tập phụ lục bản đồ của Ban Tổng kết chiến tranh B2, Lƣu tại Viện LSQS

Việt Nam.

Page 179: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

173

Phong trào đồng khởi ở Nam Bộ

Viện Lịch sử Quân sự (1996), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,

tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 180: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

174

Củ Chi những ngày Đồng Khởi

(http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich-

su/2014/01/3A923D24/), ngày 09-1-2010

Page 181: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

175

Lực lượng du kích xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri anh dũng chiến đấu

chống kẻ thù trong những ngày đầu Đồng khởi ở Bến Tre (1960)

Chu Lộc, Phƣơng Thảo, Kỷ niệm 54 năm Đồng Khởi Bến Tre, ngày 14-

1-2014: http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Theo-dong-lich

su/2014/01/3 A923D24/.

Page 182: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

176

Tổ chức hành chính và quân sự của chính quyền cách mạng ở Nam Bộ và

Cục Nam Trung bộ những năm 1961-1963

Viện Lịch sử Quân sự (1996), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 183: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

177

Nơi bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh từ Nam Tây Nguyên đến

miền Đông Nam Bộ. (đường 14, huyện Đăk Song, Đăk Nông).

Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Đăk Nông (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đăk

Nông (1930-2005), Nxb Đăk Nông, Đăk Nông, tr. 124.

Page 184: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

178

Tƣợng đài chiến thắng Phƣớc Thành

Page 185: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

179

Hải trình đường Hồ Chí Minh trên biển

Hồng Chuyên, Sự kiện Vũng Rô, bước ngoặt của đường Hồ Chí Minh trên

Biển Đông (Bài 2), http://infonet.vn/su-kien-vung-ro-buoc-ngoat-cua-duong-

ho-chi-minh-tren-bien-dong-bai-2-post74704.info127, ngày 28-4-2013.

Page 186: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

180

Chiến khu D, cái nôi ra đời của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam

(ảnh tƣ liệu tác giả).

Vận tải bằng xe đạp thồ trên đường Trường Sơn trong những năm

1959-1964,

https://en.wikipedia.org/wiki/Ho_Chi_Minh_trail

Page 187: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

181

Sơ đồ chiến thắng Ấp Bắc

Báo Ấp Bắc, Một số hình ảnh về Chiến thắng Ấp Bắc ngày 2-1-1963,

http://baoapbac.vn/chinh-tri/201501/ky-niem-52-nam-chien-thang-ap-bac-2-

1-1963-2-1-2015-mot-so-hinh-anh-ve-chien-thang-ap-bac-575223/, ngày 1-1-

2015.

Xe thiết giáp M113 của quân đội Sài Gòn trong trận Ấp Bắc

Thƣ viện lịch sử quân sự,

http://www.vnmilitaryhistory.info/quansuvnch/sd7bb_tran-ap-bac.htm

Page 188: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

182

Ngày 7-9-1963, Tiểu đoàn U Minh 1 Cà Mau đang học tập và trao đổi

phương án tác chiến trên chi khu Đầm Dơi, Huỳnh Văn Thái

Cà Mau online, Nhớ về tiểu đoàn U Minh Cà Mau, ngày 26-8-2013,

http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=29065

Phong trào phá ấp chiến lược của nhân dân miền Đông Nam Bộ

Page 189: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

183

Nhân dân miền Nam g p gạo ủng hộ bộ đội

Một gia đình rời bỏ ấp chiến lược, trở về vùng giải ph ng

Page 190: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

184

Nhân dân biểu tình nêu yêu sách đòi Mỹ chấm dứt ném bom,

phá hoại đồng lúa

Nhân dân tản cư để tránh sự bắn giết và cướp b c của kẻ thù

Page 191: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

185

Nữ du kích gỡ bom lép của Mỹ, lấy thuốc súng làm mìn

Cắm chông chống càn

Page 192: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

186

Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương chôn mìn diệt xe thiết giáp

của địch

Đường 13, con đường đẫm máu của quân đội Sài Gòn

Page 193: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

187

Chiến sĩ giải ph ng quân trẻ tuổi của bộ đội địa phương Dầu Tiếng, 13

tuổi, đã dự trên 50 trận đánh và 7 lần được cấp bằng khen “dũng sĩ diệt

Mỹ”

Du kích địa phương đánh chặn xe bọc thép của địch

Page 194: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

188

Chiến thắng sân bay Biên Hòa năm 1964 (trong ảnh là Đại sứ Mỹ Taylor

vội vàng đến hiện trường sân bay sau khi bị pháo kích)

Page 195: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

189

Khí thế của các đơn vị giải ph ng quân miền Đông trước giờ xuất trận và

khi hành quân diệt kẻ thù

Du kích Đăk Nông tham gia bắn máy bay địch

BCH Đảng Bộ tỉnh Đăk Nông (2006), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đăk Nông (1930-

2005), Nxb Đăk Nông, Đăk Nông, tr.79.

Page 196: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

190

Page 197: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

191

Chiến thắng Bình Giã (quân Sài Gòn phải dùng xe bò để chở xác chết)

Sơ đồ chiến dịch Ba Gia

Thƣ viện lịch sử, Chiến thắng Ba Gia (29/5/1965 - 31/5/1965),

(http://thuvienlichsu.com/su-kien/chien-thang-ba-gia-384), ngày 30-5-2014.

Page 198: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

192

Lễ nhận cờ “Trung đoàn Đồng Xoài’ sau chiến thắng Đồng Xoài

Đài Truyền hình Vĩnh Long, Tiêu diệt chi khu quân sự Đồng Xoài,

(http://radiovietnam.vn/ArticleMobile/theo-dong-su-kien/2015/06/tieu-diet-

chi-khu-quan-su-dong-xoai/), ngày 29-6-2015.

Page 199: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

193

Sự khác biệt giữa ấp chiến lược và khu trù mật, nguồn Trung tâm lưu trữ

Quốc gia 2 [KHTL 8268]

Page 200: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

194

Chủ trương lấy du kích diệt du kích của chính quyền Sài Gòn, nguồn

Trung tâm lưu trữ Quốc gia 2 [KHTL 8268]

Page 201: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

195

Page 202: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

196

Báo chí Malaixia đề cao vai trò của ấp chiến lƣợc trong cuộc chiến chống

cộng sản ở Việt Nam

Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 2 [KHTL 12903]

Page 203: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

197

Những mẩu chuyện về tâm trạng của binh sĩ trong quân đội Sài Gòn

Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 2 [KHTL 19421]

Page 204: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

198

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tố cáo Mỹ và chính quyền Sài Gòn

rải thuốc độc xuống miền Nam

Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 2 [KHTL 19421]

Page 205: LỜI CẢM ƠN - gass.edu.vn an Hung.pdf · chất quyết định xuyên suốt cả cuộc chiến, nguyên nhân của sự thắng lợi về sau. Cuộc kháng chiến chống

199

Bà Nguyễn Thị Bình tố cáo Mỹ gây chiến tranh xâm lược ở miền

Nam Việt Nam

Trung tâm lƣu trữ Quốc gia 2 [KHTL 19421]