294
1 ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI L ỊCH SỬ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI (Từ 1930- 2000) 18/11/2005

Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

  • Upload
    lyduong

  • View
    266

  • Download
    32

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

1

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMTỈNH ĐỒNG NAI

LỊCH SỬ MẶTTRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG NAI(Từ 1930- 2000)

18/11/2005

Page 2: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

2

BAN CHỈ ĐẠO Đồng chí DƯƠNG MINH NGÀ- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – Chủ

tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Đồng chí NGUYỄN XUÂN CHIẾN- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam tỉnh. Đồng chí NGUYỄN TRỌNG THÊM- Nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khóa IV. Đồng chí NGUYỄN BẠCH TUYẾT- Nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam tỉnh khóa II, III.

Đồng chí LÊ VĂN TRIẾT- Nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tỉnh khóa IV.

BAN CHỦ NHIỆM Đồng chí TRẦN QUANG TOẠI- Giám đốc Nhà Bảo tàng tỉnh.

Đồng chí PHAN ĐÌNH DŨNG- Hội viên Hội khoa học lịch sử tỉnh. Đồng chí LÊ YÊN TRI- Hội viên Hội khoa học lịch sử tỉnh. Đồng chí LÊ VĂN LIÊN- Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy. Đồng chí NGUYỄN VĂN DŨNG- Trưởng ban TC-HC Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam tỉnh.

Page 3: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

3

Bác Hồ cẩm nhịp bài hát “Đoàn kết”

Page 4: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

4

LỜI GIỚI THIỆU

Từ khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân đãchung sức chung lòng; đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng, ổn định vàphát triển đất nước ngày một đi lên, sánh vai cùng cac nước trong khu vực và trênthế giới. Trong thành quả chung đó Mặt trận dân tộc thốn g nhất Việt Nam là lựclượng cách mạng to lớn có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.

Kế thừa truyền thống cẻ vang của Mặt trận dân tộc thống nhất, Mặt trận Tổquốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân đónggóp sức người, sức của trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cũng nhưkhi hòa bình thống nhất đất nước.

Trong công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Mặt trận Tổquốc Việt Nam tỉnhdnj đã không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức họatđộng, củng cố kiện toàn tổ chức, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân khôngphân biệt thành phần, giai cấp, tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước gópphần vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- văn hóa – xã hội- quốc phòng anninh của tỉnh trong những năm qua.

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam(18/11/1930- 18/11/2005) là dịp để mọi người, mọi nhà, cán bộ, đảng viên, đoànviên, hội viên ôn lại quá trình lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam và một lầ n nữakhẳng định lại sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu raluận điểm có tính chân lý:

“Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”1

Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam(18/11/1930- 18/11/2005) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namtỉnh Đồng Nai được sự quan tâm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự giúp đỡ nhiệttình của Ủy ban Nhân dân tỉnh, các Sở ban ngành, đoà thể tỉnh; các đồng chí cánbộ cách mạng lão thành, cán bộ Mặt trận các khóa, các nhà khoa học , các nhànghiên cứu lịch sử, các tầng lớp nhân dân … xây dựng công trình nghiên cứu, biênsoạn và xuất bản quyển sách “Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Naitừ 1930- 2000”.

Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai chânthành cảm ơn sự đóng góp quí báu của các tập thể, cá nhân - đặc biệt là sự đónggóp nhiệt tình của Sở khoa học Công nghệ tỉnh - vào công trình Lịch sử Mặt trậnTổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai.

1 HCM: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t7, tr 392

Page 5: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

5

Quyển sách “Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai từ 1930-2000” nhằm giới thiệu về vị trí, đặc điểm tự nhiên, địa lý, về con người Đồng Nai,quá trình đấu tranh kiên cường của quân, dân trong 2 cuộc kháng chiến, giới thiệumột cách sinh động họat động cụ thể của các tầng lớp nhân dân trong các phongtrào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc phát động. Qua đó nâng cao lòng tựhào dân tộc để thôi thúc mỗi người, mỗi nhà chung sức chung lòng đóng góp bằnghành động thiết thựccho công cuộc xây dựng và phát triển Đồng Nai giàu mạnh,công bằng, dân chủ, văn minh.

Ngoài ý nghĩa trên, quyển sách còn nhằm khẳng định vai trò lịch sử của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nhà qua các thời kỳ, để giáo dục truyền thống, rút ranhững bài học kinh nghiệm cho họat động Mặt trận trong giai đoạn mới.

Lần đầu tiên biên soạn Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, mặc dù đãcó nhiều cố gắng, song do trình độ của Ban iên tập, Ban chủ nhiệm có hạn vànhững khó khăn về tư liệu lưu giữ, nhiều cán bộ cách mạng lão thành có tham giatrực tiếp vào các họat động sức khỏe yếu, không thể nhớ chính xác hơặc đã mất,nên chắc chắn công trình không thể không có những thiếu sót. Ban Thường trựcỦy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai rất mong nhận được sự đónggóp tư liệu, ý kiến bổ sung của đồng bào, đồng chí và các vị để góp phần bổ sungthêm cho Sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai hoàn chỉnh hơn.

BAN THƯỜNG TRỰCỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

TỈNH ĐỒNG NAI

Page 6: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

6

PHẦN MỞ ĐẦU

ĐỒNG NAI - VÙNG ĐẤT - CON NGƯỜIVÀ TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

Đồng Nai là vùng đất mới hình thành và phát triển hơn 300 năm, nếu lấymốc từ năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa NguyễnPhúc Chu vào kinh lược và xây dựng thiết chế hành chính, đưa vùng đất mới phiáNam Tổ quốc (bấy giờ gọi là xứ Đồng Nai) thành một bộ phận củ a đất nước.

Những cuộc khai quật khảo cổ do các nhà khoa học Pháp tiến hành từ thế kỷ20, đặc biệt với sự phát triển của khảo cổ học Đồng Nai từ sau năm 1975, cho thấytừ rất xa xưa Đồng Nai là vùng đất quy tụ nhiều cộng đồng cư dân. Những di chỉkhảo cổ học thời tiền sử như Bình Lộc, Dầu Giây, Gia Tân, Hàng Gòn, CẩmTiêm... với nhiều công cụ đá hình rìu, mảnh tước, hạnh nhân thuộc thời đại đá cũ,giai đoạn A-sơn, cách nay khoảng 60 đến 30 vạn năm. Những di chỉ khảo cổ khaiquật ở các khu vực Suối Chồn, Bình Đa, Cái Vạn, Cái Lăng, Hàng Gòn... cho thấycách nay khoảng 5.000 đến 3.000 năm đã có con người sống quần cư. Họ chế tácnhững công cụ đá, gốm, đồng thau, sống trên những ngôi nhà sàn bằng gỗ, hìnhthành những khu vực xưỡng sản xuất công cụ, chế tác đàn đá…trao đổi giao lưuvăn hóa trong khu vực, hình thành một nền văn hóa đặc trưng Đồng Nai dọc theohai bờ sông Đồng Nai.

Theo các nhà sử học và qua thư tịch cổ, từ thế kỷ thứ I sau công nguyên,vùng đất Đồng Nai thuộc về Vương quốc Phù Nam rộng lớn. Từ t hế kỷ thứ VII, sựtranh chấp giữa Phù Nam, Chân Lạp nổ ra, sau đó, sự tranh chấp giữa Vương quốcChân Lạp ở phiá nam với Vương quốc Chăm phiá bắc, đã biến vùng đất thuộcmiền Đông trở nên hoang hoá, rừng rậm bao phủ, không một dân tộc nào thực sựlàm chủ vùng đất này. Những di chỉ khảo cổ lịch sử như Nam Cát Tiên, Gò Bường,Gò Ông Tùng, Chiêu Liêu…với những phế tích đền thờ tín ngưỡng cho thấy rõđiều này.

Đồng Nai trong thế kỷ 17 là tên gọi cho cả vùng đất Nam bộ. Lê Quý Đônviết trong tác phẩm Phủ Biên Tạp Lục: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửabiển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàndậm”. Năm 1623, với sự kiện chúa Nguyễn cho xây dựng một nhà thu thuế nhữngngười buôn bán ở Sài Gòn cho thấy người Việt đã sinh sống, giao lưu mua bánhàng hoá khá đông ở khu vực Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long. Từ mộtvùng “Đồng Nai xứ sở lạ lùng. Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um” để trở thànhvùng đất trù phú, mời gọi mọi người đến chung tay xây dựng “Nhà Bè nước chảychia hai. Ai về Gia Định Đổng Nai thì về”, là một quá trình lao động gian khổ, thểhiện sức sống và tinh thần đoàn kết chăt chẽ của các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Page 7: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

7

Đồng Nai trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, có nhiều thay đổi về địa lý hìnhchính, hiện nay có diện tích 5.864 km2, với nhiều dạng địa hình: rừng núi, đồngbằng và khu vực ven sông biển. Đồng Nai có nhiều sông suối, các sông chính cóĐồng Nai, La Ngà. Trong đó sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên,với nhiều bậc thềm có thể xây dựng những nhà máy thủy điện lớn, trong đó cóthủy điện Trị An. Rừng giồng, rừng Sác ở Đồng Nai từng là những khu căn cứ củacách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong đó rừngNam Cát Tiên đã được công nhận rừng Quốc gia từ năm 1978 và ngày 10/11/2001được Ủy ban Unesco của Liên Hiệp quốc công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ411 của thế giới với 51 loài thú, chim, bò sát có tên trong sách đỏ của Việt Nam.Đồng Nai còn nhiều khu rừng bảo tồn thiên nhiên khác (như Mã Đà, Hiếu Liêm,Vĩnh An).

Về thổ nhưỡng, Đồng Nai gồm khu vực đất đỏ bazalt như ở Xuân Lộc,Long Khánh, Định Quán, Tân Phú; khu vực đất đen như ở huyện Thống Nhất,Vĩnh Cửu và khu vực đất phù sa, đất xám bạc màu như ở thành phố Biên Hòa,Long Thành, Nhơn Trạch…Đồng Nai thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, với haimùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4năm sau. Khí hậu và thổ nhưỡng ở Đồng Nai rất thuận lợi cho việc phát triển vềnông nghiệp, các loại cây lương thực, cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày phụcvụ cho chế biến, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Đồng Nai trong thời kỳ đổi mới (từ sau 1986) là tỉnh nằm trong khu vựctrọng điểm kinh tế phía Nam, với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ,đường sắt, đường thủy. Sông Đồng Nai có thể xây dựng những bến cảng lớn, đãtrở thành một khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nhanh về côngnghiệp. Hiện tỉnh quy hoạch 20 khu công nghiệp, trong đó có 15 khu công nghiệpđã đi vào hoạt động, thu hút trên 470 dự án sản xuất với tổng vốn trên 6,3 tỷ USD.Đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đồng Nai thu hút nguồn lao động trên200.000 từ các nơi về sinh sống lao động, đang đặt ra nhiều vấn đề về an sinh cảvật chất và tinh thần, văn hóa.

II. NGUỒN GỐC CƯ DÂN VÀ TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT1. Đặc điểm dân cưĐồng Nai là vùng đất hội tụ nhiều tộc người: Thế kỷ 17 người Việt đã có

mặt ở vùng đất Đồng Nai. Đó là những người lẩn tránh cuộc chiến tranh giữa haitập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn; những tội đồ dưới chế độ phong kiến; nh ữngngười nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột…Họ đi bằng đường bộ, hoặc đườngbiển, có khi đi lẻ tẻ, khi đi cả gia đình vào định cư ở những khu vực hạ lưu sôngĐồng Nai như Bến Gỗ, Hiệp Hoà, Bến Cá…, sống chan hoà cùng những cộngđồng dân tộc bản địa Ch’ro, S’tiêng, Mạ, từng bước biến một vùng đất rừng rậmhoang vu thành xóm làng trù phú. Cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn càng ác liệt,mâu thuẫn giai cấp xã hội giữa chính quyền phong kiến, giai cấp địa chủ với giaicấp nông dân càng gay gắt, thì lưu dân Việt từ ngũ Quảng vào Đồng Nai – GiaĐịnh càng đông. Tiến trình nhập cư của người Việt diễn ra trong suốt thế kỷ 17.

Page 8: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

8

Đại đa số họ là những nông dân nghèo, sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưbuôn bán nhỏ, đánh bắt cá, khai thác gỗ, làm các nghề thủ công như dệt cửi, làm đồgốm…, nhưng tuyệt đại bộ phận sống về nông nghiệp, trồng lúa nước, các loại câyăn quả, hoa màu.

Năm 1679, nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh” do Trần ThượngXuyên, Trần An Bình dẫn đầu trên 50 chiến thuyền với 3.000 quan binh cùng giađình xin tỵ nạn trên đất Việt được chúa Nguyễn Phúc Tần cho vào định cư ở BànLân, xứ Đồng Nai.

Nhóm người Hoa tiếp tục khai hoang và từng bước sống tập trung ở khu vựcCù lao phố cùng với người Việt, phát triển nghề buôn bán, làm thủ công. Cuối thếkỷ 17, Cù lao phố phát triển kinh tế mạnh mẽ hình thành một trung tâm mua bánlớn, một thương cảng phát triển bậc nhất ở Nam bộ trong thế kỷ 18, là một biểutrưng của tinh thần đoàn kết dân tộc.

Năm 1698, vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu, Lễ Thành hầu Nguyễn HữuCảnh vào kinh lược phiá Nam, lấy xứ Đồng Nai lập phủ Gia Định với hai huyệnTân Bình có Dinh Phiên Trấn và huyện Phước Long với Dinh Trấn Biên. Khi ôngvào, khu vực Nam bộ đã có khoảng 40 vạn hộ. Nếu tính mỗi hộ 5 người thì số dânđến 200.000 người. Nguyễn Hữu Cảnh đã kêu gọi nhiều người từ vùng ngũ Quảng 1

vào xây dựng vùng đất mới. Chính sách khẩn hoang, lập dinh điền của chuáNguyễn với nhiều ưu đải đã làm cho vùng đất mới Đồng Nai phát triển nhanh.

Mỗi dân tộc sống trên vùng đất Đồng Nai đều có một nền văn hóa riêng đặcsắc. Sự giao lưu văn hóa Việt – Hoa – dân tộc bản địa tạo nên tính cách đặc sắc củangười Việt, trong đó yếu tố đoàn kết dân tộc giữ một vị trí quan trọng để có thểkhai khẩn mở rộng việc khai thác tự nhiên và xây dựng cuộc sống.

2. Truyền thống đoàn kếtViệc tổ chức hành chính của nhà Nguyễn, chính sách khẩn hoang, chiêu mộ

dân từ ngũ Quảng vào vùng đất mới, là điều kiện xây dựng cộng đồng ở vùng đấtmới. Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển với một mức độ nhất định đã mangtính chất sản xuất hàng hoá. Việc chung sức khai hoang, mở mang vùng đất mớ,đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn tạo nên truyền thống đoàn kết của các cộngđồng dân tộc ở vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.

Tháng 12-1861, thực dân Pháp nổ súng chiếm thành Biên Hòa. Nhân dânBiên Hòa căm thù giặc, thực hiện “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với thựcdân cướp nước. Sách Đại Nam thực lục chính biên, tập XXIV viết: “Dân cư bahuyện Nghĩa An, Bình An, Long Thành gần chỗ giặc Pháp đóng, bỏ trốn đến 74thôn”2.

Trước vận mệnh đất nước lâm nguy, tuy quan binh do triều đình Nguyễn cửvào án binh bất động ở Bình Thuận, nhân dân Biên Hòa đã đi theo ngọn cờ lãnh

1 Ngũ Quảng: Quảng Ngãi, Quang Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Đức (tức Thừa ThiênHuế)

2 Sách đã dẫn. Nxb KHXH, Hà Nội 1974, tr.238.

Page 9: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

9

đạo của các sĩ phu yêu nước kháng chiến của Trương Định, Nguyễn Thành Ý,Phan Trung…Nhiều căn cứ kháng chiến được xây dựng ở Giao Loan (Rừng Lá,Xuân Lộc), Bàu Cá (nay thuộc huyện Thống Nhất). Đặc biệt trong thành phầnnghĩa quân có nhiều đồng bào dân tộc Ch’ro, S’tiêng tham gia, liên tục tấn côngcác đồn giặc gây cho chúng nhiều thiệt hại, khó khăn. Thực dân Pháp thú nhận:“Quân khởi nghĩa đã thành công trong việc lôi kéo những bộ lạc người Thượng ởven biên giới Biên Hòa – Bà Rịa; trước đó những bộ lạc này vẫn đứng ngoài cuộcchiến. Việc tham gia của những bộ lạc này chứng tỏ cuộc khởi nghĩa ở Biên Hòađã có một trợ lực quan trọng”1. Thực dân Pháp phải đối phó hết sức vất vã mớibình định được những vùng chúng chiếm đóng, bởi tinh thần đoàn kết, ý chí bấtkhuất giữa đồng bào Kinh với đồng bào dân tộc trong cuộc kháng chiến chốngngoại xâm.

Tiếp theo phong trào kháng chiến dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước,cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Biên Hòa nổi lên nhiều phong trào Hội kín donhững người yêu nước lãnh đạo, như các tổ chức Thiên địa hội, Hội kín Đoàn VănCự (1905), Trại Lâm Trung (1916), nhiều lần tấn công giặc Pháp ở các khu vựcLong Thành, tham gia tấn công ở Sài Gòn, toà bố Biên Hòa giải thoát những thanhniên bị thực dân Pháp bắt đi lính trong thế chiến lần thứ I…

Đồng Nai là vùng đất tiếp nhận nhiều tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng dângian truyền thống của người Việt từ vùng châu thổ sông Hồng, vùng ngũ Quảng làhành trang mang theo của người Kinh, hoà hợp với truyền thống tín ngưỡng củacác dân tộc; sự phát triển sớm của Phật giáo – tôn giáo du nhập và phát triển sớmnhất ở Việt Nam và Biên Hòa, Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác được du nhậpvào đàng Trong và Đồng Nai, thể hiện sự hoà hợp và tôn trọng tâm linh, tínngưỡng, trong đó truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, tôn thờ những người cócông với dân với nước theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là yếu tố để tạonên sự hoà đồng, sự cố kết các thành phần dân tộc trong cuộc sống lao động và vănhóa.

Tỉnh Đồng Nai hiện nay có trên 1.200 ngôi đình, chùa, am miếu, nhà thờ,thể hiện được sự dung hợp về tín ngưỡng, nhiều ngôi đình, chùa cổ không chỉ thểhiện truyền thống tín ngường dân tộc, mà còn minh chứng cho quá trình mở đấtcủa cha ông ta, có giá trị văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc, lịch sử. Điểm đặc biệt, CùLao phố, xã Hiệp Hoà không lớn nhưng có đến 11 ngôi đình 2, 8 ngôi chùa. Ngôiđình là dấu tích văn hóa làng xã còn lại của người Việt. Đình chính là nơi mọingười tụ họp, cấu kết dân làng với nhau suốt chiều dài lịch sử của làng. Đình làngthể hiện nhu cầu văn hóa tâm linh cao của người Việt khi khai mở vùng đất mới.

1 Poyen: Notice sur l’artillerie de la marine en indochine, p.88, P, 1893.2 Hầu hết những ngôi đình này đều có sắc phong của vua Tự Đức từ năm thứ 2 đến năm thứ 8

(1848-1883). Sắc phong năm Tự Đức thứ 2 có các đình: Bình Kính, nay là Đền thờ Đức Ông NguyễnHữu Cảnh. Năm thứ 5 Tự Đức có các đình Thành Hưng, Tân Mỹ, Long Quới, Bình Hoà, Bình Xương,Tân Giám, Hưng Phú. Năm thứ 8 Tự Đức có đình Bình Tự. Riêng đình Hoà Quới, sắc phong bị mấttrước năm 1945 và đình Bình Quan sắc phong bị mối mọt ăn nên không xác địn h được năm sắc phong.

Page 10: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

10

Đặc biệt nhiều tu sĩ Phật giáo trước cảnh mất nước, nhà tan cũng tham gianghĩa quân kháng chiến. Tháng 2-1885, nhóm nghĩa quân Hội kín do nhà sư TrầnVăn Tấn (pháp hiệu Huyền Vi) trụ trì chùa Giác Lâm tìm cách đột nhập vào phủđường Long Thành, giết chết tri phủ tay sai Trần Bá Hựu. Chính quyền tay sai ởBiên Hòa truy lùng bắt các lãnh tụ xử ở toà đại hình Bình Hoà (Gia Định) tuyên: tửhình nhà sư Trần Văn Tấn, khổ sai chung thân nhà sư Phạm Trung Báo (tức HuỳnhTấn Thanh), Nguyễn Văn Thượng, Lâm Văn Tôn và nhiều bản án khổ sai 20 nămcho các nghĩa quân khác.

Đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên, khai mở vùng đất mới; đoàn kết dân tộc,tôn giáo đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, là truyền thống tốt đẹp, thể hiệnlòng yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh bất khuất vì độc lập dân tộc của nh ân dâncác cộng đồng dân tộc ở Biên Hòa – Đồng Nai. Đó là cơ sở, tiền đề để nhân dânBiên Hòa – Đồng Nai xác lập niềm tin vào ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam vì lý tưởng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đi lên chủ nghĩa xãhội.

Page 11: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

11

CHƯƠNG I

CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG TRONGCAO TRÀO 1930-1931 VÀ 1936-1939

I. NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RAĐỜI

Từ cuối thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh vì muốn khôi phục và xây dựng Vươngtriều nhà Nguyễn đã dựa vào giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) ký hiệpước Vec-xay (Versailles) cầu viện chính phủ Pháp giúp binh lính, súng đạn, tàuchiến để chống lại phong trào Tây Sơn tạo điều kiện mở đường cho tư bản Phápthực hiện lâu dài âm mưu, kế hoạch xâm lược Việt Nam. Nước ta đứng trước hiểmhọa mất chủ quyền.

Nhưng thực tế không phải chờ khi Nguyễn Ánh cầu viện thì thực dân Phápmới nảy sinh ý đồ xâm lược nước ta, mà trước đó, thông qua tin tức và gợi ý củacác giáo sĩ truyền giáo ở Đàng Trong, ý đồ xâm lược đó đã bộc lộ. Năm 1749, giáosĩ (kiêm nhà buôn) Pháp Pi-e Poa-vrơ (Pierre Poivre) truyền đạo ở Đàng Trong,khi về Pháp đã báo cáo: “Một công ty muốn đứng được ở Đàng Trong và có thiếtbị chắc chắn để buôn bán có lợi thì cần có phương tiện để khiến người ta kiêng nểvà kính trọng. Ta có thể chuyển người Đàng Trong sang các thuộc địa của ta đểlàm thợ sản xuất đường, tơ lụa. Ta có thể chuyển sang cả thợ cày, thợ mộc ”1.

Ngày 22/4/1857, Na-pô-lê-ông đệ III (Napoléon III) dựa vào văn kiện hiệpước Vec-xay ký năm 1787 (do Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh-con Nguyễn Ánh ký),mặt khác lấy cớ “bảo vệ đạo” để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận cônggiáo Pháp, tư bản Pháp quyết tâm xâm lược nước ta.

Ngày 1/9/1858 Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng. Ngày 10/2/1859 chúng quay vàoNam kỳ, hạ pháo đài Phước Thắng (Vũng Tàu). Ngày 16/2/1859 chúng hạ thànhGia Định sau khi vất vả đánh chiếm hàng loạt đồn của quân triều đình từ cửa CầnGiờ ngược sông Lòng Tàu trở lên.

Ngày 17/12/1861 thực dân Pháp đánh chiếm thành Biên Hoà rồi Định Tường…, mở rộng xâm lược cả nước ta. Năm 1884, triều đình Nguyễn ký với Pháp hoáước Nhâm Tuất. Từ chế độ phong kiến, Việt Nam thành một nước thuộc địa nửaphong kiến, triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là bù nhìn.

Chiếm được Việt Nam, thực dân thực hiện chính sách chia để trị (về chínhtrị thực hiện chia ba kỳ: Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ), chính sách ngu dân (về vănhóa: xoá bỏ dần cách học truyền thống, đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện rượu,mở trường chủ yếu đào tạo thông ngôn, tay sai) và chính sách bóc lột tài nguyên vàlao động thuộc địa (về kinh tế: thực hiện chính sách độc quyền khai thác tàinguyên, độc quyền xuất nhập khẩu).

1 Ch.Maybon trích dẫn trong Lịch sử hiện đại An Nam, t.158

Page 12: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

12

Ngay khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cả nước liên tục nổi lên chốngPháp dưới ngọn cờ Cần Vương, Văn thân do các sĩ phu yêu nước cầm đầu. TạiBiên Hòa, nhân dân dưới cờ Trương Định, các sĩ phu yêu nước (Nguyễn ĐứcỨng), các Hội kín (Đoàn Văn Cự, Trại Lâm Trung) liên tục nổi dậy nhưng tất cảđều không thành công.

Những năm đầu thế kỷ 20, đặc biệt sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lầnthứ I (1914-1918), nước Pháp đối đầu với nhiều khó khăn do kinh tế lụn bại trongchiến tranh, càng đẩy mạnh chính sách khai thác thuộc địa (thường gọi là khai thácthuộc địa lần thứ II). Tại Biên Hòa, thực dân mở đường giao thông, xây dựngđường sắt, mở mang kỹ nghệ, khai thác cao su…là một trong những nguyên nhânthúc đẩy sự ra đời của đội ngũ giai cấp công nhân ở địa phương. Ngoài cơ sở côngnghiệp BIF (khánh thành năm 1912), đề pô xe lửa Dĩ An với số lượng công nhânkhoảng vài trăm người, đại đa số đội ngũ công nhân địa phương là những ngườiphu làm trong các đồn điền cao su.

Những người công nhân ở Biên Hoà vốn xuất thân từ nông dân ở miềnTrung, miền Bắc bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề, phải ký hợp đồng đi phuvào Nam lao động trong các “địa ngục trần gian” (đồn điền cao su)1, trong nhữngđiều kiện khí hậu khắc nghiệt, dưới đòn roi của bọn cai, xu, thiếu thốn tất cả mọiphương tiện sinh sống, bị bóc lột thậm tệ. Nhưng họ lại lao động trong môi trườngtập thể, có kỷ luật, nên nhanh chóng đoàn kết nhau lại để chống áp bức của tư bảnthực dân. Từ những hình thức đấu tranh tiêu cực như bỏ trốn, tự sát, họ tiến lênmột bước chống trả bằng bạo lực (chém Tây), rồi đấu tranh tập thể để đòi quyềndân sinh dân chủ.

Tháng 12-1926, hơn 500 công nhân cao su đồn điền Cam Tiêm đã đấu tranhđòi tăng lương, đòi ngày làm 8 giờ, cùng với hàng loạt cuộc đấu tranh của côngnhân Sài Gòn, Thủ Dầu Một.

Trong thời điểm này, năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu (TrungQuốc) xây dựng tổ chức Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam (Thanh niên cáchmạng Đồng chí hội); mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ, tung những cán bộ này trởvề Việt Nam hoạt động, tuyên truyền tập hợp quần chúng công nhân lao động.Phong trào “Vô sản hoá” trong các đoàn viên Hội Thanh niên cách mạng Việt Namđã tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ trong phong trào công nhân và nhân dân vềnhận thức.

Ở Biên Hoà, theo chỉ đạo của đồng chí Ngô Gia Tự, đồng chí Nguyễn XuânCừ đã vào làm ở đồn điền cao su Phú Riềng, xây dựng được cơ sở Hội Thanh niêncách mạng Việt Nam năm 1928. Tháng 9-1928, nhân việc tên sếp đánh bị thươngmột công nhân, toàn thể công nhân Phú Riềng đã tiến hành đình công đấu tranh vớikhẩu hiệu “cấm đánh đập, bỏ lối cúp phạt lương”.

1 Số liệu của Tổng thanh tra lao động cho biết năm 1926, việc mộ phu tiến hành ở 15 tỉnh Bắc kỳlà 27.505 người.

Page 13: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

13

Tiếp đó ngày 20-9-1928, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm đồngloạt bãi công, đấu tranh. Chính quyền thực dân cho binh lính lên đàn áp, làm nhiềucông nhân chết và bị thương, nhiều người phải trốn vào rừng. Cuộc đấu tranh nàygây tiếng vang lớn. Tổng Liên đoàn Pháp đã lên tiếng phản đối hành động đàn ápdã man của thực dân và ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam nói chungvà công nhân ở Cam Tiêm nói riêng. Đồng chí B.Bernardoni, ủy viên Ban chấphành Tổng Liên đoàn Pháp viết:

“Hởi các người công nhân cao su! Anh có biết chăng rằng giá cao su bâygiờ hạ lắm, thế mà bọn nghiệp chủ ngày càng giàu không? Anh làm việc vất vảsuốt ngày như thế mà tiền công có đủ ăn không? Anh ơi anh bị bóc lột thậm tệ!Những sự nghiệp tiền của lớn lao hãi hùng kia, chính là mồ hôi và nước mắt củahàng nghìn người lao động như anh vậy... A nh em hãy đoàn kết nhau lại! Chưamuộn đâu!”1.

Liên tục tháng 8 và tháng 10-1929, công nhân Phú Riềng đã bãi công, đấutranh. Thực dân Pháp đàn áp, bắt người và mở phiên toà xét xử ở tỉnh lỵ Biên Hoà.Trong phiên toà ấy, đồng chí Trần Tử Bình và nhiều công nhân đã đấu tranh kiêncường, vạch trần tội ác của tư bản thực dân Pháp, gây tiếng vang lớn.

Những cuộc đấu tranh trên thể hiện được tinh thần đấu tranh bền bĩ của độingũ công nhân ở Biên Hòa chống kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp, với quy mô lớnvà bước đầu có tính tự giác, mục tiêu đấu tranh vừa mang tính chất kinh tế, vừamang tính chất chính trị.

Sự chuyển biến của phong trào đấu tranh của công nhân đã làm cho thực dânPháp đánh giá vào năm 1929: “…mỗi sự sai sót hoặc sai lầm nhỏ mọn nào của chủđều lập tức bị bọn tuyên truyền được đào tạo trong trường phá rối trị an lợi dụngvà sẵn sàng chớp lấy mọi cơ hội để khêu gợi căm thù chủng tộc và giai cấp ”2.

II. NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH DO ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠOGiữa năm 1929, tổ chức Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam bị phân hoá

từ Tổng bộ với xu hướng có nên thành lập Đảng Cộng sản hay không. Từ tháng 6-1929 đến tháng 1-1930, ở Việt Nam đã hình thành 3 tổ chức Cộng sản: ĐôngDương Cộng sản Đảng (miền Bắc), An Nam Cộng sản Đảng (miền Nam) và ĐôngDương Cộng sản liên đoàn (miền Trung). Cả 3 tổ chức Đảng đều có hệ thống tổchức, điều lệ, tôn chỉ mục đích riêng.

Từ ngày 3 -2 đến 7-2-1930, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Quốc tế Cộng sảntriệu tập hội nghị tại Hương Cảng, thống nhất các tổ chức cộng sản và thành l ậpĐảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lượcvắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo. Sự ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam là một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.

1 Báo Tiếng Dân ngày 17-10-1928. Dẫn lại trong “Gia cấp công nhân Việt Nam những năm trướckhi thành lập Đảng. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1987. Tr 341, 342.

2 Báo France – Asia số 27 tháng 12-1929. Dẫn lại trong Lịch sử phong trào công nhân cao suViệt Nam. Nxb Trẻ 1992. Tr 51.

Page 14: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

14

II.1. Công nhân cao su Phú Riềng đấu tranh (30-1 đến 6-2-1930)

Đồn điền cao su Phú Riềng thuộc tỉnh Biên Hoà, từ năm 1928 đã hình thànhtổ chức Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam. Đến tháng 10-1929, dưới sự chỉ đạocủa đồng chí Ngô Gia Tự (Đông Dương Cộng sản Đảng) đã hình thành chi bộCộng sản do đồng chí Trần Tử Bình làm Bí thư.

Sáng mồng một Tết Canh Ngọ (tức ngày 30-1-1930), cuộc đấu tranh đã nổra bằng hình thức công nhân kéo lên nhà chủ sở Soumagnac để chúc tết, nhưngthực chất là biểu tình đưa yêu sách.

Khi tên chủ sở Soumagnac xuất hiện trước thềm nhà, đồng chí Trần Tử Bìnhbí thư chi bộ cùng hai đồng chí Hồng, Tạ đưa yêu sách: bỏ đánh đập, bỏ cúp phạtlương, bỏ thuế thân, cho những người hết hạn công tra trở về quê, phát gạo tốt chonữ công nhân thời kỳ sinh đẻ, bồi thường cho công nhân khi bị tai nạn trong khilao động, thực hiện ngày làm 8 giờ, công nhân ốm đau phải được trị bệnh và hưởnglương…

Trước khí thế của hàng ngàn công nhân tên chủ sở phải nhận yêu sách vàhứa giải quyết. Thắng lợi bước đầu làm cho công nhân rất phấn khởi. Tr ong 3 ngàynghỉ Tết, công nhân được chi bộ hướng dẫn thăm hỏi nhau, tổ chức múa lân, diễnvăn nghệ, nghe diễn thuyết của đại diện nghiệp đoàn kêu gọi đoàn kết giai cấp, nêucao tinh thần đấu tranh…

Sáng 3-2-1930, nhân việc một công nhân bị đánh chết, cuộc đấu tranh bùngnổ. Hàng ngàn công nhân cao su kéo lên nhà tên chủ nhất đòi bồi thường nhânmạng cho anh Cảo (công nhân làng 9) bị đánh chết; đồng thời những yêu sách củacông nhân hôm trước được đưa ra một cách kiên quyết hơn. Ban chỉ đạo huy độngcông nhân tất cả 10 làng đều vây chặt nhà tên chủ sở đến sáng ngày 4 -2. Khoảng10 giờ sáng, tên đội Tây Morère chỉ huy 25 lính khố đỏ từ đồn Phú Riềng kéo lênđàn áp cuộc đấu tranh. Đội Xích vệ cùng với công nhân bao vây tấn công, buộcbọn lính bỏ chạy để lại 7 khẩu súng và 5 tên bị bắt.

Trước áp lực của công nhân, tên chủ Soumagnac phải mở cửa ký biên bảnchấp nhận yêu sách đấu tranh của công nhân. Quá phấn khích hàng ngàn côngnhân thực hiện cuộc biểu tình tuần hành chiếm các kho bãi, nhà để xe, máy nước,kho gạo, sau đó chiếm cả văn phòng sở, tịch thu mọi giấy tờ, sổ sách, các bản giaokèo lao động và đốt sạch. Tên chủ sở và tay chân đều bỏ chạy. Từ cuộc đấu tranhđòi quyền lợi dân sinh, cuộc biểu tình biến thành cuộc nổi dậy giành quyền làmchủ toàn bộ đồn điền Phú Riềng. Đây là lần đầu tiên, công nhân làm chủ một đồnđiền, cờ đỏ búa liềm xuất hiện cơng khai. Cuộc đấu tranh của công nhân cao suđồn điền Phú Riềng do Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng lãnh đạo từ 30 -1 đến6-2-1930, mở đầu cho phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su ở miềnĐông và Nam bộ.

Trước tình hình trên, Xứ ủy Nam kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng đã chỉđạo chi bộ Phú Riềng phải chuyển hướng đấu tranh: Thực hiện cuộc đấu tranh vớinhững yêu sách như ban đầu, bỏ những khẩu hiệu quá tả, công nhân làng nào trở

Page 15: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

15

về làng ấy, đem súng tịch thu được để trước văn phòng sở. Sự chuyển hướng đấutranh này nhằm tránh những tổn thất không cần thiết khi địch thực hiện đàn áp.

Sáng ngày 6-2-1930, Thống đốc Nam kỳ, Công sứ và phó Công sứ BiênHòa, Chánh mật thám Đông Dương mang theo 20 xe ô tô với 300 lính lê dương,500 lính khố đỏ kéo lên Phú Riềng đàn áp cuộc đấu tranh của công nhân 1. Sau đódo kinh nghiệm lãnh đạo chỉ đạo còn non kém, bọn chỉ điểm dò ra những ngườilãnh đạo đấu tranh, các đảng viên trong chi bộ và hơn 100 công nhân đồn điền đãbị bắt.

Tại toà án Biên Hoà, các đồng chí Trần Tử Bình, Nguyễn Mạnh Hồng…đãdũng cảm đấu tranh vạch trần chế độ đồn điền của thực dân Pháp, khiến toà án kẻthù phải vội vàng tuyên án cho xong.

Mặc dù có tổn thất nhưng cuộc đấu tranh của công nhân Phú Riềng ngày 3-2-1930 đã thắng lợi. Đây là cuộc đấu tranh lớn nhất của công nhân cao su lúc bấygiờ, thể hiện được tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh của giai cấp công nhânViệt Nam nói chung, đội ngũ công nhân cao su nói riêng. Cuộc đấu tranh gây tiếngvang cả nước, thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân ở miền Đông Nam bộ.

II.2. Phong trào đấu tranh của quần chúng, tiến tới thành lập chi bộĐảng Cộng sản Bình Phước -Tân Triều

Từ thắng lợi của “Phú Riềng đỏ”, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, cảithiện đời sống và lao động của đội ngũ công nhân Biên Hòa đã liên tục diễn ratrong suốt năm 1930 và cả năm 1931: Công nhân xe lửa Dĩ An đình công ngày 27 -4-1930; đấu tranh của công nhân cao su các đồn điền Dầy Giây, An Lộc, Bình Lộc,Ông Quế…thuộc Công ty cao su SIPH.

Tại nhà máy cưa BIF Biên Hoà, năm 1929, anh Nguyễn Văn Hợp, dân NghệTĩnh, xin vào làm thư ký cho hàng cưa. Anh đánh máy một số truyền đơn, anh BaHạt (Nguyễn Văn Hạt) là thủ kho in thêm bằng xu xoa (thạch trắng) và rải khắpcon đường từ nhà máy cưa vào xóm Tân Mai, kêu gọi thợ thuyền và dân cày đoànkết đòi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ bắt dân đi xâu, giảm sưu cao thuế nặng …

Ngày 28/4/1930 nhiều truyền đơn được rải tại khu vực nhà máy cưa và một sốnơi ở tỉnh lỵ, kêu gọi thợ thuyền và các giới đồng bào ủng hộ đảng Cộng sản ViệtNam và chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5 sắp tới, kêu gọi công nông binh liênhiệp đấu tranh.

Ngày 1/5/1930, thợ máy cưa đình công, đưa ra các đòi hỏi: ngày làm 8 giờ,không được đánh đập cúp phạt thợ, không bắt thợ làm việc ngày chủ nhật (nếulàm, phải trả công gấp đôi) … Bọn quản lý nhà máy người Pháp hứa không để cai,xu đánh thợ, hạn chế làm việc chủ nhật; còn các điều khác chúng lờ đi. Cuộc đấutranh này mới thu kết quả hạn chế, nhưng địch không dám đàn áp. Cho đến tháng9/1930, cơ sở cách mạng ở nhà máy cưa Biên Hoà nhiều lần rải truyền đơn kêu gọithợ đấu tranh, ủng hộ cao trào Xô-viết Nghệ Tĩnh.

1 Thống đốc Nam kỳ: Krauheimer; Công sứ Biên Hòa: Marty; phó Công sứ: Vinmont; Chánh mậtthám Arnoux.

Page 16: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

16

Những năm 1930-1931, phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh nổ ra và bị thực dânPháp đàn áp một cách khốc liệt, cộng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nêncuộc sống của nhân dân ta càng thêm khó khăn túng quẩn. Phong trào cách mạngbị dìm trong máu, tuy nhiên những cuộc đấu tranh, đặc biệt của công nhân vẫndiễn ra mặc dù mang tính tự phát nhiều hơn. Năm 1932, tại đồn điền cao su BìnhSơn đã nổ ra cuộc đấu tranh của công nhân chống đánh đập, cúp phạt. Đến tháng5-1934, hàng loạt các đồn điền cao su ở Biên Hoà bãi công hai ngày chống chủ sởhạ thấp tiền lương.

Từ năm 1934, đồng chí Lưu Văn Viết, sau thời gian hoạt động ở Sài Gòn đãtrở về Biên Hòa. Đồng chí cải trang, đi nhiều nơi tuyên truyền về cộng sản, kết nạpmột số đảng viên cộng sản như Lưu Văn Văn, Huỳnh Văn Phan, Huỳnh DânSanh...

Đầu năm 1935, đồng chí Hoàng Minh Châu được Xứ ủy Nam kỳ cử về BiênHoà vào làm công nhân trong sở Trường Tiền Biên Hoà, ra sức tuyên truyền lòngyêu nước, tập hợp công nhân; đồng thời liên lạc được với nhóm cộng sản của đồngchí Lưu Văn Viết. Tháng 2-1935, chi bộ đảng Bình Phước -Tân Triều được thànhlập. Đồng chí Hoàng Minh Châu, Bí thư; đồng chí Huỳnh Văn Phan phó Bí thư.Đây là chi bộ Đảng thành lập đầu tiên ở Biên Hoà (sau Phú Riềng). Hầu hết đảngviên là người địa phương hai xã Bình Phước, Tân Triều. Sự hình thành chi bộ đảngđánh dấu một bước chuyển biến mạnh của phong trào cách mạng tỉnh Biên Hoà.Những đảng viên trong chi bộ là những hạt nhân cho phong trào Mặt trận Dân chủsau này và hình thành Tỉnh ủy lâm thời năm 1937.

Để tập hợp thanh niên, chi bộ Bình Phước - Tân Triều chỉ đạo thành lập tổchức Liên đoàn học sinh tập hợp nhiều học sinh các trường tiểu học Bình Hoà, TânTriều, Bình Phước, Bình Hoà, Bình Ý, Tân Phong, Bửu Long quận Châu Thành.Thông qua các hoạt động như du khảo, cắm trại, viết báo tường…chi bộ tuyêntruyền về chủ nghĩa cộng sản; đồng thời phát triển đảng (như đồng chí Phạm VănThuận, người xã Bình Ý).

Ngày 1-5-1930, Liên đoàn học sinh đã tổ chức in và rải truyền đơn ở các xãthuộc quận Châu Thành, kêu gọi tất cả lao động đoàn kết đấu tranh đòi quyềnsống. Sau cuộc rải truyền đơn thực dân Pháp ráo riết truy lùng, hơn nữa do chưa cókinh nghiệm hoạt động, các đoàn viên đều thêu trên ngực áo bốn chữ Liên đoànhọc sinh, do vậy địch phát hiện. Tổ chức Liên đoàn học sinh tan rã.

III. TẬP HỢP QUẦN CHÚNG TRONG PHONG TRÀO MẶT TRẬNDÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG

Những năm 1929-1933 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra gay gắt.Thực dân Pháp càng tăng cường bóc lột sức lao động, vơ vét tài nguyên ở các nướcthuộc địa. Đời sống nhân dân ta đã đói nghèo càng thêm cơ cực. Hàng hoá phục vụcuộc sống như vải, gạo, dầu lửa, diêm quẹt… đều khan hiếm. Công nhân, nông dânở Biên Hoà cuộc sống điêu đứng, tối tăm.

Page 17: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

17

Mặc khác, từ năm 1934-1935, những hoạt động chính trị công khai của cácđảng viên cộng sản như Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Nguyễn, Dương BạchMai… tờ báo Chuông rè (La cloche félée) của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh vàsau đó các báo A-văng Gác (Avant Garde: Tiền phong), Lơ Pớp (Le Peuple: Dânchúng), Lao động, Bạn dân, Nhành lúa, Tin tức, Thời thế của Đảng kế tiếp xuấthiện, đòi tự do dân chủ, cải tiến thể chế ở thuộc địa…gây tiếng vang lớn, thu húthàng ngàn bạn đọc nhiều nơi trong tỉnh Biên Hoà. Xu hướng dân chủ trong xã hộingày một cao hơn.

Tại Pháp, tháng 4-1936, Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp, trong đó ĐảngCộng sản Pháp làm nòng cốt được thà nh lập. Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp đãđề ra một số chủ trương tiến bộ có liên quan đến người lao động thuộc địa. Tìnhhình chính trị ở nước Pháp đã ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng ởViệt Nam.

Trước tình hình thuận lợi mới, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất họpở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 26-7-1936 đã quyết định: Tạm thời không nêukhẩu hiệu “đánh đổ đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ cho dâncày”; đồng thời chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọilực lượng dân chủ tiến bộ đấu tranh chống kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn phát xítPháp và bọn phản động thuộc địa; đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào quần chúng phát triển mạnh, mở đầubằng cuộc vận động lấy chữ ký tổ chức Đông Dương đại hội. Ngày 13 -8-1936, Uỷban trù bị Đông Dương đại hội được thành lập ở Sài Gòn, chỉ đạo thành lập các Uỷban hành động ở các tỉnh. Trong một thời gian ngắn các tỉnh Nam kỳ đã xây dựngtrên 600 Uỷ ban hành động.

Đấu tháng 9-1936, Xứ ủy Nam kỳ cử hai đồng chí Dương Bạch Mai vàNguyễn Văn Nghĩa về Biên Hoà chỉ đạo và vận động phong trào. Đồng chíNguyễn Văn Nghĩa đã nối liên lạc với các đồng chí Huỳnh Văn Lũy, Phạm VănKhoai, Phạm Văn Thuận, Hồ Văn Đại…các đồng chí trong chi bộ Bình Phước-Tântriều, tổ chức ra Ủy ban hành động tỉnh Biên Hoà do đồng chí Nguyễn Văn Nghĩalàm Chủ tịch. Các đồng chí phân công nhau đi Long Thành, Xuân Lộc để xây dựngcác Ủy ban hành động tập hợp quần chúng.

Uỷ ban hành động tỉnh Biên Hoà đặt văn p hòng tại khách sạn Thanh Phong(Bình Trước, quận Châu Thành, Biên Hoà), tổ chức thư viện Bình Dân ở dốc BàBành (Bình Ý) làm nơi phát hành báo chí công khai của Đảng và các báo tiến bộkhác; đồng thời tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết, mít tinh, tuyên truyền dân chủ,tuyên truyền cộng sản, thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

Để đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, cuối năm 1936,Liên tỉnh ủy miền Đông cử đồng chí Trương Văn Bang, nguyên Bí thư Xứ ủy Namkỳ 1933-1935 về Biên Hoà liên lạc với ch i bộ Bình Phước-Tân Triều và các đảngviên, chuẩn bị xây dựng Đảng bộ. Tháng 2-1937, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hoàhình thành. Ban chấp hành lâm thời gồm các đồng chí Trương Văn Bang, Bì thư,Trần Minh Triết, Nguyễn Hồng Kỳ, Lê Văn Tôn, Huỳnh Liễng, Huỳnh Văn

Page 18: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

18

Phan…Nhiều chi bộ đảng ở các xã được xây dựng 1, trong đó nhà máy cưa BIFBiên Hoà có hai chi bộ2.

Nhiều tổ chức quần chúng hợp pháp, bán hợp pháp như Công hội (nhà máyBIF, ga Biên Hoà, các đồn điền cao su ở Long Thành, Xuân Lộc), Nông hội (quậnChâu Thành, Tân Uyên) được thành lập. Hàng loạt các Hội Ái hữu hình thành nhưHội Tương tế, Hội Chùa, Miễu, Hội đá bóng, Hội lân, hội cày, hội cấy, Hội “nhàvàng” tập hợp đông đảo quần chúng.

Ủy ban hành động chỉ đạo kết hợp hình thức công khai, bán công khai h ợppháp, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, mít tinh của nông dân, công nhân với mục tiêuđòi cải thiên đời sống, đòi dân chủ 3. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân cao su,công nhân lâm nghiệp đã diễn ra và thu đạt kết quả khả quan 4.

Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Biên Hoà thời kỳ 1936-1939là một bước phát triển lớn của cách mạng địa phương. Qua phong trào, cán bộtrưởng thành với kinh nghiệm trong việc tổ chức các hình thức đa dạng để tập hợpquần chúng. Hầu hết các cuộc đấu tranh đều tập trung vào vấn đề bảo vệ quyền lợingười lao động nên được nhân dân hưởng ứng đông đảo. Thông qua công tác tuyêntruyền, đấu tranh, nâng cao nhận thức chính trị của quần chúng nhân dân về chủnghĩa cộng sản, về Đảng Cộng sản. Đặc biệt những cuộc đấu tranh thể hiện rất rõtinh thần đoàn kết của quần chúng lao động thông qua nhiều tổ chức tập hợp nghềnghiệp, ngành, giới, là bước tập dượt quần chúng với phương thức đấu tranh tậpthể mang tính tổ chức cao.

1 Như chi bộ Tân Triều, Bình Ý, Mỹ Lộc, Mỹ Quới, Xuân Lộc, đồn điền Cẩm Mỹ...2 Chi bộ thợ máy do Trần Hồng Đạo, Bí thư. Chi bộ lao động giản đơn do đồng chí Tư Ngân, Bí

thư.3 Cuộc mít tinh ở Gò Dê (Bình Ý) tháng 9-1936 với 200 nông dân biến thành cuộc đấu tranh

chống địa chủ phong kiến, tuần hành biểu dương lực lượng4 Cuộc đấu tranh của 400 công nhân Công ty kỹ nghệ và lâm nghiệp Biên Hòa (15 -11-1936) đòi

tăng lương. Da916u tranh của công nhân nhà máy BIF (28-5-1937). Cuộc đình công của 300 công nhânBIF ngày 18-11-1937. Cuộc đấu tranh bãi công của công nhân cao su Biên Hòa ngày 1 -1-1939, đòi tănglương, cải thiện đời sống.

Page 19: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

19

CHƯƠNG II

TẬP HỢP ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TIẾN TỚICÁCH MẠNG THÁNG TÁM

(1940 – 1945)

I. NHÂN DÂN BIÊN HOÀ LÀ CHỖ DỰA VỮNG CHẮC ĐỂ GIỮVỮNG PHONG TRÀO, KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, XÂY DỰNG CƠ SỞĐẢNG

Tháng 9-1939, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra. Thực dân Phápnhân cơ hội đẩy mạnh việc khủng bố phong trào cách mạng do Đảng Cộng sảnlãnh đạo; đồng thời tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên để phục vụ cho cuộcchiến tranh phi nghĩa của đế quốc.

Ngày 28-9-1939, Phủ Toàn quyền Đông Dương ra nghị định giải tán và ralệnh tịch thu tài sản của các hội ái hữu, các nghiệp đoàn, mở đầu cuộc khủng bố ácliệt phong trào cách mạng của quần chúng. Ngày 4 -1-1940, viên Toàn quyền Ca-tru (Catroux) công khai tuyên bố: “Chúng ta đánh toàn diện và mau lẹ vào các tổchức cộng sản. Trong cuộc đấu tranh này phải tiêu diệt cộng sản thì xứ ĐôngDương mới được yên ổn và mới trung thành với nước Pháp. Chúng ta không cóquyền không thắng, tình thế chiến tranh buộc chúng ta hành động không một chútthương tiếc”1.

Trước tình hình thực dân Pháp khủng bố, Trung ương Đảng chỉ đạo cho cá ccơ quan, cán bộ hoạt động hợp pháp phải nhanh chóng rút vào bí mật, chuyển vềxây dựng cơ sở ở nông thôn, thay đổi hình thức phương pháp công tác ở đô thị đểphù hợp với tình hình mới tránh tổn thất. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lầnthứ VI ở Bà Điểm, Gia Định trên cơ sở phân tích chính xác tình hình thế giới vàtrong nước, chỉ rõ: Đảng ta phải thay đổi chính sách…, hình thức dân chủ thíchhợp với hoàn cảnh trước mắt, ngày nay không còn thích hợp nữa. Ngày nay phảithành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tính đến chống đếquốc chiến tranh, đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến thối nát, giải phóng cácdân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” 2.

Hội nghị nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cáchmạng Đông Dương. Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cải cách ruộng đất, chỉđề ra khẩu hiệu chống địa tô cao, chống cho vay nặng lãi, tịch thu ruộng đất của đếquốc và đia chủ, nhằm tập trung chống đế quốc và bè lũ tay sai.

Tại Biên Hoà, thực dân Pháp tăng cường vơ vét bằng cách tăng thuế, đặcbiệt thuế “đảm phụ quốc phòng” “quốc trái”; ra lệnh xung công, trưng dụng cácphương tiện vận tải của tư nhân để phục vụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa; chúng

1 Cách mạng tháng Tám. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương – xuất bản 1978, trang 8.2 Văn kiện Đảng, tập 3. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản. Hà Nội 1077, trang

56.

Page 20: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

20

tăng cường bắt nhân đi lao động, đi xâu xây cầu cống, mở rộng sân bay TânPhong, trường bắn Bình Ý, lập xưỡng sửa chữa máy bay…

Trước tình hình địch tiến hành khủng bố, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hoà chỉđạo các đảng viên rút vào bí mật hoặc chuyển vùng công tác. Tuy nhiên, trong quátrình hoạt động công khai nhiều đồng chí đã bị địch phát hiện, bị bắt đày đi các nhàtù Bà Rá, Tà Lài. Nhiều vùng dân có truyền thống như Bình Ý, địch bắt cùng lúctrên 200 người đã từng tham gia các cuộc mít tinh, biểu tình trước đây. Các đồngchí trong Tỉnh ủy lâm thời rút vào hoạt động bí mật ở rừng Tân Uyên. Nhiều đồngchí lánh về hoạt động vùng cao su (như Hồ Văn Đại, Nguyễn Văn Long).

Ở rừng Tân Uyên, Tỉnh ủy lâm thời Biên Hoà đã xây dựng đội vũ trang gồm35 người do đồng chí Huỳnh Liễng, Tỉnh ủy viên phụ trách, đồng chí Trần VănQuỳ làm đội trưởng.

Trong thời gian này, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương. Ở Bắc kỳ, cuộc khởinghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn) nổ ra cuối tháng 9/1940. Cuộc chiến tranh biên giớiThái Lan-Campuchia bùng phát. Thực dân Pháp ráo riết bắt thanh niên ta đi línhbảo vệ biên giới.

Trước tình hình thực dân Pháp phải đối phó với chiến tranh ở biên giới TháiLan-Camphuchia, từ tháng 7-1940 (Hội nghị Tân Lương, Mỹ Tho), Hội nghị TânXuân, Hóc Môn (tháng 9-1940), Xứ ủy Nam kỳ quyết định chuẩn bị tiến hành cuộckhởi nghĩa, lấy mẫu cờ nền màu đỏ, giữa có ngôi sao năm cánh.

Tại nhà máy cưa BIF Biên Hoà công nhân treo cờ búa liềm trên dây điện củapalăng điện trục gỗ trên đường vào nhà máy cưa. Tuy Pháp phát hiện từ sớmnhưng mãi đến 9 giờ sáng, các sếp mới cho thợ điện trèo lên gỡ cờ. Một lá cờ đỏkhác cũng được treo trên cây cao ở ngã ba nhà máy khiến anh chị em thợ xôn xaobàn tán. Hàng trăm truyền đơn kêu gọi ủng hộ Liên bang Xô viết, phản đối cuộcchiến tranh Pháp-Xiêm, phản đối sự tàn bạo dã man của bọn thực dân phản động ...rải ở nhiều nơi tại tỉnh lỵ Biên Hòa.

Ngày 23-10-1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra. Nhưng do kế hoạch bị lộ,nên cuộc khởi nghĩa không thành công. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố rất ácliệt gây cho cách mạng nhiều tổn thất. Tại Biên Hoà, ngày 24-10-1940, thực dânPháp tấn công vào Tân Uyên. Đồng chí Huỳnh Liễn bị hi sinh ở Lạc An; hai đồngchí Nguyễn Hồng Kỳ và Lê Văn Tôn bị bắt đày đi Côn Đảo. Nhiều cán bộ, đảngviên, người yêu nước bị đày ở Bà Rá, Tài Lài.

Phong trào cách mạng bị địch đàn áp mạnh nhưng nhân dân Biên Hòa, đặcbiệt công nhân các đồn điền cao su luôn luôn bảo vệ đội ngũ tiên phong của mình.Nhiều cán bộ, đảng viên đã tạm lánh vào các đồn điền cao su tiếp tục hoạt độngxây dựng phong trào. Nửa cuối năm 1940, đồng chí Hồ Văn Đại (Sáu Đại) về làngCấp Rang sở cao su An Lộc; đồng chí Nguyễn Văn Long về sở Dầu Giây, BìnhLộc; đồng chí Trần Văn Trà về sở Cuộc-tơ-nay (Cẩm Mỹ). Đảng viên chi bộ XuânLộc rút vào hoạt động bí mật ở các sở An Lộc và Hàng Gòn. Được công nhân bảovệ, các đảng viên từng bước tuyên truyền giáo dục, tâp hợp và gây dựng cơ sở. Do

Page 21: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

21

vậy, phong trào chung trong tỉnh có giảm sút, nhưng ở khu vực đồn điền nhữngcuộc đấu tranh của công nhân vẫn diễn ra, nhiều cuộc quy mô lớn, tập trung đôngcông nhân. Mục tiêu của các cu ộc đấu tranh vẫn là dân sinh và dân chủ.

Tháng 9/1940, hơn 400 công nhân Suối Tre, An Lộc do hai đồng chí NguyễnVăn Bát và Lê Qui lãnh đạo đã đình công đấu tranh, chống mức khoán đào rễ câyđơn hùng tính 7 kílô là quá nặng. Viên quản trị sở cao su gọi đi ện kêu hiến binh vềđàn áp. Chúng bắt giam hơn 40 người; hai đồng chí cầm đầu bị tòa xử đày ra CônĐảo.

Tháng 12/1940, hàng ngàn công nhân các sở Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc,Túc Trưng, Cây Gáo ... đồng loạt đòi chủ sở: không được đánh đập cúp phạt, trả sốmãn hạn công-tra về xứ, không phát gạo mục, cá ươn. Ngày 29/12/1940 hàng ngàncông nhân các sở Cuộc-tơ-nay, Cam Tiêm đình công đòi ngày làm 8 giờ, chủ nhậtđược nghỉ, bỏ lệ làm cỏ-vê (corvée: lao dịch không công) chiều thứ bảy hàng tuần... Thanh tra công ty Đất Đỏ (Sociéte des Plantations des Terre rouges, SPTR) làtên Tây đầu đỏ dẫn một trung đội lính về, ra lệnh xả súng vào đoàn người taykhông, làm chết và bị thương một số, đồng thời bắt bỏ tù một số, tổng cộng hơn100 người. Viên giám đốc-quản trị sở không giải quyết yêu sách, công nhân kéovề An Lộc, trung tâm công ty SIPH, đòi chủ giải quyết. Trước khí thế đằng đằngquyết liệt của anh chị em, chúng buộc phải nhân nhượng một số đòi hỏi.

Ngày 27-3-1941, được đồng bào dân tộc Ch’ro Bù Cháp, Lý Lịch giúp đỡ, cácđồng chí Trần Văn Giàu, Tạ Tỵ, Tô Ký, Dương Quang Đông, Châu Văn Giác,Trương Văn Nhàn, Nguyễn Công Trung…đã tổ chức vượt ngục Tà Lài thành công.Các đồng chí đã trở về Sài Gòn, các tỉnh miền Đông, miền Tây gây dựng cơ sở,từng bước khôi phục phong trào và hình thành lại Xứ ủy Nam bộ.

Giữa năm 1941, phát xít Nhật đưa quân vào Nam kỳ, trong đó có Biên Hoà.Nhật ra lệnh cho chính quyền thực dân bắt nhân dân ta đi xâu, đào tuyến phòng thủmột số đoạn từ Biên Hoà đến Long Thành, làm kho tàng trong rừn g ở Biên Hòa,Mỹ Xuân, làm sân bay dã chiến Long Thành. Chúng bắt nông dân nhổ lúa trồngđay, cưỡng ép nông dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt. Do chiến tranh và bị bóc lột tàntệ nên đời sống đại bộ phận nhân dân Biên Hoà ngày càng cùng cực: không có vải,nhiều người phải mặc quần áo bao bố, không có diêm quẹt và dầu lửa thắp đèn, bàcon phải dùng các viên đá lửa đập vào nhau để có lửa nấu ăn, tối thường ngủ sớmvì không dầu thắp đèn...

Phát xít Nhật lừa mị nhân dân ta bằng thuyết “Đại Đông Á”, “đồng văn đồngchủng” (cùng văn hóa, cùng giống da vàng)… lôi kéo một số viên chức và ngườicầm đầu tôn giáo ra làm tay sai cho chúng.

Thực dân Pháp cũng ra sức tuyên truyền cho chủ trương “Pháp -Việt phụchưng”, đề cao thống chế Pê-te (Pétain, đầu hàng Hit-le). Chúng khởi xướng“phong trào Đuy-cu-roa” (Ducouroy) hoạt động thể dục thể thao rầm rộ: đá bóng,đua xe đạp… với mục đích thu hút và làm thanh niên quên lãng cái nhục mấtnước...

Page 22: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

22

Thời gian tư năm 1941 đến năm 1943, đảng bộ Nam kỳ trong đó có đảng bộtỉnh Biên Hoà gặp nhiều khó khăn. Xứ ủy, Liên tỉnh ủy và các Tỉnh ủy bị phá vỡnhiều lần. Phần lớn cán bộ đảng viên và cơ sở bị bắt, bị giam cầm, tù đày. Số ít cònlại phải liên tục lẩn tránh, ít liên hệ được với nhau nhưng đều chủ động âm thầmxây dựng cơ sở, nếu có điều kiện thì tổ chức đấu tranh.

Tháng 11/1941, khoảng 600 công nhân các làng A và B sở cao su Bình Lộcbãi công. Khoảng 7 giờ tối, anh em bắt tên sếp Ký ác ôn. Vợ sếp Ký ra xin tha chếtcho chồng. Anh em chỉ bắt y quì, viết giấy cam đoan không gây tội ác nữa . Sánghôm sau, anh chị em bãi công đòi: không bắt phu cạo đi điểm danh quá sớm,không đánh đập cúp phạt, phát gạo trắng và khô cá tốt (không mục), trả về xứnhững người mãn hạn công -tra ... Tên sếp Pháp vừa ra sân điểm, anh em ùa baovây, y sợ qúa phải chấp nhận các đòi hỏi lập tức. Sau đó, chúng cho tay sai dò tìmngười cầm đầu. Một tháng sau, chánh tham biện tỉnh Biên Hòa mang 20 lính về bắtgần 30 người tình nghi, giam tại khám lớn Biên Hòa.

Sáng sớm ngày 23/11/1941, công nhân Lê Đình Cúc quá uất ức trư ớc sự bóclột tàn ác của chủ Tây sở, bất ngờ dùng dao cạo mủ đâm chết tên sếp Tây Lu -pi khihắn xuống sân điểm sở Ông Quế. Ri-vi-e (Rivière) chánh tham biện mang lính vềđàn áp, bắt đi hàng trăm anh em. Y báo cáo lên thống đốc Nam kỳ: “Những sự kiệnnày mang tính chất phong trào cách mạng… đã bắt hàng trăm du đãng”.

Tháng 1/1942, Hơn 700 công nhân An Lộc, Bình Lộc đồng loạt bãi công haingày, công nhân sở Dầu Giây được tin đã hưởng ứng đấu tranh chống định mứckhoán cao, chống đánh đập, cúp phạt. Tên quản lý đồn điền phải hạ mức khoán vànhận lại số bị đuổi hôm trước. Nhưng sau chúng kêu lính bót Xuân Lộc bắt 7 ngườitình nghi cầm đầu. Anh em tiếp tục đấu tranh, chúng phải thả hết.

Tháng 9/1942, 200 công nhân sở cao su Bình Sơn (Long Thành) đấu tranhchống sếp Tây bắt làm thêm giờ. Họ vác xạc -lai (cào cỏ) ra quận Long Thành. SếpTây chạy ra gặp quận trưởng Ngãi xin lính vào đàn áp. Hai xe lính chặn đoàn tuầnhành ngang đường; chúng quăng còng, roi xuống hăm dọa. Anh em thẳng tiến, sếpTây phải nhượng bộ. Quận trưởng hứa mời thanh tra lao động xuống điều tra, anhem mới về.

Những cuộc đấu tranh của công nhân đều tự phát, bức xúc từ quyền lợi củamình bị chèn ép. Những cuộc đấu tranh đó cho thấy tinh thần đấu tranh của độingũ công nhân ở Biên Hoà rất cao, nếu được lãnh đạo thì phong trào còn sẽ pháttriển mạnh hơn và quy mô hơn. Công nhân và phong trào công nhân vẫn là mộttrong những lự lượng nòng cốt cho cách mạng.

Đầu năm 1943 chiến thắng Xtalingrat của hồng quân Liên Xô gây niềm tin tấtthắng chủ nghĩa phát xít Đức cho cán bộ đảng viên và nhân dân ta. Ở Đông Dương,nội bộ thực dân Pháp phân hóa: phái theo Pê-te và phái Đờ Gôn (De Gaulle). ỞBiên Hoà, số đảng viên trước đây né tránh các nơi, nay lần lượt trở về địa phươnghoạt động. Một số mãn hạn tù hoặc vượt ngục tìm cách móc nối với nhau để vậnđộng gây dựng cơ sở, khôi phục phong trào. Các đồng chí ra sức vạch trần bộ mặtxâm lược tàn bạo của phát xít Nhật, thực dân Pháp, ra sức tuyên truyền cho thắng

Page 23: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

23

lợi của Liên Xô và phe Đồng minh, thức tỉnh tinh thần yêu nước, cách mạng củanhân dân Biên Hòa.

Đồng chí Lê Nguyên Đạt đảng viên cộng sản làm cặp -rằng (caporal: cai) sởcủi Trảng Bom, đã xây dựng được một số cơ sở. Tháng 7/1943, sở cao su TrảngBom phát gạo mục cho phu và không phát kí ninh phòng sốt r ét cho anh em nhưthường lệ. Khoảng 400 công nhân đình công 1 ngày, đòi gạo tốt và thuốc ngừa;bọn chủ nhân nhượng. Qua phong trào đấu tranh, một số quần chúng tích cực nhấtđược kết nạp Đảng. Chi bộ sở củi Trảng Bom ra đời, do anh làm Bí thư.

Ga Biên Hòa có quan hệ chặt chẽ với đề pô Dĩ An, ga Hoà Hưng, có sự chỉđạo của tổ chức Đảng ở Sài Gòn. Chi bộ ga Biên Hoà do đồng chí Ngô Văn Tưlàm Bí thư.

Đồng chí Đặng Nguyên về làm thợ máy cưa từ giữa năm 1940, dần dần gâydựng lại chi bộ máy cưa BIF. Cuối năm 1943, chi bộ có 5 đảng viên: Đặng Nguyên(Bí thư), Đáo, Ngàn, Hoàng Đình Cận, Hoàng Bá Bích.

Đồng chí Trịnh Văn Dục1 được ban cán sự Đảng miền Đông cử về hoạt độngở vùng cao su Long Thành. Thông qua cải trang (như người nuôi ngựa, bán thuốclào), đồng chí bám vào công nhân để tuyên truyền, giáo dục, xây dựng cơ sở trongđồn điền. Tháng 10/1943, tên sếp sở Tân Lộc (tức sở cao su Siph Long Thành)đánh chết một công nhân. Đồng chí lãnh đạo 500 phu cạo đình công 1 ngày phảnđối tên ác ôn này đòi bồi thường cho gia đình nạn nhân và đổi y đi. Viên giám đốcchấp thuận, làm đúng yêu cầu của anh em.

Cuối năm 1944, đồng chí Dục và một vài đảng viên nữa (như Vũ Hồng Phô,Mai Hiển Thái…) tổ chức được quận bộ Việt Minh quận Long Thành, tổ chức Mặttrận cấp quận đầu tiên trong toàn tỉnh. Đồng thời, đồng chí còn lần lượt xây dựngmột số cơ sở ở các đồn điền cao su Bình Sơn, An Viễn, thị trấn Long Thành.

Cuối năm 1943, đồng chí Hoàng Minh Châu về làm lại ở sở Trường tiền (sởCông chánh), đồng chí tuyên truyền, giáo dục kết nạp bốn đảng viên, lập chi bộ sởTrường tiền. Đồng chí còn xây dựng được cơ sở ở Bửu Hoà, ga Biên Hoà, TânPhong, Hoá An, Tân Hạnh... Giữa năm 1944, chi bộ máy cưa BIF phối hợp với chibộ sở củi Trảng Bom vận động công nhân khai thác, vận chuyển và xẻ gỗ lãn cônglàm chậm kế hoạch giao 15.000 tấn gỗ cho Nhật đóng tàu.

Các cuộc đấu tranh của công nhân cao su nửa đầu những năm 40 thế kỷ XXcó cuộc thắng lợi, có cuộc thất bại và hầu hết bị đàn áp đẫm máu. Được cán bộđảng viên giáo dục nên đội ngũ công nhâ n giác ngộ ý thức nhận thức được sứcmạnh to lớn của giai cấp, bất chấp súng đạn, nhà tù, đồng lòng đứng lên đấu tranhđòi quyền dân sinh, dân chủ, buộc bọn tư bản phải giải quyết những yêu sách chínhđáng. Đội ngũ công nhân cao su không chỉ chở che cho cách mạng, mà trở thànhlực lượng nòng cốt trong đấu tranh.

1 Đồng chí Trịnh Văn Dục thuộc hệ thống lãnh đạo của Xứ ủy Giải phóng do đồng chí Dân TônTử làm Bí thư.

Page 24: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

24

Đến cuối năm 1944 chung quanh tỉnh lỵ Biên Hoà tập trung hàng chục đảngviên của hai chi bộ máy cưa BIF và sở Trường tiền.

Đến đầu năm 1945, Tỉnh ủy Biên Hoà chưa được tổ chức lại; Mặt trận ViệtMinh mới chỉ có quận bộ Long Thành. Nhưng các đồn điền cao su, nhà máy, cáclàng xã đã có đông đảo cơ sở quần chúng cách mạng, được giáo dục gắn kết đấutranh giai cấp với đấu tranh dân tộc. Điều kiện quan trọng để Đảng phát động nổidậy khi có thời cơ.

II. THANH NIÊN TIỀN PHONG, NÒNG CỐT TẬP HỢP LỰC LƯỢNGTHỰC HIỆN KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Tư đầu năm 1945, tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng. Trên chiến trườngchâu Âu, phát xít Ý đầu hàng. Đầu tháng 5/1945, Hồng quân Liên Xô giải phóngBeclin, chế độ phát xít Hit-le cáo chung. Tại châu Á-Thái bÌnh dương, phát xítNhật đứng trước nguy cơ thất bại.

Để đối phó với quân Đồng minh ở châu Á, đêm 9/3/1945 Nhật thực hiện cuộcđảo chính Pháp.

Đêm 9/3/1945, Hội nghị ban Thường vụ trung ương Đảng cộng sản ĐôngDương quyết định đẩy mạnh cao trào chống Nhật cứu nước, thay khẩu hiệu cũ“Đánh đuổi Pháp-Nhật” bằng khẩu hiệu mới “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Tại Biên Hoà, đốc phủ sứ Nguyễn Văn Quý được Nhật đưa lên thay tỉnhtrưởng La Ri-vi-e (La Rivière). Nhật đưa Cò Phước làm cảnh sát trưởng Biên Hoà.Phát xít Nhật thành lập một số tổ chức: Thanh niên ái quốc đoàn, thanh niên bảoquốc đoàn, nhằm lừa mị để lôi kéo tầng lớp trẻ. Một số đầu tộc Cao Đài thân Nhậttuyên truyền cho thuyết “Đại Đông Á”, “đồng văn, đồng chủng”, loan tin “đứcCường Để sắp về làm vua” ...

Trong khi đó, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh, cũng như cả nước, suy thoáinghiêm trọng. Nhà giàu thì mua hàng đầu cơ tích trữ sợ giấy bạc mất giá. Đời sốngngười lao động càng khó khăn gấp bội. Ở các đồn điền cao su, công nhân được trảlương rẻ mạt bằng hiện vật: mỗi ngày hai lon gạo và một lon tương hạt. Lươngthực, hàng tiêu dùng đều thiếu, lòng căm thù dâng cao trong mọi người dân ở nôngthôn, thành thị.

Tháng 5/1945, phong trào Thanh niên Tiền phong do Xứ ủy Nam bộ lãnh đạo(bên trong) khởi phát từ Sài Gòn, do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm thủ lãnh. Phongtrào này thực chất là phong trào yêu nước, lan nhanh toàn Nam bộ 1. Ở Biên Hoà,phong trào Thanh niên Tiền phong do nhà giáo Huỳnh Thiện Nghệ làm thủ lãnhnhanh chóng lan từ tỉnh lỵ ra các đồn điền cao su, thôn làng, nhà máy (gọi làThanh niên Tiền phong Ban xí nghiệp). Tổ chức Thanh niên Tiền phong ban đầuchỉ tập hợp thanh niên, nhưng sau đó phát triển cả nữ thanh, phụ lão, là một hìnhthức mặt trận đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước tham gia tích cực vào cuộcCách mạng tháng Tám 1945.

1 Nam kỳ do nhà Nguyễn đặt, đến th ời chính phủ Trần Trọng Kim đổi là Nam bộ, khi Pháp trở lạixâm lược lần thứ hai, bọn tay sai đổi lại là Nam phần.

Page 25: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

25

Tháng 7/1945, tại chùa Tân Mai (phường Tân Mai bây giờ), đồng chí Hà HuyGiáp thay mặt Xứ ủy Nam bộ triệu tập cuộc họp các đồng chí đảng viên ở BiênHòa (như Hoàng Minh Châu, Đặng Nguyên, Lê Nguyên Đạt, Huỳnh Văn Hớn,Phạm Văn Búng, Ngô Hà Thành…) để phổ biến chỉ thị của Xứ ủy: Gấp rút xâydựng lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang . Các đảng viên ở Biên Hoà tập trungbàn 3 vấn đề lớn:

1. Nắm lực lượng Thanh niên Tiền phong và thủ lãnh Huỳnh Thiện Nghệ.2. Nhanh chóng phát triển lực lượng cách mạng, đặc biệt công nhân BIF ở

quận Châu Thành (Biên Hoà), công nhân các đồn điền cao su, nông dân các huyện,mua sắm vũ khí, tổ chức Việt Minh.

3. Vận động thanh niên không đi lính cho Nhật, không để Nhật sung công tàisản, không đi xâu, chống bọn phản động thân Nhật, đả đảo chính phủ bù nhìn TrầnTrọng Kim do Nhật dựng lên.

Đến cuối tháng 7/1945, một số viên chức, tiểu chủ ở Biên Hòa tham gia cáchmạng1. Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Hồng quân Liên Xô tiêudiệt đạo quân Quan Đông hơn 1 triệu tên ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc) chỉtrong một tuần. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điềukiện. Ở Biên Hoà, lính Nhật hoang mang cực độ, chúng án binh bất động trong cácvị trí đóng quân. Thanh niên Tiền phong tổ chức các hoạt động tuyên truyền, dántruyền đơn, tập đội ngũ…bọn lính Nhất không can thiệp. Nhiều viên chức và binhlính ngả theo cách mạng, giao súng đạn cho ta.

Hội nghị Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước, Chủ tịch Hồ ChíMinh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước:

“Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nơi …Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậyđem sức ta mà giải phóng cho ta …”

Ngày 19/8 tổng khởi nghĩa ở thủ đô Hà Nội thắng lợi rực rỡ.Ngày 20/8 Xứ ủy Nam bộ họp hội nghị chợ Đệm (Chợ Lớn) phổ biến kế

hoạch tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Nam bộ.Để chuẩn bị cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Biên Hoà, các đồng chí Hoàng Minh

Châu, Huỳnh Văn Hớn chỉ đạo lực lượng Thanh niên Tiền phong tỉnh lỵ tổ chứcmít tinh ngày 20/8/1945 tại trường nam tiểu học (trường Nguyễn Du bây giờ)nhằm thăm dò thái độ của quân Nhật. Các đoàn Thanh niên Tiền phong trong nộiô, Thanh niên Tiền phong nhà máy BIF và các xã ven kéo về, khoảng vài ngànngười. Lính Nhật và bảo an đứng gác công sở lặng lẽ nhìn dòng người ùn ùn kéoqua. Anh Hồ Thế, cán bộ đoàn Thanh niên cứu quốc, được cử lên nói chuyện. Anhkhơi gợi ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước của thanh niên Biên Hòa, hô hào anh

1 Trần Văn Long, Huỳnh Thiện Nghệ, Trương Văn Hiệp, Nguyễn Đình Ưu…đặc biệt đồng chíNguyễn Đình Ưu, bấy giờ là Giám đốc ngân hàng nông nghi ệp ở Biên Hòa, thông qua mối quan hệ vớibọn Nhật, mua và cất dấu súng đạn, sau này đều chuyển giao cho Trại Du kích Vĩnh Cửu

Page 26: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

26

chị em chờ đợi giờ hành động sắp đến; đất nước đang có những biến chuyển cựckỳ to lớn …

Ngày 23/8 tại căn nhà số 2 dãy phố Sáu Sử1, đồng chí Hoàng Minh Châu chủtrì cuộc họp thành lập Uỷ ban khởi nghĩa ở Biên Hoà. Tham gia có các đồng chíHuỳnh Văn Hớn, Nguyễn Văn Ký, Ngô Hà Thành, Hồ Văn Giàu, Hồ Văn Đại, LêNguyên Đạt, Đặng Nguyên... Uỷ ban quyết định phát động quần chúng khởi nghĩatrước hết ở tỉnh lỵ, rồi sau đó phát triển ra vùng ven và các địa phương. Uỷ bankhởi nghĩa cử đồng chí Hoàng Minh Châu (Bí thư chi bộ sở Trường Tiền BiênHòa) làm chủ tịch, dự kiến nhân sự ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh. Hộinghị phân công đảng viên huy động lực lượng ở các quận về tham gia cướp chínhquyền tỉnh, phân công đại biểu gặp tỉnh trưởng Nguyễn Văn Qúy yêu cầu ông tabàn giao chính quyền cho cách mạng. Đồng chí Hồ Văn Đại và vài đồng chí khácvận động lính bảo an, lính thủ hộ … nộp súng cho ta. Theo chỉ đạo của Xứ ủy, hộinghị phân công hai đồng chí Lê Ngọc Liệu (công nhân chi bộ ga Biên Hòa) vàNguyễn Đình Ưu tổ chức khoảng 500 quần chúng thanh niên đi xe lửa về Sài Gòntham gia cướp chính quyền ngày 25/8/1945. Nhân dân được vận động may cờ đỏsao vàng, kẻ khẩu hiệu, tự trang bị dáo mác, tầm vông vạt nhọn … chuẩn bị sẵnsàng hành động khi có lệnh khởi nghĩa.

Sáng 24/8 lực lượng công nhân chiếm nhà máy cưa BIF, ga Biên Hoà, nhàdây thép (ở cạnh tòa bố). Cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc trụ sởủy ban khởi nghĩa. Ta phát hàng trăm truyền đơn kêu gọi nhân dân chuẩn bị nổidậy cướp chính quyền.

Chiều 24/8, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Trịnh Văn Dục và các chi bộ BìnhSơn, thị trấn Long Thành, quận bộ Mặt trận Việt Minh Long Thành, huy độngcông nhân các đồn điền cao su và nông dân lao động trong quận nổi dậy cướpchính quyền. Quận Long Thành là địa phương khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên trongtoàn tỉnh Biên Hoà.

Sáng 25/8, Sài Gòn tổng khởi nghĩa thành công làm nức lòng nhân dân BiênHoà. Lực lượng cách mạng hoàn toàn làm chủ tỉnh lỵ Biên Hoà. Ngày 26/8, hàngtrăm quần chúng, công nhân lao động kéo đến bao vây tòa bố. Đồng chí NguyễnVăn Nghĩa (Xược) dẫn đầu đoàn người xông vào buộc tỉnh trưởng Nguyễn VănQúy nộp chính quyền cho cách mạng. Cờ đỏ sao vàng treo trên nóc tòa bố trongtiếng reo hò vang dậy của quần chúng.

Sáng 27/8, một cuộc mít tinh lớn diễn ra ở quảng trường Sông Phố. Khoảngmột vạn đồng bào các giới từ các xã, đồn điền cao su, nhà máy kéo về dự. Đồngchí Dương Bạch Mai diễn thuyết, rồi đồng chí Hoàng Minh Châu tuyên bố: chínhquyền đã về tay nhân dân, công bố danh sách Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thờitỉnh Biên Hoà do đồng chí Hoàng Minh Châu làm Chủ tịch. Kết thúc mít tinh làcuộc tuần hành biểu dương lực lượng qua các phố rồi về thôn, ấp, đồn điền, nhàmáy.

1 Nay ở sát công viên Biên Hùng, thuộc khu phố 3 phường Trung Dũng. Dãy phố này chủ nhân làông Sáu Sử.

Page 27: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

27

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công ở Biên Hoà. Các ngày sau chínhquyền các quận, xã lần lượt thành lập.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là một quá trình vận động, tập hợpvà mở rộng khối đoàn kết toàn dân, nâng cao và thống nhất nhận thức cho quầnchúng nhân dân từ tự phát lên tự giác với những hình thức, tổ chức, biện phápthích hợp. Trong đó vai trò của các tổ chức quần chúng, tổ chức Thanh niên Tiềnphong do Đảng lãnh đạo đã phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết, thực sựlà một mặt trận rộng rãi của nhân dân Biên Hoà – Đồng Nai.

Cách mạng tháng Tám 1945, một bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Từmột nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam trở thành một nước độc lập, dânchủ. Nhân dân cả nước, nhân dân Biên Hoà từ những người mang thân phận nô lệ,nay trở thành công dân được hưởng q uyền độc lập, tự do và hạnh phúc.

Page 28: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

28

CHƯƠNG III

MẶT TRẬN VIỆT MINH TỈNH BIÊN HÒATRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1951

I. THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, ỔN ĐỊNHĐỜI SỐNG NHÂN DÂN NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐỘC LẬP (8/1945 – 12/1946)

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặtchính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủCộng hòa. Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đọc lờihiệu triệu đồng bào cả nước. Hoạt động của Mặ t trận Việt Minh trong giai đoạnmới được xác định: củng cố, phát triển tổ chức, tăng cường khối đại đoàn kết toàndân, làm chỗ dựa cho chính quyền cách mạng và động viên quần chúng tham giaxây dựng và bảo vệ đất nước.

Sau những ngày sôi sục khí thế cách mạng giành chính quyền, Ủy ban Nhândân Cách mạng lâm thời tỉnh Biên Hoà được thành lập 1. Ủy ban Nhân dân Cáchmạng lâm thời tỉnh Biên Hoà tuyên bố chính quyền về tay nhân dân, đồng thời kêugọi đồng bào cùng tham gia, chung sức với với Mặt trận Việt Minh thành lập chínhquyền cách mạng cơ sở tại các địa phương trên toàn tỉnh.

Tại các địa bàn quận, xã số cán bộ Việt Minh, đảng viên và một số nhân sĩ,công chức yêu nước tham gia thành lập bộ máy lâm thời. Hầu hết, những trọngtrách trong bộ máy chính quyền đều do những đảng viên, cán bộ Việt Minh, nhânsĩ yêu nước tham gia hoạt động trong Cách mạng tháng Tám đảm nhiệm.

Ủy ban cách mạng lâm thời quận Châu Thành1, Tân Uyên2 được thành lập.Đồng thời, các tổ chức Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứuquốc, Công nhân cứu quốc được củng cố. Ở quận Long Thành, ngay từ ngày24/8/1945, Ủy ban cách mạng lâm thời quận hình thành 3. Ở quận Xuân Lộc, Ủyban khởi nghĩa nhanh chóng thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời quận 1. Cán bộViệt Minh trở thành hạt nhân nòng cốt để xây dựng chính quyền cách mạng, vậnđộng nhân dân xây dựng, ổn định cuộc sống mới.

1 Thành phần Ủy ban gồm các đồng chí:- Hoàng Minh Châu – Chủ tịch.- Huỳnh Văn Hớn – Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban tuyên truyền.- Nguyễn Văn Long – phụ trách cảnh sát tỉnh.- Ngô Hà Thành – phụ trách Quốc gia tự vệ cuộc (Công an)- Nguyễn Văn Tàng – phụ trách Ban quản trị tài sản quốc gia.Ông Trần Văn Long (Ba Long) chủ tịch; đồng chí Phạm Văn Thuận làm trưởng Công an; Doãn

Tiến Nghiệp phụ trách Quân sự.2 Tại quận Tân Uyên, chính quyền cách mạng lâm thời do đồng chí Tô Văn Trước - chủ tịch, đồng

chí Nguyễn Văn Trị - phó chủ tịch; tổ chức Quốc gia tự vệ do đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa phụ trách3 Đồng chí Trịnh Văn Dục - chủ tịch, ông Võ Văn Truyện - phó chủ tịch, Đỗ Hữu Phú phụ trách

Quốc gia tự vệ cuộc.1 Đồng chí Huỳnh Văn Huấn – chủ tịch, Trương Công Lịch – phó chủ tịch, Nguyễn Văn Tạo – phụ

trách Quốc gia tự vệ cuộc, Huỳnh Công Tâm – phụ trách quân sự, Huỳnh Văn Gia – kinh tài.

Page 29: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

29

Dựa theo chương trình hành động của Mặt trận Việt Minh, chính quyền cáchmạng lâm thời các quận tuyên bố chính quyền về tay nhân dân, triệt phá toàn bộ hệthống chính quyền cũ; thực hiện quyền bình đẳng các dân tộc, bình đẳng nam nữ;bãi bỏ các chính sách sưu thuế trước đây; tịch thu ruộng đất của phong kiến, tưbản, thực dân Pháp, để phục vụ lợi ích của nhân dân. Khí thế cách mạng trongquần chúng lên cao, người dân hồ hởi tham gia các công việc do chính quyền cáchmạng và Việt Minh kêu gọi.

Những ngày đầu thành lập chính quyền ở Nam bộ, Thanh niên Tiền phong làlực lượng nòng cốt bảo vệ chính quyền. Ở tỉnh lỵ Biên Hoà, lực lượng Thanh niênTiền phong với với vũ khí thô sơ và một ít súng đạn thu được trong những ngàykhởi nghĩa tham gia tập luyện đội ngũ, tuần tra sẵn sàng trấn áp bọn phản cáchmạng. Tại các quận, nhiều thanh niên nam, nữ tự trang bị vũ khí, hăng hái gia nhậpđội ngũ để giữ an ninh trật tự. Ở các đồn điền cao su Xuân Lộc, Châu Thành, LongThành, thanh niên gia nhập các Ban tự quản bảo vệ, ổn định đời sống công nhân.Hầu hết các địa bàn quận, xã bộ máy chính quyền được thành lập với cơ cấu gồmđầy đủ các ban ngành theo mô hình của tỉnh.

Nền kinh tế tài chánh của Việt Nam những ngày đầu đ ộc lập lâm vào tìnhtrạng kiệt quệ. Nạn đói đe doạ đến sinh mạng của nhân dân trong cả nước. Đây làmột trong những khó khăn lớn mà bất cứ địa phương nào cũng phải cần phải giảiquyết ngay. Để khắc phục ngay tình trạng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọitoàn dân tích cực tham gia “Tăng gia sản xuất và tiết kiệm lương thực diệt giặc đói;phát triển bình dân học vụ, trừ giặc dốt”. Tại tỉnh Biên Hoà, đặc biệt tại các vùngnông thôn, nhiều hộ dân thiếu đói, đời sống người công nhân cao su đồn điền đãkhổ cực lại lâm vào tình trạng không có việc làm. Hưởng ứng lời kêu gọi của BácHồ, Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hoà đã phát động quần chúng nhân dân tích cựctăng gia sản xuất. Hội Nông dân cứu quốc đã cử nhiều cán bộ xuống xã ấp vậnđộng nhân dân khai phá nhiều vùng đất hoang hóa gieo trồng lương thực, hoa màu.Trong buổi đầu khó khăn của chính quyền cách mạng, truyền thống tương thân,tương ái của dân tộc được phát huy cao. Với tinh thần “nhường cơm sẻ áo“, quầnchúng nhân dân đã đóng góp tiền, giúp đỡ chính quyền cách mạng, vừa tăng cườnglao động, giúp nhau trong việc ổn định đời sống của người dân.

Một trong những công tác được cán bộ mặt trận Việt Minh Biên Hoà tham giađông đảo là phong trào “Bình dân học vụ” hưởng ứng lời kêu gọi “diệt giặc dốt”,“biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động trên toànquốc. Ở Biên Hoà, do chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp, số lượng ngườidân mù chữ rất cao. Phong trào học chữ Quốc ngữ, diệt giặc dốt do Mặ t trận ViệtMinh tỉnh phát động, các đoàn thể làm nòng cốt được nhân dân hưởng ứng sôi nổi.Ban Tuyên truyền tỉnh Biên Hoà tổ chức các lớp học xoá mù tại Cù lao Bạch Đằng(nay thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Cán bộ Việt Minh, đảng viên vànhững người biết chữ đều tham gia dạy chữ cho người chưa biết. Tại các làng,thôn, xã, ấp sau những ngày lao động, người dân không quản mệt nhọc tập trungđến lớp học chữ. Phong trào khuyến học phát triển rộng, khắp nơi đều ghi khẩuhiệu ”Toàn dân biết chữ “, “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt”.

Page 30: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

30

Song song với việc chống giặc dốt, công việc xây dựng nếp sống mới, bàitrừ các hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn trong xã hội được nhân dân tham gia tích cực.Quyền bình đẳng giữa con người, bình đẳng nam nữ, ai ai cũng đều có trách nhiệmhọc tập, lao động bảo vệ chính quyền là nội dung tuyên truyền chính; tuyên truyềnxoá bỏ những hiềm khích, chia rẽ do thực dân Pháp xuyên tạc trước đây. Ý thứctrách nhiệm người dân thể hiện ở chỗ cung cấp thông tin, phản ánh các tệ nạn vớichính quyền cách mạng mà còn khuyên nhủ, động viên nhiều người tự giác từ bỏnhững hủ tục lạc hậu (như rượu chè, cờ bạc…).

Việc tham gia phong trào ”Ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc“, phong trào“Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” của nhân dân Biên Hoà thể hiện lòn g yêu nướcvà quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân bảo vệ nền độc lập vừa giành được.Trong phong trào nổi lên vai trò của tổ chức Phụ nữ cứu quốc. Các mẹ, các chịkhông chỉ tuyên truyền người trong tổ chức, đoàn thể mình mà còn xuống các địabàn dân cư, vận động quần chúng đóng góp. Có nhiều gia đình, nhiều bà mẹ, nhiềuchị đã đem những vật kỷ niệm quí giá như dây chuyền, khuyên tai, nhẫn cưới, đồthờ cúng, gia bảo... ủng hộ cách mạng với tinh thần tự nguyện. Nhiều hộ công nhâncao su đời sống còn thiếu thốn vẫn tiết kiệm tiền lương vốn ít ỏi, tích lũy trước đâyủng hộ cách mạng. Phong trào còn thể hiện niềm tin của nhân dân Biên Hoà vàođường lối của chính quyền cách mạng, của Việt Minh.

Những ngày độc lập của nhân dân Nam bộ nói chung, nhân dân Biên Ho ànói riêng thật ngắn ngủ, bởi thực dân Pháp tiến hành khởi sự gây chiến để âm mưuxâm lược Việt Nam lần thứ hai. Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23/9/1945, với sự hỗtrợ của quân Anh, Nhật, quân Pháp khởi sự đánh chiếm Sài Gòn, mưu toan chiếmNam bộ trong thời gian ngắn.

Trước tình thế quân Pháp âm mưu tái xâm lược, Xứ ủy và Ủy ban Nhân dânNam bộ tổ chức hội nghị tại phố Cây Mai, Chợ Lớn1. Hội nghị quyết định thànhlập Ủy ban Kháng chiến Nam bộ và phát động nhân dân Nam bộ đứng lên khángchiến với lời kêu gọi: “Tất cả đồng bào, già trẻ gái trai hãy cầm vũ khí xông lênđánh đuổi quân giặc xâm lược”.

Tối ngày 23/9/1945, tại địa điểm Nhà hội xã Bình Trước, quận Châu Thành(nay nhà truyền thống của thành phố Biên Hoà, đường 30 tháng 4, phường QuyếtThắng, thành phố Biên Hoà), đồng chí Hà Huy Giáp thay mặt Xứ ủy Nam bộ triệutập Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Biên Hoà. Tham dự hội nghị có khoảng 40 đảngviên, cán bộ Việt Minh từng hoạt động tại Biên Hoà trước năm 1945 và một sốđồng chí từ nhà tù Côn Đảo, từ Sài Gòn đượ c Xứ ủy giới thiệu đến. Hội nghị đãbầu Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời Biên Hoà gồm 11 đồng chí 2. Tại hội nghịnày, Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh ủy đã đề ra những nhiệm vụ cấp thiết trongcông tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, lực lượng v ũ trang của

1 Dự Hội nghị có đồng chí Hoàng Quốc Việt – đại diện Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh.2 Đồng chí Trần Công Khanh giữ chức bí thư; đồng chí Hoàng Minh Châu giữ chức phó bí thư kiêm

chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Phan Đình Công ủy viên thường vụ, phụ trách quân sự. Các đồng chíTỉnh ủy viên gồm: Lê Nguyên Đạt, Huỳnh Văn Hớn, Hồ Văn Giàu, Đặng Nguyên, Ngô Hà Thành, Lê Thái ....

Page 31: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

31

tỉnh để tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, huy động sức người sức của chuẩn bị khángchiến 3.

Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hoà được thành lập do đồng chí Hồ Hoà làmchủ nhiệm; đồng chí Huỳnh Văn Lũy làm phó chủ nhiệm kiêm phụ trách tổ chứcNông Dân cứu quốc; đồng chí Trịnh Trọng Tráng phụ trách tổ chức Công đoàntỉnh, củng cố các Ủy ban tự quản vùng đồn điền cao su. Theo sự chỉ đạo của Tỉnhủy, ngày 25/9, tổ chức Thanh niên Tiền phong và Thanh niên cứu quốc hợp nhất,lấy tên Thanh niên Cứu quốc do đồng chí Hoàng Bá Bích làm Đoàn trưởng. Cáctổ chức đoàn thể khác như: Phụ nữ cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Công đoàn, Phậtgiáo cứu quốc...tiếp tục củng cố và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của mặt trận ViệtMinh.

Sau Hội nghị Bình Trước, Tỉnh ủy Biên Hoà triể n khai công tác thành lậpcác quận ủy để nhanh chóng lãnh đạo phong trào cách mạng trên từng địa bàn.Trên cơ sở đó, các quận bộ Việt Minh nhanh chóng được thành lập và lãnh đạo cácđoàn thể địa phương.

Quận bộ Việt Minh Châu Thành và các đoàn thể được tổ chức đưa vào hoạtđộng ngay do đồng chí Trịnh Trọng Tráng (Trịnh Văn Bối) làm chủ nhiệm. Quậnbộ Việt Minh Long Thành do đồng chí Vũ Hồng Phô làm chủ nhiệm, đồng chíNguyễn Sanh Thành – phó chủ nhiệm, Lê Trân Châu – ủy viên. Địa bàn Xuân Lộcrất rộng (bao gồm cả một phần huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc hiệnnay) nhưng ít đảng viên. Tỉnh ủy cử đoàn cán bộ gồm: Lê Ngọc Liệu, Nguyễn VănMục, Hồ Tấn Trai (Phạm Văn Sĩ) và các chị Dung, Ngọc, Nhạn, Thịnh... do đồngchí Lê Ngọc Liệu phụ trách lên kiện toàn bộ máy chính quyền tại Xuân Lộc. Việcthành lập các Quận ủy và Quận bộ Việt Minh, kiện toàn các tổ chức đoàn thể yêunước của Tỉnh ủy Biên Hoà là một chủ trương kịp thời để lãnh đạo phong trào đấutranh chống thực dân Pháp tái xâm lược.

Nhân dân Biên Hoà dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, hiệu triệu của Việt Minh,quyết tâm bảo vệ cuộc sống mới, sẵn sàng tham gia kháng chiến bảo vệ độc lập.Lực lượng thanh niên, công nhân hăng hái gia nhập các tổ chức vũ trang của Vệquốc đoàn Biên Hoà, Châu Thành, Long Thành. Trên địa bàn các xã, chính quyềnnhân dân nhanh chóng tập hợp lực lượng yêu nước, hình thành các đội tự vệ làmnhiệm vụ bảo vệ chính quyền và sẵn sàng chiến đấu. Sôi nổi và đầy nhiệt tình lànhững thanh niên, công nhân của tỉnh Biên Hoà gia nhập ngay từ dầu các đoànquân chiến đấu, tiếp tế, cứu thương... trên mặt trận phía Đông Sài Gòn, góp phầntrong việc chặn địch ngay từ khi chúng nổ súng gây hấn, bắt đầu thực hiện âm mưutái xâm lược nước ta.

3 Các công tác cụ thể cần thực hiện ngay là:- Củng cố Ủy ban nhân dân tỉnh Biên Hoà do đồng chí Hoàng Minh Châu làm chủ tịch; các đồng chí phó chủ tịchgồm: Đặng Nguyên, Huỳnh Văn Hớn (phụ trách tuyên truyền); Phan Đình Công phụ trách quân sự; Ngô Hà Thành(phụ trách Quốc gia Tự vệ cuộc); Nguyễn Văn Tàng – thư ký.- Cử các đoàn cán bộ tỉnh xuống các địa bàn thành lập quận ủy.- Tổ chức Trường huấn luyện quân sự để xây dựng lực lượng vũ trang kháng chiến.

Page 32: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

32

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Biên Hoà, tháng 9/1945, Trạ i Du kíchVĩnh Cửu được thành lập, đóng tại vùng căn cứ Bình Đa thuộc địa bàn quận ChâuThành1. Trại tập trung huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ, chiến sĩ của tỉnh.Học viên của trại gồm nhiều thanh niên, nông dân ở quận Châu Thành, công nhânNhà máy cưa BIF, thanh niên Sài Gòn, tham dự khá đông. Phụ nữ các xã TânPhong, Hiệp Hoà, Bình Đa, An Hòa, Long Hưng... đi vận động lúa gạo, lương thựctrong dân để phục vu Trại huấn luyện du kích Vĩnh Cửu.

Cuối tháng 10/1945, được tăng thêm viện binh, quân Phá p phá vỡ vòng vâycủa lực lượng cách mạng yêu nước xung quanh Sài Gòn - Chợ Lớn, bắt đầu kếhoạch đánh chiếm toàn bộ Nam bộ. Ngày 24/10/1945, quân Pháp với sự yểm trợcủa quân Anh, Ấn dùng chiến xa vượt cầu Gành đánh chiếm tỉnh lỵ Biên Hoà. Sauhơn hai tháng hưởng độc lập, nhân dân Biên Hoà lại bước vào cuộc đối đầu trựctiếp với kẻ thù xâm lược.

Theo tiếng gọi của Mặt trận Việt minh, thanh niên Biên Hoà tham gia vàocác đội vũ trang tổ chức những trận mai phục đánh địch. Ở nội ô Biên Hoà, côngnhân nhà máy BIF tháo gỡ, chuyển máy móc, nhiên liệu ra vùng rừng Bình Đa đểxây dựng công binh xưỡng. Nhân dân các địa bàn vùng ven thị xã Biên Hoà đàophá cầu, cống; bang phá và đắp ụ chướng ngại trên các đường quốc lộ 1, 15, tỉnh lộ16, 17, 19, 24 để ngăn bước tiến của giặc. Tuy nhiên, do tương quan lực lượngkhông có lợi, ta chủ trương rút khỏi các thị trấn, thị xã để xây dựng căn cứ bảotoàn lực lượng. Tỉnh ủy Biên Hoà rút về Bến Gỗ, sau đó về Tân Uyên xây dựngcăn cứ. Ủy ban kháng chiến miền Đông rút khỏi tỉnh lỵ Biên Hoà đến vùng rừngnúi Tân Uyên, Xuân Lộc. Trong tình hình đó, những đoàn thể cứu quốc tuỳ vàotình hình cụ thể chia làm nhiều đoàn rút về vùng nông thôn. Tỉnh lỵ Biên Hoà,quận Châu Thành rơi vào tay quân Pháp xâm lược.

Khi đánh chiếm Biên Hoà, quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúngnhanh chóng tập trung xây dựng bộ máy chính quyền tay sai. Cuối tháng 10/1945,quân Pháp mở hàng loạt các cuộc càn quét lấn chiếm bình định trên phạm vi toàntỉnh Biên Hoà. Thực hiện lời kêu gọi của Việt Minh, nhân dân Biên Hoà thực hiệntiêu thổ kháng chiến, phá hủy nhà cửa, thực hiện vườn không nhà trống, thoát lytheo cách mạng kháng chiến, kiên quyết không ở vùng địch.

Khi quân Pháp tiến đánh Xuân Lộc, công nhân các đồn điền cao su theo lờikêu gọi của cách mạng tham gia chặt cây, đắp ụ tạo chướng ngại vật, phục kíchchặn đánh địch trên các đường giao thông. Đặc biệt, thanh niên công nhân các đồnđiền cao su ở Xuân Lộc tham gia đông đảo vào lực lượng tự vệ chiến đấu. Tại trậnđánh địch ở Núi Tung, Núi Thị 1, quân Pháp bị phục kích, đánh trả buộc phải rút vềTrảng Bom. Hàng trăm thanh niên, công nhân chiến đấu đã hy sinh anh dũng,nhưng việc chận bước tiến của giặc đã khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tin tưởng

1 Ban lãnh đạo trại do gồm các đồng chí: Phan Đình Công (phụ trá ch chung), Nguyễn Xuân Diệu, NguyễnTrí Định, Nguyễn Đình Ưu, Huỳnh Văn Hớn.

1 Tham gia trận đánh có Lực lượng tự vệ chiến đấu ở Xuân Lộc kết hợp với đơn vị Vệ quốc đoàn do đồngchí Dương Văn Hiền chỉ huy.

Page 33: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

33

của người dân vào cách mạng, tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài vàgian khổ, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược.

Đến tháng 11/1945, trên địa bàn quận Châu Thành, quân Pháp chỉ kiểm soátnội ô thị xã Biên Hoà. Chúng rải quân đóng giữ Toà bố, khám Biên Hoà, nhà hộiBình Trước...và các công sở trước đây. Hàng ngày, từ Sài Gòn, địch đưa quân lên,tổ chức những cuộc tuần tra, thám sát tình hình ra vùng ven thị xã, khu vực hữungạn sông Đồng Nai. Lúc bấy giờ, về phía cách mạng, các cơ quan lãnh đạo cấptỉnh, quận đều rút về đứng chân tại các vùng căn cứ. Nhiều cơ quan, đoàn thể quậnChâu Thành rút về đứng chân vùng Bình Đa. Một bộ phận Việt Minh quận bám trụvùng Hiệp Hoà. Tại quận Châu Thành, lực lượng thiếu niên cũng hăng hái thamgia vào các đội vũ trang chiến đấu như đội Xung phong cảm tử, đội du kích HồHoà1. Hai tổ chức tự vệ chiến đấu này đã nhiều lần đột nhập thị xã Biên Hòa, diệtnhiều tên tề tay sai gian ác.

Trong nội ô thị xã Biên Hoà chỉ còn Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận ViệtMinh xã Bình Trước bám trụ hoạt động tại các khu vực giặc chưa kiểm soát hoàntoàn như Bàu Hang, Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị nhưng phải di chuyển liên tụctránh sự ruồng bố của kẻ thù. Chủ tịch xã Bình Trước là Nguyễn Thế Phương (còncó tên là Bảy Phệ, Xã Vệ, nguyên là xã trưởng Bình Trước, là nhân sĩ yêu nước),chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh xã là Hà Xuân Phấn (sau này đổi tên là Phan ThuHà) bám lại địa phương, tích cực củng cố mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứuquốc, gây dựng cơ sở để phối hợp điều hành công việc, chú trọng tuyên truyền tinhthần bất hợp tác đến các tầng lớp nhân dân.

Nhân dân các xã Bình Ý, Tân Triều, Bình Phước, Thiện Tân, Bình Long,Tân Phú, Bình Thạnh, Tân Định, Đại An, Tân Phong...tham gia kháng chiến bằngnhiều hình thức phong phú: nuôi dưỡng, tiếp tế cho cán bộ, bộ đội, tiếp tế cho ViệtMinh, động viên con em vào du kích, bộ đội, tham gia phá hoại giao thông địch,làm liên lạc...Chính từ sự giúp đỡ của đồng bào đã tạo điều kiện cho Việt Minh,các lực lượng vũ trang vượt qua những khó khăn trong ngày đầu kháng chiến.

Tại quận Long Thành, ngày 11/11/1945, quân Nhật theo lệnh của thực dânAnh - Pháp bắt giữ hai đồng chí: Trịnh Văn Dục (Chủ tịch quận), Đỗ Hữu Phú(phụ trách Quốc gia tự vệ cuộc quận). Đồng chí Vũ Hồng Phô (Phó bí thư, kiêmchủ nhiệm quận bộ Việt Minh) tổ chức họp khẩn cấp và cử cán bộ xuống các địabàn xã phát động nhân dân biểu tình đấu tranh đòi Nhật thả người.

Qua sự vận động của các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Nông dân, Thanh niên,Phật giáo ...buổi sáng ngày 13/11, một cuộc biểu tình của hàng ngàn đồng bàoLong Thành đã diễn ra rầm rộ. Hơn một vạn công nhân, nông dân, tiểu thương,viên chức, phật tử, linh mục, giáo dân, thanh niên, phụ nữ ...từ các ngả đường đổ

1 Đội Xung phong cảm tử có hơn một chục chiến sĩ , phần lớn là các em thiếu nhi ở các phốquanh chợ Biên Hoà (trong đó số thiếu nhi người Hoa chiếm 1/3); tuổi từ 12 – 16 ; được trang bị súngngắn, lựu đạn do đồng chí Hồ Văn Đại và Nguyễn Văn Ký chỉ huy. Đội đứng chân tại đình Bình Thảo xãBình Phước. Độ i du kích Hồ Hoà có khoảng 40 người, chủ yếu là công nhân nhà máy BIF, thanh niêncứu quốc các xã Tam Hiệp, Tân Mai, An Bình.

Page 34: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

34

về thị trấn Long Thành. Mỗi đoàn người đi biểu tình đều có cán bộ xã tổ chức,hướng dẫn. Cả biển người với khí thế đấu tra nh mạnh mẽ, hô vang khẩu hiệu đảđão Nhật đòi thả hai cán bộ cách mạng khiến bọn địch rúng động.

Đến trưa, đoàn biểu tình đến sở SIPH. Đồng chí Vũ Hồng Phô dẫn đầu đoànvào đòi bọn Nhật thả đồng chí Trịnh Văn Dục, Đỗ Hữu Phú. Nhưng bọn Nhật đãbí mật đưa đồng chí Trịnh Văn Dục, Đỗ Hữu Phú về Biên Hòa giao cho Pháp. Khibiết hành động xảo trá của địch, nhân dân tràn lên tấn công khiến lính Nhật phảitháo lui. Từ trong công sở, bọn Nhật nổ súng uy hiếp, chống trả. Để tránh đổ máucho đồng bào, Ban chỉ huy bi ểu tình ra lệnh cho đoàn rút về. Mặc dầu không đạtđược kết quả nhưng cuộc biểu tình đã biểu dương được sức mạnh đoàn kết to lớncủa quần chúng yêu nước trước kẻ thù. Đây là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên ởBiên Hoà sau Cách mạng tháng Tám, trong đó Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đôngđão lực lượng quần chúng gồm nhiều thành phần của giới, ngành, hội, đoàn... thểhiện sự thống nhất trong ý chí và hành động.

Tháng 12/1945, Tỉnh uỷ lâm thời Biên Hoà nhận được chỉ thị của Trungương Đảng “Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán”, thực chất là rút vào bí mậtđể lãnh đạo kháng chiến. Do nhận thức không đầy đủ, Tỉnh ủy lâm thời Biên Hoàđã giải tán thật sự. Nhiều cán bộ, đảng viên cốt cán rời Biên Hoà. Trên địa bàntỉnh, chỉ còn những đảng viên địa phương bám trụ hoạt động. Đây là một nguyênnhân dẫn đến tình trạng phong trào kháng chiến ở tỉnh Biên Hoà thiếu sự lãnh đạothống nhất của Đảng. Trong điều kiện đó, các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minhtỉnh Biên Hoà vẫn duy trì hoạt động, xây dựng lực lượng cơ sở, vận động nhân dântiếp tục tham gia kháng chiến. Lúc bấy giờ, đồng chí Hồ Hoà - Chủ nhiệm Mặt trậnViệt Minh tỉnh Biên Hòa chuyển công tác về Bà Rịa. Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩađược cử giữ chức Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Biên Hoà, đồng chí Huỳnh VănLũy giữ chức Phó chủ nhiệm.

Vùng rừng núi Tân Uyên là địa bàn đứng chân của lực lượng kháng chiếncách mạng tỉnh Biên Hoà, của Khu 7. Cuối năm 1945, nơi đây chính thức được xâydựng thành căn cứ địa cách mạng của khu 7. Cùng với Ủy ban Kháng chiến, Mặttrận Việt Minh tỉnh Biên Hoà đã vận động nhân dân, phát động các đoàn thể gópphần vào công việc xây dựng căn cứ. Song song với vận động kháng chiến, Mặttrận Việt Minh Biên Hoà tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hộiđầu tiên của đất nước ở địa phương. N gay từ tháng 12/1945, tất cả cán bộ Mặt trậnViệt Minh tỉnh đều được phân công đến các địa bàn cơ sở nắm danh sách cử tri,xúc tiến chọn lựa và đề cử đại biểu tham gia Quốc hội.

Công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử ở Biên Hoà diễn ra trong bốicảnh thực dân Pháp đã mở rộng chiếm đóng ở Nam bộ. Tỉnh lỵ Biên Hoà đã rơivào tay giặc. Tuy nhiên, toàn bộ vùng nông thôn trong đó có các đồn điền cao su làvùng độc lập. Ban Tuyên truyền của tỉnh Biên Hoà phối hợp chặt chẽ cùng các cấpchính quyền quận, xã; các ủy ban tự quản triển khai lập danh sách cử tri, tuyêntruyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên, vận độngcử tri đi bỏ phiếu.

Page 35: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

35

Trong khi địch không ngừng rêu rao “sẽ nhanh chóng thanh toán xong lựclượng kháng chiến“, Bộ Tư lệnh Khu 7 1 quyết định tổ chức tập kích địch tại thị xãBiên Hoà. Đêm 1 rạng sáng ngày 2/1/1946, lực lượng Vệ quốc đoàn Biên Hoà,Châu Thành, liên quân Hóc Môn - Gia Định, liên chi 2, 3 bộ đội Bình Xuyên tổchức tấn công vào các công sở, đồn bốt địch. Tiếng vang của trận tấn công đã độngviên rất lớn tinh thần kháng chiến của nhân dân trong tỉnh; cổ vũ mạnh mẽ chongười dân Biên Hoà hăng hái tham gia cuộc bầu cử Quốc hội. Tại một số địa bàn,lực lượng dân quân tự vệ, thanh niên tích cực tham gia công tác ph á hoại cầuđường không cho địch càn, bố trí canh gác nghiêm ngặt, bảo vệ nhân dân. Ở địabàn thị xã Biên Hoà (ngoại trừ xã Bình Trước do quân Pháp kiểm soát chặt chẽ),Mặt trận thành lập các thùng phiếu lưu động, phân công cán bộ phối hợp với cáccơ sở cách mạng luồn vào các khu dân cư tuyên truyền người dân thực hiện tráchnhiệm và nghĩa vụ công dân. Vùng nội ô thị xã Biên Hoà, đội tự vệ chiến đấu củaquận Châu Thành do Đỗ Văn Thi chỉ huy đã yểm trợ cho cán bộ Việt Minh, độtnhập ấp, xóm vào ban đêm để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thực hiện quyềnbầu cử.

Tại các khu vực do cách mạng kiểm soát, các địa điểm bỏ phiếu đều đượctrang trí trang trọng, có cổng chào với cờ đỏ sao vàng cùng nhiều khẩu hiệu như:“Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”, “Bầu người xứng đáng vào Quốchội”, ”Quyết giữ độc lập”, ”Không làm nô lệ cho thực dân Pháp”... biểu lộ nguyệnvọng và lòng quyết tâm của người dân đối với đất nước, cách mạng. Tại các đồnđiền ở Xuân Lộc, chính quyền vận động công nhân tham gia bỏ phiếu không chỉ tạinơi cư trú mà còn đến nơi làm việc tại các lô cao su.

Địa bàn quận Long Thành những ngày chuẩn bị bầu cử diễn ra không khíkhẩn trương, náo nhiệt. Việt Minh huyện, tổ chức đoàn thể thanh niên, nông hội vàphụ nữ tổ chức các buổi học tập cho các hội viên, quần chúng hiểu rõ ý nghĩachính trị to lớn của cuộc bầu cử Quốc hội. Tại các xã, đội thiếu niên - nhi đồng nhicứu quốc vác loa đi khắp các ngả đường trong làng, ấp thông báo thời gian, địađiểm nơi bỏ phiếu. Đội Thiếu niên - nhi đồng cứu quốc xã Bình Thạnh, quận LongThành hoạt động rất sôi nổi 1. Các đội viên chia nhau đi khắp các ấp tuyên truyềnchủ trương, đường lối của chính quyền cách mạng, đồng thời vừa tập luyện quânsự và biểu diễn văn nghệ phục vụ trong các ngày lễ. Nội dung tuyên truyền bầu cửkéo dài suốt từ tháng 12/1945 cho đến ngày bầu cử 1. Cách tuyên truyền với nội

1 Khu 7 gồm các tỉnh: Biên Hoà, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gònđược thành lập ngày 10/12/1945.

1 Mười ba đội viên : Nguyễn Chiến Luỹ, đội trưởng, Nguyễn Văn Hoạt, đội phó, Nguyễn VănTrực, Nguyễn Thị Chẩn, Lê Thị Gắt, Lê Thị Giàu, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Văn Xuân, Trần VănTrong, Trần Văn Sạch, Trần Văn Y, Lê Văn Khéo, Nguyễn Thị Thể .

1 Nội dung tuyên t ruyền được các đội viên học thuộc lòng, vác loa thiếc đi tuyên truyền bằng lờilẽ mộc mạc như:

- Nghe đây, nghe đây...Ngày mùng 2/9/1945. tại thủ đô Hà Nội, Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủlâm thời đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

- Nghe đây, nghe đây...Ngày mùng 3/9/1945, Hội đồng Chánh phủ quyết định phát động trongtoàn quốc chiến dịch tăng gia sản xuất và cứu đói. Yêu cầu đồng bào trong ấp, xã tiếp tục trồng thêmnhiều khoai, lúa; chăn nuôi thêm nhiều gia súc, gia cầm...

Page 36: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

36

dung mộc mạc làm cho người dân dễ hiểu chủ trương, chính sách của cách mạng,được nhân dân tích cực hưởng ứng. Vùng quận Tân Uyên, người dân bất chấphành động ruồng bố, ngăn cản của địch, nô nức tham gia đi bầu. Đây là địa phươngcó số lượng cử tri đi bầu chiếm tỉ lệ cao nhất tỉnh Biên Hoà.

Bằng lá phiếu và sự tín nhiệm, người dân Biên Hoà đã cử ba đại biểu củatỉnh là các đồng chí: Phạm Văn Búng, Hoàng Minh Châu, Điểu Xiển vào Quốc hộikhoá đầu tiên. Đây là một sinh hoạt chính trị có ý nghĩa to lớn đối với người dân,lần đầu tiên họ được thực hiện quyền tự do dân chủ của công dân một nước độclập, thể hiện lòng tin của nhân dân vào chính quyền cách mạng, vào đường lốikháng chiến của Đảng, của Bác Hồ.

Từ tháng 1/1946, quân Pháp đẩy mạnh thực hiện chiến lược “đánh nhanh,thắng nhanh” trên chiến trường Nam bộ nói chung, miền Đông Nam bộ nói riêng.Ở Biên Hoà, thực dân Pháp mở những cuôc hành quân nhằm mở rộng lấn chiếm racác quận Châu Thành, Long Thành, Tân Uyên, Xuân Lộc. Nhưng đến đâu quânPháp cũng đều vấp phải sự kháng cự quyết liệt của lực lượng cách mạng. Mặt trậnViệt Minh cùng các đoàn thể như Phụ nữ, Nông dân các xã, ấp vận động quầnchúng đắp mô, làm chướng ngại vật trên đường giao thông để ngăn địch; nắm tìnhhình, lấy tin tức phục vụ cho cách mạng. Các đội viên của Thanh niên cứu quốc,dân quân tự vệ, công nhân phối hợp với các đơn vị vũ trang tổ chức các trận phụckích quân Pháp. Nhân dân các quận, xã tiếp tục thực hiện bất hợp tác với giặc, tiêuthổ kháng chiến.

Ngày 20/1/1946, ba tàu chiến Pháp theo đường sông Đồng Nai tiến lên vùngTân Uyên. Ngày 25/1/1946, quân Pháp tổ chức tấn công quận Long Thành sau đóđánh lấn lên chiếm vùng cao su Trảng Bom, Xuân Lộc. Trên mặt trận quân Phapđều gắp sức chống trả của lực lượng tự vệ, công nhân. Quân Pháp càn quét, thẳngtay cướp phá, bắn giết dân lành vô tội, gây nên những tội ác dã man. Ở các vùngchiếm đóng, thực dân xây dựng hệ thống đồn bót và thành lập bộ máy chính quyềntay sai1. Đây là một thời kỳ đầy khó khăn, thử thách và tổn thất của phong tràocách mang Biên Hoà.

- Nghe đây, nghe đây...Ngày mùng 20/9/1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh bầu cử Quốc hội khoá 1trong cả nước. Vậy, yêu cầu đồng bào trong xã từ 18 tuổi trở lên đi bầu cử vào lúc 7 giờ sáng ngày 6/1/1946 tại trụ sở UBND lâm thời xã ở ấp Nhà Thờ.

- Nghe đây, nghe đây...Ngày mùng 25/11/1945, Trung ương chỉ thị: Nhiệm vụ cần kíp của chúngta là củng cố chánh quyền cách mạng, chống Thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đờisống nhân dân.

1 Địch hình thành chi khu Tân Uyên bên bờ phải và chi khu Cây Đào bên bờ trái sông Đồng Naiđể kiểm soát đường giao thông liên lạc của ta trên hai địa bàn Tân Uyên, Vĩnh Cửu. Hàng loạt các đồnbót được địch xây dựng ở Tân Xuân, Cẩm Vinh (Tân Triều), Bình Long, Lợi Hoà, Miếu Bà Cô (ThiệnTân), Tân Lương, Tân Ba, Tân Tịch, Xóm Đèn, Tân Lợi, Đất Cuốc...tạo thành vanh đai kiểm soát căn cứLạc An từ ba phía tây, tây bắc và phía nam.

Ở Xuân Lộc, địch lập chi khu quân sự có sở chỉ huy đặt tại Suối Tre. Địch triển khai hệ thống đồnbót trên các trục lộ giao thông, các khu vực xung yếu. Mỗi đồn điền, Pháp bố trí một trung đội đóng bót,hỗ trợ cho các chủ sở ruồng bố gom công nhân để có nhân lực khai thác cao su. Địch thẳng tay đàn ápnhân dân, bắt bớ, sát hại cơ sở cách mạng, những người yêu nước, cán bộ Việt Minh. Quận Xuân Lộc,nhiều tổ chức kháng chiến không còn hoạt động, các cơ sở đứt liên lạc, phong trào cách mạng lâm vàotình thế khó khăn.

Page 37: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

37

Trước sức tấn công mạnh của giặc, phong trào cách mạng Biên Hoà gánh chịunhững tổn thất khá nặng nề. Khoảng tháng 9-1946, đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa –Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hoà trong một chuyến công tác bị địchbắt. Địch biết đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa là đảng viên, trí thức có uy tín nên dùngmọi thủ đoạn từ mua chuộc, lôi kéo làm việc cho chúng đến tra tấn dã man. Khôngkhuất phục được tinh thần của người cộng sản yêu nước, tháng 11 -1946, địch xửbắn đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa tại Cầu Gành. Đồng chí Điểu Xiển đại biểu Quốchội tỉnh Biên Hoà trên đường công tác 2 bị quân Pháp bắt đưa về Xuân Lộc. Bấtkhuất, kiên cường, hiên ngang như ng ọn núi Chứa Chan, một lòng một dạ theocách mạng, đồng chí dõng dạc trước khi bị kẻ thù xử bắn: “Tao không đầu Tây.Tao thà chết tại đây“. Thực dân Pháp trói ông vào xe Jeep, kéo lê khắp vùng. Máucủa đồng chí Điểu Xiển nhuộm đỏ các con đường vùng quê Xuân Lộc. Người dânCh’ro ở Xuân Lộc cảm khái về sự hy sinh anh dũng của đồng chí, nguyện một lòngđoàn kết đến cùng đánh đuổi quân Pháp bạo tàn .

Thực dân Pháp thực hiện nhiều hành động khủng bố bắn giêt đồng bào rất dãman1.

Súng đạn của thực dân Pháp và sự bạo tàn của bọn tay sai bán nước cũngkhông thể nào khuất phục được ý chí, lòng yêu nước của nhân dân Biên Hoà. Sựhy sinh của cán bộ, đảng viên, người yêu nước càng làm tăng thêm lòng căm thù,tình đoàn kết của người dân. Tại khu vực Bàu Sao, quân Pháp cà n quét bắt đồngchí Lê Hữu Quang, cán bộ Việt Minh tại địa phương cùng sáu công nhân khác giảivề sân banh, tập trung công nhân xem chúng xử bắn để trấn áp tinh thần đấu tranhcủa công nhân. Trước họng súng quân thù các anh không hề run sợ mà hùng hồn,đanh thép tố cáo tội ác của chúng và nhắn nhủ bà con công nhân đừng chùn bướcđấu tranh. Anh Phạm Văn Phú – một trí thức có đạo, tham gia Mặt trận Việt Minh

Tại quận Long Thành, trong tháng 2/1946, giặc Pháp càn quét, đốt 200 nóc nhà dân xã Long An,riêng xóm Trầu có tới 90% nhà dân bị cháy rụi, 8 người bị bắn chết, hàng chục người bị bắt đi xâu.Những người chống đối đều bị giặc thủ tiêu. Tại xã Tam An, trong vòng 10 ngày, giặc đốt 100 nóc nhà,sát hại 15 dân lành. Hàng loạt các xã ở Long Thành bị Pháp cho máy bay ném bom, đại b ác từ Biên Hoàvà các tàu tuần tiễu trên sông Đồng Nai pháo kích vào.

2 Dân tộc Châu ro tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1933, vào Đảng Cộng sản ĐôngDương năm 1936. đồng chí Điểu Xiển đã hoạt động liên tục trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám, là hạtnhân đoàn kết, tổ chức các lực lượng yêu nước sâu rộng trong đồng bào dân tộc thiểu số.

1 Ở khu vực thị trấn Xuân Lộc, địch bắt các chiến sĩ cách mạng như: Nguyễn Thành Danh, thông phánĐỉnh, Chín Mót, hương quản Mới...tra tấn dã man cho đến chết. Đồng chí Tr ần Văn Thiệt (Hương quản Bé), nhà sưKý Thừa và phật tử Ba Sậy (chùa làng Xuân Lộc) bị địch bắn chết rồi cắt đầu bêu giữa chợ, thây vứt xuống giếnglạng để trấn áp tinh thần của quần chúng. Tại đồn điền An Lộc, địch bắt các công nhân là anh Nho, bắt anh Ch í tróivào xe Jeep kéo lê trên các ngã đường trong sở cho đến chết. Ở khu Ba Gioi, Bà Hào xã Phước An (quận LongThành), địch cho máy bay trút bom đốt cháy và san bằng nhà cửa của dân chúng làm chết và bị thương hàng trămngười. Tại xã Phước Long, nhiều hầ m trú ẩn của dân bị trúng bom, trong đó có gia đình bà Mười Ứng và bà Nhunglàm 8 người chết, đa số là phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, bọn lính Pháp tàn nhẫn sát hại hàng chục phụ nữ là người lớntuổi già yếu. Vùng ven quận Châu Thành là địa bàn quân Pháp càn quét dữ dội để bảo vệ vành đai an toàn cho tỉnhlỵ Biên Hòa. Hành quân đến đâu, quân Pháp gây tội ác đến đó: chúng sẵn sàng đốt nhà, bắn giết trâu, bò, heo, gà củadân, vơ vét gạo thóc, tài sản làm cho nhiều xóm làng trở nên điêu tàn xơ xác. Tại xã Bình Hò a, địch bắt giết chịNguyễn Thị Mười và bêu đầu ở nhà hội xã; ở xã Bình Phước bọn lính địch sát hại một lúc 18 gia đình. Tại cốngnước ở Bình Ý, Bình Hòa, giặc giết và vất xác hàng chục người dân, trong đó không ít nạn nhân là phụ nữ, trẻ em.Chị Sen, một mật báo viên của Quốc gia tự vệ cuộc bị địch bắt và tra khảo một cách man rợ bằng cách treo lên rồicắt xẻo từng miếng thịt cho đến chết.

Page 38: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

38

bị địch bắt trong một cuộc bố ráp. Tên chủ sở Đơ -vi-ê tìm cách mua chuộc, dụ dỗanh làm việc cho chúng nhưng anh khẳng khái: “Tao thà chết chớ không bao giờphản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân“. Trước lúc bị địch xử bắn, anh hô vang khẩuhiệu “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm“, “Mặt trận Việt Minh muôn năm“, thểhiện lòng tin tưởng vào cách mạng, ý chí bất kh uất của mình. Sự hy sinh của anhlàm xúc động và cổ vũ nhiều thanh niên, công nhân thoát ly đi kháng chiến. Tạiđồn điền Bình Lộc, giặc Pháp bắt được ông Hồ, nguyên là giám đốc Sở thí nghiệmnông lâm ở Trảng Bom. Không mua chuộc, dụ dỗ được ông trở lại hợp tác làmviệc, chúng thẳng tay đánh dập ông dã man. Ông không khuất phục, thẳng thắng từchối làm việc cho bọn xâm lược: “Dù có chết, tao vẫn không bao giờ tiếp tục làmthuê cho bọn Tây“, nêu cao phẩm chất của người trí thức, công nhân yêu nước.

Qua những tấm gương hy sinh anh dũng đó, hơn ai hết, nhân dân Biên Hoàcàng nung nấu ý chí giành giữ độc lập, tin tưởng vào chính quyền cách mạng. Từtrong cuộc sống còn cơ cực, khổ đau, họ vẫn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ,bao bọc chở che cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động.

*

* *

Để có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến và thể hiện thiện chí hoà bình,ngày 6/3/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diệnChính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ 1. Nhưng thực dân Pháp lật lọng tuyên bố: BảnHiệp định sơ bộ không hề ràng buộc Nam bộ. Chúng thành lập chính phủ tay sai“Nam kỳ tự trị“ do Nguyễn Văn Thinh cầm đầu âm mưu tách rời Nam bộ ra khỏiViệt Nam; đồng thời tổ chức nhiều đợt càn bố tiêu diệt lực lượng cách mạng, truybắt sát hại, thủ tiêu cán bộ Việt Minh.

Trên mặt trận quận Long Thành, các đơn vị vũ trang đóng trên địa bàn cùngnhân dân tổ chức nhiều trận đánh chống càn. Tháng 3/1946, trung đội số 2 của MaiVăn Vĩnh phối hợp du kích tự vệ địa phương huy động hàng trăm người với giáomác, gậy tầm vông đánh đuổi bọn lính Pháp đi càn tại khu vực Lò Rèn trên trục lộsố 19 2. Hai ngày sau bị ta chặn đánh, để trả thù trước những tổn thất, quân Pháptập trung một lực lượng quân khá đông, có sự yểm trợ của máy bay, pháo binh cànquét vào các thôn ấp, làm chết n hiều người dân.

Ở Tân Uyên, tin tưởng vào hiệp ước ký kết, ta cử Trương Văn Xanh (uỷviên Kinh tế huyện) ra hoạt động công khai. Bọn Pháp bắt và dùng thủ đoạn dụ dỗông kiên quyết một lòng với kháng chiến. Kẻ thù dùng đủ thủ đoạn tra tấn TrươngVăn Xanh để khai thác tin tức cơ sở của ta nhưng không kết quả. Địch đã sát hạiông một cách dã man bằng cách buộc đá vào người thả xuống sông Đông Nai.

1 Một số nội dung cơ bản của Hiệp ước: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủCộng hoa là một quốc gia tự do trong khối Liên hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quânPháp thay chân quân đội Pháp tại miền Bắc và sau đó sẽ rút dần số quân; Hai bên sẽ ngừng các cuộcxung đột...

2 Lực lượng vũ trang tham gia trận đánh do đồng chí Mai Văn Vĩnh chỉ huy t ổ chức tấn công, tiêudiệt nhiều lính địch, phá hủy 2 xe quân sự địch.

Page 39: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

39

Căn cứ kháng chiến ở Tân Uyên liên tục bị quân Pháp tấn công, càn quét vớiquy mô lớn. Các lực lượng vũ trang vừa chống địch vừa giúp dân sơ tán vào vàorừng. Cuộc càn đã gây cho ta nhiều tổn thất, căn cứ bị tàn phá nặng nề, khu vựcbinh công xưởng bị đánh phá, những khu dân cư tiêu điều 1. Lúc bấy giờ, cơ quanKhu bộ khu 7 rút về chiến khu Đông Thành (Đức Huệ – Long An). Cơ quan lãnhđạo kháng chiến Biên Hoà bám trụ lại Lạc An và tiếp tục xây dựng căn cứ của tỉnh.

Đến giữa năm 1946, trên địa bàn tỉnh Biên Hòa, hình thành hai khu căn cứlớn: chiến khu Đ (quận Tân Uyên), chiến khu Rừng Sác (quận Long Thành). TạiChiến khu Đ, cơ quan khámg chiến, lực lượng Vệ quốc đoàn Biên Hoà đứng chântrên vùng rừng 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An. Nhiềucăn cứ du kích được hình thành như Bình Đa, Hố Cạn (quận Châu Thành); PhướcCan, Bàu Bông (quận Long Thành) tạo địa bàn đứng chân cho các lực lượng khángchiến địa phương của quận, xã.

Nhằm khắc phục những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng ởBiên Hoà, cuối tháng 4/1946, đồng chí Nguyễn Đức Thuận (Bí thư Khu ủy khu 7)triệu tập hội nghị cán bộ toàn tỉnh B iên Hoà tại Cù Lao Vịt (nay thuộc xã TânBình, huyện Vĩnh Cửu). Khu ủy chỉ định thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hoàdo đồng chí Trần Minh Trí làm Bí thư Tỉnh ủy

Hội nghị đã xác định vai trò quan trọng của Đảng trong công cuộc khángchiến lâu dài đồng thời củng cố bộ máy lãnh đạo. Đồng chí Huỳnh Văn Lũy giữchức Phó bí thư kiêm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh; đồng chí Trịnh Trọng Tráng– phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh kiêm phụ trách Công đoàn; Phạm Văn Khoai– hội trưởng Nông dân cứu quốc; phụ trách Công an có Phạm Văn Thuận, NguyễnVăn Ký, Hồ Văn Đại, Hoàng Đình Thương...

Bộ máy lãnh đạo kháng chiến của tỉnh Biên Hoà được củng cố 2. Hội nghịđã đề ra các công tác quan trọng như: xây dựng hệ thống lãnh đạo Đảng các cấp,đặc biệt đối với lực lượng vũ trang, củng cố Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể.Ngay sau đó, vào tháng 5/1946, Hội nghị quân sự tỉnh được tổ chức tại Xóm Đèn,xã Tân Hoà (Chiến khu Đ) quyết nghị việc sát nhập các lực lượng Vệ quốc đoàntrên địa bàn Biên Hoà để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, xây dựng Chiếnkhu Đ thành căn cứ của tỉnh.

Hai hội nghị trên có ý nghĩa quan trọng đến phong trào kháng chiến, nhất làviệc phát triển lực lượng vũ trang, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ.Tháng 6/1946, lực lượng vũ trang tỉnh Biên H oà được thống nhất với tên gọi Chiđội 10 1. Ban chỉ huy chi đội đã tổ chức các quận quân sự để làm chân rết cho bộđội hoạt động.

1 Quân Pháp sát hại 16 thường dân tại Mỹ Lộc, bắn giết 18 gia đình tại Bình Phước. Số thươngbinh tại quân y viện của ta không sơ tán kịp, địch dùng lưỡi lê đâm chết 11 người.

2 Hội nghị cử ông Nguyễn Văn Tàng làm Chủ tịch Ủy ban hành chánh tỉnh; đồng chí Huỳnh VănNghệ giữ chức Phó chủ tịch kiêm ủy viên quân sự.

1 Chi đội 10 có số quân là 1.100 chiến sĩ, tổ chức làm 3 đại đội A, B, C, đứng chân hoạt động ởTân Uyên, Châu Thành, Long Thành, Xuân Lộc. Đồng chí Huỳnh Văn Nghệ làm chi đội trưởng, đồng chíNguyễn Văn Lung làm chi đội phó, đồng chí Phan Đình Công làm chính trị viên.

Page 40: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

40

Nhằm liện toàn tổ chức, cán bộ, tỉnh bộ Việt Minh Biên Hoà tổ chức nhiềulớp tập huấn cho cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận độngquận chúng, củng cố các đoàn thể. Công tác vận động quần chúng phải tiến hànhvới 5 bước cơ bản: điều tra, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức và giao nhiệm vụ. Cánbộ Việt Minh phải “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” để gây dựng cơ sở tron g quầnchúng nhân dân. Huyện Tân Uyên cử 70 cán bộ học lớp bồi dưỡng cán bộ ViệtMinh do tỉnh mở. Các đồng chí trở thành những cán bộ mặt trận cốt cán ở các xãđể xây dựng cơ sở, vận động quần chúng, củng cố Ủy ban hành chánh cơ sở. Tỉnhbộ Mặt trận Việt Minh Biên Hoà chủ trương vận động đồng bào vùng tạm chiếmlần lượt trở về để ổn định đời sống, kêu gọi công nhân các xí nghiệp, nhà máy, đồnđiền xưởng bám trụ làm việc, hoạt động, gây dựng cơ sở cho công cuộc khángchiến lâu dài.

Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, các quận bộ Việt Minh được kiện toàn. Vào tháng5/1946, hội nghị Mặt trận quận Tân Uyên tổ chức tại nhà ông Tư Bộ ở xã MỹQuới. Ông Lê Kỳ Ngoại được bầu làm Chủ nhiệm, Nguyễn Đức Huệ làm trưởngban Nhân dân cứu quốc, anh Đông phụ trách Thanh niên cứu quốc, chị Phấn phụtrách hội phụ nữ. Hội nghị đã đề ra nhiều biện pháp xây dựng rộng rãi Mặt trậnViệt Minh, đoàn kết đẩy mạnh phong trào kháng chiến. Sự kiện toàn, củng cố Mặttrận quận Tân Uyên góp phần thuận lợi cho các cán bộ đoàn thể hoạt động có hiệuquả trong công tác tuyên truyền. Mỗi đoàn thể tuỳ theo tính chất của mình tổ chức,vận động nhân dân tin tưởng vào đường lối kháng chiến, ủng hộ cách mạng, đoànkết chiến đấu chống kẻ thù trên các mặt trận.

Địa bàn quận Châu Thành, Tỉnh uỷ chỉ thị thành lập qu ận uỷ2. Quận uỷnhanh chóng củng cố lại vai trò lãnh đạo, phân công cán bộ xuống các xã củng cốlại các Ủy ban hành chánh kháng chiến và Mặt trận Việt Minh. Quận bộ Việt MinhChâu Thành do đồng chí Lê Văn Tiến làm chủ nhiệm. Một số cán bộ Quận bộ ViệtMinh Châu Thành đưa cán bộ về hoạt động hợp pháp trong thị xã Biên Hoà. Bộmáy kháng chiến xã Bình Trước được kiện toàn nhưng vẫn đóng tại Bình Đa.Đồng chí Nguyễn Thế Phương giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chánh kháng chiến;Mặt trận Việt Minh3 do đồng chí Đinh Quang Dữa làm chủ nhiệm. Trụ sở hoạtđộng của Mặt trận Việt Minh xã Bình Trước ban đầu đặt tại tiệm may Hiếu Nghĩa,sát đường xe lửa; sau đó chuyển đến nhà đồng chí Đinh Quang Dữa tại đầu khuvực Dốc Sỏi. Từ căn cứ Bình Đa, ban đêm, cán bộ Việt Minh thâm nhập vào thị xãđể tuyên truyền bằng hai ngã từ Hiệp Hoà hoặc Tân Mai. Qua công tác tuyêntruyền, cán bộ Việt Minh gây dựng được những cơ sở địch vận đầu tiên trong xãBình Trước.

Trên địa bàn quận Xuân Lộc Tỉnh ủy Biên Hoà cử đoàn cán bộ gồm cácđồng chí Lê Thái, Nguyễn Văn Lai, Lê Văn Vận về Xuân Lộc xây dựng cơ sởĐảng để tiến đến thành lập quận ủy. Đoàn bắt liên lạc với các đồng chí Huỳnh Văn

2 Đồng chí Phạm Văn Diêu (Lê Lên) làm bí thư và 2 đồng chí Thêm, Sinh.3 Ông quản Bổn – phó chủ nhiệm; Hai Phan – thư ký; Phạm Văn Phụng – phụ trách Thanh niên;

Trịnh Văn Thời – tuyên huấn.

Page 41: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

41

Huấn, Nguyễn Văn Tạo ở khu vực Rừng Lá để gây dựng lại phong trào khángchiến.

Trong thời gian nầy, Liên hiệp Công đoàn Nam bộ ra chủ trương: đưa cáccán bộ công đoàn về cơ sở vùng tạm chiếm để tập hợp tổ chức công nhân, tuyêntruyền vận động công nhân giữ niềm tin vào cách mạng, tham gia phục vụ và trựctiếp kháng chiến tại cơ sở; vận động thanh niên gia nhập vệ quốc đoàn, củng cốphát triển tổ chức công nhân kháng chiến, xây dựng hệ thống công đoàn rộng rãitrên toàn Nam bộ. Xuân Lộc là địa phương có nhiều đồn điền, số lượng công nhânđông, Liên đoàn cao su Nam bộ cử đồng chí Nguyễn Văn Tấn, Trần Việt Trungđến hoạt động và gầy dựng phát triển phong trào. Chỉ một thời gian ngắn, các đồngchí đã bắt liên lạc với cơ sở Đảng, cách mạng trước đây đưa phong trào đấu tranhlên một bước mới. Ở các xã vùng ven thị trấn Xuân Lộc, cơ sở cách mạng nhanhchóng được móc nối, hình thành một hệ thống công đoàn bí mật. Đến cuối tháng8/1946, hầu hết ở các sở cao su như Hàng Gòn, Bình Lộc, An Lộc đều có những cơsở cách mạng bám trụ và chỉ đạo trực tiếp phong trào công nhân. Nhiều công nhânưu tú được phát triển thành những cán bộ nòng cốt cho phong trào đấu tranh.

Ở quận Long Thành, từ tháng 2/1946, tổ chức bộ máy kháng chiến địaphương bị đứt liên lạc với tỉnh Biên Hoà. Một số Ủy ban kháng chiến xã và thị trấnLong Thành bị tan rã. Các cơ quan quận rút về các xã dọc lộ 19 từ Phước Lai đếnPhước An và chưa có nơi làm việc ổn định. Để kịp thời nắm tình hình và lãnh đạo,Quận ủy chia chiến trường thành bốn khu, mỗi khu tổi chức “khu ủy” để lãnh đạo.Mặt trận Việt Minh quận tổ chức những khoá bồi dưỡng (thời gian 7 ngày) cho cánbộ xã và bộ đội. Trong một thời gian ngắn, chính quyền kháng chiến các xã trướcđây bị tan rã được củng cố; lực lượng tự vệ chiến đấu xã được hình thành. Quândân Long Thành đã tổ chức nhiều cuộc tấn công, đánh địch càn, cướp đồn giặc lấyvũ khí khá táo bạo.

Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước với Pháp nhằm tạmthời hòa hoãn, tranh thủ thời gian củng cố lực lượng trong nước. Nhân cơ hội nầy,Mặt trận tỉnh Biên Hoà chủ trương mở một đợt tuyên truyền rộng rãi trong nhândân về thiện chí hoà bình của cách mạng, vạch trần bản chất xâm lược của thựcdân Pháp. Cán bộ Mặt trận tỉnh và các đoàn thể bám trụ các khu dân cư tuyêntruyền đường lối kháng chiến của cách mạng và gây dựng cơ sở, tiến hành công tácđịch nguỵ vận.

Tỉnh ủy Biên Hoà phát động diệt ác trừ gian, phá hoại kinh tế và giao thôngđịch. Hưởng ứng đợt phát động, công tác diệt tề trừ gian, phá hoại kinh tế, giaothông địch diễn ra sôi nổi ở các địa bàn từ Tân Uyên, Châu Thành, Xuân Lộc,Long Thành. Tại quận Long Thành, chỉ trong một đêm, ta phá rã hoàn toàn 28 bantề xã. Tại Xuân Lộc và Châu Thành, nhân dân nổi dậy trừng trị một số cai tổng,hương quản ác ôn. Vùng giải phóng ở Xuân Lộc được mở rộng và căn cứ huyệnXuân Lộc được thành lập tại khu vực núi Chứa Chan. Ở các đồn điền cao su, côngnhân tháo gỡ máy móc làm cho hoạt động các nhà máy bị đình đốn, gây thiệt hạinặng cho tư bản Pháp.

Page 42: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

42

Cuối năm 1946, thực dân Pháp mở rộng chiến tranh trên phạm vi cả nước. ỞBiên Hoà, địch phải rút một số đồn bót, rút quân, vũ khí tăng viện chiến trườngphía Bắc. Từ các căn cứ, lực lượng cách mạng lấn dần hoạt động ra các vùng tạmchiếm. Phạm vi kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp. Hệ thống giao thông liên lạcgiữa tỉnh và các quận được nối thông. Đây cũng là thời kỳ mà các Ban công tácliên thôn hoạt động hiệu quả trên các địa bàn quận. Dựa vào tổ chức liên thôn, Mặttrận Việt Minh tỉnh tổ chức các liên thôn Việt Minh phối hợp với du kích thâmnhập sâu vào các khu dân cư, vùng địch chiếm để tuyên truyền, vận động nhân dântham gia, ủng hộ kháng chiến.

Từ tháng 11/1946, thực dân Pháp gây ra hàng loạt vụ xung đột khiêu khích ởmiền Bắc nhằm mở rộng chiến tranh thực hiện âm mưu thống trị nước ta. Chúngngang nhiên gởi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệchiến đấu và giao quyền kiểm soát cho chúng. Trước tình hình đó, Ban Thường vụTrung ương Đảng tổ chức Hội nghị (trong 2 ngày18,19/12/ 194) quyết định phátđộng toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minhra lời kêu gọi đồng bào đứng lên kháng chiến chống Pháp. Ngày 20 /12/1946, lờikêu gọi của Bác được truyền đi khắp nước:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta

càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước talần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhấtđịnh không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào !

Chúng ta phải đứng lên !

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo,đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Phápđể cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thìdùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!Giờ cứu nước đã đến ! Ta phải hy sinh đế n giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất

nước.Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng

lợi nhất định về dân tộc ta.Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”.Đáp lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ, quân dân Biên Hòa tiếp tục tỏ rõ lòng yêu

nước, cùng đoàn kết nhau trong Mặt trận Việt Minh, quyết tâm kháng chiến bảo vệnền độc lập dân tộc.

Page 43: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

43

***

Ngay từ buổi đầu chính quyền về tay nhân dân, Mặt trận Việt Minh tỉnh BiênHoà đã tập hợp được lực lượng yêu nước tham gia bảo vệ cách mạng. Nhiều nhânsĩ, công chức yêu nước đã tham gia vào bộ máy nhà nước. Các tổ chức đoàn thểcứu quốc được kiện toàn, củng cố và hăng hái thực hiện những chủ trương chínhsách của Đảng, góp phần quan trọng trong công tác ổn định đời sống nhân dântrong tình hình mới.

Do điều kiện lịch sử, chưa đầy một tháng sau ngày Tổng khởi nghĩa Cáchmạng tháng Tám thành công, quân dân Biên Hoà cùng Nam bộ đi trước trongkháng chiến chống Pháp khi chúng bắt đầu gây hấn ở Sài Gòn ngày 23/9/1945.Trong năm đầu kháng chiến, có những lúc phong trào đấu tranh các địa bàn cơ sởtrong tỉnh lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hoàđã tập hợp đoàn kết được các tầng lớp nhân dân yêu nước, cùng nhau đứng lênkháng chiến chống kẻ thù xâm lược.

II. MẶT TRẬN VIỆT MINH VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾNTOÀN DÂN, TOÀN DIỆN (1947- 1951)

Nghị quyết của Hội nghị Cán bộ Trung ương lần thứ 2 (tháng 4/1947), đã chỉrõ phương hướng, cách thức hoạt động và công tác của Mặt trận Việt Minh cùngcác đoàn thể: Mặt trận Việt Minh phát triển ở những nơi xung yếu, củng cố tổ chứctại vùng địch kiểm soát và lập những tổ chức phù hợp với hoàn cảnh mới để tậphợp sức mạnh của các tầng lớp quần chúng. Những tổ chức tại các vùng bị chiếmchuyển qua hình thức hoạt động bí mật, các vùng tự do phải chuẩn bị mọi mặttrong mọi tình huống. Đồng thời, những công tác vận động như dân vận, công vận,nông vận, thanh vận, phụ vận, đồng bào có đạo, thiểu số, người Hoa, đich vận củaMặt trận, đoàn thể phải cần duy trì thườ ng xuyên đến mọi đối tượng.

Ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, tình hình Nam bộ nói chungvà Biên Hoà nói riêng có nhiều biến động lớn; đã hình thành rõ ba vùng: vùng căncứ, vùng du kích và vùng tạm chiếm. Thị xã Biên Hoà là trọng điểm kiểm soá t củađịch.

Với cách mạng, từ năm 1947, ở Biên Hoà đã xây dựng nhiều căn cứ cáchmạng và phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh. Thực hiện chỉ thị củaTrung ương Đảng, Xứ uỷ: ”Nhiệm vụ của Nam bộ là không để Pháp đem tài sảnchiếm được ra đánh Tru ng, Bắc”; phải phá hoại kho tàng, phương tiện vận chuyểncủa địch, đẩy mạnh công tác binh vận, đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo...Tỉnhủy Biên Hoà tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức và phát động phong trào tấn côngđịch trên các mặt trận. Các Huyện ủy được được củng cố, thống nhất lãnh đạophong trào đấu tranh của địa phương.

Năm 1947, Tỉnh ủy Biên Hoà triệu tập Hội nghị tại Mỹ Lộc (Tân Uyên) 1. Tổchức Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hòa được củng cố. Đồng chí Huỳnh Văn Luỹ –phó bí thư kiêm chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Biên Hoà, đồng chí Thanh Sơn giữ

1 Hội nghị đã cử đồng chí Nguyễn Văn Ký làm Bí thư Tỉnh ủy.

Page 44: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

44

chức Tổng thư ký. Các đoàn thể cứu quốc của tỉnh: đồng chí Nguyễn Văn Trị phụtrách Đoàn Thanh niên cứu quốc, Nguyễn Thanh Vân phụ trách Phụ nữ cứu quốc,Phạm Văn Khoai phụ trách Nông dân cứu quốc. Mặt trận V iệt Minh tỉnh đề ranhiệm vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đoàn kết trong toàn dân, kêu gọi dânchúng ủng hộ và tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạocủa Đảng.

Quận Long Thành sau một thời gian gián đoạn liên lạc với Tỉnh ủy Biên Hoàđã được nối lại. Vùng đất Phước An phía Nam của huyện dọc theo lộ 19 trở thànhcăn cứ chính của huyện. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh, các “khu ủy” tại Long Thànhlần lượt giải thể để tập trung cán bộ, thống nhất lãnh đạo phong trào đấu tranh củađịa phương. Quận Long Thành đổi thành đơn vị hành chánh huyện, các đội tự vệchiến đấu đổi thành du kích xã. Mặt trận Việt Minh huyện do đồng chí TrươngVăn Kỷ làm chủ nhiệm. Ban chấp hành phụ nữ huyện Long Thành được thànhlập1. Các cơ quan lãnh đạo huyện và mặt trậ n, các đoàn thể đã chuyển đến làm việcở chiến khu Phước An. Các căn cứ Thái Thiện, Phước Thọ, Phước Khánh, PhúHữu, Phước Cang; các lõm căn cứ như Tam Phước, Tam An, Long Tân, MỹHội...được hình thành, tạo thành địa bàn đứng chân và bàn đạp tác chiến của nhiềuđơn vị vũ trang.

Phong trào dời làng kháng chiến được nhân dân Long Thành hưởng ứng tíchcực và diễn ra sôi nổi. Mở đầu cho phong trào dời vào làng kháng chiến hơn 200hộ gia đình với gần 100 già, trẻ, gái Xóm Trầu (xã Long An) dỡ bỏ nhà cửa vàocánh đồng Bàu Lùng ở khu rừng già đông lộ 15, lập làng mới, sản xuất sinh sốngvà đóng góp cho kháng chiến. Tại xã Tam Phước, gần 400 hộ dân bỏ vào vùngbưng ven sông Đồng Nai lập ấp. Hơn 100 hộ dân ở xã Tam An đi ra vùng đồngruộng Long Điền, An Địch. Ở Phướ c An, Phước Thọ (trừ ấp chợ địch kiểm soát),hầu hết quần chúng đều chuyển đến các khu vực như đồng Ông Trúc, Mu Rùa,Rạch Lá để ở, không hợp tác với địch. Ở xã Long Tân, má Lý Thị Lan tự tay châmlửa đốt nhà, động viên mọi người cùng lên rừng Giồng sinh s ống. Bà con giáo dânvà vị linh mục Hậu phá bỏ gác chuông và dãy nhà tạm của nhà thờ để địch khôngcó nơi đóng bót. Ở xã Phước Khánh, bà Đặng Thị Quyền vận động 200 hộ gia đìnhchuyển ra vùng Chà Là, Tắc Kéo xây xóm ấp mới, vận chuyển thu mua lương thựcở vùng Rạch Bàng. Tại xã Phú Hữu mẹ Phan Thị Nho cùng nhiều hộ gia đìnhchuyển đến Bình Quới, Phước An. Xã Phú Hội, mẹ Đào Thi Phấn vận động hơn100 hộ gia đình về rừng Bàu Lòng, góp phần lập nên xã Bình Thạnh, nằm trongvùng Lòng chảo Chiến khu Phước An.

Trên địa bàn huyện Xuân Lộc, từ năm 1947, hệ thống các tổ chức đảng,chính quyền, đoàn thể được củng cố và phát triển. Tỉnh ủy Biên Hoà cử đồng chíHoàng Đình Thương về thành lập Ban vận động để xây dựng huyện ủy Xuân Lộc.Ban vận động gồm các đồng chí Ngô Tiến, Lê Ngọc Liệu, Tôn Quang Hảo đã xâydựng được các chi bộ đảng ở Mặt trận, Công an, Nghiệp đoàn cao su của huyệnXuân Lộc và tại các xã Bảo Chánh, Rừng Lá, Bình Hòa. Tỉnh ủy Biên Hoà quyết

1 Nguyễn Kiêm Hương (Thơ ký), Huỳnh Thị Vị (Phó thơ ký).

Page 45: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

45

định thành lập huyện ủy Xuân Lộc1. Mặt trận Việt Minh huyện Xuân Lộc do đồngchí Tôn Quang Hảo làm chủ nhiệm, đồng chí Khuê – phó chủ nhiệm. Tổ chức Phụnữ Xuân Lộc được thành lập 2, vận động giới nữ tại địa phương tham gia công tácphục vụ kháng chiến, giúp đỡ tiếp tế cho bộ đội. Việc kiện toàn tổ chức Đảng, Mặttrận, đoàn thể cách mạng trong huyện là nhân tố đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng vàphát triển phong trào kháng chiến địa phương.

Nghiệp đoàn công nhân cao su ở Xuân Lộc được thành lập do đồng chíĐặng Vũ Thúy làm thư ký. Đây là tổ chức quần chúng cách mạng trong ngành caosu được hình thành sớm nhất ở Đông Nam bộ. Một trong những nhiệm vụ hàngđầu của nghiệp đoàn là phát động rộng rãi trong đội ngũ công nhân cao su mộtphong trào kháng chiến, còn gọi là “cao su chiến“: “Biến đồn điền thành chiếntrường diệt địch“, và ”phá hoại kinh tế địch“, nhằm làm suy yếu và không cho địchlấy của cải chiếm được ở Nam bộ ra đánh miền Trung, miền Bắc. Lực lượng dânquân, du kích, công nhân huyện Xuân Lộc phối hợp với bộ đội chi đội 10 tổ chứcnhiều trận tấn công giao thông ở Trảng Táo, Bảo Chánh, Bàu Cá thu được nhiềuthắng lợi, gây cho địch nhiều tổn thất.

Tại các đồn điền cao su, cán bộ các đoàn thể thực hiện vận động công nhânbằng nhiều hình thức: từ tuyên truyền qua cơ sở hay trực tiếp tập hợp công nhân tạicác lô cao su diễn thuyết. Đồn điền An Lộc, Bình Lộc là hai nơi tổ chức công đoànphát triển mạnh, thu hút nhiều công nhân tham gia. Nổi bật là các cơ sở nòng cốt:đồng chí Nguyễn Thị Điều (Năm Minh), Nhuận, Cao, Lê Thể, Bình; ở Suối Tre cócác anh Phụng, Lâm, Đức, Hậu, Huyến; ở Núi Đỏ có anh chị công nhân Lý, Tân,Tình, Sửu; ở Núi Tung có Lê Huế, Ba Chuẩn…Chính từ những hạt nhân cơ sở nầymà hoạt động tuyên truyền, tập họp công nhân được duy trì thường xuyên. Phongtrào đấu tranh chính trị, đòi cải thiện dân sinh ở Xuân Lộ c, đặc biệt vùng đồn điềndiễn ra quyết liệt. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh: Ngày Quốc tế lao động(1/5/1947), hàng loạt công nhân các đồn điền nổi dậy đấu tranh, đưa yêu sách cảithiện đời sống, việc làm. Tại sở Cốc Rang, Suối Tre, đồn điền An Lộc, công nhânđấu tranh kiên quyết với giới chủ không đi làm ngày 1/5. Công nhân đồn điền CẩmMỹ đình công đưa yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm. Thực dân Pháp điều línhđàn áp dã man: chúng chặt đầu 3 công nhân cắm ở sân điểm đồn điền để trấn áp vàbắn chết 15 người khác đem chôn tập thể. Công nhân tại Sở 97, tổ chức đình công,rải truyền đơn, dán biểu ngữ, treo cờ đỏ sao vàng, ủng hộ Việt Minh. Tên chủ sởSiroux (Si-ru) cấp báo cho lính xuống đàn áp, giết chết ba công nhân tại nhà điểm.Công nhân tiếp tục đình công và tổ chức đám tang những công nhân bị hại. Địchđưa 4 xe bọc thép xuống khủng bố nhưng công nhân gây sức ép buộc bọn lính phảirút đi. Ngày 19/8/1947, công nhân sở 97 phản đối chủ sở, không đi cạo mủ và đưayêu sách cải thiện việc làm, tăng lương , treo khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm Cách

1 Ban chấp hành huyện uỷ Xuân Lộc được chỉ định, gồ m các đồng chí: Ngô Tiến – Bí thư,Hoàng Đình Thương, Hoàng Minh Đức – Phó bí thư, các ủy viên: Lê Văn Kiểu, Lê Ngọc Liệu, Tôn QuangHảo, Đặng Vũ Thúy, Nguyễn Văn Tạo, Lê Chân.

2 Đồng chí Trịnh Anh làm đoàn trưởng, đồng chí Minh Nguyệt làm đoàn phó.

Page 46: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

46

mạng tháng Tám. Lính Pháp từ Suối Tre đưa quân đàn áp, làm bị thương và chếtmột số công nhân.

Công nhân Xuân Lộc bằng các hình thức phá hoại đa dạng: từ chặt phá câycao su, đập chén, phá kiềng đổ mủ đơn thuần đến thành lập các đội chuyên tráchphá hoại cây cao su, làm giảm tốc độ sản xuất, thu hoạch thành phẩm và lợi nhuậncủa tư bản Pháp (đốt mủ, phá nhà máy, kho tàng, phục kích các đoàn xe chở mủ..),gây cho địch nhiều tổn thất. Đội ngũ công nhân Xuân Lộc đã xuất sắc góp phầnquan trọng vào thắng lợi chung của cả tỉnh Biên Hòa trên mặt trận “cao su chiến“ 1.

Tổ chức công giáo kháng chiến trong các đồn điền cao su phát triển mạnh,thu hút nhiều tín hữu, công chức có đạo tham gia, ủng hộ cho cách mạng. Ở BìnhLộc, linh mục Nguyễn Đình Khuê (giáo xứ Bình Lộc) đã vận động nhiều giáo dânủng hộ lương thực cho lực lượng kháng chiến và tạo điều kiện thuận lợi cho bộ độita thâm nhập, điều nghiên tình hình địch. Đại đội B (gồm trung đội 4,6) của chi đội10 đứng chân trên địa bàn Xuân Lộc được công nhân, cơ sở cách mạng giúp đỡ đãtiến công địch đạt kết quả lớn. Ta diệt nhiều tên địch, thu nhiều vũ khí và qua đóvận động được nhiều công nhân tham gia thoát ly kháng chiến. Sau mỗi trận đánh,lực lượng vũ trang đều được đồng b ào, giáo dân ủng hộ lương thực, thực phẩm.

Quận Châu Thành là địa bàn quân Pháp kiểm soát gắt gao. Chúng tổ chứcnhiều cuộc càn quét, ruồng bố cán bộ Việt Minh, tổ chức yêu nước. Bộ máy lãnhđạo kháng chiến của xã Bình Trước từ Bình Đa chuyển về căn cứ Hố Cạn (TânPhong). Từ đây, cán bộ đoàn thể thâm nhập nội ô Biên Hoà, phát triển công táctuyên truyền và địch nguỵ vận. Một số cán bộ Việt Minh xã Bình Trước về nằmhẳn trong nội ô để hoạt động. Hoạt động của cán bộ nằm vùng rất đa dạng, vừatuyên truyền đường lối cách mạng trong nhân dân vừa vận động công nhân thamgia kháng chiến và vũ trang đánh giặc khi có cơ hội. Nhiều trí thức ở Biên Hoà nhưthầy giáo Hoàng Minh Viễn, thầy Võ Kim Đôi, ông Hoàng Đình Lâm (nhân viênkỹ thuật hãng BIF) được ta tổ chức đưa ra chiến khu.

Công tác vận động nhân dân góp công, góp của cho kháng chiến trở thànhmột phong trào rộng rãi được nhân dân Biên Hoà hưởng ứng. Dựa vào các cở sởnòng cốt, bằng tình cảm, mối quan hệ thân thuộc, cán bộ Mặt trận vận động tuyêntruyền theo kiểu dây chuyền tới mọi thành phần trong quần chúng: từ người buônbán nhỏ đến chủ hàng, người làm thuê đến chủ hãng, công chức, công nhân...Bằngnhiều hình thức giao nhận, các cơ sở nòng cốt vược qua sự kiểm soát của địch,chuyển lương thực, thực phẩm, về chiến khu. Các ông thầu Hai Lân, bác sĩ Cao,bác sĩ Bá, thầy ký Hiệp, anh Trịnh Văn Phước, Phạm Văn Đăng…lợi dụng sự quen

1 Ở đồn điền An Lộc, công nhân chặt vạt vỏ cây đến 54 mẫu, phá hủy một phần nhà máy, một máy bơm,một kho chứa đồ trị giá 25.000 đồng, thu 5 súng, 299 viên đạn, 20 bao gạo, 100 kg cá khô. Tại đồn điền Cẩm Mỹ,công nhân bôi axít phá 38 mẫu, vạt vỏ 28 mẫu, phá hủy 12.000 chén hứng mủ, lấy 1 súng và 50 viên đạn. Công nhânđồn điền Bình Lộc phá hủy 19.700 chén hứng mủ, 1 máy bơm, một máng hứng nước,1 xe Traction,1 cần khoan, 1kho hàng trị giá 60.000 đồng và 2 máy đánh chữ. Tại các đồn điền Xuân Lộc, công nhân chặt phá 70 mẫu cao su,phá hủy 28.000 chén hứng mủ. Chỉ riêng trong ngày19/ 5/1947, công nhân các đồn điền khu vực Xuân Lộc đã chặtphá 300.000 cây cao su.

Page 47: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

47

biết của mình để mua thuốc dự trữ, chờ cán bộ từ căn cứ đột nhập về chuyển đi. Bàgiáo Mỹ xây dựng mạng lưới cơ sở nhiều lần đưa hàng vượt qua sự kiểm soát củagiặc, chuyển ra Bình Đa. Chị Phạm Thị Chừng ở xóm Ga Biên Hoà là cơ sở củaBan công tác thành, vừa thu thập tin tức, gom góp hàng hoá, vừa là giao liên cónhiệm vụ chuyển biên nhận, thư cảm ơn của kháng chiến đến những cá nhân, gi ađình đóng góp của cải cho kháng chiến, khuyến khích động viên họ tiếp tục phụcvụ cho cách mạng. Tại chợ Biên Hoà, tiệm sữa chữa cơ khí Trần Bùi được xâydựng thành hòm thư liên lạc của cách mạng. Chị em y sĩ, nhân viên nhà thươngđiên Biên Hòa (nay là Bệnh viện Tâm thần Biên Hoà, hàng tuần góp tiền bạc,thuốc men cho cơ sở chuyển ra chiến khu Bình Đa, nêu gương tốt về lòng yêunước, tinh thần tận tụy với kháng chiến. Tại kho thuốc của bệnh viện, có cơ sở nộiứng do Mặt trận ấp Bàu Hang xây dựng, trung đội 5 chi đội 10 đã đột lấy toàn bộsố thuốc và dụng cụ y tế chuyển về chiến khu Đ an toàn để giải quyết những nhucầu điều trị bệnh cho thương bệnh binh.

Tại Cù lao Phố, bộ máy kháng chiến xã Hiệp Hòa được thành lập 1. Công tácvận động nhân dân ủng hộ, tiếp tế cho cách mạng tại địa phương được cán bộ hộiphụ nữ thực hiện rất hiệu quả. Đoàn phụ nữ xã vận động được nhiều các má, cácchị như Ngô Thị Bê, Nguyễn Thị Hoa, Sáu Mùi, Hạnh, Hương, Tâm...tham giacông tác rải truyền đơn tuyên truyền, dán khẩu hiệu, mua lương thực, thực phẩmtiếp tế cho căn cứ Bình Đa. Thông qua một số hộ dân buôn bán hợp pháp, cơ sở tamua được một số lượng hàng hóa lớn mà không bị địch nghi ngờ, gây khó khăn.Tại Tân Mai, bà Nguyễn Thị Châu (Hai Trang) hàng tháng đến gặp các tổ trưởn gcông đoàn bí mật nhà máy BIF nhận tiền của công nhân ủng hộ kháng chiến dướihình thức thu tiền ”hụi“ tránh được sự theo dõi, dò xét của bọn địch. Chồng bàTrang vận động một người quen là ông Bá Tính, nhân viên kỹ thuật sân bay BiênHòa ủng hộ thuốc men (đặc biệt là thuốc chống sốt rét, vải, tiền...) để gởi ra căn cứ.Ở ấp Vĩnh Thị, các bà: Sáu Phải, Bảy Hóa được cơ sở cách mạng vận động thu tiềnủng hộ kháng chiến ở chợ cá Biên Hòa. Qua những đầu mối này, một số bạn hàngbuôn bán tại chợ đã đóng góp đượ c tiền, ủng hộ cách mạng.

Xã Bửu Hòa trở thành đầu cầu tiếp tế đắc lực cho các cơ quan của khu, tỉnhvà huyện. Đoàn phụ nữ xã Bửu Hòa 1 cùng cán bộ, du kích hàng đêm gặp bà contuyên truyền vận động gạo, tiền cho cách mạng. Các thứ hàng hoá: thực phẩm, đồdùng văn phòng, thuốc đặc chế, dụng cụ, đèn, pin, dây điện... được mua trữ và giaocác bến trạm, cơ sở tiếp liệu như bà Lê Thị Lương, Trần Thị Nữ, Lê Thị Khánh...chuyển đến Bình Đa, chiến khu Đ. Đoàn phụ nữ xã Tân Hạnh 2 vận động các má,các chị Mai Thị Gia, Bảy Nghễ, Nguyễn Thị Duyên, Huỳnh Thị Ba, Ba Long đãnhiều lần khéo léo vượt qua sự kiểm soát của địch, mua hàng hoá từ Biên Hòa bímật chuyển lên Tân Triều, Bình Phước cung cấp cho các cơ quan, đơn vị bộ đội.Nhiều cơ sở cách mạng trung kiên như các mẹ , các chị: Tư Như, Hai Rành, bàHiên, Tám Thoàn, Năm Thiệp, Phạm Thị Tư, Mai Thị Lẫy, Dương Thị Liễng,

1 Tổ chức phụ nữ do đồng chí Nguyễn Thị Lài phụ trách.1 Chị Diệp Ngọc Nữ (đoàn trưởng), Trần Thị Quế (đoàn phó).2 Chị Nguyễn Thị Vĩnh phụ trách.

Page 48: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

48

Dương Thị Thông, Huỳnh Thị Nói trở thành chỗ dựa cho cán bộ phụ nữ xã hoạtđộng hiệu quả. Đoàn phụ nữ cứu quốc Tân Vạn3 tích cực vận động chị em gomnhặt từng quả chuông, đồng xu đỏ... gửi về xưởng quân giới ở chiến khu Đất Cuốcchế tạo vũ khí.

Tại nhà máy cưa BIF, đồng chí Trần Đại Thiện (thư ký công đoàn bí mật) vàđồng chí Quách Xu (cán bộ Công vận tỉnh) xây dựng hơn 40 tổ công đoàn mật,chiếm 2/3 số công nhân nhà máy. Các đoàn viên công đoàn đóng tiền hàng thángủng hộ kháng chiến, cung cấp tin tức của địch cho ta. Bên cạnh đó, đoàn viên côngđoàn đã thực hiện nhiều lần phá hoại cơ sở sản xuất, kỹ thuật của bọn chủ Pháp,lấy nguyên vật liệu, dụng cụ gởi cho binh công xưởng. Công đoàn tổ chức nhữngcuộc lãn công, bãi công đòi cải thiện dân sinh, dân chủ. Một số anh em thợ lò nungcủa Trường Mỹ nghệ Biên Hoà được ta xây dựng thành tổ trinh sát theo dõi, thuthập tin tức địch đồng thời tổ chức rải truyền đơn tuyên truyền trong trong nội ôBiên Hoà4.

Các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh tỉnh đẩy mạnh công tác địch nguỵ vậntrong vùng tạm chiếm. Nhiều cơ sở nội tuyến được xây dựng trong các bộ máy,đồn bót, lực lượng lính địch. Tại Tân Uyên, đồng chí Lê Văn Bạch (Chín Hồng)được bố trí làm thông ngôn vận động 12 lính đồn Lợi Hoà, làm nội ứng cho cáchmạng bắt gọn một tiểu đội lính, thu nhiều vũ khí, chiến lợi phẩm chuyển về chiếnkhu.

Chị Năm Cánh ở xã Hiệp Hoà được chi bộ Đảng xã Hiệp Hoà vận động làmcông tác giao liên nắm tình hình địch. Chị đã vận động, cảm hoá được Ba Chánh 1

lấy đạn dược, thuốc men và thông báo nhiều tin tức quan trọng cho cơ sở cáchmạng. Bà Năm Hơn vận động người em rể là đội Điển nắm nhiều tin tức địch. Mộtsố người dân Cù lao Phố bị địch bắt, đội Điển viện cớ là người thân để thả, khôngbắt giam. Chị Khôn là người biết tiếng Pháp, đã tuyên truyền giáo dục thuyết phụcmột lính Pháp (vốn theo đuổi chị), mỗi khi dẫn lính đi càn hướng nào thì bắn súngbáo hiệu. Nhờ vậy, nhiều chị em đi mua hàng tiếp tế cho cách mạng biết được đểtránh hướng giặc càn. Tại xã Tân Hạnh, các mẹ, các chị cảm hoá nhiều thanh niênđịa phương tham gia binh lính Cao Đài trả súng, bỏ ngũ trở về với gia đình làm ănsinh sống. Chị Mai Thị Gia xây dựng được anh Kiệt làm cơ sở nội tuyến trong đồnlính, nắm và cung cấp cho cách mạng sơ đồ bố phòng của đồn giặc. Sau nầy, ta vậnđộng anh Kiệt lấy súng bỏ đồn thoát ly ra căn cứ kháng chiến.

Tháng 11/1947, thực hiện chỉ thị của Ủy ban Kháng chiến hành chánh NamBộ, tỉnh Biên Hoà thành lập Tỉnh đội dân quân2. Các huyện lần lượt thành lập cơquan huyện đội trên cơ sở sát nhập các ban công tác liên thôn. Từ cấp tỉnh đến cấp

3 Chị Ba Lía làm đoàn trưởng và Nguyễn Thị Bảy làm đoàn phó, cô Nguyễn Thị Mai làm thư ký.4 Gồm các anh: Lâm Văn Xiêm, Phạm Hưng Tiền, Đặng Văn Cử, Nguyễn Văn Dần, Huỳnh Văn

Chiêm, Lưu Khánh Bon, Nguyễn Văn Ninh, Phạm Văn Sáng, Tân) do anh Phạm Văn Nghiêm làm tổtrưởng.

1 Ba Chánh là nhân viên Ty công an địch ở Biên Hòa.2 Ban Chỉ huy Tỉnh đội gồm: Cao Văn Bổ (Tỉnh đội trưởng), Nguyễn Văn Lai (Chính trị viên),

Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Minh Nguyệt (Tỉnh đội phó).

Page 49: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

49

xã, Ban chỉ huy dân quân đều có cơ cấu cán bộ phụ nữ tham gia, làm công tác huấnluyện quân sự. Thị đội Biên Hòa có đồng chí Nguyễn Thị Hường từ cán bộ Banchấp hành Hội phụ nữ tỉnh chuyển sang làm thị đội phó. Chị Triệu Thị Phi Khanhđược Ban Chỉ huy Tỉnh đội rút về Ban huấn luyện Quân sự phụ trách du kíchchiến. Các chị phối hợp với các huyện đội, xã đội đã mở nhiều lớp huấn luyện nữdân quân. Hầu hết các xã đều thành lập được các đội dân quân nữ canh gác bảo vệxóm làng, làm trinh sát cho bộ đội. Khi có giặc càn, nữ dân quân bám sát địch, báođộng bằng mõ tre cho nhân dân tránh địch, đồng thời báo tin cho bộ dội, du kíchphục kích đánh địch. Ngoài nhiệm vụ tập luyện quân sự, canh gác, tuần tra bảo vệxã, ấp những đội nữ dân quân còn làm nhiệm vu sản xuất đóng góp lương thực,ủng hộ cho bộ đội trên địa bàn.

Năm 1948, sau thất bại ở chiến trường Việt Bắc (Thu Đông 1947), thực dânPháp chuyển hướng chiến lược chiến tranh, tập trung bình định nhằm biến Nam bộthành hậu phương dự trữ chiến lược, mở rộng phạm vi chiếm đóng, củng cố cácvùng tạm chiếm.

Ở Nam bộ, tướng De Latour (Đờ La -tua) chỉ huy quân viễn chinh Pháp sửdụng chiến thuật càn quét đi đôi với việc đóng quân, xây dựng từng hệ thống “cứđiểm nhỏ và đội ứng chiến nhỏ“. Chúng xây dựng hệ thống tháp canh De Latour đểbảo vệ giao thông của chúng, kiểm soát giao thông, phong tỏa kinh tế của lựclượng kháng chiến, lấn chiếm vào các vùng căn cứ theo kiểu vết dầu loang. Đối vớicác làng xã, địch thực hiện chính sách tam hoang “đốt sạch, giết sạch, phá sạch“gây nên bao cảnh đau thương cho quần chúng nhân dân. Bên cạnh các hoạt độngquân sự, quân Pháp thực hiện nhiều thủ đọan tình báo, cài gián điệp, dùng kinh tếvật chất thực hiện tâm lý chiến nhắm vào lực lượng cách mạng.

Hoạt động của thực dân Pháp từ năm 1948 đã gây cho phong trào cách mạngnhiều khó khăn. Đầu năm 1948, Tỉnh ủy Biên Hoà tổ chức Hội nghị Đảng bộ tỉnhtại khu vực Cây Cầy, chiến khu Đ. Hội nghị củng cố lại Ban chấp hành Tỉnh uỷ1 vàđề ra những nhiệm vụ cơ bản trong tình hình mới nhằm: “phát triển du kích chiếntranh, kết hợp ba thứ quân để phát huy sức mạnh của lực lượng vũ trang bảo vệ căncứ, tăng cường hoạt động vùng du kích, đánh giao thông và phá hoại cơ sở kinh tếđịch, xây dựng kinh tế kháng chiến...”.

Nhằm ngăn chặn bước tiến của địch, Tỉnh ủy Biên Hoà phát động phongtrào đánh phá giao thông địch trên địa bàn toàn tỉnh. Nhân dân các xã Tâ n Phong,Bình Ý, Bình Hoà ...quận Châu Thành liên tục nhiều đêm đi phá lộ 24 và đắp môtrên các ngả đường lên Bến Cá. Bà Mười Qui, dù đã hơn tám mươi tuổi vẫn thamgia với thanh niên đào đường, phá cống Bà Bành. Ở Bình Đa, mỗi đêm có hàngtrăm thanh niên nam nữ với tay xẻng cuốc, xà beng... phá bứt nhiều đoạn đường,làm hư hại các cầu Ông Tửu, cầu Suối Chùa, Cầu Quan. Tại Tân Vạn, du kích hỗtrợ cho quần chúng phá hủy các tuyến đường bộ, đường xe lửa, đánh sập cầu

1 Đồng chí Phạm Văn Thuận – Bí thư kiêm Trưởng ty Công An; đồng chí Huỳnh Văn Luỹ – Phóbí thư kiêm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh; đồng chí Huỳnh Văn Nghệ – Phó bí thư kiêm Chủ tịchUBKCHC tỉnh (đ/c Huỳnh Văn Nghệ giữ chức này cho đến khi nhận nhiệ m vụ Khu bộ trưởng Khu 7 tháng6/ 1948). Các Tỉnh uỷ viên: Nguyễn Văn Lai, Phạm Văn Khoai, Trịnh Trong Tráng, Võ Cương, Lê Thái...

Page 50: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

50

Phước Tân, cầu Mương Sao hạn chế các cuộc hành quân của lính Pháp và bọn línhCao Đài.

Ở Vĩnh Cửu, các đoàn thể huy động nhân dân liên tục đào đất, phá đườngngăn cản địch. Trên quốc lộ 1 gần Dưỡng trí viện Biên Hoà, quần chúng chất củithành từng đống đốt cháy cả một đoạn đường dài. Từ tiểu khu B iên Hoà, địch bắnpháo phản kích đến vì lầm tưởng du kích hoạt động. Chính pháo của địch đã tự phánhững đoạn đường giao thông. Đây chính là một sáng kiến của quân dân huyệnVĩnh Cửu được cấp trên khen ngợi và phổ biến cho các địa phương khác học tập.

Ở quận Long Thành1, phong trào phá hoại giao thông địch diễn ra sôi nổi. Cáctrục lộ giao thông 15, 17 và 19 đều bị đào xẻ ngang, dọc với các đường hào rộngsâu hơn một mét. Cầu Phước Thiền, cầu sắt Mỹ Hội, cầu Mít, cầu Nít, cầu Vẹo,cầu Hào, cầu bắc qua Sông Buông bị nhân dân phá nhiều lần. Nhân dân PhướcLong, Phước Thọ thường xuyên tổ chức lực lượng từ tiểu đội, trung đội, có phụ nữlo công tác hậu cần, tiếp tế thực hiện phá giao thông từ 5 đến 7 ngày trên lộ 15.

Trên địa bàn quận Xuân Lộc, Ban Chỉ huy Chi đội 10 hạ quyết tâm cắt đứttrục lộ giao thông Quốc lộ I (từ Ngã ba Tân Phong đến cầu Song Ôi) đường raPhan Thiết. Ban đêm, nhân dân các thôn, ấp khu vực căn cứ Rừng Lá và TânPhong, Hàng Gòn, Bảo Định, Bảo Chánh tích cực cùng lực lượng võ trang, nữ dânquân, Ban công tác liên thôn tham gia phá hoại đường, khiến thực dân Pháp khôngdám sử dụng đoạn đường dài khoảng 50 cây số. Phá hoại giao thông là cuộc chiếnđấu thầm lặng, liên tục mà trong đó mặt trận, đoàn thể tại cơ sở là nòng cốt củaphong trào.

Trong năm 1947, công nhân, nông dân, phụ nữ...ở Xuân Lộc đã tạo điềukiện cho các lực lượng Chi đội 10 Biên Hoà đánh giao thông đường sắt ở GiaHuynh, Bảo Chánh, Trảng Táo, Bàu Cá. Đặc biệt, trong chiến thắng giao thông LaNgà trên quốc lộ 20 (1-3-1948) nhân dân, đồng bào dân tộc Bình Lộc, Bù Cháp, LýLịch cùng các các đoàn thể mặt trận Châu Thành, Xuân Lộc đã đảm bảo phần lớncông tác hậu cần, giúp cho Chi đội 10 cùng liên quân 17 giành thắng lợi vang dội.

Trận đánh đã gây được tiếng vang lớn cả về quân sự l ẫn chính trị, tác độngthuận lợi cho công tác địch ngụy vận, dân vận trong các vùng tạm chiếm. Tại ĐồngLách (Thiện Tân), Rạch Đông, sau các cuộc tấn công của ta, 13 tên lính Âu Phiđem vũ khí xin hàng. Những binh lính trong đội quân viễn chinh Pháp cho bi ết,

1 Đầu năm1948, huyện Long Thành do đ/c Lương Văn Nho- Chủ tịch; đ/c Kim – Trưởng Công an bịbệnh, Trần Trọng An lên thay (An tên thật là Nguyễn Thọ Phước - vốn con của một địa chủ ở Phú Mỹ; mật thámPháp).

- Tháng 1, Đạ i hội lần thứ nhất Đảng bộ Long Thành tổ chức. Đ/c Vũ Hồng Phô được bầu làm Bí thư.(Nguyễn Văn Minh – phó Bí thư; Đăng Văn Quang – phụ trách Thanh niên; Nguyễn Văn Quang – Thư kýCông đoàn; Thứ – thư ký Nông hội. Lúc này, Võ Văn Truyện – nguyên chủ tịch huyện bất mãn, tham gia Đảng Dânchủ, cấu kết cùng bọn Minh, Quang phá hoại cách mạng. Đây là bọn phản Cách mạng, địch cài vào, chui sâu vào hàngngũ Đảng uỷ huyện Long Thành).

- Tháng 5/1948, Tỉnh đưa đ/c Trần Bình Khê về làm chủ tịch huyện. Mặt trận Việt Minh do đ/c NguyễnSanh Thành làm chủ nhiệm.

Page 51: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

51

qua trận tấn công của ta tại La Ngà, họ hiểu được chính nghĩa kháng chiến củaquân đội Việt Minh và đó là động cơ họ rời bỏ hàng ngũ.

Đến giữa năm 1948, tỉnh đội dân quân Biên Hoà xây dựng được lực lượnggồm 12.000 đội viên làm nòng cốt phát triển chiến tranh toàn dân, đặc biệt các xãven sông Đồng Nai, trong Chiến khu Đ. Ngày 27/3/948, Trung đoàn 310 đượcthành lập1 trên cơ sở Chi đội 10. Một số đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh được điềuđộng phối hợp, hỗ trợ với bộ đội, dân quân du kích các huyện, thị đẩy mạnh côngtác diệt tề, trừ gian, đánh giao thông địch, bảo vệ các khu căn cứ. Phong trào đầuquân cứu nước ở huyện Long Thành diễn ra sôi nổi. Hầu hết các đoàn thể từ HộiPhụ nữ, hội mẹ, hội phụ lão, đoàn thanh niên...đều tham gia, cử cán bộ đến từngnhà dân tuyên truyền, vận động. Trong hai năm 1948 – 1949, số thanh niên tòngquân của huyện Long Thành lên đến 1.000 người 2. Nhiều gia đình có 2 – 3 ngườicon đến tuổi đều cho đi bộ đội.

Tại Chiến khu Đ, chính quyền cách mạng mở trường tiểu học dạy văn hoáđồng thời phát động phong trào “bình dân học vụ”xoá mù chữ cho cán bộ, chiếnsỹ, nhân dân. Những buổi biểu diễn văn nghệ, triển lãm tuyên truyền của các đoànthể đã khích lệ, cổ vũ cho nhiều người tham gia học tập. Huyện Tân Uyên mở lớptại khu Ông Đông dạy văn hoá cho lực lượng thanh thiếu niên, một số học sinh saunày là những cán bộ, trí thức hoạt động cho phong trào cách mạng của tỉnh, huyện.Xã Tân Ba được công nhận là đơn vị xoá mù chữ đầu tiên của tỉnh Biên Hoà vàxếp thứ hai toàn Nam bộ (sau địa bàn Quới Xuân – Gia Định). Tại căn cứ huyệnLong Thành, nhiều trường học của Khu, Tỉnh, huyện được mở: trường bồi dưỡnglý luận cho cán bộ, thanh niên đặt tại Rừng Sác; trường Tiểu học Kiêm Bị ở BàuBông dạy văn hoá, lý luận chính trị, quân sự cơ bản cho cán bộ xã; Khu mở cáctrường cứu thương, trường y tá. Các lớp quân chính huấn luyện cán bộ được mở tạiHang Nai, Xóm Ngọn; các lớp đào tạo cán bộ xã, các khoá học về Mặt trận ViệtMinh vẫn luôn được duy trì thường xuyên. Mặc dù đời sống vẫn còn gặp nhiều khókhăn nhưng cuộc sống ở Chiến khu Phước An rất nề nếp. Đây là vùng tự do, nhândân hăng hái, cần cù trong lao động sản xuất, công tác. Bộ đội, cán bộ về hoạtđộng đều được người dân chiến khu xem như người trong gia đinh, sẵn lòng cưumang, giúp đỡ. Từ năm 1947 đến năm 1950, tại chiến khu Phước An đã có hàngngàn cán bộ, chiến sĩ từ các nơi khác tham dự các lớp học. Cùng với khoảng 9.000người dân sinh sống tại chỗ, từ các nơi khác đến, với sự phát triển của một đờisống xã hội lành mạnh, chiến khu Phước An được ví như “Thủ đô của LongThành kháng chiến”.

Ở huyện Châu Thành, sau trận thắng La Ngà nhiều nhà kinh doanh, các hộmua bán hàng hoá, các chủ sở cao su, chủ lò gạch, lò gốm, hầm đá...thông qua cơ

1 Ban chỉ huy Trung đoàn gồm: Nguyễn Văn Lung – Trung đoàn trưởng; Nguyễn Văn Quang,Đinh Quang Ân, Đào Văn Quang – Trung đoàn phó; Võ Cương – Chính trị viên. Quân số có trên 2.200chiến sĩ.

2 Công nhân các đồn điền khoảng 200 người; xã Phước Thọ có 100 thanh niên, xã Tam Phướccó 80 người, xã Phước Thiền có 40 người...Riêng xã Phú Hữu trong hai đợt vận động có 130 t hanh niêntham gia.

Page 52: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

52

sở chấp thuận đóng thuế để ủng hộ cho cách mạng. Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnhđẩy mạnh công tác kêu goi tín hữu lập quỹ cứu quốc, đóng góp tiền của cho khángchiến. Nhiều tín đồ tự nhận là hội viên danh dự của Mặt trận Việt Minh tham giađóng góp vào các nguồn quỹ để ủng hộ cách mạng. Trong thị xã Biên Hoà, nhiềuhầm bí mật hình thành ở các địa bàn Gò Me, Vĩnh Thị. Chùa Đại Phước do Hoàthượng Thiện Trạch làm trụ trì, đào hầm bí mật cho lực lượng du kích đứng chân,đồng thời là trạm thư bí mật.

Trong năm 1948, phong trào Hội mẹ chiến sĩ phát triển mạnh trong các vùngcăn cứ, vùng du kích. Ở Biên Hoà, từ vùng căn cứ, vùng tự do đến vùng tạm chiếmtổ chức hội Mẹ chiến sĩ đều hoạt động rất hiệu quả. Các mẹ, các chị đều có chồngcon, anh em...tham gia kháng chiến, vì vậy, họ xem bộ đội như người thân, độngviên, giúp đỡ mọi mặt. Lực lượng vũ trang cách mạng đóng quân, tác chiến bất kỳnơi đâu, hội phụ nữ xã tổ chức các mẹ, các chị đến động viên, giúp đỡ tận tình tiếptế lương thực, nhu yếu phẩm... Nhiều nơi, hội Phụ nữ tổ chức kết nghĩa với cácđơn vị bộ đội, để làm nhiệm vụ ủy lạo bộ đội, giúp đỡ tận tình bữa ăn, vá từng tấmáo.

Ở ấp Cây Da xã Bình Lộc (huyện Xuân Lộc) có mẹ Mười Thử, vùng RuộngTre xã Bảo Chánh có mẹ Hai Lực, tại Hàng Gòn có chị Nguyễn Thị Hạnh (Kiểu),An Lộc có chị Trần Thị Nhạn, xã Bảo Vinh có cô Út Hoa, nội ô thị trấn Xuân Lộccó má Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Mầu, Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Thị Xuân, chịBích Vân đều là những cơ sở tích cực trong việc phục vụ kháng chiến. Má NguyễnThị Vỹ bằng nhiều hình thức vận động khéo léo để đồng bào tự nguyện đóng góptiền bạc, nhu yếu phẩm, lương thực gởi ra căn cứ hàng tháng.

Các hội mẹ chiến sĩ ở huyện Long Thành thực hiện phong trào nuôi quân,chăm sóc chiến sĩ rất tốt. Ở ấp Bà Ký, má Lê Thị Ngưu vận động được 96 chị emtham gia hội Mẹ chiến sĩ, tình nguyện giúp đỡ bộ đội: may vá quần áo, quyên gópgạo, nấu cơm, quyên tiền mua thuốc chữa bệnh trong suốt thời gian dài. Xã PhướcNguyên, với 86 bà má tham gia hội mẹ chiến sĩ; các xã Tuy Long, Thái Thiện,Phước Thọ, Phước An, Phú Hội... có hàng trăm bà má tự nguy ện nhập hội. Cảhuyện Long Thành có hàng ngàn bà má là Hội viên hội Mẹ chiến sĩ. Các dịp lễ, tết,Hội mẹ và chị chiến sĩ quyên góp được rất nhiều bánh trái, gạo nếp ủng hộ bộ đội.Ở vùng Phước Khánh, hàng tháng các mẹ, các chị tổ chức mua gạo, thuốc men đithăm thương binh, bộ đội. Nhiều lúc gặp địch càn, chị em phải lội sình, khiêng gheđi mấy cây số mới chở hàng, tới nơi bộ đội đóng quân. Trong một lần địch càn, cóbảy chiến sĩ bị thương không kịp ra căn cứ, các mẹ, các chị đưa các anh vào trongnhà thờ, vận động linh mục của xứ đưa đi chữa trị, sau đó tổ chức đưa các anh vềđơn vị. Tại xã Phước Thiền, một đơn vị bộ đội về đóng quân đột xuất ở rừngGiồng, Bến Cam, bà Mười Hoàng nhanh chóng vận động nhân dân trong vòng haitiếng đồng hồ lo bữa cơm tươm tất, kịp thời cho 70 chiến sĩ. Nhiều cán bộ củahuyện về địa phương công tác, các mẹ cho mượn nhà, mượn ghe, mượn xe ngựa đểhoạt động.

Page 53: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

53

Hội Mẹ, Hội chị chiến sĩ huyện Long Thành còn tuyên truyền, vận độngnhiều người tham gia mua công trái kháng chiến hàng trăm nghìn đồng để gây quỹkháng chiến. Chính từ những tấm lòng yêu nước ấy ma cách mạng Long Thành cótiền mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, hoá chất, đạn dược...cung cấp cho lựclượng vũ trang chiến đấu, góp phần xây dựng các xưởng quân giới trên địa bà n.

Không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất, các mẹ còn cưu mang các chiến sĩ nhưcon của mình, làm ấm lòng các đồng chí bộ đội từ miền Bắc, miền Trung tham giachiến đấu ở Nam bộ. Hội phụ nữ vận động mỗi mẹ đỡ đầu một chiến sĩ. Ở xã PhúHội huyện Long Thành, các mẹ tổ chức nuôi giấu, đỡ đầu cho chiến sĩ đại đội LamSơn trong quá trình hoạt động tại địa phương. Hội phụ nữ, hội Mẹ vận động đượcnhiều chị em như chị Giư, chị Hướng xây dựng gia đình với những đồng chíthương binh, tạo chỗ dựa vững chắc, động viên bộ đội chiến đấu. Việc làm nghĩatình nầy góp phần xóa bỏ những mặc cảm cho cán bộ, chiến sĩ bị thương tật khôngcòn tham gia chiến đấu, đồng thời thể hiện tình thương, nghĩa nặng giữa quân vớidân.

Nhiều vùng tranh chấp, các mẹ, các chị tham gia công tác y tế, chăm sócthương bệnh binh một cách chu đáo trong các đợt chống địch càn quét. Bộ đội bịthương chưa rút kịp về cứ được hội Mẹ đưa về “an dưỡng điều trị“ tại nhà. Hội phụnữ xã Tam Hiệp huyện Châu Thành do chị Nguyễn Thị Liều (Bạc) phụ trách tổchức tiếp tế, chăm sóc bộ đội Quang Trung chiến đấu trên địa bàn. Má Tước bóntừng muỗng cháo cho bệnh binh, đun nước, lau rửa, băng bó vết thương cho cácchiến sĩ tiểu đoàn Quang Trung, dịu dàng an ủi, đêm đêm ngồi canh gác, quạt mátcho anh em ngủ yên. Má Tám Vân, chị Ba Diệu... tuy nhà khó khăn vẫn dành dụmtiền của, ủng hộ kháng chiến, nuôi giấu anh em bộ đội, đồng thời còn vận độngchồng, con hăng hái công tác, chiến đấu. Nhiều mẹ, nhiều chị đi ra khu thăm bộđội mang theo kim, chỉ giành hàng buổi vá quần áo cho chiến sĩ. Các xã Bửu Hoà,Hiệp Hoà mỗi khi cán bộ về hoạt động, nhiều mẹ chiến sĩ can đảm, tận tụy, bấtchấp hiểm nguy để che dấu cán bộ. Những hầm bí mật ở bờ ao, mé sông, góc bếp,dưới bàn thờ, chuồng gia súc... đều được các mẹ đào và giữ gìn bí mật, đón cán bộhoạt động. Họ đem cả tính mạng của bản thân, gia đình để đảm bảo an toàn chocán bộ, chiến sĩ an tâm công tác. Xã Bửu Hoà có má Huỳnh Thị Mè là mẹ haichiến sĩ, bị giặc đốt nhà ba lần và thường xuyên bị địch hăm dọa vẫn không naonúng tinh thần, một lòng tin tưởng vào cách mạng, vào kháng chiến thành công.

Công tác quyên góp ủng hộ kháng chiến bằng hình thức “Hủ gạo nuôi quân”trở thành phổ biến trong nhân dân Biên Hoà nói chung và phụ nữ nói riêng trongsuốt cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ trong căn cứ cách mạng đến vùng du kích,vùng tạm chiếm, tổ chức phụ nữ phát động mỗi gia đình dành mỗi ngày một nắmgạo để giúp đỡ, ủng hộ cách mạng.

Ở các vùng căn cứ, Hội phụ nữ phát động phong trào tiết kiệm, góp phần tạothêm lương thực để tương trợ, giúp đỡ các cơ quan, đơn vị vũ trang. Trong cácvùng địch tạm chiếm, đồn điền cao su địch kiểm soát gắt gao, thậm chí khủng bốdã man nhưng chúng không khuất phục được người dân hướng về cách mạng. Họ

Page 54: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

54

chắt chiu dành từng đồng tiền, lon gạo gởi ra căn cứ, tiếp tế cho cán bộ, bộ đội. 300hộ dân Phú Mỹ, Mỹ Hội, 100% hộ gia đình trong chiến khu Phước An, 250 hộvùng tự do ở Tam Phước, 150 hộ ở xã Tam An, 148 hộ ở xã Phươc Khánh, 146 hộở xã Phú Hữu, 197 gia đình ở Phước Thành, 70% số gia đình ở Phước Thiền, 200hộ ở làng kháng chiến Long An... là những xã địch kiểm soát gắt gao, nhưng vẫntham gia phong trào “Hủ gạo nuôi quân“. Suốt trong nhiều năm, từng tháng hội Mẹchiến sĩ đến từng hộ gia đình thu gom đưa về “kho lương kháng chiến“ của xã đểchuyển về căn cứ. Tinh thần tự nguyện của đồng bào, trách nhiệm của tổ chức Hộiphụ nữ, hội Mẹ chiến sĩ thể hiện niềm tin và quyết tâm kháng chiến của phụ nữ địaphương. Chính từ nguồn lương thực được tiết kiệm này đã góp phần quan trọngcho việc khắc phục nạn đói, duy trì hoạt động cách mạng trong những năm thángđầy khó khăn trước thiên tai, địch họa. Nghĩa tình của các mẹ, các chị thật cao đẹp,đáng qúi biết bao đã đi vào lời ca mộc mạc chân tình: “Mỗi lần xúc gạo ra vo. Nhớcon tiền tuyến hốt cho nắm đầy. Mong ngày đánh thắng giặc Tây, Nam Bắc sumvầy, con mẹ gặp nhau ” hay “Sớm mai hốt gạo ra vo. Nhớ Đoàn vệ quốc hốt chonắm đầy. Một tháng là ba mươi ngày. Một ngày một nắm, nhớ rày Vệ Quốc quân“ .Ca dao kháng chiến chống Pháp ở Biên Hoà).

Tháng 7/1948, Xứ ủy triệu tập đại hội tại kinh Năm Ngàn (Chiến khu ĐồngTháp). Đại hội đã đánh giá tình hình Nam bộ và xác định nhiệm vụ cách mạng:“Tập trung đánh vào dự trữ chiến lược của địch và bảo vệ dự trữ kháng chiến“.Khu ủy, Bộ chỉ huy khu 7 chỉ đạo các tỉnh thực hiện: “đánh mạnh vào hậu phươngđịch, gây cơ sở địch hậu, bóp hẹp vùng kiểm soát của chúng; phá hoại trọng tâmkinh tế địch (cao su), cắt đường giao thông địch; mở rộng khu giải phóng, kiếnthiết căn cứ địa, dự trữ mùa màng của ta; tích cực phòng địch, tiến hành địch ngụyvận, mở rộng công tác quốc dân thiểu số “.

Trên tinh thần đó, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chánh Biên Hoà đãthực hiện những biện pháp cụ thể thực hiện tốt các nhiệm vụ. Tỉnh chia lại địa giớimột số huyện1: Tân Uyên, Vĩnh Cửu và thị xã Biên Hoà do tỉnh trực tiếp chỉ đạo;thành lập huyện Sông Bé2 để tăng cường lãnh đạo phong trào đấu tranh. Mặt trậnViệt Minh tỉnh đã tổ chức nhiều khoá học cho cán bộ cơ sở. Tại huyện Tân Uyên,các lớp học bồi dưỡng chính trị, năng lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát triển độingũ cán bộ do Mặt trận Việt Minh phối hợp với cấp uỷ, thu hút nhiều cán bộ các xãtham dự. Mặt trận Việt Minh huyện Vĩnh Cửu tổ chức lớp huấn luyện cán bộ làmcông tác Mặt trận cho 30 học viên của huyện, xã. Một số cán bộ Mặt trận huyệnVĩnh Cửu như ông Nguyễn Văn Hai (bí danh Nguyễn Sơn Hoà) được phân côngvề thị xã Biên Hoà hoạt động hợp pháp.

1 Huyện Tân Uyên cắt một số xã chuyển về huyện Vĩnh Cửu mới thành lập trên cơ sở từ huyệnChâu Thành. Huyện Vĩnh Cửu gồm các xã: Bình Hoà, Tân Triều, Bình Ý, Trảng Bom, Bửu Long, TânThành, Tân Vạn, Tân Phong, Bửu Hoà, Hiệp Hoà, Tam Hiệp, Long Bình, Long Hưng, Tân Hửng, An Hoà.Ban Chấp hành huyện Vĩnh Cửu do đồng chí Phạm Văn Diêu (Lê Lên) làm bí thư, Phạm Văn Bính giữchức Phó bí thư và các uỷ viên: Ngô Bá Cao, Nguyễn Văn Bàng, Bùi Trừng Thăng, Nguyễn Việt Trai,Trần Văn Xã...Thị xã Biên Hoà thành lập trên cơ sở xã Bình Trước.

2 Huyện Sông Bé giáp với Chiến khu Đ về phía Đông và Đông Bắc. Đông chí Ngô Văn Long giữchức Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chánh huyện.

Page 55: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

55

Về xây dựng phát triển kinh tế vùng căn cứ, Tỉnh ủy chủ trương vừa đánhđịch, vừa phải tổ chức sản xuất tự túc, tự cấp và đề ra khẩu hiệu: “Giữ người, g iữcủa, xây dựng người, xây dựng của, lấy của địch bồi dưỡng ta, không để một tấcđất hoang“. Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh chỉ đạo sản xuất tự túc trong tấtcả các cơ quan ở vùng căn cứ. Một số biện pháp kinh tế như: cán bộ chiến sĩ đượcphát rừng làm rẫy những khu vực được chỉ định, lập hội đồng canh nông điềukhiển sản xuất ở xã, lập quỹ dự trữ giống, nông cụ, nâng cao giá mua thóc của dân,lập các nông trường cho nhiều đơn vị, cơ quan tăng gia sản xuất... đã thúc đẩyphong trào sản xuất vùng căn cứ phát triển mạnh.

Trên địa bàn Vĩnh Cửu, dù gặp muôn vàn khó khăn như: phải thường xuyêndời chòi, làm lán ở trong căn cứ nhưng người dân không xao lãng công việc sảnxuất. Các đoàn viên, hội viên đoàn thể thi đua với bộ đội, các cơ quan huyện, xãtăng gia sản xuất, khai phá những vùng đất hoang trồng hoa màu, cải thiện đờisống, gây quỹ kháng chiến. Làng Tân Phong, ban ngày nhân dân từ căn cứ tranhthủ về làng cày cấy, trồng tỉa trong thời gian giặc không đi càn bố. Khi địch ruồngbố, bắn pháo thì dân chuyển sang làm đêm, có lực lượng bộ đội du kích bảo vệ.Đồng thời, lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Cửu phối hợp bộ đội tỉnh tổ chức nhiềutrận đánh vào bọn lính địch, diệt tề trừ gian gây cho địch nhiều tổn thất. Các căn cứBình Đa, Hố Cạn, Bà Bao được giữ vững. Ở huyện Xuân Lộc, trước tình thế giặcPháp xua quân càn phá hoa màu, tổ chức phụ nữ Huyện kết hợp với Liên hiệp côngđoàn Cao su tổ chức những buổi hội “gặt tập đoàn” thu hoạch lúa không để giặcđến cướp đi hoặc phá hủy. Khi lúa chín, mì cho củ, bộ đội , du kích thay nhau canhgác cho nhân dân thu hoạch sớm chuyển về các kho dự trữ trong căn cứ.

Tại huyện Long Thành, chính quyền cách mạng thành lập Hội đồng canhnông với nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo việc đẩy mạnh sản xuất. Nhiều xã còn hìnhthành các Ban quản thủ có nhiệm vụ giữ gìn tài sản của đồng bào khi địch cànquét, quản lý những ruộng đất gia đình bỏ vào vùng tạm chiếm đưa vào sản xuấtphục vụ kháng chiến. Những vùng tự do, huyện thi hành chính sách giảm tô, xóanợ giúp dân tăng gia sản xuất. Nhiều hộ nghèo không đủ ăn ở vùng địch kiểm soátđã thoát khỏi cảnh đói trước đây. Phong trào “con gà kháng chiến”, “rẫy mì khángchiến“, “giồng lang kháng chiến“ đều được phát động ở khắp các xã và nông dântham gia đông đảo. Nhờ vậy hàng năm, huyện thu thêm được vài ngàn giạ lúa từphong trào sản xuất, thu thuế của các Ban quản thủ.

Song song với việc đẩy mạnh sản xuất, Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hoàchỉ đạo phá hoại các nguồn lợi kinh tế địch, hình thành phong trào “cao su chiến“trong các đồn điền cao su ở Long Thành, Xuân Lộc với các hình thức đa dạng: từchặt phá, đổ mủ đơn thuần đến thành lập các đội chuyên trách phá hoại cây cao su,làm giảm tốc độ sản xuất, thu hoạch thành phẩm và lợi nhuận của giới chủ, gây chođịch nhiều tổn thất 1.

1 Cụ thể, trong năm 1948, ta phá 1.952 mẫu vườn cây, đốt đổ 252.797 kg mủ, đập 35.000 chénhứng mủ, đốt phá 150 nhà và nhiều máy móc.

Page 56: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

56

Nhằm vận động đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh tham gia, ủng hộ cáchmạng, Tỉnh uỷ Biên Hoà thành lập Phòng quốc dân thiểu số 2. Đồng chí Ngô VănLong được cử về vùng Bù Cháp, Lý Lịch khá đông đồng bào Ch’ro, S’tiêng để vậnđộng. Đồng bào thiểu số đã tham gia tích cực vào các công việc phục vụ cho khángchiến: dẫn đường, giao liên, cung cấp lương thực, bảo vệ căn cứ...Phòng quốc dânthiểu số của tỉnh đã tập hợp được 3.200 người dân tham gia vào các đoàn thể cứuquốc, các đội du kích. Tập hợp được đồng bào thiểu số vào l ực lượng Mặt trận ViệtMinh là một thắng lợi lớn trong chính sách đoàn kết dân tộc, tham gia kháng chiếncủa tỉnh Biên Hoà.

Trong năm 1948, thực dân Pháp xây dựng quân đội Cao Đài, dùng lực lượngnày để chia rẻ nhân dân, thực hiện càn quét, lùng bố đảng viên, cán bộ Việt Minh;phát hiện các cơ sở cách mạng. Thực hiện chủ trương của Khu miền Đông, Tỉnh ủyBiên Hoà tiến hành kế hoạch “tảo thanh Cao Đài”. Tuy nhiên cách tiến hành chưaphân biệt được giới chức sắc phản động với quần chúng nhân dân có đạo nênkhông đem lại hiệu quả. Nhận thức được điều đó, Tỉnh uỷ Biên Hoà nhanh chóngsữa chữa, chỉ đạo lấy giáo dục, thuyết phục đối với số đồng bào bị địch ép theođạo; đồng thời kiên quyết trừng trị, răn đe những tên chức sắc phản động, làm taysai cho giặc. Các đoàn thể của Mặt trận như tổ chức Phụ nữ, Nông dân, Thanhniên tại các địa phương hoạt động Cao Đài vận rất hiệu quả. Trên địa bàn cáchuyện, các mẹ, các chị cảm hóa tuyên truyền cho nhiều thanh niên địa phươngkhông đi lính, nếu ai đã tham gia binh lính Cao Đài thì trả súng, bỏ ngũ trở về vớigia đình làm ăn sinh sống hoặc đi càn thì không gây tội ác với đồng bào. Nhiều cơsở trong lính Cao Đài được ta xây dựng đóng tại các đồn bót đã cung cấp thông tincho cách mạng, tạo điều kiện cho du kích đột kích đồn, lấy vũ khí. Nhiều cán bộ,đặc biệt là phụ nữ đã xây dựng được những cơ sở nội tuyến trong hàng ngũ línhCao Đài, nắm được các sơ đồ bố phòng của đồn giặc, chuyển tin cho các đơn vị vũtrang và vận động nhiều lính Cao Đài bỏ ngũ, thoát ly kháng chiến. Qua công tácCao Đài vận, ta phân hoá được kẻ thù, giữ được đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tập hợpđược lực lượng cùng tấn công vào kẻ thù chính là quân Pháp xâm lược.

Bước vào năm 1949, thực dân Pháp đẩy mạnh các hoạt động quân sự trênchiến trường Nam bộ. Tại tỉnh Biên Hoà, địch tăng cường lấn chiếm các vùng căncứ du kích, bình định vùng tạm chiếm nhằm thiết lập một vành đai trắng giữa căncứ kháng chiến và vùng tạm chiếm, cô lập, bao vây vùng căn cứ địa cách mạng.Pháp tổ chức nhiều trận tấn công lớn vào căn cứ Chiến khu Đ, Chiến khu RừngSác... phá hoại kinh tế, các kho dự trữ trong đồng thời tìm diệt cơ quan chỉ huykháng chiến. Địch đẩy mạnh hoạt động biệt kích, gián điệp vào vùng căn cứ dukích; tiến hành tuần tiễu, càn quét vào các vùng du kích ven các quốc lộ 1, 20, 15và liên tỉnh lộ 2, 24 để bảo vệ các nguồn lợi khai thác cao su. Tại các vùng tạmchiếm, địch tăng cường củng cố bộ máy tay sai, kiểm soát gắt gao quần chúng, cáctrục lộ giao thông, các đầu mối từ đô thị ra vùng căn cứ kháng chiến. Sự gia tănghoạt động quân sự của địch đã gây cho phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn.

2 Phòng quốc dân thiểu số do đồng chí Hoàng Đình Thương phụ trách.

Page 57: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

57

Thực hiện nghị quyết Hội nghị quân sự Xứ ủy Nam bộ, tháng 8/1949, Tỉnh ủyBiên Hoà đã đề ra nhiều biện pháp quân sự, kinh tế, văn hoá phù hợp với tính chấttừng vùng căn cứ, du kích, tạm chiếm: Vùng căn cứ địa cách mạng được kiện toànmọi mặt hoạt động. Vùng du kích, lực lượng võ trang hỗ trợ bộ đội địa phươngđánh mạnh vào giao thông, phá hoại kinh tế địch. Vùng tạm chiếm và vùng dân tộcít người tăng cường hoạt động võ trang tuyên truyền. Tỉnh ủy chủ trương phát hànhcông trái kháng chiến, phát triển sản xuất để huy động sức dân, trong đó nòng cốtthực hiện chủ trương là Mặt trận Việt minh và các đoàn thể. Về tư tưởng, tất cả đềuquán triệt đường lối “Trường kỳ kháng chiến n hất định thắng lợi” và vừa khángchiến vừa kiến quốc.

Trong khi đó, năm 1949, tình hình ở vùng Xuân Lộc và các đồn điền cao sugặp nhiều khó khăn. Quân Pháp và bọn tay sai tổ chức nhiều cuộc càn lớn đốt phánhà cửa, vườn tược, giết sạch trâu bò, phá hủy cá c phương tiện sản xuất của nhândân. Nạn đói xảy ra nghiêm trọng. Một số chi bộ cơ sở ở Xuân Lộc, lực lượng vũtrang sa sút ý chí chiến đấu. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Biên Hoà chủ trương đưamột số đồng bào Xuân Lộc về sinh sống tại các căn cứ để góp phầ n trong việc:“Kiến thiết nền kinh tế kháng chiến“. Mặt trận Việt Minh tỉnh tổ chức một đoàncán bộ đến Xuân Lộc hỗ trợ đưa nhân dân về các vùng căn cứ của tỉnh an toàn.Hơn 500 quần chúng ở Xuân Lộc được đưa đến khu vực Hàng Dài trong chiến khuĐ, thành lập xã Cộng Hoà. Hơn 2.000 công nhân đồn điền về sinh sống tại xãPhước An, Phước Thái huyện Long Thành; khoảng 800 người về vùng Cơ Trạch,Bàu Lâm huyện Xuyên Mộc; số công nhân, quần chúng lao động từ Bình Lộcchuyển đến Võ Đắc (nay thuộc địa phận Tánh Lin h, Bình Thuận). Tại các vùng lậpnghiệp mới, tổ chức phụ nữ tỉnh vận động chị em trong căn cứ góp từng chiếc áo,lon gạo, giúp đỡ nhiều hộ gia đình ổn định chỗ ở, cùng họ phá rẫy trồng hoa màu.Người đến trước giúp người đến sau tăng gia sản xuất, góp phần xây dựng và bảovệ căn cứ, xây dựng đời sống mới ở vùng độc lập. Kết quả của vụ mùa năm 1948 –1949 ở vùng căn cứ kháng chiến, sản lượng thu hoạch tăng gấp hai lần năm 1947.

Trên địa bàn huyện Long Thành, nhờ vào sự phát hiện của các đoàn thểhuyện ủy Long Thành đã phá rã tổ chức gián điệp phản động trà trộn trong hàngngũ lãnh đạo kháng chiến Long Thành 1, xây dựng hàng chục cơ sở chống phácách mạng từ cấp huyện xuống cơ sở, gây tổn thất cho phong trào đấu tranh, pháhoại đường lối kháng chiến của Đảng, gây chia rẻ nội bộ của huyện. Được tỉnh chỉđạo, hỗ trợ, huyện Long Thành đập tan nhóm phản động, gián điệp này. Vào tháng3/1949, huyện ủy Long Thành tổ chức đại hội, kiện toàn bộ máy lãnh đạo 2. Các cơquan, đoàn thể xã, huyện nhanh chóng ổn định và hoạt động hiệu quả trong tìnhhình mới. Phong trào đấu tranh trên các mặt trận của huyện Long Thành phát triển.Tháng 7/1949, tại chiến khu Phước An, huyện Long Thành tổ chức đại hội “Luyệnquân lập công” trong một tuần lễ. Hàng trăm thanh niên của huyện đăng ký tòng

1 Nhóm phản động gồm các tên sau đã chui sâu, leo lên các chức vụ cao trong huyện uỷ LongThành như: Nguyễn Minh Quang – Phó bí thư huyện; Nguyễn Thọ Phước – Trưởng Công an; Đặng VănQuang – thư ký công đoàn; Thứ – thư ký nông hội.

2 Đồng chí Trần Bình Khê – Bí thư; Trương Minh Kỷ – phó bí thư.

Page 58: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

58

quân, nhập ngũ. Hội Nông dân, Phụ nữ các xã vận động quần chúng đóng góp hơn3.000 giạ lúa phục vụ bộ đội, du kích.

Vùng thị xã Biên Hoà, sau những tổn thất, khó khăn năm 1948, Uy banKháng chiến – Hành chánh thị xã được thành lập 1. Tổ chức Mặt trận thị xã và cácđoàn thể được củng cố. Thực hiện sự chỉ đạo của Thị ủy Biên Hoà, từ căn cứ HốCạn (Tân Phong), cán bộ đoàn thể thâm nhập vào nội ô thị xã Biên Hoà 2 tuyêntruyền đường lối kháng chiến, đẩy mạnh công tác dân vận, xây dựng nhiều cơ sởtrong nội ô. Nhiều nhà tư sản dân tộc như gia đình ông Sáu Sử...cùng các hộ dânhưởng ứng tích cực mua “Công trái kháng chiến”. Từ thị xã, hàng tháng, ta chuyểnđược những số tiền khá lớn vào căn cứ (tiền xanh, do thực dân Pháp chủ trươngđổi, thay thế cho đồng tiền đỏ xử dụng trước đây nhằm đánh vào tài chánh của lựclượng cách mạng) .

Ở ấp Vĩnh Thị (xã Bình Trước), ông Ba Điệu tuyên truyền giác ngộ anh SáuLương (lính pactidăng) lấy súng trở về hàng ngũ kháng chiến. Chị Tám Lá vậnđộng một số lính nguỵ mang tin tức và đạn dược cho kháng chiến. Tại Tân Mai,ông Sáu Đặng kết hợp với cơ sở nội tuyến dùng rượu có thuốc ngũ chuốc cả tiểuđội lính Cao Đài canh gác khu vực nhà máy cưa, lấy toàn bộ súng đạn.

Hoạt động công vận của cán bộ công đoàn thị xã được đẩy mạnh ở khu vựcNhà máy cưa Tân Mai. Công đoàn hình thành từng bộ phận trong công nhân để chỉđạo đấu tranh đòi dân sinh dân chủ. Nhiều đợt đấu tranh của công nhân với bọnchủ hãng đã diễn ra và giành thắng lợi, đảm bảo quyền lợi chính đáng của côngnhân. Không chỉ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, thông qua vận động của côngđoàn, công nhân đóng góp vào quỹ ủng hộ kháng chiến, đồng thời thực hiện rútnguyên liệu, dụng cụ máy móc của tư bản chuyển ra căn cứ.

Giữa năm 1949, tại Chiến khu Bình Đa, huyện ủy Vĩnh Cửu tổ chức đạihội1. Tổ chức Mặt trận huyện và các đoàn thể được củng cố. Đồng chí Phạm VănBính giữ chức Chủ nhiệm Mặt trận, đồng chí Hồng Dương – Tổng thư ký. Tổ chứcCông đoàn do đồng chí Lê Hồng Nghiệp, Bạch, Diệp, Tạo, Khanh phụ trách; ĐoànThanh niên do Nguyễn Văn Sáu, Lê Văn Tấn phụ trách; Hội Nông dân do đồng chíNguyễn Văn Quảng phụ trách; tổ chức Phụ nữ gồm các đồng chí Mười Hoa, CaoBích Hồng, Phi Yến, Bảo Hương. Mặt trận huyện đẩy mạnh công tác phát triển cơsở đồng thời tổ chức nhiều khoá bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Việt Minh không chỉtrong căn cứ Bình Đa mà còn cử các cán bộ xuống cơ sở tuyên truyền, tập huấn thuhút nhiều người tham dự.

1 Đồng chí Võ Văn Mén – Bí thư; Nguyễn Bảo Yến - Chủ tịch UBKC, HC; Phan Thu Hà –Trưởng Công an; Nguyễn Boả Đức – Thị đội trưởng; Phạm Văn Phụng – Đoàn trưởng Thanh niên cứuquốc; Dương Bảo Hương – Đoàn trưởng Phụ nữ; Trương Phi Điểu – Hội trưởng Nông dân cứu quốc;Trần Đại Thiện, Quách Xu – tổ chức công đoàn.

2 Nội ô Biên Hoà, Thị uỷ phân chia bốn khu vực để hoạt động, gọi là hộ; gồm: Hộ 1 - khu vựctrung tâm đường phố và chợ; Hộ 2 – địa bàn Phước Lư, Lân Thị, Vĩnh Thị; Hộ 3 - khu vực Bàu Hang,Tân Hiệp; Hộ 4 – Lân Thành, Dốc Sỏi.

1 BCH Huyện uỷ gồm: đ/c Phạm Văn Bính – Bí thư; Ngô Bá Cao – Phó bí thư. Uỷ ban khángchiến hành chánh gồm: đ/c Phan Duy Khai – chủ tịch; Nguyễn Văn Tỏ, Bùi Trừng Thăng – Phó chủ tịch.Phụ trách Công an: Đặng Tuấn, Lê Chí Hương; Huyện đội: Hoàng Đình Cận.

Page 59: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

59

Trong năm 1949, dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn cao su Biên Hoà côngnhân cao su đã đứng lên đấu tranh đòi dân sinh dân chủ khá sôi nổi. Tiêu biểu làcuộc đấu tranh của 200 công nhân đồn điền An Lộc đòi tăng khẩu phần và tiềnlương vào ngày 30/4. Tiếp ngay sau đó vào ngày 1/5, công nhân đồn điền Cụôc -tơ-nay, Dầu Giây, An Lộc, Núi Đỏ, Sóc Xim phối hợp đấu tranh chào mừng NgàyQuốc tế Lao động, đòi cải thiện chế độ nhà ở, y tế buộc Ban Thanh tra lao động ởBiên Hoà phải lên tiếng can thiệp. Giới chủ sở phải chấp nhận giải quyết nhữngyêu sách của công nhân. Trong công tác phá hoại kinh tế địch, công nhân đồn điềntoàn tỉnh Biên Hoà đã vạt vỏ 557 mẫu vườn cây, chặt phá 503 mẫu, gây thiệt hạicho địch trên hàng triệu đồng tiền Đông Dương. Trong đấu tranh võ trang, lựclượng công nhân đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị bộ đội tấn công địch.Tháng 3/1949, công nhân An Lộc dẫn đường cho đơn vị bộ đội La Nha hoá tranglính Pháp tập kích đồn Tân Lập, Long Khánh dệt, bắt sống nhiều lính nguỵ, thutoàn bộ vũ khí.

Từ 1947 – 1949 là thời kỳ phong trào kháng chiến Biên Hoà phát triển toàndiện. Mặc dầu một số địa bàn như Xuân Lộc gặp nhiều khó khăn nhưng nhìnchung, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Biên Hoà, phong trào kháng chiến của địaphương được giữ vững. Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hoà đã hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ xây dựng, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tham gia kháng chiến. Từvùng chiến khu cho đến căn cứ du kích, vùng tạm chiếm, cán bộ Mặt trận ViệtMinh và các đoàn thể đã không ngại gian khổ, hy sinh, từng bước gây dựng cơ sở,tham gia trên các mặt trận để cùng góp phần đưa phong trào đấu tranh của tỉnhphát triển.

*

Đầu năm 1950, quân Pháp liên tục tổ chức các cuộc càn quét, dùng máy bayném bom và dùng biệt kích đột nhập phá hoại vào các chiến khu Rừng Sác, Chiếnkhu Đ. Các căn cứ du kích ở thị xã Biên Hoà, huyện Vĩnh Cửu, Long Thành…đềubị địch càn quét ác liệt. Nh iều xã bộ máy kháng chiến, chi bộ, đoàn thể tan rã hoặcly hương.

Tại các sở cao su, địch tăng cường thêm hệ thống đồn bót, binh lính (bọn lêdương, pactisan, nguỵ binh Cao Đài, biệt kích) càn bố, kìm kẹp phong trào côngnhân; thực hiện chính sách tam quang “đốt sạch, phá sạch, giết sạch” nhà cửa, củacải, người dân để gom dân ra vùng tạm chiếm.

Tháng 2/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh “Tổng động viên nhân vậtlực” nhằm thực hiện “Tất cả cho tiền tuyến để chiến thắng giặc Pháp xâm lược vàcan thiệp Mỹ”. Trung ương Đảng ra Nghị quyết về đẩy mạnh công tác Thanh vậnđể tập hợp và tổ chức tất cả lực lượng thanh niên yêu nước tham gia đấu tranhchống giặc. Trên tinh thần đó, Tỉnh ủy Biên Hoà động viên lực lượng thanh niêntrẻ trong các cơ quan, ban ngành tham gia bộ đội, mặt khác đưa lực lượng nòng cốtcủa các đơn vị bộ đội tỉnh về khu để thành lập chủ lực tập trung, rút du kích xã lênxây dựng bộ đội, đưa dân quân tự vệ lên làm du kích.

Page 60: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

60

Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể đi đầu trong công tác thực hiện vậnđộng thanh niên tham gia bổ sung vào lực lượng võ trang. Nhiều huyện, thanhniên, công nhân đồn điền hăng hái tham gia lực lượng dân quân, du kích. Thếnhưng, do nhận thức chưa đầy đủ nên việc huy động lực lượng của tỉnh thiếu khâuchuẩn bị từ cơ sở, lực lượng dân quân, du kích chưa được huấn luyện, chất lượngthấp nên đã ảnh hưởng đến phong trào kháng chiến tại nhiều địa bàn.

Từ tháng 4/1950, khi bộ đội địa phương Trần Phú huyện Long Thành rút vềtỉnh1, lực lượng mời hình thành chưa đủ sức làm nòng cốt ch o phong trào du kíchđịa phương. Vùng thị trấn Long Thành, lực lượng võ trang bị đánh bật ra khỏi địabàn, phải rút về rừng Bình Sơn. Địa bàn các xã bị địch liên tục bố ráp, các làngkháng chiến ven sông Đồng Nai hứng chịu nhiều cuộc càn quy mô của giặc. Đểtránh tổn thất cho dân, huyện chỉ đạo đưa dân ra vùng tạm chiếm. Các kho tàng,căn cứ của huyện ở Phú Hữu, Phước Khánh bị giặc đốt phá nhiều lần. Phong tràocách mạng lâm vào tình thế đầy khó khăn.

Trước tình hình khó khăn chung, Tỉnh ủy Biên Hoà giải th ể huyện XuânLộc, phân chia lại chiến trường. Một phần đất của huyện Xuân Lộc từ ngã ba TânPhong đến Gia Ray cắt chuyển về tỉnh Bà Rịa. Tỉnh ủy thành lập Ban Cán sự XuânLộc1 để tổ chức, xây dựng lại cơ sở bên trong vùng thị trấn và các đồn điền, từngbước khôi phục lại phong trào của huyện. Trong khi các cơ quan dân chính Đảng ởXuân Lộc hoạt động trong thế bị động thì cán bộ Liên đoàn cao su vẫn bám sátcông nhân, đồn điền lãnh đạo đấu tranh. Do vậy, phong trào đấu tranh của côngnhân đòi cải thiện dân s inh, dân chủ vẫn được duy trì.

Ngày 3/4/1950, hơn 2.500 công nhân từ các đồn điền Dầu Giây, An Lộc, BìnhLộc đồng loạt kéo lên văn phòng chủ sở đưa kiến nghị đòi tăng lương, làm việcđúng giờ qui định, đồng thời nêu khẩu hiệu phản đối đế quốc Mỹ viện trợ c ho thựcdân Pháp, can thiệp vào Việt Nam. Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5),Liên đoàn cao su Nam bộ phát động công nhân toàn miền Đông đấu tranh. Hơn2.000 công nhân vùng Xuân Lộc biểu tình, tuần hành và đưa ra hàng loạt yêu sáchđòi giới chủ và chính quyền địch giải quyết. Trong sáu tháng đầu năm 1950, côngnhân đồn điền An Lộc, Bình Lộc, đã phá hủy 6 xe cam nhông, đốt cháy 2.100 tấnmủ, gây thiệt hại cho tư bản Pháp hơn hai triệu đồng. Giữa năm 1950, Quốc hội vàChính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tặng thưởng Huân chương Độc lập choLiên đoàn cao su Nam bộ, trong thành tích đó, công nhân đồn điền cao su địa bànXuân Lộc đóng góp một phần quan trọng. Vượt qua những khó khăn, đến tháng6/1950, đội Vũ trang tuyên truyền Xuân Lộc đã liên lạc được với c ác cơ sở trongthị trấn, tổ chức được 8 cơ sở mật trong một số đồn điền, xây dựng 3 tổ dân quânmật. Phong trào đấu tranh của Xuân Lộc từng bước được khôi phục.

1 Bộ đội Trần Phú được thành lập trên cơ s ỡ hai trung đội du kích thành bộ đội địa phươnghuyện vào cuối năm 1949. Huyện thực hiện việc rút lực lượng du kích xã thành lập lực lượng địa phươnggồm 140 đồng chí, lấy tên là đại đội Hồ Văn Long.

1 Ban Cán sự do đồng chí Lê Sắc Nghi làm Bí thư và Đội v ũ trang tuyên truyền huyện do đồngchí Ba Viên phụ trách.

Page 61: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

61

Đêm 27/3/1950, Ban Chỉ huy Thị đội Biên Hoà kết hợp với Mặt trận LiênViệt mở cuộc vũ trang tuyên truyền vào hộ 3 (địa bàn Bàu Hang - Tân Hiệp). Đợttuyên truyền có tác dụng tốt về chính trị và tâm lý với đồng bào, củng cố niềm tincủa nhân dân vào đường lối kháng chiến của cách mạng. Nhiều hộ dân hăng háitham gia công tác cách mạng. Tiếp đó, đêm thứ bảy (20/5/1950), ta đồng loạt dán,treo cờ, khẩu hiệu tuyên truyền về cách mạng khặp nơi dọc đường phố, rạp hát,trường học, ga xe lửa, xí nghiệp, các công sở địch, trên các hàng cây trong các xómấp... Người dân thị xã hân hoan vì cách mạng vẫn còn tổ chức hoạt động dù làtrong vùng địch kiểm soát.

Những tháng cuối năm 1950, cán bộ Mặt trận và các đoàn thể thị xã tiếp tụcvào thị xã tuyên truyền về thắng lợi chiến dịch Biên giới phía Bắc và chiến dịchBến Cát ở miền Đông Nam bộ. Những hoạt động của lực lựơng vũ trang Biên Hoà,những trận diệt tề, trừ gian ngay trong nội ô đã làm cho người dân vùng tạm chiếmtrong thị xã Biên Hoà vẫn hướng về cách mạng. Khí thế của phong trào yêu nướctrong nhân dân được củng cố, ta xây dựng thêm được những cơ sở nuôi gi ấu cánbộ tại xóm Ga, ấp Vĩnh Thị, Gò Me, Dốc Sỏi, Cây Chàm...Từ cơ sở Nhà thươngđiên, bàn đạp Bàu Hang, căn cứ Hố Cạn, lực lượng cách mạng liên tục đột kíchvào nội ô hoạt động.

Page 62: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

62

CHƯƠNG IV

MẶT TRẬN VIỆT MINH TỈNH THỦ BIÊNTRONG GIAI ĐOẠN 1951 – 1954

I. MỞ RỘNG KHỐI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, THAM GIA ĐẤUTRANH CHỐNG ĐỊCH BAO VÂY, LẤN CHIẾM

Chính sách xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung, ViệtNam nói riêng ngày càng bị lên án bởi các lực lượng tiến bộ, yêu hoà bình trên thếgiới. Chi phí phục vụ chiến tranh quá lớn làm cho nên kinh tế Pháp lâm vào khókhăn. Trước tình hình đó, một mặt thực dân Pháp cầu viện trợ Mỹ, đồng thời tăngcường bóc lột thuộc địa, đẩy mạnh chiến lược “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Từ cuối năm 1950 đầu năm 1951, đượ c đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ 1,quân Pháp tiếp tục đẩy mạnh bình định ác liệt trên chiến trường Nam bộ. Chiếntrường Biên Hoà bị chia cắt, vùng căn cứ ngày càng khó khăn về lương thực, thựcphẩm, vũ khí.... Tổ chức cơ sở Đảng ở vùng du kích rất đông đản g viên nhưngthường bị xáo trộn. Nhiều nơi, cán bộ, đảng viên không còn hoạt động hoặc theoquần chúng ra vùng tạm chiếm, bỏ sinh hoạt, công tác. Hầu hết các xã vùng dukích đều bị địch chiếm đóng, nhân dân bị gom vào các khu tập trung gần lộ giaothông, gần đồn bót, bị kềm kẹp gắt gao. Vùng tạm chiếm, nhiều cơ sở kháng chiếnkhông còn, phong trào hũ gạo nuôi quân, tòng quân giết giặc...lắng xuống. Trướctình hình đó, Mặt trận Việt Minh tỉnh chỉ đạo nhiệm vụ hàng đầu của các đoàn thểcơ sở là củng cố lại tổ chức, đưa cán bộ bám dân hoạt động, khắc phục tìnhtrạng”ly hương”, gây dựng lại phong trào.

Việc bám lại vào dân thực sự là một cuộc đấu tranh đầy gian khổ. Ở huyệnVĩnh Cửu, cán bộ tìm cách xâm nhập vào các xã đã bị địch chiếm đóng như BìnhTrị, Tân Hạnh, Hoá An, Tân Hiệp, Bửu Hoà, Tân Vạn...gặp nhiều khó khăn, nhiềucán bộ, chiến sĩ của ta hy sinh vì bị địch phục kích. Nhiều nơi, ta đột nhập đượcnhưng không còn cơ sở nên khó hoạt động hoặc bị cô lập. Trong 3 tháng đầu năm1951, hàng chục cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và hy sinh. Tỉnh ủy BiênHoà cử đồng chí Trịnh Trọng Tráng (Trịnh Văn Bối) củng cố lại tổ chức của thị xãvới danh nghĩa Trưởng Ban cán sự 2.

Ở huyện Long Thành1, địch tăng cường hành quân, càn quét giải toả, xâydựng hệ thống tháp canh dọc các lộ giao thông, thường xuyên tổ chức đột kích vàocác vùng căn cứ cách mạng. Cán bộ, chiến sĩ và quần chúng gánh chịu những tổnthất nặng nề về người và của. Trước tình hình đó, huyện ủy Long Thành một mặt

1 Từ năm 1950 đến 1954 Mỹ viện trợ cho thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lượcĐông Dương đến 78% tổng chiến phí,

2 Ban Cán sự gồm: Trịnh Trọng Tráng, Mai Sơn Việt – phó ban, Trần Minh Chánh – Uỷ viênthường vụ; Ban các sự đóng tại Khánh Vân.

1 Đồng chí Nguyễn Trọng Cát ( Ba Đắc ) – Bí thư; Trần Bình Khê – Chủ tịch; Trương Minh Kỷ –Tuyên huấn.

Page 63: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

63

chỉ đạo tích cực chống giặc càn để giữ đất, giữ vững chiến khu Phước An; mặtkhác, sử dụng lực lượng biệt động thực hiện tấn công ngay trong lòng địch địch.Đối với các cơ quan trong chiến khu, huyện chủ trương “Quân sự hoá”, trang bị vũkhí cho cán bộ dân chính, sẵn sàng đánh trả và cơ độ ng di chuyển. Tình hình huyệnLong Thành gặp muôn vàn khó khăn, các vùng tự do bị thu hẹp dần, lực lượng võtrang không còn đủ quân số, một số đồng bào trong chiến khu phải trở ra vùng tạmchiếm sinh sống để tránh tổn thất.

Tháng 2/1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại An toànkhu Việt Bắc. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra hoạt động công khai với tên gọi ĐảngLao động Việt Nam, quyết tâm lãnh đạo cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Đại hộiđã quyết nghị thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt lấy tên gọi là Mặt trậnLiên hiệp quốc dân Việt Nam; gọi tắt là Mặt trận Liên Việt. Chính cương của Mặttrận Liên Việt xác định: “ Đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước, lấy lực lượngcông nông và lao động trí thức làm nền tảng để kháng chiến, kiến quốc; Vừakháng chiến vừa kiến quốc, kháng chiến phải trường kỳ, kiến quốc trước hết nhằmnhững việc thiết thực để đẩy mạnh cuộc kháng chiến chóng tới thành công…” vàĐiều lệ của Mặt trận cũng qui định “dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự đoàn kết rộngrãi, thực hiện dân chủ, tôn trọng độc lập tính của các đoàn thể, dùng phương phápphê bình và tự phê bình để tiến bộ”.

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Trung Cục miền Nam được thành lập vàchỉ đạo bố trí lại chiến trường, sắp xếp lực lượng kháng chiến. Nam Bộ được chiathành hai phân liên khu: miền Đông và miền Tây.

Tháng 5/1951, tỉnh Thủ Biên được thành lập trên cơ sở sát nhập hai tỉnhThủ Dầu Một và Biên Hòa, trực thuộc Phân liên khu miền Đông 2. Ban chấp hànhTỉnh ủy gồm 25 đồng chí. Ban Thường vụ tỉnh ủy Thủ Biên gồm các đồng chí:Nguyễn Quang Việt - Bí thư, Vũ Duy Hanh và Phạm Văn Thuận - Phó bí thư,Huỳnh Văn Nghệ - Tỉnh đội trưởng, Lê Thái – ủy viên. Ủy Ban hành chánh khángchiến tỉnh Thủ Biên do đồng chí Nguyễn Minh Chương - Chủ tịch, Lê MinhThành (còn có tên khác là Tô Văn Của) Phó chủ tịch.

Tổ chức Mặt trận Liên Việt tỉnh Thủ Biên do đồng chí Võ Văn Đợi làm chủtịch, Phạm Văn Thuận giữ chức phó chủ tịch. Các tổ chức, đoàn thể cứu quốc đượccủng cố lại. Đồng chí Lê Văn Nhiễu làm Thư ký Công đoàn tỉnh, Phạm Văn Khoai

2 Tỉnh Thủ Biên gồm 8 huyện: Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Xuân Lộc, Châu Thành, Bến Cát, Hớn Qủan, LáiThiêu, Thủ Đức và 2 thị xã Biên Hoà, Thủ Dầu Một. Lúc này, huyện Long Thành được cắt chuyển về tỉnh Bà Chợ(Bà Rịa – Chợ Lớn). Sau này, tỉnh thành lập thêm huyện căn cứ Đồng Nai (trên cơ sở sát nhập các xã Thường Lang,Lạc An, Tân Hòa, Tân Tịch, Mỹ Lộc của huyện Tân Uyên và một phần của huyện Hớn Quản).

Page 64: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

64

làm Thư ký Hội Nông dân cứu quốc, Nguyễn Việt Trai phụ trách Đoàn Thanhniên, Lưu Hồng Thoại làm Hội trưởng Phụ nữ cứu quốc 1.

Tháng 6/1951, Tỉnh ủy Thủ Biên họp Ban chấp hành mở rộng, đánh giá tìnhhình và đề ra chủ trương: “Phải đánh phá cho được thế phong tỏa bao vây kinh tếcủa địch, đánh mạnh giao thông, đồn bót buộc chúng phải quay về vùng tạmchiếm; ra sức tăng cường sản xuất lương thực đi đôi với bảo vệ căn cứ; vũ trangtuyên truyền xây dựng cơ sở vùng tạm chiếm; thực hiện giản chính, giản bi ên, tăngcường cán bộ cho cơ sở; các xã du kích bị địch tạm chiếm, đơn vị, bộ đội, đoànthể, du kích hoá trang bí mật luồn vào trong dân để có hướng hoạt động lâu dài”.Tỉnh ủy thực hiện tinh giản bộ máy bằng cách sát nhập nhiều cơ quan cấp tỉnh cóquan hệ mật thiết thành cơ quan lớn hơn, gọi là nhóm. Bộ máy lãnh đạo của ThủBiên chia làm bốn nhóm; bao gồm: nhóm 1 là văn phòng Tỉnh ủy và văn phòng Ủyban kháng chiến hành chánh tỉnh; nhóm 2 là khối dân vận và khối tài chánh (Vănphòng Ủy ban Mặt trận Liên Việt, Ban chấp hành các đoàn thể, các ty kinh tế, tàichánh, canh nông; nhóm 3 là Ban tuyên huấn Đảng, Ty thông tin, Ty giáo dục vàcán bộ Tuyên huấn của Mặt trận, các đoàn thể; nhóm 4 là Ban tổ chức Tỉnh ủy. Haingành quân sự và công an vẫn hoạt động riêng song cũng triệt để giảm biên chế.Như vậy, do công tác tổ chức nên các cán bộ Mặt trận tỉnh chia thành hai bộ phận,có mặt chủ yếu nhất là nhóm 2 và nhóm 3. Vì vậy, trong trong thời điểm này, cánbộ Mặt trận, đoàn thể không chỉ hoạt động của tổ chức mình mà còn thực hiệnnhiều công tác các bộ phận trong từng nhóm.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, các địa bàn đẩy mạnh hoạt động võ trang đểhỗ trợ cho phong trào phát triển cơ sở cách mạng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh.Cán bộ Mặt trận, đoàn thể tỉnh hăng hái tham gia đẩy mạnh sản xuất, phục vụchiến đấu và chiến đấu; đồng thời cử 2/3 cán bộ về phụ trách các tổ chức cơ sở,hoạt động tại địa bàn trong căn cứ, vùng du kích và vùng bị tạm chiếm. HuyệnĐồng Nai1 được thành lập trên cơ sở các xã trong căn cứ Chiến k hu Đ mở rộng. Ủyban kháng chiến hành chính huyện Đồng Nai phối hợp với Mặt trận, các đoàn thểđã thực hiện việc tạm cấp hơn 500 héc ta đất cho nông dân, các cơ quan canh tácsản xuất.

Trong căn cứ Chiến khu Đ, Hội Phụ nữ tỉnh phát triển những trại sản xuất,trồng tỉa lúa và các loại hoa màu để đảm bảo tự túc lương thực bốn tháng trongnăm theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, khắc phục tình hình khó khăn chung của tỉnh.Nguồn lương thực thu được qua việc tăng gia sản xuất không chỉ cung cấp cho Hộimà còn tăng cường cho các đơn vị khác để cải thiện đời sống. Các xã trong huyệnĐồng Nai đều hình thành đội nữ dân quân cùng với du kích, bộ đội tuần tra, canhgác, xây làng chiến đấu chống giặc càn vào căn cứ. Cán bộ Hội phụ nữ còn đảm

1 Ban Chấp hành Hội Phụ nữ tỉnh gồm:Lưu Hồng Thoại (Hội trưởng), Nguyễn Thị Thanh Tâm(Hội phó), Nguyễn Thị Lộc (Hội phó kiêm tỉnh đoàn phó Thanh niên Cứu quốc), Nguyễn Thị KhánhPhương (ủy viên thường vụ ), Huỳnh Thị Bông (ủy viên thường vụ) và 1 số ủy viên...

1 Diện tích rộng 3.700 km 2 , dân số khoảng 10.000 người. Đồng chí Lê Thái – bí thư kiêm chu tịchUBKCHC, Nguyễn Văn Tỏ – phó chủ tịch, Hà Quang Minh – uỷ viên, Nguyễn Văn Tư – huện độitrưởng...

Page 65: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

65

trách nhiệm vụ hướng dẫn nhân dân sơ tán khi cần thiết. Để vừa phục vụ nhân dântrong căn cứ vừa tạo điều kiện cho cán bộ nữ công tác2, Hội phụ nữ tỉnh đứng rathành lập Nhà Bảo sanh. Mặc dầu điều kiện rất khó khăn, thiếu thốn về vật chất vày cụ, nhưng với tinh thần trách nhiệm, chị em phụ nữ luôn làm tốt công tác đượcgiao.

Trong vùng du kích và vùng tạm chiếm, cán bộ Mặt trận tỉnh kết hợp với lựclượng công an, quân báo đã mở nhiều lớp tập huấn về an ninh, quân báo cho các cơsở có điều kiện thuận lợi trong hoạt động hợp pháp. Chiến trường huyện trọngđiểm Vĩnh Cửu2 được tổ chức làm ba khu vực phù hợp với việc phân định chiếntrường: vùng căn cứ, vùng du kích và vùng tạm chiếm để đẩy mạnh hoạt động.Mỗi xã đều tổ chức được cơ sở Đảng, bộ máy chính quyền, đội du kích và cácđoàn thể cứu quốc. Nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận, đoàn thể là tiến hành côngtác dân vận, xây dựng cơ sở cách mạng và địch nguỵ vận. Tháng 4/1951, giặc Phápđưa một trung đội lính đến lập đồn Long Điềm (Long Bình Tân) với âm mưu đánhphá chiến khu Bình Đa. Má Đức ở xã P hước Tân, cơ sở, đã thông báo quy luật sinhhoạt của bọn lính, bộ đội ta bố trí tập kích đồn vào ngày 11/6/1951, diệt nhiều tênđịch.

Thị xã Biên Hoà được Tỉnh ủy tăng cường thêm cán bộ, củng cố đội võtrang tuyên truyền (gọi tắt là VT3). Độ tổ chức thành 4 đoàn xâm nhập vào thị xã,vùng nông thôn có phong trào đấu tranh yếu để diệt tề trừ gian, xây dựng cơ sở,đánh địch tuần tiễu. Với những nỗ lực cao, đến cuối năm 1951, đội võ trang tuyêntruyền thị xã Biên Hoà đã tổ chức được 4 tiểu tổ hoạt động mật, 15 đầu mối thunhận tin tức, 43 cơ sở dân vận, xây dựng được 7 địa bàn làm bàn đạp như Bình Đa,Tân Phong, Hoá An, Tân Vạn, Tân Hạnh, Bình Trị, Bửu Hoà để đột nhập vào thịxã hoạt động. Chính từ những bàn đạp này, lực lượng võ trang đã tổ chức tấn côngđịch bên trong thị xã, đồng thời cổ vũ phong trào đấu tranh, củng cố lòng tin nhândân trong vùng bị địch tạm chiếm.

Ở Xuân Lộc, hệ thống cơ quan lãnh đạo kháng chiến được tổ chức lại. Bancán sự huyện được thành lập; đội vũ trang tuyên truyền huyện được tăng c ườngcán bộ, chiến sĩ cùng một số cán bộ Công đoàn, cán bộ công giáo kháng chiến 1.Nhiệm vụ của đội là khôi phục xây dựng cơ sở cách mạng, diệt tề trừ gian, đánhtiêu hao sinh lực địch ở thị trấn, các đồn điền cao su nhằm đẩy mạnh việc giữngười, giữ của với địch, tạo thế phát triển phong trào kháng chiến địa phương.

Được Liên đoàn cao su Nam bộ tăng cường cán bộ, đội vũ trang tuyêntruyền huyện tổ chức thành 11 nhóm phụ trách từng sở cao su, thị trấn và các lõm

2 Cơ sở nhà bảo sanh tỉnh (có bảy giường) tại dốc Bà Nghiêm (Tân Uyên) do đồng chí Huỳnh Thị Bôngphụ trách.

2 Từ đầu năm 1950, Bộ Tư lệnh Nam bộ xác định: ”Vĩnh Cửu là bàn đạp cách mạng tấn công vàothị xã, nơi trú quân và dừng chân của các lực lượng, đườ ng giao thông quan trong từ Chiến khu Đ xuốngLong Thành, Bà Rịa, là nguồn nhân vật lực cung cấp cho kháng chiến. Tỉnh uỷ Thủ Biên đã xác địnhVĩnh Cưũ là địa bàn chiến lược và tăng cường cán bộ để củng cố, phát huy hiệu lực từ cơ sở.

1 Đội vũ trang do đồng chí Khoát làm đội trưởng, đồng chí Khai, Bạch - đội phó, đồng chí NguyễnHy Vọng - chính trị viên. Quân số của độ gồm 126 cán bộ, chiến sĩ.

Page 66: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

66

căn cứ. Mỗi đội viên công tác được tập trung học tập thông suốt về phương châmcông tác vùng du kích, vùng tạm chiếm và vận động công nhân. Mỗi đội viên vũtrang tuyên truyền phải thực hiện ba nhiệm vụ chính: dân vận, địch ngụy vận,chiến tranh du kích. Trong đó, lấy công tác dân vận làm gốc cho mọi công táckhác. Chủ trương và phương châm thực hiện công tác nầy đã mở một hướng hoạtđộng và chiến đấu hiệu quả cho phong trào kháng chiến Xuân Lộc.

Cán bộ, chiến sĩ của đội phải len lỏi, nằm rừng, chịu đói rét, để tiếp cận quầnchúng nhân dân bằng nhiều hình thức. Có những thời gian, từng đội viên phải đàocủ mài, củ chụp ăn thay cơm; chỗ ở trong rừng phải di chuyển liên tục. Sau mộtthời gian, các tổ đã dần dần bắt được liên lạc với các cơ sở, các tổ chức Công đoànbí mật và khôi phục từng bước phong trào . Công nhân tham gia tích cực trong việcgóp công, góp của cho kháng chiến. Máy móc, thiết bị, vật dụng được công nhângửi ra chiến khu. Lương thực, thực phẩm, thuốc men được công nhân quyên gópủng hộ đội vũ trang, du kích. Tại Suối Tre, một số cơ sở nữ được bố trí vào làmcông cho bọn chủ sở, làm công trong các đồn bót địch để nắm tin tức và lấy vũ khícủa chúng. Một số linh mục yêu nước tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho cán bộ,chiến sĩ về hoạt động tuyên truyền trên địa bàn giáo dân. Nhiều giáo dân tham giakháng chiến, ủng hộ cách mạng với lòng tin “kháng chiến đánh đuổi quân Phápxâm lược là kính Chúa, yêu nước“.

Đội vũ trang tuyên truyền huyện tổ chức nhiều trận đánh trên các lộ giaothông chiến lược, phá hoại đường xá, gây khó khăn cho việc vận chuyển tiếp tế củađịch. Đội phối hợp cùng bộ đội tỉnh Bà Chợ, lực lượng vũ trang Xuyên Mộc tấncông một đoàn xe địch ở Trảng Táo, thu nhiều vũ khí và lương thực, đốt nhà xôngmủ Tân Phong, cảnh cáo và buộc các chủ sở trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ đóngthuế cho kháng chiến.

Chiến trường huyện Long Thành tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Sauhội nghị huyện ủy vào tháng 7/1951, quân Pháp đã tổ chức nhiều cuộc càn quétvào chiến khu Phước An, gây bao tội ác đối với nhân dân và phá hoại các cơ sở,kho tàng của cách mạng. Ngày 20/9/1951, địch tổ chức cuộc càn quy mô bao gồmbộ binh, hải quân, không quân đánh chiếm căn cứ. Vùng tự do cuối cùng của địabàn Long Thành hoàn toàn rơi vào sự kiểm soát của kẻ thù.

Mặc dầu gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng vũ tra ng Thủ Biên đã tổ chứcđược trận đánh vào yếu khu Trảng Bom. Đây là 1 cứ điểm quân sự của Pháp để ánngữ bảo vệ tuyến quốc lộ I, đường sắt; bàn đạp tấn công thọc sâu vào vùng độc lậpĐịnh Tân, Đại An huyện Vĩnh Cửu; chốt chặn hành lang kháng chiến từ Chiến khuĐ về Bà Rịa. Được sự phối hợp giúp đỡ của công nhân, má Năm Xuyến là cơ sởmật báo viên của phụ nữ địa phương, cơ sở nội tuyến lực lượng võ trang tỉnh tổchức tấn công địch sau hai tháng điều nghiên1. Buổi chiều ngày 20/7/1951, ta tậpkích bất ngờ vào yếu khu quân sự địch khiến chúng không kịp đối phó, diệt nhiều

1 Các lực lượng võ trang phối hợp tham gia: tiểu đoàn 303, đội biệt động tỉnh, đại đội NguyễnVăn Nghĩa, Lam Sơn , huyện đội Vĩnh Cửu, đội Võ trang Tuyên truyền Xuân Lộc.

Page 67: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

67

sinh lực địch, thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của chúng2. Trận đánh đãgây tiếng vang, có ý nghĩa lớn cổ vũ mạnh phong trào du kích chiến tranh ở haihuyện Vĩnh Cửu, Xuân Lộc và thị xã Biên Hoà, tạo niềm tin cho quân chúng nhândân vào lực lượng kháng chiến.

Bước vào năm 1952, tại vùng căn cứ, Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnhThủ Biên bãi bỏ chủ trương bao vây kinh tế địch (trước đây chủ trương chỉ tự đóngkhung kinh tế kháng chiến trong căn cứ). Nhân dân trong căn cứ được mang nôngsản, hàng hoá trao đổi, mua bán với vùng tạm chiếm. Đồng thời Ủy ban tỉnh cũngchuyển chính sách thu đảm phụ quốc phòng sang thu thuế nông nghiệp. Đây lànhững chính sách mở kịp thời của tỉnh để khắc phục tình trang khan hiếm lươngthực, hàng hoá và đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế kháng chiến phát triển. Cáccơ quan, ban ngành, đoàn thể trong căn cứ đều luân phiên cắt cử 2/3 cán bộ, nhânviên tham gia sản xuất tự túc. Cán bộ Mặt trận, các tổ chức đoàn thể không chỉ vậnđộng quần chúng tăng gia sản xuất mà còn thực hiện nhiều chuyến mua hàng, thựcphẩm để thực hiện ổn định đời sống và dự trữ trong căn cứ.

Phụ nữ tỉnh tổ chức những lò chế biến lương thực ở Hàng Dài, trại tương ởĐất Đạo trong căn cứ chiến khu Đ để dự trữ và làm lương khô cung cấp cho các cơquan, đơn vị bộ đội.

Đoàn thanh niên tỉnh thành lập 20 đội “thanh niên xung phong chống đói”.Lúc đầu, lực lượng thanh niên được tập hợp chủ yếu là các cơ quan của tỉnh sau đóvận động ra các địa phương và gọi là “đội tăng gia thanh niên”. Tỉnh đoàn Thanhniên chỉ đạo cho mỗi cơ sở đoàn ở vùng đồng bào thiểu số phải đỡ đầu lương thựccho bà con dân tộc. Chủ trương nầy thể hiện được chính sách đoàn kết dân tộcđồng thời vận động, khuyến khích được bà con dân tộc mở rộng tăng gia sản xuấttự túc, góp phần chung trong nền kinh tế kháng chiến một cách hiệu quả. Bên cạnhviệc tăng gia sản xuất, Đoàn Thanh niên tổ chức hai đội “Thanh niên xung phong”tham gia công tác vận tải (vũ khí, lương thực) phục vụ cho chiến đấu. Từ 264 đoànviên ban đầu, chỉ sau một thời gian ngắn, số thanh niên tham gia tăng lên gần 500người. Lực lượng thanh niên vận tải nầy được phiên thanh những đơn vị phù hợp,tham gia hầu hết trên các mặt trận trong công tác chuyển tải, phục vụ kh áng chiến.

Mỗi cán bộ đoàn thể đi công tác cơ sở đồng thời là thành viên vận động thuếnông nghiệp, nhờ vậy phong trào vận động đóng thuế nông nghiệp được đông đảonhân dân không chỉ ở vùng căn cứ, mà cả vùng du kích và tạm chiếm tham gia,góp phần xây dựng kinh tế kháng chiến. Tình trạng thiếu đói trong vùng căn cứđược khắc phục.

Để hỗ trợ cho các đoàn cán bộ công tác, đội vũ trang tuyên truyền thị xãBiên Hoà tổ chức một số trận đánh địch tại nhà hàng Vi-đan, chặn đánh xe buýtchở lính Pháp, đốt kho xăng Biên Hoà, tấn công trụ sỡ làng Bửu Long, đánh sập

2 Ta diệt 50 lính Au Phi, bắt sống hàng chục tên, toàn bộ tề nguỵ ra đầu hàng, thu 200 súng cácloại (trong đó có 10 khẩu đại liên, 50 trung liên, 1 cối 81), phá hủ 1 xe thiết giáp, thu nhiều máy m óc, đạndược, 5 triệu tiền Đông Dương .

Page 68: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

68

tua Hoá An (do lính Cao Đài trấn giữ), tháp canh Bình Thành, diệt ác ở BửuHoà...gây cho địch nhiều tổn thất, củng cố lòng tin của quần chúng trong vòng vâykiểm soát của giăc. Hầu hết, các trận đánh của lực lượng võ trang đều có sự tiếpsức, giúp đỡ của các cơ sở bên trong. Trận đánh kho xăng Biên Hoà các ông ĐỗVăn Khê, Trương Đại Khai, Lê Văn Thìn, bà Đỗ Thị Phú đã bất chấp hiểm nguy,che chở cho các chiến sĩ hoạt động.

Huyện ủy Long Thành chủ trương chia địa bàn thành 5 khu vực để hoạtđộng và đẩy mạnh việc gây dựng cơ sở, ổn định phong trào, vận động tài chánhnuôi quân. Lực lượng cơ quan, ban ngành huyện được phân tán để cơ động trongcông tác. Đồng chí Nguyễn Sanh Thành – Chủ nhiệm Mặt trận Liên Việt huyệnđược phân công phụ trách địa bàn khu III: Phước Thành, Phú Hữu, Phước Khánh,Phước Lý. Các khu vực khác trong các đơn vị đều có cán bộ các đoàn thể, mặt trậntham gia đảm nhiệm công tác tuyên truyền. Do chuyển được phương thức hoạtđộng, bám dân, tình hình kháng chiến Long Thành từng bước đi vào ổn định tuykhông tránh được những tổn thất do địch đánh phá ác liệt, đặc biệt do bọn línhphản động trong Cao Đài, Hoà Hảo và biệt kích do tên ác ôn Suacot cầm đầu thựchiện. Lực lượng võ trang Long Thành cũng tổ chức nhiều trận đánh gây tiếng vangnhư: trận tấn công kho chứa mủ ở quận lỵ, đánh sân bay Siph, diệt bót lộ 19…làmcho địch không còn huênh hoang giọng điệu ”Việt Minh đã bị đánh bật ra khỏiLong Thành”. Những trận đánh đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng. Địa bàncác xã được nối thông, cán bộ bám vào dân tuyên truyền đường lối kháng chiến.Đặc biệt, ngay tại thị trấn Long Thành, ta xây dựng được hơn 60 hội viên phụ nữ,tại các đồn điền cơ sở cách mạng được móc nối, gây dựng lại. Công tác vận độngtài chánh kháng chiến thu được nhiều kết quả, góp thêm lương thực nuôi quân.

Tháng 10/1952, cả miền Đông Nam bộ bị bão lụt gây hậu quả nặng nề. TỉnhThủ Biên, đặc biệt vùng Biên Hòa bị thiệt hại nghiêm trọng 1. Trước hậu quả củaviệc địch phong tỏa kinh tế giờ thêm thiên tai lũ lụt, các trại sản xuất, lương thựchoa màu chuẩn bị thu hoạch bị mất trắng, các kho lương dự trữ, kho tàng, doanhtrại, quân y trang…đều bị phá huỷ, hư hỏng khiến hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, nhândân trong Chiến khu Đ bị đe dọa bởi nạn đói, bệnh tật. Rất nhiều đồng bào ở Chiếnkhu, các vùng độc lập đến gặp chánh quyền địa phương đề nghị được tạm thời ravùng tạm chiếm tìm cách sống qua ngày. Từ tiêu chuẩn được cấp 10 lítgạo/người/tháng nay chỉ còn 3 lít gạo. Số gạo trên chỉ đủ nấu chá o với tỉ lệ 5%gạo, còn 95% là lá tàu bay hoặc các thứ rau, củ tự kiếm được.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Thủ Biên xin chi viện của Trung ương Cục vàkêu gọi đồng bào vùng tạm chiếm ủng hộ vùng kháng chiến. Nhân dân các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long đã quyên góp hàng triệu đồng tiền Đông Dương, hàngchục tấn gạo, thực phẩm, đồ dùng ủng hộ. Để chuyển số hàng từ miền Tây lênChiến khu Đ, tỉnh Thủ Biên thành lập nhiều đội thanh niên xung phong vậnchuyển. Trên địa bàn tỉnh Thủ Biên, cán bộ Mặt trận, các đoàn th ể vận động và

1 Theo báo cáo của Nam Bộ gởi Trung ương Đảng và Chính phủ, tỉnh Thủ Biên là địa phươngthiệt hại nặng nề nhất (khoảng 80%).

Page 69: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

69

trực tiếp tham gia thực hiện việc chuyển tải lương thực, thực phẩm, hàng hoá củaquần chúng đóng góp về căn cứ. Công cao su tự nguyện giảm khẩu phần ăn vốnthiếu thốn của mình để góp thêm lương thực gởi vào chiến khu. Nhân dân LongThành theo lời kêu gọi của Mặt trận Liên Việt huyện đã góp hàng chục ngàn giạlúa. Đồng bào xã Phú Hữu ủng hộ 25.000 giạ lúa (khoảng 500 tấn). Mặc cho địchphong toả, bằng sự linh hoạt, lực lượng huyện đã đào kênh chuyển hàng về tỉnh antoàn. Nhân dân thị xã Biên Hoà gom góp được nhiều nhiều loại hàng hoá để ủnghộ đồng bào vùng căn cứ. Nhiều chủ tiệm cả người Việt, người Hoa đều tích cựcđóng góp gạo. Các hộ gia đình, chủ sạp hàng thì tuỳ theo khả năng đóng góp tiềnbạc, hàng hoá các loại bí mật chuyển ra cho kháng chiến. Các cơ sở làm việc trongNhà thương điên Biên Hoà chuyển được nhiều thuộc điều trị bệnh, dụng cụ y tế racăn cứ. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong công tác tải hàng từ vùng tạmchiếm về căn cứ cách mạng do bị địch phục kích. Những con đường như quốc lộ I,15; các tỉnh lộ 16, 24…luôn bị lính địch tuần tiễu, phục kích ngăn chặn. Cán bộ,chiến sĩ của ta khi vượt qua những con đường này mệnh danh chúng là những“cung đường máu và mồ hôi”.

Sự chi viện và giúp đỡ của nhân dân khắp nơi là nguồn lực đ ể Đảng bộ,quân dân tỉnh Thủ Biên ổn định đời sống vùng căn cứ, vượt qua những thử tháchvô cùng nghiệt ngã. Đi đôi Tỉnh ủy Thủ Biên phát động phong trào tự túc sản xuất,đẩy mạnh trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, chăn nuôi gia súc. Cùng vớicác cơ quan, đơn vị trong căn cứ, Mặt trận tỉnh và các đoàn thể tích cực tham giacông tác sản xuất, chăn nuôi, tạo nguồn lương thực cho chính đơn vị mình đồngthời góp phần vào lương thực dự trữ cho kháng chiến.

Từ cuối năm 1952, lợi dụng tình hình khó khăn của ta ở Chiến khu Đ vềlương thực, thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc càn và thực hiện chiến tranh tâm lýđối với chiến khu Đ. Một số cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đã hoang mang dao động,rời bỏ hàng ngũ chiến đấu1. Quân Pháp và ngụy binh lùng vào chiến khu, đánhcướp, phá hoại mùa màng. Cuộc chiến đấu bảo vệ lương thực, mùa màng của tađối với địch hết sức căng thẳng. Lực lượng vũ trang vừa tăng gia sản xuất vừachiến đấu. Cán bộ Mặt trận tỉnh và các đoàn thể, đặc biệt là phụ nữ tranh thủ giúpdân thu hoạch mùa màng vào ban đêm, ở cả những chân ruộng ngay sát đồn bótđịch. Nhiều lần, địch tổ chức xe đến cướp lúa của đồng bào sau khi thu hoạch, cácmẹ, các chị bao vây cản xe, đấu tranh: “Bão lụt làm mùa màng thất bát, dân chịuđói chịu khổ. Mấy chú cũng có gia đình, mấy chú có muốn gia đình mình chết đóikhông? Bà con ở đây khác gì gia đình mấy chú”. Trước lý lẽ có tình, có lý của cácmẹ, các chị, bọn lính đã bỏ đi. Trong gian khổ, khó khăn, cán bộ các đoàn thể bấtchấp gian nguy, luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó từ công việc giúpdân, tuyên truyền, liên lạc, tải hàng....vẫn trung kiên, một lòng với kháng chiến.Sau một thời gian, quân dân Thủ Biên vừa sản xuất vừa chiến đấu đã ổn định đượctình hình và đẩy mạnh phong trào kháng chiến.

1 Theo báo cáo, trong năm 1952, tỉnh Thủ Biên có 52 cán bộ và 383 du kích bỏ ngũ.

Page 70: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

70

II. HUY ĐỘNG SỨC MẠNH TOÀN DÂN, ĐẨY MẠNH KHÁNGCHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1953 – 7/1954)

Bước vào năm 1953, quân Pháp tiếp tục tăng cường vơ vét sức người sứccủa ở Nam bộ để đẩy mạnh hoạt động trên chiến trường chính ở miền Bắc ViệtNam.

Ngày 24/4/1953, Trung ương Đảng ra chỉ thị về việc phát động quần chúngđẩy mạnh công cuộc kháng chiến. Mục đích của phát động quần chúng là: ”đánhđổ thế lực phản động, làm yếu thế lực kinh tế của phong kiến, đập tan thế lực chínhtrị của phong kiến, thoả mãn một phần yêu cầu kinh tế của nông dân và giành ưuthế chính trị cho nông dân lao động ở nông thôn, củng cố công nông liên minh vàmở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển sản xuất, đẩy mạnh khángchiến…”.

Trên địa bàn tỉnh Thủ Biên, địch tăng cường đánh phá vùng Chiến khu Đ.Trong bốn tháng đầu năm, chúng tổ chức 3 trận càn quét cấp tiểu đoàn, 16 trận độtkích cấp đại đội, có trận với quy mô lớn, kéo dài gần 2 tháng trời hòng san bằngcăn cứ, tiêu diệt bộ máy kháng chiến cách mạng. Huyện căn cứ Đồng Nai có 6.000đồng bào và trên 4.000 dân các huyện Hớn Quản, Bến Cát, Vĩnh Cửu bị địch gomra vùng tạm chiếm. Vùng căn cứ du kích, địch tăng cường bình định, gom dân,chặn đường tiếp vận và tăng cường bắt lính vùng tạm chiếm. Toàn tỉnh Thủ Biên,địch bắt 2.000 thanh niên đi lính. Ở các đồn điền cao su, địch vừa ruồng bố, tuầnkích, càn quét bao vây căn cứ của lực lượng kháng chiến; đồng thời phát triểnmạng lưới gián điệp, xử dụng bọn đào ngũ tung tin, lập những tổ chức dân chủ giảhiệu, nghiệp đoàn ma…phá hoại cơ sở, chia rẽ khối đoàn kết công nhân.

Đây là một giai đọan đầy khó khăn cho các hoạt động của tổ chức mặt trậnvà các đoàn thể tỉnh Thủ Biên. Công tác xây dựng và phát triển cơ sở trên địa bànBiên Hoà ngoài tổ chức công đoàn và hội mẹ chiến sĩ thu hút rộng rãi quần chúngnhân dân, công nhân thì các tổ chức khác hoạt động chưa có hiệu quả. Một số cơsở trong các đồn điền cao su hoạt động không thường xuyên. Cán bộ cơ sở tại chỗthiếu hụt, nhiều cơ sở cách mạng bị phát hiện, cô lập. Hầu hết, các cán bộ côngđoàn đều nằm trong đội võ trang tuyên truyền, kết hợp công tác chiến đấu với xâydựng cơ sở. Nhiều địa bàn, hoạt động của mặt trận, đoàn thể mang tính cầm chừng.

Tháng 4/1953, Tỉnh ủy Thủ Biên triệu tập hội nghị cán bộ tại Chiến khu Đnhằm rút kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện phương châm công tác ba vùng: căn cứ,du kích, tạm chiếm. Những chủ trương lớn trong hoạt động của ta được xác địnhlà: Đẩy mạnh võ trang tuyên truyền, diệt tề trừ gian, xây dựng cơ sở, tăng cườngđịch vận; đẩy mạnh phong trào vùng đô thị tạo điều kiện cho chi bộ, chính quyền,đoàn thể bám dân hoạt động. Tỉnh ủy xác định và phân chia lại các vùng cho phùhợp với tình hình mới 1.

1 Những địa bàn trước thuộc Biên Hoà được xác định trong vùng cụ thể như: Vùng đô thị tạmchiếm – thị xã Biên Hoà; vùng cao su tạm chiếm – Xuân Lộc; Vùng Thiểu số – có Bù Cháp, Lý Lịch; Vùngcăn cứ du kích – Đai An, Định Tân (Vĩnh Cửu) và Lý Lịch, Vĩnh An, Tứ Hiệp, Bù Cháp ( Sông Bé ); Vùngnông thôn tạm chiếm –Vĩnh Cửu và một số xã như An Hoà, Tân Bửu của thị xã Biên Hoà; địa bàn LongThành lúc này thuộc quản lý của tỉnh Bà – Chợ .

Page 71: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

71

Thực hiện sự chỉ đạo này, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể Liên Việt tỉnh ThủBiên đẩy mạnh hoạt động vào các vùng tạm chiếm. Nhưng trong quá trình thựchiện vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình tranh chấp giữa địch và ta khá gay gắt,một số địa bàn lực lượng cách mạng còn buông lỏng và không đúng phương châmhoạt động, chưa đem lại hiệu quả.

Những tháng đầu năm 1953, vừa sản xuất vừa chiến đấu, quân dân Thủ Biêntừng bước ổn định tình hình sinh hoạt và phong trào. Số đồng bào ra vùng tạmchiếm lần lượt trở về sinh sống, tiếp tục xây dựng căn cứ. Công tác xây dựng vàbảo vệ căn cứ Chiến khu Đ được triển khai. Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể tiế p tụcthực hiện tăng gia sản xuất, xây dựng kinh tế kháng chiến đồng thời thực hiệnphương án phòng gian bảo mật, chiến đấu bảo vệ căn cứ.

Tại vùng du kích, vùng tạm chiếm, Tỉnh ủy chỉ đạo khắc phục tình trang bộmáy lãnh đạo, cán bộ ly hương; giữ vững vù ng du kích, đưa hoạt động võ trangvào vùng yếu, tạm chiếm; tăng cường công tác địch nguỵ vận. Huyện Vĩnh Cửuđược tỉnh cử tăng cường cán bộ phát triển làng xã chiến đấu, củng cố căn cứ dukích làm bàn đạp tiến công vào thị xã Biên Hoà.

Vùng đồn điền, Tỉnh ủy Thủ Biên chủ trương đẩy mạnh tổ chức và hoạtđộng công đoàn bằng hình thức hợp pháp, bán hợp pháp phù hợp với hoàn cảnh,củng cố niềm tin đối với quần chúng. Đồng thời, tỉnh rút một số cán bộ về chỉnhhuấn tư tưởng, học tập chính sách để chuẩn bị chuyển hướng cho các hoạt động bímật một cách hiệu quả hơn. Giữa năm 1953, tỉnh Thủ Biên tổ chức được 2 lớp họccho cán bộ về đường lối, chính sách và phương thức hoạt động chuyển hướngtrong tình hình mới. Cán bộ mặt trận, đoàn thể có thêm những kinh nghiệm t ổ chứctuyên truyền, xây dựng cơ sở, vận động nhân dân dưới các hình thức hội làng, hộixóm, hội tương tế…Phong trào đấu tranh của công nhân đòi dân sinh dân chủ,chống bắt lính được khơi dậy ở một số sở.

Đối với vùng đồng bào thiểu số, Tỉnh ủy Thủ Biên c hỉ đạo đẩy mạnh côngtác thiểu số vận. Tỉnh Thủ Biên có trên 70.000 đồng bào dân tộc thiểu số, gồm cácdân tộc như: Ch’ro, Mạ, S’tiêng và Khme…Địch thực hiện chia rẽ đồng bào thiểusố với kháng chiến, tăng cường bắt xâu bắt lính, lợi dụng đồng bào để hình thànhhệ thống bảo vệ các đồn bót và cơ sở kinh tế của chúng. Vì vậy, hàng ngàn thanhniên các dân tộc thiểu số bị địch bắt lính. Trên địa bàn Biên Hoà, công tác thiểu sốvận các khu vực Tà Lài, Lý Lịch, Xuân Lộc được cán bộ Mặt trận thực hiện hiệuquả. Cán bộ ta thực hiện ba cùng với nhân dân, giúp đồng bào làm nương rẫy ổnđịnh cuộc sống, chăm lo đời sống y tế…đáp ứng nguyện vọng của bà con nên từngbước được đồng bào tin tưởng. Qua công tác thiểu số vận, ta làm thất bại âm mưugây chia rẻ dân tộc của địch, đồng bào thiểu số ủng hộ kháng chiến bằng nhiềuhình thức: đóng góp lương thực, che chở cán bộ về hoạt động, giao liên dẫn đường,kêu gọi thanh niên buôn, sóc trốn lính, đào ngũ…Đặc biệt, đồng bào thiểu số trongcăn cứ như các xã Bù Cháp, Lý Lịch, Vĩnh An, Tứ Hiệp đã tham gia phong tràochống càn, tích cực bảo vệ căn cứ. Đồng bào đã rào làng chiến đấu, làm nhiều bãichông chống địch càn. Các phụ lão, thiếu nhi hăng hái trong công tác canh gác, vận

Page 72: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

72

chuyển tiếp tế lương thực, phụ nữ tham gia du kích, nữ dâ n quân trực tiếp chiếnđấu.

Những tháng cuối năm 1953, hoạt động của các lực lượng vũ trang khángchiến trên toàn quốc có những bước chuyển quan trọng. Trên chiến trường Bắc bộ,quân Pháp ngày càng sa lầy. Ở Nam bộ, địch rút bỏ nhiều đồn bót, tăng cường bắ tlính đôn quân để tập trung cho chiến trường miền Bắc. Đây là thời điểm để phongtrào đấu tranh cách mạng ở Nam bộ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

Tháng 9/1953, Bộ chính trị Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ của chiếntrường Nam bộ là đẩy mạnh chiến tranh du kích, tranh thủ điều kiện thuận lợi mớitiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch và đẩy mạnh công tác địch ngụy vận.Tháng 10/1953, Trung ương Cục miền Nam quyết định mở chiến dịch địch ngụyvận để phối hợp với đợt hoạt động trong chiến dịch Đông Xuân (1953 – 1954),xem đây là nhiệm vụ trung tâm của vùng du kích và vùng tạm chiếm. Quán triệtchỉ thị của Trung ương Cục và Phân liên khu miền Đông, Tỉnh ủy Thủ Biên chỉđạo các địa phương tăng cường công tác vận động, lôi kéo giác ngộ binh lính,hương chức hội tề, từng bước làm tan rã đồn bót và bộ máy chính quyền địch.

Mặt trận tỉnh và các đoàn thể tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vậnđộng đường lối kháng chiến; lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống địch gom dân,bắt lính; đồng thời vận động thanh niên tòng quân, gia nhập du kích, xây dựng cơsở cách mạng. Phong trào kháng chiến có những bước chuyển biến đáng kể.

Ở thị xã Biên Hoà, các đoàn võ trang tuyên truyền đẩy mạnh công tác diệt tềtrừ gian hỗ trợ cho các đoàn thể triển khai công tác đ ịch nguỵ vận, vận động nhiềubinh lính bỏ súng trở về với nhân dân, không tham gia làm tay sai cho địch. Đượccơ sở mật ở Bình Đa, Tam Hiệp, Hiệp Hoà dẫn đường, tổ biệt động thị xã BiênHoà đột kích, đốt cháy kho xăng Biên Hoà, nơi dự trữ nhiên liệu lớn củ a địch ởmiền Đông.

Ở huyện Vĩnh Cửu, lực lượng vũ trang diệt các bót Miễu Ngói, diệt địch ởsở cao su Ông Phủ (Bình Ý), bót Cẩm Vinh hỗ trợ cho cán bộ Mặt trận, đoàn thểđẩy mạnh công tác vùng địch hậu, vận động quần chúng kết hợp vũ trang phá rã bộmáy tề nguỵ. Bọn địch không dám càn bố sâu vào các vùng căn cứ du kích của ta.Các đoàn cán bộ quân, dân, chính, Đảng có điều kiện xâm nhập sâu xây dựng cơsở, rút thanh niên tòng quân. Ở Gò Lũy (huyện Tân Uyên), thông qua nội tuyến vàcông tác binh vận, ta đưa một đại đội lính Hoà Hảo về miền Tây Nam bộ, phá đượcâm mưu của giặc Pháp dùng lực lượng vũ trang tôn giáo đánh phá cách mạng.

Tại Xuân Lộc, các chi bộ đảng đẩy mạnh tuyên truyền chiến thắng của tatrên chiến trường miền Bắc khiến bọn lính hoang mang, t inh thần rệu rã; phongtrào chống bắt lính trong quần chúng ngày càng phát triển. Tại đồn điền Ông Quế,được cơ sở nội tuyến giúp đỡ, công nhân và lực lượng du kích Bà Rịa tổ chức tấncông đồn, bắt sống chủ Tây và toàn bộ lính địch, thu vũ khí đạn dược, qu ân trang,quân dụng đưa ra vùng căn cứ. Nhân dân, công nhân tại địa phương tích cực quyêngóp lương thực, thực phẩm, đồ dùng... ủng hộ bộ đội. Trận đánh đồn ở sở ÔngQuế gây tiếng vang lớn, cổ vũ cho phong trào du kích trong các đồn điền ở Xuân

Page 73: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

73

Lộc phát triển, tạo ra khí thế chính trị hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của công nhân.Ở các đồn điền An Lộc, Bình Lộc, Cẩm Mỹ... công nhân tổ chức nhiều cuộc đấutranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống bắt lính và chống đánh đập, sa thải côngnhân... Đội vũ trang tuyên truyền huyện và du kích liên tục đột kích tuyên truyềnvà tấn công địch, nhiều đồn bót, tháp canh binh lính địch không dám canh gác. Địabàn Xuân Lộc từ vùng bị tạm chiếm chuyển lên thành vùng du kích.

Vùng Chiến khu Đ mặc dù địch đánh phá ác liệt1 nhưng phong trào du kíchvẫn phát triển. Huyện căn cứ Đồng Nai có hàng trăm thanh niên tham gia bộ đội,du kích. Mỗi xã ta xây dựng tiểu đội du kích làm nòng cốt chiến đấu, chống địchcàn. Cán bộ trong các đoàn thể đều tham gia trong lực lượng du kích vừa t ham giasản xuất, tăng cường làm mùa nghịch, thực hiện bảo đảm nguồn kinh tế khángchiến. Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân các xã trong chiến khu vàcác vùng du kích với phương châm “giành giật với địch, thu hoạch hết, thu hoạchgọn” đã bảo vệ được lương thực khi thu hoạch.

Tháng 11-1953, Tỉnh ủy Thủ Biên đã tổ chức Đại hội mừng công, tuyêndương nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đạt nhiều thành tích trong chiến đấu, sảnxuất; khích lệ phong trào thi đua trong toàn tỉnh. Tỉnh thành lập đoàn văn công,xuất bản những ấn phẩm tuyên truyền đường lối kháng chiến, động viên tinh thầnchiến đấu, sản xuất trong căn cứ và cả các vùng tranh chấp giữa ta và địch. Cáckhẩu hiệu tuyên truyền “4 không”: không cướp phá, không bắn giết, không bắt bớ,không hãm hiếp được cán bộ và các đội vũ trang tuyên truyền đưa vào vùng địchchiếm đóng; viết thư tay, gởi quà bánh kèm truyền đơn, qua các cơ sở nộituyến…tác động đến hàng ngũ địch, việc vận động nguỵ binh trở về với nhân dânthu được nhiều kết quả. Qua đợt vận động, có 527 ngụy binh bỏ ngũ trở về với giađình, 17 lính mang súng về với cách mạng. Hằng trăm nông dân vùng tạm chiếmlần lượt trở về Chiến khu. Nhiều vùng tranh chấp trở thành vùng tự do.

Huyện Long Thành lúc bấy giờ là một trong những địa bàn trọng điểm củatỉnh Bà Chợ. Qua một thời gian củng cố công tác xây dựng cơ sở Đảng, cơ sở quầnchúng, ta mở được thế kềm kẹp của địch. Phương châm công tác 3 vùng được cánbộ Mặt trận, đoàn thể thực hiện thu được nhiều kết quả khả quan. Toàn huyện có302 đảng viên thoát ly và 167 đảng viên mật, ta móc nối liên lạc được với 72 đảngviên. Một số ấp đã xây dựng được các lõm du kích. Nhiều khu dồn dân của địch bịquần chúng nổi dậy giải tán.

Từ cuối năm 1953 đầu năm 1954, trên chiến trường Thủ Biên, quân Pháp rútđi 3 tiểu đoàn để tăng cường cho chiến trường Bắc Bộ 2. Do lực lượng bị thiếu hụtnên chúng bổ sung gấp rút ngụy quân đồng thời rút bớt đồn bót vùng tạm chiếm. ỞBiên Hoà, địch thành lập một tiểu đoàn cơ động tuần tiễu các tuyến lộ giao thông

1 Đến tháng 8/1953, địch mở 4 cuộc càn cấp tiểu đoàn, 24 lần đột kích cấp trung đ ội. Riệngtrong tháng 6/1953, địch dùng 2 đại đội đột kích vào tận khu vực Nhà Nai hòng tấn công cơ quan đầunào của ta. Ngoài ra, chúng thường xuyên dùng máy bay, pháo bắn phá căn cứ, rải tuyền đơn dụ hàng.

2 Cuối năm 1953, tổng số quân địch trên tỉnh Thủ Biên có 26.000 tên (bằng 3/5 quân số năm1952)

Page 74: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

74

quan trọng I, 15 và 20. Tuy nhiên chiến thắng của ta trên chiến trường miền Bắctác động, đại đa số binh lính ngụy tinh thần hoang mang dao động. Nắm bắt thờicơ, Tỉnh ủy Thủ Biên một mặt chỉ đạo đưa lực lượng võ trang áp sát các thị xã, thịtrấn tấn công đồn bót giặc, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền địch nguỵ vận vào cácvùng tạm chiếm, phát huy thắng lợi để phối hợp với chiến trường chung của cảnước.

Đầu năm 1954, tỉnh Thủ Biên gồm 7 huyện, 89 xã; trong đó có 16 xã căn cứ,32 xã du kích và 41 xã tạm chiếm. Lực lượng quân Pháp ngụy gặp mâu thuẫn lớngiữa tập trung cho chiến trường miền Bắc và phân tán đối phó hoạt động của quândân ta ở chiến trường Nam bộ. Trung ương đã đề ra 3 nhiệm vụ chính trong năm1954 cho chiến trường Nam bộ: Giữ vững và đẩy mạnh chiến tranh du kích ; củngcố mở rộng căn cứ; đẩy mạnh công tác địch nguỵ vận.

Về công tác địch ngụy vận, Phân Liên khu miền Đông tổ chức hội nghị“Quân Dân Chính Đảng” xác định nhiệm vụ, mục tiêu là: làm tan rã nguỵ binh (cácsắc lính trong hàng ngũ địch) bằng vận động chính trị kết hợp tác chiến mạnh, kếthợp hoạt động quân sự với đấu tranh kinh tế; đẩy mạnh phong trào vận động địchgiải ngũ, đào ngũ, phản chiến và phá thế gom dân của địch. Tùy vào từng vùng cụthể và từng đối tượng sắc lính mà lực lượng cách mạng có phương châm thực hiệnthích hợp, từ thấp lên cao, từ hợp pháp đến bất hợp pháp. Với bọn lính Bảo an haytề ở vùng tạm chiếm, ta lôi kéo là chính, phá là phụ nhưng ở vùng du kích thì phálà chính, lợi dụng lôi kéo là phụ; từ đó, giúp ta từng bước phá tan bộ máy ngụyquân của địch. Ta đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở và dùng cơ sở bí mật đểkhuấy động phong trào tuyên truyền về Chánh phủ Hồ Chí Minh và đường lối củaĐảng, của kháng chiến trong giai đoạn mới. Đối với những sắc lính chính quy tavừa vận động làm cho chúng tan rã, vừa tranh thủ tiêu hao sinh lực địch. Công tácđịch nguỵ vận nhằm tuyên truyền về cách mạng và mở rộng mặt trận dân tộc thốngnhất trong công việc bảo vệ hoà bình, bảo vệ đất nước thoát sự thống trị của kẻ thùvà bọn tay sai.

Thực hiện nghị quyết của trên, Tỉnh ủy Thủ Biên đã chỉ thị Mặt trận và cáccơ quan đoàn thể Biên Hoà từ tỉnh đến các huyện, xã nhanh chóng chấn chỉnh,củng cố; đẩy mạnh tuyên truyền thắng lợi ở miền Bắc, đẩy mạnh công tác địchngụy vận.

Thắng lợi của ta trên chiến trườn g cả nước những tháng đầu năm 1954 đãtác động đến phong trào đấu tranh chung của Nam bộ nói chung, tỉnh Thủ Biên nóiriêng. Thế và lực của lực lượng cách mạng ngày càng được củng cố, tăng cường.Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng chấn động địa cầu: đánh bạithực dân Pháp xâm lược. Hòa trong niềm vui chung của đất nước, quân dân BiênHoà nói riêng, Thủ Biên nói chung đã đẩy mạnh tiến công địch, mở thêm vùng làmchủ.

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) về chấm dứt chiến tranh,lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ

Page 75: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

75

và nhân dân tỉnh Thủ Biên cùng cả nước vui mừng chào thắng lợi vĩ đại của dântộc.

Ngày 15/8/1954, hàng ngàn đồng bào, chiến sĩ từ các vùng căn cứ, du kích,tạm chiếm về dự cuộc mít tinh mừng kháng chiến thắng lợi tại Nhà Nai Chiến khuĐ. Ngày 2/9/1954, tại khu du kích Đại An (huyện Vĩnh Cửu), đông đảo đồng bàotập trung tiễn đưa lực lượng vũ trang của tỉnh Thủ Biên lên đường đi tập kết. Cánbộ, chiến sĩ đi tập kết hay được phân công ở lại đều xác định tư tưởng “Ra đi làthắng lợi, ở lại là vinh quang” cùng hướng tới một mục đích cao cả: “Vì độc lậpdân tộc, thống nhất đất nước”. Chính điều thiêng liêng cao quý đó mà họ khôngngại những gian khổ, vất vả, hy sinh để cùng nhau kháng chiến, chống lại kẻ thùxâm lược một cách kiên cường.

***

Chín năm kháng chiến trường kỳ, những cán bộ mặt trận, đoàn thể nói riêng,quân dân Biên Hoà nói chung đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ và cả những hysinh để góp phần trong thắng lợi.

Tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai trên vùng đất Biên Hoà thật tàn bạo.Những người dân vô tội bị giết chết bởi bọn xâm lược, tay sai gian ác. Nhiều cánbộ, chiến sĩ, trong đó nhiều cán bộ công tác trong Mặt trận và các đoàn thể cứuquốc, những cơ sở cách mạng đã hy sinh trước họng súng của kẻ thù. Trong khókhăn, hy sinh, họ vẫn một lòng trung kiên với cách mạng.

Tại Long Thành, đồng chí Nguyễn Sanh Thành –Chủ nhiệm Mặt trận LiênViệt bị địch bắt, địch tra tấn đến dụ hàng nhưng vẫn không khuất phục được.Chúng đưa đồng chí lên cả máy bay phát loa kêu gọi những người trong vùng căncứ đầu hàng. Đồng chí dũng cảm kêu gọi cán bộ, chiến sĩ một lòng giữ vững tinhthần chiến đấu bằng cách hét thật to vào chiếc loa: “Ai đầu hàng giặc Pháp là phảnbội Tổ quốc”. Ở Biên Hoà, những cán bộ, cơ sở như Đinh Quang Dữa, NguyễnVăn Truy (chủ Lồi), Phạm Văn Điều, Nguyễn Văn Hai, Vũ Đình Bưởi, anh Chà,Phụng…bị giặc bắt, tra tấn vẫn giữ vững tinh thần, không khai báo có hại cho tổchức. Tại Bình Lộc, quân Pháp phát hiện một bản vẽ, b áo cáo chi tiết về sự bốphòng cùng con số thống kê đầy đủ vũ khí, quân lực của chúng trên địa bàn. Chúngliền bắt hàng loạt người tình nghi: ông Vọng, ông Ôn, trùm Thưởng, ông Bích, TàiTựu, Chín, Hào, Sinh, Chung... những cơ sở kháng chiến tại đồn điền B ình Lộcgiam cầm và tra khảo tại Suối Tre (An Lộc). Địch giam cầm và tra tấn dã mannhưng không ai khai một điều gì. Điên tiết, địch dự định sẽ xử bắn từng người. Đểgiải thoát cho những người bị bắt, ông Vọng đã đứng ra nhận tội về mình và chấpnhận bị địch xử tử. Ông hy sinh anh dũng trong sự tiếc thương và cảm khái củangười dân, công nhân đồn điền cao su ở Xuân Lộc.

Trong chiến đấu với kẻ thù, nhiều tấm gương hy sinh của cán bộ mặt trận,các đoàn thể trở thành biểu tượng của tinh thần bất khuất, ý chí cách mạnh kiêncường. Chị Tuyết, hội phó phụ nữ huyện Long Thành khi bị địch bắt, chấp nhận hysinh không đầu hàng, khai báo. Hai cán bộ phụ nữ ấp ở xã Phước Thiền là Lê ThịMành, Lê Thị Em dù bị địch bắt bớ đánh đập dã man nhưng vẫn giữ khí tiết của

Page 76: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

76

người cộng sản cho đến lúc hy sinh. Kẻ thù đã thủ tiêu, vứt xác hai đồng chí xuốngsông. Cơ sở cách mạng ở Long Thành là ông Nguyễn Văn Gòn mang truyền đơn đituyên truyền bị bọn lích biệt kích bắt thiêu sống. Trên địa bàn Vĩnh Cửu, chị ĐàoThị Xuân, Phạm Thị Châu (cán bộ phụ nữ) trên đường công tác sa vào tay giặc.Tra tấn, dụ dỗ mua chuộc không được, bọn lính giở trò bỉ ổi bị hai chị chống cựquyết liệt, nên chúng bắn chết một cách tàn bạo. Ở sở cao su An Lộc, chị Hiệu làcơ sở giao liên của huyện Xuân Lộc. Trong một chuyến công tác, chị bị địch phụckích bắt, phát hiện mật thư giấu trong chiếc bánh ú. Chúng dùng mọi cực hìnhkhảo tra, bắt ba đứa con chị đem ra doạ giết để tạo áp lực nhưng chị vẫn khôngkhai cơ sở nội tuyến của ta. Trước phút bị địch bắn, chị n hắn lại với quần chúng vàcác con “Đừng bao giờ quên mối thù nầy“. Tinh thần bất khuất, chấp nhận hy sinhđể bảo vệ cách mạng của chị đã động viên, công nhân An Lộc thêm nghị lực đấutranh.

Đặc biệt trong bão lụt năm 1952, khó khăn chồng chất, những cán bộ mặttrận, đoàn thể vẫn vượt qua mặc dù gánh chịu bao mất mát, hy sinh. Trong Chiếnkhu Đ, chị Cao, phụ trách cơ sở sản xuất ở Cây Dâu của Ban Chấp hành Phụ nữtỉnh bị cọp ba móng vồ mất xác. Đồng chí Nguyệt, cán bộ phụ nữ tỉnh về công tácLong Tân, bị sóng đánh chìm làm chết đuối cả mẹ và đứa con vừa 5 tuổi. Đứngtr7ớc nạn đói do bão lụt năm 1952 gây ra, nhiều cán bộ, nhân viên Mặt trận, đoànthể bị bệnh tật, phù thủng, cái chết đe dọa... nhưng vẫn một lòng bám trụ căn cứ,không nao núng, sa sút ý chí chiến đấu.

Hệ thống nhà tù của địch đã giam giữ hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, người dânbởi vì họ yêu nước, tiếp tế cho cách mạng, có người thân đi kháng chiến. Thếnhưng, trong gian khổ, tù đày, nhiều cán bộ của mặt trận, các đoàn thể, cơ sở cáchmạng vẫn một lòng trung kiên, hướng về cách mạng. Ở Tân Mai, bà Hai Chồntrong lúc đi quyên góp tiền, gạo ủng hộ cho cách mạng bị địch bắt đem về phòngnhì ở nhà máy cưa tra tấn gần chết. Các chị Ngô Thị Hiến, Ngô Thị Rớt ở BiênHoà vận chuyển thuốc, dụng cụ y tế bị giặc bắt, giam tù cho đến tháng 8/1954 mớiđược trao trả. Nhiều bà má, các chị vùng cao su bị địch bắt giam, đánh đập nhưngvẫn không nao núng tinh thần. Má Bối ở An Lộc là cơ sở che giấu cán bộ hoạtđộng bị bọn điệp ngầm phát hiện. Biết bọn lính sắp ruồng bố, má bình tĩnh báo tincho cán bộ lánh đi, tự tay giấu tài liệu và mang súng vào người giả bệnh để đánhlừa bọn địch. Chúng giải má về đồn, trên đường đi má giả vờ vấp ngã để nhanh taygiấu khẩu súng trong người xuống bụi cây ven đường. Địch tra khảo như ng khôngcó chứng cứ phải thả má về. Khi bị địch bắt giam, nhiều đồng chí tiếp tục đấu tranhđến khi được tự do hoạt động tiếp tục, một lòng tin tưởng vào kháng chiến.

Trong lao tù khắc nghiệt ấy những tấm gương như đồng chí Nguyễn SanhThành, Đinh Quang Dữa, Cao Bích Hồng, Huỳnh Thị Bông, Nguyễn Thị Điều(Năm Bình Minh), chị Hai Sâm, chị Chín Thanh… cùng hàng trăm cơ sở cáchmạng vẫn một lòng kiên trung với cách mạng. Má Võ Thị Diệm ở Long Thành bịgiặc bắt, đánh đập và dụ dỗ mua chuộc vì chúng biết con má đi kháng chiến, nhưngmá không khai báo. Lợi dụng địch cho ra ngoài lao động, má đã vượt ngục về căncứ tiếp tục hoạt động cách mạng. Tại nhà tù Thủ Đức hàng chục chị em như: chi

Page 77: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

77

Phan Thị Chi, Tư Chiến... đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng đấu tranh chống áp b ức,biến nhà tù thực dân thành trường học cách mạng. Trong suốt cuộc kháng chiếnchống Pháp, thật khó có thể ghi lại hết những tấm gương hy sinh của cán bộ mặttrận, đoàn thể nói riêng, của quân dân Biên Hoà nói chung. Chính những hy sinhanh dũng của họ đã trở thành những động lực thôi thúc nhiều người hiên ngangkiên cường đứng trong hàng ngũ của khối đại đoàn kết dân tộc để tham gia khángchiến cho đến thắng lợi cuối cùng.

***

Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là một chặng đườngđầy khó khăn gian khổ của toàn dân ta nói chung và của quân dân Biên Hoà, ThủBiên nói riêng, trong đó có sự đóng góp vô cùng to lớn của lực lượng cán bộ Mặttrận, các đoàn thể.

Ngay từ buổi đầu giành độc lập dân tộc, Mặt trận tỉnh Biên Hoà và các đoànthể là chỗ dựa cho chính quyền cách mạng, vận động khối đoàn kết toàn dân thamgia xây dựng cuộc sống mới. Thông qua Mặt trận, các đoàn thể đã tuyên truyềnvận động quần chúng tự nguyện và hăng hái tham gia các phong trào sản xuất, cứuđói, tiết kiệm, bình dân học vụ, xây dựng cuộc sống mới…nhằm phát huy tinh thầnyêu nước, vượt qua những khó khăn ban đầu của chính quyền cách mạng. Đó lànhững hoạt động thiết thực vừa ổn định đời sống người dân đồng thời khẳng địnhtính ưu việt của tổ chức Mặt trận Việt minh khi chính quyền về tay nhân dân.

Trước nạn ngoại xâm, Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hoà và các đoàn thểđược củng cố, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ quê hương, đươngđầu với quân Pháp xâm lược. Bất kể đàn ông hay đàn bà, không phân biệt tuổi tácđều theo tiếng gọi của “sơn hà nguy biến”, đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Ở BiênHoà, những đoàn thể cứu quốc từ Thanh niên, Phụ nữ, Công nhân, Nông dân, Phậtgiáo, Công giáo…đều đoàn kết một lòng dưới sự hiệu triệu của Việt Minh, tiêu thổkháng chiến, bất chấp khó khăn, gian khổ, hướng về cách mạng.

Trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, Mặt trận Việt Minhtỉnh Biên Hoà, sau này là tỉnh Thủ Biên và các đoàn thể đều dốc sức, dốc lòng vậnđộng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Cán bộ Mặt trận, đoàn thể không nại hàhiểm nguy, xung phong và có mặt từ vùng căn cứ, du kích đến vùng địch tạmchiếm, chiến đấu trên mặt trận tuyên truyền đến sản xuất và vũ trang chống kẻ thù.Công tác mặt trận, công tác vận động quần chún là cơ sở huy động được nhân vậtlực cho công cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ cho đến thắng lợi cuối cùng.

Quá trình lãnh đạo kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng ta ngày càngkhẳng định vai trò to lớn của mặt trận đoàn kết toàn dân, trong đó Mặt trận ViệtMinh giữ vai trò chủ chốt. Sức mạnh của khối đại đoàn kết trong mặt trận đã“…trở thành một trong những trụ cột của nhà nước dân chủ nhân dân, là sức mạnhvô biên của cuộc kháng chiến, kiến quốc; là cơ sở quần chúng rộng rãi làm thànhmột áo giáp vững bền của Đảng để đánh thắng bọn xâm lược và tay sai củachúng”, góp phần làm nên thắng lợi chung của dân tộc: “Nên vành hoa đỏ, nênthiên sử vàng” của một dân tộc anh hùng.

Page 78: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

78

CHƯƠNG V

VẬN DỤNG NHỮNG HÌNH THỨC PHÙ HỢPĐỂ ĐOÀN KẾT NHÂN DÂN ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ

(1954-1960)

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bìnhtrên toàn cõi Đông Dương được ký kết (trừ đại diện chính phủ Mỹ và chính quyềnNgô Đình Diệm không ký).

Thắng lợi này chưa phải là hoàn toàn. Ngày 22/7, Chủ tịch Hồ Chí Minh raLời kêu gọi sau khi hội nghị Genève thành công: “Từ nay chúng ta phải ra sức đấutranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủtrong toàn quốc … Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao.Tôi chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi íchlâu dài trên lợi ích trước mắt mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu đểcủng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toànquốc …”.

Với âm mưu xâm lược miền Nam, đế quốc Mỹ đã xé bỏ Hiệp định, dựng NgôĐình Diệm lên làm thủ tướng, xây dựng bộ máy đàn áp, quân đội bù nhìn, gạt bỏnhững tay sai thân Pháp; đồng thời tiến hành khủng bố phong trào cách mạng miềnNam. Chúng tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép gần một triệu đồng bào miền Bắc di c ư vàoNam nhằm xây dựng hậu thuẫn chính trị cho chính quyền tay sai ở miền Nam. Mỹ-Diệm bố trí 130.388 đồng bào định cư dọc các quốc lộ 1, 15, 20 và cắm sâu vàocác vùng căn cứ cũ cuả ta ở chiến khu Đ, Vĩnh Cửu, ven Rừng Sác1 …

Cuối năm 1954, địch mở nhiều cuộc hành quân cảnh sát lùng sục một số khuvực nội ô và các ấp ven. Chúng tăng thêm gián điệp, mật vụ, chỉ điểm ngầm đểrình rập, bắt bớ cán bộ đảng viên và cơ sở yêu nước kháng chiến cũ. Một số cán bộta sa vào tay địch ngay sau khi hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương có hiệulực. Vẩn mây đen u ám cuả đàn áp, bắt bớ, tù đày, giết chóc xuất hiện trên bầu trờiphương Nam đất nước.

I. TẬP HỢP LỰC LƯỢNG, TỔ CHỨC ĐOÀN KẾT RỘNG RÃI MỌITẦNG LỚP NHÂN DÂN BẰNG CÁC HÌNH THỨC PHÙ HỢP ĐỂ ĐẤUTRANH CHÍNH TRỊ

Đầu tháng 9/1954, để lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh trong tình hìnhmới, Bộ Chính trị quyết định giải thể Trung ương Cục miền Nam, lập lại Xứ uỷNam bộ. Hội nghị Xứ uỷ nhấn mạnh: “…phải động viên toàn thể nhân dân đấutranh bắt buộc đối phương phải thực hiện đúng đắn Hiệp định đình chiến, thựchiện quyền tự do dân chủ, cải tạo dân chủ bộ máy chính quyền cuả đối phương …phải nắm vững nguyên tắc bí mật, công khai và bán công khai. Cơ sở bí mật là cơ

1 Địa phương chí Biên Hoà 1956

Page 79: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

79

sở căn bản cuả Đảng để hoạt động mở rộng phong trào … phải khôn khéo côngtác, không chủ quan khinh địch, tránh khiêu khích, đề phòng mật thám, luôn luônphải biết giữ gìn lực lượng, củng cố xây dựng lực lượng …”.

Xứ uỷ Nam bộ lập ba Liên tỉnh uỷ (thay hai phân liên khu). Tỉnh Biên Hoàgồm các huyện: Tân Uyên, Châu Thành, Vĩnh Cửu, Long Thành, Dĩ An, XuânLộc, Bà Rá. Tỉnh uỷ Biên Hoà do Liên tỉnh uỷ chỉ định: Bí thư là đồng chí PhạmVăn Thuận phụ trách chung kiêm binh vận, đồng chí Phó bí thư phụ trách tuyênhuấn, trưởng ban giao liên căn cứ, một Tỉnh uỷ viên phụ trách công tác thanh vận… Các cấp uỷ Đảng hoạt động theo phương châm, nguyên tắc bí mật.

Nhân dân tỉnh Biên Hoà cũng như nhân dân toàn miền Nam hồ hởi phấn khởichào đón những ngày đầu tiên ngừng bắn. 8 giờ sáng 11/8, đông đảo nhân dân xãPhước An (q. Long Thành) và xã Hiệp Hoà (q. Châu Thành) là những địa phươngđầu tiên trong toàn tỉnh tổ chức mít tinh mừng thắng lợi vĩ đại cuả dân tộc. Sau đónhiều nơi cũng mít tinh mừng Hiệp định Genève, biểu thị ý chí đấu tranh cho hoàbình thống nhất đất nước. Theo chỉ đạo chung, ta không làm rầm rộ, tránh rơi vàoâm mưu khiêu khích cuả địch để chúng tạo cớ khủng bố đồng bào.

Trong tình hình mới, ngày 5/9/1954, Bộ Chính trị chỉ đạo miền Nam:“- Thi hành triệt để Hiệp định đình chiến, đấu tranh đòi Pháp thi hành đúng

Hiệp định.- Chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện hoà bình.- Đoàn kết rộng rãi, tập hợp mọi lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình, đấu

tranh để đánh đổ chính phủ Ngô Đình Diệm thân Mỹ … Phương châm công tác:- Kết hợp công tác hợp pháp và không hợp pháp. Lợi dụng khả năng hợp

pháp mà tuyên truyền cổ động, tổ chức giáo dục, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.- Đẩy mạnh công tác thành thị, giữ vững và phát triển cơ sở nông thôn, đặc

biệt là cơ sở vùng căn cứ du kích và du kích cũ….”Về Mặt trận dân tộc thống nhất Bộ Chính trị chỉ thị Nam bộ: bỏ tên Liên

Việt, lấy tên là Mặt trận dân tộc thống nhất hoặc Mặt trận thống nhất. Ở Biên Hoà(cũng như toàn miền Nam), sau khi việc chuyển quân tập kết hoàn thành, ta khôngcòn bộ đội, chính quyền, các đoàn thể quần chúng - kể cả tổ chức Mặt trận. Tuynhiên, tất cả cán bộ, đảng viên được bố trí ở lại đều quán triệt phương châm,nguyên tắc hoạt động theo “năm bước công tác”, sống hoà trong dân đều đượcnhân dân khắp nơi nuôi giấu, chở che vì bà con hiể u đây là những người dám hisinh, hết lòng vì một đất nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Các chi bộ xã: Tam Hiệp, Tân Phong, Phước An, Tam Phước, Tam An, LongĐiền, Long Tân … đứng ra vận động nhân dân - trước đây vào vùng địch tạmchiếm lánh bom đạn giặc - nay bung về quê cũ làm ăn. Mấy năm ruộng vườn nằmtrong vành đai trắng bỏ hoang, cỏ và cây bụi rậm rì dần dần được dọn dẹp phongquang. Nhà cháy, đổ cất lại, mới đầu chỉ là nhà mái lá chằm nhỏ nhắn. Ở vùngsông nước Phước An - và một số ấp xã khác - sáng sáng ghe xuồng túa ra giăngcâu, bủa lưới, đóng đáy, chiều chiều nhộn nhịp về bến với tôm cá lấp lánh trong

Page 80: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

80

khoang. Trên rừng, người nườm nượp đi kiếm củi, chặt cây, làm than. Xóm lànghồi sinh rộn rã từng ngày. Quan tâm lo cho đời sống nhân dân như vậy, uy tín cánbộ đảng viên càng cao, bà con sẵn sàng chở che, giúp đỡ anh em khi cần thiết.

Chính quyền Diệm một mặt gạt bỏ những phe phái và cá nhân không ăn cánh,mặt khác ráo riết xây dựng lực lượng hậu thuẫn chinh trị. Đồng thời để mị dân,chính quyền Diệm thực hiện “cải cách điền địa” lừa bịp bằng ba đạo dụ: Dụ số 21,Dụ số 7 2, Dụ số 57 3

Thực chất dụ số 2 và dụ số 7 cho phép chủ đất đoạt lại ruộng đất mà chínhquyền cách mạng đã chia cho nông dân, buộc họ trở lại kẻ làm mướn với mức tôtăng lên. Thực chất dụ số 57 duy trì đại bộ phận giai cấp địa chủ. Các đồn điền câycông nghiệp không nằm trong diện bị truất hữu.

Để bảo vệ quyền lợi sống còn do cách mạng đem lại hồi kháng chiến chốngPháp, các cấp uỷ Đảng, cán bộ đảng viên vận đ ộng nông dân nhiều nơi ở Biên Hoàđấu tranh quyết liệt với địa chủ, với chính quyền địa phương. Bà con không chịunộp mức tô 25%, không để bị cướp lại ruộng đất được cấp hồi kháng chiến chínnăm. Uy thế cuả cách mạng còn rất lớn nên các cuộc đấu tranh nói chung thu thắnglợi nhất định, chủ điền không dám làm quá. Điền chủ Trịnh Thị Dung có khoảng300 ha ở cù lao Ông Còn đã chia thành nhiều phần, bán để tránh bị chính quyềntruất hữu, khỏi mang tiếng thu tô nặng.

I.1. Đảng chỉ đạo công tác binh-thanh vận và dân vậnNhận thức rõ vai trò rường cột cuả thanh niên miền Nam trong Mặt trận dân

tộc thống nhất trong giai đoạn đấu tranh giải phóng miền Nam, Xứ uỷ chỉ đạo xâydựng thanh niên gắn với công tác binh vận nhằm giáo dục xây dựng cơ sở nộituyến trong lòng đ ịch tạo thuận lợi cho hoạt động 4

1 ký ngày 8/1/1955 có nội dung chính: lập khế ước tá điền loại A đối với ruộng đang thực làm, thờigian khế ước 5 năm, mức tô từ 15% - 25%.

2 ký ngày 5/2/1955 có nội dung: trong vòng 1 tháng kể từ khi dụ ban hành, chủ điền báo việc khaithác ruộng đất không trồng trọt cuả mình và trực tiếp cho tá điền mướn ruộng theo khế ước loại B (uộngbỏ hoang). Chủ điền vắng mặt hoặc cam kết không khai thác lại thì chính quyền sẽ cấp đất cho người dicư, cựu binh sĩ hoặc tá điền khai thác trong vòng ba năm; họ ký khế ước loại C với hội đồng hương chínhxã; chủ điền có thể trở lại bất kỳ lúc nào để tiếp tục thi hành khế ước.

3 ký ngày 22/10/1956) có nội dung: mỗi địa chủ được giữ lại 100 ha ruộng đất (có thể giữ thêm 15ha đất hương hỏa); ruộng truất hữu được chính phủ bồi thường theo hiện giá, trả 10% tiền mặt, số cònlại bằng tín phiếu trong 12 năm với lãi suất 5%/năm; ruộng truất hữu bán cho người thiếu ruộng khôngquá 3 ha/hộ, trả trong 6 năm (trong thời gian này ruộng đất vẫn thuộc sở hữu cuả chính quyền); trongvòng 10 năm ruộng không được cho mướn hay bán.

4 “Bước 1 - điều tra phân loại: xã nắm tổng số thanh niên từ 17 đến 30, thành phần giai cấp, tôngiáo, đảng phái (Thanh lao, nòng cốt, lừng chừng, ngoan cố, số thanh niên có liên quan với địch: bà con,bè bạn đang làm cho địch).

Bước 2 - Giáo dục chung về tình hình, nhiệm vụ từ nòng cốt ra đối tượng chính (âm mưu xâydựng quân đội cuả Diệm, tính chất phi chánh nghĩa cuả quân đội quốc gia giả hiệu, né tránh bắt lính, nếubị bắt lính thì tìm cách liên lạc với bên ngoài). Sau khi giáo dục, tìm hiểu hai hạng: số thanh niên cầntranh thủ, số có điều kiện đưa vào nội tuyến (nhất là công an cảnh sát, phòng nhì, dân vệ đoàn …) ở thịxã, thị trấn và các ngành.

Bước 3 - Giáo dục lại các nội dung đã nêu, giáo dục số đưa vào nội tuyến trong các giáo phái (5bước công tác cách mạng, vinh quang cuả người cách mạng biệt phái trong hàng ngũ địch, xây dựng ýthức trường kỳ mai phục chống mua chuộc, sa n gã, giữ vững khí tiết người cách mạng …). Phải có tàiliệu giáo dục chu đáo. Có thể lập tổ 3 người để giáo dục, có thể giáo dục từng người.

Page 81: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

81

Đối với gia đình binh sĩ, tuỳ mỗi cấp, Đảng bộ cử cấp uỷ xuống nghiên cứuvà chỉ đạo cụ thể để vận động theo từng bước 1.

Không chịu khoanh tay ngồi yên để địch đánh phá cách mạng, ta tổ chức đưanội tuyến vào các cơ quan, đơn vị vũ trang địch từ cơ sở ấp, xã trở lên với phươngchâm “xanh vỏ đỏ lòng”. Đó là một chủ trương lớn xuyên suốt cuả Đảng trongcuộc đấu tranh sinh tử lâu dài với kẻ thù. Ở bất kỳ ấp nào, xã nào trong tỉnh BiênHoà vào thời kỳ Diệm mới chấp chính, chi bộ địa phương đều nắm được bộ máyhương chức hội tề, cài người giữ các vị trí then chốt. Đảng viên, đoàn viên, nòng

Bước 4 - Trước khi đưa vào nội tuyến cần giải đáp thắc mắc cụ thể. Làm lễ tuyên thệ đơn giản,trang nghiêm, anh em hứa hẹn. Đảng viên, đoàn viên nội dung lời thề có phần khác. Xét thấy nòng cốt/đoàn viên có điều kiện kết nạp Đoàn, Đảng thì kết nạp rồi đưa đi. Nếu đưa một nhóm vô một đơn vị thìcó thể lập tổ chức rồi đưa vô từng người, từng tổ khi mộ đăng. Phương châm: thường xuyên, liên tục,chủ động.

Bước 5 - Báo cáo danh sách lên trên. Nếu ở địa phương thì bắt liên lạc, nếu ở nơi khác thì giớithiệu lên trên, không để đứt liên lạc ngay lúc đầu. Phối hợp các ngành trong việc xây dựng nhứt là giữabinh vận và thanh niên - lo mộ và giáo dục đưa đi - kết hợp chặt chẽ …”.

1 “Đối với gia đình binh sĩ : Mỗi đảng viên vận động những gia đình binh sĩ ở gần.Bước 1 - Phân loại điều tra: tích cực, lừng chừng, kém.- đối với loại tích cực: củng cố lòng yêu nước, thấm nhuần nhiệm vụ, chính sách và tùy năng lực

phân công vận động trong gia đình binh sĩ khác.- đối với loại lừng chừng khêu gợi lòng yêu nước, căm thù đế quốc, làm họ tin

tưởng thắng lợi chánh trị, giác ngộ con em theo đường lối vinh quang.- đối với loại kém: tranh thủ cảm tình, tìm hiểu thắc mắc, đả thông theo đường lối chính sách cuả

ta.Với cả ba loại: nêu bật âm mưu thâm độc của Mỹ -Diệm.Bước 2 - Phương pháp dựa vào tình cảm quen thuộc, thân thích, uy tín, vui vẻ trò chuyện, làm

quen, gần gũi tìm hiểu thắc mắc sau đó lần lần đi vào nội dung tuyên truyền.Tùy theo mà phân công cán bộ đảng viên, nòng cốt vận động một vài gia đình nhưng khéo léo sử

dụng nhân dân chung quanh phù hợp. Công tác vận động là giáo dục cải tạo, nên kiên nhẫn từng bước,không mạng lỵnh cưỡng ép. Giác ngộ chính trị về các vấn đề: Tình hình nhiệm vụ, chánh sách ( Âm mưusâu độc cuả Mỹ-Diệm; Khẩu hiệu cuả ta: hoà bình, độc lập, dân chủ, chánh sách thống nhứt quân đội;Khêu gợi lòng yêu nước )”.“Kế hoạch công tác binh vận ba tháng” viết:

“I - Tuyên truyền giáo dục binh sĩ đối phương gồm các nội dung:- Tuyên truyền cho Hiệp thương hai miền tiến tới tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Diệm là

tay sai đế quốc chia sẻ đất nước, gây chiến tranh, đưa binh sĩ vào chỗ chết. Phản đối khẩu hiệu “Bắctiến” háo chiến, gây chán nản không đi đánh Hoà Hảo.

- Tuyên truyền chống thành lập quân đội quốc gia giả hiệu, chống luận điệu chống cộng trongquân đội quốc gia giả hiệu.

-Tuyên truyền chính sách thống nhất quyết định cuả ta.HÌnh thức: tuyên truyền miệng, thơ từ , truyền đơn; chú ý hai hình thức đầu.II - Phát triển tổ chức chấn chỉnh bộ máyHướng phát triển nhắm vào bảo an đoàn, công an cảnh sát, phòng nhì, phòng 6, mỗi nơi phải có 2

nội tuyến binh vận. Qua thử thách, củng cố số sẵn có dùng họ mà p hát triển thêm và đưa vào đoànThanh lao hay Đảng. Tổ chức nhiều tổ binh vận trong các đường phố và vị trí địch. Binh vận phải làm từnội bộ ra nhân dân để tất cả mọi người đều làm công tác binh vận.

Mỗi chi bộ phải có một uỷ viên phụ trách binh vận theo d õi việc làm công tác binh vận, điều tra,phân loại số lượng và tinh thần các sắc lính.

III -Xây dựng lực lượng thanh niên dự trữTa tuyên truyền mạnh trong thanh niên việc chống bắt lính (mà địch gọi là đi quân dịch), giáo dục

bố trí họ tìm mọi các trốn tránh chống lại. Đến tháng 2/1955 phải xây dựng xong 30 thanh niên, đưa vào3 học sinh đi học sĩ quan, đưa từ 1 đến 3 nội tuyến vào mỗi thứ: bảo an, công an cảnh sát, phòng nhì,phòng 6. Trước khi đưa vào phải giáo dục kỹ lưỡng về lập trường, 5 bước công t ác. Khi đưa vào là ta lậpxong tổ có người chỉ huy để liên lạc không lạc mối”

Page 82: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

82

cốt ta chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổ chức tự vệ hương thôn các làng. Ở xã PhướcAn (q. Long Thành), ông xã trưởng Vĩ là đảng viên mật - được kết nạp hồi khángchiến chống Pháp. Xã trưởng Tam An cũng là một đồng chí đảng viên. Chủ tịchhội đồng hương chức xã Tam Hiệp (q. Châu Thành) là thầy giáo Thể - một nhân sĩđược Huyện uỷ Vĩnh Cửu vận động ra làm; chủ tịch và phó chủ tịch phong tràocách mạng quốc gia xã này là hai cán bộ chín năm: ông Mười Hậu (đảng viên,nguyên phó chủ tịch UBKCHC xã Tam Hiệp), ông Năm Sang (đảng viên, nguyênxã đội phó xã Tam Hiệp). Chi bộ xã Hiệp Hoà (q. Châu Thành) nắm chặt chủ tịchhội đồng xã Năm Thảnh (một thời gian ngắn sau đó ông Ba Bảo lên thay là cảmtình cuả cách mạng), xã trưởng Năm Tự, cảnh sát Ba Lon … Ấp Bình Đa có anhHai Hoà (Huỳnh Văn Hoà) được đưa vào lính ở đồn Rạch Cát. Anh Phạm VănNghiệp (Đực) ở xã Bình Hoà (q. Châu Thành) được đưa vào làm nội tuyến ở tiểuđoàn 1/39/13 khinh chiến đóng tại Tây Ninh … Huyện Long Thành đưa thầyNguyễn Háo Văn ra ứng cử nghị sĩ quốc hội Sài Gòn, thầy Phạm Văn Hinh làmdân biểu hội đồng tỉnh Biên Hoà. Bà Huỳnh Ngọc Nữ cũng được Tỉnh uỷ vận độngra làm nghị sĩ quốc hội cuả Diệm. Anh Ba Cheo - cán bộ xã Tân Phong - một lầngánh củi giúp một bà ở Bình Ý, được bà này có cảm tình; từ đó anh có điều kiệnxây dựng một số nòng cốt mật đưa vào tổ chức dân vệ xã Bình Ý … Nhờ các nộituyến có mặt khắp nơi mà các chi bộ, Huyện uỷ, Tỉnh uỷ nắm ngay được chủtrương, ý đồ hành động cuả các cấp chính quyền Diệm kịp thời đối phó hiệu quả,làm các giấy tờ cần thiết cho cán bộ ta đi lại dễ dàng ... Nội tuyến trong binh sĩ đãlấy nhiều lần tổng cộng hàng ngàn viên đạn cho cán bộ ta.

Để tập hợp đông đảo nhân dân, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp Đảng bộ xây dựng cơsở theo nguyên tắc “xâu chuổi”: Mỗi đảng viên xây dựng lãnh đạo từ 3 đến 5 cốtcán, mỗi cốt cán xây dựng từ 3 đến 5 quần chúng cảm tình (với cách mạng), khônggiao việc tràn lan, ngay người cùng chi bộ cũng không biết việc cuả nhau “việc ainấy biết, việc gì cần thiết mới làm ” trừ đồng chí Bí thư phụ trách chung … Ngoàira, Tỉnh ủy chỉ đạo phải biết thông qua các tổ chức quần chúng hợp pháp để tậphợp, đoàn kết và lồng vào đó nội dung tuyên tr uyền có lợi cho cách mạng, như cáchội cúng đình, hội miễu, hội nhà vàng, hội đá bóng, vạn cày vạn cấy đổi công ởnông thôn.

Xã Phước Thái lập “hội khai sơn” cuả người làm be làm than. Cán bộ và cơsở ấp Bà Bông xã Phước An lập hội đèn tạo điều kiện cho m ọi gia đình giúp nhaumua đèn măngsông thắp sáng ban đêm nhưng quan trọng nhất là đoàn kết nhân dânlại để có dịp khéo léo tuyên truyền cách mạng … Tỉnh lỵ Biên Hoà và xã Bửu Hoàtổ chức hội Truyền bá quốc ngữ, khéo léo thông qua việc dạy chữ mà tuyên truyềnhọc viên và quần chúng đoàn kết đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định Genève.Thầy giáo Năm Y vận động nòng cốt lập hội phụ huynh học sinh xã Phước An yêusách chính quyền mở trường với sáu lớp ở các ấp Chợ, Bà Bông, Vũng Gấm chocon em trong xã được đi học, buộc ban hội tề phải chấp thuận. Ban đêm, các emvui chơi hát những bài kháng chiến cũ, múa những điệu vũ ca ngợi hoà bình, cangợi sản xuất lành mạnh. Khi bộ Giáo dục Sài Gòn huỷ bỏ sách giáo khoa cũ, thay

Page 83: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

83

bằng sách giáo khoa kiểu Mỹ, thầy trò Phước An vẫn học sách cũ, dằng co hàngnăm mà địch không làm gì được …

Ở tỉnh lỵ Biên Hoà và các đồn điền cao su, các xí nghiệp, Tỉnh uỷ chỉ đạo đưacán bộ, đảng viên, cốt cán vào để nắm các nghiệp đoàn, hoặc thành lập các nghiệpđoàn mới để tập hợp công nhân. Dưới sự chỉ đạo cuả Thị uỷ Biên Hoà, các ông HaiTrang (Nguyễn Văn Trang), Ba Hạt, Tư Sóc, Năm Mỹ … lập nghiệp đoàn máy cưaTân Mai BIF với huy hiệu Đầu trâu thuộc hệ Tổng liên đoàn lao công song songvới tổ chức công đoàn mật (lập từ những năm 1946-1947). Anh Đinh Quang Dữa(Ba Dữa), thông qua anh Vương Trọng Mộc hoạt động theo hệ Tổng liên đoàn laođộng Việt Nam cuả Lê Đình Cư - nắm bốn nghiệp đoàn: xích lô, lò gạch hộ Tri, tàixế hãng xe đò Liên hiệp, tạp phẩm.

Ở các đồn điền An Lộc, Bình Lộc, Hàng Gòn , Cẩm Mỹ, Túc Trưng … đều cócán bộ Đảng các cấp được cài vào tổ chức nghiệp đoàn công khai của công nhâncao su. Nội dung hoạt động của nghiệp đoàn là tuyên truyền giáo dục quần chúngtrong các dịp lễ hoặc sinh hoạt về nhiệm vụ đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành Hiệpđịnh Genève: không khủng bố trả thù người kháng chiến cũ, hai miền hiệp thươngtiến tới tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 7/1956.

I.2. Công nhân cao su đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủCông nhân, đặc biệt là công nhân cao su ở Biên Hoà vốn có truyền thống đấu

tranh cách mạng. Hơn nữa sau khi chuyển quân tập kết, nhiều cán bộ, đảng viênđược bố trí hoạt động trong các đồn điền, do đó, phong trào đấu tranh của côngnhân cao su phát triển mạnh với mục tiêu là dân sinh dân chủ.

Tháng 9/1954, để kỷ niệm lần thứ 10 Cách mạng tháng Tám thành công vàngày Quốc khánh 2/9, các đảng viên và cơ sở ở Xuân Lộc đã vận động công nhâncác sở cao su bãi công, làm đơn đòi tăng lương từ 13 đồng lên 16 đồng, ngày làm 8giờ. Bọn giám đốc Pháp ở các đồn điền chấp nhận giải quyết yêu sách ngay, đây làcuộc đấu tranh dân sinh qui mô đầu tiên thắng lợi ngay sau ngày đình chiến.

Tháng 11/1954, các đồng chí Chín Kiểu (Trần Văn Kiểu), Năm Vân (trongBan Công vận xứ uỷ Nam bộ) kết hợp với các đồng chí Phạm Văn Hy (Tư Hy),Năm Chiêu, Nguyễn Nại Sơn (Năm Sơn cuả ban cán sự Đảng huyện Xuân Lộc)thống nhất tổ chức một cuộc đấu tranh qui mô lớn hơn. Ta vận động hơn 2000công nhân sở An Lộc kéo về sân banh cuả sở đưa yêu sách: tăng lương từ 16 đồnglên 24 đồng, nghỉ làm chủ nhật, giảm phần cây cạo, tự do lập nghiệp đoàn, đòichính quyền Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève. Sau năm ngày đìnhcông, giám đốc Đờ-vi-ê, quận trưởng Trần Văn Sên và thanh tra lao động Sài Gònbuộc phải đồng ý giải quyết: tăng lương, giảm 25% xuất cây cạo, đi làm chủ nhậtthì hưởng gấp đôi (chứ không cho nghỉ), tự do lập nghiệp đoàn. Ngày 2/2/1955,hơn 400 công nhân làng J thuộc sở cao su An Lộc kiến nghị đuổi tên xu ác ôn hayđánh đập và ăn chặn gạo cuả anh em. Chủ sở không giải quyết, anh em lũ lượt kéolên dinh quận trưởng Xuân Lộc, kết quả 3 ngày sau tên xu phải bỏ trốn.

Page 84: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

84

Ngày 5/3/1955, hơn 500 công nhân sở Xuyzana (Dầu Giây) phản đối chủ sởsụt lương 73 anh em từ 27 đồng 50 xu xuống 20 đồng 50 xu. Giám đốc sở ngoancố, công nhân phân sở A nhất loạt đình công và kiến nghị quận trưởng can thiệp.Công nhân các phân sở khác hưởng ứng bằng cách ủng hộ tiền, gạo. Sau 16 ngàyđấu tranh gay go, viên giám đốc chấp nhận trả lương cũ cho 73 công nhân. Cùngthời gian này, công nhân sở cao su Túc Trưng đấu tranh với giám đốc Giordanicũng đòi tăng lương, giảm phần cạo đạt kết quả tốt. Thời gian sau, công nhân sởnày tiếp tục đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ hoà với phong trào chung cuảmiền Đông đòi: nâng lương, cấp gạo tốt, sửa nhà ở, ngày là m 8 tiếng, không đánhđập cúp phạt anh em, đòi chính quyền Sài Gòn không bắt bớ trả thù người khángchiến cũ, đòi bỏ lệ trình diện hàng ngày, đòi hiệp thương tổng tuyển cử khá sôi nổi...

I.3. Những cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên

Tháng 8/1954, bọn Cao Đài phản động ở Tân Vạn (q. Châu Thành) buộc bàcon viết khẩu hiệu xuyên tạc và phản đối Hiệp định Genève, chi bộ xã tổ chứcnòng cốt kịp thời vận động nhân dân giáng trả bằng cách kẻ biểu ngữ hoan nghênhthắng lợi cuả dân tộc ta. Đồng chí Lê Văn Ngày bị lính Cao Đài bắt giải về trụ sởKhâm châu đạo, nhiều đồng bào và tín đồ cuả đạo tập trung đấu tranh lý lẽ buộcchúng phải thả anh. Điều này chứng tỏ: quần chúng bao giờ cũng đứng về phíachính nghĩa.

Chiều 30 Tết Giáp Ngọ (23/1/1955), chi bộ xã Hiệp Hoà - được sự chấpthuận cuả Huyện uỷ Vĩnh Cửu - vận động tổ chức rước cộ đèn1 mừng chiến tranhchấm dứt, hai năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước, mặt khác biểu dương sứcmạnh đoàn kết cuả nhân dân Cù lao Phố. Hàng ngàn người tham dự, trong đó có cảchủ tịch hội đồng xã, xã trưởng, uỷ viên cảnh sát và ông tổng Thi - một nhân sĩtrong Phong trào bảo vệ hoà bình cuả luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Sáng mùng 3 Tết(26/1/1955), xã Tân Hạnh (Tân Uyên, nay thuộc tp. Biên Hoà) có cuộc mít tinhmừng hoà bình và thắng lợi cuả hiệp định đình chiến, truyền đơn được tán phátxóm ấp. Một kiến nghị gửi Uỷ ban quốc tế yêu cầu nhà cầm quyền miền Namkhông khủng bố người kháng chiến cũ, thi hành đúng đắn Hiệp định Genève tiếntới hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà bằng p hương pháp hoà bình.

Trong dịp Tết hoà bình 1955, nghiệp đoàn nhà máy cưa Tân Mai vận độnganh chị em công nhân đi thăm chúc Tết nhau. Qua câu chuyện ngày xuân, các nòngcốt khéo léo lồng vào khơi gợi vấn đề đòi nhà cầm quyền thi hành đúng hiệp định,phải hiệp thương với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Gần đến ngày Quốctế lao động 1/5, nghiệp đoàn nhà máy vận động thợ làm đơn gửi giám đốc hãng,yêu cầu trả lương ít nhất cũng nuôi đủ một vợ ba con, ngày làm 8 tiếng, nếu làmchủ nhật, ngày lễ thì tiền phụ trội gấp đôi. Ban quản trị thấy nhân nhượng nhữngyêu sách này không ảnh hưởng đến lợi nhuận mà là dịp tốt để họ tỏ ra tử tế nênchấp thuận ngay. Một thời gian sau, nghiệp đoàn yêu cầu giám đốc cho xây dựng

1 Xe hoa

Page 85: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

85

trường để con em thợ có chỗ học, họ cũng đồng ý (nay là trường phổ thông cơ sởThống nhất B).

Tháng 2/1955, cùng với nhân dân đô thị và nông thôn miền Đông, tại xãPhước An nổ ra cuộc đình công bãi chợ đòi chính quyền Diệm phải hiệp thươngvới miền Bắc, thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do. Các cơ sở và nòngcốt vận động từng nhà, từng người không ai đi chợ, không ghe xuồng nào ra sôngđánh cá, làm củi. Trụ sở xã vắng hoe, xe đò cũng ngưng chở khách. Nhiều địaphương khác cũng đình công tương tự.

Sáng ngày 1/5/1955, nghiệp đoàn nhà máy tổ chức một đoàn biểu tình khoảngsáu trăm người gồm thợ và nhân dân các ấp Tân Mai, Lân Thành kéo về sân banhBiên Hoà, dự mít tinh do Tổng liên đoàn lao công tổ chức. Đoàn biểu tình mangnhiều băng khẩu hiệu đòi các quyền dân sinh dân chủ cho người lao động, đòi nhàcầm quyền phải hiệp thương tổng tuyển cử … Tới ngã ba Vườn Mít, cảnh sát chặnlại. Ông Hai Trang giải thích: cuộc biểu tình này là cuả Trần Quốc Bửu thuộc pheNgô tổng thống đã được tòa hành chánh tỉnh cho phép. Chúng phải để đoàn biểutình tiến vào nội ô với khí thế mạnh mẽ, hăng hái.

Sau ngày hoà bình, hầu như tất cả cán bộ đảng viên các cấp đều chấp hànhchỉ thị không ở lại căn cứ địa rừng núi mà về sống với nhân dân ở các cơ sở giữatỉnh lỵ Biên Hoà và các xã ven Tam Hiệp, Hiệp Hoà, Bửu Hoà, Bử u Long, BìnhHoà, Bình Ý, Tân Triều … cùng các khu dân cư khác. Đồng chí Hoàng Tam Kỳđược bà giáo Mỹ - vợ ông quận Quờn (Đỗ Hữu Quờn) - nuôi giấu một thời gianngay trong nhà ở xóm Phước Lư (cạnh đình Phước Lư phường Quyết Thắng bâygiờ). Ông quận đã cấp giấy tờ, đồng chí cần đi đâu có xe hơi đưa rước an toàn.Đồng chí Năm Nhiễu (Lê Văn Nhiễu) sống tại xóm thợ Máy cưa ấp Lân Thành,đổi chỗ liên tục. Xóm Bình Kính xã Hiệp Hoà trở thành lõm chính trị, tại đây hàngchục cán bộ đảng viên cuả tỉnh và huyện bám trụ và tới lui hoạt động, được bà conhết lòng che chở. Cấp trên chỉ đạo bám đô thị, thị trấn vì đó là nơi nhạy cảm, dâncư tập trung đông, nếu phong trào cách mạng phát triển mạnh sẽ phát huy tác dụngrộng rãi nhanh chóng ra toàn tỉnh.

Địch cho gián điệp, chỉ điểm len lỏi khắp nơi nhằm phát hiện, truy bắt nhữngcán bộ đảng viên ở lại. Đồng chí Nguyễn Văn Hoa (Năm Hoa) bị địch bắt hụt ở ấpLân Thành. Do chỉ điểm cuả một tên đầu hàng, các đồng chí Chín Du (Huỳnh VănTống) và Hai Thành (Dương Văn Bồi) bị côn g an địch bắt giam thời gian ngắn.Ngay trong năm 1954-1955, nhiều đồng chí khác và cơ sở kháng chiến cũ đã bị bắtrải rác ở khắp nơi trong tỉnh do bọn đầu hàng phản bội: đồng chí Ba Tạo (TốngKim Quang) bị bắt ở Xuân Lộc, đồng chí Bảy Lan (Võ Ngọc Lan, Võ Văn Khọn)bị bắt ở Cù Lao Phố, đồng chí Hai Thông bị bắt ở Long Thành …

Page 86: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

86

Để có thể tồn tại mà hoạt động, một số đồng chí đã tiến hành làm trong sạchđịa bàn. Nhiều tên ác ôn, chỉ điểm đã bị cách mạng diệt, trừng trị, cảnh cáo 1.

Gần đến ngày 20/7/1955, nhiều hoạt động đòi nhà cầm quyền miền Nam phảithi hành Hiệp định Genève (7/1954) diễn ra sôi nổi khắp nơi trong toàn tỉnh. Cánbộ và cơ sở xã Hiệp Hoà rải truyền đơn ở nhiều nơi trong xã mấy đêm liền. Trênkhúc sông Đồng Nai chảy ngang xã, nhiều bè chuối c hăng khẩu hiệu đòi Diệmhiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Anh em cơ sở tính toán thả bè theocon nước, sao cho sáng ra bè trôi ngang chợ Biên Hoà hay sáng kiến neo bè ở đáhàn giữa sông thu hút sự chú ý cuả mọi người. Hàng trăm chị em ký tên k iến nghịUỷ ban quốc tế và hội đồng xã đòi tự do thư tín giữa hai miền Nam, Bắc. Nhiềubưu thiếp đã gửi ra Bắc cho thân nhân và ngược lại cánh thiếp về Nam gieo niềmtin tưởng sâu sắc cho những người sống dưới chế độ Mỹ - Diệm.

Ở chùa Long Thiền (Bửu Hoà), Tân Hạnh cũng như nhiều nơi khác Lời hiệutriệu cuả Liên Việt Nam bộ được tán phát rộng rãi, kêu gọi các tầng lớp nhân dânbãi thị, bãi công, chống địch phá hoại Hiệp định, đòi chính quyền Sài Gòn thựchiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước2.

1 Sau Tết 1955, chi bộ xã Hiệp Hoà tiến hành vụ diệt ác đầu tiên ở địa phương thời chống Mỹ; từđó ít thấy bọn do thám léo hánh. Trong ấp Bình Tự có một tên chỉ điểm ngầm, một số cán bộ thị xã dụ yqua hóc Ông Che (xã Hóa An) diệt rồi ném xác xuống giếng hoang mất tích.

Cò Phước, cảnh sát cuả xã Tam Hiệp chuyên cấp giấy thông hành cho dân. Số cán bộ du kích cũy ghi thêm hai chữ TN (viết tắt: tình nghi) để công an cảnh sát địch chú ý theo dõi và bắt. Ngày23/6/1955, trong dịp cúng đình, hai đoàn viên Thanh lao là Ba Đảo và Ba Bổ đã phục kích diệt tên tay sainguy hiểm này ở dốc đình lúc trời chạng vạng. Các cuộc diệt ác lẻ tẻ này không gây dư luận ồn ào.

Ở Hiệp Hoà, độ i Trận thường la cà ở những chỗ đông người, khéo léo dọ hỏi về người này ngườinọ trong xã. Các đoàn viên thanh lao Hiệp Hoà phối hợp với đoàn viên Tam Hiệp được cơ sở giúp đãdiệt hụt tên phòng nhì này trong một đám cưới ở ấp Gò Cát làm từ đó y co lại khô ng dám léo hánh chỗđám đông.

2 Nội dung lời kêu gọi: “Toàn thể đồng bào Nam bộ,Các bạn ngoại kiều,Để biểu dương tinh thần đoàn kết đấu tranh cuả các tầng lớp nhân dân Nam bộ, cuả ngoại kiều,Để phản đối đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm kẻ thủ phạm đ ã gây ra tang tóc, đau khổ, rối

loạn ở miền Nam Việt Nam, âm mưu phá hoại tổng tuyển cử tự do hòng trường kỳ chia cắt Việt Nam,biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa cuả Mỹ,

Để biểu dương nguyện vọng tha thiết, ý chí sắt đá cuả nhân dân Nam bộ và các ngoại kiều, đòicác nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam Việt Nam:

1- Phải thành lập ở miền Nam một chánh phủ dân chủ, tôn trọng Hiệp định Genève, tán thành hoàbình thống nhất Việt Nam.

2- Phải bảo đảm tính mạng, tài sản, an ninh trật tự c uả nhân dân miền Nam, chấm dứt cuộc cốtnhục tương tàn.

3- Phải cải thiện dân sinh, thi hành các quyền tự do dân chủ, chấm dứt cuộc khủng bố phong tràocứu trợ nạn nhân Sài Gòn – Chợ Lớn.

4- Phải nhận lời đề nghị cuả Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặt lại quan hệ bình thườnggiữa miền Nam và miền Bắc.

5- Phải cùng Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mở hội nghị chánh trị hiệp thương vào ngày20 tháng 7 năm 1955 bàn việc tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước Việt Nam đúng kỳ hạn.

Đến ngày 10 tháng 7 năm 1955 dương lịch bắt đầu từ đúng 1 giờ chiều (13 giờ) cho đến 12 giờđêm (24 giờ) ngày đó, toàn thể các tầng lớp nhân dân Nam bộ từ thành thị tới thôn quê, các bạn ngoạikiều: Pháp kiều, Hoa kiều, Ấn kiều …

Hãy triệt để:- Ngưng tất cả mọi cuộc sinh hoạt ngoài đường phố.- Không một ai ra đường, tất cả mọi người đều ở trong nhà.- Không một ai mua bán, làm ăn, đi lại.

Page 87: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

87

Nhiều người đọc truyền đơn cảm thấy cán bộ vẫn luôn luôn ở cạnh dân nênniềm tin vào cách mạng không hề giảm sút

I.4. Tiến hành vận động lực lượng vũ trang Bình Xuyên và Cao Đài vềvới cách mạng

Không mua chuộc được Bảy Viễn, chính quyền Diệm đưa quân đội quyết diệtlực lượng Bình Xuyên. Cuộc tranh giành quyền lực giữa Diệm và Bảy Viễn gâynhiều đau thương tang tóc cho nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn. Tháng 6/1955, lựclượng Bình Xuyên do Bảy Viễn cầm đầu rút ra Rừng Sác.

Nắm được mâu thuẫn Viễn - Diệm, Xứ uỷ Nam bộ cử đồng chí Ba Thuận - bíthư Tỉnh uỷ Biên Hoà - và đồng chí Bảy Tâm (Nguyễn Duy Đán) - cán bộ binh vậnXứ uỷ – cùng đồng chí Vũ Khánh - bí thư Huyện uỷ Long Thành - về Rừng Sácthuyết phục số tàn quân về với nhân dân chống Diệm. Ông Mười Chiêm có n gườicháu gái là vợ Bảy Môn (Võ Văn Môn), là cầu nối giữa Bảy Môn với cán bộ ta,qua người cháu gái góp phần tác động viên trung tá đi theo cách mạng. Khoảngchừng một tháng sau, Bảy Môn nghe theo ý kiến chi bộ xã, đem lực lượng vây ép,bức hàng bắt gọn trung đội lính commăngđô bót Phước Thọ không tốn một viênđạn. Tiểu đoàn 3 Bình Xuyên do trung tá Bảy Môn quay súng theo cách mạng, tacử thêm đảng viên, đoàn viên vào, đưa về chiến khu Đ lập nên lực lượng vũ tranglấy danh nghiã bộ đội giáo phái chống Diệm.

Sau quá trình binh vận hai năm1, tối 23/9/1955, Châu Văn Phú phó đồnPhước Khánh đã diệt đội Lạc, tên đồn trưởng ác ôn, đốt đồn, đưa toàn bộ lính CaoĐài và vũ khí về với nhân dân Long Thành. Huyện uỷ bổ sung khoảng một chụcđoàn viên và nòng cốt tham gia, từ đó đơn vị mang tên lính giáo phái Bình Xuyênchống Diệm trực thuộc Huyện uỷ. Gần một tháng sau, ngày 11/10 đơn vị cuả Phúđánh mìn, diệt viên quan ba Lê Thành Kham và ký Hải ác ôn ở khu vực dốc Lớn.

Công tác binh vận một bộ phận binh lính sĩ quan lực lượng Bình Xuyên, CaoĐài về với cách mạng là một thắng lợi lớn của Đảng bộ Biên Hoà, thông qua đó,góp phần vạch trần bộ mặt tay sai bù nhìn của ngụy quyền miền Nam.

I.5. Nhân dân Biên Hoà chống phá trưng cầu dân ý (tháng 10/1955) vàbầu cử quốc hội Sài Gòn (4/3/1956)

Theo lệnh Mỹ, Ngô Đình Diệm bày trò trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại, hôhào đả thực, bài phong, chống cộng để lên làm tổng thống. Các khẩu hiệu Đả đảoBảo Đại, Bảo Đại hại dân nhan nhản khắp nơi. Bộ máy thông tin tuyên truyền cuảchế độ Sài Gòn ra sức tô vẽ cho Ngô Đình Diệm. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp uỷ

- Chợ không nhóm, tiệm không mở cửa, xe cộ không chạy.Toàn thể đồng bào Nam bộ, các bạn ngoại kiều hãy triệt để tham gia ngày đoàn kết đấu tranh này.

Ngày 1 tháng 7 năm 1955LIÊN VIỆT NAM BỘ

1 Cha Châu Văn Phú bị địch giết. Đồng chí Hai Thông nắm được Phú từ năm 1953 thông qua bàPhan Thị Nho và mẹ cuả Phú.

Page 88: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

88

lãnh đạo nhân dân chống phá trò hề này, vạch trần âm mưu Mỹ – Diệm lập Quốchội bù nhìn chính là phá hoại hiệp thương, phá hoại hoà bình thống nhất.

Đêm 22/10, một dân vệ nội tuyến đặt mìn (do anh Ba Cheo đưa) phá phòngbỏ phiếu ở trường học Bình Ý. Cùng lúc, lực lượng vũ trang mật đặt súng cối ởtruông Cát đầu sở cao su Tư An (xã Bình Thạnh) bắn vào sân bay Biên Hoà mấytrái, gây tiếng nổ để phá cuộc bỏ phiếu.

Sáng 23/10, đơn vị vũ trang cuả Châu Văn Phú bắn mấy loạt trung liên vànhiều trái cối 60 li vào gần khu vực bỏ phiếu Phước Lý (Long Thành) làm bọn línhvà hội tề ở đây bỏ chạy. Đồng bào nhân cơ hội bỏ về, phải nửa ngày sau trật tự mớivãn hồi, cuộc trưng cầu dân ý vắng vẻ hẳn. Cơ sở, nhân dân xã Phước Thọ còn vậndộng được nhiều binh lính tiểu đoàn 64 gạch bỏ cả ảnh Diệm lẫn Bảo Đại, viết vàophiếu bầu 6 đồng 1 lít gạo 1. Bọn mật vụ theo dõi cuộc trưng cầu dân ý ở điểm nàyvội ra lệnh cho hội tề xã đóng cửa phòng phiếu. Ở nhiều nơ i, bà con xé cả ảnh BảoĐại lẫn ảnh Diệm, bôi lem ảnh Diệm, đã tráo phiếu bằng giấy trắng, viết lên phiếubầu các khẩu hiệu do cán bộ hướng dẫn …

Đầu tháng 12/1955, Huyện uỷ Long Thành2 chỉ đạo chi bộ Phước Thái -Long Phước phối hợp với đội vũ trang mang danh nghĩa giáo phái do Mười Đôichỉ huy đã chặn một đoàn 40 xe đò, xe du lịch và xe tải trên quốc lộ 15, đưa vàorừng Phước Hoà (xã Phước Thái). Cán bộ ta tuyên truyền giải thích nội dung Hiệpđịnh Genève, tố cáo âm mưu cuả Mỹ - Diệm chống phá việc thi hành hiệp định,kêu gọi mọi người góp phần đấu tranh đòi nhà cầm quyền Sài Gòn phải thi hànhnghiêm chỉnh hiệp định này. Một nhóm sĩ quan quân đội quốc gia có mặt trongcuộc võ trang tuyên truyền. Tin này loan truyền rộng rãi ở Sài Gòn, Biên Hoà, BàRịa, Vũng Tàu khiến nhiều người phấn khởi vì lực lượng cách mạng vẫn tồn tại.Song song với công tác võ trang tuyên truyền, Huyện uỷ tiến hành cho diệt 4 tênthám báo trên sông Ông Kèo dưới danh nghĩa “giáo phái Bình Xuyên”.

Cũng trong tháng này, cơ sở mật ở Tân Vạn tổ chức giăng biểu ngữ, kẻ khẩuhiệu, rải truyền đơn và xé ảnh Diệm ngay tại nhà hội xã.

Thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước, Ngô Đình Diệm tiến hành tổchức bầu cử quốc hội khóa 1 Sài Gòn. Chúng công khai hò hét: Không ký hiệpđịnh, không hiệp thương, lấp sông Bến Hải, Bắc tiến!. Tỉnh uỷ Biên Hoà thực hiệnchỉ thị cuả Xứ uỷ Nam bộ, đã lãnh đạo các cấp uỷ Đảng chống phá mạnh mẽ cuộcbầu cử giả hiệu này. Trước ngày 4/3/1956, băng, khẩu hiệu hô hào nhân dân tẩychay bầu cử quốc hội Sài Gòn treo, dán các nơi đông người qua lại. Có nhóm đoànviên Thanh lao dùng khoai từ viết khẩu hiệu chống Diệm lên mặt đường nhựa, khikhoai khô thì chữ thật rõ, địch muốn xóa phải tốn nhiều công sức. Truyền đơn Đảđảo bầu cử bất hợp pháp, Mỹ-Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơ ne vơ, phải thựchiện tổng tuyển cử tự do tiến tới thống nhất đất nước bằng phương pháp hoà bình

1 Ý nói cuộc sống đắt đỏ, khó khăn, Diệm hay bảo Đại cũng vậy không giải quyết được g ì cho línhtráng và nhân dân.

2 Cụ thề là các đồng chí Ba Đông, Bảy Bìa. Mười Đôi là lính Bình Xuyên về với cách mạng khi bịDiệm đánh.

Page 89: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

89

rải khắp các xã, thị trấn và tỉnh lỵ bằng nhiều cách: rải bình thường, nhúng nước cảxấp giấy rồi đặt lên nóc chợ, nóc trụ sở xã khi nắng lên giấy khô, gió thổi sẽ tánphát rộng, có anh em táo bạo đặt xấp truyền đơn lên nóc ôtô khi xe chạy sẽ tungđầy đường ...

Đêm 3/3 dân vệ nội tuyến xã Tam Hiệp được cán bộ ta giao ném 2 trái lựuđạn vào trụ sở xã để phá bầu cử. Cùng đêm, một bán đội lực lượng giáo ph ái cuảBa Phú được cán bộ và cơ sở mật dẫn đường đến gần quận lỵ, đã bắn 12 trái đạncối 60 li và nhiều loạt trung liên vào chi khu Long Thành. Chi bộ Phú Hữu dẫnđường một bán đội khác cuả Ba Phú bắn vào khu vực cách phòng bỏ phiếu ở CátLái khoảng 100 mét.

Chi bộ Phước An cho đặt trái cối 60 li dưới một đống củi cách phòng bỏphiếu không xa, đến hừng sáng thì đốt củi; lửa cháy làm trái đạn nổ tạo điều kiệncho một số bà con có cớ không đi bầu.

Tại xã Hiệp Hoà, chi đoàn Thanh lao làm mộc giả xác nhận đã bỏ phiếu chonhiều người không đi bầu. Nói chung, cuộc bầu cử quốc hội Sài Gòn diễn ra trongkhông khí tẻ nhạt, lo sợ, tỉ lệ cử tri thấp dù lính và cảnh sát được huy động tối đalùa dân ra phòng bỏ phiếu. Ở một số xã, nhân dịp này nội tuyến ta làm giấy tờ hợppháp cho cán bộ đi lại hoạt động dễ dàng.

II. NHÂN DÂN BIÊN HOÀ ĐẤU TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ, ĐÀNÁP

Ngày 30/6/1956, Ngô Đình Diệm ra nghị định 203/QP mở chiến dịch TrươngTấn Bửu 1. Mục tiêu chiến dịch:

- Tiêu diệt lực lượng cách mạng bám trụ và các lực l ượng chống đối kháckhông ăn cánh nhưng diệt trừ Đảng Cộng sản là chủ yếu.

1 Nội dung nghị định (trích hồ sơ 4623, font Đệ I Cộng hoà, Cục Lưu trữ TW 2):“Điều thứ nhứt – Nay mở một chiến dịch lấy tên là chiến dịch Trương Tấn Bửu bao trùm phạm vi

các tỉnh Chợ Lớn, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu và quận Hàm Tân tỉnh BìnhThuận.

Điều thứ hai - Chiến dịch Trương Tấn Bửu nhằm những mục tiêu sau đây:1-Tảo thanh tàn quân phiến loạn, tróc nã bọn côn đồ, bọn phá rối trị an, tái lập trật tự trong các nơi

cần thiết.2-Thu thập hết các khí giới trong tay bất cứ người nào tàng trữ bất hợp pháp.3-Truy tầm bọn buôn lậu.Điều thứ ba –Thiếu tướng Mai Hữu Xuân được cử làm Tư lệnh chiến dịch này.Điều thứ tư –Trong suốt thời gian chiến dịch và trong khuôn khổ những mục tiêu kể trên, Thiếu

tướng Mai Hữu Xuân được đặc quyền quyết định mọi biện pháp quân sự và dân sự cần thiết cho côngcuộc bình định mà Thiếu tướng đang phụ trách…”

Một tài liệu cuả ta – địch bắt được - đã phân tích: “Để tăng cường đàn áp có kế hoạch và rộng lớnhơn nên trong tháng 7/1956 vừa qua Ngô Đình Diệm đã tổ chức chiến dịch Trương Tấn Bửu ở các tỉnhmiền Đông đặt dưới quyền điều khiển cuả tướng mai Hữu Xuân, một tên tay sai chuyên về do thám vàgián điệp. Tổ chức chiến dịch này, chúng nhắm đạt mục đích như sau:

1- Phô trương lực lượng để khoe khoang rằng chúng mạnh, lực lượng cuả chúng hùng hậu để ổnđịnh tinh thần anh em binh sĩ và nhân viên ngụy quyền.

2- Huy động cán bộ các ngành các cấp dựa vào sự khủng bố huênh hoang tuyên truyền là Hiệpđịnh Genève đã mất giá trị, sẽ không có tổng tuyển cử nữa.

3- Bắt bớ những người đấu tranh cho hoà bình, thống nhất để lung lạc tinh thần đấu tranh đi đôivới việc dùng áp lực bắt buộc gia nhập vào các tổ chức phản động làm chỗ dựa để chúng có thể tranhthủ thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới khi mà chúng không thể ỳ ra đượ

Page 90: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

90

- Thay thế các hội đồng hương chánh bị tê liệt vì sự trà trộn và uy hiếp cuảViệt cộng phiến loạn bằng các uỷ ban hành chánh gồm người có tín nhiệm cuảchánh quyền. (Người được cử v ào uỷ ban phải có điều kiện: sanh trú quán tại làng,có thành tích chống Cộng và phiến loạn, trung thành với chánh thể cộng hoà). Cảitổ tự vệ hương thôn sang các đoàn dân vệ do uỷ viên cảnh sát chỉ huy (theo thôngtư số 70/TTP/DV ngày 19/6/1956). Dân vệ d o các tỉnh trưởng chỉ đạo tuyển mộ,quản lý, sử dụng. Lập uỷ ban an ninh thay cho uỷ ban mật vụ cũng do tỉnh trưởng,quận trưởng trực tiếp chỉ huy điều hành.

Bộ chỉ huy chiến dịch đặt tại tỉnh lỵ Biên Hoà do thiếu tướng cảnh sát MaiHữu Xuân làm tư lệnh. Địch dùng số quân rất lớn để tiến hành chiến dịch này 1. Ởmỗi tỉnh, chúng tổ chức các liên đoàn quân chính 2. Quét sạch xong một vùng vàixã, liên đoàn quân chính chuyển sang vùng khác cho đến khi bình định xong từngquận. Nhiệm vụ cuả liên đoàn quân chính: 1- Tróc nã Việt cộng, phản động (hiểulà chống Diệm), bọn phá rối trật tự an ninh … 2- Lập sổ đen. 3- Lập uỷ ban hànhchính mới. 4- Tổ chức dân vệ. 5- Kiểm tra dân số. 6- Làm công tác xã hội và tổchức liên gia tương trợ (thực chất biến mọi nhà thành mạng lưới mật vụ do thámlẫn nhau, gây mất đoàn kết nội bộ nhân dân ). 7- Tổ chức thanh niên trong xã (namvào thanh niên cộng hoà, nữ vào thanh nữ cộng hoà, phụ nữ hơi lớn tuổi vào phụnữ liên đới, nhân viên hội đồng xã vào phong trào cách mạng quốc gia …).

Trong chiến dịch Trương Tấn Bửu, không ít cán bộ đảng viên đoàn viên, cơsở mật ở Biên Hoà đã bị địch bắt bớ tù đày trong nhiều nhà tù: Trung tâm cải huấnTân Hiệp, khám lớn Biên Hoà, nhà tù Thủ Đức, Gia Định … Hàng chục đồng chíhi sinh trong các đợt ruồng bố càn quét. Riêng số giao động bị mua chuộc, phảnbội đầu hàng không đáng kể.

II.1. Nhân dân Biên Hoà chống học “tố cộng”Chính quyền Ngô Đình Diệm chính thức ban hành chính sách tố cộng từ đầu

năm 1955, lấy tỉnh Chợ Lớn làm thí điểm. Chúng cho đổi thẻ c ăn cước nhằm nắmlại dân, từ đó chia dân thành ba loại:

1 Ở tỉnh Thủ Dầu Một, địch dùng tiểu đoàn 587 (quân số 394 người), tiểu đoàn 2/38, tiểu đoàn3/38, đại đội pháo 38 (quân số 1510 người ), lính bảo an: 1016 người, dân vệ: 400 người, 850 tân binh

Ở tỉnh Biên Hoà địch dùng hai tiểu đoàn 529 và 588/137, đại đội pháo 137 (quân số 450 người),tiểu đoàn 1/38, trung đoàn 10/sư đoàn 4, lính bảo an 1144 người, dân vệ 615 người, 265 tân binh

Ở tỉnh Bà Rịa địch dùng tiểu đoàn 589/137 (378 người), tiểu đoàn 2/38, 1 đại đội thuỷ quân lụcchiến, trung đoàn 12/sư đoàn 4, lính bảo an 332 người, dân vệ 524 người.

Ở thị xã Vũng Tàu địch dùng tiểu đoàn 529/139 (284 người), 1 phân đ ội thuỷ quân lục chiến, línhbảo an (129 người).

Ở tiểu khu biệt lập Thủ Đức địch dùng đại đội pháo 136, tiểu đoàn 5 nhảy dù (783 người), lính bảoan 314 người, dân vệ 265 người.

Như vậy chưa tính ba tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Chợ Lớn thì địch đã dùng gần 2 đại đội thuỷquân lục chiến, 9 tiểu đoàn, 2 trung đoàn, 3 đại đội pháo, 2935 lính bảo an,1804 dân vệ vào chiến dịchnày.

2 gồm 100 người thuộc lực lượng quân sự, nhóm 20 công an cảnh sát, nhóm 20 cán bộ hànhchính, nhóm 20 nhân viên tuyên truyền, nhóm công dân vụ và một số nhân viên y tế, như vậy mỗi liênđoàn quân chính khoảng 200 tên) do một đại úy hay đại diện hành chính tỉnh chỉ huy. Viên chỉ huy liênđoàn quân chính có đặc quyền dân sự và quân sự trong phạm vi một quận hay một chi khu, các quậntrưởng, chi khu trưởng cũng ở dưới quyền viên chỉ huy liên đoàn quân chính

Page 91: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

91

- Loại A gồm những đảng viên, cán bộ và người kháng chiến cũ là loại côngdân bất hợp pháp.

- Loại B gồm những thân nhân (cha, mẹ, vợ con, anh em) cán bộ, đảng viên,du kích … thuộc loại công dân nửa hợp pháp.

- Loại C gồm tất cả những ai không liên quan tới cộng sản.

Am mưu cuả chúng là nhằm gây chia rẻ nhân dân; dựa vào loại C đánh loại Avà phân hóa loại B. Những người kháng chiến cũ phải trình diện định kỳ, nhậngiấy chứng nhận cán bộ hồi cư để quản thúc tại địa phương. Địch tổ chức học tốcộng ở khắp địa bàn tỉnh. Ở Phước An, đồng bào đi học tố cộng là để giữ thế hợppháp, không ai tố gì. Việc chống học tố cộng của quần chúng chủ yếu dựa vào lýlẽ. Một bữa, xã Vàng và số cán bộ tố cộng cuả địch tổ chức học ở nhà ông Tư Do(ấp Bà Trường). Lúc ấy, một cán bộ đang ở trong buồng nhà ông Tư, nghe xãVàng nói huyên thiên, chắc chỉ có y và số cán bộ tố cộng nghe, còn bà con tròchuyện râm ran, chẳng ai phát biểu một lờì. Quản Na, đại diện hội đồng xã, cứ mỗilần tổ chức học tố cộng, trước khi đọc y chang tài liệu quận, tỉnh đưa xuống, lạithòng một câu rào đón:

- Thưa bà con, giấy cấp trên đưa về bảo tôi đọc cho bà con nghe, tôi chỉ đọcchớ không biết gì thêm, xin bà con đừng hỏi …

Ở Hiệp Hoà, địch đưa ô ng Bảy Di ra làm chủ tịch uỷ ban tố cộng nên dân gọiông ta là Bảy Tố, bắt mỗi gia đình một người đi học “tố cộng” ở nhà hội hoặc miễuxóm. Bà con cố tránh né nên mỗi buổi chỉ lèo tèo mươi người có mặt, xì xàochuyện riêng mất trật tự. Một bữa, tên cán bộ tố cộng nói:

- Ở miền Bắc cộng sản đói chỉ ăn cám.- Theo tôi biết, có gạo mới có cám, xay giã một giạ lúa được 16 lít gạo, 3 lít

cám. Nếu họ ăn cám thì gạo bỏ đâu? – một bà chất vấn.- Thì tôi nói sao, bà con cứ tin vậy, chớ hỏi lôi thôi … - tên cán bộ tố cộng đổ

quạu, nói bừa.Ở Hiệp Hoà, không tổ chức được buổi đấu tố nào, Bảy Tố một mình giơ đầu

chịu báng. Ông Bảy Mít bị úp bộ lập phong trào cách mạng quốc gia không ai ghitên. Sợ tỉnh quận rún ép, ông lập đại một bản danh sách nửa thật nửa ma gửi đi,lãnh thẻ về bỏ xó. Bà con và đứa cháu nội diễu ông là chủ tịch phong trào bánmạng quốc gia. Phong trào âm thầm tan rã.

Tại xã Bình Trước – tỉnh lỵ Biên Hoà – ông Hai Tô (Nguyễn Thái Bình,nguyên chủ tịch UBKCHC xã Bình Trước) và một số người kháng chiến cũ bị bắtđi học tố cộng. Khi trao đổi thảo luận, một anh mạnh dạn vạch trần bộ mặt dân chủgiả hiệu cuả Diệm, âm mưu gây chiến cuả đế quốc Mỹ, mặt khác bảo vệ danh dựcán bộ đảng viên liền bị cảnh sát còng tay điệu đi. Ở các khu nội ô và các ấp ven,nơi nào cũng diễn ra cảnh: giả bệnh không đi, có đi thì chuyện riêng mất trật tự, trẻcon la khóc ồn ào …

Ngay khi chiến dịch Trương Tấn Bửu vừa bắt đầu, một cuộc võ trang tuyêntruyền diễn ra tại km 101 trên quốc lộ 20 gần cầu La Ngà. Tôn Thất Hối, đại biểuchánh phủ tại vùng cao nguyên miền Nam ở Đà Lạt, báo cáo về Sài Gòn:

Page 92: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

92

“ Ngày 17/7/1956 vừa qua, từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30, trên quốc lộ 20, tại km101 cách La Ngà 2 km về phía Sài Gòn, một vụ chặn xe đã xảy ra một cách táobạo. Bọn phản động đông chừng 20 tên, mặc binh phục dã chiến nhảy dù, có tênmặc áo nâu hay áo đen, tất cả đều đi chân không, võ trang bằng tiểu liên, súngtrường, súng lục, lựu đạn và bích kích pháo (súng cối) đã chặn trên 30 xe đủ loại từhai ngả (Sài Gòn lên và Đà lạt xuống) và dồn đi vào con đường mòn rộng chừng 4thước về mặt trái quốc lộ 20, phía sông Đồng Nai. Chúng bắt các người trên xexuống, khám xét, và tuyên truyền hiệp thương tổng tuyển cử, đả đảo Chính phủquốc gia và Mỹ. Sau khi phát cho mỗi hành khách (chừng trên 100 người) một tờtruyền đơn ký tên Tiểu đoàn 3 Binh đoàn Bình Xuyên - Mặt trận thống nhứt toànlực quốc gia, bọn phản động nổ một tràng súng thị uy và rút lui vào rừng lúc 17giờ 30 …”1 .

Ngày 11/8/1956, chiến dịch Trương Tấn Bửu tiến hành ở quận Tân Uyên.Phá cuộc đấu tranh cuả công nhân đồn điền cao su Phước Hoà, địch bắt một số cánbộ nghiệp đoàn ở đây: Nguyễn Văn Tất (tự Dũng)2, Hà Xuân Thọ3, Châu Văn Ánh,Bùi Văn Nị, Nguyễn Văn Phùng, Nguyễn Thị Hiền, Lực. Tại quận Tân Uyên,chúng bắt 10 người với tội danh “ làm kinh tài cho Việt cộng”.

Ngày 15/10/1956, Mai Hữu Xuân gửi công văn cho tỉnh trưởng Biên Hoàthông báo đã bắt đưa đi an trí 7 uỷ viên hội đồng hương chính “ có liên quan vớiViệt cộng”4. Nhìn chung, ở bất kỳ địa phương nào trong tỉnh Biên Hoà cũng cóđảng viên, đoàn viên và cơ sở cách mạng bị bắt bị giết trong chiến dịch TrươngTấnBửu, trong đó có nhiều dân thường vô tội.

Ngay từ tháng 9/1955, Trung ương đã chỉ đạo Xứ uỷ Nam bộ: “ Những cán bộlộ mặt nên chuyển vùng. Đối với đảng viên đã đầu hàng, tuy đã bị loại ra, cũng tìmhết cách tranh thủ họ để hạn chế và giảm bớt hành động phá hoại Đảng ”5. Trongkhi địch đánh phá cách mạng miền Đông ác liệt thì chỉ thị 4/HBC (về điều lắng)ban hành. Tình hình thực tế diễn ra phức tạp do đội ngũ ta đông, trong kháng chiếnchống Pháp chủ yếu hoạt động công khai hợp pháp nên việc điều lắng ít tác dụng.Vì thiếu kinh nghiệm, một số đồng chí chuyển vùng nhanh chóng bị địch phát hiệnbắt bớ, lực lượng ta tiếp tục tổn thất. Một số giữ được bí mật hoà vào nhân dân, tồntại nhưng hoạt động hạn chế, một số bỏ luôn tổ chức vì dao động tư tưởng. Chủtrương “điều lắng” thưc tế không bảo vệ được cán bộ, đảng viên mà còn làm lộtung tích nhiều hơn, “điều” đi là mất người, “lắng” rồi lặn luôn. Do đó ở các vùngcó địa hình thuận lợi: Rừn g Sác, rừng giồng, đồi núi … nhiều đồng chí vẫn bám trụ

1 Hồ sơ 4466, phông Đệ I Cộng hoà, Cục Lưu trữ TW 2.2 Chúng phong cho anh là “Xứ uỷ Cộng sản Đông Dương ”3 Chúng gán là “cán bộ Công vận Xứ uỷ Nam bộ”4 Đó là: 1-Nguyễn Văn Kinh, chủ tịch kiêm uỷ viên cảnh sát xã Tân Nhuận (Tân Uyên). 2 -Nguyễn

Văn Đổ, phó chủ tịch kiêm cảnh sát xã Tân Nhuận. 3 -Trương Minh Bảo, uỷ viên thường vụ Việt cộng xã.4-Lê Quan Hạnh, chủ tịch kiêm uỷ viên cảnh sát xã Chánh Hưng (Tân Uyên). 5 -Đoàn Văn Quế, uỷ viênxã hội kiêm hộ tịch xã Chánh Hưng. 6 -Nguyễn Văn Hon (Nguyễn Thành Lan), phó chủ tịch kiêm tổng thơký hội đồng xã Chánh Hưng. 7 -Nguyễn Văn Phùng, chủ tịch kiêm uỷ viên cảnh sát xã Thiện Tân (TânUyên).

5 Lịch sử biên niên cuả Xứ uỷ Nam bộ, tr. 120, tr. 131

Page 93: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

93

và hoạt động an toàn. Ở thị xã, thị trấn thì “ rừng người” che chở hữu hiệu khôngkém rừng núi thiên nhiên, nếu người cán bộ làm tốt công tác dân vận.

II.2. Tù chính trị nổi dậy phá khám Tân HiệpCho đến tháng 11/1956, nhà lao Tân Hiệp đã có trên 2.300 người bị giam giữ,

phần đông là cán bộ, đảng viên (hơn 300 đồng chí) và người yêu nước kháng chiếncũ. Đảng uỷ nhà lao thành lập vào nửa đầu năm 1956 lãnh đạo anh em đấu tranhchống chào cờ, không học tố cộng, giữ vững phẩm chất khí tiết người cách mạng.Trong nhà lao lúc đó có hai luồng tư tưởng: một số người chấp nhận những điềukiện cuả địch khi mãn hạn giam giữ sẽ được thả về, nhiều đồng chí chủ trương kiênquyết đấu tranh dùng bạo lực phá khám khi có điều kiện để trở về với cách mạng.Đảng uỷ đã giáo dục thuyết phục nhiều đảng viên nòng cốt ở các trại tổ chức lựclượng, tỉ mỉ vạch kế hoạch chuẩn bị nổi dậy.

Chiều ngày 2/12/1956, Đảng uỷ nhà tù Trung tâm cải huấn Tân Hiệp (BiênHoà) sau thời gian nghiên cứu kỹ địch tình, đã lợi dụng thời cơ thuận lợi phákhám, giải thoát 462 cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước về với cách mạng,mang theo 47 súng chiến lợi phẩm. Anh chị em trên đường về chiến khu Đ hoặc vềquê hương được cán bộ mật và bà con tốt cuả nhiều xã các huyện Vĩnh Cửu, LongThành che giấu, cung cấp lương thực, dẫn đường tránh né thoát vòng vây gắt gaocuả địch. Trung úy Phan Lạc Tuyên hiểu chánh nghĩa cách mạng đã không sốtsắng trong việc cho đơn vị dưới quyền truy tìm đoàn tù theo lệnh cấ p trên.

Cuộc vượt ngục tập thể với qui mô chưa từng có này là nguồn bổ sung lựclượng cán bộ quí báu, quan trọng cho phong trào cách mạng miền Nam đang thiếu.Đây là tiếng súng mở màn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổnhưng cuối cùng thắng lợi vẻ vang.

Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ uỷ Nam bộ - nghiên cứu kỹ thực tiễn diễn biếncuả phong trào cách mạng miền Nam từ sau ngày Hiệp định Genève được ký kết.Trên cơ sở đó, đồng chí soạn thảo bản Đề cương cách mạng miền Nam , xác định:“Nhiệm vụ trước mắt cuả cách mạng miền Nam là ra sức tập hợp lực lượng đấutranh thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ” . Về phươngpháp cách mạng, bản Đề cương khẳng định: “Hiện nay chúng ta phải chọn conđường hoà bình, vì con đường đó có khả năng đi đến thắng lợi, song giữ vữngngọn cờ hoà bình không có nghĩa là vấn đề vũ trang khởi nghĩa cũng như chiếntranh chống xâm lược không đặt ra khi tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Trong đấutranh chính trị có vũ trang tự vệ, nhưng không phải là vũ trang toàn diện. Việc tổchức vũ trang tự vệ là nhằm bảo vệ cơ sở, bảo toàn lực lượng, không thể biếnthành chiến tranh du kích …”. Đề cương đề cập đến vấn đề xây dựng củng cố Mặttrận dân tộc thống nhất và tổng kết sáu bài học cuả Cách mạng tháng Tám để vũtrang lý luận cho cán bộ, đảng viên 1. Tháng 1/1957, Xứ uỷ Nam bộ họp chủ trươnggiữ gìn và phát triển lực lượng: “Với đế quốc Mỹ, phát xít Diệm không thể trôngmong cầu xin mà phải đấu tranh, muốn đấu tranh phải có thực lực ”2. Tỉnh uỷ

Page 94: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

94

Biên Hoà đã tổ chức cho các cấp uỷ Đảng và cán bộ chủ chốt nghiên cứu bản Đềcương này cùng với nghị quyết cuả Xứ uỷ.

Năm 1957, chính quyền Sài Gòn đã chia nhỏ tỉnh Biên Hoà cũ rộng 11.045km2 thành ba tỉnh: Biên Hoà, Long Khánh, Phước Long1. Các tỉnh trưởng, quậntrưởng dân sự thay dần bằng các sĩ quan quân đội. Để có tay chân kềm kẹp nhândân Biên Hoà, liên đoàn quân chính tổ chức nhiều đợt, nhiều lớp học cho trưởngấp, liên gia trưởng ở ngay từng xã. Chỉ tính từ ngày 4/1/1957 đến 20/1/1957, chúngđã mở 23 lớp với 1502 học viên2. Số dân vệ cả tỉnh đến ngày 31/1/1957 có 1916người (ngày 21/7/1956 có 615 dân vệ, gần nửa năm sau tăng gấp 3 lần). Tổ chứcthanh niên cộng hoà, thanh nữ cộng hoà xã nào cũng có do địch “úp bộ”. Nòng cốt,cảm tình cuả ta trong các tổ chức đoàn thể này cuả đị ch chiếm tỉ lệ không lớnnhưng âm thầm hoạt động bí mật nắm tin tức, chủ trương cuả chúng kịp thời báocáo để cấp uỷ đề ra kế hoạch đối phó.

Địch tiến hành tố cộng, huy động dân vệ, thanh niên phụ nữ đi canh tuần làngxóm ngăn không cho cán bộ ta về hoạt động ban đêm. Chúng qui định “Nếu cộngsản về, phải đánh mõ báo động”. Thế là xóm làng ban đêm ở nhiều nơi bị mất đicái yên ắng vì những hồi mõ “ cốc, cốc” lan truyền vang dội với tiếng la hoảng “CóViệt cộng! Có Việt cộng!”. Mới đầu qui định đánh mõ báo động gây trở ngại chocán bộ ta hoạt động, sau các đồng chí hướng dẫn nòng cốt, cơ sở không đánh mõkhi anh em đột xóm ấp, ngược lại anh em đi khỏi mới hô hét, đánh mõ báo động.Có khi không có gì, cũng đánh mõ. Một thời gian sau, người canh tuần chán vìcông việc buồn tẻ nên làm chiếu lệ, việc dùng mõ báo động bị vô hiệu hóa dần.

Thời gian hiệp thương hai miền theo Hiệp định quy định (tháng 7/1956) trôiqua mà tình hình không diễn ra như dự kiến, cán bộ và nhân dân miền Nam khôngkhỏi xao xuyến, thất vọng đối với Hiệp định Genève và đấu tranh chính trị. Một sốngười từ trước đến nay lừng chừng, chờ thời, nay nghiêng về phía chính quyềnDiệm. Mỹ-Diệm nắm chắc ta kiên trì đấu tranh thống nhất nước nhà bằng phươngpháp hoà bình, càng dấn tới. Một số kẻ xấu vì nghĩ rằng thời cơ cuả chúng đã đến,lăm le nhảy ra làm tay sai cho địch mong có chức, có quyền, có tiền.

Chi bộ xã Phước Lý lãnh đạo nông dân đấu tranh chống cướp đất ở cù laoÔng Còn để mở rộng vành đai kiểm soát cuả kho bom Thành Tuy Hạ. Đây là cuộcđấu tranh nằm trong đợt đấu tranh chung toàn Miền chống các dụ số 2, số 7 và 57cuả chính quyền Sài Gòn. Nòng cốt cơ sở vận động binh sĩ đứng về phía nhân dân,nhiều anh em không làm theo lệnh chỉ huy.

3. Nghị định 131-BNV/HC/NĐ ngày 24/04/1957 ấn định tỉnh Long Khánh gồm 2 quận: Xuân Lộc,Định Quán, diện tích 4400 km2. Nghị định 140-BNV/HC/NĐ ngày 3/5/1957 ấn định tỉnh Biên Hoà gồm 4quận: Châu Thành, Long Thành, Tân Uyên, Dĩ An diện tích 1891 km 2. Tỉnh Phước Long có diện tích5299 km2 gồm các quận: Bố Đức, Phước Bình, Đức Phong, Đôn Luân (Xem Địa chí Đồng Nai, tập Địalý, nxb ĐN, 2000 và Nguyễn Đình Đầu: Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, tập Biên Hoà, nxb TPHCM,1994).

4 Quận Long Thành mở 9 lớp với 755 học viên: xã Tam Phước: 43 học viên; Tam An: 77; An Lợi:70; Long An: 49; Long Phước: 52; Phước Thọ: 80; Phước Lai: 91; Phước Lý: 130; Phú Hữu: 191. QuậnTân Uyên mở 12 lớp với 639 học viên: Bình Hóa: 7; Uyên Hưng: 39; Mỹ Hoà: 17; Mỹ Quới: 76; Tân Hoà:23; Tân Tịch: 21; Mỹ Lộc: 25; Thái Hưng: 369; Phước Hoà: 20; An Linh: 11; Phước Sang: 15; ThạnhHoà: 14. Quận Châu Thành mở 2 lớp ở Tân Thành và Phước Lư (xã BÌnh Trước): 110 người.

Page 95: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

95

Ngày 22/2/1957, phủ Đặc uỷ công dân vụ báo cáo lên Phủ Tổng thống:“Hiện nay các tỉnh miền Đông và miền Tây bọn Việt cộng đang ráo riết tiến

hành công tác phá hoại sắc lệnh thi hành quân dịch cuả Chính phủ ta, cùng kết hợpchặt chẽ với chủ trương đấu tranh đòi cải thiện dân sinh dân chủ bằng những hìnhthức như sau:

Gây dư luận bàn tán xôn xao trong các từng lớp nhân dân về việc bắt lính làtrái với ý nguyện hoà bình cuả toàn dân, chúng viết thư kêu gọi anh em binh sĩ vàcông chức chính quyền đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh cuả nhân dân. Bịa đặt tintức, thơ ca hò vè để tuyên truyền phổ biến trong nhân dân chống lại quân dịch cuảta. Vận động nhân dân viết thật nhiều thư gởi các nhà báo bày tỏ thắc mắc về việcquân dịch cùng chất vấn các cơ quan chính quyền về đời sống nhân dân khổ sở vìmùa màng thất bát. Hướng dẫn các gia đình có con em đi lính hoặc dân vệ đoànlàm đơn xin giải ngũ, than phiền nhà đơn chiếc. Giáo dục anh em binh sĩ giải ngũ,nói là đời lính rất cực khổ. Xúi giục nhân dân đòi hỏi chính quyền giảm thuế, phảităng giá lúa và các nông phẩm khác, đồng thời giải quyết công ăn việc làm chonhững người thất nghiệp. Hướng dẫn tá điền đấu tranh với địa chủ trên việc làmkhế ước …” 1

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đầu tháng 2/1957, cơ sở ta đã treomột lá cờ búa liềm trên ngọn cây dầu ở đỉnh núi Châu Thới. Khách đi xe đò, xengựa đều trông thấy cờ tung bay trong gió như muốn nhắc nhở đông đảo nhân dân:Đảng và cách mạng vẫn tồn tại. Phải một ngày địch mới gỡ được lá cờ xuống.

II.3. Đồng bào các dân tộc ít người ở Biên Hoà nuôi dưỡng các lực lượngvũ trang trang cách mạng đầu tiên

Từ sau Hiệp định Genève, Tỉnh uỷ Biên Hoà cử một số cán bộ trở lại vùngđồng bào các dân tộc ít người chí cốt với kháng chiến ở các vùng Lý Lịch, Tà Lài,Phước Thái-Hắc Dịch. Lý Lịch, Tà Lài vốn thuộc huyện căn cứ Đồng Nai trongchống Pháp; đồng bào có truyền thống theo cách mạng, đồng cam cộng khổ vớikháng chiến. Sau tháng 7-1954, địch mở đường, phá rừng càn quét liên tục khu vựcnày, nhưng bà con một lòng theo cách mạng. Cả làng Lý Lịch bảo nhau quyếtkhông theo Mỹ-Diệm, địch càn bố thì lui vào rừng tránh né.

Tháng 3/1957, căn cứ chỉ thị số 15 cuả Xứ uỷ Nam bộ, Tỉnh uỷ Biên Hoàthành lập đội võ trang tuyên truyền C.250 gồm khoảng 60 đồng chí là cán bộ,chiến sĩ, du kích thời kháng chiến 9 năm ở lại, một số vượt ngục Tân H iệp. Đồngchí Ba Viên (Huỳnh Văn Viên) là đội trưởng, Sáu Phát (Nguyễn Văn Luông) làchính trị viên, Năm Hoa (Nguyễn Văn Hoa) và Bảy Phú là đội phó. Căn cứ cuảđơn vị đặt tại rừng Tân Tịch, Mỹ Lộc (Tân Uyên) thuộc chiến khu Đ.

Tháng 1/1958, đại đội vũ trang tập trung 60 đầu tiên của miền Đông Nam bộchính thức thành lập. Tiếp đó, các đại đội 50 và 70 ra đời. C.50 xây dựng căn cứ ởvùng Bù Cháp, Lý Lịch trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Do công tác dân vậntốt, các đơn vị đã được đồng bào các dân tộc Ch’ ro, S’tiêng, Mạ đùm bọc cưu

1 Hồ sơ 4566, font Đệ I Cộng hoà, Cục Lưu trữ TW 2

Page 96: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

96

mang, cho khoai, bắp, chỉ bảo cách đào củ chụp, củ mài ở rừng. Đơn vị được bàcon giúp khai phá nương rẫy trồng tỉa sản xuất tự túc một phần. Bà con cũng đónggóp một phần lương thực thực phẩm nuôi các cơ quan Xứ uỷ và Liên tỉnh uỷ miềnĐông.

III. ĐẤU TRANH ĐỂ BẢO VỆ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNGTừ năm 1955, nhất là sau chiến dịch Trương Tấn Bửu, chính quyền Ngô Đình

Diệm ngày càng phát xít hơn, tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh đòi hoàbình thống nhất đất nước, bắt bớ và giết hạ i cán bộ kháng chiến cũ và người yêunước. Có áp bức, có đấu tranh nhưng chỉ đấu tranh hoà bình không thì không thểngăn chặn có hiệu quả sự dã man tàn ác cuả địch. Thực tế thiệt hại ở các địaphương buộc các cấp bộ Đảng phải bí mật diệt ác. Tư liệu địch còn lưu trữ cho tathấy những bức xúc của phong trào hồi đó; đồng thời cho thấy sau chiến dịchTrương Tấn Bửu, lực lượng và phong trào cách mạng vẫn tồn tại 1:

Trong một báo cáo địch nhận định: “Những tổ chức cuả Việt cộng từ trướctới nay bị ta chặn đứng và đã bị phá vỡ trong thời gian chiến dịch Trương TấnBửu, nay chiến dịch đã chấm dứt nên toan hoạt động trở lại bằng cách cho các cánbộ nằm vùng len lỏi về các xóm ấp để tuyên truyền với tính cách hăm dọa …”.

Liên tục trong năm 1957, 1958, nhiều tên mật vụ , chỉ điểm, tề, cảnh sát ác ôn,một số tên kháng chiến đầu hàng làm tay sai cho địch đã bị cảnh cáo, trừng trị mộtcách bí mật. Lực lượng vũ trang cũng nhiều lần tổ chức tấn công địch gây tiếngvang, có tác dụng cổ vũ tinh thần quần chúng, hạn chế những hoạt động khủng bốcủa địch2.

Ở quận Long Thành, phong trào thanh khiết xóm ấp lan ra nhiều nơi, hìnhthành các lõm chính trị: ấp 1 Thanh Nguyên, Bàu Ngỗng (Bình Sơn), Long Thành

1 - 10 giờ sáng 10/4/1957, Huỳnh Văn Út (tự Sáu) ngụ ở xã Tân Hoà (q. Tân Uyên) là cựu chỉđiểm viên phòng nhì cưỡi xe máy đi ngoài đường thì bị hai người lạ mặt hạ sát bằng tiểu liên.

- 8 giờ tối 22/4/1957, Lê Văn Dạ (tự Ngày), đoàn ph ó dân vệ xã Phước Lộc (Long Thành) về nhàở xã An Lợi bị một bọn lạ mặt vào nhà hạ sát bằng tiểu liên MAS.49. Trước đây Dạ chỉ điểm cho tình báotiểu khu Biên Hoà bắt anh Bi là cán bộ Việt cộng ở Phước Nguyên.

- Đêm 24/4/1957, Võ Văn Xự , tổng thơ ký phong trào cách mạng quốc gia xã Tam Hiệp (q. ChâuThành) bị một toán 6 người bắt ra khỏi nhà chừng 100 mét rồi hạ sát bằng dao để lại bản án ký tên Nhơndân”

2 - 16 giờ (4 giờ) chiều 5/8/1957, cơ sở mật xã Thường Lang (Tân Uyên) diệt tên Đu, mật báo viêntiểu khu Biên Hoà

- 20 giờ 30 tối ngày 5/8/1957, mật báo viên biệt kích đội 10 là Trần Văn Lịnh ở xã Vĩnh Hoà (TânUyên) bị diệt. Cũng khoảng thời gian này, tên Thừa - cảnh sát - và tên Xứng - chỉ điểm - cũng bị cơ sởmật xử trí.

- Cuối năm 1957, xã trưởng Long Tân (Long Thành) là Lâm bị diệt ngay giữa ban ngày trên đườngtừ trụ sở xã về nhà. Y là cán bộ kháng chiến cũ đầu hàng địch, quan hệ chặt chẽ với số Cao Đài phảnđộng ở Phú Thạnh để làm tiền dân, nhất là những gia đình kháng chiến cũ. Nhiều người oán giận y tớixương tuỷ.

- Ngày 27/1/1958, Từ Văn Kháng ở Tân Tịch (q. Tân Uyên) làm gián điệp bị lực lượng mật diệt vứtxác xuống giếng ở xóm Lớn.

- Ngày 8/3/1958, Đoàn Văn Đáng, hội viên cảnh sát xã Tân Tịch bị diệt ở rừng chồi ấp Tân Huệ.- 23 giờ 30 đêm 26/3 đồn dân vệ Tân Phú (q. Tân Uyên) bị lực lượng vũ trang ta tiến công. Ngày

28/3/1958, lực lượng vũ trang ta chạm súng với tiểu đoàn 1 dù tại vùng suối Ông Đông (q. Tân Uyên).- Đêm 10/7, một tiểu đội vũ trang cách mạng được nội tuyến báo tin, đã phục k ích ở ngã ba ấp

Đồng Chinh (q. Tân Uyên) chặn chiếc ô tô NDF-710 thu 3 súng cuả tốp 3 dân vệ đi trên xe này.

Page 97: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

97

2 (Tam Phước, xóm Hố (Phú Hội) … Các cơ sở và nòng cốt địa phương đào hầmbí mật, làm vách lá đôi để che giấu cán bộ. Thanh khiết xóm ấp là phong trào tuykhông diệt ác nhưng cô lập, bưng tai bịt mắt, cắt các nguồn tin, làm mất tác dụngbọn chỉ điểm do thám địa phương. Đối với bọn từ ngoài tới, đồng bào thực hiện“ba không”. Có tên chỉ điểm bị bà con cô lập đến nỗi không ai tới nhà và y cũngkhông tới được nhà ai, đi mượn cái dần gạo cũng không ai cho mượn, đành dọn đinơi khác.

Cuối năm 1957, Trung ương Đảng gửi thư động viên các cấp bộ Đảng miềnNam, nhận định khái quát: “Hơn hai năm đấu tranh chính trị cực kỳ gay go, cácđồng chí ở miền Nam sẵn có truyền thống đoàn kết và đấu tranh bất khuất, truyềnthống ấy càng được phát huy, kinh nghiệm lãnh đạo càng thêm phong phú. CácĐảng bộ ở miền Nam đã trải qua những thử thách lớn lao, luôn luôn giữ vữngngọn cờ cuả Đảng và bám sát vào quần chúng … Ở một số địa phương, vì địchphá hoại và tàn sát, vì khuyết điểm cuả ta, Đảng bộ có bị tổn thất, nhưng nóichung phong trào đấu tranh căn bản giữ vững và phát triển …”1

Tỉnh trưởng Biên Hoà trong Tờ trình tháng 3 và 4/1958 đánh giá: “Nhữnghành vi trên đây đều nhằm mục đích khủng bố những phần tử trung kiên cuả ta vàtuyên truyền xuyên tạc chánh nghĩa quốc gia … Chánh sách cuả chúng hiện naychưa có dấu hiệu gì thay đổi ngoài chủ trương diệt tề, dân vận, binh vận, củng cốcơ sở Đảng, đánh úp đồn bót lẻ tẻ để đoạt võ khí, tranh thủ thu nạp thanh niên đếntuổi quân dịch để bổ sung vào các đơn vị … Những đồng bào bị áp lực cuả Việtcộng ở vùng Chiến khu Đ (q. Tân Uyên) phần đông chưa dứt khoát tư tưởng nêncông tác tố cộng còn yếu ớt … ” .

Ngày 27/3/1958, viên tỉnh trưởng Biên Hoà gửi lên Phủ Tổng thống ngụy bảnKê khai xếp theo phương diện tinh thần cao, khá hay kém (nghĩa là đánh giá theoquốc gia thế nào, an ninh thế nào). Có 19/77 xã xếp loại kém là: Tân Phong, TânTriều, Bình Ý (q. Châu Thành); An Lợi, Phước Lai, Tam Phước, Thái Thiện, LongPhước (q. Long Thành), Bình Chánh, Thạnh Hội, An Thành, Tân Hoà, Tân Tịch,Bình Mỹ, Vĩnh Hoà, Thường Lang (q. Tân Uyên); Đông Hoà, Bình Trị, LongPhước Thôn (q. Dĩ An). Có 112/408 ấp xếp loại kém trong đó quận Châu Thành có15 ấp kém; quận Dĩ An có 25 ấp kém, quận Long Thành có 38 ấp kém, quận TânUyên có 34 ấp kém. Bản kê khai này như sự thừa nhận đánh giá phong trào cáchmạng cuả nhân dân Biên Hoà có bước phát t riển dù địch dồn toàn lực đánh phá ráoriết2.

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trực tiếp và toàn diện các hoạt động quân sự,tháng 3/1958, Xứ uỷ Nam bộ quyết định thành lập Ban Quân sự và Đảng uỷ lựclượng vũ trang Liên tỉnh miền Đông do đồng chí Tám Xuyến (Nguyễn HữuXuyến) làm trưởng ban. Các đơn vị vũ trang các tỉnh miền Đông được tổ chức

1Lịch sử biên niên Xứ uỷ …, tr.147,148.2 Tỉnh trưởng Long Khánh đánh giá phân loại ấp cùng thời điểm với Biên Hoà có 37/37 xã,

126/126 ấp đều thuộc loại tương đối an ninh, nghĩa là tình hình tỉnh Long Khánh lạc quan.

Page 98: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

98

thành tiểu đoàn (gồm ba đại đội bộ binh và một đại đội đặc công) trực thuộc BanQuân sự Miền. Đây là bước phát triển quan trọng cuả cách mạng miền Đông Nambộ.

Ngày 17/4/1958, được cơ sở mật và nội tuyến giúp đỡ, lực lượng vũ trang tatập kích nông trường Sông Bé (khu vực Hàn Dài, Tân Uyên) tước 15 súng và nhiềuđạn dược, lựu đạn cuả dân vệ.

Từ ngày thành lập tỉnh Long Khánh, viên tỉnh trưởng Nguyễn Văn Ngưu đềubáo cáo lên Phủ Tổng thống tình hình trật tự trị an trong tỉnh rất tốt qua Tờ trìnhhàng tháng. Lần đầu tiên, ông ta thú nhận: “Đêm 15/5/1958 truyền đơn cách mạngrải ở nhiều nơi trong tỉnh lỵ Long Khánh, ngã ba Ông Đồn xã Gia Ray và ấp SuốiCát đường vào Bảo Chánh” (Phúc trình 906- VP.M./LK ngày 20/5/1958).

IV. NHÂN DÂN BIÊN HOÀ ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CHỐNG LÀMXA LỘ VÀ MỞ RỘNG SÂN BAY QUÂN SƯ, CHỐNG VỤ THẢM SÁT PHÚLỢI

Để xây dựng hạ tầng cơ sở góp phần đánh phá cách mạng miền Nam nhanhhơn, mạnh hơn, từ cuối năm 1957 địch bắt đầu xây dựng xa lộ Sài Gòn - Biên Hoàdài khoảng 32 km, nối đầu não Sài Gòn với các quốc lộ 1, 15. Xa lộ này sẽ xóa căncứ du kích Bình Đa hồi kháng chiến chín năm. Mới đầu bọn Mỹ đo đạc khảo sátphóng tuyến, dẫm bừa lên mồ mả ở hai xã Tam Hiệp, Long Bình Tân. Bà con tứcgiận kéo ra đấu tranh khiến bọn này phải bỏ chạy. Tỉnh uỷ Biên Hoà cử cán bộ vềchỉ đạo đảng viên, cơ sở và nòng cốt các xã này chống phá kế hoạch cuả địch. Dựavào ý kiến quần chúng, huyện uỷ Vĩnh Cửu đưa ra khẩu hiệu: Sống có cái nhà,thác có cái mồ, kẻ nào ủi phá mồ mả tổ tiên phải đền tội để vận động quần chúngđấu tranh. Các cơ sở và nòng cốt vận động đông đảo bà con chỉ trong một đêm racắm vào mỗi ngôi mộ một cây buộc mảnh vải đỏ, cả nghĩa địa tới mấy trăm cây.Hàng trăm bà con vác cuốc, cầm dao, cản đầu xe ủi Mỹ. Cuộc đấu tranh diễn raquyết liệt, buộc các xe ủi phải dừng lại.

Nhân viên quận Châu Thành theo lệnh tỉnh xuống thương lượng bồi thườngđể nhân dân dời mồ mả. Không thể buộc Mỹ - Diệm bỏ kế hoạch làm xa lộ, cán bộta chỉ đạo cơ sở vận động bà con Long Bình, Bình Đa, An Hảo đòi trả mỗi ngôi mảđá, mả gạch gấp nhiều lần mả đất. Mỹ bồi thường đầy đủ, cán bộ ta tiếp tục chỉ đạonòng cốt trì hoãn dời mộ, cúng rồi chờ ngày tốt mới bốc cốt. Tính ra kế hoạch cuảđịch chậm hàng năm, mãi đến đầu năm 1961 xa lộ mới hoàn thành.

Một công trình quân sự chiến lược khác mà Mỹ – Diệm tiến hành làm đồngthời với xa lộ là mở rộng sân bay Biên Hoà. Sân bay này quân đội Pháp lập từ đầuthập niên 20 thế kỷ XX, đường băng dài 700 mét bằng đất đá ong lu lèn chặthướng Bắc - Nam (ở gần cổng 1 bây giờ) dùng cho loại máy bay Morane (đầmgià). Thời kháng chiến chín năm, đường băng nối dài thêm 300 mét, lát ghi sắt,máy bay vận tải Dakota lên xuống được (còn loại máy bay khu trục đều cất hạcánh từ sân bay Tân Sơn Nhất). Để mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam vàcó thể phục vụ ý đồ Bắc tiến, Mỹ - Diệm làm sân bay có đường băng bê tông dài10000 feet (trên 3000 mét) theo hướng Đông – Tây, có nhiều thiết bị điện tử chỉ

Page 99: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

99

huy hiện đại hướng dẫn mọi loạ i máy bay phản lực chiến đấu - kể cả máy bay B.52- lên xuống trong mọi thời tiết không kể ngày đêm. Cứ 2 phút một cặp máy bay cóthể cất cánh/hạ cánh (60 chiếc lên/xuống trong 1 giờ, liên tục ngày đêm sẽ lên tớitrên 1000 lượt/chiếc) chi viện đắc lực cho việc đanh phá cách mạng miền NamViệt Nam.

Tỉnh uỷ Biên Hoà và Huyện uỷ Vĩnh Cửu cử cán bộ về chỉ đạo chi bộ BửuLong và số đảng viên xã Tân Phong (q. Châu Thành) lãnh đạo các nòng cốt và cơsở vận động nhân dân các xã trên đấu tranh chống mở rộng căn cứ quân sự này. Từgiữa năm 1958, dân ấp Bửu An dưới sự chỉ đạo cuả một đảng viên và mấy đoànviên Thanh lao đồng lòng đòi bồi thường khi phải di dời khỏi đó. Đơn từ gửi tớitấp lên quận trưởng Châu Thành, tỉnh trưởng Biên Hoà và cả quốc hội Sài Gònmặc cho lính và cảnh sát hù dọa. Để thi công, địch đồng ý bồi thường tiền chonhân dân ấp Bửu An.

Xã Tân Phong lúc này chỉ có một đảng viên là đồng chí Năm Hiền (NguyễnThị Thanh Vân), mấy đoàn viên nhưng số nòng cốt và cơ sở đông tới mấy chục bàcon ở rải các xóm Chùa, xóm Trên, xóm Dưới, xóm Đồng Tràm thuộc hai thônTân Phong 1, Tân Phong 2. Lính đến đo đạc, bà con làm đơn kiến nghị giữ hướngđường băng Bắc – Nam chạy dài lên rừng Bình Ý thì dân không phải di dời, khôngmất nhà cửa ruộng nương. Nguỵ quyền ở Biên Hoà xuống tập trung dân giải thích,rồi cho lính và cảnh sát xuống hù dọa sẽ cho máy ủi xuống và cào nhà cho kịp hạnđịnh Nhà nước. Căn cứ vào tình hình không thể chống được việc dời làng, bà conkéo dài thời hạn giải tỏa, khất lần: thu hoạch xong lúa má, hoa màu sắp được ăn.Thấy đề nghị cuả dân hợp lý, địch nhượng bộ. Nhưng lúa vừa gặt buổi sáng, đếnchiều bà con cấp tốc làm đất gieo trồng thứ khác. Bọn Mỹ thấy công việc có nguycơ đình trệ nên chúng một mặt đẩy mạnh việc đo đạc ruộng vườn, thống kê nhàcửa và mồ mả (để đền bù), một mặt cho lính đi cùng xe ủi về ủi ngay ruộng vừathu hoạch xong. Bà con kéo dài thời gian làm giấy tờ, hồ sơ gửi lên cơ quan đềnbồi ở Thủ Đức xét duyệt kéo dài hàng năm. Cuộc đấu tranh chống mở rộng sân baykéo dài từ giữa năm 1957 tới năm 1961 mới kết thúc. Năm 1962, sở cao su phủThanh bán cho chính quyền tỉnh để mở rộng sân bay. Bà Tám Dặm (Hồ Thị Dặm)- cơ sở cuả thị uỷ Biên Hoà - quyết bám trụ Tân Phong để đội vũ trang thị xã cuảđồng chí Hai Nghĩa có chỗ qua lại điều nghiên sân bay. Gia đình bà là nhữngngười cuối cùng bị ngụy quyền dùng vũ lực trục xuất khỏi đất Tân Phong ngày22/11/1962.

Đầu tháng 12/1958, Mỹ – Diệm gây ra vụ đầu độc lớn giết hại nhiều tù nhânnhà tù Phú Lợi (ở tỉnh Bình Dương báo chí gọi gọn là vụ thảm s át Phú Lợi). Xứ uỷNam bộ ra chỉ thị tháng 2/1959 cho các cấp uỷ lãnh đạo cuộc vận động quần chúngđấu tranh rộng lớn chống địch bưng bít sự thật, vận động các gia đình có thân nhântrong tù tố cáo tội ác cuả địch, đòi bồi thường tính mạng cho người bị sát hại …Hàng vạn đồng bào các tầng lớp, các tôn giáo Sài Gòn - Chợ Lớn và nhiều địaphương khắp hai miền Nam, Bắc đã xuống đường trong nhiều ngày, mít tinh tuầnhành, giương cao các khẩu hiệu tố cáo tội ác đẫm máu cuả Mỹ- Diệm.

Page 100: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

100

Ở tỉnh lỵ Biên Hoà, ngày 10/4/1959 Tỉnh uỷ và Huyện uỷ Vĩnh Cửu vận độnghơn ba chục bà và chị có thân nhân bị giam giữ ở Phú Lợi đến tòa hành chính, đòigặp tỉnh trưởng để hỏi số phận người còn bị giam giữ và có đơn xin đi gặp mặt,thăm nuôi. Cuộc đấu tranh này tuy ôn hoà nhưng bị công an địch đàn áp, chúng bắttoàn bộ về trụ sở gần một ngày. Chị Bảy Bê (Ngô Thị Bảy) là đảng viên mật lãnhđạo cuộc đấu tranh bị địch đánh đập dã man song không hề để lộ tung tích. Chiềuhôm đó, địch phải thả toàn bộ. Ngày 15/4, một nhóm phụ nữ đã đến văn phòng xãHiệp Hoà, chất vấn đại diện xã và gửi yêu sách 5 điều (trong đó có yêu cầu đi thămthân nhân bị giam ở Phú Lợi) (Tờ trình tháng 5/1959 cuả tỉnh trưởng Biên Hoà gửiPhủ Tổng thống)

Ít hôm sau, một số bà và chị ở các huyện đã tham gia cuộc đấu tranh chungtrước nhà quốc hội Sài Gòn do Liên tỉnh uỷ miền Đông chỉ đạo.

Ngày 7/4/1959, cơ sở mật gửi thư qua bưu điện cho viên đại diện xã BửuLong, tuyên truyền chống Mỹ – Diệm, mặt khác yêu cầu ông ta không làm gì cóhại cho nhân dân. Thư ký tên “Những người đấu tranh cho hoà bình, thống nhấtTổ quốc”.

Đêm 31/5/1959, cơ sở mật rải truyền đơn và treo dây cờ đỏ sao vàng ở nơigiáp ranh hai xã Tân Đông Hiệp – An Bình (quận Dĩ An) … Những hoạt động rảitruyền đơn tố cáo Mỹ - Diệm thảm sát tù nhân ở Phú Lợi, treo cờ Tổ quốc diễn rađều ở các quận huyện sau khi có chỉ thị cuả Xứ uỷ.

Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra Luật 10/59 công khai đem máy chémđi khắp nơi chặt đầu những người yêu nước. Sự tàn bạo phát xít hóa cuả Mỹ -Diệm lên đến tột đỉnh

Nhà Xanh nằm trong khu vực nhà máy cưa BIF là nơi ăn, nghỉ hàng ngày cuảsố cố vấn quân sự Mỹ huấn luyện cho sư đoàn 7 bộ binh Sài Gòn. Ban quân sựLiên tỉnh miền Đông chủ trương đánh đòn phủ đầu dằn mặt Mỹ. Đồng chí NguyễnHữu Xuyến - trưởng ban quân sự - gửi thư cho Thị uỷ Biên Hoà bàn việc tổ chứcđánh bọn này. Đồng chí bí thư Thị uỷ Trương Văn Lễ vận động một số cơ sở: bàSáu Tơ (Huỳnh Thị Tơ), bà Bảy Vết (Phạm Thị Vết) ở ấp Lân Thành bí mật nuôigiấu, tạo điều kiện cho số trinh sát cuả C.250 bám trụ điều nghiên Nhà Xanh gầnnửa năm liền. Kế hoạch tác chiến được Ban Quân sự liên tỉnh thông qua vào tháng6/1959.

Ngày 5/7 một bán đội 6 chiến sĩ đặc công do đồng chí Năm Hoa (NguyễnVăn Hoa) chỉ huy, từ căn cứ Chiến khu Đ về Biên Hoà. Ngày 7/7, anh em được cơsở mật là anh Bảy Bông (Nguyễn Văn Bông, bí danh Bảy Huệ) và gia đình bà BaXuân (Nguyễn Thị Xuân) ở xóm Gò Me tiếp tế bánh mì, che giấu ở vạt rừng chồichỉ cách mục tiêu Nhà xanh chưa đến nửa cây số đường chim bay. Chiều tối, anhNăm Lũy (Nguyễn Văn Lũy) - con bà Ba Xuân - dẫn anh Hưng - chiến sĩ đặc công- đi trinh sát lần cuối. Khoảng 7 giờ tối 7/7/1959, bán đội đặc công tập kích NhàXanh, vòng ngoài có lực lượng tự vệ mật cuả Thị uỷ Biên Hoà phối hợp tác chiến.Chỉ trong 15 phút, ta diệt hai cố vấn Mỹ (thiếu tá Bael Buis và trung sĩ ChesterOvmand), làm bị thương một số khác. Trận tập kích Nhà Xanh gây tiếng vang lớn,

Page 101: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

101

là sự kiện tố cáo âm mưu xâm lược cuả đế quốc Mỹ; thể hiện ý chí tiến công cáchmạng của quân dânĐông Nam bộ và Biên Hoà vì độc lập dân tộc và thốn g nhất đấtnước. Báo chí phương Tây sau này nhận định: trận Nhà Xanh mở đầu kỷ nguyênViệt Nam đối với đế quốc Mỹ trong cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam.

Tuy nhiên đến cuối năm 1959, phong trào cách mạng miền Nam nói chung,Biên Hoà nói riêng chịu nhiều tổng thất. Do một số tên đầu hàng phản bội: TưCường (Nguyễn Văn Cường tức Đoàn Trị) - cán bộ binh vận huyện Vĩnh Cửu - rahàng tháng 5/1959, Ba Chánh - trưởng ban giao liên Tỉnh uỷ - đầu hàng ngày 20/8,Hà Tư (Trần Xuân Hà) - Bí thư Huyện uỷ Long Thành - đầu hàng ngày31/10/19591; đó là chưa kể một số tên phản bội khác: Hai Giò, Mười Lồi … cấpthấp hơn. Ba tên nêu trên đều từng là cán bộ binh vận, từng nắm nhiều đầu mốiliên lạc. Do chúng khai báo, khoảng hơn 300 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, cơ sởvà cảm tình ở tỉnh lỵ Biên Hoà, Long Thành, Tân Uyên, Vĩnh Cửu bị địch bắtgiam.

Ở một số nơi, có lúc bà con cơ sở không dám cho cán bộ ta vào nhà, khôngphải không còn yêu nước nhưng họ sợ cán bộ đảng viên bị bắt rồi khai báo thì nhàtan cửa nát, tù đày chết chóc không thể lường. Đảng bộ tỉnh Biên Hoà chỉ còn haichi bộ Thái Hoà (q. Tân Uyên) và Lý Lịch-Bù Cháp (Vĩnh Cửu) cùng một số đảngviên lẻ và một số cơ sở chưa lộ. Cán bộ Đảng phải tránh né liên tục để tồn tại, đượcquần chúng tốt che chở, nuôi giấu; mặt khác các đồng chí vẫn tìm cách móc nốitừng bước khôi phục, xây dựng và phát triển cơ sở.

Điểm lại giai đoạn từ tháng 7/1954 đến hết năm 1959, lúc đầu Đảng sáng suốtđánh giá đúng thuận lợi, khó khăn, xác định rõ kẻ thù mới là đế quốc Mỹ và lũ taysai bán nước.

Nhưng sau đó gần 5 năm Mỹ - Diệm thực hiện chiến lược “chiến tranh mộtphía” (còn gọi là chiến lược “ chiến tranh cảnh sát”) với bạo lực phản cách mạngtiêu diệt cách mạng. Trong lúc đó, những cuộc diệt ác lẻ tẻ không có chỉ đạo củacấp trên không đủ để ngăn chận hành động phát xít của địch, và chỉ đấu tranhchính trị đơn thuần đã làm cho lực lượng cách mạng bị tiêu hao, tan rã khá nhiều.

Gây ra muôn vàn tội ác với nhân dân, Mỹ-Diệm chuốc lấy nỗi căm hờn ngúttrời. Nhà thơ Tố Hữu đã viết Bão ngày mai là gió nổi hôm nay. Trời chớp giật tấtđến ngày sét đánh , vạch rõ kết cục cuả Mỹ - Diệm. Nhưng chặng đường chống Mỹcứu nước cuả Đảng bộ và nhân dân Biên Hoà – Đồng Nai còn phải trải qua vô vàngian nan thử thách. Nhân dân Biên Hoà - Đồng Nai luôn chứng tỏ lòng yêu nướcnồng nàn, cán bộ đảng viên bằng công tác dân vận đã vạch trần bản chất xâm lượccủa kẻ thù, tập hợp lực lượng sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.

1 Tư Cường đầu hàng do sa sút phẩm chất sinh hoạt; Ba Chánh do bị mua chuộc lôi kéo; Hà Tưdo mất khí tiết, bị khống chế khi bị bắt. Chung qui, do Tỉnh uỷ nắm cán bộ không chắc, chưa giáo dục tốttư tưởng, thực hiện phương châm ngăn cách bí mật chưa nghiêm …

Page 102: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

102

CHƯƠNG VI

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM RA ĐỜIGIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐẠI ĐOÀN KẾT CHỐNG MỸ CỨU

NƯỚC (1960-1968)

I. NGHỊ QUYẾT 15 (KHÓA 2) CỦA TRUNG ƯƠNG MỞ RA VẬN HỘIMỚI CHO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG MIỀN NAM

I.1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết Hôi nghị lần thứ 15(khóa II) 1

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng ở miền Nam trước một kẻ thù đ ã phát xíthoá đến cao độ, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ 15 để đềra đường lối cách mạng miền Nam.

Bản nghị quyết nêu rõ “nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi áchthống trị cuả đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày córuộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, góp phầnxây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…”. Hội nghị khẳng định: “con đường phát triển cơ bản cuả cách mạng ViệtNam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” và “conđường đó là lấy sức mạnh cuả quần chúng dựa vào lực lượng chính trị cuả quầnchúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị cuảđế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng cuả nhân dân”… “Cáchmạng miền Nam phải trải qua một quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ để xâydựng, củng cố và phát triển phong trào cách mạng cuả quần chúng, tổ chức vàlãnh đạo quần chúng đấu tranh từ nhỏ đến lớn, đẩy lùi địch từng bướ c, tiến lênlàm lay chuyển toàn bộ chế độ cuả chúng, trên cơ sở đó sẽ phát động quần chúnggiành chính quyền khi có thời cơ thuận lợi ”.2

Nghị quyết 15 làm nức lòng cán bộ đảng viên và những người yêu nước miềnNam. Từ thế bó tay, chịu đựng vô vàn tổn thất nặng nề, các đồng chí và đồng bàothoát khỏi bế tắc đen tối. Phong trào cách mạng bắt đầu dâng cao mạnh mẽ.

Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre (từ ngày 17/1/1960) tiếp đến chiến thắngTua 2 (Tây Ninh, ngày 26/1/1960) tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạngtoàn tỉnh Biên Hoà. Đầu tháng 2/1960, Tỉnh uỷ Biên Hoà mở hội nghị quán triệtNghị quyết 15 cuả Trung ương và Nghị quyết cuả Xứ uỷ Nam bộ. Căn cứ tình hìnhcụ thể, Tỉnh uỷ chỉ đạo: “Cần sử dụng ngay lực lượng vũ trang cuả tỉnh tiến hànhmột đợt võ trang tuyên truyền, trọng điểm là các xã vùng chiến khu Đ thuộc huyệnTân Uyên. Đồng thời khẩn trương chuẩn bị lực lượng mở rộng địa bàn hoạt độngxuống vùng giáp ranh huyện Vĩnh Cửu, bắt liên lạc với Huyện uỷ Long Thành ”3.

1 Họp hai đợt: tháng 1/1959 và tháng 7/1959 (theo Lịch sử biên niên Xứ uỷ Nam bộ …tr 1682 Lịch sử biên niên đd, tr. 168 – 169.3 Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, tập 2, tr.65, nxbTH ĐN, 2000

Page 103: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

103

Các đồng chí đảng viên, đoàn viên lẻ và các cơ sở chí cốt kiên trì móc nối trởlại số bà con cảm tình ngay trong những ngày thoái trào đen tối, có nơi còn pháttriển đảng viên, đoàn viên mới nên lực lượng cách mạng hồi phục nhanh chóng.

I.2. Phong trào nổi dậy của nhân dân Biên Hoà

Huyện Tân Uyên kề sát chiến khu Đ là nơi có phong trào diệt ác khá mạnhtrước khi Nghị quyết 15 ra đời. Các đảng viên lẻ, cơ sở mật thấy rõ: chỉ một tên ácôn có khi cũng khống chế, trấn áp, đe dọa đàn áp nhân dân một xã, một vùng. Phảidiệt bọn phản động này thì lực lượng cách mạng mới bảo toàn. Hàng loạt tên ác ônlần lượt bị trừng trị ở Giáp Lạc, Lạc An, Uyên Hưng (thị trấn Tân Uyên), TânPhước Khánh, Phước Hoà, Bình Mỹ, Tân Hoà, Thái Hoà, Thường Lang, TânBình… 1.

Huyện Long Thành sau vụ Hà Tư phản bội đầu hàng vào cuối tháng 10/1959,phong trào cách mạng tổn thất nặng. Hàng trăm cán bộ đảng viên và cơ sở mật bịtù đày, không còn chi bộ nào mà chỉ còn một số đảng viên lẻ, cơ sở nòng cốt vàquần chúng cảm tình. Một số đồng chí Huyện uỷ viên còn lại đã kiên trì móc nối,xây dựng lại cơ sở và lực lượng quần chúng. Phong trào phục hồi khá nhanh.Huyện uỷ chủ động cử hai cán bộ (Lương Văn Tấn và Năm Khích) đi tìm hiểuthực tế ở Tua Hai, Bến Tre để về áp dụng tại địa phương.

Bà con phấn khởi vì các chiến thắng Tua Hai, Bến Tre trong khi binh lính vàtề vệ hoang mang giao động mạnh. Căn cứ tình hình cụ thể, Huyện uỷ thấy có thểchớp thời cơ huy động quần chúng bức hàng đồn Gò Cát (nằm giữa hai ấp BàTrường và Bàu Bông, quân số khoảng 1 trung đội 20 tên do tên cảnh sát K há chỉhuy). Đêm 26/3/1960, Huyện uỷ phân công anh Sáu Dũng phụ trách một bộ phận,anh Dẩu chỉ huy du kích mật phối hợp với chi bộ lộ huy động khoảng 150 quầnchúng cơ sở nghi trang súng bập dừa và 2 súng lớn bằng cây gây nổ bằng khí đá(đặt trên 1 xe bò và chiếc xe đò tạm trưng dụng) 2. Xe đò rọi đèn pha vào bót trongkhi quần chúng đi lại thấp thoáng đằng xa như một đạo quân đông đảo. Ta phát loakêu gọi gia đình binh sĩ vận động chồng con ra hàng sẽ được khoan hồng. Lính vàdân vệ nằm im, ta ra lệnh: Không đầu hàng cách mạng sẽ nổ súng!. Địch im lặngchờ đợi, chiến sĩ ta được lệnh bắn một loạt mituyn và ném mấy trái thủ pháo vàolàm cháy căn nhà trong bót. Bọn dân vệ hốt hoảng, lợi dụng đêm tối tháo chạy tánloạn. Du kích xung phong, bắt và xử lý uỷ viên cảnh sát Khá và tên Lá ác ôn, thu 6súng và nhiều đạn dược, quân trang.

Trận bức hàng bót Gò Cát (Phước An) mở đầu phong trào đồng khởi vùngRừng Sác và cả huyện Long Thành chủ yếu bằng lực lượng chính trị và binh vậncuả quần chúng, có sự hỗ trợ cuả mũi võ trang.

Tháng 3/1960, đồng chí Ba Đắc (Nguyễn Trọng Cát) được Tỉnh uỷ Biên Hoàcử xuống liên hệ với Huyện uỷ Long Thành sau một thời gian đứt liên lạc. Đồngchí đưa về một tiểu đội võ trang đầy đủ vũ khí làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ

1 Lịch sử huyện Tân Uyên tập I, tr. 163-1652 Vũ khí thực chỉ có 1 khẩu mituyn (tiểu liên) và nhiều lựu đạn, thủ pháo do lính Bình Xuyên bỏ lại.

Page 104: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

104

trang huyện 19/5. Đơn vị này là số anh em đoàn viên Thanh lao cuả huyện ra đinăm 1957 theo yêu cầu cuả Liên tỉnh uỷ miền Đông. Đêm 26/10, dưới sự chỉ đạotrực tiếp cuả đồng chí Bí thư Huyện uỷ, có nội tuyến Chín Nốp (Phạm Văn Lý)dẫn đường, anh Hai Sơn dẫn một tổ vũ trang 4 người cộng với 8 du kích mậtPhước An đột vào nơi dân vệ ấp Bà Trường (Phước An) đang ngủ, diệt cảnh sátHá. Hai tiểu đội dân vệ chạy tán loạn, sau đó mất tinh thần, bị rã. Ta thu 7 súng vàđạn dược rồi rút lui an toàn.

5 giờ sáng ngày 3/11, được cơ sở xã Phước An tạo điều kiện, du kích và tổ bộđội huyện hóa trang như lính bảo an tuần tra ập vào trụ sở xã, nổ vài loạt súng. Bịtập kích bất ngờ bọn tổng đoàn dân vệ tăng phái chạy tán loạn. Ta thu 6 súng, gomhết sổ sách đem đốt rồi rút lui an toàn. Trận đánh diễn ra chưa tới 10 phút. Bà controng xã khen ngợi du kích và bộ đội mưu trí, gan dạ, đánh giỏi. Sau hai trận đánhở Phước An, lực lượng vũ trang huyện Long Thành phấn khởi rõ rệt, khí thế lêncao.

Nhờ dân vận, binh vận giỏi, xây dựng được cơ sở , nắm chắc tình hình địch,lực lượng vũ trang liên tục giành hai thắng lợi liền. Đó là bài học vận dụngphương châm hai chân ba mũi cuả Đảng mà Huyện uỷ Long Thành chỉ đạo chi bộPhước An thực hiện tốt đẹp.

Ngoài việc phục vụ vũ trang đánh đồn, công tác dân vận, thông qua cơ sởquần chúng, giúp cho ta tiêu diệt nhiều tên ác ôn ở địa phương như Mười Hiếm(Nguyễn Văn Hiếu) là đại úy Nha đặc cảnh miền Đông (PSE), dân vệ Nửa ở PhướcAn, giáo Lưu chỉ điểm xã Phú Hội, mật báo viên Cao Văn Sâm ở sở cao su BìnhSơn, Nguyễn Văn Mạnh, phó trưởng ấp Đ xã An Lợi… Những cuộc diệt ác này cótác dụng răn đe bọn lăm le nhảy ra làm tay sai cho giặc. Một số tên co lại, bỏ đinơi khác.

I.3. Phát triển lực lượng vùng đồng bào dân tộc ít người và nhiều nơikhác

Từ thời kháng chiến chín năm, đồng bào dân tộc Ch’ro đã có truyền thốngyêu nước cao cả. Đồng chí Trịnh Văn Dục, Tỉnh uỷ viên, trưởng Ban công tác dântộc, cùng một số cán bộ: Hai Hồng, Bảy Phú … được cử lên vùng Lý Lịch, PhướcSang, Bàu Phụng, Bù Cháp, Tà Lài xây dựng là ng xã chiến đấu, vận động đồngbào Ch’ro, Mạ, S’tiêng đi theo cách mạng. Năm 1959, sau khi bọn Ba Chánh, HàTư, Tư Cường, Mười Lồi đầu hàng dẫn địch đánh phá phong trào cách mạng toàntỉnh thì cả tỉnh chỉ còn lại chi bộ Lý Lịch – Bù Cháp và chi bộ Thái Hoà. NgườiCh’ro chí cốt với cách mạng, Mỹ - Diệm đem quân càn bố định gom dân Lý Lịch -Bù Cháp vào khu trù mật nhưng bà con dời làng vào rừng sâu, không muốn cảnh“cá chậu chim lồng”. Tuy thiếu đói vài tháng mỗi năm nhưng các đơn vị vũ trangcách mạng đầu tiên ở chiến khu Đ đã được bà con dân tộc Ch’ro, S’tiêng cưu mangchí tình. Ngày 30/7, lính đại đội 10 bảo an đi càn vào Lý Lịch, lực lượng vũ trangmiền Đông đã cùng du kích xã chặn đánh, diệt 10 tên khiến chúng phải rút ngay.Bà con Ch’ro vẫn sống trong vùng giải phóng.

Page 105: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

105

Tháng 7/1960, Tỉnh uỷ quyết định lập Ban cán sự Đảng huyện Xuân Lộc(đồng chí Chín Sanh (Lê Văn Thậm) làm Bí thư, hai uỷ viên là Chín Nhẫn và BaThái (Mai Hiển Thái). Ban cán sự liên lạc với đội công tác vùng cao su do đồngchí Tám Phụ (Phan Thành Phụ) hoạt động ở khu vực Cẩm Mỹ. Ban cán sự kiểmđiểm đánh giá tình hình: Công nhân cao su – có cả người dân tộc thiểu số - dù đứtliên lạc, thiếu sự chỉ đạo nhưng vẫn tự động đấu tranh đòi quyền dân sinh. Ban cánsự tổ chức bốn đội công tác: đội 1 phụ trách vùng Trảng Táo, Gia Huynh; đội 2phụ trách vùng Gia Ray; đội 3 phụ trách vùng cao su; đội 4 phụ trách Xuân Lộc,liên tục đột ấp để móc nối lại các cơ sở đứt liên lạc, đồng thời đẩy mạnh xây dựngcơ sở mới. Ở hướng quốc lộ 20, đội công tác võ tran g tuyên truyền bám các làngLý Lịch, Bù Cháp, Tà Lài ngăn chặn số làm be phá rừng, thu lương thực thựcphẩm, diệt tề trừ gian hạ uy thế địch. Ở đồn điền cao su Cẩm Mỹ (Long Khánh),đội công tác cuả đồng chí Tám Phụ diệt tên cảnh sát ác ôn Năm Miên làm bọn taysai không dám tung hoành như trước. Từ đó đến cuối năm 1960 phong trào cáchmạng huyện Xuân Lộc phát triển mạnh, ta khôi phục và xây dựng được nhiều cơsở ở các xã, các đồn điền cao su Ông Quế, Hàng Gòn, Bảo Bình, Suối Cát, TânPhong …

Tại huyện Long Thành, đội võ trang tuyên truyền đồn điền cao su Bình Sơnđược công nhân cao su ủng hộ, giúp đỡ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền xâydựng tập hợp cơ sở, vừa diệt ác phá kềm để đưa phong trào tiến lên. Đội võ trangtuyên truyền diệt cai Minh là tên đầu hàng phản bội o ép quần chúng công nhân vàhai tên mật vụ ác ôn khác làm bọn tề vệ Bình Sơn hoang mang giao động mạnhtrong khi quần chúng rất phấn khởi. Đội tổ chức một số trận đánh địch, hỗ trợphong trào tại chỗ1 .

Tháng 9/1960, Xứ uỷ Nam bộ sáp nhập hai tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Mộtthành tỉnh Thủ Biên. Tỉnh uỷ 2ra nghị quyết: “Tiếp tục phát động quần chúng nổidậy diệt ác phá thế kềm kẹp cuả địch, mở ra vùng tranh chấp mạnh; bung mạnh ravùng yếu thị xã thị trấn; giáo dục, vận động quần chúng rút thanh niên xây dựnglực lượng vũ trang huyện, du kích xã; xây dựng cơ sở Đảng, Đoàn, Mặt trận, cácđoàn thể quần chúng, tập hợp lực lượng đấu tranh bảo vệ quyền lợi cuả dân ”

Vùng tam giác với hai cạnh quốc lộ 1 và quốc lộ 20 là vùng trung tuyến tiếpgiáp cửa ngõ chiến khu Đ, nằm trên hành lang từ chiến khu Đ về Long Thành, BàRịa, Long Khánh. Chính quyền Sài Gòn bố trí đông đảo đồng bào di cư miền Bắcở đây nhằm các ý đồ xây dựng hậu thuẫn chính trị và bảo vệ các cơ quan, căn cứquân sự đầu não ở tỉnh lỵ Biên Hoà. Để phá âm mưu cuả Mỹ và chính quyền tay

1 đêm 5/11/1960 đội võ trang tuyên truyền Bình Sơn kết hợp với bộ đội h uyện 19/5 tấn công bótNhà máy, bộ phận khác đột kích chốt dân vệ xóm Chùa. Kết quả: 5 dân vệ bỏ mạng, ta diệt ba tên ác ônHai Thành, Ba Hùng, Ba Rê, thu 6 súng. Sớm hôm sau, du kích mật mai phục trên đường 25 - từ quận lỵvề sở cao su Bình Sơn - bắt 1 xe tải gạo cuả chủ sở. Anh em báo cho đồng bào ra nhận, chuyển hết sốgạo đi rồi nổi lửa đốt xe

2 Bí thư: Lê Quang Chữ; Phó bí thư: Tư Đức (Nguyễn Văn Đợi); các UVTV: Ba Đắc phụ trách dânvận, Ba Ân phụ trách võ trang; các TUV: Mười Nghĩa (Phạm Thị Nghĩa), Sáu Phát (Nguyễn Văn Luông),Ba Tình (Ba Thuấn). Cơ quan Tỉnh uỷ đặt tại chiến khu Đ. Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnhĐồng Nai, tập II, tr. 70-71.

Page 106: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

106

sai, Tỉnh uỷ quyết định thành lập Ban vận động di cư cuả tỉnh do đồng chí NămVăn (Văn Công Văn), phó Ban Dân vận tỉnh, làm trưởng ban cùng hai uỷ viên làBảy Chặng (Nguyễn Văn Chặng) và Ba Rịch (Nguyễn Văn Danh). Nh iệm vụ cuảban: thâm nhập xây dựng cơ sở cách mạng ở khu vực đông đồng bào công giáo dicư, đồng bào Tày Nùng di cư ở Đồng Lách, Sông Mây, Hố Nai. Ban van động dicư là tiền thân của Ban Cán sự di cư sau này, cơ sở để hình thành huyện TrảngBom năm 1966.

II. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM RAĐỜI, GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CHỐNG MỸCỨU NƯỚC

Phong trào Đồng khởi đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với phong tràocách mạng toàn Miền. Trong không khí sục sôi cách mạng, Đại hội đại bi ểu quốcdân miền Nam khai mạc ngày 20/12/1960 tại Rùm Đuôn xã Tân Lập, huyện ChâuThành tỉnh Tây Ninh. Đại hội quyết định thành lập Mặt trận dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam, ra bản Tuyên ngôn, trong đó có đoạn:

“Nguyện vọng cách mạng cuả đồng bào hiện nay là chấm dứt chế độ độc tài,tàn bạo, phải độc lập dân chủ, phải cơm no, áo ấm, phải hoà bình thống nhứt Tổquốc. Thể theo nguyện vọng cuả đồng bào, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Namra đời, nguyện gánh vác nhiệm vụ lịch sử giải phóng đồng bào ra khỏi ách nô lệhiện nay. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam chủ trương đoàn kết tất cả cáctầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôngiáo và các thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chánh trị, đấu tranh đánhđổ ách thống trị cuả đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai cuả Mỹ, thựchiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thống nhứt Tổ quốc.

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam kêu gọi toàn thể đồng bào muônngười như một hãy đoàn kết lại và dũn g cảm đứng lên phấn đấu theo chương trìnhhành động tóm tắt sau đây:

1- Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình cuả đế quốc Mỹ và chánh quyền độc tàiNgô Đình Diệm tay sai cuả Mỹ, thành lập chánh quyền liên minh dân tộc, dân chủ.

2- Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ, ban bố quyền tự do ngônluận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do đi lạivà các quyền tự do dân chủ khác. Toàn xá chánh trị phạm, giải tán các trại tậptrung, các khu trù mật và dinh điền, bãi bỏ luật p hát xít 10/59 và các luật phản dânchủ khác.

3- Bãi bỏ độc quyền kinh tế cuả đế quốc Mỹ và bọn tay sai bảo vệ hàng nộihóa, khuyến khích công thương nghiệp trong nước, mở mang nông nghiệp, xâydựng một nền kinh tế dân chủ. Giải quyết công ăn việc làm cho những người thấtnghiệp, tăng lương cho công nhân, binh lính và viên chức, bãi bỏ phạt vạ vô lý, thihành chánh sách thuế khóa công bằng và hợp lý. Giúp đỡ cho đồng bào di cư muốntrở về xứ sở, giúp đỡ công ăn việc làm cho những người muốn ở lại .

Page 107: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

107

4- Thực hiện giảm tô, đảm bảo nguyên canh, chia lại công điền tiến tới cảicách điền địa.

5- Bài trừ văn hóa nô dịch, đồi bại kiểu Mỹ, xây dựng một nền văn hóa giáodục dân tộc và tiến bộ, xoá bỏ nạn mù chữ, mở mang trường học, cải cách chế độhọc tập và thi cử.

6- Bãi bỏ chế độ cố vấn quân sự Mỹ, xóa bỏ các căn cứ quân sự cuả nướcngoài ở Việt Nam, xây dựng quân đội dân tộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7- Thực hiện nam nữ bình quyền, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộcvà thực hiện quyền tự trị cuả các dân tộc thiểu số.

8- Thực hiện chánh sách ngoại giao hoà bình, trung lập, đặt quan hệ với tất cảcác nước tôn trọng độc lập, chủ quyền cuả Việt Nam. Bảo vệ và chăm sóc quyềnlợi cuả kiều bào ở hải ngoại.

9- Lập quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới ho à bình thống nhứt Tổquốc.

10- Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hoà bình thế giới” 1 …Mục tiêu đấu tranh cuả Mặt trận ngắn gọn, cô đúc dễ nhớ, dễ hiểu: “ Phải độc

lập! Phải dân chủ! Phải cơm no, áo ấm! Phải hoà bình thống nhất Tổ quốc !”Nội dung văn kiện cuả Đại hội toát lên tinh thần đại đoàn kết toàn dân, nhiệm vụđộc lập dân tộc được đặt ra ở mức cao nhất, còn nhiệm vụ dân chủ thì mềm dẻo,linh hoạt, phù hợp với tính chất rộng rãi bao gồm nhiều thành phần: giai cấp, dântộc, tôn giáo, xu hướng xã hội ... cuả Mặt trận miễn là cùng chung ý nguyện đánhđổ Mỹ – Diệm, thống nhất đất nước. Vì vậy các tầng lớp nhân dân miền Nammừng vui chào đón sự kiện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam rađời.

II.1. Phong trào đấu tranh ở Biên Hoà chào mừn g Mặt trận ra đờiMặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, phong trào cách mạng cuả

nhân dân Biên Hoà, Long Khánh tiếp tục thu nhiều thắng lợi lớn do tập hợp đoànkết được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân.

Cao trào đồng khởi tiếp tục dâng cao trong toàn tỉnh Biên Hoà, các địaphương thi đua lập thành tích chào mừng Mặt trận dân tộc giải phóng ra đời. Chỉtrong tháng 1/1961, ngụy quyền tỉnh Biên Hoà liên tục báo cáo “hoạt động cuảViệt cộng diễn ra hầu như hàng ngày” 2:

1 Hồ sơ 7080 font Đệ I CH, Cục Lưu trữ TW 2. 10 điểm in riêng thành truyền đơn mang tênChương trình hành động tóm tắt cuả Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

2 - 2 giờ sáng 1/1/1961 họ rải truyền đơn các ấp Thạnh Phước, Bình Phước xã Bình Hoà (q. Châu Thành).Cùng đêm, Việt cộng phát loa tuyên truyền, rải truyền đơn, đấ t trạm canh ấp 8 xã Tân Đông Hiệp (q. Dĩ An).

- 20 giờ đêm 2/1 Trần Văn Mên và Bùi Gia Việm (tự Bôi) là chỉ điểm ngầm ở ấp Phước Lương, xã Phú Hữu bịtử hình, có bản án và nhiều truyền đơn để lại.

- Đêm 7/1, “Việt cộng” rải truyền đơn và đốt trạm canh ấp Truông Chẹt xã Phước Lộc (q. Long Thành).- Đêm 9/1, truyền đơn Mặt trận dân tộc giải phóng rải ở ấp A xã Tam An.

Page 108: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

108

Khu trù mật Hang Nai được Mỹ – Diệm lập vào khoảng năm 1957 -1958 đểgom dân Rừng Sác vào trại tập trung. Chúng cho xe ủi mở đường từ đây ra lộ liêntỉnh 19 xã Phước Long. Hàng ngày, hai tiểu đội lính chủ lực đi bảo vệ cho xe ủilàm việc từ khi vùng này “kém an ninh” sau ba lần cán bộ, du kích và nhân dânPhước An bức hàng, đánh dân vệ xã và tổng đoàn dân vệ Thành Tuy Hạ. Được cơsở và nội tuyến báo tin về qui luật hoạt động cuả bọn này, lực lượng vũ tranghuyện tổ chức trận phục kích hồi 16 giờ 30 chiều 17/1/1961. Kết quả ta diệt làm bịthương 3 tên, thu 5 súng1.

- Đêm 13/1, Ngô Văn Phép, trưởng ban thanh niên cộng hoà ấp Bà Trường xã Phước An bị diệt, có bản ángăm trên áo …

- Đêm 20/1,Việt cộng kéo về ấp Đờ-la xã Tam Phước, bắt trưởng ấp Trần Văn Sánh và đoàn phó thanh nữcộng hoà Nguyễn Thị Ngọ mang ra cảnh cáo bắt nghỉ việc. Truyền đơn rải suốt ấp C xã An Lợi cùng đêm.

-Đêm 23/1vc về ấp C xã Tam An bỏ truyền đơn vào nhà liên gia trưởng liên gia 3 Đoàn Văn Nơi, nhà đoà nviên thanh niên cộng hoà Đoàn Chung Hưởng và tân binh quân dịch Thái Văn Năm.

-Đêm 26/1 đoàn phó thanh niên cộng hoà xã Phước Lộc là Nguyễn Văn Đen bị giết ở ấp Văn Hải, có bản ántử hình để lại.

- Hồi 13 giờ 30 chiều 3/4/1961, mật báo viên Lê Văn Hưng ở ấp Đất Mới xã Phú Hội (q. Nhơn Trạch) bịdiệt, bản án ký tên “ Giải phóng quân miền Nam”. Cùng đêm, cựu trưởng ấp Bến Cộ xã Đại Phước là Trương Tỉ bịdiệt. 12 giờ trưa mật báo viên Phạm Văn Tư (tự Cúm) ấp Giồng Ông Đông xã Phú Hữu bị diệt.

- 8 giờ sáng 22/4, mật báo viên Hồ Văn Lắm xã Phú Hữu đi mua lúa ở ấp Phước Lương mất tích. Hai ngàysau, tử thi trôi ở rạch Cá vàm Ông Mai ấp Rạch Bãi xã Phú Hữu.

- 6 giờ sáng 29/4, Nguyễn Văn Sáu (tự Quốc), Việt cộng chiêu hồi, là cảm tình viên chi công an Nhơn Trạchbị diệt tại nhà ở ấp Quới Thạnh xã Vĩnh Thanh (q. Nhơn Trạch).

- Đêm 8/5, Việt cộng rải truyền đơn ở khu chợ Cần Thạnh q. Cần Giờ.- 13 giờ 30 chiều 9/5, Nguyễn Văn Hỏi (tức Hồ), trưởng ấp Đông Tác xã Tân Đông Hiệp (q. Dĩ An) bị diệt

hụt. Cùng đêm, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng được treo ở ấp 2 xã Tân Hạnh (q. Dĩ An)và truyền đơn “ Việt cộng”rải khắp nơi.

- 2 giờ khuya 11/5, “Việt cộng” đốt trạm canh xóm Gò xã Long An (q. Long Thành), truyền đơn rải ở xómTrầu. 5 giờ sáng, truyền đơn rải nhiều nơi xã A n Lợi, băng khẩu hiệu chăng tại con đường từ sở cao su SIPH qua xãLộc An. Cùng đêm, truyền đơn Mặt trận dân tộc giải phóng rải ở sở cao su Dân Nam (tức sở Kho bạc) xã Lộc An.

- Đêm 12/5 “Việt cộng” về ấp Long Tân, xã Long Trường (q. Dĩ An) thu đốt thẻ cử tri và tờ khai gia đình cuả30 hộ dân và tán phát truyền đơn. 19 giờ cùng ngày, Nguyễn Văn Nhỏ làm do thám bị diệt ở ấp Phú Mỹ xã Phú Hội.Trưởng ấp này là Nguyễn Văn Phú bị nọc đánh 8 roi cảnh cáo, hạ uy thế trước sự chứng kiến cuả quần chúng.

- 20 giờ đêm 15/5, liên toán trưởng thanh niên cộng hoà xã Phước Khánh là Trần Văn Tường bị diệt ở ấpVĩnh Hoà xã Phước Khánh.

- Đêm 30/5, Phan Văn Thành là thanh niên cộng hoà (con ông Phan Văn Nhựt) ở xóm Trầu bị bắt dẫn đi. 22giờ đêm, truyền đơn Mặt trận dân t ộc giải phóng rải ở sở cao su Trương Thị Phân xã An Hoà Hưng, giáp ranh xãPhước Tân. Đêm hôm sau, truyền đơn rải từ km 9 đến km 10 giáp ranh hai xã An Hoà Hưng và Phước Tân.

- 6 giờ sáng 1/6, “Việt cộng” vào nhà dân vệ Hồ Văn Tô xã Tam An, nhắn với mẹ Tô buộc anh này nghỉ việcvà làm liên lạc cho cách mạng.

- Chiều 5/6 “Việt cộng” đốt 1 xe be ở bến cây Dầu xã Thái Thiện vi phạm “Thông lỵnh cấm rừng” đã banbố từ lâu. 23 giờ đêm, họ rải truyền đơn và phát loa tuyên truyền ở ấp SIPH xã Phước Lộc (nay là x ã Long Đức).

- Đêm 6/6 “Việt cộng” phát loa giải tán trạm canh ấp Suối Cả xã Long Phước…” .

1 Tỉnh trưởng Biên Hoà báo cáo về Biệt bộ Tham mưu trưởng phủ Tổng thống: “Đơn vị hộ tống xe ủi đất bịphục kích là trung đội chánh qui thuộc tiểu đoàn 557/135 biệt phái đến bảo vệ an ninh lập khu trù mật Hang Nai …Ngày 17/1/1961, trên đường về còn cách khu gia cư khu trù mật độ 1500 mét (tọa độ YS. 120.840) khi tiểu đội dẫnđầu vừa qua khỏi ổ phục kích, Việt cộng chặn đánh tiểu đội đi sau bằng lựu đạn và nhiều l oạt súng sau khi giựt mìn,đồng thời xung phong tước đoạt vũ khí (1 trung liên BAR, 1 tiểu liên Thompson, 5 Garant M.1) làm 2 binh sĩ tửthương, 1 bị thương.

Sau khi bị địch (tức bộ đội huyện Nhơn Trạch và du kích Phước An phối hợp, NV chú) tấn công ồạt, trung đội trưởng Võ Minh Hoàng liền chỉ huy số binh sĩ còn lại chống trả mãnh liệt cho đến khi gần hếtđạn mới chịu rút lui…”. Tài liệu số 266-VP/M ngày 25/1/1961, font 6646 Đệ I CH

Page 109: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

109

Đánh thắng lính chủ lực Sài Gòn bằng lực lượng tương đương (ta dùng 2 tiểuđội) là bước tiến lớn cuả bộ đội huyện Long Thành; chiến thắng này có sự giúp đỡtích cực cuả nhân dân xã Phước An.

Đêm 16/3, được các cơ sở báo tin và tận t ình giúp đỡ, tiểu đoàn 800 cuả Khuđã diệt chi khu Hiếu Liêm, thu 1 khẩu pháo 105 mm. Cùng đêm, du kích xã Trị Anphối hợp với bộ đội huyện Vĩnh Cửu đánh trụ sở xã Trị An. Hoạt động quân sự cuảta gây thối động cả vùng phía Bắc Vĩnh Cửu.

Phúc trình cuả tỉnh trưởng Biên Hoà liên tục báo cáo những tin không vui vềphong trào quần chúng diệt ác phá kềm sôi nổi như những tín hiệu nhân dân nhất tềvùng lên xông pha vượt qua bão bùng, ngọn lửa chiến tranh du kích đang thiêu rụichiến lược chiến tranh cảnh sát (ch iến tranh một phía) cuả Mỹ - Diệm.

Phong trào cách mạng đồn điền cao su Bình Sơn vào giữa năm 1961 pháttriển mạnh. Được giáo dục, khơi gợi tinh thần yêu nước và tổ chức chặt chẽ, các cơsở mật trong công nhân tận tình giúp lương thực thực phẩm cho lực lư ợng vũ tranghuyện và du kích địa phương. Bà con và nội tuyến báo ra tình hình địch bố trí đểlực lượng vũ trang ta có kế hoạch tổ chức đánh chốt Bình Sơn do bọn lính bảo anvà dân vệ đóng giữ. Đồng thời ta trừng trị tên chủ sở đồn điền cao su, với quyếtđịnh nêu rõ tội trạng của hắn và kêu gọi các Pháp kiều làm ăn tại miền Nam khôngtiếp tay đế quốc đàn áp công nhân (xem phần phụ lục “Phúc trình số 1954 -VP/Mngày 15/6/1961 cuả tỉnh trưởng Biên Hoà gửi bộ trưởng bộ Nội vụ Sài Gòn”, kèmtheo quyết định của quân giải phóng, lưu trữ kho Lưu trữ Trung ương II)

Ở một số đồn điền cao su khác, ta cũng bắt để giáo dục hoặc gửi thơ cho giámđốc người Pháp yêu cầu tôn trọng công nhân Việt Nam và đóng thuế cho Mặt trậndân tộc giải phóng, kết quả họ chấp hành tốt.

Khi phong trào cách mạng còn gặp khó khăn, Huyện uỷ Long Thành đã nhậncon em một số gia đình gửi ra sống ở căn cứ để khỏi bị bắt lính, gia đình vui lònggóp gạo tiền hàng tháng nuôi con em mình. Phong trào lên cao, được cán bộ cơ sởMặt trận dân tộc giải phóng giáo dục vận động, số thanh niên tình nguyện đi thoátli càng đông đảo hơn. Để không cho địch có cớ khủng bố gia đình anh chị em, ta tổchức một số cuộc “bắt cóc”. Hội đồng xã báo cáo lên quận, quận báo cáo tỉnh, tỉnhtrưởng báo cáo lên bộ trưởng Nội vụ Sài Gòn.1

1Phúc trình số 2153 –VP/M ngày 29/6/1961 cuả tỉnh trưởng Biên Hoà viết: “Trân trọng kính trình quí Bộ rõ những

thanh niên và thanh nữ kê tên dưới đây đã tự ý thoát li theo Việt cộng:1-Phạm Văn Vui (sanh 1942), 2- Lê Văn Mão (sanh 1942), cư ngụ ấp A xã Lý Nhơn, q. Quảng Xuyên. 3 - Nguyễn Văn

Ngại (sanh 1944), 4- Nguyễn Thị Dung (sanh 1939), cư ngụ xã Đại Phước, q. Nhơn Trạch. 5 - Võ Văn Cọp (sanh 1941), cư ngụxã Phước Khánh, q. Nhơn Trạch. 6 - Phạm Văn Rẽ (sanh 1941), 7- Võ Văn Nghé (sanh 1942), 8- Nguyễn Văn Leo (17 tuổi), 9-Nguyễn Văn Ngộ (sanh 1945), 10-Hồ Văn Chua (sanh 1945), 11-Huỳnh Văn Ngõ (sanh 1947)cư ngụ xã Thạnh An, q. Cần Giờ.12-Vinh (đội 17 tuổi) làm mướn cho ghe củi, từ Sài Gòn xuống” …

Phúc trình số 2352-VP/M ngày 17/7/1961 viết: “Đêm 19/6, Việt cộng lén lút về bắt anh Lê VănMừng (sanh 1940) cư ngụ xã Lý Nhơn, q . Quảng Xuyên. Đêm 29/6 Việt cộng đến nhà tên Nguyễn VănPhước cư ngụ ấp D Quán Tre xã Long An bắt tên này cùng hai thanh niên khác là Hồ Văn Lợi (sanh1940) và Nguyễn Văn Bua (sanh 1943) trong lúc những tên này đang tổ chức tiệc rượu để tiễn tên Lợiđược. lệnh gọi đi thi hành quân dịch. Theo cuộc điều tra, đây là một lối thoát giả dạng bằng hình thức bắtcóc để che mắt chánh quyền địa phương. Ngày 2/7 Việt cộng võ trang tuyên truyền tại ấp A và ấp B xãLý Nhơn bắt 5 thanh niên sanh năm 1942: 1 -Trần Văn Thạnh; 2-Võ Văn Năng; 3-Đoàn Văn Huỳnh; 4-LêVăn Lôi; 5-Lê Văn Máo” …

Page 110: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

110

II.2. Mặt trận dân tộc giải phóng đoàn kết các tầng lớp nhân dân BiênHoà – Long Khánh chống Mỹ – Diệm

II.2.1. Đồng bào công giáo theo cách mạngBà Tư Cao (Maria Magdalena Lê Thị Tư) - một tín đồ công giáo ở xã Phú

Hội (Nhơn Trạch) - kể lại: luận điệu tuyên truyền chống cộng cuả địch tuy vô lýsong dai dẳng nên làm một bộ phận đồng bào công giáo địa phương ngộ nhận cáchmạng. Địch hàng ngày rêu rao: cộng sản là người gì ở đâu tới, không phải là ngườiNam, lại có đuôi, riết rồi cũng có một số người tin và sợ cộng sản. Năm 1961 bàđược ông Hai Muôn (tức Hai Mến) - cán bộ bám trụ địa phương - tuyên truyềngiác ngộ lúc đang làm công nhân cạo mủ sở cao su nhà thờ Ông Cố (Phú Hội). Mộtlần bà được móc nối ở ngoài lô. Bà nghe ông Hai nói chuyện rồi gặp mấy anh emgiải phóng. Bà đi vòng ra phía sau hai ba anh em, họ hiền khô, bà dòm kỹ thìkhông thấy có gì lạ (không có đuôi) và nghe anh em nói tiếng Nam rặt. Bà mừnglắm, bữa sau kể chuyện mà như reo lên với nhiều người quen cùng đi cạo: “ Việtcộng là người Việt Nam bay ơi! Việt Nam bay ơi !”, góp phần xóa đi một luận điệutuyên truyền phản động cuả địch. Từ đó bà vẫn đi lễ và trở thành nòng cốt cáchmạng cuả xã liên tục bám trụ địa bàn, xây dựng anh chị em công nhân thành cơ sởvà vận động nhiều gia đình công giáo ủng hộ giúp đỡ kháng chiến 1. Đây chỉ làmột trong hàng ngàn dân công giáo được giác ngộ từ thực tế.

II.2.2. Cán bộ Mặt trận dân tộc giải phóng tuyên truyền vận động đồng bàodân tộc Nùng, Tày, Hoa di cư tham gia chống Mỹ cứu nước

Bà con di cư - dù là người dân tộc Tày, Nùng, Hoa hay người công giáo Việt- đều rất sợ cộng sản Bắc Việt vì báo chí và radio Sài Gòn liên tục ra rả xuyên tạcbôi nhọ cách mạng. Những người di cư miền Bắc mặc cảm có lỗi vì bỏ quê hươngvào Nam theo Mỹ-Diệm.

Giữa năm 1961, Ban công tác di cư cử đồng chí Năm Triết (Lê Văn Triết)thâm nhập vùng đồng bào di cư 2. Cùng là dân di cư song đồng bào công giáo đượcchính quyền Diệm ưu đãi hơn người Tày Nùng và làm hai cộng đồng này không ưanhau. Anh Năm Triết cân nhắc trước hết xây dựng được cơ sở trong đồng bàoNùng (di cư) rồi mới tiến tới xây dựng cơ sở là người công giáo. Anh thấy rõ phảimang lại cho bà con lợi ích thiết thực trong lao động sản xuất và đời sống, thì mớigây được cảm tình với bà con. Nhiều gia đình người Tày, Nùng ở Đồng Lách làmruộng rẫy toàn cuốc bằng tay rất vất vả. Anh làm quen, giúp bà con cấy gặt; vậnđộng họ không đóng thuế cho chính quyền: “Bà con mình nghèo quá,gia đình làmbằng cuốc không đủ ăn. Ruộng này là cuả Nhà nước chớ không phải cuả tư nhân,thôi bây giờ mình bảo nhau đừng đóng thuế nữa để còn giải quyết đời sống cho vợcon. Cứ nói ruộng rẫy bị heo rừng, thú rừng phá hoại, “làng” không tin thì vô màcoi; chắc chắn hội đồng xã không dám vô đâu!” Phong trào cách mạng lúc ấy lêncao, tề vệ quả nhiên ngán không dám vào vùng hẻo lánh. Thắng lợi không phải

1 Năm 1962 là đại biểu công giáo dự Đại hội MTDTGP tỉnh Biên Hoà lần thứ nhất, năm 1970 đượckết nạp Đảng.

2 Anh từng làm ruộng và quen biết một số đồng bào di cư người Nùng ở Đồng Lách

Page 111: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

111

đóng thuế làm bà con bước đầu tin và mến. Anh tiếp tục giải thích: “ Cuốc tay vừachậm vừa mệt, cực quá, nên mướn trâu cày cho đỡ vất vả ”. Anh về quê Tân Địnhmướn 4 con trâu đưa qua Đồng Lách, cứ ha i gia đình một con và chỉ cho họ cáchcày bừa. Đến mùa trả lúa, anh nhắn chủ trâu sang giáp mặt đồng bào để giải quyếtcông trâu; xong xuôi anh mới dẫn trâu về Tân Định trả cho chủ. Anh trở thànhngười quen thuộc cuả bà con Đồng Lách. Anh xin Ban công tác di cư một chiếcradio, ban đêm mang vào chòi rẫy mở đài cho đồng bào nghe. Bà con đã giúp đỡ,cho ăn uống chút đỉnh, anh mới tuyên truyền Cương lĩnh cuả Mặt trận dân tộc giảiphóng. Như vậy một số đồng bào di cư Nùng bước đầu hiểu và tin cách mạngthông qua sự giúp đỡ cụ thể, hiệu quả cuả cán bộ đảng viên ta. Từ đó, Ban công tácdi cư cử thêm hai đồng chí Ba Rịch và Bảy Chặng lập tổ công tác gọi là đội võtrang tuyên truyền do anh Năm Triết làm đội trưởng. Nhiệm vụ cuả đội: tuyêntruyền 10 chánh sách cuả Mặt trận, đặc biệt là chánh sách dân tộc và tôn giáo, xâydựng cơ sở mật và lực lượng lộ bên ngoài, diệt ác phá kềm hỗ trợ quần chúng đấutranh, chỉ đạo quần chúng chống đóng thuế, chống bắt lính, chống phạt vạ (và saunày đấu tranh chống phá ấp chiến lược).

Từ số cảm tình người Nùng như các ông Hà Thu Minh, Ba Bằng(VàyASám)1 Lăng Cai Phí, các anh Ba Chốm (Vi Văn Khí)2, Tư Khí, chị Sáu Mỹ(Hà Thị Mỹ) … tổ công tác vươn ra tìm hiểu để thâm nhập vùng đồng bào cônggiáo di cư. Phục vụ cho cuộc võ trang tuyên t ruyền, đội trưởng Năm Triết đi hợppháp ra Đồng Lách nghiên cứu kỹ địa vật, dân cư sinh sống thế nào, họp ở đâu? …Biết gia đình cô Mây - tín đồ công giáo - sắp có đám cưới, đội quyết định tổ chứctuyên truyền về Mặt trận ngay ở đám cưới. Đêm đó, anh em và o ấp, gặp trưởng ấpHứa - tên này tưởng là lính vào làng, đón mừng xưng danh - anh em giáo dục tạichỗ. Ta tổ chức canh gác chặt chẽ quanh nhà có đám cưới đang đông người dự, anhTư Bình lên nói chuyện vạch trần âm mưu xâm lược cuả đế quốc Mỹ và hành độngbán nước cuả bè lũ Diệm - Nhu, phân tích rõ đâu là kẻ thù cần đánh đổ … Vài anhkhác đi rải truyền đơn cuả Mặt trận khắp ấp. Hôm sau, đồng bào ra ruộng đi làmnhư thường, bàn tán râm ran Việt cộng về đông lắm3. Đồng bào công giáo gặp anhem ta tuy vẫn sợ nhưng vẫn tiếp xúc trò chuyện. Anh em tiếp tục dân vận bằngviệc giúp đỡ bà con cấy hái, đập lúa, hớt tóc cho nam giới và trẻ em do đó càng thuhút cảm tình hơn. Từ đó, các anh tổ chức được cảm tình công giáo là gia đình côMây … Thông qua một số cơ sở ban đầu, đội được tăng cường lực lượng, đã pháttriển thêm hàng chục cơ sở, cảm tình khác ở các ấp Bùi Chu, Trà Cổ … Lòng yêunước cuả đồng bào di cư Nùng và công giáo được khơi dậy. Từ đó, truyền đơn, cờMặt trận bắt đầu xuất hiện dọc theo quốc lộ 1 từ Hố Nai lên đến Trảng Bom.

1 lính thiềt giáp sư đoàn 5 Nùng, khi giải ngũ giấu chôn 1 khẩu carbin, sau khi moi súng lên giaocho đội vũ trang tuyên truyền.

2 Anh vào đội vũ trang tuyên truyền, sau chuyển qua bộ đội địa phương huyện Trảng Bom, hi sinhnăm 1969.

3 Riêng tên Thứa chửi Việt cộng rất dữ, còn hăm dọa một số bà con mà y nghi ngờ có quan hệ vớiViệt cộng. Ta gửi thư giáo dục mấy lần, y vẫn hung hăng khống chế đồng bào. Một cơ sở người Nùngdẫn đội võ trang tuyên truyền đến tận nhà bắt cảnh cáo, y chứng nào tật nấy nên cuối cùng ta phải ra tay.

Page 112: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

112

Tháng 7/1961, tỉnh Thủ Biên tách ra thành hai tỉnh: Biên Hoà và Thủ DầuMột như cũ. Bí thư Tỉnh uỷ là đồng chí Năm Chữ (Lê Quang Chữ).

Trung ương Cục giao nhiệm vụ cho Quân khu miền Đông tổ chức đơn vị xâydựng căn cứ khu A mang phiên hiệu C.150. Tháng 9/1961, đơn vị xây dựng căn cứkhu A đổi phiên hiệu thành đơn vị U.50 do đồng chí Tư Thược (Lâm Quốc Đăng)làm Bí thư, đồng chí Năm Ninh phụ trách quân nhu, đồng chí Mười Bị phụ tráchsản xuất cuả cơ quan đoàn, đồng chí Hai Cà (Trần Công An) phụ trách sản xuấtchung. Nhiệm vụ cuả U.50 là:

- Xây dựng căn cứ khu A thành căn cứ địa hoàn chỉnh. Vận động đồng bàocác dân tộc Ch’ro, S’tiêng tham gia kháng chiến, sản xuất và bảo vệ căn cứ địa.

- Mở rộng sản xuất nông nghiệp (làm nương rẫy trồng khoai mì, bắp…) để códự trữ lương thực thực phẩm đón các đoàn cán bộ chiến sĩ từ miền Bắc chi việnchiến trường B.2 (Nam bộ).

- Xây dựng lực lượng vũ trang tập trung cơ động (quân số chừng 2 tiểu đoàn),tổ chức du kích địa phương để bảo vệ sản xuất, bảo vệ đường dây giao liên nối từTrường Sơn - Tây Nguyên qua chiến khu Đ một nhánh về Biên Hoà, Bà Rịa, mộtnhánh khác đến căn cứ mới cuả Trung ương Cục ở chiến khu Dương Minh Châu.(Theo Trần Công An: Người chiến sĩ đặc công, hồi ký, nxb THĐN, 2002)

Chỉ khoảng một năm sau, với quân số chưa tới 500 người mà 60% là nữ,Đoàn hậu cần U.50 đã trồng được trên một ngàn mẫu khoai mì. Các thủ trưởng đơnvị lo gạo, muối cho bà con dân tộc thiểu số và nhờ bà con hướng dẫn cho đơn vị vềchặt hạ cây rừng sao cho tốn ít công, không bị tai nạn cây đè. Mặt khác, bà con phụgiúp đơn vị phòng gian, phòng gián điệp từng khu vực. Làm nương rẫy, phải códao rựa, cuốc xẻng song lúc đó đơn vị không có kinh phí mua sắm. Đoàn cử cán bộra vùng kềm, mời một ông thợ rèn giỏi vào căn cứ mở lớp dạy các tổ làm sắt (cònnguyên liệu thì đi kiếm, chủ yếu là chiến lợi phẩm: vỏ đạn đại bác, tháo gỡ đườngxe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh cưa thành khúc ngắn chở về … ). Kết quả Đoàn hậucần U.50 chẳng những bảo đảm cái ăn cho toàn đơn vị, mà còn cung cấp lươngthực thực phẩm cho nhiều đoàn cán bộ chiến sĩ đi công tác ngang qua; đó là thắnglợi cuả công tác dân vận - Mặt trận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngày 18/9/1961, chi khu Phước Thành bị diệt. Trên đà chiến thắng, ta đẩymạnh võ trang tuyên truyề n diệt ác phá kềm ở Tân Uyên, Vĩnh Cửu (các xã BìnhPhước, Bình Hoà, Tân Triều, Bình Ý, Lợi Hoà) cộng với cuộc mít tinh chớpnhoáng ở rạp Bến Cá (Bình Phước) gây tiếng vang trong toàn vùng.

Cho đến gần cuối năm 1961, phong trào cách mạng miền Nam lên cao với khíthế sôi nổi chưa từng có. Chúng ta đã ra khỏi thời kỳ đen tối, chuyển mạnh sangthế tiến công đều khắp. Nhà trắng1 phải thừa nhận: “Tình hình Việt Nam hết sứcnghiêm trọng, hoạt động quân sự cuả Việt cộng dưới các hình thức đột kích, tậpkích, công đồn liên tiếp xảy ra, đấu tranh chính trị phát triển đến mức đáng lo ngại… Vấn đề Nam Việt Nam sau đồng khởi không còn là vấn đề đơn thuần về chính trị

1 Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn theo Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh ĐồngNai, t.II, tr.82.

Page 113: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

113

và tình báo cảnh sát nữa mà trở thành vấn đề chứa nhiều nhân tố quân sự. Cuộcchiến tranh ở Việt Nam thực chất là cuộc nổi dậy nên hướng chiến lược mới cuảMỹ là phải chống nổi dậy”. Chiến lược chiến tranh một phía hoàn toàn phá sản, đếquốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược chiến tranh đặc biệt (còn gọi là chiếnlược chống chiến tranh du kích).

III. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG ĐOÀN KẾT NHÂN DÂNGÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT”(1961-1965)

III.1. Mỹ – Diệm thực hiện quốc sách “ấp chiến lược”Tổng thống Mỹ Kennedy (Ken-nơ-đi) cử tiến sĩ Staley – và tiếp đó tướng

Taylor - sang miền Nam Việt Nam trực tiếp nghiên cứu kế hoạch tiêu diệt chiếntranh du kích cuả cách mạng miền Nam. Chương trình bình định do Staley -Taylorvạch gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: thực hiện trong 18 tháng với nội dung: gom khoảng 800 ngàndân đồng bằng Nam bộ vào 1000 khu trù mật, ấp chiến lược để tách lực lượngcách mạng khỏi nhân dân.

Khai quang, lập hệ thống cứ điểm ven biên giới, ngăn chặn cộng sản xâmnhập. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn lên 15%, nhất là bảo an, dân vệ.

- Giai đoạn 2 và giai đoạn 3 : khôi phục và phát triển kinh tế.Mỹ – Diệm chủ trương lấy ấp làm đơn vị cơ bản để bình định chống chiến

tranh du kích, biến từng ấp - tiến tới từng xã - thành “pháo đài chống cộng”, cô lậpvùng căn cứ, làm lực lượng cách mạng suy yếu đi đến chỗ bị tiêu diệt. Tháng11/1961, Tổng thống Mỹ và Hội đồng an ninh Mỹ chính thức thông qua kế hoạchnày. Cốt lõi cuả chiến lược này là “ quốc sách ấp chiến lược” được Ngô Đình Diệmban bố vào tháng 8/1962.

Địch mở các lớp huấn luyện cán bộ đặc trách ấp chiến lược cho tất cả cácquan chức cao cấp trong chính quyền từ hàng bộ trưởng trở xuống, còn bên quânđội thì gồm các sĩ quan chỉ huy tiểu khu, chi khu …1. Địch xây dựng ấp chiến lượcnhằm ba mục tiêu:

Thứ nhất, chúng quyết tâm giành dân hòng “tát nước bắt cá”.Thứ hai, địch vạch kế hoạch “tình báo nhân dân” nhằm biến từng người dân

thành do thám, gián điệp báo ngay tin tức cán bộ về hoạt động cho tề vệ ấp hoặcnhững người dân bị tình nghi móc nối với cách mạng.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác “chiêu hồi” lôi kéo số tha hóa, biến chất.Dưới đây là kế hoạch lập liên ấp chiến lược kiểu mẫu Phú Thạnh - Phú Mỹ xã

Xuân Lộc q. Xuân Lộc do tỉnh trưởng Long Khánh trực tiếp chỉ đạo 2:

1 Lớp huấn luyện thoạt đầu đặt ở Thị Nghè, năm 1962 dời về khu vực suối Lồ Ồ (q. Dĩ An, BiênHoà).

2 Tỉnh trưởng Long Khánh gửi các xã, công văn số 104/VP -CL.33/M ngày 12/3/1962, phổ biến kinhnghiệm lập ACL.

Page 114: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

114

“Xung quanh ấp chiến lược có con đường rộng 6 mét. Kế đường là lũy đấtcao 2 thước, chân lũy 3 thước, mặt luỹ 1 thước. Trên mặt luỹ có hàng rào kẽm gaicao 1 thước 50. Kế luỹ đất là bờ đất rộng 2 thước, giữa bờ này đắp một đường môđất cao 0 th 40, rộng 0 th 40 trên mặt trồng loại cây có gai (xương rồng, me nước…) để làm chướng ngại vật vừa ngăn được nước mưa không là m trôi đất xuống hố.Kế bờ là hố. Hố đào rộng 3 thước, đáy 1 thước. Như vậy, qua mùa mưa đất bờthành hai bên sẽ không lở. Bề sâu hố 2 thước làm cho một người khi lọt xuống khólòng trèo lên. Kích thước cuả hố sẽ giúp lấy đủ đất để đắp luỹ. Cách miệng hố 5thước là hàng rào cao ít nhất 2 thước vòng ngoài: hàng rào này sẽ xuyên qua vườntược, song triệt để giữ nguyên tình trạng cây cối cuả đồng bào không nên đốn. Mộtvài đoạn vành đai gặp đá không đào được, đồng bào Xuân Lộc kiếm đá đắp thànhluỹ kích thước như luỹ đất. Từ rào ngoài đến rào trong đều có chông sắt, chông câyxen kẽ. Cách xếp chông tuỳ sáng kiến cuả địa phương cốt ngụy trang thế nào để kẻphá hoại muốn tràn vào sẽ gặp những khó khăn bất ngờ mà không vượt qua nổi”.

Trong báo cáo cuả Tham mưu Biệ t bộ đệ trình Tổng thống (số21/TTP/TMBB) thì Long Khánh: “quan niệm lập ấp chiến lược cuả tỉnh là tiến từvùng an ninh đến vùng bất an ninh”. Thứ tự ưu tiên thực hiện thí điểm: liên ấpXuân Lộc, ấp Gia Ray, ấp Bảo Chánh, ấp Thọ Vực, ấp Bảo Vinh A, ấp Bảo VinhB, ấp Bảo Vinh C … Chi tiêu cho một ấp chiến lược 431.600 đồng Sài Gòn. Lựclượng quân sự yểm trợ là 2 đại đội hành quân (để gom dân). Lực lượng bảo vệ mỗiấp là 1 trung đội bảo an, dân vệ. Cán bộ thực hiện: 3 cán bộ công dân vụ, 2 côngan, 1 nhân viên y tế, 1 nhân viên hành chánh xã do quận trưởng, quận phó kiểm trathường xuyên. Địch đánh giá: “Nếu lập các ấp chiến lược kể trên, có thể chặn Việtcộng tái lập các chiến khu cũ: Thọ Vực, Sabi, Đồng Háp; chặn trục giao liênThanh Sơn - Sabi - Thọ Vực - Thoại Hương; bảo vệ thiết lộ đoạn Xuân Lộc - BảoChánh - Gia Lào - Gia Ray”.

Ở vùng đồng bào công giáo di cư như Hố Nai, Trảng Bom, Gia Kiệm, GiaTân, Lạc An, Thái Hưng, dinh điền Ích Tân … địch tung luận điệu lừa bịp “chốngcộng để bảo vệ đạo”. Các đội thanh niên chiến đấu được trang bị vũ khí để canhgác, biến ấp chiến lược thành pháo đài chống cách mạng cuồng tín. Ở các đồn điềncao su, chính quyền Diệm buộc các chủ sở phải gom công nhân các sở nhỏ (hoặcđội ở xa) về các trung tâm đồn điền để xây dựng ấp chiến lược. Kho gạo, két tiềnphải để ở Sài Gòn hoặc tỉnh lỵ. Một số yếu khu quân sự: Trảng Bom, Cẩm Mỹ, AnLộc … đặt tại đồn điền. Tỉnh trưởng Long Khánh gửi cho giám đốc người Phápcác sở cao su SIPH, Courtenay, SPHXL công văn 17-NA/CT/M ngày 8/1/1962 yêucầu họ hạn chế đi lại và cho rào quanh sở bằng 2 hàng rào lưới sắt cao từ 3 đến 4thước, cách nhau khoảng 10 đến 20 thước. Song các ngoại kiều không hưởng ứngkế hoạch này vì họ không muốn vào ở ấp chiến lược “ xung quanh đào hào đắp luỹnhư vậy sẽ giống trong khám tù” (lời cuả Ernest Girard, giám đốc công ty SIPHnói với viên phụ tá tỉnh trưởng đặc trách ấp chiến lược). Họ còn sa thải Đoàn Văn

Page 115: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

115

Hộ, đại diện xã An Lộc và Phan Kế Thiện, đại diện xã Cẩm Mỹ 1 là nhân viên lâunăm cuả sở nhưng không làm việc sở mà chỉ lo đôn đốc làm ấp chiến lược.

III.2. Mặt trận Dân tộc giải phóng vận động nhân dân phá ấp chiến lượcĐầu năm 1962, Ban cán sự Đảng tỉnh Long Khánh được thành lập do đồng

chí Chín Sanh (Lê Văn Thậm) làm bí thư. Các đồng chí móc nối với số cơ sở, nò ngcốt các xã, tiến hành chỉ đạo diệt ác phá kềm dưới danh nghĩa Mặt trận Dân tộcgiải phóng. Tháng 1/1962, trưởng ấp Suối Rết xã Xuân Lộc (tỉnh lỵ Long Khánh)bị diệt. Tiếp đó, được cơ sở và đồng chí Ba Hương (Nguyễn Văn Hương) báo tinvà dẫn đường, đồng chí Tư Lạc (Phạm Lạc) - trưởng ban quân sự huyện Xuân Lộc- hóa trang làm quận trưởng ngụy đi tuần, trực tiếp dẫn 1 tiểu đội lực lượng bí mậtđột nhập trường học ấp Bảo Vinh B bắt gọn 21 nhân viên tề vệ đang họp bàn kếhoạch gom dân lập ấp chiến lược. Cùng thời gian, đội võ trang tuyên truyền cuảđồng chí Tám Phụ được cơ sở mật cung cấp tin tức và dẫn đường đã đánh bótHưng Nghĩa, diệt tên trưởng ấp ác ôn hỗ trợ đồng bào phá kềm, vận động đượcmột số thanh niên thoát li theo cách mạng. Tiếp đó, cơ sở báo cá o tình hình địchtạo điều kiện cho đội võ trang tuyên truyền đột kích phá đồn dinh điền Bình Phú,làm tan rã đội dân vệ, thu 27 súng và nhiều quân trang quân dụng. Những thắng lợinày cuả ta bước đầu bẻ gãy âm mưu xây dựng, củng cố bộ máy tề vệ cuả địch, m ởrộng thế làm chủ cuả ta ở vùng ven tỉnh lỵ Long Khánh, gây niềm phấn khởi chođông đảo nhân dân hướng về cách mạng.

Cũng vào những ngày đầu năm, cán bộ Mặt trận vận động dân vệ đồn TânHạnh nổi dậy phá bót mang vũ khí về với nhân dân. Nhưng kế hoạch không thành,hai anh Mạnh và Thành vác súng ra căn cứ đồi Hố Ngựa. Sau đó, một số dân vệ vànam nữ thanh niên cũng ra theo: anh Gắt, anh Bảy Hơn, anh Tâm, cô Hồng … tổchức thành lực lượng du kích cuả xã do anh Mười Chùm (Nguyễn Văn Chùm) làmxã đội trưởng, anh Hưng (Huỳnh Văn Thành) là xã đội phó.

Tháng 3/1962, địch mở chiến dịch Mặt trời mọc ở miền Đông Nam bộ. Hàngtrung đoàn lính chủ lực, bảo an, cảnh sát công an được huy động vào việc càn quétgom dân lập ấp chiến lược trên diện rộng: các xã Tân Hạnh, B ửu Hoà, Hóa An …ở quân Châu Thành và Dĩ An, nhiều xã thuộc quận Tân Uyên (lúc này thuộc tỉnhPhước Thành) bên bờ phải sông Đồng Nai, các đồn điền cao su Dầu Giây, HàngGòn, Suối Tre, Bình Lộc, Cây Gáo, Cẩm Mỹ … các ấp và xã Bảo Bình, Bảo Vinh,Bảo Chánh, Gia Ray … tỉnh Long Khánh.

Ở xã Tân Hạnh, địch tính gom dân xóm Chùa và xóm Miễu Bòng bong ra cặplộ 16 - như kiểu lập “chu vi” thời kháng chiến chín năm2. Cán bộ Mặt trận chỉ đạosố cơ sở nòng cốt và cảm tình vận động đông đảo bà con đấu tranh đưa đơn ki ếnnghị viện cớ không bám ruộng vườn thì đời sống đói khổ, mặt khác kiên quyết“một tấc không đi, một li không rời”. Bọn tề vệ nhận được thơ cảnh cáo: không

1 Số 8308, font Đệ I Cộng hoà, Cục Lưu trữ TW 2. Tỉnh trưởng Long Khánh báo cáo bộ trưởng bộNội vụ Sài Gòn

2 “ Chu vi” là kiểu lính Cao Đài phản động bắt dân sống tập trung quanh bót, làm hàng rào chặn bộđội ta đánh bót.

Page 116: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

116

được thúc ép mà phải can thiệp với quận không cưỡng bức dân dời nhà vào ấpchiến lược. Trước sức đấ u tranh mạnh mẽ, địch nhượng bộ một bước, thực hiệnphương án rào xã Tân Hạnh thành 4 ấp chiến lược theo địa bàn dân cư trú. Chúngbắt mỗi người từ 18 đến 50 tuổi phải đào 2 mét hào (rộng 3,5 mét, sâu 1,5 mét),góp 20 chông tre. Các ấp 1 và 2 rào trước, ấp 3 bắt đầu chậm lại vì cơ sở và cảmtình ra sức vận động bà con trốn tránh, lãn công, vin cớ đau yếu, bận làm mùa …và không góp chông, góp tiền. Kéo dài gần 1 năm, công việc vẫn dở dang, rút cụcchỉ 3 / 4 ấp là ấp chiến lược mà thôi.

Ở quận Nhơn Trạch, địch lập “ấp chiến lược kiểu mẫu” Phú Thạnh nằm giữaBàu Lòng và Long Tân để gom dân Phú Thạnh và vùng chung quanh vào đó.Chúng cắm mốc rào khu vực rộng tới mấy cây số vuông, ngoài cùng đào hào cắmchông, đất đem đắp lũy trổ nhiều lỗ châu mai. Bót đặt giữa ấp với đủ hầm hốchiến đấu. Chúng bắt dân học quốc sách “ấp chiến lược”, làm xâu không công.Dân khổ cực vì công việc nặng nhọc lại còn bị chửi mắng thúc ép nên rất bất mãn.Lợi dụng mâu thuẫn sâu sắc này, cán bộ và cơ sở, nòng cốt ta tuyên truyền giáodục nhân dân chống phá âm mưu thâm độc cuả địch.

Huyện uỷ Long Thành được Khu uỷ và Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp phải tích cựcchống phá kế hoạch lập ấp chiến lược cuả Mỹ - Diệm, đã họp bàn: phá ngay khiđịch đang làm thì ít khó khăn, tránh tổn thất. Cơ sở mật t hông báo tin tức: số dân bịgom còn ít, bà con bất mãn nên làm chiếu lệ, ban đêm lính hầu như rút vào chi khuNhơn Trạch, có khúc hào đào xong, có khúc dở dang, rào chưa có, ở giữa ấp cónhà kho chứa cuốc xẻng … Một số cán bộ Huyện uỷ đột vào Phú Thạnh điềunghiên, vạch phương án tác chiến. Lực lượng phá ấp chiến lược huy động khoảng100 cán bộ, đồng bào bốn xã Phước An, Phước Thọ, Phước Thiền, Phú Hội. Mỗingười bí mật chuẩn bị một cây dài chừng 5 mét làm cầu vượt hào.

Một đêm cuối quí 1/1962, ta ra quân. Lực lượng vũ trang huyện 19/5 và mộtsố du kích các xã triển khai đội hình bảo vệ phía ngoài. Ban chỉ huy ra lệnh tiếncông. Anh em bắc cây làm cầu vượt hào, vào phá các sườn nhà đang dựng, phá kholấy dao rựa, cuốc xẻng bang đất san lấp vài đoạn hào. Chỉ khoảng một giờ sau, lựclượng ta xóa kết quả xây dựng mấy tháng cuả địch rồi rút lui an toàn. Bộ đội bắnvài loạt súng thị uy để bữa sau dân bị gom có cớ đấu tranh không làm. Đây là trậnmở màn phá ấp chiến lược đầu tiên trong hai quận Long Thành, Nhơn Tr ạch. Khuuỷ miền Đông cử các đồng chí Hai Lực và Sáu Phát về kiểm tra, đánh giá phongtrào đấu tranh do Huyện uỷ lãnh đạo có bước phát triển.

Rõ ràng việc chống phá ấp chiến lược phải kết hợp cho được hai lực lượngbên trong và bên ngoài ấp; kết hợp được hoat động vũ trang với đấu tranh chính trịvà sự góp sức của đồng bào cơ sở bên trong ấp.

III.2. Nhân dân đấu tranh chống Mỹ rải chất độc hóa họcNgày 23/4/1962, tiểu khu Biên Hoà công bố kế hoạch 212-63 cuả Mỹ-Diệm

thí điểm rải chất độc hóa học (mà chúng gọi hoa Mỹ là chất khai quang) ở quậnLong Thành. Vùng cao su Bình Sơn – An Viễn (tọa độ YS 02.959) là một trongnhững điểm đầu tiên bị rải chất độc hóa học. Từ ngày 26/5, cứ từ 4 giờ đến 5 giờ

Page 117: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

117

sáng sương đêm chưa tan, trời lặng gió, máy bay C.47 Mỹ cất cánh từ sân bay BiênHoà bay ở độ cao 200 - 300 mét đến tọa độ chấm trước, bắt đầu rải. Chất độc màuda cam rơi xuống, bám chặt vào lá cây, ngọn cỏ. Chỉ vài ngày sau, lá cây có nhựavàng úa rồi héo quắt, rụng ào ào khi gió thổi, cây trơ cành và khô dần. Ở Bì nh Sơn,An Viễn hàng chục hecta cao su chết khô. Hàng trăm công nhân lâm cảnh thấtnghiệp đói khổ vì không khai thác được mủ thì chủ không trả lương. Diện bị rảichất độc hóa học mở rộng ra nhiều nơi khác.

Huyện uỷ Long Thành phát động nhân dân tố cáo tội ác cuả giặc. Nhiều chịem công nhân Bình Sơn, An Viễn và nông dân các xã đi thành từng nhóm nhỏ kéovề quận lỵ, tay cầm mảnh đạn pháo, cành cây khô héo, trái cây hư thối vì chất độchóa học để có chứng cớ cụ thể. Đoàn người vào sân quận, viên quận trưởng k hôngtiếp dân mà còn ra lệnh đóng cổng quận đường, cho lính bao vây bên ngoài. Cơ sởta nắm được tình hình bèn tỏa về các địa phương, vận động thêm lực lượng tiếpsức đấu tranh. Đến chiều, viên quận trưởng phải ra gặp bà con, hứa chấp nhận kiếnnghị cuả dân: đền bù tài sản, báo cáo cấp trên không tiến hành rải chất độc hóa họcnữa. Cơ sở ta trong các đồn điền cao su vận động giám đốc người Pháp kháng nghịchính quyền Sài Gòn về thiệt hại do chất độc hóa học gây ra đối với việc làm ănkinh doanh cuả họ.

Ở Nhơn Trạch, hàng trăm đồng bào các xã Phú Hữu, Đại Phước, Vĩnh ThanhPhú Hội, Long Tân … kéo về quận lỵ mang theo khẩu hiệu tố cáo “Rải chất độchóa học là phá hoa màu cuả dân, là giết dân”, “Phải bồi thường tính mạng tài sảncho dân” … Viên quận trưởng lúc đầu né tránh nhưng sau phải gặp, nhận kiếnnghị, hứa hẹn đền bù thiệt hại, không rải chất độc hóa học nữa.

IV. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG CÁC HUYỆN VÀ TỈNHBIÊN HOÀ THÀNH LẬP

Từ ngày 16/2 – 3/3/1962, Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lầnthứ nhất đã tiến hành tại căn cứ Trung ương Cục, bầu Luật sư Nguyễn Hữu Thọlàm Chủ tịch. Sau đó các tỉnh, huyện tùy hoàn cảnh cụ thể mà mở Đại hội Mặt trậnở địa phương mình.

IV.1. Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Nhơn Trạch và Long Thành rađời

Song song với phong trào phá ấp chiến lược, xây dựng thế chiến đấu khu vựclòng chảo, Huyện uỷ Nhơn Trạch chỉ đạo gấp rút chuẩn bị Đại hội Mặt trận dân tộcgiải phóng huyện. Các xã đều lập đoàn đại biểu địa phương mình gồm đủ cácthành phần, tầng lớp.

Sáng 18/5/1962, Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Nhơn Trạch khaimạc, có gần ba mươi đoàn đại biểu xã, cơ quan, ban, ngành với 250 đại biểu về dự.Đại hội diễn ra tại khu vực gần bìa rừng Đồng Lớn (ở lòng chảo). Đại hội xác định:dưới sự lãnh đạo cuả Đảng, quân d ân toàn huyện đoàn kết một lòng, góp phầncùng quân dân cả nước đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, giảiphóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đại hội bầu Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải

Page 118: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

118

phóng huyện Nhơn Trạch gồm 13 vị: Ngô Quang Thanh, đại diện giới tư sản dântộc, chủ tịch Mặt trận; Nguyễn Văn Bền, thơ ký nông hội huyện, phó chủ tịch;Nguyễn Văn Thông, đại diện Đảng nhân dân cách mạng, phó chủ tịch; Võ VănCông, Bí thơ Huyện đoàn, tổng thơ ký; Nguyễn Tâm, hội trưởng phụ nữ huyện, uỷviên; Đỗ Thị Thanh Vân, phụ trách công nhân, uỷ viên; Nguyễn Văn Sơn, Huyệnđội trưởng, uỷ viên; Phạm Văn Ngươn (Minh Chính), trưởng ban Binh vận huyện,uỷ viên; Nguyễn Văn Đôi, (thượng tọa Thích Đạt Minh) trụ trì chùa Dốc Lớn (ĐạiPhước), uỷ viên; Nguyễn Đắc Cầu, linh mục nhà thờ Phú Hội, uỷ viên; NguyễnMinh Trí, đại diện giới học sinh, uỷ viên. Hai vị uỷ viên Mặt trận sẽ bổ sung sau.

Tối 18/5, cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi cuả Đại hội tổ chức tại đồngÔng Trúc có gần một ngàn dân các xã đi bộ, đi xuồng về tham dự. Đồng bào phấnkhởi nên hăng hái đóng góp sức người, sức cuả cho kháng chiến. Hàng chục namnữ thanh niên xung phong đi thoát li kháng chiến. Đợt này xã Phú Hữu đóng gópcho cách mạng 1500 giạ lúa, riêng má Sáu Ngữ góp 150 giạ. Xã Phước Khánh góp520 giạ. Thóc lúa chở ban đêm bằng xuồng ghe về căn cứ cuả huyện và tỉnh.

Sau đó ít lâu, Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Long Thành được tổchức tại gò Me (xã Tam An). Đại biểu các tầng lớp nhân dân các xã tham dự đông,bầu ra 15 đại biểu; đồng chí Tám Huệ được chỉ định làm chủ tịch Mặt trận. Ở đâycó sự lặp lại lý thú cuả lịch sử: năm 1942 đồng chí Trịnh Văn Dục tổ chức Mặttrận Việt Minh quận Long Thành đầu tiên (trong toàn tỉnh Biên Hoà), 20 năm sau,Mặt trận dân tộc giải phóng đầu tiên trong toàn tỉnh Biên Hoà lại ra đời ở NhơnTrạch và Long Thành.

Chiến trường huyện Vĩnh Cửu bị địch chia cắt, đánh phá ác liệt nên không tổchức được Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng huyện. Đồng chí Nguyễn TrungTâm, uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ, được cử làm Chủ tịch M ặt trận. Công tác cuảMặt trận được lồng vào các công tác khác trong từng thời kỳ nhất định. Chi bộ nàocũng có một đồng chí phụ trách dân vận Mặt trận và luôn luôn có mục kiểm điểmđã làm công tác Mặt trận thế nào.

IV.2. Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Biên Hoà ra đờiPhong trào cách mạng tỉnh Biên Hoà chuyển biến tích cực. Nhằm đoàn kết

tập hợp mọi lực lượng, mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân kháng chiến chống Mỹ,Tỉnh uỷ Biên Hoà quyết định mở Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng từ ngày 21đến 27/7/1962 tại căn cứ Suối Cả xã Bình Sơn huyện Long Thành. 86 đại biểu chocác giai cấp, tầng lớp, ngành giới: công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, trí thức,học sinh, Phật giáo, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, dân tộc thiểu số Nùng, Hoa,Tày, thanh niên, phụ nữ, quân giải phóng, Công đoàn giải phóng, Văn nghệ giảiphóng, hội Mẹ chiến sĩ, đảng Nhân dân cách mạng …

Báo cáo chính trị đọc trước Đại hội nêu : “Nhìn vào thành tích phong trào đấutranh cuả đồng bào tỉnh nhà trong thời gian qua, tuy có nhiều gian khổ gay gotrước sự đàn áp khủng bố cuả Mỹ - Diệm nhưng đồng bào đã vượt qua và từngbước giành thắng lợi vững chắc. Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết mộtlòng hướng về cách mạng, mỗi người mỗi việc góp sức đánh địch. Trong tình hình

Page 119: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

119

đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, chiến trường Biên Hoà còn nhiều khó khăn,đồng bào các giới đồng bào trong tỉnh vượt qua muôn vàn khó khăn về dự Đại hộiđã thể hiện tấm lòng cuả mọi người hướng về Tổ quốc. Đại hội Mặt trận dân tộcgiải phóng tỉnh lần này đánh dấu một bước trư ởng thành lớn mạnh cuả khối đạiđoàn kết toàn dân trong tỉnh chung sức chung lòng đánh bại mọi âm mưu xâmlược cuả đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, Bắc - Nam xumhọp”1.

Ban chấp hành Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Biên Hoà gồm các vị:1- Chủ tịch: Tô Văn Thanh, đại biểu tư sản dân tộc. 2 -Phó chủ tịch: Nguyễn

Văn Luông, đại biểu Nông dân giải phóng. 3-Phó chủ tịch: Đô-mi-ni-cô Đỗ TấnMinh, đại biểu đạo Thiên Chúa. 4-Phó chủ tịch: Nguyễn Văn Trị, đại biểu ĐảngNhân dân cách mạng. 5-Tổng thơ ký: Nguyễn Văn Vinh, đại biểu Nông dân giảiphóng. 6-Uỷ viên: Phạm Thị Nghĩa, đại biểu Phụ nữ giải phóng. 7 -Uỷ viên:Nguyễn Thành A, đại biểu Công nhân giải phóng. 8 -Uỷ viên: Vày A Xám: đại biểudân tộc Nùng – Hoa. 9-Uỷ viên: Phạm Văn Trắng, đại biểu T hanh niên giải phóng.10-Uỷ viên: Nguyễn Thanh Bình, đại biểu Quân giải phóng. 11 -Uỷ viên: NguyễnTrung Tâm, đại biểu Học sinh giải phóng. 12-Uỷ viên: Nguyễn Văn Thạch, đạibiểu Văn nghệ giải phóng.

Đại hội đã ra bản kiến nghị 5 điểm:1- Kịch liệt lên án đế quốc Mỹ võ trang xâm lược miền Nam Việt Nam.2- Kịch liệt lên án việc kết án tử hình giáo sư Lê Quang Vịnh và xử tù chung

thân khổ sai một số sinh viên khác. Đòi chính quyền Mỹ - Diệm phải huỷ bỏ lậptức bản án phát xít này.

3- Đòi Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát việc đình chiến ở Việt Nam lậptức bác bỏ báo cáo sai trái và yêu cầu Uỷ ban quốc tế phải làm tròn nhiệm vụ cuảmình thi hành đúng đắn Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, góp phần bảo vệ hoà bình ở ViệtNam và Đông Nam Á.

4- Đòi đế quốc Mỹ phải đình chỉ x âm lược ở miền Nam, giải tán bộ chỉ huyquân sự, rút hết quân đội và võ khí ra khỏi miền Nam để cho các phái hữu quangiải quyết các vấn đề nội bộ cuả mình.

5- Đòi thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam, ban hành tự do dânchủ cho mọi đảng, mọi nhóm chính trị và trả tự do cho các tù chính trị, đình chỉxây dựng ấp chiến lược và bắt lính, quân sự hóa phụ nữ, đình chỉ các cuộc càn quétđẫm máu.

Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp uỷ Đảng xây dựng các cơ quan Mặt trận và đoàn thể:công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ từ tỉnh xuống huyện, xã đảm bảo lãnhđạo nhân dân đấu tranh theo 5 chương trình Mặt trận đã đề ra.

Ở quận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh, địch cho quân đi gom dân vào ấp chiếnlược. Cán bộ ta với danh nghiã Mặt trận dân tộc giải phóng đã vận động bà con

1 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, tập 2, tr. 102-103. Ông Tô Văn Thanh là Năm Thập(Ngô Văn Năm). Ông Đỗ Tấn Minh là linh mục Nguyễn Trinh Đoàn. Đây là bí danh cuả các vị.

Page 120: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

120

công nhân cao su tay không đoàn kết giành giật với địch từng tấm tôn, tấm lá lợpnhà, cản không cho chúng cày ủi vườn, nương. Nhà bị giỡ, bị đốt tàn bạo, ngayđêm bà con giúp nhau lợp lại, che chòi, dựng lán ở tạm … Được lực lượng vũtrang hỗ trợ, bà con trì hoãn không chịu cảnh cá chậu chim lồng. Phong trào diệtác, chống địch gom dân vào ấp chiến lược lan ra các ấp, các xã Bảo Vinh, BảoBình, Bảo Chánh, Bình Lộc, Gia Kiệm, Gia Ray, Cây Gáo, Suối Tre, Dầu Giây,Cẩm Mỹ … Tại xã Bình Lộc, tháng 6/1962, đồng ch í Tư Sửu diệt tên Tài, đốt xeJeep cuả Ba Chữ, răn đe một số tề ấp cưỡng bức bà con vào ấp chiến lược.

Trên địa bàn quận Định Quán, ở Tà Lài, đồng bào các dân tộc Mạ, S’tiêng bịgom vào ấp chiến lược Lợi Tân. Địch triệt phá một số nương rẫy, kho tàng cuả tatrong vùng căn cứ, chốt chặn cửa ngõ phía Đông chiến khu Đ. Phía Nam quốc lộ20, đồng bào các dân tộc ở Tam Bung, Đồng Xoài, Thanh Tùng, Gia Canh, CaoCang … bị lùa ra ven lộ 20 ở Túc Trưng, La Ngà, Định Quán.

Tháng 10/1962, lực lượng vũ trang huyện Xuân Lộc thành lập gồm 22 đồngchí. Liên hệ mật thiết với nhân dân, bộ đội huyện nhanh chóng phát triển, làm đònxeo cho quần chúng chống phá quốc sách ấp chiến lược rất kết quả. Đồng chí TưLạc trực tiếp chỉ huy điều nghiên đồn dân vệ xã Túc Trưng. Nắm chắc qui luật hoạtđộng cuả địch, đồng chí vận động dân cho mượn chiếc xe be chở bộ đội hóa trangthành lính bảo an đi càn về bất ngờ tiến công, diệt và bắt sống gọn một tiểu đội, thuvũ khí và quân trang quân dụng rồi rút về căn cứ Thọ Vực an toàn.

Xã Bửu Hoà (q. Đức Tu) là vùng địch kềm khá chặt; chúng đã xây dựng cácấp chiến lược từ cuối năm 1961. Ấp Tân Bản gần núi Châu Thới bị lính vào càonhà, dùng lưỡi lê, báng súng gom dân ra đường đắp mới. Tuy nhiên cán bộ ta vẫnxây dựng được hàng chục cơ sở: bà Hai Đúng, bà Bảy Đen, anh Mười Sa, anh HaiSớt … sẵn sàng nuôi chứa cán bộ về hoạt động, đóng góp tiền bạc, Các bà, các chịcòn làm giao liên đi đường công khai tiếp tế gạo, mua thuốc men chuyển lên căncứ rừng Cò Mi, Bình Trị.

Ông Lâm Kinh - người Hoa – mở Lâm Kinh trà gia ở khu chợ Đồn. Ôngmướn anh Chín Hùng - cán bộ thị xã Biên Hoà đóng vai thợ hồ - sửa lại cửa tiệmkhang trang hơn. Anh làm vài bữa, xin ngủ lại vin cớ nhà xa. Anh thấy ban đêmông vặn nghe đài Bắc Kinh, hết buổi tiếng Hoa đến buổi tiếng Việ t. Lúc này TrungQuốc đang nhiệt tình ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Qua một sốlần trò chuyện thăm dò, ông biết anh là cán bộ hoạt động mật thì tin. Anh báo cáovới Thị uỷ Biên Hoà. Tờ truyền đơn cuả Mặt trận tỉnh Biên Hoà trao cho ông, côSửu, con gái ông, dịch ra tiếng Hoa cho ông nghe. Từ đó ông Lâm Kinh ủng hộtiền, tiệm trà thành điểm hẹn, móc nối liên lạc, sinh hoạt, dám chứa súng. Ông LâmKinh giới thiệu ông Tiếu - người Hoa, bán mì - với anh Chín Hùng, ông nay cũngủng hộ cách mạng. Ông Lý Cẩm - người Hoa, chuyên giết mổ heo ở chợ Đồn -được đồng chí Trung móc nối ở Bình Trị khi đi mua heo về thịt. Ông ủng hộ gạo,tiền, thuốc men một thời gian dài cho đến khi địch phát hiện, gài bẫy bắt.

Nhờ sự giúp đỡ tích cực cuả các cơ sở trong công tác điều nghiên ấp chiếnlược Hóa An, 4 giờ chiều 21/12/1962 lực lượng cuả đồng chí Năm Thân vào ấp

Page 121: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

121

vận động bà con gỡ dây kẽm gai, bẻ trụ sắt ở phía Tây Bắc. Một nhóm du kích mậtgỡ lựu đạn địch gài. Chị Hai Có là cơ sở hăng hái vác rựa chặt dây kẽm và trụ ràotre.Trận này ta phá lỏng ấp chiến lược Hóa An bước đầu, tạo điều kiện cho bà contiếp tục phá rã sau này.

Được nội tuyến và cơ sở thông báo tình hình, dẫn đường, 5 giờ sáng26/12/1962, lực lượng vũ trang huyện 19/5 và du kích xã hóa trang, đột nhập ấpchiến lược Bến Cộ (xã Đại Phước, q. Nhơn Trạch), bắt tên cảnh sát Hường và bọndân vệ bên trong. Ta thu 23 súng các loại và toàn bộ đạn dược, lựu đạn. Giáo dụcsố dân vệ về đường lối cách mạng, ta tha hết, trừ tên Hường ác ôn bị xử lý trướcđông đảo bà con, bản án găm tại cổng ấp chiến lược.

Tiếp đó, du kích mật và cơ sở diệt một số mật vụ, do thám, phản bội ở haihuyện Long Thành, Nhơn Trạch 1. Tề vệ hoảng sợ, nhiều người bỏ trốn hoặc bỏviệc. Chánh trương Nhậm là trưởng ấp Thái Lạc vin cớ bệnh lao xin n ghỉ. Trưởngấp Liên Kim Sơn là Lê Công Giám bỏ trốn. Chủ tịch hội đồng xã Nguyễn VănNhiệm nhờ người mang một thiên lúa ủng hộ cách mạng mong được tha chết.

Địch tập trung mọi lực lượng để gom dân lập ấp chiến lược. Dưới đây là bảngthống kê tình hình thực hiện ấp chiến lược cuả Mỹ – Diệm đến cuối năm 1962 ởmiền Đông Nam bộ (Hồ sơ 19545 fond Đệ I Cộng hoà, Cục Lưu trữ TW 2).Tỉnh TS ấp

chiếnlượcdự trù

TS ấp chiếnlược đã thựchiện, tỉ lệ

TS ấpchiếnlượcđangthựchiện

Dân số trong ấpchiến lược, tỉ lệso cả tỉnh

Dân số toàntỉnh

Biên Hoà 180 14= 3,3% 65 153868=65,3% 235468LongKhánh 118 57=48,3% 18 75582=69,8% 108158Phước Tuy 162 89=54,9% 55 85567=62,4% 136977PhướcThành

28 8 = 28,6% 13 16325=33% 49414

PhướcLong

93 49=52,6% 20 27981=62,5% 44729

BìnhDương

154 83 = 53,8% 46 135662=44,8% 302654

Bình Tuy 63 35=55,5% 10 28211=50,2% 56153Bình Long 67 19=28,3% 36 23422=39,6% 59003Gia Định 295 207=0,1% 88 587019=83,2% 705309Tây Ninh 180 141 = 78,3% 12 198569=68,9% 288184

Tuy các địa phương lãnh đạo nhân dân chống phá quyết liệt, nhưng vùng talàm chủ bị thu hẹp đáng kể, địa bàn hoạt động bị chia cắt.

1 Hai Dò ở ấp Câu Kê, Rỗ ở Cát Lái, Thức ở giồng Ông Đông, Trang và Bảy Râu ở Đại Phước,Điển ở Phú Hội, Hùng, Cheo, Chức ở Phước Thọ, Minh ở Tam Phước, Mong và Cho ở Phước Thái, độiChung ở SIPH …

Page 122: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

122

IV.3. Cán bộ Mặt trận các địa phương vận dụng ba mũi giáp công gópphần tích cực đánh phá ấp chiến lược

Là một huyện có tiềm năng kinh tế dồi dào song năm 1962 cán bộ, bộ đội, dukích nhiều xã ở Vĩnh Cửu chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn và sống thiếu đói,gần như mất sức chiến đấu. Huyện uỷ đã có cuộc họp mở rộng đến các bí thư chibộ xã tìm biện pháp tháo gỡ: một số cán bộ, đảng viên được phân công đi vận độngdưới danh nghiã Mặt trận dân tộc giải phóng mượn hàng chục ha ruộng, mượn lúagiống, trâu cày … cuả bà con Tân Định, Thiện Tân. Nhờ thực hiện kế hoạch mộtcách quyết liệt, đời sống cán bộ chiến sĩ cải thiện hẳn; anh em đủ ăn, trả xong nợngay khi thu hoạch; ngoài ra còn cung cấp cho một số đoàn khách đi công tácngang qua. Sức chiến đấu cuả Đảng bộ Vĩnh Cửu nâng cao rõ rệt.

Tại vùng cao su Bình Sơn, do cán bộ Mặt trận vận động được cơ sở côngnhân giúp đỡ, một số đồng chí - trong đó có nữ đồng chí Bảy Phượng (Huỳnh ThịPhượng) đã vào bám trụ hoạt động bên trong ấp. Nhờ làm tốt công tác dân vận,địch vận, đồng chí Bảy Phượng được một số lính gác và tài xế cuả sở đưa ô tô ravào ấp an toàn.

Nhờ vào bám trụ bên trong, cán bộ ta đẩ y mạnh phong trào đấu tranh chínhtrị chống đi xâu, chống làm ấp chiến lược diễn ra quyết liệt trong suốt năm 1963.Tại Đại hội thi đua cuả tỉnh cuối năm 1963, Bình Sơn vinh dự được tặng thưởnghuân chương Giải phóng hạng hai. Các bà má Chín Chu, Chín Ngạc, chị Phạm ThịLệ được tuyên dương là chiến sĩ đấu tranh chính trị. Kinh nghiệm Bình Sơn đãđược phổ biến rộng rãi toàn tỉnh.

Tháng 3/1963, Trung ương Cục quyết định sáp nhập hai tỉnh Biên Hoà, BàRịa thành tỉnh Bà Biên. Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Bà Biên do c ác Ban Chấp hànhtỉnh cũ hợp lại, đồng chí Năm Kiệm (Nguyễn Sơn Hà) được chỉ định làm bí thư.Hưởng ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” do Miền phát động,Tỉnh uỷ Bà Biên chủ trương: “ Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phá kế hoạch bìnhđịnh nông thôn cuả địch bằng hai lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp ba mũitiến công chính trị, binh vận, vũ trang phá ấp chiến lược, giữ vững và mở rộngvùng giải phóng, xây dựng căn cứ cách mạng, xây dựng và phát triển lực lượng vềmọi mặt, phát động phong trào du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu,đẩy mạnh sản xuất tự túc, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực cho cán bộ và chiếnsĩ trong tỉnh”1.

Ấp chiến lược Hưng Nghĩa dài 350 mét, rộng 250 mét có khoảng 500 dân,được rào kỹ, có hai cổng ra vào , 1 trung đội dân vệ ngày đêm canh gác, xét hỏi. Tacó ba cơ sở mật trong đó ông Tám Phường là người chí cốt thường xuyên liên hệvới đội võ trang tuyên truyền, cung cấp tin tức hoạt động địch cho ta. Tháng4/1963, cơ sở bí mật đưa hai tiểu đội võ trang cắ t rào vào trụ trong ấp. Đến 10 giờđêm, các chiến sĩ đồng loạt tiến công, bắt sống 13 tề ấp, 2 dân vệ gác cổng, thu 13

1 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, tập II, tr. 112

Page 123: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

123

súng. Anh em tuyên bố giải tán tề, vệ ấp. Lực lượng vũ trang hỗ trợ tích cực chođồng bào bang phá hàng rào ấp chiến lược. Về sau, địch b ỏ luôn không làm lại.

Cùng thời gian trên, chi bộ Bảo Vinh -Bình Lộc lãnh đạo du kích phối hợp vớisố đảng viên và cơ sở mật mang danh nghiã MTDTGP vận động nhân dân tổ chứcphá ấp chiến lược, đáp ứng nguyện vọng nóng bỏng của dân muốn thoát cảnh cáchậu chim lồng. Lúc đầu địch chưa gài mìn và lựu đạn, các đồng chí vận động bàcon cắt từng đoạn rào mở lối đi gần nhà, dùng chân giẫm nát cỏ tung tin đánh lừađịch: Việt cộng về phá ấp chiến lược . Địch bắt rào lại, bà con lãn công, rào đoạnnày phá đoạn kia, rà o ban ngày ban đêm lại phá và lợi dụng trời mưa làm xiêu đổthêm hàng loạt rào … Chúng gài trái, du kích thay nhau gỡ trang bị cho đội. Mộtsố đoạn rào phá xong, du kích gài trái lại, báo cho bà con biết. Lính bắt dân làm lại,bà con đấu tranh sợ mìn và lự u đạn nổ. Một dân vệ hung hăng thị uy kéo rào, tráinổ làm hắn bị thương nặng khiến địch hoảng sợ. Sau một số lần bị phá, địch bỏluôn không bắt dân rào lại.

Phong trào phá ấp chiến lược lan rộng từ kinh nghiệm Bảo Vinh. Lực lượngvũ trang Khu hỗ trợ lực lượng vũ trang huyện và du kích xã đồng loạt tiến cônggiúp cán bộ Mặt trận vận động đông đảo quần chúng nổi dậy phá banh các ấp chiếnlược Bảo Bình 1, Bảo Bình 2, Bảo Bình 3, Tân Phong, Bàu Sao, Bàu Sen.

Tại Suối Cát, được cơ sở thông báo qui luật hoạt đ ộng cuả dân vệ, một chiềutháng 6/1963 các đồng chí Sáu Châu, Tám Phụ hóa trang thành sĩ quan quân độiSài Gòn dẫn hai tiểu đội bất ngờ tấn công bọn dân vệ đang tụ tập nhậu nhẹt ở quánTrường Giang. Bọn dân vệ bỏ chạy tán loạn. Một số tên gom nộp cho ta 13 súngcác loại. Các đồng chí tập hợp đồng bào tuyên truyền chủ trương cuả Mặt trận dântộc giải phóng, cảnh cáo số làm tay sai, vận động bà con phá ấp chiến lược.

Ở các đồn điền cao su Cẩm Mỹ, Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Túc Trưng,Bình Sơn … phong trào kết hợp vũ trang diệt ác, phát động quần chúng phá ấpchiến lược diễn ra sôi nổi. Ban đêm ta tổ chức lực lượng mang súng nghi trang điđi lại lại ngoài bìa ấp chiến lược rồi cho cơ sở mật tung tin bộ đội giải phóng về rấtđông chuẩn bị đánh Bình Sơn. Bọn tề vệ trong ấp hoang mang lo sợ. Cơ sở bêntrong vận động công nhân góp tiền mua kềm mỏ két gởi ra ngoài. Ban đêm, cơ sởmật vận động bà con cùng với lực lượng bên ngoài phối hợp cắt rào, phá cọc, nhổchông, gỡ trái, cắm cờ và rải truyền đơn của Mặt trận. Cu ộc chiến phá ấp chiếnlược giằng co rất lâu nhờ sự giúp đỡ tích cực cuả đông đảo công nhân. Qua cuộcđấu tranh, thực lực cách mạng Bình Sơn phát triển mạnh, kết nạp được một sốđảng viên: đồng chí Chiêu - lái xe cho chủ sở - chị Ngọc, chị Lệ … Chi đoàn thanhniên tăng, tích cực trong công tác trinh sát, giao liên, nắm tin … Số nòng cốt cũngtăng hơn trước. Giữa năm 1963, cơ sở mật nắm chắc sơ hở cuả địch đã đưa lựclượng vũ trang cao su C.207 phối hợp với C.4 cuả Khu và du kích diệt trung độidân vệ chốt ở ấp chiến lược Bình Sơn. Hàng chục thanh niên công nhân xin gianhập lực lượng vũ trang địa phương. Mở được vùng Bình Sơn, An Viễn, các cơquan cuả Biên Hoà có chỗ dựa và Bình Sơn trở thành cửa khẩu hậu cần cuả cáchmạng.

Giữa năm 1963, trước yêu cầu phát t riển mạnh cuả cách mạng, hàng loạt cửakhẩu mở ra xung quanh chiến khu Đ. Ta vận động bà con các xã Tân Bình, Bình

Page 124: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

124

Mỹ, Vĩnh Tân … dùng hàng trăm xe bò đêm đêm chở gạo vào căn cứ Đoàn hậucần 81. Ta còn móc được cả vợ con sĩ quan quân đội Sài Gòn dùng xe tả i quân sựchở lương thực, thuốc men, dụng cụ y tế, xăng nhớt bán cho Mặt trận Dân tộc giảiphóng. Nắm được tình hình này, địch tiến hành khám xét gắt gao dọc đường đihướng Tân Bình, Bình Mỹ 1…

Dù địch cấm đoán hăm dọa nhưng dòng gạo vẫn đêm đêm chảy ra c ác cửakhẩu hậu cần. Hạt gạo thấm máu đồng bào trên đường vận chuyển vì pháo, mìn gàicuả địch …

Ban cán sự di cư do đồng chí Năm Triết làm Bí thư nhận định: vùng BàuHàm có đủ điều kiện xây dựng thành căn cứ vững chắc để phát triển hoạt động ratoàn vùng. Việc vận động đồng bào dân tộc Nùng - Hoa không kém gay go phứctạp. Mỗi lần anh em ra bám dân, nói chuyện với bà con, họ đều: “Mâu xức coỏng,mâu xức phéng” (không hiểu, không biết). Các anh không nản, đeo bám đi làm rẫy,hái thuốc lá, hái đậu giúp dân … dần dần tìm hiểu phong tục tập quán, chinh phụccảm tình cuả bà con. Đồng chí Năm Triết gặp một nông dân là Ba xị đế cùng họLê, tiến tới kết nghĩa anh em. Ông Ba dẫn anh gặp những người cùng họ để nhậndòng tộc, từ đó anh tạo mối quan hệ gắn bó với dân. Các đồng chí Sáu Mỹ, TámHuệ … cũng bám được dân, thực hiện ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) màtuyên truyền giáo dục cách mạng: chính sách đoàn kết dân tộc cuả Mặt trận dân tộcgiải phóng, phải chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai … Qua đó, ta phát triển một sốnòng cốt và cảm tình ở Bàu Hàm: chị Tư Mùi, ông Xập Dách, Dương Phúc Sinh,Chương Phúc Dưỡng, Năm Tắc Sinh, Voòng Bát … Ban cán sự tổ chức các tổđoàn kết gồm 15 - 20 gia đình làm rẫy ở sát nhau, mỗi người làm tổ trưởng mộtngày để ai cũng có trách nhiệm với tập thể, với cách mạng. Từ tổ chức nông dân, taphát triển lập đoàn thể thanh niên, phụ nữ và đội tự vệ hơn 20 người.

Địch càn quét gom dân ra ấp chiến lược Sông Thao, đốt chòi và phá rẫy, cấmmua gạo các nơi về Bàu Hàm. Được cán bộ ta vận động, bà con kiên quyết khôngrời nương rẫy, hàng trăm đồng bào kéo lên trụ sở quốc hội Sài Gòn đưa đơn choVoòng A Sáng - dân biểu - yêu cầu được tự do đi lại, làm ăn sinh sống. Chínhquyền Sài Gòn can thiệp hứa không bắn pháo bừa bãi, không gom dân vào ấpchiến lược, để bà con tự do ra rẫy sản xuất.

Theo nhận định cuả Tỉnh uỷ, địch có ý đồ đánh khu lòng chảo Nhơn Trạch.Huyện uỷ Nhơn Trạch huy động khoảng 100 dân công các xã băm nát 16 đoạn tỉnhlộ 19 từ km 5 đến km 12 ngăn xe chạy. Trung tuần tháng 8/1963 địch càn các lõmcăn cứ ven lộ 15 các xã Tam An, Tam Phước. Trong vòng vây, lực lượng ta chỉ có37 đồng chí với 20 súng các loại chia thành các tổ lợi dụng rừng cây, bụi rậm ẩnnấp gài trái, bắn tỉa. Sau ba ngày cầm cự, ta diệt 56 lính, ta có 8 chiến sĩ hi sin h, 17anh em luồn rừng vượt vây, còn 12 người vẫn trong vòng vây và kiệt sức, hết đạn.Đêm 19, anh em rút về khu chùa Tam Phước. Sư cụ Phan Văn Tập (hiệu Hoàng

1 Ngày 30/5/1963, bộ Nội vụ Sài Gòn gửi điện số 03167 đến các tỉnh trưởng Biên Hoà, Long Khánh…qui định việckiểm soát xe bò: đánh so,lý lịch chủ xe phải dán hình. Cấm xe đi ban đêm, xe phải tập trung công cộng trong ấp. Ra khỏi ấp,phải cắm cờ tiêu do quận cấp. Các xe đi hay về phải trình trạm kiểm soát ở ấp…

Page 125: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

125

Sào) cho người làm công quả ở chùa nấu cơm, sau đó cử người bí mật dẫn anh emvượt vòng vây cuả địch về căn cứ an toàn.

Giữa năm 1963 việc phá ấp chiến lược diễn ra sôi động trong vùng: TânPhước, Bình Trị, Tân Hạnh, Hóa An, Tân Vạn, Bửu Hoà. Phong trào cách mạng xãTân Hạnh phục hồi và phát triển, cán bộ ta vận động nhân dân mua nhiều kềm mỏkét. Các em thiếu nhi đi chăn trâu bò phát hiện chỗ gài trái, báo du kích tháo gỡ.Đêm đêm, lực lượng bên ngoài đột vào ấp phát động nhân dân phá rào. Đêm26/9/1963, du kích liên xã Bình Trị, Hóa An, Tân Hạnh đánh bót Hóa An diệt 1tiểu đội dân vệ, gây thối động toàn vùng.

Ngày 1/11/1963 Diệm - Nhu bị giết trong cuộc đảo chánh quân sự do đế quốcMỹ chủ mưu thay ngựa giữa đường . Nội bộ nước Mỹ nảy sinh nhiều mâu thuẫngay gắt dẫn đến việc Tổng thống Kennedy bị ám sát ở Dallas sau Diệm một tháng.Các tướng lĩnh Sài Gòn lên cầm quyền liên tục đấu đá, hất cẳng nhau làm tình hìnhSài Gòn khủng hoảng, căng thẳng, không ổn định.

Huyện uỷ Vĩnh Cửu lập ban chỉ đạo phá ấp chiến lược1. Theo dự kiến, khithời cơ thuận lợi, ta sẽ phá banh ấp chiến lược Đại An và kêu gọi đồn Trị An đầuhàng theo kinh nghiệm bức hàng bót Giồng Cát (Phước An) năm 1960. Đồng chíMười Đê - đảng viên mật ở Đại An - gợi một sáng kiến: huy động lực lượng cấptập chất các bó rơm ở cánh đồng vào hàng rào rồi đốt thì mìn và lựu đạn gài sẽ nổ,mặt khác lửa cháy tác động mạnh tinh thần địch toàn vùng.

Đêm 24/11/1963, một bộ phận lực lượng vũ trang huyện kết hợp du kích baxã Đại An, Tân Định, Thiện Tân và một số cơ sở mật nhanh chóng gom chất cácbó rơm quanh hàng rào ấp chiến lược Đại An rồi đồng loạt tưới d ầu, đốt cháykhiến vòng lửa sáng rực góc trời, lựu đạn và mìn gài nổ liên tiếp. Lính bảo an, dânvệ, thanh niên chiến đấu trong ấp kinh hoàng, chống trả yếu ớt rồi bỏ chạy. Bộ độivà du kích nổ súng diệt một số tên, hỗ trợ cơ sở và bà con nổi dậy phá rã ấp chiếnlược. Cùng đêm, ta phát loa kêu gọi lính đồn Trị An đầu hàng. Chúng không nổsúng; chỉ có 2 anh lính vác súng về với cách mạng.

Tin chiến thắng Đại An lan rộng toàn vùng, số tề, vệ ở các ấp chiến lược khácrúng động, co lại trong khi nhân dân rất phấn khởi. Phong trào phá ấp chiến lượcphát triển ra các nơi. Ở Tân Định, Thiện Tân, Bình Long, Lợi Hoà, Tân Phú cán bộta chỉ đạo bà con đấu tranh buộc lính và dân vệ gác cổng phải cho dân đi sớm vềtối, không xét hỏi gắt như trước. Anh em du kích, cán bộ ban đêm đột ấp dễ hơntrước.

Để phù hợp với nhiệm vụ lãnh đạo chiến trường trong tình hình mới, Trungương Cục quyết định tách tỉnh Bà Biên vào tháng 12/19632 . Tỉnh uỷ Biên Hoà trở

1 Trưởng ban: Bí thư Huyện uỷ Tư Định (Võ Văn Lượng); phó ban: Phó bí thư Chín Hàm (HuỳnhVăn Nghi) và uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Huỳnh Văn Đậm; các uỷ viên: uỷ viên Thường vụ kiêm Chủtịch Mặt trận Nguyễn Trung Tâm, Huyện đội phó Ba Pôn, các Bí thư chi bộ Đại An, Trị An, Tân Định,Thiện Tân.

2 Ở tỉnh Biên Hoà: dồng chí Năm Kiệm (Nguyễn Sơn Hà): bí thư Tỉnh uỷ; đồng chí Phan VănTrang: phó bí thư, chính trị viên Tỉnh đội; đồng chí Nguyễn Thanh Bình: uỷ viên Thường vụ Tỉn h uỷ, Tỉnh

Page 126: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

126

về căn cứ suối Cả, nghiên cứu chiến trường đánh địch. Tỉnh uỷ chủ trươ ng: “Khẩntrương phát động một phong trào đấu tranh quân sự, chính trị kết hợp với công tácbinh vận rộng khắp, mạnh mẽ trong toàn tỉnh, kiên quyết đánh phá “bình định”,phá ấp chiến lược cuả địch, phá banh, phá rã tạo điều kiện cho dân bung ra sảnxuất làm ăn, đồng thời tích cực phát triển lực lượng về mọi mặt, phát động phongtrào du kích chiến tranh, xây dựng xã, ấp chiến đấu, mở rộng vùng giải phóng”1.

Trụ sở hội đồng xã Xuân Lộc nằm ở trung tâm tỉnh lỵ Long Khánh, có mộttrung đội dân vệ thay nhau canh gác phối hợp với số cảnh sát tiểu khu. Ông HaiCưa - cơ sở mật - báo cáo tình hình và qui luật hoạt động địch thường xuyên. 7 giờtối mùng 4/1/1964, đồng chí Tư Lạc chỉ huy hai tiểu đội hóa trang dân làm rẫy vàlính bảo an vượt rào ấp chiến lược, chém gục tên gác cổng. Số dân vệ trong trụ sởthì đứa nằm, đứa ngồi, chưa kịp phản ứng đã bị súng chĩa vào mặt, đều úp mặt vàotường giơ tay hàng. Trận đột kích nhanh gọn, ta thu 41 súng các loại và hai máytruyền tin HT1 rồi rút lui an toàn. Các cán bộ, đảng viên và cơ sở nội ô mở đợttuyên truyền sâu rộng tin chiến thắng làm đà cho phong trào diệt ác, phá ấp chiếnlược ở An Lộc, Dầu Giây, Cẩm Mỹ …

Tháng 2/1964, được cơ sở mật giúp đỡ, lực lượng vũ trang Long Khánh hỗtrợ, cán bộ ta giải thích chính sách cuả Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đốivới ngoại kiều. Chủ sở cao su Hàng Gòn đồng ý nhận đóng thuế cho cách mạng 3triệu rưỡi đồng mỗi năm. Qua công tác vận động, giám đốc các sở cao su An Lộc,Bình Lộc, Dầu Giây, sở 97 … đều chấp hành nghiêm chính sách thuế cuả Mặttrận.

Huyện uỷ Vĩnh Cửu tiếp tục chỉ đạo phương thức dùng ba mũi tiến công đểbức hàng đồn Trị An. Đồn này trên đồi cao có một trung đội bảo an - một số là conem nhân dân địa phương - đóng giữ, án ngữ phía Đông Bắc sân bay Biên Hoà,chặn phía Nam chiến khu Đ. Chiều tối ngày 2/2/1964, cán bộ, chiến sĩ lực lượngvũ trang huyện, một bộ phận C.240 cuả tỉnh, cơ sở và du kích địa phương bí mậtđào công sự gần chân đồi, ém quân. Một bộ phận khác triển khai lực lượng chặtcây, đốt cầu 20 để chặn viện. Chi bộ mật vận động hàng trăm dân - trong đó thânnhân lính đồn đi đầu - kéo ra chân đồn Trị An. Lực lượng vũ trang ta xen kẽ vớigia đình binh sĩ đồn Trị An phát loa kêu gọi: “ Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệmđã sụp đổ, anh em binh sĩ hãy mang súng trở về với nhân dân …” . Tiếng loa binhvận cuả cha mẹ, vợ con lính liên tục vang lên. Lính đồn rọi đèn pin thấy rõ gia đìnhhọ và bộ đội giải phón, nên kéo xuống, hai tay giơ cao. Ban chỉ đạo cử cán bộ giáodục số này, sau đó gọi gia đình nhận lãnh về nhà. Bộ đ ội vào đồn thu 20 súng vàtoàn bộ đồ quân trang quân dụng. Sáng 3/2, 4 tên trong đó có trưởng đồn Châu vàba tên an ninh bị trừng trị. Xã Trị An là xã đầu tiên cuả tỉnh Biên Hoà được hoàntoàn giải phóng bằng ba mũi giáp công không tốn hao xương máu.

đội trưởng. Ở tỉnh Bà Rịa: đồng chí Tám Hà (Lê Nhị Thành): bí thư Tỉnh uỷ. Ở Long Khánh: đồng chí TưHi (Phạm Văn Hi): bí thư Ban cán sự; đồng chí Tư Lạc (Phạm Lạc): Tỉnh đội trưởng.

1 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, tập II, tr.119

Page 127: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

127

IV.4. Mặt trận Dân tộc giải phóng các địa phương lãnh đạo mở mảng mởvùng, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” cuả Mỹ

Tháng 3/1964, hội nghị Trung ương Cục lần thứ hai xác định nhiệm vụ năm1964: “ … phải quyết tâm đạt cho được hai mục tiêu chính là:

1- Làm thất bại âm mưu gom dân lập ấp chiến lược cuả địch.2- Tiêu diệt sinh lực địch và làm tan rã từng bộ phận quân đội địch.Để thực hiện hai nhiệm vụ nói trên, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ hai

vạch ra những công tác lớn sau đây:1- Phá ấp chiến lược và xây dựng xã chiến đấu.2- Hoạt động và xây dựng lực lượng vũ trang .3- Đẩy mạnh và xây dựng lực lượng chính trị.4- Xây dựng căn cứ địa và quản lý vùng giải phóng.5- Phát triển phong trào đấu tranh ở đô thị.6- Đẩy mạnh công tác binh vận, ngụy vận.7- Có kế hoạch cụ thể thúc đẩy công tác kinh tế, tài chánh cuả Trung ương

Cục.8- Tích cực chống do thám gián điệp và xây dựng lực lượng an ninh các cấp.9- Tiếp tục tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ đối với cuộc đấu tranh chính

nghĩa cuả nhân dân ta.10- Tăng cường sự lãnh đạo của các ấp uỷ Đảng đối với phong trào cách

mạng.11- Động viên chính trị toàn quân, toàn dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu

nước bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ cách mạng to lớn trước mắt.” 1

Ở vùng hữu ngạn sông Đồng Nai thuộc huyện Tân Uyên, Huyện uỷ chỉ đạocác xã phát huy vai trò Mặt trận Dân tộc giải phóng để vận động cơ sở và quầnchúng kết hợp hai chân ba mũi tấn công vũ trang đi đôi vận động binh lính đẩymạnh phong trào phá ấp chiến lược. Đến gần giữa tháng 5/1964, toà n bộ ấp chiếnlược mé Tây chiến khu Đ từ An Long, An Ninh, Phước Sang, Bố Mua qua PhướcHoà, Bình Mỹ, Bà Đã cho đến Thái Hoà, Thạnh Hội, Bình Chánh, Khánh Vân,TânHoà Khánh, Tân Nhựt … bị phá banh hoặc phá rã.

Giữa tháng 5/1964, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh quân khu quyết định mở đợt hoạtđộng hè thu nhằm phá âm mưu càn quét (để lập lại các ấp chiến lược) cuả địch, pháthế bị bao vây, mở rộng hành lang vùng chung quanh căn cứ chiến khu Đ. Bộ độichủ lực Khu phối hợp bộ đội các huyện và du kích các xã mở chiến dịch bức rút,phá tan các bót Bàu Cá Trê, Sình, Bà Đã, Giáng Hương, chi khu Hiếu Liêm.

Tháng 7/1964, Khu uỷ mở hội nghị ở Suối Linh, quán triệt nghị quyết cuảTrung ương Cục đánh giá: Mỹ và bọn tay sai bị đánh mạnh khắp nơi, có thể xảy rahai khả năng: 1-Mỹ chịu thua, rút quân về nước; 2-Mỹ có thể leo thang chuyểnsang chiến lược chiến tranh cục bộ. Do đó ta phải mở mảng, mở vùng, diệt nhiềusinh lực địch, quyết tâm đánh thắng chiến lược chiến tranh đặc biệt cuả chúng.

1 Lịch sử biên niên Xứ uỷ Nam bộ tr.428.

Page 128: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

128

Giữa tháng 7/1964, một bộ phận tiểu đoàn 800 cuả Khu phối hợp với lựclượng vũ trang Long Khánh được cơ sở bên trong phục vụ tin tức đánh ấp chiếnlược Đồng Hiệp (Định Quán). Trung đội dân vệ Đồng Hiệp bị diệt, ta bắt giáo dục,cảnh cáo số tề vệ, hỗ trợ đồng bào phá rã ấp chiến lược.

Đồn điền cao su Cây Gáo nằm ở bờ phải sông Đồng Nai được địch xây dựngthành ấp chiến lược ững chắc kềm kẹp khoảng 6000 dân (công nhân và gia đình,một số nông dân làm ruộng rẫy, một số làm be, một số buôn bán …). Tháng7/1964, tiểu đoàn 800 quân khu được cơ sở côn g nhân bí mật hướng dẫn tiến côngtiêu diệt hoàn toàn đồn Cây Gáo, bắt sống 19 tên, thu 40 súng các loại. Ấp chiếnlược Cây Gáo bị phá banh, viên giám đốc Pháp chịu đóng thuế cho Mặt trận dântộc giải phóng. Quan trọng hơn, Huyện uỷ Vĩnh Cửu phát triển nhiều cơ sở hợppháp, xây dựng nơi đây thành cửa khẩu hậu cần cho tỉnh, Khu và Miền. Ta mởrộng vùng làm chủ phía Nam chiến khu Đ, thông hành lang giao liên chiến lượcvới quốc lộ 20.

Đêm 12/9/1964, tiểu đoàn 800 diệt chi khu Hiếu Liêm do một đại đội bảo anđóng giữ. Chiến thắng dồn dập cổ vũ phong trào chiến tranh du kích huyện VĩnhCửu. Nhờ sự giúp đỡ cuả cơ sở, lực lượng vũ trang huyện và du kích xã Bình Longtổ chức đột nhập ém sẵn trong đồn khi bọn lính bót Bình Long ra bên ngoài phụckích. Sáng hôm sau lính quay về bót, ta nổ súng diệt 20 tên, bắt sống 1 tên, thu 20súng - trong đó có 1 trung liên. Thắng lợi này cổ vũ phong trào phá ấp chiến lược ởđịa phương; du kích các xã bám trụ đánh lính đi càn quét xóm ấp, hỗ trợ đồng bàobung ra làm ruộng và ban đêm ta làm chủ nhất là ấp 7 (Thiện Tân), ấp Cây Da(Tân Phú), ấp Dỏ Sa (Lợi Hoà), Bình Long …, vốn là vùng địch kềm chặt.

Tạo hành lang cho bộ đội chủ lực Miền về hoạt động ở vùng Bà Rịa, Tỉnh uỷBiên Hoà và Huyện uỷ Vĩnh Cửu chỉ đạo lực lượng vũ trang huyện kết hợp một bộphận tiểu đoàn 800 bao vây, bức hàng đồn Trị An lần thứ hai. Đúng nửa đêm 16/9,Huyện uỷ cho nhân dân, cán bộ và chiến sĩ cầm đuốc lồ ô tẩm dầu đi phô trươnglực lượng quanh chân đồn. Ban binh vận huyện dùng loa kêu gọi binh sĩ bót quayvề với nhân dân. Đồn Trị An bị vây chặt, ta hoàn toàn làm chủ xã Trị An. Sau 57ngày đêm bị bao vây và bị tiến công bằng ba mũi, ngày 19/11/1964 lính đồn TrịAn tháo chạy. Xã Trị An được giải phóng lần thứ hai. Quân dân Vĩnh Cửu mởđược hành lang chiến lược t ừ chiến khu Đ xuống Long Thành, Bà Rịa nối thông rabiển Đông để nhận chi viện vũ khí từ miền Bắc chi viện bằng những con tàu khôngsố, tạo điều kiện mở chiến dịch Bình Giã thắng lợi vào cuối năm 1964.

Giữa tháng 10/1964, Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Biên Hoà qu yết định tiến hànhĐại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ nhất để tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng.Đại hội kiểm điểm tình hình phong trào đấu tranh cách mạng thời gian qua, nêunhiệm vụ trước mắt: “tập trung lực lượng chính trị, vũ trang, binh vận phối hợplực lượng trên đánh bại quốc sách ấp chiến lược cuả địch, cùng toàn Miền đánhbại chiến lược chiến tranh đặc biệt cuả Mỹ ngụy. Mở rộng vùng giải phóng nôngthôn, đi đôi xây dựng căn cứ vững mạnh; xây dựng cơ sở quần chúng, tạo địa bànđứng chân vùng ven thị xã Biên Hoà cùng lực lượng trên tấn công các căn cứ quân

Page 129: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

129

sự lớn cuả địch trong thị xã; tích cưc xây dựng các cửa khẩu haậu cần, đảm bảonguồn cung ứng cho các lực lượng cách mạng địa phương ”1.

Ban Chấp hành Tỉnh uỷ được bầu gồm các đồng chí: 1 -Phan Văn Trang, Bíthư Tỉnh uỷ. 2-Phạm Thị Nghĩa (hội Phụ nữ giải phóng). 3-Võ Văn Lượng (bí thưh. Vĩnh Cửu). 4-Nguyễn Văn Thông (Bí thư h. Nhơn Trạch). 5-Thái Văn Thái (bíthư h. Long Thành). 6-Lê Dân (trưởng ban Binh vận). 7-Nguyễn Hồng Phúc (Tỉnhđội phó, tham mưu trưởng). 8-Nguyễn Hải (trưởng ban An ninh). Khu uỷ bổ sungba đồng chí vào Tỉnh uỷ: Châu Văn Lòng (Tỉnh đội trưởng), Nguyễn Hoàng Nam(trưởng ban Tổ chức), Nguyễn Văn Thuấn (Tỉnh đội phó).

IV.4.1. Công nhân khu kỹ nghệ Biên Hoà đấu tranh đòi quyền dân sinh

Trên vùng căn cứ du kích Bình Đa năm xưa (nay thuộc phường An Bình),hàng loạt nhà máy: giấy Cogido, hóa chất Vicaco, cán kéo dây đồng Thamyco …lần lượt mọc lên. Uỷ ban nghiên cứu cuả Công ty khuếch trương kỹ nghệSONADEZI (Société nationale pour le développement des zônes industrielles) đệtrình phủ Tổng thống tờ trình dự án lập khu kỹ nghệ tại đây vì những lý do: anninh tốt, đất rộng và nền đất vững chắc, giá đất rẻ … có thể xây dựng nhà máy hiệnđại ít tốn kém, phân tán bớt người lao động khỏi Sài Gòn, phát triển tư sản bản xứ(làm cơ sở xã hội cho chủ nghĩa thực dân mới) …

Một số đảng viên và cơ sở nòng cốt được Thị uỷ Biên Hoà cài cắm, âm thầmphát triển lực lượng công nhân dưới danh nghiã Mặt trận dân tộc giải phóng hoặcCông đoàn giải phóng. Xưởng Dofitex chuyện dệt bao bố có khoảng 250 côngnhân hầu hết theo đạo Thiên Chúa, hai phần ba là nữ. Ở đây chỉ có tổ chức nghiệpđoàn Dofitex (chịu ảnh hưởng Tổng liên đoàn lao công cuả Trần Quốc Bửu).Tháng 10/1964, chủ nhà máy định sa thải 22 công nhâ n. Đồng chí Năm Trung(Nguyễn Công Trung) - đảng viên mật - bàn với ông Chữ - một nòng cốt - lợi dụngtổ chức nghiệp đoàn, họp bàn với một số anh em, đề ra yêu sách bốn điểm: chủ thunhận lại 22 người bị sa thải, tăng lương vì đời sống đắt đỏ, thêm tiền ph ụ cấp đắtđỏ, có xe đưa rước thợ ở Hố Nai, Tân Mai, Bến Gỗ. Ban thụ uỷ đại diện công nhântriệu tập cuộc họp, toàn thể thợ nhất trí thông qua kiến nghị gửi chủ nhà máy và tyLao động Biên Hoà ngày 5/10/1964. Sau mười ngày yêu sách chưa được giảiquyết, ngày 15/10 toàn xưởng đình công từ 11 giờ trưa đến 6 giờ chiều, sản lượngtrong ngày giảm 1/3. Cảnh sát Biên Hoà mời anh Năm Trung về ty cảnh sát xéthỏi, anh nói cho họ biết nguyên do đình công. Ở xưởng, anh Năm Bảo chuẩn bịphát động đình công tiếp. Anh Nă m Trung được về ngay sau đó. Một tuần lễ nữatrôi qua, chủ nhà máy chưa đáp ứng yêu sách, ban thụ uỷ vận động toàn thể thợ bãicông ở cổng xưởng. Chủ một mặt gọi điện báo cảnh sát dã chiến, một mặt rướclinh mục tới khuyên nhủ con chiên. Nhưng cả vũ lực và thần quyền không thắngnổi tinh thần đoàn kết đấu tranh quyết liệt chính đáng cuả thợ. Cuối cùng chủ phảinhận lại số bị sa thải, tăng 50% lương và phụ cấp đắt đỏ, có xe đưa rước … Noigương Dofitex, công nhân nhiều nhà máy khác cũng lập nghiệp đoàn, từ đ ó phongtrào đấu tranh cuả công nhân khu kỹ nghệ Biên Hoà luôn luôn sôi sục.

1 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh ĐN , tập 2, tr.136.

Page 130: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

130

IV.4.2. Nhân dân Long Thành-Nhơn Trạch đấu tranh chống vụ thảm sáttrên sông Ông Kèo

Chiều ngày 27/9/1964, hàng trăm xuồng ghe cuả đồng bào các xã Phú Hữu,Đại Phước, Phước Khánh , Vĩnh Thanh…và một số bà con ở Cần Giờ, Nhà Bè,Long An, Bến Tre… đi làm củi, đăng câu về tập trung ở bến ngã ba Giồng Sắn nốivới sông Ông Kèo (thuộc xã Phú Hữu). Bà con đang đưa củi, cá tôm lên bờ thìbỗng hàng đàn máy bay địch xuất hiện. Chúng thi nhau bổ nhào cắt bom xuống nơighe xuồng đậu đông nhất. Những cột khói và bùn đất trộn nước tung tóe, nhữngtiếng kêu thét xé ruột cuả phụ nữ, trẻ em vang lên. Hàng chục đợt xối bom đã làmtan nát gần 200 ghe xuồng các loại, 536 dân thường chết phần lớn không toàn thây,nhiều người khác bị thương …

Sáng hôm sau, Huyện uỷ hai huyện Nhơn Trạch, Long Thành lấy danh nghiãMặt trận Dân tộc giải phóng hai huyện vận động hàng ngàn dân các xã tổ chứcbiểu tình ngay nơi giặc thảm sát đồng bào. Sau đó số bà con biểu tìn h chia ba đoànkéo nhau về quận lỵ, lên Biên Hoà, đi Sài Gòn với bản tố cáo Phản đối hành độnggiết hại dân lành hàng loạt . Chiều 28/9, các phóng viên nước ngoài đã đến quayphim, chụp ảnh. Thông tấn xã Giải phong miền Nam đã kịp thời đưa tin tố cáo tộiác Mỹ ngụy. Cả nước cùng với nhân dân tiến bộ yêu chuộng hoà bình khắp thế giớiđã biểu tình, mít tinh, cực lực lên án hàh động dã man của Mỹ ngụy. Liên tiếpnhững ngày sau đó, đài Tiếng nói Việt Nam cực lực tố cáo tội ác man rợ trời khôngdung, đất không tha cuả Mỹ ngụy với thế giới. Các đài Manila, BBC … đều phátđi sự kiện này.

Ngả ba Giồng Sắn, đời đời ghi nhớ tội ác của Mỹ ngụy.IV.4.3. Nhân dân Biên Hoà giúp quân giải phóng pháo kích sân bay quân

sự Biên Hoà, phục vụ tích cực chiến dịch Bình Giã

Từ lâu, máy bay Mỹ cất cánh từ sân bay Biên Hoà đánh phá cách mạng, gieorắc biết bao tang thương chết chóc cho nhân dân toàn Miền. Cũng từ lâu, cán bộchiến sĩ trinh sát đặc công được nội tuyến và cơ sở mật giúp điều nghiên sân bayvề mọi mặt: cách bố phòng doanh trại, khu để máy bay, kho bom đạn … Nhiều tưliệu quan trọng, sơ đồ, bản đồ được gửi lên Bộ chỉ huy quân sự Miền nghiên cứu.Pháo binh Miền vạch kế hoạch pháo kích sân bay. Thị uỷ Biên Hoà, các Huyện uỷTân Uyên, Vĩnh Cửu đã huy động dân công tải đạn, chuẩn bị lương thực, ngườidẫn đường, khoảng 20 xuồng ghe qua sông … 23 giờ 30 phút, ngày 31/10 các đơnvị pháo cuả Miền và Khu1 bắn cấp tập. Sân bay Biên Hoà rực cháy với những tiếngnổ như sét đánh, làm rung chuyển cả tỉnh lỵ Biên Hoà và vùng ven. Ta phá huỷ 59máy bay (trong đó có 21 chiếc B.57 tối tân vừa đưa từ Philippines qua, 11 chiếcAD.6, 1 máy bay do thám gián điệp U.2 …), gây thương vong cho 293 tên địch,làm nổ tung 2 kho đạn, cháy 1 kho xăng, 1 đài quan sát, 18 căn trại lính. Đại sứ MỹTaylor hôm sau lên thị sát đã than thở: “Rõ ràng Việt cộng làm một việc chưa hề có

1 1 đại đội cối 81 (7 khẩu), 1 đại đội ĐKZ 75 (2 khẩu cuả Miền, 1 đại đội cối 81 (3 khẩu) cuả Khu, 1trung đội đặc công cuả tiểu đoàn 800, đại đội cuả tiỉnh Phước Th ành, đội vũ trang và du kích các xã cuảVĩnh Cửu, đội vũ trang cuả thị xã Biên Hoà.

Page 131: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

131

… Tôi không muốn nhìn thấy cảnh tượng này nữa …”. Trận pháo kích Biên Hoà làkết quả tổng hoà cuả công tác dân vận, binh vận, kế hoạch tác chiến đúng, yếu tố bímật bất ngờ, kỹ thuật bắn tập trung đạt hiệu suất cao …

Dự kiến địch sẽ đánh phá ta ngày càng ác liệt, đồng thời thực hiện chỉ đạocủa Trung ương cục nơi nào giải phóng thì xây dựng xã ấp chiến đấu, cán bộ Mặttrận xã Phước An vận động nhân dân cùng tham gia đào địa đạo, xây d ựng ô ụchiến đấu. Ô ụ đầu tiên làm tại dốc đầu ấp Bà Trường, dài khoảng 150 mét, từ lộ19 vào rừng giồng. Từ trục hào chính dích dắc, ta đào nhiều ngách liên kết vớinhau, phía trước và hai bên ụ chiến đấu cắm chông, hố đinh, gài mìn và lựu đạn.Kinh nghiệm xây dựng làng xã chiến đấu ở Phước An nhân rộng, ta có thể lấy ítchống nhiều, lấy vũ khí thô sơ thắng vũ khí hiện đại mà vẫn bảo tồn lực lượng đểđánh lâu dài.

Theo chỉ đạo cuả Miền, để phục vụ chiến dịch Bình Giã, Tỉnh uỷ Biên Hoàthành lập Hội đồng cung cấp cuả tỉnh gồm 30 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí NguyễnVăn Thông làm chủ tịch; Huỳnh Văn Đậm, phó chủ tịch phụ trách trưởng tiểu bandân công; Lê Kim, uỷ viên phụ trách trưởng tiểu ban kế hoạch và tân binh; NguyễnVăn Hoành, uỷ viên phụ trách trưởng tiểu ban lương thực thực phẩm; Nguyễn VănLiên, uỷ viên phụ trách trưởng tiểu ban căn cứ, kho tàng và đời sống. Nhiệm vụcuả Hội đồng cung cấp: phối hợp chặt chẽ với kinh tài hậu cần và Đảng bộ, Mặttrận cơ sở động viên sức người, sức cuả, thu mua lương th ực thực phẩm, phátđộng phong trào tòng quân, phát động và tổ chức lực lượng dân công … đáp ứngkịp thời các nhu cầu chiến trường và phục vụ chiến đấu. Hội đồng cung cấp tỉnhkết hợp chặt chẽ với Mặt trận (gồm các đoàn thể nông hội, công đoàn, thanh niên,phụ nữ) tập trung mở một loạt cửa khẩu Bình Sơn, Phước Thái, Long Phước, LongAn, Bàu Hàm, Trảng Bom, Cây Gáo). Hội đồng cung cấp các huyện Long Thànhvà Nhơn Trạch mở các cửa khẩu Tam An, Phước Nguyên, An Lợi, Phước Thiền,Long Tân, Phú Hội, Phước Long, Phước Thọ, Phước An.

Để trực tiếp phục vụ chiến dịch Bình Giã, Hội đồng cung cấp tỉnh và cáchuyện thông qua tổ chức Mặt trận cơ sở đã vận động gần 200 thanh niên tham giatòng quân và khoảng 1000 lượt dân công hỏa tuyến - trong đó có một số đồng bàodân tộc Ch’ro ở Phước Thái và vài chục công nhân các sở cao su - tham gia vậnchuyển vũ khí từ bến Lộc An về Bà Rịa, Biên Hoà, chiến khu Đ. Rút công nhâncao su đi dân công hỏa tuyến là việc khó vì địch kiểm soát chặt. Người đi không cóthu nhập thì đời sống gia đình không bảo đảm, họ không an tâm phục vụ. Phátđộng quần chúng, anh chị em nảy ra sáng kiến: mỗi tổ 10 người thì 1 người đi, 9người còn lại thực hiện “6 người cạo, 3 người trút mủ” các người ở lại làm choàngphần việc người đi vẫn bảo đảm sản lượng mủ giao nộp và bảo đảm thu nhập chocả 10 người, nói gọn là “6 cạo, 3 trút, 1 đi”. Nhờ sáng kiến này, về sau ta còn cóthêm chính sách cho người đi dân công hưởng chế độ thương binh (nếu bị thương)hoặc liệt sĩ (nếu hi sinh khi làm nhiệm vụ ở chiến trường).

Page 132: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

132

V. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG GIƯƠNG CAO NGỌN CỜĐẠI ĐOÀN KẾT ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”CỦA MỸ

V.1. Mỹ và quân chư hầu đổ vào Biên Hoà

Báo chí Mỹ và Sài Gòn trước đây đánh giá đại ý: chiến thắng Ấp Bắc chứngtỏ Việt cộng không thua Mỹ. Nay chiến thắng Bình Giã và một loạt chiến thắngkhác ở Plây Me, Ba Gia, Đèo Nhông, Dương Liễu, Đồng Xoài, Phước Long … cuảquân dân miền Nam đã làm chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” phá sản, chế độ SàiGòn đứng bên bờ vực sụp đổ.

Tháng 1/1965, Hội nghị lần thứ ba Trung ương Cục nhận định: “Nhữngthắng lợi và tiến bộ to lớn cuả quân và dân ta trong việc đánh tiêu diệt và làm tanrã lớn lực lượng ngụy quân, ngụy quyền đã đưa đến thuận lợi căn bản là quyềnchủ động ở chiến trường đã bắt đầu chuyển từ tay địch đến tay ta … Những thángcuối năm 1964 với sự xuất hiện vai trò cuả quân chủ lực cuả ta trên các chiếntrường quan trọng đã tạo ra những điều kiện mới nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu diệtđịch và phát triển chiến tranh du kích … Việc đế quốc Mỹ đưa lực lượng qu ânchiến đấu vào miền Nam có thể từ 150.000 đến 200.000 tên là một chính sáchphiêu lưu táo bạo cuả chúng ở miền Nam, nhưng hành động đó có nhiều nhượcđiểm và sẽ gặp nhiều mâu thuẫn, chứ quyết không phải là một thế mạnh cuả bọnxâm lược. Vì vậy, đường lối phương châm đấu tranh giành thắng lợi ở miền Namđã nêu ra trong các nghị quyết trước đây là không có gì thay đổi” 1.

Phái đoàn Mac Namara-Taylor báo cáo với chính phủ Mỹ: “Tình hình NamViệt Nam nghiêm trọng và sẽ nghiêm trọng hơn nữa, quân đội Việt Nam c ộng hoàkhông thể đương đầu với Việt cộng, tương quan lực lượng ở mức báo động, quyềnchủ động đã về tay cộng sản”. Ngày 6/4/1965, Mỹ công bố bị vong lục “Hànhđộng an ninh quốc gia” số 328 thông báo Tổng thống Mỹ Johnson quyết định leothang chiến tranh, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Ông ta đưa quân Mỹvà chư hầu vào miền Nam, trực tiếp tác chiến trên bộ “tìm và diệt” lực lượng chủlực ta thay quân đội Sài Gòn trong vòng 25 – 30 tháng với kế hoạch ba giai đoạn2.

Biên Hoà và Long Khánh tiếp giáp Sài Gòn ở phía Đông, liên hoàn với căn cứchiến khu Đ, miền nam Tây Nguyên nên đế quốc Mỹ và tay sai xây dựng tuyếnphòng thủ mạnh, bố trí lực lượng đủ sức ngăn chặn mũi tiến công cuả cách mạngđể bảo vệ đầu não Sài Gòn.

1 Lịch sử biên niên cuả Xứ uỷ, tr. 473-474.2 Giai đoạn thứ nhất từ 1/7 - 12/1965, đưa nhanh quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam tiến hành

phản công chiến lược.Giai đoạn thứ hai từ tháng 1 - 6/1966 mở các cuộc phản công chiến lược tìm diệt chủ lực quân giải phóng,

phá chiến tranh du kích, giành quyền chủ động chiến trường, hỗ trợ cho chương trình bình định. Hai gọng kềm tìmdiệt và bình định là biện pháp chủ yếu cuả chiến lược chiến tranh cục bộ cuả Mỹ.

Giai đoạn thứ ba từ tháng 7/1966 - cuối năm 1967, mở các cuộc hành quân tiến công tìm diệt những đơn vịquân giải phóng sót lại, tiêu diệt các cơ quan lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam, hoàn thành bình định, rútquân Mỹ về nước cuối năm 1967. Trong khi đó, chúng dùng máy bay thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngăncản ta chi viện chiến trường. Mỹ tính toán các cuộc chiến tranh này buộc ta phải thương lượng hoà bình theo điềukiện Mỹ đưa ra.

Page 133: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

133

Ngày 5/5/1965, lữ đoàn dù 173 Mỹ và một tiểu đoàn lính Hoàng gia Úc vàođóng ở một số địa điểm ở Biên Hoà. Bộ Tư lệnh hậu cần và Bộ Tư lệnh lục quânMỹ, Bộ Tư lệnh dã chiến 2 đóng ở Long Bình. Khu vực Long Bình được xây dựngthành tổng kho hậu cần lớn nhất cuả đội quân xâm lược ở miền Nam. Kho bomThành Tuy Hạ mở rộng. Căn cứ sư 101 Mỹ ở Dĩ An, ở hóc Bà Thức, căn cứ NướcTrong (Long Thành); tiểu đoàn 33 pháo binh đóng ở căn cứ Hoàng Diệu (LongKhánh), căn cứ kỵ binh thiết giáp Suối Râm (Long Khánh) và nhiều chốt dã ngoạidi động. Tính ra trên phạm vi các tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy địchcủng cố và lập 431 đồn bót lớn nhỏ.

Quân Mỹ và chư hầu nhảy vào miền Nam, với khối lượng phương tiện chiếntranh hiện đại khổng lồ có sức huỷ diệt lớn, tác động không nhỏ đến cuộc sống, tưtưởng các tầng lớp nhân dân ta. Nhưng chúng vào giữa lúc phong trào chiến tranhdu kích đang mở rộng và nâng cao ở vùng nông thôn và cao su rộng lớn. Bộ đội vàdu kích đã nâng trình độ tác chiến lên mức cao hơn 1 sau chiến thắng Bình Giã vànhiều trận đánh lớn nhỏ khác.

Chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất (1965 -1966),quân Mỹ và tay sai ủi phá rừng, huỷ diệt địa bàn căn cứ ta. Chúng phát quang mởrộng hai bên đường 10 từ Long Thành vào Bình Sơn mỗi bên 20 mét, nối dài lênCẩm Đường, Cẩm Mỹ; mở rộng đường 25 từ sở SIPH lên An Viễn, Dầu Giây.Chúng ủi phá cao su dọc liên tỉnh lộ 2, khu vực rừng nằm giữa tam giác quốc lộ 1 -quốc lộ 15 - tỉnh lộ 2 nhằm chia cắt căn cứ cách mạng, đẩy các lực lượng vũ trangta ra xa các trục đường giao thông quan trọng. Đồng thời chúng đẩy mạnh việcbình định, gom dân vào ấp tân sinh, ấp đời mới, ấp bình định.

Ở mỗi quận chúng tổ chức một đoàn gồm khoảng từ 50 – 70 cán bộ bình địnhđược đào tạo tại Vũng Tàu. Bọn này cũng thực hiện ba cùng (cùng ăn, cùng ở,cùng làm) với nhân dân để tuyên truyền việc lập các loại ấp, củng cố bộ máy tề vệấp, phân loại quần chúng, làm lại tờ khai gia đình để kiểm soát chặt bà con; gâychia rẽ, nghi ngờ trong nội bộ nhân dân. Lính chủ lực và bảo an, dân vệ, cảnh sátcàn bố cưỡng bức gom dân vào các loại ấp do chúng tổ chức.

V.2. Mặt trận Dân tộc giải phóng Biên Hoà và Long Khánh tiếp tục vậnđộng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phá ấp chiến lược bằng ba mũivũ trang, chính trị, binh vận

Đầu tháng 4/1965, các Huyện uỷ Long Thành, Nhơn Trạch triển khai tinhthần Nghị quyết đánh Mỹ cho các xã. Mặt trận huyện và các xã vận động thanhniên địa phương bổ sung lực lượng du kích. Anh em được huấn luyện quân sự, đàohầm bí mật dự trữ lương thực, nước uống để chuẩn bị đánh Mỹ. Các đ ịa đạo, giaothông hào và ô ụ chiến đấu ở Tam Phước, Phú Hội cơ bản làm xong, địa đạoPhước An dài khoảng 1200 mét đang gấp rút hoàn thành.

1 Tháng 7/1961, ta thành lập trung đoàn chủ lực Miền Q.761 tháng 7/1961; ngày 2/9/1965 sưđoàn 9 thành lập ở suối Nhung (chiến khu Đ); ngày 23/9/1965 thành lập sư đoàn 5 ở Bà Rịa; tháng6/1966 thành lập sư đoàn 7; đoàn pháo binh U.80 phát triển lên cấp sư đoàn mật danh Đoàn 69, têntruyền thống là Đoàn pháo binh Biên Hoà. Các sư đoàn bí số là CT thí dụ: CT.9

Page 134: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

134

Ở Long Khánh, địch ra sức kiểm soát chặt, không cho dân các xã tới tỉnh lỵLong Khánh mua bán gạo. Huyện uỷ Xuân Lộc cử đồng chí Lê Thành Phụ kịp thờicùng cán bộ Mặt trận phát động quần chúng đấu tranh đòi tự do lưu thông thócgạo. Tháng 4/1965, hơn 250 phụ nữ người Nùng, Hoa, Kinh ở Bảo Bình, Bảo Định- trong đó có 12 nòng cốt - kéo về chi khu Xuân Lộc đưa đơn yêu cầu cho bà conđược mua bán gạo để sinh sống. Viên quận trưởng hù dọa, sai lính bắt một số chị.Đoàn biểu tình kiên quyết đấu tranh đòi thả số người bị bắt, nếu y không giải quyếtđoàn sẽ kéo đi gặp tỉnh trưởng Long Khánh. Cuối cùng quận trưởng Xuân Lộcphải chấp nhận yêu sách cuả chị em (thả hết số bị bắt, cho mua bán gạo bìnhthường).

Hơn 1000 công nhân các đồn điền cao su Trảng Bom, Suối Tre, An Lộc, DầuGiây, Cẩm Mỹ, Hàng Gòn đã kéo về Sài Gòn, cùng với công nhân Sài Gòn và cáctỉnh đưa yêu sách cho Tổng liên đoàn lao động đòi can thiệp để chủ trả đủ 25 kggạo/người mỗi tháng, tăng lương từ 37 đồng lên 45 đồng/ngày. Cuộc đấu tranhgiành thắng lợi.

Ở Bàu Hàm, nhiều gia đình đồng bào Nùng và Hoa tiếp tục sống trong cácchòi rẫy. Trung tâm xã có vài chục hộ buôn bán. Địch đưa về 1 trung đội dân vệchốt ở đồn Lò Than và đồn 66; 1 trung đội cán bộ bình định nông thôn phân tántrong dân. Tháng 5/1965, đội vũ trang cuả Ban cán sự phối hợp với lực lượng vũtrang của Huyện đội Vĩnh Cửu, được cơ sở thông báo tin tức và giúp đỡ đưa đườngđã tập kích trung đội bình định, bắt sống tên đoàn trưởng bình định và tổng Kimđưa đi trừng trị. Trận này làm bọn tề vệ ác ôn thối động mạnh, co thủ lại. Hoạtđộng vũ trang kết hợp xây dựng phát triển cơ sở mật tạo cho xã Bàu Hàm thế vươnlên làm bàn đạp và cửa khẩu hậu cần cuả tỉnh và khu. Các đội công tác Hoa vậncuả tỉnh và Khu đứng chân tại Bàu Hàm vươn ra các nơi để công tác.

Sau quá trình điều nghiên, được cơ sở tận tình giúp đỡ, một bộ phận trungđoàn 4 kết hợp bộ đội huyện Xuân Lộc tập kích yếu khu và trung tâm huấn luyệnGia Ray. Ta diệt 3 đại đội học viên hạ sĩ quan địch, 1 đại đội bảo an và 1 trung độidân vệ bảo vệ yếu khu, thu 150 súng, 5 tấn đạn, 3 toa xe chở hàng quân sự … giảiphóng hơn 7000 dân, làm chủ các xã Bảo Chánh, Bảo Bình, Suối Cát … và vùngdọc lộ 1 tới Đá Mài, Rừng Lá mở thêm cửa khẩu hậu cần.

Bà Hai - nhân viên hậu cần hợp pháp - do đồng chí Ba Bùi (Lê Thành Ba) chỉđạo, đã khéo nắm quận trưởng Định Quán, tỉnh trưởng Long Khánh và viên thiếutá chỉ huy khu vực Rừng Lá, sử dụng gia đình họ chuyên chở bán cho ta hàng trămtấn gạo, thuốc men, vũ khí, đồ dùng quân sự khác.

Sau vài trận đầu đụng độ lính Mỹ1, cán bộ huyện uỷ và Mặt trận huyện LongThành với sự phối hợp cuả tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 4 (chặn địch từ quận lỵ

1 Ngày 5/7/1965, quân dù thuộc lữ 173 đổ xuống rạch Ruột Ngựa (Tam An) định chụp bắt cơ quanHuyện uỷ Long Thành. Hơn 10 du kích xã và 4 chiến sĩ trinh sát huyện đội chống càn gần 1 ngày, diệtnhiều địch, đến chiều chúng phải rút. Ở Nhơn Trạch, ta đánh bại cuộc càn cuả 1600 lính sư 18 và línhCao Đài, diệt 72 tên, bắn rơi 1 máy bay.( Long Thành, những chặng đường lỵch sử, tr. 296 – 297). Tháng8/1965, C.240 bộ đội tỉnh Biên Hoà chống càn ở khu vực đồi Tâm Tình xã Phước Thái diệt 1 đại đội hơn120 tên cuả lữ dù 173. Đây là trận đánh Mỹ qui mô đầu tiên trên đất Biên Hoà. Ngày 11/11/1965, Mỹ

Page 135: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

135

về), đại đội 240 cuả tỉnh cùng du kích xã Phước Thái liên tục tổ chức tuyên truyềnvõ trang trên tuyến quốc lộ 15, tố cáo tội ác Mỹ ngụy.

Anh Lê Văn Hạnh là cơ sở người Chơro ở Túc Trưng được giao nhiệm vụtrinh sát đồn Túc Trưng do đại đội 623 bảo an đóng giữ. Nhiều lần, anh mang gùivào đồn trao đổi hàng hóa với lính để nắm tình hình. Thiếu úy Bình là nội tuyến đãmóc ráp ngày giờ nổ súng, gần tới thời điểm rằm tháng 8 âm lịch (tháng 9/1965) bímật tháo khóa nòng các khẩu trung liên, đại liên ở các công sự. Đúng 11 giờ 15phút đêm 11/9/1965, bộ đội huyện phối hợp du kích xã Túc Trưng chia làm ba mũitiến công đồn. Bọn địch bị bất ngờ, tháo chạy tán loạn. Ta diệt 1 tiểu đội, thu 23súng các loại. Sau trận đánh, thiếu úy Bình đi thoát li tham gia kháng chiến luôn.Lực lượng du kích xã phát triển 1 tiểu đội. Mạng lưới cơ sở, cốt cán mật được xâydựng vững mạnh, bước đầu hình thành các tổ mẹ chiến sĩ, chi hội thanh niên giảiphóng, chi hội phụ nữ giải phóng, nông hội các ấp.

Để tổ chức lại chiến trường, tháng 9/1965 Trung ương Cục quyết định nângthị xã Biên Hoà lên một đơn vị tương đương cấp tỉnh, phiên hiệu U1 1 Ban Chấphành Tỉnh uỷ U1 gồm 7 đồng chí: Năm Kiệm (Nguyễn Sơn Hà), Bí thư Tỉnh uỷ;Ba Lễ (Trương Văn Lễ), Phó bí thư Tỉnh uỷ kiêm Bí thư Thị uỷ; Hai Cà (TrầnCông An), uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Tỉnh đội trưởng; Tiêu Như Thuỷ, Tỉnh uỷviên, trưởng ban Tổ chức và Tuyên huấn; Chín Hàm (Huỳnh Văn Nghi), Tỉnh uỷviên, Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Cửu; Nguyễn Thanh Bình, Tỉnh uỷ viên, Tỉnh đội phó;Nguyễn Văn Thắng, Tỉnh uỷ viên. Căn cứ U uỷ đặt ở Bàu Sao, Bàu Sình, Bàu 17phía Bắc Trảng Bom. Tỉnh uỷ U1 có nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng cơ sở nội thànhBiên Hoà, tạo điều kiện cho bộ đội đặc công thọc sâu đánh hiểm vào các cơ quanđầu não, căn cứ quân sự địch (s ân bay, kho tàng …), phá huỷ các phương tiệnchiến tranh cuả chúng, chi viện đắc lực cho chiến trường toàn Miền.

Thượng sĩ Giai - nguyên phó chi khu Nhơn Trạch - về làm trưởng đồn BìnhSơn, tuyên bố: “Ngày nào tôi còn sống thì Việt cộng đừng hòng lọt vào khu vựcnày”. Mới ba tháng nhậm chức, y tổ chức khoảng 40 cuộc đột kích các ấp, đốt 59nhà đồng bào, bắt tra khảo 21 người - trong đó có 13 phụ nữ. 7 giờ sáng25/12/1965, một tổ du kích Bình Sơn do đồng chí Hai A trực tiếp chỉ huy, cải trangthành công nhân cao su, dùng xe chở mủ do cơ sở Sáu Quân lái chạy thẳng vàođồn. Tên Giai bị đền tội, 19 tên khác bị tiêu diệt, ta bắt sống 12 tên, giáo dục rồithả. Bọn tề ấp hoảng sợ trốn hết. Cuộc tiến công quân sự này tạo điều kiện đẩymạnh phong trào đấu tranh chín h trị và đòi quyền dân sinh cuả công nhân cao suBình Sơn cũng như nhiều sở khác vào thời gian sau đó. Nhân dân xã Bình Sơnđược thưởng huân chương Chiến công giải phóng hạng hai vào dịp tết Bính Ngọ(1966).

V.3. Mặt trận Dân tộc giải phóng các cấp phục vụ đắc lực nhiệm vụchống phá bình định, đánh Mỹ diệt bọn chư hầu

đánh đồi Gang Tói nơi đặt căn cứ Tỉnh uỷ U.1, đại đội 238 cuả tỉnh đã diệt 78 tên Mỹ. (Lỵch sử Đảng bộĐCSVN tỉnh ĐN, tr. 171,172,175)

1 Gồm thị xã Biên Hoà và huyện Vĩnh Cửu (theo cách phân chia cuả ta). Nếu theo ranh giới hànhchính do chính quyền Sài Gòn đặt thì U.1 gồm các quận Đức Tu, Công Thanh.

Page 136: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

136

V.3.1. Cán bộ ta làm tốt công tác vận động đồng bào công giáo di cưTừ khi Mỹ đổ quân trực tiếp tham chiến trên chiến trường Biên Hoà, Long

Khánh, các Tỉnh uỷ U1, Biên Hoà và Long Khánh càng quan tâm xây dựng củngcố các Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh và các cấp dưới, đưa người có đủuy tín vào để tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân. Ta cũng củng cố phát triển cácđoàn thể: công đoàn giải phóng, nộng hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ … t hựchiện nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước. Chính sách cuả Mặt trận dân tộc giải phóng đãđi vào mọi tầng lớp, các giới đồng bào: nhiều nhà tư sản ủng hộ tiền và mua giùmgạo, thuốc men. Nhiều nhà sư và linh mục ủng hộ đường lối cuả Mặt trận, nhiềuthanh niên Phật giáo và Thiên Chúa giáo xung phong tham gia chiến đấu dũngcảm. Các nhân sĩ trí thức tham gia tuyên truyền cho Mặt trận dân tộc giải phóngnhất là với binh sĩ, sĩ quan Sài Gòn và gia đình họ. Công nhân khu kỹ nghệ BiênHoà và các đồn điền cao su dưới sự chỉ đạo của cán bộ công đoàn giải phóng liêntục đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, cải thiện đời sống, gây mất ổn địnhngay trong lòng địch. Đông đảo nông dân là lực lượng chủ yếu vừa đấu tranh quyếtliệt chống gom dân lập ấp chiến lược, chống khủng bố, vừa đóng góp nhiều sứcngười, sức cuả cho cách mạng. Đặc biệt giới phụ nữ, hội mẹ chiến sĩ ủng hộ đónggóp tích cực cho cách mạng gạo, thuốc men … cũng là lực lượng nòng cốt trongđấu tranh chính trị, trong công tác binh vận, đảm bảo đường dây giao liên bí mật,công khai từ căn cứ ra vào thị xã, thị trấn trong nhiều hoàn cảnh khó khăn ngặtnghèo.

Vùng Gia Kiệm, Gia Tân là khu vực đồng bào di cư từ miền Bắc vào sống tậptrung, đối với ta là vùng trắng, vùng yếu. Sống trong vùng địch kềm chặt, thườngxuyên nghe địch tuyên truyền nói xấu cộng sản nên đồng bào rất sợ cán bộ, sợ cáchmạng. Ban đầu từng tốp đi làm rẫy thấy cán bộ ta, bà con tấp vào rừng hoặc bỏchạy, nếu gặp bất ngờ thì lảng tránh quay mặt đi, có cô gái chui vào bụi rậm nấp.

Tháng 10-1966, Huyện uỷ Trảng Bom thực hiện nghị quyết 26 Trung ươngCục về việc chuyển vùng trắng, vùng kềm lên vùng tranh chấp, đã thành lập chi bộGia Kiệm. Đồng chí Năm Triết (Lê Văn Triết) - Huyện uỷ viên - làm bí thư, cácđảng viên gồm: Nguyễn Đức Đầy, Ba Tài, Ba Hoà , Tư Trung, Tư Kiệt, Bảy Cao,Bảy Khá, Tám Quyết, Tám Thành, Ba Tùng … Căn cứ cuả chi bộ ở chân núi SócLu, Hóc Cây Điều, Bàu 17 … Chi bộ thống nhất quan điểm: bản thân người cônggiáo là người lao động lam lũ, hàng ngày phải lội bộạ đến 10 km để vào làm r ẫy.Nhiệm vụ cuả chi bộ gồm các bước: bước một, thâm nhập để tuyên truyền chínhsách của Mặt trận; bước hai, xây dựng cơ sở cách mạng trong đồng bào công giáo;bước ba, hướng dẫn nhân dân đấu tranh với địch để bảo vệ quyền lợi dân sinh,chống bắt lính…kết hợp diệt ác phá kìm.

Để đột phá, các đồng chí nhẫn nại bám dân, chí tình giúp dân. Hàng ngày rarẫy ở các ấp Thanh Sơn, Võ Dõng, Phát Hải, Kim Thượng, Phúc Nhạc, Gia Yên,Bạch Lâm, Dốc Mơ, anh em hóa trang như dân làm rẫy. Lần đầu tiên đội gặp mộtthanh niên nhớn nhác tìm kiếm, các anh hỏi thì được biết cặp bò nhà anh nọ bị lạc.Các đồng chí cử người về Bàu Hàm tìm thấy, dẫn về; việc làm này gây được cảm

Page 137: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

137

tình, từ đó đồng bào dần dần bớt lo sợ khi đi rẫy gặp cán bộ ta. Anh em nói vớidân: “Chúng ta chung nòi giống, cùng máu mủ, cùng nỗi đau Tổ quốc chưa độclập, là người lao động cùng cảnh ngộ, cần thương yêu nhau, sao lại sợ? Chúng tôikhông bao giờ làm hại đồng bào, phá đạo như bọn phản động cố tình dựng chuyệnđể chia rẽ cán bộ giải phóng với dân …”. Anh em đến thăm hỏi làm quen, âmthầm cuốc đất, làm cỏ giúp bà con, chặt cây dựng chòi, giúp thu hoạch: chuối vàđập đậu khi dân chưa làm kịp; đến mùa thì giúp dân tỉa đậu … Có lúc săn được thúrừng, anh em chia một phần thịt cho bà con quen. Những việc làm thiết thực đótừng bước làm người dân di cư theo đạo Thiên Chúa hiểu phẩm chất tốt đẹp cuảcán bộ Mặt trận, những luận điệu tuyên truyền cuả Mỹ và chính quyền Sài Gòn:Giải phóng trả thù người di cư, họ bắt bớ thanh niên, hãm hiếp phụ nữ … là bịađặt. Tiếng lành đồn xa, dần dà bà con làm rẫy thấy cán bộ ta không lẩn tránh màchuyện trò, mời uống nước … Bám dân được thời gian ngắn, anh em yêu cầu bàcon về đừng báo cho địch, tiến tới nhờ bà con mua giùm một vài món thiết yếu đểthử thách, sau đó giao việc khó hơn.

Dân vận bằng những công việc cụ thể, mang lợi ích đến cho quần chúng, Chibộ Đảng xã Gia Kiệm xóa được thành kiến với cách mạng (do luận điệu sai tráiphản động cuả địch) trong bà con giáo dân sau 5 tháng lăn lộn vất vả. Cơ sở đầutiên ở ấp Dốc Mơ là ông trùm Bính, sau đó phát triển thêm các cơ sở khác là cácông Hai Dậu (Phạm Văn Dậu)1, Ba Bôi, Tư Minh, Tư Xinh, anh Bảy Lệ … giađình bà trùm Thư. Một số nữ thanh niên như cô Sương, cô Hoàng, cô Oanh … làmtốt công tác giao liên, thông báo tin tức. Mộ t số ông già, trẻ em nhặt được đạn, lựuđạn cuả lính đã cất giấu ở rẫy, chuyển cho du kích. Thông qua ông trùm Ngọ ở ấpThanh Sơn, cán bộ ta liên hệ được với linh mục Văn, Linh mục Đỗ Anh Huyn, cácông Hai Mạnh, Nguyễn Hữu Nam (bố cô Sương), Nguyễn Đình Kh ả, Nguyễn ĐứcTính (ấp Võ Dõng); các anh Hải, Tư thợ điện, Tư thợ máy … (ấp Phát Hải); ôngBảy Nghi và năm cơ sở (ấp Phúc Nhạc); ông Tư Búp, Năm Phu (ấp Lạc Sơn), NămMiên, bà Nguyễn Thị Ngà (ấp Dốc Mơ) và ba cơ sở Việt kiều ở Campuchia về. ẤpBùi Chu có các cơ sở là ông Từ Văn Bách, Huỳnh Văn Thưởng…Cơ sở mật ở GiaKiệm tổ chức những hũ gạo nuôi quân ở ngoài rẫy để giúp giải phóng. Ông HaiMạnh làm toán trưởng phòng vệ dân sự ở Võ Dõng nắm tình hình địch, phục vụcho ta diệt ác phá kềm. Ông Nguyễn Đức Tính - cơ sở - là thư ký hội đồng xã GiaKiệm cung cấp cho chi bộ nhiều tin tức giá trị, kịp thời báo cho ta biết những cuộccàn quét, phục kích cuả địch. Ông mua giùm và chở hàng xe gạo (từ 2 - 3tấn/chuyến) vào căn cứ cho ta, chưa kể giấy mực, thuốc men các loại. Các đồng chívận động một số thanh niên đi thoát li tham gia kháng chiến: Tám Chánh, Hàn,Quyền, Hai Khuê, Thành, hai anh em anh Nhân … bổ sung cho du kích xã và độivũ trang huyện Trảng Bom. Tính đến cuối năm 1966, các địa bàn huyện TrảngBom không còn vùng trắng, phong trào cách mạng phát triển đều khắp; các xứđạo, họ đạo Bắc Hoà, Bùi Chu, Trà Cổ, Thanh Hóa (Hố Nai), Thanh Sơn, VõDõng, Phát Hải, Phúc Nhạc, Lam Sơn, Dốc Mơ, Gia Kiệm đều có cơ sở, nòng cốttrong giáo dân.

1 Anh được kết nạp Đảng, bị địch địch bắt đánh đến chết để hòng moi tìm thêm cơ sở mật. Anh đãđược công nhận là liệt sĩ.

Page 138: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

138

Xây dựng được hệ thống cơ sở, nòng cốt ở vùng công giáo di cư là thắng lợicuả đường lối dân vận cuả Đảng, chính sách đoàn kết tôn giáo cuả Mặt trận dân tộcgiải phóng các cấp.

V.3.2. Ban Kinh tài các cấp vận động thu mua lương thựcBan Kinh tài tỉnh do đồng chí Tư Định (Võ Văn Lư ợng) làm trưởng ban (kiêm

phó chủ tịch Hội đồng cung cấp tỉnh), Năm Y (Nguyễn Văn Y) là uỷ viên, SáuKim (Huỳnh Văn Kim) là uỷ viên phụ trách bộ phận quân nhu, Năm Văn (VănCông Văn) uỷ viên phụ trách đội an ninh vũ trang thu thuế … Ban Kinh tài cónhiệm vụ: thu mua lương thực thực phẩm, chỉ đạo bảo vệ mùa màng, thu thuế …

Ban Kinh tài xác định trong điều kiện địch kiểm soát, phong toả kinh tế, chỉcó làm tốt công tác vận động quần chúng mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ.Ngay năm 1965, để đáp ứng nhu cầu 10 ngàn tấn gạo phục vụ lực lượng vũ trangvà các đoàn khách qua lại, với danh nghiã Mặt trận Dân tộc giải phóng cán bộ tavận động nhờ dân mua gạo và nhu yếu phẩm, thuốc men các loại rồi chuyển vàonhững nơi qui định trong rừng. Một số chủ be và lái xe be khi đi chở gỗ rừng cũngmang theo một số bao gạo, giao ở vùng gần căn cứ. Buôn bán gạo lãi không nhỏnên một số gia đình binh lính và sĩ quan cũng tham gia. Ở một số địa điểm, pháođịch bắn vào gần nơi đổ hàng, dứt trận pháo báo hiệu thì ô tô chở gạo tắ p luôn vào.Khối lượng gạo mua qua các cửa khẩu chiếm tỉ lệ cao, đáp ứng phần lớn nhu cầucuả bộ đội chủ lực hoạt động dọc quốc lộ 15, dọc lộ 2, chiến trường Châu Đức …

Một công tác khác mà Tỉnh uỷ và ban Kinh tài quan tâm: chỉ đạo bảo vệ mùamàng ở các vùng trọng điểm lúa Long Phước, Long An, Tam An, Phước Nguyên,Phú Hữu, Phước Khánh, Phước Thiền, Phước Kiểng, Tân Định, Thiện Tân … Tỉnhcử các đoàn cán bộ về các xã kể trên vận động bà con cắt lúa xong cứ để ngoàiđồng, sẽ có đội vận tải đến chân ruộng chuyển đi. Bà con nhận tiền lúa, mua gạongoài chợ về ăn. Cách làm này bảo đảm bí mật cho người bán, địch không thể gâykhó dễ cho dân, mà chúng ta bảo đảm mua được nhiều. Đề phòng địch vặn vẹo khixét hỏi, cán bộ ta bày cho dân cách trả lời hợp lý. Thí dụ nếu chúng hỏi:

- Tại sao gặt xong không chở ngay lúa về nhà?- Chúng tôi chưa chuyển kịp …Trí tuệ nhân dân rất sắc sảo, dồi dào, bà con tùy trường hợp cụ thể mà có câu

trả lời làm địch không bắt bẻ được. Nếu chúng bắt người, ta bàn với cơ sở lo lót đểđịch thả người đó ra. Nhân dân các xã Long An, Long Phước đã được Uỷ bantrung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam thưởng huân chương Giảiphóng về việc huy động và bán lúa cho cách mạng.

Lúa cất ở nhiều nơi, có lúc ta gửi trong dân. Khu vực Suối Cả gần căn cứTỉnh uỷ có các kho ở rẫy K.95 chứa hàng mấy ngàn giạ gạo.

Ban Kinh tài có đội vũ trang an ninh phục vụ công tác thu thuế. Đội tài chínhthu thuế cuả dân làm be, các tiệm buôn ở thị trấn, các vườn cây ăn trái, các đồnđiền cao su. Ở vùng sâu, vùng yếu thì ta lấy danh nghĩa Mặt trận dân tộc giảiphóng tuyên truyền vận động bà con đóng đảm phụ và ủng hộ cách mạng. Nhờ cánbộ kinh tài vào dân hoạt động theo tinh thần cuả Mặt trận nên nói chung công táchậu cần đạt kết quả tốt, ta có gạo, có tiền đảm bảo chống Mỹ lâu dài.

Page 139: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

139

V.3.3. Vận động nhân dân xã Phú Hội đấu tranh chống địch gom dânĐịch đánh giá: xã Phú Hội là căn cứ cuả Việt cộng; chúng lấy xã này làm thí

điểm nếu bốc được 2000 dân ở đây đi nơi khác thì sẽ làm tiếp xã khác có nhiều cơsở Việt cộng và Mặt trận Dân tộc giải phóng. Đầu tháng 3/1966, máy bay địch phátloa xã là nơi tự do oanh kích hăm dọa đồng bào phải dời ngay đi nơi khác. Tiểuđoàn biệt động quân Mãnh hổ kéo về có 20 xe tăng và xe bọc thép yểm trợ, cùnglính bảo an, dân vệ lùng sục, càn quét xúc tát dân. Chúng đốt nhà cửa, bà con chạyra vàm Đồng Môn rồi lại kéo về. Tuần thứ hai, chúng chà xát suốt ngày đêm, bàcon đành phải bỏ làng sau khi tên đồn trưởng trả lời thản nhiên: “Bà con phải rakhỏi xã, còn muốn đi đâu thì đi…”. Một số c hạy về xã Long Tân, Phước Thọ,Phước Thiền, khoảng 500 người chạy ra khu đền Phước Lộc gần cầu Xéo sốngchen chúc cực khổ. Thường vụ Tỉnh uỷ cử đoàn cán bộ về cùng Huyện uỷ thôngqua cơ sở và nòng cốt, chỉ đạo đồng bào làm đơn đòi về xóm ấp cũ làm ăn, sinhsống. Gần 1000 người kéo nhau về quận lỵ Nhơn Trạch đấu tranh với những lá đơntới 2000 chữ ký. Một đoàn do ông Lư Văn Thiên dẫn đầu cùng các ông Năm Tố,Bảy Chu, Quách Văn Nhiêu và nhiều bà con kéo về tòa tỉnh trưởng Biên Hoà. Tỉnhtrưởng Trần Văn Hai xé đơn, quát tháo: “Phú Hội chứa chấp Việt cộng, tất cả phảiđi để quân đội quốc gia ném bom huỷ diệt!” và y cho lính đuổi dân về. Đoàn biểutình kéo lên phủ Tổng thống, lính không cho vào. Đoàn có sáng kiến tranh thủ cácnhà sư ở Viện Hóa đạo, để trình kiến nghị với Nguyễn Cao Kỳ.

Đến 9 giờ sáng, Nguyễn Cao Kỳ tiếp đoàn, coi đơn. Ông Thiên trình bày:“Hiện giờ hai ngàn dân xã tôi rất khổ, phải bỏ nhà, bỏ ruộng vườn lánh nạn cácnơi. Lính các ông cướp phá, kẻ gian cũng lợi dụng cướp theo, nhân dân căm giậncác ông. Nếu không cho về, dân sẽ kéo hết vô rừng theo cộng sản …”. NguyễnCao Kỳ cho cấp dưới về ngay Nhơn Trạch điều tra Đến 11 giờ trưa, Kỳ giải thíchvới đoàn đại biểu nhân dân Phú Hội: “Phủ tổng thống không có lệnh đuổi dân.Trường hợp này là ở dưới đó các ông ấy làm sai. Đề nghị bà con trở về, tôi sẽ điệnvề tỉnh”.

Ngay chiều hôm đó, Nguyễn Cao Kỳ bay về Biên Hoà trao đổi với tỉnhtrưởng Trần Văn Hai rồi điện cho quận trưởng Nhơn Trạch là Lê Quang Trọng.Vài ngày sau, máy bay địch phát loa kêu gọi đồng bào Phú Hội trở về quê cũ làmăn. Bà con làm bản kê khai thiệt hại, chính quyền Sài Gòn đền bù một số hòng muachuộc tình cảm bà con. Âm mưu tát dân đi nơi khác để biến một xã thành vùng đấtkhông người (no man’s land) bị thất bại sau một tháng nhân dân đồng lòng đấutranh kiên quyết theo hướng dẫn của cán bộ Mặt trận.

V.3.4. Mặt trận xây dựng thực lực ở các xã ven thị xã Biên Hoà

Xã Tân Vạn1 được địch đánh giá là vùng tuyệt đối an toàn vì nhiều năm liềnkhông xảy ra cuộc đấu tranh hoặc không có dấu hiệu Việt cộng về hoạt động:không có vụ diệt ác phá kềm nào, không có trận đánh nào. Đây là vùng địch kềmchặt nhưng phong trào cách mạng vẫn tồn tại. Ta xây dựng được 1 tiểu đội du kích(một nửa mật, một nửa thoát ly); đào một số hầm bí mật ở các lò gạch Sáu Phai, lò

1 Tân Vạn với địch thuộc quận Đức Tu, với ta thuộc thị xã Biên Hoà

Page 140: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

140

ông Ba Tụ, lò ông Bảy Bê, lò Hai Trung, trong nhà ông Năm Gai, nhà ông NămDách, hầm ở gò Bà Khâm, hóc Mây, gò Đá …

Dưới vẻ ngoài hoàn toàn yên tĩnh, cán bộ ta âm thầm xây dựng cơ sở: ôngTư Cử, ông Năm Báo, bà Năm Trà, bà Bưởi, ông Mười Quang … Vợ chồng ôngbà Nguyễn Văn Bi - Lữ Thị Lê dùng xuồng chăn vịt tiếp tế lương thực, thuốc mencho anh em; ông Kèm, ông Hai Sửu, ông Tư Lèo mua máy chữ và văn phòng phẩmchuyển vào căn cứ. Từ năm 1966, một số cán bộ thị xã Biên Hoà về đây: Tư Minh,Năm Hiền, Năm Thắng, Năm Truyền, Bảy Thành … Ngoài ra Huyện uỷ Thủ Đứccó các đồng chí Sáu Mạnh, Chín Hựu … Anh Năm Trung, cán bộ công vận Thị uỷBiên Hoà tổ chức được ba lõm chính trị để cán bộ đi về hoạt động. Đồng chí NămThơi, cán bộ công đoàn giải phóng Sài Gòn - Gia Định cũng lui tới, lấy đây làmmột bàn đạp vươn vào nội đô công tác. Xã Tân Vạn là cái túi chứa thanh niên trốnquân dịch, đồng bào đùm bọc và báo tin kịp thời mỗi khi địch lùng sục. Ta nắmđược và xây dựng cơ sở xã Cai, Út Đồng trong bộ máy hành chính xã, những cơ sởnày chở che số thanh niên trốn lính, làm ngơ những cuộc quyên góp, nuôi giấu cánbộ nằm vùng.

Xã Tân Hạnh thuộc vùng sâu, sau một thời gian chi bộ củng cố, đã phát độngcơ sở lãnh đạo quần chúng đấu tranh kết hợp ba mũi. Khu vực miễu Bòng Bongxây dựng thành khu tử địa, du kích đào hầm hố, cắm chông dày đặc, gài lựu đạn.Anh em cho nổ một trái gây tiếng vang và tung tin: đây là nơi bất khả xâm phạmcuả bộ đội giải phóng khiến lính và dân vệ không dám léo hánh. Bộ đội huyện kếthợp du kích các xã Tân Hạnh, Tân Hiệp, Bình Trị tổ chức nhiều cuộc võ trangtuyên truyền, phát loa tuyên truyền chính sách cuả Mặt trận … Anh em đi đi lại lạixéo nát nhiều đám cỏ bên ngoài các ấp rồi hôm sau cơ sở ra báo với xã “ Giảiphóng về đông lắm, khiêng theo súng lớn có đạn như bắp chuối …” để hù dọa gâyhoang mang tinh thần địch. Mỗi khi xóm ấp nổi trống mõ, ta vận động số gia đìnhbinh sĩ và tề vệ địa phương đánh trước rồi các gia đình khác đồng loạt đánh theolàm số tề vệ phải nương tay không dám ra mặt khủng bố dân. Số tề nói chung làdân địa phương cầu an bảo mạng, chỉ có Năm Hoành làm chỉ điểm ngầm cuảphòng nhì tiểu khu Biên Hoà. Sau nhiều lần đưa thư cảnh cáo giáo dục, y khônghối cải, Chi bộ và cơ sở mật phải xử lý để đảm bảo an ninh cơ sở.

Máy bay Mỹ rải chất độc hóa học phá hoại mùa màng, chi bộ chỉ đạo cơ sởnòng cốt vận động bà con làm đơn đòi bồi thường thiệt hại lên quận Dĩ An, lên tỉnhtrưởng Biên Hoà. Kết quả chúng phải đền bù những hoa màu, cây ăn trái bị chết.

Gây bất ổn cho địch, cán bộ và du kích ta đi thu đốt sổ cư trú (sổ gia đình),vận động bà con ra hội đồng xã xin cấp sổ khác. Địch hăm he dọa nạt, bà con nóithẳng: “Chúng tôi dân gốc sở tại cần gì sổ cư trú, nhưng lính xét biết đưa giấy gì ?Giữ sổ trong nhà, mấy ông giải phóng lại về lấy thôi …”.

Địch càn quét ngoài đồng và ven rừng ác liệt, đồng bào che giấu cho cán bộbám trụ bên trong. Một số má và chị được xây dựng thành giao liên đi đường côngkhai không hề bị lộ, tin tức tài liệu từ căn cứ chuyển vào, báo cáo gửi ra đều trótlọt.

Page 141: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

141

V.3.5. Công nhân khu kỹ nghệ Biên Hoà đấu tranh bảo vệ quyền lợiNhà máy tôn xi măng cuả một công ty Pháp, giám đốc là Gô-chi-ê (Gauthier),

lúc đầu lấy tên SOVINAC, sau đổi thành ETERNIT, thành lập năm 1963. Nhà máyvừa xây dựng vừa sản xuất, chỉ trong vòng hai năm đã thu hồi vốn. Chủ hãng lãilớn nhưng lương công nhân rất thấp. Ban công vận thị xã cài được một số đảngviên mật và cơ sở nòng cốt vào đây như: Sáu Khinh, Hai Hồng, Hai Ngọc, NămTui …

Để bảo vệ quyền lợi công nhân, đầu năm 1966, các đảng viên mật vận độngsố nòng cốt và cảm tình trong nghiệp đoàn làm đơn với các yêu sách: tăng lương30%; công nhân hàng năm được phát hai bộ đồ bảo hộ lao động; thay cà phê trongca đêm bằng cháo thịt hay cháo đường. Viên giám đốc không giải quyết, ta chuyểnbản kiến nghị lên thanh tra lao động tỉnh Biên Hoà. Cuộc đấu tranh được tổ chứcchu đáo với đại diện công khai là anh Đinh Thành Quốc. Viên giám đốc hànhchính cuả hãng, đồng ý chấp nhận tăng lương cho thợ đàn ông từ 50 đồng lên 62đồng/ngày, thợ đàn bà từ 36 lên 40 đồng; mỗi năm cấp hai bộ quần áo, ăn cháo thịtvào ca đêm. Viên giám đốc Pháp có thái độ hống hách xúc phạm nhân phẩm vàđịnh sa thải vô cớ ông Khởi, anh chị em thúc đẩy nghiệp đoàn đấu tranh chốngđuổi thợ và đòi tăng lương 50%, Gauthier phải cô ng khai xin lỗi trước toàn thểcông nhân và chấp nhận tăng lương hàng quí do vật giá leo thang. Qua thực tế, anhchị em công nhân hiểu muốn hưởng quyền lợi chính đáng, phải đoàn kết không thểtrông chờ “lòng tốt” cuả giới chủ .

Ở Nhà máy giấy Đồng Nai - thương hiệu COGIDO - là xí nghiệp đầu tiên xâydựng ở khu kỹ nghệ Biên Hoà, đông công nhân nhất. Hoà nhịp với phong tràocông nhân và lao động Sài Gòn sôi nổi đòi quyền dân sinh dân chủ, vào dịp Quốctế lao động 1966, nghiệp đoàn Cogido – có cán bộ công đoàn giải phóng chỉ đạongầm - tổ chức cho anh chị em họp thảo luận “bản thỏa ước” với giám đốc nhàmáy. Nội dung bản thỏa ước: yêu cầu tăng lương và phụ cấp đắt đỏ, thêm một bộquần áo bảo hộ lao động, có xe đưa rước, lập quĩ dự phòng thất nghiệp … Yêusách đưa lên, tổng giám đốc không trả lời; trong khi công nhân các nhà máy lâncận đều được giới chủ giải quyết đòi hỏi chính đáng. Sau khi xin ý kiến Thị uỷBiên Hoà, đồng chí Năm Trung - đảng viên mật - tổ chức họp 30 đại biểu côngnhân - trong đó có hàng chục cơ sở nòng cốt công đoàn giải phóng phát triển từtrước - có cả cảnh sát tham dự. Các đại biểu bầu ban chỉ đạo và các tiểu ban: bảovệ, trật tự,cứu hỏa, y tế, nấu ăn, thông tin đối ngoại. Mỗi tiểu ban chọn thêm ba đếnbốn chục người tốt.

Ngày 16/6/1966, toàn thể 700 công nhân đồng loạt đình công chiếm xưởng .Nhà máy ngưng sản xuất cổng đóng chặt không cho ai ra vào. Công nhân ăn ngủtại xưởng, đeo phù hiệu để dễ phát hiện kẻ lạ trà trộn phá hoại. Ban bảo vệ trang bịgậy gộc tuần tra cẩn mật. Ban thông tin cho in truyền đơn, bản tin kêu gọi côngnhân các nơi ủng hộ cuộc đấu tranh này. 7 giờ sáng, tổng giám đốc từ Sài Gòn lên,sau đó tỉnh trưởng Biên Hoà cũng tới, theo sau là một đại đội cảnh sát dã chiến vớivài xe vòi rồng. Ban Công vận thị ủy chỉ đạo chặt chẽ, vận động hơn hai chục xí

Page 142: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

142

nghiệp trong khu kỹ nghệ Biên Hoà ủng hộ gạo, thực phẩm, thuốc men. 1 nhà máyở Dĩ An và 2 xí nghiệp ở Sài Gòn cử đại biểu lên thăm, nhiệt liệt hoan nghênh tinhthần đấu tranh cuả công nhân Cogido. Cuộc đình công được vài ngày , cảnh sát dãchiến lại kéo xuống nhưng anh chị em thuyết phục, họ đã rút lui.

Cuộc đình công chiếm xưởng kéo dài bảy ngày, giám đốc Nha cảnh sát SàiGòn là Nguyễn Ngọc Loan, tỉnh trưởng Biên Hoà và thanh tra lao động tỉnh phảivề xem xét và công nhận cuộc đình công hợp pháp. Tổng giám đốc nhà máy phảichấp nhận yêu sách cuả anh chị em. Cùng thời gian này, 10 nghiệp đoàn khu kỹnghệ cũng đưa kiến nghị cải thiện đời sống; giới chủ khôn ngoan chấp nhận ngayđể tránh thiệt hại lớn.

Phong trào đấu tranh liên tục cuả công nhân khu kỹ nghệ Biên Hoà đã gópphần làm sôi động thêm phong trào đấu tranh ở đô thị, vạch trần bản chất của tưbản câu kết cùng ngụy quyền, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người laođộng.

Thực tế số đảng viên mật ở khu kỹ nghệ chỉ có v ài ba đồng chí hoạt động đơntuyến, nhưng có thể lãnh đạo đấu tranh thắng lợi chính là nhờ vào việc vận độngquần chúng, xây dựng được mạng lưới cơ sở khá đông trong công nhân và nhândân xung quanh khu kỹ nghệ.

Hỗ trợ cuộc đấu tranh của công nhân, rạng sáng 22/6/1966, các chiến sĩ đặccông U1do các đồng chí Bùi Văn Hoà, Nguyễn Tấn Vàng, Nguyễn Văn Thái chỉhuy đã bí mật đột nhập khu đồi 51 trong tổng kho Long Bình, đặt mìn hẹn giờ pháhuỷ 40 ngàn trái bom và đạn pháo1. Chiến công vang dội cuả bộ đội đặc công U1đánh lủng dạ dày địch góp phần bẻ gãy đợt phản công mùa khô lần thứ hai cuảMỹ. Chiến công đó có sự đóng góp không nhỏ cuả cán bộ, cơ sở mật Vĩnh Cửu.

Các anh Năm Tuyền (Nguyễn Thanh Tuyền), Tám Quang (Lê Văn Lộc) đượcThị đoàn Biên Hoà bố trí bám trụ ở xã Hiệp Hoà trong cánh CZ.2 thị xã. Các anhxây dựng cơ sở trong học sinh thanh niên mà trọng điểm là trường trung học NgôQuyền. Tỉnh uỷ U1 bố trí nữ đồng chí Ba Anh (Huỳnh Lang Anh) vào cánh CZ.1.Chị bám trụ ở Bửu Long và nhà bà Bảy Vết ấp Lân Thành . Bằng nhiều hình thứccông khai, chị vận động được một số thanh niên ấp Lân Thành, Tân Mai, Vĩnh Thị… trong đó có nhiều học sinh trường Ngô Quyền: Hiền Thảo, Lan, Thân, TámHoa, Mai … Chị tổ chức cho một số cảm tình lên điểm hẹn ở căn cứ Hưng Lộc đểhọ tận mắt thấy cảnh chiến tranh huỷ diệt ác liệt. Chị chuyển gần ba trăm cuốnSống như Anh viết về Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi cho nhiều thanh niên tốtđọc. Lực lượng thanh niên do chị tổ chức nhiều lần tham gia rải truyền đơn ở cácấp Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị … và thu lượm tin về lực lượng biệt kích Mỹ(My Force) đóng ở gần nhà máy cưa Tân Mai báo cho cán bộ ta.

Tháng 10/1966, Tỉnh uỷ Biên Hoà quyết định thành lập Huyện uỷ Trảng Bomtrên cơ sở Ban cán sự di cư. Đồng chí Ba Thái (Thái Văn Thái) làm bí thư, các uỷ

1 Sau đó, đêm 26/10, bộ đội đặc công U1 lại đột vào đặt 8 trái mìn hẹn giờ, phá huỷ trên 120 ngànđạn pháo các loại 81 li, 105 li, 155 li, 203 li. Tiếp đó trong các đêm 17/11 và 9/12/1966 bộ đội đặc công lạitập kích bằng mìn vào các đồi 53, 228 phá huỷ tiếp khoảng 200 ngàn đạn pháo và rocket.

Page 143: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

143

viên Thường vụ: Hai Kéo là huyện đội trưởng, Mười Yên là huyện đội phó; cácHuyện uỷ viên: Hai Liên (Nguyễn Thị Ngọc Liên) là huyện đội phó, Sáu Lố, NămTriết … Huyện uỷ Trảng Bom bám trụ địa bàn Bàu Cá, Bàu Hàm để chỉ đạo hoạtđộng công tác trong vùng đồng bào công giáo di cư và đồng bào Nùng, Hoa.

Cũng trong tháng 10, Khu uỷ quyết định sáp nhập hai Huyện uỷ Long Thành,Nhơn Trạch thành Huyện uỷ Long Thành do đồng chí Hai Thông (Nguyễn VănThông) làm bí thư1. Căn cứ Huyện uỷ Long Thành di động giữa Tam An, TamPhước, lòng chảo Nhơn Trạch.

Tháng 1/1967 Tỉnh uỷ U1 mở cuộc họp cán bộ huyện và các xã huyện VĩnhCửu, thành lập lại Ban cán sự huyện Vĩnh Cửu gồm: đồng chí Hà Quang Minh làmbí thư, hai đồng chí Ba Tài, Bảy Ô là uỷ viên. Sau mỗi đợt lự c lượng vũ trang tatiến công mạnh ở tỉnh lỵ Biên Hoà thì quân Mỹ và quân đội Sài Gòn lại càn quét ácliệt các xã Thiện Tân, Tân Định, Bình Long, Tân Phú … hòng triệt phá bàn đạptiến công cuả ta. Ban cán sư huyện chỉ đạo: cán bộ cần bám chặt dân để xây dựngcơ sở, du kích và cán bộ được bộ đội đặc công giúp đỡ cũng đẩy mạnh võ trangtuyên truyền trong các ấp. Tại ấp 7 Thiện Tân, Chi bộ và cơ sở mật làm được 5hầm bí mật với đủ lương thực thực phẩm và vũ khí cho đặc công tỉnh. Nhân dâncác ấp 7 và ấp Ông Hư ờng nắm tin tức hoạt động cuả địch, dùng đèn làm hiệu đểcán bộ chiến sĩ vào ấp công tác an toàn dù Mỹ đóng chốt trong ấp. Ở các xã BìnhLong, Tân Phú, Bình Thạnh … dù bị kềm chặt, các chi bộ lãnh đạo dân từng lúcđấu tranh bung về đất cũ để trồng tỉa, làm ăn, chống địch bắn pháo bừa bãi raruộng.

Tháng 2/1967, Mỹ mở cuộc hành quân Gian -xơn Xiti (Junction City) đánhvào khu căn cứ Dương Minh Châu cuả Miền thì U1 nhận được lệnh phải đánhmạnh tổng kho Long Bình và sân bay Biên Hoà. Ngày 4/2/1967, đại đội 2 đ ặc côngU1 do đồng chí Tư Già (Nguyễn Văn Thái) chỉ huy đã bí mật đột nhập dùng mìnhẹn giờ đánh liền 40 kho bom đạn, phá khoảng 800.000 trái các loại. Chiến côngnày góp phần hỗ trợ chiến trường chung đánh bại cuộc phản công chiến lược mùakhô lần thứ hai cuả Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Phát huy chiến thắng Long Bình, Tỉnh đội U1 cử hai anh Sáu Châu và Sáu Atrong đội biệt động thị xã đi đánh kho xăng Biên Hoà. Đây là kho xăng dầu lớn,địch canh gác cẩn mật. Hai cơ sở mật ở Gò Me (ấp Lân Thành) là Trần Văn Hai vàNăm Luỹ dùng xe Honda chở các anh đi điều nghiên. Tháng 3/1967, đội biệt độngvới kỹ thuật đặc công đột vào, dùng mìn hẹn giờ đánh cháy 2 triệu lít xăng và 2000phuy nhớt suốt hai ngày đêm. Bộ Tư lệnh quân khu thưởng huân chương Chiếncông giải phóng hạng nhất cho trận đánh này.

1 Phó bí thư: Châu Văn Lòng kiêm Huyện đội trưởng; các uỷ viên Thường vụ: Phạm Minh Chính,Nguyễn Công Hạnh; các Huyện uỷ viên: Huỳnh Văn Sang, Dương Văn Thà, Lê Văn Sanh, Trần TrungTấn, Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Đức, Trương Văn Bông, Mười Thọ (Trần VănNhiệm), Nguyễn Nghi Phát, Nguyễn Văn Bền.

Page 144: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

144

V.3.6. Đội thiếu nhi Bình Sơn tham gia đánh Mỹ và chư hầu TháiĐầu năm 1967, chi bộ Bình Sơn chỉ đạo thành lập đội Thiếu niên tiền phong

Bình Sơn. Thoạt đầu chỉ có một tổ với ba em: Mơ (tổ trưởng), Mười và Tâm, rồiphát triển thêm một tổ ba em Lý, Phụng, Ri; mấy tháng sau đội đã có 33 em. Cácđoàn viên phụ trách đội tổ chức cho các em vui chơi ca hát đồng thời lấy thực tếMỹ bắn phá, giết chóc nhân dân, tàn phá quê hương để giáo dục lòng căm thù địch.Lính Mỹ hay đùa giỡn với trẻ em, bộc lộ nhiều sơ hở. Các em đội viên thiếu niênBình Sơn lợi dụng cơ hội thuận tiện, đã lấy được súng đạn, bản đồ … cho du kích.Các em còn trinh sát nắm tin tức, làm giao liên phục vụ các chú, các anh đánh địch.Một đêm lợi dụng lính Mỹ ngủ say ở chốt , Lý bí mật bò vào ném một trái lựu đạndiệt 3 tên, làm 5 tên bị thương làm lính bảo an hoang mang, tưởng đâu “ Việt cộngxuất quỉ nhập thần từ trên trời rớt xuống”. Một đêm khác, Lý bí mật bám đuôi mộttoán lính Mỹ vào xóm Đình phục kích. Khi từng tên đi q ua chiếc cầu nhỏ, Lý némliền hai trái lựu đạn, chúng tưởng bị Việt cộng phục kích, ù té chạy tán loạn, sau đóquay lại khiêng 2 xác chết và dìu 2 tên bị thương về chốt. Lý trở thành “ dũng sĩthiếu niên diệt Mỹ ” đầu tiên ở Bình Sơn. Một đơn vị lữ 199 Mỹ đó ng quân ở bìarừng An Viễn. Các em Lý, Hoan, Kim làm như đi lượm vỏ đồ hộp, nhanh chóngphân công nhau đốt tranh, gió thổi làm đám cháy lan rộng, bốc cao. Lính Mỹ dậpkhông kịp, đạn và lựu đạn thi nhau nổ làm chúng bỏ chạy. Ba chốt dã ngoại gồm64 lều bạt ra tro, 3 khẩu đại liên hư, gần 30 thùng đạn và lựu đạn nổ tung … Cácem còn đào hầm bí mật, ngụy trang kỹ để cất giấu lựu đạn, mìn. Ngày 27/11/1967,Lý và Trung gài mìn, diệt 9 lính Thái “Mãng xà vương” ngay khu vực nhà máy chếbiến mủ.

Các cô chú cán bộ, du kích ở căn cứ thiếu thuốc chữa bệnh. Địch biết, phongtoả ngặt không cho vận chuyển thuốc, nhất là các loại kháng sinh (hồi đó gọi là trụsinh). Cơ sở mua và bọc thuốc kỹ như trái banh vải, đưa các em làm như say sưa rêdắt đá trái banh đó từ trong ấp qua cổng lính gác một quãng xa, rồi có người tớinhận, nhờ vậy căn cứ có thuốc chữa bệnh giải quyết phần nào khó khăn. Tuổi nhỏsong đội thiếu nhi Bình Sơn với tinh thần Trần Quốc Toản góp phần cùng các côchú, anh chị đánh địch, thể hiện rất rõ phong trào chiến tranh nhân dân ở địaphương.

Thiếu nhi xã Phước An cũng có hành động tương tự. Cơ sở ta mua thuốc vàsữa bao gói thành trái banh rồi cho một nhóm thiếu nhi chơi trò đá bóng. Trái bóngrê dắt từ giữa ấp, lần lần lăn qua cổng trạm gác của lính rồi có người mang tráibóng sữa-thuốc đi vào căn cứ Rừng Sác.

V.3.7. Phong trào nông dân và công nhân cao su phát triểnTrên chiến trường Long Khánh, đội biệt động thị xã vừa xây dựng lực lượng

vừa tổ chức đánh 14 trận vào nhà ở cuả cố vấn Mỹ, đánh sân bay Long Khánh,đánh căn cứ chiến đoàn 43 sư 18, diệt 670 tên Mỹ, ngụy. Công nhân và du kíchmật các sở cao su Hàng Gòn, Ông Quế đi dân công mang vác đạn ĐKB phục vụtrung đoàn pháo 274 bắn phá căn cứ thiết giáp Suối Râm cuả Mỹ.

Page 145: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

145

Trong khi đó phong trào công nhân các đồn điền cao su liên tục đấu tranh đòităng lương, liên tục đấu tranh chống Mỹ bắn phá huỷ diệt cây cao su, chống rảichất độc hóa học xuống các sở cao su Suối Tre, Bình Lộc, Cẩm Đường, Hàng Gòn,Ông Quế … Trong lãnh đạo đấu tranh, ta vận động được cá c chủ đồn điền ủng hộ,bởi địch phá hoại cao su tức đụng chạm quyền lợi của tư bản. Mỹ buộc giám đốcPháp đóng cửa sở cao su, lấy công nhân đi làm đường cho chúng, công nhân tatranh thủ sự ủng hộ cuả người Pháp nên hạn chế việc bắt phu và Mỹ phải bồithường mỗi cây cao su chặt hạ 700 đồng cho sở. Số nam công nhân chỉ bằng 1/5tổng số lao động các đồn điền cao su nhưng cán bộ ta vẫn vận động được hàngtrăm anh em đi tham gia kháng chiến qua việc tổ chức tương trợ các gia đình. Nữcông nhân và các bà lớn tuổi làm công tác binh vận tùy trường hợp. Bà Lê ThịDiệp ở Suối Tre gọi được 20 dân vệ về với nhân dân. Vì không biết tiếng Anh, khigặp lính Mỹ, một phần các bà các chị ra hiệu bằng tay hoặc tranh thủ số thôngngôn để dịch giùm, có lúc đưa truyền đơn vận độ ng lính Mỹ đòi hồi hương, phảnchiến tận tay bọn chúng. Binh vận lính Mỹ, ta đã hạn chế phần nào sự tàn ác, pháhoại cuả chúng. Đội du kích Cẩm Mỹ phần đông là nữ liên tục bao vây căn cứ Mỹ.Má Nguyễn Thị Nhâm ở Bảo Vinh đang làm rẫy đã dũng cảm chặn đường 13 xetăng và thiết giáp Mỹ càn khiến chúng phải đổi hướng, bảo vệ bộ đội và du kích tađóng phía sau nhà má “Tao sợ chúng bay chết hơn sợ xe tăng nó!”.

Để phối hợp và phục vụ hoạt động vũ trang, Tỉnh uỷ và Tỉnh đội U1, Ban cánsự huyện Vĩnh Cửu lãnh đạo các chi bộ Thiện Tân, Tân Định huy động đội dâncông tải đạn DKB. Đêm 11/5/1967, trung đoàn pháo 274 cuả Miền từ chiến khu Đvề vùng đồi Tân Tịch lập trận địa. Chi bộ Tân Phú, Bình Long huy động cơ sở tổchức trận địa giả ở bờ sông Đồng Nai. 1 giờ sáng 12/5, 48 khẩu DKB và 2 khẩuĐKZ 75 nã đạn vào sân bay Biên Hoà, những lằn chớp giật và sét đánh tới tấp làmsáng rực góc trời, rồi những cuộn khói bốc lên không ngớt. Ta phá huỷ 150 máybay các loại, diệt nhiều sĩ quan lái và nhân viên kỹ thuật Mỹ tại đây.

Lấy công tác dân vận cuả Mặt trận làm cơ sở, phong trào đấu tranh hai chânba mũi kết hợp xây dựng thực lực, cách mạng huyện Trảng Bom phát triển rộngnhưng mạnh nhất ở hai xã Hưng Lộc và Bàu Hàm. Huyện đội Trảng Bom vậnđộng tổ chức được đội nữ pháo cối khoảng 10 người do chị Ba Vui phụ trách. Độipháo cối Trảng Bom nhiều lần phối hợp với bộ đội huyện đánh các đồn SôngThao, Bàu Hàm, Trảng Bom, Bàu Xéo.

Chi bộ xã Bàu Hàm qua thử thách công tác thực tế đã phát triển một số đảngviên mật: Dương Phúc Sinh, Hồ Bát, Chương Phát Dưỡng. Hàng chục bà con trởthành cơ sở, cảm tình của Mặt trận. Tiểu đội du kích trang bị đủ súng đạn, vừa tựđộng đánh địch vừa cung cấp tình hình và dẫn đường cho bộ đội đánh địch. Ta càicác anh Vòong Xi, Xú Quai Thấm vào làm nội tuyến lính bảo an, anh Vòong A Tàilàm trung đội phó nghĩa quân (dân vệ); các anh em này nhiều lần thông báo tin tứcđể ta ứng phó kịp thời, tránh bớt tổn thất cho cách mạng. Tổ binh vận gồm bà BaHằng, các chị Ba Nhung, Tư Mùi, Năm Sào … làm nòng cốt thường vận động binhlính người địa phương không đi phục kích, không theo lệnh chỉ huy đi phá nươngrẫy cuả bà con.

Page 146: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

146

Xã Hưng Lộc cũng phát triển một số đảng viên mật: Tư Việt, Tư Xương, bàHai Điểm, bà Hai Thịnh … Bà Tám Tiền có hai con đi lính, một người là sĩ quan.Khi ta đánh đồn Sông Thao, một con bà bị chết. Cán bộ địa phương đến nhà chiabuồn, tuyên truyền đường lối chính nghĩa cuả Mặt trận dân tộc giải phóng. Hiểu ra,bà cho người con út đi theo kháng chiến, bản thân bà trở thành cơ sở cốt cán, luônluôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh vận động binh sĩ Sài Gòn bỏ ngũ về với cáchmạng. Chị Năm Cần là giáo dân trở thành cơ sở tin cậy cuả cán bộ chiến sĩ ta. Tổbinh vận tổ chức cho các bà các chị vào đồn lén rải truyền đơn Mặt trận, làm hàngchục binh sĩ bỏ ngũ. Ba nội tuyến được cắm vào các đơn vị bảo an, dân vệ đồnSông Thao, ấp Hưng Nghĩa, ấp Nguyễn Thái Học. Ở khu vực Kiệm Tân, bộ độihuyện và du kích xã nhiều lần phục kích diệt bọn nghĩa quân, phá rã phòng vệ dânsự hai ấp Võ Dõng, Lạc Sơn. Được cơ sở báo tin v à dẫn đường, đồng chí Tư Đầyđột nhập ấp Thanh Sơn diệt một tên tình báo do tiểu khu Long Khánh phái về dothám. Du kích diệt hai tên mật vụ và một công an chìm ở sở cao su Bình Lộc.

Chi bộ xã Hố Nai do đồng chí Tư Kiệt làm bí thư đã tổ chức thêm một số c ơsở là đồng bào công giáo di cư. Một số vị linh mục trong đó có linh mục Ngự vậnđộng giáo dân tổ chức cho thanh niên trốn bắt lính tại nhà thờ, ủng hộ cách mạng.

Để kịp thời chỉ đạo, Huyện uỷ Định Quán chuyển từ căn cứ Bình Lộc về căncứ vùng chảo Túc Trưng. Các đồng chí Ba Côn, Mười Hai, Tư Đức, Tư Hồng Lạc,Năm Hoà, Chín Nhiều … là cán bộ huyện được cử về tăng cường cho các xã. Độicông tác cao su do đồng chí Bảy Mai phụ trách có thêm các đồng chí Bảy Hạnh,Tám Thọ và một số công nhân cao su: anh Di, Được, Trí, Trung, Hoà … Qua vậnđộng công nhân, hàng tháng anh chị em công nhân đóng góp tiền, gạo … cho tổchức công đoàn giải phóng mật gửi ra vùng căn cứ ủng hộ cách mạng. Thực lựcphát triển mạnh nhất toàn huyện là xã Túc Trưng. Ở đây có hai chi bộ với c hínđảng viên1 và hàng chục nòng cốt cơ sở rải ra các ấp. Tiểu đội du kích xã thườngđột nhập các ấp diệt ác phá kềm, đánh lính bảo an, dân vệ. Tổ binh vận có một sốnội tuyến trong lính bảo an, dân vệ; cung cấp cho ta nhiều tin quan trọng, chuyểnra ngoài hàng trăm lựu đạn, hàng ngàn viên đạn các loại nên du kích xã khôngthiếu vũ khí.

Các xã La Ngà, Định Quán, ấp cây số 110 đều tổ chức được chi bộ mật. Chibộ mật ở ấp cây số 110 do đồng chí Thu Hà làm bí thư, chị trực tiếp chỉ huy đội dukích mật đánh nhiều trận táo bạo khiến tề vệ hoảng sợ co lại. Chị Út Xinh là cơ sởdám đào hầm bí mật nuôi giấu các anh Hai Tâm, Ba Ngào, Mười Miên, Út Thiện… Bà Ba Hoành làm vách lá hai lớp để anh em du kích đột ấp có chỗ trú ẩn khiđịch lùng xét. Cây số 125 trước kia r ất thưa dân, về sau một số gia đình từ BếnNôm (và các nơi khác) đến làm ăn mới đông dần. Cán bộ ta móc nối với dân BếnNôm; các ông Ba Tôn, Tư Hổ, các chị Nở, Năm Bắc … trở thành cơ sở nòng cốtbáo tin, mua lương thực, hàng hóa cho các đơn vị hậu cần.

Để vận chuyển và thu mua hàng thuận lợi, Đoàn hậu cần 84 dùng nhiều cách,kể cả dùng tiền lo lót các đồn bót trên dọc lộ 20 để xe chở lương thực, hàng hóa dễ

1 Đảng viên mật gồm: Tư Hạnh, Tư Tiên, Năm Ngũ, Sáu Bảo, Sáu Châu, Tám Kim, Chín Cự.

Page 147: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

147

dàng qua các trạm kiểm soát cuả địch. Anh Ba Long - một cơ sở mật - khéo mócnối với viên trung úy đồn trưởng đồn 125, điện về tiểu khu cho rút 6 cố vấn Mỹkhỏi đây để chúng không gây khó dễ cho việc vận chuyển hàng cho ta. Một cơ sởkhác là anh Hai Quỳ dùng giấy tờ hợp pháp chuyển mỗi lần hai, ba xe gạo dướidanh nghĩa chở gạo cho cô nhi viện Đà Lạt. Nhờ nhiều cơ sở, Đoàn hậu cần đã tíchtrữ được 500 tấn lương thực, 100 tấn thực phẩm và nhu yếu phẩm, thuốc men trongcác kho ven lộ 20 ở Túc Trưng, Vĩnh An, Phương Lâm, Trà Cổ, Định Quán.

Huyện uỷ Định Quán chủ trương dùng tổ chức Mặt trận các cấp vận độngnhân dân đấu tranh bung ra ruộng rẫy trồng tỉa, cán bộ ta càng dễ tiếp xúc móc nốivới dân, càng dễ tuyên truyền cách mạng. Nhìn chung, thế làm chủ cuả ta trên toànđịa bàn huyện ngày càng rộng và mạnh mẽ. Đây là điều kiện huyện phục vụ đắclực cho cuộc tiến công và nổi dậy đầu Xuân Mậu Thân 1968 về sau.

V.3.8. Đấu tranh với lính chư hầu Thái LanNgày 5/7/1967, lữ đoàn Mãng xà vương cuả Thái Lan tới Long Thành, mới

đầu chúng đóng ở căn cứ Nước Trong, sau phân ra đóng một tiểu đoàn ở sở cao suHê-lê-na (Héléna), một tiểu đoàn ở căn cứ phía Tây quốc lộ 15 án ngữ phiá sôngĐồng Nai đi lên, còn ban chỉ huy đóng ở Tam An. Trung tuần tháng 9/1967, địchđổ thêm sư đoàn Báo đen mở rộng phạm vi chiếm đóng: một tiểu đoàn về đóng ởkhu vực chùa Nước Nhỉ và ở ngã ba đườ ng ủi, một tiểu đoàn xuống ấp Phước Hoàlập cụm chỉ huy, một tiểu đoàn về đóng ở Bình Sơn. Chúng cho xe ủi mở rộngđường ngã ba Phước Lai cắt qua khu lòng chảo tới Vũng Gấm, Hang Nai. Một sốđóng bót Phước Long, chốt Vườn Điều xã Phước Thọ … khống chế Rừng Giồng,Rừng Sác.

Huyện uỷ Long Thành tổ chức đợt học tập cho cán bộ, chiến sĩ sau đó triểnkhai rộng trong nhân dân về việc quân chư hầu Thái vào đây. Mỹ đưa mấy trămngàn quân vào miền Nam âm mưu nhờ vũ khí hiện đại có thể đánh mau thắng mau.Nhưng chúng không làm được, phải đưa quân Thái vào chết thay cho lính Mỹ.

Lính Thái Lan rất mị dân, mua chuộc dân bằng cách cho cuả cải và đồ đạc, đicàn bố ít cướp bóc. Chúng rất mê tín, đi càn thì càn rất kỹ, liên tục kết hợp với línhSài Gòn phục kích khắp nơi: ngày 28/8 phục kích bắn chết 4 đồng chí, bắt 2 người;giữa tháng 11 đồng chí Tư Thanh, bí thư xã Phước An hi sinh vì địch phục kích.Tình hình khá ác liệt nhưng chi bộ và nhân dân Phước An không giao động. Nhiềugia đình cơ sở: bà Hai Hầu, bà Tư Xuyến, bà Nă m Nhỏi, các chị Hai Rõ, Hai Biển,Hai Tập, Ba Tuấn, Năm Bé, Năm Nhã, Bảy Ngọn … được chi bộ vận động bámđất Bà Bông để lấy tin và tiếp tế cho bộ đội, du kích. Đêm nào, các bà, các chị ởBà Bông, Vũng Gấm cũng lén tìm cách chuyển gạo ra căn cứ, nhờ vậy các chiến sĩĐoàn 10 đặc công, bộ đội huyện và du kích xã vẫn có cái ăn. Một lần bà Hai Tiênvà bà Bảy mua gạo Vũng Gấm gánh xuống Bà Bông thì lính Thái chặn bắt. BàNăm Nhỏi nghe tin, đến nói với bọn lính: “Gạo tôi mua về ăn, vì tôi có bầu, gánhkhông nổi phải nhờ hai bà này gánh giùm”. Một lần lính Thái càn Đồng Lớn vàonhà chị Bảy Ngọn. Chúng lục thấy ba bao gạo trong lu chứa lúa, một số đường sữa,bột ngọt giấu trong tủ chén (gạc-măng-giê). Chúng hỏi: “Gạo, đường này để làm

Page 148: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

148

gì?”. Chị bình tĩnh trả lời qua viên thông ngôn: “Nhà tôi đông con nhỏ, phải trữgạo ăn, sợ Việt cộng vô thấy đòi mua nên phải giấu. Còn đường, sữa sợ con nít ănvụng nên cũng phải giấu”. Nghe có lý, chúng không gây khó dễ.

Để chống càn, chi bộ qua Mặt trận cơ sở phát động nhân dân và du kích làmhàng ngàn hố chông-đinh, gài mìn và lựu đạn ở Gò Cát, Vũng Gấm, miễu ÔngTùng, có nơi cách bót chỉ 200 mét. Các gia đình bám trụ Bà Bông cũng được vậnđộng làm, gài mỗi nhà dăm bàn chông trong vườn, hàng chục bàn chông trênđường đi. Lính Thái càn tới, bà con báo cho biết: “Các ông đi cẩn thận, quanh đâycác ông Việt cộng đều làm hầm chông, nếu có làm sao đừng đổ tội cho tụi tuikhông báo”. Vài tên không tin, hung hăng đi bừa, sa hầm chông cuả các bà, cácchị. Từ đó chúng ngán, ít dám lùng sục bừa bãi.

Ngày 19/9, lính Thái từ chùa Nước Nhỉ càn vào xóm Hố xã Phú Hội. Du kíchxã do đồng chí Hai Lực chỉ huy dùng mìn ĐH.10 chặn đánh trên đường bờ làm 36tên thương vong, chúng phải rút và gọi pháo bắn. Chiều hôm đó, một tiểu đoànThái có xe tăng-thiết giáp yểm trợ tràn vào xóm Hố, đốt phá không sót nóc nhà nàođể trả thù. Trên đường rút quân ngang ấp 2 xã Phước Lai, chúng ập vào bắt heo,gà. Lúc này ba du kích do đồng chí xã đội trưởng Minh chỉ huy vẫn đánh. Lựclượng quá chênh lệch, anh Minh ở lại cản đường cho hai đồng đội rút lui. Hết đạn,anh bị chúng bắt rồi bắn chết. Đêm 20/9, lính Thái đồn Phước Long phục kích bắtđược một trinh sát ta, chúng bắn chết rồi chặt thây làm ba khúc.

Huyện đội Long Thành lập kế hoạch trừng trị bọn này. Đêm 26/9, tiểu đ oàn 1thuộc trung đoàn 4 kết hợp với C.240 đánh đồn Phước Long diệt 63 tên, bắt sốngmột số, phá tan chốt này. Ở ven quốc lộ 15, bộ đội huyện phối hợp với du kích AnLợi phá tan cuộc càn cuả lính Thái vào xóm Quán diệt gọn 1 trung đội địch thunhiều vũ khí và 1 máy vô tuyến điện. Sau trận này, lính Thái bỏ chốt An Lợi, dồnvề căn cứ Nước Trong.

V.3.9. Chiến trường được bố trí lại, chuẩn bị tạo bước ngoặt lịch sử mớiTháng 7/1967, Trung ương Cục quyết định bố trí lại chiến trường, giải thể

Khu uỷ miền Đông, thành lập 5 phân khu (thêm phân khu 6 nội đô) hình thành 5mũi tiến công vào Sài Gòn - Gia Định. Địa bàn tỉnh lúc ấy gồm: U1 trực thuộcTrung ương Cục, tỉnh Bà Rịa - Long Khánh và Phân khu 4 1 .

Thường vụ Trung ương Cục đánh giá tỉnh lỵ Biên Hoà có vị tr í rất quan trọng(vì có sân bay Biên Hoà, tổng kho Long Bình, nhiều căn cứ quân sự Mỹ …) nên bốtrí nhiều cán bộ có năng lực. Thị uỷ Biên Hoà tổ chức hai ban cán sự2.

1 Phân khu 4 gồm các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, huyện cao su Bình Sơn , (cuả tỉnh BiênHoà) , quận 1 và quận 9 (Sài Gòn), Cần Giờ và Nam quận Thủ Đức (cuả Gia Định) . Ban Thường vụPhân khu 4 gồm: đồng chí Mười Chiến, Bí thư; Lê Quang Chữ, Phó bí thư; Nguyễn Trọng Cát, phụ tráchkhối dân vận; Lương Văn Nho, Tư lệnh phân khu; Đặng Văn Long, chính trị viên phân khu; Nguyễn VănThông, Bí thư Huyện uỷ Long Thành; Lê Nhị Hà, Bí thư quận 9; Nguyễn Văn Cam, phụ trách cánh ThủĐức; Phạm Thị Nghĩa (phụ nữ); Võ Lực Lượng (kinh tài -hậu cần); Hồ Sĩ Hành, Tuyên huấn; Nguyễn VănTâm (quân sự ); Huỳnh Thị Phượng, Bí thư Đảng uỷ cao su; Nguyễn Hải (trưởng ban an ninh), BảyThông (phó ban an ninh)

2 Ban cán sự 1: đồng chí Ba Lễ, uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ phụ trách, có các đồng chí HuỳnhNghị và chị Năm Thường (Phạm Thị Hoa) chịu trách nhiệm khu 4 nội ô,các ấp Lân Thành, Núi Đất, Vĩnh

Page 149: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

149

Tháng 10/1967, đồng chí Lê Đức Anh, Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởngBộ Tư lệnh Miền được Thường vụ Trung ương Cục và Quân uỷ Miền cử về phổbiến nội dung, nhiệm vụ cụ thể cuộc tổng tiến công và nổi dậy sắp tới cho Tỉnh uỷU1 và Đảng uỷ sư đoàn 5 ở căn cứ Bàu Sao (phía bắc Trảng Bom): “ Yêu cầu cuảcuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân là đánh sâu tận sào huyệt địch ở đô thịSài Gòn và các thành thị ở miền Nam, tiêu diệt một bộ phận quân viễn chinh Mỹ vàchư hầu; đánh phá kho tàng, phương tiện chiến tranh cuả Mỹ nhằm đè bẹp ý chíxâm lược cuả đế quốc Mỹ, buộcMỹ thay đổi ý đồ chiến lược; xuống thang chiếntranh”1.

Công tác chuẩn bị hậu cần (lương thực thực phẩm, thuốc men, vận chuyển vũkhí …) được tiến hành gấp rút, bí mật ở hầu hết các xã. Chi bộ và Mặt trận tíchcực vận động bà con cơ sở nòng cốt thực hiện tốt việc trữ gạo, đường sữa, bột ngọt… cho giờ phút trọng đại sắp tới.

Cánh CZ.2 liên tục cử cơ sở bám sát, nắm qui luật hoạt động cuả hai tên phảnbội Hà Tư và Mười Lồi đang sống ở tỉnh lỵ Biên Hoà. Hai tên này vẫn liên tụctheo dõi cán bộ, cơ sở ta ra vào nội ô để chỉ điểm cho địch bắt . Tối 12/12/1967,đồng chí Năm Thắng phụ trách cánh CZ.2 giao nhiệm vụ cho hai tổ biệt động, mỗitổ 2 người làm nhiệm vụ. Tổ thứ nhất diệt Hà Tư tại nhà riêng ở hẻm gần dốc Sỏi(nay thuộc phường Quang Vinh) không mấy khó khăn. Tổ thứ hai đến nhà MườiLồi nhưng cả hai người chưa ai biết mặt y. Nhà Mười Lồi có khoảng 10 ngườiđang ăn nhậu. Bằng sự nhanh trí, đồng chí nữ tự vệ mật phát hiện chính xác tênphản bội, nổ súng diệt và rút lui an toàn. Cả hai vụ diệt ác tiến hành trong một buổitối thành công tốt đẹp.

Trong khi Mỹ đang ráo riết chuẩn bị đợt phản công mùa khô thứ ba thì Nghịquyết Bộ Chính trị tháng 12/1967 xác định nhiệm vụ cuả toàn Đảng, toàn dân:“Động viên nỗ lực toàn quân, toàn dân ở hai miền đưa cuộc chiến tranh cáchmạng lên bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kých, tổng khởinghĩa để giành thắng lợi quyết định đạt những mục tiêu sau đây : tiêu diệt và làmtan rã tuyệt đại bộ phận ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chínhquyền về tay nhân dân; tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiệnchiến tranh cuả Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở Nam Việt Nam, chấm dứt mọi hànhđộng chiến tranh đối với miền Bắc, và ta đ5t mục tiêu trước mắt là độc lập, dânchủ, hoà bình, trung lập ở miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà”2.

Quân dân Biên Hoà, Long Khánh cùng quân dân toàn Miền chuẩn bị vào đợttiến công và nổi dậy tạo bước ngoặt mới cho phong trào cách mạng miền Nam.

VI. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM HIỆU TRIỆUTỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Thị và xã Tam Hiệp (có quận lỵ Đức Tu). Ban cán sự 2: đồng chí Năm Thắng phụ trách , có các đồngchí Năm Hiền (Nguyễn Thị Thanh Vân), Sáu Thanh (Nguyễn Thị Thanh) chịu trách nhiệm các khu nội ô1,2,3,5, các xã Bửu Hoà, Bưu Long, Tân Thành,Hiệp Hoà, Tân Vạn. Cán bộ hai ban cán sự đều ở đượctrong các cơ sở nội ô, quan hệ chặt với 5 chi bộ nội ô và các chi bộ xã, cơ sở mật khá đông.

1 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh ĐN, t. II, tr. 220-2212 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh ĐN, t. II, tr. 214

Page 150: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

150

VI.1. Chuẩn bị cho cuộc tiến công và nổi dậy1 xuân Mậu ThânYêu cầu cuả cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân là đánh tận sào huyệt

địch ở đô thị Sài Gòn và các thành thị ở miền Nam, tiêu diệt một bộ phận quânviễn chinh Mỹ và chư hầu; đánh phá kho tàng, phương tiện chiến tranh cuả Mỹnhằm đè bẹp ý chí xâm lược cuả đế quốc Mỹ, buộc Mỹ thay đổi ý đồ chiến lược,xuống thang chiến tranh.

Trung ương dự kiến ba khả năng:Khả năng 1- Ta thắng lớn, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị.

Địch thua đến mức không gượng dậy được nữa, phải đàm phán kết thúc chiếntranh theo yêu cầu cuả ta.

Khả năng 2- Tuy ta giành thắng lợi lớn nhưng địch tăng thêm lực lượng từngoài vào, giành lại những vị trí quan trọng - nhất là Sài Gòn - dựa vào các căn cứlớn để tiếp tục chống ta.

Khả năng 3- Mỹ huy động nhiều lực lượng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc,sang Lào và Campuchia hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh, gỡ thế thua.

Tư tưởng chỉ đạo xác định: ta phải cố gắng phi thường giành thắng lợi caonhất theo khả năng thứ nhất; đồng thời sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai; khảnăng thứ ba rất ít xảy ra nhưng phải đề phòng để chủ động đối phó kịp thời.

Trung ương Cục, Quân uỷ Miền, Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giảiphóng miền nam Việt Nam và các Tỉnh uỷ Biên Hoà, Bà Rịa -Long Khánh xác địnhmục tiêu đánh địch trên các địa bàn:

Tỉnh lỵ Biên Hoà có các mục tiêu quan trọng: sân bay quân sự Biên Hoà, tổngkho Long Bình, Bộ Tư lệnh dã chiến 2 Mỹ, sở chỉ huy quân đoàn 3, tòa hành chínhtỉnh, ti cảnh sát, … các quận lỵ Đức Tu, Công Thanh, Long Thành, Nhơn Trạch,yếu khu Trảng Bom.

Các mục tiêu quan trọng cuả tỉnh lỵ Long Khánh: tòa hành chính tỉnh, sở chỉhuy khu 33 chiến thuật, các quận lỵ Xuân Lộc, Định Quán.

Trong khi bộ đội chủ lực tiến công tiêu diệt các mục tiêu chính thì các địaphương (xã, đồn điền cao su …) Mặt trận Dân tộc giải phóng huy động quần chúngnổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.

Để thực hiện nhiệm vụ trọng đại này, các cấp uỷ Đảng và Mặt trận đã bí mậtvận động cơ sở và quần chúng từng địa phương chuẩn bị sẵn sàng khối lượnglương thực thực phẩm (gạo, đường, sữa, bột ngọt …), thuốc men … đáng kể chỉtrong thời gian ngắn. Các giao liên chuyển theo đường công khai nhiều vũ khí(súng đạn, lựu đạn, thuốc nổ), truyền đơn từ ngoài căn cứ vào lót ổ trong nhiều cơsở nội ô, thị trấn. Nhiều cán bộ Thị uỷ Biên Hoà thuộc hai cánh CZ.1 và CZ.2 vàotrụ sẵn ở 5 khu nội ô Biên Hoà. Đã có 5 chi bộ cuả 5 khu hoạt động ở các mức độ

1 Đồng chí Mai Chí Thọ và một số nhà nghiên cứu lịch sử gọi là cuộc tập kích chiến lược xuânMậu Thân. Theo bước chân lịch sử , hồi ức Mai Chí Thọ, tập 2, tr. 169.

Page 151: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

151

khác nhau. Nhà bà Bảy Vết gần chợ cao su ấp Lân Thành1 được chọn làm nơi đặtbộ phận điện đài cho cánh CZ.1, có hầm bí mật chứa một số vũ khí. Nhà ông NămLộc gần hãng Dầu (đầu cầu rạch Cát) dự kiến là địa điểm chỉ huy cuả cánh CZ.1.Nhân dân các xã ven: Tam Hiệp, Hiệp Hoà, Bửu Hoà, Bửu Long, Tân Vạn, HóaAn, Tân Hạnh, Bình Trị, Tân Đông Hiệp … cũ ng tích cực chuẩn bị mọi mặt chocuộc tiến công và nổi dậy sắp tới. Tỉnh đội U1 dẫn Bộ chỉ huy tiền phương mặttrận Biên Hoà đi nghiên cứu các mục tiêu tại thực địa chiến trường. Ở khu vực HốNai, các cơ sở như chị Ba Khánh (Bắc Hoà), ông Khoảng (Bùi Chu), gia đình ôngtrùm Na, ông Dương … đã mua cả thảy hàng trăm mét vải may cờ Mặt trận giảiphóng.

Trưa 30 tết Mậu Thân (31/1/1968), hoà vào dòng người đi lễ Tết, các đội viênđội biệt động thị xã Biên Hoà từ căn cứ Hưng Lộc được chở vào các điểm ém quântrong nội ô. Các đoàn viên và du kích mật được lệnh tập trung tại nhà cơ sở, chuẩnbị dẫn đường cho lực lượng chủ lực từ bên ngoài vào nội ô đánh chiếm các mụctiêu đầu não. Cờ và truyền đơn của Mặt trận hiệu triệu nhân dân đô thị nổi dậygiành quyền làm chủ, các phương tiện phát thanh (ampli, loa) được cán bộ và cơ sởchuẩn bị sẵn sàng.

VI.2. Nhân dân cùng lực lượng vũ trang tham gia cuộc tổng tiến công vànổi dậy Mậu Thân

Đúng giao thừa 0 giờ đêm 31/1, pháo ĐKB ta từ trận địa Hiếu Liêm bắn vàosân bay Biên Hoà làm hiệu lệnh mở màn cuộc tiến công. Sư đoàn 5 từ căn cứ chiếnkhu Đ tập kết ở Hóc Ông Tạ (Đại An). Một bộ phận chủ lực sư đoàn 5 đánh vàosân bay, Đại đội đặc công sư đoàn 5 và lực lượng biệt động thị xã Biên Hoà đánhphía Tây sở chỉ huy quân đoàn 3. Ở tổng kho Long Bình, tiểu đoàn 2 đặc công U1đột nhập khu điểm cao 55, phá huỷ nhiều kho bom đạn Mỹ, tiếng nổ và khói lửasuốt mấy ngày đêm làm rung động cả tỉnh lỵ Biên Hoà và vùng phụ cận. Tiểu đoàn2 và đơn vị đặc công sư đoàn 5 đánh vào sân bay Bộ Tư lệnh dã chiến 2 phá huỷnhiều máy bay trực thăng địch. Quân Mỹ phản kích bao vây đơn vị, các chiến sĩ tachiến đấu quyết liệt và chịu nhiều tổn thất …

Chỉ trong ngày tiến công đầu tiên, lực lượng sư đoàn 5 bị thương tới 250 cánbộ chiến sĩ chưa kể số hi sinh. Bộ chỉ huy cho củng cố, bổ sung đội hình, cử haiđồng chí Phó chính uỷ Phan Văn Trang và Phó Tư lệnh Trần Công An tổ chức lựclượng chuyển thương binh về phía sau. Nhiều cơ sở ở Tân Uyên, Vĩnh Cửu vensông Đồng Nai dùng xuồng ghe dũng cảm chở thương binh qua sông dưới làn bomđạn địch.

Khi tiếng súng tiến công bắt đầu, các cơ sở và du kích mật tiến hành treo cờMặt trận, rải truyền đơn, phát loa tuyên truyền chính sách Mặt trận tại nhiều ấp, xã:Lân Thành, Tân Thành, Bửu Long, Bình Đa, khu kỹ nghệ B iên Hoà, Hiệp Hoà,Tân Hạnh, Bửu Hoà, Bình Trị … Nhân dân không nổi dậy được vì lực lượng chủ

1 Nay gần khách sạn 57, nằm lọt giữa các cơ quan quan trọng cuả địch: cách Nha cảnh sát miềnĐông chưa đến 1 km, cách Sở chỉ huy quân đoàn 3 chưa đến 1 km, cách sân bay Biên Hoà 1 km, cách ticảnh sát Biên Hoà hơn 1 km ...

Page 152: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

152

lực không làm chủ tình thế như dự kiến, song bọn tề vệ các địa phương này nằmim không có phản ứng gì. Ở ấp Lân Thành, cơ sở và quần chúng binh vận làm rãmột tiểu đội dân vệ. Các đoàn viên thanh niên thị xã Biên Hoà tập trung tại một sốnhà cơ sở ở ấp Lân Thành, gần chùa Một cột (xóm Cây Chàm) … sẵn sàng dẫnđường cho bộ đội đánh chiếm các mục tiêu định trước. Nhưng vì bộ đội không vàođược nên sau một đêm chờ đợi , các nhóm này được lệnh giải tán.

Địch tập trung lực lượng phản kích, sáng mùng 3 tết (2/2/1968) Bộ chỉ huymặt trận Biên Hoà cho lệnh rút. Hơn một chục chiến sĩ đội biệt động thị xã trụ lạitrong trường Mỹ nghệ Biên Hoà được một người gác dan che giấu và bà Hai Thai -cơ sở ở trường Trịnh Hoài Đức nuôi, sau đó được em Lê Minh Tâm (cu Đen) - 15tuổi, con bà Bảy Vết - dẫn đường rút qua sông Đồng Nai an toàn. Hơn một chụcchiến sĩ sư đoàn 5 khi rút khỏi tỉnh lỵ, bị lạc đường và địch bao vây nhiều ngả đãđược chị Hai Hồng và nhân dân ấp Bình Đa nuôi giấu mấy ngày liền, sau đó cơ sởmật tìm đường dẫn anh em về căn cứ an toàn.

Ở Trảng Bom, bộ đội đánh yếu khu, diệt nhiều địch nhưng chúng phản ứngmạnh, ta làm chủ thị trấn một ngày. Một bộ phận lực lượng vũ trang huyện và C.25công binh làm chủ ngã ba Dầu Giây và các ấp dọc quốc lộ 1, treo cờ giải phóng vàrải truyền đơn cuả Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng hiệu triệu cáctầng lớp nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ. Nhân dân đã xuống đường tiếp tếcho anh em và làm chủ ba ngày ở một số quãng đường. Lực lượng xã Hố Nai đánhsập cầu suối Đỉa, bám các ấp Thanh Hóa, Trà Cổ … võ trang tuyên truyền, phátđộng quần chúng nổi dậy truy lùng số ác ôn. Bà con giáo dân ấp Trà Cổ mang bánhvà nấu hàng trăm vắt cơm tiếp tế cho bộ đội, du kích. Tại xã Trảng Bom, chi bộ xãphát động cơ sở nổi dậy diệt xã trưởng Quang ác ôn, bắt một tên tình báo đội lốtnhà sư. Công nhân cao su tiếp tế cơm nước cho bộ đội và tham gia đắp mô cản xecơ giới trên quốc lộ 1. Hai mũi võ tr ang tiến công xã Hưng Lộc đánh lính bảo an,dân vệ và bình định giạt ra lô cao su giúp các cơ sở phát động nhân dân hoàn toànlàm chủ ấp Hưng Nghĩa. Bà con phấn khởi, mang các thứ bánh, thịt … ra đãi cánbộ, chiến sĩ, du kích. Hàng trăm người mang băng khẩ u hiệu, cờ Mặt trận họp míttinh mừng chiến thắng lớn cuả cách mạng. Ở khu vực Gia Kiệm, công nhân cao su,cơ sở mật các ấp Võ Dõng, Thanh Sơn, Ninh Phát … tham gia chặt hạ một số caosu, đắp mô, treo cờ Mặt trận, dựng vất cản trên quốc lộ 20 …

Tại Vĩnh Cửu, lực lượng vũ trang huyện tiến công chi khu Công Thanh. Chikhu bị vây hãm ba ngày liền, du kích và cơ sở mật các xã Tân Định, Đại An, LợiHoà diệt một số ác ôn, chỉ điểm. Khi Bộ chỉ huy mặt trận Biên Hoà cho lực lượngrút lui thì lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Cửu cũng nhận lệnh rút lui về trụ bám ấpCây Da (Tân Phú). Ngày 2/2/1968, 10 xe tăng-thiết giáp Mỹ từ căn cứ hóc BàThức đi giải tỏa chi khu Công Thanh, số lính ở đây được tăng viện mới bung rađánh ấp Cây Da. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, đến chiều thì ấp bị huỷ diệt vì bompháo dồn dập suốt ngày. Đến tối, anh em rút qua sông Đồng Nai sau khi ta hi sinh13, phá huỷ 14 xe tăng-thiết giáp Mỹ, diệt 80 tên địch.

Page 153: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

153

Trong đêm giao thừa (31/1/1968), lực lượng vũ trang huyện Long Thànhpháo kich vào chi khu diệt 24 tên. Cơ sở mật rải nhiều truyền đơn cuả Mặt trận dântộc giải phóng trên đoạn đường dài hàng cây số ở thị trấn Long Thành. Ta đánh sậpcác cầu Đúc, cầu sông Buông (Phước Tân). Tại hầu hết các xã trong huyện, dukích hỗ trợ nhân dân nổi dậy đánh trống, mõ uy hiếp tinh thần địch làm tề vệ xã, ấpphần đông bỏ chạy. 17 dân vệ bót Đất Mới mang súng ra hàng cách mạng. Ở xãLong Phước, du kích và nhân dân đốt đuốc đắp mô trên quốc lộ 15, phát loa kêugọi dân vệ ra hàng. Tại Nhơn Trạch, bộ đội huyện diệt 1 trung đội bảo an ở bótNhà Mồ thu toàn bộ súng đạn. Du kích các xã dọc lộ 19 nổ súng, hỗ trợ đồng bàonổi dậy tham gia bao vây tiến công các đồn Phước Long, Phước Thọ, Gò Cát. Khibộ đội Đoàn 10 bắn súng cối vào kho Thành Tuy Hạ thì tại Phú Hữu, bà con v à dukích bao vây đánh đồn giồng Ông Đông diệt 7 tên, bắt sống 4 trong đó có viêntrung sĩ trưởng đồn.

Ở đồn điền cao su Bình Sơn, lực lượng ta chỉ có 15 đảng viên lộ và mật, 10đoàn viên thanh niên và hàng chục cơ sở cốt cán, đã huy động hàng trăm quầnchúng và công nhân đổ ra đường tuần hành mang theo băng cờ, khẩu hiệu kéo đếnbao vây khu vực nhà máy. Nhiều truyền đơn rải khắp các nẻo đường, cờ Mặt trậntreo lên, cờ ngụy 3 sọc bị hạ xuống. Tổ binh vận dùng loa kêu gọi lính bảo an, dânvệ buông súng về với nhân dân. Ta tổ chức nhiều gia đình binh sĩ mang thư vàođồn vận động chồng, con, em … trở về với gia đình, không làm bia đỡ đạn choMỹ-Thiệu. Địch co thủ, không phản ứng gì trước cao trào cuả quần chúng. Tatranh thủ binh vận số lính Mỹ đóng ở nhà chủ sở người Pháp, số này án binh bấtđộng. Chiều mùng 3 tết, Mỹ và lính bảo an, dân vệ bắt đầu phản kích. Chúng bungra đóng một số chốt ngoài nhà máy. Để bảo toàn lực lượng, du kích rút ra căn cứnhưng số cán bộ chủ chốt: Bảy Phượng, Bảy Lệ, Hai Bình, Sáu Thống đều bám trụcơ sở bên trong, bí mật hoạt động.

Ở tỉnh lỵ Long Khánh, tiểu đoàn 440 cuả tỉnh, đội biệt động thị xã, lực lượngK.8 Xuân Lộc tiến công các mục tiêu chủ yếu: khu 33 chiến thuật, toà hành chínhtỉnh Long Khánh, trụ sở CIA Mỹ, sở chỉ huy pháo binh, khu thiết giáp phá 10 lôcốt, 2 dãy trại lính, làm sập nhà thông tin, diệt nhiều sinh lực, phá 6 khẩu pháo vàxe quân sự. Kết hợp mũi tiến công vũ trang, Thị uỷ Long Khánh tổ chức các cơ sởmật phát động quần chúng nổi dậy lùng diệt số ác ôn, cảnh sát. Ở xã ven, đội dânvệ xã có anh Hai Đoan là nội tuyến đã lùng bắt số ác ôn, cùng nhân dân bao vâybinh vận làm rã một đại đội bảo an.

Tại huyện Định Quán, lực lượng K.9 huyện, Đoàn hậu cần 814 và du kích xã,du kích sở cao su bao vây tiến công chi khu Định Quán. Ta làm chủ khu vực quậnlỵ 7 ngày liền. Tại xã Bình Hoà (tức khu vực đồn điền cao su Túc Trưng), du kíchhỗ trợ quần chúng tiến hành binh vận tiến công yếu khu Túc Trưng, làm chủ ấpCây Xăng, cắt đứt giao thông trên quốc lộ 20 một tuần lễ.

Cho đến giữa tháng 3/1968, theo chỉ đạo cuả Bộ chỉ huy mặt trận, bộ đội tatiếp tục tiến công tỉnh lỵ Long Khánh bằng pháo và lực lượng đặc công diệt nhiềusinh lực, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh cuả địch. Ta còn tập kích quân Mỹ

Page 154: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

154

ở Trảng Bom diệt 250 tên Mỹ, phá huỷ 60 xe quân sự. Đoàn 724 ĐKB pháo kýchtổng kho Long Bình, phá 40 kho bom đạn.

Ngày 5/5/1968, cuộc tiến công đợt 2 Mậu Thân bắt đầu. Trung đoàn 724 pháokích tổng kho Long Bình và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn Mỹ ở Trảng Bom.Trung đoàn 4 diệt gọn 1 tiểu đoàn chủ lực địch trên quốc lộ 20 và diệt yếu khu TúcTrưng. Đoàn 10 đặc công Rừng Sác bắn cháy một tàu 10 ngàn tấn trên sông LòngTàu, bắn chìm một tàu 7000 tấn.

Để phối hợp với chiến trường chung, ban cán sự cánh CZ.2 chỉ đạo Thị đoànBiên Hoà phụ trách công tác học sinh sinh viên mở cuộc võ trang tuyên truyền tạitrường trung học Ngô Quyền 1. 2 giờ chiều mùng 3/5/1968 bốn anh: Năm Tuyền,Trị, Châu (Đinh) và Dự đi hai xe Honda tới trường 2. Giây điện thoại bị cắt, các anhphát truyền đơn vào các lớp. Nhóm võ trang tuyên truyền kêu gọi các thầy cô giáovà học sinh ủng hộ Mặt trận dân tộc giải phóng, chống đế quốc Mỹ và bè lũ Thiệu- Kỳ tay sai bán nước. Cuộc vũ trang tuyên truyền bất ngờ gây được tiếng vang lớntrong học sinh và thầy cô giáo trường trung học Ngô Quyền và trong tỉnh.

Đợt 3 Mậu Thân, trong các tháng 8 và 9/1968, các lực lượng vũ trang ta đánhtỉnh lỵ Long Khánh, các yếu khu Túc Trưng, Gia Ray và 26 đồn bót khác. Các chibộ phát động cơ sở và quần chúng (khoảng 6000 lượt người) phá giao thông địchtrên các quốc lộ 1, 15, 20 … Đây là hoạt động hỗ trợ chiến dịch trọng điểm cuảTrung ương Cục trên chiến trường Tây Ninh - Bình Long.

Cuộc tập kích chiến lược tết Mậu Thân thể hiện quyết tâm, cố gắng vượt bậcthực hiện các Nghị quyết cuả Trung ương Đảng và Trung ương Cục cuả các Đảngbộ, quân dân U1, Long Khánh và Phân khu 4. Tổ chức Mặt trận các cấp tích cựcvận động cơ sở nòng cốt và đông đảo các tầng lớp nhân dân hết lòng góp phầnphục vụ mọi mặt đảm bảo cho lực lượng vũ trang cách mạng đánh bí mật, bất ngờtận sào huyệt địch ở các tỉnh lỵ, quận lỵ, tiêu diệt tiêu hao nhiều sinh lực vàphương tiện chiến tranh cuả địch. Lần đầu tiên, nhân dân Mỹ và thế giới hàng ngàytận mắt chứng kiến qua màn ảnh nhỏ chiến tranh Việt Nam đang diễn biến bất lợicho Mỹ như thế nào. Cuộc tấn công tết Mậu Thân rõ ràng là cuộc chiến tranh nhândân. Chiến thắng vang dội xuân Mậu Thân góp phần làm lung lay ý chí xâm lượccuả đế quốc Mỹ. Tướng Westmoreland bị cách chức, tổng thống Mỹ Johnson phảituyên bố không ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, ngừng ném bom miền Bắc.Ngày 13/5/1968 Mỹ nhận lời hoà đàm với ta ở Paris.

Tuy nhiên sau đợt 1, ta mở liên tiếp các đợt 2,3 vào lúc sức mạnh quân sự cuảta đã giảm, nhiều cơ sở bị thiệt hại nặng do bộc lộ. Ta chuyển chậm, c hủ trươngtiếp tục các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện là sai lầm về chỉ đạochiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Ta tiêu diệt được nhiều

1 Là trường trung học công lập mở năm 1956, đến năm 1968 có đủ đệ nhất cấp (cấp 2) và đệ nhịcấp (cấp 3) với khoảng 40 lớp, 2000 học sinh, 100 thầy cô giáo. Thị đoàn Biên Hoà phát triển được mộtsố đoàn viên học sinh; phong trào cuả trường tương đối mạnh qua các buổi văn nghệ, làm báo … Truyềnđơn cuả Mặt trận dân tộc giải phóng nhiều lần rải trong và quanh trường. Hàng chục nòng cốt học sinhsẵn sàng dẫn đường cho bộ đội đánh các mục tiêu quan trọng ở tỉnh lỵ Biên Hoà.

2 Anh Năm Tuyền là cán bộ Đoàn thoát li, ba anh Trị, Châu, Dự là học sinh.

Page 155: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

155

sinh lực và phương tiện chiến tranh cuả địch nhưng không đạt mục tiêu đề ra,ngược lại bị địch phản kích ác liệt, tiến hành các đợt bình định đẩy lực lượng cáchmạng ra xa đô thị, thị trấn, thị xã. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương(khóa 3) nhận định: “Việc mở tiếp các đợt tấn công 3, 4, 5 là sai lầm nghiêm trọngdẫn đến tiêu hao sinh lực cuả ta và làm mất đất, mất dân ”. Khi cuộc tập kích chiếnlược Mậu Thân xảy ra, một số cán bộ chiến sĩ có ảo tưởng ta mau chóng giảiphóng Sài Gòn rồi giải phóng luôn miền Nam. Đến khi địch phản kích ác liệt, mộtsố ít hoang mang dao động nên đã ra đầu hàng đầu thú. Một bộ phận cán bộ chiếnsĩ, nhân dân nảy sinh tâm lý bi quan chán nản. 1

1 Mai Chí Thọ: Theo bước chân lịch sử, tập 2, tr.168, 171

Page 156: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

156

CHƯƠNG VII

MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG CÁC TỈNH BIÊN HOÀ,LONG KHÁNH GÓP PHẦN ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC

“VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG QUÊHƯƠNG, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1969-1975)

I. MỸ ĐỔI CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ SANG CHIẾNLƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH

I.1. Mỹ thay đổi chiến lược sau thất bại nặng nề Tết Mậu ThânNgày 20/1/1969 nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, Nixon thú nhận: Cuộc chiến

tranh ở Việt Nam đã làm cho nước Mỹ khủng hoảng tinh thần, xâu xé, chia rẽ xơxác tơi bời. Ông ta đề ra học thuyết Nixon vận dụng vào miền Nam Việt Nam, đólà chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Các nhà báo phương Tây gọi đó là “sựthay đổi màu da cuả xác chết”. Nội dung cơ bản chiến lược Việt Nam hóa chiếntranh là Mỹ rút quân dần dần, gánh nặng tác chiến trút lên đầu quân đội Sài Gòntheo công thức: quân đội Sài Gòn + viện trợ và phương tiện chiến tranh hiện đạiMỹ + tòa đại sứ Mỹ chỉ đạo. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thực hiện theoba giai đoạn1

Ngay từ giữa năm 1968, địch đẩy mạnh kế hoạch bình định cấp tốc, tăngcường các cuộc hành quân cuả đủ mọi sắc lính chủ lực, bảo an, dân vệ, cảnh sátnhằm kiểm soát dân chặt hơn, đẩy các lực lượng ta ra xa các thành phố, thị xã, thịtrấn, chiếm các địa bàn nông thôn làm mất chỗ đứng cuả ta. Địch mở trường đàotạo cán bộ bình định ở Vũng Tàu để thành lập các đoàn bình định (mỗi đoàn 59tên) ở các tỉnh. Tại Biên Hoà, Long Khánh địch lập hội đồng chỉ đạo bình định docác tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng trực tiếp điều hành. Mỗi tỉnh thành lập mộtuỷ ban phụng hoàng nhằm vô hiệu hóa hạ tầng cơ sở Việt cộng, bình định quầnchúng nhân dân. Ở các quận, xã, thị trấn chúng lập các trung tâm điều hợp gồmhội đồng xã, cuộc cảnh sát (do một viên thiếu úy hay trung úy làm cuộc trưởng ) vàvài nhân viên phụng hoàng, thiên nga làm công cụ bình định. 2 Địch củng cốphòng thủ, tăng cường canh gác các căn cứ quân sự, cơ quan đầu não.

1 Theo lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ, tr. 400-402 thì:- Bước 1: từ đầu năm 1969 đến tháng 6/1970: địch bình định được nhiều vùng đông dân quan

trọng, bộ đội giải phóng không còn hoạt động đến cấp đại đội ở vùng tranh chấp, hạ tầng cơ sở cáchmạng ở vùng kềm tê liệt, quân đội Sài Gòn d8ủ sức đối phó ở cấp tương đương, quân Mỹ rút một phầnvề nước .

- Bước 2: từ 30/6/1970 đến 30/6/1971, địch bình định được tất cả các vùng đông dânquan trọng,lực lượng vũ trang cách mạng không còn hoạt động đến cấp đại đội ở vùng căn cứ, quân đội Sài Gònphát triển hiện đại hóa, Mỹ rút phần lớn quân về nước.

- Bước 3: từ 30/6/1971 đến 30/6/1972, địch cơ bản bình định xong miền Nam, lực lượng ta khôngcòn đáng kể, quân đội Sài Gòn đủ sức chặn chi viện từ miền Bắc, Mỹ rút hết quân về nước.

2Theo văn thư 2647 ngày 22/8/1970 cuả Thủ tướng chính phủ VNCH kiêm Tổng thơ ký Hội đồngbình định và phát triển nông thôn Trần Thiện Khiêm thì căn cứ 5 tiêu chuẩn dưới đây để xếp loại xã bìnhđịnh phát triển: 1-Không một chứng cớ nào nói lên sự hoạt động cuả hạ tầng cơ sở cộng sản loại A và B,

Page 157: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

157

Ở vòng ngoài, quân Mỹ, lính chư hầu và Sài Gòn phản kích ác liệt vùng BắcTrảng Bom, hai bên Nam Bắc quốc lộ 1, hai phía Đông Tây liên tỉnh lộ 2, khu lòngchảo Nhơn Trạch. Địch dùng máy bay B.52, pháo bầy cùng máy ủi hạng nặng đểphá quang rừng giồng lòng chảo Nhơn Trạch, vùng Cây Gáo, Bàu 17, Bàu Sình,Bàu Hàm, Vũng Rễ (Vĩnh Cửu). Chúng càn quét chà đi xát lại các địa bàn căn cứHưng Lộc, Cẩm Đường, suối Cả, sông Buông … Ở nhiều vùng rừng, rẫy lính Mỹvà chư hầu đóng nhiều chốt dã ngoại, tổ chức phục kích, gài mìn Claymore ngănchặn giao thông ta. Tại các tỉnh lỵ Biên Hoà và Long Khánh, các thị trấn LongThành, Trảng Bom … chúng tăng cường hành quân cảnh sát. Số công an chìm, chỉđiểm, số đầu hàng phản bội được giăng ra các đầu mối giao thông đông người qualại để phát hiện cán bộ, cơ sở. Nhiều trạm kiểm soát xe cộ lập ra để khám xét hànghóa vận chuyển hòng tìm vũ khí, truyền đơn, tài liệu từ căn cứ đưa vào. Lực lượngphòng vệ dân sự được tăng cường, chúng buộc thanh niên từ 17 trở lên cho đến sốtrung niên 50 tuổi đêm đêm phải đi c anh gác khóm, ấp … Do bộc lộ lực lượng, dokhông bảo đảm nghiêm kỷ luật ngăn cách bí mật mà cánh CZ.2 Thị uỷ Biên Hoà bịđịch đánh phá, bắt giữ khá nhiều cán bộ và cơ sở nội ô.

I.2. Tiếp tục thọc sâu đánh hiểmTrước tình hình địch đẩy mạnh quét và giữ, đẩy lui các lực lượng cách mạng

ra xa, đầu năm 1969, Thường vụ Trung ương Cục ra chỉ thị 71/CTTV nêu rõ:“Nhiệm vụ cuả đợt là: tiêu diệt, tiêu hao sinh lực, phương tiện Mỹ, cơ sở hậu cần,làm tan rã một phần quân ngụy; đẩy mạnh hoạt động nông thôn, diệt ác phá kềm,phá thế chia cắt bao vây; đánh âm mưu bình định, mở rộng vùng làm chủ; đưaphong trào đấu tranh chính trị, binh vận ở đô thị lên một bước, đẩy mạnh công tácbinh vận và xây dựng lực lượng mật. Phương châm và tư tưởng đợt tiến công xuânKỷ Dậu 1969 là: tích cực, kiên quyết, linh hoạt, táo bạo, vững chắc, kết hợp bamũi, ba thứ quân, ba chân”. 1

Kế hoạch đợt tiến công xuân Kỷ Dậu ở tỉnh lỵ Biên Hoà được Bộ chỉ huyMiền trực tiếp chỉ đạo. Mục tiêu chính: sân bay Biên Hoà, tổng kho Long Bình, trụsở quân đoàn 3, ti cảnh sát Biên Hoà, tòa hành chính Long Khánh, trụ sở tiểu khuLong Khánh … Bộ đội 2sẽ hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt ác.

Để phục vụ cho đợt tiến công, cán bộ Thị uỷ Biên Hoà đã về xóm Gò Me vậnđộng hai cơ sở mật Trần Văn Hai và Năm Lũy mua v án gỗ, bí làm khoảng 10 hầmbí mật ở bên ngoài nhà máy giấy Tân Mai, đủ chỗ dung trú cho quân số một đạiđội chủ lực và đội biệt động thị xã trong khoảng thời gian ngắn. Vũ khí được vậnchuyển từ căn cứ Hưng Lộc vào cất giấu an toàn ở nhà các cơ sở xóm Gò Me, ấpBình Đa, An Hảo. Tuy nhiên tên Thế - phó ban tác chiến sư đoàn 5 - ra đầu hàng

trong phạm vi lãnh thổ xã và ấp. 2 - Các Ban chấp hành chi uỷ cộng sản tại xã đã thật sự vô hiệu hóa (cóbằng chứng). 3- Các Uỷ ban giải phóng xã không còn hoạt động tại xã, ấp dù dưới hình thức công khaihay bí mật. 4- Không có sự hiện diện nào cuả một đơn vị du kích địa phương dù nhỏ, tại xã. 5- Xã khôngbị một ảnh hưởng quân sự hay chính trị nào do cns từ ngoại vi đã gây nên.

1 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, t. 2, tr.2542 Đồng chí Lê Trọng Tấn chỉ huy chung. Lực lượng gồm: sư đoàn 5, trung đoàn 4 cuả T.7, trung

đoàn 33, 2 tiểu đoàn công binh , 1 tiểu đoàn cuả trung đoàn pháo 724 ĐKB, 2 tiểu đoàn đặc công cuảU.1, đội biệt động thị xã Biên Hoà, bộ đội địa phương Trảng Bom và Vĩnh Cửu.

Page 158: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

158

hai ngày trước khi vào đợt, địch nắm được kế hoạch ta liền tăng cường phòng thủcác mục tiêu quan trọng.

Đúng 2 giờ sáng mùng 7 tết Kỷ Dậu (23/2/1969) pháo ĐKB nã vào sân bayBiên Hoà và tổng kho Long Bình mở màn chiến dịch, gây cho địch nhiều thiệt hại.Bộ đội chủ lực, bộ đội U1, Phân khu 4, Long Khánh đồng loạt tiến công hai thị xãBiên Hoà và Long Khánh, chi khu Long Thành, chi khu Nhơn Trạch, yếu khuTrảng Bom, các ấp chiến lược Bàu Hàm, Bảo Định … Cơ sở mật là đoàn viêncông đoàn giải phóng trong công nhân hãng Cogido đánh cháy bồn dầu nhà máygiấy Cogido ở khu kỹ nghệ Biên Hoà. Ở ấp Lân Thành, cán bộ Thị uỷ và cơ sở diệttên công an chìm Trần Cát Bụi và trưởng ấp Lân Thành. Đội biệt động thị xã đánhvào ty cảnh sát, địch dùng máy bay lên thẳng và xe bọc thép giải vây, phản kích ácliệt nên anh em phải rút qua Cù Lao Phố (xã Hiệp Hoà). Đại đội trinh sát cuả sưđoàn 5 đánh một tiểu đoàn biệt động quân địch mới tăng viện ở ga Biên Hoà, trụđược một ngày, sau đó rút về Gò Me; đến tối hôm sau được cơ sở dẫn đường vềcăn cứ. Ta không dứt điểm được mục tiêu nào song tiếng súng ầm vang giữa lòngđịch báo hiệu cách mạng vẫn tồn tại.

Tại hội nghị tổng kết đợt xuân Kỷ Dậu tại Suối Ràng (chiến khu Đ), đồng chíLê Trọng Tấn biểu dương quân dân U1 đã hoàn thành nhiệm vụ mà Trung ươngCục, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền giao dù phải chịu đựng một số hi sinh khôngnhỏ. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tặng thưởngĐảng bộ và quân dân U1 huân chương Thành đồng hạng hai.

Sau đợt xuân Kỷ Dậu, tư tưởng bi quan giao động nảy sinh trong một số cánbộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và quần chúng vì khó khăn ngày càng tăng. Địchtiếp tục bình định lấn chiếm địa bàn nông thôn, chúng dùng nhiều bom pháo, chấtđộc hóa học khai quang nhằm buộc dân vùng tranh chấp phải vào sống trong vùngkềm hoặc ấp chiến lược. Nhiều thôn xóm ruộng vườn trở nên hoang hóa; cơ sở nộiô và vùng ven tiếp tục bể bạt.

Tháng 5/1969, Thường vụ Trung ương Cục tiếp tục chỉ đạo mở đợt tiến côngmới trên toàn chiến trường mà trọng điểm là miền Đông Nam bộ. Biên Hoà vàLong Khánh là hướng phối hợp (chiến trường chính là hướng Tây Ninh -BìnhLong).

Đội biệt động thị xã Biên Hoà được các cơ sở cuả lõm chính trị h ai ấp BìnhQuan và Hoà Quới giúp đỡ, đã bám trụ từ sau tết Kỷ Dậu. Tại đây, lực lượng tađào hàng chục hầm bí mật rải ra ở hơn một chục cơ sở chí cốt đủ ém khoảng haichục đồng chí với đủ vũ khí và điện đài, chờ hiệu lệnh vào đợt 2 Kỷ Dậu (đầutháng 5/1969) sẽ bung ra đánh một số mục tiêu. Chi bộ mật làm trong sạch địa bàn,diệt vài tên tình báo, chỉ điểm, đồng thời cài một số cơ sở tham gia phòng vệ dânsự để nắm tin, báo cho lực lượng vũ trang kịp thời đối phó.

Ngày 25/4/1969, Tô Hoàng Thắng - đại đội phó đặc công được phái vềnghiên cứu đánh cầu Đồng Nai và cầu Gành - do giao động, ra đầu hàng địch từmờ sớm. Y dẫn địch về đánh từng hầm cuả đội biệt động suốt nửa ngày. Gần mộtchục đồng chí hi sinh - trong đó có đồng chí Năm Hiền (Nguyễn Thị Thanh Vân),

Page 159: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

159

Tỉnh uỷ viên dự khuyết U1 đánh địch đến viên đạn cuối cùng. Một số anh em mởđường máu thoát ra ngoài, chờ đến tối tìm đường về căn cứ. Vài đồng chí bị bắt.Địch rất tức tối, đốt một số nhà ở Bình Quan, Hoà Quới, bắt hàng chục cơ sở vàmột số dân thường.

Tỉnh uỷ U1 và Thị uỷ Biên Hoà cài cắm sâu được đội biệt động giữa lòngđịch trong thời gian mấy tháng để phục vụ ý đồ chiến lược là một kỳ công. Điều đóchứng tỏ các cơ sở và nhân dân hai ấp Bình Quan, Hoà Quới (xã Hiệp Hoà) cótruyền thống yêu nước nồng nàn, dám chấp nhận hi sinh tính mạng, tài sản để phụcvụ cách mạng giải phóng dân tộc1.

Từ tháng 6/1969, các đơn vị quân Mỹ: lữ dù 173, lữ 199 bộ binh, trung đoànthiết giáp 11 ở suối Râm, trung đoàn lính Hoàng gia Úc, các đơn vị lính Thái và sư18 quân đội Sài Gòn phân tuyến: chiến khu Đ, quốc lộ 1, quốc lộ 15, tỉnh lộ 2 …tăng cường đánh phá vùng chân thang, đẩy lực lượng vũ trang ta ra xa các đườnggiao thông nhằm đảm bảo an toàn cho việc rút quân về nước cuả chúng. Các địabàn căn cứ chiến khu Đ, suối Cả, Cẩm Đường, suối Quít, Phước An … đều bị đánhphá ác liệt. Căn cứ các Tỉnh uỷ, Phân khu uỷ di dời liên tục. Địch phong tỏa kinh tếnên nhiều cửa khẩu hậu cần không còn. Ta vừa thiếu lương thực thực phẩm, vừathiếu thuốc chữa bệnh. Lực lượng vũ trang và c án bộ các ngành bám dân ở các khuvực Hưng Lộc, Bàu Hàm để mua chuối, đậu nành … về ăn. Địch phục kích chốtchặn, các đường giao liên trở thành con đường máu, có lúc đi đột ấp cõng gạo cũnghi sinh. Có lúc tình hình ngặt nghèo, cấp trên gợi ý Tỉnh uỷ U1 dờ i căn cứ quachiến khu Đ song từ kinh nghiệm trận lụt năm 1952, các đồng chí quyết tâm bámtrụ địa bàn thì nhất định tồn tại.

II. CÁN BỘ BIÊN HOÀ, LONG KHÁNH BÁM TRỤ CÙNG NHÂNDÂN CHỐNG PHÁ BÌNH ĐỊNH CỦA ĐỊCH

Đợt hè 1969, bộ đội chủ lực sư đoàn 5 và bộ đội Long Khánh đánh thiệt hạinặng 2 trung đoàn thuộc sư 18 địch trên hướng Long Khánh (ở Tam Bung, lộ 20,đồn Hoàng Diệu, yếu khu Gia Ray …). Lực lượng K.8 Xuân Lộc phối hợp du kíchcác xã phá lỏng bộ máy kềm kẹp địch ở Bảo Bình, Bảo Lộc, Bảo Vinh, suối Cát,Tân Phong … Ở Bình Sơn, trung đoàn 4 diệt 2 tiểu đoàn Thái Lan ở Bình Sơn.

Tin chiến thắng cuả bộ đội giải phóng nhanh chóng lan ra toàn vùng. Các chibộ Trảng Bom, Bàu Hàm chỉ đạo cơ sở mật tổ chức loan tin, bàn tán xôn xao gâythối động tinh thần địch. Đồng thời ta đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cuả Mặttrận dân tộc giải phóng làm binh vận khiến 28 lính bảo an, dân vệ hai nơi này bỏngũ (được giúp tiền bạc trở về quê làm ăn); riêng đội phòng vệ dân sự Bàu Hàm trảsúng không canh gác.

1 Sau ngày giải phóng, một đoàn đại biểu Hungari về thăm Biên Hoà, đến trước tấm bia các liệt sĩở Bình Quan đã phát biểu: “Chúng tôi được nghe nói nhiều về nhân dân Việt Nam anh hùng, hôm nayđứng tại mảnh đất năm xưa thấm đẫm máu các chiến sĩ, chúng tôi thấy đúng là nhân dân Việt Nam anhhùng thật sụ!”

Page 160: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

160

Một số hoạt động vũ trang địa phương được tiến hành hỗ trợ quần chúng đấutranh chính trị1. Mỹ cho máy bay rải chất độc hóa học xuống vùng Bàu Hàm pháđịa bàn căn cứ ta, làm 1200 mẫu rẫy và cây ăn trái cuả dân chết hết, hàng trămngười bị ảnh hưởng phải đi cấp cứu. Chi bộ Bàu Hàm lãnh đạo cơ sở và nòng cốtvận động quần chúng đấu tranh tố cáo tội ác man rợ cuả Mỹ ở nhà hội xã cho đếntòa tỉnh trưởng Long Khánh, buộc chúng phải bồi thường mọi thiệt hại.

Trong tình hình khó khăn mới thấy hết tấm lòng của nhân dân với khángchiến. Trong vòng kềm kẹp của địc h, cơ sở trong công nhân, nông dân sáng tạonhiều hình thức tiếp tế cho bộ đội, du kích và cán bộ bên ngoài. Nhân dân HưngLộc nhường cả rẫy chuối cho các đơn vị trung đoàn 33, trung đoàn 4 sử dụng 2. ỞBình Sơn, An Viễn, lính Thái Lan liên tục càn quét, lùng sục nhà dân, tra xét côngnhân gắt gao để chặn tiếp tế từ trong ra ngoài căn cứ. Lính Thái đi càn bắn chết haingười Pháp: một giám đốc, một phụ tá cùng lái xe người Việt. Lấy cớ mất an ninh,bọn chủ đồn điền cao su cho đóng cửa sở, cho công nhân nghỉ việc đi nơi khác làmăn (chúng muốn rũ bỏ trách nhiệm về đời sống đối với công nhân, sa thải số cũnhận người mới nhằm tẩy sạch ảnh hưởng cách mạng). Nắm âm mưu địch, chi bộchỉ đạo hơn 30 đại diện công nhân lên liên đoàn lao công tỉnh Biên Hoà đấu tranhđòi tổ chức này can thiệp buộc chủ Pháp mở lại sở cho công nhân đi làm trở lại.Thêm 60 công nhân tăng cường, đoàn người kéo đến tòa hành chính tỉnh đòi gặptỉnh trưởng. Tỉnh trưởng lệnh cho tổng thư ký nghiệp đoàn dẫn các đại biểu đến trụsở cố vấn Mỹ ở Biên Hoà … Sau tám ngày kiên trì đấu tranh với lời lẽ có lý, cótình song bảo đảm nguyên tắc, chính quyền tỉnh Biên Hoà can thiệp với giới chủ sởmở cửa đồn điền trở lại để công nhân đi làm; ngoài ra còn tăng lương 20%, cấp700 gam gạo/ngày.

Mặt khác bà con công nhân tìm mọi cách qua mặt địch, mang cơm tiếp tế chocán bộ, du kích bám trụ ngoài lô. Từ cơm lô ra đời do năm sáu công nhân chỉ ănmột suất, phần còn lại gom vào một bịch treo một chỗ định trước, ban đêm cán bộchiến sĩ ta ra nhận. Ta đánh xe lính Thái đi kèm xe chở công nhân ra lô cao su, bọnnày đổi cách: đi cùng xe với công nhân. Bà con bỏ xuống, không đi làm với lý lẽ:Mấy ông đi xe tăng còn bị Việt cộng đánh được huống chi đi xe dân, Việt cộngđánh chết tụi tui thì làm sao?. Khi lính Thái xuống xe, bà con mới lên xe đi làm. Ở

1 Du kích Bàu Hàm được cơ sở báo tin, kết hợp bộ đ ội huyện đánh ấp Ngô Quyền đêm 4/6/1969định). Chi bộ xã huy động nhân dân phá banh 2500 mét rào ấp chiến lược, phá sập trụ sở xã …diệt 16tên. Đêm 5/6, du kích Hưng Lộc và bộ đội huyện bất ngờ tập kích ấp chiến lược Hưng Lộc, Hưng Thạnh,Hưng Nhơn diệt 18 tên bảo an, dân vệ và cán bộ bình định (trong đó có tên trưởng đoàn bình định). Chibộ xã huy động nhân dân phá banh 2500 mét rào ấp chiến lược, phá sập trụ sở xã …

2 Ông Từ (xã Bảo Vinh) đục thông cán cuốc, cho gạo vào rồi ngày mấy lần ra rẫy vào căn cứ tiếp tế cho anhem. Bà Nguyễn Thị Sáu (Bình Lộc) gom từng củ khoai, củ mì, chai thuốc cho du kích. Bà Đành, bà Đôi (Gia Ray),ông Hai Triết, Năm Chấn … dám nuôi giấu anh em trong nhà, vừa tiếp tế cho số ở ngoài. Các chị Năm Thọ, SáuHậu, bà Tư Bá (tỉnh lỵ Long Khánh) tìm đủ cách mang gạo vào rừng. Ở suối Tre. Bà Diệp cùng một số chị em côngnhân cơ sở bề ngoài đi lấy măng rừng nhưng thực ra tìm cách tiếp tế cho anh em. Khi gặp anh em ở căn cứ núi Nứađói lả nhưng vẫn vững chí, các bà các chị không cầm được nước mắt cảm phục …

Page 161: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

161

ngoài lô, ta tổ chức một số nữ công nhân trẻ cạo xong phần cây thì rủ lính Tháiđóng chốt đi chơi ra xa bìa rừng để số khác tranh thủ tiếp tế cho anh em … 1.

Ở Long Thành và Nhơn Trạch, Huyện uỷ chỉ đạo lực lượng vũ trang bám đấtbám dân, đánh địch để giữ địa bàn đứng chân. Phong trào đấu tranh hai chân bamũi phát triển, nhất là đấu tranh chống dồn dân, đòi bồi thường thiệt hại cho bompháo địch gây ra2.

Để tăng cường hoạt động ngoại giao, liên tục tiến công địch về chính trị nhằmphục vụ cho chiến trường đánh mạnh, giành thắng lợi to lớn, ngày 6/6/1969, Đạihội đại biểu quốc dân toàn miền Nam đã bầu ra Chính phủ cách mạng lâm thờiCộng hoà miền Nam Việt Nam 3. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miềnNam Việt Nam cử bà Nguyễn Thị Bình làm bộ trưởng Bộ Ngoại giao, cầ m đầuphái đoàn đàm phán hoà bình tại Paris.

Tháng 8/1969, Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng các tỉnh tổ chức hội nghịhiệp thương cử ra Uỷ ban cách mạng lâm thời các tỉnh, là tổ chức chính quyềncách mạng có nhiệm vụ tập hợp, huy động sức người sức cuả, đẩy mạnh công cuộckháng chiến chống Mỹ cứu nước:

- Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh Biên Hoà do đồng chí Phan Văn Trang làmchủ tịch.

- Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Long Khánh do đồng chí Phạm Lạc làm chủtịch.

- Uỷ ban cách mạng lâm thời Phân khu 4 (gồm các huyện Long Thành-NhơnTrạch-Cao su-Thủ Đức) do đồng chí Võ Văn Định làm chủ tịch.

Các uỷ ban này chưa có bộ máy tổ chức riêng mà kết hợp với Mặt trận dântộc giải phóng các cấp hoạt động dưới sự chỉ đạo toàn diện cuả các cấp uỷ Đảng.

Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh tạ thế. Các cơ quan đơn vị, Mặt trậntoàn huyện đều tổ chức tang lễ. Cho đến chiều ngày 6/9 các tiệm quán, sạp tạp hóaở Long Thành, Nhơn Trạch và các chợ đều không còn nhang bán. Khắp các vùngcăn cứ từ chiến khu Đ đến chiến khu rừng Sác, các căn cứ Suối Cả, Bình Sơn, BàuHàm, các vùng du kích, lễ tang Bác Hồ đều được tổ chức trang trọng. Đồng bàodân tộc Ch’ro ở Thái Thiện (Phước Thái) kết vải dù thành đài liệt sĩ ở bến Cây Me,có mấy trăm người tham dự lễ truy điệu Bác. Đình Phú Mỹ (xã Phú Hội) treo babức hoành phi ở gian giữa, mỗi bức viết một câu chữ nho:

1 Những gương mưu trí dũng cảm cuả công nhân Bình Sơn không thể viết vắn tắt trong vài trangngắn ngủi, ở đây chỉ lược thuật vài chuyện ngắn. Xin xem sách Phong trào Bình Sơn từ tr. 94 – 106 doBan Tuyên huấn Đảng uỷ Công ty cao su Đồng Nai xuất bản, 1993

2 Khi địch dồn dân ấp Bà Ký vào Vũng Lương, xóm Gò, các cơ sở đã vận động bà con đấu tranhbám đất. Không xúc tát được đồng bào, địch bắn pháo từ chi khu Long Thành và Phước Hoà phá huỷnhiều nhà cửa, vườn tược hoa màu, gây thương tích cho hai người. Bà con mua bao cát về làm hầmchống pháo, mặt khác tổ chức thành từng đoàn xuống đồn Phước Hoà đòi địch không bắn pháo vào dân.Viên trưởng đồn là thiếu tá Quí phải chấp nhận đòi hỏi cuả đồng bào.

3 Lịch sử biên niên cuả Xứ uỷ Nam bộ, tr.646-647.

Page 162: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

162

Hồ nhiên nhi thiên

Chí vọng thâm ânMinh hoài hậu đức1

Ghép ba từ đầu mỗi bức hoành, ai cũng thấy đó là lời ca tụng Bác.Đình Phước Thiền có đôi liễn khắc gỗ công khai ca tụng Bác:

“Hồ lập dựng cơ đồ, giúp đỡ nhân dân, tô điểm non sông nên gấm vóc;Chí ân bài minh thạnh, bao gồm thiên hạ, nhìn xem Nam Bắc vẻ xanh tươi”.Nổi đau và tấm lòng của Đảng bộ và quân dân Biên Hoà, Long Khánh thêm

động lực để tất cả cùng nổ lực vương lên trong đấu tranh.Nhìn chung, do Trung ương Cục, các Tỉnh uỷ chuyển hướng chỉ đạo chậm,

thực lực cách mạng Biên Hoà, Long Khánh bị nhiều thiệt hại nhưng cán bộ chiếnsĩ ta vẫn kiên cường bám trụ địa bàn, bám dân, tranh thủ sơ hở cuả địch mà giángcho chúng nhiều đòn đích đáng. Đó là bài học kinh nghiệm quan trọng rút ra từthực tiễn chiến đấu cuả các địa phương hai tỉnh.

III. CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN THỰC LỰC CÁCH MẠNG, KHÔIPHỤC PHONG TRÀO

Tháng 1/1970, Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họpkiểm điểm tình hình hai năm 1968, 1969. Trên cơ sở đánh giá thuận lợi, khó khăn,dự kiến âm mưu chống phá cuả địch, khả năng phát triển cuả phong trào cáchmạng, Hội nghị đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn tới là: “Phát huy thắng lợi đã đạtđược, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiếncông một cách liên tục và mạnh mẽ, vừa tiến công địch, vừa ra sức xây dựng lựclượng quân sự và chính trị cuả ta ngày càng lớn mạnh; đánh bại âm mưu “ViệtNam hóa chiến tranh” cuả đế quốc Mỹ… giành thắng lợi từng bước đi đến giànhthắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp,tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hoà bình, trunglập tiến tới thống nhất đất nước.”2.

Âm mưu mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, ngày 18/3/1970 Mỹ giậtdây Lon Nol làm đảo chính lật đổ chính phủ Xihanúc (Sihanouk). Ngày 30/4/1970,lính Mỹ và quân đội Sài Gòn đánh sang Campuchia. Áp lực lính chủ lực địch ởmiền Đông giảm tới 50%, việc càn quét địa phương chủ yế u do lính bảo an, dân vệđảm nhiệm.

Thực hiện Nghị quyết 18 cuả Trung ương, Trung ương Cục và Quân uỷ Miềnquyết định mở cuộc tiến công xuân hè 1970 - gọi là chiến dịch CD - nhằm mở rộngvùng nông thôn, khôi phục vùng giải phóng như thời kỳ trước Mậu Thân, làm biếnđổi cục diện chiến trường, tạo thời cơ giành thắng lợi cao nhất. Ban cán sự T.7 đềra cụ thể nhiệm vụ cuả Bà Rịa -Long Khánh, Biên Hoà, Phân khu 4: “Kết hợp chặt

1 Các bức hoành này do ông Nguyễn Văn Liệp bàn bạc với ông Nguyễn Văn Nương viết ra.2 Biên niên Lịch sử Xứ uỷ Nam bộ, tr. 764

Page 163: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

163

chẽ du kích và lực lượng giải phóng bên ngoài diệt đúng đối tượng, đánh bình địnhvà yểm trợ chống bình định phá rã các bộ máy kềm kẹp …đi đôi đẩy mạnh phongtrào quần chúng phá rã các hình thức kềm kẹp và xé rào bung ra sản xuất ”1. Điềuquan trọng nhất là giữ vững được phong trào cả ba vùng đô thị, nông thôn, cao suvà khu kỹ nghệ.

Chiều 30 Tết đầu năm 1970, dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã Tam Hiệp, cơ sởmật rải truyền đơn cuả Mặt trận dân tộc giải phóng và thư chúc tết cuả Bác Tôn ở30 xí nghiệp khu kỹ nghệ Biên Hoà, treo cờ Mặt trận ở phía sau hãng dây đồngVidico. Đêm 30, truyền đơn cuả Mặt trận rải ở rạp Biên Hùng, gần ty cảnh sát BiênHoà, các xã Hiệp Hoà, Bửu Long … Cơ sở mật ở Tam Hiệp, Hiệp Hoà gửi thưcảnh cáo số ác ôn địa phương làm bọn này ban đêm phải vào nội ô ngủ cho antoàn. Chi bộ còn được cơ sở giúp tổ chức đánh bọn lính tậ p trên bãi đất trống nhàmáy tôn xi măng Eternit gây niềm phấn khởi tin tưởng cho số cơ sở, nòng cốt trongnội ô và vùng ven đô2.

Tại Long Thành -Nhơn Trạch, từ tháng 2/1970 đến tháng 3-1970, Mỹ và quânđội Sài Gòn huy động tới 100 xe ủi và trên 150 xe tăng , xe bọc thép yểm trợ để ủiphá hai bên quốc lộ 15 và khu lòng chão Phước An 3. Đồng thời địch tăng cườngbắt thanh niên đi lính bổ sung cho số lính phải tăng cường trên chiến trườngCamphuchia4.

Tiến hành bình định, địch khủng bố, các dàn pháo ở nhiều cụm thi nhau trúthàng chục ngàn trái vào các vùng căn cứ Đông, Tây quốc lộ 15; đồng thời chúnggây nhiều tội ác với nhân dân5. Trước tình hình này, Huyện uỷ quyết định dời cácban ngành khỏi khu lòng chảo về Long Điền để bám dân, móc nối với các xã vàPhân khu 4. Cứ mỗi đợt rút quân từ 15 đến 20 ngày.

1 Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ, tr. 4302 Cơ sở mật nắm chắc qui luật: 8 giờ sáng chúng bắt đầu tập trung đông học l ái, 11 giờ trưa nghỉ ăn cơm,

chiều học tiếp. Chung quanh bãi có vài lùm cây cao bóng mát. Anh Bảy Hoàng và cơ sở nghiên cứu cách đánh bọnnày. Anh nhờ bà Sáu Tước – cơ sở mật - nấu một nồi cơm nếp nhão gắn nhiều bi xe đạp đắp ra ngoài hai trái mìn: 1trái 5 kg, 1 trái 7 kg. Đến đêm, anh em chôn trái lớn ở dưới lùm cây, trái nhỏ chôn giữa bãi tập. Sáng 15/5/1970, línhđến bãi, có đàn bò thủng thỉnh đi ngang. Một tên lùa đàn bò xong thì chiếc xe Jeep chở viên sĩ quan chỉ huy tới.Viên trung úy chạy tới chào, đạp trúng kíp, trái mìn nhỏ phát nổ. Tên này chết tại chỗ, hai tên khác bị thương. Địchbỏ luôn bãi tập này.

3 Ở phía Đông, chúng phá địa hình từ đồng Xã Hoàng đến lô Miễu Bà (Bình Sơn). Ngày 24/2, rừng Bàu Chai(Phước Lai) bị xóa đầu tiên. Ngày 25/2, khu Đông Bắc sở Bàu Điều bị ủi quang. Tiếp đến cây rừng ven khu trù mậtHang Nai, sở Nguyễn Dưỡng bị ủi trốc gốc. Đại đội 240, các đội du kích xã và tiểu đoàn 2 Phân khu 4 hình thànhcác tổ săn xe, săn máy bay. Mìn các loại gài theo các đường mòn, đường ủi và khu vực căn cứ. Ngày 23/3/1970 kếhoạch ủi phá lột da lòng chảo hoàn thành với cái giá: 43 xe ủi và xe tăng bị phá, gần 20 máy bay bị bắn rơi, hàngtrăm tên địch chết và bị thương.4 Chỉ riêng năm 1970, địch đã bắt lính 946 thanh niên hai quận (có 300 họ c sinh trung học Long Thành, 114 thanhniên làng Cô nhi). Chúng bắt thêm 2302 phòng vệ dân sự (có 327 phụ nữ).

5 Ở Tam An địch bắt 70 người về quận lỵ giam giữ, bắt làm cam kết mới thả. Ở Phước Kiểng, Phước Thiền,70 người bị tập trung cho tên Cẩm đầu hàn g nhìn mặt. Ở Phước An, lính Thái và tề xã bắt 200 dân về trụ sở xã giamgiữ; hơn 60 gia đình bị chúng cướp tài sản. Những gia đình bị nghi tiếp tế cho Việt cộng, ngoài việc khám xét,chúng còn khủng bố dã man: ném lựu đạn giết 8 con ông Nguyễn Văn Nhỏ (Phước Thái), bắn súng M.79 vào nhàông Tư Sang (Phước Nguyên) làm chết 2 người con, chặn đường bắt rồi đánh chết ông Chệt (Phú Hữu) … Máy baytrực thăng ban đêm soi ruộng, bắn chết vợ chồng anh chị Bảnh-Thường, anh Dẩu, vợ chồng anh Tám Chè, cha conông Út Hết (Phú Hữu) … Cụm pháo Phước Hoà bắn bừa bãi vào ruộng rẫy, giết nhiều dân thường và trâu bò. Chúngráo riết ngăn chặn không cho ta vô lấy lúa gạo, không cho dân cất chòi ở ruộng rẫy, có lần bắt người đang gặt, xúcluôn lúa lên trực thăng chở về quận lỵ Long Thành.

Page 164: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

164

Do địch kềm kẹp, đánh phá gắt gao nên các đơn vị vũ trang Phân khu 4, Đoàn10, trung đoàn 4, trung đoàn 724, đại đội 240 cuả tỉnh, đại đội 207 Cao su, quân y,du kích các xã bị thiếu gạo, muối, thuốc men có lúc nghiêm trọng. Địa phương đứtliên lạc do đường dây giao liên tắc, máy vô tuyến điện hết pin không mua được 1.Móc được liên lạc với Trung ương Cục, Phân khu uỷ chỉ đạo mở Đại hội Đảng cáccấp2. Đoàn 10 Rừng Sác cũng mất liên lạc sóng điện với cấp trên. Thỉnh thoảngĐoàn lại tổ chức đánh một trận, địch la lên trên radio, lãnh đạo biết đơn vị còn tồntại và đang chiến đấu (cho đến khi liên lạc thông suốt).

Ngày 19/3/1970, Đại hội Đảng bộ Phân khu 4 tổ chức tại căn cứ rừng BìnhSơn-Kho Bạc. Địa điểm tiến hành Đại hội chỉ cách chốt địch vài trăm mét, phíangoài xe tăng và lính Thái đang càn, ủi phá địa hình. Du kích Bình Sơn cùng lựclượng 207 huyện Cao su chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cho khoảng 100 đại biểuvà cán bộ phục vụ. Sự kiện này chứng minh lòng tin t ưởng sâu sắc cuả Đảng đốivới giai cấp công nhân, cũng nói lên lòng trung thành tuyệt đối cuả công nhân caosu và nhân dân Bình Sơn với cách mạng.

Địch rầm rộ triển khai Luật số 3 Người cày có ruộng cuả tổng thống NguyễnVăn Thiệu ở Long Thành. Chúng tung tiền mua đất vắng chủ hoặc cuả chủ điềncấp cho gia đình binh sĩ, mua đất cuả phú nông, trung nông cấp vô thường chonông dân. Thực ra những người được cấp đất vẫn phải đóng lúa tô cho chủ cũ, hợpthức hóa cách bóc lột. Nhiều người không nhận bằng khoán, chúng mang xuốngtận nhà. Nếu không nhận thì ban đêm tề ấp, xã bỏ vô nhà. Chính sách ruộng đấtcuả Thiệu gây xáo trộn canh tác, làm mất đoàn kết trong nông dân.

Trước tình hình đó, các Huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo các chi bộ xã và cán bộMặt trận vận động các cơ sở, nòng cốt hướng dẫn đông đảo quần chúng đấu tranhchống Luật người cày có ruộng , chống bắt lính, chống rải chất độc hóa học, chốngbắn pháo phá huỷ hoa màu cây trái, chống giết và bắt bớ vô cớ … Những cuộc đấutranh nhỏ lẻ tẻ tiến dần đến các cuộc đấu tranh qui mô lớn ở các xã trong quận. ỞAn Hoà, 100 người dân gửi kiến nghị lên quốc hội Sài Gòn, báo chí có đăng tảiyêu cầu nguyện vọng cuả dân. Tại Phước Thái, một em nhỏ bị chết, khoảng 100người khiêng xác em ra quốc lộ 15 tố cáo tội ác địch hơn 2 tiếng đồng hồ. Phòngvệ dân sự các xã Phú Hội, Phước Nguyên, Tam An, Long Thọ trả súng, bỏ gácđêm. Đầu tháng 4/1970, trên 400 học sinh trung học Long Thành đấu tranh chốngbắt lính đã giành thắng lợi. Ban Kinh tài tỉnh và huyện phối hợp với Mặt trận cáccấp vận động bà con nông dân đổi đồng, lúa chín gặt xong để ngoài ruộng bán chocách mạng với giá cao hơn giá chợ. Đội bảo vệ mùa màng giúp dân thu hoạchnhanh gọn ở những cánh đồng: Xã Hoàng, Bàu Mây, Bàu Dao, suối Đá, Đất Đỏ,Bàu Tre … giáp vùng căn cứ.

1 Tổ trưởng cơ yếu Phân khu 4 Nguyễn Thanh Xuân nhớ lại: Đài Trung ương Cục gọi đài Phân khu 4 như gàmẹ lạc con … Đứt liên lạc với Trung ương Cục hơn ba tháng mới móc lại được. Dịch bức điện đầu tiên tôi rơi nướcmắt về lời văn cảm động … Bức đ iện khá dài, nay chỉ nhớ đại ý: biết được Phân khu vẫn bám trụ an toàn trên địabàn, giữ vững được phong trào, Trung ương Cục biểu dương khen ngợi và dặn dò cố gắng bằng mọi cách giữ vữngliên lạc. Trung ương Cục hết sức thông cảm và hàng ngày theo dõi từ ng bước đi cuả Phân khu.

2 Đầu tháng 3/1970, Đại hội Huyện uỷ Nhơn Trạch bầu Ban chấp hành 17 đồng chí. Ngày 17/3/1970, Đại hộiHuyện uỷ Long Thành bầu Ban chấp hành 17 đồng chí.

Page 165: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

165

Để hỗ trợ nhân dân đấu tranh, du kích mật, tự vệ mật các xã trừng trị 30 tênác ôn (trong đó: 2 công an, 8 thám sát, 3 trưởng và phó ấp, 2 cảnh sát, 7 tình báo, 8bình định). Phối hợp với địa phương, đặc công Đoàn 10 đánh chìm 11 sà lan bomđạn trên sông Đồng Môn. Cơ sở và nòng cốt làm công tác binh vận giáo dục tuyêntruyền giáo dục 1078 gia đình binh sĩ, trực tiếp giáo dục 572 binh sĩ (có 44 rã ngũ),làm rã 7 đội phòng vệ dân sự với 321 tên. Báo cáo tổng kết cuả Huyện uỷ NhơnTrạch năm 1970 ghi rõ: “ … đánh 117 trận lớn nhỏ, diệt 198 tên địch - có 30 Mỹ -bắn cháy 6 trực thăng, diệt 9 xe quân sự và 4 xe ủi. Ta hi sinh 116 chiến sĩ lựclượng huyện và du kích, 162 cán bộ và cơ sở không chịu được ác liệt đã chiêu hồi,21 đồng chí bị bắt, mất 102 súng. Về quần chúng, 41 người chết, 47 người bịthương, 452 người bị bắt và tù đày”.

III.1. Mặt trận Dân tộc giải phóng các huyện Trảng Bom, Định Quántham gia góp phần chống phá bình định, giữ vững thế và lực của cách mạng

Ở khu vực Trảng Bom, Hưng Lộc, Bàu Hàm vào đầu năm 1970 Mỹ cho xetăng, xe ủi đi phá rừng theo từng ô. Địch tổ chức phục kích các đường mòn, bắnchết một số cán bộ, bỏ xác trong ấp chiến lược. Các đồng chí Hai Thịnh và PhanThị Nhiễu vận động quần chúng kéo lên tỉnh lỵ Long Khánh đấu tranh chống ủiphá nương rẫy và giết hại dân lành: “ Tại sao chính phủ nói luôn luôn bảo vệ dân,lại cho xe ủi phá hoại ruộng rẫy cuả bà con?”. Trước lời lẽ hợp lý cuả dân, viên cốvấn Mỹ phải ra lệnh rút xe ủi đồng thời hứa bồi thường cho dân.

Địch đánh phá căn cứ đồng thời phong tỏa gắt gao về kinh tế gây nhiều khókhăn cho ta về lương thực thực phẩm và giao thông liên lạc. Các xã Hưng Lộc,Bàu Hàm trở thành nơi đứng chân cho các lực lượng huyện, các đơn vị hậu cần,đặc công U1, Thị uỷ Biên Hoà … Căn cứ cuả Tỉnh uỷ U1 và T hị uỷ Biên Hoà didời liên tục do biệt kích và bộ binh Mỹ đánh phá thường xuyên.

Huyện uỷ Trảng Bom vừa chống càn bảo vệ căn cứ, vừa thọc sâu diệt ácchống phá bình định, vừa kiên trì bám đất bám dân xây dựng cơ sở bên trong ấpchiến lược, cài nội tuyến v ào các tổ chức cuả địch đã góp phần tạo điều kiện chocác lực lượng bên ngoài hoạt động.

Tỉnh uỷ U1 tổ chức bộ phận Hoa vận gồm các đồng chí Lý Khải, Huỳnh Tài,Huỳnh Tín, Sáu Phước … đi sâu tuyên truyền chính sách cuả Mặt trận dân tộc giảiphóng miền Nam cho đồng bào Hoa và Nùng di cư làm rẫy ở Sông Thao, BàuHàm, Gia Kiệm. Nhiều người trở thành cơ sở cốt cán, thông báo tin lính vào rẫykích để ta đối phó kịp thời. Qua số đồng bào Bàu Hàm, cán bộ ta móc nối xâydựng cơ sở người Hoa trong nội ô. Các cơ sở người Hoa và Nùng góp phần tạothành mạng lưới giao liên từ vùng căn cứ vào nội ô, giúp Tỉnh uỷ chỉ đạo phongtrào bên trong. Những cơ sở ở Gia Kiệm tổ chức nội tuyến giúp huyện Định Quánvận chuyển số lượng lương thực thực phẩm không nhỏ cho các cửa khẩu hậu cần.

Ở Định Quán, đầu năm 1970 các lữ 173 và 199 Mỹ cùng sư đoàn 18 lính SàiGòn liên tục đánh phá, càn quét, dùng máy bay B.52 huỷ diệt vùng bắc sông LaNgà, suối Đá, đồi Dâu, núi Sabi … Chúng định diệt bộ đội chủ lực Miền hoạtđộng tại đây, bịt các cửa khẩu hậu cần cuả ta, tạo điều kiện cho việc bình định gom

Page 166: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

166

dân vào các ấp chiến lược. Ở các xã, ấp, địch mở các chiến dịch phụng hoàng,chiến dịch an ninh lãnh thổ nhằm triệt phá cơ sở cách mạng. Chúng cho dân vaytiền mua trâu bò, heo, máy móc, phân bón … để mua chuộc lòng dân. Vùng đồngbào công giáo di cư, địch tiến hành đoàn ngũ hóa bà con theo tuổi tác, giới tính,tầng lớp bằng các hội lão ông, hội lão bà, dùng bọn phản động đội lốt tôn giáotuyên truyền chống phá cách mạng.

Mặt trận huyện Định Quán tăng cường cán bộ bám sát dân, du kích đẩy mạnhhoạt động vũ trang tuyên truyền, vạch trần các thủ đoạn, âm mưu mua chuộc, chiarẽ cuả địch, đặc biệt trong lúc sư đoàn 18 rút phần lớn lực lượng đưa sangCampuchia, địch ở Định Quán hoang mang lo lắng. Cơ sở trong đội phòng vệ dânsự nắm tin tức, tổ chức đưa bộ đội huyện diệt gọn đồn ở cây số 110, tước vũ khíđược hơn 40 khẩu súng cuả phòng vệ dân sự đồn 125. Nhân đà này, nòng cốt trongmột số đội phòng vệ dân sự vận động anh em đấu tranh đòi trả súng không đi canhgác ở Túc Trưng, Định Quán, ấp 116 …

Nhân dân xã Bình Hoà (Túc Trưng) đấu tranh chống địch bắn pháo bừa bãivào nương rẫy. Bà con khu vực cây số 116 chống dồn dân vào ấp đời mới. Nhândân các xã Bình Lộc, Cây Gáo chống vào phòng vệ dân sự, chống đôn quân bắtlính … Ở Túc Trưng, địch gài mìn trên các nẻo đường, hai chị Ngô Thị Tuyết vàTrần Thị Gái đi giao liên, đạp trúng, hi sinh. Chi bộ và hội phụ nữ xã đã cấp tốcvận động nhân dân đấu tranh, hơn 100 đồng bào kéo lên vây hội đồng xã, đánh têntrung đội trưởng bảo an và đòi bồi thường cho người bị hại, đòi chúng không gàimìn gây chết dân … Hội đồng xã và đồn bảo an cử người đến viếng, bồi thường vàhứa chấm dứt gài mìn.

III.2. Công nhân cao su Bình Sơn vận động binh lính TháiỞ Bình Sơn, Ban cán sự cao su chỉ đạo đẩy mạnh công tác binh vận lính Thái.

Buổi chiều khi xe chở công nhân về qua chốt Thái, anh chị em đồng loạt đưatruyền đơn Mặt trận Dân tộc giải phóng in bằng hai thứ chữ Thái và Việt có hìnhảnh nhân dân Thái chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hiệu quả tuyên truyềnthấy rõ: lính Thái thay đổi thái độ, lúc vào xóm gặp dân họ ra dấu: cởi áo, bỏ súng… biểu hiện muốn về nước. Có người ra hiệu ý nói: người Việt Nam khổ lắm, bịARVN (lính Sài Gòn) gây tội ác, anh ta ghét nhưng không biết làm thế nào …Lính Thái tăng cường kiểm tra chặt cửa khẩu Bình Sơn: không cho công nhânmang cơm trưa ra lô sợ họ tiếp tế cho Việt cộng. Bà con đấu tranh: phải ăn mới cósức làm chớ! Chúng tôi làm không đủ ăn, lấy gì tiếp tế cho Việt cộng!

Chi bộ tổ chức nhiều tổ phụ nữ biết tiếng Thái, vận động lính Thái chở gạo từquận lỵ Long Thành vào tận địa điểm giao hàng. Khi lính Thái thu thẻ căn cướccuả bà con khi ra lô, cấp biên nhận để đi làm, cán bộ ta vận động công nhân xé hết,lúc về chúng kiểm tra thì mọi người trả lời: “Chúng tôi ra lô, Việt cộng đã thu vàxé hết, bay giờ các ông trả lại căn cước tùy thân cuả chúng tôi, lỡ lính xét hỏi thì cógiấy mà đưa …”. Chị em Bình Sơn có hàng trăm sáng kiến trong việc tiếp tếlương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm, đạn dược … cho cán bộ, du kích ngoài căncứ. Có lúc nghe tin địch bắn chết anh em ngoài lô, sáng ra công nhân đấu tranh

Page 167: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

167

không đi làm, lấy cớ pháo bắn chết người, dao hư, thùng hư không cạo được. Giámđốc sở phải cho công nhân ra lô lấy dụng cụ về sửa, nhân cơ hội đó bà con tranhthủ chôn cất tử tế liệt sĩ.

Sau chiến dịch CD và các đợt hoạt động cuả quân dân Biên Hoà - LongKhánh trong năm 1970, ta diệt được nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh cuảđịch, nâng thế làm chủ ở một số ấp, xã. Nhưng ta còn nhiều khó khăn về lươngthực, cán bộ và chiến sĩ phải ăn độn rau rừng, đậu nành, bột buông, … Địch cònchia cắt chiến trường, bộ đội huyện phải chia nhau xuống xã giúp du kích đánh phábình định, đột ấp để có cái ăn.

III.3. Tổ chức lại chiến trường, tạo thế và lực mớiNgày 25/12/1970, Thường vụ Trung ương Cục ra chỉ thị số 33 vạch rõ âm

mưu bình định nông thôn cuả địch, đồng thời chỉ đạo chuyển hướng đẩy mạnh hoạtđộng ở nông thôn và đô thị. Chỉ thị đề ra yêu cầu phương thức hoạt động tác chiếntừng vùng cụ thể: vùng căn cứ, vùng tranh chấp, vùng yếu, vùng địch kềm chặt.Các cấp uỷ phải lấy quần chúng làm cơ sở, bám trụ trong dân, nắm nguyên tắcngăn cách bí mật, hợp pháp và nửa hợp pháp, không phô trương lực lượng, tranhthủ đoàn kết mọi tầng lớp, chiã mũ i nhọn vào bọn ác ôn nhất ở địa phương.

Do thực tiễn chiến trường, Trung ương Cục quyết định tổ chức lại địa bàn:giải thể Ban cán sự T.7, thành lập hai phân khu: phân khu Thủ Biên và phân khuBà Rịa1

Thị uỷ Biên Hoà chú trọng xây dựng cơ sở ở những địa bàn quan trọng quanhsân bay Biên Hoà, tổng kho Long Bình, quân đoàn 3, khu kỹ nghệ, các xã ven nộiô (Hiệp Hoà, Bửu Hoà, Tam Hiệp, Tân Thành, Bửu Long …). Thị uỷ cũng chútrọng mở nhiều bàn đạp nhiều hướng với mạng giao liên đi đường công khai hợppháp để đưa cán bộ vào hoạt động trong nội ô, móc cơ sở nội thành ra huấn luyện:bàn đạp Bàu Hàm, bàn đạp chân núi Gia Nhan, bàn đạp Bàu Cá, bàn đạp HưngLộc, bàn đạp Bình Lộc, bàn đạp Định Quán, bàn đạp Phước Tân … Cán bộ có khảnăng công tác đô thị được cơ sở Chín Dẩu bố trí đi Cần Thơ làm thẻ căn cước (mỗigiấy tốn 200.000 đồng Sài Gòn tương đương giá 5 chiếc xe Honda 50 mua theocòmmăng từ Nhật lúc ấy). Từ đó, cán bộ ta xây dựng lại cơ sở, đưa phong tràoquần chúng phát triển đấu tranh trong nội thành2.

1 Phân khu Thủ Biên gồm thị xã Biên Hoà, huyện Vĩnh Cửu (kể luôn Trảng Bo m) và các huyện, thị xã cuảThủ Dầu Một. bí thư PKU: đồng chí Nguyễn Văn Trung; phó bí thư PKU kiêm Bí thư Thị uỷ Biên Hoà: đồng chíPhan Văn Trang; phó bí thư: đồng chí Nguyễn Văn Luông; phó bí thư kiêm Tư lệnh PK: đồng chí Nguyễn HồngLâm; Phó Tư lệnh PK kiêm Thị đội trưởng Biên Hoà: đồng chí Trần Công An …

Phân khu Bà Rịa gồm huyện Xuân Lộc (kể luôn Định Quán), Long Đất (kể luôn Xuyên Mộc), Châu Đức, thịxã Bà Rịa, thị xã Vũng Tàu, Duyên Hải, Long Thành, Nhơn Trạch, Thủ Đức. bí thư PKU: đồng chí Lê Đình Nhơn;phó bí thư: đồng chí Phạm Văn Hi; Tư lệnh PK: đồng chí Trần Sơn Tiêu.

2 Đồng chí Lê Thị Não nguyên Huyện uỷ viên Dĩ An được bổ sung vào Thường vụ Thị uỷ Biên Hoà đứng chânở Tân Vạn, Bửu Hoà; đồng chí Hồ Văn Thiệp ở ấp Vĩnh Cửu xã Tam Hiệp; đồng chí Diệp Thị Nguyệt ở ấp LânThành; đồng chí Phạm Văn Tốt ở xã Tân Vạn; đồng chí Phạm Thị Xuyến ở nội thành; đồng chí Huỳn Thị Liên ở ấpNúi Đất trước cổng quân đoàn 3; đồng chí Cao Văn Bửng vào xã Tân Thành; chị Tuyến vào ấp Lân Thành; anhHoà vào ấp Núi Đất; đồng chí Ba Xuân ở xã Hiệp Hoà; đồng chí Bèo vào xã Tân Vạn làm công tác vận động đồngbào theo đạo Cao Đài …. Số cơ sở nội thành rất đông: bà Mười Hậu ở ấp Tân Mai; ông Mười Đậu và anh Thành ởkhi kỹ nghệ; chị Ba Yến nắm bà Út Lý – dân biểu quốc hội Sài Gòn; trung sĩ Bỉnh - trưởng đài VTĐ cuả quân đoàn

Page 168: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

168

Lợi dụng thế hợp pháp cuả các tổ chức nghiệp đoàn lao động ở tỉnh BiênHoà, Ban Công vận Thị uỷ đã lãnh đạo các nòng cốt, cơ sở vận động 2500 côngnhân khu kỹ nghệ và 50 người lái xe lam tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động1/5/1971. Đoàn biểu tình đã từ quận lỵ Đức Tu (nay thuộc phường Tam Hiệp) đivề Tân Mai với nhiều biểu ngữ phản đối chính quyền tỉnh nhập 200 xe Lambromới, bắt xe cũ ngưng chạy. Anh em công nhân cũng đấu tranh chống cảnh sát phạtvạ bừa bãi vô cớ, ảnh hưởng đến đời sống cuả người lao động.

Tiếp đó, chi bộ xã Bửu Long lãnh đạo nòng cốt và cơ sở vận động hơn 1000công nhân 18 cơ sở xay đá ở Bửu Long, Tân Thành đình công đồng loạt đòi chủ xínghiệp tăng lương, nâng phụ cấp đắt đỏ. Bị thiệt hại, giới chủ phải tăng 15%lương.

Để mở rộng khu kỹ nghệ Biên Hoà, giới tư bản cấu kết với chính quyền tìmcách chiếm đất cuả nông dân ấp Bình Đa. Họ cho xáng thổi cát từ lòng rạch Cát lấpruộng ven sông. Thị uỷ Biên Hoà chỉ đạo chi bộ xã Tam Hiệp phát động nông dânđấu tranh bảo vệ ruộng đất cuả mình, đòi bồi thường thiệt hại. Nghiệp đoàn nôngdân Tam Hiệp1 thành lập ngày 10/6/1970, đã tổ chức cuộc họp tại nhà hội Bình Đavới sự có mặt cuả đại diện Liên đoàn lao động nông dân tỉnh Biên Hoà, đại diệnLiên đoàn lao động Sài Gòn, đại diện 20 chợ ở Sài Gòn, đại diện công nhân bốcvác Tân Cảng Sài Gòn, nhiều nhà báo ở Sài Gòn. Hơn 200 nông dân Bình Đa thamdự hội nghị thống nhất nêu yêu sách:

- Chính quyền phải bồi thường thiệt hại cho nông dân khi lấy ruộng để mởrộng khu kỹ nghệ.

- Chừa lại một phần đầt để xây dựng chỗ cư trú cho dân ở trông coi mồ mảông bà, không được ủi hết.

- Ưu tiên nhận người địa phương vào làm khi xây xong nhà máy.Bà Tư Nhòng phát biểu hăng hái, tố cáo chính quyền Sài Gòn: “Mấy ông nói

thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhưng ruộn g đâu không thấy, chỉ thấymấy ông giao đất cho người nước ngoài lập hãng xưởng kiếm lời, bóc lột nông dânnghèo chúng tôi…”.

Cuộc đấu tranh của nông dân chống thổi cát lấp ruộng diễn ra rất quyết liệt,huy động được cả thương phế binh ngụy tham gia. Báo c hí Sài Gòn đưa nhiều tinvề cuộc đấu tranh cuả nông dân Bình Đa. Đây là cuộc tiến công dư luận tác độngmạnh đến phong trào tỉnh lỵ Biên Hoà, buộc chính quyền và các nhà tư bản bồithường thích đáng cho nông dân Bình Đa.

Đặc biệt dưới sự hướng dẫn của cán bộ Mặt trận, dư luận chống chiến tranh,đòi hoà bình ở ngay tỉnh lỵ Biên Hoà phát triển mạnh.

3; anh Xi – lính ở tỉnh đoàn bảo an Biên Hoà; thầy giáo Nguyễn Trí Dạng ở trường kỹ thuật Biên Hoà; ông HuỳnhVăn Bì ở xã tân Phong; các học sinh trường Ngô Quyền: Huỳnh Ngọc Thắm, Huỳnh Ngọc Thanh, Nguy ễn ThanhNhàn, Nguyễn Thị Lợi; Huỳnh Ngọc Tân , bà Nguyễn Thị Đền, ông Phạm Văn Lương …

1 Ban quản trị gồm các ông: Nguyễn Văn Á (chủ tịch), Cao Văn Liến (phó chủ tịch), các uỷ viên: Nguyễn VănTước, Mai Văn Thà, Võ Văn Giỏi, Phạm Văn Tuồng do bà con cử.

Page 169: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

169

Từ ngày 3 đến ngày 8/9/1971, nhân ngày lễ Vu lan, chùa Định Quang (ở AnHảo) tổ chức lễ cầu nguyện cho hoà bình ở Việt Nam do nhà sư Thích Thiện Hoachủ trì. Hàng trăm phật tử cùng Uỷ ban chống bầu cử (tổng thống) gian lận cuả cácchùa Ấn Quang, Từ Nghiêm, Linh Sơn, Đông Hưng từ Sài Gòn về dự liên tục cảtuần lễ. Con đường từ ngã ba Vũng Tàu vào chùa treo các day cờ màu hồng. Ngườiđến dự đeo phù hiệu chim hoà bình trên ngực áo. Nhiều vách tường dán khẩu hiệuvận động nhân dân tẩy chay cuộc bầu cử ngày 3/10/1971 không đi, không bỏ,không bầu (cho Thiệu - Kỳ). Tối ngày 7/9/1971, sinh viên phật tử Thiện Phướcthuyết trình hiện tình đất nước trước hơn một ngàn thính gi ả. Anh vạch rõ chủtrương Việt Nam hóa chiến tranh cuả Mỹ kéo dài gây tàn phá, đau thương tang tóccho người Việt Nam; kêu gọi đồng bào đạo Phật tham gia phong trào đấu tranh đòino ấm, hoà bình cho Tổ quốc, chống cuộc bầu cử (tổng thống, phó tổng thống) bịpbợm này. Sân chùa đông nghẹt người nghe. Cảnh sát dã chiến bao vây phiá ngoài,chỉ ghi chép chứ không dám giở trò gì.

Nhiều cán bộ đã được Tỉnh uỷ cử vào trong nội đô hoạt động, xây dựng cơsở, tổ chức mạng lưới giao kiên bên trong 1. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đãdiễn ra chống địch sa thải, giảm lương, chống bóc lột như cuộc đấu tranh của côngnhân hãng Ôcan (Okal) chuyên sản xuất ván ép bằng dăm bào do tư bản Úc đầu tưxây dựng.

Tháng 7/1971, trên địa bàn huyện Cao su, lính Mỹ rút khỏi căn cứ suối Râm(Long Khánh). Lính Thái Lan rút khỏi các căn cứ Nước Trong, Bình Sơn. Lính SàiGòn và số tề vệ địa phương hoang mang sa sút tinh thần vì mất chỗ dựa. Nắm thờicơ, các chi bộ đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền binh vận, phát động đấu tranhphá ấp chiến lược. Lực lượng vũ trang cách mạng đã giải phóng một số sở cao sudọc liên tỉnh lộ 2, nâng một số sở lên vùng tranh chấp. Ở Bình Sơn, chi bộ lãnh đạonhân dân cùng du kích bung ra nhổ sạch hàng rào ấp chiến lược, các cơ sở phát loakêu gọi binh sĩ trở về với nhân dân. Đến cuối năm, phong trào Bình Sơn lên mạnh,thế làm chủ mở rộng.

Ở vùng lòng chảo Nhơn Trạch, sau khi địch ủi phá lột da Rừng Giồng, quamùa mưa chồi cây lúp xúp mọc lại. Cán bộ chiến sĩ bám trụ đào hầm sâu xuốngcạnh các lùm cây sống sót , bứng cỏ ngụy trang. Ban ngày anh em phân tán raruộng, tối mới về hầm nấu ăn. Vào mùa khô, địch cho quân đốt rừng rồi dùng máybay trực thăng rà xoáy phát hiện. Huyện uỷ cho anh em đốt trước theo kiểu da beoquanh căn cứ, nghi trang kỹ đường đi lối lại. Đột ấp, anh em không đi dép râu, déplỗ, không đi đường mòn, kỹ thế mà vẫn không tránh khỏi tổn thất.

1Bà Hai Não (Lê Thị Não), uỷ viên Thường vụ Thị uỷ Biên Hoà được cử phụ trách khu 3 (gồm các xã Bửu

Hoà, Tân Vạn, Bửu Long, Tân Thành). Bám trụ Tân Vạn dưới vỏ bọc bán bánh mì cho thợ các lò gạch, bà vận độngxây dựng cơ sở sau đó vươn lên Bửu Hoà móc nối với các cơ sở Hai Sớt, Ba Cốc, bà Tư Gia (Mai Thị Gia). Bà TưGia trở thành trạm giao liên, mua xe Honda chở anh em cán bộ có giấy tờ hợp pháp đi đường công khai từ nội ôBiên Hoà ra căn cứ Bàu Hàm, Hưng Lộc và ngược lại. Bà Năm Lang (Huỳnh Thị Lang) được Tỉnh ủy cấp hai chụcngàn mở quán bán bánh mì nhưng đó cũng là trạm giao liên. Bà Năm tổ chức được một số cơ sở là bà Sáu Dữ, bàTuồng, bà Sánh, bà Chín Tiên …

Page 170: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

170

Nhân dân Long Thành, Nhơn Trạch đã sáng tạo nhiều hình thức giúp đỡ cáchmạng, vừa thể hiện tấm lòng tin tưởng cách mạng, vừa thiết thực giúp kháng chiếntrong lúc khó khăn ngặt nghèo1. Đoàn 10 đặc công thuỷ ngay khi mới đặt chân tớiRừng Sác đã được đồng bào bảy xã Phước Thái, Phước Long, Phước Thọ, PhướcAn, Đại Phước, Phú Hữu, Phước Khánh đùm bọc, chở che, tận tình giúp đỡ. Anhem được bà con cho biết những tập tục sinh hoạt cuả dân Nam bộ, dạy cách chèoxuồng ghe, đào chem chép, giăng câu, quăng chài thả lưới … Thông qua ông NămMạt cưa - một cơ sở ở Quán Chim trên quốc lộ 15, anh Bảy Dừa khô (người CaiLậy tỉnh Mỹ Tho cũ, nay là tỉnh Tiền Giang) đã dũ ng cảm, sáng tạo vượt sôngnước với bao trạm chốt gác của địch trên tuyến đường thủy tiếp tế gạo, pin đèn, vảivà nhiều hàng hoá khác cho Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác. Có chuyến ông chở 12tấn gạo. Ta biết gạo là hàng quốc cấm thời bấy giờ, nếu địch bắt được chắc chắn sẽtù đày, tra tấn. Nhân dân khu vực Rừng Sác ở Nhơn Trach, Bà Rịa, CầnGiờ…chính là chỗ dựa vững chắc của Đặc công Đoàn 10 Rừng Sác 2.

Tháng 5/1971, hai huyện Xuân Lộc, Định Quán sáp nhập thành huyện XuânLộc. Huyện uỷ triển khai học tập các chỉ thị 26, 32, 33 cuả Trung ương Cục, xốclại tổ chức cơ quan và lực lượng vũ trang.

Có trung đoàn 33 Khu - do các tỉnh kết nghiã chi viện - hoạt động vũ trangphối hợp làm đòn xeo cho đấu tranh chính trị, binh vận, ta giành quyền làm chủ cómức độ khác nhau ở các ấp Bảo Bình 1, Bảo Bình 2, Bảo Vinh A, Bảo Vinh B,Suối Cát, Trung Lương, Trung Nghiã, Tân Thuỷ, Bình Lộc, ấp km 110, ấp km 116,ấp km 125 … Toàn huyện có 16 ấp tranh chấp mạnh (gồm 14.708 dân với 6 chi bộ(30 đảng viên), 1054 cơ sở), 15 ấp tranh chấp vừa (gồm 18.587 dân với 1 chi bộ (8đảng viên), 272 cơ sở) … Các chi bộ Bảo Vinh, Bảo Liệt nhanh chóng vận độngnhiều bà con bung về vườn ruộng cũ để sản xuất.

Tại các sở cao su, công nhân các đồn điền Cẩm Mỹ, Hàng Gòn, Dầu Giây …đấu tranh tập trung phá ấp chiến lược, diệt một số tên ác ôn. Các cơ sở được mócnối, hoạt động trở lại, phục vụ cho việc đánh địch, làm công tác binh vận và đấutranh chính trị.

1 Bà Bảy Búa, ông Sáu Xê ở Long An đi chăn bò, mang theo bánh mì hoặc giỡ cơm ăn trưa song tro ng ruộtbánh, gói cơm là pin đèn, thuốc men đem cho anh em. Bà Năm Ngôn ở Tam An mỗi lần đi chợ đều mua vài đònbánh tét, gói vôi ăn trầu. Ruột bánh tét có cây viết BIC, giữa gói vôi có vỉ đá quẹt mua cho chiến sĩ đại đội 1. ÔngNăm Dân ở Long Phước chở ph ân ra ruộng thì dưới lớp phân là bao gạo bọc kỹ bằng nilông, tiếp tế cho chiến sĩtrung đoàn 4. Ông Hai Mừng ở Phước Thiền khi đi làm ruộng ở ấp Long Điền khéo giấu địch, mang theo gạo, bếpdầu và cá khô chiên … cho cán bộ huyện. Anh em khi sống ở lòng chả o thường ăn gạo rang, uống nước lã, nayđược ăn uống nóng cảm thấy như được chú Hai cho ăn bữa giỗ. Huyện uỷ đưa tiền nhờ mua dầu, nhớt chạy ghe,ông không lấy. Đồng chí Chín Xuân nhờ bà Đào Thị Yến ở Phước Kiểng mua giùm chiếc kềm cộng lực (cắt dâykẽm gai). Bà đi tận Thủ Đức mua, cho vào bao bố xếp dưới băng ghế xe lam, về tới nhà cho vào thúng tro bếp, chờanh tới nhận. Bà Tư Nhâm ở Phước Lai được giao mua bộ đồ mổ (trung phẫu), bà đi Biên Hoà mua xong, gói kỹtừng thứ trong bọc nilông rồi xếp vào 5 hũ m ắm cá linh, mang về an toàn.

2 Xin đọc thêm Lê Bá Ước: Một thời Rừng Sác , nxb tổng hợp Đồng Nai, năm 2000, in lần thứ ba

Page 171: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

171

Nhiều cuộc đấu tranh chính trị ở Long Khánh đã liên tục nổ ra thể hiện khảnăng tập hợp lực lượng của cán bộ Đảng, cán bộ Mặt trận và tinh thần đấu tranhcủa quần chúng nhân dân1.

Sáng 23/9 tại tỉnh lỵ Long Khánh lại nổ ra cuộc đấu tranh chống bầu cử độcdiễn cuả Thiệu. Chị Năm Thọ, bà Nguyễn Thị Dung, bà Lê Thị Mười là nòng cốtdẫn đầu hàng ngàn đồng bào tỉnh lỵ trong đó có nhiều cô nhi quả phụ và thươngphế binh ngụy, học sinh, tiểu thương … kéo về chùa Vinh Khánh (nay là chùaLong Thọ) với các khẩu hiệu: Đả đảo Thiệu – Hương, tay sai đế quốc Mỹ, Bầu cửđộc diễn là chà đạp dân chủ, phản bội dân tộc. Địch đàn áp bằng lựu đạn cay, phitiễn. Đoàn biểu tình dùng gạch đá ném trả, dùng xăng đốt cháy xe cảnh sát, đốt thẻcử tri, tạo vật chướng ngại ngăn cản giao thông. Máy bay lên thẳng địch đến bắnvào chùa làm chết 2 người, hàng chục bà con bị thương.

Tại các đồn điền cao su Ông Quế, Bàu Sen, bộ đội trung đoàn 4 cuả Khu phốihợp với du kích hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị ở tỉnh lỵ bằng việc đánh chikhu cảnh sát, diệt 34 bảo an dân vệ, phá rã tề vệ, bắn cháy 3 xe tăng, 3 xe ô tô.Ngày 3/10/1971, các chiến sĩ trinh sát tập kích 1 đại đội lính Mỹ ở Trà Tân (Bắc lộ1) diệt 35 tên, bắn rơi 1 máy bay. Ngày 29/10, địch mở cuộc càn cấp tiểu đoàn vàokhu vực Tân Phong. Lực lượng vũ trang huyện phối hợp với đại đội 1 cuả trungđoàn 4 đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 43 lính Sài Gòn …

Nhìn chung trong đợt, Xuân Lộc (phân khu Bà Rịa) hoạt động sôi nổi nhấttoàn diện nhất, diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí, giải tán nhiều phòng vệ dân sự,phá rã nhiều bộ máy kềm kẹp cuả địch tại xã, ấp”.

Tháng 5/1971, hai huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom sáp nhập thành huyệnVĩnh Cửu2; các xã Gia Tân, Gia Kiệm chuyển thuộc huyện Xuân Lộc. Huyện uỷchủ trương đẩy mạnh đấu tranh bằng ba mũi vũ trang, chính trị, binh vận để đánhphá bình định, nâng thế làm chủ cuả quần chúng ở cơ sở. Hoạt động vũ trang nhằmđánh trúng bọn ác ôn, gỡ thế kềm kẹp, giúp cho việc xây dựng cơ sở và thực lực.Các đồng chí trong Huyện uỷ tăng cường cùng cán bộ xã bám nương rẫy cuả đồngbào, hoặc tìm cách trụ ven ấp chiến lược để móc nối nòng cốt , cảm tình chỉ đạophong trào bên trong ấp theo tinh thần của Mặt trận Dân tộc giải phóng.

Tại xã Hưng Lộc, các bà Hai Điểm, Hai Thịnh, ông Tư Việt vận động từng tổdân làm kiến nghị đòi hội đồng xã cho dân bung ra làm rẫy và không bị xét hỏi. Tổbinh vận phân loại gia đình binh sĩ, có kế hoạch tuyên truyền lòng yêu quê hương

1Ngày 23/5/1971 chi bộ mật thị trấn Xuân Lộc lãnh đạo chị em tiểu thương đấu tranh chống tăng thuế.

Ngày 1/5, hơn 400 quả phụ và cô nhi do nòng cốt ta vận động và chỉ đạo đã đấu tranh chống địch cướp đất, đuổichợ, đòi bồi thường thiệt hại. Cuộc đấu tranh kéo dài 15 ngày, địch nhượng bộ bồi thường cho số gia đình này.

Tối 21/9/1971, dân vệ ấp Bảo Vinh A bắn chết hai cô gái. Sáng 22/9 , chi bộ mật Bảo Vinh tổ chức nhân dânkhiêng xác hai nạn nhân kéo về tỉnh lỵ Long Khánh. Địch cho cảnh sát dã chiến và lính ra hăm dọa đàn áp. Đồngbào Bình Lộc, Bảo Vinh B, Suối Chồn nườm nượp đổ về tăng viện, lính chặn lại bằng hàng rào kẽm gai ở ngã bađường sắt. Bà con tỉnh lỵ tiếp tế bánh mì, nước uống cho đoàn biểu tình. Xác hai cô gái đặt trên hai tấm ván giụcthêm căm thù, bà con đòi gặp tỉnh trưởng Long Khánh. Đến 2 giờ chiều, đại diện tỉnh trưởng chấp nhận bồi thườngthỏa đáng việc chôn cất các nạn nhân.

2 Có 18 xã:Tân Triều, Lợi Hoà, Bình Phước, Bình Ý, Bình Thạnh, Tân Phú, Bình Long, Thiện Tân, Tân Định,Đại An, Hố Nai, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Hưng Lộc.

Page 172: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

172

đất nước, chính sách khoan hoà cuả Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Tổbinh vận tổ chức được một số cảm tình làm nòng cốt dùng báo chí công khai đểtuyên truyền những thất bại nặng nề cuả quân đội Mỹ và Sài Gòn trên các chiếntrường Campuchia và đường 9 Nam Lào. Hai trung đội dân vệ canh gác tuần trachiếu lệ. Chi đoàn thanh niên mật tổ chức được 4 thiếu nhi theo dõi nắm tình hìnhhoạt động báo kịp thời cho du kích đánh địch.

Xã Bàu Hàm 1 có 30 thanh niên Hoa và Nùng trong trung đội dân vệ. Cácđồng chí Dương Phúc Sinh, Năm Tắc Sính, Chu Văn Thêm dùng tình đồng hương,đồng dân tộc để giáo dục thuyết phục anh em đừng tham gia bắn giết bà con, đừngchống lại cách mạng. Họ thổ lộ không muốn đụng độ với bộ đội giải phóng, họ làmcông việc canh gác tuần tra là do bọn bảo an và cuộc cảnh sát xã thúc ép. Do đó cơsở mật có điều kiện vận động quyên góp, thu thuế và mua lương thực tiếp tế chocăn cứ bàn đạp.

Kiên trì làm công tác dân vận, kết quả đến cuối năm 1971 ta nâng 11 ấp lênthế tranh chấp, các xã đều có chi bộ và chi đoàn; riêng xã Hưng Lộc có 3 chi bộmật ở 3 ấp.

Đầu năm 1971 trước khi rút quân về nước, Mỹ mở nhiều cuộc càn ở quậnĐịnh Quán. Chúng đánh phá dữ dội căn cứ, kho tàng, đường vận chuyển cuả ta từchiến khu Đ về Long Khánh - Bà Rịa, đẩy lui bộ đội chủ lực ra khỏi địa bàn, hỗ trợlính Sài Gòn bình định phiá trong. Ở các xã, ấp địch củng cố bộ máy tề vệ 1. Nhiềutổ chức đảng phái mọc ra: đảng Dân chủ xã hội, đảng Quốc gia Việt Nam, đảngQuốc hương, phong trào Quốc gia cấp tiến … Một số phản động đội lốt tôn giáocũng tung hoành: linh mục Trọng cầm đầu đảng Hoà bình công lý, thiếu tá ĐỗXuyên Mậu đội lốt cha xứ Võ Dõng, nhân viên tình báo CIA là Trang đội lốt chaxứ La Ngà … Ngoài việc đánh phá cách mạng bằng quân sự, địch còn đánh ta vềkinh tế, kiểm soát chặt quốc lộ 20, cấm dân không được bán hàng cho giải phóng.Chúng mua chuộc trái tim và khối óc người dân bằng cách cho vay vốn mua máynông nghiệp, xăng nhớt, giống cây trồng và vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu … vàthực hiện luật người cày có ruộng lừa bịp. Đoàn hậu cần 814 cuả ta gặp khó khăndo các cửa khẩu bị bít lại.

Nhưng phong trào chiến tranh nhân dân ở Định Quán vẫn phát triển, Huyệnuỷ chỉ đạo các chi bộ lãnh đạo cơ sở, nòng cốt vận động tuyên truyền chính sáchcuả Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Cán bộ, chiến sĩ và du kích địa phươngbám trụ địa bàn, bám dân để chống càn, tập kích diệt ác phá kềm, gây thối độnghàng ngũ địch như trận phá phòng thông tin ấp 12 5 chiều 15/1/1971 cuả hai đồngchí Ngọc và Châu; trận diệt 1 tiểu đội bảo an ở Túc Trưng bằng cách gài ngượcmìn Claymore cuả địch lúc mờ sáng 3/3/1971; trận ba du kích xã Túc Trưng dùngtrái ĐK đánh lính Mỹ nghỉ ăn trưa một ngày tháng 4/1971 …

1 Hội đồng xã có 12 đến 17 tên; ấp có 1 đến 4 tên. Quận Định Quán có 8 phân chi khu cảnh sát,mỗi phân chi khu có 6 đến 7 tên.

Page 173: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

173

Địch đánh phá khu vực cây số 125 ác liệt. Tháng 9/1971, Huyện uỷ và Huyệnđội Xuân Lộc1 thành lập “đội khai hoang” lên xã 125 xây dựng lại cơ sở. Một đồngchí vào trụ nhà cơ sở mật vừa nắm tình hình vừa phát triển thêm 2 cảm tình và 2nội tuyến trong phòng vệ dân sự.

Qua một năm vượt khó khăn, đánh phá bình định nông thôn, quân dân ĐịnhQuán thu những thắng lợi quan trọng. Các chi bộ và lực lượng du kích xã đượccủng cố, được lực lượng vũ trang huyện và khu hỗ trợ đã liên tục tiến công địch,phá lỏng, phá rã sự kềm kẹp cuả địch, làm rã nhiều đội phòng vệ dân sự, nâng thếtranh chấp ở nhiều xã, ấp2

Ba năm 1969 – 1971 Mỹ xuống thang rút dần quân về nước là thời kỳ thửthách ác liệt đối với đảng bộ, quân dân phân khu 4, phân khu Bà Rịa, phân khuThủ Biên, tỉnh Biên Hoà. Đ ịch lấn chiếm mạnh, vùng giải phóng thu hẹp, khó khănchồng chất, tổn thất hi sinh không nhỏ. Các Tỉnh uỷ, Phân khu uỷ Thủ Biên, BàRịa đã từng bước lãnh đạo chuyển hướng đấu tranh, trong đó Mặt trận Dân tộc giảiphóng các cấp góp phần xây dựng, củng cố, phát triển cơ sở, mở mảng mở vùng,khôi phục phong trào chiến tranh du kích, kết hợp hai chân ba mũi từng bước xâydựng cơ sở để phát triển thực lực cách mạng.

IV. QUÂN DÂN HAI TỈNH BIÊN HOÀ, LONG KHÁNH GÓP PHẦNVÀO THẮNG LỢI CUẢ HIỆP ĐỊNH PARIS NĂM 1972

Tháng 8/1971, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc phản công chiến lược trêntoàn miền Nam, đánh bại kế hoạch bình định nông thôn cuả địch, hỗ trợ cho cácphái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâmthời Cộng hoà miền Nam Việt Nam trong hội nghị Paris.

Ngày 13/2/1972, Thường vụ Trung ương Cục ra Chỉ thị 01/CT-72 nêu rõ: “Sosánh lực lượng giữa ta và địch đã có bước chuyển biến lớn, thời cơ thất bại cuảđịch và thắng lợi cuả ta đã rõ. Tình hình đã chín mùi để ta chuyển phong tr ào lênmột bước nhảy vọt, phát động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta xốc tới đánh bạivề cơ bản chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, giành thắng lợi lớn nhất ”. 3

Trung ương Cục quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ kéo dài cả năm 1972.Hướng chính cuả chiến dịch là quốc lộ 13 (Thủ Dầu Một) và lộ 22 (Tây Ninh).Hướng phối hợp quan trọng là các tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa – Long Khánh.

Kế hoạch cuả phân khu uỷ Thủ Biên là: mở mảng giải phóng và bung dân vềkhu vực Nam Phú Giáo, Bắc Châu Thành, Bắc Tân Uyên, khôi ph ục phần lớn căncứ cũ, phá lỏng trên diện rộng ở Nam Châu Thành, Lái Thiêu, Vĩnh Cửu, có điềukiện thì giải phóng bung dân về, tạo thế nối liền phia trên xuống phia dưới. Riêngthị xã Biên Hoà phải củng cố cơ sở bên trong nội ô và vùng ven, tạo điều kiện chođặc công thọc sâu tiến công vào sân bay Biên Hoà, kho Long Bình và các căn cứ

1 Ta sáp nhập huyện Định Quán và Xuân Lộc thành huyện Xuân Lộc vào tháng 5/19712 Tổng cộng rã 725 tên PVDS; 5 ấp loại B; 13 ấp loại C; 20 ấp loại D (có 6 ấp khá). Lịch sử Đảng bộ huyện

Tân Phú, tr. 127, nxb Đồng Nai , 1991.3Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, tập 2, tr. 310.

Page 174: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

174

quân sự khác, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh cuả Mỹ ngụy, hỗ trợchiến trường chung.

Phân khu uỷ Bà Rịa – Long Khánh chỉ đạo mở đợt “đồng khởi toàn tỉnh ”, kếthợp hai lực lượng, ba mũi đấu tranh chính trị, vũ trang, binh vận, diệt ác phá kềmở xã, ấp mở vùng giải phóng, vùng làm chủ. 1

IV.1. Quân dân Thủ Biên tiến công và nổi dậy đánh địch trong chiến dịchTừ đầu năm 1972, địch tăng cường phòng thủ địa bàn Vĩnh Cửu, lực lượng

địch mạnh2.

Phối hợp với bộ đội chủ lực (trung đoàn 4, trung đoàn 33 quân khu) đồng loạttiến công 80 ấp chiến lược trên các truc lộ 1, 15, 20, 2 … giải phóng nhiều ấp,Huyện uỷ chỉ đạo các chi bộ và lực lượng vũ trang tiến hành vũ trang t uyên truyềnsâu rộng đồng thời đánh địch, trong đó các chi bộ Thiện Tân, Bình Long huy độngcơ sở cơ sở vận động quần chúng tham gia phá hoại đường giao thông (đắp mô, đặtvật chướng ngại … ).

Chi bộ mật Thiện Tân đã tổ chức hai tổ nữ thanh niên làm giao l iên dẫnđường, thu mua lương thực cho trung đoàn đặc công 113 đứng chân hoạt động trênđịa bàn3. Trung đoàn và chi bộ liên lạc với nhau bằng hộp thư chết. Có sự phối hợpgiúp đỡ cuả cơ sở, từ núi Bùng Binh, các chiến sĩ trinh sát cuả đoàn 113 đã vào sânbay Biên Hoà điều nghiên. Đêm 1/8/1972, tiểu đoàn pháo binh 14 cuả trung đoànđặc công 113 đã bắn ĐKB vào sân bay, phá 74 máy bay các loại, 11 xe quân sự, 2dàn rađa, làm cháy 2 kho xăng và kho bom napan, 1 kho đạn, 2 kho thiết bị quânsự, 1 kho lương thực thực phẩm. Dọn đống đổ nát hoang tàn chưa xong, đêm 31/8tiểu đoàn pháo binh 14 lại bắn phá tiếp, phá 48 máy bay, diệt 50 tên Mỹ ngụy.

Phát huy thắng lợi sân bay Biên Hoà, Huyện uỷ Vĩnh Cửu phân công nhiềuđồng chí xuống vùng 2 (Bình Long, Tân Phú, Lợi Hoà) đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, chỉ đạo các cơ sở vận động quần chúng bung ra sản xuất, làm binh vậnkhiến nhiều phòng vệ dân sự ba xã này không đi canh gác, trả súng cho chỉ huy.

Các chi bộ Thiện Tân, Tân Định, Đại An đẩy mạnh thu mua lương thực thựcphẩm, tổ chức cho cơ sở mua dây điện, pin … và đi dân công tải đạn pháo từ chiếnkhu Đ về cho bộ đội. Tại tỉnh lỵ Biên Hoà, được cơ sở mật giúp đỡ, đại đội 1 đặccông đã làm nổ 2 kho phá huỷ 10 tấn đạn và rocket đêm 7/1/1972 ở Bình Ý.

Sáng 10/9/1972, kết hợp nội tuyến với đoàn đặc công 113, ta đánh sân bayBiên Hoà phá hủy 175 máy bay các loại: A.37, C.130 , 70 tên Mỹ ngụy chết. Nộituyến Nguyễn Văn Thôn (H16) được thưởng huân chương Quân công giải phónghạng ba, Đoàn 113 được thưởng huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.

1 Sách đã dẫn, tr. 311, 312.2 gồm: 5 đại đội bảo an, 2 đại đội và 10 trung đội dân vệ (còn gọi là nghiã quân), 1 trung đội cảnh sát dã

chiến, 1 trung đội thám kích, 6 xe bọc thép, 8 pháo 105 và 155 mm, 1004 phòng vệ dân sự. Toàn huyện địch lập 32đồn, bót, tua, chốt gác, đẩy mạnh việc đánh phá ta ráo riết. Ngoài ra các sắc lính cơ động như lính thuỷ đánh bộ,biệt động quân, sư 18 quân đoàn 3, máy bay ở sân bay Biên Hoà … sẵn sàng yểm trợ khi cần thiết.

3 Trung đoàn 113 đặc công cuả Miền thành lập ngày 3/6/1972 có nhiệm vụ chủ yếu đánh sân bay Biên Hoàvà tổng kho Long Bình, ngoài ra còn giúp địa phương đánh phá bình định nông thôn, tham gia xây dựng cơ sở …

Page 175: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

175

Các hãng thông tấn phương Tây AP, AFP … thừa nhận: đối phương đã gây thiệthại ghê gớm nhất. Trận pháo kích sân bay có giá trị ngang một trận tập kíp bằngmáy bay chiến lược.

Mặc dù địch tăng cường bảo vệ cẩn mật tổng kho Long Bình, 2 giờ 30 phútsáng 13/8/1972, hơn 50 chiến sĩ đặc công Đoàn 113 đã tiếp tục tiến công bằng 11mũi, phá huỷ 150 ngàn tấn bom đạn, 600 tấn mìn định hướng, 1 triệu lít xăng nhớtvà diệt hơn 200 lính gác kho. Bom đạn giặc nổ suốt ba ngày liền, làm rung chuyểntỉnh lỵ Biên Hoà và cả Sài Gòn.

Các cuộc tiến công liên tiếp cuả Đoàn 113 góp phần chi viện chiến trườngmiền Tây Nam bộ, đánh lủng dạ dày địch, làm chúng phải bỏ một số cuộc càn lớn.Trong các chiến công vang dội đó, có phần đóng góp công sức cuả nhân dân VĩnhCửu.

Thị uỷ Biên Hoà tăng cường đưa cán bộ vào hoạt động trong nội ô, phát triểnthực lực, tạo thêm nhiều cơ sở, cảm tình và lõm chính tr, xây dựng 3 chi bộ mật ởxã Bửu Long, khu vực An Hảo và chợ Biên Hoà. Tại khu kỹ nghệ và ở nội ô, 4đảng viên và nhiều cốt cán, cơ sở nắm các tổ chức: Liên hiệp nghiệp đoàn tỉnhBiên Hoà, nghiệp đoàn Cogido, nghiệp đoàn Vicasa, nghiệp đoàn Eternit, nghiệpđoàn Dutaco, nghiệp đoàn hãng đường Biên Hoà, nghiệp đoàn Vikyno, nghiệpđoàn giấy Tân Mai, nghiệp đoàn xe lam, nghiệp đoàn xe lô, nghiệp đoàn xích lô,nghiệp đoàn nông dân. Trong ngành giáo dục, ta phát triển 2 đảng viên, 3 đoànviên, 4 nòng cốt, 5 tích cực, 6 cảm tình, 15 học sinh giải phóng, 1 du kích mật, 2 anninh mật. Ba trường có cơ sở là: Ngô Quyền, Khiết Tâm và tỉnh hạt Hiệp Hoà. AnhHai Điểu (Tôn Văn Điểu) vốn là cơ sở cuả biệt động Sài Gòn, bám trụ ở chùa ĐịnhQuang, làm thợ hồ. Theo chỉ đạo cuả chi bộ H.21, anh mở rộng quan hệ với bà conxóm thợ An Hảo và cả lính cùng cảnh sát địa phương. Nhờ đó, anh đào mộ t hầm bímật để cất giấu vũ khí và ít lâu sau đón một số chiến sĩ biệt động thị xã vào ém,chờ thời cơ đánh địch.

Tháng 2 và 3/1972, các cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Shell (ở gầncầu Rạch Cát), công nhân khuân vác kho Long Bình và tài xế hãng thầu xây dựngRMK – BRJ, 1500 công nhân các hãng xay đá Bửu Long liên tục đấu tranh đòităng lương. Có lúc hàng trăm công nhân kéo đi đấu tranh, cử hàng chục đại diệnđến thanh tra lao động tỉnh và tòa hành chính tỉnh đòi giải quyết. Giới chủ bị thiệthại vì những cuộc đình công kéo dài, phải chấp nhận giải quyết một phần đòi hỏicuả người lao động.

Sau các thất bại trên chiến trường Campuchia và Lào năm 1971, chiến dịchNguyễn Huệ mở đầu năm 1972 trên hướng chính Tây Ninh và vùng 1 chiến thuậtTrị – Thiên, tiếp đến cuộc chiến ác liệt ở thành cổ Quảng Trị hơn 80 ngày đêm đãlàm quân đội Sài Gòn thương vong nặng nề. Tinh thần phản chiến ở miền Namngày càng lan rộng, nhân dân hiểu rõ thực chất cuả Việt Nam hóa chiến tranh đúnglà sự thay đổi màu da cuả xác chết . Phong trào chống quân dịch, trốn lính lan rộngvì thanh niên không muốn chết vô nghiã để cho giới tướng lãnh chóp bu Sài Gònlàm giàu trên xương máu họ. Khi cảnh sát lùng sục bắt số thanh niên trốn lính

Page 176: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

176

trong nhà thờ, hàng trăm đồng bào đạo Thiên Chúa xã Tam Hiệp chặn xe cảnh sát,bắt 4 tên làm con tin bao vây quận lỵ Đức Tu, buộc viên tỉnh phó nội an Biên Hoàphải về giải quyết yêu sách.

IV.2. Phân khu Bà Rịa tham gia chiến dịch Nguyễn HuệNhìn khái quát, chiến dịch Nguyễn Huệ mở từ đầu năm đến cuối năm 1972,

bộ đội trung đoàn 33 chủ lực phân khu liên tục cơ động tiến công địch từ sở cao suCẩm Mỹ đến huyện Định Quán. Quả đấm chủ lực hỗ trợ đắc lực cho bộ đội huyệnvà du kích các xã đánh các ấp chiến lược Túc Trưng, Gia Kiệm, các ấp 110, 116,125, Phương Mai, Thọ Lâm, Thanh Thọ (xã Phương Lâm), phá các ban tề ấp, phárã các đội phòng vệ dân sự ở các ấp 110, 114, 116, 125, Cây Xăng (Bình Hoà).

Các đội trinh sát vũ trang được cơ sở mật thông báo tin tức, liên tục đánh xequân sự trên quốc lộ 20 và phát động bà con bung ra diệt ác phá kềm, về nương rẫysản xuất. Ở Túc Trưng, được cơ sở là chị Định và em Trực theo dõi cung cấp tintức, chị Thảo - cơ sở mật cuả đội trinh sát vũ trang huyện - đã tới nhà ông Ba Phú -an ninh mật - nhận khẩu súng ngắn, bắn chết tên cảnh sát Nhằm đang sửa xeHonda bên vệ đường. Tại ngã ba Trà Cổ, đồng chí Bé - chiến sĩ bộ đội huyện -nhờ cơ sở giúp, đã diệt tên Ngọc Hải tình báo thiên nga.

Tháng 4/1972, cơ sở mật theo dõi qui luật đại đội 972 bảo an tuần tra từ km120 đến km 125 đã thông báo cho chi bộ 125. Du kích xã phục kích ở km 124bằng2 trái mìn Claymore và 2 trái ĐH.8 tự tạo. 7 giờ sáng, 1 tiểu đội bảo an lọt vàovùng phục kích, mìn nổ diệt 11 tên, còn 1 tên sống sót chạy về đồn.

21 giờ đêm 2/6/1972 du kích xã được bộ đội huy ện yểm trợ đã tiến công đồn125. Sau nửa giờ chiến đấu, đồn bị hạ. Chi bộ 125 kịp thời tổ chức mít tinh có hơn100 bà con tham dự mừng chiến thắng.

Được cơ sở theo dõi nắm tình hình và báo tin, đêm 9/6 một tổ du kích TúcTrưng (Điểu Mặn, Nam, Long) đã diệt tên trưởng ấp Cây Xăng là Hiệp ở ngay cửađồn dân vệ B.10. Địch tăng cường phục kích ban đêm, kiểm soát chặt bà con đilàm rẫy. Chi bộ đã chỉ đạo một số cơ sở mật: các bà Hai Tuỳ, Tư Minh, Sáu Xuân,các ông Năm Giáp, Quốc … vận động hơn 100 bà con nông dân kéo đến chi khukiến nghị đòi được tự do đi rẫy làm ăn. Cuộc đấu tranh giằng co ba giờ liền, rốtcuộc viên chỉ huy chi khu phải chấp nhận yêu sách chính đáng cuả dân.

Ở Xuân Lộc (Long Khánh), đêm 30/3/1972 lực lượng vũ trang tỉnh, huyệnphối hợp du kích các địa phương hỗ trợ nhân dân các xã dọc lộ 1 và 20 cùng mộtsố xã vùng cao su dùng ba mũi tiến công địch. Ta phá đồn bót, bức rút các vị tríTrường Sơn, Cầu Mối, Bảo Bình, Gia Lào, cầu Nam Hà, phá ấp chiến lược ở 6 xãvùng điểm. Quần chúng nổi dậy giải phóng các ấp Nam Hà, Bảo Bình 2, Bảo Liệt.Đồng bào đánh chuông nhà thờ, khua mõ, đốt lửa, dựng vật chướng ngại, trươngbăng cờ khẩu hiệu, phát loa tuyên truyền 10 chính sách cuả Mặt trận dân tộc giảiphóng miền Nam. Hàng trăm bà con các ấp Việt kiều ở Suối Cát nổi dậy lùng bắttề vệ, cảnh sát. Du kích và đồng bào chia thành nhiều toán bao vây đồn, làm binhvận khiến địch hoảng loạn bỏ chạy, nhiều toán phòng vệ dân sự tan rã. Sau các trận

Page 177: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

177

chống càn thắng lợi từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 5/1972, ta làm chủ p hần lớn xãBảo Bình. Quần chúng thừa dịp này bung ra nương rẫy sản xuất. Cơ sở mật dọc lộ20 phát loa tuyên truyền chính sách cuả Mặt trận và thắng lợi cuả cách mạng. Chỉtrong 20 ngày, ta thu 8 triệu đồng do bà con ủng hộ, mặt khác một số thanh niên tựnguyện tham gia kháng chiến. Đêm 20/6/1972, mũi đấu tranh chính trị và binh vậnkhiến lính đồn Bảo Bình chạy về ấp Nam Hà. Chi bộ xã nhanh chóng xây dựngchính quyền nhân dân ấp Bảo Bình 1, kết nạp 2 đảng viên, tổ chức thêm 36 cơ sở,rút 6 thanh niên bổ sung cho đội du kích xã.

Ở tỉnh lỵ Long Khánh, liên tiếp hai ngày 19 và 20/4/1972 hàng trăm học sinhLong Khánh bãi khóa, treo khẩu hiệu chống Thiệu. Cảnh sát tới đàn áp, các emdùng gạch đá, bom xăng tự tạo chống trả làm nhiều cảnh sát bị thương.

1 giờ đêm 15/9/1972, du kích Bảo Vinh phối hợp với đội biệt động LongKhánh diệt đồn cầu Bốn thước trên đường xe lửa.

Những thắng lợi liên tiếp cuả quân dân huyện Xuân Lộc trong các đợt 1 và 2chiến dịch Nguyễn Huệ đã phá tan âm mưu bình định, lấn chiếm vùng giải phó ngcuả địch, phá vỡ kế hoạch khôi phục đoạn đường sắt Xuân Lộc - Gia Ray. Các ấpven tỉnh lỵ và 6 xã điểm lộ 1 thành các ấp tranh chấp mạnh, ta làm chủ ban đêm.

Lính Mỹ và chư hầu rút khỏi địa bàn Long Thành - Nhơn Trạch, quân đội SàiGòn phải bố trí lại lực lượng. Lính bảo an dàn mỏng trên trục lộ 15 và dọc sôngĐồng Nai thay cho sư đoàn Báo đen (Thái) triệt thoái toàn bộ ngày 4/1/1972. Lựclượng thiếu hụt, địch tăng cường đôn quân bắt lính, tiến hành 450 cuộc càn cấp đạiđội ở phiá đông lộ 15 từ phiá nam sông Buông, đường 15B, Cây Khô, suối Cả, cầuVạt, suối Đá Vàng, cửa khẩu Bình Sơn cho tới Phước Thái.

Tuy nhiên tinh thần địch sa sút nặng vì bị tác động sau các thất bại ở chiếntrường Campuchia, Lào, Bình Long, Quảng Trị … nên số lính bị đôn lên rất sợphải đi xa ra trận. Nhiều gia đình bỏ tiền lo lót để chồng, con, anh em … vào sắclính ở lại địa phương. Cán bộ ta tăng cường tuyên truyền giáo dục chính sách củaMặt trận cho quần chúng vì thế, số thanh niên trốn lính tăng nhanh. Họ sống bámven các căn cứ ta theo kiểu bất hợp pháp được tương đối an toàn. Tại Tắc Trững(Phước Thái) - gần căn cứ sở chỉ huy Đoàn 10 – lúc đầu chỉ có một ít thanh niêntrốn lính, lâu dần đông tới hàng trăm (kể cả số đào ngũ).

Lực lượng ta phục hồi dần từ giữa năm 1971 trở đi, d u kích mỗi xã có vài anhem, đại đội mỗi huyện khoảng trên chục tay súng. Lương thực thực phẩm và thuốcmen tuy vẫn khó khăn song giải quyết được có mức độ theo hẹn trước với cơ sở.

Ở Nhơn Trạch, cán bộ ta làm công tác tuyên truyền Mặt trận sâu rộng trongnhân dân nên đã rút được một số thanh niên Phú Mỹ, Mỹ Hội, Phước Thiền, PhướcThọ, Phước Khánh … tổ chức học chính trị, quân sự hình thành khung đại đội 241.Bốn thanh niên Đại Phước là Bầu, Chi, Sử, Hoàng đổi tên thành Lập, Trường,Chiến, Đấu. Số thanh niên Phước An, Phước Thọ … đổi tên thành Quyết, Tâm,Chiến, Đấu, Thắng, Lợi … để tránh địch khủng bố thân nhân. Một số nữ thanhniên cũng hăng hái tự nguyện đi theo cách mạng.

Page 178: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

178

Từ khi thành lập xã Vĩnh Thanh (1957), cán bộ ta chưa xây dựng được cơ sởở xã công giáo toàn tòng này do địch lừa mị, khống chế, kềm kẹp bà con rất chặt.Đồng chí Hai Duyên – đội trưởng đội công tác di cư cuả huyện – ăn mặc nhưngười làm củi, ém nhiều ngày ngoài rừng mới gặp ông Tư Luân đi phát chồi. Haibên trò chuyện, thăm hỏi quê quán, đời sống gia đình … Qua nhiều lần tiếp xúc,anh Hai Duyên hiểu nỗi băn khoăn cuả ông Tư - cũng như các đồng bào công giáokhác - do bị địch tuyên truyền xuyên tạc từ lâu, không khác tâm trạng bà con cônggiáo di cư ở Hố Nai, Gia Kiệm … Ông Tư Luân ngày càng hiểu cán bộ Mặt trậndân tộc giải phóng không có gì đáng sợ. Anh Hai bàn với anh em trong đội: đi cắttranh, chặt cây đem tới từng rẫy, thông qua ông Tư cho bà con biết: tranh, cây làcuả “mấy chú giải phóng” giúp đồng bào cất chòi. Biết nhiều gia đ ình thiếu củi đunmùa mưa, anh em hướng dẫn và bảo vệ bà con vào sâu trong rừng lấy củi. Tiếnglành đồn xa, sau đó khoảng ba chục gia đình ấp Thiết Nham vào cất chòi làm rẫy.Nhiều người cho anh em bình toong, dây lưng Mỹ, lương thực thực phẩm … Dầndần đội công tác di cư Nhơn Trạch bám được vào ấp Thiết Nham, rồi vươn ra cácấp Đại Điền, Đại Thanh. Anh em tiếp xúc với hơn 80 gia đình có cảm tình với Mặttrận, bà con đóng đảm phụ, gửi ra 40 ngàn đồng. Ba thanh niên công giáo: Tuyển,Thành, Lập xin gia nhập cách mạng. Ta chọc thủng được một mắt xích vành đaikiên cố cuả địch, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệpgiải phóng miền Nam.

Ở các xã địch khống chế chặt như Phú Thạnh, Phước Kiểng, Phước Lai, TamPhước … thì Huyện uỷ tăng cư ờng cán bộ giúp xã củng cố và xây dựng cơ sở. Chibộ mật xã Tam Phước được thành lập. Ở Long An, chi bộ tổ chức cuộc họp gần200 người bầu ra Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời xã. Chi bộ, Mặt trận vàchính quyền lâm thời vận động nhân dân xã ủng hộ cách mạng nhiều mặt: bán luá,đóng góp đảm phụ, rút thanh niên đi bộ đội và du kích …

Nhờ kịp thời chuyển hướng, toàn huyện rút được gần 300 thanh niên bổ sungcho lực lượng du kích các xã và bộ đội huyện.

Du kích các xã Bình Sơn, Phú Thạnh, Phước Thiền, Tam An tiến hành cảnhcáo trừng trị nhiều tên tề xã ấp ác ôn, tuyên truyền phá rã ba đội phòng vệ dân sự.Đáng chú ý là việc diệt tên Thêm - làm thám báo từ năm 1959 - ở ấp Tân Mai 2ngày 16/5/1972 làm bọn tề xã và lính bót Phước Tân co lại, không dám hoạt động.Nắm thời cơ, cán bộ xã đột ấp tổ chức mít tinh hai đêm 17 và 18, có gần 200 đồngbào tham dự, vạch rõ tội ác cuả Thêm. Bà con ủng hộ 13 ngàn đồng. Sáng 19/5,gần hai chục gia đình đi gặp hội đồng xã đòi cho họ được làm ăn trên ruộng đấtcuả mình.

Cuối tháng 7/1972, trung đoàn 4 chủ lực về đứng chân ở Bình Sơn, nhiệm vụchính là căng kéo chủ lực địch tạo điều kiện cho các đơn vị khác đánh dứt điểm chikhu Đức Thạnh, tiêu diệt một bộ phận lớn lính bảo an Long Thành rồi chuyển vềNhơn Trạch cùng lực lượng võ t rang địa phương1.

Page 179: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

179

Phối hợp với trung đoàn 4 và bộ đội huyện Long Thành, rạng 13/8/1972, mộtđơn vị cuả trung đoàn 113 đặc công đánh tổng kho Long Bình. Sáng cùng ngày,kho bom Thành Tuy Hạ cũng bị đánh. Hai đồng chí Quyết và Hoà đã điều nghiênhơn ba tháng liền mới đánh tiếp trận thứ nhì này; cả hai đều được thưởng huânchương Chiến công giải phóng hạng ba.

Ở Phước Long, Phước Thọ, Phước Thái, công tác tuyên truyền binh vận đượcđẩy mạnh qua chính sách 10 điểm cuả Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoàmiền Nam Việt Nam; kết hợp diệt ác đúng đối tượng cần diệt, đã có tác dụng lớntrong việc hạn chế ác ôn của địch, nâng thế làm chủ của quần chúng1.

83 công nhân cao su sở Hội tổ chức mít tinh ngay tại lô nhà thờ Phú Hội, tốcáo tội ác cuả địch, đồng thời đòi chủ sở cho công nhân tự do làm ăn, gặp gỡ nhautrò chuyện. Chủ sở cho tay chân đi báo lính quận vào đàn áp, song lọt vào vòngphục kích cuả đại đội 240, làm địch thiệt hại nặng. Sau trận đánh, cơ sở nòng cốtđã gặp gia đình binh sĩ vận động chồng, con, em bỏ ngũ. Cơ sở còn gửi hàng trămgói quà có thư. Cơ sở và quần chúng treo, dán, rải hàng chục ngàn truyền đơn,khẩu hiệu khắp nơi. Công tác binh vận có kết quả, địch ít lùng sục. Bà con có điềukiện bung về vườn, ruộng cũ làm ăn.

Nhiều làng ấp, nhân dân bị địch gom vào ấp, hoặc phải ra vùng tạm chiếm,nay trước thế làm chủ của cách mạng lần lượt trở về vùng giải phóng, du kích làmăn2. Với sự hỗ trợ của nhân dân, hoạt động cuả lực lượng cách mạng mở rộng,quan hệ trong – ngoài khắng khít, ta không lo vấn đề lương thực thực phẩm nữa.Bảo vệ quần chúng, hỗ trợ bà con đấu tranh với địch, du kích và lực lượng võ tranghuyện trừng trị nhiều tên ác ôn, gián điệp, mật báo, phá rã 4 đội phòng vệ dân sựPhước Thọ, Phú Mỹ, Phước Lai, Đại Phước …

Như vậy, qua hơn ba tháng tiến công hai chân ba mũi, ta diệt nhiều sinh lựcđịch, chuyển được mảng, chuyển được thế và lực, bước đầu mở ra cục diện mới ởđịa phương.

IV.3. Mặt trận Dân tộc giải phóng vận động vào đợt “ chồm lên chiếmlĩnh”

1 Viên đại úy Nhiều ở Phước Thọ nghe đài Hà Nội và đài Giải phóng, nói với dân: Thế nào chiến tranh cũngkết thúc sớm, mấy ổng sẽ thắng. Ở Phước Thái, anh Nguyên là chỉ huy trung đội thám sát - sắc lính được tin tưởngnhất - được chị Tư Phượng - đảng viên mật - giáo dục, đã viết thư cho Huyện đội Long Thành xin được diệt đơn vịnày. Đồng chí Tư Tài - Huyện đội phó - gửi thư trả lời: Binh sĩ là những anh em lầm đường lạc lối không cần xử lý.Chỉ yêu cầu diệt xã trưởng ác ôn . Một buổi sáng, Nguyên xách súng ra ấp 1 trên quốc lộ 15. Xã trưởng Thắng chởtrưởng ấp Bê bằng xe Honda. Nguyên vẫy cho xe dừng lại và nhả đạn, diệt hai tên này, sau đó ra căn cứ và được bổsung vào bộ đội tỉnh.

2 Hai ấp Bình Lâm, Bưng Cơ (Lộc An) bị xóa trắng sau tết Mậu Thân, nay đồng bào lục tục kéo về. Lúc đầu10 gia đình: Ba Thẻ, Ba Thơ, Năm Chuyên, Năm Điện, Sáu Đồng, Tám Yến, Chín Lũy … chỉ có mặt ban ngày, bàcon ở chung 3 căn nhà lá, chiều về thị trấn; sau đó dời nhà về ở luôn, nhà ai nấy ở. Ấp Gò Cát (Phước An) có hơnchực gia đình về cất chòi khai hoang. Ấp 1 (Bình Sơn) lúc đầu có 4 gia đình các ông Bào, Đoàn, Ba Chữ, SáuCường về sửa nhà rồi dần dần cả ấp kéo về hết. Trên cánh đồng Long Điền, chòi ông Tư Thể cát đầu tiên. Rồi hàngchục, hàng trăm chòi lần lượt cất trên ruộng gia đình mình . Ở ấp Trầu (Long An) lúc đầu chỉ có gia đình sáu ông bàHai Thu, Hai Hề, Ba BỜ, Sáu Chắc, Sáu Hoặc, Chín Dương về phát cỏ cuốc đất. Rồi một thời gian, cả ấp kéo vềhầu như không thiếu nhà nào.

Page 180: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

180

Ngày 30/8/1972, Thường vụ Trung ương Cục ra Chỉ thị 08/CT “Gấp rút xâydựng, phát triển và bố trí lực lượng chính trị thành thế chiến lược vững mạnh, kịpthời đáp ứng yêu cầu cuả nhiệm vụ trước mắt”. Trung ương Cục quyết định giảithể các phân khu, lập lại khu miền Đông, các tỉnh Biên Hoà và Bà Rịa-LongKhánh.

Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Biên Hoà đề ra nhiệm vụ trong tình hình mới: “ Pháthuy thắng lợi đã giành được, tập trung sức tấn công địch chống càn quét lấnchiếm, bung mạnh ra vùng yếu, vùng tranh chấp, kêt hợp chặt chẽ ba mặt vũ trang,chính trị, binh vận, phát động quần chúng trấn áp bọn phản cách mạng, diệt ácphá kìm tạo điều kiện cho dân bung ra sản xuất làm ăn, bao vây lấn địch giànhquyền làm chủ xã ấp, tạo thế tạo lực mạnh mẽ chuẩn bị “chồm lên” tấn công địchmở rộng vùng khi có giải pháp chính trị, đồng thời cùng với toàn Miền đánh bạiâm mưu ngoan cố cuả địch kéo dài chiến tranh ” 1

Ba tháng trước khi hiệp định Paris ký kết, Mỹ đã gấp rút viện trợ khối lượngkhổng lồ trang bị gồm: 300 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọcthép, nhiều tàu chiến, trên 2 triệu tấn thiết bị chiến tranh, giúp chính quyền và quânđội Sài Gòn tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục tạo thắng lợi quân sự hỗ trợ chocuộc đấu tranh ngoại giao, ta đồng loạt mở cuộc tiến công toàn diện ở Biên Hoà,Long Khánh từ đêm 24 rạng sáng 25/10/1972.

Đêm 24, du kích các xã Tam An, An Lợi, Phước Nguyên (huyện Long Thành)được bộ đội huyện hỗ trợ đã vận động nhân dân nổi trống mõ uy hiếp tề vệ, làmchủ các ấp. Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được treo ở nhiều địa điểmthuộc các xã Long An, Long Phước, Phước Thái, Tam An, Phước Nguyên …Trênlộ 15 từ cầu Hươu đến Thái Thiện (xã Phước Thái), cán bộ Mặt trận vận động hàngtrăm quần chúng đắp mô, chặt cây làm vật chướng ngại cản đường. Tiếng loa binhvận vang lên hướng vào nhiều đồn bót. Ở các đồn điền cao su Bình Sơn, An Viễn,công nhân liên tục đấu tranh với xã và quận, đòi chúng không bắn pháo vào lô caosu, bỏ lệ khám xét khi bà con đi làm ngoài lô, cho mọi người mang cơm ăn trưa …Địch phải chấp nhận những đòi hỏi này, công nhân tự do đi sớm về trễ, càng cóđiều kiện quan hệ chặt chẽ với cách mạng. Bộ đội chủ lực đã tổ chức đánh địch hỗtrợ phong trào quần chúng có hiệu qủa 2.

1 Tỉnh Bà Rịa -Long Khánh gồm các huyện cuả Bà Rịa (Châu Đức, L ong Đất, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa, thịxã Vũng Tàu,thị xã Long Khánh và hai huyện Xuân Lộc, Định Quán. Bí thư Tỉnh uỷ: Phạm Văn Hi; Phó bí thư kiêmTỉnh đội trưởng: Phạm Lạc …

Tỉnh Biên Hoà gồm các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom (tháng 10/1973 đổi thành huyện T hống Nhất, LongThành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Dĩ An, Tân Uyên (hai huyện Dĩ An, Tân Uyên năm 1973 nhập về Thủ dầu Một),huyện cao su Bình Sơn, thị xã Biên Hoà. Bí thư Tỉnh uỷ: Nguyễn Trọng Cát; Phó bí thư thường trực Nguyễn VănThông; Phó bí thư kiêm Bí thư Thị uỷ: Phan Văn Trang; Phó bí thư kiêm Tỉnh đội trưởng: Nguyễn Việt Hoa ….

Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, tập 2, tr. 317, 318, 320.2 Từ 26 đến 28/10, một bộ phận lực lượng trung đoàn 4 đánh Long An, Lộc An diệt 95 tên. Hôm sau địch cho

2 tiểu đoàn giải vây xã Lộc An, Bình Sơn. 3 tiểu đoàn khác khai thông lộ 15, bố trí thành tuyến dài, thành cụm chốtchặn các nơi xung yếu quanh quận lỵ Long Thành. Trong vài cuộc chạm súng chống địch phản kích, ta diệt 17 tên.

Page 181: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

181

Ở Nhơn Trạch, cán bộ Mặt trận vận động hàng trăm quần chúng tiếp tế cơmnước, tham gia đào hầm, làm công sự giúp bộ đội trung đoàn 4 cùng bộ đội huyệnvà du kích đồng loạt đánh các ấp chiến lược thuộc các xã Phú Mỹ, Phú Hội, PhướcLai, Phước Kiểng, Phước Thiền, phá sập cầu Phước Thiền. Địch phản kích ác liệt,cho máy bay khu trục, trực thăng và pháo bắn phá ném bom bừa bãi các ấp CầuSắt, Đất Mới (Phú Mỹ), Bến Cam (Phước Thiền), Mỹ Khoan (Phước Kiểng), ấp B(Phước Lai) phá huỷ hơn 450 ngôi nhà, hơn 3000 giạ lúa cháy, 6 người chết …Bọn lính thừa cơ xúc lúa, bắt heo gà, lấy tài sản (máy may, máy truyền hình) cuảdân.

Đêm 12/11/1972, các chiến sĩ đặc công Rừng Sác đánh kho Thành Tuy Hạ,phá huỷ khoảng 50 ngàn tấn bom đạn. Một tháng sau, đêm 12/12, các chiến sĩ bộđội huyện và đặc công đánh tiếp trận nữa, phá huỷ 80% kho bom Thành Tuy Hạ,tiếng nổ kéo dài hai ngày đêm, làm rung chuyển cả vùng rộng lớn. Trận đánh nàycó tiếng vang rất lớn cả trong và ngoài nước, gây phấn khởi lớn cho nhân dânquanh vùng.

Ở hướng quốc lộ 1, đêm 3/10, đại đội 9 pháo cuả trung đoàn 33 bắn 3 tên lửaH.12 vào đồn Sông Thao, phá sập cống Hưng Nghiã. Đại đội 24 đặc công cuảtrung đoàn 33 tập kích diệt đồn Hưng Lộc. Tiểu đoàn 9 trung đoàn 33 yểm trợ bộđội huyện và du kích giải phóng hai ấp Sông Thao và Bàu Hàm (xã Bàu Hàm). Chibộ xã lãnh đạo cơ sở và du kích truy lùng số tề vệ ác ôn; phát động quần chúng nổidậy diệt ác, phá rã các đội phòng vệ dân sự, đặt vật chướng ngại trên lộ. Địch từtiểu khu Long Khánh chiếm lại các địa bàn bị mất. Trận đánh diễn ra quyết liệt 1.Du kích các xã Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2 được cơ sởdẫn đường đã đột ấp bắt sống 24 tề vệ, đưa về căn cứ giáo dục, số này hứa lúc trởvề không làm việc cho địch.

Chiến thắng tác động mạnh đến nhiều thanh niên. Xã Hưng Lộc rút được 30người (có 10 nữ), Bàu Hàm 1 rút được 10 nữ tân binh, Bàu Hàm 2 được 10 tânbinh (có 5 nữ), Trảng Bom 1 rút được 30 người, Trảng Bom 2 rút 15 người (có 5nữ). Liên tục hai tháng 11 và 12/1972, trung đoàn 33 khống chế quốc lộ 1 từ HưngNghiã đến Bàu Hàm. Chính quyề n địch ở các xã rệu rã, cơ sở ta rải nhiều truyềnđơn công bố chính sách 10 điểm cuả Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoàmiền Nam Việt Nam ở nhiều nơi. Công tác binh vận song song với đấu tranh chínhtrị và quân sự tác động mạnh; ở Bàu Cá đêm 11/12, cơ s ở ta vừa tung tin bộ độichuẩn bị tiến công đã làm 32 tên phòng vệ dân sự trốn chạy. Quần chúng thừa cơmạnh dạn bung ra sản xuất, tiếp xúc với cán bộ ta. Tại xã Bàu Hàm, hàng ngànđồng bào Nùng kéo về hội đồng xã mang băng khẩu hiệu lên án địch bắn pháo v àoấp, vào rẫy làm chết dân, thiệt hại nhiều hoa màu. Bà con đòi chúng ngưng bắnpháo, bồi thường mọi thiệt hại. Chúng phải làm đúng đòi hỏi cuả dân, để mọingười tự do đi rẫy chăm sóc hay thu hoạch hoa màu.

1 Tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn 3 3 chặn địch, đẩy lùi ba đợt phản công, diệt gọn 1 trung đội dân vệ, đánhthiệt hại 1 đại đội bảo an tổng cộng diệt 80 tên. Quốc lộ 1 bị cắt đứt. Bộ đội đánh cụm pháo Sông Thao, phá huỷ 1khẩu đại bác 105 li, 1 súng cối 81, diệt nhiều sinh lực địch, bức hàn g đồn Lò Than và san bằng đồn này.

Page 182: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

182

Tại xã Hố Nai, đội công tác di cư bám được khu Đ ồng Lách, Sông Mây, BùiChu, Bắc Hoà, Tân Hoà … giúp bà con thu hoạch hoa màu khiến sự nghi ngại đốivới cách mạng giảm nhiều. Đến tháng 12/1972, anh em xây dựng được 35 cơ sởquần chúng trong đó có 10 cơ sở an ninh mật. Ở khu vực Gia Kiệm, ta tăng cườngvũ trang tuyên truyền trên lộ 20 bằng truyền đơn, bám rẫy vận động quần chúng,thuyết phục được hàng chục bà con ra ở lại rẫy ban đêm bảo vệ mùa màng, từ đócán bộ ta nhờ mua lương thực thực phẩm, thuốc men dễ dàng.

Ở Long Khánh, đêm 24 rạng 25/10/1972, bộ đội huyện, du kích xã vận độnghàng trăm đồng bào phục vụ đào hầm, làm công sự chiến đấu, gỡ băng cờ địch,treo băng cờ Mặt trận giải phóng … Mũi tiến công binh vận kết hợp vũ trang đãbức rút các đồn bót Bảo Bình 2, Bảo Bình 3, Bảo Chánh, Bảo Vinh A, Bảo Vinh B,Bình Lộc, Trung Lương, Suối Cát, Cẩm Mỹ. Đến tháng 11, bằng các mũi chính trị,binh vận kết hợp vũ trang, ta giải phóng 4 ấp: Bảo Bình 1, Bảo Bình 2, Bình Lộc,Bảo Vinh. Huyện uỷ chỉ đạo các chi bộ thông qua các cơ sở vận động hơn 8000đồng bào Bình Phú, Suối Cát, Bình Lộc, Bảo Bình bung về ruộng vườn cũ, mởrộng thêm 300 ha đồng thời tổ chức lực lượng du kích bảo vệ các ấp giải phóng.Tại vùng cao su, du kích tiến hành diệt ác phá kềm, mở thế hoạt động trên tuyếndài từ Dầu Giây, Hàng Gòn tới Tân Lập, Cẩm Mỹ.

Những hoạt động cuả phong trào đấu tranh cuả quân dân Biên Hoà, LongKhánh đã góp phần cùng toàn Miền hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh ngoại giao ởParis.

Đầu tháng 1/1973, địch ráo riết chuẩn bị chiến dịch tràn ngập lãnh thổ . Chúngtăng cường lực lượng phòng thủ các hướng quốc lộ 1, 15, 20. Tiểu đoàn 437 bảoan đóng ở Trảng Bom; tiểu đoàn 343 đóng rải từ Bàu Cá lên ấp Nguyễn Thái Học;tiểu đoàn bảo an 350 đóng ở Kiệm Tân. Ngày 25 và 26/1/1973, 1 đại đội bảo antăng cường đóng ba chốt: sở Thú y, đường sắt, ấp Sông Thao. Chúng gài mìnquanh các ấp, kiểm tra gắt dân ra vào ấp, cấm không ai ra rẫy từ ngày 28/1. Bêntrong, tề vệ, cảnh sát, bình định nông thôn bắt dân mua các khẩu hiệu chống cáchmạng treo ở cửa nhà, sơn cờ quốc gia lên nóc nhà, vẽ ở cửa …

Từ đêm 26/1 trở đi các lực lượng vũ trang trên địa bàn liên tục tấn công địch,bảo vệ vùng giải phóng và làm chủ. Cán bộ Mặt trận vươt qua bom pháo địch phátđộng quần chúng nổi dậy, diệt ác ôn, xuống đường hoan hô thắng lợi của Hiệpđịnh, đồng thời đấu tranh tố cáo tội ác địch. Ta làm chủ ấp Hưng Nghiã, cơ sở mậtrải truyền đơn, treo băng khẩu hiệu hoan hô thắng lợi cuả quân dân cả nước, hoannghênh hiệp định Paris. Tại Bàu Hàm, cán bộ Mặt trận vận động hơn 100 bà con raphản đối pháo và máy bay ngụy tàn hại nhân dân. Bà con chất vấn: Hoà bình rồisao mấy ông không thi hành, lại dùng máy bay và pháo gây thiệt hại thế này, làmsao dân ăn Tết?. Chi bộ mật tổ chức tản cư ngược , bà con từ trong sâu kéo ra hùdọa lính khiến 1 đại đội bảo an rút ra.

Tại Bàu Hàm 2, khi tiếng súng nổ, cơ sở đã vận động đông đảo bà con xóa cờba sọc ở cửa và trên nóc nhà. Năm chục gia đình tình nguyện nấu cơm cho bộ đội;nhân dân ấp Nguyễn Thái Học gói bánh tét và tặng 2 thùng mì ăn liền cho các

Page 183: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

183

chiến sĩ. 6 gia đình ủng hộ gỗ ván cho bộ đội làm công sự, 2 thiếu nhi dẫn bộ đội đithu 2 súng cuả phòng vệ dân sự quăng khi chạy trốn. Sau đó Huyện uỷ chỉ đạo cácchi bộ xã và cán bộ Mặt trận vận động cơ sở, nòng cốt đấu tranh đòi địch bồithường thiệt hại do bom pháo địch gây ra. Địch phải cho nhân viên đi từng nhà ghichép và bồi thường cho dân 1

Theo chỉ thị cuả Tỉnh uỷ Biên Hoà, Huyện uỷ Vĩnh Cửu chỉ đạo các chi bộvận động quần chúng tích cực chuẩn bị lương thực thực phẩm, băng cờ Mặt trận,khẩu hiệu và chuyển vũ khí để vào đợt chồm lên chiếm lĩnh. Lực lượng vũ trangcùng đặc công 113 tiến công địch ở Thiện Tân, Tân Định. Lực lượng ta ít, bámcông sự chống trả trong khi chi bộ huy động dân tản cư ngược tung tin hù dọa:Quân giải phóng đông lắm … Mấy ổng về đầy ấp, đào hầm trong đó … . Địch phảnkích ác liệt.

Ở vùng 2 và 3 cuả huyện, đội công tác cơ sở cùng du kích bám trụ liên tục độtấp tuyên truyền thắng lợi cuả hiệp định Paris, chiến thắng ở các nơi khác trongtỉnh. Bà con vùng sâu, vùng xa vui mừng được gặp lại cán bộ, góp gần 700 g iạ lúaủng hộ giải phóng.

Ở Long Thành, ta vào đợt từ đêm 17/1/1973. Lực lượng ta nổ súng đồng loạtvào các ấp tân sinh, đánh nhiều đồn bót. Phản ứng lại, địch bắn pháo, cho máy bayném bom huỷ diệt các xã Phước Nguyên, Lộc An, ấp Bà Ký (xã Long Phước). Từngày 23 đến 25/1, máy bay địch rải bom Vũng Gấm, Bàu Bông (Phước An) đếnĐồng Lớn (Phước Thọ). Trận đánh phản kích diễn ra ác liệt ở khu vực Cầu Xéo,nhưng các cơ sở và đông đảo bà con toàn huyện cắm cờ Mặt trận dân tộc giảiphóng ven rừng, ngoài ruộng, trong các thôn xóm.

Chiều 29/1, pháo từ các cụm Long Thành, Phước Hoà, Bến Sắn nã dồn dập3000 trái đạn. Sau đó máy bay ném bom huỷ diệt 80% nhà cửa ở bốn xã, làm 8người dân thiệt mạng, nhiều người bị thương, bà con phải chạy dạt ra ruộng.

Lính bót Hàng Dương càn vào ấp Bà Ký (Long Phước), mỗi tên mang theohàng chục cờ giấy. Trên đường đi, phát hiện cờ Mặt trận cắm trên cây sao cao, viêntrung Út trưởng đồn bắt lính leo lên gỡ. Lựu đạn nổ, 1 lính chết, 3 bị thương, dukích từ trong ấp bắn ra, chúng bỏ không vào ấp.

Tại Phước An, một lá cờ Mặt trận lớn treo trên cây cám cách bót Gò Cát 1km. Viên trưởng đồn sai lính đi gỡ thì 1 phát súng từ phiá chợ vang lên, viên đạnxẹt đầu tên lính. Y tụt xuống, bỏ chạy. Một tuần sau, máy bay trực thăng mới tớigỡ lá cờ.

Trong lúc đó, quân dân Long Thành, Nhơn Trạch vui mừng chuẩn bị đón tếtQuí Sửu cổ truyền. Đồng bào bung về ruộng vườn cũ sản xuất, tự do đi lại thămhỏi, gây phong trào đấu tranh dư luận rộng rãi: Mỹ thua phải ký hiệp định, Thiệutuy ngoan cố nhưng rồi cũng thua, cách mạng nhất định thắng.

1 Nhà thiệt hại 50% được cấp tôn lợp và 16 500 đồng; nhà thi65t hại 80% được cấp tôn và 25 600 đồng.

Page 184: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

184

Ở khu kỹ nghệ Biên Hoà, ta ém một số đồng chí trong đội biệt động thị xã tạihầm bí mật nhà cơ sở Tôn Văn Điểu. Đêm 26/1/1973, được nội tuyến trong phòngvệ dân sự ấp An Hảo bảo vệ, biệt động tấn công diệt hai tên, trung đội nhân dân tựvệ bị thương hầu hết.

Trong đêm 27/1, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được treo ở nhiềuđịa điểm trong nội ô. Cơ sở mật rải truyền đơn, dán khẩu hiệu đòi Mỹ rút quân,Thiệu phải từ chức. Cơ sở làm công tác binh vận tuyên truyền bi nh sĩ bỏ ngũ vềvới gia đình vì hoà bình rồi đi lính chết uổng mạng. Những hoạt động này khơi dậytinh thần dân tộc, lòng yêu chuộng hoà bình cuả các tầng lớp, nhất là công nhân,học sinh, chị em buôn bán nhỏ …

Tại khu vực hóc Bà Thức – Trảng Dài, nhiều cơ sở - trong đó ông giáo Li(Nguyễn Văn Li) đi đầu - đấu tranh quyết liệt với địch ở căn cứ thiết giáp và mộtsố thế lực khác để bung ra khai phá đất Trảng Dài bỏ hoang hóa. Sau hàng nămgiằng co, được một số dân biểu hội đồng tỉnh Biên Hoà ủng hộ, bà con g iành thắnglợi. Hàng trăm mẫu đất được cày xới, trồng trọt, biến đất rừng hoang hóa thànhvườn ruộng xanh tươi. Ông Li qua đời, nhân dân tôn vinh ông là bậc hậu hiền khaicanh.

Do tương quan lực lượng chênh lệch, ta giành nhiều thắng lợi trong đợt“chồm lên chiếm lĩnh” nhiều địa bàn. Nhưng địch dốc toàn lực phản kích, đã lấnchiếm nhiều vùng ta làm chủ. Tuy hiệp định Paris đã ký kết, Mỹ rút hết quân vàongày 29/3/1973 nhưng hoà bình chưa thực sự lập lại ở Biên Hoà, Long Khánhcũng như trên toàn lãnh thổ miền Nam.

V. ĐẢNG BỘ, MẶT TRẬN VÀ QUÂN DÂN HAI TỈNH BIÊN HOÀ,LONG KHÁNH TẠO THẾ, TẠO LỰC, TIẾN LÊN GIẢI PHÓNG QUÊHƯƠNG (từ tháng 1/1973 đến cuối năm 1974)

V.1. Trừng trị địch vi phạm hiệp định ParisSau khi hiệp định Paris được ký kết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời

kêu gọi: Cuộc đấu tranh cuả nhân dân ta ở miền Nam còn phải vượt qua nhiềukhó khăn, trở ngại. Những thế lực quân phiệt, phát xít, công cụ cuả chủ nghiã thựcdân mới, đi ngược lại nguyện vọng cuả dân tộc ta vẫn chưa từ bỏ âm mưu pháhoại hoà bình, ngăn trở con đường độc lập, tự do cuả nhân dân ta … 1

Trên chiến trường hai tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, địch tập trung lực lượngchiến đoàn 43 ở lộ 1, chiến đoàn 48 ở Long Thành -Nhơn Trạch, trung đoàn thiếtgiáp ở lộ 20 kết hợp một bộ phận thiết đoàn 5, phi pháo, lực lượng bảo an dân vệcác tiểu khu Biên Hoà, Long Khánh giữ các trục lộ 1, 15, 20, phản kích lấn chiếmcác vùng cuả ta, mặt khác giúp tề xã, ấp đẩy mạnh công tác bình định nông thôn.Chúng lấn chiếm vùng giải phóng, ủi phá rừng xóa địa hì nh ta ở Đại An, Tân Định,Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu), Hưng Lộc, Bàu Hàm (huyện Trảng Bom), lòng chảoNhơn Trạch, Đông -Tây quốc lộ 15 (huyện Long Thành), Đông - Tây lộ 2 (XuânLộc), lấn chiếm vùng ta làm chủ trước đó.

1 Những sự kiện lịch sử Đảng, t.III, tr. 679, nxb Thông tin lý luận, 1985

Page 185: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

185

Ở Long Thành, địch dự tính lập trung tâm cộng đồng phát triển ở PhướcNguyên, Long An, Long Phước (Long Thành), Phước Long, Phước Lai, VũngGấm (Nhơn Trạch) để thực hiện bình định tái thiết, mị dân qua việc giúp một sốdân sửa nhà, đào giếng, làm vệ sinh, cho vay tiền mua máy cày, máy xới, giố ngmới, phân bón … Dưới danh nghiã lập trang trại, lập khu định cư, địch cho taychân ủi phá rừng theo kiểu tằm ăn rỗi. Từ ngày 10/5/1973, 20 máy ủi do bọn chủthầu Sài Gòn đưa về bắt đầu hoạt động, có 2 đại đội bảo an hộ tống. Trung bìnhmỗi ngày chúng ủi phá 20 ha rừng.

Hơn 100 hộ dân xứ Quảng chạy giạt vào đây hồi mùa hè 1972 được chúngcho ở khu định cư mới tháng 4/1973, ít lâu sau thành xã Tân Hiệp. Ở xã PhướcThái, chúng lập làng cán phế rộng 263 mẫu tại Gò Dầu về danh nghiã cho thươngphế binh có nơi làm ăn sinh sống, nhưng chỉ riêng viên thiếu tá Toàn đã chiếm 186mẫu bán dần cho những người khác. Hầu như không có thương phế binh nào vềđây! Ở ấp 2 Phước Thái, chúng lập nông trường Bình Minh dự trù xây gần 100 cănnhà, đưa trại cùi Định Quán về. Dọc đường cầu Vạt – trảng Xiêm, chúng ủi phá800 mẫu, đưa 90 gia đình đến định cư. Ở Long Phước, Long An, Lộc An, TamPhước, Phước Tân, sở Đờ -la (Delage cũ), khu vực lộ 25 … đều có việc ủi phárừng,nơi ít thì vài chục mẫu, nơi 500 mẫu, nơi 700 mẫu. Phần lớn kế hoạch ủi phá rừngcó sự trợ giúp tích cực cuả địch (vốn, lính, cảnh sát, cán bộ bình định nông thôn …). Địch bỏ ra khoản tiền lớn để thực hiện một kế hoạch lâu dài, qui mô nhằm mụctiêu từng bước triệt phá căn cứ cách mạng. Bọn quan chức tỉnh, quận và số tư sảnđứng ra thực hiện kiếm chác những món tiền lớn, nhưng đẩy người lao động nghèovào thế đứng mũi chịu sào, trực tiếp đương đầu với cán bộ ta khi chúng ta có lệnhcấm.

Đối phó với kế hoạch nham hiểm cuả địch, Huyện uỷ Long Thành chỉ đạo bộđội mở phong trào phá xe ủi. Từ 15/5 đến 30/5, anh em phá 47 xe ủi, diệt 2 trungđội lính bảo vệ. Kế hoạch phá địa hình cuả địch chựng lại.

Bên trong ấp, địch tăng cường hoạt động kìm kẹp, tình báo, tâm lý chiến, chỉđiểm để đánh phá phong trào1. Các chi bộ đảng chỉ đạo du kích tăng cường hoạtđộng để hạn chế ác ôn của địch, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân2.

Trong lúc chiến sự ngày càng ác liệt thì sáng 13/6/1973, Hai Tấn - nguyên bíthư Huyện uỷ Long Thành sống buông thả sa đọa thoái hóa biến chất - đầu hàngđịch. Y dẫn địch phá rã 8 chi bộ mật, bắt 16 đảng viên, 113 cán bộ; dẫn địch phục

1 Ngày 5/6, chủ tịch hội đồng xã Phú Hội biế t cán bộ ta về họp ở xóm Hố, lập tức cho tay chân đi báo đồnBến Sắn. 1 trung đội bảo an được phái đi. Nội tuyến đồn Bến Sắn kịp thời báo ra, cán bộ ta chuyển cuộc họp đi nơikhác. Đại đội 240 và du kích xã được lệnh triển khai đánh địch. 9 giờ sáng, địch vào xóm lùng sục thì súng bộ đội,du kích nổ từ ngoài vào. Viên thiếu úy chỉ huy và 8 lính chết, 7 tên bị bắt sống, số còn lại tháo chạy tán loạn về đồn.

2 Ngày 8/6, chủ tịch hội đồng xã Phước Thiền là Lữ Văn Tài mở tiệc mừng được thưởng Anh dũng bội tinhtặng cho Nguyễn Văn Hùng, trung đội trưởng trung đội xung kích đồn Bến Sắn. Y là tên ác ôn, chỉ trong 4 thángvừa qua đã cho đơn vị đột kích gần 100 lần vào các xã bên cạnh, đốt 83 ngôi nhà, bắn chết 6 người, bắt 27 dânthường. 2 giờ chiều, tiệc chưa tàn, Hùng ra sau nhà thì một phát đạn kết liễu đời tên ác ôn này. Tổ du kích PhướcThiền vượt sông về căn cứ an toàn. Cùng đêm, du kích và đại đội 240 vào ấp Bến Cam diệt 5 tên bình định nôngthôn và Thẹo – chỉ huy mạng điệp ngầm 5 xã ven các lộ 17 và 19.

Page 186: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

186

kích đường vận chuyển, tiếp tế cuả ta gây thiệt hại nặng, khó khăn lớn cho phongtrào cách mạng địa phương.

Địch liên tục mở những cuộc hành quân, kiểm soát giao thông, tăng cườngbình định gây cho cách mạng nhiều khó khăn. Lực lượng vũ trang của ta có nhiềunổ lực đánh địch nhưng chưa thực sự vực dậy được phong trào 1.

Giữa tháng 10/1973, Thường vụ Tỉnh uỷ Biên Hoà quyết định cử đoàn cán bộdo đồng chí Mai Thị Liễu làm trưởng đoàn2. Yêu cầu đối với đoàn khá nặng nề:

- Tập trung sức giúp Đảng bộ xã Phước Thái đánh bọn bình định nông thôn,chống ủi phá địa hình, chống di dân, mặt khác ta lập tuyến dân cư ở phía Đôngquốc lộ 15 thuộc ấp Phước Hoà.

- Phát động nhân dân xây dựng một xã giải phóng hoàn chỉnh có dân cư, cócác tổ chức quần chúng, có chánh quyền cách mạng, có chi bộ Đảng lãnh đạo nhândân vừa sản xuất vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ xóm làng ở khu vực ChòiĐồng.

Đầu tháng 11/1973, chi bộ, Mặt trận tổ chức cho cán bộ các đoàn thể nônghội, phụ nữ, du kích xã học tập quán triệt nghị quyết cuả Tỉnh uỷ. Cùng lúc, đơn vịbộ đội địa phương cùng du kích Phước Thái và du kích Long Phước dưới sự chỉhuy trực tiếp cuả đồng chí Thắng (Tài) đeo bám, đánh lực lượng địch ủi phá r ừngBàu Năn, Bàu Cạn ấp Phước Hoà.

Đoàn cán bộ chỉ đạo cuả tỉnh cùng toàn Đảng bộ và phong trào nhân dânPhước Thái quyết tâm thực hiện nghị quyết cuả Tỉnh uỷ về xây dựng làng mới ởkhu vực Chòi Đồng. Tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nông hội , phụnữ, du kích vượt bao khó khăn gian khổ phát động và tổ chức chuyển dân từ vùngkềm về vùng căn cứ. Ta hướng dẫn bà con khai hoang, chuẩn bị giống má, kinh tàitỉnh xuất vốn cho vay …để dân ra đến đâu thì lúa khoai mọc tới đó. Đồng thời, talo chuẩn bị đội ngũ cán bộ địa phương, hệ thống chánh trị được thiết lập với chibộ, chánh quyền cách mạng lâm thời, xã đội và các đoàn thể quần chúng. Trườnghọc, trạm y tế cũng được xây dựng cùng lúc, tuy còn đơn sơ.

Sau một năm, xã mới Hoà Bình hình thành với 192 hộ, gồm trên 300 nhânkhẩu, đáng chú ý có 69 hộ đồng bào Ch’ro. Xã có chi bộ, Uỷ ban nhân dân cách

1 Ở Nhơn Trạch, du kích Phú Thạnh phục kích đón đánh đoàn bình định nông thôn từ Phước An về, diệt 6tên, bắt sống viên thiếu úy, thu 8 súng. Ở Phước Thái, cơ sở mật giúp các chiến sĩ tiểu đoàn 2 bao vây, diệt gọn 7tên bình định nông thôn ở ấp Thái Thiện. Ở Phước Tân, chiến sĩ đại đội 2 và du kích phục kích diệt gọn trung độilính, bắt 3 xe ủi nộp về tỉnh. Hồi 8 giờ sáng ngày 17/10, du kích Phước Thiền cùng 1 tiểu đội bộ đội tiểu đoàn 2 độtkích ấp, bao vây nhà có bọn bình định nông thôn đóng. Ta bất ngờ nổ súng, diệt gọn 19 tên, thu 12 súng, 1 máy vôtuyến PRC.10.

Ngày 26/10, lực lượng võ trang huyện phối hợp với du kích xã bao vây tấn công trung tâm cộng đồng pháttriển cuả bọn bình định nông thôn ở Phước Nguyên. Đêm 29/11, ta mở cuộc tấn công quyết liệt, san bằng trung tâmcộng đồng phát triển Phước Nguyên , diệt 12 tên bình định, 56 lính địa phương quân, bắt sống một số, thu 42 súngcác loại.

2 Trong đoàn còn các đồng chí Võ Quyết Thắng - uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ, Huyện đội phó Long Thànhlàm phó đoàn; cùng các đồng chí: Trần Văn Côi, Nguyễn Thị Bờ, Tám Năng, Mười Hoà, Huệ, Nguyễn Văn Hoàng,Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Văn Đồng, Võ Văn Tiến, Nguyễn Văn Thảo, Ba Nam, Nguyễn Văn Tiến và Võ Văn Tiềmcùng một đại đội bộ đội huyện.

Page 187: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

187

mạng …, mở trường học thu hút khoảng 70 cháu, lập trạm y tế do hai nữ đồng chíBa Bờ, Tám Năng phụ trách.

Nhân dân khai hoang trên 300 ha, vụ đầu trúng làm bà con rất vui. Ban kinhtài tỉnh cho vay 5 triệu đồng làm vụ mùa 1974, nhờ vậy bà con có vốn mua phân,mua giống làm mùa, bớt chật vật. Mô hình xã giải phóng 1 được Tỉnh uỷ chuẩn bịnhân rộng ra các địa phương khác trong toàn tỉnh.

Giữa tháng 1/1974, địch đưa 80 gia đình từ Hố Nai về Vũng Gấm làm nhà,phá hoang lấn chiếm đất đai. Ở gần ngã ba Phước Thiền, địch dồn sức xây dựngtrung tâm cộng đồng phát triển xã, cử 1 trung úy làm chủ tịch hội đồng xã, 1 thiếuúy làm trưởng ấp. Chúng củng cố trung tâm cộng đồng phát triển Phước Hoà. ẤpQuán Tre (Long An), ấp Hiền Hoà (Phước Thái) được xây dựng thành ấp kiểumẫu. Từ tháng 2/1974, địch ủi lại rừng giồng ở khu vực lòng chảo, bắt lập lại sổgia đình có chụp hình từng người, đôn dân vệ lên lính bảo an để đẩy ra tr ận và lậpvành đai Nhơn Trạch – Quảng Xuyên. Hàng trăm phụ nữ bị buộc vào phòng vệdân sự canh gác ban đêm: xã Phước Thiền có 32 chị, xã Phước Thọ 27 chị.

Đối phó với âm mưu thủ đoạn cuả chúng, Huyện uỷ Long Thành – NhơnTrạch chỉ đạo tiếp tục chống bình định lấn chiếm, bảo vệ rừng, tạo thế liên hoànvài ba xã một ở vùng lòng chảo, vùng ven lộ 15, lõm bàn đạp ở Long Điền, TamAn, xây dựng xã mới Cẩm Đường, mở đường vận chuyển theo đường 10 ra BìnhSơn, cắt qua Long Phước về Phước Thái đi Bà Rịa.

Ngày 26/1/1974, chị Hai Ốm là cơ sở mật ở Long Phước dẫn đường cho dukích xã phục kích gần quán cà phê Năm Nê diệt tên Triệu ác ôn gây nhiều tội ácvới nhân dân Phước Thái. Đêm 5/3, anh Nguyễn Văn Đen là nòng cốt gài trongdân vệ xã Phước Thiền đã diệt Mười Chử - trưởng ấp Bến Sắn - trên đường đi diềutra 13 gia đình có liên hệ với cách mạng ở ấp Bến Cam. Y chỉ bị thương nặngkhông chết nhưng làm cho đồng bọn hoảng sợ và đồng bào Phước Thiền hả dạ.

Một số dân vệ xã Phước Thọ bị tác động do công tác binh vận đã bỏ trố n. XãPhước Lai xây dựng cộng đồng tái thiết kiểu mẫu, đưa dân từ Hố Nai lên định cư.Ta kết hợp vũ trang và binh vận thắng lợi, 80 gia đình dân Hố Nai về Vũng Gấmsáu tháng, thì 64 gia đình bỏ trốn, địch bắt giam một số.

8 giờ tối 7/5/1974, tên Tám Tho ch ỉ huy bọn thám sát phục kich ở lô 1 sở caosu Tân Tường. Khoảng 10 ông già và trẻ em hai ấp Bình Phú và Vĩnh Tuy (xãLong Tân) đi soi cá, bắt ếch nhái. Chúng biết rõ đó là dân thường song vẫn cho nổ6 trái mìn định hướng Claymore làm chết 6, bị thương nặng 3, còn 1 chúng bắt vềđồn tra tấn, cướp 1 đồng hồ và 300 đồng. Cán bộ Mặt trận nhanh chóng vận động500 bà con Long Tân kéo về quận lỵ Nhơn Trạch tố cáo tội ác cuả bọn Tám Tho.Viên quận trưởng xuống hiện trường thấy rõ em nhỏ, ông già chết đau thương, ph ảinăn nỉ dân: Bọn lính đánh nhầm, chúng tôi xin bồi thường nhân mạng . Ngày 15/5,20 thân nhân những người bị hại đi xe về Biên Hoà tiếp tục đấu tranh tố cáo tội áccuả địch.

1 Hồi ký cuả đồng chí Nguyễn Văn Thông, chưa xuất bản.

Page 188: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

188

Ngày 14/7, Nguyễn Văn Thiệu tổ chức bầu cử. Huyện uỷ chỉ đạo các xã tíchcực phá trò hề này. Dân Phước Tân, Tam Phước làm hình nộm Thiệu kèm truyềnđơn tố cáo tội ác làm tay sai cuả y. Du kích Tam An ném lựu đạn gần phòng bỏphiếu; du kích và cơ sở các xã Long An, Long Phước cũng rải truyền đơn của Mặttrận kêu gọi nhân dân tẩy chay trò hề bầu cử độc diễn, ném lựu đạn, bắn vào nơibầu cử tạo điều kiện cho dân lấy cớ mất an ninh không đi bầu. Ở Bình Sơn, từ 7giờ sáng, bộ đội huyện phục kích bắn chết một cảnh sát, pháo kích vào đồn làm 2tên bị thương. Cả ấp chỉ có 30/395 cử tri đi bỏ phiếu.

Ở Nhơn Trạch, nhân dân cũng chống bỏ phiếu bằng mọi cách: làm hình nộm,rải truyền đơn, gài chất nổ trước ngày bầu cử … Ở Phú Hội, địch đưa quân vào cácxóm lùa dân đi bầu. Một số đồng bào nói: Ông Thiệu làm tổng thống gần chục nămrồi, không làm được gì; dân thì mỗi ngày mỗi khổ, hoà bình đâu không thấy, chỉthấy chiến tranh ngày càng ác liệt ….

Nhìn lại hai năm 1973-1974, Mặt trận Dân tộc giải phóng vận động quân dânLong Thành – Nhơn Trạch nỗ lực rất lớn, vượt qua thử thách gay go gian nan mớivà đã trụ vững. “Cây gậy thần” cuả chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là bìnhđịnh đã bị đánh gẫy. Được các lực lượng trên giúp, ta chống lấn chiếm, đánh phábình định có kết quả, đưa phong trào lên một bước. Địch ở bờ vực sụp đổ.

Tại huyện Vĩnh Cửu, dọc lộ 24 trong đợt chồm lên chiếm lĩnh tháng 1/1973,địch ném bom, bắn pháo vào ấp Ông Hường (Thiện Tân) làm chết 4 người dân, 10người bị thương, 75 căn nhà cháy đổ. Ở ấp số 7, 20 căn nhà bị thiêu huỷ, dân bịthiệt hại nhiều tài sản (13 con bò, 4 con heo, 1 60 ngàn giạ lúa). Chi bộ chỉ đạo cơsở, nòng cốt vận động nhân dân hai ấp làm kiến nghị đòi chính quyền bồi thường.Các bà các chị kéo lên chi khu Công Thanh buộc viên quận trưởng phải nhận đơnvà đề đạt với tỉnh bồi thường cho dân. Mị dân, che giấu hành đ ộng vi phạm hiệpđịnh, chúng bồi thường có tính tượng trưng mỗi căn nhà cháy đổ 2500 đồng. Sauthắng lợi, chi bộ lãnh đạo nòng cốt cơ sở vận động xây dựng các tổ đoàn kết tươngtrợ trong xóm ấp, giúp nhau làm lại 45 căn hư hại.

Huyện uỷ phân công hầu hết cán bộ xuống xã tổ chức học tập tinh thần hiệpđịnh Paris và chủ trương cuả huyện cho đảng viên ở các xã, ấp: Thiện Tân, TânPhú, Lợi Hoà, Bình Ý, Tân Định, Đại An … từ đó mở rộng ra cơ sở và quần chúngnhân dân, tố cáo hành động vi phạm Hiệp định của địch .

Trong tháng 4, địch ủi rừng Gò Găng, Bùng Binh, Đồng Lách…Một mặt bộđội ta gài mìn đánh xe, mặt khác đảng viên mật và nòng cốt trà trộn vào số dân dođịch thuê mướn, giáo dục bà con không làm chết uổng mạng, binh vận tác độngvào lính, khiến chúng bỏ ủi phá rừng.

Ở vùng 2 và vùng 3, đội vũ trang tuyên truyền huyện cùng cán bộ Mặt trậnvận động nhân dân bung về vườn ruộng cũ làm ăn. 63 gia đình ở Trị An bị gomxúc năm 1965 dựa vào pháp lý hiệp định, làm kiến nghị đòi địch cho về nơi cũ. 45gia đình ở B ình Long, Tân Phú, Lợi Hoà, BÌnh Phước bung về làm 133 mẫu ruộng,riêng dân Bình Long cất 40 chòi ở ruộng. Đến cuối tháng 5/1973, 8 xã vùng yếu

Page 189: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

189

vùng sâu đều xây dựng được cơ sở và nòng cốt kiểu xâu chuỗi. Chi bộ Lợi Hoàphát triển được đảng viên mới. Chỉ c òn 2 xã trắng là Tân Triều và Bình Hoà.

Huyện uỷ chỉ thị các chi bộ đẩy mạnh tiến công binh vận thông qua gia đìnhbinh sĩ để giải quyết quyền lợi cuả dân. Tổ phụ nữ Thiện Tân tranh thủ lính khôngsoát xét chặt dân khi ra vào ấp. Lúc đi làm, chị em dùng hộ p thư mật liên hệ vớiđầu mối cuả đoàn 113 đặc công. Ban đêm, chị em dùng đèn báo hiệu để cán bộchiến sĩ đột ấp công tác. Ta tạo cho nhân dân bung ra sản xuất hợp pháp ở thế haichân: gia đình ở vùng kềm nhưng làm ruộng rẫy ở vùng ta làm chủ. Dân Tân Địnhlên trồng tỉa tới 200 mẫu. Dọc Rạch Đông, nhiều người làm sa cá, cán bộ ta cóđiều kiện liên hệ dễ dàng.

Được sự giúp đỡ cuả Huyện uỷ, Mặt trận, chi bộ và nhân dân Thiện Tân, tiểuđoàn 9 đặc công đã đào địa đạo Bùng Binh dài khoảng 150 mét, đủ chứa 300 ch iếnsĩ, có thể chống hơi ngạt, phiá ngoài gài mìn bảo vệ chống càn. Trung đoàn đặccông 113 lập xưởng làm mìn, tích trữ 2 tấn thuốc nổ, khoảng 200 đạn B.40 và B.41và 2 tấn lương thực. Chi bộ và cơ sở Thiện Tân nắm tình hình địch, bảo đảm thôngtin kịp thời, thu mua lương thực và nhu yếu phẩm cho trung đoàn. Địch không thểcàn vào, còn bom và pháo không tác dụng gì đối với địa đạo. Đêm 16/10/1974, cơsở nội tuyến - là con trai nữ đồng chí Bí thư chi bộ mật Thiện Tân đưa tin, tiểuđoàn 9 đặc công đánh bót Cây Khô (Thiện Tân) diệt gọn đại đội bảo an đóng ởđây. Nhân dân Thiện Tân rất phấn khởi, số tề vệ xã, ấp đêm đêm trốn về chi khuCông Thanh hòng giữ mạng sống.

Để bảo vệ các trục lộ 1 và 20, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng ở tỉnh lỵBiên Hoà, địch tăng cường lực lượng đóng nhiều chốt1. Chính quyền cơ sở địchđược củng cố bằng cách quân sự hóa: sĩ quan cấp úy nắm giữ an ninh, số nhân viênkém hiệu lực bị sa thải. Đảng Dân chủ úp bộ mọi viên chức, xã trưởng làm chủ tịchxã bộ, các ấp trưởng làm chủ tịch ấp bộ. Ở vùng đồng bào công giáo di cư, chúngqui định tỉ lệ đảng viên dân chủ ít nhất từ 20% dân số trở lên. Thông qua tổ chứccác hạt, xứ, họ đạo, địch nắm giáo dân và quản lý chặt địa bàn.

Tiếp tục ủi phá địa hình, địch đã phá 3700 mẫu ở hai bên quốc l ộ 1. Riêng ởkhu Trà Cổ, viên đại tá Kiệt ở Biên Hoà cùng thiếu tá Liễu ở Long Bình, một kỹ sưngười Nhật thuê dân phá hơn 600 mẫu.

Sau đêm 28/1, trong vùng công giáo nhiều nơi đã tổ chức mừng Hiệp địnhParis. Có 4 nhà thờ tổ chức lễ cầu ngưyện cho đất nướ c hoà bình dài lâu, hơn 8000giáo dân tham dự. Tại nhà thờ Bùi Chu, linh mục Đoàn Kim Điện giảng: Các conráng cầu xin cho được hoà bình, thống nhất để có cơ hội về thăm quê hương xứ sở… Ở nhà thờ Bắc Hoà, linh mục Nguyễn Văn Nghi nói: Các con ráng cầu xin chohoà bình vĩnh cửu để trăm họ được an cư lạc nghiệp, để Nam Bắc được xích lại

1Chiến đoàn 43 túc trực ở Biên Hoà, Tân Bắc, Trà Cổ. Cụm pháo Suối Đỉa có 18 khẩu và 1 chiến đoàn xe

bọc thép. 1 liên đoàn biệt động quân đóng ở ấp Thanh Hóa. 1 tiểu đoàn bảo an đóng ở quận Đức Tu (phường TamHiệp bây giờ), 1 cụm pháo ở ga Long Lạc. 5 trung đội dân vệ cơ động trên địa bàn xã Hố Nai 1. Xã này có cuộc cảnhsát 12 tên, 1 trung đội cảnh sát dã chiến 20 tên, 1 đoàn bình định nông thôn.

Page 190: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

190

gần nhau …. Các linh mục Nguyễn Hồng Cẩm, Phạm Sĩ Khiêm … cũng có nhữngphát biểu tương tự. Tư tưởng chán ghét chiến tranh phát triển trong binh sĩ SàiGòn; có trung đội ngh iã quân bị đôn lên lính bảo an đã có 6 người đào ngũ: Bâygiờ hoà bình rồi, tội gì chết uổng mạng !

Tỉnh uỷ Biên Hoà đề ra nhiệm vụ cuả Đảng bộ, các đội công tác, cán bộ chiếnsĩ hoạt động ở vùng này: nắm âm mưu cuả địch đối với phe phái, tôn giáo trongtình hình hiện nay, đi đôi bám quần chúng, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, đời sốngbức bách cuả quần chúng di cư kết hợp chặt khẩu hiệu trung tâm, chính sách 10điểm cuả Mặt trận và Chính phủ, giáo dục thắng lợi cuả ta, thất bại cuả địch gắnvới quyền lợi bứ bách hàng ngày, vận động hướng dẫn đoàn kết, tương trợ chia xẻlẫn nhau trong sản xuất …(đối với đồng bào bung ra khai hoang) phải giáo dụctheo qui định và luật lệ cuả chính quyền cách mạng, liên tục hướng dẫn quầnchúng đấu tranh đòi công ăn việc làm, bung ra sản xuất phải đi đôi chống địchbung ra phá rừng, chống bắt lính và từng bước đưa phong trào chống bắt lính đivào chiều hướng có lợi cho cách mạng. 1

Hai đội công tác di cư ở Hố Nai, Gia Kiệm được củng cố và tăng cường thêm7 cán bộ. Anh em bám xã, ấp - nhất là các khu vực đồng bào ra sản xuất - tranh thủgiúp từng người, từng nhà làm rẫy. Tiến lên, anh em giới thiệu hiệp định Paris, làmbà con hiểu: hoà bình rồi mà chính quyền còn bắt lính là vi phạm hiệp định; binh sĩbắn pháo vào ruộng rẫy gây thiệt hại tính mạng, tài sản cuả dân là bản chất hiếuchiến …

Đồng bào Hoa và Nùng ở xã Bàu Hàm 1 phấn khởi, tin tưởng ở sự quan tâmcuả Mặt trận Dân tộc giải phóng đối với đời sống cuả dân. Ngay đợt phản kích trànngập lãnh thổ , pháo địch làm cháy nhà dân, chính quyền xã đưa 52 tờ đơn cho 52gia đình, bảo nếu ký tên phản đối lực lượng giải phóng đốt nhà dân thì chúng bồithường. Đồng bào đồng lòng không ký, nói thẳng với địch: “ Các ông bắn cháy đổnhà dân mà đổ cho giải phóng, chúng tôi không làm. Cách mạng lo cho chúng tôitừng mảnh rẫy, mấy ông buộc ký tên nói người ta đốt nhà là có tội, phải để đứccho con cháu chớ!”.

Tại khu vực đông giáo dân, cán bộ Mặt trận vận động các vị chức sắctôn giáohỗ trợ đồng bào đấu tranh chống bắn pháo, chống bắt lính, tổ chức hệ thống thônbáo tin cho thanh niên trốn khi bọn cảnh sát đến. Phong trào phát triển mạnh ở khuvực Bùi Chu, Bắc Hoà, Đồng Lách, Sông Mây, Tân Bắc 2. Thông qua các cuộc đấu

1 Lịch sử đấu tranh cách mạng cuả Đảng bộ và nhân dân huyện Thống Nhất, tr. 147, 148, nxb Đồng Nai,1995

2 Tháng 2/1973, cô Thúy Lan bắn chết trung tá Điềm chỉ huy chiến đoàn 43 tại Bắc Hoà. Tháng 3/1973, balần cảnh sát đi bắt lính ở ấp Bùi Chu; dân đánh trống và gõ thùng thiếc kêu gọi ông bà già, đàn bà trẻ em vác gậygộc chặn bọn cảnh sát. Tháng 4/1973, cảnh sát vừa vào ấp, bà con khua thùng, la lớn cướp ! cướp!, huy động dân racản đầu xe. Anh em phòng vệ dân sự nố súng chỉ thiên làm bọn cảnh sát rút lui. Ở ấp Bắc Hoà, chị em co kéo vậtlộn không cho cảnh sát bắt chồng, con, em họ đi lính. Phòng vệ dân sự dựng vật chướng ngại ngoài ấp không chođịch ứng cứu khiến chúng phải bỏ về. Ngày 13/6, sau nhiều trận pháo nã vào Đồng Lách, Sông Mây, Bắc Hoà, cơ sởta ngầm vận động bà con giáo dân kéo lên gặp linh mục, trước sức ép cuả dân, vị chủ chăn đi gặp tỉnh trưởng BiênHoà yêu cầu can thiệp. Kết quả: địch ngưng bắn pháo để dân tự do đi ruộng rẫy trồng tỉa. Ngày 2/8, anh Mãn bịcảnh sát bắn chết, chúng vu anh chống chính quyền. Đồng bào khiêng xác anh đến nhà trưởng ấp tố cáo tội ác cuả

Page 191: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

191

tranh, ta giáo dục giáo dân về chính sách 10 điểm cuả Mặt trận, bàn với bà conchống bắt lính sao cho hiệu quả. Quan tâm lợi ích cuả dân, cán bộ hướng dẫn khaihoang, phục hóa 5500 mẫu, cấp ruộng, tổ chức sản xuất nề nếp: khu Sông Mây 140gia đình làm 190 mẫu; 42 gia đình ấp Thanh Hóa có 75 mẫu; ấp Bùi Chu 70 mẫucho 33 gia đình; ấp Bắc Hoà 40 mẫu cho 32 gia đình; 19 gia đình người Hoa trồngtỉa 12 mẫu ở đồng Voi … Đến tháng 8/1973, đội công tác Hố Nai xây dựng được52 cơ sở (45 đồng bào di cư), 13 cơ sở trong phòng vệ dân sự.

Tại xã Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2 đại đội 113 bảo an đánh phá kềm kẹp dân,ngăn chặn các cửa khẩu hậu cần ta. Chi bộ phối hợ với bộ đội trung đoàn 4 củaKhu vừa đánh địch, vừa vận động đồng bào đấu tranh binh vận với lý lẽ: Mấy chúvào đó làm chi, hoà bình rồi đánh nhau chi cho chết chóc. Tại vì mấy ông trong đó(ý nói đại đội 113) không nghe bộ đội giải phóng kêu gọi về vị trí cũ, không rút thìmấy ổng giải phóng đánh hồi hôm. Bà con tôi lo cho mấy chú, bà con ngoài nàykhông biết sao, nóng ruột nên ra đây xem và dặn mấy chú đừng vô mà chết !. Bàcon tiếp tục kéo tới cuộc cảnh sát, buộc viên trưởng cuộc phải đi gặp viên chỉ huyđại đội 113, đòi cho dân 6 đồng hồ, vòng vàng và tiền cuả dân, chúng phải “ nhả” 4đồng hồ và 15 ngàn đồng. Bà con yêu cầu xã trưởng báo về tiểu khu Long Khánhrút đại đội 113. Ngày 7/5 đại đội 113 đi khỏi Bàu Hàm.

Vào mấy tháng cuối năm, địch đưa một số thương phế binh về cướp đất cuảdân. Cơ sở cách mạng kịp thời vận động nhân dân tổ chức đấu tranh quyết liệt.Ngày 7/9/1973, hơn 300 đồng bào Hố Nai làm vật cản trên quốc lộ 1, đồng thời đốthết chòi rẫy cuả thương phế binh. Huyện uỷ chỉ đạo các chi bộ, cơ sở vận động dânTrảng Bom, Ngọn Trường, Hưng Nghiã, Cây Tháp kéo đến các trụ sở xã và cuộccảnh sát đòi giải quyết vấn đề đất đai. Nhiều kiến nghị gửi quận, tỉnh yêu cầu ngănchặn hành động chiếm đất ngang xương. Chính quyền quận Đức Tu và tòa hànhchính tỉnh Biên Hoà nhận đơn, ra lệnh ngưng chiếm đất.

Tháng 10/1973, Tỉnh uỷ Biên Hoà quyết định thành lập huyện 21 tách khỏihuyện Vĩnh Cửu. Huyện 21 gồm 11 xã nằm dọc quốc lộ 1 và 201, ít lâu sau đổithành huyện Thống Nhất. Các tổ công tác về bám các địa bàn Hố Nai, Bàu Hàm …làm chuyển biến tư tưởng trong đồng bào di cư. Nhiều quần chúng tỏ thái độ cócảm tình với giải phóng, bảo vệ cán bộ ta. Tháng 11/1973, tại đồng Sông Mây, mộtcán bộ hậu cần ra nhờ dân mua hàng. Một tên thám báo sư 18 trà trộn trong dân,giương súng định bắn. Một bà đứng cạnh tên đó ghì đầu nòng xuống, nói lớn: Conơi con, lính sư đoàn 18 đòi bắn mấy má mà sao con cứ đi cà nhỏng vậy? . Anh cánbộ không nghe, cứ đi tới, còn cách 15 mét, tên lính xô bà qua một bên và nổ súng.Bà không sợ hi sinh, nhào tới ôm đầu nòng ghì xuống, anh cán bộ nọ mới chạythoát.

Phát hiện cán bộ cách mạng thâm nhập vùng Sông Mây, lính hăm he đe dọabắt bà con. Một ông già nói vỗ mặt: Tôi nói cho các cậu biết, đây là vùng cuả

giặc và đòi bồi thường. Bà con giáo dân ấp Tân Bắc kéo đến hỗ trợ, đề nghị linh mục Lạc can thiệp. Bọn cảnh sátchấp nhận bồi thường, đồng bào ra về thành đoàn vừa đi vừa hô vang: Đả đảo bọn giết người !

1 lúc đó gồm các xã: Hố Nai, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây Gáo, Hưng Lộc, GiaKiệm, Gia Tân, Võ Dõng, Túc Trưng.

Page 192: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

192

người ta, vùng ngoài kia mới là cuả các cậu ! Lính kiểm soát gắt gao không cho lọtmột hạt gạo vào tay cộng sản song bà con mưu trí vẫn tiếp tế cho ta đều đều. Cơ sởta có lần mua cả xe gạo chuyển vào gần đến căn cứ thì cảnh sát chặn lại. Phòng vệdân sự can thiệp cho xe chạy tiếp an toàn. Tháng 12/1973, bà con ở Bùi Chu, SôngMây đề nghị bộ đội trừng trị bọn lính thường lùng sục, gây khó dễ với dân. Chỉsáng hôm sau du kích xã phối hợp với đội công tác Hố Nai phục kích diệt gọn 1trung đội 38 tên. Bà con làm ruộng ngay cạnh đó vô sự, khen ngợi: “Mấy anh giảiphóng đánh giỏi quá, dân không sao mà lính chết sạch ! Các anh linh quá, bữatrước nói bữa sau không còn thằng về!” Đến mùa lúa, đồng bào sẵn sàng bán chogiải phóng, có nhà tự ủng hộ cách mạng. Cán bộ ta thấy một nhà có lúa ít khônghỏi mua, khi đập xong đã để lại 2 gịa, cho một cháu bé 10 tuổi ở lại chòi để giữ. Bangày sau, cán bộ ta vào, cháu gặp và nói: Cô ơi, mẹ cháu bắt ở đây giữ lúa, chừngnào Mặt trận ra, giao rồi mới được về. Bây giờ cô nhận giùm. Có trường hợp bàcon giấu lúa trong rơm, ta lấy sót, bữa sau ra một cụ già nói luôn: Trời ơi, Mặt trậnchê lúa tôi hay sao mà không nhận!. Vụ mùa 1973, bà con ở đồng Sông Mây trúnglớn, tổ chức ăn mừng cùng đội công tác. Bà con Bùi Chu ủng hộ cách mạng 115giạ lúa. Nhờ làm tốt công tác vận động quần chúng, hậu cần ta mua được hàngngàn giạ lúa. Bà con cũng đóng thuế nông nghiệp 3,8 triệu đồng.

Song song với củng cố an ninh, phát triển sản xuất vùng giải phóng Cây Gáo,cuối năm 1973 ta mở trường phổ thông cơ sở tỉnh do đồng chí Trần Sĩ Huấn phụtrách để dạy văn hóa cho học sinh vùng giải phóng, bổ túc văn hóa cho cán bộchiến sĩ …

Trên cơ sở tổng kết năm 1973, đầu năm 1974 Huyện uỷ Thống Nhất tiếp tụcchủ trương đẩy mạnh đánh bình định bằng hai chân, ba mũi, kiên quyết chống âmmưu phá rừng, cướp đất bảo vệ quyền lợi của nhân dân, chống bắt lính, chống bắnpháo, diệt ác phá kềm giành quyền làm chủ các mức khác nhau ở các ấp Bàu Hàm,Sông Thao, Hưng Nghiã, Hưng Nhơn, Ngô Quyền, Bàu Xéo, Canh Nông …

Mở đầu là cuộc đấu tranh ở ấp Tân Bắc. Tên cảnh sát trưởng và trưởng ấpcướp xe Honda cuả anh Năm Canh và giết anh để phi tang. Cơ sở ở đây vận độngbà con khiêng xác đến nhà trưởng ấp, khẩu hiệu: Đả đảo bọn giết người cướp cuả !dán trên quan tài. Bà con Bùi Chu, Bắc Hoà kéo đến hỗ trợ, tập hợp hàng ngàn dânsuốt một ngày. Tên trưởng ấp hoảng sợ, bỏ trốn.

Bọn sĩ quan Sài Gòn cướp cuả dân Trà Cổ, An Bình 70 mẫu ruộng. Sau nhiềulần gửi kiến nghị lên quận và tỉnh không kết quả, hàng ngàn bà con đượ c cán bộMặt trận và cơ sở mật hướng dẫn đã kéo đi Trảng Bom, hô khẩu hiệu đòi đất, làmtắc nghẽn giao thông trên quốc lộ 1. Bà con tranh thủ sự đồng tình cuả một số vịlinh mục như linh mục Hạnh, linh mục Thông, linh mục Nhân. Sau đó 15 đại diệnở Bùi Chu, Bắc Hoà, Tân Bắc mang đơn về bộ Lao động Sài Gòn yêu cầu giảiquyết. Cuộc đấu tranh kiên quyết này đã giành thắng lợi, chính quyền phải trả dân70 mẫu ruộng, ngưng kế hoạch di 7000 dân từ nơi khác về.

Theo chỉ đạo cuả Huyện uỷ, việc giải quyết ruộng đất phải dựa vào dân, cánbộ Mặt trận làm trung gian, để dân bình chọn công bằng. Chính bà con vạch mặt

Page 193: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

193

tên Đô làm tình báo, trà trộn vào dân để phát hiện cơ sở, nòng cốt cách mạng, buộcy trả lại 4 mẫu để phân cho người chưa có đất trồng. Địch bắt bà con Hố Nai đi dựlễ ban hành luật Người cày có ruộng cuả Thiệu, họ không đi. Chúng phát mỗingười một bản luật, bà con nói luôn: Nếu không vô xin Mặt trận, không nhờ Mặttrận giải quyết đất mà chờ luật ông Thiệu thì có mà chết đói nhăn răng . Ở các ấpBùi Chu, Hưng Nghiã, Sông Thao, Canh Nông, Bàu Xéo ta tập hợp quần chúngthành nhóm bảo vệ sản xuất, phát hiện địch phá hoại. Nhiều nơi đồng bào sốngkiểu hai chân, ở lại rẫy từng nhóm dăm bảy người trong vài ngày mới về nhà. ỞHố Nai, Cây Gáo hơn hai chục thanh niên vào rẫy, ở lại đêm làm cá, hình thành tổđoàn kết sản xuất.

Trong đấu tranh chính trị, Huyện uỷ chỉ đạo gắn chặt việc vạch trần bản chấthiếu chiến, chống phá hiệp định Paris cuả địch với giải quyết bức bách cuả dân vềquyền dân sinh, dân chủ. Ngày 11/5/1974, Chi bộ mật vận động 500 đồng bào BàuHàm kéo đến bao vây hội đồng xã và bọn cảnh sát giết người 1. Chiếc máy cày chởxác anh Sang cắm cờ quốc gia và các khẩu hiệu: Đả đảo bọn giết người vô tội!Phải bồi thường nhân mạng !… Hôm sau, quận trưởng Kiệm Tân và tỉnh LongKhánh về bắt tên trưởng cuộc cảnh sát nhận tội trước dân, hứa xử tội tên ác ôn, bồithường cho gia đình người bị hại 50 ngàn đồng lo tang lễ. Qua đấu tranh, ta hạ uythế địch, đưa khí thế quần chúng lên cao, bồi dưỡng các đối tượng cơ sở …

Bộ đội huyện và du kích xã nhiều lần đột kích các đồn bót cuả yếu khu TrảngBom; địch bị động không bung ra như trước. Du kích mật đã diệt nhiều tên ác ôn,tình báo, chỉ điểm, trừng trị tên Bằng chiêu hồi chống phá cách mạng.

Tại ấp Bùi Chu, qua tuyên truyền, giáo dục, thử thách đội công tác di cư pháttriển được chị Ba Khánh vào Đảng. Qua chị Ba, đội kết nạp thêm 1 đảng viên, 1đoàn viên nữa. Tổ hạt nhân cuả chị tổ chức được hệ thống thông báo cho thanhniên kịp thời trốn khi lính vào bắt quân dịch. Tổ tranh thủ số tề ấp và phòng vệ dânsự ủng hộ hoạt động này. Tại ấp Hải Dương, tổ hạt nhân tổ chức các tổ phụ nữ,phụ lão kéo chuông nhà thờ báo cho thanh niên trốn lính. Phòng vệ dân sự ấp nhiềulần ngăn chặn cảnh sát vào ấp: Các anh lên đây phải thông qua chính quyền ấp,nếu các anh lang thang chúng tôi nổ súng!. Năm 1974, không thanh niên nào cuảấp Hải Dương bị bắt lính.

Cuộc đấu tranh kết hợp ba mũi vũ trang, chính trị, binh vận tại huyện ThốngNhất là điển hình sinh động cuả chiến tranh nhân dân, ta dùng sức mạnh quầnchúng đấu tranh bảo vệ quyền lợi cuả họ thì sức mạnh càng tăng gấp bội. Trongnăm 1973-1974 phong trào đấu tranh ba mũi giáp công phát triển đều khắp; ta xâydựng được cơ sở ở hầu hết các xã, tạo được thế và lực cho năm sau.

Khi hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực, địch tập trung quân phản kích “xóa dabeo” nhất là ở dọc lộ 20. Chúng dùng máy bay ném bom, bắn pháo huỷ diệt các địa

1 Ngày 11/5/1974 tên Minh là phó cuộc cảnh sát xã Bàu Hàm 1 cho cảnh sát tới nhà anh Sang định làm tiền.Anh đã đưa 1500 đồng, nay không có tiền, hẹn y bữa khác. Bọn cảnh sát bắ n dọa, anh hoảng sợ bỏ chạy bị chúngbắn chết. Chi bộ lộ chỉ đạo cơ sở vận động hơn 500 đồng bào kéo đến bao vây hội đồng xã và cuộc cảnh sát. Quầnchúng hô vang các khẩu hiệu đầy căm phẫn làm số tề vệ chạy trốn vào đồn dân vệ …

Page 194: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

194

điểm dân cư ở Túc Trưng, km 110, 116, 120 làm cháy và sập hàng ngàn ngôi nhà,hàng trăm người chết và bị thương. Ấp 116 có 61 người chết, 138 bị thương, 253nhà cửa hư hại. Xã 125 có 50 nóc nhà ra tro. Chúng đưa máy ủi phá địa hình km 96và 107, dồn dân về lập ấp Ngọc Lâm.

Lấn chiếm vùng ta làm chủ, địch tăng quân phòng thủ, củng cố bộ máy kềmkẹp, tiếp tục bình định nông thôn1. Bộ máy tề vệ được thanh lọc, địch rún ép nhiềungười vào các đảng phái phản động như đảng Dân chủ cuả Thiệu. Đồng bào dântộc Nùng, Hoa và tín đồ các tôn giáo bị lừa mị làm tình báo cho địch. Chúng mộngười lao động nghèo đi phá rừng khẩn hoang nhưng thực chất là phá căn cứ cáchmạng, giành đất giành dân với ta.

Quán triệt tinh thần kiên quyết giữ thế làm chủ, xã 125 củng cố chi bộ, rút 5thanh niên xây dựng lại đội du kích, kết hợp với các lực lượng vũ trang bạn đánhđịch hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng2.

Phong trào đấu tranh chính trị cũng diễn ra sôi nổi. Huyện uỷ chỉ đạo các chibộ xã Túc Trưng, Định Quán, 114 chống lại viên trung tá Huỳnh Thanh Danh.Nhiều cuộc có hàng trăm người tham gia kéo lên tiểu khu Long Khánh, qu ốc hộiSài Gòn, tổng uỷ di cư, Bộ phát triển sắc tộc chống bắt lính, chống bắn pháo bừabãi, đòi bồi thường thiệt hại. Bà con xã 125 có cuộc biểu tình kéo dài 11 ngàychống địch phục kích bắn chết anh thanh niên Phạm Minh Quốc. Bà con hàng ngàykhiêng quan tài, bàn ghế, tủ ra chắn quốc lộ 20, đồng thời chuẩn bị 8 cây rựa và 4bình xăng, 1 thau nước chanh sẵn sàng đối phó khi địch đàn áp. Giằng co suốt 10ngày, địch tìm cách cướp xác nhưng không làm được, có lần bà con đổ xăng rađường và tưới lên xe cuả chú ng rồi bật quẹt đốt khiến chúng phải rút. Sáng 30/3,chi bộ cho cơ sở rải truyền đơn tố cáo tội ác địch, tổ chức cuộc tuần hành ở xã, điđầu là các thiếu nhi. Viên quận trưởng Định Quán phải ký cam kết không cho línhphục kích, gài mìn và bắn pháo bừa bãi, đồng thời bỏ tù tên lính bắn anh Quốc.Cuộc đoàn kết đấu tranh đã thắng lợi hoàn toàn.

Công tác binh vận được chú trọng, cán bộ Mặt trận và cơ sở ta tuyên truyềntính pháp lý cuả Hiệp định Paris và chính sách 10 điểm hoà hợp dân tộc cuả Chínhphủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền nam Việt Nam, đã tác động một số binh sĩđào rã ngũ. Số này trở về với nhân dân được cách mạng cấp đất trồng tiả ở ĐồngHiệp, Trà Cổ, Phương Lâm, Gia Canh, Thuận Tùng … Để đánh bình định nôngthôn, Huyện uỷ Định Quán xác định: Trước hết phải nắm chắc được âm mưu thủđoạn địch và phải có thực lực bên trong các xã, ấp . Từ đó, Huyện uỷ rút cán bộcác ban ngành cuả huyện, bổ sung 7 đồng chí cho chi bộ thị trấn Định Quán, choPhương Lâm; 4 đồng chí cho La Ngà; rút một số du kích các xã và tân binh để lậplại các đội du kích đồn điền cao su, Định Quán, La Ngà.

1 Địch ở Định Quán có 7 đại đội bảo an, 18 trung đội dân vệ, 3 cụm pháo yểm trợ đóng ở 20 đồnbót và một số chốt dã ngoại. Chúng lập 4 cuộc cảnh sát và một số phân chi khu quân sự.

2 Anh em đột nhập ấp diệt ác ôn, kết hợp binh vận, cô lập được viên đại úy Em chỉ huy đại đội trinhsát vừa thay cho đại đội bảo an. Tháng 3/1973, nhờ cơ sở ta thông báo tin tức, du kích xã 125 có bộ độihuyện và đơn vị J.90 quân khu hỗ trợ đã đánh đồn 125. Pháo từ Đạ Hoai bắn về từ ấp Trà Cổ đến chùaCao Đài có tính huỷ diệt. Chi bộ kịp thời vận động đông đảo quần chúng kéo tới đồn phản đối việc bắnpháo gây thiệt hại cho mạng sống và tài sản cuả dân. Ba ngày sau, ta lại đánh đồn này.

Page 195: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

195

Xã 125 là xã điểm, chi bộ vận động 88 gia đình bung ra lập ấp mới, thêm 77gia đình ở thế hai chân. Uỷ ban nhân dân cách mạng xã thành lập, cấp 350 mẫuruộng rẫy cho dân ở Đồng Hiệp, Trà Cổ, Bàu Minh, Bàu Sen. Ta xây dựng 1trường học, 2 trạm y tế ở Trà Cổ, Đồng Hiệp có tủ thuốc do 1 cán bộ y tế huyệnphụ trách chữa bệnh, phát thuốc. Xã có ban tự quản 5 uỷ viên, phát triển 3 đảngviên, lập ban cán sự phụ nữ giải phóng gồm 3 uỷ viên và 40 hội viên, 1 tổ an ninhvũ trang, 1 tiểu đội dân quân, 2 tổ du kích ấp, 1 đội thiếu nhi 12 em.

Xã mới Cao Cang được xây dựng có 506 nhân khẩu (ta vận động từ nơi khácđến) làm ăn sinh sống tại đây. Chi bộ và cán bộ Mặt trận vận động thành lập Uỷban nhân dân cách mạng xã cùng nhiều đoàn thể: thanh niên, phụ nữ, du kích …Xã cất 2 trường học với 3 lớp, đào tạo 3 thầy cô giáo dạy 59 học sinh. Về y tế, có 1y sĩ phục vụ khám chữa bệnh, cho thuốc.

Huyện cũng xây dựng một số ấp (làng) giải phóng: Gia Canh có 12 gia đình,Thuận Tùng 11 hộ, Tà Lài 20 hộ và 130 người ở thế hai chân, Phương Lâm 43 hộvà 12 gia đình ở thế hai chân. Chính quyền cách mạng đã cấp 775 mẫu ruộng rẫycho dân. Chính sách xây dựng vùng giải phóng đã ổn định đời sống nhân dân bungra, tạo cơ sở vững chắc cho lực lượng cách mạng. Đồng bào vùng kềm tìm cách ravùng giải phóng làm ăn ngày một đông .

Ngày 13/10/1973, Trung ương Cục quyết định thành lập tỉnh căn cứ Tân Phúgồm ba huyện: Tân Uyên Bắc, Phú Giáo và Độc Lập (gồm cả Tà Lài, Bù Cháp, LýLịch cuả Định Quán). Tỉnh làm nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa bàn đứng chân, bànđạp tiến công cuả các lực lượng vũ trang cách mạng Miền, quân khu và địaphương, nơi tập trung cơ sở hậu cần chuẩn bị cho giai đoạn mới tiến tới giải phóngmiền Nam.

Ngày 27/3/1974, phối hợp với chiến trường toàn tỉnh Bà Rịa -Long Khánh vàchiến dịch lộ 2 cuả quân khu, huyện Định Quán mở cuộc tấn công ở xã điểm 125,110. Ta liên tục đánh địch, diệt ác ôn, phá đường 201. Phối hợp với mũi vũ trang,cán bộ Mặt trận đẩy mạnh mũi tiến công chính trị và binh vận nhịp nhàng. Nhândân các ấp 110 và 114 tổ chức 4 cuộc đấu tranh, gửi 7 thư tay vào đồn 125, rảihàng trăm truyền đơn. Đại đội bảo an 924 ở đồn 125 đồng ý với lực lượng giảiphóng: không bung ra, không mở đường và đánh vùng ven … Lính đồn giúp dânmang gạo, thực phẩm ra rẫy, tránh lính chi khu xét bắt. Tại ấp 116, cơ sở và quầnchúng vận động làm rã ngũ một số lính trung đoàn 43, sư 18. Cơ sở ở Túc Trưngvận động 6 dân vệ và phòng vệ dân sự về với nhân dân. Phòng vệ dân sự c ấp ấp110,114,116,125 bỏ gác, trả súng cho chỉ huy.

1Du kích xã cùng bộ đội huyện tập kích đại đội bảo an đóng dã ngoại, diệt 7 tên, làm bị thương 5 tên thu một

số vũ khí. Ngày 3/4, bộ đội huyện và du kích đắp mô trên quốc lộ 20, sau đó đánh 1 trung đội dân vệ đi giải tỏa, diệt6 tên, làm bị thương 3 tên, cắt giao thông 5 giờ liền. Đêm 8/4, đội an ninh vũ trang huyện diệt 3 tên ác ôn ở ấp 125,trong đó có tên đại úy đại đội trưởng đại đội 972 bảo an. Ngày 11/4, ta phục kích đánh giao thông diệt 1 trung úy,1 chuẩn úy, 1 cảnh sát.

Page 196: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

196

Qua các đợt tấn công và xây dựng, thế làm chủ ở các ấp 110, 114, 116, 125nâng lên bước mới. Ban đêm ta hoàn toàn làm chủ các ấp 110, 114, bà con đi lạisản xuất không còn bị soát xét ngặt như trước. Thị trấn Định Quán có 2 tổ trungtâm xây dựng được hai lõm chính trị gồm 20 gia đình, phát triển được 1 du kíchmật, 1 tổ phụ nữ, 1 tổ an ninh mật. Dân bung ra vùng giải phóng Đồng Hiệp, GiaCanh, Thuận Tùng ngày càng đông.

Qua hai đợt hoạt động từ đầu tháng 9/1974, huyện chuyển được 4 ấp tranhchấp mạnh, xóa các ấp trắng Thọ Lâm, Ngọc Lâm, Thanh Ngọc, mở rộng quyềnlàm chủ ở khu vực La Ngà, Quảng Khánh, thị trấn Định Quán. Ta mở rộng diệnhoạt động ở Bắc, Nam quốc lộ 20, củng cố chi bộ mật, du kích mật ở thị trấn ĐịnhQuán, ấp 125, Bến Nôm … Huyện hoàn chỉnh xã giải phóng Cao Cang, mở rộngvùng giải phóng Đồng Hiệp, Trà Cổ, Gia Canh, Thuận Tùng, Tà Lài …

Quân dân Định Quán tạo được thế mới, lực mới, tạo địa bàn đứng chân cho bộđội quân khu và Miền trong chiến dịch mùa khô sắp tới.

Ở tỉnh lỵ Long Khánh và huyện Xuân Lộc, Huyện uỷ Xuân Lộc và Thị uỷLong Khánh chỉ đạo các chi bộ mật lãnh đạo cơ sơ vận động quần chúng đấu tranhquyết liệt chống kềm kẹp. Ở các sở cao su Hàng Gòn, Ông Quế, Dầu Giây và cácxã Bảo Vinh, Bình Lộc, Bảo Bình, Suối Cát … bà con xé rào, gỡ trái bung ra sảnxuất dựa vào lý lẽ: Đã có hiệp định hoà bình, sao không cho dân tự do đi làm ăn?Bà con còn vận động tranh thủ lính không xét hỏi gắt gao, gỡ trái ở một số điểmcho dân đi lại an toàn. Thông qua gia đình binh sĩ, cơ sở ta gửi truyền đơn về chínhsách 10 điểm cuả Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền NamViệt Nam vào đồn bót địch. Mặt khác, cán bộ và du kích dùng loa phát thanh, cùngquần chúng tranh thủ khơi gợi tình cảm dân tộc, lòng yêu hoà bình, mong muốn vềquê an cư lạc nghiệp lâu dài. Tiểu đoàn 64 biệt động quân, một số đơn vị cuả sư 18đóng dọc lộ 2, lính bảo an đồn Bảo Chánh nói với dân: Chiếm đóng đồn bót, cànquét xóm ấp là vi phạm hiệp định. Đó là do số chỉ h uy ngoan cố bắt ép lính trángbọn tôi! …

Tháng 2/1973, cán bộ bám trụ chỉ đạo cơ sở vận động hàng ngàn đồng bào cácấp, xã ven tỉnh lỵ Long Khánh kéo vào cùng nhân dân thị trấn giương cao biểungữ, khẩu hiệu mừng hoà bình, đòi tự do dân chủ, chống vi phạm hiệp định. Họcsinh trường trung học Long Khánh tẩy chay không vào tổ chức học đường bảo vệquốc gia và đòi cải thiện chế độ học hành, thi cử, lợi dụng diễn đàn công khai tổchức các buổi văn nghệ, hát những bài yêu nước tiến bộ cuả học sinh sinh viên,đồng thời vạch mặt số mật báo trong hàng ngũ các thầy, đuổi hai tên khỏi trường.

Nhân dân và cán bộ, cơ sở dựa vào chính sách cuả Mặt trận dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam làm công tác binh vận đối với các gia đình binh sĩ, bắt mốiđưa nhiều lính Sài Gòn về với nhân dân hoặc đào ngũ. Một số đội dân vệ và phòngvệ dân sự rã ngũ, bỏ không canh gác. Cơ sở mật báo tin: một viên thiếu tá bị điềutừ Tân Sơn Nhất về Long Khánh; đồng chí Tư Chàm cùng cán bộ binh vận tìmcách móc nối đưa ông ta ra vùng giải phóng.

Page 197: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

197

Quân dân huyện Xuân Lộc không ảo tưởng địch thi hành hiệp định, kiên quyếttrừng trị bọn lấn chiếm bằng hai chân ba mũi, làm kế hoạch “bình định phát triển”cuả địch bước đầu thất bại.

Nửa đầu tháng 2/1974, du kích các xã, ấp Gia Ray, Tân Lập, Hàng Gòn, SuốiCát, tỉnh lỵ Long Khánh liên tục đột ấp diệt và bắt 18 tên ác ôn, chiêu hồi, thunhiều vũ khí và tài liệu cuả địch. Liên tiếp ba ngày 17, 18, 19/2, du kích xã BìnhLộc tập kích đồn Bình Lộc, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội bảo an đi lấn chiếm, bắtsống 1 tên thám báo.

Cuối tháng 3/1974, theo chỉ đạo cuả Miền, chiến dịch lộ 2 mở màn. Chỉ trong10 ngày, ta giải phóng đoạn lộ 2 từ Kim Long đền sở Bà Cùi (nay thuộc huyệnChâu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) diệt hơn 600 địch, bắt sống 17 tên, bắn rơi 17máy bay các loại, bắn cháy 16 xe tăng và xe bọc thép, đánh thiệt hại nặng 3 tiểuđoàn bảo an và nhiều đội dân vệ. Hợp đồng tác chiến, đội biệt động và trinh sát vũtrang Long Khánh tiến công nhiều mục tiêu ở tỉnh lỵ Long Khánh, diệt 22 sĩ quancảnh sát, 1 trưởng ấp ác ôn. Công tác Mặt trận và binh vận được đẩy mạnh, hơn100 lính Sài Gòn đào rã ngũ; nhiều binh sĩ từ lộ 2 chạy về tỉnh lỵ Long Khánh đưatin, làm nội ứng. Chiến dịch lộ 2 mở mảng vùng tam giác sắt (quốc lộ 1 – quốc lộ15 – lộ 2), nối liền vùng giải phóng Long Khánh với Bà Rịa, tạo điều kiện cho cácđịa phương xây dựng, củng cố phiá sau.

Chiến thắng lộ 2 cổ vũ phong trào nhân dân ở huyện Xuân Lộc phát triển1.

Cuối tháng 5/1974, các ấp 2 và 3 xã Bảo Bình được giải phóng luôn cho đếnngày toàn thắng. 22 lính bảo an thuộc tiểu đoàn 342 đào ngũ.

Đầu tháng 7/1974, đội biệt động, đội trinh sát vũ trang Long Khánh liên tụcthọc sâu đánh hiểm, diệt 122 tên. Cơ sở nội tuyến trong sư 18 phá nổ một kho đạnlàm chết 27 tên gác kho. Tiểu đội nữ súng cối cơ động pháo kíc h sân bay LongKhánh, một số kho, các bót cầu Gia Liêu, Bình Phú …

Đêm 10/12/1974, du kích và bộ đội huyện bao vây đồn Bảo Chánh. Đội súngcối nữ bắn uy hiếp rồi các cơ sở vận động gia đình binh sĩ phát loa kêu gọi con emmình buông súng đầu hàng. Lính hoang mang, đề nghị thương thuyết, ta dùng kếdụ viên trưởng đồn ra, tổ chức bắt sống, tiếp tục tấn công binh vận. Kết quả: trungđội bảo an đồn Bảo Chánh ra hàng. Xã Bảo Chánh là xã đầu tiên cuả tỉnh Bà Rịa -Long Khánh bị bức hàng, mở đầu cho phong trào địa phương tự lực giải phóng xã,ấp.

1Ngày 16/5/1974, du kích ấp Nam Hà phối hợp với trinh sát huyện đội tiến công đại đội thám sát 133 đóng ở

ấp Nam Hà. diệt 76 tên, bắt sống 3 tê n, thu vũ khí và quân trang, quân dụng. Bên ta, 5 đồng chí hi sinh.Trên quốc lộ1, du kích và một bộ phận bộ đội huyện bắn sập, diệt 2 tua ở Bình Phú, giải tán hai khu địch tập trung dân. Hoạtđộng du kích ở, Bảo Liệt, Suối Cát, Bình Phú … mạnh lên, ta qua lại quốc lộ 1 dễ dàng.Rạng sáng 23/5, du kích BảoBình và bộ đội huyện K.8 cùng một phần trung đoàn 4 đánh vây ép ấp Bảo Bình 3, đồi Mặt trăng. Liên tục 1 tuần,hai tiểu đoàn bảo an 342, 368 cùng 2 đại đội 355, 358 cuả tiểu khu Long Khánh giải tỏa Bảo Bìn h. Trong nửa thángchiến đấu, ta đánh lui nhiều đợt tăng viện, giải phóng ấp Bảo Bình 3 và điểm cao đồi Mặt trăng, tiêu hao nặng 2tiểu đoàn địch.

Page 198: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

198

Đội biệt động và trinh sát vũ trang mật thị xã Long Khánh liên tục đánh địchtrong tỉnh lỵ diệt nhiều địch, trong đó sự hi sinh của nữ trinh sát vũ trang Hồ ThịHương được nhân dân khâm phục1.

Hoạt động vũ trang hỗ trợ việc xây dựng thực lực, huyện phát triển thêm 105cơ sở, rút được 46 thanh niên bổ sung cho du kích và bộ đội. Ven tỉnh lỵ ta xâydựng thêm 8 lõm giải phóng. Vùng giải phóng có thế cài răng lược, nhiều xã yếunâng thành xã tranh chấp.

Các cơ quan đơn vị nào cũng có cơ sở sản xuất trồng trọt, chăn nuôi tự túclương thực ít nhất ba tháng. Đầu mùa mưa 1974, chính quyền cách mạng cấp 200mẫu ruộng cho 62 gia đình người Chăm ở Xuân Hưng và 68 gia đình từ QuảngNgãi di cư. Hàng trăm gia đình ở Cẩm Mỹ, Ông Đồn, Bảo V inh… bung ra vùnggiải phóng làm ăn. Ta mở một số điểm trường cho con em nhân dân có nơi học,đời sống vật chất và tinh thần bà con vùng giải phóng nâng lên một bước.

Tỉnh lỵ Biên Hoà luôn luôn là hậu cứ quân sự quan trọng cuả địch, nằm trongtuyến phòng thủ bảo vệ phiá Đông Sài Gòn2.

Địch đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, vu cáo ta vi phạm hiệp định Paris, xuyêntạc đường lối chính sách cuả Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủCách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Trong nội ô địch tiến hànhđoàn ngũ hóa học sinh, buộc học sinh mỗi tuần huấn luyện quân sự 2 tiết, sẵn sàngcho việc đôn quân bắt lính.

1 Ngày 1/11/1974, hai chiến sĩ trinh sát vũ trang Long Khánh là Hồ Thị Hương và Nguyễn Thị Thọ đánh quánăn Hoàng Diệu làm chết và bị thương 33 tên địch trong đó có nhiều sĩ quan. Mấy ngày sau, đồng chí Hương và bađồng chí khác đánh tiếp quán Ngọc Hương diệt thêm một số. Có lần chị vừa đặt mìn xong ở quán ăn Yến Lan thìbọn cảnh sát giải tán hết, chỉ còn vài người dân và lính trơn. Chị lập tức mang trái mìn đã điểm hỏa đánh một lôcốt, diệt 1 tên địch. Ngày 2/1/1975, chiến sĩ biệt động thị xã Long Khánh là Nguyễn Phú Huynh (bí số ĐF 66) mới16 tuổi, đi chợ mua thức ăn thấy cảnh sát tụ tập đông ở một quán giải khát, anh liền về nhà lấy lựu đạn, ném vôquán diệt 1 cảnh sát và làm bị thương nhiều tên. 11 giờ đêm, Huynh diệt 1 dân vệ, thu 1 súng trên đường HồngThập tự. 8 giờ sáng hôm sau, anh gặp đám lính bảo an đang bàn bạc cùng tên trưởng ấp Cang, anh ném 1 trái lựuđạn diệt 7 tên và một số bị thương. Đêm 29/1/1975, hai đồng chí Hồ Thị Hương và Nguyễn Thị Thận nhận nhiệm vụđánh quán ăn Song Nga - chủ quán làmột tên an ninh quân đội ranh ma. Mìn đặt xong thì lính tráng đi hết. Hai chịquay lại xách túi mìn về, định tới chỗ vắng vẻ sẽ rút bỏ kíp. Nhưng chiếc xe đạp chở hai người đi ngang đường rầyxe lửa đã kích nổ trái mìn, đồng chí Hương hi sinh, đồng chí Thận bị thương nặng sa vào tay địch. Địch mang xácHương về đồn hòng uy hiếp tinh thần nhân dân, mặt khác bắt và đánh cha chị tàn nhẫn. Đồng bào tụ tập rất đôngphản đối, trước khí thế quần chúng địch phải thả ông. Đồng bào mang thi hài chị về an táng chu đáo.

2Tại đây chúng có:

- Sân bay Biên Hoà có 407 máy bay các loại (gồm 136 máy bay F.5 và A.37). Bộ Tư lệnh sư đoàn 3 khôngquân, không đoàn 23 kỹ thuật và tiếp vận, trường thực hành lái và xưởng sửa chữa máy bay quan trọng. Có 80 cốvấn chuyên viên kỹ thuật Mỹ.

- Tổng kho Long Bình được Mỹ chuyển giao toàn bộ cho quân đội Sài Gòn. Địch đặt sở chỉ huy sư 18, sở chỉhuy hai liên đoàn biệt động quân 33 và 38, sở chỉ huy liên đoàn biệt kých dù 81, bộ Tư lệnh lữ 3 kị binh và thiếtđoàn 22. Căn cứ thiết đoàn 15 ở hóc Bà Thức, thiết đoàn 18 ở Hố Nai.

- Ở tỉnh lỵ, có bộ Tư lệnh quân đoàn 3 và vùng 3 chiến thuật, bộ Tư lệnh hải quân vùng 3 ở đầu cầu ĐồngNai, hậu cứ lữ dù 5, tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến 7 ở Tam Hiệp, tiểu đoàn quân cảnh, tiểu đoàn cảnh sát dã chiếnở nội ô. Lãnh sự quán Mỹ và sở chỉ huy tình báo CIA hỗn hợp Việt – Mỹ ở khu 1 xã Bình Trước (nay là trụ s ở ThànhĐoàn và Liên đoàn lao động tp. Biên Hoà). Địch cử các sĩ quan đảm nhận chức trách ở các khu nội ô và xã BìnhTrước. Ở các xã ven (Tam Hiệp, Hiệp Hoà, Tân Thành, Bửu Long …) các trưởng cuộc cảnh sát, phân chi khutrưởng đều là sĩ quan cấp úy; có thể nói bộ máy hành chính cơ sở đã quân sự hóa cao độ. Cũng như các nơi, viênchức chính quyền đều phải vào đảng Dân chủ cuả Thiệu. Mạng lưới tình báo chỉ điểm giăng khắp nơi. Tại khu kỹnghệ Biên Hoà, mỗi nhà máy, xí nghiệp đều có vài tên công an - dưới vỏ bọc gác dan - theo dõi phong trào côngnhân. Tại khu vực tỉnh lỵ Biên Hoà, thường xuyên co mặt 50.000 tên thuộc các lực lượng khác nhau.

Page 199: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

199

Về kinh tế, địch tăng mức thuế, tăng loại thuế làm đời sống nhân dân gặp khókhăn. Nhiều cơ sở làm đá ở Bửu Long, Tân Thành, cơ sở gạch ngói ở Bửu Hoà,Tân Vạn giảm sản lượng hoặc ngưng sản xuất. Khu kỹ nghệ Biên Hoà sa thải bớtcông nhân, hãng thầu xây dựng RMK-BRJ cho nghỉ việc 4000 người.

Tháng 6/1973, Khu uỷ miền Đông quyết định nâng cấp thị xã Biên Hoà lênthành phố. Đến tháng 3/1974, Thường vụ Khu uỷ miền Đông quyết định chuyển 4xã Phước Tân, An Hoà, Long Hưng, Long Bình cho Thành uỷ Biên Hoà) tạo bànđạp cho Ban công vận thành, Thành đội, đội biệt động, lực lượng an ninh đứngchân, hoạt động.

Thường vụ Thành uỷ xác định nhiệm vụ trọng tâm cuả ta là: tập trung mọi cốgắng phát triển cơ sở bên trong nội ô và khu kỹ nghệ Biên Hoà, đảm bảo nguyêntắc ngăn cách và bí mật. Nhiều cán bộ được bố trí vào nội thành 1 sống hợp phápđể trực tiếp kịp thời lãnh đạo đấu tranh. Tại khu kỹ nghệ Biên Hoà, ta phát triển 40cơ sở và nhiều cảm tình ở 17 xí nghiệp. Nghiệp đoàn Vikyno do cán bộ ta nắm, cácnhà máy Dofitex, giấy Cogido, thép Vicasa, tôn xi măng Eternit, nhà máy đườngBiên Hoà đều có lực lượng cơ sở và cảm tình đông đảo. Công nhân các nhà máyVikyno, Vicasa, Dofitex, Cogido, Eternit …. liên tục đấu tranh đình công, bãicông, lãn công đòi tăng lương, đòi không sa thải thợ, đòi cải thiện chế độ làm việc... Các xã Tam Hiệp, Hiệp Hoà, Bửu Hoà, Tân Vạn và các khu phố nội ô đều lậplại chi bộ mật, tổ Đảng mật và đảng viên hoạt động đơn tuyến. Trường trung họcNgô Quyền có đảng viên lãnh đạo, ở một số trường lập được chi đoàn thanh niên 2.Ở xã Tân Phong, nhân dân đấu tranh với lính, bung về đất Bà Thức, Trảng Dài cókết quả. Bà con tiểu thương chợ Biên H oà đấu tranh chống tăng thuế, chống đuổichỗ … được nhân dân ủng hộ, cảnh sát và binh lính cũng đồng tình.

Nội tuyến trong quân đội có trung sĩ Bến ở sân bay Biên Hoà, anh Thành làlính thợ ở kho Long Bình, anh Bỉnh trưởng đài vô tuyến điện quân đoàn 3, a nh Xitrong tỉnh đoàn bảo an, anh Út trong biệt động quân, anh Đeo ở sư 18, chị Bảy Laitrong nghiệp đoàn công nhân tỉnh Biên Hoà.

Ta nắm được 9 đội phòng vệ dân sự ở xã Bửu Long, ấp An Hảo, ấp Bình Đa,ấp Vĩnh Cửu (x. Tam Hiệp), ấp Bình Xương (x. Hiệp Hoà), xã Tân Thành, xã TânVạn, ấp Tân Bản (x. Bửu Hoà), khu 2 nội ô, việc tuần tra canh gác thuận lợi chodân (ít xoát xét gây khó dễ), khi có thời cơ số này sẽ quay súng cướp chính quyềntại chỗ. Nhiều lõm chính trị được khôi phục và lập mới 3.

Ở nhà tù Tân Hiệp và trại giam suối Săng Máu, cán bộ chiến sĩ và đồng bàoyêu nước bị giam giữ đấu tranh liên tục chống chính sách đàn áp dã man và các thủđoạn thâm độc cuả địch. Ngày 28/2/1973, 11 cô giáo và sinh viên bị giam ở nhà

1 Đồng chí Hai Não ở Tân Vạn; đồng chí Ba Thiệp ở ấp Vĩnh Cửu; đồng chí Bảy Nga ở Bửu Hoà; đồng chíTám Huệ phụ trách chi bộ chợ Biên Hoà; đồng chí Trần Trọng Thanh ở ấp Tân Bản (Bửu Hoà)

2 Do các đồng chí Ba Thiệp, Năm Tuyền, Tuyết, Nguyệt, Xuyến, Hoa, Cát Thảo lãnh đạo.3 Lõm ở xóm đình An Hảo có 28 gia đình, lõm ấp BÌnh Đa có 15 gia đình, lõm ấp Vĩnh Cửu có 40 gia đình,

lõm ấp Lân Thành có 20 gia đình, lõm xã Bửu Long có 20 gia đình, lõm xã Tân Vạn có 10 gia đình, lõm ấp Tân Bảncó 30 gia đình, lõm khu 2 có 10 gia đình, lõm ấp Núi Đất có` 23 gia đình, lõm ấp Bình Xương có 10 gia đình, lõmấp Bình Quan có 20 gia đình, lõm ấp Bình Kính có 10 gia đình.

Page 200: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

200

lao Tân Hiệp gửi thư ra ngoài, tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt cuả địch, đòi chínhquyền Thiệu trả tự do cho các chị em. Những tháng cuối năm, nhiều cán bộ chiếnsĩ từ nhà tù Côn Đảo chuyển về trại Săng Máu. Anh em tổ chức được một số cuộcvượt ngục nhưng sau bị lộ nên phải đình lại. Tron g thời gian này, Cơ sở và đồngbào thành phố đấu tranh lên án chế độ lao tù cuả địch, bí mật gửi thực phẩm, thuốcmen, tài liệu vào trong cho các đồng chí bị giam giữ.

Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 21, raNghị quyết 21/NQTW về “Thắng lợi vĩ đại cuả cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước và nhiệm vụ cuả cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới ”. Trêncơ sở nghị quyết cuả Trung ương, Bộ Chỉ huy quân sự Miền chỉ thị: “Các lựclượng vũ trang phải kiên quyết đánh trả bất c ứ ở đâu bằng hình thức và lực lượngthích đáng buộc đối phương phải nghiêm chỉnh và triệt để thi hành hiệp định Parisvề Việt Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh phá hoại hiệp định”1.

Sau hội nghị mở rộng cuả Thành uỷ Biên Hoà 15/2/1974, ta tiếp tục đư a cánbộ vào bám trụ nội ô, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, binh vận phối hợpvới các hoạt động quân sự diễn ra trên toàn Miền trong chiến dịch mùa khô 1973-1974, mặt khác tập trung xây dựng lõm chính trị tạo điều kiện cho lực lượng võtrang vào đứng chân.

Vào những tháng đầu năm 1974, làn sóng chống chiến tranh và chống thamnhũng cuả các tôn giáo ngày càng sôi nổi từ khi bản cáo trạng số 3 công bố. Thànhuỷ chỉ đạo các chi bộ, cơ sở sử dụng báo chí công khai tuyên truyền lên án chế độThiệu là tay sai bán nước, tham nhũng và tuyên truyền đường lối chính sách củaMặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam. Phong trào đấu tranh của côngnhân khu kỹ nghệ, lao động nghèo thành phố diễn ra rất sôi nổi, giành thắng lợi 2.Ở hãng Nông ngư cơ Vikyno, Ban Công vận chỉ đạo cơ sở vận động công nhân đòilập nghiệp đoàn. Sau thời gian ngắn vận động, nghiệp đoàn Vikyno ra đời, mộtđảng viên mật ở trong ban quản trị. Ngay sau khi thành lập, nghiệp đoàn đã đưa racác khẩu hiệu: - được trả phụ cấp đắt đỏ – tăng tiền cơm trưa từ 150 đồng lên 250đồng/ngày – mọi người thợ được cấp hai bộ xưởng phục – anh chị em lao động sáutháng phải được nhập ngạch - chị em được nghỉ hai tháng khi sinh đẻ, được lãnhnguyên lương.

1 Lịch sử Đảng bộ thành phố Biên Hoà, tr. 298, nxb Đồng Nai, 19992 Tháng 1/1974, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở khu kỹ nghệ Biên Hoà: Cogido, Cogivina, Vinaplyco,

Vidico,Vicaco, Sadakim, hãng vỏ xe … đều đồng loạt yêu cầu chủ trả lương tháng thứ 13 cho thợ ăn Tết. Ở TânVạn, cơ sở ta vận động anh chị em làm trong các lò gạch đòi chủ cho mượn tiền ăn Tết; kết quả mỗi người được vay4000 đồng và được cho 2000 đồng. Những người có ghe máy chở cát mướn đòi tăng tiền công v ì xăng nhớt lên giácũng được chủ vựa cát tăng 100 đồng mỗi chuyến. Cơ sở ta ở nhà máy cán thép Vicasa khơi gợi hướng dẫn 235công nhân đấu tranh liên tục từ tháng 2 đến tháng 4/1974, hoặc cử đại biểu, hoặc theo tổ nhóm trực tiếp gặp chủnhà máy đòi tăng lương từ 350 đồng/ngày lên 400 đồng/ngày; thợ bậc cao thì từ 400 đồng lên 500 đồng/ngày. Cuộcđấu tranh kéo dài, rút cục chủ phải nâng lương cho thợ kể từ tháng 7/1974.

Tháng 5/1974, hơn 1000 chị em tiểu thương chợ Biên Hoà đấu tranh không cho địch buộc dờ i điểm mua bán.Ngày 24/9/1974, chi bộ xã Bửu Long lãnh đạo cuộc đấu tranh của 950 chủ xe lam thuộc các phân bộ Châu Thành,Tam Hiệp, Bùi Tiếng, Hố Nai, Công Thanh, Tân Uyên, Long Thành, Chợ Đồn, Tân Vạn phản đối tòa hành chínhtỉnh cho ra thêm 150 xe mới làm giảm thu nhập, trong lúc vật giá leo thang, xăng nhớt tăng giá, tiền xét xe 2lần/năm hết 10 ngàn đồng, thuế lưu hành 4000 đồng, thuế môn bài cũng tăng … người lao động khó kiếm sống.

Page 201: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

201

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, binh lính một số đơn vị đóng ởtỉnh lỵ và đồng bào công giáo di cư ở Bùi Tiếng (phường Tân Mai bây giờ) và HốNai công khai tố cáo Thiệu tàn ác, tham nhũng, đòi tự do dân chủ cho dân. Việcchống bắt lính ở các khu vực này diễn ra rộng hơn, bà con Tân Mai giải vây cho sốthanh niên bị cảnh sát bắt lính.. Ở các xã ven: Tân Vạn, Hiệp Hoà, Bửu Hoà, BửuLong … phong trào chống càn quét, chống bắt lính diễn ra sôi nổi, liên tục.

Học sinh các trường Ngô Quyền, Khiết Tâm được sự chỉ đạo của Thành đoànBiên Hoà đấu tranh chống bắt lính, chống quân sự hóa học đường , mở rộng liênkết với phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn chống Thiệu độc tài tham nhũng.Học sinh Ngô Quyền đấu tranh với viên hiệu trưởng tham ô công quĩ buộc bộ Giáodục Sài Gòn rút ông ta về sở Học chánh Biên Hoà. Cơ sở ta vận động học sinh vàhội cựu học sinh Ngô Quyền đấu tranh với ban giám hiệu, ra tờ báo Xuân đề caotinh thần dân tộc, ý thức đoàn kết chống “cao bồi” du đãng, chống bất công trongthi cử … Nhiều học sinh các trường nội ô công khai bàn bạc tình hình thời sự,khẳng định: chính nghiã trước sau cũng thắng. Các em quyên góp ủng hộ Mặt trậncứu đói, tổ chức những đêm văn nghệ lửa trại như học sinh sinh viên Sài Gòn hátcho đồng bào tôi nghe khá sôi nổi.

Phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị, mũi binh vận cũng hoạt độngmạnh. Đảng viên mật và cơ sở tiến công tư tưởng binh sĩ Sài Gòn bằng các khẩuhiệu: Mỹ thua về Mỹ, ngụy thua về đâu?, Bỏ súng về với vợ con thì sống, cầm súngchống lại cách mạng thì chết ! … Ta gửi thư, truyền đơn cho gia đình binh sĩ gọicon em trở về. Lính chủ lực bỏ ngũ làm lính bảo an, dân vệ còn tại ngũ cũng bớthung hăng. Ta tranh thủ phổ biến các chính sách cuả Mặt trận dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam ViệtNam, vận động họ chống lệnh hành quân, bỏ ngũ về với quê hương, gia đình.

Phối hợp chặt với phong trào đấu tranh đô thị, đêm 7/10/1974, ba chiến sĩĐoàn 113 đặc công xuất phát từ bến Tân Định đã đưa khối thuốc nổ 700 kg theosông Đồng Nai, vượt khoảng 30 km xuố ng đánh sập một đoạn 30 mét cầu Mới(Hóa An). Đêm 17/12/1974, một phân đội cuả Đoàn 113 đặc công tập kích đánhsập phân chi khu và cuộc cảnh sát Hóa An diệt hơn 30 tên địch. Tháng 1/1975, độibiệt động Biên Hoà đánh trung tâm chiêu hồi, diệt và làm bị thươ ng 80 tên. Đêm24/2/1975, du kích mật đánh cuộc cảnh sát Bửu Long, diệt và làm bị thương 5 tên.

Hai năm 1973-1974, Mặt trận Dân tộc giải phóng góp phần tích cực pháttriển thực lực mạnh, xây dựng nhiều cơ sở và cảm tình, nhiều lõm chính trị ởthành phố Biên Hoà, “lót ổ” lực lượng chuẩn bị giải phóng quê hương.

VI. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG PHÁT ĐỘNG NHÂN DÂNNỔI DẬY KẾT HỢP VŨ TRANG GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG, GÓP PHẦNTHỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Từ ngày 30/9 đến ngày 8/10/1974, Bộ Chính trị họp, xác định kế hoạch vàquyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976, hoàn thànhcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà

Page 202: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

202

Tháng 11/1974, Trung ương Cục, Quân uỷ Miền và Bộ Tư lệnh Miền mởchiến dịch mùa khô 1974-1975, trong đó kế hoạch ở miền Đông Nam bộ nhằm:Hoàn chỉnh khu giải phóng cách mạng nối liền hành lang chiến lược từ biên giớixuống bờ biển Đông, xây dựng thành căn cứ địa vững chắc liên hoàn, tạo thế baovây Sài Gòn, giải phóng quốc lộ 14, mở tiếp về hướng Quốc l ộ 20, Hoài Đức, TánhLinh, một số đoạn trên quốc lộ 1, từng bước cắt đứt quốc lộ 15. Trong quá trìnhtiến công sẵn sàng đánh bại mọi cuộc hành quân lấn chiếm, tái chiếm cuả địch vàovùng giải phóng và vùng mới mở. Khối chủ lực đứng chân trên địa bàn quân k hu 7phải đánh những trận thối động, tiêu diệt gọn từng đơn vị chủ lực địch .

Cuối tháng 10/1974, để thực hiện ý đồ chiến lược trên, Trung ương Cục quyếtđịnh điều chỉnh tỉnh Tân Phú gồm hai huyện Độc Lập và Định Quán (hai huyệnTân Uyên, Phú Giáo nhập vào Bình Dương). Ngày 15/11/1974, Tỉnh uỷ Tân Phúđề ra phương hướng, nhiệm vụ mùa khô 1974 -1975: Nhanh chóng xây dựng vùngcăn cứ giải phóng từng bước vững chắc; tập trung và khẩn trương xây dựng pháttriển thực lực ba mũi tạo ra bước nhảy vọt, ra sức động v iên sức người sức cuảnhằm làm thay đổi tương quan tại chỗ, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu thủ đoạnmới cuả địch, gỡ đồn bót, giải phóng xã, ấp và mở thế tranh chấp mạnh 2/3 số ấp,giành trên 40.000 dân, đưa về vùng giải phóng 12.000 dân. Tranh thủ mọi thời cơthuận lợi, giành thắng lợi có ý nghiã quyết định, tiến lên giành thắng lợi hoàntoàn. 1

Đồng bào các xã Vĩnh An, Lý Lỵch, Tà Lài, Bù Cháp … cùng với lực lượnghậu cần quân khu 7 và Đoàn 814 san ủi, mở đường 322 (tức đường Trần Lệ Xuâncũ), mở bến với cầu phà vượt sông Đồng Nai đảm bảo cho quân đoàn 4 vượt sông,tiến về quốc lộ 20 mở chiến dịch lớn. Các cơ sở mật ở Định Quán tích cực giúp cácđoàn hậu cần 814, hậu cần quân khu 7 thu mua khối lượng gạo và nhu yếu phẩmquan trọng. Một cụm kho gạo 700 tấn bố trí ở km 125 đường vào Tà Lài, sẵn sàngphục vụ cho bộ đội chiến đấu trên quốc lộ 20.

4 giờ sáng ngày 6/12/1974, lực lượng võ trang tỉnh Tân Phú, huyện ĐịnhQuán và du kích địa phương với sự trợ giúp cuả bộ đội quân khu, đã đồng loạt baovây tiến công các tua Cầu Trắng (xã 125), tua cầu La Ngà, đồn bót ở các ấp 110,114, 116. Ở xã 125, lực lượng võ trang tỉnh kết hợp du kích xã vừa đánh địch, vừavận động gia đình binh sĩ kêu gọi lính và dân vệ buông súng về với cách mạng. Chibộ chỉ đạo du kích và quần chúng truy diệt số ác ôn, giải tán đội phòng vệ dân sự.Số tề xã, ấp chạy trốn về chi khu Định Quán.

Chiến dịch lộ 3 bắt đầu ngày 21/12/1974, bộ đội quân khu 7 và quân khu 6phối hợp đánh mạnh các chi khu Võ Đắc, Tánh Linh (tỉnh Bình Tuy, nay thuộctỉnh Bình Thuận). Chiến đoàn 43 thuộc sư 18 ngụy được lệnh cắt qua đường TràCổ - Đồng Hiệp giải vây cho hai chi khu nói trên. Các lực lượng võ trang tỉnh kếthợp với lực lượng võ trang khu đánh thiệt hại chiến đoàn 43, hỗ trợ cho chiếntrường tỉnh bạn. Mặt khác, ta có kế hoạch bung dân ra vùng căn cứ để sản xuất.

1 Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, tr. 377-378-379.

Page 203: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

203

Trong các ngày 30 và 31/12/1974, bộ đội tỉnh, lực lượng trinh sát cùng dukích xã 125 đắp mô, gài trái, bắn tiả, tập kich địch từ km 2 đến km 7 đường TràCổ. Ngày 1/1/1975, ta đánh sập cống lớn Suối Sơn ở km 93, cắt đứt giao thông trênquốc lộ 20 quãng Túc Trưng-La Ngà. Bị đánh thiệt hại nặng trên chiến trườngTánh Linh-Hoài Đức1, chiến đoàn 43 rút chạy về tỉnh lỵ Long Khánh sau gần mộttháng tham chiến.

Ngày 6/1/1975 Tỉnh lỵ Phước Long được giải phóng. B ộ Chính trị nhận định2:Chúng ta đang đứng trước thời cơ lớn, phải mở nhiều chiến dịch tổng hợp liêntiếp, đánh những trận quyết định, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc cuộckháng chiến chống Mỹ. Trung ương Cục, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền điều chỉnhbổ sung kế hoạch bước hai: tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hoàn chỉnh vùng giảiphóng liên hoàn, mở thông hành lang về phiá Đông Sài Gòn, phát triển hành langchiến lược về hướng quốc lộ 20, về Bà Rịa -Long Khánh.

Ngày 10/3/1975, bộ đội ta đánh chiếm Buôn Ma Thuột; chỉ sau thời gian rấtngắn giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, phát triển về hướng các tỉnh ven biển miềnTrung. Chi khu Định Quán là điểm phòng thủ cuả địch án ngữ quốc lộ 20, nếu talàm chủ chi khu này, sẽ kiểm soát được đường 20, mở được hành l ang và đườngtiến công ở hướng Đông Sài Gòn. Trung ương Cục, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miềnquyết định mở chiến dịch đường 20, giải phóng chi khu Định Quán, tạo điều kiệncho bộ đội chủ lực tiến về Long Khánh. Tham gia chiến dịch có lực lượng chủ lựcMiền, bộ đội tỉnh Tân Phú, bộ đội huyện và du kích các xã đánh địch từ La Ngà vềTúc Trưng và từ km 142 về km 125.

5 giờ 40 phút sáng 17/3/1975, bộ đội sư đoàn 7 tiến công chi khu Định Quánvới ưu thế áp đảo, quyết liệt. 5 giờ chiều, ta chiếm chi khu, dinh quận trưởng, sauđó phát triển sang các điểm phòng ngự xung quanh. Ngày 20/3, ta hoàn toàn làmchủ chi khu, bắt sống viên thiếu tá chi khu trưởng kiêm quận trưởng, viên thiếu táchỉ huy tiểu doàn bảo an số 2, viên thiếu tá chi trưởng cảnh sát, 4 viên đại úy và 50lính.

Cùng sáng 17/3, bộ đội tỉnh Tân Phú và du kích xã diệt cụm pháo Đạ Hoai,giữa trưa diệt đồn Đạ Hoai, giải phóng xã Phương Lâm. Bộ đội tỉnh cấp tốc phốihợp cùng du kích và cơ sở mật xã 125 bao vây, bắn pháo, kêu gọi binh sĩ đầu hàng.Đêm 18/3, địch rút chạy, ta giải phóng hoàn toàn xã 125.

Cùng ngày 17/3, bộ đội tỉnh Tân Phú kết hợp du kích xã Túc Trưng tiến côngyếu khu Túc Trưng. Du kích cùng cơ sở và quần chúng lùng diệt số ác ôn, tiếncông các bót Cây Xăng, bót ấp Chợ, bót ấp Tam Bung. Chi bộ đồn điền cao su lãnhđạo 400 công nhân nổi dậy đánh chiếm trụ sở ấp, giải phóng đồn điền.

Mất chi khu Định Quán, đồn 125, đồn Đạ Hoai, tinh thần binh lính địch đóngdọc quốc lộ 20 hoang mang lo sợ. Huyện uỷ Định Quán chỉ đạo các chi bộ lãnh

1 Ta loại khỏi vòng chiến đấu 2300 tên địch, diệt 1 tiểu đoàn bảo an và 3 đại đội, hạ 48 đồn bót có 1chi khu, giải phóng huyện Tánh Linh và 4 xã huyện Hoài Đức với trên 40.000 dân, kỳm chân sư 18 quânđội Sài Gòn ớ phía Đông, hỗ trợ mặt trận đường 14. Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ, tr. 516.

2 họp từ ngày 31/12/1974 đến ngày 7/1/1975

Page 204: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

204

đạo cơ sở đẩy mạnh binh vận, tác động làm suy sụp tư tưởng địch. Đêm 18/3, đồndân vệ ấp 116 rút chạy, rạng sáng 19/3 lính đồn Quảng Khánh bỏ chạy; quần chúnglàm chủ các ấp 116 và Quảng Khánh. Ngày 20/3, bộ đội tỉnh diệt đồn La Ngà, bắtsống 60 tên.

Chỉ trong ba ngày, từ 17 đến 20/3/1975 được sự hỗ trợ cuả bộ đội chủ lựcMiền, quân dân tỉnh Tân Phú đã tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn huyệnĐịnh Quán, làm chủ đoạn quốc lộ 20 từ Phương Lâm (giáp tỉnh Lâm Đồng) xuốngTúc Trưng. 3600 tên địch cùng bộ máy ngụy quyền xã, ấp bị quét sạch. Lực lượngchủ lực sẵn sàng tiến về Xuân Lộc-Long Khánh.

Ngày 17/3, Bộ Tư lệnh quân khu 7 mở chiến dịch lộ 3. Bộ đội chủ lực sư đoàn6 cùng bộ đội huyện Xuân Lộc tiêu diệt ba bót: ngã ba Ông Đồn, núi Chứa Chanvà đồi 52. Sáng 18/3, lực lượng võ trang huyện giải phóng ấp Suối Cát, cùng bộđội trung đoàn 4 chủ lực diệt viện từ tiểu khu Long Khánh kéo ra. Ngày 21/3, bộđội giải phóng lộ 3 từ ngã ba Ông Đồn đến Trà Tân. Cùng ngày, lực lượng võ tranghuyện cao su Bà Rịa- Long Khánh hỗ trợ du kích mật và công nhân giải phóng đồnđiền Ông Quế trên lộ 2. Du kích xã Bảo Bình phối hợp với cơ sở mật và quầnchúng dùng binh vận, bức rút chốt Nam Hà, tua Mai Thọ Bích, tua Mả Trắng. Nắmthời cơ địch hoang mang rúng động trước các thất bại liên tiếp trên đị a bàn tỉnhLong Khánh, Huyện uỷ Xuân Lộc chỉ đạo các chi bộ xã phát động quần chúng nổidậy kết hợp chặt chẽ với du kích, giải phóng các xã dọc lộ 1 từ ngã ba Ông Đồnđến căn cứ 5 (nay thuộc các xã Xuân Hoà, Xuân Hưng, Xuân Tâm, Xuân Thành,Suối Cao). Ở thị xã Long Khánh, lực lượng vũ trang cùng cơ sở quần chúng tiếncông giải phóng toàn bộ các ấp ven, tạo thế đứng chân triển khai lực lượng cho chủlực.

Chiến thắng Tây Nguyên, chiến thắng Trị Thiên, giải phóng Đà Nẵng và mộtloạt các tỉnh ven biển miền Trung tạo tâm lý hoảng loạn tùy nghi di tản, khiến địchtháo chạy tán loạn. Căn cứ thực tế chiến trường, ngày 31/3/1975, Bộ Chính trịTrung ương Đảng hạ quyết tâm tập trung toàn lực lượng giải phóng miền Namtrước mùa mưa năm 1975.

Tướng Uây-en (Weyand) cầm đầu một phái đoàn quân sự Mỹ sang Sài Gònthị sát, nắm tình hình, tìm biện pháp giữ chế độ Sài Gòn không sụp đổ. Địch xâydựng tuyến phòng thủ Xuân Lộc với lực lượng mạnh1, hi vọng ngăn chặn các mũitiến công cuả Quân giải phóng tiến về Sài Gòn.

Thường vụ Trung ương Cục, Quân uỷ và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mởchiến dịch Xuân Lộc, đập tan tuyến phòng thủ cuối cùng cuả địch ở phiá Đông SàiGòn, mở đường cho đại quân tiến về giải phóng Sài Gòn. 2

5 giờ 30 sáng 9/4, chiến dịch Xuân Lộc mở màn. Trong ngày đầu t iến công,cờ giải phóng đã tung bay trên nóc dinh tỉnh trưởng, tòa hành chính tỉnh, tiểu khu

1 Gồm sư 18, lữ dù 1, liên đoàn biệt động quân 7, lữ 3 thiết giáp,các thiết đoàn 315, 318, 320 …2 Lực lượng tham gia chiến dịch gồm quân đoàn 4 ( có sư đoàn 1, sư đoàn 6, sư đoàn 7, trung đoàn độc lập

95B), trung đoàn 5 quân khu miền Đông, các lực lượng võ trang tỉnh Bà Rịa -Long Khánh. Tư lệnh là đồng chí BùiCát Vũ, đồng chí Nguyễn Văn Trung làm chính uỷ, các phó Tư lệnh là Lê Văn Ngọc và Phạm Lạc.

Page 205: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

205

Long Khánh, ty cảnh sát, trụ sở CIA và khu cố vấn Mỹ cư ngụ … phá huỷ hệthống phòng thủ, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Ở hướng Tây, bộ đội sư đoàn 6 vàdu kích địa phương giải phóng ấp Trần Hưng Đạo, làm chủ đoạn quốc lộ 1 dàihàng chục km, từ Hưng Lộc đến đèo Mẹ Bồng Con. Ở hướng Nam, lực lượng võtrang tỉnh phối hợp với bộ đội tiểu đoàn 9 chủ lực diệt viện từ Suối Cát về tỉnh lỵLong Khánh, tiêu hao nặng 2 tiểu đoàn địch, bắt sống nhiều tù binh, giải phóng ấpBảo Toàn.

Địch điều nhiều lực lượng về tiếp viện cho tỉnh lỵ, chấn chỉnh lại các lựclượng bị đánh tơi tả. Ngày 10/4, tiểu đoàn 7 sư đoàn 6 cùng du kích ấp Trần HưngĐạo diệt phân chi khu Dầu Giây hồi 17 giờ. Sư đoàn 1 và đội biệt động thị xã LongKhánh đánh địch ở khu nhà thờ Long Khánh, đẩy lui hàng chục đợt phản kichquyết liệt cuả địch định chiếm lại ngã tư đường sắt. Ở hướng Nam, các đơn vị bộđội chặn đánh địch ở Tân Phong, Suối Cát.

Từ khi chiến dịch mở màn, đội biệt động vũ trang Long Khánh và Mặt trậncùng các cơ sở triển khai vận động nhân dân đi sơ tán ra hướng Bình Lộc, Bàu Sen… Trước khi đi, nhiều gia đình đã múc đầy các phuy nước, để sẵn hàng bao gạo …cho bộ đội. Hàng trăm thanh niên tỉnh lỵ tham gia các đội thanh niên cờ đỏ, thanhniên xung kich …phục vụ chiến đấu, khiêng tải thương binh, có anh chị trực tiếpcầm súng giết giặc. 14 giờ, ngày 12/4, địch ném 2 trái bom CBU 551 cách 800 métvề hướng Bắc tỉnh lỵ. Đây là thứ vũ khí huỷ diệt mới có s ức tàn phá lớn, làm hàngtrăm chiến sĩ và đồng bào hi sinh. 16 giờ ngày 14/4, sư đoàn 6 tấn công đập tanchiến đoàn 52, diệt gọn 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 chi đoàn cơ giới, 2 tiểu đoàn bộbinh, bắt hàng trăm tù binh. Bọn sống sót chạy thẳng một mạch về Biên Hoà.

Thắt chặt vòng vây phiá tây tỉnh lỵ Long Khánh phối hợp với bộ đội chủ lực,Huyện uỷ cao su chỉ đạo du kích hỗ trợ công nhân nổi dậy giải phóng các sở, ấpcao su, thu hồi bảo quản máy móc, thiết bị, vật tư sản xuất … Sở Bình Lộc giảiphóng ngày 16/4. Ấp Suối Tre giải phóng ngày 19/4. Ngày 20/4 giải phóng ấp CốcRang và An Lộc. Một số chủ sở bỏ chạy, một số đầu hàng. Tài sản các sở được giữgìn, bảo quản cẩn thận.

Ngày 18, 19/4 pháo địch bắn nhiều về hướng Bắc, chuẩn bị rút chạy khỏi thịxã, Du kích Cẩm Mỹ hỗ trợ nhân dân nổi dậy giải phóng làm chủ xã. 2 giờ sáng21/4, tại cua chữ S, cua chữ C và ngã ba Cẩm Mỹ ta bắt nhiều tù binh, trong đó cóviên đại tá tỉnh trưởng Long Khánh cùng một số sĩ quan phụ tá. 7 giờ sáng, côngnhân đồn điền cao su Ông Quế nổi dậy làm chủ đồn điền lùng bắt nhiều tù binh.

8 giờ sáng 21/4, huyện Xuân Lộc hoàn toàn giải phóng, sạch bóng quân thù.Cánh cửa thép bảo vệ phiá Đông Sài Gòn - thủ đô cuả chế độ Việt Nam cộng hoà -đã bị đập tan. Ngày 23/4/1975, tổng thống Mỹ Ford tuyê n bố: Cuộc chiến tranh ởViệt Nam đã chấm dứt với người Mỹ .

1 Bom này đốt cháy hết ôxi trong một vòng tròn bán kýnh hàng trăm mét, có sức nóng lớn, mặt khác gây chếtngạt. Mỹ sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường Long Khánh.

Page 206: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

206

Uỷ ban quân quản tỉnh Long Khánh được thành lập do đồng chí Phạm Lạclàm chủ tịch. Chính quyền cách mạng các cấp được tổ chức, trật tự xã hội ổn địnhnhanh chóng.

Trước thắng lợi của các chiến trường, ngày 31/3/1975, Tỉnh uỷ Biên Hoàquyết định: …lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân kết hợp 3 mũi đấu tranh,nổi dậy tiến hành Tổng công kich -tổng khởi nghiã giải phóng toàn tỉnh. Banthường vụ Tỉnh uỷ ra quyết định:

1- Điều động toàn bộ lực lượn g võ trang và 50 cán bộ các ban ngành đoàn thểtỉnh tập trung cho vùng trọng điểm Long Thành-Nhơn Trạch.

2- Sử dụng toàn bộ nội tuyến, cơ sở, cảm tình phục vụ Tổng công kich -tổngkhởi nghiã.

3- Thành lập Uỷ ban quân quản Biên Hoà nông thôn do đồng chí Võ V ănLượng làm chủ tịch. Ở mỗi huyện, một đồng chí trong Thường vụ Huyện uỷ làmchủ tịch Uỷ ban quân quản huyện.

4- Giải phóng đến đâu, tổ chức cứu đói và cấp lương thực, phương tiện tổchức đưa dân về quê cũ, nhất là số đồng bào miền Trung chạy vào.

5- Tỉnh đội triển khai lực lượng thực hiện chu đáo chính sách tử sĩ, thươngbinh, không để sót.

6- Huyện uỷ Nhơn Trạch chuẩn bị huy động ít nhất 100 tàu, xuồng, ghe tạiphà Cát Lái (Phú Hữu) để đưa bộ đội chủ lực qua sông tấn công vào Sài Gòn.

Huyện uỷ Long Thành huy động 100 dân công các xã Long An, Lộc An vàcác đồn điền cao su Bình Sơn, Cẩm Đường sửa đường 10 và đường 15B rộng 12mét cho xe tăng chạy được, làm tới đâu ngụy trang tới đó. Huyện uỷ rải truyền đơnvà thông báo kêu gọi đồng bào vùng địch không nên chạy về phiá địch, nên tạmtránh về vùng căn cứ, chính quyền chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho bà con.Sáng 25/4, Huyện uỷ phổ biến 10 điều kỷ luật của Chính phủ cách mạng lâm thờiCộng hoà miền nam Việt Nam trong vùng giải phóng, chính sách hàng binh, chiếnlợi phẩm, dân vận. Cán bộ được cử xuống các xã chờ giờ hành động.

Binh sĩ Sài Gòn rã ngũ, rải rác xin trình diện, nộp súng ở các xã. Hơn 40 têntháo chạy ở Xuân Lộc bị bộ đội huyện và du kích Cẩm Đường bắt giữ, giáo dục rồithả cho về với gia đình.

Ngày 26/4, huyện Long Thành đã huy động 128 tấn lương thực phục vụ chochủ lực. Chị Ngọn ở Phước An – chồng đã hi sinh – góp 100 lít gạo. Đồng bàoPhước Khánh ủng hộ 300 con vịt. Ông Ba Tố ở Phước Thái ủng hộ 1 con bò và 2heo lớn. Bộ binh và xe tăng chủ lực về rừng Cẩm Đường, Bình Sơn, bà con mangxôi, thịt gà, hoa quả ra tặng. 16 giờ 30, sư đoàn 2 có 12 xe tăng mở đường, tiến ramục tiêu Nước Trong. Cùng lúc đó, ở Bình Sơn bộ đội huyện và du kích tấn côngđồn Nhà máy. Chi bộ lộ và mật sáp nhập làm một và lập Uỷ ban quân quản.

Page 207: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

207

Nắm thời cơ chủ lực tiến công địch, du kích xã Phước Thiền tấn công trụ sởxã và đồn Bến Cam, xã Phước Thiền hoàn toàn giải phóng. Dọc tỉnh lộ 19, du kíchcùng đồng bào các xã Phước Long, Phước Thọ, Phước An nổi dậy giải phóng xã.

Du kích các xã Phước Nguyên, An Lợi, Tam An, Long Đức đồng loạt tiếncông, địch chống cự yếu ớt rồi rút chạy. Xã Phước Nguyên là xã giải phóng đầutiên cuả huyện Long Thành. Đại đội 27 cùng du kích xã Long An kêu gọi, 2 trungđội dân vệ ra hàng, nộp hết vũ khí. Cùng lúc đó, du kích xã Long Phước được bộđội trung đoàn 4 giúp sức, đã lần lượt diệt đồn Hàng Dương, chốt ngã ba Nhà mát,chốt ấp Đất Mới, giải phóng hoàn toàn xã Long Phước.

15 giờ ngày 27/4, ta giải phóng căn cứ Nước Trong, 14 xe tăng địch đầu hàng,30 chiếc bị bắn cháy. Cùng thời gian, đại đội 27 cùng du kích Long An tấn côngđịch ở đập nước Long An, bọn này bỏ chạy ra chốt ở cầu Hưu. Ta bao vây gọihàng, gần một trung đội nộp súng, một số chạy vào ấp Thái Lạc. Các đồng chíNăm Tra, Tám Phương là nội ứng vận động 2 trung đội bảo an ra hàng, đồng bàonổi dậy phá đồn, xã Phước Long hoàn toàn giải phóng . Ở Bình Sơn, chi bộ đảngđẩy mạnh tấn công binh vận, kết hợp với một tiểu đoàn của sư 325 (quân đoàn 2)lùng bắt 96 tên trong đồn nhà máy. Đồn điền cao su Bình Sơn hoàn toàn giảiphóng lúc 12 giờ. Dọc tỉnh lộ 17, cơ sở mật và quần chúng tấn công binh vận, 219lính ra trình diện, nộp súng, hai xã Phú Hội, Long Tân được giải phóng. Chỉ trongđêm, Chị Hai - du kích xã Phú Hội – một mình bắt sống 1 tiểu đội bảo an. Hai chacon một gia đình nông dân Phước Thiền với cây gậy bắt sống 6 biệt động quân, thu4 súng … Bộ đội quân đoàn 2 tiến về bao vây quận lỵ Nhơn Trạch, kho bomThành Tuy Hạ, đặt pháo 130 li tại nổng nhà thờ, nổng Giăng Lò, nổng Bình Tuy,nổng Vĩnh Tuy thuộc hai xã Phú Hội, Long Tân. Đồng bào hai xã đón bộ đội rấtnồng hậu. Tại vùng Rừng Sác, Đoàn 10 đặc công hỗ trợ du kích và nhân dân giảiphóng các xã, ấp Giồng Ông Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn.

Ngày 28/4, cán bộ, nhân dân và du kích xã Phước Thái cùng đại đội 27 baovây đồn Quán Chim, vận động toàn bộ binh lính ra hàng. Xã Phước Thái hoàn toàngiải phóng lúc 9 giờ 45. Tại bến Gò Dầu, 3 tàu quân sự nhỏ và 9 xuồng máy treocờ trắng, gần 1 tiểu đoàn địch ra hàng. Ở ấp Thái Lạc, đồng chí Chín Công vậ nđộng, tuyên truyền cho linh mục Trần Quang Vũ 10 điều kỷ luật và chính sách 10điểm cuả Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và Chính phủ cách mạng lâm thờiCộng hoà miền Nam Việt Nam. Linh mục Vũ đã vận động số lính dân vệ bỏ súng,dùng hai xe lam chở đầy vũ khí, máy móc, hồ sơ sổ sách nộp cho Uỷ ban quânquản thị trấn Long Thành. Sáng 28/4, xã Phú Hội nấu tới 1350 xuất cơm trong khimấy bữa trước chỉ nấu 1200 xuất/ngày cung cấp cho Sư đoàn 325.

4 giờ sáng ngày 29/4, pháo quân đoàn 2 bắn vào chi khu Nhơn Trạch và khobom Thành Tuy Hạ. 8 giờ sáng, 200 lính quận ra hàng cùng viên trung tá quậnphó. Viên chỉ huy phó kho bom Thành Tuy Hạ cũng đem lính ra hàng. Tiểu đoàn240 cùng lực lượng địa phương giải phóng xã Vĩnh Thanh. Đến 10 giờ 30 phút,bốn xã cuối cùng cuả Nhơn Trạch được giải phóng: Vĩnh Thanh, Đại Phước, PhúHữu, Phước Khánh. Ở hướng Bắc huyện, cầu sông Buông được công binh sửa

Page 208: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

208

xong hồi 19 giờ. Lữ 203 tăng-thiết giáp qua cầu nhằm hướng Long Bình tiến tới.22 giờ 10 phút, lữ 203 đánh tan 1 tiểu đoàn địch ở km 11 xã Phước Tân.

Trên tỉnh lộ 17, đến 22 giờ 30, tăng-thiết giáp ta đậu kin từ ngã ba xã ĐạiPhước đến phà Cát Lái. Bộ binh phân tán vào các xóm ấp ven đường, tất cả ở trongtư thế sẵn sàng vượt sông.

23 giờ, đồng bào Phước Khánh đưa xuồng ghe ra , Đoàn 10 được lệnh vượtsông chiếm các mục tiêu qui định.

0 giờ ngày 30/4, pháo 130 li cuả quân đoàn 2 nã vào sân bay Tân Sơn Nhất vàcác mục tiêu quân sự. Đồng thời hàng trăm ghe xuồng cuả đồng bào Nhơn Trạchchở bộ đội qua sông Cát Lái, tiền về Sài Gòn.

Biên Hoà (nông thôn) hoàn toàn giải phóng. Cánh cửa Đông-Nam Sài Gòn đãmở toang.

Ở hướng bắc thành phố Biên Hoà, ngày 20/4/1975, bộ đội huyện Vĩnh Cửu vàdu kích phối hợp lực lượng chính trị cuả quần chúng tiến công giải phóng các xãĐại An, Tân Định, chi khu Công Thanh. Các xã dọc lộ 24 Tân Phú, Lợi Hoà, BìnhThạnh, Bình Phước, Tân Triều, Bình Ý, Bình Hoà quần chúng kết hợp mũi tiếncông vũ trang với binh vận, kêu gọi địch đầu hàng. Sáng 30/4, huyện Vĩnh Cửuhoàn toàn giải phóng.

Sáng ngày 9/4/1975 khi chiến dịch Xuân Lộc mở màn thì Thường vụ Khu uỷmiền Đông mở hội nghị bàn kế hoạch giải phóng thành phố Biên Hoà 1. Thường vụnhận định: thành phố Biên Hoà là nơi tập trung các cơ quan đầu não cuả địch, lựclượng địch rất đông nhưng các quân đoàn 1 và 2 của địch ở miền Trung tan rã dồnvề đây đã tác động tiêu cực tinh thần binh lính địch. Đó là thuận lợi để ta tiến côngvà nổi dậy giải phóng thành phố. Khu tăng cường 500 cán bộ các ngành cuả khu,230 cán bộ nhân viên kỹ thuật chuẩn bị tiếp quản thành phố.

Ngay đêm 9/4, đồng chí bí thư Thành uỷ vào nội ô bằng đường công khai,triển khai kế hoạch phát động quần chúng nổi dậy giải phóng quê hương, xây dựngcác Ủy ban quân quản các xã2 …chuẩn bị phát động quần chúng nổi dậy. Ban côngvận Thành uỷ gồm các đồng chí Lê Văn Triết, Nguyễn Văn Trung, Châu VănHoàng, Năm Hoà được phân công tiếp quản khu kỹ nghệ. Các đồng chí trong banan ninh: Tư Minh, Tư Tường, Tư Quắn …. chiếm quận Đức Tu và ổn định trật tựtrị an thành phố.

Đêm 14/4, Đoàn pháo binh Biên Hoà nã pháo 130 li vào sân bay Biên Hoà,phá huỷ nhiều kho bom đạn, làm hư hại đường băng và một số máy bay. Nắm thời

1 Thường vụ Khu uỷ phân công: đồng chí Lê Đình Nhơn, phó Bí thư Khu uỷ; Lê Văn Ngọc, Tư lệnh quân khu;Nguyễn Việt Hoa, Phó Tư lệnh quân khu; Huỳnh Việt Thắng, trưởng ban an ninh khu trực tiếp chỉ đạo giải phóngthành phố Biên Hoà.

2 Đồng chí Lê Thị Não làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghiã xã Bửu Hoà; đồng chí Phạm Văn Tốt làm chủ tịchUBKN xã Tân Vạn; đồng chí Hồ Văn Thiệp làm chủ tịch UBKN xã Tam Hiệp; đồng chí Võ Thị Huệ, chủ tịch UBKNxã Bình Trước; đồng chí Ba Xuân, chủ tịch UBKN xã Hiệp Hoà; đồng chí Huỳnh Thị Liên, chủ tịch UBKN ấp NúiĐất; đồng chí Phạm Văn Lương, chủ tịch UBKN xã Bửu Long; đồng chí Cao Văn Bửng, chủ tịch UBKN xã TânThành; đồng chí Tôn Văn Điểu, chủ tịch UBKN ấp An Hảo …

Page 209: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

209

cơ, các chi bộ, đảng viên, cơ sở, cốt cán quần chúng trong thành phố Biên Hoà đẩymạnh công tác binh vận, làm rã hàng ngàn lính địch, đồng thời chuẩn bị phát độngnổi dậy giải phóng thành phố. Mọi việc đều làm kín đáo vì một bộ phận địch rấtngoan cố, nếu sơ hở thì tổn thất khôn lường.

Ngày 16/4, Thành uỷ Biên Hoà ra nghị quyết: “… phóng tay phát động quầnchúng khởi nghiã và công kích cuả địa phương, giành toàn bộ chính quyền địch từấp, xã, quận, tỉnh về tay nhân dân. Tổ chức lực lượng chính trị, lực lượng võ trangđủ sức tiếp quản thành phố, hãng xưởng, điện nước, khu phố, ấp xã. Tổ chức chỉđạo mọi mặt để kịp thời đảm đương việc quản lý thành phố và các xã ven, ổn địnhquần chúng, giải quyết tốt đời sống nhân dân”. Nghị quyết xác định các mục tiêutrọng điểm: sân bay Biên Hoà, quân đoàn 3, tổng kho Long Bình. Khi bộ đội chủlực đánh tới thì lực lượng tại chỗ phát động quần chúng nổi dậy cướp c hính quyền,hợp điểm là tòa hành chính tỉnh Biên Hoà1. Ngày 23/4, Thường vụ Khu uỷ chỉđịnh Uỷ ban quân quản thành phố Biên Hoà gồm 5 đồng chí. 2 Ngày 26/4, bộ Tưlệnh quân đoàn 3 ngụy rút chạy về Gò Vấp. Trước thời cơ thuận lợi chưa từng có,Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Biên Hoà ra lời kêu gọi: …Thời cơ lịch sửchấm dứt toàn bộ chế độ phản dân hại nước cuả ngụy quyền tay sai đã đến. Hãyanh dũng tiến lên xứng đáng với truyền thống Biên Hoà, truyền thống bất khuấtcuả chiến khu Đ, Bình Đa, Vĩnh Cửu, Bà Bông, truyền thống Đồng Nai oai hùng.Truyền đơn in Lời kêu gọi phân tới các chi bộ, các Uỷ ban khởi nghiã địa phương,động viên tinh thần nhân dân thành phố Biên Hoà.

Đêm 26/4, bộ đội đặc công Đoàn 113 đánh chiếm cầu xa lộ Đồng Nai, chiếmluôn một góc tổng kho Long Bình.

17 giờ 30 ngày 27/4/1975, pháo ta nã cấp tập vào sân bay và tổng kho LongBình. Các lực lượng vũ trang đánh chiếm kho Long Bình, căn cứ Hóc Bà Thức,đánh giữ cầu Gành, đảm bảo hướng phát triển củqa chủ lực vào Sài Gòn.

Sáng 29/4, đại tá Lưu Yểm, tỉnh trưởng Biên Hoà, chạy trốn về Sài Gòn. Nhacảnh sát miền đông, ty cảnh sát Biên Hoà, chi khu Đức Tu cũng theo chân tỉnhtrưởng. Cùng thời gian này, anh em tù chính trị tại nhà lao Tân Hiệp nổi dậy phákhám. Uỷ ban khởi nghiã xã Bình Trước huy động cơ sở mật (chị Ngọc, chị Hiền… ) và cán bộ vào phá cửa giải thoát hàng trăm tù chính trị. Ai ở gần thì tự lực vềnhà, số ở xa được chi bộ và Uỷ ban khởi nghiã xã Bình Trước vận động bà con choăn và ủng hộ tiền lộ phí về quê. Chiều ngày 29/4, ban Công vận tiến vào khu kỹnghệ. Chị Hạnh – vợ anh Hai Điểu, cơ sở mật - may 8 cờ lớn, 12 cờ nhỏ và nhiềubăng đeo tay cho tự vệ mật và cơ sở ta. Đêm 29/4 ta đánh chiếm công tySONADEZI, cơ sở nội tuyến đưa về 2 xe bọc thép nguyên vẹn.

1 Lúc này để chuẩn bị giải phóng thành phố, thực lực ta có 31 đảng viên, 600 cơ sở nòng cốt, nắm 9 độiphòng vệ dân sự trang bị 300 súng, phân bố đều khắp. Theo kế hoạch, đến ngày 20/4 ta đã lập xong 15 Uỷ ban khởinghiã.

2 1- Đồng chí Lê Đình Nhơn, phó bí thư Khu uỷ, chủ tịch UBQQ; 2 - đồng chí Phan Văn Trang, bí thư Thànhuỷ Biên Hoà, phó chủ tịch; 3 - đồng chí Nguyễn Việt Hoa, Phó Tư lệnh quân khu miền đông, phó chủ tịch; 4 - đồngchí Trần Quí Tư, uỷ viên ban An ninh khu, uỷ viên; 5 - đồng chí Nguyễn Hồng Kỳ, phó bí thư Thành uỷ, uỷ viên.

Page 210: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

210

6 giờ 30 sáng 30/4, các anh Hai Điểu, Mười Tăng treo cờ Mặt trận trên nóc trụsở SONADEZI, lần lượt các nhà máy Cogido, đường Biên Hoà, vỏ xe, bột ngọt,viện kiểm định chuẩn cũng treo cờ. Cơ sở cốt cán ở 17 nhà máy nổi dậy chiếmxưởng, cắm cờ, tổ chức lực lượng công nhân thành các đội tự vệ giữ gìn nguyênvẹn các nhà máy. 2 xe bọc thép tiến chiếm trại Trần Quốc Toản rồi về dinh tỉnhtrưởng.

Trong nội ô, đồng chí Trương Thị Sáu được một nội tuyến biệt động quân bảovệ, vào tòa hành chính Biên Hoà hạ cờ ngụy, kéo cờ Mặt trận. Các cơ sở lần lượttreo cờ giải phóng ở dinh tư lệnh quân đoàn 3, ty quân cảnh, ty cảnh sát, nha cảnhsát miền Đông, chi khu Đức Tu …

10 giờ sáng, tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội Sài Gòn đầuhàng không điều kiện. 10 giờ 30, Uỷ ban quân quản thành phố Biên Hoà và trungđoàn 5 vào tiếp quản tòa hành chính tỉnh và các cơ quan quan trọng theo đúng kếhoạch đã vạch.

Ngày 30/4/1975 là một mốc lịch sử quan trọng cuả nhân dân Đồng Nai. Sauba mươi năm chịu đựng vô vàn hi sinh mất mát to lớn, Đảng bộ và quân dân ĐồngNai kết hợp tiến công và phát động quần chúng nổi dậy giải phóng quê hương, gópphần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ chức Mặt trận dân tộc thốngnhất với công tác dân vận là một trong “bộ ba pháp bảo” (Đảng theo chủ nghiãMác-Lênin; Mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết toàn dân không phân giai cấp,dân tộc, tôn giáo; lực lượng võ trang nhân dân) đảm bảo cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân thành công trong những nước có nền kinh tế chậm phát triển và cóthời gian bị đế quốc thống trị. Quân dân tỉnh ta đã viết tiếp những dòng truyềnthống hào hùng, tô thắm bản sắc người Đồng Nai đá lửa.

CHƯƠNG VIII

Page 211: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

211

MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỈNH ĐỒNG NAITHỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI

(1975 – 1985)

Trong chiến dịch mùa xuân lịch sử năm 1975, tỉnh Tân Phú được giải phóngsớm nhất (ngày 20-3-1975); hai tỉnh Biên Hoà (Biên Hoà đô thị và Biên Hoà nôngthôn) và tỉnh Bà Rịa-Long Khánh được giải phóng hoàn toàn vào ngaan29 và 30tháng 4 năm 1975.

Ngay từ trước khi thực hành tiến công và nổi dậy giải phóng các địa phương,Khu ủy miền Đông đã dự kiến và chỉ định thành lập Uỷ ban Quân quản các tỉnhTân Phú, thành phố Biên Hoa, tỉnh Biên Hoà (nông thôn), tỉnh Bà Rịa -Long Khánhvà thành phố Vũng Tàu1. Do đó, ngay khi vừa giải phóng các tỉnh, Uỷ ban quânquản các tỉnh, thành phố đã bắt tay vào việc tiếp quản, ổn định trật tự xã hội, anninh địa bàn và đời sống nhân dân vùng mới giải phóng.

Thành phố Biên Hoà là một đô thị lớn ở miền Đông Nam bộ (nơi có nhiềucăn cứ quân sự lớn, cơ quan chỉ huy đầu não của Mỹ ngụy ở miền Đông). Ngày 1-5-1975, Ban chấp hành Khu ủy Miền Đông do đồng chí Lê Quang Chữ (Năm Chữ)làm Bí thư, Ủy ban nhân dân cách mạng Miền Đông do đồng chí Nguyễn Văn Hòa(Năm Hoà) làm Chủ tịch đã về tiếp quản và đứng chân, chỉ đạo mọi mặt phongtrào ở miền Đông.

Tùy theo đặc điểm từng tỉnh, thành phố, Khu ủy chỉ đạo các Uỷ ban Quânquản tổ chức lễ ra mắt trước quần chúng. Những cuộc lễ này ở các địa phươngđược tổ chức trang trọng, thật sự là ngày hội lớn của nhân dân các địa phương,biểu lộ niềm vui và nguyện vọng bao đời của quần chúng: Đất nước độc lập, thốngnhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Các Uỷ ban Quân quản tuyên bố chính quyền cáchmạng thật sự thuộc về nhân dân; nêu bật truyền thống đấu tranh dựng nước, giữnước của dân tộc; đồng thời công bố chính sách 10 điểm của Uỷ ban Trung ươngMặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, thực hiện hoà hợp hoà giải dân tộc, đoànkết không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giai cấp, tầng lớp xã hội để xây dựng mộtnước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, ấm no hạnh phúc.

Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Khu ủy miền Đông và các Đảng bộ, Uỷban Quân quản các huyện, đồn điền đến xã, phường, thị trấn, ấp đều được xâydựng, đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện mọi chỉ đạo của cấp trên.

Vui niềm vui giải phóng miền Nam, tiền đề cho việc thực hiện thống nhấtđất nước, nhưng Uy ban Quân quản và nhân dân các tỉnh phải đối mặt với rất nhiềukhó khăn, gay gắt nhất là tình trạng thiếu lương thực: Do chiến tranh tàn phá, nhiềuruộng đất bị bỏ hoang, cả tỉnh chỉ có 40.000 ha lúa nước chỉ cấy một vụ, trong khi

1 Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Biên Hoà: Lê Đình NhơnChủ tịch Ủy ban quân quản tỉnh Biên Hoà: Võ Văn LượngChủ tịch Ủy ban quân quản tỉnh Bà Rị a-Long Khánh: Lê Thành BaChủ tịch Ủy ban quân quản tỉnh Tân Phú: Võ Tấn VịnhChủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Vũng Tàu: Phạm Văn Hy.

Page 212: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

212

diện tích màu không đáng kể, sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 1975chỉ có 89 kg vào loại thấp nhất cả nước 1. Trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp các xí nghiệp, cơ sở sản xuất đều thiếu nguyên liệu, phụ tùng thay thếvì trước đây hầu hết phải nhập từ nước ngoài; trong khi nguyên liệu tại chỗ chưađược khai thác. Một số thợ lành nghề, cán bộ kỹ thuật, nhất là ở khu kỹ nghệ BiênHoà, bỏ việc…

Về mặt xã hội, những hậu quả do chiến tranh để lại vô cùng nặng nề: hàngchục vạn ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ; do chính sách gom dân lập ấpchiến lược của địch, do chiến tranh, hàng chục ngàn đồng bào bỏ ruộng vườn, nhàcửa trở ra thành thị làm ăn, tình trạng thiếu việc làm là phổ biến.

Hơn 20 năm dưới chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ đã để lại hậu quả xã hộiđáng quan tâm: với 20.000 tội phạm hình sự, 3.000 lưu manh chuyên nghiệp,20.000 gái mại dâm, 3.500 đối tượng xì ke ma túy. Nhiều người không có việclàm, chiến tranh còn để lại nhiều thương phế binh ngụy l à gánh nặng thêm cho xãhội. Những thói hư tật xấu, lối sống thực dụng và văn hóa phẩm đồi trụy chưađược cải tạo đã tác động, đầu độc một bộ phận nhân dân. Ngoài ra, Biên Hoà,Long Khánh, Tân Phú còn là những địa bàn có nhiều dân tộc, tín ngưỡng tôn giáomang những đặc điểm về lợi ích, nguyện vọng khác nhau, kẻ thù luôn lợi dụng đểkích động gây chia rẽ, chống phá cách mạng.

Trước những khó khăn, phức tạp trên, các Đảng bộ, Uỷ ban Mặt trận dân tộcgiải phóng các tỉnh thông qua hệ thống tổ chức của mình đượ c xây dựng đến cấpcơ sở, phối hợp cùng các đoàn thể cách mạng, lực lượng vũ trang đã tích cực thamgia phân loại, tổ chức các lớp học tập cải tạo cho số nhân viên ngụy quyền, sĩ quanbinh lính chế độ Sài Gòn; đẩy mạnh tuyên truyền truyền thống đấu tranh, đoàn kếtcủa dân tộc, chính sách hòa hợp hoà giải dân tộc của Mặt trận Dân tộc giải phóng;vừa vận động nhân dân tham gia khẩn hoang, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dânở thành phố, thị trấn trở về quê cũ ổn định sản xuất, đời sống, từng bước hàn gắnvết thương chiến tranh; vừa phải tiến hành trấn áp bọn phản động, truy quét bọntàn quân chống phá cách mạng, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và bảo vệ chínhquyền cách mạng. Các lực lượng vũ trang, an ninh, tự vệ... phát động quần chúngtruy bắt nhiều tên tội phạm hình sự, bọn lưu manh chuyên nghiệp, gái mại dâm, xìke, ma túy, góp phần làm trong sạch địa bàn, bảo vệ tài sản nhân dân

Qua phong trào phát động quần chúng với sự giúp đỡ, cộng tác của nhândân, trong năm 1975, lực lượng vũ trang các tỉnh đã phá vỡ nhiều tổ chức nhennhóm phản động chống phá cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ chínhquyền và nhân dân2.

1 Năm 1976 Trung ương phải chi viện cho Đồng Nai 35.000 tấn lương thực để đảm bảo cung cấpcho nhân dân

2 Tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia Việt Nam” do Phan Huy Quát, nguyên thủ tướng ngụySài Gòn cầm đầu đã bị đập tan. Nhóm tàn quân với danh xưng “Bộ chỉ huy lực lượng dân quân võ trangphục quốc” do Trần Học Hiệu cầm đầu bị phá vỡ. Hiệu và nhiều đồng bọn bị đưa ra xét xử trước Tòa ánnhân dân.

Page 213: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

213

Về giáo dục: Ty Giáo dục miền Đông đã tổ chức các lớp tập huấn về chínhtrị, chuyên môn cho giáo viên các cấp theo chương trình mới nhằ m từng bước cảitạo nền giáo dục cũ, công lập hóa các trường tư thục, xây dựng hệ thống giáo dụcvà nội dung giáo dục mới xã hội chủ nghĩa. Đến tháng 9 năm 1975, ngành giáo dụccác tỉnh đã tổ chức lễ khai giảng niên học mới cả 3 cấp I, II, III. Các trường mẫugiáo, nhà trẻ cũng đi vào hoạt động… Ngay năm học đầu tiên sau ngày giải phóng(1975 – 1976) đã có 186.670 học sinh phổ thông cơ sở và 5.500 học sinh phổthông trung học đến trường. Sự nghiệp y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa văn nghệđược cải tạo và phát triển cùng với mọi hoạt động xã hội khác thể hiện ý chí ,nguyện vọng hướng về chế độ mới cuả nhân dân đoàn kết xung quanh Mặt trậnDân tộc giải phóng khu Đông Nam bộ.

Ngày 29-9-1975, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24(khoá III) đã ra nghị quyết “Về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạnmới”, trong đó nhấn mạnh “nhiệm vụ hàng đầu trong cả nước là hoàn thành sựnghiệp thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắclên chủ nghĩa xã hội”. Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, nghịquyết đề ra “Trong cả nước thực hiện chế độ quản lý hành chính theo 4 cấp Trungương, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, huyện và xã ”. Để thực hiện nhiệmvụ thống nhất lãnh đạo và quản lý hành chính trong cả nướ c, nghị quyết chỉ rõ:“Giải thể Trung ương cục miền Nam, giải thể các Khu ủy ở hai miền, đồng thờithành lập Ban đại diện Trung ương Đảng và chính phủ ở miền Nam, một hình thứctổ chức làm việc để thực hiện sự chỉ đạo tại chỗ của Bộ chính trị, Ban bí thư vàChính phủ”. Và “Tổ chức đó phải gọn nhẹ, chỉ tồn tại một thời gian và không phảilà một cấp trung gian giữa Trung ương và tỉnh, không cản trở mối quan hệ dọcgiữa Bộ, Tổng cục ở Trung ương với các cơ quan chuyên môn cấp thành, tỉnh ”1.

Nghị quyết 24 còn chỉ rõ: “Hợp nhất các tỉnh thành những đơn vị hànhchính – kinh tế với quy mô cần thiết”.

Thực hiện nghị quyết 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá III), tháng11-1975, nhân dân Biên Hoà, Long Khánh, Tân Phú hoà trong niềm vui chung củadân tộc, đón chào sự kiện trọng đại của đất nước: Hội nghị Hiệp thương chính trịthống nhất hai miền Nam Bắc được tổ chức tại dinh Thống Nhất, thành phố SàiGòn2.

Trung ương Cục miền Nam đã ra Nghị quyết 12 để chỉ đạo thực hiện Nghịquyết 24 Trung ương và Nghị định 16 Chính phủ về việc giải thể các khu thành lậpcác tỉnh mới. Tháng 1/1976 tỉnh Đồng Nai chính thức thành lập trên cơ sở sápnhập các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa – Long Khánh và Tân Phú cũ.

Tỉnh Đồng Nai có diện tích 8.360 km2, giáp các tỉnh Sông Bé, Thuận Hải,Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh, gồm có thành phố Biên Hòa - là trung tâm

1 Nghị quyết 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá III). Tài liệu lưu Phòng Nghiên cứu Lịchsử Đảng Đồng Nai.

2 Mỗi đoàn đại biểu gồm 25 thành viên. Đoàn miền Bắc do đồng chí Trường chinh làm trưởngđoàn. Đoàn đại biểu miền Nam do đồng chí Phạm Hùng làm trưởng đoàn.

Page 214: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

214

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh và các huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất,Long Thành, Long Đất, Châu Thành, Xuân Lộc, Tân Phú, Duyên Hải, thị xã VũngTàu (đến 30-4-1976, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai ra Nghị quyết 06 lậphuyện Xuyên Mộc tách khỏi huyện Long Đất). Dân số toàn tỉnh 1.223.683 người.gồm nhiều dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 92,8%.

Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Đồng Nai được Trung ương Cục miền Nam chỉ đị nhdo đồng chí Lê Quang Chữ, nguyên Bí thư Khu uỷ làm Bí thư; Phạm Văn Hy phóBí thư thường trực; Nguyễn Văn Trung phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dântỉnh; Nguyễn Văn Hoà ủy viên thường vụ phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh 1.Như vậy gần như Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Đồng Nai gồm hầu hết các đồng chínguyên là thường vụ và khu ủy viên miền Đông Nam bộ trước đây.

Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai khẳng định phát huy truyền thống yêu nướcvà sức mạnh đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân quyếtđịnh cho thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến. Trong đó vai trò của Mặt trận là hếtsức quan trọng, là cầu nối giữa quần chúng với Đảng và Nhà nước. Cần phải vậndụng bài học đó vào việc xây dựng tổ chức và phát huy vai trò của Mặt trận Tổquốc trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội với hai nhiệm vụchiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử Mặt trận Tổ quốc của tỉnh từ đâyđã được mở sang trang mới.

I. TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ MẶT TRẬN TRONG THỜI KỲCÁCH MẠNG MỚI, CÙNG CẢ NƯỚC THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤCHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘICHỦ NGHĨA

I.1. Ra mắt Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Đồng NaiTrong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lự c lượng dân tộc dân chủ và hòabình miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng là tổ chức nòng cốt để tậphợp rộng rãi các tầng lớp quần chúng, tuyên truyền chính trị và phát động phongtrào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, kinh tế, văn hoá, xã hội… Vì vậy ngaytừ những ngày đầu miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ các cấp đã chỉ đạotiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng trong điều kiện mới.

Ban chấp hành Đảng bộ lâm thời tỉnh Đồng Nai (1/1976) đã thành lập BanDân vận Mặt trận và Đảng đoàn Mặt trận. Ban Dân Vận Mặt trận tỉnh gồm 08đồng chí: Nguyễn Thị Bạch Tuyết, uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban; VõVăn Vân, Tỉnh uỷ viên, Phó Ban; Nguyễn Thị Minh, Phó Ban; Nguyễn ThànhLong, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh thành viên; Nguyễn Thị Nhuần

1 Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm các đồng chí: Lê Quang Chữ, Phạm Văn Hy, Nguyễn Văn Trung,Lê Quang Thành, Lê Minh Hà, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Đăng Mai, Nguyễn Hoàng Vân, Nguyễn ThịBạch Tuyết, Phan Văn Trang, Lê Minh Nguyện, Lê Thành Ba.

Các tỉnh ủy viên: Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Thị Minh, Phan Đình Công, Võ Văn Vân, NguyễnHoàng Nam, Lê Văn Ngọc, Võ Văn Ấn, Nguyễn Hải, Nguyễn Văn Thông, Lê Đình Nghiệp, Hoàng VĩnhPhú, Hồ Sĩ Hành, Vũ Hồng Phô, Lê Văn Việt, Trần Văn Thi, Thái Văn Thái, Nguyễn Lan, Nguyễn VănNghiệp, Nguyễn Văn Nguyên, Nguyễn Hoan, Lê Đức Sanh, Lê Tấn, Võ Văn Vịnh.

Page 215: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

215

Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành viên; Nguyễn Việt Nhân,Bí thư Tỉnh đoàn, thành viên; Lê văn Triết, thành viên và đồng chí Nguyễn Tạo, uỷviên thường trực.

Đến tháng 03 năm 1976, theo hướng dẫn của Ban Dân vận Mặt trận Trungương, sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai; Ban Dân vận đã tổ chứchội nghị Đại biểu Mặt trận giải phóng toàn tỉnh, có 80 đại biểu về dự. Hội nghị đãthảo luận về vai trò vị trí, chức năng và tổ chức của Ban Dân vận Mặt trận tỉn h,huyện; chuẩn bị ra mắt Uỷ ban Mặt trận Giải phóng tỉnh, thảo luận chương trìnhcông tác Mặt trận thời gian tới và giới thiệu ứng cử viên Đại biểu Quốc hội thốngnhất trong cả nước.

Trong Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Long Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận KhuĐông Nam bộ báo cáo: Thực hiện Nghị quyết 24 Trung ương, Nghị quyết 12Trung ương Cục miền Nam và chỉ thị 16 Chính phủ về việc xây dựng thống nhấthệ thống tổ chức, quản lý hành chính mới, Uỷ ban Mặt trận khu Đông Nam bộ đãtổ chức hội nghị liên tịch với Ban chấp hành các đoàn thể khu và tỉnh, tạm thời đềcử Uỷ ban Mặt trận tỉnh Đồng Nai gồm 10 người để thi hành nhiệm vụ. Đến naytình hình trong tỉnh đã ổn định, để phát huy đúng mức vai trò Mặt trận trong tìnhhình mới, nhất là thực hiện nhiệm vụ tổng tuyển cử Quốc hội sắp tới; Uỷ ban Mặttrận tỉnh cần được củng cố mở rộng thành phần để tăng cường sức mạnh khối đạiđoàn kết toàn dân. Hội nghị nhất trí bổ sung, thông qua thành phần Uỷ ban Mặttrận dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai gồm 21 thành viên (có đủ đại biểu đại diệncác đoàn thể cách mạng, dân tộc, các tôn giáo, tư sản dân tộc, nhân sĩ trí thức …).Hội nghị đã cử ra Ban thường trực và thành phần các tiểu ban của Uỷ ban Mặt trậnđể chuẩn bị cho lễ ra mắt chính thức.

Ngày 24 tháng 03 năm 1976, thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban Trung ươngMặt trận Dân tộc giải phóng, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Đồng Nai, Uỷ ban Mặt trậnDân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai chính thức thành lập. Lễ ra mắt được tổ chứctrang trọng với sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giảiphóng miền Nam, lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam, Tỉnh ủy Đồng Nai, đạidiện các cơ quan Quân-Dân-Chính-Đảng các cấp; các nhân sĩ trí thức tiêu biểutrong tỉnh, chức sắc Tôn giáo, đại diện các giai cấp, dân tộc trong tỉnh.

Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Đồng Nai, gồm 21 ủy viên do ôngNguyễn Thành Long nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng KhuĐông Nam bộ làm Chủ tịch. Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Naithành lập là một sự kiện có ý nghĩa chính trị lớn, thể hiện đường lối đại đoàn kếttoàn dân của Đảng. Từ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Mặt trận sẽ là một tổchức chính trị rộng lớn nhằm tập hợp toàn dân phát huy sức mạnh, trí tuệ của toànxã hội nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, từng bướcthực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa.

Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai đề ra những nhiệm vụchính của Mặt trận:

Page 216: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

216

- Mở rộng Mặt trận đoàn kết toàn dân, nhanh chóng xây dựng mạng lưới M ặttrận, các đoàn thể cách mạng từ tỉnh xuống cơ sở.

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách hòa hợp hoà giảidân tộc, vận động toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng,trấn áp bọn phản cách mạng, ổn định trật tự xã hội .

- Vận động phong trào quần chúng ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh,khôi phục và phát triển sản xuất, phát triển sự nghiệp văn hóa - giáo dục, y tế, ổnđịnh đời sống nhân dân.

I.2. Mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chính sách hoàhợp hoà giải dân tộc; hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định sản xuất, đờisống; xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong bối cảnh chung của cảnước, Đồng Nai là tỉnh có các đặc điểm: nhiều dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nhiềugiai cấp, nhiều thành phần kinh tế, xã hội mang những nguyện vọng và lợi ích khácnhau. Đó là chưa kể do mấy chục năm chiến tranh, do những âm mưu và thủ đoạnchia rẽ của kẻ địch không chỉ để lại những hậu quả nặng nề về đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội mà còn tạo ra sự phân hoá trong xã hội, giai cấp, tầng lớp quầnchúng, nhất là những vấn đề tâm lý, nhận thức, thành kiến và mặc cảm của khôngít người, nhất là những người đã từng cộng tác với chế độ cũ.

Trong tình hình đó, Ủy ban Mặt trận tỉnh xác định nhiệm vụ cấp bách trướcmắt là tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước và cách mạng của nhândân, tiếp tục mở rộng Mặt trận đoàn kết dân tộc đã được hình thành và phát triểntrong quá trình đấu tranh giành độc lập để cùng với hệ thống chính trị xây dựngsức mạnh tổng hợp, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Chủ tịchHồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũngnhư trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là mộttrong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam ”.

Để phát huy vai trò và tác dụng to lớn của tổ chức Mặt trận trong xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc phải có những giải pháp mới, cách nghĩ và cách làm mới. Mặttrận phải tiếp tục phát triển theo hướng củng cố, không ngừng mở rộng nhằm đoànkết các tổ chức chính trị, xã hội và cá nhân thuộc các giai cấp, tầng lớp nhân dân,các thành phần kinh tế, xã hội, tôn giáo, dân tộc và đồng bào Việt Nam sống ởnước ngoài cùng nhau đồng tâm, hiệp lực, hành động thống nhất v ì sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặt trận phải là tổ chức rộngrãi nòng cốt, đại diện cho khối liên minh toàn thể dân tộc để xây dựng cuộc sốngấm no, hạnh phúc.

Những ngày đầu giải phóng dưới sự lãnh đạo của Khu uỷ Miền Đô ng và cácĐảng bộ, Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng đã cùng với Uỷ Ban quân quản từtỉnh xuống huyện, các đoàn thể cách mạng thành viên như Đoàn thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh, Công Đoàn, Nông Hội và Hội liên hiệp phụ nữ đã triển khaingay nhiệm vụ tuyên truyền đường lối của Đảng, 10 chính sách mặt trận để nhanh

Page 217: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

217

chóng ổn định tình hình, đoàn kết các tầng lớp giai cấp trong công cuộc hàn gắnvết thương chiến tranh. Theo báo cáo của Ban Dân vận Mặt trận tỉnh, đến tháng09/1976 thực lực Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, trong các đoàn thểcách mạng được tập hợp như sau:

Mặt trận Tổ quốc: Uỷ ban Mặt trận tỉnh gồm 21 thành viên, trong đó có 01linh mục, 01 hòa thượng, 01 nhà tư sản, 03 trí thức, có 05 uỷ viên chuyên trách. Có04/10 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập được Uỷ ban Mặt trận. Trong số ủyviên Uỷ ban Mặt trận của 04 huyện có 01 hoà thượng, 02 đại đức, 03 linh mục và04 nhà tư sản dân tộc.

Công đoàn: Đã phát triển được 10.717 đoàn viên trên tổng số 50.000 côngnhân viên chức lao động, đạt tỉ lệ 20%. Có 101 ban Chấp hành Công đoàn cơ sởvới 525 ủy viên và 113 Ban Chấp hành Công đoàn bộ phận với 401 uỷ viên, 951 tổCông đoàn với 1.551 cán bộ tổ trưởng và tổ phó.

Hội Phụ nữ: Ban Chấp hành hội Phụ nữ tỉnh có 15 ủy viên. 09/10 Ban Chấphành hội Phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố; 153 Ban Chấp hành hội Phụ nữ xãtrên tổng số 161 xa, phường, thị trấn; thực lực của hội gồm: 2.722 tổ Phụ nữ giảiphóng với 40.116 hội viên, 10.038 tổ Phụ nữ đoàn kết với 168.262 hội viên, 509 tổhội mẹ với 7.011 hội viên. Tổng số hội viên Phụ nữ toàn tỉnh là 215.481 đạt 67%phụ nữ trong độ tuổi vào hội.

Nông hội: Ban Chấp hành Nông hội tỉnh có 15 ủy viên, 09/10 huyện, thị xã,thành phố có ban Chấp hành hội, 97/117 xã có ban Chấp hành hội. Thực lực củaNông hội gồm : 2.200 tổ nông hội với 31.105 hội viên, 1.007 tổ đoàn kết với18.494 hội viên và 523 tổ vần đổi công với 10.500 hội viên. Tổng số hội viên nônghội toàn tỉnh là 60.104 hội viên đạt 16% nông dân.

Thanh niên: Ban Chấp hành Tỉnh đoàn có 21 ủy viên, 12 Ban Chấp h ành cấphuyện và tương đương; 184 chi đoàn, 05 xã đoàn với 1.995 đoàn viên Thanh niênLao động Việt Nam; 449 chi hội thanh niên giải phóng với 37.851 hội viên, 2.004tổ đoàn kết với 61.885 thanh niên. Tổng số đoàn viên, hội viên thanh niên là101.689 đạt 20% tổng số thanh niên.

Nhìn vào cơ cấu tổ chức và số lượng hội viên, đoàn viên cách mạng tập hợpđược chỉ trong một thời gian ngắn cho ta thấy được sự nổ lực của Mặt trận và cáctổ chức thành viên. Chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc, xây dựng đất nước là mụctiêu để tập hợp quần chúng.

Hoạt động của tổ chức Mặt trận không chỉ bó hẹp trong công tác tuyêntruyền chính trị, động viên nhân dân đoàn kết mà còn đi sâu vào quảng đại quầnchúng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh các phong trào hành độngcách mạng trên mọi mặt đời sống xã hội.

Qua tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách hòa hợp dân tộc củaĐảng, nhân dân lao động từ thân phận kẻ làm thuê, bị áp bức bóc lột đã ý thứcđược địa vị của người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, hăng hái g ia nhập cácđoàn thể chính trị xã hội, góp phần xây dựng chính quyền trong buổi đầu non trẻ.

Page 218: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

218

Chính quyền nhân dân được xây dựng đều khắp từ tỉnh xuống cơ sở, quan hệ giữaquần chúng nhân dân với chính quyền được củng cố. Cuộc bầu cử Quốc Hội chungcủa cả nước ngày 25/4/1976 đã thật sự là ngày hội của toàn dân. Hơn 30 năm kể từngày bầu cử Quốc Hội khoá đầu tiên (2-1-1946) nhân dân tỉnh nhà mới được vinhdự cầm lá phiếu tự do để bầu người đại diện cho mình. Cuộc bầu cử Hội đồng nhândân ba cấp cũng đạt được kết quả tốt đẹp, có hơn 97% cử tri toàn tỉnh đã hăng háiđi bầu. Qua các cuộc sinh hoạt chính trị và phong trào cách mạng của quần chúngđã phát hiện và thải loại dần những phần tử cơ hội, phản động khỏi chính quyền,bổ sung những người tốt, tích cực được nhân dân tín nhiệm, nên vai trò của chínhquyền nhân dân từng bước được phát huy.

Kết hợp công tác phát động quần chúng với hoạt động của lực lượng vũtrang, chính quyền cách mạng đã phát hiện hàng ngàn sỹ quan, binh lính trốn trìnhdiện, trốn cải tạo; làm tan rã nhiều tổ chức phản động âm mưu phá hoại công cuộcxây dựng đất nước. Chính quyền cách mạng đã vận động và tổ chức cho 122.590người là đối tượng ngụy quân, ngụy quyền, tình báo, gián điệp và những tên phảnđộng đội lốt trong các tổ chức tôn gíáo ra trình diện học tập, cải tạo. Hàng ngànnhân viên từng cộng tác với chính quyền Sài Gòn, binh lính chế độ cũ sau học tậpđã được chính quyền xét khôi phục quyền công dân để tham gia bầu cử Quốc hộithống nhất, thể hiện rất rõ chính sách nhất quán của cách mạng, lấy hoà hợp hoàgiải dân tộc làm đầu để đoàn kết toàn dân nhanh chóng ổn định mọi mặt lao độngsản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất,Mặt trận và các đoàn thể đã vận động 100.00 0 dân đi xây dựng các vùng kinh tếmới, trở về quê cũ khai hoang phục hoá, tham gia sản xuất, bước đầu giải quyếtnạn thất nghiệp, thiếu đói do chế độ cũ để lại, giảm bớt khó khăn, ổn định đời sốngnhân dân. Kết quả đã mở thêm 50.000 ha đất canh tác ở một số xã kinh tế mơí nhưCẩm Đường, Suối Quýt, Ngãi Giao, Hoà Bình…Chính quyền cách mạng tăngcường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, phânbón, giống … chỉ gần hai năm sau ngày giải phóng nhân dân trong tỉnh đã tham giahơn hai triệu ngày công đào đắp 175 km kênh mương, sửa chữa và làm mới 18công trình thủy lợi tưới tiêu cho gần 20.000 ha cây lương thực. Mở rộng diên tíchlúa đông xuân và hè thu được 12.000 ha. Một số biện pháp kỹ thuật như sử dụnggiống mới, bừa cỏ xục bùn, gieo thẳng, phát động phong trào làm phân xanh, phânchuồng…được áp dụng rộng rãi. Do đó, diện tích, năng xuất, sản lượng tăngnhanh. Gần hai năm diện tích tăng 69%, sản lượng lương thực tăng 66%, bình quânlương thực đầu người đạt 160 kg một năm, so với năm 1975 là 89 kg.

Về sản xuất công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp Trung ương và địa phươngđều được khôi phục và phát triển. Trước giải phóng, khu công nghiệp Biên Hòa có94 xí nghiệp, nhưng chỉ có 36 xí nghiệp hoạt động. Đến tháng 2/1977, với chínhsách lưu dụng hợp lý, sự chi viện nhân lực của Trung ương, đã có 58 xí nghiệp sảnxuất và hàng ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và xây dựng thêm.

Page 219: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

219

Trên lĩnh vực hoạt động văn hóa – giáo dục, y tế …đã cố gắng cải tạo, sửdụng cơ sở vật chất cũ và phát triển mới, khôi phục, đảm bảo hoạt động cácphương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền thanh, sách báo, vănnghệ quần chúng, triển lãm, điện ảnh, thể dục, thể thao và các phong trào vệ sinhphòng bệnh, xóa mù chữ…đã góp phần vào việc t uyên truyền, giáo dục đường lốichính sách của Đảng và nền văn hóa giáo dục cách mạng cho nhân dân, góp phầnxây dựng nền văn hóa mới …đẩy lùi những tàn dư nọc độc văn hóa phản động, đồitrụy của chủ nghĩa thực dân mới. Phát triển các ngành học kể cả mẫu g iáo, phổthông, bổ túc văn hóa, bình dân học vụ, cả số lớp và số lượng học sinh đến trường,kết quả năm học (1976- 1977) so với năm học (1975 –1976) số lớp mẫu gíao tăng39,7%, số học sinh tăng 16,2%; số lớp học phổ thông tăng 23%, số học sinh tăng22,4%; riêng số học sinh bổ túc văn hoá tăng 10,6%. Ở một số địa phương nhưLong Thành, Tân Phú đã tổ chức các lớp bổ túc văn hoá, cho cán bộ, du kích xã,ấp, kể cả các lớp bình dân học vu, đạt 61% số người trong diện phải xóa mù chữ đãbiết chữ. Toàn tỉnh đã có 01 huyện, 01 thị xã và 50 xã phường được công nhậnxoá nạn mù chữ.

Mặt trận dân tộc giải phóng Khu Đông Nam bộ, Mặt trận dân tộc giải phóngsau ngày giải phóng 30/04/1975 đầy khó khăn, đã có những nổ lực rất lớn trongviệc xây dựng tổ chức lực lượng, đoàn kết toàn dân, tuyên truyền chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách hoà hợp dân tộc của Mặt trận dân tộc giải phóngmiền Nam Việt Nam, là lực lượng để tổ chức, xây dựng chính quyền cách mạng vàcác đoàn thể chính trị xã hội, nhanh chóng làm nhiệm vụ tiế p quản, ổn định mọimặt chính trị xã hội; vừa trực tiếp vận động và tổ chức các phong trào cách mạngcủa quần chúng dưới sự hỗ trợ của lực lượng võ trang, khắc phục hậu quả nặng nềcủa chiến tranh, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xãhội; khôi phục và phát triển sản xuất, giải quyết nạn đói, ổn định mọi mặt sinh hoạtxã hội của nhân dân… xây dựng và khẳng định niềm tin tưởng của quần chúngnhân dân vào chế độ mới.

II. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAI QUÁTRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI (1975 –1985)

II.1. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt NamHội nghị cán bộ Dân vận Mặt trận ở miền Nam ngày 27/10/1976, tại TP. Hồ

Chí Minh đã triển khai nghị quyết Bộ Chính trị (07/1976) về công tác trước mắt ởmiền Nam và xác định 03 nhiệm vụ của công tác dân vận Mặt trận là: đẩy mạnhphong trào cách mạng của quần chúng mà phong trào trung tâm là “thi đua laođộng sản xuất cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội”; tích cực vận động quần chúngtham gia đấu tranh xóa bỏ tư sản mại bản, tàn dư địa chủ phong kiến, tham gia cảitạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh; ra sức xây dựngnền văn hóa mới nếp sống mới và phong trào xây dựng, bảo vệ chính quyền củadân, do dân, vì dân. Tăng cường giáo dục ch ính trị, kết hợp chặt chẽ công tác chínhtrị tư tưởng với các phong trào hành động cách mạng. Đồng thời ra sức xây dựng

Page 220: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

220

lực lượng cách mạng của quần chúng, tập hợp quần chúng, kiện toàn hệ thống tổchức Mặt trận, đoàn thể tới cơ sở.

Tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng một sựkiện trọng đại trong lịch sử cách mạng của dân tộc, Đại hội chiến thắng, thống nhấtđất nước, Bắc Nam xum họp một nhà, đã đề ra đường lối cách mạng của cả nướctiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, xây dựn g chế độ làm chủ tập thể xã hộichủ nghĩa, cùng với việc xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và nền vănhóa mới, con người mới xã hội chủ nghiã.

Ngày 8/3/1977, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IV) đã ra chỉ thị số 05về tăng cường công tác dân vận và Mặt trận. Chỉ thị nêu rõ: Mục tiêu chính củacông tác dân vận – mặt trận trong quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa là xây dựng chếđộ làm chủ tập thể và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Chỉ thị nêurõ 3 nhiệm vụ cụ thể của toàn Đảng: Một là , nâng cao trách nhiệm cuả các cấp bộĐảng, các cấp chính quyền và các đoàn thể đối với công tác dân vận và mặt trận.Hai là, phát huy vai trò của các đoàn thể trên những công tác chính: giáo dục chínhtrị tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sảnxuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, động viên, tổ chức nhân dân xây dựngvà bảo vệ chính quyền tham gia quản lý kinh tế, xã hội; phát triển và củng cố cácđoàn thể cách mạng. Ba là, tăng cường sự lãnh đạo cuả Đảng đối với công tác dânvận, mặt trận (ở tỉnh, thành phố cần thành lập ban dân vận - mặt trận; ở cấp huyệncần phân công uỷ viên thường vụ phụ trách; cấp xã có ủy viên thường vụ hoặc cấpuỷ viên phụ trách.

Nước nhà thống nhất, việc thống nhất các tổ chức Mặt trận vừa là nguyệnvọng nhân dân cả nước, vừa là đòi hỏi tất yếu của lịch sử. Từ ngày 31/01 đến ngày04/02/1977, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt nam họp tại thành phố HồChí Minh đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở cả hai Miền thành một Mặt trậnchung lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt nam. Đến tháng 04/1977, Ủy ban Mặt trậnDân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai được đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Namtỉnh Đồng Nai.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai biểu thị sự nhất trí của toàn Đảngbộ, quân và dân Đồng Nai với đường lối, chính sách Đại hội toàn quốc lần thứ IVĐảng Cộng sản Việt Nam, về chương trình hành động và điều lệ Mặt trận cuả Đạihội Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thôngqua. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh xác định nhiệm vụ cụ thể của Mặt trận tronggiai đoạn cách mạng mới la, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thamgia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; tổ chức động viên nhân dântham gia các phong trào hành động cách mạng. Hoạt động của Mặt trận phải gópphần tạo nên sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong xã hội; vận động mọi tổ chức,mọi tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyềncách mạng, xây dựng Hiến pháp chung của cả nước; giữ vững an ninh ch ính trị,trật tự an toàn xã hội; tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục thiên tai,ổn định và phát triển kinh tế; xây dựng nền văn hóa mới, bài trừ các tệ nạn xã hội

Page 221: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

221

và văn hóa phẩm đồi trụy phản động do xã hội đế quốc, thực dân, phong kiến đểlại.

II.2. Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ I, nhiệmkỳ (1978 - 1984)

Qua một năm thực hiện nghị quyết Đaị hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toànquốc tại Thành phố Hồ Chí Minh (2/1977) và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnhĐồng Nai lần thứ nhất vòng hai (4/1977), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh ĐồngNai phát triển nhanh về tổ chức, cơ chế hoạt động và phương pháp hoạt động, làmnòng cốt cho phong trào cách mạng của quần chúng. Tuy nhiên tình hình đất nướcvừa có hoà bình vừa có chiến tranh, kẻ thù không ngừng phá hoại công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội, cộng thêm những khó khăn về kinh tế, đặt ra cho Mặt trậnTổ quốc tỉnh nhiều vấn đề cần phải tổng kết qua phong trào quần chúng, từ đó đềra phương hướng nhiệm vụ hoạt động để đáp ứng thời kỳ cách mạng mới.

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ I đã được tổ chứctừ ngày 9 đến 11/01/1978. Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh và cuộc bầu cử Hộiđồng nhân dân ba cấp thì Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh là một cu ộc sinhhoạt chính trị rộng lớn của toàn dân. Đaị Hội có 250 đại biểu đại diện cho cácngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp nhân dân các dân tộc, tôn giáo về dự. Đạihội đã tập trung đánh gía thành tích các tầng lớp nhân dân và vai trò Mặt trận, cácđoàn thể cùng những khó khăn, khuyết điểm, sau 3 năm giải phóng (4/1975 -1/1978).

Trong 3 năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnhđã cùng với các ban ngành hướng hoat động về quần chúng vừa tuyên truyền giáodục đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa chăm lo ổn định đời sống nhândân. Mặt trận các cấp cùng các thành viên đã tổ chức học tập, tuyên truyền gíaodục hơn nửa triệu lượt quần chúng, kể cả trong hàng ngũ giáo sĩ, chức sắc các tôngiáo về đường lối cách mạng xã hội chủ ngh ĩa, nôi dung 3 cuộc cách mạng, quyềnlàm chủ tập thể, xây dựng nền kinh tế mới, con người mới, chính sách cải tạo côngthương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách tôn giáo, dân tộc, chính sách ruộng đất,nghĩa vụ lương thực, nghĩa vụ quân sự … và bắt đầu tri ển khai học tập chủ trươngcải taọ và phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết II của Trung ương Đảng.

Sự thật diễn ra sau những năm đầu giải phóng đã bóc trần và đập tan mọi luậnđiệu tuyên truyền xuyên tạc của kẻ địch nào là “Việt Cộng sẽ trả thù đẫm máu”,nào là “Việt cộng vào Tôn giáo sẽ bị tiêu diệt” … dần dần bằng những việc làmcủa chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể cách mạng đã xóa đi những hồ nghi, mặccảm, tạo được sự chuyển biến về chính trị, tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân,các dân tộc, tôn giáo. Tăng thêm niềm tin tưởng và phấn khởi của quần chúng,hăng hái thi hành các, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đại hội đã hiệp thương dân chủ, nhất trí cử ra Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnhĐồng Nai nhiệm kỳ I gồm 48 thành viên do ông Nguyễn Thành Long- nguyên Chủtịch Mặt trận khu Đông Nam bộ, đại biểu Quốc hội khóa VI làm Chủ tịch.

Page 222: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

222

Các phó Chủ tịch gồm:- Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, uỷ viên trung ương Đảng, phó Bí thư Tỉnh uỷ

Đồng Nai.- Bà Nguyễn Thị Phượng, Tỉnh uỷ viên, Thư ký Liên hiệ p Công Đoàn tỉnh.- Ông Nguyễn Văn Nghiệp, Tỉnh uỷ viên, Thư ký Ban chấp hành Nông hội

tỉnh.- Ông Tống Kim Quang, tự Nguyễn Tạo, uỷ viên thường trực Ban Dân vận

Mặt trận tỉnh. Các uỷ viên thường trực chuyên trách gồm: Ông Lê Văn Triết, uỷ viên Ban Dân vận Mặt trận tỉnh và Ông Phạm Điền

Sơn, phó Bí thư tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh. Ngoài ra còn có 38uỷ viên đại biểu các ngành, các giới, các địa phương.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, Nghị quyết Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất và chương trình chính trị của Mặtrrận Tổ quốc việt Nam; trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được và khắcphục những khó khăn khuyết điểm những năm vừa qua, Đại hội Mặt rrận Tổ quốcViệt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất đã đề ra nhiệm vụ, phương hướng hoạt độngnhiệm kỳ (1978 - 1984):

“Tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết các tầng lớp nhân dân,dân tộc, Tôn giáo trong tỉnh trên cơ sở nhất quán đường lối cải tạo xã hội chủnghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, lấy liên minh công nông làm nền tảng, pháthuy tốt vai trò, chức năng giáo dục tập hợp tất cả mọi lực lượng quần chúng làmhậu thuẫn cho Đảng bộ và chính quyền nhân dân trong tỉnh. Phát huy quyền làmchu tập thể tham gia ba cuộc cách mạng, dấy lên phong trào thi đua sôi nổi thựchiện Nghị quyết tỉnh Đảng bộ, hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh tế, xã hội năm1978-1980. Đồng thời ra sức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, củng cố tổ chức,lề lối làm việc của Ủy ban Mặt trận, các đoàn thể; phát huy đúng mức vai t rò củacác tổ chức quần chúng trong hệ thống chuyên chính vô sản”. Đặc biệt Đại hội đãđề ra năm phong trào thi đua hành động cách mạng trong các tầng lớp nhân dân là:thi đua phát huy quyền làm chủ xã hội chủ nghĩa; lao động sản xuất, cần kiệm xâydựng chủ nghĩa xã hội; học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật; thi đua xây dựng nếpsống văn hóa mới, con người mới; thi đua bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toànxã hội.

Đại hội Mặt Trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai lần thứ I đã thành công. Thành phầnđại biểu về dự Đại hội bao gồm các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc,tôn giáo trong toàn tỉnh, thể hiện được ý chí và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Lầnđầu tiên một tỉnh mới giải phóng, tổ chức được Đại hội của dân tương xứng với vaitrò, vị trí cuả Mặt trận trong chế độ chuyên chính vô sản thể hiện quyền làm chủcủa nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội đã góp phần nâng caouy tín và khẳng định vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong đời sống chính trị xã hội củanhân dân ta và vai trò làm cầu nối giưã nhân dân với Đảng, Chính quyền. Đại hội

Page 223: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

223

còn xoá đi nhận thức của một số cán bộ cấp huyện và cơ sở cho rằng vừa qua mặttrận bị bỏ rơi, hoặc mặt trận không làm được gì. Đồng thời cũng giúp cho các cấpuỷ, chính quyền địa phương nhận thức đầy đủ trách nhiệ m phải quan tâm lãnh đạovà tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc hoàn thành chức năng, nhiêm vụ trong thờikỳ mới.

II.3. Những thành tích nổi bật cuả phong trào quần chúng thời kỳ(1975 – 1980)

II.3.1. Phong trào khôi phục và phát triển nông nghiệpMặt trận đã vận động tinh thần đoàn kết tương trợ trong các tầng lớp nhân dân

nhường cơm sẻ áo, chia sẻ đất đai; cùng với các ngành chính quyền đã hướng dẫnnhân dân khôi phục và phát trịển sản xuất giải quyết được nạn đói trầm trọng. Vậnđộng nhân dân trong tỉnh và tiếp nhận đồng bào từ thành phố Hồ Chí Minh xâydựng được 13 xã, 23 ấp kinh tế mới Phước Thái, Xuyên Mộc…). Mặt trận cùngcác đoàn thể vận động nhân dân chia sẻ gíúp nhau hàng ngàn ha ruộng đất, khaihoang và phục hóa 50.000 ha; được sự hộ trợ c ủa lực lượng vũ trang đã thu gom vàphá hủy hàng trăm tấn bom mìn. Hội Nông dân vận động quần chúng tích cựchưởng ứng phong trào làm thủy lợi, thâm canh tăng vụ. Kết quả đã nâng diện tíchsản xuất lúa, màu vụ đông xuân, hè từ 87.000 ha lên 142.000 ha; sả n lượng lươngthực bình quân đầu người từ 89 kg năm 1975 lên 240 kg lương thực/người vàocuối năm 1977. Đặc biệt phong trào ra quân lao động làm thủy lợi, phân bón cảitạo đồng ruộng được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, đáng chú ý có đông đảođội ngũ trí thức, hàng gíao sĩ chức sắc các tôn giáo cùng tham gia.

Nhiều điển hình trong phong trào sản xuất như xã Gia Tân huyện Thống Nhấtvận động bà con giáo dân Công giáo làm thủy lợi bạt đồi sẻ núi, đào hàng trăm métkênh mương sâu 12 m để dẫn nước vào ruộng. Xã Vĩnh Thanh, huyện Long Thànhlà vùng nước mặn chưa bao giờ làm hai vụ, đồng bào đã phát huy sáng kiến đắpđập ngăn mặn, đào hồ khai thác mạch nước ngầm đưa diện tích vụ đông xuân và hèthu lên 300 ha. Vĩnh Thanh còn là lá cờ đầu cuả phong trào làm phân xanh phânchuồng. Xã Phú Ngọc, huyện Tân Phú điển hình của phong trào chăn nuôi tập thể.Sản xuất nông nghiệp ổn định, nông dân tích cực đóng thuế và bán lương thực chonhà nước: các xã Long Tân huyện Long Thành, Xuân Bình huyện Xuân Lộc, GiaKiệm huyện Thống Nhất, là những xã hoàn thành chỉ tiêu lương thực đầu tiên cuảtỉnh. Đặc biệt có Ấp 3 xã Xuân Tâm huyện Xuân Lộc phát động thu mua chỉ trongmột ngày đạt 60 tấn lương thực; xã Phú Hoa huyện Tân Phú một xã đông đồng bàongười Hoa (Nùng) hai năm liền là lá cờ đầu bán lương thực cho Nhà nước. Cónhiều hộ nông dân đã bán 80 đến 90% sản lượng thu hoạch lương thực cho Nhànước.

Trong tỉnh đã tiến hành một bước công tác cải tạo nông nghiệp với hình thứclàm ăn mới. Ở nông thôn thực hiện chính sách ruộng đất do Nông hội làm nòng cốtbà con nông dân đã căn bản tiến hành xong việc điều tra phân loại diện tích đấtcông để chia cấp cho những hộ thiếu đất sản xuất. Các hình thức làm ăn tập thểtheo kiểu hợp tác giản đơn đã xuất hiện và phát triển theo hướng tiến dần lên hợp

Page 224: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

224

tác xã hội chủ nghĩa. Năm 1977 có 300 tổ vần đổi công với 8.500 hộ, đến 1978phát triển thêm 596 tổ và 9.200 hộ nông dân. Phong trào làm ăn tập thể thời giannày là nhân tố tích cực tác động đến việc động viên phong trào nông dân hăng háisản xuất tự túc lương thực, tăng thêm thu nhập, có lúa dư bán cho Nhà nước, đồngthời tập hợp phát triển nông dân vào tổ chức. Bước đầu xuất hiện một số mô hìnhHợp tác xã nông nghiệp như Long Phước huyện Long Thành, Hiệp Hoà thành phốBiên Hoà, Quyết Thắng huyện Châu Thành.

II.3.2. Mặt trận sản xuất công nghiệp và phân phối lưu thôngPhát huy vai trò, chức năng của mình, Mặt trận, các đoàn thể nhất là Công

đoàn, Đoàn thanh niên đã tích cực giáo dục công nhân lao động về vai trò, vị trí,tính chất giai cấp công nhân lao động và tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủnghĩa; phát động phong trào thi đua thực hiện ba cải tiến, ba điểm cao, phát huynhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm ngày giờ công, sử dụng nguyên vật liệutại chỗ có hiệu quả. Nhiều xí nghiệp đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch trong sảnxuất các mặt hàng phục vụ cho nông nghiệp cho tiêu dùng và xuất khẩu. Năm 1976Quốc doanh cao su Đồng Nai đã tăng năng xuất vượt kế hoạch (102%). Có 32trong số 58 xí nghiệp Khu Kỹ nghệ Biên Hòa đạt từ 103 đến 147% k ế hoạch vềtrước thời gian từ 10 đến 60 ngày. Trong năm 1977 các xí nghiệp trong Khu kỹnghệ Biên Hòa đã phát huy được 3.400 sáng kiến có giá trị, tiết kiệm gần 14 triệuđồng, nhiều xí nghiệp điển hình như Nhà máy dệt Thống Nhất, Xí nghiệpVinapro… đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng.

Mặt trận, các đoàn thể tăng cường vận động, tuyên truyền được hầu hết bàcon kinh doanh công, thương nghiệp tư doanh hưởng ứng chính sách của Đảng,Nhà nước, nhiều người đã hiến cơ sở của mình vào quốc doanh 1, số đông đăng kýcông tư hợp doanh sẵn sàng đem vốn, kinh nghiệm của mình đóng góp vào việcphát triển kinh tế theo đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xãhội. Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hình thành được 72 xínghiệp quốc doanh, 36 cơ sở công tư hợp doanh. Hàng ngàn cơ sở tư doanh hoạtđộng dưới sự quản lý của nhà nước, trong đó có nhiều cơ sở tiểu thủ công mỹ nghệđã được hướng dẫn làm ăn tập thể, sản xuất nhiều mặt hàng suất khẩu có gía trị.

Đầu năm 1978 Mặt trận, các đoàn thể đã tổ chức nhiều cuộc học tập phổ biếnchính sách cải tạo ngành giao thông vận tải và mặt hàng cá cho các nhà tư sản, tiểuchủ, công nhân, ngư dân trong tỉnh. Các nhà tư sản, tiểu chủ tự nguyện hiến 18 xevà bán 196 xe phương tiện vận tải cuả mình cho nhà nước để xây dựng xí nghiệpvận tải quốc doanh và đưa 135 xe vào công tư hợp doanh. Đặc biệt có một số nhàtư sản đã tự nguyện chấp hành chính sách, tự cải tạo mình thành người lao độngchân chính của chế độ mới.

II.3.3. Đoàn kết xây dựng chế độ mới, xây dựng và bảo vệ chính quyềnnhân dân, trấn áp bọn phản cách mạng

1 Như xí nghiệp chế biến mì màu của nhà tư sản công giáo Nguyễn Đăng Roanh

Page 225: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

225

Măt trận, các đoàn thể là tổ chức nòng cốt tuyên truyền, giáo dục nâng cao ýthức trách nhiệm công dân, tinh thần làm chủ xã hội, hăng hái tham gia các cuộcbầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân ba cấp, xây dựng chính quyền từ tỉnh xuốngcơ sở; đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Đồng bào các xã Gia Kiệm, PhươngLâm, Phú Hoa, Bàu Hàm, thị xã Vũng Tàu… đã phát hiện hàng trăm binh lính, siquan ngụy trốn trình diện, cải tạo, nhiều t ổ chức phản động và tổ chức vượt biêntrái phép. Riêng năm 1977, quần chúng nhân dân toàn tỉnh đã phát hiện bắt và gọihàng 860 tên, có một số tên đầu sỏ phản động nguy hiểm đội lốt tôn giáo họat độngphá hoại do chính đồng bào có đạo phát hiện. Các đoàn t hể cách mạng khôngngừng phát triển. Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được xây dựng và củngcố ở các huyện, thành phố Biên Hòa. Mạng lưới Mặt trận Tổ quốc ở các xã,phường, thị trấn trong tỉnh được hình thành góp phần trong công cuộc đoàn kếttoàn dân. Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tập hợp được 74% giới nữ, Côngđoàn 27%,Nông hội 22%, Thanh niên 12%, Ban chấp hành các đoàn thể được củng cố quabầu cử dân chủ.

Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội của cả nước cũng như trong tỉnh thời kỳnày còn rất nhiều những khó khăn và khuyết điểm:

Về khách quan, đất nước vừa có hoà bình vừa có chiến tranh (biên giới Tâynam, biên giới phía Bắc); các thế lực phản động không ngừng phá hoại công cuộcxây dựng đất nước bằng mọi thủ đoạn; bên cạnh đó hạn hán, t hiên tai ảnh hưởngđến sản xuất. Tốc độ phát triển kinh tế chậm, đời sống nhân dân còn nhiều khókhăn nhất là lương thực chưa đủ ăn. Về chủ quan, công tác cải tạo công thươngnghiệp tư doanh, thủy sản, nông nghiệp… tiến hành chậm lại mang tính chất kinhnghiệm chủ nghĩa, duy ý chí; công tác quản lý nhà nước còn hạn chế; quản lý thịtrường mang tính chất hành chính tác động giá cả tăng vọt. Quyền làm chủ củanhân dân mới được xác lập nhưng chưa được tôn trọng và phát huy; tệ tham ô, hốilộ cửa quyền, quan liêu, mệnh lệnh làm nhân dân giảm niềm tin vào cán bộ chínhquyền; cán bộ đảng viên chưa gần dân.

Mặt khác, vai trò Mặt trận, các đoàn thể quần chúng chưa được coi trọng.Riêng hoạt động mặt trận các đoàn thể còn nhiều hạn chế: công tác tuyên truyềngiáo dục chưa sâu, chưa có hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng quầnchúng…việc tuyên truyền giáo dục chưa gắn với quyền lợi của quần chúng; nhiềuchính sách chưa được giáo dục một cách đầy đủ cho quần chúng như chính sáchđối với gia đình thương binh l iệt sĩ, gia đình có công với cách mạng; chính sáchlàm nghĩa vụ lương thực; chính sách làm nghĩa vụ quân sự… trong vùng đồng bàocó đạo; chính sách bình đẳng dân tộc, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do không tínngưỡng … Từ đó phong trào cách mạng của quần chúng có phát triển nhưng chưađều và chưa liên tục; các đoàn thể quần chúng chưa thu hút được rộng rãi mọi giới,mọi lứa tuổi. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các xã, phường, thị trấn còn một số nơichưa được thành lập. Quan hệ và phối hợp hành động giữa Mặt trận với các tổchức thành viên chưa chặt chẽ; chưa có cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo, dântộc.

Page 226: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

226

II.4. Đại Hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ II(1984-1988)

II.4.1. Đặc điểm tình hình đất nước và tỉnh Đồng NaiĐến cuối năm 1978, thực hiện Nghị quyết nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ IV, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Đồng Nai ra sức hàn gắnvết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định đơì sống chưađược bao lâu thì bọn phản đông trong giới cầm quyền Bắc Kinh gây ra sự kiện“nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia, với tham vọng bành trướng bá quyền xâmlược nước ta. Chúng xúi dục bọn Pôn Pốt, Iêng Sa-ri tay sai ở Campuchia gây rachiến tranh biên giới Tây nam (1978). Sau đó là cuộc chiến tranh xâ m lược của 60vạn quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc (tháng 2/1979). Trong nước bọn phảnđộng đội lốt tôn giáo, bọn sĩ quan ngụy quân, ngụy quyền ngoan cố không chịu cảitạo, bọn tàn quân Fullro lẩn trốn, được dịp ngóc đầu dậy, gây mất an ninh chính trịvà trật tự xã hội nghiêm trọng. Trong khi đó trên phạm vi cả nước thiên tai dồn dậphai năm liền (1978,1979) làm cho đời sống kinh tế nhân dân vốn còn khó khăncàng khó khăn hơn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng, lệnh tổngđộng viên của Chủ tịch nước, quyết định của Hội đồng Chính phủ, quân và dânĐồng Nai cùng với đồng bào cả nước lại sôi sục lao vào công cuộc vừa xây dựngđất nước vừa góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược biên giới, đồng thờigiúp bạn Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Lớp lớp thanh niên lại tình nguyệnlên đường gia nhập quân đội, đi thanh niên xung phong lên biên giới Tây nam, rabiên giới phía Bắc tình nguyện trong các đoàn chuyên gia giúp tỉnh Kompongthomkết nghĩa. Sau chiến tranh biên giớ i, đất nước lại thanh bình. Tháng 3 năm 1982, Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng củacông tác quần chúng và khẳng định: “Ở thời kỳ nào công tác vận động và tổ chứcquần chúng làm cách mạng cũng có ý nghiã chiến lược. Trong giai đoạn cáchmạng xã hội chủ nghĩa và hiện nay khi cách mạng nước ta làm hai nhiệm vụ chiếnlược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tầm quantrọng cuả công tác vận động quần chúng chẳng những không giảm bớt mà còntăng thêm”. Những năm sau chiến tranh biên giới vết thương cũ chưa được hàn gắnthì vết thương mới lại càng nặng nề hơn. Kế hoạch 5 năm (1976 - 1980) được thựchiện trong điều kiện đất nước vừa hoà bình thống nhất vừa có chiến tranh càng gặpnhiều khó khăn gay gắt. Kế hoạch 5 năm (1980 - 1985) là giai đoạn cơ chế tậptrung, quan liêu bao cấp bộc lộ những tiêu cực kìm hãm sự phát triển rõ rệt nhất.Kinh tế, xã hội đất nước chưa được khôi phục thì laị rơi vào khủng hoảng và khókhăn gấp bội.

Tình hình hoạt động của Mặt trận cả nước nói chung, Đồng Nai nói riêngcũng bộc lộ những yếu kém: Không ít cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ,đảng viên kể cả cán bộ Mặt trận đoàn thể còn coi nhẹ công tác mặt trận; lãnh đạoMặt trận chưa chặt chẽ, bố trí cán bộ Mặt trận chưa tương xứng… Trước tình hình

Page 227: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

227

đó ngày 18/4/1983 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V) đã ra chỉ thị 17 - CT/TWvề “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đôí với công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Namtrong giai đoạn mới”. Chỉ thị xác định Mặt trận Tổ quốc là tổ chức chính trị xã hộirộng lớn nhất, đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân lao động với 3 chức năngquan trọng của Mặt trận Tổ quốc là: giáo dục hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc; phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên,giữa Mặt trận với chính quyền nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dântham gia xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát.

II.4.2. Đại hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai lần thứ II, đổi mới tổ chứcvà hoạt động

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ hai được tổ chức từngày 20 đến 21/02/1984, tại thành phố Biên Hoà. Đại hội mang chủ đề: “Đoàn kếttoàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng và bảo vệ Tổquốc”. Đại hội vinh dự được đón đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch đoàn Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu các tỉnh bạn: TâyNinh, Sông Bé, Vũng Tàu, Thuận Hải và đồng chí Lê Quang Chữ, uỷ viên Trungương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, đồng chí Lê Thành Ba, uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnhuỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; đặc biệt Đại hội được đón tiếp đoànđại biểu tỉnh Kompongthom – Campuchia kết nghĩa sang dự, một biểu tượng tốtđẹp của tình đoàn kết hữu nghị Quốc tế. Có gần 400 đại biểu đại diện các tầng lớpnhân dân, các ngành, các giới, các dân tộc, tôn giáo và đaị biểu Mặt trận các cấptrong tỉnh đã về dự. Đại hội đã được nghe đồng chí Chủ tịch đoàn chủ tịch Uỷ banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu ý kiếnxác định rõ vị trí, vai trò Mặt trận trong cách mạng xã hội chủ nghĩã và trong hệthống chuyên chính vô sản; chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng về công tác Mặttrận Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Ngoài báo cáo chính trị, Đại hôị còn được nghe 19 bản tham luận của cácđại biểu đại diện lực lượng võ trang, các đoàn thể, Uỷ ban Mặt trận các huyện, xãvới nội dung phong phú, thiết thực, làm rõ thêm thành tích hoạt động của Mặt trậncác cấp như: tham luận của phường Tam Hoà về kinh nghiệm và tác dụng việcthành lập tổ mặt trận gắn với tổ dân phố trên địa bàn dân cư; tham luận của Mặttrận thành phố Biên Hoà về công tác xây dựng nếp sống văn hóa mới; tham luậncủa Mặt trận huyện Xuân Lộc về kinh nghiệm vận động nhân dân gửi tiền tiếtkiệm; tham luận của thị trấn Long Thành về công tác hậu phương q uân đội; thamluận của huyện Thống Nhất về phong trào thi đua “kính chúa yêu nước”, “tốt đời,đẹp đạo” trong đồng bào có đạo; tham luận của huyện Long Đất về cải tạo đìnhthần; tham luận của Mặt trận huyện Châu Thành về phát huy vai trò là chỗ dựa củanhà nước; Giới trí thức tham luận về quá trình phát triển và nguyện vọng của giớitrí thức tỉnh nhà và hai tham luận của đại diện giáo hội Phật giáo, Công giáo trongtỉnh, đã nói lên tấm lòng của đồng bào có đạo đối với Đảng, Nhà nước cùng đồnghành với dân tộc, hăng hái tham gia xây dựng chế độ mới…

Page 228: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

228

Đại hội đã hiệp thương dân chủ bầu ra Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ IIgồm 51 uỷ viên. Uỷ ban Mặt trận nhiệm kỳ mới đã họp phiên đầu tiên bầu ra Banthường trực gồm:

- Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết làm Chủ tịch05 phó Chủ tịch là:

- Ông Nguyễn Tạo, phó Chủ tịch thường trực- Bà Nguyễn Thị Minh, uỷ viên

- Ông Lê Văn Triết, uỷ viên

- Ông Sang Văn Mão, uỷ viên

- Ông Nguyễn Văn Thôn, uỷ viên

Hai uỷ viên thư ký là: Ông Phạm Hồng Hải và Ông Nguyễn Xuân Roanh.

Đến tháng 02-1984, toàn tỉnh đã xây dựng được hệ thống tổ chức mặt trận từtỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, nhìn chung bộ máy Uỷ ban Mặttrận ở từng cấp đã thể hiện tính chất vừa tiêu biểu, vừa thiết thực, từng bước pháthuy được vai trò chức năng Mặt trận trong hoạt động. Đội ngũ cán bộ chuyên tráchđược tăng cường; cán bộ chủ chốt (chủ tịch, phó chủ tịch) của ủy ban Mặt trận cấpxã, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ. Toàn tỉnh có 09 Uỷ ban Mặt trận huyện, thànhphố và 148 Uỷ ban Mặt trận xã, phường thị t rấn. Riêng tổ chức Mặt trận cơ sở đãcó 30% được phân loại khá, 30% trung bình và 40% còn yếu kém. Ngay từ năm1980 Uỷ ban Mặt trận tỉnh đã bắt đầu nghiên cứu tổ chức mạng lưới Mặt trận tạiấp, khu phố trên địa bàn dân cư, chọn thị trấn Xuân Lộc (huyện Xuâ n Lộc),phường Tam Hòa (Biên Hòa) làm điểm xây dựng Ban cán sự măt trận khu phố vàtổ mặt trận gắn với tổ dân phố, nhanh chóng xác định được mô hình Ban công tácMặt trận ấp khu phố, tổ Mặt trận gắn với tổ dân cư là phù hợp và phát huy đượcchức năng phối hợp, thống nhất hành động, đại diện quyền làm chủ của nhân dân.Từ đó mọi chủ chương chính sách của Đảng được thông qua xã, phường đến bancán sự Mặt trận, tuyên truyền phổ biến cho từng hộ dân và dựa vào sức mạnh củadân để thực hiện. Ngược lại mọi tâm tư nguyện vọng của dân đều đươc tập hợpthông qua Mặt trận phản ánh cho Đảng, chính quyền.

Từ thị trấn Xuân Lộc, phường Tam Hòa, mô hình Ban cán sự mặt trận khuphố (ấp), tổ mặt trận gắn với tổ dân phố (tổ dân cư) đã từng bước nhân ra toànhuyện Xuân Lộc, thành phố Biên Hòa và một số huyện.

Mặt trận không ngừng mở rộng các thành viên, từ 04 đoàn thể chính trị xãhội như Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân ViệtNam, Hội Liên hiệp phụ nữ, đến năm 1984 đã phát triển thêm các tổ chức hội nghềnghiệp như Hội nhà báo, Hội văn nghệ, Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp, Hội Yhọc cổ truyền, Hội Luật gia và các Hội quần chúng, nhân đạo như Hội phụ lão, Hộichữ thập đỏ, Hội người mù v..v..

Page 229: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

229

Tuy nhiên Đại hội cũng chỉ rõ Mặt trận Tổ quốc hiện thời chưa thực sự là tổchức chính trị rộng lớn, mới thể hiện được tính liên hiệp tiêu biểu, chưa thể hiệnđược tính liên hiệp rộng rãi và tính quần chúng sâu sắc trong cấu tạo thành phần vàcả trong phối hợp hoạt động. Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Mặt trận cònnhiều thiếu sót, nhất là công tác tuyên truyền giáo dục và phối hợp hành động giữacác thành viên; chưa thực sự là chỗ dựa vững chắc của chính quyền, để đóng gópđược nhiều cho công tác quản lý kinh tế, cải tạo xã hội và phát huy hiệu lực củaNhà nước chuyên chính vô sản, quyền làm chủ của nhân dân.

II.5. Phong trào quần chúng và vai trò của Mặt trận giai đoạn (1980 –1985)

II.5.1. Những chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận nhiệmkỳ II (1984 – 1988)

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết đại hộiĐảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III và chương trình hành động của Đại hội Mặt trậnTổ quốc Việt Nam lần thứ II; tiếp tục thực hiện chỉ thị 17 CT/TW của Ban Bí thưTrung ương Đảng (khóa V) về vai trò vị trí, chức năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổquốc Việt nam trong giai đoạn mới, Đại hội xác định 07 nhiệm vụ trọng tâm là:

- Cải tiến và tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục năng cao sự nhất trívề chính trị tinh thần trong nhân dân.

- Động viên phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm ổn định đờisống nhân dân.

- Tham gia đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.

- Tăng cường quốc phòng toàn dân giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toànxã hội, vận động thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụchiến đấu.

- Xây dựng nếp sống văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, đẩymạnh cách mạng văn hóa tư tưởng.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội,xây dựng đảng, xây dựng chính quyền.

- Tăng cường đoàn kết quốc tế.Đại hội đề ra nhiệm vụ phải xây dựng và củng cố tổ chức Mặt trận Tổ quốc

vững mạnh, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức thành viên và thống nhấtvận dụng mô hình xây dựng Ban cán sự Mặt trận khu phố, tổ Mặt trận gắn với tổdân phố của phường Tam Hoà (thành phố Biên Hoà). Đồng thời hình thành bangiám sát Mặt trận (Ban thanh tra nhân dân) ở các xã, phường, thị trấn. Thành phầnBan cán sự Mặt trận (Ban Mặt trận) ấp, khu phố gồm đại diện tổ Đảng, Ban quảnlý ấp, các đoàn thể và một số th ành viên tiêu biểu khác. Nhiệm vụ của Ban cán sựMặt trận là thực hiện phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận và các đoàn thểvới chính quyền, tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân chủ trương, chính sách, phápluật của Đảng, Nhà nước; vận động đoàn kết tương trợ nhau trong cuộc sống; đồng

Page 230: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

230

thời thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Phản ánh tâm tư nguyện vọng ý kiếncủa dân, tham gia Ban thanh tra nhân dân, phát huy quyền làm chủ, giám sát hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước. Riêng việc xây dựng tổ Mặt trậ n nên chọn một sốnơi đặc trưng cho từng vùng, từng lĩnh vực như vùng tôn giáo vùng dân tộc thiểusố, người Hoa, đô thị, nông thôn làm điểm, rồi mới nhân ra diện rộng.

Nghị quyết cuả Đại hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai lần thứ II thể hiệnrõ vị trí, chức năng quan trọng của mặt trận trong giai đoạn mới, Mặt trận là tổchức chính trị xã hội rộng lớn nhất vừa có tính liên hiệp rộng rãi, vừa mang tínhquần chúng sâu sắc. So với Đại hội lần thứ I, Đại hội lần II đã có bước phát triểnvà tiến bộ cả về hình thức, nôi dung và quy mô tổ chức; thể hiện việc vận dụngđúng đắn Chỉ thị 17 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa V; đồng thờiđánh dấu bước tiến bộ của Uỷ ban Mặt trận, Ban thường trực Mặt trận tỉnh. Đại hộiđược đánh giá là bước ngoặt to lớn của côn g tác Mặt trận tỉnh Đồng Nai sau mườinăm giải phóng.

Thắng lợi của phong trào quần chúng có ý nghĩa trước tiên là mặt trận sảnxuất, thực hành tiết kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội: Bà con nông dân được sự hỗtrợ cuả công nhân đã khai hoang phục hoá, làm thủy lợi, ứng dụng kỹ thuật, thâmcanh tăng vụ; đến năm 1983 cả tỉnh đã căn bản tự túc được lương thực không phảinhờ Trung ương chi viện, sản lượng bình quân đầu người tăng lên 280 kg/năm.Công nhân lao động trong các xí nghiệp, nông, lâm trường đã phát huy sáng kiến,cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm và sử dụng nguyên liệu tại chỗ, duy trì, ổn định sản xuấttrong điều kiện hết sức khó khăn. Tích cực phát triển các ngành tiểu thủ côngnghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, gạch ngói, mây tre, khaithác vật liệu xây dựng; vừa giải quyết việc làm, vừa làm ra nhiều sản phẩm phụcvụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Đặc biệt các tầng lớp nhân dân đã từng bước hưởng ứng và chấp hành chínhsách cải tạo xã hội chủ nghĩa của nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp, cô ng nghiệpvà phân phối lưu thông: qua 4 năm cải tạo nông nghiệp (1979-1983), giai cấp nôngdân trong tỉnh kể cả bần cố nông và trung nông đã chia sẻ ruộng đất và giúp đỡphương tiện sản xuất, hưởng ứng phương thức làm ăn mới từ từ cá thể lên tổ đoànkết, tập đoàn sản xuất, rồi phát triển lên hợp tác xã, làm ăn tập thể. Đến năm 1984toàn tỉnh có 14 hợp tác xã, 900 tập đoàn sản xuất và hơn 2.000 tổ đoàn kết, trongđó có 10 hợp tác xã và 500 tập đoàn sản xuất bắt đầu đi vào thực hiện hình thứckhoán sản phẩm. Có những xã đã cơ bản hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp,trong đó có xã ở vùng tôn giáo, có xã 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số vào tậpđoàn sản xuất. Đến đầu năm 1985 trên toàn tỉnh đã xây dựng được 09 xã điển hìnhvề phát triển nông nghiệp toàn diện, 86 tập đoàn sản xuất tiên tiến.

Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc, Mặt trận và các đoàn thể vận động hàng ngànthanh niên hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự, gia nhập quân đội, thanh niênxung phong, làm nghiã vụ quốc tế. Các tầng lớp nhân dân không phân biệt trai gái,già trẻ, tôn giáo, dân tộc hưởng ứng cuộc vận động huy động lương thực, thựcphẩm kể cả phương tiện kỹ thuật, lẫn công cụ thô sơ, tình nguyện góp cuả, góp

Page 231: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

231

công xây dựng các tuyến phòng thủ biên giới và phòng thủ bờ biển, đã ghi thêmmột hình ả nh đẹp và hào hùng vào lịch sử bảo vệTổ quốc của tỉnh nhà trong giaiđoạn cách mạng mới. Ngoài ra các tầng lớp nhân dân còn hăng hái tham gia dânquân chiến đấu, tự vệ, tổ an ninh nhân dân, ở khắp các vùng nông thôn, đô thị nhàmáy, công, nông trường, kịp thời phát hiện và tham gia đập tan hơn 30 tổ chứcchính trị phản động, truy bắt và gọi hàng nhiều tên cầm đầu các tổ chức phản cáchmạng và Fullrô.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc: Trên cơ sở quán triệt, thực hiện chỉ thị 17 củaBan Bí thư trung ương, công tác dân vận thời gian này có chuyển biến rõ rệt. Đếnnăm 1985 tổ chức Mặt trận đã hình thành hệ thống từ tỉnh đến cơ sở bao gồm 09Uỷ ban Mặt trận huyện, thành phố, 153 Uỷ ban Mặt trận phường, xã và đã thànhlập mạng lưới Mặt trận trên địa bàn dân cư được 54 2 ban cán sự ấp và 2.282 tổMặt trận hoạt động bước đầu có hiệu quả. Uỷ ban Mặt trận đã bám sát các cuộcvận động chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra, thực hiện được chức năngphối hợp và thống nhất hành động với các đoàn thể và chính quyền tổ chức tuyêntruyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có kết quả nhiệm vụ chính trị,hướng nhân dân tự tổ chức và chăm lo một phần đời sống vật chất, tinh thần. Mặttrận đã chủ trì vận động nhân dân mua công trái xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vàvận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, số dư hàng năm đều tăng và vượt chỉ tiêuTrung ương giao.

Từ năm 1984 - 1985 Mặt trận các cấp đã chú ý đến công tác phụ lão, vậnđộng các cụ tham gia công tác địa phương, thành lập quỹ bảo thọ chăm sóc sứckhỏe, tạo được không khí đoàn kết thương yêu trong giới phụ lão và trong nhândân, vận động được 7.716 cụ tham gia quỹ bảo thọ vói số tiền đã góp 736.228 đ.Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, Mặt trận đã phối hợp với chính quyền tổ chứcvà vận động đồng bào định canh định cư xâ y dựng nơi ăn, ở, chăm sóc sức khỏe vàhọc tập, cử cán bộ đến cùng ăn cùng ở với đồng bào để hướng dẫn sản xuất, xâydựng cuộc sống mới, khắc phục dần các tập tục lạc hậu mê tín dị đoan.

Đối với đồng bào có đạo, Mật trận các cấp đã phối hợp với các đoàn th ể,chính quyền giáo dục về đường lối chính sách của Đản, Nhà nước vận động vàhướng dẫn đồng bào sống hoà thuận lương, giáo, đấu tranh với những biểu hiện mêtí; vận động đồng bào làm theo khẩu hiệu “tốt đời đẹp đạo”. Nhờ vậy, nhiều địaphương có đông đồng bào theo đạo phong trào lao động sản xuất và làm nghĩa vụlương thực vượt kế hoạch. Cuối năm 1985, Mặt trận đã phối hợp với Ban Dân vậnTỉnh uỷ tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào Công giáo tổ chức thành công đại hộithành lập Ủy ban đoàn kết Công giáo yêu nướ c của tỉnh.

Mặt trận và các đoàn thể đã góp phần xây dựng Đảng bằng hoạt động thiếtthực của mình trên các mặt: tổ chức tuyên truyền giáo dục quần chúng về chủtrương đường lối cách mạng và tổ chức vận động quần chúng thực hiện thắng lợicác nghị quyết của Đảng. Giáo dục đoàn viên, hội viên xây dựng đoàn thể mìnhvững mạnh gắn với việc xây dựng Chi, Đảng bộ vững mạnh. Trong 5 năm cácđoàn thể đã giới thiệu hàng vạn thanh niên ưu tú cho Đảng. Trong đó Đoàn Thanh

Page 232: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

232

niên giới thiệu được 10.000 đoàn viên, đã kết nạp được 1.375 đảng viên mới. Hàngnăm việc lấy ý kiến quần chúng tham gia xây dựng Đảng đã thành nề nếp từ khithực hiện chỉ thị 53 của Ban Bí thư và Nghị quyết 29 của Tỉnh ủy, việc phát huydân chủ trong lãnh đạo của nhiều cấp uỷ tốt hơn, tạo điều kiện c ho các đoàn thểtham gia ý kiến vào chương trình công tác của cấp uỷ, của Chi bộ đảng hàng tháng,hàng qúy và đấu tranh phê phán những hiện tượng mất dân chủ, vi phạm phẩmchất, đạo đức của một số đảng viên có chức, có quyền, đã tạo được sự gắn bó giữaquần chúng với đảng viên, giữa tổ chức quần chúng với sự lãnh đạo của cấp uỷĐảng.

Việc tham gia quản lý Nhà nước đã được coi là một chức năng hoạt độngcủa Mặt trận, các đoàn thể. Trong quá trình hoạt động, Mặt trận, các đoàn thể đãthể hiện được trách nhiệm xây dựng chính quyền như tham gia xây dựng kế hoạchnhà nước từ cơ sở. Tổ chức động viên quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi kếhoạch phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, cải tạo quan hệ sản xuất mới xã hộichủ nghĩa, làm tốt công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp… Mặt trận và cácđoàn thể đã tham gia với chính quyền các cấp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sắpxếp lại sản xuất, bố trí lao động, đấu tranh ổn định giá cảmthị trường, xây dựng cácđịnh mức kinh tế kỹ thuật góp sức cùng chính quyền kh ắc phục dần những sai sót,và tìm ra những biện pháp tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết 8/TW, Nghịquyết 28 của Bộ Chính trị về cải cách quản lý kinh tế. Ngoài ra, Mặt trận cùng cácđoàn thể còn vận động nhân dân làm nghĩa vụ quốc tế với tỉnh Kompongthom kếtnghĩa, tổ chức các hình thức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm xây dựng tổ chức, họatđộng giữa các đoàn thể hai tỉnh và vận động nhân dân đóng góp vật chất, kinh phíviện trợ cho nhân dân tỉnh bạn.

Có thể nói qua quá trình cải tạo và xây dựng chủ ngh ĩa xã hội trong điềukiện vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh; cùng với cả nước, cơ cấu xã hội tỉnhĐồng Nai đã có những biến đổi sâu sắc. Giai cấp địa chủ và tư sản mại bản đã bịxoá bỏ, những nhà tư sản công thương, đại bộ phận đã tiếp thu chính sách cải tạoxã hội chủ nghĩa phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế mớitrên địa bàn tỉnh. Các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, dân tộc đã sống đoàn kết,hoà hợp với lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Mặt trận đoàn kết dân tộc, đoànkết lương giáo được mở rộng, trong đó tuyệt đại bộ phận những người trước đây vìlý do này hay lý do khác đã phục vụ cho chế độ My, ngụy nay đã được giúp đỡ trởvề với dân tộc thành những công dân của chế độ mới. Liên minh công nông, nềntảng của Mặt trận Tổ quốc tiếp tục được hình thành phát triển trong điều kiện mới.

Như vậy, phong trào quần chúng và vai trò công tác Mặt trận thời kỳ 1980 -1985 đã có những chuyển biến tiến bộ, góp phần tích cực củng cố hệ thống chuyênchính vô sản từ tỉnh xuống cơ sở, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo ổn định mọi mặt đời sống nhân dân, tổ chứcvà hoạt động từng bước được xác lập sát với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng.

Page 233: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

233

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ PHONGTRÀO QUẦN CHÚNG GIAI ĐOẠN ĐẦU CẢ NƯỚC THỐNG NHẤT ĐILÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẬP TRUNG

Đồng Nai là một tỉnh đông tôn giáo, đa dân tộc vì vậy công tác dân vận, mặttrận luôn được Đảng bộ coi trọng. Từ Mặt trận Dân tộc giải phóng Khu Đông nambộ đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, và từ Ban Dân vận Mặt trận gắnvới Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc (1976 – 1983) đến Ban Dân vận cấp uỷ (1983 –1985) đều đã sớm xác định công tác dân vận mặt trận ở Đồng Nai chính là công tácvận động tôn giáo, dân tộc, phải tiếp tục phát huy vai trò khối đoàn kết toàn dânxây dựng và mở rộng Mặt trận Tổ quốc thống nhất.

Năm 1978 Tỉnh uỷ đã có hội nghị chuyên đề về công tác vận động ngườiHoa, năm 1983 mở hội nghị chuyên đề về vận động đồng bào Công giáo… Saungày Miền nam hoàn toàn giải phóng tại Đồng Nai có 430.000 đồng bào theo đạoCông giáo chiếm trên 30% dân số. Cả tỉnh có gần 40 cộng đồng dân tộc anh emsinh sống, đặc biệt có 65.000 đồng bào Nùng di cư từ các tỉnh biên giới phía Bắcvào và trên 25.000 đồng bào Hoa sinh sống lâu đời, ngoài ra còn có hơn 100.000sĩ quan, binh lính chế độ cũ tan rã tại chỗ. Như vậy cơ cấu dân cư rất đa dạng vớinhững nguồn gốc, chính trị, xã hội, tâm lý, tư tưởng nguyện vọng khác nhau.

III.1. Về xây dựng phát triển tổ chứcNgay từ sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, từ Mặt trận dân tộc giải

phóng khu miền Đông Nam bộ đến Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai đếnMặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai thông qua 2 kỳ đại hội, Mặt trận đã thểhiện được vai trò tiêu biểu cho khối đại đo àn kết dân tộc; được xây dựng và hoạtđộng theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới. Tính chất của Mặt trận Tổ quốc tronggiai đoạn này chính là tổ chức rộng rãi của những người yêu nước, yêu chủ nghĩaxã hội, của những lực lượng đoàn kết cùng đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

Về tổ chức: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát triển rất nhanhvề mạng lưới tổ chức và tập hợp lực lượng đoàn viên, hội viên vào các đoàn thểcách mạng. Đây chính là nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của phongtrào quần chúng những năm đầy khó khăn thử thách sau ngày giải phóng.

Đến cuối năm 1985, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng tổ chức Mặt trậnở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và đã thành lập mạng lưới Mặt trận trên địa bàn dân cưxuống tận ấp, khu phố, tổ dân. Nếu tính theo độ tuổi lao động thì toàn tỉnh đã cógần 700.000/850.000 người được tập hợp vào các tổ chức đoàn thể cách mạng.Riêng 5 đoàn thể chính trị xã hội như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Công đoàn, Hội Nông dân tập thể và Hội Liênhiệp phụ nữ đã tập hợp được 580.000 người, số còn lại là các hội quần chúng khác.Trong lứa tuổi từ 6 đến 15 tuổi có 170.000/460.000 cháu được tập hợp vào đội viênThiếu niên Tiền phong và 21.749 cháu là đội viên nhi đồng Hồ Chí Minh.

Page 234: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

234

Đoàn viên Công đoàn tập hợp được 106.089 người đạt 80,3 % tổng số côngnhân, viên chức.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 49.141 đoàn viên, đạt 12,2%tổng số thanh niên; đặc biệt Đoàn đã quan tâm thu hút rộng rãi các lực lượng thanhniên, tập hợp được 98.414 hội viên Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiếm tới29,4% tổng số thanh niên. Chứng tỏ thời kỳ này phong trào thanh niên rất mạnh;kết nạp 112.000 đội viên đội Thiếu niên Tiền phong đạt tỷ lê 51,3% tổ ng số thiếuniên.

Hội Nông dân tập thể thu hút được 204.000 hội viên đạt 41,76% tổng số laođộng chính trong giai cấp nông dân.

Hội Liên hiệp phụ nữ đã tập hợp 239.000 hội viên đạt 57,9% tổng số phụ nữtrong độ tuổi.

III.2. Về hoạt độngNgoài việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ thường xuyên như tuyên

truyền giáo dục, phối hợp hành động giữa các tổ chức thành viên, làm cầu nối giữadân với Đảng, Nhà nước, hoạt động nổi bật của Mặt trận thời gian này là vừa làmchổ dựa cho chính quyền các cấp, vừa xây dựng, vận động phong trào quần chúngtố giác, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ chính quyền. Mặt trận còn trực tiếpvận động một số giới và tầng lớp nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, những người có uy tíntrong các tôn giáo, dân tộc, những người thuộc diện cải tạo xã hội chủ nghĩa,những người đã từng cộng tác với chế độ cũ và người Việt Nam sống ở nướcngoài… Hoạt động của Mặt trận đã bắt đầu hướng về cơ sở, hướng vào mục tiêuxây dựng cuộc sống mới. Nhiệm vụ chính trị của Mặt trận, các tổ chức thành viênlà củng cố mở rộng khối đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinhthần trong xã hội, phát huy nhiệt tình cách mạng, ý thức làm chủ, động viên nhândân thi đua lao động sản xuất tích cực tham gia công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩavà xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, nhất là những năm đánh thắng chiến tranh biên giới,làm nghĩa vụ quốc tế và chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực phảnđộng, thù địch.

III.3. Về phong trào quần chúng10 năm (1975-1985) qua, tuy tình hình kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn,

nhưng phong trào quần chúng trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế do Mặt trận, cácđoàn thể làm nòng cốt vẫn phát triển. Đây là thực tiễn chứng tỏ lòng yêu nước, yêuchủ nghĩa xã hội, tinh thần đoàn kết nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược x âydựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào chung được sự hưởng ứng của toàn dânthực sự là động lực chủ yếu xây dựng, ổn định và phát triển tỉnh Đồng Nai giaiđoạn này là: phong trào thi đua thực hành tiết kiệm lao động sản xuất, phong tràotham gia vận động cải tạo quan hệ sản xuất, phong trào bảo vệ Tổ quốc và giữ gìnan ninh chính trị, trật tự xã hội, phong trào đoàn kết thực hiện nếp sống văn hóamới và phong trào tiết kiệm, mua công trái xây dựng Tổ quốc.

Page 235: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

235

Khó khăn của thời kỳ (1975-1985) là thời kỳ cả nước chịu ảnh hưởng nặngnề của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Tình trạng hành chính hóa, quan liêuhóa, trở thành phổ biến trong hệ thống chính trị. Nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền,cán bộ, đảng viên kể cả cán bộ mặt trận chưa nhận thức đúng v ai trò, chức năng,nhiệm vụ của mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới coi nhẹ tổ chức mặt trận, coimặt trận là tượng trưng, hình thức. Vì vậy hoạt động của mặt trận nhìn chung chưatheo kịp nhiệm vụ chính trị, chưa chú ý đúng mức đến phát huy và thực hiệ n quyềnlàm chủ của nhân dân.

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảngbộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III, Chỉ thị 17 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đạihội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II đã có nhiều yếu tố phù hợp giai đ oạnmới, nhưng do tư duy cũ, phong cách cũ, tổ chức và cơ chế cũ kìm hãm, là nguyênnhân sâu xa còn những mặt hạn chế, yếu kém của công tác mặt trận trong thời kỳtrước đổi mới. Tuy nhiên qua đó lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội của nhân dânta đã được thử thách và minh chứng; những yếu tố liên minh giai cấp công nhânvới giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã bắt đầu hình thành trong điều kiệnmới, là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc để toàn dân tỉnh Đồng Nai cùng cảnước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện.

CHƯƠNG IX

Page 236: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

236

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG NAITRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (1986 – 2000)

I. CỦNG CỐ TỔ CHỨC CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN CÁC CẤP ĐỂĐƯA CÔNG TÁC MẶT TRẬN LÊN NGANG TẦM NHIỆM VỤ CÁCHMẠNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đườnglối đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội nhấn mạnh đổi mới tư duy, nhất là tư duykinh tế, kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiệ n cơ chế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần, thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: sản xuất lươngthực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; bồi dưỡng phát huy nhân tốcon người. Đường lối đổi mới mở ra một giai đoạn phát triển lịch sử mới vô cùngquan trọng cho đất nước.

Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ: “Đổi mới nội dung và phươngthức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức quần chúng, hướng mạnh về cơsở, thu hút đông đảo nhân dân vào các phong trào cách mạng; củng cố liên minhcông - nông và chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, tăng cường khối đoàn kết toàn dân,đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọngvà đảm bảo quyền công dân; chống tệ quan liêu cửa quyền, ức hiếp quần chúngtrong bộ máy lãnh đạo và quản lý các cấp. Thực hiện có nền nếp khẩu hiệu : “Dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Động viên và tổ chức quần chúng tham giaquản lý kinh tế, quản ký xã hội, tham gia các hoạt động cải cách kinh tế. Thôngqua phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo và rèn luyện con ngườimới, xây dựng những tập thể lao động mới, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ”.

Nghị quyết Đại hội VI, chỉ thị 17-CT/TW (ngày 18/4/1983) của Ban Bí thưTrung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trậntrong giai đoạn mới“, giúp công tác Mặt trận của tỉnh có những định hướngchuyển biến tích cực.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, Uỷ ban Mặt trận tỉnh chú trọng đến việ ccủng cố tổ chức ở cấp xã, phường. Uỷ ban Mặt trận xã, phường được cơ cấu đủ sốlượng và đại diện thành phần các đoàn thể, không có sự chênh lệch (trước đó mộtsố xã chỉ có 9 thành viên Mặt trận, trung bình khoảng 20, riêng xã Phước Tânhuyện Long Thành có tới 38 uỷ viên).

Phần đông cán bộ chủ chốt cuả Mặt trận cơ sở là cán bộ đã nghỉ hưu có kinhnghiệm công tác dân vận, cựu chiến binh được rèn luyện qua thực tế chiến đấu, cónhiệt tình, tương đối có sức khỏe, có năng lực công tác quần chúng. Các đảng bộxã, phường đề cử các đảng viên có uy tín đảm đương cương vị chủ tịch Mặt trận,cá biệt cũng có chủ tịch Mặt trận là người ngoài đảng, là những người nhiệt tình,có uy tín xã hội, nhất trí cao với cương lĩnh và tôn chỉ của Mặt trận.

Page 237: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

237

Phương thức hoạt động chính: tham gia phối hợp bàn bạc thống nhất vớichính quyền, với các đoàn thể, các tôn giáo, các dân tộc ở địa phương.

Ngược về trước, ngay năm 1980, Uỷ ban Mặt trận tỉnh bắt đầu nghiên cứuhình thức tổ chức cuả Mặt trận tại địa bàn dân cư ấp, khóm. Cán bộ Mặt trận làmthí điểm tại phường Tam Hoà (thành phố Biên Hoà), gắn tổ Mặt trận với tổ dânphố. Năm 1982, Uỷ ban Mặt trận tỉnh tiếp tục nghiên cứu lập ban cán sự Mặt trậnkhóm (nay đổi là khu phố). Từ đó, cơ bản hoàn chỉnh tổ chức ban cán sự Mặt trậnkhóm và tổ Mặt trận tại địa bàn dân cư gắn với tổ dân phố, trở thành mô hình phùhợp, phát huy tốt vai trò đoàn kết nhân dân tại cơ sở. Ban cán sự Mặt trận, tổ Mặttrận phối hợp thống nhất hành động giữa vai trò lãnh đạo cuả Đảng, Nhà nướcquản lý với Mặt trận đại diện cho quyền làm chủ tập thể cuả nhân dân.

Năm 1985, Uỷ ban Mặt trận tỉnh tiếp tục chỉ đạo điểm thị trấn Xuân Lộc(huyện Xuân Lộc cũ, nay là thị xã Long Khánh) tổ chức Ban công tác Mặt trậnkhu phố theo mô hình phối hợp ba bộ phận: Đảng, chính quyền , Mặt trận (gồm cácđoàn thể quần chúng). Đồng chí bí thư chi bộ khu phố làm trưởng ban công tácMặt trận, đại diện chính quyền khu phố và đại diện Mặt trận khu phố làm phó ban,đại diện các đoàn thể làm uỷ viên. Số uỷ viên Mặt trận khu phố từ 9 -15 thành viên.

Ở địa bàn dân cư cơ sở cấp thấp nhất, tiến hành hợp nhất tổ Mặt trận với tổdân phố theo nguyên tắc: mỗi tổ phải liền cư, lấy hộ làm thành viên, gồm từ 30 đến50 hộ.

Từng tháng, cán bộ Mặt trận tổ chức họp giao ban, phát hiện những vấn đềnảy sinh cần tập trung trí tuệ giải quyết thích đáng. Mô hình này được thực tiễnkiểm nghiệm là đúng đắn, hiệu quả, từ đó nhân rộng ra các phường, các thị trấntrong toàn tỉnh.

Nhưng ở nông thôn, mô hình này chưa phù hợp vì nhiều địa phương cơ sởĐảng yếu, thậm chí có ấp chưa có đảng viên và địa bàn dân cư đã có tổ an ninhnhân dân. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ trương xây dựng mô hình cấp ấp, cụthể:

- Nơi nào có chi bộ thì đồng chí bí thư chi bộ hoặc tổ trưởng đảng làm trưởngban, đại diện chính quyền ấp và uỷ viên Mặt trận xã làm phó ban, đại diện các tổchức đoàn thể khác làm uỷ viên.

- Nơi nào chưa có chi bộ thì vị uỷ viên Mặt trận xã làm trưởng ban …Số lượng cán bộ Mặt trận ấp từ 5 -9 người.Tại địa bàn dân cư, tổ chức tổ Mặt trận kết hợp tổ an ninh nhân dân hoặc tổ

Mặt trận song song với tổ an ninh nhân dân, theo ba nguyên tắc (liền cư, hộ làthành viên, khoảng 30 hộ là cùng).

Tính đến ngày 20/1/1992, toàn tỉnh Đồng Nai có 527 ban công tác Mặt trậnấp/khu phố đạt tỉ lệ 92,13%. Số tổ Mặt trận là 4.299, thu hút 58% số hộ.

Đến năm 1999, toàn tỉnh đã xây dựng được 974 ban công tác Mặt trận ấp,khu phố với 9.043 tổ Mặt trận. Qua kiểm tra, phân lạoi, số đơn vị đạt loại vững

Page 238: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

238

mạnh là 45,9%, loại khá đạt 33,7%, đạt loại trung bình đạt 18%, tỉ lệ yếu kém chỉhơn 1% 1.

Căn cứ trên thực tiễn sinh động, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Mặttrận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp chặt chẽ với các ban,ngành thực hiện chủ trương đa dạng hoá hình thức tập hợp lực lượng để mở rộngkhối đại đoàn kết toàn dân. Ngoài các đoàn thể trong hệ thống chính trị như đoànThanh niên cộng sản, hội Liên hiệp thanh niên, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh,Liên đoàn Lao động …, Mặt trận tỉnh thu hút thêm 28 thành viên mới bao gồm cáctổ chức kinh tế: Hiệp hội gốm mỹ nghệ, Hiệp hội công thương, hội Làm vườn, hộiChế biến lâm đặc sản …các hội xã hội - nghề nghiệp: hội Người cao tuổi, hội Từthiện, hội Người mù, hội Khoa học kinh tế, hội Hoá học, hội Châm cứu, hội Điềudưỡng, hội Dược học, hội Tin học, hội Khoa học lịch sử, hội Khoa học xây dựng,hội Nghiên cứu giảng dạy văn học … Các hiệp hội và hội nói trên thu hút hàngchục ngàn hội viên, là nòng cốt để thực hiện chủ trương đại đoàn kết phù hợp vớitình hình mới.

Toàn tỉnh có khoảng 150 vị tiêu biểu cuả các dân tộc ít người, 640 vị chứcsắc, chức việc các tôn giáo tham gia Uỷ ban Mặt trận các cấp, tạo ra phong trào Tốtđời, đẹp đạo sâu rộng trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sốngmới ở khu dân cư. Uỷ ban Mặt trận tỉnh phối hợp với chính quyền hướng dẫn Đạihội người công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội Phật giáo, hội nghị đạibiểu cơ sở Cao Đài Tây Ninh và Cao Đài Ban Chỉnh …xây dựng chươn trình hoạtđộng hướng vào việc đại đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh.

Những năm 1987 - 1988, để góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chính trịcho các tầng lớp nhân dân, Mặt trận tỉnh chỉ đạo các cấp Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tỉnh Đồng Nai vận động, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng chính sách,pháp luật của Nhà nước. Nhân dân trong tỉnh đã tích cực thảo luận, đóng góp ýkiến, tham gia xây dựng các bộ luật lớn: Luật đất đai, dự thảo Luật hình sự, Luật tốtụng hình sự, sửa đổi Luật tổ chức, Luật bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân cáccấp. Mặt trận cũng tổ chức tập hợp ý kiến của nhân dân đề nghị Đảng và Nhànước bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách cụ thể đối với các thành phần kinhtế ngoài quốc doanh. Mặt trận phản ánh, đề xuất bổ sung, sửa đổi một số chủtrương, chính sách cuả chính quyền địa phương cũng n hư trung ương: chính sáchthuế, nghiã vụ lao động, chính sách đối với công nhân cao su, tiền lương cuả ngườihưu trí, chế độ trợ cấp cho các người hưởng chính sách …Hoạt động của Mặt trậnTổ quốc các cấp góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và phát huy tinh thần làmchủ của mình trong xã hội, nâng cao uy tín của Mặt trận trong dân.

Thực hiện Nghị quyết 04/NQ-TW của Bộ Chính trị, cán bộ Mặt trận các cấpvận động nhân dân trong tỉnh tham gia phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực, thamnhũng làm trong sạch bộ máy Đảng, Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội,

1 Văn kiện Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ V (năm 2000)

Page 239: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

239

các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia xây dựng chính quyền, quản lýNhà nước, quản lý xã hội.

Cùng với việc thể chế hóa một bước cơ chế phát huy quyền làm chủ củanhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành viên đẩy mạnh công tácđộng viên, tổ chức các phong trào thi đua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,Đảng bộ và quân dân toàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan, góp phầnquan trọng vào thành tựu chung:

- Tổ chức công đoàn vận động công nhân lao động trong tỉnh tích cực thi đualao động sản xuất, tham gia phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh thựchiện các chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Quyết định217/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã giả i phóng năng lực sản xuất của cácdoanh nghiệp Nhà nước, kích thích sức lao động sáng tạo của đội ngũ công nhânlao động trong tỉnh. Nhiều phong trào do công đoàn phát động như Luyện tay nghềthi thợ giỏi, Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ... được đông đảo đoàn viên côngđoàn hưởng ứng.

- Giai cấp nông dân trong tỉnh phấn khởi thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TWcủa Bộ Chính trị về cơ chế khoán hộ. Sản xuất nông nghiệp hồi phục và có mặtphát triển khi vấn đề cơ cấu lại nông nghiệp được tiến hành mạnh mẽ. Ng ười nôngdân tự chủ trong sản xuất, bắt đầu chỉ nuôi/trồng những con/cây mang lại lợi nhuậncao.

- Uỷ ban Mặt trận và các đoàn thể đẩy mạnh cuộc vận động chủ trương pháttriển kinh tế gia đình. Ủy ban Mặt trận kết hợp với ngành công nghiệp, Hội Nôngdân tổ chức họp đúc kết kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình của các điển hìnhtiên tiến, phổ biến sâu rộng. Nhân dân chủ động lo toan cuộc sống hàng ngày, tưtưởng trông chờ, ỷ lại nhà nước dần được khắc phục. Tuy nhiên, công tác tuyêntruyền giáo dục đường lối chủ trương cuả Đảng và Nhà nước qua đối thoại để dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra làm chưa nhiều. Khảo sát thực tế cho thấy dânđi họp cao nhất chỉ 40% số hộ do nội dung sinh hoạt không thiết thực. Khi cải tiếnnội dung họp: bàn giúp nhau trong sản xuất và đời sống, bảo vệ an ninh xóm làng,giải quyết tranh chấp ruộng đất, kê khai ruộng đất, miễn giảm thuế … thì dân đihọp đông, có nơi có lúc tỉ lệ họp dân vượt dự kiến.

Đại hội Mặt trận tỉnh Đồng Nai lần thứ ba (năm 1989) nêu hai mục tiêuchủ yếu là dân chủ pháp luật và chăm lo đời sống quần chúng thì việc thực hiệnmục tiêu dân chủ hàng đầu ở các cấp huyện, thành phố, xã, phường còn khá lúngtúng. Nói chung, các cấp Mặt trận chưa làm được vai trò hướng dẫn nhân dân thựchiện quyền giám sát các hoạt động cuả cơ quan nhà nước; tham gia giải quyết đơnthư khiếu tố còn hạn chế. Mục tiêu chăm lo đời sống còn nặng về động viên và huyđộng đóng góp hơn là chăm lo quyền lợi thiết thực cuả dân.

Cuộc vận động xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư là một nétmới, là công tác trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong những năm này.Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Mặt trận Tổ quốc và các tổ

Page 240: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

240

chức thành viên đã động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia xây dựng,tu bổ các công trình lợi ích công cộng.

Các nhóm đoàn kết, các tổ tự quản, các tổ tín chấp, các tổ xoá đói giảmnghèo tự quản …đi vào hoạt động. Các phương thức mới tập hợp nhân dân đápứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, đã phát huy tinh thần tương thân,tương ái, giúp đỡ nhau, chăm sóc nhau, cùng nhau tổ chức cuộc sống chung yênvui, lành mạnh trên từng địa bàn ấp, khu phố. Tính tích cực chính trị và tráchnhiệm công dân được khơi dậy, phát triển, góp phần dấy lên phong trào quầnchúng thực hiện đường lối đổi m ới của Đảng.

Phong trào quần chúng chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, nhữngngười có công với nước ngày càng thiết thực. Các hoạt động vận động phụ lão, vậnđộng đồng bào các tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số và cộng đồng ngườiHoa trong tỉnh cũng có những tiến bộ rõ nét và thu được nhiều kết quả thiết thực.Bà con người Hoa an tâm, phấn khởi làm ăn, nhiều người bỏ vốn đầu tư hoặc quanhệ với người thân ở nước ngoài đầu tư vốn liếng, kỹ thuật về nước. Đồng bàoCh’ro, Mạ, S’tiêng ở các khu định cư Lý Lịch, Bù Cháp được tạo điều kiện ổn địnhchỗ ở, ổn định sản xuất, từng bước cải thiện đời sống. Tuy nhiên những mặt yếukém tồn tại là: trình độ văn hoá, chinh trị cuả đồng bào các dân tộc còn thấp, việcđào tạo cán bộ người dân tộc chưa được thực sự quan tâm, do chưa hiểu tâm tưđồng bào nên việc đầu tư xây dựng vùng Tà Lài lớn song kém hiệu quả, chưa đápứng nguyện vọng nên bà con chưa yên tâm định canh định cư …

Tham gia thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng, Mặt trận Tổ quốc các cấptrong tỉnh tích cực tuyên truyền luật Nghĩa vụ quân sự, động viên thanh niên khámtuyển và gia nhập bộ đội, tổ chức cùng các đoàn thể và chính quyền thăm hỏi, tặngquà số anh em luyện tập ở các đơn vị, tham gia vận động thực hiện chính sách hậuphương quân đội.

Những tháng cuối năm 1988, các cấp Mặt trận trong tỉnh sôi nổi thảo luận,tham gia, đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo của Uỷ ban Trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam trình Đại hội III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp từ ngày 1 đếnngày 4/11/1988 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụchung và nhiệm vụ cụ thể nhằm tăng cường và đổi mới công tác Mặt trận.

Tháng 6/1989, Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứIV được tổ chức. Đại hội đánh giá những kết quả đạt được trong 5 năm (1984 -1989) biểu dương tinh thần đoàn kết, cố gắng phấn đấu vượt khó khăn, tham giaxây dựng và phát triển tỉnh nhà của các tầng lớp nhân dân. Với tinh thần nhìnthẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm những mặthạn chế, yếu kém: chưa thật sự phát huy được vai trò là người đại diện cho quyềnlàm chủ của các tầng lớp nhân dân, có nhiều vấn đề nóng bỏng quan hệ thiết thânđến quyền lợi của quần chúng, đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, đếnquốc kế dân sinh, đến chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa chưa được Mặt trận thamgia với đầy đủ trách nhiệm trước nhân dân ... Do đó, tác dụng của Mặt trận trongviệc tập hợp và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân còn hạn chế.

Page 241: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

241

Quán triệt Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và Nghị quyết Đại hộ i III Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Đại hội Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai đã xác địnhphương hướng nhiệm vụ chung: “Tiếp tục phát huy những thành quả thắng lợi vàthuận lợi của sự nghiệp đổi mới theo đường hướng củng cố và phát triển cáchmạng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liênminh công nông bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đi sâu, đi sát cơ sở, chămlo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thống nhất hành động với các đoànthể và các tổ chức thành viên, động v iên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái xây dựngnền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tham gia các phong trào hành động nhằm thực hiệnthắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tới ”.

Đại hội đã đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể của các cấp Mặt trận:

- Giáo dục vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng chính quyền,thực hiện dân chủ và pháp luật.

- Vận động các tầng lớp quần chúng đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệmnhằm thực hiện tốt kế hoạch kinh tế-xã hội cuả nhà nước, góp phần chăm lo ổnđịnh đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Vận động nhân dân thực hiện các chính sách xã hội và văn hoá.- Thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc và tự do tín ngưỡng.- Vận động nhân dân tham gia củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chinh

trị và trật tự an toàn xã hội.- Tăng cường giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, tình đoàn kết hữu nghị giữa

nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào, Campuchia, Liên Xô và các nước anh em.

Đại hội đã hiệp thương cử 61 đại biểu đại diện cho các đoàn thể, các tổ chứcchính trị - xã hội, các ngành và các cá nhân tiêu biểu vào Uỷ ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam tỉnh Đồng Nai khóa III. Bà Nguyễn Bạch Tuyết tiếp tục được tái cửchức vụ Chủ tịch.

Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX, chế độ xã hộichủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ do mắc nhiều sai lầm. Tình hìnhđó đã tác động sâu sắc đến kinh tế - xã hội và tư tưởng, tình cảm của các tầng lớpnhân dân ta. Kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ này phát triển chậm, việc làm,đời sống nhân dân trở nên hết sức bức xúc. Không ít người đã biểu hiện tư tưởnghoài nghi, dao dộng.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Mặt trận tăngcường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng trong các tầng lớp nhândân. Việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội trên từng địa bàn dân cư được cáccấp Mặt trận tham gia tích cực hơn. Các tầng lớp nhân dân được tuyên truyềnđường lối, chủ trương của Đảng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không chấp nhận đa nguyênchính trị, đa đảng đối lập. Mặt trận cũng thực hiện tốt trọng trách tham gia bầu cửđại biểu Quốc hội khoá VIII và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Page 242: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

242

Năm 1990, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh góp phần vào nhiều hoạt độngtuyên truyền, giáo dục truyền thống: kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh, 15 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, 45 năm ngày thành lập nước…Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Mặt trận tuyên truyền sâu rộng đườnglối, chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng, truyền thống 60 năm vẻ vang củaMặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/1990). Cũng trong nămnày, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể thành viên đã tổchức cho đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia đóng góp ý vào dựthảo Nghị quyết 8B của Trung ương về đổi mới và tăng cường công tác vận độngquần chúng của Đảng.

Tháng 10/1991, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V (vòng 2) khaimạc. Báo cáo “Tình hình và nhiệm vụ chính trị” trình bày tại Đ ại hội đã nhận định:“ Mặt trận và các đoàn thể đã mở Đại hội các cấp, củng cố tổ chức và đổi mới nộidung, phương thức hoạt động gắn với xây dựng một số mô hình mới ở cơ sở nhưTổ nhân dân tự quản, hội Phụ lão, hội Bảo thọ, Công đoàn tự chủ hoạt động, Chủtịch công đoàn giỏi, Thanh niên thực hiện chuyển giao kỹ thuật và thực hành kỹthuật, Nông dân sản xuất giỏi, Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, nuôi conkhỏe dạy con ngoan … động viên được hội viên, đoàn viên và quần chúng hưởngứng. Phong trào quần chúng ở vùng đồng bào tôn giáo được củng cố một bước, đãhòa nhập với phong trào cách mạng của nhân dân.

Song, còn nhiều cấp ủy Đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác vận độngquần chúng, nhất là ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng bào dân tộc ít người. M ộtsố nghị quyết, chủ trương của Đảng chưa tới quần chúng, chưa nắm kịp thờinguyện vọng và đời sống của quần chúng, nên việc giải quyết thắc mắc của quầnchúng còn chậm và một số trường hợp chưa thỏa đáng. Tệ hách dịch, quan liêu, ứchiếp, xa rời quần chúng còn xảy ra, có nơi nghiêm trọng. Vai trò của các đoàn thểchưa phát huy đầy đủ việc giáo dục, động viên quần chúng còn hạn chế. Quyềnlàm chủ của quần chúng chưa phát huy đúng mức, mặc khác có hiện tượng dân chủcực đoan, thiếu tôn trọng pháp luật.

Tổ chức, bộ máy của Uỷ ban Mặt trận và các đoàn thể tuy được củng cố,nhưng đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm vận động quần chúng còn ít,chưa được quy hoạch và đào tạo có hệ thống. Chính sách đối với cán bộ hoạt độngđoàn thể chưa phù hợp, nên ảnh hưở ng đến nhiệt tình công tác, một bộ phận cán bộtư tưởng thiếu ổn định. Chất lượng hoạt động ở các cơ sở xã, ấp cònchưa đều, cónơi mang tính hình thức. Nội dung và phương thức hoạt động chưa chuyển kịp vớitình hình mới, chưa phù hợp với sự vận động và phá t triển kinh tế, nắm không chắcđoàn viên, hội viên. Đoàn viên, hội viên do ít bồi dưỡng, giáo dục và chưa cóchính sách chăm lo quyền lợi thiết thực, nên đa số chưa thiết tha với đoàn thể “.

Trên cơ sở nhận định trên, Đại hội đã xác định phương hướng nhiệ m vụ côngtác của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ năm 1991 đến năm 2000: “ Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể, các hội của quần chúng phải xác định phương hướng hoạtđộng, cơ bản là xuất phát từ lợi ích chân chính và thiết thực của quần chúng, tích

Page 243: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

243

cực đổi mới mọi mặt theo Nghị quyết 8B/TW làm tốt nhiệm vụ giáo dục và tập hợpquần chúng tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nội dung,phương thức hoạt động cần đa dạng hơn và phát huy được vai trò nòng cốt củađoàn viên, hội viên. Trước mắt là ti ếp tục củng cố các mô hình đã có, kịp thời tổngkết rút kinh nghiệm, nhân rộng trong toàn tỉnh. Coi trọng phát triển đoàn viên, hộiviên; bồi dưỡng cá nhân tích cực trong quần chúng để phát triển Đảng. Kiện toànbộ máy Mặt trận và đoàn thể các cấp, bảo đảm tinh gọn có chất lượng. Phấn đấuđến năm 1995 đạt 60% - 70% cơ sở mạnh, khá và giảm dần diện yếu kém ... “

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã thông quacương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên xã hội ch ủnghĩa và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (1991 - 2000). Mô hình conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hình thành những nét chủ yếu.

Đại hội xác định rõ vấn đề củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàndân là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài và chỉ rõ nội dung đại đoàn kết toàndân trong thời kỳ mới. Đại hội khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai tròrất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân vàcác cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôngiáo, là sợi dây thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân”. Với quan điểmđúng đắn đó, Đại hội VII của Đảng đã mở ra những triển vọng mới cho sự nghiệpcủng cố và mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

Hoạt động của Mặt trận có thêm những nhân tố thuận lợi mới. Đảng và Nhànước đẩy mạnh việc thể chế hóa vai trò, vị trí và trách nhiệm của Mặt trận trên mộtsố lĩnh vực hoạt động. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định Mặt trận Tổ quốc ViệtNam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Tráchnhiệm của Mặt trận tham gia thực hiện các quyền lập pháp không những được ghitrong Hiến pháp mà còn được chế định rõ ràng trong nhiều bộ luật và văn bản dướiluật.

Ngày 17/11/1993, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết 07/NQ-TW về “Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất ”. Nghịquyết nêu rõ nhiệm vụ chung của Mặt trận và nhấn mạnh việc củng cố, mở rộngMặt trận Tổ quốc Việt Nam : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần được củng cố vàmở rộng về tổ chức và hoạt động để thực sự là một tổ chức tập hợp khối đại đoànkết toàn dân, nơi thể hiện nguyện vọng và ý chí của các tầng lớp nhân dân; thamgia xây dựng giám sát và bảo vệ chính quyền, tham gia quản lý xã hội, thực hiệncác nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ” góp phần tăng cườngmối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết 07 Bộ Chính trị đề ra 4 chủ trương lớn trong tăng cường mở rộngkhối đại đoàn kết toàn dân và tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam. Cùng với cả nước, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh từ giữanăm 1992 - 1995 đã có những chuyển biến tích cực. Bước đầu đất nước ta ra khỏibờ vực khủng hoảng. Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, các mặt văn hóa xã hội có

Page 244: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

244

những chuyển biến tiến bộ. Tuy nhiên, quá trình chuyển sang cơ chế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự dịch chuyển cơ cấu đội ngũ côngnhân lao động, sự hình thành tầng lớp doanh nhân hoạt động trong thành phần kinhtế tư nhân, liên doanh với nước ngoài. Sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèođặt ra những yêu cầu mới trong phấn đấu thực hiện công bằng xã hội. Mặt trái củacơ chế thị trường cũng tác động đến lối sống và đạo đức xã hội, tiêu cực trong bộmáy Nhà nước và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp khiến lòng dân không yên, niềmtin vào Đảng giảm sút.

Trước tình hình mới, Mặt trận tỉnh và các đoàn thể tiếp tục đổi mới, đa dạnghóa các hình thức tập hợp, động viên, tổ chức nhân dân tham gia các hoạt độngkinh tế xã hội, các chủ trương, giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân của Đảngđược triển khai thực hiện. Công tác đào tạo công nhân được tăng cường, đào tạo lạiđội ngũ công nhân lành nghề đội ngũ được giữ vững, tổ chức công đoàn bước đầuđược xây dựng trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh.

Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh công tác phát triển hội viên, phát động phongtrào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng kỹthuật cũng như các mặt văn hoá xã hội ở nông thôn.

Đoàn Thanh niên với phong trào Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nướcđã vừa bồi dưỡng vừa phát huy được vai trò xung kích của tuổi trẻ trong thời đổimới. Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh mở rộng được việc tập hợp đoàn kết thanh niênvới nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực.

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh có nhiều hình thức, biện pháp vận động chị emgiúp nhau phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con tốt, thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hoá gia đình.

Được thành lập năm 1990, Hội Cựu chiến binh tỉnh có nhiều hoạt độngthiết thực phát huy được bản chất Anh bộ đội Cụ Hồ, hỗ trợ, giúp đỡ các cựu chiếnbinh ổn định cuộc sống gia đình, đoàn kết góp phần tích cực giáo dục truyền thốngcho thế hệ trẻ của tỉnh nhà.

Công tác tập hợp, vận động, chăm sóc người cao tuổi, công tác đoàn kếtđồng bào theo các tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh cũng có nhiềuchuyển biến tích cực.

Tháng 5/1995 Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứIV đã long trọng khai mạc. Xuất phát từ tình hình chung của đất nước và của tỉnh,Đại hội đã xác định nhiệm vụ chung của công tác Mặt trận đến năm 2000: “ Pháthuy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí t ự lực, tự cường, đoàn kếtmọi người tán thành công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu xây dựng tỉnh nhà thànhtỉnh công nông nghiệp và dịch vụ giàu mạnh, góp phần cùng cả nước giữ vững độclập, thống nhất chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, sớm thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhằm

Page 245: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

245

thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “xây dựng một nướcViệt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh ”.

Đại hội đã hiệp thương cử ra 74 đại biểu đại diện cho các đoàn thể, các tổchức chính trị xã hội, các ngành và các cá nhân tiêu biểu đồng bào dân tộc ít người,các đại diện tôn giáo tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khóa IV doông Lê Văn Triết làm Chủ tịch. Bà Nguyễn Bạch Tuyết - nguyên Chủ tịch Uỷ banMTTQ Việt Nam tỉnh khóa III được cử làm Chủ tịch danh dự Uỷ ban MTTQ ViệtNam tỉnh khóa IV.

II. PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, GÓP PHẦNTHỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA XÂY DỰNG ĐỒNGNAI GIÀU ĐẸP VĂN MINH

Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ do Đại hội lần thứ IV Mặt trận Tổquốc Việt Nam tỉnh đề ra có nhiều thuận lợi rất cơ bản. Đại hội lần thứ IV Mặt trậnTổ quốc Việt Nam đã công bố chương trình 12 điểm về Đại đoàn kết dân tộc, xâydựng và bảo vệ đất nước , chỉ rõ những trọng tâm công tác của Mặt trận.

Tháng 5/1996, trong khí thế toàn Đảng, toàn quân toàn dân hăng hái thi đualập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phấn khởi kỷ niệm106 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 21 năm ngày giải phóngmiềm Nam thống nhất đất nước, Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ tỉnh ĐồngNai khai mạc. Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội đã nhận định : “ Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội quán triệt các Nghị quyết củaĐảng, có quy chế phối hợp hoạt động với chính quyền và quy chế phối hợp hoạtđộng giữa các thành viên trong khối. Tổ chức và tạo điều kiện cho quần chúngphát huy trí tuệ tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, giám sát hoạt động và đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cơsở, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình tập hợp đông đảo các tầng lớp quầnchúng. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng về cơ sở, quan tâmchăm lo đến đời sống thiết thực của nhân dân. Qua đó mở rộng được khối đạiđoàn kết toàn dân, đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia xoá đói giảmnghèo, giúp nhau phát triển kinh tế, thực hiện cứu trợ, từ thiện, hòa giải, giáo dụctruyền thống cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh - thiếuniên, động viên quần chúng nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu,nhiệm vụ chính trị ở địa phương ... “

Để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong thời gian tới, Đạihội đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trậnTổ quốc các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Nội dung hoạt động phảixuất phát từ việc chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng về lợi ích vật chất, tinhthần của nhân dân, thống nhất nghĩa vụ và quyền lợi, kết hợp với việc chú trọnggiáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, tạo động lực thúc đẩy các phong trào cáchmạng của nhân dân. Mọi hoạt động phải tập trung hướng về cơ sở nhằm đẩy mạnhcuộc vận động, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở địa bàn dân cư, phát triểnđoàn viên, hội viên, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, cũng cố tổ chức, nâng cao

Page 246: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

246

chất lượng hoạt động, rèn luyện cán bộ, khắc phục bệnh quan liêu, hành chínhtrong công tác vận động quần chúng. Hoàn chỉnh quy chế phối hợp giữa Mặt trậnvới các đoàn thể, với chính q uyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận độngquần chúng, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia giám sát, xây dựngbảo vệ Đảng và Nhà nước. Chú trọng xây dựng, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinhnghiệm các mô hình tập hợp quần chúng có hiệu quả cao của Mặt trận và cácđoàn thể nhân rộng ra trong tỉnh. Tăng cường công tác vận động quần chúngtrong vùng đồng bào các tôn giáo, dân tộc. Thực hiện quy hoạch, ổn định cán bộ,đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kinh nghiệm và có chế độ đãi ngộ hợp lýcho đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng các cấp nhất là ở cơ sở,đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước ... “

Với những cố gắng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, công tácMặt trận của tỉnh đã có bước tiến quan trọng: đa dạng hoá các loại hình tổ chức,thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hoạt động xã hội, nângcao chất lượng phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổchức thành viên, các ngành. Đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp được tăngcường bồi dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực công tác.

Ủy ban Mặt trận tỉnh chỉ đạo tiếp tục kiện toàn tổ chức, đổi mới phươngthức nâng cao chất lượng hoạt động, hướng về cơ sở, hoạt động, trở thành cơ sởchính trị vững chắc cho chính quyền nhân dân, đưa đường lối chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Mặt trận Tổ quốc các cấpgóp phần thúc đẩy phong trào quần chúng nhân dân cùng Nhà nước thực hiệnchương trình xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội: phong trào đềnơn đáp nghĩa, chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thươngbinh liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và các hoạt động nhân đạo từ thiện ...Công tác Mặt trận đạt được những kết quả rõ nét trong các chương trình xã hội lớn,góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống âmmưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, thực hiện an ninh, quốcphòng toàn dân. Các mô hình nhân dân tự quản được xây dựng ở nhiều địa bàn dâncư và phát huy hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khủng hoảng kinhtế khu vực Đông Nam Á đã tác động đến tình hình cả nước nói chung và Đồng Nainói riêng. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 1997, tốc độ tăng trưởngkinh tế của tỉnh chậm lại. Một số vấn đề xã hội tồn tại bức xúc, sự suy thoái về tưtưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng viên làm ảnh hưởng xấuđến tâm tư tình cảm của các tầng lớp nhân dân.

Để tổ chức, động viên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân phát huy thuậnlợi, khắc phục khó khăn, những năm 1996 - 2000, MTTQ các cấp trong tỉnh đãtăng cường hiệp thương, thống nhất phối hợp hành động với các tổ chức thành viênthực hiện các chương trình công tác của Mặt trận. Điểm lại một số việc lớn đã làmtrong khoảng 15 năm, từ năm 1986 đến năm 2000, ta thấy:

Page 247: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

247

II.1. Phong trào đoàn kết, giúp nhau thi đua phát triển kinh tế làm giàuhợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo

Mặt trận Tổ quốc các cấp từ tỉnh đến cơ sở coi phát triển kinh tế là nhiệm vụtrọng tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận phối hợp với cáccơ quan nhà nước, các ban ngành và đoàn thể tích cực vận động nhân dân áp dụngtiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng.

Phong trào xoá đói giảm nghèo khởi xướng từ Tp. Hồ Chí Minh năm 1992 đãphát triển mạnh ở Đồng Nai từ năm 1993. Đây là chủ trương rộng lớn, mới mẻ, đadạng, tổng hợp. Mặt trận tỉnh chủ động học hỏi các tỉnh, thành bạn, sáng tạo xâydựng chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp … Chúng ta phát động dân tựgiác giúp dân về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất; giúp người nghèo đói có cơmay thoát đói, vượt nghèo, người chưa giàu có cơ may vươn lên làm giàu hợppháp. Kết quả từ năm 1993-2000, có 717.802 lượt hộ cuả 9.549 tổ được vay vốnvới tổng số tiền là 283 tỉ 200 triệu đồng không tính lãi hoặc lãi rất thấp, 104.927cây con giống các loại, 87.456 ngày công lao động đồng thời đã giúp xây dựng cácdự án với tổng số vốn vay 44 tỉ 286 triệu đồng, giải quyết cho 49.864 lao động cóviệc làm. Nhờ phối hợp thực hiện tốt các giải pháp của chương trình xoá đói giảmnghèo đã đề ra, toàn tỉnh xóa cơ bản 11.824 hộ đói, giảm 51.586 hộ nghèo (đạt91,28%). Đến cuối năm 2000 toàn tỉnh chỉ còn 4.924 hộ nghèo theo chuẩn mực c ũ(1,14%) so với kế hoạch dự kiến là (4%), đặc biệt có 493/971 ấp và khu phố(49%), 107/163 xã phường, thị trấn (66%) đã giảm được tỷ lệ đói nghèo từ 95 -100%. Hình thức tổ tự quản xoá đói giảm nghèo đã giúp cho các tổ viên sử dụnggiống vốn hiệu quả, đồng thời giảm được những khoản nợ quá hạn khó đòi.

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựngcuộc sống mới ở khu dân cư (ngày 15/1/2001) và Báo cáo cuả hội Nông dân ĐồngNai nêu lên một số điển hình:

Ông Huỳnh Công Huệ ở khu D ấp Phước Lý xã Đại Phước (huyện NhơnTrạch) cho 4 hộ mượn 4 ha ruộng sản xuất không tính lãi.

Ông Dương Văn Sơn ở xã Bảo Quang huyện Long Khánh vận động nhân dânủng hộ 36 triệu đồng cho quĩ hỗ trợ nông dân, giúp 28 lượt hộ vay lãi suất thấp,trong đó 9 hộ nghèo vươn lên làm ăn khá; ông còn bán thiếu 5.600 gà giống cho bàcon, đến khi xuất chuồng mới trả vốn.

Ông Nguyễn Văn Sáu ở ấp Tân Hạnh, xã Bảo Bình huyện Xuân Lộc giúp hộnghèo 3 cây vàng không tính lãi.

18 hộ người Ch’ro ở xã Tây Hoà huyện Thống Nhất được cộng đồng dân cưgiúp 9 triệu đồng để mua 6 con bò (8 tháng tuổi).

Anh Lâm Quang Trí ở xã Lộc An huyện Long Thành bán một số tài sản, đầutư nuôi 6 con bò Sind. Anh liên hệ chặt với xí nghiệp Chăn nuôi bò sữa và trườngđại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh học hỏi khoa học kỹ thuật, mua thêm 5 ha đấtđể trồng cỏ, đến năm 2000 phát triển đàn bò sữa 44 con.

Page 248: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

248

Anh Nguyễn Hồng Hải ở xã Phú Lập huyện Tân Phú, từ Gò Công (TiềnGiang) lên lập nghiệp chỉ có vài tạ gạo làm vốn. Gia đình khó nhọc khai hoang lúcđầu được 1,5 ha trồng bắp, đậu, luá; sau tính toán, tiết kiệm để tích luỹ đã mởmang thêm bàu, đià … chỉ từ năm 1997 đến năm 2000 có 3 ha tiêu, 3,7 ha nuôi cácộng với chăn nuôi heo gà, thu nhập mỗi năm khoảng 500 triệu đồng. Anh giúp 30hộ nghèo 2.000 nọc tiêu, hướng dẫn kỹ thuật … tổ chức câu lạc bộ trồng tiêu giúpnhau sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Nguyên Lộc ở xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ là lao độngchính (chồng mất sức không thể lao động) đã khai phá, sang nhượng 5 ha đất(trồng 3,8 ha cà phê, 1 ha tiêu xen sầu riêng, 0,2 ao), nuôi 5 heo nái, 40 heo thịt.Chị tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, khuyến nông, xem tivi, đọc sách báo kỹthuật … nên kết quả trồng trọt, chăn nuôi lãi ròng 200 triệu/năm. Chị giúp một sốhộ nghèo 20 triệu đồng không tính lãi, hướng dẫn k ỹ thuật cho số hộ phát triểnkinh tế, đời sống…

Khu phố 4 phường Bình Đa vận động nhân dân cho 8 hộ nghèo mượn 10triệu đồng không tính lãi để buôn bán nhỏ.

Nhân dân ấp 5 xã Nam Cát Tiên huyện Tân Phú đóng góp 25 chỉ vàng và 10triệu đồng (không tính lãi) giúp một số hộ nghèo có vốn sản xuất …

Các tổ xoá đói giảm nghèo tự quản hoạt động tốt đảm bảo cho vay đúng đốitượng nên vốn vay được bảo toàn, tỉ lệ người vay không trả được nợ rất nhỏthường rơi vào trường hợp bệnh tật kéo dài, tai nạn … mất vốn.

Nét chung cuả các hộ nông dân làm kinh tế giỏi là tính tự lực cao, óc tínhtoán tỉ mỉ, có kế hoạch sản xuất và chi tiêu, có tinh thần giúp đỡ bà con trong xómấp.

Thành công bước đầu của chương trình xóa đói giảm nghèo đã khơi dậy vàphát huy tốt truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái tình làng nghĩa xóm tốtđẹp hơn.

II.2. Phong trào đền ơn đáp nghĩa và hoạt động nhân đạo từ thiệnĐồng Nai là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, trải qua 2 cuộc

kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhân dân các dân tộc toàn tỉnh đã có nhiềuđóng góp và hy sinh to lớn.

Năm 1991, trước phong trào Đền ơn đáp nghĩa sôi nổi cuả thành phố Hồ ChíMinh, hai đồng chí Bảy Phượng và Tố Nga đã bàn bạc, tiến hành hội nghị đầu bờvận động xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa đầu tiên ở Mã Đà.

Phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn , Ăn quả nhớ người trồng cây,cao trào phát triển rầm rộ sôi nổi. Từ 1996 - 2000 Mặt trận Tổ quốc các cấp trongtỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng và các tổ chức thành viên vận động xâydựng được 1.091 căn nhà tình nghĩa trị giá 20 tỉ 229 triệu đồng (gồm tiền do ngânsách cấp, và các khoản do vận động) cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người cócông chưa có nhà ở, gia đình liệt sĩ, thương binh nặng ... Riêng năm 1997, hai vị

Page 249: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

249

giám mục và các linh mục quản hạ t góp 25 triệu đồng để xây dựng 1 căn nhà tìnhnghĩa; linh mục Nguyễn Thới Minh ở Long Khánh vận động giáo dân trong xứ đạoxây dựng 1 căn trị giá 20 triệu. Mặt trận vận động các cơ quan, doanh nghiệp vànhà hảo tâm tặng 964 sổ tiết kiệm trị giá 1.064.700.000 đồng, sửa chữa 201 cănnhà trị giá 749.433.000 đồng, chăm sóc phụng dưỡng suốt đời 93 Bà mẹ Việt Namanh hùng, 452 gia đình chính sách.

Mặt trận vận động đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh vớitổng số tiền là 6.734.146.261 đồng. Ngoài ra còn tổ chức nhiều đoàn đi thăm, tặngquà cho khoảng 35.000 - 40.000 các hộ được hưởng chính sách (người có công,thương binh, gia đình liệt sĩ …) nhân dịp tết Nguyên đán, ngày Thương binh liệt sỹ27/7 ... với số tiền trên 3,5 tỷ đồng/năm.

Từ năm 1998 – 2000, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh qua phong trào vận độngnhà tình thương cho người nghèo đã xây dựng 1.105 căn trị giá 4.790.751.000đồng. Các địa phương tiêu biểu trong phong trào này là các huyện Nhơn Trạch,Long Thành, thành phố Biên Hoà.

Cuộc vận động ủng hộ nhân dân Cu-ba anh hùng đã được cán bộ, côngnhân viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng đạt kết quả 2,3tỉ, vượt chỉ tiêu của Trung ương giao (2,1 tỷ đồng). Các đợt vận động ủng hộ, cứutrợ lũ lụt cho các vùng trong và ngoài tỉnh trong 5 năm với số tiền là20.769.449.125 đồng và nhiều hiện vật có tác dụng thiết thực. Riêng các khu dâncư công giáo phát huy tinh thần bác ái giúp nhau trong cộng đồng 1.209 triệu đồng.Giáo dân hạt Tân Mai, Hố Nai, các nữ tu dòng Đa Minh Thánh Tâ m, Tam Hiệp,Hà Nội quyên góp giúp đồng bào bị cơn bão số 5 trên 200 triệu. Nhiều giáo xứcùng hội Chữ thập đỏ tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồngbào nghèo trị giá hơn 800 triệu, giúp đỡ người bệnh nghèo ở các bệnh viện 500triệu đồng …

Thông qua cuộc vận động 04, hoạt động nhân đạo, từ thiện trở thành phổbiến ở nhiều địa bàn dân cư. Chỉ tính từ năm 1996 đến năm 2000, bà con đã giúpnhau hàng chục tỉ đồng để tương trợ, cứu trợ, sửa chữa nhà, mai táng, thăm hỏingười bệnh, tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí … cho các gia đìnhkhó khăn nghèo túng. Hội Từ thiện tỉnh quyên góp tặng 11 tivi màu cho Trung tâmhuấn nghệ cô nhi, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật mồ côi trị giá trên 23triệu đồng. Nhân dân khu phố 5 phường Tân Phong Biên Hoà tự nguyện góp tiềnmua 1 tivi màu tạng bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Ông Hoàng Cao Thân ở ấpPhương Lâm 2 xã Phú Lâm nuôi và chăm sóc 4 người già không nơi nương tựa. Tổchẩn trị y học dân tộc ấp Tân Mai 2 xã Phước Tân huyện Long Thành khám chữabệnh miễn phí cho nhân dân trong ấp. Hội Y học dân tộc hàng năm tổ chức khámchữa bệnh, hốt thuốc miễn phí cho người nghèo trị giá từ 2 đến 3 tỉ đồng. Hội Từthiện duy trì việc tổ chức bữa ăn sáng miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại bệnh việnĐồng Nai. Hội Chữ thập đỏ thành phố Biên Hoà phục vụ tại bệnh viện Nhi tỉnhĐồng Nai.

Page 250: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

250

Ban trị sự Phật giáo, Uỷ ban đoàn kết công giáo tỉnh có chỉ tiêu thi đua gắnnội dung cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cưvới phương châm Tốt đời đẹp đạo, Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. ChuàThanh Long nhận phụng dưỡng suốt đời một bà mẹ liệt sĩ, chuà Pháp Hoa huyệnĐịnh Quán trợ cấp hàng tháng cho 10 cụ già neo đơn mỗi suất 15 kg gạo và 30.000đồng, tặng 10 học sinh nghèo mỗi suất 15 kg gạo và 100.000 đồng …

II.3. Phong trào đoàn kết phát huy dân chủ, tham gia giữ gìn trật tự trịan và xây dựng quốc phòng toàn dân

Mặt trận các cấp thường xuyên phối hợp với các đoàn thể, các ngành liênquan tổ chức tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luậtcủa nhà nước cho hơn 3.881.490 lượt người tham dự. Uỷ ban Mặt trận tổ chứctriển khai Luật MTTQVN cho hơn 150.910 lượt cán bộ Mặt trận cơ sở và các tổchức đoàn thể thành viên; tổ chức góp ý các dự thảo luật và văn kiện Đại hội Đảngcác cấp với hơn 3.298 vị đại diện các nhân sỹ trí thức, chức sắc các tôn giáo và đạibiểu các dân tộc thiểu số và người Hoa trong tỉnh tham dự.

Phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội - HĐND tỉnh, Mặt trận các cấp tổchức cho các đại biểu tiếp xúc với 248.157 lượt cử tri, qua đó tập hợp nhữngnguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ảnh kịp thời với Đảng, Nhà nước. Mặttrận tham gia tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa X (1997) vàbầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (1999) đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn và tiếtkiệm với kết quả cử tri đi bầu lần sau cao hơn lần trước (bầu cử Đại biểu Quốc hội,tỷ lệ cử tri đi bầu là 99,74%, bầu cử HĐND 3 cấp tỷ lệ cử tri đi bầu là 99,86%).Thực hiện vai trò giám sát, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh đã đề nghị bãimiễn 8 đại biểu HĐND huyện và 57 đại biểu HĐND xã. Mặt trận cũng triển khaithực hiện quy chế dân chủ ở 100% thôn, ấp, khu phố (972 đơn vị) trong toàn tỉnh,tham gia hòa giải thành công 15.062 vụ mất đoàn kết ở địa bàn dân cư, giúp giảmáp lực khiếu kiện lên toà án và các cơ quan chính quyền nhà nước. Mặt trận cơ sởcùng với chính quyền địa phương hàng năm giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp đấtđai không lớn (chưa đến mức kiện ra toà).

Trên lĩnh vực an ninh trật tự, Mặt trận phối hợp chặt với ngành chức năngthành phố Biên Hoà, các huyện Thống Nhất , Long Khánh, Long Thành làm thíđiểm về phong trào xây dựng tổ dân phố tự quản, tổ nhân dân tự quản về an ninhtrật tự. Nội dung tổ tự quản là:

- Quản lý tốt nhân hộ khẩu.- Chăm lo đời sống nhân dân.- Làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trên

giao.

Ba tiêu chuẩn cuả hộ gia đình tự quản là:

+ Tự quản lý đời sống (kinh tế, văn hoá). + Không để người thân trong gia đình vi phạm pháp luật.

Page 251: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

251

+ Đoàn kết nội bộ nhân dân, tham gia sinh hoạt đầy đủ ở địa phương.Qua phong trào tổ dân phố tự quản, tổ nhân dân tự quản về an ninh trật tự,

nhân dân đã cung cấp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật 6.931 nguồn tin có giá trị,giúp truy bắt 3.328 đối tượng phạm tội, vận động 546 đối tượng phạm pháp ra đầuthú (số có tội nặng thì bắt giữ, phần lớn chỉ đưa ra kiểm điểm giáo dục trước nhândân rồi tổ dân phố theo dõi giáo dục tiếp). Các tổ tự quản bảo lãnh, cảm hoá một sốđối tượng, giúp họ tự sửa chữa. Các anh Hồ Văn Tiếp (ấp 3 xã Phước Khánh,huyện Nhơn Trạch), Lê Văn Hiệp (ấp 1 xã Phú Hoà, huyện Định Quán), NguyễnHồng Khanh (khu phố 3 phường Bình Đa, thành phố Biên Hoà) … là những đốitượng “có vấn đề”, qua sự bảo lãnh cuả công an khu vực, tổ Mặt trận và nhân dântrong địa bàn đã trở lại thành n gười lương thiện. Số đối tượng như thế này hiện naykhông ít trong toàn tỉnh.

Đồng Nai đã xây dựng trên 8.000 tổ tự quản ở cộng đồng dân cư cho tới năm2000. Cuộc vận động xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội thựchiện có kết quả bước đầu tại 71/163 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Uỷ banMặt trận các cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn kết hợp chặt chẽ vớiban Chỉ đạo 814, công an giáo dục sâu rộng công tác phòng chống tệ nạn xã hội,xây dựng xã phường lành mạnh không có t ệ nạn xã hội. Nhiều cuộc hội thảo, toạđàm trong giới chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, các già làng với chủ đề kiênquyết bài trừ các tệ nạn xã hội được Mặt trận tổ chức. Nhờ nhân dân cung cấp tintức, từ năm 1993-1998 các cơ quan chức năng đã truy quét, đã triệt phá 239 ổ mãidâm, bắt 236 chủ chứa, 660 gái bán dâm đưa đi cải tạo lao động. Về ma tuý, ta triệtphá 109 vụ vận chuyển, bắt 168 tên, tịch thu 36,9 kg thuốc phiện và hêrôin, thugom 1017 lượt người nghiện nặng – phần lớn ở Biên Hoà, Tân Phú, Xuân Lộc,Long Khánh, Long Thành - đưa vào Trung tâm cai nghiện Xuân Phú để trị bệnh,giáo dục qua lao động. Trạm y tế Bửu Hoà là nơi cai nghiện cắt cơn tốt cho hàngtrăm người nghiện với chi phí thấp, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình họ.

Về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, MTTQ các cấp trong tỉnh đã phốihợp với các tổ chức đoàn thể thành viên tuyên truyền, giáo dục Luật Nghĩa vụ quânsự đồng thời tham gia tổ chức cử tuyển đảm bảo công khai, dân chủ, góp phầnhoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm của tỉnh ở cả 3 cấp. Các chiến sĩmới nhập ngũ đang rèn luyện ở quân trường được cán bộ Mặt trận cùng các đoànthể đi thăm, tặng quà, động viên anh em cố gắng học tập. Khi chiến sĩ ra quân, Mặttrận bàn bạc với các cơ quan bố trí cho học nghề để ổn định cuộc s ống.

II.4. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn minh, gia đìnhvăn hóa

Phong trào thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hóa gắn với cuộc vậnđộng Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư (theo tinhthần thông tri 04 của Trung ương Mặt trận và chỉ thị 36 của Ban Thường vụ Tỉnhủy Đồng Nai) tiếp tục được duy trì và phát triển. Bốn nội dung cuả gia đình vănhoá là:

- Gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Page 252: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

252

- Đoàn kết tương trợ bà con xóm, phố.- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, các cặp vợ chồng trẻ không sinh con thứ

ba.

- Chấp hành tốt nghĩa vụ công dân.Năm 1995 có 60,78% số hộ đăng ký và có 55,14% hộ đạt tiêu chuẩn được

công nhận. Đến cuối năm 2000 số hộ đăng ký tăng lên 86% và số hộ đạt tiêu chuẩnđược công nhận là 72,5%.

Xóm ấp, khu phố văn hoá có năm nội dung:- Đoàn kết giúp nhau trong cuộc sống, trong phát triển kinh tế, phấn đấu khu

dân cư không còn hộ đói, giảm hộ nghèo.

- Có đời sống văn hoá lành mạnh (không có tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm,cờ bạc …), phát huy dân chủ (dân biết, dân bàn, dân tham gia làm, dân kiểm tra).Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá gia đình, xây dựng khu dân cư không còn tệ nạnxã hội, mọi người trong độ tuổi đều biết chữ.

- Có cảnh quan xóm ấp đổi mới, có điện-đường-trường học-trạm xá, tụ điểmvăn hoá vui chơi cho thanh thiếu niên, có từ 50% số hộ trở lên đạt tiêu chuẩn giađình văn hoá.

- Thực hiện tốt luật pháp và chính sách xã hội, truyền thống nhân nghĩa, từthiện. Phấn đấu khu dân cư không có người vi phạm pháp luật bị truy cứu tráchnhiệm hình sự.

- Tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển hội viên, đoàn viên, xây dựngĐảng chính quyền, Mặt trận, đoàn thể vững mạnh.

Chương trình xã hội hóa giao thông hàng năm vẫn được tổ chức thực hiện cókết quả. Hai phường Tân Mai và Tâ n Phong đi đầu trong việc xã hội hoá giaothông theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Mặt trận phường cùngcác đoàn thể và các chức sắc tôn giáo vận động nhân dân đóng góp để cán đá, rảibê tông nhựa nóng cho các đường trong phường, chỉ một thời gian ngắn bộ mặtkhu dân cư thay đổi: khang trang, sạch đẹp hẳn. Sau đó, các phường Tam Hoà, TânTiến, Bình Đa, Quang Vinh, Trung Dũng (thành phố Biên Hoà), thị trấn Xuân Lộc,các xã Bình Lộc, Xuân Tân (huyện Long Khánh), thị trấn Long Thành, xã PhướcTân (huyện Long Thành), các xã Gia Kiệm và Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), cácxã Xuân Bảo, Sông Ray (huyện Xuân Lộc) … bằng nhiều phương thức chủ độnghuy động không bình quân (góp tiền, công lao động, phương tiện phục vụ), nhândân tự ký hợp đồng với đơn vị th i công, tổ chức giám sát thi công, xây dựng quichế bảo quản với sự hướng dẫn cuả chính quyền, Mặt trận. Qua việc xã hội hoálàm đường giao thông nội bộ, nhân dân tự nguyện di dời hàng trăm ngàn mét hàngrào, hiến đất, chặt cây cối mở rộng đường. Cá nhân t iêu biểu là ông Võ Văn Đức(ấp Bến Đình, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch) chặt số cây ăn trái trị giá hàngtriệu đồng. Nhân dân tổ dân cư 3, 4, 5 ấp Lộc Hoà xã Tây Hoà huyện Thống Nhấttự di dời 12.000 mét hàng rào để làm đường.

Page 253: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

253

Trong 5 năm từ 1996 – 2000, Mặt trận các cấp đã vận động nhân dân đónggóp được trên 50 tỷ đồng cùng nhà nước sửa chữa, nâng cấp 436 km đường, tạothuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại và vận chuyển nông sản hàng hóa. Ngoài raviệc vận động xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn, giải tỏa các bãi rác, đào giếng đểsử dụng nước hợp vệ sinh, khai thông đường mương, cống rãnh, xây dựng ấp, khuphố có đường thông hè thoáng, nhà sạch, phố đẹp đang trở thành phong trào rộngrãi và có hiệu quả thiết thực.

II.5. Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí, chăm sócsức khỏe cộng đồng phấn đấu xây dựng khu dân cư không có người sinh conthứ 3

Mặt trận các cấp đã vận động nhân dân đóng góp xây dựng quỹ xã hội hóagiáo dục của tỉnh với tổng số tiền trên 98 tỷ đồng để xây dựng 810 phòng học , sửachữa nâng cấp 632 phòng, mua sắm trang thiết bị cho các trường học, tặng họcbổng cho học sinh nghèo hiếu học trị giá 785.655.000 đồng cùng với nhiều hiệnvật khác. Không chỉ giới hạn trong việc phát động cha mẹ học sinh đóng góp theoqui định, Mặt trận cùng các đoàn thể phối hợp với chính quyền địa phương vàngành giáo dục còn vận động các đơn vị, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoàitỉnh tham gia phong trào xã hội hoá giáo dục như công ty Vedan, công ty TaeKwang Vina, công ty Vietronics Biên Hoà, trường Sĩ quan lục quân 2, xí nghiệpLắp máy 45, nông trường cao su Thái Hiệp Thành, hoà thượng Thích Thanh Từ,thiền viện Thường Chiếu, linh mục Vũ Ngọc Yến (giáo xứ Bạch Lâm, huyệnThống Nhất), linh mục Nguyễn Hữu Kiều (giáo xứ Núi Đỏ huyện Long Khánh) …Giáo dân ấp Hoà Bình xã Đông Hoà (huyện Thống Nhất, nay là huyện Trảng Bom)đóng góp xây dựng 5 phòng học và tường rào trị giá trên 300 triệu đồng. Linh mụcVũ Ngọc Yến vận động giáo dân trong xứ hiến 9700 m2 đất để xây dựng trườnghọc …

Đất đai là tài nguyên ngày càng có giá cao, song cả tỉnh đã có 32 vị hiến đấtxây dựng công trình giáo dục 1.

Năm 1998, ông Phan Văn Chống hiến 9.000 m2 để xây dựng lớp học cuảtrường tiểu học Cầu Xéo thị trấn Long Thành; ông Thòong Sềnh Kín hiến 1 mẫuđất cọng với ông Lâm Văn Chuyển tặng 2.500 m2 để xây dựng trường tiểu học PhúTân (Định Quán); ông Huỳnh Văn Tư hiến 1.500 m 2 đất làm trường tiểu họcThanh Sơn (Định Quán).

Năm 1999, ban Quí tế phường Trảng Dài thành phố Biên Hoà hiến 2.000 m 2

xây dựng 6 phòng học cuả trường tiểu học Trảng Dài; ông Huỳnh Điểu Hồng tặng800 m2 xây lớp học cuả trường tiểu học Tân Hiệp (Long Thành); ông Trần Văn Bổ

1 Năm 1997, tám vị ở huyện Định Quán gồm: ông Chế Nhì hiến 2.100 m 2 đất để xây trường tiểuhọc Phú Tân; các ông Trương Cử Hùng hiến 2.100 m 2, Lộc A Sầu hiến 2.400 m2, Chu Ngọc Hải hiến1400 m2, Hoàng Văn Thanh hiến 1.600m2 (cộng 7.500 m2) xây trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xãPhú Tân; các ông Võ Văn Bằng, Nguyễn Văn Bàng tặng 4.400 m 2 đất xây trường tiểu học Nguyễn Huệ ởấp Suối Son xã Thanh Sơn; ông Hà Văn Bẩy hiến 1.500 m 2 làm trường tiểu học Thanh Sơn.

Page 254: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

254

tặng 500 m2 xây lớp mẫu giáo xã Phước Bình (Long Thành); ông K’ Lư (dân tộcXtiêng) hiến 800 m2 đất xây lớp mẫu giáo xã Tà Lài (Tân Phú); ông Dương VănMăng hiến 1.000 m2 xây 2 phòng cuả trường tiểu học Trần Quốc Toản xã PhúXuân (Tân Phú); giáo xứ Bạch Lâm xã Gia Tân 2 huyện Thống Nhất hiến 4.500 m2

xây lớp học.Năm 2000, ông Đỗ Tấn Nữa tặng 200 m2 đất xây lớp mẫu giáo xã Phước

Khánh (Nhơn Trạch); ban Hộ tự chùa Linh Phú hiến 4.100 m2 xây 9 phòng trườngtrung học cơ sở Phú Sơn (Tân Phú); ông Nguyễn Văn Dầu tăng 180 m 2 xây khu vệsinh trường tiểu học Huỳnh Tấn Phát xã Phú Xuân; bà Nguyễn Thị Tư hiến 1.000m2 xây 4 phòng trường tiểu học Cây Xoài xã Tân An (Vĩnh Cửu);

Năm 2001, ông Lý Văn Ri tặng 2.000 m2 đất để xây trường trung học cơ sởDương Văn Thì xã Phú Hữu (Nhơn Trạch); ông Nguyễn Ngọc Lư hiến 1.000 m 2

mở rộng trường tiểu học Hữu Nghị xã Phú Lập (Tân Phú); ông Nguyễn Chí Dũngtạng 600 m2 xây phòmh cho mẫu giáo Phú Lộc (Tân Phú); ông Hồ Viết Tiếu hiến 1ha dự định xây trường trung học cơ sở Ngọc Định.

Năm 2002, ông Trần Văn Kỉ tặng 500 m2 xây phòng cho trường tiểu học LộcAn (Long Thành); ông Lê Quang Long tặng 600 m2 xây phòng cho mẫu giáo PhúBình (Tân Phú); ông Sềnh Cún Pẩu tặng 550 m2 xây trường mẫu giáo Ngọc Lan thịtrấn Định Quán.

Việc hiến đất xây dựng trường học thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các tầnglớp nhân dân trong tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục-đào tạo và trở thành một phongtrào có ý nghĩa chính trị lớn trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục. Mặt trận vàngành giáo dục cùng các đoàn thể quan tâm vận động mở các lớp học tình thươngtạo điều kiện cho trẻ được tiếp tục đi học. Nhiều tổ chức, cá nhân tự nguyện chomượn nhà làm phòng học, vận động trẻ ra lớp, vận động các nhà hảo tâm tặng vở,bút … Ông Đào Văn Truyện (ấp Suối Sóc, Xuân Mỹ, Long Khánh) cho mượn nhàlàm lớp học, còn vận động học viên người dân tộc đến lớp. Mặt trận và hội Khuyếnhọc phường Tân Mai (Biên Hoà) xây dựng lớp học tình thương trị giá 12 triệu, trao1.307 suất học bổng tổng cộng 90 triệu. Dòng nữ tu Thánh Thể, dòng Mến thánhgiá Bắc Hải tổ chức lớp học cho các em bại liệt. Tịnh xá Ngọc Ấn tòng lâm giúpmỗi tháng 200.000 đồng cho lớp học tình thương c uả đồng bào dân tộc Chơro ởSuối Rết (Xuân Hoà, Long Khánh) …

Nhờ phong trào xã hội hoá giáo dục, công tác chống mù chữ và phố cậpbậc tiểu học, đến năm 1998 có 100% phường, xã, thị trấn trong tỉnh được côngnhận phổ cập tiểu học.

Phong trào xây dựng Gia đình có ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếuthảo ngày càng lan toả rộng. Năm 1999, toàn tỉnh có 43.669 hộ đạt tiêu chuẩn này.Phong trào Tấm áo tặng bà, Áo lành tặng bạn được các cấp, các ban ngành, cáctầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng vì tác động mạnh đến việc gìn giữ truyềnthống tốt đẹp cuả gia đình Việt Nam với các thế hệ sống đạo đức, hiếu thảo.

Page 255: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

255

Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp trongtỉnh và các tổ chức thành viên đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế có nhiều hoạtđộng tích cực và hiệu quả nhất là trong việc phòng chống sốt rét ở vùng sâu, vùngxa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một số bệnh viện của tỉnh, huyện và Hội Chữthập đỏ, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Y học cổ truyền đã tổ chứcnhiều đợt khám bệnh nhân đạo cấp thuốc miễn phí cho đồng bào, đi đôi với việc tổchức vận động ăn ở vệ sinh, làm sạch môi trường nhờ đó mà bệnh sốt rét và tỷ lệ tửvong do bệnh sốt rét gây ra hàng năm đều giảm đáng kể. Việc phòng chống dịchbệnh ở mỗi khu dân cư hàng năm đều được tích cực vận động, đồng thời phongtrào luyện tập thể dục thể thao để giữ gìn sức khỏe được phát động, đặc biệt làphong trào thể dục dưỡng sinh trong người cao tuổi được phát triển rộng khắp trênđịa bàn tỉnh.

Mặt trận cùng hội phụ nữ phối hợp chặt với Uỷ ban dân số kế hoạch hoágia đình đẩy mạnh việc vận động kế hoạch hoá gia đình Dù gái hay trai, chỉ hai làđủ… Nhiều khu dân cư hình thành các câu lạc bộ không sinh con thứ ba như ấpChợ xã Phước Thiền (Nhơn Trạch), khu phố 9 phường Tân Phong (Biên Hoà), câulạc bộ đình sản nam dân tộc Ch’ro xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc). Trong 5 năm(1996-2000), đã có 1.130 chức sắc, chức việc các tôn giáo, 1.470 già làng, ngườiHoa, người cao tuổi dự các cuộc toạ đàm về kế hoạch hoá gia đình. Vì vậy nên tỉ lệtăng dân số chỉ còn ở mức 1,5% (năm 2000).

II.6. Tập trung kiện toàn tổ chức vững mạnh, đa dạng hóa các hình thứctập hợp nhân dân, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đi đôi với việc tiếptục đổi mới nội dung, phương thức thống nhất hành động của Uỷ ban MT TQViệt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh

Hơn 10 năm, đặc biệt là từ năm 1996 - 2000, Mặt trận Tổ quốc và các tổchức đoàn thể thành viên đã phối hợp triển khai thực hiện tốt thông tri 04 -TT/MTTW của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chỉ thị 36 -CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai về cuộc vận động Toàn dân đoànkết xây dựng cuộc sống mới ở địa bàn dân cư. 6 nội dung thiết thực, cụ thể cuảcuộc vận động mang tính toàn dân, toàn diện và được thực hiện lâu dài có ý nghĩalớn về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng nhằm phát huy nội lực, xây dựng cuộcsống mới về mọi mặt cho nhân dân tại cộng đồng dân cư theo phương châm Lấysức dân mà chăm lo cho dân . Cuộc vận động đã đáp ứng được lợi ích thiết thựccủa cộng đồng dân cư, được nhân dân tích cực hưởn g ứng. Đến nay đã có 100%khu dân cư (972/972 ấp, khu phố) phát động thực hiện phong trào. Qua hơn 5 nămthực hiện đã có 732 khu dân cư dạt tốt và khá, 77 khu dân cư đạt xuất sắc; 350 khudân cư được tặng giấy khen cấp huyện, thành phố; 130 khu dân cư được tặng bằngkhen cấp tỉnh; 05 khu dân cư được tặng bằng khen cấp Trung ương (trong đó có 2khu dân cư được chọn đi dự liên hoan khu dân cư xuất sắc toàn quốc tại thủ đô HàNội).

Qua cuộc vận động này khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh được tăngcường, tình làng nghĩa xóm được phát huy, quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân

Page 256: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

256

được thực hiện theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra , khơidậy mạnh mẽ nguồn nội lực trong nhân dân, cùng với nhà nước xây dựng cuộcsống mới ở khu dân cư. Mặt khác cũng qua cuộc vận động này hệ thống mạng lướiBan công tác Mặt trận ấp, khu phố và Tổ Mặt trận ở địa bàn dân cư từng bướcđược củng cố kiện toàn và xây dựng, phát triển đều khắp. Năm 1995 toàn tỉnh có911 Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố; 6.845 Tổ mặt trận trên địa bàn dân cư. Đếncuối năm 2000 có 976 Ban công tác Mặt trận, 9.064 tổ Mặt trận.

Hệ thống Mặt trận cơ sở xã, phường, thị trấn không ngừng được củng cốkiện toàn về mặt tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động. Năm 1995 có 47,85%đơn vị cơ sở vững mạnh; 36,8% cơ sở khá; 15,3% cơ sở trung bình, đến năm 2000cơ sở vững mạnh 75,46%; cơ sở khá 22,09%; cơ sở trung bình 2,45%.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cáccấp trong tỉnh đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức tập hợp l ực lượng để khôngngừng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, ngoài ra các đoàn thể thànhviên chủ yếu trong hệ thống chính trị, Mặt trận tập hợp thêm 30 tổ chức thành viênvới hơn 5.200 hội viên bao gồm các tổ chức kinh tế như : Hiệp hội gốm mỹ n ghệ,Hiệp hội công thương, hội Làm vườn, hội Chăn nuôi, Hiệp hội chế biến lâm đặcsản ... Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp như : hội Từ thiện, hội Người mù, hộiKhuyến học, hội Nhà báo, hội Châm cứu, hội Y học dân tộc, Liên hiệp các hộiKhoa học kỹ thuật tỉnh ...

Hội người cao tuổi đã thành lập ở tất cả các phường, xã, thị trấn trong toàntỉnh và đi vào nề nếp, với 9/9 Ban đại diện cấp huyện, thành phố và 1 Ban đại diệnở cấp tỉnh được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điềukiện thuận lợi của các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Hoạt động của hệthống người cao tuổi các cấp trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệtqua phong trào thi đua Tuổi cao, chí càng cao, nêu gương sáng trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Trung ương Hội phát động trong những năm gầnđây ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của người cao tuổi trong sự nghiệp pháttriển mới của Đồng Nai.

Về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, liên minh chính trị phốihợp thống nhất hành động là nguyên tắc tổ chức, là chức năng và phương hướnghoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong những năm qua, Mặt trận Tổquốc các cấp trong tỉnh đã chủ động lấy 6 nội dung của cuộc vận động Toàn dânđoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư làm nội dung đổi mới công tác Mặttrận, đã đi vào cuộc sống ở thôn, ấp, khu phố, được đông đảo các tầng lớp dân cư,đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo đồng tình hưởng ứng đã gópphần tạo nên nét đẹp trong cuộc sống ở từng cộng đồng dân cư.

Sự phối hợp thống nhất hành động đã thể hiện bằng việc ký kết các quychế, các chương trình công tác giữa Mặt trận Tổ quốc với Hội đồng Nhân dân - Uỷban Nhân dân, giữa Mặt trận Tổ quốc với các ngành như: Văn hóa - thông tin, Giáodục - đào tạo, Lao động thương binh - xã hội, Giao thông vận tải, Công an, Nôngnghiệp phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Trung tâm y tế dự

Page 257: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

257

phòng, Cục thuế, Cục phòng chống tệ nạn xã hội ... Ngoài ra còn phối hợp với SởTư pháp trong việc tổ chức tuyên truyền phổ biến p háp luật cho nhân dân. Phốihợp với Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh đểtriển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nghị định của Chính phủ đến chứcsắc, chức việc các tôn giáo và các giới thành viên của Mặt trận. Cùng vớ i HộiNông dân tỉnh tổ chức họp mặt già làng và biểu dương những nông dân sản xuấtgiỏi tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ngày 28 - 29/6/2003, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnhĐồng Nai lần thứ V đã được tiến hành. Đại hội đã xác định phương hướng nhiệmvụ chung đến năm 2004 là Phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường,tập hợp đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, cáctôn giáo trong Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh giai cấp công nhân, giaicấp nông dân, tầng lớp trí thức làm nền tảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Đồng Nai giàu mạnh,văn minh.

Đại hội đã hiệp thương cử ra 71 vị đại biểu đại diện cho các đoàn thể, c áctổ chức chính trị xã hội, các ngành và các cá nhân tiêu biểu vào Uỷ ban Mặt trậnTổ quốc tỉnh Khóa V. Ông Dương Minh Ngà được cử giữ chức Chủ tịch Uỷ banMặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Nhìn lại chặng đường trong những năm 1996 - 2000, cùng với đề xướng vàlãnh đạo đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại đại hóa đất nước, Đảng tangày càng khẳng định vấn đề có ý nghĩa chiến lược là xây dựng mối quan hệ máuthịt giữa Đảng với nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong xâydựng và bảo vệ đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Vị trí, vai trò,chức năng to lớn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày càng được khẳng định vàthể chế hóa trong Hiến pháp và các bộ luật của Nhà nước. Đặc biệt Luật Mặt trậnTổ quốc Việt Nam đã được Quốc hội N ước cộng hòa xã hội chủ nghĩa chủ nghĩaViệt Nam (Khóa X) thông qua ngày 12/6/1999 là cơ sở pháp lý để nâng cao vị thếMặt trận lên tầm cao mới trong đời sống chính trị xã hội của toàn dân tộc.

Các cấp ủy Đảng ở Đồng Nai dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh đã quán triệt và lãnh đạo thực hiện một cách nghiêm túc có vậndụng, sáng tạo những quan điểm, chủ trương của Đảng về tổ chức Mặt trận vàcông tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tiếp tục đổi mới nộidung, phương thức hoạt động và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mìnhtrong đời sống xã hội và sự phát triển của tỉnh nhà. Cùng với cả nước vững bướcvào thế kỷ 21, MTTQ tỉnh càng nỗ lực hơn nữa nhằm góp phần xứng đáng trongsự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và Đồng Nai nói riêng, vì mục tiêu Dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .

Page 258: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

258

KẾT LUẬN

Đồng Nai là mãnh đất “Địa linh nhân kiệt“ có quá trình hình thành và hội cưkhá tiêu biểu. Từ thế kỷ thứ 17, để tránh cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai tậpđoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, những nông dân nghèo khó của xứ Ngũ Quảngđã lần hồi theo đường bộ, đường biển vào Nam và vùng đất Đồng Nai, dừng chânkhai phá, sinh cơ, lập nghiệp, cùng các cộng đồng cư dân khác góp công sức xâydựng thương cảng Cù Lao phố – một biểu tượng của truyền thống đoàn kết dân tộcở Đồng Nai.

Điều kiện tự nhiên, đặc điểm lao động, sinh hoạt và sự dung hợp văn hóatrên vùng đất mới… càng gắn kết những cộng đồng cư dân, xây dựng nên truyềnthống đoàn kết và là tác nhân tạo nên tính cách con người Đồng Nai rất phóngkhoáng, cởi mở, trọng chữ tín hơn tiền tài, dũng cảm và kết đoàn. Khi đất nướcnguy biến, đối mặt với nguy cơ bị xâm lược, cộng đồng các dân tộc, các tầng lớpxã hội đã không ngừng đoàn kết đấu tranh và một lòng tập hợp dưới ngọn cờ đạiđoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm nên thắng lợi.

Cách mạng tháng Tám ở Biên Hoà thành công khẳng định đường lối giảiphóng dân tộc đúng đắn của Đảng ta, trước hết là đường lối đại đoàn kết dân tộc.Chính nhờ tập hợp, đoàn kết tất cả dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà Đảng Bộ BiênHoà tuy chỉ có 40 đảng viên nhưng đã lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa cáchmạng tháng Tám 1945. Đoàn kết là một trong những nhân tố quan trọng bảo đảmsự thành công của Mặt trận Tổ quốc Việt Na m nói chung và Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tỉnh Đồng Nai nói riêng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cáchmạng xã hội chủ nghĩa.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945-1975),Biên Hòa - Đồng Nai là một trong những chiến t rường trọng điểm, nơi đặt nhữngcơ quan chỉ huy đầu não, những căn cứ quân sự chiến lược lớn của địch ở miềnĐông Nam bộ. Biên Hoà-Đồng Nai cũng là chiến trường có những căn cứ cáchmạng quan trọng như chiến khu Đ, chiến khu rừng Sác, nhiều thành phần dân tộc,trong đó đội ngũ công nhân khá đông, nhiều tôn giáo. Thực dân, đế quốc xâm lượcthực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn thâm độc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, không chỉ nhằm đánh phá căn cứ cách mạng, tiêu diệt lực lượng khángchiến mà còn nhằm mục tiêu quan trọng là gây chia rẽ dân tộc, làm suy yếu sứcmạnh đoàn kết toàn dân.

Có thể nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ vì độc lậpdân tộc, thống nhất Tổ quốc, cũng là cuộc đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân BiênHoà-Đồng Nai nhằm xây dựng và bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân, bởi chỉ cóxây dựng được khối đại đoàn kết, mới tạo được sức mạnh tổng hợp toàn dân đánhbại kẻ thù.

Nhận thức rất rõ vấn đề có ý nghĩa chiến lược này, trong chống Pháp, chốngMỹ, Đảng bộ địa phương đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng, tổ chức Mặt trận Việt

Page 259: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

259

Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Dân tộc giải phóng với những tổ chức thànhviên theo ngành giới, để tập hợp rộng rải các tầng lớp nhân dân tham gia vào côngcuộc kháng chiến.

30 năm kháng chiến gian khổ, hy sinh, cán bộ Mặt trận các cấp trong tỉnh đãlăn lộn với phong trào, bám đất, bám dân, sống chết với dân để tuyên truyền đườnglối cách mạng của Đảng, cương lĩnh đoàn kết toàn dân của Mặt trận, phát động mọitầng lớp nhân dân tuỳ theo khả năng của mình tham gia kháng chiến. Do đặc điểmchiến trường, công tác vận động đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo, vận độngcông nhân (cao su và công nghiệp) rất được Đảng bộ, Mặt trận chú trọng và manglại hiệu quả thiết thực. Từ vùng căn cứ, đến vùng du kích, tạm chiếm (trong chốngPháp); vùng rừng núi, nông thôn đồng bằng, đô thị (trong chống Mỹ), trong cácngành giới, loại hình lao động…cán bộ Mặt trận các cấp đều có mặt làm nhiệm vụtuyên truyền, giáo dục, cùng với nhân dân đấu tranh. Không ít cán bộ Mặt trận đãngã xuống cho sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có đồng chíĐiểu Xiễn, người con ưu tú của dân tộc Ch’ro, đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên(1946); Nguyễn Văn Nghĩa, nguyên Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Biên Hoà thàhi sinh (11-1946) nhất định không cộng tác với giặc Pháp.

Trong kháng chiến cán bộ Mặt trận thực hiện phương châm “5 bước côngtác”, thực hiện “3 cùng” với nhân dân, kết hợp tuyên truyền đường lối của Đảngvới hướng dẫn nhân dân đấu tranh bảo vệ quyền lợi thiết thân, đã góp phần to lớnxây dựng niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của cách mạng; động viên được cácnguồn lực trong dân ủng hộ kháng chiến. Gắn bó với nhân dân, kết hợp hài hoà lợiích của cách mạng với lợi ích quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng vànhân dân là bài học cho công tác Mặt trận ở bất kỳ thời điểm nào.

Đất nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng như các tỉnh ởNam bộ, Đồng Nai chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh ác liệt để lại hậu quả nặngnề: Nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, nạn thất nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp bị đình đốn do thiếu nguyên liệu…, một bộ phận nhân dân, nhất là nhữngngười có cộng tác với chính quyền, quân đội Sài Gòn thì hoang mang lo sợ… Bêncạnh đó, các thế lực thù địch không ngừng tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, tậphợp lực lượng chống phá công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựngchủ nghĩa xã hội.

Tình hình mới đặt cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai một nhiệm vụ nặngnề: Xây dựng tổ chức Mặt trận vững mạnh từ tỉnh xuống cơ sở, làm nòn g cốt thựchiện chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc, tập hợp rộng rải tất cả dân tộc, tôn giáo,tầng lớp giai cấp xã hội cùng với Đảng, Chính quyền và các đoàn thể cách mạngvận động mọi nguồn lực khắc phục hậu quả chiến tranh; ổn định tình hình chính trịtrật tự an toàn xã hội; xây dựng phát triển kinh tế xã hội, cải thiện và nâng cao đờisống nhân dân.

Phát huy truyền thống đại đoàn kết trong kháng chiến, dưới sự lãnh đạo củaĐảng bộ và Ủy ban Mặt trận Trung ương Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận tỉnh ĐồngNai đã không ngừng được mở rộng, ra sức động viên và tổ chức toàn dân trong

Page 260: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

260

tỉnh tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng chính quyền, phát huyquyền làm chủ xã hội chủ nghĩa, hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hành tiếtkiệm, góp phần hoàn thành thắng lợi các kế hoạch Nhà nước đề ra.

Trong giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới, từ sau Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ VI (tháng 12-1986), Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai không ngừngđược củng cố, mở rộng, đổi mới phương thức tập hợp, xây dựng k hối đại đoàn kếttoàn dân, hình thành mạng lưới công tác Mặt trận đến tất cả ấp, khu phố và địa bàndân cư trong tỉnh, đưa đường lối đổi mới của Đảng vào cuộc sống, chăm lo đến đờisống thường ngày, mối quan tâm và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Nhi ềuphong trào, nhiều cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động đã thực sự đivào lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng đạt hiệu quả thiết thực, điểnhình là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dâncư”... Mặt trận Tổ quốc đã góp phần quan trọng trong việc đưa đường lối củaĐảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; vận động và pháthuy dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực xây dựng chính quyền, phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân, phát huy các nguồn lực xãhội trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá tỉnh nhà.

Gần hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế Đồng Nai phát triểntheo định hướng đổi mới, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng côngnghiệp-dịch vụ thương mại -nông nghiệp (trong đó tỷ trọng công nghiệp chiếm tỷ lệtrên 63%). Tuy nhiên các thế lực phản động trong và ngoài nước luôn tìm mọi cáchgây mất ổn định chính trị nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc; đồng thời mặt tráicủa cơ chế thị trường với nhiều tác động tiêu cực cũng có khả năng gây phức tạp,làm rạn nứt mối quan hệ truyền thống trong cộng đồng. Cơ cấu các giai cấp, thànhphần dân cư, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội có ảnh hưởng đến tư tưởng củanhân dân trong tỉnh. Đó là những thách thức to lớn đối với Mặt trận, công tác Mặttrận hiện nay.

Nhìn lại quá trình 70 năm xây dựng và trưởng thành của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam tỉnh Đồng Nai, tuy mỗi chặng đường cách mạng và tên gọi của tổ chứcMặt trận có khác nhau, song công tác Mặt trận luôn luôn được Đảng bộ tỉnh xácđịnh là một bộ phận gắn bó máu thịt với sự nghiệp cách mạng, là một công tácquan trọng của Đảng. Từ thực tiễn hoạt động sinh động, phong phú và đa dạng củatỉnh nhà hơn 7 thập kỷ qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu sau :

1. Mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lấy liênminh công - nông - trí thức làm nền tảng, coi trọng đoàn kết các tôn giáo,đoàn kết dân tộc nhằm mục đích đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đây sợi chỉ đỏ, là bài học xuyên suốt quá trình 70 năm đấu tranh cách mạngvẽ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai.

Mỗi giai đoạn lịch sử, Mặt trận Dân tộc Thống nhất đều có nhiệm vụ cụ thểxuất phát từ đường lối của Đảng, yêu cầu của đất nước và dân tộc. Nhưng tính chất

Page 261: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

261

chung nhất, nhiệm vụ xuyên suốt của Mặt trận bao giờ cũng là tổ chức tập hợpđông đảo nhất, rộng rải nhất lực lượng của toàn xã hội với mục tiêu thực hiện đạiđoàn kết toàn dân. Nếu trước 1945, Mặt trận Việt Minh tập hợp quần chúng vớimục tiêu giành độc lập; trong kháng chiến chống thực dân Pháp mục tiêu đó là vậnđộng toàn dân đoàn kết bảo vệ nền độc lập vừa giành được; trong kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước, mục tiêu đó là đoàn kết toàn dân kết hợp sức mạnh toàn dânvới sức mạnh thời đại giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc; thì ngày nay mụctiêu của Mặt trận là tập hợp toàn dân tộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc Viêt Nam xãhội chủ nghĩa.

Căn cứ vào nhiệm vụ mục tiêu chiến lược, từng thời đoạn lịch sử, Mặt trậnđề ra khẩu hiệu thích hợp và phương thức tập hợp quần chúng một cách cụ thể,hiệu quả. Trong kháng chiến, tùy theo đặc điểm từng vùng, Mặt trận vận dụngnhiều hình thức hoạt động bí mật, công khai, bán công khai, tập hợp các đoàn thểcách mạng, các nhân sĩ trí thức yêu nước, các tôn giáo, dân tộc… cùng đoàn kếtkháng chiến; thì ngày nay trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc, đối tượng vận động tậphợp của Mặt trận càng được mở rộng hơn, không chỉ theo tầng lớp giai cấp, màcòn chú trọng đến đặc điểm ngành nghề, lao động, tính chất hoạt động và địa bàncư trú (không chỉ vận động người Việt trong nước, mà còn vận động kiều bào ởngoài nước), trên cơ sở khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nòngcốt. Thực tế gần 20 năm đổi mới cho thấy việc xác định đối tượng, để khôngngừng củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ chiến lược, mộttrong những nguyên nhân tăng cường sức mạnh, hoàn thành thắng lợi các chươngtrình hành động Mặt trận đã đề ra.

2. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ chung củatoàn bộ hệ thống chính trị. Trong đó tổ chức Mặt trận các cấp phải chủ động,bám sát cơ sở, nắm bắt nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đề xuất vớiĐảng, Nhà nước và tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng

Sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ thường xuyên của hệ thốngchính trị, được khẳng định trong chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức Đảng, chínhquyền và các tổ chức chính trị xã hội.

Trong thời kỳ chiến tranh, thực tế mỗi cán bộ, chiến sĩ đều là một “cán bộMặt trận”, và chỉ có làm tốt công tác vận động quần chúng thì mới có thể tồn tại vàhoạt động được. Trong bất cứ tình hình nào, khó khăn hay thuận lợi, dù ở vùng căncứ hay vùng du kích, tạm chiếm, không chỉ cán bộ làm công tác Mặt trận xác định“dân là gốc”, nhờ vậy ta kịp thời nắm bắt nguyện vọng của quần chúng, được quầnchúng thông tin, thậm chí hiến kế để hoạt động có hiệu quả. Cán bộ Mặt trận trongkháng chiến đã làm tốt vai trò cầu n ối giữa Đảng với nhân dân.

Ngày nay, Mặt trận được tổ chức rộng, các cấp ủy quán triệt quan điểm củaĐảng để xác định chủ trương, phương hướng nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tếxã hội, định hướng cho hoạt động của công tác Mặt trận, nhưng Đảng cũng l à mộtthành viên của Mặt trận. Đảng thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác Mặt trận,

Page 262: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

262

giúp tổ chức Mặt trận kiện toàn đội ngũ cán bộ và đổi mới nội dung, phương thứchoạt động đồng thời gương mẫu trong vai trò thành viên của tổ chức Mặt trận.

Hội Đồng Nhân dân - Ủy Ban Nhân dân chủ động và tạo điều kiện cụ thể đểMặt trận thực sự là cơ sở chính trị xã hội, là chỗ dựa cho chính quyền, là cầu nốigiữa nhân dân với Đảng và chính quyền. Xây dựng quy chế về mối quan hệ và làmviệc giữa Hội Đồng Nhân dân - Ủy Ban Nhân dân với Ủy Ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam các cấp là một trong những biện pháp thiết thực để tăng cường sự phốihợp thống nhất hành động giữa hệ thống Mặt trận với chính quyền, đồng thời nângcao nhận thức, trách nhiệm của tất cả đảng viên, cán bộ với công tác vận độngquần chúng. Như vậy Mặt trận mới phản ánh kịp thời đến chính quyền nhữngnguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và thực hiện tốt vai trò giám sát của Mặttrận đối với hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật.

3. Công tác tổ chức tập hợp quần chúng phải có yêu cầu và nội dung hoạtđộng cụ thể, đồng thời phải biết kết hợp chăm lo lợi ích thiết thực cho quầnchúng nhân dân gắn với công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng vàý thức chấp hành kỷ cương luật pháp cho nhân d ân

Mỗi giai đoạn cách mạng, đều có những nhiệm vụ chiến lược, công tác Mặttrận không thoát ly các nhiệm vụ đó. Tuy nhiên ở mỗi thời đoạn, đối tượng vậnđộng của Mặt trận có khác, do đó đòi hỏi công tác vận động quần chúng, đoàn kếttập hợp quần chúng phải được đổi mới về cả nội dung và phương thức cho phùhợp.

Trong thời kỳ kháng chiến, cán bộ, chiến sĩ nói chung, cán bộ Mặt trận nóiriêng đều lấy dân làm cơ sở, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, trong hoạt động gắnbó hai nhiệm vụ: tuyên truyền đường lối khá ng chiến, vận động nhân dân tham giacách mạng, đồng thời biết lắng nghe, bảo vệ lợi ích của nhân dân (lãnh đạo đấutranh đòi dân sinh, dân chủ kết hợp đấu tranh chính trị). Đem lại quyền lợi chonhân dân chính là một biểu hiện kết quả cụ thể trong công tác vận động quầnchúng1.

Ngày nay Mặt trận là cầu nối giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân, việc đổimới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận càng phải được đẩymạnh hơn. Thực hiện tốt chức năng phối hợp, thống nhất hành động với các tổchức thành viên, phối hợp với chính quyền các cấp, tạo thành sức mạnh tổng hợpnhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh.Hướng công tác Mặt trận về địa bàn dân cư, đến từng hộ gia đình, để vừa nâng caotrách nhiệm của cán bộ, đảng viên, vừa nâng cao ý thức công dân. Tiếp tục đẩymạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hoá ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng ấp, khu phố văn hóa. Coitrọng hoạt động thực tiễn, lấy đó làm thước đo kết quả công tác Mặt trận của tậpthể và cá nhân.

1 Trong kháng chiến chống Pháp, Mặt trận tổ chức tạm cấp ruộng đất cho dân, giảm thuế…Trongkháng chiến chống Mỹ, Mặt trận không chỉ tạm cấp ruộng đất, mà còn giúp đỡ cho dân giống, sức kéo,chiến đấu bảo vệ mùa màng, bảo vệ hoa lợi cho dân…

Page 263: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

263

4. Quan tâm chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận, đáp ứng yêucầu nhiệm vụ và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc có ý nghĩa quyết định hiệuquả quá trình đổi mới công tác Mặt trận theo hướng công ngh iệp hóa, hiệnđại hóa

Trong kháng chiến, cán bộ nói chung, cán bộ Mặt trận nói riêng được dânmến, dân thương, dân tin, bởi cán bộ là đại diện của Đảng, là hiện thân của cáchmạng, trước kẻ thù thì dũng cảm, kiên cường đấu tranh, với nhân dân thì tin tưởng ,biết lắng nghe, quan tâm đến quyền lợi của dân.

Bài học này ngày nay vẫn còn nguyên giá trị của nó. Trình độ nhân dânkhông ngừng được nâng lên, kết hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới, ngày naycán bộ Mặt trận ngoài việc xác định vững vàng lập trường, quan điểm của Đảng,chủ trương chính sách, pháp luật Nhà nước, còn đòi hỏi những kiến thức toàn diệnvề kinh tế, quản lý, pháp luật, tâm lý học… mới có đủ năng lực để tuyên truyền,giáo dục, giải thích, động viên đối tượng tham gia các tổ chức, hoạt động.

Công tác vận động quần chúng, công tác Mặt trận không thể là vận độngchung chung, mà phải hướng vào việc làm lợi cho tập thể, cho xã hội, cho nhândân, nhằm mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống quần chúng.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của các ấp ủy Đảng đối với công tác Mặttrận

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng lãnh đạocông tác Mặt trận. Quá trình phát triển và cống hiến của Mặt trận không tách rời sựlãnh đạo của Đảng. Đảng vừa là tổ chức thành viên trong Mặt trận vừa là ngườilãnh đạo Mặt trận.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận không phải là sự áp đặt mà là đòi hỏikhách quan từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, từ chính cương lĩnh và hoạt động củaMặt trận. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đạibiểu cho lợi ích của toàn dân tộc. Vì vậy để lãnh đạo được toàn thể giai cấp và dântộc, lãnh đạo được Mặt trận, Đảng phải không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ,năng lực tổ chức thực tiễn và uy tín chính trị, bản lĩnh chính trị. Năm 1939 khi cònhoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có ý kiến chỉ đạo công tácMặt trận.

Người nêu rõ: “Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạocủa mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất. Chỉ trong đấu tranh vàcông tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn vànăng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo “.

Thực hiện lời chỉ dẫn đó, Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủnhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và đổi mới đã luôn luôn rènluyện để xứng đáng là người lãnh đạo Mặt trận. Đường lối của Đảng được thể hiệnvà quán triệt trong cương lĩnh, hoạt động của Mặt trận. Sự đoàn kết thống nhấttrong Đảng là hạt nhân đoàn kết toàn dân và tăng cường đoàn kết trong Mặt tr ận.Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện rất quan trọng để củng cố sức mạnh và hoạt

Page 264: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

264

động có hiệu quả của Mặt trận. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạotốt công tác Mặt trận chính là lãnh đạo tốt đối với toàn xã hội, gắn bó mật thiết vớinhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong cách mạng dân tộc dân chủ cũngnhư trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một lựclượng to lớn của cách mạng Việt Nam, do đó công tác Mặt trận là một công tác rấtquan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng“.

Hơn 70 năm qua, hoạt động dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam nói chung, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai nói riêng đãkhông ngừng phấn đấu và trưởng thành, xứng đáng là tổ chức liên minh chính trị,là tổ chức liên hiệp, tự nguyện của các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và cáccá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáovà đã tạo ra sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợimọi nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ tỉnh đã giao cho.

Truyền thống vẻ vang và một số bài học kinh nghiệm quý báu của Mặt trậnTổ quốc Việt Nam tỉnh hơn 7 thập kỷ qua là tiền đề tạo sức bật mới để chúng tavững tin vào thắng lợi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớmxây dựng Đồng Nai thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ vànông nghiệp phát triển hiện đại, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc, thực hiệnthắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh“mãi mãi xứng đáng với vai trò, vị trí của một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn nhấtmà lịch sử dân tộc đã giao cho.

Page 265: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

265

PHỤ LỤCMặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các kỳ Đại hội

----------------------

1- Lễ ra mắt Ủy Ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai: 24/3/1976.2- Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ I: Từ ngày 9 -

11/01/1978.3- Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ II: Từ ngày

20 - 21/04/1984.4- Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ III: Từ ngày

21 - 23/06/1989.5- Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ IV: Từ ngày

10 - 11/05/1995.6- Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai lần thứ V: Từ ngày

28 - 29/06/2000.

* Các vị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai qua các thờikỳ

1- Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Dân tộc giảiphóng tỉnh (24/3/1976 - 8/01/1978), Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namtỉnh Đồng Nai Khóa I (11/01/1978 - 19/2/1984).

2- Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tỉnh Đồng Nai Khóa II, III (3/1984 - 11/5/1995).

3- Ông Lê Văn Triết – ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy Ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai Khóa IV (nhiệm kỳ 1995 - 2000)

4- Ông Dương Minh Ngà - Ủy viên Thường vụ Tỉ nh ủy, Chủ tịch Ủy BanMặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai Khóa IV (nhiệm kỳ 2000 - 2005).

* Những phần thưởng cao quý được Đảng, Nhà nước trao tặng1- Huân chương lao động hạng ba.2- Huân chương lao động hạng nhì.

Page 266: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

266

ỦY BAN MTTQVN TỈNH ĐỒNG NAI, KHÓA I(Nhiệm kỳ 1976 – 1984)

1. Ông Nguyễn Thành Long - Nguyên Chủ tịch UBMT Khu Đông Nam bộ,Chủ tịch UBMT tỉnh Đồng Nai, đại biểu Quốc hội khóa VI.

2. Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnhuỷ Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.

3. Ông Võ Văn Vân - Tỉnh ủy viên, Phó ban DVMT tỉnh Đồng Nai, nguyênPhó Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.

4. Bà Huỳnh Thị Phượng - Tỉnh ủy viên, Thư ký LHCĐ tỉnh Đồng Nai.5. Bà Lê Thị Huệ - Tỉnh ủy viên, Hội trưởn g Hội LHPN tỉnh Đồng Nai.6. Ông Nguyễn Văn Nghiệp - Tỉnh ủy viên, Thư ký Ban chấp hành Nông hội

tỉnh Đồng Nai.7. Ông Tống Kim Quang (tự Nguyễn Tạo) -Ủy viên thường trực Ban DVMT

tỉnh, nguyên Tổng thư ký Ủy ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.8. Ông Lê Văn Triết - Uỷ viên Ban DVMT tỉnh Đồng Nai, nguyên Uỷ viên

UB.MTTQVN tỉnh ĐN.9. Ông Trịnh Minh Bách - Cán bộ Ban DVMT tỉnh Đồng Nai.10. Ông Phạm Điền Sơn - Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

tỉnh Đồng Nai.11. Ông Nguyễn Văn Nguyên - Trưởng ty Giáo dục tỉnh Đồng Nai, nguyên

Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.12. Ông Huỳnh Văn Bình - Trưởng ty Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai, nguyên

Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.13. Ông Nguyễn Văn Sâm - Phó ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Đồng Nai,

nguyên Uỷ viên Uỷ ban MTT QVN tỉnh Đồng Nai.14. Ông Nguyễn Việt Hoa (Thượng tá) - Tỉnh đội Phó Tỉnh đội Đồng Nai,

nguyên Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.15. Bà Lê Thị Thanh (Bác sĩ) - Hội trưởng Hội bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em tỉnh

Đồng Nai, nguyên Phó trưởng ty Y tế, Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.16. Ông Vày A Sám (Dân tộc Hoa Nùng) - Nguyên Uỷ viên Uỷ ban

MTTQVN tỉnh Đồng Nai, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VI.17. Ông Dương Văn Lực (Đại diện đồng bào dân tộc ít người) - Nguyên Uỷ

viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.18. Ông Nguyễn Văn Đường - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thị xã Vũng

Tàu, nguyên Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh Đồng Nai.19. Ông Nguyễn Văn Chữ (Nhân sĩ) - Nguyên Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN

tỉnh Đồng Nai.20. Linh mục Vũ Hữu Văn - Nguyên Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN tỉnh ĐN.21. Bà Nguyễn Thị Thoại - Thư ký công đoàn cao su nhà máy An Lộc

(Quốc doanh cao su Đồng Nai).22. Ông Nguyễn Quyết Chiến - Anh hùng quân đội.23. Ông Lê Tư Huyền - Tổng biên tập báo Đồng Nai.

Page 267: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

267

24. Ông Nguyễn Việt Hùng - Bác sĩ, Uỷ viên thường trực Hội chử thập đỏtỉnh Đồng Nai.

25. Ông Sang Văn Mão (Dân tộc Ch’ro) - Cán bộ Uỷ ban MTTQVN tỉnhĐồng Nai.

26. Ông Nguyễn Hồng Kỳ - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN. TP Biên Hòa.27. Ông Phạm Thanh Lý - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN huyện Long Thành.28. Ông Lâm Dân Hùng - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Xuân Lộc.29. Ông Huỳnh Văn Phú - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Tân Phú.30. Ông Hà Văn Thịnh - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Thống Nhất.31. Ông Trần Văn Dân - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Long Đất.32. Bà Huỳnh Thị Tâm - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN xã Long Phước (huyện

Long Thành).33. Bà Võ Thị Nhạn - Chủ tịch UBMTTQVN xã Lợi Hòa (Vĩnh Cửu).34. Bà Nguyễn Thị Vân- Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN xã Xuân Tâm (Xuân

Lộc).35. Ông Hồ Sám - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN xã Phú Hòa (Tân Phú).36. Ông Hồ Chất - Kỹ sư cơ khí Ty công nghiệp Đồng Nai.37. Ông Phạm Ngư Lân - Kỹ sư điện Ty công nghiệp Đồng Nai.38. Ông Lương Hữu Dần - Bác sĩ thú y, Phó phòng chăn nuôi Ty Nông

nghiệp tỉnh Đồng Nai.39. Ông Đặng Mai Xuân - Giáo viên cấp III mới giải phóng trường Nam Hà,

Biên Hòa.40. Bà Phan Thị Hường - Giáo viên cấp I mới giải phóng Vũng Tàu, Phó thư

ký công đoàn Giáo dục Vũng Tàu.41. Ông Đặng Văn Nhơn - Bần ngư, Uỷ viên BCH ngư nghiệp xã Phước Hải

(Long Đất), gia đình liệt sĩ, Uỷ viên HĐND tỉnh Đồng Nai.42. Bà Trần Thị Lưu - Công nhân tiểu thủ công, Uỷ viên BCH công đoàn Xí

nghiệp Dona Biên Hòa, Uỷ viên HĐND tỉnh Đồng Nai.43. Ông Tăng Văn Hóa - Tư sản Giao thông vận tải thành phố Biên Hoà, đã

chấp hành tốt chính sách cải tạo ngành Giao thông vận tải.44. Bà Dương Thị Ri (Tức Sư cô Diệu Tấn) - Phật giáo cổ truyền, trụ trì

chùa Thạch Động, Bửu Long, Biên Hòa.45. Linh mục Nguyễn Đắc Cầu - Trưởng hạt Phước Lễ (Châu Thành) Uỷ

viên HĐND tỉnh Đồng Nai.46. Nữ tu Nguyễn Thị Mỹ - Phó quản đốc viên cô nhi Trí Đức, Biên Hòa.47.Ông Thái Lãnh Thanh ( tức Nguyễn Văn Lãnh ) - Lễ sanh, Hội phó tỉnh

đạo Cao Đài, Ban chỉnh đạo Đồng Nai.48.Đại đức Thích Huệ Tâm - Uỷ viên UBMTTQVN huyện Xuân Lộc.

BAN THƯỜNG TRỰC UBMTTQVN TỈNH KHÓA I

1/- Chủ tịch:Ông Nguyễn Thành Long – Nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Khu Đông Nam

Bộ, Đại biểu Quốc hội Khóa VI.

Page 268: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

268

2/- Các Phó chủ tịch:- Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh

ủy Đồng Nai.- Ông Nguyễn Văn Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Ban Dân vận Mặt trận tỉnh

Đồng Nai.- Bà Huỳnh Thị Phượng – Tỉnh ủy viên, Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh

Đồng nai.- Bà Lê Thị Huệ – Tỉnh ủy viên, Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng

Nai.- Ông Nguyễn Văn Nghiệp – Tỉnh ủy viên, Thư ký Ban Chấp hành Nông hội

tỉnh Đồng Nai.- Ông Tống Kim Quang (Nguyễn Tạo) – Ủy viên Thường trực Ban Dân vận

Mặt trận tỉnh, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh.3/- Các Uỷ viên Thường trực :- Ông Lê Văn Triết – Ủy viên Ban Dân vận Mặt trận tỉnh, Ủy viên thường

trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.- Ông Trịnh Minh Bách – Uỷ viên Thường trực chuyên trách Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam tỉnh.- Ông Phạm Điền Sơn – Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh

Đồng Nai.

Page 269: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

269

UỶ BAN MTTQVN TỈNH ĐỒNG NAI, KHÓA II.(Nhiệm kỳ 1984 – 1989)

1. Ông Nguyễn Văn Thông - Uỷ viên TVTU, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ ĐN.2. Bà Nguyễn Thị Bạch

Tuyết- Uỷ viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịchUỷ ban MTTQVN tỉnh ĐN.

3. Ông Tống Kim Quang(Tức Nguyễn Tạo)

- Nguyên Phó Ban Dân vận TU, Uỷ viên Uỷ banTWMTTQVN, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnhĐN.

4. Bà Nguyễn Thị Minh - Nguyên Thư ký LHCĐ tỉnh, Phó Chủ tịchUBMTTQVN tỉnh, nay là Phó Ban dân vận TU.

5. Ông Lê Văn Triết - Nguyên Phó Ban Dân vận Tỉnh uỷ, UVTT Uỷ banMTTQVN tỉnh ĐN.

6. Ông. Sang Văn Mão(CB dân tộc Ch’ro)

- Nguyên UVTT, Uỷ ban MTTQVN tỉnh ĐN, đạibiểu Quốc hội khóa 7.

7. Ông Phạm Hồng Hải - Nguyên UVTT/ kiêm Chánh Văn phòngUBMTTQVN tỉnh ĐN.

8. Ông Trần Xuân Roanh - Nguyên Phó Giám đốc XNQD Mì màu, thuộc Sởlương thực ĐN, cán bộ Uỷ ban MTTQVN tỉnh ĐN.

9. Ông Nguyễn Văn Động - Tỉnh uỷ viên, Thư ký LHCĐ tỉnh ĐN.10. Bà Phạm Thị Sơn - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch Hội NDTT tỉnh ĐN.11. Ông Trần Văn Khánh - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đoàn TNCSHCM tỉnh ĐN.12. Bà Lê Thị Huệ - Tỉnh uỷ viên, Hội trưởng Hội LHPN tỉnh, Uỷ viên

Uỷ ban MTTQVN tỉnh ĐN.13. Ông Nguyễn Công

Hạnh- Đại tá, Phó chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh ĐN.

14. Ông Cao Đình Thanh - Trung tá, Trưởng phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh.15. Ông Nguyễn Việt Hùng - Bác sĩ, Uỷ viên TT Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Uỷ viên

UBMTTQVN tỉnh ĐN.16. Ông Võ Thế Đại - Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh ĐN.17. Ông Hoàng Văn Bổn - Thiếu tá QĐ, Tổng biên tập phim QĐ, Phó Hội

trưởng hội văn nghệ tỉnh ĐN.18. Ông Trương Văn Minh

(tự Lê Minh)- Hội trưởng Hội Y học dân tộc Sở Y tế tỉnh ĐN.

19. Bà Nguyễn Thị HồngLạc

- Phó chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ Bà mẹ và Trẻ emtỉnh ĐN.

20. Ông Tăng Ngọc Minh - Bác sĩ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh ĐN.21. Ông Nguyễn Công Tánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh ĐN.22. Ông Võ Văn Hiền - Phó Giám đốc Sở TBXH, Trưởng ban Vận động

người Mù tỉnh ĐN.23. Ông Lâm Hiếu Trung - Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở VHTT tỉnh ĐN.24. Ông Trần Quí Thanh - Phó Giám đốc Ngân hàng tỉnh ĐN.25. Ông Nguyễn Văn Sâm - Trưởng ban Ngoại vụ tỉnh, nguyên Uỷ viên

Page 270: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

270

UBMTTQVN tỉnh ĐN.26.27. Ông Đặng Mai Xuân - Giáo viên cấp III trường Nam Hà,TP Biên Hòa,

nguyên Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN.28. Ông Hà Minh Thuấn - Kỹ sư cơ khí, Trưởng phòng kỹ thuật Sở Công

nghiệp ĐN.29. Ông Phạm Ngư Lân - Kỹ sư, Trưởng phòng kỹ thuật Viện quy hoạch

thiết kế Sở xây dựng ĐN, nguyên Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh ĐN.

30. Bà Lưu Thị An Biên - Phó ban Khoa học kỹ thuật tỉnh ĐN.31. Ông Lương Hữu Dần - Kỹ sư Chăn nuôi, nguyên Phó phòng chăn nuôi,

Chủ nhiệm trại heo Đông Phương, Sở Nông nghiệpĐN, nguyên Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN.

32. Ông Nguyễn Cảnh Tước - Kỹ sư Trồng trọt, Trưởng phòng HTH Sở nôngnghiệp ĐN.

33. Ong Trần Văn Khâm - Bác sĩ , Sở Y tế tỉnh ĐN.34. Bà Trần Thị Lưu - Công nhân tiểu thủ công nghiệp, Thư ký BCH.CĐ

xí nghiệp DoNa, Đại biểu Quốc hội khóa 7, nguyênUỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN.

35. Ông Vày A Sám(dân tộc Nùng)

- Nguyên Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN, đại biểuQuốc hội khóa 6.

36. Ông Kà Lư(dân tộc Stiêng)

- Chi uỷ viên xã Phú Lập, huyện Tân Phú, tỉnh ĐN.

37. Hoà thượng Thích HuệThành

- Phó pháp chủ, thường trực Hội đồng Chứng minhTƯ, Trưởng ban Trị sự phật giáo tỉnh ĐN.

38. Sư cô Diệu Tấn - Nguyên uỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN, Uỷ viênBan Trị sự phật giáo tỉnh ĐN.

39. LM Hoàng Văn Tiên - Linh mục, Hạt trưởng hạt Hố Nai 3, Chánh xứ, xứNgô xá, huyện Thống Nhất, tỉnh ĐN.

40. LM Nguyễn Hoa Viên - Linh mục, Chánh xứ, xứ Thị cầu, xã Đại Phước,huyện Long Thành, tỉnh ĐN.

41. Nữ tu Nguyễn Thị Mỹ - Phó quản đốc Viện Mầm non, thành phố Biên Hòa,nguyên uỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN.

42. Lễ sanh Nguyễn VănLãnh

- Hội phó Tỉnh hội Cao đài, Ban chỉnh ĐN,nguyên Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN.

43. Ông Hồ Văn Thiệp - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thành phố Biên Hòa.44. Bà Nguyễn Thị Hòa - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Vĩnh Cửu.45. Ông Trần Quý - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Thống Nhất.46. Ông Nguyễn Công

Thành- Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Xuân Lộc.

47. Ông Võ Hồng Thanh - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Tân Phú.48. Ông Nguyễn Văn Ấn - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Châu Thành.49. Ông Trương Văn Xinh - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Long Thành.50. Ông Nguyễn Văn Tơ - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Long Đất.

Page 271: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

271

51. Bà Phạm Thị Yến - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Xuyên Mộc.

BAN THƯỜNG TRỰC UBMTTQVN TỈNH KHÓA II1/- Chủ tịch:Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh

ủy Đồng Nai.2/- Phó Chủ tịch:- Ông Nguyễn Văn Thông – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân

vận Tỉnh ủy.- Ông Tống Kim Quang (Nguyễn Tạo) – nguyên Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy,

Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.- Bà Nguyễn Thị Minh – Nguyên Là Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh, Phó

Ban Dân vận Tỉnh ủy.3/- Ủy viên Thường trực:- Ông Lê Văn Triết – Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy.- Ông Sang Văn Mão – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Mặt tận Tổ quốc Việt

Nam tỉnh, Đại biểu Quốc hội Khóa VII.- Ông Phạm Hồng Hải – Ủy viên thường trực kiêm Chánh văn phòng Uỷ

ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.- Ông Trần Xuân Roanh – Nguyên Phó Giám đốc xí nghiệp quốc doanh mì

màu thuộc Sở Lương thực Đồng Nai.

Page 272: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

272

UỶ BAN MTTQVN TỈNH ĐỒNG NAI, KHÓA III(Nhiệm kỳ 1989 – 1994)

1. Bà Nguyễn Thị BạchTuyết

- Nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh,khóa II.

2. Ông Nguyễn Văn Thông - Uỷ viên TVTU, Trưởng ban D ân vậnTỉnh uỷ.

3. Ông Nguyễn Văn Y - Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQVNtỉnh, khóa II.

4. Ông Lê Văn Triết - Phó Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Phó ban Tôngiáo Nhà nước, nguyên Phó Chủ tịch Uỷban MTTQVN tỉnh, khóa II.

5. Ông Sang Văn Mão(dân tộc Ch’ro)

- Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQVNtỉnh, khóa II.

6. Ông Hà Văn Minh - Nguyên Uỷ viên Thường trực Uỷ banMTTQVN tỉnh, khóa II.

7. Bà Lê Tố Nga - Nguyên Uỷ viên Thường trực Uỷ banMTTQVN tỉnh, khóa II.

8. Ông Trần Xuân Roanh - Nguyên Uỷ viên Thư ký Uỷ banMTTQVN tỉnh, khóa II.

9. Ông Nguyễn Ngọc Đức - Hội Trưởng Hội Liên hiệp thanh niêntỉnh Đồng Nai.

10. Ông Nguyễn Văn Bảo - Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị cácLLVT tỉnh ĐN.

11. Ông Huỳnh Châu - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện TânPhú.

12. Ông Nguyễn Trung Diễn - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN phường BìnhĐa, thành phố Biên Hòa.

13. Ông Nguyễn Văn Đông - Chủ tịch Liên Đoàn Lao động tỉnh ĐN.14. Ông Hoàng Văn Bổn - Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật

tỉnh ĐN.15. Bà Ngô Thị Đường - Tu sĩ, Uỷ viên Uỷ ban ĐKCG tỉnh ĐN.16. Ông Phạm Hồng Hải - Phó Giám đốc Sở giáo dục tỉnh ĐN.17. Bà Trần Thị Hoà - Hội trưởng Hội LHPN tỉnh ĐN.18. Ni sư Huệ Hương - Chánh đại diện Phật giáo thành phố Biên

Hòa.19. Ông Nguyễn Văn Huệ - Anh hùng Lực lượng Vũ trang tỉnh ĐN.20. Ong Nguyễn Văn Hoà - Phó chủ tịch Hội nuôi ong tỉnh21. Ông Nguyễn Văn Hoàng - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện

Xuyên Mộc.22. Ông LêBá Hiền - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thị trấn Bà

Rịa, huyện Châu Thành.23. Ông Lê Văn Hết - Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN xã Xuân

Page 273: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

273

(dân tộc Chăm) Hưng, huyện Xuân Lộc.24. Ông Phan Văn Hết - Kỹ sư Hoá, Tổ trưởng tổ tổng hợp Uỷ

ban KHKT tỉnh ĐN.25. Ông Huỳnh Văn Hiện - Nhà sản xuất Ngư nghiệp xã Phước Hải,

huyện Long Đất.26. Ông Võ Văn Hiền - Phó Giám đốc Sở Lao động TBXH tỉnh.27. Ông Vũ Khánh - Phó phòng biên tập báo Đồng Nai.28. Ông Vũ Khắc Lập - Chủ nhiệm HTX Đan lát bậc cao Tam

Hiệp, thành phố Biên Hoà.29. Bà Phạm Thiên Lý - Thư ký thường trực Hội Hữu nghị Việt

Nam - Campuchia.30. Ông Thái Lãng Thanh

(tự Nguyễn Văn Lãnh)- Giáo hữu, Phó đầu họ Cao đài tỉnh ĐN.

31. Ông K’ Bố(dân tộc S’tiêng)

- Bí thư Chi bộ 1, xã Phú Lập, huyện TânPhú.

32. Ông K’ Leo(dân tộc Châu Mạ)

- Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN xã Phú Bình,huyện Tân Phú.

33. Ông Đào Văn Minh - Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh tỉnh ĐN.

34. Ông Lê Minh - Lương y, Chủ tịch Hội Y học dân tộctỉnh ĐN.

35. Ông Tăng Ngọc Minh - Bác sĩ, Giám đốc bệnh viện Đồng Nai.36. Bà Sì Sắc Múi

(người Hoa)- Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN huyện XuânLộc.

37. Ông Tố Nguyên - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thành phốBiên Hòa.

38. Ong Vũ Sĩ Ngôi - Lương y, Chủ tịch Hội Y học dân tộcthành phố Biên Hòa.

39. Ông Trương Văn Nhân - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thị xã VĩnhAn.

40. Ông Nguyễn Ngọc Nhung - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thị trấn XuânLộc, huyện Xuân Lộc.

41. Ông Huỳnh Văn Nghĩa - Chủ tịch HTX Gốm Thái Dương, thànhphố Biên Hòa.

42. Ông Nguyễn Hồng Phúc - Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh ĐN.43. Ông Nguyễn Văn Phú - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện

Tân Phú.44. Ông Lưu Văn Phúc - Chủ nhiệm HTX Dệt Tân Hòa, phường

Tân Mai, thành phố Biên Hòa.45. Bà Cao Xuân Thanh

Phương- Bác sĩ, Trung tâm Nhi đồng tỉnh ĐN.

46. Ông Trần Quý - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyệnThống Nhất.

47. Ông Đặng Minh Quang - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Long

Page 274: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

274

Thành.48. Ông Huỳnh Văn Quân - Phó Giám đốc Sở TDTT tỉnh ĐN.49. Bà Nguyễn Thị Minh Tư - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh ĐN.50. Ong Thích Diệu Tâm

(Hòa thượng)- Phó ban Trị sự Phật giáo tỉnh ĐN.

51. Ông Đào Văn Tý(dân tộc Cha’ro)

- Uỷ viên Uỷ ban TWMTTQVN, Phó Chủtịch Uỷ ban MTTQVN huyện Xuân Lộc.

52. Ông Lê Hữu Thành - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh ĐN.53. Ông Lê Thiện - Thư ký Hội Nhà báo tỉnh ĐN.54. Ông Trần Xuân Thảo

(Linh mục)- Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCG yêu nước.

55. Ông Huỳnh Việt Thanh - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện ChâuThành.

56. Ông Nguyễn Đông Thành - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện XuânLộc.

57. Ông Nguyễn Hữu Thành - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN xã Bàu HàmI, huyện Thống Nhất.

58. Ông Diệp Cẩm Thu - Phó hiệu trưởng trường PTTH NgôQuyền.

59. Ông Đoàn Văn Thơm - Nhà Sản xuất nông nghiệp, Uỷ viên Uỷban MTTQVN huyện Tân Phú.

60. Ông Nguyễn Văn Vy - Giám đốc trường Văn hóa nghệ thuậttỉnh ĐN.

61. Ông Nguyễn Hữu Viễn(Mục sư)

- Giáo hội Tin lành, Uỷ viên Uỷ banMTTQVN huyện Xuân Lộc.

62. Ông Trần Trác - Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Xô.63. Ông Lâm Hiếu Trung - Giám đốc Sở Văn hóa thông tin tỉnh ĐN.64. Ông Ngô Xuân Trường - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh ĐN.65. Ông Đặng Mai Xuân - Phó hiệu trưởng t rường PTTH Ngô

Quyền.66. Ông Hồ Xương

(người Hoa)- Uỷ viên Uỷ ban MTTQVN thành phốBiên Hòa.

BAN THƯỜNG TRỰC UBMTTQVN TỈNH, KHÓA III

1- Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - Chủ tịch.2- Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Chủ tịch.3- Ông Nguyễn Văn Y - Phó Chủ tịch.4- Ông Nguyễn Ngọc Đức - Uỷ viên Thư ký.

Page 275: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

275

UỶ BAN MTTQVN TỈNH ĐỒNG NAI, KHÓA IV(Nhiệm kỳ 1995 – 2000)

1. Ông Lê Văn Triết - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.2. Ông Nguyễn Xuân Chiến - Nguyên Chủ tịch UBMTTQVN huyện

Thống Nhất, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh,khóa 3.

3. Ông Nguyễn Trọng Thiêm - Nguyên Phó Bí thư Huyện uỷ Tân Phú.4. Ông Nguyễn Ngọc Đức - Uỷ viên Thường trực UBMTTQVN tỉnh,

khóa 3.5. Ông Sang Văn Mão - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.6. Ông Nguyễn Đình Thắng - Uỷ viên TVTU/ Trưởng Ban Dân vận, Chủ

tịch LĐLĐ tỉnh, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh,khóa 3.

7. Ông Mai Sông Bé - Thư ký Hội nhà Báo tỉnh, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 3.

8. Ông Hoàng Văn Bổn - Nhà Văn, Giám đốc/ kiêm Tổng biên tậpNXB Đồng Nai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh,khóa 3.

9. Ông Lê Danh Cát - Chủ tịch Hội người Mù tỉnh, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 3.

10. Ông Vương Ngọc Cúc - Đại biểu người Hoa, thành phố Biên Hòa.11. Ông Châu Youssos

(giáo cả)- Đại biểu dân tộc Chăm, xã Xuân Hưng,huyện Xuân Lộc.

12. Ông Đặng Phùng Chánh - Chủ DNTN Gốm Song Tiến, Phó Chủ tịchHiệp hội Gốm mỹ nghệ ĐN.

13. Ông Nguyễn Quyết Chiến - Anh hùng LLVT, Chánh thanh tra Quốcphòng Bộ CHQS tỉnh.

14. Ông Nguyễn Văn Dũng - Chuyên viên Ban Tổ chức UBMTTQVNtỉnh.

15. Bà Nguyễn Thị Diệu - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện VĩnhCửu.

16. Ông Hoàng Đắc - Q. Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 3.

17. Ông Trần Văn Đức - Bác sĩ phẩu thuật tổng quát Bệnh việnĐồng Nai.

18. Ông Tạ Văn Điển - Chủ tịch Hội cựu chiến binh tỉnh.19. Bà Trần Thị Điệp - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Nhơn

Trạch.20. Bà Trần Thị Hòa - Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh, Uỷ viên

UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.21. Bà Nguyễn Thị Kim Hoàng - Chánh Văn phòng UBMTTQVN tỉnh.22. Ông Nguyễn Văn Hai - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Long

Khánh.

Page 276: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

276

23. Ông Nguyễn Thế Huân - Trưởng bộ phận tuyên truyền Ban Tuyêngiáo Tỉnh uỷ.

24. Thượng toạ Thích Huệ Hiền - Chánh thư ký Ban trị sự phật giáo ViệtNam tỉnh.

25. Ni sư Huệ Hương - Giám tự chùa Bửu Phong, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 3.

26. Ông Bửu Hiếu - Phó Chủ nhiệm HTX mua bán , thị trấnLong Thành, huyện Long Thành.

27. Ôn Nguyễn Thái Hải - Nhà Văn, Trưởng ban Văn học nghệ thuậttỉnh.

28. Ông Phan Văn Hết - Phó Giám đốc trung tâm kỹ thuật, SởKHCN & MT tỉnh, Uỷ viên UBMTTQVNtỉnh, khóa 3.

29. Linh mục Lê Minh Hiến - Chánh xứ Thanh sơn, xã Quang Trung,huyện Thống Nhất.

30. Ông Vũ Khánh - Đại biểu cán bộ Lão thành Cách mạng.31. Linh mục Nguyễn Hữu Kiều - Chánh xứ Thánh mẩu, hạt Túc Trưng,

huyện Định Quán.32. Ông K’ Lư - Đại biểu dân tộc Stiêng, Uỷ viên

UBMTTQVN xã Tà Lài, huyện Tân Phú.33. Ông K’ Giao - Đại biểu dân tộc Châu mạ, huyện Định

Quán34. Bà Trương Thị Lan - Chuyên viên Ban Văn hóa xã hội

UBMTTQVN tỉnh35. Ông Ngô Phước Lợi - Chủ tịch Hội Kim hoàn tỉnh.36. Ông Lê Minh - Chủ tịch Hội Y học dân tộc tỉnh, Uỷ viên

UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.37. Ông Đào Văn Minh - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Long

Thành.38. Bà Phạm Thị Minh - Chuyên viên nghiên cứu tổng hợp

UBMTTQVN tỉnh.39. Bà Sì Sắc Muối - Đại biểu người Hoa, huyện Long Khánh,

Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.40. Ông Hồ Văn Mảnh - Giám đốc xí nghiệp GTVT ngoài quốc

doanh.41. Bà Lê Tố Nga - Chủ tịch Hội Cữ thập đỏ tỉnh.42. Ông Tố Nguyên - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN thành phố

Biên Hòa.43. Ông Nguyễn Văn Nổi - Đại biểu dân tộc Châuro, ấp Lý Lịch xã

Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu.44. Ông Nguyễn Nam Ngữ - Giám đốc Sở VHTT – TDTT tỉnh, Uỷ viên

UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.45. Ông Hồ Xuân Nghiêm - Hiệu trưởng trường PTTH Ngô Quyền.46. Ông Huỳnh Hữu Nghĩa - Chủ nhiệm HTX Gốm Thái Dương, Uỷ

Page 277: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

277

viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.47. Ông Vũ Sĩ Ngôi - Lương y, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa

3.48. Ông Trần Công Phong - Phó Giám đốc công ty TNHH sản xuất Vật

liệu xây dựng 1/5.49. Bà Cao Xuân Thanh Phương - Bác sĩ, Trưởng khoa nhiễm trung tâm Nhi

Đồng nai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa3.

50. Linh mục Trần Xuân Phú - Chánh xứ Văn Hải, thị trấn Long Thành,Phó chủ tịch Uỷ ban ĐKCG tỉnh.

51. Ông Lê Ngọc Quý - Phó giám đốc trung tâm Khuyến nông tỉnh.52. Ông Phan Văn Quang - Chủ nhiệm HTX cơ khí & sửa chửa ôtô

Thanh Quang.53. Ông Đỗ Hữu Tài - Phó Giám đốc Sở giáo dục tỉnh.54. Ông Lý Minh Thanh - Chủ cơ sở sản xuất gạch bông inh Thanh.55. Ông Nguyễn Thành Tuấn - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh.56. Linh mục Nguyễn Bá Tước - Chánh xứ Thái Hiệp, tổ trưởng tổ ĐKCG

thành phố Biên Hòa.57. Ông Phạm Thành Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân

tỉnh.58. Ông Đặng Mạnh Trung - Phó Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh tỉnh ĐN.59. Ông Nguyễn Thành Trí - Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM, Chủ tịch

Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh ĐN.60. Ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh

ĐN.61. Ông Trần Mạnh Thường - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh ĐN.62. Ông Phạm Kim Thanh - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi tỉnh ĐN.63. Ông Nguyễn Hữu Trung - Chủ tịch Hội đồng các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh,khóa 3.

64. Ông Lý Thành Trung - Thượng tá, Phó chỉ huy trưởng Chính trịBộ CHQS tỉnh ĐN.

65. Ông Võ Hồng Thanh - Chủ tịch Uy ban MTTQVN huyện ĐịnhQuán.

66. Ông Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện XuânLộc.

67. Ông Trần Đức Thịnh - Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần bao bìĐồng Nai.

68. Ông Thượng Hoài Thanh - Giáo hữu đầu họ đạo, Thánh thất Cao đàiBiên Hòa.

69. Ông Nguyễn Trung Trí - Giám đốc công ty TNHH Đỉnh CaoApexco.

70. Hòa thượng Thích Diệu Tâm - Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh ĐN.

Page 278: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

278

71. Ông Diệp Cẩm Thu - Giám đốc trung tâm Tin học & ngoại ngữ,Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.

72. Ông Nguyễn Văn Vy - Nhạc sĩ, nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởngtrường VHNT tỉnh, Uỷ viên UBMTTQVNtỉnh, khóa 3.

73. Mục sư Nguyễn Hữu Viễn - Hội thánh Tin lành huyện Long Khánh, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3.

74. Bà Trần Thị Thu Vân - Chuyên viên Ban Dân chủ pháp luậtUBMTTQVN tỉnh

BAN THƯỜNG TRỰC UBMTTQVN TỈNH , KHÓA IV:1/ Chủ tịch:Ông Lê Văn Triết.2/ Các Phó chủ tịch :- Ông Nguyễn Xuân Chiến.- Ông Nguyễn Trọng Thiêm.- Ông Sang Văn Mão.- Ông Nguyễn Ngọc Đức.3/ Uỷ viên thường trực:Bà Nguyễn Thị Kim Hoàng.

Page 279: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

279

Page 280: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

280

UỶ BAN MTTQVN TỈNH ĐỒNG NAI, KHÓA V(Nhiệm kỳ 2000 – 2005)

1. Ông Lê Danh Cát - Chủ tịch Hội Người Mù tỉnh Đồng Nai,Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3, 4.

2. Ông Đặng Phùng Chánh - Chủ tịch Hiệp Hội Gốm mỹ nghệ ĐồngNai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

3. Linh mục Nguyễn KimĐoan

- Phó chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáotỉnh Đồng Nai.

4. Ong Nguyễn Đức - Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

5. Thượng toạ Thích HuệHiền (Lương Trung Hiếu)

- Phó ban Ban Trị sự Phật giáo tỉnh ĐồngNai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

6. Bà Trần Thị Hoà - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đồng Nai, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3, 4.

7. Ông Lê Văn Hồng - Chủ tịch Hiệp Hội Công thương tỉnh, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

8. Ông Nguyễn Sơn Hùng - Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnhĐN.

9. Ông Huỳnh Phước Lương - Uỷ viên Thường vụ, kiêm Thư ký Hội yhọc cổ truyền tỉnh Đồng Nai.

10. Bà Lê Tố Nga - Phó chủ tịch Hội từ thiện tỉnh Đồng Nai.11. Ông Nguyễn Thiện Nhật - Phó Chủ tịch Hội nhà Báo tỉnh Đồng Nai.

12. Ông Lê Hồng Phương - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.13. Bà Bùi Ngọc Thanh - Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Đồng Nai.14. Ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh

ĐN, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.15. Ông Trần Mạnh Thường - Phó Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Đồng

Nai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3, 4.16. Ông Lâm Hiếu Trung - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKTtỉnh

Đồng Nai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh,khóa 4.

17. Bà Lê Thị Trâm - Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh ĐồngNai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

18. Ông Lý Thành Trung - Chỉ huy phó chính trị BCH QS tỉnh ĐN,Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

19. Ông Phạm Thanh Trung - Chủ tịch Hội Nông dân VN tỉnh ĐN, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

20. Ông Đặng Mạnh Trung - Bí thư Tỉnh Đoàn ĐN, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

21. Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch Hội CCB tỉnh Đồng Nai, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

22 Bà Trần Thị Điệp - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Nhơn Trạch,

Page 281: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

281

Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 23 Ông Nguyễn Văn Hai - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Long Khánh,

Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 24 Ông Đào Văn Minh - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Long Thành,

Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 25 Ông Vũ Đức Khải - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Thống Nhất,

Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 26 Ông Vũ Đức Lợi - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN huyện Tân

Phú, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 27 Ông Trương Văn Nhân - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Vĩnh Cửu. 28 Ông Tố Nguyên - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Tp. Biên

Hòa, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 29 Ông Võ Hồng Thanh - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Định Quán,

Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 30 Ông Nguyễn Tấn Thông - Chủ tịch Uỷ Ban MTTQVN Xuân Lộc,

Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 31 Ông Phạm Đức Bình - Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Thanh Bình. 32 Ông Hoàng Văn Bổn - Nhà Văn, nguyên Giám đốc NXB Đồng

Nai, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh ĐN, khóa3, 4.

33 Ông Châu Yossos(giáo cả)

- Đại biểu dân tộc Chăm, xã Xuân Hưng,huyện Xuân Lộc, Uỷ viên UBMTTQVNtỉnh, khóa 4.

34 Ông Vương Ngọc Cúc - Đại biểu người Hoa TP. Biên Hòa, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

35 Ông Trần Như Độ - Giám đốc trung tâm Khuyến nông tỉnhĐN.

36 Ong Nguyễn Thế Huân - Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

37 Lm Nguyễn Hữu Kiều - Linh mục, Chánh xứ GX ấp Núi Đỏ, xãBàu Sen, huyện Long Khánh, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

38 Bà Lềnh Cống Kíu(người Hoa)

- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Lợi, huyệnĐịnh Quán, đại biểu người Hoa, huyệnĐịnh Quán.

39 Ông Vũ Khánh - Đại biểu CB lão thành Cách mạng. 40 Ông K’Cân - Đại biểu dân tộc S’Tiêng, huyện Tân Phú. 41 Ông K’Giao - Đại biểu dân tộc Châu mạ, huyện Định

Quán, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 42 Bà Nguyễn Thị Nguyên

Lộc- Đại biểu nông dân sản xuất giỏi, xã XuânĐường, huyện Long Khánh.

43 Ông Huỳnh Hữu Nghĩa - Chủ nhiệm HTX gốm Thái Dương, Uỷviên UBMTTQVN tỉnh, khóa 3,4.

Page 282: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

282

44 Ông Nguyễn Văn Nổi - Đại biểu dân tộc Chơ ro, huyện VĩnhCửu, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

45 Nữ tu Nguyễn Thị Phượng - Phó tổng quyền dòng mến Thánh giá BắcHải , Phó chủ tịch UBĐKCG tỉnh ĐồngNai.

46 Hoà thượng Thích DiệuTâm (Nguyễn Diệu Tâm)

- Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai,Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

47 Sư cô Thích nữ Như Tịnh - Thiền viện Linh Chiếu, huyện LongThành.

48 Ông Thượng Hoài Thanh - Giáo hữu đầu họ đạo, thánh thất Cao ĐàiBiên Hoà, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh,khóa 4.

49 Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Bác sĩ đa khoa bệnh viện Thống NhấtĐồng Nai.

50 Ông Nguyễn Văn Thông - Trưởng Ban liên lạc tù chính trị, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 3, 4.

51 Ông Diệp Cẩm Thu - GĐ Trung tâm tin học và ngoại ngữ SởGD-ĐT, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa3, 4. 52 Ông Nguyễn Trung Trí - GĐ Cty TNHH Đỉnh Cao ApexCo.Ltd,Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

53 Ông Nguyễn Hữu Viễn - Mục sư Hội Thánh Tin lành huyện LongKhánh, Uỷ viên UBMTTQVN tỉnh, khóa3, 4.

54 Ông Phan Huy Anh Vũ - Bác sĩ đa khoa bệnh viện Đồng Nai. 55 Ông Nguyễn Văn Vy - Nhạc sĩ, nhà giáo ưu tú, Uỷ viên

UBMTTQVN tỉnh, khóa 3, 4.

56 Ông Điểu Bảo - Nguyên Phó chủ tịch UBMT huyện ĐịnhQuán.

57 Ông Nguyễn Xuân Chiến - Phó chủ tịch Thường trực Uỷ banMTTQVN tỉnh, khóa 4.

58 Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó ban Tổ chức - Tuyên huấn, Uỷ viênUBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

59 Ông Nguyễn Ngọc Đức - Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh,khóa 4.

60 Bà Nguyễn Thị KimHoàng

- UVTT/ Chánh Văn phòng UBMTTQVNtỉnh, khóa 4.

61 Bà Trương Thị Lan - Uỷ viên chuyên trách, Phó ban Phongtrào UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

62 Bà Phạm Thị Minh - Uỷ viên chuyên trách, Phó ban Phongtrào UBMTTQVN tỉnh, khóa 4.

63 Ông Dương Minh Ngà - Nguyên Bí thư Huyện uỷ Long Thành.

Page 283: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

283

64 Ông Nguyễn Trọng Thiêm - Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 65 Ông Thổ Út - Chuyên viên UBMTTQVN tỉnh. 66 Bà Trần Thị Thu Vân - Uỷ viên chuyên trách, Phó ban Dân chủ -

Pháp luật UBMT tỉnh, khóa 4. 67 Ông Huỳnh Văn Ba - PGĐ Sở GD - ĐT tỉnh. 68 Bà Tăng Kim Đoan - PGĐ Sở Y tế Đồng Nai, Uỷ viên

UBMTTQVN tỉnh, khóa 4. 69 Ông Trương Hữu Lộc - PGĐ Sở LĐTBXH Tỉnh. 70 Ông Nguyễn Thành Trí - Phó GĐ Sở VHTT-TT tỉnh. 71 Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Đài PTTH Đồng Nai.

BAN THƯỜNG TRỰC UBMTTQVN TỈNH, KHÓA V:1/ Chủ tịch:Ông Dương Minh Ngà.2/ Các Phó chủ tịch:- Ông Nguyễn Xuân Chiến.- Ông Nguyễn Trọng Thiêm.- Ông Nguyễn Ngọc Đức.- Ông Điểu Bảo.3/ Uỷ viên thường trực :- Bà Nguyễn Thị Kim Hoàng.- Bà Phạm Thị Minh.

Page 284: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

284

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TƯ LIỆU LƯU TRỮA. Chống Pháp

1. Báo cáo tình hình chính trị Khu 7. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử ĐảngĐồng Nai.

2. Báo cáo tình hình Khu 7 năm 1949 và đầu năm 1949. Lưu phòng Nghiêncứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

3. Báo cáo tình hình Xứ ủy Nam bộ (5-4-1950). Lưu phòng Nghiên cứu Lịchsử Đảng Đồng Nai.

4. Báo cáo Khu ủy Khu 7 (từ 11-8 đến 27-8-1950). Lưu phòng Nghiên cứuLịch sử Đảng Đồng Nai.

5. Báo cáo tình hình Nam bộ từ tháng 12-1951 đến tháng 3-1952. Trung ươngcục miền Nam. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

6. Báo cáo tình hình Nam bộ ba tháng 12-1951; 1,2-1951. Lưu phòng Nghiêncứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

7. Bản kiểm thảo Phong trào Phụ nữ toàn Nam bộ trong năm 1951-1952.Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

8. Báo cáo tình hình Nam bộ 19-12-1952. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sửĐảng Đồng Nai.

9. Báo cáo tình hình thanh niên Nam bộ 1952. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sửĐảng Đồng Nai.

10. Biên bản Hội nghị phân liên khu 3 tháng (1 -2-3) thường lệ và mở rộng (từ24 đến 25-4-1953). Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

11. Biên bản Hội nghị PLKU-UB-BTL và các ngành PLKMĐ (1-1954). Lưuphòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

12. Báo cáo tình hình cải các ruộng đất từ sau cách mạng tháng Tám 1945 vàtình hình nông thôn hiện nay. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

13. Báo cáo tình hình phân liên khu miền Đông (ngày 26-1-1954). Thư Phânliên khu miền Đông gửi Trung ương ngày 5 -8-1954. Lưu phòng Nghiên cứu Lịchsử Đảng Đồng Nai.

14. Báo cáo PLKMĐ gửi Bộ Tổng tư lệnh ngày 25 -3-1954. Thư Phân liênkhu miền Đông gửi Trung ương ngày 5-8-1954. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sửĐảng Đồng Nai.

15. Báo cáo PLKMĐ gửi Bộ Tổng tư lệnh tháng 4-1954.16. Báo cáo tình hình tư tưởng của đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân với

Hiệp định Giơ-ne-vơ (12-8-1954). PLKMĐ. Thư Phân liên khu miền Đông gửiTrung ương ngày 2-8-1954. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

17. Chỉ thị Phân liên khu miền Đông, tháng 4 -1954. Lưu phòng Nghiên cứuLịch sử Đảng Đồng Nai.

18. Chỉ thị nhân đà thắng lợi của ta, ra sức đẩy mạnh công tác vùng bị tạmchiếm. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

Page 285: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

285

19. Điện Phụ nữ Nam bộ gửi Phụ nữ Trung ương. Lưu phòng Nghiên cứuLịch sử Đảng Đồng Nai.

20. Nghị quyết về chương trình công tác 6 tháng cuối năm 1952 của Liên hiệpPhụ nữ Nam bộ. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng N ai.

21. Nghị quyết án về tổ chức, lề lối làm việc của cấp ủy Đảng và Chính quyềncác cấp. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

22. Nghị quyết địch ngụy vận. Phân liên khu miền Đông 1954. Lưu phòngNghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

23. Kết luận chung tình hình địch ta ở Phân liên khu miền Đông, âm mưu củađịch, nhiệm vụ của ta năm 1954. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

24. Thư Phân liên khu miền Đông gửi Trung ương ngày 2-8-1954. Lưu phòngNghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

25. Thư Phân liên khu miền Đông gửi Trung ương ngày 5-8-1954. Lưu phòngNghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

26. Thư Phân liên khu miền Đông gửi Trung ương ngày 12-9-1954. Lưuphòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

27. Báo cáo chung niên năm 1952. Liên Hiệp Công đoàn Nam bộ. Tài liệu lưuLiên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai

B. Chống Mỹ28. Báo cáo tháng 3/1970. Ban Cán sự T7. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử

Đảng Đồng Nai.29. Báo cáo Tình hình công tác Công đoàn vùng địch tạm chiếm đóng năm

1954. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. T ài liệu lưu Liên đoàn Lao động tỉnhĐồng Nai

30. Báo cáo tháng 9 năm 1954. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài liệulưu Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai

31. Báo cáo Tổng Công đoàn Việt Nam. Tình hình miền Nam và phong tràolao động năm 1963. Tài liệu lư u Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.

32. Báo cáo tổng kết chỉnh huấn nghị quyết 12 ngày 25-3-1974, Thường vụKhu ủy miền Đông. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

33. Báo cáo “Đánh bại chính sách bình định lấn chiếm mới của Mỹ ngụy, tiếnlên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. TWC. Tài liệulưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

34. Báo cáo Khu ủy miền Đông tháng 4-1975. Tài liệu lưu phòng nghiên cứulịch sử Đảng Đồng Nai.

35. Báo cáo tình hình 9 tháng đầu năm 1973. Khu ủy miền Đông. Tài liệu lưuphòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

36. Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng năm 1974 của T1. Tài liệu lưu phòngnghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

37. Báo cáo sơ kết chiến dịch Hồ Chí Minh (9-4 đến 5-5-1975). Thường vụKhu ủy Đông Nam bộ. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

38. Bản tự kiểm điểm của Khu ủy miền Đông ngày 14-1-1974. Tài liệu lưuphòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

Page 286: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

286

39. Biên bản cuộc họp bàn về việc xây dựng căn cứ miền Đông Nam bộ ngày4-7-1973. TWC. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

40. Báo cáo cuộc họp Đảng ủy tiền phương sơ kết bước 1 cao điểm từ 26 -3đến 21-4-1974 của vùng Bà Rịa-Biên Hòa gửi Thường vụ Sông Thao. Tài liệu lưuphòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

41. Chỉ thị “Việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác giáodục”. Năm Trường ngày 3-7-1968. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử ĐảngĐồng Nai.

42. Chỉ thị số 18/CT-NT 1968. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử ĐảngĐồng Nai.

43. Chỉ thị số 33/CT-70 Thường vụ Trung ương cục miền Nam.44. Chỉ thị số 02/CT-70 TWC “Trên cơ sở phát động căm thù Mỹ ngụy, động

viên nhân dân, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên nổ lực vượt bực thực hiện xuất sắcnhiệm vụ trước mắt, giành thắng lợi to lớn nh ất trong chiến dịch”.

45. Chỉ thị 07/CT-71 “Chuyển hướng công tác tổ chức và xây dựng Đảng bảođảm sự lãnh đạo toàn diện và sâu sắc đánh bại kế hoạch bình định và Việt Namhoá chiến tranh”. Ban Thường vụ KBN. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử ĐảngĐồng Nai.

46. Chỉ thị 13/CT-71 nắm vững thời cơ thuận lợi, khẩn trương hoàn thànhbước 1, kịp thời chuyển hướng sang bước 2, giành thắng lợi lớn nhất trong thờigian tới”. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

47. Chỉ thị 01/CT-72 “Thời cơ đã chín mùi, nắm vững quyết tâm của trên,phát động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xốc tới giành thắng lợi lớn nhất”. Lưuphòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

48. Chỉ thị 03/CT-72. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.49. Chỉ thị 04/CT-72. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.50. Chỉ thị 07/CT 72. Ban Thường vụ KBN. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử

Đảng Đồng Nai.51. Chỉ thị 08/CT 72. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.52. Chỉ thị 02/CT-73. TWC. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng

Đồng Nai.53. Chỉ thị 05/CT-73. TWC. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng

Đồng Nai.54. Chỉ thị 14/CT 74. TWC. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng

Đồng Nai.55. Chỉ thị 184/TVT ngày 30-7-1974 của Thường vụ Sông Thao về hoat động

mùa mưa. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.56. Chỉ thị 08/CT 74 “Về việc tích cực hoàn thành kế hoạch năm 1974 và

phương hướng, nhiệm vụ, yêu cầu năm 1975. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịchsử Đảng Đồng Nai.

57. Chỉ thị 02/CT 75. Twc. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng ĐồngNai.

Page 287: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

287

58. Chỉ thị ngày 10-3-1975, Thường vụ Sông Thao “Phát động hàng vạn quầnchúng nổi dậy tấn công phá kìm kẹp, gỡ đồn, giải phóng xã ấp bằng ba mũi giápcông”. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

59. Đề án công tác binh vận năm 1972 TWC. Tài liệu lưu phòng nghiên cứulịch sử Đảng Đồng Nai.

60. Điện thường vụ TWC gửi các khu ủy, phân khu ủy, Tỉnh ủy ngày 24 -10-1972. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

61. Điện văn số 577 ngày 8-11-1972 của NT (TWC). Tài liệu lưu phòngnghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

62. Điện 594/TWC. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.63. Điện thường vụ KBN gửi thường vụ T1, đồng gởi các tỉnh miền Đông

(20-11-1972). Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.64. Điện 934 TWC tháng 5-1973. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng

Đồng Nai.65. Điện số 390, thường vụ TWC gởi các Khu, Tỉnh ủy, các thị ủy, đồng điện

P10, ngày 6-4-1975. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Na i.66. Kế hoạch quân sự năm 1974 của Quân khu miền Đông. Tài liệu lưu phòng

nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.67. Nghị quyết Hội nghị Khu ủy miền Đông mở rộng ngày 27-3-1973. Lưu

phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.68. Nghị quyết án về căn cứ của miền Đông. Hồ sơ 56, phông Nam Bộ, kho

lưu trữ Bộ Quốc phòng.

69. Nghị quyết Hội nghị Trung ương cục mở rộng lần thứ VI (tháng 3 -1968).Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

70. Nghị quyết số 14/NQ-NT 31/10/1969 Trung ương cục miền Nam về Đẩymạnh phong trào du kích chiến tranh trong tổng công kích tổng khởi nghĩa. Tài liệulưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

71. Nghị quyết hoạt động xuân năm 1973 của Khu ủy (miền Đông). 1. Chỉ thị07/CT 72. Ban Thường vụ KBN. Lưu phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

72. Nghị quyết của thường vụ Khu ủy mở rộng (6/3/1973 đến 12/4/1973). Tàiliệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

73. Nghị quyết 21 của Trung ương. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sửĐảng Đồng Nai.

74. Nghị quyết số 56/NQ Ban thường vụ Khu ủy miền Đông về tổ chức lạichiến trường và chấn chỉnh chỉ đạo ngày 29 -12-1973. Tài liệu lưu phòng nghiêncứu lịch sử Đảng Đồng Nai.

75. Nghị quyết 57/NQ, Thường vụ Khu ủy về tổ chức lại chiến trường vàchấn chỉnh chỉ đạo ngày 7-1-1974. Tài liệu lưu phòng nghiên cứu lịch sử ĐảngĐồng Nai.

76. Nghị quyết Khu ủy miền Đông từ 30-1 đến 8-2-1975. Lưu phòng Nghiêncứu Lịch sử Đảng Đồng Nai.

Page 288: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

288

I. SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN1. Bình Đa kháng chiến – Đảng ủy phường An Bình – Nxb Đồng Nai, 19922. Bửu Hòa đấu tranh và xây dựng – Đảng ủy phường Bửu Hòa, Nxb Đồng

Nai, 19923. Lịch sử công an nhân dân Đồng Nai, tập I, Nxb Đồng Nai, 19924. Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Đồng Nai, tập I, Nxb Đồng Nai, 19975. Long Thành những chặng đường lịch sử – Thường vụ Huyện ủy Long

Thành- Nxb Đồng Nai, 19926. Lược sử Cù lao Phố- Chi ủy xã Hiệp Hòa - Nxb Đồng Nai, 19947. Những chặng đường đấu tranh của công nhân cao su Đồng Nai - Công ty

cao su Đồng Nai, 1985.8. Phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai - Phan Đình Dũng, LVCH,

ĐHKHXH và NVTp HCM, 2001.9. Phong trào đấu tranh cách mạng phường Thống Nhất – Đảng ủy phường

Thống Nhất – Nxb Đồng Nai10. Phụ nữ Đồng Nai những trang sử truyền thống - Trần Quang Toại- Nxb

Đồng Nai, 198811. Vĩnh Cửu 55 đấu tranh cách mạng-Đảng ủy thị xã Vĩnh An -Nxb Đồng

Nai, 198612. Tân Hạnh những chặng đường lịch sử – Chi bộ xã Tân Hạnh - Nxb Đồng

Nai, 199413. Tân Phong 40 năm đấu tranh và xây dựng ( 19456 – 1985 ) Đảng ủy

phường Tân Phong – Nxb Đồng Nai 198914. Thị trấn Xuân Lộc những chặng đường đấu tranh cách mạng vẻ vang-

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai -Nxb Đồng Nai 198415. Truyền thống cách mạng của phụ nữ Nam bộ thành đồng – tổ sử Nam

bộ; 198916. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Phường Tân Vạn, Đảng

ủy phường Tân Vạn – Nxb Đồng Nai 1995.17. Văn kiện Đảng về Mặt trận dân tộc thống nhất (tập 2).

UBTWMTTQVN, Hà nội, 1999.III. HỒI KÝ1. Những ngày gian khổ. Đinh Quang Dữa, Hồi ký, 2001.2. Canh sen quê hương. Nguyễn Văn Thông, Hồi ký, 2003.IV. NHÂN CHỨNG1. Bà Huỳnh Thị Bông2. Bà Phan Thị Chi3. Bà Nguyễn Thị Chuyên4. Bà Nguyễn Thị Hường5. Bà Phan Mỹ Kiều6. Bà Nguyễn Thị Luận7. Bà Đoàn Thị Hoàng Mỹ

Page 289: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

289

8. Bà Lê Thị Trừ9. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm10. Bà Nguyễn Phi Yến11. Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết12. Bà Nguyễn Thị Điều ( Năm Bình Minh )13. Bà Huỳnh Thị Phượng.14. Bà Huỳnh Thị Ngọc Huyền15. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt ( Lê Thị Dân )16. Ông Huỳnh Công Tâm ( Tư Ước )17. Ông Tiêu Như Thủy18. Ông Nguyễn Văn Thông19. Đinh Quang Dữa20. Võ Hồng Thái (Tư Thái/ Tư Xường)21. Võ Văn Ba (Tư Định)22. Phan Văn Tánh

Page 290: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

290

MỤC LỤC

* Lời giới thiệu* PHẦN MỞ ĐẦU.

- Đồng Nai- vùng đất- con người và truyền thống đoàn kếtI. Đặc điểm tự nhiên.

II Nguồn gốc cư dân và truyền thống đoàn kết* PHẦN THỨ NHẤT

- Sự ra đời và họat động của những tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo (1930 -1945).

CHƯƠNG I: Các tổ chức quần chúng trong cao trào 1930- 1931 và1936- 1939.

II. Những cuộc đấu tranh trước khi Đảng Cộng sản ra đời.

III. Những cuộc đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

IV. Tập hợp quần chúng trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương

CHƯƠNG II: Tập hợp đại đoàn kết toàn dân tiến tới Cách mạngTháng Tám (1940- 1945)

I. Nhân dân Biên Hòa là chổ dựa vững chắc để giữ vững phong trào, khắcphục khó khăn, xây dựng cơ sở Đảng.

II. Thanh niên Tiền phong, nòng cốt tập hợp lực lượng thực hiện khởi nghĩagiành chính quyền.

* PHẦN THỨ HAI

- Mặt trận Việt Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954)

CHƯƠNG III: Mặt trận Việt Minh tỉnh Biên Hòa trong giai đoạn (1945 -1951)

I. Tham gia xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhândân những ngày đầu độc lập (8/1945- 12/1946)

II. Mặt trận Việt Minh vận động nhân dân kháng chiến toàn dân, toàn diện(1947- 1951)

Page 291: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

291

CHƯƠNG IV: Mặt trận Việt Minh tỉnh Thủ Biên trong giai đoạn (1951-1954)

I. Mở rộng khối đoàn kết toàn dân, tham gia đấu tranh chống địch baovây, lấn chiếm.

II. Huy động sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi(1953- 7/1954).

* PHẦN THỨ BA

- Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Đồng Nai trong kháng chiến chống Mỹ cứunước (1954- 1975)

CHƯƠNG V: Vận dụng những hình thức phù hợp để đoàn kết nhân dânđấu tranh chính trị (1954- 1960)

I. Tập hợp lực lượng, tổ chức đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dânbằng các hình thức phù hợp để đấu tranh chính trị.

II. Nhân dân Biên Hòa đấu tranh chống khủng bố, đàn áp.

III. Đáu tranh để bảo vệ lực lượng cách mạng.

IV. Nhân dân Biên Hòa đoàn kết đấu tranh chống làm xa lộ và mở rộng sânbay quân sự, chống vụ thảm sát Phú Lợi

CHƯƠNG VI: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam ra đời giương caongọn cờ đại đoàn kết chống Mỹ cứu nước (1960- 1968).

I. Nghị quyết 15 (Khóa II) của Trung ương mở ra vận hội mới cho phongtrào cách mạng Miền Nam

II. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, giương caongọn cờ đại đoàn kết toàn dân chống Mỹ cứu nước.

III. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đoàn kết nhân dân góp phần đánh bạichiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)

IV. Mặt trận Dân tộc Giải phóng các huyện và tỉnh Biên Hòa thành lập.

V. Mặt trận Dân tộc Giải phóng giương cao ngọn cờ đại đoàn kết đánh bạichiến lược “Chiến tranh cực bộ” của Mỹ.

VI. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam hiệu triệu tổng tiến công và nổidậy Xuân Mậu Thân 1968.

Page 292: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

292

CHƯƠNG VII: Mặt trận Dân tộc Giải phóng các tỉnh Biên Hòa, LongKhánh góp phần đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” tiếntới giải phóng quê hương, thống nhất đất nước (1969 - 1975).

I. Mỹ đổi chiến lược chiến tranh cục bộ sang Việt Nam hóa chiến tranh.

II. Cán bộ Biên Hòa, Long Khánh bám trụ cùnh nhân dân chống phá bìnhđịnh của địch.

III. Củng cố, phát triển thực lực cách mạng, khôi phục phong trào.

IV. Quân dân hai tỉnh Biên Hòa, Long Khánh góp phần vào thắng lợi củaHiệp định Paris năm 1973

V. Đảng bộ, Mặt trận vàquân dân hai tỉnh Biên Hòa, Long Khánh tạo thế,tạo lực, tiến lên giải phóng quê hương (từ tháng 1/1973 đến cuối năm1974).

VI. Mặt trận Dân tộc Giải phóng phát động nhân dân nổi dậy kết hợp vũtrang giải phóng quê hương, góp phần thống nhất đất nước.

* PHẦN THỨ TƯ

- Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc (1975- 2000)

- CHƯƠNG VII: Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai thời kỳ trước đổi mới(1975- 1985).

I. Tiếp tục phát huy vai trò mặt trận trong thời kỳ cách mạng mới, cùng cảnước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa.

II. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai quá trình thành lập và pháttriển qua các kỳ Đại hội (1975- 1985)

III. Những đặc điểm của Mặt trận Tổ quốc và phong trào quần chúng giaiđoạn đầu cả nước thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội trong cơ chế quảnlý tập trung

- CHƯƠNG IX: Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai trong công cuộc đổi mới,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1986 - 2000).

I. Củng cố tổ chức của Ủy ban Mặt trận các cấp để đưa công tác mặt trậnlên ngang tầm nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

II. Phát huy sức mạnh đâi đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng Đồng Nai giàu đẹp văn minh

Page 293: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

293

- KẾT LUẬN

- PHỤ LỤC: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các kỳ Đại hội.

+ Ủy ban MTTQ tỉnh Đồng Nai khoá I (Nhiệm kỳ 1976- 1984)

+ Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh khóa I

+ Ủy ban MTTQ tỉnh Đồng Nai khoá II (Nhiệm kỳ 1984- 1989)

+ Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh khóa II

+ Ủy ban MTTQ tỉnh Đồng Nai khoá III (Nhiệm kỳ 1989- 1994)

+ Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh khóa III

+ Ủy ban MTTQ tỉnh Đồng Nai khoá IV (Nhiệm kỳ 1995- 2000)

+ Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh khóa IV

+ Ủy ban MTTQ tỉnh Đồng Nai khoá V (Nhiệm kỳ 2000- 2005)

+ Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh khóa V

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 294: Lich su UBMTTQVN tinh Dong Nai.pdf

294

LỊCH SỬ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAMTỈNH ĐỒNG NAI- TỪ 1930- 2000

Chịu trách nhiệm cuất bản:

BAN THƯỜNG TRỤC- ỦY BAN MTTQVN tỉnh

---------------------