36
LOGO LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM Người thuyết trình Nguyễn Thị Phương Hồng CQ48/08.03

Lịch sử phát triển báo chí việt nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

LOGO

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM

Người thuyết trìnhNguyễn Thị Phương Hồng

CQ48/08.03

Nội dung

Khái quát về báo chí1

Sự ra đời báo chí Việt Nam2

Sự phát triển báo chí Việt Nam3

1. Khái quát về báo chí

Báo chí là phương tiện truyền thông phổ biến nhất.

Báo chí là lĩnh vực kinh doanh mà sản phẩm hàng hóa là tin tức.

“Báo chí” xuất phát từ hai chữ:

báo (thông tin) và chí (giấy)

2. Sự ra đời báo chí Việt Nam

ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

Báo chí Việt Nam

Chính trị xã hội

Phương tiện

in ấnTư tưởng

Chữ Quốc ngữ

Những biến động về chính trị - xã hội nửa cuối thế kỷ XIX

Bất ngờ, nhà Nguyễn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, nước ta rơi vào yếu kém mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa…

Năm 1858, Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam bằng cuộc nổ súng vào Đà Nẵng

Những biến động về chính trị - xã hội nửa cuối thế kỷ XIX

Trong quá trình đô hộ, Pháp đã mở cánh cửa thông thương giữa Việt Nam với nước ngoài bằng buôn bán và ngoại giao. Đồng thời, Pháp cũng đem đến cho người VN thói quen mới đó là khả năng tiếp nhận thông tin.

Ngoài ra, người Pháp còn sửa sang, mở mang, xây dựng các khu đô thị ở VN, làm nảy sinh tầng lớp thị dân mới, có nhu cầu thông tin và giải trí cao.

Những biến động về tư tưởng

Khi Pháp vào giai cấp phong kiến VN bị phân hóa làm 3 phái khác nhau:

Phái chủ chiến: Chủ trương đánh Pháp đến cùng, không tính toán đến chuyện thắng hay bại.

Phái chủ hòa: Với tư tưởng hòa hoãn để cầu an, chuộc lợi.

Phái trung gian: phần lớn là các trí thức phong kiến. Họ không muốn đánh Pháp

nhưng cũng không đầu hàng.

Truyền bá Truyền bá tư tưởng để tư tưởng để

tạo lực lượngtạo lực lượng

Những biến động về tư tưởng

Nửa đầu thế kỷ XIX dân tộc ta có 2 nhiệm vụ lớn đó là: đổi mới đất nước và chống giặc ngoại xâm.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao dân trí là việc quan trọng do đó báo chí là một trong những phương tiện truyền thông cần thiết.

Nửa cuối thế kỷ XIX ý thức hệ phong kiến VN suy tàn, dần nhường cho ý thức hệ tiến bộ hơn đó là ý thức hệ dân chủ tư sản. Mặt tích cực của ý thức hệ này là nó tôn trọng quyền tự do cá nhân, quyền được bày tỏ ý kiến của mình. Vì thế, báo chí xuất hiện ngày càng nhiều.

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ

Đầu thế kỷ XVII các giáo sỹ phương Tây đến VN truyền đạo nhưng không có phương tiện giảng đạo. Họ đã dùng mẫu hệ La Tinh để ghi âm lại tiếng Việt.

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc Ngữ được chia làm 2 thời kỳ phát triển:

+ Thời kỳ trước Alechxangdrot: chữ Quốc Ngữ đã bắt đầu xuất hiện nhưng mới ở mức sơ khai. Khi Alechxangdrot đến thì ông là người đầu tiên có công hoàn thiện chữ Quốc Ngữ.

+ Thời kỳ sau Alechxangdrot: Chữ Quốc Ngữ phát triển khá nhanh và trở thành phương tiện chính yếu của báo chí.

Sự xuất hiện các phương tiện in ấn và hỗ trợ

Pháp vào VN mang theo khoảng 50 thợ in và máy in. Khi đó, những con chữ in đúc ra đời thay thế cho cách khắc gỗ thời xa xưa, giấy in thay thế cho giấy truyền thống của VN là loại giấy bản đen nhòa, xấu, khó viết.

Người Pháp còn mở mang hệ thống giao thông gồm đường bộ và đường sắt xuyên Việt, vì thế thông tin được chuyển đi nhanh hơn.

Sự xuất hiện các phương tiện in ấn và hỗ trợ

Ngoài ra, họ còn cho xây dựng Bưu Điện đầu tiên tại Nam kỳ.

Năm 1929, cầu hàng không đầu tiên được thiết lập song song với Sài Gòn và Paris giúp báo chí VN có sự giao lưu với nước ngoài.

Như vậy, cuối thế kỷ XIX VN đã có các điều kiện cần và đủ để báo chí ra đời và phát triển.

Báo chí Việt Nam

Xuất hiện trên lãnh thổ

Việt Nam

Tờ báo đầu tiên

Do người Việt Nam xuất bản

GIA ĐỊNH BÁO

Với báo chí tiếng Việt ở Việt Nam, xuất hiện trên báo trường đầu tiên cách đây 142 năm, đó là tờ Gia Định báo, ra đời ngày 1/4/1865 ở Nam Bộ, của một người Pháp tên là Ernest Potteau.

NGƯỜI CÙNG KHỔ

Đối với báo chí cách mạng Việt Nam, thì tờ báo đầu tiên của người Việt Nam xuất bản vào năm 1922 ở hải ngoại chính là tờ Le Paria (Người cùng khổ) in bằng tiếng Pháp do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút.

3. Sự phát triển báo chí Việt Nam

Báo chí trước khi Đảng Cộng sản ra đời(1930)Từ 1930 đến 1936Báo chí thời kì vận động dân chủ(1936-1939)Thời kì cao trào cứu nước (1939-1945)Sau cách mạng tháng 8 đến 1975Từ 1975 đến nay

1930

1936

1939

1945

1975

Giai đoạn phát triển

Trước khi Đảng cộng sản ra đời - 1930

Nguyễn Ái Quốc đã lập ra tờ báo Thanh Niên, do Người kiêm nhiệm cả chủ bút và cả các khâu quản lý, tài chính của tờ báo. 21/6/1925 số báo đầu tiên được xuất bản.

Trước khi Đảng Cộng sản ra đời - 1930

1925 1929 1930

Nối tiếp tờ Thanh Niên, tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản đảng xuất bản tờ Búa liềm.

Ban công vận của Đảng ra tờ Công hội đỏTổng Công hội Bắc Kỳ ra tờ Lao động.An Nam Cộng sản Đảng xuất bản tờ Báo đỏ

Thời kì 1930 - 1936

Sau khi hợp nhất các Đảng, TW Đảng Cộng sản VN cho ra báo Cờ vô sản và tạp chí Cộng sản. Các xứ ủy, tỉnh ủy, huyện ủy và chi bộ cũng ra báo.

Báo chí trong thời kỳ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát động cao trào cách mạng của công nông chống đế quốc-phong kiến, đỉnh cao là cao trào Xô viết-Nghệ Tĩnh.

Thời kì 1936 -1939

Tranh thủ điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi, mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước, trong đó có Pháp, lợi dụng khả năng hoạt động nửa hợp pháp, nửa bất hợp pháp, một số tờ báo cách mạng được xuất bản trong đó có tờ Dân chúng, cơ quan TW của Đảng.

Thời kì 1939 - 1945

Ngày 25/1/1942, báo Cứu quốc, cơ quan của tổng bộ Việt Minh ra đời. Ngày 10/10/1942, báo Cờ giải phóng, cơ quan TW của Đảng xuất bản số 1.

TW còn xuất bản tạp chí Cộng sản làm cơ quan lý luận. Các kỳ bộ Việt Minh và tỉnh bộ Việt Minh lần lượt cho xuất bản báo của địa phương cùng với báo của các đoàn thể cứu quốc ở TW: Công nhân, Thanh niên, Học sinh, Văn hóa, Tự vệ...

1939 - 1945

Hai tờ báo Cờ giải phóng và Cứu quốc có cống hiến lớn nhất trong việc đẩy mạnh cao trào cách mạng và giành thắng lợi lịch sử tháng Tám 1945.

Thời kì 1945 - 1975

Báo Cứu quốc xuất bản hàng ngày là tờ báo lớn nhất cả nước. Trong làng báo xuất hiện hai cơ quan mới: Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam).

1945 - 1975

Năm 1951, báo Nhân Dân, cơ quan TW của Đảng bắt đầu xuất bản, tạp chí Cộng sản, tạp chí Sinh hoạt nội bộ, báo Quân đội Nhân dân ra đời.

Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, nước ta tạm thời chia làm 2 miền. Báo chí của ta hình thành báo chí tự do ở miền Bắc và báo chí xuất bản bí mật bất hợp pháp ở vùng địch tạm chiếm ở miền Nam.

1945 - 1975

Trong những năm tháng cách mạng, báo chí phát triển mạnh mẽ và là một trong những công cụ chủ lực để tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, đóng góp sức lớn cho công cuộc giải phóng thống nhất đất nước.

Từ 1975 đến nay

Sau ngày 30/4/1975, báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước.

1975 đến nay

500 cơ quan báo chí

700 ấn phẩm báo chí

2 ĐPT và ĐTH

quốc gia

64 ĐPTTH ở

các tỉnh, thành phố.

1975 đến nay

Nhiều tờ báo cách mạng vẫn còn đứng vững và tiếp tục phát triển như Thanh Niên, Người lao động …

1975 đến nay

Từ đầu thế kỉ XXI, đặc biệt trong những năm trở lại đây, đội ngũ báo chí điện tử, báo chí trực tuyến phát triển mạnh mẽ cùng với các nhà cung cấp dịch vụ Internet tạo nên một mạng thông tin báo chí điện tử sôi động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày.

1975 đến nay

Các đài phát thanh truyền hình ngày càng cung cấp

nhiều dịch vụ như cho ra các ấn phẩm tạp chí…

Báo chí đa dạng phong phú

Kết luận

Từ những tờ bằng quốc ngữ đầu tiên cho đến ngày nay, báo chí VN ra đời và phát triển mạnh mẽ không ngừng, hòa chung trong không khí sôi động của nền báo chí thế giới, báo chí VN là công cụ đắc lực của Đảng, là phương tiện truyền thông nối giữa Đảng với nhân dân, phục vụ nhân dân, báo chí đã làm nhịp cầu gần gũi và thân thương, để bè bạn thế giới hiểu thêm và hiểu rõ một nước Việt Nam đang trên đà vươn ra hội nhập và phát triển.

LOGO

Người thuyết trìnhNguyễn Thị Phương Hồng

CQ48/08.03