246
1 LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG NAI LỊCH SỬ GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở ĐỒNG NAI

Lịch sử giai cấp công nhân ở Đồng Nai

Embed Size (px)

Citation preview

1

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG NAI

LỊCH SỬ GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở ĐỒNG NAI

2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu biên soạn đề tài Lịch sử giai cấpcông nhân ở Đồng Nai, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ và đónggóp ý kiến bổ ích của Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai,Viện Nghiên cứu Công đoàn và Giai cấp công nhân, Trường Đạihọc Công đoàn, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, các đồng chícách mạng lão thành, các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo phongtrào công nhân của Khu ủy miền Đông Nam bộ, tỉnh Biên Hòa, BàRịa–Vũng Tàu (cũ) và đông đảo cán bộ công đoàn gắn bó vớiphong trào công nhân qua các thời kỳ cách mạng. Xin chân thànhcám ơn các đồng chí.

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai

3

LỜI GIỚI THIỆU

Giai cấp công nhân ở Đồng Nai là một bộ phận của dân tộc và giai cấp côngnhân Việt Nam. Xuất thân từ giai cấp nông dân, giai cấp công nhân ở Đồng Naimanh nha từ những năm cuối thế kỷ XIX, chính thức ra đời khi thực dân Pháp thựchiện công cuộc khai thác thuộc địa ở địa phương những năm đầu thế kỷ XX.

Với truyền thống đấu tranh của dân tộc, ngay khi ra đời, giai cấp công nhânở Đồng Nai đã liên tục đấu tranh chống áp ức bóc lột của tư bản. Khi có ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo, công nhân Đồng Nai từ đấu tranh tự phát vươn lênđấu tranh tự giác, trở thành giai cấp tiên tiến, là lực lượng quan trọng trong đấutranh giải phóng dân tộc; đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược,giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với nhân dân Đồng Nai, giaicấp công nhân ở địa phương với truyền thống yêu nước, gắn bó chặt chẽ với dântộc, nỗ lực và đã giành nhiều thành quả trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. T rong công cuộc đổi mới,giai cấp công nhân ở Đồng Nai tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng, từngbước trở thành giai cấp “công nhân trí thức” góp phần vào việc xây dựng và pháttriển kinh tế địa phương, là nòng cốt xây dựng khối đoàn kết công nhân –nông dân–trí thức trong tỉnh ngày càng bền vững hơn.

Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Liên đoànLao động tỉnh triển khai đề tài nghiên cứu “Lịch sử giai cấp công nhân ở ĐồngNai” nhằm ghi lại quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân ở ĐồngNai trải qua những chặng đường lịch sử, qua đó khẳng định vai trò, vị trí và sứmệnh của giai cấp trong sự nghiệp xây dựng tỉnh Đồng Nai giàu mạnh, công bằng,dân chủ, văn minh; giáo dục giai cấp công nhân trong tỉnh phát huy truyền thốngcách mạng trong sự nghiệp công nghiệp hóa–hiện đại hóa tỉnh nhà.

Chúng tôi chân thành cám ơn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa họccông nghệ–Môi trường tỉnh Đồng Nai đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việchoàn thành đề tài; Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai đã có những ýkiến đóng góp cụ thể về khoa học để đề tài hoàn thiện hơn. Chân thành cám ơn cácđồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo Khu ủy miền Đông, Tỉnh ủy, những đồng chínguyên là cán bộ Ban Công vận, Công đoàn Khu miền Đông và hai tỉnh Biên Hòa,Bà Rịa–Long Khánh, đã đọc và góp những ý kiến xác thực để bổ sung vào bảnthảo đề tài.

Lịch sử giai cấp công nhân ở Đồng Nai là đề tài khoa học lớn có tính lý luậnvà thực tiễn. Đội ngũ biên soạn tuy có những cố gắng và nỗ lực, nhưng chắc hẳncòn không ít những thiếu sót. Ban Chủ nhiệm đề tài mong muốn được đông đảonhững nhà khoa học, nghiên cứu, những nhân chứng lịch sử có thêm ý kiến để đềtài tiếp cận nhiều hơn với sự thật lịch sử.

BAN CHỦ NHIỆM

4

MỞ ĐẦU

ĐỒNG NAI ĐẤT NƯỚC -CON NGƯỜI - TRUYỀN THỐNG

Đồng Nai, một tỉnh của miền Đông Nam bộ, vùng đất chuyển tiếp giữa cựcNam Trung bộ, Tây nguyên và đồng bằng Nam bộ; phía Đông nam giáp thành phốHồ Chí Minh (cách 30 km); tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; đông giáptỉnh Bình Thuận; đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.Tỉnh Đồng Nai có 8 huyện: Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Xuân Lộc, LongThành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu và thành phố Biên Hòa–trung tâm chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Đồng Nai, được Trung ương xác định cùng với thành phố Hồ Chí Minh, cáctỉnh Bình Dương, Bà Rịa –Vũng Tàu hợp thành tứ giác động lực, trọng điểm kinh tếcủa phía Nam, có diện tích 5.864,77km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam bộ, dân số 1.989.541 người (1[1]) với 40 dântộc, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ 98%. Các dân tộc bản địa được xác định gồm:Ch’ro, S’tiêng, Mạ...

Đồng Nai là tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai,khoáng sản(2[2]); thời tiết(3[3]) với hai mùa mưa, nắng thuận lợi cho canh tác nôngnghiệp, nuôi trồng thủy sản, các loại cây công nghiệp có giá trị cao (như cao su, tiêu,điều, cà phê, mía…). Tài nguyên rừng của Đồng Nai khá phong phú với hai loạirừng giồng và rừng ngập mặn. Đặc biệt, rừng cấm Nam Cát Tiên được công nhận làvườn quốc gia(4[4]), khu sinh quyển của đất nước.

Đồng Nai có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện. Những quốc lộ quantrọng đều chạy qua tỉnh với tổng chiều dài 244,5 km: quốc lộ 1 nối liền Biên Hòavới thành phố Hồ Chí Minh ra miền Trung; quốc lộ 20 từ ngã ba Dầu Giây lên LâmĐồng, Tây nguyên; quốc lộ 51 (15 cũ) nối Biên Hòa với tỉnh Bà Rịa –VũngTàu…Hệ thống đường bộ trong tỉnh có tổng chiều dài 3.339 km 5[5].

Hệ thống đường sắt quốc gia đi ngang tỉnh Đồng Nai dài 87,5km rất thuận tiệncho vận chuyển hành khách, hàng hóa. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyênLâm Viên (Lâm Đồng), là con sông nội sinh lớn nhất ở Việt Nam, với nhiều chi lưu,là đường thủy quan trọng từ Đồng Nai về các tỉnh Tây Nam bộ, nối thông với biểnĐông, thuận tiện cho việc giao thông, cung cấp nước sinh hoạt tiêu dùng, đồng thờilà một thắng cảnh. Sông có nhiều bậc thềm với nhiều thác có thể xây dựng nhữngcông trình thủy điện(6[6]) phục vụ quốc kế dân sinh. Sông Đồng Nai và những chi lưucủa nó, hiện nay được xây dựng những cảng sông quan trọng như cảng Long BìnhTân, Gò Dầu A, Gò Dầu B.

(1[1]) Theo kết quả điều tra dân số ngày 1-4-1999(2[2]) Như kim loại quý (vàng), kim loại màu (bauxit), đá quý, kaolin, vật liệu xây dựng, than bùn, nước khoáng, đất sét…(3[3]) Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 25–26oC, giờ nắng trung bình từ 5 -9, 6-8 giờ/ngày.(4[4]) Diện tích rừng 174.762 ha; trong đó rừng tự nhiên 128.224 ha, rừng trồng 46.538 ha.(5[5]) Trong đó có 700km đường nhựa.(6[6]) Tiêu biểu như công trình thủy điện Trị An, xây dựng từ năm 1984 -1986, công suất 400.000KW.

5

Đồng Nai hiện nay là một tỉnh công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chiếm đến54,2% trong tổng GDP của tỉnh (tính đến tháng 12-2000). Từ chỗ chỉ có 1 Khu Kỹnghệ Biên Hòa, nay là Khu Công nghiệp Biên Hòa I được xây dựng từ năm 1963với 335 ha, đến nay tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch được 17 khu công nghiệp, trong đócó 10 khu đã được đưa vào hoạt động (1[7]). Sự xuất hiện của những khu công nghiệpthu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời là tác nhân để phát triểnnhanh số lượng đội ngũ giai cấp công nhân ở Đồng Nai.

* * *

Qua công tác khai quật khảo cổ có thể nói Biên Hòa–Đồng Nai là vùng đất cócon người sinh sống từ lâu đời. Những kết quả khai quật khảo cổ cho thấy nhữngngành nghề thủ công từ xưa đã rất phát triển. Và đi cùng những ngành nghề thủcông này, một đội ngũ thợ thủ công đã xuất hiện. Những người thợ thủ công tài hoanày chính là những tiền đề rất quan trọng cho việc xuất hiện tầng lớp thợ thủ công(chuyên hoặc không chuyên).

Những di chỉ khảo cổ khai quật ở Phước Tân, Trảng Bom, Võ Dõng, SôngRay, Núi Gốm, Hàng Gòn, Suối Linh… cho thấy trên đất Biên Hòa –Đồng Nai xưacách đây hàng ngàn năm đã xuất hiện nhiều cơ sở chế tác đá. Các di chỉ thời đại kimkhí tiêu biểu như Dốc Chùa, Long Giao… với những rìu đồng, qua đồng, giáo mác,những khuôn đúc đồng… Di chỉ Suối Chồn, mộ chum Phú Hòa, Hàng Gòn vớinhững lưỡi rìu sắt, dao, kiếm sắt, cuốc, lưỡi cày chứng tỏ cách đây hơn 2.000 nămnghề đúc đồng và những người thợ đúc đồng, đúc gang tài hoa đã từng hiện diện,sinh sống trên mảnh đất này. Rồi những hiện vật gốm tìm thấy ở rạch Lò Gốm (HiệpHòa); những phát hiện về kiến trúc thờ bằng đất nung, kiến trúc nhà ở bằng gỗ tìmthấy ở Rạch Đông, gò Chiêu Liêu, Cái Vạn, Cái Lăng, Rạch Lá…là những chứngtích cho thấy dấu vết của các công trường chế tác đá, nghề làm gạch ngói, nghề gỗvới những người thợ thủ công đã xuất hiện khá sớm ở vùng đất này.

Qua khảo cổ cho thấy đất Đồng Nai hiện diện các dòng gốm Việt, Chăm, Hoavà sự dung hợp những dòng gốm này đã tạo thành truyền thống gốm Đồng Nai đểrồi hình thành nên những làng nghề thủ công gốm như Tân Vạn, Bửu Hòa, Cù LaoPhố, Hóa An, Bến đò Trạm…

Hơn 300 năm trước, Đồng Nai đã là vùng đất hội tụ nhân dân từ mọi miền đấtnước về chung tay xây dựng và phát triển cuộc sống: “Nhà Bè nước chảy chia hai.Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Để tránh cuộc chiến tranh phi nghĩa của hai tậpđoàn phong kiến Trịnh–Nguyễn, từ thế kỷ 17, những người nông dân nghèo khổ từmiền Ngũ Quảng đã lần hồi theo đường bộ, đường biển vào Nam. Đất Biên Hòa –Đồng Nai địa đầu Nam bộ, với thiên thời, địa lợi trở thành nơi dừng chân khai phácủa họ. Vùng đất sôi động hơn khi vào cuối thế kỷ 17, những người Hoa “phảnThanh phục Minh” do Trần Thượng Xuyên dẫn đầu được chúa Nguyễn Phúc Tần bốtrí định cư ở Cù Lao Phố. Sự cộng cư, giao lưu văn hóa giữa tộc người bản địa,

(1[7]) Các khu công nghiệp: KCN Biên Hòa I 335ha; KCN Biên Hòa II 365ha; KCN Long Bình (AMATA 760ha); KCN Loteco100ha; KCN Nhơn Trạch 2.700ha; KCN Gò Dầu–Vedan 308ha; KCN Hố Nai 523ha; KCN Sông Mây 471ha; KCN Ông Kèo800ha; KCN Tam Phước 380ha; KCN An Phước 800ha; KCN Thạnh Phú 186ha; KCN Bàu Xéo 215ha; KCN Long Khánh100ha; KCN Xuân Lộc 100ha; KCN Định Quán 50ha; KCN Tân Phú 50ha.

6

người Việt, người Hoa đã tạo nên một sức sống mới cho vùng đất trù phú, màu mỡnày. Ngoài truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Việt, Hoa, cư dân bản địa còn tiếpnhận những nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, ban đầu chỉ làm ra gạchngói, lu, hũ, trã, trách… Đặc biệt, từ thế kỷ thứ XVIII, thương cảng Cù Lao Phốhình thành, là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công phong phú như: nghề dệtchiếu, dệt tơ lụa, nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề nấu đường mía lau, nghề mộc,pháo thăng thiên…Những địa danh “chợ Chiếu, chợ xóm Củi, xóm Lò Đúc, rạch LòGốm…” chính là những dấu ấn xưa còn lại cho thấy sự phát triển của những ngànhnghề thủ công xưa ở Biên Hòa.

Đầu thế kỷ XX, Trường Mỹ nghệ thực hành được thành lập (tháng 3 -1903).Sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật gốm truyền thống và công nghệ phương Tây, đặcbiệt với hai nghề gốm và đúc đồng, thợ thủ công địa phương đã làm những sảnphẩm đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật cao hơn. Sản phẩm gốm mỹ thuật trang trí độc đáodo những người thợ Biên Hòa làm ra với màu men lam nổi tiếng, giành được thứhạng cao trong các cuộc triển lãm trong và ngoài nước. Nghề làm đá từ việc khaithác đá ong để xây mộ, làm đườn g, lát vỉa hè…đến khi những người Hoa (Bang Hẹ)vào sinh sống, nghề làm đá phát triển nhanh tập trung ở những vùng như: Bửu Long,Bình Trị, Bửu Hòa…Người thợ thủ công tài hoa ở Biên Hòa đã làm nên những sảnphẩm chạm, điêu khắc đá trang trí, xây dựng ở những cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, nhàcửa (như miếu Tiên sư ở Bửu Long, chùa Ông ở Hiệp Hòa…), nghề mộc, chạmkhắc gỗ cũng khá phát triển. Những công trình kiến trúc cổ như các đình Phú Mỹ,An Hòa, những ngôi nhà cổ ở Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Nhơn Trạch…chứng tỏ sự tàihoa của lớp thợ thủ công ở Biên Hòa. Nghề rèn, đúc đồng, gang (gia dụng và dụngcụ canh tác) vẫn còn ở khu vực Bình Thạnh, Tân Bình, Hiệp Hòa, Bến Gỗ… chothấy một lớp thợ thủ công khá đông đảo, với trình độ chế tác cao ở Biên Hòa đã hìnhthành, để có thể làm ra những sản phẩm cung ứng yêu cầu về đời sống và sản xuấtkhông chỉ ở địa phương mà cả Nam bộ. Biên Hòa còn nổi tiếng với nghề làm đườngthủ công, ép mía lấy mật làm đường (che mía) ở Tân Phong, Vĩnh Cửu… từ đó, mộtlớp thợ thủ công đã được hình t hành. Nhiều làng nghề được thành lập (như Tân Vạn,Hiệp Hòa, Bửu Long…) (1[8]). Thợ thủ công tài hoa của địa phương là nguồn lao độngquan trọng, phong phú có thể chuyển hóa khi xã hội phát triển và có sự phân cônglao động trong xã hội ngày một rõ nét hơn.

Người Biên Hòa–Đồng Nai vốn mang trong người truyền thống của dân tộcViệt Nam, từ miền Bắc, miền Trung vào sinh sống ở vùng đất mới màu mỡ, đượcgiao lưu tiếp xúc với nền văn hóa bản địa, văn hóa người Hoa…; phải đối phó vớithiên nhiên, thú dữ để sinh tồn nên dễ dàng gắn kết lại với nhau, cảm thông nỗi niềmxa xứ, giúp nhau trong cuộc sống, lao động…Tất cả đã là tác nhân tạo nên tính cáchcon người Biên Hòa–Đồng Nai với tinh thần yêu nước, ý chí thống nhất dân tộc,sống rất phóng khoáng, cởi mở, trọng chữ tín hơn tiền tài, dũng cảm và đoàn kết.

Thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược Việt Nam (1858), đánh chiếm BiênHòa (tháng 12-1861), đặt ách thống trị nhân dân ta và tiến hành công cuộc khai thác

(1[8]) Tính đến cuối năm 2000, Đồng Nai có 89 doanh nghiệp sản xuất gốm, trong đó có 2 công ty TNHH, 1 công ty cổ phần,1 hợp tác xã, 37 doanh nghiệp tư nhân, 28 hộ đăng ký kinh doanh, 20 hộ cá thể.

7

thuộc địa, là tác nhân để thúc đẩy, hình thành một giai cấp cấp mới trong xã hội ViệtNam nói chung, Biên Hòa–Đồng Nai nói riêng: GIAI CẤP CÔNG NHÂN.

Mở đầu công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Biên Hòa–Đồng Nai,thực dân Pháp tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường giao thông bộ, đường sắt,đường dây thép liên lạc hữu tuyến, vô tuyến (nhà dây thép–bưu điện) phục vụ choviệc bóc lột tài nguyên thiên nhiên phong phú trong tỉnh. Những quốc lộ 1, 20, 15,liên tỉnh lộ 2, đường sắt Bắc Nam, cầu Gành, cầu Rạch Cát… được mở từ nhữngnăm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nguồn nhân lực chính là những người nông dânBiên Hòa và miền Đông Nam bộ được thực dân Pháp hợp đồng, bấy giờ gọi là “phumộ”. Đây là lực lượng tiền thân của giai cấp công nhân Biên Hòa thuở sơ khai, giữmột vị trí quan trọng trong việc mở mang đường sá, xây dựng hạ tầng ban đầu ở địaphương.

Cuối thế kỷ 19, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918),thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa ở Biên Hòa. Tư bảnthực dân Pháp với chủ trương bóc lột tài nguyên thiên nhiên v à lao động thuộc địa,phát triển công nghiệp thuộc địa phục vụ cho công nghiệp chính quốc, đã hình thànhnên một vùng cây công nghiệp cao su, chuyên sản xuất mủ làm nguyên liệu chocông nghiệp chính quốc.

Năm 1906, tư bản Pháp chính thức thành lập Công ty Đồn điền Suzannah ởDầu Giây (Xuân Lộc, nay thuộc huyện Thống Nhất) và sau đó là hàng loạt các côngty đồn điền khác. Để đảm bảo lao động, tư bản Pháp thực hiện chính sách mộ phu từnhững nông dân nghèo khổ bị địa chủ phong kiến áp bức bóc lột nặng nề ở miềnTrung, miền Bắc, đưa vào các đồn điền cao su ở miền Đông. Từ cuộc sống và laođộng tập thể, đấu tranh chống lại chế độ áp bức, bóc lột của tư bản thực dân, nhữngphu cao su đã dần trở thành công nhân đồn điền.

Năm 1907, thực dân Pháp cho xây dựng Công ty Kỹ nghệ và Lâm nghiệpBiên Hòa (Bien Hoa Industrielle et foresière–BIF) trên cơ sở Nhà máy Cưa xẻ gỗTân Mai xây dựng từ năm 1897, mở 1 tuyến đường xe lửa từ Tân Mai lên Cây Gáo,Trảng Bom để vận chuyển cây rừng khai thác về nhà máy. Năm 1912, nhà máychính thức đi vào hoạt động. Đây là cơ sở công nghiệp đầu tiên được xây dựng ởBiên Hòa. Một lớp công nhân công nghiệp đã hình thành ở Biên Hòa.

Sự xuất hiện của giai cấp công nhân ở Biên Hòa là một bước ngoặt trongphong trào đấu tranh cách mạng ở tỉnh. Đó là giai cấp xuất thân từ giai cấp nôngdân, nhưng môi trường lao động hoàn toàn khác: Lao động với thời gian quy định,với một khuôn khổ kỷ luật nhất định theo dây chuyền sản xuất, thành quả lao độnglàm ra mà người công nhân được hưởng được tính theo lươn g hàng tháng, hoặclương khoán theo sản lượng (phần cây cạo, sản lượng mủ, số mét khối gỗ xẻ…); làmột điều hoàn toàn mới so với người nông dân phần lớn mang tính chất sản xuất tựdo hơn. Đặc điểm lao động sản xuất đó góp phần tạo nên tính cách (hoặc đặc đ iểm)của giai cấp công nhân Biên Hòa là tính kỷ luật, tiên tiến và đoàn kết cao.

Thời kỳ Mỹ thực hiện chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, BiênHòa với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú, là nơi Mỹ–ngụy triển khaichính sách bóc lột mới. Khu Kỹ nghệ Biên Hòa ra đời năm 1963, là khu công nghiệphiện đại bấy giờ, cùng một loạt những căn cứ quân sự lớn hình thành đã góp phần

8

phát triển giai cấp công nhân ở Biên Hòa. Đó là đội ngũ công nhân hiện đại, có taynghề cao, trình độ chuyên môn kỹ th uật được đào tạo, có ý thức giác ngộ dân tộc vàgiai cấp.

Giai cấp công nhân ở Biên Hòa là một bộ phận của dân tộc, cùng bị áp bứcbóc lột nên luôn luôn có tinh thần đấu tranh cao. Ngay khi hình thành, giai cấp côngnhân ở Biên Hòa trước những sự đàn áp, kỷ luật lao động khắc nghiệt, những bứcxúc về lao động cực nhọc, đời sống khó khăn, tiền lương thấp kém, đã không ngừngđứng lên đấu tranh một cách tự phát với mục tiêu đòi cải thiện đời sống, lao động vàtiến dần lên đấu tranh tự giác có tổ chức. Trong đó tiêu biểu như các cuộc đấu tranhcủa công nhân Đồn điền Cao su Cam Tiêm (1926), Phú Riềng (1928, 1929), Nhàmáy Cưa BIF …gây tiếng vang lớn trong nước và ngoài nước. Những cuộc đấutranh đó tuy ban đầu mang tính tự phát, nhưng thể hiện được nguyện vọng, ý chí vàtinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân ở Biên Hòa. Những cuộc đấu tranh đónhư những tập dượt bước đầu để khi giai cấp công nhân ở Biên Hòa được đội ngũtiên phong, tức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã tạo ra một phong trào đấutranh rộng lớn hơn.

Từ năm 1929, giai cấp công nhân ở Biên Hòa–Đồng Nai khi được Đảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo đã trở thành một lực lượng chính trị quan trọng có nhiềuđóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, trong những thờiđoạn lịch sử khó khăn nhất (1931-1932 và 1939-1943), giai cấp công nhân ở BiênHòa–Đồng Nai, nhất là công nhân cao su chính là lực lượng bảo vệ cán bộ cáchmạng, là cơ sở để khôi phục, phát triển lực lượng cách mạng tiến lên dưới ngọn cờcủa Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩagiành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945.

Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, giai cấp công nhân ở Biên Hòa–Đồng Nai là lực lượng chính để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựngcăn cứ địa, cung cấp hậu cần, đội ngũ giao liên, lực lượng đấu tranh chính trị, binhvận góp phần làm nên những chiến công có ý nghĩa lịch sử(1[9]). Đặc biệt là giai cấpcông nhân ở Biên Hòa–Đồng Nai thực hiện cuộc nổi dậy giải phóng hoàn toàn KhuKỹ nghệ Biên Hòa–khu công nghiệp lớn nhất ở miền Nam và toàn bộ đồn điền caosu vào thời điểm mùa xuân năm 1975.

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức công đoàn, giai cấp côngnhân ở Đồng Nai (cả công nhân công nghiệp và công nhân cao su) không ngừngphát triển về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn trong việc khôi phục kinh tế,ổn định đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1975 đến 1985 do bị ràng buộctrong cơ chế bao cấp, lực lượng công nhân ở Biên Hòa phát triển chậm.

Từ khi có Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI với đường lối đổimới toàn diện, trong đó có đường lối chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phầnvà Luật Đầu tư nước ngoài, giai cấp công nhân Đồ ng Nai có bước phát triển mới:Phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về thành phần xuất thân và có mặt trong nhiều

(1[9]) Từ Bàu Cá (14-7-1947), La Ngà (1-3-1948), Trảng Bom (20-7-1951) trong kháng chiến chống thực dân Pháp cho đếnnhững chiến thắng sân bay Biên Hòa (31-10-1964), La Ngà II (1965), chiến dịch Xuân Mậu Thân (1968), chiến dịch NguyễnHuệ (1972), đến chiến dịch Xuân Lộc giải phóng thị xã Long Khánh (từ 9 đến 21 -4-1975).

9

hình thức sở hữu(1[10]), góp phần to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ởtỉnh nhà từ cơ cấu nông nghiệp –công nghiệp–dịch vụ thành công nghiệp–dịch vụ–nông nghiệp, với tổng giá trị công nghiệp chiếm 54,2% trong GDP toàn tỉnh.

Có thể nói, sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân ở Biên Hòa–ĐồngNai không chỉ là kết quả tất yếu của con đường phát triển công nghiệp, mà còn là tácnhân mở con đường mới ở vùng này, chuyển từ văn minh nông nghiệp tiến lên nềnvăn minh công nghiệp vào lúc nước Việt Nam tiếp nhận cuộc cách mạng khoa họccông nghệ thế giới và gia nhập toàn cầu hóa để trở thành một nước công nghiệp hiệnđại.

Ngày nay, thực hiện đường lối công nghiệp hóa–hiện đại hóa của Đảng, giaicấp công nhân Đồng Nai không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹthuật, trình độ chính trị, tự hoàn thiện mình để trở thành giai cấp tiên tiến, xứng đángvới vai trò, sứ mệnh của mình trong công cuộc xây dựng đất nước “Dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

(1[10]) Tính đến cuối năm 2000, giai cấp công nhân và lao động ở Đồng Nai đã chiếm tỷ lệ gần 10% trong tổng số lao động,trong đó phân ra: Công nhân trong các đơn vị quốc doanh 24.164 người; trong cá c đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài 96.783người; tư nhân 36.097 người. Giai cấp công nhân ở Đồng Nai được tập hợp trong các tổ chức công đoàn, được học tậpgiáo dục về đường lối của Đảng, về chính sách, pháp luật Nhà nước …nên bản lĩnh chính trị, nhận thức cách mạng đềuđược nâng lên.

10

CHƯƠNG ICHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂNỞ ĐỒNG NAI

I. ÂM MƯU XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁPChủ nghĩa tư bản châu Âu manh nha ra đời từ thế kỷ XV, ngày càng phát triển

nhanh. Giới tư bản công nghiệp và nhà buôn Pháp, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Đức được các chính phủ giúp đỡ tích cực tiến hành thôn tính, xâm lượccác nước ở các châu Á, Phi, Mĩ, Đại Dương để bóc lột tài nguyên, nguyên liệu vànhân công rẻ mạt nhằm cung ứng cho công nghiệp chính quốc, mặt khác tạo ra thịtrường tiêu thụ các hàng hóa sản xuất trong nước để thu lợi nhuận cao.

Chủ nghĩa tư bản châu Âu sử dụng giáo sĩ các hội truyền giáo (như hội Thừasai Paris MEP) làm người “tiên khu” để thực hiện chính sách “hạt tiêu và linh hồn”.Một số giám mục, linh mục len lỏi vào các nước còn xa lạ này tìm hiểu kỹ mọi mặt:thể chế chính trị, thực lực quốc phòng, phong tục, tài nguyên, khả năng kinh tế rồigiới thiệu những thông tin quí báu trên cho các công ty thương mại, các chính phủ ởchính quốc... và sau này dẫn đường cho kẻ chinh phục thuộc địa khi có điều kiệnthuận lợi.

Năm 1749, giáo sĩ (kiêm nhà buôn) Pháp Pie Poavrơ (Pierre Poivre) truyềnđạo ở Đàng Trong nước ta, khi về nước đã báo cáo: “Một công ty muốn đứng được ởĐàng Trong và có thiết bị chắc chắn để buôn bán có lợi thì cần có phương tiện đểkhiến người ta kiêng nể và kính trọng. Ta có thể chuyển người Đàng Trong sang cácthuộc địa của ta để làm thợ sản xuất đường, tơ lụa. Ta có thể chuyển sang cả thợcày, thợ mộc”(1[1]).

Đây chỉ là một trong nhiều báo cáo của giới tăng lữ châu Âu với chính phủ vàgiới công thương nước họ.

Ở Việt Nam, Nguyễn Ánh nhờ giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) kýhiệp ước Vecxay (Versailles) cầu viện chính phủ Pháp giúp binh lính, súng đạn, tàuchiến để chống lại phong trào Tây Sơn, tạo điều kiện mở đường cho tư bản Phápthực hiện lâu dài âm mưu, kế hoạch xâm lược Việt Nam. Nước ta đứng trước hiểmhọa khôn lường.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế sau khi đánh bại nhà Tây Sơn.Ông ta và các vua kế vị thi hành hàng loạt chính sách chuyên chế tập quyền để giữvững quyền lợi dòng Nguyễn Phúc cũng như cả giai cấp địa chủ phong kiến. Xã hộiViệt Nam lúc đó chỉ có hai giai cấp chính: địa chủ phong kiến thống trị, đối lập vớiđông đảo nông dân lao động và số thợ thủ công còn rất ít. Tập đoàn vua quan nhàNguyễn có thực hiện một số điều thúc đẩy vài mặt kinh tế -xã hội song nhìn chung,người ta thấy nổi bật một số điểm:

– Họ tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân, thi hành chính sách trọng nông ức

(1[1]) Ch.Maybon trích dẫn trong Lịch sử hiện đại An Nam, t.158.

11

thương, kìm hãm thủ công nghiệp, đẩy nền kinh tế vào tình trạng ngày càng suythoái.

– Chính sách đối ngoại bế quan tỏa cảng hoàn toàn tự hãm đất nước vào thế côlập (trong khi nước Nhật nhờ mở cửa mà thực hiện cuộc Minh tân thắng lợi, đưa đấtnước thành giàu mạnh).

– Chính sách cấm đạo Thiên Chúa tạo cớ cho kẻ địch lợi dụng khoét sâu mâuthuẫn khối đoàn kết toàn dân trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.

Do bị áp bức bóc lột nặng nề, các cuộc nổi dậy của nông dân liên tiếp nổ ra ởnhiều nơi, nhất là ở Bắc kỳ, gây lúng túng cho triều đình Huế tốn công đánh dẹp.Nhà vua và các quan bất lực, đất nước suy yếu, nhân tâm ly tán nên họ phải chịutrách nhiệm về sự thất bại trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược saunày.

Ngày 22-4-1857, Napôlêông đệ tam (Napoléon III) dựa vào văn kiện hiệp ướcVecxay kí năm 1787 lập luận rằng việc đánh chiếm Nam kì từ lâu “nằm trong dựkiến của nước Pháp” , đến nay thi hành chỉ là tiếp tục một “quốc sách” cũ. Lấy cớtriều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do phái viên chính phủ đi tàuCatina (Catinat) đưa trình ngày 16-9-1856 là “làm nhục quốc thể Pháp”, mặt kháclấy cớ “bảo vệ đạo” để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo Pháp vàViệt Nam, tư bản Pháp quyết tâm xâm lược nước ta.

Ngày 1-9-1858, Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng nhưng không chiếm được cửabiển này (chúng rút bỏ sau đó ít lâu).

Ngày 10-2-1859, chúng quay vào Nam kỳ, hạ pháo đài Phước Thắng.Ngày 17-2-1859, chúng hạ thành Gia Địn h sau khi vất vả đánh chiếm hàng

loạt đồn của quân triều đình từ cửa Cần Giờ ngược sông Lòng Tàu trở lên.Ngày 16-12-1861 chúng nống ra chinh phục thành Biên Hòa rồi Định Tường

…Kể từ khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp liên tục vấp phải sức kháng cự

mãnh liệt của nhân dân. Bộ phận đầu não của triều đình Huế phần đông chủ hòa,nhu nhược khiến giặc lấn tới từng bước. Kết quả bước đầu của những sai lầm củatriều đình Huế: năm 1862 ba tỉnh miền Đông Nam kỳ rơi vào tay giặc. Và cuốicùng, năm 1884, nước ta hoàn toàn bị thực dân Pháp thống trị.

II. THỰC DÂN PHÁP BƯỚC ĐẦU KHAI THÁC Ở BIÊN HÒAChiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, từ năm 1862, Phó Đô đốc, thiếu

tướng Hải quân Bôna (Bonard: thiếu tướng hải quân còn gọi là Phó đề đốc) đượcchính phủ Pháp bổ nhiệm đứng đầu bộ máy sĩ quan trực tiếp cai trị cả dân sự lẫnquân sự ở Nam kỳ, mở đầu thời kỳ các đô đốc thống trị khoảng một thập niên. Đâylà giai đoạn quân quản trực trị, sách Lịch sử Nam kỳ thuộc Pháp (Histoire de laCochinchine francaise) giải thích: “Trực trị là điều cần thiết để tự vệ. Không thể nàotổ chức bảo hộ trong một xứ bất khuất, nơi mà hạng người có khả năng cai trị thìhoặc là vắng mặt, hoặc là chống lại” (1[2]).

Pháp xâm lược Nam kỳ đã làm thay đổi mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa -xã

(1[2]) Dẫn Trần Văn Giàu và nnk: Lịch sử cận đại Việt Nam, t.1, tr.192, Nxb Giáo dục, H., 1962.

12

hội nơi đây.

II.1. Chủ trương “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân PhápMột viên Tham biện (inspecteur: Thanh tra) người Pháp đứng đầu bộ máy cai

trị tỉnh Biên Hòa có quyền hạn rộng rãi như lãnh chúa, không cần luật lệ gì, tha hồthu thuế, xử án, bắt dân đi làm xâu, bổ nhiệm nhân viên, càn quét, bắt bớ... Chỉ trongvòng 8 năm (1861-1870), có 9 tham biện đều là sĩ quan, cấp thấp nhất là trung úy,cao nhất là đại tá (1[3]). Chính quyền thuộc địa Pháp giữ các đơn vị phủ, huyện, tổng,xã như cũ. Nhảy ra cộng tác làm tay sai đắc lực cho giặc là vài kẻ có học nhưng đạođức suy đồi (kiểu Tôn Thọ Tường), phần lớn là bồi bếp, culi, thông ngôn, ký lục họccấp tốc qua loa ở trường dòng, trường thông ngôn. Điều này nằm trong chủ trương“dùng người Việt trị người Việt” quen thuộc.

Thực dân Pháp thực hiện chính sách cổ điển “dùng người Việt đánh ngườiViệt”. Từ năm 1861, Bôna đặt ở mỗi huyện một đội gồm 50 lính mã tà(2[4]) và 100lính tập(3[5]). Tỉnh Biên Hòa có 1 tiểu đoàn gồm 6 đại đội lính tập; mỗi đại đội có 1hạ sĩ quan Pháp chỉ huy và vài lính Pháp làm nòng cốt. Bôna ra nghị định bắt lính ởtừng làng, khi Đờ la Grăngđie (de la Grandière) thay, đặt một sắc thuế đặc biệt đàithọ mọi chi tiêu của đội lính thường trực đông đảo này.

Để thủ tiêu ảnh hưởng của giới nho sĩ, có lúc giương cao ngọn cờ khángchiến, thực dân Pháp hạn chế việc cho phép mở lớp dạy chữ Hán, đưa chữ quốc ngữ,nhất là chữ Pháp, thành thứ chữ chính thống. Mọi công văn, chỉ thị của nhà cầmquyền chỉ dùng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Văn miếu Trấn Biên bị nhà cầm quyềnra lệnh phá tan ngay sau khi chiếm thành Biên Hòa nhằm thực hiện chủ trương dãman nói trên. Vài trường học được mở ở Biên Hòa trước năm 1876 sau tăng dần, lúcđầu đào tạo thông ngôn và nhân viên hành chính cấp thấp.

II.2. Chủ trương “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân PhápThời kỳ “các đô đốc” chinh phục châu Á xa xôi, trong đó có Nam kỳ, kéo dài

hàng chục năm, về sau không được giới tư bản chính quốc mặn mà ủng hộ. Đôi khicác tướng lĩnh, đô đốc gặp sự lạnh nhạt thậm chí phản đối vì chính phủ và giới tưbản Pháp sợ chưa thu được lợi lộc gì mà phải chi tiêu tốn kém quá khả năng chophép. Do đó họ phải tìm cách xoay sở để có tiền thực hiện chinh phạt thuộc địa.

Điển hình của chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" được thực hiệnngay từ khi vừa hạ thành Gia Định (16-2-1859), thực dân Pháp thực hiện ngay chủtrương cổ điển “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” bằng biện pháp cho tàu thuyền cácnước tự do ra vào cảng Sài Gòn buôn bán để thu thuế xuất nhập cảng (4[6]). Quân viễn

(1[3]) Đại tá Domenech Diego (từ 22-12-1861), thiếu tá Loubère (từ 26-5-1862), thiếu tá Charlier (từ 1-9-1866), đại úy Garrido(?-?), thiếu tá hải quân Philastre (từ 9-11-1866), Tham biện Labelleevière (từ 27 -5-1868), thiếu tá Chatelier (từ 22-4-1869),Tham biện Baulinier (từ 5-11-1869), trung úy Salicéti (từ (30-12-1869).(2[4]) Garde civile locale: cảnh sát trật tự địa phương, từ tiếng Mã Lai mata mata mà ra.(3[5]) Lính khố xanh chuyên gác bảo vệ công sở. Còn lín h khố đỏ là lính chiến đấu chủ lực cơ động.(4[6]) Ngày 22-2-1860, Soái phủ Nam kỳ ra nghị định. Ngay năm này, 53.939 tonnô (tonne: tấn) gạo được xuất đi, ngoài racòn đường cát và một số lâm thổ sản cũng được bán ra nước ngoài trị giá khoảng 6,6 triệu frăng (francs: tiền quan Pháp).Hơn 1 triệu frăng hàng nhập gồm: nhiều mặt hàng công nghiệp mà thuốc phiện chiế m hơn một nửa giá trị nhập khẩu. Tổngxuất nhập khẩu cả năm đạt 7,7 triệu frăng. Năm 1861, xuất khẩu gạo giảm do chiến sự lan rộng (Pháp đánh chiếm ba tỉnhmiền Đông). Năm 1862, lượng gạo bán ra nước ngoài chỉ đạt 42.470 tonnô. Năm 1864 mùa màng bình thườn g, mức xuấtkhẩu tăng lên 72 000 tonnô. Năm 1865, ba tỉnh miền Đông thất mùa nhưng vẫn xuất khẩu 30.000 tonnô gạo sang TrungQuốc.

13

chinh Pháp thu lợi lớn nhờ mở cảng Sài Gòn, bù đắp phần lớn ngân sách chiến tranhxâm lược Nam kỳ.

Chiếm xong ba tỉnh miền Đông, Thống đốc Nam kỳ là Bôna ra nghị định ngày20-2-1862, tịch thu sung công “toàn bộ ruộng đất vô chủ hoặc đang còn nằm trongtay dân bản xứ chiếm giữ mà không có bằng khoán” . Như vậy, tất cả ruộng đấthoang do chủ chạy loạn cùng số ruộng đất không đủ giấy tờ hợp lệ thì đều thuộcquyền sở hữu nhà nước. Với nghị định này, chính quyền thực dân cho phép một sốkiều dân (colons) Pháp chiếm đoạt ruộng đất ở những vùng từng có chiến sự, dânchúng bỏ đi(1[7]) hoặc đất đai, vườn tược của những người kháng chiến tị địa (2[8]).

Để tạo nên tầng lớp tư bản kiều dân làm chỗ dựa vững chắc, lâu dài cho chếđộ thực dân, Soái phủ Nam kỳ ban hành quyết định ngày 3-3-1865 nhượng bánruộng đất nhà nước quản lý với giá trung bình 10 fr/ha trả tiền trong hai năm: cuốinăm thứ nhất và cuối năm thứ hai. Các chủ điền phải nộp lệ phí 5 fr/ha. Mỗi coloncó chưa đến 50 ha chỉ phải nộp thuế từ năm thứ năm trở đi. Ruộng đất trên 50 ha thìmiễn thuế ba năm đầu. Với đất nhượng lớn hơn thì từ năm thứ bảy, chủ điền mớiphải đóng thuế.

Ngày 5-7-1867, Thống đốc Nam kỳ là Đô đốc Đờ la Grăngđie ra nghị định vềviệc bán ruộng đất ở tỉnh lỵ Biên Hòa, giá 1m2 là 5 xu rưỡi. Nếu nhiều người muốnmua cùng miếng đất thì bán đấu giá; thuế đất ấn định bằng 2 phần ngàn cho mỗi métvuông và trả ngay khoản này.

Việc bán đất đai do nhà nước quản lý mang lại cho chính quyền thuộc địaNam kỳ khoản thu vượt chi, bù đắp sở phí chiến tranh xâm lược; đ ồng thời góp phầnxây dựng một giai cấp tư bản Pháp tay sai làm nền tảng cho chính phủ thuộc địa.

II.3. Những cuộc kinh doanh khởi đầu của tư bản Pháp ở Biên HòaNgay sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã lập tức vơ vét thóc gạo

ở Nam kỳ xuất khẩu thu lợi. Thế nhưng, khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông, trong đócó Biên Hòa, thực dân Pháp tìm thấy ở đây một vùng đất nhiều tiềm năng:

– Tỉnh Biên Hòa rộng lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng thổ nhưỡngthuộc loại đất đỏ bazan (bazalt) phì nhiêu (Xuân Lộc, Long Khánh) thuận lợi choviệc trồng khai thác các loại cây công nghiệp.

– Tỉnh Biên Hòa có diện tích rộng lớn (bấy giờ gồm cả Bà Rịa, Bình Phước,một phần tỉnh Bình Dương và thành phố Sài Gòn trên 12.000 km 2). Rừng trải rộngvới trữ lượng gỗ dồi dào nhiều chủng loại có thể khai thác kiếm lời.

– Một bộ phận người dân ở Biên Hòa là những người khéo léo trong sản xuất,nhất là sản xuất tiểu thủ công nghiệp với những ngành nghề như gốm, điêu khắc, rènđúc...đã hình thành một số làng nghề thủ công truyền thống.

– Biên Hòa ở một vị trí thuận lợi trong việc giao lưu, chuyển vận hàng hóatrong nước cũng như ngoài nước: Đường thủy có sông Đồng Nai nối về Nhà Bè SàiGòn ra biển Đông; đường bộ có thể nối thông với khu vực Tây nguyên, ra miền Bắc,

(1[7]) Đại Nam thực lục chính biên : “Dân cư ba huyện Nghĩa An, Bình An, Long Thành gần chỗ giặc Pháp đóng, bỏ trốn đến74 thôn” tr.238, tập XXVI, Nxb KHXH, H., 1974.(2[8]) Rời bỏ vùng đã bị giặc chiếm, lánh ở vùng còn tự do để biểu thị thái độ bất hợp tác với giặc Pháp của các sĩ phu yêunước Nam bộ (Bt).

14

miền Trung... phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa (Chính vì thế từ cuối thếkỷ 19, thực dân bắt đầu mở đường sá, cầu, xây dựng đường sắt ở Biên Hòa).

Chỉ bốn năm sau khi chiếm Nam kỳ, tên thực dân đầu tiên đến làm ăn ở BiênHòa là Lơ Phôsơ (Le Faucheur). Trong cuốn Bến Nghé xưa, Sơn Nam cho biết y“xuất thân lính, từng lập thành tích lúc đánh (thành) Gia Định, (đại đồn Chí Hòa ởPhú Thọ), đã lên Campuchia thám hiểm sông Mêkông, toan qua xứ Lào. Rồi (y) khaithác hầm đá, hầm sỏi ở Biên Hòa, nhân công bị đánh đập tàn nhẫn”(1[9]).

Từ lâu, người Hoa đã khai thác đá dùng trong xây dựng và đá mỹ nghệ ở núiBửu Phong (tên dân gian: núi Lò Gạch), song họ chỉ là thợ thủ công làm theophường hội. Lơ Phôsơ chắc phải sử dụng thợ người Hoa để khai thác đá và sỏi xâydựng cũng chỉ bằng phương pháp thủ công chứ chưa có máy móc. Nhưng thợ củaLơ Phôsơ hoàn toàn bán sức lao động để sống nên có thể nói năm 1865 là mốc đánhdấu công nhân Đồng Nai manh nha ra đời. Họ bị đánh đập tàn nhẫn chứng tỏ họ bịbóc lột sức lao động rẻ mạt, đấu tranh tự phát lẻ tẻ và bị đàn áp tàn nhẫn. Địa điểmkhai thác đá của Lơ Phôsơ không được nêu, song chắc cũng ở vùng núi Bửu Phongđể tiện vận chuyển đường thủy đi Sài Gòn hoặc tỉnh lỵ Biên Hòa …

Năm 1866, Misơlê (Michelet) xin khai khẩn 716 ha đất ở Lạc An (tổngChánh Mĩ Hạ, huyện Phước Chánh, nay thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).Đây là kiều dân Pháp đầu tiên kinh doanh nông nghiệp trên đất Biên Hòa. Nhữngnăm đầu, ông ta khai thác 53 ha ruộng lúa, 4 ha mía, 43 ha cà phê, cacao, vani,tiêu, quế, chuối. Dân phu làm trong sở đồn điền này có 53 người. Ông ta có 16 conngựa, 22 con trâu kéo cày. Misơlê chiếm hữu nhiều đất đai nhưng canh tác manhmún (diện tích trồng từng loại cây nhỏ, trồng nhiều loại cây khác nhau) bằng laođộng thủ công với kỹ thuật lạc hậu nên tất yếu kinh doanh thất bại vì thu không bùđược chi. Đồn điền Misơlê phá sản hồi đầu thế kỷ XX. Đồn điền của Misơlê là nơikhai sinh lớp công nhân nông nghiệp đầu tiên ở Biên Hòa vì họ hoàn toàn bán sứclao động cho chủ, không còn là tá điền nộp t ô cho địa chủ.

Năm 1870, nhân lúc bên Pháp khan hiếm đường mía, nhà tư bản Krétxê(Kresser) gọi vốn của ngân hàng Anh ở Hồng Kông, mua máy móc tốn kém, lập nhàmáy đường ở Biên Hòa. Quy mô xưởng không lớn, nhưng nhà máy không đủnguyên liệu để sản xuất, diện tích mía tỉnh Biên Hòa lúc ấy không hơn 1500 ha, chỉđủ cung ứng cho hơn 1000 lò đường thủ công có sẵn. Nhà máy hoạt động khônghiệu quả, các cổ đông rút vốn, kết quả máy móc phải tháo gỡ mang đi nơi khác.Krétxê chuyển sang xin trưng khẩn 25.000 ha đất để trồng mía (chắc để khắc phụcviệc thiếu nguyên liệu). Ông ta nhờ các hương chức hội tề làm trung gian cho ngườitrồng mía vay vốn, nhưng cuối cùng cũng bị phá sản vì đường và mía thu được quáít.

Năm 1876, viên luật sư Vanhxông (Vinson) lập sở trồng mía ở Biên Hòa cũngthất bại.

Năm 1880, Lăngxơlô (Lancelot) lập nhà máy đường ở Lạc An, thuê mướnmột số người làm thợ nhưng liên tiếp bốn năm lỗ to rồi bị cháy. Việc kinh doanhcủa nhà tư bản này hoàn toàn thất bại.

(1[9]) Sơn Nam:Bến Nghé xưa, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1981, tr . 81.

15

Kinh tế Biên Hòa–Đồng Nai hơn ba thập niên cuối thế kỷ XIX chưa cóchuyển biến đáng kể, vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu như trước. Điểm lại thời kỳđầu làm ăn của một số nhà tư bản Pháp trên đất Biên Hòa, họ nặng về kinh doanhnông nghiệp theo phương thức cũ nhằm bóc lột sức nhân công địa phương rẻ mạt.Số lượng người làm thuê cho tư bản Pháp còn ít ỏi, có thể coi đây là manh nha sơkhai của công nhân công nông nghiệp Biên Hòa–Đồng Nai.

II.4. Công cuộc kinh doanh đá xây dựng của người Hoa và người Việt ởBiên Hòa

Đá ong màu nâu đỏ được biết dướ i cái tên đá Biên Hòa nổi tiếng từ xaxưa(1[10]). Kỹ thuật khai thác đá do người Việt đi khẩn hoang, mang theo từ trung duBắc bộ vào Đồng Nai rất sớm. Đá ong thường dùng làm mộ, tường rào, bực bếnsông, cột cao khoảng ba, bốn mét...; người ta còn dùng trả i đường hoặc lát đường.Sản phẩm đá ong Biên Hòa được tiêu thụ khắp Nam bộ từ vài trăm năm. Cuốn Địachí tỉnh Biên Hòa năm 1901 cho biết: “Cả tỉnh có 150 hầm đá, đặc biệt ở các làngBình Đa, Bình Ý, Tân Phong, Tân Bản, Nhựt Thạnh, Bình Dương, Long Điềm, Tâ nAn, Tân Mai, Vĩnh Cửu, Phước Tân, An Lợi, Phước Kiểng, người Việt khai thác cáchầm đá ong đem lại lợi nhuận cho các nhà thầu khoán Âu hay Tàu … Một mét khốiđá vụn giao tận chân công trình giá trung bình 1 đồng.”

Khai thác đá ong chủ yếu là thợ thủ công Việt Nam, họ tranh thủ làm vào lúcnông nhàn. Họ chưa phải là công nhân theo đúng nghĩa. Sản phẩm làm ra được cácchủ thầu thu gom giá rẻ, rồi thương lái dùng ghe chở mang đi bán khắp Nam kỳ vớigiá cao hơn.

Đá xanh (đá granit) được khai thác đầu tiên ở núi Bửu Phong (tức núi Lò Gốmhoặc đồi Lò Gạch theo cách gọi của người Pháp). Người Hoa mang kỹ thuật khaithác đá này vào đất Đồng Nai từ thời lập Nông Nại đại phố cuối thế kỷ XVII. SáchĐịa chí tỉnh Biên Hòa năm 1901 viết: “Tất cả các hầm đá đều khai thác lộ thiên.Nhà thầu khoán được tự do làm, chỉ phải chịu chi phí sửa và duy tu đường vì việcchuyên chở của họ dẫn đến sự xuống cấp … 80 cái hầm đá granit ở các làng BạchKhôi, Bình Điện, Tân Lại, Bình Trị, Bình Thạch. Việc khai thác nằm trong tay hơn400 người Hoa. Họ bắn đá bằng thuốc nổ rồi đập nhỏ bằng công cụ sắt”. Thợ đáthủ công người Hoa ở trong phường hội có những ràng buộc không thành văn chặtchẽ chưa thoát ra để thành giai cấp công nhân thực sự (tính chất lao động tự do).

Nửa cuối thập niên 90 thế kỷ XIX, một người Việt Nam là Võ Hà Thanh, quêQuảng Ngãi, đã bỏ vốn thuê nhân công khai thác đá xây dựng và giàu lên nhanhchóng nhờ bóc lột giá trị thặng dư lao động của thợ đá Việt Nam làm cho ông ta. Sốthợ đá này không nhiều, khoảng vài ba chục ngườ i. Sở Trường tiền Biên Hòa (tứcSở Công chánh) đầu thế kỷ XX cũng cho thầu khoán mở một số hầm đá để thu muađá cục (mơlông), đá đập nhỏ các cỡ 4x6, 5x7, 1x2, 3x4 dùng vào việc làm đường bộ,

(1[10]) Địa mạo bậc thềm sông Đồng Nai có đất phù sa cũ và ở các nơi đất trống đồi núi trọc, do tác động của khí hậu nhiệtđới gió mùa (nửa năm mưa nhiều, nửa năm khô hạn), đá ong dần dần hình thành chủ yếu do nước mao dẫn dâng lên từgương nước ngầm kéo theo ôxyt sắt trong mùa khô kéo dài. Đến một độ cao nhất định trong phẫu diện đất, ôxyt sắt kết tủathành lớp, thành khối. Khi còn lớp đất mặt phủ thì tầng đá ong mềm có thể dùng chỏi (loại thuổng lớn lưỡi bẹt) xắn theokích cỡ mong muốn. Vài ngày phơ i ra nắng gió, đá ong rắn lại; mưa nắng sẽ xói phần đất mềm để trơ bộ xương ôxýt sắtcứng lỗ chỗ như tổ ong.

16

đường sắt. Mỗi năm ngành khai thác đá sản xuất tới 100.000m3 đá xây dựng.Không có con số thống kê cụ thể, song có thể ước đoán số thợ thủ công khai

thác đá ong và đá granit dùng cho xây dựng ở Biên Hòa có thể lên tới vài trăm trongđó có cả người Hoa và người Việt. Phần đông trong số họ chưa trở thành công nhânthực thụ, nhất là số người khai thác đá ong. Họ làm ruộng là chính, làm nghề tay tráinày vào lúc nông nhàn. Do đó để nông dân kiêm thợ thủ công chuyển biến thànhcông nhân còn cần nhiều thời gian; tuy con đường phát triển tất yếu của họ sẽ trởthành công nhân theo phân công lao động xã hội. Một số thợ đá người Việt của VõHà Thanh và sau đó thợ đá Sở Trường tiền (tức Sở Công chánh) gần với công nhânchuyên nghiệp.

III. TƯ BẢN PHÁP KHAI THÁC TỈNH BIÊN HÒA THEO CHƯƠNGTRÌNH ĐUME (PAUL DOUMER). GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở BIÊN HÒA

RA ĐỜIĐến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định

Việt Nam. Họ bắt tay vào khai thác qui mô lớn thuộc địa Việt Nam cũng như toànĐông Dương.

Ngày 22-3-1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer) trìnhmột dự án chương trình hoạt động lên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp với nhữngđiểm quan trọng:

1. Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức bộ máy caitrị hành chính riêng cho từng xứ trong Liên bang.

2. Sửa đổi chế độ tài chính, thiết lập hệ thống thuế mới sao cho phù hợp vớiyêu cầu của ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể, và phải chú ý khaithác những phong tục, tập quán của người dân Đông Dương.

3. Chú ý trang bị thiết bị kinh tế lớn cho Đông Dương như xây dựng hệ thốngđường sắt, đường bộ, kênh đào, bến cảng … rất cần thiết cho công cuộc khai thác.

4. Đẩy mạnh nền sản xuất và thương mại bằng việc phát triển công cuộc thựcdân hóa của người Pháp và bằng sức lao động của người bản xứ.

5. Bảo đảm phòng thủ Đông Dương bằng việc thiết lậ p những căn cứ hải quânvà phải tổ chức quân đội và hạm đội cho thật vững mạnh.

6. Hoàn thành công cuộc bình định xứ Bắc kỳ, bảo đảm an ninh vùng biêngiới Bắc kỳ.

7. Khuếch trương ảnh hưởng của nước Pháp, mở rộng quyền lợi của nướcPháp ở vùng Viễn Đông, nhất là ở các nước lân cận (1[11]).

Chương trình Đume có mục đích khai thác thuộc địa bảo đảm thu lợi cao nhấtcho thực dân Pháp cả ở mẫu quốc lẫn ở thuộc địa. Giới cầm quyền thực dân quyếtđịnh chính sách khai thác thuộc địa Đông Dương: nền sản xuất (công nghiệp, nônglâm nghiệp) của thuộc địa thu gọn trong việc cung ứng cho chính quốc các nguyênliệu hay những vật phẩm mà nước Pháp không có với giá thật rẻ; công nghiệp pháttriển trong giới hạn bổ sung và không phương hại đến công nghiệp chính quốc

(1[11]) P. Doumer,L’Indochine francaise (Souvenirs) Đông Dương thuộc Pháp (Hồi kí) dẫn theo Đinh Xuân Lâm và nnk: Đạicương Lịch sử Việt Nam, T.II, Nxb Giáo dục, H., 1998, tr.96.

17

(nghĩa là không được cạnh tranh với công nghiệp Pháp). Mặt khác, Đông Dương làthị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Pháp; hàng hóa các nước bị hàng rào thuếquan cao ngăn chặn bớt.

Giới tư bản Pháp đánh giá Đume rất cao, “là vị toàn quyền tài giỏi nhất, từlâu xứ thuộc địa này chưa từng có và cũng sẽ không có” (1[12]).

III.1. Về công nghiệpNăm 1898, nhà tư bản Blông-đen (Blondel) mở một trại cưa ở làng Tân Mai,

tổng Phước Vinh Trung, quận Châu Thành. Số thợ lúc đầu chỉ vài chục người, khaithác gỗ tại rừng thuộc lâm phận làng Vĩnh Cửu, xã Bình Trước (tỉnh lỵ Biên Hòa).Trại cưa này cung ứng gỗ xẻ cho thị trường nhưng chủ yếu đóng đồ mộc: bàn ghế,giường, tủ bán ở Sài Gòn và xuất khẩu cả về Pháp.

Năm 1899, nhà tư bản Pelô (Pelleau) mở một xưởng nhỏ làm sơn và vé cni ởBiên Hòa. Xưởng này đặt cách tỉnh lỵ Biên Hòa 2 km. Các nguyên liệu làm sơn vàvécni đều mua của dân thu hái trong rừng, đó là dầu rái và nhựa vên vên có nhiềuthành đống ở gốc cây. Nhựa có chất lượng tốt, dùng làm vécni, nhà binh sử dụngnhiều. Xưởn g hoạt động ba năm thì đóng cửa năm 1902. Xưởng sơn của Pelô quymô nhỏ, số lượng công nhân ít, lao động thủ công chiếm phần chủ yếu . Sơn do Pelôlàm cạnh tranh với sơn Pháp nên chẳng bao lâu xưởng phải đóng cửa.

Năm 1907, trên nền trại cưa Blôngđen, một nhóm tư bản Pháp hùn vốn đầu tưxây dựng Nhà máy Cưa Biên Hòa(2[13]) (Exploitation forestière et industrielle deBien Hoa) đến năm 1912 thì hoàn thành. Nhà máy có các phân xưởng: cơ khí -độnglực, xẻ gỗ, đóng đồ mộc. Số công nhân lúc đầu khoảng 300 người. Nh à máy CưaBiên Hòa là một trong các nhà máy hiện đại quy mô lớn, quan trọng ở toàn ĐôngDương đương thời. Nhà máy có riêng hai nhánh đường sắt khổ hẹp: một nhánh từTrảng Bom lên Bến Nôm, một nhánh từ Ga Biên Hòa vào Nhà máy Cưa với 5 đầumáy xe lửa nhỏ, hơn 20 toa chở gỗ và củi. Năm 1934, nhà máy tăng thêm thiết bịmới thì số công nhân lên trên 500 cả nam lẫn nữ. Công nhân hãng BIF đã là côngnhân công nghiệp hiện đại thực thụ.

Đầu thập niên 20 thế kỷ XX, một nhóm tư bản thuộc công ty Pháp –Hoa–Việtmở xưởn g gạch ngói máy công suất 120 mã lực ở Thiện Quan (xã Đại An) mỗi ngàylàm ra 6000 viên ngói, 40.000 viên gạch. Số thợ ở đây chỉ vài chục.

Prêvôn (Prévol) mở xưởng làm bàn chải nhỏ ở làng Phước Lý, mỗi ngày xuất200 bàn chải, 200 chổi bằng nguyên liệu cỏ gà mọc đầy rẫy vùng Thành Tuy Hạ.Sản phẩm tiêu thụ ở Sài Gòn–Chợ Lớn.

Ở tỉnh lỵ có xưởng xay xát gạo công suất 12 sức ngựa, số thợ khoảng chụcngười.

Cuối thập niên 20 thế kỷ XX, tỉnh Biên Hòa có chi nhánh Công ty Điện vàNước Đông Dương (CEE: compagnie des eaux et électricité) kinh doanh điện vànước máy cho tỉnh lỵ Biên Hòa. Điện kéo từ Nhà máy Điện Chợ Quán về bằngđường dây cao áp năm 1925 nhưng đến năm 1927 mới kéo đi vài phố cho một số hộdân. Sau năm 1927, xí nghiệp cấp nước được xây dựng, nước từ sô ng Đồng Nai

(1[12]) Arnaud de Vogué: Ainsi la SIPH vint au monde, Paris, 1993.(2[13]) Ít lâu sau đổi thành Bien Hoa industrielle et forestière, viết tắt là BIF, đọc Bíp.

18

bơm lên, qua lắng lọc, khử trùng được dẫn theo hệ thống ống gang vào các công sởvà một số nhà dân các phố quanh chợ Biên Hòa. Số công nhân ngành điện và nướctoàn tỉnh chỉ năm đến bảy chục người.

Năm 1930, một người Pháp là Đibua (G. Dibourg) mở xưởng gốm Xêđô(CÉDO: céramiques du Donnai) ở ấp An Hảo (nay thuộc phường An Bình thànhphố Biên Hòa) chuyên làm ấm, tách, dĩa và bộ đồ bàn ăn để xuất khẩu về Pháp vàvài thị trường khác. Ông ta mướn ông Cược, một cựu học sinh Trường Mỹ nghệBiên Hòa– sáng tác kiểu dáng, thuê thợ đốt lò người Hoa, còn việc in rót và xoaydùng thợ địa phương Bình Đa, An Hảo, Cù Lao Phố. Tổng cộng thợ chừng vài chụcngười. Xưởng dùng vài loại máy đơn giản để lắng lọc phối trộn nguyên liệu đất, bànxoay. Vào thập niên 40, xưởng đóng cửa vì Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, hàngkhông xuất ra nước ngoài được.

III.2. Về giao thông vận tảiThực dân Pháp phát triển giao thông vận tải ở Biên Hòa nhằm hai mục tiêu:

mở đường khai thác, vận chuyển tài nguyên phong phú đồng thời dễ đàn áp nhữngcuộc nổi dậy lẻ tẻ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Năm 1900, đường sắt Sài Gòn–Nha Trang bắt đầu làm từ hai đầu ráp lại. Đểhoàn thành nhanh, họ rải phu từng quãng cách nhau năm bảy cây số. Ngoại trừ khúcSài Gòn–Biên Hòa băng qua địa hình tương đối bằng phẳng, đoạn từ Biên Hòa trở đichạy qua vùng rừng núi ma thiêng nước độc, nhiều dốc, hầu như rất thưa dân. Phulàm đường là nông dân bị bắt xâu theo lệnh nhà nước, dùng sức cơ bắp xẻ núi, đàođắp nền đường, được trả công chết đói. Khi đoạn đường sắt chạy qua tỉnh Biên Hòalàm xong (trước năm 1910(1[14])) thì có 10 ga được lập: Chợ Đồn, Biên Hòa, Hố Nai,Long Lạc, Trảng Bom, Dầu Giây, An Lộc, Xuân Lộc, Bảo Chánh, Gia Huynh.Ngoại trừ Ga Biên Hòa có đềpô là ga lớn, công nhân đông vài chục ng ười, các gakhác chỉ có vài công nhân tuần đường và sửa chữa những chỗ hư hại nhẹ. Tổng sốcông nhân đường sắt khoảng trên dưới một trăm người, ở rải ra thành hàng chụcđiểm dọc đường tàu.

Thực dân Pháp nhanh chóng mở rộng quốc lộ 15 trên cơ sở thiên lí cù làm từthời các chúa Nguyễn, năm 1902 thì xong đoạn Sài Gòn –Biên Hòa–Vũng Tàu dàitrên 100 kilômét.

Thực dân Pháp còn mở quốc lộ 1 từ Biên Hòa đi Phan Thiết, nhiều đoạn chạygần song song với đường xe lửa. Đoạn Biên Hòa–Gia Ray xong năm 1909. Từ GiaRay, lộ 3 đâm sâu lên Võ Đắc, Tánh Linh. Khoảng thập niên 20, quốc lộ 20 khởicông để giao thông dễ dàng từ Sài Gòn lên Đà Lạt; con đường này gần hơn đườngSài Gòn–Phan Rang–Đà Lạt gần 100 km, tránh đèo Ngoạn Mục rất dốc và nguyhiểm. Các tỉnh lộ, hương lộ lần lượt làm ngang dọc khắp tỉnh. Các con đường nàyđâm sâu vào vùng đồng bào dân tộc ít người mạn Bắc, Đông và Đông Bắc BiênHòa, nơi còn có những bộ lạc chưa quy phục Pháp (sách báo cũ gọi là Mọi hoang).

Lực lượng làm đường bộ là nông dân các làng (kể cả đồn g bào dân tộc ítngười) đi xâu ít nhất nửa tháng mỗi năm, song có thể kéo dài hàng tháng hoặc hơn.

(1[14]) Năm 1907, đường sắt thông xe tới ga Mương Mán, có nhánh chạy vào tỉnh lị Phan Thiết.

19

Chỉ có phu lục lộ của Sở Trường tiền (tức Sở Công chánh) mới là công nhân thựcthụ. Số lượng công nhân giao thông không lớn lắm, tập trung ở tỉnh lỵ là chính .

Không có số liệu thống kê cụ thể, chỉ ước đoán tổng số công nhân côngnghiệp và giao thông toàn tỉnh Biên Hòa vào khoảng 1000 người.

III.3. Về nông nghiệpNông nghiệp nhiệt đới là ngành kinh tế được tư bản Pháp nhắm vào khai thác

nhiều nhất vì được khuyế n khích, suất đầu tư thấp, sản phẩm dễ tiêu thụ ở thị trườngchính quốc và phương Tây... Theo Địa chí tỉnh Biên Hòa năm 1901, toàn tỉnh có cáccolon dưới đây:

– Misơlê ở làng Lạc An trồng mía, lúa (ruộng đất thì lớn nhưng khai thác chỉkhoảng 1/10 diện tích đất nhượng).

– Công ti Pari (Paris) ở làng Phước Tân trồng 25.000 cây cà phê.– Nativen (Nativel) ở làng Bình Trước trồng lúa và có 10.000 gốc cà phê.– Nicôla (Nicolas) trồng lúa, mía (không nêu địa chỉ và số lượng trồng).– Tôrơbia (Torrebilla) trồng cà phê (không nêu địa chỉ và số lượng).– Bốttông (Botton) trồng ở Bình Thạnh 6.000 gốc cà phê.– Giuyếcghenxen (Jurgensen) trồng ở làng Tân Lợi tổng Chánh Mỹ Hạ

khoảng 60.000 gốc tiêu.– Crétchiêng (Crestien) trồng ở làng Chánh Hưng 30.000 gốc cà phê.– Bêrăngghiê (Bérenguier) trồng lúa (không rõ địa chỉ, diện tích).– Rômăng (Romans) trồng ở làng Bình Dương tổng Long Vĩnh Thượng 2260

gốc cà phê.– Lôrăngdô (Lorenzo) trồng ở làng Xuân Lộc 3.800 gốc cà phê.– Mugiô (Mougeot) không rõ trồng gì? diện tích? địa chỉ?– Cônhắc (Cognacq) không rõ trồng gì? ở đâu?Trong số colon nói trên, người ta biết chắc Nativen trước đó là thư ký thí sai

của Tòa bố Biên Hòa, Cônhắc là quan chức Soái phủ Nam kỳ. Những tư bản Phápnày ở trong bộ máy chính quyền, việc xin trưng khẩn đất đai rất dễ dàng, ít tốn phí.

Ở Dầu Giây, vào đầu thế kỷ XX có một vùng đất nhượng badan rộng mấytrăm ha của một số nhà tư bản Pháp ở Sài Gòn. Năm 1901, con đường sắt Sài Gòn –Nha Trang khởi công đồng loạt ở nhiều khúc, từ hai đầu Sài Gòn và Nha Trang ráplại. Lúc ấy, vùng đất nhượng Dầu Giây này trở thành điểm picnic chủ nhật cho cácviên đốc công và người chỉ đạo công trình đường sắt Pháp nghỉ ngơi hàng tuần. Họlập tại đây trang trại Dầu Giây, trồng thí nghiệm quy mô nhỏ một số loại cây: càphê, cacao, tiêu, cam quít, sả, trà, chaulmogras (chữa cùi), măng cụt, cola … và chănnuôi một số gia súc bản xứ. Thí nghiệm không sinh lợi nhưng những người khởixướng không nản chí.

Đầu năm 1904, đường xe lửa Sài Gòn nối thông tới ga Xuân Lộc.Trước đó dăm bảy năm, dược sĩ Belăng (Belland) trồng thử nghiệm thành

công vài trăm gốc cao su ở Gia Định. Tại trại suối Dầu (Nha Trang), bác sĩ Yécxanh(Yersin) cũng di thực cao su thành công. Năm 1906, được sự giúp đỡ của ông Giámđốc Thảo cầm viên Sài Gòn Pie (Pierre), trang trại Dầu Giây thử trồng hơn 1000 gốc

20

cao su đầu tiên ở vị trí sau này là lô 9 của Đồn điền Xuydana (Suzannah). Cao suphát triển tốt.

Năm 1907, tư bản Pháp đổ xô trồng cao su vì vào thời điểm này, giá cao sutăng vọt trên thị trường thế giới do ngành công nghiệp ô tô phát triển mạnh tại châuÂu và Hoa kỳ. Những người hùn vốn vào trang trại Dầu Giây tiếp tục cho trồng vàichục ha thay thế dần các cây khác ít lợi nhuận hơn so với cao su. Từ đó, đồn điềncao su đầu tiên thực sự ra đời ở tỉnh Biên Hòa. Năm 1910, người ta gọi vốn để thànhlập công ty đồn điền vô danh mà chủ tịch hội đồng quản trị là Cadô (Cazeau). Vốncủa Công ty Đồn điền Xuydana (Suzannah)(1[15]) trước năm 1914 lên đến 1 triệufrăng đem trồng cao su. Đầu tư vốn chủ yếu vào đây là Hội Thừa sai Pari (MEP:Mission étrangère de Paris) do linh mục Actip (RP. Artif) đại diện. Diện tích cao sutăng nhanh thành vài trăm ha.

Mới đầu, để có lao động khai hoang, trồng trọt và chăm sóc, Công ty Đồn điềnXuydana thuê người địa phương, trong đó có một số đồng bào dân tộc Ch'ro. Nhưngdiện tích tăng, người ta phải mộ lao động nơi khác. Năm 1911, do tác động của linhmục Actip, một cộng đồng vài chục hộ giáo dân Quảng Trị đầu tiên đã vào làm phuđồn điền.

Năm 1910, nhà tư bản phá sản Ốctavơ Đuypuy (Octave Dupuy) chạy sangNam kỳ, nhờ thân quen với soái phủ nên được cấp không 800 ha đất đỏ ở Đồng Hápgần ga Xuân Lộc. Ông ta cho trồng trên diện tích nhỏ một ít cây cao su với số côngnhân ít ỏi. (Không có vốn đầu tư thêm, vả lại chủ quen thói ăn chơi ở Sài Gòn, đồnđiền này sinh lợi không đáng kể. Năm 1918, Đồn điền Đồng Háp bán lại cho Côngty Đồn điền An Lộc).

Cùng trong năm 1910, thủ lĩnh Công đoàn vàng(2[16]) Biêtri (Biétry), sau khihết vai trò chống phá Tổng Liên đoàn Lao động Pháp CGT, giới tư bản Pháp muốntên tay sai biến khỏi Pari, đã yêu cầu chính phủ Pháp cấp cho y lô đất nhượng20.000 ha đất đỏ Cam Tiêm cộng với một số tiền mặt. Y tới Sài Gòn năm 1913,không quen làm ăn chân chính nên chỉ cho trồng lấy lệ một diện tích nhỏ cao su theophong trào chung của colon Pháp lúc ấy. Để có tiền ăn xài, y vay mượn lung tung vàgán văn tự đất cho chủ nợ, là giới tư bản Pháp ở Sài Gòn. Năm 1924, vùng đất đỏCam Tiêm bán lại cho Gira với giá rẻ mạt để nhập vào Công ty Đồn điền Xuydana.

Nhân vật thứ ba nhờ thân quen với giới công chức cao cấp Soái phủ Sài Gònlà một phụ nữ trẻ đặt chân lên bến cảng Sài Gòn năm 1910 với hai bàn tay trắng. Cônày lấy một hoa tiêu là Béctanh Đờ la Xútser (Bertin de la Souchère). Do khéo léogiao dịch, năm 1913 bà(3[17]) Đờ la Xútser được cấp không lô đất xám 1500 ha ở gầnquận lỵ Long Thành. Bà ta cho trồng hơn nửa diện tích cao su song thiếu vốn nêncây kém phát triển. (Năm 1933, đồn điền này sang tay Nhà băng Đông Dương doRôbe Xôliva (Robert Soliva) làm Giám đốc).

Cũng trong năm 1910, phủ Toàn quyền Đông Dương cấp cho công ty BIF

(1[15]) Lấy tên con gái ông Cadô là Suzanne Cazeau để đặt, hơi Mỹ hóa một chút.(2[16]) Là công đoàn tay sai của giai cấp tư bản chuyên chống phá Tổng liên đoàn lao động Pháp CGT do Đảng Cộng sảnPháp lãnh đạo.(3[17]) Phụ nữ Âu Mĩ lấy chồng đều gọi là bà (madame) dù còn trẻ; nếu chưa chồng thì dù lớn tuổi vẫn gọi là cô(mademoiselle).

21

vùng đất nhượng badan mênh mông 28.000 ha ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh lỵ BiênHòa để đổi lấy con đường sắt khổ hẹp Trảng Bom –Bến Nôm do công ty này làm.Do Chiến tranh thế giới thứ nhất và vì thiếu kinh phí nên năm 1920, công ty BIFmới cân bằng thu chi; đến năm 1926, đường sắt mới làm (phục vụ khai thác gỗ).Viên Giám đốc BIF là Đờ Xanh Saphray (de Saint Chaffray) bắt đầu cho trồng caosu ở ba khu Trảng Bom, Túc Trưng, Bến Nôm; ít lâu sau, ba khu này thành ba đồnđiền cao su thuộc Công ty Cao su Đồng Nai LCD (Les caoutchous du Donnai). (Tậpđoàn BIF năm 1935 gồm công ty LCD và Nhà máy Cưa Biên Hòa BIF).

Năm 1911, Công ty Thương mại và Hàng hải Viễn Đông CCNEO đầu tư choGira (Girard) số vốn 3 triệu frăng để khai phá, mở Công ty Đồn điền Cao su An Lộc.Năm 1918, đồn điền này mở rộng thêm do mua rẻ được 800 ha đất nhượng củaỐctavơ Đuypuy (đã nói ở trên). Đồn điền này khá đông công nhân mộ từ Bắc kỳ vàTrung kỳ vào.

Theo Địa chí tỉnh Biên Hòa năm 1924, toàn tỉnh có khoảng 30 sở cao su lớnnhỏ:

– Công ty Đồn điền An Lộc đã trồng 1031 ha/ 1758 ha tổng diện tích– Công ty Đồn điền Bàu Hang trồng 170 ha/ 170 ha tổng diện tích– Đồn điền Béclăng (Berland) 10 ha/ 10 ha diện tích tổng cộng– Công ty Đồn điền Bình Trước 170 ha/ 400 ha tổng diện tích– Đồn điền Cam Tiêm 150 ha/ 2000 ha tổng diện tích– Công ty Đồn điền An Viễn 680 ha/ 2471 ha tổng diện tích– Đồn điền Cuê (Coué) 10 ha/ 198 ha tổng diện tích– Công ty Cao su Đồng Nai 260 ha/ 420 ha tổng diện tích– Đồn điền Phôngđaxen (Fondacel) 10 ha/ 75 ha tổng diện tích– Công ty Cao su Gia Nhan 100 ha/ 450 ha tổng diện tích– Đồn điền Giacômani (Giaccomani) 17 ha/ 117 ha tổng diện tích– Đồn điền Idiđo (Isidore) 10 ha/ 10 ha tổng diện tích– Đồn điền Lá Buông 50 ha/ 300 ha tổng diện tích– Đồn điền Lê Phát Tân ?/ 200 ha tổng diện tích– Đồn điền Linhông (Lignon) 30 ha/ 94 ha tổng diện tích– Đồn điền Macquya (Marcuard) 25 ha/ 90 ha tổng diện tích– Đồn điền Mĩ Đức 60 ha/ 360 ha tổng diện tích– Đồn điền Phước Hòa 150 ha/ 1116 ha tổng diện tích– Đồn điền Phước Hạnh 100 ha/ 200 ha tổng diện tích– Đồn điền Phước Lý 70 ha/ 425 ha tổng diện tích– Đồn điền Phước Tân ?/780 ha tổng diện tích– Đồn điền Ximônét (Simonette) 131 ha/ 790 ha tổng diện tích– Đồn điền So Hai 20 ha/ 20 ha tổngdiện tích– Đồn điền Đờ la Xutser 700 ha/ 3300 ha tổng diện tích– Công ty Đồn điền Xuydana 900 ha/ 3100 ha tổng diện tích– Đồn điền Suối Chùa 10 ha, Đồn điền Tân Mai 80 ha,– Đồn điền Thành Tuy Hạ 687 ha/ 3015 ha tổng diện tích

22

– Công ty Đồn điền Xuân Lộc 525 ha/ 2363 ha tổng diện tích– Đồn điền Vêdia & Macgông (Vézia & Margon) 12 ha/ 40 ha tổng diện tích– Tam May? 80/ 380 ha tổng diện tíchĐặc điểm chung: mỗi đồn điền cao su chiếm hữu diện tích đất rất lớn nhưng

diện tích đã trồng thì nhỏ. Thí dụ , Đồn điền Phước Hòa có tỉ lệ diện tích đã trồng13,4%, Đồn điền Đờ la Xutser 21%, Đồn điền Xuân Lộc 22%. Có đồn điền quantrọng như Đồn điền Phú Riềng không thấy ghi trong sách.

Năm 1924, vùng đất nhượng Cam Tiêm 20.000 ha được Gira, đại diện quản trịcủa Công ty Đồn điền An Lộc và Xuydana mua lại. Ông ta phiêu lưu kinh doanhmía đường từ năm 1927, kết cục thất bại thảm hại liên tiếp mấy năm 1928-1930 vàtừ tháng 3-1931 chuyển sang trồng cao su, lấy tên là Đồn điền Ông Quế.

Năm 1926, hai đồn điền Bình Lộc và Hêlêna thành lập. Đồn điền Bình Lộc ởgiáp phía Bắc Đồn điền An Lộc. Đồn điền Hêlêna nay ở xã Long An, nằm kề phíaNam Đồn điền Đờ la Xutser.

Từ năm 1926-1928, ba công ty đồn điền mới ra đời: Công ty Nông nghiệpsông Ray (SAGRY, chi phối luôn Đồn điền Xà Bang), Công ty Công nông nghiệpBến Củi (SAIB) và Công ty Cao su Kompong Thom (SCKT ở Campuchia)… (1[18])

Các tập đoàn công ty SIPH, SPTR … sở hữu những đồn điền rộng cả ngàn hatrở lên. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nhà băng Đông Dương và Hội Thừa sai MEP.Các đồn điền tư nhân cũng vay vốn nhà băng chừng mực nào đó.

(1[18]) Theo tư liệu của ông Lê Văn Nhựng, thông phán tòa bố Biên Hòa hồi trước Cách mạng tháng 8 -1945 thì cho đến năm1945, cả tỉnh Biên Hòa có 60 đồn điền sau đây, tính theo từng quận:I- QUẬN NÚI BÀ RÁ có 4 đồn điền:

Đồn điền Cao su Đak Kir Công ty CEXO (Compagnie de cultures d’ Extrême–Orient: Công ty Trồng trọt Viễn Đông),Đồn điền Cao su và Cà phê của quận đường Bà Rá, Đồn điền Cao su Bunhô (B ougnot) thuộc Công ty Đất đỏ (SPTR:Société des plantations de Terre Rouge), Đồn điền Cao su Thuận Lợi và Phú Riềng thuộc Công ty Misơlanh (Michelin).II- QUẬN TÂN UYÊN có 13 đồn điền:

Đồn điền Cao su của Công ty Chánh Mĩ Hạ (Société de C. M. Hạ), Đồn điền Cao su Phước Hòa, Đồn điền Cao suKécuyêla (Kerhuella) ở Bình Cơ, Đồn điền Cao su Cuê, đồn điền cao su của Công ty Mĩ Đức, Đồn điền Cao su Acmo(Armor) của Lơ Brê (Le Bret), đồn điền Luca Lăngdô (Lucas Lanzo) trồng cây sứ ylang có bông công chúa xuất qua Nhậtcất dầu thơm, Đồn điền Cao su Nguyễn Văn Hiếu (sau này là đại tá chế độ cũ), Đồn điền Cao su Xiđi Ibrahim (Sidi Ibrahimcủa đại tá Xê (Sée), Đồn điền Cao su của Công ty cao su Đồng Nai (Société générale des hévéas du Đồng Nai), Đồn điềnCao su Gò Lớn của Métxnê (Messner), Đồn điền Cao su Khưu Hòa, Đồn điền Cao su Lí Thành Lang.III- QUẬN CHÂU THÀNH có 11 đồn điền:

Đồn điền Cao su Võ Hà Thanh, Đồn điền Cao su Võ Hà Hiển, Đồn điền Cao su Nguyễn Hữu Sửu, Đồn điền Cao suÉtpinát (Michel Espinasse), Đồn điền Cao su Công ty Bình Trước (Société agricole de Bình Trước), Đồn điền Cao su Côngty Biên Hòa (Société des plantations de Biên Hòa), Đồn điền Cao su Vedia (Vézia), Đồn điền Cao su suối Chùa của Ghêri&Giacômôni (Guéry& Giacomoni), Đồn điền Lơ Ghiđéc (Le G uidec) trồng cây vani lấy bột vani và chế rượu mùi, Đồn điềnCao su Trảng Bom thuộc Công ty LCD (Les caoutchoucs du Đồng Nai).IV- QUẬN LONG THÀNH có 19 đồn điền:

Đồn điền Cao su sở Bà Đầm Đờ la Xútser thuộc Công ty SIPH, Đồn điền Cao su Hêlêna (Heléna) thuộc Công tySIPH, Đồn điền Cao su Nguyễn Văn Yên và Trần Văn Đôn, Đồn điền Cao su Lasơvrốtchie (Henry Lachevrotière), Đồn điềnCao su Pôn (Paul) Lê Văn Gồng, Đồn điền Cao su Võ Thành Patcan (Pascal), Đồn điền Cao su Võ Văn Thành, Đồn điềnCao su Muyếctanh & Rêvectêga (Murtin & Révertégat), Đồn điền Cây điều (đào lộn hột macardiers) của Rêvectêga (BrunoRévertégat), Đồn điền Balăngxi (Balancie) trồng thanh yên (cédratiers) lấy trái ép nước nấu rượu mùi, Đồn điền cao su củaHội Truyền giáo Pari (MEP), Đồn điền Cao su Anôxtô (Anosto), Đồn điền Cao su của Công ty Thành Tuy Hạ, Đồn điền Caosu Công ty Tay Vượng, Đồn điền Cao su An Viễn, Đồn điền Cao su Caruyét (Caruette), Đồn điền Cao su Bình Sơn củaCông ty SPTR), Đồn điền Cadi (Casi) của Công ty Nông nghiệp Nam Đông Dương (Société agricole Sud Indochinoise), Đồnđiền Đờlagiơ (Delage) nguyên của cộng đồng tu sĩ (sau Diệp Văn Cương và Lương Hữu Thọ sang lại).V- QUẬN XUÂN LỘC có 13 đồn điền:

Đồn điền Cao su Cây Gáo của Công ty LCD, Đồn điền Cao su Túc Trưng của Cô ng ty LCD, Đồn điền Cao su Võ HàĐạm, Đồn điền Cao su Trần Văn Phòng, Đồn điền Cao su Linhông, Đồn điền Cao su Phôngđaxi, Đồn điền Cao su Phabri(Fabri), Đồn điền Cao su Bơlét (Belette), Đồn điền Cao su Xipie (Gaston Sipière), Đồn điền Cao su suối Cả của G uyonnê(Alban Guyonnet), Đồn điền Cao su Xôvơte (Sauveterre) của bác sĩ Blanc. Đồn điền Cao su Hàng Gòn trước của Badê(William Bazé), tiếp đó lập Công ty Đồn điền Cao su Xuân Lộc (SPHXL: Société des plantations d’hévéas de Xuân Lộc),Đồn điền Cao su Cuộctơnay (Courtenay) của Công ty SPTR.

23

Các đồn điền cao su ở Biên Hòa phát triển thành ba đợt: đợt 1 từ 1907 -1914,đợt 2 từ 1923-1929, đợt 3 từ 1934-1940. Hai đợt 1 và 2 diện tích trồng cao su tăngnhanh, trong đó đợt 2 tăng mạnh nhất; đợt 3 tăng chậm, chững lại dần và ổn địnhtrước Cách mạng tháng 8-1945. Xen kẽ là hai đợt suy thoái: từ năm 1914-1922 bịảnh hưởng Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), từ năm 1929-1933 bị ảnhhưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Tỉ lệ diện tích trồng cao su ở Biên Hòa so cả nướckhông nhỏ:

– Năm 1918, Biên Hòa có 2.000 ha/ 7.000 ha cả nước, chiếm tỉ lệ 26,8%– Năm 1930, Biên Hòa có 26.168 ha/ 84.100 ha cả nước, chiếm tỉ lệ 31,1%.Số công nhân cao su năm 1906 chỉ năm bảy chục người. Đến năm 1930, ước

tính số công nhân cao su lên tới 12.000 người.Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm thay đổi nhanh

chóng cơ cấu xã hội Việt Nam về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. TạiBiên Hòa, chính sách khai thác thuộc địa của tư bản Pháp có mặt tích cực: bước đầuphát triển cơ sở hạ tầng trong đó có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, giaothông vận tải hiện đại. Nền công nghiệp và nông nghiệp kinh doanh theo kiểu tư bảnchủ nghĩa ra đời ở Biên Hòa tất yếu kéo theo sự hình thành GIAI CẤP CÔNGNHÂN ở địa phương.

Nền công nghiệp và nông nghiệp tư bản hiện đại nằm trong hệ thống tư bảnthế giới nên giai cấp công nhân ở Biên Hòa là bộ phận của giai cấp công nhân ViệtNam hiện đại, tuy số lượng còn ít. Họ sống tập trung, nhất là công nhâ n nhà máy vàcông nhân đồn điền. Họ bán sức lao động cho chủ nhà máy, chủ đồn điền để mưucầu cuộc sống.

Nếu lấy năm 1865, Lơ Phôsơ mở hầm khai thác đá thì giai cấp công nhâncông nghiệp ở Biên Hòa tính đến Cách mạng tháng 8 -1945 ra đời vừa tròn 60 năm.Nếu lấy năm 1866, Misơlê mở đồn điền trồng tỉa ở Lạc An thì đội ngũ công nhânnông nghiệp Biên Hòa ra đời được 59 năm tính đến Cách mạng tháng 8 -1945.

Chính sách khai thác thuộc địa là nguyên nhân thúc đẩy giai cấp công nhânĐồng Nai nhanh chóng hình thành và phát triển chỉ trong vòng vài chục năm.

IV. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG ĐỜI SỐNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN ỞBIÊN HÒA ĐẾN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

IV.1. Nguồn gốc xã hội của giai cấp công nhân ở Biên HòaĐội ngũ công nhân Biên Hòa không ra đời từ quá trình tiến hóa lâu dài từ lớp

thợ công trường thủ công để trở thành người hoàn toàn làm thuê ăn lương như ở cácnước tư bản châu Âu. Tuyệt đại bộ phận họ xuất thân từ giai cấp nông dân bị bầncùng hóa

Ở Biên Hòa, khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng năm 1861 , nôngdân 74 thôn làng gần nơi địch đóng đã bỏ đi nơi khác, biểu thị thái độ yêu nướckhông chung sống với giặc. Nhà cầm quyền lấy cớ ruộng đất ở những nơi này vôchủ, đem “nhượng” cho một số tư bản hoặc tay sai để lập đồn điền với giá rẻ nhưcho không. Ruộng đất của nông dân nhiều nơi còn bị bọn chủ điền, cường hào, quanlại người Việt dùng nhiều âm mưu thủ đoạn, lợi dụng khó khăn nào đó (thiên tai mấtmùa, bệnh tật) để chiếm đoạt. Ở vùng đất đỏ, đồng bào dân tộc ít người: Ch'ro, Mạ,

24

S'tiêng, K’Ho bị đuổi ra khỏi phạm vi sóc, bòn của họ để bọn tư bản mở mang cácđồn điền. Người nông dân Biên Hòa, kể cả người dân tộc thiểu số, bị mất hết tài sảnruộng đất chỉ còn hai con đường: chịu thân phận tá điền ở lại kéo cày thuê hoặc bỏquê ra đô thị, bán sức lao động trong nhà máy, xưởng thợ, đồn điền. Điển hình nhưĐồn điền Dầu Giây lúc đầu đã thuê một số nhân công, Pháp gọi miệt thị là Mọi, vàolàm cho chúng. Sau đó, một số không đông đồng bào Ch'ro, Mạ, S'tiêng vào đồnđiền làm culi khai hoang, làm người cung ứng củi đốt lò hơi để chạy máy ở một sốđồn điền. Trong giai đoạn 1926-1936, người ta còn thấy một số toán người Chăm từmiền Nam Trung kỳ vào làm ở Đồn điền Ông Quế. Họ theo đạo Hồi, vợ họ thườngmặc áo dài màu xanh lá cây(1[19])

Đồng bằng Bắc kỳ và dải đồng bằng Trung kỳ nhỏ hẹp đất chật, người đông,học giả Pháp Guru từng nói đến nạn nhân mãn tại đây. Thực dân Pháp thực hiệnchính sách thâm độc: sưu cao, thuế nặng, cho vay nặng lãi...bần cùng hóa đông đảonông dân. Điều tất nhiên phải đến: ruộng đất ít ỏi của nông dân nhanh chóng rơi vàotay địa chủ, tư bản, nhà Chung. Hàng trăm ngàn nông dân Bắc kỳ và Trung kỳ trởthành culi mỏ hoặc phu côngtra Đồn điền Nam kỳ và Campuchia như thế đó! Nhàthơ Tố Hữu đã có những câu thơ tả rõ điều này:

“Ôi nhớ những năm nào thuở trướcXóm làng ta xơ xác héo honNửa đêm thuế thúc trống dồnSân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏAnh chạy vào Đất Đỏ làm phuBán thân đổi mấy đồng xuThịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)Phu mộ Bắc kỳ được giới tư bản Pháp ưa chuộng. “Rõ ràng mạnh khỏe hơn

dân Trung kỳ và Nam kỳ, chịu đựng được công việc, có thể thực hiện những côngviệc khó nhọc trong các cuộc khai hoang và trồng tỉa ở những nhượng địa giữarừng, người Bắc kỳ gần như độc qu yền thực hiện trong những điều kiện môi trườngrất khắt khe khi mở khoảng 70.000 ha cao su trồng mới ở miền Nam Đông Dươnggiữa các năm 1925-1929. Không có họ, không nhờ nguồn lực lao động này thìkhông bao giờ có thể đưa vào khai thác trong thời gian ngắn như thế một diện tíchđất đai đáng kể như thế” (2[20]).

Số thợ thủ công Biên Hòa phá sản rồi trở thành công nhân chỉ chiếm tỉ lệ rấtnhỏ, nhất là ở giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 -1945.

Như vậy, có thể nói tầng lớp công nhân Biên Hòa hình thành từ các nguồn:– Nông dân địa phương Biên Hòa.– Đồng bào dân tộc ít người còn ở trong tình trạng bộ lạc, thị tộc.– Nông dân lao động miền Bắc và miền Trung vào.

(1[19]) Arnaud de Vogué: sđd.(2[20]) Arnaud de Vogué: sđd

25

– Thợ thủ công phá sản.Cho đến Cách mạng tháng 8-1945, ở Biên Hòa không có gia đình công nhân

nào ba đời làm thợ cho tư bản Pháp.IV.2. Đặc điểm về lao độngDưới thời thực dân Pháp cai trị, giai cấp công nhân ở Biên Hòa chủ yếu lao

động với hai hình thức:IV.2.1. Chế độ lao động tự doTuyển mộ nhân công theo chế độ tự do chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, dành

riêng cho các nhân viên văn phòng (thư ký, kế toán…) và công nhân kỹ thuật ở đôthị, nhà máy. Những người này phải có văn hóa hoặc trình độ kỹ thuật ở mức nhấtđịnh, đáp ứng được yêu cầu của bộ phận quản lý của thực dân Pháp. Đây là hìnhthức tuyển mộ nhân công đặc trưng của chủ nghĩa tư bản (làm công ăn lương theothỏa thuận rõ ràng). Bọn chủ tư bản thực sự ngồi tận bên Pháp điều hành công việckinh doanh ở thuộc địa. Chúng thuê người quản lý, thường là người châu Âu để trựctiếp trông coi lao động làm việc. Những người quản lý được giao chức giám đốc(directeur), đại diện quản trị, đốc công (contremaitre) … này làm việc theo hợpđồng, có thể bị cho thôi việc bất cứ lúc nào nếu giới chủ xét thấy họ không làm đượcviệc. Công nhân, viên chức ta lầm tưởng tất cả những người da trắng đều là ông chủnhà máy hoặc đồn điền, có quyền sinh quyền sát thật sự, với tâm lý mặc cảm tự ti đãsợ sệt những người da trắng cũng làm công ăn lương này.

Ở nhà máy, công xưởng, công nhân ta đều phải trải qua thời gian học việc vàinăm, hưởng khoản lương rất ít, có khi không lương, tuy họ làm thành thạo thao tác,đạt năng suất như mọi người thợ khác. Để trở thành thợ chính thức, hoặc muốn đượcnâng lương, người công nhân phải lễ lạt, “biết điều” với cai, xu, sếp.

Khi đã thành nghề, người lao động Việt Nam có khi còn bị giới quản trị nhàmáy, đồn điền thực hiện chế độ “ăn công làm khoán”; đó là phương thức quản lýkinh doanh tư bản chủ nghĩa ở thuộc địa. Các đồn điền cao su là điển hình của lốibóc lột này. Chúng khoán cho người cạo mủ định mức 350 đến 400 cây mỗi ngày;làm xong việc này hết nửa ngày, vào buổi chiều người công nhân phải dọn cỏ lô vàlàm một số việc không tên khác.

Lao động với mức như nam giới nhưng lương phụ nữ thấp hơn rõ rệt. Ở Nhàmáy Cưa Biên Hòa, lương thợ nam giới được 0,40 đồng/ngày thì nữ chỉ được trả0,30 đồng, vào lúc khủng hoảng kinh tế 1930 -1933, lương còn sụt bớt. Ở các đồnđiền cao su, tình hình không khác gì. Lương công nhân kỹ thuật cao hơn nhưng sovới thợ kỹ thuật châu Âu thì vẫn chênh lệch lớn. Ông Tư Giang (Đào Văn Giang),thợ máy giỏi ở Nhà máy Cưa Biên Hòa lương năm 1935 1đồng/ngày, chỉ bằng 1/3lương thợ máy Pháp dù ông và người thợ Pháp làm cùng công việc sửa máy, có trìnhđộ tương đương. Lương của những người quản lý nhà máy còn cao gấp mấy lần, họđược hưởng nhiều loại phụ cấp mà người công nhân không bao giờ dám mơ đến

IV.2.2. Chế độ côngtra (1[21])Về hình thức, chế độ giao kèo có vẻ công bằng “thuận mua vừa bán” sức lao

(1[21]) Contract: giao kèo, hợp đồng

26

động. Thực chất, khi đặt bút kí /điểm chỉ (đối với người mù chữ) vào bản giao kèolàm thuê cho tư bản Pháp, người đó trở thành nô lệ có thời hạn. Họ bán sức laođộng, bị hành hạ như nô lệ; các điều ký kết trở thành vô nghĩa vì nhà cầm quyền baogiờ cũng đứng về phía tư bản, bênh vực bọn tư bản. Ngay khi nhậm chức Toànquyền Đông Dương, Đume ban hành nghị định ngày 26-8-1899 qui định: thợ tự ý bỏviệc thì bị phạt tù nhẹ từ 1 đến 5 ngày và phạt tiền bằng 2/3 hoặc một tháng lương.Thời gian ngồi tù không tính vào thời gian giao kèo. Nếu công nhân bỏ việc mà bànbạc với nhiều người thì bị xử theo luật hình, có thể bị tù tới ba năm, bị phạt tiền3.000 fr (khoảng 300 đồng, tương đương 10 tấn gạo!) Ra tù, còn “nợ” tiền thì ngườithợ phải làm để trả nợ. Người thợ bị tù có thể được người quản lý nhà máy, đồn điềnPháp xin cho ra, chịu phạt lương sung công quỹ. Đây là một kiểu bóc lột tinh vi khóthấy; người thợ hàm ơn sếp tốt bụng mà không hiểu từ địa vị người làm thuê ănlương chuyển sang người làm thuê không công cho tư bản.

Nguyễn Ái Quốc tố cáo trong Bản án chế độ thực dân Pháp: “được cấp khôngruộng đất, bọn chủ đồn điền còn được cấp không, hoặc gần như không, cả nhâncông nữa. Nhà nước cung cấp cho chúng một số tù khổ sai làm không công, hoặcdùng uy quyền để mộ nhân công cho chúng với một đồng lương chết đói. Nếu dânphu không đủ số hoặc tỏ ra bất mãn thì người ta dùng vũ lực, bọn chủ đồn điền tómcổ hào lý, đánh đập, tra tấn họ cho đến khi họ chịu ký giao kèo hẹn nộp đủ số nhâncông mà chúng đòi hỏi”(1[22]).

Để có nhân công cho các đồn điền cao su ồ ạt mở ra, bọn chủ tư bản câu kếtvới bọn cầm quyền thực dân và lũ tay sai dụ dỗ số đông nông dân ở châu thổ Bắc kỳvà Trung kỳ đi phu vào Nam kỳ bằng lời lẽ đường mật: Nam kỳ là xứ làm chơi ănthật, đồn điền có sẵn nhà cửa cho culi, mỗi ngày làm 6 giờ công 80 xu, một bát gạotrắng, 1 lạng cá, có thịt, có nước mắm được phát không, ốm đau có thuốc men, đi banăm làm có món tiền thì quay về quê hương bản quán có cái vốn làm ăn về sau...Nhất là bọn tay chân mộ phu lại ứng trước cho vài đồng (bằng giá 1 tạ gạo) khi kýcôngtra để giải quyết sưu thuế, đói khổ trước mắt thì làm gì người nông dân phầnđông mù chữ (sách báo cũ gọi là dốt nát), đang đói chẳng cũng liều nhắm mắt đưachân! Người nông dân chất phác nghèo khổ bị lừa ký hợp đồng: “Chúng bảo phảichụp hình để trình Nhà nước. Có thế sau này hễ xảy ra chuyện gì, chính phủ mớibênh vực cho. Thế rồi chúng đưa người phu đi chụp ảnh. Chụp nghiêng, chụp thẳngđủ kiểu. Sau đó chúng đưa giấy bảo người ấy điểm chỉ để sau nhận ảnh. Sau mớibiết té ra giấy đó lại chính là một tờ hợp đồng in sẵn. Cái ngư ời bị lừa ấy không baogiờ biết là mình đã điểm chỉ vào giấy bán đứt tính mạng và tự do của mình cho chủtư bản”(2[23]). Cứ một người phu mộ thì kẻ mộ phu được 10 đến 12 đồng, chỉ trongvòng mấy tuần lễ, tên mộ phu có thể kiếm 300 đến 400 đồng bạc.

Lương tháng của công nhân vài đồng, cao lắm chưa đến hai chục. Dù tiện tặn,họ chẳng dư bao nhiêu. Thế mà những người phu cao su không phải dân bản địa,hàng năm vẫn phải bóp bụng gửi về quê hương bản quán ngoài Trung, ngoài Bắcđóng xuất sưu vài ba đồng! Nếu khô ng, gia đình họ sẽ bị rắc rối lớn.

(1[22]) Dẫn lại theo Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Sự thật, H., 1976.(2[23]) Trần Tử Bình: Phú Riềng đỏ, tr.241, Nxb LĐ, H.,1965.

27

IV.3. Đời sống của công nhân Biên Hòa

IV.3.1. Đời sống vật chấtNgười công nhân Biên Hòa, đặc biệt công nhân trong các đồn điền cao su vô

cùng khổ cực về lao động và đời sống.Công nhân Nhà máy Cưa Biên Hòa hàng ngày phải lao động không dưới 10

giờ. Khi còi nhà máy rúc lên, thợ đã phải ở vị trí làm việc. Cai, xu, sếp Pháp coi cácphân xưởng kiểm tra kỹ, ai tới muộn chắc chắn bị đòn, bị cúp lương.

Nhưng tiêu biểu cho lao động cực nhọc là ở các sở cao su. Theo các nghị địnhcủa nhà cầm quyền thực dân(1[24]), phu đồn điền mỗi ngày làm việc nhiều nhất 10giờ, kể cả thời gian đi và về; mỗi tuần nghỉ 1 ngày hay hai tuần nghỉ 2 ngày liền; Tếtnghỉ 4 ngày; ngày 5 tháng năm và rằm tháng bảy âm lịch cũng được nghỉ. Chủ đảmbảo cho người phu tối thiểu đạt 25 công. Phụ nữ sau khi đẻ được nghỉ 1 tháng ănlương.

Nhưng thực tế, viên thanh tra Đờ Lama viết một bài dài đăng trên tờ Phụcsinh tháng 12-1928 và tháng 2-1929: “lời khai của những người phu mà tôi thu thậpđược đều nhất trí cho rằng giờ lao động là như sau: 3 giờ sáng thức dậy, 4 giờ tậphợp. Nhưng vì có hàng ngàn phu phải đếm nên chắc chắn là giờ khởi hành khôngthể trước 4 rưỡi, giữa ngày được nghỉ 1 tiếng rưỡi nhưng tất cả những người phuđoán chắc rằng chỉ đến tối mịt thì họ mới được trở về nhà.”(2[25])

Một ngày làm việc của công nhân cao su như sau:3 giờ rưỡi sáng, kẻng nhất vang lên. Người phu vội bật dậy nấu cơm, kịp nuốt

vài chén lót dạ, mang theo để ăn trưa, chuẩn bị thùng đựng mủ, dao cạo, giỏ đựngmủ bèo, mủ dăm. 4 giờ rưỡi kẻng nhì, họ đã có mặt ở sân điểm. Người đến muộnkhi hàng ngũ đã tề chỉnh, chắc chắn bị gậy cù nèo, roi mây quất vào đầu, vào vai.Điểm danh xong, phu phải nhanh chóng ra lô, cạo cho nhanh và khéo (không bịphạm). Từ 5 giờ đến 9 giờ, mỗi người phu phải cạo xong phần khoảng 400 cây, mỗicây cách nhau 5-6 mét, nghĩa là người đó phải di chuyển gần 3 kilômét. Người phutrước khi được giao cạo mủ, được hướng dẫn huấn luyện khoảng một tuần. Cứkhoảng 7 công nhân lại có một viên cai kiểm soát, trên cai có xu coi một kíp vàichục phu cạo. Hễ phu có sai phạm là bị đòn ngay, có người bị đánh chết mà khôngai dám chống lại! Cạo xong phần khoán, phu đi trút mủ, vét cho khéo từng chénhứng (để rớt mủ thì bị đòn và phạt tiền) sau đó gánh hai thùng mủ nộp ở nhà chứamủ. Dù luôn chân luôn tay, phải 12 giờ trưa mới xong mọi việc đã nêu. Người phutranh thủ ăn cơm và cá mắm xong, uống nước lã, rồi làm việc khác: làm cỏ (gọi làsạc lai), đắp đê chống mưa cuốn đất màu (với mức khoán dài 3 mét, rộng 0,70 mét,cao 0,4 mét)…

Người phu cao su khi làm việc, gặp nhiều nguy hiểm. Phát rừng khai hoang,quần áo mau rách tướp nên họ thường chỉ đóng khố. Ngày nay bạn đọc có thể cònthấy nhiều ảnh chụp trên sách báo thời đó. Họ có thể bị cây đổ đè lên. Muỗi, vắt,kiến, mối càng, kiến độ c... có mặt khắp nơi. Kiến bù nhọt (kiến vàng) to bám đầycây, bò chật đất, chích đau nhức không thua ong chích. Con mòng đỏ tía, bằng hạt

(1[24]) Nghị định ngày 25-10-1927.(2[25]) Dẫn theo Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, tr.24, Nxb Trẻ, TPHCM, 1993.

28

thầu dầu, cắn vào chân tay gây sâu quảng (ghẻ hờm) rất khó chữa, một số phải cưachân tay vì vết loét quá nặng! Mối rừng cắn vào gây sốt, có phu lên cơn sốt ở lô,nằm bất tỉnh bị mối ăn chỉ còn bộ xương.

Cây cao su trưởng thành đầy rẫy kiến đỏ ở thân. Bọn chủ thuê đồng bào dântộc thiểu số làm việc tỉa cành cao su, sau khi culi Việt không chịu làm. “Dù dangười Mọi khá dày, họ cũng không chịu nổi sự tấn công của kiến. Người ta thấytrước hết họ không chịu thua lập tức việc cắt cành cây; trước hết cần tăng đáng kểtiền công, sau là thử cho họ mặc loại quần áo kiểu thợ lặn bằng lụa theo ý định dựkiến; nhưng ba lớp lụa khá bất tiện làm vướng víu hoạt động của họ và nếu bị mócvào những chỗ gồ ghề của cành thì toạc thường xuyên. Vả chăng người Mọi thíchsống trong không khí tự do hơn là gò bó trong quần áo. Phần lớn bọn họ bỏ kiểuquần áo lặn, với làn da trần trụi, họ đối mặt kiên cường với đàn kiến đỏ. Tuy nhiên,tính bền bỉ của Phrăngxoa Đờ la Xen (Francois de la Celle), Giám đốc Đồn điềnÔng Quế, chấm hết vì người Mọi tự nhiên chán ghét công việc này” (1[26]).

Lao động cực nhọc kéo dài, người phu cao su trong các đồn điền tư bản Phápcòn bị đánh và cúp lương vì hàng chục “tội” kê chưa đầy đủ dưới đây:

– Bắt kiềng lệch và không đúng kích thước.– Đặt chén hứng mủ hơi nghiêng/không lau kỹ trong và ngoài chén mủ.– Cạo không ngay, miệng cạo không thẳng.– Cạo không đúng qui định 1 mm (không được nông hơn/sâu hơn).– Cạo phạm xương cây.– Để mủ rớt xuống đất vài giọt mà không vét hết.– Trời mưa để mủ tràn dính cây mà không gỡ kịp– Không làm hết phần cây khoán.– Dao cạo không sắc.– Bệnh chưa liệt giường mà không đi làm.– Không đủ số mủ qui định.– Không biết “phải, quấy” với cai, xu.– Có vợ xinh mà không dâng cho xu, sếp.– Để gốc cây bẩn …Bọn cai, xu, sếp có nhiều kiểu hành hạ dã man: bắt quì rồi trói vào gốc cây mà

đánh, bắt nằm sấp chổng cẳng lên rồi đánh vào gan bàn chân sau đó bắt chạy bộhàng cây số; phụ nữ có bầu tự đào hố úp bụng xuống để ăn đòn...Người phu bị đánhở bất cứ chỗ nào: sân điểm, ngoài lô... Ở nhiều đồn điền, mỗi tên cai hàng ngày lĩnhhàng chục chiếc roi; tên sếp đi kiểm tra roi nếu thấy roi còn nguyên th ì tên cai đó bịđòn thế mạng. Vì vậy “sếp đánh cai, cai nhai chết phu”.

Nữ công nhân càng chịu nhiều khổ nhục, ai có chút nhan sắc thì bị điều độngtới nhà riêng của cai, xu, sếp làm việc vặt: quét nhà, tưới vườn... và bị giày vò đếntàn tạ. Nếu người chồng chống cự, có thể bị đánh chết; người vợ thả cho về là đã rama:

–Vợ mình là thật vợ mình,

(1[26]) Arnaud de Vogué: sđd

29

Xu, sếp muốn lấy mặc tình chẳng kiêng

–Cao su đi dễ khó về,Trai thì bỏ xác, gái thì còn xương

Trong sách Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su miềnĐông Nam bộ, tác giả Thành Nam cho biết: “Theo một tài liệu còn để lại, tại mộtđồn điền thuộc Công ty Đồn điền Đất Đỏ, tính ra cứ 100 công nhân thì có 37 ngườimắc bệnh nặng. Một tài liệu còn lưu giữ tại Đồn điền An Lộc cho thấy tại nơi đây,tuổi thọ bình quân của nam công nhân không quá 30. Còn nữ công nhân thì có đến95% chị em bị sẩy thai hoặc ốm đau. Nhiều trẻ em mới 2, 3 tuổi đã mắc bệnh sưnglá lách hoặc phù thận” (tr.27).

Theo quy định của các đồn điền, người phu nào ốm liệt giường mới được đinhà thương chữa bệnh. Giới chủ ra lệnh cho y, bác sĩ phải đánh thật đau, qua đó xácđịnh ai bệnh thật, ai bệnh giả vì chúng có định kiến người phu nói chung lười biếngkiếm cớ đi nhà thương để nghỉ làm. Ở nhà thương, hễ phu ăn được cháo thì họ bị bắtlàm các việc: lau nhà, xách nước, làm cỏ vườn hoa...

Người phu đồn điền có nhiều kiểu chết: chết bệnh, chết vì rắn rết, bị đánhchết, uất ức quá mà tự tử... Năm 1935, ở Đồn điền Ông Quế có ngày tới 10 ngườithắt cổ tự tử.

Thi hài người chết không bao giờ có hòm riêng. Họ chỉ được bó bằng chiếcchiếu họ nằm lúc sống rồi cho vào quan tài duy nhất dùng chung. Đến nghĩa địa, bóchiếu bọc xác được trút xuống huyệt, lấp đất; còn quan tài mang về dùng chôn ngườichết sau.

Nghĩa địa là vùng đất trống dọn sẵn, mỗi huyệt cách nhau 5–6 mét nhìn vuôngnhư ô bàn cờ. Vài tháng sau, trên mỗi mộ trồng một cây cao su non. Bọn quản lýgiải thích trồng cây để che mát cho người đã khuất, nhưng thực ra là việc làm dãman:

Cao su xanh tốt chốn này,Mỗi cây bón một xác người công nhân.

Hận thù trời đất khôn cầm,Càng tươi dòng mủ, càng bầm ruột gan

Đồng lương thợ nhà máy cũng như công nhân cao su là đồng lương chết đói.Lương của phu đồn điền có phần thấp hơn, nhất là chị em phụ nữ. “Trước khi ở Bắckỳ ra đi, người ta hứa phát gạo không mất tiền cho phu, nhưng khi đến đồn điền thìngười ta trừ tiền gạo vào lương. Vợ cai, xu (giám thị) bán chịu gạo với giá 2 đồngmột hộc, gạo này rất xấu, phu phải tự nấu ăn. Phu phải uống nước suối hay nướcnguồn vì không có nước uống, vài người lấy lá cây rừng về nấu uống. Côngtra là banăm, nhưng công ty tìm cách kéo dài bốn năm bằng cách vin cớ chủ nhật và nhữngngày lễ phu không đi làm. Nhưng sau bốn năm, người phu may sống sót cũng khôngcó cách nào quay về xứ vì không có tiền và quần áo. Họ buộ c phải ở lại và ký thêmcôngtra nữa. Theo qui định, mỗi tháng được trả 12 đồng, nhưng những ngày bệnhvà ngày nghỉ thì không có lương. Mỗi tháng người ta bớt vào lương 5 hào để trừ vào

30

món tiền 6 đồng họ lĩnh trước khi đi. Người ta hứa công ty sẽ trả thuế thân hàngnăm trong thời gian giao kèo cho phu, nhưng người ta không giữ lời hứa và thânnhân những người phu ở các làng quê đã buộc phải trả phần thuế này ”(1[27]). Ngàylĩnh lương, viên thủ quỹ bắt công nhân xếp hàng ở phòng phát tiền, theo danh sáchgọi số(2[28]). Người phu phải lĩnh cho nhanh, nhét vội nắm tiền vào túi không đượcđếm lại, làm trái thì bị đòn và có thể không được trả lương nữa. Lương công nhânđược tính chi li, có nơi, bọn cai, xu còn bày trò đánh bạc, chơi bài... sao cho hếttháng thì hết tiền, thậm chí còn mắc nợ, khiến họ không thể dành dụm mà về xứ khimãn giao kèo.

Tiền lương của thợ máy cưa khá hơn phu cạo mủ đồn điền chút đỉnh, tuy cũngrẻ mạt. Làm việc vặt (hiểu là không chuyên môn) công 30 xu/ngày; có nghề chuyênmôn 35 xu; thạo nghề 50 xu. Anh chị em làm việc 10 đến 12 giờ mỗi ngày, ốm đaukhông thuốc men (và dĩ nhiên không đi làm thì không có lương), còn phải góp côngkhông để chủ lập quĩ cho thợ vay lãi. Các dịp lễ, Tết mọi người phải góp tiền, mualễ vật biếu thầy cai, ông xu, ngài sếp …

Về ở, nhà cửa của thợ máy cưa Biên Hòa thường là nhà tranh vách lá. Một sốđi thuê nhà trong các hẻm xóm lao động bùn lầy nước đọng. Tuy gỗ bìa bắp vứtchồng đống, nhưng nhà cửa phần đông công nhân là nhà tranh vách lá. Do thợ đấutranh, để tỏ lòng tốt, các viên quản lý nhà máy người Pháp mới đồng ý cho thợ lấysố bìa bắp này về thưng quanh nhà và cho họ lấy đầu mẩu gỗ, gỗ đầu thừa đuôi thẹovề đun mà xí nghiệp đỡ tốn công dọn dẹp. Về sau, củi khan hiếm thì các phế phẩmcủa nhà máy: mùn cưa, bìa bắp, đầu mẩu gỗ … được mang bán lấy tiền.

Ở các đồn điền, người phu và gia đình họ ở các trại vách ván lợp tranh, loạilán trại mỗi dãy dài dăm bảy chục mét hoặc hơn, trong đó lèn chật ních người, sốnghoàn toàn hỗn tạp, Acnô Đờ Vôghê (Arnaud de Vogué) nhận xét “hoàn toàn giốnghệt với điều kiện cư trú truyền thống của người Mọi (sic) kế bên” (sđd). Số cai, xu ởnhà riêng, số quản lý người Pháp ở nhà gạch, nhà lầu khang trang hoặc ở nhà trệtbằng gỗ có hiên rộng (bungalow). Các lán trại đồn điền thường dựng gần suối, nơiđất thấp gần ao đầm lầy lội để có nước ăn uống, tắm giặt. Nếu làm ở nơi đất cao thìmùa khô không có nước, dù giếng đào sâu hàng chục mét. Những đầm ao là ổ muỗisốt rét. Vôghê đi thăm nhiều đồn điền của tập đoàn Công ty Cao su SIPH nhận thấyđiển hình tình trạng tồi tệ về sốt rét ở Bình Ba: “Bệnh sốt rét giáng vào số culi Bắckỳ... phân khu Ladông (Lason) bị tuyên bố là nguy hại... Tử suất và bệnh sốt réthoành hành năm 1926-1927 ở phân khu này trước đó chưa từng có ở Nam kỳ đã gâytai tiếng xấu nhất đối với nhà chức trách ở Sài Gòn cũng như giữa các đồn điền vànhà băng”. (Vôghê: Sđd). Dĩ nhiên điều kiện sống của số nhân viên người Âu kháhơn phu bản xứ song bệnh sốt rét không tha ai, một số người Âu cũng bị sốt rét hànhhạ. Để trấn an phần nào tinh thần phu và số quản lý đồn điền, giới tư bản cho thựchiện vài biện pháp: đồ dầu madút xuống các đầm lầy và nơi nước tù đọng hòng ngănmuỗi anôphen sinh sôi nảy nở. Viên chức Âu thì được phát kinakrin uống tại nhà.Còn phu đồn điền thì sáng sáng p hải uống một chén nước kíninh đắng nghét dưới sự

(1[27]) Paul Monet:Entre deux feux, dẫn theo Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam .(2[28]) Mỗi công nhân đeo số thay tên.

31

giám sát chặt chẽ của cai, xu, sếp khi tập hợp điểm số.Về sau, do công nhân đấu tranh, giới chủ buộc phải cải thiện phần nào nhà ở.

Những làng cao su hình thành gồm một số căn nhà gạch lợp ngói, mặt ngoài q uétvôi chừng hai, ba năm một lần. Quanh căn nhà có thửa vườn nhỏ để gia đình họtranh thủ trồng rau, khoai lang, cây ăn quả và nuôi gà vịt, heo. Nhưng số lán tranhvẫn tồn tại ở mức độ nào đó chứ không mất hẳn, nơi đó giành cho các người sốngđộc thân. Họ nằm trên vạt tre, đun nấu ở một góc lán. Những làng này không có hệthống cống rãnh nên nước thải chảy tràn lan nhớp nhúa. Số viên chức Âu và taychân được ở trong những căn nhà riêng, cất rộng rãi hơn, cạnh nhà có vườn hoa; mộtsố căn hộ là nhà tiền chế do hãng máy cưa Biên Hòa làm ra, lắp ghép nhanh.

Vào khoảng những năm 20 đầu thế kỷ XX, cái chợ đầu tiên lập ở Đồn điềnDầu Giây, dưới các gốc cao su gần nhà Hội đồng. Không rõ ai là người khởi xướng,chợ họp đều đặn vào chủ nhật hàng tuần. Những người buô n bán nhỏ mang hàngđến bán cho phu: vải vóc, quần áo, thực phẩm … rẻ hơn ở mấy tiệm buôn chạp phôcủa người Hoa. Khi trời mưa, kẻ bán người mua tùy nghi tìm nơi tránh ướt. Do nhucầu đòi hỏi, người quản lý đồn điền là Truiơ (Trouilleux) buộc phải cho xây chợ vàonhững năm 30.

IV.3.2. Đời sống tinh thầnNỗi đau lớn nhất của đội ngũ công nhân Biên Hòa là cái nhục mất nước. Hàng

ngày làm việc dưới sự cai quản của vài tên “mắt xanh mũi lõ” cùng bầy tay sai lămlăm roi gậy giáng xuống đầu, nỗi nhục mất nước của họ không chỉ âm ỉ nung nấutâm can mà vết lằn roi hiện trên đầu, mặt, tay chân, thân thể. Không chịu chào sếpTây, không tỏ ra khép nép khúm núm khi chúng đi ngang qua, lập tức người thợxưởng máy, người phu đồn điền bị “xà lù”, đá, tát, roi ngay. Thân ph ận nô lệ của họngày càng không thể chịu đựng nổi. Năm 1943, lính Nhật đóng ở đầu Đồn điền sởBà Đầm Long Thành chiều nào cũng kéo đàn kéo lũ tắm truồng ở chiếc giếng ngayđường đi. Một anh phu hỏi:

– Tắm thế này mà không mắc cỡ à?– Chúng mày mất nước mới phải xấu hổ. Chúng tao tắm thế này, có sao! –một

tên biết tiếng Việt nói độp vào mặt anh nọ. Lòng anh nhói đau, uất ức khôn xiết, vềsau anh đi theo Cách mạng.

Bọn thực dân luôn luôn áp dụng chính sách chia để trị. Chúng rêu rao dân Bắckỳ vào làm ở các đồn điền Nam kỳ đã cướp một phần công ăn việc làm của dân địaphương. Chúng gieo rắc tính kỳ thị, nói lấy được, đại loại “Giữa người Nam kỳ vớingười Trung kỳ về một phía, người Bắc kỳ về phía kia, hình như không khắng khíttình cảm anh em cùng nòi giống và cùng thuộc một cộng đồng dân tộc”, “…họ khácbiệt người Nam kỳ về ngôn ngữ, về ăn mặc, quần áo họ nhuộm màu nâu đỏ bằng củnâu, khác rõ rệt ngay từ cái nhìn đầu tiên về màu đen và trắng truyền thống ở Trungkỳ và Nam kỳ, và nói chung về lối sống cũng như chế độ ăn uống... ”(1[29]). Đây làmột thủ đoạn của bọn thực dân nhằm phân hóa công nhân trong đồn điền cao su vàcác xưởng máy, gây tâm lý chia rẽ dân tộc trong nội bộ công nhân.

(1[29]) Arnaud de Vogué: sđd

32

Để ngăn cản công nhân đấu tranh bỏ việc, bọn thực dân treo giải thưởng chođồng bào dân tộc ít người ở các làng quanh các đồn điền: nếu ai bắt, giết được phucao su bỏ trốn sẽ được thưởng tiền, muối... Không phải là chúng không thành công ítnhiều trong việc gieo rắc chia rẽ giữa người Việt ở ba kỳ khác nhau, giữa phu ngườiKinh và đồng bào dân tộc thiểu số.

Kìm hãm công nhân, cũng như toàn dân, trong dốt nát tăm tối để dễ bề đàn ápmọi người là ý đồ sâu xa của thực dân Pháp. Phần đông lớp công nhân đầu tiên củaNhà máy Cưa Biên Hòa tiếp xúc với kỹ thuật mà mù chữ hoặc chỉ biết đọc biết viếtchút đỉnh. Hoc trò những khóa đầu Trường Bá nghệ Biên Hòa chỉ cần biết tròm trèmchữ quốc ngữ; sau mới tuyển những ai học hết lớp ba (cours élémentaire), đó đã lànhững năm 30; vào những năm 40 thì phải học đến lớp nhất (cours supérieur). Họcthợ cơ khí ở đềpô Dĩ An cũng vậy. Phu lục lộ (sửa đường bộ) và phu đường tàu phầnđông ít học hơn. Đông đảo phu mộ ở các đồn điền mù chữ, họ không được học kỹthuật khai thác, chăm sóc cây cao su. Các viên cai, xu chỉ bảo qua loa nên nhiềucông nhân mắc lỗi trong thao tác cạo mủ (cạo nông hoặc cạo phạm lập tức bị đánh!)Sau này vào giữa những năm 30, do phong trào đấu tranh của công nhân lên cao,chủ tư bản mới cho lập ở một số đồn điền vài trường sơ học (mở từ lớp 1 đến lớp 3).

Ở gần nhà máy, xí nghiệp và ở các đồn điền đều có những cửa hàng đại lý bánrượu (R.A), có nơi bán cả thuốc phiện (R.O). Người công nhân, người phu tan tầmvề nhà trong tình trạng kiệt sức, chân tay rời rã, nhìn cảnh gia đình khốn quẫn, dễtìm cách giải sầu “cho quên hết sự đời” bằng r ượu, thuốc phiện. Khi chưa giác ngộ,số đông công nhân cho rằng số mình khổ do thượng đế an bài, do đó họ tìm niềm anủi trong việc đi lễ chùa, nhà thờ.

Ai nhắc đến những quyền tự do dân chủ, tự do hội họp, tự do học hành, tự dongôn luận thì giới chủ và n hà chức trách không để yên. Họ sẽ bị buộc tội xúi giụclàm loạn, tội làm cộng sản … và chắc chắn ngồi tù.

* * *

Giai cấp công nhân ở Biên Hòa–Đồng Nai ra đời từ những năm cuối thế kỷ 19đầu thế kỷ 20, xuất thân từ giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề,đa phần là những nông dân từ miền Trung, miền Bắc vào Nam làm phu đồn điền,làm thợ trong một số nhà máy công nghiệp. Từ những người nông dân “tự do” họtrở thành công nhân làm việc trong khuôn khổ lao động kỷ luật, có tổ chức theo ca,kíp. Nhưng họ là những người lao động tiếp nối truyền thống đấu tranh của dân tộc,có tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức, bất công.

Sống và lao động trong môi trường mới cực khổ, tủi nhục, những người nôngdân khi trở thành giai cấp công nhân bước đầu ý thức được quyền lợi của giai cấp(dù chưa phải là tự giác); họ đoàn kết lại trên cơ sở những người đồng hương, đồngcảnh ngộ, tương trợ nhau khi khó khăn, hoạn nạn...Điều kiện lao động, môi trườngkhắc nghiệt kết hợp với truyền thống đoàn kết, truyền thống đấu tranh của dân tộc,tạo cho giai cấp công nhân ở địa phương một sức mạnh tiềm tàng, khi có điều kiệnthì sẵn sàng đứng lên đấu tranh.

33

CHƯƠNG II

GIAI CẤP CÔNG NHÂN BIÊN HÒA TRONG ĐẤUTRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1930–1945)

I. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở BIÊNHÒA

I.1. Phong trào đấu tranh tự phát từ khi giai cấp công nhân ở Biên Hòara đời

Ngay khi ra đời, giai cấp công nhân ở Biên Hòa đã có những cuộc đấu tranhbằng nhiều hình thức mang tính chất tự phát chống lại những thủ đoạn áp bức, bóclột của tư bản. Nhà máy Cưa Biên Hòa ngay từ khi bước vào hoạt động (năm 1912),ngoài viên Giám đốc người Pháp điều hành chung, dưới quyền là ba nhân viên Phápcoi ba phân xưởng: nồi hơi phát điện và động lực, cưa xẻ gỗ, đóng đồ mộc, còn cónăm gác dan (bảo vệ) người Ấn Độ (Chàvà) chuyên lục soát công nhân đi làm vềxem họ có lấy cắp gì không. Cụ Phan Văn Đại làm thợ máy cưa BIF từ năm 1917đến năm 1922 một lần chứng kiến tên sếp Tây lùn mặt đỏ như gà chọi hùng hổ đấm,tát túi bụi, chửi bới ầm ỹ một anh thợ gầy yếu nhỏ thó. Mới đầu anh nín nhịn, nétránh, cuối cùng không chịu nổi hành vi tàn bạo của thằng Tây, đã nhặt một khúccây đập cho tên này té xỉu rồi bỏ sở từ buổi chiều hôm ấy (theo Phong trào đấutranh cách mạng phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa).

Việc công nhân đánh cai, xu, sếp về sau không hiếm, tiếp diễn dài dài. Ngườithợ hiểu thân phận thấp cổ bé họng của mình, chẳng đặng đừng phải chống lạinhững áp bức tàn tệ của bọn này.

Các đồn điền là nơi tập trung số phu đông đảo thì các hình thức đấu tranh tựphát cũng đa dạng:

– Bỏ trốn: kiểu phản ứng thường gặp, người phu nghĩ đơn giản: ở lại trướcsau cũng chết, bỏ trốn may ra còn sống sẽ tìm đường về quê làm lại cuộc sống mới.Họ trốn từng người hoặc từng nhóm. Phần đông phu bỏ trốn bị bắt lại bị đánh đậptàn nhẫn, số ít làm mồi cho hổ báo, một số bị người thiểu số lầm lạc bắt, giết để lĩnhthưởng.

– Tự tử: là hình thức phản kháng tiêu cực do cuộc sống quá đen tối bi thảmkhông lối thoát. “Tự sát thì nhiều vì con đường đánh Tây để về Bắc r ất khó, nênngười đau ốm chỉ giải quyết bằng tự sát: tự sát trong nhà, tự sát ngoài suốinước...… Từ nhà ra rừng cao su, lúc nào cũng có mùi hôi thối của người tự sát treocổ”(1[1])

(1[1]) Theo Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng , Nxb Khoa học xã hội, H., 1978.

34

– Lãn công, phá cây giống: ở Đồn điền Phú Riềng (lúc đó thuộc tỉnh BiênHòa), công nhân lãn công, phá cây cao su giống (để ghép). Hình thức này giốngcách đấu tranh phá máy móc của công nhân châu Âu, gây cho chủ thiệt hại nhấtđịnh. Chúng phải đưa Vasê (Vachet) về thay hung thần Trie (Triai). Năm 1928, vừađặt chân đến nơi, Vasê ra lệnh cấm cai, xu đánh phu. Y mua chuộc công nhân bằngcách cho lập phường chèo, phường nhạc cổ, còn cấp tiền cho mua quần áo, mũ mão,đàn sáo, trống nhị … Chính Vasê cho khoán công việc (nhưng lương cố định) để đốiphó công nhân lãn công.

– Nổi dậy chém Tây: Tháng7-1927, công nhân Đồn điền Phú Riềng đấu tranhchống tên Giám đốc Trie, gọi là chủ nhất, cũng là kẻ làm thuê cho chủ tư bản ở tậnPari, cho bọn cai, xu, sếp vô lối đánh đập anh chị em phu cạo. Nhưng tên chủ nhấtdo có chỉ điểm, đã đánh đập và b ỏ tù anh phu Trần Tử Bình.

Chứng kiến cảnh công nhân bị đánh đập tàn nhẫn, và thói dâm đãng của bọncai, xu, sếp, nhất là của tên Môngtây (Monteil), anh Nguyễn Đình Tư cùng nhữngngười một lòng một dạ trích máu ăn thề quyết giết tên ác ôn này. Một buổi sán gtháng 10-1927, trong cuộc điểm danh thường nhật, anh Tư bất ngờ dùng lưỡi búamài bén chém y; nhiều nhát búa chất chứa căm hơn bổ tiếp vào thân xác tên này. Ycố chạy về lấy súng nhưng nhát búa cuối cùng bửa đôi mặt làm y gục xuống. Tênchủ nhất Trie cho lính bao vây chặt, bắt đi dăm, sáu chục người, y tự tay bắn chếtvài công nhân … Muc tiêu giết Môngtây đã đạt, nhưng cuộc manh động này chưađánh trúng kẻ thù là đánh đổ tất cả bọn thực dân để giải phóng dân tộc.

– Kiện ở tòa án: Anh Nguyễn Văn Chánh là cai ở làng 2 Đồn điền Phú Riềng.Anh không đánh đập công nhân như những tên cai, xu khác. Tên chủ sở Valăngtanh(Valentin) bực mình với anh. Một ngày cuối năm 1927, y ra lô tìm cớ gây sự rồi đáanh dập lá lách, chết tại chỗ. Một số công nhân tiến bộ vận động mọi người cùng vợanh Chánh đâm đơn kiện ở Tòa án Biên Hòa. Bọn quản lý sở đã đút lót nên Tòa ánBiên Hòa xử Valăngtanh tội ngộ sát, bồi thường cho vợ anh Chánh 5 đồng. Kết quả:công nhân vừa phẫn uất, vừa bi quan, anh em hiểu thêm trong chế độ ấy không thểcó sự công minh; muốn cho “những anh Chánh khác” không uổng mạng thì phải đicon đường khác!

Tóm lại, một số cuộc đấu tranh buổi đầu của giai cấp công nhân ở Biên Hòa lànhững phản kháng tự phát, cá nhân, lẻ tẻ. Hầu hết những cuộc đấu tranh đó thất bại,họ còn bị giai cấp thống trị đàn áp đẫm máu. Sự tàn ác, hà khắc của bọn tư bản thựcdân và tay sai càng nung nấu trong công nhân lòng căm giận, để từ đó nâng cao ýthức về giai cấp mình, kinh nghiệm đấu tranh tích lũy ngày càng nhiều. Đó là nhữngkhoản học phí đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc phải trả bằng máu.Người công nhân buộc phải đấu tranh sống còn với kẻ thù, như vậy “giai cấp tư sảntạo ra những kẻ đào huyệt chôn chính nó” (1[2])

I.2. Phong trào đấu tranh của công nhân Biên Hòa trước khi Đảng Cộngsản Việt Nam thành lập.

Đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, người lính thủy tham gia treo cờ đỏ trên

(1[2]) K.Mác & F. Enghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

35

chiến hạm Pháp ở biển Đen để biểu lộ sự ủng hộ Cách mạng tháng 10 Nga bị chínhphủ Pháp trục xuất về Sài Gòn. Anh công nhân Tôn Đức Thắng đã l ập Công hội Đỏđầu tiên ở Nhà máy Bason, hoạt động theo kiểu của Tổng Liên đoàn Lao động PhápCGT do Đảng Cộng sản Pháp lãnh đạo. Ảnh hưởng của Công hội Đỏ lan ra một sốnhà máy, xí nghiệp và Nhà máy xe lửa Dĩ An (Đề pô Dĩ An).

Giữa năm 1925, tổ chức Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam (còn gọi là ViệtNam Thanh niên cách mạng đồng chí hội) được Nguyễn Ái Quốc thành lập ở QuảngChâu (Trung Quốc). Nhiều thanh niên yêu nước ở trong nước được bí mật cử đi, saukhóa huấn luyện lại về nước hoạt động. Tháng 10-1926, Phan Trọng Bình vàNguyễn Văn Lợi được cử về Sài Gòn xây dựng cơ sở. Mạng lưới Kỳ bộ Nam kỳ củaHội Thanh niên cách mạng Việt Nam phát triển nhanh chóng ở Sài Gòn và các tỉnhvới khoảng 500 hội viên. Thực hiện chủ trương vô sản hóa, nhiều hội viên hòa mì nhvào đi làm ở các nhà máy, đồn điền...

Tại Biên Hòa, vài tiểu tổ Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam được tổ chức ởĐồn điền Cam Tiêm, Nhà máy Cưa BIF. Nguyễn Đức Văn (Nguyễn Tam) do NgôGia Tự phái về, đã hoạt động ở Đồn điền Cuộctơnay (Courtenay, bây giờ là Nôngtrường Cao su Cẩm Mỹ).

Tháng 4-1928, chi bộ Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam ở Đồn điền Caosu Phú Riềng thành lập với 5 hội viên: Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư, Trần Tử Bình,Nguyễn Mạnh Hồng, Tạ, Hòa.

Ngày 20-9-1928, một cuộc đấu tranh lớn nổ ra ở Đồn điền Cam Tiêm. Hơn500 phu cạo mủ kéo ra sân điểm phản đối viên Giám đốc Pháp không thực hiện bảncôngtra: đối xử tử tế với phu, tăng lương cho anh chị em, trả người mãn hạn giaokèo về xứ.… Công nhân vác gậy gộc bao vây văn phòng sở. Bọn sếp, xu, cai hoảngsợ bỏ trốn về Đồn điền Dầu Giây, cho người báo gấp đồn hiến binh Xuân Lộc vàTòa bố Biên Hòa. Chủ tỉnh phái 20 lính và 3 hiến binh về Cam Tiêm, thẳng tay bắngiết, bắt bớ … làm hàng chục anh em chết và bị thương, nhiều người quá sợ chạy rarừng trốn. Hàng tháng sau, đồn điền mới trở lại làm việc bình thường. Dư luận Phápxôn xao, Tổng Liên đoàn Lao động Pháp lên tiếng phản đối vụ đàn áp dã man củabọn tư bản, bày tỏ sự đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Đồn điền CamTiêm nói riêng, công nhân Việt Nam nói chung: “Hỡi các công nhân cao su! Cácanh có biết rằng giá cao su bây giờ hạ lắm, thế mà bọn nghiệp chủ vẫn cứ ngàycàng giàu lên không? Anh làm lụng vất vả suốt ngày như thế mà tiền cong có đủ ănkhông? Anh ơi! Anh bị bóc lột thậm tệ đấy! Những sản nghiệp, tiền bạc lớn lao kiachính là mồ hôi và nước mắt của hàng nghìn người lao động như anh vậy … Anh emhãy đoàn kết nhau lại! Chưa muộn đâu!” (1[3]).

Tháng 9-1928 tại Phú Riềng, một tên sếp Pháp đánh bị thương một người phu.Toàn thể nghiệp đoàn đình công, biểu tình đòi “cấm đánh đập, bỏ cúp phạt lương”...,đòi chủ bồi thường cho người bị đánh. Bọn chủ phải bồi thường, chế độ làm việc cảithiện một phần. Cuộc đấu tranh thắng lợi làm gương cho các đồn điền khác cũng đòiquyền sống cho giai cấp.

Từ những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát đến những cuộc đấu tranh có tính quy

(1[3]) Dẫn theo Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, tr.49, bài viết của Bernardom.

36

mô, tập trung của công nhân đồn điền cao su cho thấy sự phát triển về ý thức củagiai cấp công nhân ở địa phương, bước đầu mang tính tự giác, có tổ chức chặt chẽnhưng chưa thu được kết quả mong muốn. Đó là do các cuộc đấu tranh này nổ rađơn độc, có tính cục bộ.

Vào cuối thập niên 20 thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam phát triểnnhanh đòi hỏi một chính đảng kiểu mới. Tổ chức Hội Thanh niên cách mạng ViệtNam không còn đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới. Vì vậynhững phần tử tiên tiến nhất trong Hội, trước hết là những người hoạt động trực tiếptrong phong trào công nhân, sớm nhận thức tính tất yếu đó, đứng ra xúc tiến vậnđộng thành lập Đảng Cộng sản. Đại hội toàn quốc Hội Thanh niên cách mạng ViệtNam tháng 5-1929 chưa nhất trí, tại đây diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt về vấn đềthành lập chính đảng của giai cấp công nhân. Một số đại biểu dự đại hội bỏ về nước.Tháng 6-1929, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời ở Bắc kỳ. Tháng 10-1929, ở Namkỳ, An Nam cộng sản đảng tuyên bố thành lập. Tháng 1-1930, đảng Tân Việt ởTrung kỳ tự cải tổ thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Ba tổ chức cộng sản ở bakỳ đều tự nhận mình là cộng sản chân chính, tranh thủ Quốc tế Cộng sản công nhận.

Ngô Gia Tự là một trong các thành viên sáng lập Đông Dương Cộng sản đảng,sau này là một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, cùng một số đồng chí khác từ HàNội được cử vào Sài Gòn hoạt động xây dựng cơ sở. Đồng chí Nguyễn Đức Vănliên hệ được với chi bộ ở Phú Riềng, do đó ngày 28-10-1929, chi bộ Đông DươngCộng sản đảng ở Phú Riềng được thành lập với 6 đảng viên: Nguyễn Xuân Cừ (Bíthư), Trần Tử Bình, Nguyễn Mạnh Hồng, Tạ, Hòa, Doanh.

Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chủ tọa cuộc hợpnhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 3-2-1930, ĐảngCộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử nước ta, mở đầuthời đại cách mạng do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là đảng theo chủnghĩa Mác–Lênin lãnh đạo.

I.3. Phong trào đấu tranh của công nhân Biên Hòa từ khi Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời cho đến Cách mạng tháng Tám-1945.

I.3.1. Sự kiện Phú Riềng đỏChi bộ Đông Dương Cộng sản đảng Đồn điền Phú Riềng mới thành lập đã bắt

tay vào tổ chức ngay các đoàn thể quần chúng: đội thanh niên xích vệ do Trần TửBình phụ trách, nghiệp đoàn đồn điền do Nguyễn Mạnh Hồng phụ trách, hai tổ chứcnày hoạt động bí mật. Thông qua nghiệp đoàn, chi bộ lập các hội quần chúng thu hútđông đảo phu đồn điền: hội xuân thu nhị kỳ của phu bên lương, hội ông ThánhGiuxe của phu theo đạo Thiên Chúa, hội đá banh, hội múa lân... Các hội này hoạtđộng công khai để tập hợp, giác ngộ từng bước, phát động công nhân đấu tranh.

Từ khi thành lập, chi bộ đẩy mạnh công tác tuyên truyền gi áo dục về sự bóclột của tư bản, về tinh thần dân tộc, tạo cho công nhân đồn điền tinh thần đoàn kết,thương yêu nhau hơn vì họ ý thức được quyền lợi giai cấp. Mọi hoạt động đều thốngnhất: đấu tranh chống cúp phạt, đòi cấp gạo tốt, không ăn cá ươn và thịt bạc nhạc,đòi thả đồng chí Trần Văn Cung là tù chính trị, giác ngộ đồng bào dân tộc ít ngườigiúp đỡ che chở cho phu bỏ trốn... Được chi bộ Phú Riềng lãnh đạo, từ ngày 30 -1-

37

1930, 5000 công nhân đồn điền đã bãi công. Quy mô bãi công lớn chưa từng có đãvang dội cả nước qua báo chí đăng tải. Bọn chủ gọi điện cho lính đồn Phú Riềng tớiđàn áp. Đội thanh niên xích vệ dũng cảm tước ngay 11 khẩu súng khiến viên chỉ huyPháp và đội lính 25 tên tháo chạy. Bọn chủ, sếp, xu, cai bỏ chạy về Sài Gòn cầu cứu.

Chi bộ Đảng nhận định: nếu nổi dậy giành chính quyền riêng lẻ cô độc sẽ bịđịch tập trung quân tiêu diệt; chỉ tiếp tục bãi công, đưa yêu sách và giữ trật tự tốt.Ngày 6-2-1930, Thống đốc Nam kỳ Krôteme (Krautheimer), Chánh mật thám ĐôngDương Ácnu (Arnoux), Tham biện chủ tỉnh Biên Hòa Macti (Marty), Phó chủ tỉnhVinmông (Vilmont) đem 300 lính lê dương, 500 lính khố đỏ về, tính dùng súng đạndìm cuộc nổi dậy trong súng đạn. Nhưng chúng chỉ thấy công nhân sinh hoạt bìnhthường, không có dấu vết chứng cứ nổi loạn nào. Một số yêu sách hợp tình, hợp lýbuộc bọn thực dân phải giải quyết thỏa đáng. Chúng chưng hửng rút quân nhưng càilại một số mật thám. Chưa có kinh nghiệm giữ bí mật, một số cán bộ đảng viên vàquần chúng tích cực bị bắt giam ở khám lớn Biên Hòa.

Chúng mở phiên tòa xét xử, các đảng viên cộng sản dũng cảm vạch trần tội ácthực dân bằng các chứng cứ và lý lẽ đanh thép. Tuy một số bị kết án các mức tùkhác nhau song tiếng vang của sự kiện Phú Riềng đỏ lan rộng rãi, ảnh hưởng đếnphong trào đấu tranh của nhân dân lao động, nhất là thợ máy cưa BIF ở ngay tỉnh lỵBiên Hòa và các đồn điền cao su khác.

Sự kiện Phú Riềng đỏ cộng hưởng với cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới1929-1933 khiến giới tư bản chóp bu ở bên Pháp hoảng sợ. Ácnô Đờ Vôghê ghi lạitâm trạng khi ấy: “Phủ Toàn quyền Đông Dương bắt đầu xúc động thật sự: nếunhững công ty đồn điền bị dồn đến bước đường cùng trong bản kết toán, họ sẽkhông có khả năng chi trả cho nhân sự tại chỗ thì hậu quả ở các tỉnh ra sao? Liệuhàng chục ngàn culi có đi biểu tình lên các tỉnh lỵ, thị trấn? Liệu có đặt họ vào tìnhcảnh cướp bóc những địa phương lân cận chăng? Để họ hành hạ người Âu và giađình những người này chăng? Nếu người ta cam lòng làm tệ hại tình hình tại chỗkhông dự tính hốt thuốc trước khi quá trễ, những rắc rối nghiêm trọng sẽ nảy sinhkhông tránh khỏi” (sđd).

Cuộc đấu tranh của tập thể công nhân Đồn điền Cao su Phú Riềng là cuộc đấutranh có quy mô lớn được Đảng Cộng sản lãnh đạo. Lần đầu tiên đấu tranh giai cấpcông nhân được thể hiện với hình thức mới: Có lãnh đạo, tổ chức của Đảng Cộngsản, sự thống nhất mục tiêu đấu tranh, đấu tranh kết hợp vũ trang, đánh dấu mộtbước phát triển về ý thức giai cấp của công nhân địa phương.

I.3.2. Một số cuộc đấu tranh đầu tiên ở Nhà máy Cưa Biên Hòa (BIF)Năm 1929, anh Nguyễn Văn Hợp, dân Nghệ Tĩnh, xin vào làm thư ký cho

hãng cưa BIF. Qua những lần chuyện trò về thời thế xa gần, anh bóng gió gợi tìnhcảnh khổ cực của người dân nô lệ mất nước, từng bước tuyên truyền giác ngộ chomột số thợ và dân xóm Tân Mai. Anh đánh máy một số truyền đơn, anh Ba Hạt(Nguyễn Văn Hạt) là thủ kho in thêm bằng xu xoa (thạch trắng). Một đêm, ba anh:Hợp, Ba Hạt và Tư Giáp (dân Tân Mai) rải truyền đơn khắp con đường từ Nhà máyCưa vào xóm Tân Mai. Nội dung truyền đơn kêu gọi thợ thuyền và dân cày đoàn kếtđòi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ bắt dân đi xâu, giảm sưu cao thuế nặng...

38

Ngày 28-4-1930, nhiều truyền đơn kêu gọi thợ thuyền và các giới đồng bàoủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1 -5 sắp tới,kêu gọi công nông binh liên hiệp đấu tranh … rải tại khu vực Nhà máy Cưa và mộtsố nơi trong tỉnh lỵ.

Ngày 1-5-1930, thợ máy cưa đình công, đưa ra các đòi hỏi: ngày làm 8 giờ,không được đánh đập cúp phạt thợ, không bắt thợ làm việc ngày chủ nhật (nếu làm,phải trả công gấp đôi). Bọn quản lý nhà máy người Pháp, mà thợ và nhân dân địaphương quen gọi là chủ, hứa không để cai, xu đánh thợ, hạn chế làm việc chủ nhật;còn các điều khác chúng lờ đi. Cuộc đấu tranh này mới thu kết quả hạn chế, nhưngđịch không dám đàn áp. Cho đến tháng 9-1930, cơ sở cách mạng ở Nhà máy CưaBiên Hòa nhiều lần rải truyền đơn kêu gọi thợ đấu tranh, ủng hộ cao trào Xô ViếtNghệ Tĩnh.

Công nhân các đồn điền cao su liên tiếp chống phát gạo mục, cá ươn...Hoảng sợ trước phong trào công nhân đấu tranh, bọn thực dân thống trị tập

trung lực lượng đàn áp, khủng bố, phá vỡ nhiều cơ sở Đảng trong phạm vi cả nước.Tháng 5-1931, nhiều đồng chí Thường vụ Trung ương và Tổng Bí thư Trần Phú bịbắt. Xứ ủy Nam kỳ cũng không còn. Cuối năm 1931, những đảng viên còn lại tổchức Xứ ủy lâm thời, không bao lâu lại vỡ. Tháng 4-1932, đồng chí Hồ Văn Longtiếp tục lập lại Xứ ủy lâm thời thì đến tháng 10 phần lớn Xứ ủy viên bị bắt. Tháng 5 -1933, đồng chí Ba Bang (Trương Văn Bang) lập Xứ ủy mới, cử cán bộ đi các tỉnh,móc nối với số đảng viên còn lại để từng bước khôi phục phong trào.

I.3.3. Chi bộ Tân Triều–Bình Phước thành lập năm 1935.Vào những năm 1929-1930, phong trào cách mạng tỉnh Biên Hòa phát triển.

Một số người giác ngộ lần lượt được kết nạp vào Đảng: Quách Tỷ, Quách S anh, BáTư Chà (Lưu Văn Viết)(1[4]). Khi địch khủng bố ác liệt, phong trào tạm lắng.

Anh thanh niên Tư Chà tạm lánh đi nơi khác, năm 1933 trở về Biên Hòa. Bềngoài, anh bán bánh mì rong để dễ dàng đi các nơi tuyên truyền cách mạng, xâydựng cơ sở. Anh giáo dục rồi kết nạp người em ruột là Chín Văn (Lưu Văn Văn)làm việc ở Nhà thương điên Biên Hòa vào Đảng. Anh cũng giác ngộ và kết nạpđồng chí Tư Phan (Huỳnh Văn Phan) ở Bến Cá–Tân Triều. Cơ sở do đồng chí TưChà xây dựng ít nhưng là hạt nhân đầu tiên hình t hành tổ chức Đảng ở Biên Hòa saunày.

Đầu năm 1935, đồng chí Hoàng Minh Châu (tức Vỹ) được Liên Tỉnh ủy miềnĐông cử về hoạt động ở Biên Hòa, đã bắt liên lạc được với nhóm đồng chí Tư Chà.Trên cơ sở này, chi bộ Đảng Bình Phước –Tân Triều thành lập, gồm: Hoàng MinhChâu làm Bí thư, Tư Phan là Phó bí thư, Lưu Văn Viết, Lưu Văn Văn, Quách Tỷ,Quách Sanh, Trần Minh Triết. Ngày 1-5-1935, chi bộ in và rải truyền đơn ở BửuLong. Mở rộng tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa cộng sản, xây dựng cơ sở cáchmạng, chi bộ thành lập Liên đoàn Học sinh các trường tiểu học Tân Triều, BìnhPhước, Bình Hòa, Bình Ý, Tân Phong, Bửu Long. Sách báo tiến bộ công khai cổ vũsố hăng hái nhất của Liên đoàn noi gương dám xả thân vì nước của các bậc tiền bối.Một số thanh niên học sinh ưu tú được kết nạp Đảng: Phạm Văn Thuận, Huỳnh Dân

(1[4]) Tư Chà người xã Bình Phước, quận Châu Thành, Biên Hòa (nay là Bình Thạnh, h. Vĩnh Cửu).

39

Sanh.Chi bộ Đảng thành lập ở Tân Triều–Bình Phước sau chi bộ Phú Riềng, đánh

dấu bước ngoặt trong phong trào cách mạng tỉnh Biên Hòa hồi đó, dẫn đến việcthành lập Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa trong cao trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương1936-1939.

Tháng 4-1936, Mặt trận Bình dân Pháp–do Đảng Cộng sản Pháp làm nòngcốt, giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Chính phủ Mặt trận Bình dân lên nắmquyền đã ban bố một số chủ trương, chính sách tiến bộ với các thuộc đị a.

Từ các năm 1933-1935, làn sóng xu hướng đòi tự do dân chủ trong các tầnglớp nhân dân ta ở Nam kỳ ngày càng lên cao. Tờ báo Chuông rè (La cloche félée)của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và sau đó các báo Avăng Gác (Avant Garde:Tiền phong), Lơ Pớp (Le Peuple: Dân chúng), Lao động, Bạn dân, Nhành lúa, Tintức, Thời thế của Đảng kế tiếp xuất hiện, gây tiếng vang lớn, thu hút hàng ngàn bạnđọc nhiều nơi trong tỉnh Biên Hòa. Những báo chí tiến bộ này cổ vũ các tầng lớpnhân dân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ trong khuôn khổ luật pháp đươngthời.

Ngày 13-8-1936, Ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương thành lập tại Sài Gòn.Ủy ban này chỉ đạo việc thành lập Ủy ban hành động các tỉnh và chuẩn bị Đại hộiquốc dân. Chỉ trong thời gian ngắn, 600 ủy ban hành động các cấp ra đời ở Nam kỳ.

Đầu tháng 9-1936, các đồng chí Dương Bạch Mai và Nguyễn Văn Nghĩa(Xược) được Ủy ban trù bị Đại hội Đông Dương cử về Biên Hòa để chỉ đạo phongtrào, vận động cách mạng. Đồng chí Nghĩa cùng các đồng chí Huỳnh Văn Lũy,Phạm Văn Khoai, Phạm Văn Thuận, Hồ Văn Đại... và một số đồng chí khác trongchi bộ Tân Triều–Bình Phước họp bàn thực hiện quyết định của Trung ương. Đồngchí Nguyễn Văn Nghĩa được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành động tỉnh Biên Hòa. Trụsở đặt tại khách sạn Thanh Phong (xưa gọi là nhà ngủ Thanh Phong, nay là trụ sởCông an phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa). Ủy ban hành động Nhà máy CưaBiên Hòa ra đời sớm nhất tỉnh.

Ngày 15-11-1936, hơn 400 công nhân BIF bao gồm các cơ sở ở Biên Hòa,Trảng Bom, Xuân Lộc đồng loạt bãi công phản đối giới chủ công ty bắt thợ làm quásức bù vào những giờ bị cắt giảm theo nghị định ngày 11 -10-1936 của Thống đốcNam kỳ (ngày làm 8 giờ). Đồng thời đại biểu thợ yêu cầu tăng thêm 30 xu lươngmỗi ngày. Anh chị em kéo đến văn phòng đưa yêu sách thì nhân viên bảo mọi ngườiráng đợi đến ngày thứ hai, Giám đốc về sẽ giải quyết. Anh chị em đồng lòng rủ nhaukhông làm, ở lì nhà máy, nhắn người nhà mang cơm tới. Mấy ngày liền, cổng nhàmáy rộn rịp người lui tới đưa cơm, thăm hỏi, động viên. Báo chí đương thời g ọi làlàm reo nằm vạ. Nhà chức trách Nam kỳ đánh giá đây là cuộc bãi công chiếmxưởng. Giám đốc quản trị công ty về, hoảng sợ trước sự đoàn kết nhất trí của thợ,phải nhượng bộ, tăng lương 10 xu, như vậy cuộc đấu tranh mới giành thắng lợi mộtphần. Thống đốc Nam kỳ Pagiétx (Pagès) đánh giá sự kiện bãi công của thợ Nhàmáy BIF vô cùng nguy hiểm, dễ lây lan, sách động các đồn điền cao su, xưởng máynơi khác noi theo.

Đầu năm 1937, Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa thành lập, Bí thư là đồng chí

40

Trương Văn Bang, các tỉnh ủy viên là: Huỳnh Liễn, Trần Minh Triết, Huỳnh VănPhan, Lê Văn Tôn, Nguyễn Hồng Kỳ.

Tỉnh ủy Biên Hòa tổ chức các chi bộ mới ở các xã: Tân Triều, Mỹ Lộc, MỹQuới, Thiện Tân, Bình Ý, Cây Đào … Nhà máy Cưa BIF có hai chi bộ: chi bộ thợmáy (Bí thư: đồng chí Trần Hồng Đạo) có 3 đảng viên, chi bộ lao động đơn giản (Bíthư: đồng chí Tư Ngàn) có 3 đảng viên. Quận Châu Thành còn có chi bộ Ga BiênHòa, chi bộ sở củi Trảng Bom. Tháng 2-1937, chi bộ đầu tiên ở quận Xuân Lộc rađời, Bí thư: đồng chí Ba Nghệ (Nguyễn Văn Lắm), Phó bí thư: đồng chí Năm Vận(Lê Văn Vận). Đồng chí Trương Văn Bang cũng lập được một chi bộ ở Đồn điềnCao su Cuộctơnay.

Tỉnh ủy lâm thời chỉ đạo thành lập các tổ chức quần chúng hợp pháp và bánhợp pháp để tập hợp lực lượng, trên cơ sở đó tuyê n truyền giác ngộ và phát độngđấu tranh. Tổ chức công hội được lập ở Nhà máy Cưa BIF, Ga Biên Hòa, các đồnđiền cao su ở Xuân Lộc, Long Thành... Nhưng phổ biến nhất là các hội ái hữu, hộitương tế, hội chùa, hội miễu, hội cúng đình, hội múa lân, hội nhà v àng, hội đábanh...… lập khắp nơi, thu hút đông đảo người lao động.

Dưới sự chỉ đạo của chi bộ Nhà máy Cưa BIF, ngày 28-5-1937, toàn thể anhchị em công nhân bãi công phản đối bọn cai, xu đánh đập thợ.

Ngày 21-5-1938, công nhân Đồn điền Cao su Phú Riềng đòi tăng lương.Ngày 18-11-1938, hơn 200 thợ máy cưa đình công phản đối chủ giảm giá

khoán công xẻ 1 mét khối gỗ từ 1 đồng xuống 6 cắc.Ngày 1-1-1939, hàng ngàn công nhân các đồn điền cao su trong tỉnh đồng loạt

bãi công đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sốn g. Cuộc đấu tranh quy mô rộng lớn nàybuộc chủ các công ty Đồn điền Cao su SIPH, Đất Đỏ ra lệnh cho các sếp đồn điềngiải quyết một số đòi hỏi: giảm mức khoán, sửa nhà cửa dột nát, cấp giường nằm,phát thuốc cho người bệnh, bán gạo tốt...

Phối hợp với công nhân Đồn điền Cao su Tân Uyên, Phú Riềng, thợ máy cưaBIF tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 -5.

Rằm tháng bảy âm lịch (29-8-1939), lợi dụng các phân xưởng cúng cô hồn,chi bộ BIF tổ chức cuộc họp có đại biểu Nhà máy Ba Son Sài Gòn. Anh em bàn việcquyên góp ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Sài Gòn–ChợLớn lúc đó. Chi bộ và một số cảm tình của Đảng dán khẩu hiệu, rải truyền đơn hôhào đình công đòi cai, xu, sếp không đánh đập cúp phạt anh em, đòi cải thiện đờisống thợ thuyền.

Phong trào đấu tranh sôi nổi, liên tục của công nhân tác động đến nông dân vàtiểu thương, tiểu chủ. Nông dân và chủ xe ngựa ở Biên Hòa làm nhiều đơn xin nhàcầm quyền bỏ thuế thân, giảm thuế ruộng đất, giảm thuế xe ngựa, đòi bãi bỏ hủ tục ởnông thôn, mà tiêu biểu là nông dân Bình Ý.

* * *

Ngày 1-9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu bùng nổ. Tháng 6 -1940,Pháp đầu hàng phát xít Hitle (Hitler). Ở Việt Nam, bọn thực dân phản động liền thủtiêu các quyền dân sinh, tự do dân chủ mà nhân dân ta đ ã đấu tranh giành được.Chúng khủng bố trắng, bắt bớ giam cầm, tù đày nhiều đảng viên cộng sản và cơ sở

41

cách mạng Biên Hòa ở các căng (camp: trại giam) Bà Rá, Tà Lài. Phong trào cáchmạng ở Biên Hòa tạm lắng.

Phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936-1939 tỉnh Biên Hòa diễn rasôi động, rộng khắp, nổi bật là phong trào công nhân nhà máy và các đồn điền caosu. Thắng lợi của các cuộc đấu tranh nâng cao uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Cáctổ chức Đảng dù chưa nhiều đã thức tỉnh và tập hợp lực lượng trong đông đảo nhândân lao động. Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa ra đời là sự kiện lớn của giai đoạn lịch sửnày khẳng định một điều: không có ai khác ngoài Đảng lãnh đạo quần chúng đấutranh cách mạng giành quyền dân sinh, dân chủ sát sườn cho họ. Trui rèn trong th ựctiễn đấu tranh, năng lực của cán bộ đảng viên nâng cao một mức, Đảng bộ có độingũ cán bộ với phẩm chất cách mạng trung kiên, gắn bó mật thiết với nhân dân như:Trương Văn Bang, Nguyễn Văn Nghĩa... Tuy thế, phong trào phát triển nhanh vàrộng nhưng chưa thật vững chắc, chưa có kinh nghiệm đấu tranh bí mật, công khainên khi địch khủng bố, phong trào không trở bộ kịp, chựng lại, gặp khó khăn.

Phong trào Mặt trận Dân tộc Dân chủ Đông Dương ở tỉnh Biên Hòa là cuộcdiễn tập chuẩn bị cho giai đoạn cách mạng kế tiếp.

I.4. Phong trào công nhân ở Biên Hòa góp phần khôi phục lực lượngcách mạng địa phương

Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Toàn quyền Đông DươngCatru (Catroux) ra nghị định ngày 28-9-1939 giải tán và tịch thu tài sản các tổ chứcái hữu, nghiệp đoàn, hội tương tế … Ngày 4 -1-1940, Catru tuyên bố: “Chúng tađánh toàn diện và mau lẹ vào các tổ chức cộng sản. Trong cuộc đấu tranh này, phảitiêu diệt cộng sản thì Đông Dương mới được yên ổn và mới trung thành với nướcPháp. Chúng ta không có quyền không thắng, tình thế chiến tranh buộc chúng tahành động không một chút thương tiếc”(1[5]).

Ở Biên Hòa, viên Chánh tham biện cấm đại lý bán báo Dân chúng (của ĐảngCộng sản Việt Nam), bắt giam nhiều người. Chúng bắt hơn 200 cán bộ và quầnchúng ở Bình Ý, cái nôi cộng sản nổi tiếng, cũng như các xã Bình Phước, Tân Triềulà nơi có phong trào sôi nổi. Các căng Bà Rá, Tà Lài ở nơi ma thiêng nước độc giamchật tù, phần đông là tù chính trị–với chế độ giam giữ khắc nghiệt đã đày ải, tiêu diệtdần mòn các đản g viên cộng sản và cơ sở yêu nước. Chúng xuyên tạc chủ nghĩacộng sản, dùng mật thám, lính dân tộc thiểu số lôi kéo đồng bào các dân tộc ít người,hăm dọa công nhân cao su, rình rập bắt bớ số cán bộ cách mạng tạm lánh về đâyhoặc hoạt động xây dựng cơ sở mới. Thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy thờichiến, chúng ra sức vơ vét bóc lột bằng nhiều sắc thuế mới: đảm phụ quốc phòng,quốc trái... xung công tàu bè, xe cộ, hàng hóa của tư nhân.

Chúng mộ lính đưa sang chiến trường châu Âu và phòng thủ biên giớiCampuchia–Thái Lan. Chúng tăng cường bắt dân đi xâu mở mang thêm đường sá,mở rộng sân bay Biên Hòa, làm sân bay Long Thành, lập trường bắn Tân Phong –Bình Ý...

Trước tình hình đó, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ thị các cơ quan

(1[5]) Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng: Cách mạng tháng Tám, tr.8, 1978.

42

và cán bộ hoạt động hợp pháp và bán hợp pháp nhanh chóng rút vào bí mật. Địa bànhoạt động chuyển từ thành thị về nông thôn rộng lớn để giữ gìn lực lượng. Để tậptrung lực lượng đánh đổ đế quốc và bè lũ tay sai thực hiện nhiệm vụ cơ bản giảiphóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương tạm gác khẩu hiệu cải cáchruộng đất, chỉ đề khẩu hiệu chống địa tô cao, chống nạn cho vay lãi cắt cổ, chỉ tịchthu ruộng đất của thực dân và địa chủ phản động chia cho nông dân nghèo.

Thực hiện chỉ thị cấp trên, Tỉnh ủy Biên Hòa chỉ đạo cán bộ đ ảng viên rút vàobí mật, chuyển vùng tạm lánh. Các đồng chí tỉnh ủy viên: Huỳnh Văn Phan, Lê VănTôn, Huỳnh Văn Liễng, Nguyễn Hồng Kỳ, Trần Minh Triết rút vào rừng Tân Uyên,xây dựng đội võ trang khoảng 35 người do đồng chí Liễng chỉ huy. Đây là tổ chứctiền thân lực lượng võ trang cách mạng tỉnh Biên Hòa.

Tháng 7-1940, Xứ ủy Nam kỳ họp hội nghị mở rộng ở xã Tân Lương (MỹTho), nhất trí thông qua chủ trương, kế hoạch khởi nghĩa ở Nam kỳ, thành lập banquân sự các cấp. Hội nghị cử đồng chí Phan Đăng Lưu ra Bắc để thống nhất với Xứủy Bắc kỳ về kế hoạch và phối hợp tiến hành khởi nghĩa.

Tháng 9-1940, Xứ ủy họp tiếp ở xã Tân Xuân (Hóc Môn), quyết định một sốviệc trọng yếu: trao cho Ban Thường vụ Xứ ủy toàn quyền phát lệnh khởi nghĩa, lấyquốc kỳ là cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Trong thời gian này, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương. Ở Bắc kỳ, cuộc khởinghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn) nổ ra cuối tháng 9 -1940. Cuộc chiến tranh biên giới TháiLan–Campuchia bùng phát. Thực dân Pháp ráo riết bắt thanh niên ta đi lính bảo vệbiên giới làm binh lính ở Nam kỳ và đông đảo nhân dân hết sức bất bình

Trước tình hình diễn biến phức tạp nói trên, ngày 20-11-1940 Xứ ủy Nam kỳquyết định phát lệnh khởi nghĩa vào đêm 22-11-1940. Hai quận Châu Thành, TânUyên (Biên Hòa) ráo riết chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa. Các tỉnh ủy viên và một sốcán bộ len lỏi về tỉnh lỵ Biên Hòa và vùng chung quanh, chỉ đạo các chi bộ và cơ sởcòn lại chuẩn bị lực lượng tham gia. Vì có nội phản, kế hoạch khởi nghĩa của cấp ủybị lộ. Cuộc khởi nghĩa không thành.

Tại Nhà máy Cưa BIF Biên Hòa, công nhân treo cờ búa liềm trên dây điện củapalăng điện trục gỗ vào máy cưa. Tuy Pháp phát hiện từ sớm nhưng mãi đến 9 giờsáng, các sếp mới cho thợ điện trèo lên gỡ cờ. Một lá cờ đỏ khác cũng được treo trêncây cao ở ngã ba nhà máy khiến anh chị em thợ xôn xao bàn tán. Hàng trăm truyềnđơn kêu gọi ủng hộ Liên bang Xô viết, phản đối cuộc chiến tranh Pháp–Xiêm, phảnđối sự tàn bạo dã man của bọn thực dân phản động... rải ở nhiều nơi tại tỉnh lỵ BiênHòa.

Sáng 24-11-1940, địch đem quân bao vây các địa điểm chuẩn bị khởi nghĩa.Đồng chí Huỳnh Văn Liễng bị bắn chết ở Lạc An. Các đồng chí Lê Văn Tôn,Nguyễn Hồng Kỳ bị bắt đày đi Côn Đảo. Nhiều đảng viên và cơ sở khác bị bắt đàyđi căng Bà Rá, Tà Lài. Các làng ven sông Đồng Nai có dính dáng đến cuộc khởinghĩa bị địch càn quét, đốt phá, bắn giết dã man. Mật thám rình rập khắp nơi gâytình trạng căng thẳng ở nông thôn thời gian dài. Đồng chí Trần Văn Quỳ (Chín Quỳ)vào rừng Tân Uyên tập hợp khoảng một tiểu đội, đơn vị võ trang này tồn tại pháttriển, về sau tham gia vào Chi đội 10 Biên Hòa.

43

Phong trào cách mạng bị địch đàn áp mạnh nhưng công nhân các đồn điền caosu luôn luôn bảo vệ đội ngũ tiên phong của mình. Cán bộ, đảng viên bị truy lùng ởcác nơi đã lấy đồn điền làm nơi tạ m lánh, đồng thời tiếp tục hoạt động xây dựngphong trào. Nửa cuối năm 1940, đồng chí Hồ Văn Đại (Sáu Đại) về làng Cấp Rang,sở cao su An Lộc; đồng chí Nguyễn Văn Long về sở Dầu Giây, Bình Lộc; đồng chíTrần Văn Trà về sở Cuộctơnay (Cẩm Mỹ). Đảng viên chi bộ Xuân Lộc rút vào hoạtđộng bí mật ở các sở An Lộc và Hàng Gòn.

Tháng 9-1940, hai đồng chí Nguyễn Văn Bát và Lê Qui lãnh đạo hơn 400phu cạo mủ Suối Tre, An Lộc đình công đấu tranh chống mức khoán đào rễ câyđơn hùng tính 7 kílô là quá nặng. Viên quản tr ị sở cao su gọi điện kêu hiến binh vềđàn áp. Chúng bắt giam hơn 40 người; hai đồng chí cầm đầu bị tòa xử đày ra CônĐảo.

Tháng 12-1940, do số đảng viên bí mật chỉ đạo, hàng ngàn công nhân các sởDầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Túc Trưng, Cây Gáo... đồng loạt đòi chủ sở: khôngđược đánh đập cúp phạt, trả số mãn hạn côngtra về xứ, không phát gạo mục, cá ươn.Ngày 29-12-1940 hàng ngàn công nhân các sở Cuộctơnay, Cam Tiêm đình công đòingày làm 8 giờ, chủ nhật được nghỉ, bỏ lệ làm cỏvê (corvée: lao dịch không công )chiều thứ bảy hàng tuần... Thanh tra Công ty Đất Đỏ (Sociéte des Plantations desTerre rouge, SPTR) là tên Tây đầu đỏ dẫn một trung đội lính về, ra lệnh xả súng vàođoàn người tay không, làm chết và bị thương một số, đồng thời bắt bỏ tù một số,tổng cộng hơn 100 người. Viên Giám đốc-quản trị sở không giải quyết yêu sách,công nhân kéo về An Lộc, trung tâm Công ty SIPH, đòi chủ giải quyết. Trước khíthế đằng đằng quyết liệt của anh chị em, chúng buộc phải nhân nhượng một số đòihỏi.

Giữa năm 1941, phát xít Nhật đưa quân vào Nam kỳ, trong đó có Biên Hòa.Từ nay, nhân dân Biên Hòa bắt đầu chịu cảnh một cổ đôi tròng. Nhật ra lệnh chochính quyền thực dân bắt nhân dân ta đi xâu, đào tuyến phòng thủ một số đoạn từBiên Hòa đến Long Thành, làm kho tàng trong rừng ở Biên Hòa, Mỹ Xuân, làm sânbay dã chiến Long Thành. Chúng bắt nông dân một số xã nhổ lúa trồng đay, mặtkhác thu mua lúa gạo với giá rẻ mạt. Do chiến tranh, việc buôn bán với các nước bịcắt đứt và cũng do bị bóc lột tàn tệ mà đời sống đại bộ phận nhân dân Biên Hòangày càng cùng cực: không có vải mà nhiều người phải mặc quần áo bao bố, khôngcó diêm quẹt và dầu lửa thắp đèn, bà con phải dùng các viên đá lửa đập vào nhau đểcó lửa nấu ăn, tối thường ngủ sớm vì không dầu thắp đèn...

Phát xít Nhật lừa mị nhân dân ta bằng thuyết “Đại Đông Á”, “đồng văn đồngchủng” (cùng văn hóa, cùng giống da vàng) … lôi kéo một số viên chức và ngườicầm đầu tôn giáo ra làm tay sai cho chúng.

Thực dân Pháp cũng ra sức tuyên truyền cho “Pháp –Việt phục hưng” (?), đềcao Thống chế Pête (Pétain, đầu hàng Hitle), ông ta đề ra khẩu hiệu “Cần lao –Giađình–Tổ quốc”. Chúng khởi xướng “phong trào Đuycuroa” (Ducouroy) hoạt độngthể dục thể thao rầm rộ: đá bóng, đua xe đạp … với mục đích làm thanh niên ta quênlãng cái nhục mất nước...

Thời gian từ năm 1941 đến năm 1943, Đảng bộ Nam kỳ trong đó có Đảng bộtỉnh Biên Hòa gặp nhiều khó khăn. Xứ ủy, Liên Tỉnh ủy và các Tỉnh ủy bị phá vỡ

44

nhiều lần. Phần lớn cán bộ đảng viên và cơ sở bị bắt, bị giam cầm, tù đày. Số ít cònlại phải liên tục lẩn tránh, ít liên hệ được với nhau nhưng đều chủ động âm thầm xâydựng cơ sở, nếu có điều kiện thì tổ chức đấu tranh.

Năm 1941, ở sở Cuộctơnay, tên xu Lu vô cớ đánh chết anh công nhân mangsố 70. Cán bộ ta làm bài hát khêu gợi căm thù, có đoạn:

“ Ớ này anh em ta ơi! Này anh em ta ơi!Cớ làm sao ta phải buồn loAnh 70 chết chỉ do xu Lu đánhMà chẳng phải do ở ông TrờiAnh em ta cần suy xét ở đờiXu Lu cũng chỉ nghe lời cái lũ chủ TâyAnh em ơi! Ớ này anh em ơi!Hãy lẳng lặng mà nghe đâyXu Lu ngu dại, chỉ có lũ thằng Tây mới nhẫn tànVậy anh em ta muốn được hết lầm thanHãy đứng lên đoàn kết đập tan gông xiềng một phenThử một phen, một phen xem nào!…”

Bài hát nhanh chóng lan rộng, bọn chủ ra lệnh cấm, ai bị bắt đang hát sẽ bị bỏtù. Chúng còn dã man ra lệnh san bằng mộ anh 70, cấm nhang khói cúng lễ.

Tháng 11-1941, khoảng 600 công nhân các làng A và B sở cao su Bình Lộcbãi công dưới sự chỉ đạo của các anh Liễu, Kiến, Thông, Von. Khoảng 7 giờ tối, anhem bắt tên sếp Ký ác ôn. Có anh căm giận quá, định giết. Vợ y ra xin tha chết chochồng. Anh em chỉ bắt y quì, viết giấy cam đoan không gây tội ác nữa. Sáng hômsau, anh chị em bãi công, đòi: không bắt phu cạo đi điểm danh quá sớm, không đánhđập cúp phạt, phát gạo trắng và khô cá tốt (không mục), trả về xứ những người mãnhạn côngtra... Tên sếp Pháp vừa ra sân điểm, anh em ùa bao vây, y sợ quá phải chấpnhận các đòi hỏi lập tức. Sau đó, chúng cho tay sai dò tìm người cầm đầu. Một thángsau, Tham biện chủ tỉnh Biên Hòa mang 20 lính về bắt gần 30 người tình nghi, giamtại khám lớn Biên Hòa.

Ngày 23-11-1941, tên sếp Tây Lupi đi xe xuống sân điểm sở Ông Quế hồi 6giờ sáng. Anh Lê Đình Cúc do căm thù đã lâu, bất ngờ dùng dao cạo mủ đâm chết.Rivie (Rivière), Chánh tham biện mang lính về đàn áp, bắt đi hàng trăm anh em. Ybáo cáo lên Thống đốc Nam kỳ: “Những sự kiện này mang tính chất phong tràocách mạng… đã bắt hàng trăm du đãng”.

Tháng 1-1942, bọn giám đốc-quản trị các sở An Lộc, Bình Lộc đặt mức khoáncao cho việc chặt hạ số cây cỗi (già, năng suất mủ kém) lấy đất trồng cây mới thaythế. Ai không đạt mức, chúng cho cai, xu đánh đập, cúp phạt. Một số bị vu là thânNhật, chúng đuổi khỏi sở. Hơn 700 công nhân hai sở này đồng loạt bãi công haingày, anh em sở Dầu Giây được tin đã hưởng ứng. Quản lý đồn điền phải hạ mứckhoán và nhận lại số bị đuổi hôm trước. Nhưng sau chúng kêu lính bót Xuân Lộc bắt7 người tình nghi cầm đầu. Anh em tiếp tục đấu tranh, chúng phải thả hết.

Tháng 9-1942, 200 công nhân sở cao su Bình Sơn (Long Thành) đấu tranhchống sếp Tây bắt làm thêm giờ. Họ vác xạclai (cào cỏ) ra quận Long Thành. Sếp

45

Tây cản đường không nổi, chạy ra gặp quận trưởng Ngãi xin lính vào đàn áp. Hai xelính chặn đoàn tuần hành ngang đường; chúng quăng còng, roi xuống hăm dọa. Anhem thẳng tiến, sếp Tây phải nhượng bộ. Quận trưởng hứa mời thanh tra lao độngxuống điều tra, anh em mới về.

Chiến thắng Xtalingrat đầu năm 1943 của Liên Xô bắt đầu gây niềm tin tấtthắng chủ nghĩa phát xít Đức cho cán bộ đảng viên và nhân dân ta. Ở Đông Dương,nội bộ thực dân Pháp phân hóa: phái theo Pête và phái Đờ Gôn (De Gaulle). Biếnchuyển này có lợi cho cách mạng Việt Nam. Ở Biên Hòa, số đảng viên trước đâyné tránh nơi khác, nay lần lượt trở về địa phương hoạt động. Một số mãn hạn tùhoặc vượt ngục tìm cách móc nối với nhau để vận động gây dựng cơ s ở, khôi phụcphong trào. Các đồng chí ra sức vạch trần bộ mặt xâm lược tàn bạo của phát xítNhật, thực dân Pháp, ra sức tuyên truyền cho thắng lợi của Liên Xô và phe Đồngminh, thức tỉnh tinh thần yêu nước, cách mạng của nhân dân Biên Hòa.

Đồng chí Lê Nguyên Đạt, đảng viên cộng sản làm cặp rằng (caporal: cai) sởcủi Trảng Bom, đã xây dựng được một số cơ sở. Tháng 7 -1943, sở cao su TrảngBom phát gạo mục cho phu và không phát kí ninh phòng sốt rét cho anh em nhưthường lệ. Khoảng 400 công nhân đình công 1 ngày, đòi gạo tốt và thuốc ngừa; bọnchủ nhân nhượng. Qua phong trào đấu tranh, một số quần chúng tích cực nhất đượckết nạp Đảng. Chi bộ sở củi Trảng Bom ra đời, do anh làm Bí thư.

Ga Biên Hòa có quan hệ chặt chẽ với Đề pô Dĩ An, có sự chỉ đạo của tổ chứcĐảng ở Sài Gòn. Chi bộ Ga Biên Hòa do đồng chí Ngô Văn Tư làm Bí thư.

Đồng chí Đặng Nguyên về làm thợ máy cưa từ giữa năm 1940, dần dần gâydựng lại chi bộ máy cưa BIF. Cuối năm 1943, chi bộ có 5 đảng viên: Đặng Nguyên(Bí thư), Đáo, Ngàn, Hoàng Đình Cận, Hoàng Bá Bích.

Đồng chí Trịnh Văn Dục được Ban Cán sự Đảng miền Đông cử về hoạt độngở vùng cao su Long Thành. Tháng 10-1943, tên sếp sở Tân Lộc (tức sở cao su SIPHLong Thành) đánh chết một công nhân. Đồng chí lãnh đạo 500 phu cạo đình công 1ngày phản đối tên ác ôn này đòi bồi thường cho gia đình nạn nhân và đổi y đi. ViênGiám đốc chấp thuận, làm đúng yêu cầu của anh em.

Âm thầm vận động tổ chức công nhân và nông dân, đến gần cuối năm 1944,đồng chí Dục và một vài đảng viên nữa (như Vũ Hồng Phô, Mai Hiển Thái...…) tổchức được Quận bộ Việt Minh quận Long Thành, tổ chức mặt trận cấp quận đầu tiêntrong toàn tỉnh. Đồng thời, đồng chí còn lần lượt xây dựng một số cơ sở ở các đồnđiền cao su Bình Sơn, An Viễn, thị trấn Long Thành.

Cuối năm 1943, đồng chí Hoàng Minh Châu về làm ở Sở Trường tiền (SởCông chánh), xây dựng và bồi dưỡng cơ sở, đồng chí kết nạp bốn đảng viên, lập chibộ Sở Trường tiền. Đồng chí còn có cơ sở ở Bửu Hòa, Ga Biên Hòa, Tân Phong,Hóa An, Tân Hạnh... Giữa năm 1944, chi bộ Nhà máy Cưa BIF phối hợp với chi bộsở củi Trảng Bom vận động công nhân khai thác, vận chuyển và xẻ gỗ lãn công làmchậm kế hoạch giao 15.000 tấn gỗ cho Nhật đóng tàu.

Cuối năm 1944, hơn 200 công nhân sở Dầu Giây đòi trả số mãn hạn côngtratừ cuối năm 1943 về xứ. Bọn chủ lờ đi. Gần 100 anh chị em kéo về Công ty SIPH ởAn Lộc đấu tranh và kéo tiếp lên quận Xuân Lộc đòi nhà chức trách can thiệp. Rút

46

cục, chủ sở phải cho số anh em này về xứ.Các cuộc đấu tranh của công nhân cao su nửa đầu những năm 40 thế kỷ XX

đều bị đàn áp đẫm máu. Song bất chấp súng đạn, nhà tù, anh chị em được cán bộđảng viên kiên trì giáo dục nên giác ngộ ý thức và sức mạnh to lớn của giai cấp đấutranh có mục tiêu rõ ràng, đồng lòng đứng lên đòi quyền dân sinh, dân chủ, buộcbọn tư bản phải giải quyết những yêu sách chính đáng. Thông qua phong trào đấutranh, Đảng phát triển được cơ sở cách mạng, sẽ bung ra các địa bàn khác khi thờicơ thuận lợi.

Đến cuối năm 1944, chung quanh tỉnh lỵ Biên Hòa có khá đông đảng viêncộng sản hoạt động. Tỉnh lỵ tỉnh Biên Hòa tập trung hàng chục đảng viên của hai chibộ máy cưa BIF và Sở Trường tiền.

Chi bộ Sở Trường tiền chỉ đạo công nhân lãn công khi sửa chữa ô tô cho Phápvà Nhật. Cơ sở cách mạng trong binh lính vận động một số lính thành xăng đá(thành Kèn) bỏ ngũ. Cơ sở ở các xã vận động bà con nông dân chống đi xâu choNhật: bỏ trốn, lãn công, làm chiếu lệ, phá dụng cụ...

Phong trào đấu tranh của công nhân ở Biên Hòa (công nhân đồn điền và côngnhân công nghiệp) có sự lãnh đạo của các chi bộ hoặc đảng viên cộng sản không chỉđòi cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, mà còn tạo điều kiện cho cán bộcách mạng đẩy mạnh hoạt động, tạo niềm tin và ý thức giai cấp trong đội ngũ.

Đến đầu năm 1945, Tỉnh ủy Biên Hòa chưa được tổ chức lại; Mặt trận ViệtMinh mới chỉ có Quận bộ Long Thành. Nhưng các đồn điền cao su, nhà máy, cáclàng xã đã có đông đảo cơ sở quần chúng cách mạng, được giáo dục gắn kết đấutranh giai cấp với đấu tranh dân tộc. Họ sẵn sàng thực hiện các chỉ thị vùng lên khởinghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương.

II. GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở BIÊN HÒA THAM GIA KHỞI NGHĨAGIÀNH CHÍNH QUYỀN

Tư đầu năm 1945, tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng. Trên chiến trườngchâu Âu, phát xít Ý đầu hàng trước tiên làm trục Tôkiô –Rôma–Beclin gãy một đầu,quân Đồng minh đổ bộ lên đất Ý. Đầu tháng 5-1945, Hồng quân Liên Xô giải phóngBeclin kết liễu chế độ phát xít Hitle. Tại châu Á-Thái Bình dương, phát xít Nhật lùitừng bước lớn.

Để trừ họa bị Pháp đánh sau lưng nếu quân Đồng minh đổ bộ, đêm 9-3-1945,Nhật đảo chính Pháp.

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp đêm9-3-1945 quyết định đẩy mạnh cao trào chống Nhật cứu nước, thay khẩu hiệu cũ“Đánh đuổi Pháp–Nhật” bằng khẩu hiệu mới “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

Tại Biên Hòa, Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Quí được Nhật đưa lên thay Tỉnhtrưởng La Rivie (La Rivière). Lính hay hô bù nhìn của Nhật thay lính mã tà. CòPhước làm cảnh sát trưởng Biên Hòa. Một số tổ chức thân Nhật xuất hiện: Thanhniên ái quốc đoàn, thanh niên bảo quốc đoàn. Vài con rối chính trị của nhóm CaoĐài thân Nhật nhảy ra múa may hò hét tuyên truyền cho thuyết “Đại Đông Á”,“đồng văn, đồng chủng”, loan tin “đức Cường Để sắp về làm vua”...

Trong khi đó, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh, cũng như cả nước, suy thoái

47

nghiêm trọng. Nhà giàu thì mua hàng đầu cơ tíc h trữ sợ giấy bạc mất giá trở thànhgiấy lộn. Đời sống người lao động càng khó khăn gấp bội. Ở các đồn điền cao su,công nhân được trả lương rẻ mạt bằng hiện vật: mỗi ngày hai lon gạo và một lontương hạt. Thiếu vải may quần áo, nhiều người phải mặc bao bố . Chấy rận pháttriển, phơi quần áo chúng bò ra lổm ngổm … Do vậy, lòng căm thù dâng cao trongmọi người dân dù ở nông thôn hay thành thị.

Tháng 5-1945, phong trào Thanh niên Tiền phong do Xứ ủy Nam bộ lãnh đạo(bên trong) khởi phát từ Sài Gòn, do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm thủ lĩnh. Phongtrào này thực chất là phong trào yêu nước, lan nhanh toàn Nam bộ (1[6]). Ở Biên Hòa,phong trào Thanh niên Tiền phong do nhà giáo Huỳnh Thiện Nghệ làm thủ lĩnhnhanh chóng lan từ tỉnh lỵ ra các đồn điền cao su, thôn làng, nhà máy (gọi là Thanhniên Tiền phong Ban xí nghiệp). Tổ chức Thanh niên Tiền phong là một hình thứcmặt trận đoàn kết các tầng lớp nhân dân tiềm ẩn lòng yêu nước tham gia tích cựcvào Cách mạng tháng Tám 1945.

Tháng 7-1945, tại chùa Tân Mai (phường Tân Ma i bây giờ), đại diện Xứ ủyNam kỳ Hà Huy Giáp họp với các đồng chí đảng viên ở Biên Hòa. Trong cuộc họpnày có các đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân và lãnh đạo phong trào côngnhân ở các nhà máy, đồn điền như Hoàng Minh Châu, Đặng Nguyên, Lê Nguyê nĐạt, Huỳnh Văn Hớn, Phạm Văn Búng để phổ biến chỉ thị của Xứ ủy: Gấp rút xâydựng lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Các đảng viên ở Biên Hòa tập trungbàn 3 vấn đề lớn:

1. Nắm lực lượng Thanh niên Tiền phong và thủ lĩnh Huỳnh Thiện Nghệ.2. Nhanh chóng phát triển lực lượng cách mạng, đặc biệt công nhân BIF ở

quận Châu Thành (Biên Hòa), công nhân các đồn điền cao su, mua sắm vũ khí, tổchức Việt Minh.

3. Vận động thanh niên không đi lính cho Nhật, không để Nhật sung công tàisản, không đi xâu, chống bọn phản động thân Nhật, đả đảo chính phủ bù nhìn TrầnTrọng Kim do Nhật dựng lên.

Đến cuối tháng 7-1945, ta vận động được một số viên chức, tiểu chủ tham giacách mạng(2[7]). Ngày 9-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. Hồng quân Liên Xôtiêu diệt đạo quân Quan Đông hơn 1 triệu tên ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc)chỉ trong một tuần. Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điềukiện. Ở Biên Hòa, lính Nhật hoang mang cực độ, chúng án binh bất động trong cácvị trí đóng quân. Chính quyền bù nhìn thân Nhật tê liệt. Nhiều viên chức và binhlính ngả theo cách mạng, giao súng đạn cho ta.

Hội nghị Tân Trào quyết định Tổng khởi nghĩa trong cả nước, Chủ tịch HồChí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước:

(1[6]) Nam kỳ do nhà Nguyễn đặt, đến thời chính phủ Trần Trọng Kim đổi là Nam bộ, khi Pháp trở lại xâm lược lần thứ hai,bọn tay sai đổi lại là Nam phần.(2[7]) Trần Văn Long, Huỳnh Thiện Nghệ, Trương Văn Hiệp, Nguyễn Đình Ưu…đặc biệt đồng chí Nguyễn Đình Ưu, lúc đó làGiám đốc Ngân hàng Nông nghiệp ở Biên Hòa, thông qua mối quan hệ với bọn Nhật, mua và cất giấu súng đạn, sau nàyđều chuyển giao cho cách mạng.

48

“Hiện nay quân đội Nhật đã tan rã, phong trào cứu quốc lan tràn khắp nơi …Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậyđem sức ta mà giải phóng cho ta …”

Ngày 19-8, Tổng khởi nghĩa ở thủ đô Hà Nội thắng lợi rực rỡ.Ngày 20-8, Xứ ủy Nam bộ họp hội nghị Chợ Đệm (Chợ Lớn) phổ biến kế

hoạch Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Nam bộ.Để chuẩn bị cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Biên Hòa, các đồng chí Hoàng Minh

Châu, Huỳnh Văn Hớn chỉ đạo lực lượng Thanh niên Tiền phong tỉnh lỵ tổ chức míttinh ngày 20-8-1945 tại trường nam tiểu học (trường Nguyễn Du bây giờ) nhằmthăm dò thái độ của quân Nhật. Các đoàn viên Thanh niên Tiền phong nội ô, Thanhniên Tiền phong Nhà máy BIF và các xã ven kéo về, đông khoảng vài ngàn người.Lính Nhật và bảo an đứng gác công sở lặng lẽ nhìn dòng người ùn ùn kéo qua. AnhHồ Thế, cán bộ Đoàn Thanh niên Cứu quốc, được cử lên nói chuyện. Anh khơi gợiý thức dân tộc, tinh thần yêu nước của thanh niên Biên Hòa, hô hào anh chị em chờđợi giờ hành động sắp đến; đất nước đang có những biến chuyển cực kỳ to lớn …

Ngày 23-8, tại căn nhà số 2 dãy phố Sáu Sử (1[8]), có cuộc họp bàn khởi nghĩaở Biên Hòa. Các đồng chí Hoàng Minh Châu, Huỳnh Văn Hớn, Phạm Văn Búng,Nguyễn Văn Ký, Ngô Hà Thành, Hồ Văn Giàu, Hồ Văn Đại, Lê Nguyên Đạt,Đặng Nguyên... quyết định: trước hết khởi nghĩa ở tỉnh lỵ. Ủy ban khởi nghĩa cửđồng chí Hoàng Minh Châu (Bí thư chi bộ Sở Trường Tiền Biên Hòa) làm Chủtịch, dự kiến nhân sự Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh. Hội nghị phâncông đảng viên huy động lực lượng ở các quận về tham gia cướp chí nh quyền tỉnh,phân công đại biểu gặp Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Quý yêu cầu ông ta bàn giaochính quyền cho cách mạng. Đồng chí Hồ Văn Đại và vài đồng chí khác vận độnglính bảo an, lính thủ hộ … nộp súng cho ta. Theo chỉ đạo của Xứ ủy, hội nghị phâncông hai đồng chí Lê Ngọc Liệu (công nhân chi bộ Ga Biên Hòa) và Nguyễn ĐìnhƯu tổ chức khoảng 500 quần chúng thanh niên đi xe lửa về Sài Gòn tham gia cướpchính quyền ngày 25-8-1945. Nhân dân được vận động may cờ đỏ sao vàng, kẻkhẩu hiệu, tự trang bị giáo mác, tầm vông vạt nhọn … chuẩn bị sẵn sàng hànhđộng khi mệnh lệnh khởi nghĩa phát ra.

Sáng 24-8 lực lượng công nhân chiếm Nhà máy Cưa BIF, Ga Biên Hòa, nhàdây thép (ở cạnh Tòa bố). Cờ búa liềm và cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc trụ sởỦy ban khởi nghĩa. Ta phát hàng trăm truyền đơn kêu gọi nhân dân chuẩn bị cướpchính quyền.

Chiều 24-8, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Trịnh Văn Dục và các chi bộ BìnhSơn, thị trấn Long Thành, Quận bộ Mặt trận Việt Minh Long Thành huy động côngnhân các đồn điền cao su và nông dân lao động trong quận đã nổi dậy cướp chínhquyền. Quận Long Thành là địa phương khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên trong toàn tỉnhBiên Hòa.

Sáng 25-8, Sài Gòn tổng khởi nghĩa thành công làm nức lòng nhân dân BiênHòa. Lực lượng cách mạng hoàn toàn làm chủ tỉn h lỵ Biên Hòa.

Ngày 26-8, hàng trăm quần chúng, công nhân lao động kéo đến bao vây Tòa

(1[8]) Nay ở sát công viên Biên Hùng, thuộc ban dân phố 3 phường Trung Dũng. Dãy phố này chủ nhân là ông Sáu Sử.

49

bố. Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa (Xược) dẫn đầu đoàn người xông vào buộc Tỉnhtrưởng Nguyễn Văn Quý bàn giao chính quyền cho cách mạng. Cờ đỏ sao vàng treotrên nóc tòa bố trong tiếng reo hò vang dậy của quần chúng.

Sáng 27-8, một cuộc mít tinh lớn diễn ra ở Quảng trường Sông Phố. Khoảngmột vạn đồng bào các giới từ các xã, đồn điền cao su, nhà máy kéo về dự. Đồng chíDương Bạch Mai diễn thuyết, rồi đồng chí Hoàng Minh Châu tuyên bố: chính quyềnđã về tay nhân dân, công bố danh sách Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnhBiên Hòa. Kết thúc mít tinh là cuộc tuần hành biểu dương lực lượng qua các phố rồivề thôn, ấp, đồn điền, nhà máy.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công ở Biê n Hòa. Các ngày sau chínhquyền các quận, xã lần lượt thành lập.

* * *

Giai cấp công nhân ở Biên Hòa ra đời từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ20; xuất thân từ giai cấp nông dân chịu nhiều áp bức bóc lột của phong kiến địa chủ,giai cấp công nhân ở Biên Hòa ngay khi ra đời đã phát huy được truyền thống đấutranh và yêu nước của dân tộc.

Những cuộc đấu tranh tự phát, lẻ tẻ của giai cấp công nhân ở Biên Hòa từngbước trở thành đấu tranh tự giác khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Cuộcđấu tranh của giai cấp công nhân ở Biên Hòa trải qua những bước thăng trầm, nhưnglúc nào giai cấp công nhân ở địa phương cũng đóng vai trò nòng cốt cho phong tràochung. Đặc biệt, ở các nhà máy công nghiệp (Đề pô xe lửa Dĩ An, Nhà máy BIF),các đồn điền cao su, giai cấp công nhân là lực lượng bảo vệ tốt cho các đảng viên,cán bộ cách mạng; đồng thời là nguồn bổ sung quan trọng cho lực lượng cách mạng.

Khi thời cơ đến, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhanhchóng tập hợp (Thanh niên Tiền phong Ban xí nghiệp) và trở thành lực lượng nòngcốt để giành chính quyền về tay nhân dân.

Cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc đổi đời của giai cấp công nhân ở BiênHòa. Truyền thống đoàn kết, yêu nước, được Đảng phát huy, đấu tranh giai cấp gắnbó chặt chẽ với đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh của giaicấp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

50

CHƯƠNG IIIGIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở BIÊN HÒA

TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾNCHỐNG THỰC DÂN PHÁP

(1945 -1954)

I. GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở BIÊN HÒA TRONG NĂM ĐẦU CUỘCKHÁNG CHIẾN

I.1. Công nhân Biên Hòa sau Cách mạng tháng TámCách mạng tháng Tám 1945 là “Một cuộc đổi đời chưa từng có với người Việt

Nam”(1[1]) nói chung, giai cấp công nhân nói riêng, trong đó có giai cấp công nhân ởBiên Hòa. Bởi trong 87 năm xâm lược của tư bản thực dân Pháp, giai cấp công nhânViệt Nam, trong đó có giai cấp công nhân ở tỉnh là tầng lớp bị áp bức bóc lột nặngnề nhất, đặc biệt với công nhân cao su, những người phu phải sống và lao độngtrong một lĩnh vực được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.

Cách mạng tháng Tám đã thật sự biến giai cấp công nhân ở Biên Hòa thànhngười công dân, người lao động tự do trong chế độ độc lập dân tộc. Đồng thời Cáchmạng tháng Tám cũng là một đòn giáng mạnh vào nguồn siêu lợi nhuận của tư bảnthực dân Pháp ở thuộc địa, bởi hầu hết các nhà máy đồn điền của chúng đều bịngưng trệ không hoạt động được.

Từ các nhà máy công nghiệp như Đề pô Dĩ An, Nhà máy Cưa BIF đến cácđồn điền cao su của tư bản thực dân như Đất Đỏ, Xuân Lộc, SIPH, Đồng Nai vànhững đồn điền tư bản người Việt, người Hoa ở quận Châu Thành (Bình Trước,Biên Hòa) những đảng viên, cơ sở Đảng đều hình thành nên những Ban tự quản đểlàm nhiệm vụ vừa quản lý cơ sở vật chất khi chủ tư bản bỏ chạy, vừa chăm lo đờisống của đội ngũ công nhân lao động tại chỗ. Riêng sở cao su Bình Sơn và sở SIPHđã hình thành được “Ủy ban công nhân cách mạng” làm nhiệm vụ chính quyền ở cơsở.

Nếu trước đây, ngoài chính sách ngu dân, thực dân Pháp còn đẩy mạnh,khuyến khích những tệ nạn nhằm tha hóa nhân dân, nhất là công nhân cao su, thì saukhi chính quyền cách mạng thành lập, không khí dân chủ độc lập gần như cuốnphăng đi những tệ nạn như đánh bạc, rượu chè; tình làng nghĩa xóm, truyền thốngtốt đẹp của dân tộc được phát huy. Tuy nhiên, như tình hình chung cả nước, thời kỳsau cách mạng, đội ngũ công nhân cũng gặp không ít những khó khăn, đặc biệt ở cácnhà máy và sở cao su. Nhà máy, đồn điền đóng cửa, công nhân không việc làm,không lương và gạo, thực phẩm. Một số công nhân cao su công tra đã bỏ sở về quê ởmiền Trung, miền Bắc.

Trước tình hình đó, Ủy ban tự quản, Ủy ban công nhân cách mạng theo chỉđạo của Ủy ban hành chính tỉnh, huyện đã cho mở kho gạo của sở để phân phát chocông nhân giải quyết kịp thời vấn đề lương thực; đồng thời chủ trương vận động

(1[1]) Lê Duẩn, Tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, trang 13.

51

công nhân bung ra ngoài sở phá rừng, khai hoang trồng lương thực cứu đói. Bêncạnh đó, chính quyền cách mạng tỉnh chủ trương bãi bỏ toàn bộ những loại thuếthân, thuế nô dịch khác của chính quyền thực dân, tạo nên một không khí phấn khởitrong công nhân.

Trong tháng 9-1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong Ban xí nghiệp trong đồnđiền đều chuyển thành tổ chức Thanh niên Cứu quốc, mỗi đồn điền đều có ít nhấtmột tiểu đội hoặc trung đội dân quân tự vệ, nòng cốt là tổ chức Thanh niên Cứuquốc để làm nhiệm vụ bảo vệ tài sản công, tuần tra bảo vệ xóm làng. Tại Nhà máyCưa BIF, số lượng công nhân trên 500 người, có trên 100 công nhân tham gia đội tựvệ. Mỗi đội viên tự trang bị giáo mác, tầm vông vạt nhọn, cuộn dây thừng. Ban đêmtrước cửa nhà máy, trên đường làng, ngõ x óm Gò Me cũng vang lên tiếng hô tập độingũ “một, hai đi đều bước, trái quay, phải quay”.

Thực hiện 6 nhiệm vụ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đócó 3 vấn đề lớn là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, các Ủy ban tự quản cácđồn điền đã vận động và xây dựng phong trào xóa mù chữ trong công nhân. Nhiềungười có học thức, vốn là cai, xu, thư ký đồn điền trước đây, nay đứng ra mở lớpdạy chữ cho công nhân. Những mái đầu xanh cạnh những mái đầu bạc, nam có, nữcó bên những ngọn đèn dầu, nhữ ng ngọn đuốc bằng mủ cao su ê a tập vần, tập viết.Không ít những người lớn tuổi tâm sự: “Không có những lớp bình dân học vụ docách mạng mở, không biết đời tôi và con cháu bao giờ mới biết đọc, biết viết”. Chỉhơn một tháng, nhiều công nhân chưa biết chữ đã đánh được vần đọc được con chữ,khẩu hiệu cách mạng. Cách mạng thật sự là cuộc đổi đời của đội ngũ công nhân trênlĩnh vực giáo dục, văn hóa.

Trong hơn một tháng, chính quyền cách mạng, giai cấp công nhân ở Biên Hòacùng với nhân dân trong không khí cách mạng, tuy cuộc sống còn không ít khó khănvật chất, nhưng đã đoàn kết, thực hiện tốt những nhiệm vụ cách mạng, từng bướcxây dựng cuộc sống mới, không có bóc lột và đầy yêu thương, nhường cơm xẻ áocho nhau.

I.2. Công nhân chuẩn bị kháng chiến, đánh địch tái chiếm đồn điền, nhàmáy

Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước đứng trước nhiều khó khăn.Trong tháng 8 và 9-1945, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch với danh nghĩa quân Đồngminh vào giải giáp quân Nhật bại trận đã vào miền Bắc nước ta. Ở miền Nam, quânAnh cũng với danh nghĩa Đồng minh đổ bộ vào Sài Gòn, nhưng thực chất bên tronglà ngầm giúp thực dân Pháp đánh chiếm nước ta lần thứ hai.

0 giờ ngày 23-9-1945, thực dân Pháp có sự hỗ trợ của quân Anh và Nhật nổsúng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tra nh xâm lược nước ta một lần nữa.

Ngay sáng ngày 23-9-1945, Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam bộ họp hội nghịkhẩn cấp tại đường Cây Mai (Chợ Lớn). Hội nghị chủ trương kiên quyết đánh Phápvà phát động nhân dân Nam bộ đứng dậy kháng chiến.

Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất trí với quyếttâm của Đảng bộ và nhân dân Nam bộ, ra lời kêu gọi đồng bào cả nước chi viện sứcngười, sức của cho Nam bộ và thành lập những đơn vị Nam tiến. Người khẳng định:

52

“Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân”.“Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính đáng…”(1[2]).

Lời kêu gọi của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời động viênvà cổ vũ nhân dân cùng giai cấp công nhân ở Biên Hòa sẵn sàng kháng chiến chốngthực dân xâm lược theo lời Người “Thà chết tự do hơn sống nô lệ”.

Ngay sáng ngày 24-9-1945, đồng chí Điểu Xiển đã tập hợp trên 30 tự vệngười dân tộc Ch’ro trang bị cung nỏ cùng Vệ quốc đoàn Xuân Lộc, đa số là thanhniên công nhân các đồn điền cao su tiến về Sài Gòn tham gia chiến đấu cùng quândân Sài Gòn–Gia Định–Chợ Lớn chống giặc.

Tối ngày 23-9-1945, đồng chí Hà Huy Giáp, đại diện Xứ ủy Nam bộ triệu tậphội nghị cán bộ toàn tỉnh Biên Hòa tại nhà hội Bình Trước. Hội nghị đã bầu ra BanChấp hành Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hòa do đồng chí Trần Công Khanh làm Bíthư, Hoàng Minh Châu làm Phó bí thư; đồng thời đề ra những chủ trương về xâydựng lực lượng để kịp chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

Ngày 26-9-1945, Trường Huấn luyện du kích của tỉnh được thành lập tại ấpVĩnh Cửu xã Tam Hiệp (quận Châu Thành, Biên Hòa). Trường do đồng chí PhanĐình Công và Xuân Diệu phụ trách. Từ tháng 9 đến cuối tháng 10-1945, trường đãđào tạo trên 100 cán bộ quân sự, chính trị, trong đó có 30 là công nhân Nhà máyCưa BIF; đồng chí Hoàng Đình Cận nguyên là công nhân nhà máy đã tốt nghiệpkhóa học và trở thành cán bộ quân sự nòng cốt của huyện và tỉnh sau này (2[3]).

Lợi dụng thời gian tạm ngưng chiến tại Sài Gòn từ ngày 2 -10 đến 10-10-1945,Ủy ban nhân dân tỉnh Biên Hòa, Xuân Lộc tiến hành củng cố lực lượng, đồng thờichỉ đạo việc tiếp đón đoàn quân Nam tiến vào Xuân Lộc cùng nhân dân Nam bộkháng chiến. Ủy ban huyện Xuân Lộc chỉ đạo Ủy ban tự quản các đồn điền cao suhuy động công nhân ủng hộ gạo thóc, ủng hộ cả trâu bò chở bằng xe bò, gánh gồngnhau chuyển về các trạm liên lạc chuyển cho đoàn quân Nam tiến do Nam Long chỉhuy vừa đến ga xe lửa. Tấm lòng của nhân dân và công nhân cao su Biên Hòa thểhiện rõ quyết tâm kháng chiến của địa phương.

Ngày 24-10-1945, được tăng viện thêm quân, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnhlỵ Biên Hòa trong tình hình nhà cửa chợ búa đều im ắng, vì trước đó, Tỉnh ủy, Ủyban đã cho thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Cuối tháng 10 -1945, thực dân Pháp bắtđầu cho quân thăm dò lấn chiếm ngoài trung tâm tỉnh lỵ Biên Hòa. Trên hướng quốclộ 1, vào cuối tháng 10-1945, thực dân Pháp đánh chiếm được Trảng Bom, đóng đồnbót, lập doanh trại chuẩn bị bàn đạp để mở rộng lấn chiếm về phía Bắc, nơi có nhiềuđồn điền cao su của tư bản thực dân.

Tại các sở cao su Trảng Bom, Dầu Giây, Cây Gáo, các Ủy ban tự quản huyđộng lực lượng tự vệ chiến đấu, công nhân thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Cáccây rừng, cây cao su ven quốc lộ 1, quốc lộ 20 đều bị công nhân đốn hạ, lăn rađường cản bước giặc. Ban tự quản các sở còn huy động công nhân tháo gỡ nhiềuthiết bị máy móc trong các nhà máy chế biến mủ cao su chuyển ra rừng. Toàn bộcông nhân, nhất là thanh niên được hướng dẫn rút về hướng Suối Bí, Gia Nhang,

(1[2]) Hồ Chí Minh toàn tập . Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, trang 25, 26.(2[3]) Đồng chí Hoàng Đình Cận sau là huyện đội trưởng huyện đội Vĩnh Cửu.

53

hướng nam sông La Ngà, Võ Đắc, Bảo Chánh. Một số công nhân Đồn điền Cây Gáovượt sông Đồng Nai về Tân Uyên sinh sống, một số theo quốc lộ 1 ra miền Trungvới hi vọng về lại được quê hương. Đại đa số công nhân ba sở đã gia nhập lực lượngvũ trang huyện Xuân Lộc, các đơn vị bộ đội đang đứng chân ở Tân Uyên.

Ngày 30-10-1945, quân Pháp từ Trảng Bom mở đường hành quân về hướngbắc để đánh chiếm Xuân Lộc. Quân Nam tiến do Nam Long chỉ huy phối hợp vớilực lượng tự vệ chiến đấu của Xuân Lộc, trong đó lực lượng đa số là người dân tộc ítngười và công nhân đã chận đánh địch quyết liệt tại Suối Tre, An Lộc, Núi Tung,Núi Thị. Suốt ngày 30, thực dân Pháp bị nhiều thiệt hại nhưng không tiến được, phảirút về lại Trảng Bom.

Trong khi đó tại huyện Long Thành, đội ngũ công nhân cao su trong huyệnlần đầu tiên tham gia cuộc đấu tranh lớn. Đêm 11-11-1945, bọn lính Nhật ở PhướcKiểng đã đầu hàng, tiếp tay thực dân Pháp bằng cách tổ chức bắt đồng chí TrịnhVăn Dục, Bí thư Huyện ủy và Đỗ Hữu Phú, trưởng Quốc gia tự vệ cuộc huyện.

Sáng ngày 12-11, Huyện ủy Long Thành chủ trương tổ chức cuộc bi ểu tìnhlớn đòi bọn Nhật phải trả người. Sáng ngày 11 -11, Ủy ban công nhân cách mạng đãvận động 4.000 công nhân cao su sở Bình Sơn, sở SIPH, An Viễn mang theo giáomác, gậy tầm vông, biểu ngữ “ Đả đảo phát xít Nhật bắt người”, “Đả đảo thực dânPháp”, “Việt Nam độc lập muôn năm” hợp cùng 10.000 nhân dân các xã dọc lộ 25,lộ 17, lộ 19 tiến thẳng về thị trấn Long Thành. Mặc dù quân Nhật cho lính chận cácngả đường từ sở ra, nhưng công nhân cao su các sở vẫn hiên ngang xông thẳng. TạiLong Thành, bọn lính Nhật phải hòa hoãn rồi bí mật cho xe chở hai đồng chí Dục vàPhú về Biên Hòa. Đoàn biểu tình tiếp tục tuần hành ở thị trấn biểu dương lực lượngđến 3 giờ chiều cùng ngày mới giải tán.

Cuộc biểu dương lực lượng của đội ngũ công nhân và nhân dân Long Thànhthể hiện sức mạnh và ý thức độc lập dân tộc, khiến bọn phát xít Nhật tại chỗ khôngcòn dám hung hăng lùng sục như trước.

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cử một đoàn cán bộ do đồng chí LêNgọc Liệu làm trưởng đoàn về Xuân Lộc để nắm tình hình cử tri, tuyên truyềnchuẩn bị cho cuộc bầu cử trọng đại.

Cán bộ Mặt trận huyện Xuân Lộc, huyện Long Thành đã kết hợp chặt chẽcùng các đoàn thể Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ, Nông dân…, các Ủy ban côngnhân, Ủy ban tự quản đi sâu vào các làng, sở cao su tuyên truyền, học tập bầu cử,nắm số lượng cử tri. Lần đầu tiên giai cấp công nhân ở Biên Hòa biết đến nhữngnguyên tắc, thể lệ bầu cử, ứng cử, tuy có bỡ ngỡ, nhưng một điều tất cả mọi côngnhân đều hiểu và sung sướng: Mình được quyền đi bầu cử, thể hiện rõ quyền củangười dân một nước độc lập tự do.

Văn phòng các đồn điền cao su trở thành những địa điểm bầu cử. Sáng ngày6-1-1946, vì còn là vùng độc lập, công nhân cao su các sở đều tổ chức theo ca kíp đểđi bỏ phiếu. Cuộc bầu cử Quốc hội thật sự là ngày hội của nhân dân và giai cấp côngnhân ở Biên Hòa diễn ra trong không khí long trọng và náo nhiệt.

Cuộc bầu cử ở Biên Hòa đã thành công tốt đẹp: Các đồng chí Hoàng Minh

54

Châu, Phạm Văn Búng và Điểu Xiển, đảng viên người dân tộc Ch’ro đã trở thànhđại biểu Quốc hội của tỉnh Biên Hòa khóa đầu tiên.

Ngày 26-1-1946, thực dân Pháp mở cuộc hành quân có xe tăng, pháo binh hỗtrợ theo quốc lộ 1, lộ 20 tiến chiếm Xuân Lộc, mục tiêu trước mắt của chúng chínhlà chiếm lại các đồn điền cao su, một thời là nơi cung cấp lợi nhuận khổng lồ cho tưbản thực dân Pháp; đồng thời sẽ là nơi thực dân Pháp thực hiện bóc lột siêu lợinhuận để bù đắp cho nền kinh tế Pháp bị kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới lần thứhai.

Trên các hướng tiến công của giặc, các đội tự vệ chiến đấu của các đồn điềnđều chận đánh địch, tuy nhiên, với vũ khí thô sơ không ngăn được bước thù. Tại cácsở An Lộc, Bình Lộc, Ông Quế, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ, Ủy ban tự quản cho côngnhân thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, đốt cháy những bành mủ trong kho, đồngthời nhanh chóng tháo dỡ, khiêng vác các máy tiện, máy phay chuyển sâu vào rừng.Theo chân quân Pháp, những chủ tư bản đồn điền thuộc các Công ty Suzannah,Công ty Cao su Đồng Nai (LCD), Công ty Cao su Đất Đỏ (Terre rouge), Công tyCao su Đông Dương (SIPH) đến tiếp quản các đồn điền cao su trong khung cảnh lửakhói còn nghi ngút, nhà xưởng tan hoang, làng ấp vắng ngắt không bóng người vìcông nhân cao su đã bỏ cả vào rừng.

Việc bất hợp tác và thực hiện “tiêu thổ kháng chiến” của công nhân các đồnđiền cao su ở Biên Hòa gây cho tư bản thực dân rất nhiều khó khăn khi trở lại xâmlược. Trong báo cáo chính trị của Quân khu 7 ngày 29-4-1948 đã thể hiện rõ điềunày: “Kinh tế thực dân bị tê liệt ngay sau ngày chính q uyền cách mạng thành lập(25-8-1945) và ngay từ ngày đầu Nam bộ kháng chiến, các cơ sở quan trọng (nhàmáy, đồn điền cao su, ruộng lúa, hàng vận tải chuyên chở) phần bị tịch thu, phần bịtàn phá, nhân công mất đi 90%. Nên dù thực dân đem hết năng lực có công bồi đắp,sửa chữa, sự linh hoạt kinh tế của chúng chỉ bắt đầu tháng 5-1946 khi chúng chiếmđóng được hết các châu thành”.

II. CÔNG NHÂN BIÊN HÒA KHÁNG CHIẾNII.1. Thực dân Pháp khôi phục đồn điền, nhà máy, tiếp tục bóc lột giai

cấp công nhân ở Biên HòaThực dân tư bản Pháp chiếm lại các đồn điền cao su, nhà máy sản xuất công

nghiệp ở Biên Hòa trong tình trạng “vườn không nhà trống”, vườn cây, máy mócthiết bị bị hư hại, mất mát, nhiều công nhân đã thoát ly ra khu kháng chiến, hoặc vềquê hoặc chuyển sinh sống nơi khác.

Tại Nhà máy Cưa BIF (Tân Mai, quận Châu Thành, Biên Hòa), cơ sở côngnghiệp lớn nhất Biên Hòa lúc bấy giờ, trước khi thực dân Pháp trở lại nhà máy có600 công nhân, nay chỉ còn lại chưa đến 100 người. Thực dân Pháp lấy văn phòngNhà máy Cưa BIF làm trụ sở Tiểu khu Biên Hòa, nơi đóng Bộ chỉ huy Trung đoànthuộc địa số 22 (22 è RIC), chỉ huy sở của phòng nhì Pháp, cũng là nơi giam giữ tratấn rất dã man những cán bộ, chiến sĩ kháng chiến và nhân dân yêu nước trong suốt9 năm kháng chiến.

Để khôi phục sản xuất, chủ Nhà máy Cưa BIF đã bố cáo kêu gọi công nhântrở lại nhà máy, ra thông báo tuyển thợ mới, mặt khác chúng kết hợp quân viễn

55

chinh Pháp tổ chức những cuộc hành quân càn quét để gom công nhân trốn chạy.Nắm cơ hội này, Quận ủy Châu Thành chủ trương vận động công nhân trở lại nhàmáy, cài nhiều cán bộ nòng cốt vào nhà máy để lãnh đạo công nhân và xây dựng cơsở, vừa để nắm tình hình hình địch bên trong, vừa xây dựng cơ sở hậu cần phục vụcho kháng chiến. Các anh Phan Văn Thời, Nguyễn Văn Ký, Nguyễn Văn Biển (tứcTrần Đại Thành)… được bố trí vào làm công nhân nhà máy để phục vụ yêu cầu này.

Tại các đồn điền cao su, để khôi phục sản xuất, các chủ tư bản công ty LCD,Xuân Lộc, Đất Đỏ phải đưa thiết bị máy móc từ Sài Gòn về để lắp đặt lại. Một m ặttư bản cho kêu gọi công nhân, kết hợp quân viễn chinh Pháp lùng sục vào rừng đểgom công nhân. Tuy nhiên, cho đến tháng 5-1946, số công nhân địch bắt về chưađến 50% so với trước tháng 8-1945. Như tại sở Dầu Giây, chúng chỉ gom được 370công nhân thì trong đó phụ nữ chiếm đến 280 người, trẻ em 30, ông già 60. Vẫnkhông đủ nhân lực, tư bản cấu kết với thực dân để gom số tù nhân bị chúng bắt giamtừ nhà tù ở các tỉnh để bổ sung cho đội ngũ công nhân cao su. Trong báo cáo ngày23-9-1946, Thanh tra lao động Sài Gòn viết: “Sau những đơn yêu cầu cung cấp côngnhân của các nhà trồng tỉa, Ủy viên Cộng hòa Nam kỳ cho phép cảnh sát Sài Gònbắt những người Đông Dương thiếu giấy tờ. Các sở cao su cần dùng 50.000 côngnhân lấy mủ. Sở mật thám đã đồng ý để giải quyết v ấn đề công nhân này với cácphương tiện chuyên chở do các nhà trồng tỉa thu xếp ”(1[4])

Tại huyện Xuân Lộc, nơi có nhiều đồn điền cao su, ngay sau chiếm đóng, thựcdân Pháp đưa cai tổng Thuần lên phụ trách quận và tên tay sai Liên Khắc Trươnglàm chánh tổng. Thực dân Pháp lập chi khu quân sự đóng sở chỉ huy tại trung tâmĐồn điền Suối Tre với 1 tiểu đoàn lính lê dương đóng giữ. Mỗi đồn điền địch đóngmột bót do 1 trung đội canh giữ hỗ trợ cho bọn chủ sở đàn áp công nhân.

Đặc biệt, trong những cuộc hành quân vào các vùng rừng để bắt công nhân trởvề đồn điền, thực dân Pháp không từ một thủ đoạn nào, nhất là việc thẳng tay khủngbố giết hại những công nhân bất hợp tác với chúng.

Trong tháng 2 và 3-1946, thực dân Pháp luồn rừng bắn giết hàng chục côngnhân các sở cao su từ Trảng Bom lên Dầu Giây, qua Cây Gáo, Suối Tre, An Lộc,Cẩm Mỹ. Tại Dầu Giây, thực dân Pháp bắt được anh Phạm Văn Phú, vốn là thanhniên trí thức tiến bộ, thư ký đồn điền và tham gia tích cực công tác cách mạng saungày cướp chính quyền. Biết anh là trí thức có đạo Thiên Chúa, thực dân Pháp đã rasức mua chuộc, định lấy anh làm một điển hình để kêu gọi công nhân về hợp tác.Chúng mời cả cha cố đến để lung lạc tinh thần anh. Quá hiểu về sự bóc lột của thựcdân, hơn nữa đã được sống trong không khí độc lập tự do, anh Phú đã kiên quyết bấthợp tác với chúng bằng lời tuyến bố ”Tao thà chết, không bao giờ phản bội Tổquốc, phản bội nhân dân”.

Sáng ngày 23-2-1946, thực dân Pháp đã đưa anh Phạm Văn Phú ra xử bắn tạinghĩa địa 97 Dầu Giây để răn đe công nhân. Cái chết trước mắt không làm anh lo sợ,Phú hô to: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm”.Sự hi sinh của người công nhân Phạm Văn Phú là lời nhắn nhủ, là tấm gương độngviên đội ngũ công nhân đồn điền đoàn kết chống giặc.

(1[4]) Lịch sử phong trào côn g nhân cao su Việt Nam, Nxb Trẻ, 1993, trang 152

56

Tại Đồn điền An Lộc, thực dân Pháp càn quét bắn chết nhiều công nhânkhông ra hợp tác với chúng. Hai công nhân tên Nho và Chí bị giặc bắt trong mộttrận càn, chúng bắt trói vào sau xe jeep kéo chạy theo đường lô cho đến chết. Tạikhu căn cứ Bàu Sao, đồng chí L ê Hữu Quang, một cán bộ Việt Minh huyện và 6công nhân cao su bị rơi vào tay giặc Pháp. Sau khi mua chuộc, tra tấn không thànhcông, chúng đưa các anh về sân banh xử bắn để đe dọa tinh thần công nhân. “Đảđảo thực dân”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, đó là lời của các anh trước khi ngãxuống trên mảnh đất cao su.

Tại Đồn điền Bình Lộc, quân Pháp bắt được ông Hồ, nguyên Giám đốc SởThí nghiệm nông lâm Trảng Bom. Chúng ra sức dụ dỗ mua chuộc, hứa hẹn trảlương cao khi ông về hợp tác. Sau đó, chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng vẫnkhông khuất phục được ông. “Dù có chết, tao vẫn không bao giờ tiếp tục làm thuêcho bọn bây”, đó là câu trả lời của ông. Cái chết của ông thể hiện khí tiết của ngườiyêu nước.

Máu, mồ hôi, nước mắt của đội ngũ công nhân cao su ở Biên Hòa đã đổxuống để làm giàu cho tư bản Pháp, nay lại đổ xuống trước mũi súng tàn bạo củathực dân để bảo vệ độc lập dân tộc. Chính sách khai thác cao su của tư bản thựcPháp trước đây gắn với roi vọt, nay lại thêm liền với súng đạn, lưỡi lê và những thủđoạn tàn bạo khác. Báo Climate số ra ngày 13-2-1946 đã phơi bày quan điểm nàycủa thực dân Pháp: “Lợi khí chính của việc lấy mủ cao su phải là súng tiểu liên ”.

II.2. Cơ cấu, chế độ, đời sống, lao động của công nhânII.2.1. Công nhân công nghiệpBiên Hòa có hai nhà máy lớn là Nhà máy Xe lửa Dĩ An và Nhà máy Cưa BIF

ở Tân Mai. Khi khôi phục sản xuất, thực dân Pháp tiếp tục thực hiện chế độ lao độngbóc lột như trước năm 1945 bằng cách tăng cường độ lao động, tăng giờ làm việc,hoặc làm khoán với mức khoán cao, sửa chữa hệ thống đường ray xe lửa từ Nhàmáy BIF vào Trảng Bom khai thác cây rừng cho nhà máy sản xuất. Đây là hai nhàmáy công nghiệp phục vụ đắc lực cho công cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.

Sau khi chiếm được các đồn điền, làm chủ lại các nhà máy công nghiệp, tưbản Pháp tiếp tục khai thác dưới sự hỗ trợ tích cực của quân đội thực dân. Tuynhiên, những nỗ lực của chúng đạt kết quả không cao bởi sự bất hợp tác của giai cấpcông nhân ở địa phương và chủ trương của kháng chiến là phá hoại kinh tế, gâ y chochúng nhiều khó khăn.

Thu đông 1947, thực dân Pháp mở chiến dịch đánh căn cứ địa Việt Bắc nhưngthất bại thảm hại. Sự thất bại này càng đẩy thực dân Pháp ở Việt Nam và ĐôngDương lâm vào tình hình khó khăn hơn: Thiếu hụt quân số, lại gặp mâu thuẫn trongviệc tập trung binh lực hay dàn trải quân để thực hiện đóng chốt và bình định trêndiện rộng; tinh thần binh sĩ ngày càng bị sa sút. Mặt khác, việc chiến tranh kéo dàicàng làm cho nội bộ chính giới nước Pháp càng mâu thuẫn, chi phí chiến tranh ởViệt Nam và Đông Dương trở thành gánh nặng quá sức nền kinh tế nước Pháp chưakịp hồi phục sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chiến lược đánh nhanh thắngnhanh của thực dân Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam cơ bản đã thất bại.

Thất bại quân sự trên chiến trường cộng với những khó khăn về kinh tế và

57

khủng hoảng chính trị ở chính quốc, buộc thực dân Pháp phải điều chỉnh chiến lượctừ đánh nhanh thắng nhanh chủ yếu dựa vào quân sự sang đánh lâu dài kết hợp giữaquân sự với kinh tế bằng chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” và “dùngngười Việt đánh người Việt”.

Ở Nam bộ, thực dân Pháp chủ trương tập trung sức bình định, tăng cường bóclột kinh tế, đặc biệt là đẩy mạnh khai thác cao su để bù đắp vào khoản chiến phí chidùng cho công cuộc xâm lược Việ t Nam.

Được giới cầm quyền Pháp ủng hộ và tạo điều kiện, từ đầu năm 1948, cáccông ty đồn điền tư bản Pháp đã đầu tư thêm vốn, thuê thêm nhân viên quản lý và kỹthuật từ Pháp sang Việt Nam và Đông Dương để nhanh chóng phục hồi các đồn điềncao su bị bỏ hoang từ năm 1945 hoặc bị kháng chiến phá hoại trong năm 1946-1947.

Trong năm 1948, tư bản thực dân đã khôi phục và mở rộng sản xuất cao su ởtỉnh Biên Hòa được 12.681 ha (1[5]) với 7 đồn điền:

Đồn điền Diện tích cây caosu

Sản lượng mủ sản xuất

An Lộc SIPHSuzannahSIPHBình LộcÔng QuếĐồng NaiPhước HòaThuận LợiCộng chung

1.937 ha1.765 ha1.084 ha1.450 ha2.425 ha1.140 ha

12.681 ha

Cộng chung 7 đồn điền với 4.000 công nhân,sản xuất được 6.000 tấn/ năm

Những năm tiếp theo, nhất là từ năm 1950, do tác động của cuộc chiến tranhTriều Tiên, giá cao su trên thị trường thế giới tăng cao, các chủ tư bản đồn điền càngtăng cường bỏ vốn để mở rộng diện tích trồng và khai thác cao su. Trong các năm1950-1952, tư bản Pháp thanh lý và tái canh, trồng mới một số lô cao su già cỗi,hoặc bị kháng chiến phá những năm trước. Ở các Đồn điền Dầu Giây, An Lộc, HàngGòn, Cuộctơnay, Cam Tiêm, mỗi nơi chúng trồng thêm từ 100 đến 300 ha và phụchồi việc khai thác ở Đồn điền An Viễn (Long Thành). Năm 1950, diện tích cao suNam bộ phát triển đến 60.000 ha, thì Biên Hòa–Bà Rịa chiếm 16.000 ha.

Do việc đẩy mạnh công tác bình định, đồng thời do phong trào kháng chiếnphá hoại kinh tế địch chuyển hướng theo chỉ đạo của Xứ ủy: Chỉ phá sản phẩm caosu là chủ yếu chứ không phá cây cao su, nên từ 1951-1954 diện tích khai thác và sảnlượng mủ cao su ở miền Đông Nam bộ tăng dần lên:

(1[5]) Tỉnh Tây Ninh 11.832 ha. Tỉnh Thủ Dầu Một 5.049 ha.

58

Năm Diện tích caosu (ha)

Diện tích khaithác (ha)

Sản lượng(tấn)

1951195219531954

63.30062.20062.30063.800

42.10053.20058.40062.000

37.28045.60253.27654.056

Trong tổng sản lượng khai thác được, các đồn điền cao su hai tỉnh Biên Hòa –Bà Rịa chiếm khoảng 1/3.

Nhân công lao động sản xuất là vấn đề quan trọng cho việc khai thác cao su.Để có công nhân, thực dân cho quân càn quét bắt công nhân đã bỏ đi nơi khác, đồngthời dựa vào quân đội để buộc chặt người công nhân với đồn điền; đồng thời tiếnhành tuyển mộ thêm công nhân từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào. Trong năm1948, các đồn điền đã tuyển 16.000 công nhân từ Bắc bộ, trong đó 3.200 công nhânbổ sung cho các đồn điền cao su ở Biên Hòa và Bà Rịa. Đặc biệt, các chủ đồn điềncòn tuyển công nhân tùy dịp tại địa phương, trong đó nhiều người là đồng bào dântộc và phụ nữ. Trong số 4.000 công nhân tại 7 đồn điền tỉnh Biên Hòa có đến 800 nữ(20%) và 10% là lao động trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.

So với thời kỳ trước tháng 8-1945, đời sống, lao động của người công nhâncao su không mấy cải thiện, bởi mục tiêu của tư bản thực dân Pháp là siêu lợi nhuận,lương công nhân thấp, chi phí cho lao động động càng ít có nghĩa là lợi nhuận tư bảncàng cao. Càng khổ hơn, bởi những đồn điền không chỉ là nơi khai thác kinh tế củatư bản, mà giờ đây đã thành những cứ điểm quân sự của thực dân Pháp và cũng cónhà tù, như ở Biên Hòa có trại tù ở ngay trung tâm Đồn điền Suối Tre. Do vậy, cácchủ đồn điền tận dụng mọi thủ đoạn bóc lột cổ điển đối với công nhân cao su: Tăngthời gian lao động, tăng cường độ lao động, trả lương rẻ mạt. Lương bình quân củanam công nhân cao su ở Biên Hòa từ 3,8 đến 4 đồng/ngày, nữ lao động như namcông nhân, nhưng lương chỉ bằng 2/3. Ngoài ra, do thiếu nhân công tư bản Pháp cònsử dụng cả những trẻ em trong việc khai thác và dĩ nhiên chúng trả lương các emcàng rẻ hơn. Ta hình dung được đời sống công nhân cao su thế nào khi biết lươngcông nhân chỉ 4 đồng/ngày, trong khi gạo giá 3 đồng/lít và cá khô 14 đồng/1kg, giờlao động bắt buộc của công nhân mỗi ngày từ 3 giờ sáng đến tối mịt mới về nhà, tứctrên 10 giờ lao động/ngày. Nếu trước năm 1947, mỗi công nhân chỉ cạo 250 cây caosu già hoặc 350 cây nếu là cây non, thì năm 1948 trở đi, tư bản khoán mỗi côngnhân cạo 350 cây cao su già và 470 cây cao su non.

Từ năm 1949, tư bản đồn điền càng ra sức bóc lột công nhân, bởi chính quyềnthực dân lấy cớ bảo vệ đồn điền, buộc chủ tư bản phải cung cấp tiền để nuôi línhtheo tỷ lệ cứ 3 công nhân, chủ tư bản phải trả tiền nuôi 1 lính. Trong các cuộc cànquét của thực dân, chúng giết hại rất nhiều công nhân cao su, như năm 1948, từ chikhu quân sự Bình Ba địch càn vào sở Long Hiệp bắn chết 40 công nhân cao su Đồnđiền Cuộctơnay đang sinh sống ở đây.

Trong khi đó cuộc sống công nhân cao su cũng không có gì gọi là cải thiện. Bị

59

đánh đập, cúp phạt vẫn là việc thường ngày với người lao động. Công nhân cao suvẫn thất học đến trên 85%. Các đồn điền cao su ở Biên Hòa , Long Khánh bấy giờchỉ có 2 trường tiểu học là An Lộc và Trảng Bom. Số con em công nhân đến trườngchỉ chiếm tỷ lệ 15-20% trong độ tuổi. Năm 1948, Đồn điền An Lộc có 120 trẻ em từ6 đến 12 tuổi, nhưng chỉ có 22 em được đến trường. Tiền lương thấp, cuộc s ốngkhông được cải thiện, đói nghèo vẫn là chuyện bình thường với người phu cao su.

Chính sách bóc lột và xem rẻ mạng người công nhân của thực dân tư bản vẫnkhông thay đổi. Mạng một người công nhân không bằng một cây cao su của tư bản.Cạo phạm da cây, mất một thùng đựng mủ hoặc một con dao cạo, công nhân có thểbị đánh đến chết. Bản báo cáo gởi Lãnh sự Pháp tại Đồng Nai thượng ngày 16 -12-1948 của đồn trưởng cảnh sát Di Linh phản ánh được tình cảnh công nhân nóichung, công nhân cao su nói riêng: "Tôi hân hạnh trình ngài kết quả cuộc điều travề lý do mà số culi tại Đồn điền Didier bỏ trốn. Có 3 nguyên do sau đây:

1. Tiền lương thấp2. Giá cả ở hợp tác xã đắt3. Đối xử tồi..."(1[6])

Từ sau năm 1952, chính phủ bù nhìn ở Nam kỳ đã ban hành một số luật, chỉdụ nhằm lừa mị và xoa dịu phong trào đấu tranh của công nhân như: Luật ấn địnhquy chế lao động nông nghiệp cho công nhân đồn điền (ngày 26-3-1953); Chỉ dụ số26 (ngày 26-6-1953) quy định điều kiện làm việc cho công nhân đồn điền để gọi là“tạo căn bản pháp lý để công nhân đấu tranh”; Luật ấn định về phụ cấp gia đình(ngày 2-1-1953). Tuy nhiên, trong thực tế ở các đồn điền không một chủ tư bản nàothực thi những luật và chỉ dụ này. Một chủ tư bản đồn điền đã thẳng thừng phátbiểu: “Luật của chính phủ bọn bây chỉ để dành cho gia đình các ông ấy. Ở sở cao suchúng tao chỉ có một luật lệ riêng của chủ cao su chúng tao đặt ra. Ở tại các đồnđiền chỉ có một tổ chức công nhân ấy là tổ chức đi cạo mủ”.

Về tiền lương, từ năm 1950 đến 1954, trước tinh thần đấu tranh không mệtmỏi của đội ngũ giai cấp công nhân, chủ tư bản phải tăng lương công nhân 20%nhưng lúc đó vật giá lại tăng đến 50% trở lên, nên đời sống của công nhân cũngkhông mấy cải thiện.

Công nhân cao su càng bị bóc lột và bần cùng hóa cũng có nghĩa lợi nhuậ ncủa tư bản Pháp ngày một tăng cao. Đất cao su Nam bộ có 60 triệu cây cao su, mỗinăm bình quân cho 21.600 lít mủ, tương đương 7.200 tấn mủ crêpe trị giá252.000.000đ (35.000đ/tấn, giá bán tại Sài Gòn). Nhưng nếu tính cả các loại mủ nhưmủ đông, mủ rơi, mủ miệng… thì tư bản còn thu thêm 150.000đ nữa. Như vậy tổngdoanh thu của tư bản Pháp là 372.000.000đ. Trong khi đó tiền lương công nhânchúng chỉ trả có 18.800.000đ (55.000 công nhân với 6đ/ngày, tính giá cao nhất),cộng thêm chi phí khấu hao thiết bị và chi phí nhà thương 147.800.000đ, tư bản thựcdân Nam bộ thu lãi hàng năm là 224.200.000đ.

Từ 1950 đến 1954, 14 công ty cao su của Pháp ở Nam bộ và Cao Miên đạtmức lãi đến 4 tỷ quan Pháp. Trong đó chỉ tính riêng Công ty Cao su Đông Dươngnăm 1951 lãi 719 triệu quan Pháp và năm 1951 số lãi này tăng lên đến 1.300 triệu

(1[6]) Trích Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, Nxb Trẻ, sđd, trang 172

60

quan Pháp.Tiền thuế tính từ khoản thu nhập này chính là món tiền không nhỏ để thực dân

Pháp thực hiện chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” ở Việt Nam vậy.II.3. Công nhân kháng chiếnNgày 6-3-1946, để tạo thêm điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trong cả

nước, chính phủ nước ta đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ. Tuy thực dân không thựchiện Hiệp định, nhưng đây là cơ hội tốt để Nam bộ có điều kiện xây dựng phát triểnlực lượng. Tổng C ông đoàn Nam bộ đã họp tại Gò Cát (Chợ Lớn) và đề ra chủtrương:

1. Đưa cán bộ công đoàn về các cơ sở ở vùng bị tạm chiếm nhằm nắm vữngcông nhân, tuyên truyền vận động công nhân tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệpkháng chiến và trực tiếp tham gia kháng chiến ngay tại cơ sở.

2. Vận động tổ chức thanh niên công nhân tòng quân, gia nhập lực lượng Vệquốc đoàn để trực tiếp chiến đấu chống Pháp.

3. Củng cố, phát triển tổ chức công nhân kháng chiến, hệ thống công đoànrộng rãi trên toàn Nam bộ.

Tổng Công đoàn Nam bộ đã cử nhiều cán bộ về các đồn điền cao su bắt liênlạc, xây dựng phát triển tổ chức công đoàn, vận động công nhân tham gia khángchiến.

Tại Biên Hòa, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hòa thành lập lại tại cù lao Vịt(Bình Hòa) vào tháng 4-1946, đồng chí Trần Minh Trí được Khu ủy chỉ định làm Bíthư. Tỉnh ủy đã cử các đồng chí Lê Thái, Nguyễn Văn Lai, Lê Văn Vận về LongKhánh, Xuân Lộc, nơi có đông công nhân đồn điền để nắm cơ sở chuẩn bị lập lạiQuận ủy. Tổng Công đoàn Nam bộ cử hai đồng chí Trần Việt Trung và Nguyễn VănTấn đi sâu vào các đồn điền cao su để xây dựng tổ chức công đoàn.

Đồng chí Trần Việt Trung trước tháng 8-1945 từng là công nhân ở Đồn điềnSuzannah (Dầu Giây) nên am hiểu địa hình, quen biết nhiều công nhân, cai, xu trongsở. Đồng chí với lớp áo công nhân đã đi vào từng làng (A,B,C,D) tuyên truyền mócnối nhiều cơ sở công nhân. Sau đó, đồng chí phát triển nhiều cơ sở ở Trảng Bom,Túc Trưng rồi An Lộc, Bình Lộc, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ.…

Tháng 9-1946, Liên đoàn Cao su tỉnh Biên Hòa được thành lập trực thuộcLiên hiệp Công đoàn của tỉnh. Đến cuối năm 1946, số hội viên Liên đoàn Cao su đãphát triển đến 4.000 người. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động côngnhân, Liên đoàn Cao su tỉnh đã cho xuất bản tờ báo Sinh lực và phát hành tới cáclàng, các sở cao su. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân ở BiênHòa, có tác dụng tuyên truyền, cổ vũ kháng chiến, chỉ đạo phong trào kháng chiếncủa công nhân ở địa phương. Liên đoàn còn xây dựng một trung đội dân quân caosu, vũ trang thô sơ với dao găm, lựu đạn, súng trường làm nhiệm vụ phá hoại cao suđể kháng chiến.

II.3.1. Một đội ngũ công nhân kháng chiến mới hình thànhTừ sau ngày Nam bộ kháng chiến (23 -9-1945), nhất là sau ngày Toàn quốc

kháng chiến (19-12-1946), trên chiến trường Nam bộ, để đáp ứng yêu cầu khángchiến, nhiều địa phương, nhiều chi đội (lực lượng vũ trang Khu 7 đứng chân ở chiến

61

trường các tỉnh) đã hình thành những xưởng sản xuất vũ khí đi từ việc sửa chữasúng, sạc lại đạn với những phương tiện máy móc lấy từ những hãng, xưởng, nhàmáy sản xuất cao su của địch. Một đội ngũ giai cấp công nhân “quân giới” đã hìnhthành. Trong đó có binh công xưởng Chi đội 10 Biên Hòa, mà lực lượng nòng cốthầu hết là những công nhân từ trong nội thành Sài Gòn và công nhân cao su BiênHòa.

Tháng 7-1947, Khoa Quân giới Khu 7 đã được hình thành và đóng tại căn cứPhước An, huyện Long Thành, tỉnh Biên Hòa do đồng chí Vũ Thùy Nhân làmtrưởng khoa và Phạm Vinh làm chính trị viên. Sau khi thanh trừng Bình Xuyên phảnđộng ở Rừng Sác do Bảy Viễn cầm đầu (tháng 5-1948), Khoa Quân giới Khu 7 tiếpnhận các xưởng quân giới Bình Xuyên. Năm 1948, Bộ Tư lệnh Khu 7 quyết định lậpcơ quan Quân giới khu, lấy tên là Vụ Quân giới do đồng chí Ngô Tất Chung làm Vụtrưởng, Nguyễn Cao làm Vụ phó để thống nhất với tổ chức quân giới trong cả nước,một mặt nhập hai binh công xưởng của Trung đoàn 301 và 310 lại (trước là Chi đội10 Biên Hòa và Chi đội 1 Thủ Dầu Một), tổ chức thành ba xưởng chủ lực trực thuộcVụ Quân giới với phiên hiệu A,B,C.

+ Xưởng A, nguyên là binh công xưởng của Trung đoàn 310 chuyển sang làmnhiệm vụ sản xuất các loại súng, mìn, thực hiện các công đoạn gò, rèn để gia côngcác chi tiết máy sửa chữa vũ khí.

+ Xưởng B, nguyên là xưởng của Trung đoàn 301, chuyển sang sản xuất cácloại đạn, lựu đạn, nhồi lắp đạn và sản xuất các loại hóa chất.

+ Xưởng C, thành lập trên cơ sở của xưởng bì đạn (vỏ đạn) của binh côngxưởng Trung đoàn 310 chuyên làm nhiệm vụ nhồi lắp (tức rờ sạc) đạn và sản xuấtvỏ đạn theo quy trình dập.

Đến cuối năm 1948, Vụ Quân giới Khu 7 đóng tại chiến khu Đ đã có gần2.000 công nhân với thiết bị gồm 25 máy tiện lớn, nhỏ và 2 máy phay. Vụ đã tổchức Công đoàn Sản xuất vũ khí Khu 7 trực thuộc Liên hiệp Công đoàn Nam bộ.Mỗi binh công xưởng tổ chức thành một công đoàn cơ sở.

Việc xây dựng tổ chức công đoàn trong công nhân quân giới Khu 7 thể hiệnsự quan tâm của Đảng đối với một giai cấp công nhân mới hình thành trong đấutranh cách mạng ở miền Đông và Biên Hòa. Những chiến sĩ-công nhân quân giới ởchiến khu Đ đã tập trung vào nhiệm vụ chính là sửa chữa vũ khí theo yêu cầu củacác mặt trận; mở chiến dịch quyên góp, sưu tầm, thu gom vật liệu, thiết bị công cụ,di chuyển cơ sở vào sâu vùng căn cứ, chiến khu để sản xuất các loại vũ khí chínhnhư mìn, lựu đạn, địa lôi, thủy lôi theo phương châm “ lấy vũ khí đạn dược của địchđể trang bị cho mình vẫn là nguồn trang bị chính ”. Điểm nổi bật hơn nữa là nhữngcông nhân quân giới không chỉ làm nhiệm vụ tự túc sản xuất lương thực, sản xuất vũkhí, mà còn là những chiến sĩ đánh địch bảo vệ xưởng, bảo vệ căn cứ.

Ngày 1-5-1950, tại chiến khu Đ, Liên hiệp Công đoàn Nam bộ và Công đoànVụ Quân giới Khu 7 đã tổ chức Đại hội đại biểu công nhân Quân giới toàn khu.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Công đoàn sản xuất Khu 7 gồm các đồngchí Nguyễn Cao–chánh thư ký, Nguyễn Tấn Hoài–phó thư ký, Nguyễn Văn Xây(nguyên cán bộ dân quân xưởng Thủ Biên)–ủy viên thường vụ.

62

Những công nhân-chiến sĩ xưởng quân giới Chi đội 10, Quân khu 7 ở chiếnkhu Đ chính là những người trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, đã không ngừngphát huy tính sáng tạo để làm ra những loại vũ khí đánh giặc có hiệu quả: Cối 57 lybắn vào thành Kèn Biên Hòa ngày 1-1-1947; những quả mìn chế tạo từ những quảđạn 105 ly của Pháp để đánh đường xe lửa Nam Bắc từ tháng 5 đến tháng 7-1947;mìn chống tăng giúp cho Chi đội 10 Biên Hòa làm nên chiến thắng La Ngà trênquốc lộ 20 (1-3-1948). Và đặc biệt, những chiến sĩ công nhân quân giới Khu 7 ởchiến khu Đ đã sản xuất những quả mìn FT (loại mìn lõm) để những chiến sĩ BiênHòa ra quân đồng loạt đánh hệ thống tháp canh của thực dân Pháp đêm 22-3-1950,tháp canh Bà Kiên (tháng 4-1950), Vàm Giá (tháng 5-1950)… và hàng loạt thángcanh của Pháp trên các lộ 1, lộ 16, lộ 15, lộ 20, góp phần đánh bại chiến thuật Đờ Latua của Pháp ở miền Đông Nam bộ, góp phần hình thành cách đánh mới, chiến thuậtmới trên chiến trường Nam bộ: Kỹ thuật và chiến thuật đặc công.

II.3.2. Đấu tranh chính trị kết hợp phá hoại cao su địchĐầu năm 1947, Liên hiệp Công đoàn Nam bộ đã đề ra nhiệm vụ cho các liên

đoàn cao su các tỉnh:+ Củng cố phát triển tổ chức công đoàn.+ Đưa thanh niên ra tiền tuyến.+ Mở mặt trận cao su chiến(1[7]).Mặt trận cao su chiến trở thành nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là khẩu hiệu

đấu tranh của công nhân cao su với nội dung “Biến đồn điền cao su thành chiếntrường diệt địch” và “phá hoại kinh tế địch”.

Nhiều cuộc đấu tranh chính trị của công nhân cao su đã nổ ra bằng hình thứckiến nghị, lãn công …đặc biệt trong những ngày lễ kỷ niệm lớn.

Tại Xuân Lộc, Long Khánh, ngày 1-5-1947, công nhân Đồn điền Suối Tre,Cấp Rang đã đấu tra nh đòi được nghỉ ngày Quốc tế Lao động. Cùng ngày này, côngnhân Đồn điền Cuộctơnay (Cẩm Mỹ) đã thống nhất giấu toàn bộ dao cạo, đục, truyhô Việt Minh vào làng tịch thu dụng cụ để tạo cớ không đi làm bãi công với yêu cầuđược nghỉ ngày chủ nhật có lương, tăng lương. Thực dân Pháp cho lính bao vây, bắtvà chặt đầu một số công nhân, bắn chết hàng chục công nhân khác rồi đào hố chôntập thể ở Suối Cả. Nhưng sự tàn ác dã man của giặc không làm chùn bước côngnhân. Những ngày sau công nhân tiếp tục đấu tranh, buộc chủ đồn điền phải nhượngbước.

Ngày 19-5-1947, Công đoàn Cao su Dầu Giây đã tổ chức lễ kỷ niệm ngàysinh Bác Hồ bằng cách treo cờ đỏ sao vàng, tung tuyền đơn, căng biểu ngữ trong cáclàng. Tên chủ sở là Xiru đã yêu cầu lính từ đồn Suối Tre đưa 4 xe bọc thép lên đànáp. Chúng càn vào làng bắt được một công nhân già và đánh đến chết vì ông khôngchịu nhổ cờ và xé khẩu hiệu kháng chiến. Ngày 20-5, công nhân Dầu Giây đã lãncông để tổ chức lễ đưa tang những người bị thực dân giết hại. Bọn lính không dámđàn áp và phải rút về.

Trong hai tháng 4 và 5 năm 1950, trên địa bàn tỉnh Biên Hòa, công nhân cao

(1[7]) Thành tích đấu tranh của công nhân cao su và tình hình công nhân Nam bộ từ 1945 đến 1949, tài liệu BS-03, Ban Sử,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tr25.

63

su đã thực hiện hai cuộc đấu tranh lớn:– Ngày 3-4-1950, 2.500 công nhân Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc đã đồng loạt

kéo lên văn phòng sở đấu tranh với 3 yêu sách:+ Tăng lương 40%.+ Làm việc đúng giờ như thanh tra lao động đã quy định.+ Giảm phần cây cạo.Các chủ sở đều nhận kiến nghị của công nhân, hứa hẹn sẽ chuyển chủ chánh ở

Sài Gòn để giải quyết.– Ngày 1-5-1950, theo chỉ đạo chung của Liên đoàn Cao su Nam bộ, Liên

đoàn Cao su Biên Hòa đã huy động công nhân ở Biên Hòa xuống đường chào mừngngày Quốc tế Lao động.

7 giờ sáng, 2.000 công nhân Đồn điền Dầu Giây, An Lộc thuộc Công ty SIPHtập trung tại trại mỗi làng với hàng lối trật tự, căng các biểu ngữ với khẩu h iệu:

+ Tinh thần đấu tranh 1-5 bất diệt.+ Tinh thần đoàn kết đấu tranh của công nhân cao su bất diệt.+ Tinh thần đoàn kết của lao động thế giới muôn năm.+ Hoan nghênh các cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Bắc Phi; ủng hộ cuộc

đấu tranh của công nhân Sài Gòn–Chợ Lớn.Sau đó, tập thể công nhân đã lập bản nguyện vọng với các yêu sách đưa lên

các chủ đồn điền:– Ngày 1 tháng 5 và những ngày lễ khác công nhân được nghỉ có lương.– Ngày làm việc 8 giờ theo đúng giao kèo.– Phụ nữ nghỉ sinh được ăn lương.– Công nhân đau ốm phải được nuôi dưỡng, thuốc men đầy đủ.– Tăng lương công nhân theo giá sinh hoạt.Trước sức mạnh đấu tranh của công nhân, bọn chủ đồn điền phải nhận yêu

sách và hứa sẽ giải quyết.Đi đôi với đấu tranh chính trị, công tác phá hoại cao su ở các đồn điền diễn ra

sôi nổi, sâu rộng, nòng cốt là các đội công tác cao su do Liên đoàn Cao su thành lập.Đặc biệt, ngày 14-7-1947, kỷ niệm ngày Cách mạng Pháp, công nhân chuyên

môn làm ở các nhà máy sản xuất các đồn điền Bình Lộc, An Lộc, Dầu Giây đã gàichất nổ ở các máy đèn, máy nước, kho dầu, kho mủ. Mìn nổ gây nhiều thiệt hại chotư bản Pháp.

Tháng 12-1947, Hội nghị Xứ ủy Nam bộ xác định nhiệm vụ chung của phongtrào Nam bộ là tập trung chống chính sách bình định của địch, đánh bại chính sách“lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của Pháp, xây dựng kinh tế kháng chiến và thựclực cách mạng Nam bộ.

Trước đó, ngày 30-11-1947, Liên hiệp Công đoàn Nam bộ triệu tập hội nghịcán bộ công đoàn ngành cao su miền Đông tại Phú An (Bến Cát). Hội nghị đã biểudương tinh thần và ý thức đấu tranh của đội ngũ công nhân cao su và những thànhtích đạt được của phong trào công nhân cao su miền Đông. Hội nghị đề ra nhiệm vụcủa phong trào công nhân cao su ở miền Đông: “Nỗ lực chống phá chính sách bìnhđịnh của địch, phá hoại kinh tế của chúng, xây dựng nền kinh tế kháng chiến của ta,

64

đẩy mạnh chiến tranh cao su với địch”.Thực hiện nhiệm vụ của Liên hiệp Công đoàn Nam bộ, Liên đoàn Cao su Biên

Hòa chỉ đạo công đoàn trong các đồn điền thực hiện hai nhiệm vụ: Kết hợp xâydựng tổ chức cơ sở mật trong công nhân tập hợp công nhân vào tổ chức, đồng thờiđẩy mạnh đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ đi đôi với phá hoại cao su địch.

Tháng 4-1949, Đại hội Liên đoàn Cao su Biên Hòa lần thứ III được triệu tậptại Xuân Lộc. Đại hội chủ trương tiếp tục tiến hành củng cố phát triển tổ chức côngđoàn, vận động công nhân đấu tranh cho quyền lợi thiết thực, phá hoại kinh tế địch,tháo gỡ thiết bị máy móc trong các nhà máy chế biến để đưa ra vùng căn cứ khángchiến, vận động công nhân tòng quân. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã liêntiếp nổ ra.

Ngày 30-4-1949, hơn 200 công nhân Đồn điền An Lộc đấu tranh với yêu sáchđòi tăng lương, tăng khẩu phần ăn hàng ngày. Ngày 1-5-1949, công nhân Đồn điềnCuộctơnay phối hợp công nhân Đồn điền Dầu Giây , An Lộc tổ chức cuộc đấu tranhchào mừng ngày Quốc tế Lao động, đòi tăng lương, cải thiện chế độ nhà ở, y tế.Công nhân sáng tạo bằng cách lấy chén mủ úp vào đơn kiến nghị khoanh thành mộtvòng tròn rồi ký tên xung quanh nên địch không phát hiện được ngườ i cầm đầu. BanThanh tra Lao động tỉnh Biên Hòa đã lên tiếng can thiệp, chủ sở Đồn điềnCuộctơnay phải đồng ý tăng lương công nhân từ 3,5 đồng lên 5,25 đồng/ngày.

Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân các đồn điền là một yêu cầubức thiết, có quan tâm bảo vệ quyền lợi công nhân mới có thể nâng cao nhận thức vàtập hợp công nhân. Do đó, ngày 22 -6-1949, Liên hiệp Công đoàn Nam bộ đã ra Chỉthị 2/NB về cải thiện sinh hoạt công nhân cao su. Chỉ thị nêu rõ: “Ngoài nhiệm vụchính phá hoại cao su của địch, chúng ta cần chú ý những điều kiện kinh tế côngnhân đang bị giặc Pháp bóc lột thậm tệ và thiếu thốn về đủ mọi phương tiện tạichiến trường cao su Nam bộ”. Chỉ thị đề ra nhiệm vụ cho tổ chức công đoàn phải“khuyến khích và huy động cho được công nhân c ác sở cao su các tỉnh Biên Hòa,Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Tây Ninh tranh đấu đòi tăng lương với những kế hoạchnghiên cứu tỉ mỉ, khéo léo và sát với mọi hoàn cảnh. Các cuộc đấu tranh đình côngphải căn cứ vào giá cả sinh hoạt, tình cảnh và tiền lương hiện tại c ủa công nhân caosu”(1[8]).

Trong 6 tháng cuối năm 1949, dưới sự lãnh đạo của công đoàn bí mật, côngnhân các đồn điền cao su An Lộc, Túc Trưng, Long Thành đã hai lần đấu tranh đòicải thiện đời sống, buộc các chủ đồn điền phải nhân nhượng.

Đặc biệt trong hai năm 1948 và 1949, phong trào phá hoại cao su địch đã pháttriển mạnh bằng nhiều hình thức phong phú:

– Đồng loạt nghỉ việc, không ra lô cạo mủ hoặc đổ mủ xuống đất, chôn giấumủ làm tư bản thất thu. Công nhân Đồn điền Cuộctơnay đã giấu hết dao cạo và đ ồngloạt ở nhà và đấu tranh với chủ: “Việt Minh về thu hết dao” hoặc đấu lý với địch“Việt Minh đưa bộ đội về ép buộc đi phá cao su”.

– Chặt vạt vỏ cây cao su, đập chén đựng mủ, phá kiềng, phá máng mủ, đốtvườn cây.

(1[8]) Chỉ thị Cải thiện sinh hoạt công nhân cao su. Tài liệu cặp 1949, lưu Công đoàn Tổng công ty cao su Việt Nam.

65

– Đốt hoặc phá hoại các nhà máy chế biến mủ.Phá ban ngày bị địch phát hiện, công nhân chuyển sang phá ban đêm. Chỉ tính

riêng các đêm từ 8 đến 14-2-1948, công nhân các đồn điền ở Biên Hòa đã phá được54 hécta với 28.000 cây. Tại Đồn điền An Viễn (Long Thành), tháng 1-1948, côngnhân đã đồng loạt đốt 126 nhà, phá nhà máy, kho mủ, gây thiệt hại nặng khiến chủđồn điền phải ngưng sản xuất đến năm 1952.

Từ giữa năm 1948, Liên đoàn Cao su Biên Hòa tổ chức những trung đội dânquân chuyên phá hoại cao su kết hợp với công nhân cơ sở mật thực hiện theo kếhoạch, có trinh sát, có bố trí canh phòng. Đặc biệt Trung đoàn 310 Biên Hòa tổ chứcmột đại đội với thành phần là công nhân cao su quân số 100 người để phá hoại caosu địch. Nhờ tổ chức chặt chẽ, trong hai năm 1948 và 1949, công tác phá hoại đạtđược những thành tích:

– Năm 1948, công nhân cao su trong tỉnh Biên Hòa đã: phá 1.952 ha vườn câycao su; đốt, đổ 252.797 kg mủ; đập 35.000 chén đựng mủ; đốt phá 150 nhà kho vànhiều thiết bị máy móc.

– Năm 1949, công nhân cao su Biên Hòa vạt vỏ cây cao su 557 hécta vườncây; chặt phá 503 hécta vườn cây; gây thiệt hại cho thực dân tư bản 5.091.000 đồng.

Mặc dù phong trào phá hoại cao su gây cho địch không ít những tổn thất, tuynhiên, về lâu dài lại chưa ổn, bởi cao su chính là tài nguyên của quốc gia kiến thiếtnước nhà khi độc lập. Xuất phát từ nhận thức và yêu cầu này, cuối năm 1949, đồngchí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam bộ đã chỉ thị cho Liên đoàn Cao su chuyển phươngthức phá hoại cao su trên cơ sở phải bảo vệ vườn cây, là tài sản của nhân dân; làmgiảm tốc độ sản xuất, giảm thu hoạch thành phẩm và lợi nhuận của tư bản là chủyếu.

Do đó, từ đầu năm 1950, công tác phá hoại cao su ở các đồn điền tuy vẫn lấykhẩu hiệu “phá hoại để kháng chiến” là chính, nhưng có thay đổi phương thức, lấyviệc đốt mủ thành phẩm, đổ mủ nước, phá dụng cụ lao động và các thiết bị là chính.

Trong 6 tháng đầu năm 1950, công nhân Đồn điền An Lộc, Bình Lộc đã đốt2.1000 tấn mủ ở trong kho, gây thiệt hại cho tư bản trên 2 triệu đồng. Ở Đồn điềnTrảng Bom, ngày 19-5-1950, công nhân đốt nhà xông mủ của Công ty Cao su ĐồngNai (LCD) đốt 34 tấn mủ, 28 xe phơi củi, giá trị tổng cộng trên 600 ngàn đồng.

II.3.3. Công nhân xây dựng căn cứ kháng chiếnThực ra từ khi thực dân Pháp trở lại chiếm các đồn điền cao su, công nhân các

đồn điền đã thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, phá hoại kinh tế địch, lấy máy mócthiết bị từ trong các đồn điền ủng hộ kháng chiến, thực hiện di dân xây dựng căn cứ.Nhưng phải từ năm 1948 trở đi, khi Liên đoàn Cao su được thành lập dưới sự lãnhđạo của Tổng Công đoàn Nam bộ thì cá c nhiệm vụ này mới thực sự đi vào bài bản,ý thức của công nhân ngày càng cao “phá hoại kinh tế địch đi đôi với kiến thiết nềnkinh tế kháng chiến”.

Liên đoàn Cao su Biên Hòa chỉ đạo cho các công đoàn cơ sở trong sinh hoạt,cần có tổ chức, phân công nhiệm vụ rõ ràng thực hiện nhiệm vụ phá hoại để khángchiến theo tính chất lao động của công nhân cao su: Công nhân cạo mủ vườn cây thìtịch thu chén đựng mủ bằng nhôm, gửi ra căn cứ cho bộ đội dùng làm chén ăn cơm

66

và giúp cho binh công xưởng có nguyên liệu sản xuất vũ khí; thùng trút mủ, daophát cỏ thì chuyển vào căn cứ làm dụng cụ sinh hoạt. Công nhân nhà máy chế biếnthì tháo gỡ máy móc, thiết bị, các phụ tùng bằng kim loại cho công binh xưởng.Nhân viên văn phòng, y tế thì chuyển giấy bút, máy đánh chữ, thuốc, dụng cụ y tế.Phong trào lấy tài sản của tư bản Pháp chuyển ra chiến khu phát triển đều khắp cácđồn điền cao su.

Từng đồn điền cao su ở Biên Hòa, công đoàn cao su bí mật đều có một tổ vậnđộng tiếp tế lương thực làm nhiệm vụ quyên góp, vận chuyển hàng ra căn cứ chocách mạng. Đời sống công nhân còn rất nhiều khó khăn, nhưng khi đi cạo, côngnhân đều đưa lương thực ra cho bộ đội từ khẩu phần ăn hàng ngày để giành lại. Việcvận chuyển hàng của công nhân cao su ra căn cứ cũng thể hiện được tính sáng tạo:hàng ra lô cạo đều bố trí tổ thu gom từ ngoài rừng vào; lợi dụng những khi đi chợ, đichùa để mang hàng; xe bò, xe ô tô chở mủ đều được công nhân tận dụng.

Không chỉ tiếp tế từ bên trong, công nhân cao su Biên Hòa còn được tổ chứctập thể thoát ly ra xây dựng căn cứ làm nơi đứng chân cho hoạt động kháng chiến,góp phần xây dựng nền kinh tế kháng chiến.

Từ đầu năm 1948, phong trào công nhân bỏ đồn điền ra xây dựng căn cứkháng chiến đã phát triển.

Trong các năm 1948, 500 công nhân cao su Xà Bang và 300 công nhân AnViễn đã hưởng ứng kháng chiến phá hoại sở và ra khu căn cứ sinh sống. Tại XuânLộc, Long Khánh từ năm 1949, thực dân Pháp tăng cường bình định, tổ chức nhữngcuộc càn tập trung lực lượng lớn, đánh phá để triệt phá kinh tế kháng chiến, làm chophong trào gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về lương thực, Tỉnh ủy Biên Hòa chỉđạo đưa hàng ngàn gia đình công nhân cao su ra sinh sống lập nghiệp ở các vùngcăn cứ kháng chiến như chiến khu Đ (Biên Hòa), chiến khu Xuyên Phước Cơ (BàRịa), Phước An (Long Thành). Trong các khu căn cứ đã hình thành những xã mớicủa công nhân cao su như xã Cơ Trạch, Cộng Hòa (chiến khu Đ), công nhân cao suBình Lộc, Bình Hòa về Võ Đắc lập thành xã Tứ Hiệp, mỗi xã tập trung từ 2.000 đến3.000 dân, chủ yếu là công nhân cao su và gia đình. Từ nông dân trở thành côngnhân, nay do điều kiện, hoàn cảnh kháng chiến, những công nhân cao su lại trở vềđời sống người nông dân sản xuất phục vụ kháng chiến.

Với tinh thần yêu nước, lao động cần cù, ở nơi lập nghiệp mới, công nhân đềutham gia tất cả các mặt hoạt động kháng chiến: khai hoang sản xuất, tham gia dânquân bảo vệ căn cứ, phong trào bình dân học vụ, phong trào văn hóa văn nghệ khángchiến. Và từ giữa năm 1949, công nhân đã có dư để đóng thuế nông nghiệp, muacông phiếu kháng chiến ủng hộ cách mạng.

Làng công nhân kháng chiến là những hậu phương trực tiếp của cuộc khángchiến, thể hiện ý thức tự giác, tinh thần yêu nước và kháng chiến, có ảnh hưởng nhấtđịnh đến phong trào công nhân ở các đồn điền.

II.3.4. Công nhân tham gia xây dựng lực lượng vũ trangNgay những ngày đầu thực dân Pháp trở lại xâm lược, công nhân cao su là

một lực lượng to lớn tham gia các đơn vị Vệ quốc đoàn để kháng chiến.Tại Biên Hòa, khi các đơn vị vũ trang hình thành như Vệ quốc đoàn quận

67

Châu Thành, Vệ quốc đoàn Biên Hòa (của Huỳnh Văn Nghệ), Vệ quốc đoàn huyệnLong Thành, thì đội ngũ công nhân nói chung, công nhân cao su đã chiếm một tỷ lệđáng kể. Đó là chưa kể các đội dân quân tự vệ chiến đấu hình thành ở mỗi đồn điềncao su. Đặc biệt các Trung đội 4, Trung đội 6 (từ sau tháng 3-1948 là Đại đội LaNha thì thanh niên công nhân cao su chiếm đến 80%).

Ở Đồn điền Cây Gáo, Túc Trưng trong tháng 6-1948 có trên 100 công nhânthoát ly tham gia các đơn vị bộ đội thuộc Trung đoàn 310 Biên Hòa. Trong Trungđoàn 310 còn có 1 đại đội phá hoại cao su toàn bộ đều là công nhân cao su thoát ly.Những cán bộ chỉ huy của Chi đội 10, Trung đoàn 310 Biên Hòa có nhiều ngườixuất thân công nhân cao su như Đinh Quang Ân (Trung đoàn phó Trung đoàn 310),Phạm Lạc, Đại đội trưởng La Nha. Những câu cao dao còn lưu truyền ở vùng cao suBiên Hòa thể hiện được tâm trạng và phong trào tòng quân của công nhân:

Ai đi đợi với em cùngĐể em lấy áo cho chồng em đi

Ra khu kháng chiến vậy thìCùng nhau tranh đấu, tội gì ở đây

Con đường kháng chiến đẹp saoTòng quân giết giặc xiết bao ân tình.

Từ tháng 5 năm 1951, khi tỉnh Thủ Biên thành lập, đội vũ trang tuyên truyềnhuyện Xuân Lộc được thành lập để xây dựng cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà sâu vào các đồn điền, lực lượng (103 người) đa số là công nhân cao su, trong đóngười chỉ huy là Lê Sắc Nghi vốn cũng là công nhân cao su đi kháng chiến từ sauCách mạng tháng Tám 1945. Trong Tiểu đoàn 320, tiểu đoàn vận tải chiến lược củaPhân liên khu miền Đông, chuyên vận chuyển hàng từ Hàm Tân, Bình Thuận vềchiến khu Đ, đưa đón cán bộ từ Trung ương vào Nam bộ và ngược lại trên cungđường này, rất đông chiến sĩ là công nhân cao su của tỉnh Biên Hòa.

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN BIÊN HÒATRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

III.1. Đặc điểm về thành phầnCông nhân ở Biên Hòa đa số xuất thân từ giai cấp nông dân cần cù và yêu

nước bị bóc lột nặng nề từ miền Trung, miền Bắc vào theo hợp đồng lao động với tưbản thực dân; một bộ phận không lớn lắm (hơn 1.000 ở Nhà máy BIF và Nhà máyXe lửa Dĩ An), số còn lại đa phần là công nhân cao su ở các đồn điền của tư bảnthực dân.

Một số xuất thân là trí thức học sinh tham gia cách mạng, bị địch truy đuổiphải vào các đồn điền cao su lao động và tiếp tục hoạt động.

Trong quá trình lao động tập thể với những luật lệ khắc nghiệt và dã man củatư bản và bọn tay sai (cai, xu), sống và lao động trong thời tiết khí hậu ác nghiệt, đãlàm nảy sinh tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau, có tinh thầnđấu tranh quật khởi từ những hình thức đấu tranh tiêu cực, lẻ tẻ chống đàn áp đến

68

đấu tranh tập trung bằng những hình thức kiến nghị, đưa yêu sách có tổ chức. Từđấu tranh tự phát, đến đấu tranh tự giác khi có Đảng lãnh đạo.

Cách mạng tháng Tám 1945 là một bước ngoặt đối với giai cấp công nhân ởBiên Hòa. Khí thế hừng hực của cách mạng, lần đầu tiên được làm chủ, được làmcông dân một nước độc lập đã cuốn hút công nhân đi vào cuộc kháng chiến mộtcách tự nguyện: Tự nguyện tham gia dân quân tự vệ chiến đấu, gia nhập bộ độichiến đấu và sản xuất, tự nguyện trở thành những công đoàn viên của tổ chức côngđoàn do Đảng lãnh đạo để chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược không chỉ là thử tháchcủa giai cấp, mà còn là môi trường rèn luyện để đội ngũ công nhân trưởng thành vềmọi mặt: nhận thức chính trị, bản lĩnh, tình yêu dân tộc gắn chặt với tinh thần đấutranh giải phóng giai cấp không tách rời nhau.

III.2. Giai cấp công nhân ở Biên Hòa ra đời từ đầu thế kỷ 20, là thế kỷ đấutranh hào hùng của dân tộc, trong đó nhiệm vụ giành độc lập là nhiệm vụ lịch sửthiêng liêng. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Biên Hòadưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu. Đặc biệt trong khángchiến chống thực dân Pháp, giai cấp công nhân ở Biên Hòa ngay từ đầu đã là lựclượng nòng cốt trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ, lực lượngtham gia sản xuất, hậu cần, bổ sung một nguồn lực to lớn cho cách mạng.

Đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp, qua phát huy tinh thần tự lực tựcường, ở Biên Hòa đã xuất hiện một đội ngũ giai cấp công nhân mới, có lý tưởngcách mạng tình nguyện tham gia kháng chiến, đó là đội ngũ công nhân -chiến sĩ quângiới rất sáng tạo và năng động góp phần làm ra vũ khí đáp ứng một phần phươngtiện, vũ khí diệt thù.

III.3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi góp phần xây dựngtruyền thống và niềm tin cho giai cấp công nhân ở Biên Hòa để tiếp tục cuộc đấutranh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Đó là truyền thống đoàn kết, thốngnhất ý chí và hành động theo đường lối cách mạng. Đó là niềm tin sắt đá vào đườnglối kháng chiến cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Truyền thống vàniềm tin đó là cơ sở để giai cấp công nhân ở Biên Hòa tiếp tục cuộc kháng chiếntrường kỳ chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, góp phần hoàn thành cuộc cáchmạng dân chủ ở miền Nam Việt Nam.

69

CHƯƠNG IV

GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở BIÊN HÒATRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

(1954-1975)

Sau Hiệp định Giơnevơ (Genève) tháng 7-1954, chiến tranh chấm dứt trêntoàn cõi Đông Dương. Hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng,nhưng đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Vĩ tuyến 17 trở thành ranhgiới quân sự tạm thời để hai bên tập kết. Hiệp định Giơnevơ vừa được ký kết thì bọncan thiệp Mỹ đã nhảy vào miền Nam, ngang nhiên vi phạm độc lập chủ quyền củađất nước ta. Chúng dựng lên chế độ độc tài tay sai phát xít Ngô Đình Diệm, âm mưuchia cắt lâu dài đất nước ta (1[1]), biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căncứ quân sự khổng lồ của chúng ở Đông Nam châu Á, thực hiện “chiến lược toàncầu” phản cách mạng. Cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướccủa nhân dân ta lại tiếp tục. Phát huy truyền thống cách mạng, công nhân Biên Hòa–Long Khánh(2[2]) cùng đồng bào cả nước lạ i bước vào cuộc đấu tranh mới đầy hysinh, thử thách chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Một trong ba mục tiêu của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốcMỹ là tiến hành đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dânchủ trên thế giới. Ngoại trưởng Mỹ Đalet (Foster Dullet) từng tuyên bố: “Nếu ĐôngDương sụp đổ thì hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng, không những đối với Thái Lan,Mã Lai, Miến Điện, mà Inđônêxia cũng sẽ bị cộng sản thu hút mất”. Chính vì vậyMỹ đã lấy Đông Dương làm nơi thí điểm đầu tiên áp dụng chủ nghĩa thực dân mớinhằm chống lại phong trào cách mạng thế giới (3[3]). Chủ nghĩa chống cộng của Mỹ ởmiền Nam mang tính chất phục thù điên cuồng, hung hãn nhất. Sự câu kết Mỹ –ngụycũng là sự cấu kết mang tính chất phục thù giai cấp phản động và tàn bạo.

Chính sách cơ bản của Mỹ đối với thế giới là chính sách chiến tranh, chínhsách thực lực, âm mưu dựa vào “thế mạnh” về tiềm lực kinh tế và quân sự để khuấtphục các dân tộc khác. Mỹ đã viện trợ kinh tế, viện trợ quân sự ồ ạt vào miền Namtạo nên sự “phồn vinh” giả tạo và một xã hội tiêu thụ lệ thuộc với hơn 80% hàng hóanhập khẩu, chủ yếu là hàng tiêu dùng. Hai mươi mốt năm chiến tranh ở Việt Nam,Mỹ đã chi phí 352 tỉ USD.

Tình hình kinh tế miền Nam nói chung và các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh nóiriêng có nhiều thay đổi sâu sắc về mọi mặt, song căn bản vẫn là nền sản xuất nôngnghiệp lạc hậu. Đó là nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc Mỹ, từ trang bị, kỹ thuật đến

(1[1]) 20-7-1954, ngày ký kết hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương. Hiệp định quy định thời hạn tổ chức tổngtuyển cử thống nhất nước Việt Nam vào tháng 7 -1956.(2[2]) Trước giải phóng, địa lý hành chính Đồng Nai hiện nay gồm 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Tân Phú.(3[3])Ngày nay, với tiềm năng kinh tế hơn 10 ngàn tỷ USD GDP hàng năm, chiếm hơn 1/3 GDP thế giới tư bản, Mỹ có hơn 1triệu quân ở 30 nước, đứng đầu và là thành viên 5 Liên minh phòng thủ khu vực của 42 quốc gia, viện trợ quân sự và kinhtế cho gần 100 nước trên khắp địa cầu.

70

vốn đầu tư và nguyên liệu… Thị trường miền Nam trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa ếthừa của tư bản Mỹ. Báo Thời Luận ngày 18-7-1957 nhận xét về nền kinh tế miềnNam như sau:

“Hơn 80% tổng số hàng nhập cảng là những thứ hàng tiêu thụ, nhiều nhất làthực phẩm, các thứ giải khát, thuốc lá, hàng vải và xe hơi. Hàng hóa để trang bịkinh tế tăng gia sản xuất chiếm một phần rất nhỏ. Như thế nghĩa là viện trợ Mỹ đàithọ hầu hết tổng số nhập cảng đã khuyến khích tiêu xài nhiều hơn khuyến khích làmăn… Trong ba năm qua, dân chúng Việt Nam đã bị cám dỗ vào đời sống xa hoa,tiêu xài quá mức sản xuất. Ngày nay, họ sa sút và kinh tế lụn bại là lẽ dĩ nhiên”.

Công nghiệp miền Nam nói chung và công nghiệp Biên Hòa dưới thời Mỹ –ngụy là một nền công nghiệp mang tính chất thực dân mới, là một nền công nghiệpkhông hoàn chỉnh, không đồng bộ, lệ thuộc hoàn toàn vào vốn nước ngoài, lệ thuộccả trang thiết bị kỹ thuật đến nguyên liệu, vật tư… và phát triển theo nhu cầu chiếntranh của Mỹ. Tuy nhiên, gắn liền với cuộc chiến tranh của một cường quốc đế quốcnhư Mỹ, cơ sở kinh tế của chính quyền Sài Gòn và gia i cấp tư sản mại bản cũng cómột bước phát triển cao hơn so với thời thực dân Pháp. Một số ngành phát triển vớitốc độ nhanh và được trang bị kỹ thuật hiện đại như xây dựng, nhất là ngành xâydựng phục vụ quân sự như: cầu đường, sân bay, các căn cứ chiến lược… Các ngànhsản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, cơ khí, điện nước, giao thông vận tải, vật phẩmtiêu dùng và dịch vụ… cũng ồ ạt phát triển theo.

Sự phát triển mở đầu từ việc khởi công xa lộ Sài Gòn–Biên Hòa, mở rộng cácsân bay chiến lược và sau đó là xây dựng Trung tâm khuếch trương Kỹ nghệ lớnnhất miền Nam SONADÉZI (Société nationale pour le développement des zonesindustrielles)(1[4]), ở Biên Hòa.

Cùng với sự phát triển công nghiệp, đội ngũ công nhân Biên Hòa nói riêng vàcông nhân miền Nam tăng lên nhanh chóng. Thành phần cơ cấu và đặc điểm củagiai cấp công nhân thời kỳ này cũng có nhiều biến đổi. Toàn miền Nam năm 1955có 30 vạn công nhân đến năm 1969 đã tăng lên hơn hai lần: 67 vạn. Đặc biệt trongnhững năm chiến tranh cục bộ, số công nhân trong các ngành xây dựng, giao thôngvận tải và các ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Nét nổi bật là giai cấp công nhânngày càng gắn kết ý thức giai cấp với ý thức dân tộc trong tình hình và nhiệm vụmới của cách mạng miền Nam. Phong trào công nhân phát triển mạnh cả về đấutranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tập trung là các cuộc đấu tranh của công nhâncao su trong các đồn điền và công nhân Khu Kỹ nghệ (Khu Công nghiệp).

I. CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂNBIÊN HÒA TỪ 1954-1962

I.1. Các chính sách, chủ trương của Mỹ–ngụy có tác động đến cơ cấu vàsự phát triển đội ngũ công nhân Biên Hòa

I.1.1. Quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp của thực dân Pháp, phát triểncông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sau 1954, thế lực kinh tế của Pháp vẫn chiếm ưu thế và còn khả năng cạnh

(1[4]) Ngày nay là Công ty phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (Corporation for the Development of Bien Hoa IndustrialZone)

71

tranh đối với Mỹ và Nhật Bản. Ở miền Nam, Pháp còn hơn 100 nhà máy, xí nghiệpvới số vốn từ 200 đến 250 triệu frăng ở các ngành điện, nước, rượu, hóa chất, thuốclá và các ngành bảo hiểm, ngân hàng, vận tải sông biển, sửa chữa cơ khí, thầu khoánxây dựng cầu đường và nhà cửa… Về hàng hoá, Pháp còn đang cạnh tranh quyết liệtvới Mỹ về thiết bị hoả xa, phụ tùng máy móc, phụ tùng xe hơi, xe đạp, sắt thép nhỏvà các sản phẩm hóa chất. Trước tình hình kinh tế Mỹ xâm nhập, tư bản Pháp đã kêugọi chung vốn với tư sản Việt Nam để cạnh tranh có hiệu quả hơn.

Với hình thức “viện trợ” Mỹ xâm nhập về kinh tế vào miền Nam về mọi mặt.Bằng thế mạnh của đồng đôla, Mỹ đã nắm các yết hầu về kinh tế như Cục Doanh tếquốc gia, các cơ quan tín dụng, Viện Hối đoái… từng bước phế truất địa vị kinh tếcủa Pháp, nắm trọn các ngành xuất nhập cảng, nội ngoại thương, các cơ quan tàichính và tiền tệ. Pháp chỉ còn lại những cơ sở kinh doanh, thương mại.

Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện quốc hữu hóa tất cả các cơ sở côngnghiệp của thực dân Pháp ở miền Nam. Riêng các đồn điền cao su, tư bản Pháp còn60.000 ha cao su sản xuất hàng năm trên 50.000 tấn mủ thành phẩm xuất khẩu. Bọnchủ tư bản Pháp vẫn được Mỹ –ngụy duy trì và tiếp tay để tăng cường bóc lột, đàn ápphong trào cách mạng của công nhân.

Ở Biên Hòa sau 1954, các cơ sở công nghiệp của Pháp chủ yếu tập trung vàongành trồng, khai thác và chế biến cao su trong các đồn điền. Công nghiệp cơ khíchỉ có hai cơ sở không lớn lắm là BIF và Đềpô Xe lửa Dĩ An. Tổng số diện tíchtrồng, khai thác cao su và số lượng công nhân cũng đã sụt giảm nhiều so với trướcchiến tranh (1939).

Từ năm 1956, Mỹ đã tiến hành đầu tư mạnh vào miền Nam, ồ ạt nhập khẩuhàng tiêu dùng, nắm những thế lực tuyệt đối về kinh tế. Thời gian này Mỹ đã hoànthành việc mở rộng Công ty Dầu Stanvac (Standar vacoil company) với dự trữ 43triệu lít dầu, Công ty SVOC sử dụng gần 4.000 công nhân và nhân viên, HãngPepsicola mở mang sản xuất nước giải khát cho cả Đông Nam Á, Hãng CornellBross chuyên bán vải cho một công ty dệt ở New York, Hãng Indo-comptoirschuyên bán xe camion của Hãng Fédéral… Ngoài ra Mỹ còn mở rộng khai thác đếncác ngành khác như thầu toàn bộ ngành xây dựng, cầu đường, tàu đánh cá và khaithác các đồn điền…

Ngoài viện trợ của Mỹ về kinh tế và quân sự, giai cấp tư sản mại bản và địachủ là chỗ dựa chính trị chủ yếu của chế độ độc tài tay sai phát xít Ngô Đình Diệm.Các chính sách chủ trương của chính quyền Sài Gòn về kinh tế nhằm củng cố quyềnlợi và địa vị của hai giai cấp cơ bản này. Chính sách phá t triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp của chính quyền Sài Gòn ở Biên Hòa từ 1954 -1961 hoàn toàn phụthuộc vào chính sách kinh tế thực dân mới của Mỹ. Mỹ đã giật dây cho chính quyềnDiệm đưa ra nhiều biện pháp kinh tế về kiểm soát xuất nhập cảng, hối đoái tiền tệ,hóa giá, thuế sản xuất, buôn bán lẻ… làm cho tầng lớp tư sản, thương mại, sản xuấtnhỏ ở miền Nam bị phá sản trầm trọng cùng với hàng triệu người lao động thấtnghiệp.

Nền kinh tế, tài chính miền Nam nói chung vẫn bị động, bế tắc và khủnghoảng. Một mặt, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào“viện trợ” về kinh tế và quân sự của quan thầy Mỹ, mặt khác phải lo đối phó với

72

phong trào đấu tranh chính trị lan rộng khắp miền Nam, đối phó với các lực lượngđối lập để củng cố, ổn định chính quyền các cấp.

Cuối thập niên 50, nền công nghiệp ở Biên Hòa mới được manh nha khởi đầutừ một ngành công nghiệp nhẹ. Đó là việc xây dựng Nhà máy Giấy Đồng NaiCogido ở ấp An Hảo, xã Tam Hiệp và Nhà máy Giấy Tân Mai Cogivina ở gần Nhàmáy Cưa Tân Mai BIF.

Đầu thập niên 60, một số xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ nữa được xâydựng ở Bình Đa, An Hảo. Khi xa lộ Biên Hòa–Sài Gòn hoàn thành, Biên Hòa nhanhchóng trở thành một trong những trọng điểm có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, quânsự. Mục đích hàng đầu của Mỹ–ngụy trong việc xây dựng các khu kỹ nghệ là nhằmphục vụ cho yêu cầu hậu cần cho chiến tranh xâm lược. Các khu kỹ nghệ với hệthống các ngành nghề sản xuất phục vụ trực tiếp bao quanh các căn cứ quân sự vàcác vùng phụ cận mà chúng cho là “an toàn”(1[5]).

Năm 1961, chính quyền Sài Gòn đã lập ra Ủy ban nghiên cứu của Trung tâmKhuyếch trương kỹ nghệ SONADEZI thuộc Bộ Kinh tế. Từ giữa năm 1961, vùngđất đồi với diện tích hơn 500 ha thuộc địa bàn hai xã Tam Hiệp và Long Bình đãđược quy hoạch để hình thành Khu Kỹ nghệ, phát triển kinh tế, mở rộng hệ thốngkho tàng khổng lồ về nguyên liệu, nhiên liệu, vũ khí, khí tài phục vụ cho chiến lược“chiến tranh đặc biệt” đã được mở ra.

Với vị trí địa lý, địa hình, cấu tạo địa chất, nguồn nguyên liệu tại chỗ để sảnxuất vật liệu xây dựng cùng với đầu mối các đường giao thông thủy, bộ, hàngkhông, Biên Hòa trở thành vị trí thuận lợi cho việc phát triển quy mô nền côngnghiệp chiến tranh…

Kế hoạch lập Khu Khuếch trương Kỹ nghệ của chính quyền Sài Gòn nhằmmột số các mục đích kinh tế và xã hội lớn như sau:

– Phân tán lực lượng công nhân tập trung quá lớn ở đô thành và giãn dân sốcủa Sài Gòn đang tăng cơ học lên rất nhanh (từ 1 triệu người 1945 đến 1,4 triệungười 1954).

– Nền công nghiệp miền Nam có điều kiện phát triển đều khắp, khắc phục tìnhtrạng mất cân đối giữa Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Thuận lợi cho việc hướng dẫn,chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho Biên Hòa.

– Cấu tạo địa chất ở đây là vùng đồi gò, nền đá cứng nên ít tốn kém cho cácnhà thầu tư bản xây dựng hạ tầng cơ sở, đường giao thông, gia cố nền móng các nhàmáy lớn. Vị trí Khu Kỹ nghệ rất thuận lợi cho việc lưu thông với cước phí hạ đángkể trên các trục lộ huyết mạch: Sài Gòn –miền Trung, Sài Gòn–Đà Lạt, Sài Gòn–Vũng Tàu; có thể dễ dàng nối thêm đường ray vào tuyến đường xe lửa Bắc –Nam chỉcách 3 km; sông Đồng Nai cho phép lưu thông quanh năm với đủ loại tàu thuyền, xàlan với tải trọng hàng trăm tấn.

Khu Kỹ nghệ chỉ cách Sài Gòn 20 km nên nhanh chóng được ưu tiên cung cấptín dụng, trợ cấp vốn, thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, đào tạo công nhân lành

(1[5]) Theo “Kế hoạch Lilientan” (Vũ Quốc Thúc) đánh giá: “Chỉ có một đặc điểm rõ ràng tức là hầu như toàn bộ khả năng chếtạo của quốc gia này được tập trung tại khu vực Sài Gòn, Biên Hoà”. Tuần san Kinh tế tài chính của Phòng thương mại thìkhẳng định có khoảng 90% kỹ nghệ tập trung ở đây.

73

nghề, chuyên gia kỹ thuật và thợ giỏi…Đây là vị trí hội đủ các yếu tố thuận lợi về kinh tế, xã hội, đầu mối giao thông

cả về đường bộ, đường sắt, đường không và đường sông. Khu Kỹ nghệ mới nối liề nhuyết mạch giao thông về phía Đông với xa lộ Biên Hòa–Sài Gòn, mở rộng về phíaTây với nhánh sông Rạch Cát của sông Đồng Nai. Trục lộ 15 là huyết mạch ra phíaBắc và phía Nam là sông Đồng Nai nối liền với cảng Sài Gòn kho xăng Nhà Bè, CátLái và kho bom Thành Tuy Hạ…

Khu Kỹ nghệ mới được mở ở đây còn có tác dụng lớn về điều phối nguồnnhân lực hợp lý vì khi đó Biên Hòa đang tiềm tàng một nguồn nhân lực lớn với hơn300 ngàn lao động ở quận Đức Tu, có nhiều thợ thủ công lành nghề, công nhânchuyên nghiệp trong các cơ sở tiểu thủ công nghiệp như các lò gạch, lò gốm, mỏđá… Ngoài ra khu định cư ở xã Hố Nai có 75 ngàn dân di cư đang thiếu ruộng đấtcày cấy và phải sống dựa vào nguồn lâm sản đang dần dần cạn kiệt do khai thácrừng ồ ạt. Nhưng điều quan trọng hơn trong việc xây dựng Khu Kỹ nghệ tập trung ởBiên Hòa nằm trong âm mưu của đế quốc Mỹ là phát triển chủ nghĩa tư bản ở miềnNam Việt Nam để gia nhập toàn cầu hóa do Mỹ chi phối.

Các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống như: gốm sứ, gạch ngói, mỹ nghệ,điêu khắc đá, khai thác đá và chế biến nông sản thực phẩm… là những tiềm năng vềthủ công, mỹ nghệ truyền thống đã có từ hai thế kỷ trước. Các nghề gốm sứ, nghềchế tác, điêu khắc đá… hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm xuấtkhẩu có giá trị cao với các mặt hàng dân dụng, mỹ thuật và công nghiệp. Địa bànBửu Long, Hóa An, Bình Hòa, Tân Vạn với nguồn tài nguyên thiên nhiên như cácmỏ đá, cát sông Đồng Nai, nguyên liệu đất sét dồi dào và các loại phụ nhũ của đấtgiàu cao lanh... rất thuận lợi cho việc sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ. Khu Kỹnghệ sẽ kéo theo sự hình thành các khu dân cư, các công trình phúc lợi và dịch vụ xãhội như: quán ăn, nhà thương, trường học, khu giải trí… cho các gia đình công nhânvà nhân viên công sở.

I.1.2. Khuyến khích tư nhân phát triển trồng và khai thác cao suThay chân thực dân Pháp xâm lược nước ta, đế quốc Mỹ cũng tìm mọi cách

gạt dần quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương. Nguồn lợi từ cây cao su cũngđược Mỹ chú trọng khai thác.

Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng k huyến khích tư sản người Việt theo Mỹđầu tư mở các đồn điền cao su. Nguồn nhân công là những nông dân bị cướp hếtruộng đất trở thành lực lượng phu côngtra tại chỗ và đồng bào Thiên Chúa giáo dicư mới vào.

Tình hình các đồn điền cao su cũng có nhiều thay đổi. Bọn chủ tư bản Phápnhanh chóng cấu kết với Mỹ–Diệm tăng cường đàn áp, khủng bố phong trào cáchmạng và bóc lột công nhân ngày càng tinh vi thâm độc hơn. Ngay từ những ngàyđầu, Mỹ–ngụy đã tập trung xây dựng bộ máy thống trị kìm kẹp ở các vùng cao su .Chúng đưa những tên tay sai ác ôn về các đồn điền lập các đội “dân vệ”, lập nhiềuđồn bót tập trung hàng tiểu đoàn ngụy binh. Chúng lừa bịp thành lập “Công đoànvàng” do những tên CIA người Việt cầm đầu và đưa ra cái gọi là “Cộng đồng khếước” nhằm lôi kéo, chia rẽ, phân hóa phong trào công nhân. Bằng thủ đoạn “cải cách

74

điền địa” chính quyền Ngô Đình Diệm đã cướp lại hết ruộng đất của nông dân đãđược cách mạng phân chia, dồn đẩy đại bộ phận nông dân vào con đường bần cùng,làm thuê. Lợi dụng tình hình này, bọn chủ Tây câu kết với tề ngụy địa phương sathải số công nhân cũ có tinh thần cách mạng, thu nhận số nhân công mới. Trong cácđồn điền số phu côngtra chỉ còn lại 20-40%. Tỷ lệ công nhân nữ lên đến 45 -50%.Đời sống công nhân hết sức bấp bênh, nạn thất nghiệp thường xuyên chiếm đến 30%trong các đồn điền miền Đông.

Công ty SIPH (Société Indochinoise des Plantations d’Hévéas–1935), là mộtcông ty thâu tóm 6 đồn điền lớn từ năm 1935, diện tích trồng và khai thác cao sunăm 1955 chỉ còn 12.599,31 ha. Hàng ngàn ha cao su khác bị tàn phá trong chiếntranh hoặc chưa được phục hồi sản xuất.

Bọn chủ tư bản Pháp không ngừng tăng định mức lao động. Chúng tăng lên320 cây cho một phu cạo mủ trong một ngày. Công nhân phải làm việc 13 -14 giờmột ngày để khỏi bị bọn chủ cúp phạt hoặc sa thải.

Phần lớn diện tích trồng cao su tập trung ở Biên Hòa và miền Đông Nam bộ làcác đồn điền của tư bản Pháp.

Sau năm 1954, các chủ đồn điền người Pháp gặp nhiều khó khăn trong kinhdoanh, sản xuất cao su do các đồn điền bị tàn phá, sân bay Biên Hòa mở rộng, cáckhu định cư mới mở và các căn cứ quân sự mới được thiết lập ngay trên các khu đồnđiền trồng cao su làm giảm không nhỏ diện tích trồng và khai thác.

Diện tích trồng và khai thác cao su sụt giảm nên các chủ tư bản Pháp đã bándần cơ ngơi, nhà máy chế biến mủ latex(1[6]) và các đồn điền được thiết lập từ nửađầu thế kỷ XX cho các chủ nhân mới người Việt. Các đồn điền cao su tư nhân củacác chủ tư sản người Việt mới mở có hàng trăm đồn điền nhưng quy mô còn rất nhỏ.Tính đến năm 1967 tỉnh Long Khánh có 51 đồn điền cao su thì chỉ còn 8 đồn điềncủa chủ tư bản Pháp. Song quy mô các đồn điền của Pháp còn lớn và sử dụng tới5.000 công nhân mỗi đồn điền. Ở Biên Hòa, Công ty SIPH là lớn nhất, trong khi đócác đồn điền chủ tư sản người Việ t chỉ sử dụng khoảng 700 công nhân.

Diện tích trồng và khai thác cao su trong cả thập niên 50 chưa khi nào đạt mứctrước Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 ).

Một số số liệu thống kê về diện tích trồng và khai thác cao su ở Biên Hòa vàLong Khánh từ 1956-1961:

Năm Tỉnh Diện tíchtrồng (ha)

Diện tích khaithác (ha)

195619571959

1961

Biên HòaBiên HòaBiên HòaLong KhánhBiên HòaLong Khánh

21.38321.8338.053

11.7377.478

14.823

19.068 (89,17%)19.066 (87,32%)7.045 (87,48%)

10.390 (88,56 %)6.035 (80,70%)

10.729 (72,38%)

(1[6]) Mủ cao su sơ chế.

75

(Trích Niên giám thống kê)Tuy nhiên, nguồn lợi về cao su của các công ty tư bản Pháp ở miền Nam, nhất

là ở Biên Hòa–Long Khánh vẫn không ngừng được tăng trưởng. Năm 1955, diệntích trồng và khai thác cao su là: 63.050 ha, đến năm 1 961 tăng lên 74.473 ha. Sảnlượng mủ cao su thu được cũng tăng theo, năm 1955 là 53.625 tấn, năm 1961 tănglên 70.832 tấn(1[7]).

I.1.3. Chính sách di cư của Mỹ–ngụy, tăng cường số lượng công nhân laođộng ở Biên Hòa

Sau Hiệp định Giơnevơ, bằng thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, lừa mị, dụ dỗ,mua chuộc và cưỡng ép, Mỹ–ngụy đã đưa hàng vạn đồng bào Thiên Chúa giáo từmiền Bắc di cư vào Nam, cắm sâu vào các vùng căn cứ kháng chiến, các đồn điềncao su có phong trào đấu tranh mạnh trong kháng chiến chống Pháp như: Bình Lộc,Cẩm Đường, Cẩm Mỹ, Bình Sơn, Cây Gáo… âm mưu biến họ thành cơ sở xã hội,làm hậu thuẫn chính trị chống phá cách mạng sau này.

Chúng còn lập ra các khu định cư mới theo các trục lộ quan trọng như quốc lộ1, 2, 15, 20… với quy mô hàng trăm ngàn người. Tại đây, Mỹ–Diệm xây dựng hệthống đồn bót, tháp canh dày đặc làm vành đai bảo vệ, thiết lập bộ máy tề ngụy, hiếnbinh, bảo an, dân vệ… ngấm ngầm phân hóa nhân dân, phân hóa công nhân cao suđể đàn áp, khủng bố những gia đình cách mạng, tham gia kháng chiến. Đây cũng lànguồn nhân công dự trữ dồi dào cho sự phát triển công nghiệp cuối những năm 50và đầu thập niên 60 sau này.

Ở xã Hố Nai khi đó có một khu định cư với 75.000 dân di cư ở miền Bắc mớivào thiếu đất cày cấy trồng trọt và nguồn sống dựa vào lâm sản rừng đất đỏ đã dầncạn kiệt(2[8]). Số công nhân dưới đây cũng là nguồn nhân công trực tiếp đáng kể chocác ngành công nghiệp của thành phố Biên Hòa vào thời điểm bấy giờ.

Từ năm 1955 đến 1960, Mỹ viện trợ 12 triệu đôla cho chính quyền Sài Gònthực hiện cái gọi là “cải cách điền địa”. Chính sách này không truất hữu các đồnđiền trồng cây công nghiệp, trong đó chủ yếu là các đồn điền cao su của tư bảnPháp; thực chất là tiếp tục duy trì quyền lợi của giai cấp đại địa chủ, chỗ dựa chínhtrị chủ yếu của chế độ họ Ngô và tăng cường bóc lột nông dân về tô tức, bắt họ trởvề địa vị tá điền làm thuê.

Trong những năm chiến tranh khốc liệt sau này đã có đến 6 triệu nông dân bịdồn đẩy ra các thành phố, các khu tập trung do những thủ đoạn, hành động khủng bốtàn bạo của Mỹ–ngụy: bằng bom đạn, chất độc hóa học, bằng chính sách “bìnhđịnh” đẫm máu, chính sách “giết sạch, phá sạch, đốt sạch” hủy diệt từng khu vựcthôn xóm… (khoảng 4.200.000 người chạy vào thành phố, 1.500.000 người bị dồnvào 101 khu tập trung). Hãng thông tin Mỹ UPI nhận xét về sự hình thành, phát triểnđội ngũ công nhân trong thời kỳ chiến tranh cục bộ như sau: “Điều đó có nghĩa làcuộc chiến tranh đang tạo ra một đội ngũ công nhân Việt Nam lành nghề từ nhữngngười nông dân không được huấn luyện g ì cả”. Thực tế, một số thành phần côngnhân ở miền Nam còn xuất thân từ thợ thủ công, dân nghèo thành thị, tiểu thương,

(1[7]) Tư liệu lưu trữ của Cục Lưu trữ TW II - Tp HCM.(2[8]) Hố Nai trước 1954 còn là rừng chạy dài từ Tam Hiệp đến Trảng Bom.

76

tiểu chủ bị phá sản, công chức mất việc, từ những học sinh là con em công nhân vàcác tầng lớp lao động khác ở thành thị. Ngoài ra, còn số lượng không nhỏ công nhânlà binh sĩ, hạ sĩ quan ngụy xuất ngũ hoặc do Mỹ–ngụy “biệt phái” để lũng đoạn, pháhoại phong trào công nhân.

I.1.4. Hình thành các tổ chức công đoàn “vàng” để lừa mị và lôi kéo côngnhân

Sau khi hất cẳng Pháp và gạt bù nhìn Bả o Đại, Mỹ–Diệm đã quyết tâm xâydựng miền Nam thành một “quốc gia mạnh” trong “thế giới tự do”. Ngô Đình Diệmđã thiết lập được quyền kiểm soát trên toàn bộ lãnh thổ Nam phần. Một cuộc chiếntranh ý thức hệ nhằm loại trừ tư tưởng cộng sản, xây dựng “lý tưởng quốc gia” đãđược Mỹ–ngụy ráo riết tiến hành với nhiều âm mưu, thủ đoạn. Mục tiêu hàng đầu làđối phó với phong trào công nhân trong giai đoạn mới.

Chiêu bài “đả thực, bài phong, diệt cộng” và Đảng Cần lao nhân vị, với nhữnglý thuyết như “duy linh”, “nhân vị”,”thăng tiến cần lao”, “đồng tiến xã hội”, “hữusản hóa vô sản” của Ngô Đình Nhu, hoặc những chiêu bài dân chủ giả hiệu... đượcbộ máy mật vụ, bộ máy tuyên truyền đồ sộ của Diẹm–Nhu ra sức khuyếch trương đểlừa mị giai cấp công nhân. Ngô Đình Nhu vớ i vai trò cố vấn hầu như đã trở thành kẻnắm giữ thực quyền của chế độ Sài Gòn.

Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn vẫn lấy khủng bố, đàn áp là chủ yếu. Từtháng 5-1955 đến tháng 5-1956, Ngô Đình Diệm phát động “chiến dịch tố cộng” giaiđoạn I, chủ trương mở rộng diện đánh phá ác liệt ở các tỉnh Trung bộ như QuảngNam, Quảng Ngãi, bắc Bình Định. Đến giữa năm 1955, chúng mở “chiến dịch TrịnhMinh Thế” đánh phá toàn diện Khu V, “chiến dịch Thoại Ngọc Hầu”, tập trung đánhcác tỉnh miền Tây như Đồng Tháp Mười, Mỹ Th o, Vĩnh Long, Cần Thơ, SócTrăng… Từ tháng 7 đến tháng 12-1956, chúng mở “chiến dịch Trương Tấn Bửu”đánh phá ác liệt miền Đông với âm mưu gây xáo trộn để phát hiện và diệt cộng sản.Với toàn bộ lực lượng cảnh sát mật vụ và một phần quân đội cùng thủ đoạn thâmđộc vừa mua chuộc, lừa mị vừa đàn áp trắng trợn, chỉ trong 4 năm (từ 1955 đến1958), chính quyền Diệm đã gây tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam, 9/10cán bộ đảng viên bị giết hại. Đối với phong trào công nhân, chúng cài mật vụ vàocác nhà máy xí nghiệp, mở các chiến dịch đàn áp, bắt bớ, thủ tiêu cán bộ, đảng viêncộng sản, công nhân có tinh thần đấu tranh cách mạng, phá vỡ các cơ sở bí mật, gâytổn thất lớn cho phong trào công nhân.

Thực hiện âm mưu chính trị lâu dài, Mỹ –ngụy ra sức lũng đoạn phong tràocông nhân bằng các tổ chức nghiệp đoàn. Với chủ trương dân chủ giả hiệu “nghiệpđoàn đa nguyên”(1[9]), hàng loạt các nghiệp đoàn được thành lạp như: Tổng Liênđoàn Lao công, Tổng Liên đoàn Lao động, Lực lượng thợ thuyền, Tổng Công đoàntự do, Liên h iệp các nghiệp đoàn tự do, Tổng Liên đoàn Công nhân, Tổng Liên đoànCông nông...Trong đó Mỹ nắm Tổng Liên đoàn Lao công đứng đầu là tên CIA TrầnQuốc Bửu, Chủ tịch Liên đoàn. Mỹ đã đầu tư công sức, tiền của nhằm biến tổ chứcnày thành trung tâm nghiệp đoàn mạnh nhất, chi phối và lũng đoạn phong trào côngnhân Sài Gòn, Biên Hòa và cả miền Nam. Trần Quốc Bửu từng tuyên bố: “Mỗi

(1[9]) Khuynh hướng công đoàn vô chính phủ “anarchic syndicaliste”.

77

người lao động phải là một chiến sĩ chống cộng, có nhiệm vụ ngăn chặn âm mưucủa cộng sản dùng nghiệp đoàn để gây bất ổn cho xã hội, lật đổ chính quyền tronggiai đoạn sắp tới. Tại Việt Nam cộng hòa, nghiệp đoàn phải nắm cho được giớicông nhân thợ thuyền để kháng cộng và làm thế nào để đạt được tình trạng cứ đểcho cộng sản công khai mà cộng sản nói không ai nghe (1[10])”

“Công đoàn vàng” thực chất là các tổ chức lũng đoạn, khống chế phong tràocông nhân, hướng công nhân đi sâu vào con đường cải lương, thoả hiệp, thủ tiêu đấutranh, loại trừ ảnh hưởng của Đảng Cộng sản. Một âm mưu loè bịp điển hình củachủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Tại các đồn điền cao su và các cơ sở công nghiệp, trước sự đấu tranh kiên trìbền bỉ cuả giai cấp công nhân từ 1954-1959 chúng buộc phải ban hành “cộng đồngkhế ước cao su”, “chủ và thợ cùng sống trong hòa bình thịnh vượng” hòng ru ngủphong trào đấu tranh của công nhân, thực chất là chúng tìm mọi cách giảm bớt mọiquyền lợi của công nhân. Thâm độc hơn, chúng còn tổ chức ra cái gọi là Hiệp hộiChủ nhân trồng tỉa cao su Việt Nam do bọn “Trung ương bình định” trực tiếp chỉđạo. Mặt khác, chúng ra sức xây dựng lực lượng, gạt bỏ dần thế lực của thực dânPháp, xây dựng đồn bót khắp các đồn điền, thiết lập bộ máy ngụy quân, ngụy quyềntề điệp, mật thám ác ôn... để đàn áp khủng bố.

Tại miền Đông, tháng 7-1956, Mỹ–Diệm mở “chiến dịch Trương Tấn Bửu”do tên thiếu tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy, trọng tâm là càn quét tiêu diệt các cơ sởcách mạng của miền Đông và đánh vào các nghiệp đoàn cao su miền Đông (ở cơ sở)do Đảng ta lãnh đạo với quy mô hàng tiểu đoàn ngụy binh, quân cảnh, cảnh sát cànquét, bình định tại các đồn điền cao su. Phong trào công nhân và các cơ sở Đảng tổnthất rất nghiêm trọng. Từ đó, Mỹ–Diệm mở rộng quy mô của các nghiệp đoàn phảnđộng, lũng đoạn phong trào công nhân ở miền Đông.

Từ cuối 1957, Mỹ–Diệm mở nhiều chiến dịch khủng bố ác liệt nhằm “thanhlọc nghiệp đoàn” theo tinh thần “tố cộng” chống lại phong trào công nhân, đàn áp,bắt bớ thủ tiêu hàng loạt cán bộ nghiệp đoàn. Tại Sài Gòn, chúng giải tán một lúc 30nghiệp đoàn cơ sở, bắt giam hơn 200 người lãnh đạo nghiệp đoàn. Ngày 18 -1-1959,Mỹ–Diệm bắt giam một lúc 1.333 người hầu hết là công nhân. Báo cáo của cán bộBan Công vận về tình hình phong trào công nhân có những ghi nhận như sau: “… từnăm 1959-1960, cơ sở bị bể bạc, phong trào bị khủng bố nặng, tổn thất lớn, có lúchầu như địch đã quét sạch cơ sở c ủa Đảng ta trong quần chúng công nhân, laođộng”.

Trước hành động khủng bố ngày càng tàn bạo của chính quyền Ngô ĐìnhDiệm, hàng chục ngàn công nhân đã mở đầu phong trào cách mạng đòi dân sinh,dân chủ ở các đô thị, nhà máy, đồn điền. Đảng viên và quần chú ng cách mạng ởnhiều địa phương đã tiến hành các hoạt động vũ trang đầu tiên chống lại Mỹ –Diệm.Tiêu biểu là lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ tiến công vào quận lỵ DầuTiếng, cách Sài Gòn 70 km về phía Bắc. Quân cách mạng đánh thiệt hại nặng 2 tiểuđoàn địch, diệt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí và làm chủ quận lỵ trong nhiều giờ. Hoạtđộng vũ trang đã thổi bùng lên một cao trào đấu tranh chính trị của quần chúng ngày

(1[10]) Theo Việt tấn xã, 17-11-1973.

78

càng dâng cao với hàng triệu lượt người (1[11]) hàng năm. Cách mạng miền Nam đãchuyển sang giai đoạn mới với phong trào Đồng khởi 1960 sau này.

I.1.5. Xây dựng các công ty, nhà máy sản xuất công nghiệp đầu tiên ởBiên Hòa sau 1954

Cuối những năm 50, công nghiệp ở Biên Hòa mới bắt đầu được chú trọng pháttriển. Bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ như xây dựng Nhà máy Giấy Đồng NaiCogido(2[12]) năm 1959 ở ấp An Hảo, xã Tam Hiệp và Nhà máy Giấy Tân MaiCogivina, kế bên Nhà máy Cưa Tân Mai, cạnh Khu Kỹ nghệ BIF (ExploitationForesstière de la Bien Hoa Industrielle et Forestière) đã được xây dựng từ năm1907-1912.

Nhà máy Giấy Đồng Nai Cogido là một trong số vài đơn vị công nghiệp ra đờitrước khi có sắc lệnh thành lập thành lập Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Cogido khi đó còngọi là Công ty Giấy và Hóa mỹ phẩm Đồng Nai xây cất cuối năm 1959 trên diệntích 261.670m2, sử dụng 1285 công nhân và nhân viên. Năng lực sản xuất 14.000 tấngiấy/năm. Sản phẩm chính là giấy trắng nhãn hiệu con nai Cogido, giấy hộp, bìasatiné, duplex trắng…

Bước sang thập niên 60, hàng loạt các xí nghiệp, nhà máy vừa và nhỏ tiếp tụcđược xây dựng ở Biên Hòa như Công ty Dệt sợi Đồng Nai Dofitex xây dựng tháng8-1962 trên mặt bằng 31.239m2, có khả năng sản xuất 690.000 bao đựng đường,735.000 bao cát, 253 tấn chỉ sợi/năm. Nhà máy Giấy Tân Mai Cogivina xây dựngtrên mặt bằng 160.000m2, tổng số 868 công nhân, nhân viên kỹ thuật, các phânxưởng sản xuất đến 1963 mới hoàn thành và chạy thử tổ máy đầu tiên. Nhà máy sảnxuất giấy các loại và bột giấy. Nhà máy Gạch ngói Đồng Nai xây dựng 1962 trênmặt bằng 82.650m2, sử dụng 452 công nhân, sản xuất gạch ngói đất nung, gạch chịulửa Chamotte nhãn hiệu Phan Thanh Giản cho thị trường Việt Nam và Úc. Nhà máyhóa chất Biên Hòa–Vicaco xây dựng trên Khu Kỹ nghệ Biên Hòa với mặt bằng19.000m2, sử dụng 240 công nhân. Sản phẩm sản xuất gồm xút, axit clo, clo lỏng,natri silicat modul 235 và nước tẩy cho thị trường nội địa. Ngoài ra còn thêm Xínghiệp Ắc quy thuộc Công ty Pin ắc quy miền Nam với số công nhân, nhân viên 156người, sản phẩm chính là ắc quy và lá cách Pinaco.

Một số nhà máy khác vừa xây dựng, lắp đặt máy móc vừa chạy thử đã thu lợinhuận ngay từ buổi đầu. Điều đó đã mở đầu cho chính quyền Sài Gòn hướng tớiviệc mở rộng phát triển công nghiệp ở Biên Hòa.

Từ đó các công trình hạ tầng được gấp rút xây dựng phục vụ nhu cầu chiếntranh và phát triển kinh tế.

Đây là những bước cơ bản đầu tiên, xây dựng nền công nghiệp chiến tranh,mở rộng các khu căn cứ quân sự, quốc phòng, hình thành nên đội ngũ công nhânphục vụ chiến tranh xâm lược của Mỹ–ngụy sau này.

Từ năm 1957 xa lộ Sài Gòn–Biên Hòa(3[13]) dài hơn 30 km được khởi công

(1[11]) Năm 1957 có 2 triệu, 1958 tăng lên 3,7 triệu, năm 1958 lên đến 5 triệu lượt người tha m gia đấu tranh chính trị ở miềnNam.(2[12]) Nay là Công ty Giấy Đồng Nai Cogido (Khu Công nghiệp Biên Hoà).(3[13]) Xa lộ do hai Hãng Johnson Drake and Pipe và Capitol Engineering trúng thầu xây dựng với tổng chi phí 400 triệu đồngSài Gòn và hoàn thành tháng 2-1961.

79

theo sắc lệnh 278/ KT bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ,thành phố Hồ Chí Minh) đến ngã ba Hố Nai. Đoạn xa lộ thuộc phạm vi Biên Hòadài 15 km, rộng 13,5 m với 2 làn xe một chiều. Đường kiên cố trên nền đất đồi s ỏicó trải lớp đá ong 0,3 m, lớp đá xanh 0,15 m và bề mặt phủ bê tông nhựa dày 0,16m. Trên toàn tuyến đường có 18 cây cầu thép và bê tông tiền chế chịu được tải trọngtrên 20 tấn. Khắc phục tình trạng kẹt xe, bán kính các khúc ngoặt nhỏ và tránh phảilưu thông với lưu lượng xe cộ lớn qua tỉnh lị Biên Hòa. Cầu Rạch Cát và cầu Gànhkhi đó còn lưu thông một chiều. Cầu Đồng Nai dài cũng được xây dựng kiên cố,chiều dài 435 m, rộng 20 m (lòng cầu 16 m) gồm 8 nhịp (6 nhịp thép, 2 nhịp bêtôngdự ứng lực).

Sân bay Biên Hòa(1[14]) được mở rộng ra khoảng 40 km2. Sân bay cho phépmáy bay phản lực cất và hạ cánh. Đường băng gia cố mới theo hướng Đông –Tây,tránh khu dân cư với nền bê tông dày chịu lực hàng trăm tấn và có độ dài 10.000 feet(hơn 3.500 m) và một đường băng cũ dài hơn 1000 m. Sân bay Biên Hòa thuộc loạihiện đại tối tân nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là một trong 8 sân bay lớn nhấtmiền Nam. Sân bay có 5 khu chứa máy bay các loại có lúc lên tới 460 chiếc. Đâycòn là nơi huấn luyện cho phi công VNCH, thường xuyên có 2000 nhân viên kỹthuật, thợ máy. Biên Hòa–Long Khánh có hơn 10 sân bay, trong đó có một vài sânbay nhỏ của các đồn điền cao su, còn lại là các sân bay quân sự dùng cho máy baychiến đấu, máy bay vận tải và máy bay trực thăng.

I.1.6. Cơ cấu đội ngũ công nhân, điều kiện sống và lao động của côngnhân Biên Hòa

Công nghiệp càng phát triển, chiến tranh càng mở rộng thì đội ngũ công nhâncũng tăng lên nhanh chóng về số lượng, về cơ cấu ngành nghề và cả sự phân hóagiai cấp cũng diễn ra sâu sắc. Sự phát triển của công nghiệp và đội ngũ công nhân ởcác thành thị miền Nam và các vùng phụ cận không theo quy luật kinh tế mà theonhu cầu và quy luật chiến tranh. Theo “Kế hoạch Lilientan” của Vũ Quốc Thúc thìhoạt động công nghiệp phát triển do hai nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất là sự pháttriển của các lực lượng vũ trang và sự có mặt của một lực lượng đông đảo các quânđội đồng minh; thứ hai là sự di chuyển của dân số nông dân ra thành phố.

Toàn miền Nam, năm 1955 có 300.000 công nhân thì đến năm 1969 đã tănglên hai lần: 670.000 trong đó, công nhân công nghiệp chỉ chiếm 170.000. Đội ngũcông nhân công nghiệp sau này đã tăng lên nhanh chóng và với trình độ sử dụng kỹthuật tương đối cao. Công nhân công nghiệp số lượng ít hơn các ngành khác nhưnglại rất tập trung. Đó là những vị trí yết hầu, những cơ sở kinh tế then chốt của chủnghĩa thực dân mới của Mỹ và tư bản nước ngoài. Riêng Biên Hòa, Long Khánh sốlượng công nhân năm 1955 chỉ khoảng trên 10.000 người, chủ yếu là công nhânnông nghiệp (công nhân đồn điền), trồng và khai thác cao su. Đến trước 1963, bộphận công nhân cơ khí, công nhân xây dựng còn rất ít, tập trung ở Công ty BIF vàĐềpô Xe lửa Dĩ An. Nhà máy Giấy Cogido thành lập năm 1959, đi vào sản xuấttháng 12-1961. Đây là nhà máy giấy lớn nhất miền Nam với số vốn đầu tư tới 2 tỉđồng tiền cũ. Nhà máy này sử dụng gần 800 công nhân, cán bộ kỹ thuật (trong đó có

(1[14]) Hãng thầu Mỹ RMK-BRJ khởi công 1958 và hoàn thành 1962.

80

hơn 100 binh sĩ ngụy giải ngũ, 40 quân nhân biệt phái, 40 “biệt đoàn trù bị” và mấychục “nhân dân tự vệ nòng cốt”). Nhà máy Giấy COGIVINA sử dụng 434 côngnhân, cán bộ kỹ thuật cũng có hơn 100 công nhân là binh sĩ và hạ sĩ quan ngụy. Đếnkhi Khu Kỹ nghệ hình thành và phát triển, số công nhân công nghiệp đã tăng lên6.355 công nhân các ngành nghề. Lực lượng công nhân xây dựng cầu đường tănggiảm theo thời gian thi công các công trình thì khó có thể thống kê chính xác (1[15]).

Công nhân nông nghiẹp (công nhân cao su) vẫn chiếm tỷ lẹ lớn trong đọi ngũgiai cấp công nhân ở Biên Hòa–Long Khánh: (Số lượng công nhân biến động theocác năm 1930: 15.000; 1940-1945: 8.000 (nữ 10%); 1954:10.000 công nhân).

Sau 1954, số lượng công nhân cao su tăng dần. Cơ cấu giữa các bộ phận tạothành đội ngũ công nhân cao su tiếp tục có những biến đổi lớn. Hoạt động của cácđồn điền đã khá ổn định, việc khai hoang, trồng mới giảm, lượng phu lao động giảnđơn, tuỳ dịp giảm theo. Diện tích đưa vào khai thác, thu hoạch mủ ngày càng lớn.Tỷ lệ công nhân cạo mủ chuyên nghiệp có tay nghề cao tiếp tục tăng trong tổng sốcông nhân đồn điền. Mủ nước cần được sơ chế ngay thành mủ latex, l á kếp, mủ cốmvà các loại mủ thành phẩm cao cấp khác nên đòi hỏi phải tăng cường số lượng bộphận công nhân cơ khí, hóa chất và vận tải...trong các nhà máy chế biến và cácngành kỹ thuật hỗ trợ.

Tại các đồn điền cao su, chính sách “cải cách điền địa” đã tạo điều kiện chogiới chủ tư bản sa thải hàng loạt công nhân cũ có tinh thần đấu tranh cách mạng, thunhận số phu mới với giá rẻ mạt hơn và tăng cường việc sử dụng lao động phụ nữ. Sốcông nhân cũ chỉ còn lại khoảng 20 -40% và tỷ lệ công nhân nữ lên đến 45 -50%.Công nhân chính thức (công nhân có số) chiếm 70% còn công nhân tuỳ dịp chiếm30%. Đời sống công nhân phần lớn bấp bênh, thường xuyên bị nạn thất nghiệp đedọa và tỷ lệ thất nghiệp chiếm tới 30% tổng số công nhân.

Được sự tiếp tay của Mỹ–Diệm, chủ tư bản Pháp ở các đồn điền vẫn tiếp tụcbóc lột công nhân một cách tinh vi hơn. Trước đây mức khoán của mỗi công nhâncạo mủ là 250 cây nay tăng lên 320 cây/ngày, gọi là cạo phần rưỡi. Ai chống lại,chúng lập tức sa thải hoặc cúp phạt, đánh đập.

Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... cùng lối sống sa đọa kiểuMỹ được dung dưỡng và khuyến khích phát triển hòng làm tha hóa công nhân vàđầu độc thế hệ thanh niên con em của họ trong các đồn điền.

Đời sống công nhân trong các đồn điền ngoài việc bị áp bức bóc lột nặng nề,họ còn bị bóp nghẹt bởi chính sách kềm kẹp của Mỹ–ngụy với cảnh cá chậu, chimlồng và sự lùng sục, bắt bớ thường xuyên đe dọa. Chúng bắt buộc công nhân phảigia nhập các tổ chức phản động như Đảng Cần lao nhân vị, Phong trào cách mạngquốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới... Thực hiện “ngũ gia liên bảo”, lậpsổ đen những gia đình cách mạng, ngấm ngầm phân hóa đội ngũ công nhân cài mậtvụ để khống chế và theo dõi rình rập, khủng bố.

Chiến tranh càng mở rộng trong thời kỳ “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranhcục bộ”, Mỹ–ngụy tăng cường bắt lính thì số công nhân nữ và trẻ em càng tăng

(1[15]) Số công nhân cầu đường, xây dựng tăng vọt trong những năm chiến tranh cục bộ 1964 -1968. Theo hãng thông tin MỹUPI năm 1966, hãng thầu Mỹ RMK -BRJ đã sử dụng khoảng 65.0 00 công nhân xây dựng.

81

nhanh. Đặc biệt trong một số ngành dệt, đường, bột giặt, bột ngọt, đay sợi, kháchsạn… tỷ lệ công nhân nữ chiếm đa số từ 40-50% đến 70-80%.

Các ngành xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngànhdịch vụ… số lượng công nhân tăng lên rất nhanh, nhất là thời kỳ khởi công xâydựng hạ tầng cơ sở cho các nhà máy, xí nghiệp của Khu Khuếnh trương kỹ nghệSONADÉZI và trong thời kỳ “chiến tranh cục bộ” (1964-1968) sau này. Có thểthống kê số lượng công nhân tăng lên trong các ngành nghề như sau:

– Nhóm hóa mỹ phẩm và công nghiệp nhẹ sử dụng đến 2.537 công nhân– Nhóm cơ khí và kim khí sử dụng 1.630 công nhân– Nhóm vật liệu xây dựng sử dụng 1.872 công nhân– Các nhóm khác có 7 xí nghiệp chỉ có vài trăm công nhân.Với các trang bị kỹ thuật hiện đại trong các xí nghiệp, nhà máy, bến cảng,

công trường, cường độ lao động của công nhân mọi ngành nghề phải tăng lên ghêgớm và năng suất cũng phải tăng lên nhiều lần. Trong ngành dệt, theo báo cáo củaBan Công vận R thì thợ dệt thủ công mỗi ngày dệt 20 thước vải, nhưng sử dụng máydệt tự động thì năng suất mỗi ngày là 270 thước. Mỗi tháng thợ thủ công lãnh 800đồng thì thợ máy tự động chỉ lãnh 1.200 đồng. Hình thức thì lương được tăng 400 đnhưng giá cả sinh hoạt thị trường ngày càng đắt đỏ và tăng lên 30%. Chị em thợ dệtmỗi ca đứng máy phụ trách 10-12 máy, sau tăng lên 20-25 máy với thời gian từ 10 -12 tiếng liên tục, có khi tăng lên 13-14 tiếng một ngày. Báo chí chính thức của chínhquyền Ngô Đình Diệm cũng đã phải thừa nhận thực tế bóc lột nặng nề của các chủtư bản đối với công nhân. Báo Cách mạng quốc gia số ra ngày 25-5-1959 cũng đãviết: “Công nhân bị bắt làm việc trung bình 11 giờ một ngày, c hủ nhật không đượcnghỉ và quanh năm không có ngày lễ ”.

Tuần san Phòng thương mại Sài Gòn số ra ngày 22-10-1959 thì phản ánh mộtgóc độ khác về đời sống và công việc không ổn định phải bươn trải vất vả của côngnhân: có nhiều nữ công nhân mỗi tuần phải luân phiên ở các hãng, các công sở vớinhững công việc, ngành nghề khác nhau còn ban đêm thì đi bán hàng rong để kiếmsống…

Với máy móc hiện đại, công nhân trong các xí nghiệp của Mỹ–ngụy, của tưsản mại bản bị bóc lột hết sức nặng nề. Công nhân nữ trong các xí nghiệp làm việcngang sức với nam công nhân nhưng lương chỉ bằng 2/3 lương nam công nhân. Thủđoạn giãn thợ cũ lấy thợ mới của bọn chủ tư bản đã hạ tiền công từ 50 đồng xuốngcòn 30 đồng/ngày. Báo Tự do ngày 6-9-1962 vạch rõ: “Ngay cả anh chị em côngnhân, lao động có công ăn việc làm cũng đang gặp khó khăn, nhiều người mỗi ngàylàm việc trên 10 giờ vẫn không đủ sống. Đồng lương đã không tăng, các thứ hànghóa cần thiết cho đời sống như gạo, vải, than, củi, mắm, muối, thuốc tây, thuốc lá…lại tăng giá; riêng giá gạo tăng 50%”

Các ngành nghề khác cũng rất cực nhọc, công nhân ốm đau không dám nghỉvì sợ mất việc, nhiều người gục ngã vì kiệt sức đối với những công việc nặng nhọcthường xuyên như bốc vác, xây dựng, cầu đường... Năm 1962, ở các thành thị miềnNam, số người bị thất nghiệp chiếm 40% dân số. Năm 1963, ở các đồn điền miềnĐông Nam bộ, số công nhân bị sa thải lên tới 36.000, chiếm tỷ lệ 30%.

82

I.2. Phong trào đấu tranh của công nhân Biên Hòa

I.2.1. Đường lối vận động công nhân của Đảng các tổ chức công nhâncách mạng ở Biên Hòa

+ Đường lối lãnh đạo của ĐảngNgay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, nước ta tạm thời chia làm hai

miền. Hồ Chủ tịch luôn luôn nhắc nhở nhân dân ta về nhiệm vụ đấu tranh cáchmạng, bảo vệ hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước. Người nói: “Phải ra sức đấutranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủtrong toàn quốc”. “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thốngnhất, đồng bào cả nước nhất định sẽ giải phóng” .

30-7-1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (20-7), Tỉnh ủy ThủBiên(1[16]) tổ chức hội nghị về việc thực hiện chủ trương chuyển hướng đấu tranh,sắp xếp lực lượng chuyển quân tập kết và thành lập phong trào bảo vệ hòa bình, đấutranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ. Tỉnh ủy mở các lớp học tập Hiệp định Giơnevơcho cán bộ, đảng viên, công nhân viên hiểu rõ thắng lợi của cách mạng, nắm đượctình hình và nhận thức được chủ trương, đường lối đấu tranh mới của cách mạng.

Tháng 10-1954, Xứ ủy Nam bộ được thành lập. Nhiệm vụ cụ thể của cáchmạng miền Nam đã được xác định: “Gìn giữ và củng cố hòa bình, tranh thủ thựchiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới thực hiện thống nhất, hoàn thành độclập và dân chủ trong cả nước” .

Tháng 8 năm 1956, đồng chí Lê Duẩn, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ươngĐảng, đã thảo bản “Đề cương về đường lối cách mạng miền Nam”. Bản đề cươngxác định rõ đối tượng cần đánh đổ của cách mạng miền Nam là đế quốc xâm lượcMỹ, giai cấp phong kiến độc tài và hiếu chiến Ngô Đình Diệm làm đại diện. Đềcương cũng đã nêu ra ba khẩu hiệu trước mắt cũng là ba yêu cầu bức thiết của nhândân miền Nam: Một là hòa bình, thống nhất và độc lập dân tộc. Hai là các quyền tựdo dân chủ, quyền được bảo đảm tính mạng tài sản bảo đảm quyền sống của conngười. Ba là cải thiện dân sinh, nhất là đối với công nhân, nông dân và nhân dân laođộng.

Chính sách kinh tế tài chính của Mỹ–Diệm mâu thuẫn gay gắt với quyền lợithiết thân của các tầng lớp nhân dân, cho nên nhân dân miền Nam phải đứng lên đòicó công ăn việc làm, tiền lư ơng đủ sống, giữ vững quyền lợi ruộng đất cho dân càyđược cấp trong kháng chiến,chống chính sách kinh tế lệ thuộc Mỹ. Đây là một vănkiện chỉ hướng soi đường quan trọng trong những năm đen tối, Mỹ –Diệm dìm miềnNam trong máu lửa của bọn phục thù giai cấp, trước khi có Nghị quyết 15 của BanChấp hành Trung ương Đảng 1959.

Từ tháng 12-1954, cơ quan Tỉnh ủy Thủ Biên đóng tại Tân Triều (Vĩnh Cửu).Đồng chí Lê Đình Nhơn giữ chức Bí thư, đồng chí Phạm Văn Thuận giữ chức Phóbí thư.

Chú trọng công tác trong công nhân cao su, Tỉnh ủy Biên Hòa thành lập BanCán sự huyện Xuân Lộc. Một số cán bộ thuộc Ban Công vận Xứ ủy tăng cường về

(1[16]) Thủ Dầu Một và Biên Hòa, theo đơn vị hành chánh kháng chiến của Xứ ủy. Đến năm 1955 lại tách ra thành hai tỉnh.

83

lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân vùng cao su Xuân Lộc. Hầu hết cácđồng chí đảng viên được phân công ở lại đều được bố trí về hoạt động hợp pháptrong các sở cao su.

Ban Cán sự Xuân Lộc ban đầu chỉ có 3 đồng chí: Ngô Tiến, Lê Minh Chiếu,Nguyễn Nại Sơn. Các sở An Lộc, Bình Lộc, Cẩm Mỹ, Dầu Giây... đều được hìnhthành các chi bộ Đảng, mỗi chi bộ có từ 5-10 đảng viên. Mạnh nhất là chi bộ AnLộc, Bình Lộc. Cuối năm 1954, Xứ ủy tăng cường các đồng chí Trần Văn Kiểu, SáuDân...về Xuân Lộc hoạt động cùng với các đồng chí trong Huyện ủy lãnh đạo phongtrào công nhân cao su. Tại Long Thành, các sở Bình Sơn, SIPH, An Viễn cũng lậpđược một chi bộ với 3 đảng viên. Cùng với An Lộc, Bình Lộc, phong trào đấu tranhcủa công nhân cao su Bình Ba, Sông Cầu...cũng lên rất mạnh. Chi bộ Bình Ba đượchình thành ngay từ sau ngày ta chuyển quân tập kết gồm 9 đồng chí. Đồng chí HàThúc Đạt, Bí thư Ban Cán sự Cao su trực tiếp làm Bí thư chi bộ. Phong trào nối liềnvới vùng cao su Bà Rịa và khu căn cứ Tam Long. Đoàn Thanh niên Lao động(Thanh Lao) ở vùng cao su Nam lộ 2 cũng được xây dựng và phát triển mạnh, nhiềuđoàn viên thanh niên sau này trở thành những chiến sĩ cách mạng trung kiên củaĐảng. Các chi bộ vẫn duy trì sinh hoạt nhiều tháng sau khi Hiệp định Giơnevơ đượcký kết. Không khí những ngày kháng chiến hào hùng còn nguyên vẹn, cán bộ vànhân dân vẫn gửi trọn niềm tin vào Đảng, vào Bác Hồ kính yêu. Những bài ca cáchmạng vẫn còn vang vọng. Công nhân các sở cao su mở đài Hà Nội nghe tin tức,tuyên truyền thắng lợi của cuộc kháng chiến, đòi Mỹ–Diệm thi hành Hiệp địnhGiơnevơ, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và tổ chức các lớp bình dân học vụ chocon em công nhân, nông dân học tập...

Tháng 9-1954, Xứ ủy quyết định tách tỉnh Thủ Biên thành hai tỉnh Biên Hòavà Thủ Dầu Một. Tỉnh Biên Hòa gồm các huyện Tân Uyên, Châu Thành, Dĩ An, BàRá, Long Thành, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc và thị xã Biên Hòa. Đồng chí Phạm VănThuận (sau thay bằng Hoàng Tam Kỳ) được chỉ định là Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa.

+ Chủ trương của Đảng về việc nắm các nghiệp đoàn công nhânTừng bước tiến tới thành lập các nghiệp đoàn công nhân, tại các sở cao su các

hội đoàn hợp pháp, bán hợp pháp trong công nhân đã được hình thành với nhiềuhình thức khác nhau như hội ”Âm công tương tế”, “Hội banh”, “Hội chùa, hộimiễu”, hội ”Nữ Oa”...để tập hợp hàng trăm công nhân, nhân dân lao động và phụ nữvào tổ chức hợp pháp, xây dựng tinh thần tương thân, tương ái từ đó tuyên truyền,giác ngộ và đoàn kết đấu tranh.

Để đối phó với âm mưu của Mỹ–Diệm tổ chức các công đoàn vàng trong côngnhân, Đảng chủ trương thực hiện hình thức “xanh vỏ đỏ lòng”, đưa đảng viên hoặccơ sở nòng cốt vào nắm các cương vị chủ chốt, lợi dụng danh nghĩa nghiệp đoàncông khai đấu tranh với giặc. Các đồng chí Vũ Đình Thêm (sở Bình Ba), Đoàn CôngTrợ (sở Ông Quế ), Nguyễn Văn Vơ (sở Cẩm Mỹ ), Nguyễn Thị Bình Minh,... đãtrực tiếp lãnh đạo các nghiệp đoàn cao su. Ngoài ra, Đảng còn bí mật cài nhân sựvào bộ máy chính quyền, lực lượng bảo an, dân vệ, cảnh sát và các đoàn thể củađịch ở các cấp để nắm tình hình và triệt phá các âm mưu, thủ đoạn tàn bạo của địch.

Để tạo thế hợp pháp, tập hợp công nhân các tỉnh miền Đông đấu tranh chốngMỹ–Diệm, năm 1955, Đảng ta đã chỉ đạo cơ sở hợp pháp hoạt động trong các

84

nghiệp đoàn tổ chức Liên đoàn Đồn điền Việt Nam trên danh nghĩa là thành viêncủa tổ chức Tổng Liên đoàn Lao công để hoạt động. Đồng chí Hà Xuân Thọ hoạtđộng trong phong trào công nhân cao su suốt 9 năm thời chống Pháp được đưa vàoban lãnh đạo Liên đoàn.

Trước âm mưu của Mỹ–Diệm và tư bản Pháp nhằm làm tê liệt phong trào đấutranh, làm nhụt ý chí cách mạng của công nhân cao su, cuối năm 1954, các đồng chíđảng viên được phân công ở lại đã được bố tr í về hoạt động hợp pháp trong các sởcao su. Sở Dầu Giây cùng các sở An Lộc, Bình Lộc, Cẩm Mỹ... đều hình thành đượcchi bộ Đảng. Mỗi chi bộ đều có 5-10 đảng viên. Phong trào đấu tranh cách mạng lạiđược nhen nhúm, phát triển. Những cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân cao su đãbùng nổ.

Ngày 5-3-1955, hơn 500 công nhân sở Dầu Giây, Xuân Lộc đấu tranh kiếnnghị, phản đối chủ sở sụt lương của 73 công nhân từ 24 đồng xuống 20 đồng/ngày.Ngày 11-3-1955, công nhân phân sở A đồng loạt đình công, hàng trăm công nhâncác phân sở còn lại ủng hộ gạo tiền và chuẩn bị tổng đình công. Cuộc đấu tranh kéodài hơn một tuần lễ, thanh tra lao động Sài Gòn phải lên buộc bọn chủ sở phải giảiquyết yêu sách của công nhân.

Giữa năm 1955, Mỹ–Diệm lập bộ máy bình định “tố cộng” q uy mô từ Trungương đến địa phương xã, ấp. Các đội công tác đặc biệt được lập trong các sở cao subao gồm những tên ác ôn và nguy hiểm hơn là những kẻ phản bội. Một chiến dịchkhủng bố đẫm máu đã mở đầu ở các đồn điền là việc bắt bớ giam cầm, thủ tiêu cácđồng chí cán bộ đảng viên và hàng chục công nhân ở Xuân Lộc, Bình Lộc và cácđồn điền cao su của Bà Rịa. Đồng chí Nguyễn Văn Xuân, Ủy viên Ban Cán sự Caosu Bà Rịa (nguyên là Phó thư ký Liên đoàn Cao su Bà –Chợ trong kháng chiếnchống Pháp) đã bị giặc điểm chỉ, bắt và thủ tiêu ngay ngày 1-5-1955. Đây cũng làkhởi đầu sự bùng nổ một cao trào đấu tranh do Liên đoàn Đồn điền Việt Nam phátđộng.

Phong trào lên cao từ 1-5-1955, hơn 25.000 công nhân miền Đông đồng loạtđình công kiên quyết đòi mức lương tối thiểu 40 đồng/ngày, thực hiện ngày làm 8giờ, chống cúp phạt, đánh đập... Đến ngày 11 -11-1955, đã có 40.000 công nhântham gia. Cuộc đấu tranh được công nhân các ngành khác và bà con nông dân đồngtình ủng hộ. Phong trào công nhân đã góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chính trịcủa nhân dân miền Nam trong thời kỳ 1954-1960.

Từ tháng 7 đến tháng 12-1956, Mỹ–Diệm mở “chiến dịch Trương Tấn Bửu”tập trung đánh vào phong trào công nhân cao su ở miền Đông Nam bộ. Chúng đưahàng tiểu đoàn ngụy binh, quân cảnh, cảnh sát phối hợp với lực lượng “bình định”kìm kẹp tại chỗ tiến hành càn quét, bắn giết ở tất cả các đồn điền. Hàng trăm cán bộđảng viên trong các chi bộ, các nghiệp đoàn ở Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, CẩmMỹ hầu hết rơi vào tay giặc.

Chính sách phát xít tàn bạo của Ngô Đình Diẹm ngày càng chứng tỏ sự hoảngsợ trước phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, là biểu hiện sựkhủng hoảng của chế độ “gia đình trị” đã từng bước sụp đổ. Không còn kiểm soátđược tình thế, tháng 3-1959, Diệm tuyên bố đặt miền Nam trong tình trạng chiếntranh.

85

Tháng 5-1959, Mỹ–Diệm ban hành Luật 10/59 đặt “cộng sản” ra ngoài vòngpháp luật. Chế độ Sài Gòn thiết lập 3 tòa án quân sự đặc biệt, chúng lê máy chém đikhắp miền Nam công khai khủng bố những người yêu nước, kháng chiến. Những“khu trù mật”, “vành đai trắng” được thiết lập cùng với tổ chức chính trị những luậnđiệu phản động, những cuộc càn quét “tát nước bắt cá” đã biến miền Nam thành địangục trần gian. Những vụ thảm sát đẫm máu ở Duy Xuyên, Chợ Được, Vĩnh Trinhvà Phú Lợi... đã gây biết bao đau thương, tang tóc, uất hận cho nhân dân miền Nam.

Trong thời kỳ Mỹ–Diệm tiến hành chiến dịch “diệt cộng”, “tố cộng”, thi hành“luật 10/59“ tàn khốc khắp miền Nam, những đảng viên trung kiên, bất khuất khôngquản hy sinh, gian khổ, đầu rơi máu chảy, tra tấn, tù đày... đã đóng góp đáng kể vàophong trào cách mạng đòi dân sinh, dân chủ và là nòng cốt cho phong trào Đồngkhởi sau này.

+ Phong trào Đồng khởi, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miềnNam Việt Nam (20-12-1960). Cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới

Trong bối cảnh đen tối của tình hình chính trị miền Nam, không khí đàn ápkhủng bố bao trùm khắp các vùng đô thị, nông thôn và rừng núi của nửa đất nướcđau thương và tình thế cách mạng miền Nam ngày càng đi đến chín muồi, Hội nghịlần thứ 15 (mở rộng) của BCH TW Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội tháng1-1959 đã đề ra Nghị quyết lịch sử. Nghị quyết 15(1[17]) chỉ rõ:

“Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởinghĩa giành chính quyền về t ay nhân dân”–“Đường lối đó là: lấy sức mạnh củaquần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lựclượng vũ trang hoặc nhiều hoặc ít tùy tình hình, để đánh đổ quyền thống trị của đếquốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”.

Chủ trương của Đảng đã đáp ứng nhu cầu bức thiết nhất của cách mạng miềnNam, đáp ứng nguyện vọng nóng bỏng tha thiết nhất của nhân dân cả miền Nam làvùng lên đập tan chế độ Mỹ–Diệm, giành quyền làm chủ, giải phóng hoàn toàn miềnNam, thống nhất Tổ quốc. Sau này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá về Nghịquyết 15: “Đó là một cuộc tháo gỡ vĩ đại”. Nghị quyết 15 đã thổi bùng lên ngọn lửaĐồng khởi khắp miền Nam.

Đồng khởi thắng lợi từ Bến Tre đã lan nhanh khắp các tỉnh Nam bộ. Đến hếtnăm 1960, tại các tỉnh Nam bộ, cách mạng đã làm chủ được 600 xã (trong tổng số1298 xã), trong đó có 116 xã được giải phóng hoàn toàn. Ở các tỉnh đồng bằng venbiển Trung bộ có 904 xã được giải phóng. Còn ở Tây Nguyên, có 3200 thôn (trongtổng số 5721 thôn) không còn chính quyền ngụy.

Từ phong trào Đồng khởi, lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành vàphát triển. Lực lượng chính trị được tập hợp rộng rãi chưa từng có. Ngày 20 -12-1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập, lãn hđạo nhân dân đấu tranh chống Mỹ–Diệm. Tại Mã Đà, chiến khu Đ, Trung ương Cụcmiền Nam(2[18]) được thành lập. Chiến khu Đ được chọn mở rộng về hướng Bắc, nối

(1[17]) Nghị quyết 15 được Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 thông qua.(2[18]) TW Cục miền Nam được Hội nghị BCH TW Đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập ngày 23 -1-1961, bao gồmcác đồng chí Ủy viên Trung ương công tác ở miền Nam. Trung ương Cục chịu trách nhiệm trước Trung ương, Đảng bộmiền Nam lấy danh nghĩa công khai là Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam

86

liền Nam Tây Nguyên với miền Đông Nam bộ. Thắng lợi của phong trào Đồng khởiở Bến Tre và các tỉnh Nam bộ đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của cáchmạng miền Nam. Đó là sự chuyển biến từ đấu tranh chính trị, từ thế giữ gìn lựclượng chuyển sang tiến công liên tục, đẩy chính quyền Mỹ–Diệm vào tình thế khủnghoảng triền miên không lối thoát. Về mặ t chiến lược, thắng lợi đó chấm dứt chiếnlược “chiến tranh đơn phương” của Mỹ–ngụy với mục đích tiêu diệt cách mạngmiền Nam, duy trì lâu dài chế độ thực dân mới của Mỹ đã hoàn toàn phá sản. (1[19])

Cuối năm 1960, Kennơđi (John Kennedy) lên làm Tổng thống thay choAixenhao (Eisenhower), thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để đối phó vớiphong trào cách mạng của nhân dân ta. Đây là một cuộc chiến tranh thực dân mớiđiển hình được tiến hành bằng lực lượng tại chỗ của ngụy quân, ngụy quyền nhưngvới sự cung cấp vũ khí, phương tiện chiến tranh ở mức cao nhất và do Mỹ trực tiếpchỉ huy.

Ngày 27-4-1961, tại căn cứ Suối Mây, chiến khu Đ, Hội Lao động Giải phóngmiền Nam (sau đổi tên là Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam Việt Nam) rađời. Ngay sau khi thành lập Hội Lao động Giải phóng đã khẳng định mục tiêu chiếnđấu của mình là:

“Đoàn kết chặt chẽ toàn thể giai cấp công nhân và những người lao độngmiền Nam Việt Nam, chân tay cũng như trí óc, không phân biệt chính kiến tôn giáo,không phân biệt đồng bào đa số, hay thiểu số. Hội đoàn kết anh chị em Hoa kiềucũng đang bị Mỹ–Diệm áp bức bóc lột thậm tệ. Hội kiên quyết cùng anh chị emnông dân, các nhà tư sản cùng các tầng lớp đồng bào khác trong Mặt trận Giảiphóng miền Nam Việt Nam đẩy mạnh cao trào đấu tranh bảo vệ và giành giật cácquyền lợi kinh tế, thiết thân hàng ngày, tiến lên đánh đổ thuộc địa đẫm máu ở miềnNam, thành lập liên minh dân tộc, dân chủ thi hành chính sách độc lập, hòa bình,trung lập, thực hiện các quyền tự do và cải thiện đời sống cho toàn dân”.

Ngày 1-5-1962, Hội Lao động Giải phóng ra lời kêu gọi: ”Ngày 2-5, ngàybiểu dương khí thế và lực lượng của công nhân, lao động chúng ta, là ngày tiếncông mạnh mẽ, quyết liệt vào kẻ thù giai cấp và của dân tộc, là ngày chiến thắng vànêu cao truyền thống cách mạng anh hùng của giai cấp chúng ta”.

Phong trào công nhân từ nay nổ ra liên tục, rộng khắp có qui mô lớn, tổ chứcthống nhất những mục tiêu đấu tranh về quyền lợi kinh tế và chính trị, kiên quyếtđấu tranh và giành những thắng lợi quan trọng. Trong những năm 1960–1962, consố công nhân tham gia đấu tranh ở các đô thị và các đồn điền tăng hàng trăm ngànngười sau mỗi năm. Năm 1960: 165.638 người, năm 1961: 290.000 người, năm1962: 491.483 người.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, Mặt trận D ân tộc Giải phóng miềnNam Việt Nam và Hội Lao động Giải phóng, phong trào công nhân ngày càng gắnbó chặt chẽ với nhiệm vụ cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới đầy khó khăn,thử thách của dân tộc. Liên kết với phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân vàcác tầng lớp nhân dân lao động trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giải phóng dân

(1[19]) !961, Tổng thống Mỹ J.Kennơđi đã thú nhận: cuộc chiến tranh ở Việt Nam đối với Mỹ là chui vào đường hầm không lốithoát.

87

tộc, thống nhất Tổ quốc.I.2.2. Các cuộc đấu tranh của công nhân công nghiệp và công nhân cao

su góp phần hình thành các thỏa ước lao động, bảo vệ quyền lợi người lao độngTháng 9-1954, dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Xuân Lộc, hàng ngàn công

nhân cao su ở các sở Xuân Lộc đấu tranh với chủ Tây đòi dân sinh, dân chủ, đưa racác yêu sách:

– Tăng lương từ 13 đ lên 16 đ/ ngày.– Đòi thực hiện chế độ làm việc 8 giờ/ ngày.Tháng 11-1954, Ban Công vận Xứ ủy phát động công nhân các đồn điền cao

su đấu tranh với chủ Tây, đưa ra các yêu sách:– Tăng lương từ 16 đ lên 24 đ/ ngày.– Tự do thành lập nghiệp đoàn công nhân.– Đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.Cuộc đấu tranh kéo dài 4 ngày và giành thắng lợi.Ngày 7-12-1954, công nhân Thủ Dầu Một và Biên Hòa phối hợp với toàn thể

công nhân viên chức trong các cơ sở hậu cần của quân đội Pháp trong vùng ChợLớn, Sài Gòn, Gia Định bao gồm 51 xưởng với trên 25.000 công nhân tổng bãicông.

Cuộc đấu tranh kéo dài ngót một tháng, đến 4-1-1955, quân đội Pháp phảinhượng bộ, cuộc đấu tranh chấm dứt, công nhân được tăng lương và lãnh truy cấp.

Ngày 2-2-1955, hơn 400 công nhân sở J (Núi Tung) thuộc sở cao su An Lộcký tên vào bản kiến nghị tố cáo và yêu cầu đuổi tên xuvâydăng L phụ trách côngnhân ở đây vì tội đánh đập và ăn chặn gạo của công nhân.

Ngày 3-2 kỷ niệm sinh nhật Đảng, hàng trăm công nhân Đồn điền Cao su AnLộc đấu tranh đòi chủ sở và quận trưởng Xuân Lộc về việc đuổi việc hai công nhânkhông có lý do. Đến ngày 12-2, công nhân An Lộc đưa ra các yêu sách: Chấm dứt sathải công nhân vô cớ; ngày làm việc 8 giờ. Cuộc đấu tranh được sự ủng hộ của trên3.000 công nhân các vùng phụ cận. Ngày 15-2, chủ sở và chính quyền ngụy buộcphải giải quyết, đáp ứng mọi yêu sách của công nhân.

Ngày 17-2-1955, 300 công nhân cao su Bình Ba thuộc sở Gallon sif Bà Rịađấu tranh với chủ sở đòi không làm việc ngày chủ nhật, giảm phần cây cạo trongngày và phải trả lương công nhân khi đau ốm bệnh.

Tiếp đó, 18-2, 100 công nhân phân xưởng Xuân Sơn và 300 công nhân sở caosu Xà Bang ủng hộ công nhân Bình Ba, bãi công và đưa ra yêu sách trên. Kết quảchủ sở phải chấp nhận giải quyết.

Sang tháng 3-1955, công nhân Đồn điền Xuydana tiến hành một cuộc đìnhcông. Mở đầu là cuộc đấu tranh của trên 400 công nhân phân sở A nhà máy làm kếpcao su Xuydana Xuân Lộc phản đối chủ sở giảm lương 73 công nhân từ 27đ50xuống 20đ50. Yêu sách không được giải quyết, ngày 11-3, toàn bộ công nhân sở caosu Xuydana tiếp tục đình công và cuộc đình công k éo dài cả tuần lễ. Đến ngày 21-3,Ban thanh tra Sài Gòn lên kiểm tra và chủ sở phải chấp nhận trả lương cho 73 côngnhân ở mức cũ.

Ngày 1-5-1955, công nhân cao su Biên Hòa dưới sự lãnh đạo của Ban Công

88

vận Xứ ủy và Huyện ủy Xuân Lộc, Huyện ủy Long Thành đồng loạt đình công 24giờ. Các cuộc mít tinh được tổ chức tại các trung tâm đồn điền ở An Lộc, BìnhSơn...đưa ra các yêu sách:

– Tăng lương từ 17 đ lên 24 đ/ ngày.– Làm ngày chủ nhật phải được hưởng lương gấp đôi.– Tự do thành lập nghiệp đoàn.– Hàng năm được cử Ban đại diện công nhân.– Chính quyền Sài Gòn phải chấm dứt bắt bớ những người kháng chiến và thi

hành Hiệp định Giơnevơ.Cuộc đấu tranh thắng lợi, giới chủ đồn điền buộc phải giải quyết một số yêu

sách của công nhân.Nghiệp đoàn Lao động Nhà máy C ưa BIF vận động công nhân làm đơn, yêu

cầu chủ hãng thực hiện các yêu sách: Ngày làm việc 8 giờ, mỗi tuần làm 6 ngày.Nếu làm việc ngày chủ nhật hoặc ngày lễ thì được hưởng phụ trội gấp đôi. Nhữngyêu sách trên đã được chủ hãng giải quyết.

Ngày 1-5-1955, kỷ niệm Quốc tế Lao động, Liên đoàn Đồn điền Việt Namphát động công nhân cao su các tỉnh miền Đông, đồng loạt đưa đơn đấu tranh. Bảnyêu sách gồm 16 điều cơ bản, trọng tâm là vấn đề dân sinh, dân chủ đã được đưa rathảo luận rộng rãi trong công nhân:

– Định mức lương tối thiểu cho công nhân là 40 đ/ngày.– Giải quyết vấn đề ăn, ở, mặc cho công nhân (nhà ở, đèn nước,gạo, áo

quần...)– Gạo từ 700 gr lên 900 gr/ ngày.– Thi hành luật lao động.– Chống bắt bớ...Yêu sách không được giới chủ sở và chính quyền ngụy giải quyết. Một cuộc

đình công với 25.000 công nhân toàn miền Đông bùng nổ. Công nhân giữ vững yêusách lương tối thiểu 40đ/ngày, đòi tăng lương tổng quát 30% kể từ ngày 1 -9-1955,trả tiền phụ cấp phụ trội, sửa chữa nhà ở, phát gạo tốt, thực hiện ngày l àm 8 giờ, chiađịnh mức phần cây cạo, cấm bỏ sự hành hung, bác bỏ cúp phạt bằng tiền...

Làn sóng đấu tranh ngày càng dâng cao. Đến ngày 14 -11-1955, số lượng côngnhân đình công lên đến 40.000 người tham gia. Cuộc đấu tranh được công nhân cácngành khác ở Sài Gòn và các tỉnh đồng tình hưởng ứng. Bà con nông dân cũng gópgạo, góp tiền ủng hộ công nhân cao su suốt một tuần đấu tranh quyết liệt. Ngày 17-11-1955, cuộc đấu tranh thắng lợi, chính quyền Sài Gòn buộc phải ra nghị định quyđịnh cho bọn tư bản chủ đồn điền phải giải quyết yêu sách của công nhân cao su.Một thoả ước lao động về chế độ lương đã được chính thức công bố. Mức lương ấnđịnh hàng ngày cho công nhân các đồn điền như sau:

– 30 đồng lương tối thiểu cho công nhân không chuyên môn.– 37 đồng tối thiểu cho công nhân cạo mủ.– 24 đồng rưỡi lương tối thiểu cho nữ công nhân và thiếu niên từ 14 -18 tuổi

làm công việc lặt vặt. Nếu làm việc như nam công nhân thì được hưởng bằng lương.Ngày 27-3-1956, công nhân xe lửa Dĩ An hưởng ứng cuộc đấu tranh của toàn

89

thể công nhân Nhà máy Đèn Chợ Quán bãi công đòi tăng lương cùng 200.000 côngnhân, lao động, các tầng lớp nhân dân khác ở Sài Gòn–Chợ Lớn, trong đó có côngnhân Nhà máy Điện nước Tân Sơn Nhất, công nhân điện nước Chợ Lớn.Cuộc bãicông kéo dài 2 ngày làm cho cả thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn –Gia Định, Biên Hòakhông có điện nước, mọi ngành hoạt động bị đình đốn.

Những cuộc đấu tranh liên tục của công nhân Biên Hòa và miền Đông có sựlãnh đạo thống nhất, kết hợp chặt chẽ với công nhân Sài Gòn đã thể hiện rõ tinh thầnvà ý chí đấu tranh của giai cấp công nhân ở Biên Hòa.

Trước phong trào đấu tranh ngày càng qui mô và mạnh mẽ, Mỹ–Diệm mở“chiến dịch Trương Tấn Bửu” ở miền Đông (13-7-1956), đồng thời ra sắc lệnh phânchia lại địa phận hành chánh đô thành Sài Gòn–Chợ Lớn và các tỉnh lị tại miềnNam. Bà Rịa–Vũng Tàu thành Phước Tuy; Biên Hòa thành Long Khánh, PhướcLong, Bình Long và Biên Hòa. Đây cũng là thời gian chính quyền Sài Gòn ra cácsắc lệnh kiến tạo khẩn cấp xa lộ Biên Hòa–Sài Gòn và xây dựng sân bay chiến lượcBiên Hòa sau đó phục vụ cho các mục đích kinh tế và quân sự (1957-1958)

I.2.3. Các cuộc đấu tranh chính trịĐi đôi với đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Xứ

ủy, Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng địa phương, phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân địa phương từng bước được nâng cao, khẩu hiệu chính trị kết hợp với khẩuhiệu đấu tranh kinh tế. Đấu tranh chính trị thể hiện được ý chí, nguyện vọng và bảnlĩnh của giai cấp công nhân ở địa phương.

Sáng ngày 1-5-1955, cùng với hàng ngàn công nhân lao động ở Sài Gòn, BiênHòa và các tỉnh miền Đông Nam bộ, Nghiệp đoàn Lao động Nhà máy Cưa BIF tổchức một đoàn biểu tình hơn 600 người gồm thợ và nhân dân các ấp xung quanh:Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị... kéo về sân bóng đá Biên Hòa dự cuộc mittinh doTổng Liên đoàn Lao động tổ chức (1[20]). Đoàn biểu tình tuần hành, biểu dương lựclượng trên các đường phố chính của Biên Hòa với các băng cờ, khẩu hiệu đòi cácquyền lợi dân sinh dân chủ, đòi hòa bình tự do, cơm áo...

Ngày 3-7-1955, mở đầu phong trào đấu tranh của cả miền Nam rầm rộ đòihiệp thương tổng tuyển cử, đòi hòa bình thống nhất Tổ quốc chống lại những luậnđiệu dân chủ giả hiệu và trò “độc diễn”, âm mưu bầu cử riêng rẽ của chính quyềnNgô Đình Diệm.

Ngày 10-11-1955, hàng vạn công nhân cao su Biên Hòa, Bà Rịa cùng côngnhân cao su Thủ Dầu Một và Tây Ninh đình công với yêu sách: Cải thiện sinh hoạtcho công nhân, thi hành luật lao động đã được ban hành. Sau một tuần đấu tranh,giới chủ các đồn điền cao su phải chấp hành các yêu sách của công nhân.

Ngày 7-7-1956, hàng ngàn công nhân ở các sở cao su Cẩm Mỹ, Ông Quế,Hàng Gòn, An Lộc, Bình Lộc, Dầu Giây...và nhân dân ở Long Khánh tổ chức tuầnhành với nhiều băng cờ, khẩu hiệu tiến về khu vực Tân Phong và thị xã Long Khánhđấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhấtđất nước, phản đối Mỹ–Diệm đàn áp khủng bố, bắt bớ cán bộ tham gia kháng chiến.

(1[20]) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa I (1950 -1961). Đồng chí Hoàng Quốc Việt là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Laođộng Việt Nam.

90

Cuộc biểu tình chính trị đã gây một tiếng vang lớn, cổ vũ cho phong trào đấutranh của quần chúng ở khắp nơi.

Ngày 2 tháng 12-1956, hơn 400 người yêu nước kháng chiến cũ ở Trung tâmCải huấn Biên Hòa (nhà lao Tân Hiệp) nổi dậy phá khám trở về tham gia khángchiến. Cuộc nổi dậy qui mô và giành thắng lợi to lớn. Hơn 20 chiến sỹ, người yêunước hy sinh anh dũng. Cách mạng miền Nam chuyển dần sang con đường tất yếu làbạo lực vũ trang.

Giữa năm 1958, Bộ Tư lệnh miền Đông chính thức được thành lập. Chiến khuĐ tiếp tục được phát triển mở rộng.

Ngày 19-3-1958, hơn 450 công nhân sở cao su Cây Gáo–Long Khánh đìnhcông đòi chủ sở th ay đổi điều kiện làm việc, không được làm thiệt hại quyền lợicông nhân. Cuộc đấu tranh kéo dài nhiều ngày, chủ sở phải chấp nhận yêu sách.

Ngày 1-12-1958, hàng nghìn đồng bào các huyện của Biên Hòa, Bà Rịa –LongKhánh biểu tình phản đối vụ đầu độc thảm sát hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ, người yêunước ở nhà tù Phú Lợi (nay thuộc tỉnh Bình Dương).

Ngày 7-7-1959, được công nhân Nhà máy BIF tạo điều kiện, một phân độiC250 Biên Hòa cùng đội tự vệ vũ trang mật của thị xã Biên Hòa đã tập kích trụ sởđoàn cố vấn quân sự Mỹ ở Nhà Xanh (Tân Mai–Biên Hòa), gây tiếng vang lớn.

Ngày 22-12-1959, 2.000 công nhân Đồn điền Long Thành (Biên Hoà) bãicông phản đối chủ đồn điền bãi bỏ các khoản quyền lợi của công nhân. Ngày hômsau, 400 công nhân Đồn điền An Viễn bãi công ủng hộ cuộc đấu tranh trên.

Ngày 29-12-1959, Hơn 1.000 công nhân Đồn điền Xa Cát (Biên Hoà) bãicông đòi thu nhận những công nhân bị sa thải và đòi các quyền tự do, dân chủ, cảithiện đời sống. Cuộc đấu tranh được sự ủng hộ, hưởng ứng của 5.000 công nhânĐồn điền Lộc Ninh bãi công cùng ngày đòi cải thiện đời sống, trả tiền công nhữnggiờ làm thêm.

Cuối năm 1959, Liên Tỉnh ủy miền Đông quyết định tách huyện Xuân Lộc(bao gồm cả Định Quán) sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa.

Bước sang thập niên 60, đến ngày 6 -1-1960, cuộc bãi công của 8.000 côngnhân 3 đồn điền cao su ở Biên Hòa vẫn tiếp tục.

Ngày 20-1-1960, hàng vạn nhân dân lao động đấu tranh chống Mỹ–Diệm bắtđồng bào dời nhà để mở rộng xa lộ Sài Gòn –Biên Hòa.

Tháng 2-1960, tại xã Thái Hòa huyện Tân Uyên (nay thuộc tỉnh Bìn h Dương),Tỉnh ủy Biên Hòa họp hội nghị mở rộng triển khai Nghị quyết 15 của Ban Chấphành Trung ương Đảng và nghị quyết của Xứ ủy Nam bộ.

Tháng 7-1960, tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một lại hợp nhất thành tỉnh ThủBiên. Chính quyền Sài Gòn cũng ra sắc lệnh 858 -VN, và 204-VN thành lập quậnNhơn Trạch và sáp nhập 2 quận Quảng Xuyên, Cần Giờ vào tỉnh Biên Hòa.

Tháng 12-1960, hàng vạn công nhân các đồn điền cao su tại Thủ Dầu Một, BàRịa, Biên Hòa tổ chức nhiều cuộc biểu tình thị uy, phá các trụ sở, bót gác của chí nhquyền Ngô Đình Diệm.

Tháng 9-1961, Khu ủy miền Đông quyết định giải thể tỉnh Thủ Biên, tổ chứclại thành ba tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Phước Thành. Biên Hòa bao gồm Vĩnh

91

Cửu, Trảng Bom, Long Thành và thị xã Biên Hòa. Ban Chấp hành Tỉnh ủy BiênHòa do đồng chí Lê Quang Chữ làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Trọng Cát làm Phó bíthư.

Từ 6 đến 22-9-1961, hàng chục ngàn công nhân cao su Biên Hòa, Thủ DầuMột, cùng 100 nghiệp đoàn công nhân Sài Gòn–Chợ Lớn bãi công ủng hộ cuộc đấutranh của 400 công nhân 4 cơ sở Hã ng dầu Stanvac ở Sài Gòn bãi công và chiếmxưởng.

Từ tháng 3 đến cuối năm 1961, trước tình hình chính quyền Sài Gòn ngàycàng suy yếu và bất ổn, Tổng thống Kennơđi quyết định cử một đoàn cán bộ cao cấpdo Phó tổng thống Giônxơn (B. Johnson) cầm đầu sang Sà i Gòn. Mỹ đã bí mật giaoBrao (Irwing Brown), đại sứ lưu động của Tổng Liên hội Lao động (AFL -CIO), mộttổ chức nghiệp đoàn đầy thế lực của Hoa Kỳ, một sứ mạng quan trọng: thẩm định vàphúc trình tình hình chính trị miền Nam cho Oasinhtơn (Washington) sau khi kếhoạch của giáo sư Stalây (M.Staley) và tướng Taylơ (M.Taylor) buộc Ngô ĐìnhDiệm cải cách chính trị nhưng không đem lại kết quả. Ngô Đình Nhu đã trở thànhcái gai trong mắt nhà cầm quyền Mỹ. Trước phong trào cách mạng miền Nam, chínhquyền Ngô Đình Diệm đang đứng trước sự sụp đổ trong một tương lai không xa. Vìvậy sự có mặt đại sứ Tổng Liên hội Lao động AFL-CIO Brao một thời gian dài ởmiền Nam không phải là chỉ kích động giới công nhân thợ thuyền thuộc Tổng Liênđoàn Lao công tại Sài Gòn mà còn nhằm vào con bài Trần Quốc Bửu, Chủ tịchTổng Liên đoàn Lao công, tay sai của CIA chuẩn bị lật đổ chính quyền “gia đình trị”của anh em Diệm–Nhu(1[21]).

1.2.4. Nhận định chung về phong trào công nhân Biên Hòa từ 1954 -1962Công nhân Biên Hòa–Long Khánh đã thể hiện bản lĩnh và tính tiên phong,

tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống đấu tranh cách mạng trong cách mạng dântộc dân chủ (1930-1945), và trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), với nhữnghình thức đấu tranh đòi thực hiện các thoả ước lao động và đấu tranh đòi dân sinhdân chủ, hòa bình, thống nhất dân tộc.

Phong trào công nhân có sự lãnh đạo của Đảng và Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam. Các nghiệp đoàn công nhân ngày càng lớn mạnh, đánh bại khuynh hướngnghiệp đoàn vô chính phủ, Công đoàn vàng... tiến tới thành lập Hội Lao động Giảiphóng miền Nam và trở thành Liên đoàn Lao động Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Phong trào liên tục, rộng khắp có qui mô lớn, tổ chức thống nhất những mụctiêu đấu tranh về quyền lợi kinh tế và chính trị. Kiên quyết đấu tranh và giành nhữngthắng lợi quan trọng.

Phong trào công nhân luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ cách mạngmiền Nam trong giai đoạn mới đầy khó khăn thử thách của dân tộc. Liên kết vớiphong trào đấu tranh của giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động trongphong trào đấu tranh chính trị, phong trào Đồng khởi và là một lực lượng quan trọngtrong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Lực lượng công nhân ngày càng trưởng thành lớn mạnh cả về số lượng và

(1[21]) Theo Hilaire Du Berrier.

92

chất lượng. Ngoài sự lớn mạnh về cơ cấu ngành nghề và trình độ chuyên môn kỹthuật, giai cấp công nhân ở Biên Hòa ngày một trưởng thành về ý thức giai cấp, lậptrường chính trị. Gắn quyền lợi giai cấp với quyền lợi dân tộc. Tham gia tích cựcvào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, ngụy quân, ngụy quyềntiến tới thành lập các đơn vị tự vệ bí mật, các tổ chức biệt động và lực lượng vũtrang công nhân. Điển hình như sự đóng góp to lớn vào chiến công chung của cácđơn vị lực lượng vũ trang cao su trong các thời kỳ “chiến tranh cục bộ” (1964-1968)và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1968-1975) sau này.

II. CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN 1962-1973Từ 1962–1973 là giai đoạn giai cấp công nhân ở Biên Hòa–Đồng Nai có

những bước phát triển mạnh về chất cũng như về lượn g. Thực hiện âm mưu xâydựng chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, Mỹ đầu tư vào miền Nam nhiều tiền củađể phát triển kinh tế phục vụ chiến tranh xâm lược. Chính phủ Sài Gòn, bên cạnhđàn áp phong trào cách mạng của quần chúng, cũng ý thức rằng kinh tế phát triển làmột biện pháp để “thu phục nhân tâm” giữ vững ngụy quyền. Do vậy chúng banhành nhiều chính sách hỗ trợ như cung cấp đất, hỗ trợ về tài chính để thu hút vốnđầu tư, nhất là về công nghiệp, cam kết tăng cường vũ trang đảm bảo an ninh, xâydựng hạ tầng cơ sở, đường sá…như sắc lệnh quy định về đầu tư tại Việt Nam Cộnghòa số 2/63 ngày 14-2-1963 với những ưu đãi đặc biệt.

Chính vì vậy trong giai đoạn này có rất nhiều công ty nước ngoài chủ yếu làPháp, Mỹ và trong nước do ngụy quyền thành lập. Số lượng công nhân được tuyểndụng vào làm ngày càng nhiều. Trong bối cảnh đó, giai cấp công nhân ở Biên HòaĐồng Nai cũng có những bước phát triển, trong đó có cả công nhân ngành côngnghiệp chiến tranh hoặc gián tiếp phục vụ chiến tranh như ở Tổng kho Long Bình,kho hậu cần lớn nhất miền Nam ở Biên Hòa có đến 2.000 người lao động. Ngànhcông nghiệp chế tạo tập trung ở Sài Gòn–Biên Hòa thu hút lượng công nhân có taynghề vào làm việc. Năm 1955, có 54.000 công nhân, năm 1960 tăng lên 59.000, đến1966 tăng lên 120.000 công nhân, năm 1968 tăng lên 175.000; công nhân ngành xâydựng chiếm tỷ lệ cao, riêng Công ty Xây dựng Mỹ RMK-BRJ có đến 30.000 côngnhân; kế đến là đội ngũ công nhân các ngành nghề như: cao su, khai thác đá, khaithác cát, công nhân xây dựng, công nhân bốc xếp tại các bến cảng, công nhân laođộng trong các xí nghiệp tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa.

II.1. Chính sách của Mỹ–ngụy đối với công nhân và phong trào côngnhân

Biên Hòa–Long Khánh là một địa bàn chiến lược nằm ở phía Đông, ĐôngNam Sài Gòn, do đó Mỹ–ngụy đặc biệt chú ý. Chúng coi việc tổ chức bộ máy kìmkẹp nhân dân từ tỉnh đến xã, ấp, khống chế từng người dân, tách dân ra khỏi Đảng,cô lập mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên để tiến hành tiêu diệt là mục tiêu hàngđầu.

Tháng 11 năm 1961, kế hoạch Stalây Taylơ (Staley–Taylor), kế hoạch cơ bảnđầu tiên để thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt" được Tổng thống và Hộiđồng An ninh Mỹ chính thức thông qua, với mục đích bình định miền Nam trongvòng 18 tháng, bằng nhiều biện pháp chiến lược, nhiều âm mưu thâm độc, mà trong

93

đó chương trình "bình định" và lập ấp chiến lược được nâng lên thành “quốc sách”.Sự chuyển hướng chiến lược chiến tranh của Mỹ Diệm được thể hiện qua việc

tổ chức lại chiến trường và việc điều chỉnh bố trí lại lực lượng.Ngày 13-04-1961, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh giải tán các quân khu thành lập

các vùng chiến thuật, các khu chiến thuật. Tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh nằmtrong Khu chiến thuật 31 thuộc Vùng III chiến thuật.

Chúng tổ chức Đặc khu Phước Biên bao gồm ba tiểu khu Biên Hòa, PhướcTuy và Long Khánh thuộc Vùng III chiến thuật, sở chỉ huy đóng tại yếu khu Phú Mỹ(Bà Rịa) tạo thành thế chân kiềng: Biên Hòa, Long Khánh, Vũng Tàu.

Về mặt hành chính, địch cũng phân bố lại địa giới hành chính các quận, xã,thành lập thêm một số quận mới, một số đặc khu, yếu khu quân sự trên những địabàn trọng yếu như Trảng Bom, Thành Tuy Hạ, Gia Ray, Cẩm Mỹ, Rừng Sác….

Thời kỳ này, quân ngụy có 9 sư đoàn quân chủ lực và một số tiểu đoàn quântổng trù bị. Vùng III chiến thuật được ưu tiên bố trí gần m ột nửa lực lượng quân chủlực ngụy.

Biên Hòa được xem là trung tâm của miền Đông, nên Mỹ –ngụy tập trung lựclượng mạnh, xây dựng hệ thống các căn cứ quân sự như Bộ chỉ huy Quân đoàn 3ngụy, Nha Cảnh sát miền Đông…. Củng cố mở rộng hàng chục căn cứ, hậu cứ, cáctrung tâm đào tạo, huấn luyện sĩ quan, hạ sĩ quan, thám báo, biệt kích, cán bộ bìnhđịnh. Xây dựng hệ thống đồn bót kiên cố dày đặc trên các trục giao thông 1,15, 20,24… và các địa bàn xung yếu.

Đi đôi với việc mở rộng, xây dựng các căn cứ, hậu cứ, các trung tâm huấnluyện… chúng còn tăng cường đôn quân bắt lính phát triển quân chủ lực, bảo an,dân vệ, thanh niên chiến đấu ở các xã, ấp. Đồng thời, chúng tung lực lượng liên tiếpmở hàng chục cuộc hành quân càn quét vào vùng căn cứ cách mạng với quy mô từcấp đại đội đến trung đoàn, khủng bố, bắn giết nhân dân, đánh bật các lực lượngcách mạng ra bên ngoài dân, giành thế chủ động trên chiến trường, quyết gom dân,khoanh dân vào các ấp chiến lược. Tùy theo địa hình đặc điểm dân cư, chúng xâydựng nhiều loại hình ấp chiến lược khác nhau ở các vùng: nông thôn, đồn điền caosu, dân di cư Thiên Chúa giáo, Mỹ Diệm tiến hành mở rộng sân bay Biên Hòa thànhcăn cứ không quân chiến lược. Đuổi dân phá hủy hoa màu, cây cối, mồ mả, nhà cửaở Bình Đa, An Hảo để làm đường xa lộ Biên Hòa–Sài Gòn, là con đường chiến lượcquân sự của Mỹ–ngụy.

Tháng 3 năm 1964, Tổng thống Mỹ Giônxơn đưa ra một kế hoạch mới: "Kếhoạch Giônxơn–Mắcnamara (Mc.Namara)" với âm mưu "bình định" có trọng điểmmiền Nam trong vòng 2 năm (1964 -1965). Kế hoạch này gồm những nội dung chínhsau:

– Tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, hệ thống yểm trợ, hậu cần, tăngviện trợ vũ khí, trang bị kỹ thuật cho quân đội Sài Gòn.

– Tăng quân số cho quân đội Sài Gòn.– Xúc tiến hơn nữa việc lập "ấp chiến lược".– Ra sức bình định tập trung vào các tỉnh xung quanh Sài Gòn trong 2 năm

(1964-1965).

94

Tỉnh Biên Hòa–Long Khánh là một trong những tỉnh nằm trong phạm vi trọngđiểm "bình định" của địch.

Để thực hiện kế hoạch chiến lược trên, đế quốc Mỹ tăng thêm viện trợ chongụy quyền Sài Gòn, tăng cường cố vấn Mỹ đến cấp tiểu đoàn và cấp tỉnh để nắmchặt về quân sự, và bộ máy hành chính, tăng cường bắt lính mở rộng chiến tranhxâm lược.

Quốc sách "ấp chiến lược" là xương sống của chiến lược "chiến tranh đặcbiệt". Chúng không chừa bất cứ biện pháp dã man, tàn bạo nào để xây dựng chođược 162 ấp chiến lược ở tỉnh Biên Hòa và 43 ấp chiến lược ở tỉnh Long Khánh. XãCẩm Mỹ hồi bấy giờ được chọn làm kiểu mẫu với 3 ấp: Suối Sóc, Láng lớn và CẩmThành gần trên 500 hộ hầu hết là gia đình công nhân cao su, nằm trên địa bàn vớichu vi trên 5 km bị chúng quây thành một ấp chiến lược. 70% nhân dân các làng xãnông thôn, công nhân các đồn điền cao su bị dồn vào các ấp chiến lược, "trại tậptrung" dưới đầu lê, mũi súng của Mỹ–ngụy. Vùng làm chủ của ta bị thu hẹp, vùnggiáp ranh nhiều nơi là vùng trắng không có dân cư. Địa bàn hoạt động của cán bộ,bộ đội các cấp bị chia cắt. Cán bộ du kích các xã sống chiến đấu trong hoàn cảnh hếtsức khó khăn.

Đế quốc Mỹ và tay sai tập trung quân chủ lực kể cả lực lượng tổng trù bị ngụy(lính nhảy dù và thủy quân lục chiến) tổ chức nhiều cuộc hành quân, đánh phá sâuvào vùng căn cứ cách mạng, lấn chiếm vùng giải phóng. Ở phía Đông Bắc và ĐôngNam Sài Gòn địch tập trung lực lượng mở nhiều cuộc càn quét lớn vào chiến khu Đ,các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu… chúng tăng cường lực lượng, mởrộng và xây dựng kiên cố hệ thống đồn bót cả hai phía tả và hữu ngạn sông ĐồngNai, hỗ trợ cho bọn tề ngụy đơn phương khôi phục các ấp chiến lược bị ta phá trướcđây, tạo vành đai để bảo vệ các căn cứ, hậu cứ, sân bay, kho tàng của chúng ở BiênHòa và Sài Gòn.

Vùng nông thôn làng mạc thôn xóm bị tàn phá buộc người dân phải rời bỏ quêhương xứ sở đã gắn liền hàng bao đời nay để tập trung vào các "ấp chiến lược".

Địch cho ủi phá khu vực Long Bình Tân và Tam Hiệp để xây dựng Tổng khoLong Bình (1965), là nơi đặt kho hậu cần lớn nhất của quân viễn chinh Mỹ ở miềnNam. Cả khu vực kho rộng 40 km2, nằm sát lộ 15 và xa lộ Biên Hòa –Sài Gòn, cáchSài Gòn 20 km về phía Bắc và cách nội ô Biên Hòa 7 km về phía Đông. Sân bayBiên Hòa được mở rộng, nâng cấp thành một sân bay quân sự lớn vào bậc nhất ởmiền Nam.

Các công trường xây dựng mở rộng sân bay Biên Hòa, bến cảng, kho bomLong Bình… các hãng thầu Mỹ: RMK–BRJ đã thu hút 2.000 công nhân Việt Namvào làm tại các công trường đó. Người công nhân ở đây là những người nông dân bịcướp mất ruộng vườn, bị gom vào các ấp chiến lược.

Ngày 21-5-1963, chính quyền Sài Gòn ký sắc lệnh 49-KT thành lập Khu Kỹnghệ Biên Hòa do Công ty Quốc gia khuyếch trương các khu kỹ nghệ SONADEZIquy hoạch. Đến ngày 12-8-1963, Khu Kỹ nghệ được khởi công (theo sắc lệnh số 82 -KT) tiến hành trưng thu, bồi thường giải toả đất đai cho dân trong vùng. Công tyQuốc gia khuếch trương các khu kỹ nghệ có được 2 nguồn vốn đóng góp của Ngân

95

hàng Phát triển Kỹ nghệ và Thương cảng Sài Gòn lên đến 40 triệu đồng.Từ tháng 8-1963, các công việc chính được tiến hành như thăm dò địa chất,

khai quang và phân lô các khu nhà máy, xí nghiệp. Các công trình xây dựng hạ tầngcơ sở được thi công như xây dựng hệ thống đường giao thông gồm 2 lộ lớn dài 12,7km, 6 lộ nhỏ dài 8,5 km. Hệ thống cấp thoát nước với 2 giếng sâu 80 m có công suất10m3/s, có khả năng cung ứng 30.000m3/ngày. Hệ thống điện, đèn đường, điện thoạicùng các khu hành chính, trụ sở Sonadézi, chi nhánh ngân hàng, bưu cục, trạm y tế,trạm cứu hoả, khu cư xá, cảng sông… cũng đã được hoàn tất với số vốn ban đầu.

Việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa tư bản với việc xây dựng Khu Kỹ nghệtập trung ở Biên Hòa là điều kiện để giai cấp công nhân ở Biên Hòa lớn nhanh vớitính cách là giai cấp công nhân hiện đại. Tuy nhiên, cũng như giai cấp công nhânmiền Nam bấy giờ, giai cấp công nhân ở Biên Hòa phải chịu một thử thách rất lớnngoài chiêu bài quốc gia dân tộc của Mỹ–ngụy, là phương thức quản lý công nhânbằng thiết chế công đoàn của tư bản hiện đại.

Có thể nói Khu Kỹ nghệ Biên Hòa là một mắc xích quan trọng để chủ nghĩa tưbản vươn từ Sài Gòn ra phía Bắc, trước hết là nối với vùng biển Vũng Tàu –CônĐảo, nơi đế quốc Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch khai thác dầu khí ở ngoài khơi.

Từ năm 1963 đến năm 1975, trong Khu Kỹ nghệ Biên Hòa đã có 94 nhà máyđược cấp giấy phép xây dựng, trong đó có 38 xí nghiệp được đưa vào hoạt độngtrước 30-4-1975 với số lượng công nhân là 6.082 người (1[22]). Riêng Nhà máyVikyno có 203 công nhân, 18 kỹ sư, kỹ thuật viên. Đội ngũ công nhân phát triển khánhanh trong thời gian từ năm 1963 đến năm 1968, Khu Kỹ nghệ Biên Hòa trở thànhkhu công nghiệp lớn nhất miền Nam.

Quy mô và thành phần ngành nghề có thể chia thành cá c nhóm sản xuất kinhdoanh chính như sau:

– Nhóm hóa mỹ phẩm và công nghiệp nhẹ như giấy, đường, nước đá… có 18xí nghiệp, diện tích mặt bằng 681.954m2, sử dụng 2.537 công nhân, vốn tổng cộng3.181 triệu đồng (Sài Gòn).

– Nhóm cơ khí và kim khí gồm 17 xí nghiệp, diện tích 306.237m2, sử dụng1.630 công nhân, vốn tổng cộng 3.197 triệu đồng.

– Nhóm vật liệu xây dựng có 10 xí nghiệp, tổng diện tích 233.455m2, sử dụng1.872 công nhân, tổng số vốn 629 triệu đồng, trị giá máy móc 107 triệu đồng, đạtthương vụ 789 triệu đồng.

– Các nhóm khác có 7 xí nghiệp chỉ chiếm diện tích 78.769m2, tổng số vốn461 triệu đồng với trị giá máy móc thiết bị 88 triệu đồng.

Như vậy, Khu Kỹ nghệ đã được xây dựng trên diện tích 1.229.515m 2, huyđộng nguồn nhân lực 6.355 công nhân, tổng số vốn 7.470 triệu đồng, trong đó trị giáthiết bị máy móc 2.591 triệu đồng, thương vụ hàng năm đạt trên 8.403 triệuđồng.(2[23])

Ngoài sự phát triển của Khu Kỹ nghệ cũng còn phải kể đến sự mở rộng quy

(1[22]) Ngày 19-6-1966, Công ty SONADEZI ký kết với Tổng Công đoàn Kỹ nghệ 15 hợp đồng xây dựng 15 nhà máy tại KhuKỹ nghệ Biên Hòa.(2[23]) Theo Khu Kỹ nghệ Biên Hòa của Ip A Sám (1973).

96

mô sản xuất của Công ty Cấp thủy Biên Hòa. Mỗi ngày, c ông ty cung ứng 10.000m3

nước sạch cho thị xã Biên Hòa. Trạm bơm Hóa An mỗi ngày bơm hơn 300.000m 3

nước sông Đồng Nai cho Nhà máy Nước Thủ Đức cung ứng nước sạch cho SàiGòn–Chợ Lớn. Công nghiệp nhỏ và thủ công nghiệp ở Biên Hòa–Long Khánh còncó thể kể đến hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến như hàng chục máy xay đá làmđường, hàng trăm lò gạch máy nhỏ, hàng trăm máy xay xát lúa, gần 100 trại cưamáy, và hàng chục lò đúc gang nhỏ và nhà in tư nhân…

Với Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, công nghiệp ở hai tỉnh Biên Hòa và Long Khánhđã phát triển gấp nhiều lần so với năm 1954, các máy móc thiết bị hiện đại nhập từNhật Bản, Tây Đức, Pháp và Đài Loan. Phụ tùng thay thế sẵn, giá rẻ và dễ dàngtrong lắp ráp chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp đa dạng sản xuất nhiều mặthàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu xã hội, bảo đảm cung ứng một phần hậu cần choquân đội Sài Gòn và mỗi năm tiết kiệm cho Việt Nam Cộng hòa khoảng 18.000.000đôla (USD). Quan trọng hơn, nó đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong tỉnh và kháchquan giải quyết lao động cho dân chúng. Hàng chục ngàn lao động đã tăng đột biếntrong các công trình xây dựng cầu đường và nhà cửa.

Khu Kỹ nghệ Biên Hòa có thể coi là bộ mặt của nền công nghiệp miền Nam.Đến trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tại đây tập trung 8.670 công nhân(trong đó khoảng 2.700 nữ công nhân) với trình độ sử dụng kỹ thuật tương đối cao.Nhiều nhà máy có mức trang bị máy móc thiết bị công nghệ cao . Tuy nhiên, với nềnkinh tế thực dân mới, nền công nghiệp của miền Nam vẫn là nền công nghiệp lệthuộc nước ngoài: 80% các khu kỹ nghệ và thương mại đều nằm trong tay ngọaiquốc. Các xí nghiệp lớn, then chốt, đầu ngành, trang bị những máy móc hiện đại vẫnthuộc quyền sở hữu của Mỹ–ngụy, bọn tư sản mại bản quan liêu, quân phiệt và tưbản nước ngoài: Mỹ, Nhậ t, Đài Loan, Tây Đức, Anh, đặc biệt là tư bản Pháp và bọntư sản mại bản người Hoa. Tư sản mại bản ở Biên Hòa có thể kể đến “vua sắt thép”Lý Sen làm Giám đốc Công ty Sadakim, chuyên nấu sắt, ép nhôm và đồng, sử dụngkhoảng 400 công nhân cơ khí. Công ty Vicasa (Việt Nam Cán sắt Công ty), nhà máycán thép lớn nhất Khu Kỹ nghệ Biên Hòa do tên trùm tư sản mại bản Lý Long Thânlàm Chủ tịch, với số vốn đầu tư khoảng 2 -3 tỷ đồng Sài Gòn và sử dụng đến 1140công nhân công nghiệp. Báo Điện tín thừa nhận: “… Rốt cuộc Việt Nam Cộng hòachỉ còn kỹ nghệ ngọn, như đường, ép giấy, thổi chai lọ, đúc sản phẩm nhựa dẻo, dệt,ráp máy, trộn thực phẩm, trộn phân bón… Trong khi đó, các kỹ nghệ gốc như đườngbổi, lọc dầu, phân bón, bột giấy, luyện kim, chế biến cát, thủy tinh, PVC… lại đều ởnước ngoài” . Chính vì vậy, hướng kinh doanh của các nhà tư sản miền Nam vẫn chỉtập trung vào những xí nghiệp nhỏ chỉ làm chủ 18% cơ sở sản xuất và chỉ chiếmđược 10% số vốn trong kỹ nghệ chế biến, phần lớn là cơ sở nhỏ.

Thêm nữa, trong quá trình thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và sauđó là "chiến tranh cục bộ", đế quốc Mỹ và tay sai đã bình định, gom dân lập ấp chiếnlược làm cho nhân dân lao động các vùng ven, các huyện, các đồn điền cao su bị xôđẩy vào thị xã ngày càng đông, trở thành đội quân thất nghiệp để cho bọn cai thầuMỹ và bọn tư sản mại bản tha hồ bóc lột sức lao động. Công nhân viên chức vàngười lao động phải chạy ăn hàng ngày, đối phó với vật giá thuế khóa tăng vọt.

Khi quân Mỹ vào miền Nam, Mỹ–ngụy cho nhập ồ ạt các hàng hóa tiêu dùng

97

thừa ế của Mỹ và các nước tư bản, biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ hànghóa lớn, dùng phương thức cho mua bán trả dần, hoặc cho công nhân vay vốn xâydựng nhà cửa… Địch muốn tạo nên tâm lý “hàm ơn” với Mỹ –ngụy. Những thủ đoạnnày nhằm cột chặt người công nhân vào chế độ Mỹ–ngụy. Từ 1966, chính quyền SàiGòn còn ban hành chính sách khuyến khích “hữu sản hóa” và công hữu hóa một sốnhà máy, đồn diền, xí nghiệp. Báo cáo Ban Công vận miền Nam ngày 21-10-1965vạch trần ý đồ và âm mưu của địch “Mục đích của chúng là qua đấy đánh lừa côngnhân lao động, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mọi mặt của tư bản nước ngoài, nhấtlà tư bản Pháp, gây nên mâu thuẫn giữa lực lượng cách mạng với những nhà tư bảnPháp, nhất là khu vực đồn điền cao su miền Đông Nam bộ, ngăn cản chính sáchthuế khóa của ta”.

Mỹ vào rõ ràng đã gây biến động lớn đến đời sống nhân dân, làm suy đồitruyền thống văn hoá, giá trị đạo đức của nhân dân, phân hóa mạnh mẽ các tầng lớp,các giai cấp trong thị xã Biên Hòa.

Khu Kỹ nghệ Biên Hòa với những đặc điểm: Vốn tập trung từ nước ngoài vàtư sản mại bản trong nước, tập trung đội ngũ công nhân đông, có trình độ, là nơi thểhiện rõ nhất những mâu thuẫn giữa bọn chủ tư bản và công nhân hết sức gay gắt,thường nổ ra những cuộc đấu tranh sôi nổi và quyết liệt.

Công nhân ở các nhà máy thuộc Khu Kỹ nghệ Biên Hòa phần lớn là nhữngngười ở các địa phương đến, từ Sài Gòn lên. Họ được tuyển dụng theo nhu cầu sảnxuất của từng nhà máy và theo tuyến đường, người vào làm trong nhà máy đều cóchứng chỉ hành nghề và có tay nghề. Về nguồn gốc, đa phần họ là những người dânlao động, là những người nông dân, những người bị Mỹ –ngụy khủng bố đàn áp mấtnhà, mất ruộng đất do chính sách "Ấp chiến lược " gây ra, do mở rộng sân bay, căncứ, bến bãi, kho tàng, xa lộ… không còn đất để sống, nhà để ở. Trong các nhà máy,khi tình hình phong trào đấu tranh của công nhân phát triển, chính quyền Sài Gòntăng cường mật vụ, công an, hoặc đưa các sĩ quan quân đội vào làm trong các nhàmáy làm tai mắt cho chúng, nhằm phát hiện cơ sở cách mạng và đánh phá phongtrào công nhân.

II.2. Đặc điểm, cơ cấu giai cấp công nhân ở Đồng Nai 1962–1972Khu Kỹ nghệ Biên Hòa sản xuất nhiều chủng loại hàng hóa, trong đó có một

số nhà máy có số lượng công nhân lao động tương đối đông như: Nhà máy Cogido(700 người), Nhà máy Amiăng (650 người), nhà máy làm đồ hộp xuất khẩu (417người). Những hãng xưởng còn lại có số lượng công nhân lao động từ 300 người trởxuống. Khu Kỹ nghệ Biên Hòa hầu như không có nhà máy lớn, chủ yếu là các nhàmáy sản xuất chế biến hàng tiêu dùng (công nghiệp nhẹ), nhà máy lắp ráp vốn bỏ rakhông lớn, thời gian xây dựng ngắn, lại thu hồi vốn nhanh, lãi nhiều. Khu côngnghiệp lớn nhất miền Nam hồi bấy giờ gồm 17 ngành sản xuất chế biến: Nông sảnthực phẩm, gỗ diêm, thiết bị ắc qui, điện tử, hóa chất, gạch chịu lửa, vật liệu xâydựng, may mặc, giấy, luyện kim đen, chế tạo cơ khí, dây và cáp điện, bê tông, tấmlợp, cao su, bóng đèn, thủy tinh … Vì trong tình trạng chiến tranh, nên chúng xâydựng những nhà máy nhỏ thuộc dạng công nghiệp nhẹ, chủ yếu là lắp ráp, dùngnguyên liệu ngoại nhập sản xuất hàng tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận nhiều và nhanh

98

chóng hoàn vốn, đồng thời phục vụ cho kế hoạch mở rộng chiến tranh của chúng.Thời gian xây cất xí nghiệp, nhà máy ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa diễn ra khá rầm rộtừ năm 1963 đến 1968. Sau năm 1968, các dự án đầu tư giảm, chủ yếu tiếp tục xâycất những công trình còn đang làm dở dang. Vì cuộc tiến công và nổi dậy Tết MậuThân 1968 của quân và dân miền Nam vào các đô thị, thị xã, thị trấn là nơi tập trungcác cơ quan đầu não các cấp của Mỹ–ngụy, nên các nước tư bản nước ngoài và tưsản miền Nam ngần ngại không dám bỏ vốn đầu tư.

Số lượng giai cấp công nhân ở địa phương chiếm khá lớn so với miền Nam.Bởi ngoài ccng nhân cao su ở Biên Hòa, Long Khá nh đến năm 1960 có tới 20.000người chiếm 33% so với tổng số công nhân cao su toàn miền, còn có thêm hàngngàn công nhân công nghiệp (5282 người) ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Thêm vào đócòn có những người lao động ở các ngành nghề khác như lái xe, bưu điện, gạ chngói, gốm sứ, chế biến thực phẩm, mộc nề, dệt thủ công v.v… và hàng ngàn côngnhân lao động làm cho các hãng thầu Mỹ tại các công trường xây dựng Kho hậu cầnLong Bình, bến cảng.

Có thể nói, đội ngũ công nhân ở Đồng Nai trong thời gian từ 1962 đến 1973có số lượng tăng lên khá nhanh và đa dạng dưới tốc độ đô thị hoá. Họ là nhữngngười nông dân, nhân dân lao động ở địa phương, ở các huyện, các tỉnh miền Trungvà ở thành phố Sài Gòn tới, do bị Mỹ –ngụy đàn áp bóc lột, bị dồn vào khu dinhđiền, ấp chiến lược , mất ruộng đất nhà cửa vào nhà máy lại bị chủ tư bản đàn áp bóclột. Họ là người lao động cần cù có truyền thống yêu nước. Một khi ánh sáng cáchmạng rọi tới, được Đảng tuyên truyền giáo dục thì rất nhanh tiếp thu lý tưởng cáchmạng. Tuy nhiên, trình độ n hận thức và trình độ tay nghề của đội ngũ công nhânkhác nhau.

Các chủ hãng chia những người làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy theo 3đẳng cấp:

– Loại thuộc viên: Bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên làm trong cácphòng ban, có bằng cấp, hưởng lương tháng.

– Loại cán sự: Trung cấp kỹ thuật, cai xếp, đốc công, trưởng xưởng, trưởngca, trưởng kíp, công nhân lâu năm có tay nghề cao hưởng lương thường xuyên.

– Loại công nhân công nghệ, lao động phổ thông: Đứng máy nào biết máy đó,đóng gói, vệ sinh, lao công v.v.... hưởng lương thường xuyên.

Công nhân có trình độ kỹ thuật viên, kỹ sư chiếm khoảng 8%, công nhân côngnghiệp có tay nghề, có chứng chỉ chiếm khoảng 80%. Còn lao động phổ thôngchiếm 12%. Ngoài ra còn có hàng ngàn công nhân lao động làm các nghề thủ công,các nghề truyền thống hoặc làm trong các hãng thầu của Mỹ. Về trình độ nhận thứcvà tay nghề cũng có nhiều sự khác nhau, nghề nghiệp, việc làm bấp bênh, đời sốngnhìn chung cơ cực.

Công nhân ở thành thị, bất luận ở lĩnh vực nào cũng là người bị bóc lột dướichế độ hà khắc của chủ nghĩa tư bản và chính quyền Mỹ –ngụy. Chủ hãng coi thườngcông nhân bất luận lẽ phải, luật lệ, sa thải công nhân vô cớ bất cứ lúc nào. Năm1964, chủ hãng Dofitex đã sa thải 22 công nhân trong số 250 công nhân hầu hết theođạo Thiên Chúa, mà 2/3 là nữ, đã nổ ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ hãng và

99

công nhân.Công nhân lao động là lực lượng vốn có truyền thống yêu nước, căm thù bọn

đế quốc và tay sai, lại đang lao động sản xuất, làm việc ở những nơi trọng yếu củaMỹ–ngụy như: kho tàng, bến cảng, sân bay, nhà máy, là một lực lượng đáng sợ đốivới bọn chúng một khi được đảng của giai cấp công nhân giác ngộ và tổ chức lãnhđạo. Do vậy chính quyền Mỹ–ngụy và bọn tư bản dùng đủ mọi mánh khóe, thủ đoạnthâm độc, lừa phỉnh, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo bắt buộc công nhân tham gia vào cáctổ chức phản động như Đảng Cần lao nhân vị, Đảng Dân chủ, phong trào cách mạngquốc gia, Thanh niên cộng hòa, Nghiệp đoàn vàng, an ninh hành chính nhằm để bảovệ cho bọn tư bản, cho chính quyền Mỹ–Diệm sau này là chinh quyền Mỹ–Thiệu.Để nắm công nhân, địch thông qua các tổ chức nghiệp đoàn như: Tổng Liên đoànLao động, Tổng Liên đoàn Lao công, Lực lượng thợ thuyền, Tổng Liên đoàn Côngnhân để tập hợp.

Bốn tổ chức này đẩy mạnh hoạt động trong các nhà máy, xí nghiệp để tranhgiành ảnh hưởng lẫn nhau, tranh giành đoàn viên với âm mưu chia rẽ giai cấp côngnhân, làm suy yếu đấu tranh của giai cấp công nhân. Bọn lãnh đạo những tổ chứcnày thông qua tay sai tổ chức đánh phá phong trào công nhân. Ngoài những tổ chứcnghiệp đoàn ngành như: cơ khí, vật liệu xây dựng, an ninh hành chính, chúng còn bốtrí cài các sĩ quan biệt phái của quân đội, của cảnh sát ngụy vào các nhà máy, xínghiệp làm việc tại các phân xưởng để theo dõi hoạt động của công nhân nhằm phá thiện và đàn áp phong trào công nhân, bảo vệ quyền lợi cho bọn tư bản, cho ngụyquyền.

Lừa phỉnh, dụ dỗ, mua chuộc công nhân không được, thông qua bọn tay saiMỹ–ngụy giở thủ đoạn o ép sa thải công nhân, đàn áp phong trào đấu tranh của côngnhân ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa và các cơ sở hậu cần của Mỹ ở Long Bình. Đồngthời nâng đỡ bọn tư bản dệt nước ngoài làm lũng đoạn ngành dệt thủ công nội địa.

Vừa đặt chân tới Biên Hòa, quân Mỹ và quân chư hầu lập tức mở những cuộchành quân càn quét phía Tây Bắc thị xã. Mụ c đích của chúng là "tìm diệt" hoặc đẩylực lượng cách mạng ra xa, để bảo vệ và mở rộng các căn cứ quân sự, săn bay, hậucần… Bên trong thị xã, địch tăng cường kiểm soát theo dõi số gia đình có cảm tìnhvới cách mạng, nhất là với công nhân ở thị xã Biên Hòa, bọn mật vụ thám báo, côngan chìm nổi luôn rình rập, theo dõi, khống chế, cô lập nhằm tách cách mạng ra khỏicông nhân, chia rẽ sự đoàn kết trong công nhân.

Công nhân cao su Đồng Nai tăng lên nhanh chóng. Lực lượng công nhân đượcbổ sung từ các nguồn chính sau đây: Công nhân và gia đình của họ từ các vùngkháng chiến về lại đồn điền cao su. Nhân dân các tỉnh miền Trung, đồng bào dân tộcở địa phương bị ngụy quyền dồn ép vào sống ở các dinh điền, đồng bào di cư ở cáctỉnh miền Bắc vào sống ở các đồn điền cao su.

Đến năm 1960, số lượng công nhân ở Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh lên đến20.000 người chiếm 33% so với tổng số công nhân cao su trong toàn miền. Phần lớncông nhân có nguồn gốc từ thời Pháp thuộc (phu công tra) số này đã từng chịu sựbóc lột cùng cực của đế quốc Pháp khi chúng còn làm chủ các đồn điền. Từ khimiền Nam nằm dưới chế độ thống trị của Mỹ và tay sai, ngoài tư bản Pháp còn cócác tư bản khác kể cả tư sản người Việt, người Hoa đầu tư khai thác cao su bóc lột

100

công nhân.Năm 1965, Mỹ thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ", số lượng công nhân

cao su giảm mạnh. Các chủ đồn điền sa thải hàng loạt công nhân. Công nhân chínhthức ở các đồn điền ngày càng giảm sút, thay vào đó là đội ngũ công nhân tự do làmtheo thời vụ ngày càng tăng (nhằm giảm chi phí), dẫn đến tình trạng chất lượng taynghề của công nhân ngày càng sút kém dần. Tỷ lệ công nhân cạo mủ lành nghềtrong các đồn điền chỉ còn lại khoảng 25-30%.

Qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, các đồn điền cao su luônlà trọng điểm đánh phá, bình định của giặc. Hàng nghìn công nhân cao su bị chúnggiết hại, bắt bớ, tù đày.

Đối với các đồn điền cao su, nơi có phong trào đấu tranh cách mạng pháttriển, bọn địch càng tăng cường thực hiện việc lập ấp chiến lược để kìm kẹp côngnhân, ở đây có đặc điểm là công nhân ăn ở tập trung từng làng nên thuận lợi choviệc gom dân lập ấp của địch. Mặt khác, bọn chủ sở và bộ máy cai quản đồn điềncũng là lực lượng tiếp tay đắc lực cho chúng.

Câu kết với Mỹ Diệm, các chủ đồn điền cao su cũng tiến hành kìm kẹp côngnhân bằng những hình thức hợp đồng lao động có lợi cho chúng. Ngụy quyền bắtcác chủ đồn điền phải gom dân các sở nhỏ (hầu hết là của tư sản Việt Nam), các làngnhỏ về ở trong các trung tâm đồn điền hoặc khu vực ấp chiến lược. Không đượcđóng thuế ủng hộ tiền bạc, gạo thóc cho cách mạng. Không cho công nhân sản xuấtlương thực; bớt gạo của công nhân từ 933 gram xuống còn 600 gram mỗi ngày. Vợcon công nhân trước hưởng 600–800gr, nay giảm xuống còn 200–400gr mỗi ngày.

Từ năm 1962 trở đi, khắp các đồn điền cao su bọn địch ráo riết bắt công nhânngày đêm lao động khổ sai để xây dựng ấp chiến lược. Chúng tăng cường lực lượngbảo an, dân vệ, bình định, công an chìm, công an nổi phối hợp với cùng bọn tề, bọn"Thanh niên chiến đấu, "Thanh nữ cộng hòa" để k hống chế kìm kẹp công nhân.

Do áp lực của cách mạng và phong trào đấu tranh của công nhân, giới tư bảnđồn điền trong từng nơi, từng lúc có "nới lỏng" mức độ kìm kẹp bóc lột công nhân,giải quyết các quyền lợi kinh tế. Thế nhưng, với bản chất cố hữu của ch ủ tư bản đồnđiền, chúng vẫn câu kết chặt chẽ với bộ máy cai trị của Mỹ–ngụy, tìm mọi cách đểbóc lột sức lao động của người công nhân cao su. Các thủ đoạn như tăng giờ laođộng, cường độ lao động, tăng mức khoán sản phẩm vẫn được bọn chúng thực hiệntriệt để. Đồng lương của người công nhân cao su vẫn thuộc loại thấp nhất so vớicông nhân các ngành khác. Do chiến tranh, cuộc sống của người công nhân cao suvốn đã khổ cực lại càng khốn khổ hơn. Ở các đồn điền, trên 60% gia đình công nhânthường xuyên thiếu đói, nạn thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra.

Hầu hết con em cao su đều thất học, trẻ em 10 tuổi trở lên phải ra lô phụ cạo,chăm sóc vườn cây. Đa số công nhân cao su đều suy nhược cơ thể, tỷ lệ mắc các loạibệnh lên tới 80%, nhất là nữ công nhân.

Đi đôi với việc gom dân lập "ấp chiến lược", địch còn tổ chức hệ thống kiểmsoát, kìm kẹp với hàng chục đồn bót, trạm gác khắp các trục lộ giao thông. Bọn biệtkích, thám báo lẩn lút trong các "ấp chiến lược " hoạt động quấy phá những vùnggần căn cứ cách mạng. Chúng cài bọn tay sai, mật vụ đến ăn ở trong các gia đình

101

công nhân để kìm kẹp, theo dõi mọi sinh hoạt của bà con. Cuộc sống của đồng bào,cán bộ, chiến sĩ gặp khó khăn nhiều mặt. Liên lạc bên trong đồn điền và bên ngoàicăn cứ nhiều nơi, nhiều lúc bị gián đoạn. Công nhân không tiếp tế ra được bênngoài, cán bộ không nắm được cơ sở bên trong, phải nằm bờ, ngủ bụi, nhịn đói, nhịnkhát, chịu đựng biết bao gian khổ hy sinh. Tuy vậy, phong trào đấu tranh của côngnhân ở các đồn điền vẫn được duy trì.

Có áp bức thì có đấu tranh, cộng vào đó có sự lãnh đạo sát sao của Đảng,phong trào đấu tranh của công nhân Đồng Nai liên tiếp nổ ra và ngày càng quyếtliệt.

II.3. Chủ trương của Đảng và phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân ở Đồng Nai

II.3.1. Chủ trương của Đảng về công vận, công đoànTrước âm mưu mới của kẻ thù, trong các hội nghị tháng 1 -1961 và tháng 02-

1962, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phân tích nhận định một cách khoa học sosánh lực lượng giữa ta và địch, đồng thời đề ra chủ trương: Tiếp tục giữ vững tưtưởng chiến lược tiến công đưa đấu tranh vũ trang phát triển lên song song với đấutranh chính trị, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược: đô thị, nông thôn, đồngbằng và nông thôn rừng núi; thực hiện phương châm đánh địch bằng 3 mũi giápcông: chính trị, quân sự, binh vận.

Thực hiện chủ trương đó, tháng 05-1962, Thường vụ Trung ương Cục miềnNam ra nghị quyết về phương hướng tiến lên của cách mạng miền Nam: Đẩy mạnhđấu tranh chính trị và vũ trang, đánh lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng phần,tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Xác định 3 công tác trọng yếu là: Kiên quyết pháấp chiến lược gom dân của địch, ra sức mở rộng căn cứ địa toàn diện vững mạnh,khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ độiđịa phương và dân quân du kích. Trong 3 nhiệm vụ đó, phá ấp chiến lược là nhiệmvụ quan trọng nhất. Nghị quyết của Trung ương Cục đã được triển khai cụ thể xuốngtận từng cơ sở.

Công đoàn Giải phóng miền Nam đã cụ thể hóa nghị quyết Trung ương Cục,đề ra công tác công vận cho vùng đô thị, đồn điền. Đối với vùng đô thị, tăng cườngphát triển cơ sở trong công nhân, xây dựng tự vệ bí mật, phát triển đấu tranh dânsinh kết hợp đấu tranh chính trị. Đối với vùng đồn điền, công đoàn lấy miền ĐôngNam bộ, nơi tập trung hầu hết các đồn điền cao su ở miền Nam, có lực lượng côngnhân đông nhất làm điểm.

Công đoàn Miền xác định nhiệm vụ trung tâm của phong trào công nhân làgóp phần đánh đổ ngụy quyền, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân, trước mắt là đánh bại chính sách ấp chiến lược của Mỹ–ngụy, giữ vững quyềnlợi của công nhân đã giành được, qua đó tập hợp công nhân vào tổ chức cách mạng,chủ yếu là Hội Lao động Giải phóng (thành lập 24 -1-1961); xây dựng phát triển lựclượng chính trị, vũ trang, xây dựng căn cứ địa. Công đoàn nhấn mạnh đấu tranh kinhtế phải kết hợp với đấu tranh: chính trị, kết hợp 3 mũi đấu tranh chính trị, vũ trang,binh vận.

Ban Công vận Khu miền Đông đã đề ra nhiệm vụ cụ thể và công tác công vận

102

ở vùng đồn điền và phong trào đấu tranh của công nhân cao su: Giữ vững phong tràocông nhân ở các làng, sở, đồn điền; giữ vững được thế chính trị vùng cao su sauĐồng khởi, phát động công nhân đấu tranh duy trì sản xuất cao su, bảo vệ quyền lợingười lao động, đẩy mạnh sản xuất lương thực chống đói và cung cấp cho cáchmạng; vận động công nhân hăng hái phục vụ tiền tuyến, tham gia bộ đội, du kích;phát triển Hội Lao động Giải phóng; tổ chức công đoàn từ Khu xuống cơ sở, bồidưỡng phát triển Đảng, đoàn; ra sức xây dựng lực lượng vũ trang chống địch bìnhđịnh gom dân; phát triển du kích chiến tranh ở các làng sở.

Đối với vùng đồn điền cao su Long Khánh, cơ sở công nhân bị thiệt hại nặngsau các đợt khủng bố, Ban Công vận Khu tăng cường 50 cán bộ để khôi phục phongtrào. Các đồng chí Lê Sắc Nghi, Trưởng ban Công vận Khu cùng các cán bộ PhạmSơn Tòng, Nguyễn Văn Trí đã tăng cường về Ban Cán sự tỉnh, tổ chức hơn mộtchục đội công tác cao su bám vào các đồn điền, vào công nhân để xây dựng cơ sởbên trong. Trong buổi đầu gặp rất nhiều khó khăn ác liệt, các đồng chí Hai Thanh,Bảy Mai, Mười Hiền, Sáu Bảo, Ba Tiền, Nhân, Nghĩa, Tân, Điệp… chia thành nhiềuđội công tác bám sát các đồn điền xây dựng cơ sở phát động phong trào. Cuối năm1963, các chi bộ An Lộc, Dầu Giây, Túc Trưng, Cây Gáo… được lập lại.

Đầu năm 1964, Ban Công vận Miền chính thức được thành lập. Ban Công vậnđã xác định vị trí, tác dụng của phong trào công nhân cao su đối với vùng nông thônvà đô thị, đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm của phong trào là: Ra sức phá ấp chiến lược,mở rộng căn cứ địa toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang, trong đó phá ấp chiếnlược là nhiệm vụ quan trọng nhất. Về phương châm nghị quyết Ban Công vận chỉrõ: Phải giữ mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động công khai với tổ chức và hoạtđộng bí mật của công nhân.

Cuối năm 1964, trước âm mưu địch tổ chức hàng loạt nghiệp đoàn để lôi kéovà phân hóa giai cấp công nhân, Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đã vạchtrần âm mưu địch, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy phải “lập nhiều tổ chức biến tướng,liên hệ với công nhân thì liên hệ từ nơi ở tới gia đình chứ không phải chỉ ở xínghiệp. Đối với các công đoàn vàng, ta không cần tham gia ban chấp hành bên trênvì vào đấy dễ bị lộ…Hiện nay ta phải dùng các tổ chức biến tướng, lợi dụng cácphong trào công khai để tránh địch phát hiện phá hoại, thông qua đó để liên hệ từnơi ở, từ gia đình” (1[24]).

Về tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân, theo chỉ đạo của Khu ủy miềnĐông, tại các vùng cao su Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh tổ chức ra ba ban cán sự:

– Ban Cán sự Cao su A (tỉnh Bà Rịa) do đồng chí Mai Hiển Thái giữ chức Bíthư, phụ trách các Đồn điền Bình Ba, Xà Bang, Láng Lớn, Cẩm Mỹ, Quang Minh…

– Ban Cán sự Cao su B (tỉnh Long Khánh) do do đồng chí Nguyễn Văn Trígiữ chức Bí thư, phụ trách các Đồn điền An Lộc, Bình Lộc, Suối Tre, Hàng Gòn,Ông Quế, Dầu Giây…

– Ban Cán sự Cao su C (tỉnh Biên Hòa) do đồng chí Nguyễn Văn A giữ chứcBí thư, phụ trách các đồn điền Bình Sơn, An Viễn, SIPH, Long Thành…

(1[24]) Phong trào công nhân lao động và hoạt động phong trào công đoàn giải phóng miền Nam Việt Nam (1954 -1975), NxbLao động, Hà Nội, 1995., tr 132.

103

Mỗi ban cán sự đều xây dựng đội vũ trang riêng của mình và phát triển xâydựng các đội du kích các đồn điền.

Ở khu vực đô thị, tập trung ở thị xã Biên Hòa, Thị ủy chủ trương đưa cán bộcông đoàn vào bên trong, bố trí vào các vùng nội thị, hoặc vào các hãng xưởng bámcông nhân xây dựng cơ sở mật để phát triển phong trào công nhân.

Đầu năm 1963, Đồng chí Trương Văn Trung (Năm Trung) sau khi ra khỏi nhàtù của Mỹ Diệm được Thị ủy phân công vào làm thợ sửa máy dệt ở Hãng Dofitexcủa tư sản Lâm Hiệp để hoạt động trong công nhân. Nhà máy Dofitex có khoảng250 thợ trong đó 2/3 là nữ hầu hết theo đạo Thiên Chúa. Qua thời gian t ìm hiểu,đồng chí Năm Trung đã tổ chức kết nạp hai anh Năm Bảo và Mười Đậu vào HộiLao động Giải phóng để làm nòng cốt trong công nhân; đồng thời lợi dụng thế hợppháp tổ chức được nghiệp đoàn nhà máy.

II.3.2. Phong trào đấu tranh của công nhânNgày 05-10-1964, nhân lúc chủ nhà máy sa thải 22 thợ trong đó có anh Năm

Bảo, ban lãnh đạo nghiệp đoàn Dofitex nhất trí nêu ra yêu sách bốn điểm để đấutranh với chủ nhà máy:

– Chủ phải nhận lại 22 thợ bị sa thải.– Tăng lương cho thợ.– Trả phụ cấp đắt đỏ cho công nhân do vật giá thị trường tăng.– Có xe đưa rước công nhân ở 3 điểm: Tân Mai, Hố Nai, Bến Gỗ.Ban đại diện nghiệp đoàn họp toàn thể công nhân để thông qua bốn yêu sách,

bầu ban thường trực của nghiệp đoàn cơ sở, bàn biện pháp đấu tranh. Bản kiến nghịđược gởi cho chủ nhà máy và Ty Lao động Biên Hòa. Mười ngày sau, yêu sách vẫnchưa được chủ nhà máy giải quyết. Ban thường trực nghiệp đoàn lãnh đạo côngnhân đóng máy đình công từ 11 giờ đến 18 giờ, sản lượng làm ra trong ngày chỉbằng 1/3 ngày thường. Chủ hãng nhờ Ty Cảnh sát đến can thiệp, đồng chí NămTrung bị Ty Lao động Biên Hòa mời về khống chế hù dọa. Qua đấu tranh chúngphải thả đồng chí Năm Trung. Mãi đến ngày 22 -10 chủ hãng vẫn lờ đi. Ban thườngtrực nghiệp đoàn chỉ đạo tiếp tục đình công phát động cô ng nhân nằm vạ trước cổngnhà máy. Chủ hãng lại một lần nữa gọi cảnh sát đến uy hiếp tinh thần đấu tranh củacông nhân, vừa cho mời linh mục cai quản giáo xứ đến để dụ dỗ con chiên. Bằng lýlẽ xác đáng công nhân tranh thủ được cảnh sát lẫn linh mục nhận ra lẽ phải. Cuốicùng chủ hãng phải nhận lại 22 công nhân bị sa thải, tăng 30% lương và phụ cấp đắtđỏ, giải quyết xe đưa rước theo kiến nghị của công nhân.

Kết quả của đấu tranh của công nhân Dofitex góp phần thúc đẩy phong tràocông nhân trong toàn Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Nhân cơ hội này, Thị ủy tiếp tục tạothế hợp pháp, bố trí thêm một số cơ sở mật vào làm công nhân ở các Nhà máyCogido, Eternit và bí mật hoạt động trong các tổ chức nghiệp đoàn để lãnh đạo côngnhân đấu tranh với bọn chủ.

Ở vùng cao su, thực hiện nghị quyết của Ban Công vận Khu miền Đông, BanCán sự Cao su Bà Rịa, Biên Hòa, Long Khánh đã phát động phong trào công nhân ởcác đồn điền tiếp tục đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, cải thiện đời sống, đồngthời phối hợp với lực lượng vũ trang chống âm mưu bình định lập ấp chiến lược của

104

địch.Để đẩy mạnh đấu tranh trong khu vực đồn điền, theo chỉ đạo của Ban Cán sự,

một số sở đã xây dựng được các đội du kích mật như An Lộc, Bình Lộc, Cẩm Mỹ.Có nơi tổ chức được đội vũ trang tuyên truyền như Bình Ba lúc đầu mới 7 đội viên,Bình Sơn có 9 đội viên… Tháng 7 năm 1962, sau khi Ban Cán sự Cao su C. thànhlập, lực lượng vũ trang cũng được hình thành lấy tên là Đội 207. Ban Cán sự Cao suLong Khánh tổ chức đội vũ trang tuyên truyền với 20 đội viên.

Tuy nằm trong thế kìm kẹp của kẻ địch nhưng phong trào đấu tranh của côngnhân ở các đồn điền vẫn được duy trì và phát triển, nhất là phong trào chống phá ấpchiến lược. Tiêu biểu là phong trào công nhân ở các sở Suối Tre, An Lộc, TúcTrưng, Cẩm Mỹ, Bình Lộc, Hàng Gòn, Dầu Giây, Ông Quế, Long Thành... Đặc biệtlà Bình Sơn, Cẩm Mỹ, nơi được Ban Cán sự Cao su Biên Hòa, Long Khánh lấy làmđiểm chỉ đạo để từ đó mở rộng diện chống phá ấp chiến lược trong toàn vùng. Phongtrào đấu tranh ở Bình Sơn có nhiều hoạt động phong phú, thu thắng lợi có ý nghĩa.Từ đầu 1962, chi bộ Bình Sơn đã được xây dựng lại, những đồng chí trẻ được pháttriển vào Đảng. Đội du kích được hình thành với mật hiệu B20 gồm 7 đồng chí đượcchọn lọc trong thanh niên công nhân, làm nhiệm vụ diệt ác phá kềm hỗ trợ chophong trào đấu tranh chính trị. Tiếp đó, đội nữ pháo binh được thành lập gồm có 10người do nữ đồng chí Cúc làm tiểu đội trưởng, hầu hết chiến sĩ là các chị con emcông nhân cao su Bình Sơn. Chi bộ Bình Sơn đã đề ra chủ trương công tác cho cácbộ đảng viên là phải bám sát quần chúng công nhân nắm chắc cơ sở bên trong, pháâm mưu chia rẽ công nhân của địch, phát động phong trào kết hợp cả lực lượng bêntrong và bên ngoài cùng phá ấp chiến lược.

Phong trào diễn ra ngay khi địch tiến hành lập ấp chiến lược. Địch bắt côngnhân cao su đào hào, góp chông, góp cây để lập ấp chiến lược, bà con đấu tranh vớilý lẽ: "Các ông bắt chúng tôi góp cây, chúng tôi phải vào rừng chặt cây. Việt cộnghọ bắt thì làm sao? Ai làm nuôi con chúng tôi?"…. Vì bị địch dùng vũ lực bắt buộckhông sao từ chối được, công nhân ngày làm rồi đêm lại phá và tố cáo: "Các ông cứbắt chúng tôi ngày nào cũng đào cũng cắm chông đắp lũy, nhưng các ông không giữnổi để ban đêm mấy ông Việt cộng lại vô phá, cứ mãi thế chúng tôi chịu sao xiết"v.v…

Trước sức đấu tranh của phog trào công nhân, mãi đến giữa năm 1963, địchmới xây dựng được một số ấp.

Mùa khô 1963, sau khi nghiên cứu nắm được qui luật hoạt động của địch,đồng chí Nguyễn Văn A, Bí thư Ban Cán sự Cao su Biên Hòa và nữ đồng chí HuỳnhThị Phượng đã chỉ đạo du kích kết hợp với đơn vị 207 tập kích vào đồn địch ở BìnhSơn thu thắng lợi, phát động công nhân phá rã ấp chiến lược Bình Sơn. Từ đó ấpchiến lược mất dần hiệu lực và liên tiếp bị đánh phá. Phong trào công nhân ngày đilàm (ấp chiến lược), đêm phá, tạo những con đường ra vào ấp cho bộ đội, du kích,phối hợp du kích gỡ trái gài, tung tin hù dọa địch, nắm tình hình cho bộ đội tấn côngbọn dân vệ, thanh niên chiến đấu diễn ra thường xuyên.

Đến giữa năm 1964, hầu hết các ấp chiến lược ở các sở cao su Biên Hòa,Long Khánh đều bị phá hỏng hoặc phá banh, nâng thế tranh chấp với địch ở từnglàng sở.

105

Những tháng cuối năm 1964, theo sự chỉ đạo của Ban Công vận Khu, các bancán sự cao su phát động phong trào công nhân cao su tích cực th am gia các chiếndịch lớn. Rút kinh nghiệm từ Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), các ban cán sự phát độngtrong các đồn điền phong trào “sáu cạo, ba trút, một đi”, tức cứ 10 công nhân (mộtkíp) thì rút một công nhân đi tham gia dân công phục vụ chiến dịch. Phong trào thểhiện được tinh thần đoàn kết giai cấp vì sự nghiệp kháng chiến: Người đi dân côngvẫn hưởng lương ở sở vì công việc của mình đã được người khác làm thay, cáchmạng lại huy động được nhân lực phục vụ kháng chiến. Đặc biệt, công nhân cao sucác đồn điền dọc lộ 2 đã ủng hộ nhiều lương thực xây dựng hậu cần cho khángchiến. Cẩm Mỹ, Bình Sơn trở thành những cửa khẩu giúp cho các đơn vị hậu cần thumua lương thực chuẩn bị cho chiến dịch Bình Giã.

Để phục vụ chiến dịch một cách có hiệu quả, Ban Cán sự Cao su Bà Rịa đãthành lập một đại đội dân công hoả tuyến gồm 60 nam nữ thanh niên công nhân dođồng chí Hoàng Trọng làm Đại đội trưởng, đồng chí Tư Hiền làm chính trị viên. Từlúc chiến dịch mở màn 2-12-1964 đến khi chiến dịch kết thúc 3-01-1965, anh chị emcông nhân không những hăng hái dũng cảm phục vụ chiến đấu sát cánh cùng bộ đội,tiếp lương tải đạn mà còn anh dũng trực tiếp cầm súng giết giặc lập nhiều thành tíchgóp phần vào chiến thắng của chiến dịch.

* * *

Sau chiến thắng Bình Giã, mùa hè năm 1965, chiến trường miền Đông Nambộ nói chung, Biên Hòa, Long Khánh nói riêng sôi động với những trận đánh liêntiếp, dồn địch vào thế bị động, nhiều vùng nông thôn đồn điền trong các tỉnh đượcgiải phóng. Dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, các chi bộ đồn điền đã lãnh đạocông nhân bằng 3 mũi giáp công kết hợp lực lượng bên trong với bên ngoài, lựclượng tại chỗ với lực lượng cấp trên tăng cường để vùng dậy phá thế kìm kẹp củađịch, giải phóng đồn điền. Cho đến cuối năm 1965, các đồn điền Bình Ba, SôngCầu, Cây Gáo, Xà Bang,… được giải phóng. Đồn điền Bình Sơn, An Viễn, BìnhLộc ta giải phóng một phần. Đồn điền Cẩm Mỹ, Ông Quế, An Lộc, Dầu Giây, HàngGòn… trong thế tranh chấp mạnh, bọn địch co lại trong các đồn bót. Ban đêm ta làmchủ, cán bộ, bộ đội ra vào tiếp xúc với công nhân một cách dễ dàng. Các chi bộĐảng, công đoàn, đoàn thanh niên lao động, lực lượng chính trị binh vận, lực lượngdu kích (mật) bên trong và bên ngoài đều được củng cố và phát triển. Khẩu hiệu "taydao, tay súng" trở thành việc làm hàng ngày của công nhân cao su. Phong trào cáchmạng của công nhân lên cao buộc chủ Tây phải tuân theo những chủ trương chínhsách của cách mạng, không còn thái độ hống hách đàn áp công nhân như trước đây.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân các đồn điền cao su đã vượt qua muônvàn hy sinh gian khổ, vùng lên chiến đấu góp phần đánh bại "quốc sách ấp chiếnlược" của Mỹ–ngụy, giải phóng 2/3 đồn điền cao su trong tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa,Long Khánh. Đồn điền cao su trở thành lũy thép cách mạng sẵn sàng chiến đấu,đương đầu trực tiếp với quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai.

Thất bại trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ chuyển sangchiến lược "chiến tranh cục bộ”, đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào trực tiếp tiếnhành tìm diệt lực lượng cách mạng, mở rông chiến tr anh phá hoại ra miền Bắc bằng

106

không quân và hải quân nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trườngmiền Nam.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XI (3-1965) và lần thứ XII(12-1965) sau khi phân tích một cách khoa học toàn diện các mặ t trận trên chiếntrường miền Nam, đã hạ quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Nghị quyết đã nhấnmạnh: "Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi ngườidân Việt Nam yêu nước" và "tất cả chúng ta phải đoàn kết nhất trí triệu người nhưmột quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" . Nghị quyết Trung ương lần thứ XI vàXII là những văn kiện quan trọng và quyết định trong giai đoạn phát triển cao củacuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương, song song với bố trí tổ chức lựclượng vũ trang, Thị ủy Biên Hòa chỉ đạo tăng cường bố trí cán bộ mật vào Khu Kỹnghệ Biên Hòa, vận động công nhân đẩy mạnh đấu tranh chính trị, kết hợp chặt chẽvới đấu tranh vũ trang.

Ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, các nhà máy Dofitex, Cogido đã có các đảng viênđược Thị ủy cài cắm từ trước. Tháng 10 -1965, nữ đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồngđược đưa vào làm việc tại Nhà máy Eternit cùng với đồng chí Năm Trung và đồngchí Sáu Bình tập hợp lực lượng, phát triển cơ sở trong các nhà máy này làm nòng cốtcho phong trào đấu tranh của công nhân.

Tháng 2-1966, để kết hợp với trận tập kích lần thứ 3 vào sân bay Biên Hòa,Ban Công vận Thị ủy đã lãnh đạo nghiệp đoàn Nhà máy Eternit đấu tranh với cácyêu sách: đòi tăng lương cho công nhân 30%, phải cấp cho công nhân 2 bộ quần áobảo hộ lao động trong năm, làm ca đêm phải được ăn cháo thịt thay vì chỉ cho uốngcà phê đen.

Tên chủ Gôchê không đồng ý, nghiệp đoàn tiếp tục lãnh đạo công nhân đìnhcông và gửi kiến nghị lên thanh tra lao động tỉnh Biên Hòa. Công nhân Nhà m áyEternit cử anh Đinh Thành Quốc đại diện nghiệp đoàn lên trực tiếp đấu tranh với TyLao động. Trước mặt thanh tra lao động, tên Giám đốc hành chính của hãng PhạmQuang Phẩm phải chấp nhận giải quyết tăng lương công nhân 15% (nam công nhântừ 50 đồng/ tháng lên 62 đồng /tháng; nữ công nhân từ 30 đồng/tháng lên 40đồng/tháng) và mỗi năm cấp 2 bộ quần áo, cho công nhân ăn cháo thịt khi tăng ca.Qua thực tế đạt được của cuộc đấu tranh, anh chị em công nhân càng hiểu rõ thêm:Muốn giành được quyền lợi chính đáng dù rất nhỏ bé không thể trông cậy vào "lòngtốt" của giới chủ mà chỉ có đoàn kết đấu tranh kiên quyết với chủ để giành được màthôi.

Đêm 30-4, rạng 1-5 năm 1966, các hội viên công nhân giải phóng bí mật rảitruyền đơn và treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên đường dây điệncao thế, bọn tay sai ngụy hốt hoảng tìm mọi cách tháo gỡ, mãi đến trưa chúng mớiđưa xuống được. Anh em công nhân –cơ sở mật ở một số nhà máy có sáng kiếnnhúng nước cả xấp truyền đơn rồi bí mật đặt lên nóc nhà máy. Ban ngày trời nắng,truyền đơn khô đến đâu được gió cuốn xuống sân xí nghiệp bay vào tận các phânxưởng như từ trên trời rơi xuống làm cho bọn cảnh sát, bọn chỉ điểm hết sức tức tốilùng sục khắp mọi nơi.

107

Ngày 1-5-1966, có gần 200 công nhân Khu Kỹ nghệ Biên Hòa trong đó chịem nữ chiếm trên một nửa đi thành từng nhóm lẻ tẻ rồi hợp điểm ở ngã tư HàngXanh tham gia vào cuộc tuần hành lớn của giới trí thức, học sinh, sinh viên, Phật tửđòi Mỹ phải ngừng bắn phá vào các làng mạc, chấm dứt rãi chất độc hóa học tàn phálàng mạc đồng ruộng của dân; đòi Mỹ phải rút quân về nước.

Cũng ngày 1-5-1966, Nghiệp đoàn Nhà máy Cogido do đồng chí Năm Trungtrực tiếp chỉ đạo, đã tổ chức họp đại biểu công nhân tại chùa An Hảo. Ban chỉ đạođấu tranh của nhà máy được thành lập gồm 25 ngư ời. Các tiểu ban trật tự, cứu hỏa, ytế, hỏa thực, thông tin đối ngoại đã được thành lập, mỗi tiểu ban có từ 30 đến 40người. Một bản kiến nghị của công nhân được chuyển lên Ban Giám đốc của nhàmáy với các yêu sách: Nhà máy phải lập "Thỏa ước lao động" gi ữa chủ và thợ theođúng quy định của Bộ Lao động (ngụy); phải bảo đảm quần áo bảo hộ lao động chocông nhân; phải có xe đưa rước công nhân đi làm hàng ngày; tổ chức bữa ăn trưacho công nhân; tăng lương công nhân từ 10 đến 15% tùy theo mức lương và taynghề.

Bản kiến nghị trên không được giải quyết, ngày 16 -6-1966, nghiệp đoàn đãlãnh đạo toàn thể 700 công nhân bãi công, chiếm xưởng. Tiểu ban thông tin đốingoại cho in hàng ngàn truyền đơn, khẩu hiệu kêu gọi công nhân các nhà máy trongKhu Kỹ nghệ Biên Hòa và Sài Gòn ủng hộ cuộc đấu tranh. Công nhân vẽ khẩu hiệutrên mặt đường xa lộ, chặn xe đò, xe khách ở ngã tư đi Vũng Tàu để dán khẩu hiệu,đưa truyền đơn... do đó tin tức cuộc đấu tranh được nhanh chóng lan truyền về SàiGòn và toàn Khu Kỹ nghệ Biên Hòa.

7 giờ sáng ngày 16-6, chủ nhà máy từ Sài Gòn lên cùng với tên Tỉnh trưởngBiên Hòa đến nhà máy, đi theo có 1 đại đội cảnh sát và xe vòi rồng. Cuộc điều đìnhgiữa ban lãnh đạo cuộc đấu tranh với chủ hãng diễn ra tại sân nhà máy. Chủ nhàmáy không chấp nhận yêu sách của công nhân mà còn đe dọa công nhân phải bồithường nếu tài sản, nguyên vật liệu nhà máy bị hư hao, mất mát. Tiểu ban thông tinthông báo tình hình cuộc đấu tranh rất kịp thời bằng 3 thứ tiếng Việt–Anh–Hoa vàphân phát rộng rãi, gia đình công nhân mang cơm tập trung đến nhà máy, cuộc đấutranh càng thêm sôi động. Không khí đấu tranh càng nhộn nhịp, sôi nổi hơn lên khiđại diện 20 nhà máy trong Khu Kỹ nghệ Biên Hòa đã trực tiếp đến động viên và ủnghộ lương thực thuốc men cho công nhân Cogido. Nhiều nhà máy ở Dĩ An, Sài Gòncũng cử đại diện đến động viên giúp đỡ cho cuộc đấu tranh. Trong những ngày đìnhcông chiếm xưởng, hàng đêm tiểu ban thông tin tổ chức các cuộc sinh hoạt văn nghệtại sân nhà máy với nội dung tốt đã khích lệ và cổ vũ khí thế của cuộc đấu tranh. TyCảnh sát Biên Hòa đưa 2 đại đội cảnh sát có xe vòi rồng theo sau định đến đàn ápcuộc đấu tranh. Ban chỉ đạo đã kịp thời thông báo cho công nhân chuẩn bị cácphương tiện phòng chống hơi cay, đồng thời cho kéo vòi nước cực mạnh của nhàmáy ra để sẵn sàng đối phó nếu bị cảnh sát đàn áp. Bằng lý lẽ khôn ngoan, hợp lýhợp tình, ban đại diện công nhân đã ngăn chặn không cho bọn cảnh sát vào đượccổng nhà máy với lý lẽ: Nhà máy của Chính phủ, anh em chúng tôi nghỉ làm để đòicải thiện đời sống, anh em phải có "trách nhiệm" bảo vệ nhà máy. Cảnh sát muốnvào phải lập biên bản hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi sự mất mát hư hỏng củanhà máy. Kết quả bọn cảnh sát đuối lý kéo nhau lên xe chạy thẳng về Biên Hòa. Sau

108

đó, ban chỉ đạo cử 3 đại diện công nhân là: Hồ Văn Tâm, Mai Giang Thùy, LêThanh Danh lên Tòa hành chính tỉnh Biên Hòa để thương lượng với chủ nhà máy vàngụy quyền tỉnh.

Do thái độ ngạo mạn của chủ nhà máy nên cuộc đình công chiếm xưởng củacông nhân Cogido kéo dài nhiều ngày gây tiếng vang lớn trong Khu Kỹ nghệ BiênHòa. Các báo chí tiến bộ ở Sài Gòn liên tục đưa tin, bài lên tiếng ủng hộ. Cuộc đấutranh của công nhân Nhà máy Cogido cuối cùng đã giành thắng lợi, hầu hết các yêusách công nhân đưa ra đã được giới chủ hãng chấp nhận.

* * *

Ngày 05-05-1965, Lữ đoàn lính dù Mỹ 173 về đóng căn cứ tại Biên Hòa.Tháng 06-1966, Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp số 11 của Mỹ với hàng trăm xe tăng,xe bọc thép, hàng chục khẩu pháo các loại về xây dựng căn cứ ở Suối Râm (trên lộ2) nằm giữa các đồn điền cao su Hàng Gòn, Ông Quế, Cẩm Đường, Cẩm Mỹ. Tháng11-1966, Lữ đoàn dù Mỹ 199 xây dựng căn cứ Nước Trong (Long Thành), một bộphận kéo vào Đồn điền Cao su Bình Sơn đóng chốt tại nhà máy và thiết lập nhiềucụm đóng quân dã ngoại ven rừng, các lô cao su thuộc Đồn điền Bình Sơn, An Viễn.

Mỹ kéo quân đến đâu, chết chóc tàn phá đau thương lan nhanh đến đó. Chúngbắn giết, ủi phá nhà cửa, vườn tược, cây cao su để xây dựng căn cứ, kho tàng, sânbay, đồn bót, bãi pháo…

Quân Mỹ và quân chư hầu đã mở nhiều cuộc càn qu ét đánh phá ác liệt vào cácđồn điền cao su thuộc các tỉnh Biên Hòa, Long Khánh. Với đủ các phương tiện xetăng, máy bay trút hàng trăm tấn bom đạn, chất độc hóa học, kẻ địch đã tiến hànhhủy diệt nhiều làng cao su như Cẩm Đường, Thừa Đức, Hoàng Quân, Suối Cả, CamTiêm, Láng Lớn …đã gây ra bao chết chóc đau thương cho công nhân trong các đồnđiền.

Trước tình hình đó, trong năm 1965, Ban Cán sự các đồn điền chủ trương:Thực hiện tư tưởng tiến công địch (kể cả Mỹ–ngụy và chư hầu), kết hợp đấu tranh 2chân, 3 mũi, 2 vùng; tiếp tục xây dựng lực lượng cả bên trong và bên ngoài, vậnđộng quần chúng công nhân đấu tranh bung ra sản xuất lương thực, làm rẫy, dựngchòi ở lại giữ rẫy để tạo thế, tạo địa bàn cho cán bộ chiến sĩ đứng chân hoạt động.Phong trào vũ trang công nhân đồn điền đã diễn ra liên tục quyết liệt với tinh thần: "Không có gì quí hơn độc lập tự do".

Với tinh thần đó, ngay từ khi giặc Mỹ đặt chân đến vùng cao su, cán bộ, chiếnsĩ và công nhân cao su lập tức tiến công tiêu diệt chúng. Lực lượng vũ trang của địaphương kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực và phong trào quần chúng nổi dậy tạonên 3 mũi giáp công sắc bén nhằm vào bọn địch để tiêu diệt.

Ngày 16-11-1966, được công nhân cao su và du kích Đồn điền Hàng Gòn,Cẩm Mỹ phục vụ, đội đặc công huyện Xuân Lộc và một tiểu đoàn pháo binh của Sưđoàn 5 bộ đội chủ lực đã tập kích đánh phủ đầu bọn Mỹ thuộc Trung đoàn thiết giápsố 11 và 1 bộ phận Lữ đoàn dù Mỹ số 173 khi chúng vừa đặt chân đến đóng căn cứở Suối Râm. Ta phá hủy 140 xe vừa vận tải vừa thiết giáp, loại khỏi vòng chiến đấu150 tên xâm lược Mỹ.

Trong trận chống càn của địch ở suối Tầm Bó (Đồn điền Cao su Xà Bang)

109

cuối năm 1966, Trung đoàn 4 bộ đội chủ lực Khu (Q4) phối hợp với du kích cao suđã diệt gọn 1 đại đội lính dù Mỹ thu 3 súng đại liên, 25 súng trung liên và nhiều đạndược quân trang quân dụng khác. Cùng với những đòn tiến công lớn của bộ đội chủlực, phong trào chiến tranh nhân dân đánh du kích cũng phát triển mạnh trong cácđồn điền cao su. Trên trục lộ 2, du kích các đồn điền: Bình Ba, Xà Bang, Cẩm Mỹ,Hàng Gòn, Ông Quế cùng với đơn vị công binh các huyện Xuân Lộc, Đức Thạnh…liên tục tổ chức phục kích gài mìn phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép của Trungđoàn thiết giáp số 11 của Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên gồm Mỹ vàchư hầu.

Vừa liên tục tiến công quân Mỹ xâm lược, cán bộ chiến sĩ và công nhân caosu cũng liên tiếp trừng trị bọn ngụy quân ngụy quyền ác ôn bên trong các ấp chiếnlược.

Tại Đồn điền Ông Quế, ngày 19-05-1966, du kích và bộ đội cao su đã tiếncông đồn bảo an ngụy đóng tại nhà kho của sở, diệt gọn 1 trung đội địch. Được sựgiúp đỡ của du kích và công nhân cao su, đơn vị vũ trang C240 của tỉnh Biên Hòacải trang thành lính ngụy ban ngày đột nhập thẳng vào sở SIPH (Long Thành) diệt 1trung đội địch thu toàn bộ vũ khí. Công nhân phấn khởi nổi dậy san bằng đồn bótcủa địch. Du kích Đồn điền Dầu Giây, An Lộc, Cẩm Mỹ, Bình Lộc, Túc Trưng, CâyGáo cũng liên tục bám đánh địch trong ấp, diệt và làm bị thương hàng chục tên. Bọnác ôn ở các đồn điền cao su cũng liên tiếp b ị công nhân trừng trị. Tên Phạm Tấn Hóaở Bình Sơn, tên Khệnh, trưởng ấp ở sở SIPH và nhiều tên ác ôn khác đã bị đền tội.Tháng 10 năm 1966, tên Nguyễn Văn H, Bí thư chi bộ Bình Sơn phản bội cáchmạng ra hàng địch đã khai báo chỉ điểm cho địch đánh phá căn cứ tìm bắt cơ sở cáchmạng; hàng ngày hắn đội bao bố che mặt ở cổng ấp chiến lược để nhận mặt cơ sởcách mạng, hễ nó gật đầu ai thì địch bắt người đó đưa về tra khảo. Trước tình hìnhđó, nhiều cơ sở mật của ta phải co lại hoặc là tạm lánh đi nơi khác. Có những cơ sởtên H biết nhưng hắn không chỉ để làm tiền. Trong hoàn cảnh đó Ban Cán sự chủtrương phải diệt cho được tên phản bội này. 12 giờ trưa ngày mồng 2 Tết năm 1967,cơ sở công nhân đã trừ khử được tên H ngay trong làng. Từ đó, bọn tề ngụy hết sứchoang mang dao động, phong trào diệt ác phá kềm phát triển mạnh tạo điều kiện hỗtrợ cho phong trào quần chúng phát triển mạnh.

Đầu năm 1967, cuộc chiến tranh nhân dân ở các đồn điền Cao su Biên Hòa,Long Khánh đã phát triển rộng khắp mang nhiều hình thức ph ong phú tạo điều kiệncho cách mạng phát triển. Tháng 3-1967, để thống nhất lãnh đạo phong trào côngnhân cao su, Khu ủy miền Đông Nam bộ quyết định sáp nhập ba ban cán sự cao sutỉnh Biên Hòa, Bà Rịa–Long Khánh thành Đảng ủy Đồn điền cao su, tương đươngvới một Đảng bộ huyện. Đảng ủy Đồn điền được chỉ định gồm 21 đồng chí do đồngchí Nguyễn Văn Công, làm Bí thư và Hai Bích, Phó bí thư(1[25]). Bộ máy tham mưucủa Đảng ủy gồm đủ huyện đội, công an, tuyên huấn, tổ chức, binh địch vận, giaobưu…

(1[25]) Ban thường vụ Đảng ủy gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Công, Hai Bích, Hoàng Phi Hổ, Ba Liễn, Nguyễn Văn Động,Hai Dũng, Hai Thanh. Các đồng chí ủy viên: Hai Bình (Bình Sơn), Năm Khôi (Cẩm Mỹ), Hai Thanh (An Lộc), Tu Hiền (BìnhBa), Năm Trí, Ba Chế, Tư Đường, Hùng Mỹ, đ/c Hải (Hàng Gòn), Tư Bốn (Ông Quế), Tư Ưu (Bình Lộc C), Hai Thắng (TânPhong), Sáu Thích (Láng Lớn).

110

Căn cứ vào thực tiễn phong trào, Đảng ủy chủ trương: xây dựng phát triển cáctổ chức công đoàn để tập hợp đội ngũ công nhân, đẩy mạnh phong trào đấu tranhchính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, giữ vững quyền lợi của công nhân đồng thời tạođiều kiện hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang hoạt động tốt.

Ngày 2-4-1967, được công nhân và du kích Đồn điền Hàng Gòn hỗ trợ, Trungđoàn 274 ĐKB của Quân khu do đồng chí Nguyễn Hàm chỉ huy bắn phá dữ dội vàocăn cứ E11 thiết giáp Mỹ ở Suối Râm. Công nhân các sở Hàng Gòn, Ông Quế, CẩmMỹ tham gia mang vác một khối lượng lớn đạn ĐKB tạo điều kiện cho Trung đoàn274 đánh Mỹ. Căn cứ thiết giáp Mỹ E11 đã trở thành vùng lửa, ta tiêu diệt hàng trămtên Mỹ, phá hủy 100 xe quân sự, hơn 30 máy bay lên thẳng, 30 khẩu đại bác. Đây làtrận đánh thứ 2 quân và dân cao su đã bắt quân Mỹ đền tội tại Suối Râm.

Tháng 7-1967, du kích Đồn điền Xà Bang, Bình Ba phối hợp với Trung đoàn4 tập kích cụm đóng quân của Trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ và 1 bộ phận của Lữđoàn dù 173 tại Kim Long, tiêu diệt 2 chi đoàn xe tăng và thiết giáp Mỹ, thu nhiềuquân trang, quân dụng. Tại sở Bình Ba, ngày 17-12 năm 1967, được cơ sở nội tuyếnphục vụ thông báo tình hình, đồng chí Hiền và 8 du kích đã dùng mìn diệt 2 tên sĩquan Úc và 3 lính ngụy, phá hủy 1 xe Jeep, thu 4 súng tiểu liên.

II.3.3. Công nhân tham gia cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân1968

Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có chỉ thị về việc tổchức cuộc tổng tiến công và nổi dậy giành thắng lợi ở miền Nam Việt Nam, chiếntrường Biên Hòa được bố trí lại. Các đồn điền cao su ở Long Thành nằm trong độihình Phân khu 4. Tỉnh Bà Rịa–Long Khánh vẫn giữ nguyên chiến trường.

Tháng 12 năm 1967, Ban Công vận Khu Đông Nam bộ cử một đoàn cán bộtăng cường cho vùng cao su Bà Rịa Long Khánh, đồng chí Lê Sắc Ng hi, Trưởng banCông vận Khu bổ sung vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa –Long Khánh. Khu ủycử trên 20 cán bộ công vận, đoàn thanh niên tăng cường cho Đảng ủy Đồn điền caosu để lãnh đạo phong trào.

Đầu năm 1968, Trung ương Cục miền Nam đề ra kế hoạch tổng công kích,Tổng khởi nghĩa ở miền Nam, trọng điểm là vùng Sài Gòn và miền Đông Nam bộ,mục đích là đánh vào các mục tiêu quan trọng của địch trong các đô thị, thị xã, thịtrấn, làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền, diệt quân Mỹ, làmchuyển biến cục diện của chiến trường.

Đảng ủy Đồn điền cao su tổ chức học tập và quán triệt chủ trương tiến công vànổi dậy cho cán bộ chiến sĩ và quần chúng công nhân chủ chốt với tư tưởng giànhthắng lợi quyết định. Ban chỉ huy mặt trận các đồn điền cao su Bà Rịa–Long Khánh,Biên Hòa được thành lập. Đảng ủy chọn Đồn điền Cao su Hàng Gòn, Ông Quế,Bình Sơn làm điểm tiến công và nổi dậy, mỗi mặt trận đều có ban chỉ huy(1[26]).

(1[26]) Ban chỉ huy điểm Hàng Gòn gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Công, Bí thư Đảng ủy, chính ủy; Hai Thanh chỉ huytrưởng; đồng chí Hải, chỉ huy phó cùng các đồng chí Ba Chế, Chín Lâm.Ban chỉ huy điểm Ông Quế gồm các đồng chí: Nguyễn Thị Bình Minh, chỉ huy trưởng; Mai Khen, c hỉ huy phó; Hoàng PhiHổ, chính ủy cùng các đồng chí Tư Bốn, Năm Tới.Ban chỉ huy điểm Bình Sơn gồm các đồng chí: Hai Bình, chỉ huy trưởng, Huỳnh Thị Phượng, chính ủy; Sáu Thống, chỉ huyphó cùng các đồng chí Hai Đương...

111

Đêm 1, rạng mồng 2 Tết, lực lượng vũ trang đồn điền đồng loạt nổ súng tấncông vào đồn bót địch. Ở tất cả các đồn điền, các chi bộ Đảng lãnh đạo du kích tấncông vào các đồn bót địch, phát động quần chúng truy lùng bọn ác ôn. Đặc biệt, tạiBình Sơn, bằng lực lượng du kích tại chỗ, kết hợp công nhân ta bao vây đồn bót củađịch làm chủ đồn điền trong 3 ngày. Tại sở cao su Túc Trưng (lộ 20), chi bộ phátđộng cơ sở mật, công nhân nổi dậy vừa phục vụ hậu cần cho lực lượng vũ trang, vừachiến đấu làm chủ khu vực đồn điền trong 7 ngày. Cuộc tiến công nổi dậy XuânMậu Thân 1968 ở các đồn điền cao su tuy không giành thắng lợi hoàn toàn, nhưngthể hiện được khí thế tiến công của đội ngũ công nhân, căng kéo địch, góp phần vàothắng lợi chung trên chiến trường.

Cuộc tiến công và nổi dậy của công nhân cao su Biên Hòa, Bà Rịa –LongKhánh trong Tết Mậu Thân 1968 đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn miền,buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào Hội nghị Pari, làm phá sản chiến lược chiến tranhcục bộ của đế quốc Mỹ.

Cùng với tiếng súng tiến công của chủ lực Sư 5 Miền, đặc công Biên Hòa tiếncông sân bay, tổng kho Long Bình, công nhân Khu Kỹ nghệ Biên Hòa đã tham giaủng hộ lương thực, trang bị vũ khí, làm giao liên, đưa lực lượng biệt động vào bámtrụ trong thành phố để chuẩn bị cuộc tấn công. Nhiều hoạt động gây tiếng nổ, rảitruyền đơn, diệt ác của công nhân diễn ra trong khu vực ấp Bình Đa và An Hảo xãTam Hiệp, Biên Hòa.

Sau Mậu Thân 1968, Thị ủy đã họp đánh giá lại tình hình, đến tháng 11 năm1968, Thị ủy triển khai nghị quyết của tỉnh về đợt nổi dậy Xuân 1969. Để thực hiệnkế hoạch trên, cuối năm 1968, Thị ủy bố trí lại lực lượng cán bộ: đồng chí Châu VănHoàng được bố trí về móc nối lại cơ sở nắm tình hình Khu Kỹ nghệ Biên Hòa.

Cùng phối hợp trong đợt nổi dậy Xuân 1969, công nhân Khu Kỹ nghệ BiênHòa theo kế hoạch sẽ đánh vào 3 bồn dầu Nhà máy Cogido hỗ trợ cho đội vũ trangtuyên truyền diệt ác phá kềm. Trận đánh diễn ra vào lúc 2 giờ ngày 23 -2-1969 (ngàymồng 7 Tết Kỷ Dậu). Đêm đó, anh Năm Trung nhận trực ca tại nhà máy điện để trựctiếp chỉ đạo hai anh Châu và Lét để thực hiện kế hoạch trận đánh. Gần 2 giờ sáng,nhận được ám hiệu của tổ chiến đấu, anh Năm Trung đã cho chập điện, cầu dao nổ.Cả nhà máy chìm trong bóng tối. Lợi dụng cơ hội đó, anh Năm Châu và Tám Létnhanh chóng đặt mìn vào bồn dầu giữa, điểm hỏa dây cháy chậm có kíp nổ rồi rútlui về cơ sở an toàn. Chừng 20 phút sau, một tiếng nổ long trời kéo theo khối lửa lớnbốc lên của bồn dầu giữa, ngọn lửa lan ra tiêu hủy hai bồn dầu kế tiếp. Lửa bốc caogần 50m làm sáng rực cả vùng trời Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Mỹ –ngụy lập tức chomáy bay đến để cứu chữa nhưng đều vô hiệu. Gần 3 triệu lít dầu của địch bị thiêuhủy.

Cuộc tấn công Xuân 1969 có ý nghĩa rất lớn vì từ sau Mậu Thân 1968, địchrêu rao: "Việt cộng bị đẩy lùi", "bị suy yếu", "không còn sức tấn công vào thị xã".

Sau đợt nổi dậy Xuân 1969 ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, đồng chí Năm Trung bịlộ phải thoát li, số cán bộ còn lại vẫn kiên cường bám trụ, tiếp tục hoạt động. Phongtrào đấu tranh của công nhân vẫn diễn ra với các yêu cầu cải thiện đời sống, việclàm.

Tháng 6-1969, tại Nhà máy Xay đá ở Bửu Long, nữ đảng viên Võ Thị Huệ đã

112

lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Bọn chủ đã chấp thuận.Cuộc đấu tranh giành thắng lợi.

II.3.4. Phong trào công nhân góp phần cùng cách mạng vượt khó khăn,khôi phục phát triển lực lượng

Trong lúc các chiến trường miền Nam nói chung và miền Đông Nam bộ nóiriêng đang quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ để tiếp tục đưa phong tràocách mạng tiến lên giành những thắng lợi lớn thì ngày 2 -9-1969, từ Thủ đô Hà Nộitruyền đi một tin đau thương tới mọi miền Tổ quốc: Chủ tịch Hồ chí Minh khôngcòn nữa ! Tin sét đánh đến với giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã làm cho mọi ngườivô cùng xúc động thương tiếc vị cha già kính yêu của dân tộc. Nguyện biến đauthương thành sức mạnh, mỗi công nhân ở Đồng Nai thầm hứa trước vong linh củaNgười quyết chiến đấu đến cùng để thực hiện trọn vẹn di chúc của người khi ra đi.

Cuối năm 1969, đồng chí Năm Trung vạch kế hoạch và chỉ đạo đồng chí NămBảo, công nhân bốc vác tại bến đạn An Hảo tổ chức gắn ngòi nổ chậm vào quả bomnặng 250kg trong số bom Mỹ chở vào kho bom Long Bình đã làm kho Long Bìnhnổ tung kéo dài mấy ngày đêm. Trận tập kích đúng điểm yếu của địch đạt hiệu quảcao được tỉnh đội U1 biểu dương khen ngợi.

Tình hình nội thị những năm này hết sức ác liệt. Rút kinh nghiệm hai Tết Mậuthân 1968 và Kỷ Dậu 1969; gần đến Tết Canh Tuất 1970, ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòađịch tung ra 1 tiểu đoàn rải lính canh gác khắp các ngã ba, ngã tư đường khá nghiêmnhặt. Các ngả đường khác nhan nhản các sắc lính chặn giữ… Ngày 5-2-1970, (ngày29 Tết Canh Tuất), dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bảy Hoàng, truyền đơn, thư chúcTết của Bác Tôn và luật sư Nguyễn Hữu Thọ được rải từ trước trụ sở củaSONADEZI đến tận Nhà máy Gạch men Thanh Thanh. Một lá cờ Mặt trận Dân tộcGiải phóng miền Nam được treo ngay sau Nhà máy Dây đồng VIDICO; cũng ngaytối hôm đó lực lượng vũ trang tuyên truyền dùng lựu đạn tấn công bọn lính ngaytrước Nhà máy Cán thép Vicasa diệt và làm bị thương 1 tiểu đội địch.

Tháng 5-1971, Phân khu Thủ Biên được thành lập, Thị ủy Biên Hòa đã sắpxếp bố trí lại lực lượng, đề ra 2 nhiệm vụ: xây dựng các cơ sở trong nội thị, tiếncông các căn cứ quân sự, kho tàng. Phương châm chỉ đạo của Thị ủy: vấn đề có ýnghĩa sống còn là phải gây dựng lại mạng lưới cơ sở mật bên trong bao gồm cả côngnhân (nhất là công nhân Khu Kỹ nghệ Biên Hòa), nông dân, những người lao động,trí thức, học sinh, tư sản dân tộc. Ngày 1-5-1971, chi bộ Khu Kỹ nghệ Biên Hòa(H21) đã lãnh đạo tổ chức cuộc mit -tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động. Có hơn2500 công nhân Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, 50 lái xe lam đến dự; đồng thời phát động1500 công nhân lái xe lôi, xe lam toàn thị xã ngưng hoạt động để đấu tranh phản đốiviệc nhập 200 xe vận tải hành khách (Lambro) chèn ép các loại xe cũ.

Tiếp đó, đồng chí Phạm Văn Lương, đảng viên mật hoạt động ở Bửu Lo ng đãlãnh đạo 1000 công nhân của 18 nhà máy xay đá, đấu tranh đòi tăng lương, tăng phụcấp đắt đỏ.

Cuối năm 1971, phong trào đấu tranh chống bầu cử Tổng thống ngụy quyềndiễn ra sôi nổi ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Ngày 4-2-1972, 100 công nhân HãngSHELL đấu tranh chiếm giữ kho vì bọn chủ vô cớ đuổi công nhân. Tháng 2 năm1972, 300 công nhân khuân vác ở tổng kho Long Bình và tài xế Hãng thầu RMK -

113

BRJ đấu tranh đòi tăng lương. 1000 công nhân của 22 nhà máy xay đá nổi dậy đấutranh đòi cải thiện đời sống.

Ở vùng cao su, từ đầu năm 1969 trở đi, mặc dù phải sống và chiến đấu trongđiều kiện vô cùng gian khổ, ác liệt tưởng chừng không thể vượt qua được, song cánbộ chiến sĩ công nhân cao su vẫn liên tục bám trụ, đánh phá địch, góp phần đưaphong trào cách mạng phát triển.

Ngày 22-2-1969, được sự giúp đỡ của công nhân Bình Sơn, Trung đoàn 4(Q4) đã tổ chức đánh 2 trận, diệt gọn 2 tiểu đoàn Thái Lan tại Bàu Cối và An Lộc.Trên lộ 20, du kích Bình Ba, Xà Bang, Láng Lớn, Cẩm Mỹ, Hàng Gòn,.. đã cùngđơn vị công binh tỉnh liên tục phục kích đánh bọn Mỹ, Úc diệt gọn nhiều xe cơ giớivà sinh lực địch. Tại Bình Sơn, tự vệ mật đã dùng mìn diệt 2 xe Dogt và 9 lính TháiLan trên đường An Viễn đi Nước Trong.

Đặc biệt, phong trào công nhân cao su ở các đồn điền liên tục đấu tranh quy ếtliệt với tư bản và ngụy quyền đòi tự do đi lại, được trữ lương thực trong nhà…để cóđiều kiện tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội và du kích.

Tháng 11-1969, nhân sự kiện bọn lính Thái Lan bắn chết 2 tên Pháp, bọn chủcác đồn điền của Pháp vin vào cớ đó đẩy công nhân cũ ra khỏi đồn điền (để bảo đảman ninh) lấy công nhân mới vào làm việc. Nhưng mục đích chủ yếu của chúng làtách công nhân khỏi cách mạng. Công nhân kiên trì đấu tranh sau 8 ngày bền bỉ vớilí lẽ đúng đắn, bọn chúng phải nhượng bộ, các đồn điền đã mở của trở lại để côngnhân tiếp tục làm việc.

Đặc biệt, trong khó khăn, công nhân, du kích cùng kết hợp chặt chẽ với lựclượng vũ trang không ngừng tiến công địch. Năm 1970, tỉnh tăng cường cho các lựclượng vũ trang cao su 1 đại đội, các đơn vị du kích đồn điền được củng cố thêm chấtlượng.

Từ 5 giờ sáng ngày 15-5 đến sáng 16-5-1970, Mỹ càn vào xã Tân Lập, căn cứcơ quan Đảng ủy cao su, các đồng chí thường trực Đảng ủy Nguyễn Văn Liễn,Hoàng Phi Hổ, Nguyễn Văn Động đã chỉ đạo du kíc h cơ quan cùng với Tiểu đoàn 6đặc công do đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Tiểu đoàn phó chỉ huy chống trả quyết liệtđánh lui trận càn tiêu diệt 40 tên, thu nhiều vũ khí. Tháng 6 -1970, du kích Bình Sơnvà bộ đội 207 cao su đã đánh bại trận càn của quân Thái Lan vào căn cứ, tiêu diệt 50tên. Ngày 23-7-1970, Tiểu đoàn 6 đặc công Khu được sự hỗ trợ của công nhân và dukích cùng bộ đội địa phương cao su đã tấn công tiêu diệt 157 tên địch, phá hủy 6 xequân sự, 5 xe tăng, 1 máy bay lên thẳng tại Trường Huấn luyện biệ t kích ở núi Thị,An Lộc. Tháng 10-1971, du kích và bộ đội Trung đoàn 4 Quân khu tập kích vào chikhu quân sự ở Đồn điền Ông Quế tiêu diệt 34 tên cảnh sát và dân vệ.

Sau 2 năm thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", mở rộng chiếntranh ra toàn Đông Dương, bọn Mỹ và tay sai bị thất bại nặng. Nắm thời cơ địchphải tăng cường lực lượng ở chiến trường Lào và Campuchia, phong trào cách mạngmiền Nam đã nhanh chóng khôi phục và phát triển. Ở vùng cao su Biên Hòa –LongKhánh quân Mỹ và chư hầu rút dần bàn giao địa bàn lại cho quân ngụy. Nhiều đồnđiền, chi bộ Đảng lãnh đạo công nhân cao su nhân cơ hội đó đẩy mạnh diệt ác phákìm kẹp của địch, nâng thế làm chủ địa bàn.

Từ tháng 3-1972 đến tháng 10-1972, cùng với đợt tấn công chiến lược trên

114

khắp toàn miền Nam, quân dân Biên Hòa, Bà Rịa–Long Khánh; Đảng ủy Đồn điềncao su chỉ đạo cán bộ chiến sĩ, công nhân cao su các đồn điền tham gia chiến dịchNguyễn Huệ. Ta đã đồng loạt tiến công vào 10 đồn bót, chốt gác của địch trên liêntỉnh lộ 2, mở vùng làm chủ và giải phóng trên khu vực này.

Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Đảng ủy Đồn điền được chuyển thành Huyện ủyĐồn điền. Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện Đồn điền được thành lập do đồng chíNguyễn Văn Công làm Chủ tịch; Nguyễn Thị Lan làm Phó bí thư kiêm Phó chủ tịch.Ngoài ra ta còn thành lập được chính quyền cách mạng xã Láng Lớn (xã 32), xâydựng được trường học và trạm xá y tế cho nhân dân trong khu vực.

Tháng 1-1973, công nhân lại cùng lực lượng vũ trang tham gia đợt "chồm lênchiếm lĩnh". Đợt tiến công đã nổ ra quyết liệt tại Bình Ba, Cẩm Mỹ, Bình Sơn... Tađã làm chủ nhiều vùng, giải phóng hoàn toàn một số ấp. Một con đường từ HàngGòn đi Tân Lập đã được mở và xây dựng hệ thống kho chứa tại vùng lộ không tên.Ta đã vận chuyển về đây hàng trăm tấn lúa gạo chuẩn bị cho các chiến dịch sau này.

* * *

Giai cấp công nhân ở Đồng Nai cùng với quân dân toàn miền Nam đã vượtqua mọi khó khăn thử thách đầy gian khổ hy sinh đối đầu với chiến tranh đặc biệt,chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Trong ác liệt, hi sinh, gian khổ, dưới sự lãnh đạocủa Đảng, giai cấp công nhân ở Đồng Nai thể hiện rất rõ ý thức giai cấp, ý thức dântộc thông qua hoạt động cách mạng phong phú. Giai cấp công nhân Đồng Nai khôngchỉ là lực lượng bổ sung cho cách mạng, mà còn là chỗ dựa vững chắc để các lựclượng vượt qua những thử thách khó khăn, đặc biệt về lương thực, góp phần đưacách mạng tiếp tục phát triển giành thắng lợi. Cách mạng miền Nam đã thực hiện tốtdi chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch: "Đánh cho Mỹ cút" với thắng lợi của Hiệpđịnh Pari. Trong giai đoạn này, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã thể hiện đầy đủvai trò là một giai cấp cách mạng nhất, dũng cảm nhất trước quân thù, là bộ phận tincậy của Đảng, của cách mạng, tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong của mình trongcác giai đoạn kế tiếp sau.

III. CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN BIÊN HÒA1973–1975

III.3. Tình hình đội ngũ công nhân Biên Hòa sau khi Mỹ rút quân vàtrước thực tế suy thoái kinh tế ở miền Nam

Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và trận “Điện BiênPhủ trên không” 12 ngày đêm(1[27]) của quân dân ta ở Thủ đô Hà Nội buộc Mỹ–ngụyphải ký Hiệp định Pari (Paris), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam(27-1-1973). Hiệp định Pari là một thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam trong suốt18 năm bền bỉ, kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam.

Mỹ–ngụy buộc phải ký Hiệp định Pari, thực chất vẫn ngoan cố thực hiện âm

(1[27]) Từ 18-12-1972 Mỹ đã huy độ ng hàng loạt máy bay ném bom B-52 và nhiều phi đội máy bay khác đã thực hiện gần3000 chuyến bay trong suốt 12 ngày liên tiếp để dội bom xuống Hà Nội, Hải Phòng…, tổng cộng khoảng 40.000 tấn bomđạn. Thiệt hại của Mỹ trong trận tập kích chiến lược tháng 12 -1972: 81 máy bay bị bắn rơi trong đó có nhiều máy bay F111và 34 pháo đài bay B.52.

115

mưu “Việt Nam hóa chiến tranh”. Quân đội Sài Gòn đã trắng trợn vi phạm Hiệpđịnh, chúng không ngừng tiến hành những cuộc hành quân lấn chiếm “tràn ngậplãnh thổ” và “bình định tái thiết”... với ý đồ đến 1976 chiếm lại các vùng giải phóng.

Tại Biên Hòa, địch tổ chức hàng chục cuộc hành quân lấn chiếm từ cấp đạiđội đến cấp trung đoàn đánh phá, càn quét vùng căn cứ, các xã vùng ven. Trong thịxã Biên Hòa, chúng mở nhiều cuộc hành quân cảnh sát, truy xét, bắt bớ và lập mạnglưới mật vụ, công an mật trên khắp tuyến vành đai đô thị.

Sau Hiệp định Pari, Biên Hòa vẫn là hậu cứ quân sự của nhiều lực lượng cơđộng chiến lược của Bộ Tổng tham mưu và Quân đoàn III ngụy quân, là tuyếnphòng ngự chiến lược cuối cùng của phía Đông Sài Gòn.

Sân bay Biên Hòa đến 29-3-1973, còn 80 tên cố vấn Mỹ khoác áo chuyên viênkỹ thuật. Chúng vẫn đặt Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 không quân, Không đoàn 23 kỹ thuậtvà tiếp vận. Đồng thời là qrường thực hành giặc lái và sửa chữa máy bay. Lực lượngkhoảng 14.000 tên, 407 máy bay các loại trong đó có 126 máy bay ném bom F5 vàA 37.

Khu vực Tổng kho Long Bình: Mỹ chuyển giao hoàn toàn cho quân ngụy.Chúng đặt sở chỉ huy và hậu cứ Sư đoàn 18, liên đoàn biệt động quân số 33, Liênđoàn biệt kích dù 81, Bộ Tư lệnh Lữ đoàn 3 kỵ binh, Thiết đoàn 15 ở Bà Thức (TânPhong), Thiết đoàn 18 ở Hố Nai và Thiết đoàn 22 đóng ở Long Bình... Khu kho bomđạn được tổ chức lại với phiên hiệu 531, khu nhiên liệu với phiên hiệu 131 phục vụcho các chiến trường Quân khu III với trên 30 đơn vị chuyên môn: bộ chỉ huy Ti ểuđoàn truyền tin, tiếp vận chiến đấu, sửa chữa quân xa, vũ khí...

Tại thị xã Biên Hòa, Bộ Tư lệnh Hải quân đóng ở đầu cầu xa lộ Đồng Nai, hậucứ Lữ đoàn dù số 5, Tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 7 ở Tam Hiệp, Tiểu đoànquân cảnh, Tiểu đoàn cảnh sát số 307 tại nội ô... Lãnh sự quán Mỹ và Bộ chỉ huytình báo hỗn hợp Việt–Mỹ đóng tại khu I xã Bình Trước (phường Hòa Bình).

Tiểu khu Biên Hòa trực tiếp chỉ huy 13 tiểu đoàn bảo an, 12 đại đội độc lậpgồm 6.675 tên; 133 trung đội dân vệ với 2.979 tên được bố trí khắp địa bàn 6 quậntrong tỉnh. Tại quận Đức Tu gồm 15 xã với 300.000 dân chúng tăng cường lựclượng ưu tiên số 1 để bảo vệ cơ quan đầu não dân sự và quân sự của chúng. Nhânviên chính quyền từ cấp xã (xã bộ) đến quận bị buộc phải ghi tên gia nhập “ĐảngDân chủ”.

Tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, địch bố trí lại bộ máy an ninh, mật vụ trong mỗixí nghiệp nhà máy với mật độ từ 3 đến 5 tên và có 1 sĩ quan phụ trách. Chúng hoạtđộng dưới các vỏ bọc giám thị, gácdan, nhân viên kỹ thuật. Chúng còn biệt phái cácsĩ quan lớn tuổi ở Quân đoàn III và các thương phế binh vào làm việc để làm chỗdựa về chính trị. Tổ chức “Đảng Công nông” của tên mật vụ Trần Quốc Bửu được tổchức lại nhằm lôi kéo, phân hóa công nông, cô lập và phá hoại phong trào cáchmạng của công nhân Khu Kỹ nghệ Biên Hòa.

Nhìn chung, từ 1973 trở đi, lực lượng của địch luôn luôn có trên 50.000 tên,trong đó lực lượng trực tiếp hoạt động tại chỗ là 10.000 tên. Chúng tiếp tục chiếntranh, đánh phá cách mạng đàn áp mọi hoạt động yêu nước, đấu tranh đòi tự do dânchủ và hòa hợp dân tộc.

116

Sau khi Mỹ rút quân, nền kinh tế chiến tranh và phụ thuộc ở miền Nam bắtđầu lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng.

Do tiếp tục lao sâu vào con đường chiến tranh Việt Nam hoá, chính quyềnNguyễn Văn Thiệu lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng. Một chế độngân sách mà hàng chục năm qua chi phí 80% dành vào các hoạt động chiến tranh,cảnh sát. Năm 1972, số thiếu hụt ngân sách là 114 tỷ đồng Sài Gòn; năm 1973: 130tỷ; năm 1974 là 178 tỷ. Trước hết là nguồn ngoại tệ giảm mạn h, viện trợ Mỹ ít đi,các cơ sở dịch vụ phục vụ cho các căn cứ quân sự Mỹ trước đây nay không còn, làmtăng vọt tỷ lệ thất nghiệp, nền kinh tế miền Nam mất ổn định trầm trọng. Vật giátăng gần 4 lần, tiền lương thực tế của công nhân giảm, đời sống của nhiều công nhânvô cùng khó khăn.

Để đối phó và cứu vãn tình hình, ngụy quyền Sài Gòn thi hành chính sáchkinh tế vô cùng thâm độc để vơ vét sức người sức của phục vụ chiến tranh. Chúngtăng các sắc thuế từ tháng 7-1973, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng TVA (Taxes sur lavaleur ajoutée) áp dụng cho tất cả hàng hoá, ngành nghề, các cơ sở sản xuất lớn nhỏ,tiệm quán, dịch vụ... đều phải chịu mức thuế 10%. Thuế đi kèm với lạm phát, vật giáleo thang, giãn công, sa thải, thất nghiệp tràn lan.... Phương châm sửa đổi các sắcthuế ngoài thuế TVA của chính quyền Thiệu quán triệt theo theo nguyên tắc 3T“Tăng thâu, tận thâu, truy thâu”. Qua 2 năm thực hiện chiến dịch 3T, chính quyềnNguyễn Văn Thiệu đã vơ vét từ túi công nhân và nhân dân lao động một số tiền khálớn: năm 1972: 77 tỷ đồng; năm 1973: 126 tỷ đồng; năm 1974: 240 tỷ; năm 1975 dựthu 330 tỷ đồng. Tính trung bình người dân thành thị miền Nam phải đóng 17.500đồng tiền thuế. Riêng vùng Sài Gòn–Chợ Lớn mỗi người phải chịu 60.000 đồng.

Tờ Điện tín, xuất bản ở Sài Gòn số ra ngày 5-12-1973, đã viết: “Với nhu cầungân sách gồm những chi phí cực nặng trên lĩnh vực quốc phòng… người dân sẽphải hứng đỡ gánh nặng thuế khóa bằng tất cả mọi tàn lực của mình”.

Chính sách tận thu thuế đi đôi với lạm phát, phá giá đồng bạc, tăng giá hàng làthủ đoạn quen thuộc của Mỹ–Thiệu. Tỷ lệ lạm phát tăng vọt lên ngay khi Hiệp địnhPari vừa được ký kết. Năm 1972, tỷ lệ đó mới là 20%, năm 1973 tăng lên 65%, năm1974 lên đến 114 %. Đồng bạc Sài Gòn bị phá giá liên tục. Năm 1973, bị phá giá tới9 lần, năm 1974, phá giá 11 lần. Đến đầu năm 1975, tỷ giá 1 đôla bằng 700 đồng SàiGòn.

Hậu quả của tăng thuế, lạm phát, phá giá đồng tiền của chính quyền NguyễnVăn Thiệu làm cho giá cả thị trường tăng đến chóng mặt, đời sống công nhân và cáctầng lớp nhân dân lao động càng thêm điêu đứng. Một số nhu yếu phẩm như gạo,đường, sữa, dầu, xi măng, phân bón đã tăng từ gấp đôi đến 5 lần sau 2 năm kể từ đầunăm 1973. Cụ thể giá 1 tạ gạo tháng 1-1973 là 9.500 đồng; cuối năm 1974, tăng lên26.500 đồng (tương đương giá 1 tấn gạo thập niên 60). Cùng thời gian trên giá 1 lítxăng từ 60 đồng tăng lên 265 đồng; 1 kg đường từ 200 đồng tăng lên 750 đồng.Trong khi đó lương công nhân và lao động chỉ tăng nhỏ giọt.

Vật giá leo thang đi kèm với nạn thất nghiệp, giãn thợ lan tràn khắp các đô thịvà các đồn điền. Sản xuất nông nghiệp giảm sút kéo theo sự đình đốn của côngnghiệp. Mức sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 1974 giảm 30% so với 6 thángđầu năm 1973. Khoảng từ 40-60% cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp bị đóng

117

cửa vì thiếu nguyên liệu. Tương ứng với giảm sút sản xuất là 1,5 triệu công nhânthất nghiệp ở các thành thị. Nạn đói đã là nguy cơ thường trực đối với người laođộng.

Tại Biên Hòa, các cơ sở làm đá ở Bửu Long, Tân Thành, các cơ sở gạch ngóiở Tân Vạn, Bửu Hòa đều phải ngưng hoạt động. Nhiều xí nghiệp trong Khu Kỹnghệ Biên Hòa phải sa thải bớt công nhân. Hãng thầu xây dựng Mỹ RMK –BRJ chonghỉ việc gần 4.000 công nhân.

Áp lực tăng dân số ở thị xã Biên Hòa nhiều hơn: Nếu 1970, chỉ có 217.000 thìđầu năm 1973 tăng lên 251.000 người, chủ yếu là tăng cơ học, nhiều nông dân dokhó khăn trong cuộc sống, ruộng đất không canh tác được do chiến tranh phải bỏ rathị xã tìm việc. Thị xã Biên Hòa bao gồm 9 xã: Nội ô (xã Bình Trước) có 116.000dân. Tám xã ven, trong đó xã Tam Hiệp có Khu Kỹ nghệ 30.000 công nhân/68.400dân. Xã Bửu Long có công trường khai thác đá xanh 880 công nhân/3.650 dân,nhưng chỉ 1/3 là dân tại chỗ.

Tình hình sản xuất các nhà máy thuộc Khu Kỹ nghệ Biên Hòa năm 1974:– Trước khi ký Hiệp định Pari, Khu Kỹ nghệ có 41 nhà máy sản xuất.– Sau khi có Hiệp định, Sonadézi phát triển thêm hai khu vực sản xuất ở Long

Bình và Bình Đa trên diện tích 480 hecta. Đến cuối năm 1973, số nhà máy sản xuấtlà 53 (tăng 12). Nhưng đến cuối 1974, do nhiều nguyên nhân như thiếu nguyên liệu,đầu ra cho tiêu thụ khó khăn, đời sống nhân dân thấp, nên chỉ còn 44 nhà máy cònhoạt động. Tháng 9 và tháng 12-1974, hai hãng ván ép Okal và Vinaplyco ngưngsản xuất. Hầu hết các nhà máy trong Khu Kỹ nghệ chỉ hoạt động đạt từ 50 đến 70%công suất thiết kế. Lương công nhân giảm, mỗi tháng chỉ làm việc 20 ngày.

Lương bình quân công nhân và kỹ thuật ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa như sau:

LOẠI 1973 1974Kỹ sư cao cấp kỹ thuật 60.000đ-65.000đ 91.000đ

(trung bình)Trung cấp 40.000đ-45.000đ 76.000đ

(trung bình)Sơ cấp 30.000đ-35.000đ 49.000đ (trung bình

Lao công 11.000đ-12.000đ 16.000đ(trung bình)

Tùy theo mức độ công nhân lâu năm hay không, thợ bậc cao hay thấp, kỹ sưmới ra trường hay làm lâu năm thì lương khác nhau. Lương loại kỹ sư cao nhất là160.000đ, thấp nhất là 43.000đ. Lao công thấp nhất là 8.000đ, cao nhất là 27.000đ.Có thể nói mức lương tư bản trả cho công nhân là thành quả trực tiếp của nhữngcuộc đấu tranh đòi tăng lương cải thiện đời sống của công nhân. Ngoài ra, các chủ tưbản sử dụng lao động ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa trước áp lực của công nhân phảithực hiện một số phúc lợi như sau:

– Cơm trưa: từ 150đ đến 200đ– Phụ cấp độc hại: từ 5% đến 10% lương căn bản.– Di chuyển: Có xe hãng đưa rước (nếu ở xa). Nhà cách nhà máy dưới 5km,

118

chủ trả 50% theo giá lộ trình.– Xưởng phục: Mỗi năm từ 1 đến 3 bộ.– Về thâm niên: 2 năm đầu hưởng 1 tháng lương; 3 năm sau hưởng 2 tháng

lương; sau đó mỗi năm được hưởng 1 tháng lương.Công nhân lò gạch lương 150 đến 350 đ/ ngày.Từ sau Hiệp định Pari, trước tình trạng thất nghiệp của công nhân, đội ngũ

người lao động không có việc làm tăng cao, nhiều tư bản chủ nhà máy, xí nghiệpcòn dùng thủ đoạn sa thải công nhân để tuyển công nhân mới lương thấp.

Các đồn điền cao su Bình Lộc, Dầu Giây, Túc Trưng sa thải một lúc 120 côngnhân lành nghề...

Ngoài nguy cơ thường trực bị sa thải, công nhân các vùng tranh chấp và vùngđịch kiểm soát còn bị kìm kẹp nặng nề bởi bộ máy chính quyền ngụy ở cơ sở. Tự dobị hạn chế, ra vào ấp bị kiểm soát. Gạo luôn phát chậm lại bị ngụy quyền cấm muadự trữ (quá nửa số gia đình công nhân nhân đã phải ăn cháo thay cơm). Địch còn đặtra đủ mọi thứ lệ phí để vơ vét (tiền gác phòng vệ dân sự, đảng phí “Đảng Dânchủ”...). Thiếu thốn triền miên về vật chất, thuốc chữa bệnh, tinh thần thì bị bọn bìnhđịnh, tâm lý chiến gieo rắc căng thẳng, chia rẽ, gây nghi kỵ lẫn nhau hầu hết côngnhân đều bị bệnh suy nhược, phụ nữ thì thêm bệnh phụ khoa...

Càng bị đè nặng bởi đời sống khó khăn, sự kìm kẹp của bộ máy tay sai ngụyquyền, công nhân vùng bị tạm chiếm càng ý thức cao hơn về quyền lợi dân tộc,quyền lợi giai cấp, vẫn không ngừng liên lạc, tham gia và ủng hộ cách mạng, ủng hộkháng chiến.

Ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, một tổ biệt động 4 người phối hợp với tự vệ mậttập kích trụ sở ấp An Hảo trừng trị bọn ác ôn, tề điệp diệt và làm bị thương 20 tên.Ta treo 8 lá cờ Mặt trận cỡ lớn, rải hàng ngàn truyền đơn, diệt 2 tên địch ngay trướctrụ sở Nhà máy Giấy Cogido...

Cho đến năm 1974, ngụy quyền ở Sài Gòn ngày càng suy yếu, tình trạngtướng tá ngụy tham nhũng là phổ biến. Nguỵ quân sau khi Mỹ rút quân tinh thầnngày càng suy sụp. Một cuộc khảo sát của CIA vào mùa hè 1974 cho thấy hơn 90%lính ngụy Sài Gòn không nhận được đủ lương. Kế hoạch đảo chính Nguyễn VănThiệu mà CIA đã dự định từ 1972 lại được đặt ra hòn g cứu vãn tình thế. Ngày 9-8-1974, Tổng thống Mỹ Níchxon (Richard Nixon) buộc phải tuyên bố từ chức bởi vụbê bối Oatơghết (Watergate). Tổng thống kế nhiệm là Giêrôn Pho (Gerald RudonlphFord) vội vã tái viện trợ cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đang hoang mang, rệurã.

III.2. Những chủ trương của Đảng về phong trào đô thị, về công tác vậnđộng công nhân, kết hợp phong trào công nhân với các phong trào cách mạng

Ngày 27-3-1973, Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đã ra Chỉ thị 03chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh, nêu rõ âm mưu của Mỹ–ngụy, nhấn mạnh cán bộ,chiến sĩ không được ảo tưởng hòa bình và luôn cảnh giác và sẵn sàng chiến đấutrước âm mưu phá hoại Hiệp định của Mỹ–ngụy.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục, Ban Công vận Khu miền Đông đềra chủ trương củng cố các vùng đồn điền:

119

Vùng giải phóng: tập hợp, giáo dục, giác ngộ công nhân khôi phục và pháttriển sản xuất cao su, sản xuất lương thực, xây dựng và bảo vệ vùng giải phóng, đàotạo cán bộ và chăm lo đời sống công nhân.

Vùng tranh chấp và bị tạm chiếm: nhiệm vụ trọng tâm là phát động phong trào3 mũi đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pari, đấu tranh chống kìm kẹp, bình định,bảo vệ quyền lợi công nhân, vận động công nhân bung ra vùng giải phóng sản xuất.

Tháng 7-1973, Trung ương Đảng ra Nghị quyết 21, khẳng định: “Con đườngcách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể tình hình nào, tacũng phải nắm thời cơ, giữ vững đường lối tấn công để đưa cách mạng miền Namtiến lên. Vấn đề giành đất, giành quyền làm chủ, phát triển lực lượng cách mạng làmột yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong giai đoạn mới...”

Tháng 2-1974, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam lần thứ 12 cụ thể hóaNghị quyết 21 của Trung ương Đảng và chuyển hướng chỉ đạo phong trào cáchmạng và phong trào công nhân.

Căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương Đảng về cách mạng bạo lực và Nghịquyết của Khu ủy, Tỉnh ủy, Đảng ủy Đồn điền cao su chỉ đạo:

“Tiếp tục đẩy mạnh 3 mũi giáp công, kiên quyết tiến công địch để giànhquyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiến công trong đó tiến công vũ tra ng đóngvai trò nòng cốt, chủ yếu. Tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới làm tan rã dần lực lượngđịa phương, kể cả chủ lực địch, kiên quyết chiếm lại các ấp, xã đã giải phóng trướcđây. Tạo thế tranh chấp ở vùng sâu, vùng yếu, mở nhiều lõm giải phóng mới liênhoàn, chia cắt địch trên các trục lộ giao thông. Đẩy mạnh diệt ác phá kềm, làm mấtthế chủ động lấn chiếm của địch. Đấu tranh chính trị kết hợp với binh vận, từngbước làm suy yếu tinh thần, tư tuởng binh lính địch...”

Thường vụ Công đoàn Cao su miền Đông Nam bộ mở hội nghị quán triệtNghị quyết 21 và đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của phong trào công nhân cao su.Các huyện ủy, các đảng ủy đồn điền triển khai học tập Nghị quyết từ 5-9 ngày. Cánbộ chuyên trách xuống triển khai từng khu vực đồn điền và xây dựng các Ban Chấphành Công đoàn cơ sở. Thường vụ Công đoàn nhấn mạnh trọng tâm:

– Vạch trần tội ác của địch qua việc bình định, hành quân lấn chiếm.– Giáo dục truyền thống của công nhân cao su.– Giáo dục ý thức bảo vệ quyền lợi của công nhân.Đến đầu 1975, phong trào công nhân phát triển mạnh, thực lực được củng cố

vững chắc. Đứng trước thời cơ giải phóng 4 -1975, theo chỉ đạo của Trung ương Cụcvà Ban Công vận Trung ương, Ban Cao su Nam bộ đã chuẩn bị khung cán bộ chủchốt chuẩn bị tiếp quản các đồn điền, phát động công nhân bảo vệ tài sản, nhanhchóng phục hồi sản xuất. Tại các đồn điền còn tranh chấp, phát triển phong trào đấutranh chính trị, vũ trang, binh vận, bao vây, bức rút, bức hàng đồn bót địch, giànhquyền làm chủ cho công nhân, tiến lên giải phó ng đồn điền. Phương châm: “Tỉnhgiải phóng tỉnh lỵ, huyện giải phóng quận lỵ, chi khu, xã giải phóng xã, ấp giảiphóng ấp, công nhân giải phóng các làng, sở, đồn điền. (1[28])”

(1[28]) Báo cáo của Thường vụ Khu ủy miền Đông từ 31 -1-1975 đến 8-2-1975. Lưu tại Phòng Nghiên cứu lịch sử Đồng Nai.

120

III.2.1. Công nhân cao su đấu tranh vũ trang, đánh địch lấn chiếm, giữvững vùng giải phóng

Sau Hiệp định Pari, trước chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của địch, hầu hếtcác lực lượng vũ trang đồn điền, du kích đều bị đánh bật ra khỏi các sở cao su mà tađã làm chủ. Phong trào vũ trang chựng lại cho đến tháng 10 -1973.

Trong năm 1973, bộ đội tập trung, du kích đồn điền tập trung chống càn, đánhbọn bảo an, dân vệ, bung ra lấn chiếm vùng ta làm chủ, tổ chức lực lượng vũ trangtuyên truyền diệt ác ôn trong các xã, ấp. Phong trào tiêu biểu là các đồn điền BìnhSơn (Biên Hoà), Ông Quế, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ (Long Khánh), Bình Ba...

Sau khi học tập Nghị quyết, hầu hết các cán bộ đồn điền và lực lượng vũ trangđều bám được vào các sở, xây dựng cơ sở mật trong công nhân, thực hiện vũ trangtuyên truyền, diệt ác; phổ biến chính sách 10 điểm của Chính phủ Cách mạng lâmthời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, vận động công nhân đấu tranh bung ra vùnggiải phóng(1[29]).

Tháng 3-1974, các đồn điền dọc lộ 2, công nhân các sở cao su đã vận chuyểnhàng chục tấn gạo ủng hộ chiến dịch của Bộ Tư lệnh Quân khu VII thu hồ i vùng giảiphóng trên tỉnh lộ 2; đồng thời mở lại cửa khẩu hậu cần cho cách mạng trên liên tỉnhlộ 2. Trong Ban chỉ huy chiến dịch có các đồng chí Đảng ủy Đồn điền Long Khánh.Các đội vũ trang tập trung và du kích cao su tham gia chiến đấu cùng Tiểu đoàn 445tỉnh và quân chủ lực Quân khu. Thực hiện đắp mô, gài mìn, trái trên lộ 2, chặn đánhviện binh từ Long Khánh ứng cứu. Sau 10 ngày (26-3 đến 6-4-1974) ta thu hồi đượcvùng giải phóng trên lộ 2 dài 10 km., bức rút 6 đồn bót, đánh thiệt hại nặng các tiểuđoàn bảo an 326, 372, 324...

III.2.2. Công nhân cao su đấu tranh chính trị, binh vận, đòi dân sinh dânchủ

Mở đầu phong trào là Chi bộ Đảng Đồn điền Bình Sơn lãnh đạo 200 côngnhân bãi công phản đối địch pháo kích Đồn điền An Viễn làm thiệt mạng công nhânvà phá hoại cao su. Công nhân tranh thủ sự đồng tình của chủ sở ký vào bản kiếnnghị, hàng trăm công nhân kéo lên thị trấn Long Thành cách đó 10 km, tranh thủvận động số binh lính, cảnh sát địch đưa đến đàn áp. Kết quả tên quận trưởng LongThành phải chấp nhận yêu sách của công nhân, hứa không bắn pháo vào đồn điềnvào làng. Chấp nhận bồi thường cất lại 24 nhà của công nhân bị pháo bắn sập, trả440.000đ cho 85 gia đình công nhân sửa nhà bị thiệt hại.

Công nhân cao su vùng địch tạm chiếm liên tục đấu tranh với 2 mục tiêu:chống địch vi phạm Hiệp định, chống bắn pháo bừa bãi vào các lô cao su, càn quétkhủng bố công nhân, đòi chủ sở tăng lương, phát gạo đúng kỳ.

Ngày 17-4-1974, Ban Công vận, Công đoàn Miền thông qua Liên đoàn Đồnđiền Việt Nam (lúc này do địch nắm) đưa ra bản kiến nghị chung của công nhân caosu Tây Ninh, Biên Hòa, Long Khánh với giới chủ đồn điền. Thanh tra Lao động ởSài Gòn buộc phải triệu tập các chủ tư bản họp trong 3 ngày. Kết quả các chủ công

(1[29]) Ngày 3-2-1974, du kích Tân Lập phục kích diệt 2 ác ôn, thu 2 súng. Ngày 4-2 du kích sơ Hàng Gòn diệt 2 tên ác ôn ởấp chợ. Tháng 3-1974, du kích sở Ông Quế diệt tên trung sĩ Thái ác ôn. Tháng 5 -1974, du kích sở Bình Ba đánh mìn trên lộ2 diệt 21 lính bảo an...

121

ty tư bản buộc phải chấp nhận tăng lương đồng loạt với mức 30% và tăng tiềnthưởng vượt năng suất mủ lên 50%.

Ngoài ra, trong 2 năm 1973 và 1974, những cuộc đấu tranh của công nhân đãbuộc chủ tư bản các đồn điền thu hồi 1.219 công nhân bị sa thải. (Bình Sơn 320công nhân, SIPH 111 công nhân).

Đặc biệt, công nhân đã phát huy sức mạnh liên minh công nông trong cuộcđấu tranh tại Chi khu Kiệm Tân (quốc lộ 20). Ngày 30-4-1974, 350 công nhân Đồnđiền Túc Trưng vận động 1.400 bà con nông dân dọc lộ giương biểu ngữ, chở xáccác nạn nhân bị bọn ác ôn giết hại (một gia đình công nhân 4 người và 1 phụ nữ bịhãm hiếp). Một số binh lính, cảnh sát cũng được công nhân vận động tham gia. Tênquận trưởng Kiệm Tân phải đứng ra nhận lỗi trước nhân dân, chấp nhận bồi thườngvà chi phí mai táng cho gia đình các nạn nhân.

Hầu hết các đồn điền đều xây dựng được các tổ binh vận, nòng cốt là nữ côngnhân, và công nhân lớn tuổi. Các hình thức tuyên truyền, rải truyền đơn, gửi thư tayhoặc cao hơn kết hợp lực lượng vũ trang gọi loa vào đồn có hiệu quả rất lớn lao.Thông qua các gia đình binh sỹ, ta vận động hàng trăm lính bảo an, dân vệ, phòngvệ dân sự rã ngũ hoặc không canh gác.

Trong 2 năm 1973-1974, ta đã vận động được 734 gia đình công nhân bung ravùng giải phóng sản xuất. Hàng trăm gia đình, hàng ngàn công nhân ra ở hẳn vùnggiải phóng vừa cạo mủ vừa sản xuất lương thực (Đồn điền Long Khánh 487 giađình, Bình Sơn 84 gia đình, SIPH có 116 gia đình, các sở dọc lộ 2 có 171 côngnhân...). Hàng trăm công nhân thoát ly tham gia kháng chiến và gia nhập quân chủlực. Các đồn điền hưởng ứng khẩu hiệu “Mỗi công nhân một ngày lương/tháng ủnghộ cách mạng”. Anh chị em công nhân đã quyên góp hàng triệu đồng, hàng trăm giạlúa và đóng góp gạo, thuốc men cho các cơ quan đơn vị hoạt động trên địa bàn caosu. Hàng chục chi bộ Đảng được thàn h lập với hơn 100 đảng viên. Các chi đoànthanh niên và các ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng được thành lập ở vùng địchtạm chiếm.

III.2.3. Công nhân Khu Kỹ nghệ đấu tranhThực hiện chỉ thị Trung ương Cục và Khu ủy miền Đông, Thị ủy Biên Hòa tổ

chức học tập quán triệt sâu sắc tinh thần Hiệp định Pari, nắm vững cơ sở pháp lý đểlãnh đạo phong trào đấu tranh ở đô thị và Khu Công nghiệp Biên Hoà:

Tập trung tuyên truyền giáo dục nội dung văn kiện Hiệp định và đề nghị củaChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Phối hợp chiến trường toàn Miền, kiên quyết trừng trị các cuộc hành quân lấnchiếm của địch ra vùng giải phóng. Thực hiện 3 mũi giáp công.

Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang, chính trị lớn mạnh, đưa phong tràođấu tranh trong nội ô và Khu Kỹ nghệ Biên Hòa lên một bước mới, buộc địch phảitôn trọng Hiệp định.

Nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nỗ lực phát triển cơ sở bên trong nội thịvà Khu Kỹ nghệ. Phương châm, phương thức hoạt động nội thành được quán triệtsâu sắc đến tận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng cơ sở. Thường xuyên vàkịp thời nắm vững mạng lưới tổ chức, lực lượng bố phòng và quy luật hoạt động của

122

địch cung cấp tình hình cho các lực lượng tại chỗ và Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Tưlệnh Miền nghiên cứu vạch kế hoạch đánh địch.

Các đồng chí lãnh đạo bám sát địa bàn và chỉ đạo trực tiếp phong trào nội ô.Hầu hết các đồng chí trong Thị ủy và Ban Thường vụ như đồng chí Phan VănTrang–Bí thư Thành ủy, Nguyễn Hồng Kỳ, Phó bí thư, Lê Văn Triết,Trưởng BanCông vận, Hồ Văn Thiệp, Bí thư Đoàn Thanh niên... đều sử dụng giấy tờ hợp pháp(thẻ căn cước, thẻ bầu cử...) ra vào thị xã bằng con đường công khai và bán côngkhai, hoặc được bố trí vào bám trụ bên trong chỉ đạo phong trào.

Tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa ta phát triển thêm được 40 cơ sở và nhiều cảmtình viên trong 17 nhà máy, xí nghiệp. Nhà máy Vikyno, ta tổ chức được nghiệpđoàn công khai. Các nhà máy Dofitex, Cogido, Vicasa, Eternit đều có cơ sở quầnchúng mạnh. Chi bộ Ban Công vận phụ trách Khu Kỹ nghệ có 4 đồng chí. Các đồngchí Lê Văn Triết (Trưởng ban Công vận), Trương Văn Trung, Châu Văn Hoàng,Phạm Văn Hòa bám sát địa bàn chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân.

Ngoài việc cài người vào các tổ chức địch ở các xã vùng ven, tại Khu Kỹ nghệBiên Hòa, lực lượng phòng vệ dân sự g ồm 72 tên đa số là con em công nhân, ta đãgiáo dục, cảm hóa và xây dựng nòng cốt, cô lập tay chân của địch.

Công nhân các nhà máy Vikyno, Cogido, Dofitex, Eternit... liên tục tổ chứcđấu tranh, bãi công, đưa yêu sách đòi tăng lương, cải thiện chế độ làm v iệc.

Tháng 10-1973, Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng nhận định tìnhhình, khẳng định rõ con đường bạo lực cách mạng, nắm vững thời cơ, giữ vữngđường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt. Giành dân, giành quyền làmchủ, phát triển thực lực cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong giaiđoạn mới.

Ngày 15-12-1974, Thị ủy Biên Hòa họp Hội nghị cấp ủy mở rộng kiểm điểmviệc thi hành chỉ thị Trung ương Cục, Khu ủy miền Đông.

Tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, từ tháng 1 -1974, hầu hết các hãng các xưởng nhưCogivina, Vidico, Vicaco, Sadakim, Cogido, hãng vỏ xe, hãng sắt, hãng Vinaplyco...công nhân đồng loạt bãi công buộc bọn chủ phải cấp lương tháng 13.

Khu vực Tân Vạn, cơ sở vận động anh chị em lao động lò gạch đấu tranh đòiđược tạm ứng tiền Tết, tăng tiền chở cát mướn vì giá xăng dầu tăng.

Tại Nhà máy Vicasa, liên tiếp trong các tháng 2, 3, 4 -1974, cơ sở ta lãnh đạo235 công nhân chia thành nhiều nhóm cử đại diện đấu tranh trực diện với chủ nhàmáy đòi tăng lương từ 350đ lên 400đ/ngày và từ 400đ lên 500đ/ngày. Cuộc đấutranh kéo dài buộc chủ nhà máy phải giải quyết tăng lương 6 tháng cuối năm bắt đầutừ ngày 1-7-1974.

Tại Hãng Nông ngư cơ (Vinappro), Thị ủy chỉ đạo các cơ sở hướng dẫn côngnhân đấu tranh đòi được thành lập các nghiệp đoàn. Kết q uả nghiệp đoàn được tổchức và ban đầu có 80 công nhân tham gia. Ban quản trị có 7 người có một người cơsở của ta, còn lại là quần chúng tích cực có uy tín trong công nhân. Nghiệp đoàn đãđưa ra các yêu cầu cụ thể:

– Đòi phụ cấp đắt đỏ cho công nhân.– Đòi tăng tiền cơm trưa từ 150đ lên 250đ/ ngày.

123

– Mọi công nhân đều được hưởng 2 bộ xưởng phục.– Anh chị em lao động 6 tháng phải được nhập ngạch.– Số chị em nữ được nghỉ 2 tháng trước và sau khi sinh, được lãnh lương đầy

đủ.Để đối phó với phong trào công nhân, ở Khu Kỹ nghệ địch tăng cường bọn an

ninh và đưa thêm cảnh sát dã chiến túc trực ngày đêm. Chúng còn đưa cán bộ tuyêntruyền xuống các nghiệp đoàn để hăm dọa, kìm kẹp và khống chế công nhân. Trướctình hình đó, Thường vụ Thị ủy kịp thời chỉ đạo các cơ sở tập hợp lực lượng, phátđộng đấu tranh.

Ngày 24-9-1974, 950 công nhân xe lam trong 9 phân bộ thuộc Liên hiệpNghiệp đoàn xe lam ở Châu Thành, Tam Hiệp, Bùi Tiếng, Hố Nai, Công Thanh,Tân Uyên, Long Thành, Chợ Đồn, Tân Vạn... đã kéo về trụ sở Lao công Biên Hòa tổchức đại hội đòi chính quyền ngụy giải quyết đời sống. Tất cả các tuyến xe Lam đềungừng chạy, lật ngược xe trước trụ sở để phản đối chính quyền bóp nghẹt đời sốngcông nhân. Mục tiêu là phản đối chính quyền dùng quyền lực cho ra thêm 195 xeLam mới, tạo ra nạn thất nghiệp cho hàng ngàn công nhân cũ. Ngoài ra còn sự đốixử không công bằng về lộ trình ưu tiên đón khách, xử phạt. Phản đối chế độ thuế10.000đ/ năm trong khi giá hàng hoá, giá xăng dầu tăng cao.

Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ bùng lên mạnh mẽ ở Khu Kỹ nghệvà khắp các nhà máy xí nghiệp khác, chống âm mưu của bọn chủ sa thải công nhân.Đặc biệt, ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa ta đã thành lập được “chi bộ thoát ly” Ban Côngvận và hai chi bộ Đảng bí mật ở địa bàn dân cư: Ấp Bình Đa với chi bộ H20; ấp AnHảo chi bộ H21 và hàng chục cơ sở trong các nhà máy, xí nghiệp.

III.3. Phong trào công nhân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóngmiền Nam 1975

III.3.1. Cục diện chiến lược đầu năm 1975. Chủ trương của Đảng giảiphóng miền Nam 1975-1976

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trước tình hình tương quan lực lượng ở miềnNam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng mở Hộinghị (từ 30-9-1974 đến 8-10-1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ 18-12-1974 đến 8-1-1975) để bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm1974-1975: Năm 1975, tranh thủ thời cơ bất ngờ tấn công địch trên quy mô lớn,rộng khắp, tạo điều kiện đến năm 1976, tiến hành Tổng công kích, tổng khởi nghĩagiải phóng hoàn toàn miền Nam.

Chiến dịch đường 14 Phước Long giải phóng đường 14 và giải phóng hoàntoàn tỉnh Phước Long (6-1-1975) đã tạo ra một thời cơ lớn trên chiến trường, BộChính trị nhận định cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặccuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũngnhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ thực hiện cuộc Tổng công kích, tổngkhởi nghĩa, phải đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhândân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình vă n hoá, giảm bớt sự tàn phá của chiếntranh.

Sau khi quân ngụy bị đánh bật khỏi Tây Nguyên và mất Huế –Đà Nẵng, Quân

124

đoàn I và II ngụy bị đánh tan tác và “tùy nghi di tản” đổ về Biên Hòa, Long Khánhđã gây nên tình trạng hỗn loạn, rối ren cực độ. Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị raNghị quyết nêu rõ:

“Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâmgiải phóng miền Nam. Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vậtchất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 -1975)”.

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn cũng được Bộ Chính trị quyết định mang tên“Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

III.3.2. Lực lượng công nhân cao su tham gia chiến dịch Xuân LộcBiên Hòa–Long Khánh là cửa ngõ phía Đông bảo vệ cơ quan đầu não, sào

huyệt cuối cùng của Mỹ–ngụy. Từ khi Mỹ thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”,Mỹ–ngụy đã đánh phá ác liệt ở đây hòng đẩy quân chủ lực ra xa, bảo vệ các cơ quanđầu não miền Đông như Quân đoàn III và Quân Khu III chiến thuật.

Xác định vị trí đặc biệt của Long Khánh, ngày 28-3-1975, tên tướng MỹUâyen(1[30]) (Weyand) sau khi thị sát chiến trường, đã vội vã lập kế hoạch xây dựngphòng tuyến kiên cố nhất “cánh cửa thép” cuối cùng để bảo vệ Sài Gòn, hòng cứuvãn tình thế đã hoàn toàn suy sụp. Trong khi đó các binh đoàn bộ binh và xe tăngquân giải phóng đang hùng dũng “thần tốc” tiến về Sài Gòn –Gia Định.

Để mở đường vào Biên Hòa và Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mởchiến dịch Xuân Lộc, giải phóng thị xã Long Khánh.

5 giờ 30 phút sáng ngày 9-4-1975, Quân đoàn IV cùng bộ đội địa phương BàRịa–Long Khánh tấn công vào thị xã Long Khánh, một trong 3 tuyến phòng thủ chủyếu của địch. Cuộc đọ sức diễn ra quyết liệt. Nhiều vị trí, ta và địch giành đi giật lạinhiều lần. Tại dinh Tỉnh trưởng cờ giải phóng đã tung bay trong khói lửa mấy ngà ytrời. Bọn địch điên cuồng phản kích, chúng đã dùng đến bom hơi ngạt CBU -55(2[31])

định hủy diệt tất cả...Chiến dịch vẫn ngày càng quyết liệt... Bộ Tư lệnh Miền ra lệnh cho chủ lực

tạm rút khỏi nội ô thị xã, tập trung đánh chiếm ngã ba Dầu Giây và phát t riển đánhchiếm yếu khu Trảng Bom, cắt đứt chi viện của địch từ Biên Hòa lên để cô lập địchở thị xã Long Khánh.

Từ khi chiến dịch mở màn, Tỉnh đội Bà Rịa –Long Khánh đã chỉ thị cho cáclực lượng vũ trang tỉnh, huyện và du kích các đồn điền kéo căng địch ra khắp nơi đểđánh. Huyện ủy đồn điền đã thành lập Ban chỉ huy vùng Nam lộ 1 và lộ 2 và Banchỉ huy vùng Bắc lộ 1 (giáp lộ 20) để chỉ đạo tác chiến vũ trang phát động quầnchúng nổi dậy tự giải phóng các xã, ấp và các đồn điền, bảo vệ tài sản đồn điền vàtính mạng nhân dân, hỗ trợ cho chiến trường chính.

Cuối tháng 3-1975, lực lượng vũ trang huyện cao su phối hợp tiến công 3 mũigiải phóng Đồn điền Ông Quế và làm chủ các khu vực trên lộ 2, mở ra vùng giảiphóng nối liền Cẩm Đường, Láng Lớn, tạo điều kiện xây dựng căn cứ hậu cần cho

(1[30]) Uâyen, tướng 4 sao, Tổng tham mưu trưởng lục quân Mỹ. Kẻ đã làm lễ cuốn cờ chấm dứt sự có mặt của quân đội Mỹở Việt Nam ngày 29-3-1973.(2[31]) Loại bom hủy diệt bằng sức nóng và áp lực hàng ngàn tấn/m 2 trong phạm vi 1000m2. Sau đó còn tạo ra một vùngkhông còn dưỡng khí tiêu diệt mọi s ự sống.

125

chủ lực Quân đoàn IV tập kết và triển khai toàn lực lượng tiến công.Ngày 12-4-1975, bộ đội huyện Cao Su, du kích và công nhân Dầu Giây được

lệnh phối hợp với Sư đoàn 6 của Quân khu từ Đồn điền Ông Quế tấn công vàoChiến đoàn 52 Sư đoàn 18 ngụy. Toàn bộ chiến đoàn ngụy bị tiêu diệt trên tuyến căncứ Dầu Giây–Gia Nhan. Du kích và công nhân Đồn điền Cao su Dầu Giây tham giacùng bộ đội chủ lực nơi đây giải phóng hoàn toàn đồn điền, bảo vệ nguyên vẹn tàisản, máy móc của sở.

Dầu Giây hoàn toàn được giải phóng vào ngày 14-4-1975. Từ yết hầu quantrọng này, ta đã đánh bật nhiều đợt phản kích liều lĩnh của địch từ yếu khu TrảngBom đánh lên. Mất Dầu Giây, bọn địch ở Xuân Lộc bị cắt lìa khỏi Sài Gòn, “cánhcửa thép” đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn và rơi vào thế bị bao vây, tiêu diệt.

Ngày 14-4-1975, Đoàn pháo binh Miền từ chiến khu Đ (Hiếu Liêm) bắn phácấp tập sân bay Biên Hòa hỗ trợ cho chiến dịch Xuân Lộc. Hàng chục máy bay bịbắn cháy, đạn pháo 130 ly đã cày nát các đường băng không cho máy bay địch cấtcánh. Các đơn vị bộ đội đặc công cũng đánh chiếm và chốt giữ bảo vệ các cây cầuBiên Hòa, Sài Gòn để xe tăng và đại quân hành tiến.

Trên lộ 2, đêm 14-4 du kích, công nhân Đồn điền Cẩm Mỹ tiến công bót dânvệ, làm chủ ấp Láng Lớn. Ngày 16-4, du kích và công nhân cao su Bình Lộc đã tiếpquản toàn bộ nhà xưởng, giải phóng đồn điền khi địch hoang mang rút chạy. Dướilàn đạn pháo, công nhân Đồn điền Cẩm Mỹ đã tiếp tế cơm nước cho bộ đội du kích,dẫn đường cho cán bộ, du kích giải phóng đồn điền (19-4).

Ở Đồn điền An Lộc, công nhân đã nổi dậy làm chủ các làng Suối Tre, NúiTung, Núi Đỏ. Bọn địch ở Núi Thị, Tân Lập chống trả quyết liệt nhưng bộ đội, dukích và công nhân An Lộc đã tiêu diệt và bức rút hoàn toàn bọn tề ngụy, đồn bót ởtrung tâm, giải phóng hoàn toàn đồn điền vào ngày 19-4-1975. Hơn 200 công nhânđã tham gia truy lùng bọn ác ôn lẩn trốn và bảo vệ trọn vẹn tài sản đồn điền.

Ngày 18 và 19-4-1975, Bộ chỉ huy chiến dịch Xuân Lộc nhận định bọn địnhcó thể sẽ tháo chạy khỏi Long Khánh theo 2 hướng: rút theo đường số 2 chạy về BàRịa hoặc theo hướng nam Đồn điền Ông Quế về căn cứ Nước Trong (Long Thành).Chiều 19-4-1975, Tiểu đoàn 445 hành quân hỏa tốc đánh Cẩm Mỹ, suối Râm. Bộđội huyện cao su cũng đánh mạnh ở các đồn điền, hỗ trợ công nhân nổi dậy giànhquyền làm chủ.

Đêm 20-4-1975, toàn bộ Sư đoàn 18 ngụy và các lực lượng địch cố thủ trongthị xã Long Khánh rút chạy theo lộ 2 theo hướng Bà Rịa. Bộ đội tỉnh, bộ đội cao suđã chặn đánh địch trên từng đoạn một. Cũng ngay đêm 20 -4, công nhân Đồn điềnHàng Gòn đã nổi dậy làm chủ hoàn toàn sở. Bộ đội huyện cao su chặn đánh địchnhiều lần từ Hàng Gòn đến suối Râm. Tại núi Con Rắn và Đồn điền Cẩm Mỹ, Tiểuđoàn 445 cùng Đại đội 41 mới thành lập đã tiêu diệt hoàn toàn đám tàn quân này.Tại sở cao su Quang Minh, Đại đội 41 huyện Châu Đức phục kích bắt sống tên đạitá Phạm Văn Phúc–Tỉnh trưởng Long Khánh.

Sáng ngày 21-4-1975, Xuân Lộc hoàn toàn được giải phóng. Cùng thời điểmtoàn bộ các đồn điền cao su trên quốc lộ 20 như Túc Trưng, Bình Lộc, các đồn điềntrên liên tỉnh lộ 2 như Cẩm Mỹ, Ông Quế, Hàng Gòn và các sở tư nhân đã hoàn toàn

126

được giải phóng.Mất Xuân Lộc, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức còn Tổng tống Mỹ thì

công khai thừa nhận: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc với Mỹ“.Ngay sau khi chiến dịch Xuân Lộc thắng lợi, ngày 22-4-1975, Ban Công vận

Khu miền Đông chuyển về An Lộc để chỉ đạo và ổn định đời sống công nhân, kiểmtra và bảo vệ tài sản nhà xưởng các đồn điền cao su.

Ngày 26-4, dựa vào cuộc hành tiến của Quân đoàn IV trên quốc lộ 1, côngnhân cao su Trảng Bom nổi dậy giải phóng đồn điền. Cùng ngày, bộ đội ta đánhchiếm Chi khu Đức Thạnh (lô 2), du kích, công nhân cao su Bình Ba nổi dậy baovây, bức rút 2 trung đội bảo an của địch, giải phóng hoàn toàn đồn điền.

Tại Bình Sơn, 26 -4-1975, du kích và công nhân cao su kết hợp bắn tỉa, vây lấnbằng hầm hào, gọi loa bức rút Đại đội bảo an 347, cô lập Đại đội 376 mới vào thaythế. Sáng 28-4, xe tăng Quân đoàn IV từ lộ 2 qua đường 10 tiến về Bình Sơn, Đạiđội bảo an 376 rút chạy tán loạn. Công nhân cao su truy kích bắt sống 26 tên, giảiphóng hoàn toàn đồn điền. Chi bộ Đảng, công đoàn cơ sở đã dùng xe của sở đưa lựclượng vũ trang tiến về giải phóng Long Thành...

Từ các cánh rừng, các lô cao su bị bom, đạn, chất độc hóa học tàn phá, cácbinh đoàn chủ lực, các đơn vị xe tăng của Quân Đoàn IV và Quân đoàn II xuất kíchtiêu diệt yếu khu Trảng Bom, căn cứ Nước Trong giải phóng Biên Hòa và hùngdũng hành tiến về Sài Gòn.

III.3.3. Công nhân Khu Kỹ nghệ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh làmchủ nhà máy, xí nghiệp

Tại Biên Hòa, ngay từ ngày 16 -4-1975, Thị ủy Biên Hòa đã ra Nghị quyết“Tổng công kích và nổi dạy giải phóng Biên Hoà”: “Khẩn trương triển khai mọimặt trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo khi có lệnh, kết hợp chặt với mũi công kíchbằng lực lượng lớn, phóng tay phát động quần chúng khởi nghĩa và công kích,giành toàn bộ chính quyền địch từ xã, ấp, quận, tỉnh về tay nhân dân. Quét sạch bọntề, diệt bọn ác ôn tại chỗ; nhanh chóng thiết lập chính quyền cách mạng từ ấp, xã,quận, tỉnh. Tổ chức lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang đủ sức tiếp quản thànhphố, hãng xưởng, điện nước, khu phố, xã ấp. Tổ chức chu đáo mọi mặt để kịp thờiđảm đương việc quản lý thành phố và các xã ven, ổn định quần chúng, giải quyết tốtđời sống nhân dân...”.

Nghị quyết xác định các mục tiêu trọng điểm trong thành phố, bố trí lực lượngphối hợp với bộ đội chủ lực đánh chiếm toàn bộ Khu Kỹ nghệ ( kể cả ấp An Hảo vàBình Đa), các xã Hiệp Hòa, Bửu Hòa, Tân Vạn...

Chỉ đạo tập trung của Thị ủy là đảm bảo làm chủ, bảo vệ các cơ sở điện nướctrước và sau giải phóng thành phố.

Chi bộ Khu Kỹ nghệ Biên Hòa nhanh chóng tổ chức tập hợp công nhân sẵnsàng nổi dậy chiếm xưởng, bảo vệ toàn bộ máy móc, thiết bị không để địch pháhoại, không để thất thoát tài sản ra ngoài.

Để trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, các đồng chíPhan Văn Trang (Bí thư Thị ủy), Nguyễn Hồng Kỳ (Phó bí thư Thị ủy) và 10 đồngchí cấp ủy viên đã bám sát nội ô Biên Hòa từ trước. Đến 20 -4-1975, ta đã thành lập

127

xong 15 Ủy ban khởi nghĩa ở Khu Kỹ nghệ, các xã và các khu phố trong nội ô.Sau ngày 21-4, cánh cửa thép Xuân Lộc đã bị đập tan, địch vội vã tổ chức

tuyến phòng thủ chủ yếu sau cùng là thị xã Biên Hòa. Chúng tung về đây 2 lữ đoànlính thủy đánh bộ, một liên đoàn biệt động và số tàn quân của Sư đoàn 18, Quân khuI, Quân khu II khoảng hơn 10 vạn tên bố trí dày đặc từ Hố Nai đến Long Bình. Bêntrong nội ô chúng chiếm các nhà cao tầng, biệt thự làm ổ đề kháng, dựng chướngngại vật trên đường phố, xa lộ, đặt mìn sẵn sàng phá hủy các cây cầu dẫn về SàiGòn, chặn xe tăng ta hành tiến.

Bộ Tư lệnh miền Đông nhận định: “Thị xã Biên Hòa kết hợp với sân bay vàsở chỉ huy Quân đoàn III ngụy có nhiều kiến trúc và công sự phức tạp. Địch sẽ dựavào đây ra sức kháng cự, ngăn chặn ta tiến về Sài Gòn. Xuân Lộc mất rồi thì BiênHòa là điểm quan trọng nhất ở hướng này. Đánh vào đây là ta đánh vào nơi cứngnhất trên tuyến ngăn chặn của địch”.

Ngày 29-4-1975, Phân ban Thị ủy Biên Hòa chỉ đạo Ban Công vận phụ tráchKhu Kỹ nghệ phát động khởi nghĩa, chuẩn bị tiếp quản nhà máy. 17 nhà máy nổidậy chiếm xưởng, cắm cờ Mặt trận và tổ chức tự vệ bảo vệ nhà máy.

Đêm 29-4, ta đánh chiếm làm chủ khu văn phòng SONADÉZI, diệt và bắthàng chục tên ác ôn ngoan cố. Cơ sở nội tuyến Khu Kỹ nghệ đưa về 2 chiếc thiếtgiáp M.113 còn nguyên vẹn, sử dụng để hỗ trợ cho lực lượng các nhà máy còn lạinổi dậy. Đến 9 giờ sáng 30-4-1975, tự vệ mật và công nhân hầu hết các xí nghiệp,nhà máy đứng lên làm chủ tước vũ khí địch, tự mình tiếp quản nhà máy, bảo vệ antoàn, giữ gìn nguyên vẹn cả trăm nhà máy trong Khu Kỹ nghệ.(1[32]) Hàng trăm nhàmáy trong Khu Kỹ nghệ Biên Hòa còn nguyên vẹn, được tiếp quản kịp thời là chiếncông lớn nhất của công nhân Biên Hòa dưới sự lãnh đạo của Phân ban Thị ủy màtrực tiếp là các chi bộ Khu Kỹ nghệ.

5 giờ sáng, cờ giải phóng được cơ sở mật kéo lên ở Tòa Hành chính tỉnh BiênHòa.

11 gìơ 30 phút trưa ngày 30-4-1975, từ năm hướng, các binh đoàn tiến chiếmcác vị trí trọng yếu trong đô thành Sài Gòn. Cờ giải phóng đã tung bay trên nóc DinhĐộc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng. Miền Nam hoàn toàn được giải phóng.

Như vậy, đến ngày 30-4-1975, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấpcông nhân ở Đồng Nai đã hoàn thành thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấpcông nhân ở Đồng Nai đã liên tục đấu tranh kiên cường, vư ợt qua mọi khó khăn, ácliệt, hi sinh, vươn lên làm chủ các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền góp phần vào sựnghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* * *

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã thắng lợi trọn vẹn. Lịchsử đã sang trang. Nước ta đã hoàn toàn độc lập, nhân dân ta đã hoàn toàn tự do.Non sông liền một dải, Nam Bắc sum họp một nhà. Các cơ sở kinh tế công nghiệp,thương nghiệp của đế quốc, ngụy quyền và tư sản mại bản đã thuộc quyền sở hữucủa toàn dân. Từ vị trí làm thuê cho đế quốc, tư sản mại bản, giai cấp công nhân ở

(1[32]) Chỉ riêng Xí nghiệp Diélac, địch đã đốt hết tài liệu thiết kế.

128

Đồng Nai cùng giai cấp công nhân ở miền Nam đã chuyển thành người làm chủ xãhội, làm chủ các xí nghiệp nhà máy. Cả nước bắt tay ngay vào công cuộc hòa bìnhxây dựng sau 30 năm chiến tranh khốc liệt (1[33]).

(1[33]) Tính đến tháng 5-1976, đã có 52% tổng số nhà máy hoạt động, 46% thuộc diện đang xây dựng, lắp ráp; chỉ còn 2%nhà máy ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.

129

CHƯƠNG V

GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở ĐỒNG NAITRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG

VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC(1975-1985)

I. GIAI CẤP CÔNG NHÂN BIÊN HÒA–ĐỒNG NAI TRONG NĂMĐẦU KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT (1975-1976)

I.1. Tình hình Biên Hòa–Đồng Nai sau giải phóngTừ ngày 17-3 đến 30-4-1975, các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa–Long Khánh, Tân

Phú, thành phố Biên Hòa được hoàn toàn giải phóng. Diện tích Đồng Nai (bao gồmcác tỉnh thành phố như trên) là 8.360km 2, dân số trên 1.223.683 người.

Ngày 1-5-1975, Ban Chấp hành Khu ủy miền Đông do đồng chí Lê QuangChữ làm Bí thư, Ủy ban nhân dân cách mạng miền Đông do đồng chí Nguyễn VănHòa làm Chủ tịch đã về đứng chân ở thành phố Biên Hòa để lãnh đạo việc ổn địnhtình hình vùng mới tiếp quản(1[1]).

Ban Công vận Khu ủy, tiểu Ban công nghiệp của Khu được giao nhiệm vụtiếp quản Khu Kỹ nghệ Biên Hòa (do Ban Công vận thành phố Biên Hòa bàn giao).Khu Kỹ nghệ Biên Hòa có 94 công ty, xí nghiệp, nhà máy của tư bản nước ngoài, tưbản trong nước đã được tiếp quản nhanh gọn, thể hiện ý thức làm chủ của giai cấpcông nhân ở Đồng Nai. Các cơ sở sản xuất điện, nước ở Biên Hòa, Long Khánh, BàRịa, Vũng Tàu được tiếp quản trong tình trạng tốt. Và chỉ trong vòng 1 đến 3 ngàycác cơ sở đã vận hành cung cấp điện nước cho nhân dân và các cơ quan tron g tỉnh.

Thành phố Biên Hòa, các thị xã, thị trấn đều rực rỡ cờ hoa chào mừng sự kiệngiải phóng miền Nam. Những cuộc mít tinh, mừng toàn thắng, ra mắt các Ủy banquân quản các cấp thực sự là những ngày hội lớn của toàn dân.

Tình hình Biên Hòa, Long Khánh, Tân Phú sau giải phóng rất phức tạp. Dochiến tranh kéo dài, nông thôn bị tàn phá bởi bom đạn và chính sách gom dân, bìnhđịnh của địch, hàng trăm ngàn đồng bào từ nông thôn bỏ quê hương chạy về tậptrung trong các thị xã, thị trấn. Hơn nữa, sau hơn 20 năm dưới chế độ thực dân kiểumới của Mỹ với lối sống thực dụng, nền văn hóa thực dân mới để lại những tệ nạn

(1[1]) Ủy ban quân quản các tỉnh, thành, được thành lập:- Ủy ban quân quản tỉnh Biên Hòa: đồng chí Võ Văn Lượng chủ tịch.- Ủy ban quân quản thành phố Biên Hòa: đồng chí Lê Đình Nhơn chủ tịch.- Ủy ban quân quản tỉnh Bà Rịa–Long Khánh: đồng chí Phạm Lạc chủ tịch.- Ủy ban quân quản thành phố Vũng Tàu: đồng chí Phạm Văn Hy chủ tịch.- Ủy ban quân quản tỉnh Tân Phú: đồng chí Võ Tấn Vịnh chủ tịch.

130

xã hội rất đáng quan tâm. Theo báo cáo của Khu ủy, toàn miền Đông có 20.000 tộiphạm hình sự, 3.000 lưu manh chuyên nghiệp, 20.000 gái mại dâm, 3.500 đối tượngxì ke, ma túy. Hàng vạn binh lính, công chức, sĩ quan ngụy quyền rã ngũ cũng tậptrung về đây (sau 30-4-1975 có 28.000 sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính ra trình diện vớichính quyền cách mạng).

Tuy nhiên, sau ngày giải phóng, vấn đề gay gắt nhất là tình trạng thiếu lươngthực trên địa bàn. Do chiến tranh nên phần lớn diện tích ruộng đất canh tác ở nôngthôn bị bỏ hoang. Tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa–Long Khánh, Tân Phú chỉ còn khoảng40.000 ha lúa nước cấy được 1 vụ/năm. Hàng trăm ngàn nông dân từ nông thônkhông có ruộng đất đổ dồn vào thành phố, thị xã, thị trấn tạo một áp lực lớn vềlương thực và đời sống, an sinh. Một mặt Khu ủy, Ủy ban nhân dân Khu xin Trungương chi viện 35.000 tấn lương thực để cứu đói, cứu trợ cho đồng bào, mặt khácphát động phong trào khai hoang, phục hóa, trồng các loại cây lương thực để giảiquyết cái ăn.

Lực lượng vũ trang các tỉnh với sự hỗ trợ đắc lực của công binh Quân khu, dukích xã, vận động thêm một số binh sĩ Sài Gòn nhiệt tình đã tháo gỡ, thu gom trên20 tấn bom, mìn, hàng chục ngàn quả lựu đạn địch gài trong chiến tranh còn rơi rớt,giải phóng, phục hóa trên 17.000 hecta đất trồng trọt canh tác.

Hàng trăm ngàn quần chúng đã tham gia phong trào làm thủy lợi, đào vét 33kênh mương dài 74,7 km, đào, vét các hồ chứa nước tư ới tiêu cho 5.390 hecta ruộnglàm 2 vụ, xả rửa phèn cho ruộng, tạo điều kiện tăng vụ lúa trồng trong năm. Phongtrào sôi nổi ở Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, thành phố BiênHòa.... Đến tháng 9-1975, riêng thành phố Biên Hòa đã gieo cấy được 10 .000 ha lúa.

Để giải quyết nạn thất nghiệp trước mắt, giảm áp lực dân số ở thành phố, thịxã, Ủy ban quân quản các tỉnh đã mở đợt tuyên truyền, vận động kêu gọi nhân dân ởthị xã, thị trấn chưa có việc làm trở về quê cũ sản xuất; đồng thời chính quyền hỗ t rợphương tiện, kinh phí, cây giống...,tạo điều kiện cho quần chúng sản xuất. Ngaytháng đầu tiên sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng đã đưa được 200.000lao động từ thành phố về quê cũ lập nghiệp. Hơn 40.000 nhân dân thành phố BiênHòa, thành phố Vũng Tàu đã đi xây dựng vùng kinh tế mới ở khu vực Xuyên Mộc,phía Tây liên tỉnh lộ số 2, phía Tây quốc lộ 15, Đông Tây quốc lộ 1.

Với những biện pháp tích cực, trong năm 1975, trên địa bàn các tỉnh (BiênHòa, Bà Rịa–Long Khánh, Tân Phú) đã gieo trồng được 108.850 ha cây lương thực(trong đó có 60.963 ha lúa). Ban Nông nghiệp Khu miền Đông, Ban Nông nghiệpcác tỉnh đã tiến hành đợt điều tra, phân loại hạng đất, điều tra thổ nhưỡng, thống kêruộng đất của địa chủ, tư sản mại bản, tư bản thực dân, đất vắng chủ để giúp chínhquyền điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn; tiến hành quy hoạch các loại đất trồng câylương thực, cây công nghiệp...

I.2. Tình hình công nghiệp, công nhân ở Đồng Nai sau giải phóng đếncuối năm 1975

I.2.1. Khu vực công nghiệpSau khi tiếp quản Khu Kỹ nghệ Biên Hòa, khu kỹ nghệ lớn nhất ở miền Nam

bấy giờ, Khu ủy miền Đông đã thành lập Ban Khôi phục sản xuất Khu Công nghiệp

131

Biên Hòa do đồng chí Phan Đình Công làm trưởng ban. Ban có nhiệm vụ tiếp quản,tổ chức điều hành, thực hiện mọi biện pháp cầ n thiết để nhanh chóng khôi phục sảntrong Khu Công nghiệp.

Khu Kỹ nghệ Biên Hòa do Công ty Quốc gia khuếch trương các khu kỹ nghệ(SONADÉZI, thành lập năm 1963) quy hoạch, quản lý diện tích 376 ha có 94 côngty, xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong nước, t ư bản nước ngoài với tổng giá trị đầutư 32 tỷ 622 triệu (tiền miền Nam) và trên 6.000 công nhân lao động, kỹ thuật (1[2]);trong đó có 38 xí nghiệp đã hoạt động sản xuất từ trước ngày 30 -4-1975, có 6 xínghiệp hoạt động cầm chừng; 18 xí nghiệp tạm ngưng hoạt động; 12 xí nghiệp đangtrong giai đoạn ráp máy; 7 xí nghiệp đang xây dựng; 4 xí nghiệp chưa ráp máy; 3 xínghiệp đang xây dựng dở dang; 6 xí nghiệp mới nhập máy. Hầu hết các nhà máytrong Khu Công nghiệp Biên Hòa là xí nghiệp chế biến, lắp ráp với dây chuyền côngnghệ và nguyên liệu nhập từ các nước tư bản (2[3]).

Ngày 3-5-1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trungương Đảng, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng đã đến làm việc vớiỦy ban quân quản thành phố Biên Hòa và đến thăm Khu Công nghiệp Biên Hòa.Đồng chí Lê Duẩn đánh giá cao tinh thần đấu tranh và ý thức làm chủ của công nhânKhu Công nghiệp; đồng thời chỉ đạo nhiều vấn đề về kinh tế để phát huy quyền làmchủ của công nhân trong lao động, sản xuất.

Ban Khôi phục sản xuất Khu Công nghiệp Biên Hòa đã triệu tập Giám đốc,Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty, xí nghiệp ở Khu Công nghiệp để nghe báocáo về tình hình sản xuất, hoạt động của các đơn vị, có kế hoạch khôi phục hoạtđộng (các đơn vị báo cáo về vốn, thiết bị, doanh thu, tiền vay ngân hàng, tiền quỹngân hàng, sản phẩm tồn kho, số lượng công nhân viên…).

I.2.2. Về quản lý sản xuấtTrong cuộc họp, Ban đã triển khai chỉ thị số 3 của Ủy ban quân quản thành

phố Biên Hòa (ngày 9-5-1975), thông báo đối với các xí nghiệp vắng chủ hoặc dochính quyền Sài Gòn quản lý gồm: Trụ Bê tông, Vinaglass, Thành Mỹ, Vikyno,Điện Quang, Thủy Tinh, Thành Mỹ, EEM, gỗ Toàn Phát, Vicasa, Asiapac, Vithaico,Ban Khôi phục sẽ bố trí một cán bộ phụ trách từ 1 đến 2 xí nghiệp. Những xí nghiệpcòn lại, Ban đề nghị với các giám đốc, Hội đồng quản trị (cũ) tiếp tục quản lý vàphải trả đủ lương tháng 5 cho công nhân.

Để có chỗ dựa vững chắc trong công tác quản lý nhà máy và thực hiện đầy đủvai trò làm chủ của công nhân, Ban Khôi phục sản xuất đã tham mưu với Công đoànKhu miền Đông cho thành lập các công đoàn cơ sở hoặc ban đại diện công nhân.

Đến ngày 15-6-1975, có 14 nhà máy đã thành lập ban sản xuất hoặc côngđoàn cơ sở gồm:

(1[2]) Tính đến thời điểm tháng 5-1974 có 52 xí nghiệp, nhà máy hoạt động với 4 nhóm sản xuất chính: Giấy, mỹ phẩm,đường, nước đá (18 nhà máy, 2.537 công nhân); nhóm cơ khí và kim khí (17 xí nghiệp, 1.630 công nhân); nhóm vật liệuxây dựng (10 nhà máy, 1.872 công nhân); nhóm khác (7 xí nghiệp).(2[3]) Báo cáo tình hình hoạt động của Ban khôi phục sản xuất Khu công nghiệp Biên Hòa. Tài liệu lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủyĐồng Nai.

132

1. Namyco2. Eternit3. Taluco4. Vicaco5. Naboco6. Cogido7. Dielac8. Net9. Gạch Đồng Nai10. Samasa11. Cogivina12.Toàn Phát13. Công ty Đường14. Vinappro.

133

Ngày 8-6-1975, được sự đồng ý của Trung ương Cục miền Nam, Ban Kinhtế Trung ương Cục, Ủy ban quân quản thành phố Biên Hòa, Ban Khôi phục sảnxuất Khu Công nghiệp đã cấp giấy phép cho 37 xí nghiệp để hoạt động lại.

Ngày 21-6-1975, Khu ủy miền Đông thành lập Ban Công nghiệp (1[4]) đểquản lý, điều hành và lập dự án khôi phục Khu Kỹ nghệ Biên Hòa trên cơ sở tiếpquản bộ máy quản lý cũ của Công ty Quốc gia khuếch trương các khu kỹ nghệ(SONADEZI). Bộ máy quản lý cũ có 46 người, trong đó có 9 là sĩ quan chế độSài Gòn từ trung úy đến trung tá đi học cải tạo, còn lại 28 người; Ban Kinh tàiTrung ương Cục tăng cường và tuyển mới 18 người, tổng cộng Ban Công nghiệpcó 46 người, chia làm hai bộ phận:

+ Văn phòng Ban Công nghiệp đóng trụ sở tại văn phòng SONADEZI gồm7 cán bộ chia làm 4 phòng nghiệp vụ:

– Phòng kế hoạch thống kê do 1 cán bộ sơ cấp phụ trách.– Phòng cung ứng và tiêu thụ (cung tiêu) triển lãm do 1 cán bộ sơ cấp phụ

trách.– Phòng tổ chức lao động và tiền lương do 1 cán bộ sơ cấp phụ trách.– Văn phòng hành chính quản trị do 1 cán bộ trung cấp phụ trách chánh

văn phòng, giải quyết thường trực.+ Một bộ phận trực tiếp nắm tình hình công nghiệp địa phương, tiền thân

của Ty Công nghiệp tỉnh sau này, trụ sở đóng tại thành phố Biên Hòa.Đến cuối năm 1975, Trung ương chi viện thêm 8 cán bộ, nâng cán bộ Ban

Công nghiệp lên 54 người.Tính đến cuối tháng 6-1975, Ban Công nghiệp đã cấp phép cho 49 xí

nghiệp, nhà máy, trong đó có 27 nhà máy đi vào hoạt động, đến tháng 8-1975,tăng lên 38 nhà máy (nhưng đến tháng 11-1975, chỉ còn lại 21 xí nghiệp do khókhăn về nguyên liệu) với gần 6.000 công nhân lao động (3.668 nam, 1.843 nữ;trong đó có 125 kỹ sư; 314 trung cấp kỹ thuật; 126 chuyên viên; 2.946 thợ chuyênmôn; 2.613 thợ không chuyên; 734 viên chức). Đến tháng 12-1975, theo chỉ đạocủa Trung ương, Bộ Công nghiệp, Khu ủy, Ban Công nghiệp đã bàn giao 40 nhàmáy cho các Bộ có liên quan để chỉ đạo, sản xuất.

Trong quản lý và sản xuất, các nhà máy trong Khu Công nghiệp gặp rấtnhiều khó khăn. Nhiều chuyên viên kỹ thuật đã bỏ nhà máy (Vicasa, Naboco,gạch men Thanh Thanh, Vithaico); nhiều xí nghiệp chủ nhà máy không còn, hàngtồn kho ứ đọng rất lớn không đủ kho chứa và không tiêu thụ được. Đặc biệt, khiđi vào sản xuất, hầu như nguồn nhiên liệu cung cấp cho sản xuất trong Khu Côngnghiệp gần như cạn kiệt. Phòng cung tiêu của Ban Công nghiệp đã tích cực tìmnguồn nhiên liệu, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, chủ yếu do chưa có cơ chế

(1[4]) Gồm Phạm Văn Hy, trưởng ban; Phan Đình Công, phó ban; các ủy viên: Lê Đình Nghiệp, Nguyễn Phước Tài, VõThái Hòa, Nguyễn Việt Trân.

134

thuận lợi(1[5]). Để khắc phục tình trạng này, Ban Công nghiệp đã chỉ đạo và hướngdẫn các nhà máy lập kế hoạch kỹ thuật và sản xuất cho đến cuối năm 1975 và kếhoạch sản xuất năm 1976 để chủ động tìm nguồn nhiên liệu.

Khó khăn lớn nhất trong việc khôi phục sản xuất ở Khu Công nghiệp BiênHòa là vấn đề thiếu nguyên nhiên liệu sản xuất, trong khi đó, nhiều xí nghiệp cònsản phẩm tồn kho lớn ảnh hưởng đến vốn sản xuất và trả công lao động côngnhân. Ban Công nghiệp đã có nhiều nỗ lực quan hệ với các Ban Kinh tế kế hoạchTrung ương Cục, các ngành vật tư, thương nghiệp, giải quyết một số hàng tồn khonhư vỏ xe đạp, tấm lợp (fibro ciment), thuốc trừ sâu, giấy, bột ngọt nhưng nhìnchung, việc giải quyết rất chậm; một số mặt hàng khó tiêu thụ như xút, sắt thépxây dựng…

I.2.3. Về khôi phục sản xuấtDo khó khăn về nguyên liệu, dù công suất lớn, nhưng hầu hết các xí nghiệp

chỉ hoạt động 1 ca/ngày (để kéo dài ngày hoạt động do thiếu nhiên liệu). Chỉ mộtvài nhà máy do đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất nên phải chạy 3 ca liêntục như Vicaco, bột giặt Net, Nhà máy Đường và một vài bộ phận trong các nhàmáy như giấy, nấu đồng, lò nung gạch men.

Để tạo điều kiện cho các nhà máy có thể vận hành, trong 6 tháng cuối năm1975, Ban Khôi phục sản xuất đã cấp cho 16 xí nghiệp(2[6]) một số lượng nhiênliệu: xăng 294.720 lít; dầu gasol 1.145.500 lít; dầu disel 3.768.500 lít; dầu lửa78.800 lít.

Về nguyên liệu, Phòng Cung tiêu đã liên hệ với thương cảng, ngân hàng,Nha Nội thương, ngoại thương (đóng tại thành phố Hồ Chí Minh) tích c ực giảiquyết số nguyên liệu còn nằm tại cảng, số hàng thế chấp để đảm bảo một phầnnhu cầu sản xuất. Phòng đã mua được 121.686 bao xi măng, 6.000 kg gaz với giáquy định cung ứng cho các xí nghiệp. Tuy nhiên, việc cung ứng nguyên liệu chocác xí nghiệp vẫn còn rất khó khăn, bởi Khu Công nghiệp Biên Hòa gồm nhiềungành sản xuất nên nguyên liệu cho sản xuất cũng rất đa dạng, khó đáp ứng hếtyêu cầu.

Một số nhà máy thiếu vốn lưu động trong sản xuất, Ban Công nghiệp thôngqua Ủy ban quân quản thành phố Biên Hòa, sự hỗ trợ của Ban Kinh tế kế hoạchMiền, đã cấp vốn dưới dạng vốn vay để sản xuất hoạt động như các nhà máy gỗván, hóa chất Đồng Nai…; cung cấp vốn cơ bản để các nhà máy mua phương tiệnvận tải như hóa chất Đồng Nai, Quốc tế y trang…

Đồng thời để đảm bảo nguồn vốn sản xuất, chi lương công nhân, Ban Công

(1[5]) Thí dụ Cam Ranh có cát nhưng không bán mà phải thông qua Ban Kinh tế kế hoạch Miền; rừng có gỗ nhưng BanLâm nghiệp Miền chưa cho khai thác…(2[6]) Xí nghiệp cơ khí kim khí : Vikyno, Vicasa, Sadakim, VinapproXí nghiệp hóa chất: Vitaga, Chánh Hiệp, SovigasXí nghiệp thực phẩm: Dofitex, Nam Long, Vitaga.Công nghiệp nhẹ: Cotylen, Sammasa.Vật liệu xây dựng: Gạch Đồng Nai, Vecco, Eternit, Vinaplyco.

135

nghiệp đã thông qua chính quyền các địa phương và cơ quan thương nghiệp Khumiền Đông giải quyết bán được một số mặt hàng tồn kho như: Bột giặt, bột ngọt,chỉ len, diêm, vỏ ruột xe đạp, tấm lợp fibro ciment, tôn tráng kẽm, sắt thép, bìnhđiện, ván ép, dây điện, đinh, đũa hàn, radio, máy truyền hình, gạch ngói, tập họcsinh(1[7]).

Hoạt động tích cực của Ban Công nghiệp và các phòng chức năng đã giúpđỡ nhiều nhà máy khôi phục sản xuất. Tiếng máy đã thu hút công nhân về đúngnhiệm vụ lao động, cộng thêm chính sách trả lương như cũ (trước ngày 30 -4-1975) đã tạo một không khí phấn khởi, tin tưởng cho công nhân khi trở lại nhàmáy làm việc.

Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Biên Hòa có 60 n hàmáy xay đá, 122 lò gạch máy nhỏ, 83 trại cưa máy, 11 lò đúc gang nhỏ, 12 nhà intư nhân. Địa bàn tỉnh Long Khánh có 15 cơ sở xay xát lúa, 12 cơ sở xay bột, càphê, 3 nhà máy đèn nhỏ, 1 hãng nước đá, 1 hãng sản xuất kem ăn, 12 trại cưa.Tiểu ban phụ trách công nghiệp địa phương cũng đã kịp thời cung ứng nguyênnhiên vật liệu để các xí nghiệp này đi vào sản xuất.

I.2.4. Chính sách lươngChính sách trả lương trước đây ở các nhà máy trong Khu Công nghiệp

(Khu Kỹ nghệ) Biên Hòa rất khác nhau, các chế độ đãi n gộ ngoài lương cũngkhác biệt. Lương chênh lệch giữa giám đốc nhà máy và công nhân rất lớn, lươngtối thiểu của công nhân nhiều nơi dưới 10.000 đồng/tháng.

Theo đề nghị của Ban Công nghiệp, Khu ủy miền Đông đã kiến nghị Chínhphủ ban hành chính sách giữ ng uyên lương bổng, các chính sách đãi ngộ với côngnhân, cán bộ kỹ thuật được lưu dụng ở Khu Công nghiệp Biên Hòa. Theo đó, cácnhà máy sản xuất, trước mắt trợ cấp cho công nhân theo tiêu chuẩn 10.000 đồng/1công nhân/tháng; trợ cấp 10 kg gạo cho vợ và 5 kg gạo cho 1 người con từ 18 tuổitrở xuống.

Thực hiện Thông tư 77/TC Ban Kinh tài Miền đối với xí nghiệp công cũngnhư tư nhân quản lý, Ban Công nghiệp tạm cấp bằng vốn lương cũ của công nhânviên chức. Đối với viên chức cao cấp lương từ 100.000 đồng trở lên thì tạm cấpbằng 50% lương cũ (không tính thuế thu nhập). Đối với công nhân lương thángthấp dưới 10.000 đồng/tháng thì nâng lên mức cũ là 10.000 đồng. Những ngườicó mức lương cao hơn 10.000 đồng thì vẫn không điều chỉnh thấp hơn. Ngoài racác chế độ như ăn trưa, xe đưa đón công nhân đi làm vẫn giữ như cũ.

Đối với những xí nghiệp của tư nhân trong trường hợp xí nghiệp ngưng sảnxuất (như thiếu nhiên liệu, nguyên liệu) thì chủ nhà máy và công nhân thươnglượng, thoả thuận về tiền lương công nhân.

(1[7]) Số liệu hàng tồn kho : bao bố 103.505 cái; 30 tấn giấy; 1.500 trụ điện; 66 máy cày cầm tay, 124 máy kéo, 13 máytuốt lúa, 13 máy bơm nước; 4.977 tấn sắt thép các loại; 4.369,9m3 oxy, 993,2m3 gió đá; 472 tấn xút, 149 silicate, HCl 52,710 tấn; gần 1 triệu gạch ngói các loại; tấm lợp 694,684m 2, 20.000m ống nước; 13.546 tấn bột ngọt thành phẩm và bánthành phẩm, 3.103 tấn len.

136

Đối với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, Ủy ban quân quản chođăng ký và hoạt động trở lại bình thường như trước đây.

Kết quả từ tháng 5 đến tháng 10-1975, 47 xí nghiệp sản xuất đã trả lươngtổng cộng 1.791.306 đ (tiền mới đổi). Bình quân lương mỗi công nhâ n là38đ/tháng. Tuy nhiên, đến cuối năm 1975, vấn đề chưa giải quyết được là sựchênh lệch về lương giữa bộ phận văn phòng gián tiếp tại Sài Gòn với lương côngnhân sản xuất tại xí nghiệp.

Ngoài việc trả đủ lương cho công nhân các xí nghiệp đã đi vào sản x uất vàcác phụ cấp theo Thông tư 77/TC, xí nghiệp nào cũng tổ chức cải thiện bữa ăntrưa cho công nhân (không trừ vào lương). Với những công nhân trong các xínghiệp hóa chất độc hại hoặc sản xuất ở những dây chuyền sản xuất nhiều ônhiễm, đều có chế độ bồi dưỡng độc hại bằng đường, sữa, bình quân mỗi côngnhân từ 8 đến 10 hộp sữa/tháng. Ngoài ra, Ban Công nghiệp còn chỉ đạo thực hiệnbán một số mặt hàng nhu yếu phẩm mỗi tháng cho công nhân, bình quân mỗitháng 20 đồng. Các chế độ nghỉ do ốm đau, thai sản, mất sức chưa có chính sáchchính thức của Chính phủ, Ban chỉ đạo các xí nghiệp giải quyết theo chế độ đãthực hiện trong các nhà máy ở miền Bắc.

Số lượng công nhân ở Khu Công nghiệp có nhiều biến động: Cuối tháng 4 -1975, tổng số 7.147; giữa tháng 5-1975, chỉ còn 4.460, vì một số xí nghiệp chưasản xuất hoặc tạm ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu. Đến tháng 6, số côngnhân tăng lên 5.000. Đến cuối năm 1975, 44 xí nghiệp đi vào sản xuất, tổng sốcông nhân tăng lên 7.881. Tuyển dụng mới 984 trong số con em cán bộ cáchmạng, dân nghèo thất nghiệp.

I.2.5. Công tác Đảng và công đoànNgày 19-9-1975, để đảm bảo lãnh đạo sản xuất, Thường vụ Trung ương

Cục miền Nam ra nghị quyết thành lập Đảng bộ Khu Công nghiệp Biên Hòa trựcthuộc Khu ủy miền Đông. Nhiệm vụ của Đảng bộ Khu Công nghiệp được xácđịnh: “Đảng bộ Khu Công nghiệp có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện, bảo đảm chocác xí nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kế hoạchcủa Nhà nước đã giao cho từng xí nghiệp và toàn Khu Công nghiệp”.

Cụ thể, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng ủy gồm các mặt:– Lãnh đạo việc tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng kết hợp công tác

chuyên môn về tổ chức quản lý sản xuất, làm cho toàn thể cán bộ, công nhân viêntừng xí nghiệp và toàn Khu Công nghiệp đảm bảo hoàn thành nhiệ m vụ chính trịlà kế hoạch: tháng, quý, năm theo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Nhà nước đã duyệt.

– Lãnh đạo tốt việc tổ chức nâng cao từng bước đời sống công nhân viênchức từng xí nghiệp và toàn Khu Công nghiệp về các mặt vật chất, văn hóa. Lãnhđạo kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp cả về kỹthuật, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, nhân viên.

– Lãnh đạo tổ chức phong trào thi đua yêu nước từng xí nghiệp và toàn

137

Khu Công nghiệp. Thực hiện việc tổng kết và khen thưởng kịp thời cả hai mặt tinhthần và vật chất.

– Lãnh đạo tổ chức và giáo dục công tác phòng gian và giữ bí mật chặtchẽ, kết hợp với cơ quan đoàn thể địa phương giữ vững trật tự an ninh. Xây dựnglực lượng tự vệ vũ trang để bảo vệ từng xí nghiệp.

– Lãnh đạo việc quản lý quy hoạch thống nhất toàn Khu Công nghiệp, ngănngừa việc phát triển bừa bãi. Tổ chức bảo quản và xây dựng các kết cấu hạ tầng,tổ chức bảo vệ môi trường sống toàn Khu Công nghiệp.

– Xây dựng củng cố, phát triển các tổ chức Đảng ở cơ sở, các tổ chức đoànthể quần chúng: Công đoàn, Thanh niên, Nữ công. Nâng cao trình độ lãnh đạocủa chi bộ từng xí nghiệp đảm bảo đoàn kết thống nhất, thực hiện tốt nguyên tắc:“Thủ trưởng phụ trách dưới sự lãnh đạo tập thể của Đảng, công nhân tham giaquản lý”.

Đảng ủy được chỉ định gồm 9 đồng chí do đồng chí Phạm Văn Hy làm Bíthư. (Khi tỉnh mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa –Long Khánh, Tân Phú, Đảng ủy Khu Công nghiệp là đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy).

Cuối năm 1975, Tổng cục Công nghiệp nhẹ tăng cường 17 đồng chí đảngviên vào Khu Công nghiệp Biên Hòa. Trên cơ sở đó, Đảng ủy Khu Công nghiệpđã hình thành được 3 chi bộ Đảng:

– Chi bộ ghép Nhà máy Cogido và gỗ diêm có 7 đảng viên do đồng chíPhan Long làm Bí thư và Lữ Văn Truyền làm Phó bí thư.

– Chi bộ Nhà máy Cogivina có 4 đảng viên do đồng chí Nguyễn Tấn Sỹlàm Bí thư chi bộ.

– Chi bộ ghép gồm Nhà máy Điện Quang, Vinaglass, bột giặt Net có 6 đảngviên do đồng chí Nguyễn Thế Thái làm Bí thư chi bộ.

Liên hiệp Công đoàn Khu miền Đông được tổ chức trước ng ày giải phóngdo đồng chí Lê Sắc Nghi làm Thư ký, Theo chỉ đạo của Công đoàn Khu, Liênhiệp Công đoàn tỉnh Biên Hòa được thành lập gồm 18 thành viên do đồng chíNguyễn Việt Trân làm Thư ký, đồng chí Phạm Văn Hòa và Trần Công Trung làmPhó thư ký.

Do tính chất quan trọng của Khu Kỹ nghệ, Liên hiệp Công đoàn tỉnh BiênHòa đề nghị Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam ra quyết định thành lậpLiên hiệp Công đoàn Khu Kỹ nghệ Biên Hòa để tập hợp, quản lý, bảo vệ quyềnlợi công nhân lao động trong Khu Kỹ nghệ, trụ sở đóng tại văn phòngSONADÉZI. Ban Chấp hành Công đoàn Khu Kỹ nghệ gồm 13 đồng chí do đồngchí Nguyễn Việt Trân làm Thư ký và Phạm Văn Hòa làm Phó thư ký (1[8]). Sángngày 15-5-1975, trong ngày hội mừng chiến thắng, Liên hiệp Công đoàn tỉnhBiên Hòa và Công đoàn Khu Kỹ nghệ Biên Hòa tổ chức cuộc mít tinh với trên

(1[8]) Ban chấp hành gồm các đồng chí: Nguyễn Việt Trân, Phạm Văn Hòa, Trương Văn Trung, Nguyễn Văn Thành,Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Thị Điểm, Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Văn Chỉnh,Huỳnh Văn Chệch, Hoàng Thị Thình, Nguyễn Thị Gái.

138

3.000 công nhân Khu Kỹ nghệ và các xí nghiệp ở Biên Hòa tại Nhà máy Cogido.Ban Chấp hành Công đoàn Khu Kỹ nghệ Biên Hòa chính thức đi vào hoạt động.

Để nhanh chóng phát triển tổ chức công đoàn trong các xí nghiệp ở Khu Kỹnghệ Biên Hòa, Công đoàn Khu Kỹ nghệ đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về tìnhhình nhiệm vụ mới, yêu cầu cần thiết phải tổ chức công đoàn, nhiệm vụ của tổchức công đoàn cho từng xí nghiệp hoặc tổ chức từng cụm xí nghiệp theo tínhchất sản xuất (công nghiệp kim khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng…); tiếnhành thành lập Ban Vận động thành lập công đoàn cơ sở ở các nhà máy.

Đến cuối tháng 6-1975, đã thành lập được 16 Ban Chấp hành Công đoàn cơsở ở 29 nhà máy(1[9]) thuộc Khu Kỹ nghệ Biên Hòa và 8 ban vận động thành lậpcông đoàn (sau khi tổ chức đại hội, 8 ban vận động trở thành 8 ban chấp hànhCông đoàn cơ sở). Việc hình thành được tổ chức công đoàn trong 17 xí nghiệpđầu tiên trong Khu Kỹ nghệ Biên Hòa trong chỉ 2 tháng sau ngày giải phóng làmột nỗ lực rất lớn của Ban Công nghiệp và Công đoàn Khu Kỹ nghệ, là tổ chứcquần chúng nòng cốt để động viên phong trào công nhân sản xuất, qua đó Côngđoàn Khu Kỹ nghệ tiếp tục chỉ đạo xây dựng công đoàn cơ sở các nhà máy cònlại. Đến cuối năm 1975, trong 49 nhà máy đã hoạt động sản xuất đều đã thành lậpđược công đoàn cơ sở để làm nhiệm vụ tập hợp, giáo dục, bảo vệ quyền lợi vàđộng viên công nhân lao động hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu được giao.

(1[9]) Các ban chấp hành công đoàn cơ sở: Nhà máy Đường Biên Hòa 9, Phạm Văn Hậu Thư ký; Cogido 9, do HuỳnhVăn Chệch Thư ký; Vicaco 12, Nguyễn Văn Lợi Thư ký; Eternit 9, Huỳnh Văn Sổ Thư ký; gỗ Toàn Phát 9, Huỳnh VănThành Thư ký; Nhà máy Toàn Phát 9, Huỳnh Văn Nhành Thư ký; Vicasa 13 thành v iên, Nguyễn Thị Năm Thư ký; Nhàmáy Điện Quang 5, do Hoàng Thị Thình Thư ký; Cotylen 5, Nguyễn Văn Thoa Thư ký; Nhà máy Thủy tinh 7, Mai VănVàn Thư ký; Vinaglass 5, MaI Văn Ninh Thư ký; Taluco 5, Nguyễn Văn Hoàng Thư ký; Gạch Thanh Thanh 9, Ngô BáLộc Thư ký; Vidico 7, Nguyễn Văn Trong Thư ký; Gạch ngói Đồng Nai 5, Nguyễn Văn Dữ Thư ký; Nhà máy Vabco 3,Hoàng Đức Tâm Thư ký; Nhà máy Vikyno 3, Nguyễn Văn Hậu Thư ký; Nhà máy Cinano 3, Bùi Ngọc Yên Thư ký; Nhàmáy Namyco 7, Nguyễn Thị Thanh Thư ký; Nhà máy Th amyco 8, Nguyễn Văn Hai Thư ký; Nhà máy Naboco 9, NgôVăn Thu Thư ký; ; Sovigaz 3, Nguyễn Văn Ngọc Thư ký; Nhà máy Vigesco 9, Ngô Văn Hào Thư ký; Nhà máy Vinappro6, Trần Văn Đang Thư ký; Samasa 7, đồng chí Nguyễn Thị Lan Thư ký; Nhà máy Sanyo 5, Nguyễn Th ị Hải Thư ký; Banvận động Công đoàn Dona 5, Phan Thị Liễu Trưởng ban; Ban vận động Dinuco 5, Nguyễn Thế Phong Trưởng ban; Banvận động Vithaico 5, Huỳnh Thạch Sơn Trưởng ban; Ban vận động Vitaga 5, Đặng Văn Lộc Trưởng ban; Ban vận độngHóa chất Đồng Nai 7, Lê Văn Đậu Trưởng ban; Ban vận động Quốc tế y trang 7, Trương Thị Huấn Trưởng ban; Banvận động Sovi 7, Vũ Thị Láng Trưởng ban.

139

I.2.6. Lao động và trình độ công nhân

Tên xí nghiệp Lao độngKỹ sư Kỹ

thuậttrungcấp

Thợchuyên

môn

Thợkhôngchuyên

Hànhchánh

Tổng số

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)I.Vật liệu kiếntrúc1.Vecco BT2.Eternit3.Gạch ĐN4.Gavina5.Gạch NgChí6.ThanhThanh

II.Cơ khí chếtạo7.Vinappro

III. Kim khí8.Coviton9.Vicasa

IV.Thực phẩm-hóa chất10.ĐN hóa chất11.Vinaglass12.Ống thủy tinh13.Việt Nhật hóa14.Sovigaz15.Taluco16.Cénaco17.Cty Đường18.Dofitex19.Nam Long20.Nam Hải

020301---

07

0205

020207010501-

1004--

01-

030401--

02

12

-10

010501-

0701-

300302-

06-

nam10431080202

70

04367

22130901253705500303057401

nữ-

2450---

02

-253

01---

0112401-

01--

29-

nam

4106-

1107

nữ-

108-

04-

44

02

-132

0730--

01011433142-

080121

nam041902010222

22

1955

10070501351506080404020608

nữ

-1603-

13

01--

0404

nam12214619041454

210

25535

4358220113264132385515079816

nữ0213950040148

09

02404

083309-

1812815461440083425

140

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)21.Naboco22.Chánh Hiệp23Namyco24.Vicaco25.Net26.Vitaga27.Sơn HồngPhát28Tân Lập (nđá)

V.Công nghiệpnhẹ29.Cogiado30.Sovi31.Cotylen32.Vinaplyco33.Samasa34.QTế y trang35.Asiapac36.Cogivina

VI.Điện–Điệntử37.Vabco38.Vidico39.Sanyo40.Điện Quang41.Vithaico

Tổng cộng

03030202--

23-

03-

01010123

-050303-

1262,29%

020103-

02-

30-

01-

08020138

020404--

1883,42%

135009030201

401-

071430701

01215 07

151407

159529,04%

0141---

23

-4244---

02

14117628-

89716,3%

2912280905-

630502-

100902335

0828100407

619311,27%

112245050204

9422--

88---

0537-

04-

88016,02%

05300706--

10311090201140327

2111200810

5279,59%

030604-

01-

2602060303050117

0706-

0101

1332,42%

529647200901

6201622145272708444

8863512217

3666

156949050304

14324484791050119

2654763301

1825

141

Theo biểu thống kê ở trên ta thấy tình hình và trình độ công nhân lao độngkỹ thuật trong Khu Kỹ nghệ Biên Hòa đến cuối năm 1975, như sau:

– Lực lượng công nhân lao động trong Khu Kỹ nghệ Biên Hòa có tay nghềchuyên môn chiếm khá cao với 45,3% trên tổng số lượng công nhân toàn khu,trong đó lực lượng công nhân nữ có tay nghề chỉ chiếm 16,3%.

– Lực lượng công nhân lao động không có tay nghề chiếm 27,29%, trongđó tỷ lệ nữ cao hơn so với tỷ lệ lao động nam (16,02% so với 11,27%).

– Lực lượng kỹ thuật tốt nghiệp kỹ sư có tỷ lệ nhỏ 2,29% so với tổng côngnhân lao động toàn khu.

– Lực lượng tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật cũng chỉ chiếm 3,42% trên tổngcông nhân lao động toàn khu.

– Nếu tính tổng số công nhân lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghềchuyên môn là 2.806 người chiếm 51,09%.

Số liệu thống kê cho thấy, trình độ công nhân Khu Kỹ nghệ Biên Hòa làtương đối cao với 51,09%/5.492 công nhân (sản xuất và hành chánh). Hầu hết độingũ công nhân được đào tạo và lao động ở các nhà máy, xí nghiệp thuộc Khu Kỹnghệ Biên Hòa từ trước năm 1975. Đa số công nhân có kỷ luật, tổ chức và có tácphong công nghiệp. Đây là vốn quý cho việc phát triển công nghiệp ở địa phương.

I.3. Công nhân Biên Hòa với việc khôi phục kinh tế địa phươngMặc dù sau ngày giải phóng, tình hình còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là

nguyên liệu, nhiên liệu không đủ cung ứng cho sản xuất; cơ chế về sản xuất, lưuthông chưa phù hợp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Công đoàn đội ngũcông nhân đã nỗ lực trong việc thực hiện tiết kiệm, phát huy sáng kiến cải tiến kỹthuật, khắc phục nhiều khó khăn để sản xuất. Đặc biệt, hoạt động của Đảng bộ vàtổ chức công đoàn với việc giáo dục ý thức làm chủ xí nghiệp, nhà máy đã có hiệuquả xây dựng được ý thức dám nghĩ, dám làm, phát huy sáng kiến vượt khó đểduy trì sản xuất.

Ví dụ như: Nhà máy Gỗ ván Tân Mai, đội ngũ kỹ thuật, công nhân đã chếđược keo dán thay thế cho keo ngoại nhập, vừa tiết kiệm ngoại tệ, vừa duy trìđược sản xuất. Các nhà máy chế tạo cơ khí tự làm lò đúc sản xuất nhiều phụ tùngthay thế sản xuất máy bơm, máy cày...

Cuối năm 1975, giá trị tổng sản lượng công nghiệp chiếm 50,3% trên tổnggiá trị sản lượng toàn tỉnh. Trong năm 1975, với giá trị tài sản cố định là 258.553đồng, ngành công nghiệp ở Đồng Nai đã đạt giá trị tổng sản lượng trên địa bàn là729.790 đồng.

Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp nói chung, của công nhân KhuKỹ nghệ Biên Hòa nói riêng trong năm 1975 thể hiện được thái độ chính trị, ýthức làm chủ, trình độ của công nhân ở Đồng Nai, góp phần thực hiện ngân sáchvà phát triển nền kinh tế ở địa phương.

142

I.4. Tiếp quản khôi phục các đồn điền cao su của tư bảnI.4.1. Tình hình các đồn điền cao su trong tỉnh sau ngày giải phóng,

thành lập Công ty Quốc doanh Cao su Đồng NaiNgay sau ngày miền Nam giải phóng, Ban Cao su Nam bộ được quyết định

chuyển thành Tổng cục Cao su Việt Nam trực tiếp quản lý toàn bộ các đồn điềncao su của tư bản thực dân Pháp trước đây.

Tại Biên Hòa, Bà Rịa–Long Khánh, địa bàn có nhiều đồn điền cao su (chủyếu là các đồn điền cao su của Công ty SIPH và Công ty Đất Đỏ), từ tháng 3 -1967, Khu ủy đã thành lập huyện Đồn điền trên cơ sở sáp nhập ba Ban Cán sựCao su Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh. Khu ủy miền Đông phân công cácđồng chí Lê Sắc Nghi và Phạm Sơn Tòng tổ chức lực lượng vào tiếp quản các đồnđiền, đồng thời thành lập Công ty Quốc doanh Cao su Đông Nam bộ (Đồng chíLê Sắc Nghi Tổng Giám đốc lâm thời; Phạm Sơn Tòng, Phó Tổng giám đốc).

Ngày 8-5-1975, Ban Giám đốc Công ty Quốc doanh Cao su miền Đông,Huyện ủy đồn điền đã tổ chức cuộc họp với những chủ đồn điền người Pháp doBruno đại diện cho Công ty SIPH dẫn đầu. Trong cuộc họp, trước thái độ kiênquyết của Ban Tổng Giám đốc, đại diện Công ty SIPH đã bằng lòng bàn giao toànbộ đồn điền, xí nghiệp, kho bãi cho cách mạng.

Ngày 18-5-1975, các chủ tư bản đồn điền người Pháp chính thức rút khỏicác sở cao su, nơi chúng đã từng bóc lột công nhân ta gần 2/3 thế kỷ. Một giaiđoạn mới của ngành cao su và công nhân cao su Việt Nam nói chung, Đồng Nainói riêng bắt đầu. Ngày 30-5-1975, Công đoàn Công ty cao su miền Đông đã tổchức đại diện công nhân đến văn phòng các công ty tư bản Pháp ở Sài Gòn đấutranh, buộc chúng phải trả lương nợ công nhân từ 30 -4-1975 trở về trước. Tiềnlương nợ thu được, công ty chủ trương đưa vào xây dựng các công trình phúc lợitập thể cho công nhân (nhà nghỉ cho công nhân ở Đà Lạt). Các đồn điền tư nhân(dưới 500 ha) được phép hoạt động trở lại dưới sự giám sát của Nhà nước để giảiquyết việc làm cho công nhân.

Ngày 17-5-1975, Ban Tổng Giám đốc lâm thời Quốc doanh Cao su miềnĐông đã tổ chức hội nghị gồm 81 đại biểu đại diện cho 5.500 công nhân tại AnLộc (Suối Tre) để phân tích tình hình cụ thể của ngành cao su và đề ra biện phátkhôi phục và phát triển lại ngành.

Khi tiếp quản, trên địa bàn hai tỉnh Biên Hòa và Bà Rịa –Long Khánh gồmcó 12 đồn điền cao su: An Lộc, Bình Lộc, Trảng Bom, Túc Trưng, Cây Gáo, DầuGiây, Hàng Gòn, Ông Quế, Cẩm Mỹ, Bình Ba, Bình Sơn, Long Thành, tổng diệntích cây cao su là 21.000 hecta, trong đó khoảng trên 70% là diện tích cây già cỗi,năng suất cho mủ thấp (5,5 tạ/ha). Nhiều đồn điền từ lâu đã không hoạt động dochiến tranh: Đồn điền Cây Gáo bỏ từ năm 1966; Đồn điền Bình Ba bỏ hoang từnăm 1965.

Ngoài ra trên địa bàn có 4 nhà máy sơ chế mủ cao su là An Lộc, Tam Hiệp,

143

Dầu Giây và Long Thành, thì đã có 3 nhà máy xây dựng từ năm 1926, thiết bị cũkỹ, hư hỏng lại không có phụ tùng thay thế, công suất còn lại chỉ 50%. Toàn bộxe cơ giới để vận tải mủ đều hư hỏng không còn sử dụng được. Các máy phátđiện ở các đồn điền công suất còn lại chỉ 30 -40%.

Về tình hình công nhân trong 12 đồn điền gồm khoảng 5.500 công nhân, cóđến 70% là nữ và người lớn tuổi; trong đó 1.422 gia đình công nhân trong các đồnđiền bị thất nghiệp; hơn 500 gia đình với trên 3.000 nhân khẩu thiếu đói; 65% trẻcon em công nhân suy dinh dưỡng; 85% nhà ở của công nhân bị chiến tranh tànphá. Các hệ thống phúc lợi như trường học, bệnh xá có không đáng kể (Báo cáo10 năm hoạt động của Công ty Cao su Đồng Nai).

Trong Hội nghị này, các đại diện cho đội ngũ công nhân đã thể hiện quyếttâm khôi phục và phát triển lại ngành cao su với những biện pháp chủ yếu và cấpbách:

– Nhanh chóng củng cố bộ máy tổ chức, quản lý ở Công ty và các đồn điền.– Phát động công nhân tham gia phong trào phục hoá, khai hoang và trồng

mới để mở rộng diện tích cây cao su.– Nhanh chóng đào tạo đội ngũ công nhân trẻ có tay nghề đáp ứng yêu cầu

thay thế những công nhân lớn tuổi và mở rộng sản xuất (Trong 5.500 công nhân,đã có đến 70% là công nhân nữ và lớn tuổi).

Hội nghị đã quyết định đổi tên các đồn điền thành nông trường cao su;chuyển từ Công ty Quốc doanh Cao su miền Đông thành Công ty Quốc doanhCao su Đồng Nai, và lấy ngày 2-6-1975 làm ngày thành lập Công ty.

Đúng 6 giờ 30 phút sáng ngày 2-6-1975, khi tiếng còi tầm từ trung tâmNông trường An Lộc vang lên, 5.500 công nhân Công ty Cao su Đồng Nai ở 12nông trường đồng loạt ra quân bắt tay vào việc khôi phục sản xuất, mở đầu chomột giai đoạn mới của ngành cao su ở địa phương, một thời kỳ lao động mới củađội ngũ công nhân cao su Đồng Nai.

I.4.2. Sự biến động về cơ cấu, tổ chức và ý thức của công nhân cao suTrước đây khi còn chiến tranh, ngoài công nhân cao su tại chỗ, còn nhiều

nông dân từ các nơi ở miền Trung, miền Tây Nam bộ bị địch xúc tác hoặc bịkhủng bố phải chạy vào các sở làm thợ cạo mủ. Sau ngày giải phóng nhiều côngnhân quay trở về quê sinh sống. Ngược lại, sau giải phóng số người thất nghiệptại chỗ tăng lên, xin vào làm công nhân cao su. Tình hình này có ảnh hưởng đếnsố lượng và cơ cấu công nhân cao su.

Đại đa số công nhân cao su xuất thân là nông dân, có ý thức dân tộc, hầuhết tham gia hoặc có người thân tham gia kháng chiến, rất phấn khởi trước thắnglợi của cách mạng, trước sự đổi đời của đội ngũ công nhân, hăng hái lao động xâydựng quê hương.

Đảng ủy Công ty Cao su Đồng Nai và Ban Giám đốc Công ty chủ trươngngoài việc sử dụng lại những kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghề, phải nhanh

144

chóng thu hút và đào tạo công nhân kế thừa. Nhiều cán bộ kỹ thuật, quản lý cókinh nghiệm từ miền Bắc và các tỉnh miền Đông được Tổng cục Cao su tăngcường về cho các nông trường ở địa phương để nhanh chóng ổn định bộ máy.

Một số cán bộ, chiến sĩ vốn xuất thân từ công nhân cao su, nay đượcchuyển ngành trở về các nông trường tham gia công tác quản lý và sản xuất.Ngoài ra, một bộ phận lớn nhân dân chưa có việc làm từ các vùng đông dân trênđất nước tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới đã đến lập nghiệp ở các nôngtrường trở thành công nhân cao su. Tính đến cuối năm 1975, Công ty Cao suĐồng Nai đã thu nhận thêm 3. 500 công nhân từ nhiều nguồn, trong đó 3.000 laođộng là người địa phương và con em công nhân tại chỗ.

Về tổ chức: Tổ chức lãnh đạo Công ty gồm Đảng ủy, Ban GIám đốc. Đoànthể gồm Công đoàn cao su và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Côngty. Công ty gồm các phòng chức năng trực thuộc như Phòng lao động tiền lương,Phòng kế hoạch tài vụ, Xí nghiệp Cơ khí vận tải.

Bên dưới có 12 nông trường được thành lập (lãnh đạo có chi bộ Đảng, BanGiám đốc nông trường), dưới có các đội, tổ quản lý lao động, sản xu ất. Mỗi nôngtrường có công đoàn nông trường, đoàn thanh niên để tập hợp giáo dục, làm nòngcốt trong các phong trào thi đua sản xuất.

Đảng ủy Công ty, các chi bộ cơ sở cùng công đoàn tổ chức các lớp học tậpchính trị quán triệt tình hình nhiệm vụ mới cho cán bộ, đảng viên và công nhân(theo đội, tổ); từng bước nâng cao nhận thức chính trị và ý thức làm chủ cho độingũ công nhân cao su. Đặc biệt, ngày 25-7-1975, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứnhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã về thăm Công ty Cao su Đồng N ai.Trong cuộc gặp mặt cán bộ, công nhân Công ty, đồng chí đã đánh giá cao truyềnthống đấu tranh kiên cường của đội ngũ công nhân cao su trong hai thời kỳ khángchiến; đồng thời động viên kêu gọi đội ngũ công nhân phát huy truyền thống anhhùng, ra sức lao động, sáng tạo làm ra nhiều “vàng trắng” cho Tổ quốc. Lời độngviên, nhắc nhở của đồng chí có ý nghĩa to lớn động viên công nhân Công ty Caosu Đồng Nai nỗ lực khắc phục khó khăn để khôi phục và phát triển sản xuất.

I.4.3. Công nhân cao su với công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh,khôi phục sản xuất

Để thực hiện Nghị quyết Hội nghị An Lộc ngày 17-5-1975, ngày 2-6, 5.500công nhân ở 12 nông trường đã bắt đầu vào cuộc chiến khôi phục các vườn cây bịhoang hóa và tàn phá bởi chiến tranh. Đây là công việc hết sức vất vả khó khăn vàđổ nhiều mồ hôi kể cả xương máu của công nhân.

Được sự hỗ trợ của các đội công binh tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa–Long Khánh,Công ty và các nông trường đều thành lập các đội rà phá bom mìn còn vương vãikhắp nơi trong các vườn cây; phát hoang cỏ dại, nhất là ở những vườn cây bỏhoang lâu ngày như Cây Gáo, Xà Bang, An Viễn, Long Thành…; thanh lý nhữngvườn cây già cỗi không còn cho mủ, đồng thời cạo tận thu những vườn cây có thểtận dụng được. Điều khó khăn căn bản của Công ty là thiếu ph ân bón, đặc biệt

145

phân urê để kích thích tăng trưởng vườn cây. Công ty đã phát động phong tràocông nhân dùng phân xanh để bón vườn cây; đồng thời liên hệ Viện Nghiên cứucây cao su ở Lai Khê để nhận những giống cây mới có năng suất cao.

Xí nghiệp Cơ khí vận tải khắc phục khó khăn, tìm phụ tùng thay thế nhữngmáy móc thiết bị để có thể vận hành những chiếc xe tải, xe ủi đã bị chôn chân lâungày. Công nhân các nhà máy chế biến An Lộc, Dầu Giây, Cẩm Mỹ tìm tài liệunghiên cứu dây chuyền sản xuất mủ của Pháp, tìm mua và tự chế tạo những thiếtbị cần thiết để có thể vận hành lại nhà máy.

Hàng chục công nhân đã bị thương và hi sinh trong việc tháo gỡ mìn giảiphóng đất. Với quyết tâm cao lại được công đoàn động viên, đặc biệt những côngnhân công tra cao su lớn tuổi đã từng trải qua cuộc sống lao động tủi nhục hai thờikỳ tư bản thực dân, đế quốc luôn đi đầu, động viên lớp trẻ. Đến cuối năm 1975,công nhân Công ty đã rà phá, tháo gỡ, giải phóng trên 1.000 hecta vườn cây.Những lô cao su của Nông trường Cây Gáo, phân sở Xuân Sơn, Xà Bang củaNông trường Bình Ba đã được khôi phục sản xuất. Những giọt mủ đầu tiên ởnhững vườn cây bị thiệt hại nặng trong chiến tranh, thể hiện tấm lòng, quyết tâmvà ý thức làm chủ của đội ngũ công nhân cao su ở Đồng Nai.

Tháng 12-1975, Nhà máy Chế biến mủ Dầu Giây bị hư hỏng nặng, ngưnghoạt động từ trước năm 1975, bắt đầu vận hành và chế biến những kg mủ thànhphẩm đầu tiên.

Đến cuối tháng 12-1975, vượt qua nhiều khó khăn, sản lượng mủ khai tháccủa các nông trường trên địa bàn tỉnh đạt 8.500 tấn, vừa đảm bảo đời sống chocông nhân, vừa có đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Tuy năng suất chỉ đạtkhoảng 5 tạ/ha, nhưng thành quả khôi phục sản xuất của công nhân cao su ĐồngNai trong 7 tháng là một minh chứng hùng hồn rằng: Với tinh thần làm c hủ vàquyết tâm cao, đội ngũ công nhân cao su dưới sự lãnh đạo của Đảng hoàn toàn cóthể vận dụng những kinh nghiệm sản xuất từ trước, phát huy sáng kiến trong laođộng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất “vàng trắng” cho Tổ quốc.

Có thể nói trong vòng 8 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12-1975), giai cấpcông nhân ở Đồng Nai cùng nhân dân trong tỉnh đã có những nỗ lực rất cao gópphần khắc phục một bước những hậu quả của chiến tranh để khôi phục sản xuất.

Trong 8 tháng đó, trong muôn vàn bề bộn, dưới sự lãnh đạo của Trungương, Trung ương Cục, Khu ủy, các Tỉnh ủy, các tổ chức lãnh đạo của Đảng,công đoàn trong hai khu vực công nghiệp và sản xuất cao su đã được tổ chức,lãnh đạo phong trào công nhân vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng.Công nhân cao su nhanh chóng gỡ bỏ bom mìn của kẻ thù, khắc phục khó khăn,khôi phục vườn cây cao su, cho những dòng nhựa trắng phục vụ sản xuất và xuấtkhẩu, xây dựng cuộc sống mới.

Đội ngũ công nhân, đặc biệt ở Khu Công nghiệp Biên Hòa với truyền thốngđấu tranh cách mạng, đã làm chủ nhà máy, xí nghiệp, bảo quản an toàn cácphương tiện, thiết bị sản xuất; khắc phục những khó khăn, nhất là về nhiên,

146

nguyên liệu, phát huy nhiều sản kiến để vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất,có những đóng góp nhất định cho công cuộc sản xuất.

Sự nỗ lực của giai cấp công nhân ở Đồng Nai trong gần một năm qua thểhiện ý thức giai cấp, ý thức dân tộc, ý thức làm chủ của đội ngũ. Tuy có sự biếnđộng về số lượng, nhưng có thể nói giai cấp công nhân địa phương với nỗ lực laođộng thể hiện sự trưởng thành về nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là những cơsở để giai cấp công nhân ở Đồng Nai vươn lên phát triển trong thời kỳ mới.

II. GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở ĐỒNG NAI TRONG THỜI KỲ BAO CẤP(1976-1985)

II.1. Công nhân trong khu vực công nghiệpII.1.1. Đường lối công nghiệp của Đảng, những chủ trương của Nhà

nước về công nghiệp, công nhânTrong 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng

sản Việt Nam đã trải qua hai kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc. Đường lối về xâydựng kinh tế xã hội chủ nghĩa của hai kỳ đại hội thể hiện một quá trình tìm tòi đổimới để điều chỉnh và đề ra đường lối sát hợp, phát triển kinh tế xã hội.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (từ 14 đến 20-12-1976) đãxác định ba đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam(1[10]) và đề ra nhiệm vụ chiếnlược của cách mạng Việt Nam: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyềnlàm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng:cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học–kỹ thuật, cách mạng tưtưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học–kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnhcông nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ đilên chủ nghĩa xã hội”.

Về đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội xác định: “ Đẩymạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủnghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủnghĩa. Ưu tiên phá t triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triểnnông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệpcả nước thành một cơ cấu công –nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế Trung ươngvừa phát triển kinh tế địa phương…”(2[11]).

Về công nghiệp, trong thời kỳ này, Đảng chủ trương trưng thu trưng muanhững công ty, xí nghiệp của tư bản thực dân hoặc tư sản mại bản đã bỏ chạy ranước ngoài, xây dựng các xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh, thực hiệnbao cấp với các xí nghiệp quốc doanh và các ngành mũi nhọn. Tuy có đạt những

(1[10]) Ba đặc điểm lớn: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ nền sản xuất nhỏ; cả nước chịu hậu quả nghiêmtrọng của chiến tranh và tàn dư thực dân mới; cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực chất là cuộc đấu tranh “aithắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng.(2[11]) Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IV . Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, trang 66,67,68

147

thành tựu nhất định, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, đặc biệtlà chủ quan nóng vội trong quản lý, lãnh đạo, tổ chức thực hiện, nên nền kinh tếtiếp tục khó khăn và lâm vào tình trạng khủng hoạng.

Thực tế đó đặt cho Đảng ta phải có những điều chỉnh trong chiến lược xâydựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực nông nghiệp, tháng 8 -1979, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương khóa IV đã bàn về nhữngvấn đề cấp bách của tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Tư tưởng của Hội nghịnày là “làm cho sản xuất bung ra”. Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị100.CT/TW về “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tácxã” tạo động lực cho nông nghiệp phát triển. Về công nghiệp, ngày 21-1-1981,Chính phủ ban hành Quyết định số 25/CP về “Một số chủ trương và biện phápnhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chínhcủa các xí nghiệp quốc doanh”. Quyết định 25/CP có ý nghĩ quan trọng đối vớisản xuất và quản lý trong công nghiệp, mở ra cho ngành công nghiệp một lối đimới góp phần “làm cho sản xuất bung ra” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị BanChấp hành Trung ương lần thứ VI (khóa V).

Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ V (tháng 3 -1982) đã đưa rakhái niệm chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ và có những điều chỉnh quantrọng trong đường lối kinh tế: “ trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80, cần tậptrung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnhsản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặngquan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệpnặng trong một cơ cấu công –nông nghiệp hợp lý”.

Sau Đại hội V, nhiều Hội nghị Trung ương đã tiến hành với trọng tâm bànvề kinh tế. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 6 -1985), Đảng ta đềra những quyết sách mạnh mẽ và kiên quyết, có tác động to lớn đến phát triểnkinh tế, đặc biệt là công nghiệp đối với các công ty, xí nghiệp quốc doanh: “Phảidứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện kế hoạch tậptrung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì mới đẩymạnh được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”.

Tại miền Nam, để thực hiện Nghị quyết 24 Trung ương, Trung ương Cụcmiền Nam đã ra Nghị quyết 16/QĐ.75 giải thể Khu, sáp nhập tỉnh đảm bảo sựlãnh đạo, chỉ đạo thống nhất ở Nam bộ. Nghị quyết nhấn mạnh trong xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, phải lấy tiêu chuẩn phát triển kinh tế làm hàng đầu.

Tháng 1-1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập (1[12]). Trong mười năm (1976-1985) tương ứng với hai kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và V, 4 kỳ Đại hội

(1[12]) Trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa –Long Khánh và Tân Phú. Diện tích tỉnh Đồng Nai 8.360km2, dânsố 1.223.683 người, gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu và các huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Long Thành,Long Đất, Châu Thành, Xuân Lộc, Tân Phú và Duyên Hải. Tỉnh ủy lâm thời do đồng chí Lê Quang Chữ, Bí thư, PhạmVăn Hy, Phó bí thư thường trực.

148

Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (lần I đến lần IV), thực hiện hai kế hoạch 5 năm của tỉnh(1976-1980, 1980-1985).

+ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Đồng Nai lần thứ I (1977), sau khi nêunhững đặc điểm về công nghiệp của tỉnh đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của côngnghiệp địa phương là “phải phục vụ tốt cho các ngành kinh tế mà đặc biệt là phụcvụ đắc lực cho nông nghiệp, chế biến nông, lâm, hải sản để phục vụ quần chúngvà cho xuất khẩu, trong đó phải đặc biệt quan tâm vấn đề chế biến lương thực;sản xuất ra một số mặt hàng tiêu dùng thiết thực cho nhân dân mà nguyên liệuđịa phương cho phép và đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng. Song song đẩymạnh công cuộc cải tạo đối với công nghiệp tư bản tư doanh, tiểu thủ côngnghiệp tư nhân”.

Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh “Trọng tâm trước mắt đối với tỉnh ta là phảiđẩy mạnh nông nghiệp toàn diện, trên cơ sở đó mà phát triển công nghiệp, cóphát triển công nghiệp thì mới phục vụ cho nông nghiệp phát triển toàn diện” .Nghị quyết cũng đề cập đến mối quan hệ chặt giữa công nghiệp Trung ương vàcông nghiệp địa phương về mặt quản lý địa bàn.

+ Đại hội II (1979) của tỉnh diễn ra trong bối cảnh cả nước có hai cuộcchiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Trong tình hình chung đó,việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa” là cấp bách. Đảng bộ chỉ đạo tiếp tục phát triển, cải tạo sắp xếp lại các xínghiệp quốc doanh nhằm tạo ra những sản phẩm tiêu dùng phục vụ đời sốngnhân dân (theo định mức Nhà nước). Năm 1982, tỉnh tiến hành Đại hội đại biểulần thứ III. Về công nghiệp, Nghị quyết Đại hội chủ trương “Tiến hành mộtbước sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục xây dựng và phát triển công nghiệp (nhất làtiểu, thủ công nghiệp) kết hợp hợp lý công nghiệp với nông nghiệp và các ngànhkinh tế khác trong toàn tỉnh và trên địa bàn từng huyện, trên cơ sở tận dụng ch ủyếu năng lực sản xuất hiện có với nguồn nguyên liệu địa phương để sản xuấtthêm hàng tiêu dùng và xuất khẩu”(1[13]), trong đó nhấn mạnh phát triển côngnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt, Đại hội xác định vị trí quan trọng,trung tâm của thành phố Biên Hòa “là trung tâm phối hợp với công nghiệpTrung ương, tỉnh, các huyện, các ngành và rộng hơn nữa với thành phố Hồ ChíMinh, các tỉnh bạn, nên phải có kế hoạch thật cụ thể trong việc tập trung cảitạo, sắp xếp lại lực lượng tiểu, thủ công nghiệp, m ở rộng thêm sản xuất, liên kếtsản xuất kinh doanh, để có thêm nguồn hàng phục vụ tiêu dùng, trao đổi lấylương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpcủa thành phố và tăng thêm xuất khẩu” (2[14]).

Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh phải thực hiện tốt việc ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật, cải tiến quản lý, thực hiện chế độ bắt buộc hợp đồng sản xuất,cung ứng, tiêu thụ giữa các đơn vị với định mức kinh tế, kỹ thuật hợp lý, đảm bảo

(1[13]) Trích Văn kiện đại hội III, Nhà xuất bản Đồng Nai, 1983, tr 41.(2[14]) Như trên, tr 42

149

kết hợp hài hòa 3 lợi ích. Đặc biệt, trong phần nói về các biện pháp thực hiện,Nghị quyết đã nhấn mạnh đến vai trò của tổ chức công đoàn và công nhân:

– “Công đoàn cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục về ý thức giaicấp, xây dựng người công nhân mới, phát động công nhân viên chức phát huyquyền làm chủ tập thể trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, ứng dụngkhoa học kỹ thuật thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch Nhà nước.

– “Công đoàn phải chăm lo bồi dưỡng và nâng cao trình độ chính trị, vănhóa, khoa học kỹ thuật cho công nhân góp phần tích cực đào tạo cán bộ quản lývà công nhân lành nghề.

– “Công đoàn cần tham gia đắc lực vào công tác quản lý kinh tế, đấu tranhchống các hiện tượng tiêu cực, ổn định cải thiện đời sống cho công nhân viênchức.

– “Công đoàn đóng vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua xã hội chủnghĩa của đội ngũ công nhân lao động”(1[15]).

II.1.2. Cơ cấu tổ chức và lao động của công nhânĐầu năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập. Ty Công nghiệp hình thành

để quản lý và tổ chức hoạt động của ngành. Trong số nhà m áy sản xuất ở KhuCông nghiệp Biên Hòa, Nhà máy Gỗ Tân Mai được bàn giao cho địa phương.Toàn Khu Công nghiệp Biên Hòa có 94 xí nghiệp thuộc Trung ương, trong đó có38 xí nghiệp đã hoạt động trở lại. Công nghiệp địa phương gồm có 46 xí nghiệpphân loại ngành nghề như sau:

10 xí nghiệp sửa chữa máy móc thiết bị, sản xuất sản phẩm bằng kim loại.7 xí nghiệp hóa chất.20 xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến gỗ, sành sứ thủy

tinh.5 xí nghiệp chế biến lương thực, khai thác thực phẩm.2 xí nghiệp dệt da, may mặc.1 xí nghiệp in.1 xí nghiệp khoan cấp nước.Trong 10 năm (1976-1985), ngành công nghiệp ở Đồng Nai không ngừng

phát triển, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo phụcvụ nhiệm vụ xây dựng cơ bản và phát tri ển nông nghiệp. Ngành gặp không ít khókhăn về nguyên liệu, thiết bị thay thế, công nghệ lạc hậu; các dây chuyền sản xuấtchủ yếu dựa vào lao động thủ công là chính, cơ chế sản xuất chưa hợp lý. Nhìnchung công nghiệp Đồng Nai tuy có những yếu tố sản xuất theo hướng tư bản chủnghĩa, nhưng quy mô sản xuất nhỏ, do đó sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao,chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Trong 10 năm, Đảng bộ Đồng Nai với tưtưởng chỉ đạo vừa khôi phục, vừa cải tạo sắp xếp lại sản xuất, từng bước đầu tư

(1[15]) Văn kiện Đại hội III, sđd, tr 72, 73.

150

mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất (nhưng chủ yếu là phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật tạichỗ là chính).

Trong 10 năm, tập trung cho ngành cơ khí, chế biến cao su, giấy, phân bón,gốm mỹ nghệ, gạch ngói...công nghiệp địa phương Đồng Nai từ 46 cơ sở ban đầu(1976) đã tăng lên 90 cơ sở sản xuất vào năm 1985, (gấp hơn 1,5 lần); hợp tác xãsản xuất tiểu thủ công nghiệp từ chỗ không đến 60 cơ sở. Riêng về công nghiệpTrung ương ở địa phương , số cơ sở biến động và có xu hướng giảm do những khókhăn về cơ chế, vật tư, nguyên liệu.

Tổng hợp lại, số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địabàn tỉnh như sau:

Cơ sởsảnxuất

1976 1980 1981 1982 1983 1984 1985

XNTrungương

40 43 39 48 39 38 38

XN địaphương 46 73 82 92 95 90 90

Nếu phân theo số lượng doanh nghiệp, trên địa bàn Đồng Nai có:

NGÀNH SẢN XUẤT 1976 1980 1985Khai thác đá và các mỏ khác 38 50 55Sản xuất thực phẩm, đồ uống 789 906 962Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 1Sản xuất sản phẩm dệt 9 14 16Sản xuất trang phục 86 251 357Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 3 3 3Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 150 150 160Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy 7 9 9Xuất bản, in và sao bản ghi 1 1 1Xản xuất hóa chất 16 16 16Sản xuất sản phẩm cao su và plastic 9 10 10Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại 154 186 264Sản xuất kim loại 2 2Sản xuất sản phẩm bằng kim loại 152 213 266

151

Sản xuất máy móc thiết bị 4 4 4Sản xuất thiết bị điện, điện tử 16 10 6Sản xuất radio, TV, thiết bị truyền thông 1 1Sản xuất sửa chữa xe có động cơ 8 8 8Sản xuất, sữa chữa phương tiện vận tải khác 10 10 12Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 50 60 60Sản xuất và phân phối điện, ga 1 1Sản xuất và phân phối nước 2 2 2TỔNG SỐ 1.502 1.907 2.216

Chủng loại sản phẩm công nghiệp Trung ương sản xuất ở Đồng Nai baogồm 20 loại chính; công nghiệp địa phương gồm 30 loại sản phẩm chính (1[16]).Khó khăn lớn nhất của ngành công nghiệp thời kỳ này (1976 -1985) là tình trạngsản xuất không hết công suất, do hầu hết các nhà máy xí nghiệp đều phải phụthuộc vào nguyên liệu ngoại nhập, nhưng nay không còn. Nhà máy Sữa bộtDiélac, máy móc thiết bị hiện đại, nhưng từ khi tiếp quản vẫn không vận hànhđược vì không có nguyên liệu. Nhà máy đường Biên Hòa công suất 50.000tấn/năm, nhưng cũng phụ thuộc nguyên liệu đường thô nhập từ Đài Loan, TháiLan, nên không lọc đường cát trắng. Nhà máy Gỗ dán Đồng Nai (Vinaplyco)thuộc Liên hiệp Xí nghiệp Gỗ diêm Bộ Công nghiệp nhẹ với công suất6.000m3/năm, nhưng chỉ thực hiện được 1.800m3/năm. Nhà máy Chế biến GỗTân Mai, công suất 40.000m3/năm nhưng do thiếu nguyên liệu chỉ thực hiệnnhiều nhất là 1/3 công suất. Nhưng điều đáng quan tâm là trong điều kiện khókhăn nhiều mặt, nhưng giai cấp công nhân và lao động ở Đồng Nai đã có nhiều nỗlực phấn đấu, khắc phục khó khăn, phát huy những sáng kiến để không ngừngtăng sản lượng và giá trị tổng sản phẩm làm ra.

Nếu phân theo ngành sản xuất, nền công nghiệp Trung ương, địa phương(kể cả tiểu thủ công nghiệp) của Đồng Nai bao gồm 15 ngành. Trong 10 năm,ngành hoạt động trong cơ chế bao cấp, kế hoạch sản xuất, sản xuất theo chỉ tiêuhàng năm. Tuy bị ràng buộc bởi cơ chế xin cho, bộ máy điều hành, quản lý cồngkềnh, nhưng ngành cũng có những điều kiện thuận lợi như không phải tì m kiếmthị trường, đầu ra của sản phẩm thuận lợi nhờ bao cấp.

Ngành công nghiệp của tỉnh đã khai thác nguyên liệu địa phương sẵn có,đồng thời tận dụng tốt nguồn vật tư do chiến tranh để lại để phục vụ sản xuất, làmra những sản phẩm, thiết bị có giá trị sử dụng, phục vụ phát triển nông nghiệp,kinh tế. Đặc biệt, các cơ sở công nghiệp (cơ khí) quốc doanh, vừa xây dựng, vừa

(1[16]) CN.Trung ương: Điện, thép, dây điện, máy bơm, động cơ điện, Oxygen, bình accu, bột giặt, tôle ciment, ngói cácloại, gạch men sứ, kính xây dựng, giày, ván ép, chỉ len, quần áo xuất khẩu, acétylen, đồ hộp, cao su sơ chế, bột ngọt.CN. Địa phương: quạt trần, đại tu ô tô, nông cụ cầm tay, sửa máy công nghiệp, động cơ điện, tấm lợp, đắp lốp ô tô,bình điện, xà phòng, phân hỗn hợp, cao su sơ chế, gạch, đá xây dựng, đá pudơlan, gỗ ván ép, gỗ tròn, tre cây, tre giấy,ván sàn xuất khẩu, thùng hộp giấy, ngói các loại, tinh bột, bánh kẹo, đậu hũ, nước mắm, muối, vải các loại, vải màn,thảm len, nước, thức ăn gia súc, máy bơm nước, dược phẩm, đường các loại...

152

sản xuất, vừa thiết kế vừa chế tạo kết hợp phong trào thi đua sản xuất xã hội chủnghĩa, đã sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm, có một số sản phẩm từ trước chưađược sản xuất ở địa phương như: đóng xe ca, đại tu xe máy, quạt trần, máy bơmnước, các loại máy xay xát chế biến lương thực, đắp lốp ô tô, xe máy, vánép...Đến cuối năm 1979, ngành công nghiệp địa phương đã sản xuất được 80 sảnphẩm chủ yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

Đặc biệt, khi có Quyết định 25/CP của Hội đồng Chính phủ, Nghị quyết VIBan Chấp hành Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai ra Nghị quyết 17 chuyên về sảnxuất công nghiệp, góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc kh ó khăn của ngành về cơchế quản lý, phát huy tính chủ động của các cơ sở quốc doanh. Thực hiện Nghịquyết VI Trung ương, việc tổ chức sản xuất ở Khu Công nghiệp Biên Hòa thuộcTrung ương được sắp xếp lại. Toàn Khu Công nghiệp có 40 nhà máy, xí nghiệpthuộc 6 Bộ và 2 Tổng cục quản lý. Đến năm 1980 -1981, các xí nghiệp được tổchức lại với hình thức công ty và liên hiệp các xí nghiệp và 12 xí nghiệp địaphương trực thuộc 4 ty (Ty Công nghiệp có 9; Ty Lương thực 1; Ty Nông nghiệp1; Ty Xây dựng 1 phân xưởng thuộc xí nghiệp gạch ngói 3/2).

STT Số xínghiệp

Côngnhân

Côngty

LH cácxí nghiệp

1 Bộ Cơ khí luyện kim 11 3.807 32 Bộ Điện lực 13 Bộ Xây dựng 6 1.855 1 24 Bộ Công nghiệp nhẹ 6 3.430 45 Bộ Lâm nghiệp 3 701 16 Bộ CN thực phẩm 5 1.219 47 Tổng cục Hóa chất 7 1.411 48 Tổng cục Cao su 1

Cộng chung 40 12.397 10 9

Trong khi đó, ở các xí nghiệp địa phương do Đồng Nai quản lý đến năm1981 có 73 xí nghiệp các loại (40 xí nghiệp trực thuộc các ngành ở tỉnh và 33 xínghiệp thuộc các huyện và thành phố Biên Hòa, với 8.843 công nhân).

Về ngành tiểu thủ công nghiệp có 1.571 cơ sở với 17.943 lao động (trongđó có 23 hợp tác xã với 3.317 lao động; 231 tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệpvới 10.428 lao động, và 1.317 cơ sở tư nhân với 4.198 lao động).

Ty Công nghiệp và các ngành vật tư đã ưu tiên cung ứng nguyên liệu chocác cơ sở sản xuất các sản phẩm có chất lượng, hiệu quả cao; đồng thời thực hiệnviệc mở rộng liên kết, liên doanh sản xuất giữa các xí nghiệp. Những giải pháp,biện pháp trên đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu

153

dùng và xuất khẩu (các sản phẩm như dệt, điện cơ, chế biến cao su, sản xuất dượcphẩm...). Đặc biệt, tỉnh đã đầu tư vốn xây dựng cho ngành công nghiệp khálớn(1[17]), phát triển mạng lưới sản xuất cơ khí địa phương ở các huyện, sửa chữacác loại máy nông nghiệp, sản xuất các công cụ cầm tay nông nghiệp, xây dựngmột số xí nghiệp mới và đi vào sản xuất như giấy Phước Tân, gạch Phước Tân,các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm ở các huyện...

Và trong những điều kiện khó khăn về nguyên liệu, vật tư, nhưng ngànhcông nghiệp địa phương vẫn phát triển, thu hút nhiều lao động, giá trị tổng sảnlượng ngành công nghiệp đều tăng trưởng hàng năm.

(1[17]) Trung ương đầu tư: năm 1980 đầu tư 5,1 triệu; 1981 = 11,8 triệu; 1982= 28,4 triệu; 1983= 17,9 triệu; 1984= 87,3triệu; 1985= 143,4 triệu (theo giá cố định 1982). Địa phương đầu tư: 1980=2,4 triệu; 1981=1,8 triệu; 1982=2,2 triệu;1983=4,5 triệu; 1984=6,8 triệu; 1985=9,2 triệu.

154

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp Đồng Nai (giá cố định 1982)Đơn vị tính: 1.000 đồng

1976 1980 1981 1982 1983 1984 1985Tổng số 729.790 2.839.188 3.165.154 3.404.578 3.468.917 3.947.963 4.324.963QD+CTHD 527.422 2.262.042 2.612.200 2.718.057 2.809.849 3.237.587 1.591.658Địa phương 460.289 1.063.028 1.042.711 1.255.486 1.293.030 1.577.956 1.797.049TTCN 202.368 577.146 552.954 686.521 659.063 710.376 936.256

Trong tình hình khó khăn, đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân các nhà máy,xí nghiệp Trung ương cũng như địa phương đã biết tận dụng phế liệu, ph át huysáng kiến, cải tiến kỹ thuật, không ngừng phát triển sản xuất, tăng giá trị sảnlượng hàng năm.

155

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp Trung ương và địa phương (theongành)–

giá cố định 1982, đơn vị tính: 1.000 đồng (số liệu Cục Thống kê Đồng Nai)

Ngànhcông

nghiệp

1976 1980 1981 1982 1983 1984 1985

Sửa chữamáymócTB+ Địaphương

12.166 35.238 38.463 44.740 56.577 64.076 121.331

Điện-điệntử+Địaphương

1.728 1.947 2.892 3.249 2.996 5.495 6.271

Sản phẩmkim loại+Địaphương

10.279 24.783 18.732 36.467 44.672 31.027 44.539

Hóa chất+Địaphương

288.09018.589

614.423100.461

742.28454.782

759.70171.588

907.58367.548 978.05288.548 985.82085.190

Xenlulô vàgiấy+Địaphuơng

29.98829.998

588.49371.889

467.18262.070

542.75871.700

502.45883.409

602.788121.199

520.531116.373

Chế biếnlâm sản+Địaphương

125.216125.216

545.902400.787

607.271455.133

621.582461.685

574.114416.916

536.354398.845 468.855

Vật liệu xâydựng+Địaphương

63.49863.498

147.18353.584

126.01038.853

151.84660.670

204.81698.612

218.485110.441

122.642130.647

Dệt+Địaphương

35.67735.677

75.59760.550

75.78175.397

95.31472.880

92.12972.699

111.20485.294 109.072

156

Sửa chữamáymócTB

12.166 75.101 78.173 77.387 88.050 107.054 183.686

Sành sứthủy tinh+Địaphương

12.15412.154

74.93620.151

57.46824.505

52.40234.450

68.3095.486

119.45257.322

61.37981.255

May+Địaphương

5.1555.155

58.67615.649

43.4049.163

45.42010.123

50.54515.991

53.85815.248 50.766

Điện-điệntử+Địaphương

1.728 49.581 53.305 56.690 84.598 74.580 107.981

Lương thực+Địaphương

43.447 115.761 107.715 159.322 111.742 178.097 296.741

Thực phẩm+Địaphương

97.715 138.346 144.271 198.947 246.407 371.180 382.162

Da, sảnphẩm giả da+Địaphương

248 284 312 324 1.872 206

In+Địaphương

217 149 233 248 270 1.684 992

Côngnghiệp khác+Địaphương

4.460 23.485 30.218 29.100 40.381 47.728 102.679

157

Trong giai đoạn 10 năm (1976-1985), công nghiệp Đồng Nai gặp rất nhiềukhó khăn do thiếu nhiên liệu, nguyên liệu, vật tư phụ tùng thay thế, cơ chế hoạtđộng sản xuất theo chế độ bao cấp, nhưng với những nỗ lực đầu tư của Nhà nước,các cơ sở công nghiệp, đặc biệt công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp vẫn cóbước phát triển nhất định(1[18]). Sự phát triển này tác động đến sự phát triển sốlượng công nhân lao động, mặc dù có nhiều biến động trong những năm 1978-1985. Chúng ta có số liệu phát triển công nhân thuộc khu vực sản xuất côngnghiệp Trung ương như sau:

1976 1980 1981 1982 1983 1984TS.CÔNG

NHÂN4.710 17.519 18.757 17.598 19.953 22.770

Trực tiếpsx

3.769 13.824 14.837 16.542 16.542 17.684

Số lượng công nhân khu vực sản xuất công nghiệp địa phương như sau:1976 1980 1981 1982 1983 1984

TS CÔNGNHÂN

4.038 6.431 7.438 7.004 8.288 9.288

Trực tiếpsản xuất

3.769 5.172 5.825 5.154 4.910 7.303

Về trình độ công nhân lao động , Khu Công nghiệp Biên Hòa (nay là KhuCông nghiệp Biên Hòa I), gồm những nhà máy, xí nghiệp sản xuất có máy mócthiết bị tương đối hiện đại (của thập niên 60 -70), do đó trình độ chuyên môn, taynghề bậc thợ công nhân được tuyển chọn kỹ để đảm bảo năng suất và chất lượngsản phẩm. Do vậy, nhìn chung trong khu vực sản xuất công nghiệp quốc doanhTrung ương, công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao hơn so khu vực côngnghiệp địa phương và tư nhân, tập thể. Phân loại trình độ như sau:

TRÌNH ĐỘ SỐ LƯỢNG TỶ LỆTrình độ trên đại học 10 0,06%

Trình độ đại học 805 4,44%Trình độ cao đẳng 130 0,72%Trình độ trung học

chuyên nghiệp1.199 6,63%

Công nhân kỹ thuật 15.935 88,09%

(1[18]) Năm 1976, Nhà nước đầu tư cho ngành 9,9 triệu; năm 1980 là 24,8 triệu; năm 1984 là 68,8 triệu; tổng cộng trong10 năm đã đầu tư 270,4 triệu; giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp từ 258,6 triệu/năm 1976 tăng lên 449triệu/năm 1980 và 869 triệu/năm 1983

158

Nhìn chung trên 32.058 công nhân, trong đó 24.987 công nhân trực tiếp sảnxuất trong ngành công nghiệp, đa phần có tay nghề chuyên môn khá, nhiều côngnhân lành nghề, sống qua nhiều chế độ (thời Pháp, Mỹ và chế độ mới). Ngoài sốcông nhân mới tuyển dụng sau 1975 và một số cán bộ công nhân tăng cường từmiền Bắc vào, đại đa số là lực lượng công nhân tại chỗ, nguồn ở Đồng Nai vàthành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm lớn là hầu hết công nhân ở Khu Công nghiệpBiên Hòa đều có đạo Thiên Chúa. Những xí nghiệp có đông công nhân đạo ThiênChúa như: Dệt Thống Nhất (đến 60%), May Đồng Nai, Len Biên Hòa, Ac quyĐồng Nai. Một số xí nghiệp có đông công nhân người dân tộc Hoa như: Vicasa,Sadakim, gỗ ván Đồng Nai. Xí nghiệp có nhiều công nhân xuất thân là sĩ quan, hạsĩ quan Sài Gòn như Nhà máy Bê tông. Tuy nhiên, đa phần công nhân lại sốngphân tán chứ không tập trung, nhất là số công nhân ngụ cư ở thành phố Hồ ChíMinh. Các xí nghiệp phải bố trí xe đưa rước hàng ngày. Khu Công nghiệp BiênHòa có khu nhà tập thể ở Long Bình cho cán bộ, công nhân, nhưng không đápứng đủ nhu cầu. Công nhân được ăn trưa không mất tiền; làm ca đêm có bồidưỡng; ngành độc hại có bồi dưỡng riêng.

Cơ cấu tiền lương công nhân , ban đầu công nhân lãnh lương tháng căn bản(theo Quyết định 219CP), nên lương không đảm bảo mức sống bình thường. Sốliệu theo dõi 18 đơn vị sản xuất cho thấy, mức thu nhập bình quân của công nhântừ 55đ đến 76đ, mức lương này thực tế chỉ đủ nuôi sống công nhân từ 5 đến 10ngày, 20 ngày còn lại tự mỗi bản thân công nhân phải đi làm thêm. Do vậy, việclàm thêm bên ngoài của công nhân tác động không ít đến năng suất xã hội, cũnglà một trong những nguyên nhân làm phát sinh những tiêu cực trong các đơn vị.Việc làm thêm của công nhân có nhiều dạng:

– Làm gia công cho Nhà nước– Làm thuê thêm cho tư nhân ngoài giờ– Tổ chức chăn nuôi, tăng gia tự cải thiện– Có công nhân ban đêm phải đạp xích lô, chạy xe ôm– Không ít công nhân không tìm được việc làm thêm, phải bán bớt tư trang

để bám sản xuất.Do khó khăn về kinh tế từ năm 1979 đến 1981, toàn tỉnh Đồng Nai có 7.830

người bỏ việc (mới tính 174 cơ sở), riêng ngành công nghiệp phân loại như sau:– Công nhân bậc 4: 195 người– Công nhân bậc 5: 353 người– Công nhân bậc 6: 18 người– Công nhân bậc 7: 4 người– Kỹ sư: 30 ngườiTiền lương công nhân hàng tháng và tiền làm thêm bên ngoài đều phải chi

cho bữa ăn chiếm từ 70 đến 80% thu nhập. Từ năm 1981, khi thực hiện Nghị định25CP, giao quyền chủ động cho nhà máy, các xí nghiệp chủ động hơn trong việc

159

chạy vật tư, lên kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làm ra, thực hiện khoán sảnphẩm, thực hiện liên doanh liên kết, đời sống công nhân có bước cải thiện đángkể. Nhiều đơn vị kết hợp được 3 lợi ích với 3 kế hoạch (A,B,C), giải quyết đượcăn trưa, ăn sáng cho công nhân không mất tiền, cộng với tiền thưởng năng suấtkhi làm khoán sản phẩm thì mức sống tạm ổn định hơn, với mức lương trung bìnhtừ 86đ đến 150đ, cá biệt đến 270đ(1[19]).

Tuy nhiên, do thực hiện cơ chế bao cấp, nên thực tế tiền lương công nhân(kể cả trực tiếp sản xuất và khối hành chính) chưa tính đúng và đủ để tái sản xuấtsức lao động. Nhà nước vẫn thực hiện việc cung cấp một số mặt hàng tiêu dùngthiết yếu theo định lượng (7 mặt hàng) như gạo, nước mắm, đường, muối, và mộtsố mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như diêm quẹt, vải, chỉ may, thuốc lá...Riêngvới Khu Công nghiệp Biên Hòa, ngoài định lượng cung cấp cho cá nhân, còn cóđịnh lượng cung cấp cho tập thể như gạo, thịt, cá, rau sống để đảm bảo bữa ăntrưa cho công nhân lao động. Nhưng trong tình hình khó khăn chung , việc cungcấp thường chậm trễ. Có lúc ngành thương nghiệp thiếu nợ các xí nghiệp, công tyđến hàng tấn lương thực, thực phẩm.

Năm 1985, sau khi đổi tiền (tháng 9-1985), thực hiện Nghị định 235/HĐBT(tháng 10-1985) về việc bù giá 7 mặt hàng là một nỗ lực trong việc cải tiến tiềnlương. Tuy nhiên, việc bù giá này thực tế không cải thiện được thu nhập chongười hưởng lương nói chung, công nhân sản xuất nói riêng, thu nhập bình quântăng chưa đến 50%, nhưng giá trị đồng tiền giảm từ 5 đến 10 lần. Ta hãy xembảng so sánh bù giá sau đây:

– Giá bù tính ở mức lương tối thiểu:+ Lương thực :15 kg x 2,5đ= 37,50đ+ Thịt heo :0,5kg x 20đ = 10,00đ+ Cá tươi loại 4 :0,5kg x 6,5đ= 3,25đ+ Nước mắm loại 2 : 0,5 l x 3đ = 1,50đ+ Muối :0,5kg x1,15đ = 0,57đ+ Rau :10kg x 1,2đ = 12,00đ+ Đường kính : 0,5kg x 6,5 = 3,25đTổng cộng : 68,07đ– Trong khi đó, giá do ngành thương nghiệp bán ra như sau:+ Lương thực :15 kg x 3,8đ= 57,00đ+ Thịt heo :0,5kg x 30đ = 15,00đ+ Cá tươi loại 4 :0,5kg x 14,5đ = 7,25đ+ Nước mắm loại 2 : 0,5 l x 4,5đ = 2,25đ+ Muối : 0,5kg x 2đ = 0,57đ

(1[19]) Theo số liệu báo cáo năm 1981 của Liên hiệp Công đoàn tỉnh: Năm 981, trong 37 xí nghiệp Trung ương có 30 xínghiệp thực hiện 3 kế hoạch A,B,C; 26 đơn vị thực hiện 2 kế hoạch A,B; 7 đơn vị không có kế hoạch B,C.Ở địa phương trong 77 cơ sở, có 31 đơn vị thực hiện 3 kế hoạch A,B,C; 28 đơn vị thực hiện hai kế hoạch A,B; 14 đơnvị chỉ thực hiện kế hoạch A.

160

+ Rau : 10kg x 2,5đ= 25,00đ+ Đường kính :0,5kg x 10đ = 5,00đTổng cộng : 112,50đTrong khi đó, nhiều mặt hàng thiết yếu đến đời sống công nhân đã tăng gấp

nhiều lần. Chỉ lấy một số mặt hàng so sánh ta thấy (tháng 10-1985):

Thương nghiệpquốc doanh Thị trường tự do

Gạo 4,2 đ/kg 17đ/kgThịt heo 42 đ/kg 220 đ/kgĐường 18 đ/kg 140đ/kgNướcmắm

6,5 đ/lít 22đ/lít

Như vậy rõ ràng việc bù giá vào lương theo Nghị định 235/HĐBT khôngđủ với việc mua hàng do thương nghiệp cấp, đời sống công nhân và người hưởnglương chưa được tính đúng và đủ. Để có thể hỗ trợ thêm cho công nhân viên chứclao động nói chung trên địa bàn và cho công nhân sản xuất, UBND tỉnh Đồng Naiquyết định ngoài mức bù giá của T rung ương quy định, địa phương bù thêm mộtkhoản khác để rút ngắn với chênh lệch với giá thương nghiệp bán ra. Cụ thể nhưsau:

+ Lương thực :15 kg x 3,5đ= 50đ+ Thịt heo :0,5kg x 30đ = 15,00đ+ Cá tươi loại 4 :0,5kg x 12đ = 6,00đ+ Nước mắm loại 2 : 0,5 l x 3,5đ = 1,75đ+ Muối : 0,5kg x1,đ = 0,50đ+ Rau :10kg x 2,5đ = 25,00đ+ Đường kính : 0,5kg x 8đ = 4,00đTổng cộng : 104,75đDo khó khăn đời sống, gần như tất cả các công ty, xí nghiệp đều có phong

trào sản xuất tự túc bằng trồng lúa, cây lương thực như mì, bắp hoặc chăn nuôinhư heo, bò, dê...Thực tế cho thấy công tác sản xuất tự túc tuy có phong trào,nhưng hiệu quả không cao, vừa tốn hao nhiên liệu (xăng xe đưa công nhân đi sảnxuất), vừa mất thời gian lao động trực tiếp. Từ 1979-1980, đã có hiện tượng côngnhân, đặc biệt có tay nghề bỏ việc ra làm cho các cơ sở sản xuất tổ hợp, tư nhân,bỏ về thành phố Hồ Chí Minh để tìm nghề phù hợp và có thu nhập cao hơn.

Về công tác Đảng và Đoàn trong ngành công nghiệp nói chung, trong cácnhà máy xí nghiệp được Trung ương và Đảng bộ Đồng Nai xác định là một nhiệmvụ quan trọng. Từ năm 1976, Đảng ủy Khu Công nghiệp Biên Hòa được hìnhthành trực thuộc Tỉnh ủy Đồng Nai. Ban Chấp hành Đảng ủy gồm 5 đồng chí:

161

Phan Đình Công (Bí thư), Nguyễn Việt Trân (Phó bí thư), các ủy viên gồm: CaLê Dân, Nguyễn Thành Thái, đồng chí Hai Trường Toàn Đảng bộ có 6 chi bộĐảng.

Đến năm 1982, Ban Cán sự Đảng Khu Công nghiệp được thành lập trựcthuộc tỉnh Đồng Nai quản lý. Nguồn đảng viên của Khu Công nghiệp từ các đảngviên đã kinh qua chiến đấu tại chỗ và nguồn bổ sung của các Đảng bộ trực thuộcTrung ương tăng cường và nguồn đảng viên kết nạp tại chỗ thông qua phong tràosản xuất tại chỗ.

Tháng 12-1976, Đảng bộ Khu Công nghiệp có 22 chi bộ với 286 đảng viên.Đến năm 1980, Đảng bộ Khu Công nghiệp Biên Hòa phát triển lên 65 cơ sở Đảngvới 466 đảng viên, trong đó có 2 Đảng ủy là Vicasa (32 đảng viên) và Đảng ủy Xínghiệp Xây lắp 3 (56 đảng viên). Trong 63 chi bộ cơ sở, chi bộ đông nhất có 25đảng viên, ít nhất có 3 đảng viên, có 3 chi bộ ghép là Xí nghiệp Bao bì xuất khẩu,cơ khí Nam Hà, Nhà máy In thành phố Biên Hòa.

Đến đầu năm 1985, toàn Đảng bộ Khu Công nghiệp Biên Hòa có 60 chiđảng bộ cơ sở (3 Đảng ủy và 57 chi bộ). Đến tháng 3 -1985, Thường vụ Tỉnh ủychuyển 2 chi bộ của Xí nghiệp liên hiệp Gạch ngói 3/2 và chi bộ cát -đá-sỏi vềĐảng ủy khối Kinh tế; sáp nhập chi bộ đội bảo vệ với chi bộ Ban Quân sự. ToànĐảng bộ còn lại 57 (1[20]) chi Đảng bộ cơ sở với 815 đảng viên (127 nữ)/17.832 (có8167 nữ) công nhân lao động. Có trên 60% đảng viên đã được bồi dưỡng lý luậnchính trị cơ bản.

Về công đoàn, đến 1985, đã tập hợp được 14.307 đoàn viên công đoàn,chiếm tỷ lệ 80,2%. Tổng số đoàn viên TNCS.Hồ Chí Minh là 2.749 đoànviên/7.880 thanh niên, chiếm tỷ lệ 33,8%.

Chất lượng sinh hoạt và lãnh đạo của các cơ sở Đảng chưa thật đồng đều,một số chi bộ chưa đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Điều này thể hiệnqua việc phát huy năng lực sản xuất của xí nghiệp tốt hay chưa tốt. Theo đánh giácủa Tỉnh ủy năm 1981, số xí nghiệp thuộc Trung ương quản lý phát huy năng lựcsản xuất tốt có: Xí nghiệp May Đồng Nai (thuộc Liên hiệp xí nghiệp May), Nhàmáy Chế tạo phụ tùng máy nổ số 2 (Vinappro), Xí nghiệp Chế biến gỗ An Bình,Nhà máy Vinaglass (kính thủy tinh), Xí nghiệp Thành Mỹ (dây đồng), Xí nghiệpBê tông Biên Hòa. Xí nghiệp địa phương, có: Công ty Mỹ thuật công nghiệpĐồng Nai, Dệt Thống Nhất (thuộc Ty Công nghiệp Đồng Nai), chỉ chiếm hơn10% trên tổng chi bộ. Nhà máy Sữa bột Diélac từ ngày tiếp quản đến năm 1981,vẫn không có nguyên liệu sản xuất. Nhà m áy Tinh luyện đường Biên Hòa côngsuất 50.000 tấn/năm, nhưng cũng thiếu nguyên liệu nên không đạt công suất sảnxuất theo thiết kế (vì phải nhập).

(1[20]) Trong đó có 35 chi bộ đảng bộ cơ sở xí nghiệp thuộc ngành kinh tế Trung ương quản lý với 513 đảng viên (81 nữ)/11.974 công nhân cán bộ, lao động (nữ chiếm 45,5%); 9.957 đoàn viên công đoàn, tỷ lệ 83,1%; 1961 đoàn viên Thanhniên/5.974 thanh niên.Trong 22 chi bộ cơ sở của 30 xí nghiệp thuộc các ngành kinh tế của tỉnh quản lý có 250 đảng viên (36 nữ)/5.858 côngnhân lao động (2595 nữ); 4.350 đoàn viên công đoàn tỷ lệ 47,25%; 788 đoàn viên Thanh niên/1933 thanh niên

162

Điều này cũng tương ứng với việc phân loại cơ sở Đảng thuộc Ban Cán sựĐảng Khu Công nghiệp năm 1981 như sau:

– Chi bộ, đảng bộ vững mạnh trong sạch: 7 đơn vị (6 chi bộ gỗ Long Bình,Vinappro, Bê tông, May Đồng Nai, Acquy Đồng Nai, cơ khí Nam Hà và Đảng bộVicasa).

– Chi bộ khá: 52 đơn vị– Chi bộ yếu: 4 đơn vị (Bột ngọt, Mì màu, cung ứng vật tư vận tải, gỗ Tân

Mai).– Chi bộ kém: 2 đơn vị.Toàn Khu Công nghiệp năm 1981 có 360 công nhân được xác định là đội

ngũ trung kiên của Đảng. Đến năm 1985, nâng lên 534 đoàn viên trung kiên.Công tác phát triển Đảng trong giai cấp công nhân phát triển chậm. Như

năm 1979, toàn Khu chỉ kết nạp 5 đảng viên, năm 1980, kết nạp 24 đảng viên.Đến năm 1983, kết nạp 55 đảng viên, năm 1984, kết nạp 69 đảng viên mới; năm1985, toàn Đảng bộ phát triển được 37 đảng viên mới (1[21]).

Những đảng viên mới xuất thân từ công nhân được phát triển đã góp phầntăng thêm sức lãnh đạo ở cơ sở, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị củaĐảng bộ. Đặc biệt, số công nhân khoa học kỹ thuật được vào Đảng ngày càngchiếm tỷ lệ cao (năm 1985, số này chiếm 48,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ công nhân trựctiếp sản xuất vào Đảng chiếm tỷ lệ không cao (như năm 1984, kết nạp 69, thìthành phần gia đình công nhân chỉ 14 người chiếm 20,21%; công nhân trực tiếpsản xuất 12, chiếm 17,39%).

Những khó khăn khách quan trong công tác phát triển Đảng là các côngty, xí nghiệp không có người chuyên trách công tác Đảng; công tác thẩm tra lýlịch đối tượng thiếu chi phí, nhưng cũng có những xí nghiệp đa số công nhânđều có thành phần xuất thân từ binh lính, công chức chế độ cũ (như Vinaglass có117/168 đã từng làm việc cho chế độ cũ). Chỉ tính trong năm 1985, có đến 34chi bộ (24 của Trung ương và 10 của tỉnh) không phát triển được đảng viên mới.Một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên nhận thức về công tác Đảng, phát triển Đảngchưa sâu, còn biểu hiện tư tưởng hẹp hòi, bảo thủ đánh giá chưa hết cống hiếnvà phấn đấu của quần chúng. Đó cũng là lý do nhiều chi bộ không phát triểnđược Đảng(2[22]).

(1[21]) Trong đó tuổi đời từ 30 trở xuống là 24/37 chiếm 64,8%; thành phần gia dình công nhân 10/37 chiếm 27%; nữđảng viên 11/37 chiếm 29,7%; trình độ từ cấp 3 trở lên 30/37 chiếm 81%; trình độ khoa học kỹ thuật từ trung cấp trở lên18/37 chiếm 48,6%; về chức vụ chính quyền từ chánh, phó giám đốc, trưởng phó ban, phân xưởng 10/37% chiếm 27%.Những chi bộ làm tốt công tác phát triển Đảng như xí nghiệp luyện cán thép Biên Hòa, gạch men Thanh Thanh, Công tygiấy Tân Mai, giấy Đồng Nai, phụ tùng máy nổ số 2…(2[22]) Báo cáo Ban cán sự Đảng Khu Công nghiệp số 62, ngày 15 -8-1985. Tài liệu lưu Tỉnh ủy Đồng Nai.

163

II.1.3. Phong trào công nhân

II.1.3.1.Phong trào khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật trong các nhà máy xí nghiệp.

Ngay trong những tháng đầu năm 1976, khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch5 năm (1976-1980) và suốt 5 năm thực hiện kế hoạch lần thứ 2 (1981-1985), theochỉ đạo của Bộ, Tổng cục chủ quản và Ty Công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệpTrung ương và địa phương đều nhận thức đượ c khó khăn trong sản xuất, đặc biệtlà tình hình thiếu nghiêm trọng về nguyên, nhiên vật liệu, khó khăn về thiết bị vậttư thay thế (máy móc hầu hết sản xuất từ các nước tư bản).

Để vượt qua những thử thách, khó khăn này, lãnh đạo các công ty, xínghiệp, nhà máy rất chú trọng đến việc phát huy quyền làm chủ tập thể của côngnhân thông qua các tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, với hình thứchội nghị công nhân viên chức, phát động các phong trào thi đua phát huy sángkiến, cải tiến kỹ thuật, tận dụng các phế liệu để đưa vào sản xuất, phát độngphong trào tiết kiệm vật tư, nguyên liệu. Công tác giáo dục tư tưởng được triểnkhai rộng như học tập Nghị quyết 254 Bộ Chính trị, Nghị quyết VI Trung ương,các Chỉ thị 25CP, 26CP...nhằm nâng cao nhận thức của công nhân về những khókhăn trước mắt, nhận thức về chủ nghĩa xã hội, nâng cao tinh thần tự lực tự cườngcủa giai cấp công nhân.

Ngay trong năm thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên đã nổi lên những đơn vịđiển hình trong thi đua:

+ Công nhân Nhà máy Dệt Thống Nhất đã chế tạo được 60 cái trương lựcmáy dệt, trước đây phải nhập của nước ngoài; cải tiến máy suốt chẻ ngang từ 6con lên 14 con, tăng năng suất lên 30%. Nữ công nhân Nguyễn Thị Chính trướcđây đạt năng suất 32m/ngày, qua thi đua tăng lên 56,30 m/ngày, là đầu tàu lôi kéotạo nên phong trào lao động vượt định mức trong nhà máy với bình quân 43 -46m/ngày.

+ Công nhân các nhà máy như Vikyno, Cogido, Net, Sovi, Vapco, Naboco,Vitaga...đã có nhiều cải tiến kỹ thuật, thu lượm vật liệu phế thải về gia công, sán gchế thành những chi tiết máy trước phải nhập ngoại, tiết kiệm nhiều vật tư,nguyên liệu.

Công nhân toàn tỉnh Đồng Nai riêng trong năm 1976 đã có 1.237 sáng kiếnlớn nhỏ, làm lợi cho Nhà nước 11.707.735 đ. Trong đó, Khu Công nghiệp BiênHòa đã có 1.134 sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi cho Nhà nước 11.525.838 đ.Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật góp phần thực hiện thắng lợi sảnxuất của ngành năm 1976.

– Năm 1977, 262 công đoàn cơ sở (100%) đều phát động phong trào đăngký làm thêm giờ làm thêm ngày chủ nhật, nhiều cơ sở tổ chức thao diễn kỹ thuật,luyện tay nghề, thi thợ giỏi tạo khí thế thi đua sôi nổi. Đặc biệt, phong trào pháthuy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Theo báo cáo 53 cơ sở sản xuất đã có 1.742 sáng

164

kiến làm lợi cho Nhà nước 10.000.000đ. Điển hình như Nhà máy Trụ Bê tông: cảitiến máy trộn bê tông từ cố định sang di động đưa năng suất tăng từ 8 trụ lên 24trụ/ngày, giảm lao động từ 10 công xuống còn 4 công/trụ, làm lợi 8.179đ. Nhàmáy Vitaga làm được 1 máy in bao bì thực phẩm gia súc không bị động phải làmgia công bao đựng bên ngoài. Nhà máy Vikyno chế tạo thành công máy bơmnước 10H75, công suất 450m3/giờ; gia công 230 chi tiết lắp ráp thành công máycày Đại Thắng 12 để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kỹ sư Lê Tùng Hiếu cán bộphụ trách kỹ thuật Nhà máy Vinappro nghiên cứu sản xuất 6 máy đúc ly tâm sảnxuất xy lanh máy bơm nước 12 sức ngựa chạy dầu, làm lợi cho Nhà nước 100.000đô la; chế tạo máy tãi bắp công suất 2 tấn/giờ thay thế cho 120 công nhân; chế tạo40 bộ gá lắp của máy TS60 góp phần sản xuất hàng loạt máy TS60 và D12, mặthàng chính của Nhà nước.

Công nhân Nhà máy Cogido tận thu bột phế thải tái sản xuất 204.000m3

làm lợi 6.711đ. Nhà máy Sadakim cải tiến máy nghiền đất sét tăng năng suất gấp4 lần, cải tiến lò đúc thép nâng cao năng suất lên 2 lần. Công nhân cán bộ kỹ thuậtXí nghiệp Hóa chất Thần nông nghiên cứu 2 loại sản phẩm mới: Hóa chấtKITIMU, chất kích thích mủ cao su có khả năng tăng sản lượng cao su lên 20-30% và sản phẩm SMG tăng trọng lượng heo, rút ngắn thời gian xuất chuồng.Công nhân Xí nghiệp Gỗ Tân Mai có sáng kiến dùng bột gỗ cao su thanh lý thaybột gỗ thông sản xuất giấy có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo đủ nguyên liệu chonhà máy sản xuất.

Đặc biệt, phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu được phát động tố t, riêngngành công nghiệp với 53 cơ sở đã tiết kiệm 1.461.146đ cho Nhà nước.

Bước sang năm 1979, lần đầu tiên Liên hiệp Công đoàn tỉnh phối hợp chặtchẽ với UBND tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn cơ sở đăng ký phấn đấu đạt danh hiệutổ đội lao động xã hội chủ ngh ĩa. Kết quả có 17 đơn vị được tỉnh công nhận 52 tổđội xã hội chủ nghĩa.Tuy so với số đăng ký là 2.962 tổ công đoàn là ít, nhưng đólà những nhân tố mới để phát triển phong trào. Trong năm có 180 đơn vị cóphong trào phát huy sáng kiến với 1.483 sáng kiến, làm lợi cho công quỹ18.072.441đ (gấp 3 lần năm 1978).

Năm 1980, đã có trên 1000 sáng kiến, trong đó Nhà máy Phụ tùng máy nổsố 2 có 127 sáng kiến, làm lợi 94.290đ. Nhà máy Giấy Tân Mai có 36 sáng kiếnlàm lợi 1.002.305đ. Nhà máy Vicasa có 55 sáng kiến là m lợi 138.200đ. Xí nghiệpMay Đồng Nai có 9 sáng kiến làm lợi 325.864đ.

Trong năm 1981, đã có 300 đơn vị sản xuất Trung ương và địa phươngđăng ký tham gia phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Tiêu biểu nhưNhà máy Phân bón Nhà nông đã tự tìm được nguồn nguyên liệu tại chỗ, chủ độngsản xuất, làm lợi cho Nhà nước trên 2.000.000đ. Nhà máy Giấy Tân Mai đãnghiên cứu sản xuất loại máy nhỏ chỉ cần 30 công nhân vận hành, sản xuất được350 tấn giấy/năm; tiến hành cải tiến hợp lý hóa sản xuất, làm lợi cho Nhà nước800.000đ. Xí nghiệp Gốm mỹ nghệ xuất khẩu Đồng Nai nghiên cứu làm thêm 24

165

mặt hàng xuất khẩu mới...Trong năm 1981 đã có 211 tổ đăng ký tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa

(nhiều hơn năm 1980 là 35 tổ), có 70 tổ được công nhận danh hiệu này.Đến 1983,đã có 642 tổ đăng ký, trong đó có 239 tổ được công nhận tổ đội lao động xã hộichủ nghĩa.

Trong năm năm 1976-1981, toàn tỉnh đã có 10.155 sáng kiến làm lợi choNhà nước 59.291.402đ

Trong tình hình khó khăn về nguyên nhiên liệu, vật tư sản xuất, việc pháthuy sáng kiến làm ra phụ tùng thay thế hàng nhập ngoại là một nhân tố quan trọngquyết định việc hoàn thành kế hoạch. Phong trào phát huy sáng kiến thể hiện tinhthần vượt khó của giai cấp công nhân, thể hiện bước trưởng thành của đội ngũ vềnhận thức, tinh thần tự lực tự cường, sáng tạo trong lao động của giai cấp.

Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật của giai cấp công nhân ởĐồng Nai (1976-1981) đã làm được nhiều sản phẩm phục vụ tốt cho sản xuấtnông nghiệp, thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng bộ; đặc biệt là tận dụng đượcnguồn nguyên liệu do nông nghiệp sản xuất tại chỗ cho công nghiệp sản xuất.

Trong những năm kế tiếp (1982-1985), các cấp công đoàn kết hợp với lãnhđạo các nhà máy, xí nghiệp, đoàn thanh niên tiếp tục phát động và triển kh aiphong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm trong giai cấp côngnhân ở địa phương. Đặc biệt, để phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp,phát triển khối liên minh công nông, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã phối hợp cùngBan Cán sự Đảng Khu Công nghiệp Biên Hòa phát động phong trào công nghiệpphục vụ nông nghiệp. Những phong trào này với những chỉ tiêu cụ thể, khenthưởng kịp thời đã tạo điều kiện và động viên giai cấp công nhân tích cực pháthuy tính sáng tạo trong lao động, không chỉ giải quyết khó khăn cho đơn vị, màcòn thiết thực góp phần thực hiện chủ trương làm ăn tập thể trong nông nghiệpthông qua việc xây dựng các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã nông nghiệp, thúcđẩy phát triển kinh tế chung của tỉnh, gắn kết giai cấp công nhân với nông dân vàđội ngũ trí thức khoa học trong tỉnh.

Công nhân và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Nhà máy Giấy Tân Mai đã có 40sáng kiến và 17 giải pháp kỹ thuật, tiết kiệm cho nhà máy trên 8 triệu đồng. Côngnhân cán bộ kỹ thuật Xí nghiệp Thành Mỹ nghiên cứu thà nh công dung dịch bôitrơn khâu kéo dây, thay thế dầu nhập ngoại, sản xuất mặt hàng mới dây đồngtráng men, tiết kiệm cho nhà máy trên 200 ngàn đồng. Nhà máy Luyện cán thépBiên Hòa có sáng kiến xây dựng phân xưởng sản xuất gạch chịu lửa bằng nguyênliệu trong nước, vừa tạo việc làm cho công nhân dôi dư, tiết kiệm cho nhà máytrên 2 triệu đồng. Công nhân Nhà máy Phụ tùng máy nổ số 2, sử dụng cao lanhĐà Lạt chế tạo ru lô xay xát lương thực không phải nhập hóa chất ngoại, tiết kiệmthan cốc trong sản xuất làm lợi hàng triệu đồng…Nhà máy Giấy Đồng Nai đưavào sử dụng hệ thống thu hồi hộp phế thải, thiết kế hệ thống máy xeo vệ tinh đểsử dụng lại bột phế thải, giấy vụn, bìa các loại làm lợi cho nhà máy trên 300 ngàn

166

đồng. Xí nghiệp May xuất khẩu Đồng Nai tổ chức hợp lý khâu cắt, tiết kiệm vảisản xuất trên 1,3 triệu đồng…

Đặc biệt, từ năm 1981, Liên hiệp Công đoàn tỉnh phát động phong tràocông nhân phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều nhà máy như Cơ khí Đồng Naiđã cử cán bộ kỹ thuật về các trạm cơ khí huyện hỗ trợ nông dân trong việc sảnxuất nông cụ cầm tay, sửa chữa thiết bị cho nông dân. Nhà máy Công cụ số 2(Khu Công nghiệp), Vinappro hợp đồng đưa thiết bị máy móc, máy bơm nước vềphục vụ tận ruộng, vườn cho nông dân sản xuất, góp phần nâng cao năng suất laođộng và sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh.

II.1.3.2. Xây dựng tự vệ công nhân nhà máy, đảm bảo an toàn trong cácnhà máy:

Xây dựng nhà máy xí nghiệp đi đôi với việc xây dựng phong trào bảo vệ anninh, đảm bảo sản xuất an toàn, chống thất thoát mất cắp, đồng thời sẵn sàngchiến đấu bảo vệ đơn vị là nhiệm vụ được Đảng bộ, UBND tỉnh chỉ đạo chặt chẽ,có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh vớiĐảng bộ và tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên trong các nhà máy. Tất cả cácxí nghiệp, nhà máy Trung ương và địa phương đều xây dựng đội bảo vệ tự vệcông nhân. Đặc biệt, sau khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giớiphía Bắc, toàn Khu Công nghiệp có 325 đội tự vệ nhà máy đều chuyển thành độitự vệ chiến đấu, mỗi nhà máy tùy theo quy mô sản xuất và số lượng công nhânđều xây dựng từ 1 trung đội đến 1 đại đội tự vệ chiến đấu, được trang bị súng vàđược huấn luyện kỹ thuật cơ bản về quân sự. Được sự động viên của Đảng, đoànvà phát huy truyền thống chiến đấu bảo vệ quê hương, 100 thanh niên công nhânđã tình nguyện lên đường gia nhập Tiểu đoàn Đồng Nai trực tiếp chiến đấu trênchiến trường Campuchia, tỉnh kết nghĩa Công pông Thom. Cùng với các tầng lớpnhân dân, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã làm tăng ca, tăng giờ, tiết kiệm, ủnghộ 43.796 đồng cho đồng bào 6 tỉnh biên giới phía Bắc và đồng bào Campuchia.

Ngày 20-12-1982, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số2171/QĐ.UBT thành lập Đội Bảo vệ Khu Công nghiệp trực thuộc Ban Cán sựĐảng Khu Công nghiệp, với quân số 155 cán bộ chiến sĩ rút từ lực lượng bảo vệcủa các xí nghiệp, tiếp nhận một số thanh niên công nhân hoàn thành nghĩa vụquân sự. Kinh phí hoạt động của Đội Bảo vệ do các công ty và xí nghiệp đónggóp. Tuy nhiên, do những khó khăn về cơ chế, kinh phí, đến tháng 10-1985, lựclượng bảo vệ Khu Công nghiệp chuyển về Sở Công an, bố trí 2 cán bộ và 8 chiếnsĩ chuyên trách bảo vệ.

Mỗi xí nghiệp, công ty theo chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng đều thành lậpđội bảo vệ, tự vệ phòng cháy chữa cháy. Các đội trưởng bảo vệ các nhà máy lànhững công nhân có kinh nghiệm. Hàng năm, Ban Cán sự Đảng Khu Côngnghiệp đều kết hợp với ngành công an, quân đội tổ chức các lớp bồi dưỡng vềnghiệp vụ bảo vệ, phòng cháy. Tính đến năm 1985, toàn Khu Công nghiệp BiênHòa đã tổ chức được 6 tiểu đoàn , 24 đại đội, 26 trung đội và 9 tiểu đội tự vệ xí

167

nghiệp, được trang bị trên 1.000 súng các loại. Số đơn vị được Tỉnh ủy, Đảng bộKhu Công nghiệp xác định là trọng điểm như giấy Đồng Nai, Vicasa, sửa chữa ôtô, Ac quy đều được trang bị súng cao xạ. Những đ ơn vị này sau thời gian huấnluyện bắn đạn thật đạt 100%. Đặc biệt, trong các đội tự vệ chiến đấu đều cónhững công nhân lớn tuổi và nữ công nhân tham gia. Trong các đợt diễn tậpH.82, N.83, N.84, lực lượng tự vệ Khu Công nghiệp đều tham gia và đạt kết quảtốt và được Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng (1[23]).

Phong trào công nhân tham gia bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ tài sản ởKhu Công nghiệp có những thành tựu thể hiện nhận thức của giai cấp: sản xuấtphải đi đôi với bảo vệ. Chỉ tính riêng 3 năm 1982-1984, công nhân phát hiện 26vụ gây tin đồn thất thiệt không có lợi cho chế độ; số vụ trộm cắp tài sản xã hộichủ nghĩa giảm hẳn từ 263 vụ/năm 1983, chỉ còn 94 vụ/năm 1984 và 174vụ/1985., thu hồi cho Nhà nước 2.800.000đ.

II.1.3.3. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao:Văn hóa-văn nghệ là một trong những phong trào phát triển khá tốt và liên

tục trong giai cấp công nhân ở Đồng Nai từ 1976 đến 1985. Trong hoạt động, đãcó sự phối hợp rất tốt giữa ngành văn hóa thông tin, ban giám đốc các xí nghiệp,công ty và tổ chức công đoàn. Trong điều kiện bao cấp, các mặt công tác này cóđiều kiện thuận lợi, bởi theo chỉ đạo, trong tổng chi phí hàng năm, công ty, xínghiệp đều trích 2% cho hoạt động công đoàn và các phong trào văn hóa vănnghệ, thể dục thể thao và hàng năm, Liên hiệp Công đoàn tỉnh và ngành văn hóathông tin, thể dục thể thao đều tổ chức các cuộc hội diễn hội thao để nâng caođời sống tinh thần cho công nhân.

Phong trào đặc biệt sôi nổi trong Công ty Cao su Đồng Nai, các xí nghiệpTrung ương, địa phương ở Khu Công nghiệp Biên Hòa. Tất cả các công ty đềuhình thành đội văn nghệ không chuyên, được trang bị những nhạc cụ, phương tiệnâm thanh, đầu tư trang phục và được ban giám đốc các công ty dành cho hàngtuần thời gian để tập luyện, đầu tư trong các đợt hội diễn văn nghệ Công–Nông–Binh của tỉnh, của khu vực miền Đông, hội diễn liên hoan công nhân trong nhữngdịp lễ lớn như 1-5, Giải phóng miền Nam 30-4, Quốc khánh 2-9, hội diễn mùaXuân. Nổi lên là các đội văn nghệ của Công ty Hóa chất Đồng Nai, Dona hộp,Cogivina, Dệt Thống Nhất, Vinaplyco,Vidico, Bột giặt Đồng Nai, Amian ximăng,Vithaico, Nhà máy Đường...Phong trào văn hóa, văn nghệ được duy trì vớiphương châm: Công nhân hát cho công nhân nghe, vừa giúp nâng cao đời sốngtinh thần của giai cấp, vừa góp phần to lớn trong việc phát triển sự nghiệp văn hóacủa tỉnh.

(1[23]) Về đơn vị: Năm 1983, có 27 đơn vị tự vệ được UBND cấp bằn g khen. Năm 1984 có 38 đơn vị được bằng khenUBND và 2 đơn vị Quyết thắng.Về cá nhân: Năm 1983, có 36 công nhân được bằng khen UBND và 2 chiến sĩ thi đua. Năm 1984, có 40 công nhânđược bằng khen UBND và 2 chiến sĩ Quyết thắng, 2 chiến sĩ thi đua. Năm 198 5, có 53 công nhân nhận bằng khenUBND và 6 chiến sĩ thi đua. Nhà máy Luyện cán thép Biên Hòa hai năm liền được Bộ Nội vụ tặng cờ luân lưu (1983,1984)

168

Về thể thao, nhiều công ty, xí nghiệp đều đầu tư cho những bộ môn nhưbóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bố trí tổ chức những phương tiện cần thiết chocông nhân tập luyện và thi đấu. Toàn Kh u Công nghiệp xây dựng được 38 độibóng đá, 11 đội bóng chuyền. Tiêu biểu như đội bóng chuyền Công nhân hóa chấtĐồng Nai, Xí nghiệp Cơ khí luyện kim nhiều năm liền nằm trong tốp đầu của cácđội bóng A1 toàn quốc (đội mạnh); phong trào thể dục giữa giờ đượ c các công ty,xí nghiệp thực hiện nghiêm túc.

Liên tục trong 10 năm, phong trào xóa mù chữ, học bổ túc văn hóa trongcác xí nghiệp, công ty đều được duy trì, đã bổ túc văn hóa cho hàng ngàn côngnhân tốt nghiệp cấp II, cấp III. Tiêu biểu như phong trào ở các nhà máy Cao suĐồng Nai, Luyện cán thép Biên Hòa, Gạch Đồng Nai, Ac quy, May Đồng Nai,Việt Thái, Thành Mỹ, may Đông Xuân…Năm 1978, theo số liệu điều tra của Liênhiệp Công đoàn tỉnh, có trên 1.000 công nhân mù chữ, đa phần công nhân trình độvăn hóa lớp 1 và 2. Sau 10 năm kiên trì phong trào bổ túc văn hóa, đến năm 1985,đã thanh toán nạn mũ chữ trong công nhân; 1505 công nhân học hết cấp I; trên3.500 công nhân thi hết cấp II và III. Tính đến năm 1985, có gần 5.000 công nhânvẫn theo học các lớp bổ túc văn hóa (ngoài giờ). Việc nâng cao trình độ văn hóacho công nhân được Ban Cán sự Đảng cùng công đoàn cơ sở tiến hành song songhàng năm với việc tổ chức ngày hội thi tay nghề, thi thợ giỏi, từ đó thúc đẩyphong trào phát huy sáng kiến và là cơ sở để nâng lương cho công nhân.

Đã có 75 công ty, xí nghiệp xây dựng được các đội nhóm câu lạc bộ, xâydựng tủ sách, thư viện cho công nhân. Ba đơn vị có thư viện hoạt động nề nếp làGiấy Đồng Nai, Giấy Tân Mai, Nhà máy Luyện cán thép Biên Hòa, mỗi thư việncó trên 6.000 quyển sách các loại. Nhà máy Giấy Đồng Nai và Nhà máy Ac quyĐồng Nai xây dựng được phòng truyền thống công nhân. Các đơn vị được tỉnhcông nhận có đời sống văn hóa tốt, được Công đoàn Việt Nam tặng cờ công đoàncơ sở vững mạnh: Nhà máy Dệt Thống Nhất, Nhà máy Dây đồng Long Biên, Nhàmáy Giấy Đồng Nai, Nhà máy Ac quy Đồng Nai, Nhà máy Giấy Tân Mai, Xínghiệp gốm Đồng Nai, Nhà máy Luyện cán thép Biên Hòa (1[24]).

II.2. Công nhân đồn điền cao suII.2.1. Đồng Nai, vùng đất thuận lợi phát triển cây cao suTrên cơ sở các công ty đồn điền và các sở cao su, ngày 2-6-1976, Công ty

Quốc doanh Cao su tỉnh Đồng Nai chính thức được thành lập, quản lý và khaithác trên 30 ngàn hecta vườn cây cao su trên hai loại đất đỏ badan và đất cát.Sau một năm nỗ lực khôi phục vườn cây, khắc phục hậu quả chiến tranh và đưahoạt động sản xuất cao su vào nề nếp, Đảng ủy và Ban Giám đốc Công ty Caosu Đồng Nai do đồng chí Lê Sắc Nghi làm Giám đốc; Phạm Sơn Tòng Phó giám

(1[24]) Các nhà máy: Bao bì Biên Hòa, Amian xi măng, được công nhận có thành tích xây dựng đội văn nghệ vững mạnhphục vụ thiết thực phong trào lao động sản xuất.Đội bóng chuyền Nhà máy Dệt Thống Nhất, đội bóng chuyền Nhà máy Gỗ dán Đồng Nai, đội bóng đá Nhà máy Gỗ TânMai nhiều năm giữ vững thành tích thi đấu và phong cách thể dục thể thao xã hội chủ nghĩa .

169

đốc, đề ra kế hoạch 5 năm 1976-1980 như sau: “Khôi phục và mở rộng sản xuấtcao su, giải quyết cho mọi người có công ăn việc làm, không còn công nhân thấtnghiệp và bán thất nghiệp, sản xuất đủ ăn, có lãi để tích lũy, tạo ra nguồn hàngxuất khẩu, xây dựng lực lượng lao động chuyên canh, xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật cao su, xây dựng và kiện toàn các tổ chức cách mạng, tạo điều kiện đisâu xây dựng một Công ty chuyên canh sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ”.

Sau 5 năm thực hiện kế hoạch và có những bước tiến bộ trên các mặtchăm sóc, trồng mới, khai thác, sản xuất chế biến và đạt doanh thu lớn, từngbước cải thiện và nâng cao đời sống công nhân, bước vào kế hoạch 5 năm lầnthứ II (1981-1985), Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai đề ra kếhoạch và mục tiêu: Hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nướcgiao, từng bước thay đổi công nghệ sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượngmủ chế biến, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân.

– Trong 10 năm, Công ty Cao su Đồng Nai bằng nhiều nguồn vốn, khôngngừng mở rộng diện tích khai hoang trồng mới, phát triển cây cao su, năng suấtổn định, sản lượng tăng hàng năm:

Cao su 1976 1980 1981 1982 1983 1984 1985Diện tích (ha) 31.934 36.803 36.509 39.963 44.648 53.519 57.662

Năng suất (tạ/ha) 8,5 8,6 8,6 8,6 8,7 8,8 7,8

II.2.2. Cơ cấu, tổ chức, quản lý lao độngCông ty Cao su Đồng Nai là đơn vị sản xuất thuộc Tổng công ty Cao su

Việt Nam, đứng trên địa bàn tỉnh. Từ năm 1976, Đảng ủy, Ban Giám đốc công tyđã không ngừng chỉ đạo mở rộng sản xuất, khai hoang trồng mới cao su. Nhữngnỗ lực này đạt thành quả th ông qua việc xây dựng phát triển các nông trường caosu trực thuộc:

Năm Cơ cấu tổ chức Số lượng1976 Ban Giám đốc nông trường

Ban Giám đốc nhà máy chế biếnPhòng, ban công ty

130408

1977 Ban Giám đốc nông trườngBan Giám đốc nhà máy chế biếnPhòng, ban công ty

140410

1978 Ban Giám đốc nông trườngBan Giám đốc nhà máy chế biếnPhòng, ban công ty

150412

1979 Ban Giám đốc nông trườngBan Giám đốc nhà máy chế biếnPhòng, ban công ty

150412

170

1980 Ban Giám đốc nông trườngBan Giám đốc nhà máy chế biếnPhòng, ban công ty

150413

1985 Ban Giám đốc nông trườngBan Giám đốc nhà máy chế biếnPhòng, ban công ty

170613

Dưới Ban Giám đốc nông trường, tùy theo quy mô và diện tích chăm sóc,trồng mới và khai thác, nông trường tổ chức thành đội, mỗi đội lại chia nhiều tổlao động (mỗi tổ từ 10 đến 12 công nhân).

Trong quá trình quản lý và sản xuất, Đảng ủy và Ban Giám đốc Công tykhông ngừng nghiên cứu, cải tiến và kiện toàn bộ máy tổ chức cho hiệu quả. Năm1975, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, Công ty sáp nhập một số nông trườngnhư Nông trường Đồng Khởi sáp nhập Nông trường Long Thành, Nông trườngCây Gáo sáp nhập vào Nông trường Trảng Bom để định hình 17 nôngtrường(1[25]). Các phòng ban quản lý, sự nghiệp cũng được củng cố sắp xếp chophù hợp (Phòng Y tế về chung với bệnh viện; giải thể phòng thi đua đưa về cácphòng chức năng quản lý, phòng tổ chức nhập cùng phòng lao động tiền lương);hình thành một số xí nghiệp như xí nghiệp vận tải, xí nghiệp sửa chữa cơ điện, lògạch chén, cưa xẻ gỗ, xí ng hiệp vật liệu, đá…

6 nhà máy chế biến mủ ở Cẩm Mỹ, Hàng Gòn, An Lộc, Dầu Giây, TamHiệp và Long Thành, mỗi nhà máy đều có ban giám đốc, các đội trưởng và tổchức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên như ở nông trường. Sáu nhà máy này cócông suất 22.000 tấn/năm, sản phẩm 90% đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Về đội ngũ công nhân: Với sự phát triển của vườn cây xây dựng cơ bản vàvườn cây khai thác từ 31.934 ha/năm 1976 (khai thác 19.334ha) phát triển lên56.662ha/năm 1985 (riêng 5 năm từ 1981-1985, đã phát triển trên 24.728ha); sốlượng công nhân từ 5.500 người/năm 1976 lên 21.000 người/năm 1980 tăng lên42.000 người/năm 1985.

Giai đoạn 1976, số công nhân mà đại đa số là công nhân lâu năm ở các đồnđiền tư bản, phát triển thêm từ đội ngũ con em gia đình công nhân tại chỗ. Từ1980, sau khi khôi phục, khai hoang trồng mới, diện tích vườn cây tăng lên, độingũ công nhân cao su được tăng cường từ những nguồn cư dân từ quận BìnhThạnh thành phố Hồ Chí Minh (2.500), Hố Nai (4.000), thành phố Biên Hòa(2.000), thành phố Vũng Tàu đi kinh tế mới, người từ tỉnh Bình Trị Thiên (trên8.000) được bố trí vào khai hoang xây dựng các nông trường cao su Cẩm Đường,

(1[25]) Bình Sơn, Long Thành, An Viễn, Thái Hiệp Thành, An Lộc, Bình Lộc, Dầu Giây, Trảng Bom, Hàng Gòn, Ông Quế,Cẩm Mỹ, Cù Bị, Cẩm Đường, Bình Ba, Xà Bang, Hòa Bình, Túc Trưng.

171

Cù Bị, Xà Bang (1[26]), nhìn chung xuất thân của đội ngũ cũng từ giai cấp nông dân.Lao động công nhân tùy theo từng loại: công n hân cạo mủ (khai thác vườn cây),công nhân chăm sóc vườn cây (chưa tới tuổi khai thác), công nhân xí nghiệp,công nhân nhà máy chế biến. Đối với công nhân trực tiếp cạo mủ, do đặc điểmsinh học, trời càng sớm, càng mát thì cây càng cho mủ nhiều. Do vậy, th ời gianlao động công nhân thường rất sớm, từ 4 giờ đến 5 giờ công nhân đã có mặt tạivườn cây mình phụ trách. Ngoài ra cường độ lao động còn tùy theo mùa khai thác(tháng mưa, tháng nắng, cao điểm khai thác từ tháng 11 đến tháng 1 sang năm làthời điểm cây cao su cho sản lượng cao nhất).

Về phương thức lao động: Công ty thực hiện khoán tùy theo loại vườn câyvà tính chất sản xuất của công nhân:

– Đối vườn cây khai thác, từ 1976-1980, công nhân làm theo hình thứckhoán, nhưng là khoán tập thể theo nhóm cây (theo tuổi khai thác). Công ty khoánsản phẩm về cho các nông trường, nông trường khoán về cho các đội, đội khoánvề cho tổ sản xuất chứ chưa có định mức khoán cho từng công nhân với sảnlượng và chỉ tiêu cụ thể từng năm, tháng. Công nhân chưa ký nhận khoá n theođịnh mức, mà chỉ mới có sự thoả thuận giữa họ với tổ để việc bố trí lao động đượcvững chắc. Do cách làm này nên sản lượng mủ thu hoạch từ dưới lên công tychưa vững chắc. Từ năm 1981, qua thực tiễn lao động, Công ty đã thực hiệnkhoán sản phẩm đến từng công nhân theo định mức loại vườn cây và sản lượng cụthể (bình quân mỗi lao động 1 ha) kết hợp với thưởng vượt định mức, do đó đã cótác dụng kích thích công nhân trong lao động sản xuất.

– Đối với công nhân khai hoang trồng mới và chăm sóc, Công ty khoán 3năm đầu theo công thức 1 lao động/1ha/476 cây cao su. Trong ba năm đầu trồngmới, công nhân chăm sóc được trồng xen canh các loại cây lương thực, hoa màuvà được hưởng hoa lợi từ thu nhập này làm khoán theo cây cao su, khoán sảnlượng. Ngoài lương tháng, công nhân còn được cấp đất trồng hoa màu, cây côngnghiệp, mượn vốn chăn nuôi cải thiện đời sống.

II.2.3. Đời sống và tiền lươngNhờ thực hiện lương khoán, tiền lương của công nhân không ngừng được

cải thiện:

Năm1976

Năm1980

Năm1981

Năm1982

Năm1985

54,20đ/tháng

80,00đ 138,00d 161,50đ 198,00đ

Ngoài tiền lương khoán, hàng tháng công nhân còn được cấp một số mặthàng tiêu dùng theo định lượng tương đương với công nhân khu vực công nghiệp.

(1[26]) Đến cuối năm 1980, Nông trường Cẩm Đường có 3.033 lao động/3.635h a cây trồng; Nông trường Cù Bị có 2.232lao động/1.777 ha; Xà Bang 1.352 lao động/1.017 ha

172

Từ năm 1981, phòng đời sống Công ty còn tự mua và trao đổ i hàng hai chiều, báncho mỗi công nhân một số lượng hàng hóa trị giá 1,82đ/tháng.

Do khó khăn chung, Công ty phát động phong trào sản xuất tự túc, sử dụngnhững công nhân dôi dư hình thành những trại chăn nuôi heo, bò, nuôi cá, tậndụng diện tích vườn cây trồng mới, chăm sóc trồng các loại cây hoa màu như bắp,lúa, đậu(1[27]), cây công nghiệp như thuốc lá. Năm 1981, đàn bò của Công ty, nôngtrường, nhà máy có 641 con, đàn heo 550 con (352 con của trại chăn nuôi Côngty); diện tích ao thả cá 58.050m2 với 116.000 cá giống được thả nuôi. Phong tràođược 80% công nhân hưởng ứng. Mỗi nông trường đều có từ 2 đến 3 ha rau xanh.Đến 1985, đàn bò phát triển 2.140 con (Công ty 441 con, nông trường 618 con,gia đình 1.081 con); đàn heo 16.471 con, có 271 heo nái (Công ty 413; nôngtrường 253; gia đình 15.805); đàn dê 514 con; gà 20.100 con.

Việc chăn nuôi, trồng trọt tự túc như trên kết hợp được cả ba: Công ty, nôngtrường, công nhân cùng lo, nhờ vậy đời sống công nhân được cải thiện thêmngoài lương, trong tình hình khó khăn, công nhân vẫn ổn định tư tưởng sản xuấtchính là nhờ vào nguồn thu nhập từ làm kinh tế phụ này. Nếu tính bình quân thunhập hàng tháng công nhân có cao hơn. Lấy thí dụ năm 1980, lương căn bản 80đ+ 43, 53đ lương vượt khoán + hiện vật quy tiền 206,23đ thì thu nhập công nhân là329,76đ, đến 1982 tăng lên 369,72đ…

Về nhà ở, trong 5 năm 1976 -1985, Công ty thực hiện phương thức Công ty,nông trường, công nhân cùng làm. Tính riêng trong 3 năm 1983-1985 diện tíchnhà ở cho công nhân được xây dựng là 262.735m2, trong đó có 147.000m2 nhàkiên cố và bán kiên cố, 115.000m2 nhà tranh tre, tính bình quân đầu người côngnhân gần 13m2 nhà ở(2[28]).

Là một đơn vị sản xuất của Trung ương ở địa phương, có số lượng côngnhân lớn (không kể gia thuộc), ngoài việc chăm l o đời sống vật chất cho côngnhân, Công ty Cao su Đồng Nai còn đầu tư xây dựng những thiết chế văn hóa,phục vụ chăm sóc y tế, và giáo dục cho con em công nhân.

Về trường học, trong 10 năm 1976-1985, Công ty sửa chữa xây mới 36trường cấp I (6.240m2 với 6.620 học sinh), 5 trường cấp II (1.745m 2 với 1.200 họcsinh), 1 trường cấp III “vừa học vừa làm” với 160 học sinh. Năm học 1985 -1986,số lượng học sinh ở các cấp tăng lên đến 25.878 học sinh. Về bổ túc văn hóa,hàng năm bình quân có từ 147 đến 200 công nhân theo học ở các cấp. Đặc biệt,Công ty đã xóa bỏ toàn bộ cấu trúc cơ chế nhà trẻ từ thời Pháp để lại (thực chất lànhà nhốt trẻ), xây mới được 26 nhà trẻ với tổng diện tích 4.000m 2, thu nhận 1.500em nhỏ; xây dựng được 40 lớp mẫu giáo với 1.700 cháu; thầy cô giảng dạy ở cáctrường ngoài lương cấp từ Sở Giáo dục, hàng tháng đều được Công ty trả tiền

(1[27]) Trong 3 năm 1979-1981, Công ty trồng được 10.815 tấn bắp vàng bẹ; 1.502 tấn bắp hạt khô; 1.762 tấn lúa; 19 tấnđậu các loại; 6 tấn thuốc lá khô.(2[28]) 5 năm đã sửa chữa 174.000m 2 nhà kiên cố và bán kiên cố; hàng năm đầu tư mỗi căn nhà tranh tre nứa lá500.000đ đến 750.000đ

173

thưởng như đối với công nhân sản xuất.Hệ thống truyền thanh, đến năm 1985, đã xây dựng được hệ thống phát

thanh ở 8 nông trường, 1000 hộp loa ở khu trung tâm, kịp thời thông tin, tuyêntruyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến với công nhân. Có 13 nôngtrường tổ chức được hệ thống truyền hình công cộng với 47 truyền hình phục vụcông nhân. Ngoài ra Công ty còn xây dựng 2 đội chiếu bóng lưu động, luân phiênphục vụ chiếu phim cho các nông trường sâu, xa.

Về chăm sóc sức khoẻ, Công ty có 1 bệnh viện 200 giường, 25 trạm y tế ởcác nông trường, trong đó, 8 cơ sở có giường lưu cho công nhân ở lại điều trị.Hàng năm bình quân điều trị cho 44.552 lượt công nhân, không để những dịchbệnh lớn xảy ra (như dịch hạch, sốt rét…)

Về văn hóa, Công ty có một thư viện trung tâm với trên 16.000 đầu sáchcác loại, các nông trường đều có tủ sách công nhân; tổ chức được 16 câu lạc bộ,30 đội bóng đá thanh niên, 13 đội bóng thi ếu niên, 23 đội bóng chuyền, 38 độivăn nghệ.

Có thể nói trong 10 năm 1976-1985, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Côngty, Ban Giám đốc Công ty, Công đoàn, đội ngũ công nhân Công ty Cao su ĐồngNai trong khó khăn đã nỗ lực cao, cùng với tập thể vừa phát triển sản xuất, vừanêu cao ý thức tự cường để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mình.Điều này thể hiện được tính ưu việt của chế độ mới. Điều mà hơn hơn 70 nămkhai thác cao su, tư bản Pháp không muốn làm và không thể làm được. Thử sosánh để thấy rõ hơn nhận định này: Trong 5 năm 1976-1985, tiền lãi qua kinhdoanh của Công ty là 87.831.000đ, trong đó công ty đầu tư đến 39.641.000đ choxây dựng cơ bản để cải thiện đời sống công nhân và các công trình phúc lợi tậpthể cho công nhân. Trong khi đó, trong 75 năm (1909-1974) Công ty tư bản SIPHthu lợi nhuận 2.537.390.000đ, nhưng vốn đầu tư cho đời sống và phúc lợi chưađến 1%(1[29]).

II.2.4. Chất lượng công nhânSố lượng và cơ cấu đội ngũ công nhân cao su có nhiều biến động trong quá

trình phát triển. Những năm 1976-1980, trong Công ty và các nông trường, độingũ công nhân vốn xuất thân từ công nhân công tra, từ gia đình công nhân tại chỗvẫn chiếm số đông. Nhưng từ 1980 trở đi, nhiều nông dân từ miền Trung vào địnhcư, cộng với số đi kinh tế mới từ các tỉnh về, số lượng công nhân xuất thân nôngdân phát triển. Do vậy, để đảm bảo chất lượng và bản chất giai cấp, Đảng bộ vàBan Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai rất chú trọng đến việc nâng cao trình độchuyên môn công nhân đi đôi xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng củagiai cấp: Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nguồn để pháttriển Đảng trong công nhân.

(1[29]) Báo cáo tổng kết 5 năm Công ty Cao su Đồng Nai (1976-1981). Tài liệu lưu Bảo tàng Đồng Nai

174

II.2.4.1. Tổ chức ĐảngSau khi tỉnh Đồng Nai thành lập (1-1976), đến tháng 3-1977, Tỉnh ủy giải

thể Đảng ủy Công ty cao su; các chi bộ nông trường trực thuộc các huyện ủy (11chi bộ trực thuộc 5 huyện ủy), chi bộ cơ quan, Ban Giám đốc Công ty trực thuộcĐảng ủy Dân chính Đảng. Đến tháng 10-1978, do đăc điểm tình hình, địa bàn caosu trải rộng trên 5 huyện, Công ty Cao su không chỉ là đ ơn vị kinh doanh, mà còngiải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đời sống và xã hội trên địa bàn sản xuất,Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định thành lập lại Đảng ủy Công ty Cao su trực thuộcTỉnh ủy. Lúc bấy giờ toàn Đảng bộ có 208 đảng viên sinh hoạt trong 12 chi bộ cơsở (tỷ lệ 1,7% tổng số công nhân).

Đến tháng 6-1982, khi tiến hành Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ hai,toàn Đảng bộ có 252 đảng viên (trong đó đảng viên tham gia kháng chiến là119; nam là 165, nữ 87), 3 đảng viên người dân tộc, 2 đảng viên người Hoa .Theo phân loại thì đảng viên tiên phong là 77, chiếm 35,8% (được phát thẻ đảngviên đợt đầu năm 1982); loại có thành tích (kháng chiến) nhưng năng lực quảnlý yếu 92 đảng viên chiếm 42,8%; đảng viên lớn tuổi 27 người, chiếm 12,5%.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V, Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ IV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ II, Đảngbộ tập trung nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh trong sạch, phát triển tổ chứcvà đảng viên, làm nòng cốt lãnh đạo phong trào sản xuất và chăm lo đời sốngcông nhân. Đảng bộ, chi bộ đều xây dựng được quy chế làm việc của Ban Chấphành.

Nếu trong 3 năm 1977-1979, toàn Đảng bộ chỉ phát triển có 21 đảng viênmới, thì trong 3 năm 1983 -1985, toàn Đảng bộ phát triển 178 đảng viên mới;tổng số đảng viên trong chi bộ là 503 người. Từ chỗ không có đảng ủy cơ sở đếnnăm 1984 Đảng bộ Công ty có 3 đảng ủy và 12 chi bộ cơ sở; đến 1985 có 3 đảngủy và 17 chi bộ cơ sở. Tổng số chi bộ tính đến năm 1985 là 30. Tuy nhiên, nếuso với tổng số công nhân lao động trong toàn Công ty trên 40.000, thì rõ ràng sốlượng đảng viên chiếm không đáng kể.

Phân loại chất lượng cơ sở Đảng được nâng lên hàng năm một

Năm Tổng sốcơ sở

Vữngmạnh Khá Yếu

1983 30 04 11 111984 30 08 12 081985 30 17 09 01

Phân loại chất lượng đảng viên từ 1983 đến 1985 cho thấy chất lượng đảngviên được nâng lên một cách rõ rệt:

175

Năm Tổng sốđảng viên

Trong sạchvững mạnh Khá Yếu

1983 361 39 (10%) 298 241984 412 93 (20,8%) 292 171985 503 227 (41%) 241 35

Tính riêng nhiệm kỳ 2, Đảng bộ đã đưa đi đào tạo 132 cán bộ Đảng, chínhquyền, đoàn thể; 90 công nhân kỹ thuật các ngành.

II.2.4.2. Về tổ chức công đoànTổ chức Công đoàn Công ty do Đảng bộ trực tiếp lãnh đạo. Đảng bộ và

Ban Chấp hành Công đoàn xác định nhiệm vụ của tổ chức là: Giáo dục, vận độngđoàn viên, công nhân phát huy quyền làm chủ tập thể, nâng cao lòng yêu nước,yêu chủ nghĩa xã hội, đại diện công nhân tham gia quản lý, kiểm tra các hoạt độngcủa chính quyền và bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của công nhân.

Năm 1978, Công đoàn Công ty tập hợp được 8.280 công nhân vào tổ chứccông đoàn. Hàng năm kết hợp với Liên hiệp Công đoàn tỉnh, công đoàn đều tổchức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho cán bộ công đoàn cơ sở, côngđoàn bộ phận và tổ trưởng công đoàn. Thông qua các phong trào lao động, sảnxuất, an ninh…Năm 1982, tổng số đoàn viên công đoàn phát triển 16.424 đoànviên và năm 1985 lên đến 30.988 đoàn viên với 1.295 tổ công đoàn; 98 công đoànbộ phận và 29 công đoàn cơ sở.

Năm Tổng sốđoàn viên

Tổng số tổcông đoàn

TS.CĐ bộphận

TS.CĐcơ sở

1982 16.424 1.014 71 281985 30.988 1.295 98 29

Trong 10 năm, tình hình sản xuất có nhiều khó khăn về thời tiết, kinhdoanh, nhưng công đoàn bám sát nhiệm vụ chính trị, ra sức giáo dục công nhânphát động nhiều phong trào thi đua: Luyện tay nghề thi thợ giỏi, phát huy sángkiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, các phong trào làm kinh tế gia đình,văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao…Qua các phong trào công nhân và đoàn viêncông đoàn nâng cao thêm về quan điểm lập trường, ý thức tổ chức kỷ luật và tinhthần trách nhiệm. Nhiều tổ chức công đoàn đạt các danh hiệu:

Năm TổLĐ.XHCN

ĐộiLĐTT

Tổ LĐTT Chiến sĩTĐ

Lao độngTT

1982 28 07 32 217 8.186

176

1985 59 13 290 740 16.004

Đặc biệt, năm 1985, vinh dự cho toàn Đảng bộ, Công ty và toàn thể côngnhân, chị Nguyễn Thị Ngời, nữ công nhân Nông trường Hàng Gòn và Nôngtrường Cao su Xà Bang được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng laođộng.

II.2.4.3. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhNgay khi thành lập, Đảng bộ Công ty xác định tổ chức đoàn thanh niên là

cánh tay đắc lực của Đảng, đội quân xung kích của thanh niên công nhân. Cùngvới công đoàn, đoàn thanh niên đã phát triển các chi đoàn trong các nông trường,phát động liên tục phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, phong trào thi đuagiành năng suất cao, phong trào đăng ký ghi tên tình nguyện chiến đấu bảo vệ Tổquốc ở biên giới phía Tây Nam và biên giới phía Bắc, nâng cao ý thức tráchnhiệm của công nhân trong sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. Trong sản xuất, Đoàn tổchức các nhóm, đội 3 xung kích. Đến năm 1982, Đoàn đã tập hợp được 5.050thanh niên/13.000 thanh niên, đạt tỷ lệ 38,8%. Ngoài sản xuất, phong trào văn hóavăn nghệ, thể dục thể thao, tìm hiểu truyền thống cách mạng… được đông đảothanh niên tham gia sôi nổi. Trong ba năm 1979-1982, Đoàn Công ty đã kết nạp932 đoàn viên/13.000 thanh niên công nhân, chiếm tỷ lệ 8,14%; Tổng số đoànviên đến tháng 12-1981 là 1059 người, sinh hoạt trong 27 tổ chức đoàn cơ sở. Tỷlệ này chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Đ oàn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ II (1982) xác định: “nhiệm vụcông tác xây dựng Đoàn hiện nay là phải đảm bảo được vai trò cánh tay đắc lựcvà đội hậu bị của Đảng; làm tròn được vai trò xung kích trong các mặt trận sảnxuất, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trong công tác chống tiêu cực” . Trongba năm tiếp theo tổ chức Đoàn đã đổi mới phương pháp công tác, sinh hoạt đoànbám sát các nhiệm vụ chính trị của Công ty, thu hút đông đảo thanh niên côngnhân vào các hoạt động sản xuất, tiết kiệm, phát huy sáng kiến, thi đua xây dựngđời sống mới, nếp sống mới. Kết quả trong 3 năm 1983-1985, toàn Công ty kếtnạp được 3.249 thanh niên vào Đoàn, nâng tổng số đoàn viên thanh niên đến cuốinăm 1985 là 4.308 người. Trong cuối năm này số đoàn viên thanh niên đủ tiêuchuẩn nhận thẻ đoàn viên chiếm tỷ lệ 56,3%.

II.2.5. Phong trào công nhân cao suII.2.5.1. Phong trào khai hoang, phục hóa, trồng mới cây cao su: Trong

công tác khai hoang trồng mới trong 5 năm 1976-1980, hàng ngàn công nhân đãra quân kết hợp với bộ đội rà phá bom mìn, Công ty trồng 10.109 ha, gần bằngdiện tích trồng của Công ty SIPH (ra đời năm 1909) và Công ty LCD cộng lại(11.960 ha), chiếm tỷ lệ 60% diện tích trồng mới toàn ngành cao su cả nước(20.000 ha). Năm năm kế tiếp (1981-1985), toàn Công ty khai hoang trồng mới25.301 ha cao su, vượt diện tích các nhà tư bản Pháp trồng từ 1906 -1975 (21.000

177

ha).Thắng lợi trong công tác khai hoang trồng mới cao su 10 năm là một thắng

lợi thể hiện nỗ lực to lớn của đội ngũ công nhân cao su trong chế độ mới, gópphần giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, ổn định cuộc sống và an ninhchính trị trong vùng. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta biết Công tySIPH ra đời từ năm 1906 đến 1937 chỉ xây dựng được 5 nông trường (Dầu Giây,An Lộc, Bình Lộc, Ông Quế, Bình Ba)

II.2.5.2. Phong trào thi đua sản xuất:Sản xuất là nhiệm vụ chính của Đảng bộ, Công ty và toàn thể công nhân

cao su ở Đồng Nai. Ngay sau khi hoàn thành kế hoạch năm 1976, Ban Giám đốcCông ty đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ I (197 6-1980): “ Khôi phục và mở rộngsản xuất cao su, giải quyết cho mọi người có công ăn việc làm, không còn côngnhân thất nghiệp và bán thất nghiệp, sản xuất đủ ăn, có lãi để tích lũy, tạo ranguồn hàng xuất khẩu, xây dựng lực lượng lao động chuyên canh, xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật cao su, xây dựng và kiện toàn các tổ chức cách mạng…” (1[30]).

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, hàng năm Công ty đều tổ chức hộinghị công nhân viên chức, đánh giá tình hình và đề ra kế hoạch thực hiện côngkhai với toàn thể công nhân. Công đoàn phát động thi đua với những phong tràocụ thể như “Thi thợ giỏi luyện tay nghề”, “mỗi người vượt 100 kg mủ” và nhiềuđợt thi đua vào những dịp lễ lớn…đồng thời cạo tận thu ở những vườn cây giàcỗi. Tương ứng với diện tích cao su mở rộng, sản lượng mủ sản xuất hàng nămcủa Công ty đều tăng (tính theo đơn vị tấn/ha):

Năm 1976 1980 1981 1982 1983 1984 1985Sản

lượng 19.152 20.254 19.392 19.627 20.283 21.367 21.243

Giá trị tổng sản lượng do công nhân cao su ở Đồng Nai làm ra tăng l ênhàng năm. Năm 1976, giá trị sản lượng là 38.578.000đ, đến năm 1980 tăng lên83.300.000đ và năm 1985 lên đến 278.533.000đ, vượt 8,7% so kế hoạch đề ra từđầu năm. Đặc biệt, trong sản xuất, sản phẩm cao su chất lượng cao do công nhânlàm ra đều chiếm tỷ lệ cao: Năm 1984, sản phẩm loại I đạt 101,9% thì năm 1985đạt 110,1%.

Trong sản xuất, công nhân đã khắc phục nhiều khó khăn về vật tư, nguyênliệu, phát huy nhiều sáng kiến có giá trị lớn như tự chế tạo thiết bị, máy móc,công cụ phục vụ cho sản xuất và chế biến, như nhà máy trung tâm chế tạo đầumáy sản xuất loại mủ bún, thiết kế và xây dựng lò nấu dầu kích thích ammoniac.Công nhân vườn cây khai thác tự làm hàng ngàn máng hứng mủ bằng tôn vụn,

(1[30]) Báo cáo tổng kết tình hình sả n xuất kinh doanh cao su 5 năm của Công ty Quốc doanh Cao su Đồng Nai.

178

bằng nylon, bằng tre (như Nông trường Cẩm Mỹ, Dầu Giây…). Năm 1 976, toànCông ty chỉ có 59 công nhân được công nhận lao động tiên tiến, thì đến 1980, có4.600 công nhân đạt danh hiệu này.

Đặc biệt, phong trào làm theo điển hình tiên tiến, kết hợp luyện tay nghềthi thợ giỏi (như Nông trường Bình Lộc có 294 công nhân t ham gia; Nôngtrường Cẩm Mỹ có 752 công nhân tham gia). Đặc biệt, phong trào phát triểnmạnh từ năm 1981 với phong trào “giành 5 điểm cao” do Đảng ủy Công ty phátđộng. Qua phong trào, lỗi kỹ thuật trong cạo mủ đều giảm: Nếu năm 1983, lỗikỹ thuật bình quân 1 công nhân là 5,9, năm 1984 giảm còn 2,86 và năm 1985 chỉcòn 2,3. Năng suất công nhân cạo đều tăng từ 100 đến 114%. Chị Nguyễn ThịLiên, công nhân Nông trường Bình Lộc, chị Nguyễn Thị Ngời công nhân Nôngtrường Hàng Gòn luôn cải tiến kỹ thuật cạo, di chuyển hợp lý, đạt năng suấtluôn cao gấp 2, 3 lần những công nhân khác với cùng một diện tích vườn câykhai thác(1[31]).

II.2.5.3. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thaoLà một trong những điển hình tốt của tỉnh Đồng Nai. Được Đảng ủy, công

đoàn và đoàn thanh niên quan tâm, đầu tư những trang thiết bị thể dục thể thao,phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của công nhân cao su phát triển rấtmạnh. Ngoài đội văn nghệ Công ty, các nông trường, xí nghiệp xây dựng 38 độivăn nghệ quần chúng, vừa phục vụ công nhân, vừa tham dự tất cả các hội thi liênhoan văn nghệ của tỉnh, Liên hiệp Công đoàn tỉnh tổ chức hàng năm (liên hoancông nông binh, ca hát không chuyên). Đội văn nghệ Công ty và các nông trườngluôn đạt thành tích cao trong hội thi, liên hoan. Tiêu biểu như các đội văn nghệNông trường Cẩm Mỹ, Suối Tre, Hòa Bình, Xà Bang, Hàng Gòn, Bình Sơn…Đặcbiệt, năm 1985, Đảng ủy Công ty đã hoàn thành việc biên soạn lịch sử truyềnthống công nhân và xây dựng nhà truyền thống công nhân đầu tiên trong to ànngành, phát huy tốt việc giáo dục truyền thống cách mạng cho công nhân.

Đội bóng đá của Công ty nhiều năm liền trụ hạng A2 toàn quốc. Đội bóngchuyền nữ Nông trường Dầu Giây nhiều năm liền là một trong những đội nữ bóngchuyền A1 toàn quốc.

II.2.5.4. Tổ chức các tiểu đoàn dân quân tự vệ, bảo vệ vườn cây, sẵn sàngchiến đấu

Quán triệt tinh thần sản xuất phải đi đôi với bảo vệ vườn cây, bảo vệ tài sảnxã hội chủ nghĩa, công ty đã tổ chức phòng bảo vệ kinh tế, xây dựng được 18 độivũ trang bảo vệ chuyên trách với 167 cán bộ, nhân viên, kết hợp với Đoàn xâydựng phong trào 3 xung kích, phối hợp công an, bộ đội địa phương thực hiệnphòng chống cháy nổ (nhất là mùa khô), chống trộm cắp, đặc biệt kết hợp lực

(1[31]) Năm 1978, sản lượng bình quân công nhân đạt 2900kg/ha, năm 1979, cũng phần cây đó, chị Liên đạt năng suất5.794 kg/ha. Năm 1980, chị Liên được giao 1 phần cây khác, công nhân cũ đạt năng suất 2.800 kg/ha thì chị thực hiện5.140 kg/ha.

179

lượng vũ trang huyện, tỉnh phá vỡ nhiều nhóm phản cách mạng trên địa bàn (nhưở Cù Bị, Hòa Bình, Bình Ba, Thái Hiệp Thành, An Viễn, Bình Sơn, An Lộc…).Đặc biệt, khi chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc nổ ra, hàng trăm thanhniên công nhân đã tình nguyện tham gia bộ đội. Công ty đã thành lập một tiểuđoàn chuyển giao cho tỉnh huấn luyện, tăng cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cácđội tự vệ công nhân (mỗi nông trường 1 đại đội), hàng năm đều tham gia diễn tậptrong các đợt phối hợp với tỉnh và Quân khu, huấn luyện bắn đạt thật đạt kết quảcao.

Mười năm xây dựng và phát triển (1976 -1985) là mười năm đội ngũ côngnhân cao su Đồng Nai nỗ lực không ngừng, khắc phục hậu quả chiến tranh để lại,khai hoang, khôi phục vườn cây, mở rộng sản xuất; tham gia tích cực các phongtrào sản xuất, góp phần cùng với Công ty nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn, luôn đạt giá trị sản lượng vượt chỉ tiêu kếhoạch, góp phần đóng góp tích cực cho ngân sách tỉnh. Thông qua phong trào, độingũ công nhân cao su ngày càng trưởng thành về nhận t hức chính trị, trách nhiệmtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II.3. Công nhân lao động khu vực ngoài quốc doanhII.3.1. Các chính sách, chủ trương khôi phục các ngành nghề truyền

thống ở địa phươngĐồng Nai là tỉnh có tài nguyên khá phong phú, đa dạng nguồn nguyên liệu

từ nông, lâm, thủy hải sản phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phát triển tiểu thủcông công nghiệp. Đồng thời, Đồng Nai có nhiều ngành nghề truyền thống như:đá, gốm mỹ nghệ, sơn mài, gỗ, chế biến lương thực… Đồng Nai lại có khu côngnghiệp tập trung ở Biên Hòa, có thể phối hợp, tận dụng những phế liệu, phế phẩmđể sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ I (1977) đã nhấn mạnh:“Một vấn đề rất lớn là phải phát huy khả năng của tiểu công nghiệp và thủ côngnghiệp ở địa phương. Trước hết là các cơ sở cơ khí và bán cơ khí, cơ sở chế biếnthực phẩm (như máy xay bắp, gạo, mì…), lò đường, cơ sở sản xuất ra các mặthàng tiêu dùng cho quần chúng như đồ nhôm, sành sứ, bàn ghế, giường, tủ chogia đình, cho trường học, đồ chơi cho trẻ em, hàng xuất khẩu. Vừa phát huy sốhiện có, vừa phát triển số mới, đặc biệt là phát triển mạnh sản xuất các mặt hàngmỹ nghệ xuất khẩu, tận dụng cho được khả năng nguyên liệu dồi dào của địaphương…”. Năm 1979, Trung ương Đảng có Nghị quyết VI về công nghiệp, Tỉnhủy Đồng Nai đã quán triệt và ra Nghị quyết 79 về phương hướng phát triển hàngtiêu dùng và ngành tiểu thủ công nghiệp,xác định phải tập trung khai thác tốt nhấttiềm năng, nguyên liệu địa phương, tiềm năng lao động dồi dào , vận dụng cáchình thức tổ chức sản xuất cơ động, linh hoạt để phát triển tiểu thủ công nghiệp.

Trong 10 năm 1976-1985, đồng thời với xây dựng và phát triển côngnghiệp, Tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh, Sở Công nghiệp đã tiến hành tổ chức lại lao động

180

tiểu thủ công nghiệp, thực hiện cải tạo với ngành tiểu thủ công nghiệp, huy độngngười có vốn và tay nghề chuyển từ buôn bán sang sang sản xuất tiểu thủ côngnghiệp, tạo điều kiện để mở rộng ngành nghề truyền thống, thu hút lao động, giảiquyết việc làm cho dân.

Thành phần kinh tế tập thể đã bắt đầu hình thành từ năm 1976 -1977, doCông ty Liên hiệp xã (LHX) tổ chức những tổ hợp đan lát mây tre, buông, tổ hợpsản xuất chế biến gỗ, ván sàn, tổ hợp thuê may, may mặc, chế biến lương thực…

Đồng thời với việc cải tạo công thương nghiệp việc hình thành tổ chứcLHX tỉnh, thành phố cùng một số huyện đã thúc đẩy phát triển các tổ chức tập thểbao gồm hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tiểu thủ công nghiệp.

Đến cuối 1980 đã xây dựng được 243 cơ sở bao gồm 26 HTX và 217 tổhợp thu hút gần 20.000 lao động vào làm ăn trong các cơ sở tập thể. Tổng số vốncủa các cơ sở sản xuất tập trung trong toàn tỉnh đến cuối năm 1980 lên đến 14triệu đồng và có trên 10.000 lao động vào làm ăn tập thể. Giá trị sản lượng ngànhtiểu thủ công nghiệp hàng năm đều tăng.

1980 1981 1982 1983 1984Hợp tác xãLao động

2332.523

2837.727

3338.113

6357.812

6046.573

Giá trị tổng sản lượng tăng hàng năm

Đv tính 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1983 1984GTSLchungtoàn

ngành

1000đ 64.732 73.643 74.979 90.734 82.859 95.479 203.000 613.000

Tỷ trọng sản lượng hàng tiểu thủ công nghiệp chiếm trong toàn ngành côngnghiệp địa phương: Năm 1979: 21,6%; Năm 1980: 30,0%.

Tổng hợp trong 5 năm 1976-1980:– Giá trị hàng tiêu dùng thực hiện trong ngành 61.705.000đ (59%) TGTSL

TTCN– Giá trị hàng xuất khẩu 35.162.000đ (33%)– Giá trị hàng phục vụ nông lâm ngư nghiệp 7.050.000đ (7%)

181

Tình hình phát triển theo ngành trong 5 năm:

Ngành Kết quả đạt Tốc độtăng trưởng

Cơ khí 18.463.000 125%Hóa chất 2.438.000 152%Gốm, sành sứ 2.075.000 127%Đan lát 23.814.000 148%Chế biến gỗ 26.535.000 121%Chế biến lương thực TP 33.428.000 119%Dệt da may mặc 10.855.000 135%Ngành khác 3.880.000 168%

Thành phần kinh tế cá thể: Còn nhiều người làm ăn cá thể. Số đăng ký sảnxuất kinh doanh trên 4.000 hộ, với trên 10.000 lao động sản xuất trong nhiềungành nghề khác nhau: gốm mỹ nghệ, sửa chữa xe máy các loại, chế biến lươngthực thực phẩm, có nhiều lao động có tay nghề giỏi, nhiều nghệ nhân đặc biệttrong nghề gốm.

Tuy nhiên, trong sản xuất, ngành tiểu thủ công nghiệp gặp không ít khókhăn, nhất là việc cung ứng vật tư nguyên liệu. Việc Nhà nước độc quyền cungứng vật tư nguyên liệu, nhiều đơn vị sản xuất không được cấp kịp thời; việc tổchức khai thác nguyên liệu còn nhiều chồng chéo, vật t ư chạy ngoài thị trường tựdo rất ít và giá cao, sản xuất không có lãi. Hầu hết các đơn vị sản xuất tiểu thủcông nghiệp đều phải tự xoay sở và chủ động trong việc dự trữ vật tư nguyên liệu,ký kết hợp đồng gia công với các đơn vị quốc doanh.

Trong khó khăn đó, ngành đã có nhiều nỗ lực trong sản xuất và sáng tạo,nếu năm 1977 ngành tiểu thủ công nghiệp mới sản xuất được 60 loại mặt hàng, thìđến 1980, đã sản xuất được 140 loại mặt hàng, trong đó ngành chủ lực là đan látvà chế biến thực phẩm, những ngành mới như nòng xe bò, lưỡi cày, lườn cày, trụcchà lúa, giấy nhám, bột nhám, đất đèn, vật liệu xây dựng, phấn viết, giấy viết, dépnhựa, vỏ ruột xe đạp, xe máy, bánh kẹo….

Nếu đối chiếu tỷ trọng giá trị tổng sản lượng làm ra giữa khu vực côngnghiệp quốc doanh địa phương với khu vực ngoài quốc doanh, chủ yếu là tiểu thủcông nghiệp, ta thấy được vị trí và sự đóng góp của ngành tiểu thủ công nghiệpđịa phương. Như năm 1981:

– Quốc doanh 5,2%– Công tư hợp doanh 4,3%– Hợp tác xã 12,5%– Tổ sản xuất 40,0%– Cá thể 41,0%.

182

Phân tích tỷ trọng các thành phần kinh tế trong nội bộ ngành TTCN: HTXchiếm 11,8%. Tổ hợp tác chiếm 53,3%. Cá thể chiếm 34,9%

Chỉ tiêu 1976 1980 1981 1984 1985Theo thành phần kinh tế1. Công nghiệp Địa phương 460.289 1.063028 1.042.711 1.577.95 1.797.04

2. Tiểu thủ công nghiệp 202.368 577.164 552.954 6.710.376 9936.256(Đv tính: 1.000đ)

Nếu tính theo đơn vị huyện, thì giá trị tổng sản lượng tăng hàng năm: (đơnvị tính: 1000 đồng, không tính các huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc)

GTTSL 1976 1980 1981 1982 1983 1984Toàn tỉnh 202.368 577.146 552.954 586.521 659.068 710.376TP.BH 126.880 217.336 256.119 383.989 290.240 253.191H.Tân Phú 11.731 18.011 21.928 27.106 27.208 32.987Vĩnh Cửu 3.693 5.782 160062 25.734 23.554 32.736Thống Nhất 19.118 29.359 31.363 77.630 51.896 77.870Xuân Lộc 9.776 15.127 11.485 38.198 60.914 86.226Long Thành 15.425 23.605 18.317 33.823 38.604 30.885

II.3.2. Tổ chức quản lý và lao độngHợp tác xã tiểu thủ công nghiệp là một hình th ức sản xuất tập thể. Thu nhập

của người lao động chủ yếu theo sản phẩm làm ra. Công tác quản lý các đơn vịsản xuất khá phong phú tùy theo điều kiện sản xuất và mặt hàng sản xuất: Có đơnvị sản xuất tập trung theo dây chuyền công nghệ; có nơi giao cho từng hộ, từng xãviên sản xuất giao nộp sản phẩm; hoặc có đơn vị kết hợp hai hình thức trên vớiviệc giao nguyên liệu lấy bán thành phẩm.

Nhiều đơn vị sản xuất tập thể sản xuất tốt, tiêu biểu như Hợp tác xã Đan látxuất khẩu Tiên Tiến với lao động 1.002 người, tỷ lệ gián tiếp 1,9%, giá trị tổngsản lượng hàng năm 1,5 triệu đồng.

Về đời sống của xã viên, tổ viên: Đời sống hàng năm đều được nâng lêntrên cơ sở phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Mức thu nhập bình quâncủa công nhân lao động tập thể trong 5 năm (1976-1980) hàng tháng một sốngành như sau: ngành cơ khí từ 90đ đến 260đ; ngành sản xuất đường từ 60đ đến130đ; đan lát xuất khẩu từ 80đ đến 150đ; dệt may từ 60đ đến 105đ. Những ngànhsản xuất các mặt hàng xuất khẩu (may, đan lát, gốm…) được Nhà nước bán mộtsố hàng lương thực theo giá cung cấp tương đương với định mức của công nhân;những ngành khác thì không có. Hầu hết công nhân sản xuất đều không được

183

trang bị bảo hộ lao động. Từ năm 1981, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất đều thựchiện lương khoán theo sản phẩm có thưởng, do đó, kích thích được lao động, tăngnăng suất và do đó, tiền lương bình quân hàng năm của người lao động từ 1981 -1985, tăng từ 8 đến 10% so năm trước.

Về chính trị, đại đa số các đơn vị sản xuất tập thể đều chưa có tổ chứcĐảng, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Kế hoạch, phươnghướng sản xuất hàng năm thông qua đại hội hợp tác xã, nhưng rất nhiều đơn vịnhiều năm không thực hiện được.

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO CÔNGNHÂN

III.1. Ý thức chính trị, tính chủ động và sáng tạo– Với công nhân công nghiệp (Trung ương và địa phương), công nhân được

tổ chức chặt chẽ. Trong các xí nghiệp, nhà máy đều có tổ chức Đảng, Công đoàn,Đoàn thanh niên làm nhiệm vụ lãnh đạo sản xuất; đồng thời tổ chức giáo dụcchính trị, tư tưởng cho công nhân thông qua nhiều hình thức và phong trào. Côngnhân được học tập chính trị, đa số tư tưởng vững vàng. Thời kỳ sau 1981, trướcnhững khó khăn về kinh tế, đời sống, một bộ phận công nhân bỏ việc tìm việckhác ngoài khu vực Nhà nước, nhưng lý do chính là về kinh tế. Qua các phongtrào thi đua, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đời sống tinh thần cóđược nâng lên. Các công tác bảo hiểm, bảo hộ lao động, sản xuất an toàn đượcđảm bảo. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cho thấy công nhâncông nghiệp ý thức được nhiệm vụ chính trị, có suy nghĩ tìm tòi, tìm ra nhữngphương pháp sản xuất có lợi, hiệu suất lao động cao.

– Với công nhân cao su, tuy là công nhân đồn điền, nhưng tính tập thể, kỷluật khá cao, thời gian lao động chặt chẽ do tính chất sản xuất quy định. Côngnhân được chăm sóc về sức khoẻ, Công ty đầu tư những thiết chế văn hóa, giáodục ở cơ sở, hỗ trợ nhà ở, đa số công nhân đều bám lô, bám vườn cây sản xuất.Thực hiện khoán sản lượng mủ nâng cao được tinh thần chủ động và sáng tạo củacông nhân trong lao động để đạt năng suất cao. Ý thức chính trị qua lãnh đạo củatổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, được nâng cao, xác định được mụcđích động cơ lao động.

III.2. Liên minh công nông trí thức– Đa số công nhân xuất thân từ nông dân, một số xuất thân là trí thức.

Trong tình hình khó khăn, thiếu nguyên liệu, ngay trong nội bộ từng nhà máy, xínghiệp đội ngũ trí thức là những kỹ sư, những công nhân kỹ thuật vẫn khôngngừng lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thống nhất mộtmục tiêu là sản xuất những sản phẩm công nghiệp phục vụ, đáp ứng được nhữngyêu cầu cho phát triển nông nghiệp. Đồng thời qua phát triển cây công nghiệp,nông dân làm ra nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất. Đội ngũ kỹ sư, trí thứckhoa học trong các nhà máy xí nghiệp qua công tác nghiên cứu, quản lý, lao động

184

gắn bó chặt chẽ cùng giai cấp công nhân.

III.3. Trình độ và khả năngNhìn chung công nhân có trình độ tay nghề khá, nhiều công nhân thợ bậc

cao. Nhưng hầu hết do kinh nghiệm, việc đào tạo công nhân chưa đáp ứng đượcyêu cầu phát triển. Lao động trong nhiều khâu, mặt bằng văn hóa chưa cao. Chưacân đối giữa công nhân kỹ thuật với kỹ sư, công nhân với lao động phổ thông.Chế độ lao động, chính sách lương chưa khuyến khích công nhân học tập nângcao trình độ và tay nghề.

Mười năm (1976-1985), là thời gian giai cấp công nhân ở Đồng Nai nỗ lựcrất lớn trong việc khắc phục những khó khăn về vật tư, nguyên liệu sản xuất, vừasản xuất chính, vừa tham gia các phong trào tự túc sản xuất bằng nhiều công việcphụ. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân trước hết thể hiện ở tinh thần vượtkhó khăn, nhất trí với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước vàđơn vị đề ra. Tuy khó khăn và lao động trong chế độ bao cấp, nhưng không thiếunhững tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu trong sản xuất, phát huy sáng kiến,tận dụng phế phẩm phế liệu sáng tạo để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩmlàm ra, đóng góp chung cho ngân sách tỉnh, đảm bảo an ninh chính trị trật tự xãhội trên địa bàn.

Thắng lợi của giai cấp công nhân ở Đồng Nai trong 10 năm (1976-1985)thể hiện được bản chất và bản lĩnh của giai cấp công nhân ở Đồng Nai, là cơ sở đểgiai cấp công nhân ở Đồng Nai tiếp tục những bước trưởng thành và phát triểnmới khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện công nghiệp hóa–hiệnđại hóa theo đường lối Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.

185

CHƯƠNG VICÔNG NHÂN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐỒNG

NAI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI(1986–2000)

I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI NÓI CHUNG VÀ ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚITRONG CÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG, MỞ ĐƯỜNG CHO GIAI CẤP CÔNGNHÂN Ở ĐỒNG NAI PHÁT TRIỂN

I.1. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đạihội của sự nghiệp đổi mới

Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12-1986 đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện mang tính chiến lược, mở ra thờikỳ mới của quá trình phát triển kinh tế đất nước ta. Đường lối đổi mới của Đảngđã tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành sản xuất, đặc biệt phát triển côngnghiệp, đồng thời có tác động quan trọng đến tiến trình xây dựng và phát triểngiai cấp công nhân Việt Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Hội đồng Bộ trưởng đã banhành nhiều chính sách có tác động trực tiếp đến việc thực hiện công cuộc đổi mới,thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tháng 11-1987, Hội đồng Bộ trưởngra Quyết định 217/HĐBT trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanhnghiệp Nhà nước; thực hiện hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, xóa dần bao cấp,giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh và khuyến khích các thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Quyếtđịnh 217/HĐBT đã có tác dụng rất tích cực để cá c doanh nghiệp Nhà nước mộtbước thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất, giải quyết những khó khăn vướngmắc trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, đồng thời có tác dụng kích thích sản xuất,tạo phấn khởi cho giai cấp công nhân trong lao động sản xuất, phát triển đội ngũgiai cấp công nhân.

Bên cạnh đó, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện việc huy độngnhiều nguồn lực phát triển kinh tế đất nước, tháng 12-1987, Luật Đầu tư nướcngoài được Chính phủ ban hành. Luật Đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưu đãi,khuyến khích xuất khẩu đã làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn, gópphần tăng năng lực sản xuất cho ngành công nghiệp. Sản xuất của các ngành côngnghiệp then chốt đã phục hồi và tăng trưởng khá ổn định, hơn hẳn các thời kỳtrước đó. Việc phát triển công nghiệp, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chếxuất với những công ty, xí nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phầnphát triển giai cấp công nhân.

186

Thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thật sự bắt đầu từ những năm 90,bình quân 5 năm 1991–1995 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp cảnước đạt 13,7%, vượt xa kế hoạch đã đặt ra (7,5 –8,5%), trong đó khu vực kinh tếNhà nước tăng 15%, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 10,6%. Trong 5 nămtiếp theo, 1996–2000, sản xuất công nghiệp nước ta tiếp tục phát triển ổn định vàtăng trưởng với nhịp độ cao(1[32]). Sản xuất công nghiệp từ những năm cuối cùngcủa thập kỷ 90 TK XX đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự thamgia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh và công nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Sự có mặt của các khu công nghiệp gồm nhiều đơn vị có vốn đầu tư củanước ngoài đã tạo ra sức cạnh tranh cần thiết thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiếtbị, áp dụng công nghệ hiện đại để giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sảnphẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu.Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển ngành côngnghiệp ở Đồng Nai.

Công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tăng trưởng nhanh và khá ổnđịnh trong suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt là 10 năm cuối của thập kỷ 90, là mộtthành tựu quan trọng và nổi bật của kinh tế Việt Nam trong 15 năm đổi mới(1996–2000). Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vàlãnh đạo từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI đã có tác động tích cực đến sự phát triểncủa giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và giai cấp công nhân ở Đồng Nainói riêng.

I.2. Nghị quyết các Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IV (từ năm(1986-1990); lần thứ V (từ 1991-1995) và lần thứ VI (1996-2000) đã thật sựmở đường cho sự phát triển công nghiệp và giai cấp công nhân ở Đồng Nai

Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 1986–1990) xác định: “...Phát triển nền kinh tế Đồng Nai theo cơ cấu công –nôngnghiệp hợp lý; phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, lấy nông nghiệp là mặttrận hàng đầu, lương thực là trọng tâm theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủnghĩa. Phát huy mạnh các mũi nhọn: công nghiệp chế biến, nông sản xuất khẩuvà công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, giải quyết tích cực và có hiệu quả thiếtthực 3 chương trình lớn về lương thực –thực phẩm; hàng tiêu dùng thiết yếu vàhàng xuất khẩu. Tiếp tục nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệsản xuất mới; xây dựng cơ chế quản lý mới, nhất là quản lý kinh tế, phát huyquyền chủ động sản xuất kinh doanh ở các cơ sở”. Những năm đầu thực hiệncông cuộc đổi mới, nền kinh tế Đồng Nai, đặc biệt ngành công nghiệp đứ ng trướcnhiều khó khăn vì phải chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ

(1[32]) Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8%, năm 1998 tăng 12,1%, 1999 tăng10,4% và năm 2000 tăng 17,5%

187

chế thị trường, nhưng ở thời kỳ (1985 –1990), tốc độ phát triển của công nghiệpvẫn duy trì ở tốc độ bình quân mỗi năm tăng 6,22%; các doanh nghiệp Nhà nướcTrung ương tăng 4,87%; các doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 10,98% vàkhu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 3,68%.

Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V (1991–1995), Nghị quyếtcủa Đảng bộ tỉnh về phương hướng phát triển công nghiệp Đồng Nai đã khẳngđịnh: “Phát triển kinh tế toàn diện theo cơ cấu công –nông nghiệp–dịch vụ, nhằmkhai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủnghĩa, tiếp tục đổi mới kinh tế kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ kinh tế trongvà ngoài nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường cósự quản lý của Nhà nước, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất, tạomôi trường thuận lợi cho người lao động có việc làm trong các thành phần kinhtế ”. Ở lĩnh vực công nghiệp, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ V cũng đã nêu rõ:“Tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp gắn với tiếp cận và mở rộng thịtrường, mở rộng liên doanh, liên kết kinh tế và kỹ thuật giữa công nghiệp Trungương và công nghiệp địa phương trên địa bàn. Đầu tư phát triển mạnh côngnghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu và tiêu dùng, phục hồi và mở rộng hìnhthức hàng gia công xuất khẩu với nước ngoài” .

Đại hội VI của Đảng bộ tỉnh (1996–2000) là Đại hội tiếp tục đổi mới, xâydựng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đại hội đã đề ra p hương hướng chung nhằmtạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế mà cụ thể là: “ Khai thác và tậndụng mọi nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế –xã hội theo định hướngcông nghiệp hóa–hiện đại hóa. Phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh côngnghiệp phát triển, từng bước công nghiệp hóa–hiện đại hóa nông thôn, tiếp tụcthực hiện cơ cấu kinh tế công -nông nghiệp-dịch vụ với mức tăng trưởng kinh tếcao, liên tục, bền vững, để đến năm 2000 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp–nông nghiệp–dịch vụ”.

Về công nghiệp, Nghị quyết Đại hội quyết định tập trung: “Công nghiệpchế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp cơ khí; công nghiệp chế biến hàngxuất khẩu; khai thác tài nguyên khoáng sản; sản xuất linh kiện điện tử; đổi mớithiết bị công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch định hướng chức năngcác khu công nghiệp để chủ động bố trí các dự án theo quy hoạch, phát huy cóhiệu quả từng khu công nghiệp”.

Nghị quyết các Đại hội Đảng bộ Đồng Nai lần IV,V,VI là sự vận dụng cótính sáng tạo nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII,VIII, phù hợp với điều kiện và đặc điểm tình hình của địa phương. Sự lãnh đạo,chỉ đạo của Đảng bộ, cộng với những chính sách thông thoáng của Nhà nước, chủđộng tổ chức thực hiện bằng các giải pháp về đầu tư kết cấu hạ tầng, khuyếnkhích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất côngnghiệp, xây dựng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi đôi sắpxếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), thực hiện cổ phần hoá, từng bước

188

thực hiện cải cách thủ tục về cấp phép đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp, đã thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển với tốc độ nhanh.

Đến năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 11,3 lần sovới năm 1990 và tăng 15,6 lầ n so với năm 1985.

Công nghiệp Đồng Nai từ năm 1986 đến năm 2000 đã trở thành ngành sảnxuất chủ lực, kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp và góp phần quan trọnglàm đổi mới bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp Đồng Nai đã làm thayđổi cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong toàn tỉnh. Năm1990, tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp trong GDP của toàn tỉnh là19,3%, đến năm 1995 là 36,0% và năm 2000 là 52,2%. Đặc biệt, đã kích thíc h vàphục vụ tốt hơn đối với sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (1[33]).Tính đến năm 2000, ngành công nghiệp Đồng Nai đã có 2.914 cơ sở với 28.608lao động tạo ra giá trị sản xuất 4.435 tỷ đồng, chiếm 25% giá trị sản xuất toànngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (nhất là thời kỳ1990–2000) đạt trên 20%(2[34]); ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống và sản xuấtthuốc lá là 30,7% đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề tiêu thụnông sản, đồng thời đã có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệpđẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu cũng tăng nhanh(3[35]).Sự phát triển nhanh của các loại sản phẩm kể trên đã làm đa dạng hóa và phongphú các loại hàng sản xuất ở Đồng Nai có tỷ trọng cao, chiếm ưu thế trong khuvực 6 tỉnh, thành phố miền Đông (Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa –VũngTàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh) (4[36]). Đây là những tiền đề rất thuận lợitrong việc duy trì và phát triển các thế mạnh trong sự phân công và hợp tác giữacác tỉnh trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giai đoạn 1986–2000 là thời kỳ nhiều DNNN nhất là các DNNN Trungương đóng trên địa bàn đã dần dần thích ứng với cơ chế thị trường, phát huy ưuthế về trình độ cán bộ, tay nghề công nhân, trang thiết bị, tiền vốn, cạnh tranhđược với một số loại hàng nhập, đứng vững và có nhiều tiến bộ trong kinh doanh,hướng vào chất lượng và hiệu quả, giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng. Nếu giátrị sản xuất công nghiệp của khu vực quốc doanh Trung ương (QDTW) và địa

(1[33]) Thể hiện rõ nét là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống và sản xuất thuốc lá với nguồn nguyên liệuhầu hết là từ nông nghiệp (đây cũng là ngành có tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành sản xuất công nghiệp).(2[34]) Điện sản xuất năm 2000 đạt 1,9 tỷ KWh (tăng 362 lần so với năm 1985). Thép các loại năm 2000 đạt 95,3 ngàntấn (tăng 4,5 lần so với năm 1985). Phân hỗn hợp năm 2000 đạt 7,1 ngàn tấn (tăng 1,4 lần so với năm 1985). Gạch sảnxuất các loại năm 2000 đạt 532,7 triệu viên (tăng 3,7 lần so với năm 1985). Ti vi các loại năm 2000 đạt 89,1 ngàn cái(tăng 17,8 lần so với năm 1985).(3[35]) Điển hình là các loại: quần áo xuất khẩu năm 2000 đạt 17,4 triệu cái (tăng 5 lần so với năm 1985) ; gốm mỹ nghệxuất khẩu năm 2000 đạt 11 triệu USD (tăng 16,3 lần so với năm 1985); hạt điều xuất khẩu năm 2000 đạt 4 .000 tấn (tăng17,9 lần so với năm 1985); các loại sản phẩm bản mạch điện tử, giày thể thao là những sản phẩm mới, trong 5 năm gầnđây cũng có mức tăng bình quân mỗi năm từ 16,5% đến 26,8%(4[36]) Như: gạch nung chiếm trên 55%; ngói nung chiếm 80%, giấy bì a các loại chiếm trên 60%; sơn hóa học các loạichiếm trên 80%, thức ăn gia súc chiếm trên 80%. Đặc biệt việc sản xuất bột ngọt chiếm 100% sản lượng của cả khuvực

189

phương (QDĐP) của tỉnh trong năm 1985 là 928.288 triệu đồng (trong đó:QDTW là 681.568 triệu đồng; QDĐP là 246.720 triệu đồng) thì đến năm 2000 giátrị sản xuất công nghiệp ở khu vực này đã tăng lên 5.205.400 triệu đồng (trongđó: QDTW là 4.846.200 triệu đồng; QDĐP là 1.059.200 triệu đồng).

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng tự điều chỉnh, phát huy nội lực,tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụnhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài nước. Giá trị sản xuấtcông nghiệp ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở năm 1985 là 154.798 triệuđồng đã tăng lên 2.795.100 triệu đồng ở năm 2000. Đặc biệt, ở khu vực có vốnđầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất công nghiệp ở năm 1992 là 28.502 triệuđồng đã tăng lên10.977.300 triệu đồng ở năm 2000:

KHU VỰC TRONG NƯỚC

NĂM TỔNGSỐ QDTW

đv 1000đQDĐP

đv 1000đNQD

đv 1000đ

Trong đó:HỘ CÁ

THỂđv 1000đ

KHU VỰCCÓ VỐNĐẦU TƯNƯỚCNGOÀIđv 1000đ

1985 1.083.086 681.568 246.720 154.798 – –1990 1.464.174 864.701 413.973 185.500 – –1991 2.202.628 1.597.657 419.046 185.925 – –1992 2.871.971 2.011.955 481.404 296.110 – 28.5021993 3.667.665 2.662.239 531.754 309.632 – 1 64.0401994 4.293.231 3.024.008 499.224 393.505 – 376.4941995 7.139.545 3.204.583 569.115 563.234 – 2.802.6131996 9.523.934 3.691.630 649.930 634.814 240.152 4.547.5601997 11.566.637 3.941.028 735.678 715.535 256.303 6.174.3961998 13.394.300 4.236.000 776.000 769.900 202.960 7.612.4001999 15.363.186 4.505.709 889.200 905.387 293.540 9.062.8902000 17.977.800 4.146.200 1.509.200 1.795.100 310.300 10.977.300

190

I.3. Luật Đầu tư và thành quả của chính sách thu hút vốn đầu tư nướcngoài

Khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, Đồng Nai là một tỉnh cónhiều thuận lợi và thế mạnh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đường giao thôngrất thuận lợi cả thủy bộ, gần TP. Hồ Chí Minh, có kết cấu hạ tầng tốt (điện nước,bưu chính viễn thông đang phát triển bền vững, nguồn lao động dồi dào, an ninhvững vàng, giàu tài nguyên khoáng sản).

Công nghiệp phát triển đã góp phần đáng kể vào quá trình giải quyết việclàm cho hàng chục ngàn lao động mỗi năm và tăng thêm nguồn thu cho ngân sáchcho tỉnh.

Cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế thuộc nguồn vốn trongnước giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, khu vực có vốn đầu tư nướcngoài tăng rất nhanh, thu hút một lực lượng lớn lao động; kể từ khi có Luật Đầutư nước ngoài năm 1989 hàng loạt dự án đầu tư được cấp giấy phép. Số dự án vàtổng mức vốn từ các dự án ngày càng tăng, đưa Đồng Nai trở thành tỉnh đứng thứ3 toàn quốc sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội về thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

THEO DÕI QUA CÁCNĂM

SỐ DỰ ÁN/TỔNG VỐN ĐTTHEO GIẤY PHÉP

1990 1996 1997 1998

TỔNG SỐTỪ NĂM1990-2000

SỐ DỰ ÁN ĐƯỢC CẤP GIẤYPHÉP

04 29 52 15 260

TỔNG VỐN ĐT THEO GIẤYPHÉP

15.25tr USD

450 trUSD

595.44tr USD

83.80tr USD

4.4 TỶ USD

191

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế qua cácnăm

(giá cố định năm 1994, nguồn Cục Thống kê Đồng Nai, đơn vị tính %)

KHU VỰC TRONG NƯỚC

NĂM TỔNGSỐ QĐ.TW QĐ.ĐP NQD

Trong đó:HỘ CÁ

THỂ

KHU VỰCCÓ VỐNĐẦU TƯNƯỚCNGOÀI

1985 100,00 62,93 22,78 14,29 – –1990 100,00 59,06 28,27 12,76 – –1991 100,00 72,53 19,02 8,44 – –1992 100,00 71,40 17,08 10,51 – 1,011993 100,00 72,59 14,50 8,44 – 4,471994 100,00 70,44 11,63 9,17 – 8,771995 100,00 44,88 7,97 7,89 – 39,251996 100,00 38,76 6,82 6,67 2,52 47,751997 100,00 34,07 6,36 6,19 2,22 53,381998 100,00 31,63 5,79 5,75 2,04 56,831999 100,00 29,33 5,79 5,89 1,91 58,992000 100,00 23,06 5,89 9,99 1,73 61,06

192

Riêng ngành công nghiệp năm 2000 đã có 158 dự án có vốn đầu tư nướcngoài đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 83 ngàn lao động, nâng tổngsố lao động toàn ngành công nghiệp đến năm 2000 là: 157.042 người, bình quântrong 10 năm, mỗi năm tăng 14,9% về số lao động.

Cùng với sự phát triển về số lượng công nhân lao động, trình độ tự độnghóa và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngành công nghiệp Đồng Nai cũng có sựphát triển đáng kể:

Trình độ tự động hóacủa ngành công nghiệp Đồng Nai

(Số liệu điều tra năm 1998,nguồn Cục Thống kê Đồng Nai) ĐVT: %

CHIA THEO TRÌNH ĐỘTỰ ĐỘNG HÓA

THÀNH PHẦN KINHTẾ

TỔNGSỐ

TỰĐỘNGHOÁ,

BÁN TĐHÓA

CƠ KHÍ,BÁN

CƠ KHÍ

THỦCÔNG

Toàn ngành côngnghiệp Khu vực trong nước :

+ Q.doanh Trungương+ Q.doanh địaphương+ Ngoài QD

Khu vực có vốn đầutư nước ngoài:

100.00100.00100.00100.00100.00100.00

30,1816,4762,5043,4810,7070,34

42,2447,1137,5052,1747,4927,97

27,5836,423,424,3541,481,69

Trình độ kỹ thuật công nghệcủa ngành công nghiệp Đồng Nai

(Số liệu điều tra năm 1998, nguồn Cục Thống kê Đồng Nai) ĐVT: %CHIA THEO TRÌNH ĐỘ

K.THUẬT C.NGHỆTHÀNH PHẦN KINHTẾ

TỔNGSỐ TIÊN

TIẾNTRUNGBÌNH

LẠCHẬU

193

Toàn ngành côngnghiệp Khu vực trong nước :

+ Q.doanh Trungương+ Q.doanh địaphương+ Ngoài QD

Khu vực có vốn đầutư nước ngoài:

100.00100.00100.00100.00100.00100.00

14,442,6016,674,351,3349,15

73,9281,7975,0086,9581,9550,85

11,6415,618,338,7016,72

-

Sự phát triển về số lượng công nhân ở Đồng Nai gắn với việc nâng caotrình độ tự động hóa và trình độ kỹ thuật công nghệ tại các doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế tỉnh nhà trong giai đoạn từ năm 1986 -2000, đặc biệt là ởkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài–đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển củangành công nghiệp Đồng Nai. Qua đó, trình độ kỹ thuật của công nhân cũng đượcnâng lên: Nếu như những năm đầu của thập kỷ 90 chỉ có khoảng 10% số lao độngcó bằng cấp về chuyên môn kỹ thuật, thì đến năm 1998, số c ông nhân có bằng cấpkỹ thuật đã chiếm 16,86% tổng số lao động toàn ngành, trong số đó số có trình độcao đẳng trở lên chiếm 23,34% tổng số lao động có bằng cấp.

Công nghiệp phát triển, không những đã tạo thêm việc làm cho người laođộng, hạn chế tình trạng thất nghiệp, mà còn làm tăng nhanh nguồn thu về ngânsách Nhà nước. Những năm đầu của thập kỷ 90, nếu nguồn thu từ công nghiệp chỉchiếm 25% trong tổng thu ngân sách thì đến năm 1998, thu ngân sách toàn tỉnh vềsản xuất công nghiệp là 679.39 tỷ đồng chiế m 37%, tăng bình quân mỗi năm trên20%:

194

Chỉ số phát triển trị giá công nghiệp qua các thời kỳ(theo giá cố định 1994, nguồn Cục Thống kê Đồng Nai) đvt: %

KHU VỰC TRONG NƯỚC

NĂM TỔNGSỐ QDTW QDĐP

DOANHNGHIỆP.

NQD

HỘCÁ

THỂ

KHUVƯCCÓ

VỐN ĐTNƯỚCNGOÀI

Chỉ số phát triểnthời kỳ(%)

1986-19901991-19951996-2000

Chỉ số năm sau sovới năm trước(%)

1996/19951997/19961998/19971999/19982000/1999

106,22137,28120,30128,50

133,40128,45115,80114,70117,02

104,87129,95105,29116,97

115,20106,76107,48106,3792,02

110,91106,57113,23109,85

114,20113,19105,48114,59119,20

103,68124,87126,09125,48

112,71112,72107,60117,60198,27

----

-106,73106,50107,54105,71

--

131,40-

162,26135,77123,29119,05121,12

195

I.4. Việc quy hoạch và hình thành các khu công nghiệp ở Đồng NaiVới nhưng điều kiện tự nhiên, hạ tầng và lao động, từ năm 1989, ngoài Khu

Công nghiệp Biên Hòa 1 đã có trước, Đồng Nai đã hình thành và phát triển cáckhu công nghiệp tập trung. Toàn tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể 17 khucông nghiệp với tổng diện tích 8.119,5 ha, trong đó có 10 khu công nghiệp đãđược Chính phủ phê duyệt với diện tích 2.718 ha về cơ sở hạ tầng –do 7 doanhnghiệp đầu tư, trong đó có 2 doanh nghiệp nước ngoài.

Tổng mức vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật trên 70 triệu USD. Kết quả 5khu công nghiệp đã có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh gồm: Khu Công nghiệp BiênHòa 2; Amata; Loteco; Nhơn Trạch1 và Gò Dầu. Trong 10 khu công nghiệp đượcChính phủ phê duyệt đã có 230 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký: 4.231triệu USD.

Trong đó:– Đầu tư nước ngoài: 203 dự án, vốn đăng ký là 4.024 triệu USD(1[37]).– Đầu tư trong nước: 27 dự án, vốn đăng ký 206 triệu USD.Diện tích đất đã cho thuê là: 923,61 ha, chiếm 47,65% so với tổng diện tích

đất dùng cho thuê (1.938,14 ha).

(1[37]) Tính đến tháng 11-2002, toàn tỉnh Đồng Nai có 331 dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoạ t động với tổng vốn5.105.171.988USD, thu hút trên 100 ngàn công nhân lao động.

196

Thống kê các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai(đến cuối năm 2000)

TTTÊN

KHU CÔNGNGHIỆP

TỔNGDIỆNTÍCH( ha )

GIAIĐOẠN

I( ha )

DTDÙNGCHO

THUÊ( ha )

DIỆNTÍCH ĐÃ

CHOTHUÊ( ha )

SỐ DỰÁN

ĐẦUTƯ

1 2 3 4 5 6 7123456

7891011121314151617

KCN Biên Hòa1

KCN Biên Hòa2

KCN AMATAKCN LOTECOKCN Gò DầuKCN Nhơn

TrạchTrong đó : KCN Nhơn

Trạch 1 KCN Nhơn

Trạch 2 KCN Nhơn

Trạch 3KCN An Phước

KCN TamPhước

KCN Ông KèoKCN Thạnh PhúKCN Sông Mây

KCN Hố NaiKCN Bàu Xéo

KCN LongKhánh

KCN Xuân LộcKCN Tân Phú

KCN Định Quán

335365760100184

2.700

430350360800380800

186,54715232151001005050

335365129100184

1.148

430350368

---

227------

23126191,572

136,7-

323279240

----

158145,94

-----

231260,6546,767,897,7

-

78,297,128,5

----

46,429,5

-----

149413061421

16020304--

041127-

03--

02

Tổng số : 8.119,5 2.718 1.938,14 923,61 230

197

Các công trình hạ tầng chủ yếu được xây dựng trong các khu công nghiệpđều được đầu tư phát triển để phục vụ sản xuất (1[38])

Mặc dù tốc độ thu hút dự án đầu tư tại các khu công nghiệp tại Đồng Nai cólúc tăng nhanh và có lúc sút giảm, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khácnhau, nhưng nhìn chung, việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở Đồng Nai đãđem những hiệu quả kinh tế xã hội rất rõ nét, cụ thể như sau:

+ Các doanh nghiệp KCN đã bổ sung nguồn vốn và công nghệ rất quantrọng để phát triển: mức vốn thực hiện khoảng 1,65 tỷ USD mang ý nghĩa quantrọng trong việc phát triển kinh tế–xã hội tỉnh nhà, từng bước tiếp cận công nghệvà khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới.

+ Các doanh nghiệp KCN đã góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơcấu kinh tế của Đồng Nai theo hướng tích cực: Công nghiệp–Dịch vụ–Nôngnghiệp(2[39]).

+ Các doanh nghiệp KCN đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng nhanh sản phẩmxuất khẩu, tiếp cận với thị trường quốc tế (3[40]). Cơ cấu sản phẩm xuất khẩuchuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản phẩm công nghiệp và tinhchế.

+ Các doanh nghiệp KCN đã làm phong phú thêm các hoạt động dịch vụ,giao thông vận tải, thương mại, đồng thời tạo một thị trường nội địa rất lớn chocác cơ hội làm ăn đối với doanh nghiệp trong nước (như làm vệ tinh gia công, thicông xây dựng công trình, các dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ tài chính–ngânhàng–bảo hiểm, phát triển thị trường địa ốc, phát triển nông lâm nghiệp và côngnghiệp chế biến), qua đó tác động hiệu ứng dây chuyền thúc đẩy các thành phầnkinh tế trong nước phát triển, kinh tế xã hội tăng trưởng ổn định và bền vững.

+ Các doanh nghiệp KCN đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hơn 85.000công nhân Việt Nam (kể cả KCN Biên Hòa I), tác động tích cực đối với việc thựchiện các chính sách xã hội trên địa bàn như: nhu cầu tuyển dụng lao động của cácdoanh nghiệp là động lực để người lao động phấn đấu học tập, rèn luyện tay nghề,góp phần tăng thu nhập bình quân cho người lao động Việt Nam (từ khoảng750.000 đồng đến 960.000 đồng/ tháng), làm tăng nhanh dân số cơ học, hìnhthành các khu dân cư mới với sự đa dạng trong sinh hoạt, góp phần kích cầu phát

(1[38]) - 41,7 km đường giao thông, có hệ thống thoát nước mưa.- 4 trạm biến áp 110 KV/22 KV, tổng công suất 176 MVA (trong đó: AMATA 40 MVA; Biên Hòa 2: 40 MVA; Nhơn Trạch:56 MVA; Gò Dầu: 40 MVA).- 1 Tổ hợp máy phát điện Diesel công suất 3,2 MVA tại KCN Loteco.- 2 nhà máy khai thác và xử lý nuớc ngầm, có tổng công suất 6.5000m3/ngày (gồm: Biên Hòa 2: 4.000m 3/ngày; Loteco:1.500m3/ngày; AMATA: 1.000m3/ngày).- Bằng các nguồn vốn thích hợp, tỉnh Đồng Nai đã quan tâm xúc tiến đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật bên ngoàicác KCN như: các dự án cấp nước (giai đoạn 2 Nhà máy Nước Long Bình, dự án Nhà máy Nước Thiện Tân, dự án Nhàmáy Nước Nhơn Trạch), hệ thống giao thông, hệ t hống bưu điện, mạng thông tin liên lạc, khu tái định cư, nhà cho thuê,các công trình dịch vụ và công cộng phục vụ cho sự nghiệp phát triển các KCN.(2[39]) Tính đến năm 2000, công nghiệp Đồng Nai đã chiếm tỷ lệ: 52,2% (Nông nghiệp: 24,19% và dịch vụ: 25,5 8%).(3[40]) Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN năm 1995 đạt: 33 triệu USD, năm 1997 đạt 470 triệuUSD, năm 1990 đạt 820 triệu USD; giá trị xuất khẩu chiếm bình quân hàng năm 60% doanh thu

198

triển kinh tế, đóng góp đáng kể cho ngân sách và tích cực đóng góp vào các hoạtđộng xã hội của địa phương và góp phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống phápluật.

II. ĐỘI NGŨ, TRÌNH ĐỘ VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN ĐỒNGNAI

II.1. Công nhân trong khu vực quốc doanh (Trung ương và địaphương)

II.1.1. Công nhân công nghiệpĐồng Nai được Trung ương xác định là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế

trọng điểm ở phía Nam.Giai cấp công nhân ở Đồng Nai phát triển nhanh cả về số lượng và chất

lượng khi công cuộc đổi mới kinh tế được đẩy mạnh theo đường lối đổi mới toàndiện mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra.

Từ sau khi thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý bao cấp, donhiều yếu tố, sản xuất công nghiệp trong một số nhà máy, xí nghiệp quốc doanh(Trung ương và địa phương) ở Đồng Nai bước đầu gặp một số khó khăn nhấtđịnh. Nhưng từ năm 1991, công nghiệp quốc doanh ở Đồng Nai đã từng bướckhắc phục khó khăn, vận dụng cơ chế mới, khôi phục và phát triển nhanh.

Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong công nghiệp, cáccơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh nhà đã có bước phát triển về số lượng. Cụ thể:Nếu năm 1985 Đồng Nai có 2.216 cơ sở sản xuất công nghiệp(1[41]). Thì đến năm2000, Đồng Nai đã có: 7.395 cơ sở sản xuất công nghiệp (2[42]). Trong đó có 6.800hộ cá thể và 168 cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Số lượng công nhân sản xuất công nghiệp theo các thành phần kinh tế cũngcó bước phát triển đáng kể. Nếu năm 1982 Đồng Nai có 39.133 công nhân, phânra: 14.134 người ở khu vực quốc doanh Trung ương; 9.898 người ở khu vực quốcdoanh địa phương và 15.101 người ở khu vực ngoài quốc doanh. Thì đến năm2000, toàn tỉnh đã có 157.402 công nhân, phân ra: 14.032 người ở khu vực quốcdoanh Trung ương; 10.130 người ở khu vực quốc doanh địa phương; 36.097người ở khu vực ngoài quốc doanh (trong đó có 17.400 người ở khu vực hộ cáthể) và 96.783 người ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế qua các nămcũng phát triển theo hướng có lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà(Tính theo giá cố định năm 1994 và đơn vị tính là triệu đồng) như sau:

Nếu ở năm 1985, tổng giá trị sản xuất công nghiệp Đồng Nai là: 1.083.086

(1[41]) Phân ra: 40 cơ sở quốc doanh Trung ương; 75 cơ sở quốc doanh địa phương và 2.101 cơ sở sản xuất ngoài quốcdoanh(2[42]) Phân ra: 35 cơ sở quốc doanh Trung ương; 25 cơ sở quốc doanh địa phương; 7.170 cơ sở sản xuất ngoài quốcdoanh

199

triệu đồng, phân ra: 681.568 triệu đồng ở khu vực quốc doanh Trung ương;246.720 triệu đồng ở khu vực quốc doanh địa phương và 154.798 triệu đồng ởkhu vực ngoài quốc doanh. Thì đến năm 2000, tổng g iá trị sản xuất công nghiệpĐồng Nai đã tăng lên 17.977.800 triệu đồng, phân ra: 4.146.200 triệu đồng ở khuvực quốc doanh Trung ương; 1.059.200 triệu đồng ở khu vực quốc doanh địaphương và 1.795.100 triệu đồng ở khu vực ngoài quốc doanh (Trong đó có301.300 triệu đồng của khu vực hộ cá thể) và 10.977.300 triệu đồng ở khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài.

Những số liệu trên cho thấy: từ năm 1990 trở đi, với chủ trương đổi mới vàphát triển nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là việc phát triển công nghiệp thuộcthành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì cơ cấu công nhân giữa các thànhphần thay đổi nhanh. Đội ngũ công nhân ở khu vực quốc doanh (Trung ương vàđịa phương) tăng trưởng chậm, trong khi đó đội ngũ công nhân lao động ở khuvực ngoài quốc doanh mà đặc biệt là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăngnhanh, tỉ lệ công nhân nữ cao hơn công nhân nam.

II.1.2. Công nhân cao suSau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, lực lượng lao động tại Công ty

Cao su Đồng Nai chỉ còn 5.500 người (trong đó có 70% lao động là nữ lớn tuổi,kiệt sức và năng lực lao động giảm sút). Thực hiện chủ trương mở rộng vùngchuyên canh cao su của Đảng và Nhà nước, lực lượng lao động từ nhiều tỉnh tựnguyện xin vào làm công nhân cao su ở Đồng Nai và định cư tại các nông trường,nên số lượng công nhân tăng dần, cao điểm lên đến 39.187 người vào cuối năm1984. Sau khi vườn cây cao su đưa vào khai thác mủ, đội ngũ công nhân giảmdần theo định mức trên ha và sau khi tách 4 nông trường thuộc tỉnh Bà Rịa –VũngTàu vào năm 1994, đến năm 2000 đội ngũ công nhân toàn Công ty còn 14.873người (trong đó có 7.436 lao động nữ và trên 50.000 gia thuộc). Riêng lực lượngcán bộ chuyên môn kỹ thuật có 190 đại học, 420 trung cấp và 342 công nhân kỹthuật.

Từ sau năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Công ty phải tự chủ động quản lý sảnxuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nên sự năngđộng trong sản xuất của Công ty trong giai đoạn mới đòi hỏi phải đầu tư chiều sâuvề nhiều mặt như: Thay đổi công nghệ sản xuất thế hệ mới, đầu tư thâm canhvườn cây, sắp xếp bố trí lại lực lượng lao động, đổi mới việc giao khoán, tăngcường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trên các mặt để tăng năng suất, hạ giáthành, đề cao chiến lược thị trường, quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống,đẩy mạnh việc xuất khẩu trực tiếp qua các nước tư bản và chăm lo tốt đời sốngvật chất và tinh thần của người lao động …

Về vị trí, phạm vi quản lý và việc tổ chức sản xuất, Công ty Cao su ĐồngNai là một doanh nghiệp Nhà nước của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, diệntích vườn cây trải dài trên 4 huyện và với nhiệm vụ chủ yếu là: chuyên trồng mới

200

và khai thác, chế biến mủ cao su. Qua thống kê diện tích vườn cây từ năm 1985đến năm 2000 cho thấy: tổng diện tích vườn cây có xu hướng tăng từ năm 1985đến năm 1995 và giảm dần từ năm 1996 đến năm 2000 do vườn cây đã định hình.Cụ thể:

– Năm 1985 : 40.691 ha– Năm 1990 : 40.867 ha– Năm 1995 : 42.521 ha– Năm 2000 : 38.205 haThông qua quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, Công ty hiện có 7

phòng ban, xí nghiệp và 1 công ty cổ phần và 12 nông trường (1[43]). Quá trình sảnxuất và phát triển của Công ty từ năm 1985 đến năm 2000 qua sản lượng khaithác mủ đã khẳng định sự tăng trưởng liên tục và bền vữ ng từ năm 1985 với15.167 tấn và đến năm 2000 là 43.000 tấn (tăng 2,84 lần) (2[44]).

Bên cạnh đội ngũ công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp tại các khu côngnghiệp tập trung, đội ngũ công nhân cao su Đồng Nai thuộc vào hàng đông đảonhất so với các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đội ngũ công nhân cao su hôm nay gồmhai bộ phận: Công nhân công nghiệp và công nhân nông nghiệp. Số lượng côngnhân cao su ở Đồng Nai từ năm 1996 đến năm 2000 có xu hướng giảm dần (giảm1,48 lần so với năm 1996). Cụ thể:

NĂM 1996 1998 2000Số lượng công

nhân cao su quacác năm

21.920người

18.478người

14.873người

Nguyên nhân của việc giảm dần số lượng công nhân cao su Đồng Nai từnăm 1996 đến nay là do: việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, chuyển một số nôngtrường cao su về Công ty cao su tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu(3[45]), và phần khác là doviệc phát triển các khu công nghiệp đã thu hút một lượng công nhân cao su trẻ, cósức khoẻ và trình độ văn hóa chuyển sang làm việc tại các công ty có vốn đầu tưnước ngoài (tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh). Hơn nữa theo quy hoạchdiện tích cây cao su ở Đồng Nai tương đối đã định hình.

(1[43]) Cẩm Mỹ, Ông Quế, Hàng Gòn, Cẩm Đường, Bình Sơn, Long Thàn h, Thái Lập Thành, Dầu Giây, Trảng Bom, AnLộc, Bình Lộc, Túc Trưng.(2[44]) Chỉ số tăng trưởng sản lượng khai thác mủ qua các giai đoạn sau:

NĂM 1985 1990 1995 2000SẢN LƯỢNG KHAI

THÁC MỦ(quy trên tấn).

15.167 19.669 27.600 43.000

Năng suất cao su (tạ/ha) cũng tăng 1,69 lần (năm 2000) so với năm 1985. Cụ thể:– Năm 1985: 7,6 tạ/ha– Năm 1990: 7,4 tạ/ha– Năm 1995: 8,0 tạ/ha– Năm 2000: 12,84 tạ/ha

(3[45]) Gồm các Nông trường Bình Ba, Xà Bang, Hòa Bình, Cù Bị

201

II.1.3. Cơ cấu, tổ chức và trình độ lao độngII.1.3.1. Tình hình chung:Từ khi chuyển sang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường (sau 1986) thì cơ

cấu xã hội của giai cấp công nhân nói chung và cơ cấu công nhân ở Đồng Nai cónhiều thay đổi lớn.

Trong khi số lượng công nhân trong khu vực quốc doanh hơn 10 năm(1986-2000) giảm 46,88%, thì đội ngũ công nhân ở ngoài quốc doanh lại tăng lênmột cách nhanh chóng. Nếu năm 1991 cả nước chỉ mới có 121 doanh nghiệp tưnhân thì đến cuối năm 2000 đã có 47.000 doanh nghiệp, đăng ký hoạt động dướidạng công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; doanh nghiệp tư nhân.

Điều đáng chú ý là từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài được chính thức ba nhành vào đầu năm 1988, đến nay trên phạm vi toàn quốc đã có 700 công ty thuộc66 quốc gia và lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với trên 2.300 dự án vàtrên 35 tỷ USD vốn đăng ký kinh doanh. Tại Đồng Nai, từ chỉ có 4 dự án đầu tưnăm1990 đến năm 2000 tăng lên 260 dự án, với tổng vốn đầu tư là 4,4 tỷ USD,mà trong đó 90% dự án đầu tư nước ngoài là vào lĩnh vực công nghiệp.

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hình thành và phát triển,đã thu hút một lực lượng lao động trẻ từ khắp mọi miền đất nước, nhất là các tỉnhmiền Bắc, duyên hải miền Trung và miền Tây về đây để tìm việc làm ngày càngđông. Dẫn đến số lượng công nhân công nghiệp ở Đồng Nai tăng đáng kể. Nếutổng số công nhân ở Đồng Nai năm 1985 là 39.133 người, thì đến năm 2000 đãtăng lên 157.042 người. Đặc biệt, số công nhân làm ở khu vực có vốn đầu tư nướcngoài tăng rất cao từ 410 người ở năm 1991 -1992, thì đến năm 2000 đã tăng lên96.783 người.

Sự phát triển công nghiệp nhiều thành phần tạo nên sự cạnh tranh lànhmạnh giữa sản xuất công nghiệp trong các khu vực, thu nhập của đội ngũ côngnhân ngày càng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đãđược nâng lên một cách rõ rệt. Trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và trình độchuyên môn kỹ thuật cũng được quan tâm đặc biệt. Song nhìn chung, chất lượnglao động của nước ta còn rất thấp; cơ cấu đào tạo bất hợp lý, hiện chỉ mới cókhoảng 16% lực lượng lao động xã hội qua đào tạo, số còn lại hầu như không cótrình độ chuyên môn kỹ thuật.

Xét về số lượng thì đội ngũ côn g nhân sản xuất công nghiệp tăng nhanhnhất, tiếp đến là công nhân ngành xây dựng, vận tải, kho bãi, thông tin bưu điện,sản xuất điện và khí đốt. Nếu xét về khu vực kinh tế thì công nhân lao động tăngchủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2000, so với năm 1990 tănggấp 7,9 lần; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 236 lần, còn khu vực kinh tếquốc doanh Trung ương chỉ tăng 1,11 lần và quốc doanh địa phương chỉ tăng 1,04lần.

Qua công tác điều tra công nhân theo phiếu (với 30 ngàn mẫu) ở các khuvực quốc doanh, ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cho kết

202

quả cụ thể như sau:Xét về cơ cấu giai cấp công nhân ở Đồng Nai chúng ta nhận thấy: Công

nhân Đồng Nai hiện nay là kết quả của quá trình phát triển sản xuất theo các giaiđoạn chuyển đổi nền kinh tế nhiều thành phần cũng như sự đổi mới về cơ chếquản lý, từ khi có Quyết định 217/HĐBT và 176/HĐBT.

Nhìn lại chặng đường từ năm 1986-1989: đội ngũ công nhân lao độngĐồng Nai chủ yếu có hai thành phần kinh tế: quốc doanh và ngoài quốc do anh(hợp tác xã, doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Do vậy, cơ cấu lao động ít thay đổi.Từ năm 1990 đến nay, khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành và phát triển,công nghiệp Đồng Nai đã có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp thuộc khuvực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thì cơ cấu của giai cấp công nhân ở ĐồngNai giữa các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi rõ nét. Công nhân ở khu vựckinh tế Nhà nước tăng trưởng chậm trong khi công nhân ở khu vực ngoài quốcdoanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, dẫn đến cơ cấu lao độnggiữa các khu vực kinh tế có sự biến đổi qua từng thời kỳ. Chỉ tính riêng đội ngũcông nhân sản xuất công nghiệp qua các mốc thời gian thì cơ cấu đội ngũ côngnhân Đồng Nai thể hiện cụ thể như sau :

Cơ cấu công nhân công nghiệp tỉnh Đồng Nai phân theo các khu vực kinhtế (từ năm 1990–2000).

KHU VỰC KINH TẾ 1990 1992 1995 1998 2000TOÀN TỈNH 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

– Quốc doanh TW– Quốc doanh địa phương– Ngoài quốc doanh– DN có vốn đầu tư nước ngoài .

32,99

24,95

42,06

-

36,06

20,46

42,47

1,01

20,23

17,16

33,09

29,52

12,97

17,16

33,09

29,52

8,95

6,45

22,97

61,63Nếu xét về cơ cấu lao động ở một số ngành, chúng ta nhận thấy: Công nhân

lao động sản xuất công nghiệp bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao so với các ngànhxây dựng, vận tải, sản xuất phân phối điện và khí đốt nhưng không có sự thay đổilớn qua các năm do sự phát triển khác nhau giữa các ngành trên.

Cơ cấu công nhân ở một số ngành sản xuất vật chấtqua các mốc thời gian đến năm 2000

NGÀNH SẢN XUẤT VẬT CHẤT 1990 1995 2000TOÀN TỈNH 100.00 100.00 100.00

– Ngành công nghiệp– Ngành SX phân phối điện, khí đốt– Ngành xây dựng

73,85

1,25

72,55

0,99

72,50

1,05

203

– Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện 13,84

11,06

15,33

11,13

15,13

11,32Song nhìn chung, cơ cấu lao động Đồng Nai đã có sự chuyển dịch nhanh

chóng trong vòng 10 năm qua, nhất là ở hai ngành lâm nghiệp và công nghiệp chếbiến. Nếu công nhân trong ngành nông lâm nghiệp giảm từ 64,5% năm 1990xuống còn 52,78% ở năm 2000 , thì công nhân công nghiệp chế biến tăng từ13,67% năm 1990 lên 19,4% năm 2000.

Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa,thành phần xuất thân của giai cấp công nhân ở Đồng Nai có những biến độngkhác so với những thời kỳ trước đây. Qua kết quả điều tra khảo sát (bằng phiếu)cho chúng ta nhận thấy bức tranh toàn cảnh về sự hợp thành của giai cấp côngnhân ở Đồng Nai đến thời điểm năm 2000. Cụ thể:

THÀNH PHẦN XUẤT THÂN TỶ LỆHọc sinh phổ thông 34,62%Tốt nghiệp các trường dạy nghề 9,68%.Tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học 4,21%.Lao động chưa có việc làm 20,89%.Bộ đội phục viên 5,09%Cán bộ công nhân viên 7,16%Nông dân 11,95%Buôn bán 2,66%Những thành phần khác 3,79%

Qua kết quả điều tra cho thấy trong cơ chế thị trường, công nhân ở ĐồngNai xuất thân từ học sinh phổ thông và lao động chưa có việc làm chiếm tỷ lệ caonhất, tỷ lệ công nhân xuất thân từ giai cấp nông dân chỉ chiếm 11,95%. Học sinhphổ thông và sinh viên chọn việc làm của mình trong nhiều ngành n ghề khácnhau ở các đơn vị ngoài quốc doanh, xu hướng không bị ràng buộc bởi tư tưởnghay suy nghĩ chỉ vào làm ở những đơn vị quốc doanh để có biên chế như trướcđây gia tăng (học sinh, sinh viên chọn nghề ở các đơn vị quốc doanh chiếm56,44%, ngoài quốc doanh chiếm 43,56%). Ngay cả những phụ nữ làm nghề buônbán tự do, những thanh niên nông thôn quen việc đồng áng cũng tìm lên thànhphố để kiếm việc làm trong các đơn vị quốc doanh và các đơn vị ngoài quốcdoanh (nông dân chọn nghề ở các đơn vị quốc doanh chiếm 76,78, ở các đơn vịngoài quốc doanh chiếm 23,22%).

Đứng trước thử thách của phương thức quản lý sản xuất kinh doanh theo cơchế thị trường, các đơn vị sản xuất đã không ngừng tổ chức kiện toàn bộ máy và

204

đội ngũ công nhân ở đơn vị mình, mà trước hết l à tuyển dụng lao động trẻ, cónăng lực để dần dần thay thế lớp công nhân thế hệ trước, khi đã hết tuổi lao độngvà bổ sung vào các dây chuyền sản xuất mới sao cho phù hợp với năng lựcchuyên môn được đào tạo. Vấn đề này đã làm cho giới tính và tuổi đời của độingũ công nhân thay đổi.

Về giới tính: trong 30.000 công nhân được điều tra khảo sát thì đã có14.474 công nhân nữ (chiếm tỷ lệ 48,25%). Như vậy, do đặc điểm của ngànhnghề sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp đang phát triển trên địa bàn ĐồngNai, đội ngũ công nhân tỉnh nhà đã dần dần cân bằng về giới tính. Số lượng côngnhân nam và nữ ở cả hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh chênh lệchkhông lớn.

Về tuổi đời, công nhân trong nhóm tuổi 16-35 chiếm 72,58%, trong đó:

Nhóm tuổi 16–20 8,42%Nhóm tuổi 21–25 26,06%Nhóm tuổi 31–35 16,63%Nhóm tuổi 36–40 11,80%Nhóm tuổi 41–45 9,56%Nhóm tuổi 46–50 4,17%Nhóm tuổi 51–55 53%Nhóm tuổi 56–60 0,34%Nhóm trên 60 0,03%

Số liệu điều tra trên cho thấy giai cấp công nhân ở Đồng Nai còn rất trẻ, rấtcó tiềm năng phát triển nếu được giáo dục, đầu tư đúng mức.

Điều đáng lưu ý, đội ngũ công nhân trẻ trong khu vực ngoài quốc doanhchiếm tỷ lệ cao hơn so với đội ngũ công nhân trong khu vực quốc doanh. Đặcbiệt, trong nhóm tuổi 16-25, tỷ lệ công nhân làm việc trong khu vực sản xuấtngoài quốc doanh lại càng cao (1[46]). Do nhu cầu tuyển dụng lao động trẻ, nhất làcác đơn vị ngoài quốc doanh, nên nhóm tuổi16 -35 thường chiếm ưu thế trong cácđơn vị. Mặt khác, cuộc sống của khu vực đô thị và ở các KCN Đồng Nai đã cuốnhút lao động trẻ khắp miền đất nước về đây sinh sống và tìm kiếm việc làm. Hầuhết, họ đã tìm được việc làm trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nâng lớpcông nhân trẻ ở độ tuổi này lên rất cao, vấn đề này 10 năm trước đây ở Đồng Naichưa hề có.

(1[46]) Nhóm tuổi 16-25 của khu vực quốc doanh chiếm 47,59%, thì khu vực ngoài quốc doanh chiếm 52,41%; nhóm tuổi26-35 ở khu vực quốc doanh chiếm 56,47%, thì khu vực ngoài quốc doanh chiếm 41,53% (nếu so với năm 1998 thì đãcó sự biến đổi, nhất là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài).

205

Riêng nhóm tuổi từ 36 trở lên chiếm tỷ lệ thấp hơn (27,42%), nhất là nhómtuổi trên 46 chỉ chiếm 6,07%. Kết quả đều tra khảo sát cho thấy hiện còn 0,05%nam giới và 0,01% nữ giới đã ngoài độ tuổi lao động đang làm việc tại các doanhnghiệp. Nhịp sống công nghiệp, chuyên môn hóa đòi hỏi phải trẻ hóa đội ngũcông nhân là một yêu cầu có tính khách quan.

II.1.3.2. Về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và trình độchính trị của giai cấp công nhân

a) Về trình độ văn hoáTrình độ văn hóa phổ thông của giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã được

nâng dần qua các năm:

1989 1995 1998 2000Công nhân cótrình độTHPT

6,83% 10,83% 47,23% 52,19%

Nếu chỉ tính từ năm 1995 đến 2000, giai cấp công nhân ở tỉnh có trình độphổ thông trung học được tăng lên 4,82 lần. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa–hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã khôngngừng được bổ túc kiến thức bằng nhiều hình thức học tập như: học tập trung, họcbổ túc và tự học, đã góp phần nâng tỷ lệ công nh ân tốt nghiệp cấp III lên mộtbước đáng kể (đã có 39,99% công nhân tốt nghiệp trung học phổ thông). Rõ ràngviệc đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng hợp tác đầu tư là một điều kiện quan trọngthu hút, phát triển công nhân về cả số lượng và chất lượng. Trình độ văn hóa trởthành điều kiện lao động và điều kiện để tiếp thu tri thức, chuyên môn công nghệmới. Tuy nhiên, nếu so với cả nước thì tỷ lệ công nhân ở Đồng Nai có trình độtrung học phổ thông chỉ dừng lại ở mức trung bình. Số công nhân không biết chữđược loại trừ. Tính đến cuối năm 2000, trình độ văn hóa của công nhân Đồng Naiđược thể hiện như sau:

Tuổi Cấp I Cấp II Cấp III16–25 6, 48% 12,76% 14,20%26–35 7,10% 12,40% 17,48%trên 35 8,73% 9,65% 7,30%

22,13% 34,81% 38,98%Kết quả trên cho chúng ta nhận xét chung: nếu giai cấp công nhân ở Đồng

Nai trong lứa tuổi tốt nghiệp PTTH là: 38,99% thì đã có: 81,25% công nhân ở độtuổi từ 16–35, số còn lại ở độ tuổi từ 36 trở lên (18,75%). Như vậy, số lượng côngnhân trẻ có trình độ văn hóa cao hơn số công nhâ n ở lứa tuổi già. Trong tỷ lệ

206

chung của đội ngũ công nhân hết cấp III ở mọi lứa tuổi, nam giới luôn luôn caohơn nữ giới (nam chiếm 61,70% nữ chiếm 38,30%). Đặc biệt, ở nhóm tuổi dưới36, công nhân ở khu vực ngoài quốc doanh có tỷ lệ tốt nghiệp PTTH cao hơ n khuvực quốc doanh.

207

Khu vực kinh tế Giới tínhĐộ tuổi/trình độ Toàn tỉnh Quốc

doanhN. quốcdoanh Nam Nữ

TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Từ 16 đến 25 tuổi– Chưa hết cấp 1– Hết cấp 1– Chưa hết cấp 2– Hết cấp 2– Chưa hết cấp 3– Hết cấp 3 Từ 26 đến 35 tuổi– Chưa hết cấp 1– Hết cấp 1– Chưa hết cấp 2– Hết cấp 2– Chưa hết cấp 3– Hết cấp 3 Trên 35 tuổi– Chưa hết cấp 1– Hết cấp 1– Chưa hết cấp 2– Hết cấp 2– Chưa hết cấp 3– Hết cấp 3

34,480,681,105,749,283,8414,2038,101,071,315,797,984,4817,4827,421,742,466,274,415,247,31

27,410,991,406,199,062,357,4237,201,641,736,869,024,1613,8035,392,583,288,505,686,468,89

45,030,220,665,079,615,1624,3239,430,220,684,206,414,9522,9615,530,471,232,942,513,414,97

26,350,530,663,714,722,9613,7641,730,850,995,287,205,0222,3931,921,041,706,295,407,1610,32

43,200,841,577,9214,174,0414,6734,201,311,656,348,813,9012,2022,602,483,276,253,343,184,08

208

b) Về trình độ ngoại ngữĐể có thêm cơ hội vào làm trong các đơn vị sản xuất có vốn đầu tư nước

ngoài, yếu tố biết ngoại ngữ là một điều kiện thuận tiện cho phát triển nghềnghiệp của công nhân; đồng thời thể hiện tinh thần cầu tiến, một trong những yếutố quan trọng cho việc hội nhập kinh tế, văn hóa của công nhân với khu vực vàquốc tế.

Thông qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy nhìn chung trình độ ngoạingữ (nói chung các loại ngoại ngữ) trong giai cấp công nhân ở Đồng Nai cònchiếm tỷ lệ thấp (9,7% ). Cụ thể:

Anh văn Pháp văn Hoa văn Đức văn Nga văn7,87% 0,52% 0,48% 0,48% 0,42%

Trong tổng số công nhân có trình độ ngoại ngữ thì khu vực quốc doanh sốcông nhân biết ngoại ngữ nhiều hơn (chiếm tỷ lệ 54,19%); khu vực ngoài quốcdoanh (chiếm 45,81%). Trình độ ngoại ngữ Anh văn của công nhân cao hơn socác ngoại ngữ khác cũng phản ánh được mức đầu tư của những công ty, đơn vịnước ngoài và cũng phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra (1[47]).

c) Về trình độ chuyên môn kỹ thuậtTrong tổng số 30.000 công nhân tham gia điều tra khảo sát, kết quả có

48,46% công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật (trong đó, ở các đơn vị quốcdoanh chiếm tỷ lệ 58,52% và ở các đơn vị ngoài quốc doanh là 41,48%, nam giớichiếm tỷ lệ 58,27% và nữ giới chiếm 41,73% ). Như vậy công nhân có trình độchuyên môn kỹ thuật ở khu vực quốc doanh nhiều gấp 1,41 lần so với khu vưcngoài quốc doanh và nam giới có trình độ chuyên môn kỹ thuật gấp 1,39 lần sovới nữ giới. Nguyên nhân có thể do đặc điểm sản xuất của khu vực sản xu ất ngoàiquốc doanh, nhằm tận dụng lợi thế lao động phổ thông của công nhân (giá laođộng rẻ, mau thu hồi vốn) do đó chưa sử dụng đưa vào sản xuất những thiết bịhay dây chuyền công nghệ cao. Nhưng nếu xét về trình độ chuyên môn cao (tốtnghiệp trường lớp đào tạo), khu vực ngoài quốc doanh tỷ lệ công nhân có trình độ

(1[47]) Về trình độ ngoại ngữ của công nhân Đồng Nai xét theo văn bằng, chứng chỉ cho thấy tỉ lệ công nhân lao độngĐồng Nai có trình độ ngoại ngữ (xét theo văn bằng chứng chỉ) –ĐVT %

TRÌNH ĐỘLOẠINGOẠINGỮ

Chứngchỉ A

Chứngchỉ B

Chứngchỉ C

Cao đẳng Cử nhân

- Anh văn- Pháp văn- Nga văn- Đức văn- Hoa văn

57,6951,5969,0542,1167,59

31,5529,9415,0836,8417,93

6,8613,3811,9010,536,90

0,681,912,385,262,76

3,223,181,595,264,83

209

từ cao đẳng trở lên nhiều hơn khu vực quốc doanh (1[48]) (quốc doanh 5,3%; ngoàiquốc doanh 6%).

Trong đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân nam cao gấp 1,39lần so với công nhân nữ (2[49]).

Qua các số liệu khảo sát nêu trên, chúng ta nhận thấy giai cấp công nhân ởĐồng Nai có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu là lứa tuổi trẻ (dưới 36 tuổichiếm 64,65%); chuyên môn kỹ thuật của công nhân trẻ khu vực ngoài quốcdoanh cao hơn khu vực quốc doanh (dưới 36 tuổi khu vực ngoài quốc doanhchiếm 78,1%, khu vực quốc doanh chiếm 59,49%). Điều này cho thấy, cơ chế thịtrường, kết hợp với việc phát triển ngày càng nhiều những công nghệ mới, cộngvới nhận thức xã hội ngày càng cao với vấn đề trí thứ c có ảnh hưởng tích cực đếnviệc nâng cao mặt bằng học lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân.

– Xét về bậc thợ:Trong tổng số công nhân có bằng và không có bằng, mỗi loại được chia làm

7 bậc thợ từ thấp đến cao (bậc thấp từ bậc 1 đến bậc 3, thợ bậc trung từ bậc 4 đếnbậc 5, thợ bậc cao từ bậc 6 đến bậc 7). Theo đó, bậc thợ của đội ngũ công nhân kỹthuật không có bằng và có bằng đạt các tỷ lệ sau đây:

Công nhân kỹ thuật không có bằng: có 66,61% thợ bậc thấp, thợ bậc trungchiếm 25,01%, thợ bậc cao chiếm 2,01%.

ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT KHÔNG CÓ BẰNGCHIA THEO CƠ CẤU BẬC THỢ (ĐVT %)

KHU VỰC KINHTẾ

GIỚI TÍNHPHÂN LOẠI BẬC THỢ TOÀNTỈNH

QUỐCDOANH

NGOÀIQUỐC

DOANH

NAM NỮ

TỔNG SỐ– BẬC THỢ 1/7– BẬC THỢ 2/7– BẬC THỢ 3/7– BẬC THỢ 4/7

100.0031,8616,9517,808,69

100.0030,3813,7819,459,30

100.0039,2132,659,625,96

100.0030,4216,6119,729,83

100.0033,5317,3415,587,38

(1[48]) Trong tổng số 17.556 công nhân thuộc khu vực quốc doanh tham gia khảo sát có 58,52% có trình độ chuyên mônkỹ thuật, với: 17,23% công nhân kỹ thuật không có bằng; 10,72% công nhân kỹ thuật có bằng; 4,89% trung học chuyênnghiệp; 1,05% cao đẳng; 4,46% đại học và 0,11% trên đại học.Trong khi đó, ở khu vực ngoài quốc doanh: trong số 12.444 công nhân tham gia khảo sát có 33,46% có trình độ chuyênmôn kỹ thuật, với: 11,40% công nhân kỹ thuật không có bằng; 10,55% công nhân kỹ thuật có bằng; 5,52% trung họcchuyên nghiệp; 1,39% cao đẳng; 4,49% đại học và 0,12% trên đại họ c.(2[49]) Trong 15.526 công nhân nam được phỏng vấn có 58,27% người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, với 28,18%công nhân kỹ thuật không có bằng; 16,19% công nhân kỹ thuật có bằng; 5,44% trung học chuyên nghiệp; 1,45% caođẳng; 6,87% đại học; 0,11% trên đ ại học. Trong 14.474 công nhân nữ được phỏng vấn có 37,94% có trình độ chuyênmôn kỹ thuật, với 26,21% công nhân kỹ thuật không có bằng; 4,46% công nhân kỹ thuật có bằng; 4,29% trung họcchuyên nghiệp; 0,62% cao đẳng; 1,87% đại học, 0,09% trên đại học.

210

– BẬC THỢ 5/7– BẬC THỢ 6/7– BẬC THỢ 7/7– KHÔNG XÁC ĐỊNH.

16,326,380,501,51

18,677,060,410,96

4,662,990,954,23

15,276,080,711,37

17,536,720,261,66

Công nhân kỹ thuật có bằng: thợ bậc thấp chiếm 73,80%, thợ bậc trungchiếm 16,98% và thợ bậc cao chiếm 5,13%. Ngoài ra, còn có 4,10% công nhân cóbằng và 1,51% công nhân không có bằng chưa được xếp vào b ậc thợ nào.

ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CÓ BẰNGCHIA THEO CƠ CẤU BẬC THỢ (ĐVT %)

KHU VỰC KINHTẾ

GIỚI TÍNHPHÂN LOẠI BẬC THỢ TOÀNTỈNH

QUỐCDOANH

NGOÀIQUỐC

DOANH

NAM NỮ

TỔNG SỐ– BẬC THỢ 1/7– BẬC THỢ 2/7– BẬC THỢ 3/7– BẬC THỢ 4/7– BẬC THỢ 5/7– BẬC THỢ 6/7– BẬC THỢ 7/7– KHÔNG XÁC ĐỊNH.

100.0010,0720,5243,2110,236,754,011,124,10

100.006,57

21,5246,648,898,685,441,440,82

100.0015,4318,9837,9512,283,781,810,639,13

100.0010,0719,6244,579,237,804,621,312,79

100.0010,0923,7238,3513,782,981,850,438,81

Kết quả khảo sát trên cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghềbậc thợ cao trong giai cấp công nhân ở Đồng Nai còn quá ít (chiếm tỷ lệ 5,22%).Thực trạng này đã chỉ rõ vấn đề nâng cao trình độ tay nghề c ho giai cấp côngnhân trong tỉnh đã trở nên đặc biệt cấp bách (đào tạo với công nghệ cao), việc bốtrí việc làm phù hợp với giai cấp công nhân trong phương hướng tới cũng cầnđược quan tâm, đặc biệt là công nhân có tay nghề cao trong độ tuổi từ 36 trở lên,đồng thời với việc động viên, tạo điều kiện và có chính sách hợp lý để họ truyềnbá kinh nghiệm sản xuất và kỹ năng nghề nghiệp cho lớp công nhân trẻ.

d) Về trình độ lý luận chính trịSố lượng công nhân đã được bồi dưỡng chính trị từ sơ cấp trở lên chiếm tỷ

lệ 29,81% trong tổng số công nhân được phỏng vấn (trong đó khu vực quốcdoanh chiếm tỷ lệ 38,56% và khu vực ngoài quốc doanh chiếm 16,76%). Thôngqua kết quả khảo sát ở nội dung này, càng khẳng định việc giáo dục chính trị tưtưởng để nâng cao ý thức giai cấp cho đội ngũ công nhân Đồng Nai là một việc

211

rất quan trọng, cần thiết và phải được quan tâm, tạo điều kiện và tổ chức thực hiệnnghiêm túc.

Trong 70,19% công nhân chưa có trình độ lý luận chính trị do các nguyênnhân sau:

– Chưa đi học chính trị: 55,40%– Không có điều kiện đi học chính trị: 13,68%– Không muốn đi học chính trị: 1,11%Trong công nhân nam giới có 63,40% không có trình độ lý luận chính trị,

nữ giới có 63,40% không có trình độ lý luận chính trị. Trong tỷ lệ 29,81% côngnhân Đồng Nai có trình độ lý luận chính trị thì đa phần là sơ cấp (tỷ lệ 26,79%),trung cấp 2,08%, cao cấp và cử nhân chỉ chiếm tỷ lệ 0,94%.

Để thiết thực phục vụ cho tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thếgiới, việc đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹthuật, có học vấn, có trình độ lý luận chính trị và biết ngoại ngữ, vi tính hiện nayđược đa số cơ sở sản xuất kinh doanh chú trọng. Qua kết quả điều tra khảo sát chothấy: Tính đến cuối năm 2000 đã có khoảng 31,85% công nhân được b ố trí đi họcvăn hóa (chiếm trên 22%) và bồi dưỡng nâng cao tay nghề (chiếm trên 60%). Cảhai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh đều quan tâm đến nội dung này(trong đó có các cơ sở sản xuất ở khu vực quốc doanh đặc biệt quan tâm đến côngtác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề với tỷ lệ 89%). Nhìn chung, trong giaicấp công nhân ở Đồng Nai, nam giới và nữ giới có tỷ lệ đào tạo tay nghề xấp xỉngang nhau.

Điều đáng nói là giai cấp công nhân ngày càng nhận thức đúng đắn về sựcần thiết phải luôn nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn để có thể thích nghivới cơ chế thị trường và đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đạihóa(1[50]).

Quá trình tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới, cũng như khẳng định sựlớn mạnh của giai cấp công nhân ở Đồng Nai cả về số lượng và chất lượng, cầnnhận thức sâu sắc về các vấn đề đặt ra cho các độ tuổi, các trình độ nghề nghiệp,cách thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng thật sự của cơ cấu đội ngũ công nhântrong hiện tại và tương lai. Đây là một yêu cầu tất yếu khách quan đòi hỏi Đảngbộ, chính quyền và tổ chức công đoàn Đồng Nai phải có kế hoạch đồng bộ và ổnđịnh cho quá trình đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân tỉnhnhà, có chú trọng đến lứa tuổi của công nhân.

Kết quả điều tra cho thấy giai cấp công nhân ở Đồng Nai ngày nay đã cónhững chuyển biến tích cực cả về mặt số lượng và chất lượng. Riêng về chấtlượng cho thấy:

– Có 51,99% công nhân biết sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất, lao

(1[50]) Qua khảo sát bằng phiếu công nhân cho kết quả: Có 70,49% công nhân cho rằng việc học tập để nâng cao trìnhđộ học vấn, tay nghề và chuyên môn lý luận là rất cần thiết (quốc doanh 73,84%; ngoài quốc doanh 65,49%); có26,48% công nhân cho rằng cần thiết . Chỉ có 2,67% công nhân cho rằng không cần thiết .

212

động có kỹ thuật và kỷ luật, nắm bắt kịp thời các quy trình công nghệ.– Có 38,60% công nhân cho biết ý kiến: không được học tập nâng cao tay

nghề.– Có 9,41% công nhân ít phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chưa có ý

thức học tập cầu tiến, số lượng công nhân này cho rằng trong quá trình lao độngsản xuất chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Số lượng công nhân chưa có điều kiện học tập còn chiếm tỷ lệ cao(38,60%). Đây cũng là vấn đề đặt ra cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàncần có cơ chế, thậm chí thể chế để tạo điều kiện và bằng nhiều hình thức giá o dụcnâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ công nhân. Đặc biệt, nâng cao trình độ taynghề, khoa học, chính trị để không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn côngnhân mà cả về bản lĩnh chính trị.

Xét về trình độ bậc thợ của giai cấp công nhân ở Đồng Nai ch o thấy:Qua các năm, trình độ bậc thợ của giai cấp công nhân ở Đồng Nai không

ngừng được nâng lên. Nếu thợ bậc 5 –7 ở năm 1990 chiếm 10,01%, năm 1995chiếm 16% thì năm 2000 chiếm tỷ lệ từ 26% đến 29%. Nhưng nhìn chung, đếnnăm 2000 thì tỷ lệ công nhân lành nghề còn thấp, đặc biệt thấp nhất ở khu vựcngoài quốc doanh. Trong khi thợ bậc cao còn hạn chế, thì lao động có trình độphổ thông trung học tăng nhanh, năm 1990 chỉ chiếm tỷ lệ dưới 15% nhưng đếnnăm 2000 đã chiếm tỷ lệ từ 47% đến 50%.

Trước yêu cầu công nghiệp hóa–hiện đại hóa, giai cấp công nhân ở ĐồngNai đã không ngừng bổ túc kiến thức bằng nhiều hình thức học tập như tự học, tạichức, tập trung, song song với quá trình ôn lý thuyết, rèn luyện tay nghề, bậc thợ.Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Tổng LĐLĐ Việt Nam, xuhướng đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật ở Đồng Naithể hiện rõ nét nhất qua việc củng cố và mở rộng hệ thống các trường chuyênnghiệp và dạy nghề đồng thời với việc củng cố và phát triển các trường, trung tâmgiáo dục thường xuyên nhằm góp phần nâng cao trình độ học vấn cho người laođộng nói chung, công nhân nói riêng (1[51]). Đây là nội dung thiết thực và phù hợpvới xu thế chung của cả nước nhằm xây dựng giai cấp công nhân, đáp ứng yêucầu của sự nghiệp công nghiệp hóa–hiện đại hóa đất nước nói chung và vì mộttỉnh Đồng Nai “Giàu đẹp và văn minh” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lầnthứ IV,V và VI đã đề ra.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Đồng Nai năm 1999, thì lựclượng chuyên môn kỹ thuật tỉnh nhà có sự phát triển nhanh hơn so với những năm

(1[51]) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hai trường cao đẳng, 8 trường trung học chuyên nghiệp, 7 trường dạy nghề, 37 cơsở dạy nghề và 1 trường Đại học dân lập Lạc Hồng. Hàng năm, số lượng học sinh ra trườn g tương đối nhiều, chính làlực lượng bổ sung dần đội ngũ chuyên môn kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cho tỉnh nhà. Ngoài ra, trênđịa bàn tỉnh thường xuyên có những lớp đại học tại chức, đại học mở tạo điều kiện cho công nhân lao động vừa là mviệc, vừa học tập nhằm nâng cao tri thức và bồi dưỡng nâng cao tay nghề, chuyên môn kỹ thuật. Qua thống kê chothấy, riêng số lao động đã qua đào tạo nghề trong năm 2000 là 26.033 người, nâng tổng số lao động đã qua đào tạonghề đến năm 2000 là 174.378 người.

213

trước. Tính đến thời điểm 1-4-1999, toàn tỉnh có 23.750 người đạt trình độ caođẳng trở lên, nếu so sánh với kết quả điều tra về trình độ kỹ thuật ở năm 1995, thìđến năm 1999, lực lượng chuyên môn kỹ thuật tỉnh nhà tăng 2,43 lần (trong đó nữchiếm 40,96%).

Trong tổng số 23.750 người nói trên, có 7.106 người đạt trình độ cao đẳng(tăng gấp 2 lần so với năm 1995); có 16.423 người đạt trình độ đại học (tăng gấp1,68 lần so với năm 1995). Tuy nhiên, so với toàn thể đội ngũ lao động toàn tỉnhthì lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Với cácđặc điểm về dân cư ở Đồng Nai, hàng năm số lực lượng lao động trong nguồnnhập cư vào tỉnh nhà có trình độ từ cao đẳng trở lên, góp ph ần bổ sung một sốlượng đáng kể, còn người đào tạo tại chỗ vẫn chưa cung ứng kịp thời nhu cầuphát triển kinh tế–xã hội của tỉnh, nhất là trong giai đoạn tăng tốc phát triển vàchuyển giao công nghệ mới như hiện nay. Nhìn trên góc độ tổng thể vẫn còn cónhững bất cập trong mối tương quan giữa chủ thể dạy, chủ thể được đào tạo, môitrường xã hội và làm việc, chính sách lao động và tiền lương, chính sách hỗ trợvà đào tạo, nhu cầu và khả năng cung ứng. Mặc dù trong thời gian qua đã đượccải thiện một bước, nhưng vẫn còn bộc lộ sự mất cân đối giữa lực lượng đào tạovà tri thức cần có, vẫn còn đó những khoảng cách chưa được khép kín lại donhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân hợp thức hóa mặt bằng tri thức trêndanh nghĩa hơn là trên thực tế.

Xét về số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh ĐồngNai hàng năm chúng ta nhận thấy:

Số lượng lao động tăng liên tục qua các năm, nếu năm 1990 là 774.540người thì đến năm 1998 đã tăng lên: 1.016.273 người (tăng 1,13 lần). Cụ thể

1990 1991 1995 1996 1997 1998774.540 784.361 898.103 965.006 992.762 1.016.237

Nếu phân loại theo các ngành như: Công nghiệp khai thác, công nghiệpchế biến, công nghiệp xây dựng, sản xuất điện nước thì số lượng CNLĐ diễn biếnqua các năm cũng tăng ở cả hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh

NGÀNH 1990 1991 1995 1996 1997 1998– CNkhai thác– CNchế biến– SXdiệnnước– CN

64837.770

7632.862

74637.502

9262.682

1.94165.6711.0807.010

2.13083.827

54212.471

2.287111.778

57812.695

2.979117.883

56412.708

214

xâydựng

Nếu chỉ tính riêng số lượng CNLĐ tại các doanh nghiệp Nhà nước ở cácngành cụ thể thì số hiệu thống kê như sau :

* Ngành công nghiệp khai thác– Năm 1996 : 1.308 người.– Năm 1997 : 1.472 người.– Năm 1998: 1.608 người (tăng 1,22 lần so với năm 1996).* Ngành công nghiệp chế biến– Năm 1986 : 28.050 người.– Năm 1997 : 26.191 người.– Năm 1998 : 564 người (tăng 1,04 lần so với năm 1996).* Ngành điện nước– Năm 1996 : 542 người.– Năm 1997 : 578 người.– Năm 1998 : 564 người. (tăng 1,15 lần so với năm 1996)

II.1.3.3. Về tổ chức Đảng và các đoàn thể

* Đảng–đoàn thể:Qua kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, số lượng đảng viên và đoàn viên

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địabàn tỉnh chiếm tỷ lệ còn thấp.

– Tổ chức Đảng: Tổ chức Đảng ở Khu Công nghiệp Biên Hòa có nhiềuthay đổi theo thời gian. Nhiều lần lập Đảng bộ Khu Công nghiệp riêng trực thuộcTỉnh ủy và cũng hai lần sáp nhập với Đảng bộ thành phố Biên Hòa (tháng 3-1986). Ngày 26-12-1987, Tỉnh ủy Đồng Nai ra Nghị quyết 56/NQTU thành lậpĐảng bộ Khối Công nghiệp, chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ Khu Công nghiệpgồm 15 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Công Sự làm Bí thư (1[52]). Đến tháng 3-1991, đồng chí Nguyễn Đình Thắng thay đồng chí Sự làm Bí thư Đảng ủy KhuCông nghiệp. Tại Đại hội lần thứ II (tháng 12-1991), đồng chí Nguyễn Văn Ađược bầu làm Bí thư Đảng bộ Khối Công nghiệp. Cơ sở Đảng và đảng viên:

Năm TS cơ sởĐảng

TS đảng viên Phát triểnđảng viên

1987-1988 47 868 98

(1[52]) Ngày 22-12-1988, Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng bộ Khu Công nghiệp Biên Hòa, bầu Ban Chấp hành 15 đồng chí,do Nguyễn Công Sự làm Bí thư.

215

1989 48 1082 441990 48 1126 381995 45 1292 512000 49 1596 51

Đặc biệt là số đảng viên mới kết nạp đều trẻ, từ đoàn viên thanh niên, cótrình độ văn hóa và chuyên môn. Năm 2000, trong tổng số đảng viên kết nạp mớilà 51, có 13 nữ, 24 là đoàn viên thanh niên, từ 30 tuổi trở xuống có 2 1 người, từ31 đến 40 có 25 người, từ 41 đến 50 có 5 người.

Đối với các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, tính đến năm 2000 đã có 31doanh nghiệp có tổ chức Đảng với 439 đảng viên, trong đó:

– 3 doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài với 24 đảng viên– 9 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài với 97 đảng viên– 6 doanh nghiệp tư nhân với 40 đảng viên– 11 doanh nghiệp cổ phần với 268 đảng viên và 2 chi bộ trực thuộc Đảng

bộ, đứng ra đối tác với nước ngoài, 10 đảng viên.Tuy nhiên, số lượng công nhân được kết nạp và o Đảng chỉ chiếm tỷ lệ

6,02% (quốc doanh 8%, ngoài quốc doanh 31,28%). Điều này lý giải được doviệc tiến hành cải cách hành chính, tinh giản biên chế và sắp xếp lại các doanhnghiệp Nhà nước.

– Đoàn viên TN.CS.HCM: Công tác Đoàn và tập hợp thanh niên công nhânluôn được chú trọng. Toàn Đảng bộ có 1 tổ chức Đoàn khối và 29 đoàn cơ sở,trong đó 11 chi đoàn trực thuộc. Thông qua các phong trào lao động, sản xuất, cáchoạt động văn thể mỹ và giáo dục truyền thống, năm 1996, Đoàn phát triển 349đoàn viên; năm 1999 phát triển 510 đoàn viên, năm 2000 phát triển 448 đoànviên. Tính đến năm 2000, toàn Đoàn Khối Công nghiệp có 3.665 đoàn viên thanhniên. Số lượng công nhân được kết nạp vào tổ chức đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ:39,45% (quốc doanh: 44,92%; ngoài quốc doanh: 31,28%).

Nhìn chung: số lượng đảng viên và đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh trong giai cấp công nhân ở Đồng Nai đang trên đà phát triển, nhưng chưaphân bố đều ở các cơ sở và ở các khu vực. So sánh với kết quả điều tra năm 1998thì số lượng đảng viên và đoàn viên tại các cơ sở sản xuất có tăng (năm 1998:công nhân là đảng viên chỉ chiếm tỷ lệ 3,39% và công nhân là đoàn viên chỉchiếm tỷ lệ 9,45%) song điều này không có nghĩa là tốc độ phát triển đảng viên vàđoàn viên tăng nhanh.

Rõ ràng là công tác phát triển Đảng trong các cơ sở sản xuất công nghiệptrên địa bàn tỉnh ở cả hai khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh đã và đangđược chú trọng đặc biệt từ khi có Chỉ thị 07/CT.TW của Ban Bí thư Trung ươngĐảng và Chỉ thị 07/CT.TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Đồng Nai.

* Tổ chức công đoàn tại các đơn vị:Từ khi có Luật Công đoàn và Luật Lao động ra đời, số lượng công nhân gia

216

nhập đoàn thể ngày càng đông, đã có 78,26% công nhân là đoàn viên công đoàn(quốc doanh: 83,49%; ngoài quốc doanh: 70,44%). Riêng số lượng công nhân nữgia nhập Hội Phụ nữ còn ít, chỉ chiếm tỷ lệ 7,03%. Việc phát triển tổ chức côngđoàn trong các loại hình doanh nghiệp ngoài mục đích là đại diện và bảo vệ quyềnlợi hợp pháp và chính đáng cho công nhân, đồng thời góp phần phát triển tốt mốiquan hệ giữa lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp (1[53]).

Các lợi ích có thể nêu ra là lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, quyền lao độngvà nghỉ ngơi. Lợi ích kinh tế, trong thời kỳ CNH–HĐH phải được tổ chức côngđoàn đặc biệt quan tâm và đây là lực lượng chủ đạo, chủ lực của quá trình này.Mong muốn cơ bản của công nhân hiện nay là bảo đảm tiền lương, tiền thưởnghợp lý trên các cơ sở ổn định, phát triển, công bằng, dân chủ và đạo đức.

Kết quả khảo sát cho thấy công đoàn trong các đơn vị hầu hết thực hiện tốtnhiệm vụ này, nhất là các đơn vị thuộc quốc doanh và tập thể. Ở các đơn vị quốcdoanh, có 90,3% công nhân xác định tổ chức công đoàn làm tốt chức năng chămsóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân. Đối với cácđơn vị ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (có 81,54% ở các đơn vị tư nhân và69,01% ở đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài) xác định tổ chức công đoàn làm tốtchức năng này.

KHU VỰC QUỐC DOANHCÁN BỘ CĐ

TỔNG SỐCNVC-LĐ

TỔNGSỐ

ĐVCĐ

TỶLỆ(%)

TỔNGSỐ

CĐ CS

TỔCÔNGĐOÀN

TỔNGSỐ

CB.CH.TRÁCH

120.00091.90983.46683.48577.92075.06879.20679.231130.435

99.11484.98475.39074.39069.34366.16970.35770.39571.296

82,5992,4690,3389,1088,9988,1488,8288,8468,92

575656854856853874908889952

6.9505.6225.0275.1154.9594.8294.9994.9995.350

3.0283.0143.0273.0382.7403.6813.8253.8144.084

108105105107104141156159162

KHU VỰC NGOÀI QUỐC DOANHTỔNG TỔNG TỶ TỔNG TỔ CÁN BỘ CĐ

(1[53]) Tính đến tháng 11-2002, toàn tỉnh đã phát triển được 324 Công đoàn cơ sở ở khu vực kinh tế ngoà i quốc doanhvới 102.102 đoàn viên, trong đó có 181 công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 74.730đoàn viên.

217

SỐCNLĐ

SỐĐVCĐ

LỆ(%)

SỐCĐ CS

CÔNGĐOÀN

TỔNGSỐ

CB.CH.TRÁCH

--

450805

7.70544.85064.34165.59184.015

--

351643

6.31226.39346.49047.86064.105

--

78,0079,8781,9258,8472,2572,9676,30

--2450111180190272

-----

233796829

1.195

-----

462723761

1.088

------222

Những tỷ lệ nêu ở trên cho ta thấy, đại đa số công nhân biểu thị sự tin tưởngvào tổ chức công đoàn vì chính tổ chức này đã làm tốt chức năng mục tiêu là“chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân”. Cạnhđó, công đoàn còn thể hiện sâu sắc trong vai trò tham mưu cho Đảng về các chủtrương đối với giai cấp công nhân, cho Nhà nước và các cấp chính quyền để triểnkhai đường lối chính sách của Đảng và tham gia dân chủ quản lý xã hội, quản lýcác cơ sở sản xuất. Tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong việc động viêntinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ công nhân thông qua các phong trào thiđua do tổ chức công đoàn phát động hay trong phong trào thi đua yêu nước của cảnước.

II.2. Phong trào công nhânSự lớn mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của giai cấp

công nhân ở Đồng Nai nói riêng luôn gắn liền với sự lớn mạnh của tổ chức côngđoàn. Nếu công đoàn trước đây được hình thành với mục đích duy nhất là đấutranh bảo vệ lợi ích của đội ngũ công nhân, chống lại sự bóc lột của giai cấp tưsản, thì ngày nay trong thời kỳ đổi mới, thực hiện sự nghiệp CNH –HĐH đấtnước, tổ chức công đoàn thực hiện ba chức năng chủ yếu: bảo vệ lợi ích hợppháp, chính đáng cho công nhân, đại diện cho công nhân tham gia quản lý Nhànước và tuyên truyền, giáo dục công nhân gương mẫu thực hiện quyền và nghĩavụ của mình. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, công đoàn là tổ chức chính trị –xã hội rộnglớn của giai cấp công nhân và người lao động, do công nhân tự nguyện lập nên.

Ngày nay tổ chức công đoàn không còn bó hẹp trong các cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp Nhà nước, mà đã và đang phát triển mạnh mẽ ở các thành phầnkinh tế khác.

Trải qua chặng đường 15 năm (1986–2000), dưới sự lãnh đạo của TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, tổ chức công đoàn

218

tỉnh nhà đã trải qua 3 thời kỳ Đại hội (IV, V, VI) cùng với sự phát triển của phongtrào công nhân, số lượng về tổ chức và đoàn viên cũng phát triển nhanh qua cácnăm.

Phong trào công nhân và hoạt động công đoàn tỉnh Đồng Nai t rong suốtquá trình 15 năm (1986–2000) có thể chia ra làm 4 giai đoạn như sau:

– Giai đoạn từ năm 1986-1987 (nửa nhiệm kỳ của Đại hội III Công đoàntỉnh Đồng Nai 1983-1987).

– Giai đoạn từ năm 1988-1993 (Đại hội IV Công đoàn tỉnh Đồng Nainhiệm kỳ 1998-1993).

– Giai đoạn từ năm 1993-2000 (Đại hội V và VI Công đoàn tỉnh Đồng Nai)II.2.1. Giai đoạn từ năm 1986-1987 (nửa nhiệm kỳ của Đại hội III Công

đoàn tỉnh Đồng Nai 1983-1987)Giai đoạn này trong quá trình sản xuất và quản lý kinh tế tỉnh nhà còn nhiều

khó khăn và đang từng bước được tháo gỡ. Tình hình đời sống của công nhânviên chức lao động nói chung, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đang bị ảnh hưởngbởi “cơn lốc lạm phát”, sự phấn đấu làm ăn có lãi của nhiều xí nghiệp không bùđắp nổi giá trị tiền lương khi đồng tiền ngày càng mất giá và cũng còn nhiều xínghiệp ở tình trạng “lời giả lỗ thật”. Bằng việc đổi mới tư duy và tiếp tục cụ thểhóa Nghị quyết Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đổi mới cơ chếquản lý kinh tế, chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh XHCN”, đổi mới cácchính sách phân phối lưu thông và chính sách xã hội nhằm từng bước thực hiệncó kết quả ba chương trình kinh tế lớn của tỉnh và Nghị quyết Đại hội V tỉnhĐảng bộ đã đề ra.

Phong trào công nhân ở tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 1986-1987 dựa vào4 thế mạnh về công–nông–lâm–ngư nghiệp nhằm đẩy mạnh phong trào phát huysáng kiến cải tiến kỹ thuật vượt qua nhiều khó khăn và tạo tích lũy để đầu tư mộtbước về KHKT như thay đổi máy móc thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ vàmặt bằng sản xuất. Tính đến cuối năm 1987, toàn tỉnh đã hoàn thành và bàn giaođưa vào sử dụng 472 hạng mục công trình để phục vụ sản xuất và đời sống nhândân, trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh nhà lại có thêm một số mặt hàng tiêu dùngvà xuất khẩu. Đội ngũ công nhân cũng phát triển theo chiều hướng đổi mới củacác ngành kinh tế trong tỉnh. Nhất là kể từ khi thực hiện phương thức hạch toánkinh doanh XHCN nhằm sắp xếp lại các xí nghiệp, đã có xu hướng tăng nhanh vềchất lượng.

Trong giai đoạn này, phong trào hoạt động công đoàn đã thu hút vào hàngngũ của tổ chức mình 82% đoàn viên công đoàn với 575 công đoàn cơ sở/120.000công nhân viên chức lao động, tuy đội ngũ công nhân lao động Đồng Nai nóichung chỉ chiếm 6% so với tổng số dân toàn tỉnh nhưng đã đóng vai trò quantrọng trong việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế

219

ngày càng cao.Giai đoạn này đã có 1.650 tổ sản xuất đăng ký phấn đấu trở thành Tổ đội

lao động XHCN, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã phát huy được 3.677 sángkiến, tận dụng những nguyên liệu phế thải, dùng nguyên liệu trong nước chế tạocác phụ tùng, linh kiện thay thế hàng ngoại nhập, ứng dụng vào sản xuất góp phầnnâng cao hiệu quả kinh tế của các xí nghiệp trên 49.000.000 đồng. Tiêu biểu chophong trào này là các đơn vị: Giấy Đồng Nai, Điện cơ, Dệt Thống Nhất, ngànhthủy lợi, Cơ khí Đồng Nai, Cơ khí Xuân Lộc, Vinappro, Vikyno, Len Biên Hòa,Giấy Tân Mai.

Với thành tích năng động và sáng tạo đó, đã có 128 công nhân được TổngCông đoàn Việt Nam cấp bằng và huy hiệu lao động sáng tạo.

Nhìn chung, về cơ bản giai cấp công nhân vẫn thể hiện bản chất chính trịvững vàng, xác định được trách nhiệm của mình, không trông chờ ỷ lại vào cấptrên mà đã phát huy tốt tinh thần tự lực tự cường, kiên trì chịu đựng để vượt quamọi khó khăn của sản xuất và đời sống. Trong giai đọan này, đã có trên 300 đơnvị sản xuất mở hội nghị công nhân viên chức và ký kết hợp đồng tập thể với hàngngàn ý kiến của công nhân bàn biện pháp thực hiện kế hoạch Nhà nước.

Để khắc phục khó khăn, chăm lo lợi ích cho công nhân, các cấp công đoànđứng cùng với chính quyền tìm việc làm cho công nhân nhằm hạn chế đến mứcthấp nhất không để nghỉ việc hưởng 70% tiền lương bằng nhiều hình thức để tổchức sản xuất phụ. Chỉ tính riêng tại KCN Biên Hòa trong giai đoạn này đã có120 nhà máy tổ chức sản xuất phụ, LHCĐ tỉnh còn phát huy tốt sự nghiệp bảohiểm xã hội qua việc tổ chức cho trên 10.000 CNLĐ nghỉ dưỡng sức ở Long Hải,Đà Lạt và Thanh Đa. Điều đáng trân trọng là bằng nguồn phúc lợi tập thể, các cấpcông đoàn đã mở rộng việc chăm sóc không chỉ đối với bản thân công nhân vàđoàn viên công đoàn, mà còn chăm lo đến cha mẹ và vợ con công nhân khi gặpốm đau, hoạn nạn, quyên góp xây dựng 718 căn hộ cho các đối tượng CNLĐ gặpkhó khăn về nhà ở.

Về công tác củng cố tổ chức và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh,trong 2 năm 1986-1987, LHCĐ tỉnh đã tạo điều kiện cho 60 cán bộ công đoànđược đào tạo trung cấp; 12.267 lượt công nhân được bồi dưỡng về vai trò, chứcnăng, hoạt động của công đoàn; đã có 20 công đoàn cơ sở được LHCĐ tỉnh tặngcờ Công đoàn cơ sở vững mạnh và có 2 đơn vị được nhận cờ của Tổng Côngđoàn Việt Nam.

II.2.2. Giai đoạn từ năm 1988-1993 (Đại hội IV Công đoàn tỉnh ĐồngNai 1988-1993)

Bối cảnh chung của đất nước ta trong giai đoạn này là phấn đấu vượt khỏicuộc khủng hoảng kinh tế–xã hội, tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã đạtđược nhiều thành tựu và có những thuận lợi lớn, mở ra triển vọng phát triển kinh

220

tế–xã hội, bền vững hơn. Tỉnh Đồng Nai qua 5 năm (1988 -1993) thực hiện đườnglối đổi mới của Đảng đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng.

Phong trào giai cấp công nhân ở Đồng Nai trong giai đoạn này nổi bật vớiba nội dung tiêu biểu như sau:

Phong trào học tập, rèn luyện và giáo dục giữ vững bản lĩnh giai cấp côngnhân: Tình hình thế giới trong giai đoạn này diễn biến khá phức tạp, các nước xãhội chủ nghĩa Đông Âu bị khủng hoảng, bọn phản động trong và ngoài nước rasức chống phá ta về nhiều mặt. Nhưng đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản ViệtNam khởi xướng và lãnh đạo đã từng bước đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạngkhủng hoảng kinh tế–xã hội, hướng đến ổn định và phát triển. Trong bối cảnh đó,giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã vững vàng vượt lên mọi khó khăn và thử tháchđể trưởng thành, luôn là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi cácnhiệm vụ phát triển kinh tế–xã hội tỉnh nhà.

Quá trình đổi mới, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, sắp xếp lại sản xuấttheo cơ chế mới, đã có trên 30.000 công nhân chuyển sang làm việc ở các thànhphần kinh tế khác mà không gây ra biến động nào ảnh hưởng đến an nin h và trậttự xã hội. Một trong những nguyên nhân chủ yếu góp phần tạo nên bản lĩnh chínhtrị vững vàng của công nhân tỉnh nhà trong giai đoạn này là chính họ đã đượctham gia xây dựng và đảm bảo cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được duy trì vàmở rộng. Cụ thể thông qua tổ chức công đoàn, công nhân đã tham gia đóng gópnhiều chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước như: Chiến lượcphát triển kinh tế–xã hội năm 2000, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ, Hiến pháp năm 1992, Luật Công đoàn. Qua đó trình độ chính trị của giaicấp công nhân ngày càng được nâng cao, nhận thức được âm mưu thâm độc củakẻ thù, có tình hữu ái giai cấp, biết khắc phục mọi khó khăn để vươn lên giữ vữngtruyền thống cách mạng, kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảngvà Bác Hồ đã chọn.

Đại bộ phận công nhân tỉnh nhà đã phát huy tính năng động sáng tạo, tíchcực tháo gỡ khó khăn từng bước giành nhiều thắng lợi cho công cuộc đổi mới.Công nhân tích cực hưởng ứng Chương trình hành động cách mạng do LĐ LĐtỉnh phát động “công nhân phải tham gia tháo gỡ khó khăn, tạo thêm việc làm, cảithiện đời sống, phấn đấu giữ vững và phát triển sản xuất” với phong trào thi đua“đứng vững trong cơ chế thị trường” mang nội dung và hình thức mới, bao gồm 4tiêu chuẩn để xác định đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả là: “Bảo toàn vàphát triển vốn, đời sống công nhân được cải thiện, làm tròn nghĩa vụ với Nhànước và nội bộ đoàn kết nhất trí” . Qua 232 cuộc khảo sát tại các đơn vị về việcthực hiện Quyết định 217 và 176 của Hội đồng Bộ trưởng, làm cơ sở để tổ chứccông đoàn tham gia cùng Nhà nước điều chỉnh quyền tự chủ sản xuất của Giámđốc và những điều chưa hợp lý khi cho công nhân nghỉ việc.

221

Quyền làm chủ của công nhân tỉnh nhà luôn được phát huy thông qua Đạihội CNVC hàng năm ở cơ sở, cụ thể hàng năm có từ 70% đến 80% cơ sở mới tổchức Đại hội CNVC, qua đó đã phát huy được tiềm năng lao động sáng tạo củacông nhân, lao động tham gia nhiều biện pháp nhằm giải quyết việc làm, cải tiếnquy trình công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thịtrường… nên đã giúp cho nhiều Xí nghiệp từ thua lỗ đã vươn lên để ổn định vàphát triển.

Nhiều đơn vị đã xây dựng được quy chế thực hiện được các chế độ về tiềnlương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể đã góp phần làm r õ nghĩa vụ và quyền lợi củangười lao động ở cơ sở.

Phong trào thi đua trong các đơn vị sản xuất luôn được duy trì và phát triểnphong phú theo ngành nghề, đã chống được bệnh phô trương hình thức và thực sựquan tâm đến mục tiêu, biện pháp, tiêu chuẩn thi đua và tính thiết thực của phongtrào. Những khẩu hiệu thi đua thích hợp như: “Làm tốt hơn để ăn ngon hơn, mặcđẹp hơn” của Nhà máy Ắc quy Đồng Nai; “Vừa hành quân, vừa đổi mới” củaNhà máy Bột giặt Nét; “Đảm bảo nâng cao chất lượng công trình và sản phẩmxây dựng"; “Thi đua lao động, sáng tạo, phấn đấu giảm tối đa tiêu hao vật tư vàtích cực thu mua nguyên liệu đường thô phục vụ sản xuất” của Nhà máy Đườngbiên Hòa thật sự động viên công nhân hăng hái sản xuất, nâng cao năng suất laođộng.…

Nhờ duy trì phong trào thi đua yêu nước, đã có 94/130 đơn vị sản xuất côngnghiệp đứng vững trong cơ chế mới. Nếu năm 1991 được đánh giá chung là nămmà các đơn vị trụ vững được trong cơ chế thị trường, thì năm 1992 các chỉ tiêukinh tế–xã hội của tỉnh nhà đều vượt lên, tăng hơn năm 1991 như: giá trị tổng sảnlượng xã hội tăng 14,9%; thu nhập quốc dân tăng 9,4%, ngân sách thu đạt 124%(trong đó các DNNN nộp ngân sách chiếm tỷ lệ 56%).

II.2.3. Giai đoạn từ 1993–2000Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tiết kiệm tuy không rầm

rộ như ở thời gian trước, nhưng đi vào chiều sâu. Các xí nghiệp có điều kiện thìnhập thiết bị và công nghệ hiện đại, các xí nghiệp không đủ điều kiện thì tăngcường cải tiến thiết bị và công nghệ. Kết quả trong giai đoạn này đã có hơn 2 .000sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi hàng tỷ đồng. Năm 1991, tỉnh Đồng Nai đã có31 giải pháp của 40 tác giả dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và đã đượcxét thưởng 1 giải nhất, 3 giải khuyến khích “Vì sự nghiệp sáng tạo kỹ thuật ViệtNam”. Phong trào thi đua của giai cấp công nhân đã gắn chặt với nhiệm vụ phụcvụ và thúc đẩy phát triển nông nghiệp như xây dựng các công trình thuỷ lợi; cungứng vật tư, thiết bị máy móc mới phục vụ nông nghiệp; hướng dẫn chuyển giaokỹ thuật; cung ứng giống có năng suất cao và kháng sâu rầy vào đồng ruộng.Những việc làm trên đã góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ gắn bó giữa liên

222

minh công nhân–nông dân và tầng lớp trí thức.Trong công cuộc đổi mới, giai cấp công nhân ở Đồng Nai ngày càng trưởng

thành về nhiều mặt, tăng cường về số lượng và chất lượng. Sự phát triển kinh tếhàng hóa nhiều thành phần đã hình thành thêm nhiều ngành nghề mới như dịchvụ, tin học, điện tử, đội ngũ trí thức tương ứng dần với sự tăng cường đầu tư cơ sởvật chất kỹ thuật ở các xí nghiệp, doanh nghiệp. Quá trình đổi mới không nhữngtác động mạnh đến cơ cấu giai cấp công nhân, mà còn làm chuyển biến nhận thứctư tưởng và phong cách lao động trong cơ chế mới, những hạn chế cố hữu trướcđây đã được thay thế dần bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý thức tự lựctự cường, tự giác trao đổi kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao trình độ học vấn,ngoại ngữ, nghiệp vụ và tay nghề.

Phong trào thi đua lao động sản xuất trong giai đoạn này gồm các nội dungtiêu biểu như phong trào thi đua lao động gi ỏi; phong trào “Thi thợ cạo mủ giỏi”của Công ty Cao su Đồng Nai; “ Hội thi thợ giỏi” ngành may; “ Hội thi thợ nấuđường giỏi” của Công ty Đường Biên Hòa. Nhìn chung tất cả phong trào thi đuanày đã thực sự thúc đẩy việc thi đua nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ côngnhân, là nhân tố tích cực góp phần cho các doanh nghiệp đứng vững và phát triển.Giai đoạn này đã có 13 đơn vị xuất sắc nhận cờ của LĐLĐ tỉnh; công nhận 12đơn vị giữ vững danh hiệu cờ xuất sắc của LĐLĐ tỉnh; 38 cán bộ công đoàn xuấtsắc nhận bằng khen và Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng 2 cờ thưởng: 1 cờ cho đơn vịtoàn diện (Nhà máy Đường Biên Hoà) và 1 cờ bảo hộ lao động (Nhà máy Thiết bịđiện 4).

Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với ngườilao động và giải quyết việc làm cho người lao động cũng được các cấp công đoàntổ chức thực hiện tốt. Trung tâm xúc tiến việc làm đã giới thiệu việc làm cho 918lao động xã hội, đào tạo và bổ túc tay nghề cho 402 lao động.

Thông qua tổ chức công đoàn, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã tham giađóng góp thiết thực nhiều chương trình kinh tế, xã hội của tỉnh: chăm lo bảo vệtrẻ em là con em công nhân và các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tích cực vận độngxây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh liệt sỹ,hưởng ứng các đợt cứu trợ cho đồng bào các tỉnh bị thiên tai lũ lụt, giúp đỡ nhândân Cuba, xây dựng phòng học ở các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứkháng chiến cũ và xây dựng hệ thống pin mặt trời cho đồng bào dân tộc thiểu số ởTà Lài (Huyện Tân Phú).

Giai cấp công nhân ở Đồng Nai được tổ chức học tập, tập huấn những chủtrương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của công đoàn cấptrên, của Đảng bộ tỉnh gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế–xã hội ở từng địaphương và cơ sở. Từ năm 1986 đến năm1989, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổchức 130 cuộc đối thoại giữa lãnh đạo cơ quan, đơn vị với công nhân, qua đó phát

223

huy tốt phong trào dân chủ hóa và công khai hoá.Nhiều cuộc hội thi tìm hiểu về lịch sử giai cấp công nhân, lịch sử tổ chức

công đoàn, thi tìm hiểu các bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn với hàng vạnlượt công nhân tích cực tham gia, góp phần nâng cao trình độ nhận thức chính trịvà bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống của giai cấp, về tổ chức công đoàn vàcủng cố niềm tin của đội ngũ này vào sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản ViệtNam khởi xướng và lãnh đạo. Phong trào văn hóa, văn nghệ và TDTT cũng đượccông nhân tham gia sôi nổi như Hội thao truyền thống, Hội diễn tiếng hát côngnhân và Hội thi Karaoke về những bài hát cách mạng … đã được đông đảo côngnhân tỉnh nhà tham gia hưởng ứng, đã thực sự tạo nên cuộc sống tinh thần lạcquan, yêu ngành, yêu nghề và yêu CNXH trong giai cấp.

Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế cao, giai cấp công nhân ở toàn tỉnhĐồng Nai đã tăng hơn 65.000 ng ười so với năm 1993. (Chủ yếu là ở các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chưa kể 17.000 công nhân thuộc 3 nông trườngcủa Công ty Cao su Đồng Nai chuyển về tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu.)

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự chuyển dịch lao động nôngnghiệp và các khu vực khác sang công nghiệp, đồng thời với việc hình thành mộtthế hệ công nhân mới đặc biệt là lượng công nhân trẻ có trình độ học vấn, có kiếnthức khoa học kỹ thuật, năng động sáng tạo, nhanh chóng thích hợp với cơ chế thịtrường, tiếp tục sự nghiệp và truyền thống của giai cấp công nhân trong giai đoạnCNH–HĐH đất nước.

Thành tựu của công cuộc đổi mới trong 7 năm (1993–2000), đã góp phầnnâng cao mức sống của giai cấp công nhân ở Đồng Nai, thu nhập bình quân củacông nhân thuộc doanh nghiệp Nhà nước đạt mức lương từ 700.000 đến 800.000đồng/ người/ tháng (tăng từ 50% đến 80% so với năm 1993). Tuy nhiên, thu nhậpbình quân của đa số công nhân trực tiếp sản xuất ở khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh vẫn còn thấp hơn (do luật quy định mặt bằng l ương cơ bản khởi điểm là40-45USD) so với những doanh nghiệp Nhà nước sản xuất ổn định và phát triển.

Cũng qua phong trào, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã góp phần củng cốvà xây dựng hệ thống chính trị tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp ngày càngvững mạnh. Qua 5 năm đã có 2800 công nhân ưu tú được đứng vào hàng ngũ củaĐảng, đội ngũ này đã thật sự là những nhân tố tiêu biểu của phong trào tại cácdoanh nghiệp. Hệ thống tổ chức công đoàn đã dần phát triển theo chiều rộng vàchiều sâu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hệ thống chínhtrị ở cơ sở vững mạnh, bởi chính đội ngũ này đã nhận thức sâu sắc rằng, kinh tếthị trường càng phát triển thì càng phải tăng cường lãnh đạo của Đảng cùng sựquản lý của Nhà nước để bảo đảm định hướng XHCN.

Tuy nhiên, giai cấp công nhân ở Đồng Nai vẫn còn đứng trước những khókhăn thử thách như nhiều doanh nghiệp công nghệ thiết bị còn lạc hậu, hiệu quả

224

sản xuất thấp. Một số doanh nghiệp sản xuất không ổn định cùng với việc sắp xếplại sản xuất, sắp xếp lại lao động dẫn đến một bộ phận công nhân mất việc làmhoặc không có việc làm ổn định.

Các doanh nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy phát triển nhanhvà thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc, nhưng chủ yếu là lao động phổthông, lực lượng công nhân có tay nghề chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo thấp,còn hạn chế về tác phong công nghiệp. Khu vực này cũng đang có xu hướng thuhút nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động giỏi từ khu vựcdoanh nghiệp Nhà nước sang; đội ngũ công nhân lao động ở các DNTN, công tyTNHH và ở một số ngành sản xuất, dịch vụ đa số đều chưa được đào tạo cơ bản,trình độ học vấn thấp, sản xuất còn mang tính thủ công.

Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của công nhân cơ bản được nânglên nhưng phân bố chưa đồng đều giữa các ngành và các khu vực. Theo kết quảđiều tra khảo sát năm 1998, toàn tỉnh mới chỉ có 21,7% công nhân được đào tạocó bằng từ sơ cấp trở lên. Một bộ phận công nhân không có điều kiện hoặc chưatích cực học tập nên trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, hiểubiết về pháp luật nhất là pháp luật lao động còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhận thứcchưa đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh một số doanh nghiệp quan tâm đầu tư công nghệ mới và khôngngừng cải thiện điều kiện làm việc, vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường, tiếngồn, độ rung và độc hại vẫn còn khá phổ biến. Số vụ tai nạn lao động chết ngườinăm 1997 tăng gấp 4 lần so với năm 1993. Về sức khoẻ công nhân nói chung,nhất là công nhân nữ ở một số ngành bị giảm sút.

Đây là giai đoạn nhiều đơn vị sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tổ chứcđược công đoàn để tập hợp và bảo vệ quyền lợi giai cấp công nhân. Năm 1998, có47860 công nhân/65591 công nhân làm việc trong các công ty, xí nghiệp vốn đầutư nước ngoài tham gia tổ chức công đoàn, xây dựng được 190 công đoàn cơ sở,thì đến năm 2000 đã xây dựng được 272 công đoàn cơ sở với 64.105/84.015 côngnhân.

Phong trào công nhân thi đua lao động sản xuất với năng suất, chất lượng,hiệu quả góp phần to lớn thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế–xã hội gắn vớimục tiêu vì việc làm, đời sống của công nhân. Thông qua phong trào này nhiềuđơn vị đã nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, đứng vững và phát triển trong cơchế mới. Phong trào thi đua lao động giỏi đã đi vào cuộc s ống bằng các cuộc vậnđộng cụ thể như “ 100% công trình đạt chất lượng cao” của ngành xây dựng,“Công nhân Cao su giàu, Công ty Cao su mạnh” của Công ty Cao su Đồng Nai,“Thực hiện kế hoạt 3 sạch trong thu hoạch” của Công ty Mía đường La Ngà, “Đổimới công tác kỹ thuật” của ngành bưu điện...

Phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi đã được các ngành, các đơn vị duy

225

trì và phát triển ngày càng có tác dụng lôi cuốn, thúc đẩy việc nâng cao tay nghềtrong tập thể và cá nhân người lao động. Trong 7 năm qua, bên cạnh các hội thimang tính truyền thống như “Công nhân cạo mủ giỏi” của công nhân Cao suĐồng Nai đã có thêm nhiều cuộc thi thợ giỏi ở nhiều ngành nghề như “Bàn tayvàng” của ngành công nghiệp may, gắn phong trào thi đua lao động giỏi với cácphong trào thi đua “ Học tập nâng cao trình độ”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật, thực hành tiết kiệm”, phong trào “Xanh–sạch–đẹp, bảo đảm an toàn, vệsinh lao động” đã tạo thành một phong trào hành động cách mạng rộng lớn tronggiai cấp công nhân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi 12 chươngtrình phát triển kinh tế–xã hội của tỉnh.

Lực lượng công nhân nữ với tỷ lệ trên 50% trong tổng số công nhân toàntỉnh đã thể hiện tốt bản lĩnh và năng lực của mình qua các phong trào “Giỏi việcnước, đảm việc nhà”, “Dân số kế hoạch hóa gia đình”, “Nuôi con khoẻ, dạy conngoan” và “ Giúp nhau làm kinh tế gia đình” thông qua các cuộc vận động, tỷ lệsinh sản trong đội ngũ nữ công nhân đã giảm đáng kể (Từ 6,5% năm 1993 xuốngcòn 4% năm 1997).

Một hiện tượng cần lưu ý khi phát triển nhanh các cơ sở công nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đó là hiện tượng diễn ranhững cuộc đình công, bãi công tập thể. Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Laođộng tỉnh, từ năm 1995 đến 2002, trên địa bàn tỉnh đã diễn ra 81 cuộc đình công,trong đó đến 64 vụ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm đến 80%trên tổng số cuộc đình công; doanh nghiệp ngoài quốc doanh vốn trong nước có12 vụ, chiếm 14,2%; trong doanh nghiệp Nhà nước có 5 vụ đình công, chiếm6,3%.

226

NămSố vụđìnhcông

Doanh nghiệpNhà nước

Doanh nghiệpcó vốn đầu tư

nước ngoài

Doanh nghiệpngoài quốc doanh

trong nướcSố vụ Tỷ lệ% Số vụ Tỷ lệ% Số vụ Tỷ lệ%

1995 6 1 17 3 50 2 331996 17 13 76,5 4 24,51997 14 12 85,7 2 24,31998 5 1 20 3 60 1 201999 12 11 91,7 1 8,32000 6 1 16,7 5 83,32001 7 6 85,7 1 14,32002 14 2 15,4 11 84,6 1Tổng

số 81 5 6,3 64 80 12 14,2

227

Hầu hết những vụ đình công trên đều xảy ở những đơn vị sản xuất chưa tổchức được công đoàn (chiếm 7 0%) và 95% diễn ra ở những doanh nghiệp chưaký kết thoả ước lao động tập thể. Hầu hết những cuộc đình công đều diễn ra mộtcách tự phát, tiến hành không đúng trình tự thủ tục như Luật Lao động quy định,nhưng kiến nghị công nhân đưa ra lại phù hợp với Luật Lao động và Luật Côngđoàn, nó phản ánh nỗi bức xúc của đội ngũ công nhân khi quyền lợi hợp pháp bịvi phạm.

Về nguyên nhân có thể thấy tập trung ở các lý do: Các doanh nghiệp nhất làdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vi phạm các quy định pháp luật v ề laođộng như kéo dài thời gian thử việc để trả lương thấp; bắt buộc công nhân làmthêm giờ một cách tùy tiện; xây dựng định mức không phù hợp sức người laođộng; không ký kết thoả ước lao động, thường dùng hợp đồng lao động ngắn hạnđể né tránh việc thực hiện chế độ chính sách với người động (như đóng bảohiểm); Nội quy lao động đề ra quá khắt khe; khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tậpquán, văn hóa ứng xử…

Về phía công nhân, như ở trên phân tích, đại đa số công nhân ở Đồng Nai làngười lao động từ nông thôn ra, mới học xong phổ thông, chưa có tác phong côngnghiệp, lại chưa hiểu biết về pháp luật, chưa ý thức hết quyền lợi chính đáng vànghĩa vụ lao động của mình. Có khi do bức xúc về việc làm, nên khi ký kết laođộng chưa nghiên cứu kỹ hợp đồng lao động.

Đình công với công nhân ở Đồng Nai trong điều kiện công nghiệp hóa–hiệnđại hóa cũng là hiện tượng tất yếu, cần được nghiên cứu trên các mặt cơ chế,chính sách, giáo dục công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn và cán bộ công đoànvững vàng và có bản lĩnh.

Có thể nói phong trào thi đua lao động giỏi trong giai cấp công nhân ởĐồng Nai trong chặng đường từ năm 1993 đến năm 2000 là việc tiếp nối truyềnthống và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Bên cạnh hiệuquả về kinh tế, xã hội đã đạt được, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu,nhiệm vụ phát triển của tỉnh nhà còn thiết thực góp phần xây dựng giai cấp côngnhân ở địa phương ngày càng trưởng thành.

* * *

Giai đoạn đổi mới từ 1986 đến 2000, giai cấp công nhân ở Đồng Nai thôngqua việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện cơ chế quản lý thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, với tác động của Luật Lao động, Luật Đầu tưnước ngoài, đã có những bước phát triển lớn về số lượng và chất lượng.

Về số lượng, với chiến lược cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự phát triểncủa các công ty xí nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh đã làm phát triển nhanhgiai cấp công nhân ở tỉnh Đồng Nai, đặc biệt số lượng công nhân ở khu vực quốcdoanh giảm từ 120.000/năm 1995 xuống còn 90.000 năm 2000, trong khi đó sốlượng công nhân ở khu vực ngoài quốc doanh, có vốn đầu tư nước ngoài tăng

228

nhanh từ 7.705/năm 1995 phát triển lên 65.591/năm 1998 và 84.015/2000.Về chất lượng, tỷ lệ công nhân tốt nghiệp phổ thông chiếm đa số (trên

68%), tỷ lệ công nhân có tay nghề và chuyên môn cũng phát triển; đại đa số côngnhân được học tập Luật Đầu tư, Luật Lao động và tham gia tổ chức công đoàn; sốcông nhân được học tập chính trị tuy chưa chiếm tỷ lệ cao, nhưng qua số liệukhảo sát đã cho thấy những bước chuyển biến.

Về cơ cấ u giai cấp công nhân có chuyển biến lớn, đại đa số công nhân xuấtthân từ học sinh, sinh viên, điều này cho thấy mặt bằng văn hóa công nhân nânglên một bước đáng kể so với trước năm 1985. Đây là điều kiện thuận lợi để giaicấp công nhân ở Đồng Nai phát triển về chất lượng chuyên môn, kỹ thuật, từngbước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực.

Sự cạnh tranh giữa khu vực sản xuất trong Nhà nước và ngoài Nhà nước đãcó tác dụng tích cực trong việc đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ côngnhân và không ngừng nâng cao đời sống công nhân, yếu tố quan trọng để tái đầutư sức sản xuất cho giai cấp công nhân.

Phong trào thi đua trong giai cấp công nhân thực chất đi vào chiều sâu chứkhông mang tính chất hình thức, hoặc động viên tư tưởng chung chung, điều nàynày góp phần tạo động lực lao động cho giai cấp, tăng năng suất, một yếu tố quantrọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa (tính đến năm 2000 tỷ lệ công nghiệp trong GDP chiếm đến 52,3%).

KẾT QUẢ KHEN THƯỞNGVỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN

( TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 1997 )

CỜ KHEN BẰNG KHEN

NĂM TỔNGLAO

ĐỘNGLĐLĐTỈNH

TỔNGLAO

ĐỘNGLĐLĐTỈNH

BẰNG KHEN VÀ HUYHIỆU LAO ĐỘNG SÁNG

TẠO

19931994199519961997

32223

122516825

--

142721

88127138168232

--522

TỔNGCỘNG 12 86 62 753 9

Khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu xã hội của giai cấpcông nhân Đồng Nai từng bước có nhiều thay đổi, lực lượng công nhân trong khuvực ngoài quốc doanh nhanh chóng phát triển. Số lượng công nhân lao đ ộng

229

(CNLĐ) sản xuất công nghiệp (bao gồm nhiều thành phần kinh tế) trên địa bàntỉnh Đồng Nai, thời điểm 1985–2000 luôn phát triển về số lượng. Nếu năm 1985toàn tỉnh chỉ có 39.133 người thì đến năm 2000 đã tăng lên 157.042 người (tăng4,01 lần):

– CNLĐ ở khu vực quốc doanh do Trung ương quản lý đóng trên địa bàntỉnh có xu hướng giảm từ 14.134 người năm 1985 xuống 14.032 người năm 2000.

– CNLĐ ở khu vực quốc doanh do địa phương quản lý tăng 1,02 lần từ9.898 người năm 1985 lên 10.130 người năm 2000.

– Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (trong nước), CNLĐ tăng 2,40 lần từ15.101 người năm 1985 lên 36.097 người năm 2000.

– Riêng CNLĐ ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (gấp 236lần) cụ thể: từ 410 người năm 1992 lên 96.783 người năm 2000.

– Đặc biệt, số lượng CNLĐ trong các hộ cá thể cũng tăng từ 16.990 ngườinăm 1996 lên 17.400 người năm 2000.

KHU VỰC TRONG NƯỚC

NĂMTỔNG

SỐCNLĐ QDTW QĐĐP NQD

Trongđó:HỘCÁ

THỂ

KHU VỰC CÓ VỐNĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1985 39.133 14.134 9.898 15.101 – –1990 39.181 12.589 9.777 16.806 – –1991 39.174 13.320 8.491 17.363 – –1992 40.767 14.699 8.344 17.314 – 4101993 42.934 15.100 9.291 17.169 – 1.3741994 59.105 15.725 12.411 22.919 – 8.0501995 77.996 15.778 13.385 25.806 – 23.0271996 106.106 17.349 13.900 27.301 16.990 47.5561997 114.074 16.660 11.624 28.270 11.103 57.5201998 130.731 16.961 9.746 29.926 17.248 74.0981999 147.048 17.572 10.637 30.537 17.290 88.3022000 157.042 14.032 10.130 36.097 17.400 96.783

Sau năm 1986, nhất là từ năm 1988 đến nay, nhiều doanh nghiệp Nhà nướcđã kịp thời cải tiến quản lý, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, đã có thể đứng vững trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, có nhiều doanhnghiệp Nhà nước do chưa đổi mới phương thức quản lý, hiệu quả sản x uất kinhdoanh thấp, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải giải thể hoặc bị phá sản.Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương sắp xếp lại các doanh

230

nghiệp Nhà nước, đồng thời chuyển đổi hình thức sở hữu bằng cách tiến hành cổphần hóa một số doanh nghiệp khi có đủ điều kiện; sát nhập, bán, cho thuê, giaokhoán đối với các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài mà không cầnphải duy trì sở hữu Nhà nước.

Thống kê số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân chiatheo thành phần kinh tế từ năm 1985 đến năm 2000 cho thấy: về tổng số cơ sở sảnxuất công nghiệp trên địa bàn tăng 3,33 lần (từ 2.216 cơ sở năm 1985 tăng lên7.395 cơ sở năm 2000), nhưng phân tích số lượng cụ thể của các thành phần kinhtế thì giảm đối với các cơ sở cô ng nghiệp quốc doanh Trung ương (1985 có 40 cơsở thì đến năm 2000 chỉ còn 35 cơ sở) và các cơ sở quốc doanh địa phương (1985có 75 cơ sở thì đến năm 2000 chỉ còn 25 cơ sở). Số lượng cơ sở công nghiệp ởcác thành phần kinh tế đều tăng. Cụ thể ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanhtăng 3,42 lần (từ 2.101 cơ sở năm 1985 tăng lên 7.710 cơ sở năm 2000); số cơ sởhộ cá thể tăng 1,05 lần (từ 6.440 cơ sở năm 1996 tăng lên 6.800 cơ sở năm 2000).Đặc biệt, số cơ sở công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2 0,6 lần(Từ 8 cơ sở năm 1985 tăng lên 16,5 cơ sở năm 2000) (1[54]).

Thống kê số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân chiatheo thành phần kinh tế từ năm 1985 đến năm 2000 được thể hiện như sau:

KHU VỰC TRONG NƯỚC

NĂM TỔNGSỐ QĐ.TW QĐ.ĐP NQD

Trongđó:HỘCÁ

THỂ

KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦUTƯ NƯỚC NGOÀI

1985 2.216 40 75 2.101 – –1990 2.454 40 65 2.349 – –1991 2.540 41 58 2.441 – –1992 2.652 42 46 2.556 – 81993 2.808 42 36 2.722 – 81994 4.318 42 32 4.229 – 151995 6.540 42 32 6.438 – 281996 6. 924 41 30 6.776 6.440 771997 6.914 39 27 6.761 6.520 871998 7.138 39 25 6.949 6.650 125

(1[54]) Tính đến tháng 7-2002, ở khu vực đầu tư có vốn nước ngoài đã có 25 quốc gia, lãnh thổ đầu tư ở Đồng Nai với384 dự án, tổng vốn 5.174.027 triệu USD. Trong đó có 296 dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh với vốn đầu tư là4.008.036 triệu USD, chiếm 77,47%/tổng vốn đăng ký. Diện tích đất cho thuê 1.172,9 ha, chiếm 60,5% diện tích đất chothuê.

231

1999 7.259 40 27 7.042 6.730 1502000 7,395 35 25 7.170 6.800 165

232

KẾT LUẬN

Đồng Nai là vùng đất mới hình thành hơn 300 năm, nơi cộng cư của nhiềuthành phần dân tộc. Nhân dân Đồng Nai trong quá trình khai hoang, mở đất, lập làngđã hình thành nên truyền thống đoàn kết trong lao động, khắc phục khó khăn, vượtqua nhiều trở lực thiên nhiên, xây dựng nên vùng đất trù phú, sầm uất vào bậc nhấtnhì ở vùng đất Nam bộ.

Đồng Nai từ xưa nổi tiếng là vùng đất hiền hòa, cây trái xanh tươi, sản vậtphong phú, với nhiều ngành nghề thủ công phát triển: Nghề khai thác, chế tác đá (đágranit, đá ong), nghề gốm, nghề rèn đúc, nghề trồng mia và chế biến đường, nấurượu, dệt vải. Những người thợ làm nghề ban đầu chủ yếu là những người nông dân,sử dụng thời gian nông nhàn trong các dịp không bận mùa vụ để sản xuất có thêmthu nhập. Xã hội càng phát triển, sự phân công lao động theo đó càng rạch ròi, nghềnông và nghề thủ công từng bước tách ra, những người nông dân trước sản xuấttrong thời điểm nông nhàn, từng bước trở thành những người thợ thủ công chuyênnghiệp từ trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), tư bản các nước châu Âu, chủyếu là tư bản Pháp, đã tìm thấy ở Việt Nam một tiềm năng dồi dào về tài nguyênthiên nhiên và lao động có thể khai thác để làm giàu cho chính quốc. Từ cuối thế kỷ19, sau khi thiết lập bộ máy cai trị, tư bản Pháp đã tiến hành đầu tư mở mang đườngsá (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và một số cơ sở công nghiệp, nông nghiệp đểkhai thác. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ I (1918), tư bản thực dân Pháp bắt đầucông cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam để có thể thu lợi nhuận nhằmbù đắp những chi phí chiến tranh, đang là gánh nặng cho nền kinh tế chính quốc bấygiờ.

Biên Hòa bấy giờ là một trong những điểm được tư bản thực dân lưu ý bởi tàinguyên thiên nhiên khá phong phú. Nhà máy BIF, xe lửa Dĩ An ra đời, những cơ sởcông nghiệp đầu tiên ở Biên Hòa hình thành, cộng với những công ty cao su được tưbản hình thành có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình ra đời của một giai cấp mới ởBiên Hòa–Đồng Nai: GIAI CẤP CÔNG NHÂN.

Cơ sở công nghiệp còn ít, người nông dân địa phương có thể đáp ứng được laođộng, nhưng đối với những công ty đồn điền khai thác cao su, cần rất nhiều nhân lựclao động, thì lực lượng tại chỗ không thể đủ đáp ứng yêu cầu. Thực dân Pháp đã tiếnhành biện pháp mộ phu với nhiều hình thức lừa mị, bóc lột, đưa những người nôngdân nghèo khổ bị địa chủ phong kiến bóc lột nặng nề vào lao động theo chế độ giaokèo, thực chất là chế độ nô lệ. Những đồn điền cao su mà chúng cho là thiên đườngcủa dân mộ phu, nhưng thực tế sau đó cho thấy là những “địa ngục trần gian” củacông nhân cao su.

Có thể nói giai cấp công nhân ở Đồng Nai không hình thành và đi lên từ tầnglớp những người thợ thủ công, mà hình thành từ giai cấp nông dân. Qúa trình khaithác thuộc địa của tư bản thực dân Pháp đã thúc đẩy nhanh sự ra đời của giai cấp

233

công nhân ở Đồng Nai, khác với sự hình thành giai cấp công nhân ở các nước tư bảnchâu Âu từ sự phân công lao động và từ tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp. Đồngchí Lê Duẩn nói về sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam: “Nó sinh ra và lớnlên không phải từ khi các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa của giai cấp tư sảndân tộc, mà ngay từ khi có sự khai thác đầu tiên của chủ nghĩa tư bản nước ngoàitrên đất nước ta” (143[55]).

Từ giai cấp nông dân trở thành giai cấp công nhân, truyền thống đấu tranh bấtkhuất của dân tộc trong giai cấp công nhân ở Đồng Nai vẫn phát triển liên tục (côngnhân công nghiệp và công nhân nông nghiệp–tức công nhân cao su các đồn điền).Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã đấu tranh chống lại sự áp bức,bóc lột của tư bản thực dân, dù rằng những cuộc đấu tranh đó mang tính chất tự pháttrước sự đè nén của tư bản. Về hình thức, những cuộc đấu tranh đó thường với quymô nhỏ, lẻ tẻ, nhiều cuộc có quy mô lớn (như đấu tranh của công nhân Cam Tiêm1926) nhưng do tự phát nên lãnh đạo thiếu chặt chẽ, phương pháp tiến hành khôngliên tục. Tuy nhiên, dù còn trong trạng thái tự phát, giai cấp công nhân là giai cấpmới được truyền thụ tinh thần yêu nước của dân tộc, kết hợp tinh thần yêu nước vớiý thức giai cấp chống lại chủ nghĩa tư bản thực dân.

Từ năm 1929, khi tổ chức Đảng thành lập (chi bộ Phú Riềng), nhất là khi ĐảngCộng sản Việt Nam chính thức hình thành (3-2-1930), chủ nghĩa Mác–Lênin đượctruyền bá, các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập (trong đó có tổ chức Công hộiđỏ), giai cấp công nhân ở Đồng Nai từng bước được tập hợp và tiến hành nhữngcuộc đấu tranh có tổ chức, chỉ huy thống nhất và từng bước nâng lên tự giác. Ý thứcquyền lợi giai cấp gắn bó với quyền lợi của dân tộc, những cuộc đấu tranh giai cấptrong các nhà máy, đồn điền gắn được với phong trào đấu tranh chung của giai cấpnông dân và các tầng lớp lao động khác.

Đặc biệt, được Đảng tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, phong trào đấu tranh củagiai cấp công nhân ở Đồng Nai trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) thể hiện được ý thức giai cấp, tinh thần tự giác trong đấu tranh cho quyền lợidân tộc và giai cấp. Giai cấp công nhân ở Đồng Nai ngày càng ý thức về sứ mạnglịch sử của mình. Cùng với giai cấp nông dân, giai cấp công nhân ở Đồng Nai là lựclượng nòng cốt để thực hiện khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, đứng lênlàm chủ tất cả các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.

Cách mạng tháng Tám 1945 là biểu hiện của tinh thần tự lực tự cường của giaicấp công nhân và dân tộc Việt Nam, là sự kiện không chỉ mở ra một bước ngoặt củadân tộc, mà còn là bước ngoặt lớn đối với giai cấp công nhân ở Đồng Nai. Từ ngườinô lệ, bị áp bức bóc lột cùng cực, giai cấp công nhân ở địa phương trở thành ngườicông dân tự do của một nước độc lập tự do.

Niềm tự hào của một giai cấp công nhân mới, lòng yêu nước và ý thức côngdân gắn liền ý thức giác ngộ về giai cấp cộng với lý tưởng bảo vệ chính quyền, độc

(143[55]) Lê Duẩn, Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ của Liên đoàn trong giai đoạn trước mắt . Nxb Sự thật,Hà Nội, 1968, trang 26.

234

lập dân tộc đã trở thành động lực to lớn để giai cấp công nhân ở Đồng Nai bước vàocuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong chín năm kháng chiến, giaicấp công nhân ở Đồng Nai dù ở trong vùng địch tạm chiếm, vùng căn cứ vẫn luôn làlực lượng quan trọng, nguồn nhân lực cho cách mạng, nguồn cung cấp lương thựchậu cần và là những chiến sĩ thực sự trên các mặt trận chiến đấu, phá hoại sản xuấtcủa địch, lao động sản xuất xây dựng, bảo vệ căn cứ…Không ít những chiến côngcủa bộ đội Biên Hòa, của Khu 7 gắn liền với công tác phục vụ của giai cấp côngnhân ở Đồng Nai như La Ngà (1948), Trảng Bom (1951). Nhiều công nhân cao su,những người thợ giỏi của Biên Hòa đã lên đường tập kết ra miền Bắc góp công sứcxây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Hăng hái chiến đấu với tinh thầncách mạng vì độc lập dân tộc, thể hiện sự giác ngộ cao của giai cấp công nhân ởĐồng Nai trong chín năm.

Trong 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975), cùngvới giai cấp công nhân toàn miền Nam, miền Đông Nam bộ, giai cấp công nhân ởĐồng Nai lại tiếp tục cuộc chiến đấu mới vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhấtTổ quốc. Trong thời gian này, ngoài đội ngũ công nhân cao su, giai cấp công nhân ởđịa phương đã không ngừng phát triển đi đôi với sự phát triển công nghiệp ở BiênHòa, đặc biệt từ năm 1963 khi chính quyền Sài Gòn xây dựng Khu Kỹ nghệ BiênHòa với nhiều nhà máy xí nghiệp, công ty tư bản trong nước và ngoài nước.

Trong cuộc đấu tranh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tổ chức công đoàngiải phóng, giai cấp công nhân ở địa phương đã liên tục đấu tranh kết hợp đấu tranhchính trị với đấu tranh dân sinh dân chủ, đấu tranh vũ trang góp phần làm thất bạinhững âm mưu, thủ đoạn, chính sách thâm độc của kẻ thù. Những cuộc đấu tranhliên tục của đội ngũ công nhân cao su các đồn điền ở Biên Hòa, Long Khánh kết hợpchặt chẽ với công nhân cao su miền Đông, đã buộc chính quyền Sài Gòn lần đầu t iênphải ban hành bản Cộng đồng khế ước cao su, một văn bản xuất hiện lần đầu tiên đểbảo vệ quyền lợi đội ngũ công nhân đồn điền (tính từ thời kỳ khai thác cao su của tưbản thực dân những năm đầu thế kỷ 20 đến thời điểm bấy giờ).

Công nhân cao su, công nhân công nghiệp trong các nhà máy vùng địch tạmchiếm tuy bị kìm kẹp nặng nề về chính trị, kinh tế, nhưng được cách mạng giáo dụcvẫn không mơ hồ với âm mưu xâm lược của đế quốc và tay sai. Phong trào đấu tranhcủa giai cấp công nhân ở Đồng Nai gắn chặt và phối hợp nhịp nhàng với phong tràocông nhân công nghiệp, lao động ở thành phố Sài Gòn và công nhân cao su toànmiền Đông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thể hiện bản lĩnh của giai cấp, tinhthần đấu tranh tự giác và ý thức dân tộc của đội ngũ. Đặc biệt, trong thời điểm mùaXuân 1975, thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy miền Đông “Tỉnh giải phóng tỉnh lỵ,tiểu khu; huyện giải phóng huyện lỵ, chi khu; xã giải phóng xã; ấp giải phóng ấp”,đội ngũ công nhân đồn điền cao su ở Biên Hòa, Long Khánh kết hợp 3 mũi (vũtrang, chính trị, binh vận) tiến công và nổi dậy tự giải phóng đồn điền, nhà máy, tạođiều kiện thuận lợi tại chỗ cho các lực lượng chủ lực tiến công giải phóng thị xãLong Khánh trong chiến dịch Xuân Lộc, tiến tới giải phóng thành phố Biên Hòa và

235

thành phố Sài Gòn. Công nhân công nghiệp trong Khu Kỹ nghệ Biên Hòa dưới sựlãnh đạo của Ban Công vận đã hình thành những Ủy ban khởi nghĩa, nổi dậy làm chủnhà máy, xí nghiệp, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy, thiết bị để nhanh chóng khôi phụchoạt động sau ngày giải phóng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, cả nước bắtđầu công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, tình hình cả nướcgặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, sản xuất côngnghiệp: Không ít những chuyên gia bỏ đi nước ngoài, đội ngũ cán bộ quản lý thiếuvà năng lực hạn chế, cơ chế chính sách kinh tế còn nhiều bất cập, nguyên nhiên vậtliệu thiếu, thiết bị hư hỏng…, thế nhưng giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã tỏ rõquyết tâm khôi phục sản xuất, vượt qua nhiều khó khăn, thực hành tiết kiệm, pháthuy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cùng với Đảng bộ và nhân dân xây dựng cuộc sốngmới, bám đồn điền, bám nhà máy với tư cách người làm chủ, tiếp tục làm ra nhiềusản phẩm cho xã hội, góp phần cùng cá c giai cấp, tầng lớp lao động khác vươn lênhoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội được giao.

Một năm lao động, sản xuất (1975-1976) của giai cấp công nhân ở Đồng Naicho thấy bản lĩnh của giai cấp: Không đầu hàng trước khó khăn, gắn bó chặt chẽ vớidân tộc và giai cấp công nhân ở địa phương không chỉ giỏi chiến đấu, mà trong xâydựng sản xuất luôn thể hiện tư tưởng tiên phong. Trong mười năm xây dựng (1976 -1985), giai cấp công nhân ở Đồng Nai trong cơ chế bao cấp, sản xuất theo chỉ tiêupháp lệnh, được cung ứng vật tư, nguyên liệu và giao nộp sản phẩm, chưa làm chủđược sản phẩm do mình làm ra, trong điều kiện luôn thiếu vật tư nguyên liệu, cácthiết bị sản xuất ngày càng lạc hậu, vẫn tỏ rõ niềm tin và bản lĩnh của giai cấp mình.Không lùi bước trước khó khăn, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vẫnđược công nhân duy trì, vừa sản xuất vừa lao động tự túc, tìm vật tư nguyên liệu, tậndụng những phế liệu từ chiến tranh, làm ra hàng trăm mặt hàng đáp ứng yêu cầu xãhội. Hàng chục ngàn sáng kiến của giai cấp công nhân ở Đồng Nai là thể hiện củabản lĩnh, ý chí và tinh thần làm chủ của giai cấp công nhân ở Đồng Nai.

Mười năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo, nhất là từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần th ứ VI, đặc biệt làkhi có Luật Đầu tư nước ngoài ra đời (1988), từ năm 1990, giai cấp công nhân ởĐồng Nai đã nhanh chóng phát triển về số lượng, gắn liền với việc thu hút đầu tưnước ngoài và việc hình thành xây dựng các khu công nghiệp tập trung (144[56]). Sựbiến động về cơ cấu giai cấp, thành phần xuất thân của giai cấp công nhân ở ĐồngNai trong giai đoạn này diễn ra không ít phức tạp: Một lực lượng lao động từ các tỉnhmiền Trung, miền Bắc đã vào Đồng Nai làm tăng nhanh số lượng công nhân. Có sựchuyển dịch, giảm bớt số lượng công nhân trong khu vực quốc doanh (do sắp xếp lạidoanh nghiệp), công nhân trong khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh, nhất là trongcác công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển dịch về số lượng và cơ cấu giai cấpcông nhân ở Đồng Nai là tất yếu trong quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế Đồng Nai

(144[56]) Đến nay tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch 18 khu công nghiệp, 10 khu đã đi vào hoạt động.

236

theo hướng công nghiệp hóa–hiện đại hóa; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tếnhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.

Sự phát triển của các khu công nghiệp, nhiều nhà máy sản xuất với công nghệthiết bị hiện đại lại có tác động mạnh và tích cực đến nhận thức, trình độ chuyên mônnghiệp vụ của giai cấp công nhân ở Đồng Nai, góp phần thúc đẩy ý thức vươn lêntrong nghề nghiệp, trình độ văn hóa và chuyên môn. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa,công nghiệp hóa ở Đồng Nai cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về kinh tế, xãhội, đời sống vật chất và tinh thần cho giai cấp công nhân ở địa phương: Đại đa sốcông nhân ở Đồng Nai xuất thân từ học sinh, sinh viên (theo điều tra năm 2002), mộtbộ phận là bộ đội xuất ngũ, chưa quen với tác phong công nhân công nghiệp, chưađược đào tạo, bồi dưỡng một cách chu đáo về Luật Lao động, Luật Đầu tư nướcngoài và các luật khác có liên quan đến chất lượng lao động; mối quan hệ giữa ngườisử dụng lao động (nước ngoài) với công nhân chưa tạo được sự thông hiểu về vănhóa, ứng xử đã để xảy ra nhiều cuộc đình công (từ 1996 đến 2002 có 81 cuộc đìnhcông, bãi công). Không ít những Công ty, xí nghiệp có vốn nước ngoài, tư nhân chưathực hiện đầy đủ các quy định của Luật Lao động, nên vẫn còn tình trạng bóc lộtngày công, giờ công lao động của công nhân; việc giải quyết chỗ nghỉ, những điềukiện sinh hoạt vật chất tinh thần cho công nhân trong thời gian nhàn rỗi rất hạn chế.Đó là chưa nói do sản xuất với cường độ lao độn g căng thẳng, thời gian để có thểgiáo dục, tuyên truyền về thời sự chính trị cho công nhân có nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, trong hơn 16 năm đổi mới, với đường lối phát triển công nghiệpđúng đắn, những chính sách từng bước đi vào cuộc sống và nỗ lực của giai cấp côngnhân đã góp phần to lớn để công nghiệp Đồng Nai phát triển bình quân từ 13 đến15% hàng năm. Từ những đặc điểm và truyền thống của giai cấp công nhân ở ĐồngNai trong suốt quá trình hình thành và phát triển, có thể rút ra những bài học kinhnghiệm sau đây:

1.Luôn gắn bó với đội tiên phong của giai cấp mình là Đảng Cộng sản ViệtNam, giai cấp công nhân ở Đồng Nai được bổ sung từ các tầng lớp khác, số lượngphát triển với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng bản chất giai cấp công nhân làkhông thay đổi.

Giai cấp công nhân ở Đồng Nai cũng như giai cấp công nhân Việt Nam xuấtthân từ giai cấp nông dân, nên có tính kế thừa truyền thống dân tộc. Đó là truyềnthống yêu nước, đoàn kết, đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam. Lao động trongmôi trường mới, sống tập trung chứ không phân tán theo làng xóm như nông dân,tinh thần tập thể, lao động có tổ chức, kỷ luật, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đãphát huy và chuyển hóa thành tình hữu ái giai cấp, là điều kiện rất quan trọng choviệc sớm hình thành ý thứ c giai cấp của công nhân. Trải qua hơn 30 năm đấu tranhgiành độc lập và giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,trực tiếp là Đảng bộ Biên Hòa –Đồng Nai, giai cấp công nhân ở Đồng Nai thể hiện rấtrõ tính tự giác cao qua các phong trào cách mạng, tinh thần tự lực tự cường trong laođộng và đấu tranh, biết phát huy truyền thống dân tộc, sáng tạo để vượt qua những

237

khó khăn trở lực trên đường phát triển. Hơn nữa, tiếp thu và phát huy truyền thốngdân tộc, giai cấp công nhân ở Đồng Nai thể hiện rất rõ tinh thần làm chủ vận mệnhdân tộc gắn liền với sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Ngày nay, trong điều kiện lao động mới, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảngđề xướng và lãnh đạo, giai cấp công nhân ở Đồng Nai phát triển nhanh về số lượng.Nếu năm 1985 toàn tỉnh chỉ có 39.133 công nhân thì đến năm 2000 đã tăng lên157.042 công nhân (tăng 4,01 lần), trong đó công nhân làm việc trong các đơn vịngoài quốc doanh có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 84.015. Việc xây dựng tổ ch ứcĐảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp (cả khu vực quốcdoanh và ngoài quốc doanh) là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tuyêntruyền, tập hợp đội ngũ, đảm bảo gắn bó tính giai cấp (bản chất giai cấp) với tính dântộc và tí nh thời đại của giai cấp công nhân trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử củamình. Tuy không ít những yếu tố khách quan trong đời sống, lao động có tác độngđến giai cấp công nhân ở Đồng Nai, nhưng truyền thống dân tộc, bản chất giai cấpvẫn không thay đổi.

Những thành tựu mà giai cấp công nhân ở Đồng Nai đạt được trong nhữngchặng đường phát triển luôn luôn gắn bó với Đảng, với đường lối mà Đảng vạch ra,với hoạt động của tổ chức công đoàn. Vấn đề hiện nay về nhận thức của giai cấpcông nhân ở địa phương là cần phải biết phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước,tinh thần chủ động, tính tự giác cách mạng, ý thức độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh,không ỷ lại vào bên ngoài, không dao động trước những khó khăn kinh tế, xã hội chogiai cấp công nhân. Một vấn đề cần lưu ý là cơ chế lao động của giai cấp phải đượcthể chế hóa từ những luật cơ bản (Luật Lao động, Luật Đầu tư nước ngoài) nhữngchính sách sử dụng lao động đúng và hợp lý (về giờ lao động, lương, chính sách bảohiểm, xã hội, y tế…) Giai cấp công nhân phải được giáo dục tuyên truyền về nhữngvấn đề này để không chỉ nâng cao nhận thức chính trị, mà còn là để chính mình tựbảo vệ quyền lợi của mình.

2. Không ngừng xây dựng củng cố và phát triển khối liên minh công nhân–nông dân–trí thức trong sự nghiệp công nghiệp–hóa hiện đại hóa.

Ngay từ khi ra đời năm 1930, trong cương lĩnh của mình, Đảng Cộng sản ViệtNam đã xác định công-nông là đội quân chủ lực của cách mạng trong sự nghiệp giảiphóng dân tộc. Liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân vừa tự nhiên,vừa có tính chất tất yếu. Thực tế cuộc cách mạng cho thấy, không có sự lãnh đạo củagiai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản, cách mạngkhó thành công; nhưng nếu không có sự tham gia của giai cấp nông dân, thành phầnđông đảo nhất của dân tộc, thì cách mạng không tạo được sức mạnh để thắng lợi.Trong cả hai thời kỳ kháng chiến, đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, công nhân ởĐồng Nai (công nghiệp và nông nghiệp) dưới sự lãnh đạo của Đảng không có biểuhiện phân hóa về tư tưởng, tổ chức (địch tổ chức Nghiệp đoàn vàng, ta thông qua cơsở bí mật bên trong vẫn chi phối được). Giai cấp công nhân ở địa phương có mối liênhệ gắn bó chặt chẽ với giai cấp nông dân trong đấu tranh, có mối quan hệ kết hợp với

238

công nhân và phong trào công nhân miền Đông và Sài Gòn.Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, liên minh công-nông vừa mang tính chất

khác vừa mở rộng thành liên minh công nhân–nông dân–trí thức. Tuy giai cấp côngnhân ở Đồng Nai phát triển nhanh, nhưng cũng chỉ chiếm trên 10% dân số, tỷ trọngGDP trong công nghiệp chiếm 53%, nhưng đó là giai cấp đại diện cho phương thứcsản xuất tiên tiến, hiện đại; trong khi đó, giai cấp nông dân vẫn còn chiếm trên 70%dân số. Đội ngũ trí thức tỉnh Đồng Nai với số lượng 24.000 người, chiếm tỷ l ệ nhỏtrong dân số, nhưng có vai trò quan trọng trong giáo dục -đào tạo, nghiên cứu pháttriển khoa học và ứng dụng thành tựu về khoa học công nghệ trong công nghiệp,nông nghiệp, góp phần quan trọng để xây dựng và phát triển kinh tế địa phương.Trong những năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, giaicấp công nhân với phong trào “công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn” đãbước đầu thể hiện vai trò nòng cốt xây dựng khối liên minh công nhân -nông dân vàtrí thức. Liên minh công-nông-trí ngày nay được Đảng Cộng sản Việt Nam xác địnhlà nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc.

Để xây dựng và phát triển khối liên minh công-nông-trí, về góc độ quản lý,lãnh đạo phải tạo điều kiện tốt nhất để giai cấp công nhân có điều kiện không chỉ họctập chính trị, nắm được tình hình đặc điểm đất nước từng thời kỳ, mà còn phải nângcao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề, từng bước xây dựngđội ngũ “công nhân trí thức". Bởi trong thời đại khoa học công nghệ phát triểnnhanh, nếu không có trình độ, văn hóa, khoa học, kỹ thuật thì công nhân không thểlàm chủ trong lao động, sản xuất, không thể nâng cao năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm, mà đó lại là thước đo chính phẩm chất của giai cấp cấp công nhântrong thời đại mới.

Hiện nay, giai cấp công nhân ở Đồng Nai phát triển về số lượng, nhất là trongkhu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gấp 236 lần) cụ thể: từ 410 người năm 1992 lên96.783 người năm 2000. Tuy đại đa số công nhân hiện nay có trình độ cấp III chiếmtrên 68%, nhưng nhìn chung trình độ chuyên môn, tay nghề kỹ thuật còn thấp, chưađáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hiện đại. Nâng cao trình độ chính trị, vănhóa, khoa học, chuyên môn cho giai cấp công nhân cũng chính là thực hiện mục tiêu“trí thức hóa công nhân”, một yêu cầu phát triển không chỉ cho xã hội, mà còn là yêucầu để nâng cao bản chất giai cấp công nhân, phát triển bền vững thêm khối liênminh công nhân–nông dân–trí thức.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng bộ, các cấp tổ chức công đoàn, cần pháttriển mạnh phong trào công nhân phục vụ nông nghiệp, nông thôn, đưa thành tựukhoa học kỹ thuật về cơ sở nông thôn, những thiết bị công nghiệp, máy móc để vừaphát triển nông nghiệp nông thôn, vừa giảm bớt lao động nông thôn để tăng cườnglực lượng sản xuất cho khu vực công nghiệp đang phát triển mạnh. Cần phải pháthuy hơn nữa phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phong trào sáng chế,phát minh trong đội ngũ khoa học kỹ thuật gắn bó với công nhân công nghiệp, bởi trithức khoa học hiện nay được xem là thành phầ n quan trọng nhất trong lực lượng sản

239

xuất. Như vậy “trí thức hoá” công nhân chính là yếu tố không thể thiếu trong việcxây dựng và phát triển bền vững khối liên minh công nhân–nông dân–trí thức trongđiều kiện công nghiệp hóa–hiện đại hóa hiện nay.

Để phát triển khối liên minh công nhân–nông dân–trí thức ở Đồng Nai, mộtđiều kiện không thể thiếu là phải tạo được mối quan hệ liên kết với công nhân vàphong trào công nhân khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam (Đồng Nai, thành phốHồ Chí Minh, Bà Rịa–Vũng Tàu, Bình Dương), đặc biệt với thành phố Hồ ChíMinh, nơi tập trung lực lượng lớn công nhân và đội ngũ trí thức khoa học công nghệcó trình độ cao để tạo nên sức mạnh tổng hợp của giai cấp, đáp ứng yêu cầu pháttriển trong tình tình mới.

3. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, do vậy phải hết sứcquan tâm đến vấn đề phát triển đảng viên, đoàn viên công đoàn trong giai cấp, đặcbiệt đội ngũ công nhân trong các đơn vị sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài.

Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Điều nàykhông chỉ đúng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mà cònđúng trong giai đoạn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng công nghiệp hóa–hiện đạihóa đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân c hủ và vănminh”. Thực tiễn đấu tranh cách mạng và thành tựu đổi mới trong 16 năm qua chophép chúng ta khẳng định điều này.

Trong những năm qua, đặc biệt từ sau đổi mới, nhất là từ năm 1990, Đảng bộđã chú trọng vấn đề xây dựng phát triển Đảng trong các doanh nghiệp, đặc biệt chútrọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng tổ chức Đảng ở đây khôngdễ, có thể các doanh nghiệp cảm thấy không cần thiết, nên việc tạo điều kiện về phíangười sử dụng lao động chưa thuận lợi, một số đảng viên làm trong c ác doanhnghiệp chưa nhận thức đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng.

Số lượng đảng viên trong khu vực công nghiệp (quốc doanh và ngoài quốcdoanh) có phát triển: Từ 868 đảng viên/năm 1987, đã tăng lên 1.596 đảng viên/năm2000. Số đảng viên mới kết nạp đều trẻ, từ đoàn viên thanh niên, có trình độ văn hóavà chuyên môn. Năm 2000, trong tổng số đảng viên kết nạp mới là 51, có 13 nữ, 24là đoàn viên thanh niên, từ 30 tuổi trở xuống có 21 người, từ 31 đến 40 có 25 người,từ 41 đến 50 có 5 người.

Tuy nhiên, số lượng đảng viên phát triển mới trong công nhân không nhiều với282 đảng viên trong 13 năm (1987-2000). Đặc biệt, khu vực ngoài quốc doanh ngoàiquốc doanh, tính đến năm 2000 chỉ có 31 doanh nghiệp có tổ chức đảng với 439đảng viên, trong đó:

– 3 doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài với 24 đảng viên– 9 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài với 97 đảng viên– 6 doanh nghiệp tư nhân với 40 đảng viên– 11 doanh nghiệp cổ phần với 268 đảng viên và 2 chi bộ trực thuộc Đảng bộ,

đứng ra đối tác với nước ngoài, 10 đảng viên.Về công đoàn, năm 1998 có 47.860 công nhân/65.591 công nhân làm việc

240

trong các công ty, xí nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tham gia tổ chức công đoàn, xâydựng được 190 công đoàn cơ sở, thì đến năm 2000, đã xây dựng được 272 công đoàncơ sở với 64.105/84.015 công nhân. Tốc độ tổ chức các cơ sở công đoàn và đoànviên công đoàn như vậy là tương đối nhanh. Vấn đề cần đặt ra hiện nay là trong cácđơn vị ngoài quốc doanh không có cán bộ công đoàn chuyên trách. Việc bồi dưỡngcho cán bộ công đoàn còn chậm do điều ki ện sản xuất ở các đơn vị. Do vậy cần tổchức bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong các đơn vị sản xuất công nghiệp ngoài quốcdoanh bằng nhiều dạng, nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và giờ giấc lao độngcủa đơn vị. Cán bộ Công đoàn, nhất là trong khu vực sả n xuất ngoài quốc doah cóvốn đầu tư nước ngoài cần nắm vững về lý luận chính trị, đường lối của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Lao động và Luật Đầu tư nước ngoài đểcó thể bảo vệ thiết thực quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho công nhân gắn bó vớiquyền lợi dân tộc. Ngoài ra, để có thể đảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân,cần thiết có cơ chế với các chủ doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân được họctập lý luận chính trị, văn hóa; xây dựng những thiết chế văn hóa cho công nhân, tạođiều kiện giao lưu văn hóa giữa người sử dụng lao động với công nhân trong đơn vị,hạn chế những mâu thuẫn căng thẳng không cần thiết giữa hai đối tượng này.

* * *

Giai cấp công nhân ở Đồng Nai trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển,đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thể hiện rõ bản chất giai cấptiên tiến hiện đại của giai cấp công nhân Việt Nam, gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đangtrong quá trình vươn lên trở thành giai cấp “công nhân trí thức” để xứng đáng là giaicấp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa–hiện đại hóa, cùng nhândân thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh”.

241

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Sách đã xuất bản1. Bến Nghé xưa – Sơn Nam. Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1981.2. Công nhân Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc–Ban Sử Liên hiệp

Công đoàn Tp Hồ Chí Minh. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1986.3. Công nhân miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1954-1975)-Cao Văn Lượng. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977.4. Đất Gia Định xưa–Sơn Nam. Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1984.5. Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng –Ngô Văn

Hòa, Dương Kinh Quốc. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.6. Đất đỏ miền Đông. Lê Sắc Nghi. Đảng ủy và Công ty Cao su Đồng Nai xuất

bản, 1979.7. Địa chí Đồng Nai, Tập I Tổng quan và Tập IV kinh tế. Nxb Đồng Nai, 2001.8. Hào khí Đồng Nai. Thư viện Đồng Nai, 1991.9. Giai cấp công nhân Việt Nam–Trần Văn Giàu, Tập I,II,III. Nxb Sử học Viện

Sử học, 1962 và 1963.10. Lịch sử cận đại Việt Nam, Tập I,II,III,IV, Sách dùng trong các trường Đại học

Việt Nam. Nxb Giáo dục.11. Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam–Ban nghiên cứu lịch

sử Công đoàn Việt Nam. Nxb Lao Động Hà Nội, 1974.12. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam trong kháng chiến

chống thực dân Pháp – Ban nghiên cứu lịch sử Công đoàn Việt Nam. Nxb LaoĐộng, Hà Nội, 1985.

13. Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, 1992.14. Lịch sử Việt Nam tập III. Nxb Giáo dục, 1974.15. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai Tập I,II. Nxb Đồng

Nai, 1997 và 1999.16. Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Xuân Lộc. Nxb Đồng Nai, 1985.17. Lịch sử phong trào công nhân Nhà máy Xe lửa Dĩ An. Đảng ủy nhà máy,

1999.18. Long Thành những chặng đường lịch sử. Nxb Đồng Nai, 1988.19. Lịch sử Đảng bộ thành phố Biên Hòa. Nxb Đồng Nai, 2000.20. Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975).

Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2002.21. Liên hiệp Công doàn giải phóng miền Nam Việt Nam 1961 -1975 – PTS

Hoàng Ngọc Thành. Nxb Lao Động, Hà Nội, 1999.22. Một số vấn đề Lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam. Nxb Lao Động, H.,

1977.23. Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân – Lê Thị Quý. Nxb Tp Hồ Chí

242

Minh.24. Những nét sơ lược về lịch Phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam –

Hoàng Quốc Việt. Nxb Lao Động, Hà Nội, 1985.25. Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai.

Nxb Đồng Nai, 1985.26. Phong trào công nhân miền Nam – Võ Nguyên Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961.27. Phong trào công nhân, lao động và hoạt động công đoàn giải phóng miền

Nam Việt Nam (1954-1975). Nxb Lao Động, Hà Nội, 1995.28. Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam – Mai Kim Đỉnh, xuất bản ở Sài Gòn

1974.29. Tư liệu về tỉnh Biên Hòa. Tài liệu đánh máy lưu trữ Nhà Bảo tàng tỉnh Đồng

Nai.30. Việt Nam những sự kiện lịch sử. Tập III. Nxb Khoa học xã hội, 1981-1982.

II. Sách tiếng nước ngoài.31. Ainsi la SIPH vint au monde, Paris 1993.32. Momographie de la province de BienHoa, 1924.33. Momographie de la province de BienHoa, 1930.34. Notions géographiques de la province de BienHoa, 1924.

III. Báo cáo.1. Báo Tình hình chung niên tỉnh Biên Hòa 1948. Tài liệu lưu trữ phòng Nghiên

cứu Lịch sử Đảng (NCLSĐ) Đồng Nai.2. Báo cáo chung niên năm 1951. Tài liệu lưu trữ phòng NCLSĐ Đồng Nai.3. Báo cáo Về bộ máy tổ chức Dân chính Đảng các vùng tạm chiếm 1952 tỉnh

Thủ Biên. Tài liệu lưu trữ phòng NCLSĐ Đồng Nai.4. Báo cáo chính quyền năm 1952. Tài liệu lưu trữ NCLSĐ Đồng Nai.5. Báo cáo tình hình đặc biệt bão lụt năm 1952. Tài liệu lưu trữ phòng NCLSĐ

Đồng Nai.6. Báo cáo chung niên năm 1952. Tài liệu lưu trữ phòng NCLSĐ Đồng Nai.7. Báo cáo chung niên năm 1953. Tài liệu lưu trữ Lịch phòng NCLSĐ Đồng Nai.8. Báo cáo chung niên năm 1954. Tài liệu lưu trữ phòng NCLSĐ Đồng Nai.9. Báo cáo tình hình tỉnh Thủ Biên tháng 1 và 2 năm 1954. Tài liệu lưu trữ phòng

NCLSĐ Đồng Nai.10. Báo cáo tình hình công tác công đoàn vùng địch tạm chiếm đóng năm 1954.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài liệu lưu Liên đoàn Lao động tỉnh ĐồngNai.

11. Báo cáo chung niên năm 1952. Liên hiệp Công đoàn Nam bộ. Tài liệu lưuLiên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.

12. Báo cáo tháng 9 năm 1954. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài liệu lưuLiên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.

243

13. Báo cáo Tổng Công đoàn Việt Nam. Tình hình miền Nam và phong trào laođộng năm 1963. Tài liệu lưu Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.

14. Báo cáo phong trào công nhân viên chức và hoạt động công đoàn ở miềnNam từ sau ngày giải phóng đến tháng 10-1976. Tổng Công đoàn Việt Nam. Tài liệulưu Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.

15. Báo cáo tổng kết từ tháng 4-1975 đến 15-10-1975. UBND cách mạng miềnĐông Nam bộ. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

16. Báo cáo công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đản g, nâng cao chất lượng đảngviên và kết nạp đảng viên năm 1976. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

17. Báo cáo tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 1976. Ban Tổ chứcTỉnh ủy Đồng Nai. Tài liệu lưu Phòng NCLSĐ Đồng Nai.

18. Báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Đồng Nai trong Đại hội đại biểu Đảng bộĐồng Nai lần thứ I (1977). Tài liệu lưu Phòng NCLSĐ Đồng Nai.

19. Báo cáo tình hình một năm cải tạo và xây dựng tỉnh Đồng Nai năm đầu thựchiện kế hoạch 5 năm của cả nước thống nhất. Tỉnh ủy Đồng Nai. Tài liệu lưu phòngNCLSĐ Đồng Nai.

20. Báo cáo số liệu đảng viên, dân số 1976. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai. Tàiliệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

21. Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai 1981. Tỉnh ủy ĐồngNai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

22. Báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Đồng Nai trong Đại hội đại biểu Đảng bộĐồng Nai lần thứ II (1982). Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

23. Biên bản Hội nghị về vấn đề công nghiệp tại Khu Công nghiệp Biên Hòa. Tàiliệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

24. Báo cáo dự án tổ chức Khu Công nghiệp Biên Hòa năm 1975. Ủy ban quânquản thành phố Biên Hòa. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

25. Báo cáo tổng kết các năm 1976-1985. Đảng bộ Khu Công nghiệp Biên Hòa.Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

26. Báo cáo tình hình sản xuất Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Ban công nghiệp miềnĐông Nam bộ, 20-6-1975. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

27. Báo cáo sơ kết tình hình 6 tháng năm 1976 của ngành công nghiệp Đồng Nai.Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

28. Báo cáo ngành công nghiệp trong những năm qua, phương hướng nhiệm vụnăm 1981 và vài năm tới. Ban công nghiệp Đồng Nai tháng 1-1981. Tài liệu lưuphòng NCLSĐ Đồng Nai.

29. Báo cáo phương hướng nhiệm vụ ngành công nghiệp năm 1981 -1983. BanCông nghiệp Đồng Nai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Na i.

30. Báo cáo tổng kết kinh tế công nghiệp Đồng Nai năm 1976-1980. Ban côngnghiệp Đồng Nai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

31. Báo cáo nhiệm vụ công tác năm 1980 của Ban Kinh tế kế hoạch tỉnh ĐồngNai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

244

32. Báo cáo tổng kết công nghiệp 5 năm 1976-1980. Ban Tổng kết kinh tế Tỉnhủy Đồng Nai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

33. Báo cáo tổng kết phong trào sản xuất và công tác cải tạo ngành tiểu thủ côngnghiệp tỉnh Đồng Nai 1977-1981. Liên hiệp xã Tiểu thủ công nghiệ p Đồng Nai. Tàiliệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

34. Báo cáo tình sản xuất công nghiệp năm 1982. Ban Công nghiệp Đồng Nai.Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

35. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 1983 của công nghiệp vàtiểu thủ công nghiệp huyện, thành phố. Ban công nghiệp Đồng Nai. Tài liệu lưuphòng NCLSĐ Đồng Nai.

36. Báo cáo sơ kết thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm 1984 của Sở Công nghiệptỉnh Đồng Nai. Ban Công nghiệp Đồng Nai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

37. Báo cáo tổng kết công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp huyện năm 1984. Sở Côngnghiệp Đồng Nai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

38. Báo cáo của Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai tại Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnhủy Đồng Nai lần thứ 4 (khóa III). Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

39. Báo cáo công nghiệp năm 1985. Sở Công nghiệp Đồng Nai. Tài liệu lưuphòng NCLSĐ Đồng Nai.

40. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua trong công nhân viên chức và Côngđoàn tỉnh Đồng Nai các năm 1976-1985. Liên hiệp Công đoàn tỉnh Đồng Nai. Tàiliệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

41. Báo cáo Đại hội Công đoàn tỉnh Đồng Nai lần thứ I,II,III. Tài liệu lưu phòngNCLSĐ Đồng Nai.

42. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh cao su của Công ty Quốcdoanh Cao su Đồng Nai từ 1-6-1975 đến 31-12-1979. Tài liệu lưu phòng NCLSĐĐồng Nai.

43. Báo cáo tổng kết 5 năm lần thứ I 1976-1980 của Công ty Cao su Đồng Nai.Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

44. Báo cáo tổng kết năm 1979, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 1980.Liên hiệp Nông trường cao su Đồng Nai. Tài liệu lưu phò ng NCLSĐ Đồng Nai.

45. Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 125 của Đảng ủy Công ty Cao su ĐồngNai từ tháng 1-1984 đến 15-11-1984. Công ty Cao su Đồng Nai. Tài liệu lưu phòngNCLSĐ Đồng Nai.

46. Báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty Cao su Đồng Nai trước Đ ại hộiĐảng bộ lần thứ 2 vòng 2. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

47. Báo cáo tình hình và nhiệm vụ của Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty Cao suĐồng Nai tại Đại hội Đảng bộ lần thứ 3. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

48. Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 01, 125, 02 của Đảng ủy Công ty Cao suĐồng Nai năm 1984. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

49. Báo cáo kiểm điểm của Đảng ủy Công ty Cao su Đồng Nai từ tháng 5-1979đến tháng 6-1982. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.

245

50. Báo cáo tình hình hoạt động của công đoàn cơ sở năm 1989 và nhiệm vụ xâydựng công đoàn cơ sở năm 1990.

51. Báo cáo hoạt động công đoàn cở sở năm 1990 và nhiệm vụ xây dựng côngđoàn cơ sở năm 1991.

52. Báo cáo phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn 6 tháng đầunăm 1992.

53. Báo cáo phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn tỉnh ĐồngNai năm 1992.

54. Báo cáo kết quả đại hội công đoàn cơ sở năm 1993.55. Báo cáo phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn 6

tháng đầu năm 1993.56. Báo cáo phong trào công nhân lao động và hoạt động công đoàn quý

III/1993.57. Báo cáo phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn

năm 1993.58. Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng ở Khu Công nghiệp Biên Hòa từ

năm 1975 đến 1994. Đảng ủy Khối Công nghiệp.59. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác năm 1992 và chương trình hành động

năm 1993. Đảng ủy Khối Công nghiệp.60. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1993. Đảng ủy Khối Công nghiệp.61. Báo cáo tình hình các doanh nghiệp Trung ương thuộc Đảng bộ khối công

nghiệp năm 1994. Đảng ủy Khối Công nghiệp.62. Báo cáo một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Đồng Nai về

công tác xây dựng cơ sở của tổ chức công đoàn 1994.63. Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại đảng viên, cơ sở Đảng năm 1995. Đảng

ủy Khối Công nghiệp.64. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai năm 1995. Cục Thống kê tỉnh

Đồng Nai.65. Báo cáo kết quả công tác phát triển Đảng năm 1996. Đảng ủy Khối Công

nghiệp.66. Báo cáo tổng kết công tác tổ chức xây dựng đảng năm 1996-1997. Đảng ủy

Khối Công nghiệp.67. Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết năm 1996, phương hướng nhiệm vụ

năm 1997. Đảng ủy Khối Công nghiệp.68. Báo cáo phong trào cong nhân lao động và hoạt động công đoàn tỉnh Đồng

Nai năm 1997.69. Báo cáo tình hình thực hiện và công tác tổ chức xây dựng đảng năm 1997.

Đảng ủy Khối Công nghiệp.70. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên huấn năm 1997, nhiệm vụ chủ yếu

năm 1998. Đảng ủy Khối Công nghiệp.

246

71. Phương hướng nhiệm vụ công tác công đoàn năm 1998. Liên đoàn Lao độngtỉnh Đồng Nai.

72. Báo cáo tổng kết năm 1998 và nhiệm vụ 1999. Đảng ủy Khối Công nghiệp.73. Báo cáo tổng kết công tác phát triển đảng viên mới năm 1998 và phương

hướng năm 1999. Đảng ủy Khối Công nghiệp.74. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 1998 và phương hướng

nhiệm vụ kế hoạch năm 1999. Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.75. Báo cáo tổng kết công tác năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000.

Đảng ủy Khối Công nghiệp.76. Báo cáo chuyên đề năm 1999. Sở Lao động Thương binh xã hội.77. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng 6 tháng đầu năm 1999

và nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 1999. UBND Đồng Nai.78. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm

vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2000. Đảng ủy Khối Công nghiệp.79. Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 97/CT.CĐT ngày 28-1-2002 của Ban

Thường vụ LĐLĐ tỉnh Đồng Nai về việc: “Vận động cán bộ, đoàn viên công đoànthi đua yêu nước, ra sức rèn luyện phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam”. Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.

80. Kỷ yếu Giai cấp công nhân Đồng Nai đoàn kết sáng tạo, đi đầu trong sựnghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai năm2001.

III. Nghị quyết.1. Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Đồng Nai lần thứ I, II, III, IV, V, VI,

VII. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.2. Nghị quyết ngành công nghiệp năm 1976. Ty Công nghiệp Đồng Nai. Tài liệu

lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.3. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Khu Công nghiệp Biên Hòa 1976. Tài

liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.4. Nghị quyết bổ sung của Tỉnh ủy Đồng Nai 1976. Tài liệu lưu Liên đoàn Lao

động tỉnh Đồng Nai.5. Nghị quyết số 79 Tỉnh ủy Đồng Nai. Tài liệu lưu phòng NCLSĐ Đồng Nai.