43
Kỹ thuật chăn nuôi dê Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức Chương 1: Nguồn gốc và ý nghĩa của chăn nuôi dê I. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại đông vật học Dê là gia súc nhai lại nhỏ thuộc loài dê (Capra), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), họ sừng rồng (Bovidae), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ guốc chẵn (Artiodactyta) lớp có vú (manmalian). Dê rừng (Capra aegagrưs) trên thế giới được chia làm ba nhóm: Nhóm 1 là: Bezoar (C.a aegagrus), nhóm này có sừng hình xoắn (hình 1. a). Nhóm 2 là: Ibex (C.a Ibex) và nhóm 3 là: Markhor (C.a Falconeri) nhóm này dê thường có sừng quặn về phía sau (hình 1.b) (Herre và Rohrs, 1973). Dê rừng phân bố rộng ở vùng núi và bán sơn địa, phạm vi phân bổ tự nhiên của nhóm Bezoar là ở vùng Tây á. Nhóm Ibex phân bố ở vùng Tây á, đông châu Phi và châu âu. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir - Karakorum (Harris, 1962). Với những dẫn liệu đặc biệt tìm thấy được gần đây người ta đã cho là nơi thuần hoá các giống dê đầu tiên bắt nguồn từ Châu á (Devendra và Nozawa, 1976). Vào thiên niên kỷ thứ 7- 9 trước công nguyên, tại vùng núi Tây á lần đầu tiên người ta đã thuần hoá được dê (Herre 1958, Harris 1962, Zenner 1963, Epsteiin 1971, Kamo 1973). Theo tài liệu của Herre và Robrs 1973 thì dê là vật nuôi sớm nhất của loài người và sau đó là đến chó (Zeuner 1963). Giống như các vật nuôi khác, sau khi thuần hoá, đầu tiên dê được nuôi với mục đích lấy thịt; sau đó nuôi dê để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm nhất, thậm chí còn sớm hơn cả bò lấy sữa, bởi lẽ vắt sữa dê đơn giản hơn nhiều so với bò. Trung tâm nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung Đông sau đó đến ấn Độ rồi đến Ai Cập, tiếp đến là ở các nước phương Tây, Châu á và Châu Phi, Trung tâm nuôi dê mới nhất là ở Đông Nam Châu á. II. Vai trò chăn nuôi dê ở các nước đang phát triển Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở ân Độ đã nói về vai trò của con dê là "Dê sữa là con bò sữa của nhà nghèo". Hơn thế nữa Peacok còn cho rằng: “Dê sữa là nhà băng cho người nghèo (ngân hàng của người nghèo)”. RM Acharay Chủ tịch Hội chăn nuôi dê Thế giới còn bổ sung thêm là “Dê sữa chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo”. Hơn 90% tổng số dê trên thế giới được chăn nuôi ở các nước đang phát triển và đã mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm trái ngược nhau về chủ trương phát triển chăn nuôi dê. 1. Những điều có lợi của phát triển chăn nuôi dê - Chăn nuôi dê yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với bò, nhất là bò sữa. Hiện nay ở Việt Nam giá 1 bò sữa trung bình là 10 - 12 triệu đồng, số tiền này có thể mua được 15-20 con dê sữa. - Dê sinh sản nhanh hơn bò và trâu: So sánh 1 dê cái mới sinh ra cùng với 1 bê cái sau 4 năm thì dê đẻ ra được 23 con với tổng khối lượng là 500 kg và 2.500 kg sữa; trong khi đó một con bò chỉ đẻ ra được một con với khối lượng khoảng 350 kg và cho 2.000 kg sữa. - Mặc dù dê nhỏ nhưng nếu giống tốt thì nó có thể sản xuất ra 3-3,5 lít sữa/ngày khi được cung cấp thoả mãn nhu cầu dinh dương.

Kỹ thuật chăn nuôi dê - vcn.vnn.vnvcn.vnn.vn/uploads/files/Quy trinh - ky thuat/kythuatnuoide_2000.pdf · - Dê cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng và làm nguồn

Embed Size (px)

Citation preview

Kỹ thuật chăn nuôi dê

Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức

Chương 1: Nguồn gốc và ý nghĩa của chăn nuôi dê

I. Nguồn gốc, sự phân bố và phân loại đông vật học Dê là gia súc nhai lại nhỏ thuộc loài dê (Capra), họ phụ dê cừu (Capra rovanae), họ sừng rồng (Bovidae), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ guốc chẵn (Artiodactyta) lớp có vú (manmalian).

Dê rừng (Capra aegagrưs) trên thế giới được chia làm ba nhóm: Nhóm 1 là: Bezoar (C.a aegagrus), nhóm này có sừng hình xoắn (hình 1. a). Nhóm 2 là: Ibex (C.a Ibex) và nhóm 3 là: Markhor (C.a Falconeri) nhóm này dê thường có sừng quặn về phía sau (hình 1.b) (Herre và Rohrs, 1973). Dê rừng phân bố rộng ở vùng núi và bán sơn địa, phạm vi phân bổ tự nhiên của nhóm Bezoar là ở vùng Tây á. Nhóm Ibex phân bố ở vùng Tây á, đông châu Phi và châu âu. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir - Karakorum (Harris, 1962).

Với những dẫn liệu đặc biệt tìm thấy được gần đây người ta đã cho là nơi thuần hoá các giống dê đầu tiên bắt nguồn từ Châu á (Devendra và Nozawa, 1976). Vào thiên niên kỷ thứ 7- 9 trước công nguyên, tại vùng núi Tây á lần đầu tiên người ta đã thuần hoá được dê (Herre 1958, Harris 1962, Zenner 1963, Epsteiin 1971, Kamo 1973). Theo tài liệu của Herre và Robrs 1973 thì dê là vật nuôi sớm nhất của loài người và sau đó là đến chó (Zeuner 1963). Giống như các vật nuôi khác, sau khi thuần hoá, đầu tiên dê được nuôi với mục đích lấy thịt; sau đó nuôi dê để lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm nhất, thậm chí còn sớm hơn cả bò lấy sữa, bởi lẽ vắt sữa dê đơn giản hơn nhiều so với bò.

Trung tâm nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung Đông sau đó đến ấn Độ rồi đến Ai Cập, tiếp đến là ở các nước phương Tây, Châu á và Châu Phi, Trung tâm nuôi dê mới nhất là ở Đông Nam Châu á.

II. Vai trò chăn nuôi dê ở các nước đang phát triển Mahatma Gandi nhà lãnh tụ nổi tiếng ở ân Độ đã nói về vai trò của con dê là "Dê sữa là con bò sữa của nhà nghèo". Hơn thế nữa Peacok còn cho rằng: “Dê sữa là nhà băng cho người nghèo (ngân hàng của người nghèo)”. RM Acharay Chủ tịch Hội chăn nuôi dê Thế giới còn bổ sung thêm là “Dê sữa chính là cơ quan bảo hiểm đáng tin cậy của người nghèo”.

Hơn 90% tổng số dê trên thế giới được chăn nuôi ở các nước đang phát triển và đã mang lại thu nhập có ý nghĩa cho người dân. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm trái ngược nhau về chủ trương phát triển chăn nuôi dê.

1. Những điều có lợi của phát triển chăn nuôi dê

- Chăn nuôi dê yêu cầu vốn đầu tư ban đầu ít hơn so với bò, nhất là bò sữa. Hiện nay ở Việt Nam giá 1 bò sữa trung bình là 10 - 12 triệu đồng, số tiền này có thể mua được 15-20 con dê sữa.

- Dê sinh sản nhanh hơn bò và trâu: So sánh 1 dê cái mới sinh ra cùng với 1 bê cái sau 4 năm thì dê đẻ ra được 23 con với tổng khối lượng là 500 kg và 2.500 kg sữa; trong khi đó một con bò chỉ đẻ ra được một con với khối lượng khoảng 350 kg và cho 2.000 kg sữa.

- Mặc dù dê nhỏ nhưng nếu giống tốt thì nó có thể sản xuất ra 3-3,5 lít sữa/ngày khi được cung cấp thoả mãn nhu cầu dinh dương.

- Dê yêu cầu ít thức ăn hơn so với bò và trâu: Nhu cầu thức ăn của 10 con dê tương đương như 1 con bò, 7-8 con dê sữa tương đương như 1 con bò sữa.

- Dê nhỏ bé, hiền lành nên ai cũng có thể nuôi được nó, nhưng đối với bò sữa thì người già, phụ nữ và trẻ nhỏ nuôi chúng rất vất vả.

- Dê cần ít diện tích đồng cỏ, có thể nuôi dê với số lượng nhiều hơn so với nuôi bò. Nếu nuôi ít dê có thể chăn thả quanh nhà, dọc theo bờ đê, bờ ruộng. Có thể nuôi nhốt dê trong chuồng, trong sân bãi để cắt cỏ lá về cho ăn hoặc có thể kết hợp chăn thả dê dưới vườn cây ăn quả, dưới rừng cây lâm nghiệp.

- Dê cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng và làm nguồn thức ăn cho cá, nuôi giun đất có giá trị.

- Chăn nuôi dê sữa ở gia đình sẽ cung cấp nguồn thực phẩm sữa dê có dinh dưỡng cao phục vụ trực tiếp cho con người một cách dễ dàng thuận tiện và là nguồn thu nhập hàng ngày cho người dân.

- So sánh hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê với các loài gia súc khác: Tilonia (Cafasthan-India), 1987 so sánh nuôi 1 con trâu và 5 con dê sữa trong 4 năm thu được lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi trâu là 1.750 Rs, từ chăn nuôi dê là 1.945 Rs. Abidi và Wahid (Pakistan) 1975 cho biết chăn nuôi dê cho thu nhập cao hơn 40-60% so với chăn nuôi cừu. Devendra (Malaysia), 1976 cho biết chi phí để sản xuất ra 1kg sữa dê chỉ bằng 1/2 so với 1 kg sữa bò, trâu.

- So sánh chăn nuôi dê với trâu bò ở vùng khô cằn ấn Độ thì thấy bộc lộ rõ tính ưu việt của con dê, hơn hẳn trâu bò trong cùng một thời kỳ sản xuất. Một con trâu giá giống cao hơn 20% so với 5 con dê, chi phí về thức ăn, lao động cho trâu cao hơn 70% so với nuôi dê. Trong cùng một chu kỳ sản xuất 4 năm, trâu chỉ có thể cho 2 chu kỳ tiết sữa với 2.500 lít, trong khi đó 1 dê sữa có thể cho 6 chu kỳ với tổng số 6.000 lít sữa. Giá bán sữa trâu tuy cao hơn sữa dê nhưng tổng thu nhập từ bán sữa dê vẫn cao hơn 60% so với sữa trâu.

2. Những điều không thuận lợi của phát triển chăn nuôi dê

- Dê rất dễ bị chó cắn chết và dễ mất trộm hơn bò.

- Dê phàm ăn, ăn được hầu hết các loại lá cây cỏ tự nhiên và cây trồng nên dê có thể ăn trụi cây cối, phá phách hoa màu trong vườn nhà và hàng xóm, cho nên khi nuôi dê ở vùng trồng cây cần phải trông nom cẩn thận.

- Con dê đực thường có mùi hôi đặc biệt làm ô nhiễm môi trường và làm con người khó chịu.

- Chưa có chợ mua bán giống dê, kỹ thuật chăn nuôi dê đặc biệt là dê sữa chưa được phổ biến rộng rãi, hoàn toàn là mới mẻ đối với người dân.

- Mặc dù sữa dê thơm ngon, nhưng hiện nay chưa được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi, thông thường người ta có ấn tượng sữa dê có mùi hôi khó uống.

III. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam và trên thế giới 1. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam

ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng theo phương thức quảng canh tự túc tự phát. Qua số liệu của Tổng cục thống kê năm 1999 tổng đàn dê của cả nước có 530.000 con, trong đó 72,5% phân bổ ở miền Bắc, 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12.3%; Duyên hải miền Trung

chiếm 8,9%, đông và tây Nam Bộ chỉ chiếm 2,1 và 3,8%). Đàn dê ở vùng núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê của cả nước, chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc.

Nhiều năm qua việc phát triển ngành chăn nuôi dê chưa được quan tâm chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là nuôi quảng canh tận dụng chăn thả kết hợp, thiếu kiến thức kỹ thuật. Phần lớn giống dê là dê Cỏ địa phương lấy thịt nên năng suất thấp, chưa có hệ thống giống trong cả nước, đặc biệt nghề chăn nuôi dê lấy sữa chưa được hình thành.

Từ 1993 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở nước ta cho Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện Chăn Nuôi. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu toàn bộ các vấn đề về chăn nuôi dê và tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng ngành chăn nuôi dê ở Việt Nam. Từ đó đến nay ngành chăn nuôi dê đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở Việt Nam đã bắt đầu được khởi sắc. Chăn nuôi dê đã góp một phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong hệ thống nông trại bền vững ở gia đình đặc biệt là vùng Trung du đồi núi dân nghèo nước ta. Tuy nhiên đây là một ngành chăn nuôi rất mới mẻ ở nước ta, vì vậy để tạo cho nghề chăn nuôi dê phát triển một cách mạnh mẽ, tận dụng hết được tiềm năng sẵn có của nước nhà, cần thiết phải có sự quan tâm một cách thích đáng trong việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trong nghiên cứu, trong việc xây dựng mô hình đặc biệt là việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật thích hợp về chăn nuôi dê cho các cán bộ kỹ thuật cũng như cho người dân chăn nuôi con gia súc này.

2. Tình hình chán nuôi dê trên thế giới

Theo số liệu của FAO (1996), hiện nay trên thế giới có khoảng 592 triệu dê và được phân bố ở các vùng như sau:

- Châu á: 359 triệu con, chiếm 60,6%

- Châu Phi: 172 - - 29,1%

- Nam Mỹ: 23 - - 3,9%

- Bắc Mỹ: 16 - - 2,6%

- Châu Âu: 14 - - 2,4%

- Liên xô cũ: 7 - - 1,2%

- Châu Đại dương: 1 - - 0,2%

Như vậy Châu á là nơi chăn nuôi dê khá phát triển, đặc biệt lại tập trung chủ yếu ở những nước đang phát triển (90% trong tổng số dê trên thế giới và chăn nuôi chủ yếu ở khu vực gia đình với qui mô đàn nhỏ, tập trung ở những vùng khô cằn, nông dân nghèo).

Chăn nuôi dê ở những nước phát triển có qui mô đàn lớn hơn và chăn nuôi dê theo phương thức thâm canh với mục đích lấy sữa và làm pho mát mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 1: hình hình sản suất và tiêu thụ thịt, sữa dê trên thế giới (FAO 10/1990)

Khu vực Sản xuất thịt (1000 tấn) Sản xuất sữa (1000 tấn) Sản xuất da (1000 tấn)

1990 % tăng so 1990 % tăng so 1990 % tăng so

với năm 1980

với năm 1980

với năm 1980

Tổng số 2.506 43,94 8.780 17,44 487,8 37,7

Châu á 1.631 64,75 4.165 21,43 327,5 51,3

Châu Phi 624 17,57 1.958 13,17 109,1 16,3

Châu Mỹ 73 23,73 171 27,61 14,2 21,7

Châu Âu 106 19,1 1.748 11,05 15,3 19,5

ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Tổng đàn dê ấn Độ năm 1992 là 117 triệu con, từ năm 1989 đến năm 1992 tăng hàng năm là 3,29% tương đương 1,55 triệu con. ấn Độ có trên 20 giống dê, hàng năm sản xuất ra hơn một triệu tấn lông (B.V Khan và N.K Phatatacharyya 1989). Công tác nghiên cứu về chăn nuôi dê của ấn Độ được đặc biệt quan tâm chú ý. Họ có Viện nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện sữa Quốc gia, các Trường đại học và một số Trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi dê.

Chăn nuôi dê ở Pháp: Theo Capri Gene France (1991) cho biết tổng đàn dê của Pháp có 900.000 con, chủ yếu là nuôi dê lấy sữa. Toàn bộ sữa dê được làm thành pho mát ở gia đình hoặc ở trang trại.

ở Malaysia, Borhan Abu Samah (1989) cho biết chăn nuôi dê ở đây từ năm 1976 đến năm 1986, về số lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2% nhưng tiêu thụ thịt dê lại tăng lên 1977 là 6.034 tấn, đến năm 1987 là hơn 6.595 tấn, tăng 8,14%. Giống dê ở Malaysia nhỏ, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 20-25 kg. Họ đã nhập tinh đông viên của các giống dê như Alpine, Seanen, Toggeburg, Anglo Nubian từ nước Đức vào để lai với giống dê địa phương ở khắp nơi trong cả nước. Con lai có khối lượng khi trưởng thành là 32-36 kg, cao hơn so với dê nội và vừa cho thịt vừa cho sữa.

ở Philippin, việc nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê được chính phủ quan tâm chú ý. Một chương trình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê Quốc gia đã được thiết lập. Theo D.R Escano, R.E Samonte (1991) thì tổng số đàn dê ở Philippin năm 1983 là 1,9 triệu con, đến năm 1988 là 2,1 triệu con. Hàng năm sản xuất ra gần 40.000 tấn thịt.

Theo M.B Bẹo Philippin hiện đã đưa ra và đang tiến hành một chương trình nghiên cứu toàn diện về con dê nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê của Philippin trong những năm tới.

Chăn nuôi dê ở Trung Quốc: theo Liv Xing Wu, Yvan Xi Fan (1988) tổng số lượng dê sữa cả nước có 3,2 triệu con, hàng năm sản xuất ra 529 ngàn tấn sữa. Từ năm 1978 Chính phủ bắt đầu quan tâm và tốc độ phát triển đã ngày càng nhanh chóng. Theo Ga Bin Yun và cộng sự (1989), hiện nay Trung Quốc có 12 trại dê sữa giống. Giống Ximong Saanen là giống dê phổ biến ở Trung Quốc. ở trại giống trường Đại học Nông nghiệp Tây Bắc, sản lượng sữa của dê là 800 kg/con/chu kỳ; ở trại Xixia tỉnh Shangdong là 750 kg/con/chu kỳ. Trung Quốc đã sử dụng dê Ximong, Saanen lai với dê địa phương. Con lai năng suất sữa đã tăng lên 80- 100% ở thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai lên đến 200%, đạt 300kg sữa/chu kỳ, thời gian vắt sữa là 7-8 tháng. ở một số nơi thế hệ 3,4 đạt được 500-600 kg/chu kỳ tiết sữa Guan Cao (1988). Hiện nay, Trung Quốc cũng là nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê. Theo bang Ruixing, Zhang và cộng sự, năm 1988 Trung quốc đã có 11 dê con ra đời từ kỹ thuật tách đôi hợp tử.

Để hội tự các nhà khoa học nghiên cứu và tổ chức sản xuất nhằm trao đổi học tập, giúp đỡ lẫn nhau đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế giới, Hội Chăn nuôi dê thế giới (International Goat Association) đã được thành lập từ năm 1976, trụ sở đặt tại 216 Wachusett Ruhand Massachusetts 91543 USA. Cứ 4 năm Hội Chăn nuôi dê thế giới tổ chức họp 1 lần. Hội nghị lần thứ 5 họp tại ấn

Độ vào tháng 5/1992; Hội nghị lần thứ 6 họp tại Trung Quốc vào tháng 8/1996; Hội nghị lần thứ 7 họp tại Pháp vào tháng 5/2000 với trên 40 nước tham dự và có báo cáo khoa học trên tất cả các lĩnh vực về chăn nuôi dê trên toàn thế giới.

Khu vực Châu á cũng thành lập tổ chức chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (Small Ruminant Production Systems Network for Asia), địa điểm tại Indonexia nhằm mục đích góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.

Chương II

Một số đặc điểm sinh học cần biết về con dê

Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức

I. Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển Cũng như các gia súc khác, sự sinh trưởng và phát triển của dê tuân theo qui luật giai đoạn, nó phụ thuộc vào giống, tính biệt, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quản lý và môi trường. Thông thường khối lượng dê sơ sinh là 1,6-3,5kg; 3 tháng đạt 6-12 kg; 6 tháng là 10-21 kg; 12 tháng là 17-30 kg; 18 tháng là 30-40 kg. Dê đực luôn tăng trọng nhanh hơn dê cái. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi cường độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là cao nhất (90- 120 g/con/ngày và 95- 130%), rồi tiếp theo là giai đoạn 3 -6 và 6- 12 tháng (70- 110 g/ngày và 30-50%), giai đoạn 12- 18 tháng cường độ sinh trưởng giảm đi dần dần (20-45 g/con/ngày và 10-20%), giai đoạn 18-24 tháng cường độ sinh trưởng của dê thấp xuống (20-30g/con/ngày), đến giai đoạn 24-30 và 30-36 tháng tuổi, dê bước dần sang tuổi trưởng thành, cường độ sinh trưởng thấp hẳn và thay đổi không rõ rệt. Thay đổi khối lượng của một số giống dê qua các tháng tuổi được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Khối lượng của một số giống dê qua các tháng tuổi (kg)

Lứa tuổi Dê Cỏ Dê Bách Thảo

Dê Barbary Jumnapari Beetal

Sơ sinh: Đực 2,30 2,7 2,3 3,4 3,5

Cái 1,6 2,3 2,1 3,0 2,9

3 tháng: Đực 6,1 11,6 9,4 12,4 12,9

Cái 5,3 10,1 9,1 11,7 10,7

6 tháng: Đực 9,7 17,9 14,8 18,5 18,9

Cái 8,2 15,8 12,5 14,6 15,4

9 tháng: Đực 14,3 25,5 19,4 24,0 26,6

Cái 13,7 22,1 15,3 20,6 22,9

12 tháng: Đực 19,8 31,4 23,3 30,2 31,6

Cái 17,2 26,8 18,3 29,3 25,7

18 tháng: Đực 25,0 41,7 31,1 39,3 40,9

Cái 20,7 33,5 21.8 27,1 29,6

24 tháng: Đực 28,0 46,2 34,7 47,5 49,0

Cái 22,8 35,3 23.7 29,1 33,0

30 tháng: Đực 32,8 54,3 39.6 54,4 56,2

Cái 25,7 38,6 25,8 32,1 36,1

36 tháng: Đực 36,6 57,3 44,9 59,5 62,3

Cái 27,6 40,6 27,9 36,2 40,1

II. Đặc điểm sinh sản của dê

Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với bò và trâu. Thông thường tuổi động dục lần đầu của dê là 6-8 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu là 8-10 tháng tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 360-420 ngày. Các giống dê khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc khác nhau thì tuổi đẻ lứa đầu của dê cũng khác nhau. Một số chỉ tiêu về sinh sản của một số giống dê ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3: Một số đặc điểm sinh sản của các giống dê nuôi ở Việt Nam

Chỉ tiêu Dê Cỏ Bách Thảo

Barbary*

Jumnapari*

Beetal*

- Tuổi động dục lần đầu - Dê cái (ngày) 185 191 213 406 374 - Dê đực (ngày) 154 163 220 372 369 - Tuổi phối giống lần đầu - Dê cái (ngày) 204 213 246 415 398 - Dê đực (ngày) 231 241 282 432 425 - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 334 346 399 567 551 - Chu kỳ động dục (ngày) 22 27 26 28 27 - Thời gian động dục (giờ) 53 35 38 37 40 - Thời gian chửa (ngày) 150 148 148 150 149 - Số con đẻ ra/lứa 1,5 1,8 1,5 1,3 1,3 - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)

276 226 260 305 310

*Nguồn: Đinh Văn Bình và CTV, 1998

III. Bộ máy tiết sữa của dê

1. Cấu tạo bầu vú dê

Bầu vú của dê nằm ở dưới bụng giữa hai chân sau và gồm 2 núm vú. Trông bề ngoài bầu vú là một khối song bao gồm hai tuyến sữa. Giữa hai tuyến sữa có một vách ngăn. Vì thế tuyến sữa bên bầu vú này cạn hết thì tuyến sữa bên bầu vú kia vẫn còn nguyên. Các tuyến tiết sữa của vú bố trí theo tuyến chùm, phân chia thành nhiều thùy, mỗi thùy lại chia thành nhiều tuyến hình túi. Các tuyến này tập trung vào những ống dẫn sữa, các ống này chảy dồn cái nọ vào cái kia và cuối cùng đổ vào bể sữa. Trong vú còn có các mạch máu, dây thần kinh và bạch huyết. Tỷ lệ hệ số trung bình để tạo ra 1 lít sữa cần một lượng máu đi qua tĩnh mạch vú là khoảng trên 300 lít máu.

2. Sản lượng sữa

Sản lượng sữa của dê là khối lượng sữa (kg hoặc lít) sản xuất ra trong một chu kỳ cho sữa. Năng suất sữa là khối lượng sữa tính theo ngày. Năng suất sữa của các giống dê trung bình 300-3000 ml/con/ngày, tuỳ thuộc vào giống, lứa đẻ, thức ăn... ở nước ta, dê Cỏ có sản lượng sữa trung bình là

350 ml/con/ngày và thời gian cho sữa là 90-100 ngày/chu kỳ cho sữa. Dê Bách Thảo cho 1,3 lít/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 150 ngày và một năm cho 1,7 chu kỳ cho sữa. Dê Barbari cho 1,0- 1,05 lít/con/ngày với 148- 150 ngày cho sữa/chu kỳ, là giống dê có sản lượng sữa cao nhất: 3,8-3,9 lít/100 kg thể trọng. Dê Jumnapari cho 1,4-1,6 lít/con/ngày với 160- 180 ngày cho sữa.

Người ta thường căn cứ vào các chỉ tiêu như năng suất sữa, thời gian cho sữa/chu kỳ tiết sữa, số lứa đẻ/năm để tính ra sản lượng sữa sản xuất ra của một con dê/năm. Bên cạnh đó người ta còn tính sản lượng sữa/100 kg thể trọng, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 lít sữa để đánh giá khả năng cho sữa của từng con dê sữa.

3. Chất lượng sữa dê

Chất lượng sữa dê phụ thuộc vào giống, tháng cho sữa, thức ăn... Thành phần dinh dưỡng của sữa một số giống dê ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng của sữa một số giống dê nuôi ở Việt Nam (%)

Giống dê VCK Protein Mỡ sữa Khoáng Đường

Bách Thảo 15,04 4,34 5,45 0,96 4,60

Barbari 14,93 4,05 5,60 0,85 4,31

Jumnapari 14,69 3,85 5,50 0,88 4,40

Dê Cỏ 16,06 4,28 6,40 0,81 4,50

Đánh giá giá trị dinh dưỡng của sữa dê, người ta thấy tốt hơn so với sữa bò và trâu. Sữa dê có hàm lượng vitamin, khoáng, protein, đường cao hơn, kích thước hạt mỡ sữa dê lại nhỏ hơn nhiều so với bò và trâu nên khả năng tiêu hoá hấp thu của nó rất tốt. Vì vậy sữa dê là nguồn thức ăn quí cho trẻ em, người ốm và cụ già.

IV. Đặc điểm tiêu hoá của dê

1. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của dê

Cũng như các gia súc nhai lại khác, dê có dạ dày 4 túi. Dạ cỏ là phần rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của dê. Khi còn nhỏ dê uống sữa thông qua sự đóng mở của rãnh thực quản để sữa đi thẳng từ miệng qua lá sách xuống dạ múi khế, lúc này thức ăn tiêu hoá chủ yếu ở dạ múi khế nên khối lượng dạ múi khế chiếm tới 70% dạ dày dê, các dạ khác chỉ chiếm 30%. Khi trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh chiếm tới 80% khối lượng dạ dày dê, dạ múi khế chỉ còn lại 7%. Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê cũng có sự khác biệt so với gia súc nhai lại khác bởi lẽ dê có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn. Nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá soan, lá xà cừ, lá chàm tai tượng, cỏ bướm...

2. Quá trình tiêu hoá trong dạ dày của dê

Tác dụng của rãnh thực quản: Rãnh thực quản bắt đầu từ thượng vị đến lỗ tổ ong-lá sách. Rãnh thực quản có hình lòng máng. ở gia súc bú sữa, khi bú hoặc uống sữa, cơ mép rãnh thực quản khép chặt lại làm cho rãnh thực quản trở thành một cái ống, sữa và nước chảy thẳng qua dạ lá sách vào dạ múi khế.

Thụ quan của phản xạ khép rãnh thực quản phân bố ở lớp màng nhầy của lưỡi miệng và hầu. Thần kinh truyền vào của phản xạ khép rãnh thực quản là thần kinh lưỡi, thần kinh dưới lưỡi và nhánh

hầu của thần kinh sinh ba. Trung khu phản xạ ở hành não liên hệ chặt chẽ với trung khu mút, bú. Thần kinh truyền ra là thần kinh mê tẩu. Khi cắt dây mê tẩu thì phản xạ rãnh thực quản mất đi. Một số các chất hoá học kích thích gây khép rãnh thực quản như NaCl, Na2SO4, đường... con vật càng trưởng thành thì rãnh thực quản càng không thể khép hoàn toàn được, lúc đó rãnh thực quản chỉ còn là cái gờ có tác dụng dẫn nước khi gia súc uống.

Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ được coi như "Một thùng lên men lớn”. Tiêu hoá ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của gia súc nhai lại. 50% vật chất khô của khẩu phần được tiêu hoá ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ, các chất hữu cơ của thức ăn được biến đổi mà không có sự tham gia của men tiêu hoá. Chất xơ và các chất khác của thức ăn được phân giải là nhờ men của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ.

Môi trường dạ cỏ thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật là môi trường trung tính (pH: 6,5-7,4) tương đối ổn định nhờ tác dụng trung hoà axit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt. Các muối phốt phát và bi-cácbonat trong nước bọt có tác dụng là chất đệm. Nhiệt độ trong dạ cỏ là 38-410C, độ ẩm 80-90%. Dạ cỏ có môi trường hiếm khí, nồng độ ô-xy nhỏ hơn 1%. Sự nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại ở dạ cỏ lâu. Với các điều kiện trên, dạ cỏ là một môi trường thuận lợi cho khu hệ vi sinh vật sinh sản phát triển.

3. Tiêu hoá ở dê con

Dê con sinh ra chỉ bú mẹ, uống sữa và nó không tiêu hoá được thức ăn thô. Dê con khi bú sữa, sữa chảy qua rãnh thực quản xuống thẳng dạ múi khế và sữa sẽ được tiêu hoá ở đây và ở ruột non. Sữa đầu là sữa có nhiều dinh dưỡng và kháng thể cho dê con. Vì vậy sau khi dê đẻ 30 phút đến một giờ phải cho dê con bú được sữa đầu của dê mẹ. Sau ít ngày sinh ra, dê con bắt đầu tập ăn thức ăn. Đến 2-3 tuần tuổi nó đã ăn và tiêu hoá được một lượng nhỏ thức ăn thô xanh dễ tiêu và hệ vi sinh vật dạ cỏ dần dần hình thành. Từ lúc này cần cung cấp cho dê con thức ăn sạch và có chất lượng tốt. Khi đến tuổi cai sữa khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê con cũng còn chưa hoàn hảo. Vì vậy cần chú ý chăm sóc dê con chu đáo để tăng tỷ lệ nuôi sống.

4. Hệ số tiêu hoá thức ăn của dê

Giá trị của thức ăn không những được đánh giá qua kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng mà còn được xem loại thức ăn đó có được tiêu hoá và hấp thu được bao nhiêu.

Hệ số tiêu hoá thức ăn là lượng thức ăn được dê tiêu thụ không bị thải ra qua phân. Công thức tính:

Hệ số tiêu hoá Lượng thức ăn ăn vào - Lượng thải qua phân

thức ăn (%) = x100

Lượng ăn vào

Hệ số tiêu hoá phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và các phần của cây thức ăn, loại dê và giống dê, đặc điểm sinh học của cây thức ăn, mức độ nuôi dưỡng dê.

5. Lượng thức ăn ăn được

Dê hơn hẳn các loại gia súc khác là có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn. Thậm chí một số loại thức ăn có mùi khác biệt, có độc tố mà gia súc khác không ăn được, nhưng dê vẫn ăn như lá xoan, lá keo tai tượng, lá điền thanh... tuy nhiên lượng thức ăn ăn được phụ thuộc vào nhiều yếu tố và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ và năng suất chăn nuôi. Vì vậy cần thiết phải hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn dễ ăn được và tìm ra biện pháp để cho dê ăn được nhiều thức ăn nhất. Có ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được như: Nhân tố thức ăn (mùi, vị, thay đổi thức ăn,

độ ẩm, khả năng tiêu hoá, kích thước, loại hình), nhân tố môi trường ngoại cảnh (thời gian cho ăn, số lần cho ăn, số lượng thức ăn, sự cạnh tranh với gia súc khác, nhiệt độ, độ ẩm không khí, phương pháp cho ăn) và nhân tố gia súc (tính ngon miệng, ưa thích, tầm vóc gia súc, giai đoạn sản xuất như đang chửa hay tiết sữa).

V. Một số tập tính khác biệt của dê

1. Tập tính ăn uống

Dê có khả năng gặm cỏ như trâu bò nhưng nó thích ăn lá cây, hoa và các cây lùm bụi, họ đậu thân gỗ hạt dài. Dê là con vật thích hoạt động nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây và bụi khác tiếp theo. Trung bình hàng ngày dê đi lại chạy nhảy 10-15km/ngày. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m chúng có thể đứng bằng 2 chân rất lâu để bứt lá, thậm chí còn trèo lên cả cây để chọn phần ngon để ăn. Thức ăn khi để sát mặt đất chúng rất khó ăn, thường phải quỳ chân trước xuống để ăn. Môi và lưỡi dê rất linh hoạt để vơ ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa thích nhất, thức ăn rơi vãi dê thường bỏ không ăn lại. Lượng thức ăn ăn được trên 100kg trọng lượng của dê thường là 2,5- 3kg VCK/ngày. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu bò, nó là con vật có khả năng chịu khát rất giỏi. Devendra 1967 cho biết dê nặng 18-20 kg thì một ngày cần uống 680 ml nước, trong đó 544 ml uống từ 7 giờ sáng đến 19 giờ tối và 136 ml uống từ 7 giờ tối đến giờ sáng ở mùa hè, mùa xuân lượng nước uống của dê chỉ là 454 ml.

2. Tính khí bất thường, hiếu động, ương bướng và khôn ngoan của dê

Dê là loài vật có tính khí bất thường và hiếu động. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn luôn tìm thức ăn mới. Chúng nếm mỗi thứ một chút rồi cuối cùng chẳng ưng ý một món nào cả. Dê vừa chạy nhảy vừa leo trèo rất giỏi. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm đá cạnh vực sâu cheo leo nguy hiểm. Với sự nhanh nhẹn khéo léo, chúng có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm đá cheo leo nhất. Trong trường hợp cần thiết con dê đực trưởng thành có thể đứng rất lâu trên một mỏm đá bên bờ vực thẳm với diện tích chỉ chừng 200-300 cm2. Bám móng vào những gò đá chỉ hơi nhô lên một chút dê có thể leo lên những sườn dốc gần như thẳng đứng. Ngay cả dê con chỉ mới 12-15 ngày tuổi cũng đã có thể nhảy lên những mỏm đá cao 1-2 m.

Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê đực mà cả dê cái cũng vậy. Chúng dùng sừng húc vào mặt, vào đầu, vào bụng địch thủ. Những con dê không sừng thì húc cả đầu, cuộc chiến đấu có khi kéo dài đến nửa giờ. Tính thích húc nhau là do tính hung hăng hay gây sự, hoặc do đùa nhau, hoặc là do cử chỉ của một con dê trong đàn mà chúng cho là khiêu khích. Đôi khi do buồn sừng hay một lý do nào đó mà dê tự nhiên chuẩn bị tư thế chiến đấu, nó lùi lại lấy đà rồi cúi đầu lao thẳng vào một bụi cây hoặc húc đầu vào một mô đất. Khi gặp nguy hiểm, đôi khi dê tỏ ra rất hăng, liều mạng; nhưng nhiều khi lại tỏ ra rất nhát dễ hoảng sợ trước một vật lạ. Nhiều người nuôi dê phàn nàn cho là dê ương bướng. Tuy nhiên dê cũng là con vật rất khôn ngoan, dê rất mến người chăm sóc chúng. Dê có khả năng nhớ được nơi ở của mình cũng như tên của nó khi con người đặt cho. Nó nhận biết được người chủ của chúng từ xa về và thường kêu ầm lên để đón chào. Nhiều lúc dê phạm lỗi bị phạt đòn thì không kêu, nhưng nếu bị đánh bất công dê kêu be be ầm ĩ để phản đối.

3. Tập tính theo dàn của dê

Dê thường sống tập trung thành từng đàn. Mỗi con trong đàn có một vị trí xã hội nhất định. Những con mới nhập đàn thường phải thử sức để xác định vị trí xã hội của nó. Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong đàn dê. Con ở vị trí " xã hội thấp" phải phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở vị trí xã hội cao. Trong đàn dê thường có con dê đầu đàn dẫn đầu trên bãi chăn, đàn dê di chuyển gặm cỏ theo con đầu đàn, ở trong đàn dê rất yên tâm. Khi bị tách khỏi đàn dê tỏ ra sợ

hãi. Dê thích ngủ nghỉ trên những mô đất hoặc trên những tảng đá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ dê vẫn nhai lại, khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng động dù nhỏ như có tiếng chân người đi đến gần chuồng, chúng phát hiện được ngay và lao xao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê còn có khả năng tự chịu đựng, dấu bệnh. Khi dê ốm thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu, vì vậy phải thật quan tâm tỉ mỉ mới phát hiện được dê mới mắc bệnh.

Chương III

Kỹ thuật nuôi dê

Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức

I. Giống và kỹ thuật về giống dê 1. Giới thiệu những giống dê hiện có ở Việt Nam

- Dê địa phương (Một số nơi còn gọi là "dê Cỏ"), có màu lông khá khác nhau, đa số màu vàng nâu hoặc đen loang trắng; trọng lượng trưởng thành 30-35 kg, sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 11-12kg; khả năng cho sữa 350-370g/ngày với chu kỳ cho sữa là 90- 105 ngày; tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng: đẻ 1,4 lứa/năm 1,3 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa 65-70%; phù hợp với chăn thả quảng canh với mục đích lấy thịt.

- Dê Bách Thảo: Là giống dê kiêm dụng sữa thịt, cho đến nay người ta cũng chưa xác định được rõ nguồn gốc của nó. Một số người cho rằng nguồn gốc của nó là con lai giữa dê British-Alpine từ Pháp với dê ấn Độ đã được nhập vào nước ta, nuôi qua hàng trăm năm nay. Dê này có màu lông đen loang sọc trắng, tai to cụp xuống; trọng lượng trưởng thành 40-45 kg dê cái, dê đực 75-80 kg, sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6 tháng 19-22 kg; khả năng cho sữa là 1,1 -1,4 kg/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày; tuổi phối giống lần đầu là 7-8 tháng, đẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm. Dê hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng, và đều cho kết quả chăn nuôi tốt.

- Dê Jumnapari: Là giống ấn Độ được nhập vào nước ta từ năm 1994, có màu lông trắng tuyền, chân cao; trọng lượng trưởng thành 42-46 kg, con đực 70-80 kg, sơ sinh 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24 kg; khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg với chu kỳ 180-185 ngày. Tuổi phối giống lần đầu 8-9 tháng; đẻ 1,3 con/1ứa, 1,3 lứa/năm. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.

- Dê Beetal: Cũng là một giống dê ấn Độ được nhập về cùng lúc với dê Jumnapari; màu lông đen tuyền hoặc loang trắng, tai to dài cụp; khả năng sản xuất tương đương dê Jumnapari; phàm ăn và hiền lành.

- Dê Barbari: Là giống dê được nhập về từ ấn Độ, có màu lông vàng loang đốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 30-35 kg; dê có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,9-1kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày; khả năng sinh sản tốt (đẻ 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm). Dê có thân hình thon chắc, ăn rất tạp, chịu đựng kham khổ tốt, hiền lành phù hợp với hình thức chăn nuôi ở nước ta.

- Dê Alpine: Là giống dê sữa của Pháp (nuôi nhiều ở vùng núi Alpes), màu lông chủ yếu màu vàng, đôi khi đốm trắng, tai nhỏ thẳng; trọng lượng trưởng thành 40-42 kg, con đực 50-55 kg, sản lượng sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa 240- 250 ngày. Dê Alpine đã được nhập vào nước ta với số lượng ban đầu là 35 con, đang được nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tỉnh Ninh Thuận; tinh cọng rạ của giống dê này cũng được nhập về từ Pháp, đang được dùng để lai tạo với dê trong nước, bước đầu đã cho kết quả tốt.

- Dê Saanen: Là giống dê chuyên dụng sữa của Thụy Sĩ, nuôi nhiều ở Pháp và các nước châu Âu; dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ; có năng suất sữa cao 1000-1200kg sữa/chu kỳ trong 290-300 ngày. Trọng lượng con cái trưởng thành 45-50kg, con đực 65-75kg. Giống dê Saanen cũng đã được nhập vào nước ta bằng tinh cọng rạ, và đã dùng lai tạo với dê Bách Thảo, cho kết quả tốt. Mới đây, chúng ta nhập 25 dê Saanen về Việt Nam nuôi thử nghiệm và đang theo dõi thích nghi chúng.

- Dê Bore: là giống dê chuyên dụng thịt, có nguồn gốc từ châu Phi, nay được nuôi nhiều ở Mỹ, châu Phi. Giống dê này có màu lông nâu, có vòng trắng quanh cổ. Con dực nặng tới 100- 160 kg, con cái nặng tới 90- 110kg. Dê này có cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh. Để phát triển giống dê thịt quý này, ở Mỹ đã thành lập một Hội chăn nuôi dê thịt Bore. Nhiều nước đã nhập giống dê Bore để lai tạo giống dê thịt phù hợp với điều kiện ở từng nước.

- Các con lai: Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã tiến hành nghiên cứu hàng loạt các công thức lai giữa các giống dê. Dê Bách Thảo đực lai với dê cái Cỏ, cho con lai F1 và F2. Con lai sinh trưởng và tăng trọng tốt, khả năng sinh sản và cho sữa đều cao hơn dê cỏ từ 25-30%; có khả năng thích ứng với chăn nuôi ở nhiều vùng nước ta. Sử dụng dê đực 3 giống dê ấn Độ lai với dê Cỏ và dê Bách Thảo, cho con lai cũng có khả năng sản xuất cao hơn so với dê Cỏ và dê Bách Thảo thuần. Sử dụng tinh cọng rạ của dê đực Pháp lai với dê Bách Thảo, có tỷ lệ thụ thai đạt 40-45%; năng suất sữa ở con lai tăng lên được 35-40%.

Với tập đoàn giống dê phong phú nêu trên, vừa tiến hành nhân thuần ở những nơi có điều kiện nuôi thâm canh, vừa đẩy mạnh công tác lai tạo, nâng cao từng bước năng suất đàn dê, chắc chắn trong tương lai không xa, công tác giống dê sẽ góp phần tích cực trong việc hình thành và phát triển ngành chăn nuôi dê sữa - thịt của nước nhà.

2. Kỹ thuật chọn giống dê sữa

2.1. Chọn dê sữa cái giống

Cũng như các gia súc khác, khi chọn giống dê ta phải chọn qua đời trước (dòng, giống dê qua bố mẹ, ông bà), sau đó là chọn lọc qua bản thân cá thể con giống như qua ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và cuối cùng là chọn lọc qua đời sau của chúng. Đối với dê do khả năng sinh sản nhanh chu kỳ sản xuất ngắn số lượng quần thể đông vì vậy người ta thường dựa trên các tính trạng số lượng để chon lọc chúng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số điểm cơ bản áp dụng trong sản xuất để chọn lọc dê cái giống sữa.

2.1.1. Ngoại hình

Đầu và thân: đầu rộng hơi dài trán dô, cổ dài vừa phải, mình nở rộng, ngực sâu và dài, lưng phẳng, bụng to vừa phải, hông rộng và hơi nghiêng, da mềm, lông bông mịn, bộ phận sinh dục nở nang (hình 3). Những con đầu dài, trụi lông tai, xương nhỏ, lồng ngực hẹp thì không khoẻ, hay mắc bệnh và khó nuôi.

- Tứ chi: Hai chân trước thẳng, dáng đứng nghiêm chỉnh, hông nở rộng, chân sau cứng cáp thẳng đứng, các khớp gọn, thanh, không dày. Cần loại bỏ những cá thể có chân móng không thẳng, đầu gối chân trước dày, chân trước không thẳng, chân sau vòng kiềng, cổ chân yếu, quá bẹt.

- Bầu vú: bầu vú nở rộng, các phần cân đối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước, hai núm vú dài và đưa về phía trước, nhìn phía sau bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt, bầu vú phải treo vững, núm vú to dài từ 4-6 cm. Có nhiều tĩnh mạch nổi trên bầu vú.

* Những đặc điểm ngoại hình của dê cái giống sữa tốt nên chọn làm giống:

1- Đầu rộng, hơi dài, rắn chắc, vẻ mặt linh hoạt.

2- Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu.

3- Lưng thẳng.

4- Sườn tròn và xiên về phía sau.

5- Có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả năng tiêu hoá tốt.

6- Hông rộng và hơi nghiêng đảm bảo cho dê có bầu vú gắn chặt vào phần bụng.

7- Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau, là loại vú da.

8- Khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú.

9- Những núm vú to dài từ 4-6cm treo vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước.

10- Thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú.

11 - Gân sữa (tĩnh mạch) chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước. Gân sữa gấp khúc thì dê nhiều sữa. ở dê cái tơ gân sữa thường lặn dưới da, phải lấy tay sờ mới thấy.

12- Chân trước thẳng, cân đối.

13- Hàm dài khoẻ.

* Ngoại hình dê cái không nên chọn làm giống.

1 - Đầu dài, trụi lông tai

2- Cổ ngắn, thô

3- Sườn thẳng, nhìn ngang có hình viên gạch

4- Bụng nhỏ

5- Vú thịt (bóp bên trong thấy thịt) trông gồ ghề nhưng khi căng sữa bóp thấy cứng, sữa ra ít.

6- Khớp mắt cá ở hai chân gồ sát nhau khi dê đi.

7- Xương hông hẹp và dốc.

2.1.2. Khả năng cho sữa

- Khả năng cho sữa là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá phẩm chất giống. Khả năng cho sữa được tính bằng sản lượng sữa trong một chu kỳ tiết sữa (năng suất sữa hàng ngày và thời gian cho sữa). Do đó, nên chọn dê vừa phải có sản lượng sữa trung bình hàng ngày cao, mức sụt sữa thấp và thời gian cho sữa kéo dài. ở nước ta, với giống dê sữa Bách Thảo những dê cái sữa nên chọn con có năng suất cao hơn 1,1 lít/ngày và thời gian cho sữa đạt 150 ngày trở lên để làm dê giống. Dê Barbari 1

lít/ngày và thời gian cho sữa 150 ngày, dê Jumnapan 1,2 lít/ngày và thời gian cho sữa đạt 180 ngày trở lên.

- Khả năng vắt sữa: Dê cái vắt sữa dễ (hiện nay trong chăn nuôi việc vắt sữa chủ yếu thực hiện bằng tay), vì vậy đây cũng là một vấn đề cần lưu ý trong chọn giống nhằm tăng năng suất sữa hàng hoá và về mặt thời gian.

2.1.3. Khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng sinh sản, thể trạng và khả năng thích ứng với ngoại cảnh

- Khả năng sinh trưởng, phát triển: Khối lượng cơ thể con vật tỉ lệ thuận với năng suất sữa và thịt (trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng) nên chọn những cá thể có chỉ tiêu sinh trưởng phát triển luôn cao hơn mức trung bình dàn, chú ý ở các thời điểm sơ sinh, 6 tháng, lúc phối giống và tuổi đẻ lứa đầu.

- Khả năng sinh sản: thể hiện ở tính mắn đẻ, bởi vậy chọn dê sữa cái giống phải có: tỷ lệ thụ thai hàng năm phải đạt từ 90% trở lên, khoảng cách lứa đẻ đều đặn, số con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống, số dê con sinh ra/năm/mẹ phải đạt cao hơn trung bình giống trở lên, như dê Bách Thảo và Barbari phải đạt từ 3 con/năm/mẹ; dê Beetal và Jumnapari phải đạt từ 1,8 con/năm/mẹ trở lên.

- Khả năng thích ứng: Dê cái có sức chống chịu cao là dê sinh nở dễ dàng, ăn tốt và chịu đựng được những điều kiện ngoại cảnh xảy ra tại nơi chăn nuôi, tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng và ốm đau thấp so với toàn đàn.

2.1.4. Dòng giống

Dòng giống là yếu tố quan trọng. Nên chọn con giống từ những bố mẹ có lý lịch rõ ràng, có khả năng sản xuất đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của nhóm giống, phẩm giống. Cần lưu ý rằng: khả năng sản xuất sữa ở dê khó xác định được theo ngoại hình và không tính qui đổi ra ngày (300ngày) cho sữa như bò mà chủ yếu dựa vào lượng sữa thực tế đã thu được ở thế hệ bố mẹ chúng để chọn.

2.2. Chọn dê sữa đực giống

Việc chọn dê sữa đực giống chủ yếu dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng phát triển, ngoại hình, tính hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra.

Ngoại hình: Dê đực có đầu ngắn, rộng, tai to, dày, dài, cụp xuống, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều đặn, to.

Dòng giống: Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4 nghĩa là trong thời kỳ dê mẹ đang sung sức. Nên chọn dê đực làm giống là con một (tức là lứa đó dê mẹ chỉ đẻ 1 con) vì con một bao giờ cũng có thể trọng cao. Khả năng phối giống thụ thai ít nhất đạt từ 85% trở lên. Chọn dê bố tốt có vai trò rất quan trọng vì nó góp 50% đặc tính di truyền tiết sữa cho dê con.

2.3. Loại, thải giống

- Những cá thể không đáp ứng với những tiêu chuẩn đã trình bày ở phần chọn giống.

- Những cá thể già không có khả năng sinh sản (dê cái 7 tuổi, dê đực 8 tuổi), khả năng sinh sản và khả năng tiết sữa sút kém, không có khả năng hồi phục, bệnh tật, thể lực sút kém.

3. Kỹ thuật nhân giống dê

3.1. Nhân giống thuần chủng

Sử dụng những con đực tốt phối với những con cái trong cùng một giống. Trong trường hợp này nhất thiết phải sử dụng những con đực phối với những con cái khác bố mẹ và ông bà để tránh đồng huyết.

3.2. Nhân giống lai tạo

Sử dụng những con đực của giống này phối với những con cái của giống khác tạo ra con lai các thế hệ khác nhau với tỷ lệ máu bố, mẹ khác nhau. Tuỳ theo mục đích khác nhau mà người ta có thể tiến hành lai tạo theo các phương thức và cố định chúng ở mức độ lai khác nhau như lai kinh tế(tạo ra F1), lai cấp tiến, lai luân chuyển, lai lặp lại... ở nước ta kết quả nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cho thấy có thể sử dụng dê đực Bách Thảo, dê Jumnapari và Beetal lai với dê Cỏ cho con lai hướng sữa-thịt có năng suất cao hơn rõ rệt so với dê Cỏ. Con lai giữa dê đực Barbari với dê Cỏ và Saanen, Alpine với dê Bách Thảo cho hướng sữa- thịt đạt kết quả tốt.

3.3. Phối giống

Ngoài việc chọn ghép đôi giao phối thích hợp, tránh đồng huyết thì cho dê giao phối đúng thời điểm là việc làm hết sức quan trọng. Thời gian động dục kéo dài của dê thường là 36- 40 giờ và thời gian phối giống thích hợp sẽ là 12-30giờ vì vậy nên cho dê phối giống 2 lần trong ngày động dục.

Để dễ dàng kiểm tra dê cái động dục và điều khiển được việc phối giống theo ý định người ta thường sử dụng một vài đực giống để kiểm tra, đối với dê có thể dùng phương pháp bao dương vật cho con đực để làm việc này. Tỷ lệ dê đực/cái thường nên là 1/10-15.

II. Thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng 1. Nhu cầu dinh dưỡng của dê

1.1. Nhu cầu vật chất khô

ở các nước nhiệt đới, người ta theo dõi thấy mỗi ngày dê cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% trọng lượng cơ thể. Dê hướng thịt cần ít hơn (dưới 3%), dê hướng sữa thì cần nhiều hơn (4%). Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tính dược nhu cầu vật chất khô hàng ngày khi biết thể trọng của dê và loại thức ăn cho dê ăn. Ví dụ: Một dê cái Bách Thảo nặng 35 kg thì cần lượng VCK là: 35 kg x 4% = 1,4 kg. Với nhu cầu 65% VCK từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% từ thức ăn tinh (0,41 kg), khi cho dê ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% VCK và thức ăn tinh chứa 90% VCK, chúng ta sẽ tính lượng thức ăn cần thiết cho dê trong ngày như sau:

- Thức ăn thô xanh: 0,91 kg : 0,20 = 4,55 kg

- Thức ăn tinh: 0,49 kg : 0,90 = 0,54 kg

1.2. Nhu cầu năng lượng và protein của dê

Nhu cầu về vật chất khô chỉ nói lên số lượng thức ăn, nhưng nhu cầu về chất lượng thức ăn phải được tính trên nhu cầu năng lượng và protein.

Nhu cầu tổng số năng lượng (MJ/ngày) của dê theo thể trọng được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5: Nhu cầu tổng số năng lượng (MJ/ngày) của dê

Thể trọng (kg)

Nhu cầu năng lượng cho duy trì

Duy trì và hoạt động ít

Duy trì và hoạt động nhiều

Duy trì và tăng trọng mức 50 g/ngày

Duy trì và tăng trọng mức 100 g/ngày

Duy trì và tăng trọng mức 150 g/ngày

Duy trì và có chửa

10 2,3 2,8 3,2 4,0 5,8 7,5 5,1

15 3,2 3,8 4,4 - - - 6,9

20 3,9 4,7 5,5 5,5 7,3 9,0 8,5

25 4,6 5,5 6,5 - - - 10,0

30 5,3 6,4 7,4 6,8 8,6 10,3 11,5

35 5,9 7,1 8,5 - - - 13,0

40 6,5 7,9 9,2 8,0 9,8 11,6 14,3

45 7,2 8,6 10,1 - - - 15,6

50 7,8 9,3 10,9 9,0 10,8 12,6 16,0

55 8,3 10,0 11,7 - - - 18,2

60 8,9 10,7 12,5 10,3 12,0 13,8 19,4

Xác định nhu cầu về protein với dê, người ta sử dụng đơn vị protein tiêu hoá (DCP) yêu cầu của dê/ngày. Nhu cầu protein cho duy trì, sinh trưởng và phát triển, mang thai và cho sữa được trình bày ở bảng 6.

Bảng 6. Nhu cầu protein tiêu hoá của dê (g/con/ngày)

Thể trọng Duy trì và hoạt động ít

Duy trì và tăng trọng 50g/ngày

Duy trì và tăng trọng 100g/ngày

Duy trì và tăng trọng 150g/ngày

Duy trì và có chửa

10 15 25 35 45 30

20 26 36 46 56 50

30 35 45 55 65 67

40 43 53 63 73 83

50 51 61 71 81 99

60 59 69 79 89 113

1.3. Nhu cầu nước uống của dê

ở những nước nhiệt đới, dê là con vật thứ hai sau lạc đà sử dụng nước một cách có hiệu quả nhất. Thông thường vào mùa mưa độ ẩm cao, cho dê ăn cây lá cỏ chứa 70-80% nước thì dê không đòi hỏi nhiều nước. Tuy nhiên đối với gia súc cho sữa, mang thai và ở mùa khô thì nhu cầu nước lại rất cần thiết. Lượng nước mà dê cần phụ thuộc vào giống, khí hậu, thời tiết, loại thức ăn và mục đích sản xuất. Người ta thường tính nhu cầu nước của dê bằng 4 lần nhu cầu vật chất khô trong ngày. Nhu cầu nước của dê sữa cao hơn các giống dê khác. Cứ sản xuất ra mỗi lít sữa thì dê cần 1,3 lít nước.

1.4. Xây dựng khẩu phần ăn cho dê

Trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của dê, căn cứ theo trọng lượng, khả năng sản xuất, các nguồn thức ăn hiện có mà xây dựng khẩu phần ăn cho các loại dê. Yêu cầu của khẩu phần là phải đảm bảo lượng ăn được của dê cao nhất, đồng thời phải đảm bảo đủ cân đối các chất dinh dưỡng cho chúng, thiếu hụt bất cứ một chất nào trong cơ cấu khẩu phần ăn uống hàng ngày dê sẽ sinh trưởng kém, thành thục chậm, giảm thể trọng, giảm sản lượng sữa, sinh sản kém, gầy yếu, dễ mắc bệnh. Dưới đây là một vài loại khẩu phần hiện đang áp dụng nuôi dê ở nước ta:

+ Khẩu phần cho 1 dê sữa nặng 30 kg, có năng suất sữa là 1 lít/ngày: Nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì cần 6,4MJ và 35g protein tiêu hoá (DCP), cho sản xuất 1 lít sữa cần 5MJ và 45DCP; tổng số cần 11,4 MJ và 80 gDCP, VCK cần 1,2kg. Với mức dinh dưỡng trên có thể áp dụng một trong những khẩu phần ăn dưới đây:

Một số khẩu phần ăn của dê (kg/con/ngày)

Thành phần thức ăn Khẩu phần I Khẩu phần II Khẩu phần III

Cỏ lá xanh 3 2,5 3

Lá mít, hoặc lá cây đậu 1 1,5 1

Củ (sắn, khoai) tươi 0,5 0,5 0,5

Phụ phẩm (bã đậu, bã bia) - 0,5

Tinh hỗn hợp (14-15% protein ) 0,5 0,4 0,3

Khẩu phần cho dê sữa có trọng lượng và năng suất sữa khác nhau

Thành phần thức ăn

Dê nặng 30kg cho 1 lít sữa

Dê nặng 40kg cho 1 lít sữa

Dê nặng 50kg cho 1 lít sữa

Dê nặng 30kg cho 1 lít sữa

Dê nặng 50kg cho 2 lít sữa

Cỏ lá xanh 3 3,5 4 4 4

Lá mít, hoặc lá cây đậu

1 1,5 2 2 2

Tinh hỗn hợp (14-15% protein)

0,35-0,4 0,4-0,5 0,6-0,7 0,5-0,6 0,9-1,0

2. Nguồn thức ăn và kỹ thuật sử dụng thức ăn cho dê

Dê ăn được nhiều loại thức ăn, như: các loại cỏ, cành lá cây, hạt ngũ cốc, phế phụ phẩm nông nghiệp.

Để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, cân đối về dinh dưỡng và đều đặn quanh năm về thức ăn theo nhu cầu của dê chúng ta cần phải biết:

- Nguồn thức ăn trồng cho dê theo mùa vụ cả số và chất lượng, về bãi chăn thả, chăn dắt.

- Nắm được phương thức nuôi dê là chăn thả,chăn dắt hay nhốt tại chuồng

- Mùa vụ sản xuất như mùa phối giống, mùa sinh sản, nhu cầu sữa, thịt dê của xã hội, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết.

- Yêu cầu thức ăn theo các thời kỳ là bao nhiêu.

- Nguồn thức ăn bổ sung sẵn có hay không, nếu phải mua thì giá cả và điều kiện như thế nào.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần nắm được ảnh hưởng của thức ăn đối với dê như: Thức ăn thô già cứng nhiều xơ làm giảm lượng ăn được, mùa vụ ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, đến khả năng tiêu hoá, đến nhu cầu dinh dưỡng các loại như protein và nước. Mức độ cung cấp protein thấp cũng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phát triển và cho sữa. Trên cơ sở đó ta rút ra được những biện pháp giải quyết tốt nhất.

2.1. Trồng các loại cây thức ăn cho dê

Phát triển trồng cây thức ăn là biện pháp chủ động nâng cao số và chất lượng thức ăn để đảm bảo đủ thức ăn quanh năm cho dê trên cơ sở hợp lý và có khoa học. Trồng cây thức ăn xanh còn có tác dụng làm giảm sự xói mòn đất, giảm bớt công chăn thả, giảm sự ô nhiễm bệnh và nâng cao năng suất chăn nuôi. Trồng cây thức ăn cho dê là việc làm mới mẻ đối với nông dân. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ đối với việc này.

Trước hết cân đối diện tích của nông trại, chọn giống cây, cỏ để trồng. Tốt nhất nên gắn việc trồng cây thức ăn cho dê vào hệ thống nông trại, kết hợp với hệ sinh thái vườn, Ao, Chuồng, Rừng cây (VACR) bền vững và bảo vệ được môi trường.

Có thể trồng cây thức ăn ngay trong vườn, trồng quanh nhà làm hàng rào hoặc dọc theo bờ ruộng, nếu có đồng bãi thì nên trồng theo băng xen canh với cây màu hoặc cây ăn quả.

Một số giống cỏ, cây làm thức ăn cho dê có thể phát triển được ở nước ta:

- Cỏ hoà thảo: cỏ ghi nê, cỏ voi, cỏ ruzi, cỏ lông para...

- Cây họ đậu: keo dậu, điền thanh...

- Cây đa mục đích: cây Flemingia macrophylla, keo tai tượng, keo lai, cây Trichanthera gigantea xen chuối, cây mía, cây mít, cây sung...

2.2. Chế biến và dự trữ thức ăn cho dê

Có hai phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn thường được áp dụng là phơi khô cỏ, lá sắn, lá keo dậu, lá đậu Flemingia...và chặt ngắn ủ chua cây ngô, cỏ voi, thân lá lạc, sắn củ... Có thể xử lý để làm tăng giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn cho dê như xử lý ủ rơm với urê, muối và cám gạo. Sử dụng rỉ mật trộn với cám, bột sắn và lá cây giàu đạm chặt ngắn đã phơi khô.

2.3. Biện pháp để dê ăn được nhiều thức ăn

Thức ăn thô xanh: nên cắt ngắn cho dê ăn. Dê thích ăn thức ăn ở độ cao, nên cần phải treo máng thức ăn lên cao trên mặt đất 0,5-0,7 m. Làm sao thức ăn không rơi xuống đất vì dê không ăn lại thức ăn đã rơi xuống đất. Ngoài sân chơi hoặc trong chuồng nuôi nhốt nên có máng ăn rộng để tất cả dê có thể ăn cùng một lúc và dê ăn được dễ dàng.

Thức ăn củ quả: nên sát thành miếng mỏng cho dê dễ ăn, không nên nghiền nhỏ hay để cả củ quả nguyên.

Thức ăn bổ sung như khoáng, muối nên làm thành tảng treo bên lồng chuồng cho dê liếm.

III. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng 1. Chăm sóc nuôi dưỡng dê con từ sơ sinh đến cai sữa (90 ngày tuổi)

1.1. Giai đoạn bú sữa đầu (từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi)

Dê con sau khi đẻ được lau khô mình, cắt rốn xong, vuốt sạch máu ra phía ngoài và cắt cách cuống rốn 3-4cm. Cần đưa dê con vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho ấm bên cạnh mẹ. Sau khi đẻ 20-30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay, vì trong vòng 3-7 ngày đầu sữa dê mẹ có nhiều dinh dưỡng, nhất là kháng thể giúp cho dê con mau lớn và tránh được các bệnh về tiêu hoá.

Nếu dê con mới đẻ yếu cần giúp dê con tập bú, hoặc vắt sữa đầu cho dê con bú bằng bình 3-4 lần/ngày. Nếu dê mẹ không cho con bú thì phải ép cho bú bằng cách giữ chặt dê mẹ vắt bỏ tia sữa đầu rồi vắt ít sữa vào miệng dê con cho quen dần, sau đó giữ nguyên cho con bú no, tiếp tục làm như vậy cho đến khi dê mẹ chịu cho dê con bú trực tiếp. Chú ý trong 3-4 ngày đầu dê con còn yếu nên phải hướng dẫn cho dê con bú đều cả hai vú dê mẹ, nếu để dê chỉ bú một vú, thì vú còn lại sẽ cương sữa, dê mẹ sẽ đau và không cho con bú nữa, dẫn đến viêm vú dê mẹ và dê con sẽ không có sữa để bú.

1.2. Giai đoạn sau 15 ngày đến 45 ngày

Tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa dê mẹ. Thông thường vắt sữa 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều đối với dê có sản lượng sữa trên 1 lít. Dê con được cho vào bú dê mẹ ngay sau khi vắt sữa để khai thác hết sữa của con mẹ, sau đó cho dê con bú thêm 300-350 ml (2-3 lần/ngày), tuỳ theo lượng sữa mà con con đã bú được trực tiếp từ con mẹ, nhưng phải đảm bảo tổng lượng sữa bú được trong ngày 450-600ml/con (có thể xác định lượng sữa con con bú được bằng cách cân dê con trước và sau khi bú mẹ) trên cơ sở lượng sữa bú được từ con mẹ mà tính lượng sữa cần cho con con bú thêm bằng bình.

Đối với chăn nuôi gia đình và với dê cho sữa dưới 1 lít/ngày thì áp dụng phương thức tách dê con khỏi dê mẹ ban đêm (từ 5 giờ chiều nay đến 6 giờ 30 sáng hôm sau) vắt sữa 1 lần/ngày vào buổi sáng sữa thu được là sữa hàng hoá, sau đó là cho con con theo bú mẹ cả ngày không cần cho bú thêm sữa mẹ bằng bình nữa.

1.3. Giai đoạn từ ngày 46-90 ngày tuổi

Trong giai đoạn này, cần cho dê uống 600 ml sữa, rồi giảm dần xuống 400 ml sữa nguyên chất/con/ngày, chia thành 2 lần. Sữa dê nguyên chất hay sữa thay thế cần được hâm nóng 38-400C, núm vú bình vú, chai đựng sữa phải rửa sạch tiệt trùng trước và sau khi cho dê bú, lau khô sạch nền chuồng sau khi dê con bú.

1.4. Từ 11 ngày tuổi trở di

Từ 11 ngày tuổi trở đi, nên bắt đầu tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu như chuối chín, bột ngô, bột đỗ tương rang, đặc biệt là các loại cỏ lá non, khô sạch... Từ 24 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi, thì nên cho dê ăn 30-35 g thức ăn tinh. Trong giai đoạn 46-90 ngày tuổi thì cho ăn 50-100 g thức ăn

tinh. Lượng thức ăn tăng dần đến hết 3 tháng tuổi khi dê con tự ăn không cần đến sữa mẹ, thoả mãn nước uống sạch cho dê con.

1.5. Những dê con còi cọc, suy dinh dưỡng

Những dê này cần được cho ăn thêm premix khoáng, sinh tố hoặc loại bỏ giết thịt dê đực không đủ tiêu chuẩn giống để tránh lãng phí.

1.6. Chăm sóc dê con

Thường xuyên quét dọn chuồng trại khô sạch, cho dê vận động ngoài sân chơi hoặc bãi chăn thả gần chuồng, nhất thiết không cho dê con theo mẹ đi chăn ngoài bãi xa trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.

1.7. Giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa

Trong thời kỳ dê con theo mẹ, dê thường hay mắc bệnh về đường hô hấp do lạnh nên phải giữ ấm lót ổ cho dc con nằm, đặc biệt giai đoạn này dê cảm nhiễm rất mạnh với bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm và lây lan rất nhanh, nhất là vào dịp mưa phùn độ ẩm cao, vì vậy phải luôn giữ cho sàn chuồng, ổ lót khô ráo. Khi phát hiện dê con mắc bệnh phải cách ly kịp thời vì bệnh do vi rút gây nên, kháng sinh sẽ không có hiệu lực. Điều trị bệnh này bằng cách rửa sạch vết loét hằng một số thuốc sát trùng như cồn i-ốt 10%, bôi thuốc mỡ kháng sinh, thuốc Oxytetracylin có tác dụng trị bệnh thứ phát xuất hiện.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng dê hậu bị giống

Cần chọn lọc những dê cái, dê đực sinh trưởng phát dục tốt, có ngoại hình đẹp sau cai sữa để chuyển sang nuôi hậu bị:

- Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui định để tăng khả năng sinh trưởng phát triển cơ thể hợp lý, không nên vỗ béo bằng thức ăn giàu năng lượng như ngô, sắn, gạo, tinh hỗn hợp. Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh (2-5kg/ngày) bằng 75- 80% VCK tổng khẩu phần ăn hàng ngày, phần còn lại bổ sung bằng thức ăn tinh và phụ phẩm nông nghiệp.

- Đối với các loại thức ăn mới, các phụ phẩm nông công nghiệp cần tập ăn và tăng dần từ ít đến nhiều để phù hợp với khả năng tiêu hoá của dê, thường một ngày cho ăn 0,1-0,5kg/con.

- Cung cấp đủ nước sạch cho dê, tạo điều kiện cho dê có chỗ để vận động 3-4 giờ/ngày, vệ sinh khô sạch nền chuồng sàn chuồng sân chơi, máng ăn, máng uống hàng ngày. Riêng dê đực con để làm giống cần chăm sóc riêng, sau 3 tháng phải nuôi tách riêng và chỉ cho giao phối khi dê đạt 11-12 tháng tuổi.

- Giai đoạn đầu của thời kỳ nuôi dê hậu bị là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn dê bú sữa mẹ sang tự hoàn toàn thu nhận từ thức ăn, vì vậy giai đoạn này dê con thường hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá như bệnh tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi, để phòng các bệnh này cần phải vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn nước uống sàn chuồng sân chơi của dê, nếu dê mắc các chứng bệnh này cần phải điều trị kịp thời bằng biện pháp cơ học và thuốc thú y.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng dê cái sinh sản

3.1. Phối giống cho dê

- Đối với dê cái nên cho phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và trọng lượng tối thiểu cần thiết như dê Bách Thảo thường phải 7-9 tháng tuổi khối lượng phải đạt 19-20kg. Trong thực tế sản xuất áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần dộng dục đầu tiên của dê cái sau đó mới phối giống. Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5-2 tháng dê đã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại

- Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ là anh chị em ruột hoặc là con cháu của dê đực giống đó.

- Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày, động dục kéo dài 1-3 ngày, khi động dục âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Sau khi phát hiện được triệu chứng dê động dục bằng cách quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật phát hiện thì sau 18-36 giờ cho dê giao phối là thích hợp. Trong sản xuất thường khi phát hiện dê động dục ngày hôm nay thì sáng sớm hôm sau cho giao phối 2 lần vào buổi sáng và chiều là phù hợp.

- Phải có sổ theo dõi phối giống để ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và dự định ngày dê đẻ để đỡ đẻ cho dê.

3.2. Dê cái mang thai

Sau khi phối giống theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 -23 ngày) mà không thấy dê động dục trở lại là có thể dê đã thụ thai. Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến động từ 145- 157 ngày) vì vậy phải chuẩn bị đỡ đẻ cho dê trước 140 ngày.

Khi dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên đặc biệt ở 2 tháng cuối cùng dê cái chịu kiếm ăn hơn, phàm ăn hơn bình thường, biểu hiện ở thể trạng bên ngoài là lông mượt và tăng cân. Cần đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt và có nhiều sữa sau khi sinh.

Đối với dê đang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, lượng sữa của dê mẹ khai thác càng giảm để bào thai phát triển tốt và tránh được sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau.

* Chú ý: Cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa như ngày 1 lần, rồi 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần và cắt hẳn..

Không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn đuổi, đánh đập dê, tuyệt đối không nhốt dê đực giống trong đàn cái đang chửa.

Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.

Dự tính ngày dê đẻ để chuẩn bị trực, chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con sơ sinh được chu đáo.

3.3. Dê đẻ

- Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã được vệ sinh tiêu độc khô, sạch, kín ấm và yên tĩnh.

- Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa.

- Có người trực dê đẻ, chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con sau khi sinh và các loại dụng cụ như cồn iốt, giẻ lau, kéo, chỉ để cắt rốn cho dê sơ sinh.

- Dê sắp đẻ có những biểu hiện: Dê khó chịu, đi đái luôn, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bụng sa, bầu vú căng. ở âm hộ có dịch đặc chảy thành dòng và xuất hiện bọc nước ối là dê sắp đẻ. Khi nước ối vỡ ra là dê đẻ. Bình thường thai sẽ được đẩy ra từ từ theo nhịp rặn của dê mẹ. Thường dê đẻ từ 1 -4 giờ tuỳ theo số lượng thai và vị trí thai.

- Nếu dê con đang ra mà bị kẹt, khó đẻ, dê mẹ thường kêu la, cần hỗ trợ bằng cách đưa tay đã sát trùng vào đẩy thai theo chiều thuận, khi lôi thai ra cần cẩn thận, hai lay nắm phần thân phía ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của dê mẹ.

Điều quan trọng trước khi can thiệp là xác định đúng vị trí ngôi thai hiện tại

- Khi dê con ra được ngoài, dê mẹ tự liếm con, song vẫn phải lấy khăn sạch, mềm, khô lau hết nhớt từ miệng, mũi, tai, mình, 4 chân của dê. Sau đó, vuốt sạch máu từ cuống rốn trở ra phía ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 3-4cm, dùng dao sắc hay kéo cắt cuống rốn phía ngoài 1-1,5 cm rồi sát trùng bằng cồn iốt 5% hoặc dung dịch ôxy già. Sau khi đẻ hết con (khoảng 30 phút đến 4 giờ) nhau ra, không để dê mẹ ăn nhau. Trường hợp đẻ khó hoặc sau đẻ 4 giờ mà nhau vẫn chưa ra thì mời Bác sĩ thú y can thiệp. Dê mẹ đẻ xong cho uống nước ấm có pha muối 0,5% hoặc nước đường 5- 10%. Hàng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô, xanh non, thức ăn tinh chất lượng tốt theo khẩu phần xác định. Không cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh và củ quả để tránh dê bị chướng bụng đầy hơi.

- Sau đó, rửa sạch bầu vú và âm hộ, vệ sinh khô sạch nơi dê vừa đẻ. Trường hợp nếu dê mẹ sưng nầm sữa thì chườm nước nóng và vắt sữa cho khỏi tắc các tia sữa.

4. Chăm sóc nuôi dưỡng dê vắt sữa

4.1. Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo

Nuôi dưỡng tốt và chăm sóc chu đáo dê sữa sẽ cho năng suất cao.

a) Đảm bảo đủ tiêu chuẩn, khẩu phần của dê sữa:

Ưu tiên cho dê mẹ ăn thức ăn thô xanh non, ngon, chất lượng tốt, bổ sung thêm protein thô từ 15-17%, thức ăn tinh hỗn hợp, premix khoáng sinh tố và muối ăn. Lựa chọn các loại thức ăn mà dê ưa thích để có nhiều sữa.

b) Dê có năng suất sữa trên 2 lít/con/ngày (ở tháng thứ 1 và tháng thứ 2) cần cho ăn và vắt sữa 2-3 lần/ngày.

c) Cho uống nước sạch thoả mãn (từ 3-5 lít/con/ngày) yêu cầu nước sạch có thường xuyên ở các máng trong chuồng và ngoài sân chơi. Bổ sung thường xuyên premix khoáng cho dê 0,5kg/tháng/con trong suốt thời gian vắt sữa.

d) Tạo điều kiện cho dê vận động ở sân chơi hoặc bãi chăn khô ráo gần chuồng nuôi 3-5 giờ/ngày, kết hợp xoa chải, bắt ve rận.

e) Theo dõi sự thay đổi khối lượng của dê mẹ, 1-2 tháng đầu dê mẹ sẽ sụt trọng lượng từ 5-7% nhưng từ giữa tháng thứ 2 dê sẽ hồi phục dần và ổn định khối lượng. Nếu nuôi dưỡng không tốt, thiếu khoáng, hao hụt khối lượng dê mẹ lớn hồi phục chậm, sản lượng sữa sẽ giảm,dê không động dục trở lại, đôi khi sẽ bị bệnh bại liệt.

g) Dê cho sữa nhất là con cao sản thường dễ bị bệnh viêm vú, vì vậy hàng ngày khi vắt sữa phải quan sát theo dõi tình trạng con vật, bầu vú màu sắc mùi vị của sữa, nếu thấy khác thường cần can thiệp kịp thời bằng biện pháp chườm nước nóng, xoa bóp bằng nước muối ấm 10%, dán cao tan hoặc bằng các biện pháp thú y thông thường khác.

4.2. Kỹ thuật vắt sữa

Mỗi lần vắt sữa phải thao tác đúng qui trình vắt sữa, đặc biệt vệ sinh bầu vú trước và sau khi vắt hết sữa, phải lau sạch núm vú, tránh xây xát núm và bầu vú.

5. Chăm sóc dê đực giống

Dê đực giống được nuôi nhốt tách riêng khu dê cái vắt sữa. Vừa tạo thêm tính hăng cho nó vừa tránh mùi hấp thụ vào sữa. Thông thường 1 dê đực năng 50kg 1 ngày cho nó ăn 4 kg cỏ xanh; 1,5 kg lá cây giàu protein, 0,4 kg thức ăn tinh. Nếu muốn phối giống 3 lần ngày cho ăn thêm 0,3 kg rau rá hoặc 1 -2 quả trứng gà. Luôn chú ý bổ sung đủ khoáng đa và vi lượng cho dê bằng cách làm tảng đá liếm cho dê ăn thường xuyên. Thường xuyên cho dê đực vận động tuần 2 lần cùng với việc tắm chải khô cho dê. Có sổ theo dõi hiệu quả phối giống của từng đực giống để tránh quá khả năng sản xuất của chúng. Khi khả năng phối giống của dê đạt dưới 60% và tuổi quá 6 năm thì nên thải loại chúng.

Chương IV

Kỹ thuật quản lý dê sữa

Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức

1. Các phương thức chăn nuôi dê ở gia đình

Phương thức chăn nuôi dê được thể hiện bằng chế độ nuôi dưỡng và biện pháp quản lý đàn dê trong suốt quá trình chăn nuôi. Chăn nuôi dê ở gia đình nước ta có thể áp dụng theo một trong ba phương thức sau:

1.1. Nuôi dê thâm canh

Nếu nuôi dê lấy sữa hoặc kiêm dụng sữa, thịt, nhất là ở những nơi không có điều kiện chăn thả, thì có thể áp dụng phương thức nuôi thâm canh. Dê được nuôi nhốt trong chuồng hoàn toàn và được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo từng thời kỳ sản xuất. Nguồn thức ăn nuôi dê thâm canh bao gồm các loại thức ăn như tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng, nắm thức ăn rỉ mật và tảng đá liếm bổ sung khoáng, muối; thức ăn thô như lá cây, cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghi- nê; các loại lá cây giàu protein như cây keo dậu (Leucaena), chè Colombia (Trichantera gigantea), cây đậu Phihppin (Flemengia congesta)... Rơm, ngọn, lá hoặc thân cây mía và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác đều là nguồn thức ăn tốt cho dê. Việc chọn lọc, loại thải con giống và ghép đôi giao phối trong đàn dê giống phải dựa trên cơ sở ghi chép theo dõi kết quả sản xuất của cá thể nhằm từng bước nâng cao năng suất của đàn giống.

1.2. Nuôi dê bán thâm canh

Đây là phương thức nuôi dê phổ biến và phù hợp nhất trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta. Dê được nuôi theo kiểu chăn dắt hoặc cột buộc luân phiên ở khu vực quanh nhà, hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả. Ngoài các loại cỏ lá, rễ cây tự nhiên mà dê tự kiếm được khi chăn thả, chúng còn được

cung cấp một lượng thức ăn tinh hỗn hợp nhất định. Các loại thức ăn bổ sung khoáng, muối, protein và cỏ, lá hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp khác cũng được cung cấp tại chuồng vào ban đêm. Với phương thức này chúng ta có thể quản lý cá thể được đối với hướng nuôi dê kiêm dụng sữa, thịt trong qui mô nhỏ.

1.3. Nuôi dê quảng canh

Những nơi có đồi, bãi, rừng cây rộng lớn thì có thể áp dụng phương thức này. Dê được chăn thả hoàn toàn, chúng tự tìm kiếm và chọn lọc những loại thức ăn tự nhiên đa dạng. Đôi khi cần bổ sung thêm ít sắn, khoai, cám, ngô và cỏ lá tại chuồng. Việc quản lý đàn dê và công tác giống không được tiến hành theo cá thể. Nuôi dê theo phương thức quảng canh sẽ cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư về giống, thức ăn sẽ thấp hơn nhiều. Phương thức này thường được áp dụng để nuôi dê lấy thịt (giống dê Cỏ, dê lai).

2. Chuồng trại nuôi dê

2.1. Chuồng dê

Nhà nuôi dê có thể là căn nhà hoặc có thể là lán trại đơn giản nhưng phải đảm bảo thông thoáng, sáng sủa, tránh gió lùa, mưa nắng hắt trực tiếp vào dê, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ quét dọn vệ sinh, có rãnh thoát nước, phân và nước tiểu.

2.2. Cũi lồng chuồng dê

Cũi lồng chuồng dê có thể làm bằng tre, gỗ hoặc các nguyên liệu sẵn có. Tất cả đều phải đảm bảo chắc chắn, gọn gàng, không để dê chui qua, lọt chân, gây chấn thương, xây xát da. Kích thước một cũi lồng phù hợp là: cao 1,5- 1,8 m, chiều rộng (phía trước) là 1,2- 1,4 m, chiều dài (sâu vào) 1,3 - 1,5 m. Diện tích của ngăn lồng chuồng đó là 1,5- 1,8 m2 đủ nhốt một con dê giống và đàn con theo mẹ hoặc nhốt 2-3 con dê con vỗ béo. Phần kỹ thuật rất quan trọng của cũi lồng là đáy lồng chuồng. Đáy lồng chuồng phải cao cách mặt đất 0,5-0,8 m. Đáy nên làm bằng những thanh gỗ thẳng, bản rộng 2-2,5 cm được đóng thành rát có khe hở 1 -1,5 cm đủ để phân dê lọt được dễ dàng. Lưới cỏ nên đặt ở phía trước, ngoài thành lồng, có lỗ cho dê thò đầu ra ngang tầm vai để dê lấy được thức ăn và tránh được thức ăn rơi vãi ra ngoài. Máng thức ăn tinh có thể treo bên trong lồng, cạnh cửa. Cánh cửa của cũi lồng làm sao đóng mở được dễ dàng, chắc chắn.

3. Phiếu theo dõi năng suất giống dê

Để theo dõi năng suất giống dê làm cơ sở chọn lọc giống, chúng ta cần ghi chép số liệu cá thể theo mẫu như sau:

Lý lịch dê cái giống:

Số hiệu:.............. Giống:........................

Ngày sinh:.......... Nơi sinh:.....................

Bố:.................... Mẹ:............................

Kết quả sản xuất

Ngày phối

Số hiệu đực phối

Ngày đẻ Số con sơ sinh

Số con sơ sinh

Chu kỳ tiết sữa

Năng suất sữa

ghi chú

giống sống chết (ngày) (lít/ngày)

Lý lịch dê đực giống:

Số hiệu:.............. Giống:........................

Ngày sinh:.......... Nơi sinh:.....................

Bố:.................... Mẹ:............................

Kết quả sản xuất

Năm sản xuất

Kết quả kiểm tra tinh dịch

Số lần phối giống

Tỷ lệ thụ thai (%)

Số con sơ sinh sống

Số con cai sữa

Tổng trọng lượng cai sữa (kg)

ghi chú

4. Một số thao tác kỹ thuật thông thường khác

Đánh số hiệu dê theo 3 phương pháp sau đây:

Chương V

Quản lý sức khoẻ đàn dê

Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức

Trách nhiệm về công việc vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho đàn dê là của cả cán bộ thú y và người chăn nuôi. Làm tốt công tác thú y là bảo đảm cho đàn dê khoẻ mạnh và có sức sản xuất cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vẫn xuất hiện bệnh tật trong đàn. Cho nên việc xác định kịp thời các dấu hiệu bệnh tật để điều trị và ngăn ngừa được sự lây lan mầm bệnh là rất cần thiết.

Việc đàn dê tăng chậm có nhiều nguyên nhân như tỷ lệ thụ thai thấp, tỷ lệ dê con chết trước và sau cai sữa cao và tỷ lệ hao hụt đàn do chết và loại thải của dê trưởng thành lớn. Dê chết trong các lứa tuổi chủ yếu do thiếu chương trình phòng bệnh hợp lý.

Tóm lại, để khống chế được thiệt hại về kinh tế do hậu quả của bệnh tật gây nên, người nuôi dê cần thực hiện tốt các biện pháp để phát hiện được bệnh kịp thời, phòng bệnh hợp lý và biết điều trị bệnh trong quá trình chăn nuôi.

I. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng của dê

Khi dê ốm, các triệu chứng lâm sàng về sự thay đổi tình trạng sức khoẻ được thể hiện ở bảng sau:

Những biểu hiện bên ngoài và chỉ tiêu sinh lý của dê khoẻ và dê ốm

Dê khoẻ Dê ốm

Linh hoạt và tỉnh táo, ăn ngon miệng Uể oải, cúi đầu, bỏ ăn

Nhai lại và nhu động dạ cỏ bình thường (1-2 lần/phút)

Ngừng nhai lại và nhu động dạ cỏ yếu hoặc ngừng hẳn

Mượt lông và nhẵn da Xù lông (Lông dựng đứng)

Thân nhiệt bình thường:

38-39,50C (sáng sớm)

39,5-40,50C (ban ngày)

Sốt:

Thân nhiệt trên 40-410C (phụ thuộc vào mùa)

Nhịp thở bình thường:

12-15 lần/phút (hậu bị trưởng thành)

15-30 lần/phút (dê con)

Dê khó thở, ho.

Kết mạc mắt và niêm mạc mồm hồng Kết mạc mắt, niêm mạc thay đổi

Nhợt nhạt (thiếu máu do ký sinh trùng)

Vàng (bệnh gan)

Đỏ thẫm (bệnh truyền nhiễm)

Phân bình thường: cứng và dạng viên ỉa chảy: phân nhão, lỏng

Cách kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý chức năng

Đo thân nhiệt: Cắm nhiệt kế qua hậu môn một cách nhẹ nhàng, thẳng hướng sâu vào trực tràng và để yên trong 3 phút rồi rút ra đọc chỉ số thân nhiệt.

Đếm nhịp thở: Để dê yên tĩnh, đếm số dao động của thành lồng ngực dê trong một phút.

Đếm nhịp tim mạch: Đặt lòng bàn tay vào vùng tim, ngay sau khuỷu chân trước rồi đếm số nhịp đập của tim trong một phút. Chỉ có thể xác định chính xác khi dê yên tĩnh, đang nghỉ ngơi.

Đếm nhu động dạ cỏ: Đặt lòng bàn tay vào chỗ lõm ngay sau xương sườn cuối cùng bên trái và đếm số nhu động trong 2 phút.

II. Một số phương pháp vệ sinh phòng bệnh cho dê

1. Vệ sinh chung cho đàn dê

- Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho gia súc phát triển tốt, điều rất cần thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi chuồng, nhà nuôi nên được vệ sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Nên nuôi nhốt dê ở nơi khô ráo. Chống mưa hắt vào chuồng dê. Không được để dê bị ướt nước mưa.

- Điều cần thiết là phải đảm bảo chuồng trại thông thoáng, chống ngột ngạt. Đặc biệt ở mùa đông khi trời lạnh, độ ẩm cao, không khí ngột ngạt có thể gây nên bệnh viêm phổi và một số bệnh khác.

- Không được cho dê ăn thức ăn ướt. Nếu cho ăn thức ăn ướt thì chẳng những dê con mà dê lớn cũng bị ỉa chảy. Nếu thức ăn bị ướt thì nên phơi khô trước khi cho ăn.

- Cho dê uống nước sạch.

- Phải cung cấp tảng đá liếm cho tất cả các loại dê để bổ sung khoáng, muối nhằm phòng bệnh do thiếu khoáng.

- Hàng ngày phải kiểm tra bệnh tật từng con, thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ và giun sán.

- Cắt móng chân thường xuyên sẽ giảm được sự nhiễm mầm bệnh gây nên thối móng và các bệnh tương tự.

- Tẩy giun sán thường xuyên, tối thiểu 2 lần/năm (trước và sau mùa mưa). Nếu có điều kiện nên gửi mẫu phân tới phòng chẩn đoán gần đó để kiểm tra thường xuyên (tốt nhất mỗi quí một lần) để điều trị ngay những con nhiễm nặng.

- Cần tiêm phòng định kỳ một số bệnh quyền nhiễm bằng vac-xin như bệnh tụ huyết trùng và viêm ruột hoại tử.

2. Vệ sinh cho dê ốm

- Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời.

- Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan bệnh sang dê khác sẽ lớn hơn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lan truyền mầm bệnh vào môi trường. Lồng chuồng của dê ốm nên được sát trùng hàng ngày. Khi tiếp xúc (điều trị, chăm sóc) với dê ốm xong cần phải rửa và sát trùng tay trước khi tiếp xúc với dê khoẻ, tốt hơn là nên đeo găng tay trong khi điều trị dê.

- Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì sau khi khỏi bệnh, gia súc vẫn có thể thải mầm bệnh và gây nhiễm cho con khác.

- Bồi dưỡng sức khoẻ bằng cách cho dê ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm khoáng, vitamin.

Khi dê ỉa chảy nên để nước uống và tảng đá liếm thường xuyên trong cũi lồng chuồng. ỉa chảy làm cho cơ thể mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy nặng và kéo dài (vài ngày) thì cần thiết phải cung cấp dung dịch chống mất nước. Nếu thiếu sự can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết.

III. Những bệnh thường xảy ra và phương pháp phòng, trị

A. Những bệnh gây nên do vi khuẩn và vi rút

Hội chứng tiêu chảy ở dê con

(Neonatal Diarrhea Complex)

Nguyên nhân

Bệnh chỉ xảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu chảy thường là: Escherichia coli, Clostridium perfringens và Salmonella. Một số loài vi-rút như rota và corona cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng, quá lạnh và ẩm thấp, sử dụng thức ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột ngột; thiếu sữa đầu.

Triệu chứng lâm sàng

Dạng nhẹ: Thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến loãng.

Dạng nóng: Mất nước, dê con buồn rầu, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, yếu không đứng dậy được, đầu, tai mũi bị lạnh, đuôi mắt nhợt nhạt, thân nhiệt hạ, bỏ ăn, bụng nhão, nhu động đường ruột tăng rất mạnh. Phân thay đổi (sền sệt, trắng rồi lỏng, nâu rồi có bọt, xanh, vàng, hôi thối).

Điều trị

Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh này cần kết hợp việc bổ sung lượng nước đã bị mất, cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và dùng kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh.

Có thể sử dụng một trong các dung dịch chống mất nước, chống mất chất điện giải theo công thức sau đây:

Công thức 1: - 10 g muối tinh

5 g muối tiêu (Bicarbonat natri)

- 120 ml mật ong

Hoà các thành phần trên với 4,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối lượng cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần lượng dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.

Công thức 2: - 10 g muối tinh

- 10 g muối tiêu (Bicarbonat natri)

Hoà các thành phần trên với 2,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối lượng cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần lượng dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.

Có thể sử dụng nước sắc các loại lá, quả có chất chát như: búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa v.v. để thay nước pha các thành phần hoạt chất trên.

Trường hợp bệnh nặng thì cần dùng kháng sinh để điều trị (Ví dụ: hỗn hợp Trimethoprim - Sulfonamide, tetracyclin, neomycin)

Phòng bệnh

Cách ly ngay những con dê mắc bệnh. Chuyển dê ra khỏi chuồng ô nhiễm để vệ sinh sát trùng. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ; khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần dược lót ổ bằng cỏ khô và khẩu phần thức ăn tinh được bắt đầu ăn từ tuần thứ hai, khi dạ cỏ phát triển tốt, hệ vi khuẩn hoạt động bình thường và chống được hiện tượng sốc khi cai sữa. Chống nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống.

Bệnh viêm phổi (Pneumonia)

Nguyên nhân

Bệnh này được gây nên bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc do các tác động của môi trường như lạnh, gió lùa, vận chuyển đường dài, ẩm ướt làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh có thể ở dạng quá cấp làm dê chết nhanh, thường ở dạng cấp tính và mãn tính có thời gian nung bệnh thường 6- 10 ngày hoặc lâu hơn. Tất cả các lứa tuổi dê đều có thể mắc bệnh này. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là dê bị sốt, ho và thở khó, đau, đầu cúi xuống, có thể chảy nước mũi và chảy dãi, dê không muốn hoạt động. Tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết thường là 50-100%. Dê chết trong vòng 2-10 ngày sau khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị cũng như phòng bệnh phải bắt đầu từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi dê, thức ăn và nước uống được đảm bảo sạch sẽ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt khi vận chuyển đường dài và thời kỳ sinh sản. Dê mắc bệnh cần được điều trị sớm bằng một số loại kháng sinh như: Tylosin (11 mg/kg), Tetracyclin (15mg/kg), Tiamulin (20 mg/kg) hoặc Streptomycin (30 mg/kg). Kết quả điều trị chỉ đạt khoảng 87%.

Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)

Nguyên nhân

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella hemolytica và/hoặc Pasteurella multocida gây nên.

Cả hai loại vi khuẩn đó đều tiềm sinh ở phần trên đường hô hấp của dê khỏe. Bệnh xảy ra sau khi nhiễm vi rút hoặc độc tố vi khuẩn, các nhân tố kích thích (stress) như: điều kiện môi trường ngột ngạt, nhốt gia súc chật chội, thay đổi thức ăn đột ngột, vận chuyển, sức đề kháng giảm. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella rất cao và tăng lên trong quá trình gây bệnh. Vì vậy bệnh có thể lây lan khắp toàn đàn.

Triệu chứng lâm sàng

Trong trường hợp cấp tính, dê sốt cao 40-410C, chảy nước mũi và nước mắt. Dê lờ đờ, sút cân, khó thở và ho. Tỷ lệ chết lên tới 10% hoặc cao hơn. Phổ biến thường thấy một con dê trong đàn chết đột ngột trước khi có biểu hiện triệu chứng ốm.

Điều trị

Các loại kháng sinh thường được sử dụng là Penicillin (20.000-40.000 UI/kg; 2 lần/ngày), Ampicillin (5-10 mg/kg), Tetracycline (5 mg/kg, 1 lần/ngày), và Tylosin (10-20 mg/kg, 1-2 lần/ngày). Tất cả các loại thuốc này có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Sau khi điều trị 48 giờ nếu không thấy giảm bệnh (hạ sốt, ngon miệng hơn...) thì nên dùng kháng sinh khác điều trị trong 48 giờ tiếp theo. Khi thấy có dấu hiệu khỏi bệnh thì nên kéo dài liệu trình thêm tối thiểu 48-72 giờ. Có nghĩa là tối thiểu phải điều trị bệnh này trong vòng 4-5 ngày.

Phòng bệnh

Đảm bảo môi trường nuôi nhốt dê thông thoáng để giảm ẩm độ trong chuồng nuôi.

Đàn dê mới nhập về phải cách ly ít nhất 2 tuần. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên của dê con bằng cách cho con sơ sinh bú sữa đầu đầy đủ.

Bệnh viêm ruột hoại tử (Enterotoxemia)

Nguyên nhân và dịch tễ

Bệnh được gây nên bởi vi khuẩn Clostridium perfringens chủng D. Loại vi khuẩn này thường cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ mà không gây bệnh vì số lượng vi khuẩn thấp và độc tố được tiết ra sẽ nhanh chóng theo chiều nhu động của ruột thải ra ngoài. Khi gặp sự tiêu hoá bất bình thường như cho ăn nhiều thức ăn dễ lên men, giàu tinh bột hoặc thức ăn khó tiêu qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột, ở nơi đó tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển nhanh. Sự tăng trưởng vi khuẩn này cùng với giảm nhu động ruột sẽ tăng cường độ và độc lực gây bệnh của độc tố mà được sản xuất ra bởi vi khuẩn, rồi dẫn đến viêm ruột và ỉa chảy. Đây là một bệnh đặc trưng ở đường tiêu hoá của loài nhai lại. Hầu hết các đợt bệnh dịch này đều nổ ra ở đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi có sự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng. Đặc biệt là dê chăn thả, cho ăn nhiều ở đồng cỏ thấp với cỏ non, giàu protein, nghèo xơ, cho ăn nhiều tinh bột như mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nhiều ngũ cốc và rau xanh.

Triệu chứng lâm sàng

Có 3 dạng viêm ruột hoại tử: Quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.

Dạng quá cấp

Bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở dê hậu bị, dê trưởng thành ít bị hơn. Dê con lớn nhanh, khoẻ mạnh cũng hay bị nhiễm bệnh này. Dê kém ăn đột xuất, buồn rầu; đau bụng, kêu hét, phân lỏng dính lẫn bọt, máu và có chất nhầy, sốt cao 40-410C. Dê chết trong vòng 24 giờ. Sau khi thấy một hay nhiều dê chết với các trệu chứng trên, cần nghĩ tới bệnh viêm ruột hoại tử quá cấp tính đã xảy ra trong đàn. Hiếm khi thấy dê hồi phục mặc dù có điều trị.

Dạng cấp tính

Thường xảy ra ở dê trưởng thành, đau bụng, có thể không kêu thét hoặc ít kêu hơn. Phân lúc đầu có thể sền sệt hoặc nhão, nhưng sau đó trở thành lỏng như nước, có mùi hôi thối. Triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài 3-4 ngày. Tình trạng mất nước và độ dự trữ kiềm giảm là hậu quả của bệnh. Bệnh có thể hồi phục lại, nếu được điều trị kịp thời.

Dạng mãn tính

Bệnh xuất hiện theo giai đoạn, có định kỳ vài tuần lại lặp lại. Dê buồn bã, giảm tiết sữa, kém ăn. Dê giảm trọng cùng với ỉa chảy gián đoạn với phân nhão. Khó xác định được bệnh này.

Điều trị

Trong trường hợp dạng bệnh quá cấp và cấp tính cần tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch cung cấp chất điện giải bicarbonate để tránh sốc, mất nước và tăng a-xít huyết. Điều trị bằng antitoxin (kháng độc tố) thì rất đắt. Điều trị bằng kháng sinh có thể có tác dụng để giảm tăng sinh vi khuẩn. Tiêm bắp kết hợp các loại thuốc Streptomycin, Penicillin, Trimethoprim-sulfonamide cũng có tác dụng.

Thuốc Sulfonamide cũng có thể sử dụng cho uống được. Nhưng trước khi cho uống cần thiết phải cho uống 50 ml đung dịch CuSO4 (1 thìa ăn CuSO4 pha với 1 lít nước). Để hạn chế tác hại thần kinh và giảm bài tiết độc tố đường ruột, cần sử dụng than hoạt tính, magnesium sulfat, magnesium hydroxide, caffeine và bột cao lanh.

Phòng bệnh

Dùng vac-xin giải độc tố 6 tháng một lần có khả năng hạn chế được sự phát bệnh trong đàn. Không thay đổi thức ăn đột ngột. Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh mà ít thức ăn thô trong khẩu phần. Không cho ăn đột xuất các loại ngũ cốc và thức ăn dự trữ khác.

Bệnh viêm vú (Mastitis)

Nguyên nhân

Bệnh viêm vú là viêm tuyến sữa và thường được gây nên bởi các tác nhân truyền nhiễm như vi rút, các loài Mycoplasma và vi khuẩn. Vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân thường xuyên của viêm vú.

Triệu chứng lâm sàng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm vú là giảm tiết sữa. Chân sau bên nửa vú bị viêm đi tập tễnh, xoạng ra để cố tránh chạm vào phần da vú mỏng manh. Dê con đang bú mẹ có thể bị đói và viêm vú thường làm cho tỷ lệ chết của dê con tăng lên. Quan sát bầu vú từ phía sau và bên cạnh thì thấy vú không cân xứng, tuyến vú bên viêm bị xưng (cấp tính), hoặc bị teo (mãn tính). Các vết thương cuối đầu vú giống như chấn thương, viêm da truyền nhiễm và các mụn cóc cũng có thể xuất hiện. Nếu sờ vú thì thấy nóng, mềm và sưng tấy (cấp tính), cứng hoặc teo (mãn tính) hoặc thậm chí có nhiều áp-xe. Đối với viêm vú cấp tính dê có thể ốm kéo dài, sốt, biếng ăn, sút cân và buồn rầu, cúi đầu. Nếu đầu vú, núm vú lạnh và thủy thũng kết hợp với đổi màu xanh lục hoặc nếu chất dịch tiết ra đỏ và loãng thì nên nghi là bệnh viêm vú hoại thư. Các dạng viêm vú khác cũng đều cho thấy sữa tiết ra không bình thường. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm vú, sữa có thể loãng, hơi vàng, lẫn máu, có thể là vón cục hơi vàng, loãng lẫn máu, lẫn bọt khí, mủ hơi xanh lục hoặc mủ hơi vàng.

Điều trị

Trong tất cả các trường hợp bất thường liên quan đến vú thì nên báo ngay cho thú y. Điều trị bệnh viêm vú gây nên bởi Mycoplasma hoặc vi rút nói chung là có hiệu quả, đặc biệt là điều trị sớm kịp thời. Phụ thuộc vào dạng viêm vú do vi khuẩn gây nên mà nên chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Nếu không điều trị kịp thời dê sẽ ốm kéo dài. Thường hạn chế tiêm kháng sinh (Ampicillin, Amoxycillin, Tetracyclin, Cephapirin) vào thẳng vú. Khi bầu vú sưng rộng hoặc vi khuẩn như Straphylococcus aureus xuất hiện và thâm nhập vào vú qua đường tiết sữa thì cần tiêm kháng sinh 5-7 ngày liền. Một số kháng sinh tiêm không có hiệu lực hoàn toàn đối với viêm vú. Chloramphenicol có tác dụng tốt với điều trị viêm vú nhưng bị cấm ở nhiều nước vì có tác hại phụ đến con người. Một số thuốc tiêm mới như Florfenicol, Enrofloxacin, Norfloxacin, Tiamulin và Doxycyclin có tác dụng tốt. Tuy nhiên bệnh viêm vú hoại thư thường dẫn đến dê chết. Trong hầu hết các trường hợp dê viêm vú thì nên chọn phương án loại mổ thịt sẽ kinh tế hơn, vì sẽ giảm sự lây lan các vi khuẩn truyền nhiễm cho dê cái khác và tăng cường được sự chọn lọc theo khả năng di truyền.

Phòng bệnh

Chống sây sát bầu vú, núm vú (bằng cách buộc vú) hoặc kiểm tra thường xuyên để phát hiện các vết thương ở núm vú (kể cả ecthyma, mụn cóc...) điều trị kịp thời là giảm được bệnh viêm vú. Vệ sinh sạch và khô núm vú trước khi vắt sữa, không bao giờ được để núm vú ướt! Rửa tay sạch trước khi vắt sữa. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Phải phát hiện và điều trị kịp thời bệnh về da vú như viêm da, rám da, ecthyma. Cách ly những con dê mẹ bị viêm vú ra khỏi đàn.

Bệnh viêm mắt truyền nhiễm

(Infectious Keratoconjunctivitis)

Nguyên nhân

Bệnh có thể gây nên bởi một số vi khuẩn như Myco- plasma (những loài có thể gây nên viêm vú, viêm phổi, phế mạc, viêm khớp) và Chlamydia psinaci. Khác với loại viêm mắt không truyền nhiễm gây nên bởi dị vật hoặc vết thương sây sát, bệnh này sẽ phát triển nặng dần lên và lây lan nhanh trong đàn.

Triệu chứng lâm sàng

Lúc đầu hoặc khi bệnh nhẹ thì thấy vùng lông, da dưới mắt, cạnh mắt bị ướt. Kết mạc mắt đỏ và sưng. Sau vài ngày thì mắt xung huyết nặng hơn, giác mạc bị mờ một phần giữa hoặc mờ đục hoàn toàn. Một số có thể bị loét giác mạc. Mắt đau và nhắm lại một phần, hay nháy mắt. Nếu cả 2 mắt bị mờ hoặc loét, thì dê sẽ sút cân vì dê không ăn được. Một số con đau mắt không bị loét thì có thể tự khỏi trong vòng 1-2 tuần.

Điều trị

Mắt cần được rửa bằng dung dịch nước muối hoặc nước sôi nguội, rửa sạch chất dịch rỉ, dị vật, bụi bặm.

Dùng thuốc mỡ kháng sinh nhỏ tối thiểu 2 lần/ngày, (tốt hơn là 3-4 lần/ngày). Thuốc mỡ Tetracyclin có tác dụng điều trị tốt. Thuốc mỡ mắt Chloramphenicol càng có hiệu lực tốt nhưng không nên dùng cho gia súc lấy thịt, sữa vì gây hại đến sức khoẻ con người. Trường hợp mắt kéo màng thì dùng dung dịch sun-phát kẽm 10% nhỏ 2-3 lần/ngày. Không nên sử dụng thuốc dạng bột kích thích mắt dê để điều trị bệnh viêm mắt.

Khi nhiều gia súc trong đàn nhiễm bệnh này thì cần dùng kháng sinh tiêm.

Bệnh thối móng (Foot root)

Nguyên nhân

Bệnh thối móng là dạng viêm da giữa các ngón chân nhưng với diện rộng và lây sang cả phần móng cũng như cấu trúc khác của móng, bệnh gây ra do vi khuẩn Bacteroides nodosus và Fusobacterium necrophorum.

Bệnh hay xuất hiện nhất khi thời tiết nóng, mưa nhiều. Sự kết hợp các yếu tố đồng cỏ ướt và thời tiết ấm là điều kiện thuận lợi để lây lan bệnh vì nó làm cho da móng chân bị mềm và ẩm dễ bị viêm da và chấn thương cơ học. Các yếu tố môi trường và quản lý khác dẫn đến các dạng bệnh trên là: Sân ướt, lầy bùn, bãi cỏ chăn thả không thoát nước, móng chân mọc dài, nhốt chật chội, dê mới nhập đàn bị bệnh, dê vận chuyển từ xa về thải mầm bệnh vào đồng cỏ. Móng chân mọc dài nhanh là một trong nguyên nhân chính gây bệnh, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và cắt móng chân cho dê.

Điều kiện để lây lan bệnh là gia súc nhiễm bệnh và mẫn cảm với bệnh tiếp xúc với nhau trên đồng cỏ trong môi trường ẩm và nóng.

Triệu chứng lâm sàng

Dê bị què rõ rệt khi thấy có hoại tử ở xung quanh móng. Lúc đầu dê chống 2 khuỷu chân trước dể đi, sau đó thì không đi được nữa. Biểu bì giữa các móng chân bị xưng lên. Lớp móng sừng bong ra khỏi ngón chân, mủ xuất hiện. Mùi thối do hoại tử rất đặc trưng. Thể lực suy sút và khả năng sản xuất giảm.

Điều trị

Bệnh thối móng có tính truyền nhiễm rất cao, khi phát hiện ra một con bệnh thì phải kiểm tra toàn bộ chân của đàn dê để điều trị.

Một số kỹ thuật điều trị cần quan tâm như cắt móng chân, sử dụng bể thuốc ngâm chân và điều trị kháng sinh. Gọt bỏ những phần tổ chức bị chết, tìm các bọc mủ và loại bỏ hết mủ đi, sau đó ngâm chân mắc bệnh vào bể thuốc sát trùng. Dao gọt móng nên sát trùng bằng dung dịch formalin 10% để tránh sự lây lan bệnh. Các vẩy cắt từ móng thối phải đem đốt.

Sử dụng dung dịch ngâm chân sát trùng phải đảm bảo không gây kích thích da người và dê khi bước vào bể. Dung dịch Sun-phát kẽm 10% là nồng độ phù hợp và có tác dụng tốt. Trong trường hợp nặng cần ngâm chân trong 1 giờ, lặp lại 3 lần/tuần. Sau khi ngâm xong nên để dê ở nền đất khô để cho móng khô.

Có thể dùng một số thuốc kháng khuẩn thay cho việc ngâm chân sau khi cắt gọt móng. Các thuốc đó là: sulfat kẽm, sulfat đồng. Một số kháng sinh như Tetracyclin, và Penicillin cần được rắc hoặc bôi trực tiếp vào phần móng viêm. Sau khi rắc thuốc cần băng móng để chóng hồi phục.

Tiêm kháng sinh cũng có thể có tác dụng (1 liều tiêm penicillin 40.000 IU/kg, tiêm bắp).

Trong khi điều trị không được cho dê vào chỗ ướt, lầy bẩn. Không cho chăn thả cùng với đàn dê khoẻ ít nhất 14 ngày sau điều trị.

Phòng bệnh

Phải kiểm tra chân dê mới mua về thật kỹ để phát hiện các vết loét. Nếu có dấu hiệu bệnh thì phải điều trị (bể ngâm chân, thuốc bột) và nuôi nhốt cách ly trong 2 tuần trước khi nhập đàn.

Nên kiểm tra móng chân thường xuyên xem có mọc dài quá không. Thường xuyên cắt móng là việc làm rất cần thiết.

Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm

(Contagious Ecthyma)

Đây là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh. Người dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với con vật bệnh. Vì vậy người chăn nuôi, điều trị dê nên đeo găng tay!

Nguyên nhân và dịch tễ

Bệnh được gây nên bởi một loại vi rút (parapox virus). Nó xâm nhập vào dê qua chỗ bị trầy da. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê con thường tới 100%. Tỷ lệ chết do đói hoặc bệnh thứ phát có thể tới 20%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ. Những vẩy rơi xuống đất có thể là nguồn truyền bệnh quan trọng cho những con khác trong thời gian vài tháng hoặc thậm chí một năm sau. Nguồn truyền bệnh quan trọng khác là dê mắc bệnh.

Triệu chứng lâm sàng

Các nốt nhú đỏ phát triển nhanh thành các mụn nước, mụn mủ và tạo vẩy. Các vết thương mọc nhanh có vẩy cứng chủ yếu ở trên môi, mép, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mật, tai, bầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ, vách móng và sườn. Các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng được phủ lớp bựa trắng. Dê đau, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi. Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Dê mới chuyển vùng, nhất là dê con dễ cảm nhiễm bệnh hơn.

Điều trị

Vì bệnh do vi rút gây nên nên kháng sinh không có hiệu lực. Nhưng các loại kháng sinh lại có tác dụng đối với bệnh thứ phát xuất hiện. Một số dung dịch sát trùng được dùng để điều trị các vết loét ở môi, mồm của những con mắc bệnh. Có thể sử dụng Ecthymatocid (Hỗn hợp pha chế bởi 40 ml cồn Iốt 20% và 20 g bột tetran hoà với 1 lít mật ong) để bôi vào vết loét 2-3 lần/ngày.

Bệnh lở mồm long móng

(Foot and Mouth Disease - FMD)

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một loại vi-rút có khả năng truyền nhiễm rất cao. Mầm bệnh có thể tồn tại trong cơ thể và có nguy cơ xảy ra sau một năm hoặc lâu hơn nữa khi đã hết triệu chứng lâm sàng. Bệnh lây lan theo đường thức ăn, nước uống và không khí hoặc do vi-rút xâm nhập vào mắt, niêm mạc của cơ thể.

Triệu chứng lâm sàng

Khi mắc bệnh này, người ta thường phát hiện bằng một số triệu chứng như dê lờ đờ, đi tập tễnh, kém ăn rồi bỏ ăn, sốt cao. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở trên lớp niêm mạc mồm, lưỡi. Các mụn đó khi vỡ ra để lại các vết loét, tạo thành các lỗ nhỏ ăn sâu vào lớp tế bào dưới niêm mạc. Các mụn này còn xuất hiện ở móng và trên bàn chân làm cho da vùng này trở nên tái xám. Sau khi các mụn vỡ ra để lại các vết loét sâu, có thể gây long móng. Mụn cũng có thể xuất hiện trên bầu vú, làm dê đau đớn, nếu đang nuôi con thì không cho con bú nữa. Dê con mắc bệnh hay bị chết đột ngột, dê mẹ có chửa hay bị xảy thai.

Khi thấy dê có những biểu hiện lâm sàng như trên cần báo ngay cho cơ quan thú y biết để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Điều trị và phòng bệnh

Không có biện pháp nào điều trị được bệnh này khi dê đã mắc bệnh ở mức nặng. Nếu dê mới bị nhiễm ở mức nhẹ thì nhốt cách ly và dùng cồn iốt 10% bôi cục bộ liên tục 2-3 lần/ngày và tiêu độc bằng thuốc sát trùng mạnh như formalin có thể cứu vãn được tình thế.

Trong khi nước ta chưa sản xuất được vắc xin, tốt nhất nên sử dụng vắc xin đa giá nhập từ nước ngoài để tiêm phòng cho dê, nhất là ở những vùng đã có tiền sử mắc bệnh này.

B. Những bệnh gây nên do ký sinh trùng

Bệnh giun tròn

Nhiễm giun tròn đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân chính của sự hao tổn và giảm khả năng sản xuất của dê ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong điều kiện nuôi chăn thả.

Nguyên nhân và cách lan truyền

Có nhiều loài giun tròn cư trú ở những phần khác nhau của đường tiêu hoá dê như ở thực quản, dạ cỏ, dạ múi khế, đường ruột. Có một số loài giun tròn trưởng thành có thể sống bám vào màng nhầy và lớp dưới màng nhầy của thực quản dạ cỏ, ruột thừa, kết tràng, nhưng không gây bệnh và ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Chúng chỉ kết hợp với bệnh khác để làm giảm thể lực. Những loài giun tròn có khả năng gây bệnh, làm dê chết và giảm khả năng sản xuất của dê thường tồn tại đáng được quan tâm trong chăn nuôi dê. Loài giun gây bệnh nặng nhất là giun xoăn (Haemonchus contortus). Nó là loài hút máu nhiều và có thể dẫn đến thiếu máu cấp. Một số loài giun khác như giun móc (Bunostomum trigoncephalum) và giun đầu gai (Gaigena pachyscelis) là giun tròn sống ở ruột non, chúng hút máu và gây nên tình trạng thiếu máu rõ rệt.

Giun trưởng thành sống ở đường tiêu hoá, đẻ và thải trứng theo phân ra ngoài môi trường. Sau thời gian phát triển của trứng giun, các ấu giun gây nhiễm được dê nuốt vào theo thức ăn, nước uống và gây bệnh cho dê. ấu trùng đó phát triển thành giun trưởng thành và tiếp tục chu kỳ mới.

Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng

ảnh hưởng cơ bản của các loài giun đối với ký chủ là tình trạng thiếu máu tăng dần. Ví dụ, mỗi con giun xoăn trưởng thành ở dạ múi khế có thể làm mất 0,02-0,05 ml máu/ngày. Khi tỷ lệ nhiễm cao (hơn 10.000 con/ký chủ) dê có thể chết do thiếu máu cấp. Các loài giun tròn khác không hút máu sẽ dẫn đến sự ăn mòn biểu mô, viêm, xung huyết, thủy thũng và ỉa chảy.

Triệu chứng lâm sàng của dê mắc bệnh giun tròn thường được thể hiện ở một số nhóm điển hình như sau:

Nhóm triệu chứng thứ nhất: do những loài giun không gây bệnh (Tnchostrongylus, Ostertagia, Cooperia và Nematodirus) sinh ra sự suy giảm thể lực, tăng trọng kém và kém ăn. Trường hợp nhiễm nặng thì thấy ỉa chảy, phân xanh thẫm đến màu đen, làm bẩn lông da đuôi và khu vực xung quanh đuôi. Sau một thời gian thì thủy thũng biểu hiện rõ. Trường hợp mãn tính thì thấy lông xù, da khô, và nứt da. Thông thường không xuất hiện thiếu máu.

Nhóm triệu chứng thứ hai: do một số loài giun gây bệnh nhẹ (Oesophagostomum columbianum) có thể gây nên triệu chứng lâm sàng đau bụng như cong lưng, không muốn hoạt động, có thể là hậu quả của viêm phúc mạc. Dê có thể sốt. Dê ỉa chảy phân nhão lẫn chất nhầy ở dê con và có lẫn máu ở dê lớn hơn. Dê giảm thể lực ngày càng rõ rệt.

Nhóm triệu chứng thứ ba: do giun tròn hút máu (Haemon- chus contortus) hay nhiễm ở dê, gây nên hiện tượng thiếu máu rất rõ rệt. Khi nhiễm nặng bệnh xuất hiện với triệu chứng xuất huyết dạ dày. Các dạng cấp tính và mãn tính rất phổ biến. Các niêm mạc và kết mạc bị nhợt nhạt, nhịp thở và nhịp tim tăng lên. Hay xuất hiện thủy thũng ở dưới hàm. Dê ốm yếu, ít hoạt động. Trong nhiều trường hợp giun xoăn không kết hợp, phân bị táo bón nhiều hơn là ỉa chảy. Bệnh kéo dài dê bị sút cân cũng rất phổ biến.

Điều trị và phòng bệnh

Một số loại thuốc và liều dùng có hiệu lực với giun tròn là: Tetramisole (15 mg/kg thể trọng) hoặc levamisole (7,5 mg/kg thể trọng), mebendasole (15-20 mg/kg thể trọng), albendazole (10 mg/kg thể trọng).

ở vùng nhiệt đới, với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, kết hợp với việc chăn thả dê tạo điều kiện cho ấu trùng tồn tại và phát triển ở môi trường. Như vậy việc sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ thường xuyên là phương pháp có hiệu quả để hạn chế mức độ nhiễm giun và hạn chế tối thiểu tác hại cho dê về bệnh ký sinh trùng.

Bệnh sán dây

Nguyên nhân và bệnh lý

Moniezia expansa và Moniezia benedeni là hai loài sán dây đường ruột chủ yếu của dê, rất phổ biến ở Việt Nam. Sán dây trưởng thành phát triển ở trong ruột dê có thể dài vài mét. Sán bao gồm các phần đầu, cổ ngắn và thân đốt dài có các đốt sán. Các đốt sán phía sau chứa đầy trứng và được thải ra theo phân. Những túi trứng màu trắng, dài 1 - 1,5 cm. Ve, bét ở đất, ở cỏ cây ăn phải trứng sán. Trứng sán phát triển trong ve, bét thành ấu sán gây nhiễm (Cysticercoids). Dê ăn phải ve, bét có ấu sán theo đường thức ăn, sau đó ấu sán phát triển thành sán dây ở đường ruột dê. Sán dây không hút dinh dưỡng bằng mồm, nhưng các chất dinh dưỡng của dê được hấp thụ từ ruột qua biểu bì sán. Tối thiểu khi có 50 con sán ký sinh có thể làm cho dê chết.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh thường biểu hiện lâm sàng ở dê trên 6 tháng tuổi. Những con dê mắc bệnh thường thể hiện còi cọc, bụng xệ. Nhìn thấy các đốt sán lẫn trong phân. Phân nhão hoặc không đóng viên. Đôi khi phân lại ở dạng táo bón.

Điều trị và phòng bệnh

Dùng niclosamide (50 mg/kg, cho uống) có hiệu lực cao và an toàn trong việc điều trị bệnh sán dây.

Các biện pháp phòng bệnh cũng tương tự như đối với bệnh giun tròn.

Bệnh sán lá gan (Fasciolosis)

Bệnh sán lá gan là một bệnh phổ biến ở dê.

Nguyên nhân

Có 2 loài sán lá gan: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica. Các loài Fasciola có vòng đời gián tiếp thông qua ký chủ trung gian là ốc nước ngọt. Sán trưởng thành sống trong ống mật của vật chủ như dê (kể cả người) và đẻ trứng, trứng theo ống mật vào phân ra ngoài. ở đồng cỏ ướt, trứng phát triển thành ấu sán và xâm nhập vào ốc nước ngọt. ở trong ốc, ấu phát triển qua nhiều giai đoạn thành vĩ ấu, sau đó chúng thoát ra khỏi ốc, bơi vào nước bám vào cây cỏ và cư trú ở đó. ở cây cỏ chúng phát triển thành vĩ ấu trung gian có khả năng gây bệnh. Dê ăn phải cây cỏ nhiễm ấu sán này, chúng xuyên qua xoang bụng ký chủ, rồi di chuyển vào gan và cư trú ở đó. ở trong ống mật chúng phát triển thành sán trưởng thành rồi lại đẻ trứng, tiếp tục một chu kỳ mới.

Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng

Quá trình gây bệnh bắt đầu từ vĩ ấu trung gian xâm nhập vào gan và di trú qua mô gan. Khi có 1000 con sán ký sinh trong cơ thể có thể sinh ra bệnh sán lá gan cấp tính ở dê. Khi có 200 con sán ký sinh trong cơ thể chỉ có thể gây nên bệnh ở dạng bán cấp tính. Trong trường hợp cấp tính có sự phá vỡ mô gan từng vùng với hiện tượng xuất huyết nặng, máu rỉ đầy xoang bụng và làm dê chết. Thậm chí không xuất huyết dê cũng có thể chết trong vòng vài ngày do hậu quả của việc mất chức năng hoạt

động của gan. Bệnh viêm gan mãn tính xuất hiện sau khi sán xâm nhập vào ống mật và gây mưng mủ. Khi đó sẽ xảy ra thiếu máu và thiếu protein huyết thanh. Cả 3 dạng trên có thể xuất hiện đồng thời ở một cơ thể dê.

Bệnh sán lá gan cấp: Mặc dù ít xảy ra ở dê, nhưng có thể xuất hiện các trường hợp như dê chết đột ngột, hoặc yếu dần, suy nhược cơ thể, biếng ăn và xanh xao (da, kết mạc, niêm mạc nhợt nhạt). Hiện tượng này kéo dài 3 ngày rồi chết.

Bệnh sán lá gan bán cấp: Có các dấu hiệu giống như trên nhưng kéo dài vài tuần.

Bệnh sán lá gan mãn tính: Là dạng phổ biến nhất. Gia súc mắc bệnh thì suy yếu, kém ăn, lờ đờ, giảm tiết sữa và giảm trọng lượng sau một tháng trở lên. Trong trường hợp kéo dài, có thể dê bị ỉa chảy. Thể lực kém, xù lông, niêm mạc nhợt nhạt và tim đập nhanh hơn. Có xuất hiện thủy thũng trong trường hợp kéo dài.

Điều trị và phòng bệnh

Thuốc điều trị và phòng bệnh sán lá gan có tác dụng tốt thường có ở Việt Nam là Albendazole (10 mg/kg, uống). Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải được thu gọn và tiêu độc. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là không nên chăn thả dê ở khu vực có điều kiện cho ốc nước ngọt cư trú và định kỳ 6 tháng một lần tẩy sán bằng thuốc hiệu lực cao cho toàn đàn dê bị nhiễm sán.

Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

Nguyên nhân

Bệnh cầu trùng được gây nên bởi các chủng Eimena. Đây là dạng đơn bào ký sinh cư trú ở ruột non. Dê hơn 6 tháng tuổi thường có miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào của dê, nếu chúng bị nhiễm quá cao một cách đột xuất. Miễn dịch cũng có thể bị suy yếu đi bởi dê già và do stress như ốm, tiết sữa, vận chuyển, thay đổi thức ăn nước uống. Những dê non dưới 5 tháng tuổi hay mắc bệnh nặng vì chúng chưa phát triển được khả năng miễn dịch. Bệnh cầu trùng thường xuất hiện ở cơ sở nuôi thâm canh nhiều hơn so với quảng canh. Hầu hết bệnh xảy ra ở thời gian cai sữa; đặc biệt là dê con cai sữa đột ngột, không có sự chuyển tiếp thức ăn tinh trước khi ngừng bú sữa. Nếu cho dê ăn thức ăn trên mặt đất là dê dễ nhiễm cầu trùng. Nói chung, bệnh xảy ra ở dạng cá thể sau một giai đoạn ỉa chảy dài khoảng 2 tuần và tỷ lệ chết không quá 10%. Trường hợp bệnh xảy ra đột xuất ở cơ sở nuôi dê thâm canh, tỷ lệ chết ở đàn dê con có thể tới 50%.

Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng

Tác động có hại của bệnh cầu trùng ở dê con là sự phá hủy biểu mô đường tiêu hoá. ỉa chảy là hậu quả của sự viêm niêm mạc đường ruột. Trường hợp bệnh nặng sự xuất huyết đường ruột có thể làm dê chết do mất máu. Trường hợp cấp tính còn gây mất nước và mất chất điện giải. Nhiều khi bệnh thứ cấp do vi trùng cũng xuất hiện sau khi niêm mạc bị phá hủy.

Bệnh cầu trùng mãn tính thể hiện: dê con sinh trưởng kém, giảm trọng, phân không ở dạng viên. Trường hợp quá cấp tính do xuất huyết đường ruột làm dê chết đột ngột trước khi có dấu hiệu ỉa chảy hoặc đau bụng. Trong đường ruột có thể chứa đầy máu do niêm mạc đường ruột bị phá hủy. Trường hợp cấp tính, các triệu chứng ban đầu là kém ăn, gầy yếu, và đau bụng, thể hiện: kêu la và đứng dậy, nằm xuống liên tục. Phân dê ban đầu nhão, sau loãng, có màu xanh hơi vàng chuyển đến màu nâu, lẫn máu. Dê non, yếu sẵn có thể chết do cầu trùng cấp tính trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi biểu hiện lâm sàng. Dê già hơn hoặc dê có sức đề kháng cao có thể biểu hiện ỉa chảy và gầy yếu với sự giảm trọng trong vòng 2 tuần.

Điều trị và phòng bệnh

Một số loại Sulfamide có thể được sử dụng như là thuốc cầu trùng nhưng chỉ có tác dụng ức chế sự sinh sản của cầu trùng, giảm được sự thiệt hại trong đàn, chứ không thể tiêu diệt hết được mầm bệnh. Ví dụ: Sulfadimethoxine (75 mg/kg thể trọng), Sulfadimidine (75 mg/kg thể trọng), Sulfamethazine (60 mg/kg thể trọng). Các loại thuốc đó nên được sử dụng cho uống, hoặc trộn thức ăn trong 5 ngày liền, nghỉ một ngày và lại tiếp tục điều trị trong 5 ngày.

Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đối với bệnh cầu trùng là vệ sinh môi trường tốt, tránh gây các tác động mạnh đột ngột khi cai sữa, nền đất, sàn chuồng và đồ lót không được để ướt, nhốt dê ở nơi khô ráo... những biện pháp này có hiệu quả phòng bệnh hơn so với dùng thuốc sát trùng, vì độ ẩm cao là điều kiện tốt cho cầu trùng phát triển. ánh nắng mặt trời trực tiếp có tác dụng sát trùng tốt. Sử sung thuốc kháng cầu trùng trong thức ăn hoặc nước uống liên tục từ 2 tuần đến 5 tháng tuổi có thể phòng được bệnh.

C. Các bệnh do rối loạn trao đổi chất

Chướng hơi dạ cỏ (Bloat)

Nguyên nhân và bệnh lý

Chướng hơi dạ cỏ là hội chứng rối loạn tiêu hoá chủ yếu do chế độ ăn uống. Ví dụ như cho dê ăn nhiều thức ăn bị ôi mốc, chứa nhiều nước, ít xơ và dễ lên men sinh hơi như dây lang, cây ngô non, cây họ đậu, cỏ non xanh hoặc cho ăn nhiều cỏ khô rồi thả ra đồng cỏ ướt. Nếu thay đổi đột ngột loại thức ăn từ thức ăn thô sang thức ăn tinh như hạt ngũ cốc, thức ăn tinh hỗn hợp cũng có thể gây nên chướng hơi. Nhưng chướng hơi thứ cấp cũng có thể xuất hiện ở dê, khi dê bị cảm lạnh do ướt nước mưa, viêm ruột, bội thực dạ cỏ, tắc cuống họng do nuốt phải dị vật như quả táo, cà rốt, hoặc khi dê ốm yếu không được uống nước đầy đủ cũng hay bị nghẹn thức ăn. Các áp-xe nội tạng cũng có thể tạo nên chướng hơi thứ cấp do chèn ép vào thực quản.

Về cơ bản, chướng hơi là sự ngăn cản quá trình thoát hơi từ dạ cỏ và thường xảy ra rất đột xuất. Hơi có thể ở dạng tự do hoặc lẫn với dịch dạ cỏ tạo thành bọt. Nếu không thoát hơi ra được, dạ cỏ sẽ căng to đè vào cơ hoành, chèn ép phổi gây trở ngại cho hô hấp và tuần hoàn, có thể làm dê chết do thiếu ôxy trong máu.

Triệu chứng lâm sàng

Chướng hơi do thức ăn có thể xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn phải các loại thức ăn không hợp lý. Trong giai đoạn đầu của bệnh, con vật mệt mỏi, khó chịu và bỏ ăn. Dấu hiệu điển hình nhất là căng bụng, đặc biệt là căng ở bên trái, gõ vào khu vực đó thì thấy âm trống. Sau khi đầy bụng một thời gian, con vật trở nên khó chịu hơn, đứng xoạng chân, đi loạng choạng, nhu động dạ cỏ yếu dần và mất hẳn. Giai đoạn cuối cùng, dê chảy dãi, mắt trợn ngược và chuyển động tròn, niêm mạc mắt, mồm chuyển từ đỏ hồng sang tím tái, thể hiện cơ thể thiếu ô xy và sắp chết.

Trong trường hợp chướng hơi thứ cấp các dấu hiệu lâm sàng cũng giống như trên. Dê chảy dãi nhiều hơn nếu bị tắc nghẽn ở cổ hoàn toàn, nước dãi không thể chảy lại vào dạ cỏ được nữa. Nếu tắc nghẽn không hoàn toàn thì hơi có thể thoát ra được. chướng bụng trong trường hợp này sẽ nhẹ hơn, ít nguy hiểm hơn.

Điều trị

Can thiệp kịp thời là rất cần thiết.

Chướng hơi thứ cấp: Được can thiệp bằng ống sông dạ cỏ hoặc tháo bỏ dị vật khỏi cuống họng.

Chướng hơi do thức ăn: Trước hết phải chống sự tạo hơi bằng cách cho dê uống 100-200 ml dầu rán, hoặc 50-100 ml rượu tỏi. Cho dê hoạt động và chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần sau khi uống dầu sẽ làm tăng cường nhu động dạ cỏ và thoát hơi. Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa vuốt vùng dạ cỏ để giúp cho dầu và chát chứa dạ cỏ trộn đều, chống tạo bọt. Sử dụng ống sông dạ cỏ để thoát hơi kịp thời. Chỉ nên dùng kim chọc dạ cỏ khi cấp cứu ở giai đoạn cuối cùng của chướng hơi cấp vì phương pháp này dễ làm viêm phúc mạc và rò rỉ dạ cỏ. Cần tiêm kháng sinh 3-5 ngày sau khi chọc thoát hơi dạ cỏ.

Bệnh sốt sữa (Milk fever)

Nguyên nhân

Bệnh sốt sữa là một hội chứng rối loạn thần kinh do hậu quả của việc cho dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng can-xi và phốt-pho trong thời gian kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa. Bởi vì, trong giai đoạn này nhu cầu can-xi và phốt-pho của cơ thể tăng lên đột ngột mà khả năng cung cấp can-xi không đáp ứng, thấp hơn nhiều so với nhu cầu, nó phải sử dụng nguồn can-xi từ máu. Khi lượng can-xi huyết giảm xuống mức quá thấp (dưới 6 mg/100 ml) thì xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng lâm sàng

Hiện tượng này thường xảy ra ở dê sữa có năng suất cao. Ban đầu dê kém ăn, suy nhược cơ thể, đi lại khó khăn, loạng choạng, khó chuyển động, sau đó dê dựa vào tường rồi nằm bệt về một bên, bị tê liệt và co giật, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ (<380C), mạch đập tăng. Nếu không điều trị kịp dê có thể chết.

Điều trị và phòng bệnh

Nếu bệnh ở giai đoạn đầu, có thể tiêm ven chậm 15 - 30 ml/ngày dung dịch can xi clorua (CaCl2) 10% hoặc 50-100 ml/ngày dung dịch calcium gluconate 30% trong vòng 3 ngày liên tục.

Nên phòng bệnh sốt sữa cho dê bằng cách thường xuyên treo tảng liếm khoáng, muối (70% bột khoáng can-xi, phốt-pho, 15% muối và 15% xi măng) bên thành lồng, đặc biệt cần bổ sung thêm vào khẩu phần cho dê cái có chửa can-xi, phốt-pho để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng.

Chương VI: Cách thịt dê và chế biến sản phẩm dê Nhà xuất bản nông nghiệp - Hà Nội 2000 TS. Đinh Văn Bình - TS. Nguyễn Quang Sức

I. Cách thịt dê

Tuỳ theo mục đích sử dụng da dê mà chúng ta chọn phương pháp giết thịt phù hợp. Nếu lấy cả bộ da để thuộc thì phải lột da. Nếu sử dụng da dê làm thực phẩm thì phải cạo lông hoặc đốt lông bằng đèn khò sau khi đã mổ moi hết nội tạng.

Dù thịt dê bằng phương pháp nào, trước tiên đều phải trói 4 chân lại rồi treo 2 chân sau lên cao vừa tầm để chọc tiết. Dùng dao nhọn bản rộng 1 -1,5 cm để chọc tiết. Một tay cầm cuống họng kéo ra, tay kia cầm dao chọc xuyên qua da ngay dưới cuống họng, tiết chảy hết thì dê chết. Nếu sử dụng

tiết để đánh tiết canh hay để làm dược phẩm thì phải cắt lông, sát trùng da chỗ chọc tiết. Cách thịt dê phổ biến nhất là cạo lông, tiến hành theo các bước sau đây:

Cạo lông: Dùng nước sôi ngâm hoặc dội ướt tận da. Dùng dao không sắc để cạo lông.

Mổ bụng: Cắt cuống họng rồi thắt chặt cuống họng và khí quản bằng dây để tránh chất chứa dạ cỏ trào ra ngoài. Khoét quanh hậu môn sao cho lỗ hậu môn dính liền với ruột. Mổ bụng từ hậu môn lên phía bụng một đoạn dài khoảng 20 cm, rồi lựa tay nhẹ nhàng kéo ruột và các bộ phận nội tạng ra ngoài. Dùng nước rửa sạch bên trong rồi để ráo nước.

Thui da: Trước khi thui cần cho lá xả và cây hương nhu vào khoang bụng. Dùng rơm rạ hoặc đèn khò để thui sao cho da vàng đều. Thui xong bỏ lá đệm trong bụng ra ngoài.

Pha, lọc, ướp thịt: Dùng dao mổ rộng khoang bụng rồi pha, lọc thịt kỹ càng. Dùng 200-300 g gừng giã nhỏ rồi pha với 2-3 lít nước lã để ngâm thịt đã lọc trong vòng 10 - 15 phút, sau đó dùng nước lã rửa sạch và để thịt cho ráo nước.

II. Chế biến một số món ăn từ thịt dê

1. Món tái dê

Nguyên liệu: Thịt dê, giềng, gừng, xả, vừng, tỏi, tương, mì chính, lá chanh, rau ngổ, chuối xanh, khế chua, đường, dầu thực vật, bột canh.

Cách làm: Pha thịt dê thành miếng to bằng bàn tay. Dùng giềng, xả giã nhỏ cùng với đường, mì chính, bột canh, tương để bóp trộn đều với thịt và ướp trong 1-2 giờ. Sau đó đun sôi trong dầu rán cho đến khi góc cạnh miếng thịt dê sém lại thì vớt ra, để nguội rồi thái mỏng theo khổ thịt. Dùng giềng, tỏi và xả giã nhỏ trộn với thịt dê, bóp thịt lẫn với vừng, lá chanh thái nhỏ, tương, mì chính. Nếu làm tái thính thì trộn thêm với thính giả nhỏ. Nếu làm tái chanh thì vắt chanh vào trộn đều với thịt đã được chế biến. Khi ăn thì kèm theo với các loại gia vị như rau ngổ, chuối xanh, khế chua thái lát mỏng, chấm tương.

2. Món sào lăn

Nguyên liệu: Tỏi, hành khô, giềng, xả, đường, mì chính, ngũ vị hương, mắm tôm, hạt tiêu, rau mùi tàu, mỡ nước.

Cách làm: Thịt dê thái miếng nhỏ, trộn đều, ướp với tỏi, giềng, mắm tôm, ngũ vị hương, đường, mì chính, hạt tiêu, xả trong 1 -2 giờ. Sau đó dùng mỡ nước phi hành khô cho thơm, đổ thịt đã ướp vào đun, đảo liên tục cho đến khi chín. Khi thấy thịt săn đều, cho rau mùi tàu thái nhỏ vào đảo đều rồi bắc ra.

3. Món chả nướng

Nguyên liệu: Hạt tiêu, ớt, giềng, xả, tương, đường, mì chính, mỡ nước, húng lìu, lá chanh, vừng.

Cách làm: Thịt dê thái thành miếng vuông hình quân cờ. Dùng hạt tiêu, ớt, giềng, xả, tương, đường, mì chính mỡ nước, húng líu trộn đều với thịt, bóp thật nhuyễn rồi ướp 1 -2 giờ cho gia vị ngấm đều rồi dùng kẹp chả nướng trên than củi. Khi thịt dê đã chín cho vào khay, chậu, trộn đều với lá chanh thái nhỏ và vừng đã rang.

4. Sốt vang dê

Nguyên liệu: Thịt dê, mì chính, nước mắm, đường, bột màu, ngũ vị hương, rượu, tỏi, mỡ nước, hành khô, cà chua, bột gạo hay bột đao.

Cách làm: Thịt dê để cả miếng to trần qua nước sôi, cho ra rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành miếng hình quân cờ. Dùng gia vị như mì chính, nước mắm, đường, bột màu, ngũ vị hương, rượu, tỏi trộn đều với thịt, ướp 1-2 giờ. Sau đó dùng mỡ nước phi hành khô cho thơm rồi đổ thịt đã ướp vào đảo đều, khi thấy thịt săn đều thì đổ nước vừa ngập thịt để ninh cho mềm. Phi cà chua, hành khô cho vào cùng với bột gạo (bột đao) đảo đều. Khi thấy đặc sền sệt thì cho thêm vào ít rượu vang nữa, trộn đều rồi bắc ra.

5. Món lẩu dê

Nguyên liệu: Xương dê (xương ống), thịt dê, gừng, thảo quả, hoa hồi, nấm hương, dứa quả, tôm nõn, mì chính, dấm, mắm, đường, rau cải cúc (cải canh), rau ngổ, khế chua, ớt, hạt tiêu, mùi tàu, dọc mùng, giềng, xả.

Cách làm: Thịt dê thái mỏng ướp với giềng, xả, mì chính, hạt tiêu trong 1 giờ. Xương ống được luộc qua trong nước có gừng và dấm. Sau đó đổ xương ra rửa thật sạch, cho vào ninh cùng với thảo quả và hoa hồi. Trong khi ninh phải mở vung. Khi xương ra hết nước tuỷ thì lọc nước xương ra. Khi ăn thì dùng bếp lẩu đun xôi nước xương với nấm hương, dọc mùng, tôm nõn, dứa thái mỏng. Nhúng thịt dê với rau cải cùng các loại rau thơm vào nồi lẩu ăn đến đâu nhúng đến đó.

III. Chế biến một số dược phẩm từ dê

1. Rượu và si-rô huyết dê

Lấy huyết của dê khoẻ mạnh, không có bệnh. Bộc lộ động mạch cổ và dùng kim chọc vào động mạch để máu chảy thẳng vào bình miệng rộng. Cầm nắm đũa khuấy đều tay và liên tục trong 15-20 phút, để cho các sợi huyết trong bình bám vào đầu các chiếc đũa. Lấy đường kính hoà tan trong nước xôi với tỷ lệ 1/1, lọc sạch, để nguội. Cho nước đường vào bình huyết đã lọc hết sợi huyết theo tỷ lệ 3-4 lạng đường/1 lít huyết. Nếu làm rượu huyết dê thì cho vào một ít cồn 90 độ theo tỷ lệ 1 cồn với 2-3-4 huyết, tuỳ theo sở thích uống rượu nặng hay nhẹ.

Si-rô và rượu huyết dê cần được làm ở nơi sạch sẽ, không bụi bặm. Si-rô và rượu huyết dê có chất lượng tốt thì có màu đỏ tươi. Nếu cho vào huyết quá nhiều cồn thì có màu đen thẫm. Nếu bảo quản dược phẩm đó trong nơi mát thì dùng được trong 2-3 ngày. Nếu có tủ lạnh thì có thể bảo quản dùng trong một tuần.

2. Rượu ngọc dương

Trước khi mổ dê cần cắt lấy cả bao dịch hoàn cùng với ngẫu bín. Lọc bỏ da và bóc sạch các lớp màng, rửa sạch bằng rượu. Dùng than nướng hai quả cật cho se lại rồi mới thả vào ngâm trong rượu nặng với ít mật dê và mật ong. Sau 3 tháng ngâm mới dùng được.

3. Cao dê toàn tính

Nguyên liệu: Dê (dê già tốt hơn dê non, dê đực tốt hơn dê cái) khoẻ mạnh. Một số dược liệu phụ gia như đẳng sâm (nếu có), hoài sơn, gừng. Một số hương vị như đại hồi, thảo quả, quế chi tán thành bột.

Cách chuẩn bị nguyên liệu:

- Làm rượu gừng: Lấy 200 g bột gừng cho vào 1 lít cồn 80 độ ngâm trong 5 ngày đêm rồi lọc lấy rượu gừng.

- Pha chế dược liệu khác: Đẳng sâm và hoài sơn được loại bỏ các phần hỏng, đem thái nhỏ, sao tẩm rượu gừng, hồi, thảo quả, quế chi tán bột.

- Mổ dê: Cắt tiết xong đem lột da, mổ bỏ phủ tạng xong lọc sạch mỡ, thái thịt càng mỏng càng tốt, xương được bỏ hết tuỷ. Lấy rượu gừng tẩm riêng thịt, riêng xương rồi đem sấy hoặc nướng, xong đem tẩm hương liệu rồi cho vào bao vải (vẫn để riêng thịt, riêng xương), mỗi bao để khoảng 1,2 kg, rồi xếp vào nồi. Có thể trộn thịt với đẳng sâm. Tỷ lệ nguyên liệu được chuẩn bị như sau:

Thịt dê hơi: 10,0 kg

Gừng tươi: 0,5 kg

Đẳng sâm: 2,5 kg

Hoài sơn: 1,0 kg

Đại hồi: 0,1 kg

Thảo quả: 0,1 kg

Quế chi: 0,1 kg

Rượu (cồn) 100 ml

Nấu cao:

Kê lót một cái vỉ dưới đáy nồi dày 3-5 cm, giữa nồi đặt một dỏ tre đan mắt cáo có lỗ đút lọt đầu đũa, cao gần bằng miệng thùng và đủ rộng để cho lọt cái gáo nhỏ vào để chiết xuất nước cao loãng. Đem các túi nguyên liệu xếp quanh dỏ tre, xuống ở dưới, thịt và dược liệu ở trên. Đổ ngập nước trên mức nguyên liệu 5-10 cm và đun đều lửa. Cần có nồi nước xôi bên cạnh để bếp nước tên tục đủ giữ mức nước ngập như trên.

Đun đến giờ thứ 24 thì chiết suất lấy nước đầu, lọc bằng túi vải rồi đun cô lại, 3 phần lấy 1 phần. Tiếp tục đun đến giờ thứ 48 thì chiết xuất lấy nước thứ hai và cũng lọc sạch như trên và trộn lẫn với nước đầu đã cô và lại đem cô như lần đầu.

Vào giờ thứ 60, lúc này xương đã bở tơi, chiết suất lấy nước thứ 3 rồi lọc sạch và trộn lẫn với hai nước đầu đã cô và lại cô lần cuối cùng. Cả ba lần trước khi cô đặc nên để nguội và lọc sạch váng mỡ trên mặt nước cao.

Lần cô đặc cuối cùng thì đun cách thủy, đun nhỏ lửa, khuấy đều tay liên tục. Lúc thấy cao sôi sền sệt, lấy một ít ra vo viên thấy không dính, khuấy nặng tay, lấy dao rạch thử thấy hai mép cắt không khép ngay lại thì bắc xuống đất, khuấy thêm một lúc rồi mới đổ ra khuôn đã xoa dầu lạc hoặc tốt nhất là xoa axit benzoic 5% hoặc vazelin và lót giấy sạch. Để cao nguội rồi cắt thành những miếng 100 g, đóng gói bằng túi polyetylen hoặc dùng parafin bao kín để bảo quản. Tỷ lệ thành phẩm đạt khoảng 6,5-7%.

Cao dê toàn tính có mùi thơm, không khét. Hoà một ít với nước sôi thì tan hết, không có cặn. Màu của cao đen nâu, bóng mịn.

IV. Bảo quản và chế biến sữa dê

1. Vệ sinh khi vắt sữa và thu gom sữa dê

Quy trình vắt sữa cần đảm bảo khâu vệ sinh tốt. Trước khi vắt sữa, tay người vắt dụng cụ và bầu vú dê phải được rửa sạch, lau khô. Sữa mới vắt xong phải được đựng trong bình có nắp đậy kín và ngâm trong nước lạnh.

Những nơi có hệ thống thu gom sữa dê từ khu vực gia đình về nơi chế biến, tiêu thụ lớn, thì cần tổ chức việc thu gom sữa hợp lý. Khi lượng sữa dê còn ít thì phương tiện vận chuyển, thu gom có thể bằng xe máy. Thời gian đến gia đình thu gom sữa cần ổn định và vào buổi sáng sớm. Người thu gom sữa cần kiểm tra kỹ chất lượng sữa tại chỗ. Mỗi tuần một lần cần lấy mẫu sữa kiểm tra độ a-xít và thành phần sữa làm cơ sở định giá thu mua.

2. Thanh trùng sữa dê

Mục đích của thanh trùng sữa dê là đảm bảo vô trùng gây bệnh nhiễm trong sữa để an toàn sức khoẻ cho con người khi dùng sữa tươi và kéo dài thời gian bảo quản sữa và các sản phẩm sữa.

Dụng cụ: Vải xô để lọc sữa, một xoong to, một xoong nhỏ, muôi, bếp dun, bình hoặc chai có nắp đậy, chậu đựng nước lạnh, nhiệt kế 0-100 độ C. Các dụng cụ trên cần được sát trùng bằng cách luộc trong nước sôi 10 phút trước khi sử dụng.

Cách làm: Thứ tự tiến hành thanh trùng như sau:

- Lọc sữa vào xoong con.

- Đặt xoong sữa vào xoong lớn.

- Đổ nước lạnh vào xoong lớn tới mức sữa trong xoong con.

- Đun sôi nước, vừa đun vừa quấy sữa và đo nhiệt độ sữa đến khi đạt 73-75 độ thì thôi.

- Chờ được 5 phút thì nhấc xoong sữa ra, đặt vào chậu nước lạnh, vừa quấy sữa vừa thay nước lạnh cho đến khi sữa nguội thì thôi.

- Đổ sữa vào bình hoặc chai, đậy nắp.

- Đặt bình, chai sữa đã thanh trùng vào tủ lạnh hoặc thùng sốp có đá để bảo quản dùng dần.

3. Làm pho mát

Các bước tiến hành như sau:

- Sữa vắt xong đem lọc bằng vải xô dầy đã luộc kỹ.

- Thanh trùng sữa (như trên).

- Làm nguội sữa: Đặt xoong sữa nóng vào chậu nước lạnh để nguội đến 35-37 độ C.

- Làm đông sữa: Cho ngưng nhũ toan (5-10 giọt/lít sữa) hoặc dùng loại men vi sinh vật làm kết tủa, đông sữa. Thời gian làm đông sữa 30-60 phút, phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và độ axit sữa.

- Dùng dao mỏng cắt sữa đông trong xoong thành nhiều miếng nhỏ, để sau 15 phút, nước sữa tách ra nhiều.

- Chắt nước sữa ra khỏi sữa đông.

- Đóng khuôn pho mát: Đổ sữa đông còn lẫn một ít nước vào khuôn có lót một lớp vải xô bằng sợi bông. Sau khoảng 30 phút thì lật khuôn lại và để qua đêm (sau 12 giờ) thì tháo khuôn phomát.

- Bảo quản pho mát trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-5 độ C là tốt nhất.

* Cách chế biến ngưng nhũ toan: Dùng dạ múi khế của dê non, dê còn đang bú mẹ càng tốt, cắt hết bạc nhạc, rửa qua bằng nước cất, cân để biết khối lượng rồi căng phơi ở chỗ dâm và thoáng từ sáng đến chiều. Đem thái thật nhỏ và trộn đều với ít muối, nước cất và một ít cồn 90 độ (khối lượng muối bằng 0,5%, cồn bằng 10%, nước cất bằng 20% khối lượng dạ múi khế trước khi phơi). Sau 5 ngày đổ ra ép lấy nước, cho thêm lượng muối bằng lúc ban đầu cho vào, cho thêm nước cất sao cho toàn bộ khối lượng dung dịch thành phẩm đó bằng khối lượng dạ múi khế đã xác định. Cho chất ngưng nhũ toan đó vào chai có nút kín để dùng dần.