81
CÂY GAI - KỸ THUẬT CANH TÁC NĂNG SUẤT CAO Trung tâm dịch vụ kỹ thuật cây

KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

CÂY GAI - KỸ THUẬT

CANH TÁC NĂNG SUẤT CAO

Trung tâm dịch vụ kỹ thuật cây trồng kinh tế

Page 2: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

thành phố Nguyên Giang

Page 3: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

LỜI NÓI ĐẦU

Cây gai có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn được gọi là “cỏ

Trung Quốc”, đến nay đã có hơn 5.000 năm lịch sử trồng trọt, hiện

nat sản lượng cây gai của Trung Quốc chiếm khoảng hơn 90% sản

lượng thế giới, trong đó Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Giang Tây

là các tỉnh chính sản xuất cây gai, diện tích gieo trồng của nó

chiếm hơn 80% của cả nước.Bất luận là diện tíchtrồng trọt, năng

suất, sản lượng, hay năng lực gia công thô đều đứng vị trí hàng đầu

tuyệt đốitrên thế giới, tuy nhiên,cùng với khủng hoảng lương thực

và năng lượng tiềm ẩn của thế giới và Trung Quốc, cũng như yêu

cầu đối với môi trường, việc phát triển công nghiệp cây gai của

Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn rất lớn, nhu cầu bức

thiết là phải thay đổi phương pháp trồng trọt truyền thống,từ cánh

đồng phì nhiêu phát triển tới các sườn đồi, nâng cao sản lượng và

chất lượng, nâng cao hiệu quả trồng trọt.Nội dung của cuốn sách

này bao gồm kỹ thuật nhân giống cây gai, quản lý trồng trọt, kiểm

Page 4: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

soát sâu bệnh và thu hoạch cơ giới… các kỹ thuật được chọn đều

rất thiết thực trong sản xuất trong những năm gần đây, khả năng

thực hiện cao, đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ thông tục, dễ dàng

quảng bá ứng dụng, tất cả đều nhằm giúp đỡcho các nông dân

trồng trọt cây gai.

Ngày 10 tháng 12 năm 2011

Page 5: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: LỰA CHỌN GIỐNG CÂY GAI.................................1

CHƯƠNG II: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY GAI...................4

PHẦN 1: NHÂN GIỐNG GIÂM NGỌN NON CÂY GAI..............5

PHẦN 2: NHÂN GIỐNG...............................................................15

CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY GAI.....................20

PHẦN 1: KỸ THUẬT CANH TÁC THÔNG THƯỜNG..............20

PHẦN 2: KIỂM TRA ĐẤT PHA CHẾ BÓN PHÂN.....................24

PHẦN 3: PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, THOÁT NƯỚC NGẦM

VÀ TRÁNH GIÓ CHO CÂY GAI.................................................26

CHƯƠNG IV: PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH SÂU HẠI.............30

PHẦN 1: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP.........................................30

PHẦN 2: CÁC SÂU HẠI THƯỜNG GẶP....................................36

CHƯƠNG V: MÁY MÓC LÀM GAI..............................................47

CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT CẤT TRỮ GAI THÔ........................49

PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN CẤT TRỮ CÂY GAI.................................49

PHẦN 2: PHÒNG CHỐNG SÂU HẠI (BỌ CÁNH CỨNG)

TRONG CẤT TRỮ.........................................................................50

Page 6: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx
Page 7: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

CHƯƠNG I: LỰA CHỌN GIỐNG CÂY GAI

Cây gai có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn được gọi là “cỏ

Trung Quốc”, đến nay đã có hơn 5.000 năm lịch sử trồng trọt, hiện

nat sản lượng cây gai của Trung Quốc chiếm khoảng hơn 90% sản

lượng thế giới, trong đó Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên và Giang Tây

là các tỉnh chính sản xuất cây gai, diện tích gieo trồng của nó

chiếm hơn 80% của cả nước. Từ khi lập quốc tới nay, Trung Quốc

dựa trên nền tảng thu thập, chỉnh lý, đánh giá các giống địa

phương, sử dụng các giống tốt của địa phương để giám định, dẫn

giống, lựa chọn hệ thống, lai tạo, nhân giống bức xạ…, trước sau

đã tạo ra một loạt các giống cây gai cao sản mới chất lượng Trung

Quốc, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hoa Trung, Giang Tây, và Tứ Xuyên.

Hiện nay các giống chính trong sản xuất gồm có: “Gai Trung

Quốc số 1” và “Gai Hồ Nam số 2” do Sở nghiên cứu giống cây gai

Học viện Khoa học và Nông nghiệp Trung Quốc lai tạo, “Gai Hồ

Nam số 3” do Sở nghiên cứu giống cây gai Đại học Nông nghiệp

Hồ Nam lai tạo, “Gai Giang Tây số 3” doSở nghiên cứu Học viện

Khoa học và Nông nghiệp tỉnh Giang Tây lai tạo, “Gai Hoa

Trungsố 4” do Đại học Nông nghiệp Hoa Trunglai tạo, “Gai Tứ

Xuyên số 8”, “Gai Tứ Xuyên số 11” và “Gai Tứ Xuyên số 12” do

1

Page 8: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

Sở nghiên cứu Khoa học và Nông nghiệp thành phố Đạt Châu tỉnh

Tứ Xuyên lai tạo.

Từ năm 2000 tới nay, các giống trồng trọt chủ yếu tại khu vực

2

Page 9: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

Động Đình Hồlà “Gai Trung Quốc số 1” và “Gai Hồ Nam số 2”,

trong đó diện tích trồng trọt của “Gai Trung Quốc số 1” chiếm hơn

80%. “Gai Trung Quốc số 1” là giống do Sở nghiên cứu giống cây

gai Học viện Khoa học và Nông nghiệp Trung Quốc lai tạo từ “cỏ

lá tròn” và “cỏ lau trúc”, trải qua hơn 10 năm lai tạo đã cho ra

giống gai Trung Quốc sàng lọc kỹ lưỡng, được Hội đồng thẩm

định giống quốc gia thẩm định, từ tháng 2 năm 2004 chính thức

được đặt tên là “Gai Trung Quốc số 1”. Trung bình giống này cao

229 cm, đường kính thân 1,42 cm, vỏ dày 1,12 mm, khóm đơn với

số gốc hiệu quả là 3,04 cây, tỷ lệ vỏ tươi ra gai là 1,27%. Loại

giống này có các ưu điểm sau: 1) Sinh sản sớm. Nảy mầm nhanh,

đầu xuân gieo trồng, trong năm có thể thu hoạch sản lượng cao; 2)

Năng suất cao. Loại giống này chân gai ít, tỷ lệ gốc hiệu quả cao,

thân cây thô, sản lượng mỗi mẫu có thể đạt trên 250kg/năm. 3) Sản

lượng ổn định. Cho năng suất cao trong thời gian dài, sản lượng

hàng năm cao. 4) Chất lượng tốt. Cây gai thô có mày trắng xanh, ít

đốm gỉ, số sợi lên đến trên 2000. 5) Khả năng kháng nghịch mạnh

mẽ. Thân cây thô cứng, rễ sâu, chống ngã đổ, chống hạn hán, chịu

nhiệt cao. 6) Dễ thu hoạch. Vỏ và xương dễ tách, dễ bóc vỏ, thu

hoạch dễ dàng.

3

Page 10: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

CHƯƠNG II: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY GAI

Gai là loại cây lâu năm, có thể nhân giống bằng hạt, cũng có

thể nhân giống vô tính. Đời sau của cây gai nhân giống bằng hạt có

sự biến đổi lớn, độ dài không đều, không nên áp dụng trong sản

xuất. Nhưng ưu điểm làhạt gai nhỏ, không mang mầm bệnh, dễ

dàng vận chuyển, giá thành thấp, hệ số nhân giống lớn…; thích

hợp hơn đối với những nơi ít nghiên cứu, thiếu hụt nguồn giống

phát triển cây gai. Nhân giống vô tính chủ yếu gồm nhân giống

chia gốc, nhân giống cắt gốc, và nhân giống giâm ngọn non, trong

đó, nhân giống giâmngọn non có các ưu điểm là thao tác đơn giản,

hệ số nhân giống lớn, có thể kiểm soát các bệnh hại truyền qua

đất… đã trở thành phương pháp nhân giống chủ yếu được sử dụng

ở các khu vực sản xuất cây gai chính của Trung Quốc.

4

Page 11: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

PHẦN 1: NHÂN GIỐNG GIÂM NGỌN NON CÂY

GAI

I. Lựa chọn cây cái và tỉa ngọn

1.Sử dụng nguồn giống của các nhà lai tạo giống (là hệ thống

cây đơn, hệ nhân giống vô tính), sau khi nhân giống vô tính xác

nhận không mang mầm bệnh, thực vật tăng trưởng đều, ngăn nắp,

nhóm cây ban đầu với hình thái bên ngoài đồng đều trở thành cây

cái. Thông thường mật độ trồng trọt của vườn gai cái khoảng cách

giữa các hàng là 0,7 m, khoảng cách giữa các cây từ 0,3 – 0,4 m.

2.Vườn gaicái cần được tăng cường quản lý nước và phân

bón, bón phân đầy đủ và kịp thời. Khi luống gai phát triển đến trên

50 cm, thì có thể lấy thân chính tiến hành ươm giống. Để đẩy

nhanh tốc độ nhân giống, có thể giâm ngọn, kích thích phân nhánh;

sau khi cắt lấy thân chính phải phân bón nitơ kịp thời, kích thích

phát nhánh.

II. Chuẩn bị vườn ươm

1.Chuẩn bị vật liệu

Phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu nhà nông như: màng nhựa,

thuốc trừ sâu (thuốc tím, carbendazim, thiophanate), kéo, vòm tre

5

Page 12: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

(dài x rộng = 200 x 3 cm), vật che râm (màng rơm, túi rơm) và các

vật liệu khác.

2.Chuẩn bị vườn ươm

Địa hình: Từ tháng 4 – 6 nhiệt độ thấp, mưa nhiều, vườn ươm

nên lựa chọn địa hình cao, bằng phẳng, dưới chiều gió, hướng

nắng, điều kiện thoát nước khá tốt để làm vườn ươm; từ tháng 7 –

9 nhiệt độcao, ít mưa, khô hạn nghiêm trọng, nên chọn nơi gần

nguồn nước, tưới tiêu thuận tiện để làm vườn ươm, vào mùa nhiệt

độ cao còn có thể lựa chọn làm vườn ươm dưới bóng râm. Tuy

nhiên,những miếng đất hoặc bóng râm quá ẩm ướt, bị che phủ,

điều kiện thông gió và ánh sáng kém, bất luận là mùa nào cũng

không thể chọn làm vườn ươm.

Đất: Đất mùn hoặc đất thịt pha cát là tốt. Đối với đất có độ

dính cao, có thểtrộn lẫn một phần bùn cát hoặc hoặc phân chuồng

để cải tạo, hoặc sau khi chỉnh lý luống xong, trước khi gieo mạ phủ

một lớp đất mùn khô hoặc cát bùn rồi mới gieo; đối với đất cát bùn

quá nặng phải tăng cường bón phân chuồng để cải tạo; tốt nhất

không nên đất vụ trước trồng gai để làm vườn ươm, vì bệnh thối rễ

tuyến trùng tàn dư ở vườn gai cũ khá nghiêm trọng, luống gai sau

khi gieo trồng có thể mang theo mầm bệnh truyền vào ruộng sản

6

Page 13: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

xuất, không chỉ phát tán mầm bệnh, mà còn ảnh hưởng đến sự tăng

trưởng và phát triển của gai.

Vườn ươm: Chọn ngày nắng để xới đất, sau khi phơi đất phun

thuốc diệt khuẩn và thuốc trừ sâu để khử trùng. Cày xới, làm tơi

đất, san bằng làm luống, luống rộng 1,2 – 1,4 m, chiều dài lô

không giới hạn, chiều rộng rãnh mương khoảng 50 cm, sâu khoảng

25 cm. Rạch ngang bề mặt lô một rãnh gieo cây giống, khoảng

cách giữa các rãnh là 15 cm,trong rãnh rải lượng cát mịn thích hợp,

để dễ dàng gieo cây giống.

Bón phân: Thường lựa chọn mảnh đất khá màu mỡ để làm

vườn ươm, vì vậy sau khi làm đất xong, thường không cần phải

bón phân, càng không cần phải dùng phân bón urê hay các phân

bón hóa học khác để làm tăng độ màu mỡ.

Khử trùng: Trước khi gieo giống thường dùng dung dịch kali

permanganat nồng độ 1/40000 (tức trong 40 kg nước cho 1g kali

permanganat) tưới khắp vườn ươm. Trường hợp gieo giống vào

mùa nóng, thì không cần xử lý kali permanganat hoặc giảm nồng

độ sử dụng.

III. Cắt cành lấy cây giống

Chọn ngày nắng sau 9h sáng bắt đầu lấy mầm, tuy nhiên phải

7

Page 14: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

tránh lấy mầm khi nhiệt độ cao. Dùng dao lưỡi đơn cắt thân và

nhánh, gọt phần dưới của thân hoặc nhánh ở trong chỗ râm, cắt lấy

nhánh có độ dài từ 8 – 15 cm. Giữ lại 3 – 5 lá nhỏ của ngọn nhánh

gieo, đảm bảo dưới khoảng 1 cm có một mắt. Giảm thiểu các vết

thương của cành giâm. Cho cành giâm gọt xong vào dung dịch khử

trùng (kali permanganat 0,8 ‰hoặc thiophanate500 – 1000 lần,

thuốc diệt khuẩn carbendazim) trong 3 phút, rồi đặt trong bóng

râm chuẩn bị sử dụng.

Khi cắt lấy ngọn non cần phải chú ý: 1) Có thể cắt cây giống

trong ruộng cùng một lúc, tập trung vào chỗ mát để khử trùng, mỗi

lần lấy cây giống không nên lấy quá nhiều, thường mỗi lần lấy 300

– 500 cây giống rồi xử lý một lần. 2) Trời nằng phải mang theo

nước để cắt cây giống, tức phải mang theo thùng chứa nước xuống

ruộng, sau khi cắt ngọn non xuống phải cho vào trong nước để giữ

ẩm, tránh mất nước quá nhiều khó mà sống được. 3) Phải vừa cắt

cành vừa tỉa, vừa xử lý thuốc, vừa giâm.

8

Page 15: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

IV. Giâm ngọn

Các bước chính là: Tưới nước –gieo giống – tưới nước– cắm

tre xung quanh –phủ màng nhựa – che mát

Cành giâm sau khi xử lý khử trùng được gieo tập trung vào

rãnh bên trong có cát mịn, độ sâu 2 ~ 3 cm; khoảng cách giữa các

hàng 10 – 12 cm, khoảng cách giữa các cây 6 – 7 cm, mỗi mẫu

vườn ươm gieo khoảng 80 – 100 ngàn cây là thích hợp. Sauk hi

gieo giống phải tưới nước kịp thời, cho tới khi thấm nước khắp

vườn ươm.

Những vấn đề chính cần lưu ý khi gieo giống: 1) Chọn thời

gian gieo giống. Tùy vào những mùa khác nhau mà lựa chọn thời

gian gieo giống khác nhau, tháng 4 – 5 gieo giống lúc nào cũng

Lấy ngọn non

Giâm ngọn

9

Page 16: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

được, tháng 6 – 9 phải gieo vào sáng sớm hoặc trước 10h sáng, sau

6h chiều. 2) Làm tốt “5 vừa”, vừa tưới nước, vừa gieo giống, vừa

cắm tre xung quanh, vừa phủ màng, vừa phủ rơm che mát. 3) Chừa

3 – 4 cm rộng hai bên luống, sau khi gieo xong mỗi luống đào đất

mép luống 2 – 3 cm, sau khi phủ màng xong dùng đất của luống

nén chặt màng phủ.

V. Quản lý luống

Việc quản lý vườn ươm chủ yếu là điều tiết ánh sáng, nhiệt

độ và nước, phương pháp quản lý cụ thể như sau:

1. Kiểm soát độ ẩm. Kiểm soát nhiệt độ tương đối trong

màng, then chốt là lúc gieo luống phải được tưới tiêu, sau khi gieo

tưới lại một lần nữa, rồi phủ màng giữ ẩm ngay lập tức, sau khi

nén đất đầm kín thườn thì trong 4 – 5ngày không được dở bỏ

Ươm mạ Cấy ghép

10

Page 17: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

màng, như vậyđộ ẩm tương đối trong màng có thể duy trì ở mức

trên 95%, trường hợp sau khi gieo 2 – 3 ngày lá cây non hơi cong,

đây là hiện tượng bình thường.Chỉ cần thường xuyên quan sát

không mócđầu, không cuốn lá nghiêm trọng, thì không cần phải

tháo màng tưới nước, tuy nhiên, phải thường xuyên quan sát những

biếnđổi của độ ẩm bên trong màng. Khi xuất hiện một trong những

tình huống sau, phải tháo màng tưới nước: 1) Độ ẩm tương đối

trong không khí thấp hơn 90%; 2) Sau 7h tối quan sát từ bên ngoài

màng thấy lượng nước đọng lại bên trong màng không đáng kể; 3)

Bề mặt luống xuất hiện các khe nhỏ (bị hở) hoặc nổi màu trắng.

Việc tháo màng tưới nước phải tiến hành vào buổi sáng sớm hoặc

buổi tối. Lượng nước tưới không nên quá nhiều, số lần cũng không

được quá dày đặc, ngược lại, dễ phát bệnh thối rữa. Sau mỗi lần

tháo màng tưới nước vẫn phải phủ màng lại, cho tới khi cây cứng

cáp.

2. Kiểm soát ánh sáng và nhiệt độ. Trên bề mặt màng phủ

thêm màng rơm hoặc vật che chắn khác, chủ yếu là để điều tiết

nhiệt độ và ánh sáng, phải che mát tùy theo từng trường hợp, quá

nhiều hoặc quá ít đều không tốt. Một mặt có thể giảm bớt nhiệt độ

trong màng, tránh làm tổn thương cây non; mặt khác phải cho

luống thời gian chiếu sáng nhất định, thúc đẩy việc phát triển rễ.

Phương pháp che mát là phủ 1 – 2 màng rơm hoặc các vật che mát

khác lên trên màng nhựa.Mỗi ngày sau 5h chiều dỡ bỏ màng che

11

Page 18: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

mát, khảng 7h30 sáng hôm sau lại phủ lên. Cũng có thể chọn thời

gian trước 11h sáng phủ ở phía đông luống, sau 5h chiều phủ ở

phía tây luống, từ 11h sáng – trước 5h chiều phủ toàn bộ luống,

như vậy có thể kéo dài thời gian chiếu sáng, thúc đẩy cây gai phát

triển rễ. Trường hợp ngày mưa âm u, có thể cả ngày không cần che

mát. Phải thường xuyên quan sát nhiệt độ bên trong màng, đặc biệt

chú ý nhiệt độ từ 11h – 16h hàng ngày, khi nhiệt độ trong màng

tăng tới 40oC, phải lập tức tưới nước bên ngoài màng hoặc phủ vật

che chắn để giảm nhiệt độ, tuyệt đối không tháo màng thông gió

giảm nhiệt độ.

3. Tháo màng luyện giống. Sau khi cây phát triển rễ trắng 3 –

5 cm, trước tiên mở hai đầu tấm màng luyện giống, rồi dần dần

giảm bớt những vật che chắn. Sau 2 – 3 ngày là có thể dỡ bỏ toàn

bộ vật che chắn, nhưng phải duy trì độ ẩm. Thông thường trồng

vào tháng 4 – 5, khoảng 12 – 15 ngày là có thể luyện giống, trồng

vào tháng 6 – 9, khoảng 10 – 12 ngày là có thể luyện giống. Việc

luyện giống phải tiến hành theo từng giai đoạn, về thời gian trước

ngắn sau dài, tháo màng ở hai đầu trước rồi tới hai bên; tháo màng

thông gió trước rồi dỡ bỏ vật che chắn. Trước tiên là thông gió 1 –

2 giờ đồng hồ mỗi buổi sáng và tối, sau đó thông gió cả ngày, duy

trì màng và vật che phủ, thời gian 1 – 2 ngày. Sau đó tháo màng,

12

Page 19: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

ban ngày phủ vật che chắn, ban đêm không phủ, cứ vậy việc luyện

giống lặp đi lặp lại 1 – 2 ngày là có thể dỡ bỏ hoàn toàn những vật

che phủ. Trường hợp luống khô hạn trong giai đoạn luyện giống,

phải kịp thời tưới nước tăngđộ ẩm.

4. Xử lý cây giống bệnh, chết. Mỗi lần tháo màng tưới nước

đều phải xử lý cây giống bệnh và chết, khi phát hiện phải kịp thời

xử lý ra khỏi luống. Với luống bị phát bệnh nghiêm trọng, có thể

dùng mốc khô Thụy Sĩ 800 – 1000 lần, methyl phosphate để khử

trùng.

VI. Di dời cây giống

1. Cây gai con ra khỏi vườn ươm: Cây giống 30 – 40 ngày

tuổi, về cơ bản đã phát triển đầy đủ rễ, lá mới 2 – 3 lá. Ra khỏi

vườn ươm quá sớm, cây gai con non nớt, sau khi chuyển ra ruộng

lớn khó mà sống được, cầy giống nhiều ngày tuổi hơn, có lợi hơn

cho việc chuyển ra ruộng lớn, tuy nhiên thời gian chiếm dụng diện

tích vườn ươm lớn, quay vòng chậm, hiệu suất thấp, khi lấy giống

luống phải tưới đầy đủ nước, sau khi khô đi một chút mới lấy

giống. Lần đầu tiên sau khi cây giống ra khỏi vườn ươm, phải đào

sâu luống và phơi nắng 2 – 3 ngày, sau đó chuẩn bị đất cho việc

ươm giống lần thứ hai.

2.Cấy: Luống rộng khoảng 3,8 mét, rãnh mương khoảng 40

13

Page 20: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

cm; khoảng cách giữa các hàng khoảng 60 cm, khoảng cách giữa

các cây khoảng 50 cm, số cây trong mỗi mẫu khoảng 2000 cây.

Gieo trồng vào mùa nóng phải tăng cường quản lý trước và sau khi

cấy cây con, một là phải bảo vệ tốt cây gai con, tránh nhiệt độ cao

làm mất nước, nâng cao tỷ lệ sống; hai là đất phải có đủ lượng

nướcđể giữ ẩm, có hai cách: Một là tưới tiêu trước khi cấy giống.

Tức là tưới nước đầy đủ trước khi cấy, sau khi hơi khô nhân lúc

đấy còn ẩm ướt cấy cây con xuống, sau đó tưới nước thêm một

hoặc nhiều lần để duy trì độ ẩm, đảm bảo khả năng sống của cây

con.

14

Page 21: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

PHẦN 2: NHÂN GIỐNG

I. Chuẩn bị vật liệu ươm mạ

Phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu nhà nông như: màng nhựa,

vòm tre (dài x rộng = 200 x 3 cm), vật che râm (màng rơm, túi

rơm) và các vật liệu khác.

II. Ươm mạ

1. Thời gian: Lưu vực sông Trường Giang thời gian gieo

trồng tốt nhất là đầu xuân, gieo trồng từ giữa cuối tháng 2 đến đầu

tháng 3, màng bảo vệ nhiệt độ gieo trồng có thể sớm hơn. Cũng có

thể gieo trồng vào mùa thu khi nhiệt độ thích hợp, cấy sau mùa

đông.

2. Lựa chọn vườn ươm: Lựa chọn đất ruộng tránh chiều gió,

hướng nắng, gần nguồn nước, tưới tiêu thuận tiện, đất tơi xốp, độ

màu mỡ trung bình, ít cỏ dại để làm vườn ươm. Cày bừa đất, sau

khi phơi đất phun thuốc diệt khuẩn và thuốc trừ sâu để khử trùng.

San bằng làm luống, luống rộng 1,2 – 1,4 m, khoảng cách giữa các

luống 0,3 – 0,5 m, bề mặt luống phải san lấp bằng phẳng, nhặt hết

cỏ dại. Dựa theo tỷ lệ hạt giống nảy mầm tăng hoặc giảm lượng

gieo trồng, thông thường mỗi mẫu gieo trồng khoảng 500g.

15

Page 22: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

Hạt giống Gieo giống

3. Gieo hạt: Trước khi gieo phơi hạt giống 1 – 2 ngày, để hạt

giống dễ hấp thụ nước, thúc đẩy sự nảy mầm. Đùng tấm gỗ san

bằng bề mặt luống, trải đều một lớp tro cỏ mỏng;trộn đều hạt giống

với tro cỏ theo tỷ lệ khối lượng 1:5-10. Dùng phương pháp gieo

hạt bằng tay hoặc rây mịn gieo hạt qua lại nhiều lần, sau khi gieo

xong rắc một lớp đất mỏng mịn (không nhìn thấy hạt giống là

được), tưới nước đầy đủ trước và sau khi gieo hạt.

4. Che phủ: Phủ màng nông nghiệp sau khi gieo giống, nhiệt

độ trong màng nên được kiểm soát trong khoảng 25 – 28oC, nhiệt

độ quá cao có thể làm hở hai đầu thông gió. Khi nhiệt độ trung

bình hàng ngày ở khoảng 20oC, một tuần là có thể nảy mầm. Đợi

cây con phát triển được 3 – 4lá thì có thể tháo màng luyện cây

giống. Sau 2 – 3ngày luyện cây giống,chọn ngày nhiều mây dỡ bỏ

tấm màng, sau khi dỡ bỏ tấm màng phải kịp thời tưới nước giữ độ

16

Page 23: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

ẩm. Giữ lại vòm tre để che nắng ban ngày khi nhiệt độ cao hoặc

che khi dự đoán sắp có bão lớn, để tránh thiệt hại cho cây giống

còn non. Để giảm thiểu chi phí, cũng có thể sử dụng rơm rạ để che

phủ, tốt nhất là phủ cho tới khi không nhìn thấyđất, đợi sau khi ra

cây, lần lượt dỡ bỏ màng rơm.

Khi cây lộ khỏi mặt đất, có thể chọn rơm để che phủ, tốt nhất

là phủ cho tới khi không nhìn thấyđất, phải thường xuyên tưới

nước giữ ẩm luống. Sau khi nảy mầm lần lượt phân lô dỡ bỏ vật

che phủ. Thông thường sau khi nảy mầm đều thì dỡ bỏ 1/3 vật che

phủ, sau khi phát triển 2 lá dỡ bỏ tiếp 1/3, 4 lá dỡ bỏ hết phần còn

lại.Những ngày mưa hoặc thời tiết khắc nghiệt cần chú ý tránh cây

con bị tổn thương.

III. Quản lý vườn ươm sau khi tháo màng

Sau khi tháo màng nếu phát hiện vườn ươm mọc cỏ phải kịp

thời nhổ bỏ. Bắt đầu từ thời kỳ 6 lá, dựa theo hình thái thực vật cây

gai, loại bỏ những cây có hình thái thực vật khác biệt rõ ràng.

Cùng lúc tiến hành tỉa thưa. Phương pháp tỉa thưa là loại bỏ những

cây yếu trước, nếu mật độ vẫn còn lớn, tiếp tục loại bỏ một phần

cây gai con, mật độ tiêu chuẩn là lá của các cây gai không mắc vào

nhau. Việc tỉa thưa thường chia làm 2 – 3lần thực hiện, mỗi lần

17

Page 24: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

cách nhau khoảng 07 ngày. Mật độ cuối cùng của mỗi mẫu vườn

ươm không dưới 80.000 cây.

Kết hợp với tỉa thưa, thực hiện bón phân cho cây. Sau mỗi lần

tỉa thưa, tưới phân và nước tiểu pha loãng của người hoặc dung

dịch nước urê ,5% đến 1% (nồng độ tăng dần tùy theo tốc độ tăng

trưởng tuổi cây con). Mỗi lần bón phân không được bón quá nhiều,

tránh làm tổn thương đến cây con.

IV. Di dời cây giống

Sau khi nảy mầm 50 – 60 ngày, khi cây gai con phát triển 8 –

10 lá, là có thể bắt đầu đem cấy. Thời kỳ đem cấy thích hợp nhất là

10 – 12 lá. Với cây gai trồng vào mùa thu, sau khi giữ ấm qua mùa

đông, đầu xuân năm tiếp theo cấy. Khi cấy nên chọn ngày trời

nhiều mây hoặc thực hiện vào buổi chiều ngày nắng. Trước khi lấy

cây giống phải tưới nước vườn ươm. Khi lấy phải lấy các cây lớn

trước. Sau khi lấy xong phải kịp thời bón phân, để thúc các cây con

sinh trưởng. Giảm thiểu tổn thương tới gốc, mang theo đất cấy phù

hợp với số lượng. Trường hợp lá khá nhiều, chiều cao cây hơn 40

cm, nên cắt bỏ một phần lá, để giảm bớt việc thoát hơi nước. Dựa

theo kích thước lớn nhỏ mà cấy vào các mảnh đất khác nhau, sau

khi cấy phải kịp thời tưới đủ nước ổn địnhlượng nước trong gốc.

18

Page 25: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

Sau khi trồng nếu trời nắng liên tục, trong vòng 3 – 5ngày mỗi

ngày tưới nước một lần, để đảm bảo sự sống cho cây non, và kịp

thời kiểm tra bổ sung thiếu sót.

V. Các hạng mục chú ý

Khi chuẩn bị đất có thể sử dụng thuốc trừ sâu 666 hoặc các

thuốc trừ sâu khác để diệt sâu bệnh trong đất; phải làm tơi toàn bộ

đất trong luống, dùng bản gỗ đầm chặt một chút, trường hợp hạt

đất lớn lại khó vỡ, có thể rắc một lớp đất mịn, tránh có khe hở giữa

các hạt giống;phải tưới nước đều, tránh các hạt giống bị dội đi; bón

phân phù hợp, tránh bón quá nhiều làm cháy cây; phải quản lý chặt

chẽ, kiểm tra thường xuyên, kiểm soát nhiệt độ bên trong các

màng, không được dỡ bỏ tất cả các màng trong cùng một lúc, tránh

mất nước đột ngột làm chết cây. Trong thời gian luyện cây giống,

ban ngày dỡ bỏ, ban đêm phủ lên, ngày nắng dỡ bỏ, ngày mưa phủ

lên.

19

Page 26: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

CHƯƠNG III: KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY

GAI

PHẦN 1: KỸ THUẬT CANH TÁC THÔNG THƯỜNG

I. Bón phân đúng lúc

Thông thường từ khi các cây gai đầu tiên nảy mầmcho tới khi

nảy mầm đều mỗi tháng bón phân 02 lần, lần đầu tiên gọi là “bón

phân đề”, làm tới khi nảy mầm, màu mỡ đất, mỗi mẫu bón 500 –

750 kg phân gia súc, hoặc 4 – 5 kg urê. Lần thứ hai gọi là “bón

phân mạnh cây”, khi cây cao khoảng 33 cm, mỗi mẫu bón 10 – 15

kg urê, hoặc cây trưởng thành bón 50 – 75 kg thêm 7,5 – 10 kg

phân kali, hoặc 25 – 35 kg phân bón tổng hợp 45% . Một tháng sau

bón phân lần thứ ba, lần này gọi là “bón phân phát triển thân”, mỗi

mẫu bón 12 – 15 kg phân urê. Việc bón phân phụ thuộc vào thời

tiết và thời gian, tốt nhất là trước trời mưa hoặc sau trời mưa khi

nước đọng trên lá gai khô đi, việc bón phân khi lá gai đọng nước

có thể làm tổn thương đến cây hoặc lá.

Những vụ gai thứ hai, ba,trừ khi vụ gai đầu chưa sử dụng hết

20

Page 27: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

phân bón mùa đông còn lại trong đất, chủ yếu dựa vào việc bón

phân để đạt năng suất cao. Nguyên tắc bón phân là vụđầu tiên

“trước ít sau nhiều”, vụ thứ hai, ba “trước nhiều sau ít”. Trong sản

xuất gai vụ hai, ba cần kết hợp bón phân và chống hạn hán, có thể

nâng cao năng suất gai trên diện rộng, thường có thể tăng khoảng

30 – 50% sản lượng, ngược lại, gặp phải những năm mùa hè mùa

thu hạn hán kéo dài, bón phân cũng không thể phát huy hiệu quả

tăng sản lượng. Kinh nghiệm trồng gai là: “bón phân và chống hạn

hán, sản lượng tăng gấp đôi. Bón phân không chống hạn hán, một

ổ trứng gà góa”.

II. Làm tốt công tác trồng trọt vào mùa đông

Sau khi vào đông, cây gai ngừng phát triển, nhưng rễ và mầm

thai dưới gốc gai vẫn thực hiện các hoạt động sinh lý. Vì vậy, vào

mùa đông tạo một môi trường tốt, đáp ứng nhu cầuvề nước, phân

bón, không khí, nhiệt độ của gốc gai, thúc đẩy các gốc gai phát

triển mập mạp hơn, tăng cường trồng trọt, nắm bắt “ba phải”, là

chìa khóa quan trọng để có được mùa bội thu vào năm sau.

1. Phải cày sâu “muốn bội thu gai, mùa đông đào đất bón

phân cho gốc”. Cây gai thu hoạch ba mùa, là thực vật canh tác

nhiều năm, không thể cày bừa đất hàng năm, dễ dẫn tới đất bị nén

21

Page 28: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

chặt, không khí lưu thông không tốt, khả năng giữ nước và phân

bón giảm, cỏ dại phát triển, làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của

cây gai dầu. Vì vậy, cày sâu có thể loại bỏ việc đất bị nén chặt,

tăng cường tính thông thấu của đất, thúc đẩy hoạt động của các vi

sinh vật trong đất, đẩy nhanh việc phân giải phân bón, loại bỏ cỏ

dại và các sâu bệnh gây hại... Đồng thời còn có thể cắt đứt các rễ

leo và rễ rữa giữa các hàng, ngăn chặn việc các gốc gai đầy vườn

quá sớm, thúc đẩy tăng trưởng của rễ mới, và kéo dài tuổi thọ của

gốc gai. Thông thường việc xới đất mùa đông thường được thực

hiện sau khi thu hoạch gai. Độ sâu xới đất được quyết định bởi các

điều kiện loại giống, tuổi gai, tính chất đất. Với rễ sâu, đất sét dính,

giữa các hàng phải xới đất sâu, với các gốc rễ cạn, đất cát thì xới

đất cạn; với cây non tuổi mạnh mẽ cần xới đất cạn, cây nhiều tuổi

nên xới đất sâu, nhưng không được làm tổn thương rễ, nguyên tắc

gốc củ cải. Thông thường xới đất sâu 10 – 17 cm.

2. Phải chú trọng bón phân mùa đông “trồng gai không cần

kỹ thuật, chỉ cần mùa đông bón phân đầy đủ”. Cây gaimột năm thu

hoạch ba lần, tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều, phải bón phân bổ

sung đầy đủ. Đồng thời phần bên dưới của cây gaivẫn tiếp tục phát

triển rễ vào mùa đông, cũng cần hấp thụ một phần chất dinh dưỡng

nhất định, vì vậy, phải chú trọng bón phân đầy đủ. Thông thường

22

Page 29: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

lượng phân bón vào mùa đông chiếm 40 – 60% lượng phân trong

cả năm. Phân bón mùa đông chủ yếu là phân hữu cơ, ví dụ như

phân lợn, bò, dê, chất thải của con người, phân chuồng, bánhdầu,

bùn sông và ao hồ (mương). Phương pháp bón phân gồm có rải,

điểm, và bón khắp vườn. Thường mỗi mẫu bón 3000 kg chất thải

của con người hoặc phân lợn, bò, hoặc khoảng 100 kg bánh dầu,

tiếp theo bón khoảng 40 – 50 kg phân phốt pho và kali, rải phân

khắp vườn, phần còn lại bón gốc hoặc điểm cây. Yêu cầu phải bón

sâu và phủ đất, nâng cao hiệu quả, có tác dụng chống lạnh và giữ

nhiệt độ.

3. Phải vun thêm đất “đắp đất sâu 1 tấc, bên trên là một lớp

phân”. Mùa đông vun đất dày cho gốc gai có tác dụng giữ ấm,

chống lạnh, thúc đẩy mọc mầm, phát triển rễ, có tác dụng phát

triển cây con, độ dày đất vun thêm khoảng 33 cm là thích hợp, quá

dày vụ gai đầu xuân nảy mầm chậm, tăng trưởng không đều, ảnh

hưởng đến năng suất; quá mỏng thì không đạt tới tác dụng cần

có.Thông thường bón phân sau khi xới đất, sau đó vun đất, tranh

thủ hoàn thành trước mùa đông. Việc vun đất phải đạt tới yêu cầu

màu mỡ, vụn, bằng, đều. Tốt nhất là dùng bùn sông hồ (mương),

đất sét, đất vườn, đất núi già để vun đắp. Lưu ý khi vun đất phải

vun gốc, tránh để lộ gốc, đồng thời kết hợp với mương thoát nước.

23

Page 30: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

PHẦN 2: KIỂM TRA ĐẤT PHA CHẾ BÓN PHÂN

I. Giới thiệu công tác kiểm tra đất pha chế phân bón

Việc pha chế phân bón được dựa trên cơ sở là các thử nghiệm

giữa đất và ruộng phânbón, dựa trên quy luật cây trồng cần phân

bón, đất cung cấp tính năng màu mỡ và hiệu ứng phân bón, trên cơ

sở sử dụng hợp lý các phân bón hữu cơ, để đưa ra liều lượng sử

dụng phân nitơ, phốt pho, kali và các nguyên tố vi lượng, thời gian

bón phân và cách bón.

Tận dụng việc kiểm tra đất và pha chế phân bón có nhiều ưu

điểm, về mặt chi phí, có thể giảm bớt chi phí sản xuất, nâng cao

hiệu quả sử dụng phân bón. Về mặt sản lượng, giúp tăng năng suất

cây trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu

nhập cho nông dân. Về mặt bảo vệ môi trường, tỷ lệ hợp lý, giảm

thiểu ô nhiễm do phân bón dư thừa; về mặt cải thiện độ màu mỡ,

bón phân hợp lý, cân đối, giúp nâng cao chất lượng đất canh tác.

Về mặt kỹ thuật bón phân, việc tận dụng công thức khoa học để

pha chế, kết hợp với kỹ thuật và thời gian hợp lý, giúp nâng cao

trình độ bón phân khoa học.

Kiểm tra đất pha chế phân bón chủ yếu gồm các 05 bước

chính: “Kiểm tra đất, công thức, pha chế phân bón, cung cấp, bón

24

Page 31: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

phân theo hướng dẫn”

II. Hướng dẫn bón phân khu vực Động Đình Hồ

Theo “Tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm tra đất pha chế phân bón”

của Bộ Nông nghiệp và các kết quả nghiên cứu liên quan, tham

khảo việc kiểm tra đất và pha chế phân bón ở khu vực Động Đình

Hồ ba mùa gai cao sản (ba mùa 200 kg) như bảng bên dưới. Có

nghĩa là, muốn đạt được năng suất cao, vụ gai đầu phải bón 8 – 10

kg phân nitơ, 3,1 – 4,5 kg phân phốt pho, 4,3 – 5,7 kg phân kali.

Vụ thứ hai và ba lần lượt thực hiện theo bảng bên dưới.

Tham số kỹ thuật thị phạm cây gai ba vụ (Đơn vị: kg/mẫu)

V

Phân nitơ Phân phốt pho Phân kali

N:P:K

Bình

quân

sản

lượng

Bình

quânPhạm vi

Bình

quânPhạm vi

Bình

quân

Phạm

vi

1 8,7 8,0–10,0 3,5 3,1–4,5 5,10 4,3–5,7 1:0,40:0,59 75,80

2 5,5 4,5–7,0 3,0 2,5–3,5 4,30 3,8–4,5 1:0,55:0,78 66,76

3 5,1 4,5–6,7 1,5 1,0–2,2 6,00 5,1–6,8 1:0,29:1,18 59,27

25

Page 32: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

26

Page 33: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

PHẦN 3: PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, THOÁT NƯỚC NGẦM VÀ TRÁNH GIÓ CHO CÂY GAI

I. Phòng chống hạn hán

Cây gai tuy là cây trồng đất hạn, nhưng do hệ thống rễ lớn,

thân lá tươi tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh, nên nhu cầu lượng nước

rất cao. Khu vực Động Đình Hồ phía bắc Hồ Nam, mặc dù lượng

mưa dồi dào, nhưng phân bố không đều. Thông thường vụ đầu

lượng mưa nhiều, vụ hai và ba lượng mưa ít, thường gặp hạn hán

cuối hè và thu, sản lượng ba vụ gai không đồng đều. Vào mùa khô

hạn ít mưa, tưới tiêu chống hạn hợp lý là cách để đảm bảo tăng sản

lượng thu hoạch gai.

Biểu hiện khi cây gai cần nước là: 1) Hàng ngày từ 10h sáng

đến 5h chiều, khi bắt đầy xuất hiện trạng thái héo, ngọn cây cong,

rủ lá, tăng trưởng chậm. 2) Đầu lá hướng về mặt trời, đầu lá không

thể xoay chuyển linh hoạt theo vị trí của mặt trời, lá không sáng

bóng, phẳng và yếu, không có sức sống, lá nhỏ hẹp, và xuất hiện

màu xanh tối. 3) Lấy đất ở độ sâu 15 cm dùng tay vo thành cục,

buông ra liền vỡ vụn. Chính là hiện tượng thiếu nước, cần phải

tưới nước chống hạn. Cách tưới nước, chống hạn cho cây gai chủ

yếu gồm có:

1. Tưới tiêu: Giải pháp trực tiếp nhất khi thiếu nước là tưới

tiêu. Buổi sáng tốt nhất là từ 5h – 10h, buổi chiều tốt nhất từ 5h –

27

Page 34: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

8h. Tưới tiêu phải đạt tới 03 tiêu chí “sớm, thấu, liên tục”. “Sớm”

nghĩa là nhân lúc gai đâm chồi xanh non hiệu quả tưới tiêu mới

cao, tưới quá trễ hoặc khi ra vỏ đen thì tác dụng không lớn. “Thấu”

nghĩa là dựa theo nghiên cứu thông thường mỗi mẫu tưới 30 – 40

khối nước là thích hợp, lượng nước có thể thấm vào trong đất cày 3

– 4 tấc, đạt tới trạng thái bão hòa, đảm bảo đủ nước cho thân trên

và rễ dưới, thúc đẩy sự phát triển bình thường của cây gai;“liên

tục” nghĩa là sau khi tưới một đến hai lần, thời tiết vẫn khô hạn

không mưa, thì phải tưới liên tục nhiều lần.

2. Biện pháp tổng hợp: Tăng cường lượng phân bón canxi,

đạm, lân, kali để cải thiện khả năng chịu hạn của cây trồng. Ở vùng

đồi núi phía bắc của Hồ Nam, mùa đông làm tốt công tác vun đất

(mỗi mẫu 30 kg phân tổng hợp), vụ đầu thu hoạch sớm (cuối tháng

5), vụ hai và ba xới đất sâu giữa các hàng (lần lượt bón mỗi mẫu

15 kg phân tổng hợp, 15 kg phân urê, 10 kgcalcium phosphate, 15

kg kali clorua, 268 kg bã rau), đồng thời phủ bằng rơm (236

kg/mẫu), dùng chất chống hạn hán (3g/mẫu, pha loãng với nước tỷ

lệ 1:10000 rồi phun lên lá) kết hợp sử dụng các biện pháp tổng

hợp, hiệu quả chống hạn tăng năng suất mang lại kết quả tốt nhất.

3. Các biện pháp đơn giản: Các biện pháp được nêu trên đều

khá phức tạp, chi phí cũng khá cao. Nghiện cứu cũng cho thấy,

dưới điều kiện không bón phân, chỉ sử dụng 3g chất chống hạn hán

cho mỗi mẫu, dùng nước pha loãng 10000 lần rồi phun, kết hợp

28

Page 35: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

với phun trên lá 30ml/mẫu, dùng nước pha loãng 1000 lần rồi phun

lên lá, hiệu quả chống hạn cũng rất tốt, hơn nữa chi phí khá thấp,

dưới tình hình khó tuyển lao động, chi phí nhân công cao, thì đây

là biện pháp dễ thực hiện.

II. Tránh thoát nước ngầm

Khi hàm lượng nước trong đất vườn ươm lớn hơn 28%, cũng

không có lợi cho cây gai sinh trưởng. Khu vực đồng bằng của

Động Đình Hồ, các vườn gai vài năm cho đến 10 mấy năm đã xảy

ra hiện tượng bại gốc, nguyên nhân của nó cũng liên quan tới hệ

thống thoát nước kém. Vì vậy, trồng gai ở mặt đất phải có rãnh sâu,

trồng gai ở khu vực hồ còn phải khai thông đường mương thoát

nước, trồng gai khu vực đồi núi, thung lũng cũng phải thực hiện tốt

các mương rãnh xung quanh núi. Ngoài ra, phải thường xuyên duy

trì mặt luống bằng phẳng, mùa mưa dọn dẹp mương rãnh, giúp

thoát nước dễ dàng.

Lưu ý: Trồng gai phải lựa chọn nơi có hệ thống thoát nước và

tưới tiêu thuận tiện, đồng thời phải ở xung quanh đất trồng, bên

trong làm tốt công tác mương rãnh. Có lợi cho việc chống hạn,

chống ngập úng, cũng là biện pháp cơ bản nhất.

III. Tránh gió

Cây gai cao, thân nhỏ, dễ bị nguy hại bởi gió lớn, dẫn tới bị

tổn thương lá, nghiêm trọng có thể bị gãy hoặc ngã đổ. Đặc biệt là

29

Page 36: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

trồng gai ở khu vực bờ hồ, sức uy hiếp của gió bão càng lớn. Cây

gai bị gió làm ngã đổ, tổn thương và gãy, ảnh hưởng đến sản lượng

và chất lượng sợi. Các phương pháp tránh gió chủ yếu gồm có:

1. Khi xây dựng vườn ươm phải chọn nơi tránh gió, hướng

nắng, khi trồng phải dựa vào các điều kiện địa phương, căn cứ vào

thời tiết khắc nghiệt của địa phương, nương theo hướng gió, có thể

giảm thiểu các tác hại của gió.

2. Trồng giống có sức kháng gió, ví dụ như: “Gai Trung Quốc

số 1”, “Gai Hồ Nam số 2”, “Gai Giang Tây số 3”, “Gai Tứ Xuyên

số 8”…

3. Trồng rừng chắn gió, xung quanh vườn ươm bao quanh bởi

các cây trồng cao chắn gió; biện pháp hiệu quả nhất là trồng hai ba

hàng cây xung quanh, nên chọn loại cây sinh trưởng nhanh, xanh

tốt, mọc thẳng và nhanh, ít che ánh sáng như: thủy lạp, trinh nữ,

bạch dương… hoặc cam, quýt, tì bà, và cây ăn quả khác. Với vườn

ươm nhỏ, hoặc rừng cây chắn gió chưa trưởng thành, tận dụng các

đám lau sậy, cỏ tre mỏng dệt thành tường chắn gió, cũng có tác

dụng tránh gió nhất định.

Ngoài ra, mật độ cây trồng phù hợp và tăng cường vun đất

dày vào mùa đông; bón phân kali tăng cường sức đề kháng, thu

hoạch sớm, kịp thời, giảm thiểu tổn thất.

30

Page 37: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

31

Page 38: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

CHƯƠNG IV: PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH

SÂU HẠI

PHẦN 1: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

I. Thối rễ do tuyến trùng

1. Triệu chứng và nhận biết

Thối rễ do tuyến trùng chủ yếu nguy hại đến thân rễ dưới đất,

rễ củ cải, đốm bệnh thời kỳ đầu là những đốm nhỏ màu nâu đen

không quy luật, hơi lõm; sau đó dần mở rộng thành các đốm lớn

màu nâu đen, thời kỳ cuối xuất hiện các mảng nâu đen lớn bị thối

rữa. Các cây trên mặt đất của gốc gai bị hại dần ít đi, cây thấp nhỏ,

yếu ớt, lá vàng, lúc khô hạn dễ rụng lá.

2. Phòng ngừa và chữa trị

1) Nên lựa chọn giống tốt có khả năng kháng bệnh thích nghi

với điều kiện địa phương (ví dụ như “Gai Trung Quốc số 1”, “Gai

Hồ Nam số 5”, “Gai Tứ Xuyên số 12”…)

2) Các vườn gai cũ có điều kiện thực hiện luân canh lúa.

Trường hợp không đủ điều kiện luân canh lúa, có thể luân canh

32

Page 39: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

mía, bắp, cao lương và các ngũ cốc khác; hoặc xới sâu phơi đất

vào mùa khô, giảm thiểu số lượng tuyến trùng.

3) Khai thông mương thoát nước, hạ thấp mực nước ngầm,

xới đất, làm cỏ kịp thời.

4) Khi trồng tiến hành xử lý thuốc đối với các gốc gai. Khi

trồng dùng nước ấm 45 – 46oC hoặc dithiocyanomethane thành

phần hoạt chất 1:6000 lần ngâm gốc gai từ 15 – 20 phút.

5) Dung dịch thuốc phòng ngừa và chữa trị. Vào đầu và giữa

tháng 4 hàng năm, hoặc khi nhiệt độ đất ổn định ở khoảng 15oC,

dùng chất diệt tuyến trùng cadusafosthành phần hoạt tính

200g/mẫu, hoặc hạt fosthiazate thành phần hoạt tính 200g/mẫu,

hoặc hạt carbosulfan thành phần hoạt tính 300g/mẫu. Trước khi

bón trộn lẫn từng loại thuốc với cát mịn hoặc tro bùn với tỉ lệ 1:25,

rồi rải vào trong đất, sau khi rải thuốc dùng cáo hoặc cuốc xới bề

mặt đất, thúc đẩy thuốc trộn lẫn vào trong đất. Mỗi năm rải thuốc

một lần.

II. Bệnh nhiệt than

1. Triệu chứng và nhận biết

Chủ yếu thiệt hại về là, cuống lá và thân cây. Xung quanh các

33

Page 40: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

lá bị nhiễm bệnh xuất hiện các đốm nâu hình tròn hoặc bầu dục, ở

giữa là các đốm bệnh màu xám, kích thước 1 – 3 mm, có khi trên

một lá có tới 10 mấy đốm bệnh. Cuống lá, thân cây bị nhiễm bệnh

xuất hiện các đốm xám lõm, cạnh mày nâu xanh, nặng thì phần

thân bị các đốm bệnh xâm nhập vào da, dẫn tới trên sợi xuất hiện

các đốm mày xám đỏ.

2. Phòng ngừa và chữa trị

1) Nên lựa chọn giống tốt có khả năng kháng bệnh thích nghi

với điều kiện địa phương (ví dụ như “Cỏ lá tròn”, “Gai Hồ Nam số

5”, “Gai Tứ Xuyên số 8”, “Gai Hoa Trung số 4”…).

2) Chọn mảnh đất trồng có hệ thống thoát nước tốt, khai

thông mương thoát nước. Kịp thời loại bỏ các mầm bệnh.

3) Thời kỳ đầu phát bệnh phải phun thuốc chữa trị.

Hoạt chất Prochloraz 12 – 18 g/mẫu, hoặc hoạt chất phân tán

Difenoconazole 2,7 – 4g/mẫu, hoặc hoạt chất methyl thiophanate

20 – 30g/mẫu, hoặc hoạt chất propiconazole 6,7 – 10g/mẫu,pha với

40 – 60 kg nước rồi phun, hoặc phun mỗi mẫu với hỗn hợp 40 – 60

kg dung dịch Bordeaux tỷ lệ 1:1:200, thời tiết mưa nhiều cách 07

ngày phun lại một lần.

34

Page 41: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

III. Bệnh đốm lá

1. Triệu chứng và nhận biết:

Những cây gai nhiễm bệnh phát triển kém, phần trên, những

là non bắt đầu mất màu, tiếp đến xuất hiện các đốm màu vàng

xanh, nghiêm trọng hơn xuất hiện các đốm mụn nước. Hoặc với

những lá ở giữa cây xuất hiện vết nhăn biến dạng, lá trở nên nhỏ

hẹp, lá xanh cong lên, xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng và đốm

mụn nước màu xanh không có quy tắc. Đôi khicó thểthấy gân lá

của nhửng lá non trên ngọn bị uốn cong và ngả màu vàng dọc theo

gân lá, thậm chí là cả lá ngả vàng, nghiêm trọng hơn là chết lá.

2. Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:

1) Lựa chọn các giống kháng bệnh, tăng cường quản lý trồng

trọt, bón phân hợp lý.

2) Chọn các gốc, chồi non, nhánh không mang bệnh để nhân

giống, hoặc sử dụng phương pháp nhân giống bằng hạt để mở rộng

sản xuất gai.

3) Sử dụng thuốc diệt sâu bệnh, từ tháng 3 – 8 sử dụng

Sumicidin 40% (dung dịch 400 lần), hoặc leafhoppers35% (dung

dịch 500 lần), mỗi 20 ngày phun thuốc một lần, loại bỏ ấu trùng

35

Page 42: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

trên lá.

IV. Bệnh lông sọc trắng

1. Triệu chứng và nhận biết:

Bệnh này chủ yếu nguy hại đến gốc cây gai, thời kỳ đầu phát

bệnh gần bề mặt gốc xuất hiện nấm trắng, sau đó dần xâm nhập

vào trong thân rễ dưới đất, làm cho lớp vỏ bị đen, phần thịt biến

đỏ, làm thối rữa bên trong. Khiến cây gai tăng trưởng yếu, giảm

thiểu cây nhánh, màu sắc lá bất thường, nghiêm trọng là khô héo.

2. Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:

1) Chọn các gốc gai khỏe mạnh không mang bệnh đề làm rễ

trồng. Nghiêm khắc loại bỏ các rễ mang bệnh, rễ bị sâu làm tổn

thương, tiến hành khử trùng rễ trồng. Dùng nước vôi 20% ngâm

trong 1h, hoặc dùng dung dịchđồng sunfat pha loãng 100 lần, hoặc

formalin2% ngâm trong 10 phút.

2) Quản lý trồng trọt: Bón phân đầy đủ, tưới tiêu hợp lý,

phòng và chữa trị kịp thời các loại sâu hại dưới đất.

3) Xử lý các bệnh về đất: Mỗi mẫu đất dùng0,5 kg

iprodione(procymidone) 50% pha với 500 kg nước để tưới gốc.

4) Giai đoạn đầu khi phát bệnh dùng formalin 2% tưới gốc

cây, đào lấy các cây bị nặng và thiêu hủy, rắc vôi khử trùng vùng

bệnh. Xung quanh khu vực phát bệnh đào rãnh cách ly 0,5 – 1m,

36

Page 43: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

để tránh vi khuẩn gây bệnh lây lan.

37

Page 44: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

PHẦN 2: CÁC SÂU HẠI THƯỜNG GẶP

I. Bọ hung

Ở khu vực Động Đình Hồ, bọ hung gây hại cho cây gai chủ

yếu là bọ hung cánh cứng màu xanh đồng (Pseudomonas), bọ cánh

cứng màu đen lớn, tiếp đến là bọ rầynhung đen, bọ hung bốn vằn

thẳng…

1. Nhận biết sâu hại:

Chủ yếu là ấu trùng bọ hung (tên khoa học là ấu trùng bọ

dừa), tên thường gọi là tằm đất trắng, côn trùng óc chó, làm hại rễ

gai, ăn thân và rễ dinh dưỡng dưới đất của cây gai, làm hình thành

các vết khắc không quy tắc, đôi khi cắn gãy, làm cho khả năng chịu

hạn và hấp thu phân bón suy yếu đáng kể, phần trên mặt đất cũng

xuất hiện tình trạng khô héo, thậm chí là chết khô.

38

Page 45: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

2. Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:

1) Xử lý đất: Với đất có bọ hung, trước khi trồng cây gai, trộn

đều hoạt chất trichlorfon 25 – 37,5g/mẫu với cát mịn theo tỉ lệ

1:1000, hoặc trộn đều hoạt chất chlorazol photpho 60 –

180g/mẫuvới cát mịn theo tỉ lệ 1:750, hoặc trộn đều hoạt chất

phoxim 18 – 24g/mẫuvới cát mịn theo tỉ lệ 1:1000, hoặc trộn đều

hoạt chất diazinon 50g/mẫuvới cát mịn theo tỉ lệ 1:750, trộn đều

rồi rải lên bề mặt đất, sau đó lần lượt đến cày sâu 10 – 15 cm, diệt

trừ các ấu trùng.

Trái: Sâu trưởng thành, Phải: Ấu trùng

39

Page 46: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

2) Khi phát hiện cây gai bị bệnh hại, trước tiên cày xới đất,

tiếp đó dùng hoạt chất trichlorfon 54g/mẫu, hoặc hoạt chất

chlorpyrifos 29g/mẫu, pha với 60 – 75 kg nước rồi tưới gốc.

3) Phòng và chữa trị bằng vật lý: Thời kỳ sâu trưởng thành

phát triển mạnh, buổi tới dùng ánh đèn hoặc lửa để đốt. Hoặc lấy

nhánh cây du, bạch dương, cây hòe kèm theo lá dài 20 – 30 cm,

ngâm vào trongchlorpyrifos hoặc trichlorfon, nồng độ dung dịch từ

30 – 50 lần, sau 10 giờ lấy nhánh cây ra, làm thành bó để thu hút

sâu đến giết. Hoặc pha chế dung dịch dụ bắt theo công thức

đường:dấm:rượu:nước = 6:3:1:10, hoặc đường:dấm:nước = 4:2:1,

hoặc đường tán:dấm:rượu:nước = 3:6:1:9, thêm vào trong dung

dịch dụ bắt trichlorfon hòa tan 0,3 – 0,5% để bắt dễ dàng hơn.

4) Phòng ngừa và chữa trị bằng dung dịch thuốc: Phun thuốc

vào thời kỳ cao điểm của sâu trưởng thành.

Pha hoạt chất Trichlorfon 36 – 54g/mẫu, hoặc hoạt chất

dichlorvos 20 – 30g/mẫu hoặc hoạt chất cyanuric•chlorpyrifos 21 –

31,5g/mẫu, hoặc hoạt chất avermectin 0,4 – 0,54g/mẫu, hoặc hoạt

chất diflubenzuron số 3 7,5 – 10g/mẫu, với 40 – 60 kg rồi phun.

II. Bướm cú

40

Page 47: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

1. Nhận biết sâu hại:

Chủ yếu là ấu trùng gây hại cây gai. Ấu trùng có các

tên thường gọi là sâu sọ đỏ, sâu lắc đầu. Ấu trùng ăn lá hặc

đục lỗ, nghiêm trọng hơn là chỉ còn gân lá, tạo thành dạng

lưới. Các cây bị hại sinh trưởng chậm hoặc đình trệ, cây thấp

nhỏ, vỏ mỏng, chất lượng sợi thấp.

2. Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:

1) Loại bỏ các khối trứng và cụm ấu trùng. Từ cuối tháng 4

đến cuối tháng 8, chăm kiểm tra vườn gai, kịp thời loại bỏ các khối

1. Bướm trưởng thành, 2. Trứng, 3. Ấu trùng, 4. Nhộng

41

Page 48: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

trứng và các lá tập trung ấu trùng, tập trung thiêu hủy hoặc chôn

lấp.

2) Cày xới đất, tiêu diệt nhộng côn trùng. Đầu tháng sáu sau

khi thu hoạch, kịp thời xới đất, có thể tiêu diệt bộ phận nhộng côn

trùng.

3) Phòng ngừa và chữa trị bằng dung dịch thuốc: Phun trước

thời kỳ cụm nguy hại ấu trùng phát triển.

Pha hoạt chất dichlorvos 21 – 32g/mẫu, hoặc dung dịch giết

côn trùng Bisultap 50g/mẫu, hoặc hoạt chất phân tán trong nước

Fipronil 2g/mẫu, hoặc thành phần hoạt chất cypermethrin

1,8g/mẫu, hoặc hoạt tính Emamectin benzoate 0,2g/mẫu, hoặc

Bacillus thuringiensis16000 IU/mg 80 – 120g/mẫu, pha với 40 –

60 kg nước rồi phun.

III. Bọ sừng dài

1. Nhận biết sâu hại:

Bọ trưởng thành và ấu trùng nguy hại nghiêm trọng đối

với cây gai. Bọ trưởng thành ăn lá, chồi non, dẫn tới một

phần cây xuất hiện các đốm màu nâu vàng hoặc bị cắn gãy.

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng ấu trùng ăn cây hoặc phần

42

Page 49: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

thân dưới đất, làm hỏng cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng tới việc

vận chuyển nước và chất dinh dưỡng, dẫn tới các cây bị nguy

hại trở nên đen hoặc khô héo.

Chiều dài cơ thể bọ trưởng thành từ 11 – 17 mm, sừng

dài bằng hoặc hơn chiều dài cơ thể. Trên lưng có màu xanh lá

nhạt, bên trên có hai đốm tròn đen song song hai. Cánh có

màu xanh lá nhạt và đốm màu đen, chiều dài ấu trùng là 25

mm, nhũ màu trắng, đầu màu nâu đỏ, ngực, nửa trước của

lưng sáng bóng, có lông màu nâu vàng, nửa sau có hoa văn

lồi do các đốm màu nâu tạo thành.

43

Page 50: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

2、Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:phương pháp kiểm

soát

1) Làm cỏ xung quanh vườn, giảm thiểu nguồn gốc sâu bọ.

2) Khi trồng vụ gai mới, cần chọn các gốc giống không mang

sâu bọ. Để tránh bọ sừng dài lây lan theo gốc, cắt gốc xong ngâm

qua đêm trong nước lạnh, để khô rồi mới trồng.

3) Thu hoạch vụ gai đầu kịp thời, vào thời kỳ bọ sừng dài đẻ

trứng nhiều, thu hoạch kịp thời vụ gai đầu,cắt cây và tước vỏ kịp

thời.

4) Sau khi thu hoạch vụ gai đầu, kết hợp diệt cỏ và diệt ấu

trùng.

Mỗi mẫu trộn đều hoạt chất Trichlorfon 25 – 37,5g với đất cát

mịn theo tỷ lệ 1:1000, hoặc hoạt chất chlorazol phốt pho 60 – 80g

với đất cát mịn theo tỷ lệ 1:750, hoặc hoạt chất phoxim1,8 – 2,4g

với đất cát mịn theo tỷ lệ 1:1000, hoặc hoạt chất diazinon 50g với

đất cát mịn theo tỷ lệ 1:750, rải đều trên bề mặt đất, diệt trừ ấu

trùng.

1. Bướm trưởng thành, 2. Trứng, 3. Ấu trùng, 4. Trạng thái ấu trùng gây hại

44

Page 51: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

5) Diệt trừ bọ trưởng thành. Đầu và giữa tháng 5, sau khi bọ

trưởng thành phát triển mạnh khoảng 1 tuần, phun thuốc chữa trị

trước khi chưa đẻ trứng, lưu ý phun thuốc vào buổi sáng, trước tiên

là phun xung quanh, sau đó phun vào chính giữa, sau 07 ngày phun

lại một lần.

Với mỗi mẫu pha hoạt chất Trichlorfon 36 – 54g, hoặc

Dichlorvos 20 – 30g, hoặc cyanuric • chlorpyrifos 21 – 31,5g, hoặc

avermectin 0,4 – 0,54g, hoặc diflubenzuron số 7,5 – 10g với 40 –

60 kg nước rồi phun.

IV. Bướm đỏ

1. Nhận biết sâu hại:

Ấu trùng trưởng thành có chiều dài khoảng 36 mm, tuyến

dưới có màu vàng. Phần lưng màu đen, phần bụng màu nâu vàng,

giữa và sau ngực lần lượt có 4 nhánh, phần bụng trên đốt thứ 1 – 8

lần lượt có 7 nhánh, đốt thứ 9 và 10 của phần bụng có hai nhánh.

Bướm trưởng thành có màu đỏ đen, một nửa cánh ngoài có vài

đốm nhỏ màu trắng, được sắp xếp gần giống hình bán nguyệt, phía

trước thường có màu cam nhạt. Cánh sau có màu nâu sẫm, gần

mép ngoài phần xanh lá, đỏ, cam có 4 đốm màu nâu đen, bên trong

có 4 đốm đen không theo quy tắc khá lớn, xếp thành một dãy.

45

Page 52: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

2. Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:

1) Loại bỏ ấu trùng và nhộng trong cuống lá bằng tay hoặc bản

gỗ.

2) Phòng ngừa và chữa trị bằng dung dịch thuốc. Khi ấy trùng

ra khỏi kén, phun dung dịch trichlorfon 90% 1000 lần hoặc

cyhalothrin 2,5%1000 – 1500 lần hoặc dầu nhũ nông nghiệp

52,25%1000 – 1500 lần lên diện tích đất trồng.

V. Bướm vàng

1. Bướm trưởng thành, 2. Trứng, 3. Ấu trùng, 4. Nhộng, 5. Trạng thái gây hại

mối nguy như

46

Page 53: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

1. Nhận biết sâu hại:

Ấu trùng trưởng thành có chiều dài từ 30 – 35 mm. Phần đầu

có màu vàng đỏ, có các tuyến màu vàng kim hình số “8”,mắt đơn

và miệng màu nâu đen. Phần ngực, bụng và lưng có nhiều gai, gai

có màu vàng sáp, còn lại là màu đen tím. Trên mỗi gai có 12 sợi

lông gai nhỏ. Bướm trưởng thành có màu vàng cam, bên ngoài

cánh trước và sau có hoa văn màu đen, lần lượt có 8 – 9 đốm vàng

hình tam giác. Phần đầu màu nâu vàng, trán sáng bóng. Đỉnh đầu

có nhiều lông.

2. Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:

1. Bướm trưởng thành, 2. Trứng, 3. Ấu trùng, 4. Nhộng

47

Page 54: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

1) Làm các bẫy cỏ. Lợi dụng thói quen ấu trùng tập trung ở

chỗ ấm áp vào mùa đông, trong vòng 2 – 3 ngày sau khi thu hoạch

vụ gai thứ ba, cắm 50 – 60 bó cỏ trên mỗi mẫu (phần đầu bó buộc

chặt, phần dưới để tưa ra, giống như chiếc dù mở một nửa). Có thể

thu hút tập trung hơn 90% ấu trùng, trước đầu tháng 3 năm sau

trước thu thập bó cỏ thiêu đốt.

2) Thực hiện “3 sáng” trên đất trồng gai. Mùa đông và mùa

xuân kết hợp làm sạch đất trồng, cày xới, dọn dẹp nhánh lá khô,

diệt trừ cỏ dại. Đạt tới bề mặt luống sáng, mương rãnh sáng, mặt

đất sáng. Loại bỏ ấu trùng mùa đông.

3) Bắt thủ công. Khi mật độ côn trùng không lớn, dựa theo

thói quen bướm trưởng thành tập trung đẻ trứng và thời kỳ đầu ấu

trùng tập trung gây hại, ngắt nhộng, lá trứng, bắt và giết bướm

trưởng thành.

4) Phòng ngừa và chữa trị bằng dung dịch thuốc. Vào thời kỳ

ấu trùng nở cao điểm, dùng dung dịch trichlorfon 90% 1000 lần

hoặc cyhalothrin 2,5%1000 – 1500 lần hoặc dầu nhũ nông nghiệp

52,25%1000 – 1500 lần lên diện tích đất trồng.

48

Page 55: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

CHƯƠNG V: MÁY MÓC THU HOẠCH GAI

Gai là loại cây trồng lâu năm cho sợi, phải được thu hoạch

bằng thủ công hoặc máy móc mới có thể có được sợi gai thô. Việc

thu hoạch gia công tác nghiệp gai, với kỹ thuật thu hoạch hiện nay

chiếm hơn 60% toàn bộ quá trình sản xuất, thu hoạch theo mùa, và

cường độ lao động lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, là chìa khỏa trong

sản xuất nguyên liệu gai.

Việc thu hoạch gai truyền thống và tước gai sử dụng rộng rãi

trên các ruộng gai bằng thủ công cho hiệu suất thấp, chỉ có thể đáp

ứng nhu cầu của diện tích cây trồng nhỏ. Không thích hợp để thu

hoạch trên diện tích lớn, đồng thời cùng với tình trạng thiếu hụt lao

động nông thôn và tiền công tăng cao, càng cần đầu tư máy móc

thu hoạch và tước gai nhiều hơn.

Bảng giới thiệu các loại mát móc thu hoạch gai thường dùng

Mã số Xuất xứ Mã số Xuất xứ

6BZ-400

Nguyên Giang

Hồ Nam 6BL-24 Gia Ngư Hồ Bắc

6BZ-350

Nguyên Giang

Hồ Nam

6BM-

206D

Nguyên Giang

Hồ Nam

FL-235 Bồi Lăng Trùng 6BM- Nguyên Giang

49

Page 56: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

Khánh 350 Hồ Nam

Long Thái

Lang

CD-2

Đại Trúc Tứ

Xuyên 6BX-40

Ích Dương Hồ

Nam

JM-100 Vũ Hán Hồ Bắc

4BM-

260

Trường Sa Hồ

Nam

Từ những năm 1980,Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy nghiên cứu

và phát triển máy thu hoạch gai (như bảng nêu trên), trong đó các

mã máy 6BZ-400,6BZ-350,6BM-350 do Sở nghiên cứu giống cây

gai Học viện Khoa học và Nông nghiệp Trung Quốc chế tạo được

sử dụng khá nhiều trên toàn quốc, và còn xuất khẩu ra nước ngoài;

mã FL-235 được sử dụng nhiều ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh; mã

6BM-206D, 4BM-260,6BL-24 là những máy có hiệu quả tước gai

khá hiệu quả; mã 6BX-40 là loại máy mới chế tạo với nguyên lý

hoạt động mới công trình.Trong những năm gần đây, những loại

máy được sử dụng chủ yếu ở khu vực Động Đình Hồ là 6BM-180

thương hiệu Động Đình Hồ, 6BM-206Dvà 4BM-260 thương hiệu

Thái Nguyên.

50

Page 57: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

CHƯƠNG VI: KỸ THUẬT CẤT TRỮ GAI THÔ

PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN CẤT TRỮ CÂY GAI

Cây gaisau khi được tước bằng tay hoặc bằng máy, sau khi

phơi khô sẽ thu được sợi gai, gọi là gai thô. Gai thô cần được lưu

trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, thông gió, tránh nấm mốc làm ảnh

hưởng đến chất lượng. Cây gaiđược sản xuất nhiều ở khu vực phía

Nam sông Trường Giang của Trung Quốc, khí hậu ẩm ướt, đặc biệt

là vào mùa đông, lạnh và ẩm ướt, không dễ dàng để cất trữ gai thô.

Khi thời tiết nắng tốt, phải thường xuyên mở để phơi khô. Ngăn

chặn chồng chất, ép chặt khiến cho không thể thông gió, ẩm ướt,

gây ra nấm mốc.

51

Page 58: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

PHẦN 2: PHÒNG CHỐNG SÂU HẠI (BỌ CÁNH CỨNG) TRONG CẤT TRỮ

Bọ cánh cứng, còn có các tên gọi là Ptilinus, Anobiids,

Batocera anobiids… là các côn trùng gây hại chủ yếu trong quá

trình cất trữ gai. Những côn trùng này còn gây hại cho gai đỏ, gỗ,

thuốc lá, sách… Thiệt hại chủ yếu là do ấu trùng cắn gai thô. Ấu

trùng sau khi trưởng nhả tơ nhiều kết thành nhộng kén dày.

I. Những nguy hại và cách nhận biết

Gaithô bị các côn trùng này phá hoại, thường xuất hiện các

mắt thũng, vết lõm và bị đứt sợi, dẫn tới sợi không đồng đều, giảm

chất lượng; nghiêm trọng hơn là bị ăn tới lên bột xỉ, làm mất giá trị

sử dụng. Ngoài ra, do ấu trùng tập trung ăn bên trong các bó

gai,chất thải từ cơ thể của chúng trộn lẫn với bột xỉ, gây ra nấm

mốc, làm giảm chất lượng gai thô. Gai cất trữ từ 2 – 3 năm luôn bị

thiệt hại nặng. Đồng thời kho bị hại ở các vị trí các tầng gai giữa

và dưới ở xung quanh tường, gần cửa sổ, nơi có khe hở bị thiệt hại

nhiều hơn, côn trùng trưởng thành thường thích đục lỗ ở nơi được

bó chặt, và đẻ trứng ở trong lỗ. Trường hợp nguy hại nghiêm trọng,

trong một bó gai có hàng ngàn con thậm chí là hơn 20 ngàn con ấu

trùng.

52

Page 59: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

Bọ cánh cứng trưởng thành có màu nâu sẫm, có lông màu

vàng hơi bẩn. Chiều dài cơ thể 3,5 – 5,5 mm, loại bọ này lớn hơn

bọ hung. Râu môi dưới, râu cằm, và sừng đều có màu nâu đỏ.

Trứng hình bầu dục dài màu trắng, dài khoảng 0,3 mm. Nhũ ấu

trùng màu trắng, chân bụng thoái hóa, hình dạngấu trùng sọ dừa,

lông cơ thể ngắn và thưa thớt, dài khoảng 6 – 7 mm. Ngực trước và

lưng xuất hiện các vết lõm.

二、Phương pháp phòng ngừa và chữa trị:

1. Bọ trưởng thành, 2. Nhộng, 3. Ấu trùng, 4. Trứng

53

Page 60: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

1. Phòng ngừa và chữa trị bằng dung dịch thuốc

Khi phát hiện sâu bọ gây nguy hại, phải đóng cửa kho cất trữ,

hoặc di chuyển đay tới không gian kín. Mở các bó gai, phun dung

dịch dichlorvos 80% 200 – 400 lần, đồng thời phun các góc trong

phòng, các bức tường, và sau đó niêm phong. Cách 07 ngày phun

một lần, tổng cộng phun 4 – 5 lần, mở ra kiểm tra, cho đến khi

không còn côn trùng sống sót. Ngoài ra, thời kỳ bọ trưởng thành

xuất hiện, sử dụng bình phun khử trùng trong 24 giờ, cũng có thể

giết chết phần lớn bọ trưởng thành.

Sử dụng phương pháp khử trùng hóa học, ví dụ như nhôm

phosphide 10g/m3 phong kín07 ngày, hoặc hun khói 40g/m3phong

kín05 ngày, hoặc methyl bromide 30g/m3phong kín 03 ngày, có thể

giết chết bọ cánh cứng trong kho. Mặc dù hiệu quả diệt trừ của các

dung dịch thuốc này tốt, nhưng đồng thời độc tính gây hại cho

người và động vật cũng khá lớn, khi sử dụng cần chú ý phong kín

kho gai, tránh xa con người, sau khi phun thuốc, khi mở kho phải

sơ tán khí độc. Đối với nhà máy và kho lưu trữ quy mô lớn, có thể

sử dụngnhững phương pháp này để diệt côn trùng. Với nhà nông

lượng gai cất trữ ít, kiến nghị nên sử dụng thuốc trừ sâu

dichlorvos.

54

Page 61: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơncác hệ thống công nghệ gieo trồng, nhân giống cây gai, kiểm soát sâu hại, máy móc thu gai của nhà nước và tập thể trạm thí nghiệm cây gai Nguyên Giangđã cung cấp rất nhiều thông tin và hướng dẫn trong quá trình thực hiện tài liệu này!

Trung tâm dịch vụ kỹ thuật cây trồng kinh tế thành

phố Nguyên Giang

Ngày 10 tháng 12 năm 2011

55

Page 62: KY THUAT CANH TAC NANG SUAT CAO_CAY GAI (1).docx

56