83
1 Kho sát, xây dng các tuyến - điểm du lch tnh Bc Kn 1. Tên đề tài: Kho sát, xây dng các tuyến - điểm du lch tnh Bc Kn. 2. Tchc chtrì đề tài: Vin Khoa hc phát trin nhân lc Kinh tế và Văn hoá. 3. Chnhiệm đề tài: Ths. Nguyn Thành Tun. 4. Mc tiêu của đề tài: - Xây dựng được các tuyến điểm du lch có tiềm năng cho hiệu qukinh tế cao. Qua đó cung cấp thông tin cho vic quy hoch du lch toàn tnh. - Đề tài sđánh giá khái quát trữ lượng tài nguyên du lch tnh Bc Kạn, trên cơ sở đó, bổ sung vào vic xây dng các Tuyến- Điểm du lch cho tnh. Qua đó cung cấp mt phần thông tin để tiến ti mt quy hoch tng thcho du lch tnh Bc Kn. 5. Kết quthc hin: 5.1. Điều tra, kho sát mt sbn sắc văn hoá, di tích lịch svà các lhi ca tnh Bc Kn: 5.1.1. Làng - bản văn hoá truyền thng: Chia các làng/bản văn hoá truyền thng ca Bc Kn làm bốn nhóm để tiếp cn nghiên cu: Nhóm 1: Các làng/bn nm cnh di tích lch s; Nhóm 2: Các làng/bn nm cnh danh thng; Nhóm 3: Các làng/bn nm gần nơi xảy ra lhi ln; Nhóm 4: Các làng/bản được ngành văn hoá công nhận là làng văn hoá tiêu biu (Danh sách do SVH- TT- DL Bc Kn cung cp. 5.1.2. Di tích lch svăn hoá: Để có mt githuyết làm việc, căn cứ vào tình hình tài liệu đã có, đề tài chia các di tích lch svăn hóa - danh thng Bc Kn ra làm 04 cụm (theo đó là các tài nguyên mang tính tạo động lc cho tng cm, snói ti phn sau): 1)Thxã Bc Kn - ChMi - Bch Thông; 2) ChRã- Pác Nm; 3) ChĐồn; 4) Na Rì.

Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

1

Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn

1. Tên đề tài: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc

Kạn.

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học phát triển nhân lực Kinh tế

và Văn hoá.

3. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thành Tuấn.

4. Mục tiêu của đề tài:

- Xây dựng được các tuyến điểm du lịch có tiềm năng cho hiệu quả

kinh tế cao. Qua đó cung cấp thông tin cho việc quy hoạch du lịch toàn tỉnh.

- Đề tài sẽ đánh giá khái quát trữ lượng tài nguyên du lịch tỉnh Bắc

Kạn, trên cơ sở đó, bổ sung vào việc xây dựng các Tuyến- Điểm du lịch cho

tỉnh. Qua đó cung cấp một phần thông tin để tiến tới một quy hoạch tổng thể

cho du lịch tỉnh Bắc Kạn.

5. Kết quả thực hiện:

5.1. Điều tra, khảo sát một số bản sắc văn hoá, di tích lịch sử và các

lễ hội của tỉnh Bắc Kạn:

5.1.1. Làng - bản văn hoá truyền thống:

Chia các làng/bản văn hoá truyền thống của Bắc Kạn làm bốn nhóm để

tiếp cận nghiên cứu:

Nhóm 1: Các làng/bản nằm cạnh di tích lịch sử;

Nhóm 2: Các làng/bản nằm cạnh danh thắng;

Nhóm 3: Các làng/bản nằm gần nơi xảy ra lễ hội lớn;

Nhóm 4: Các làng/bản được ngành văn hoá công nhận là làng văn hoá

tiêu biểu (Danh sách do Sở VH- TT- DL Bắc Kạn cung cấp.

5.1.2. Di tích lịch sử văn hoá:

Để có một giả thuyết làm việc, căn cứ vào tình hình tài liệu đã có, đề tài

chia các di tích lịch sử văn hóa - danh thắng Bắc Kạn ra làm 04 cụm (theo đó

là các tài nguyên mang tính tạo động lực cho từng cụm, sẽ nói tới ở phần sau):

1)Thị xã Bắc Kạn - Chợ Mới - Bạch Thông;

2) Chợ Rã- Pác Nặm;

3) Chợ Đồn;

4) Na Rì.

Page 2: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

2

5) Vùng Ngân Sơn sẽ được chúng tôi khảo sát và xem xét cụ thể trong

các chuyên đề xây dựng tuyến như tinh thần thuyết minh đề tài.

Với mỗi một cụm, trong chuyên đề này, đề tài đánh giá giá trị các di

tích lịch sử văn hóa - danh thắng mang tính chất động lực cho toàn cụm, để

qua đó cơ bản đánh giá được giá trị chung của cụm.

Chúng tôi sẽ đi sâu đánh giá các di tích lịch sử văn hóa - danh thắng

khác mỗi khi thực hiện một chuyên đề chuyên sâu về từng vùng trong tỉnh

như đã thuyết minh đề cương.

5.1.3. Văn nghệ dân gian:

Ở chuyên đề này, hướng tới đối tượng văn học dân gian, chúng tôi áp

dụng hai kỹ thuật để làm việc: Điền dã- Thực địa và Sưu tầm- Sưu tập. Kết

quả của Điền dã- Thực địa dự báo những điểm đến, kết quả của Sưu tầm- Sưu

tập là các đơn vị văn học dân gian. Cuối cùng, để hoàn thành chuyên đề,

chúng tôi chọn ra những đơn vị văn học dân gian liên quan trực tiếp với các

điểm đến. Đem chúng đến cho du khách để làm đặc sắc thêm các tour du lịch

là một phần công việc của người hướng dẫn viên.

5.1.4. Lễ hội – Chợ hội:

Có 06 lễ hội đã được ngành khảo sát tương đối kỹ về phương diện văn

học và chọn là tiêu biểu: Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể), Thạch Long (xã

Cao Kỳ, huyện Chợ Mới), Phủ Thông (Thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch

Thông), Bằng Vân (huyện Ngân Sơn), Lam Sơn và Xuân Dương (huyện Na

Rì).

Ban chủ nhiệm đề tài cũng đã căn cứ vào đặc điểm của 23 lễ hội khác

để đưa ra một danh sách các lễ hội cần được khảo sát thêm để đánh giá giá trị

du lịch.

Ngoài ra phát hiện một số chợ còn giữ được nhiều nét bản địa nhất là

các chợ còn giữ được một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc là chợ hội và

đánh giá giá trị du lịch của chúng.

5.2. Khảo sát, đánh giá tiềm năng các điểm du lịch trên địa bàn

tỉnh Bắc Kạn:

5.2.1. Tài nguyên du lịch-văn hoá vùng hồ Ba Bể:

* Vùng Ba Bể có một tài nguyên tạo động lực rất mạnh là hồ Ba Bể -

sông Năng. Dựa vào tài nguyên này, các tài nguyên khác sẽ được phát huy

lên nhiều. Những loại hình du lịch có thể khai thác hiệu quả ở đây là: Du lịch

nghỉ dưỡng (Bên hồ, sông và các thác nước), du lịch cộng đồng (Ở các bản đã

liệt kê), du lịch mạo hiểm (Hang động, đường thuỷ - bộ,…).

Page 3: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

3

* Những tài nguyên vệ tinh của vùng hồ đáng chú ý nhất những điểm

sau: Động Puông - Thác Đầu Đẳng, Đồn Đèn, Cụm thác Bạc (Tát Mạ) - động

Hua Mạ - động chùa Thẳm Thinh, thị trấn Chợ Rã.

Những tour du lịch vùng này sẽ xoay quang những tài nguyên ấy.

5.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá vùng ATK Chợ Đồn:

Sau xem xét, đề tài chọn ra 08 điểm di tích lịch sử - cách mạng có thể

trở thành tài nguyên du lịch, cụ thể như sau:

1) Nền nhà xưởng quân giới Trung ương:

Địa điểm: Thôn Hợp Tiến, xã Bản Thi, là di tích lịch sử kháng chiến.

Đây là nơi Xưởng quân giới Trung ương ở và làm việc (năm 1947-

1949).

2) Nền nhà xưởng quân giới trung ương:

Địa điểm: Bản Kéo Nàng, xã Bản Thi, là di tích lịch sử kháng chiến.

Đây là nơi ở và làm việc của xưởng quân giới trung ương vào những năm

1950-1953.

3) Địa điểm Nha nghiên cứu kỹ thuật quân sự:

Địa điểm: Núi Phja Khao, xã Bản Thi, là di tích lịch sử kháng chiến.

Đây là nơi Nha nghiên cứu quân sự đóng, làm việc thờ kỳ 1947-19480.

4) Nền nhà cơ quan Bộ Tài chính:

Địa điểm: Chợ Điền, Bản Nhượng, xã Bản Thi, là di tích lịch sử kháng

chiến.

Đây là nơi cơ quan Bộ Tài chính ở và làm việc đóng in tiền năm 1947-

1953.

5) Hệ thống đường dây cáp tời quặng :

Địa điểm: Đỉnh núi Phja Khao, xã Bản Thi. Đây là chứng tích thực dân

Pháp khai thác, bóc lột công nhân mỏ kẽm Bản Thi 1909-1941.

6) An toàn khu kháng chiến chống Mỹ:

Địa điểm: Thị trấn Bằng Lũng, là di tích lịch sử kháng chiến. Đây là

nơi cơ quan đầu não Trung ương Đảng ở và làm việc trong thời kỳ kháng

chiến chống Mỹ 1965.

7) Gốc cây vải:

Địa điểm: Bản Duồng, thị trấn Bằng Lũng, là di tích lịch sử cách mạng.

Đây là nơi diễn ra lễ tuyên thệ thành lập chính quyền lâm thời xã.

8) Nhà ông Hoàng Văn Quý:

Page 4: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

4

Địa điểm: Bản Duồng, Thị trấn Bằng Lũng, là di tích lịch sử cách

mạng. Đây là nơi Bác Hồ đi công tác và nghỉ lại ăm cơm trưa tháng 5/1945.

Sau khi khảo sát, xem xét chúng tôi thấy có 8 điểm di tích- danh

thắng sau có thể khai thác cho du lịch:

1) Đền Tiên Sơn:

Địa điểm: Xóm Hợp Tiến, xã Bản Thi, đền thuộc loại di tích kiến trúc

nghệ thuật. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

2) Đền Phja Khao:

Địa điểm: Núi Phja Khao, xã Bản Thi, là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương.

3) Quần thể hang động bản Nà Pài:

Địa điểm: Bản Nà Pài, xã Bằng Phúc, là loại hình di tích danh lam

thắng cảnh. Đây là hang động tự nhiên nơi đội du kích và nhân dân địa

phương vào hang cất giấu lương thực phục vụ kháng chiến chống thực dân

Pháp vào những năm 1947-1954.

4) Quần thể hang động và mỏ nước bản Duồng:

Địa điểm: Xóm Bản Duồng, thị trấn Bằng Lũng, là di tích lịch danh

thắng. Đây là thắng cảnh đẹp của địa phương.

5) Tảng đá:

Địa điểm: Đèo Kéo Phường, xã Nam Cường, là di tích danh thắng. Đây

là tảng đá tự nhiên có dấu chân trâu vàng gắn với truyền thuyết hồ Ba Bể, di

tích cần được bảo vệ.

6) Hang động Pác Chản:

Địa điểm: Bản Coom Poọng, xã Nam Cường, là di tích danh thắng. Đây

là hang động tự nhiên, là thắng cảnh của địa phương.

7) Hang Pụt:

Địa điểm: Bản Ỏm, xã Ngọc Phái, là di tích danh thắng. Đây là hang

động tự nhiên đã được chi bộ xã Ngọc Phái dùng làm địa điểm họp trong thời

kỳ kháng chiến.

8) Hệ thống mương nước cổ:

Địa điểm: Bản Loàn, xã Yên Nhuận, là di tích lịch sử và thắng cảnh.

Đây là công trình thủy nông của người xưa, ngăn suối lấy nước tưới hoa màu

và sinh hoạt.

5.2.3. Tài ngyên du lịch văn hóa vùng huyện Na Rì

Page 5: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

5

Từ thị trấn Chợ Mới có một tuyến đường đi Na Rì, qua ngả Xuân

Dương- nơi chứa một tài nguyên sự kiện vào hàng lớn nhất tỉnh Bắc Kạn (chợ

hội Xuân Dương)- rồi đến động Nàng Tiên. Từ động Nàng Tiên gần thị trấn

thủ phủ huyện Na Rì có QL 3B đi Thị xã Bắc Kạn và QL 279 giao QL 3A ở

chân đèo Giàng, có thể quay về Thị xã Bắc Kạn hoặc đi Ngân Sơn. Do vậy

tuyến đường này rất giàu tiềm năng tăng trưởng luồng khách.

Tuyến Na Rì như đã trình bày chi tiết trong chuyên đề là một tuyến có

khá nhiều di tích- danh thắng, đắc biệt là hang động. Có thể nêu một đặc

trưng của tuyến là “tuyến du lịch hang động”. Trong số những hang động đó

nổi bật là danh thắng quốc gia động Nàng Tiên. Nhiều hang động còn lại có

thể khai thác hiệu quả cho du lịch: Hang Dơi, động Thắm Làng, thẳm Lài

Pan, động Minh Tinh, hang Lũng Mực.

Na Rì có hai lễ hội khá nổi tiếng là Xuân Dương và Lam Sơn, đặc biệt

là Xuân Dương. Ngoài hai lễ hội này còn rất nhiều hội lồng tồng nhỏ khác

bên cạnh các danh thắng- di tích có thể khai thác du lịch.

Không như vùng hồ Ba Bể, bên cạnh động Nàng Tiên không có những

làng bản đạt tiêu chí du lịch. Tình trạng cũng như vậy đối với nơi xảy ra lễ

hội Lam Sơn. Nhưng bản Bảng (Gỗ)- nơi diễn ra hội Xuân Dương lại có

những đặc trưng riêng của một phố núi có tiềm năng du lịch. Những bản

quanh lễ hội như Thôm San, Thôm Chản và xa hơn một chút nhưng bảo tồn

được nhiều truyền thống văn nghệ dân gian: Bản Buốc là những bản vốn có

thiên nhiên đẹp, đều có thể phát triển du lịch cộng đồng.

5.2.4. Tài nguyên du lịch văn hóa vùng Thị xã Bắc Kạn và vùng Phủ

Thông

* Thị xã Bắc Kạn:

Qua tài liệu đã khảo sát trên có thể kết luận khu vực Thị xã Bắc Kạn có

những điểm đến sau có thể đầu tư đưa vào khai thác: Thác Nà Noọc, thác

Khuổi Lặng và các bản gần đó là bản Đồn, bản Khuổi Lặng.

* Huyện Bạch Thông:

Qua tài liệu đã khảo sát có thể thấy khu vực Bạch Thông rất phong phú

tài nguyên du lịch. Cụ thể như sau:

Về di tích có đồn Phủ Thông, Nà Tu.

Về lễ hội có lễ hội Phủ Thông, Lục Bình, Quang Thuận, Vi Hương.

Về thắng tích có thác Rọm, Lũng Pẻn, Vi Hương, Nặm Cắt (và các bản

nằm cạnh).

Ngoài ra khu vực các xã Sĩ Bình, Vi Hương còn nhiều điểm có thể khai

thác.

* Huyện Chợ mới:

Page 6: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

6

Như đã khảo sát, khu vực Chợ Mới cũng rất phong phú tài nguyên. Các

tài nguyên đó cần phải được tìm hiểu, đánh giá thêm.

Riêng các tài nguyên sau có thể bước đầu đưa vào khai thác:

Về di tích có chùa Thạch Long, đền Thắm, hang Dơi (thị trấn Chợ

Mới).

Về lễ hội có Thạch Long, đền Thắm, thị trấn Chợ Mới.

Các hang động ở khu vực này khá nhiều nhưng trong khuôn khổ một

chuyên đề nhánh không có điều kiện khảo sát kỹ.

Các chuyên đề trên có nhiệm vụ khảo sát những điểm du lịch gắn với

tài nguyên thiên nhiên coa ý nghĩa quan trọng đối với du lịch Bắc Kạn

5.3. Kết quả thực hiện nội dung 3:

5.3.1. Tuyến- điểm du lịch trong tỉnh Bắc Kạn:

Tuyến nội tỉnh Bắc Kạn:

Lưu ý:

1) Các điểm đến trong các tuyến còn cần được quy hoạch- đầu tư thêm

mới có thể khai thác hiệu quả.

2) Cần khảo sát, bổ sung thêm vào các tuyến những điểm đến đã đề

cập trong các chuyên đề về từng vùng cụ thể.

Các tuyến xuất phát từ Bắc Kạn:

Tour 1 ngày:

1) Bắc Kạn - ATK Chợ Đồn - Thác Roọm (Tuyến có thể khai thác với

quy mô nhỏ vì cần phải đầu tư thêm vào tài nguyên và dịch vụ).

2) Bắc Kạn – Thác Nà Đăng - Động Nàng Tiên (Tuyến có thể khai thác

với quy mô nhỏ và thời vụ khá hạn chế vì dịch vụ còn thiếu, thác Nà Đăng

đang dần ít nước).

3) Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Nà Khoang (Tuyến có thể khai

thác ngay).

4) Bắc Kạn - Động chùa Thạch Long – Thác Nà Noọc (Tuyến đang

hình thành vì thác Nà Noọc đang trong giai đoạn đầu tư).

5) Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Thác Khuổi Lặng (Tuyến có thể

khai thác ngay nhưng cần đầu tư thêm vào tài nguyên và dịch vụ).

6) Bắc Kạn - Suối Vi Hương – Nà Tu/đồn Phủ Thông (Tuyến có thể

khai thác ngay nhưng cần đầu tư vào tài nguyên và dịch vụ).

7) Bắc Kạn - Bản Piềng - Thác Lũng Pẻn (Tuyến có thể khai thác ngay

nhưng cần đầu tư vào tài nguyên và dịch vụ)

Page 7: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

7

8) Bắc Kạn- Hồ Ba Bể (Tuyến có thể khai thác ngay).

9) Bắc Kạn- Suối Nặm Cắt (Tuyến có thể khai thác ngay nhưng cần đầu

tư vào tài nguyên và dịch vụ).

Tour 2 ngày:

1.Bắc Kạn- Na Rì- Ngân Sơn- Bắc Kạn (Tuyến có thể khai thác ngay

nhưng cần đầu tư vào tài nguyên và dịch vụ).

2.Bắc Kạn- Chợ Đồn- Ba Bể- Bắc Kạn.

3.Bắc Kạn- Ngân Sơn- Ba Bể- Bắc Kạn.

4.Bắc Kạn- Hội Lam Sơn - Động Nàng Tiên (Tuyến có thể khai thác

ngay nhưng cần đầu tư vào tài nguyên và dịch vụ).

5.Bắc Kạn- Động Nàng Tiên- Hội Xuân Dương (Tuyến có thể khai thác

ngay nhưng cần đầu tư vào tài nguyên và dịch vụ).

Các tuyến xuất phát từ Chợ Rã:

1) Tuyến theo dòng sông Năng

(Tuyến có thể khai thác ngay)

2) Tuyến vòng quanh hồ (có thăm thác Đầu Đẳng)

(Tuyến có thể khai thác ngay)

3) Tuyến theo phía Đông- Nam và Tây- Nam hồ (Tuyến có thể khai

thác ngay nhưng cần đầu tư vào tài nguyên và dịch vụ).

4) Tuyến Chợ Rã - Bộc Bố - Công Bằng (Tuyến có thể khai thác ngay

nhưng cần đầu tư vào tài nguyên và dịch vụ).

5.3.2. Tuyến điểm liên vùng Hà Nội - Thái Nguyên- Bắc Kạn:

Thái Nguyên là một vùng đất có nhiều tài nguyên du lịch quý về di tích

có thể kể dược rất nhiều điểm. dẫu phong phú về tài nguyên du lịch, nhưng do

nằm sát Hà Nội- nguồn cung khách chính các tỉnh phía bắc, nên có rất nhiều

tour- tuyến chỉ chuyên cho vệt Hà Nội- Thái Nguyên. Xây dựng tuyến cho vệt

này là thuộc về chuyên đề khác.

Mặt khác, theo lý thuyết của ngành kinh doanh du lịch, người ta thường

làm sao cho khách tới địa điểm nhanh nhất và ở lại lâu nhất trong trường hợp

thực hiện chuyên đề này, điểm đến là tỉnh Bắc Kạn nói chung.

Do đó, chúng tôi chỉ chọn hai điểm đến của thái nguyên là Đền Đuổm

và ATK Định Hoá. theo tuyến có Đền Đuổm, du khách trở thành khách tham

quan của Thái Nguyên và bắt đầu thành khách du lịch của Bắc Kạn với bữa

cơm trưa đầu tiên tại chợ mới hoặc Thị xã Bắc Kạn. theo tuyến có ATK Định

Hoá, du khách cũng là khách tham quan của Thái Nguyên mặc dù họ có thể

Page 8: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

8

dùng bữa trưa ở Định Hoá. du khách sẽ trở thành khách du lịch của Bắc Kạn

với bữa cơm trưa hoặc chiều đầu tiên ở Chợ Đồn hoặc Ba Bể.

Các tuyến du lịch Hà Nội – Thái Nguyên- Bắc Kạn

1) Hà Nội- Thái Nguyên(Đền Đuổm) - Chợ Mới - Na Rì - Ngân Sơn -

Ba Bể

2) Hà Nội- Thái Nguyên (Đền Đuổm) - Chợ Mới- thị xã Bắc Kạn -

Bạch Thông- Ba Bể (theo QL 3a - TL 258).

3) Hà Nội-Thái Nguyên (Đền Đuổm)- thị xã Bắc Kạn- Chợ Đồn- Ba

Bể (theo QL 3- TL 257- TL 254)

4) Hà Nội- Thái Nguyên (ATK Định Hoá)- Chợ Đồn- Ba Bể

5) Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn (02 ngày)

6) Hà Nội- hồ Ba Bể (02 ngày)

7) Hà Nội- Thái Nguyên(đền Đuổm)- Chợ Mới- Na Rì- Ngân Sơn- Ba

Bể

8) Hà Nội- Thái Nguyên (đền Đuổm)- Chợ Mới- Txã Bắc Kạn- Bạch

Thông- Ba Bể (theo QL 3A- TL 258)

9) Hà Nội-Thái Nguyên (đền Đuổm)- Txã Bắc Kạn- Chợ Đồn- Ba Bể

(theo QL 3- TL 257- TL 254)

10) Hà Nội- Thái Nguyên (ATK Định Hoá)- Chợ Đồn- Ba Bể

11) Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn (02 ngày)

12) Hà Nội- Hồ Ba Bể (02 ngày)

Xây dựng tuyến điểm liên vùng Lạng Sơn – Bắc Kạn:

1) Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn- Hồ Ba Bể- Thành phố Cao Bằng- Lạng

Sơn (Tour cơ sở 05 ngày).

2) Hà Nội- Chợ Đồn- Ba Bể- Nguyên Bình- Thành phố Cao Bằng-

Lạng Sơn (Tour cơ sở 05 ngày).

3) Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn- Na Rì- Lạng Sơn (Tour cơ sở 04 ngày).

4) Hà Nội- Chợ Mới- Na Rì- Lạng Sơn (Tour cơ sở 03 ngày).

5) Lạng Sơn- Thành phố Cao Bằng- Ngân Sơn- Thị xã Bắc Kạn (Tour

cơ sở 04 ngày).

6) Lạng Sơn- Thành phố Cao Bằng- Ba Bể (Tour cơ sở 03 ngày).

7) Lạng Sơn- Thành phố Cao Bằng- Ba Bể- Thị xã Bắc Kạn (Tour cơ

sở 04 ngày).

8) Lạng Sơn- Na Rì- Thị xã Bắc Kạn (Tour cơ sở 03 ngày).

Page 9: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

9

9) Lạng Sơn- Na Rì- Ba Bể (Tour cơ sở 03 ngày).

10) Lạng Sơn- Na Rì- Ba Bể- Thị xã Bắc Kạn (hoặc Thành phố Lạng

Sơn- Na Rì- Thị xã Bắc Kạn- Ba Bể) (Tour cơ sở 04 ngày).

11) Lạng Sơn- Na Rì (dịp hội Lam Sơn hoặc Xuân Dương) (Tour cơ sở

02 ngày).

Xây dựng tuyến điểm du lịch liên vùng Cao Bằng – Bắc Kạn

1) Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn- Thành phố Cao Bằng (Tour cơ sở 04 ngày)

2) Hà Nội- Chợ Đồn- Ba Bể- Nguyên Bình- Thành phố Cao Bằng

(Tour cơ sở 04 ngày)

3) Hà Nội- Na Rì- Thành phố Cao Bằng (Tour cơ sở 04 ngày)

4) Thành phố Cao Bằng- Ngân Sơn- Thị xã Bắc Kạn (Tour cơ sở 03

ngày)

5) Thành phố Cao Bằng- Ba Bể (Tour cơ sở 03 ngày)

6) Thành phố Cao Bằng- Ba Bể- Chợ Đồn- Thị xã Bắc Kạn (Tour cơ

sở 03 ngày)

Xây dựng tyến điểm du lịch liên vùng Tuyên Quang – Bắc Kạn

1) Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn- Chợ Đồn- Thành phố Tuyên Quang

(Tour cơ sở 03 ngày)

2) Hà Nội- Ba Bể- Na Hang- Thành phố Tuyên Quang (Tour cơ sở

03 ngày)

3) Hà Nội- Ba Bể- Chợ Đồn- Sơn Dương- Thành phố Tuyên Quang

(Tour cơ sở 03 ngày)

4) Thành phố Tuyên Quang- Na Hang- Ba Bể- Thị xã Bắc Kạn

(Tour cơ sở 03 ngày)

5) Thành phố Tuyên Quang- Na Hang- Ba Bể- Chợ Đồn- Định

Hoá- Sơn Dương (Tour cơ sở 03 ngày)

6) Thành phố Tuyên Quang- Sơn Dương- Định Hoá- Chợ Đồn- Thị

xã Bắc Kạn (Tour cơ sở 03 ngày)

7) Thành phố Tuyên Quang- Chợ hội Xuân Dương (hoặc hội Lam

Sơn)- Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì (Tour cơ sở 02 ngày).

5.4. Tổ chức Hội thảo khoa học và toạ đàm cho các nhóm chuyên

đề:

- Tháng 8/2011 Hội Thảo khoa học tại Hà Nội với Nội dung phục vụ

các chuyên đề khảo sát tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn.

Page 10: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

10

- Tháng 6/2012 Hội thảo Khoa học tại Bắc Kạn nhằm lấy ý kiến tham

luận hoàn thiên các chuyên đề cuối.

5.5. Kết quả báo cáo khoa học gồm 03 phần với các nội dung cụ

thể:

Phần 1

BƯỚC ĐẦU KIỂM KÊ VÀ NHẬN XÉT TÀI NGUYÊN

1. Danh thắng – di tích:

Các danh thắng- di tích là những điểm đến hết sức quan trọng trong

tour du lịch. Thực tế cho thấy, có rất nhiều danh thắng- di tích đã trở thành

điểm đến mang tính động lực cho toàn tuyến du lịch. Có thể đưa vài ví dụ

như: cụm danh thắng Sa Pa trong tuyến Hà Nội- Lao Cai; cụm di tích- danh

thắng Hoa Lư trong tuyến Hà Nội- Ninh Bình; cụm di tích Phố Hiến trong

tuyến Hà Nội- Hưng Yên; v.v…

Yêu cầu hàng đầu đối với mỗi danh thắng là độ hấp dẫn và đa dạng.

Sau đó, như đối với một lễ hội, nó phải có sức chứa càng lớn càng tốt. Yêu

cầu này được đặt ra trên cơ sở: Các danh thắng thường có xu hướng được sử

dụng cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Dễ nhận ra điều quan trọng này khi so

sánh lợi thế khai thác du lịch nghỉ dưỡng giữa, chẳng hạn khu thắng tích quốc

gia Nặm Chá- Thăng Hen (Cao Bằng) và một bãi biển chưa thật nổi bật Quất

Lâm (Nam Định). Một bên là một khu hồ cacxtơ miền núi khá chật hẹp, bên

kia là một khu đồng bằng ven biển với diện tích mặt bằng khá thuận lợi cho

việc đầu tư xây dựng các cơ sở ẩm thực- lưu trú và việc thoả mãn nhu cầu tắm

biển của một số lượng lớn du khách (Về sức chứa, khu hồ Ba Bể của Bắc Kạn

lớn hơn Nặm Chá- Thăng Hen rất nhiều).

Yếu tố sức chứa đối với mỗi một di tích sẽ trở nên rất quan trọng khi ở

đó xảy ra một lễ hội (hoặc một loại hình tài nguyên sự kiện). Vì vậy, khi tính

đến sức chứa cho một lễ hội, nói chung là người ta đã bao hàm yếu tố đó cho

cả di tích rồi. Cũng vì vậy, độ hấp dẫn- mối quan tâm hàng đầu đối với mọi

tài nguyên du lịch, cho trường hợp nghiên cứu di tích sẽ là: 1) bề dày thời

gian (độ tuổi), 2) chất lượng nghệ thuật (nếu nó là một tác phẩm).

Các tiêu chí còn lại nhằm đánh giá giá trị các danh thắng- di tích, cũng

giống như đối với các tài nguyên du lịch khác, sẽ là: mối liên hệ với các tài

nguyên khác, thời vụ khai thác, cách tiếp cận, an ninh và độ bền vững.

Bắc Kạn có 36 di tích- danh thắng được xếp hạng (số liệu tính đến ngày

10/02/2011do Sở VH- TT & DL cung cấp), trong đó cấp quốc gia có 11 điểm,

cấp tỉnh có 25 điểm.

Page 11: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

11

1.1.Tổng quan về di tích - danh thắng Bắc Kạn:

(Nguồn: Sở VH- TT& DL)

STT Tên, đặc điểm di tích Ghi chú

I Di tích công nhận cấp quốc gia

1

Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể) – đây là một trong những

hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trên thế giới, là danh

lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1973

2

Di tích Nà Tu (Bản Nà Cù, xã Cẩm Giàng, huyện

Bạch Thông) – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm

phân đội thanh niên xung phong 312, ngày

28/3/1951 và tặng 4 câu thơ nổi tiếng:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”.

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1996

3

Di tích Khuổi Linh (xóm Nà Đeng, xã Nghĩa Tá,

huyện Chợ Đồn) – Nơi ở và làm việc của đồng chí

Trường Chinh và văn phòng Trung ương Đảng năm

1950

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1996

4

Di tích Nà Quân (Xóm Nà Kham, xã Bình Trung,

huyện Chợ Đồn) – Là địa điểm đặt Hội trường của

Trung ương Đảng năm 1947 – 1952

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1996

5

Di tích Bản Ca (Bản Ca, xã Bình Trung, huyện Chợ

Đồn) – Là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí

Minh cuối năm 1947

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1996

6

Di tích Khau Mạ (Bản Vẻn, xã Lương Bằng, huyện

Chợ Đồn) – Là nơi ở và làm việc của đồng chí

Phạm Văn Đồng và Văn phòng Chính phủ năm

1950 – 1951

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1996

7

Di tích Nà Pậu (Bản Thít, xã Lương Bằng) – Là nơi

ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm

1951.

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1996

Page 12: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

12

8

Di tích Pù Cọ (Bản Bằng, xã Nghĩa Tá, huyện Chợ

Đồn) – đây là nơi gặp nhau của hai đoàn quân Nam

Tiến và Bắc Tiến tháng 10/ 1943

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1996

9

Di tích Chiến thắng đồn Phủ Thông (thị trấn Phủ

Thông, huyện Bạch Thông) – Đây là một đồn binh

của thực dân Pháp. Trong 2 năm 1947 – 1948 quân

và dân ta đã tập kích 3 lần, trong đó có trận đánh

bằng hỏa lực cấp tiểu đoàn đầu tiên của quân đội ta

ngày 25/7/1948

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1998

10

Động Nàng Tiên (Núi Phja Trạng, xã Lương Hạ,

huyện Na Rì) – hang động tự nhiên có nhiều nhũ đá

đẹp, là một danh thắng của tỉnh Bắc Kạn.

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 1999

11

Di tích Đèo Giàng (Cua Bó Nặm, xã Lãng Ngâm,

huyện Ngân Sơn) – nơi quân đội ta chặn đánh đoàn

xe cơ giới của giặc Pháp trên đường từ Cao Bằng về

Bắc Kạn năm 1947.

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2001

II Di tích công nhận cấp tỉnh

1

Di tích địa điểm Hội trường tám mái (Xóm Tổng

Nẻng, xã Huyền Tụng, Thị xã Bắc Kạn) – Nơi Bác

Hồ đến thăm và nói chuyện với Đảng bộ tỉnh Bắc

Kạn về công tác thuế nông nghiệp năm 1951

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2001

2

Di tích Khuổi Cuồng (Xóm Khuổi Cuồng, xã Nông

Thượng, Thị xã Bắc Kạn) – Nơi Bác Hồ đến thăm

và nói chuyện với Đảng bộ, nhân dân xã Nông

Thượng năm 1951

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2001

3

Di tích địa điểm Khu nhà công sứ Pháp (Tổ 5,

phường Phùng Chí Kiên, Thị xã Bắc Kạn) – Là địa

điểm thực dân Pháp đặt trụ sở Công sứ để cai trị

nhân dân Bắc Kạn từ năm 1891 đến năm 1945

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2001

4

Di tích Nhà hội đồng Pháp (Tổ 10, phường Đức

Xuân, Thị xã Bắc Kạn) – Nơi hội họp của bộ máy

chính quyền thực dân Pháp và phong kiến tỉnh tay

sai tỉnh Bắc Kạn từ năm 1943 – 1945

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2001

5 Di tích Pù Cút (Bản Nà Hai, xã Quảng Khê, huyện

Ba Bể) – Là nơi Bác Hồ nghỉ trên đường từ Pác Pó

Quyết định công

nhận, xếp hạng

Page 13: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

13

(Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang) năm 1945 năm 2002

6

Di tích Tổng Luyên (Cánh đồng Tổng Luyên, thị

trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể) – nơi Bác Hồ gặp gỡ và

nói chuyện với nhân dân địa phương trên đường từ

Pác Pó (Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang)

năm 1945

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

7

Di tích Bản Chán (Xóm Bản Chán, xã Đồng Phúc,

huyện Ba Bể) – Là địa điểm Bác Hồ nghỉ và nói

chuyện với nhân dân địa phương trên đường từ Pác

Pó (Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang) năm

1945

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

8

Di tích hòn đá Khau Cưởm (Xóm Khau Cưởm, xã

Sĩ Bình, huyện Bạch Thông) – là nơi giặc Pháp giết

hại 3 du kích địa phương năm 1948

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

9

Mộ đồng chí Bàn Văn Hoan, Phó chủ nhiệm Việt

Minh khu Quang Trung bị giặc Pháp sát hại ngày

16/5/1944 tại Nà Lìu, xã Quang Thuận, huyện Bạch

Thông

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

10

Di tích hệ thống dây cáp tời quặng (Núi Phja Khao,

xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn) – Là chứng tích của

thực dân Pháp khai thác,vơ vét mỏ Kẽm, chì Bản

Thi năm 1909 – 1941

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

11

Đền Tiên Sơn (Thôn Hợp Tiến, xã Bản Thi, huyện

Chợ Đồn) – Là ngôi đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh,

Đức thánh Trần Hưng Đạo

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

12

Di tích bốt Khau Pàn (Bản Khau Pàn, xã Đức Vân,

huyện Ngân Sơn) – Địa điểm đồng chí Phùng Chí

Kiên bị thực dân Pháp sát hại và đã hy sinh, tháng

8/1941

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

13

Đền Phja Thán (Bản Nà Cha, xã Cốc Đán, huyện

Ngân Sơn) – Là địa điểm thành lập Mặt trận Việt

Minh xã Cốc Đán tháng 5/1942

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

14 Di tích Coỏng Tát (Bản Duồm, xã Thượng Ân,

huyện Ngân Sơn) – Là địa điểm thành lập cơ sở

Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn tháng

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

Page 14: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

14

9/1943

15

Di tích Nà Lằng (Bản Nà Lằng, xã Quảng Chu,

huyện Chợ Mới) – Địa điểm Viện thiết kế quân giới

Bộ Quốc phòng đóng và làm việc trong thời kỳ

kháng chiến chống Pháp

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2002

16

Di tích Nà Mặn (Thôn Địa Cát, xã Vi Hương,

huyện Bạch Thông) – Nơi đồng chí Đàm Quang

Trung tổ chức mít tinh vận động nhân dân tham gia

cách mạng năm 1945

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2006

17

Di tích Khuổi Lừa (Xóm Khuổi Lừa, xã Phương

Linh, huyện Bạch Thông) – Là địa điểm Bác Hồ nói

chuyện, làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh

Bắc Kạn và nhân dân xã Phương Linh năm 1951

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2006

18

Di tích chùa Thẳm Thinh (Động Thẳm Thinh, xã

Quảng Khê, huyện Ba Bể) – Đây là một động tự

nhiên, nhân dân địa phương lập chùa thờ Phật,

khánh thành vào năm Thành Thái thứ 18 (tức năm

1906)

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2007

19

Di tích Nà Kiến (bản Nà Kiến, xã Nghĩa Tá, huyện

Chợ Đồn) – Là địa điểm Trường Võ bị Trần Quốc

Tuấn tổ chức bế giảng khóa 2,3 ngày 28/10/1947

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2007

20

Di tích Danh thắng Động Puông (Bản Vài, xã

Khang Ninh, huyện Ba Bể) – Đây là hang động tự

nhiên, nơi dòng sông Năng đi qua là một cảnh đẹp

của địa phương

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2009

21

Di tích chùa Phố Cũ (tiểu khu 8, thị trấn Chợ Rã,

huyện Ba Bể) – Ngôi chùa này được xây dựng năm

Thành Thái thứ 18 (tức năm 1906)

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2009

22

Di tích Lủng Cháng (Bản Lủng Cháng, xã Hà Hiệu,

huyện Ba Bể) – Đây là cơ sở cách mạng từ năm

1942 đến năm 1945.

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2009

23

Di tích thác Nà Khoang (Thị trấn Nà Phặc, huyện

Ngân Sơn) – Là thác nước tự nhiên, có tiềm năng

phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2010

Page 15: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

15

24

Di tích thác Nà Noọc hay còn gọi là Thác Bạc (Xã

Xuất Hóa, Thị xã Bắc Kạn) – Là thác nước tự nhiên

và cũng là một cảnh đẹp của địa phương thu hút

nhiều du khách thăm quan

Quyết định công

nhận, xếp hạng

năm 2010

* Tổng số di tích đã được công nhận trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là : 36

di tíchuyện Trong đó có:

- Số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Bộ VHTTDL

xếp hạng cấp quốc gia, do Bộ VHTTDL quyết định, sở VHTTDL quản lý

gồm 11 điểm di tích huyện

- Số di tích do UBND tỉnh công nhận là di tích cấp tỉnh, Sở VHTTDL

quản lý gồm 25 điểm di tíchuyện

1.2.Vùng hồ Ba Bể- Sông Năng:

1) Hang Nà Phòong

Địa điểm: Bản Bó Lù, xã Nam Mẫu, là di tích lịch sử cách mạng kháng

chiến. Đây là nơi đặt trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam 1950-1954.

Bản Vài:

Địa điểm: Bản Vài, xã Khang Ninh, là di tích lịch sử cách mạng kháng

chiến. Đây là nơi đặt trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1947.

2) Thác Tát Mạ (thác Bạc)

Địa điểm: xóm Nà Lườn, bản Vàng, xã Hoàng Trĩ. Đây là thác tự

nhiên.

3) Ao Tiên

Địa điểm: Khu vực hồ III của hồ Ba Bể thuộc địa phận xã Nam Mẫu.

Đây là một hồ nước thiên tạo. Hồ được hình thành trong một vùng lòng chảo

nhỏ, bốn bề là núi đá, rừng cây.

4) Pò Gỉa Mải (Đảo Bà Góa)

Địa điểm: Bản Bó Lù, xã Nam Mẫu. Là một hòn đảo nhỏ, hình thành

do kiến tạo tự nhiên, trên đảo có nhiều cây cổ thụ xanh tươi quanh năm, nơi

diễn ra các trò chơi trong lễ hội xuân Ba Bể.

5) Thác Đầu Đẳng

Địa điểm: Xóm Đầu Đẳng, bản Cám Hạ, xã Cao Thượng. Đây là một

thác nước tự nhiên chảy qua giữa hai sườn núi là núi Tát Mạ và núi Đán

Điêng. Con sông Năng chảy qua động Puông rồi tạo thành hệ thống thác Đầu

Đẳng, dài khoảng 500 m với nhiều thác đẹp.

Page 16: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

16

6) Động Puông

Địa điểm: Bản Vài, xã Khang Ninh. Đây là một hang động do thiên

tạo. Động như một đường cống ngầm cho dòng sông Năng chảy qua.

7) Động Thẳm Phày

Địa điểm: Bản Nà Slải, xã Hoàng Trĩ. Đây là hang động tự nhiên.

8) Hồ Pé Vài

Địa điểm: Bản Vài, xã Khang Ninh, là di tích thắng cảnh. Là một hồ

nước tự nhiên rộng trên 10 ha được hình thành dưới chân núi đá, nơi khai thác

thủy sản và giàu tiềm năng du lịch.

9) Đền An Mã

Địa điểm: Bản Bó Lù, xã Nam Mẫu, là di tích kiến trúc nghệ thuật. Đền

nằm trên một hòn đảo ở lòng hồ Ba Bể, thờ 7 vị tướng nhà Mạc có công

chống giặc phương Bắc.

10) Động chùa Thẳm Thinh

Địa điểm: Bản Thẳm Thinh, xã Quảng Khê. Chùa được xây dựng từ

thời sau Thành Thái 18 để thờ Phật. Nhân dân ở đây thường lên chùa thắp

hương cầu mùa màng sinh sôi, cuộc sống no đủ.

11) Thành nhà Mạc

Địa điểm: Núi Puông – bản Vài, xã Khang Ninh.

12) Động Hua Mạ (xã Quảng Khê)

Gần động có chợ Lèng. Nằm trên cung đường từ thác Bạc (xã Hoàng

Trĩ) quay lại hồ Ba Bể hoặc đi ATK Chợ Đồn.

13) Động Thẳm Thinh (xã Quảng Khê)

Nằm trên cung đường từ thác Bạc (xã Hoàng Trĩ) quay lại hồ Ba Bể

hoặc đi ATK Chợ Đồn

Vùng Ba Bể có một tài nguyên tạo động lực rất mạnh là hồ Ba Bể- sông

Năng. Dựa vào tài nguyên này, các tài nguyên khác sẽ được phát huy lên rất

nhiều. Những loại hình du lịch có thể khai thác hiệu quả ở đây là:

1. Du lịch nghỉ dưỡng (bên hồ, sông và các thác nước)

2. Du lịch cộng đồng (ở các bản đã liệt kê)

3. Du lịch thể thao- mạo hiểm (leo núi, thám hiểm hang động, chèo

thuyền,…)

Những tài nguyên vệ tinh của vùng hồ đáng chú ý nhất những điểm

sau:

4. Động Puông- Thác Đầu Đẳng

Page 17: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

17

1. Đồn Đèn

2. Cụm thác Bạc (Tát Mạ)- động Hua Mạ- động chùa Thẳm Thinh

3. Thị trấn Chợ Rã

Những tour du lịch vùng này sẽ xoay quanh những tài nguyên ấy.

1.3. Thị xã Bắc Kạn và vùng phụ cận (Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân

Sơn)

*Thị xã

1) Thác Nà Noọc (Thác Bạc, xã Xuất Hoá)

2) Thác Khuổi Lặng (xã Huyền Tụng)

*Huyện Bạch Thông

1) Hang Kẽm Thích

Địa điểm: Nà Cà, xã Sĩ Bình, là di tích lịch sử kháng chiến. Đây là nơi

cất giấu lương thực của Việt Minh (1947), hang đá còn nguyên vẹn.

2) Đồi Lò Cặp

Địa điểm: xóm Lò Cặp, xã Sĩ Bình, là di tích lịch sử kháng chiến. Hang

đá tự nhiên, nơi ở và làm việc của xưởng quân giới (từ 1946-1948) hiện vẫn

còn hang đá.

3) Suối ngầm và hang Thẩm Bể

Địa điểm: xóm Khau Cưởm, xã Sĩ Bình, là di tích lịch sử thắng cảnh,

do thiên tạo.

4) Hang Pích Cáy

Địa điểm: Nằm tại xóm Đon Bây, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, là

di tích lịch sử cách mạng. Nằm giữa hai dãy núi trong khe lưng chừng núi

Phja Boóc, đây là nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp và một số cán bộ ở và hoạt

động ở cách mạng.

6) Thác Lũng Pẻn (bản Piềng, xã Lục Bình)

7) Thác Rọm (xã Quang Thuận)

8) Suối Nặm Cắt (xã Đôn Phong và xã Dương Quang)

*Huyện Chợ Mới

1) Hang Thẳm Đăm

Địa điểm: Thôn Bó, xã Bình Văn, là danh lam thắng cảnh. Đây là hang

động tự nhiên được phát hiện vào những năm 60.

2) Hang Nà Chuộc

Page 18: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

18

Địa điểm: Thôn Bó, xã Bình Văn. Đây là hang đá tự nhiên có nhiều

cảnh đẹp kỳ thú được nhân dân phát hiện vào những năm 60.

3) Hang đá nổ

Địa điểm: Bản Nà Quang, xã Nông Hạ, là di tích danh thắng. Đây là

hang đá tự nhiên nằm sâu trong rừng rậm.

4) Hang bản Chao

Địa điểm: Bản Chao, xã Yên Cư, là di tích danh lam thắng cảnh. Đây

là một hang đá tự nhiên nhiều nhũ đá đẹp, nhiều tầng bậc.

5) Hang Thái Lão

Địa điểm: Bản Thái, xã Yên Hân, là di tích danh lam thắng cảnh. Đây

là một hang dơi được người Dao phát hiện vào những năm 1983-1984.

6) Động Thắm Làng

Địa điểm: Bản Nà Làng, xã Yên Hân, là di tích danh lam thắng cảnh.

Đây là hang động tự nhiên. Theo truyền thuyết trong hang này có rất nhiều

vàng mà nhân dân địa phương đã từng khai thác.

7) Hang chùa Nà Coóc

Địa điểm: Bản Nà Coóc, xã Yên Đĩnh, là di tích khảo cổ. Đây là một

hang đá tự nhiên được hình thành trong lòng núi đá. Nhân dân mang một pho

tượng đồng đen đặt vào trong hang và thờ cúng. Từ đó, hang được gọi là hang

chùa Nà Coóc.

8) Hang Thắm Chằng

Địa điểm: Bản Chằng, xã Yên Cư, là di tích khảo cổ. Đây là một quần

thể gồm 3 hang lớn, các hang nằm cách nhau khoảng 400m. Tại đây đã khai

quật và tìm thấy được rìu đá, xương, răng và các lớp vỏ ốc, than tro khẳng

định hang có vết chân người xưa sinh sống.

9) Động Hun

Địa điểm: Bản Nhuần, xã Quảng Chu, là di tích lịch sử danh thắng.

10) Hang Dơi (thị trấn Chợ Mới) thông lên Khuôn Thung và núi đền

Thắm

11) Động - chùa Thạch Long (xã Cao Kỳ)

12) Đền Thắm (thị trấn Chợ Mới)

* Huyện Ngân Sơn

1) Hang Lũng Mực (thuộc núi Lũng Mực, phía sau bản Quản, xã

Hương Nê). Khe xuống sâu khoảng 10m đến cửa hang cao khoảng 20m, rộng

khoảng 15m; hang dài khoảng 1000m thông ra bản Nà Cà; đi qua cửa hang

Page 19: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

19

khoảng 20m, gặp một ngã ba, lòng hang rộng ra, có vũng tắm rộng, ấm về

mùa đông, mát về mùa hè.

2) Thác- suối Nà Khoang (thị trấn Nà Phặc)

1.4.Huyện Chợ Đồn

1) An toàn khu kháng chiến chống Mỹ

Địa điểm: Thị trấn Bằng Lũng, là di tích lịch sử kháng chiến. Đây là

nơi cơ quan đầu não Trung ương Đảng ở và làm việc trong thời kỳ kháng

chiến chống Mỹ 1965.

2) Quần thể hang động bản Nà Pài

Địa điểm: Bản Nà Pài, xã Bằng Phúc. Đây là hang động tự nhiên nơi

đội du kích và nhân dân địa phương vào hang cất giấu lương thực phục vụ

kháng chiến chống thực dân Pháp vào những năm 1947-1954.

3) Tảng đá Bàn Cờ :

Địa điểm: Bản Tổng Mụ, xã Bằng Lãng, là di tích danh thắng. Đây là

truyền thuyết nơi có cô Tiên và chú Cuội xuống chơi cờ.

4) Quần thể hang động và mỏ nước :

Địa điểm: Bản Duồng, thị trấn Bằng Lũng, là di tích lịch danh thắng.

5) Tảng đá

Địa điểm: Đèo Kéo Phường, xã Nam Cường. Đây là tảng đá tự nhiên

có “dấu chân trâu vàng” gắn với truyền thuyết hồ Ba Bể.

6) Hang Pác Chản

Địa điểm: Bản Coom Poọng, xã Nam Cường. Đây là hang động tự

nhiên, là thắng cảnh của địa phương.

7) Cây đa cổ thụ

Địa điểm: Bản Phiêng Cà, xã Nam Cường. Đây là nơi có cảnh đẹp, cây

tỏa bóng mát, nhân dân địa phương thường nghỉ chân.

8) Hang Pụt

Địa điểm: Bản Ỏm, xã Ngọc Phái, là di tích danh thắng. Đây là hang

động tự nhiên đã được chi bộ xã Ngọc Phái dùng làm địa điểm họp trong thời

kỳ kháng chiến.

9) Hệ thống mương nước cổ

Địa điểm: Bản Loàn, xã Yên Nhuận, là di tích lịch sử và thắng cảnh.

Đây là công trình thủy nông của người xưa, ngăn suối lấy nước sản xuất và

sinh hoạt.

Page 20: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

20

1.5. Huyện Na Rì

1) Thẳm Lài Pan

Địa điểm: Bản Buốc, xã Liêm Thủy. Hang động tự nhiên có nhiều nhũ

đá

2) Hang Coóc Pục (hang Phja Coòng)

Địa điểm: Bản Nà Chót, xã Hảo Nghĩa, là di tích lịch sử cách mạng, là

địa điểm liên lạc của chính quyền cách mạng năm 1941.

3) Phố Cổ

Địa điểm: Thị trấn Yến Lạc, là di tích kiến trúc nghệ thuật. Dãy phố cổ

được xây dựng từ thời Pháp thuộc của đồng bào của dân tộc Tày-Nùng-Hoa ở

thị trấn Yến Lạc.

4) Hang Ngườm Cào

Địa điểm: Bản Lũng Cào, xã Kim Lư. Hang đá tự nhiên, ăn sâu vào

lòng núi, tronh hang có nhiều nhũ đá, cảnh đẹp.

5) Hang Nả Chùa

Địa điểm: Bản Nả Chùa, xã Lạng San. Đây là hang đá tự nhiên có

nhiều nhũ đá đẹp.

6) Động Minh Tinh

Địa điểm: Bản Phja Đồn, xã Kim Hỷ. Đây là hang đá tự nhiên có nhiều

nhũ đá vôi.

7) Thác Nà Đăng (xã Lương Thành)

8) Động Nàng Tiên (xã Lương Hạ)

2. DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG:

2.1. Các di tích tiêu biểu thuộc ATK Chợ Đồn:

Di tích lịch sử Nà Pậu (xã Lương Bằng):

Từ thị trấn Bằng Lũng xuôi theo tỉnh lộ 254 (theo hướng Chợ Đồn-

Thái Nguyên) khoảng 18 km rẽ phải men theo đường mòn gần 200 m là đến

chân đồi Nà Pậu thuộc Bản Thít xã Lương Bằng, đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã ở và làm việc trong những ngày đầu năm 1951.

Đồi Nà Pậu có địa thế thuận tiện vừa kín đáo cho hoạt động bí mật, vừa

đảm bảo an toàn khi phải rút lui. Đằng trước đồi Nà Pậu là khoảng ruộng có

thể quan sát xa; đằng sau là con suối nhỏ nước trong vắt có nhiều cá, tôm.

Bên cạnh đồi là những cánh rừng đại ngàn chạy dài từ Nà Pậu qua xã Phong

Huân, Nghĩa Tá đến huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Page 21: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

21

Nhà ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dựng tạm trên đỉnh đồi

gồm 2 gian, 1 để làm việc và 1 để nghỉ ngơi. Bên cạnh là căn nhà 6 gian dành

cho cán bộ đơn vị 41 ở và nhà bếp rộng chừng 3 gian. Cách nhà khoảng 200

m về hướng tây, nằm ngay chân đồi, cạnh bờ suối là căn hầm bí mật của

Người. Hầm hình chữ T, cửa cao 1,5m sâu vào trong khoảng 4m, chia làm 2

ngách, mỗi ngách dài 1,5m, rộng 0,95m cao khoảng 1,7m. Hiện tại hầm nhìn

chung vẫn còn khá nguyên vẹn.

Trước cửa hầm là bãi đất tương đối bằng Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng

rau. Chếch lên phía trước bãi trồng rau là cây phay cổ thụ. Cách đó một đoạn

có 2 cây đa to mọc 2 bên bờ suối cành đan nhau, dưới gốc cây khá kín đáo,

Người thường tắm giặt và câu cá ở dưới gốc cây đa này.

Thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đây không lâu nhưng từ nơi này

Người đã viết nhiều bức thư, điện mừng gửi các cơ quan, đoàn thể trong và

ngoài nước, trong đó có bài thơ chúc tết đồng bào, chiến sỹ cả nước năm Tân

mão (1951)

Xuân này kháng chiến đã năm xuân

Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công

Toàn dân hăng hái một lòng

Thi đua chuẩn bị tổng phản công kịp thời.

Di tích lịch sử đồi Khau Mạ (xã Lương Bằng)

Cũng nằm cạnh tỉnh lộ 254, di tích Khau Mạ cách di tích Nà Pậu

khoảng 2 km. Đồi Khau Mạ thuộc Bản Vẻn, xã Lương Bằng, đây là nơi Phó

Thủ tường Chính Phủ Phạm Văn Đồng, cơ quan Văn phòng Chính phủ ở và

làm việc từ năm 1950 đến nửa đầu năm năm 1951. Hầm và lán trại của cơ

quan Văn phòng Chính phủ được làm rất đơn giản nhưng kín đáo nép mình

dưới tán lá những cây cổ thụ. Tại đây, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hồ Chí

Minh Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân

Việt Nam tổ chức họp bàn mở chiến dịch Biên giới năm 1950. Tham luận

đồng chí Phạm Văn Đồng đọc tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II diễn ra

vào tháng 2 năm 1951 tại Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; một số bài

báo mang tính lý luận về chính quyền và nhà nước được Phó Thủ tướng

nghiên cứu viết trong giai đoạn này.

Di tích lịch sử Khuổi Linh (xã Nghĩa Tá)

Từ thị trấn Bằng Lũng xuôi theo tỉnh lộ 254 (theo hướng Chợ Đồn-

Thái Nguyên) khoảng 21 km rẽ phải gần 500 m sẽ đến chân núi Khau Bon

thuộc Khuổi Linh, đây là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh Tổng

Bí thư BCHTW Đảng và cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng năm 1950 (từ

tháng 8 đến tháng 12 năm 1950)

Page 22: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

22

Nơi ở của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh nằm trên sườn đồi gồm

một nhà để ở và một căn hầm cách nhà khoảng 15m về phía sau phòng khi

gặp bất trắc. Nơi làm việc nằm trên đỉnh mỏm đồi kề sát nơi ở thuộc chân núi

Khau Bon, phía trước là nhà tiếp khách và hội họp; bên cạnh là nhà bảo vệ;

tiếp theo là nhà làm việc và sau cùng là bếp và nhà ăn. Từ hai điểm này nhìn

ra phía trước theo hướng nam là cánh đồng Khuổi Linh, bên kia cánh đồng là

rừng núi mênh mông. Bên phải phía sau là dãy núi Khau Bon. Bên trái cách

khoảng nửa cây số là bản Khuổi Linh có đường mòn (nay là tỉnh lộ 254) xuôi

về Chợ Chu huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Khu vực Văn phòng Trung ương Đảng nằm trên ngọn đồi thấp gần nơi

ở của đồng chí Trường Chinh. Tại đây có 5 nhà gồm hội trường, nhà làm

việc, nhà ở, nhà khách và bếp ăn nối liền thành một dải dài chạy theo sườn

đồi được cây cối che kín.

Vị trí Khuổi Linh ở vào thế rất hiểm trở, thích hợp với việc bảo toàn bí

mật nhưng cũng thuận lợi khi phải di chuyển. Từ Khuổi Linh có thể qua

Tuyên Quang bằng nhiều đường mòn trong rừng, có thể xuôi Định hóa về

Thái Nguyên hay ngược Ba Bể, Bạch Thông lên Cao Bằng. Trong thời gian ở

đây, Tổng Bí thư Trường Chinh đã chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ II.

Di tích lịch sử Bản Bẳng (xã Nghĩa Tá)

Nằm trên trục tỉnh lộ 254, Bản Bẳng thuộc xã Nghĩa Tá là nơi sinh

sống của đồng bào Dao, trong phong trào giải phóng dân tộc 1943 – 1945,

nhiều đồng chí cán bộ cách mạng đã thường xuyên qua lại và hoạt động ở

đây. Tại địa danh này tháng 10- 1943, đã diễn ra cuộc gặp gỡ của hai đoàn

quân Nam Tiến và Bắc Tiến.

Năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo

phong trào cách mạng. Lịch sử đấu tranh của Đảng ta, của nhân dân ta chuyển

sang giai đoạn mới. Người đã quyết định chọn Việt Bắc làm căn cứ địa cách

mạng xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành

chính quyền. Trong chiến lược mới của Đảng, tỉnh Bắc Kạn trở thành cầu nối

giữa hai trung tâm cách mạng là Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai. Vấn đề xây

dựng và phát triển phong trào cách mạng ở tỉnh Bắc Kạn trở nên cấp thiết,

lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ thị phải "xây dựng những con đường quần

chúng", nối liền hai trung tâm cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai.

Thực hiện chỉ thị của Người, công tác "xây dựng những con đường quần

chúng" được chuẩn bị khẩn trương. Từ căn cứ Cao Bằng và căn cứ Bắc Sơn -

Võ Nhai 2 đoàn quân Nam Tiến và Bắc Tiến đều hướng về Bắc Kạn, chỉ

trong một thời gian ngắn con “đường quần chúng” đã thông.

Page 23: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

23

Di tích lịch sử Bản Ca (xã Bình Trung)

Nằm trên trục tỉnh lộ 254 Chợ Đồn- Thái Nguyên cách thị trấn Bằng

Lũng khoảng gần 40 km, Bản Ca cũng là nơi sinh sống của đồng bào Dao,

đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong những ngày đầu

rời thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt bắc, thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ở

đây không lâu. Người ở Bản Ca từ ngày 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947.

Ban đầu Người cho dựng lán trại ở đầu suối Bản Ca, sau đó cho dựng thêm

một lán nữa ở đồi Khau Phay gần dân trong bản. Hai lán này cách nhau 800m,

bên cạnh có lán đặt máy in, máy soạn thảo văn bản và lán của các chiến sĩ bảo

vệ.

Tuy thời gian ở đây không lâu nhưng nhiều văn bản chỉ đạo, động viên

khen thưởng toàn dân ta một lòng tham gia kháng chiến được Chủ tịch Hồ

Chí Minh viết tại đây (Sắc lệnh số 612/MDB ngày 7/12/1947 về việc khen

thưởng các chủ tịch kiêm hành chính xã nhân kỷ niệm một năm ngày toàn

quốc kháng chiến; Thư gửi giám mục Lê Hữu Từ nhân dịp lễ giáng sinh; Thư

gửi Chính phủ Cao Miên giải phóng hoan nghênh việc thành lập Ủy ban giải

phóng Việt-Miên-Lào; Lời kêu gọi đồng bào thi đua giết giặc lập công nhân

ngày toàn quốc kháng chiến; Thông tư gửi các Bộ về việc “Cử các nhân viên

làm việc đắc lực để khen thưởng”; Thư giửi đồng bào công giáo mong muốn

đồng bào công giáo sát cánh cùng đồng bào chiến sĩ cả nước đánh đuổi thực

dân xâm lược). Bản Ca cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và trả lời

phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài vào ngày 8/12/1947.

Hiện nay chứng tích còn lại của khu vực lán Bác Hồ tại bản Ca chỉ còn

lại dấu tích của nền lán cạnh cây cọ già còn hai hiện vật là kiềng nấu ăn cho

Người và chiếc áo dạ đen Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai (cụ

Nhuôi) đầu năm 1990, gia đình cụ Trai đã tặng lại hai hiện vật này cho bảo

tàng Bắc Thái.

Di tích lịch sử Nà Quân (xã Bình Trung)

Nà Quân là nơi cơ quan Trung ương Đảng đặt Hội trường làm việc

trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1951-1952. Chủ tịch

Hồ Chí Minh và các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên

Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái … đã ở và làm việc tại đây.

Hội trường làm việc của Trung ương Đảng được đặt tại đồi Nà Kham

thuộc bản Nà Quân. Hai hội trường được làm bằng tre, nứa, lá mỗi hôi trường

rộng khoảng hơn 150m2 quay mặt theo hướng đông - nam. Hội trường có tám

mái, có chỗ hội họp, chỗ ăn nghỉ cho khách đến làm việc tại đây. Phía trước

và sau hội trường có nhiều hầm, hào, chủ yếu là hầm hình chữ chi (Z), mỗi

đoạn gấp khúc dài 3m, rộng 1m và sâu 1,5m.

*

Page 24: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

24

* *

Các di tích lịch sử cách mạng huyện Chợ Đồn, đặc biệt là sáu di tích

cấp quốc gia, mang lại một sự khác biệt nhất định cho tài nguyên du lịch

vùng này, chúng làm đa dạng hóa thêm cho loại hình du lịch tỉnh Bắc Kạn.

Cụm di tích Nà Pậu- Khau Mạ đang được đầu tư, dẫu còn nhiều vấn đề

cần bàn, sẽ trở thành điểm đến tiềm năng nhất trong các di tích cách mạng.

Đó là vì, ngoài tầm quan trọng về lịch sử, cụm di tích này còn có một không

gian đáp ứng khá tốt cho khai thác.

2.2.Các di tích tiêu biểu khác:

Đồn Phủ Thông (thị trấn.Phủ Thông, huyện Bạch Thông)

Thị trấn Phủ Thông xưa là phủ lị của Thông Hóa, nằm ngay trên trục

đường 3, cách Thị xã Bắc Kạn 19km về phía bắc. Đây là vị trí chiến lược

quan trọng, án ngữ đường vào Ba Bể qua tỉnh lộ 258; đường lên Cao Bằng,

xuống Bắc Kạn qua quốc lộ 3. Bởi vậy nên thực dân Pháp sau khi thất bại

trong cuộc tấn công lên Việt Bắc (Thu – đông 1947), chúng vẫn cố giữ Phủ

Thông và xây dựng ở đây một hệ thống đồn bốt khá kiên cố.

Đồn Phủ Thông nằm trên một mỏm đồi nhô ra của núi Nà Cọt, có độ

cao 198m cách ngã ba Phủ Thông 300m về phía tây bắc. Phía bắc đồn là 4

mỏm núi Nà Cọt, cây cối rậm rạp; phía nam đồn cách 150m là tỉnh lộ 258 đi

huyện Ba Bể; phía đông chạy sát hàng rào đồn là suối Nà Giàng. Từ suối lên

đồn vách núi dựng đứng. Phía tây cách đồn khoảng 250m có một khe rộng.

Đồn Phủ Thông có hình chữ nhật, chu vi 300m, trên diện tích 5.000m²

(chiều dài 100m, rộng 50m). Cổng đồn quay về phía nam, làm bằng gỗ chắc

chắn. Tường rào bao quanh được đắp đất, cao 2m, dày 1m, bên trong, ngoài

tường được ghép gỗ, có cọc chống xung quanh tường rào và trổ nhiều lỗ châu

mai.

Bốn góc đồn là 4 lô cốt được xây bằng gạch – đá, cao 2 tầng. Góc tây

bắc đặt 1 khẩu pháo 12,7 li và súng cối 60 li. Góc đông bắc có 1 trung liên,

góc đông nam là một đại liên và cối 81 li, gần sát lô cốt có 2 chòi quan sát cao

3m. Góc tây nam có một trung liên, tường phía tây có 2 trung liên bắn chéo

cánh sẻ, gần sát lô cốt là đài quan sát như ở phía đông nam. Ban đêm có đèn

pha chiếu sáng xung quanh. Chính giữa đồn là chỉ huy. Xung quanh là nhà

lính, nhà ăn, nhà kho. Các nhà này đều được xây gạch hoặc đắp đất rất dày,

tường nhà có nhiều lỗ châu mai.

Dưới đất là hệ thống hầm ngầm nối liền các dãy nhà với nhau và với

các lô cốt, tạo thành một hệ thống cứ điểm phòng thủ vững chắc. Chưa yên

tâm, bên ngoài tường đất còn được rào 3 lượt bằng tre nứa. Riêng phía nam

được rào dây thép gai. Hàng ngày địch làm việc, sinh hoạt theo thời gian biểu

định sẵn. Mỗi ngày chúng phái 2 – 3 tổ tuần tra dọc đường số 3 và đường đi

Page 25: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

25

Chợ Rã. Ban đêm thỉnh thoảng có một trung đội đi sục sạo các vùng lân cận

nhằm khống chế ta. Với vị trí chiến lược và cách bố phòng như vậy, đồn Phủ

Thông thực sự là mũi dùi cắm sâu trong lòng Việt Bắc.

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, ta đã tổ chức tới 3 trận công đồn. Trận

thứ nhất vào ngày 30 – 11 – 1947. Trận thứ 2 ngày 13 – 3 – 1948. Trận thứ 3

là trận cường tập có quy mô lớn vào ngày 25 – 7 – 1948 ta đã tiêu diệt và làm

bị thương hơn 100 tên địchuyện Cả 2 tên Đồn trưởng và Đồn phó phải đền

tội, ta phá hủy hầu hết hệ thống phòng thủ, thu nhiều vũ khí và phương tiện

chiến tranh. Đây là trận đánh phòng ngự cứ điểm nhỏ, quy mô cấp tiểu đoàn

đầu tiên của quân đội ta. Những kinh nghiệm của trận đánh đã được tổng kết

và phổ biến kịp thời trong toàn quân góp phần đánh bại chiến thuật cứ điểm

nhỏ của địchuyện Trận đánh đã được Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy

biểu dương Tiểu đoàn 11 bộ đội chủ lực – đơn vị chính trong trận đánh được

mang danh hiệu là “Tiểu đoàn Phủ Thông”.

Di tích Nà Tu (Nà Cù, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông):

Nà Tu là một địa danh của xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, nằm bên

quốc lộ 3, cách thị xã tỉnh lị 10km về phía bắc. Trong kháng chiến chống thực

dân Pháp đây là nơi Tổng đội Thanh niên Xung phong đóng quân thực hiện

nhiệm vụ đảm bảo giao thông – vận tải phục vụ kháng chiến.

Là địa phương được giải phóng sớm nhất, Bắc Kạn nhanh chóng trở

thành hậu phương căn cứ kháng chiến của cả nước. Sau chiến thắng biên giới

Thu – đông 1950, quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính đã về

ta, biên giới được khai thông, thế bị bao vây cả trong lẫn ngoài được phá vỡ,

căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng, giúp điều kiện tổ chức nhiều

chiến dịch lớn. Để ngăn chặn sự chi viện từ biên giới, từ căn cứ địa Việt Bắc

cho các chiến trường, giặc Pháp tăng cường máy bay bắn phá các tuyến giao

thông, trong đó đoạn đường số 3 đi qua Bắc Kạn là một trọng điểm.

Việc đảm bảo giao thông vận tải trở thành nhiệm vụ trọng yếu của Bắc

Kạn cũng như của cuộc kháng chiến. Ngay từ đầu năm 1950, Trung ương

Đảng đã chủ trương sửa chữa, khôi phục lại cung đường số 3, đoạn từ thị xã

Thái Nguyên đến giáp Cao Bằng, dài 197km. Chính phủ thành lập Ban Chỉ

đạo khôi phục đường số 3 và phát động chiến dịch cầu đường ở 3 tỉnh Cao

Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Ông Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương

Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp Bộ Quốc phòng được cử lên Bắc Kạn

trực tiếp chỉ đạo việc sửa chữa, khôi phục và bảo vệ cầu đường. Đồng thời

cũng tăng cường cho Bắc Kạn nhiều liên phân đội thanh niên xung phong từ

các tỉnh miền xuôi.

Tổng đội Thanh niên sửa chữa cầu đường đã chọn Nà Tu để đóng quân.

Mặc dù, thiếu thốn nhiều bề, lại phải liên tục lao động nặng nhọc, mà thời

gian máy bay địch đánh phá thì nhiều, thanh niên xung phong phải làm việc

Page 26: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

26

đêm rất nguy hiểm nhưng họ đã cùng nhân dân Bắc Kạn hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao. Cuối tháng 3 – 1951, Hồ Chủ Tịch trên đường đi công tác đã

đến Nà Tu, nơi đóng quân của Tổng đội Thanh niên Xung phong và Liên

Phân đội Thanh niên Xung phong 312 thăm hỏi sức khỏe anh chị em, nhắc

nhở Ban Chỉ huy công trường, cán bộ, đội viên phải tổ chức lao động thật

khoa học, đoàn kết, yêu thương nhau. Trước khi ra về Bác đã đọc tặng 4 câu

thơ:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Và bắt nhịp hát bài “Kết đoàn”. Theo lời Bác dặn, 4 câu thơ trên đã

được ông Dương Thiết Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn chuyển cho Trung ương

Đoàn.

Từ đó, cùng với nhịp độ phát triển của cách mạng, lời dạy của Bác

trong bài thơ trở thành nguồn động viên cho các thế hệ trẻ, củng cố quyết tâm,

đạp bằng mọi trở lực, làm nên chiến thắng.

3. LỄ HỘI

Một lễ hội muốn trở thành tài nguyên du lịch có giá trị phải đáp ứng rất

nhiều tiêu chí.

Trước hết, lễ hội đó phải đạt được cấp độ nhất định về quy mô. Cấp độ

đó thể hiện ở lượng người tham gia, cấp chính quyền đứng ra tổ chức- quản

lý, thời gian xảy ra dài hay ngắn. Kịch bản và những trò diễn dân gian của lễ

hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong thang giá trị du lịch.

Như thế, tiêu chí gắn liền tiếp theo là sức chứa cho một lễ hội. Sức

chứa này thể hiện ở cả diện tích địa điểm diễn ra lễ hội và năng lực của các cơ

sở lưu trú.

Ngoài hai tiêu chí mà lễ hội đang vận hành trên, có những tiêu chí dành

cho tiềm năng, có thể dần dần quảng bá để khai thác: Lễ hội diễn ra tại một di

tích nổi tiếng hoặc chính lễ hội liên quan đến những danh nhân nổi tiếng; và

nữa, nó xảy ra trong một môi trường có phong cảnh đẹp.

Các tiêu chí đảm bảo cho du khách có thể được hưởng thụ lễ hội tốt

nhất gồm nhóm tiêu chí: An ninh và cung giao thông tiếp cận.

Cuối cùng, một lễ hội muốn có giá trị du lịch cao, cũng như tất cả các

tài nguyên du lịch khác, nó phải bền vững.

Theo tài liệu của Sở VH- TT & DL Bắc Kạn, hiện nay (01/2011) ngành

đã thống kê được tất cả 40 lễ hội trong tỉnh. Trong đó chủ yếu là hội lồng

Page 27: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

27

tồng của đồng bào Tày- Nùng (trên 30 hội), diễn ra tập trung trong tháng

giêng.

Có 06 lễ hội đã được ngành văn hoá khảo sát tương đối kỹ về phương

diện văn hoá học và chọn là tiêu biểu: Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể),

Thạch Long (xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới), Phủ Thông (Thị trấn Phủ Thông,

huyện Bạch Thông), Bằng Vân (huyện Ngân Sơn), Lam Sơn và Xuân Dương

(huyện Na Rì).

3.1. Tổng quan về lễ hội Bắc Kạn:

(Các lễ hội đã được ngành văn hoá khảo sát tính đến tháng 1/2011)

*Huyện Bạch Thông

TT Thể loại Thời

gian Địa điểm

Đối

tượng

thờ cúng

Phần lễ Phần hội Ghi

chú

1 Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Thị trấn Phủ

Thông

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi,

thể thao

2 Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Xã Hà Vị Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi

3 Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Cẩm Giàng

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi,

thể thao

4 Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Sỹ Bình

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi

5 Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Lục Bình

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi,

thể thao

6 Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Quân Bình

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi

Page 28: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

28

*Huyện Na Rì

TT Thể

loại

Thời

gian Địa điểm

Đối

tượng

thờ cúng

Phần

lễ Phần hội

Ghi

chú

1

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Bản Buốc,

xã Liêm

Thủy

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

2

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Thị trấn

Yến Lạc,

huyện Na

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

3

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Xã Lương

Hạ

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

4

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Xã Cường

Lợi

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

5

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Xã Kim Lư Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

6

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Bản Nà

Trang, xã

Xuân

Dương

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

7

Chợ hội 25/3 âm

lịch

Xã Xuân

Dương

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

8

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

BảnDiếu,

xã Lam

Sơn

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

9

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Xã Cư Lễ Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

Page 29: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

29

10

Lồng

Tồng

Tháng

giêng

Xã Đồng

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên,

trò chơi

11

Lễ cầu

mùa

Tháng

giêng

Bản Ang

Hin, xã Côn

Minh

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên

*Huyện Chợ Đồn

TT Thể loại Thời

gian

Địa

điểm

Đối

tượng

thờ

cúng

Phần

lễ Phần hội

Ghi

chú

1

Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Xã Đông

Yên

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên, trò

chơi

2

Lễ hội

người

Dao

Tết

Nguyên

Đán

Xã Ngọc

Phái

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên, trò

chơi

3

Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Xã Tân

Lập

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên

Thất

truyền

4

Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Nghĩa

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên

Thất

truyền

5

Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Xã Nam

Cường

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên

Thất

truyền

6

Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Xã Đại

Sảo

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên

Thất

truyền

7 Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Xã Bản

Thi

Thần

Nông

Dâng

mâm

Hát giao

duyên

Thất

truyền

Page 30: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

30

cỗ

8

Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Xã Yên

Thượng

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Hát giao

duyên

Thất

truyền

9

Lồng

Tồng

Tháng

Giêng

Phong

Huân

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Thất

truyền

*Huyện Ba Bể

TT Thể loại Thời

gian

Địa

điểm

Đối tượng

thờ cúng

Phần

lễ Phần hội

Ghi

chú

1 Lồng

Tồng

10-

giêng

XãNam

Mẫu

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Tung còn,

văn

nghệ,thể

thao

Hội

Xuân

Ba Bể

2 Lễ

cầu mùa

Tết

Nguyên

Đán

Khang

Ninh

Thần

Nông

Dâng

mâm

cỗ

Trò chơi

*Huyện Chợ Mới

TT Thể

loại

Thời

gian Địa điểm

Đối

tượng

thờ cúng

Phần lễ Phần

hội

Ghi

chú

1 Hội

xuân

Tháng

Giêng

Thị trấn

Chợ Mới

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Tung

còn, đấu

vật, cờ

người

2 Hội

đền

Tháng

Giêng

Đền Thắm,

thị trấn Chợ

Mới

Đền thờ

nữ tướng

Page 31: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

31

3 Hội

xuân

Tháng

Giêng

Mai Lạp

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi,

thể thao

4 Lồng

Tồng

3/1 âm

lịch

Xã Thanh

Bình

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ Trò chơi

Có thi

mâm

cỗ

nhưng

đã thất

truyền

5 Hội

xuân

Tháng

Giêng

Nông Thịnh

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ Trò chơi

6 Hội

xuân

Tháng

Giêng

Yên Định

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

7 Hội

xuân

Tháng

Giêng

Xã Quảng

Chu

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ Trò chơi

8 Hội

xuân

7/1 âm

lịch

Như Cố

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Kéo co,

tung còn,

văn

nghệ, thể

thao

9 Hội

chùa

Tháng

Giêng

Chùa Thạch

Long, xã

Cao Kỳ

10 Hội

xuân

Tháng

Giêng

Yên Hân

Thần

Nông

Dâng

mâm cỗ

Trò chơi,

văn

nghệ, thể

thao

11 Tung

còn

Tháng

Giêng

Xã Thanh

Vận

Dâng

mâm cỗ

Tung

còn

12 Tung

còn

Tháng

Giêng

Xã Thanh

Mai

Tung

còn

Page 32: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

32

3.2. Các lễ hội tiêu biểu:

Hội xuân Ba Bể

- Địa điểm tổ chức: Xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

- Thời gian tổ chức: Ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm

- Nội dung: Lễ hội được tổ chức ngay bên bờ hồ Ba Bể, xã Nam Mẫu,

huyện Ba Bể. Lễ hội là nơi cầu mùa và phô diễn nhiều bản sắc của đồng bào

địa phương với các trò chơi dân gian truyền thống như: đua thuyền độc mộc,

tung còn, chọi bò, múa khèn, đấu võ dân tộc…cùng nhiều hoạt động văn nghệ

khác. Lễ hội thu hút được khoảng 2 vạn du khch.

Hội lồng tồng Phủ Thông:

- Địa điểm tổ chức: Thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông.

- Thời gian tổ chức: Ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm

- Nội dung: Lễ hội là nơi cầu mùa và tập trung những trò dân gian như

tung còn, kéo co, hát sli, hát lượn. Bên cạnh đó lễ hội còn là dịp để nhân dân

địa phương và du khách thăm lại chiến trường xưa nơi diễn ra trận công đồn

Phủ Thông.

Hội Lồng Tồng Lam Sơn:

- Địa điểm tổ chức: Xã Lam Sơn, huyện Na Rì.

- Thời gian tổ chức: Ngày 07 tháng giêng âm lịch hàng năm.

- Nội dung: Cầu cho mùa màng bội thu, làng bản an cư lạc nghiệp, sau

nữa là để dân làng vui chơi giải trí với các trò chơi như tung còn, đánh quay,

kéo co…

Hội lồng tổng Bằng Vân:

- Địa điểm tổ chức: Ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm.

- Địa điểm tổ chức: Xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn.

- Nội dung: Cầu khấn thần linh, trời đất ban cho những vụ mùa bội thu

và là nơi bà con các dân tộc tập trung vui chơi với nhiều trò chơi dân gian

truyền thống như: múa khèn, thổi sáo, tung còn, trai gái hát giao duyên…

Hội chùa Thạch Long:

- Địa điểm: Xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới.

- Thời gian tổ chức: Ngày 6- 7 tháng giêng âm lịch hàng năm.

- Nội dung: Lễ hội là dịp nhân dân địa phương tổ chức dâng hương

niệm Phật và leo núi thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của hang động, núi

rừng.

- Chợ hội Xuân Dương:

Page 33: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

33

- Địa điểm: Xã Xuân Dương, huyện Na Rì.

- Thời gian tổ chức: Ngày 25 tháng 3 âm lịch hàng năm.

- Nội dung: Đây là dịp gặp mặt trong ngày hội cuối cùng của mùa xuân.

Hội có hát dân ca của các dân tộc Tày, Nùng, Dao…và các trò chơi dân gian

như: kéo co, đẩy gậy, đánh quay…

Ngoài các lễ hội trên, hai lễ hội rất đáng được quan tâm là: Hội đền

Thắm và đặc biệt là chợ hội Công Bằng (xã Công Bằng, huyện Pác Nặm)

4. LÀNG BẢN

Giá trị du lịch của các làng/bản văn hoá truyền thống được xem xét,

đánh giá từ rất nhiều góc độ.

Trước hết, từ góc độ văn hoá vật thể, một làng/bản muốn trở thành

điểm du lịch phải lưu giữ được càng nhiều càng tốt những công trình kiến trúc

cổ. Đó là những đình, chùa, đền, miếu, đường xá, cầu, quán, v.v…Ngoài

những kiến trúc công cộng trên, các kiến trúc dân sinh là nhà cửa, tường

rào,…cũng phải giữ được nhiều nét truyền thống.

Nhưng cũng phải lưu ý, nếu thế mạnh của một làng vùng đồng

bằng Bắc Bộ là kiến trúc công cộng thì ở một bản miền núi phía Bắc là các

kiến trúc dân sinh; nhất là ở những vùng miền núi còn chưa bị đô thị hoá, các

bản còn giữ được hầu như trăm phần trăm kiến trúc dân sinh truyền thống.

Do vậy, thay vì xem xét các di tích lịch sử văn hoá như cho một

làng du lịch miền xuôi, ta nên quan tâm tới các tài nguyên du lịch thiên nhiên

(hang động, suối thác, hồ,…) cho một bản miền núi.

Hệ sinh thái của các làng/bản cũng góp phần rất quan trọng cho giá trị

du lịch. Vấn đề này cũng một lần nữa cho thấy thế mạnh từng vùng. Nếu như

ở miền xuôi, một làng du lịch chỉ cần có vài cổ thụ, và tất nhiên hệ sinh thái

cùng môi trường phải đạt chuẩn, thì một bản du lịch ở miền núi nói chung

phải có cả một hệ sinh học đa dạng. Và thường thường, môi sinh ở đây phải

cải tạo nhiều mới có thể khai thác du lịch.

Thứ hai, từ góc độ văn hoá phi vật thể, ta phải xem xét trữ lượng văn

hoá dân gian của các làng/bản. Đó là lễ hội truyền thống, nghề truyền thống,

văn nghệ dân gian, ẩm thực dân gian,…Những loại hình văn hoá dân gian trên

càng giữ được nhiều nét đặc sắc thì giá trị du lịch của làng/bản càng cao.

Cuối cùng, như đối với mọi tài nguyên du lịch khác, người ta cũng phải

xem xét các làng/bản văn hoá truyền thống từ các khía cạnh: Mối liên hệ với

các tài nguyên khác, cung đường tiếp cận, an ninh, độ bền vững và thời vụ

khai thác.

Chính khía cạnh mối liên hệ với các tài nguyên khác đã gợi ý rằng, một

làng/bản muốn nâng cao giá trị du lịch của mình, thường phải nằm trong

Page 34: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

34

nhóm các tài nguyên du lịch có giá trị khác: Các danh thắng - di tích, các lễ

hội, v.v…

Những bản của các tộc người miền núi, ngoài những nét chung trong

quy hoạch như “Tựa núi- ngoảnh thung- gần mỏ/suối nước”, lại có những nét

riêng do phương thức lao động, phong tục- tập quán của mỗi tộc người quy

định.

Phương thức lao động làm cho mỗi bản của một tộc người có cảnh

quan riêng, chẳng hạn về độ cao- vị trí của điểm quần cư, về phong cảnh

ruộng nương, về phong cảnh nguồn nước,… Ngoài việc sản xuất lương thực,

các hình thức lao động tạo các vật phẩm gia dụng khác phát triển cũng có thể

tạo nên những làng nghề nổi tiếng. Người Tày có những bản dệt thổ cẩm, bản

làm chiếu trúc,nấu rượu,…Người Nùng có những bản làm hương, làm

giấy,…Người Dao có nghề chạm bạc nổi tiếng,…Người Mông có nghề dệt

vải lanh,…

Suy cho cùng, cách tạo ra của cải của các tộc người ấy có ảnh hưởng

quan trọng đến phong tục- tập quán của họ, làm cho các sinh hoạt cộng đồng

của mỗi bản mang những sắc thái hấp dẫn khác nhau. Sắc thái của các điểm

quần cư các tộc người khác nhau trước hết được nhận ra ở cách chọn nơi cư

trú. Người Mông- Dao lấy cây ngô làm trọng thích ở núi cao, người Dao đỏ

thích ở gần núi đá trong khi người Dao Tiền thích ở núi đất hơn. Người Tày-

Nùng, ngược lại, thích ở những thung lũng có suối để làm lúa nước. Những

sắc thái khác nhau của văn hóa vật chất giữa các tộc người còn được thể hiện

ở cách thức dựng ngôi nhà. Những bản Mông- Dao hay làm nhà trệt trong khi

bản Tày- Nùng hay làm nhà sàn.

Tinh hoa sinh hoạt cộng đồng của những điểm quần cư càng có thể phát

huy cho ngành du lịch khi trong nó còn chứa đựng các lễ hội, chợ hội, các

phong tục- tín ngưỡng, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, rồi văn hoá ẩm

thực, v.v…

4.1.Các làng bản vùng hồ Ba Bể- Sông Năng:

* Theo dòng sông Năng:

1) Bến Lốm (xã Cao Trĩ)- Một bến nước có vài hộ dân nhưng là điểm

xuất phát của nhiều tour quan trọng vì là nơi đang xây dựng khu nghỉ dưỡng

ven hồ và là bến xuồng đi dọc sông Năng.

2) Bản Tàu (xã Cao Thượng)

Từ bến xuồng đi vào Bản Tàu khoảng 3km, đi mất 30phút đường sông.

Bản Tàu gần Động Puông- nằm trong Vườn Quốc Gia Ba Bể.Từ chỗ neo

xuồng đi vào bản khoảng 1km. Bản có phong cảnh đẹp, trước bản là một ngọn

núi, có 1 con suối chạy dọc theo bản. Bản là nơi sinh sống của 716 hộ , dân

tộc Tày và Kinh chiếm 40% còn lại là Dao- Mông.

Page 35: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

35

Bản nằm cạnh hệ thống rừng đặc dụng quốc gia.

Đường giao thông từ bản thuận lợi với các bản khác:

-Từ Bản Tàu đến Bản Khoang khoảng 1km;

-Từ Bản Tàu đến Ngạm Khét (bản người Mông) khoảng 3 đến 5km;

-Miếu Lườn Sấu, từ Uỷ ban nhân dân xã đến miếu khoảng 1km đi về

hướng bắc, là 1 miếu cổ, xây lần đầu cách nay khoảng 300- 400 năm, hiện

vẫn còn di tíchuyện Hội lồng tồng diễn ra ở đây vào ngày mùng 5/1 (Â.L)

hàng năm.

Cách khoảng 12km đi về hướng tây có di tích động Bó Liêm thuộc Nà

Siếng (bản Cám Thượng).

3) Cám Thượng (xã Cao Thượng)

(Nằm trên cung đường bộ đi Đầu Đẳng)

4) Cám Hạ (xã Cao Thượng)

Từ bản Tàu đến Cám Hạ khoảng 2km, đi mất 20 phút đường sông. Bản

có 80 hộ, chủ yếu là dân tộc Tày với đa số là nhà truyền thống.

(Nằm trên cung đường thuỷ đi Đầu Đẳng)

5) Xóm Đầu Đẳng

Xóm có 15 hộ, dân tộc Tày, nằm cạnh thác. Đại đa số là nhà truyền

thống.

Tại xóm có gia đình ông Hiền phục vụ ăn uống và dịch vụ lưu trú (ẩm

thực chủ yếu là các đặc sản hồ: rau rớn, cá lăng, cá chiên, cá chép…)

* Phía tây hồ

1) Cốc Tộc

Bản có 42 hộ, dân tộc Tày chiếm khoảng 90% ,còn lại là Dao-Kinh

Giao thông với các bản khác trong vùng chủ yếu bằng đường thuỷ. Gần

bản có chùa An Mã. Dân bản vẫn còn giữ được trang phục truyền thống và

nghề dệt thổ cẩm.

Từ bản đi đến bản người Mông Tả Han mất khoảng 1km.

2) Bó Lù

Bản có 31 hộ, chủ yếu là dân tộc Tày. Có 11 hộ kinh doanh nhà nghỉ-

phục vụ ăn uống.

3) Pác Ngòi (xã Nam Mẫu)

Đây là một bản đã khá nổi tiếng trong du lịch cả nước. Bản có nhiều

dịch vụ phục vụ du lịch cộng đồng, nhất là vào dịp lễ hội Ba Bể.

Page 36: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

36

* Phía đông- nam hồ

1) Kéo Pựt (xã Cao Trĩ)

Bản nằm cạnh sông Năng, cách Chợ Rã 6km, còn giữ được nhiều nhà

dài truyền thống. Gần bản có hai hang động đẹp là Dà Nhì và Cốc Nghìu.

2) Nà Cọ (xã Khang Ninh)

Đây là một bản người Dao còn giữ được nghề nấu rượu ngô truyền

thống.

3) Củm Pán (xã Khang Ninh)

Bản Dao nằm trên cung đường đi Phja Khao

4) Nà Liềng (xã Khang Ninh)

Bản Mông nằm trên cung đường đi bộ lên Phja Khao

5) Phja Khao (xã Thượng Giáo)

Bản Dao thuộc khu vực Đồn Đèn. Có nhiều cây chè tuyết cổ thụ, có

nghề nấu rượu ngô truyền thống.

Cũng có thể đi Phja Khao- Đồn Đèn theo lối: Nà Mơ, Nà Cọ, Nà Liềng

(xã Quảng Khê) bằng đường bộ

6) Nà Hai (xã Quảng Khê)

Bản Dao, phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều ruộng bậc thang, nằm trên

cung đường đi thác Bạc- Tát Mạ

7) Nà Lẻ (xã Quảng Khê)

Bản Tày có phong cảnh đẹp, nằm trên cung đường đi thác Bạc- Tát Mạ

8) Thác Bạc- Tát Mạ (xã Hoàng Trĩ)

Bản ở đỉnh thác: Bản Duống.

Bản dưới chân thác: Bản Vàng.

Khu vực này có nhiều hang động đẹp: Tà Pàn, Thẳm Phầy

9) Khưa Quang (xã Đồng Phúc)

Bản có nghề nấu rượu ngô rất nổi tiếng

4.2. Các làng bản khác:

1) Khuổi Lặng (xã Huyền Tụng, Thị xã Bắc Kạn)

Bản nằm cạnh thác Khuổi Lặng

2) Bản Piềng (xã Lục Bình, huyện Bạch Thông)

Bản nằm cạnh thác Lũng Pẻn

Page 37: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

37

3) Phiêng Mồ (xã Vi Hương, huyện Bạch Thông)

Bản nằm cạnh suối Vi Hương

4) Nà Vài, (xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông)

Bản nằm cạnh thác Rọm

5) Bản Quản (xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn)

Bản nằm cạnh động Lũng Mực

6) Bản Buốc (xã Liêm Thủy, huyện Na Rì)

Bản lưu giữ được nhiều tiết mục văn nghệ dân gian và có hang động

đẹp (Thẳm Lài Pan)

7) Bản Bảng Gỗ (xã Xuân Dương, huyện Na Rì)

Bản có dãy phố mang bản sắc phố núi, nơi xảy ra chợ hội Xuân Dương

8) Thôm San và Thôm Chản (xã Xuân Dương, huyện Na Rì)

Bản cạnh bản Bảng Gỗ, có thiên nhiên đẹp có thể phát triển các tour đi

bộ trong chợ hội Xuân Dương

9) Bản Vẻn (xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn)

Bản nằm giữa hai di tích: Nà Pậu và Khau Mạ

10) Các bản ở xã Bản Thi (huyện Chợ Đồn) muốn trở thành điểm đến

cần có sự đầu tư và có một quy hoạch cho không gian du lịch bên cạnh việc

khai thác quặng chì- kẽm.

11) Các bản ở xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn) do gần khu du lịch hồ

Ba Bể nên rất thuận lợi cho khai thác, đặc biệt là bản Coom Poọng nơi có

hang động Pác Chản.

12) Bản Quan Làng (xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn)

Bản nằm cạnh thác Quan Làng, hồ bản Chang và hội Bằng Vân

5. VĂN NGHỆ DÂN GIAN

Văn nghệ dân gian là một dạng tài nguyên du lịch rất quý giá. Thực tiễn

cho thấy, nhiều địa phương đã phát huy vốn tài nguyên này trong ngành du

lịch và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Ví dụ trường hợp Quan họ ở

Bắc Ninh, dân ca Mường- Thái ở Hoà Bình, múa- hát Chầu Văn ở Nam Định,

Chèo sân đình ở Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương…

Bắc Kạn, với nhiều nguồn văn hoá dân gian của các tộc người như Tày,

Dao, Mông,…chắc chắn sẽ có cả một nền văn nghệ dân gian đặc sắc. Qua tìm

hiểu các nguồn tài liệu đã có, chúng tôi thấy về phương diện văn hoá học,

chưa tính nguồn tại Hà Nội, riêng tại Bắc Kạn có các công trình sau đây đạt

được nhiều thành tựu sâu sắc về văn hoá- văn nghệ dân gian:

Page 38: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

38

- Địa lý tỉnh Bắc Kạn (Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, 2002)

- Các dân tộc ở Bắc Kạn (Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn-

NXB Thế giới- Tạp chí Dân tộc và Thời đại, 2003)

- Tổng điều tra di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày-

Thái tại Bắc Kạn (Sở Văn hoá- Thông tin Bắc Kạn, 2005)

Đồng tình với các công trình trên, chúng tôi cho rằng, Bắc Kạn có một

nền dân ca- dân vũ, văn học dân gian… khá đặc sắc.

Nhưng việc bảo tồn- phát huy tài nguyên đó một cách có hiệu quả như

một số địa phương đã làm phải đòi hỏi ngành du lịch và nhiều ngành chức

năng khác vào cuộc. Ở chuyên đề này, hướng tới đối tượng văn học dân gian,

chúng tôi áp dụng hai kỹ thuật để làm việc: Điền dã- Thực địa và Sưu tầm-

Sưu tập. Kết quả của Điền dã- Thực địa dự báo những điểm đến, kết quả của

Sưu tầm- Sưu tập là các đơn vị văn học dân gian. Cuối cùng, để hoàn thành

chuyên đề, chúng tôi chọn ra những đơn vị văn học dân gian liên quan trực

tiếp với các điểm đến. Đem chúng đến cho du khách để làm đặc sắc thêm các

tour du lịch là một phần công việc của người hướng dẫn viên.

Chắc chắn công việc vẫn còn phải tiếp tục, trong chuyên đề này chúng

tôi liệt kê ra số liệu các đơn vị văn học dân gian liên quan với điểm đến như

sau (tổng số 15 đơn vị):

- Hồ Ba Bể và vùng phụ cận: 10 đơn vị

- Chợ Mới: 02 đơn vị

- Na Rì: 03 đơn vị

Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa ra một phụ lục gồm một số đơn vị thơ ca

có tác giả và tương truyền có tác giả để các hướng dẫn viên có thêm tài liệu

trong tác nghiệp.

Page 39: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

39

Phần 2

ĐỀ XUẤT TUYẾN DU LỊCH NỘI TỈNH BẮC KẠN

Tuyến du lịch bao giờ cũng bắt đầu từ nguồn cung khách, nó nối những

điểm đến và quan trọng nhất là điểm đến cuối cùng bao giờ cũng phải là điểm

tạo động lực cho toàn tuyến.

Quan sát thực tế ở Bắc Kạn cho thấy, điểm cung cấp khách chính cho

các tuyến nội tỉnh là Thị xã Bắc Kạn, ngoài ra còn một điểm cung khách thứ

cấp đáng quan tâm nữa là thị trấn Chợ Rã. Điều này là phù hợp với lý thuyết,

bởi:

- Thị xã Bắc Kạn là thủ phủ của tỉnh và cũng là nơi có cơ sở hạ tầng-

dịch vụ du lịch tốt nhất tỉnh, do đó nó chứa nguồn du khách tiềm năng lớn

nhất.

- Thị trấn Chợ Rã là nơi có cơ sở hạ tầng- dịch vụ du lịch tốt nhất gần

hồ Ba Bể - Điểm đến quan trọng bậc nhất Bắc Kạn.

Những điểm đến chủ yếu có thể tạo động lực cho tuyến nội tỉnh Bắc

Kạn, qua khảo sát trong giai đoạn hiện nay, gồm những điểm sau:

* Di tích- Danh Thắng (và làng bản nằm bên):

1) Hồ Ba Bể và các điểm đến xung quanh

2) ATK Chợ Đồn

3) Động Nàng Tiên

4) Động chùa Thạch Long

5) Thác Nà Noọc

6) Suối Nà Khoang

7) Thác Rọm

8) Thác Khuổi Lặng

9) Suối Vi Hương

10) Thác Lũng Pẻn

11) Suối thuỷ điện Nặm Cắt

*Lễ hội (và làng bản nằm bên):

1) Hội Xuân Dương

2) Hội chùa Thạch Long

3) Hội Lam Sơn

Page 40: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

40

4) Hội Phủ Thông

5) Hội Bằng Vân

6) Hội Ba Bể

7) Hội Công Bằng

Đối với Bắc Kạn, chúng tôi coi tuyến nội tỉnh với tour một ngày xuất

phát từ thị xã là tuyến cơ sở vì, với điều kiện địa lý cụ thể của tỉnh, các tuyến

này đã nối kết được với tất cả các điểm đến quan trọng nhất trong tỉnh. Các

tuyến hai ngày trở lên là những tuyến phát triển.

Riêng điểm đến hồ Ba Bể, chúng tôi tiếp tục xây dựng các tuyến chi tiết

hơn xuất phát từ Chợ Rã bởi lẽ, tài nguyên vùng hồ rất phong phú đặc sắc và

nhu cầu cho những tour du lịch quanh vùng hồ đang ngày một tăng.

Bắc Kạn còn nhiều điểm đến thú vị nữa mà chúng tôi chưa thể khảo sát

hết. Chẳng hạn: Hệ thống hang động- thác nước lưu vực sông Cầu; hệ thống

hang động từ Chợ Mới vào Na Rì; hệ thống hang động khu bảo tồn quốc gia

Kim Hỷ;…

Nhưng trên cơ sở những khảo sát khá toàn diện về tài nguyên, về cơ sở

hạ tầng- dịch vụ du lịch, chúng tôi vẫn mạnh dạn nêu ra một số tuyến nội tỉnh

Bắc Kạn. Những tuyến chúng tôi đưa ra chỉ là “phần cứng” trong các tour du

lịch. Du khách và các nhà đầu tư, các công ty lữ hành mới thực sự là người

hoàn thiện tour- tuyến. Do vậy, tour- tuyến du lịch luôn được điều chỉnh theo

nhu cầu du khch. Tour- tuyến Bắc Kạn cũng như vậy.

Song, việc đề xuất các tuyến du lịch của chúng tôi, do dựa vào phương

pháp làm việc đã nêu trên, sẽ đóng góp một phần cho sự lựa chọn của du

khách và các nhà đầu tư.

Cuối cùng, xin có hai lưu ý:

- Các điểm đến trong các tuyến còn cần được quy hoạch- đầu tư

thêm mới có thể khai thác hiệu quả

- Cần khảo sát, bổ sung thêm vào các tuyến những điểm đến đã đề

cập trong các chuyên đề về từng vùng cụ thể

* CÁC TUYẾN XUẤT PHÁT TỪ TXÃ BẮC KẠN

*Tuyến một ngày

1) Bắc Kạn - ATK Chợ Đồn - Thác Roọm

*Nhận xét điểm đến

- ATK Chợ Đồn: Đây là khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đã

được nghiên cứu khá kỹ, phục vụ loại hình du lịch về nguồn. Đáng chú ý là

cụm Nà Pậu - Khau Mạ.

Page 41: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

41

- Thác Roọm: Đây là danh thắng cấp tỉnh đã được quảng bá khá nhiều,

phục vụ loại hình du lịch thể thao- giải trí.

*Gợi ý tour

- Ăn sáng tại Bắc Kạn. Xuất phát.

- Thăm khu di tích

- Ăn trưa, nghỉ ngơi tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn

- Buổi chiều thăm thác Roọm- bản Nà Vài cạnh thác.

- Ăn tối, nghỉ ngơi tại Bắc Kạn

*Thời vụ khai thác

Có thể khai thác quanh năm, đặc biệt những thời điểm xảy ra lễ hội

lồng tồng tại các điểm đến (Quang Thuận, Bằng Lũng,…) và dịp mùa hè đối

với thác nước.

2) Bắc Kạn – Thác Nà Đăng - Động Nàng Tiên

*Nhận xét điểm đến

-Động Nàng Tiên là danh thắng quốc gia đã được quảng bá khá nhiều,

phục vụ du lịch giải trí.

-Thác Nà Đăng là di tích cấp tỉnh bước đầu đã được quảng bá, phục vụ

du lịch giải trí.

*Gợi ý tour

- Ăn sáng tại Bắc Kạn. Xuất phát.

- Thăm thác Nà Đăng

- Ăn trưa, nghỉ ngơi tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì

- Chiều thăm động Nàng Tiên

- Thăm Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì với chợ, phố cổ Yến Lạc,…

- Tối quay về Bắc Kạn

*Thời vụ khai thác

- Chủ yếu là mùa hè (các mùa khác Nà Đăng không có hoặc ít nước).

- Dịp hội Lam Sơn.

3. Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Nà Khoang

*Nhận xét điểm đến

- Nà Tu, đồn Phủ Thông đã được nhắc đến ở trên.

- Nà Khoang là một đoạn suối đẹp đã và đang được đầu tư thành khu

nghỉ ngơi phục vụ loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

Page 42: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

42

*Gợi ý tour

- Ăn sáng tại Bắc Kạn. Xuất phát.

- Thăm Nà Tu, Phủ Thông.

- Thăm Nà Khoang. Ăn trưa tại dịch vụ ở đây.

- Chiều thăm và tắm suối.

- Tối quay lại Bắc Kạn.

*Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Bằng Vân, Nà Phặc.

4) Bắc Kạn - Động chùa Thạch Long – Thác Nà Noọc

*Nhận xét điểm đến

- Thác Nà Noọc là danh thắng cấp tỉnh đã bước đầu được quảng bá,

đang xây dựng khu nghỉ ngơi, có thể phục vụ du lịch giải trí- nghỉ dưỡng.

- Động chùa Thạch Long là di tích- danh thắng khá đặc sắc, đang được

đề nghị công nhận cấp quốc gia, có thể phục vụ du lịch tâm linh.

*Gợi ý tour

- Ăn sáng tại Bắc Kạn. Xuất phát.

- Thăm chùa Thạch Long.

- Thăm thác Nà Noọc và các điểm quanh thác

- Ăn trưa bằng đồ dã ngoại bên thác. Tắm và nghỉ ngơi bên thác.

- Chiều thăm bản Đồn (có thể thăm hang động mới phát hiện)

- Tối quay về Bắc Kạn.

*Thời vụ khai thác

- Thời điểm hội chùa Thạch Long.

- Thời điểm từ cuối xuân đến đầu thu.

5) Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Thác Khuổi Lặng

*Nhận xét điểm đến

- Nà Tu, đồn Phủ Thông là di tích cách mạng, di tích chiến tranh, phục

vụ du lịch tham quan - nghiên cứu.

- Thác Khuổi Lặng còn ít được biết đến. Đó là hai con thác thuộc xóm

Khau Mồ, bản Khuổi Lặng, xã Huyền Tụng (Thị xã Bắc Kạn). Thác thứ nhất

cách bản khoảng 500m, cao chừng 20m, rộng chừng dăm mét. Thác thứ hai

Page 43: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

43

cao khoảng 30m, rộng khoảng mươi mét, cách thác thứ nhất khoảng 1000m

với 1- 2h đi bộ.

Đoạn đường giữa hai thác là đoạn suối có phong cảnh rất đẹp.

Đây là tài nguyên phục vụ du lịch giải trí- thể thao- mạo hiểm.

Hiện nay đường vào còn khó khăn, chỉ nên phát triển các tour đi bộ,

đạp xe và xe gắn máy. Xe bốn chỗ cũng vào được nhưng có thể gây tắc

đường.

*Gợi ý tour

- Ăn sáng tại Bắc Kạn. Xuất phát.

- Thăm di tích Nà Tu/Phủ Thông

- Thăm thác Khuổi Lặng

- Ăn trưa bằng đồ dã ngoại và nghỉ ngơi bên thác 2.

- Chiều quay ra.

- Có thể ăn tối ở quán nhà sàn km6 và tắm thuốc người Dao tại đây.

*Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Phủ Thông và các hội lồng tồng trong vùng.

6) Bắc Kạn - Suối Vi Hương – Nà Tu/đồn Phủ Thông

*Nhận xét điểm đến

- Suối Vi Hương là một nhánh trong lưu vực sông Cầu, đoạn chảy qua

xã Vi Hương (huyện Bạch Thông) là một đoạn có phong cảnh khá đẹp. Đoạn

này dài khoảng 3km, với khoảng 2h đi bộ theo suối.

Lộ trình theo suối có những điểm nhấn sau:

+ Bản Phiêng Mầu ở cuối đoạn suối. Từ đây du khách sẽ ngược nguồn.

+ Vằng Áng: Sâu khoảng 3m, rộng khoảng 1000m2

+ Thác Khả Mò, cạnh thác có hang đá rộng khoảng 5m2.

+ Vằng Cốc Lỵ, sâu khoảng 5m, rộng khoảng 600m2; có một thác nhỏ

cao khoảng 3m.

+ Vằng Khuổi Luông, sâu khoảng 2m, rộng khoảng 500m2.

+ Thác Phja Khao, cao khoảng 10m, dài khoảng 20m, rộng khoảng 4m.

Đến đây là hết địa phận Vi Hương, nếu du khách muốn sẽ leo tiếp núi

Phja Bioóc.

Page 44: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

44

Động vật ở đây vẫn còn khá phong phú, điển hình là 2 loại: ếch đá và

tắc kè đá.

Suối Vi Hương là tài nguyên phục vụ du lịch giải trí- thể thao- mạo

hiểm.

*Gợi ý tour

- Ăn sáng tại Bắc Kạn. Xuất phát.

- Ngược dòng Vi Hương.

- Ăn trưa bằng đồ dã ngoại ở thác Phja Khao (Có thể quay về ăn ở bản

Phiêng Mầu cạnh suối).

- Nghỉ trưa tại suối.

- Chiều thăm Nà Tu/Phủ Thông. Có thể ăn tối tại Phủ Thông hoặc km

số 6.

- Tối về Bắc Kạn.

*Thời vụ khai thác

- Chủ yếu cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Phủ Thông và các hội lồng tồng trong vùng.

7) Bắc Kạn - Bản Piềng - Thác Lũng Pẻn

*Nhận xét điểm đến

Thác Lũng Pẻn nằm trên một con suối thuộc lưu vực sông Cầu. Thác ở

địa phận bản Piềng (xã Lục Bình), hầu hết du khách còn chưa biết tới. Thiên

nhiên ở đây còn khá nguyên sơ với hệ động thực vật khá phong phú. Điểm

đặc biệt ở đây là dòng suối cùng con thác còn lưu giữ được rất nhiều giá trị

văn hoá vật thể và phi vật thể, thể hiện lịch sử khai phá- xây dựng làng bản

của con người bản Piềng.

Quãng đường ngược suối vào thác dài khoảng 3km, với thời gian đi bộ

khoảng 2h. Xe máy có thể vào cách thác 1,5km.

Những điểm nhấn theo lộ trình đáng chú ý là:

+ Bãi đá đẹp trên suối đầu bản.

+ Vằng Áp Đang (vũng tắm).

+ Vằng Mòi (ghi dấu trận lũ lớn).

+ Hôn lỳ (hòn đá dài nhất vùng).

+ Hồ Thông Nhát (đã có dự án thuỷ lợi- du lịch).

+ Vằng Ngược (Theo truyền thuyết có nhiều hà bá, thuồng luồng). +Bãi

đá Nà Chả (Theo truyền thuyết là ruộng mạ xưa).

Page 45: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

45

+ Ruộng Phya Lay (Có nhiều lươn; đêm trăng trông bãi đá như bầy trâu

nằm).

+ Hòn Khay Lẩu (tròn, to).

+ Cánh ruộng Lũng Phải (Theo truyền thuyết trước đây trồng bông).

+ Ruộng Thiêng Vài (Theo truyền thuyết trước đây nhốt trâu).

+ Lăng Thấn (miếu sau): Đá tự xếp thành một cái miếu.

+ Ngườm Cáy (Theo truyền thuyết là nơi nhốt gà khi loạn lạc).

+ Hang Dơi bé.

+ Nồi đồng (hòn đá giống nồi).

+ Cối đá; sàng gạo (Các hòn đá có hình thù nông cụ).

+ Hang Dơi lớn.

+ Bãi Mơ (Bãi đang trồng rất nhiều mơ)- nơi nhìn thấy thác cao nhất.

Thác Lũng Pẻn gồm 3 tầng: tầng cao nhất khoảng 50m, tầng 2 và tầng

1 cao khoảng 30m. Thác thuộc núi Đi Mi (mật gấu) nằm dưới chân Phya

Bjooc. Đây là tài nguyên quý cho du lịch tham quan- nghiên cứu- thể thao-

mạo hiểm.

Bên cạnh núi Đi Mi còn có hai quả núi là núi Tu Hin (một cửa lên), có

Ngườm Kít (hang nai) và núi Tát Hiển, có hai thác nước.

Thực vật dọc suối đáng chú ý có: Cây Sổ cho quả T7- T10, cây Dấm

rừng, cây Bao soi xanh chữa răng lợi, cây Cảo Kén chữa mỏi xương, cây câu

cá (đập dập rễ nhử cá ở cửa hang, cá cắn vào rễ cây là giật lên), rau Pò Khai,

ngải cứu,…

Động vật đáng chú ý có: Ếch đá, ếch xanh, cá lằn, cá quất, sâu đá…

Bản Piềng trải dài 3km theo suối với trên 200 khẩu/ 50 hộ người Tày.

Hội lồng tồng vào ngày 6/g.

*Gợi ý tour

- Ăn sáng tại Bắc Kạn. Xuất phát.

- Ngược thác Lũng Pẻn.

- Ăn trưa và nghỉ tại chân thác.

- Chiều thăm bản Piềng.

- Ăn tối tại bản hoặc Phủ Thông hoặc quay lại Bắc Kạn.

- Nghỉ tối tại Bắc Kạn.

*Thời vụ khai thác

Page 46: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

46

- Chủ yếu cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Phủ Thông và các hội lồng tồng trong vùng.

8) Bắc Kạn- Hồ Ba Bể

(Tuyến này đã rất quen thuộc với ngành du lịch)

9) Bắc Kạn- Suối Nặm Cắt

*Nhận xét điểm đến

Suối Nặm Cắt là đoạn dưới thuỷ điện Nặm Cắt thuộc xã Đôn Phong.

Đoạn suối đẹp với nhiều đá mồ côi chảy qua hai xã Đôn Phong và Dương

Quang cách Thị xã Bắc Kạn khoảng 10km. Hiện nay đường vào còn khó

khăn, chỉ nên phát triển các tour đi bộ, đạp xe và xe gắn máy. Xe bốn chỗ

cũng vào được nhưng có thể gây tắc đường.

* Gợi ý tour

Nên phát triển các tour đi bộ- đạp xe. Ăn trưa tại các bản gần suối.

*Thời vụ khai thác

- Chủ yếu cuối xuân đến đầu thu.

*Tuyến hai ngày

1) Bắc Kạn- Na Rì- Ngân Sơn- Bắc Kạn

*Điểm đến tạo động lực tuyến

- Động Nàng Tiên

- Suối Nà Khoang

*Gợi ý tour

- Ăn trưa, nhận phòng tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì

- Chiều thăm động Nàng Tiên, phố cổ Yến Lạc. Nghỉ tối tại Na Rì

- Trưa ngày thứ hai ăn, nghỉ tại Nà Khoang

- Tối quay về Bắc Kạn

*Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội xuân Bằng Vân, Nà Phặc

2) Bắc Kạn- Chợ Đồn- Ba Bể- Bắc Kạn

*Điểm đến tạo động lực tuyến

- Thác Rọm

- ATK Chợ Đồn (Nà Pậu- Khau Mạ)

Page 47: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

47

- Vùng hồ Ba Bể

*Gợi ý tour

- Buổi sáng thăm thác Rọm, ATK

- Ăn trưa ở Chợ Đồn

- Chiều thăm các điểm đến phía tây nam hồ (Hua Mạ, Thẳm Thinh,

thác Bạc- Tát Mạ,…)

- Nghỉ tối tại vườn quốc gia

- Sáng hôm sau thăm vùng hồ

- Ăn trưa tại Chợ Rã

- Tối quay về Bắc Kạn theo QL 3A hoặc qua Bạch Thông

*Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội xuân ở các điểm đến.

3) Bắc Kạn- Ngân Sơn- Ba Bể- Bắc Kạn

*Điểm đến tạo động lực tuyến

- Nà Khoang

- Vùng hồ Ba Bể

*Gợi ý tour

- Sáng thăm suối Nà Khoang

- Ăn trưa tại Nà Khoang

- Chiều thăm thị trấn Chợ Rã, nhận phòng nghỉ.

- Sáng hôm sau thăm hồ

- Tối quay về Bắc Kạn theo đường qua Bạch Thông.

*Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội xuân Ba Bể, Nà Phặc,…

4) Bắc Kạn- Hội Lam Sơn - Động Nàng Tiên

*Điểm đến tạo động lực tuyến

- Hội Lam Sơn

- Động Nàng Tiên

*Gợi ý tour

Page 48: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

48

- Ngày 7/g chơi hội Lam Sơn

- Tối nghỉ tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì

- Sáng hôm sau thăm động Nàng Tiên, phố cổ Yến Lạc

- Ăn trưa tại thị trấn

- Tối quay về Bắc Kạn

*Thời vụ khai thác

Ngày 7 tháng Giêng hàng năm

5) Bắc Kạn- Động Nàng Tiên- Hội Xuân Dương

*Điểm đến tạo động lực tuyến

- Hội Xuân Dương

- Động Nàng Tiên

*Gợi ý tour

- Sáng 24/3 âm lịch thăm động Nàng Tiên

- Trưa ăn, nghỉ tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì. Chiều đi thăm phố cổ

Yến Lạc và thị trấn.

- Tối đi hội Xuân Dương. Nghỉ lại bản Bảng Gỗ (nơi xảy ra lễ hội)

- Sáng 25/3 âm lịch chơi hội. Ăn trưa tại lễ hội

- Tối quay về Bắc Kạn

*Thời vụ khai thác

Ngày 24- 25/3 âm lịch hàng năm

* Tuyến dài ngày: Thị xã Bắc Kạn - vượt Phja Bioóc - Hồ Ba Bể

(Chưa có điều kiện khảo sát)

* CÁC TUYẾN XUẤT PHÁT TỪ THỊ TRẤN CHỢ RÃ

* Tuyến theo dòng sông Năng

* Lộ trình

1) Chợ Rã – (đường thuỷ hoặc bộ) Buốc Lốm – (đường thuỷ+bộ)Bản

Tàu – Cám Hạ – Xóm Đầu Đẳng - Thác Đầu Đẳng.

2) Chợ Rã – (đường thuỷ hoặc bộ) Buốc Lốm – (đường thuỷ + bộ) Bản

Tàu – (đường bộ) Ngạm Khét – (đường bộ) Bản Tàu – (đường thuỷ) Cám

Hạ – (đường thuỷ) Xóm Đầu Đẳng - Thác Đầu Đẳng.

3) Chợ Rã - (đường thuỷ) Buốc Lốm – (đường thuỷ + bộ) Bản Tàu -

(đường bộ) Cám Thượng – (đường bộ) Xóm Đầu Đẳng – (đường bộ) Thác

Đầu Đẳng.

Page 49: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

49

(Từ Đầu Đẳng có thể quay lại Chợ Rã hoặc vào hồ Ba Bể và nghỉ lại)

* Nhận xét các điểm đến

- Buốc Lốm (xã Cao Trĩ):

Nơi có bến xuồng và khu dịch vụ du lịch (đang xây dựng)

-Bản Tàu (xã Cao Thượng):

Nằm gần động Puông trên sông Năng.

Từ bến xuồng đi vào Bản Tàu khoảng 3km đường sông. Từ chỗ neo

xuồng đi vào bản khoảng 1km đường bộ.

Bản có trên 700 hộ sinh sống, tộc người Tày và Kinh chiếm khoảng

40%, còn lại là tộc Dao- Mông. Từ đây có thể đến với nhiều bản khác theo

đường bộ: Từ bản Tàu đến bản Khoang khoảng 1km; từ Bản Tàu đến Ngạm

Khét (bản người Mông) khoảng 3 đến 5km,…

Bản có một đội văn nghệ với nhiều tiết mục truyền thống.

Hội lồng tồng diễn ra vào ngày mùng 5/1 (Â.L) hàng năm.

- Ngạm Khét (xã Cao Thượng):

Bản người Mông cách bản Tàu khoảng 3- 5km.

- Cám Thượng (xã Cao Thượng):

Bản người Dao Tiền cách bản Tàu khoảng 7km, còn giữ được nhiều nét

văn hoá truyền thống (ông Triệu Văn Trung dệt thổ cẩm, nấu rượu ngô,…).

Bản có động Bó Liêm khá đẹp thuộc khu vực Nà Siếng.

Từ Cám Thượng đến Đầu Đẳng khoảng 5km đường bộ.

- Cám Hạ (xã Cao Thượng)

Từ bản Tàu đến Cám Hạ khoảng 2km đường sông. Bản có khoảng 80

hộ sinh sống, chủ yếu là người Tày. Nhà và trang phục truyền thống ở đây

còn giữ được đa số. Hệ thống rừng nguyên sinh thuộc bản còn chiếm khoảng

80% diện tích đai.

- Xóm Đầu Đẳng (xã Cao Thượng)

Từ Cám Hạ đến Đầu Đẳng khoảng 3km đường sông (từ bến xuồng

Buốc Luốm đến Thác Đầu Đẳng khoảng 8km, thông thường đi mất 1h30 phút

đường sông).

Xóm Đầu Đẳng có 15 hộ người Tày với đa số nếp nhà truyền thống. Ở

đây có gia đình ông Hiền phục vụ các dịch vụ lưu trú và ẩm thực với các món

ăn vùng hồ.

* Thời vụ

Page 50: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

50

Tuyến (1) chủ yếu là đường thuỷ có thể khai thác quanh năm. Tuy

nhiên thời vụ khai thác tốt nhất là mùa hè và các khoảng thời gian phụ cận.

Tuyến (2) và (3) có nhiều đoạn đường bộ nên tránh mùa mưa.

Thời điểm đặc biệt khai thác tuyến là dịp lễ hội Ba Bể.

* Tuyến vòng quanh hồ (có thăm thác Đầu Đẳng)

* Lộ trình

Chợ Rã (hoặc bến xuồng nam hồ Ba Bể) – (thuỷ) Đền An Mã – (thuỷ)

Ao Tiên – (thuỷ) Động Puông – (thuỷ) Thác Đầu Đẳng – (thuỷ) Cốc Tộc –

(bộ) Bó Lù – (bộ) Pác Ngòi – Buổi tối có thể ăn nghỉ tại Pác Ngòi hoặc nhà

khách vườn quốc gia hoặc quay lại Chợ Rã.

* Nhận xét các điểm đến

- Đền An Mã, Ao Tiên, động Puông, thác Đầu Đẳng là những di tích-

danh thắng khá quen thuộc của vùng hồ.

- Cốc Tộc (xã Nam Mẫu)

Bản có trên 40 hộ dân, người Tày chiếm khoảng 90% ,còn lại là người

Dao và Kinh. Bản có hệ thống rừng nguyên sinh của vườn quốc gia nằm bên

cạnh. Văn hoá truyền thống vùng hồ còn lưu giữ được khá nhiều.

Từ đây có thể đi thêm 1km thăm bản Tả Han (bản người Mông).

- Bó Lù (xã Nam Mẫu)

Bản người Tày có trên 30 hộ, đã bắt đầu làm dịch vụ du lịch (có khoảng

trên 10 hộ kinh doanh nhà nghỉ, phục vụ ăn uống).

Bản có hang Nà Phòong là di tích lịch sử cách mạng. Đây là nơi đặt trụ

sở Đài Tiếng nói Việt Nam 1950-1954.

Trước khi vào bản, có thể cập đảo Bà Goá (Pò Già Mải)- một di tích

thắng cảnh là hòn đảo nhỏ được hình thành do kiến tạo tự nhiên, trên đảo có

nhiều cây cổ thụ xanh tươi quanh năm, là nơi diễn ra các trò chơi trong lễ hội

xuân Ba Bể.

- Pác Ngòi (xã Nam Mẫu)

Đây là một bản đã khá nổi tiếng trong các tour du lịch, được báo chí

quảng bá nhiều. Ở đây có nhiều dịch vụ du lịch, đặc biệt trong dịp hội xuân

Ba Bể.

*Thời vụ

Có thể khai thác quanh năm, nhất là cuối xuân đến đầu thu (trong thời

tiết mưa nhiều nên bỏ các cung đi bộ)

Thời điểm đặc biệt khai thác tuyến là dịp lễ hội Ba Bể.

Page 51: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

51

* Tuyến theo phía đông- nam và tây - nam hồ

* Lộ trình

1) Chợ Rã – Kéo Pựt (xã Cao Trĩ) - Bản Vài (xã Khang Ninh) – Nà Cọ

(xã Khang Ninh) - Nà Liềng (xã Khang Ninh) – Phja Khao (xã Thượng

Giáo) – Nà Hai (xã Quảng Khê) – Nà Lẻ (xã Quảng Khê) – Thác Bạc-Tát Mạ

(bản Duống đầu thác, bản Vàng chân thác- thuộc xã Hoàng Trĩ) - Động Thẳm

Thinh (xã Quảng Khê) - Động Hua Mạ (xã Quảng Khê) - Hồ Ba Bể - Chợ Rã.

2) Chợ Rã – Kéo Pựt (xã Cao Trĩ) - Bản Vài (xã Khang Ninh) – Phja

Khao (xã Thượng Giáo) – Nà Hai (xã Quảng Khê) – Nà Lẻ (xã Quảng Khê) –

Thác Bạc-Tát Mạ (bản Duống đầu thác, bản Vàng chân thác- thuộc xã Hoàng

Trĩ) - Động Thẳm Thinh (xã Quảng Khê) - Động Hua Mạ (xã Quảng Khê) -

Hồ Ba Bể - Chợ Rã.

*Nhận xét các điểm đến

- Bản Kéo Pựt (xã Cao Trĩ):

Bản người Nùng nằm cạnh sông Năng, còn giữ được nhiều “nhà dài”

truyền thống. Gần bản có hai hang động đẹp là hang Dà Nhì và hang Cốc

Nghìu.

- Bản Vài (xã Khang Ninh):

Đây là di tích lịch sử cách mạng, nơi đặt trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam

năm 1947.

Bản còn có di tích lịch sử thành nhà Mạc ở núi Puông.

Dưới chân núi có hồ Pé Vài, là một hồ nước tự nhiên rộng trên 10 ha

khá giàu tiềm năng du lịch.

- Nà Cọ (xã Khang Ninh)

(Bản Dao có nghề nấu rượu ngô truyền thống)

- Nà Liềng (xã Khang Ninh)

(Bản người Mông. Cùng với Nà Cọ, nằm trên cung đường mòn có

phong cảnh đẹp, tắt lên Đồn Đèn)

- Phja Khao (xã Thượng Giáo)

Bản Dao thuộc khu vực Đồn Đèn vẫn giữ được những cây chè tuyết cổ

thụ và nghề nấu rượu ngô truyền thống.

Khu vực Đồn Đèn có phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà.

- Nà Hai (xã Quảng Khê)

Bản người Dao, có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều ruộng bậc

thang.

Page 52: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

52

- Nà Lẻ (xã Quảng Khê)

Bản người Tày có phong cảnh thiên nhiên đẹp. Cùng với Nà Hai nằm

giữa cung đường đi thác Bạc-Tát Mạ.

- Thác Bạc - Tát Mạ (xã Hoàng Trĩ)

Đây là con thác đẹp đã và đang được các phương tiện truyền thông

quảng bá, nằm cách hồ Ba Bể khoảng 10km, giao thông đường bộ thuận lợi,

thậm chí giao thông thuỷ bằng thuyền nhỏ theo sông Lèng cũng khá thuận lợi.

Bản ở đỉnh thác là Bản Duống, bản dưới chân thác là Bản Vàng.

Bản Vàng có nhiều hang động đẹp: Tà Pàn, Thẳm Phầy.

- Động chùa Thẳm Thinh (xã Quảng Khê)

Địa điểm: Bản Thẳm Thinh, xã Quảng Khê, là di tích kiến trúc nghệ

thuật. Chùa được xây dựng từ thời sau Thành Thái 18 để thờ Phật. Nhân dân

ở đây thường lên chùa thắp hương cầu mùa màng sinh sôi, cuộc sống no đủ.

- Động Hua Mạ (xã Quảng Khê)

Động Hua Mạ là danh thắng của tỉnh, đã được khảo sát, quảng bá và

đang đưa vào khai thác.

Gần động có chợ Lèng. Hội xuân ở đây diễn ra vào ngày 4/giêng Âm

lịch.

*Thời vụ

Nhìn chung thời vụ tuyến là cuối xuân đến đầu thu.

Tuyến (2) chủ yếu đi theo đường kiên cố nên có thể khai thác quanh

năm.

Tuyến (1) có cung đường mòn Nà Cọ- Nà Liềng- Phja Khao nên tránh

thời tiết mưa.

Nên chú ý các điểm nhấn là phiên chợ Lèng, hội xuân Quảng Khê và

đặc biệt là dịp lễ hội Ba Bể.

* Tuyến Chợ Rã - Bộc Bố - Công Bằng

* Lộ Trình

Chợ Rã – (đường bộ 30km) Bộc Bố - (đường bộ 10km) Công Bằng

Nà Coóc

Bản Nà Giàng, Nà Bản (xã Công Bằng) Phiêng Luông

Nà Mằn

*Nhận xét điểm đến

- Xã Bộc Bố: Thủ phủ huyện miền núi cao Pác Nặm

Page 53: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

53

- Xã Công Bằng: Xã có tỷ lệ người Mông- Dao khá cao

- Bản Nà Giàng, Nà Bản: Nơi có chợ phiên họp các ngày 2 và 7. Chợ

này thường bán trâu bò, kéo dài hàng cây số. Đặc biệt, ngoài hội lồng tồng

mở ngày 8/giêng âm lịch, vào 27/3 âm lịch hằng năm, ở đây có phiên chợ hội

rất lớn. Quan sát của chúng tôi cho thấy, phiên chợ không kém quy mô chợ

hội Xuân Dương là bao. Nhưng cái đặc sắc ở đây là không khí vùng cao với

bản sắc tộc người Mông- Dao còn khá đậm nét với các làn điệu dân ca và sắc

phục truyền thống.

- Nà Coóc: Bản người Tày, cách chợ khoảng 500m

- Phiêng Luông: Bản người Sán Dìu- Mông- Dao, cách chợ khoảng

1km

- Nà Mằn: Bản người Dao, cách chợ khoảng 3km

*Thời vụ

Pác Nặm là huyện vùng cao hay có lũ vào mùa mưa, đó là thời điểm

không nên khai thác tuyến.

Thời điểm khai thác tốt nhất là dịp chợ hội Công Bằng 27/3 âm lịch.

Ngoài ra, các dịp khác như hội lồng tồng, chợ phiên Công Bằng cũng

có thể được khai thác.

Quãng giữa tuyến này có chợ trâu bò lớn vào loại nhất tỉnh là chợ xã

Nghiên Loan. Có thể khai thác tuyến Chợ Rã- Bộc Bố vào dịp hội chọi bò

Nghiên Loan.

CÁC TUYẾN NỘI TỈNH BẮC KẠN CÓ THỂ KHAI THÁC

NGAY HOẶC CÓ THỂ ĐẦU TƯ ĐỂ ĐƯA VÀO KHAI THÁC TRONG

THỜI GIAN NGẮN

*CÁC TUYẾN XUẤT PHÁT TỪ THỊ XÃ BẮC KẠN

*Tuyến một ngày

1) Bắc Kạn - ATK Chợ Đồn - Thác Roọm

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm cho tài nguyên và dịch vụ

2) Bắc Kạn – Thác Nà Đăng - Động Nàng Tiên

3) Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Nà Khoang

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm vào tài nguyên

4) Bắc Kạn - Động chùa Thạch Long – Thác Nà Noọc

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm vào tài nguyên

5) Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Thác Khuổi Lặng

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm vào tài nguyên

Page 54: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

54

6) Bắc Kạn - Suối Vi Hương – Nà Tu/đồn Phủ Thông

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm vào tài nguyên

7) Bắc Kạn - Bản Piềng - Thác Lũng Pẻn

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm vào tài nguyên

8) Bắc Kạn- Hồ Ba Bể

(Tuyến này đã rất quen thuộc với ngành du lịch)

9) Bắc Kạn- Suối Nặm Cắt

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm vào tài nguyên

*Tuyến hai ngày

1) Bắc Kạn- Na Rì- Ngân Sơn- Bắc Kạn

Khuyến nghị: Cần đầu tư thêm vào dịch vụ

2) Bắc Kạn- Chợ Đồn- Ba Bể- Bắc Kạn

3) Bắc Kạn- Ngân Sơn- Ba Bể- Bắc Kạn

4) Bắc Kạn- Hội Lam Sơn - Động Nàng Tiên

Khuyến nghị: Cần phục dựng để lễ hội thêm đậm bản sắc truyền thống

5) Bắc Kạn- Động Nàng Tiên- Hội Xuân Dương

Khuyến nghị: Cần phục dựng để lễ hội thêm đậm bản sắc truyền thống

*CÁC TUYẾN XUẤT PHÁT TỪ THỊ TRẤN CHỢ RÃ

*Tuyến theo dòng sông Năng

*Lộ trình

1) Chợ Rã – (đường thuỷ hoặc bộ) Buốc Lốm – (đường thuỷ+bộ)Bản

Tàu – Cám Hạ – Xóm Đầu Đẳng - Thác Đầu Đẳng.

2) Chợ Rã – (đường thuỷ hoặc bộ) Buốc Lốm – (đường thuỷ + bộ) Bản

Tàu – (đường bộ) Ngạm Khét – (đường bộ) Bản Tàu – (đường thuỷ) Cám

Hạ – (đường thuỷ) Xóm Đầu Đẳng - Thác Đầu Đẳng.

3) Chợ Rã - (đường thuỷ) Buốc Lốm – (đường thuỷ + bộ) Bản Tàu -

(đường bộ) Cám Thượng – (đường bộ) Xóm Đầu Đẳng – (đường bộ) Thác

Đầu Đẳng.

(Từ Đầu Đẳng có thể quay lại Chợ Rã hoặc vào hồ Ba Bể và nghỉ lại)

*Tuyến vòng quanh hồ (có thăm thác Đầu Đẳng)

*Lộ trình

Page 55: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

55

Chợ Rã (hoặc bến xuồng nam hồ Ba Bể) – (thuỷ)Đền An Mã –

(thuỷ)Ao Tiên – (thuỷ)Động Puông – (thuỷ)Thác Đầu Đẳng – (thuỷ)Cốc Tộc

– (bộ)Bó Lù – (bộ) Pác Ngòi – Buổi tối có thể ăn nghỉ tại Pác Ngòi hoặc nhà

khách vườn quốc gia hoặc quay lại Chợ Rã.

*Tuyến theo phía đông- nam và tây- nam hồ

*Lộ trình

1) Chợ Rã – Kéo Pựt (xã Cao Trĩ) - Bản Vài (xã Khang Ninh) – Nà Cọ

(xã Khang Ninh) - Nà Liềng (xã Khang Ninh) – Phja Khao (xã Thượng

Giáo) – Nà Hai (xã Quảng Khê) – Nà Lẻ (xã Quảng Khê) – Thác Bạc-Tát Mạ

(bản Duống đầu thác, bản Vàng chân thác- thuộc xã Hoàng Trĩ) - Động Thẳm

Thinh (xã Quảng Khê) - Động Hua Mạ (xã Quảng Khê) - Hồ Ba Bể - Chợ Rã.

2) Chợ Rã – Kéo Pựt (xã Cao Trĩ) - Bản Vài (xã Khang Ninh) – Phja

Khao (xã Thượng Giáo) – Nà Hai (xã Quảng Khê) – Nà Lẻ (xã Quảng Khê) –

Thác Bạc-Tát Mạ (bản Duống đầu thác, bản Vàng chân thác- thuộc xã Hoàng

Trĩ) - Động Thẳm Thinh (xã Quảng Khê) - Động Hua Mạ (xã Quảng Khê) -

Hồ Ba Bể - Chợ Rã.

Khuyến nghị: Cần đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông

* Tuyến Chợ Rã - Bộc Bố - Công Bằng

* Lộ Trình

Chợ Rã – (đường bộ 30km)Bộc Bố - (đường bộ 10km) Công Bằng

Nà Coóc

Bản Nà Giàng, Nà Bản (xã Công Bằng) Phiêng Luông

Nà Mằn

Khuyến nghị: Cần đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nhất là giao thông; Cần

phục dựng để lễ hội Công Bằng thêm đậm bản sắc truyền thống.

* TUYẾN NỘI TỈNH BẮC KẠN CÓ TIỀM NĂNG ( TUYẾN ĐỊNH

HƯỚNG)

Tuyến dài ngày: Thị xã Bắc Kạn - vượt Phja Bioóc - Hồ Ba Bể

(Chưa có điều kiện khảo sát)

Page 56: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

56

Phần 3

ĐỀ XUẤT TUYẾN DU LỊCH LIÊN TỈNH CHO BẮC KẠN

*CÁC TUYẾN DU LỊCH HÀ NỘI- THÁI NGUYÊN- BẮC KẠN

1. Hà nội- Thái nguyên(đền Đuổm)- Chợ Mới- Na Rì- Ngân Sơn-

Ba Bể

Điểm đến tạo động lực tuyến:

- Đền Đuổm

- Hội Xuân Dương

- Hội Lam Sơn

- Động Nàng Tiên

- Suối Nà Khoang

- Hồ Ba Bể

Tour cơ sở (03 ngày)

(1) - Ngày thứ nhất: Thăm đền Đuổm. Từ thị trấn Chợ Mới rẽ vào Na

Rì. Thăm động Nàng Tiên. Ăn trưa tại thị trấnNa Rì. Buổi chiều thăm Nà

Khoang. Ăn tối và nghỉ tại Nà Khoang.

- Ngày thứ hai: Thăm hồ Ba Bể.

- Ngày thứ ba: Quay về Hà Nội

(2) - Ngày thứ nhất (24/3 âm lịch): Thăm đền Đuổm. Từ thị trấn Chợ

Mới rẽ vào Na Rì thăm động Nàng Tiên. Ăn trưa tại Thị trấn Yến Lạc, huyện

Na Rì. Chiều vào hội Xuân Dương. Ăn tối và nghỉ tại chợ hội.

- Ngày thứ hai: Thăm hồ Ba Bể.

- Ngày thứ ba: Quay về Hà Nội.

(3)-Ngày thứ nhất (7/giêng): Thăm đền Đuổm. Từ thị trấn Chợ Mới rẽ

vào hội Lam Sơn. Ăn trưa tại hội. Chiều thăm động Nàng Tiên. Ăn tối và nghỉ

tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

- Ngày thứ hai: Thăm hồ Ba Bể.

- Ngày thứ ba: Quay về Hà Nội.

Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu

- Hội xuân ở các điểm đến

2. Hà Nội- Thái Nguyên (đền Đuổm)- Chợ Mới- Txã Bắc Kạn-

Bạch Thông- Ba Bể (theo QL 3A- TL 258)

Page 57: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

57

Điểm đến tạo động lực tuyến

- Đền Đuổm

- Chùa Thạch Long

- Thị xã Bắc Kạn

- Hồ Ba Bể

Tour cơ sở (03 ngày)

- Ngày thứ nhất: Thăm đền Đuổm, thăm chùa Thạch Long. Ăn trưa tại

Thị xã Bắc Kạn. Buổi chiều du lịch vùng phụ cận thị xã. Ăn tối và nghỉ tại thị

xã.

- Ngày thứ hai: Thăm hồ Ba Bể.

- Ngày thứ ba: Thăm tiếp vùng phụ cận hồ rồi quay về Hà Nội.

Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu

- Hội xuân ở các điểm đến

3. Hà Nội-Thái Nguyên (đền Đuổm)- Txã Bắc Kạn- Chợ Đồn- Ba

Bể (theo QL 3- TL 257- TL 254)

Điểm đến tạo động lực tuyến

- Đền Đuổm

- Chùa Thạch Long

- Thị xã Bắc Kạn

- Thác Rọm

- ATK Chợ Đồn

- Hồ Ba Bể

Tour cơ sở (03 ngày)

- Ngày thứ nhất: Thăm đền Đuổm, thăm chùa Thạch Long. Ăn trưa tại

Thị xã Bắc Kạn. Buổi chiều thăm thác Rọm, thăm ATK Chợ Đồn (Nà Pậu-

Khau Mạ). Tối nghỉ tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn.

- Ngày thứ hai: Thăm vùng phía tây nam hồ Ba Bể. Tối nghỉ tại vườn

quốc gia.

- Ngày thứ ba: Thăm hồ rồi quay về Hà Nội.

Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu

- Hội xuân ở các điểm đến

Page 58: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

58

4. Hà Nội - Thái Nguyên (ATK Định Hoá) - Chợ Đồn - Ba Bể

Điểm đến tạo động lực tuyến

- ATK Định Hoá

- ATK Chợ Đồn

- Vùng hồ Ba Bể

Tour cơ sở (03 ngày)

- Ngày thứ nhất: Thăm ATK Định Hoá, thăm ATK Chợ Đồn. Trưa ăn

nghỉ tại Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn. Chiều thăm vùng tây nam hồ

Ba Bể. Tối ăn nghỉ tại vườn quốc gia.

- Ngày thứ hai: Thăm vùng hồ.

- Ngày thứ ba: Thăm tiếp vùng hồ và quay về Hà Nội (theo Q.L 3A).

Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu

- Hội xuân ở các điểm đến

5. Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn (02 ngày)

Điểm đến tạo động lực tuyến

- Thị xã Bắc Kạn và các tài nguyên du lịch xung quanh

Gợi ý tour

Buổi trưa nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn xong, du khách có thể

chọn một trong các tour sau:

(1) Thị xã Bắc Kạn - Thác Roọm

*Nhận xét điểm đến

- Thác Roọm: Đây là danh thắng cấp tỉnh đã được quảng bá khá nhiều,

phục vụ loại hình du lịch thể thao- giải trí.

*Thời vụ khai thác

Có thể khai thác quanh năm, đặc biệt những thời điểm xảy ra lễ hội

lồng tồng tại các điểm đến (Quang Thuận, Bằng Lũng,…) và dịp mùa hè đối

với thác nước.

(2) Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Nà Khoang

*Nhận xét điểm đến

- Nà Tu, đồn Phủ Thông là di tích lịch sử- chiến tranh.

- Nà Khoang là một đoạn suối đẹp đã và đang được đầu tư thành khu

nghỉ ngơi phục vụ loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

Page 59: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

59

*Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Bằng Vân, Nà Phặc.

(3) Bắc Kạn - Động chùa Thạch Long – Thác Nà Noọc

*Nhận xét điểm đến

- Thác Nà Noọc là danh thắng cấp tỉnh đã bước đầu được quảng bá,

đang xây dựng khu nghỉ ngơi, có thể phục vụ du lịch giải trí- nghỉ dưỡng.

- Động chùa Thạch Long là di tích- danh thắng khá đặc sắc, đang được

đề nghị công nhận cấp quốc gia, có thể phục vụ du lịch tâm linh.

*Thời vụ khai thác

- Thời điểm hội chùa Thạch Long.

- Thời điểm từ cuối xuân đến đầu thu.

(4) Bắc Kạn – Nà Tu/đồn Phủ Thông – Thác Khuổi Lặng

*Nhận xét điểm đến

- Nà Tu, đồn Phủ Thông là di tích cách mạng, di tích chiến tranh, phục

vụ du lịch tham quan- nghiên cứu.

- Thác Khuổi Lặng còn ít được biết đến. Đó là hai con thác thuộc xóm

Khau Mồ, bản Khuổi Lặng, xã Huyền Tụng. Thác thứ nhất cách bản khoảng

500m, cao chừng 20m, rộng chừng dăm mét. Thác thứ hai cao khoảng 30m,

rộng khoảng mươi mét, cách thác thứ nhất khoảng 1000m với 1- 2h đi bộ.

Đoạn đường giữa hai thác là đoạn suối có phong cảnh rất đẹp.

Đây là tài nguyên phục vụ du lịch giải trí- thể thao- mạo hiểm.

*Thời vụ khai thác

- Cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Phủ Thông và các hội lồng tồng trong vùng.

(5) Bắc Kạn - Suối Vi Hương – Nà Tu/đồn Phủ Thông

*Nhận xét điểm đến

- Suối Vi Hương là một nhánh trong lưu vực sông Cầu, đoạn chảy qua

xã Vi Hương (huyện Bạch Thông) là một đoạn có phong cảnh khá đẹp. Đoạn

này dài khoảng 3km, với khoảng 2h đi bộ theo suối.

Lộ trình theo suối có những điểm nhấn sau:

+ Bản Phiêng Mầu ở cuối đoạn suối. Từ đây du khách sẽ ngược nguồn.

+ Vằng Áng: Sâu khoảng 3m, rộng khoảng 1000m2

Page 60: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

60

+ Thác Khả Mò, cạnh thác có hang đá rộng khoảng 5m2.

+ Vằng Cốc Lỵ, sâu khoảng 5m, rộng khoảng 600m2; có một thác nhỏ

cao khoảng 3m.

+ Vằng Khuổi Luông, sâu khoảng 2m, rộng khoảng 500m2.

+ Thác Phja Khao, cao khoảng 10m, dài khoảng 20m, rộng khoảng 4m.

Đến đây là hết địa phận Vi Hương, nếu du khách muốn sẽ leo tiếp núi

Phja Bioóc.

Động vật ở đây vẫn còn khá phong phú, điển hình là 2 loại: ếch đá và

tắc kè đá.

Suối Vi Hương là tài nguyên phục vụ du lịch giải trí- thể thao- mạo

hiểm.

*Thời vụ khai thác

- Chủ yếu cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Phủ Thông và các hội lồng tồng trong vùng.

(6) Bắc Kạn - Bản Piềng - Thác Lũng Pẻn

*Nhận xét điểm đến

Thác Lũng Pẻn nằm trên một con suối thuộc lưu vực sông Cầu. Thác ở

địa phận bản Piềng (xã Lục Bình), hầu hết du khách còn chưa biết tới. Thiên

nhiên ở đây còn khá nguyên sơ với hệ động thực vật khá phong phú. Điểm

đặc biệt ở đây là dòng suối cùng con thác còn lưu giữ được rất nhiều giá trị

văn hoá vật thể và phi vật thể, thể hiện lịch sử khai phá- xây dựng làng bản

của con người bản Piềng.

Quãng đường ngược suối vào thác dài khoảng 3km, với thời gian đi bộ

khoảng 2huyện Xe máy có thể vào cách thác 1,5km.

Những điểm nhấn theo lộ trình đáng chú ý là:

+ Bãi đá đẹp trên suối đầu bản.

+ Vằng Áp Đang (vũng tắm).

+ Vằng Mòi (ghi dấu trận lũ lớn).

+ Hôn lỳ (hòn đá dài nhất vùng).

+ Hồ Thông Nhát (đã có dự án thuỷ lợi- du lịch).

+ Vằng Ngược (Theo truyền thuyết có nhiều hà bá, thuồng luồng). +Bãi

đá Nà Chả (Theo truyền thuyết là ruộng mạ xưa).

+ Ruộng Phya Lay (Có nhiều lươn; đêm trăng trông bãi đá như bầy trâu

nằm).

Page 61: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

61

+ Hòn Khay Lẩu (tròn, to).

+ Cánh ruộng Lũng Phải (Theo truyền thuyết trước đây trồng bông).

+ Ruộng Thiêng Vài (Theo truyền thuyết trước đây nhốt trâu).

+ Lăng Thấn (miếu sau): Đá tự xếp thành một cái miếu.

+ Ngườm Cáy (Theo truyền thuyết là nơi nhốt gà khi loạn lạc).

+ Hang Dơi bé.

+ Nồi đồng (hòn đá giống nồi).

+ Cối đá; sàng gạo (Các hòn đá có hình thù nông cụ).

+ Hang Dơi lớn.

+ Bãi Mơ (Bãi đang trồng rất nhiều mơ)- nơi nhìn thấy thác cao nhất.

Thác Lũng Pẻn gồm 3 tầng: tầng cao nhất khoảng 50m, tầng 2 và tầng

1 cao khoảng 30m. Thác thuộc núi Đi Mi (mật gấu) nằm dưới chân Phya

Bjooc. Đây là tài nguyên quý cho du lịch tham quan- nghiên cứu- thể thao-

mạo hiểm.

Bên cạnh núi Đi Mi còn có hai quả núi là núi Tu Hin (một cửa lên), có

Ngườm Kít (hang nai) và núi Tát Hiển, có hai thác nước.

Thực vật dọc suối đáng chú ý có: Cây Sổ cho quả T7- T10, cây Dấm

rừng, cây Bao soi xanh chữa răng lợi, cây Cảo Kén chữa mỏi xương, cây câu

cá (đập dập rễ nhử cá ở cửa hang, cá cắn vào rễ cây là giật lên), rau Pò Khai,

ngải cứu,…

Động vật đáng chú ý có: Ếch đá, ếch xanh, cá lằn, cá quất, sâu đá…

Bản Piềng trải dài 3km theo suối với trên 200 khẩu/ 50 hộ người Tày.

*Thời vụ khai thác

- Chủ yếu cuối xuân đến đầu thu.

- Dịp hội Phủ Thông và các hội lồng tồng trong vùng.

(7) Bắc Kạn- Suối Nặm Cắt

*Nhận xét điểm đến

Suối Nặm Cắt là đoạn dưới thuỷ điện Nặm Cắt thuộc xã Đôn Phong.

Đoạn suối đẹp với nhiều đá mồ côi chảy qua hai xã Đôn Phong và Dương

Quang cách Thị xã Bắc Kạn khoảng 10km. Hiện nay đường vào còn khó

khăn, chỉ nên phát triển các tour đi bộ, đạp xe và xe gắn máy. Xe bốn chỗ

cũng vào được nhưng có thể gây tắc đường.

*Gợi ý tour

Page 62: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

62

Nên phát triển các tour đi bộ- đạp xe. Ăn trưa tại các bản gần

suối.

*Thời vụ khai thác

- Chủ yếu cuối xuân đến đầu thu.

6. Hà Nội- Hồ Ba Bể (02 ngày)

Điểm đến tạo động lực tuyến

- Vùng hồ Ba Bể và các tài nguyên du lịch xung quanh

Gợi ý tour

Buổi trưa nhận phòng tại thị trấn Chợ Rã xong, du khách có thể

chọn một trong các tour sau:

(1) Tuyến theo dòng sông Năng

*Lộ trình

(1) Chợ Rã – (đường thuỷ hoặc bộ) Buốc Lốm – (đường thuỷ+bộ)Bản

Tàu – Cám Hạ – Xóm Đầu Đẳng - Thác Đầu Đẳng.

(2) Chợ Rã – (đường thuỷ hoặc bộ) Buốc Lốm – (đường thuỷ + bộ) Bản

Tàu – (đường bộ) Ngạm Khét – (đường bộ) Bản Tàu – (đường thuỷ) Cám

Hạ – (đường thuỷ) Xóm Đầu Đẳng - Thác Đầu Đẳng.

(3) Chợ Rã - (đường thuỷ) Buốc Lốm – (đường thuỷ + bộ) Bản Tàu -

(đường bộ) Cám Thượng – (đường bộ) Xóm Đầu Đẳng – (đường bộ) Thác

Đầu Đẳng.

(Từ Đầu Đẳng có thể quay lại Chợ Rã hoặc vào hồ Ba Bể và nghỉ lại)

*Các điểm đến

- Buốc Lốm (xã Cao Trĩ):

Nơi có bến xuồng và khu dịch vụ du lịch (đang xây dựng)

- Bản Tàu (xã Cao Thượng):

Nằm gần động Puông trên sông Năng.

Từ bến xuồng đi vào Bản Tàu khoảng 3km đường sông. Từ chỗ neo

xuồng đi vào bản khoảng 1km đường bộ.

Bản có trên 700 hộ sinh sống, tộc người Tày và Kinh chiếm khoảng

40%, còn lại là tộc Dao- Mông. Từ đây có thể đến với nhiều bản khác theo

đường bộ: Từ bản Tàu đến bản Khoang khoảng 1km; từ Bản Tàu đến Ngạm

Khét (bản người Mông) khoảng 3 đến 5km,…

Bản có một đội văn nghệ với nhiều tiết mục truyền thống.

Hội lồng tồng diễn ra vào ngày mùng 5/1 (Â.L) hàng năm.

Page 63: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

63

- Ngạm Khét (xã Cao Thượng):

Bản người Mông cách bản Tàu khoảng 3- 5km.

- Cám Thượng (xã Cao Thượng):

Bản người Dao Tiền cách bản Tàu khoảng 7km, còn giữ được nhiều nét

văn hoá truyền thống (ông Triệu Văn Trung dệt thổ cẩm, nấu rượu ngô,…).

Bản có động Bó Liêm khá đẹp thuộc khu vực Nà Siếng.

Từ Cám Thượng đến Đầu Đẳng khoảng 5km đường bộ.

- Cám Hạ (xã Cao Thượng)

Từ bản Tàu đến Cám Hạ khoảng 2km đường sông. Bản có khoảng 80

hộ sinh sống, chủ yếu là người Tày. Nhà và trang phục truyền thống ở đây

còn giữ được đa số. Hệ thống rừng nguyên sinh thuộc bản còn chiếm khoảng

80% diện tích đai.

- Xóm Đầu Đẳng (xã Cao Thượng)

Từ Cám Hạ đến Đầu Đẳng khoảng 3km đường sông (từ bến xuồng

Buốc Luốm đến Thác Đầu Đẳng khoảng 8km, thông thường đi mất 1h30 phút

đường sông).

Xóm Đầu Đẳng có 15 hộ người Tày với đa số nếp nhà truyền thống. Ở

đây có gia đình ông Hiền phục vụ các dịch vụ lưu trú và ẩm thực với các món

ăn vùng hồ.

*Thời vụ

Tuyến (1) chủ yếu là đường thuỷ có thể khai thác quanh năm. Tuy

nhiên thời vụ khai thác tốt nhất là mùa hè và các khoảng thời gian phụ cận.

Tuyến (2) và (3) có nhiều đoạn đường bộ nên tránh mùa mưa.

Thời điểm đặc biệt khai thác tuyến là dịp lễ hội Ba Bể.

(2)Tuyến vòng quanh hồ (có thăm thác Đầu Đẳng)

*Lộ trình

Chợ Rã (hoặc bến xuồng nam hồ Ba Bể) – (thuỷ) Đền An Mã – (thuỷ)

Ao Tiên – (thuỷ) Động Puông – (thuỷ) Thác Đầu Đẳng – (thuỷ) Cốc Tộc –

(bộ) Bó Lù – (bộ) Pác Ngòi – Buổi tối có thể ăn nghỉ tại Pác Ngòi hoặc nhà

khách vườn quốc gia hoặc quay lại Chợ Rã.

*Các điểm đến

- Đền An Mã, Ao Tiên, động Puông, thác Đầu Đẳng là những di tích-

danh thắng khá quen thuộc của vùng hồ.

- Cốc Tộc (xã Nam Mẫu)

Page 64: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

64

Bản có trên 40 hộ dân, người Tày chiếm khoảng 90% ,còn lại là người

Dao và Kinh. Bản có hệ thống rừng nguyên sinh của vườn quốc gia nằm bên

cạnh. Văn hoá truyền thống vùng hồ còn lưu giữ được khá nhiều.

Từ đây có thể đi thêm 1km thăm bản Tả Han (bản người Mông).

- Bó Lù (xã Nam Mẫu)

Bản người Tày có trên 30 hộ, đã bắt đầu làm dịch vụ du lịch (có khoảng

trên 10 hộ kinh doanh nhà nghỉ, phục vụ ăn uống).

Bản có hang Nà Phòong là di tích lịch sử cách mạng. Đây là nơi đặt trụ

sở Đài Tiếng nói Việt Nam 1950-1954.

Trước khi vào bản, có thể cập đảo Bà Goá (Pò Già Mải)- một di tích

thắng cảnh là hòn đảo nhỏ được hình thành do kiến tạo tự nhiên, trên đảo có

nhiều cây cổ thụ xanh tươi quanh năm, là nơi diễn ra các trò chơi trong lễ hội

xuân Ba Bể.

- Pác Ngòi (xã Nam Mẫu)

Đây là một bản đã khá nổi tiếng trong các tour du lịch, được báo chí

quảng bá nhiều. Ở đây có nhiều dịch vụ du lịch, đặc biệt trong dịp hội xuân

Ba Bể.

* Thời vụ

Có thể khai thác quanh năm, nhất là cuối xuân đến đầu thu (trong thời

tiết mưa nhiều nên bỏ các cung đi bộ)

Thời điểm đặc biệt khai thác tuyến là dịp lễ hội Ba Bể.

(3) Tuyến theo phía đông- nam và tây- nam hồ

* Lộ trình

(1) Chợ Rã – Kéo Pựt (xã Cao Trĩ) - Bản Vài (xã Khang Ninh) – Nà

Cọ (xã Khang Ninh) - Nà Liềng (xã Khang Ninh) – Phja Khao (xã Thượng

Giáo) – Nà Hai (xã Quảng Khê) – Nà Lẻ (xã Quảng Khê) – Thác Bạc-Tát Mạ

(bản Duống đầu thác, bản Vàng chân thác- thuộc xã Hoàng Trĩ) - Động Thẳm

Thinh (xã Quảng Khê) - Động Hua Mạ (xã Quảng Khê) - Hồ Ba Bể - Chợ Rã.

(2) Chợ Rã – Kéo Pựt (xã Cao Trĩ) - Bản Vài (xã Khang Ninh) – Phja

Khao (xã Thượng Giáo) – Nà Hai (xã Quảng Khê) – Nà Lẻ (xã Quảng Khê) –

Thác Bạc-Tát Mạ (bản Duống đầu thác, bản Vàng chân thác- thuộc xã Hoàng

Trĩ) - Động Thẳm Thinh (xã Quảng Khê) - Động Hua Mạ (xã Quảng Khê) -

Hồ Ba Bể - Chợ Rã.

*Các điểm đến

- Bản Kéo Pựt (xã Cao Trĩ):

Page 65: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

65

Bản người Nùng nằm cạnh sông Năng, còn giữ được nhiều “nhà dài”

truyền thống. Gần bản có hai hang động đẹp là hang Dà Nhì và hang Cốc

Nghìu.

- Bản Vài (xã Khang Ninh):

Đây là di tích lịch sử cách mạng, nơi đặt trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam

năm 1947.

Bản còn có di tích lịch sử thành nhà Mạc ở núi Puông.

Dưới chân núi có hồ Pé Vài, là một hồ nước tự nhiên rộng trên 10 ha

khá giàu tiềm năng du lịch.

- Nà Cọ (xã Khang Ninh)

(Bản Dao có nghề nấu rượu ngô truyền thống)

- Nà Liềng (xã Khang Ninh)

(Bản người Mông. Cùng với Nà Cọ, nằm trên cung đường mòn có

phong cảnh đẹp, tắt lên Đồn Đèn)

- Phja Khao (xã Thượng Giáo)

Bản Dao thuộc khu vực Đồn Đèn vẫn giữ được những cây chè tuyết cổ

thụ và nghề nấu rượu ngô truyền thống.

Khu vực Đồn Đèn có phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà.

- Nà Hai (xã Quảng Khê)

Bản người Dao, có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều ruộng bậc

thang.

- Nà Lẻ (xã Quảng Khê)

Bản người Tày có phong cảnh thiên nhiên đẹp. Cùng với Nà Hai nằm

giữa cung đường đi thác Bạc-Tát Mạ.

- Thác Bạc- Tát Mạ (xã Hoàng Trĩ)

Đây là con thác đẹp đã và đang được các phương tiện truyền thông

quảng bá, nằm cách hồ Ba Bể khoảng 10km, giao thông đường bộ thuận lợi,

thậm chí giao thông thuỷ bằng thuyền nhỏ theo sông Lèng cũng khá thuận lợi.

Bản ở đỉnh thác là Bản Duống, bản dưới chân thác là Bản Vàng.

Bản Vàng có nhiều hang động đẹp: Tà Pàn, Thẳm Phầy.

- Động chùa Thẳm Thinh (xã Quảng Khê)

Địa điểm: Bản Thẳm Thinh, xã Quảng Khê, là di tích kiến trúc nghệ

thuật. Chùa được xây dựng từ thời sau Thành Thái 18 để thờ Phật. Nhân dân

ở đây thường lên chùa thắp hương cầu mùa màng sinh sôi, cuộc sống no đủ.

Page 66: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

66

- Động Hua Mạ (xã Quảng Khê)

Động Hua Mạ là danh thắng của tỉnh, đã được khảo sát, quảng bá và

đang đưa vào khai thác.

Gần động có chợ Lèng.Hội xuân ở đây diễn ra vào ngày 4/giêng Â.L.

*Thời vụ

Nhìn chung thời vụ tuyến là cuối xuân đến đầu thu.

Tuyến (2) chủ yếu đi theo đường kiên cố nên có thể khai thác quanh

năm.

Tuyến (1) có cung đường mòn Nà Cọ- Nà Liềng- Phja Khao nên tránh

thời tiết mưa.

Nên chú ý các điểm nhấn là phiên chợ Lèng, hội xuân Quảng Khê và

đặc biệt là dịp lễ hội Ba Bể.

(4)Tuyến Chợ Rã - Bộc Bố - Công Bằng

*Lộ Trình

Chợ Rã – (đường bộ 30km)Bộc Bố - (đường bộ 10km)Công Bằng

Nà Coóc

Bản Nà Giàng, Nà Bản (xã Công Bằng) Phiêng Luông

Nà Mằn

*Các điểm đến

- Xã Bộc Bố: Thủ phủ huyện miền núi cao Pác Nặm

- Xã Công Bằng: Xã có tỷ lệ người Mông- Dao khá cao

- Bản Nà Giàng, Nà Bản: Nơi có chợ phiên họp các ngày 2 và 7. Chợ

này thường bán trâu bò, kéo dài hàng cây số. Đặc biệt, ngoài hội lồng tồng

mở ngày 8/giêng âm lịch, vào 27/3 âm lịch hằng năm, ở đây có phiên chợ hội

rất lớn. Quan sát của chúng tôi cho thấy, phiên chợ không kém quy mô chợ

hội Xuân Dương là bao. Nhưng cái đặc sắc ở đây là không khí vùng cao với

bản sắc tộc người Mông - Dao còn khá đậm nét với các làn điệu dân ca và sắc

phục truyền thống.

- Nà Coóc: Bản người Tày, cách chợ khoảng 500m

- Phiêng Luông: Bản người Sán Dìu- Mông- Dao, cách chợ khoảng

1km

- Nà Mằn: Bản người Dao, cách chợ khoảng 3km

*Thời vụ

Page 67: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

67

Pác Nặm là huyện vùng cao hay có lũ vào mùa mưa, đó là thời điểm

không nên khai thác tuyến.

Thời điểm khai thác tốt nhất là dịp chợ hội Công Bằng 27/3 âm lịch.

Ngoài ra, các dịp khác như hội lồng tồng, chợ phiên Công Bằng cũng

có thể được khai thác.

Quãng giữa tuyến này có chợ trâu bò lớn vào loại nhất tỉnh là chợ xã

Nghiên Loan. Có thể khai thác tuyến Chợ Rã- Bộc Bố vào dịp hội chọi bò

Nghiên Loan

*TUYẾN HÀ NỘI- BẮC KẠN- LẠNG SƠN

1. Hà Nội- Thị xã Bắc Kạn- Hồ Ba Bể- Thành phố Cao Bằng- Lạng

Sơn (Tour cơ sở 05 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn

- Buổi chiều chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

* Ngày thứ hai:

- Buổi sáng thăm hồ Ba Bể- sông Năng và các thắng tích trong vùng

(đã trình bày trong đề tài)

- Ăn trưa tại hồ hoặc Chợ Rã

- Buổi chiều thăm cụm du lịch tây nam hồ (đã trình bày trong đề tài)

- Ăn tối và nghỉ tại hồ hoặc Chợ Rã

* Ngày thứ ba

- Xuất phát từ Chợ Rã

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thành phố Cao Bằng

- Buổi chiều chọn một tour trong Cụm du lịch Thành phố Cao Bằng

hoặc Khu du lịch Pác Bó (Nếu muốn thăm khu thác Bản Giốc- động Ngườm

Ngao hoặc thăm Long Châu (Trung Quốc) thì phải xuất phát rất sớm)

* Ngày thứ tư:

- Xuất phát từ Cao Bằng

- Chơi chợ Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn)

- Ăn trưa tại Tân Thanh hoặc Lạng Sơn

Page 68: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

68

- Buổi chiều thăm các danh thắng Lạng Sơn hoặc thăm Mẫu Sơn

(huyện Cao Lộc)

- Nghỉ tối tại Thành phố Lạng Sơn để chơi chợ đêm Kỳ Lừa (hoặc có

thể nghỉ tối ở khu du lịch Mẫu Sơn)

* Ngày thứ năm:

- Chơi chợ Đông Kinh và về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

2. Hà Nội- Chợ Đồn- Ba Bể- Nguyên Bình- Thành phố Cao Bằng-

Lạng Sơn (Tour cơ sở 05 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

Thăm di tích Nà Pậu- Khau Mạ (ATK Chợ Đồn). Ăn trưa tại Thị trấn

Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn.

- Buổi chiều thăm các thắng cảnh phía đông- nam, tây nam hồ Ba Bể

(Đã trình bày trong đề tài).

- Ăn tối và nghỉ tại hồ hoặc Chợ Rã.

* Ngày thứ hai:

- Buổi sáng thăm hồ Ba Bể- sông Năng và các thắng tích trong vùng

- Ăn trưa tại hồ hoặc Chợ Rã

- Buổi chiều thăm Cụm du lịch Phja Đén- Nguyên Bình (Cao Bằng)

- Ăn tối và nghỉ tại Thành phố Cao Bằng

* Ngày thứ ba (chọn một trong ba tour):

- Tour trong cụm Thành phố Cao Bằng và Khu Pác Bó

- Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

- Tour cửa khẩu Phục Hoà- Long Châu (Trung Quốc)

* Ngày thứ tư:

- Xuất phát từ Cao Bằng

- Chơi chợ Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn)

- Ăn trưa tại Tân Thanh hoặc Thành phố Lạng Sơn

Page 69: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

69

- Buổi chiều thăm các danh thắng Lạng Sơn hoặc thăm Mẫu Sơn

(huyện Cao Lộc)

- Nghỉ tối tại Thành phố Lạng Sơn để chơi chợ đêm Kỳ Lừa (hoặc có

thể nghỉ tối ở khu du lịch Mẫu Sơn)

* Ngày thứ năm:

- Chơi chợ Đông Kinh và về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

3. Hà Nội - Thị xã Bắc Kạn - Na Rì - Lạng Sơn

(Tour cơ sở 04 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn

- Buổi chiều chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

* Ngày thứ hai:

- Ăn trưa và chơi hội (Xuân Dương hoặc Lam Sơn). Nếu là hội Xuân

Dương thì chơi hội và thăm các thắng tích, làng bản trong vùng. Nghỉ đêm tại

Xuân Dương

- Buổi chiều thăm động Nàng Tiên và Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

Nghỉ đêm tại Na Rì

* Ngày thứ ba:

- Xuất phát từ Xuân Dương hoặc Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thành phố Lạng Sơn

- Buổi chiều thăm các danh thắng Lạng Sơn hoặc thăm Mẫu Sơn

(huyện Cao Lộc)

- Nghỉ tối tại Thành phố Lạng Sơn để chơi chợ đêm Kỳ Lừa (hoặc có

thể nghỉ tối ở khu du lịch Mẫu Sơn)

* Ngày thứ tư:

- Chơi chợ Đông Kinh và về Hà Nội

Thời vụ

Page 70: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

70

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội

Lam Sơn và Xuân Dương.

4. Hà Nội- Chợ Mới- Na Rì- Lạng Sơn (tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Nếu gặp dịp hội đền Thắm thì chơi hội và ăn trưa tại Chợ Mới

- Nếu gặp dịp hội Xuân Dương thì chơi hội và nghỉ đêm tại Xuân

Dương

- Nếu gặp dịp hội Lam Sơn thì chơi hội và thăm động Nàng Tiên. Nghỉ

đêm tại Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì

* Ngày thứ hai:

- Xuất phát từ Xuân Dương hoặc Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thành phố Lạng Sơn

- Buổi chiều thăm các danh thắng Lạng Sơn hoặc thăm Mẫu Sơn

(huyện Cao Lộc)

- Nghỉ tối tại Thành phố Lạng Sơn để chơi chợ đêm Kỳ Lừa (hoặc có

thể nghỉ tối ở khu du lịch Mẫu Sơn)

* Ngày thứ ba:

- Chơi chợ Đông Kinh và về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội

đền Thắm, Xuân Dương, Lam Sơn.

* TUYẾN LẠNG SƠN- BẮC KẠN

1. Thành phố Lạng Sơn- Thành phố Cao Bằng- Ngân Sơn- Thị xã

Bắc Kạn

(Tour cơ sở 04 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Lạng Sơn sang Cao Bằng

- Từ Thành phố Cao Bằng có thể chọn một trong ba tour:

+ Tour trong cụm Thành phố Cao Bằng và Khu Pác Bó

+ Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

Page 71: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

71

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

+ Tour cửa khẩu Phục Hoà- Long Châu (Trung Quốc)

* Ngày thứ hai:

- Xuất phát từ Cao Bằng

- Ăn trưa và nhận phòng tại điểm du lịch Nà Khoang (Ngân Sơn). Buổi

chiều thăm và câu cá hồ bản Chang. Tối nghỉ tại Nà Khoang.

(Nếu vào dịp hội Bằng Vân thì chơi hội, thăm bản và thác Quan Làng-

xã Đức Vân. Tối nghỉ lại Nà Khoang)

* Ngày thứ ba:

- Chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã trình bày

trong đề tài). Tối nghỉ tại Thị xã Bắc Kạn

* Ngày thứ tư:

- Quay về Lạng Sơn

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

2. Thành phố Lạng Sơn- Thành phố Cao Bằng- Ba Bể (Tour cơ sở

03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Lạng Sơn sang Cao Bằng

- Từ Thành phố Cao Bằng có thể chọn một trong ba tour:

+ Tour trong cụm Thành phố Cao Bằng và Khu Pác Bó

+ Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

+ Tour cửa khẩu Phục Hoà- Long Châu (Trung Quốc)

* Ngày thứ hai:

- Ăn trưa và nghỉ tại hồ hoặc Chợ Rã

- Buổi chiều chọn một trong các tour đã trình bày trong đề tài

* Ngày thứ ba:

- Tiếp tục thăm hồ và quay về Lạng Sơn

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

Page 72: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

72

3.Thành phố Lạng Sơn- Thành phố Cao Bằng- Ba Bể- Thị xã Bắc

Kạn (Tour cơ sở 04 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Lạng Sơn sang Cao Bằng

- Từ Thành phố Cao Bằng có thể chọn một trong ba tour:

+ Tour trong cụm Thành phố Cao Bằng và Khu Pác Bó

+ Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

+Tour cửa khẩu Phục Hoà- Long Châu (Trung Quốc)

* Ngày thứ hai:

- Xuất phát từ Thành phố Cao Bằng

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị trấn Chợ Rã hoặc hồ Ba Bể

- Buổi chiều theo các tour đã trình bày trong đề tài

- Nghỉ tối tại hồ hoặc Chợ Rã

* Ngày thứ ba:

- Chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã trình bày

trong đề tài). -- Tối nghỉ tại Thị xã Bắc Kạn

* Ngày thứ tư:

Quay về Lạng Sơn

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

4.Thành phố Lạng Sơn - Na Rì - Thị xã Bắc Kạn

(Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Lạng Sơn

Ăn trưa và chơi hội (Xuân Dương hoặc Lam Sơn). Nếu là hội Xuân

Dương thì chơi hội và thăm các thắng tích, làng bản trong vùng. Nghỉ đêm tại

Xuân Dương

- Buổi chiều thăm động Nàng Tiên và Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

Nghỉ đêm tại Na Rì

Page 73: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

73

* Ngày thứ hai:

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn

- Buổi chiều chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

* Ngày thứ ba

- Quay về Lạng Sơn

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội

Xuân Dương, Lam Sơn.

5. Thành phố Lạng Sơn - Na Rì - Ba Bể

(Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Lạng Sơn

- Ăn trưa và chơi hội (Xuân Dương hoặc Lam Sơn). Nếu là hội Xuân

Dương thì chơi hội và thăm các thắng tích, làng bản trong vùng. Nghỉ đêm tại

Xuân Dương

- Buổi chiều thăm động Nàng Tiên và Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

Nghỉ đêm tại Na Rì

* Ngày thứ hai:

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị trấn Chợ Rã hoặc hồ Ba Bể

- Buổi chiều theo các tour đã trình bày trong đề tài

- Nghỉ tối tại hồ hoặc Chợ Rã

* Ngày thứ ba:

- Quay về Lạng Sơn

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

6. Thành phố Lạng Sơn- Na Rì- Ba Bể- Thị xã Bắc Kạn (hoặc

Thành phố Lạng Sơn- Na Rì- Thị xã Bắc Kạn- Ba Bể) (Tour cơ sở 04

ngày)

Gợi ý tour

*Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Lạng Sơn

Page 74: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

74

- Ăn trưa và chơi hội (Xuân Dương hoặc Lam Sơn). Nếu là hội Xuân

Dương thì chơi hội và thăm các thắng tích, làng bản trong vùng. Nghỉ đêm tại

Xuân Dương

- Buổi chiều thăm động Nàng Tiên và Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

Nghỉ đêm tại Na Rì

* Ngày thứ hai:

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị trấn Chợ Rã hoặc hồ Ba Bể

- Buổi chiều theo các tour đã trình bày trong đề tài

- Nghỉ tối tại hồ hoặc Chợ Rã

* Ngày thứ ba:

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn

- Buổi chiều chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

* Ngày thứ tư:

- Quay về Lạng Sơn

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

7. Thành phố Lạng Sơn- Na Rì (dịp hội Lam Sơn hoặc Xuân

Dương) (Tour cơ sở 02 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Lạng Sơn

- Ăn trưa và chơi hội (Xuân Dương hoặc Lam Sơn). Nếu là hội Xuân

Dương thì chơi hội và thăm các thắng tích, làng bản trong vùng. Nghỉ đêm tại

Xuân Dương

- Buổi chiều thăm động Nàng Tiên và Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

Nghỉ đêm tại Na Rì

* Ngày thứ hai:

- Thăm Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì (chợ, phố cổ Yến Lạc,…) và

quay về Lạng Sơn

Thời vụ

- Dịp xảy ra các lễ hội Xuân Dương, Lam Sơn.

Page 75: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

75

* TUYẾN HÀ NỘI- BẮC KẠN- TUYÊN QUANG

1. Hà Nội - Thị xã Bắc Kạn - Chợ Đồn - Thành phố Tuyên Quang

(Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

*Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn

- Buổi chiều chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

*Ngày thứ hai:

- Xuất phát từ Bắc Kạn

- Thăm khu di tích lịch sử cách mạng Nà Pậu- Khau Mạ (Chợ Đồn, Bắc

Kạn)

- Thăm khu ATK Định Hoá (Thái Nguyên)

- Thăm khu ATK Tân Trào (Tuyên Quang). Ăn trưa tại Sơn Dương

- Nghỉ tối tại thành phố Tuyên Quang

*Ngày thứ ba:

- Thăm các di tích thuộc cụm du lịch tâm linh Thành phố Tuyên Quang

hoặc tắm suối khoáng Mỹ Lâm

- Quay về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội:

Thạch Long (Bắc Kạn), Hồng Thái, Tân Trào (Tuyên Quang).

2. Hà Nội - Ba Bể- Na Hang - Thành phố Tuyên Quang

(Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

*Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Ăn trưa tại hồ Ba Bể hoặc Chợ Rã

- Buổi chiều thăm cụm du lịch tây nam - đông nam hồ (đã trình bày

trong đề tài)

- Ăn tối và nghỉ tại hồ hoặc Chợ Rã

Page 76: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

76

* Ngày thứ hai:

- Thăm tuyến hồ Ba Bể - Sông Năng - Na Hang (Đường thuỷ hoặc

thuỷ- bộ)

- Ăn trưa tại Na Hang (Tuyên Quang)

(Lưu ý giao thông đường bộ hiện nay chưa thực sự thuận tiện bởi QL

279 đang trong giai đoạn nâng cấp)

- Nghỉ tối tại Thành phố Tuyên Quang

* Ngày thứ ba:

- Thăm các di tích thuộc cụm du lịch tâm linh Thành phố Tuyên Quang

hoặc tắm suối khoáng Mỹ Lâm

- Quay về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

3. Hà Nội- Ba Bể- Chợ Đồn- Sơn Dương- Thành phố Tuyên Quang

(Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Buổi chiều thăm hồ Ba Bể- sông Năng và các thắng tích trong vùng

(đã trình bày trong đề tài)

- Ăn tối và nghỉ tại hồ hoặc Chợ Rã

* Ngày thứ hai:

- Thăm tuyến tây nam- đông nam hồ Ba Bể

- Thăm khu di tích lịch sử cách mạng Nà Pậu- Khau Mạ (Chợ Đồn, Bắc

Kạn).

- Thăm khu ATK Định Hoá (Thái Nguyên)

- Ăn trưa tại Sơn Dương

- Thăm khu ATK Tân Trào (Tuyên Quang)

- Nghỉ tối tại Thành phố Tuyên Quang

* Ngày thứ ba:

- Thăm các di tích thuộc cụm du lịch tâm linh Thành phố Tuyên Quang

hoặc tắm suối khoáng Mỹ Lâm

- Quay về Hà Nội

Page 77: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

77

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

* TUYẾN TUYÊN QUANG - BẮC KẠN

1. Thành phố Tuyên Quang- Na Hang- Ba Bể- Thị xã Bắc Kạn

(Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Tuyên Quang

- Thăm tuyến Na Hang- Sông Năng- Hồ Ba Bể

- Nghỉ tối tại hồ Ba Bể

* Ngày thứ hai:

- Buổi sáng thăm tuyến tây nam- đông nam hồ Ba Bể (đã trình bày

trong đề tài)

- Ăn trưa tại Thị trấn Bằng Lũng. Có thể thăm ATK Chợ Đồn

- Chiều thăm thác Rọm

- Ăn tối và nghỉ tại Thị xã Bắc Kạn

* Ngày thứ ba

- Buổi sáng chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

- Quay về Tuyên Quang

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

2. Thành phố Tuyên Quang- Na Hang- Ba Bể- Chợ Đồn- Định Hoá-

Sơn Dương (Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Tuyên Quang

- Thăm tuyến Na Hang- Sông Năng- Hồ Ba Bể

- Nghỉ tối tại hồ Ba Bể

* Ngày thứ hai:

- Thăm tuyến tây nam- đông nam hồ Ba Bể

- Ăn trưa tại Chợ Đồn

Page 78: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

78

- Thăm khu di tích lịch sử cách mạng Nà Pậu- Khau Mạ (Chợ Đồn, Bắc

Kạn)

- Thăm khu ATK Định Hoá (Thái Nguyên)

- Nghỉ tối tại Thị trấn Sơn Dương

* Ngày thứ ba:

- Thăm khu ATK Tân Trào (Tuyên Quang)

- Ăn trưa tại Sơn Dương

- Quay về Thành phố Tuyên Quang

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

3. Thành phố Tuyên Quang- Sơn Dương- Định Hoá- Chợ Đồn- Thị

xã Bắc Kạn (Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Thành phố Tuyên Quang

- Thăm ATK Sơn Dương

-Thăm ATK Định Hoá

- Ăn trưa tại Chợ Chu

- Thăm ATK Chợ Đồn

- Ăn tối và nghỉ tại Thị xã Bắc Kạn

* Ngày thứ hai:

- Chọn một trong các tour nội tỉnh Bắc Kạn (Đã trình bày trong đề tài)

- Tối nghỉ tại các điểm đến hoặc quay về Bắc Kạn

* Ngày thứ ba:

- Nếu xuất phát từ Bắc Kạn nên theo đường qua Chợ Mới và thăm các

danh thắng dọc tuyến

- Nếu xuất phát từ Ba Bể nên theo đường qua Na Hang

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội

(Đền Thắm, Thạch Long,…)

4. Thành phố Tuyên Quang- Chợ hội Xuân Dương (hoặc hội Lam

Sơn)- Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì (Tour cơ sở 02 ngày)

Page 79: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

79

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Tuyên Quang

- Ăn trưa và chơi hội (Xuân Dương hoặc Lam Sơn). Nếu là hội Xuân

Dương thì chơi hội và thăm các thắng tích, làng bản trong vùng. Nghỉ đêm tại

Xuân Dương

- Buổi chiều thăm động Nàng Tiên và Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

Nghỉ đêm tại Na Rì

* Ngày thứ hai:

- Buổi sáng tiếp tục thăm các danh thắng dọc tuyến đi ra (Đã trình bày

trong đề tài)

- Buổi trưa nên ăn, nghỉ tại Thị xã Bắc Kạn hoặc Thị trấn Chợ Mới

(Tuỳ theo cung đường ra được lựa chọn)

- Chiều quay về Tuyên Quang

Thời vụ

Ngày 7/giêng hoặc 24- 25/tư âm lịch

* TUYẾN HÀ NỘI- BẮC KẠN- CAO BẰNG

1. Hà Nội - Thị xã Bắc Kạn - Thành phố Cao Bằng

(Tour cơ sở 04 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn

- Buổi chiều chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

* Ngày thứ hai:

- Xuất phát từ Bắc Kạn

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thành phố Cao Bằng

- Buổi chiều chọn một tour trong Cụm du lịch Thành phố Cao Bằng

hoặc Khu du lịch Pác Bó

* Ngày thứ ba (chọn một trong ba tour):

- Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

Page 80: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

80

- Tour cửa khẩu Phục Hoà- Long Châu (Trung Quốc)

- Tour trong Cụm du lịch Nguyên Bình- Phja Đén

(Có thể ăn trưa, ăn tối và nghỉ ngơi tại Nguyên Bình hoặc Ba Bể)

* Ngày thứ tư:

- Chơi chợ và về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

2. Hà Nội- Chợ Đồn- Ba Bể- Nguyên Bình- Thành phố Cao Bằng

(Tour cơ sở 04 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Thăm di tích Nà Pậu- Khau Mạ (ATK Chợ Đồn). Ăn trưa tại Thị trấn

Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn

- Buổi chiều thăm các thắng cảnh phía đông- nam hồ Ba Bể (Đã trình

bày trong đề tài)

- Ăn tối và nghỉ tại hồ hoặc Chợ Rã.

* Ngày thứ hai:

- Buổi sáng thăm hồ Ba Bể- sông Năng và các thắng tích trong vùng

- Ăn trưa tại hồ hoặc Chợ Rã

- Buổi chiều thăm Cụm du lịch Phja Đén- Nguyên Bình (Cao Bằng)

- Ăn tối và nghỉ tại Thành phố Cao Bằng

* Ngày thứ ba (chọn một trong ba tour):

- Tour trong cụm Thành phố Cao Bằng và Khu Pác Bó

- Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

- Tour cửa khẩu Phục Hoà- Long Châu (Trung Quốc)

* Ngày thứ tư:

- Chơi chợ và về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

3. Hà Nội- Na Rì- Thành phố Cao Bằng (Tour cơ sở 04 ngày)

Page 81: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

81

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Ăn trưa và chơi hội (Xuân Dương hoặc Lam Sơn). Nếu là hội Xuân

Dương thì chơi hội và thăm các thắng tích, làng bản trong vùng. Nghỉ đêm tại

Xuân Dương

- Buổi chiều thăm động Nàng Tiên và Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì.

Nghỉ đêm tại Na Rì

* Ngày thứ hai:

- Xuất phát từ Xuân Dương hoặc Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thành phố Cao Bằng

- Buổi chiều chọn một tour trong Cụm du lịch Thành phố Cao Bằng

hoặc Khu du lịch Pác Bó

* Ngày thứ ba (chọn một trong ba tour):

- Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

- Tour cửa khẩu Phục Hoà- Long Châu (Trung Quốc)

- Tour trong Cụm du lịch Nguyên Bình- Phja Đén

(Có thể ăn trưa, ăn tối và nghỉ ngơi tại Nguyên Bình hoặc Ba Bể)

* Ngày thứ tư:

- Chơi chợ và về Hà Nội

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội

* TUYẾN CAO BẰNG - BẮC KẠN

1. Thành phố Cao Bằng - Ngân Sơn - Thị xã Bắc Kạn (Tour cơ sở

03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Cao Bằng

- Ăn trưa và nhận phòng tại điểm du lịch Nà Khoang (Ngân Sơn). Buổi

chiều thăm và câu cá hồ bản Chang. Tối nghỉ tại Nà Khoang

Page 82: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

82

(Nếu vào dịp hội Bằng Vân thì chơi hội, thăm bản và thác Quan Làng-

xã Đức Vân. Tối nghỉ lại Nà Khoang)

* Ngày thứ hai:

- Chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã trình bày

trong đề tài). Tối nghỉ tại Thị xã Bắc Kạn

* Ngày thứ ba:

- Buổi sáng chọn tiếp một tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn

- Ăn trưa tại điểm du lịch và về Cao Bằng

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

2. Thành phố Cao Bằng- Ba Bể (Tour cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Hà Nội

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị xã Bắc Kạn

- Buổi chiều chọn một trong các tour xung quanh Thị xã Bắc Kạn (Đã

trình bày trong đề tài)

* Ngày thứ hai:

- Xuất phát từ Bắc Kạn

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thành phố Cao Bằng

- Buổi chiều chọn một tour trong Cụm du lịch Thành phố Cao Bằng

hoặc Khu du lịch Pác Bó

* Ngày thứ ba (chọn một trong hai tour):

- Tour trong Cụm du lịch Trùng Khánh- Đàm Thuỷ

(Ăn trưa và có thể ăn nghỉ qua đêm tại Trùng Khánh)

- Tour trong Cụm du lịch Nguyên Bình- Phja Đén

(Có thể ăn trưa, ăn tối và nghỉ ngơi tại Nguyên Bình hoặc Ba Bể)

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

3. Thành phố Cao Bằng- Ba Bể- Chợ Đồn- Thị xã Bắc Kạn (Tour

cơ sở 03 ngày)

Gợi ý tour

Page 83: Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm du lịch tỉnh Bắc Kạn ...khcnbackan.gov.vn/upload/8552/fck/files/2011 11.pdf1 Khảo sát, xây dựng các tuyến - điểm

83

* Ngày thứ nhất:

- Xuất phát từ Thành phố Cao Bằng

- Ăn trưa và nhận phòng tại Thị trấn Chợ Rã hoặc hồ Ba Bể

- Buổi chiều theo tour sông Năng và vùng phía tây hồ (Đã trình bày

trong đề tài)

- Nghỉ tối tại hồ hoặc Chợ Rã

* Ngày thứ hai:

- Theo tour vùng đông- nam hồ (Đã trình bày trong đề tài)

- Ăn trưa tại Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn

- Chiều thăm di tích Nà Pậu- Khau Mạ, thác Rọm

- Tối nghỉ tại Thị xã Bắc Kạn

* Ngày thứ ba:

- Buổi sáng chọn một tour vùng Bạch Thông hoặc Ngân Sơn

- Ăn trưa tại Bạch Thông hoặc Ngân Sơn

- Buổi chiều quay về Cao Bằng

Thời vụ

Nhìn chung từ cuối xuân đến cuối thu. Đặc biệt dịp xảy ra các lễ hội.

6. Thời gian bắt đầu và kết thúc: 01/2011 - 6/2012.

7. Kinh phí thực hiện: 280.000.000 đồng