17
Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để được độc lập và giảm điều hành. Việc dùng bê tông cốt tre để tự xây nhà cho mình là tâm của người lương thiện và là tinh thần dám mạo hiểm dám nghĩ dám làm. Hiểu sự quan trọng của kiến thức khoa học ông đã gởi con qua Pháp học. Ông Thế an Đường quá táo bạo _ không biết nên khen hay chê _ khi mở tiệm Con Cua nhưng cất nhà cho gia đình công nhân chung sống gần nhau vừa thể hiện tinh thần đùm bọc nhân công vừa giữ được nhân công chuyên nghiệp và họ suốt đời tri ân ông. Ông đông y sĩ cố vấn cho tiệm này quả là một người yêu nghề và có đạo đức cao. Sự nghiệp của ông tại Châu Đốc tiêu tan vì chiến loạn. Sự lận đận nổi trôi mấy năm tại Saigon đã đưa ông lên Dalat với hai bàn tay trắng. Được ông Thế an Đường giang tay giúp đỡ. Ăn cây nào rào cây ấy và đúng theo nhân cách người lương y ông đã từ chối lời rủ rê hấp dẫn của một thương gia khác, ở lại cải tiến tổ chức tiệm có lợi cho cả chủ lẫn khách hàng để trả ơn chủ và làm gương cho đàn con nay đều thành tài. Theo chú vào Dalat lúc 10 tuổi (1936) anh Bửu Ngự chuyên cần học tập, đậu primaire và được học bổng về Huế học trường École Pratique ( trường Thực Hành) chuyên dạy các môn trung cấp như kế toán, họa viên và trắc lượng viên. Anh trở vào Dalat lại (1948) phục vụ tại ty Công Chánh một thời gian rồi theo ông Nguyễn quang Thiều, thầu khoán chuyên ngành tu bổ các biệt thự. Qua nghề nghiệp và công việc tuyển dụng nhân công anh tiếp xúc nhiều giới thợ thuyền và thương gia nên biết khá nhiều về Dalat đương thời như ông Gross, có trụ sở tại Saint Benoit và chủ hầm đá Trại Mát, là nhà thầu lớn đảm trách nhiều công trình quan trọng tại Dalat như trường Võ Bị Dalat v…v….; đa số thợ mộc thợ sơn là người Quảng, thợ nề là người Huế; giới công chức có nếp sống ổn định nhưng đa số từ trung cấp xuống đông con nên cuộc sống vất vả, vợ con phải sống nhờ buôn bán trong chợ. Chị Ngự sang lại một tiệm nhỏ tên Thanh Nhàn của ông Trà, thanh tra lao động. Tiệm nằm bên trong chợ Hòa Bình phía sau khu hàng thịt chuyên bán các món đặc sản Huế và rượu. Ba chục năm sau định cư tại Nam Cali tiệm anh chị vẫn giữ nguyên bảng hiệu và các món ăn đặc sản như xưa. Điều này nói lên cái uy tín và danh dự của anh chị trường tồn mãi mãi với không gian và thời gian. Với anh chị ấy Thanh Nhàn hàm ý sống thanh bạch trong nhàn hạ đúng theo tinh thần tri túc thiểu dục của một gia đình thuần thành Phật giáo chốn kinh kỳ. Hữu xạ tự nhiên hương. Bà Tôn gia Huồng và ông Trần đình Ôn, hai chị em cô cậu, kẻ giúp về kỹ thuật gieo trồng, người hướng dẫn nhà vườn sử dụng máy bơm nước và thuốc trừ sâu từ năm 1948 khi ngành trồng rau bắt đầu phát triển mạnh. Họ đã để bao tâm huyết bao thử thách trong công việc ăn cơm nhà vác ngà voi này như đã trình bày trên phần nông nghiệp. Những sự giúp đỡ đầy chân tình của người đầu đàn. Tôi chỉ có thể hiểu tinh thần làm việc của mấy vị trên như vậy nhưng về ông Nguyễn thái Hiến (1896-1956) tôi phải dùng một vài mẫu chuyện riêng tư không phải để đề cao gia đình mình mà chỉ với mục đích cung cấp rõ hơn những điều cần tìm hiểu. Tôi chỉ ghi lại một số tôi biết khá rõ từ 1927-1945 (18 năm) thời gian ông làm việc tại Dalat, lối 1/3 cuộc đời, ngoại trừ phần tư tưởng chính trị và quan niệm quản lý tài chánh chung của đại gia đình như cương vị một tổng giám đốc mà không ai hiểu được nhưng tôi có trình bày sơ lược trong cuốn ông Nguyễn thái Hiến và ngành trồng rau từ 1928-1958.

khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 68

khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để

được độc lập và giảm điều hành. Việc dùng bê

tông cốt tre để tự xây nhà cho mình là tâm của

người lương thiện và là tinh thần dám mạo hiểm

dám nghĩ dám làm. Hiểu sự quan trọng của kiến

thức khoa học ông đã gởi con qua Pháp học.

Ông Thế an Đường quá táo bạo _ không

biết nên khen hay chê _ khi mở tiệm Con Cua

nhưng cất nhà cho gia đình công nhân chung sống

gần nhau vừa thể hiện tinh thần đùm bọc nhân

công vừa giữ được nhân công chuyên nghiệp và

họ suốt đời tri ân ông. Ông đông y sĩ cố vấn cho

tiệm này quả là một người yêu nghề và có đạo đức

cao. Sự nghiệp của ông tại Châu Đốc tiêu tan vì

chiến loạn. Sự lận đận nổi trôi mấy năm tại Saigon

đã đưa ông lên Dalat với hai bàn tay trắng. Được

ông Thế an Đường giang tay giúp đỡ. Ăn cây nào

rào cây ấy và đúng theo nhân cách người lương y

ông đã từ chối lời rủ rê hấp dẫn của một thương

gia khác, ở lại cải tiến tổ chức tiệm có lợi cho cả

chủ lẫn khách hàng để trả ơn chủ và làm gương

cho đàn con nay đều thành tài.

Theo chú vào Dalat lúc 10 tuổi (1936) anh

Bửu Ngự chuyên cần học tập, đậu primaire và

được học bổng về Huế học trường École Pratique (

trường Thực Hành) chuyên dạy các môn trung

cấp như kế toán, họa viên và trắc lượng viên. Anh

trở vào Dalat lại (1948) phục vụ tại ty Công

Chánh một thời gian rồi theo ông Nguyễn quang

Thiều, thầu khoán chuyên ngành tu bổ các biệt

thự. Qua nghề nghiệp và công việc tuyển dụng

nhân công anh tiếp xúc nhiều giới thợ thuyền và

thương gia nên biết khá nhiều về Dalat đương thời

như ông Gross, có trụ sở tại Saint Benoit và chủ

hầm đá Trại Mát, là nhà thầu lớn đảm trách nhiều

công trình quan trọng tại Dalat như trường Võ Bị

Dalat v…v….; đa số thợ mộc thợ sơn là người

Quảng, thợ nề là người Huế; giới công chức có

nếp sống ổn định nhưng đa số từ trung cấp xuống

đông con nên cuộc sống vất vả, vợ con phải sống

nhờ buôn bán trong chợ. Chị Ngự sang lại một

tiệm nhỏ tên Thanh Nhàn của ông Trà, thanh tra

lao động. Tiệm nằm bên trong chợ Hòa Bình phía

sau khu hàng thịt chuyên bán các món đặc sản

Huế và rượu. Ba chục năm sau định cư tại Nam

Cali tiệm anh chị vẫn giữ nguyên bảng hiệu và các

món ăn đặc sản như xưa. Điều này nói lên cái uy

tín và danh dự của anh chị trường tồn mãi mãi với

không gian và thời gian. Với anh chị ấy Thanh

Nhàn hàm ý sống thanh bạch trong nhàn hạ đúng

theo tinh thần tri túc thiểu dục của một gia đình

thuần thành Phật giáo chốn kinh kỳ. Hữu xạ tự

nhiên hương.

Bà Tôn gia Huồng và ông Trần đình Ôn,

hai chị em cô cậu, kẻ giúp về kỹ thuật gieo trồng,

người hướng dẫn nhà vườn sử dụng máy bơm

nước và thuốc trừ sâu từ năm 1948 khi ngành

trồng rau bắt đầu phát triển mạnh. Họ đã để bao

tâm huyết bao thử thách trong công việc ăn cơm

nhà vác ngà voi này như đã trình bày trên phần

nông nghiệp. Những sự giúp đỡ đầy chân tình của

người đầu đàn.

Tôi chỉ có thể hiểu tinh thần làm việc của

mấy vị trên như vậy nhưng về ông Nguyễn thái

Hiến (1896-1956) tôi phải dùng một vài mẫu

chuyện riêng tư không phải để đề cao gia đình

mình mà chỉ với mục đích cung cấp rõ hơn những

điều cần tìm hiểu. Tôi chỉ ghi lại một số tôi biết

khá rõ từ 1927-1945 (18 năm) thời gian ông làm

việc tại Dalat, lối 1/3 cuộc đời, ngoại trừ phần tư

tưởng chính trị và quan niệm quản lý tài chánh

chung của đại gia đình như cương vị một tổng

giám đốc mà không ai hiểu được nhưng tôi có

trình bày sơ lược trong cuốn ông Nguyễn thái

Hiến và ngành trồng rau từ 1928-1958.

Page 2: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 69

Ông là người của thực tế và của ứng

dụng.

Vườn ông Hiến tại ấp Tân Lạc. Đĩnh đồi với nhiều biệt thự

là đồi hầm đá trong tạp ghi này. Sườn đồi bên mặt là sườn

đồi trường Adran

Những yếu tố căn bản về lập vườn cho ta thấy

điều này rõ nhất. Tuyên Quang là vùng đồi núi

với đồn điền trà trồng theo triền đồi. Họ đắp đập

để dẫn nước về tưới trà. Trà không cần phân nếu

đất màu mỡ nhờ có rễ ăn sâu. Do đó theo ông yếu

tố chính để lập vườn trồng rau là nước trên cao đất

sâu cay. Ông gặp 3 trở ngại ngay tại vườn Tân

Lạc, nhưng nhờ theo dõi sát công việc ông đã cải

thiện lỗi lầm để thích ứng với mỗi vấn đề. Rau rễ

cạn: a) phải gánh nước tưới trên mặt đất bằng

phẳng. Ông phải thay đổi hình thức làm bậc thang

mấy lần mới đạt được mô hình hiện hữu; b) cần

nhiều phân cho mỗi lứa rau. Phân xanh thiếu hiệu

quả. Phân tiêu, nguồn phân bất tận, bị phản đối

đành bỏ cuộc. May mà ông tìm được nguồn phân

cá tại Phan Thiết; c) Trà nhẹ, rau nặng ảnh hưởng

nhiều đến vận chuyển. Những khu trồng rau Trại

Mát, Đất Làng đều có nguồn nước từ trên cao, gần

đường xe lửa, có đường xe hơi. Nhờ Hán văn ông

hiểu y lý (chữa bệnh và thầy bói) ông áp dụng vừa

thuốc Bắc vừa thuốc Nam để hướng dẫn bà con

nghèo tự tìm lấy dược thảo mà dùng và khi tiệm

thuốc tây mua lá artichaut về bào chế thuốc đau

gan ông khuyên người nào yếu gan nấu lá arti-

chaut uống. Tiệm Nouveautés Hanoi chuyên bán

hàng cao cấp cho người Pháp và giới thượng lưu,

ngoại trừ gạo và vải cần thiết cho mọi người. Ông

áp dụng lề lối mua trước trả sau của người Hoa

cho hai nhu yếu phẩm này vì có ba cái lợi 1) giúp

cho nhiều người nghèo có kế sinh nhai; 2) chuyển

bán lẻ thành bán sĩ mà không cần kho. Khi vải về

ông giữ lại một số cần thiết cho tiệm còn bao

nhiêu bán chịu cho bạn hàng ngoài chợ. Về gạo

nặng khó di chuyển ông gợi ý người bán lẻ mua

nguyên bao chở về ấp bằng xe ngựa bán hết ngay

trong ngày; 3) Hàng hóa bán ra càng nhiều uy tín

và sự ngưỡng mộ ông càng tăng. Lái buôn nhỏ

thấy ông giúp mọi người mà không hiểu là hai ba

bên cùng nương tựa nhau giúp lẫn nhau.

Bài học đầu đời của tôi dưới đây thể hiện

rõ ràng sự thực tế của ông và giúp tôi rất nhiều.

Năm 13 tuổi, học lớp nhì nhất niên, lần đầu tiên

tôi được đi Saigon theo ba tôi đi mua hàng. Mỗi

ngày khi ông vào nói chuyện với chủ tiệm tôi ngó

quanh ngó quẩn mọi thứ trong và trước cửa tiệm

một cách thích thú. Mấy ngày sau ông dắc tôi ra

trước cửa École d‟Apprentissage (tiền thân trường

Cao Thắng) tại đường Đỗ hữu Vị (Huỳnh thúc

Kháng), nơi chúng tôi tạm trú. Đưa tôi tờ giấy nhỏ

ghi rõ tên trường và địa chỉ, và một số tiền rồi dặn

“ Hôm nay con đi chơi một mình. Cất kỹ tờ giấy

ghi địa chỉ trường và tiền trong hai túi khác nhau.

Muốn ăn gì cứ mua ăn, muốn xem gì cứ xem. Khi

đưa tờ giấy này hỏi đường về hoặc kêu xích lô chở

về. Nếu đã tiêu hết tiền vào mượn tiền của bác gái

trả. Đứng đây con đi về tay phải là ra chợ cũ nơi

có nhiều tiệm chà và bán vải; đi ra trước mặt là

tiệm con đứng xem cái đồng hồ có con gà gáy 6,

qua tay trái là ra chợ Bến Thành. Đừng sợ gì hết,

đói bụng cứ vào tiệm gọi thức ăn như ba đã làm.

6 Ông đã biếu tiền để ông thợ sửa đồng hồ cho tôi xem sự

vận hành của các dĩa răng cưa và bộ phận làm con gà thò cổ

ra gáy

Page 3: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 70

Dám không?” Tôi sợ run, đứng im cúi mặt. Ông

vỗ vai an ủi và khuyến khích “ cứ mạnh dạn lên,

cứ đi thẳng từ từ theo mỗi hướng và cẩn thận khi

qua đường.” Thời đó mà ông dám để một đứa con

nít tỉnh nhỏ phiêu lưu giữa Saigon để dạy nó thực

tế, gan dạ, mạo hiểm khi phải ứng phó với đời

Mấy ai dám làm.

Ông là người anh cả có trách nhiệm.

Ông là người tự tổ chức di dân đầu tiên

vào Dalat một cách âm thầm chu đáo từ vật chất

đến tinh thần. Họ là những nông dân chất phác,

mù chữ, xa quê nhà vào làm cho Tây mắt xanh

mũi lõ nên lo ngại đủ điều. Ông phải lo công ăn

việc làm, khuyến khích họ học chữ Quốc ngữ,

khuyên can ngăn cản không nên tiếp xúc gái ăn

sương. Khi một số đã bị bịnh phong tình, ông

khuyến khích họ nên mạnh dạn lên nhà thương trị

bệnh này vậy mà một số đã bị tuyệt tự. Ông lập

nhà thờ không phải để thờ cha ông như bao người

khác mà là nhà thờ họ Nguyễn thái cho cả bà con

nội ngoại nhớ tổ tiên v…v… Ông giải thích và

trấn an họ là có an cư mới lạc nghiệp, cùng nhau

tự san sẽ những khó khăn, người đi trước đùm bọc

kẻ đến sau. Không đem con bỏ chợ, ông xem tình

thương bà con như là trách nhiệm của ông v…v…

nên đôi bên hoàn toàn tin tưởng nhau không lợi

dụng hoặc lạm dụng nhau. Sự giúp đỡ và trợ cấp

của chính phủ cho người di dân Hà Đông (1938)

và các khó khăn ban đầu của nhóm di dân này tự

nói lên tinh thần trách nhiệm cao quý của ông

mười năm về trước.

Sau vài tai nạn nhỏ ông đã theo dõi sát

công việc khai phá và tưới nước trong thời gian

đầu nên ngày nay các vườn mới có mô hình thẳng

hàng ngay lối như hiện tai. Lúc đầu các băng đất

từ kích thước đến vị trí nằm tùm lum có thể gây tai

nạn khi gánh nước lên xuống các ta luy (talus) đất

mấp mô trơn trợt rất nguy hiểm nên ông dùng mô

hình một lối đi thẳng từ dưới lên cao theo triền đồi

với những băng đất ở hai bên rất anh toàn. Những

dấu tích băng đất lộn xộn này hiện còn nơi vườn

Tân Lạc. Đâu ai ngờ nhờ mô hình đó mà ngày nay

nhà vườn bắt ống sắt theo một đường thẳng.

Ông là người yêu nghề và có tinh thần phục vụ

cao.

Tôi không hiểu chương trình ông học có

ngành trồng rau không nhưng ông đã tìm hiểu, áp

dụng và thí nghiệm nhiều loại rau, hoa và cả cây

mận tại vườn ông. Ông bảo nguồn phân tiêu là vô

tận nhưng mọi người đều ngại dơ thúi. Ông đã tiên

phong xuống hầm tiêu múc phân lên làm gương.

Ông bỏ công của đi tìm những khu có thể khai phá

làm vườn như Trại Mát, Đất Làng. Ông đã hướng

dẫn rõ ràng và cho thực tập ngay tại vườn tất cả

các công đoạn trong ngành trồng rau chớ không

phải lý thuyết suông. Khi thấy tầm quan trọng của

sự vận chuyển ông mua hai sở ruộng ở Thủ Đức.

Ruộng có mạch nước mạnh, gần ga Dĩ An thuận

tiện cho việc chuyên chở phân cá từ Phan Thiết

vào và có thủy lộ để chở rau đến Saigon. Lý do

mua ruộng này: nơi sản xuất rau gần trung tâm

tiêu thụ để giá hàng được rẻ hơn. Phải thật sự yêu

nghề ông mới hăng say bỏ công của để tìm tòi

nghiên cứu cách giảm giá thành sản phẩm. Một

tinh thần phục vụ dân chúng cao cả và bất vụ lợi.

b) Sự đóng góp của thế hệ nhân chứng.

Thế hệ sử liệu đã để lại khá nhiều ta chứng tích,

nhưng có nhiều việc nằm ngoài các chứng tích nêu

trên mà cần được nghe kể lại và phân tích thì ta

mới hiểu rõ hơn tinh thần làm việc của người Da-

lat xưa. Nếu ta không tìm những nguồn tin mới ta

sẽ mất luôn.

Sự cấp bách của tìm nguồn tin

Nhiều người cung cấp dữ liệu cho tôi viết

về ngành trồng rau 6 năm về trước nay cũng đã

qua đời mang theo những gì họ biết đặc biệt là bà

Tôn gia Huồng “cuốn tự điển sống” mới mất chưa

đầy hai năm. Nếu còn sống với cương vị chủ một

tiệm buôn lớn, chỉ một mình bà sẽ cho ta biết bao

nhiêu điều về xung quanh khu chợ Hòa bình

v…v…Thật đáng tiếc.

Một bà lão, nay đã lẫn, quanh năm suốt

tháng quanh quẩn trong bếp, đã tưởng hợp tác xã

(coopérative) của Ấp Nghệ Tĩnh bán phân sau

1945 là ông “Tây Cô văng Ty”, đã cho biết là

Page 4: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 71

nhóm người khai phá vườn rau đầu tiên ở Tân Lạc

đã dùng một loại xe bánh gỗ chuyên chở đất mau

gấp nhiều lần xe cút kít của phu lục lộ và họ đã

lãnh khoán vận chuyển đất cho khu ký túc xá

trường Grand Lycée. Tuy ngồi ở nhà nhưng bà

biết rõ vì là người nấu bếp cho nhóm người làm

khoán vận chuyển đất mà tôi đề cập ở đoạn miền

đất sáng tạo. Một nguồn tin bất ngờ.

Chúng ta thường nghĩ chỉ có người nghèo

mới tha phương lên Dalat cầu thực, nào ngờ lại có

những trường hợp đặc biệt. Ông Tô thế Lộc, biết

Pháp văn, một thương buôn gốc Sa Đéc từng lăn

lóc trên Cao Miên, quay về lập nghiệp tại Phan

Thiết trước khi lên Cầu Đất. Ông Trương tiến

Đức, người Quảng Bình vào Cầu Đất làm thơ ký

kế toán rồi lập gia đình với con gái ông Lộc, và trở

thành kế toán trưởng sở trà Cầu Đất nhưng dân

chúng đều gọi là ông Nghè Trấp. Cả hai ông là

chủ chốt trong nhóm người thành lập làng Trường

Xuân, và chùa Viên Giác, Cầu Đất. Ông Bá hộ

Nguyễn ngọc Chúc người xã An Hóa, Bến tre, ra

Nha Trang dự định làm thầu khoán nhưng rồi lên

Dalat kinh doanh ngành khách sạn (khách sạn An

Hóa) và nhà hàng ăn phục vụ Pháp kiều. Ông

Nguyễn hữu Sở, nhạc phụ ông Chủ tịch Giám sát

viện Ngô xuân Tích, người Mỏ Cày, Bến tre ra

Nha Trang kinh doanh rồi về Phan Rang thành lập

sở muối Cà Ná, và lên Dalat mở lò làm gạch, bị

Pháp bắt đày lên Dakto, tỉnh Kontum. Tất cả bốn

gia đình này đều bị sạt nghiệp vào năm 1945 mà

các con cháu không làm sao hiểu rõ nguyên nhân.

Trong khi tìm hiểu thêm về ông Võ đình Dung có

vài người cho tôi biết rằng: “Đất Dalat thiêng lắm

nhiều người làm ăn phát đạt nhưng tài sản sẽ tan

tành khi muốn đem của cải ra khỏi Dalat”. Một sự

trùng hợp giữa tâm linh và tán gia bại sản với biến

cố 1945. Con cháu họ là những nhân chứng còn

đây nhưng không làm sáng tỏ uẩn khúc được.

Không ai có thể tưởng tượng được là vì muốn

chỉnh trang cho đẹp hơn cái khung cửa vòm cung

mặt tiền khách sạn Langbian, niềm hãnh diện của

người Pháp tại Dalat trong bao năm qua, lại sụp đổ

ngày 6/ 3/1943 làm chết 3 nhân công Việt với các

lý do thật ấu trĩ: vì làm gấp việc nên bê tông

không đủ cứng, và đã tính sai trọng lượng bê tông.

Sự quý giá của nguồn tin.

Những đường Dalat xưa đều có tên các

danh nhân Pháp hoặc Việt ngoại trừ hai con đường

Lò Gạch và Cầu Quẹo với tên có hàm ý do dân đặt

nhưng không ai hiểu nguồn gốc. Năm 1948 một

học sinh trường Đoàn thị Điểm cùng một số bạn

bè nghịch ngợm rủ nhau lên khu Huyện Mọi dàn

trận dùng ná bắn chim chọc phá đám trẻ con

Thượng nhiều lần rồi quen nhau và được trẻ

Thượng rủ vào xóm Thượng chơi. Nhờ đó mà anh,

nay gần tám mươi, cho biết trên đó có nhiều lò

nung gạch dọc theo suối Cam ly. Đất sét được chở

từ vùng Trại Mát Trạm Bò về bằng xe hơi. Tôi

biết rõ vùng đó là khu Huyện Mọi và gần Trại Mát

có lò đúc chén dĩa Thanh Thanh. Người Thượng

đã đóng góp nhiều công sức và cũng chết rất nhiều

vì tai nạn và bệnh sốt rét trong công tác làm đường

xe lửa. Ông Huyện Mọi đương thời là Hà Đăng

biết ba thứ tiếng Pháp,Việt và Chàm, cựu Tri

Huyên Tân Khai (Djiring), có chí cầu tiến. Ông

tranh đấu thành công việc mở trường cho người

Thượng, gởi học sinh Thượng ra Collège de Qui

Nhơn học, được Toàn Quyền Decoux tặng huy

chương Bắc đẩu bội tinh năm 1925, 1929, được

mề đay Kim tiền hạng 3 và Kim khánh bội tinh

năm 1933. Để phản đối Công sứ Pháp ông từ quan

về làm lãnh tụ cho bộ lạc đến lúc mãn phần. Tôi

nghĩ có thể Pháp giao cho người Thượng sản xuất

gạch là để tưởng thưởng sự hy sinh và công lao họ

đóng góp trong tuyến đường xe lửa. Có thể tên Lò

Gạch có từ đó. Tôi thật sự cảm phục tinh thần

phục vụ của ông này khi so sánh với các ông Quản

Đạo Việt.

Page 5: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 72

Về đường Cầu quẹo trong buổi sơ khai dân

chúng phải dùng cầu băng qua suối để đưa các

đám ma lên nghĩa địa. Con đường phải quẹo qua

trái khi khu Số 4 thành hình và thành tên đường

Cầu Quẹo. Lúc đó chưa có đường qua ấp Hà Đông

và đường Hai bà Trưng.

Trận lụt năm Nhâm Thìn (1952) làm

đường giao thông đình trệ lâu dài, Dalat thiếu các

nhu yếu phẩm nhất là gạo. Chánh quyền thông báo

mỗi gia đình lên Tòa Thị Chính xin phiếu gạo rồi

về các địa điểm phân phối gạo lãnh phần của

mình. Những người đi lãnh gạo đa số là phụ nữ

trong đó có một cô giáo. Cô lên tiếng nhắc các học

trò cũ, nay đã lớn, hãy sắp hàng hai như khi vào

lớp để sự phân phối được mau chóng và trật tự.

Nhìn cảnh người Mỹ chen lấn nhau dành thực

phẩm trong trận bão Katrina làm một bà lão nhớ

và kể lại cho tôi nghe tinh thần cao đẹp của người

Dalat trước đây.

Tuy vậy dân chúng vẫn xôn xao lo sợ,

nhiều nhà vườn phải ăn rau qua ngày và giá rau rẻ

mạt. Bà Ba Lạc một thiếu phụ, dẹo chân ở khu số

Bốn làm nghề đan len, nhân dịp này mua bắp sú

phơi khô giúp dân nghèo. Về sau có người cho

biết bà ấy phơi sú khô để giúp cho kháng chiến

quân. Một nguồn tin nhỏ nhưng nói lên rất nhiều:

tinh thần tự trọng của dân chúng, tình thương vị

tha vô bờ bến của một phế nhân. Những hình ảnh

thật cao đep. Phải chăng đó là kết quả của tình

thương người Dalat thuở xưa còn được lưu giữ.

Sự suy nghĩ riêng tư của cá nhân.

Tôi có duyên may được biết những người

Nam-Ngãi-Bình-Phú vào Dalat khoảng 1950-60

với cái rương thiếc 7

, và đã gặp lại một cái rương

thiếc đã theo thuyền nhân vượt trùng dương đến

Minnesota.

7 Nẫu là sau năm 1954 tiếng dân Dalat gọi những người

Bình-Phú ồ ạt vào Dalat với hành trang đựng trong chiếc

rương thiếc. Trước đó họ gọi chung tất cả người Nam Ngãi

Bình Phú là Quảng căn cứ vào giọng nói lạ lùng của người

Quãng Nam.

Cái rương thiếc đã theo thuyền nhân vượt trùng dương

Nhà thờ họ Nguyễn thái nguyên thủy năm1934

Nhà thờ Họ Nguyễn sau nhiều lần trùng tu

(hình chụp năm 2003)

Nhà thờ họ Nguyễn thái nguyên thủy do

ông Nguyễn thái Hiến lập tại Tân Lạc năm 1934,

được trùng tu nhiều lần. Ba cái hình trên cho ta

thấy người Quảng và Nghệ An có truyền thống

nhớ nguồn gốc tổ tiên và dòng họ rất tốt.

Page 6: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 73

Người Huế vào Dalat mang theo chiếc áo

dài và nón lá. Tôi đã hỏi nhiều bạn bè gốc Huế về

ý nghĩa và nguồn gốc trang phục này. Họ cũng

không rõ và vì quá quen mắt nên cũng không quan

tâm. Đầu thập niên 1930 chín chục phần trăm dân

Dalat đều dùng trang phục này mặc dầu rất bất

tiện vì nhiều mưa, và không phải vì lạnh vì họ đã

có áo len. Những tấm hình rương thiếc và nhà thờ

họ Nguyễn thái đã chứng minh mọi người tha

phương cầu thực đều nhớ đến nơi chôn nhau cắt

rốn nên chiếc áo dài và nón lá cũng có thể là biểu

tượng của người Huế theo ý nghĩ này. Nhưng có

người bảo dân trí người Dalat xưa lúc đó đã khá

cao, họ hiểu rõ là tuy đang sống trên đất Việt

nhưng là trong lòng địch và là thủ đô của Pháp

trên Đông Dương, nên không dám có hành vi

chống đối và cảm thấy đau lòng khi nhớ cố hương.

Chắc hẵn có vị tri thức nào đó âm thầm gợi ý là

chúng ta bươn chải suốt ngày trên mọi nẻo đường

trong thành phố đầu đội trời chân đạp đất toàn

thân ấp ủ trái tim cho nóng để giữ tinh thần bất

khuất của tổ tiên. Họ dùng chợ làm địa bàn, kín

đáo khuyên đàn bà con gái dùng trang phục đó để

cùng nhau âm thầm khuyến khích và tạo ý chí

tưởng nhớ Triều Đình Huế. Hai tấm hình kế bên

đã phần nào nêu lên tinh thần thương cội nhớ

nguồn kín đáo, sâu sắc, an toàn, và cao cả của toàn

dân Dalat xưa và qua mặt người Pháp thật dễ

dàng. Thật đáng ngưỡng mộ.

Chợ cũ Dalat

Trong phần cuối của giai đoạn trưởng

thành của phong cách người Dalat xưa (1927-45)

ta đã thấy người tiền phương sống với tinh thần

lương thiện, và nay lại thêm tinh thần nhớ cội

nguồn. Cả hai đều tốt nhưng tinh thần lương thiện

khó duy trì và phát triển trừ phi Dalat sẽ thành một

trung tâm nghĩ dưỡng có tầm vóc quốc tế mà tôi sẽ

trình bày trong đoạn sau. Về tinh thần nhớ cội

nguồn mới đọc qua ta thấy không có gì lạ nhưng

nó thật đặc biệt chỉ có riêng tại Dalat: một tinh

thần nhớ nguồn đậm đặc. Đậm vì toàn dân Dalat

xưa đều dùng một biểu tượng nón lá và áo dài, đặc

vì được thể hiện một cách cô đọng trong một thời

gian ngắn (1927-45) để xây dựng thành phố.

Áo dài và nón lá Huế rất thịnh hành tại Dalat từ 1930

Đa Lạc hay Nhà Làng nằm bên khu Việt,

Tân Lạc- Xuân An bên khu Pháp là hai khu người

Việt tập trung đầu tiên. Đa Lạc là hợp pháp với địa

hình thuận tiện, với dân chúng đủ thành phần nên

phát triển mau lẹ. Do đó đã mất tính cách cổ kính.

Tân Lạc–Xuân An đã là bất hợp pháp lại có địa

hình hiểm trở với cái vườn trồng rau Dalat đầu

tiên như là di tích lịch sử của nền kinh tế quan

trọng và toàn dân lao động nghèo nhà cửa nhỏ

nhoi tồi tàn nên phát triển chậm do đó còn giữ

được nét cổ kính. Khi đi du lịch thấy mọi quốc gia

đều bảo vệ và biến các khu phố cổ thành những

trung tâm du lịch ngay giữa thành phố và chúng ta

cũng có những khu phố cổ Hà Nội và Hội An nên

tôi nghĩ rằng Xuân An -Tân Lạc hội đủ điều kiện

thành trung tâm du lịch cổ nội thị của Dalat. Để

khu vực này có thể tự túc tôi đề nghị lồng vườn

ông Hiến vào khu đất lân cận với địa thế không

kém hiểm trở để lập một vườn thực vật (jardin bo-

Page 7: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 74

tanique) vì loại vườn này thích ứng với mọi địa

thế. Một quy hoạch tân cổ giao duyên hài hòa da

dụng ngay cửa ngỏ vào thành phố.

Gánh hàng rong trong xóm nghèo

Tôi sinh ra tại khu Nhà Thiếc nơi ba tôi đã

gieo những hạt giống rau Dalat đầu tiên. Sau cơn

đau thương hàn tưởng chết khi học chưa xong lớp

ba tại trường Hồng Lam, ba tôi gởi tôi học tại Nha

Trang rồi Phan Thiết. Năm 1945 trở về Dalat giữa

năm lớp nhì nhị niên khi Nhật đảo chánh. Mấy

tháng sau đi tản cư và năm sau vĩnh viễn xa ba mẹ

và anh chị em.Tôi chỉ sống tại Tân Lạc 10 năm và

tìm hiểu ba tôi (thần tượng) qua lời kể lại của bà

con, qua quang cảnh, sinh hoạt và sự kính nể tuyệt

đối của cộng đồng người Nghệ An đối với ông.

Nói tuyệt đối vì lần duy nhất chỉ thị của ông

không được bà con tuân thủ là khi ông bảo họ

xuống hầm tiêu múc phân lên tại khu Nhà Thiếc.

Ông đã thong thả leo xuống và múc lên. Mẹ tôi

phản đối việc dùng phân này để trồng rau và sau

này nhóm bà con đã hối hận về sự bất kính này.

Tôi biết Dalat qua hình bóng và sự nghiệp của ba

tôi phảng phất khắp mọi nơi trong thành phố.

Trong thời gian đi học xa nhà ba tôi luôn khuyên

bảo là ấu bất học lão hà vi và trực tiếp chỉ dẫn nền

khoa học của Pháp trong hai chuyến đi Saigon.

Sau khi tốt nghiệp đại học tồi tìm tòi và sao lục

được các bản chứng khoán về tài sản địa ốc với

các niên kỷ tôi mới tập hợp được tiểu sử và tinh

thần làm việc của ông. Tôi nghĩ ba tôi đã khai thị

và Dalat đã khai trí cho tôi nên tôi thương ba tôi

bao nhiêu thì quý Dalat bấy nhiêu. Tạp ghi này đã

hút hồn tôi nên mới có sự thiết tha này.

Thư viện và bảo tàng viện Hoa kỳ đầy ắp

tài liệu tân cổ nhưng họ vẫn khuyến khích dân da

màu ghi chép lại những phong tục văn hóa của

quốc gia gốc của họ. Noi gương đó tôi ghi lại một

số người Dalat của hai thế hệ 1 và 2 như khởi

xướng phong trào tìm lại các sinh hoạt người Da-

lat xưa và mong mõi được nhiều người trong thế

hệ thứ 2 hưởng ứng hầu lưu giữ được phần nào

nếp sống của cha ông ta và để con cháu hiểu nỗi

gian lao của họ. Với kỹ thuật truyền thông hạn hẹp

của mười năm trước ta không thể làm việc này

được. Chờ năm ba năm nữa ta khó làm hơn vì

nhân chứng ngày càng giảm. Đối với quý vị đang

tuổi hưu thời điểm này là thích hợp nhất, trước là

để góp tay vào công việc phục hồi lại lịch sử Da-

lat, sau là để có niềm vui trong cuối đời và tránh

được bệnh lú lẫn.

Người xưa đã xây dựng thành phố bằng tay

chân với gian lao khổ nhọc dưới nắng mưa. Ngày

nay ta ngồi trong nhà tìm lại các sinh hoạt và tinh

thần của họ bằng trí tuệ với truyền thông một cách

nhẹ nhàng. Vài chục năm nữa khi tìm hiểu nơi cha

ông đã lập nghiệp mà chẳng tìm được gì con cháu

ta sẽ ngỡ ngàng thất vọng biết bao khi chưa tròn

100 năm. Xin hãy cùng nhau chung sức tìm tài

liệu nguồn gốc lịch sử người Việt Dalat nếu không

sẽ mất luôn. Trước hết mong rằng tạp ghi này

được mọi người nhất là các cơ quan truyền thông

dành chút từ tâm cho phổ biến rộng rãi để được

Page 8: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 75

nhiều người biết. Bản tạp ghi này hẵn còn thiếu

sót xin nhờ các bậc lão thành, các văn thi nhạc sĩ

bổ túc và tùy sở trường dùng lời thơ tiếng nhạc

khuyến khích mọi người hưởng ứng. Không cần

phải văn hay, không cần phải truy tìm mà chỉ cần

viết lại hay ghi âm trung thực những gì mình biết,

mình nhớ về ngành nghề của cha ông mình hay

bạn bè hàng xóm của họ. Với máy chụp hình số

hãy chụp những dụng cụ, thiết bị, những căn nhà

đặc biệt v…v... và xin gởi vào mạng lưới sưu tầm

tài liệu sinh hoạt của người tiền Dalat xưa do thế

hệ thứ ba thiết lập hoặc trong khi chờ đợi cứ gởi

cho tôi theo [email protected]. Mọi

nguồn tin đều hữu dụng không phân biệt của

người giàu nghèo, dài ngắn, nghề nghiệp v..v… vì

xã hội gồm nhiều thứ, vì mỗi ngành nghề mỗi sinh

hoạt có nhiều sắc thái khác nhau. Khởi đầu quý vị

chưa nhớ gì nhiều nhưng khi đã bắt đầu nhiều điều

tự nhiên đến. Hay hơn nữa là sinh hoạt từng nhóm

vì khi nghe bạn mình kể một chuyện ta liền nhớ

đến chuyện khác. Vạn sự khởi đầu nan như cụ

Nguyễn bá Học đã nói“ đường đi không khó vì

ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi

e sông“. Hy vọng chúng ta nối được vòng tay

nhiệt tình này để lưu truyền lại mai sau một di sản

quý giá.

c) Sự đóng góp của thế hệ tinh thần

Nhờ thông thạo kỹ thuật truyền thông quý

vị sẽ tạo dựng những mạng lưới thâu thập nguồn

tin, tuyển chọn, sắp xếp theo từng hạng mục,

ngành nghề v…v.. để có một tài liệu dồi dào về

các nếp sinh hoạt của người Dalat thuở sơ khai.

Điều mà tôi không dám múa rìu qua mắt thợ. Vì

công việc của hai thế hệ nhân chứng và tinh thần

liên hoàn ảnh hưởng với nhau và thế hệ thứ hai đa

số kém khả năng về truyền thông nên xin mọi

người xem thế hệ tinh thần như thành phần chỉ

đạo.

Thành quả ra sao chưa biết, tinh thần làm

việc của người Dalat thuở xưa chưa được xác

định, nhưng nội sự tương thân quan hoài của thành

phần hoạt động giữa hai thế hệ, sự bắt tay vào việc

một cách sốt sắng, sự tổ chức công việc một cách

khoa học cũng đã phản ảnh phần nào tinh thần làm

việc của cha ông ta rồi. Vì mục đích cao quý trong

công việc tìm tinh thần làm việc của cha ông

chúng ta, tôi thành khẩn xin lỗi các gia đình mà tôi

đã nêu danh tánh trên tha lỗi cho để tài liệu có

thêm linh khí và chân thực hơn.

CHUYỆN BÊN LỀ

a) Trung tâm nghỉ dưỡng

Toàn Quyền P. Doumer yêu cầu BS Yersin

tìm địa điểm làm trung tâm nghỉ dưỡng cho Đông

Dương hội đủ các điều sau: độ cao thích hợp, diện

tích đủ rộng, nước sinh hoạt dồi dào, khí hậu ôn

hòa và giao thông thuận lợi. Hình như chánh

quyền Dalat có ý định nhờ Pháp lập bản đồ quy

hoạch để chỉnh trang Dalat thành một trung tâm

nghỉ dưỡng và một khu du lịch. Dalat là một bình

nguyên với núi cao rộng còn đầy vẻ thiên nhiên,

khí hậu quanh năm mát mẻ trong lành, phong cảnh

hữu tình thơ mộng, đầu nguồn các sông suối,

không có các khu kỹ nghệ nên không sợ ô nhiễm

môi trường, gần nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du

lịch dã ngoạn, gần Saigon với đầy đủ tiện nghi về

giao thông, văn hóa, nghệ thuật, giải trí và là tâm

điểm của bờ đại dương vùng Viễn Đông. Khó có

nơi nào hội tụ được những ưu điểm này cho một

trung tâm nghĩ dưỡng. Không phải bây giờ mà

ngay từ lâu ông Munier đã viết trong tạp chí Indo-

chine “….Dalat có thể trở thành một nơi nghỉ mát

lý tưởng ở Viễn Đông mà không nơi nào so sánh

được.“ Y khoa ngày nay chú trọng nhiều qua thư

giản mà môi trường thiên nhiên Dalat có nhiều ưu

thế, mà tiền tài không tạo dựng được. Trong một

khu bệnh viện cao ốc, dưới đất cây cỏ bướm hoa

muông thú đem lại tinh thần thoải mái, trên lầu

những đám mây to nhỏ khi lướt khi bay xuyên

rừng thông ngút ngàn gợi ý là bệnh nặng nhẹ rồi

cũng sẽ tan hoặc biến. Với nguồn dược thảo phong

phú Dalat thuận lợi với xu hướng y học Đông Tây

hòa hợp.

Các đại doanh nhân thế giới đều xác định

điều quan trọng nhất để thành công trên thương

trường không phải là có nhân tài hay vốn lớn mà

Page 9: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 76

là địa điểm tốt. Có địa điểm tốt sẽ có hai thứ kia.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay khi ta có

chương trình và kế hoạch từng giai đoạn rõ ràng,

biết khai thác ưu thế của địa điểm tốt giới kinh

doanh thế giới sẽ đầu tư vào, nhân tài về y tế sẽ

tuôn về, các bệnh viện đủ mọi ngành sẽ mọc lên

và bệnh nhân thuộc hàng tỷ phú, vương giả danh

cao chức trọng sẽ đến nhờ điều trị như tại bệnh

viện Mayo ở Minnesota. Giới bệnh nhân này đến

chữa bệnh đem theo gia đình đến du lịch, mua sắm

hàng cao cấp làm cho thương trường phát triển

mạnh. Một trung tâm tĩnh dưỡng lớn, không chỉ có

những bệnh viện lớn mà cả trường đại học, cao

đẳng chuyên khoa về y tế. Dân Dalat, ngoài trình

độ học vấn cao, sẽ chuyên về ngành chính là y tế _

ngành cứu nhân độ thế, giải trừ khổ đau, phục

hồi niềm vui và hạnh phúc cho bệnh nhân _ và

ngành phụ là phục vụ cho du lịch và thương mãi.

Qua bao thế hệ được đào tạo từ ấu thơ, được tiếp

cận môi trường _ quên mình sẵn sàng cống hiến

tình thương để tạo niềm vui cho người khác _ toàn

dân Dalat thành một đội ngũ hiền nhân thấm

nhuần tinh thần đạo đức. Phong thái người Dalat

xưa sẽ được phục hồi. Người Dalat sẽ là thương

hiệu quảng cáo để họ không chỉ phục vụ cho Dalat

mà cho toàn quốc.

Nhiều quốc gia Âu Mỹ, kể cả Việt Nam có

những biểu tượng (logo) cho những bang, vùng,

thành phố như Hà nội là đất ngàn năm văn vật,

Saigon là Hòn ngọc Viễn Đông v…v… Dalat đã

có nhiều tên như “thành phố ngàn thông”, “thành

phố ngàn hoa”, “thành phố du lịch” v…v.. nhưng

chưa có tên nào xứng đáng là biểu tượng vì chưa

diễn tả hết các đặc tính và Dalat cũng chưa xác

định được trọng tâm của tương lai. Trọng tâm của

nghĩ dưỡng là sức khỏe, an vui, thanh tịnh, nhàn

hạ, thoải mái, hạnh phúc. Nếu ta đạt được những

điều này Dalat có thể là một thiên đường hạ giới

nhưng nếu ta không đạt được thì là một sự mĩa

mai nhục nhã. Tôi nghĩ cái tên “thành phố trong

rừng thông” bình dị khiêm cung, mà bao trùm trọn

vẹn mọi đặc trưng của nguồn gốc, và tương lai.

Tên này nhắc nhở đến nguồn gốc rừng bao la

nguyên thủy; sự quy hoạch nhà trong vườn, vườn

trong thành phố, thành phố trong rừng và rừng

trong thành phố của buổi sơ khai thời Pháp thuộc;

luôn luôn phù hợp với mọi giai đoạn phát triển và

nhất là tạo sự tò mò cho người chưa đến và sự

ngưỡng mộ của kẻ đã qua. Ta cũng có thể hiểu cây

thông với vỏ xù xì biểu tượng cho bàn tay chai đá

của cảnh làm ăn cực khổ; với thân vươn cao thẳng

đứng biểu tượng cho lương thiện, quang minh

chính đại; với rừng trống thoáng biểu tượng cho

tâm hồn hiền lương, cho tinh thần nương tựa lẫn

nhau. Những biểu tượng này chuyên chở được

tinh thần của những người đã bỏ mình xây dựng

Dalat.

b) Trạm nông nghiệp của Pháp

Tài liệu của Pháp cho biết vào năm 1910 Dalat có

khoảng 8 căn nhà gỗ làm công sở và 9 phòng

khách sạn và thành quả quá tốt đẹp của trạm nông

nghiệp trong thời gian thí nghiệm. Do đó tôi nghĩ

rằng trạm nông nghiệp của Pháp tại Dankia (1898)

và tại Dalat (1908) không tồn tại được là vì lúc đó

không có người tiêu thụ thịt, sữa tươi và cả rau

nhất là khi đó người Pháp vừa ít người vừa thích

săn bắn thú rừng. Trạm buộc phải giảm số lượng

súc vật kéo theo thiếu phân để trồng rau loại từ

Pháp: một ngành cần nhiều phân. Điều mà trước

đây chúng ta không nhận ra từ đầu vì quá chú tâm

vào các báo cáo thành quả mà quên bối cảnh

đương thời.

c) Vài khu dân cư ngoại thành

Ấp Tân Lạc

Theo cuốn địa chí năm 2008 đình ấp Tân

Lạc được thành lập năm 1920 cùng lúc với đình

ấp Nhà Làng tức Đa Lạc qua các cuộc khảo sát

thực địa. Hiểu địa thế ấp Tân Lạc tôi ghi thêm các

điều sau mong làm sáng tỏ thêm sự hình thành ấp

này. Ấp Tân Lạc, ngang lưng đồi Ngọc Hoàng, có

thể là tụ điểm của các nhân công làm cho đồn điền

Grillet vì ngoài đồn điền Grillet không có nơi nào

kế cận cần nhân công và lưng đồi này có hai mạch

nước khá mạnh. Tại lưng đồi phía Bắc có một

thung lũng nhỏ cạn nhưng lại có một mạch nước

đủ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và sau này

Page 10: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 77

cung cấp nước tưới rau cho vườn ông Phan Diện

tức Cửu Tư. Khu nhà ông Xã Giàu có thể là tụ

điểm đầu tiên khi ông Grillet khai phá đồn điền

trồng cây quinkina. Hiện còn dấu tích: các băng

đất hẹp và nhà gần QL20 (lúc bấy giờ chưa có).

Ấp Tân Lạc phát triển dần về hướng Tây Nam khi

ông Grillet mở nhà hàng ăn và đắp hồ nơi mạch

nước thứ hai phía Nam.

Nhạc phụ tôi đã làm bồi tại nhà hàng ăn

này mấy tháng trước khi mở trường tư thục Hồng

Lam. Ông kể rằng chỉ từ việc chuẩn bị vật dụng

đến cách thức rót sữa cho khách mà phải học mấy

tháng. Điều này nói lên sự sang trọng quý phái của

nhà hàng. Hồ này được ghi trên bản đồ du lịch

Dalat tỷ lệ 1/14000 và được dân trong ấp nới rộng

và tăng cường thêm sau khi dân số tăng. Đa số dân

Tân Lạc là người Quảng, một số người Hà Tĩnh

làm cho nhà hàng ăn và người Nghệ an làm vườn.

Ấp nhỏ hẻo lánh đa số dân chúng thất học. Trước

1945 chỉ có bốn người có học: ông Nguyễn thái

Thiềng thơ ký hành chánh, ông Học Lan ghi chép

giúp ba tôi nghiên cứu việc lai giống bông và rau, ,

ông Năm Sách thơ ký tiệm Pointsard et Veyret và

ông Thuần, giáo viên tiểu học.

Muốn đi qua Xuân An người Tân Lạc băng

qua suối nhỏ dưới vườn ông Hiến ( chưa có vườn)

qua đồi trường Adran và men theo rừng thông qua

Xuân An. Đó cũng là đường gia đình tôi gánh sú

ra Kho Bạc để xe ngựa ông Nguyễn danh Duy chở

xuống ga. Khi trường Adran thành lập dân trong

ấp phải thực hiện con đường đất mới, tiền thân của

đường Hà huy Tập. Cái cầu duy nhất vào Tân lạc

có tên cầu Cu Iu, tên ông Trần đức Iu, người có

một vườn nhỏ sát cầu.

1 Chợ Hoa bình,2 chợ mới,3 nhà thờ Tin Lành,4 Couvent des Oiseaux, 5 Petit Lycée,6 ấp Ánh Sáng,

7 trường Đoàn thị Điểm, 8 đường Hai bà Trưng 9 nhà đèn, 10 bến giặt,11 đường Lò Gạch

Page 11: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 78

Trại Mát

Trại Mát, nằm trên QL11 và đường xe lửa

Trại Mát cách Dalat khoảng 9km, cách đó không

xa là điểm có một đoạn đường xe lửa răng cưa

cuối cùng. Xuất xứ của tên Trại Mát là do doanh

trại khai thác đá của ông Gross. Trại là khu chợ

hiện hữu, nằm giữa hầm đá và ghềnh đá của con

suối,

vừa an toàn và tiện lợi. Vì các chuyến xe lửa

ngừng tại dépôt Trại Mát ( xe lửa chỉ ngừng để lấy

hàng lên), nên ba tôi hướng dẫn nhóm bà con thân

thuộc lập vườn tại đây vào năm 1934 với vườn

người em là Nguyễn thái Thanh gần dépôt với

đập dự trữ nước nay là đường vào Thánh Thất Cao

Đài, và vườn những người khác dưới chân đồi

Thánh Thất với nguồn nước dẫn trực tiếp từ ghềnh

đá. Sau đó những người Huế và Quảng mới tiếp

tục khai phá vườn dưới chân đồi đối diện Thánh

Thất.

Cầu Đất

Cầu Đất, tên dân gian gọi một ngoại ô lớn và

xưa nhất của Dalat, nay là làng Trường Xuân,

cách Dalat khoảng 24 cây số. Làng này đuợc các

ông Đinh văn Sung tức Đội Sung, Tô thế Lộc,

Trương Tấn Đức tức ông Nghè Trấp, kế toán

trưởng Sở Trà xin thành lập và được công nhận

năm 1929. Sở trà Cầu Đất (1922) do ông Lorto-

lary, mà dân chúng gọi ông Lọt, quản lý. Người

Pháp tại Sở Trà cho làm một sân rộng bằng phẳng

phía bên kia đường rầy để mỗi sáng. nhân công

sắp hàng nhận công việc. Vì dân chúng sống rải

rác thành từng xóm nhỏ Pháp cho tập trung lại

xung quanh bãi đất này. Để sự lưu thông được an

toàn Sở trà cho xây một cầu bằng gạch đá nhưng

sơ sài bắc ngang đường x liền khu nhà ông Lọt và

khu tập trung dân này nay là trường Tiểu học. Do

đó có tên Cầu Đất. Chùa Viên Giác tại Cầu Đất

thời sơ khai chưa có tăng đoàn do ông Đoàn bá

Quế, nhân viên sở trà, e lửa nối có hàm Cửu phẩm,

chăm lo việc chùa với chức danh Chánh đại diện

vì vậy gia đình Phật tử được gọi là gia đình Phật

hóa phổ do một số cư sĩ dạy kinh kệ. Tuy xa xôi

và ít người nhưng chùa có một nếp sinh hoạt trang

nghiêm quy cũ được giới Phật tử chùa Linh sơn nể

phục trong các kỳ thi kinh. Trong cuộc thi kinh

các thí sinh thuộc gia đình Phật tử phải thực hiện

từ đầu chí cuối tiến trình lễ nghi từ cung cách quỳ

lạy đến âm điệu của mỗi đoạn kinh kệ. Tuy chùa ở

chốn đèo heo hút gió, nhưng đã là nơi có thời

Thiền sư Nhất Hạnh đã tu tập. Khoảng năm 1953

Thiền sư về chùa Linh Quang vừa tu tập vừa dạy

Việt văn tại trường Trung học Tuệ Quang, nằm

sau lưng chùa do Thầy Thích Thiện Tâm, bào

huynh của Thiền sư, làm hiệu trưởng. Đúng là

chùa đất Phật vàng. Chương trình làng Bát Nhã ở

Lâm Đồng tuy không đạt ước nguyện nhưng cũng

nói lên tinh thần uống nước nhớ nguồn của Thiền

sư.

CẢM TƯỞNG

Tài liệu tham khảo của người Việt về Dalat

rất ít mà ghi chép lại theo khẩu truyền hay tam sao

thất bản không tránh khỏi những lỗi lầm. Tôi đang

sống xa quê hương, ở tuổi 80, kiến thức tạp nhạp

vì học trường Pháp với văn hóa lịch sử của họ, tự

tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt qua sách vở rồi lại

phải tìm hiểu văn hóa Mỹ để làm lại cuộc đời nên

có thể xem sự hiểu biết của tôi là của người cởi

ngựa xem hoa lai căng giữa thủ cựu cố chấp của

văn hóa Trung Việt, và cởi mở, thiên về nguồn

gốc của Âu Mỹ. Tôi đã cố nhớ, hỏi những người

quen biết và cũng chỉ ghi lại được một số sinh

hoạt của một vài nhóm người. Không phải là nhà

văn, thiếu tài liệu, tìm giải pháp qua suy luận dù

đã cố gắng khách quan và trung thực nhưng vẫn

luộm thuộm thiếu sót nên tôi xem đây chỉ là một

tạp ghi. Muốn khách quan và trung thực cũng

không phải dễ. Trở ngại khá lớn là với quan niệm

tốt khoe xấu che nhiều gia đình không muốn cung

cấp chi tiết và có nhiều trường hợp tôi biết khá rõ

cũng không dám nêu ra. Làm sao biết đúng sai khi

nhân sinh quan mỗi người một khác, khi xã hội

luôn luôn thay đổi, và chưa biết xã hội của thế giới

sẽ ra sao.

Page 12: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 79

Khi thu thập dữ kiện tôi đã có những bối

rối và sung sướng. Những người cung cấp nguồn

tin thường cho biết là họ không biết gì nhiều hay

dữ kiện đó không quan trọng. Họ không hiểu rằng

mọi dữ kiện đều có giá trị riêng của nó nhất là khi

có niên kỷ rõ ràng, có tình tiết hấp dẫn. Rất nhiều

điều đã được ghi vào tài liệu, được dùng để kiểm

chứng, để nối kết kể cả những dữ kiện rời rạc

được dùng để hư cấu thành một sinh hoạt vui tươi

linh hoạt.

Cảm tưởng riêng

Lúc đầu tôi không ngờ là Dalat đã cho tôi

nhiều bất ngờ, cảm hứng và thúc đẩy tôi đào sâu

thêm để giúp cho các thế hệ sau biết thêm Dalat.

Rồi quả đất tròn đã đưa tôi gặp lại người quen và

chưa quen cùng trang lứa với lời khuyến khích

cùng nhau bồi đắp lại phong thái tiền nhân, và tìm

cách tạo dựng tinh thần người Dalat. Tôi mạnh

dạn ghi những chi tiết về gia đình mình như tiên

phong để có thêm dữ liệu tạo dựng tinh thần người

Dalat dễ dàng và khả tín hơn. Ở bầu thì tròn ở ống

thì dài, mỗi gia đình một hoàn cảnh, gian nan hay

may mắn giàu nghèo đều có những tình tiết nên

được gia đình thổ lộ để nguồn gốc thành phố được

trọn vẹn hơn.

Ấp Xuân an nằm ngay sau lưng khách sạn lớn thứ nhì này

Muốn kiểm chứng suy luận của tôi với tinh

thần người Úc xưa tôi nhờ người bạn tại Úc tìm

tòi và anh ấy ghi: “những tù nhân của Anh quốc,

đã chịu khổ trăm chiều, đoàn kết tương trợ nhau

để lập quốc. Tinh thần tương thân tương ái vẫn

còn thể hiện trong những nhóm di dân xứ lạ mới

đến Úc lập nghiệp”.

Trời không phụ kẻ thiện tâm nhờ đó tôi lại

được hai tài liệu vô cùng quý giá mà người nữ chủ

nhân nghĩ là chẳng có giá trị gì. Tôi đã có những

giây phút vui mừng rung động cả người chờ chị ấy

từ bếp ra phòng khách để cho thêm chi tiết khi

người chồng cho biết bố chị ấy là “cụ Đỗ ngọc

Thiệp, một lão thành trường Cao đẳng Công

Chánh Hà Nội được chuyển vào Dalat năm 1925”.

Sao mà không mừng được vì chị cho biết có ba

người Việt trong ngành xây cất cùng vào phục vụ

Dalat vào thời điểm bắt đầu phát triển mạnh mà

các nhà thầu đương thời đều là Pháp. Tiếc thay

mấy năm sau cụ Thiệp đã được thuyên chuyển về

Vinh khi chị vừa tròn một tuổi. Người con Dalat-

một-tuổi này đã cùng chồng về tìm lại di tích nơi

“chôn nhau cắt rốn” của mình nhưng cảnh cũ

người xưa đâu còn nữa, nhưng khí hậu và phong

cảnh Dalat vẫn là nơi nghỉ dưỡng của hai người.

Đời đạo song tu

Quê nhà cách trở đẫm tình thương,

Đất khách bâng khuâng nhớ Phật đường,

Tụng niệm tâm thành kinh lắng kệ,

Mõ chuông trầm bỗng khói mờ hương.

Đường đời yên tĩnh vui an lạc,

Nẻo dạo thư nhàn, chẳng vấn vương

Gặp bước khó khăn lòng chẳng nản

Vững tâm về dạo, sẽ thành chương

Bà Nguyễn hữu Tuân

Một tấm gương uống nước nhớ nguồn và

đạo tràng của tu tập.

Những người di dân vào Dalat đa số đều

thuộc thành phần nghèo nay tôi được biết một đại

phú gia đương thời mà ai ai cũng nghe danh. Ông

Bá Hộ Nguyễn ngọc Chúc, người làng An Hóa,

Bến Tre ra Nha Trang kinh doanh trước khi lên

Dalat, khoảng 1925. Ông là chủ nhân một số

khách sạn và nhà hàng ăn phục vụ du khách Pháp,

dọc theo đường Cunhac (Bà Triệu), nên dân chúng

lấy tên ông đặt cho cầu. Ông Cunhac là Thị

Trưởng Dalat (1916-1920). Khách sạn tuy nhỏ

Page 13: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 80

nhưng đầy đủ tiện nghi, phục vụ tốt. Tôi nghe kể

các lao công nữ phải nấu nước nóng đổ vào bồn

tắm cho khách dùng hằng ngày. Sau 1945 khách

Pháp hồi cư ông phải bán dần các cơ sở này. Ông

có người con trai Nguyễn ngọc Út kỹ sư điện. Da-

lat có 3 cầu chính: cầu Ông Đạo, Bá Hộ Chúc và

Nhà Đèn. Cả ba cầu cũ không đáp ứng được nhu

cầu giao thông mới nên đều được thay thế bằng

cầu mới

Cầu Bá Hộ Chúc mới xây lại (hình chụp 2010)

Tôi cũng được biết đại khái Pháp có 2 luật điền

thổ.

1) luật tân chế độ 1925 áp dụng cho những vùng

thuộc miền Nam đã được Pháp đo đạc với

diện tích rõ ràng, nên gọi đơn giản là đối vật.

2) luật để đương áp dụng cho Dalat làm sổ cho

tất cả mọi buôn bán có đăng ký nhưng không

niêm yết nên không chính thức. Luật này là

luật 17/59 có sổ ký thác đặc biệt qua một sổ

tạm để cấp cho sở hữu chủ nên gọi là đối

nhân.

Cảm tưởng đối với người Pháp.

Qua hình các thắng cảnh đẹp trên mạng và

nhất là trong các chuyến du lịch Âu Châu thấy cái

đẹp vùng Gruyère tôi hiểu rõ hơn chủ trương

thành phố trong rừng, rừng trong thành phố của

các kiến trúc sư Pháp tôi mừng là quê tôi có cái

diễm phúc tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban cho.

Qua ảnh hưởng của nghề nghiệp tôi hâm mộ các

công trình họ thực hiện cho Dalat nhất là đường xe

lửa, nếu không có họ ta sẽ không có Dalat như bây

giờ. Nói chung, Pháp đã

bóc lột ta nhưng ta cần ghi

ơn họ. Họ đã để lại một

thành phố Dalat với một hạ

tầng cơ sở vững chắc huy

hoàng, đầy đủ các phương

tiện và phác họa một tương

lai sáng lạng. Tôi thật sự

ngưỡng mộ tầm nhìn xa

của họ khi quy hoạch và

ban hành những luật lệ

khắt khe về xây cất trên các

đồi mà thế hệ cha anh ta đã cực lực phản đối. Khi

tìm tài liệu viết bài này thấy tấm hình các trò chơi

- rất thịnh hành của thời tiểu học - mà cứ tưởng là

của tổ tiên ta để lại, hóa ra là người Pháp đã nhập

cảng vào, và hiểu rõ hơn cái dã tâm vẫn còn muốn

chiếm cứ Việt Nam lâu dài của Tổng Thống Pháp

Vincent Auriol, sau khi tái chiếm Việt Nam, sự

ngưỡng mộ trên đã suy giảm phần nào.

Gruyère, Thụy sĩ, một làng thời trung cổ (1191) nông

dân đã canh tác và vẫn giữ được nét đẹp thiên nhiên,

nay là một trung tâm du lịch cảnh miền quê

Cảm tưởng đối với người Việt.

Ngưỡng mộ người Pháp nhưng lại rất buồn

khi chánh quyền ta chỉ nghĩ đến bảo tồn các dinh

thự và biệt thự của Pháp mà bỏ quên những khu

nhà cửa nghèo nàn nhỏ nhoi của những người Việt

thuở khai rừng lập phố. Nếu không có những hình

xưa ta không làm sao hình dung được Dalat thuở

sơ khai. Tôi sợ rằng sau này con cháu ta _ không

thấy chút dấu tích gì của người Việt _ sẽ có cảm

giác là chính người Pháp đã khai sinh và xây dựng

Page 14: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 81

thành phố này. Biết là nhà nước còn nhiều khó

khăn, năm 2008 tôi có đề nghị chỉ xin quy hoạch

một phần đất các ấp Xuân An và Tân Lạc để lưu

giữ những di tích còn sót lại chờ khi thuận tiện sẽ

biến cải khu nghèo nàn Xuân An thành một khu

du lịch cổ và lồng cái vườn trồng rau đầu tiên tại

Tân lạc vào trong vườn thực vật mới. Dalat đang

phát triển thiếu gì đất mà phải dành khu đất có di

tích cổ duy nhất nội thành với địa thế hiểm trở để

làm khu gia cư vì lợi nhuận cấp thời mà quên cái

giá trị cao bội phần của cổ kính.

Với kỹ thuật ngày nay giá trị các di tích cổ

ngày càng tăng, trong khi các công trình hiện đại

sẽ lỗi thời rất sớm. Trong thế kỷ vừa qua nhiều

thành phố trên thế giới đua nhau cất những nhà

hàng quay vòng trên các tháp cao để thực khách

vừa ăn vừa thưởng ngoạn phong cảnh. Nay tại

Dubai đã có một cao ốc mà tất cả mọi căn phòng

từ dưới lên trên đều quay vòng. Tôi vững tin rằng

sau này khi các đồi Ngọc Hoàng và đồi núi đá kế

bên được chỉnh trang với các kiến trúc hiện đại,

đứng trên cao nhìn xuống dưới hố sâu thấy một sự

tân cổ giao duyên hài hòa của lịch sử phát triển

Dalat mà lòng vui sướng vô cùng...

Ôn cố tri tân. Xét qua sự phát triển của

ngành trồng rau Dalat tôi nghĩ với kiến thức sơ

đẳng của ông Hiến về nông nghiệp và phương tiện

giao thông vào thập niên 1930, ông cho lập vườn

Trại Mát Đất Làng dọc theo đường xe lửa để tiện

việc chở rau vào Saigon là đúng. Nhưng đến đầu

thập niên 1950 các phương tiện mới đã thay đổi

toàn bộ ngành trồng rau. Các vườn cũ thành lỗi

thời và mô hình ấp Đa Thiện được áp dụng tại mọi

nơi, và mãi đến thập niên 1960 ta mới bắt đầu thấy

hậu quả của môi trường. Sau 1975 chính sách phá

rừng và xây cất bừa bãi đã để lại những hậu quả

nặng nề. Đúng rồi sai, khó biết trước. Sơ lược điều

này để tránh vết xe cũ.

Dalat có những đặc tính của khu tĩnh

dưỡng và du lịch mà không nơi nào có ở Đông

Nam Á như đường hàng hải đối với Tân Gia Ba.

Xin đừng vì những lợi nhuận nhỏ của hiện tại mà

quy hoạch không đúng mức để phá mất ưu điểm

thiên phú này. Dalat là vùng đồi núi nên sự quy

hoạch khác hẳn các thành phố miền đồng bằng:

cần đặc biệt lưu ý chiều cao của kiến trúc. Cùng

một chiều cao nhưng ảnh hưởng của vị trí khác

hẳn khi đặt trên đỉnh đồi, triền đồi trước hoặc triền

đồi sau.

Chúng ta tiếc là đã sai lầm khi phá bỏ

đương sắt lên Dalat nhưng khi biết đường xe lửa

răng cưa Trạm Bò -Trại Mát, nằm sát ngay phần

đường xe lửa hiện đang còn họat động để phục vụ

du khách, tôi nghĩ là ta nên phục hồi lại _ chỉ một

đoạn ngắn tượng trưng _ đường xe lửa có răng cưa

nói trên để giữ lại một di tích đặc biệt có sức

quyến rũ du khách và giữ lại thêm một phần đất

nghĩa địa để nhớ công lao của những bậc tiên

phong.

Xe Citroen của Pháp khá thịnh hành. Bên kia đường là tiệm

Đức Xương Long

Nhớ lại khi đứng trên đồi chùa Vạn Hạnh,

nơi dốc đá Đa Thiện nhìn quang cảnh các vườn

trồng rau ấp Đa Thiện cảm thấy buồn vui lẫn lộn

về hậu quả về môi trường và đóng góp vào lãnh

vực kinh tế cho Dalat trong bao năm chiến tranh.

Ngày nay ta biết nhiều về môi trường nhưng nếu

tôi không lầm thì ngay cả các nước Âu Mỹ cũng

chỉ lưu tâm đến môi trường khi nhận thấy những

trận mưa a xít vào khoảng giữa thập niên 1960.

Với tâm tư bị hút hồn bởi sự quy hoạch

Dalat của các KTS Pháp và tổng hợp các điều mới

thu thập qua sử liệu, tôi muốn ghi lại rõ ràng

nguồn gốc sâu xa của nguyên nhân _ kể cả thời

Page 15: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 82

gian và địa điểm _ đã phá nát cái đẹp mà thiên

nhiên đã dành cho các hồ Xuân Hương, Than Thở,

Vạn Kiếp nói riêng và cho Dalat nói chung. Chính

cái ngành trồng rau nền kinh tế mũi nhọn mà dân

Đà thành đã công nhận nông suy bách nghệ bại là

nguyên nhân chính. Cái ngành mà ông Nguyễn

thái Hiến, thân phụ tôi, khai sanh ra năm 1928 tại

ấp Tân Lạc và ông Trần đình Ôn, nhạc phụ tôi,

phát động việc sử dụng máy bơm nước để tưới rau

vào năm 1948 tại ấp Nghệ Tĩnh và oái oăm thay,

nay lại chính tôi lại truy cứu ra điều tai hại này.

Vừa mới hiểu, thấy, và mừng về diễm phúc trời

cho Dalat thì lại thấy ngay chính gia đình mình tạo

ra cái họa này ruột gan tôi co thắt lại.

Hồ Xuân Hương và hồ Đội Có xanh biếc truớc 1945 khi

chưa có ấp Đa Thiện

Đã từng chiêm ngưỡng các màu xanh ngọc

thạch, đậm lợt, trong trẻo của các hồ ngoại quốc,

nay lại thấy màu xanh _ trong hình

_ của hai hồ

Than Thở và Xuân Hương xưa, tôi đã lặng ngồi

ngắm nó hàng giờ trên màn hình với bao nỗi buồn

tiếc thương.

Mặc dầu tôi nghĩ là các điều nói trên là tiến

trình phát triển của nhân loại nhưng một nỗi buồn

man mác cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Sau bao đêm

trằn trọc, ít ngủ, rồi bình tâm suy luận, tôi nghĩ các

điều sau đây mới thật sự là nguyên nhân:

1) Kiến thức dân ta chỉ có thế, và hoàn cảnh nước

ta lúc đó ta phải làm như vậy thôi.

2) Trồng rau thuộc loại thâm canh, cần nhiều

nước nhiều phân, đòi hỏi diện tích trồng phải

bằng phẳng,

3) Tự phát để sống theo bản năng sinh tồn qua

cuộc nội chiến.

Theo khoa học đó là quy luật tiến hóa của

nhân loại và theo Phật giáo là trùng trùng duyên

khởi, không ai ngăn cản nổi. Dalat sẽ được chỉnh

trang với chiều hướng dời các vườn rau trong lưu

vực suối Cam Ly ra ngoại ô để các hồ trong thành

phố sẽ được trong xanh lại và duyên dáng như

xưa.

Ở đời trong cái rủi có sẵn cái may. Hai ấp

Xuân An và Tân Lạc vì địa thế nghiệt ngã mà

không phát triển được nên còn giữ được nét cổ

kính. Cũng như tôi, tuy đã có gian khổ vì địa thế

Tân Lạc nhưng đã nhờ những tương trợ, những lời

an ủi, khuyến khích đầy chân tình mà thành người

hữu ích và nhờ được ra hải ngoại tâm tư và kiến

thức có phần khoảng khoát hơn. Càng hiểu thêm

Dalat tôi cảm thấy có trách nhiệm phải nêu lên

những kham khổ đau thương, sức sống mãnh liệt

và tinh thần hướng thượng của tiền nhân hầu đền

đáp những ân tình xưa và nhớ ơn những vong linh

tiên phong.

KẾT LUẬN

Vì có nợ với Dalat nên tôi lại gặp tại Mỹ

một gia đình có chiếc rương thiếc, biểu tượng của

“nẫu ” tha phương vào Dalat lập nghiệp khoảng từ

Page 16: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 83

1954-1965. Điều này nói lên người Dalat xưa đói

rách bần hàn tha phương cầu thực vẫn không quên

nguồn gốc. Người Dalat nay giàu sang phú quý

nhưng không nhớ tổ tiên. Ghi lại hình cái rương để

mong những ai đó nhớ lại công đức cha ông

những người mà hằng năm vẫn còn được cúng

giỗ.

Buồn, giận đời. Nhưng cái nhân sinh quan

của Alfred de Vigny trong La mort du loup (cái

chết của con chó sói) của thời trung học,

Gémir, pleurer, prier c’est également lâche

Fais énergiquement ta longue et lourde tâche

Dans la voie où le Sort a voulu t’appeler

Puis après, comme moi,

souffre et meurs sans parler

Tạm dịch:

Than, khóc, cầu xin, đều hèn nhát,

Theo Định mệnh, hãy can đảm hoàn tất.

Cái sứ mạng nặng nề được giao phó,

Rồi như ta, đau khổ dẫu chết chẳng hé môi.

đã giúp tôi lạc quan trở lại và tin tưởng là những

chuyên gia Pháp sẽ đề nghị bảo tồn khu vực cổ

của người Việt xưa và xây dựng một Dalat vẻ đẹp

thiên nhiên trời cho riêng.

Để sau này ta không hối tiếc sự mất mát to

lớn của các di tích cổ nêu trên, tôi mong những

hậu duệ của các bậc tiền phong Dalat cố gắng ghi

hoặc thâu âm lại những gì còn nhớ về cha ông

mình và chuyển cho tôi.Tôi sẽ lập một hồ sơ tập

hợp các nguồn tin này và chuyển cho giới hữu

trách sử dụng sau này. Mong các hội đồng hương

Dalat tại các nơi kết hợp thành một hệ thống thu

thập triển khai nguồn tin.

Mong tất cả các bậc trưởng thượng, các

thân hào nhân sĩ và mọi người Việt trong và ngoài

nước cùng lên tiếng ủng hộ đề nghị bảo tồn và tìm

thêm nguồn tin về tinh thần người Dalat xưa này,

và chuyển bài viết này đến các mạng, các cơ quan

truyền thông quen biết để được phổ biến rộng rãi

hơn.

Nhân đây tôi chân thành cám ơn cô Phan

thị Ngọc Minh, người đã nói “Cháu hiểu tâm

nguyện của chú. Cháu cố gắng nhưng không bảo

đảm” đã giúp tôi trong suốt một năm để xin duyệt

y cuốn Ông Nguyễn thái Hiến và ngành trồng rau

Dalat từ 1928 đến 1958 vì không nơi nào nhận in.

Nhờ đó mà nguồn gốc ngành này được sáng tỏ và

có tạp ghi này.

Một tấm hình gồm rất nhiều loại xe:

xe đạp, xe vélo solex, xe gắn máy,xe ngựa,

2 quân xa xe jeep và GMC

Rất cảm kích những góp ý xây dựng của

quý vị. Khi dùng điện thư liên lạc xin vui lòng

dùng hai chữ “Dalat xưa” trong đề mục (subject)

để tôi dễ nhận khi gặp tên người gởi lạ Tiêu cực,

tích cực, không hiểu hết ngọn nguồn khó xét đoán,

ta cần mở rộng tâm lượng nhìn đời với lòng cởi

mở viên dung để nhớ ơn tất cả những người Pháp,

người Việt tiền phương và người bản địa đã xây

dựng Dalat. Bản tạp ghi này được kết thúc với

những gì tôi đã cố gắng thâu thập và phối kiểm

được phần nào vì những vị cho tin đều có thiện

tâm với Dalat nhưng không thể biết rõ mọi chi tiết.

Mong được độc giả thông cảm.

Vì khuôn khổ bài viết có giới hạn những ai

muốn xem thêm nhiều hình cũ xưa của Dalat xin

vào

http://vnafmamn.com/dalat_lostshangrila.html

North Carolina, tháng 6 năm 2011

Nguyễn thái Hai

100 Lodgin Ct.

Morrisville, NC, 27560, USA

(919) 462 9768

[email protected]

Page 17: khởi đầu sự nghiệp và mở các hãng xưởng phụ để thương gia ...aihuucongchanh.com/baiviet/2b.pdf · Dalat & Người Xưa Trang 68 khởi đầu sự nghiệp

Dalat & Người Xưa Trang 84

Rừng thông Dalat

Hồ Xuân Hương thay đổi gần đây (8/2010)

VH là bảng hiệu tiệm kem một thời nỗi tiếng ỏ Dalat

Mùa Hoa Anh Đào Dalat.

Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, mạnh nhất

Châu Âu hiện nay, đã một thời phun những cột

khói đen cao ngút trên bầu trời Dalat để chuyên

chở dân Dalat trên tuyến đường cheo leo này đang

xuống đèo Bellevue lần cuối để trở về Thụy Sĩ cố

quốc nó. Khi vào những hầm đá tối tăm, bao oan

hồn, trong hình dáng đàn đôm đốm vàng chói,

vun vút bay ngược lại như không muốn xa thành

phố thân thương mà họ từng xây dựng .

Tôi muốn dùng hình ảnh đầu máy xe lửa này như

lời chia tay quê tôi: Dalat thân thương