8
ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Còn đó nỗi trăn trở TRANG 6 KINH TẾ Tỷ phú nuôi cá rô phi TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Lâm Hà: Trồng dưa lưới thủy canh hồi lưu TRANG 7 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội” CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NÓI TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ THANH TRA TOÀN QUÂN NGÀY 5/3/1960 TRANG 2 Khi Tổ quốc gọi tên, thanh niên luôn sẵn sàng Phát huy truyền thống quê hương Lâm Đồng anh hùng, thế hệ thanh niên đều có chung ý chí và ước mơ muốn được rèn luyện, cống hiến sức trẻ vì màu cờ Tổ quốc. Với tinh thần ấy, đợt nhập ngũ năm 2021 tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành chỉ tiêu giao quân theo yêu cầu. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560. CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5781 - THỨ SÁU NGÀY 5/3/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở LẠC DƯƠNG: Chậm để chắc TRANG 6 Sự lần lữa các mốc thời gian về đích nông thôn mới là điều lãnh đạo huyện Lạc Dương băn khoăn. Nhưng giữa 2 phương án là về đích đúng hẹn khi mà các yếu tố nền tảng chưa thực sự vững chắc và lùi thời gian để xây dựng các tiêu chí chất lượng, địa phương này đã chọn giải pháp thứ hai. Bước đi chậm lại ấy để đảm bảo sự chắc chắn, vững bền trên hành trình xây dựng huyện nông thôn mới. TRANG 3 Hiệu quả bảo vệ cây trồng từ Smart Mother EM XEM TIẾP TRANG 2 Đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần Kết quả sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn TRANG 5 Đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy bắt tay động viên tân binh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Văn Báu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định quy định Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức đối thoại với thanh niên được thực hiện theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến. Nội dung đối thoại gồm: Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên; hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên; vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên. Nghị định cũng quy định rõ cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi về: Phổ cập giáo dục; hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí; đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm; trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần… Về phổ cập giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phổ biến, tuyên truyền và vận động thanh niên,... GIAO NHẬN QUÂN NĂM 2021 Khí thế an toàn TRANG 4

Khi Tổ quốc gọi tên, Khí thế và an toàn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTCòn đó nỗi trăn trở

TRANG 6

KINH TẾTỷ phú nuôi cá rô phi

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCLâm Hà: Trồng dưa lưới

thủy canh hồi lưuTRANG 7

NHỚ LỜI BÁC DẠY“Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu,

mệnh lệnh, lãng phí, tham ô, thì nó sẽ cản trở, phá

hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội”CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

NÓI TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ THANH TRA TOÀN QUÂN NGÀY 5/3/1960

TRANG 2

Khi Tổ quốc gọi tên, thanh niên luôn sẵn sàng Phát huy truyền thống quê hương Lâm Đồng anh hùng, thế hệ thanh niên đều có chung ý chí và ước mơ muốn được rèn luyện, cống hiến sức trẻ vì màu cờ Tổ quốc. Với tinh thần ấy, đợt nhập ngũ năm 2021 tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành chỉ tiêu giao quân theo yêu cầu.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560.

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

SỐ 5781 - THỨ SÁU NGÀY 5/3/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở LẠC DƯƠNG: Chậm để chắc

TRANG 6

Sự lần lữa các mốc thời gian về đích nông thôn mới là điều lãnh đạo huyện Lạc

Dương băn khoăn. Nhưng giữa 2 phương án là về đích đúng hẹn khi mà các yếu tố nền tảng chưa thực sự vững chắc và lùi thời gian để xây dựng các tiêu chí chất lượng, địa phương này đã chọn giải pháp thứ hai. Bước đi chậm lại ấy để đảm bảo sự chắc chắn, vững bền trên hành trình xây dựng huyện nông thôn mới.

TRANG 3

Hiệu quả bảo vệ cây trồng từ Smart Mother EM

XEM TIẾP TRANG 2

Đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần

Kết quả sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết

Đại hội công đoànTRANG 5

Đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy bắt tay động viên tân binh lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Văn Báu

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vừa được Chính phủ ban hành.

Nghị định quy định Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên

Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức đối thoại với thanh niên được thực hiện theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến.

Nội dung đối thoại gồm: Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên; hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên; vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham

gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

Nghị định cũng quy định rõ cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi về: Phổ cập giáo dục; hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí; đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm; trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần…

Về phổ cập giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phổ biến, tuyên truyền và vận động thanh niên,...

GIAO NHẬN QUÂN NĂM 2021

Khí thế và an toàn

TRANG 4

2 THỨ SÁU 5 - 3 - 2021 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Phát huy truyền thống quê hương Lâm Đồng anh hùng, thế hệ thanh niên đều có chung ý chí và ước mơ muốn được rèn luyện, cống hiến sức trẻ vì màu cờ Tổ quốc. Với tinh thần ấy, đợt nhập ngũ năm 2021 tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành chỉ tiêu giao quân theo yêu cầu.

Mùa giao quân năm 2021 diễn ra trong thời điểm do ảnh hưởng của dịch

COVID-19, vì vậy cấp ủy, chính quyền các cấp, đã chủ động các phương án và thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nên tất cả thanh niên đều tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự và hầu hết các địa phương trong tỉnh đều đạt chỉ tiêu giao quân đề ra. Đối với chính quyền các cấp đã thực hiện việc gặp gỡ, động viên, tặng quà, tạo khí thế, tinh thần phấn khởi cho thanh niên yên tâm lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Năm nay tỉnh Lâm Đồng có 8.300 công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự. Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp đã xét duyệt, phân loại tuyển chọn 1.158 công dân bao gồm cả chính thức và dự phòng với chỉ tiêu giao quân chính thức năm 2021 là 1.103, trong đó có 3 công dân nữ. Chất lượng công dân nhập ngũ có 356 thanh niên tốt nghiệp THPT, 72 công dân trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, 15 đảng viên, hơn 500 thanh niên con em các dân tộc thiểu số. Thanh niên được tuyển chọn nhận nhiệm vụ tại các đơn vị thuộc Quân khu 7 và Học viện Lục quân. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, năm nay

không tổ chức hội trại tòng quân; lễ giao nhận quân ngắn gọn, đảm bảo quy định về phòng, chống dịch và vẫn tạo được khí thế sôi nổi của ngày hội tòng quân.

Chúng tôi đến với gia đình thanh niên Bùi Đức Hiếu, ngụ tại 73/7 Phan Đình Phùng, Phường 1. Hiếu là một trong những đoàn viên trẻ tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ của thành phố Đà Lạt năm 2021. Khi biết nguyện vọng của con trai mình, gia đình rất ủng hộ và tin tưởng cậu con trai sẽ ngày càng trưởng thành hơn trong môi trường quân ngũ. Qua tìm hiểu cũng như qua lời kể của những đàn anh đi trước, Hiếu thấy rằng môi trường quân đội rất nền nếp, hoạt động với những nguyên tắc mang tính “kỷ luật thép”, điều đó đã thôi thúc con tim chàng thanh niên trẻ Bùi Đức Hiếu muốn trải nghiệm và thử sức mình hơn.

Theo chân những người làm công tác tuyển quân, chúng tôi đến thăm gia đình thanh niên Trương An Nguyên, ngụ tại 40/4 Phan Bội Châu, Phường 1 để cảm nhận không khí phấn phởi xen lẫn tự hào của gia đình khi có con em chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, và hiện đang là đảng viên dự bị, Nguyên không khỏi tự hào vì ngày mai mình cũng sẽ là một người lính dũng cảm như cha, ông. Nguyên đã tình nguyện viết đơn xin lên đường nhập ngũ để làm tròn trách nhiệm của một công dân ưu tú trước tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Từng là những người lính phục vụ trong quân đội nên khi biết con mình trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bố mẹ Nguyên đã động viên con trai vững chí lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nhắc nhở em rất kỹ việc

chấp hành kỷ luật trong quân đội. “Nỗ lực phấn đấu và rèn luyện để trường thành hơn”, bà Võ Thị Hồng Nga - mẹ của thanh niên Trương An Nguyên động viên con như thế.

Năm 2021, qua công tác phúc tra nguồn nam công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, từ 18 đến 27 tuổi, có 3.568 công dân đủ tiêu chuẩn tham gia khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự tại 16 phường, xã; trong đó, tổng số phát lệnh gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thành phố là 654 công dân, thành phố điều khám 641 công dân và phường, xã điều khám thêm 13 công dân. Kết quả có 190 công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Có thể thấy, các địa phương trong toàn tỉnh cũng như riêng thành phố Đà Lạt đã làm tốt công tác tuyên truyền, đăng ký, quản lý chặt chẽ thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. “Công tác tuyển,

gọi công dân nhập ngũ năm 2021 được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đúng luật. Qua đó, làm cho mọi cán bộ, Nhân dân, thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”, ông Nguyễn Phú Vân - Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự Phường 1 cho biết.

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Nhân dân ta phấn khởi vì được sống trong hòa bình, ấm no. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết dùng mọi thủ đoạn để chống phá cách mạng nước ta, thiên tai, bão lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhất là tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường… đòi hỏi toàn dân cùng chung tay thực hiện phòng, chống dịch hiệu quả. Trong đó, lực lượng vũ trang thời gian qua đã cùng với những “chiến sĩ áo trắng” giúp dân vượt qua rất nhiều khó khăn được Nhân dân tin yêu. Điều đó đã được ghi nhận và khẳng định. Trong giai đoạn hiện nay, Tổ quốc vẫn rất cần đến sức trẻ của các bạn thanh niên, đặc biệt là những thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2021 để tiếp tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, ông Tôn Thiện San - Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt phát biểu ghi nhận tại lễ giao nhận quân.

Với tinh thần “khi Tổ quốc gọi tên, thanh niên sẵn sàng”, những người con ưu tú của quê hương Lâm Đồng đã chuẩn bị đầy đủ hành trang lên đường nhập ngũ. Họ mang theo niềm tin yêu, tự hào, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổ quốc và Nhân dân giao phó, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của quê hương Lâm Đồng - Đà Lạt anh hùng. NGUYỆT THU

Khi Tổ quốc gọi tên, thanh niên luôn sẵn sàng

Tân binh Đà Lạt phấn khởi, sẵn sàng lên đường nhập ngũ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 4/3, tại UBND Phường 2, Hội Chữ thập đỏ TP Bảo Lộc phối hợp cùng Bệnh viện II Lâm Đồng đã tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện với chủ đề “Xuân Hồng yêu thương”. Đây là đợt hiến máu thứ 2 nằm trong Chương trình “Lễ hội Xuân Hồng” TP Bảo Lộc năm 2021.

Ngày hội thu hút hàng trăm tình nguyện viên là cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, công nhân viên chức người lao động, thanh niên và Nhân dân trên địa bàn TP Bảo Lộc đến hiến máu. Nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Hội Chữ thập đỏ TP Bảo Lộc và các đơn vị liên quan đã tiến hành phun xịt khử khuẩn khu vực tổ chức hiến máu. Tại ngày hội, Ban tổ chức đã phân công người hướng dẫn, nhắc nhở các tình nguyện viên đến hiến máu chấp hành việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay đảm bảo an toàn.

Với tâm niệm “Hiến máu tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” và hưởng ứng thông điệp “Hiến máu đầu xuân - Nhân lên hạnh phúc”,

“Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống”, sau khi khám sàng lọc, Ban tổ chức đã thu được 150 đơn vị máu.

Tất cả số đơn vị máu thu được sẽ chuyển về Bệnh viện II Lâm Đồng để bổ sung vào ngân hàng máu phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện.

Theo Hội Chữ thập đỏ TP Bảo Lộc, sau 2 đợt tổ chức “Lễ hội Xuân Hồng” TP Bảo Lộc năm 2021 đã thu được 400 đơn vị máu, đạt 100% chỉ

tiêu đã đề ra. Năm 2021, Bảo Lộc được giao chỉ tiêu vận động hiến 1.020 đơn vị máu phục vụ công tác chữa bệnh cứu người. Để hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu được giao, từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện địa phương sẽ tổ chức từ 5 - 6 đợt hiến máu tình nguyện và rất cần sự đồng hành, hưởng ứng của các tình nguyện viên. KHÁNH PHÚC

BẢO LỘC: Ngày hội hiến máu tình nguyện Xuân Hồng yêu thương

Các tình nguyện viên tham gia hiến máu tình nguyện tại ngày hội.

... đặc biệt thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia phổ cập giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương và cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vận động, triển khai tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên chưa hoàn thành phổ cập giáo dục.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, vận động thanh niên chưa hoàn thành trung học cơ sở tích cực tham gia thực hiện phổ cập giáo dục; chỉ đạo UBND các cấp định kỳ rà soát, thống kê số lượng thanh niên chưa được phổ cập; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục…

Nghị định cũng nêu rõ, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, rà soát, hướng dẫn

giải quyết kịp thời các vụ việc gây tổn hại về thể chất và tinh thần của thanh niên bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự cho thanh niên theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn, lồng ghép các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước. Khi phát hiện vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên phải kịp thời tìm hiểu, báo cáo nhanh chóng, đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết.

Gia đình có trách nhiệm giáo dục, phổ biến cho thanh niên về chính sách, pháp luật của nhà nước. Khi phát hiện vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên phải kịp thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, giúp đỡ thanh niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Theo chinhphu.vn

Đối thoại với thanh niên... TIẾP TRANG 1

3 3 THỨ SÁU 5 - 3 - 2021KINH TẾ

Đón Tết Tân Sửu vừa q u a , H ợ p t á c x ã (HTX) Măng tây xanh Langbiang ở xã Nam

Hà, huyện Lâm Hà tăng trưởng doanh thu sau gần một tháng phối hợp cùng Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM cứu chữa thành công bệnh gây vàng lá, thối thân, thối rễ trên đồng măng tây trồng trong nhà kính và ngoài trời. Tình trạng nhiễm bệnh lạ này bất ngờ xuất hiện trên diện tích 10 ha măng tây của HTX vào tháng 12/2020, trong đó tỷ lệ thiệt hại qua kiểm tra hơn 50% số cây và 100% sản lượng búp măng mất trắng. Hậu quả từng bụi cây phải cắt bỏ thân, cành, búp măng đến sát gốc, ước tổng giá trị thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Đóa, Giám đốc HTX kể lại: “Buổi sáng đầu tháng 12/2020, khi ra thăm vườn, hộ gia đình chúng tôi bất ngờ chứng kiến phần lớn 2 ha diện tích măng tây nhà kính bị héo rũ lá, búp măng vàng úa, không thể thu hoạch được. Tiếp tục đến thăm vườn măng tây của các hộ thành viên HTX đều bắt gặp tình trạng héo úa từ tán lá, thân, cành xuống búp măng dưới gốc. Nhận định đây là một loại bệnh lạ lây lan với tốc độ quá nhanh trên diện tích măng tây ở xã Nam Hà, huyện Lâm Hà, HTX chúng tôi quyết định đi tìm các giải pháp cứu chữa nhiều nơi trong nước…”.

Theo đó, Giám đốc Nguyễn Văn Đóa và các thành viên HTX tìm cách liên hệ nhiều công ty, đại lý, cửa hàng trong nước để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật để liên tục cứu chữa 10 ha măng tây bị bệnh hơn một tháng trời nhưng không có kết quả. Bất ngờ một ngày đầu tháng 1/2021, thông qua giới thiệu của một công ty bảo vệ

Hiệu quả bảo vệ cây trồng từ Smart Mother EM

thực vật miền Tây Nam Bộ, HTX Măng tây xanh Langbiang tiếp cận được các dòng sản phẩm sinh học sản xuất ngay tại phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, thương hiệu Smart Mother EM của Công TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM, đưa về sử dụng hiệu quả khôi phục sinh trưởng của cây măng tây ngay từ tuần đầu tiên. “Qua bốn tuần trong tháng 1/2021, cứ một tuần sử dụng chế phẩm sinh học Smart Mother EM hòa tan với nước sạch tưới trực tiếp xuống gốc và bơm phun trên lá măng tây một lần, kết quả những diện tích măng tây trồng trong và ngoài nhà kính lần lượt đẩy lùi hết bệnh hại, cây phát

triển xanh tốt cành mới, dưới gốc mọc ra búp măng tươi non vươn cao trên mặt đất, sản lượng thu hoạch hàng ngày đã khôi phục trở lại …”, Giám đốc Nguyễn Văn Đóa kể tiếp.

Ông Nguyễn Văn Bình, một trong mười thành viên HTX Măng tây xanh Langbiang kể thêm: “Hộ gia đình tôi trồng măng tây 0,5 ha nhà kính và 0,5 ha ngoài trời bước sang năm thứ 2 thì dịch bệnh vàng lá, thối thân, thối rễ xâm nhập gây hại. Trong lúc chuẩn bị nhổ bỏ toàn bộ 1 ha măng tây nhiễm bệnh mới biết ở Bảo Lộc có Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM sản xuất nhiều loại chế phẩm sinh học bảo vệ sinh trưởng cho cây trồng. Vậy là hộ gia

đình tôi giữ nguyên hiện trạng vườn măng tây nhiễm bệnh để công ty đến cứu chữa bằng chế phẩm sinh học và đã mang lại kết quả tái sinh măng tây ngoài cả mong đợi ban đầu…”.

Đến nay qua sử dụng chế phẩm sinh học Smart Mother EM nói trên, toàn bộ 10 ha diện tích măng tây trong và ngoài nhà kính của HTX Măng tây xanh Langbiang tại xã Nam Hà, huyện Lâm Hà đã hoàn toàn sạch bệnh, năng suất thu hoạch trên dưới 100 kg/ha/ngày, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường cạnh tranh.

Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM, ông Nguyễn

Phước (thạc sĩ công nghệ enzyme tốt nghiệp tại Nhật Bản) phân tích: “HTX Măng tây xanh Langbiang đã sử dụng các chế phẩm sinh học Smart Mother EM của công ty chúng tôi tưới gốc và phun lá đã nhanh chóng phục hồi 10 ha măng tây nhiễm bệnh nặng là nhờ những tác dụng như: phân giải khoáng chất và bã thực vật để tăng độ mùn trong đất, giúp cây trồng hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh chóng từ rễ lên thân, lá; tăng khả năng miễn dịch, đề kháng cho cây; ngăn ngừa các loại bệnh hại do nấm và côn trùng trong đất…”. Cụ thể, các chế phẩm sinh học Smart Mother EM của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM ở Bảo Lộc, sản xuất trên dây chuyền công nghệ nuôi cấy enzyme của Nhật Bản, nguyên liệu đầu vào gồm sữa, trứng gà, trái cây, tỏi, ớt… tại địa phương.

“Thành lập và đi vào hoạt động tại Bảo Lộc từ năm 2018 đến nay, công ty chúng tôi sản xuất 6 dòng sản phẩm sinh học dạng nước và dạng bột sử dụng phòng trừ các loại bệnh hại, tăng năng suất cây trồng, cải tạo môi trường nước sạch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, bổ sung vi sinh vật làm đất tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng; xử lý phân chuồng dùng làm đệm lót sinh thái cho chăn nuôi gia súc, gia cầm…”, Thạc sĩ Nguyễn Phước cho hay.

Trong đó, tính riêng lĩnh vực trồng trọt, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM cho biết đã cung cấp, hướng dẫn nông dân Lâm Đồng sử dụng chế phẩm sinh học phun lá và tưới gốc phòng trừ hiệu quả các loại bệnh hại trên hàng chục hecta nhiều loại cây trồng như sầu riêng, bơ, chè, cà phê, hoa cúc và măng tây nói trên... VĂN VIỆT

Chế phẩm sinh học Smart Mother EM của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Giải pháp sinh học Smart Mother EM sản xuất tại Lộc Sơn, Bảo Lộc đã và đang mang lại hiệu quả trong phòng trừ dịch bệnh gây hại, bảo vệ sinh trưởng và tăng năng suất cho nhiều loại cây trồng nông nghiệp chủ lực ở Lâm Đồng.

Một gia đình, với 1,7 ha mặt nước đang cho thu nhập tiền tỷ từ con cá trắm cỏ. Không chỉ nuôi cá, anh chị còn là địa chỉ cung cấp những cây mía ngọt đậm cho các xe nước mía dọc thành phố Bảo Lộc, vừa mang cho đời hương vị ngọt ngào, vừa mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Anh chị Nguyễn Văn Hùng, Trần Thị Ngọc Diễm vốn là người dân thôn Ánh Mai 3, xã Lộc Châu, thành phố

Bảo Lộc. Thôn Ánh Mai 3 đất cằn, trồng cây cà phê xuống, hai năm chưa ra nổi trái. Vậy là cùng với bà con trong xóm, chị Diễm anh Hùng cũng đào ao, thả cá vì thôn vốn thuộc vùng trũng của xã. Thử nuôi rất nhiều loại cá khác nhau, cuối cùng anh chị gắn bó với con cá rô phi. Anh Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Ở khu này, khí hậu lạnh nên nuôi cá chậm lớn, chỉ con rô phi chịu lạnh tốt, sức sống dai là hợp. Nhà tôi nuôi rô phi 10 năm nay, làm nhà làm cửa, nuôi con đi học cũng từ cá rô phi”.

Ban đầu anh chị gặp khó khăn, hai vợ chồng hì hụi đào tay được cái ao tầm 1 sào mặt nước. “Đào tay cực lắm cô ạ, đào đất lên, thuê người vác đất bỏ ra cho người ta tôn nền chứ sao vứt đất bừa bãi được. Rồi từ từ thu được từ cá, nhà tôi đào thêm ao, sửa sang lại ao cũ, giờ cũng coi như hoàn chỉnh”. Hiện anh chị

Hùng - Diễm có 5 ao cá, với tổng diện tích 1,7 ha mặt nước. Trung bình một năm, anh chị thả từ 100-120 ngàn cá giống trên tổng diện tích 5 ao.

Chị Trần Thị Ngọc Diễm cho biết, khác với nhiều vùng nuôi cá trên lòng hồ thủy điện hay các khúc sông lớn, nuôi cá trong ao đất như bà con thôn Ánh Mai 3 có rất nhiều khác biệt. Một năm, ngay sau khi ăn tết, bà con thả cá

giống xuống ao. Vài tháng cá quen ao, ổn định là bước vào mùa mưa, bà con cho ăn thúc để cá mau lớn. Tới tháng 11, 12, bước vào mùa cà phê là tới vụ thu cá, chủ yếu cung cấp cho bà con Bảo Lộc và vùng lân cận. Chị Diễm cho biết: “Cá Lộc Châu nuôi khó hơn vì ao kín, không có nước chảy. Mùa mưa nước nhiều, chúng tôi cho cá ăn 2 lần/ngày. Tới mùa khô, cá lớn, nước cạn, chỉ cho cá ăn 1 lần/ngày với lượng vừa đủ, tránh để cá ngợp, thiếu oxy dễ chết cá. Bình thường mùa mưa cá nhà tôi ăn 5 tạ cám/ngày, mùa khô chỉ 2-3 tạ”. Không chỉ cho ăn hạn chế, ao nhà chị Diễm đều có các dàn phun mưa mở suốt ngày đêm, tạo độ thông thoáng, tăng oxy cho cá.

Chị Trần Thị Ngọc Diễm tính toán, một năm chị thu chừng 70 tấn cá rô phi thương phẩm. Không chỉ là nông hộ nuôi cá lớn nhất thôn Ánh Mai 3, anh chị còn kiêm luôn việc thu mua cá, cung cấp cá giống cho bà con trong thôn. Tới mùa thu hoạch, anh chị tới ao từ 1 giờ đêm, thả lưới bắt cá mang đi tiêu thụ cho bà con. Gia đình anh chị Hùng - Diễm là thành viên nòng cốt của Tổ hợp tác nuôi cá thôn Ánh Mai 3, góp phần giúp các thành viên phát triển nghề nuôi cá rô phi. Con cá rô phi cũng mang lại cho anh chị từ 1,5-2 tỷ đồng/năm, giúp anh chị nuôi con đi học trong và ngoài nước, xây

dựng cơ ngơi khang trang, rộng rãi.Không chỉ nuôi cá, gia đình anh chị Nguyễn

Văn Hùng, Trần Thị Ngọc Diễm còn là nhà cung cấp mía chuyên phục vụ các xe quay nước mía nổi tiếng Bảo Lộc. Anh chị đã có 20 năm chuyên trồng và cung cấp mía cây cho hầu hết các xe nước mía. Anh Nguyễn Văn Hùng cho biết, mía dùng để quay nước là loại mía thân xanh, vỏ cứng, vị ngọt đậm, năng suất rất cao. Anh chị trồng mía tại các khu vực đất không đào ao. Cây mía rất dễ chăm sóc, chỉ cần chặt ngọn, đào rãnh bằng máy, thả xuống phủ đất là cây tự mọc. Nếu có thời gian, chặt ngọn sau đó ủ ít ngày cho ra mầm mới trồng thì cây lớn rất nhanh, chặt ngọn trồng ngay cây lớn chậm hơn. Một năm, anh chị cung cấp cả trăm tấn mía cây, giá 3,5 triệu đồng/tấn.

Chị Nguyễn Thị Thắm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc đánh giá, gia đình anh chị Nguyễn Văn Hùng, Trần Thị Ngọc Diễm là nông hộ làm ăn giỏi, thu nhập cao từ con cá rô phi. Đồng thời, anh chị cũng rất sẵn sàng chia sẻ nguồn giống, thu mua cá thương phẩm cho bà con, hỗ trợ bà con các kỹ thuật như bắc giàn phun mưa, làm bè cho cá ăn…, là thành viên nông dân nhiệt tình, hỗ trợ nghề nuôi cá thôn Ánh Mai 3 cùng vươn lên.

DIỆP QUỲNH

Tỷ phú nuôi cá rô phi

Chị Diễm bên vườn mía và ao cá.

10 ha măng tây ở xã Nam Hà, huyện Lâm Hà được cứu chữa thành công bệnh vàng lá, thối thân, thối rễ từ chế phẩm sinh học Smart Mother EM sản xuất tại Bảo Lộc.

4 THỨ SÁU 5 - 3 - 2021 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sáng ngày 3/3, 1.103 tân binh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chính thức lên đường nhập ngũ. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lễ giao nhận quân năm nay tại tất cả các huyện, thành trong tỉnh đều diễn ra nhanh gọn, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhưng không kém phần trang trọng và khí thế, hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe

cho tân binh được các địa phương và các đơn vị nhận quân đặc biệt chú trọng như: Tiến hành kiểm tra thân nhiệt, dịch tễ cho tân binh, phát khẩu trang y tế cho tân binh lên đường làm nhiệm vụ; phát khẩu trang y tế cho người dân đến đưa tiễn con em lên đường nhập ngũ; quán triệt hạn chế người dân tiếp xúc với tân binh trong lúc giao, nhận quân... Được biết, trong tổng số 1.103 tân binh lên đường nhập ngũ lần này, có 3 tân binh nữ; 356 tân binh tốt nghiệp THPT; 72 tân binh có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học; 15 tân binh là đảng viên.

* Tại TP Đà Lạt, lễ giao nhận quân

năm 2021 được tổ chức long trọng, ấm cúng và đảm bảo nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19. Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh; Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam thành phố Đà Lạt cùng đông đủ các tân binh trúng tuyển lên đường nhập ngũ đợt này.

Dịp này, thành phố Đà Lạt đã giao quân với tổng số 140 thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự và 19 thanh niên thực hiện nghĩa vụ công an. Trong 140 tân binh làm nghĩa vụ quân sự, có 135 tân binh nam, 5 tân binh nữ. Các tân binh này lên đường làm nhiệm vụ tại Sư đoàn 5 - Quân khu 7, Học viện Lục quân và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Đối với 19 thanh niên làm nghĩa vụ công an được giao cho Công an tỉnh Lâm Đồng.

Đồng chí Tôn Thiện San đã nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành để đảm bảo thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Ghi nhận và biểu dương tinh thần trách nhiệm của mỗi thanh niên và gia đình có mặt tại buổi lễ giao nhận quân, Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng toàn dân thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Chủ tịch UBND thành phố cũng động viên, khích lệ và chúc các tân binh lên đường nhập ngũ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của quê hương Đà Lạt, phát huy truyền

GIAO NHẬN QUÂN NĂM 2021

Khí thế và an toàn

thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước; phát huy phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân, ra sức học tập, rèn luyện, chấp hành tốt kỷ luật quân đội, kỷ luật công an, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Tại TP Bảo Lộc, Thiếu tướng

Du Trường Giang - Phó Tư lệnh Quân khu 7; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa; lãnh đạo các sở, ngành liên quan và thành phố Bảo Lộc đã đến dự lễ giao nhận quân.

Đợt giao nhận quân này, TP Bảo

Lộc có 100 thanh niên lên đường làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong đó, có 1 tân binh là đảng viên, 10 tân binh có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và 11 tân binh đồng bào dân tộc thiểu số. Các tân binh lên đường nhập ngũ được giao về 2 đơn vị, gồm: Học viện Lục quân (95 tân binh) và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng (5 tân binh).

Phát biểu tại lễ giao nhận quân, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc Nguyễn Văn Triệu mong muốn các tân binh lên đường nhập ngũ cần phát huy truyền thống quê hương, quân đội và gia đình ra sức rèn đức, luyện tài để hoàn thành tốt nghĩa vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Dự lễ giao nhận quân tại TP Bảo Lộc, Thiếu tướng Du Trường Giang đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo cho công tác giao nhận quân tại TP Bảo Lộc đảm bảo đúng chủ trương, quy trình nhanh gọn và an toàn công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thiếu tướng Du Trường Giang tin tưởng các tân binh sẽ hăng hái phát huy tinh thần của anh “Bộ đội Cụ Hồ” ra sức học tập, rèn luyện, đóng công sức, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vinh quang mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng, giao phó.

* Tại huyện Đức Trọng, đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã đến dự lễ giao nhận quân và tặng hoa chúc mừng các tân binh lên đường nhập ngũ.

Năm nay, huyện Đức Trọng có 135 công dân ưu tú của 14 xã, thị trấn lên đường nhập ngũ tại các đơn vị: Trung đoàn Bộ binh 994 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng; Trung đoàn Bộ binh 4 - Sư đoàn Bộ binh 5 và Trung đoàn Bộ binh 88 - Sư đoàn Bộ binh 302 - Quân khu 7 và 14 chiến sĩ Công an nhân dân làm nghĩa vụ tại Công an tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ giao nhận quân, đồng chí Nguyễn Văn Cường - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao và cảm ơn sự phối hợp tích cực, trách nhiệm của các đơn vị nhận quân. Mong muốn các đơn vị cùng với chính quyền địa phương và gia đình công dân nhập ngũ tiếp tục theo dõi, giáo

dục, rèn luyện để các tân binh trở thành những chiến sĩ tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao.

Trong suốt quá trình tổ chức lễ giao nhận quân, huyện Đức Trọng thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: đeo khẩu trang, sát khuẩn, hạn chế tụ tập đông người.

* Tại huyện Đạ Tẻh, đồng chí Võ

Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đồng chí lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Huyện ủy, UBND, các ban, ngành của huyện đã đến tặng hoa và tiễn các tân binh lên đường nhập ngũ.

Năm 2021, huyện Đạ Tẻh có 73 thanh niên thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc, bao gồm 63 tân binh nghĩa vụ quân sự và 10 tân binh nghĩa vụ công an. Trong số đó có 19 tân binh dân tộc thiểu số, 1 tân binh là đảng viên. Tân binh được tiếp nhận về 2 đơn vị là Binh đoàn 994 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng và Trung đoàn Bộ binh 271 - Sư đoàn 5, Quân khu 7.

Phát biểu tại lễ giao quân, đồng chí Tống Giang Nam - Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh biểu dương và động viên thanh niên ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật quân đội, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đất nước đi đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

NHÓM PV

Bà căn dặn, chào tạm biệt cháu trai.

Các thanh niên bước qua cầu vinh quang lên đường nhập ngũ.

Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trao quà động viên các tân binh.Thiếu tướng Du Trường Giang - Phó Tư lệnh Quân khu 7 tặng hoa chúc mừng, động viên các tân binh.

Đồng chí Võ Ngọc Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng hoa và động viên tân binh lên đường nhập ngũ.

4

5 THỨ SÁU 5 - 3 - 2021 5 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Theo đó, nhờ sự chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ của các bệnh viện hạt nhân tuyến

trên, BVĐK Lâm Đồng đã phát triển được các kỹ thuật mới, các phẫu thuật đặc biệt, góp phần quan trọng vào sự phát triển chuyên môn của bệnh viện.

BVĐK Lâm Đồng triển khai đề án bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Tim mạch với Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ năm 2013. Để làm chủ được các kỹ thuật cao, BVĐK tỉnh đã cử 2 ê kip y bác sĩ bao gồm: 4 bác sĩ, 4 điều dưỡng và 2 kỹ thuật viên Xquang học liên tục trong 2 năm để nắm bắt kỹ thuật can thiệp tim mạch. Từ tháng 9/2015, BVĐK Lâm Đồng đã được đầu tư, chính thức đi vào hoạt động hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA), nhờ vậy, số người bệnh được thực hiện kỹ thuật này ngày càng gia tăng theo từng năm. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân can thiệp mạch vành tại BVĐK Lâm Đồng năm 2020 (với 339 ca) đã tăng gấp 2 lần so với năm 2016 (170 ca).

Thống kê đến cuối năm 2020, Đơn vị Tim mạch can thiệp của BVĐK tỉnh đã tiến hành chụp mạch vành cho tổng cộng 2.084 lượt bệnh nhân; can thiệp mạch vành cho 1.295 lượt bệnh nhân, trong đó can thiệp cấp cứu 597

bệnh nhân. Có những bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy kịch, rối loạn nhịp, rung thất, ngừng tim đã được cứu sống ngay tại BVĐK Lâm Đồng nhờ thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, thiết lập Đơn vị Tim mạch can thiệp ngay tại bệnh viện. Trước đây, những trường hợp nặng nếu chuyển lên tuyến trên sẽ không qua khỏi vì bỏ lỡ mất đi “thời gian vàng” để can thiệp cấp cứu.

Đồng thời, với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về khám điều trị các bệnh rối loạn nhịp tim, BVĐK Lâm Đồng đã tiến hành kỹ thuật Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn trong buồng tim. Đến nay, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch của BVĐK Lâm Đồng đã thực hiện Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn trong buồng tim cho hơn

30 bệnh nhân để điều trị rối loạn nhịp chậm.

Nhờ có sự chuyển giao kỹ thuật của các bệnh viện hàng đầu về tim mạch, BVĐK Lâm Đồng đã nắm vững và phát triển ngày càng vững chắc các kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị các bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, BVĐK Lâm Đồng đã làm chủ được các kỹ thuật mới nhờ ứng dụng hệ thống máy chụp mạch kỹ thuật số xóa nền (DSA), là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng. Để khai thác tối đa các kỹ thuật ứng dụng dựa trên máy DSA, BVĐK Lâm Đồng tiếp tục cử đào tạo thêm 3 bác sĩ về can thiệp mạch máu, thần kinh với sự hỗ trợ của Bệnh viện Nhân Dân 115 TP Hồ Chí Minh. Đến nay, BVĐK tỉnh đã thực hiện các kỹ thuật như: Chụp mạch máu thần kinh cho hơn 100 bệnh nhân; can thiệp nút mạch cho 40 bệnh nhân; can thiệp thần kinh cho 90 bệnh nhân.

Thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Ung bướu với Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí

Minh, đến nay, BVĐK Lâm Đồng đã triển khai các hoạt động như: chăm sóc giảm nhẹ cho 3.374 lượt bệnh nhân ung thư. Các bác sĩ bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh đã đến trực tiếp chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ BVĐK tỉnh, “cầm tay chỉ việc” phẫu thuật cho các bệnh nhân bị các bệnh ung thư: đầu mặt cổ, tuyến giáp, ngực, phụ khoa, tiêu hóa. Hiện nay, các chuyên gia lĩnh vực ung bướu của bệnh viện hạt nhân tiếp tục chuyển giao cho BVĐK Lâm Đồng kỹ thuật mổ ung thư vú.

BSCKII Lê Văn Tiến - Giám đốc BVĐK Lâm Đồng cho biết: Trong những năm tiếp theo bệnh viện sẽ tiếp tục phát triển theo hướng chuyên sâu, sẽ chia tách khoa theo hướng chuyên khoa hóa. Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và Sở Y tế, BVĐK tỉnh đã và đang được đầu tư trang thiết bị; cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện cho giai đoạn 2021 - 2025. Từ đó, bệnh viện đang tập trung đào tạo nhân lực, phát triển các kỹ thuật chuyên môn ngang tầm với Bệnh viện Hạng I góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của Nhân dân trong tỉnh.

AN NHIÊN

Thành quả bước đầu của bệnh viện vệ tinh chuyên khoa tim mạch và ung bướuThời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng đã triển khai Đề án xây dựng Bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Tim mạch và Ung bướu theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh. Thành quả bước đầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được quan tâm đầu tư, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên thông qua tuyển dụng, đào tạo cán bộ về cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của Nhân dân.

Các bác sĩ BVĐK Lâm Đồng được huấn luyện triển khai kỹ thuật Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn trong buồng tim từ năm 2017.

Với nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức CĐ là chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp, chính đáng cho người lao động, các cấp CĐ đã tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng cao hiệu quả chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và thiết thực chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động”. Theo LĐLĐ thành phố Đà Lạt, những năm qua, vai trò của tổ chức CĐ từ thành phố đến cơ sở đã luôn phát huy tính chủ động phối hợp với chính quyền chăm lo đời sống, thu nhập cho CBCC, VC, người lao động. Đặc biệt, đối với công đoàn cơ sở (CĐCS) khối doanh nghiệp đã tích cực tham gia xây dựng và thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể với những nội dung có lợi hơn cho người lao động.

Đến nay, đã có 100% doanh

Kết quả sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố Đà Lạt lần thứ IX, nhiệm ky 2018-2023 đã xác định 7 nhóm chỉ tiêu chủ yếu thuộc trách nhiệm trực tiếp của tổ chức công đoàn (CĐ), 6 nhóm chỉ tiêu tổ chức CĐ phối hợp thực hiện. Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, với sự nỗ lực, cố gắng, các cấp CĐ thành phố Đà Lạt thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu do Nghị quyết Đại hội đã đề ra. Hoạt động CĐ đã có những đổi mới về nội dung và phương thức, hướng về cơ sở, ngày càng có hiệu quả.

nghiệp ký kết Thỏa ước lao động tập thể giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động; tỷ lệ công nhân lao động (CNLĐ) được giao kết hợp đồng lao động và thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN chiếm 97,33%. Công tác bảo hộ lao động (BHLĐ), phòng chống cháy nổ... được đầu tư, đã có 48/101 đơn vị thành lập Hội đồng BHLĐ, xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh; trên 7.580 lượt CNLĐ được khám sức khỏe định kỳ hàng năm; 12 đơn vị tiến hành đo kiểm môi trường, góp phần hạn chế bệnh nghề nghiệp; tai nạn lao động nặng cũng không xảy ra...

Phong trào thi đua yêu nước, mà trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được nhiều CĐCS hưởng ứng, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của đơn vị, cơ sở. Với

phương châm “Phong trào nhỏ, thời gian ngắn, hiệu quả cao”, 3 năm qua, đã có hơn 325 sáng kiến, giải pháp hữu ích của CNVCLĐ được các cấp, các ngành công nhận, 21 công trình, sản phẩm mới chào mừng các ngày lễ lớn và các sự kiện trọng đại của Đảng, của đất nước, chào mừng “Tháng Công nhân”, chào mừng 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7, chào mừng Đại hội Đảng bộ Đà Lạt với tổng trị giá trên 55 tỷ đồng.

Song song với đó, phong trào thi đua “Cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm” gắn với Cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức “Trung thành - trách nhiệm - liêm chính- sáng tạo” được triển

khai đồng bộ và có hiệu quả ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, thể hiện qua việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, thường xuyên cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu suất công tác. Đối với CĐ trường học, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo” đã mang lại hiệu quả.

Cùng đó, phong trào thi đua 2 giỏi “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ” gắn với 6 tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam

thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước tiếp tục được quan tâm triển khai sâu rộng đến nữ đoàn viên - CNVCLĐ.

Thông qua các phong trào thi đua đã khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng nhiệt tình hăng say trong lao động sản xuất, công tác, ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn của đội ngũ CNVCLĐ, nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt trong những năm qua.

Với phương châm hướng về cơ sở để triển khai tổ chức hoạt động, 3 năm qua, ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, LĐLĐ thành phố đã tập trung cho công tác chỉ đạo và kiện toàn đội ngũ cán bộ ban chấp hành (BCH) CĐCS đi đôi với nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tính đến tháng 11/2020, LĐLĐ thành phố Đà Lạt quản lý, chỉ đạo 208 CĐCS, tăng 35 CĐCS so với đầu nhiệm kỳ. Qua việc củng cố kiện toàn, bộ máy BCH CĐCS đã đi vào hoạt động và có những chuyển biến tích cực, chất lượng cán bộ CĐCS được nâng lên, hoạt động có hiệu quả hơn; hầu hết đội ngũ cán bộ CĐ đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, trở thành nòng cốt trong các phong trào và nòng cốt tại cơ sở.

NHẬT MINH

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Lạt, tặng quà cho CNVCLĐ tại hoạt động “Tết sum vầy” 2021.

6 THỨ SÁU 5 - 3 - 2021 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Xây dựng NTM là nội dung có quy hoạch cụ thể, mang tính tiêu chuẩn và tầm nhìn lâu

dài; bởi vậy đây luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra ở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X và XI. Tại Đại hội X, huyện Lạc Dương đã xác định mục tiêu hoàn thành huyện NTM vào năm 2020. Nhưng do thay đổi chính sách và những tiêu chí đặt ra ở cả cấp xã và huyện chưa thực sự bền vững nên địa phương này đã có sự điều chỉnh mốc thời gian hoàn thành mục tiêu này. Và tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Lạc Dương xác định: Đến năm 2022 huyện đạt chuẩn NTM, đến năm 2025 Lạc Dương có từ 2 đến 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đến cuối năm 2020, toàn huyện Lạc Dương có 4 xã được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt chuẩn NTM. Riêng xã Đưng K’Nớ đạt 14/19 tiêu chí. Việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội gồm các công trình thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân tại các xã NTM tiếp tục được ưu tiên đầu tư, phát triển. Các vấn đề phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân được đặc biệt quan tâm. Các chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội thực hiện có hiệu quả. Nhờ vậy, đến tháng 11/2020 địa phương này còn 122 hộ nghèo, chiếm 1,8%. Trong đó, hộ nghèo DTTS là 119 hộ, chiếm

Sơn Điền (Di Linh) là xã vùng sâu còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư của Nhà nước. Tuy đời sống của người dân đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể so với trước nhưng vẫn thiếu bền vững, bởi vậy đây là một trở ngại lớn trong việc thực hiện các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương này.

Xã Sơn Điền hiện có 673 hộ với 3.056 khẩu, trong đó đồng bào DTTS chiếm

khoảng 97%. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tính đến nay xã Sơn Điền đã đạt 17/19 tiêu chí, còn lại các tiêu chí thu nhập, cơ sở trường học chưa đạt. Có được kết quả đó, những năm qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Sơn Điền đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân. Nhờ vậy, Nhân dân không chỉ hiến đất, cây trồng, mà còn đóng góp công sức, tham

gia tích cực làm đường giao thông nông thôn, mở đường vào khu sản xuất, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, vệ sinh môi trường và chỉnh trang thôn buôn...

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Điền K’Vít cho biết, là một xã vùng khó với xuất phát điểm thấp, nên việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn: Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đảm bảo và chưa đồng bộ; các mô hình sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả mang lại còn hạn chế; thu nhập bình quân đầu người thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá cao... Bên cạnh đó, ban nhân dân các thôn chưa quan tâm mạnh mẽ

đến chương trình xây dựng NTM, nên công tác tuyên truyền vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả thiết thực; nhu cầu về nguồn vốn lớn, trong khi nguồn đầu tư của chương trình NTM có hạn...

Với quyết tâm sớm đạt các bộ tiêu chí về NTM, nhất là tiêu chí về thu nhập, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Sơn Điền đã nỗ lực trong việc phát huy nội lực để giải “bài toán” khó về thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững. Trong đó, địa phương đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; duy trì và mở rộng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và trồng

xen; chuyển đổi những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế; xây dựng các mô hình tái canh kết hợp trồng xen cây bơ, sầu riêng, mắc ca, mít... Từ năm 2014 đến nay, toàn xã Sơn Điền đã thực hiện trồng xen được gần 226/1.763,26 ha (đạt 12,80% diện tích). Cùng với việc duy trì chăn nuôi trên 1.000 con bò, lợn địa phương và dê, xã còn triển khai có hiệu quả các mô hình nuôi thỏ, trồng nấm bào ngư. Tuy nhiên, các mô hình này sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mở rộng quy mô để thu hút người dân tham gia, nên sản phẩm làm ra chỉ mới đáp ứng nhu cầu cho người dân trong xã. “Mặc dù một số mô hình sản xuất, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả, nhất là trồng nấm và nuôi thỏ; tuy nhiên, do xa trung tâm huyện và khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nên chưa khuyến khích được người dân tham gia, giúp cải thiện nguồn thu nhập cho bà con”, ông K’Vít - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Điền trăn trở.

Còn các hộ dân tham gia thực hiện các mô hình sản xuất trên địa bàn xã đều thể hiện mong muốn các cấp chính quyền địa phương cần có giải pháp hỗ trợ người dân về nguồn vốn, kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân yên tâm phát triển sản

xuất, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Bởi thực tế cho thấy, do đặc thù là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế thuần nông là chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2020 ước đạt 27 triệu đồng/người/năm, còn thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm trên 5,5% và 4,44% số hộ thuộc diện cận nghèo.

Theo ông K’Xuân - Chủ tịch UBND xã Sơn Điền, để đạt tiêu chí thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững, thời gian tới, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong chương trình xây dựng NTM, địa phương ưu tiên nguồn lực thực hiện các tiêu chí về phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, xã sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để nhân rộng các mô hình sản xuất gắn liền với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Từ đó, làm cơ sở, động lực, giúp địa phương tiếp tục phấn đấu hoàn thành sớm các tiêu chí còn lại để Sơn Điền được công nhận xã NTM vào cuối năm 2021.

LAM PHƯƠNG

tỷ lệ 2,5%. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2020 ước đạt 45,9 triệu đồng.

Hiện nay trong xây dựng NTM huyện Lạc Dương còn vướng mắc ở 3 nội dung chính là: Môi trường, giao thông và xã Đưng K’Nớ.

Về vấn đề môi trường, ông Hoàng Văn Hãnh - Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Dương cho biết: 3/5 nội dung của tiêu chí môi trường đã đạt được ở tất cả các xã. Trong đó việc thu gom vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt và xây dựng bể chứa, thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, một số hộ gia đình, cá nhân chưa thực sự nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này nên chưa tích cực, chủ động trong thực hiện, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chung và lộ trình hoàn thành tiêu chí về đích huyện NTM.

Về vấn đề giao thông, vướng mắc của huyện Lạc Dương hiện nay nằm ở con đường dài 7.020 m từ Thôn 2 vào thôn Đưng Trang thuộc xã Đưng K’Nớ. Trước đây, con đường này chỉ cơ bản đảm bảo giao thông vào mùa khô nên cản trở rất lớn sự phát triển của thôn Đưng Trang nói riêng và xã Đưng K’Nớ nói chung. Ông Nguyễn Văn Huynh - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện

Lạc Dương cho biết: Để đảm bảo xã Đưng K’Nớ đạt tiêu chí về giao thông góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM năm 2021, đồng thời tiết kiệm vốn đầu tư, phòng đã đề nghị UBND huyện Lạc Dương sửa chữa, nâng cấp tuyến đường với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4 tỷ đồng. Dự kiến công trình này sẽ hoàn thành năm 2021.

Nếu như hai vấn đề trên có thể giải quyết khi nguồn vốn đầu tư được

đảm bảo thì “nút thắt” lớn nhất còn lại nằm ở xã Đưng K’Nớ. Để xây dựng NTM thành công năm 2021, nhu cầu đầu tư của Đưng K’Nớ gồm các vấn đề: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, nước sạch nông thôn, hệ thống thủy lợi và đặc biệt là vấn đề giảm nghèo. Ngoài việc xã có xuất phát điểm thấp, địa hình đồi núi dốc, đất pha cát chiếm diện tích lớn, khí hậu khắc nghiệt khi mùa mưa kéo dài, mùa khô thiếu nước

ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu nhập người dân; thực tế còn cho thấy một bộ phận người dân ở địa phương này chưa nhận thức được họ là chủ thể của chương trình xây dựng NTM. Việc một số người dân thờ ơ và thiếu quan tâm, không tích cực tham gia chung tay cùng chính quyền địa phương là cản trở lớn nhất của Đưng K’Nớ trong việc xây dựng NTM. Bởi xây dựng NTM cần dựa trên sự đồng lòng, thống nhất, có cơ chế, chính sách phù hợp thực tế chứ không phải cứ có vốn đầu tư vào là làm được.

Quyết tâm chính trị cao của huyện Lạc Dương đã được thể hiện rõ trong việc tập trung nguồn lực phối hợp, hỗ trợ xã Đưng K’Nớ. Và ngay từ đầu năm 2021, lãnh đạo huyện đã trực tiếp vào kiểm tra và chỉ đạo những nội dung cụ thể liên quan đến việc nâng cao chất lượng đời sống người dân ở Đưng K’Nớ. Bởi việc đầu tư các nguồn lực chỉ là điều kiện cần, còn nâng cao chất lượng đời sống để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân mới là điều kiện đủ cho sự phát triển nói chung và hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM năm 2021 nói riêng ở Đưng K’Nớ.

Năm 2020, rồi năm 2022, những mốc thời gian lùi dần không phải vấn đề quan trọng. Bởi hơn hết là sự bền vững trong các tiêu chí, là đời sống tốt đẹp của người dân. Nên việc bước chậm mà chắc là điều cần thiết vì hành trình càng cao càng phải được xây dựng trên nền móng thực sự vững chắc.

NGỌC NGÀ

Còn đó nỗi trăn trở

Các mô hình sản xuất phát triển manh mún, nhỏ lẻ, nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Xây dựng nông thôn mới ở Lạc Dương: Chậm để chắcSự lần lữa các mốc thời gian về đích nông thôn mới (NTM) là điều lãnh đạo huyện Lạc Dương băn khoăn. Nhưng giữa 2 phương án là về đích đúng hẹn khi mà các yếu tố nền tảng chưa thực sự vững chắc và lùi thời gian để xây dựng các tiêu chí chất lượng, địa phương này đã chọn giải pháp thứ hai. Bước đi chậm lại ấy để đảm bảo sự chắc chắn, vững bền trên hành trình xây dựng huyện NTM.

Kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lênlà những thành tựu mang lại từ xây dựng NTM ở Lạc Dương.

7 THỨ SÁU 5 - 3 - 2021TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh đã thực sự nở rộ ở nhiều

địa phương. Tại huyện Lâm Hà, sản xuất nông nghiệp cũng đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, mang dấu ấn đổi mới trong tư duy của người dân thời công nghệ 4.0.

Sau hơn 1 năm đưa công nghệ mới vào sử dụng, anh Hoàng Ngọc Thành (xã Tân Văn) đã tự tin khẳng định tính ưu việt của phương pháp thủy canh hồi lưu trong việc trồng dưa lưới. Những trái dưa căng mọng, tròn đều mà không kém phần thơm ngon đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Trên diện tích 1.000 m2 anh Thành chia thành 5 nhà kính nhỏ, mỗi nhà diện tích 200 m2 với 600 cây dưa lưới được chăm chút tỉ mẩn. Mỗi khu nhà kính, cây dưa lưới phát triển theo từng giai đoạn gối đầu khác nhau gồm: giai đoạn phát triển của cây, giai đoạn ra hoa, giai đoạn phát triển quả và giai đoạn thu hoạch. Chính vì thế, vườn dưa lưới cho thu hoạch luân phiên quanh năm.

Khu vườn được anh chính thức xuống giống từ tháng 5/2019 sau quá trình dài tham quan, tìm hiểu, học hỏi và ấp ủ. Dẫu biết đây là một lựa chọn mạo hiểm, có thể phải đánh

đổi nhiều thứ nhưng niềm đam mê với loại hình nông nghiệp thông minh thôi thúc anh quyết tâm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao cho người tiêu dùng.

Khi quyết định lựa chọn trồng dưa lưới theo phương pháp thủy canh hồi lưu, dù vốn đầu tư tương đối lớn, song anh có niềm tin sẽ đạt được những kết quả như mong đợi. Đến nay, vườn dưa lưới này đã cho anh thu hoạch trên 30 lứa, trung bình mỗi lứa đạt 800 kg với giá bán ra thị trường là 40.000 đồng/kg.

“Ưu điểm của công nghệ này là có thể khắc chế được sâu bệnh. Dù chi phí đầu tư ban đầu có thể hơi lớn nhưng trong suốt quá trình sản xuất, việc tái đầu tư cũng dễ dàng và rẻ hơn bởi có thể tiết kiệm được giá thể xơ dừa, phân bón. Công nghệ này cũng hạn chế tối đa việc thất thoát phân bón vì với lượng phân dư ra được hồi lưu trở lại bể chứa để cây tiếp tục sử dụng”, anh Thành chia sẻ.

Theo anh Thành, mô hình trồng thủy canh hiện nay đã trở nên phổ biến nhưng đa phần là thủy canh

tĩnh, còn thủy canh hồi lưu vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều nông dân, doanh nghiệp. Thủy canh hồi lưu là kỹ thuật trồng cây bằng hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng với thành phần phù hợp được pha với nước, trong đó hoàn toàn không có chất kích thích sinh trưởng hay

thuốc trừ sâu bệnh. Dung dịch này được bơm từ bể chứa lên hệ thống ống nhựa, sau đó được chảy qua hệ thống rễ của cây trồng và quay lại bể chứa thành một vòng tuần hoàn khép kín. Nhờ đó, mà cây có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, năng suất

cao hơn từ 40-50% và thời gian thu hoạch nhanh hơn 10 ngày so với trồng trên giá thể.

Theo ông Lăng Văn Trọng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Văn, HTX Nông nghiệp Hoàng Vũ của anh Thành là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ thủy canh hồi lưu mới mẻ này về trên địa bàn. Đây là mô hình mới, sáng tạo với cách làm và hệ thống quản lý rất ấn tượng. Với xu hướng nông nghiệp mới vừa thông minh và đảm bảo sạch như thế này thì đây có thể sẽ là lựa chọn của nhiều nông dân trong tương lai. Vì thế, Hội Nông dân xã Tân Văn cũng đang có kế hoạch tổ chức cho các hội viên tham quan, học tập mô hình sản xuất này để khi có điều kiện có thể áp dụng vào đổi mới sản xuất của gia đình.

Hiệu quả ban đầu của mô hình trồng dưa lưới theo phương pháp thủy canh hồi lưu của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Hoàng Vũ đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Hà. Đây cũng là cơ hội giúp cho nông dân địa phương tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

H.THẮM - C.TÚ

Cả chục hộ dân tại địa bàn UBND huyện Lạc Dương cho doanh nghiệp thuê đất thông qua hợp đồng với chính quyền địa phương để làm dự án nông nghiệp, nhưng thời gian dài chưa nhận được tiền cho thuê và hiện vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Theo thông tin chúng tôi nắm được: Năm 2005, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao

thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đứng ra thuê 55 ha của hàng chục hộ dân tại xã Đạ Sar với thời hạn 20 năm, sau đó giao đất cho các doanh nghiệp thực hiện dự án.

Khoảng 2 năm sau đơn vị trên giải thể, bàn giao Khu Nông nghiệp công nghệ cao cho UBND huyện Lạc Dương quản lý. Kế tiếp, UBND huyện đã ký hợp đồng cho HTX Anh Đào, Công ty TNHH Báo Đáp, Công ty Cổ phần Thương mại và phát triển dự án Mai Trang thuê đất tiếp tục thực hiện dự án, hàng năm huyện thu tiền thuê đất trả cho các hộ dân. Về thủ tục, doanh nghiệp theo hợp đồng sẽ chuyển tiền thuê đất cho người dân thông qua UBND huyện Lạc Dương tiếp nhận, chi trả.

Đây là cách làm được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực nhằm phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ

Cần xử lý dứt điểmviệc doanh nghiệp nợ tiền thuê đất của dân

cao của địa phương, mang lại nguồn thu cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nợ tiền thuê đất kéo dài từ 2 tới hơn 3 năm đã dồn người dân vào thế khó khăn, trong khi giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương cũng nảy sinh một số vướng mắc về hợp đồng thuê đất.

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Dương, tới cuối tháng 1/2021, Công ty TNHH Báo Đáp còn nợ gần 885 triệu đồng, Công ty Cổ phần Thương mại và phát triển dự án Mai Trang còn nợ 232 triệu đồng. HTX Anh Đào còn nợ hơn 2,5 tỷ đồng của 19 hộ dân (gồm 1,7 tỷ đồng tiền thuê

đất năm 2018 và 2019, hơn 800 triệu tiền thuê đất năm 2020).

Ông Rơ Glê Kinh (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương), một trong số 19 hộ dân cho doanh nghiệp thuê đất chia sẻ: Thời điểm năm 2005, tôi cho thuê khoảng 1,6 ha với giá 7 triệu đồng/ha/năm rồi tăng dần ở mức 24,6 triệu đồng/ha/năm tới bây giờ. Trong khi giá thị trường theo người dân khi cho các đơn vị khác thuê thấp nhất cũng lên tới 90-100 triệu đồng/ha/năm.

“Giá cho thuê đã thấp hơn nhiều so với giá thị trường nhưng doanh nghiệp 3 năm nay lại không trả tiền

khiến đời sống kinh tế người dân chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn” - Ông Rơ Glê Kinh nói. Thậm chí, có thời điểm căng thẳng, 19 hộ dân phản ánh đã phải dán thông báo tại các khu vực đất của mình với nội dung báo cho doanh nghiệp phải dừng các hoạt động sản xuất, tháo gỡ toàn bộ các vật dụng, nhà kính, các thiết bị máy móc, giải tỏa hoa màu để trả lại đất cho người dân.

Trước đó, tháng 12/2020, UBND huyện Lạc Dương đề nghị UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và HTX Anh Đào, Công ty Báo Đáp, Công ty Mai Trang để tháo

gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm giải quyết dứt điểm việc nợ tiền thuê đất các năm cho người dân và trả nợ dứt điểm tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với Nhà nước theo quy định.

UBND huyện Lạc Dương cũng kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh giá thuê đất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Vì qua khảo sát giá cho thuê đất thị trường cao hơn, trong khi giá các doanh nghiệp đang thuê của dân thông qua huyện chỉ có 24,6 triệu đồng/ha/năm là tương đối thấp so với giá thị trường.

Qua trao đổi với Báo Lâm Đồng mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, đơn vị được UBND tỉnh giao chủ trì họp, báo cáo lãnh đạo tỉnh chỉ đạo, giải quyết vụ việc nêu trên cho biết: Phía Sở đã nhận được báo cáo từ UBND huyện Lạc Dương về việc các doanh nghiệp thông qua chính quyền địa phương thuê đất của người dân tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao. Hiện UBND tỉnh đã nhận được báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường, đang trong quá trình xem xét.

Trước đó, do các hợp đồng giữa doanh nghiệp và UBND huyện Lạc Dương là hợp đồng dân sự, phía Sở Tư pháp, Sở Tài chính tỉnh cũng có hướng dẫn UBND huyện Lạc Dương khởi kiện các doanh nghiệp ra Tòa án nếu nỗ lực làm việc với các doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc không đạt kết quả.

C.THÀNH

Người dân trên mảnh đất giao cho chính quyền địa phương cho doanh nghiệp thuê lại nhưng 3 năm chưa nhận được tiền thuê đất.

Lâm Hà: Trồng dưa lưới thủy canh hồi lưuKhông chỉ mở rộng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại rau, hoa mà hiện nay, nông dân trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có tìm tòi, ứng dụng công nghệ cao, thông minh vào sản xuất, điển hình là mô hình trồng dưa lưới bằng giá thể theo phương pháp thủy canh hồi lưu.

Anh Hoàng Ngọc Thành tiên phong trong việc đưa công nghệ mới vào sản xuất.

8 THỨ SÁU 5 - 3 - 2021

GIÁ 2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V CHUYỂN NHƯỢNG QSDĐChi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo:Ông Trần Văn Nam được UBND huyện Di Linh cấp GCN QSD

đất số hiệu G 636817 ngày 15/1/1996, vào sổ theo dõi số 1288/Trl69/Q23A, chi tiết như sau: - Thửa đất số 25, tờ bản đồ số 364D, xã Tân Châu, diện tích: 4.130 m2 CLN.

Ngày 24/8/1996, ông/bà Trần Văn Nam chuyển nhượng QSDĐ cho ông bà Hà Văn Thìn - Trần Thị Dung, thường trú tại Tổ dân phố 20, TT Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông/bà Trần Văn Nam đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Hà Văn Thìn.

Hiện nay, ông/bà Trần Văn Nam ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Châu hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Tân Châu để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký chuyển nhượng QSD đất cho ông bà Hà Văn Thìn - Trần Thị Dung tại các thửa đất nêu trên theo quy định.

Ông Trần Minh Út được UBND huyện Di Linh cấp các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

1. Số AI 551125 cấp ngày 17/5/2007; vào sổ theo dõi số H 03118 có tên trong sổ địa chính trang 38 Quyển 2A tại thửa đất số 62, tờ bản đồ số 16, xã Hòa Nam, với diện tích: 6.000 m2 đất trồng cây lâu năm;

2. Số R 255657 cấp ngày 16/10/2000; vào sổ theo dõi số 2317/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 113 Quyển 01 tại thửa đất số 210, tờ bản đồ số 16, xã Hòa Nam, với diện tích: 5.214 m2 đất trồng cầy lâu năm.

Năm 2007, ông Trần Minh Út chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông Đào Văn Thọ, thường trú tại Thôn 12, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên đã viết giấy tay mua bán nhưng không đi đăng ký biến động tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh, do vậy chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Trần Minh Út đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Đào Văn Thọ.

Hiện nay, ông Trần Minh Út ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Nam hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Hòa Nam để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất cho ông Đào Văn Thọ tại thửa đất nêu trên theo quy định.

Hộ ông Vũ Đình Thông được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T 171696 cấp ngày 8/5/2001; vào sổ theo dõi số 2312/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 84 quyển 12 tại thửa đất số 137, tờ bản đồ số 12, xã Hòa Bắc, với diện tích: 1.900 m2 đất trồng cây lâu năm.

Năm 2010, hộ ông Vũ Đình Thông chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông Nguyễn Văn Lãng, thường trú tại Xóm 1, Tân Hóa, xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên đã viết giấy tay mua bán nhưng không đi đăng ký biến động tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh, do vậy chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ ông Vũ Đình Thông đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Lãng.

Hiện nay, hộ ông Vũ Đình Thông ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Bắc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Hòa Bắc để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký nhận chuyển nhượng QSD đất cho ông Nguyễn Văn Lãng tại thửa đất nêu trên theo quy định.

BỐ CÁO THÀNH LẬP PHÒNG GIAO DỊCH

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẢO LỘC

TRÂN TRỌNG THÔNG BÁOTHÀNH LẬP PHÒNG GIAO DỊCH DI LINH

1. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẢO LỘC - PHÒNG GIAO DỊCH DI LINH

2. Địa chỉ: 773 Hùng Vương, Tổ 14, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng - Điện thoại: 02633 711 811

3. Người đứng đầu Phòng giao dịch: Ông VÕ PHÚ CƯỜNG4. Nội dung hoạt động: Hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc5. Thời gian đi vào hoạt động: 08/03/2021

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊNXỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNG

THÔNG BÁO

Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng có kế hoạch đặt làm các mặt hàng quảng cáo như sau:

1. Áo mưa tốt, số lượng 2.000 2. Áo mưa thường, số lượng: 14.000 3. Áo thun, số lượng: 5.000 4. Túi xách, số lượng: 4.500 5. Sổ dò kết quả, số lượng 27.000Các đơn vị có nhu cầu tham gia gửi bản chào giá về Công

ty, thời hạn chậm nhất là 16h ngày 12/3/2021. Xin liên hệ Phòng Kinh doanh Công ty để biết thêm chi tiết, điện thoại: 02633.827753 hoặc website: www.xosodalat.com.vn.

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đạ Huoai tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của bà Đinh Thị Hoa sử dụng đất tại xã Hà Lâm với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất số 39, diện tích 19.568 m2 đất cây lâu năm, tờ bản đồ xã Hà Lâm số 26.+ Thời hạn sử dụng đất: đất CLN: đến 15/10/2043;Giấy CNQSD đất số hiệu V 288110 được UBND huyện Đạ Huoai cấp cho hộ bà Nguyễn Thị Ngọt ngày

27/3/2003, số vào sổ theo dõi cấp giấy: 02181.Ngày 22/11/2003, hộ bà Nguyễn Thị Ngọt sang nhượng bằng giấy viết tay cho bà Đinh Thị Hoa nhưng chưa

lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: V 288110 cho bà Đinh Thị Hoa quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai thông báo:Hộ bà Nguyễn Thị Ngọt ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ

Huoai để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông tỉnh Lâm Đồng,

nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu Chi nhánh không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào, thì sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho bà Đinh Thị Hoa tại thửa đất nêu trên theo quy định.

THÔNG BÁO V/V CHUYỂN NHƯỢNG QSDĐ