3
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - Quan trắc môi trườngcem.gov.vn/Portals/0/Bao cao/Ket Luan - Kien Nghi.pdf · KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ BÁO CÁO MÔI ... xu thế ô nhiễm

  • Upload
    lexuyen

  • View
    223

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - Quan trắc môi trườngcem.gov.vn/Portals/0/Bao cao/Ket Luan - Kien Nghi.pdf · KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ BÁO CÁO MÔI ... xu thế ô nhiễm

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Page 2: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - Quan trắc môi trườngcem.gov.vn/Portals/0/Bao cao/Ket Luan - Kien Nghi.pdf · KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ BÁO CÁO MÔI ... xu thế ô nhiễm

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

111BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

KẾT LUẬN

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường nước mặt. Hiện trạng môi trường nước mặt vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Tại một số nơi chất lượng nước bị suy thoái chủ yếu do nước thải sinh hoạt, một số nơi khác lại do hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản...

Giai đoạn 2006 - 2011, ô nhiễm các chất hữu cơ vẫn tiếp tục là vấn đề nóng tại 3 LVS Cầu, Nhuệ - Đáy, Hệ thống sông Đồng Nai, thậm chí còn có xu hướng gia tăng cả về mức độ ô nhiễm và mở rộng ra nhiều LVS khác. Ở hầu hết các sông, hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị, các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước loại B. Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn tương đối tốt, nhưng phần trung lưu và hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp vào các con sông. Nhiều nơi chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều thông số như BOD5, COD, Coliform, tổng N, tổng P cao hơn QCVN nhiều lần.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước mặt là những tác động tổng hợp tới sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm nguồn nước cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột xã hội giữa các cộng đồng sử dụng chung nguồn nước. Ô nhiễm nguồn nước còn gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên, làm giảm khả năng sử dụng tài nguyên nước.

Công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến và cố gắng hơn so với giai đoạn trước. Chiến lược đã được ban hành, luật pháp cơ bản hoàn chỉnh, các chính sách, mục tiêu quốc gia đã được xây dựng, nhiều biện pháp, giải pháp nhằm ngăn chặn xu thế ô nhiễm môi trường nước đã được triển khai.

Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường nước vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế: thiếu thống nhất trong tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT nước; quản lý môi trường nước theo LVS còn nhiều yếu kém; các Ủy ban bảo vệ môi trường LVS và Văn phòng LVS chưa phát huy được vai trò; triển khai các quy hoạch BVMT LVS còn chậm, thiếu quy hoạch phân vùng sử dụng nước, quy hoạch sử dụng nước của các ngành còn chồng chéo; các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ thông tin chưa hiệu quả; xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức cả về kinh phí đầu tư và công nghệ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Các hạn chế này cần được nghiên cứu và khắc phục trong thời gian tới.

Page 3: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - Quan trắc môi trườngcem.gov.vn/Portals/0/Bao cao/Ket Luan - Kien Nghi.pdf · KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ BÁO CÁO MÔI ... xu thế ô nhiễm

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

112 BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA 2012MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT

Từ các kết quả và nhận định của Báo cáo môi trường quốc gia 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị:

Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ

1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến môi trường, trước mắt là sớm xem xét và ban hành Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi và các văn bản hướng dẫn, trong đó có vấn đề BVMT nước.

2. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về BVMT từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là điều chỉnh phân công, phân nhiệm tổ chức quản lý Nhà nước về BVMT nước.

3. Tăng cường giám sát việc thi hành các luật liên quan đến công tác BVMT, đặc biệt là việc giám sát các dự án lớn mang tính quốc gia (thủy điện, mỏ khai thác lớn...).

4. Tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc nhằm ngăn chặn việc gia tăng ô nhiễm môi trường nước, đảm bảo an ninh nguồn nước, đặc biệt đối với vấn đề nước xuyên biên giới.

5. Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút sự tham gia của các bên, trong đó có cộng đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và triển khai các biện pháp BVMT nước.

Kiến nghị đối với các Bộ, ngành và địa phương

1. Xây dựng, trình Chính phủ và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ ngành, địa phương.

2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT nước của từng cấp, ngành, đặc biệt chú ý đến việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể; tăng cường năng lực của bộ máy quản lý môi trường các cấp.

3. Tiếp tục triển khai việc thành lập các Ủy ban BVMT cho các LVS. Các Ủy ban này cần được xem xét phân công đủ thẩm quyền và trách nhiệm để thực hiện chức năng điều phối, chỉ đạo các hoạt động quản lý BVMT LVS một cách có hiệu quả.

4. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch BVMT LVS, thống nhất quy hoạch sử dụng nước giữa các ngành, gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và BVMT; lựa chọn và phát triển các công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện Việt Nam.

5. Tăng cường thực thi pháp luật về BVMT nước, các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế tuân thủ pháp luật về BVMT nước.

KIẾN NGHỊ