271
ĐỀ TÀI CẤP BỘ 2010 - 2011 Năm 2012 KỶ YẾU Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

ĐỀ TÀI CẤP BỘ2010 - 2011

Năm 2012

KỶ YẾU

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Page 2: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

2

MỤC LỤC

Lời giới thiệuĐổi mới quản lý nhà nước về tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2020Các giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất đối với giáo viên các trường dạy nghềHoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi con của người có công trong giáo dục - đào tạo và tạo việc làm phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trườngCơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn đến 2020Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá mức độ bình đẳng giới ở Việt NamNghiên cứu khả năng tiếp cận hệ thống an sinh xã hội ở khu vực không chính thức Nghiên cứu chế tạo kiểu bàn chân giá có khớp đơn trục phù hợp với bàn chân người Việt NamCác giải pháp huy động tài chính của doanh nghiệp sản xuất cho đào tạo nghề.Các giải pháp để phát triển các hoạt động dịch vụ trong trung tâm điều dưỡng tâm thần mãn tính thuộc ngành lao động - thương binh và xã hộiỨng dụng phần mềm labview thiết kế bài giảng mô phỏng để hỗ trợ và nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy tại các cơ sở giáo dục kỹ thuật và dạy nghềNghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề.

.......................................................................

.....................................

...............................................................................................

.................................................................................

....................................................................................

...........................................................................................

..................................................................

.............................................................

..........................................................

.............................................................................

..................................................................

5

38

68

................................................................................... 3

126

199

212

231

255

174

143

99

Page 3: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

3

Lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội là một lĩnh vực có tính chất tổng hợp về kinh tế-chính trị-xã hội, tính đa ngành nên công tác nghiên cứu khoa học Lao động, Người có công và Xã hội luôn coi trọng cả hướng nghiên cứu cơ bản và hướng nghiên cứu ứng dụng nhằm cung cấp các luận cứ khoa học vững chắc phục vụ cho công tác quản lý. Các kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 2010-2011 đã góp phần quan trọng vào việc thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chính sách lao động xã hội. Các nghiên cứu đã tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học đổi mới căn bản chính sách về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm; cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công; phát triển thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà lợi ích các bên; xoá đói giảm nghèo bền vững; chăm sóc và bảo vệ trẻ em; hoà nhập xã hội đối với nhóm đối tượng yếu thế, phòng chống tệ nạn xã hội…Công tác nghiêncứu khoa học lao động - xã hội đã và đang phát huy vai trò tích cực trong thực tiễn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, song cũng có không ít khó khăn thách thức. Nhiều vấn đề mới về lĩnh vực Lao động-xã hội đặt ra cần nghiên cứu tiếp tục trong giai đoại tới.

Với mong muốn những thành tựu nghiên cứu khoa học đã đạt được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, tập “Kỷ yếu các đề tài cấp Bộ giai đoạn 2010-2011” được biên soạn trên cơ sở tuyển chọn, tóm tắt những kết quả nghiên cứu chủ yếu nhất của các đề tài với mục tiêu thông tin tới các cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy những tư liệu tham khảo hữu ích.

Những công trình này đã được lưu giữ tại Thư viện Khoa học lao động và Xã hội. Thông tin trong ấn phẩm được rút ra từ cơ sở dữ liệu thư mục về kết quả nghiên cứu do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng. Bạn đọc có nhu cầu cung cấp thông tin chi tiết về KQNC xin liên hệ theo địa chỉ:

LỜI GIỚI THIỆU

Page 4: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

4

Thư viện Khoa học Lao động và Xã hội Số 2 Đinh lễ Hà NộiĐT: 84-4-39387384; Fax: 84-4-38269733; Email: [email protected]

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Page 5: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

MÃ SỐ: CB2010-01-02Cơ quan chủ trì: Vụ Lao động-Tiền lương Chủ nhiệm: TS. Tống Thị MinhThư ký: ThS. Tống Văn lai

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN1. Tiền lương, tiền công

Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự xuất hiện hiện tượng sử dụng sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội bởi một bộ phận dân cư khác. Trong thực tế, khái niệm tiền lương còn có nhiều tên gọi khác nhau, như tiền công, thù lao lao động, thu nhập lao động,... Những tên gọi này được sử dụng đối với những nhóm lao động khác nhau hoặc cho những loại công việc khác nhau.

Trong kinh tế thị trường, tiền lương, tiền công phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, người chủ sử dụng lao động có xu hướng hạ thấp tiền lương, tiền công. Ngược lại khi cầu lớn hơn cung lao động, tiền lương, tiền công lại có xu hướng tăng lên. 2. Quản lý nhà nước về lao động, tiền lương

Nhà nước quản lý nền kinh tế – xã hội theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và toàn thể nhân dân.

Nhà nước quản lý tiền lương, tiền công trong cơ chế thị trường vừa phát huy được những mặt tích cực của thị trường lao động về tiền lương, tiền công, đồng thời khắc phục những tồn tại nhằm thể hiện quan điểm vừa bảo vệ quyền lợi của người lao động, vừa quan tâm đến lợi ích của người sử dụng lao động, thực hiện tốt vai trò chức năng của Nhà nước

CHƯƠNG IMỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

5

Page 6: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

6

trong việc quản lý, điều tiết kinh tế xã hội. Để giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường cần phải làm rõ vai trò của thị trường cũng như vai trò của nhà nước đối với tiền lương, tiền công.II. QUAN HỆ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Bản chất quan hệ phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp

Tiền lương trong doanh nghiệp thuộc quan hệ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động. Tiền lương phải trả đúng giá trị lao động trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí lao động; phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động và được xác định thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động. Xét về mặt này, tiền lương thuộc phạm trù phân phối. Ở đây, người lao động đóng góp sức lao động của mình vào quá trình tạo ra giá trị hàng hóa và dịch vụ thì được nhận một phần dưới hình thức tiền lương, tiền công và thu nhập. Cơ cấu thu nhập ở đây chủ yếu là tiền lương, tiền công, cộng với các khoản phụ cấp và tiền thưởng (chưa tính BHXH và các phúc lợi xã hội thông qua tái phân phối).2. Các yêu cầu trong quan hệ phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp

Từ bản chất của quan hệ phân phối tiền lương và thu nhập cho thấy, yêu cầu của quan hệ phân phối tiền lương ở doanh nghiệp trong kinh tế thị trường đó là:

- Tiền lương, tiền công trả cho người lao động phải đảm bảo đủ sống. Tức là đảm bảo tái sản xuất sức lao động của bản thân người lao động và gia đình.

- Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp.

- Phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, giữa ngắn hạn (trước mắt) và dài hạn (lâu dài). III. VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG1. Các căn cứ xác định vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường

Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động dưới hai góc độ:- Tạo lập môi trường kích thích đầu tư và tiêu dùng để kích cầu sản

Page 7: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

7

phẩm từ đó để kích cầu sản xuất kinh doanh tạo cầu lao động, việc làm, ngăn chặn khủng hoảng và thất nghiệp.

- Đảm bảo các điều kiện để thị trường lao động vận hành thông suốt, hiệu quả, đảm bảo công bằng xã hội, khắc phục phân cực giàu nghèo quá mức; bảo vệ những người yếu thế và khắc phục các rủi ro của thị trường lao động.2. Nội dung cụ thể về vai trò của nhà nước

Vai trò quản lý nhà nước về tiền lương, tiền công khu vực thị trường:a) Xây dựng chính sách tiền lương và tiền công phù hợp với kinh tế

thị trường:Quy định mức tiền lương tối thiểu; Quy định các tiêu chuẩn về lao động, tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, thời giờ làm việc, BHXH, BHYT, môi trường và điều kiện làm việc… để doanh nghiệp làm căn cứ xây dựng chính sách tiền lương doanh nghiệp; Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân; Quy định về thể chế tổ chức thực hiện cơ chế hai bên, ba bên trong quan hệ lao động

b) Thực hiện các hoạt động tư vấn về quan hệ lao động, nhất là tiền lương, tiền công.

c) Can thiệp, điều tiết, xử lý những khiếm khuyết của thị trường lao động

d) Kiểm tra, giám sát, phân tích thông tin thị trường lao động, tiền lương, làm căn cứ để các bên thỏa thuận tiền lương.3. Vai trò của nhà nước đối với tiền lương, tiền công trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Vai trò của nhà nước đối với thị trường lao động nói chung, tiền lương, tiền công nói riêng phải đảm bảo cả hai mặt: một là đảm bảo cho thị trường lao động hoạt động khách quan, theo đúng nguyên tắc của thị trường; tiền lương, tiền công phải do thị trường quyết định; hai là phải đảm bảo cho thị trường phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa; tiền lương, tiền công phải thực sự được phân phối công bằng.

Ngoài các nội dung nêu trên, vai trò của nhà nước Việt Nam còn phải có vai trò “bà đỡ” trong việc tổ chức và hỗ trợ phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:

- Vai trò tổ chức, gồm: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức về pháp luật lao động, về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường cho cả người lao động và người sử dụng lao động để các bên thực hiện đúng luật pháp;

- Vai trò hỗ trợ, bà đỡ, gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước trong quá

Page 8: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

8

trình sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, cổ phần hóa trong việc giải quyết lao động dôi dư để doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động và tham gia đầy đủ vào thị trường lao động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác; IV. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt NamKinh nghiệm quản lý tiền lương, trả lương trong các doanh nghiệp

của các quốc gia nêu trên, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, vận dụng vào cải cách tiền lương ở nước ta nhằm có hệ thống trả công lao động hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, thể hiện:4.1. Về chính sách tiền lương vĩ mô:

- Cần hướng tới hiệu quả và phân phối công bằng. Điều đó có nghĩa là cần phải thiết lập hệ thống chính sách phân phối tiền lương có sự điều chỉnh của thị trường, tự quyết định của doanh nghiệp và kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.

- Chính sách tiền lương cần phản ánh kịp thời các yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực. 4.2. Về nguyên tắc và nội dung chính sách:

- Cần tôn trọng sự tồn tại đồng thời của nhiều hình thức phân phối trong thời kỳ xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. xã hội.

- Tiền lương cần phản ánh sự biến động của nền kinh tế, thiết lập một hệ thống chính sách tiền lương gắn với năng suất và linh hoạt, trả lương theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tiền lương cần phải được hiểu như là tổng hợp chi phí cho lao động, bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản trả ngoài lương, kể cả lương cho hưu trí sau này.

- Để bảo đảm tiền lương gắn với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân, cần quan niệm tiền lương thuộc phạm trù quan hệ lao động, tăng cường vai trò thoả ước lao động tập thể trong việc hoạch định chính sách tiền lương vi mô.

- Vai trò can thiệp của Chính phủ chỉ nên dừng ở hoạch định các khung chính sách vĩ mô. Sự can thiệp trực tiếp chỉ cần thiết trong trường hợp hai bên (giới chủ và thợ) không thoả thuận được.

Page 9: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

9

3.3. Về giải pháp cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:- Tầm vĩ mô cần xác định đường biên của việc tăng tiền lương, nghĩa

là việc tăng lương phải gắn với tốc độ tăng GDP, việc làm, lạm phát, đầu tư của từng thời kỳ làm căn cứ chuẩn cho doanh nghiệp xác định mức tăng tiền lương của mình.

- Để giảm bớt các tranh chấp về lao động cũng như về tiền lương, cần tăng cường mối liên kết giữa lao động và quản lý;

- Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng ký kết hợp đồng, trả lương theo năm và gắn với hiệu quả của doanh nghiệp.

- Áp dụng hệ thống lương tối thiểu có bảo đảm, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác nhằm bảo đảm tính công bằng trong phân phối trả lương

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG

TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAMI. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP FDI1. Các quy định hiện hành1.1. Về lương tối thiểu

Căn cứ quy định tại Điều 56 của Bộ Luật lao động, ngày 30/10/2009 Chính phủ đó ban hành Nghị định số 97/2009/NĐ-CP qui định mức lương tối thiểu vùng đối với cụng ty, doanh nghiệp của Việt Nam và Nghị định số 98/2009/NĐ-CP qui định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là doanh nghiệp FDI). Theo đó doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI áp dụng mức lương tối thiểu theo 4 vùng áp dụng từ ngày 01/01/2010 và được điều chỉnh áp dụng từ ngày 01/01/2011 (trong đó cùng địa bàn vùng, nhưng khác nhau về mức lương tối thiểu) như sau:

Page 10: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

10

(Nguồn: Các Nghị định về tiền lương tối thiểu ban hành năm2009 - 2010)

1.2. Về thang lương, bảng lươngCăn cứ quy định tại Điều 57 của Bộ luật Lao động, Chính phủ đã ban

hành Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông t¬ư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003; Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 5/12/2007 hướng dẫn các nguyên tắc chung để doanh nghiệp nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI tự xây dựng thang lương, bảng lương;

Căn cứ các nguyên tắc do Chính phủ quy định, doanh nghiệp tổ chức xây dựng thang lương, bảng lương kèm theo các tiêu chuẩn và điều kiện để áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

Mức lương theo thang lương, bảng lương của doanh nghiệp được dùng làm cơ sở để thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động, đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phân phối trả lương và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động.

Việc nâng bậc lương hằng năm đối với người lao động do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh và sau khi tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Tiền lương tối thiểu vùng

Doanh nghiệp trong nước

(1.000 đồng)

Từ ngày 01/01/2010

Từ ngày01/01/2011

Từ ngày01/01/2010

Từ ngày01/01/2011

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(1.000 đồng)

Vùng IVùng IIVùng IIIVùng IV

980880810730

1.3501.2001.050830

1340119010401000

1.5501.3501.1701.100

Biểu số 1: Tiền lương tối thiểu vùng của các loại hình doanh nghiệp năm 2010 – 2011

Page 11: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

11

Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, trong vòng 15 ngày (tính theo ngày làm việc) phải có văn bản thông báo việc đó đăng kư hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Trong thời hạn nêu trên, nếu phát hiện hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, đăng ký không theo đúng quy định th phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp xây dựng lại theo đúng quy định. Đồng thời có trách nhiệm bảo đảm bí mật hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp đó đăng ký.1.3. Về quản lý tiền lương và thu nhập

Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu, chế độ trả lương làm đêm, làm thêm giờ.... Doanh nghiệp căn cứ vào khả năng thực tế, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động, toàn quyền xây dựng chế độ tiền lương, trả tiền lương và các lợi ích khác của người lao động theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và các chế độ do Nhà nước quy định.2. Đánh giá tình hình thực hiện:2.1. Mặt được:

- Tiền lương tối thiểu đã bước đầu luật hóa phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, như coi tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động; xác định mức tiền lương tối thiểu dựa trên các phương pháp khoa học1 phù hợp với khuyến nghị của ILO2 , cũng như Tuyên bố Chương trình hành động tại Hội nghị thế giới 3 bên năm 19763 ; quy định các căn cứ xác định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu, cơ chế phối hợp giữa các bên trong quan hệ lao động khi xác định, điều chỉnh và công bố mức lương tối thiểu4 ; Từng bước thiết lập chính sách tiền lương tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội

1 Dựa trên nhu cầu mức sống tối thiểu; dựa trên cơ sở mức tiền công trên thị trường và khả năng chi trả của doanh nghiệp; dựa trên khả năng của nền kinh tế và quỹ tiêu dùng dân cư2 Công ước 131 và Khuyến nghị 1353 "Bảo đảm mức sống tối thiểu là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chính sách tiền lương của Nhà nước"4 Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với khu vực sản xuất, kinh doanh sau khi tham khảo ý kiến của đại diện người lao động và người sử dụng lao động

Page 12: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

12

của đất nước, coi tiền lương tối thiểu là công cụ quan trọng của Nhà nước quản lý tiền lương trong kinh tế thị trường; thiết lập cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu phù hợp trong giai đoạn đầu đối với từng khu vực (doanh nghiệp trong nước, FDI, sự nghiệp, hành chính).

- Xác định được lộ trình thống nhất mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012, trên cơ sở đó điều chỉnh tăng dần phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp, bảo đảm đời sống người lao động, không tác động tiêu cực đến các quan hệ kinh tế vĩ mô, nhất là giá cả, chi phí đầu vào của doanh nghiệp; việc tổ chức thực hiện được Chính phủ đã công bố mức lương tối thiểu 2 - 3 tháng trước thời điểm áp dụng, hướng dẫn, tổ chức phổ biến, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động thực hiện. Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp (khoảng 98% số doanh nghiệp) đều trả lương cho người lao động bằng hoặc cao hơn mức quy định của Nhà nước.

- Nhà nước quy định nguyên tắc chung để doanh nghiệp tự xây dựng thang lương, bảng lương, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Thang lương, bảng lương do các doanh nghiệp xây dựng dùng để trả lương đều căn cứ trên cơ sở mức lương của các ngành nghề đã hình thành trên thị trường, phân biệt cho từng loại lao động, gắn với chức danh, công việc, phù hợp với tổ chức sản xuất, lao động của doanh nghiệp, giữa mức lương trong thang, bảng lương với mức lương trong hợp đồng và tiền lương thực trả không có khoảng cách lớn như doanh nghiệp nhà nước.

- Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lý trong kinh tế thị trường thông qua quy định về lương tối thiểu, chế độ trả lương, tạo hành lang pháp lý để tổ chức đại diện của người lao động tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và giám sát thực hiện; 2.2. Mặt chưa được:

- Chưa quy định cụ thể các căn cứ, tiêu chí, cơ chế xác định, điều chỉnh lương tối thiểu, trong khi đó chưa tách bạch tiền lương tối thiểu khu vực hành chính Nhà nước, mà vẫn gắn tiền lương tối thiểu vùng IV với mức lương tối thiểu chung (để xác định tiền lương của khu vực hành chính), dẫn đến việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng vẫn bị rằng buộc, chi phối bởi tiền lương tối thiểu của khu vực hành chính Nhà nước (phụ thuộc vào khả năng ngân sách nhà nước); bên cạnh đó còn gắn quá nhiều chức năng xã hội cho tiền lương tối thiểu chung, làm cho chính sách tiền lương tối thiểu bị ràng buộc với nhiều quan hệ phức tạp (chính sách

Page 13: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

13

BHXH, trợ cấp thôi việc, bồi thường tai nạn lao động, lương hưu, trợ cấp người có công ...), dẫn đến mức lương tối thiểu vẫn thấp so với yêu cầu tính đúng, tính đủ, đảm bảo mức sống tối thiểu, trong khi đó giá tiêu dùng tiếp tục tăng làm cho đời sống của người hưởng lương vẫn gặp nhiều khó khăn.

- Quy định nhiều cơ chế tiền lương tối thiểu (đối với DNNN, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp FDI) dẫn đến phân biệt đối xử, không bình đẳng theo nguyên tắc thị trường và hội nhập quốc tế.

- Còn nhiều doanh nghiệp không xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương theo quy định5 .

- Chưa hình thành được cơ chế thương lượng, thỏa thuận tiền lương, sức ép việc làm lớn cho nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng ép tiền công của người lao động thông qua việc dùng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để thỏa thuận tiền lương, trả lương, chia tách tiền lương thành các chế độ phụ cấp, trợ cấp để trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm, ký hợp đồng với mức tiền lương thấp (chênh lệch với tiền lương tối thiểu không nhiều).II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC1. Các quy định hiện hành1.1. Về lương tối thiểu

Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước áp dụng mức lương tối thiểu chung (hiện nay là 730.000 đồng/tháng) và mức lương tối thiểu vùng (như quy định đối với doanh nghiệp trong nước) và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động theo quy định của pháp luật.1.2. Về thang lương, bảng lương

Các mức lương trong thang lương, bảng lương do Chính phủ quy định được thiết kế bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (từ ngày 01/5/2010 là 730.000 đồng), việc xếp lương được thực hiện theo nguyên tắc làm công việc gì, xếp lương theo công việc đó, giữ chức vụ gì, xếp lương theo chức vụ đó.

Mức lương theo thang lương, bảng lương của doanh nghiệp được dùng làm cơ sở để thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động,

5 Theo báo cáo của các địa phương thì chỉ có khoảng 30% - 35% doanh nghiệp đăng ký

Page 14: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

14

đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phân phối trả lương và thực hiện các chế độ khác đối với người lao động.

Ngoài hệ thống thang lương, bảng lương, Chính phủ còn quy định 6 chế độ phụ cấp lương mà trong thang, bảng lương chưa tính hết các yếu tố này, gồm:

- Chế độ phụ cấp khu vực, áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu.

- Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc, áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo.

- Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm, áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương.

- Chế độ phụ cấp lưu động, áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

- Chế độ phụ cấp thu hút, áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, do chưa có cơ sở hạ tầng.

- Chế độ phụ cấp chức vụ áp dụng đối với các viên chức chuyên môn, nghiệp vụ giữ các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng. 1.3. Về quản lý tiền lương và thu nhập

-Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hưởng lương từ quỹ lương tính theo đơn giá tiền lương.

- Quỹ lương của lao động quản lý làm việc chuyên trách được tính theo năm dựa trên nền tiền lương của người lao động, hệ số điều chỉnh tăng thêm gắn với kết quả, hiệu quả kinh doanh và kết quả hoạt động quản lý, điều hành hoặc kiểm soát. Đối với những người làm việc không chuyên trách thì hưởng chế độ thự lao theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của những người làm việc chuyên trách.

- Ngoài tiền lương, các chức danh quản lý còn được hưởng chế độ thưởng theo nhiệm kỳ. Mức tiền thưởng tương ứng với kết quả, hiệu quả kinh doanh của công ty và kết quả hoạt động quản lý, điều hành hoặc kiểm soát.

Page 15: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

15

2. Tình hình thực hiện trong các doanh nghiệp2.1. Về lương tối thiểu

Trên thực tế, tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp áp dụng để tính đơn giá tiền lương và xác định quỹ lương đã cao hơn so với tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định (có doanh nghiệp cao hơn từ 2,1 - 2,7 lần) cho nên khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung hoặc tiền lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp cơ bản không điều chỉnh tiền lương trả cho người lao động.2.2. Về xếp lương theo thang lương, bảng lương

Các doanh nghiệp đều thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương, ngạch lương cho người lao động theo quy định của Nhà nước và quy chế của doanh nghiệp.2.3. Về quản lý tiền lương, thu nhập

Doanh nghiệp đã chủ động xây dựng và đăng ký đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc theo quy định của Chính phủ và trả lương, tiền thưởng theo quy chế của doanh nghiệp;

Tuy nhiên, việc xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ lương kế hoạch của đa số doanh nghiệp chậm6 , thường tới quý II hoặc quý III mới làm, thậm chí có doanh nghiệp quý IV mới đăng ký với đại diện chủ sở hữu. Trong kế hoạch tiền lương, có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau

Về trả lương đối với người lao động, doanh nghiệp đã phân phối dựa theo hệ số lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định có tính một phần theo hiệu quả công việc, dẫn đến mức độ giãn cách tiền lương giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất chỉ 4 - 5 lần. Một số doanh nghiệp phân phối hoàn toàn theo hiệu quả công việc (không dựa vào thang, bảng lương của Nhà nước) thì mức độ giãn cách tiền lương cao hơn 10 - 15 lần. Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, các doanh nghiệp khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch nằm trong khung Nhà nước quy định, nhưng khi trả lương lại rất khác nhau, chưa gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ, kết quả điều hành của từng người, một số doanh nghiệp xây dựng quy chế trả lương, trong đó trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động để bổ sung vào quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc; có doanh nghiệp gộp vào quỹ tiền lương của người lao động để trả lương, 6 Theo quy định, việc xây dựng, đăng ký thẩm định đơn giá tiền lương, quỹ lương kế hoạch phải thực hiện trong quý I hàng năm

Page 16: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

16

dẫn đến tiền lương, thu nhập thực tế cao hơn so với mức lương theo kế hoạch được chủ sở hữu phê duyệt. 3. Đánh giá thực hiện trong các doanh nghiệp3.1. Mặt được:

- Mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng đó được Chính phủ điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, gúp phần cải thiện đời sống của người lao động, phù hợp với giá công lao động, mức sống, giá cả sinh hoạt và sự phát triển của thị trường lao động và khả năng của doanh nghiệp ở từng vùng, tiến tới thực hiện thống nhất mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp.

- Quan hệ tiền lương giữa tối thiểu – trung bình – tối đa làm căn cứ xác định thang, bảng lương trong khu vực nhà nước được mở rộng từ 1 - 1,78 - 7,06 lên 1- 2,34 - 9,1 đó từng bước tiếp cận với quan hệ thị trường, giảm bớt tính bình quân trong tiền lương giữa các loại lao động;

- Việc quản lý tiền lương tiếp tục được đổi mới trên nguyên tắc bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về nguyên tắc phân phối7 , về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, gắn tiền lương, tiền thưởng với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh,

- Tách riêng tiền lương của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc không nằm trong quỹ lương của người lao động và giao cho chủ sở hữu phê duyệt tổng quỹ lương

- Các doanh nghiệp đều thực hiện xếp lương bảo đảm được nguyên tắc làm việc gì, giữ chức vụ gì thì xếp lương theo việc đó, chức vụ đó; 3.2. Mặt hạn chế:

- Mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Quan hệ tiền lương để xây dựng thang, bảng lương vẫn gắn chặt với quan hệ tiền lương khu vực hành chính, trong đó quan hệ trung bình (2.34) và tối đa (9.1) còn thấp, cộng với nền tiền lương tối thiểu thấp dẫn đến các mức lương đều thấp hơn nhiều so với mặt bằng trên thị trường; Các yếu tố xác định còn đơn giản (xác định dựa trên 2 yếu tố là độ phức

7 Nghị quyết đại hội lần thứ VI, VII, VIII, IX của Đảng xác định thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Nghị quyết 6, khoá X khẳng định “phân phối và phân phối lại phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động, doanh nghiệp và bảo đảm lợi ích quốc gia”.

Page 17: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

17

tạp lao động và điều kiện lao động) dẫn tới mức lương trong thang bảng lương thấp hơn thị trường; quan hệ tiền lương giữa các loại lao động còn rất bình quân (cao nhất 9,1 lần so với mức lương tối thiểu chung trong khi đó quan hệ trên thị trường khoảng 20 – 25 lần).

- Thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định theo chức danh nghề, nhóm nghề còn chung chung, chưa đầy đủ; Thiết kế chủ yếu theo thâm niên (có ngành phù hợp, có ngành không phù hợp), khoảng cách giữa các bậc lương thấp, chưa trở thành thước đo giá trị lao động để phân phối mà chủ yếu để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chưa khuyến khích thỏa đáng lao động có kỹ thuật cao, lao động quản lý;

- Cơ chế quản lý tiền lương chưa thực sự phù hợp, vẫn dựa trên các thông số tính lương (như lao động, hệ số lương, hệ số điều chỉnh tăng thêm, đơn giá tiền lương) mà chưa xác định theo từng vị trí, chức danh công việc trong cân đối tương quan tiền lương với thị trường;

- Chưa xác định được mức lương phù hợp đối với viên chức quản lý doanh nghiệp gắn với các tiêu chí hiệu quả, tiền lương vẫn được xác định trên cơ sở hệ số lương và tăng theo hiệu quả kinh doanh hàng năm.

- Công tác kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu chưa thường xuyên, trong khi các chỉ tiêu kinh doanh, lao động, tiền lương đều do doanh nghiệp xác định, cho nên về cơ bản chủ sở hữu không quản lý được tiền lương của doanh nghiệp; Nội dung quản lý lao động, tiền lương trong từng doanh nghiệp chưa thực sự được đổi mới theo cơ chế thị trường, còn mang nặng íhành chính, kỹ thuật cao thấp hơn so với thị trường, không khuyến khích được lao động chưa thực sự tổ chức sắp sếp lao động một cách khoa học,

- Chưa thực hiện được chủ trương Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê với giám đốc để gắn quyền lợi (tiền lương, tiền thưởng) và trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; chưa ban hành được cơ chế tiền lương phù hợp đối với công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước và người đại diện vốn của nhà nước, III. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. Những mặt được:

- Chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách tiền lương theo cơ chế kinh tế thị trường là đúng đắn, thể hiện: Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên thị trường theo nguyên tắc thoả thuận; thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu;

Page 18: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

18

- Việc đổi mới nội dung quản lý nhà nước về tiền lương được thực hiện từng bước (vừa thực hiện vừa điều chỉnh) phù hợp với quá trình phát triển của giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập.

- Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất, trở thành lưới an toàn chung để bảo vệ người lao động làm công ăn lương trong kinh tế thị trường là một công cụ, chính sách đúng đắn và là xu thế tất yếu, khách quan coi tiền lương tối thiểu là công cụ quan trọng của Nhà nước về quản lý tiền lương trong kinh tế thị trường và được luật hóa. Mức lương tối thiểu tối thiểu được quy định theo vùng và điều chỉnh tăng dần phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, mức tiền công của từng vùng và khả năng chi trả của các doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm việc làm cho người lao động và an sinh xã hội.

- Hệ thống thang lương, bảng lương do Chính phủ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước là phù hợp trong giai đoạn đầu chuyển đổi, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước; đối với doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI, Nhà nước chỉ quy định nguyên tắc chung tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp sắp xếp tổ chức lao động, xây dựng hệ thống trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp.

- Cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được đổi mới theo nguyên tắc thị trường và hội nhập quốc tế trờn cơ sở bảo đảm quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong xác định tiền lương và trả lương gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.2. Những tồn tại, hạn chế:

- Mức lương tối thiểu còn thấp, điều chỉnh chưa linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, gắn với thị trường lao động; phân biệt theo loại hình doanh nghiệp nên chưa phù hợp với cam kết quốc tế khi thực hiện hội nhập;

- Hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay không còn phù hợp, đang tạo sự rà buộc, hạn chế doanh nghiệp trong việc thực hiện các chế độ cho người lao động bình đẳng với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp khác;

- Cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự gắn tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh gắn với tiền lương, tiền thưởng chưa đầy đủ (Nhà nước quản lý tiền lương “đầu vào”, còn tiền lương cao hay

Page 19: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

19

thấp tuỳ thuộc vào năng suất, hiệu quả "đầu ra" của doanh nghiệp, dẫn đến xu hướng chung là tốc độ tăng tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận), Chưa tách rõ chức năng quản lý về tiền lương của cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan chủ sở hữu và của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường; một số nội dung còn lẫn với chức năng của doanh nghiệp.

Cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI, mặc dù quy định quyền tự chủ của doanh nghiệp và người lao động, nhưng chưa hình thành được cơ chế thương lượng, thỏa thuận tiền lương dẫn đến nhiều doanh nghiệp ép mức tiền công của người lao động.

3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:- Hiểu biết về kinh tế thị trường còn hạn chế, đặc biệt là thực tiễn của

kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách quản lý tiền lương, thu nhập nói riêng vẫn coi khu vực doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận gắn liền với khu vực hành chính, sự nghiệp, chưa thực sự tách riêng, trong khi đó doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chính sách tiền lương có sự đen xen phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước còn tồn tại quan điểm phân phối tiền lương bình quân hơn là phân phối theo lao động và kết quả công việc, tư tưởng ỉ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, chưa quan tâm thực sự đến công tác lao động, tiền lương, phân phối tiền lương, tiền thưởng theo công việc được giao, chức vụ đảm nhận, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc; các viên chức doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian dài vẫn được coi là viên chức nhà nước, thực hiện theo chế độ bổ nhiệm lâu dài, không gắn kết quả điều hành doanh nghiệp với tiền lương, tiền thưởng do vậy không xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu đối với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI chưa thực sự quan tâm nhiều đến xây dựng một chính sách phân phối tiền lương, tiền thưởng ổn định. Bên cạnh đó, cơ chế thoả thuận, thương lượng về tiền lương tại doanh nghiệp chưa trở thành thông lệ theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, còn thiếu khung pháp lý, quy định hiện hành còn mang tính chung chung, do đó phần lớn các thoả ước lao động tập thể được ký kết hiện nay ở các doanh nghiệp chưa thực chất và đều mang nặng tính hình thức, sao chép lại các nội dung quy định trong Bộ Luật Lao động.

- Các chính sách có liên quan đến chính sách tiền lương và thu nhập

Page 20: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

20

của người lao động, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sách tài chính, hỗ trợ thông tin thị trường... chưa được thực hiện đồng bộ với việc chính sách phân phối tiền lương, thu nhập, do đó chưa góp phần cùng với chính sách tiền lương thực hiện sự công bằng, bình đẳng trong phân phối của các doanh nghiệp đối với người lao động.

- Trong kinh tế thị trường, cơ chế thỏa thuận về tiền lương ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp là một trong những cơ chế quan trọng của chính sách phân phối tiền lương và đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là năng lực của tổ chức công đoàn cơ sở còn rất hạn chế, bị phụ thuộc vào chủ sử dụng lao động (về việc làm và tiền lương), nên chưa thực hiện được đầy đủ vai trò đại diện cho tập thể người lao động và chưa trở thành đối trọng bình đẳng với người sử dụng lao động dẫn đến đàm phán, thỏa thuận tiền lương nhìn chung chưa phát huy tác dụng, còn mang tính hình thức;

- Công tác tuyên truyển, phổ biến pháp luật về tiền lương, việc kiểm tra, thanh tra của Nhà nước chưa được thường xuyên, việc xử lý những sai phạm của doanh nghiệp chưa nghiêm; người lao động thiếu thông tin về tiền lương trên thị trường, thiếu năng lực và kinh nghiệm thoả thuận tiền lương, dẫn đến người lao động luôn bị sức ép về việc làm, thu nhập và luôn ở trong thế yếu và bị động trong thoả thuận tiền lương.

CHƯƠNG III ĐỔI MỚI NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

I. YÊU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Hiện nay, nền kinh tế tiếp tục chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh thống nhất (luật đầu tư chung, luật doanh nghiệp chung) đòi hỏi Nhà nước phải đổi mới chính sách quản lý tiền lương, một mặt vừa bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, nhưng mặt khác vẫn quản lý được hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp có cổ phấn, vốn góp theo nguyên tắc thị trường, cụ thể:

- Quản lý nhà nước về tiền lương phải phân định rõ chức năng của

Page 21: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

21

Nhà nước và quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong cơ chế trả lương, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp theo cơ chế thị trường,

- Quản lý nhà nước về tiền lương vừa phải bảo đảm sự linh hoạt của chính sách tiền lương để thích nghi với sự biến động của thị trường và của nền kinh tế, đồng thời có các công cụ để điều chỉnh quan hệ cung cầu về lao động, bảo vệ người lao động, bảo đảm phân phối công bằng về lợi ích kinh tế. .

- Quản lý nhà nước về tiền lương phải xây dựng khung pháp lý để hình thành, tăng cường cơ chế thương lượng, thoả thuận về tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động trong xác định tiền lương và trả lương phù hợp với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động ở từng vùng, từng ngành. II. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Quan điểm đổi mớia) Quan điểm chung

- Tiền lương là yếu tố của sản xuất, phải được xác định theo nguyên tắc thị trường, đồng thời kết hợp với nguyên tắc công bằng, trong đó tiền lương phải được trả đúng giá trị trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí lao động, có tính đến quan hệ cung cầu lao động; thực hiện cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận tiền lương giữa các bên trong quan hệ lao động dựa trên cơ sở quy định của luật pháp nhằm bảo đảm tính công bằng trong phân phối tiền lương.

- Chính sách tiền lương tối thiểu phải đảm bảo đủ sống, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, phản ánh được mức tiền công trên thị trường lao động đối với lao động làm công việc giản đơn, đồng thời không làm giảm cơ hội việc làm trên thị trường lao động.

- Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lý nhà nước về tiền lương, thu nhập trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện vai trò chủ sở hữu đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước gắn tiền lương với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn. b) Quan điểm đối với từng loại hình doanh nghiệp

b.1. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước:- Việc đổi mới chính sách tiền lương, thu nhập đối với các doanh

nghiệp 100% vốn nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó

Page 22: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

22

xác định và phân tách rõ giữa vai trò quản lý nhà nước với vai trò diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước quy định nguyên tắc chung trong xác định tiền lương, tiền thưởng gắn với các chỉ tiêu năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở đầu ra.

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực có lợi thế, doanh nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên thì Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát tiền lương ở đầu vào và đầu ra để bảo đảm bình đẳng về tiền lương so với các doanh nghiệp không có lợi thế.

b.2. Đối với doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI- Cơ chế tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp dân doanh, doanh

nghiệp FDI phải hoàn toàn thực hiện theo cơ chế thị trường dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lý trong kinh tế thị trường thông qua quy định về lương tối thiểu, chế độ trả lương, kiểm tra, giám sát thực hiện

- Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, nhất là tổ chức công đoàn cơ sở 2. Nguyên tắc đổi mới

- Chính sách tiền lương phải được hình thành thành trên cơ sở thoả thuận, tạo bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp; Tăng cường tính linh hoạt của tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.

- Chính sách tiền lương được đổi mới phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế và hội nhập, nhưng phải trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn tiền lương với năng suất, kết quả lao động của người lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kế thừa các ưu điểm của chính sách tiền lương hiện hành, như mức lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất; bảo đảm quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong xác định tiền lương và trả lương; quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tách bạch tiền lương của người lao động và tiền lương của viên chức quản lý.III. ĐỔI MỚI NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP1. Đối với doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI 1.1. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý

Page 23: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

23

a) Về lương tối thiểuXây dựng chính sách tiền lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu

của người lao động; Xác định và thực hiện mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động ở từng vùng; Nghiên cứu thực hiện thí điểm công bố mức lương tối thiểu theo giờ để áp dụng đối với một số nghề, công việc có tính chất không thường xuyên, làm việc không trọn ngày, trọn tuần; Tiếp tục triển khai thực hiện tiền lương tối thiểu ngành b) Về thang lương, bảng lương:

Việc xây dựng, ban hành một thang lương, bảng lương áp dụng phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động thuộc quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nhà nước quy định một số nguyên tắc chung, nhưng bỏ việc đăng ký thang bảng lương với cơ quan lao động địa phương. c) Cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập:

Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương theo đúng chức năng quản lý nhà nước theo cơ chế thị trường; quy định khung pháp lý cơ bản để tăng cường cơ chế thoả thuận về tiền lương với một số yêu cầu cụ thể đối với các doanh nghiệp; Nhà nước thông qua Uỷ ban quan hệ lao động, tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động, khuyến nghị các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương, 1.2. Hệ thống tổ chức thực thi chính sách tiền lương a) Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ quy định hoặc ban hành theo phân cấp chính sách chung về tiền lương trong doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI; tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động có sự phối hợp của các Bộ ngành liên quan và phải tập trung vào các hoạt động sau: Ban hành các tài liệu hướng dẫn về tiền lương; Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động, về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường; Tổ chức hoạt động thông tin về pháp luật lao động cho người lao động; Tổ chức dịch vụ tư vấn, hướng dẫn pháp luật cho người lao động không vì mục đích lợi nhuận.b) Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động,

Page 24: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

24

tiền lương ở địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương và người lao động.c) Đối với doanh nghiệp

Bộ phận làm công tác nhân sự, lao động, tiền lương của doanh nghiệp căn cứ vào quy định của pháp luật và tham khảo các mức lương trên thị trường cho các công việc tương tự để xây dựng chính sách tiền lương cho phù hợp; Tổ chức công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp triển khai xây dựng và thực hiện các quy định về tiền lương mà pháp luật quy định để bảo đảm quyền cho người lao động; căn cứ vào tình hình thực tế hoặc lợi ích từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.1.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát

Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần đổi mới theo hướng: tập trung vào những doanh nghiệp xảy ra nhiều cuộc tranh chấp lao động; Xây dựng quy trình và cơ chế tự thanh tra của các doanh nghiệp về thực hiện pháp luật lao động trong doanh nghiệp, định kỳ báo cáo cơ quan quản lý địa phương và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc tự thanh tra. Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn; Đối với các doanh nghiệp áp dụng các bộ quy tắc ứng xử trong quá trình thực hiện “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.2. Đối với doanh nghiệp nhà nước 2.1. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý

Với tư cách chủ sở hữu đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc là cổ đông ở các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước, ngoài các quy định chung (như doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI), Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:2.1.1. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

a) Về tiền lương tối thiểu:Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện các quy định về

lương tối thiểu bình đẳng như doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI, gồm mức lương tối thiểu, địa bàn quy định và cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu.

b) Về thang lương, bảng lương:Đối với người lao động theo hợp đồng lao động Nhà nước quy định

Page 25: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

25

cụ thể hơn8 về mức lương bậc 1, khoảng cách giữa các bậc lương, bội số lương theo ngành, nghề... hoặc quy định một số bảng lương khung theo ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề nhằm bảo đảm tính thống nhất tương đối giữa các ngành, nghề. Đối với viên chức quản lý theo chế độ bổ nhiệm, Nhà nước quy định bảng lương chức vụ theo hạng doanh nghiệp

c) Về cơ chế quản lý tiền lương (Tiếp tục tách riêng tiền lương của người lao động và tiền lương của viên chức quản lý)

Đối với người lao động theo hợp đồng lao căn cứ vào các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tiêu chí điều kiện do Nhà nước quy định, doanh nghiệp tự xác định tiền lương theo vị trí, chức danh công việc, quyết định tiền lương bình quân, tổng quỹ lương của người lao động và gửi chủ sở hữu trước khi thực hiện.

Đối với viên chức quản lý theo chế độ bổ nhiệm tiền lương được xác định theo năm, tạm ứng hàng tháng căn cứ vào kết quả, hiệu quả kinh doanh và kết quả hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp. Nhà nước quy định mức lương cơ bản theo hạng doanh nghiệp làm nền để tính tiền lương của viên chức quản lý.

- Đối với doanh nghiệp hoạt động ở những ngành đặc thù Nhà nước có cơ chế tiền lương riêng, đồng thời cùng với chính sách thuế, chính sách sử dụng vốn, tài nguyên để điều tiết bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp.

- Quy định việc công khai tiền lương, tiền thưởng, thuế thu nhập cá nhân hàng năm của các viên chức quản lý (do chủ sở hữu công bố); thực hiện đóng thuế, bảo hiểm xã hội trên thu nhập (tiền lương, tiền thưởng).

- Tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương thí điểm ký hợp đồng thuê Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước và trả lương cho các chức danh quản lý này theo mặt bằng tiền lương chung trên thị trường.1.2.2. Đối với doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước:

Các doanh nghiệp thực hiện quy định về tiền lương tối thiểu, thang lương, bảng lương và cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập như doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI, gồm mức lương tối thiểu, địa bàn quy định và cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu. Nhà nước quản lý tiền lương, tiền thưởng đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thông qua việc

8 Tránh trường hợp doanh nghiệp có lợi thế xây dựng mức lương quá cao, doanh nghiệp không có lợi thế thì kéo dài bậc lương, xây dựng mức lương thấp gây thiệt thòi cho người lao động

Page 26: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

26

ban hành các tiêu chí, điều kiện xác định tiền lương và người đại diện vốn nhà nước. Hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người đại diện vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước 2.2. Hệ thống tổ chức thực thi chính sách tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước về lĩnh vực tiền lương.

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:- Nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách tiền

lương chung đối với doanh nghiệp nhà nước trên phạm vị cả nước.- Tổ chức hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát chung việc thực

hiện chính sách tiền lương của doanh nghiệp nhà nước.b) Cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nước:- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, phê duyệt quỹ, chế độ, chính

sách lao động, tiền lương, tiền thưởng của các doanh nghiệp nhà nước. c) Đối với doanh nghiệp:Lập kế hoạch tiền lương; Xây dựng quỹ tiền lương và thù lao kế

hoạch; Xây dựng quy chế trả lương, thù lao và quy chế thưởng của viên chức quản lý; quy chế trả lương, quy chế thưởng của người lao động để áp dụng trong công ty theo quy định của pháp luật.2.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát

a) Các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước, gồm:Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; Kiểm toán nhà nước; Hệ

thống cơ quan Thuế; Thanh tra Chính phủ, Thanh tra lao động.b) Cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nước kiểm

tra, giám sát việc thực hiện của các công ty.c) Các tổ chức, cá nhân giám sát việc thực hiện của doanh nghiệp:

Kiểm soát viên. Các tổ chức đảng, đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên). Người lao động.IV. KHUYẾN NGHỊ LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Chính sách tiền lương tối thiểu (chung đối với các loại doanh nghiệp)

a) Giai đoạn từ năm 2011 – 2015Trong giai đoạn này tiếp tục hoàn chỉnh các quy định của pháp luật về

Page 27: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

27

mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu ngành - Bỏ mức khống chế trần về tiền lương tối thiểu khi xác định đơn giá

tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước.- Thúc đẩy việc thực hiện thí điểm ký kết thỏa ước lao động tập thể

ngành.- Điều tra, khảo sát và thí điểm việc công bố mức lương tối thiểu giờ

đối với một số nghề, công việc có tính chất không thường xuyên, liên tục hoặc không làm chọn ngày.

b) Giai đoạn từ năm 2016 – 2020- Thực hiện tiền lương tối thiểu thống nhất theo giờ phải bảo đảm nhu

cầu tối thiểu của người lao động.- Thực hiện tiền lương tối thiểu ngành thông qua thoả ước lao động

tập thể ngành, trong đó tiền lương tối thiểu ngành phải dựa trên tiền lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định.2. Về thang lương, bảng lương:2.1. Đối với doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI:

a) Giai đoạn từ năm 2011 – 2015- Nhà nước vẫn tiếp tục quy định cụ thể hơn các nguyên tắc xây dựng

thang bảng lương như mức lương bậc 1, khoảng cách giữa các bậc lương; số bậc lương; mức lương trả cho lao động đã qua đào tạo nghề.

- Các công ty, doanh nghiệp tự chủ trong việc xây dựng thang lương, bảng lương bảo đảm các nguyên tắc do Chính phủ quy định (bỏ việc đăng ký với cơ quan lao động địa phương).

b) Giai đoạn từ năm 2016 – 2020Nhà nước không quy định trực tiếp các nguyên tắc chung xây dựng

thang lương, bảng lương, mà thông qua Uỷ ban quan hệ lao động, tổ chức đại diện của người lao động, người sử dụng lao động khuyến nghị các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương (về mức lương bậc lương, khoảng cách giữa các bậc lương, mức lương đối với các cấp trình độ nghề) hoặc khuyến nghị các thang lương, bảng lương khung theo loại lao động để các doanh nghiệp tham khảo xây dựng thang lương, bảng lương.2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước (100% vốn nhà nước):

a) Giai đoạn từ năm 2011 – 2015• Trong thời gian chưa sửa đổi Bộ luật Lao động (năm 2011 –

2012):

Page 28: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

28

- Nhà nước bổ sung hướng dẫn việc xếp lương cho người lao động theo 3 cấp trình độ nghề theo Luật Dạy nghề (gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề).

- Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương đối với người lao động gắn với vị trí, chức danh công việc, bảo đảm tương quan hợp lý giữa các ngành, nghề.

- Khi thực hiện quan hệ tiền lương mới năm 2011 hoặc 2012 theo đề án cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ ban hành bảng lương chức vụ để xếp lương đối với các chức danh quản lý doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; đối với người lao động, Chính phủ quy định một số nguyên tắc chung và giao cho doanh nghiệp xây dựng gắn với chức danh công việc, bảo đảm tương quan hợp lý giữa các ngành, nghề.

• Sau khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động (năm 2012 – 2015):- Nhà nước quy định các nguyên tắc chung, giao cho doanh nghiệp

xây dựng phự hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. - Quy định bảng lương chức vụ theo hạng doanh nghiệp đối với các

viên chức quản lý do Nhà nước bổ nhiệm với quan hệ tiền lương mới được cân đối với khu vực hành chính. Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn để doanh nghiệp căn cứ vào đó để tự định hạng và chịu trách nhiệm trước pháp luật (không phải trình chủ sở hữu ra quyết định như hiện nay).

b) Giai đoạn từ năm 2016 – 2020- Nhà nước chỉ quy định bảng lương chức vụ theo hạng doanh nghiệp

tương quan với các các mức lương trên thị trường đối với các viên chức quản lý do Nhà nước bổ nhiệm. Thực hiện điều tra, khảo sát, công bố quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa trên thị trường, xây dựng một số thang lương, bảng lương khung trong khu vực sản xuất kinh doanh và để các doanh nghiệp tham khảo khi xây dựng thang, bảng lương phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp. 3. Cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập:

Trong thời gian chuyển đổi các cơ chế, chính sách chung phù hợp với nguyên tắc của kinh tế thị trường thì cơ chế quản lý tiền lương thực hiện theo hướng quy định quyền tự chủ của các doanh nghiệp trong xác định tiền lương và trả lương cho người lao động, nhưng việc quản lý có sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, cụ thể: 3.1. Đối với doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI

a) Giai đoạn từ năm 2011 – 2015

Page 29: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

29

- Tiếp tục duy trì các quy định liên quan đến nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, mức lương bậc 1, khoảng cách giữa các bậc lương, mức lương trả cho lao động đã qua đào tạo nghề, mức lương đối với công việc năng nhọc độc hại nguy hiểm, thỏa ước lao động...

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà; Thực hiện điều tra, khảo sát và công bố một số thông tin thị trường lao động như mức lương bình quân của các ngành, nghề, công việc để các doanh nghiệp và người lao động tham khảo khi thương lượng, thoả thuận tiền lương; Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến tiền lương như phương pháp xác định giá trị công việc, định mức lao động, thang lương, bảng lương, quy chế chi trả lương thống nhất để các doanh nghiệp vận dụng.

b) Giai đoạn từ năm 2016 – 2020Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương theo đúng chức năng quản lý

nhà nước theo cơ chế thị trường thông qua việc quy định các chế độ, hình thức tiền lương, mức lương tối thiểu, đồng thời hướng dẫn, cung cấp thông tin thị trường, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và điều tiết, điều chỉnh chính sách.3.2. Đối với doanh nghiệp nhà nước:

Để phù hợp với lộ trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, cần tập trung thực hiện theo một số nội dung như sau:

a) Giai đoạn từ năm 2011 – 2015- Tiếp tục quản lý tiền lương, thu nhập đối với các doanh nghiệp

100% vốn nhà nước thông qua các tiêu chí, điều kiện, chỉ tiêu năng suất lao động phải tính trên giá trị gia tăng nhằm thể hiện đầy đủ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lựa chọn để thí điểm thực hiện quản lý tiền lương một số công ty gắn với các chỉ tiêu hiệu quả, kết quả điều hành sản xuất kinh doanh, còn tiền lương của người lao động do công ty quyết định phù hợp với mặt bằng tiền công trên thị trường lao động. Đối với công ty có các yếu tố lợi thế ngành, nghề, Nhà nước có các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn trong việc xác định tiền lương thông qua việc tính đơn giá tiền lương trên giá trị gia tăng, kiểm soát các yếu tố xác định tiền lương (năng suất lao động, lợi nhuận) nhằm bảo đảm tiền lương phù hợp với năng suất lao động, hiệu quả và bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước khác không có lợi thế.

b) Giai đoạn từ năm 2016 – 2020Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở tăng quyền

Page 30: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

30

chủ động cho doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện của Nhà nước để lập kế hoạch tiền lương ở đầu vào, gửi cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nước giám sát; xác định tiền lương được hưởng gắn với kết quả kinh doanh ở đầu ra và toàn quyền trả lương cho người lao động theo quy chế của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật, công khai tiền lương, tiền thưởng, thuế thu nhập.V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1. Đối với Nhà nước

a) Sửa đổi các quy định về tiền lương trong Bộ luật Lao động; nghiên cứu xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu hoặc Luật Tiền lương theo hướng thiết lập, tăng cường cơ chế thoả thuận, thương lượng về tiền lương; sửa đổi quy định về bảo hiểm xã hội theo hướng đóng bảo hiểm trên thu nhập thực tế của người lao động, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện đồng bộ, phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

b) Củng cố hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động (hình thành Ủy ban Tiền lương quốc gia) để tham vấn, tư vấn, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tiền lương ở các doanh nghiệp, nhất là việc khuyến nghị thực hiện các nội dung về lương tối thiểu, thang bảng lương và cơ chế thỏa thuận, thương lượng, trả lương tại các doanh nghiệp.

c) Phát triển các hoạt động tư vấn lao động, tiền lương; thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động; cung cấp thông về lao động, tiền lương tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp tham khảo khi thương lượng, thỏa thuận về việc làm, tiền lương.

d) Tách dần các chính sách xã hội, tiền lương tối thiểu áp dụng cho khu vực hành chính với khu vực sản xuất, kinh doanh để thực hiện tiền lương khu vực sản xuất theo nguyên tắc thị trường, trong đó xác định, quyết định và điều chỉnh tiền lương của khu vực hành chính tương quan theo tiền lương của khu vực sản xuất, kinh doanh.

đ) Hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động làm cơ sở thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước; Xây dựng chế độ giám sát, công bố công khai tiền lương, thu nhập của các viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước;

e) Nghiên cứu phương pháp tính tiền lương của doanh nghiệp nhà nước trong mối tương quan với tiền lương và hiệu quả của các doanh

Page 31: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

31

nghiệp khác cùng ngành nghề và mặt bằng tiền lương trên thị trường; f) Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các

doanh nghiệp có vốn nhà nước, đồng thời đổi mới cơ chế, chính sách giao nhiệm vụ cho người đại diện vốn, nhất là giao nhiệm vụ phát triển vốn, lợi tức mang lại gắn với chế độ thưởng/phạt rõ ràng về tiền lương, tiền thưởng của người đại diện.

g) Nghiên cứu, xây dựng mô hình cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở đó tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu về lĩnh vực lao động, tiền lương.

h) Thực hiện đồng bộ các chính sách thuế, chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sách sử dụng vốn, tài nguyên, cơ chế kiểm soát thu nhập, thanh toán không dùng tiền mặt; có biện pháp để kiểm tra, giám sát việc hạch toán của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tránh trường hợp doanh nghiệp khai lỗ giả để trốn thuế, trả lương thấp cho người lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách tiền lương doanh nghiệp.

i) Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách lao động, tiền lương của doanh nghiệp; củng cố bộ phận làm công tác lao động ở các doanh nghiệp; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước và của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực tiền lương, tiền công.2. Đối với doanh nghiệp

a) Củng cố, nâng cao năng lực của bộ phận quản lý nhân sự, nâng cao khả năng cạnh tranh và ổn định đội ngũ lao động gắn bó với doanh nghiệp, trong đó chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tiền lương, tiền thưởng và cơ hội thăng tiến của người lao động.

b) Hoàn thiện hệ thống chức danh tiêu chuẩn viên chức quản lý, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, hệ thống định mức lao .

c) Xây dựng một hệ thống tiền lương linh hoạt dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh thực tế

d) Duy trì cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương giữa 2 bên (người lao động hay đại diện người lao động và người sử dụng lao động hay đại diện người sử dụng lao động) định kỳ hàng năm. 3. Đối với các cơ quan liên quan

a) Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu các giải pháp để củng cố, tăng cường, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở

Page 32: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

32

ở các địa phương và các doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn, cần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là kỹ năng đàm phán, đối thoại, thương lượng .

b) Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng phương án thực hiện trả lương qua tài khoản thống nhất nhằm quản lý tiền lương và thu nhập của người lao động một cách công khai và có cơ chế khuyến khích sự minh bạch về tài chính và thu nhập của người lao động, tránh các hiện tượng trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, gây thiệt thòi cho người lao động.

c) Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng hệ thống hạch toán kế toán doanh nghiệp thống nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp để hạch toán đúng, đủ chi phí lao động, chi phí tiền lương ở doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chia nhỏ tiền lương của người lao động thành các khoản phụ cấp, trợ cấp để trốn thuế, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước; nghiên cứu điều chỉnh một số nội dung trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp để loại trừ thu nhập chịu thế đối với các khoản về tiền lương, thu nhập của người lao động.

d) Các cơ quan có liên quan nghiên cứu có chính sách hỗ trợ hoặc quy định các chính sách yêu cầu doanh nghiệp phải có chính sách hỗ trợ nhà ở, chế độ phúc lợi khác đối với người lao động, nhất là những người lao động ngoại tỉnh, lao động làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động.KẾT LUẬN

Đổi mới nội dung quản lý nhà nước về tiền lương trong các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, quyết định trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung quản lý tiền lương ở Việt Nam trong thời gian qua đã được đổi mới, hoàn thiện phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, đó là việc tách dần khỏi chính sách tiền lương của khu vực hành chính sự nghiệp, thực hiện chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về tiền lương và quy định quyền tự chủ của doanh nghiệp quyết định xếp lương và trả lương cho người lao động gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy, nội dung quản lý nhà nước về tiền lương hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định, như việc tồn tại 2 hệ thống tiền lương tối thiểu áp dụng cho khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài;

Page 33: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

33

Nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào cơ chế tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó buông lỏng quản lý đối với các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nghiệp FDI; Ký kết thoả ước lao động tập thể còn nặng về hình thức, năng lực và vai trò của công đoàn còn hết sức hạn chế; cơ chế thoả thuận tiền lương còn sơ khai và chưa thực chất, chưa hiệu quả; Phân hoá tiền lương có chiều hướng tăng lên một cách không lành mạnh do thị trường lao động kém phát triển, khung khổ luật pháp chưa hoàn chỉnh và thiếu chế tài cần thiết.

Page 34: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

34

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ

MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀI. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Các nước phát triến như Mỹ, CHLB Đức và các nước trong khu vực Châu Á như Trung quốc, Hàn Quốc… rất coi trọng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN). Bản chất dạy nghề là dạy thực hành và dạy trong sản xuất, vì vậy năng lực dạy học nhất là năng lực dạy thực hành nghề rất được quan tâm, trong dó năng lực tiếp cận công nghệ mới (CNM) trong sản xuất là đặc trưng của dạy thực hành nghề. Ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ GVDN, chuẩn nghề nghiệp, nâng cao năng lực dạy học, nâng cao năng lực dạy thực hành cho GVDN…. nhưng chưa có công trình nghiên cứu nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất cho đội ngũ GVDN các trường dạy nghề trong môi trường hội nhập quốc tế và những thay đổi nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật-công nghệ.II. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Công nghệ và công nghệ mới trong sản xuất

1.1. Công nghệ: Có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghệ, tuy nhiên định nghĩa trong Luật Khoa học công nghệ là bao quát hơn: “ Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”

1.2. Công nghệ mới: Theo Luật chuyển giao công nghệ (Luật số 80/2006/QH11): Công nghệ mới (CNM) là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng công nghệ mới được hiểu và bao gồm: Công nghệ cao, công nghệ tiến tiến; công nghệ mới là sản phẩm, là kết quả của việc đổi mới công nghệ…

Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, quan niệm về CNM trong sản xuất còn được hiểu là những CNM áp dụng, công nghệ tiên tiến mà các

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚITRONG SẢN XUẤT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ

MÃ SỐ: CB2010-01-07Đơn vị chủ trì: Hội Dạy nghề Việt Nam Chủ nhiệm: TS. Phan Chính ThứcThư ký: CN. Nguyễn Thị Phương Thuý

Page 35: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

35

chương trình đào tạo chưa được cập nhật kịp thời.2. Giáo viên dạy nghề 2.1. Giáo viên dạy nghề

Theo Luật dạy nghề (2006) và Luật giáo dục sửa đổi (2009) người dạy trong các cơ sở dạy nghề (CSDN) bao gồm: Giảng viên dạy nghề, giáo viên dạy nghề (trong đề tài gọi chung là giáo viên dạy nghề-GVDN). Thiên chức của GVDN là dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Đó chính là tính đặc thù của nghề GVDN. Hoạt động của GVDN rất đa dạng và phức tạp, có nội dung cơ bản sau: Hoạt động giảng dạy; Hoạt động nghiên cứu, triển khai thành tựu kỹ thuật công nghệ sản xuất vào vào giảng dạy; Hoạt động học tập tự bồi dưỡng; Hoạt động giáo dục học sinh, sinh viên; Hoạt động xã hôi…. 2.2. Phân tích nghề dạy nghề (nghề dạy học)

Cũng như tất cả các nghề xã hội, dạy nghề là một nghề. Đào tạo và sử dụng GVDN cũng phải tuân thủ những qui trình cơ bản chung cho tất cả các nghề trong mối quan hệ qua lại giữa khu vực lao động và khu vực đào tạo. Ở góc độ lao động, bên sử dụng đưa ra các tiêu chuẩn (kĩ năng, năng lực) nghề nghiệp trên cơ sở phân tích hoạt động nghề. Tiêu chuẩn này là nền tảng cho xử lí các quan hệ lao động, đồng thời làm căn cứ cho hoạt động tổ chức triển khai đào tạo, đánh giá và cấp văn bằng, chứng chỉ. Căn cứ thực tiễn là tiêu chuẩn, là điều kiện quan trọng để xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GVDN. Thực tiễn ở đây chính là hoạt động nghề nghiệp, hoạt động dạy học của người GVDN được thể hiện qua việc phân tích nghề GVDN. Áp dụng phân tích nghề DACUM để tiến hành phân tích chi tiết các nhiệm vụ, công việc của nghề GVDN. Kết quả phân tích nghề GVDN là cơ sở xác định nhiệm vụ, công việc của người GVDN. (xem bảng 1)

Bảng 1 : Biểu đồ DACUM năng lực dạy học của GVDNTT12345678

Nhiệm vụA. Chuẩn bị dạy học

B. Thực hiện dạy học

Công việcA01. Chuẩn bị thiết kế bài họcA02. Thiết kế bài họcA03. Chuẩn bị trình chiếu điện tửA04. Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy họcA05. Chuẩn bị thiết bị, nguyên vật liệuB01. Ổn định lớp, kiểm tra an toànB02. Mở đầu bài họcB03. Giới thiệu mục tiêu bài học

Page 36: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

36

Từ biểu đồ phân tích nghề DACUM có thể thấy rằng rất nhiều nhiệm vụ và công việc của GVDN trong các trường dạy nghề liên quan đến bồi dưỡng nâng cao năng lực chung, các năng lực chuyên biệt trong đó có năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất. Nâng cao năng lực tiếp cận CNM nhằm giúp cho GVDN trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ và công việc của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.3. Năng lực

Có nhiều cách hiểu về năng lực, nhưng điểm chung là: Năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. Về bản chất, năng lực được tạo bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại riêng lẻ mà chúng hòa quyện, đan xen vào nhau. Năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất là một nội dung trong năng lực chuyên môn của GVDN và có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên các yếu tố quản lý (tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng, chính sách tạo môi trường và điều kiện…) có tác động tích cực vào nâng cao năng lực của GVDN III. NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT - THÀNH TỐ CỦA MÔ HÌNH NHÂN CÁCH, CẤU TRÚC NĂNG LỰC, CHUẨN GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ VÀ DẠY THỰC HÀNH NGHỀ 1. Thành tố trong mô hình nhân cách giáo viên dạy nghề

91011121314151617181920

C. Kiểm tra, đánh giá

B04. Tổ chức hoạt động học tậpB05. Kiểm tra nhận thức của người họcB06. Tiểu kếtB07. Thao tác mẫu (trình diễn kỹ năng)B08. Tổ chức nhóm luyện tậpB09. Hướng dẫn luyện tậpB10. Đánh giá, kết thúc luyện tậpC01. Soạn câu hỏi, bài tập kiểm traC02. Soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quanC03. Đánh giá trắc nghiệm, tự luậnC04. Đánh giá bài kiểm tra thực hànhC05. Xếp loại học viên

Page 37: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

37

Người GVDN cùng một lúc đồng thời thể hiện nhiều vai trò, trách nhiệm khác nhau trong xã hội. Hiện có nhiều quan điểm về mô hình nhân cách người GVDN. Theo quan điểm giáo dục học, nhân cách GVDN bao gồm 2 thành tố cơ bản là Phẩm chất và Năng lực. Năng lực tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất là thành tố trong mô hình nhân cách của GVDN.

Sơ đồ 1 : Mô hình nhân cách GVDN2. Thành tố trong cấu trúc năng lực giáo viên dạy nghề

Năng lực là đặc điểm tâm lý cá nhân đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện để thực hiện có kết quả hoạt động đó. Nói cách khác, năng lực là sự tổng hợp các thuộc tính độc đáo của nhân cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả. Năng lực của GVDN bao gồm các thành tố : Năng lực chuyên môn, Năng lực sư phạm; Năng lực xã hội. Như vậy, năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất là một nội dung của năng lực chuyên môn; nhưng đồng thời cũng là nội dung của năng lực dạy học trong năng lực sư phạm của GVDN.

Nhân cách GVDN

Phẩm chất Năng lực

Năng lực của giáo viêndạy nghề

Năng lực sư phạm

Năng lực day học

Sơ đồ 2. Cấu trúc năng lực GVDN

Năng lực giáo dục

Năng lực chuyên môn

Năng lực xã hội

Page 38: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

38

3. Thành tố trong chuẩn giáo viên dạy nghềChuẩn nghề của giảng viên, giáo viên dạy nghề bao gồm 4 tiêu chí

với 16 tiêu chuẩn cụ thể (ban hành theo thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 về Quy định Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề)

TIÊU CHÍ

TITT ÊII UCHCC ÍHH

TIÊU CHÍ

Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đứcnghề nghiệp, lối sống (3 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đứcnghề nghiệp, lối sống (3 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đứcnghề nghiệp, lối sống (3 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn(2 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn(2 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn(2 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề(9 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề(9 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề(9 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học (2 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp,nghiên cứu khoa học (2 tiêu chuẩn)

Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học (2 tiêu chuẩn)

Sơ đồ 3 : Hệ thống tiêu chí của Chuẩn Giáo viên, giảng viên dạy nghề

Chuẩn nghề GVDN là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực có sức cạnh tranh, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Những yêu cầu này làm “thước đo” với các bậc thang nhất định để đánh giá năng lực của GVDN. Nội dung tiếp cận CNM trong sản xuất đều liên quan trực tiếp đến các Tiêu chí 2, Tiêu chí 3 và Tiêu chí 4 của Chuẩn nghề và thể hiện thông qua các tiêu chuẩn cụ thể với GVDN và phù hợp với từng loại trình độ đào tạo nghề. 4. Thành tố quan trọng trong dạy thực hành nghề

Bản chất của dạy nghề là dạy thực hành trong sản xuất. Do vậy năng lực dạy thực hành của GVDN phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp cận CNM (kiến thức và kỹ năng) trong sản xuất.

Có thể thấy rằng nâng cao năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất là thành tố quan trọng trong mô hình nhân cách, cấu trúc năng lực, chuẩn GVDN và dạy thực hành nghề. IV. YÊU CẦU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG DẠY NGHỀ VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ 1. Áp dụng công nghệ mới trong sản xuất là tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực

Cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh là một quy luật bất biến, là bản

Page 39: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

39

chất của kinh tế thị trường. Đối diện với áp lực canh tranh gia tăng, các DoN bỏ dần hệ thống sản xuất thủ công để hướng tới sản xuất linh hoạt hơn. Linh hoạt là khả năng chuyển đổi nhanh chóng và thích ứng để thay đổi kỹ thuật-công nghệ. CNM được coi như một nhân tố chủ chốt giúp DoN đạt được mục tiêu cạnh tranh và lợi nhuận cao hơn. Năng lực canh tranh của DoN là năng lực tồn tại, duy trì và gia tăng lợi nhuận, phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và bên trong. Trong các yếu tố bên trong, yếu tố quan trọng hàng đầu là nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD), sử dụng có hiệu quả và làm chủ được CNM trong hệ thống sản xuất linh hoạt. 2. Những yêu cấu áp dụng công nghệ mới đối với người hành nghề, hệ thống dạy nghề và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề 2.1. Yêu cầu về những phẩm chất, năng lực hành nghề

Việc áp dụng CNM đã làm thay đổi yêu cầu về kỹ năng nghề cũng như yêu cầu ĐTBD kỹ năng cho người lao động trong quá trình làm việc. Hiện nay các DoN nhận thức việc thu hút nhân lực kỹ năng cao ngày càng trở nên khó khăn hơn. Các CSDN phối hợp với DoN để cùng tham gia quá trình thiết kế nội dung chương trình đào tạo, cùng sử dụng cơ sở vật chất, cùng chia sẻ hiệu quả đào tạo về cả số lượng và chất lượng đội ngũ nhân lực có sức cạnh tranh cao. Hệ thống sản xuất linh hoạt với việc áp dụng CNM đang thâm nhập vào quá trình đào tạo nghề làm phong phú thêm những khái niệm, nội dung, chương trình, chất lượng đội ngũ GVDN, phương pháp và tổ chức qúa trình đào tạo nghề.2.2. Yêu cầu đổi mới hệ thống dạy nghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề

Những thay đổi nhanh chóng của khoa học-kỹ thuật-công nghệ và biên độ khoảng cách thời gian giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng ngày nay rút ngắn tối đa (Thế kỷ 19 khoảng 60-70 năm, Thế kỷ 20 là khoảng 30 năm và thời gian gần đây chỉ còn 3 năm). Điều đó đòi hỏi đội ngũ GVDN phải cập nhật thường xuyên CNM để ứng dụng vào giảng dạy. 2.3. Yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề

Nguồn nhân lực kỹ thuật cao là chìa khoá trong sử dụng CNM. Để có nguồn nhân lực chất lượng cần có đội ngũ GVDN có năng lực và phương pháp đào tạo phù hợp. Phương pháp đào tạo truyền thống có những hạn chế vì vậy cần tiếp cận phương pháp đào tạo mới là đào tạo theo năng lực thực hiện, theo dự án theo yêu cầu cụ thể. Đòi hỏi GVDN phải học tập, tự đào tạo và bồi dưỡng để cập nhật những kiến thức, kỹ năng của CNM trong sản xuất.

Page 40: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

V. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ1. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề

Sơ đồ 5: Các mô hình đào tạo GVDN Hiện nay đào tạo GVDN được thực hiện với các mô hình A,B và C

(xem sơ đồ 5). Từ sơ đồ trên từng CSDN lựa chọn cách thức ĐTBD chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm (trong đó có nội dung CNM trong sản xuất).1.1. Đào tạo

- Khi thiết kế, thẩm định chương trình đào tạo giáo viên cần huy động sự tham gia của DoN, đưa nội dung kỹ thuật, công nghệ mới vào chương trình đào tạo đồng thời GVDN phải thường xuyên tiếp cận với thực tế sản xuất.

- Chương trình đào tạo là nhân tố hàng đầu để đảm bảo chất lượng đào tạo GVDN và được thiết kế theo Mô đun. Chương trình Khung sư phạm dạy nghề trình độ TCN và CĐN ban hành theo Thông tư số

40

Giáo viên dạy nghề

Đào tạo về chuyên môn và

sư phạm 4 – 4,5 năm

Đào tạo về sư phạm và bổ

túc chuyên môn 1 – 1,5 năm

Tuyển chọn những người đủ điều kiện để đào tạo GVDN

Đào tạo kỹ thuật viên,

kỹ sư

Thị trườnglao động

Tuyển chọn những người đủ điều kiện để đào tạo GVDN

Tuyển sinhHS tốt nghiệp

THPT

Tuyển sinh từ tốt nghiệp đại học

chuyên ngànhKTV, CNKT

Tuyển sinhHS tốt nghiệp

THPT

A B C

Page 41: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

41

19/2011/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên trong số các Môn học tự chọn cần bổ sung thêm Mô đun tiếp cận CNM trong sản xuất (lồng ghép trong Mô đun ứng dụng công nghệ thông tin) với thời lượng thích hợp.

- Phương thức đào tạo: Trong quá trình đào tạo, đặc biệt là giai đoạn thực tập (kỹ năng nghề và thực tập sư phạm) cần chú trọng đến cập nhật kiến thức, quy trình CNM trong sản xuất tại DoN.

- Khi thiết kế đồ án tốt nghiệp cần lựa chọn các đề tài về công nghệ trong sản xuất và được tổ chức thực hiện tại các DoN và DoNp cần được mời tham gia vào việc đánh giá chất lượng đào tạo của CSDN.1.2. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

- Bồi dưỡng : Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng (nghề và sư phạm). Cũng có ý kiến cho rằng bồi dưỡng GVDN là quá trình đào tạo bổ sung nâng cao và hoàn thiện năng lực chuyên môn và sư phạm kỹ thuật cho GVDN.

- Tự bồi dưỡng : Là hoạt động mà chủ yếu do bản thân các GVDN thực hiện để tự hoàn thiện mình. Tự bồi dưỡng có liên quan đến học suốt đời là hình thức tự học chủ động có hoặc không có thầy, người học có thể tiếp cận tri thức qua mạng, qua lớp trực tuyến hoặc từ xa.

Việc bồi dưỡng CNM trong sản xuất phải căn cứ vào từng chuyên ngành của mỗi giáo viên tham gia giảng dạy, họ phải tự tìm tòi những CNM của ngành nghề để tự bồi dưỡng, có như vậy mới theo kịp với xu thế phát triển của sản xuất.2. Cơ chế, chính sách nâng cao năng lực cho giáo viên dạy nghề

Chính sách là bản hướng dẫn đối với hành động phải thi hành khi thấy cần thiết, chính sách được các cơ quan cấp cao soạn thảo, ban hành trên cơ sở các dữ liệu đầu vào của những người thực thi chính sách. Để có khả năng tác động tích cực vào các hoạt động nâng cao năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất thì chính sách cần được xây dựng căn cứ vào các tiêu chí cụ thể sau đây: Sự rõ ràng, Sự nhất quán, Sự bao quát, Sự ủng hộ.3. Liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới của giáo viên dạy nghề3.1. Trách nhiệm và lợi ích trong liên kết đào tạo và bồi dưỡng công nghệ mới cho GVDN

Để triển khai hiệu quả liên kết giữa CSDN và DoN trong đào tạo và bồi dưỡng CNM cho GVDN cần phải thực hiện nguyên tắc phối hợp sau:

Page 42: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

42

Chia sẻ trách nhiệm, Cân bằng lợi ích và Bảo đảm chất lượng. (Xem sơ đồ 6)

Giải quyết tốt mối quan hệ liên kết giữa CSDN và DoN theo 3 nguyên tắc trên sẽ tạo nên hiệu quả nâng cao năng lực tiếp cận CNM cho GVDN. Sự gắn bó liên kết chặt chẽ giữa CSDN và DoN, giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành, giữa dạy thực hành nghề kết hợp với sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng lực tiếp cận CNM cho GVDN giúp cho kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của họ phù hợp với thực tiễn đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sản xuất. Đồng thời tạo điều kiện cho GV tham quan, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ hiện đại, những phương pháp quản lý sản xuất mới và GVDN thực tập để rèn luyện kỹ năng nghề tại các DoN khi có điều kiện.

Sơ đồ 6: Các nguyên tắc liên kết giữa CSDN và DoN 3.2. Các hình thức liên kết giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng công nghệ mới cho giáo viên

Các hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong nâng cao năng lực tiếp cận CNM có thể là: (i) Hợp tác trong đào tạo nghề (ii) Hợp tác nghiên cứu liên quan đến công nghệ, (iii) Chuyển giao công nghệ, (iv) Khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần doanh nghiệp cho HS-SV, (v) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DoN.3.3. Các mô hình liên kết nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới cho giáo viên dạy nghề 3.3.1. Liên kết đối với mô hình cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp

a) Đặc điểm - Theo mô hình này các SCDN thuộc DoN sẽ có thế mạnh trong việc

xây dựng cơ chế và duy trì các mối quan hệ với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong DoN để nâng cao năng lực tiếp cận CNM cho GVDN. Nội dung phối hợp liên kết được triển khai theo đề xuất của nhà trường và

Chia sẻ trách nhiệm

HIỆU QUẢ

Cân bằng lợi ích Bảo đảmchất lượng

Page 43: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

43

DoN có thể đáp ứng kịp thời thay đổi của sản xuất và gắn đào tạo với sử dụng.

b) Điều kiện - Đối với DoN: Phải quan tâm đến phát triển đội ngũ GVDN; - CSDN phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch

vụ trong DoN. 3.3.2.Mô hình liên kết đối với doanh nghiệp trong trường dạy nghề

a) Đặc điểm Đây cũng là mô hình hoạt động gắn kết hiệu quả, chủ động trong

đào tạo, bồi dưỡng công nghệ mới, gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề đào tạo vì DoN thuộc nhà trường.

b) Điều kiện- Nhà trường phải quan tâm đến phát triển DoN và biết quản lý DoN

trong môi trường vừa kinh doanh vừa đào tạo; - Nhà trường phải bảo đảm cân bằng lợi ích giữa đơn vị đào tạo và

đơn vị kinh doanh. 3.3.3. Mô hình liên kết đối với Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng

a) Đặc điểm Theo mô hình này các Trung tâm đào tạo- bồi dưỡng độc lập nhằm

mục tiêu chủ yếu sau:- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho HS-SV sau đào tạo để tiếp cận

với việc làm của các DoN tại các vị trí làm việc; - Bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho GVDN và cán bộ quản lý về

công nghệ dạy học, cập nhật kỹ năng mới;- Tiếp nhận đào tạo một số Mô đun kỹ năng nghề ở những năm

cuối của quá trình đào tạo (thực hiện ở các CSDN độc lập hoặc CSDN thuộc DoN);

- Chuyển giao công nghệ (công nghệ dạy học, công nghệ mới, ứng dụng triển khai công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất);

b) Điều kiện : Trung tâm đào tạo bồi dưỡng phải đặt tại địa điển có nhiều doanh nghiệp mạnh để có điều kiện tiếp cận CNM trong sản xuất. 3.4. Nhận định

- Liên kết giữa Trường dạy nghề với doanh nghiệp phải là tâm điểm của việc nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới trong sản xuát cho GVDN

Page 44: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

44

- Doanh nghiệp phải trở thành một chủ thể quan trọng trong hoạt động nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới cho GVDN

Bản chất của dạy nghề là dạy tại sản xuất, mục tiêu của dạy nghề là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; vì vậy gắn hoạt động bồi dưỡng GVDN thông qua sự hợp tác, liên kết giữa Nhà trường với doanh nghiệp là định hướng quan trọng để nâng cao năng lực cho đội ngũ GVDN.

Tuy nhiên việc làm đó chỉ có hiệu quả và lợi ích cho cả 2 phía khi mà DoN nhận thức được rằng, họ có trách nhiệm là một chủ thể quan trọng trong đào tạo và bồi dưỡng GVDN. VI. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1. Xây dựng chương trình đào tạo GVDN cơ khí của Trung Quốc

Nhìn vào cấu trúc chương trình trên có thể thấy rằng hệ thống dạy nghề của Trung Quốc rất quan tâm đến quá trình thực tập tại sản xuất, giành thời lượng rất lớn (1 năm) để HS-SV có điều kiện làm quen và tiếp cận với công nghệ trong sản xuất. 2. Mô hình chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên của Anh

Chương trình 1106 (City NQ) có 2 cấp độ Diploma (Đào tạo, huấn luyện): 3 tháng – 320 giờ và Advance Diploma (Đào tạo, huấn luyện và Đánh giá): 5 tháng -530 giờ. Trong chương trình có Mo 2: Cập nhật kiến thức đào tạo hội nhập quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp (40 h) và Mo 4: Kỹ năng chuyên môn nghề (60 h). Cả 2 Mo đều nhằm giúp cho GVDN: Sử dụng các thiết bị đào tạo tiên tiến trong sản xuất, Tiếp cận và am hiểu các tiêu chuẩn áp dụng trong công nghiệp3. Kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam

- Trong chương trình đào tạo cần phải :(i) cập nhật các tiêu chuẩn trong sản xuất công nghiệp (ii) dành thời lượng thích đáng cho HS-SV đi thực tập tại sản xuất để

làm quen và cập nhật công nghệ mới trong sản xuất;- Nội dung thực tập tốt nghiệp cho sinh viên có thể là những đồ án

phối hợp giữa Nhà trường và doanh nghiệp hoặc thiết kế chế tạo các phương tiện, đồ dùng dạy học tại các doanh nghiệp

- Bôi dưỡng công nghệ mới cho giáo viên trong sản xuất phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

- Các doanh nghiệp cần chia sẻ trách nhiệm với nhà trường trong việc nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới cho giáo viên dạy nghề

Page 45: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

45

- Thực tế cho thấy rằng đối với những giáo viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa qua thực tế thì chỉ giảng tốt phần lý thuyết cơ sở, lý thuyết chuyên môn chứ chưa đáp ứng tốt phần đào tạo kĩ năng cho HS-SV; điều đó nói lên sự cần thiết phải phối hợp với DoN để tận dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật của DoN trong giảng dạy thực hành và hướng dẫn thực tập.

- Cần có sự phối hợp giữa CSDN và DoN trong việc xây dựng nội dung chương trình, sử dụng trang thiết bị trong bồi dưỡng công nghệ mới là hết sức quan trọng góp phần nâng cao năng lực của GVDN.

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ

MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ 1. Số lượng

Tính đến tháng 12 năm 2010, cả nước có: 39.333 giáo viên, giảng viên dạy nghề cơ hữu tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề; trong đó: 14.578 ở các trường CĐN; 13.034 ở các trường TCN và 11.721 ở các trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, còn có hơn 20.026 giáo viên, giảng viên thuộc các cơ sở khác có tham gia dạy nghề.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

- Cơ cấu giáo viên phân chia theo loại hình cơ sở dạy nghề

Biểu đồ 1: Cơ cấu giáo viên, giảng viên theo loại hình cơ sở (Nguồn: Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2010)

- Cơ cấu giáo viên, giảng viên phân chia theo theo lĩnh vực ngành nghề :

GV trung tâmdạy nghề

GV trêng cao đẳng nghề

GV trêng trungcấp nghề33,4%

29,2% 37,4%

Page 46: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

46

Biểu đồ 2: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo lĩnh vực ngành, nghề đào tạo

3. Chất lượng Chất lượng đội ngũ GVDN được đánh giá trên một số tiêu chí về trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ, tin học và các tiêu chí về phẩm chất đạo đức.

- Về trình độ chuẩn được đào tạo

Biểu đồ 3: Cơ cấu trình độ đào chuẩn tạo giáo viên, giảng viên dạy nghề

- Về nghiệp vụ sư phạm:

Hình: Cơ cấu đội ngũ Giáo viên theo lĩnh vực ngành, nghề đào tạo

Dịch vụ10%

Văn hóa thông tin2%

Công nghiệp44%

Nông - Lâm - Ngưnghiệp10%Xây dựng

14%

Giao thông vận tảibưu chính viễn thông

20%

Trung tâm DN

Trường TCN

Trường CĐN

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác

Page 47: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

47

Biểu đồ 4: Cơ cấu trình độ nghiệp vụ sư phạm Như vậy tỷ lệ giáo viên trong các CSDN được đào tạo về sư phạm

chiếm 81%, trong đó trong các trường CĐN là 84%, trường TCN chiếm 82%, và trung tâm dạy nghề là 77%. Tuy nhiên, căn cứ các quy định hiện hành, tỷ lệ giáo viên được coi là đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm (trừ số giáo viên có SPB1) chỉ chiếm 57%, tương ứng trong các trường CĐN, TCN và TTDN là: 68%, 61% và 39%.

- Về kỹ năng nghề: Trong số GVDN có khoảng 46% dạy cả lý thuyết và thực hành. Giáo

viên tại các TTDN là nghệ nhân chiếm 3,1%, bậc 7 là 4,18%, bậc 6 - 2,16%, Bậc 5 - 4,72%, bậc 4 - 7,72%, và nhiều nhất là bậc 3- 14,63%. Con số này của trường TCN tương ứng là: 0,31%; 4,47%; 7,62%; 9,75%; 11,78%; 5,56% (Biểu đồ 5). Tại các trường CĐN trình độ tay nghề của GVDN chủ yếu là bậc 4, 5.

Trình độ kỹ năng nghề thấp hạn chế đến khả năng tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất của GVDN

Biểu đồ 5: Cơ cấu trình độ kỹ năng nghề của GVDN

9,87

11,37

12,42

Trung tâm DN

Trường TCN

SPKT SPDN SPB2 SPB1 Chưa qua ĐT về NVSP

Page 48: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

48

Trình độ ngoại ngữ và tin học thấp nên GVDN hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ mới trong quá trình tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và học tập theo các phương tức đào tạo từ xa…. II. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ 1. Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng năng lực tiếp cận CNM cho GVDN

Để có được những đánh giá khách quan về năng lực tiếp cận công nghệ mới của GVDN, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát với 120 GVDN, 60 cán bộ quản lý từ 60 CSDN. Thông qua khảo sát, kết quả cho thấy:1.1. Về số lượng GVDN

Hàng năm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các khoa/trường SPKT đã ĐTBD kỹ năng nghề, CNM cho khoảng 10.000 lượt GVDN, trong đó CNM là 3.000 lượt GVDN. Kết quả khảo sát cho thấy: có 27,5% GVDN được tiếp cận CNM.

Từ năm 2007 đến năm 2010, Tổng cục dạy nghề (TCDN) đã thực hiện 39 chuyên đề bồi dưỡng CNM, trong đó: 02 chuyên đề về Phương pháp dạy học, 15 chuyên đề thuộc nhóm nghề “Công nghệ kỹ thuật cơ khí” , 09 chuyên đề thuộc nhóm nghề “Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và Viễn Thông”, 05 chuyên đề thuộc nhóm nghề “Sinh học ứng dụng”, 04 chuyên đề thuộc nhóm nghề “Lâm nghiệp”, 02 chuyên đề thuộc nhóm nghề “Nông nghiệp”, 02 chuyên đề thuộc nhóm nghề “Sản xuất chế biến”1.2. Về nội dung

Nội dung tiếp cận CNM cho GVDN mới chỉ tập vào một số lĩnh vực như: Nhóm nghề Điện, điện tử (chiếm 30,5%); Nhóm Cơ khí, chế tạo (chiếm 17%); Nhóm Công nghệ thông tin, truyền thông (chiếm 20,5%); Nhóm Cơ điện tử (chiếm 8,5%); Nhóm Động lực (chiếm 7%); Nhóm Nông, lâm nghiệp (chiếm 12,5%); Nhóm Vật liệu (chiếm 2%); Nhóm khác (chiếm 2%).1.3. Đánh giá về sự phù hợp của các nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Hầu hết các ý kiến (86,5%) cho rằng nội dung CNM phù hợp với thực tế, có 15,5% cho rằng tương đối phù hợp. Không có ý kiến nào cho rằng không phù hợp. 1.4. Về hình thức tiếp cận: Việc tiếp cận CNM được thực hiện thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo; hông qua tham quan, thực

Page 49: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

49

tế, thực tập tại doanh nghiệp, nước ngoài và thông qua một số hình thức như tự đào tạo, bồi dưỡng thông qua nghiên cứu sách, báo, học tập trên mạng.

Biểu đồ 7: Hình thức tiếp cận với công nghệ mớiNhư vậy, hình thức tham quan, thực tập tại doanh nghiệp được đa số

GVDN được lựa chọn là hình thức ĐTBD hiệu quả và áp dụng phổ biến trong các CSDN. 1.5. Các chuyên đề bồi dưỡng công nghệ mới cho giáo viên dạy nghề 1.5.1. Các chuyên đề bồi dưỡng công nghệ mới

Tổng hợp chung các khóa bồi dưỡng CNM giai đoạn 2007-2010 : 60 khóa, bao gồm : 4 năm 2007, 6 khóa năm 2008, 40 khóa năm 2009, 10 khóa năm 2010.

Kết quả đào tạo cho thấy việc mở lớp bồi dưỡng CNM là thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi để GVDN có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận được với CNM. Đa số GVDN tham gia chương trình bồi dưỡng CNM nhận định về những chuyên đề được bồi dưỡng là cần thiết và thiết thực. Đặc biệt là những chuyên đề phục vụ yêu cầu của một số ngành công nghiệp đang phát triển như ngành công nghiệp ô tô, công nghệ viễn thông, công nghệ tin học… Kết thúc khóa học, đa số GVDN bày tỏ mong muốn được tiếp tục tham gia thêm những lớp bồi dưỡng cho GVDN nhằm được tiếp cận những CNM trong sản xuất.1.5.2 Các chương trình/khóa đào tạo bồi dưỡng công nghệ mới khác

Hiện nay GVDN có cơ hội tham gia các khóa ĐTBD với nhiều hình thức khác nhau như: các dự án tổ chức (ví dụ khóa bồi dưỡng do ILO tài trợ); các khóa đào tạo do chính các công ty và DoN tổ chức (thường là các công ty và các tập đoàn lớn như Hon đa, Samsung, LG…); tham gia

Đào tạo ,bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo,

bồi dưỡng

Đi thăm quankhảo sát

thực tế tại doanh nghiệp

Tự nghiên cứu

qua sách báo

Tự học tập

qua mạng

Học tập tại

nước ngoài

Hình thứckhác

Page 50: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

50

các khóa đào tạo ở nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc….), hoặc chia tổ chức theo giai đoạn (Giai đoạn 1 tổ chức tại Việt Nam, Giai đoạn 2 được tổ chức tại CHLB Đức….) 1.6. Thực trạng nguồn thông tin tiếp cận về công nghệ mới

GVDN cho biết, họ biết về CNM thông qua việc tự tìm hiểu qua báo chí, tivi và internet (chiếm tỷ lệ 41,62%), thông qua các khoá ĐTBD do nhà trường tổ chức hoặc cử đi đào tạo (27.75%), thông qua quá trình thực tập, làm việc tại doanh nghiệp (khoảng 20% ).

Biểu đồ 8: Các nguồn tiếp cận công nghệ mới1.7. Nhận định về khả năng ứng dụng công nghệ mới

Khoảng 50% GVDN cho biết họ đã từng tham gia các bồi dưỡng về CNM hoặc các khóa đào tạo nâng cao trình độ, một số được tham gia nhiều lần. GVDN đánh giá về khả năng ứng dụng các CNM tập trung vào 2 mức độ là dễ ứng dụng và có khả năng ứng dụng. Điều này cho thấy chương trình bồi dưỡng thiết thực, có khả năng ứng dụng trong quá trình giảng dạy (85,7% ứng dụng một phần CNM, 6,67% ứng dụng được toàn bộ).

Biểu đồ 9: Nhận định của giáo viên về khả năng ứng dụng công nghệ mới

Page 51: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

51

2. Thực trạng cơ chế, chính sách nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới

Hiện nay, đội ngũ GVDN vẫn được hưởng những chính sách của nhà nước đối với nhà giáo nói chung, GVDN nói riêng. Tuy nhiên cơ chế, chính sách đối với GVDN vẫn là những chính sách chung về chế độ làm việc, chế độ lương, thưởng và đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 2, Điều 73 của Luật Giáo dục quy định về quyền của nhà giáo là “Ðược đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ” ; Khoản 2, Điều 59 của Luật Dạy nghề quy định GVDN được “đi thực tập sản xuất và tiếp cận công nghệ mới”. Điều 80, Luật Giáo dục quy định “Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”; Khoản 2, Điều 7, Quyết định số 58/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về sử dụng, bồi dưỡng GVDN quy định GVDN được bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, trong đó cũng xác định một trong những nội dung bồi dưỡng là “công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy” của GVDN.

Về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công nghệ mới, khoản 2, Điều 9, Quyết định 58/QĐ-BLĐTBXH quy định việc đào tạo bồi dưỡng công nghệ mới do các trường đại học, cao đẳng; các viện nghiên cứu về kỹ thuật, công nghệ; doanh nghiệp có đủ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng. Điều này tạo nhiều thuận lợi trong việc mở ra nhiều cơ hội cho GVDN tiếp cận CNM.

Kết quả khảo sát, ý kiến của cán bộ quản lý dạy nghề cho thấy, hiện nay một số CSDN tùy thuộc vào điều kiện cụ thể có thể vận dụng một số cơ chế nội bộ góp phần thúc đẩy hoạt động tiếp cận CNM như giữ nguyên chế độ thưởng (thưởng hàng tháng) khi tham gia các lớp bồi dưỡng công nghệ mới (có 28,5%); thêm phụ cấp cho GVDN (mỗi ngày học được thêm 50.000 đ ngoài công tác phí) khi tham gia các lớp bồi dưỡng (có 11%); được coi là tiêu chí đánh giá xếp loại hàng năm (có 5%). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cơ chế, chính sách nội bộ, mang tính đơn lẻ, thiếu hệ thống và chỉ có ở một số CSDN có điều kiện về kinh tế.

Kết quả khảo sát, ý kiến của GVDN cho thấy: Cơ chế, chính sách hạn chế cơ hội và chưa thực sự khuyến khích GVDN tiếp cận CNM như:

(i) chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, CSDN chưa có hoặc mức hỗ trợ kinh phí chưa đủ để GVDN chi trả các chi phí cho khóa học công nghệ;

(ii) việc bố trí sắp xếp thời gian giảng dạy và tham gia khóa học chưa hợp lí, nên giáo viên không thể tham gia đầy đủ khóa học ;

(iii) nhiều trường hợp CSDN đã cử giáo viên đi học về công nghệ mới

Page 52: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

52

nhưng CSDN không có đủ điều kiện nên chưa thể áp dụng công nghệ; (iv) thủ tục để tham gia các khóa học còn phức tạp…. Mặc dù nội dung tiếp cận CNM đã được đề cập trong một số văn bản

quy phạm pháp luật nhưng chưa có chính sách cụ thể và hướng dẫn thực hiện. Trong thời gian tới, để thúc đẩy hoạt động này phát triển, cần có những cơ chế, chính sách cụ thể, đủ mạnh để thúc đẩy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận CNM trong sản xuất của GVDN.3. Thực trạng liên kết Nhà trường và doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới cho giáo viên dạy nghề

Theo nhận định của GVDN, cả nhà trường và DoN đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên tiếp cận CNM để nâng cao năng lực cho bản thân mà quan trọng hơn là phải vận dụng và chuyển giao được các kiến thức vào quá trình giảng dạy. CSDN và DoN thường đưa ra định hướng, thông tin để các giáo viên có thể đưa ra lựa chọn, quyết định tham gia chương trình đào tạo đem lại lợi ích cho cả hai bên. Mặt khác do chi phí các khóa bồi dưỡng CNM thường khá tốn kém nên CSDN và DoN có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cũng như trang thiết bị, máy móc thì sẽ tạo động lực cho giáo viên tham gia

Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiếp cận CNM cho GVDN vì: doanh nghiệp là nơi có khả năng cập nhật và sử dụng CNM thường xuyên và nhanh chóng nhất nên khi đưa CNM vào sản xuất thì DoN tất yếu cũng cần tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho lao động của mình về kiến thức cũng như cách thức sử dụng các CNM. III. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

Để tìm hiểu cụ thể hơn về thực trạng áp dụng CNM trong ĐTBD, những khó khăn và tồn tại trong quá trình học hỏi và cập nhật CNM trong sản xuất, đề tài đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn 200 giáo viên tại 7 trường CĐN và đại học có dạy nghề. Dưới đây là một số kết quả chính rút ra từ cuộc khảo sát:

- Để có thể tiếp cận với CNM đòi hỏi GVDN phải có những điều kiện cơ bản về nguồn lực, thời gian, sự quan tâm của lãnh đạo các CSDN, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các nguồn lực khác, trình độ của GVDN …Đánh giá về các điều kiện tiếp cận CNM có 61,5% cho rằng không đủ điều kiện, 22,5% cho rằng có điều kiện nhưng khó thực hiện và 16% cho rằng thực hiện được. (Xem biểu đồ 10).

Page 53: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

53

Biểu đồ 10: Điều kiện tiếp cận công nghệ mớiNhư vậy, có thể thấy điều kiện tại các CSDN không đảm bảo tốt cho

tiếp cận CNM, thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu. Nhiều GVDN được tiếp cận CNM, song khó triển khai trong đào tạo vì thiếu trang thiết bị, máy móc tương ứng với CNM. Trong nhiều nguyên nhân, đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự khó khăn trong tiếp cận công nghệ của GVDN.

Khi được hỏi về mức độ khó khăn trong tiếp cận công nghệ mới có 21,5% cho rằng rất khó khăn, 39% cho rằng tương đối khó khăn (xem Biểu đồ 11).

Đi sâu vào việc phân tích những khó khăn nêu trên, các hầu hết các ý kiến đều nhất trí với các nguyên nhân sau:

- Điều kiện tiếp cận (thiết bị, máy móc, tài liệu….) chưa đáp ứng…;- Hình thức tiếp cận chưa phù hợp (chủ yếu tại các CSDN);- Không được quan tâm của các CSDN.

Biểu đồ 11: Mức độ khó khăn khi tiếp cận công nghệ mới- Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp, thúc đẩy hoạt động tiếp cận

CNM;

60

50

40

30

20

10

0Hoàn toàn không

có điều kiệnKhông có điều kiện Có điều kiện, nhưng

khó thực hiệnThực hiện

Rất khó khăn Tương đốikhó khăn

Khó khăn Bình thường Dễ dàng

Dễ dàng

Page 54: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

54

- GVDN không đủ thời gian để tìm hiểu/học tập;- Trình độ ngoại ngữ, tin học của GVDN hạn chế; khả năng đọc thêm

tài liệu, sách hoặc tìm kiếm thông tin có liên quan trên Internet khó khăn. Một số nhận xét

Biểu đồ 12: Nhận định về khó khăn trong quá trình tiếp cận công nghệ mới

Hiện nay, việc tiếp cận CNM đối với GVDN vẫn chưa phổ biến, nhà trường và giáo viên vẫn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế. Những khó khăn trong quá trình tiếp cận CNM được GVDN đánh giá như sau: chưa được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (34%), nhà trường không có đủ điều kiện kinh phí (32%), không nắm được thông tin (10%), chưa có CNM phù hợp để đưa vào giảng dạy (8%). Như vậy, khó khăn trong quá trình tiếp cận CNM vẫn mang tính chủ quan, xuất phát từ phía nhà trường và giáo viên chứ không phải do bản thân công nghệ phức tạp khó chuyển giao hay do các cản trở nào khác từ phía doanh nghiệp. Có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn sau:

- Đối với đội ngũ GVDN : Để nắm bắt được những CNM, trước hết hay điều kiện cần có đối với người giáo viên là phải chủ động nắm chắc các kiến thức chuyên môn cơ bản và có tay nghề tương đối vững vàng. Đồng thời GVDN tự tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu liên quan, tính năng sử dụng của thiết bị của CNM. GVDN cần thường xuyên tìm hiểu thông tin và chủ động liên hệ với doanh nghiệp đang sử dung CNM phù hợp với chuyên môn để tham quan hoặc trực tiếp tham gia thực hành. Ngoài ra, nếu giáo viên cần trang bị ngoại ngữ và tin học để dễ dàng hơn tiếp cận với CNM, chủ động lập kế hoạch học tập và đề xuất với nhà trường nều cần sự hỗ trợ về mặt kinh phí, trang thiết bị, tài liệu….

Page 55: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

55

- Đối với các cơ sở dạy nghề :Bên cạnh sự chủ động và nỗ lực của bản thân, không thể thiếu vai trò hỗ trợ từ phía CSDN. CSDN không chỉ giúp đỡ giáo viên trong tìm kiếm, giới thiệu hoặc liên hệ với các doanh nghiệp để GVDN có điều kiện tham gia khóa đào tạo, khi giáo viên đã tiếp cận được với CNM thì cần tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể thử nghiệm, áp dụng CNM vào giảng dạy.

CHƯƠNG IIIĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG

NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ, GVDN VÀ CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GVDN 1. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội và mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình CNH, HĐH. Ngày nay KH&CN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Lợi thế cạnh tranh thuộc về các doanh nghiệp biết lợi dụng CNM để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường. Nhiều nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số loại hình công nghệ cao chọn lọc trong sản xuất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững (Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020)2. Định hướng phát triển nhân lực và phát triển dạy nghề 2.1. Định hướng phát triển nhân lực

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đề ra các đột phá chiến lược là : (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách

Page 56: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

56

hành chính.(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất

lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Như vậy việc gắn kết gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là yêu cầu cấp thiết. 2.2. Đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 -2020 theo các hướng sau:

- Chuyển mạnh từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn có sang dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội.

- Đổi mới và phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tiếp cận với cơ hội học nghề.

- Đổi mới quản lý dạy nghề theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành và các CSDN.

- Chuyển từ chương trình dạy nghề theo môn học sang chương trình dạy nghề theo môđun, do đó đòi hỏi giáo viên phải chuyển từ dạy lý thuyết hoặc dạy thực hành sang vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành;

Những yêu cầu về đổi mới và phát triển dạy nghề đòi hỏi phải tăng cường phát triển đội ngũ GVDN, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng.

Mục tiêu phát triểnTrong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống

dạy nghề năm 2015 khoảng 23,5 triệu người (bằng 77,0%), năm 2020 khoảng 34,4 triệu (bằng 78,5%);3. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2011-2020 3.1 Định hướng

- Đội ngũ GVDN giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng;

Page 57: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

57

- Phát triển đội ngũ GVDN theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao kỹ năng nghề và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp.

- Sử dụng nhiều hình thức đào tạo để đạt đủ số lượng và chất lượng giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề.

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển GVDN, đảm bảo nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GVDN cho toàn hệ thống. Các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển đội ngũ GVDN tại cơ sở mình. Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tham gia đào tạo bồi dưỡng GVDN.3.2 Mục tiêu

Mục tiêu chung : Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu nghề đào tạo và đạt chuẩn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống lương tâm nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề.

Mục tiêu cụ thể :+ Đến năm 2015, số GVDN khoảng 51 nghìn người, trong đó: CĐN

khoảng 13 nghìn người; TCN khoảng 24 nghìn người; SCN khoảng 14 nghìn người. Mỗi năm tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng cho khoảng 1.000 GVDN chưa đạt chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp giảng dạy, kỹ năng hoạt động, kỹ thuật, CNM, ngoại ngữ và tin học cho khoảng 10.000 đến 12.000 lượt GVDN.

+ Đến năm 2020, số GVDN khoảng 77 nghìn người, trong đó CĐN khoảng 28 nghìn người; TCN khoảng 31 nghìn người; SCN khoảng 28 nghìn người. 4. Định hướng nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất cho đội ngũ giáo viên dạy nghề

Giai đoạn 2011- 2015, mỗi năm tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng cho khoảng 1.000 GVDN chưa đạt chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp giảng dạy, kỹ năng nghề, CNM mới, ngoại ngữ và tin học cho khoảng 10.000 đến 12.000 lượt GVDN; Xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn, CNM, bồi dưỡng kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới.

Page 58: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

58

Sơ đồ 10: Sơ đồ KHUNG giải pháp 3. Các nhóm giải pháp cụ thể 3.1. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng

3.1.1. Về đào tạo Mục tiêu: Nhằm cung cấp đội ngũ GVDN thích ứng linh hoạt với yêu

cầu thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật-công nghệ trong sản xuất của DoN và trong dạy học của nhà trường

Nội dung: a) Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo GVDN tại

các trường Sư phạm kỹ thuật, các Khoa Sư phạm nghề tại các trường Cao đẳng nghề.

b) Thí điểm thực hiện đào tạo bồi dưỡng GVDN theo chương trình sư phạm nghề của các nước tiên tiến.

c) Đổi mới phương thức đào tạo GVDN tại các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, các Khoa sư phạm kỹ thuật thuộc các trường Đại học, Cao đẳng nghề theo hướng tập trung đào tạo kiến thức CNM, tăng

II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ MỚI TRONG SẢN XUẤT CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ 1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp

Đề xuất các giải pháp đổi cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Đáp ứng chủ trương đổi mới đào tạo nghề và giáo viên dạy nghề; Bảo đảm tính thực tiễn; Bảo đảm tính khả thi; Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn2. Đề xuất KHUNG giải pháp

Khung giải pháp được xây dựng theo cấu trúc mở, bao gồm các nhóm giải pháp cụ thể sau đây:

KHUNGGIẢI PHÁP

Nhóm giải pháp về tổ chức quá trìnhđào tạo, bồi dưỡng

Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Nhóm giải pháp về liên kết giữanhà trường với doanh nghiệp

Page 59: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

59

cường thời lượng đưa sinh viên đến thực tập tại DoN coi đó là điều kiện bắt buộc, khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học và làm đồ án tốt nghiệp với các đề tài liên quan đến công nghệ tại các DoN.

Điều kiện : Chương trình đào tạo phải căn cứ vào quy định chương trình Khung

song phải dành phần mềm thích đáng tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo thiết kế chương trình thích ứng và chương trình đào tạo và bồi dưỡng GVDN nhất thiết phải có sự tham gia của DoN.

3.1.2. Về bồi dưỡng GVDNĐặc trưng nổi bật của các khóa đào tạo, bồi dưỡng CNM là học viên

có mặt bằng rất khác nhau về trình độ, kinh nghiệm giảng dạy, chênh lệch về khả năng tiếp cận CNM. Vì vậy việc các khóa đào tạo bồi dưỡng CNM phải khuyến khích áp dụng phương pháp “cá thể hóa người học” nhằm đảm bảo tính vừa sức của các học viên trong quá trình tiếp cận CNM.

Để bồi dưỡng công nghệ mới trong sản xuất cho GVDN đạt mục tiêu đề ra cần thiết kế Quy trình bồi dưỡng hiệu quả theo 8 bước như sau:

Bước 1 : Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng

Bước 2: Xác định nội dung bồi dưỡng

Bước 3: Lựạ chọn chuyên gia biên soạn chương trình bồi dưỡng

Bước 4: Biên soạn chương trình bồi dưỡng

Bước 5: Thẩm định chương trình bồi dưỡng

Bước 6: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng thí điểm

Bước 8: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhân rộng

Sơ đồ 11: Quy trình bồi dưỡng công nghệ mới cho GVDN

Page 60: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

60

Mỗi khóa cần tổ chức với thời lượng 120 giờ trong 2 tuần, có 15 học viên. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CNM gắn với cơ sở có rang thiết bị hiện đại, phù hợp với nội dung và đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian đào tạo bồi dưỡng, các học viên được bố trí đi thăm quan thực tế sản xuất, DoN đang áp dụng hiệu quả CNM. 3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

3.2.1.Giải pháp cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng Mục tiêu: Nhằm xác định trách nhiệm và khuyến khích tất cả các bên liên

quan tham gia đầu tư, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CNM cho GVDN trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm và chia sẻ lợi ích.

Nội dung: - Nâng cao chất lượng quản lý đối với GVDN - Ban hành chính sách thu hút GVDN tại các CSDN tham gia

ĐTBD và chính sách đối với cơ sở đào tạo GVDN Điều kiện : - CSDN phải chủ động trong việc bồi dưỡng CNM cho giáo viên

và coi đó là hoạt động quan trọng của nhà trường; - Bảo đảm nguồn kinh phí cho các hoạt động trên.3.2.2. Giải pháp chính sách liên kết nhà trường và doanh nghiệp Mục tiêu: Nhằm xác định trách nhiệm và khuyến khích các bên liên quan tham

gia đầu tư và tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CNM cho GVDN Nội dung: - Chính sách quy định DoN có kế hoạch tiếp nhận GVDN;

HS-SV đến thực tập, học tập tại doanh nghiệp. - GVDN khi hành nghề phải có chứng chỉ đạt chuẩn quy định; - Hỗ trợ từ vốn đầu tư phát triển để xây dựng cơ sở vật chất cho

các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVDN. - Chính sách quy định trách nhiệm và quyền lợi đối với GVDN

khi đi thực tập kỹ năng và công nghệ mới tại DoN; - Chính sách thu hút chuyên gia giỏi nghề từ các DoN tham gia

giảng dạy (nhất là thực hành nghề), - Thiết lập cơ chế quan hệ giữa CSDN và DoN trong việc : (i) Tổ chức các dịch vụ bồi dưỡng chuyên môn, CNM; các chương

Page 61: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

61

trình đào tạo ngắn hạn, các chuyên đề mới về công nghệ trong sản xuất (ii) Hợp tác nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ,

sản xuất và kinh doanh giữa nhà trường và DoN theo quy định của pháp luật;

- Thành lập Quỹ hỗ trợ dạy nghề từ nhiều nguồn, trong đó đóng góp của DoN là chủ yếu và sử dụng để bồi dưỡng công nghệ mới cho GVDN,.

Điều kiện : Doanh nghiệp phải trở thành chủ thể trong hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng giáo viên-giảng viên dạy nghề.3.3. Nhóm giải pháp liên kết với doanh nghiệp về nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất cho giáo viên dạy nghề

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nêu định hướng: “Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”

3.3.1. Xây dựng hệ thống thông tin về nhu cầu đổi mới công nghệ trong sản xuất của doanh nghiệp

Mục tiêu: Xây dựng hệ thống thông tin chính xác và tin cậy về thay đổi và áp

dụng công nghệ về trình độ công nghệ của DoN để cung cấp dữ liệu cho các trường đào tạo giáo viên, trường dạy nghề và GVDN. Hệ thống thông tin là cầu nối giữa CUNG và CẦU trong đào tạo và sử dụng lao động. Trên cơ sở đó các cấp quản lý dạy nghề xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GVDN.

Nội dung : - Nội dung này là một cấu phần trong hệ thống thông tin quản lý

của Tổng cục dạy nghề (Từ các chương trình Dự án đã có); - Nối mạng đến các Sở LĐTBXH, trường dạy nghề và một số

DoN để thuận lợi trong việc cập nhập, chuyển và khai thác thông tin hiệu quả;

- Xây dựng bộ công cụ điều tra theo các tiêu chí và chỉ số bảo đảm thu nhận thông tin và sử lý hiệu quả, thống nhất ;

- Thu thập, phân tích, sử lý, chia sẻ và đánh giá thông tin theo các tiêu chí và chỉ số thống nhất.....

- Xúc tiến các dịch vụ cung cấp và trao đổi thông tin cho các đối

Page 62: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

62

tượng cần sử dụng thông tin (các cấp quản lý, các DoN, các trường đào tạo giáo viên, giảng viên, trường dạy nghề và giáo viên, giảng viên dạy nghề...)

Điều kiện : Hệ thống thông tin được thiết lập, có nguồn lực (kinh phí và nhân lực)

có sự tham gia của doanh nghiệp, bảo đảm hoạt động liên tục, cập nhật thường xuyên và hướng dẫn các đối tác liên quan khai thác có hiệu quả.

3.3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công nghệ mới cho giáo viên, giảng viên tại trường và tại doanh nghiệp

Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển đội ngũ

GVDN; quy hoạch tuyển sinh theo cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và trình độ công nghệ trong sản xuất của các khu công nghiệp và các DoN.

Nội dung: - Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo GVDN đáp ứng nhu cầu

nhân lực về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo tại các DoN trong các vùng kinh tế động lực, các khu kinh tế, khu công nghiệp; đồng thời đáp ứng nhu cầu về ngành nghề và trình độ kỹ năng và công nghệ đa dạng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các DoN dịch vụ nông thôn....

- Quy hoạch đào tạo GVDN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên dạy nghề hiện có bảo đảm chuẩn.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên tại DoN để nâng cao trình độ tiếp cận CNM trong sản xuất.

Điều kiện : Kế hoạch phải mang tính khả thi và có nguồn lực để thực hiện. Các

DoN có trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc tham gia bồi dưỡng CNM cho GVDN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất là năng lực quan trọng của người GVDN trong môi trường cạnh tranh, do vậy, nâng cao năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất cho đội ngũ GVDN có ý nghĩa quan trọng . Thực tiễn đào tạo nghề đòi hỏi, người GVDN phải được đào tạo, bồi dưỡng năng lực tiếp cận CNM ngay trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng và liên tục trong hoạt động nghề nghiệp.

Page 63: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

63

Để những kết quả nghiên cứu có thể tác động tích cực, đề tài khuyến nghị :

1. Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội :- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề, quan tâm

đến nội dung tiếp cận CNM trong sản xuất trong thiết kế chương trình đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nhằm cập nhật CNM trong sản xuất và trong dạy học.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các CSDN quan tâm đến năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất trong tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của mình

- Xây dựng chính sách chung trong việc đào tạo, bồi dưỡng và cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực tiếp CNM mới trong sản xuất cho đội ngũ GVDN

2. Các trường ĐHSPKT, CĐN nghiên cứu tổ chức đào tạo năng lực tiếp cận CNM trong sản xuất cho HS-SV nhằm trang bị những kiến thức, phương pháp để ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường họ đã làm quen với sản xuất , qua đó nâng cao chất lượng đào tạo GVDN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước .

3. Các CSDN thường xuyên quan tâm bồi dưỡng năng lực tiếp cận CNM cho đội ngũ giáo viên, có biện pháp và chính sách phù hợp của nhà trường tạo điều kiện tối đa cho giáo viên tiếp cận với CNM trong sản xuất.

4. Giáo viên dạy nghề phải chủ động xây dựng kế hoạch tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của mình ./.

Page 64: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

64

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH

SÁCH ƯU ĐÃI CON CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ TẠO VIỆC LÀM PHÙ HỢP VỚI

YÊU CẦU CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. CĂN CỨ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CON CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ TẠO VIỆC LÀM PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.1. Một số khái niệm, quan niệm cơ bản:

Phần này khái quát một số khái niệm, nhận thức có tính lý luận về: - Bản chất của thị trường lao động-việc làm, thị trường GD-ĐT;- Tính chất và mối quan hệ giữa giáo dục-đào tạo, việc làm; - Đầu tư và cơ cấu đầu tư cho phát triển các lĩnh vực này đáp ứng yêu

cầu của kinh tế thị trường;- Hệ thống hoá đối tượng, tiêu chuẩn và phân loại Người có công và

con của họ trong điều kiện ở nước ta để làm cơ sở cho viêc xác rõ định quan điểm và đề xuất các chính sách liên quan phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Báo cáo nêu rõ: Việt Nam lựa chọn mô hình phát triển là nền "Kinh tế thị trường định hướng XHCN". Cùng với thị trường lao động-việc làm đã được xác lập rõ ràng thì Giáo dục và đào tạo được xem là ngành sản xuất đặc biệt của thị trường lao động nhân tài và nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp có hiệu quả cao, đồng thời là ngành mang tính sự nghiệp công ích và có ý nghĩa then chốt.

Từ đó, Báo cáo nhấn mạnh: việc xây dựng một chính sách ưu đãi về

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CON CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

VÀ TẠO VIỆC LÀM PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

MÃ SỐ : CB2010-02-01Đơn vị chủ trì: Đ ại h ọc Lao động- Xã hội Chủ nhiệm: PGS. TS. Trịnh Khắc Thẩm Thư ký: ThS. Nguyễn Anh Tấn

Page 65: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

65

giáo dục-đào tạo, việc làm cho các đối tượng chính sách – cần đảm bảo các yếu tố về "cung-cầu cho giáo dục và đào tạo", “cung-cầu cho lao động-việc làm”, nhất là việc huy động các nguồn vốn đầu tư, đề cao cơ chế tự chủ về tài chính của cơ sở, nâng cao năng lực của các đối tượng chính sách đáp ứng các quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh của thị trường, đảm bảo các yếu tố về giá thành trong giáo dục-đào tạo và tạo việc làm, nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng chính sách cũng như của các tổ chức chính trị xã hội và kinh tế trong kinh tế thị trường là vô cùng quan trọng.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với con của người có công trong giáo dục-đào tạo và tạo việc làm

Phần trình bày này nhấn mạnh một số yếu tố quan trọng nhất:2.1. Yêu cầu của kinh tế thị truờng đối với người có công và con của họ.

(1). Họ phải tham gia có trách nhiệm và bình đẳng và chịu sự rủi ro trong sân chơi của các thị trường cạnh tranh này.

(2). Con của người có công phải thể hiện rõ năng lực, xác định rõ động cơ, trách nhiệm cá nhân về nhu cầu giáo dục-đào tạo và việc làm trong kinh tế thị trường.

(3). Các chế độ chính sách ưu đãi trong giáo dục-đào tạo và việc làm cũng là một thị trường cạnh tranh lành mạnh của các đối tượng chính sách trong cơ chế kinh tế thị trường.

(4). Họ cần phải năng động, tự chủ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý chính sách và các cơ sở giáo dục-đào tạo và lao động việc làm khai thác các nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện các chính sách ưu đãi. 2.2. Các chính sách và điều kiện kinh tế của đất nước và địa phương.

Báo cáo nêu rõ các yếu tố thuận lợi là cơ bản, trong đó nhấn mạnh: (1). Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và cộng đồng thông qua các

chính sách, chương trình và hành động có liên quan, trong đó có nhiều chính sách chuyên biệt dành cho các đối tượng diện chính sách xã hội.

(2) Trong 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

(3). Hệ thống bộ máy tổ chức, quản lý từ TW đến cơ sở về công tác chăm sóc các đối tượng chính sách xã hội, đặc biệt là đối với người có công với cách mạng đã được từng bước hoàn thiện cả về cán bộ quản lý

Page 66: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

66

và cơ chế quản lý, hoạt động ngày càng có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Các yếu tố khó khăn, trở ngại chủ yếu là do:(1) Điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước còn khó khăn, trình độ phát

triển thấp thấp.(2) Ngân sách và nguồn lực cho chính sách vẫn còn hạn chế, chủ yếu

từ ngân sách nhà nước.(3) Hệ thống dịch vụ xã hội công còn thiếu về số lượng và yếu về chất

lượng, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. (4) Khả năng tạo việc làm và giải quyết việc làm của nền kinh tế còn

thấp.(5) Hệ thống chính sách có liên quan chưa được cụ thể hoá về mặt

pháp lý những quy định cụ thể liên quan đến trách nhiệm xã hội và lợi ích của các tổ chức KT- XH và người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách ưu đãi con của NCC trong giáo dục và đào tạo và giải quyết việc làm.2.3. Hoàn cảnh gia đình và đối tượng thụ hưởng chính sách

Trong đó đã trình bày khá chi tiết về:- Phân bố đối tượng chính sách là con cuả NCC.+ Cả nước có khoảng 1,7 triệu gia đình là đối tượng người có công. + Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 HS-SV là con của NCC theo

học ở các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân..+ Ở Trường đại học lao động-xã hội: trong tổng số trên 18.000 HS-SV

có tới 2400 HS-SV thuộc diện con của NCC, chiếm 13.3% tổng số HS-SV toàn trường.

+ Trong 150 SV là con của NCC được hỏi: con thương binh chiếm 54%, con bệnh binh: 18%, con của nguời kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam: 8%, con của các đối tuợng NCC khác: 10%, con liệt sỹ: 0,7%. (không trả lời: 9.3%)

- Hoàn cảnh gia đình của đối tượng chính sách. + Tuổi của người có công (bố, mẹ của đối tượng chính sách) phần

đông trong độ tuổi 45-60 nhưng không có đủ sức khỏe và trí tuệ để có thể thực hiện được những kinh nghiệm phong phú để phát triển kinh tế và xây dựng cuộc sồng như các đối tượng dân cư khác.

+ Số nhân khẩu trong hộ gia đình người có công nằm ở mức trung bình chung của cả nước nhưng tỷ lệ dân số sống phụ thuộc (chủ yếu về kinh tế) có xu hướng cao hơn.

Page 67: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

67

+ Nghề nghiệp, việc làm của người có công chủ yếu trong khu vực kinh tế nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ và nghỉ hưu.

+ Thu nhập và mức sống của đa số gia đình NCC với cách mạng còn thấp và gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

+ Đa số các gia đình NCC có mức sống ở mức trung bình so với mức sống chung của địa phương.2.4. Vai trò, tổ chức thực hiện và triển khai chính sách ưu đãi tại địa phương có ý nghĩa quan trọng và được Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi (2005) quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công. 2.5. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục-đào tạo và phát triển việc làm.

- Các cơ sở giáo dục-đào tạo cũng như các cơ quan quản lý giáo dục-đào tạo có vai trò quan trọng đặc biệt, là "Người cung cấp giáo dục và là người tổ chức, chỉ đạo và quản lý việc thực hiện chính sách ưu đãi trong giáo dục,

- Việc tạo việc làm và phát tiển việc làm: nhấn mạnh vai trò cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp và yếu tố thị truờng lao động, trong đó vai trò quản lý của các của các cơ quan lao động-thương binh và xã hội, vai trò thông tin thị truờng của các Trung tâm tư vấn, dịch vụ và giới thiệu việc làm.3. Nhu cầu và sự tiếp cận các cơ hội của đối tượng chính sách trong giáo dục-đào tạo và tạo việc làm

Báo cáo chỉ rõ:- Nhu cầu và khả năng giáo dục-đào tạo cá nhân của đa số các đối

tượng chính sách ở mức thấp và thậm chí rất thấp ở nhiều trường hợp.Thể hiên ở:+ Điều kiện kinh tế-xã hội của hầu hết gia đình có công với cách

mạng là hạn hẹp + Số người trong độ tuổi đi học và tỷ lệ những người sống phụ thuộc

trong các hộ gia đình nguời có công có xu hướng cao hơn so với các hộ thuộc các đối tượng dân cư khác

- Yếu tố thúc đẩy việc đi học là do nguyện vọng của bản thân và gia đình

- Có Sự hiểu biết về chính sách ưu đãi trong giáo dục-đào tạo và việc

Page 68: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

68

làm theo Nghị định số 54/2006/NĐ- Nhu cầu và sự tiếp cận về việc làm của đối tượng chính sách còn rất

hạn chế.Trong cơ chế kinh tế thị trường, dù là lao động thuộc đối tượng nào,

trong hoàn cảnh nào thì nhu cầu có được công ăn việc làm theo ý muốn là rất lớn.

Trong 150 người được hỏi thì chỉ có 11 người (7,3%) trả lời là được chính sách ưu đãi đối với người có công tạo việc làm cho thân nhân của họ. Như vậy ho rất ít có cơ hội được hưởng thụ chính sách ưu đãi trong tạo việc làm. II. YÊU CẦU HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ TẠO VIỆC LÀM TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Kinh tế thị trường yêu cầu phải hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi NCC và con của họ trong GD-ĐT và VL. Những yêu cầu này được thể hiện rõ ở: 1. Làm phong phú thêm một số quan điểm phát triển và xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi trong cơ chế thị trường:

(1) Người có công và con của họ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì Đảng Nhà nước và nhân dân cũng phải tạo môi trường thuận lợi nhất để đáp ứng những yêu cầu cơ bản của họ là được học tập, đào tạo ở mọi trình độ, được có việc làm và có cơ hội tự phát triển, vươn lên trong cuộc sống.

(2) Chính sách ưu đãi phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản có tính nguyên tắc:

- Các đối tượng chính sách phải chịu sự điều tiết của các quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh trong kinh tế thị trường,

- Phải đảm bảo tính ưu việt của chế độ XHCN với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” ,

- Phải phù hợp với trình độ và điều kiện phát triển KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn phát triển, trong sự hài hoà với các mối quan hệ xã hội khác,

- Phải chịu sự khống chế, điều tiết vĩ mô của hệ thống hành chính và các chính sách, pháp luật của Nhà nước XHCN.

(3). Chính sách ưu đãi NCC và con của họ trong GD-ĐT và tạo việc làm là một chính độc lập nhưng phải được đặt trong hệ thống AS XH

Page 69: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

69

thống nhất, bao gồm hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước, cộng đồng, các đối tác xã hội và tư nhân cùng tham gia.

(4). Xây dựng hệ thống chính sách và phát triển hệ thống dịch vụ có liên quan cần đồng bộ, bình đẳng, công bằng theo mức cống hiến của các đối tuợng chính sách và vùng, khu vực ưu tiên; hỗ trợ trước hết cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có nhiều đối tượng là NCC

(5). Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi con của người có công trong giáo dục đào tạo và tạo việc làm phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trường là nhằm tập trung vào việc:

- Hoàn thiện và làm sâu sắc hơn mục tiêu, động lực của chính sách hiện hành nhằm i) Tạo động lực, môi trường phát triển và nâng cao năng lực tự phát triển để tham gia bình đẳng vào kinh tế thị trường cho bản thân các đối tượng chính sách và cho cả các chủ thể của chính sách.

ii) Nâng cao trách nhiệm xã hội cũng như lợi ích hài hòa của các chủ thể trong GD-ĐT và sử dụng lao động là con của NCC trong điều kiện của cơ chế kinh tế thị trường.

- Điều chỉnh, bổ sung đối tuợng chính sách và chế độ chính sách và từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện chính sách. 2. Mục tiêu, nội dung cần hoàn thiện của cơ chế, chính sách.

Mục tiêu 1. Đảm bảo tất cả các đối tượng chính sách được thống kê, phân loại, mở rộng phạm vi áp dụng để họ được tiếp cận và hưởng chính sách ưu đãi về GD-ĐT-VL một cách đầy đủ, công bằng và bình đẳng.

Mục tiêu 2. Tăng dần mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng trong GD-ĐT và được điều chỉnh định kỳ khi có sự biến động đổi của mức sống dân cư cũng như giá cả của thị trường.

Mục tiêu 3. Mức trợ cấp ưu đãi trong GD-ĐT được quy định cụ thể theo nhóm các đối tượng chính sách, theo vùng-khu vực và có chú ý đặc biệt đến các vùng và đối tượng khó khăn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc và vùng căn cứ địa cách mạng.

Mục tiêu 4. Nâng cao năng lực tự phát triển, tạo động lực và năng lực cạnh tranh lành mạnh và tham gia bình đẳng của các đối tượng chính sách và các chủ thể trong GD-ĐT và tạo việc làm;

Mục tiêu 5. Phát triển hệ thống GD-ĐT và DVVL đa dạng, nhất là hệ thống các trường mẫu giáo, phổ thông, các trường nghề và co sở DVVL ở các vùng sâu, vùng xa,vùng khó khăn... Tiến tới năm 2015 tất cả các đối tượng con NCC có nhu cầu được GD-ĐT và giải quyết việc làm được

Page 70: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

70

hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi nói trên một cách thuận lợi nhất.Mục tiêu 6. Huy động sự tham gia rộng rãi của các tổ chức kinh tế

chính trị-xã hội-và các cá nhân trong cộng đồng, nhất là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

Mục tiêu 7. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức làm công tác chính sách xã hội nói chung và chính sách ưu đãi con của NCC nói riêng.3. Những rủi ro và thách thức đối với đối tượng chính sách trong giáo dục- đào tạo và tạo việc làm trong kinh tế thị trường

(1). Sự thay đổi trong quan hệ cung cầu giáo dục-đào tạo và lao động, việc làm (GDĐT&LĐVL) trong nền kinh tế thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đặc điểm mới, nhất là trong việc điều tiết các quy luật giá trị, từ đó sẽ gây nhiều khó khăn cho các đối tượng dân cư yếu thế khi họ tiếp nhận các cơ hội trong giáo dục-đào tạo và tạo việc làm.

(2). Kinh tế thị trường phát triển tạo sự mất công bằng và sự khác biệt giữa các nhóm dân cư và cộng đồng, giữa các vùng kinh tế lãnh thổ trong hưởng thụ dịch vụ GDĐT& LĐVL.

(3). Phát triển KT-XH Việt Nam trong thời gian tới trong cơ chế kinh tế thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro mới về kinh tế, xã hội, môi trường với quy mô và tần suất ngày càng lớn khiến cho các nhóm yếu thế nói chung và NCC và con của họ nói riêng dễ bị rơi vào nghèo khó khi có biến cố, rủi ro.

(4). Việc làm và thất nghiệp luôn là vấn đề nóng bỏng trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh khi đất nước ta hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới tạo ra những thách thức, rủi ro to lớn mà NCC và con của họ phải đối mặt.

CHƯƠNG IIĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CON NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

VÀ TẠO VIỆC LÀM

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ CON CỦA HỌ TRONG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ TẠO VIỆC LÀM.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống chính sách ưu đãi người

Page 71: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

71

có công.Báo cáo đã: Khái quát quá trình hình thành, nêu rõ các Quan điểm chỉ

đạo của Đảng và Nhà nước cũng như phân tích một số nội dung theo hướng phát triển của một số chính sách cơ bản qua các gia đoạn phát triển của đất nước (từ thời kỳ chống Pháp đến nay) cũng như đã điểm qua những thành tựu đạt được, nhất là trong việc thực hiện Pháp lệnh về NCC với cách mạng.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng chính sách chính sách ưu đãi người có công và con của họ trong giáo dục-đào tạo.Báo cáo đã trình bày chi tiết:

- Về đối tượng và phạm vi áp dụng: theo Nghị định số 54/2006/NĐ -CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ

- Chế độ chính sách ưu đãi về vật chất (hỗ trợ học phí, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, hỗ trợ một phần học phí cho các cơ sở giáo dục…) đối đối với học sinh thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở giáo dục mầm mon và phổ thông và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP và Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo cho rằng các mức trợ cấp trên có ý nghĩa thiết thực nhằm động viên tinh thần và vật chất cho các đối tượng chính sách, mặc dù chi phí trong thực tiễn cuộc sống và học tập của họ là rất lớn.

Hơn nữa, mức trợ cấp trên không được điều chỉnh, bổ sung định kỳ theo sự điều chỉnh mức lương và tỷ lệ lạm phát nên các đối tượng chính sách cũng gặp không ít khó khăn trong cuộc sống và học tập.

- Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách. - Thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi: cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực

hiện, thống nhất theo mẫu: Sổ ưu đãi giáo dục đào tạo.- Hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi được quy định cụ thể, chặt chẽ và rõ

ràng giữa các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm, góp phần giảm phiền hà cho NCC và việc chi trả trợ cấp sẽ không bị kéo dài hoặc chậm trễ.

- Kinh phí và phương thức chi trả..Từ thực trạng của các quy định trên báo cáo làm rõ:

- Nguồn chi trả cho chế độ ưu đãi trong giáo dục được thống nhất lấy từ ngân sách nhà nước, tạo thuận lợi cho việc quản lý, huy động nguồn cũng như thanh quyết toán nguồn kinh phí chi trả cho các đối tượng chính sách.

- Phương thức và thời gian chi trả được quy định khá cụ thể, tạo điều

Page 72: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

72

kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng và đối tượng chính sách tổ chức và triển khai thực hiện có tính định kỳ và rành mạch hơn.

Tuy nhiên, việc quy định rõ thời gian chi trả từng chế độ ưu đãi như trên cũng làm gia tăng công việc hành chính hoá và mất nhiều thời gian cho cả cơ quan chức năng cũng như cho bản thân các đối tượng chính sách. Cần giảm bớt các thủ tục hành chính và giảm chi phí thời gian không cần thiết.3. Thực trạng chính sách ưu đãi con của người có công trong việc làm.- Khái quát chính sách ưu đãi về việc làm

Báo cáo cho rằng, hiện nay chúng ta vẫn chưa có được Chính sách cụ thể và toàn diện về việc ưu đãi con của người có công với cách mạng trong lĩnh vực việc làm trong điều kiện của kinh tế thị trường ở nước ta, mặc dù các chính sách ban hành như: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Vấn đề vay vốn để giải quyết việc làm, Chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi, Chương trình việc làm quốc gia, Các Đề án hỗ trợ 61 huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài; Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020,…

Đối tượng của các chương trình, đề án trên bao gồm rộng rãi các nhóm dân cư, trong đó có các ưu đãi cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội bao gồm NCC và con của họ. Các chính sách hỗ trợ bao gômg hỗ trợ học phí, tiền tàu xe,…

- Sự tiếp cận và thụ hưởng chính sách trong việc làm của đối tượng chính sách còn hạn chế (cơ hội học nghề, cơ hội việc làm và ưu tiên trong tiếp nhận việc làm…) 4. Hệ thống tổ chức, quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi.

Báo cáo đã hệ thống hoá:- Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi xã hội ở các cấp TƯ

và ĐP.- Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức bộ máy thực hiện chính sách ưu

đãi xã hội ở các cấp.Và có nhận xét rằng với hệ thống bộ máy tổ chức và phân định rõ

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp như theo quy định là một bước đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý giúp cho việc hoạt động có hiệu quả hơn.

2.3. Các chế độ ưu đãi trong tuyển sinh và học tập.

Page 73: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

73

Báo cáo phân tích và đánh giá chế độ ưu đãi trong tuyển sinh, trong học tập và rèn luyện theo quy định hiện hành. Các chế độ ưu đãi trên được xem là phù hợp với thực tiễn . II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CON CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ TẠO VIỆC LÀM.1. Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế và chính sách ưu đãi trong giáo dục-đào tạo.1.1. Các chế độ, chính sách ưu đãi về vật chất.

Số liệu khảo sát: + Đối với cấp giáo dục mầm non và GDPT: các đối tượng được hưởng

chế độ chỉ chiếm 60,7%.+ Đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở đại học, cao đẳng và Trung

cấp chuyên nghiệp: số lượng được hưởng chính sách miễn học phí (64,7%) còn lại là số lượng người không được hưởng chính sách này (35,3%).

Đây cũng là vấn đề cần được khảo nghiệm lại trong thực tiễn. Ngoài ra đối với người có công, chính sách ưu đãi còn hỗ trợ, ưu tiên

về việc cộng điểm trong xét tuyển sinh, ưu tiên trong xét lên lớp, xếp loại học tập, rèn luyện, ưu tiên vào ký túc xá.

Có thể thấy được sự hỗ trợ thiếu đồng bộ mặc dù đã được quy định ở pháp lệnh, các văn bản pháp luật. Từ đây đặt ra một vấn đề về cơ chế quản lý tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, ưu tiên trong thực tiễn như thế nào?. 1.2. Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi.

Trong cơ chế quản lý của bộ máy tổ chức thì tổ chức quản lý cấp quận huyện và xã phường đóng vai trò rất quan trọng.Và thực tiễn họ đã làm tốt công tác này với cơ chế khá phù hợp như quy định hiện hành.

Qua khảo sát cho thấy trong 150 người được hỏi chỉ có 29 người (19,3%) cho rằng họ gặp rắc rối, khó khăn khi làm các thủ tục, quy trình về sổ ưu đãi. 2. Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế và chính sách ưu đãi trong tạo việc làm. 2.1. Thực trạng thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi trong tạo việc làm

Cơ hội và mức hưởng thụ chính sách ưu đãi việc làm rất thấp.

Page 74: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

74

Trong 150 người được hỏi thì chỉ có 11 người trả lời là được chính sách ưu đãi đối với người có công tạo việc làm cho thân nhân của họ (chiếm 7,3%)..2.2. Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chính sách.

- Có sự phân công, phân nhiệm và phối hợp rõ ràng hơn giữa các cơ quan chức năng thực hiện chính sách.

- Hệ thống chính sách ban hành cần tiếp tục bổ sung sửa đổi.3. Những vấn đề rút ra từ đánh giá thực trạng.3.1. Những mặt đạt được.

- Tạo các cơ hội và điều kiện thuận lợi cơ bản để các đối tượng chính sách được hưởng thụ, tiếp cận với các cơ hội trong giáo dục-đào tạo và phát triển việc làm.

- Góp phần quan trọng vào việc đảm bảo sự ổn định và phát triển nền AS XH ở nước ta.

- Pháp lệnh ưu đãi NCC nói chung và chính sách ưu đãi trong giáo dục-đào tạo nói riêng đã không ngừng được thể chế hoá, bổ sung và hoàn thiện.

- Chế độ ưu đãi, cơ chế quản lý, cách thức tổ chức thực hiện cũng như các thủ tục hành chính theo quy định của chính sách đã được đổi mới cơ bản và nâng cao về chất lượng phục vụ.

- Vấn đề xã hội hóa và phong trào chăm sóc người có công với cách mạng được đẩy mạnh, kế thừa và phát huy đạo lý tốt đẹp của dân tộc uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. 3.2. Một số tồn tại, nguyên nhân.

- Tính chưa ổn định về hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến chính sách ưu đãi NCC ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC và con của họ trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo và tạo việc làm.

- Vấn đề xã hội hóa công tác chăm sóc người có công (tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội) và phong trào đền ơn đáp nghĩa 3 năm qua có xu hướng giảm.

Nguyên nhân:- Điều kiện KT-XH nước ta và mức sống dân cư còn thấp.- Quản lý Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng XHCN nói

chung, lĩnh vực lao động, người có công nói riêng còn nhiều bất cập. Hầu hết các đối tượng của chính sách ưu đãi xã hội vẫn còn trông chờ vào sự bao cấp hoặc ưu đãi lớn của Nhà nước.

Page 75: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

75

CHƯƠNG IIIKHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

ƯU ĐÃI CON CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO VÀ TẠO VIỆC LÀM PHÙ HỢP

VỚI YÊU CẦU CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CON CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO.1. Định hướng phát triển và mục tiêu hoàn thiện các chính sách trong giáo dục-đào tạo.1.1 Một số định hướng phát triển chủ yếu của cơ chế chính sách.

(1). Phải xác định rõ mục tiêu của chính sách là “tạo động lực, môi trường cạnh tranh và phát triển, cơ chế hợp tác và vai trò trách nhiệm, lợi ích cụ thể không chỉ của bản thân các đối tượng chính sách mà còn của cả các cơ sở giáo dục-đào tạo, các cơ quan chức năng và các tổ chức KT-XH cùng tham gia trong điều kiện của kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

(2) Chính sách ưu đãi con NCC trong GD-ĐT phải được đặt trong hệ thống ưu đãi NCC nói chung trong GD-ĐT và trong hệ thống các chính sách ASXH bền vững ở nước ta.

(3) Hệ thống chính sách ưu đãi con của người có công trong GD-ĐT phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng trên cơ sở các mối quan hệ chặt chẽ:

- Tính chất thị trường và tính chất của sự nghiệp công ích của GD-ĐT + NCC và con của họ phải nâng cao năng lực canh tranh và tham gia

bình đẳng vào thị trường GD-ĐT.+ Tính chất thị trường của GD-ĐT gắn với sự nghiệp công ích, tuỳ

thuộc vào loại hình đào tạo, cấp độ ĐT, trong đó cần có vai trò đầu tư trực tiếp và vai trò điều tiết vĩ mô (bằng cơ chế, chính sách...) của Nhà nước.

- Cơ chế tự chủ về tài chính cùng với lợi ích và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục-đào tạo.

- Làm cho GD-ĐT tăng nguồn lực đầu tư, tăng thu nhập, nâng cao hiệu ích xã hội và kinh tế của việc giảng dạy.

- Huy động các cơ quan, tổ chức KT-XH cùng tham gia nhằm nâng

Page 76: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

76

cao năng lực tự phát triển của các đối tượng chính sách và giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Phù hợp với trình độ phát triển và mức sống của dân cư trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và của từng vùng/địa phương.

(4). Phát triển các cơ sở giáo dục-đào tạo và dịch vụ đi kèm cần ưu tiên, hỗ trợ cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có nhiều đối tượng là NCC…1. 2. Các mục tiêu và nội dung hoàn thiện của chính sách.

Mục tiêu 1. Mở rộng phạm vi áp dụng chính sách đối với con của NCC trong GD&ĐT: hệ từ xa, hệ tại chức, hệ vừa học vừa làm và đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên như Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện.

Mục tiêu 2. Định kỳ tăng mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng và tăng mức hõ trợ học phí trong GD-ĐT theo lộ trình tăng học phí của Nhà nước

- Mức trợ cấp chỉ nên gồm 2 loại : tiền hỗ trợ học phí và trợ cấp hàng tháng. (trợ cấp một lần gộp vào trợ cấp hàng tháng theo cấp đào tạo để tiện quản lý)

- Mức hỗ trợ học phí được thực hiện theo mức học phí quy định của trường đang học. Đối với các trường đặc biệt có mức thu học phí cao so với khả năng của đối tượng chính sách thì Nhà nước chỉ nên quy định mức trần hỗ trợ tối đa có thể để hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, phần học phí còn lại có thể huy động các nguồn khác hỗ trợ-trong đó có nguồn từ bản thân đối tượng chính sách.

- Mức trợ cấp hàng tháng được áp dụng ở mức khác nhau theo phân loại các đối tượng chính sách và có chú ý đến tính vùng nơi các đối tượng đang học để đảm bảo cơ bản được mức chi phi cho cuộc sống trong thời gian học tập.

- Mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng trong GD-ĐT đối với các đối tượng được điều chỉnh hàng năm khi có sự biến động của thị trường giá cả và sự thay đổi của mức sống dân cư.

Mục tiêu 3: Mức trợ cấp ưu đãi trong GD-ĐT được quy định cụ thể theo nhóm các đối tượng chính sách, có chú ý đến tính vùng, khu vực, đặc biệt ở các vùng có mức chi phí cao (nơi đối tượng theo học)

Mục tiêu 4. Đổi mới cơ chế chính sách ưu đãi trong GD-ĐT với hướng cơ bản là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, cơ chế chủ động và linh hoạt cho các trường, các cơ sở giáo dục-đào tạo và các đối

Page 77: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

77

tượng chính sách để họ có cơ hội cùng tự phát triển trong cơ chế của kinh tế thị trường.

Mục tiêu 5. Phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo đa dạng, nhất là hệ thống các trường mẫu giáo, phổ thông, các trường nghề ở các vùng sâu, vùng xa,vùng khó khăn, vùng có nhiều NCC và các đối tượng chính sách xã hội khác. Tiến tới năm 2015 tất cả các đối tượng con NCC có nhu cầu được GD-ĐT được hưởng chính sách ưu đãi trong GD-ĐT một cách thuận lợi nhất.

Mục tiêu 6. Huy động và mở rộng nguồn đầu tư cho giáo dục, trong đó áp dụng rộng rãi mô hình đầu tư từ sự góp vốn của xã hội, tự đầu tư của nhà trường và đầu tư của các doanh nghiệp. 1.3. Định hướng hoàn thiện các chính sách.1.3.1. Chính sách hỗ trợ về vật chất.

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ này là nhằm đảm bảo cho các đối tượng có đủ điều kiện và khả năng để thực hiện các chi trả cơ bản trong GD-ĐT và sinh hoạt. a. Chế độ đối với học sinh thuộc diện ưu đãi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

Các đối tượng, phạm vi áp dụng là: các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, bán trú thuộc các hệ công lập, dân lập và tư thục.

(1). Hỗ trợ về học phí: Tiếp tục thực hiện việc:- Miễn học phí cho đối tượng chính sách như trong quy định hiện

hành của nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng chính phủ.

- Hỗ trợ một phần học phí cho các cơ sở giáo dục: (2). Bỏ chế độ trợ cấp một lần: Khoản trợ cấp một lần này nên chuyển về mục trợ cấp hàng tháng.(3). Quy định bổ sung chế độ trợ cấp hàng tháng: cho con của NCC

học tập trong các trường giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông (Quy định hiện hành không có)

Mức trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng chính sách trong các cơ sở giáo dục này sẽ ở mức thấp hơn mức quy định trong các cơ sở GD-ĐT chuyên nghiệp và có thể được lĩnh gộp 1 lần trong năm.

Page 78: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

78

b. Chế độ đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi đang học tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho tất các các học sinh, sinh viên là con của NCC có khóa học từ 1 năm trở lên và học liên tục lên trình độ cao hơn gồm TC lên CĐ, CĐ lên ĐH và TC lên ĐH tại các cơ GD &ĐT hệ công lập, dân lập, tư thục.

- Các đối tượng được thụ hưởng gồm:+ Các đối tượng phạm vi áp dụng cũ là: các HS, SV học tại các cơ sở

đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các hệ đào tạo nghề, các trường dự bị đại học, học liên thông lên trình độ cao hơn tại các cơ sở đào tạo công lập, dân lập và tư thục.

+ Các đối tượng phạm vi áp dụng mở rộng thêm là: các HS, SV học tại các cơ sở GD &ĐT thuộc các hệ từ xa, tại chức, VHVL, các cơ sở GDTX. (các chính sách hiện hành không quy định đối tượng này).

(1). Trợ cấp học phí:- Thực hiện tốt nguyên tắc chia sẻ cơ chế đầu tư và thu học phí như

Nghị định số 49/2010/NĐ-CP. Nghị định số 49/2010 bước đầu phù hợp với cơ chế đổi mới một phần

trong chính sách ưu đãi về GD-ĐT phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đó là :

- Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước và người học

- Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí và được công bố công khai cho từng năm học.

- Đối với các cơ sở giáo dục công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo.

Nhà nước cũng cần có sự can thiệp, quy định vào mức thu học phí của các cơ sở đào tạo ngoài công lập, nhằm đảm bảo sự tương xứng với chất lượng đào tạo của nhà trường. Đồng thời, với mức trần học phí cần được quy định cho các cơ sở GD-ĐT ngoài công lập sẽ làm giảm bớt gánh nặng đầu tư của bản thân người có công, của các nguồn đầu tư khác, nhất là từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khi họ theo học trong các cơ sở GD-ĐT này.

- Mức trợ cấp học phí theo quy định như hiện nay là có tính hiện thực nhưng từng bước phải thể hiện tính thị trường của GD-ĐT

Page 79: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

79

Từ năm học 2010-2011 tất cả các trường đều tăng học phí theo quy định trên và sẽ điều chỉnh kịp thời mức trần học phí theo năm học.

- Các trường có thương hiệu cao hơn thì mức học phí thu cũng cao hơn phù hợp với cơ chế thị trường.

- Mức trần học phí đối với HS/SV học tại các cơ sở đào tạo dân lập, tư thục:

Nhà nước cũng nên có sự can thiệp và điều chỉnh mức thu học phí đối với các trường chuyên nghiệp dân lập và tư thục để thống nhất quản lý tốt hơn trên cả phạm vi cả nước nhằm đảm bảo cho ngân sách nhà nước có thể chi trả học phí của các đối tượng chính sách.

- Về cơ chế miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập: Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được

miễn giảm ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục-đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để các đối tượng này đóng học phí đầy đủ cho các trường.

(2). Nên bỏ quy định trợ cấp một lần:Để đảm bảo tính thuận lợi và tính ưu việt của chính sách mới thì số

tiền trợ cấp này nên gộp vào chế độ trợ cấp hàng tháng như đã trình bày ở phần trên.

(3). Chế độ trợ cấp hàng tháng. - Tăng dần mức trợ cấp hàng tháng với hệ số phù hợp với mức tăng

chung của tiền lương-tiền công và thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Mức trợ cấp hàng tháng khác nhau theo đối tượng của chính sách

được xếp loại thống nhất với các nhóm ưu tiên như trong tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy.

- Tiền ở, tiền thuê nhà cần được tính đến trong chế độ trợ cấp hàng tháng.1.3.2. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh và học tập.

Phương hướng: Tạo cho con của NCC có cơ hội ưu đãi hơn trong tuyển sinh, xét tuyển và học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề cũng như các hệ giáo dục phổ thông, mẫu giáo...a. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo đối tượng.

(1). Xác định các đối tượng ưu tiên:

Page 80: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và thông tư số 03/2010 -TT-BGD ĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT quy định 7 nhóm đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Trong quy chế này, có 3 nhóm đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong tuyển sinh là con của NCC theo quy định.

Nhóm ưu tiên 1, trong đó:- Đối tượng 03: thương binh, bệnh binh, người có "Giấy chứng nhận

người được hưởng chính sách như thương binh"...- Đối tượng 04: Con liệt sỹ; Con thương binh và con bệnh binh mất

sức lao động 81% trở lên, Con của người được cấp "giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên, Con của bà mẹ Việt Nam anh hùng, con của anh hùng LLVT, con của anh hùng lao động; Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 hoặc con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/81945; Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

Nhóm ưu tiên 2, trong đó có: - Đối tượng 06: Con thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con

bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người được cấp "giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp giấy nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

Về cơ bản, các đối tượng ưu tiên trên đã bao phủ cơ bản các đối tượng là con của người có công. Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta người có công với cách mạng có thể được mở rộng hơn.

Đề xuất mở rộng chế độ ưu đãi theo 2 hướng:A 1. Mở rộng khung điểm ưu tiên giữa các nhóm đối tượng ưu tiên là

1.5 điểm so với 1 điểm như hiện nay.PA 2. Mở rộng đối tượng NCC và phân nhóm các đối tượng được

hưởng chính sách ưu tiên trong đào tạo. Theo quy chế hiện hành có 2 nhóm đối tượng ưu tiên với việc chia

theo 7 nhóm đối tượng cụ thể.Để mở rộng hơn nữa các đối tượng chính sách, có thể nghiên cứu và

xếp loại theo 3 nhóm ưu tiên theo thứ tự ưu tiên như sau.Nhóm ưu tiên 1.

80

Page 81: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

- Bao gồm các đối tượng 03, 04 như quy định trên. Nhóm ưu tiên 2. - Bao gồm các đối tượng 06 như trong Đối tượng ưu tiên trong giáo

dục, đào tạo, tuyển sinh (trong chính sách ưu đãi NCC và trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GD& ĐT)

Nhóm ưu tiên 3. - Bao gồm các đối tượng sau đây đã được quy định trong pháp lệnh

ưu đãi người có công với cách mạng (số 26/2005/ PL- UBTVQH 11) nhưng chưa được quy định trong Đối tượng ưu tiên trong giáo dục, đào tạo, tuyển sinh.

Đó là:+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt tù đầy.+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và

làm nghĩa vụ quốc tế (là người tham gia kháng chiến lược Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến)

+ Người có công giúp đỡ cách mạng (người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước", người trong gia đình được tặng kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám 1945; người được thưởng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến

- Bổ sung các đối tượng sau đây đã được xác định là người có công với cách mạng (theo Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT- BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến). Đó là:

+ Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến; + Cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ kháng chiến có thân

nhân trực tiếp nuôi dưỡng;+ Quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ

ne va năm 1954, quân nhân tham gia kháng chiến có dưới 20 năm trong công tác quân đội, đã phục viên về địa phương,...b. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

- Đối với hệ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.+ Nếu phương án mở rộng phạm vi của đối tượng chính sách ưu tiên

theo 3 nhóm ưu tiên trên thì điểm xét tuyển ưu tiên đối với các nhóm đối

81

Page 82: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

82

tượng ưu tiên kế tiếp vẫn được giảm 1 điểm và các khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0.5 điểm. Theo phương án này thì mức ưu tiên được hưởng cao nhất, nếu người này là ở khu vực 1 sẽ là 4,5 điểm. Đây là phương án có thể chấp nhận được trong thực tiễn hiện nay khi mà chính sách ưu đãi NCC và con của họ nên được quan tâm thiết thực hơn nữa.

+ Nếu quy chế tuyển sinh thay đổi với hướng giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo thì Bộ GD&ĐT có thể hướng dẫn các trường xây dựng quy chế ưu tiên xét tuyển con của NCC trên cơ sở nguyên tắc chung và điều kiện xét tuyển của trường.

- Đối với hệ giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non: được ưu tiên chọn trường nếu họ có nguyện vọng và đưa ra tiêu chí, thang điểm ưu tiên cụ thể theo phân nhóm đối tượng NCC và con của họ theo quy định. c. Chính sách ưu tiên trong học tập.

- Không thực hiện việc miễn, giảm học phí trực tiếp tại các trường cho đối tượng người có công và con của người có công;

- Không phân biệt việc hỗ trợ tài chính cho người đi học hệ chính qui hay hệ vừa làm vừa học.

- Việc ưu tiên thời gian học: Việc thực hiện đào tạo theo niên chế có qui định bắt buộc về thời gian tối đa được học tập tại trường đối với học sinh-sinh viên, theo đó đối tượng người có công được kéo dài thêm thời gian học tập tối đa tại trường là 2 năm đối với khoá học từ 4 năm trở lên và 1 năm đối với khoá học từ 3 năm trở xuống.

Để tiếp cận và chuyển dần sang học chế tín chỉ, phù hợp với cơ chế thị trường và khuyến khích sinh viên học rút ngắn thời gian khoá học để đảm bảo cho tiếp nhận chính sách ưu đãi có hiệu quả, chúng tôi đề xuất không giới hạn thời gian học tập tối đa tại trường đối với các đối tượng chính sách như trên.1.3.3. Các chính sách khác.

(1). Thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng và dạy nghề.

(2). Chính sách ưu tiên ở ký túc xá của nhà trường..Ngoài việc ưu tiên của các trường thì nhà nước cũng chưa có một cơ

chế nào qui định việc ưu tiên trong thuê nhà ở sinh viên trong các làng sinh viên giành cho đối tượng chính sách..

(3). Ưu đãi trong xét tặng danh hiệu thi đua và quyền lợi chính trị.(4). Học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện.

Page 83: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

83

Học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách ưu đãi (điều 66, Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ) nếu kết quả học tập và rèn luyện đạt loại khá giỏi trở lên thì được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập lấy từ kinh phí cho học bổng của nhà trường với mức cụ thể:

- Học đạt loại khá: 40% mức học bổng khuyến khích toàn phần- Học đạt loại giỏi: 90% mức học bổng khuyến khích toàn phần - Học đạt loại xuất sắc: 140% mức học bổng khuyến khích toàn phần Mức học bổng khuyến khích này có thể tăng thêm 10% cho mỗi hạng

xếp loại kết quả học tập trên, áp dụng cho tất cả các đối tượng ưu đãi diện chính sách theo đề xuất của đề tài.

(5) Có chính sách ưu đãi trong trợ giúp kinh phí, cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục-đào tạo.

Xây dựng cơ chế hợp lý nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường lớp dạy nghề, các cơ giáo dục đào tạo dân lập, tư thục được tiếp cận với nguồn lực tài chính, đất đai và các cơ sở vật chất khác, nhất là ở các cơ sở giáo dục, đào tạo thu hút nhiều đối tượng chính sách xã hội-trong đó có con của NCC. 1.3.4. Các điều kiện thụ hưởng chính sách ưu đãi.

Các điều kiện sau đây quy định các đối tượng chính sách có cơ hội hoặc không có cơ hội thụ hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo theo mức khác nhau như trên.

Điều kiện được thụ hưởng:(1). Là con của người có công được công nhận hợp pháp theo quy

định của pháp luật.(2).Con của NCC phải thực sự có nguyện vọng đi học, có khả năng,

năng lực trí tuệ tiếp thu kiến thức và có đủ sức khỏe để thực hiện công việc và quyết tâm theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

(3).Con của NCC học ở các cơ sở giáo dục-đào tạo ở mọi trình độ có khoá học từ 01 năm trở lên.

(4). Những người phải kéo dài thời gian so với quy định của khoá học (thêm 1-2 năm) với lý do bất khả kháng, khách quan được chấp nhận (ốm đau, tai nạn…) được cơ sở đào tạo chứng nhận.

Điều kiện không được thụ hưởng hoặc phải xử lý tình huống:(1). Những HS/ SV thuộc diện ưu đãi được hưởng lương hoặc sinh

hoạt phí khác từ NSNN khi đi học sẽ không được trợ cấp hàng tháng.Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt gặp khó khăn trong cuộc sống, có thể

Page 84: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

84

được xét trợ cấp đột xuất.(2). Những người đã được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo ở

một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm tại một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và cùng trình độ.

(3). Đang học ở nước ngoài.(4). Những người bị kỷ luật, bị học yếu hoặc do nguyên nhân nào

khác phải bỏ học, ngừng học, buộc thôi học... thì sẽ không được hưởng chính sách ưu đãi trong GD &ĐT, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.1.4. Huy động và phân bố nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi con của NCC trong giáo dục và đào tạo.

- Nguồn lực tài chính từ NSNN thực hiện chính sách vẫn là nguồn lực cơ bản.

- Huy động nguồn lực tài chính từ các nguồn góp vốn của xã hội. + Thuế xã hội dành cho giáo dục, có thể bao gồm: i).Thuế do xã hội

trưng thu, trực tiếp dành cho giáo dục như thuế giá trị gia tăng của cá nhân đóng góp cho giáo dục...; ii).Hình thức miễn giảm thuế của nhà nước và xã hội dành cho các đơn vị giáo dục.

+ Phụ thu giáo dục: được hiểu cụ thể là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi nộp thuế sản xuất, kinh doanh, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp... đều phải nộp thêm phụ thu giáo dục (ở Trung Quốc, phụ thu giáo dục bằng 2% mức thuế thực tế của các loại thuế trên)

- Quyên góp vốn xã hội cho giáo dục.Góp vốn và quyên góp vốn xã hội cho giáo dục nên thực hiện theo

nguyên tắc tự nguyện, khả năng và lợi ích của mọi người, cộng đồng, doanh nghiệp để huy động vốn rộng rãi cho giáo dục nói chung và cho đối tượng chính sách nói riêng...

- Tự đầu tư của nhà trường- Đầu tư giáo dục của các doanh nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã

hội của các doanh nghiệp. - Bảo hiểm xã hội học đường bắt buộc

II. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CON CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM.2.1. Quan điểm phát triển và mục tiêu của chính sách.2.1.1. Quan điểm phát triển

Page 85: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

85

(1). Chính sách ưu đãi con NCC trong việc làm, được cụ thể hoá bởi cơ chế và chương trình việc làm có tính ưu đãi, cụ thể trong nhóm đối tượng được chú ý đặc biệt trong hệ thống ASXH của đất nước.

(2). Chính sách ưu đãi con của NCC trong việc làm được cụ thể hoá thông qua đào tạo nghề nghiệp, đào tạo chuyên môn, vốn vay tạo việc làm, tiếp cận thông tin thị trường lao động để họ nâng cao năng lực trong việc tìm, tạo việc làm và có thu nhập bền vững để phát triển cuộc sống.

(3).Chính sách ưu đãi con của NCC trong việc làm là sự gắn liền thị trường lao động hữu hiệu, đảm bảo cho các đối tượng chính sách tham gia vào sự cạnh tranh lành mạnh trong thị trường lao động với các dịch vụ giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho các đối tượng chính sách, cả trong hệ thống giáo dục-đào tạo quốc dân và ngoài quốc dân (trong doanh nghiệp, tự đào tạo...).

(4).Chính sách ưu đãi con của NCC và các biện pháp hỗ trợ việc làm có thể được áp dụng cho doanh nghiệp, cho đối tượng chính sách hoặc cho cả hai. 2.1.2. Mục tiêu và phương hướng của chính sách

(1). Mở rộng phạm vi, đối tượng người có công và con của họ được tiếp cận và hưởng chính sách ưu đãi về việc làm một cách đầy đủ, công bằng và bình đẳng.

- Đến năm 2012 hoàn thiện việc mở rộng phạm vi và phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách.

Để làm việc này cần rà soát, thống kê phân loại, nắm rõ tình hình việc làm, đời sống, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu về việc làm của các đối tượng chính sách.

- Đến năm 2015 đảm bảo 100% con của NCC được tiếp cận và hưởng chính sách ưu đãi về việc làm một cách đầy đủ, công bằng và bình đẳng.

- Hỗ trợ các đối tượng chính sách mở rộng các cơ hội tham gia vào tạo mở việc làm, vào thị trường lao động, tạo thu nhập.

Đến năm 2015 đảm bảo 100% lao động là con của NCC được hướng nghiệp được tiếp cận thông tin và tham gia ở mức độ khác nhau vào thị trường lao động

- Chính sách ưu đãi về việc làm đối với các đối tượng được thụ hưởng phải đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng, tính công bằng và đầy đủ cho tất cả các đối tượng đã được quy định trong pháp lệnh Người có công và mở rộng đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi (như đã trình bày ở trên).

Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa

Page 86: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

86

phương cần tổ chức thống kê, điều tra, khảo sát toàn diện về quy mô, điều kiện kinh tế, đời sống, việc làm,... của các đối tượng chính sách NCC và con của họ trên phạm vi cả nước

(2). Phải đảm bảo yêu cầu là có khả năng đáp ứng, hỗ trợ kịp thời các đối tượng chính sách tham gia vào thị trường lao động, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản;

(3). Tạo cơ chế chủ động và linh hoạt, môi trường pháp lý, điều kiện thuận lợi để cả người sử dụng lao động và người lao động có cơ hội cùng tự phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường.

(4). Hệ thống dịch vụ việc làm, hệ thống giáo dục-đào tạo nghề và hướng nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho lao động nói chung và cho con của NCC nói riêng, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... nhằm tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để con của NCC và của các đối tượng chính sách khác cùng được dễ dàng tiếp cận và hưởng lợi các chính sách quy định và các dịch vụ trong việc làm.2.2. Định hướng hoàn thiện các chính sách.2.2.1. Chính sách tín dụng ưu đãi.

- Rà soát, đánh giá lại hệ thống chính sách tín dụng hiện hành nói chung và chính sách tín dụng giành cho các đối tượng chính sách và dễ bị tổn thương nói riêng.

- Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hiện hành nhưng được điều chỉnh theo hướng:

+ Xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng trọn gói với mức vừa đủ để đối tượng tham gia tích cực thị trường lao động, có khả năng thực hiện dự án tạo mở, tìm việc làm có thu nhập ổn định để tự phát triển.

+ Gắn việc cho vay tín dụng ưu đãi với cung cấp thông tin thị trường lao động, công tác hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn, hướng dẫn sản xuất kinh doanh nhằm phát triển và bảo tồn vốn vay.

+ Mức vay, mức lãi suất vốn vay tuỳ thuộc vào đối tượng, mục đích phát triển việc làm và đặc biệt là phải gắn với hiệu quả sử dụng của vốn vay.

+ Đơn giản hoá các thủ tục vay nhằm tạo thuận lợi cho các đối tượng nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, quỹ tín dụng... để tạo việc làm có hiệu quả.

- Tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, quần chúng tham gia vào cung cấp và hình thành Quỹ tín dụng từ TW đến tỉnh, thành, quận, huyện, xã phường, thôn bản và cộng đồng.

Page 87: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

87

- Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân cần đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả trong hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đối tượng chính sách trong vay vốn để phát triển việc làm.2.2.2. Chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo nghề cho lao động.

Cơ chế chính sách đối với cơ sở đào tạo- Hình thức hỗ trợ: thông qua các cơ sở dạy nghề. - Chính sách tăng thêm nguồn đầu tư từ ngân sách hoặc ưu tiên vay

vốn với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở đào tạo. Ưu tiên các cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp để thu hút lao động là đối tượng chính sách sau khi tốt nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ mặt bằng (cho thuê đất,...) - Chính sác ưu đãi thuế (thuế sử dụng đất, thuế thu nhập,..) cho các cơ

sở tham gia đào tạo nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, người dân tộc thiểu số

- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách.

Cơ chế chính sách đối với người học nghề thuộc diện chính sách. - Chính sách tín dụng cho người được đào tạo.Các đối tượng chính sách cần được tiếp cận đầy đủ và thuận lợi với

các chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi, nếu họ có nhu cầu chính đáng để đầu tư cho đào tạo nghề nhằm phát triển việc làm cho bản thân và cho xã hội.

- Ưu tiên vay vốn từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làmCon của NCC sau khi học nghề được ưu tiên vay nguồn vốn này với

ưu đãi về lãi suất, mức vay và thời hạn vay để tự tạo việc làm.- Chính sách học phí và học bổngChính sách học phí ưu đãi và học bổng dành cho con của NCC trong

đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cũng được giải quyết trên cơ sở của chính sách hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo và các đề án hỗ trợ đào tạo nghề đã trình bày ở phần trên.

- Chính sách sử dụng sau đào tạo: nên có cơ chế, chính sách để các cơ sở, các doanh nghiệp tích cực thu hút, sử dụng người lao động là con em diện chính sách sau đào tạo sẽ tăng tính kích thích tham gia đào tạo của người lao động nói chung và đối tượng chính sách nói riêng. Đó là các vấn đề về tiền lương, thu nhập, phương tiện đi lại, chỗ ở, cải thiện

Page 88: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

88

điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội,...2.2.3. Chính sách hỗ trợ sản xuất và tạo việc làm.

Như đã trình bày, các biện pháp hỗ trợ sản xuất và tạo việc làm có thể được áp dụng cho doanh nghiệp, cho đối tượng chính sách và cho cả hai.

(1) Chính sách hỗ trợ, khuyến khích về tài chính.- Đối với đối tượng chính sách:Một số hỗ trợ tài chính cho đối tượng chính sách có thể được tính đến

là:+ Hỗ trợ trang trải chi phí liên quan đến tuyển dụng lao động, tìm việc

làm. Mức hỗ trợ tuỳ thuộc vào đối tượng chính sách, hoàn cảnh gia đình và tính chất của việc làm của đói tượng.

+ Hỗ trợ trang thiết bị làm việc khi cần thiết. Cần có các quy định cụ thể để có thể thực hiện sự trợ giúp này có hiệu quả.

+ Hỗ trợ một phần vốn đầu tư ban đầu hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi nhất để phát triển dự án tạo mở việc làm, phát triển sản xuất,... Để thực hiện chính sách này đối tượng chính sách cần xây dựng dự án cụ thể và tuân thủ các điều kiện quy định khi vay vốn ưu đãi của ngân hàng.

- Đối với các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất, kinh doanh:Phần lớn những nghĩa vụ, trách nhiệm nêu trong các văn bản pháp

luật và chính sách nhằm khuyến khích và ưu đãi việc làm cho các đối tượng chính sách được đặt lên vai của những người chủ sử dụng lao động. Các chính sách này có thể được thực hiện ở những nội dung cụ thể như:

+ Hỗ trợ tài chính:Các cơ quan nhà nước có thể cấp kinh phí hỗ trợ cho các doanh

nghiệp dưới hình thức khoản tiền trợ cấp hoặc khuyến khích về thuế để trang trải các khoản phát sinh thêm liên quan đế tuyển dụng các đối tượng chính sách

+Thưởng tiền nhằm khuyến khích tuyển dụngMột chính sách kết hợp cả thưởng và các dịch vụ hỗ trợ việc làm nên

được áp dụng để giúp cho đối tượng chính sách tìm được việc làm, và để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tuyển dụng người lao động là các đối tượng chính sách và giữ họ được lâu trong công việc.

(2) Chính sách hỗ trợ mặt bằng (cho thuê đất,...) đối với cơ sở thu hút nhiều đối tượng yếu thế, đối tượng chính sách ưu đãi nói chung và con NCC nói riêng.

Page 89: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

89

(3) Chính sách ưu đãi thuế (thuế sử dụng đất, thuế thu nhập,..) cho các cơ sở cũng trong hoàn cảnh, điều kiện và có nhiều đối tượng lao động như trên.2.2.4. Chính sách hỗ trợ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Cần mở rộng và bổ sung đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ và vay vốn ưu đãi để đi xuất khẩu lao động, trong đó có diện chính sách xã hội nói chung và con NCC nói riêng.

Con của NCC cũng cần được hưởng thụ chính sách ưu đãi trong xuất khẩu lao động như quy định đối với hộ nghèo và hộ là người dân tộc ở 61 huyện nghèo. Đó là các chính sách:

- Hỗ trợ lao động nâng cao trình độ văn hoá - Hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức

theo quy định Luật người Việt Nam đi lao động và làm việc ở nước - Hỗ trợ rủi ro: dành cho người lao động của đề án khi tham gia xuất

khẩu lao động gặp rủi ro với lý do chính đáng.- Chính sách tín dụng ưu đãiNgười lao động thuộc các đối tượng chính sách được tuyển chọn, có

nhu cầu vay vốn thì được ưu tiên vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội với:

+ Mức vay: theo yêu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường;

+ Lãi suất: bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của ngân hàng chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.

Các đối tượng còn lại của huyện nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng chính sách xã hội cho đối tượng đi xuất khẩu lao động.2.2.5. Chính sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm.

- Bảo hiểm thất nghiệp: - Về BHXH bắt buộc: - Về BHXH tự nguyện: - Về bảo hiểm y tế:

2.3. Các nguồn lực thực hiện chính sách.Nguồn lực thực hiện chính sách gồm: ngân sách nhà nước, đóng góp

của cộng đồng, doanh nghiệp, của người lao động và các nguồn hỗ trợ khác (quốc tế,...)

Page 90: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

90

III. KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Trong nhóm giải pháp này, cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau:

(1). Hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi NCC nói chung và con của họ nói riêng trong giáo dục và giải quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:- Tăng mức trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp trên có thể phân biệt theo

vùng, địa phương, môi trường đào tạo và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

- Mở rộng cơ hội về ưu tiên trong xét tuyển vào các trường - Mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm học đường bắt buộc và tự

nguyện ở tất cả các loại hình đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề, ở cả hệ công lập, dân lập và tư thục.

- Phát triển hệ thống mạng lưới đào tạo nghề linh hoạt và rộng khắp, đa dạng, nhất là đối với các đối tượng chính sách ưu đãi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Thực hiện công bố công khai và thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên nhằm đảm bảo cho các học sinh, sinh viên diện chính sách, diện có hoàn cảnh khó khăn có khả năng học tập đều được đi học.

- Bộ giáo dục đào tạo, Bộ tài chính hướng dẫn việc thực hiện cấp bù học phí được miễn giảm cho các trường khi thực hiện chính sách ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

Trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển việc làm:- Xây dựng chính sách và chế tài về chính sách ưu đã với phạm vi bao

phủ rộng hơn.- Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, chú trọng xây dựng chính sách

thuế, tín dụng ưu đãi đối với cơ sở đào tạo, dạy nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ sử dụng nhiều lao động diện chính sách ưu đãi

- Hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động diện chính sách và tiếp nhận người học nghề diện chính sách vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả hoạt dộng của các Trung tâm giới thiệu việc làm

Page 91: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

91

nhằm tạo cho diện chính sách ưu đãi nói riêng tiếp cận dễ dàng các dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách và hệ thống chính sách ASXH, dịch vụ xã hội, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn, nông nghiệp, phi kết cấu và cả vùng khó khăn, dân tộc ít người.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các nhóm đối tượng chính sách xã hội nói chung và con của NCC nói riêng, trong đó chú ý cả đến chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề để tạo điều kiện cho lao động diện chính sách bị mất việc trở lại thị trường lao động.

- Xây dựng chính sách, quy chế, quy định và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức chính trị- xã hôi, các cơ sở giáo dục- đào tạo, dạy nghề, phát triển việc làm... trong việc tham gia có hiệu quả các chính sách ưu đãi hội nói chung và con NCC nói riêng.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, tổ chức và chỉ đạo thực hiện.

- Rà soát và xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về NCC và con của họ.

- Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện chính sách ưu đãi đối tượng chính sách tử TW đến địa phương và các cơ sở, tổ chức giáo dục-đào tạo và phát triển việc làm.

- Rà soát và củng cố hệ thống các cơ quan tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi và dịch vụ xã hội có liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

- Tiếp tục đổi mới thủ tục, quy trình thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm theo hướng gọn nhẹ và tập trung, nhất là đối với các khoản trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo và dạy nghề.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chính sách ở tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức thực hiện có liên quan.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự tham gia của các cấp, các ngành và người dân

(1) Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và nâng cao nhận thức.

Page 92: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

92

- Cung cấp, phát hành kịp thời và rộng rãi các văn bản chính sách đến các cơ quan, tổ chức và đối tượng chính sách.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, hành vi và trách nhiệm "đền ơn đáp nghĩa"... của dân tộc ta.

- Tăng cường công tác truyền thông tại các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp, các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây.

(2). Huy động sự tham gia của các đối tác xã hội trong việc thực hiện chính sách.

- Mở rộng công tác tham vấn các thành phần xã hội và tổ chức dân sự., trong đó có các doanh nghiệp.

- Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, khuyến khích kịp thời - Hỗ trợ phát triển thể chế các cộng đồng - Hỗ trợ các sáng kiến nhằm trợ giúp chính sách ưu đãi các đối tượng

chính sách nói chung, con của NCC nói riêng trong GD-ĐT và giải quyết việc làm3.4.. Nhóm các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện chính sách.

(1) Nguồn lực tài chính từ NSNN là nguồn kinh phí gốc chủ yếu để thực hiện chính sách.

Hàng năm và từng kế hoạch năm năm, nhà nước dành khoản ngân sách đủ để thực hiện các quy định của chính sách.

(2) Huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN Ngoài những nội dung như đã trình bày ở phần huy động và phân bổ

các nguồn lực thực hiện chính sách cho giáo dục, đào tạo và phát triển việc làm có thể lưu ý một số giải pháp huy động có tính đột phá sau đây:

+ Xây dựng chính sách thuế phụ thu cho giáo dục và áp dụng thử nghiệm với một số loại hình doanh nghiệp theo kinh nghiệm của Trung quốc

+ Xây dựng chính sách thuế xã hội dành cho giáo dục và đào tạo nghề nhằm tạo nguồn đầu tư gián tiếp của xã hội cho giáo dục và đào tạo, trong đó có các đối tượng chính sách ưu đãi xã hội.

+ Xây dựng cơ chế và tổ chức phong trào Quyên góp vốn xã hội cho giáo dục và đào tạo cả ở cấp TW, cấp địa phương và trong các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà kinh doanh, cộng đồng dân cư... trên cơ sở tình nguyện

+ Có cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, động viên các doanh

Page 93: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

93

nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đầu tư cho giáo dục, đào tạo, việc làm, nhất là trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, con của NCC với cách mạng.3.4. Các giải pháp về tổ chức thực hiện.3.4.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng.a. Hoàn thiện hệ thống tổ chức.

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm, nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách công tác chính sách xã hội tại các sở

- Xây dựng cơ chế chính sách; nhấn mạnh trách nhiệm xã hội, lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường cũng như lợi ích và trách nhiệm của các doanh nghiệp; của cá nhân, gia đình đối tượng chính sách, của cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị- xã hội.

- Ban hành các chế độ khuyến khích nhằm động viên, thu hút và đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ, nhân viên thực hiện tốt chính sách ưu đãi các đối tượng chính sách theo quy định hiện hành.b. Cải cách thủ tục hành chính và công tác quản lý chi trả chế độ ưu đãi.

Bên cạnh những thủ tục cải cách hành chính đã đạt được, cần tập trung nghiên cứu một số vấn đề như:

+ Xây dựng một cơ chế, quy trình thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, tổng thể việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC nói chung và trong GD-ĐT và việc làm nói riêng.

+ Xây dựng và hoàn thiện quy trình giải quyết đơn thư của NCC nói chung về các lĩnh vực liên quan, trong đó có chính sách ưu đãi trong GD-ĐT và việc làm.

+ Nghiên cứu cấp giấy chứng nhận cho con của NCC để họ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các cơ hội về đào tạo, việc làm và nhiều lĩnh vực cuộc sống khác.

+ Kết nối mạng thông tin giữ liệu về con của NCC đang học tập, làm việc tại cơ sở với cơ quan chức năng quản lý chính sách (phòng, sở Lao động- thương binh và xã hội) để việc theo dõi, quản lý tốt hơn việc thực hiện chính sách.3.5. Các điều kiện và lộ trình thực hiện3.5.1. Khuyến nghị về các điều kiện thực hiện.

(1). Bộ máy quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách có liên quan, đặc biệt ở cấp quận/ huyện phải được tăng cường, đổi mới, nâng cao

Page 94: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

94

trách nhiệm và hiệu quả thực hiện chính sách. (2). Tăng đầu tư và ngân sách Nhà nước cho thực hiện hiệu quả chính

sách và các chương trình mục tiêu giành cho các đối tượng chính sách, nhất là đối với NCC và con của họ.

(3). Có cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và tạo việc làm nhất là huy động các nguồn lực tài chính từ các nguồn góp vốn của xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục-đào tạo và việc làm của các doanh nghiệp, của các cơ sở đào tạo và tạo việc làm và sự quyên góp vốn xã hội cho các đối tượng của chính sách xã hội.

(4). Ban hành, bổ sung thêm các tiêu chí xác nhận NCC theo hướng mở rộng phạm vi và đối tượng của chính sách ưu đãi nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội và nền ASXH bền vững ở nước ta, nhất là trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

(5). Một số khuyến nghị của chính sách và giải pháp cần có sự thống nhất và quyết tâm chỉ đạo của các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, nhất là có sự ủng hộ, tham gia rộng rãi của các cộng đồng dân cư và các tổ chức kinh tế-xã hội cũng như trách nhiệm to lớn của các đối tượng chính sách.

(6). Các đối tượng chính sách phải nâng cao năng lực thực hiện, năng lực cạnh tranh bình đẳng trong thị trường, đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của kinh tế thị trường đối với đối tượng chính sách.3.5.2. Lộ trình thực hiện.

Giai đoạn 2011- 2013: + Rà soát toàn bộ các đối tượng chính sách xã hội trên phạm vi cả

nước.+ Tổ chức triển khai xây dựng, thiết kế, bổ sung, hoàn thiện và ban

hành chính sách ưu đãi con NCC trong giáo dục-đào tạo và tạo việc làm.+ Tổ chức triển khai xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách

nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, của các cơ sở đào tạo...

Giai đoạn sau 2013: Tổ chức thực hiện các chính sách như trong đề xuất.

Page 95: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

95

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

BẮT BUỘCI. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập từ lao động của người lao động khi họ gặp phải các rủi ro như: Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết dựa trên cơ sở hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung từ sự tham gia đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động được sự bảo trợ của Nhà nước nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội1.2.1. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới

BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỉ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, tại một số bang đã thành lập quỹ trợ giúp khi ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để thành lập quỹ tài chính dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Đây là những tiền đề để thực hiện hình thức BH thông qua bắt buộc đóng góp. Dần dần các hình thức BH phát triển mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, BHXH được hình thành và với cơ chế hoạt động mới. Sự tham gia BH đã trở thành bắt buộc và không chỉ người lao động mà cả giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp.

BHXH hiện đại được thực hiện trên cơ sở mô hình BHXH của Đức và lan dần ra châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latin, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, BHXH đã được phổ biến sang các nước vừa giành được độc lập ở Châu á, Châu Phi và vùng Caribê, tuỳ theo điều kiện KTXH của mỗi

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020

MÃ SỐ : CB 2010- 02-02Đơn vị chủ trì : Vụ Bảo hiểm xã hộiChủ nhiệm : ThS. Trần Thị Thuý NgaThư ký: CN. Nguyễn Duy Cường

Page 96: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

96

nước. Đến nay, BHXH đã phát triển không ngừng và rất đa dạng mang những đặc trưng của từng nước hoặc từng khu vực. 1.2.2. Sự hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển BHXH ở nước ta có thể chia ra theo các giai đoạn sau:

(1) Giai đoạn từ năm 1945 đến 1961.Trong hệ thống pháp luật BHXH chế độ hưu trí được quy định đầu

tiên tại Sắc lệnh số 54/SL ngày 3/11/1945 về hạn định cho các công chức về hưu trí. Tiếp theo đó, chế độ BHXH được quy định trong các sắc lệnh của Chính phủ: Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/6/1946, Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947, Sắc lệnh số 188/SL ngày 29/5/1948, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950. Theo các Sắc lệnh này thì cán bộ, công chức, công nhân làm việc cho Chính phủ được hưởng chế độ hưu trí. Chế độ hưu trí trong giai đoạn này đã xác định điều kiện được hưởng là đủ 55 tuổi đời hoặc có 30 năm làm việc, có giảm 5 năm tuổi đời hoặc 5 năm làm việc đối với các công chức các ngạch thuộc hạng lưu động.

(2) Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1994.Thời kỳ này, chế độ BHXH được thực hiện theo Điều lệ BHXH tạm

thời áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Chính phủ (có hiệu lực từ đầu năm 1962). Theo đó, đã quy định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh; quy định các chế độ BHXH (gồm 6 chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất); quy định quyền và nghĩa vụ các bên có liên quan trong BHXH. Đến ngày 22/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH thay thế Nghị định số 218/CP nêu trên. Theo đó, quy định lại 5 chế độ trợ cấp ốm đau (ngoài BHYT), thai sản, TNLĐ- BNN, hưu trí và tử tuất; xoá bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều biểu hiện tiêu cực và bất hợp lý.

(3) Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2006.Chính sách BHXH thời kỳ này được thực hiện theo 2 văn bản pháp

luật chủ đạo là Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ BHXH, quy định thực hiện BHXH đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995, thực hiện BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Chính sách BHXH trong giai đoạn này quy định có 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh

Page 97: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

97

nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. (4) Giai đoạn từ năm 2007 đến nay.Triển khai Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25/11/2004 về chương

trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2005 của Quốc hội, Luật BHXH đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006.

Theo đó, mục tiêu giai đoạn này là tiến tới mọi người lao động ở mọi thành phần kinh tế đều được tham gia BHXH ở hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; bảo đảm cân đối thu chi quỹ BHXH; bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH; khắc phục cơ bản những bất hợp ý của chính sách hiện hành và từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu; nhằm góp phần ổn định xã hội trong sự phát triển bền vững và việc thực thi Luật BHXH với việc triển khai đồng bộ theo lộ trình: BHXH bắt buộc thực hiện vào năm 2007, BHXH tự nguyện thực hiện vào năm 2008 và tiếp sau đó BH thất nghiệp thực hiện vào năm 2009 là toàn bộ hoạt động có tính bao trùm trong giai đoạn này trong lĩnh vực BHXH đáp ứng đầy đủ tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần X: “Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức BHXH và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp...”.1.3. Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội

Hệ thống ASXH của nước ta được thiết kế theo sơ đồ dưới đây:

Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam

BHXH Bảo hiểmy tế

Ưu đãi xã hội

Trợ giúpxã hội

Dịch vụxã hội

Xoá đóigiảm nghèo

BHXH bắt buộc: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BN, hưu trí, tử tuất

Bảo hiểm y tế bắt buộc

Người có công với CM và gia đình họ

Người cao tuổi Dịch vụ y tế

Bà mẹ và trẻ em

Kế hoạch hoá gia đình

Phục hồi chức năng

Dịch vụ xã hội khác

Trẻ em mồ côi và người nuôi dưỡng

Cứu trợ xã hội do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,..

Trợ cấp khó khăn khác

Người tàn tật

Bảo hiểm y tế tự nguyện

BHXH tự nguyện: hưu trí, tử tuất.

BHXH thất nghiệp: đào tạo nghề, trợ cấp, giới thiệu việc làm.

Nhà nướcNgười SDLĐNgười LĐ

Nhà nướcNgười SDLĐNgười LĐ

Nhà nướcCộng đồng

Nhà nướcCộng đồng

Nhà nướcCộng đồng

Nhà nướcCộng đồng

Page 98: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

98

Trong hệ thống ASXH thì BHXH là bộ phận cấu thành quan trọng nhất. Có thể nói, không có BHXH thì không thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH và ASXH có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện trên các khía cạnh sau:

- BHXH là hạt nhân cơ bản của hệ thống ASXH.- BHXH góp phần điều tiết các chính sách trong hệ thống ASXH.- BHXH góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị-

xã hội, nhân tố quan trọng đảm bảo ASXH lâu dài và bền vững.II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI2.1. Khái niệm về chế độ bảo hiểm xã hội

Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết nhằm thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động. Nói cách khác, đó là hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đối tượng, điều kiện để được hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng chế độ BHXH cụ thể.2.2. Nội dung cơ bản của các chế độ bảo hiểm xã hội2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước mà đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội có thể là tất cả hoặc một bộ phận người lao động nào đó. Tùy theo nhu cầu tham gia bảo hiểm và trình độ quản lý rủi ro của từng hệ thống bảo hiểm mà đối tượng tham gia rộng hay hẹp. 2.2.2. Các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội

Việc quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội phải dựa trên các cơ sở như: Cơ sở sinh học; Điều kiện lao động và môi trường lao động; Điều kiện kinh tế- xã hội; Điều kiện tài chính bảo hiểm xã hội.2.2.3. Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội

Cơ sở xác định mức trợ cấp bảo hiểm xã hội và độ dài thời gian hưởng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ đóng góp cho xã hội, mức độ giảm hoặc mất khả năng lao động,..2.2.4. Trách nhiệm đóng góp thực hiện chế độ BHXH2.2.5. Quản lý chế độ BHXH

Nói tóm lại, các quy định về đối tượng, điều kiện BHXH kết hợp với các quy định về mức hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm trở thành những nội dung rất quan trọng của mỗi chế độ bảo hiểm. Nó vừa là cơ sở pháp lý để đối tượng hưởng BHXH, vừa là công cụ điều tiết của Nhà

Page 99: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

99

nước để đảm bảo sự công bằng giữa các chế độ, công bằng về lợi ích giữa các bên tham gia và lợi ích chung. Bằng việc quy định và điều chỉnh các yếu tố này, nhà nước còn cân đối các mức, các trường hợp được BHXH cho phù hợp với các hệ thống khác của an sinh xã hội, phù hợp với sự thay đổi, biến động của các điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ (như lạm phát, mức sống, dân số, tuổi thọ...).III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NỘI DUNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Qua nghiên cứu các Công ước, Khuyến nghị quốc tế về các chế độ bảo hiểm xã hội, kinh nghiệm triển khai thực hiện các chế độ BHXH của các nước phát triển (Pháp, Đức, Thụy Điển,...) và một số nước trong khu vực (Philippine, Thái Lan,..), Báo cáo khái quát một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào nước ta như sau:

- Mở rộng đối tượng thụ hưởng chế độ thai sản.- Xây dựng quỹ bồi thường TNLĐ-BNN thực hiện chi trả BH cho

người lao động và quản lý, sử dụng quỹ do một cơ quan đảm nhiệm.- Thực hiện lộ trình điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu, đặc biệt là tuổi

nghỉ hưu của lao động nữ.- Xây dựng hệ thống hưu trí đa tầng, đảm bảo tính bền vững của hệ

thống, đáp ứng ngày một tốt hơn mức lương hưu của người lao động.

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

GIAI ĐOẠN 2007-2010I. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Tại khoản 1 Điều 4 Luật BHXH đã nêu rõ: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: Chế độ Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.

Theo đó, các chế độ này được cụ thể hóa trong 48 điều (từ Điều 21 đến Điều 68) của Chương III Luật BHXH. Về thủ tục thực hiện chế độ này cũng được quy định theo 17 điều tại Chương VIII của Luật BHXH. Các quy định nêu trên đã được cụ thể hóa bằng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 14 Nghị định, 2 Quyết định và 25 Thông tư do Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng ban hành.II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC 2.1 Chế độ ốm đau, thai sản

Page 100: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

100

2.1.1. Thu BHXH từ chế độ ốm đau, thai sảnBảng 2.1: Thu quỹ ốm đau, thai sản (2007-2010)

Đơn vị tính: %, tỷ đồng

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Hình 2.1: Thu và tốc độ tăng thu quỹ ốm đau, thai sản

2.1.2. Tình hình giải quyết và chi trả chế độ ốm đau, thai sảnHình 2.2: Số lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản

Năm 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ thu Thu quỹ ốm đau, thai sản

33.563,248

34.390,500

35.416,487

36.541,873

Thu quỹ ốm đau, thai sản Tốc độ tăng ốm đau, thai sản(tỷ đồng) (%)

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Page 101: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

101

Việc quy định người sử dụng lao động được giữ lại 2% với mục tiêu để người sử dụng lao động chi trả kịp thời cho người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ không có người chuyên trách làm công tác BHXH, nên không muốn giữ lại 2% mà nộp hết cho cơ quan BHXH để giải quyết cả chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.2.1.3. Cân đối quỹ ốm đau, thai sản

Bảng 2.2: Bảng cân đối thu-chi quỹ ốm đau, thai sản (2007-2010)Đơn vị tính: tỷ đồng

2.2. Chế độ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp2.2.1. Thu BHXH từ chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hình 2.3: Tình hình cân đối thu chi quỹ ốm đau, thai sản

Năm 2007 2008 2009 2010

+ Thu + Chi + Số kết dư trong nămTỷ lệ (%) chi so với thu

3.563,22.114,91.448,359,4%

4.390,52.979,11.411,467,8%

5.416,53.716,11.700,468,6%

6.541,94.762,71.779,272,8%

Thu quỹ ốm đau, thai sản Tỷ lệ % chi so với thu

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

14.000

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

0

Thu Số kết dư trong năm Chi2007 2008 2009 2010

Page 102: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

102

Năm 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ thuThu quỹ TNLĐ-BNN

11.187,7

11.540,5

11.867,754

12.255,818

Tốc độ tăng thu quỹ TNLĐ-BNN Tốc độ tăng thu quỹ TNLĐ-BNN(tỷ đồng) (%)

Năm 2007 2008 2009 2010

Số người hưởng TNLĐ-BNN phát sinh trong nămSố người hưởng trợ cấp hàng thángSố người hưởng trợ cấp một lầnTrợ cấp một lần khi chết do TNLĐ

5.416

2.0393.071

306

5.866

2.3123.008

546

6.320

2.4313.433

456

6.546

2.3903.605

547

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Bảng 2.3: Thu quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (2007-2010)Đơn vị tính: %, tỷ đồng

2.2.2. Tình hình giải quyết và chi trả chế độ TNLĐ-BNNBảng 2.4: Số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN phát sinh trong năm

Đơn vị tính: người

Hình 2.4: Thu và tốc độ tăng thu quỹ TNLĐ-BNN

Page 103: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

103

Năm Đơn vị 2007 2008 2009 2010

Số người hưởng trợ cấp hàng tháng bình quânTrong đó: Ngân sách Nhà nướcSố tiền chi trả trợ cấp hàng tháng Trong đó: Ngân sách Nhà nướcSố người hưởng trợ cấp một lầnSố tiền chi trả trợ cấp một lần Số người chết do TNLĐ-BNNSố tiền chi trả TC 1 lần khi chết do TNLĐ-BNN

32.162

12.265104,838,6

3.07116,13063,9

34.395

12.214133,345,8

3.00827,35469,4

35.995

12.031162,855,4

3.43335,345610,1

38.385

12.070182,157,4

3.60539,954712,8

người

ngườiTỷ đồngTỷ đồngngười

Tỷ đồngngườiTỷ đồng

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảng 2.5: Tình hình chi trả trợ cấp TNLĐ-BNN (2007-2010)

Số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN phát sinh

trong năm phân chia theo khu vực làm việc

Hình 2.5: Số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN phát sinh trong năm

Khu vực HCSN,21,98%

Khu vực SXKD,78,02%

Số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN phát sinh trong năm

Page 104: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

104

Hình 2.6: Mức trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng bình quân(2007-2010)

Đơn vị tính: đồng/tháng

Hình 2.7: Mức trợ cấp TNLĐ-BNN một lần bình quân (2007-2010)Đơn vị tính: đồng/người

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Page 105: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

105

2.2.3. Cân đối quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpBảng 2.6: Bảng cân đối thu-chi quỹ TNLĐ-BNN (2007-2010)

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Hình 2.8: Tình hình cân đối thu chi quỹ TNLĐ-BNN

Mặc dù vậy, việc số chi từ quỹ TNLĐ-BNN chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số thu (chỉ chiếm 11% đến 12%) cũng đặt ra một câu hỏi lớn đối với các nhà hoạch định chính sách về tính hợp lý trong việc thiết kế mức đóng và mức hưởng chế độ TNLĐ-BNN. 2.3. Chế độ hưu trí và tử tuất 2.2.1. Thu quỹ hưu trí và tử tuất

Năm 2007 2008 2009 2010

+ Thu + Chi + Số kết dư trong nămTỷ lệ (%) chi so với thu

1.187,788,5

1.099,27,5

1.540,5127,4

1.413,18,3

1.867,7157,2

1.710,58,4

2.255,8229,2

2.026,610,2

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tỷ lệ phần trăm chi so với thu

Page 106: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

106

Nợ đọng, chậm đóng BHXH đang là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay, tình trạng này vẫn xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố và tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thực tế cho thấy, tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH đang còn diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào loại hình doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước, chiếm trên 90% tổng số nợ đóng, chậm đóng BHXH.2.2.2. Tình hình giải quyết và chi trả chế độ hưu trí và tử tuất

Bảng 2.8: Tình hình giải quyết chế độ hưu trí và tử tuất

Năm 2007 2008 2009 2010

Tỷ lệ thu Thu quỹ hưu trí và tử tuất

1619.004,0

1624.879,2

1630.070,8

1840.830,3

Năm 2007 2008 2009 2010Số người được giải quyết hưởng lương hưu trong nămSố người được giải quyết hưởng BHXH một lần trong nămSố người được giải quyết tuất hàng tháng trong nămSố người được giải quyết tuất một lần trong năm

84.860

128.441

19.325

21.517

98.600

285.000

19.416

24.580

102.286

425.898

19.644

25.984

114.500

666.227

23.310

26.392

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảng 2.7: Thu quỹ hưu trí và tử tuất (2007-2010)

Hình 2.8: Thu và tốc độ tăng thu quỹ hưu trí và tử tuất

(tỷ đồng) (%)Thu quỹ hưu trí và tử tuất Tốc độ tăng thu quỹ hưu trí

và tử tuất

Page 107: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

107

Năm 2007Số người hưởng lương hưuTrong đó: NSNN đảm bảoSố tiền chi trả lương hưuTrong đó: NSNN đảm bảoSố người hưởng tiền tuất hàng thángTrong đó: NSNN đảm bảoSố tiền chi trả tuất hàng thángTrong đó: NSNN đảm bảo

1.554.302976.11925.900,915.805,5207.687159.536

470,4354,8

20081.630.984

962.15933.715

19.210,6211.769161.046

589,5438,6

20091.710.416

943.78440.862,322.116,4218.473163.311

732,7546,3

20101.796.734

922.81047.179

22.710,2226.542165.886

865,4648,1

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Hình 2.9: Tình hình giải quyết chế độ hưu trí và tử tuất

Bảng 2.9: Tình hình chi trả lương hưu và trợ cấp tuất hàng thángĐơn vị tính: người/tỷ đồng

Hình 2.10: Tỷ trọng số người hưởng lương hưu do NSNN và Quỹ BHXH đảm bảo

Page 108: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

108

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Năm 2007 2008 2009 2010

+ Thu + Chi + Số kết dư trong nămTỷ lệ (%) chi so với thu

19.004,012.243,76.760,364,4%

24.879,218.235,96.643,373,29%

30.070,824.522,15.548,781,5%

40.830,331.701,29.129,177,6%

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Quỹ hưu trí và tử tuất

Hình 2.11: Tỷ trọng số người hưởng tuất hàng tháng do NSNN và Quỹ BHXH đảm bảo

2.2.3. Cân đối quỹ hưu trí và tử tuấtBảng 2.10: Bảng cân đối thu-chi quỹ hưu trí và tử tuất (2007-2010)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Số người đóng BHXH trên một người hưởng lương hưu

Page 109: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

109

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Nguồn: Theo tính toán của đề tài

Hình 2.12: Tình hình cân đối thu chi quỹ hưu trí và tử tuất

- Mức lương hưu của người nghỉ hưu trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể với nỗ lực điều chỉnh lương hưu của Chính phủ trong những năm qua (từ năm 2007 đến năm 2010, lương hưu được điều chỉnh tăng 62,7%) (xem Hình 2.13 ).

Tuy nhiên, với mức lương hưu bình quân 2,26 triệu đồng/tháng (tính đến cuối năm 2010) và 2,57 triệu đồng/tháng (tính đến tháng 7/2011) mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống những người nghỉ hưu.

Theo tính toán của BHXH Việt Nam trên cơ sở các quy định của chính sách BHXH hiện hành, thực trạng thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất qua các năm cùng với dự báo về các nhân tố liên quan (trong đó đã tính cả khoản tiền từ năm 2011 Ngân sách Nhà nước chuyển sang cho quỹ BHXH tiền đóng BHXH của đối tượng tham gia BHXH trước

Mức lương hưu bình quân (triệu đồng/ tháng)

Page 110: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

110

01/10/1995) thì kết quả dự báo cho thấy:- Năm 2023 số thu bằng số chi, từ năm 2024 trở đi để đảm bảo chi chế

độ hưu trí, tử tuất, ngoài số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của quỹ.

- Năm 2037, nếu không có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả, các năm sau đó số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm.III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Từ những kết quả đã phân tích ở trên, trong mục này báo cáo tập trung phân tích đánh giá về những kết quả và hạn chế của từng chế độ BHXH, đó là:3.1. Kết quả đạt được:

- Với quy định hiện hành về các chế độ BHXH đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các chế độ không ngừng được hoàn thiện đảm bảo được mục tiêu, ý nghĩa của từng chế độ.

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từng bước được mở rộng đến nay mọi người lao động có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thuộc các thành phần kinh tế quốc dân, đối tượng tham gia hàng năm đều tăng, đến 2010 đã có trên 9,3 triệu người tham gia BHXH bắt buộc.

- Mức hưởng và thời gian hưởng các chế độ BHXH được thiết kế theo chiều hướng tăng lên, ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền thụ hưởng các chế độ được nguyên tắc hưởng trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia.

- Thủ tục hồ sơ được quy định rõ ràng và từng bước hoàn thiện, trách nhiệm giải quyết, thời hạn giải quyết được quy định cụ thể đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong việc giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động.

- Với việc quy định cụ thể về trình tự, thủ tục hồ sơ và việc không ngừng thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội đã tạo thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động và cơ quan BHXH thống nhất thực hiện. Việc chi trả các chế độ ngày càng tốt hơn và đảm bảo thực hiện chi đúng, đủ, kịp thời, thuận tiện cho người thụ hưởng.3.2. Những hạn chế cần được nghiên cứu giải quyết:

Mặc dù đã đạt được những kết quả như phân tích ở trên, tuy nhiên các chế độ BHXH bắt buộc cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tiếp

Page 111: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

111

tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới. Cụ thể:a) Chế độ ốm đau:

- Khoản 2, Điều 22 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, “phải nghỉ việc” để chăm sóc con thì mới được hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường hợp vì công việc, không thể nghỉ việc để chăm sóc con mà phải nhờ hoặc thuê người khác chăm sóc, những trường hợp này không được hưởng chế độ ốm đau.

- Quy định không giới hạn thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày như hiện hành vừa không đảm bảo tương quan công bằng giữa các chế độ, vừa không đảm bảo nguyên tắc đóng- hưởng, đồng thời dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng để hưởng chế độ khi người lao động phát hiện mắc bệnh cần chữa trị dài ngày mới tìm cách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khoảng 1 đến 2 tháng sau đó nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau với thời gian hưởng không giới hạn.

- Quy định khoảng cách thời gian đóng bảo hiểm xã hội giữa hai mức hưởng chế độ ốm đau (tối đa 30 ngày, 40 ngày và 60 ngày) quá lớn nên tạo nên sự không công bằng, không thể hiện nguyên tắc đóng hưởng và không khuyến khích được người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn.

- Theo quy định hiện hành thì công thức tính hưởng chế độ ốm đau được tính dựa trên cơ sở tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chia cho 26 ngày. Quy định này là không hợp lý và không công bằng giữa người làm việc theo chế độ 5 ngày/tuần và người làm việc theo chế độ 6 ngày/tuần.

- Việc quy định mức hưởng chế độ ốm đau cho thời gian vượt quá 180 ngày trong năm đối với trường hợp ốm đau dài ngày nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung (khoản 4 Điều 25 Luật BHXH) chưa hợp lý và chưa thống nhất với các trường hợp khác. b) Chế độ thai sản:

- Chế độ thai sản chưa có quy định người cha nghỉ việc để phụ giúp người phụ nữ khi sinh con. Việc quy định như hiện hành còn chưa thật công bằng, chưa thể hiện được sự bình đẳng và trách nhiệm của người cha trong việc chăm sóc khi lao động nữ sinh con.

- Quy định điều kiện hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con

Page 112: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

112

nuôi dưới 4 tháng tuổi là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi chưa hợp lý và chưa công bằng đối với các trường hợp có thời gian đóng BHXH nhiều năm nhưng vì khó sinh con hoặc vì lý do khách quan khác nên phải nghỉ việc và không đảm bảo điều kiện đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

- Quy định thời gian đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai (Điều 29). Trong thực tế, những người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì số lần quy định trên chưa thật phù hợp, thường theo chỉ định của bác sỹ điều trị, họ phải khám định kì mỗi tháng một lần.

- Quy định người sử dụng lao động giữ lại 2% tiền đóng để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp không thực hiện giữ lại 2% hoặc có giữ lại thì cũng không thực hiện chi trả ngay cho người lao động theo quy định của Luật BHXH mà đợi sau khi quyết toán với cơ quan BHXH mới thực hiện chi trả cho người lao động, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.c) Chế độ TNLĐ-BNN:

- Việc quản lý và thực hiện chế độ TNLĐ-BNN hiện nay chưa được tập trung thống nhất. Phương thức này còn những tồn tại là: người sử dụng lao động luôn phải lo lắng đến khoản tài chính để trang trải cho vấn đề này, mà trong khi xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị hàng năm không được dự tính do khả năng xảy ra TNLĐ-BNN thường bất ngờ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan.

- Việc xác định tai nạn trên đường đi và về rất khó khăn nhất là các trường hợp tai nạn giao thông nhẹ, không có sự can thiệp của cảnh sát giao thông, những quãng đường vắng và tai nạn bất ngờ như: tường đổ; cây, cành cây đổ, gãy; ong đốt, chó chạy...Việc xác định về địa điểm, thời gian rất khó khăn để giải quyết hưởng trợ cấp, rất rễ bị lạm dụng.

- Việc quy định một tỷ lệ đóng cho tất cả mọi người lao động, không phân biệt vào mức độ rủi ro của các ngành nghề mà người lao động đang làm việc là vấn đề cần được xem xét.d) Chế độ hưu trí:

- Còn có sự lồng ghép giữa chế độ hưu trí với các chính sách khác

Page 113: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

113

như chính sách lao động, chính sách việc làm (như chính sách đối với lao động dôi dư, tinh giảm biên chế, đối với người không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm,...) dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp giải quyết chế độ hưu trí trước tuổi quy định khiến cho quỹ BHXH ngày càng có nguy cơ mất cân đối; đồng thời cũng tạo nên sự không công bằng giữa các đối tượng tham gia BHXH nói chung.

- Việc quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn tuổi nghỉ hưu của lao động nam chỉ hợp lý đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Việc quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ nói chung sớm hơn nam 5 tuổi vừa tạo nên sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, hạn chế sự thăng tiến, đồng thời vừa gây lãng phí nguồn lao động.

- Về tuổi nghỉ hưu nói chung quy định như hiện nay về cơ bản là hợp lý trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên với thực trạng tuổi thọ dân số đang tăng lên sẽ là một trong những nguyên nhân làm cho quỹ không có khả năng chi trả.

- Mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành tuổi nghỉ hưu nói chung là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, tuy nhiên thực tế với việc quy định giảm tuổi nghỉ hưu trong các trường hợp như tinh giảm biên chế, lao động dôi dư,… tuổi nghỉ hưu bình quân hiện nay là 53 tuổi (trong đó nam là 55 tuổi và nữ là 51 tuổi), tuổi nghỉ hưu thấp cùng với tuổi thọ bình quân tăng đây cũng là một thách thức lớn trong việc cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn.

- Việc quy định người lao động chưa hết tuổi lao động và còn khả năng lao động có dưới 20 năm đóng BHXH được nhận trợ cấp BHXH một lần là chưa đảm bảo khuyến khích người lao động tham gia BHXH tự nguyện và chưa phù hợp với mục tiêu của BHXH là nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

- Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp BHXH một lần theo pháp luật hiện hành còn có sự phân biệt giữa người lao động hưởng tiền lương và đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và người đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

- Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu có sự khác biệt giữa nam và nữ, trong khi đó tỷ lệ đóng BHXH là như nhau. Điều này cũng tạo nên sự không công bằng trong quyền thụ hưởng giữa các đối tượng tham gia.

- Theo phân tích ở trên hiện nay tỷ lệ giữa số chi so với số thu hàng năm chiếm tỷ lệ khá cao từ 70% đến 80%, tốc độ tăng đối tượng hưởng

Page 114: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

114

lương hưu gấp trên 2 lần tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH và áp lực trong việc điều chỉnh lương hưu để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu (từ năm 2007 đến nay, lương hưu được điều chỉnh tăng 85%), đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách trong việc nghiên cứu, đảm bảo cân đối quỹ hưu trí trong thời gian tới.e) Chế độ tử tuất:

- Sự không tương quan về trợ cấp tuất một lần giữa những người đang đóng BHXH chết và người đang hưởng lương hưu, chết đặc biệt là những người bị chết ngay trong những tháng đầu nhận lương hưu. Chênh lệch lớn giữa trợ cấp tuất một lần và trợ cấp tuất hàng tháng.

- Chưa có quy định về việc giải quyết chế độ tử tuất đối với các trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc người đang hưởng lương hưu bị phạt tù giam mà bị chết trong tù hoặc được tòa tuyên bố là đã chết.

CHƯƠNG IIIKHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

BẮT BUỘC ĐẾN 2020Trên cơ sở mục tiêu và định hướng phát triển BHXH đến năm 2020,

Đề tài đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các chế độ BHXH bắt buộc như sau:I. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC ĐẾN NĂM 20202.1.1. Tập trung nghiên cứu và hoàn thiện các chế độ BHXH hiện hành.1.1.1. Chế độ ốm đau.a) Điều kiện hưởng.

- Khoản 2, điều 22 luật BHXH có quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau: “có con dưới 7 tuổi bị ốm đau. phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế”. Trong thực tế để đảm bảo công bằng đối với những trường hợp vì công việc, không thể nghỉ để chăm sóc con mà phải nhờ hoặc thuê người khác chăm sóc, vì vậy quy định này chỉ cần thể hiện như sau: “có con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế” mà không cần điều kiện phải nghỉ việc để chăm sóc con.b) Thời gian hưởng:

Có giới hạn về thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau trong các trường

Page 115: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

115

hợp mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Quy định này được thực hiện theo hướng: sau 180 ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau, nếu hết thời gian này mà vẫn tiếp tục điều trị thì hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn song không quá 180 ngày.

- Điều chỉnh khung và mốc thời gian hưởng bảo hiểm ốm đau của người lao động mắc các bệnh thông thường theo hướng chi tiết và mở rộng hơn đối với người lao động cao tuổi, thời gian đóng BHXH dài hơn. c) Công thức tính

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động làm việc theo các chế độ có thời gian làm việc khác nhau trong tháng, công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau nên điều chỉnh theo hướng:

- Làm việc trên 5 ngày trong tuần, mẫu số công thức trên là 26.- Làm việc từ 5 ngày trở xuống trong tuần, mẫu số công thức là 22.

1.1.2. Chế độ thai sảna) Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Để bảo đảm công bằng hơn với những người đã có quá trình tham gia BHXH dài nhưng vì lý do nào đó dẫn tới không đủ điều kiện 6 tháng trong vòng 12 tháng, đối với các trường hợp này nên có quy định điều kiện tối thiểu về thời gian đã đóng BHXH trước đó. Thời gian đã đóng BHXH tối thiểu đối với trường hợp này có thể quy định bằng 36 tháng trước khi sinh con.b) Đối tượng hưởng và điều kiện hưởng

- Bổ sung đối tượng lao động nam tham gia BHXH, vợ không tham gia BHXH khi sinh con.

- Nghiên cứu bổ sung quy định người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong thời gian người vợ sinh con. Khoảng thời gian có thể từ 2 ngày đến 5 ngày, tuỳ thuộc vào điều kiện: (a) Người vợ tham gia hay không tham gia BHXH; (b) Điều kiện người vợ làm việc trước khi sinh con. c) Về các loại thời gian và mức hưởng chế độ thai sản

- Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: điều chỉnh theo hướng tăng số lần nghỉ chế độ đi khám thai từ 5 lần lên 9 lần.

- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: điều chỉnh tăng thời gian nghỉ chế độ thai sản từ 4 tháng lên 5 tháng. 1.1.3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệpa) Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.

Page 116: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

116

Ngoài các điều kiện được quy định tại Điều 39 của Luật BHXH cần bổ sung thêm điều kiện giống như điều kiện hưởng chế độ ốm đau đó là trường hợp bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện tổng hợp khác thì không được hưởng chế độ tai nạn lao động.b) Thời điểm hưởng trợ cấp

Quy định thêm thời điểm hưởng đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó chưa xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện theo hướng, thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.c) Hoàn thiện phương thức tổ chức thực hiện:

Đề xuất đưa ra 2 phương án lựa chọn để giải quyết các bất cập đã nêu ở trên, cụ thể là:

* Phương án một: Hoàn thiện các quy định hiện hành. Thực hiện Phương án này, một số quy định cần được điều chỉnh, bổ

sung như sau:- Quy định rõ trách nhiệm người sử dụng lao động chi trả mọi chế độ

cho người lao động như quy định của Bộ luật lao động đến hết thời gian điều trị lần đầu. Sau đó BHXH sẽ chịu trách nhiệm với người lao động mọi chi phí (không bao gồm tiền lương) trong lần điều trị thương tật, bệnh tật cũ, bệnh tái phát.

- Làm rõ thời điểm hưởng đối với trường hợp bị TNLĐ-BNN mà sau đó chưa xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện theo hướng, thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng có kết luận của hội đồng giám định y khoa (khoản 1 Điều 44).

* Phương án hai: Tổ chức thực hiện do một cơ quan đảm nhậnThực hiện phương án này, toàn bộ chế độ đối với người bị

TNLĐ-BNN sẽ do quỹ BHXH chi trả. Trong khoảng thời gian này, thực hiện thống kê các khoản chi trả trọn gói cho người lao động khi bị TNLĐ-BNN để xác định mức chi trả bình quân cho từng loại trợ cấp, từ đó xác định mức đóng hợp lý đối với chủ sử dụng lao động cho từng loại ngành nghề. Và trong dài hạn, quỹ TNLĐ-BNN sẽ chi trả trọn gói mọi khoản trợ cấp cho người lao động khi bị TNLĐ-BNN. 1.1.4. Chế độ hưu tría) Điều kiện hưởng lương hưu

Nghiên cứu điều chỉnh tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ quy định tại

Page 117: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

117

Khoản 1 Điều 50; tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 50 theo hướng:

+ Tăng dần tuổi nghỉ hưu của lao động nữ tiến tới bằng tuổi nghỉ hưu của lao động nam.

+ Giảm sự chênh lệch tuổi nghỉ hưu người làm việc giữa 2 khu vực dân sự và lực lượng vũ trang.b) Mức hưởng lương hưu hàng tháng:

Sửa đổi quy định về cách tính mức lương hưu hàng tháng của người lao động, theo đó sau 15 năm đóng BHXH, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75% (khoản 1 Điều 52).c) Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH ở 2 khu vực nhà nước và ngoài nhà nước (Điều 61) theo hướng: “Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động làm việc theo chế độ tiền lương nhà nước hoặc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ”.d) Điều chỉnh quy định về tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc ở khu vực ngoài nhà nước: “Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bao gồm tiền lương cơ bản và các phụ cấp có tính chất như lương.”e) Điều chỉnh đối tượng thụ hưởng cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Thu hẹp đối tượng hưởng BHXH một lần theo hướng không xét tới các trường hợp người lao động, đủ 20 năm đóng BHXH, tạm dừng nghỉ việc và sau một năm không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH. 1.1.5. Chế độ tử tuấta) Mức trợ cấp tuất một lần:

Điều chỉnh mức lương trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH theo hướng có quy định mức trần được hưởng.b) Mức trợ cấp tuất hàng tháng

Theo quy định khoản 2 Điều 65 Luật BHXH, trường hợp có một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không

Page 118: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

118

quá 4 người song không có quy định giới hạn mức chi trả cho tổng số tiền tuất hàng tháng thân nhân được hưởng. Vì vậy, cần có quy định tổng mức trợ cấp tuất hàng tháng không vượt quá 75% hoặc 80% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH hoặc mức lương hưu, mức trợ cấp TNLĐ quy định tại khoản 1 Điều 64.c) Lựa chọn mức hưởng trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.d) Quy định việc giải quyết chế độ tử tuất đối với trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết trong tù hoặc được tòa tuyên bố là đã chết.1.2. Đơn giản hóa các thủ tục hưởng các chế độ BHXH được quy định trong pháp luật BHXH hiện hành.

Nội dung đơn giản hóa thủ tục hưởng các chế độ BHXH bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

- Hưởng chế độ thai sản của người lao động đang còn quan hệ lao động.

- Hưởng chế độ thai sản của người lao động không còn quan hệ lao động.

- Hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghệp.- Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản,

tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp.- Hưởng lương hưu đối với người đang đóng BHXH và người đang

bảo lưu thời gian đóng BHXH.- Hưởng BHXH một lần của người đang đóng BHXH và người đang

bảo lưu thời gian đóng BHXH.- Hưởng chế độ tuất của người đang đóng BHXH và người đang bảo

lưu thời gian đóng BHXH chết.1.3. Nghiên cứu một số chế độ BHXH đáp ứng mục tiêu phát triển BHXH trong giai đoạn tới 1.3.1 Khôi phục chế độ mất sức lao động trong hệ thống các chế độ BHXH bắt buộc.1.3.2 Nghiên cứu xây dựng chế độ hưu trí bổ sung đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người nghỉ hưu.1.3.3. Nghiên cứu để từng bước chuyển dần hệ thống BHXH hiện nay

Page 119: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

119

theo cơ chế thực thanh thực chi có mức hưởng xác định (PAYG) sang hệ thống BHXH theo cơ chế đóng hưởng với mức đóng xác định.II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC

2.1. Nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật BHXH liên quan tới chính sách, chế độ BHXH.

2.2. Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH.

2.3 Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và đơn giản hoá các thủ tục hành chính được áp dụng một cách thống nhất nhằm bảo đảm hoạt động cung ứng dịch vụ BHXH cho người lao động ngày một tốt hơn.III. KIẾN NGHỊ3.1. Đánh giá 5 năm thực hiện Luật BHXH và định hướng sửa đổi, bổ sung.

Triển khai hoạt động đánh gía 5 năm thực hiện Luật BHXH, nghiên cứu, xây dựng các phương án sửa đổi, bổ sung Luật BHXH trình Quốc hội Khoá XIII. 3.2. Lộ trình thực hiện:

a) Trong năm 2011 đưa vào chương trình xây dựng văn bản pháp luật nội dung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và trong 2 năm 2011-2012 cơ quan quản lý nhà nước về BHXH tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động nêu trên, đồng thời xây dựng các phương án sửa đổi, bổ sung một số các quy định trong Luật BHXH bao gồm các quy định các chế độ BHXH bắt buộc; tiến hành lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức liên quan, các đối tượng thụ hưởng, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này.

b) Trong các năm 2013 và 2014, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn chỉnh các phương án trình Chính phủ, trình Quốc Hội.

c) Trong năm 2015 đến năm 2020, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện các sửa đổi bổ sung về BHXH;

Tổ chức thí điểm thực hiện chế độ hưu trí bổ sung đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện.

Page 120: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

KẾT LUẬN1. Luật BHXH ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngay 01 tháng 01 năm

2007, theo đó một hệ thống chế độ BHXH bắt buộc đã được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc của BHXH, khắc phục được những bất hợp lý trước kia và đáp ứng cơ bản quyền tham gia và quyền thụ hưởng của người lao động tham gia BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập của đất nước.

Các chế độ BHXH bắt buộc quy định trong Luật BHXH được thực hiện động khắc phục những khó khăn trong lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và từng bước cải thiện đời sống người nghỉ hưu cũng như thân nhân hưởng chế độ tuất.

2. Bức tranh tổng quan về thực trang thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc trong thời gian qua đã được báo cáo tổng hợp và phân tích thông qua một hệ thống dữ liệu có được từ các báo cáo tổng hợp, từ một số cuộc điều tra liên quan tới việc thực hiện các chế độ BHXH quy định trong Luật BHXH đã chỉ ra khá đầy đủ và khách quan những tác động tích cực của các quy định về chế độ này góp phần quan trọng đảm bảo của sống của người lao động và ASXH. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đã chỉ ra các quy định về các chế độ BHXH bộc lộ một số bất hợp lý về điều kiện hưởng mức hưởng, về sự bất cập trong thủ tục, về sự thiếu công bằng về mức hưởng trong cùng một chế độ đối với người lao động làm việc ở các khu vực kinh tế khác nhau. Những hạn chế này cần nhanh chóng được đánh giá, xem xét và có sự điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

3. Báo cáo cũng đã chỉ ra, ngoài những nội dung cần được nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh cũng cần tính tới việc xây dựng, nghiên cứu, bổ sung một số quy định mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu người lao động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đó là việc khôi phục lại chế độ mất sức lao động và hình thành chế độ hưu trí bổ sung bên cạnh chế độ hưu trí bắt buộc nhằm gia tăng mức hưởng lương hưu, đảm bảo tốt hơn cuộc sống của người lao đông khi chấm dứt quan hệ lao động về nghỉ hưu.

4. Việc hoàn thiện các chế độ BHXH là một đòi hỏi thực tế, nhằm khắc phục cao nhất những hạn chế đã được nghiên cứu chỉ ra. Báo cáo cũng đã đưa ra các mục tiêu và định hướng cơ bản phát triển BHXH đến năm 2020. Theo đó báo cáo đã trình bấy một số nội dung cơ bản nhằm hoàn thiện chế độ BHXH, Bao gồm: (a) Tập trung nghiên cứu và hoàn thiện các chế độ BHXH hiện hành; (b) Đơn giản hóa các thủ tục hưởng chế độ BHXH được quy định trong pháp luật BHXH; (c) Nghiên cứu và

120

Page 121: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

xây dựng một số chế độ BHXH đáp ứng mục tiêu phát triển BHXH trong giai đoạn tới. Để thực hiện các nội dung trên, báo cáo hướng tới một số giải pháp chủ yếu sau: (a) Nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới các chế độ BHXH bắt buộc; (b) Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về quyền và trách nhiệm trong quá trình thựuc hiện chính sách, chế độ BHXH; và (c) Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống sự nghiệp cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ và đơn giản hoá các thủ tục hành chính được áp dụng một cách thống nhất nhằm bảo đảm hoạt động cung ứng dịch vụ BHXH đối với người lao động ngày một tốt hơn.

5. Cuối cùng, báo cáo đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm thực hiện các nội dung trên đáp ứng được các mục tiêu và phương hướng phát triển BHXH đến năm 2020, đó là: (a) Tổ chức đánh giá một cách hệ thống các quy định về chế độ BHXH được thực hiện trong 5 năm qua theo những chuyên đề bao gồm cả các cuộc điều tra khao sát có lựa chọn phục vụ cho việc bổ sung, điều chỉnh một số quy định mới; (b) Lộ trình thưc hiện; và (c) Chủ động nghiên cứu để từng bước chuyển dần hệ thống BHXH hiện nay theo cơ chế đóng hưởng với mức hưởng xác định sang hệ thống BHXH hoạt động theo cơ chế đóng hưởng với mức đóng xác định.

121

Page 122: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

122

CHƯƠNG I. CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ BÌNH

ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAMI. CĂN CỨ LÝ LUẬN CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI1. Một số khái niệm về giới và bình đẳng giới9, theo dõi, đánh giá

Đề tài đã trình bày cụ thể một số khái niệm về giới, bình đẳng giới, theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới.

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Theo dõi10 là quá trình xem xét định kỳ các thành tố chính của một chính sách/chương trình/dự án và đầu ra mong đợi, bao gồm cả thông tin từ sổ sách và điều tra tại cộng đồng hoặc trong nhóm đối tượng.

Đánh giá11 là quá trình kiểm tra một cách hệ thống và khách quan việc thiết kế, triển khai và kết quả của các chính sách/chương trình/dự án đang triển khai hoặc đã hoàn thiện nhằm xác định giá trị hoặc ưu điểm hoặc khuyết điểm của chúng, bao gồm ba giai đoạn chính: đánh giá tiến trình, đánh giá kết quả và đánh giá tác động.

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

MÃ SỐ: CB-2010-02-04Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Lao động và Xã hội Chủ nhiệm : ThS.. Nguyễn Thị Bích ThúyThư ký: ThS. Nguyễn Thị Hiển

9 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.10 Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Hà nội, năm 2008, trang 12.11 Nguồn: Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Hà nội, năm 2008, trang 12.

Page 123: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

123

Theo dõi có trách nhiệm giớiCác cơ chế theo dõi, giám sát trước kia thường thiếu nhạy cảm giới,

nghĩa là chưa làm rõ và lượng hoá được những vấn đề khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong quá trình thực hiện mục tiêu của chính sách, chương trình, dự án. Để có thể hiểu được việc thực hiện chính sách đã đạt đến đâu so với mục tiêu đề ra đối với nam giới và phụ nữ, cơ chế theo dõi cần phải có trách nhiệm giới.

Đánh giá có trách nhiệm giới: Là việc áp dụng các phương pháp mang tính hệ thống nhằm xác định xem chính sách có đạt được các mục tiêu đã đề ra hay không và đem lại những tác động nào, nhưng quan trọng không kém là nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện các biện pháp chính sách trong tương lai. Đánh giá là khâu quan trọng, liên quan đến trách nhiệm giải trình về việc sử dụng nguồn lực. Các nhà hoạch định và thực hiện chính sách cần thực hiện trách nhiệm giải trình của mình trước các cơ quan cấp kinh phí, lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là trước những người chịu tác động của chính sách, cả nam giới và phụ nữ.2. Khái niệm, nội dung, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới

Chỉ tiêu12: Là những thông tin định tính và định lượng cho một nhóm mục đích, mục tiêu.

Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá là công cụ của hệ thống theo dõi và đánh giá nhằm đo lường việc triển khai chính sách, chương trình, dự án hoặc tác động theo thời gian.

Chỉ tiêu bình đẳng giới (Gender equality indicators): Chỉ tiêu bình đẳng giới có thể là các chỉ tiêu định lượng trên cơ sở số liệu thống kê phân tổ theo giới tính và cũng có thể là các chỉ tiêu định tính để kiểm soát thay đổi về bình đẳng giới đạt được trong một quá trình. Ví dụ: chỉ tiêu tăng mức độ trao quyền phụ nữ.

Hệ thống chỉ tiêu bình theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới là tập hợp những chỉ tiêu bình đẳng giới trong từng lĩnh vực13, phản ánh sự biến động của vấn đề bình đẳng giới, phục vụ cho công tác theo dõi, đánh giá bình đẳng giới của quốc gia.

12 Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Hà nội, năm 2008, trang 12.13 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, quy định bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực gồm: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục thể thao; y tế và; gia đình.

Page 124: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

124

Một chỉ tiêu tốt (smart indicator) cần thoả mãn các tiêu chí: cụ thể, lượng hóa được; khả thi; phù hợp; thời gian.

Yêu cầu, nguyên tắc, nội dung hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

Trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, tất cả các chỉ tiêu liên quan tới con người cần được tách biệt theo giới tính. Điều này sẽ giúp chúng ta theo dõi, đánh giá tình hình bình đẳng giới trong các lĩnh vực, đồng thời cũng xem xét được những tác động khác nhau trên cơ sở giới của các chính sách, chương trình, dự án.

Các chỉ tiêu theo dõi bình đẳng giới phải: (i) phản ánh được những thay đổi/tiến bộ đã đạt được về mục tiêu bình đẳng giới (định tính/định lượng) trong từng lĩnh vực theo thời gian; (ii) phát hiện được những khó khăn, nguy cơ trong quá trình thực hiện, có thể ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong từng lĩnh vực.

Các chỉ tiêu đánh giá bình đẳng giới phải phản ánh được: (i) kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong từng lĩnh vực (có đạt được mục tiêu đề ra không); (ii) hiệu quả, tác động của thực hiện mục tiêu bình đẳng giới tới các nhóm phụ nữ và nam giới như thế nào (có làm giảm bất bình đẳng giới trong lĩnh vực hay không).

Nội dung các chỉ tiêu đánh giá bình đẳng giới gồm: (i) chỉ tiêu đánh giá yếu tố đầu vào (phân bổ các yếu tố đầu vào của từng lĩnh vực có công bằng cho phụ nữ và nam giới không?); (ii) chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu ra (có đạt được mục tiêu bình đẳng giới trong từng lĩnh vực không?); (iii) chỉ tiêu đánh giá kết quả dài hạn/mục tiêu phát triển về bình đẳng giới trong từng lĩnh vực; (iv) chỉ tiêu đánh giá quá trình/tác động tới vấn đề bình đẳng giới trong từng lĩnh vực.I. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM THEO 08 LĨNH VỰC1. Thực trạng hệ thống chính sách liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, theo dõi đánh giá bình đẳng giới ở Việt Nam

Luật bình đẳng giới ra đời năm 2007 quy định công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, bao gồm "thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới" (khoản 7, điều 8),..

Các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới có trách nhiệm phối hợp với nhau để thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới, gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới;

Page 125: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

125

- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện;

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện;

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới (cụ thể là công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới) trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. (Theo Điều 9 Luật Bình đẳng giới).2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới theo 8 lĩnh vực

Hiện tại, trong “Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” ban hành theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ14 và các nguồn số liệu khác, có các chỉ tiêu sau về 08 lĩnh vực:2.1 Lĩnh vực Chính trị

Các chỉ tiêu thuộc thuộc nhóm chỉ tiêu Lao động - Việc làm và Bình đẳng giới thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia hiện hành

Chỉ tiêu 1-01. Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng (Chỉ tiêu số 0315);Chỉ tiêu 1-02. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội (Chỉ tiêu số 0316);Chỉ tiêu 1-03. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân (Chỉ tiêu số 0317);Chỉ tiêu 1-04. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền (Chỉ tiêu số 0318);Chỉ tiêu 1-05. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội (Chỉ tiêu số 0319)

2.2 Lĩnh vực Kinh tếCác chỉ tiêu thuộc thuộc nhóm chỉ tiêu Lao động - Việc làm và Bình

đẳng giới thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia hiện hànhChỉ tiêu 2-01. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại (Chỉ tiêu số 0320)Chỉ tiêu 2-02. Thu nhập danh nghĩa bình quân một lao động đang làm việc (Chỉ tiêu số 0312);Chỉ tiêu 2-03. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (Chỉ tiêu số 0306);

14 Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Page 126: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

126

Chỉ tiêu 2-04. Số lao động được tạo việc làm hàng năm (Chỉ tiêu số 0309)

2.3 Lĩnh vực Lao độngCác chỉ tiêu thuộc thuộc nhóm chỉ tiêu Lao động - Việc làm và Bình

đẳng giới thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia hiện hànhChỉ tiêu 3-01. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (Tỷ lệ hoạt động kinh tế) (Chỉ tiêu số 0301);Chỉ tiêu 3-02. Tỷ lệ lao động có việc làm trong tổng LLLĐ (Chỉ tiêu số 0302); Chỉ tiêu 3-03. Tỷ lệ lao động thất nghiệp trong tổng LLLĐ (Chỉ tiêu số 0307); Chỉ tiêu 3-04. Số giờ làm việc bình quân 1 lao động trong tuần (Chỉ tiêu số 0305);Chỉ tiêu 3-05. Số người đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc (Chỉ tiêu số 0821)

2.4 Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạoCác chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu XVI Giáo dục và Đào tạo thuộc Hệ

thống chỉ tiêu quốc gia hiện hànhChỉ tiêu 4-01. Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông (Chỉ tiêu số 1609); Chỉ tiêu 4-02. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học (Chỉ tiêu số 1611); Chỉ tiêu 4-03. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học (Chỉ tiêu số 1612); Chỉ tiêu 4-04. Số học sinh học nghề (Chỉ tiêu số 1617); Chỉ tiêu 4-05. Số học sinh học trung cấp chuyên nghiệp (Chỉ tiêu số 1620);Chỉ tiêu 4-06. Số sinh viên cao đẳng (Chỉ tiêu số 1623); Chỉ tiêu 4-07. Số sinh viên đại học (Chỉ tiêu số 1626);Chỉ tiêu 4-08. Số học viên được đào tạo sau đại học (gồm học viên cao học và nghiên cứu sinh) (Chỉ tiêu số 1627);Chỉ tiêu 4-09. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ (Chỉ tiêu số 0215);

2.5 Lĩnh vực Khoa học và Công nghệCác chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu XV Khoa học và Công nghệ thuộc Hệ

thống chỉ tiêu quốc gia hiện hànhChỉ tiêu 5-01. Số người trong các tổ chức khoa học và công nghệ (Chỉ tiêu số 1502);

Page 127: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

127

Chỉ tiêu 5-02. Số đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu KH và phát triển công nghệ (Chỉ tiêu số 1503);Chỉ tiêu 5-03. Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ (Chỉ tiêu số 1504);Chỉ tiêu 5-04. Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng (Chỉ tiêu số 1505).

2.2.6 Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin - Thể dục thể thaoCác chỉ tiệu thuộc nhóm chỉ tiêu XVIII Văn hóa-Thể thao và Du lịch

thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia hiện hànhChỉ tiêu 6-01. Số lượt người được phục vụ trong thư viện (Chỉ tiêu số 1804);Chỉ tiêu 6-02. Số huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế (Chỉ tiêu số 1805);Chỉ tiêu 6-03. Số lượt người Việt Nam ra nước ngoài (Chỉ tiêu số 1810).

2.7 Lĩnh vực Y tếCác chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu về Y tế và chăm sóc sức khoẻ cụa Hệ

thống chỉ tiêu quốc hiện hànhChỉ tiêu 7-01: Số nhân lực y tế (Chỉ tiêu 1702);Chỉ tiêu 7-02: Tỷ lệ mắc/chết mười bệnh cao nhất tính trên 100.000 dân (Chỉ tiêu số 1707)Chỉ tiêu 7-03: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin (Chỉ tiêu số 1708)Chỉ tiêu 7-04: Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc/chết do các loại bệnh có vắc xin tiêm chủng. (Chỉ tiêu 1709)Chỉ tiêu 7-05: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (Chỉ tiêu số 1711)Chỉ tiêu 7-06: Số ca mắc, số người chết do bệnh truyền nhiễm gây dịch (Chỉ tiêu số 1712)Chỉ tiêu7-07: Số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý (Chỉ tiêu số 1714)Chỉ tiêu 7-08: Số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS (Chỉ tiêu số 1716)Chỉ tiêu 7-09: Số người tàn tật (Chỉ tiêu số 1718)Chỉ tiêu 7-10: Số người tàn tật được trợ cấp (Chỉ tiêu số 1719)Chỉ tiêu 7-11: Tỷ lệ dân số hút thuốc (Chỉ tiêu số 1720)

Page 128: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

128

Chỉ tiêu 7-12: Số lượt khám phụ khoa bình quân/người/năm (Chỉ tiêu số 34 trong Hướng dẫn Theo dõi, Giám sát và Đánh giá Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Bộ Y tế năm 2009)

2.8 Lĩnh vực Gia đìnhChỉ tiêu 8-01: Số giờ bình quân/ngày mà phụ nữ dành tham gia công việc gia đình so với nam giới (Chỉ tiêu 1 của mục tiêu 6 trong Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 24 tháng 12 năm 2010 theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg)Chỉ tiêu 8-02: Số vụ ngược đãi người già, phụ nữ và trẻ em trong gia đình; số vụ đã được xử lý (Chỉ tiêu số 2006 trong lĩnh vực Trật tự, an toàn xã hội của Hệ thống chỉ tiêu quốc gia ban hành năm 2011)Chỉ tiêu 8-03: Tỷ lệ giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất có tên cả vợ và chồng

3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho xây dựng hệ thống chỉ tiêu về bình đẳng giới ở Việt Nam3.1 Một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ bình đẳng giới của các quốc gia

Một số tổ chức quốc tế đã xây dựng các chỉ tiêu tổng hợp nhằm mục tiêu đánh giá xếp hạng các quốc gia thành viên theo mức độ bình đẳng giới như Chỉ số Phát triển Giới (GDI), chỉ số khoảng cách giới (GGI), chỉ số quyền năng giới (GEM).3.2 Kinh nghiệm về hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá bình đẳng giới trong từng lĩnh vựca) Lĩnh vực chính trị

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) đã xây dựng báo cáo hàng năm về khoảng cách giới toàn cầu (Global Gender Gap Report). Báo cáo này được xuất bản lần đầu tiên năm 2005, cho đến năm 2008 đã phản ánh tình hình ở 134 quốc gia trên thế giới. Báo cáo đã tiến hành xếp hạng các quốc gia dựa vào chỉ số khoảng cách giới (Gender Gap Index). Chỉ số này phản ánh phần trăm chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới (khoảng cách giới). Thông tin cập nhật về tình trạng bất bình đẳng giới hay những tiến bộ của phụ nữ sẽ được phản ánh qua thay đổi điểm số của quốc gia. Ba quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng này đã xóa bỏ được tới 80% khoảng cách giới trong các lĩnh vực, trong khi đó các quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng mới xóa bỏ được khoảng 45% khoảng cách giới. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ các quốc gia

Page 129: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

129

phân phối các nguồn lực và cơ hội cho phụ nữ và nam giới bình đẳng đến mức độ nào.b) Lĩnh vực kinh tế

Ở một số quốc gia như Canada, Australia các chỉ tiêu theo dõi đánh giá bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế đã được nghiên cứu xây dựng từ những năm 2000. Theo báo cáo “Economic Gender Equality Indica-tors” của Canada năm 2000 và 2005 cho thấy các chỉ tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được xây dựng gồm 3 lĩnh vực là thu nhập, việc làm và quá trình học tập. c) Lĩnh vực Lao động

Nhằm hỗ trợ các quốc gia về cách thức thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ theo phương diện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Quỹ phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc (UNIFEM) đã đưa ra một nghiên cứu trong đó đề xuất các chỉ tiêu được lồng ghép giới một cách cụ thể cho từng mục tiêu ở cấp quốc gia trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. d) Lĩnh vực giáo dục-đào tạo

Để đánh giá bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo của các nước trên thế giới, trong báo cáo hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vẫn dùng chỉ số khoảng cách giới toàn cầu (GGI). Chỉ số này phản ánh phần trăm chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới (khoảng cách giới). Theo Báo cáo này, tình trạng tham gia giáo dục phản ánh qua tiếp cận tới giáo dục cơ bản và nâng cao của nam giới và phụ nữ. g) Lĩnh vực y tế

Hàng năm, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) xây dựng báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu (Global Gender Gap Report). Báo cáo này được xuất bản lần đầu tiên năm 2005, cho đến năm 2008 đã phản ánh tình hình ở 134 quốc gia trên thế giới. Báo cáo đã tiến hành xếp hạng các quốc gia dựa vào chỉ số khoảng cách giới (Gender Gap Index). Chỉ số này phản ánh phần trăm chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới (khoảng cách giới). Thông tin cập nhật về tình trạng bất bình đẳng giới hay những tiến bộ của phụ nữ sẽ được phản ánh qua thay đổi điểm số của quốc gia. Ba quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng này đã xóa bỏ được tới 80% khoảng cách giới trong các lĩnh vực, trong khi đó các quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng mới xóa bỏ được khoảng 45% khoảng cách giới. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ các quốc gia phân phối các nguồn lực và cơ hội cho phụ nữ và nam giới bình đẳng đến mức độ nào.

Page 130: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

130

h) Lĩnh vực gia đình: Trong Báo cáo về Đảm bảo các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Phục vụ Toàn thể Nhân dân do Quỹ phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc xuất bản năm 2008, tất cả các chỉ tiêu được đưa ra trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã được yêu cầu xem xét dưới góc độ giới, tức là các chỉ tiêu đưa ra và báo cáo việc thực hiện phải được phân tách theo giới tính nhằm đánh giá được việc nam giới và phụ nữ tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu và thụ hưởng chúng như thế nào. 3.3 Các bài học kinh nghiệm cho Việt nam

Thứ nhất, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá bình đẳng giới ở mỗi quốc gia là hết sức cần thiết. Trước hết, nó phản ánh thực trạng bất bình đẳng giới trong từng lĩnh vực ở mỗi quốc gia, đó là căn cứ thực tiễn cho cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo bình đẳng giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia; bên cạnh đó, nó cũng giúp mỗi quốc gia biết được mức độ bình đẳng giới của nước mình so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, từ đó tìm ra những điểm yếu kém cần khắc phục, từ đó cải thiện vị trí của quốc gia.

Thứ hai, để xây dựng được hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới cần có cam kết của chính phủ và có sự đồng thuận của các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan chính phủ và người dân. Chính phủ cần tổ chức xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới ở phạm vi quốc gia, tổ chức hệ thống thu thập và phân tích số liệu từ cấp cơ sở, đảm bảo cập nhật số liệu thường xuyên, liên tục. Hệ thống này phải được lồng ghép vào hệ thống thống kê quốc gia để tiết kiệm nhân lực và vật lực.

Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá về bình đẳng giới, bên cạnh các chỉ tiêu đơn lẻ trong từng lĩnh vực (ở Việt Nam gồm 8 lĩnh vực như quy định của Luật bình đẳng giới), rất cần thiết quan tâm tới các chỉ số tổng hợp như GDI, GGI, GEM,.. Thực tế các chỉ này đã được các tổ chức quốc tế tính toán định kỳ, tuy nhiên nguồn số liệu của Việt Nam còn thiếu, không thường xuyên cập nhật, mức độ chính xác chưa cao. Chính vì vậy, một số chỉ số này chưa phản ánh chính xác vị trí của Việt Nam. Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá bình đẳng giới của Việt Nam cần bổ sung thêm những chỉ tiêu cần thiết đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu cho việc tính toán các chỉ số tổng hợp nói trên.

Page 131: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

131

15 Nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp năm 1992, Điều 63.16 Nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp năm 1992, Điều 54.17 Nước CHXHCN Việt Nam, Luật Bình đẳng giới năm 2007, từ Điều 11 đến Điều 18.18 Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

CHƯƠNG II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM

I. QUAN ĐIỂM, CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Thực hiện bình đẳng giới là xu thế tất yếu trên thế giới. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm bình đẳng giới. Bình đẳng giới có vị trí, vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội và góp phần phát triển bền vững đất nước. Thực hiện bình đẳng giới là chủ trương lớn của Đảng và là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của mọi người dân.

Luật Bình đẳng giới ra đời và có hiệu lực từ năm 2006. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới; đảm bảo lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương; phát huy vai trò của các tổ chực quần chúng, nhất là Hội Phụ nữ trong việc thực hiện và theo dõi giám sát việc thực hiện bình đẳng giới.

Quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực chính trị được quy định tại Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, theo đó mọi công dân không phân biệt nam nữ đều bình đẳng trong lĩnh vực chính trị15. Hiến pháp bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ và nam giới trong tham gia bầu cử và ứng cử: “Mọi công dân, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật16”.

Luật Bình đẳng giới năm 2007 quy định bình đẳng giới trong 08 lĩnh vực: Y tế, Giáo dục, Lao động, Kinh tế, Chính trị, Gia đình, Văn hoá - Thể dục - Thể thao; Khoa học - Công nghệ 17:

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 202018 xác định mục tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực 08 lĩnh vực thông qua 06 mục tiêu.

Page 132: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

132

19 Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18/12/1979.20 Nước CHXHCN Việt Nam, Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Bên cạnh những quy định trong hệ thống luật pháp quốc gia có liên quan đến bình đẳng giới trong 08 lĩnh vực nêu trên, Việt Nam cũng đã tham gia, ký kết và phê chuẩn một số công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực này. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước CEDAW19 vào ngày 29/7/1980 phê chuẩn vào 27/11/1981. Khi tham gia vào công ước này, các nước tham gia phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ BÌNH ĐẲNG GIỚI1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá bình đẳng giới

- Đáp ứng được yêu cầu công tác hoạch định chính sách và quản lý nhà nước về bình đẳng giới nói chung; theo dõi đánh giá thực hiện Luật bình đẳng giới, chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-1015;

- Phục vụ xây dựng các báo cáo quốc gia về bình đẳng giới: báo cáo tình hình thực hiện công ước CEDAW, báo cáo thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ; báo cáo thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

- Cung cấp số liệu cho các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các báo cáo toàn cầu như Báo cáo phát triển con người (UNDP), tính toán và xếp hạng các chỉ số như HDI, GDI, GGI, GEM,...2. Nguyên tắc xây dựng

Hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá về bình đẳng giới phải xây dựng trên cơ sở:

- Tuân thủ những quy định của luật pháp Việt Nam, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, phê chuẩn (Hiến pháp, Luật Thống kê, Bộ Luật Lao động, Luật Bình đẳng giới, … Công ước CEDAW,…);

- Phải căn cứ vào “Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” ban hành theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ20

- Các chỉ tiêu phải có khái niệm, nội hàm rõ ràng; có công thức, phương pháp tính toán cụ thể; cách thức phân tổ đảm bảo phản ánh bình đẳng giới trong lĩnh vực; có nguồn số liệu tin cậy, được định kỳ thu thập.

Page 133: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

133

- Đảm bảo tính so sánh trong phạm vi quốc gia và quốc tế;3. Cấu trúc của hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá về bình đẳng giới

Hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá về bình đẳng giới được xây dựng theo 08 lĩnh vực với 43 chỉ tiêu và 2 chỉ số tổng hợp.

Các chỉ tiêu đều được phân tích và luận giải về ý nghĩa, nội hàm, công thức tính, phân tổ chủ yếu, nguồn số liệu.

Mỗi chỉ tiêu sẽ được thể hiện theo 3 hình thức, cụ thể như sau- Chỉ tiêu (i): Phản ánh sự phân bổ công bằng theo giới tính, thể hiện bằng “Tỷ lệ nữ (hoặc nam giới) trong tổng số đối tượng (%)”. Ví dụ: Tỷ lệ lao động nữ đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo- Chỉ tiêu (ia). Phản ánh sự bình đẳng về cơ hội của phụ nữ và nam giới, thể hiện bằng “Tỷ số giữa tỷ lệ nữ (hoặc nam) trong nhóm đối tượng (cụ thể) với tỷ lệ nữ (hoặc nam) trong tổng thể lớn”. Ví dụ: Tỷ số giữa tỷ lệ nữ đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo với tỷ lệ lao động nữ đang làm việc trong nền kinh tế- Chỉ tiêu (ib). Phản ánh khoảng cách giới, sự khác biệt hoặc bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong trường hợp cụ thể. Khoảng cách giới thường liên quan sự tiếp cận và hưởng thụ các nguồn lực của phụ nữ và nam giới. Chỉ tiêu phản ánh khoảng cách giới thể hiện bằng “Tỷ số giữa tỷ lệ phụ nữ và tỷ lệ nam giới trong lĩnh vực”.Ví dụ: Tỷ số giữa tỷ lệ lao động nữ đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo với tỷ lệ lao động nam đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (khoảng cách giới).

4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát về bình đẳng giới theo 8 lĩnh vực

4.1 Lĩnh vực Chính trị (06 chỉ tiêu)1-01. Tỷ lệ phụ nữ trong cấp uỷ Đảng1-02. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội1-03. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân1-04. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền1-05. Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt trong các tổ chức chính trị - xã hội1-06. Tỷ lệ các tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã

Page 134: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

134

hội các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ4.2 Lĩnh vực Kinh tế (04 chỉ tiêu)

2-01. Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp/chủ trang trại2-02. Thu nhập danh nghĩa bình quân một lao động nữ đang làm việc2-03. Tỷ lệ LĐ nữ đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế)2-04. Số lao động nữ, được tạo việc làm hàng năm

4.3 Lĩnh vực Lao động (05 chỉ tiêu)3-01. Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động (Tỷ lệ hoạt động kinh tế)3-02. Tỷ lệ nữ trong tổng số lao động có việc làm3-03. Tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp trong tổng số lao động thất nghiệp 3-04. Số giờ làm việc bình quân 1 lao động nữ trong tuần3-05. Tỷ lệ nữ trong tổng số lao động đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

4.4 Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo (08 chỉ tiêu)4-01. Tỷ lệ học sinh nữ đi học phổ thông trong tổng số học sinh phổ thông4-02. Tỷ lệ học sinh nữ bỏ học trong tổng số học sinh bỏ học4-03. Tỷ lệ học sinh học nghề là nữ 4-04. Tỷ lệ học sinh trung cấp chuyên nghiệp là nữ 4-05. Tỷ lệ sinh viên cao đẳng là nữ4-06. Tỷ lệ sinh viên đại học là nữ4-07. Tỷ lệ học viên được đào tạo sau đại học là nữ (gồm học viên cao học và nghiên cứu sinh)4-08. Tỷ lệ dân số nữ từ 15 tuổi trở lên biết chữ

4.5 Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ (04 chỉ tiêu)5-01. Tỷ lệ nữ cán bộ trong các tổ chức khoa học và công nghệ5-02. Tỷ lệ nữ là chủ nhiệm đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ5-03. Tỷ lệ nữ là chủ văn bằng sáng chế được cấp bằng bảo hộ

Page 135: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

135

5-04. Tỷ lệ nữ được trao giải thưởng khoa học và công nghệ4.6 Lĩnh vực Văn hóa -Thông tin - Thể dục thể thao (04 chỉ tiêu)

6-01. Tỷ lệ nữ được phục vụ trong thư viện6-02. Tỷ lệ nữ được trao huy chương trong các kỳ thi đấu quốc tế6-03. Tỷ lệ nữ trong số lượt người Việt Nam ra nước ngoài 6-04. Thời lượng phát sóng các chương trình/chuyên mục nâng cao nhận thức về BĐG của các đài phát thanh và truyền hình

4.7 Lĩnh vực Y tế (08 chỉ tiêu)7-01. Tỷ lệ nữ trong tổng số lao động làm việc trong ngành y tế7-02. Tỷ lệ nữ tổng số lượt người mắc/chết mười bệnh cao nhất (tính trên 100.000 dân)7-03. Tỷ lệ trẻ em gái trong tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng (uống) đầy đủ các loại vắcxin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế7-04. Tỷ lệ trẻ em gái dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng7-05. Tỷ lệ nữ trong tổng số người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý7-06. Tỷ lệ nữ trong tổng số người nhiễm HIV, số bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS7-07 Tỷ lệ nữ tàn tật được hưởng trợ cấp trong tổng số người tàn tật được hưởng trợ cấp7-08. Số lượt khám phụ khoa bình quân/phụ nữ/năm

4.8. Lĩnh vực Gia đình (04 chỉ tiêu)8-01. Số giờ làm công việc gia đình bình quân của 1 phụ nữ trong tuần8-02. Tỷ lệ phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình8-03. Tỷ lệ nữ nạn nhân trong tổng số nạn nhân BLGĐ được tư vấn về pháp lý, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ8-04. Tỷ lệ giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất có tên của cả người vợ và người chồng

4.9 Chỉ số tổng hợp9-01. Chỉ số phát triển giới (The Gender-related Development Index - GDI)9-02. Chỉ số vai trò phụ nữ (GEM)

Page 136: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

136

III. ÁP DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỂ THU THẬP SỐ LIỆU VÀ TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2009 THEO 08 LĨNH VỰC

Đề tài đã áp dụng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá mức độ bình đẳng giới để thu thập số liệu và tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009 theo 08 lĩnh vực và thấy rằng số liệu phục vụ cho các chỉ tiêu chưa đầy đủ, một số chỉ tiêu trên thực tế đã có nhưng số liệu chưa được phân tách giới tính, một số chỉ tiêu mới chỉ ở dạng đề xuất, chưa có số liệu cụ thể (cụ thể thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam giai đoạn 2005-2009 có thể xem trong báo cáo chi tiết). IV. KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀO TRONG THỰC TIỄN

Khuyến nghị 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể theo, Bộ Y tế xây dựng Nghị định ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá về bình đẳng giới, hướng dẫn việc thu thập số liệu, thống kê của từng ngành, đảm bảo phục vụ cho việc đánh giá mức độ bình đẳng giới ở Việt Nam.

Khuyến nghị 2. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2015 và 2016-2020 cần có hoạt động hỗ trợ triển khai hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá về bình đẳng giới; đồng thời có thể sử dụng hệ thống chỉ tiêu này phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá một số mục tiêu/nội dung/hoạt động của chiến lược/chương trình;

Khuyến nghị 3. Các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan, căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá bình đẳng giới này, tiến hành rà soát bổ sung, lồng ghép các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới có liên quan vào hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành của Bộ, ngành, tổ chức.

Khuyến nghị 4. Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Lao động-TBXH xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới ở phạm vi toàn quốc cho đối tượng khác nhau (cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương; các tổ chức/cá nhân cung cấp thông tin; các tổ chức/cá nhân thu thập, xử lý thông tin; các tổ chức/cá nhân sử dụng thông tin; các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể;…). Đây là tài liệu kỹ thuật, cẩm nang hướng dẫn thực hiện, đồng thời cũng là tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến.

Page 137: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

137

Khuyến nghị 5. Bộ Lao động-TBXH xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến về hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát bình đẳng giới cấp quốc gia tới các đối tượng có liên quan (cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương; tổ chức/cá nhân cung cấp thông tin; tổ chức/cá nhân sử dụng thông tin; các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể;… ) nhằm tạo sự đồng thuận, phối hợp triển khai thực hiện. Đồng thời, khuyến khích việc sử dụng kết quả/số liệu của hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá về bình đẳng giới trong công tác hoạch định và thực thi chính sách/chương trình/dự án ở cả cấp vĩ mô và vi mô.

Khuyến nghị 6. Việc thu thập, xử lý và công bố kết quả số liệu của hệ thống chỉ tiêu theo dõi đánh giá bình đẳng giới cần thực hiện định kỳ hàng năm. Công bố số liệu do Tổng cục thống kê và Bộ Lao động-TBXH thực hiện. Công bố kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau (đưa lên website của Tổng cục thống kê, Bộ Lao động-TBXH; xuất bản sách số liệu hàng năm; … đảm bảo các đối tượng có nhu cầu đều có thể tiếp cận, sử dụng số liệu.

Khuyến nghị 7. Về giải pháp cung cấp số liệu đầu vào cho hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá bình đẳng giới quốc gia.

Số liệu đầu vào cho việc xây dựng và áp dụng các chỉ số giới trong 8 lĩnh vực có thể từ một số các nguồn sau:

Niên giám thống kê của các cơ quan, tổ chức có liên quan: Niêm giám thống kê hàng năm của các Bộ, ngành, tổ chức cần phân tách các số liệu thu thập được theo giới tính nhằm phục vụ cho việc thống kê, theo dõi, đánh giá bình đẳng giới.Số liệu từ cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở qua các năm, Tổng cục Thống kê;Số liệu Điều tra mức sống dân cư qua các năm, Tổng cục Thống kê;Điều tra Lao động-Việc làm hàng năm, Tổng cục thống kê;Điều tra tiền lương-bảo hiểm xã hội, hàng năm, Bộ Lao động-TBXHĐiều tra Doanh nghiệp hàng năm, Tổng cục thống kê;Điều tra cơ sở SXKH cá thể, hàng năm, Tổng cục Thống kê;Điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp hàng năm, Tổng cục Thống kê;Điều tra thực trạng cầu lao động, hàng năm, Bộ Lao động-TBXHĐiều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên qua các năm, Tổng cục Thống kê;

Page 138: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

138

Điều tra quốc gia về tình dục và sức khoẻ tình dục ở Việt Nam, 2007-2010, Quỹ Ford tài trợ, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS);Số liệu từ các cuộc tổng điều tra, điều tra chuyên ngành có liên quan đến 8 lĩnh vực;Hệ thống báo cáo và thống kê của các cơ quan, tổ chức như Quốc hội, Đảng, chính quyền các cấp, các Bộ Lao động-TBXH, Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, ...Tổ chức Y tế Thế giới, các số liệu liên quan đến lĩnh vực sức khoẻ, nguồn http://www.who.int/en/;Báo cáo chỉ số giới toàn cầu (Global Gender Gap Index Report) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum), nguồn http://www.weforum.org/reports/global-gender-gap-report-2010?fo=1;Báo cáo chỉ số phát triển con người (Human Development Index) của Liên Hợp Quốc, Nguồn: http://hdr.undp.org/en/.

Page 139: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

139

CHƯƠNG ICƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP

CẬN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ASXH Ở KHU VỰC KCTI. HỆ THỐNG ASXH Ở KHU VỰC KCT1.1. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống ASXH1.1.1. Khái niệm về ASXH

ASXH được hiểu là một hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước, các đối tác xã hội thực hiện nhằm bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, sức khỏe và các phúc lợi xã hội, đồng thời nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong quản lý và kiểm soát các rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, rủi ro thiên tai, chuyển đổi cơ cấu, khủng hoảng kinh tế, dẫn đến giảm hoặc bị mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển hệ thống ASXH phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đại hội Đảng IX nhấn mạnh “khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và ASXH (bảo đảm xã hội)…..thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo an toàn cho cuộc sống mọi thành viên cộng đồng bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội đối với những người gặp rủi ro bất hạnh…”.

Đại hội Đảng lần thứ X đặt mục tiêu “Xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (Khóa X) xác định “từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”. 1.1.2. Đặc điểm của hệ thống ASXH Việt Nam

Mục tiêu của hệ thống ASXH là từng bước mở rộng sự tham gia của

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC

MÃ SỐ: CB 2010-02-05Đơn vị chủ trì Viện Khoa học Lao động và xã hộiChủ nhiệm : PGS. TS. Nguyễn Bá NgọcThư ký: ThS. Đặng Đỗ Quyên

Page 140: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

140

người dân vào hệ thống ASXH. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm mọi người dân tiếp cận và hưởng thụ các chính sách ASXH. Bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, ổn định chính trị và xã hội.

Đối tượng của hệ thống ASXH bao gồm tất cả mọi người dân, trong đó ưu tiên cho các đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm: người nghèo, người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi, lao động nông thôn, khu vực KCT, lao động thất nghiệp, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, người ốm đau, người bị ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro bất khả kháng khác.

Hệ thống ASXH ở Việt Nam được xây dựng gồm ba nhóm chính sách và các dịch vụ công có khả năng hỗ trợ lẫn nhau.

- Nhóm thứ nhất, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương có việc làm, tăng thu nhập và tham gia thị trường lao động để chủ động phòng ngừa rủi ro.

- Nhóm thứ hai, gồm BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT và các bảo hiểm có liên quan khác nhằm giảm thiểu rủi ro do các biến cố trong đời sống, sức khỏe và lao động sản xuất.

- Nhóm thứ ba, gồm trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro, giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội.1.2.1. Khái niệm về khu vực KCT

Khu vực KCT là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ (hoặc rất nhỏ), các hoạt động này thường không được đăng ký và chưa được pháp luật điều chỉnh.

Đối tượng của khu vực KCT là những người SXKD nhỏ trong nền kinh tế, phần lớn là lao động cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…1.2.2. Đặc điểm của khu vực KCT ở Việt Nam

Khu vực kinh tế KCT góp phần quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân (GDP), thúc đẩy tính linh hoạt của thị trường lao động thông qua các cơ chế tiền công mềm dẻo, điều kiện tuyển dụng lao động linh hoạt và là “vùng đệm việc làm quan trọng” trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cải cách doanh nghiệp nhà nước giải quyết lao động dôi dư hay trong quá trình đối phó với những “cú sốc” trên thị trường lao động do

Page 141: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

141

tác động từ bên ngoài (khủng hoảng kinh tế, sa thải hàng loạt, mất hợp đồng sản xuất...).

Các cơ sở SXKD thuộc khu vực KCT có một số các đặc điểm như sau:

- Tổ chức linh hoạt- Không phân chia tách biệt giữa tài sản của cá nhân hộ gia đình

với tài sản của doanh nghiệp.- Không tổ chức và phân công lao động một cách chặt chẽ, lao

động thường là tự làm của thành viên hộ gia đình hoặc thuê ngoài.- Yêu cầu về vốn, công nghệ và kỹ năng lao động ở trình độ thấp;- Quy mô SXKD nhỏ;- Kỹ năng lao động thường nằm ngoài hệ thống đào tạo chính quy- Sử dụng nhiều lao động thay vì sử dụng nhiều vốnViệc làm trong khu vực KCT bao gồm các đặc điểm sau:- Không có HĐLĐ (do vậy thu nhập bấp bênh không ổn định);- Không có BHXH;- Không có công đoàn hoặc không tham gia công đoàn- Không được hưởng các khoản phụ cấp và các phúc lợi khác.

1.3. Hệ thống ASXH ở khu vực KCT Việc làm KCT có quy mô và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của

các nước đang phát triển nhưng bản thân khu vực này luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro về thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng xã hội. Mặc dù đóng góp rất chính thức cho đời sống xã hội và là một tế bào không thể thiếu của nền kinh tế nhưng khu vực này vẫn nằm ngoài tác động của hệ thống chính sách công trong các nước đang phát triển, khu vực này ít được khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển bằng những chính sách cụ thể từ phía Nhà nước. Do vậy, việc làm KCT thường thiếu những yêu cầu an sinh cơ bản.

Ở Việt Nam, ASXH đối với khu vực KCT có những đặc điểm sau:Thứ nhất, khu vực KCT là nguồn cung cấp việc làm lớn thứ hai, chỉ

sau khu vực nông nghiệp, nhưng thu nhập và điều kiện làm việc của khu vực này rất thấp, rất nhiều rủi ro, do vậy người lao động trong khu vực này là những đối tượng dễ bị tổn thương, nhu cầu nâng cao năng lực đối phó với các rủi ro là rất lớn.

Thứ hai, khu vực KCT là nơi tập trung chủ yếu những lao động trình

Page 142: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

142

độ văn hóa thấp, không có kỹ năng hoặc tay nghề rất thấp. Thứ ba, khu vực KCT được coi là khu vực có rất nhiều rủi ro, việc làm

không ổn định, năng suất và thu nhập thấp, rất dễ bị tác động của giá cả thế giới và tranh chấp quốc tế (sự gia tăng của giá dầu thế giới, các vụ kiện quốc tế về sản phẩm xuất khẩu…), trong khi chưa có những chính sách đặc thù cho khu vực này, mức độ tham gia và được thụ hưởng chính sách ASXH của người lao động trong khu vực KCT rất thấp. Hiện nay nguồn lực cho ASXH hầu hết là từ ngân sách nhà nước (rất hạn chế) nhưng chủ yếu là tập trung cho khu vực chính thức.

Thứ tư, về tính chất, cấu thành BHXH trong hệ thống ASXH như BHXH, BHYT không mang tính bắt buộc mà mang tính chất tự nguyện.

Thứ năm, hệ thống ASXH khu vực KCT gắn liền với các hình thức trợ giúp truyền thống gia đình, họ hàng, làng xóm. II. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC2.1. Bản chất của việc nghiên cứu khả năng tiếp cận

Khả năng tiếp cận được hiểu là sự thể hiện mức độ xảy ra việc một chủ thể nắm bắt, tham gia và nhận được các lợi ích với những điều kiện nhất định. Những điều kiện nhất định này là vốn vật chất hoặc phi vật chất hoặc sự kết hợp của cả hai.

Nghiên cứu về khả năng tiếp cận là việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ có thể xảy ra một hiện tượng và với lĩnh vực ASXH thì đó là việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc người dân tham gia, thụ hưởng chính sách ASXH và các dịch vụ công của hệ thống.

Khả năng tiếp cận trong lĩnh vực ASXH phải được xét ở cả phía cầu và cung. Việc người dân có được tiếp cận với chính sách, dịch vụ xã hội hay không chịu ảnh hưởng của yếu tố đầu vào hay các điều kiện mà ở đây là quan hệ giữa mức độ sẵn có của dịch vụ/lợi ích và các nhu cầu từ phía đối tượng. 2.1.3. Mô hình khung lý thuyết nghiên cứu khả năng tiếp cận

Cơ sở cho quan hệ tiếp cận, tham gia hệ thống chính sách ASXH là phải có (i) chính sách; (ii) dịch vụ (liên quan đến việc thực thi chính sách - bên cung) và (iii) đối tượng tham gia/thụ hưởng hay khách hàng (với nhu cầu và những đặc điểm của đối tượng - bên cầu).

Page 143: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

143

Khung lý thuyết nghiên cứu khả năng tiếp cận ASXH khu vực KCT

ASXH cho lao động khu vực KCT

- Chính sách việc làm- Chính sách đào tạo nghề- Chính sách BHXH

Chính sách- Nội dung chính sách- Đối tượng hưởng lợi- Nguồn lực thực hiện chính sách

Tổ chức thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ

-Năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ (quy mô, phân phối)-Tổ chức cung cấp dịch vụ (tiếp nhận, quy trình, thủ tục cung cấp)-Loại hình dịch vụ-Cung cách phục vụ

Quy mô và đặc điểm, nhu cầu của nhóm đối tượng

- Quy mô- Đặc điểm cá nhân (tuổi, trình độ, khả năng đáp ứng,...)- Nhu cầu (thông tin, dịch vụ)

Thực trạng tiếp cận và thụ hưởng chính sách và dịch vụ

- Tỷ lệ bao phủ- Thuận tiện và khó khăn khi tiếp cận dịch vụ- Sự hài lòng

CUNG CẦU

Page 144: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

144

Các nhóm chủ thể: - Cơ quan hoạch định chính sách - Cơ quan triển khai chính sách và cung cấp dịch vụ (tương tác với đối

tượng)- Đối tượng tham gia, tiếp cận và hưởng lợi

2.2. Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận hệ thống ASXH 2.2.1. Hệ thống chính sách và cung cấp dịch vụ ASXHa. Về hệ thống chính sách

- Nội dung chính sách và hướng dẫn;- Tài chính;- Bộ máy và nhân sự.

b. Về hệ thống cung cấp dịch vụ- Năng lực của hệ thống; - Quy trình thực hiện dịch vụ.

c. Nội dung của dịch vụ ASXH- Loại dịch vụ;- Địa điểm/phân phối;- Vấn đề về thời gian.

2.2.2. Đối tượng của hệ thống ASXHCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng bao gồm: (1) sự thuận tiện trong việc tiếp cận, tham gia (ví dụ: khoảng cách về

không gian); (2) chi phí tiếp cận; (3) sự kết hợp với các hoạt động, chính sách, dịch vụ khác; (4) cung cách phục vụ của cơ quan, tổ chức trực tiếp cung cấp dịch vụ,

triển khai chính sách; (5) thông tin được minh bạch, rõ ràng; (6) chất lượng dịch vụ.

2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá khả năng tiếp cậnĐể đo mức độ bao phủ của hệ thống ASXH trong khu vực KCT có thể

dùng các chỉ số sau:Thứ nhất, chỉ số bao phủ chính sách giải quyết việc làm: là phần trăm

lao động trong khu vực KCT được giải quyết việc làm thông qua dự án

Page 145: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

145

vay vốn, thông qua tư vấn giới thiệu việc làm.Thứ hai, chỉ số bao phủ chính sách đào tạo nghề: là phần trăm lao

động trong khu vực KCT được hỗ trợ đào tạo nghềThứ ba, chỉ số bao phủ BHXH tự nguyện đối với khu vực KCT: đó là

tỷ lệ phần trăm lao động đang làm việc trong khu vực KCT tham gia BHXH tự nguyệnIII. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC

Nghiên cứu kinh nghiêm quốc tế cho thấy, việc mở rộng và hoàn thiện hệ thống ASXH cho khu vực KCT là rất cần thiết, thực hiện tốt chính sách ASXH đối với lao động khu vực KCT sẽ góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.

Để hoàn thiện hệ thống ASXH cho khu vực KCT, nâng cao khả năng tiếp cận của lao động khu vực này, trong những năm tới Việt Nam cần học tập bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống ASXH ở khu vực KCT như:

- Xây dựng một hệ thống ASXH dựa trên quyền được an sinh của mọi người, hướng tới bao phủ toàn bộ người dân, phát triển hệ thống chính sách đa tầng, linh hoạt và có những chính sách đặc thù, chú trọng đến lao động khu vực KCT;

- Có các chính sách cụ thể và đặc thù nhằm giải quyết các vấn đề hạn chế, cấp thiết của lao động khu vực KCT như tạo việc làm qua các chương trình việc làm công, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ mức đóng BHXH với một số đối tượng đặc thù... để người lao động có đủ điều kiện tham gia vào hệ thống ASXH;

- Ban hành những quy định linh hoạt và khả thi để mọi người lao động tham gia BHXH – trụ cột quan trọng trong hệ thống ASXH - và có những chính sách hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho người lao động khu vực KCT tham gia vào hệ thống ASXH như tạo việc làm ổn định bền vững, hỗ trợ di chuyển lao động, trợ cấp mức đóng, linh hoạt phương thức đóng để khuyến khích tham gia BHXH, BHYT... nhằm nâng cao năng lực tự an sinh của người lao động khu vực KCT;

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện các chính sách ASXH cho khu vực KCT và mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội trong việc cung cấp dịch vụ ASXH; phát huy vai trò và trách nhiệm của người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng.

Page 146: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

146

CHƯƠNG IIĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI

CỦA KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAMI. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC VÀ NHU CẦU TIẾP CẬN AN SINH XÃ HỘI CỦA HỌ1.1. Đặc điểm lao động trong khu vực KCT

Việc làm KCT phi nông nghiệp (gần 10,9 triệu người, chiếm 23,5% tổng việc làm) được chia thành: lao động tự làm (15%), lao động làm thuê (5,7%), lao động gia đình không hưởng lương (1,9%) và người sử dụng lao động (0,9%).

Trong số việc làm KCT phi nông nghiệp thì thành phần lớn nhất là việc làm tự do, không thường xuyên. Họ là những người thợ xây làm khoán trong xây dựng, bán hàng rong, xe ôm hay cắt tóc, sửa chữa xe máy, xay sát lúa... Đặc điểm của lao động này thường là lao động trình độ thấp, ít vốn ở đô thị hoặc nông thôn, cũng có thế là lao động di cư từ nông thôn ra đô thị làm các công việc không có chỗ làm việc cố định hoặc chỉ làm ở thành phố trong mùa nông nhàn, vào mùa vụ lại về quê. Thành phần thứ hai là người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp KCT phi nông nghiệp. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là quy mô siêu nhỏ, rất nhỏ và nhỏ, vốn ít, không yêu cầu công nghệ cao, thường thì có nơi làm việc cố định hay tổ chức SXKD hoặc nhận khoán tại nhà. Thành phần thứ ba là lao động gia đình không hưởng lương như gia đình kinh doanh hàng ăn uống không thuê lao động, lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp cùng gia đình….

Gần 100% lao động trong nông nghiệp và hộ kinh doanh cá thể không có BHXH; số giờ làm việc trung bình trong tuần của khu vực nông nghiệp và hộ kinh doanh KCT thấp hơn so với khu vực doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nhà nước) chứng tỏ công việc trong đó bấp bênh, không ổn định; thu nhập của việc làm KCT là thấp nhất, của việc làm trong hộ kinh doanh KCT phi nông nghiệp chỉ cao hơn so với việc làm nông nghiệp (1,097 tr. so với 0,652 tr.).

Công việc bấp bênh, thu nhập thấp, trình độ giáo dục thấp và không có BHXH là những đặc điểm nổi bật của việc làm KCT ở Việt Nam.

Những đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp KCT ở Việt Nam là quy mô rất nhỏ và siêu nhỏ (hộ kinh doanh cá thể), không đăng ký, ít có nơi làm việc cố định (thường là tự làm tại nhà), không đóng bảo hiểm, không trả phụ cấp và các khoản phúc lợi khác, không có công đoàn bảo vệ và không đào tạo cho người lao động.

Page 147: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

147

1.2. Nhu cầu tiếp cận ASXH của khu vực KCT1.2.1. Việc làm

Lao động khu vực KCT đang có nhu cầu giải quyết việc làm là rất lớn thể hiện ở con số thất nghiệp và thiếu việc làm. Không chỉ người thất nghiệp, người lao động hiện đang làm việc nhưng chưa đủ giờ, sẵn sàng làm thêm giờ (thiếu việc làm) cũng có nhu cầu giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong khu vực KCT thiếu việc làm khá cao, chiếm 13,28% lao động hiện đang làm việc và 93,87% tổng số lao động đang làm việc nhưng chưa đủ 35 giờ/tuần, đặc biệt nhóm làm công ăn lương có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất 18,13% lao động làm công ăn lương trong khu vực KCT và 96% lao động làm công ăn lương trong khu vực KCT chưa đủ 35 giờ/tuần. 1.2.2. Dạy nghề

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã và đang làm “dư thừa” một lượng lao động nông nghiệp và đã tạo ra cầu về lao động phi nông nghiệp. Mặt khác, Việt Nam phải áp dụng mạnh mẽ tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Điều này đòi hỏi người nông dân phải trở thành những lao động chuyên nghiệp có trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp, phải trở thành những nông dân hiện đại.

Giai đoạn 2010-2020, cần đào tạo khoảng 5 triệu lao động cho khu vực KCT ở trình độ sơ cấp nghề, công nhân kĩ thuật ngắn hạn không có bằng nghề; đồng thời cũng cần đào tạo khoảng 1,2 triệu lao động cho khu vực chính thức đạt trình độ công nhân kĩ thuật có bằng nghề (dài hạn, trung cấp trở lên).

Để đạt được mục tiêu đề ra, nhu cầu về đào tạo nói chung và đào tạo nghề cho lao động khu vực KCT là rất lớn và cần phải tập trung đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng sau:

- Nhóm lao động được đào tạo để chuyển nghề thành lao động phi nông nghiệp (tự làm hay làm thuê trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) hoặc trở thành công nhân công nghiệp;

- Nhóm lao động được đào tạo để trở thành những nông dân làm nông nghiệp hiện đại;

- Nhóm lao động được đào tạo để phục vụ xuất khẩu lao động.- Nhóm lao động được đào tạo để trở thành các nhà kinh doanh,

quản lý.

Page 148: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

148

1.2.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyệnNhu cầu thực tế của đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện

là rất lớn, trong đó tập trung đông nhất là nhóm người nhiều tuổi, đã bắt đầu nhận thức được ý nghĩa của việc tham gia là để có lương hưu đảm bảo cuộc sống khi về già. Kết quả cuộc khảo sát về nguyện vọng tham gia BHXH tự nguyện (VSIIS) do Viện KHLĐ&XH thực hiện năm 2005-2006 tại 10 tỉnh/thành phố có khoảng 39% số người được hỏi sẵn sàng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí và 68,1% sẵn sàng tham gia chế độ bảo hiểm tử tuất mà không cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Nhu cầu của lao động khu vực KCT đối với BHXH tự nguyện là khá lớn (xấp xỉ 40% đối với chế độ hưu trí và 68% đối với chế độ tử tuất khi chưa cần đến hỗ trợ của Nhà nước), các kết quả phân tích từ cuộc điều tra VSIIS còn cho thấy nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước về mức đóng thì khả năng sẵn sàng tham gia còn cao hơn. Theo tính toán của cuộc điều tra này, có khoảng 17% nữa cũng sẵn sàng tham gia chế độ hưu trí nếu được hỗ trợ về mức đóng.II. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC2.1. Chính sách việc làm2.1.1. Thực trạng chính sách a. CTMTQG giải quyết việc làm

CTMTQG về việc làm đến 2010 được Chính phủ ban hành theo quyết định số 101/2007/Q Đ-TTg ngày 06/7/2007. Mục tiêu của Chương trình này là: Tạo việc làm cho 2 - 2,2 triệu lao động thông qua CTMTQG về việc làm trong 5 năm 2006 - 2010, trong đó: Tạo việc làm trong nước cho 1,7 - 1,8 triệu lao động theo các dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; Tạo việc làm ngoài nước cho 40 - 50 vạn lao động từ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Nâng cao năng lực và hiện đại hoá 30 - 40 trung tâm giới thiệu việc làm và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm lên 4 triệu người trong 5 năm; xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động vào năm 2008;

- Tập huấn nghiệp vụ cho 75 nghìn cán bộ làm công tác lao động - việc làm từ Trung ương đến địa phương.b. Nhóm chính sách ưu đãi tín dụng để hỗ trợ tạo việc làm khác

Page 149: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

149

Bên cạnh CTMTQG về việc làm, còn có nhiều chính sách đưa ra nhằm hỗ trợ lãi suất cho một số nhóm khoản vay vốn với mục đích giải quyết việc làm như:

- Nghị định số 78/2002/NDD-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng với người nghèo và đối tượng khác;

- Quyết định số 126/2008/ QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về Vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn để phát triển sản xuất, ổn định đời sống, sớm vượt qua đói nghèo;

- Quyết định số 31/2007/ QĐ-TTg ngày 5/03/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn;

- Quyết định số 212/2006/ QĐ-TTg ngày 20/09/2006 về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy. c. Chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/04/2009 về Phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020. d. Chính sách liên quan đến hoạt động giới thiệu việc làm

- Nghị định 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;

- Nghị định 71/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28-02-2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.2.1.2. Rào cản đối với khu vực KCT

- Chưa có chính sách hỗ trợ tạo việc làm và tìm việc làm mới cho riêng khu vực KCT, đặc biệt chưa tính đến các đặc điểm riêng có của từng loại việc làm trong khu vực KCT (lao động tự làm, làm thuê, lao động gia đình không hưởng lương), các chính sách hiện có cũng chưa đồng bộ, thiếu phối hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu kết nối cung cầu lao động từ khu vực KCT.

- Vốn đầu tư trên một lao động thấp và mới đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm.

- Còn nhiều chính sách tín dụng khác nhau trên cùng một địa bàn với cùng nhóm đối tượng nên chồng chéo, khó áp dụng. Một số chính sách tín dụng chưa phù hợp về điều kiện vay và mức vay. Thiếu gắn kết giữa

Page 150: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

150

cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào, đầu ra của sản xuất, vay vốn chủ yếu để củng cố việc làm hiện hành, chưa tạo ra được nhiều việc làm mới.

- Cơ chế, chính sách về tổ chức và hoạt động giới thiệu việc làm còn thiếu và chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là đặc điểm của khu vực KCT.

Nhìn chung, các chính sách việc làm hỗ trợ người dân, nhất là các nhóm lao động trong khu vực KCT còn thiếu và chưa hiệu quả, công tác tổng kết chính sách làm chậm, chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm việc làm và việc làm KCT ở nước ta.2.2. Chính sách dạy nghề2.2.1. Thực trạng chính sách

Chính sách của Nhà nước về phát triển dạy nghề đã tạo ra nhiều cơ hội cho lao động khu vực KCT, bao gồm:

- Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm chuyển dịch cơ cấu lao động lao động nông nghiệp nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề phù hợp với đặc điểm của thị trường lao động mà ở đó khu vực KCT chiếm tỷ trọng lớn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá;

- Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề.

- Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người DTTS, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.

- Hỗ trợ học sinh sinh viên học đại học, cao đẳng, dạy nghề với chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho sinh viên nhằm tăng cơ hội cho người nghèo tiếp cận giáo dục đại học, góp phần giải quyết công bằng xã hội; đáp ứng được nguồn nhân lực trình độ đại học cho phát triển kinh - xã hội của quốc gia.

Page 151: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

151

2.2.2. Rào cản đối với khu vực KCT - Chính sách đào tạo vẫn chủ yếu phục vụ cho khu vực chính thức ở

thành thị;- Cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động khu vực KCT

còn có sự chồng chéo và kém hiệu quả và bất cập như: bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo; điều kiện cho vay ưu đãi để học nghề cao, do đó phạm vi bao phủ chưa cao;

- Mô hình đào tạo thường là cho người học chính quy với đầy đủ thời gian, không phù hợp với yêu cầu phát triển kỹ năng linh hoạt, học bán thời gian của người lao động khu vực KCT;

- Các khoá học quá nhiều về lý thuyết, ít được thực hành;- Chương trình, giáo trình thường cứng nhắc, không phù hợp với nhu

cầu đa kỹ năng của khu vực KCT;- Chi phí cơ hội của người lao động trong khu vực KCT dành cho thời

gian đi học thường cao;- Thiếu chính sách đặc thù về lương, công tác phí, chỗ ở đối với giáo

viên dạy nghề và cơ sở dạy nghề ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao và nông dân sản xuất giỏi tham gia vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động khu vực KCT;

- Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở tham gia tư vấn miễn phí về học nghề, tìm kiếm việc làm và vay vốn mở cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ sau khi học nghề, vay và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lao động khu vực KCT.2.3. Chính sách BHXH tự nguyện2.3.1. Thực trạng chính sách

Trước thời điểm 1/1/2008, ở Việt Nam chưa có loại hình BHXH cho khu vực KCT. Từ 1/1/2008 khi loại hình BHXH tự nguyện được quy định trong Luật BHXH có hiệu lực đã mở ra cơ hội cho lao động khu vực KCT tham gia.

Từ 1/1/2008, theo quy định của Luật BHXH, loại hình BHXH tự nguyện được áp dụng cho đối tượng là người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm chủ yếu là lao động khu vực KCT như: nông dân, lao động phi nông nghiệp ở nông thôn, lao động tự do (kể cả lao động nhập cư), lao động làm việc trong các hộ gia đình SXKD cá thể khu vực thành thị. BHXH tự nguyện được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu và khả năng tham gia của người lao động khu vực KCT;

Page 152: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

152

tổng kết kinh nghiệm thí điểm (thành công và thất bại) BHXH cho nông dân, nhất là mô hình BHXH cho nông dân Nghệ An.

Mức phí đóng BHXH tự nguyện bằng 16% mức thu nhập do người lao động lựa chọn, tối thiểu bằng 16% mức lương tối thiểu chung. Từ năm 2010, cứ 2 năm 1 lần, tỷ lệ này lại tăng thêm 2%, cho đến khi đạt mức 22%.

Mức hưởng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.

BHXH tự nguyện bao gồm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.2.3.2. Rào cản đối với khu vực KCT

- Quy định mức thu nhập làm căn cứ tính phí đóng BHXH tự nguyện còn cao so với thu nhập của người lao động khu vực KCT (như trên đã nêu, thu nhập bình quân của lao động khu vực KCT chỉ khoảng 1,06 triệu đồng/người/tháng).

- Loại hình BHXH tự nguyện không có quy định về giảm độ tuổi hưởng chế độ hưu trí cho lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi) trong khi đối tượng tham gia BHXH bắt buộc lại được hưởng chế độ này. Quy định này có thể hạn chế khả năng tham gia của nhiều lao động, đặc biệt là lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong khu vực KCT;

- BHXH tự nguyện không quy định mức lương hưu tối thiểu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung như BHXH bắt buộc. Nếu người lao động tham gia BHXH tự nguyện với căn cứ tính mức đóng thấp nhất là mức tiền lương tối thiểu chung thì sau 20 năm đóng BHXH họ được nhận 55% của bình quân mức đóng hàng tháng, lúc đó chắc chắn tiền lương hưu họ nhận được sẽ thấp hơn tiền lương tối thiểu bình quân hiện hành.

- Quy định về thời gian tham gia tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí quá dài (20 năm) đã làm hạn chế sự tham gia của người lao động, đặc biệt là lao động lớn tuổi. III. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ASXH Ở KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC3.1. Việc làm3.1.1. Kết quả đạt được

Cho vay vốn giải quyết việc làm chủ yếu tập trung cho khu vực KCT với 90% các dự án vay vốn.

Page 153: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

153

Trung bình mỗi năm Quỹ Quốc gia về việc làm đã hỗ trợ 300.000 lao động vay vốn (chiếm 20% tổng số việc làm được tạo ra hàng năm), với nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả, trong đó có nhiều đối tượng vay thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, người nghèo.

Vai trò của Nhà nước chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua CTMTQG về việc làm. Trong những năm qua, Chương trình đã có sự lồng ghép hiệu quả với các Chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác, thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, tạo và tự tạo việc làm cho từ 300 - 350 nghìn lao động/năm.

Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu cho người lao động đặc biệt là thanh niên trong khu vực KCT với khoảng 80% là lao động thanh niên, người dân nông thôn.

Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm. Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 83 ngàn lao động, trong đó khoảng 80% là lao động thanh niên, người dân nông thôn.

Các trung tâm giới thiệu việc làm ở nước ta đã có những đóng góp đáng kể vào kết quả giải quyết việc làm đặc biệt cho lao động khu vực KCT.

Trong giai đoạn 2006 – 2009, các Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho khoảng 3,5 triệu lao động, cung ứng thông tin thị trường lao động cho hàng triệu lượt đối tượng có nhu cầu, dạy nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làm cho khoảng hơn 2 triệu lao động. Nhiều tỉnh đã tổ chức sàn giao dịch việc làm hiệu quả, trong đó có nội dung tuyển dụng người khuyết tật làm việc và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. 3.1.2. Rào cản đối với khu vực KCT

- Có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi với các mức lãi suất khác nhau nhưng khó tiếp cận đối với người lao động tự làm, người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp siêu nhỏ muốn mở việc làm mới và các gia đình SXKD nhỏ phi nông nghiệp; các chính sách tín dụng đang cùng tồn tại với nhiều loại chương trình, đối tượng khác nhau dẫn đến chồng chéo, khó giám sát. Hoạt động cho vay vốn chưa gắn chặt với các hoạt động dạy nghề, khuyến nông và hướng dẫn SXKD.

- Lao động di cư chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị còn khó tiếp cận với những hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề và

Page 154: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

154

thông tin thị trường lao động. - Vốn từ ngân sách cho các chương trình ít, đặc biệt ở các vùng khó

khăn, vùng sâu, vùng xa với đặc điểm việc làm KCT chiếm tỷ trọng lớn. Ngân hàng Chính sách Xã hội thụ động trong việc hướng dẫn xây dựng và thẩm định dự án, việc giải ngân vốn chậm, gây ứ đọng và lãng phí vốn; công tác tuyên truyền giải thích, hướng dẫn chưa được sâu rộng.

- Sự phối hợp, kết nối hoạt động giữa các Trung tâm dịch vụ việc làm còn kém, hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay chưa đủ năng lực để đáp ứng các nhu cầu của lao động khu vực KCT trên thị trường trong quá trình chuyển đổi.

- Hệ thống thông tin thị trường lao động không cập nhật, manh mún chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu cho cả người lao động và người tuyển dụng trong khu vực KCT. 3.2. Dạy nghề3.2.1. Kết quả đạt được

- Hệ thống dạy nghề trong cả nước đã và từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, góp phần tăng trưởng khu vực kinh tế chính thức và bảo đảm ASXH.

- Đã hình thành hệ thống dạy nghề chính quy với 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) và dạy nghề thường xuyên (không chính quy), thay thế dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, chuyển dần sang dạy nghề theo định hướng cầu của thị trường lao động, nhu cầu của xã hội và việc làm của người lao động.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển nhanh, rộng khắp trên toàn quốc, tính đến tháng 11 năm 2009 có 265 trường TCN, 107 CĐN và 684 TTDN và hơn 1000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề.

Dạy nghề cho lao động khu vực KCT đã thực hiện dưới nhiều hình thức: dạy nghề chính quy tại cơ sở dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các tập đoàn, Tổng công ty; dạy nghề lưu động (tại xã, thôn, bản); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ; dạy nghề cho lao động nông thôn bị mất đất sản xuất, dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng nghề; dạy nghề theo hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp, dạy nghề cho xuất khẩu lao động…

- Quy mô dạy nghề tăng nhanh (năm 2001 dạy nghề cho 887,3 ngàn người, đến năm 2010 là 1,748 triệu người), trong đó cao đẳng nghề, trung cấp nghề 360.400 người, sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên

Page 155: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

155

1.387.600 người.- Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ

cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực (khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%). Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã từng bước được cải thiện.

- Đa dạng nguồn lực đầu tư cho dạy nghề, trong đó, ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và từng bước được nâng lên (năm 2008 chiếm khoảng 7,5% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo).

- XHH dạy nghề đã đạt được kết quả bước đầu. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập các CSDN. 3.2.2. Rào cản đối với khu vực KCT

- Chất lượng đào tạo nghề hạn chế, khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nhân lực của các ngành kinh tế trong quá trình chuyển dịch và thị trường lao động, đặc biệt là yêu cầu linh hoạt, đa kỹ năng đối với khu vực KCT.

- Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực đa dạng ở khu vực KCT.

- Đa số cơ sở dạy nghề còn đào tạo trên cơ sở năng lực có sẵn; chưa chủ động tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và TTLĐ, nhất là đáp ứng các nhu cầu đa dạng ở khu vực KCT; việc xây dựng chương trình dạy nghề chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp, các làng nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ.

- Chưa tạo ra được động lực đủ mạnh để thu hút người học nghề và người dạy nghề cho khu vực KCT.

- Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước dành cho dạy nghề còn thấp (khoảng 0,5% so với GDP, trong khi tỷ lệ này tính bình quân cho các nước thuộc EU là 1,1%).

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về dạy nghề cho lao động khu vực KCT còn nhiều yếu kém;

Page 156: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

156

3.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện3.3.1. Kết quả đạt được

Thực tiễn triển khai gần 3 năm qua cho thấy số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện vẫn rất ít so với diện đối tượng, tức là mức độ bao phủ còn rất thấp. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, số đối tượng tham gia BHXH đến hết năm 2008 chỉ có 6110 người, đến hết năm 2009 là 39.986 người. Đến cuối năm 2010 có 61.689 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 0,12% lực lượng lao động.

Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức về những người đã tham gia BHXH tự nguyện ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay nhưng trong thực tế có thể thấy rằng phần lớn những người tham gia BHXH tự nguyện là những người đã có một khoảng thời gian tham gia BHXH từ trước: khoảng 80% đối tượng đã từng tham gia BHXH bắt buộc trước đó nhưng do chưa đủ thời gian đóng để được hưởng chế độ hưu trí hoặc BHXH nông dân Nghệ An) và đóng nốt cho đủ thời gian để được hưởng lương hưu theo quy định. 3.3.2. Rào cản đối với khu vực KCT

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện chưa tốt và hiệu quả.

- Bộ máy tổ chức tại các cấp huyện/xã còn mỏng. Ngành BHXH chưa có cán bộ tại cấp xã/phường nên việc tuyên truyền, phổ biến và giải thích về chính sách còn rất hạn chế.

- Thiếu các chính sách hỗ trợ cho người tham gia, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và lao động nhiều tuổi.

- Các dịch vụ còn hạn chế, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, khó tiếp cận với loại dịch vụ này.IV. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG ASXH Ở KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC VÀ RÀO CẢN TIẾP CẬN TỪ PHÍA NGƯỜI LAO ĐỘNG4.1. Thực trạng tiếp cận việc làm 4.1.1. Thực trạng tiếp cận

Thời kỳ 2006-2010 cả nước đã giải quyết việc làm cho hơn 8 triệu lao động, trong đó thông qua dự án cho vay vốn giải quyết việc làm với đối tượng chủ yếu là khu vực KCT là 1,5 triệu lao động. Điều đó đồng nghĩa với nhận định khoảng 1,3 triệu lao động khu vực KCT đã tiếp cận và được giải quyết việc làm thông qua dự án này.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người lao động có nhu cầu vay vốn tạo

Page 157: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

157

việc làm vẫn còn gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay này. Số lao động thất nghiệp có nhu cầu tư vấn tìm việc qua các cơ sở dịch

vụ việc làm rất thấp, chiếm 5.07% tổng số người thất nghiệp đang tìm việc làm. Hình thức tìm việc phổ biến nhất là qua bạn bè/người thân (49,44%). Một mặt do năng lực của các trung tâm dịch vụ việc làm chưa đáp ứng nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, mặt khác do tâm lý và thói quen của cả người tuyển dụng và người tìm việc. 4.1.2. Rào cản tiếp cận từ phía người lao động

Trình độ của người lao động là rào cản chính khi tìm kiếm việc làm, 70,47% người thất nghiệp là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do vậy họ rất khó tìm được việc làm và họ thường phải tìm và làm việc trong khu vực KCT.

Tỷ lệ lao động tiếp cận tới dịch vụ việc làm thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng là nhiều người lao động chưa quan tâm hoặc không muốn tiếp cận dịch vụ việc làm do họ chưa có hiểu biết, chưa thấy lợi ích của việc tìm việc qua các Trung tâm dịch vụ việc làm và chưa tin tưởng vào hệ thống dịch vụ việc làm hiện nay.

Để có thể tham gia xuất khẩu lao động thì chất lượng nguồn lao động xuất khẩu lại chưa đáp ứng được yêu cầu cả về ngoại ngữ, tay nghề, ý thức chấp hành pháp luật, điều khoản cam kết trong hợp đồng, v.v..4.2. Dạy nghề 4.2.1. Thực trạng tiếp cận

Mặc dù Việt Nam đã có chính sách và hệ thống dạy nghề nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ lao động khu vực KCT tiếp cận được chính sách dạy nghề.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong khu vực KCT còn rất thấp; Có khoảng gần 10% lao động thuộc khu vực KCT có qua đào tạo nghề, trên 90% số lao động thuộc khu vực KCT không có bất kỳ chứng chỉ tay nghề nào.

Số lao động khu vực KCT được học nghề ngắn hạn và sơ cấp nghề bằng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 81/2005/QĐ-TTg giai đoạn 2006-2008 là 990.000 người (năm 2006: 280.000 người, năm 2007: 350.000 người, năm 2008: 360.000 người).

Tuy nhiên, thực trạng tiếp cận đối với khu vực KCT còn nhiều hạn chế:

- Chất lượng đầu vào đối với đào tạo nghề cho khu vực KCT còn thấp.

Page 158: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

158

Chỉ có 15,7% số lao động có trình độ từ phổ thông trung học trở lên. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn chỉ là 9,2%. Trên 90% số lao động thuộc khu vực KCT không qua đào tạo.

- Hệ thống cơ sở dạy nghề hiện tại chưa đủ đáp ứng yêu cầu của xã hội nói chung, của lao động khu vực KCT nói riêng.4.2.2. Rào cản tiếp cận từ phía người lao động

- Đa số lao động khu vực KCT như lao động tự làm, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, lao động tự do hay giúp việc gia đình, lao động phi nông nghiệp ở nông thôn… có trình độ văn hóa thấp, chưa nhận thức đúng về lợi ích của học nghề; nhiều lao động gặp khó khăn về kinh tế và ở cách xa cơ sở dạy nghề nên không thể theo học.

- Người lao động còn lúng túng trong việc lựa chọn nghề, khởi sự kinh doanh, tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề do thiếu thông tin về chính sách và hệ thống dạy nghề cũng như về thị trường lao động.

+ Thu nhập thấp cũng là rào cản lớn nhất đối với khả năng tiếp cận chính sách dạy nghề của lao động khu vực KCT. Mặc dù có chính sách tín dụng ưu đãi học nghề nhưng số lượng lao động khu vực KCT tiếp cận rất ít. Tỷ lệ lao động trong khu vực KCT thuộc diện hỗ trợ tín dụng đào tạo thấp: khoảng dưới 10% lao động thuộc khu vực KCT được đào tạo.4.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện4.3.1. Thực trạng tiếp cận

Theo kết quả tính toán từ Điều tra Việc làm – Thất nghiệp năm 2009 có khoảng 87,8 nghìn người lao động trong khu vực KCT (có bao gồm cả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp) có tham gia BHXH. Số liệu này cao hơn so với số báo cáo của BHXH Việt Nam do một số đối tượng có tham gia BHXH bắt buộc. Theo kết quả phân tích từ cuộc điều tra này thì lao động tự làm có thuê lao động (chủ cơ sở) có tỷ lệ tham gia BHXH cao nhất với mức 9,38%, lao động làm công ăn lương trong khu vực KCT là 1,44%, lao động tự làm phi nông nghiệp và lao động gia đình rất ít (0,07 và 0,04%).

Theo điều tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm cả các cơ sở SXKD KCT tại 10 tỉnh thành của Viện Khoa học Lao động và Xã hội năm 2009 thì tỷ lệ lao động đang làm việc trong các cơ sở SXKD KCT tham gia BHXH tự nguyện rất thấp (2,18% ).

Như vậy có thể thấy kết quả từ báo cáo của BHXH Việt Nam và các kết quả phân tích từ các cuộc điều tra (dù có sự khác biệt về quy mô đối tượng tham gia BHXH và lao động khu vực KCT do cách thiết kế và xác

Page 159: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

159

định đối tượng khác nhau) cho thấy tỷ lệ bao phủ của BHXH tự nguyện ở khu vực KCT còn rất thấp. Sau 3 năm thực hiện với những kỳ vọng lớn lao về việc gia tăng nhanh chóng đối tượng tham gia nhưng hiện tại BHXH tự nguyện mới thu hút một tỷ lệ không đáng kể lao động khu vực KCT tham gia.4.3.2. Rào cản tiếp cận từ phía người lao động

+ Thu nhập thấp là rào cản lớn nhất đối với khả năng tiếp cận BHXH tự nguyện của lao động khu vực KCT.

Có người mặc dù đã được tuyên truyền nhiều về BHXH tự nguyện, có hiểu biết về chính sách này nhưng không thể tham gia loại hình này bởi theo quy định, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng do người dân tự lựa chọn, nhưng không được thấp hơn 16% mức lương tối thiểu chung. Quy định này là quá sức với nhiều người lao động khu vực KCT khi điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn, thu nhập không ổn định (chưa kể đến nông dân, hộ nghèo…). Bên cạnh đó, lộ trình tăng tỷ lệ đóng của BHXH tự nguyện (từ 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần tăng 2% mức đóng cho đến khi đạt mức 22%) càng tạo ra rào cản cho người lao động khu vực KCT.

+ Độ tuổi bình quân của lao động trong khu vực KCT khá cao và cao hơn so với khu vực chính thức, điều này có thể hạn chế khả năng tham gia của những lao động lớn tuổi do có thể không có đủ thời gian tham gia tối thiểu là 20 năm trước khi đến tuổi hưởng chế độ hưu trí.

+ Nhận thức của người lao động khu vực KCT về ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm và vai trò của bảo hiểm đối với việc đảm bảo an sinh khi về già còn thấp. Trình độ học vấn hạn chế có thể là một rào cản ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và tiếp cận thông tin về vai trò của BHXH tự nguyện trong việc đảm bảo cuộc sống cho họ khi gặp phải những rủi ro như tuổi già, sức khoẻ suy giảm.

+ Truyền thống và tập quán của Việt Nam là người già được con cháu chăm lo nuôi dưỡng nên ít quan tâm đến vấn đề BHXH cho bản thân.

CHƯƠNG IIICÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG

AN SINH XÃ HỘI Ở KHU VỰC KHÔNG CHÍNH THỨC1. Quan điểm, định hướng nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống ASXH ở khu vực KCT1.1. Quan điểm

- Nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống ASXH ở khu vực KCT dựa

Page 160: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

trên cơ sở về quyền được an sinh của mọi người dân và phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam thời kỳ 2011-2020, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện công bằng xã hội và vì con người.

- Hệ thống ASXH cần hướng tới mục tiêu lâu dài là bao phủ toàn bộ người dân, trước mắt cần chú trọng đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ở khu vực KCT và những người yếu thế trên thị trường lao động.

- Nâng cao năng lực tự an sinh của lao động khu vực KCT thông qua các chính sách hỗ trợ gián tiếp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề, kết hợp với tăng cường chính sách trợ giúp trực tiếp đối với lao động không có khả năng tự bảo đảm an sinh (người lao động tàn tật, lao động nghèo người dân tộc….).

- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện ASXH (ban hành chính sách và tổ chức cung cấp dịch vụ công), đồng thời mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của mọi đối tác vào cung cấp dịch vụ ASXH. Phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, người lao động ở khu vực KCT trong việc thực hiện các mục tiêu ASXH. 1.1. Định hướng

Định hướng chung để năng cao khả năng tiếp cận hệ thống ASXH ở khu vực KCT là từng bước xây dựng các chính sách đặc thù cho lao động trong khu vực KCT, mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ để tăng phạm vi bao phủ và sự tham gia của mọi người dân vào hệ thống ASXH hướng tới hệ thống ASXH toàn dân, bền vững, hiện đại phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Những định hướng trên nhằm đến đảm bảo thực hiện mục tiêu, đến năm 2020 cơ bản bảo đảm cho mọi đối tượng dễ bị tổn thương được tiếp cận và hưởng thụ các chính sách và dịch vụ ASXH, bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, ổn định an ninh, chính trị và xã hội.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách2.1. Việc làm2.1.1. Giải pháp chung

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý cho đăng ký SXKD (nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và hộ gia đình), thúc đẩy hỗ trợ kinh doanh nhỏ phát triển tạo nhiều việc làm. Có hệ thống chính sách đồng bộ giữa phát triển kinh doanh nhỏ và phát triển

160

Page 161: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

nguồn nhân lực để gắn kết cung cầu lao động.- Tiếp tục thực hiện các chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, tuy

nhiên cần rà soát lại hệ thống chính sách tín dụng hiện hành và xây dựng một chính sách tín dụng thống nhất. Hỗ trợ lao động KCT vay vốn tạo việc làm trên nhu cầu không theo điều kiện như hiện nay.

- Nâng cao số lượng và chất lượng vốn vay cho người lao động nhằm tăng hiệu quả vay vốn, tạo được việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Có chính sách khai thác nhu cầu lao động từ các thị trường nước ngoài, chú ý đến khai thác năng lực, lợi thế của lao động khu vực KCT cho xuất khẩu lao động trình độ cao, bên cạnh đó có hỗ trợ về đào tạo, quản lý lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm.

- Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ở khu vực KCT, đặc biệt cho thanh niên lần đầu tham gia TTLĐ. 2.1.2. Nhóm giải pháp đặc thù

- Cho lao động tự làm (lao động tự do): + Chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị-nông thôn, quy

hoạch nơi sản xuất-kinh doanh;+ Chú trọng các chính sách hỗ trợ nhà ở và dịch vụ xã hội cho người

lao động nhập cư;+ Đầu tư cơ sở hạ tầng cho đô thị và nông thôn;+ Tăng cường cung cấp thông tin việc làm và thị trường lao động với

các hình thức đa dạng, linh hoạt;+ Tổ chức các hội nghề nghiệp bảo vệ quyền lợi cho lao động tự do

(hội những người xe ôm, những người bán hàng rong, những người thợ xây...).

- Cho lao động làm thuê: Hỗ trợ từng bước để chủ sử dụng lao động đăng ký và thực hiện các

chế độ cho người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động.- Cho lao động gia đình không hưởng lương: + Hỗ trợ từng bước để hộ gia đình đăng ký kinh doanh và tuân thủ

pháp luật về lao động cho người lao động. + Xây dựng các chính sách việc làm tạm thời tập trung thu hút lao

161

Page 162: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

162

động gia đình không hưởng lương.2.2. Dạy nghề2.2.1. Nhóm giải pháp chung

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề và pháp luật có liên quan (Bộ Luật lao động, Luật giáo dục, Luật dạy nghề, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư...), trong đó có các chương, điều cụ thể nói rõ những điều khoản áp dụng cho khu vực KCT.

Có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với khu vực KCT, cả người học và cơ sở dạy nghề, trong đó có cho vay ưu đãi để học nghề.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạnh đào tạo các nghề truyền thống trong các làng nghề.

Cần có chính sách tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường về đào tạo, tổ chức, nhân sự và tài chính ...; xác định chi phí học nghề phù hợp với điều kiện của người lao động ở khu vực KCT và sát với thị trường để CSDN có điều kiện phát triển, người học có thể tham gia và có trách nhiệm với học nghề.

Các chính sách hỗ trợ người lao động học nghề khu vực KCT cần đồng bộ cho cả ba giai đoạn.

+ Giai đoạn trước khi tham gia học nghề người lao động cần được tư vấn, hỗ trợ cung cấp thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng để có thể lựa chọn được ngành nghề cũng như cơ sở đào tạo để học nghề.

+ Giai đoạn trong khi học nghề, hỗ trợ được quan tâm nhất chính là hỗ trợ về tài chính nhằm đảm bảo người học nghề có đủ khả năng trang trải chi phí cho học nghề cũng như chi phí sinh hoạt trong quá trình học nghề.

+ Giai đoạn sau đào tạo sẽ chủ yếu sẽ liên quan đến các hoạt động tư vấn, hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tự tạo việc làm và tìm việc làm sau quá trình học nghề. 2.2.2. Nhóm giải pháp đặc thù

- Cho lao động tự làm: + Nghiên cứu các hình thức dạy nghề linh hoạt; + Nghiên cứu cấp chứng chỉ hành nghề ở phạm vi quốc gia; + Chú trọng huấn luyện về an toàn lao động và vệ sinh thực

phẩm.- Cho lao động làm thuê:

Page 163: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

163

+ Có chính sách hỗ trợ phí học nghề linh hoạt theo từng đối tượng.- Cho lao động gia đình không hưởng lương: + Tập trung hỗ trợ theo hộ gia đình và như chính sách chung.

2.3. BHXH tự nguyện- Về dài hạn, độ bao phủ của BHXH đối với lao động khu vực KCT

muốn tăng lên chủ yếu phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân để từ đó phát sinh (kích thích) nhu cầu thiết thực và khả thi, trong tầm tay, không xa vời đối với họ về BHXH.

- Trong ngắn hạn, cần linh hoạt mức đóng và mức hưởng phù hợp với điều kiện và tính chất thu nhập của các nhóm lao động khu vực KCT. Mở rộng phạm vi bao phủ trên cơ sở chấp nhận mức đóng góp và hưởng thụ thấp của đại da số người lao động khu vực KCT.

- Nghiên cứu chính sách BHXH tự nguyện cho lao động nữ trên 40 tuổi và lao động nam trên 45 tuổi tham gia BHXH.

- Có sự hỗ trợ tài chính của nhà nước đối với người lao động tham gia vào hệ thống ASXH khu vực KCT. Trước mắt xây dựng thí điểm chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp (nhóm lao động làm thuê trong khu vực KCT, lao động gia đình không hưởng lương và lao động tự làm) tham gia BHXH tự nguyện theo hướng Nhà nước hỗ trợ một phần và đối tượng đóng góp một phần nhằm giảm gánh nặng chi TGXH thường xuyên của ngân sách cho người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH.

- Đảm bảo công bằng giữa đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Cần từng bước điều chỉnh các quy định hưởng chế độ hưu trí và tử tuất của BHXH bắt buộc và tự nguyện theo hướng thống nhất, không có sự khác biệt. Đối xử công bằng, minh bạch là một biện pháp để thu hút đối tượng tham gia.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế liên thông giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc

+ Chế độ BHXH bắt buộc và tự nguyện về cơ bản là giống nhau cho nên có thể hoán chuyển, liên thông được;

+ Trong thời gian tham gia BHXH, không cần chuyển số kết dư quỹ khi người lao động chuyển sang tham gia quỹ mới;

+ Thành lập chung một quỹ BHXH dài hạn cho hai chế độ hưu trí và tử tuất của cả BHXH bắt buộc và tự nguyện.

Page 164: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

164

3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ3.1. Việc làm3.1.1. Nhóm giải pháp chung

- Phân vốn vay theo kế hoạch tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm, quy mô lực lượng lao động, ưu tiên các địa phương đạt hiệu quả cao trong hoạt động vay vốn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc; nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn chuyển sang đất phi nông nghiệp, ưu tiên cho vay đối với các cơ sở SXKD tạo nhiều việc làm cho người lao động.

- Tiếp tục thực hiện Dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, cho vay lãi suất thấp để hỗ trợ tạo việc làm cho lao động khu vực KCT. Xây dựng và thực hiện các mô hình tạo việc làm như mô hình tạo việc làm cho lao động là người DTTS, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động vùng sâu, vùng xa…

- Cần tạo điều kiện cho người nghèo, người lao động trong khu vực KCT tiếp cận với cơ hội đi làm việc tại nước ngoài. Các nội dung cần hỗ trợ người lao động đó là: nâng cao trình độ học vấn, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết, chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, visa, lý lịch tư pháp để tham gia xuất khẩu lao động.

- Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và phát triển hệ thống TTGTVL công nhằm tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng gặp nhau, tìm đến nhau, từng bước giải quyết sự mất cân đối giữa cung và cầu.3.1.2. Nhóm giải pháp đặc thù

- Cho lao động tự làm: + Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ việc làm theo mạng lưới bao phủ các

địa bàn;+ Tăng cường mở rộng và có các hình thức tín dụng linh hoạt.+ Tăng cường khả năng liên kết hệ thống: liên kết dịch vụ việc làm

với dạy nghề và BHXH tự nguyện trong hệ thống ASXH.- Cho lao động làm thuê: + Chú trọng cho vay các dự án việc làm của chủ doanh nghiệp nhỏ và

siêu nhỏ. - Cho lao động gia đình không hưởng lương: + Khuyến khích xây dựng các dự án nhỏ tạo thêm việc làm và nâng

cao chất lượng việc làm (thu nhập, điều kiện lao động, nâng cao tay

Page 165: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

165

nghề...) gắn với truyền nghề, làng nghề truyền thống. + Xây dựng các mô hình “tổ trợ giúp” với sự tham gia đông đảo của

lao động khu vực KCT để chủ động tạo dựng cơ hội, lợi thế (kênh, quy mô,..) để tiếp cận cơ hội việc làm.3.2. Dạy nghề3.2.1. Nhóm giải pháp chung

- Hoàn thiện quy hoạch hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề trong cả nước đến năm 2020. Từng bước hình thành hệ thống dạy nghề hoàn chỉnh.

- Đa dạng hóa các hình thức, loại hình dạy nghề (chính quy, thường xuyên, dạy nghề tại doanh nghiệp, tại làng nghề…); coi trọng việc mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng, liên kết đào tạo, đào tạo lại hoặc đặt hàng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp sử dụng lao động. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội và nhu cầu của doanh nghiệp.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề. Gắn dạy nghề với việc làm (gắn đào tạo với sản xuất)3.2.2. Nhóm giải pháp đặc thù

- Cho lao động tự làm:+ Triển khai quy hoạch các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề thành

mạng lưới rộng khắp, bao phủ các khu vực có nhu cầu học nghề;+ Cung cấp các dịch vụ dạy nghề linh hoạt, cơ động về hình thức và

địa điểm, phương cách phục vụ. + Tăng cường khả năng liên kết hệ thống: dịch vụ dạy nghề, dịch vụ

việc làm và BHXH tự nguyện trong hệ thống ASXH.- Cho lao động làm thuê: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, thậm trí miễn phí cho người lao động

muốn học nghề.- Cho lao động gia đình không hưởng lương: Cung cấp các dịch vụ theo hình thức dạy nghề truyền thống kết hợp

với xã hội hóa và như các biện pháp chung. 3.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện

a. Tiếp tục hoàn thiện chính sách BHXH theo hướng chuyển từ mô hình PAYG mức hưởng xác định trước sang mô hình dạng NDC mức hưởng của mỗi đối tượng được tính trên cơ sở số tiền mà họ đã đóng và tiền đầu tư sinh lời từ số tiền đã đóng này (sau khi trừ đi các khoản chi phí theo quy định).

Page 166: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

166

Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án Hoàn thiện công tác thanh tra BHXH hướng đến mục tiêu có đội ngũ thanh tra chính sách BHXH có đủ năng lực; có hệ chỉ tiêu đầy đủ để lựa chọn đúng đối tượng cần thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả của mỗi lần thanh tra

b. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH các cấp.

c. Xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin theo dõi, đánh giá về BHXH tự nguyện.

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản lý Nhà nước và hệ thống chỉ tiêu chiến lược phát triển BHXH.

- Nghiên cứu để điều chỉnh và bổ sung thêm các chỉ tiêu BHXH vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện bộ chỉ số cảnh báo sớm.- Xem xét và công bố định kỳ một số chỉ tiêu BHXH ra công chúng

phục vụ mục đích nghiên cứu, theo dõi và giám sát.4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Tuyền truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động khu vực KCT về chính sách việc làm, dạy nghề và tiếp cận hệ thống ASXH cho khu vực KCT. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, “marketing” để người lao động hiểu và tự nguyện tham gia.

- Phổ biến thông tin việc làm, dạy nghề, thị trường lao động và hệ thống chính sách tới mọi đối tượng có nhu cầu đặc biệt lao động trong khu vực KCT.

- Công khai, minh bạch, chính xác và kịp thời trong cung cấp thông tin.

- Nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của các cấp chính quyền và người lao động trong dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và bảo đảm ASXH.

- Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người lao động trong việc thực hiện chính sách ASXH ở khu vực KCT, đảm bảo dễ tiếp cận và quyền lợi của người tham gia; xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động thông tin.

-. Tăng cường công tác truyền thông dạy nghề, việc làm và bảo đảm ASXH tại các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa.5. Các giải pháp huy động sự tham gia của các đối tác xã hội

- Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư các chương trình phát

Page 167: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

167

triển kinh tế- xã hội và phát triển nguồn nhân lực; nâng tỷ trọng đầu tư cho CTMTQG về việc làm và dạy nghề trong tổng chi ngân sách.

- Huy động các nguồn lực trong xã hội cho tạo việc làm và phát triển dạy nghề.

- Huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hài hoà lợi ích, tạo nhiều việc làm và đầu tư cho phát triển dạy nghề.

- Chính sách hỗ trợ người lao động khu vực KCT phải đề cập tới cả 3 giai đoạn trước, trong và sau quá trình lao động, đồng thời các chính sách cần tách biệt các nhóm đối tượng để đảm bảo tính hiệu quả và hợp lí của các hỗ trợ.6. Điều kiện thực hiện các giải pháp

Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức vị trí, vai trò của khu vực KCT và yêu cầu ASXH cho khu vực này, từ đó thống nhất về khái niệm, định nghĩa, phân loại, phương pháp luận tổ chức điều tra thống kê và sử dụng trong lập kế hoạch cũng như điều hành nền kinh tế.

Thứ hai, xây dựng chiến lược ASXH với các nội dung, lộ trình và bước đi thích hợp, trong đó tập trung đặc biệt cho khu vực KCT. Các chính sách ASXH cần được thiết kế sao cho bảo đảm cân đối, một bên là đảm bảo phát triển thị trường lao động theo một chiến lược dài hạn nhưng không làm khó khăn hơn cho kinh tế KCT; bên kia là cải cách và mở rộng khung pháp lý ở khu vực chính thức để nâng cao chất lượng việc làm khu vực này và tạo điều kiện tiếp cận việc làm, dạy nghề, BHXH cho khu vực kinh tế KCT.

Một số chính sách chung mà Việt Nam cần làm ngay bao gồm:- Giảm chi phí thành lập và hoạt động doanh nghiệp, bao gồm cả đơn

giản hóa thủ tục đăng ký.- Nâng cao lợi ích khi đăng ký: tín dụng ưu đãi, thuận tiện; tạo điều

kiện tiếp cận với khách hàng; tiếp cận công nghệ; cung cấp thông tin thị trường; tính bắt buộc thực thi hợp đồng và bảo trợ của Nhà nước về luật pháp; hỗ trợ về nơi kinh doanh; bãi bỏ các rào cản về di chuyển lao động; cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản…

- Cung cấp khung pháp lý về quyền đại diện.- Đào tạo khởi sự doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng cho người lao

động trong khu vực KCT.- Công nhận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và

người chủ sử dụng lao động, đặc biệt là về quyền kinh doanh, quyền thực

Page 168: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

168

hiện quy định về lương tối thiểu, điều kiện làm việc an toàn, bảo đảm bình đẳng giới…

- Thúc đẩy vai trò chủ động của các đối tác trên thị trường lao động, nâng cao vai trò của đối thoại, thương lượng và xúc tiến thành lập các tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi của các nhóm yếu thế.

- Các chính sách thị trường lao động nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người khuyết tật, người thất nghiệp, phụ nữ, thanh niên lần đầu tham gia thị trường lao động và các nhóm dễ bị tổn thương khác để họ có việc làm, tạo thu nhập và có cơ hội tham gia vào khu vực kinh tế chính thức.

- Chính sách trợ giúp xã hội cần hướng tới mở rộng phạm vi và đối tượng, nâng cao hiệu quả trợ giúp để ứng phó kịp thời với các biến cố và rủi ro, góp phần giảm nghèo bền vững và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương.

KẾT LUẬNCó thể nhận xét chung rằng hiện nay việc tiếp cận hệ thống ASXH ở

khu vực KCT của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Chúng ta chưa có thống kê và thông tin đầy đủ về việc làm, dạy nghề ở khu vực KCT cũng như doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế KCT. Trong các chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chúng ta chưa quan tâm nhiều đến ASXH cho khu vực KCT, chưa thấy được ý nghĩa của nó trong tạo việc làm, hạn chế thiếu việc làm và giảm nghèo. Những vấn đề của khu vực KCT, cả ở phi nông nghiệp và nông nghiệp, đều chưa được nghiên cứu và có chính sách phù hợp; các nhóm đặc thù trong khu vực kinh tế KCT đều chưa được đặc biệt chú ý một cách tương xứng. Do vậy, chưa có nhiều đề xuất chính sách phù hợp để hỗ trợ tạo việc làm, dạy nghề và thực hiện chế độ BHXH tự nguyện trong khu vực KCT; việc thúc đẩy chuyển tiếp từ khu vực KCT tới khu vực kinh tế chính thức cũng còn nhiều hạn chế.

Đề tài đã phần nào làm rõ cơ sở lý luận của việc nghiên cứu khả năng tiếp cận hệ thống ASXH ở khu vực KCT, đánh giá được thực trạng tiếp cận các chính sách ASXH ở khu vực KCT, đặc biệt tập trung vào phân tích việc tiếp cận các chính sách việc làm, dạy nghề và BHXH tự nguyện của lao động tự làm, lao động làm thuê trong các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ không đăng ký, lao động hộ gia đình phi nông nghiệp không trả lương; nhóm nghiên cứu đã khuyến nghị các giải pháp về chính sách việc làm, dạy nghề và BHXH tự nguyện, cả về hoàn thiện chính sách, tổ chức

Page 169: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

169

thực hiện, tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực cũng như sự tham gia của các đối tác xã hội.

Mặc dù rất cố gắng nhưng nghiên cứu khả năng tiếp cận hệ thống ASXH ở khu vực KCT là vấn đề mới và phức tạp, chưa có nghiên cứu tổng thể nào cả trên giác độ lý luận và thực tiễn ở nước ta, có một vài nghiên cứu về khu vực KCT nhưng chỉ trên phạm vi cấp tỉnh và chưa phân tích cho các đối tượng cụ thể như lao động tự làm, làm thuê hay lao động gia đình không hưởng lương do vậy chắc chắn kết quả nghiên cứu Đề tài còn hạn chế, cần được tiếp tục nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn với quy mô lớn hơn.

Trong quá trình nghiên cứu Ban chủ nhiệm đề tài đã nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các nghiên cứu viên và cán bộ quản lý trong Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Vụ BHXH, Cục Việc làm, Tổng cục Dạy nghề, BHXH Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quý giá của các đồng nghiệp.

Page 170: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

170

CHƯƠNG I: CƠ SỚ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC THI CHẾ TẠO KIỂU BÀN CHÂN GIẢ CÓ KHỚP CỔ CHÂN ĐƠN

TRỤC PHÙ HỢP VỚI BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, NHU CẦU SỬ DỤNG BÁN THÀNH PHẨM BÀN CHÂN GIẢ CHO THƯƠNG BINH NÓI RIÊNG VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM NÓI CHUNG.

Theo số liệu điều tra chất lượng chân tay giả của Viện Chỉnh Hình và Phục Hồi Chức Năng nhận xét về tỷ lệ các nguyên nhân gây nên sự cắt cụt chi ở nước ta như sau:

* Cụt chi do chiến tranh gây ra: 86,9 %* Tai nạn giao thông: 7.2 %* Nguyên nhân khác: 5,9 %

Hình 1.1 Kiểu Bàn chân cao su có phần gót được ghép bằng nhiều lớp để tạo đàn hồi

Đây là kiểu bàn chân giả khi lắp ráp cổ chân bị đóng cứng và bàn chân có khối cao su gót mềm để tạo lực đàn hồi, phần mũi được thiết kế nhọn không có ngón Cấu tạo này đưa đến một tác dụng cụ thể là khi gót chân chạm đất, các lớp cao su bị ép tạo nên sự thay đổi tương tự như cử động của bàn chân bình thường.

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO KIỂU BÀN CHÂN GIÁ CÓ KHỚP ĐƠN TRỤC PHÙ HỢP VỚI BÀN CHÂN NGƯỜI VIỆT NAM

MÃ SỐ: CB2010-02-07Đơn vị chủ trì : Bệnh viện Chỉnh hình phục hồi chức năng Đà Nẵng Chủ nhiệm : KS. Hoàng Văn CúcThư ký: KS Lê Đình Minh

Page 171: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

171

Hình 1.2 Cấu trúc của bàn chân lao động được làm bằng nhựa Polypropylen

Ảnh minh họa

II. ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA KHÁC TRÊN THẾ GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIA CÔNGVÀ ỨNG DỤNG BÀN CHÂN GIẢ.

Đối với bệnh nhân cụt chi dưới, có nhiều sự kết hợp giữa cổ chân, bàn chân và có nhiều loại bàn chân sử dụng không có bộ phận cổ chân. Nhìn chung bàn chân giả đang sử dụng được phân thành hai dạng bao gồm: loại bàn chân có khớp và loại bàn chân không khớp.

Loại bàn chân không khớp * Bàn chân Jaipur * Bàn chân SACH* Bàn chân đáp ứng đàn hồi động họcLoại bàn chân có khớp * Khớp cổ chân đơn trục: Kiểu bàn chân này được thiết kế có một bộ

khớp đơn trục nằm cố định ở bên trong. Bàn chân có thể được làm bằng gỗ bọc ngoài bằng da nhưng thường được đúc kết hợp với khuôn.

* Khớp cổ chân đa trục: Loại cổ chân này có thể cho những cử động đầy đủ như gập mặt lòng, gập mặt lưng, nghiêng trong, nghiêng ngoài và xoay.

Hướng nghiên cứu và gia công ở các nước đang phát triển tạo ra hệ thống chân tay giả bền, rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Điều này có nghĩa là sự áp dụng của những gì tốt nhất có thể làm được với nguồn nhân lực, trang thiết bị, nguyên liệu và nguồn tài chính sẵn có. Khi áp dụng vào việc thiết kế, gia công các bán thành phẩm chân giả trong đó có bàn chân thì phải đảm bảo những nguyên tắc về các chức năng và cơ sinh học.III. NÊU NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC KIỂU BÁN THÀNH PHẨM BÀN CHÂN GIẢ HIỆN NAY. QUA ĐÓ ĐẶT RA YÊU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐƯỢC CẢI TIẾN.

Page 172: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

172

Bàn chân SACH (Solid Ankle Cushion Heel) _ Một loại Bàn chân giả đơn giản, không có khớp cổ chân, nhẹ, độ bền cao, chế độ bảo dưỡng thay thế đơn giản. Đây là một sản phẩm đang được sản xuất tại Bệnh Viện Chỉnh Hình & PHCN Đà Nẵng. Kết cấu lõi bên trong được làm bằng nhựa Polypropylen kèm theo một tấm cao su tạo ra lực phản hồi đối với lòng, mu bàn chân và toàn bộ được bọc bên ngoài bởi lớp vỏ cao su bằng cách sử dụng công nghệ đúc với khuôn nhôm trên một máy ép nhiệt. Kiểu bàn chân SACH này có thể lắp với chân giả trên gối với thiết kế kỹ thuật kiểu xương trong hoặc xương ngoài.Hình 1.4 Cấu tạo Bàn chân SACH đang được sản xuất và sử dụng

tại Bệnh viện Chỉnh Hình & PHCN Đà Nẵng

Tuy nhiên, kiểu bàn chân này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:* Sau một thời gian sử dụng, sự lão hóa và biến đổi nhanh tính chất

vật liệu của các thành phần cao su bên trong đã làm giảm công năng của bàn chân.

* Không có sự kết hợp cổ chân – bàn chân cho nên không dự trữ được năng lượng khi người đi đặt gót chân chạm đất ở giữa thì đứng và giải phóng năng lượng trong suốt thì lăn.

* Không thích hợp cho bệnh nhân đi trên bề mặt không bằng phẵng, gồ ghề, những người cần sự vận động, lao động nhiều. IV. NÊU CẤU TẠO CHUNG, NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÍNH NĂNG ƯU VIỆT CỦA LOẠI BÀN CHÂN GIẢ CÓ KHỚP CỔ CHÂN ĐƠN TRỤC ĐƯỢC ĐƯA VÀO NGHIÊN CỨU.

Hình 1.5 Bàn chân kê gót 1cm, trong đó lỏi nhự polypropylen có lổ hình côn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Page 173: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

173

Bàn chân với khớp cổ chân đơn trục có kết cấu theo kiểu khớp bản lề 1 trục nằm ngang, điều này cho phép bàn chân xoay quanh tâm trục để tạo ra hiện tượng gấp mu và gấp gan.

Hình 1.6 Mô hình kiểu Bàn chân có khớp cổ chân đơn trục được đưa vào nghiên cứu

Song song với mục đích tạo nên độ gập ra trước – về sau của cổ chân một cách nhẹ nhàng là việc tính toán thiết kế để sao cho khi bệnh nhân vận động đi lại với kiểu bàn chân này thì góc độ gập duỗi luôn nằm trong phạm vi cho phép. Khoảng giới hạn tối đa đó được xác lập như sau:

• Độ gấp gan không vượt quá 15 độ.• Độ gấp mu không vượt quá 5 độ.Tính năng ưu việt loại bàn chân giả có khớp cổ chân đơn trục là việc

tháo lắp đơn giản, vấn đề bảo dưỡng, duy trì và thay thế các bộ phận nhất là các khối đệm cao su hãm gấp mu và gấp gan của bàn chân. Tạo cho người khuyết tật có dáng đi sinh lý hơn, đỡ hao tốn năng lượng.

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KIỂU BÀN CHÂN GIẢ CÓ KHỚP CỔ CHÂN ĐƠN TRỤC.

A. QUY TRÌNH THIẾT KẾ CẢI TIẾN 1. Sơ đồ kết cấu toàn phần của một Bàn chân giả có khớp cổ chân đơn trục. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của riêng từng chi tiết tham gia cấu thành sản phẩm.1.1. Sơ đồ cấu tạo toàn phần

Adaptor

Khớp bản lề

Khối cao su ở sau

Vỏ bọc bên ngoài

Tâm khớp

Khối cao su trước

Page 174: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

174

Hình 2.1 Triển khai các thành phần của một bàn chân có khớp cổ chân đơn trục

1.2. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của riêng từng chi tiếtBảng 1: Mô tả đặc điểm, tính chất vật liệu và chức năng của từng

thành phần(Số lượng được tính cho một cái bàn chân)

Stt Tên chi tiết Tính chất vật liệu và chức năng của từng chi tiết

Số lượng (đvt: cái)

Bằng thép, tránh khả năng tự tháo của trục chính khi bàn chân làm việc. Ngoài ra, nó cũng giúp cho việc lắp ráp trục chính đúng vị trí trong lòng khớp.

Vòng chặn1 01

Bằng inox, sản phẩm của gia công cơ khí. Có chuyển động lăn trên 2 bạc đỡ. Thân trên của khớp quay lúc lắc quanh chi tiết này

Trục chính của khớp cổ chân

2 01

Một khối cao su hình lăng trụ (cục cao su đệm gót) đặt phía sau của khớp cổ chân. Nó có tác dụng khống chế độ gập gan không được vượt quá giới hạn cho phép khi bệnh nhân đặt gót xuống nền.

Đòn kê sau3 01

Page 175: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

175

Vật liệu là thép không rỉ, đỡ 2 đầu trục chính khớp, tăng khả năng chịu mài mòn khi khớp làm việc.

Bạc đỡ4 02

Sản phẩm từ công nghệ đúc – gia công cơ khí. Thép không rỉ là vật liệu được chọn. Đây là chi tiết chuyển động xoay quanh trục chính của khớp. Phần chóp trên cùng là nơi kết nối với ống cẵng chân thông qua bộ nối Adaptor.

Thân trên của khớp

5 01

Một khối cao su hình lăng trụ (cục cao su đệm mu), có độ đàn hồi thấp hơn đòn kê sau . Nó được đặt phía trước của khớp cổ chân, có tác dụng khống chế độ gập mu không được vượt quá giới hạn cho phép khi mũi bàn chân chạm đất ở cuối thì đứng.

Đòn kê trước6 01

Vật liệu bằng nhựa Polypropyl-ene. Đúc gắn liền trong vỏ bọc. Đóng vai trò liên kết Bàn chân với các chi tiết lúc lắc ở bên trên.

Thân dưới của khớp

8 01

Sử dụng đai bố, mục đích tăng độ liên kết chắc chắn giữa mũi và phần còn lại của bàn chân. Đồng thời vẫn đảm bảo được tính đàn hồi (trở lại hình dáng ban đầu) khi bàn chân rời khỏi nền ở đầu thì lăn.

Tấm liên kết đàn hồi

9

Bằng Inox, được đúc cố định ở trong thân dưới của khớp, chức năng là giữ cho đòn kê trước không thay vị trí khi hoạt động

Chốt định vị đòn kê trước

10

01

01

Được đúc bằng cao su. Có thể cố định được các chi tiết của khớp nằm bên trong Bàn chân giả.

Vỏ bọc7 01

Page 176: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

176

Dưới đây là những hình minh họa cho một bộ khớp đơn trục thuộc bàn chân bên phải sau khi đã lắp ráp hoàn chỉnh. Bộ khớp này đã được gắn kèm một Adaptor ở trên cùng.

2. Xác định các tính chất cơ – lý. Phân tích đánh giá về mặt y học của sản phẩm3.1 Xác định các tính chất cơ – lý

Tiếp theo sau quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thiết lập bản vẽ chế tạo là giai đoạn sản xuất sản phẩm mẫu. Từ đây, bước kiểm nghiệm để xác định tính chất cơ – lý các nhóm chi tiết được gia công bằng các loại vật liệu khác nhau đã được tiến hành.

Phụ tùng bằng inox. Cố định trục chính bên trong khớp.

Bulông hãm11 01

Có hình dáng và vật liệu hoàn toàn giống như chốt định vị đòn kê trước, nhưng được thiết kế dài hơn. Chức năng tương tự được áp dụng cho đòn kê sau.

Chốt định vị đòn kê sau

12 01

Page 177: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

177

Từ kết quả thu được ta có thể đưa ra những đánh giá chính xác về chất lượng của các loại vật liệu, về phương diện kết cấu chịu lực. Sau đó đưa ra những thay đổi hợp lý hơn.

Các chi tiết của bộ khớp đơn trục được gia công tại CÔNG TY TNHH & TM THÉP KHÔNG RỈ SÀI GÒN. Toàn bộ mẩu thử để xác định tính chất cơ lý đã được đảm nhiệm bởi TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ và THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP (LAS – XD238) và kết quả thu được như sau:

Đúc bằng máy ép thủy lực ở nhiệt độ cao. Khuôn nhôm hợp kim được thiết kế cho mỗi chi tiết.

Cao su Vỏ bọcĐòn kê sauĐòn kê trước

070306

123

Stt Loại vật liệu Tên chi tiết Mã số Phương thức chế tạo

Đúc bằng khuôn sáp. Sau đó gia công cơ khí chính xác

Cao su Thân trên của khớp

Gia công cơ khí chính xác

Trục chính của khớp cổ chânChốt định vị đòn kê trướcChốt định vị đòn kê sau

05

02

10

12

5

Thân dưới của khớp

Đúc bằng máy ép nhiệtNhựa Poly-propylen

088

Tấm liên kết đàn hồi

Mua ở ngoài thị trường. Sau đó cắt theo đúng kích thước.

Đai bố 0910

6

7

4

Bảng 2: Phân nhóm các chi tiết của bàn chân mẩu dựa theo vật liệu của chúng

Page 178: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

178

Page 179: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

179

Page 180: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

180

3.2 Phân tích đánh giá về mặt y học của sản phẩmKiểu bàn chân giả được chọn đưa vào nghiên cứu thuộc đề tài này có

những đặc điểm cơ bản như sau:Bảng 3. Tổng hợp các thông số cơ bản

Tính chất y học của mẫu bàn chân có khớp cổ chân đơn trục này sẽ được phân tích dựa vào từng giai đoạn mà nó tham gia vào trong hoạt động thực tế của một chân giả. Cụ thể hơn nữa vấn đề đánh giá đó chủ yếu chỉ nằm trong những thời điểm thuộc thì đứng.

Bảng 4 Khảo sát trong thì đứng phạm vi hoạt động của hai kiểu bàn chân SACH và có khớp cổ chân đơn trục

Đối tượng khảo sát: Một bệnh nhân bị cắt cụt mức trên gối thuộc chân phải đã được chỉ định lắp bàn chân có khớp cổ chân đơn trục cho chân giả của mình. Tất cả các cử động đều xét trong mặt phẳng đứng dọc.

Cỡ bàn chân

Chiều dài lớn nhất (mm)A

Chiều rộng lớn nhất (mm)B

Độ cao kê gót (mm)C

Trọng lượng tổng (kg)D

Trọng lượng vỏ bọc cao su (kg)E

Trọng lượng phần khớp (kg)F

Bàn chân cỡ 23 (trái + phải)

230 82 10 0.95 0.45 0.5

Kiểu bàn chân

Bàn chân SACHBàn chân có khớp cổ chân đơn trục

Thời điểm đặt gót

Chịu sức nặng

Giữa thì đứng

Cuối thì đứng

Trước thì lăn

Page 181: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

181

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

a. Giai đoạn tiếp xúc lần đầu:Hình 2.11 Mô phỏng thời điểm gót chạm đất

Đây là thời điểm gót bàn chân chạm đất, đó là một hành động quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định dáng đi của người mang chân giả.

Sự tác động của việc gót chạm đất tạo ra một phản lực thẳng đột ngột, tức thời từ mặt đất. Véctơ lực này có phương nằm phía sau khớp cổ chân. Đây là nguyên nhân gây ra gập mặt lòng, đồng thời ở phía trước khớp gối gây ra mômen duỗi.b. Giai đoạn giữa thì đứng:

Hình 2.12 Mô phỏng thời điểm giữa thì đứng

Sức nặng được chuyển qua chân đứng, đẩy bàn chân áp xuống sàn nhà. Thân mình tiến về phía trước trên bàn chân đứng yên, trọng tâm rơi vào điểm giữa của chân và bàn chân. c. Giai đoạn cuối thì đứng và trước thì đu đưa:

Page 182: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

182

Ảnh minh họa

Kiểu bàn chân

Áp dụng cho chân giả

Mức độ chức năng 1

Mức độ chức năng 2

Mức độ chức năng 3

Mức độ chức năng 4

Khả năng đáp ứng các chức năng

Bàn chân giả không khớp hiện đang sử dụng

Chân giả dưới gốiChân giả trên gối

Ưu điểm: Nhẹ, đơn giản, cứng cáp, bảo dưỡng thấp.Nhược điểm: Không phù hợp cho chân trên

+ +/- --+

Hình 2.13 Mô phỏng thời điểm cuối thì đứng và trước thì đu đưa

Cơ thể tiến về phía trước trên mũi bàn chân cố định, gót chân nhấc lên khỏi mặt đất. Véctơ phản ứng từ mặt đất di chuyển về phía trước khớp bàn chân. Gối bắt đầu gập.

Động tác tiếp theo là nhấc mũi bàn chân lên khỏi mặt đất, ở thời điển này, phản lực từ mặt đất mất đi tầm quan trọng khi chân giả không còn mang sức nặng của cơ thể và chuyển qua chân đối bên. Tác động chính trong giai đoạn này là bắt đầu gấp gối nhanh, góp phần làm cho chân tiến về phía trước.3. Dựa trên các điều kiện tiêu chuẩn tương ứng để so sánh với các loại Bàn chân giả hiện nay đang sử dụng

Vấn đề này được xem xét ở cả hai hình thức sau: Chân giả trên gối và chân giả dưới gối. Tính chất phức tạp qua thực tế sử dụng được sắp xếp tăng dần.

Bảng 5 Khảo sát phạm vi đáp ứng các mức độ chức năng của kiểu bàn chân thuộc đề tài này với loại bàn chân đã sản xuất và sử dụng tại Bệnh viện Chỉnh Hình & PHCN Đà Nẵng.

Page 183: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

183

Bàn chân có khớp đơn trục được chọn nghiên cứu

Chân giả dưới gối

Chân giả trên gối

Ưu điểm: Tạo ra gấp mu, gấp gan bàn chân. Phù hợp đối với chân trên.Nhược điểm: Cấu tạo nhiều chi tiết làm bàn chân nặng hơn.

- +/- ---

+ +/- --+/-

Chú thích:(+) Chỉ ra bán thành phẩm này phù hợp(++) Chỉ ra bán thành phẩm này phù hợp nhất(+/-) Chỉ ra bán thành phẩm này có thể được sử dụng ở một trường

hợp xác định.(-) Chỉ ra sự lựa chọn này không được đề xuất(--) Chỉ ra sự lựa chọn này hoàn toàn không phù hợp.* Mức độ chức năng 1: Bệnh nhân sử dụng chân giả để đi lại theo nhịp

điệu cố định, nhu cầu đơn giản, an toàn và chắc chắn.* Mức độ chức năng 2: Bệnh nhân khi mang chân giả vẫn có khả năng

vượt qua chướng ngại vật thấp như: Ổ gà, cầu thang, bề mặt lồi lõm.* Mức độ chức năng 3: Bệnh nhân đi lại với nhịp điệu khác nhau,

chân giả vượt ra ngoài phạm vi hoạt động đơn giản. Họ có khả năng vượt qua phần lớn chướng ngại vật xung quanh, có thể học nghề hay chơi thể thao.

* Mức độ chức năng 4: Bệnh nhân có thể hoạt động vượt ra ngoài kỹ năng đi lại cơ bản. Đạt được những động tác mạnh, nhanh. Là những người thường có những vận động tích cực.

Dưới đây là những nhận định về sự khác biệt của hai loại bàn chân mà qua nghiên cứu đã rút ra được.

Page 184: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

184

Bàn chân SACH

W = 0,73 (kg)Thích hợp cho những người cần bàn chân nhẹ (trẻ em & người lớn tuổi)

W = 0,95 (kg)Sử dụng tốt đối với những người còn sức khỏe lao động, đi lại. Có trọng lượng cơ thể tương đối (lớn hơn 45kg)

Bàn chân có khớp cổ chân đơn trục

Trọng lượng chung

Cấu tạo chung

Tiêu hao năng lượng

Đơn giản, không có bộ phận di động bên trong, chỉ có một lõi nhựa polypropylen cố định

Phức tạp, bộ khớp bên trong được cấu tạo bởi nhiều chi tiết. Nửa trên của khớp có chuyển động xoay tương đối so với vỏ bàn chân

-Cổ chân của bàn chân đóng cứng, không có sự kết hợp giữa khớp cổ chân và khớp gối (đối với chân trên). Hệ quả của vấn đề này là trọng tâm của cơ thể bệnh nhân sẽ di chuyển lên cao theo phương đứng (1 người bình thường khi đi bộ thì dịch chuyển trọng tâm cơ thể vào khoảng 5 cm), nguyên nhân này gây ra tổn hao năng lượng.- Tạo ra chấn động cho khớp gối khi gót chân chạm đất.

- Bước vào giai đoạn mang sức nặng, khớp cổ chân có thể xoay quanh trục, bàn chân bắt đầu gấp mặt lòng, kết quả là giảm bớt phạm vi chuyển dịch lên quá cao của trọng tâm cơ thể, từ đó năng lượng ít tổn hao hơn.- Các khối cao su đặt trong khớp đóng vai trò giảm áp lực phản hồi từ mặt đất lên đầu gối.

Bảng 6 So sánh tổng quát các mặt ưu và nhược điểm của hai kiểu bàn chân

Page 185: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

185

- Hạn chế trong việc giải phóng năng lượng ở thời điểm đầu thì lăn.- Tạo cho bệnh nhân có dáng đi cứng nhắc với cấu trúc bàn chân như vậy.

-Phần trước mũi bàn chân có kết cấu tạo lực nảy tốt giúp giải phóng năng lượng khi bắt đầu thì lăn, đẩy chân giả về phía trước.- Dáng đi tự nhiên có thể đạt được nhờ cổ chân quay quanh khớp đơn trục.

- Không phù hợp đối với những bệnh nhân thường đi trên bề mặt không bằng phẵng, mấp mô gồ ghề.- Không nên sử dụng cho những bệnh nhân có tật xoay chi khi đi bộ hoặc không kiểm soát được chân giả do mõm cụt quá yếu và nhão.- Có thể áp dụng cho cả hai loại chân giả trên gối và dưới gối.

- Áp dụng rất tốt cho các bệnh nhân có mõm cụt ngắn, những bệnh nhân có đầu gối không vững.- Không khuyến khích lắp đặt cho những bệnh nhân bị cắt cụt dưới gối nhưng khớp gối vẫn hoạt động tốt (đầu gối gập khi đặt gót chân).- Bằng sự kết hợp nhịp nhàng của hai khối cao su hãm đặt trước và sau giúp cho bàn chân dễ thích nghi với những địa hình khác nhau.

Khả năng thích nghi

Page 186: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

186

5. Qua nghiên cứu, rút ra những kết luận về mặt lý thuyết từ những số liệu trên.

Loại bàn chân giả có khớp cổ chân đơn trục thích hợp với những bệnh nhân có nhu cầu làm việc, chơi đùa, thể thao. Khi người bệnh nhân đã dùng qua nhiều sản phẩm có nghĩa họ rút ra được nhiều kinh nghiệm, từ đó việc đưa vào dụng cụ một sự thay đổi phù hợp hơn là hết sức cần thiết. Cấu tạo của bàn chân đáp ứng được ý tưởng dự trữ năng lượng từ lúc gót chạm đất tới giữa thì đứng và giải phóng năng lượng suốt thì đẩy tới. Mặc dù vậy, năng lượng dự trữ này còn phụ thuộc vào sức khỏe, trọng lượng và tốc độ đi bộ của bệnh nhân.B- CHẾ TẠO BÀN CHÂN GIẢ CÓ KHỚP CỔ CHÂN ĐƠN TRỤCI. Đúc tạo phôi khớp cổ chânII. Gia công cơ khí chính xác các chi tiết còn lại của khớp III. Đúc phần vỏ bọc cao su bên ngoài

I. Đúc tạo khớp cổ chân1. Đúc phần thân trên của khớp

Hình 2.14Các bước gia công chế tạo chi tiết này

-Không cần chế độ bảo dưỡng, thao tác thay thế một bàn chân mới rất dễ dàng.- Không phát ra tiếng động ở bàn chân khi người mang chân giả đang đi bộ.

- Người sử dụng phải đặc biệt chú ý chế độ bảo dưỡng loại bàn chân giả này.- Có thể phát ra tiếng kêu khó chịu sau khi trải qua một thời gian dài sử dụng, âm thanh này xuất phát từ nguyên nhân của sự mài mòn các chi tiết kết nối trong khớp.

Chế độ bảo dưỡng

Phôi inox sau khi đúc

Khoan lổ Ø10

Khoan – tarô lổ M5

Phay CNC

Page 187: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

187

2. Đúc phần thân dưới của khớpHình 2.15

II. Gia công cơ khí chính xác các chi tiết còn lại của khớp 1. Trục chính của khớp

Hình 2.16Các bước nguyên công

2. Bạc đỡ Hình 2.17

Các bước nguyên công

3. Chốt cố định đòn kê trước và sau Hình 2.18

Các bước nguyên công

Chuẩn bị phôi liệu

Đúc áp lực

Phôi tròn inox 304 Tiện CNC

Phôi tròn inox 304 Tiện CNC

Phôi tròn inox 304 Tiện CNC

Khoan lổ Ø10

Phay CNC để tạo mặt vát ở giữa

Tạo lổ lục giác chìm ở 1 đầu trục

Tháo phôi ra khỏi khuôn

Cắt gọt bavia.

Hoàn thiện chi tiếtChuẩn bị

khuôn

Page 188: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

188

III. Đúc các chi tiết có vật liệu bằng cao su : Vỏ bọc ; khối cao su kê gót trước và sau.

Hình 2.19

Các bước nguyên công

Ảnh minh họa sản phẩm vỏ bàn chân sau khi đúc

Cán tạo phôi cao su

Vệ sinh, chuẩn bị khuôn

Đúc sản phẩm trên

máy ép nhiệt

Lấy sản phẩm khỏi

khuôn

Cắt, mài bavia

Kiểm tra, hoàn thiện sản

phẩm

Chuẩn bị các thành phần cho 1 lần đúc

Page 189: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

189

HÌNH ẢNH VỀ CẤU TẠO CỦA KHỚP VÀ CỦA CHÂN GIẢ SAU KHI ĐƯỢC LẮP VỚI KIỂU BÀN CHÂN NÀY

CHƯƠNG III : THỬ NGHIỆM BÀN CHÂN GIẢ CÓ KHỚP CỔ CHÂN ĐƠN TRỤC.

A- XÂY DỰNG QUY TRÌNH LẮP ĐẶT1. Lắp đặt, dóng dựng kiểu bàn chân này cho bệnh nhân đang đi bằng chân giả

- Các bước lắp ráp các chi tiết để tạo ra một bàn chân giả có khớp cổ chân đơn trục:

Bước 1: Lắp hai bạc đỡ vào hai lỗ O12 nằm trên thân dưới của khớpBước 2: Đặt hai khối cao su vào hai chốt đã được cố định khi đúc

phần vỏ cao su bên ngoài. Khối cao su mềm (màu đỏ) đặt ở sau và khối cao su cứng (màu đen) đặt ở trước.

Page 190: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

190

Bước 3: Đưa phần thân trên của khớp vào bên trong vỏ bàn chân sao cho lổ &10 của nó được đặt đồng tâm với 2 bạc, đồng thời ụ trước và sau phải tỳ lên 2 khối cao su đã đặt trước đó.

Bước 4: Đẩy trục chính của khớp từ bên ngoài vào sao cho hai đầu của nó được đặt trên 2 bạc đỡ.

Bước 5: Dùng tuốc nơ vít để siết chặt bulông M5 nhằm cố định trục chính ở trong khớp.

- Chọn bệnh nhân để lắp thử nghiệm loại Bàn chân này:Bộ phận y học phục hồi cùng với nhóm kỹ thuật viên tại xưởng sản

xuất lắp ráp dụng cụ chỉnh hình và bán thành phẩm đã tiến hành kiểm tra, đánh giá mỏm cụt, sức khỏe và thể trạng cho các đối tượng đã được lựa chọn.

Hình ảnh lắp ráp một chân thô: Chân giả trên gối được lắp kèm với 1 khớp gối đa trục, một bộ xoay chân giả gắn vào đầu xa Socket và một bàn chân có khớp đơn trục.

- Thực hiện các bước dóng dựng:Kỹ thuật viên chỉnh hình sẽ thực hiện dóng dựng chân giả nhằm tạo

sự vững chắc khi đứng cũng như khi đi. Kết quả có thể giúp cho người bệnh kiểm soát được cơ chế làm việc của bàn chân, khớp gối và hông.

• Dóng dựng tĩnh: - Quan sát một chân giả qua việc kết nối Socket với các loại Bán

thành phẩm đã được chỉ định. Nó được đặt trên 1 mặt phẳng cố định.- Tiếp đến, quan sát bệnh nhân được mang chân thô trong tư thế đứng.

Trong điều kiện như vậy, người mang chân giả phải đạt được một trạng thái cân bằng, 50% trọng lượng của người đó được chuyển tải thông qua chân giả và 50% thông qua chân đối diện.

- Nếu việc dóng dựng tĩnh được thực hiện tốt thì sẽ tạo ra trạng thái cân bằng trong mối liên kết giữa socket với các bán thành phẩm như khớp gối, cẳng và bàn chân.

Page 191: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

191

• Dóng dựng động: Kỹ thuật viên quan sát bệnh nhân di chuyển với chân giả có lắp kiểu

bàn chân này. Đặc biệt chú trọng tại các thời điểm:+ Gót bàn chân giả đặt xuống nền nhà+ Bàn chân giả tiếp xúc với mặt đất hoàn toàn+ Giai đoạn đứng trung bình+ Thời điểm nhón gót bàn chân giảTất cả các vận động này đều được nhìn nhận ở các hướng khác nhau,

người mang chân giả lần lượt được yêu cầu di chuyển theo các hình thức tăng dần về mức độ phức tạp nhu:

- Di chuyển an toàn trong hai thanh song song- Tiếp tục chuyển qua đi lại trên mặt đường phẳng - Đi lên xuống cầu thang- Tốc độ đi thay đổi liên tục

2. Đồng thời tiến hành cho thử bàn chân này trên máy chuyên dụngMột bàn chân hoàn chỉnh được lắp vào vị trí của máy thử nghiệm.

Đây là một thiết bị dùng để kiểm tra trạng thái động của bàn chân, được thiết kế mô phỏng theo nguyên lý làm việc của một bàn chân thật.

Page 192: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

192

Các thông số kỹ thuật đạt được qua kiểm nghiệm trên máy:+ Chu kỳ bước đi được chọn: 70 lần/ phút+ Tải trọng thử đặt lên bàn chân: 75 (kg)+ Thời gian thử: 720 (giờ)Khi cuộc thử nghiệm kết thúc, sản phẩm được tháo ra ngoài và thực

hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng thông qua các mặt sau:- Độ biến dạng các khối cao su- Sự thay đổi kích thước ở các chi tiết được gia công bằng kim loại

do mài mòn vật liệu.- Hiện tượng nứt, gãy xảy ra ở bên ngoài cũng như bên trong vỏ

cao su.3. Bước đầu kiểm tra trực quan dáng đi và các biểu hiện nảy sinh khi bệnh nhân đang vận động bằng loại bàn chân này

Hai bệnh nhân được chọn để đi thử nghiệm ở lần đầu tiên này đều đã trải qua một thời gian dài sử dụng kiểu chân giả trên gối với khớp gối đơn trục được chế tạo theo công nghệ Polypropylen đi kèm với đó là một kiểu bàn chân SACH. Do đó khi chuyển sang lắp đặt chân giả Modula có khớp gối đa trục và phần bàn chân được thay thế bằng loại mới này thì họ đã gặp phải một số khó khăn nhất định như về dáng đi, trọng lượng thay đổi và khả năng tạo nên độ thăng bằng khi đứng cũng như khi đi.B. LẬP HỘI ĐỒNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Qua buổi làm việc này, những đánh giá quan trọng và thiết thực của hội đồng được ghi nhận như sau:

• Một số chi tiết của bộ khớp đơn trục nên được điều chỉnh thiết kế cho phù hợp hơn, thay đổi vật liệu chế tạo để làm cho bàn chân được nhẹ nhàng.

• Thiết kế đa dạng phần kết nối để sao cho kiểu bàn chân này có thể được lắp đặt cho nhiều loại chân giả khác như: chân dưới, chân có khớp gối đơn trục theo công nghệ polypropylen.

Page 193: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

193

• Thiết kế thêm một nắp đậy ở cổ chân để hạn chế không cho nước, bui, đất cát .v.v..đi vào bên trong gây ra hỏng hóc và giảm tuổi thọ của bàn chân.

• Yêu cầu cho thử nghiệm nhiều sản phẩm hơn nữa, các đối tượng được chọn cần đa dạng như về: giới tính, độ tuổi, trọng lượng, hoàn cảnh sinh hoạt, điều kiện làm việc. Để qua đó tiến đến hoàn chỉnh kiểu bàn chân này.

• Tính toán, thay đổi về các thành phần trong kết cấu để hạ giá thành sản phẩm đến mức thấp nhất có thể nhưng vẫn không làm thay đổi chất lượng cũng như tính năng làm việc của nó.C. NHỮNG LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI NÀY VÀO THỰC TẾ

Khi những người khuyết tật đang vận động quá quen thuộc và thành thạo trên cái chân giả cũ của mình, họ trở nên đòi hỏi xa hơn nữa, mong muốn tham gia vào các sinh hoạt mới như: chuyển đổi công việc, rèn luyện thể dục thể thao .v.v.. Họ đã thực sự kinh nghiệm và sẵn sàng sử dụng những loại bán thành phẩm có tính phức tạp hơn đi kèm với những tiện ích vượt trội.

Thao tác lắp đặt, dóng dựng để hình thành nên một chân giả cũng rất đơn giản. Kết cấu vững chắc, công tác bảo dưỡng thay thế các chi tiết hoàn toàn thuận lợi.

Bên cạnh đó, kiểu bàn chân này hoàn toàn có thể đi kèm với bộ chân trên hiện đang được sản xuất tại xưởng Bán thành phẩm của Bệnh viện.

Page 194: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

194

D. KIẾN NGHỊ CHO ÁP DỤNG Mặc dù vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa hợp lý như trọng lượng,

phạm vi ứng dụng, giá thành sản phẩm.v.v.. Nhưng mục đích và hướng đi đã được xác định cho đề tài này là: Sản xuất tại đơn vị kiểu bán thành phẩm bàn chân giả có khớp cổ chân đơn trục. Qua đó đưa vào ứng dụng thực tiễn nhằm cải thiện việc cung cấp dịch vụ chỉnh hình có chất lượng tốt hơn cho người khuyết tật đang đi chân giả tại các địa phương ở miền trung thuộc phạm vi phục vụ của Bệnh viện chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng nói riêng cũng như những vùng miền khác trên đất nước ta nói chung.

Kiểu bàn chân này bước đầu đã ghi nhận được những đánh giá là hoàn toàn phù hợp với con người Việt Nam bởi vì nó đã đạt được những mặt tích cực như:

• Thiết kế đi kèm một bộ khớp đơn trục cho phép bệnh nhân bước đi thoải mái nhờ vai trò giảm áp lực phản hồi của mặt đất lên khớp gối.

• Giúp cho bệnh nhân có dáng đi tự nhiên hơn với chân giả, năng lượng tiêu hao cho vận động giảm đi đáng kể.

• Khi lắp với chân giả, nó sẽ đảm bảo sự kiểm soát lớn hơn, dễ sử dụng và giảm lực tác động lên cơ thể người cụt chi.

Qua những gì đã nêu trên, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng kiến nghị với Bộ quyết định cho phép đơn vị chúng tôi được sản xuất một số lượng loại Bàn chân này để lắp ráp, phục vụ người khuyết tật đa dạng hơn.

Page 195: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

195

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

CHO ĐÀO TẠO NGHỀ1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Tăng cường tài chính (TC) và các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo nói chung, đào tạo nghề (ĐTN) nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển Kinh tế - Xã hội (KT-XH) và Hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, đang được coi là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Chất lượng ĐT nguồn nhân lực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất, mang tính động lực, quyết định, chi phối đến tất cả các bước trong quá trình ĐT đang được nhìn nhận là TC. Tài chính cho ĐTN hiện nay đang được cung cấp bởi các nguồn: Ngân sách nhà nước, đóng góp của người học và một phần rất ít là tài trợ từ chính phủ, tập thể và cá nhân trong nước và nước ngoài... Tài chính phục vụ cho ĐTN hiện nay đang được đánh giá chưa tương xứng, ngang tầm với nhiệm vụ được giao, đặc biết trước sự đòi hỏi ngày một cao về qui mô và chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH của thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp huy động tài chính, các nguồn lực của doanh nghiệp sản xuất nói riêng và các cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung cho đào tạo nghề là hết sức cấp bách và cần thiết, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng cho đào tạo nghề trong bối cảnh hiện nay1.2. Quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp là mối quan hệ tất yếu trong đào tạo và sản xuất.

Nhà trường là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lao động có trình độ để cung cấp cho các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là khách hàng chính của nhà trường, nhưng cũng là nơi yêu cầu nhà trường phải đáp ứng các yêu cầu của mình về qui mô,

CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦADOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHO ĐÀO TẠO NGHỀ

MÃ SỐ: CB 2010 - 03 - 07.Đơn vị chủ trì : Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh Chủ nhiệm : TS. Nguyễn Xuân MaiThư ký: TS. Trần Khắc Hoàn

Page 196: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

196

ngành nghề, chất lượng đào tạo và đồng thời là cơ sở hỗ trợ nhà trường, phối hợp với nhà trường một cách hiệu quả nhất trong thực hiện quá trình đào tạo.

Các mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp được cụ thể hóa trên một số nội dung sau:

* Về phía Doanh nghiệp:- Cung cấp cho Nhà trường nhu cầu tuyển dụng nhân lực, về: Số

lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề...- Đóng góp ý kiến trong việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo

của Nhà trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và cập nhật những công nghệ mới nhất mà doanh nghiệp có.

- Kết hợp với nhà trường tổ chức ĐT, ĐT lại, bồi dưỡng lao động và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên của nhà trường đến tham quan, thực tập, thực tế tại doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và trước khi tốt nghiệp ra trường.

- Đóng góp ý kiến đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực mà nhà trường cung cấp để nhà trường có cơ sở phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu cho học sinh sinh viên.

- Cho giảng viên của nhà trường được tham quan học tập kinh nghiệm, thực hành lao động sản xuất tại doanh nghiệp, được tiếp cận với máy móc, công nghệ mới nhất của doanh nghiệp.

- Tham gia giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm thực tế với học sinh, sinh viên và cán bộ, giảng viên nhà trường.

- Hỗ trợ nhà trường các nguồn lực (Tài chính, máy móc, thiết bị, sử dụng các xưởng thực hành...)

* Về phía Nhà trường- Cung cấp cho doanh nghiệp tình hình số lượng HS, SV các ngành

nghề, bậc học, trình độ và chất lượng đào tạo của trường.- Nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, mở các ngành nghề đào

tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.- Đào tạo cho HS, SV những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ

năng mềm cần thiết để đảm bảo HS, SV có thể tiếp cận công việc ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Kết hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo, ĐT lại và bồi dưỡng theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đảm bảo các yêu cầu mà doanh nghiệp cần.

Page 197: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

197

- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác, liên kết về đào tạo, cụ thể như: Nhà trường đào tạo các kiến thức cơ bản còn doanh nghiệp tổ chức cho HS, SV được đào tạo thực hành, thực tế tại các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp.

- Phối hợp với doanh nghiệp: Nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; triển khai kỹ thuật công nghệ mới; bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân của doanh nghiệp.1.3. Vai trò của doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề

DNSX là một cơ sở ĐT thực hành tốt nhất, phù hợp nhất, hiệu quả nhất... đối với các trường ĐTN trong điều kiện hiện nay và mãi mãi sau này.

Những mặt mạnh của doanh nghiệp khi tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề và đồng thời đây cũng là những mặt hạn chế của các cơ sở đào tạo nghề hiện nay, đó là:

- Về cơ sở vật chất: Đào tạo nghề khi được tiến hành ở doanh nghiệp, HS, SV sẽ được sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách đa dạng, tiên tiến, hiện đại sẵn có của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình đào tạo thực hành của mình.

- Về đội ngũ giáo viên dạy nghề: Khi doanh nghiệp tham gia cùng nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, chúng ta sẽ tận dụng được một đội ngũ giáo viên đông đảo về số lượng, đa dạng về ngành nghề, có kinh nghiệm đang trực tiếp tham gia sản xuất. Có kiến thức, có tay nghề và thường xuyên được cập nhật công nghệ, kiến thức và kỹ năng mới, tiến tiến của thế giới để phục vụ công tác giảng dạy và hướng dẫn tay nghề cho học sinh.

- Về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo: Doanh nghiệp khi tham gia vào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh về công nghệ, về lực lượng lao động sản xuất, vì thế doanh nghiệp sẽ rất chủ động trong việc góp ý, tham vấn để xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với đặc điểm của sản xuất cũng như công nghệ của doanh nghiệp, do vậy tiết kiệm được thời gian đào tạo cho người lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

- Thuận lợi cho người học: Người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề, được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bị đang sử dụng tại doanh nghiệp, do đó có thể vận dụng được những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề.

Page 198: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

198

Một số nước trong khu vực và thế giới, vai trò của doanh nghiệp sản xuất (DNSX) trong thực hiện nhiệm vụ ĐTN được đánh giá rất cao và được chỉ đạo, phân công trách nhiệm, quyền hạn cho các bên (trường học và DNSX) cùng thực hiện. Nhiều mô hình liên kết, phân công trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ ĐTN giữa trường ĐTN và DNSX đang được triển khai và phát huy hiệu quả rất lớn và đã được đưa vào luật để triển khai thực hiện như Mô hình đào tạo song hành (dual system) ở CHLB Đức, Mô hình đào tạo luân phiên ở Pháp và các nước Tây Âu. 1.4. Hợp tác, huy động các nguồn lực của doanh nghiệp cho đào tạo nghề là khách quan và đúng qui luật.

Huy động các nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo nghề là một việc làm hoàn toàn khách quan và đúng với qui luật cung cầu trong phát triển KT-XH.

Đóng góp của các doanh nghiệp cho đào tạo nghề là theo đúng quy luật "Mua hàng phải trả tiền".

Các doanh nghiệp nộp phí (quĩ) để tăng cường tài chính cho đào tạo nghề, góp phần phát triển qui mô, nâng cao chất lượng là hợp lý và đúng qui luật trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, cũng như ở Việt Nam hiện nay.1.5. Sự hợp tác, đóng góp các nguồn lực từ doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề.

- Nguồn lực mà các doanh nghiệp đóng góp cho đào tạo nghề bao gồm: nguồn lực con người, cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư), công nghệ...

- Kinh phí nhà nước đầu tư cho đào tạo nghề hiện nay rất hạn hẹp, dẫn đến chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Có sự hợp tác, đóng góp của DNSX về cơ sở vật chất, tài chính, con người là hết sức quan trọng, là cơ sở để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo nghề. 1.6. Tài chính và vai trò của tài chính đối với đào tạo nghề

Tài chính bao giờ cũng gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội và là yếu tố xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Tài chính sử dụng hình thái giá trị để đo lường, tính toán, phân chia và phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Nếu không có tài chính đảm bảo, mọi chủ trương chính sách không bao giờ trở thành hiện thực và mọi hoạt động kinh tế - xã hội không thể nào thực hiện được. Ngược lại, đến lượt nó, tài chính lại là công cụ để kiểm tra, thúc đẩy các hoạt động kinh tế -

Page 199: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

199

xã hội được thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn và có hiệu quả.Tài chính cho đào tạo nghề là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo

chất lượng đào tạo, nó tác động gián tiếp tới chất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng chi trả cho người lao động, trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. 1.7. Cơ sở của việc huy động tài chính từ doanh nghiệp sản xuất cho đào tạo nghề

- Năng lực thực hiện nhiệm vụ ĐTN của DNSX: Điều 55 Luật Dạy nghề 2006 quy định DN có quyền tham gia nhiệm vụ ĐTN như thành lập trường, tổ chức dạy nghề, liên kết với các cơ sở ĐTN, tham gia thẩm định chương trình, giáo trình…

- Trách nhiệm của DNSX thực hiện nhiệm vụ ĐTN: Điều 56 Luật Dạy nghề 2006 quy định nghĩa vụ của DNSX trong hoạt động dạy nghề: Cung cấp thông tin, tiếp nhận người học, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho người lao động vừa làm vừa học…

- Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi: Mối liên kết giữa nhà trường và cơ sở sản xuất phải được thiết lập trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi.

- Mua hàng phải trả tiền: các cơ sở sản xuất sử dụng các sản phẩm của cơ sở đào tạo cũng phải chi trả các chi phí đào tạo.

- Tham gia thực hiện các nhiệm vụ ĐTN thì được cấp các chi phí cho đào tạo.

- Hợp tác bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ và sứ mạng của mỗi bên: Mối liên kết giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất cần được đặt trong yêu cầu chung của cả đôi bên, không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ và sứ mạng của mỗi bên. 1.8. Kinh nghiệm huy động tài chính cho dạy nghề ở một số nước trên thế giới

* Cộng hoà Pháp: DNSX đóng góp tài chính cho đào tạo nghề dưới dạng “thuế dạy nghề” (apprentice tax) bằng 0,5% - 2% quỹ lương

* Mỹ La tinh: Tài chính cho hệ thống đào tạo nghề được cung cấp bởi thuế từ quỹ lương (payroll tax) do các DNSX đóng góp từ 1 - 1,2% quỹ lương.

* Singapore: Doanh nghiệp sản xuất phải đóng góp khoản tiền gọi là quỹ phát triển kỹ năng (Skills development Fund was established in 1979) bằng 1% quỹ lương.

Page 200: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

* Thái Lan: Từ năm 2003, theo Luật phát triển kỹ năng (Skills devel-opment Act), doanh nghiệp sản xuất phải đóng góp cho đào tạo nghề một khoản bằng 1% quỹ lương.

* Bun-ga-ri: DNSX phải đóng góp vào quỹ đào tạo nghề và thất nghiệp bằng 5% quỹ lương.

* Đức: Thuế dạy nghề là: 1%-3% quỹ lương. * Hàn quốc: Nhà nước thực hiện Thuế Levy sau đó chuyển thành Quỹ

ổn định việc làm (1% PR).

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CÁC NGUỒN

TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CHO ĐÀO TẠO NGHỀ2.1. Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam

- Hệ thống cơ sở đào tạo nghề: Bao gồm các trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp nghề, các

trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề, các trường đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có dạy nghề.

- Quy mô đào tạo nghề: Tính đến năm 2010, cả nước có 1.233 cơ sở dạy nghề, bao gồm 123

trường Cao đẳng nghề, 300 trường trung cấp nghề và 810 trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, còn có trên một trăm cơ sở giáo dục, đào tạo khác có tổ chức đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ.

- Chất lượng đào tạo nghề: Chất lượng đào tạo nghề ở Việt nam còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng

được nhu cầu.- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề:Đội ngũ GVDN, Cơ sở vật chất, trang thiết bị ĐTN; Chương trình tài

liệu đào tạo và tài chính cho ĐTN.- Tổ chức đào tạo nghề ở Việt nam: 02 giai đoạn:+ Giai đoạn đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề: Trang bị cho người học

những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất của nghề cần ĐT. + Giai đoạn đào tạo lại tại DN: Đào tạo lại một số kiến thức, kỹ năng

thực hành mà ở các trường không có khả năng đào tạo, đặc biệt là thực hành trên những thiết bị sản xuất, chuyên dùng của doanh nghiệp. Là một

200

Page 201: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

giai đoạn đang được tiến hành “luật bất thành văn”, vì chưa có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể.

- Thực trạng DNSX thực hiện nhiệm vụ ĐTN: + Tỷ lệ lao động được đào tạo tại DN: DN nhà nước: 29%; DN tư

nhân: 54%; DN có VĐTNN: 65%;+ Cơ sở dạy nghề thuộc các DN: 150 cơ sở.+ DN liên doanh, liên kết với các trường ĐTN.- Nội dung ĐT, ĐT lại và bồi dưỡng lao động: + Đào tạo tiếp (phần thiết bị chuyên sâu) cho CNKT đã qua ĐT chiếm

86%.+ Bồi dưỡng (cập nhật kiến thức, tay nghề, chính sách....) chiếm 68%.+ Đào tạo kèm cặp lao động tại doanh nghiệp chiếm 77%.+ Tiếp nhận HS,SV đến thực tập chiếm 13%.

2.2. Thực trạng nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề ở nước ta trong những năm vừa qua.

- Nguồn tài chính: + Kinh phí NSNN: 61,3% bao gồm: Kinh phí chi thường xuyên, Kinh

phí CTMTQG, Kinh phí đầu tư XDCB.+ Kinh phí ngoài ngân sách: 38,7% bao gồm: Học phí, lệ phí từ người

học (13,6%), thu từ hoạt động SXKD, DV (1,3%) đóng góp từ các DN (8,9%) đầu tư tài trợ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài (14,9%).

- Thực trạng tài chính:+ NSNN cấp kinh phí cho ĐTN tăng hàng năm (2005: 2.781 tỷ, năm

2008 là 7.131 tỷ) Tỷ lệ chi cho ĐTN trong tổng chi NS cho GD ĐT cũng tăng hàng năm (GĐ 2001-2005 là 5,9%; năm 2008 là 9%).

+ Kinh phí ngoài ngân sách cũng tăng hàng năm, tốc độ tăng hàng năm là từ 18 - 25%.

+ Mặc dù nguồn tài chính hàng năm đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ĐTN.

+ Chi ngân sách cho ĐTN còn quá thấp.+ Đóng góp của người học còn thấp, chưa hợp lý chưa phù hợp với

ngành nghề đào tạo.+ Nguồn đóng góp của người sử dụng lao động (DN): Các DN chưa

thực hiện việc đóng góp kinh phí đào tạo nghề với trách nhiệm là “người sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề”.

201

Page 202: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

202

+ Nguồn thu của các cơ sở đào tạo cũng còn rất hạn chế.+ Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước còn

gặp rất nhiều khó khăn. 2.3. Tài chính và đầu tư phát triển nguồn nhân lực của DN

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở DN mang ý nghĩa chiến lược, là việc chi dùng vốn hiện tại, tiến hành các hoạt động làm tăng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực, vì mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Chi phí đầu tư phát triển nguồn nhân lực là chi phí hợp lý, ở tất cả các DN đều có phát sinh, tuy nhiên chưa có khoản mục cụ thể để quản lý, hạch toán nội dung này. Việc chi phí cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp đều mang tính tự phát và thường nằm dưới dạng các chi phí quản lý chung, hoặc là các quỹ của doanh nghiệp.2.4. Huy động tài chính từ doanh nghiệp cho ĐTN.

Huy động tài chính từ doanh nghiệp cho đào tạo nghề hiện nay đang được hiểu là những gì mà doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

- Hình thức huy động: + Doanh nghiệp (Tổng công ty, công ty….) cấp kinh phí cho các

trường đào tạo nghề trực thuộc+ Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động của mình, doanh nghiệp đặt hàng

với nhà trường và chi trả toàn bộ hoặc một phần kinh phí đào tạo cho nhà trường.

+ Hàng năm, doanh nghiệp cấp một lượng học bổng nhất định cho các học viên của trường. Nhà trường sẽ có những ưu tiên trong việc giới thiệu học viên sau khi tốt nghiệp tới làm việc tại doanh nghiệp.

+ Cho người học đến thực tập tại DN.+ Doanh nghiệp đầu tư một số máy móc, thiết bị, phương tiện thực

hành cho nhà trường đối với những nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.

+ Doanh nghiệp cho nhà trường sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng của doanh nghiệp để giáo viên, học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học, thực nghiệm khoa học và thăm quan thực tế tại doanh nghiệp.

- Thực trạng huy động tài chính từ DN cho ĐTN:+ Sự tham gia đóng góp nguồn lực vào ĐTN của các DN còn rất

khiêm tốn (10% tổng nguồn lực cho DN), chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty và các DN có VĐTNN.

Page 203: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

203

+ DN cũng đã ý thức được trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ ĐTN nhưng sự đóng góp còn mang tính tự phát và tuỳ vào "hảo tâm" của DN.

+ Chưa có một nền tảng pháp lý, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, với tư cách là người sử dụng lao động phải đóng góp tài chính cho đào tạo nghề.

CHƯƠNG IIICÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

CHO ĐÀO TẠO NGHỀ3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Các giải pháp đề xuất phải được hình thành trên cơ sở nghiên cứu khung pháp lý hiện hành của Việt Nam, lý luận và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, nhà trường về các vấn đề có liên quan. Vì thế, các giải pháp phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

1. Tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đã được ban hành, không được chồng chéo, áp đặt và thiếu các luận cứ khoa học. (Luật Giáo dục, năm 1998; Luật Dạy nghề, năm 2006; Bộ luật Lao động, năm 1994; Luật Doanh nghiệp, Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010...)

2. Liên doanh, liên kết, chia sẽ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất, phải được thực hiện trên một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc cùng chia sẽ, gánh vác trách nhiệm- Nguyên tắc bình đẳng, hai bên đều có lợi- Nguyên tắc mua hàng phải trả tiền - Nguyên tắc đào tạo gắn với sử dụng- Nguyên tắc bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ và sứ mạng của mỗi

bên3. Các nguồn tài chính được huy động nhằm tập trung nâng cao chất

lượng, trình độ cho người lao động dưới mọi hình thức, vì thế việc sử dụng và quản lý phải phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu trên.

4. Các hình thức đóng góp phải đa dạng, dựa trên năng lực trình độ, nhu cầu lao động của các bên tham gia và phải được chuyển đổi, lượng hóa các hình thức thành tiền theo một nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống.

Page 204: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

204

5. Nguồn tài chính huy động, được hạch toán thống nhất từ Trung ương đến địa phương và triển khai trên tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Ưu tiên cho các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tích cực thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, ĐT lại, bồi dưỡng và hợp tác, liên kết có hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ ĐTN.3.2. Các giải pháp huy động tài chính từ doanh nghiệp cho ĐTN3.2.1. Huy động trực tiếp tài chính từ doanh nghiệp để thành lập “Quỹ hỗ trợ học nghề”

- Căn cứ xác định mức huy động:+ Tham khảo các mức huy động thành lập quỹ ở nước ngoài (Pháp:

0,5-2%; Đức:1-3%; Bungari: 5%; Thái Lan, Singapore, Hàn quốc: 1%).+ Mức đóng góp của các DN trong nước.+ Tính toán mức chi cần thiết cho một số nhiệm vụ đào tạo, đào tạo

lại và bồi dưỡng lao động ở các DNSX (Do nhóm nghiên cứu tính toán). Kết quả cụ thể như sau:

* Chi phí cho nhiệm vụ đào tạo lao động bổ sung của DN: 0,47 % quỹ lương.

* Chi phí cho đào tạo lại lao động: 0,18% quỹ lương.* Chi phí cho bồi dưỡng cập nhật công nghệ mới: 0,22% quỹ lương.Tổng chi phí cho công tác đào tạo, ĐT lại và bồi dưỡng kiến thức mới

là: 0,47 % + 0,180 + 0, 220 = 0,87% quỹ lương.- Đề xuất mức huy động:+ Nhóm 1 (CNH cao), mức huy động vào quĩ ĐTN là 0,8% quĩ lương; + Nhóm 2 (CNH trung bình), mức huy động vào quĩ ĐTN là 0,6%

quỹ lương;+ Nhóm 3 (CNH thấp), mức huy động vào quĩ ĐTN là 0,3% quỹ

lương’- Ước tính giá trị quỹ được trích hàng năm: 1.600 tỷ đồng.- Tổ chức thực hiện: + Nguồn tài chính của Quĩ: Quĩ hỗ trợ học nghề được huy động từ các

DNSX, quĩ được trừ để tính thu nhập chịu thuế cho DNSX theo qui định của pháp luật. Mức đóng quĩ ( từ 0,3 – 0.8% quĩ lương) sẽ do các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

+ Mục đích của Quĩ: Quĩ được dùng cho các hoạt động dạy và học

Page 205: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

205

nghề. Ưu tiên cho các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết giữa nhà.+ Sử dụng Quĩ: Quĩ của từng DNSX đóng góp được ưu tiên dùng cho

các nội dung hợp tác, liên doanh, liên kết ĐTN giữ nhà trường và DNSX. Quĩ của DNSX nào ưu tiên dùng cho việc dạy và học của DNSX đó, thông qua một số nội dung chính như: Đào tạo bổ sung, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ thuật công nghệ mới cho người lao động; Chi phí cho HS,SV các trường ĐTN đển DNSX thực tập; Chi cho các lớp học phổ biến chủ trương, chính sách...của DN; Chi cho công tác xây dựng chương trình, học liệu... của DN; Chi cho việc thuê mướn chuyên gia, giáo viên; Chi cho việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ ĐT ở doanh nghiệp; Hỗ trợ cho người học khi cần thiết; Chi cho các nội dung quản lý ĐTN ở DN.

+ Quản lý quĩ: Quĩ đào tạo nghề được hạch toán cùng các nội dung khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, theo tỉ lệ % quĩ lương, phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp như đã trình bày ở trên, quĩ được trừ để tính thu nhập chịu thuế (theo mục 5, điều 55 của luật dạy nghề 2006) và giao cho doanh nghiệp quản lý.

+ Hạch toán Quĩ hàng năm: Việc trích quĩ, hạch toán và sử dụng quĩ hàng năm phải theo đúng qui định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chủ quản cấp trên, theo tinh thần hợp tác giữa nhà trường và DNSX, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít theo Hợp đồng ký kết giữa hai đơn vị.

Hàng năm, DNSX được dùng Quĩ để chi cho các nội dung như đã trình bày ở trên, nếu doanh nghiệp nào không thực hiện được nhiệm vụ này hoặc sử dụng không hết thì toàn bộ số tiền còn thừa được chuyển về quĩ bảo hiểm thất nghiệp và dùng nó để chi trả cho việc đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, đặc biệt ưu tiên chuyển đổi nghề cho lao động của các doanh nghiệp đã đóng góp vào quĩ.3.2.2. Một số giải pháp huy động tài chính khác thông qua sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.

- Tổ chức thực hiện một số phần thuộc chương trình ĐTN và cho HS thực tập sản xuất tại doanh nghiệp .

- Sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ cho công tác NCKH.

- Huy động tài chính thông qua việc tăng cường đội ngũ giáo viên từ doanh nghiệp cho hoạt động đào tạo nghề.3.3. Tổ chức thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp

- Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp

Page 206: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

206

+ Huy động tài chính từ doanh nghiệp để thành lập “Quĩ đào tạo nghề” kết quả điều tra: 71% cho là cần thiết và rất cần thiết.

+ Tổ chức cho HS đi thực tập sản xuất tại doanh nghiệp, kết quả điều tra: 100% cho là cần thiết và rất cần thiết.

+ Sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, NCKH, ứng dụng chuyển giao công nghệ, kết quả điều tra: 100% cho là cần thiết và rất cần thiết.

+ Tăng cường đội ngũ giáo viên từ doanh nghiệp cho hoạt động đào tạo nghề - Kết quả điều tra: 8% cho là cần thiết.

- Đánh giá mức độ hợp lý của các nội dung đề xuất Mức huy động tài chính từ doanh nghiệp. + Doanh nghiệp Công nghệ cao 0,8%; Kết quả khảo sát 62% cho là

hợp lý, 38% cho là cao.+ Doanh nghiệp công nghệ trung bình 0,6%; Kết quả khảo sát 87%

cho là hợp lý, 13% cho là cao.+ Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thấp 0,3%; Kết quả khảo sát

92% cho là hợp lý 8% cho là cao.Quản lý và sử dụng quĩ.+ Các nội dung sử dụng quĩ; Kết quả khảo sát 92% cho là hợp lý. + Quĩ giao cho doanh nghiệp quản lý: Kết quả khảo sát 79% cho là

hợp lý.+ Nếu không dùng hết, quĩ được chuyển vào quĩ bảo hiểm thất

nghiệp để chi cho đào tạo chuyển đổi nghề - Kết quả khảo sát 97% cho là hợp lý.

KẾT LUẬN1. Đề tài đã khẳng định một thực tế là hiện nay một số nội dung trong

chương trình ĐTN, các cơ sở ĐTN chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tế sản xuất. Các doanh nghiệp sau khi nhận người đều phải tổ chức đào tạo lại;

2. Năng lực của các DNSX trên các lĩnh vực con người, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị... có khả năng đáp ứng tốt các nhiệm vụ trong lĩnh vực ĐTN;

3. Vai trò của các DNSX trong hợp tác, liên doanh, liên kết với ĐTN còn rất hạn chế, chưa thể hiện được vai trò của những người sử dụng lao động qua đào tạo trong cơ chế thị trường, với tư cách người “mua hàng thì phải trả tiền” và hộ trợ các nguồn lực hiện có của mình cho ĐTN.

Page 207: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

207

4. Kinh phí phục vụ cho đào tạo nghề ở cả hai khu vực đào tạo mới ở nhà trường và đào tạo lại ở các doanh nghiệp còn rất bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Đề tài đã đề xuất 2 giải pháp góp phần nâng cao tài chính trong đào tạo nghề, đó là:

- Thành lập quĩ hỗ trợ học nghề từ doanh nghiệp để phục vụ cho nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo lại và hỗ trợ cho HS, SV thực tập tại doanh nghiệp;

- Các hình thức khác được hình thành trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

5. Cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách về liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp và chủ trương huy động tài chính từ doanh nghiệp cho đào tạo nghề..

KIẾN NGHỊ1. Chính phủ cần có Quyết định về huy động tài chính của DN để

thành lập “ Quĩ hỗ trợ học nghề” và “sự hợp tác liên doanh, liên kết giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp”

2. Phạm vi áp dụng của Đề tài: Các giải pháp huy động tài chính phải được áp dụng rộng rãi, không chỉ có riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà phải áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác, có sử dụng lao động qua ĐTN.

3. Các Bộ, Ngành chức năng cần ban hành một số thông tư (Bộ hoặc liên Bộ) hướng dẫn, cụ thể hóa một số chính sách về nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp và nhà trường trong hợp tác thực hiện nhiệm vụ ĐTN.

Page 208: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

208

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM1. Dịch vụ

Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả các nhu cầu của sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.

Khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi tính chất truyền thống của dịch vụ, khiến dịch vụ vừa có tính chất hàng hoá nhiều hơn, vừa lưu trữ vận chuyển được đến mọi nơi, vừa có thể sử dụng được thời gian dài, thậm chí gần như vô hạn. Ngày nay các sản phẩm dịch vụ được sản xuất, đóng gói và bán hàng loạt trên thị trường như hàng hoá thông thường. 2. Sức khoẻ tâm thần

Theo GS Nguyễn Việt: Sức khoẻ tâm tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội.

- Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn mà gây nên những biến đổi bất thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong, suy luận, ý thức người bệnh.

- Tâm thần mãn tính: Là sự tiến triển giai đoạn cuối của tất cả các bệnh tâm thần, khi người tâm thần đã qua một giai đoạn điều trị kéo dài, thường trên 5 năm, không thuyên giảm hoặc tiến triển liên tục, tái phát nhiều lần, dần dần nặng lên. 3. Cung cấp dịch vụ cho đối tượng đang được ngân sách Nhà nước đảm bảo

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂNCÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRONG TRUNG TÂM

ĐIỀU DƯỠNG TÂM THẦN MÃN TÍNH THUỘC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

MÃ SỐ: CB 2011-02-05Đơn vị chủ trì: Trung tâm điều dưỡng tâm thần mãn tính Việt trìChủ nhiệm đề tài: BS. Lương Ngọc CươngThư ký: BS. Trần Anh

Page 209: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

209

Người bệnh tâm thần khi vào các trung tâm đa số bệnh đều nặng do nhiều nguyên nhân như lâu ngày không được chữa trị, chữa không đúng phương pháp, không được PHCN, nuôi dưỡng kém, mắc các bệnh phối hợp… Khi được các trung tâm điều trị bệnh ổn định, có sức khoẻ mặc dù vẫn còn thiếu sót các thế năng tâm thần ở các mức độ khác nhau. Nhưng nếu tổ chức tốt, bố trí phù hợp với sức khoẻ và tình trạng bệnh tật họ vẫn làm ra của cải vật chất để cung ứng cho thị trường. Người bệnh ngoài được quản lý, điều trị, nuôi dưỡng còn được các trung tâm cung cấp, trang bị tư liệu lao động; Được hướng dẫn, sắp xếp phù hợp để lao động ở các mức độ khác nhau và ở nhiều loại hình dịch vụ.4. Cung cấp dịch vụ cho đối tượng tự nguyện

Bao gồm tư vấn, khám bệnh, điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân tâm thần thể nhẹ hoặc đã được điều trị thuyên giảm và quản lý, điều trị, chăm sóc, PHCN toàn diện có thời hạn cho những người bệnh tâm thần ở các địa phương trên tinh thần gia đình hoặc địa phương tự nguyện đóng góp kinh phí.

Đây là các hoạt động phi sản xuất vật chất, phục vụ các nhu cầu, lợi ích công cộng cho người mắc bệnh tâm thần mà gia đình không có điều kiện quản lý tại nhà, không quản lý nổi ở cộng đồng, không có điều kiện chăm nuôi ở bệnh viện và những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị theo dõi tại cộng đồng. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN VÀ NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN MÃN TÍNH SỐNG Ở CÁC TRUNG TÂM1. Đặc điểm của người bệnh tâm thần 1.1. Đặc điểm chung:

Bệnh tâm thần chia làm nhiều thể khác nhau, theo ICD-10 thì có hàng trăm thể, từ F00 F99; Ban đầu gọi chung là bị rối loạn tâm trí và có thể chia làm 3 cấp độ:

- Người bị rối nhiễu tâm trí - Người mắc bệnh tâm thần - Người mắc bệnh tâm thần mãn tính

1.2. Các triệu chứng nổi bật: - Rối loạn tư duy - Rối loạn cảm giác, tri giác - Rối loạn cảm xúc - Rối loạn trí nhớ

Page 210: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

210

- Rối loạn chú ý - Rối loạn hoạt động có ý chí

2. Đặc điểm của người bệnh tâm thần sống ở các trung tâm2.1. Đại đa số là bệnh nhân mãn tính2.2. Đại đa số đã tạm ổn định về tâm thần và sức khoẻ2.3. Ít khi được gia đình đón về và thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình2.4. Người bệnh luôn cần năng lượng ở mức cao và chế độ ăn đặc biệt2.5. Là bệnh nhân nằm lâu dài trong cơ sở, nhiều trường hợp suốt đời2.6. Là bệnh nhân nặng cả về lĩnh vực tâm thần và lĩnh vực các bệnh lý khácIII. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC TRUNG TÂM 1. Phát triển dịch vụ ở các trung tâm tâm thần là một tất yếu khách quan

- Các trung tâm đa số hoạt động có hiệu quả, sẵn có kinh nghiệm phục vụ, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và các trang thiết bị chuyên ngành.

- Một số trung tâm đã và đang tổ chức hoạt động ở những lĩnh vực dịch vụ và có những kết quả nhất định.

- Hiện tại ở Việt nam có khoảng 10% dân số bị rối nhiễu tâm trí, tương đương với 8,6 triệu người; Còn theo tổng kết của Ngành y tế giai đoạn 2006 – 2010 theo PGS. TS Nguyễn Viết Tiến chỉ tính riêng 10 rối loạn tâm thần thường gặp thì ở Việt Nam đã có đến 12 triệu người cần được chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

- Số lượng bệnh nhân đang được quản lý, nuôi dưỡng, điều trị tại các trung tâm tâm thần hiện nay khoảng 6.000 người; nếu tạo điều kiện, cung cấp đủ dịch vụ cần thiết thì 50% 70% số đối tượng này có thể tham gia các hệ, hình dịch vụ làm ra của cải vật chất ở các mức độ khác nhau.

- Phát triển dịch vụ tạo việc làm thêm cho CBVC, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho cả hai loại đối tượng; giảm bức xúc cho cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; Phát triển dịch vụ còn mang tính chất PHCN, chữa bệnh cho người bệnh và đem lại những giá trị nhân văn cao đẹp.2. Yêu cầu phát triển các hoạt động dịch vụ của các trung tâm

Page 211: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

211

2.1. Nguồn lực: - Cơ sở vật chất: Các trung tâm phải có diện tích đất đủ rộng, ít nhất

là trên 30m2/bệnh nhân và dành trên 50% số đó để canh tác, lao động sản xuất. Ngoài nơi ăn ở, sinh hoạt cho đối tượng cần có chỗ vui chơi giải trí, xưởng thợ, căng tin, hệ thống chăn nuôi chuồng trại, phòng khám bệnh.

- Trang thiết bị: Có trang thiết bị y tế như thiết bị tiệt khuẩn, gường bệnh, gường cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, labo xét nghiệm, máy shock điện, máy siêu âm, điện tim, X-quang trang bị như y tế tuyến huyện và các dụng cụ PHCN, lao động sản xuất...

- Tổ chức bộ máy, cán bộ: Hình thành tổ chức bộ máy đảm bảo mọi hoạt động của trung tâm. 2.2. Chính sách:

- Thứ nhất là được thực hiện ưu đãi các sản phẩm làm ra bằng các biện pháp: Được mua giá khuyến khích các vật tư, nguyên liệu; Được bán theo giá ưu đãi; Miễn hoàn toàn thuế các sản phẩm dịch vụ do người bệnh làm ra và từ các khoản thu từ người bệnh;

- Thứ hai là tạo hành lang pháp lý như giao thêm chức năng nhiệm vụ hoạt động dịch vụ cho những trung tâm chưa có, có mối quan hệ với ngành y tế để cùng phối hợp nâng cao chất lượng quản lý khám chữa bệnh cho người bệnh tâm thần.

- Thứ ba là được trang cấp, hỗ trợ, đầu tư ban đầu. IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN MÃN TÍNH 1. Quan điểm của Đảng:

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu: ‘Trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ ..., chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu’’. 2. Các văn bản của Chính phủ:

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

- Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức và giải thể các cơ sở BTXH

Page 212: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

212

V. KINH NGHIỆM CỦA QUỐC TẾ 1. Kinh nghiệm của quốc tế:

- Tại Singapo hệ thống an sinh xã hội tương đối tốt; mạng lưới dịch vụ công tác xã hội được trải khắp toàn dân. Họ thành lập những trung tâm lớn với đầy đủ các trang thiết bị, ngoài chức năng cung cấp dịch vụ khám, điều trị, tư vấn nội trú các trung tâm này còn vươn tới cộng đồng để chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

- Tại Trung quốc hơn 100 triệu người bị mắc bệnh tâm thần các loại, bệnh tâm thần đã trở thành vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. Những năm gần đây Trung Quốc đã khởi động hàng loạt dự án phục vụ sức khoẻ tâm thần, tăng cường phục vụ sức khoẻ tâm thần, khiến càng nhiều người mắc bệnh tâm thần có thể hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần nhiều hơn, tiện hơn và có thể gánh chịu nổi về chi phí.

- Các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Các trung tâm và bệnh viện chăm sóc, điều trị, PHCN cho người bệnh tâm thần được xây dựng hiện đại, có kiến trúc đẹp đẽ, rộng rãi trong các thành phố và có liên hệ chặt chẽ với việc PHCN tại cộng đồng. Người bệnh tâm thần nặng được quản lý tại các trung tâm, ổn định về cộng đồng. Việc cung cấp dịch vụ theo hình thức ngoại trú được đặc biệt coi trọng; Các dịch vụ tâm lý trị liệu, chăm sóc, PHCN được đề cao; Tâm lý trị liệu, xã hội trị liệu kết hợp với lao động trị liệu ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Đối với bệnh nhân ở cộng đồng được lựa chọn các dịch vụ phù hợp và được chọn các trung tâm cung ứng dịch vụ; Nhà nước không chi trả trợ cấp qua trung tâm mà thông qua người bệnh.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt nam:

- Thứ nhất, tăng cường chính sách bảo hộ và chính sách xã hội hoá hoạt động dịch vụ cho các trung tâm BTXH.

- Thứ hai, nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực công tác xã hội, sức khoẻ tâm thần.

- Thứ ba, cần có sự đầu tư thích đáng tương ứng với đặc điểm bệnh tật.- Thứ tư, không nên xây dựng tràn lan các trung tâm để quản lý bệnh

nhân tâm thần mãn tính lâu dài.- Thứ năm, cần có cơ chế, chính sách trợ giúp xã hội với người tâm

thần nói chung và gia đình cho phù hợp với đời sống xã hội hiện nay.- Thứ sáu các trung tâm không xây dựng nơi xa xôi, hẻo lánh vì chính

nó làm mất vệ sinh tâm thần.

Page 213: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

213

CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁC TRUNG TÂM ĐIỀU

DƯỠNG TÂM THẦN MÃN TÍNH THUỘC NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ1.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc người tâm thần trên toàn quốc

Theo thống kê hiện nay cả nước có 17 trung tâm điều dưỡng người tâm thần mãn tính của 15 tỉnh, thành, Bộ và một số cơ sở BTXH tổng hợp khác quản lý, chăm sóc và PHCN cho khoảng 6.000 người mắc bệnh tâm thần nặng. Những người bệnh sống trong các trung tâm theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH thì mức sinh hoạt phí mỗi bệnh nhân tối thiểu là 450.000đ/người/tháng.

Tuy nhiên số người tâm thần nặng, lang thang đang có xu hướng gia tăng, người đã bị tâm thần thì ngày càng nặng hơn, đời sống của đối tượng, gia đình có người tâm thần khó khăn, số tiền trợ cấp hàng tháng thực tế phục vụ vào mục đích chính đáng cho người tâm thần là không nhiều. Các trung tâm tâm thần cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu kỹ năng và phương pháp chăm sóc, PHCN, các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực BTXH gần như chưa có; Cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc tại cộng đồng và trong các trung tâm điều dưỡng người tâm thần thiếu về số lượng, yếu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp.

Số người vào điều dưỡng, chăm sóc trong các trung tâm tâm thần chưa được thực hiện theo hình thức luân phiên, chủ yếu là điều dưỡng lâu dài, nhiều trường hợp suốt đời, nhu cầu đầu vào thì rất lớn, đầu ra rất hạn chế, các dịch vụ cung cấp cho người bệnh thì nghèo nàn, hiệu quả thấp; Người bệnh sống trong các trung tâm chủ yếu trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, người bệnh từ bên ngoài thì ít có cơ hội được vào điều dưỡng, PHCN. Từ khi Nghị định 68/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở BTXH có hiệu lực thi hành thì cho đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cho thành lập cơ sở BTXH ngoài công lập, chăm sóc PHCN cho người tâm thần mãn tính. Điều này cho thấy mặc dù nhu cầu từ cộng đồng là rất lớn nhưng những khó khăn về tài chính, đặc thù bệnh tật của bệnh tâm thần, công tác phục vụ vất vả, nhân lực... nên không có một cơ sở nào được thành lập.

Page 214: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

214

1.2. Thực trạng cơ chế, chính sách các hoạt động dịch vụ1.2.1. Các chế độ đang áp dụng cho CBVC và đối tượng1.2.1.1. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ:

- Chế độ bồi dưỡng hiện vật +, Mức 1: Gián tiếp 4.000đ/ngày công thực tế +, Mức 2: Trực tiếp 6.000đ/ngày công thực tế- Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề: Tất cả CBVC đều được hưởng mức

35%.- Chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm: +, Trực tiếp phục vụ đối tượng: 0,4 +, Gián tiếp: 0,1- Chế độ phụ cấp trách nhiệm: Tất cả CBVC đều được hưởng mức 3

hệ số 0,2.1.2.1.2. Các chế độ, chính sách đối với đối tượng:

Ngoài đảm bảo điều kiện nơi ăn, ở, sinh hoạt, giải trí theo quy định thì mức trợ cấp dành cho đối tượng tâm thần sống trong các Trung tâm BTXH tối thiểu là 450.000đ/người/tháng.1.2.2. Các văn bản đang được áp dụng vào các hoạt động dịch vụ

- Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.- Thông qua chức năng, nhiệm vụ được tổ chức các hoạt động dịch vụ

phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Thông qua các hình thức lao động trị liệu, PHCN, hướng nghiệp. - Xây dựng được quy định tạm thời về việc tiếp nhận bệnh nhân tự

nguyện và tư vấn, điều trị ngoại trú. - Đề án tiếp nhận đối tượng tự nguyện được cấp có thẩm quyền phê

duyệt.1.2.3. Đánh giá

Với hệ thống tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động dịch vụ trong các trung tâm điều dưỡng người tâm thần.

Mức trợ cấp cho đối tượng sống trong các trung tâm tâm thần thấp so với mặt bằng thị trường hiện nay.

Page 215: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

215

Số lượng người mắc bệnh tâm thần nặng, thường xuyên có hành vi nguy hiểm sống ở cộng đồng rất đông, chiếm 97% tổng số người mắc bệnh tâm thần nặng, chỉ có 3% được quản lý tại các trung tâm.

Chế độ phụ cấp, đãi ngộ cho CBVC phục vụ trong các trung tâm tâm thần mặc dù đã được quan tâm song chưa thoả đáng vì làm việc trong môi trường căng thẳng, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây sang chấn đến sức khoẻ thể chất và tâm thần.

Phần lớn các trung tâm đều nhận thức được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xã hội hoá cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng ở các mức độ nhất định. Bước đầu văn bản hoá các nội quy, quy định để làm căn cứ thực hiện.

Các trung tâm đều có chung một nhiệm vụ chính là điều dưỡng người tâm thần nhưng việc áp dụng các chế độ, chính sách vào làm dịch vụ còn khác nhau. II. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐỂ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ2.1. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật2.1.1. Cơ sở vật chất

- Về quy mô: Qua khảo sát tại bốn trung tâm, thì có hai trung tâm đang được đầu tư nâng cấp mở rộng giai đoạn 2, một trung tâm đang được xây mới và cũng hướng tới nâng công suất số lượng tiếp nhận người bệnh. Dự kiến khi hoàn thành các trung tâm này đều có khả năng tiếp nhận, điều dưỡng nội trú cho trên 300 người bệnh.

- Về vị trí địa lý: Các trung tâm đều đóng ở địa bàn đông dân cư, gần đường giao thông liên tỉnh và gần các trung tâm văn hoá, chính trị, dịch vụ cấp huyện trở lên.

- Về tổng diện tích đất đang quản lý: Tổng diện tích đất 4 trung tâm đang quản lý là 199.314 m2; trong đó có trung tâm có quỹ đất lớn như trung tâm Việt Trì gần 5,7 ha, trung tâm Hà Nội 6,4 ha.

Trong khi đó các trung tâm đều không có phòng khám, nhà xưởng, nơi hướng nghiệp dạy nghề... mặc dù có hoạt động nhưng phải lồng ghép và tận dụng. Diện tích đất chưa sử dụng và sử dụng chưa hiệu quả tỷ lệ trung bình là 30%.2.1.2. Hạ tầng kỹ thuật

Các trung tâm có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương đối tốt, đều có đường ô tô vào trung tâm; đường nội bộ được thiết kế thuận tiện cho việc sinh hoạt của người bệnh, được đổ bê tông hoặc rải nhựa.

Page 216: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

216

Hệ thống cấp nước đầy đủ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của cán bộ và người bệnh. Ngoài sử dụng nước giếng khoan có trung tâm còn dùng nước máy của Thành phố. Hệ thống thoát nước cũng tương đối tốt, hệ thống cống rãnh nổi được nối liền giữa các khu và thoát ra vùng trũng, một số trung tâm đã có hệ thống xử lý chất thải lỏng bằng thiết bị chuyên dùng như trung tâm Việt Trì, Hà Nội; các trung tâm còn lại nước thải sinh hoạt và chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, mới tập trung thành các hồ chứa và chảy tự nhiên vào môi trường. Riêng chất thải rắn và chất thải y tế chưa trung tâm nào có hệ thống xử lý mà đều phải hợp đồng với các cơ quan chuyên ngành khác. Hệ thống điện đều đã sử dụng mạng lưới điện quốc gia và có máy nổ phục vụ khi mất điện lưới.2.1.3. Trang thiết bị

Nói chung các trung tâm đều được trang bị các trang thiết bị để phục vụ làm việc ở các mức độ khác nhau như: Thiết bị văn phòng, y tế, lao động sản xuất.

Tuy nhiên các thiết bị phục vụ cho chẩn đoán và điều trị tại các trung tâm với đặc thù xử trí người bệnh tại chỗ là chính, đa phần đều thiếu so với nhu cầu.

Trang thiết bị phục vụ cho công tác PHCN của các trung tâm thì còn đơn giản, mới chỉ tập trung vào các phương tiện thô sơ.2.2. Tổ chức bộ máy, cán bộ2.2.1. Tổ chức bộ máy

Các trung tâm đều đã hình thành tổ chức bộ máy đảm bảo quản lý mọi hoạt động của trung tâm với các khoa phòng. Tuy nhiên tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và cơ quan chủ quản mà tổ chức bộ máy có khác nhau. Nhưng các trung tâm đều lấy người bệnh làm trung tâm, thể hiện rõ các trung tâm đều bố trí mô hình theo hệ thống phòng, khoa, chế độ sinh hoạt như bệnh viện, chế độ trực ca kíp, chế độ cấp cứu, hội chẩn, kiểm thảo tử vong, khám bệnh hàng ngày, y lệnh điều trị, PHCN cho người bệnh.2.2.2. Cán bộ

Qua khảo sát thấy các trung tâm đa phần là cán bộ y tế, bộ phận phục vụ trực tiếp người bệnh chiếm từ 60 đến 80%. Cán bộ có trình độ cao và chuyên sâu không nhiều, đặc biệt là các bác sỹ, dược sỹ đại học. Các cán bộ chuyên hướng dẫn dạy nghề, tâm lý, xã hội và làm dịch vụ thì chưa trung tâm nào có hoặc đang đi đào tạo.

Mặc dù số lượng cán bộ được tăng cường nhưng chất lượng so với

Page 217: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

217

yêu cầu chưa đạt, một số ngạch cần nhưng rất khó tuyển dụng và thu hút cán bộ có trình độ năng lực vào làm việc lâu dài, do làm việc trong môi trường độc hại, phức tạp, căng thẳng, sức ép công việc lớn, thu nhập không tương xứng. 2.3. Nhu cầu người bệnh2.3.1. Từ cộng đồng

Như đã nêu ở trên các trung tâm đều đóng ở địa bàn thuận lợi về mặt địa lý, giao thông, đông dân cư và có các dịch vụ xã hội khác. Mặt khác theo số liệu điều tra năm 2008 của bệnh viện tâm thần TWI thì tại các địa phương có các trung tâm tâm thần đặt trụ sở số người mắc chứng tâm thần khá cao. Phú Thọ là 3181 người; Hưng Yên là 3222 người; Thái Nguyên là 4092 người và Hà Nội là 5823 người. Riêng bệnh tâm thần phân liệt có đặc điểm hay tái phát nhiều lần, có xu hướng trở thành mãn tính thì theo Nguyễn Văn Xiêm tỷ lệ mắc mới chung hàng năm là 0,29 đến 0,56% dân số.2.3.2. Tại các trung tâm

Các bệnh nhân vào điều dưỡng lâu dài tại các trung tâm bệnh đều nặng, có những sa sút về các mặt hoạt động tâm thần theo từng mức độ: Về nhận thức, tư duy, cảm xúc, hành vi và nhiều các rối loạn khác.

Khi được các trung tâm điều trị bệnh, tâm thần ổn định, sức khỏe hồi phục, được PHCN người bệnh phục hồi các chức năng tâm lý xã hội, khôi phục được những thói quen trong sinh hoạt. Số này trong các trung tâm chiếm tỷ lệ tương đối lớn; Nếu biết tổ chức hoạt động các loại hình dịch vụ, trang bị những tư liệu lao động phù hợp với đặc điểm bệnh tật, sức khoẻ, sở trường của từng người bệnh thì họ làm ra của cải vật chất ở các mức độ. Đưa người bệnh từ chỗ ăn không ngồi rồi, đi lang thang, phá phách vào các hoạt động có ích.

Tiền sinh hoạt phí của người bệnh thấp, chưa khi nào bằng với mức lương tối thiểu chung. CBVC thì không có điều kiện làm thêm, ngoài lương ngạch bậc và phụ cấp không có khoản thu nào khác, cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc tổ chức làm các dịch vụ để cải thiện đời sống cho chính họ là rất cần thiết và là nhu cầu hết sức chính đáng.2.4. Kinh phí

Tất cả bốn trung tâm đều được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, từ điều dưỡng người bệnh đến trả lương và phụ cấp cho CBVC cũng như xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị... đảm bảo mọi hoạt động. Cho đến nay các cơ sở này hầu như chưa có một

Page 218: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

218

sự hỗ trợ lớn nào ngoài Nhà nước về nguồn lực. Nếu có chăng chỉ là những hỗ trợ mang tính nhất thời, nhỏ lẻ như vài bữa ăn, ít trang phục cho người bệnh của các tổ chức trong nước mang tính từ thiện. 2.5. Đánh giá

Các trung tâm đều đang hướng tới mở rộng nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội. Về vị trí địa lý cũng thuận lợi, dễ tiếp cận; Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như diện tích đất, điều kiện về nhà ở, bếp, khu làm việc, đường nội bộ, cấp thoát nước... cơ bản đáp ứng so với Nghị định 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Về trang thiết bị và các dụng cụ PHCN còn đơn giản chưa được chú ý đến đặc biệt là các máy móc phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh, thiệt thòi rất lớn cho người bệnh và khó khăn cho công tác phục vụ.

Về tổ chức bộ máy chưa được thống nhất về tên gọi, kể cả các phòng khoa chức năng nhưng đã xác định được mô hình tổ chức bộ máy, định mức cán bộ hợp lý cho hoạt động của mỗi trung tâm. Tuy nhiên để phát triển đầy đủ các loại hình dịch vụ thì còn thiếu và chưa hợp lý.

CBVC về số lượng và chất lượng so với yêu cầu cơ cấu còn thiếu, đặc biệt là các bác sỹ và cán bộ có trình độ chuyên sâu tâm lý học, xã hội học. Hơn nữa do lĩnh vực công tác mang tính đặc thù, phức tạp, thu nhập thấp nên không có sức thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao.

Số lượng giải quyết cho người bệnh ổn định về tái thích ứng tại nhà không nhiều trong khi đó nhu cầu từ cộng đồng và tại các trung tâm đều lớn. Hầu hết các trung tâm đều đã tự chủ tài chính nhưng chủ yếu trông chờ vào NSNN.

Nguồn lực nói chung chưa được tính đủ để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. III.THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ3.1. Hoạt động về tiếp nhận, điều trị, PHCN đối tượng tự nguyện3.2. Hoạt động về tư vấn, điều trị ngoại trú3.3. Hoạt động về dịch vụ tổ chức người bệnh lao động sản xuất3.4. Đánh giá 3.4.1. Mặt được:

- Các dịch vụ hầu hết đã được triển khai ở các trung tâm với các mức độ khác nhau. Có trung tâm thực hiện khá rõ nét và thấy ngay hiệu quả kinh tế, xã hội; đời sống của bệnh nhân và CBVC được cải thiện phần nào, những công việc đơn giản có sự hỗ trợ từ người bệnh tỉnh táo, giảm

Page 219: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

219

gánh nặng về nhân lực; Đáp ứng được một phần nhu cầu từ cộng đồng, phần nào giảm tải áp lực bệnh nhân vào điều dưỡng lâu dài hưởng chế độ nuôi dưỡng từ NSNN.

- Giải quyết được những trường hợp người tâm thần lên cơn gây bức xúc, đặc biệt là các trường hợp gia đình không có điều kiện chăm nuôi, quản lý.

- Bắt đầu manh nha hình thành cơ chế xã hội hoá về quản lý, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng người mắc bệnh tâm thần. 3.4.2. Tồn tại và nguyên nhân:

- Mỗi trung tâm triển khai một cách khác nhau, số lượng còn quá ít. Có trung tâm làm nhưng hiệu quả không cao, mang tính tự phát, giải quyết tình huống là chính.

- Có trung tâm huy động nguồn lực tại chỗ còn kém, mang tính chất quản lý nuôi ăn và nuôi dưỡng suốt đời người bệnh.

- Còn lúng túng và không thống nhất trong thực hiện, đặc biệt giữa cung và cầu, cơ chế phân phối, quản lý điều hành.

* Nguyên nhân do nhận thức chưa được đầy đủ, còn trông chờ ỷ nại vào Nhà nước; cán bộ chưa theo kịp yêu cầu trình độ quản lý, đặc biệt là cán bộ chủ chốt dẫn đến không chủ động hay sẵn sàng chịu áp lực trong cơ chế mới. Một số cơ sở vật chất và nguồn lực nói chung chưa được tính đủ để đảm bảo thực hiện tốt chức năng này. Các sản phẩm do người bệnh làm ra hay thực hiện trong môi trường sống của người mắc bệnh tâm thần nặng không được miễn thuế, ngoài ra do vấn đề về bệnh tật sản phẩm làm ra chưa đảm bảo yêu cầu giá trị hàng hoá nên không đủ sức cạnh tranh thị trường và chưa được thị trường đón nhận.

CHƯƠNG IIINHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC

HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TRONG TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG TÂM THẦN MÃN TÍNH THUỘC NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG

BINH VÀ XÃ HỘII. CÁC DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG TỰ NGUYỆN1.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách

Với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay ở tầng vĩ mô đã đủ điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động các dịch vụ chăm sóc người tâm thần. Nhưng để cụ thể hoá từng lĩnh vực, từng đơn vị, địa phương thì cần phải thống nhất và có sự chỉ đạo cụ thể.

Page 220: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

220

1.1.1. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các trung tâmTheo quy định tại điều 5 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính

phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp và giao cho Bộ Ngành hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên mới chỉ có một vài trung tâm được cơ quan chủ quản hướng dẫn, cụ thể hoá chức năng nhiệm vụ, còn đa số vẫn chưa được hướng dẫn gì, tự đơn vị thực hiện, chủ yếu hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính. Do vậy các cơ quan chủ quản giao thêm chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của mỗi trung tâm theo quy định của pháp luật. Từ đó giao chỉ tiêu cụ thể hàng năm về điều trị, PHCN cho đối tượng tự nguyện. 1.1.2. Xây dựng quy chế hoặc quy định thực hiện tại trung tâm

Các trung tâm phải xây dựng quy chế hoặc quy định việc thực hiện hoạt động gửi bệnh nhân có thời hạn và tư vấn, điều trị ngoại trú; Trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Giao nhiệm vụ cho các bộ phận và thống nhất thực hiện trong toàn trung tâm

Những người bệnh điều dưỡng lâu dài tại trung tâm cần có chế tài, nếu ổn định gia đình phải đón về nhà chăm sóc thời gian từ 1 đến 3 tháng, trung tâm cấp sinh hoạt phí và thuốc chuyên khoa, dành cơ sở vật chất để phục vụ bệnh nhân khác.1.2.3. Xác định đối tượng và thủ tục tiếp nhận

Theo khoản 3 điều 5 của Nghị định 68/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ thì những người mắc bệnh tâm thần kinh không thuộc đối tượng bảo trợ xã hội nêu tại điều 5 của Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ hoặc những người mắc bệnh tâm thần kinh thuộc mọi đối tượng có nhu cầu điều trị, PHCN tự nguyện.

Với những người vào điều trị, PHCN nội trú có đơn, xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. Với những người bệnh đến khám lần đầu và tư vấn là giấy tờ cá nhân, đến khám lần thứ 2 trở đi là sổ điều trị ngoại trú của trung tâm. Các trung tâm có hồ sơ bệnh án và hệ thống sổ sách để cập nhật, theo dõi.1.1.4. Có sự thoả thuận với y tế địa phương

Lập hồ sơ đăng ký khám chữa bệnh với Bộ y tế hoặc sở y tế địa phương theo luật khám chữa bệnh; Trước mắt các trung tâm nên có công văn với sở y tế địa phương, đặc biệt là phòng nghiệp vụ y và phòng nghiệp vụ dược. Để đăng ký khám chữa bệnh cho bệnh nhân Bảo hiểm xã hội và có sự hỗ trợ về thông tin nghiệp vụ trong lĩnh vực khám chữa

Page 221: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

221

bệnh và quản lý thuốc đặc biệt là thuốc gây nghiện, hướng thần theo đúng quy chế ngành. 1.2. Giải pháp về cơ chế tài chính 1.2.1. Nguyên tắc và quy chuẩn, tiêu chuẩn hoá mô hình trung tâm

Thu chi tài chính do cơ sở đề nghị và phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, hạch toán kế toán theo chế độ của Nhà nước. Xác định mô hình chuẩn, đầu tư trên cơ sở tính toán đầy đủ các chi phí cần thiết để điều trị, PHCN cho người bệnh, phù hợp đặc điểm từng vùng, miền và khu vực, có tính đến miễn giảm cho các trường hợp có công, đối tượng là người nghèo, định ra các yêu cầu, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ và mức giá dịch vụ tương ứng, thống nhất thực hiện trên toàn quốc.1.2.2. Thực hiện chế độ ưu đãi thuế

Các hoạt động để sản xuất, dịch vụ của người tâm thần đều nhằm PHCN và chữa bệnh là chính mặt khác những gia đình có người bệnh tâm thần đa số đều nghèo, mức thu thấp vì thế:

- Sản phẩm của họ làm ra được miễn thuế hoàn toàn- Được quảng cáo miễn phí- Được ưu tiên bán giá cao hơn (giá tài trợ, mọi người ủng hộ)- Miễn thuế thu nhập cá nhân của nhân viên làm dịch vụ với bệnh

nhân tâm thần1.2.3. Xây dựng mức đóng góp

- Tiền ăn (sinh hoạt phí) hàng tháng: Thu như mức tiền của bệnh nhân chính thức (được hưởng NSNN) đang điều dưỡng tại các trung tâm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để thống nhất một mức ăn, thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng; Đây là mức cố định. Ngoài ra những gia đình có nhu cầu cho người bệnh ăn thêm, ăn theo yêu cầu thì tuỳ theo khả năng, gửi tiền vào căng tin để được phục vụ riêng. Loại hình dịch vụ này riêng biệt hoàn toàn với chế độ ăn hàng ngày, phục vụ theo yêu cầu người bệnh.

- Tiền thuốc điều trị hàng tháng: 250.000đ đến 300.000đ/người/tháng. Đây là tiền mua thuốc chuyên khoa tâm thần và vật tư tiêu hao thông thường; Nếu gia đình có nhu cầu điều trị thêm các loại thuốc cao cấp thì có thể đăng ký với bộ phận chuyên môn để nộp thêm tiền. Nếu trong quá trình ở trung tâm mắc các bệnh đa khoa khác, ngoài khả năng của trung tâm gia đình phải đưa đi các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, khi nào khỏi tiếp nhận lại.

- Tiền chăm sóc y tế và phục vụ (nấu ăn, tắm, giặt quần áo, chăn

Page 222: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

222

màn): Tính bằng một lần mức lương tối thiểu chung. - Tiền điện, tiền nước sinh hoạt: 50.000đ - Tiền mua các vật dụng thiết yếu: Vật dụng vệ sinh hàng ngày, quần

áo, dầy dép, chăn màn, chiếu, bát đũa là 150.000/tháng. - Tiền khấu hao tài sản: 150.000/bệnh nhân Các khoản thu trên đây tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể từng địa

phương, từng thời điểm cụ thể để quy định cho phù hợp. Khi giá cả thị trường có biến động lớn (tăng trên 10%) hoặc Nhà nước điều chỉnh giá thì căn cứ vào điều kiện cụ thể để diều chỉnh cho phù hợp.

Đối với gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, được UBND xã (phường) xác nhận, đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền thuốc điều trị, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.

Về tư vấn và điều trị ngoại trú cho những người mắc bệnh nhẹ hoặc đã điều trị nội trú qua được giai đoạn cấp tính thì thực hiện tại phòng khám bệnh của trung tâm. Tiền khám làm bệnh án ban đầu là 100.000/lần, từ lần thứ 2 trở đi tiền công khám là 30.000đ/lần. Tiền tư vấn phụ thuộc vào mức độ bệnh và số test tâm lý cần làm; Tiền thuốc tính theo hoá đơn đầu vào cộng với 10% chi phí lưu kho, bảo quản, quản lý.

Về đầu tư cơ sở vật chất: Vì đây là công tác nhân đạo, điều dưỡng đối tượng đặc biệt, nên không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Do vậy chỉ có Nhà nước là chủ thể duy nhất đứng ra đầu tư cơ sở vật chất. Các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm cũng chỉ đóng góp được phần nào thông qua Nhà nước hoặc đầu tư trực tiếp cho một cơ sở cụ thể nào đó. Tuỳ theo quy mô và điều kiện cụ thể của mỗi địa phương để bố trí cho phù hợp. Theo chúng tôi nên có quy mô từ 50 đến 100 giường bệnh cho loại hình dịch vụ này là phù hợp. Kinh phí đầu tư lấy theo suất đầu tư công trình năm 2010 là khoảng 5 triệu đồng/m2 xây dựng. Nên trang cấp cho các trung tâm các trang thiết bị y tế để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị như máy điện não đồ, máy siêu âm, điện tim, máy xquang, labo xét nghiệm... để thực hiện khám, điều trị tại chỗ. 1.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy, cán bộ 1.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn hoá về đội ngũ cán bộ

Bộ máy hoạt động chung của cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại điều 23, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP. Trong cơ cấu này ít nhất phải có từ 1 đến 2 bác sỹ có trình độ chuyên khoa tâm thần cấp 1 trở lên phụ trách công tác điều trị cho bệnh nhân, 1 đến 2 cán bộ tâm lý để tư vấn điều trị ngoại trú và một số kỹ thuật viên để vận hành máy móc, trang thiết bị y tế.

Page 223: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

223

1.3.2. Tổ chức bộ máyĐối với hoạt động dịch vụ chăm sóc đối tượng điều trị, PHCN theo

yêu cầu nếu số đối tượng này trung bình dưới 30 người có thể bố trí xen ghép vào các khoa, tận dụng những chỗ bệnh nhân chính thức về tái thích ứng xã hội tại gia đình. Nếu từ 30 bệnh nhân trở lên thành lập một khoa điều trị theo yêu cầu riêng. Nếu số lượng trung bình người bệnh đến khám, tư vấn, điều trị ngoại trú dưới 100 lượt người/tháng thì bố trí cho phòng chức năng kiêm nhiệm, nếu vượt quá 100 lượt người bệnh trên tháng thì thành lập khoa khám bệnh và chỉ đạo tuyến. 1.4. Giải pháp mô hình tổ chức

Phòng chức năng, là đầu mối duy nhất tiếp nhận bệnh nhân vào, làm các thủ tục tiếp nhận ban đầu, soạn thảo trình lãnh đạo ký kết hợp đồng, khám và làm hồ sơ bệnh án ban đầu, căn cứ tình trạng bệnh tật để chuyển đến các khoa phù hợp

Sau khi điều trị bệnh ổn định, xác định được phác đồ điều trị thích hợp, người bệnh được chuyển sang khoa PHCN, tuỳ theo thể trạng từng người để bố trí sắp xếp cho phù hợp hoặc gia đình đón về để chăm sóc tại gia đình theo phác đồ điều trị đã được xác định hoặc người bệnh chuyển sang chế độ điều trị ngoại trú.

Với các trường hợp khám bệnh, tư vấn, điều trị ngoại trú thì thực hiện khám, kết luận, kê đơn ngay tại phòng chức năng hoặc khoa khám bệnh.1.5. Giải pháp tiền công và thu nhập

Tất cả các khoản thu được nộp vào quỹ để chi cho các nội dung thu và hạch toán kế toán theo chế độ Nhà nước hiện hành. Phần khấu hao tài sản bổ xung vào quỹ hoạt động sự nghiệp của đơn vị

Nếu số thu từ hoạt động dịch vụ hàng năm đạt tỷ lệ trên 10% đến dưới 100%, các trung tâm đề nghị cơ quan chủ quản xếp loại và hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. II. CÁC DỊCH VỤ ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG ĐANG ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO 2.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách

* Mở rộng đối tượng tiếp nhận * Nâng mức hưởng trợ cấp cho đối tượng * Xây dựng nội quy, quy chế Chủ yếu các trung tâm xây dựng, hoàn thiện các nội quy, quy định

cụ thể đối với người bệnh trong lao động sản xuất đảm bảo an toàn, chống trốn, đánh nhau, có hiệu quả và các hình thức bồi dưỡng, động

Page 224: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

224

viên, khen thưởng cho người bệnh. * Chế độ tiền công và thu nhập - Hỗ trợ trực tiếp vào bữa ăn hàng ngày cho người bệnh với giá

thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 5% ->10%; - Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp lao động 10%; - Chi tái sản xuất, mua giống, thức ăn, phân bón, công cụ dụng cụ

lao động 50%; - Số còn lại bổ xung vào quỹ phúc lợi để chi thêm cho CBVC và

bệnh nhân những ngày lễ, tết, sơ tổng kết. Hỗ trợ vào bữa ăn hàng ngày cho người bệnh những lúc giá cả hàng hoá có biến động lớn mà Nhà nước chưa kịp điều chỉnh mức sinh hoạt phí. 2.2. Giải pháp về cơ chế tài chính

Các cơ quan có thẩm quyền ngoài việc miễn các loại thuế đối với các sản phẩm của người bệnh tâm thần, tiền khấu hao tài sản hàng năm được tính vào kinh phí hoạt động thường xuyên, không tính vào giá thành sản phẩm vì mức này không nhiều chủ yếu phục vụ công tác điều trị và PHCN người bệnh

Về kinh phí đầu tư ban đầu: - Xây nhà quản lý lao động phục vụ trồng trọt, chăn nuôi - Chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm Về đầu tư con giống, thức ăn: Đầu tư con giống ban đầu, thức ăn tận

dụng sản phẩm ế thừa của bệnh nhân, tạo nguồn nguyên liệu bằng cách trồng các loại rau phù hợp với từng loại vật nuôi và mua thêm trên thị trường.2.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy, cán bộ

Tuỳ theo qui mô để bố trí, sử dụng một số cán bộ trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao theo quy định trên của đơn vị mình cho phù hợp. Không làm tăng biên chế; trước tiên giảm tối đa bộ phận hành chính, bố trí kiêm nhiệm, lồng ghép công việc. 2.4. Giải pháp mô hình tổ chức2.4.1. Về trồng trọt

Về đất đai đa số các trung tâm đều có diện tích tương đối rộng. Với diện tích này ngoài đáp ứng được yêu cầu về mật độ xây dựng, hệ thống cây xanh, khu vui chơi giải trí cho người bệnh, thì vẫn còn một diện tích đất nhất định để xây dựng khu tăng gia, sản xuất, chăn nuôi. Tuỳ theo điều kiện về khí hậu, đặc điểm thổ nhưỡng và khả năng về quy mô để lựa chọn cho phù hợp. Công cụ lao động phục vụ cho công tác này đơn giản,

Page 225: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

225

giá trị thấp các trung tâm có thể lấy nguồn kinh phí chi thường xuyên để đầu tư mua sắm.2.4.2. Về chăn nuôi

Tuỳ theo khả năng nguồn kinh phí của địa phương, đơn vị song trước khi xây dựng phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ các đặc tính của từng loại gia súc, gia cầm tại các cơ sở chuyên ngành trước khi đầu tư xây dựng. Theo chúng tôi các cơ sở nên nuôi các loại gia súc phổ thông, dễ nuôi, tỷ lệ rủi ro thấp.2.4.3. Về tổ chức cho người bệnh lao động

- Số người bệnh có thể tham gia vào các loại hình lao động chia thành các tổ phù hợp với sức khoẻ, trạng thái bệnh tật, khả năng từng người và yêu cầu công việc như: Tổ nề, tổ mộc, tổ chăn nuôi, trồng trọt, tổ vệ sinh môi trường, tổ làm dịch vụ khác. Các tổ hoạt động riêng nhưng vẫn phải hỗ trợ cho nhau những lúc cần thiết. Trong các tổ này cần ưu tiên tổ trồng trọt và chăn nuôi vì làm ra sản phẩm phục vụ hàng ngày cho người bệnh. Tổ nề, mộc chuyên sửa chữa các tài sản phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong cơ quan, đơn vị. Ngoài ra có thể nhận làm các công việc bên ngoài cơ quan phù hợp với khả năng người bệnh.2.4.4. Tổ chức thực hiện

Đa số là các tổ tự quản, phân công cán bộ phụ trách, giao việc, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cho người bệnh. Phải tỷ mỷ, chi tiết, kiên trì, cầm tay chỉ việc. Mỗi tổ cử một bệnh nhân làm tổ trưởng phụ trách, theo dõi, chấm công đầy đủ để cuối tháng làm cơ sở thanh toán.III. LỘ TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN3.1. Lộ trình thực hiện

Đối với hoạt động tổ chức cho người bệnh tăng gia, chăn nuôi các trung tâm có thể tiến hành ngay được vì cơ sở vật chất mà chủ yếu là đất đai, con người đều đã sẵn có chỉ cần mua sắm thêm một số công cụ lao động đơn giản. Dần đầu tư xây dựng khu vực chăn nuôi đúng qui mô, kiểu cách và đào tạo cán bộ phù hợp với tình hình thực tế. Điều cơ bản là phải biết tổ chức, sắp xếp làm sao cho phù hợp cả về đội ngũ cán bộ và người bệnh.3.2. Điều kiện thực hiện

Mạng lưới các trung tâm điều dưỡng người tâm thần hiện nay đều do ngành LĐTBXH thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, nên việc hướng dẫn, tạo cơ chế, chính sách phải do ngành LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các Ngành, UBND các tỉnh để thống nhất thực hiện.IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Page 226: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

226

4.1. Một số kiến nghị - Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền mọi tầng lớp nhân

dân, mọi tổ chức, cá nhân nêu cao tinh thần tương ái, chung tay giúp đỡ những người khuyết tật.

- Cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho những tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động chăm sóc người tâm thần mãn tính.

- Tiếp tục miễn các loại thuế đối với các sản phẩm, hoạt động dịch vụ điều trị, chăm sóc người tâm thần và các sản phẩm do người tâm thần làm ra.

- Có chính sách thu hút, đãi ngộ xứng đáng cho những người làm việc trong các cơ sở điều dưỡng người tâm thần.

- Đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho các trung tâm điều dưỡng người tâm thần mãn tính để thực hiện các loại dịch vụ trên, như nhà cửa, trang thiết bị.

- Đề nghị NSNN hỗ trợ cho các đối tượng điều trị tự nguyện tiền thuốc điều trị hàng tháng với thời gian từ 3 đến 6 tháng. 4.2. Kết luận

Người khuyết tật nặng nói chung và người mắc bệnh tâm thần mãn tính nói riêng luôn tồn tại với sự phát triển của xã hội loài người. Giải quyết tốt chính sách đối với tâm thần mãn tính phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và truyền thống của mỗi dân tộc. Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã ban hành nhiều chính sách đối với người tâm thần mãn tính, điều đó được thể hiện rất rõ trong các chính sách và thực hiện chính sách về người khuyết tật. Làm chuyển biến, tạo bước đột phá, giúp thay đổi nhận thức, quan niệm về người mắc bệnh tâm thần; giúp cộng đồng gần gũi, có cái nhìn thân thiện và làm cho người bệnh đỡ mặc cảm, được PHCN, có việc làm, có thu nhập, hoà nhập cộng đồng xã hội được tốt hơn.

Trong bối cảnh NSNN dành cho chi đảm bảo xã hội còn thấp, mức sinh hoạt phí để nuôi dưỡng người bệnh còn hạn hẹp, chúng ta cần đẩy mạnh huy động đa nguồn, đặc biệt là các nguồn lực huy động từ cộng đồng. Việc triển khai thực hiện các dịch vụ tại các trung tâm điều dưỡng người tâm thần là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt trong quá trình hội nhập ngày một sâu như đất nước ta hiện nay.

Page 227: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

227

CHƯƠNG IPHƯƠNG PHÁP LUẬN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔ PHỎNGNội dung chương 1 đã nêu rõ nội hàm của một số khái niệm cơ bản

dùng trong dạy học khi ứng dụng công nghệ thông tin; Xu hướng đổi mới công nghệ đào tạo do ảnh hưởng của công nghệ thông tin; Vị trí của phương tiện dạy học, phần mềm máy tính với tư cách là một loại phương tiện dạy học; Bản chất của phương pháp mô phỏng; Sự cần thiết ứng dụng mô phỏng trong dạy học, tác động của phương pháp mô phỏng đối với giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp. 1.1. Một số khái niệm

Bước sang thế kỷ XXI, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, do sự tác động của công nghệ thông tin, công nghệ dạy học có những thay đổi đổi sâu sắc, nhiều khái niệm mới đã ra đời.

1. Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử (E-learning): là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên các phương tiện điện tử.

2. Bài giảng điện tử (BGĐT): là một tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập.

3. Bài giảng mô phỏng: là một dạng BGĐT có sử dụng kỹ thuật mô phỏng để để mô phỏng hoạt động “như thật” của các hệ thống giúp sinh viên nhanh chóng nẵm vững kiến thức để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.

4. Học liệu đa phương tiện: là các học liệu có hình ảnh động, âm thanh hoặc cả hai.

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LABVIEW THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔ PHỎNG ĐỂ HỖ TRỢ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KỸ THUẬT VÀ DẠY NGHỀ

MÃ SỐ: : CB2011-03-03Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạmKỹ thuật Nam ĐịnhChủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Ngọc HùngThư ký đề tài: ThS. Đinh Gia Huân

Page 228: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

228

5. Thí nghiệm ảo hoặc mô phỏng: là thí nghiệm được thực hiện bằng mô phỏng trên máy tính.

6. Mô đun bài giảng (Module): là một phần của bài giảng điện tử tương ứng với một đơn vị kiến thức. 1.2. Xu hướng đổi mới công nghệ đào tạo

1. Động lực của sự đổi mới công nghệ đào tạo Trong giai đoạn hiện nay cần phải nhấn mạnh 3 động lực trực tiếp của

việc đổi mới công nghệ đào tạo (CNĐT): đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế xã hội, tác động của khoa học công nghệ, tác động của công nghệ thông tin.

2. Xu hướng đổi mới công nghệ đào tạo do ảnh hưởng của công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (CNTT) thúc đẩy sự chuyển dịch công nghệ đào tạo từ mô hình thông tin sang mô hình tri thức.

- Về không gian, quá trình đào tạo không bị ràng buộc khắt khe về khoảng cách và địa điểm. Người học có thể tham gia giờ giảng mà không cần có mặt trong không gian vật lý của trường, lớp.

- Về thời gian, người học không cần tuân theo một lịch trình và thời gian biểu cứng nhắc mà theo nhịp độ cá nhân. Khái niệm năm học, học kỳ,…dần dần nhường chỗ cho khái niệm tích luỹ học phần, đặc trưng cho công nghệ đào tạo theo tín chỉ.

- Quan hệ thầy trò sẽ có những thay đổi sâu sắc: từ vai trò trực tiếp truyền thụ kiến thức, người thầy trở thành người hướng dẫn, tư vấn, giám sát quá trình đào tạo của SV.

- Ba yếu tố của công nghệ đào tạo: mục tiêu, nội dung, phương pháp sẽ bị thay đổi triệt để và theo một định hướng phát triển, nghĩa là hình thành trong người học một năng lực tự học, tự thích nghi, tự thân phát triển trong một xã hội đầy biến động. 1.3. Phương tiện dạy - học

1. Vị trí của phương tiện dạy - họcPhương tiện kỹ thuật dạy – học là yếu tố trung gian, truyền tác động

qua lại giữa người dạy và người học. Phương tiện kỹ thuật dạy – học gồm có phương tiện kỹ thuật và phương tiện dạy – học.

Phương tiện kỹ thuật thường là các phương tiện dùng chung, như máy chiếu phim, máy thu và phát hình, máy thu và phát thanh, máy tính, …

Phương tiện dạy- học là phim, chương trình TV, băng video, phần

Page 229: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

229

mềm máy tính,… được sản xuất cho một môn học, tiết học cụ thể. Trong giáo dục - đào tạo không thể thay đổi công nghệ dạy học nếu

vẫn sử dụng phương tiện lạc hậu. Khi công nghệ thông tin phát triển đến trình độ cao như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng để nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo là một xu hướng tất yếu.

2. Phần mềm máy tính với tư cách là phương tiện day - họcHiện nay máy tính và mạng máy tính đóng vai trò chủ chốt trong công

nghệ dạy - học hiện đại. Tuy nhiên, máy tính chỉ là thiết bị vạn năng. Yếu tố quyết định ứng dụng của máy tính là phần mềm. Nhờ các phần mềm thích hợp, máy tính có thể trở thành công cụ tạo lập, lưu trữ, xuất bản, truyền, trình diễn các tài liệu học tập, phim ảnh minh hoạ, mô hình mô phỏng, bài thí nghiệm, bài thực hành, bài thi,… Phần mềm trở thành phương tiện dạy học cả theo nghĩa vật lý lẫn logic.

Nói theo thuật ngữ của CNTT thì phần mềm dạy học (PMDH) là phương tiện cơ bản của công nghệ dạy-học có máy tính trợ giúp (Computer Assisted Instruction – CAI). Đó là một trong những mô hình hiện đại hướng vào người học, trong đó từng bước học tập của người học được thực hiện dưới sự “hướng dẫn” của máy tính. Trong mô hình này máy tính giữ vai trò là người thầy, người cố vấn, người giám hộ.

Việc nghiên cứu ứng dụng các phần mềm dạy học thiết kế các bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy đang là vấn đề cần thiết và cấp bách. Muốn vậy đội ngũ cán bộ giảng dạy đặc biệt trong các trường kỹ thuật, các cơ sở GDKT&DN cần phải có nhận thức đúng về vấn đề này và phải kiến thức nhất định về phần mềm dạy học nói chung và các phần mềm mô phỏng.

3. Sự cần thiết ứng dụng phương pháp mô phỏng trong giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp

Phương pháp dạy học sử dụng phương pháp mô phỏng (PPMP) có nhiều ưu điểm. Trước hết, nó vẫn duy trì được ưu điểm của phương pháp giảng dạy truyền thống là phát huy vai trò chủ đạo của người Thầy, bên cạnh đó PPMP lại có thế mạnh mà phương pháp dạy học truyền thống không thể có như sử dụng hình ảnh động, mô phỏng hoạt động “như thật” của các thiết bị ảo, của các mạch điện tử, các thiết bị thực hành ảo, các hoạt động của thiết bị, sinh viên có thể “can thiệp” vào tiến trình bài giảng như thay đổi “thông số” kỹ thuật của thiết bị ảo... nên giúp sinh viên nhanh chóng nắm vững kiến thức. Hơn nữa toàn bộ bài giảng sẽ được trình bày bằng datashow và máy tính nên giảng viên sẽ tiết kiệm đáng kể

Page 230: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

230

thời gian trình bày trên bảng. Vì vậy giảng viên có nhiều quỹ thời gian để làm việc trực tiếp với sinh viên hơn, nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Các môn học chuyên ngành kỹ thuật phản ánh có chọn lọc những thành tựu của kỹ thuật công nghệ theo quan điểm sư phạm. Đối tượng nghiên cứu và nội dung phản ánh của hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động học tập về cơ bản giống nhau, nên một số thao tác thủ thuật, con đường nhận thức của các nhà khoa học được giảng viên sử dụng trong dạy học. Nghĩa là qua dạy học bằng phương pháp mô phỏng, giảng viên đã dạy sinh viên những cách tư duy của người làm khoa học.

Dạy học theo phương pháp mô phỏng có chức năng hỗ trợ, rút ngắn quá trình nhận thức khoa học, học tập của sinh viên cũng là quá trình hoạt động nhận thức khoa học, do vậy có thể coi phương pháp mô phỏng trong dạy học tiếp cận với phương pháp khoa học.1.4. Một số phần mềm ứng dụng thiết kế bài học mô phỏng

Đối với những người nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, các phần mềm mô phỏng nói chung là công cụ quan trọng cho phép khảo sát các đối tượng, hệ thống thực. Điều này cũng đặc biệt có ý nghĩa khi trong GD-ĐT, đặc biệt trong các cơ sở GDKT-DN.

Trong quá trình phát triển của lĩnh vực mô hình hoá và mô phỏng, nhiều ngôn ngữ đã được phát minh dành riêng cho mục đích này, có những ngôn ngữ đa năng (sử dụng cho nhiều lĩnh vực, nhiều hệ thống khác nhau), có những ngôn ngữ chuyên dụng cho một lĩnh vực nhất định. Hiện nay có nhiều phần mềm mô phỏng: Modelisa, Simnon, 20Sim, SIGMA, MATLAP, Circuit Make, LapVIEW...

1. Phần mềm ModelisaPhần mềm Modelisa được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học

ở châu Âu, là ngôn ngữ hướng đối tượng và phi nhân - quả. Modelisa quy định mỗi loại hệ thống con, ví dụ điện trở tụ điện, cuộn cảm, động cơ... và các thành phần khác như mối nối, hàm .... đều được định nghĩa là một lớp (class). Hành vi có thể được mô tả bằng các phương trình (đại số, vi phân....) hoặc các thuật toán. Modelisa hỗ trợ mô tả các hành vi dựa trên sự kiện, do đó cho phép dễ dàng mô tả các hệ thống sự kiện rời rạc và các hệ thống lại. Một lớp có thể thừa kế từ một lớp khác, qua đó cũng thừa kế tất cả các đặc điểm của lớp đó, kể cả các hành vi.

2. Phần mềm Circuit Maker Circuit Maker là phần mềm được phát triển bởi hãng Altium. Circuit

Maker hỗ trợ thiết kế mạch điện, chạy mô phỏng hoạt động của mạch

Page 231: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

231

điện và để tìm lỗi và sửa chữa lỗi phát sinh. Với hàng nghìn linh kiện được tích hợp trong phần mềm và dễ dàng thay đổi linh kiện và có thể tạo nhanh với Hotkey được đặt sẵn giúp cho việc thiết kế được nhanh chóng hơn. Đó là ưu điểm hơn hẳn so với các phần mềm khác có chức năng tương tự (như Orcad hoặc MultiSim…).

3. Phần mềm Matlab Matlab viết tắt từ “Matrix Laboratory” là một môi trường tính toán số

và lập trình nổi tiếng được thiết kế bởi công ty MathWorks. Matlab cho phép tính toán số với ma trận, vẽ đồ thị hàm số hay biểu đồ thông tin, thực hiện thuật toán, tạo các giao diện người dùng và liên kết với những chương trình máy tính viết trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác.

4. Phần mềm LabVIEWLabVIEW (viết tắt của nhóm từ Laboratory Virtual Instrumentation

Engineering Workbench) là một phần mềm máy tính được phát triển bởi công ty National Instruments, Hoa kỳ. LabVIEW còn được biết đến như là một ngôn ngữ lập trình với khái niệm hoàn toàn khác so với các ngôn ngữ lập trình truyền thống như ngôn ngữ C, Pascal. Bằng cách diễn đạt cú pháp thông qua các hình ảnh trực quan trong môi trường soạn thảo, LabVIEW đã được gọi với tên khác là lập trình G (viết tắt của Graphical, nghĩa là đồ họa).

Các chức năng chính của LabVIEW có thể tóm tắt như sau:- Thu thập tín hiệu từ các thiết bị bên ngoài như cảm biến nhiệt độ,

hình ảnh từ webcam, vận tốc của động cơ, ... - Giao tiếp với các thiết bị ngoại vi thông qua nhiều chuẩn giao tiếp

thông qua các cổng giao tiếp: RS232, RS485, USB, PCI, Ethernet.- Mô phỏng và xử lý các tín hiệu thu nhận được để phục vụ các mục

đích nghiên cứu hay mục đích của hệ thống mà người lập trình mong muốn.

- Xây dựng các giao diện người dùng một cách nhanh chóng và thẩm mỹ hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác như Visual Basic, Matlab,..

- Cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển như PID, Logic mờ (Fuzzy Logic), một cách nhanh chóng thông qua các chức năng tích hợp sẳn trong LabVIEW.

- Cho phép kết hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình truyền thống như C, C++...

Nhờ tính năng hỗ trợ mạnh và nhanh chóng cho các ứng dụng trong kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục nên LabVIEW được dùng nhiều trong các

Page 232: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

232

phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu, các hệ thống công nghiệp và đang được nhiều cơ sở GDKT&DN quan tâm ứng dụng. 1.5. Thực trạng ứng dụng bài giảng mô phỏng tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định và ở một số cơ sở GDKT&DN

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết kế các bài giảng mô phỏng trong việc tích cự hoá quá trình dạy - học, các trường sư phạm kỹ thuật đã bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu ứng dụng các phần mềm mô phỏng vào chương trình giảng dạy.

Việc sử dụng các phần mềm mô phỏng hỗ trợ giảng dạy được thực hiện với nhiều cấp độ. Ở cấp độ thấp nhằm minh họa các thiết bị, hiện tượng, qui trình nào đó... một cách tường minh hơn. Ở cấp độ cao hơn là sử dụng mô hình mô phỏng trong nghiên cứu khoa học vào đổi mới phương pháp giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật, nghề nghiệp.

Tại cuộc khảo sát HSSV, CBGD, CBQL trường Đại học SPKT Nam Định và một số cơ sở dạy nghề tại tỉnh Nam Định, với câu hỏi “Đề nghị anh/chị cho biết việc ứng dụng CNTT xây dựng các bài giảng điện tử tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nhận thức của HSSV?”, kết quả khảo sát như sau:

Như vậy cả ba đối tượng khảo sát ở các cơ sở GDKT& DN ở tỉnh Nam Định đều đánh giá chưa thật tốt về việc ứng dụng CNTT xây dựng các bài giảng điện tử trong giảng dạy.

Thực tế cho thấy nhận thức được vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin, trong hội giảng, giảng dạy nhiều giáo viên đã xây dựng các bài giảng điện tử, chủ yếu ứng dụng Power piont để trình chiếu. Việc ứng dụng các phần mềm dạy học thiết kế các bài giảng mô phỏng để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học còn nhiều hạn chế, bởi vì chính các giáo viên cũng chưa được đào tạo bài bản trong lĩnh vực này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Đứng trước yêu cầu đổi mới kinh tế xã hội, với sự phát triển và tác

động mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của công nghệ thông tin, công

TT Đối tượng khảo sát Số người được hỏi

Mức độ đánh giá (%)Rất tốt

6,014,410,5

350300100

123

Học sinh sinh viên Cán bộ giảng dạy Cán bộ quản lý

Tốt 30,540,143,2

Chưa tốt63,545,546,3

Page 233: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

233

nghệ đào tạo đã có những bước phát triển nhanh chóng. Một xu thế tất yếu của quá trình dịch chuyển này là ứng dụng các phần mềm dạy học thiết kế các bài giảng mô phỏng.

Ngôn ngữ lập trình đồ hoạ LabVIEW chuyên dùng cho mô phỏng có một sức hấp dẫn và chiếm phần lớn thị phần trong các ứng dụng thu nhận tín hiệu và điều khiển thiết bị trong lĩnh vực đo lường và kiểm tra tự động. Ngôn ngữ lập trình LabVIEW cũng rất tiện ích trong việc thiết kế các bài giảng mô phỏng trong các cơ sở GDKT&DN.

Các bài giảng mô phỏng cung cấp rất nhiều lợi ích cho các giáo viên và học sinh, sinh viên trong việc nâng cao chất lượng bài giảng và thí nghiệm, nâng cao kỹ năng thực hành nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong xu thế hội nhập.

CHƯƠNG IITHIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG MÔ PHỎNG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LABVIEWTrong chương 2 trình bày hai nội dung chủ yếu: Giới thiệu tổng quan

về phần mềm LabVIEW và Thiết kế bài giảng mô phỏng dùng LabVIEW.2.1. Giới thiệu phần mềm LabVIEW

1. Tổng quan về LabVIEW - LabVIEW được National Instruments phát triển từ năm 1983. Cho

đến nay các phiên bản LabVIEW ngày càng được phát triển với nhiều công cụ và tính năng mới.

- LabVIEW khác với các ngôn ngữ lập trình thông thường ở điểm cơ bản là: các ngôn ngữ lập trình khác dùng trên cơ chế dòng lệnh, trong khi đó LabVIEW dùng ngôn ngữ lập trình Graphical (đồ hoạ) để tạo ra các chương trình ở dạng sơ đồ khối.

- Nhờ tính năng hỗ trợ mạnh và nhanh chóng cho các ứng dụng trong kỹ thuật, lĩnh vực giáo dục nên LabVIEW được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu cũng như các hệ thống công nghiệp. Một số trường đại học đã đưa LabVIEW trở thành một môn học chính thức.

Các chức năng chính của LabVIEW:- Thu thập dữ liệu từ các thiết bị bên ngoài như cảm biến nhiệt độ,

hình ảnh từ Webcam, vận tốc động cơ,...- Giao tiếp với các thiết bị ngoại vi thông qua nhiều chuẩn giao tiếp

Page 234: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

234

thông qua các cổng giao tiếp: RS 232, RS 485, USB, PCI, Ethernet.- Mô phỏng và xử lý các tín hiệu thu nhận được để phục vụ các mục

đích nghiên cứu hay mục đích của hệ thống mà người lập trình mong muốn.

- Xây dựng các giao diện người dùng một cách nhanh chóng và thẩm mỹ hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác (Visual Basic, Math lab,...).

- Cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển như PID, logic mờ (Fuzzy) một cách nhanh chóng thông qua các chức năng đã tích hợp sẵn trong LabVIEW.

2. Thiết bị ảo (VI-Vitual Instrument)Chương trình LabVIEW được gọi là các thiết bị ảo (VI), vì giao diện

và cách thức hoạt động của nó tương tự như thiết bị thật. Các thiết bị ảo tương tự như các hàm trong các ngôn ngữ lập trình khác. Một chương trình trong LabVIEW gồm 3 phần chính: một là giao diện với người sử dụng (Front Panel), hai là giao diện dạng sơ đồ khối cung cấp mã nguồn (Block Diagram) và biểu tượng kết nối (Icon/Connector).

Một điều đáng lưu ý là với LabVIEW, giao diện với người sử dụng (Front Panel) tương tự như panel của thiết bị thực tế, ví dụ: các nút bấm, công tắc, các đồ thị và các bộ điều khiển…. Từ Front Panel người dùng có thể dùng chuột, bàn phím để nhập dữ liệu, cho chương trình chạy và quan sát.

2.2. Kỹ thuật lập trình trên LabVIEW1. Các công cụ hỗ trợ lập trìnhViệc lập trình trên LabVIEW cần sử dụng các bảng: Tools Palette,

Controls Palette, Functions Palette, các bảng đó cung cấp các chức năng để người sử dụng có thể tạo hoặc thay đổi trên Front Panel và Block Diagram.

Page 235: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

235

2. Dữ liệuNgôn ngữ lập trình LabVIEW hỗ trợ cho tất cả các dạng dữ liệu: Biến

(Variables), String (chuỗi), Array ( mảng)…. Các kiểu dữ liệu dạng boolean, bytes, string, array, file, text, cluster và dạng số có thể được chuyển đổi một cách dễ dàng sang các dạng cấu trúc. Sau đây giới thiệu một vài dạng dữ liệu:

3. Cấu trúc điều khiển luồng chương trìnhTrong bất cứ ngôn ngữ lập trình nào cũng hay thường gặp và làm việc

với các phần tử điều khiển luồng chương trình, đó là các cấu trúc (Structures). Các cấu trúc điều khiển luồng chương trình trong một VI có năm cấu trúc là: For Loop, While Loop, Case Structure, Sequence Struc-ture và Fomula Node.

4. Xây dựng và ứng dụng thiết bị ảo (VI)Khi thiết kế chương trình trong LabVIEW thường chú ý thiết kế các

VI và xác định đầu vào và đầu ra cho chúng. Khi đó mỗi VI thực hiện một chức năng xác định. Trong việc lập trình, khi VI được sử dụng trong các Block Diagram của một VI khác ở mức độ cao hơn được gọi là một SubVI. Như vậy, một SubVI có thể coi như một chương trình con. Với tiện ích này, một chương trình trên LabVIEW sẽ trở nên dễ hiểu, gọn gàng và dễ gỡ rối hơn.2.3. Giao tiếp thiết bị ảo với thiết bị ngoại vi

Một trong những ứng dụng quan trọng của phần mềm LabVIEW là nó có thể kết nối giữa các thiết bị ảo (NIs) trong máy tính với thiết bị ngoại vi (thiết bị đo lường, điều khiển) để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Hãng National Instrument đã chế tạo boad DAQ (Data Acquisition) để kết nối giữa thiết bị ảo và thiết bị ngoại vi.

DAQ: Là phần cứng thu thập dữ liệu có khả năng thu nhận tín hiệu tương tự và số, truyền/nhận các tín hiệu đó vào/từ máy tính.

Một số yêu cầu chung của DAQChức năng cơ bản của một hệ DAQ là thu thập và phát tín hiệu dạng

vật lý thực. Vì vậy trước khi đưa tín hiệu vào máy tính để mô phỏng, cần phải chuyển đổi tín hiệu vật lý thành tín hiêu điện (U, I...) nhờ các bộ cảm biến hoặc các bộ chuyển đổi đo lường.

Một số loại DAQHiện nay NI đã phát triển các thiết bị DAQ đa năng, bao gồm: M

Serial DAQ, S Serial Multifuntion DAQ, R Serial- Intelligent DAQ…

Page 236: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

236

2.4. Thiết kế bài giảng mô phỏng ứng dụng LabVIEW1. Yêu cầu khi thiết kế bài giảng mô phỏng ứng dụng LapVIEWKhi ứng dụng LabVIEW thiết kế bài giảng mô phỏng phải đảm bảo

các yêu cầu: yêu cầu về học thuật, yêu cầu về sư phạm, yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về hiệu quả kinh tế, yêu cầu về hiệu quả xã hội, tính dễ sử dụng.

2. Quy trình thiết kế bài giảng mô phỏng không có kết nối thiết bị ngoại vi

Bài giảng mô phỏng không có kết nối thiết bị ngoại vi là bài giảng chỉ sử dụng các khối thiết bị ảo được thiết kế trong phần mềm LapVIEW. Quy trình gồm các bước sau:

1/ Xác định mục tiêu bài họcMục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính giảng

viên đề ra để định hướng hoat động dạy học. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học. Mục tiêu trong giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp gồm ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ hình thành ở người học sau bài học.

2/ Lựa chọn những nội dung trọng tâm cần thiết kế bài giảng mô phỏng

Việc xác định nội dung môn học để mô phỏng cần được xem xét kỹ cả về yêu cầu cũng như mức độ triển khai để có hiệu quả thiết thực. Không nên áp dụng mô phỏng cho toàn bộ bài giảng. Nội dung mô phỏng tập trung vào những cơ chế, quá trình động xảy ra bên trong mà không thể quan sát trực tiếp được hoặc những quá trình phức tạp khó hình dung, hoặc diễn ra trong một thời gian dài mà với khuôn khổ một tiết học không mô tả được.

3/ Mô hình hoá hệ thống cần mô phỏng Sau khi lựa chọn được nội dung trọng tâm của bài học, cần thực hiện

mô hình hóa đối tượng cần mô phỏng. Để thực hiện bước này phải phân tích thật kỹ nội dung cần mô phỏng, phân tách ra được những thành nội dung nhỏ để có thể trực quan hóa bằng hình vẽ, bằng biểu tượng, bằng đồ thị, bằng dạng sóng, bằng bảng biểu, bằng âm thanh…

Để thiết bị ảo tăng tính giống thiết bị thực thì ngoài việc xây dựng mã nguồn mô tả phương trình động học của thiết bị thực, cần phải xây dựng giao diện sử dụng của thiết bị ảo giống như thiết bị vật lý được mô phỏng.

Page 237: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

237

4/ Xây dựng kịch bản, viết chương trình mô phỏngKhi xây dựng bài giảng mô phỏng phải bảo đảm sự đồng bộ giữa thiết

bị, nội dung và phương pháp, tạo ra được mâu thuẫn, kích thích hứng thú của sinh viên; phối hợp chặt chẽ giữa các bước chuyển động của hình vẽ phù hợp với phương pháp angorit và các tình huống nêu vấn đề.

Để xây dựng một chương trình trên LabVIEW cần thực hiện theo các bước sau:

+ Thiết kế giao diện mặt máy (Front panel): Tạo một VI mới bằng cách chọn File >> New VI. Đặt các Control và Indicator cần thiết lên Front Panel bằng công cụ Position Tool , nháy phải chuột vào một Con-trol và chọn Properties từ thực đơn kéo xuống để thay đổi các thuộc tính của chúng.

+ Xây dựng mã nguồn trên Block diagram: Chọn Window >> Show Block diagram (hoặc nhấn tổ hợp phím Control+E) để bật cửa sổ soạn mã lệnh Block diagram của VI.

+ Chạy chương trình: Tại cửa sổ Front Panel chọn công cụ Operation Tool để nhập các thông số đầu vào và kích hoạt chương trình kiểm tra lỗi và đánh giá thuật toán.

+ Lưu chương trình vào đĩa: Ghi chương trình với đuôi mở rộng *.VI bằng các chọn File >> Save (Control+S), hoặc lưu với tên mới File >> Save as.

5/ Thực hiện và gỡ rối chương trình trên LabVIEWThực hiện chương trìnhCho VI chạy bằng cách chọn Operation >> Run hoặc nhấp chuột vào

nút Run trên thanh công cụ. Muốn huỷ bỏ việc thực hiện chương trình ta nhấp chuột vào nút Abort trên thanh công cụ.

Gỡ rối chương trìnhMột VI không thể biên dịch hoặc chạy được nếu nó bị lỗi. Nút Run VI

sẽ bi biến dạng gãy khúc, trong trường hợp khi đang soạn thảo hoặc ta nối chưa hoàn thành hết việc nối giữa các đối tượng.

6/ Chạy thử chương trình, chỉnh sửaSau khi xử lí xong chương trình mô phỏng, phải chạy thử chương

trình để quan sát một cách tổng thể hiệu quả của chương trình (có phản ánh đúng nội dung, có đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học không?). Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua bởi đó là giai đoạn thẩm định kết quả của quá trình xử lí.

Page 238: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

238

3. Quy trình thiết kế bài giảng mô phỏng có kết nối thiết bị ngoại viViệc thiết kế bài giảng mô phỏng có kết nối thiết bị ngoại vi gồm các

bước sau:1/ Xác định mục tiêu bài học, 2/ Lựa chọn những nội dung trọng tâm

cần thiết kế bài giảng mô phỏng, 3/ Mô hình hoá hệ thống cần mô phỏng, 4/ Lựa chọn phương pháp kết nối thiết bị ngoại vi, 5/ Xây dựng kịch bản, viết chương trình mô phỏng, 6/ Thực hiện và gỡ rối chương trình trên LabVIEW, 7/ Chạy thử chương trình, chỉnh sửa.

Các bước tương tự như thiết kế bài giảng mô phỏng không có kết nối thiết bị ngoại vi, nhưng do có kết nối thiết bị ngoại vi nên cần có thêm bước lựa chọn phương pháp giao tiếp, kết nối thiết bị ngoại vi. Trong bước này cần lưu ý các vấn đề sau: Các phương pháp kết nối thiết bị ngoại vi, Lựa chọn cấu hình DAQ, Tổ chức các VIs thu thập dữ liệu với DAQmx

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2LabVIEW là một phần mềm được sử dụng rất rộng rãi trong khoa học

– kỹ thuật – giáo dục, nhằm nhanh chóng và dễ dàng tạo ra các ứng dụng giao tiếp máy tính, đo lường, mô phỏng hệ thống, kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính theo thời gian thực.

LabVIEW có thể đo lường được từ bất kỳ cảm biến (tín hiệu dạng điện áp, dòng điện, xung), LabVIEW có thể điều khiển được bất kỳ cơ cấu chấp hành (động cơ DC/AC, động cơ xăng, bơm thủy lực, lò nhiệt, pistion thủy khí,vv.), LabVIEW truyền qua bất kỳ chuẩn giao tiếp máy tính-máy tính, máy tính - thiết bị như chuẩn RS232, chẩn USB, chuẩn PCI, PXI, Wifi, Bluetooth, TCP/IP,... LabVIEW hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư ngành Cơ khí, Cơ điện tử, Robotics, Ôtô, Viễn Thông và Điện tử trong việc: tính toán và thiết kế sản phẩm, sản xuất mẫu (prototyping), mô phỏng và đánh giá chất lượng sản phẩm.

LabVIEW được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới như một phần mềm chuẩn để thu nhận dữ liệu và điều khiển thiết bị. LabVIEW có thể biến một máy tính (PC) thành một thiết bị ảo dùng cho bất kỳ phép đo và kiểm tra nào. Lab-VIEW có thể học nhanh nhất và phù hợp cả với những người chưa có kiến thức lập trình.

Việc nghiên ứu ứng dụng LabVIEW thiết kế các bài giảng mô phỏng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tại các cơ sở GDKT-DN.

Page 239: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

NTC

RTD

LM335Cảm biến2.2.

Kỹ thuật lập trình DAQ

NI USB6008Máy tính

Thiết bị chấp hành

TC

239

CHƯƠNG IIITHỬ NGHIỆM MỘT SỐ BÀI GIẢNG MÔ PHỎNG ỨNG DỤNG

LABVIEW3.1. Xây dựng bài giảng mô phỏng ứng dụng LabVIEW1. Xây dựng bài giảng mô phỏng có kết nối thiết bị ngoại vi

Để minh họa cho việc ứng dụng phương pháp mô phỏng đặc biệt là mô phỏng hệ thống bán tự nhiên (có giao tiếp với thiết bị phần cứng) vào giảng dạy kỹ thuật nghề nghiệp, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ về ứng dụng LabVIEW thiết kế mô hình mô phỏng thực hiện bài giảng Đo nhiệt độ thuộc modul “Đo lường - cảm biến”.

Các vấn đề được đặt ra khi xây dựng bài giảng mô phỏng này là:- Minh họa được nguyên lý đo với nhiều cảm biến khác nhau.- Mô phỏng được mạch đo với các cảm biến khác nhau.- Có khả năng nghiên cứu các mạch đo trong chế độ tương tác và có

thể phân tích được ảnh hưởng của các tham số (như dải nhiệt độ, thang nhiệt độ, chế độ hiển thị, điều khiển...) lên mạch đo.

Sơ đồ khối của hệ thống mô phỏng quá trình đo nhiệt độ gồm các khối sau: Khối cảm biến, Khối thu thập dữ liệu (DAQ), Máy tính có xây dựng các VI mô phỏng.

Lựa chọn phương pháp giao tiếp. Tín hiệu đo dạng tương tự, tốc độ biến thiên chậm, số kênh không

nhiều, vì vậy chọn Card DAQ NI USB 6008 của hãng NI để thiết kế bài giảng mô phỏng.

Page 240: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

Viết chương trình mô phỏng Chương trình thu thập dữ liệuVào Measurement I/O/Ni – DAQmx/ DAQmx Create Virtual

Channel.VI để khởi tạo một kênh thu thập dữ liệu:

- Chương trình xuất dữ liệu ra

- VI xử lí tín hiệu với cảm biến nhiệt RTD

240

Page 241: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

- Xây dựng chương trình con xử lí thang đo:

VI chuyển đổi thanh đo độ C sang độ K

VI chuyển đổi thanh đo độ C sang độ F

Sau đó tập hợp các chương trình con lại ta được một VI chính có giao diện:

2. Xây dựng bài giảng mô phỏng không có kết nối thiết bị ngoại viPhần mềm LabVIEW cho phép thiết kế một số thiết bị ảo, mô phỏng

nguyên lý hoạt động của thiết bị thật và có giao diện sử dụng đúng như một thiết bị vật lý thực. Như vậy có thể xây dựng một hệ thống thiết bị ảo theo các thiết bị vật lý hiện đại, cho phép người sử dụng làm quen với thiết bị, sử dụng chúng như một thiết bị thực.

Mặt khác với các thiết bị ảo, khi sinh viên làm thí nghiệm sẽ cảm nhận như làm với thiết bị thật vì giao diện và thao tác trên chúng giống như trên thiết bị thật. Hơn nữa thí nghiệm trên các thiết bị ảo sẽ an toàn và dễ gỡ rối vì nếu có sai sót gì (về nguyên lý) thì sẽ có thông báo lỗi.

Một thiết bị ảo cần thoả mãn các yêu cầu sau:- Thiết bị ảo phải được xây dựng theo phương trình động học của thiết

bị thực, để thiết bị ảo có thể hoạt động chính xác như thiết bị vật lý thực. - Thiết bị ảo cần có một front panel (giao diện) như thiết bị vật lý thực,

nghĩa là thiết bị đo lường ảo có các núm, nút, màn hiển thị như thiết bị thật.

241

Page 242: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

242

Ví dụ thiết kế một số thiết bị ảo phục vụ việc thực tập đo lường.Thiết kế máy hiện sóng ảo LS1020Nguyên lý hoạt động của LS1020 được trình bày ở dạng sơ đồ khối:

Lưu đồ thuật toán và chương trình mô phỏng thiết bị LS1020.Xuất phát từ sơ đồ nguyên lý trình bày ở mục trước ta có thể xây dựng

được lưu đồ thuật toán điều khiển hoạt động của Oscillo LS1020:

Tín hiệu vào

Tín hiệu đồng bộ

CMạch đồng bộ

Bắt đầu

Mở kết nối tới các thiết bị phát để thu tín hiệu

Xác định chế độ quét và kênh dữ liệu cần hiển thị

Hiển thị chế độ ra màn hình

Kết thúc ?

Kết thúc

Bộ tạo quét

Khuếch đại X

Khuếch đại Y

Màn hình

Không

Page 243: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

243

Toàn bộ quá trình mô phỏng được đặt trong một vòng lặp While Loop:

Thiết kế giao diện cho máy hiện sóng ảo LS1020.Với mục đích hỗ trợ cho các bài toán kết nối và điều khiển, các

controls trong LabVIEW được xây dựng như các núm, nút, bộ hiển thị trong thiết bị vật lý thực cho phép người sử dụng nhập dữ liệu vào chương trình và quan sát các kết quả nhận được từ chương trình. Ví dụ một số Controls cơ bản trên LabVIEW:

Mặc dù các controls được xây dựng trong LabVIEW khá phong phú và đa dạng về kiểu loại song vẫn không thể theo kịp sự phát triển liên tục của các thiết bị kỹ thuật. Để giải quyết điều này, LabVIEW cho phép từ những Controls cơ bản (Default Controls), người lập trình có thể thay đổi các thuộc tính, kiểu hiển thị,.. để tạo những Controls của riêng mình (Custom Controls). Điều này tạo ra một hiệu quả cao và đặc biệt có ý nghĩa trong bài toán mô phỏng những thiết bị vật lý cụ thể. Ví dụ từ Con-trols cơ bản (núm điều chỉnh) có thể thiết kế thành núm điều chỉnh giống hoàn toàn núm điều chỉnh của LS1020.

Page 244: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

244

Với cách làm như vậy có thể thiết kế giao diện máy hiện sóng LS1020 ảo giống như thiết bị thật:

Tương tự, có thể thiết kế máy đo tần số ảo LDC-823A

3.2. Thử nghiệm sư phạm kỹ thuật1. Mục đích, đối tượng, nội dung thử nghiệm

a) Mục đíchĐánh giá hiệu quả sư phạm, hiệu quả kinh tế các bài giảng mô phỏng

ứng dụng phần mềm LabVIEW.b) Đối tượng thử nghiệmSinh viên lớp Cao đẳng nghề Điện tử công nghiệp khoá 5 (SV năm thứ

nhất) và Cao đẳng nghề Điện tử công nghiệp khoá 4 (SV năm thứ hai)

Controls cơ bản Núm điều chỉnh của LS1020

Page 245: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

245

Phân tích kết quả thử nghiệm- Thời gian làm thí nghiệm ở nhóm dùng thiết bị mô phỏng giảm đi

một nửa, nguyên nhân:+ Khi làm thí nghiệm trên thiết bị mô phỏng bán tự nhiên việc đặt

nhiệt độ hoàn toàn được tự động khống chế, thao tác dơn giản (chỉ bằng

c) Nội dung thử nghiệmGiảng dạy theo công nghệ truyền thống và theo công nghệ mô phỏng

bài: - Cảm biến nhiệt độ thuộc modul Đo lường - cảm biến; - Sử dụng máy hiện sóng thuộc modul Đo lường điện.

2. Phương pháp thử nghiệm Chia mỗi lớp làm hai nhóm, một nhóm được dạy theo phương pháp

truyền thống, một nhóm ứng dụng công nghệ mô phỏng với cùng một giảng viên và cùng một quỹ thời gian như nhau.

- Bài Cảm biến nhiệt độ thử nghiệm trên hai nhóm sinh viên, mỗi nhóm 10 người, lần lượt từng SV vào làm thí nghiệm.

- Bài Sử dụng máy hiện sóng, SV được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 10 người. Nhóm đối chứng có 5 máy hiện sóng hai tia, nhóm sử dụng thiết bị thí nghiệm áo có 10 máy tính đã thiết kế bài thí nghiệm đo lường ảo.

Kiểm tra đánh giá kết quả: dùng chung đề. 3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Sau khi thử nghiệm chúng tôi tiến hành so sánh một số thông số sau đây: thời gian hoàn thành bài thí nghiệm, kỹ năng thực hành, kết quả học tập, chi phí.

a) Đánh giá kết quả thử nghiệm bài Đo nhiệt độ

Tiêu chí đánh giá

Thời gian trung bình hoàn thành bài thí nghiệm (tính cho một SV)Tính chính xác của các đặc tuyến sau khi thí nghiệm

Kết quả kiểm tra (điểm bình quân)Chi phí thí nghiệm

60 phút

Một số SV vẽ chưa thật chính xác7,5 điểmCao

30 phút

Tất cả SV đều vẽ chính xác9,5 điểmThấp

Nhóm đối chứng

Nhóm mô phỏng

Page 246: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

246

Tiêu chí đánh giá

Thời gian tr.bình hoàn thành bài học (tính cho một SV)Hiểu chức năng các núm, nút trên mặt máy Sử dụng MHS đo biên độ tín hiệu (điểm bình quân)Sử dụng MHS đo tần số tín hiệu (điểm bình quân)Sử dụng MHS đo độ lệch pha hai tín hiệu (bình quân)Chi phí thí nghiệm

60 phút

6,5 điểm

6,2 điểm

6,7 điểm

6,3 điểm

Cao

50 phút

7,5 điểm

7,3 điểm

7,8 điểm

7,5 điểm

Thấp

Nhóm đối chứng

Nhóm mô phỏng

kích chuột ở cửa sổ “Nhiệt độ đặt”trên thiết bị ảo); điều này thực hiện trên thiết bị thật rất khó, nếu thực hiện được thì thiết bị trở nên phức tạp.

+ Thao tác chọn loại cảm biến ở thiết bị mô phỏng rất nhanh chóng, chỉ cần kích chuột ở cửa sổ “Chọn cảm biến”, thiết bị ảo sẽ tự động chuyển đổi cảm biến và mạch đo, trong khi đó thao tác ở nhóm đối chứng mất nhiều thời gian.

+ Việc đọc dữ liệu về nhiệt độ, điện áp ở nhóm đối chứng theo phương pháp thủ công, trong khi đó ở nhóm thiết bị ảo được phần mềm tự động cập nhật.

- Tính chính xác của đặc tuyến vẽ sau khi thí nghiệm ở nhóm đối chứng có một số sinh viên vẽ không chính xác vì do sai số của dụng cụ đo, sai số khi đọc dữ liệu, sai số ở thời điểm lấy dữ liệu… Ở nhóm sử dụng thiết bị thí nghiệm ảo tất cả các SV đều vẽ đặc tuyến chính xác vì các sai số trên đã được loại bỏ.

- Kết quả kiểm tra: nhóm sử dụng thí nghiệm ảo có kết quả tốt hơn vì khi thời gian làm thí nghiệm được rút ngắn, đặc tuyến vẽ chính xác, việc phân tích, đánh giá thuận lợi hơn.

- Chi phí thí nghiệm: nếu xét ở một bài thì khi sử dụng thiết bị ảo phải chi phí nhiều hơn vì ngoài cảm biến phải có máy tính, phần mềm Lab-VIEW, thiết bị giao tiếp DAQ… Tuy nhiên xét về tổng thể những trang bị sử dụng ở bài thí nghiệm ảo có thể sử dụng ở rất nhiều bài thí nghiệm khác do vậy về mặt kinh tế vẫn có lợi hơn.

b) Đánh giá kết quả thử nghiệm bài Sử dụng máy hiện sóng

Page 247: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

247

Đánh giá kết quả thử nghiệm. - Thời gian thực hành của hai nhóm gần tương đương nhau, tuy

nhiên nhóm thực hành trên thiết bị ảo có thời gian ngắn hơn vì: + Do số lượng thiết bị thực hành của nhóm đối chứng ít hơn nên

mức độ thành thạo kém hơn. + Ở nhóm thực hành trên thiết bị ảo, khi thao tác nhầm phần mềm

sẽ thông báo lỗi nên việc khắc phục sai sót dễ dàng hơn và an toàn hơn. - Kết quả thực hành ở tất cả các nội dung ở nhóm đối chứng đều

có kết quả thấp hơn vì thời gian thực tế thực tập ít hơn. - Chi phí thực hành, trong trường hợp này chi phí cho thực hành

trên các thiết bị ảo thấp hơn nhiều so với thiết bị thật vì giá thành của máy hiện sóng, máy phát xung… cao hơn nhiều so với trang bị máy tính. Mặt khác khi các máy tính nối mạng nội bộ, LabVIEW có thể hỗ trợ thiết kế giao diện để giáo viên giao bài tập, quản lý quá trình thực hành và đánh giá kết quả thực hành trực tuyến rất thuận lợi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3Qua việc thử nghiệm sư phạm có thể thấy việc ứng dụng LabVIEW

để thiết kế một số bài giảng mô phỏng có kết nối thiết bị ngoại vi (bán tự nhiên) và không có kết nối thiết bị ngoại vi (thiết bị ảo) có những ưu điểm sau:

- Việc viết chương trình mô phỏng bằng ngôn ngữ đồ hoạ rất dễ thực hiện với các CBGD, giao diện thân thiện rất gần gũi với thiết bị vật lý thực.

- Về hiệu quả kinh tế: + Đầu tư thiết kế một thiết bị ảo rẻ hơn nhiều so với trang bị một

thiết bị vật lý thực có tính năng tương đương, mặt khác việc nhân bản các thiết bị ảo rất đơn giản.

+ Thường xuyên cập nhật được các thiết bị mới, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ.

+ Trong một hệ thống chỉ cần mua sắm những thiết bị không thể mô hình hoá được, do vậy giảm chi phí đầu tư rất nhiều.

+ Tận dụng được công năng các phòng máy vi tính đã được trang bị.

- Hiệu quả sư phạm: + Việc ứng dụng công nghệ mô phỏng có thể minh hoạ được

nhiều nội dung khó, trìu tượng một cách sinh động giúp sinh viên nhanh

Page 248: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

248

chóng nắm vững bản chất của vấn đề, điều này đặc biệt có ý nghĩa với các cơ sở đào tạo nghề.

+ Cho phép sinh viên có thời gian thực hành thực tế nhiều hơn, thao tác tối ưu hơn, các lỗi trong quá trình thực hành được thông báo và gỡ rối do vậy kỹ năng thực hành tăng lên đáng kể so với thực hành chỉ dùng thiết bị thật.

+ Khi làm việc với các thiết bị ảo có tính tương tác cao, giúp sinh viên nắm vững kiến thức, kịp thời xử lý các tình huống, hình thành tác phong nghiên cứu điều này giúp ích sinh viên rất nhiều khi công tác tại các môi trường thực tế sau khi ra trường.

+ Sinh viên được cập nhật làm quen các thiết bị mới, công nghệ mới để không bỡ ngỡ trước sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, dịch vụ.

+ Mặc dù thiết bị ảo không thể hoàn toàn thay thế thiết bị thật, nhưng nếu kết hợp một cách hợp lý giữa thực hành trên thiết bị ảo và thiết bị thật sẽ có khả năng nâng cao đáng kể kỹ năng thực hành cho sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊA. Kết luận

1. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên các cơ sở GDKT&DN đang là một đòi hỏi bức bách được xã hội quan tâm. Một trong các yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo của các cơ sở GDKT&DN đó là thiết bị phục vụ giảng dạy học tập. Trong thời gian qua mặc dù được nhà nước quan tâm, đầu tư, nhưng do điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, thiết bị của các GDKT&DN còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Việc ứng dụng công nghệ mô phỏng vào trong giảng dạy đang là một xu thế tất yếu nâng cao hiệu quả về kinh tế và có ý nghĩa rất lớn trong công tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học kỹ thuật, Cao đẳng kỹ thuật và Dạy nghề.

2. LabVIEW (Laboratory Virtual Instrument Engineerring Work-bench) là một phần mềm chuyên dụng cho các bài toán mô phỏng thiết bị.

LabVIEW có thể thu thập dữ liệu từ tất cả các loại cảm biến, Lab-VIEW có thể điều khiển được mọi loại cơ cấu chấp hành (động cơ DC/AC, động cơ xăng, bơm thủy lực, lò nhiệt, pistion thủy khí,…) vì vậy

Page 249: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

249

LabVIEW rất thích hợp để thiết kế các bài giảng mô phỏng trong các chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật ôtô…

LabVIEW có bộ công cụ hỗ trợ mạnh cho việc thiết kế giao diện mặt máy của các thiết bị mô phỏng. LabVIEW là một ngôn ngữ lập trình đa năng, với bộ thư viện các hàm phong phú, đáp ứng yêu cầu mô phỏng động học hoạt động của các thiết bị cần mô phỏng. LabVIEW hỗ trợ mạnh ghép nối hệ thống và trao đổi thông tin qua mạng, cho phép xây dựng nhiều thiết bị ảo trong phòng thí nghiệm mà chúng có thể kết nối, trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng. Mặt khác với hệ thống thiết bị ảo cho phép các dữ liệu thu được có thể lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu để sau đó có thể thực hiện những quá trình xử lí offline hoặc có thể dùng cho các phép đo online khác. Với những ưu điểm đó, LabVIEW đang là một lựa chọn tối ưu để thiết kế các bài giảng mô phỏng ở các cơ sở GDKT&DN.

3. Qua thử nghiệm thiết kế một số bài giảng mô phỏng tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định đã cho thấy phần mềm LabVIEW có nhiều tiện ích, ngôn ngữ lập trình đồ họa dễ sử dụng, rất phù hợp với các giảng viên các chuyên ngành kỹ thuật (không có kiến thức sâu về công nghệ thông tin). Kết quả thử nghiệm cũng chứng tỏ hiệu quả kinh tế và hiệu quả sư phạm trong việc thiết kế các bài giảng mô phỏng ứng dụng LabVIEW dùng trong giảng dạy tại các cơ sở GDKT&DN.B. Một số khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm chúng tôi có một số khuyến nghị sau:

1. Các cơ sở GDKT&DN cần nhận thức đúng đắn vai trò công nghệ mô phỏng, thiết bị mô phỏng trong giáo dục đào tạo; nhận thức được các phần mềm dạy học nói chung và các phần mềm mô phỏng nói riêng là một loại phương tiện kỹ thuật dạy học, từ đó có kế hoạch đầu tư và đề xuất chiến lược xây dựng và áp dụng các bài giảng mô phỏng trong quá trình đào tạo.

2. Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về mô hình hoá, mô phỏng; cập nhật kiến thức về một số phần mềm mô phỏng, sử dụng thành thạo phần mềm LapVIEW trong thiết kế các bài giảng mô phỏng cho đội ngũ giáo viên của các cơ sở GDKT&DN.

3. Các trường sư phạm kỹ thuật cần đưa vào chương trình đào tạo học phần “Ứng dụng công nghệ thông tin trong kỹ thuật”, trong đó cần đào

Page 250: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

250

tạo cho các giáo viên kỹ thuật, kỹ sư tương lai các kỹ thuật mô phỏng, các nguyên tắc, quy trình thiết kế bài giảng mô phỏng phục vụ giảng dạy.

4. Đầu tư xây dựng hệ thống bài giảng thực hành kết hợp giữa thiết bị thật và thiết bị mô phỏng cho từng môn học, modul phù hợp với điều kiện của từng cơ sở GDKT&DN.

5. Nghiên cứu xây dựng các phòng thí nghiệm, thực hành ảo theo một tiêu chí thống nhất dùng chung cho các cơ sở GDKT&DN để tiết kiệm chi phí đầu tư.

Bước sang thế kỷ 21, máy tính đã trở nên một yếu tố không thể thiếu của công nghệ dạy học. Ngôn ngữ lập trình đồ hoạ LabVIEW có một sức hấp dẫn và chiếm phần lớn thị phần trong các ứng dụng thu nhận tín hiệu và điều khiển thiết bị trong lĩnh vực đo lường và kiểm tra tự động. Ngôn ngữ lập trình đồ họa LabVIEW cũng rất phù hợp với giáo viên các cơ sở GDKT&DN trong việc thiết kế các bài giảng mô phỏng, tạo nên sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản đầu thế kỷ này do ảnh hưởng của công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo.

Page 251: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

251

CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ MÁY CÔNG CỤ ĐIỀU KHIỂN SỐ

1. Tổng quan về lý thuyết thiết kế máy CNC1.1.2 Lịch sử và tiến trình phát triển của máy CNC

- Năm 1949 mẫu đầu tiên của máy NC do MIT thiết kế và chế tạo theo đặt hàng của không lực Hoa kỳ.

- Năm 1952 chiếc máy phay đứng 3 trục điều khiển số của hãng Cinninnati Hy drotel được trưng bày tại MIT.

- Năm 1960 máy NC được sản xuất và sử dụng trong công nghiệp. - Đầu năm 1970 các bộ điều khiển số trên máy công cụ được tích hợp

máy tính và thuật ngữ CNC ra đời.- Ngày nay các máy CNC được chế tạo hiện đại hơn:+ Có màn hình, bàn phím, có thể làm việc đồng bộ với các thiết bị sản

xuất khác như robot, băng tải, thiết bị đo... trong hệ thống sản xuất.+ Có thể trao đổi thông tin trong mạng máy tính các loại.

1.2. Khảo sát một số công trình thiết kế và chế tạo máy phay CNC ở trong nước

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu cải tiến một số mẫu máy CNC công nghiệp được nhập ngoại; thiết kế, chế tạo một số mẫu máy CNC đơn giản, ít trục điều khiển, thực hiện mục đích phục vụ nghiên cứu và dùng trong đào tạo; những kết quả nghiên đó được triển khai ở một số trường đại học và viện nghiên cứu, như: Công ty BKMech, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI),... Tuy nhiên, những sản phẩm này là kết quả của sự hợp tác với các đối tác nước ngoài, phần lớn các thiết bị được

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHAY CNC DÙNG CHO ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ

MÃ SỐ CB2011-Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam ĐịnhChủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn KhiêmThư ký đề tài: ThS. Trần Xuân Thảnh

Page 252: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

252

nhập ngoại (trục vít me đai ốc bi, động cơ truyền động, hệ thống điều khiển,...); các máy đã chế tạo có những hạn chế khác nhau về độ chính xác của máy, khả năng công nghệ, khả năng điều khiển...1.3. Khảo sát máy phay CNC Armoni tại trường ĐHSPKT Nam Định và một số mẫu máy phay CNC khác1.3.1 Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý điều khiển của máy phay Armoni

c. Cấu tạo: Máy Armoni về kết cấu giống với các loại máy phay CNC khác.Gồm 2 phần chính:- Phần cơ sở: Thân máy, bàn máy, hệ thống chạy dao, …- Các thiết bị phụ trợ (làm mát, bôi trơn, chiếu sáng…)

Hình 1. 3: Kết cấu máy Armoni

CHƯƠNG IITHIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHAY ĐIỀU KHIỂN SỐ

2.1. Thiết kế kỹ thuật2.1.1 Thiết kế hệ thống cơ khía. Cơ sở thiết kế hệ thống cơ khí cho máy phay CNC

Khi thiết kế máy công cụ nói chung và thiết kế máy CNC nói riêng thì thiết kế động lực học cho máy có ý nghĩa rất quan trọng, phải phân tích bề mặt tạo hình của chi tiết gia công, xác định phương trình hình học tạo

Truyền động trục X

Bàn máy

Ray trượt

Thân máy dẫn hướng trục Z

Truyền động trục Y

Truyền động trục Z

Hệ thống truyền động trục chính

Page 253: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

253

ra đường sinh và đường chuẩn của bề mặt đó. Từ đó quyết định các chuyển động của máy và xác định mối liên hệ giữa các chuyển động ấy. Đồng thời phải xác định được vị trí của xác xích trong máy như thế nào để đảm bảo độ chính xác của xích vì nó có ảnh hưởng quyết định đến độ chính xác bề mặt chi tiết gia công. b. Thông số kỹ thuật máy phay CNC dùng cho dạy nghề

- Thiết kế máy phay CNC điều khiển 2,5D loại nhỏ với giá thành hợp lý.

- Thông số kỹ thuật dự kiến đạt được sau khi chế tạo:Bảng 2. 1: Thông số kỹ thuật

c. Giải pháp kỹ thuật1) Thân và đế máy: để đảm bảo độ cững vững cho máy, dễ chế tạo và

lắp ráp, chọn vật liệu thép tấm. Gia công cắt gọt sơ bộ, sau đó hàn thành từng khối, gia công cắt gọt lần cuối và Lắp ráp.

2) Bàn máy: bằng thép, thực hiện chuyển động theo phương dọc và phương ngang bằng cơ cấu vít me đai ốc bi.

3) Trục chính: sử dụng động cơ 1,5KW, điện áp 220V, tần số 400Hz, tốc độ 24.000vòng/phút, làm mát bằng nước.

4) Động cơ điều khiển chạy dao: động cơ bước có góc bước 1,80, dòng điện 3A, mô men xoắn 12,6Kgf.cm.

5) Truyền động của bàn máy và cụm trục chính: dùng con trượt bi với thanh trượt có bề rộng 15mm.

6) Cơ cấu truyền động: biến chuyển động quay thành chuyển động

Hành trình lớn nhất theo trục X Hành trình lớn nhất theo truc Y Hành trình lớn nhất theo trục Z Vật liệu kim loại đen và kim loại màuTốc độ dịch chuyển nhanh nhất (trục X)Tốc độ dịch chuyển nhanh nhất (trục Y)Tốc độ dịch chuyển nhanh nhất (trục Z)Động cơ trục chínhĐộng cơ điều khiển các trục X, Y, Z

200mm200mm200mm

1000mm/phút1000mm/phút1000mm/phútDC3A - 1.80250kg

Khả năng hoạt động của máy

Vật liệu gia côngTốc độ tới hạn

Động cơ

Khối lượng

Page 254: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

254

tịnh tiến, nguồn truyền động từ động cơ nối trực tiếp với trục vít me thông qua khớp nối đàn hồi. Sử dụng vít me đai ốc bi, đường kính trục vít O16mm, bước ren 5.

7) Điều khiển: lập trình điều khiển phối hợp giữa các trục, xây dựng các mô đun nội suy.d. Xây dựng mô hình cơ khí

Sau khi tìm hiểu, tham khảo một số mẫu máy phay CNC đơn giản trên thực tế, đặc biệt là việc khảo sát máy phay CNC-Armoni, mô hình cơ khí của máy phay CNC dùng cho dạy nghề được thiết kế cơ bản như sau:

Hình 2. 2: Mô hình kết cấu tổng thể2.1.2 Thiết kế kết cấu phần cứng hệ thống điều khiển của máy phay CNCa. Sơ đồ kết nối phần cứng máy phay CNC: được thực hiện như Hình 2. 3

- Controller: Phần điều khiển máy sử dụng phần mềm Mach 3 được chạy trên một máy tính cá nhân.

- Giao tiếp giữa máy tính và mạch điều khiển, các cảm biến thông qua cổng song song.

- Động cơ dẫn động các trục XYZ sử dụng động cơ bước có góc

Page 255: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

255

bước 1,8o điều khiển vi bước 1/8. Động cơ trục chính sử dụng động cơ AC 3 pha có công suất 1,5kW, tốc độ tối đa 24000 vòng/phút, điều khiển thông qua biến tần Fuji mode FRN1-SC1S-2DP.

Hình 2. 2: Sơ đồ kết nối phần cứng máy phay CNCb. Module điều khiển

Hình 2. 3: Module điều khiển động cơ dẫn động các trục X,Y,Z* Sơ đồ nguyên lý chi tiết module điều khiển động cơ bước

Page 256: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

256

- Mạch ghép quang

Hình 2. 4: Sơ đồ nguyên lý mạch ghép quang cổng LPT- Mạch công suất

Hình 2. 5: Sơ đồ nguyên lý mạch Driver điều khiển các trục X,Y,Z dùng vi mạch TB6560HQ

Page 257: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

257

c. Động cơ dẫn động của máy phay CNCViệc sử dụng các động cơ truyền động cho các trục của máy phay

đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến việc lựa chọn phương án điều khiển và kết cấu cơ khí. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều loại động cơ có thể áp dụng để điều khiển các chuyển động của máy phay như động cơ bước, động cơ DC servo, động cơ AC servo...

Với mục tiêu là tạo ra những máy CNC cơ nhỏ phục vụ cho việc đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề nên trong đề tài đã lựa chọn phương án sử dụng động cơ bước làm động cơ dẫn động cho các trục XYZ của máy phay nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.2.1.3 Thiết kế phần mềm điều khiển cho máy phay CNC

Việc đầu tư nghiên cứu thiết kế phần mềm điều khiển cho máy CNC ngày càng được nhiều hãng quan tâm. Hiện nay đã có khá nhiều phần mềm điều khiển máy CNC khác nhau. Qua tìm hiểu thì phần mềm Mach3 do hãng ArtSoft USA thiết kế có nhiều ưu điểm hơn trong việc điều khiển các máy CNC cỡ nhỏ. a. Giao diện phần mềm mach3

Mach 3 được thiết kế mở để có thể thiết lập, điều chỉnh giao diện phù hợp với phương thức của người sử dụng.Trong trường hợp này chúng tôi chỉ quan tâm đến giao diện Mach3 Mill để điều khiển máy phay CNC. b. Thiết lập các thông số điều khiển cho máy CNC

*) Thiết lập tín hiệu vào ra (I/O)Để thực hiện thiết lập tín hiệu I/O cho máy CNC, trước hết ta phải căn

cứ vào sơ đồ kết nối phần cứng của cổng giao tiếp giữa PC và module điều khiển. Trong đề tài sử dụng giao tiếp qua cổng máy in (cổng LPT).

Thanh ghi dữ liệu (Data register):Thanh ghi dữ liệu có địa chỉ bằng địa chỉ cơ bản của cổng LPT và

được sử dụng để quản lý bus dữ liệu. Thanh ghi trạng thái (Status Register).Thanh ghi trạng thái dùng quản lý các bit trạng thái. Từ hình 2.23 có

thể nhận thấy các bit D0, D1, D2 không sử dụng. Như vậy thanh ghi trạng thái chỉ sử dụng 5 bit D3 đến D7, các bit này luôn có chiều đi vào máy tính.

Thanh ghi điều khiển (Control Register)Bus điều khiển của cổng LPT được quản lý bởi thanh ghi điều khiển

có cấu trúc như trình bày ở hình 2.24. Theo đó có thể thấy các bit D7, D6

Page 258: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

258

, D5 không sử dụng. Còn bit D4 được sử dụng cho mục đích ngắt truyền thông của cổng do đó không được đưa ra đầu nối. Thanh ghi điều khiển có địa chỉ bằng địa chỉ cơ bản của cổng 37AH (LPT+2). Việc nối máy in với máy tính được thực hiện qua rắc cắm DB25 ở phía sau máy tính. Tất cả các đường dẫn của cổng này đều tương thích TTL, nghĩa là chúng đều cung cấp một mức điện áp nằm giữa 0V và 5V.

*) Tính toán và thiết lập thông số điều khiển cho các trụcVấn đề tính toán chuyển động cho trục điều khiển khá phức tạp, nó

phụ thuộc khá nhiều yếu tố và lại là nhân tố quyết định đến độ chính xác, độ ổn định và hiệu suất làm việc của máy.

Đầu tiên ta phải xác định được khoảng cách di chuyển nhỏ nhất, đây là giá trị để xác định dịch chuyển và khả năng tăng tốc chuyển động.

Trong đề tài sử dụng động cơ bước mã hiệu 57BYGH76-401A có góc bước là 1,8o và lựa chọn chế độ điều khiển vi bước 1/8 để đảm bảo độ chính xác. Như vậy số xung để động cơ quay hết một vòng sẽ là: 360o / 0,225o = 1600 xung.

Phần cơ khí thực hiện nối trục động cơ đồng trục với trục vít me bi có bước ren 5 (tỷ số truyền 1/1). Vậy khi thực hiện quay hết một vòng ta đã thực hiện biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến với vị trí dịch chuyển là 5mm so với điểm đầu. Vậy để dịch chuyển 1mm ta có số xung/1mm là:

1600/5 = 320 (xung/mm)Tiếp đến xem xét đến tốc độ thực tế có thể và tốc độ của PC, nếu PC

có tốc độ 1GHz có thể sinh ra 35000 xung/s đồng thời trên mỗi trục. Vì thế vận tốc tối đa có thể đạt được là: 35000*60/320 = 6562,5mm/phút. Tuy nhiên, không phải như vậy là đã an toàn cho động cơ, máy hay mạch điều khiển, ta phải có thử nghiệm để có thể tìm ra vận tốc tối ưu nhất.

Để thiết lập moment quay thì cần phải đo đạc bằng cách chọn phôi và chiều dài giới hạn có thể đạt đến của máy sau đó dùng lực kế đo.

Dựa trên cơ sở thực tế phần cứng và phần cơ khí của máy ta tiến hành thiết lập các thông số cho các trục. 2.3. Kết nối, chạy thử phần mềm điều khiển

Để chạy thử chương trình, trên thanh công cụ ta chọn file – chọn load Gcode để nạp chương trình đã lập trình dưới dạng mã G.2.2. Mô hình hóa và mô phỏng máy phay CNC ảo

Với mục đích tạo ra môi trường luyện tập cho người học trước khi vận hành máy thật, chúng tôi đã thiết kế ra mô hình máy phay CNC ảo với

Page 259: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

259

các tính năng lập trình, mô phỏng quá trình gia công giống với máy thật. Công cụ được sử dụng cho thiết kế mô hình máy phay CNC ảo là phần mềm Vericut. 2.2.1 Thiết kế mô hình máy phay CNC ảo

a. Sơ đồ thiết kế mô hình máy phay CNC bằng phần mềm VeriCUTCác công việc thiết kế cụ thể được thể hiện trên sơ đồ hình 2.42

b. Mô hình hóa hình học máy bằng phần mềm SolidWorksTừ kết quả khảo sát thực tế trên cơ sở hỗ trợ thiết kế của phần mềm

SolidWorks chúng tôi đã thiết kế thành công mô hình chi tiết, cụm chi tiết 3D tương ứng như của máy thực. Từ các bộ phận chính như trên ta lắp ghép được mô hình tổng thể của máy phay ảo trong môi trường SolidWorks như hình 2.43 dưới đây:

Page 260: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

260

Hình 2. 7: Mô hình tổng thể máy được mô phỏng 3D bằng Solid-Works

2.2.2 Thiết kế máy phay CNC ảo bằng phần mềm VeriCUT.Việc thiết kế mô hình máy phay CNC bằng VeriCUT tuân thủ theo

trình tự thiết kế được trình bày ở trên.a. Thiết lập chuỗi động họcTrên cơ sở phân tích kết cấu của máy, ta có sơ đồ chuỗi động học của

máy như hình 2.44.

Hình 2. 8: Sơ đồ chuỗi động học máy phay CNC ArmoniTừ sơ đồ chuỗi động học của máy, ta xây dựng mô hình động học

trong VeriCUT.- Trước tiên cần khởi tạo 1 project mới với đơn vị đo mm: - Hiển thị các hệ trục toạ độ. - Định nghĩa chuỗi động học dao, bắt đầu từ thân máy --> trục Z

--> dao. - Định nghĩa chuỗi động học phôi. Các bước tiếp theo định nghĩa

các thành phần từ "Base" tới "Stock". Các thành phần được định nghĩa theo thứ tự: thân máy “Base” --> trục Y --> trục X --> Attach --> đồ gá

Phôi

Thân máy

X

Y

Z

Dao

Page 261: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

261

“Fixture” --> phôi “Stock” --> Designb. Nạp mô hình cho từng thành phần máy

Từ phần thiết kế máy phay bằng phần mềm SolidWorks ta định dạng cho các cụm bộ phận cơ khí của máy bằng định dạng *.stl .

- Nạp mô hình thân máy "Base"- Nạp mô hình 3D cho trục Z- Nạp mô hình trục Y- Nạp mô hình trục X- Nạp đồ gá "Fixture"- Nạp phôi "Stock"- Nạp thư viện dao "Tool"- Nạp chương trình NC- Thiết đặt điểm gốc chương trình (program Zero)- Nạp file định nghĩa bộ điều khiển máy - Hoàn thiện và ghi lại file cấu hình máy *.mch- Ghi Project FileKết quả ta có mô hình máy ảo như hình dưới đây

Hình 2. 9: Mô hình máy ảo trong môi trường VeriCUT2.2.3 Thử nghiệm máy phay CNC ảo

a. Chi tiết mô phỏng gia công thử nghiệm :Logo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Logo được gia

công trên phôi nhôm có kích thước 100x100x20.c. Mô phỏng quá trình gia công trên máy phay CNC ảoTrình tự tiến hành kiểm tra mô phỏng.

Page 262: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

262

- Bước 1: Thiết lập phôi có kích thước 100x100x20mm- Bước 2: Thiết lập dao (có đường kính T1=0.5mm) - Bước 3: Thiết đặt điểm gốc chương trình (Program zero)- Bước 4: Nạp chương trình NC- Bước 5: Tiến hành chạy mô phỏng- Bước 6: Phát hiện và sử lý lỗi khi mô phỏng quá trình gia công.

Sau khi tiến hành sửa chương trình và chạy lại chương trình để kiểm tra.

Hình 2. 10: Mô hình máy phay CNC ảo hoàn thiện- Bước 7: Kiểm tra độ chính xác của chi tiết sau khi mô phỏng

2.3. Gia công, chế tạo và lắp ráp máy phay CNC2.3.1 Phân tích yêu cầu, xác định chi tiết gia công

Kết cấu cơ khí của máy phay CNC cỡ nhỏ có khoảng hơn 50 chi tiết lớn nhỏ. Trong đó có các chi tiết tiêu chuẩn mua sẵn, như bulong, đai ốc, vít, vòng bi, trục vít me bi, đai ốc bi, thanh trượt bi, con trượt bi, các động cơ truyền động cho các trục, động cơ trục chính, tủ điện...

Để đảm bảo chất lượng của quy trình công nghệ, đồng thời giảm bớt số lượng quy trình công nghệ tương tự nhau, tạo thuận lợi cho việc thiết kế, chế tạo và đảm bảo vật tư, cần ứng dụng các nguyên tắc của điển hình hoá quá trình công nghệ trên cơ sở phân các chi tiết gia công thành từng họ. Sau khi phân loại, mỗi họ được đại diện bằng 1 hoặc vài chi tiết điển hình. Quy trình công nghệ được thiết kế cho chi tiết điển hình, sau đó áp dụng cho các chi tiết tương tự trong cùng họ.

Page 263: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

263

Trong số các chi tiết được gia công, có thể chia ra thành các nhóm chi tiết sau:

- Nhóm chi tiết dạng hộp (bàn máy, bàn trượt trục Y, đầu gá động cơ trục chính, gá đai ốc bi...), hình 2.46 a), b)

- Nhóm chi tiết dạng tấm (tấm gá động cơ, tấm gá vòng bi, các tấm thân máy, vỏ máy...), hình 2.46 e), f).

- Nhóm chi tiết dạng bạc (bạc chặn đầu động cơ, ống nối đàn hồi,...), hình 2.46 h).

- Nhóm chi tiết dạng thanh (thanh đỡ thân máy,...) hình 2.46 g).

a b e

f g h

Hình 2. 11: Các họ chi tiết trong máy phay CNC2.3.2 Xác định điều kiện sản xuất

Trong phạm vi của đề tài, việc chế tạo máy phay CNC cỡ nhỏ thuộc quy mô sản xuất đơn chiếc. Mặt khác, trong quá trình chế thử không thể tránh được việc thay đổi kết cấu, thiết kế lại, vừa làm vừa sửa. Do vậy, việc chế tạo máy phay CNC cỡ nhỏ không thích hợp với các nhà máy có dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh và chuyên môn hoá cao mà được thực hiện tại các xưởng chế thử của các viện nghiên cứu, xưởng thực hành của nhà trường hoặc tại các cơ sở sản xuất tư nhân. Tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, thiết bị rất đa dạng và nhiều chủng loại, như máy tiện, phay vạn năng thông thường, máy CNC các loại (máy tiện CTX310e, máy phay DMU50, cắt dây, gia công xung điện, máy cắt tấm Plasma, máy gấp, hàn,...), ngoài ra còn có các xưởng gò, xưởng nguội, nên đủ năng lực và điều kiện gia công chính xác. 2.3.3 Định hướng công nghệ

Từ phân tích về đặc điểm kết cấu của sản phẩm về điều kiện sản xuất, có thể rút ra một số định hướng chung về công nghệ như sau:

Page 264: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

264

- Sử dụng các loại phôi sẵn có trên thị trường, tạo hình sơ bộ bằng các phương pháp cắt, hàn, rèn uốn tự do, cắt dây,...

- Sử dụng thiết bị công nghệ vạn năng để gia công các bề mặt thông thường, kết hợp sử dụng các máy điều khiển số cho các bề mặt có hình dạng phức tạp hoặc yêu cầu cao về độ chính xác kích thước, vị trí tương quan và độ nhám bề mặt.

- Sử dụng đồ gá vạn năng, kết hợp rà gá hoặc vạch dấu để phân bố đều lượng dư gia công và thích ứng với điều kiện phôi kém chính xác; giảm chi phí để thiết kế, chế tạo các đồ gá chuyên dùng.

- Quy trình công nghệ không thiết kế tỷ mỷ, tiến trình công nghệ và nội dung các nguyên công có thể được hiệu chỉnh. Chế độ cắt mang tính định hướng, tuỳ theo tình trạng của phôi, dao và máy mà công nhân có thể thay đổi để đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Là sản phẩm nghiên cứu khoa học, chưa sản xuất đại trà, thời gian làm việc ít nên vấn đề tuổi thọ chưa được đặt ra. Nguyên công nhiệt luyện, nếu không ảnh hưởng đến độ bền thì không cần thiết thực hiện.

- Việc lắp ráp được thực hiện hoàn toàn thủ công. Độ chính xác tổng thể của máy phay CNC được đánh giá dựa trên độ chính xác của sản phẩm được gia công trên nó. 2.3.5 Chọn phương án công nghệ

Phần lớn các chi tiết gia công được chế tạo từ thép 45 và gang. Ở trạng thái bình thường chúng có tính gia công rất tốt. Do vậy phương pháp gia công cơ áp dụng cho các chi tiết thuộc đề tài là phay, tiện, khoan, khoét, doa và ta rô. Do quy mô sản xuất đơn chiếc nên việc tra và tính chế độ cắt hoàn toàn mang tính thủ công, không cần thiết trình bày cho tất cả mọi chi tiết. Chế độ cắt ghi trong phiếu công nghệ của các chi tiết khác được xác định theo phương pháp tra bảng trong sổ tay công nghệ.2.3.5 Thiết kế quy trình công nghệ gia công cho một số chi tiết điển hình

a. Gia công bàn trượt theo phương Y*) Bản vẽ chi tiết*) Phân tích tính năng làm việc, xác định yêu cầu kỹ thuật và chọn

máy*) Xác định dạng sản suất, chọn phôi*) Quy trình công nghệ gia công chi tiếtNguyên công 1:Gia công 6 mặt đạt kích thước 240x170x60(mm)

Page 265: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

265

- Máy: Chọn máy phay vạn năng X6332B- Đồ gá : Ê tô máy- Định vị : Chi tiết được định vị 5 bậc tự do- Dao : Dao phay mặt đầu- Sơ đồ gá đặt: Nguyên công 2: Gia công mặt đáy- Máy: máy phay DMU50- Đồ gá: Ê tô- Định vị: Chi tiết được định vị 5 bậc tự do- Trình tự các bước gia công:

Nguyên công 3: Gia công mặt đối diện với mặt đáy- Máy: máy phay DMU50- Đồ gá: Ê tô- Định vị: Chi tiết được định vị 5 bậc tự do- Trình tự các bước gia công:

Nguyên công 5: Tổng kiểm tra2.3.6 Lắp ráp hoàn thiện máy

Bước

1

2

3

4

5

Tên bước gia công

Phay 2 rãnh đạt kích thước 76(mm)

Khoan 16 lỗ Ø3.5 trên 2 rãnh

Tarô 16 lỗ M4 trên 2 rãnh

Khoan Ø10

Phay hốc đạt kích thước Ø30+0.02

Bước

1

2

3

4

5

Tên bước gia công

Phay rãnh đạt kích thước 64(mm)

Khoan lỗ Ø10

Phay hốc đạt kích thước Ø30+0.02

Phay 2 rãnh đạt kích thước 50(mm)

Khoan và tarô các lỗ M4 trên 2 rãnh

Page 266: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

266

Quá trình lắp ráp máy được thực hiện theo nguyên tắc lắp riêng từng cụm máy, sau đó lắp hoàn thiện các cụm máy với nhau. Sản phẩm lắp được thể hiện như hình 2.49.

Hình 2. 12: mô hình máy phay CNC sau khi lắp ráp hoàn chỉnh

Hình 2. 13: hình ảnh máy phay CNC thực

Page 267: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

267

CHƯƠNG IIIĐÁNH GIÁ TÍNH NĂNG VÀ KHẢ NĂNG CÔNG NGHỆ

CỦA MÁY PHAY CNC ĐÃ CHẾ TẠOChương này sẽ trình bày: mục tiêu, phương pháp và kết quả thực

nghiệm; đánh giá tính năng điều khiển và khả năng công nghệ, hiệu quả của máy phay CNC đã chế tạo.

* Mục tiêu nghiên cứuTrong quá trình thực hiện đề tài, với các thiết bị hiện có gồm máy

phay CNC chế tạo, máy tính, phần cứng giao diện và phần mềm cơ sở,... Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành thử nghiệm quá trình cắt gọt bằng vật liệu chi tiết là nhôm có dạng khối hộp với một số kiểu dáng bề mặt chi tiết khác nhau. Những bề mặt được lựa chọn gia công thể hiện đặc trưng công nghệ có tính phức tạp, hiện đại mà công nghệ phay có thể thực hiện được trên máy CNC.

Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực, khó khăn về thời gian và điều kiện kinh tế kỹ thuật khác mà việc nghiên cứu lý thuyết cũng còn hạn chế nhất định. Nghiên cứu lý thuyết có vai trò định hướng, còn việc xác định kết cấu và giá trị cụ thể của các thông số điều khiển phải dựa vào nghiên cứu thử nghiệm. Vì vậy, nhiệm vụ trong chương này nhằm 2 mục tiêu chính:

(1)- Tiến hành thử nghiệm quá trình cắt, từ đó đánh giá tính năng điều khiển của hệ thống điều khiển số được thiết kế, chế tạo; đánh giá khả năng công nghệ của máy phay CNC được chế tạo;

(2)- Nhận xét, đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.** Phương pháp và quy mô thực nghiệmĐề tài đã tiến hành thực nghiệm trên nhiều kiểu dáng phôi, nhằm phản

ánh quan hệ giữa khả năng điều khiển và khả năng cắt gọt của máy. Chúng tôi xin giới thiệu 3 mẫu sản phẩm đặc trưng:

+ Kiểu 1: cắt theo biên dạng hình tròn và hình ông sao Mục đích đánh giá: khả năng điều khiển của máy, độ chính xác

nội suy, độ chính xác truyền động của hệ thống cơ khí.+ Kiểu 2: cắt mặt phẳng bậc theo đường biên dạng cong Mục đích đánh giá: khả năng điều khiển, công suất của máy, độ

cứng vững của máy.+ Kiểu 3: cắt lô gô của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định Mục đích đánh giá: khả năng điều khiển tổng hợp và khả năng

công nghệ phức tạp của máy.

Page 268: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

268

3.1 Thử nghiệm và đánh giá tính năng điều khiển Tính năng của hệ thống điểu khiển được đánh giá thông qua chức

năng của hệ thống và chất lượng điều khiển. Mà chất lượng điều khiển được đánh giá bởi các chỉ tiêu: thời gian quá độ; sai số điều khiển trong trạng thái xác lập; tính ổn định. Quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành nhiều thử nghiệm để khảo sát các chỉ tiêu trên.

Bằng kết quả thử nghiệm, cắt thực trên các chi tiết nhôm với những tốc độ cắt khác nhau, những bề mặt từ đơn giản đến phức tạp có thể khẳng định rằng: hệ thống điều khiển được thiết kế sử dụng cho máy phay CNC của đề tài đảm bảo các yêu cầu thông số kỹ thuật về điều khiển mà đề tài đã đặt ra.

Về chất lượng điều khiển, hệ làm việc ổn định khi gia công bình thường và ngay cả khi thay đổi dạng điều khiển quá trình cắt gọt trên máy CNC.3.2 Thử nghiệm và đánh giá khả năng công nghệ

Để đánh giá về mặt công nghệ, đề tài đã khảo sát 3 tiêu chí cơ bản: (1) độ nhám bề mặt gia công; (2) độ chính xác kích thước gia công; (3) thời gian gia công. Các tiêu chí trên được dùng để so sánh kết quả gia công trên máy tự chế tạo và gia công trên máy nhập ngoại có kiểu dáng tương tự. Kích thước gia công được đo bằng thước cặp 1:20, bằng panme hiện số1:1000.

Hình 2. 14: hình ảnh một số sản phẩm gia công thử nghiệm3.3 Phân tích kết quả thử nghiệm

Trong quá trình thử nghiệm, chúng tôi đã sử dụng cùng một chương trình gia công, cùng một chủng loại và kiểu dáng phôi đem cắt trên hai máy phay CNC: máy phay CNC tự chế tạo và máy phay CNC kiểu ARMONI tương tự. Chúng tôi đã thống kê và so sánh: năng suất gia công (thời gian cắt thực), chất lượng gia công (độ chính xác kích thước,

Page 269: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

269

độ nhám bề mặt gia công,...). Kết quả cho thấy: Về chức năng, máy đã thực hiện đúng chức năng công nghệ của nó.

Bộ điều khiển chấp nhận và thực hiện đúng lệnh điều khiển. Về tính năng, hệ thống điểu khiển được đánh giá thông qua chức năng

của hệ thống và chất lượng điều khiển. Mà chất lượng điều khiển được đánh giá bởi các chỉ tiêu: thời gian quá độ; sai số điều khiển trong trạng thái xác lập; tính ổn định. Quá trình thực hiện đề tài đã tiến hành nhiều thử nghiệm để khảo sát các chỉ tiêu trên. 3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật

Tuy mức chi phí để thực hiện đề tài còn hạn hẹp, nhưng kết quả của đề tài đã mang lại những giá trị kinh tế - kỹ thuật nhất đinh:

- Giảm chi phí do không phải đầu tư mua các thiết bị của nước ngoài.- Chủ động trong việc bảo hành, nâng cấp- Sinh viên được làm quen với mô hình máy CNC ảo trước khi làm

việc với máy CNC thật giúp nâng cao hiệu quả đào tạo.- Có thể cài đặt các mô hình máy CNC ảo với số vị trí lập trình không

hạn chế giúp cho môi trường, điều kiện học tập của Sinh viên tốt hơn.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua thời gian dài nghiên cứu, thực hiện đề tài. Ban chủ nhiệm đã hoàn thành, thực thi đầy đủ các nội dung nghiên cứu của đề tài đã được phê duyệt, có thể kết luận và khuyến nghị như sau:I. KẾT LUẬN

1) Về cơ sở lý luận: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan về máy công cụ điều khiển theo chương trình số (CNC); nghiên cứu 4 chuyên đề có giá trị về khoa học, có giá trị và ý nghĩa thực tiễn cao, phục vụ thiết thực cho nội dung nghiên cứu đề tài.

2) Về thực hành: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp ráp thành công phần kết cấu cơ khí và phần điều khiển.

3) Sản phẩm đạt được là một máy phay điều khiển theo chương trình số (CNC), máy được chạy thử và thử nghiệm quá trình cắt gọt để đánh giá về tính năng điều khiển và khả năng công nghệ của máy. Bằng kết quả thực nghiệm đã khẳng định:

+ Khả năng nối ghép các mô-đun phần cứng, phần mềm để thu thập và xử lý dữ liệu, xuất tín hiệu điều khiển, nối ghép tín hiệu với máy CNC,...

+ Khả năng xây dựng các mô-đun phần mềm: xây dựng thuật toán,

Page 270: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

270

xây dựng và nối ghép các mô-đun chức năng để thực hiện hiệu chỉnh; xây dựng giao diện người dùng và điều hành hệ thống rất thân thiện, dễ sử dụng,...

+ Máy có khả năng làm việc ổn định, thực hiện được chức năng công nghệ của máy phay CNC với mức độ tốt.

+ Song song với máy CNC thực là mô hình máy ảo được thiết kế với mục đích tạo ra nhiều trạm lập trình, mô phỏng kiểm tra chương trình trước khi gia công trên máy thật. Thiết kế này phù hợp với mục đích đào tạo.II. KHUYẾN NGHỊ

Đề tài đã đạt được những thành công và có đóng góp như đã nêu trên, nhưng do khuôn khổ của nhiệm vụ nghiên cứu, do những hạn chế về điều kiện nghiên cứu và năng lực tài chính nên đề tài khó tránh khỏi những hạn chế. Mặt khác, đây là đề tài ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến mang tính khai phá một hướng mới, mạnh dạn,... nên còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu tiếp. Sau đây xin được đề xuất một vài hướng để hoàn thiện và phát triển kết quả nghiên cứu:

- Hoàn thiện kết cấu hệ thống theo kiểu dáng công nghiệp có kỹ mỹ thuật đẹp hơn, độ cứng vững tốt hơn, công suất lớn hơn và nâng cao khả năng công nghệ của máy,...

- Tiếp tục thử nghiệm nhiều hơn và nêu các số liệu thống kê để đánh giá và lý giải rõ hơn về việc so sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong các trường hợp khác nhau về hình dạng phôi, vật liệu và kích thước dao, chế độ gia công,...

Tuy nhiên, có thể khẳng định cơ sở khoa học, các giải pháp kỹ thuật thiết kế, chế tạo được đề xuất là chính xác.

Việc nghiên cứu khai phá khả năng chế tạo mang tính mạnh dạn trong điều kiện Việt Nam như đề tài thực hiện mới chỉ đạt kết quả bước đầu và nhỏ bé. Để hướng nghiên cứu được phát triển, nhất là kết quả nghiên cứu được đưa vào thực tế, vấn đề này rất cần được tổ chức nghiên cứu và chỉ đạo, trước hết là sự quan tâm của các nhà khoa học, các cơ sở giáo dục – đào tạo, sản xuất và các cơ quan quản lý khoa học công nghệ. Ban chủ nhiệm đề tài rất mong được sự quan tâm, góp ý và hợp tác của các đồng nghiệp để đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu, triển khai, có sản phẩm tốt hơn và thực tế hơn./.

Page 271: KỶ YẾU - khcn.molisa.gov.vnkhcn.molisa.gov.vn/books/Kyyeu2011.pdf · Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy phay cnc dùng cho đào tạo ... tới các cán bộ quản

271