57
KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC) GV: Thị Thương Gmail: [email protected] 1

KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

  • Upload
    others

  • View
    21

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

(KN DẠY HỌC)

GV: Lê Thị Thương

Gmail: [email protected]

1

Page 2: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công việc giảng dạy là một trong những công

việc tương đối quan trọng cần được chú ý nhiều hơn

trong cuộc CM 4-0. Đặc biệt là trong sự nghiệp “trồng

người” lại là sự nghiệp thiết thực và đang được xã hội

lưu tâm nhiều nhất, đối với mỗi giáo viên cũng có

những yêu cầu cao về kỹ năng sư phạm của mình

2

Page 3: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Một giáo viên giỏi phải có hệ thống kỹ năng sư phạm

được chuyên môn hóa cao, sâu sắc và luôn thích ứng với

nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Một giáo viên nếu chỉ có tri thức thì chỉ gọi là thợ dạy,

và khi nào họ có kỹ năng sư phạm cũng như bộc lộ hệ

thống kỹ năng ấy một phù hợp vào thực tiễn giáo dục mới

gọi là “Thầy”.

3

Page 4: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Trên thế giới nhiều trường Ðại học đào tạo giáo viên

thiên về kỹ năng hơn kiến thức chuyên ngành. Giáo viên

trước tiên phải là người có khả năng tương tác tích cực với

học sinh.

Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng rèn luyện phương

pháp dạy học, giáo viên cần có khả năng truyền lửa, kỹ

năng tổ chức hững hoạt động tương tác với học viên, kỹ

năng sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kỹ năng quản

lý đội, nhóm…

4

Page 5: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Dạy chỉ là một nửa của nghề giáo, một nửa còn lại

tập trung ở nhiệm vụ giáo dục cho học sinh. Nhưng trong

thời gian qua xảy ra nhiều sự vụ đau lòng như vì mâu thuẫn

với giáo viên mà học sinh uống thuốc tự tử, học sinh đánh

thầy, trò tát giáo viên chỉ vì nhắc nhở quy định nhà trường

và mới đây là thầy tát học sinh rồi sau đó học sinh đánh

thầy…

Dưới góc độ nhà giáo dục, giáo viên không thể đổ lỗi

cho nhân cách học sinh. Vì sao học sinh chỉ phản ứng lại

với giáo viên này mà không phải với giáo viên kia? Tại sao

có nhiều học sinh rất nghịch phá nhưng lại rất vâng lời một

hai thầy cô giáo trong trường?

•5

Page 6: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Sự khéo léo và tài tình ở người giáo viên không phải

là dùng uy nghiêm của mình giáo dục các em mà phải dùng

kỹ năng sư phạm để hướng dẫn và tương tác với học sinh

một cách khéo léo.

Học sinh ngày nay có sự biến đổi lớn về mặt tâm lý

do sự tác động từ môi trường xã hội, nhất là giai đoạn các

em từ trẻ con chuyển tiếp sang người lớn. Giáo viên cần

hiểu rõ hơn về tâm lý của học sinh và có khả năng giải

quyết tốt các tình huống sư phạm.

6

Page 7: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Nhiều giáo viên còn lúng túng khi mở đầu bài giảng,

thậm chí bỏ hẳn khâu mở đầu bài giảng và chính điều này

làm giảm hiệu quả rất nhiều trong việc tiếp thu tri thức của

học sinh dưới góc độ Tâm lý học, quy luật ghi nhớ và nhớ.

Giáo viên bối rối khi không biết làm thế nào để tập

trung học sinh, điều khiển và làm chủ lớp học, có khi lớp

học mạnh thầy thầy giảng, mạnh trò trò nói chuyện.

Giáo viên khó khăn trong việc tiếp cận với học sinh

hiếu động, nghịch phá và chưa có những kỹ năng thể hiện

sự đồng cảm, chia sẻ, động viên hay kỹ năng kết nối để “lôi

kéo” học sinh cá biệt về phía mình, gần gũi mình hơn…

7

Page 8: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Cần xem xét kỹ năng sư phạm như một phương tiện

để người giáo viên hành nghề, không có phương tiện sẽ

không thể nào hành nghề. Kỹ năng sư phạm không chỉ đặt

trong yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp mà cần thiết

trong phẩm chất, nhân cách người giáo viên.

8

Page 9: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

1.1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng dạy học

Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện một cách có

hiệu quả một công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định

bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp

với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.

Về cấu trúc của kỹ năng, hầu hết các tác giả đều xác định

có ba yếu tố:

- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác, hành động

và tri thức về đối tượng hành động

- Mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện

- Hệ thống các thao tác, các hành động và các phương tiện

tương ứng.

9

Page 10: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Phân loại kỹ năng

• Người ta phân biệt kỹ năng nguyên sinh với kỹ năng thứ

sinh:

- Kỹ năng nguyên sinh là kỹ năng được hình thành lần

đầu qua các hành động đơn giản là cơ sở để hình thành kỹ

xảo (cầm, nắm, kéo, đẩy,…)

- Kỹ năng thứ sinh là kỹ năng bậc cao, được hình thành

trên cơ sở tri thức và kỹ xảo cũ đã có từ trước.

10

Page 11: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Người ta cũng phân biệt hai nhóm kỹ năng lao động:

- Kỹ năng kỹ thuật - công nghệ riêng, khác nhau ở từng

lĩnh vực lao động, nghề nghiệp cụ thể khác nhau

Ví dụ các kỹ năng của nghề hàn khác các kỹ năng của

nghề tiện; Nghề dạy học có những kỹ năng riêng khác với

những kỹ năng của nghề bác sĩ...

- Kỹ năng lao động chung, có ở mọi hình thái lao động

11

Page 12: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Ngày nay, người ta cũng thường đề cập nhiều đến kỹ năng

cốt lõi.

Kỹ năng cốt lõi là kỹ năng có tính chất chung, cơ bản mà bất

cứ người lao động nào cũng phải có trong năng lực của mình, nó tập

trung vào khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo một cách

tích hợp trong các tình huống lao động thực tế. Có thể kể đến những

kỹ năng cốt lõi sau đây:

- Các kỹ năng thông tin

- Các kỹ năng giao tiếp

- Các kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động

- Các kỹ năng hợp tác

- Các kỹ năng sử dụng toán học

- Các kỹ năng giải quyết vấn đề

- Các kỹ năng sử dụng công nghệ

12

Page 13: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

1.1.2. Khái niệm kỹ năng dạy học

Kỹ năng dạy học là khả năng của người dạy thực hiện một

cách có kết quả các hoạt động/công việc của mình để đạt

được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và

áp dụng những cách thức hành động phù hợp với người

học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.

13

Page 14: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Kỹ năng dạy học (KNDH) có những đặc trưng sau:

- Có KNDH nghĩa là có năng lực giảng dạy ở một mức độ

nào đó.

- KNDH có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập

- KNDH là một hệ thống bao hàm trong nó những KNDH

chuyên biệt

- KNDH là một hệ thống mở, mang tính phức tạp, nhiều

tầng bậc và mang tính phát triển, trong đó có những

KNDH cơ bản.

14

Page 15: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Trong lí luận và thực tiễn, KNDH được xem xét trên hai

góc độ:

Một là theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học;

Hai là theo cấu trúc quá trình dạy học.

Theo tiếp cận cấu trúc hoạt động dạy học, các nhà

khoa học nghiên cứu những kỹ năng, kỹ xảo, thủ thuật,

thao tác trí tuệ, hoạt động tư duy trong dạy học.

Theo cấu trúc quá trình dạy học, họ xem xét các kỹ

năng, kỹ xảo dạy học bên ngoài, tức là cách thức tiến hành

công tác dạy học.

15

Page 16: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

1.1.3. Điều kiện và các bước hình thành

kỹ năng dạy học

• a. Các điều kiện hình thành kỹ năng dạy học

- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ hoạt động dạy học

- Kiến thức, kỹ xảo về chuyên môn và sư phạm vững vàng

- Luyện tập có kế hoạch

16

Page 17: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

b. Các bước hình thành kỹ năng dạy học

Bước 1: Xác định mục đích và và lựa chọn PP, phương

tiện tiến hành hoạt động dạy học

Bước 2: Tiến hành thử (thử và sai)

Bước 3: Luyện tập để hình thành các kỹ năng dạy học

thành phần

Bước 4: Luyện tập để phối hợp các kỹ năng thành phần

và thực hiện hoạt động đạt kết quả

Bước 5: Thực hiện kỹ năng trong các tình huống khác

nhau

Bước 6: Vận dụng kỹ năng trong hoạt động dạy học nghề

nghiệp

17

Page 18: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

1.2. Những kỹ năng đặc trưng của hoạt động dạy học

1.2.1. Nhóm kỹ năng chuẩn bị bài dạy• Kỹ năng phân tích nội dung chương trình các môn học lý thuyết và thực hành

• Kỹ năng nghiên cứu nội dung bài lên lớp

• Kỹ năng lựa chọn tài liệu, nghiên cứu tri thức mới

• Kỹ năng dự đoán những khó khăn của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức mới

• Kỹ năng nắm trình độ, thái độ HS (đặc điểm đối tượng)

• Kỹ năng thiết kế buổi dạy

• Kỹ năng nhận dạng bài dạy

• Kỹ năng dự kiến cấu trúc, nội dung bài học

• Kỹ năng viết mục tiêu bài dạy

• Kỹ năng dự kiến phương pháp dạy học

• Kỹ năng dự kiến phân phối thời gian

• Kỹ năng lựa chọn phương tiện dạy học

• Kỹ năng chuẩn bị phương tiện dạy học

• Kỹ năng soạn giáo án bài dạy

• Kỹ năng chuẩn bị tài liệu phát tay...

18

Page 19: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

2.2.4.2. Viết mục tiêu bài học

a. Định nghĩa:

• Mục tiêu bài học là lời phát biểu về những gì mà học

sinh phải đạt được sau bài học.

• Mục tiêu bài học là tuyên bố về những gì hoc sinh phải

hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau khi kết thúc

bài học, đó chính là mục tiêu học tập.

• Mục tiêu học tập cần được viết dưới góc độ hoc sinh để

nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài học là ở phía học

sinh (HS) chứ không phải ở phía giáo viên (GV).

19

Page 20: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

b. Cấu trúc mục tiêu: 3 thành phần

* Kiến thức: Khái niệm, sự kiện, nguyên lý, quy luật,

định luật, …

* Kỹ năng: - Kỹ năng hoạt động trí tuệ

- Kỹ năng tâm vận

* Thái độ:

- Quan sát được (hành vi, thói quen, cách cư xử,… )

- Không quan sát được: Sự cảm nhận, lòng tin, động cơ,

20

Page 21: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Sai lầm thường mắc phải khi viết mục tiêu bài học

gồm có ba loại:

(1) Viết dưới góc độ GV: Cung cấp cho HS...;Trang bị cho

HS...; Truyền đạt cho HS...; Rèn luyện cho HS ...

(2) Viết dưới góc độ HS nhưng không đúng yêu cầu của

bài học, ví dụ:

Học tập nghiêm túc

Tham gia xây dựng bài…

(3) Viết dưới góc độ HS nhưng không chỉ rõ mức độ

kiến thức hay kỹ năng cần hình thành: Nắm được kiến

thức về…; Hiểu được ...

21

Page 22: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Minh chứng sự sai sót khi viết mục tiêu

Có GV ghi Mục tiêu học tập của bài Cấu trúc điều khiển như sau:

• Mục tiêu học tập:

Sau khi học bài này, học sinh sẽ:

- Hiểu cú pháp và lưu đồ câu lệnh FOR là một trong những câu lệnh

viết lập trình Pascal

- Viết được một số chương trình Pascal đơn giản bằng câu lệnh FOR

qua một số bài toán có số lần lặp biết trước.

Vài lời bình luận:

- Mục tiêu nói về người học (Sau khi bài học này học sinh sẽ…)

- Thế nào là “hiểu”, không có động từ hành động, không đo

được mức độ hiểu của người học

- Không có tiêu chí, dạng bài toán thế nào? có vòng lặp lồng

nhau không?

22

Page 23: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

• Một mục tiêu bài học được viết như trên sẽ không thể

đánh giá được khi kết thúc bài dạy HS có đạt được mục

tiêu đã đề ra hay không. Và như vậy, đương nhiên cũng

không thể đánh giá được GV có hoàn thành tốt bài dạy

của mình hay không.

• Cả GV và người dự giờ không thể dựa vào đó để đánh

giá kết quả bài dạy. Các “Mục tiêu” được viết quá chung

chung, không thể sử dụng để lựa chọn nội dung và thiết

kế các hoạt động dạy và học trong quá trình lên lớp.

• Bởi vậy, chúng ta hãy nghiên cứu một cách tiếp cận mới

về cách viết “Mục tiêu” bài học sau đây:

23

Page 24: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Chọn 1 tiết dạy bất kỳ. Viết mục tiêu học tập của tiết. dạy đó. Qua

đó thể hiện kỹ năng dạy học.

Viết MTHT cho 1 tiết dạy về thì tương lai trong tiếng Anh cho HS

lớp7

Sau khi học xong bài này HS phải đạt được :

1. Về kiến thức: Trình bày lại được cấu trúc ngữ pháp

của thì tương lai

( Trình bày và giải thích được cấu trúc ngữ pháp của

thì tương lai)

( Phân tích được cấu trúc của thì tương lai)

2. Về kỹ năng: Vận dụng thì tương lai một cách thuần

thục trong giải các bài tập cô giao và trong giao tiếp

hàng ngày…

3. Vè thái độ: Yêu thích môn học và tích cực ứng dụng

môn học trong cuộc sống.

24

Page 25: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

c. Viết mục tiêu bài học lý thuyết

* Yêu cầu kỹ thuật khi viết mục tiêu bài học lý thuyết:

- Mục tiêu phải được tiếp cận dưới góc độ người học

- Mục tiêu phải bắt đầu bằng một từ chỉ hành động (động

từ)

- Mục tiêu phải có đủ 3 thành phần (kiến thức, kỹ năng,

thái độ

- Mục tiêu phải có các tiêu chí để đo

- Mục tiêu phải phân định rõ mức độ nắm vững tri thức

(Bloom)

25

Page 26: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

* Các mức trình độ về kiến thức:

Để viết được mục tiêu bài học lý thuyết GV cần dựa

vào các mức độ khác nhau của kiến thức/nhận thức. Một

bảng phân loại mục tiêu giáo dục phổ biến được nhiều

người sử dụng là 6 mức độ nhận thức do B. J. Bloom đề

xuất.

26

Page 27: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện

6. Đánh

giá-sáng

tạo

Vận dụng các nguyên lý vào các trường hợp để đưa

ra các giải pháp mới và so sánh nó với các giải

pháp đã biết khác

Thiết kế lại được các mạng điện với các chỉ số có

hiêu quả hơn.

Lựa chọn được mạng điện tối ưu

5. Tổng

hợp

Vận dụng các nguyên lý vào các trường hợp để

trình bày một giải pháp mới

Tìm được lỗi ở một hệ thống điện bao gồm nhiều

mạng

4. Phân

tích

Vận dụng các nguyên lý vào các trường hợp phức

hợp

Thiết kế một mạng điện khi phải tìm ra các thông số

cần thiết

3. Vận

dụng

Vận dụng các nguyên lý vào các trường hợp riêng

biệt

Thiết kế được một mạng điện khi có đủ các thông

số cần thiết

2. Thông

hiểu

Trình bày hoặc phân tích được ý nghĩa của các sự

kiện

Tìm được điện trở R khi cho U &I (định luật ôm)

1. Biết Nhắc lại các sự kiện Nhắc lại được định luật ôm, định luật vạn vật hấp

dẫn...

27

Page 28: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Với cách viết mới ta có thể sửa lại ví dụ trên như sau:

Chủ đề bài dạy: Cấu trúc điều khiển

Mục tiêu: Sau bài dạy, HS sẽ:

- Giải thích được cú pháp của lệnh lặp FOR

- Phân tích được thành phần của lệnh gán viết sau từ khoá

FOR và giá trị viết sau từ khoá TO trong cú pháp

- Giải thích được hoạt động của vòng lặp FOR trên lưu đồ

- Viết được chương trình Pascal với một biểu điều khiển.

28

Page 29: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

d. Viết Mục tiêu thực hiện cho bài học thực hành

* Yêu cầu kỹ thuật viết mục tiêu bài học thực hành:

- Mục tiêu phải được tiếp cận dưới góc độ người học

- Mục tiêu phải bắt đầu bằng một từ chỉ hành động (động

từ )

- Mục tiêu phải có đủ 3 thành phần (kiến thức, kỹ năng,

thái độ)

- Mục tiêu phải có các tiêu chí để đo

- Mục tiêu phải phân định rõ mức độ nắm vững kỹ năng

(Bloom)

29

Page 30: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

* Các mức trình độ về kỹ năng:

Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện

5. Làm thuần

thục

Đạt trình độ cao về tốc độ và sự

chính xác, ít cần sự can thiệp của

ý thức.

Xẻ đôi được một thanh gỗ không cần tới mực

kẻ, đường cưa không xơ xước, có thể vừa xẻ

gỗ vừa tán chuyện.

4. Làm biến

hoá

Thực hiện kỹ năng trong các

hoàn cảnh và tình huống khác

nhau

Xẻ đôi được một thanh gỗ trong các hoàn cảnh

thời tiết và chất lượng gỗ khác nhau đúng mực

kẻ, đường cưa không xơ xước

3. Làm chính

xác

Quan sát và thực hiện một cách

chính xác như hướng dẫn

Xẻ đôi được một thanh gỗ theo đúng mực kẻ,

đường cưa không xơ xước

2. Làm được Quan sát và thực hiện được như

hướng dẫn (kỹ năng)

Xẻ đôi được một thanh gỗ theo đúng mực kẻ

đường cưa đôi chỗ bị xơ, xước

1. Bắt chước Quan sát và sao chéo rập khuôn Xẻ đôi được một thanh gỗ, nhiều chỗ còn lệch

với mực kẻ, đường cưa còn xơ xước30

Page 31: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

* Các mức độ về thái độ:

TT Mức trình độ Sự thực hiện để đánh giá

1 Chấp nhận Thừa nhận một cách thụ động nhưng không phản

kháng, chống đối

2 Có phản ứng tích cực Thừa nhận một cách tích cực, có quan tâm đến vấn đề

3 Có ý kiến đánh giá Đã nhập cuộc, có nhận xét về vấn đề được

4 Cam kết thực hiện Thực hiện một cách chủ động, tự nguyện

5 Thành thói quen Đã trở thành tác phong, lối sống của bản thân

31

Page 32: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

2.2.4.3. Kỹ năng dự kiến cấu trúc, nội dung bài học:

- Xác định khối lượng kiến thức cần trình bày

- Phân tích nội dung, lập trình tự các phần kiến thức theo

lôgíc nhất định

- Đặt tên cho từng đơn vị kiến thức và đánh số theo thứ

tự

- Lập sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa các phần

- Xác định kiến thức liên hệ với thực tế

- Xác định thời điểm và cách thức liên hệ (trước, trong,

sau nội dung)

32

Page 33: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

2.2.4.4. Kỹ năng dự kiến phương pháp dạy học:

- Phân tích lôgíc của nội dung bài học, của từng loại kiến

thức

- Liên hệ với đối tượng học tập

- Lựa chọn nhóm phương pháp chủ đạo của bài học và

phương pháp cụ thể cho từng nội dung và các phương tiện

tương ứng

- Cụ thể hóa hoạt động của thầy và trò trong từng nội

dung

33

Page 34: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

2.2.4.6. Kỹ năng dự kiến phân phối thời gian:

- Xác định khối lượng kiến thức của bài học

- Xác định nội dung chính, trọng tâm của bài học

- Phân chia thời gian cho từng phần nội dung với phương

pháp cụ thể, thời gian làm việc của thầy và trò

-Thực hiện thử và điều chỉnh

34

Page 35: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

1.2.2. Nhóm kỹ năng thực hiện bài lên lớp

• Nhóm kỹ năng ổn định tổ chức lớp (chào, kiểm tra môi

trường học tập, tình trạng hoc sinh, tập trung chú ý)

• Nhóm kỹ năng vào bài, tạo sự chú ý bài học mới

• Nhóm kỹ năng giảng bài mới (trình bày bảng, sử dụng

các PP, PTDH, theo dõi , bao quát lớp,…)

• Nhóm kỹ năng củng cố, tóm tắt, khắc sâu nội dung trọng

tâm của bài học

• Nhóm kỹ năng ra câu hỏi và bài tập về nhà

35

Page 36: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

4.2.3. Nhóm kỹ năng mở đầu bài học và kỹ thuật tạo sự

tập trung chú ý của học sinh:

4.2.3.1. Kỹ năng mở đầu bài học

a. Mở đầu

“Sự vĩ đại là nghệ thuật của việc bắt đầu” (Longfellow)

Những ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Một bài

học cần có lời giới thiệu mạnh trong vài ba phút đầu của

phần mở bài để tạo nhịp cho toàn bộ bài ở phần thuyết

trình.

36

Page 37: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

b. Mục đích của việc mở đầu một bài dạy

Mở đầu một bài dạy nhằm:

* Tập trung được sự chú ý và khơi dậy được sự hứng thú

của HS

* Tạo ra mối liên kết giữa những bài học trước với bài học

sau

* Đưa ra mục đích của bài học và những mục tiêu cần đạt

được

* Chỉ ra những kĩ năng quan trọng

* Mô tả những gì cần đạt được trong và sau bài học.

37

Page 38: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

c. Các kỹ thuật mở đầu một bài dạy

Không có một kĩ thuật đơn lẻ tốt nhất cho phần mở

đầu một bài học. Dưới đây giới thiệu một số kĩ thuật cho

những mục tiêu chuyên biệt.

- Thu hút sự chú ý:

* Chào HS với sự nhiệt tình: ”Chào các anh, các chị!” “Chúc

mừng…”…

* Cho xem các vật thật, các mô hình bìa, các trực quan gây ấn tượng

mạnh. Đi tới giữa lớp tỏ ra thân mật với mọi người.

* Sử dụng câu truyện hài hước, câu chuyện ngắn, một bài thơ, một

câu chuyện riêng tư, một sự kiện mới….có liên quan tới chủ đề bài

học.

* Đưa ra một câu hỏi có tính thử thách học sinh.

* Làm ngạc nhiên hoặc làm “giật mình” các HS với lời phát biểu bất

ngờ.38

Page 39: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

- Tạo sự hấp dẫn

* Nó liên quan đến kinh nghiệm cuộc sống

* Đưa ra một sự chứng minh lý thú

* Đưa cho mọi người một tài liệu phát lý thú

* Đưa ra một sản phẩm đẹp và hỏi “Bạn muốn có khả năng

làm được nó không?”

39

Page 40: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

- Phát triển mối quan hệ

* Thân thiện, mỉm cười, thực hiện giao tiếp mắt

* Đối xử với mọi người bình đẳng

* Phản ứng lại một cách tích cực, có sự thừa nhận và đưa

ra các lời bình luận hoặc câu hỏi

* Tạo sự tín nhiệm chứ không phải quyền lực.

- Cung cấp một cái nhìn tổng quan

* Đưa ra lời phát biểu ngắn gọn, rõ ràng về các mục tiêu

của bài học

* Nêu tổng quát những gì HS sẽ phải làm trong quá trình

bài học

40

Page 41: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Những cách khác có thể là:

* Tiến hành ôn tập những hoạt động trước đó

* Sử dụng khung định hướng trước để cung cấp một cấu

trúc rõ ràng cho bài học (như mô hình mẫu, dàn ý hay bản

đồ khái quát trong đầu)

* Dựng nên một hình ảnh về kết quả cuối cùng hay những

sản phẩm tạo ra sau bài học

* Liên kết những điều đã học. Nếu một kĩ năng hành động

mới được nối với một cái gì đó đã biết trước đó, nó sẽ trở

nên dễ hiễu hơn và có lý do để thấy nó là quan trọng.

41

Page 42: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

- Đưa ra những điểm then chốt

Ví dụ:

* Làm thế nào mà bạn có thể nhận biết được một vết nứt

gãy xương trên tay hay chân của bạn?

* Bạn nên làm gì khi gặp một người bị gãy tay?

* Những nguyên nhân nào có thể gây nên gãy xương?

* Bạn có thể làm gì để trợ giúp ban đầu cho vết nứt gãy tay

hoặc chân?

Khi bạn đã liệt kê tất cả những điểm chủ chốt hoặc câu hỏi,

bạn nên sắp xếp chúng theo một trật tự dễ nhận biết.

42

Page 43: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Thiết kế sự chuyển tiếp

• Một mở bài tốt không bao giờ đột ngột dừng lại. Khi hoàn

thành phần mở bài GV không bao giờ nên nói “Đến đây

là kết thúc phần mở bài của tôi”. Bạn nên chuẩn bị những

lời chuyển tiếp trôi chảy, nó sẽ dẫn bạn đến phần đầu

tiên của nội dung bài học.

43

Page 44: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

4.2.3.2. Gợi ý và chỉ dẫn

* Chuẩn bị phần mở bài một cách chi tiết

* Nghĩ về sự cần thiết và hứng thú của người đọc

* Nghĩ về những câu hỏi có thể hỏi

* Thiết kế trước phần mở bài

* Đọc lại phần mở bài của bạn

* Giữ cho phần mở đầu tương đối ngắn (thông thường từ

3-5 phút là đủ)

* Thu nhận sự phản hồi của phần giới thiệu thông qua quan

sát thái độ HS

* Lôi cuốn HS từ phần mở đầu tới bài học.

44

Page 45: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

4.2.3.3. Kết luận

- Một phần mở bài có thể đạt được nhiều mục đích: Thu hút

sự chú ý, tạo sự hấp dẫn, phát triển mối quan hệ và đưa ra

cái nhìn tổng quát về bài học sắp tới.

- GV phải xác định những gì mình mong muốn phần mở

bài cần đạt được.

- Sau đó lập kế hoạch cho phần mở bài một cách cẩn thận

và thực hiện phần mở đầu tốt.

45

Page 46: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

1.2.3. Nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

• Kỹ năng xác định kiến thức, kỹ năng trọng tâm cần kiểm

tra, đánh giá

• Kỹ năng xác định hình thức kiểm tra, đánh giá

• Kỹ năng xây dựng câu hỏi kiểm tra

• Kỹ năng thiết kế chuẩn đánh giá (nội dung, thời gian)

• Kỹ năng phân tích kết quả bài kiểm tra

• Kỹ năng định điểm

• Kỹ năng cho thông tin phản hồi

46

Page 47: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Một số Kỹ năng dạy học cần tập trung trong

giai đoạn hiện nay

a. Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên

cứu

Thế giới đang ở trong quá trình của cuộc Cách mạng khoa học

công nghệ hiện đại với những tác động sâu sắc đến toàn bộ các mặt

kinh tế và đời sống xã hội.

Khối lượng tri thức nhân loại như một dòng thác khổng lồ đang

cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông tin. Những kiến thức nhà trường

chuyển giao cho sinh viên sư phạm chỉ những cơ sở ban đầu cho

một quá trình tự học, tự bồi dưỡng.

Ngay người vừa được công nhận học vị tiến sĩ cũng chỉ là

người bắt đầu bước vào công tác nghiên cứu độc lập. Học là công

việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người đi dạy, điều đó lại càng

quan trọng hơn. 47

Page 48: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Vào cuộc CM 4.0. Nội dung dạy học có thể được

chuyển tải trên tất cả các phương tiện công nghệ thông tin.

Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kỳ mọi nơi, mọi

lúc. Lúc ấy, kĩ năng tự học càng hết sức quan trọng. Ai dạy

những kĩ năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là

các thầy cô giáo. Do vậy, giáo viên trước hết phải là người

biết tự học

48

Page 49: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

b. Giáo viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông

tin

Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc

tự tìm tòi, khám phá. Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em

tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau khiến cho các em tìm

cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy vi tính

nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá

Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên

các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Internet là nguồn

thông tin không thể thiếu được của những người làm nghề dạy học.

Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói quen không

thể từ bỏ được của mỗi giáo viên. Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy

tính trở thành kỹ năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả

giáo viên

49

Page 50: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

b. Giáo viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông

tin

Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy

học trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen văn hoá đối với

mỗi giáo viên.

50

Page 51: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

c. Giáo viên phải có kỹ năng hợp tác trong dạy học

Một trong 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ 21 do UNESCO đề

xướng là “học để sống cùng nhau”.

Trên tầm vĩ mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách

không gian nhờ vào công nghệ thông tin; nhiều giá trị nhân bản phổ

biến đã trở thành nét chung của nhiều dân tộc.

Thế giới đòi hỏi sự liên kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Khó

có thể chấp nhận một quốc gia hay một cá nhân nào trong thời đại

ngày nay đứng ngoài quỹ đạo của việc bảo vệ môi trường, chống

khủng bố…

Trong phạm vi cụ thể, sự hợp tác tạo nên nhiều thành tựu

quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần được rèn luyện

ở mỗi giáo viên. Đến lượt mình, các thầy cô giáo lại dạy cho học sinh

của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống.

51

Page 52: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

d. Giáo viên cần luôn tự bồi dưỡng kĩ năng giải quyết

vấn đề

Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi

liên tục giải quyết vấn đề.

Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng

cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng

cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc

đảo”, mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống.

Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào

nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp

cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình.

52

Page 53: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

d. Giáo viên cần luôn tự bồi dưỡng kĩ năng giải quyết

vấn đề

Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng

nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ

vậy, các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế

phong phú. Đồng thời, ở một góc độ nào đó, người học khi

ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc

sống và công việc.

Để làm được điều đó, giáo viên cần phải luôn tự rèn

luyện và bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề

53

Page 54: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SAU:

Tốt nghiệp, ra trường Bích – một giáo viên trẻ nhanh nhẹn, có

năng lực, được phân về trường THCS gần nhà. Bích làm việc cùng

cô Ngà, giáo viên dạy văn cũ của Bích - Tổ trưởng chuyên môn và là

người trực tiếp hướng dẫn Bích thử việc. Thấy Bích có năng lực, sau

hơn một năm, cô Ngà để Bích bồi dưỡng lớp học sinh giỏi, Bích rất

vui và giảng dạy hết sức mình. Đội tuyển học sinh giỏi văn của Bích

có 5 em đi thi thì 4 em đoạt giải. Nhưng điều làm Bích ngạc nhiên là

sau đó, trong thi đua, khen thưởng của nhà trường, tất cả tiếng tăm

và phần thưởng, cô Ngà đều nhận, cô cũng không nói gì lại với Bích,

coi đó là chuyện đương nhiên. Bích cảm thấy bất công nhưng không

dám nói ra. Dần dần, Bích cảm thấy chán nản trong giảng dạy và mất

cả sự tôn trọng với cô Ngà. Thậm chí, có lần, do quá bức xúc, Bích

nói xấu cô Ngà với các thầy/cô trong tổ chuyên môn.

Nếu là Bích trong tình huống này, bạn sẽ ứng xử như thế

nào?

54

Page 55: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

TRONG GIỜ GIẢNG VĂN

Thu chăm chú nghe cô giảng về đoạn trích “Mã giám sinh mua Kiều”. Cô giảng hay

ghê. Nhất là từ "tót," nó lột tả được tất cả sự xấu xa, bỉ ổi của Mã Giám Sinh-

một từ đắt không từ nào thay thế được. Chợt cô dừng lại. Thu đang cắm cúi ghi.

Bỗng "Bốp", Thu giật nảy người. Viên phấn trắng phóng giữa trán Thu vỡ làm

đôi, lăn xuống trang vở còn ướt màu mực tím. Cô giáo từ bục giảng ném ánh

nhìn nảy lửa xuống chỗ Thu.

- Cô nhìn thằng Hữu đó. Cô giận nó nói chuyện riêng trong giờ cô. Cô ném nó

nhưng trật sang chỗ Thu - Minh nắm tay Thu an ủi cho Thu bớt sợ.

Thằng Hữu đứng lên:

- Thưa cô, em xin lỗi ạ?

Nỗi bực tức trong cô dường như cũng đã nguôi nguôi. Mọi người trong lớp im lặng.

Cô quay lên tiếp tục giảng. Thu oà khóc. Cô nhíu mày:

- Chẳng lẽ ném một viên phấn mà đau đến thế cơ à?

55

Page 56: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Bạn đang giảng bài say sưa thì ở dưới lớp có một HS yêu

cầu bạn giải thích một vấn đề vừa khó, vừa ngoài nội dung

bài giảng. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

56

Page 57: KỸ NĂNG SƯ PHẠM (KN DẠY HỌC)

Dạy thay đồng nghiệp bị ốm

Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy,

bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài

giảng, bạn hỏi các em HS: “Thầy dạy thế các em có

hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ.

Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy

luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này bạn xử lý như

thế nào?

57