30

ÑIEÅM BAÙOthuviensonla.com.vn/uploads/news/2016_04/merged_1.pdfViệc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 1

01. Nguyễn Thùy Dương. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY / Nguyễn Thùy Dương // Tạp chí Giáo dục lý luận.- Tháng 3.- Số 241.- Tr.84+85+86.

Sơn La là một tỉnh miền núi cao, có biên giới giáp với các tỉnh Bắc Lào; nơi cư trú của 12 dân tộc, dân cư phân bố không đều, có 5/11 huyện nghèo, 99 xã, 1.341 bản đặc biệt khó khăn; nhạy cảm về chính trị; các thế lực thù địch không ngừng tìm kiếm, lợi dụng những sơ hở trong công tác cán bộ, trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu chính trị với âm mưu diễn biến hòa bình. Bên cạnh đó, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, vừa thiếu lại vừa yếu. Vì thế công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng, là bước đi đột phá, đúng hướng nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tỉnh Sơn La và sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gồm 2 nội dung quan trọng:

Một là, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, tư cách cán bộ

Đề cập đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ sau. Trong bản Di chúc, Người đã đặt ra yêu cầu cho Đảng đối với công tác giáo dục thanh niên và xem đây là trách nhiệm của Đảng: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, Người chỉ rõ: “Tư cách một người cách mệnh” là tự mình phải: “Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa chữa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại. Hay nghiên cứu xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật”.

Đây là phác thảo cơ bản, đầu tiên nhưng thật sự hoàn chỉnh về đạo đức, tư cách của người cán bộ đồng thời là tiêu chí cơ bản trong đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên. Có thể nói, điểm nổi bật của Hồ Chí Minh so với nhiều danh nhân khác trên thế giới là ở chỗ: Cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và sự quan tâm đặc biệt của Người đến việc giáo dục và bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ hôm nay và thế hệ mai sau.

Hai là, đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyên môn Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để không ngừng nâng cao trình độ

mọi mặt. Người đã chỉ ra nội dung công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ phải toàn diện có bề rộng nhưng phải có chiều sâu. Công tác chuyên môn của người cán bộ quản lý không chỉ giới hạn trong một ngành học, một lĩnh vực công tác mà bao gồm phạm vi rộng lớn hơn, đó là chuyên sâu về quản lý và lãnh đạo, quản lý con người, tổ chức và điều hành xã hội... Bác nói: “Học chính cương, chính sách rồi thì thực hiện. Nếu thuộc làu mà không biết đánh giặc thì vô dụng”. Với Người, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện, làm sao cho “cán bộ chuyên môn phải hiểu chính trị, cán bộ chính trị phải hiểu chuyên môn”. “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy. Người cán bộ cần có văn hóa, am hiểu lịch sử nước nhà và thế giới, đọc thông, viết thạo một ngoại ngữ, có trình độ chuyên môn sâu, lãnh đạo ngành nào phải giỏi chuyên môn ngành ấy”. Người nhắc học phải kết hợp với hành, nếu chỉ hiểu lý thuyết suông thì cũng vô nghĩa. Người nói: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin tức là cách mạng phân công việc gì, làm chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác. Như vậy, bồi dưỡng năng lực chuyên môn đối với cán bộ còn được thể hiện ở chỗ phải luôn luôn học tập để không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là phải học tập, hiểu và vận dụng được những vấn đề bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng vào thực tế. Với Hồ Chí Minh năng lực chuyên môn của cán bộ không chỉ thể hiện ở lời nói mà phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể của cán bộ trong đời sống.

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở TỈNH SƠN LA

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 2

HIỆN NAY

Về công tác đào tạo bồi dưỡng: Thực hiện Kế hoạch 150-KH/BTCTW ngày 15/01/2015 của Ban Tổ chức Trung ương về Kế hoạch đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2015, tỉnh đã từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ đương chức và cán bộ nguồn ở cơ sở, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số (cả về số lượng và chất lượng). Tỉnh đã đầu tư kinh phí, thời gian bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là công chức, viên chức cấp huyện, xã, phường, thị trấn... từng bước tiêu chuẩn hóa ngạch, bậc công chức, viên chức theo quy định của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức.

Báo cáo số 12-BC/TU ngày 8/11/2015 về kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2015 như sau: Đào tạo chuyên môn: 1.160 cán bộ, đào tạo lý luận chính trị: 3.467 cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: 2.468 cán bộ. Trong đó:

Về đào tạo chuyên môn, tỉnh đã chú ý đa dạng các loại hình đào tạo, bao gồm các lớp đại học gắn với trung cấp lý luận chính trị (5 lớp với 507 học viên); đại học văn bằng 2 gắn với cao cấp lý luận chính trị (1 lớp với 90 học viên); đại học chuyên ngành tổ chức, kiểm tra, tôn giáo 5 học viên; trung cấp chuyên môn gắn với trung cấp lý luận chính trị, phụ nữ (2 lớp 150 học viên); đào tạo cao đẳng, đại học quân sự theo Đề án 799 cho cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ, sỹ quan dự bị 270 học viên; đào tạo bác sỹ tuyến xã, y tế thôn bản (138 học viên).

Về đào tạo lý luận chính trị, đã mở các lớp cao cấp lý luận chính trị - hành chính (198 học viên); trung cấp lý luận chính trị (23 lớp 1.520 học viên); sơ cấp lý luận chính trị (25 lớp 1.630 học viên); đào tạo bồi dưỡng tập trung theo Kế hoạch số 150-KH/BTCTW ngày 15/01/2015 hệ tập trung tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 29 học viên, đào tạo không tập trung (90 học viên).

Về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tỉnh thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên viên và chuyên viên chính (3 lớp 250 học viên), nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội (2 lớp 200 học viên); bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngành văn hóa, du lịch, giáo dục, phụ nữ (538 học viên); bồi dưỡng cán bộ quản lý trường học (3 lớp 120 học viên), bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (2 lớp 80 học viên); bồi dưỡng an ninh - quốc phòng - an ninh đối tượng 2, 3, già làng trưởng bản (10 lớp 640 học viên), bồi dưỡng chức danh công an xã, chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn (8 lớp 640 học viên). Tỉnh ủy đã điều động, bổ nhiệm, phân công, luân chuyển 504 cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về ý chí, bản lĩnh, ý thức bám sát cơ sở, năng lực thực tiễn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng cơ bản vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của một số cơ quan đơn vị còn chậm, chưa quan tâm đúng mức; việc chiêu sinh đào tạo các lớp trung cấp lý luận chính trị, nghiệp vụ chưa đúng tiến độ; việc rà soát đối tượng và đăng ký học tập ở một số cơ sở chưa phù hợp với chức danh, vị trí việc làm và nhu cầu bố trí, sử dụng cán bộ; việc kiểm tra đánh giá sau đào tạo chưa được chú ý; ý thức tự học, tự bồi dưỡng ở một bộ phận cán bộ chưa cao; năng lực vận dụng thực tiễn của cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng chưa phát huy hiệu quả; một số cán bộ được cử đi đào tạo là để hợp lý hóa bằng cấp hoặc thay đổi vị trí công tác... mà chưa xuất phát từ mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn. Phẩm chất đạo đức, tác phong, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của địa phương, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

Một là, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cán bộ, xây dựng biên chế cán bộ hợp lý, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch theo chức danh cán bộ, gắn lý thuyết với thực hành, kỹ năng xử lý thực tiễn và tầm nhìn chiến lược; có kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn nâng cao trình độ của cán bộ, công chức ở cơ sở.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, để bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận... cho cán bộ các cấp, các ngành. Tham mưu bố trí cán bộ lãnh đạo huyện không phải là người địa phương sở tại; luân chuyển cán bộ giữa các huyện, các ngành, giữa

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 3

các cơ quan đảng, đoàn thể và cơ quan Nhà nước. Ba là, phải có nội dung, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại cán bộ trong những

lĩnh vực cụ thể; tăng cường quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc ít người, cán bộ trong diện quy hoạch của các cấp, các ngành; đồng thời có chính sách hợp lý để thu hút và tăng cường được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực cho các cơ quan tham mưu của Đảng; chủ động bố trí cán bộ trong quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về lý luận chính trị, về lãnh đạo, quản lý, về khoa học xã hội, nhân văn, kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc được giao; xây dựng được đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có năng lực vững vàng, phẩm chất tốt, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

Năm là, tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục triệt để những hạn chế trong công tác cán bộ, đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài; có chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Ban hành nghị quyết chuyên đề, đề án đào tạo gắn với bố trí, sử dụng cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, cán bộ khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; cán bộ quản lý doanh nghiệp; cán bộ người dân tộc thiểu số...

02. Mai Lan Oanh. QUY HOẠCH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC SƠN LA / Mai Lan Oanh // Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.- Tháng 3.- Số 5.- Tr.43+44.

Quy hoạch để sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm, hài hòa các lợi ích trong bối cảnh nguồn nước suy giảm do biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng khi an ninh nguồn nước đang bị đe dọa bởi tác động của con người. Vì vậy, việc nhận thức được tầm quan trọng, nắm vững những quy luật đặc thù cũng như phương pháp quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên nước của Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là hết sức cần thiết.

THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC Sơn La có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá dồi dào, riêng tài nguyên nước mặt

của toàn tỉnh hằng năm vào khoảng 19 tỷ m3, tập trung chủ yếu hai con sông lớn là sông Đà, sông Mã, các phụ lưu và các suối nhỏ. Nguồn nước dưới đất của tỉnh phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn, tồn tại dưới hai dạng: Nước dưới đất chứa trong các kẽ nứt của đá hình thành do đá bị phong hóa mạnh và nước Kaster hình thành từ núi đá vôi. Theo điều tra chưa đầy đủ, hiện ở Sơn La có khoảng 140 mó nước xuất lộ với lưu lượng từ vài lít/s đến vài triệu lít/s. Những năm gần đây, trước tác động của con người khiến cho nguồn nước ở nhiều sông, suối đang bị ô nhiễm, thậm chí cạn kiệt. Nguyên nhân là do việc đầu tư, xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện, đập, hồ chứa nước khiến phía hạ lưu thiếu nước; tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn; thói quen lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc diệt cỏ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp; ở các khu đô thị, toàn bộ nước thải chưa qua xử lý được xả, thải trực tiếp xuống suối... Mặc dù, tình trạng ô nhiễm nước mặt hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa nghiêm trọng như các tỉnh miền xuôi, nhưng cũng đáng báo động. Trong đó, phải kể đến hoạt động sản xuất của Nhà máy đường Sơn La đang gây ô nhiễm suối Nậm Pàn (Mai Sơn); việc xả thải chất thải sinh hoạt trực tiếp chưa qua xử lý cũng đang gây ô nhiễm suối Nậm La (thành phố) hoặc việc sơ chế nông sản đã gây ô nhiễm nguồn nước ở thành phố, Mai Sơn, Thuận Châu và Mộc Châu. Riêng nguồn nước dưới đất trên địa bàn của tỉnh vẫn giữ nguyên hiện trạng và chất lượng chưa bị tác động nhiều.

Theo quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, sẽ phân bổ tài nguyên nước mặt bảo đảm hài hòa, hợp lý ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp có giá trị cao tiêu tốn ít nước và cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế xung đột giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước. Lượng nước sử dụng hiện tại cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vào khoảng 697 triệu m3/năm (chiếm 5,5% nguồn nước), dự báo đến năm 2020 là 774 triệu m3 và đến năm 2025 trên 900 triệu m3. Như vậy, đến năm 2025 nguồn nước trên địa bàn hoàn toàn có thể đáp ứng cho các nhu cầu khai thác, phục vụ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 4

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với quy hoạch phân bổ nguồn tài nguyên nước dưới đất (nước ngầm) sẽ bảo đảm nhu cầu cho khai thác, sử dụng cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng. Trữ lượng nước ngầm của tỉnh được chia thành 6 vùng. Cụ thể: Phân bố lưu vực các suối: Sập Vạt, Nậm La, Suối Tấc, Suối Muội, Nậm Ty và phụ cận Nậm Pàn.

Việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý, chưa đi đôi với bảo vệ trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển mạnh thời gian qua đã và đang làm nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. Sự suy giảm nguồn nước trở thành thách thức lớn trong bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp quan trọng nhất cần thực hiện để bảo vệ nguồn nước là làm tốt công tác trồng, khoanh nuôi và bảo vệ tốt diện tích rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ lưu vực các sông; tăng cường năng lực, thiết bị, công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước các cấp; thực hiện đánh giá, kiểm kê tài nguyên nước định kỳ đối với các sông, suối có nguồn nước lớn và tầng chứa nước có trữ lượng lớn, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước đối với các tổ chức đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.

Việc quy hoạch để sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm, hài hòa các lợi ích trong bối cảnh nguồn nước suy giảm do biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng khi an ninh nguồn nước đang bị đe dọa bởi tác động của con người. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn nước là nhiệm vụ chung của toàn xã hội không của riêng cá nhân, tổ chức nào, tất cả hãy chung tay vì một thế giới mãi xanh - sạch - đẹp.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Để công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước đạt hiệu quả cao, trong năm 2015, Sở Tài

nguyên và Môi trường đã ban hành 180 văn bản thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Nhờ đó, công tác cấp giấy phép tài nguyên nước ngày càng chặt chẽ, đúng quy định theo hướng cải cách thủ tục hành chính; công tác tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ cấp giấy phép tài nguyên nước bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, nội dung và giảm bớt thời gian thẩm định theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân. Tính riêng năm 2015, sở đã tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh cấp 20 giấy phép cho các tổ chức, cá nhân, trong đó, 1 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; 1 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 18 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; thẩm định và trình UBND tỉnh cấp 6 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai thực hiện các quy hoạch về tài nguyên nước đã được phê duyệt: Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung bảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La từ năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tham mưu trình UBND tỉnh cho phép lập Dự án Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra) tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước cũng luôn được Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm, chú trọng thực hiện. Trong năm, sở đã tổ chức và tham gia phối hợp 4 cuộc thanh tra, kiểm tra với 27 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước chấp hành tốt các quy định của pháp luật; xử phạt các đơn vị không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Qua kiểm tra, thanh tra, sở đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 đơn vị với tổng số tiền 85 triệu đồng. Do vậy, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân ngày càng được nâng cao.

Trong thời gian tới, để tăng cường bảo vệ nguồn nước, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước. Nâng cao năng lực quản lý nguồn nước trên lĩnh vực tài nguyên nước cho các cán bộ quản lý được phân công thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn được tổ chức. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính các hoạt động về tài nguyên nước, từng bước đưa hoạt động này tuân thủ các quy định của pháp luật. Đặc biệt, để bảo vệ nguồn nước đầu nguồn thành phố, Sở

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 5

Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình UBND tỉnh cho phép lập Dự án Lập hành lang bảo vệ nguồn nước và cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước cho Nhà máy nước Thành phố Sơn La. Việc triển khai thực hiện dự án góp phần xác định cụ thể các hành lang bảo vệ nguồn khai thác nước dưới đất, cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến nguồn khai thác sử dụng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành văn bản hướng dẫn tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại Điều 65 Luật Tài nguyên nước năm 2012 để tổ chức triển khai thực hiện. Kiến nghị UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo các sở, ban, ngành, đặc biệt là UBND cấp huyện, xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước; tổ chức kiểm tra, thanh tra kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật; kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước; sớm lập hành lang bảo vệ nguồn nước và vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước để bảo vệ chất lượng, số lượng nguồn nước đáp ứng các yêu cầu khai thác, sử dụng, nhất là nhu cầu sinh hoạt.

03. Minh Phạm. ĐẾM NHỊP THỜI GIAN, MONG NGÓNG NGÀY VỀ / Minh Phạm // Phụ nữ và pháp luật.- Tháng 3.- Số 36.- Tr.22+23.

Đã 7 cái tết trôi qua, tết nào trái tim nam phạm nhân đó cũng khấp khởi, hồi hộp chờ mong để rồi rơi vào nỗi buồn tê tái khi không có người thăm gặp. Nhắm mắt lại, phạm nhân đó bảo: “Là do tôi tự thêu dệt nên niềm hy vọng. Nhưng thực sự tôi không xứng đáng nhận được bất cứ ân sủng nào từ phía người thân. Thậm chí tôi chưa một lần được nhìn mặt cháu ngoại, tôi còn không dám chắc bố mẹ tôi còn sống hay đã khuất xa…”.

Nam phạm nhân đó tên Cà Văn Bóng, sinh năm 1973, trú tại xã Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Cứ nghe tên Bóng, nhìn thấy Bóng là những cán bộ quản giáo tại Trại giam Suối Hai (Tổng cục VIII, Bộ Công an) đều giới thiệu: “Đây là phạm nhân hầu như không có người nhà thăm gặp trong suốt thời gian thụ án”. Tuy ở tuổi ngoài 40 nhưng sức khỏe của Bóng rất yếu do mắc bệnh tim và một số bệnh lý khác. Vì lý do sức khỏe nên Bóng cũng được ban giám thị trại giam tạo điêu kiện, cho phép không phải lao động như những phạm nhân đang cải tạo ở đây.

Kể về mình, Bóng cũng tự nhận thấy bản thân đã đánh mất quá nhiều cơ hội được sống làm người tử tế. Bởi so với mặt bằng bạn bè cùng trang lứa, Bóng được học nhiều cái chữ hơn, cũng được cho là người “có học vấn” tại bản nhưng vì ham chơi, đua đòi, Bóng không chịu làm ăn mà suốt ngày lêu lổng rồi sau đó dính vào ma túy lúc nào không hay. Không chịu đựng được con người sa đọa của Bóng, vợ anh ta đã bỏ chồng và hai con đi tìm hạnh phúc mới. Cảnh “mồ côi” vợ, lại phải “gà trống” nuôi hai con thơ khiến Bóng thêm bi quan và phó mặc con cái cho cha mẹ già, thả bản thân mình cho ma túy dẫn đường. Và ma túy đã đưa chân Bóng đến trại giam.

Năm 2002, Bóng nhận bản án 4 năm 6 tháng tù về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy. Do bị bệnh tật nên Bóng được hoãn thi hành án. Tuy nhiên, hơn nửa năm sau, anh ta bị bắt lại với tội danh nặng hơn. Ngày 25/12/2009, Tòa án Nhân dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã mở phiên xét xử vụ án Mua bán trái phép chất ma túy, xét về tính chất phạm tội của Cà Văn Bóng thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt đối với bị cáo này mức án 7 năm 6 tháng tù, tổng hợp với phần hình phạt bị cáo chưa chấp hành bản án số 67/2009/HSST của Tòa án Nhân dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là 53 tháng 14 ngày tù nên buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 11 năm 11 tháng 14 ngày tù.

7 năm vào trại, phạm nhân Cà Văn Bóng vẫn mang khuôn mặt méo xệch khi nhắc đến gia đình. Bóng kể, mình là con út trong gia đình có 6 anh chị em. Bố mẹ đều đã già yếu, các anh chị em không có điều kiện kinh tế lại thêm đường sá xa xôi nên không ai lên thăm gặp Bóng được. Trong những tháng ngày dài thụ án, có duy nhất một lần anh trai lớn của Bóng vào thăm. Nhớ lại ngày đó, mắt Bóng sáng lên: “Anh vào thăm có để lại số điện thoại. Thời gian sau, thấy tôi không có người đến thăm, ban giám thị trại cũng tạo điều kiện để tôi được phép gọi về cho người thân, nhưng số điện thoại anh để lại không thể liên lạc được. Tôi đành ngậm ngùi chấp nhận...”.

Ngoài lần đó, thêm niềm vui nữa là Bóng có nhận được một bức thư với dòng chữ ngoài

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 6

phong bì: “Gửi em”. Không khó để Bóng nhận ra đó là thư của anh chị mình. Ngày ấy dù nó đã lùi xa vài năm rồi nhưng những dòng chữ nghiêng nghiêng đó của anh chị, Bóng đã thuộc lòng và lúc nào cũng cất trong túi áo như một kỷ vật: “Anh chị thương em mà không lên thăm được, mong em cải tạo tốt để sớm trở về...”. Bóng nói: “Tôi chấp nhận phận mình. Mọi tội lỗi đều do tôi gây ra nên tôi phải tự trả giá cho tất cả…”.

Rồi Bóng kể tiếp: “Một lần, có phạm nhân vào trại ở cùng xã với tôi. Qua thăm hỏi tôi biết con gái lớn đã lấy chồng. Tôi mừng cho con nhưng lại ân hận vì mình không có mặt trong ngày vui để chúc phúc con được. Ngay cả cháu ngoại chào đời, tôi cũng không hình dung ra mặt cháu thế nào, giống mẹ hay giống bố, có ngoan không, lớn đến chừng nào rồi?...”.

Nhắc đến bố mẹ đẻ, Bóng bảo khi còn ở nhà, do là con út nên anh ta thường được cưng chiều hơn những anh chị khác. Thế nhưng do dính vào ma túy, rồi vướng tù tội, Bóng chưa một ngày báo hiếu được đấng sinh thành. Ngày Bóng bị bắt, bố mẹ anh ta đều ở tuổi ngoài 80. Ngày anh vào thăm có nói, bố mẹ vẫn khỏe nhưng nhiều năm gần đây, Bóng không có tin tức gì về gia đình mình nên anh ta còn không biết bố mẹ mình còn sống hay không. Chỉ có điều Bóng nắm rõ nhất, đó là nỗi tủi thân vì không có người thăm nom, động viên trong thời gian thụ án nhưng ngược lại, anh ta cũng không dám trách giận ai. “Người thân thì rất đông nhưng mỗi người một cuộc đời, điều kiện kinh tế khốn khó lại thêm xa xôi cách trở nên không sắp xếp xuống thăm mình được...” - Bóng vẫn tự nói với lòng mình như vậy. Tuy nhiên, những nỗi nhớ, những tâm tư trong lòng Bóng thì kéo dài vô tận. Bóng nhớ mẹ cha, nhớ hai cô con gái và nhớ các anh chị trong gia đình. Đặc biệt, những ngày giáp tết, thấy các phạm nhân khác ngóng trông người thân và có người thăm gặp, Bóng lại chộn rộn theo, để rồi sau nỗi thấp thỏm đó thì cuối cùng, Bóng lại trở về với nỗi cô đơn của chính mình.

“Dù không có ai thăm nom, nhưng những ngày tết, tôi được bạn cùng buồng chia sẻ từng gói bánh, chiếc kẹo nên cũng bớt tủi thân. Hơn nữa tôi cùng nhiều trường hợp khó khăn khác luôn được lãnh đạo trại giam quan tâm, sẻ chia và an ủi nên thấy nguôi ngoai và vơi bớt đi nỗi nhớ, nỗi buồn nhiều lắm...” - Cà Văn Bóng cho biết. Điều Bóng mong muốn bây giờ là điều trị dứt bệnh tim, có sức khỏe tốt để được lao động, cải tạo chuộc lầm lỗi; sớm trở về bên cha mẹ, hai con và các anh chị trong gia đình. Ngày đó hẳn sẽ vỡ òa hạnh phúc...”.

04. Cà Văn Chiu. CÔNG ĐOÀN TỈNH SƠN LA - 53 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN / Cà Văn Chiu // Tạp chí Lao động và Công đoàn.- Tháng 3.- Số 592.- Tr.18+19.

Vào những năm cuối của thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, sau khi thiết lập ách thống trị ở Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên trên đất nước ta. Sơn La là tỉnh có tài nguyên, thiên nhiên phong phú, nhưng địa bàn hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Sau khi đánh chiếm được Sơn La, thực dân Pháp khởi công xây dựng đường 41 từ Hà Nội đi Sơn La (nay là Quốc lộ 6), mở một số xí nghiệp, nhà máy ở Thị xã Sơn La và huyện Thuận Châu để phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa, đàn áp phong trào. Lực lượng công nhân Sơn La được hình thành từ đấy và chủ yếu là phu làm đường.

Lao động trong gian khổ, lại được các chiến sỹ cộng sản thuộc Chi bộ Nhà tù Sơn La lãnh đạo và giác ngộ, lực lượng công nhân đã sớm đoàn kết với nhân dân các dân tộc trong tỉnh đấu tranh chống lại chế độ hà khắc của thực dân và từng bước trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, cùng với nhân dân cả nước, 9 năm kháng chiến trường kỳ, kết thúc là một chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử làm chấn động địa cầu (07/5/1954), miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, cách mạng nước ta bước sang một giai đoạn mới. Nhiệm vụ lúc này đối với Tây Bắc là phải tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới ấm no và tiến bộ. Ngày 28/9/1954, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ra nghị quyết về thiết lập Khu tự trị Thái - Mèo; ngày 29/4/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Khu tự trị Thái - Mèo (sau đổi tên là Khu tự trị Tây Bắc). Sau khi Khu tự trị Tây Bắc được thành lập, nhiệm vụ hàng đầu là phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội được triển khai, các công, nông trường được thành lập, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được chăm lo và từng bước phát triển. Giai đoạn này lực lượng công nhân viên chức lao động phát triển nhanh cả về số

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 7

lượng và chất lượng, lên tới hàng chục nghìn người. Để tập hợp đội ngũ công nhân viên chức lao động và tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

cho thời kỳ mới, ngày 12/5/1959, Ban Thường vụ Khu ủy Tây Bắc quyết định thành lập Ban cán sự Liên hiệp Công đoàn khu do đồng chí Nguyễn Văn Ninh làm Trưởng ban. Đây là tổ chức Công đoàn Việt Nam đầu tiên được thành lập và ra đời ở Tây Bắc và cũng là nền móng của tổ chức Công đoàn Sơn La nói riêng sau này.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa III và Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa II về việc tái lập tỉnh Sơn La, ngày 24/12/1962, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Sơn La; Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập Ủy ban Hành chính lâm thời tỉnh Sơn La. Đầu tháng 2/1963, sau khi xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Liên hiệp Công đoàn khu, ngày 10/02/1963, Tỉnh ủy Sơn La ra Quyết định số 03/TU về nhân sự Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn tỉnh Sơn La; ngày 25/02/1963, Tổng Công đoàn Việt Nam đã ra Quyết định số 212/TCĐ thành lập Công đoàn tỉnh Sơn La. Đây là một mốc son - dấu ấn lịch sử quan trọng của tổ chức Công đoàn tỉnh Sơn La.

Trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động công đoàn luôn có bước phát triển mới. Mọi hoạt động của công đoàn đã hướng về cơ sở, sát đoàn viên và người lao động, bám sát mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động có hiệu quả trên mọi lĩnh vực, nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn trong xã hội. Toàn tỉnh hiện nay có 12 liên đoàn lao động huyện, thành phố, 6 công đoàn ngành và 1 công đoàn viên chức các cơ quan tỉnh, 9 công đoàn cơ sở trực thuộc, 01 đơn vị kinh tế công đoàn và 01 Trung tâm dạy nghề Công đoàn tỉnh, 1.635 công đoàn cơ sở với 53.135 đoàn viên (trong tổng số trên 70.000 công nhân viên chức lao động toàn tỉnh). Chất lượng đội ngũ công nhân lao động được nâng lên đáng kể, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của đa số cán bộ, công nhân viên chức lao động được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao: Hơn 90% công nhân viên chức lao động có trình độ học vấn phổ thông trung học, trên 95% công nhân viên chức lao động được đào tạo nghề (trong đó công chức viên chức đạt 100%). Độ tuổi từ 18 đến dưới 50 chiếm 93%, trong đó tuổi dưới 25 chiếm 15,7%. Trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học và trên đại học được tăng lên (hiện cả tỉnh có trên 9.000 công nhân viên chức lao động có trình độ đại học, trên 400 công nhân viên chức lao động có trình độ trên đại học, trong đó có 21 tiến sỹ, 6 bác sỹ chuyên khoa II, 250 thạc sỹ và trên 100 bác sỹ chuyên khoa I, 15 chuyên viên cao cấp và đang được đào tạo 150 thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa I, 20 tiến sỹ và bác sỹ chuyên khoa II) từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn Sơn La có nhiều đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cấp, từng ngành và địa phương; hướng dẫn, chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, nhiệm vụ đề ra; sát cơ sở, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của công nhân viên chức lao động; giữ mối liên hệ thường xuyên nhằm đảm bảo sự lãnh đạo kịp thời sát sao của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, tăng thu nhập cho công nhân viên chức lao động; làm tốt công tác xã hội; tạo được không khí thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” sôi nổi, liên tục; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đáp ứng với yêu cầu hoạt động.

Từ ngày ra đời cho đến nay, Công đoàn Sơn La đã trải qua 13 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội là một dấu mốc lịch sử ghi nhận những thành tích và đề ra nhiệm vụ mục tiêu, công việc sát thực với nhiệm vụ chính trị của địa phương, yêu cầu của phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn trong tình hình mới. Với thành tích đó, Công đoàn Sơn La đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động các hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND tỉnh Sơn La.

Để tăng cường sức mạnh cho tổ chức công đoàn, hoạt động công đoàn trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức công đoàn phải phát triển sâu rộng trong tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế, cùng với việc kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với các loại hình công đoàn cơ

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 8

sở. Nhiệm vụ hoạt động hàng đầu của các cấp công đoàn hiện nay là: Tuyên truyền, vận động công nhân viên chức lao động trong mọi thành phần kinh tế hiểu biết về công đoàn, gia nhập tổ chức công đoàn, xây dựng và phát triển công đoàn cơ sở vững mạnh, góp phần để tổ chức công đoàn làm tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, trọng tâm là thực hiện thắng lợi Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, gắn với tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 05/4/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XII) về “Xây dựng đội ngũ công nhân lao động Sơn La thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; phấn đấu thực hiện hiệu quả 4 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Đại hội XIII Công đoàn tỉnh, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

05. Nguyễn Hồng Sáng. BỘ ĐỘI ĐOÀN 326 ĐƯỢC DÂN MẾN, DÂN TIN / Nguyễn Hồng Sáng // Quân khu 2.- Ngày 10/3/2016.- Số 888.- Tr.7.

Do đã có hơn 10 năm gắn bó với mảnh đất biên giới xa xôi, giúp bà con các dân tộc nơi đây phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu nên từng địa danh, thôn bản, hoàn cảnh mỗi hộ gia đình đã trở nên thân thuộc với cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La).

Đợt rét đậm, rét hại kéo dài trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 đã làm thiệt hại gần như toàn bộ diện tích lúa mới cấy của người dân xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Khi các hoạt động vui xuân, đón tết qua đi, thời tiết ấm dần, cũng là lúc bà con các dân tộc trên địa bàn khẩn trương cấy lại cho kịp thời vụ. Trong ngày khai xuân đầu tiên, khi trời còn chưa tỏ rõ mặt người, dân bản đã í ới gọi nhau, hối hả xuống đồng, tiếng nói, tiếng cười rộn rã khắp thung lũng Pá Vai. Trong không khí lao động ngày đầu năm mới ấy, chị Lò Thị Bích, bản Nà Vèn, xã Mường Và lo lắng, chưa biết xoay sở ra sao khi chỉ có một mình phải đảm nhiệm cấy ngót 7 sào ruộng, chồng chị là anh Quàng Văn Thiêm mấy hôm nay ốm mệt không thể ra đồng. Đúng lúc ấy, hàng chục cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện Đội Sản xuất số 2, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 đã đến cấy lúa giúp chị. Còn chưa kịp mở lời cảm ơn, họ đã nhanh chóng xắn quần, dàn đều trên mặt ruộng, vừa cấy vừa chuyện trò rôm rả, chẳng mấy chốc đã hoàn thành những thửa ruộng đầu tiên cho gia đình chị Bích.

Theo dõi hành trình của cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện Đội Sản xuất số 2 những ngày sau đó, chúng tôi còn được chứng kiến họ đã giúp không ít gia đình khó khăn khác trong bản Nà Vèn lao động sản xuất. Nhìn các anh bộ đội, trí thức trẻ tình nguyện, người thì gánh mạ, cấy lúa, người giúp dân đắp đập, be bờ, đưa nước vào ruộng, động tác thuần thục chẳng khác nào người dân bản địa, tôi hiểu rằng, họ đã thực sự coi đây là quê hương thứ hai của mình, người dân trên mảnh đất này cũng coi bộ đội như người một nhà. Chẳng thế mà, khi thấy bộ đội và trí thức trẻ tình nguyện đến giúp bà con trong xã gieo trồng vụ mới, ông Quàng Văn Bạt, Bí thư Đảng ủy xã Mường Và đã không ngần ngại, xắn quần lội ruộng, vui vẻ cấy lúa cùng người dân.

Trung tá Nguyễn Văn Toan, Đội trưởng Đội Sản xuất số 2, một trong những cán bộ có mặt từ ngày đầu Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 mới thành lập, hơn ai hết, anh thấu hiểu hoàn cảnh từng gia đình nơi đây. Đồng chí Đội trưởng chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, trong buổi giao ban đầu xuân với UBND xã, chúng tôi đều tham mưu với địa phương rà soát số hộ thuộc diện chính sách, hoàn cảnh khó khăn, gia đình neo đơn để huy động bộ đội, dân quân, trí thức trẻ tình nguyện và đoàn viên thanh niên trong xã đến hỗ trợ bà con gieo cấy, thông qua việc này, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp bà con cách phòng bệnh cho lúa và hoa màu…”.

Chỉ tay về phía cánh đồng trước mặt, ông Quàng Văn Bạt, Bí thư Đảng ủy xã Mường Và không giấu nổi niềm vui: “Trước đây, toàn bộ khu vực này chủ yếu là đất hoang hóa, bà con chỉ để chăn thả gia súc. Từ ngày Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 về đây đóng quân đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Sốp Cộp hướng dẫn người dân chúng tôi khai hoang, đắp ruộng, cấy lúa nước hai

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 9

vụ. Đầu tiên, bà con cũng băn khoăn, vì bao đời nay, người dân vùng cao chỉ quen lối canh tác truyền thống, gieo lúa, trồng ngô trên nương, nào đã biết đến cây lúa nước bao giờ. Ngay cả đội ngũ cán bộ xã cũng chưa thật tin về hiệu quả của nó. Vậy mà bây giờ, nơi đây đã trở thành một trong những vựa lúa và hoa màu cung cấp lương thực cho cả huyện Sốp Cộp đấy”.

Nói về việc này, Trung tá Nguyễn Văn Toan cho chúng tôi biết, ngày mới nhận nhiệm vụ giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở huyện Sốp Cộp, một trong những địa bàn khó khăn nhất của tỉnh Sơn La, từ đồng chí chỉ huy cao nhất của đoàn cho đến đội ngũ cán bộ, nhân viên đều phải “nhập vai” là những người nông dân cùng ăn, cùng ở, cùng nói tiếng và cùng làm việc với đồng bào. Một trong những khẩu hiệu luôn được bộ đội, trí thức trẻ tình nguyện đơn vị thuộc nằm lòng đó là: “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Và để “làm dân tin”, Đảng ủy, Chỉ huy Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 đã chỉ đạo các đội sản xuất xây dựng các mô hình “Tăng gia, chăn nuôi, cấy lúa nước tập trung” áp dụng khoa học kỹ thuật, rồi mời cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương đến tham quan, học tập. Thấy được hiệu quả rõ rệt của các mô hình này, đồng bào bắt đầu học tập, làm theo. Dần dần, diện tích đất bị bỏ hoang không còn nữa, thay vào đó là những ruộng cấy lúa nước, trồng hoa màu phì nhiêu, trù phú. Ban đầu, người dân chỉ biết cấy một vụ, giờ nâng lên thành hai vụ, năng suất đạt 6 - 7 tấn/ha (gấp 2 lần so với lối canh tác truyền thống trước đây của đồng bào).

Tuy nhiên, thành công lớn nhất của bộ đội Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 trong công tác dân vận những năm gần đây đó là giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Trong đó phải kể đến mô hình cấy lúa nước hai vụ. Theo Đại tá Chu Ngọc Khanh, Đoàn trưởng Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326, từ ngày người dân chuyển hẳn sang cấy lúa nước, ở hầu hết các xã trong vùng dự án đã chấm dứt được hiện tượng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, không còn xảy ra cháy rừng, góp phần giữ được nguồn nước, bảo vệ môi sinh, môi trường, tạo thuận lợi cho rừng tái sinh. Bên cạnh đó, mấy năm trở lại đây, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 còn vận động người dân trồng được trên 300ha rừng phòng hộ thuộc địa bàn các bản Huổi Hùm, Nà Nghè, xã Mường Và; Nậm Khún, Huổi Luông xã Mường Lèo; giúp địa phương thi công trên 30km đường giao thông nông thôn, trị giá 50 tỷ đồng; bàn giao công trình nhà ở, nhà bếp cho giáo viên xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp trị giá trên 500 triệu đồng; giúp 100% người dân các xã trong vùng dự án được dùng nước sạch…

Với những việc làm cụ thể cùng nhiều mô hình thiết thực, bộ đội và các trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 đã góp phần không nhỏ làm cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi vùng biên Sốp Cộp ngày thêm no ấm.

06. Trung Hà. CÁC ĐỊA PHƯƠNG HOÀN THÀNH GIAO, NHẬN QUÂN / Trung Hà // Quân khu 2.- Ngày 10/3/2016.- Số 888.- Tr.2.

…12 huyện, thành phố trong tỉnh Sơn La long trọng tổ chức lễ giao, nhận quân. Năm 2016, tỉnh Sơn La được cấp trên giao tuyển chọn và gọi 1.200 thanh niên nhập ngũ. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh và Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố bám sát yêu cầu công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ Quân sự sửa đổi năm 2015; chất lượng thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự của tỉnh Sơn La nâng cao so với những năm trước cả về chính trị, sức khỏe và trình độ văn hóa. Trên 5% công dân có trình độ cao đẳng, đại học; 168 công dân thuộc các bản chưa có chi bộ, bản biên giới, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh để tạo nguồn cán bộ và xây dựng cơ sở chính trị địa phương.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã trao tặng trên hai tỷ đồng tiền quà cho các thanh niên và các gia đình có thanh niên nhập ngũ, nhằm kịp thời động viên tư tưởng thanh niên lên đường nhập ngũ.

07. Công Luật. KHÓ KHĂN TÌM HƯỚNG THOÁT NGHÈO CHO PÁ LÔNG / Công Luật // Tin tức cuối tuần.- Ngày 17-23/3/2016.- Số 11.- Tr.12.

Mặc dù đã được đầu tư về hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ con giống, cây trồng vật nuôi, nhưng cuộc sống của đồng bào Mông tại xã Pá Lông, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vẫn đang

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 10

gặp rất nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 lên tới hơn 40%. Trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải đối với các cấp chính quyền và người dân nơi đây.

CÁI NGHÈO HIỆN HỮU

Sau khi vật lộn với quãng đường dài gần 50km quanh co, khúc khuỷu với độ dốc ngày càng cao từ huyện Thuận Châu, chúng tôi đặt chân đến được trung tâm xã Pá Lông lúc mặt trời đã đứng bóng. Gọi là khu trung tâm xã nhưng ngoài trụ sở xã, trường học, trạm y tế được Nhà nước đầu tư xây dựng, chỉ có gần 20 nóc nhà lợp tạm bợ bằng tấm proximăng dọc 2 bên đường để bán hàng tạp hóa. Vào thời kỳ giáp hạt, cái đói đang thường trực trong mỗi nếp nhà.

Ông Ly Sếnh Chứ, Bí thư Đảng ủy xã Pá Lông cho biết, Pá Lông là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Châu. Toàn xã có l0 bản với 568 hộ, dân tộc Mông chiếm 99%. Do đường sá đi lại khó khăn, nên đa số các mặt hàng nông sản của người dân trong xã đều bán với giá rất rẻ. Người dân trong xã vẫn trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu tự cung tự cấp là chính, chưa chú trọng đến việc sản xuất để bán ra thị trường, vì thế số hộ nghèo của xã vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Cái khó khăn nhất của xã Pá Lông vẫn là hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã tới các bản. Xã có 10 bản thì có tới 8 bản đường đi lại của người dân vẫn là đường đất, mùa mưa thì trơn trượt không thể đi nổi, còn vào mùa khô thì đất bụi mù mịt. Anh Ly Nỏ Sông, ở bản Tinh Lá chia sẻ, việc đi lại rất khó khăn, xe máy toàn phải đi số 1, số 2, hôm nào trời mưa thì không thể đi được. Các sản phẩm như lúa, ngô muốn bán được thì phải chở từ trên bản xuống trung tâm xã rất vất vả và thường xuyên bị thương lái ép giá nên bán cũng chẳng được là bao, cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Mặc dù hằng năm, các hộ nghèo ở Pá Lông vẫn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước như: Nhà ở, vốn, giống cây trồng, vật nuôi, người dân ở đây cũng thường xuyên được định hướng phát triển kinh tế... nhưng do trình độ dân trí thấp, sự ỷ lại vào Nhà nước đầu tư hỗ trợ đã thấm sâu vào tư tưởng nên việc tiếp thu kiến thức mới để áp dụng vào phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế. Hơn nữa do tập quán lạc hậu, người dân chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng đạt thấp. Chăn nuôi còn nhỏ, lẻ; dịch bệnh vẫn xảy ra trên vật nuôi, dẫn đến số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa cao. Các hộ dân vẫn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức thả rông và chủ yếu để tự phục vụ.

LOAY HOAY TÌM HƯỚNG GIẢM NGHÈO

Theo lời giới thiệu của ông Bí thư Đảng ủy xã Pá Lông, chúng tôi đến thăm gia đình chị Vàng Thị Dua - một trong những hộ phát triển kinh tế khá giả nhất bản Tinh Lá. Gọi là mô hình chăn nuôi điển hình trong bản, nhưng thực chất nhà chị Dua cũng chỉ có khoảng 20 con gà; 5 con lợn con và mấy mét vườn rau trồng quanh nhà để lo cho bữa ăn hàng ngày. Chị Dua tâm sự, trước đây gia đình cũng nuôi nhiều gà, lợn nhưng đầu ra không ổn định, muốn bán được thì phải mang ra ngoài trung tâm huyện còn bán tại xã thì không ai mua nên gần đây chị không nuôi nhiều nữa.

Ông Vừ Chứ Trỉa, Chủ tịch UBND xã Pá Lông cho biết, những năm qua, xã đã triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập như: Vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển các loại gia súc, gia cầm; phát triển diện tích cây sơn tra, cây y dĩ, trồng giống ngô năng suất cao; đồng thời tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển sản xuất, xóa nhà dột nát. Việc sử dụng đồng vốn bước đầu có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ trong xã được thoát nghèo. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất của người dân còn lạc hậu, nên tình trạng hộ tái nghèo, cận nghèo hàng năm còn cao.

Xã Pá Lông hiện có khoảng 400ha đất trồng lúa; 400ha đất trồng ngô; 52ha cây sơn tra và mới đưa vào trồng khoảng 25ha cây y dĩ. Tuy diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều, song việc tiếp thu kiến thức mới để áp dụng vào phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, nên năng suất cây trồng không cao. Việc chăn nuôi thì manh mún, sản phẩm trở thành hàng hóa còn hiếm và thu nhập không đáng kể. Bởi vậy, việc giảm nghèo không phải là bài toán dễ tìm được lời giải.

Nói về những định hướng phát triển kinh tế của xã Pá Lông trong thời gian tới, ông Ly Sếnh Chứ, Bí thư Đảng ủy xã Pá Lông chia sẻ, Đảng ủy xã xác định trong thời gian tới phải ổn định dân cư, thực hiện giải pháp ngăn chặn kết hợp với vận động các hộ dân trong xã không du canh, du cư, không phá rừng làm nương bừa bãi, không trồng cây thuốc phiện, từng bước xóa bỏ tập quán lạc hậu sản

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 11

xuất quảng canh. Đồng thời triển khai có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng đi đôi với xóa đói giảm nghèo, triển khai có hiệu quả các chương trình 135, dự án giảm nghèo kéo dài giai đoạn 2. Xã khuyến khích các hộ dân có điều kiện phát triển các dịch vụ thương mại, sửa chữa xe máy, bán lẻ hàng hóa tại trung tâm xã để phục vụ nhu cầu của người dân.

08. Nguyễn Hồng Sáng. NƠI GỬI GẮM NIỀM TIN CỦA ĐỒNG BÀO TÂY BẮC / Nguyễn Hồng Sáng // Quân khu 2.- Ngày 17/3/2016.- Số 889.- Tr.6.

Nhiều năm trở lại đây, sự tận tâm, chu đáo, hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh của các y, bác sỹ Bệnh viện Quân y 6 đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng cán bộ, chiến sỹ, đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc, góp phần thắp sáng phẩm chất người thầy thuốc quân y và hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.

Ngày giáp Tết Bính Thân 2016, người dân bản Huổi Mo, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La không khỏi hiếu kỳ khi thấy một chiếc xe ô tô có biển số màu đỏ (xe quân đội) chầm chậm tiến vào sân nhà văn hóa. Mọi người càng ngạc nhiên hơn khi thấy bà Hoàng Thị Tân, 53 tuổi và chồng là ông Lò Văn Tọi cùng một anh bộ đội bước ra từ trong xe, nở nụ cười tươi, vui vẻ chào bà con dân bản. Nhìn bà Hoàng Thị Tân đi lại được, da dẻ lại hồng hào, mọi người càng không tin vào mắt mình. Mới hôm nào bà ấy bị ốm một phần sống chín phần chết cơ mà? Như hiểu được sự tò mò của bà con, lúc này, ông Tọi mới vui vẻ khoe với dân bản: “Ấy dà, vui cái bụng quá các ông, các bà ơi. Nhờ có thầy thuốc bộ đội mà bà nhà tôi được trở về với bản ta đây này”. Theo Đại úy, Bác sỹ Chuyên khoa I Nguyễn Văn Thìn, Khoa Hồi sức cấp cứu, trước đó, bà Tân nhập viện trong tình trạng suy tim độ 4, loạn nhịp hoàn toàn do xuất huyết não. Sự sống chỉ còn mong manh như sợi tóc. Tuy nhiên, bằng tình cảm, trách nhiệm, kết hợp với phác đồ điều trị hợp lý, người bệnh đã được cứu sống. Sau khi bệnh nhân hồi phục, thấy gia cảnh họ quá nghèo, bệnh viện đã miễn toàn bộ chi phí điều trị, đồng thời bố trí chuyến xe ô tô cùng một kíp y, bác sỹ đưa người bệnh về tận gia đình, cũng vừa kịp đón Tết Nguyên đán.

Đó chỉ là một trong những chuyến xe mang nặng nghĩa tình của các y, bác sỹ Bệnh viện Quân y 6 đối với người dân nghèo trên vùng cao Tây Bắc. Đứng chân ở nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu còn bám riết lấy cuộc sống của người dân, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới… nên hơn ai hết, những người thầy thuốc mặc áo lính của Bệnh viện Quân y 6 luôn thấu hiểu, sẵn sàng sẻ chia với những khó khăn của đồng bào, hết lòng vì sức khỏe người bệnh. Có mặt tại bệnh viện vào ngày giáp Tết Nguyên đán vừa qua, chúng tôi thấy, khi khắp mọi nhà đang hân hoan đón chào xuân mới thì các thầy thuốc nơi đây lại đang cần mẫn với công việc chuyên môn. Bệnh nhân của họ, ngoài cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, đối tượng chính sách, còn có không ít người dân, trong đó, đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Vợ mình bị suy thận lâu rồi mà có biết đâu. Cứ nghe theo thầy lang bảo vào rừng tìm lá cây về sắc uống, nhưng uống mãi chẳng thấy khỏi, bệnh thì càng ngày càng nặng thêm. May là vừa rồi, có người trong bản giới thiệu về Bệnh viện Quân y 6 có thầy thuốc bộ đội chữa bệnh giỏi lắm, nên mình vội vàng đưa bà ấy xuống đây nhờ cứu chữa. Quả thật là đúng. Hôm mới đến, bà ấy đau đến nỗi không ăn uống được gì, thế mà sau một tuần điều trị đã tự ngồi dậy được rồi đấy” - Ông Tà Văn Vốn, dân tộc Thái, xã Nậm Ty, huyện Sông Mã cách Bệnh viện Quân y 6 hơn 100 cây số bộc bạch với chúng tôi.

Cũng theo lời kể của ông Vốn, hôm ông đưa vợ đến nơi, thấy bệnh viện “to” quá, nhìn cái gì cũng “lạ”, ông và người nhà không dám bước vào, ông thầm nghĩ, liệu họ có tiếp người nghèo như mình không. Còn đang ngơ ngác không biết xoay sở thế nào thì có mấy thầy thuốc bộ đội đi ra, họ ôn tồn hỏi thăm, rồi tận tình đưa người bệnh vào tận phòng cấp cứu, hướng dẫn người nhà làm các thủ tục nhập viện một cách nhanh chóng. Ngay sau đó, các y, bác sỹ đã tập trung cứu chữa cho vợ ông, thường xuyên động viên ông và gia đình yên tâm, tin tưởng vào các y, bác sỹ của bệnh viện. Hiện bệnh tình của vợ ông đã thuyên giảm rõ rệt, khiến ông vui lắm.

Trao đổi với Thượng tá Nguyễn Xuân Doanh, Bác sỹ Chuyên khoa I, Giám đốc Bệnh viện

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 12

Quân y 6, anh khẳng định: “Do “khách hàng” của bệnh viện chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nên quá trình làm việc, chúng tôi luôn chú trọng xây dựng phong cách phục vụ nhiệt tình, trách nhiệm, chu đáo, tạo niềm tin của bệnh nhân đối với bệnh viện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Với bệnh nhân là người dân tộc thiểu số, các y, bác sỹ không chỉ dành sự chăm sóc tận tình, chu đáo nhất, mà còn thường xuyên điều trị miễn phí, hỗ trợ tiền xe đi lại đối với các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

Trung tá Phạm Văn Tiến, Chủ nhiệm Chính trị Bệnh viện Quân y 6, người có thời gian gắn bó khá lâu với đồng bào các dân tộc nơi đây chia sẻ: “Người dân tộc vốn thật thà, chất phác, vì vậy quá trình tiếp xúc với họ, chúng tôi luôn thể hiện sự gần gũi, chân thành, cởi mở. Không ít bệnh nhân ngày ra viện mừng mừng tủi tủi, đã gửi gắm tình cảm của mình qua những câu thơ hết sức mộc mạc, giản dị, nhưng cũng rất xúc động, khiến mỗi cán bộ, y, bác sỹ bệnh viện cũng thấy vui vui trong lòng”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, bên cạnh nhiệm vụ chính trị tại đơn vị, những năm qua, Bệnh viện Quân y 6 còn thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Sơn La tích cực tham gia chương trình quân dân y kết hợp (Chương trình 12). Trong 10 năm qua, bệnh viện đã khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 11.183 lượt người, tổng trị giá gần 400 triệu đồng; tặng quà các đối tượng chính sách, người nghèo; hỗ trợ trang thiết bị y tế cho một số địa phương vùng sâu, vùng xa như: Giường bệnh, bộ tiểu phẫu, bộ thay băng, tai nghe, huyết áp kế cho y tế thôn bản… với tổng trị giá gần 200 triệu đồng. Quá trình công tác tuyến, thầy thuốc của bệnh viện cũng tranh thủ tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ăn, ở hợp vệ sinh, xây dựng nếp sống văn minh, khoa học; vận động đồng bào từ bỏ các hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng địa bàn an toàn, đơn vị an toàn, xứng đáng với niềm tin yêu của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc thân yêu.

09. Trung Hà. GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN NHIỆM KỲ 2016 - 2021 / Trung Hà // Quân khu 2.- Ngày 17/3/2016.- Số 889.- Tr.7.

Chiều ngày 8/3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị cử tri, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Tại Hội nghị, các cử tri nghe quán triệt các văn bản, hướng dẫn của Trung ương, Tổng cục Chính trị, Quân khu và của tỉnh Sơn La về quy trình, cơ cấu, tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Với tinh thần tập trung dân chủ, các cử tri tham dự Hội nghị đã thảo luận các tiêu chí, phân tích những vấn đề liên quan đối với cá nhân người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2016 - 2021. Qua biểu quyết, 100% cử tri đã nhất trí tín nhiệm đồng chí Đại tá Trương Minh Đức, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2016 - 2021.

10. Việt Hà. TỊCH THU CÁ THỂ GẤU NUÔI NHỐT TRÁI PHÉP / Việt Hà // Công an nhân dân.- Ngày 19/3/2016.- Số 3888.- Tr.4.

Một cá thể gấu ngựa nuôi nhốt trái phép trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vừa được Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Sơn La phát hiện và tịch thu. Cá thể gấu này đã nhanh chóng được chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội.

Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Sơn La, cá thể gấu này đã bị nuôi nhốt trái phép khá lâu. Ngày 17/3, sau khi kiểm tra và xác nhận cá thể gấu không có hồ sơ đăng ký hay gắn chíp theo quy định của pháp luật, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đã kịp thời ra quyết định tịch thu cá thể gấu và bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội. Bà Nguyễn Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) cho biết: “Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La trong việc tịch thu cá thể gấu nuôi nhốt trái phép thể hiện quyết tâm của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc xử lý các vi phạm, là tiền đề quan trọng tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi nhốt gấu trên cả nước”.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 13

Năm 2005, hơn 4.300 cá thể gấu được phát hiện nuôi nhốt tại các trang trại trên cả nước. Hầu hết những cá thể gấu này đều bị săn bắt từ tự nhiên và bán cho các trang trại. Trước thực trạng nuôi nhốt gấu tăng cao đe dọa đến sự tồn vong của loài gấu, từ năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành đăng ký quản lý và gắn chíp trên tất cả các cá thể gấu đang bị nuôi nhốt nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng gấu bị săn bắt ngoài tự nhiên và đưa trái phép vào các trang trại.

Qua hơn 10 năm nỗ lực chấm dứt tình trạng săn bắt, buôn bán và nuôi nhốt gấu lấy mật của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân, hiện nay số lượng gấu nuôi nhốt trên cả nước đã giảm đáng kể. Ước tính chỉ còn khoảng 1.250 cá thể gấu (năm 2015) trong các trang trại, giảm 72% so với năm 2005. Bà Nguyễn Phương Dung chia sẻ: “Bộ luật Hình sự vừa được sửa đổi và sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2016, trong đó hành vi nuôi nhốt trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như gấu có thể bị xem xét xử lý hình sự với hình phạt lên đến 15 năm tù giam”.

Sự việc cá thể gấu ngựa bị tịch thu tại địa bàn tỉnh Sơn La một lần nữa cảnh tỉnh cho những cá nhân và tổ chức cố tình vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ gấu nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung. Hy vọng rằng các cơ quan chức năng tại các địa phương tiếp tục xử lý triệt để các vi phạm từ quảng cáo mật gấu trên biển hiệu đến các cơ sở kinh doanh bán rượu ngâm mật, tay chân gấu hay các hành vi nuôi nhốt gấu lấy mật trái phép. Có như vậy tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam mới sớm được chấm dứt.

Cũng xem:

11. X. Hoa. TỊCH THU CÁ THỂ GẤU NUÔI NHỐT TRÁI PHÉP TẠI SƠN LA / X. Hoa // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 19/3/2016.- Số 79.- Tr.8.

12. Đoan Trang. BÌNH YÊN NHÉ, THUẬN CHÂU! / Đoan Trang // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 19/3/2016.- Số 79.- Tr.8.

Nhắc đến Thuận Châu, Sơn La là người ta đã nghĩ đến “thủ phủ” của ma túy, với những địa danh “lừng lẫy” một thời về tệ nạn này như Thôm Mòn, Tông Lạnh… Tuy chưa thoát khỏi nanh vuốt của cơn lốc ma túy nhưng những gì mà các cấp lãnh đạo và người dân Thuận Châu đã, đang và sẽ làm hứa hẹn sự bình yên sẽ lại về với mảnh đất này.

MỎI MÒN VÌ MA TÚY

Cách đây hơn chục năm, xã Thôm Mòn của huyện Thuận Châu là địa bàn nóng về số người nghiện và đứng top đầu của tỉnh về số đối tượng mắc trọng án về ma túy. Xã có 20 bản thì cả 20 bản đều có người nghiện. Chỉ một xã miền núi thưa thớt nóc nhà nhưng Thôm Mòn có tới hơn 200 tụ điểm buôn bán, tàng trữ ma túy, với hàng trăm người tham gia vào các đường dây mua bán và sử dụng “cái chết trắng”. Đình đám nhất phải kể đến bản Thôm và bản Mòn với vài chục tụ điểm buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma túy ở mỗi bản.

Không chỉ đàn ông, trai tráng, nhiều phụ nữ, trẻ em và người già ở xã nghèo này cũng “dính” vào thứ độc dược chết người này. Trong bản, hầu như nhà nào cũng có người nghiện, người lĩnh án tử hình, chung thân về ma túy cũng nhan nhản. Có những gia đình hàng chục người, từ ông bà, cha mẹ đến con cái, dâu rể, cháu chắt… đều dắt nhau vào con đường buôn bán, tàng trữ ma túy, để rồi “nô nức” kéo nhau… vào nhà đá. Cũng vì những món lợi nhuận khổng lồ từ ma túy đem lại, sự liều lĩnh của các đối tượng phạm tội ở đây cũng tăng lên.

Hậu quả của ma túy ở Thuận Châu là vô cùng nghiêm trọng và chưa có biểu hiện dừng lại. Theo ông Nguyễn Đức Thặng, Phó chủ tịch huyện Thuận Châu cho hay, tính đến tháng 11/2015, cả huyện có tổng số 1.268 người sử dụng ma túy. Số nhiễm HIV lũy tích đến ngày 19/11/2015 của huyện là 1.103 ca ở 28/29 xã, thị trấn. Trong đó, số còn sống là 637; số nhiễm HIV mới phát hiện là 42 ca; số người được xét nghiệm tế bào CD4 là 165 ca…, và đương nhiên nơi phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của tệ nạn này vẫn thuộc về hai “điểm nóng” Thôm Mòn và Tông Lạnh - lãnh đạo huyện Thuận Châu cho hay.

BÌNH YÊN CHO BẢN LÀNG

Xác định ma túy chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lan truyền HIV/AIDS trên địa bàn

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 14

tỉnh nói chung và huyện Thuận Châu nói riêng, UBND tỉnh Sơn La quyết định dồn lực vào công tác phòng, chống ma túy để giảm HIV và Thôm Mòn được chọn làm điểm để tập trung triệt phá. Cụ thể, ông Nguyễn Đức Thặng cho hay, xã thành lập các cụm liên gia tự quản với nòng cốt là đại diện của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… cùng tham gia công tác tự quản, phát giác các đối tượng nghiện chích ma túy, tái nghiện ma túy, buôn bán, tàng trữ ma túy, tiến tới đấu tranh, triệt phá các tụ điểm ma túy.

Song song với công tác phòng, chống ma túy, bác sỹ Lường Minh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu cho hay, các cấp, ban ngành, đoàn thể địa phương cũng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn, tránh để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Cùng với công tác vận động, khuyến khích những đối tượng có hành vi nguy cơ cao đi xét nghiệm HIV; điều trị dự phòng lây nhiễm HIV…, Thuận Châu chú trọng đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả các điểm điều trị Methadone. Tuy lực lượng còn mỏng, cán bộ phải kiêm nhiệm, chế độ phụ cấp không đảm bảo, công việc còn nhiều khó khăn, đặc biệt phải làm việc cả trong ngày nghỉ, lễ, tết… nhưng các anh chị em vẫn động viên nhau làm việc với một quyết tâm rất cao. Trong năm 2016, ông Tuấn cho biết xã sẽ triển khai thêm 4 điểm điều trị Methadone với mong muốn mang dịch vụ này đến cho đông đảo người dân.

Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND huyện Thuận Châu Nguyễn Đức Thặng còn cho biết thêm, chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực tìm kiếm, liên kết với các đối tác, doanh nghiệp trên địa bàn để đào tạo nghề và hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng sau cai. Đặc biệt, UBND huyện đang nghiên cứu thử nghiệm triển khai các dự án chuyển đổi canh tác, từ trồng lúa sang trồng chè, hoa, khoai sọ, chăn nuôi gia súc tập trung để người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh xa các tệ nạn xã hội.

GIÃ TỪ DĨ VÃNG

Đến với điểm điều trị Methadone của Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu, chúng tôi bắt gặp nhiều gương mặt phấn khởi và mãn nguyện. Anh Lò Văn Ch. (sinh năm 1968), người dân tộc Thái ở bản Nà Vai, xã Mường É (huyện Thuận Châu) thật thà chia sẻ, ngày trước mua ma túy ở bản dễ như mua mớ rau nên anh cũng thử cùng chúng bạn cho biết, rồi nghiện lúc nào chẳng hay. Để có tiền hút, chích, anh bán tất cả những gì có thể bán (thóc gạo, gà, chó…), thậm chí nghĩ đến cả việc bán đi con trâu duy nhất của gia đình để thỏa mãn cơn nghiện. Kinh tế gia đình rơi vào túng quẫn, bị vợ dọa ly hôn, anh quyết định cai nghiện, rồi được giới thiệu đi uống Methadone. Thời gian đầu điều trị cũng có cảm giác rất khó chịu, sau đó sức khỏe anh ổn định dần và anh không còn cảm giác thèm muốn ma túy nữa.

Mỗi người điều trị Methadone ở trung tâm là một cảnh ngộ, một nỗi bất hạnh riêng nhưng đều có chung nguyên nhân do ma túy. Và họ đều hứa sẽ quyết tâm đoạn tuyệt với “cái chết trắng” để làm lại cuộc đời. Nhìn vào ánh mắt họ, buồn có, vui có nhưng trên hết cả là niềm hoan hỉ và chứa chan hy vọng vào một ngày mai tệ nạn ma túy, dịch bệnh HIV/AIDS sẽ không còn hoành hành trên mảnh đất này nữa. Núi đồi sẽ bát ngát một màu xanh của lúa, của ngô, của bạt ngàn hoa thơm, trái ngọt. Và tôi tin ngày ấy sẽ đến với Thuận Châu trong một tương lai không xa...

13. Trung Thứ. HỦY ÁN SƠ THẨM LẦN 2 “VỤ DÂN MẤT ĐẤT VÌ BÍ THƯ ĐẢNG ỦY” / Trung Thứ // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 19/3/2016.- Số 79.- Tr.14.

Liên quan đến vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa vợ chồng bà Nguyễn Thị Lan (trú khối 3, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) và bị đơn là vợ chồng ông Nguyễn Khắc Hòa, một lần nữa Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La quyết định hủy bản án sơ thẩm lần 2 của Tòa án Nhân dân huyện Phù Yên vì vi phạm tố tụng.

ÁN SƠ THẨM NHIỀU “SẠN”

Ngày 15/3/2016, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục đưa vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là vợ chồng bà Nguyễn Thị Lan, ông Nguyễn Danh Dự và bị đơn là vợ chồng ông Nguyễn Khắc Hòa ra xét xử phúc thẩm lần 2. Xác định bản án sơ thẩm lần 2 của Tòa án Nhân dân huyện Phù Yên vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, một số nội dung của vụ án vẫn chưa được

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 15

cấp sơ thẩm làm rõ, Tòa án Nhân dân tỉnh Sơn La tiếp tục tuyên hủy bản án sơ thẩm lần 2, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân huyện Phù Yên xét xử lại. Vụ kiện tưởng chừng đơn giản nhưng lại đang bị Tòa án Nhân dân huyện Phù Yên “biến” thành phức tạp và chưa biết đến bao giờ mới có hồi kết.

Theo Hội đồng xét xử phúc thẩm, trong quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đưa cụ Tuất tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong khi đó cụ Tuất đã mất ngày 31/8/2014, trước ngày xét xử sơ thẩm. Lúc này, quyền lợi của cụ Tuất liên quan đến vụ án sẽ do người thừa kế của cụ Tuất thực hiện. Do đó, việc đưa anh Nguyễn Văn Tùng (con út cụ Tuất) tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền là không chính xác, mà phải đưa người thừa kế quyền và nghĩa vụ của cụ Tuất vào tham gia tố tụng.

Kết quả xét hỏi tại phiên tòa xác định cụ Tuất có 4 người con, nhưng chưa xác định được người thừa kế của cụ Tuất là thiếu sót; ngoài ra, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bị đơn, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phù Yên đã kết luận có thiếu sót, cần được làm rõ nhưng cấp sơ thẩm chưa thực hiện; cấp sơ thẩm không triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND tỉnh Sơn La là thiếu sót; việc định giá quyền sử dụng đất, cấp sơ thẩm đã tống đạt quyết định cho con gái bà Lan và ông Dự, nhưng không xác định được việc triệu tập các đương sự đến khi định giá về thời gian cụ thể... Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm lần 1 ngày 21/7/2014 đã hủy án sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án Nhân dân huyện Phù Yên xét xử lại.

Ngày 10/3/2015, Tòa án Nhân dân huyện Phù Yên xét xử sơ thẩm lần 2 và ra Bản án số 02/2015/TCQSDĐ-ST bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi lại 80m2 đất là vợ chồng bà Lan, ông Dự. Ông Hòa và bà Phượng được quyền sử dụng 80m2 đất ở trong diện tích 148m2 đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T321006 do UBND tỉnh Sơn La cấp ngày 6/7/2001.

NHIỀU DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

Như báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh, năm 1982 vợ chồng bà Nguyễn Thị Lan, ông Nguyễn Danh Dự được bố mẹ đẻ là cụ Đỗ Thị Tuất, Nguyễn Văn An bán cho một ngôi nhà tranh, diện tích khoảng 80m2 (hiện thuộc khối 3 Thị trấn Phù Yên). Năm 1985, do chuyển chỗ ở mới, bà Lan cho em gái ruột là Nguyễn Thị Phượng (chồng là Nguyễn Khắc Hòa) mượn để sản xuất nhưng hai bên không lập giấy tờ. Năm 2009, gia đình bà Lan đòi lại đất nhưng vợ chồng ông Hòa không trả và cho rằng đất này là của mình, nằm trong 148m2 mà ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2001.

Theo đó, bà Lan có đơn khởi kiện. Ngày 16/2/2012 xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân huyện Phù Yên đã bác đơn khởi kiện của bà Lan, công nhận 148m2 đất tại khối 3, Thị trấn Phù Yên thuộc quyền sử dụng lâu dài của ông Hòa. Không chấp nhận, bà Lan đã có đơn khiếu nại cán bộ Phòng Địa chính Thị trấn Phù Yên đã có sai phạm, do đó ngày 3/6/2013, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phù Yên đã có Công văn số 118-CV/UBKTHU chỉ rõ nhiều sai phạm của ông Hoàng Xuân Hà - Bí thư Đảng ủy Thị trấn Phù Yên (nguyên cán bộ Phòng Địa chính huyện Phù Yên) như: Thời điểm năm 2001 khi tiến hành đo đạc xác minh, lập hồ sơ đề nghị xét cấp sổ đỏ cho gia đình ông Hòa đã không thực hiện đúng trình tự thủ tục về quy trình lập, thẩm định nguồn gốc sử dụng đất, đo đạc thiếu các thành phần theo quy định. Ông Hà là người trực tiếp giao mẫu đơn cho ông Hòa, trực tiếp ghi biên bản nhưng không đầy đủ nội dung, không thể hiện ý kiến của tổ công tác; khi đo đạc và xác minh nguồn gốc đất của gia đình ông Hòa, ông Hà chỉ tiến hành ghi theo lời kê khai của ông Hòa...

14. Thu Hà. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY CÁC TỈNH TÂY BẮC / Thu Hà // Thời đại.- Ngày 21-27/3/2016.- Số 394.- Tr.14.

Ngày 14/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Công an tỉnh Sơn La và Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy các tỉnh Tây Bắc”.

Những năm trở lại đây, tình hình tội phạm về ma túy diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, số đối tượng, số lượng, chủng loại chất ma túy và đặc biệt tính chất hoạt

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 16

động của tội phạm ngày càng manh động và táo tợn hơn. Xu hướng tội phạm về ma túy hoạt động có tổ chức, mang tính chuyên nghiệp, có phạm vi địa bàn xuyên quốc gia, nhất là tại khu vực biên giới Tây Bắc, Đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ.

Để đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy một cách có hiệu quả, lực lượng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an đã sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, chiến thuật và có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành. Trong đó, biện pháp tuyên truyền pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được trong cuộc đấu tranh chống tội phạm về ma túy.

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc có trên 20.000 người nghiện có hồ sơ quản lý; tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy có diễn biến phức tạp, nổi lên vẫn là hoạt động của các đối tượng trong các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để cất giấu, vận chuyển.

Các đối tượng tham gia vào các đường dây mua bán vận chuyển trái phép ma túy thường đa dạng về thành phần dân tộc, giới tính, lứa tuổi hoạt động lưu động liên tỉnh, xuyên quốc gia và đặc biệt thường sử dụng vũ khí nóng, manh động, sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện bắt giữ.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề đặt ra hiện nay với công tác vận động quần chúng phòng, chống tội phạm về ma túy; đánh giá và dự báo tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị, đề xuất nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

Đây là những ý kiến quý báu, có giá trị sâu sắc trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận và tổng kết thực tiễn với công tác vận động quần chúng phòng, chống tội phạm về ma túy; đánh giá tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy, kết quả công tác đấu tranh, vận động quần chúng phòng, chống ma túy tại các tỉnh Tây Bắc.

15. Lê Phong. ÁM ẢNH CON SỐ 49 VỚI GIỚI TỘI PHẠM / Lê Phong, Đăng Khôi // Pháp luật và xã hội.- Ngày 22/3/2016.- Số 32.- Tr.12+13.

KỲ 1: SA LƯỚI TUỔI 49

Trương Văn Tuất, sinh năm 1958, trú tại tổ 9, phường Quyết Thắng, Thành phố Sơn La, đã tham gia đường dây ma túy từ Sơn La về Hà Nội cho “bà trùm” Nguyễn Thị Thành. Hoạt động đơn tuyến, một thời gian dài, Tuất đã thoát khỏi vòng kim cô của cơ quan chức năng. Vậy nhưng, từ hai đối tượng buôn bán tép riu bị bắt giữ ở phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cơ quan công an đã lần ra đường dây của Nguyễn Thị Thành, Lê Sỹ Thủy. Khi chuẩn bị ra pháp trường, Lê Sỹ Thủy đã khai thêm các đối tượng trong đường dây của mình. Tuất bị bắt đúng năm 49 tuổi.

Trương Văn Tuất vốn là một lái xe đường dài tuyến Điện Biên - Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước. Gia đình Trương Văn Tuất - Nguyễn Thị Thơm từng là “gia đình kiểu mẫu” ở Thành phố Sơn La, là mơ ước của nhiều gia đình khác. Vợ Tuất công tác tại quỹ tín dụng xã Quyết Thắng. Kinh tế ổn định, hai con trai ngoan ngoãn, khỏe mạnh.

Có ai ngờ được một ngày nọ, cậu con trai lớn của Tuất bị bạn bè rủ rê sa vào con đường nghiện ngập. Kể từ đó, tài sản trong ngôi nhà khang trang của vợ chồng Tuất cứ lần lượt bay đi theo làn khói thuốc. Họa vô đơn chí, trong một chuyến xe chở đám cưới, Tuất đã đâm tử vong một cháu học sinh ở Mộc Châu. Do không mua bảo hiểm toàn phần nên để không phải ngồi tù, Tuất phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 30 triệu đồng. Thế nhưng dồn tất cả tiền trong nhà thì vẫn còn thiếu 14 triệu đồng, Tuất phải đi vay mượn để giải quyết. Tuất vay đúng vào Nguyễn Thị Thành, một bà trùm ma túy ở Sơn La.

Tại cơ quan điều tra, Tuất từng khai rằng, khi còn nhỏ, nhà Tuất và nhà Thành ở gần nhau trên cao nguyên Mộc Châu. Mãi sau rồi thì gia đình Tuất mới chuyển về Sơn La nhưng Tuất vẫn giữ mối

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 17

quan hệ với Thành. Khi còn chạy xe khách đường dài tuyến Hà Nội - Sơn La, thi thoảng, tiện đường, Tuất vẫn ghé qua Mộc Châu thăm Thành.

Khi sa cơ lỡ vận, chẳng còn đường nào khác Tuất đã tìm đến Thành, nhờ Thành giúp vì lúc đó kinh tế gia đình Thành khá dư giả. Thành là chủ một cửa hàng bếp gas lớn ở thị trấn Mộc Châu. Thành cho Tuất vay 14 triệu đồng đủ trang trải chuyện đền bù và gạ Tuất mang hàng thuê cho Thành về Hà Nội để lấy công trừ nợ.

Sau đó Thành giới thiệu cho Tuất làm quen với Lê Sỹ Thủy ở Hà Nội. Cứ có hàng là Tuất nhận ở nhà Thành và đi xe tuyến về Hà Nội mang đến tận nhà cho Thủy. Sau 3 chuyến mang hàng thuê như thế, Tuất đủ tiền trả nợ Thành rồi thôi. Tuất lại về Sơn La, lại tiếp tục công việc chạy xe khách đường dài, cứ tưởng vậy là êm xuôi.

Một ngày nọ, Công an phường Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bắt quả tang một cặp vợ chồng đang tàng trữ trong hành lý một bánh heroin.

Lấy lời khai, cặp vợ chồng này cho biết bánh heroin này họ vừa mua của vợ chồng Lê Sỹ Thủy. Từ đây, một chuyên án lớn về ma túy của Công an Thành phố Hà Nội được mở ra với kết thúc là phiên tòa xét xử 11 bị cáo, trong đó có 3 bị cáo bị tuyên án tử hình là Lê Sỹ Thủy, Trần Xuân Tiến và Đoàn Văn Cường. Trong vụ án này vợ của Thủy cũng bị tuyên án chung thân.

Trong suốt quá trình điều tra cho đến cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Lê Sỹ Thủy không hề hé răng khai nhận những chuyến hàng buôn bán cùng anh em Nguyễn Trọng Thanh - Nguyễn Thị Thành. Cho mãi đến hơn 2 năm sau ngày bị bắt, khi cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Lê Sỹ Thủy thì trong những ngày nằm trong xà lim chờ thi hành án, bất ngờ Lê Sỹ Thủy cùng với Đoàn Văn Cường (một đồng phạm trong đường dây của Thủy) đã viết đơn đề nghị với cơ quan điều tra xin được khai nhận thêm. Theo đó, cả Thủy và Cường đã khai báo thêm về hành vi mua bán ma túy của mình với một số đối tượng tại các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Hải Phòng trong thời gian từ năm 2003 đến tháng 3/2005 với số lượng heroin rất lớn mà chưa bị phát hiện. Trong đó có các phi vụ mua bán với anh em Thanh - Thành ở Mộc Châu mà Tuất là người vận chuyển. Đúng vào những năm cùng tháng tận tháng 12/2006, Tuất đã phải tra tay vào còng khi đúng 49 tuổi!

Theo như lời khai của Tuất với cơ quan điều tra, cứ mỗi bánh heroin vận chuyển trót lọt thì Tuất sẽ được Thành trả công sòng phẳng. Thành mua cho Tuất một chiếc điện thoại Nokia và một sim điện thoại để làm phương tiện liên lạc. Chuyến hàng đầu tiên là một bao gạo có giấu heroin bên trong được Tuất bắt xe đưa từ Mộc Châu về Hà Nội giao tận tay cho Lê Sỹ Thủy.

Chuyến hàng này Tuất được trả công 5 triệu đồng. Vài ngày sau, Tuất lại tiếp tục vận chuyển một bao gạo loại 20kg có giấu heroin bên trong về bến xe Giáp Bát giao cho Thủy với số tiền công là 4 triệu đồng. Chuyến hàng thứ 3 vẫn là 1 bao gạo có giấu heroin nhưng được giao cho Thủy tại bến xe Hà Đông với tiền công vận chuyển là 3 triệu đồng. Sau 3 lần chuyển hàng cho Thành, Tuất gần đủ tiền để trang trải món nợ đã vay Thành giải quyết vụ tai nạn giao thông.

Ngày 7/3/2008, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã xét xử phiên tòa sơ thẩm vụ án Nguyễn Thị Thành ở Mộc Châu, Sơn La buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong phiên tòa, trước những bằng chứng và những lời khai của đồng bọn, Trương Văn Tuất - một đồng phạm trong vụ án cũng đã phải cúi đầu nhận tội và bị tuyên án tử hình.

Ngày 8/9/2008, tòa phúc thẩm tại Hà Nội quyết định bác kháng cáo của Tuất, tuyên y án sơ thẩm tử hình.

Tại trại giam, Tuất từng tâm sự từ khi Tuất phải vào phòng biệt giam, đều đặn mỗi tháng chị Thơm lại tất tả gói ghém quần áo, ngồi xe cả ngày đường để xuống thăm chồng, nói những lời động viên và hy vọng. Vợ chồng gặp nhau trong những phút giây vội vã nhưng không lần nào Tuất quên xin lỗi vợ và gửi lời xin lỗi người mẹ già đã 90 tuổi vẫn chưa biết con mình sắp phải “đi xa”.

Ngày ngày, Tuất lầm lụi sau song sắt, thót tim chờ tiếng lách cách mở cùm để đi mãi về phía trường bắn Cầu Ngà và nằm lại, Tuất đã ngộ ra một điều cay đắng rằng, tội lỗi khi đã trót nhúng tay phạm phải thì không thể nào che lấp đi được.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 18

16. PV. CHIỀNG ĐEN CÓ HƠN 4.505 LƯỢT GIA ĐÌNH HIẾU HỌC / PV // Giáo dục và thời đại.- Ngày 23/3/2016.- Số 71.- Tr.2.

Hội Khuyến học xã Chiềng Đen (Thành phố Sơn La) có 17 chi hội, với 1.145 hội viên tham gia. Từ năm 2011 đến nay, toàn xã có trên 4.505 lượt hộ đạt danh hiệu gia đình hiếu học. Công tác xây dựng quỹ hội được triển khai hiệu quả với 48 triệu đồng từ đóng góp của nhân dân, dùng khen thưởng giáo viên, học sinh đạt thành tích trong công tác giảng dạy và học.

17. Minh Tuấn. SƠN LA GIẢM HỘ NGHÈO CÒN 29,8% / Minh Tuấn // Nông thôn ngày nay.- Ngày 24/3/2016.- Số 72.- Tr.13.

Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Sơn La đã có hơn 100 xã và hơn 280 bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ hơn 850 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng hưởng lợi đã giảm từ 59,3% năm 2011 xuống còn 29,8% năm 2015.

18. Lê Bền. CÁC CHUỖI NÔNG SẢN AN TOÀN VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC / Lê Bền // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 24/3/2016.- Số 60.- Tr.7.

Các đơn vị sản xuất: Hợp tác xã Sản xuất rau an toàn bản Tự Nhiên, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu); Hợp tác xã Nông nghiệp Chiềng Phú, xã Chiềng Pằn (huyện Yên Châu); Hợp tác xã Tiên Sơn, xã Mường Bon (huyện Mai Sơn); Tổ hợp tác sản xuất Rau an toàn tổ 7, phường Chiềng Sinh (Thành phố Sơn La); Hợp tác xã sản xuất cam Mường Thải (huyện Phù Yên). Sản phẩm: Rau, củ, quả an toàn (đã được cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn). Nơi bán: Cửa hàng rau, củ, quả an toàn Quế Anh, số 107B đường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La; cửa hàng rau, củ, quả an toàn Đại Nam, số 166 đường Trần Đăng Ninh, Thành phố Sơn La.

- Sản phẩm: Thịt lợn. Đơn vị chăn nuôi: Doanh nghiệp tư nhân Minh Thúy, xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Chăn nuôi Chiềng Hắc (huyện Yên Châu). Cơ sở giết mổ: Ông Đào Mạnh Phài, tổ 11 và ông Nguyễn Hữu Lâm, tổ 12 phường Chiềng Lề; ông Nguyễn Văn Đĩnh, tổ 3, phường Tô Hiệu; ông Lê Xuân Trụ, tổ 4 phường Chiềng Cơi; ông Nguyễn Văn Ký, tổ 5, phường Quyết Thắng; cơ sở chế biến giò, chả của ông Nguyễn Tiến Tùy, tổ 9, phường Chiềng Lề (Thành phố Sơn La). Đơn vị phân phối sản phẩm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Lâm Oanh, tổ 8, phường Tô Hiệu (Thành phố Sơn La).

19. Ng. Hồng. CHÁU BÉ “RỤNG CHÂN” Ở SƠN LA ĐÃ ĐƯỢC CỨU CHỮA / Ng. Hồng, H. Lê // Sức khỏe và đời sống.- Ngày 25/3/2016.- Số 49.- Tr.6.

Ngay sau khi biết tin cậu bé dân tộc Mông Tráng A Vư ở huyện Vân Hồ, Sơn La - bị tai nạn nhưng gia đình chỉ chữa trị bằng bó lá dẫn đến cụt chân, Phó giáo sư, Tiến sỹ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo trực tiếp và yêu cầu Sở Y tế Sơn La vào cuộc. Theo đó, tại Công văn số 313/KCB-QLCL ngày 23/3 gửi Sở Y tế Sơn La, Bộ Y tế chỉ đạo ngành y tế tỉnh Sơn La, bệnh viện trên địa bàn huyện Vân Hồ cử cán bộ chuyên môn tới thăm hỏi và đưa cháu Vư về điều trị hoặc chuyển lên tuyến trên nếu vượt quá khả năng. Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Sơn La điều trị miễn phí cho cháu Vư và phối hợp với các cơ quan liên quan vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ giúp đỡ cháu Vư và gia đình.

Sáng 24/3, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống, Tiến sỹ Nguyễn Đức Toàn, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo, Bệnh viện Đa khoa trên địa bàn huyện Vân Hồ ngay trong đêm đã cử xe cấp cứu do đồng chí Giám đốc Bệnh viện là kíp trưởng về tận nhà cháu Vư ở Lóng Luông, Vân Hồ thuyết phục gia đình đưa cháu lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La điều trị. Đến 11h30’ đêm 23/3, Vư được xe cấp cứu đưa đến Bệnh viện Đa khoa Sơn La. Khi vào viện, bệnh nhân thể trạng gầy yếu, tổn thương trước mỏm cụt 1/3 trên cẳng chân

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 19

phải, nhiễm trùng lộ xương chày, xương mác nham nhở, tổ chức cơ, phần mềm hoại tử có chỗ tím đen, nhiều dịch hôi thối. Chụp Xquang có hình ảnh gãy bong sụn tiếp đầu dưới xương đùi phải. Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và có chỉ định mổ cấp cứu cắt cụt 1/3 dưới xương đùi phải. Sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, ca phẫu thuật được thực hiện vào hồi 1h00 ngày 24/3/2016 và kết thúc lúc 2h00 cùng ngày. Bệnh nhân đã được truyền máu cấp cứu, hồi sức tích cực, kháng sinh phối hợp, truyền dịch nâng cao thể trạng... Do đã được chuẩn bị trước nên mọi thủ tục được thực hiện rất nhanh. Sáng 24/3/2016 tình trạng bệnh nhân ổn định được chuyển về điều trị hậu phẫu tại Khoa Chấn thương chỉnh hình. Hiện tại, ông nội (bố đẻ của anh Tráng A Sò - bố nuôi của Vư) đang chăm sóc cho Vư tại bệnh viện. Tiến sỹ Toàn cũng cho biết thêm, bệnh viện đã chỉ đạo Khoa Dinh dưỡng nấu ăn và mang lên phòng cho hai ông cháu. Vì gia đình khó khăn chỉ có ông nội cháu ở lại nên Ban Giám đốc bệnh viện đã kêu gọi cán bộ nhân viên trong bệnh viện phối hợp với Phòng Công tác xã hội của bệnh viện ủng hộ, quyên góp và hỗ trợ hai ông cháu.

Trước đó, theo thông tin lãnh đạo y tế huyện Vân Hồ cho biết, cháu Vư sinh năm 2005, mới 11 tuổi nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ mất sớm, bố lại mắc bệnh thần kinh, Vư phải sống vất vưởng, côi cút giữa bản, ai thương thì cho Vư nắm cơm, bát ngô. Khi ra tù, bố cũng trở nên ngớ ngẩn, không biết con mình là ai. Vư trở thành trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ khi bố vẫn còn sống. Họ hàng người thân chẳng ai chịu nuôi khiến cậu bơ vơ. Cậu được vợ chồng anh Tráng A Sò nhận về nuôi. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng Vư đã phải làm việc vất vả, công việc hàng ngày là lái chiếc máy phay đất ngoài nương. Sức yếu, người lại nhỏ, chiếc máy phay thì to, Vư vừa đẩy chiếc máy, vừa phải kiễng người lên mới có thể lái được. Vào ngày đầu tháng 3, trong một lần phay đất ngoài nương, Vư bị lưỡi máy chèn vào chân phải, gây dập nát. Ngày 3/3, Vư được bố mẹ nuôi đưa đến bệnh viện trong tình trạng 2 xương cẳng chân bên phải (phía dưới đầu gối) dập nát, tổn thương mạch máu, có chỉ định cắt chân. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã thuyết phục gia đình chuyển Vư lên bệnh viện tuyến trên để có thể được cấp cứu kịp thời và giữ lại phần chân dài hơn cho Vư. Các bác sỹ cũng cho gia đình biết, Vư sẽ không phải chi trả tiền viện phí vì Nhà nước có chế độ ưu tiên đối với các trường hợp là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, người nhà của em không nghe, phần vì bảo không có điều kiện, phần thì tin rằng về nhà đắp thuốc Nam của người Mông thì chân sẽ liền lại như cũ và gia đình quyết định đưa em về đắp thuốc. Nhưng, sau khi về nhà đắp thuốc vết thương mỗi ngày một nặng hơn, thịt xung quanh vết thương đã bốc mùi nặng. Kết quả là thuốc đắp tưởng liền chân nhưng phần cẳng chân đã rời ra và gia đình đem đi chôn phần chân đó. Ông Tráng A Khúa - ông nội nuôi của Vư cho biết, tại gia đình nghĩ là mang về nhà đắp thuốc sẽ liền chân, nên không cho Vư đi bệnh viện, nhưng hôm nay đến đây được các bác sỹ giải thích, chúng tôi đã biết và cảm ơn các lãnh đạo...!

Cũng xem:

20. Việt Thanh. CẬU BÉ XIN CƯA CHÂN ĐÃ ĐƯỢC PHẪU THUẬT NGAY TRONG ĐÊM / Việt Thanh // Văn hóa.- Ngày 25/3/2016.- Số 37.- Tr.16.

21. Ngọc Minh. ĐAU LÒNG CHUYỆN CẬU BÉ XIN ĐƯỢC CẮT CHÂN / Ngọc Minh // Đại đoàn kết.- Ngày 25/3/2016.- Số 85.- Tr.13.

22. Thuần Việt. TỪ LOẠT BÀI CỦA BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐIỆN TỬ: HƠN 1 NGÀY KHẨN TRƯƠNG GIÀNH SỰ SỐNG CHO CHÁU BÉ “XIN ĐƯỢC CẮT CHÂN” / Thuần Việt, Như Ngọc // Phụ nữ Việt Nam.- Ngày 25/3/2016.- Số 37.- Tr.5.

23. Thu Thùy. TIN VẮN / Thu Thùy // Văn hóa.- Ngày 25/3/2016.- Số 37.- Tr.9.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Châu vừa tổ chức Giao lưu “Hội vui học tập” cấp tiểu học năm học 2015 - 2016. Tham gia có 478 thí sinh được lựa chọn từ 25 trường tiểu học trên địa bàn huyện. Các thí sinh trải qua 2 phần thi: Trắc nghiệm và thi viết, với nội dung kiến thức nằm trong phạm vi chương trình môn Toán, Tiếng Việt bậc tiểu học.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 20

24. Minh Phong. BẮT GIỮ 2 ĐỐI TƯỢNG VỀ HÀNH VI MUA BÁN NGƯỜI / Minh Phong // Công an nhân dân.- Ngày 26/3/2016.- Số 3895.- Tr.5.

Ngày 24/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 2 đối tượng là Bạc Cầm Chung, sinh năm 1983, trú tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và Lò Thị Loan, sinh năm 1983, trú tại xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La về hành vi mua bán người, đồng thời triệu tập đối tượng Lò Văn Thắng, sinh năm 1977, trú tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu để điều tra làm rõ hành vi có liên quan. Trước đó, vào khoảng trung tuần tháng 2/2016, Chung đến nhà Loan, bảo Loan tìm phụ nữ cho Chung để đưa đi Trung Quốc lấy chồng. Nếu tìm được, Chung sẽ trả công cho Loan 15 triệu đồng. Sau đó Loan đã gặp và dụ dỗ được chị Hoàng Thị Hương, sinh năm 1992, trú cùng xã với Loan đồng ý theo Loan sang Trung Quốc làm thuê với mức lương cao. Đến ngày 15/3/2016, Loan đưa Hương đến xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai giao cho Chung và Thắng chở Hương đi. Đến ngày 24/3/2016, hành vi của các đối tượng đã bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ, thu vật chứng gồm 20.500.000đ.

25. Thanh Đào. LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH SƠN LA: TẬP HUẤN CÔNG TÁC CÔNG ĐOÀN NĂM 2016 / Thanh Đào // Lao động.- Ngày 28/3/2016.- Số 69.- Tr.5.

Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2016 cho 110 cán bộ chuyên trách công đoàn các cấp toàn tỉnh và cán bộ công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh. Tại hội nghị, các giảng viên của Hội đồng giảng viên kiêm chức Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai kế hoạch chỉ đạo của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về “Năm phát triển đoàn viên”; tập trung hướng dẫn những nội dung cơ bản về xây dựng công đoàn vững mạnh và đánh giá, chấm điểm, xếp loại chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở; Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; một số điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) năm 2014; kỹ năng giao tiếp với người lao động của cán bộ công đoàn; kỹ năng soạn thảo văn bản công đoàn. Cũng tại hội nghị này, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La hướng dẫn và quán triệt công tác tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

26. Kiều Thiện. RỪNG MỘC CHÂU BÌNH YÊN GIỮA NẮNG LỬA, THIÊN TAI… / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 29/3/2016.- Số 76.- Tr.13.

“Chúng tôi đã đầu tư hàng chục ngàn ngày công để làm đường băng cản lửa cho những cánh rừng dọc tuyến biên giới Việt - Lào. Ý thức giữ rừng của bà con bây giờ rất tốt” - ông Đào Mạnh Phong - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mộc Châu (Sơn La) cho hay.

“ĐI TRƯỚC” THIÊN TAI

Huyện Mộc Châu có gần 40km đường biên giới Việt - Lào, giao thông rất khó khăn. Cư dân trong địa bàn chủ yếu là bà con các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Dao, Mường… với nghề làm nương là chính. Nhưng đây lại là nơi có trữ lượng rừng lớn với nhiều gỗ, thú quý hiếm, bởi thế việc tuần tra canh gác, bảo vệ và phòng - chống, chữa cháy rừng ở vùng biên giới luôn được đề cao. Đặc biệt, đợt mưa tuyết, băng giá trước Tết Nguyên đán vừa qua đã tàn phá những cánh rừng nơi đây, làm cho lá, các cành, cây nhỏ bị táp úa, khô héo; tạo nên một lớp thảm thực vật dày rất dễ bắt lửa trong mùa gió Lào này.

“Mùa gió Lào cũng là mùa làm nương, đốt rẫy. Khắp vùng Tây Bắc chỗ nào cũng khói mịt mù, bởi thế rất khó phân biệt đâu là cháy rừng, đâu là khói nương rẫy. Nếu không cảnh giác cao thì không thể phát hiện sớm cháy rừng để ứng cứu. Một khi cháy rừng lan ra, cộng với gió Lào trên vùng đất khô cằn này thì ứng cứu rừng là một việc rất khó khăn và thiệt hại rất lớn” - ông Vì Văn Hạnh, Trưởng bản Nà Lùn, xã Mường Sang (Mộc Châu) bảo vậy.

Bản thân ông Hạnh những năm trước đây cũng đã nhiều lần lăn xả cùng bà con ứng cứu khi rừng bắt lửa. “Nguy hiểm lắm, khó khăn lắm. Nhiều khi mình đang dập lửa đằng trước thì gió Lào đã

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 21

làm bốc lửa cả mảng lớn ở đằng sau. Nên người dập lửa mà không để ý thì dễ thành cây đuốc sống chứ đừng nói đến cứu rừng. Vì thế, bảo vệ rừng phải đi trước một bước” - ông Hạnh nói.

“RỪNG ĐÃ LÀ CỦA MÌNH”

Xã Chiềng Sơn (Mộc Châu) có gần 5.000ha rừng, chiếm xấp xỉ 10% tổng số rừng của huyện. Toàn bộ số rừng này trải rộng trên 8,2km đường biên giới với nước bạn Lào. Đứng trên dãy núi Pha Luông, nhìn sang phía đất bạn, mới hiểu vì sao người dân Mộc Châu lo sợ cháy rừng đến thế, bởi ngay bên kia biên giới đều là đất nương với cỏ gianh.

“Mỗi khi bà con bên nước bạn đốt nương là bên này chúng tôi phải cử người cảnh giới, túc trực liên tục, theo dõi tới khi lửa tắt mới thôi. Chính vì thế nên dù đang mùa làm nương, thời gian hạn hẹp nhưng vừa qua, khi huyện và xã huy động sức dân tham gia làm đường băng cản lửa dọc tuyến biên giới này, bà con đã tích cực tham gia với cả ngàn ngày công để hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Ai cũng đã hiểu: Rừng là của mình rồi…” - ông Mùa A Lếnh, người dân bản Hin Pén (Chiềng Sơn) nói.

Còn Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mộc Châu - ông Đào Mạnh Phong chia sẻ: “Không chỉ riêng ở Chiềng Sơn, tại xã Lóng Sập, chúng tôi cũng làm những đường băng cản lửa dọc tuyến biên giới, dài hàng chục km với chiều rộng gần 20m, dài tới 40km để ngăn chặn lửa lan sang từ phía bạn Lào. Đó là một quyết định đúng đắn của Huyện ủy, UBND huyện, các xã và sự đồng thuận cao của người dân”.

Không chỉ tổ chức phát dọn đường băng cản lửa dọc tuyến biên giới, những ngày đầu tháng ba tới giờ, huyện Mộc Châu còn thành lập cả chục chốt chặn, cảnh giới 24/24 giờ hàng ngày dọc các cánh rừng.

“Ngoài việc trực tiếp ký cam kết bảo vệ rừng với từng hộ dân ở những nơi nguy cơ cháy cao, cứ 5km là chúng tôi lại đặt một trạm quan sát và cảnh báo. Dân quân và kiểm lâm phối hợp, vừa cảnh giới, vừa tuyên truyền, lại có thêm cả trăm người từ các đội bảo vệ rừng tuần tra ngày đêm... Vì vậy, dù gió Lào ở Mộc Châu khốc liệt nhất so với toàn tỉnh, nhưng đến hôm nay chúng tôi vẫn chưa để xảy ra cháy rừng” - ông Lò Văn Nước - Bí thư Đảng ủy xã Lóng Sập nói.

“Mấy chục năm làm kiểm lâm, chưa bao giờ tôi thấy chính quyền và người dân có sự đồng thuận cao như thế này trong công tác bảo vệ rừng” - ông Đào Mạnh Phong.

27. Lê Phong. CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ CHUYÊN ÁN PHÁ ĐƯỜNG DÂY MA TÚY XUYÊN QUỐC GIA CỦA “SÓI RỪNG” SỒNG A GIA VÀ ĐỒNG BỌN / Lê Phong, Đăng Khôi // Pháp luật và xã hội.- Ngày 29/3/2016.- Số 35.- Tr.12.

KỲ 1: NỮ TRINH SÁT THÂM NHẬP “ĐỘNG QUỶ”

Sau “đại án” ma túy Vũ Xuân Trường - Xiêng Phiêng, tình hình buôn bán “cái chết trắng” từ Tây Bắc về Hà Nội lại có làn sóng ngầm mới. Suốt từ năm 2000 - 2004, lực lượng phòng chống ma túy Công an Hà Nội đã âm thầm điều tra và bất ngờ phá vỡ một đường dây ma túy xuyên quốc gia lớn dưới sự chỉ đạo của Sồng A Gia - kẻ được mệnh danh là “con sói rừng” Sơn La. Ít ai biết rằng, những thông tin đầu tiên về phương thức, thủ đoạn lẫn sự nham hiểm của kẻ cầm đầu đường dây ma túy này, lại được bóc trần bởi một nữ trinh sát trẻ…

CÔ GÁI VÀ “CON SÓI RỪNG”

Khoảng những năm 2000 - 2003, lực lượng chống tệ nạn ma túy Công an Thành phố Hà Nội phát hiện một số đường dây buôn bán ma túy nhỏ lẻ trên địa bàn. Nhưng có một điều lạ rằng, sau khi nhiều đối tượng bị bắt và đem ra xét xử, những “chân rết” lại ngày càng phát triển. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát, Ban Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, lực lượng công an của tất cả các quận, huyện cùng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) đều được huy động vào cuộc để điều tra.

Tháng 8/2003, thông qua hoạt động nghiệp vụ các trinh sát của Công an huyện Thanh Trì phối hợp cùng với PC47 đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Ngọc Khánh, sinh năm1966, thường trú tại ngõ Thiên Hùng, quận Đống Đa, Hà Nội; tạm trú: Xóm 5 Tân Khai, phường Vĩnh Hưng, quận

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 22

Hoàng Mai, thu được 176,797g heroin. Cùng thời gian đó, cơ quan điều tra cũng bắt giữ Đinh Mạnh Cường, sinh năm 1964, ở tiểu khu 10, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La, về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy.

Ban chuyên án quyết định chuyển hồ sơ vụ án về Đội Điều tra trọng án Phòng Cảnh sát điều tra do Trung tá Nguyễn Đức Chung - Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ đạo. Từ lời khai của Đinh Mạnh Cường, đã xác định được 2 đối tượng người dân tộc chuyên cung cấp heroin cho Cường là Giàng A Thào và Sồng A Gia, đều trú tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Kế hoạch bắt Thào và Gia được Ban chuyên án yêu cầu phải tiến hành khẩn trương, tránh để chúng biết tin đồng bọn bị bắt mà bỏ trốn. Nơi rừng núi hiểm trở, muốn bắt được chúng phải có phương án chuẩn bị chu đáo và điều đặc biệt là phải tạo được yếu tố bất ngờ.

Vốn Sồng A Gia là đối tượng đã lọt vào “tầm ngắm” của nhiều đơn vị nghiệp vụ công an thành phố. Trước thời điểm vụ án được giao cho Đội Điều tra trọng án thụ lý, thì Công an quận Tây Hồ cũng đã tiến hành điều tra, xác minh về ông trùm ma túy được mệnh danh là “con sói rừng” bởi sự “già giơ” trong việc buôn bán hàng cấm. Công việc đầy hiểm nguy này được giao cho một nữ Trung tá Công an tên L.B.T.

Trinh sát L.B.T cùng đồng đội đã tổ chức thâm nhập vào tận hang ổ của đối tượng, nhằm tìm hiểu về những phương thức, thủ đoạn cũng như nội tình của chúng. Những tài liệu mà Công an quận Tây Hồ thu thập được sau này đã trở thành tài liệu cực kỳ đắc lực, phục vụ hiệu quả cho cuộc tấn công vào hang ổ của Sồng A Gia. Đặc biệt, cuộc tấn công của những cảnh sát hình sự miền xuôi, vốn không quen thông thổ đã diễn ra “đẹp” và không một tổn thất.

CUỘC THƯƠNG LƯỢNG NGHẸT THỞ

Bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nằm tại một thung lũng đẹp huyền ảo. Đặc sản ở đây là những cây mận cổ thụ, toàn thân một màu mốc trắng như được phủ tuyết. Cảnh tượng rất nên thơ. Song đây cũng là một trong những “con đường tơ lụa” của bọn tội phạm ma túy. Ước tính hàng năm dễ có đến hàng trăm bánh heroin được vận chuyển qua khu vực này, từ đó chuyển về xuôi để tiêu thụ.

Co Chàm có 100% là dân tộc Mông, cách thị xã Hòa Bình 40km nhưng đường rất hiểm trở và có hàng chục kilômet chỉ có thể đi bộ và xe Minsk. Dân cư thưa thớt. Vài trăm mét, có khi vài kilômet mới có một nóc nhà nhưng lại ở trên cao chót vót… Chỉ nghĩ đến chuyện đến được đây đã đủ vã mồ hôi.

Đặc điểm địa hình như vậy cực kỳ thuận lợi cho bọn buôn ma túy. Để bảo vệ miếng cơm manh áo của mình, bọn chúng sẵn sàng dùng đến “hàng nóng” với súng kíp, súng quân dụng, lựu đạn và cả thuốc nổ. Hay cách buôn bán kiểu giữ con tin, không cho gặp chủ hàng (chỉ cho gặp môi giới), không hẹn giờ giấc cụ thể, phải vào tận nhà mới làm việc… Tức là nếu làm ăn với chúng thì khả năng chủ động của đối tác gần như không còn. Chính điều này đã khiến nhiều lần trinh sát vào tới Lóng Luông lại bị bật ra. Không tiếp cận cũng như không nắm được nhiều thông tin về cách thức, quy luật hoạt động của chúng…

Một trong những ông trùm lớn nhất ở đây có tên Sồng A Gia. Thông tin ban đầu chỉ biết đó là một gã đàn ông người Mông, quỷ quyệt, tàn độc, buôn khối lượng lớn và có nhiều đệ tử trung thành. Chúng thường xuyên sử dụng vũ khí trong làm ăn và áp dụng luật chơi theo kiểu riêng của chúng…

Trong vai một “bà trùm” ma túy ở miền xuôi lên đánh hàng, nhiệm vụ của nữ trinh sát L.B.T là móc nối, gây cơ sở để làm bước đệm cho việc lọt vào hang ổ Sồng A Gia. Sau vài cuộc tiếp xúc với phong cách đậm đặc chất giang hồ đại gia, quan hệ rộng, tiền nhiều, sức mạnh dư thừa… T đã bắt sóng được với tên S, chuyên môi giới buôn bán ma túy.

Sau khi cải trang mắt xanh, mỏ đỏ, quần thụng, xắc da, T theo S ngồi trên chiếc Minsk thẳng đường tiến về Co Chàm. Gần một tiếng đồng hồ vật lộn cùng chiếc xe Minsk thì hai người lạc vào rừng mận. S hất hàm: “Nó ở trên kia!”. Dựng xe dưới chân đồi, hai người hì hục leo theo con đường nhỏ bò ngược vào rừng mận. Bước qua mấy hòn đá đẽo vuông xếp trước hàng rào bằng những cây que thấp lè tè cắm dẹo dọ dưới đất, T đứng trước một khoảnh đất bằng.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 23

Đó là sân một ngôi nhà gỗ khá dài, lợp lá thấp tối. S đứng giữa sân, nhìn chằm chằm vào cánh cửa gỗ khép hờ vênh váo và gọi hai ba tiếng dân tộc, chắc là gọi chủ nhà. Không tiếng trả lời. Ngọn gió hoang xào xạc thổi về từ rừng mận càng làm cho vẻ hoang vắng thêm rợn người. T nói: “Không có nhà à?”. S im lặng và tiến lên đẩy cửa vào nhà.

Tường nhà treo rất nhiều dao quắm, dao găm, nỏ và đặc biệt là súng kíp. Đủ loại to nhỏ, cũ mới, một nòng, hai nòng. Những cái đầu sơn dương thô lố mắt nhìn chõ xuống con cáo da vằn. Bộ gạc hươu, sừng trâu móc lủng lẳng những vật dụng lạ...

Bất ngờ T thấy nóng nhột sau gáy. Chị quay lại và giật mình bởi một thân hình to lớn có bộ mặt dữ tợn với đôi mắt lồi xếch ngược đang nhìn như muốn nuốt tươi chị. Gã đàn ông chừng 50 tuổi cao lớn, vai rộng, tóc rậm, mặt to, râu quai nón và lông mày rậm xếch. Hắn mặc chiếc áo thổ cẩm tối màu mở phanh cúc ngực lộ tảng thịt lông lá và chiếc dây chuyền bạc cực to thả trễ. Ánh mắt hắn cực tinh nhanh và hau háu như mắt cú... S nói: “Ông Gia đấy!”. Thì ra đó là Sồng A Gia.

A Gia hỏi T: “Mày có việc gì?”. Hắn nói tiếng Kinh rất chuẩn. Giọng ồm ồm nhưng gằn từng tiếng rành rọt, lạnh lùng. Nữ trinh sát chậm rãi và giọng cũng rất lạnh nói: “Thằng em (S) nói mày có hàng! Tao muốn xem!”. T hỏi tiếp: “Mày không có hàng à?”. “2h đêm sẽ có!”. T đứng phắt dậy: “Tại sao mày hẹn thằng em kia (S) là 8h có hàng mà bây giờ mày lại nói 2h đêm?”. A Gia nghiến răng, bạnh quai hàm nhổm dậy. Mắt hắn vằn lên dữ tợn: “Mày ngồi xuống!”.

Một bàn tay cứng như gọng kìm của một tên bên cạnh ấn vai nữ trinh sát xuống. A Gia tiếp: “Đáng lẽ như hẹn với mày thì 8h có. Nhưng hôm nay bọn Lào đến muộn. Tao đã cho người đi đón. 2h sẽ có!”. T nghĩ nên mềm mỏng dò ý chúng: “Nếu là do bọn bên Lào về chậm thì là có sự cố”. “Không phải sự cố. Đó là chuyện bình thường. Mày không phải lo”.

T đoán Sồng A Gia chủ động hẹn sai giờ để bảo đảm an toàn và có thời gian dò xét đối tác, liền nói: “Chúng tao làm ăn theo giờ. Có chuyện bất thường thì thôi”.

Sồng A Gia bảo: “Ở đây chỉ sau 12h mới dễ đưa hàng về. Không có gì bất thường”. “Tao đã hẹn với người nhà là muộn nhất 10h phải về. Nếu chậm thì “đệ” (đàn em) tao sẽ kéo vào đây ngay đêm nay. Chúng mày ầm ĩ nữa thì tao cũng không thể chờ hàng”.

T đòi về một cách mềm mỏng nhưng lại có ý đe dọa có “đệ” sát thủ đang chờ rất đông bên ngoài và khẳng định dù có hàng cũng không lấy. T dấn thêm một bước nữa để đo thái độ A Gia thì hắn rành rọt: “Thôi được, mày về thì phải nộp phạt 20 triệu đồng!”. T thở phào: Đã thắng bước một. Nó không có ý cướp tiền và đã chấp nhận để T về.

Chị quyết định tấn công: “Chúng mày làm ăn kiểu gì đấy? Lỗi tại chúng mày hay tại tao? Mày hẹn với thằng em mấy giờ có hàng? Bây giờ là mấy giờ?”. Chị liên tiếp hỏi băm bổ vào A Gia. Hắn chống chế: “Luật ở đây là mày không lấy hàng thì phải phạt tiền!”. T gào lên: “Mày nói thế à? Thế tao điên hay sao mà tự ôm tiền vào đây rồi về không?”.

Càng nói T càng hưng phấn và lúc này khi biết chắc chúng biết sợ luật làm ăn, chị tung “sở trường” của phụ nữ là choang choác đến điếc tai, tay chân vung vẩy, mắt mũi trợn trừng. Cứ mỗi khi A Gia định mở mồm chị lại làm to hơn. Nó quát lên chị còn quát to hơn. Sồng A Gia có lẽ chưa từng làm việc với “mụ la sát” vừa mồm mép vừa “lắm lý” thế này bao giờ nên hoàn toàn mất thế.

Lúc này S và A Gia trao đổi tiếng Mông. T biết ý quay mặt ra ngoài và vẫn luôn mồm chửi mắng, thách thức, kể lể, chê bai… Một lát sau, S nói với T: “Hôm nay hàng về muộn. Chị đã hẹn người nhà nên để lần sau quay lại…”.

Nhờ những thông tin của chị T, cho đến đầu năm 2004, Đội Điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội phối hợp cùng Công an Sơn La đã bắt được Sồng A Gia tận trong sào huyệt, trong một cuộc đấu súng một mất một còn…

“Chuyến đi của T cho những thông tin vô cùng quý giá. Hàng của các đối tượng chủ yếu để ở bên Lào, khi có hẹn mới đưa sang. Nếu khách lạ phải thử thách. Giờ vận chuyển là từ 12 - 2h sáng. Không tiếp khách hàng lần đầu tại nhà và thường hẹn khách sai giờ vận chuyển để giữ chân và dò xét. Những thông tin này đã giúp đội chống ma túy Công an Tây Hồ bắt Sồng A Dê (em trai Sồng A Gia) vào ngày 8/6/2003, thu 5 bánh heroin, súng, lưỡi lê, ôtô cùng nhiều đối tượng nguy hiểm khác.”

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 24

28. Lê Phong. CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ CHUYÊN ÁN PHÁ ĐƯỜNG DÂY MA TÚY XUYÊN QUỐC GIA CỦA SỒNG A GIA VÀ ĐỒNG BỌN / Lê Phong, Đ. Khôi // Pháp luật và xã hội.- Ngày 31/3/2016.- Số 36.- Tr.12+13.

KỲ 2: “SÓI RỪNG” SA LƯỚI

Rạng sáng ngày 14/1/2004, tại một bản heo hút thuộc cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Công an Thành phố Hà Nội được sự phối hợp của Công an tỉnh Sơn La đã vượt qua hàng trăm km đường rừng, bất ngờ tấn công vào hang ổ của Sồng A Gia. Kẻ cầm đầu đường dây vốn nổi tiếng là lắm mưu ma chước quỷ và cực kỳ manh động đã bị bắt sống với 30 bánh heroin tang vật cùng 2 khẩu súng nạp đầy đạn. Trên đường áp giải đối tượng ra thị trấn Mộc Châu, đàn em của Gia từ trên vách núi đã dùng súng bắn thẳng vào đội hình công an.

18h30 tối 13/1/2004 trong khi người dân Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị làm lễ ông Công ông Táo, có một đoàn chiến sỹ công an nhận lệnh rời Hà Nội lên Sơn La. Họ gồm các điều tra viên Đội Điều tra trọng án, Phòng Cảnh sát điều tra; các trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47), một số cán bộ Đội Điều tra Công an huyện Thanh Trì và một tiểu đội cảnh sát cơ động được trang bị đầy đủ súng và áo giáp chống đạn. Bốn chiếc xe đặc chủng chở cán bộ chiến sỹ xuất phát từ trụ sở Phòng Cảnh sát điều tra trong cái rét tái tê của Hà Nội. Tất cả cán bộ chiến sỹ trong đoàn đều ý thức những khó khăn vất vả thậm chí cả hiểm nguy mà họ sẽ phải vượt qua trong trận đánh sắp tới, nhưng không một ai tỏ ra lo lắng. Tất cả đều lên đường với một quyết tâm rằng trận này nhất định phải thắng lợi.

Đích ngắm của họ là bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trước khi lên đường, Công an Thành phố Hà Nội đã được Công an tỉnh Sơn La cho biết đường đi từ thị trấn Mộc Châu vào bản có địa hình cực kỳ hiểm trở. Phải đi qua một đỉnh dốc cheo leo là đỉnh Lũng Xá rồi mới tới một con đường độc đạo để vào bản. Con đường này dài chừng 5km và do quá hẹp nên ô tô có tốt mấy cũng chịu, muốn vào chỉ có một cách duy nhất là cắt rừng mà cuốc bộ. Điểm cố thủ của tên trùm đường dây buôn bán ma túy này là một ngôi nhà gỗ nằm sâu mãi cuối bản.

Sau chuyến đi của nữ trinh sát L.B.T, kết hợp với một số tài liệu trinh sát khác cho thấy tên trùm này là đầu mối cung cấp toàn bộ heroin cho một đường dây ma túy liên tỉnh từ Sơn La về Hà Nội và nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nghe giới buôn bán đồn rằng, gã trùm tuy là người dân tộc nhưng lắm mưu ma chước quỷ. Để tránh sự phát hiện của cơ quan công an, hắn thường cố thủ trong nhà, rất ít đi ra ngoài. Trong nhà ông trùm bao giờ cũng có súng và y sẵn sàng nổ súng nếu cần. Tại nhà y luôn thường trực hàng chục tay chân để báo động khi có người lạ, sẵn sàng tiếp chiến bằng vũ khí “nóng”. Nguồn ma túy cung cấp cho hắn là một bản bên kia biên giới Việt - Lào. Chuyến đánh án lần này mục tiêu quan trọng nhất của lực lượng Công an Thành phố Hà Nội là phải bằng mọi cách lọt vào hang ổ để bắt bằng được hắn, triệt phá tận gốc đường dây buôn bán cái chết trắng.

Đêm ấy, mưa và lạnh thấu xương, 4 chiếc xe đặc chủng của Công an Thành phố Hà Nội bám theo con đường chạy ven lòng hồ sông Đà ngược lên Tây Bắc theo tuyến Trung Hòa - Thanh Sơn - Mường Cơi - Phù Yên. Con đường này hiểm trở vô cùng khi chúng được nối nhau bằng những đường cua tay áo liên tục. Xe đến Mường Cơi thì sương mù dày đặc phủ kín cả đường đi. Tất cả sông núi đèo dốc đều được bao phủ bởi một màu trắng đặc sệt khiến không thể phân biệt được bên nào là vách núi, bên nào là vực thẳm.

Bốn chiếc xe đặc chủng bám nhau nhích dần từng mét. Thế rồi sau gần một giờ đồng hồ tất cả cũng vượt qua được đèo Bun, một ngọn đèo vừa cao vừa trơn như bị ai bôi mỡ. Quá nửa đêm đoàn xe mới đến được bến phà Vạn Yên. Tất cả anh em trong đoàn đều mệt phờ vì đói và căng thẳng bởi sương mù. Trong lúc chờ gọi phà, cơm nắm muối vừng chuẩn bị sẵn từ Hà Nội được ngả ra. Thế là họ ăn một bữa tiệc đặc biệt đón Tết ông Công ông Táo dưới trời mưa tầm tã.

Cuộc hành quân lần này là đoạn cuối của một chuyên án mang bí số 199C đã được Công an Thành phố Hà Nội xác lập từ nửa năm trước. Tháng 8/2003 thông qua hoạt động nghiệp vụ các trinh sát của Công an huyện Thanh Trì phối hợp cùng với PC47 đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Ngọc Khánh, sinh năm 1966, thường trú tại ngõ Thiên Hùng, quận Đống Đa, Hà Nội; tạm trú: Xóm 5

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 25

Tân Khai, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, thu được 176,797 gam heroin. Cùng thời gian đó, cơ quan điều tra cũng bắt giữ Đinh Mạnh Cường, sinh năm 1964, ở tiểu khu 10, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La, về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy.

Tài liệu điều tra cho thấy Cường là đối tượng vận chuyển ma túy từ Sơn La về Hà Nội cho Khánh tiêu thụ. Từ hai mắt xích này, tiếp tục điều tra mở rộng thấy hé lộ một đường dây ma túy lớn từ Sơn La về Hà Nội. Công an huyện Thanh Trì đã làm thủ tục báo cáo lên Công an Thành phố Hà Nội và chuyên án 199C được xác lập. Từ tháng 8/2003 đến tháng 1/2004 nhiều đối tượng trong đường dây này đã lần lượt bị bắt giữ. Đó là các tên Trịnh Thị Hằng, ở thị trấn Mộc Châu, Trần Thị Hương, ở Minh Khai, Hà Nội; Nguyễn Trí Tôn, ở Tuệ Tĩnh, Hà Nội và Khuất Thị Hoa ở Phúc Thọ, Hà Nội.

Các đối tượng này là những mắt xích quan trọng trong đường dây ma túy từ Sơn La về Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Cũng qua khai thác những tên đã bị bắt, kết hợp với tài liệu trinh sát đã thu thập được, chân tướng của tên trùm đường dây đã lộ diện. Các lực lượng phá án được sự phối hợp của Công an Sơn La đã xác định được danh tính địa điểm cư ngụ của tên trùm và vì thế cuộc hành trình lên Mộc Châu lần này được coi là điểm gút cực kỳ quan trọng của vụ án.

1h đêm 23 tết, 4 chiếc xe đặc chủng của Công an Thành phố Hà Nội đã vượt qua hàng trăm km đường núi hiểm trở để tập trung tại cao nguyên Mộc Châu. Các lực lượng do Giám đốc Công an Sơn La chỉ đạo tăng cường cho Công an Thành phố Hà Nội đã chờ sẵn. Theo kế hoạch của ban chuyên án, việc đột kích vào hang ổ của tên trùm sẽ do các điều tra viên Đội Điều tra trọng án, Công an huyện Thanh Trì cùng Công an Sơn La thực hiện.

Sau 4 tiếng đi bộ dưới trời mưa tầm tã, cuối cùng họ cũng đã tiếp cận được ngôi nhà của tên trùm. Mặc dù lúc đó là rạng sáng, nhưng trong nhà vẫn còn đương cuộc rượu. Ông trùm đang thết một vị khách đặc biệt từ Lào mang hàng trắng sang. 7 trinh sát đã chia nhau chốt chặn ở tất cả các lối có thể ra hoặc vào ở xung quanh căn nhà rồi bất ngờ đạp tung cửa xông vào bên trong. Đồng thời tránh việc ông trùm lu loa ra bên ngoài báo hiệu ứng cứu, các trinh sát ngay sau khi lọt vào bên trong đã lập tức chốt kín tất thảy các cửa.

Bị tấn công bất ngờ ông trùm rất hoảng hốt nhưng vốn là kẻ mưu cao, y đã lấy lại bình tĩnh rất nhanh. Y vờ xin phép ra pha nước mời khách để định lấy súng chống trả lực lượng truy bắt hòng thoát thân, nhưng ý đồ của y không qua được mắt các trinh sát. Một khẩu súng kíp và một khẩu colt đã lập tức bị thu giữ. 30 bánh heroin, 800 viên hồng phiến và rất nhiều tài liệu ghi chép việc buôn bán ma túy dù đã được chôn giấu khá kỹ càng đã bị thu giữ. Ngay sau đó tên sói già và người Lào cùng hòm tang vật đã bị các trinh sát áp giải rời bản Tà Dê. Lúc này trời đã tang tảng sáng. Đám người cảnh giới của ông trùm dọc theo con đường độc đạo vào bản đã phát hiện được lực lượng truy bắt và từ trên vách núi chúng đã dùng súng bắn thẳng vào các trinh sát nhằm giải thoát cho ông trùm. Trong tình thế vô cùng nguy hiểm đó, các chiến sỹ quả cảm đã xác định dù khó khăn đến đâu cũng quyết tâm phải đưa bằng được đối tượng cùng hòm tang vật về cơ quan công an.

Sau khi điều được một chiếc xe công nông từ đỉnh dốc Lũng Xá xuống, tên trùm cùng chiếc hòm tang vật đã được đẩy lên xe, các lực lượng truy bắt đã phải bám ở hai bên thành xe bắn yểm trợ để chiếc xe ra khỏi bản được an toàn. Cho đến khoảng 4h ngày 14/1, Sồng A Gia và gã người Lào đã được áp giải an toàn về đến trụ sở Công an thị trấn Mộc Châu và buổi chiều cùng ngày đã được dẫn giải về Hà Nội. Tại đây tên tuổi vị khách người Lào cũng được làm rõ, hắn là Gu A Sông, sinh năm 1974 trú tại Xốp Bâu, tỉnh Sầm Nưa, Lào.

Theo lời khai ban đầu của Gia và đồng bọn, đường dây của chúng được hình thành từ năm 2002. Đầu mối cung cấp là một số đối tượng người Lào. Sau khi nhận hàng từ các đối tượng này, Gia và đồng bọn phân phối cho các đầu mối ở Yên Bái, Hà Tây (cũ), Hà Nội với số lượng lớn. Với mức giá mua vào 3.500 USD/bánh, bán ra 3.700 USD/bánh, bọn chúng đã hốt được khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán ma túy.

Tuy nhiên, việc làm rõ quá trình buôn bán cái chết trắng của bọn chúng cũng không phải là việc dễ dàng...

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 26

Mở rộng chuyên án, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã khởi tố 18 đối tượng, bắt giam 17 (một tên đã bỏ trốn). Ngoài số ma túy cung cấp cho các đối tượng trong đường dây, bọn chúng bán cho Đàm Duy Thảo ở tiểu khu 64, thị trấn Nông trường Mộc Châu 15 bánh và một số người khác… Như vậy, tổng số ma túy mà Sồng A Gia và đồng bọn đã buôn bán là gần 90 bánh heroin.

29. Trần Quang. NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA HIỆN HỮU NGUY CƠ BỎ NGHỀ / Trần Quang, Ngọc Lê // Nông thôn ngày nay.- Ngày 30/3/2016.- Số 77.- Tr.9.

BÀI 3: LỐI THOÁT TỪ LIÊN KẾT VÀ CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ CAO Theo nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, để có thể tồn tại, ngành bò

sữa trong nước một mặt vẫn duy trì mô hình chăn nuôi nông hộ, song phải có sự liên kết; một mặt dần chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm sữa.

CÁCH LÀM CỦA TỶ PHÚ BÒ SỮA Trái với tình cảnh khó khăn của nhiều hộ chăn nuôi bò sữa như ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí

Minh, thời điểm này, ông Lâm Thanh Trân - tỷ phú bò sữa giữa cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) vẫn sống khỏe. Ông Trân hiện có một trang trại rộng tới 10ha và đang nuôi 100 con bò sữa. Ông Trân cho biết: “Năm 2000, sau khi trả hết nợ cho ngân hàng, gia đình tôi đã quyết định mở rộng và tiếp tục nâng cấp hệ thống chuồng trại, hố ủ thức ăn chua trên 100 tấn/năm. Ngoài ra, tôi cũng mua sắm các thiết bị, máy vắt sữa, máy cắt cỏ, máy băm thức ăn ủ chua, xe trâu kéo cỏ...”.

Theo ông Trân, để chăn nuôi quy mô lớn thì cần phải đầu tư máy móc công nghệ cao mới giúp nâng cao năng suất, chất lượng sữa để có được giá bán cao. Đặc biệt, ông Trân cho rằng, trong thời buổi làm ăn hiện nay, mỗi người nông dân phải tự biết liên kết với nhau và giữa những nông dân lại phải biết liên kết với đơn vị cung ứng, bao tiêu đầu ra. Chẳng hạn như, nếu mỗi hộ chỉ có 30 - 40 con bò, thì nên chung vốn với nhau để mua máy cắt cỏ hay máy vắt sữa, như thế vừa giảm bớt chi phí mua máy móc ban đầu, vừa tận dụng đến hết công suất sử dụng của máy…

Chia sẻ về thu nhập hiện tại của gia đình, ông Trân cho biết: Với số lượng đàn bò sữa lên đến hơn 100 con mỗi ngày cho khoảng trên 8 tạ sữa/ngày, đều được Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu thu mua, chế biến... Tính ra, mỗi năm gia đình ông bỏ túi cả tỷ đồng.

Ông Trân khẳng định, đích đến từ nay đến cuối năm 2016 là tăng quy mô trên 100 đến 200 con. Đồng thời, trang bị thêm nhiều thiết bị máy móc vào sản xuất như: Máy vắt sữa, máy băm cỏ, máy cắt cỏ và máy nông nghiệp… từng bước cơ giới hóa, nâng cao năng lực sản xuất. “Tôi cho rằng, ngành chăn nuôi bò sữa nước ta vẫn có cơ hội phát triển, vì chúng ta hiện đã chủ động được nguồn thức ăn tương đối, cộng với tập quán, thói quen chăn nuôi từ lâu, nên vẫn có thể hạ giá thành xuống mức vừa phải hơn nữa để cạnh tranh” - ông Trân nói.

ĐI TÌM MÔ HÌNH LÝ TƯỞNG Theo ông Trần Công Chiến - Phó tổng Giám đốc Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, ngành

chăn nuôi bò sữa Việt Nam không có ưu thế bằng Mỹ hay Úc, New Zealand, bởi họ có đất đai rộng lớn, công nghệ hiện đại. Đặc biệt, đối thủ lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là New Zealand. Đất nước này có diện tích nuôi bò lên tới 1,8 triệu ha với 119.000 trang trại, họ đang có khoảng 4 - 5 triệu con bò sữa nên giá thành rẻ hơn. “Hiện, giá sữa của Việt Nam không thấp dưới 10.000 đồng/lít sữa tươi được, vì chi phí thức ăn của nước ta đang cao. Đơn cử như ở Mộc Châu, dù tự sản xuất được thức ăn tươi, nhưng những loạt thức ăn như khô dầu đậu tương hoàn toàn phải nhập, hay cỏ cao sản Alfa một năm cần 5.000 tấn cho bò, bê cao sản vẫn phải nhập” - ông Chiến nói.

Ông Chiến cũng cho rằng, hiện giờ chúng ta đang phải nhập phần lớn sữa về tiêu dùng trong nước, vì thế Nhà nước cần có chính sách về vốn ưu đãi, như ở Mộc Châu, những người nuôi bò mới chỉ được vay ở phạm vi nhỏ. “Theo tôi, Nhà nước phải làm thế nào đấy để người nông dân tiếp cận được nguồn vốn đầu tư sản xuất, mà đặc thù của chăn nuôi bò sữa có chu kỳ dài, nên phải cho vay ưu đãi trong ít nhất 5 năm, chứ nếu cho vay 3 năm, nông dân khó có thể trả nợ được ngay” - ông Chiến đề xuất.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 27

Nói về thách thức của ngành bò sữa khi tham gia TPP, ông Chiến cho rằng, khi hội nhập sâu, đặc biệt là tham gia TPP, ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam không có ưu thế bằng Mỹ, Úc, New Zealand. Tuy nhiên, sữa tươi vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam với chi phí bảo quản, vận chuyển sẽ lớn nên doanh nghiệp sản xuất trong nước nếu cố gắng sẽ có thể cạnh tranh bình đẳng và thành công…

“Nhìn chung, đàn bò giống Mộc Châu hiện đang có chất lượng tốt cho lượng sữa khoảng trên 7,3 tấn/chu kỳ, nếu là nền sản xuất bình thường, so với các nước Đông Nam Á thì Mộc Châu là cao nhất. Còn nếu so với Nhật Bản thì Mộc Châu còn thua, vì bò sữa tại đây cho 8,5 tấn sữa/chu kỳ, Hàn Quốc cũng đạt 8 tấn sữa/chu kỳ. Tiến tới, Mộc Châu cũng phải phấn đấu nâng lên 8 tấn sữa/chu kỳ” - ông Trần Công Chiến.

30. PV. SƠN LA TRIỆT PHÁ CÂY THUỐC PHIỆN TRỒNG TRÁI PHÉP TẠI QUỲNH NHAI / PV // Công an nhân dân.- Ngày 31/3/2016.- Số 3900.- Tr.2.

Công an huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La cho biết, lực lượng phòng chống ma túy của huyện vừa triệt phá hơn 500m2 diện tích cây thuốc phiện đang có quả, trồng trái phép tại khu vực Khọ Nghẹn, xã Mường Chiên. Đây là địa bàn giáp ranh giữa huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La với huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Lợi dụng địa hình hiểm trở, rừng núi rậm rạp, diện tích cây thuốc phiện trên được trồng xen lẫn với rau cải nhằm che giấu các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, lực lượng chức năng chưa xác định được chính chủ của nương thuốc phiện này và đang điều tra để làm rõ. Tỉnh Sơn La đã ban hành chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, hỗ trợ cho tập thể, cá nhân có công phát hiện diện tích trồng, tái trồng cây có chứa chất ma túy với mức từ 2 đến 15 triệu đồng/trường hợp, tùy theo diện tích được phát hiện.

31. Lê Hữu Quyết. RỪNG ĐẶC DỤNG COPIA TRƯỚC NGUY CƠ CHÁY / Lê Hữu Quyết // Tin tức cuối tuần.- Ngày 31/3 - 6/4/2016.- Số 13.- Tr.7.

Đợt băng giá, mưa tuyết xảy ra vào cuối tháng 1/2016 khiến gần 4.000ha rừng đặc dụng Copia nằm ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La bị ảnh hưởng nặng nề, hàng loạt cây bị gãy đổ, bật gốc, rụng lá. Đến nay, diện tích rừng này đang tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Theo chân các cán bộ kiểm lâm của Ban quản lý rừng đặc dụng Copia Thuận Châu, chúng tôi có mặt tại một điểm bị ảnh hưởng bởi băng tuyết thuộc địa bàn huyện Thuận Châu. Khu rừng đặc dụng Copia có tổng diện tích 16.000ha, gồm rừng nguyên sinh, rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh. Tại đây, màu xanh quen thuộc của những cánh rừng đã biến mất, thay vào đó là một màu xám của những thân cây, cành cây rơi rụng, nằm la liệt dưới mặt đất. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, phần lớn diện tích rừng đều bị ảnh hưởng bởi đợt băng tuyết vào cuối tháng 1/2016, thiệt hại nghiêm trọng nhất là ở các tiểu khu 260, 272, 253 thuộc xã Co Mạ và tiểu khu 263 thuộc xã Chiềng Bôm.

Ông Hoàng Hặc, Trưởng Ban quản lý rừng đặc dụng Copia Thuận Châu cho biết, băng tuyết gây ra thiệt hại ở hầu hết các khu vực của rừng, trong rừng nguyên sinh, nhiều cây gỗ lớn, từ 20 - 30 năm tuổi cũng bị bật gốc và đổ xuống. Đối với rừng trồng, do còn nhỏ nên khả năng chống chịu với thời tiết kém, hơn nữa tuyết phủ kín lên trên mặt thực bì dẫn đến nhiều khu vực cây đã bị chết. Còn trong khu vực rừng khoanh nuôi tái sinh, chủ yếu là những cây giá trị không cao, cây nằm trên hai ta luy của tuyến đường 108 từ Thuận Châu đi Co Mạ nên đã bị đổ, gãy, khả năng tái sinh, phục hồi hầu như không còn.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Ban quản lý rừng đặc dụng Copia Thuận Châu, do ảnh hưởng của đợt băng tuyết xảy ra vào tháng 1/2016, gần 4.000ha rừng đặc dụng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau hơn 1 tháng kể từ khi bị ảnh hưởng bởi đợt băng tuyết, những cành cây, lá cây rơi xuống đã tạo thành một lớp thảm thực vật dày và khô, dễ bốc cháy. Nguy hiểm hơn, khi mùa khô đang đến, nguy cơ cháy rừng tại khu vực này là rất cao.

Ông Sùng A Say, cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Copia Thuận Châu cho biết, mưa, băng tuyết xảy ra vào cuối tháng 1/2016 đã làm nhiều diện tích rừng bị ảnh hưởng. Mưa tuyết, băng giá

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 28

bao phủ kín, làm gãy đổ cây rừng, chết thảm thực bì, tạo nên nguồn thực vật dễ gây cháy. Các kiểm lâm viên địa bàn đã tham mưu cho UBND các xã trong vùng có rừng đặc dụng xây dựng phương án tiếp tục tuyên truyền đến các bản, đến nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Trong những ngày vừa qua, tại khu vực này có nắng nóng đã làm cho những cành cây, lá cây bị rơi xuống đất bị khô đi, dẫn đến khả năng bắt lửa, nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao. Đáng chú ý, trong tháng 2/2016, ở khu vực lân cận rừng đặc dụng Copia Thuận Châu thuộc địa bàn tại xã Co Mạ và Mường É, huyện Thuận Châu đã xảy ra 2 vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 85ha rừng trồng. Do đó, công tác phòng cháy chữa cháy rừng giờ đây càng cấp thiết, bởi đây là thời điểm mùa khô, kèm theo gió Lào và đốt nương rẫy của người dân.

Để phòng chống cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La và Ban quản lý rừng đặc dụng Copia Thuận Châu đã bố trí các trạm gác tạm thời để kiểm soát, không cho người dân vào rừng cũng như giám sát, kịp thời ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Với 4 trạm gác và một đội tuần tra cơ động, lực lượng chức năng của tỉnh Sơn La đang nỗ lực để ngăn chặn xảy ra cháy rừng. Bởi nếu không tăng cường công tác bảo vệ, thì trong điều kiện các thảm thực bì phía dưới đã bị khô như hiện nay, khi xuất hiện cháy, nguy cơ bùng phát, lây lan sang các khu vực khác là rất lớn, và khó có thể kiểm soát được.

Ông Hoàng Hặc, Trưởng Ban quản lý rừng đặc dụng Copia Thuận Châu cho biết thêm, sau khi xảy ra băng tuyết làm thiệt hại nhiều diện tích rừng, Ban quản lý đã phân công cán bộ bám sát các khu vực do băng tuyết gây ra, phân công trực và xây dựng 4 trạm dã chiến để bảo vệ các khu vực trọng điểm; phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương chỉ đạo các lực lượng phối hợp với Ban quản lý để bảo vệ những khu vực xảy ra thiệt hại.

Hiện, huyện Thuận Châu đã thành lập hơn 500 tổ, đội phòng cháy, chữa cháy rừng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có cháy rừng xảy ra. Lực lượng kiểm lâm huyện Thuận Châu cũng đã được tăng cường để bảo vệ rừng tại các địa bàn trọng yếu, nguy cơ xảy ra cháy cao như rừng đặc dụng Copia.

Sơn La qua những trang báo, tạp chí Trung ương.- Số 06 năm 2016 29