32
44 KINH TVIT NAM 2012-2013: CƠ HỘI XOAY CHUYN TÌNH TH? PGS. TS. Trần Đình Thiên Viện trưởng Vin Kinh tế Vit Nam Đầu năm nay, tại cuc tranh lun vthc trng và trin vng kinh tế Vit Nam năm 2012, diễn ra trong khuôn khDiễn đàn Mùa Xuân do Ủy ban Kinh tế ca Quc hi và Vin Khoa hc Xã hi Việt Nam đồng tchc (tháng 3/2012), có hai lung ý kiến khác nhau được nêu. Mt lung ý kiến cho rng tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 srất khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn cả năm 2011 và những năm trước đó. Một lung ý kiến khác cho rng vi vic trin khai Nghquy ết 11 ca Chính ph(ttháng 2/2011), với tư tưởng chính là tht cht tin t, tình hình kinh tế năm 2012 sẽ được ci thin rõ rt theo chai hướng: lạm phát được khng chế và kiểm soát, tăng trưởng sphc hồi và đi dần vào thế ổn định. Trong bi cnh phc tp ca ckinh tế thế gii và Việt Nam lúc đó, sự khác bit ca các ý kiến trong cuc tranh luận, đến mức ngược nhau, không chkhía cnh dbáo mà ctrong vic nhn din tình hình, đánh giá thực trạng, là điều bình thường. Nó phn ánh tính chất khó khăn, phức tp và khó dbáo ca tình hình kinh tế Vit Nam năm 2012. Din biến kinh tế đất nước ktcuc tranh luận đó đến nay, vi ¾ chng đường của năm 2012 đã đi qua, xác nhận rng tình hình quthật là khó khăn và phức tp, lại theo xu hướng tăng lên, thậm chí đến mức đáng quan ngại, hơn là theo hướng được gii ta bt. Cho dù ti thời điểm hin nay, nếu đánh giá tình hình theo cách tiếp cn ngn hn (tính theo quý hay ngắn hơn – theo tháng), có thnhn thy sci thin tích cực (theo hướng “quý sau tốt hơn quý trước”) mt skhía cnh quan trng thì nhìn tng thcnăm, không thể phnhn rng kết qukinh tế vĩ mô của Vit Nam năm 2012 kém sút rõ rt so với năm 2011 (và so với cnhững năm trước đó). Sự kém sút thành tích không chbiu hin các con sđịnh lượng – như tốc độ tăng trưởng GDP gim, s lượng doanh nghiệp đóng cửa và tlhàng tn kho cao. Quan tr ng hơn, sự yếu kém còn thhiện đặc bit rõ nét xu hướng gia tăng số lượng các biến c- scbất thường, là nhng tín hiu chbáo mức độ ri ro hthống tăng lên, các loại tin đồn có tác động gây rối dư luận, làm suy gim mnh lòng tin thtrường vốn đã bsuy yếu đáng kể sau mấy năm nền kinh tế gặp khó khăn. Vic nhn mnh sphù hp ca mt lung ý kiến đánh giá và dự báo được nêu ti Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân tháng 3 cũng như ở nhiu chkhác, vi din biến thc tế ca nn kinh tế nhm khẳng định một điều: nhng gì đã và đang xẩy ra trong nn kinh tế, nhất là trong các xu hướng ln và vấn đề nn tng, cũng như triển vọng cơ

I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

44

KINH TẾ VIỆT NAM 2012-2013:

CƠ HỘI XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ?

PGS. TS. Trần Đình Thiên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012, diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Mùa Xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức (tháng 3/2012), có hai luồng ý kiến khác nhau được nêu. Một luồng ý kiến cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012 sẽ rất khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn cả năm 2011 và những năm trước đó. Một luồng ý kiến khác cho rằng với việc triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ (từ tháng 2/2011), với tư tưởng chính là thắt chặt tiền tệ, tình hình kinh tế năm 2012 sẽ được cải thiện rõ rệt theo cả hai hướng: lạm phát được khống chế và kiểm soát, tăng trưởng sẽ phục hồi và đi dần vào thế ổn định.

Trong bối cảnh phức tạp của cả kinh tế thế giới và Việt Nam lúc đó, sự khác biệt của các ý kiến trong cuộc tranh luận, đến mức ngược nhau, không chỉ ở khía cạnh dự báo mà cả trong việc nhận diện tình hình, đánh giá thực trạng, là điều bình thường. Nó phản ánh tính chất khó khăn, phức tạp và khó dự báo của tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012.

Diễn biến kinh tế đất nước kể từ cuộc tranh luận đó đến nay, với ¾ chặng đường của năm 2012 đã đi qua, xác nhận rằng tình hình quả thật là khó khăn và phức tạp, lại theo xu hướng tăng lên, thậm chí đến mức đáng quan ngại, hơn là theo hướng được giải tỏa bớt. Cho dù tại thời điểm hiện nay, nếu đánh giá tình hình theo cách tiếp cận ngắn hạn (tính theo quý hay ngắn hơn – theo tháng), có thể nhận thấy sự cải thiện tích cực (theo hướng “quý sau tốt hơn quý trước”) ở một số khía cạnh quan trọng thì nhìn tổng thể cả năm, không thể phủ nhận rằng kết quả kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 kém sút rõ rệt so với năm 2011 (và so với cả những năm trước đó). Sự kém sút thành tích không chỉ biểu hiện ở các con số định lượng – như tốc độ tăng trưởng GDP giảm, số lượng doanh nghiệp đóng cửa và tỷ lệ hàng tồn kho cao. Quan trọng hơn, sự yếu kém còn thể hiện đặc biệt rõ nét ở xu hướng gia tăng số lượng các biến cố - sự cố bất thường, là những tín hiệu chỉ báo mức độ rủi ro hệ thống tăng lên, các loại tin đồn có tác động gây rối dư luận, làm suy giảm mạnh lòng tin thị trường vốn đã bị suy yếu đáng kể sau mấy năm nền kinh tế gặp khó khăn.

Việc nhấn mạnh sự phù hợp của một luồng ý kiến đánh giá và dự báo được nêu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân tháng 3 cũng như ở nhiều chỗ khác, với diễn biến thực tế của nền kinh tế nhằm khẳng định một điều: những gì đã và đang xẩy ra trong nền kinh tế, nhất là trong các xu hướng lớn và vấn đề nền tảng, cũng như triển vọng cơ

Page 2: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

45

bản của kinh tế Việt Nam năm 2012, về nguyên tắc, đều đã được chỉ ra, đều đã được dự báo. Những dự báo đó, tuy có thể không chính xác đến từng chi tiết – đến các con số sau “dấu phẩy” của các chỉ tiêu kinh tế hay đến tên tuổi, ngày giờ xẩy ra sự kiện -, song nhìn chung đã chỉ ra đúng các xu hướng lớn, các vấn đề cơ bản mà nền kinh tế đang đối mặt, sẽ tiếp tục đối mặt, triển vọng giải quyết chúng và các kết quả chính – có ý nghĩa căn bản, chiến lược – mà nền kinh tế có thể đạt. Chỉ tiếc là những dự báo, dự tính như vậy ít khi được coi là cơ sở đáng tin cậy, cần được sử dụng trong việc xác lập các mục tiêu kế hoạch.

Nói như vậy có nghĩa là những vấn đề được đưa ra thảo luận hiện nay, hôm nay, tại diễn đàn này, nhìn chung đều không mới. Có mới chăng thì chủ yếu cũng chỉ là mới (đúng hơn, chỉ là khác) ở cấp độ gay gắt hay dịu đi của tình thế chứ không phải là mới về chất hay mới về xu hướng lớn (tình thế đã xoay chuyển hay đảo ngược).

Nhưng mặt khác, dễ nhận thấy rằng trong khuôn khổ của sự “không mới” đó, trong nỗ lực vượt thoát tình thế khó khăn mà nền kinh tế đang lâm vào, dường như những khác biệt đặc trưng, mang tính chất lượng của cách tiếp cận đánh giá tình hình, triển vọng kinh tế năm 2012 và các giải pháp tháo gỡ so với các năm trước vẫn chưa được chú ý đúng mức, chưa được đặt đúng tầm.

Cách đánh giá tình hình vẫn chủ yếu theo tinh thần là “nền kinh tế đang gặp một số khó khăn” mà chưa mổ xẻ, chưa thấy hết và định vị đúng mức độ gay gắt của những nguy cơ mang tính cơ cấu và hệ thống (nguy cơ khủng hoảng) đang đe doạ nền kinh tế.

Việc xác định triển vọng vẫn bị trói buộc nhiều, một là vào mức rất cụ thể của các chỉ tiêu định lượng, vốn ít thể hiện sự thay đổi chất lượng, hiệu quả phát triển và đáng ra chỉ nên được dùng như là gợi ý định hướng hơn là ràng buộc pháp lệnh1; hai là vào cách ứng xử ngắn hạn truyền thống, tức là tìm kiếm các giải pháp phản ứng nhanh và mang nặng tính hành chính. Cách tiếp cận cơ bản, hệ thống, mang tính chiến lược, nhắm tới mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu, tuy có được đề cập, song trên thực tế ít được vận dụng và triển khai.

Trong khi đó, thực tiễn lại trông đợi rất nhiều ở chính việc nhận diện đúng sự khác biệt của năm 2012 với các năm trước, để trên cơ sở đó, có cách tiếp cận mới đến các giải pháp, vượt qua lối mòn tư duy và hành động của các năm trước (vốn từng làm cho bất ổn và lạm phát cứ “khứ hồi hàng năm”, nhờ đó, có thể tạo ra bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế.

1 Cách làm này dẫn tới chỗ các nhà hoạch định chính sách lẫn các chuyên gia kinh tế thường bị lôi vào cuộc tranh luận bất tận về mức độ tăng giảm GDP, chi li đến 0,1-0,2 điểm %, thực sự không có nhiều ý nghĩa

Page 3: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

46

Thực tế những năm qua cho thấy chính sự khác biệt này mới là điểm cần tập trung phân tích, mổ xẻ, làm rõ, thay vì nỗ lực một cách thiên lệch vào việc thảo luận, cân nhắc định lượng, đắn đo sự sai biệt định lượng nhỏ nhoi, kiểu như năm nay GDP tăng trưởng 5,3% hay 5,6% thì phù hợp hơn. Nếu không tạo ra sự khác biệt như vậy trong cách tiếp cận, sẽ khó có sự thay đổi tích cực căn bản nào trong các định hướng chính sách và giải pháp. Và khi đó, nền kinh tế lại “vui vẻ” chấp nhận sự “khứ hồi” của tình trạng lạm phát cao, bất ổn sâu sắc, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tụt giảm mạnh, như đã từng như vậy.

*** I. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG NĂM 2012

I.1. Tình huống nghịch lý và sự khác biệt đặc trưng

Có thể hình dung sự khác biệt quan trọng của năm 2012 với những năm trước ở 3 tình huống có phần lạ thường, mang tính nghịch lý.

Tình huống thứ nhất: trạng thái lạm phát hạ nhanh, nhập siêu giảm mạnh trong những tháng đã qua của năm 2012 - những mục tiêu mà trong mấy năm qua, nền kinh tế đã nỗ lực hết sức để đạt nhưng không thể đạt được – đang gây ra lo ngại với mức độ sâu sắc không kém tình trạng lạm phát cao và nhập siêu lớn của những năm trước.

Tình huống thứ hai: hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản, nhưng một bộ phận rất lớn doanh nghiệp vẫn thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng do không thể (do nợ xấu), hoặc do khó tiếp cận vốn vay (do lãi suất quá cao), thậm chí, hoặc do không muốn vay (do không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho lớn). Sự ách tắc này đang đe dọa sự tồn vong của các doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng – hai lực lượng chủ thể - chủ lực của kinh tế thị trường.

Tình huống thứ ba: nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, tuy đã được Đại hội Đảng XI ghi nhận là vấn đề chiến lược cấp bách hàng đầu, được nhiều nghiên cứu nhìn nhận là giải pháp “căn cơ” để đưa nền kinh tế thoát khỏi xu hướng khó khăn gay gắt kéo dài đang làm suy kiệt nền kinh tế, vậy mà cho đến nay, sau gần 2 năm, hầu như vẫn chưa được triển khai trên thực tế, trừ một vài công việc có tính khởi động (xây dựng dự án) ở một vài lĩnh vực. Hội nghị Trung ương 3, khóa XI, diễn ra cách đây gần một năm, yêu cầu triển khai thực hiện sớm tái cơ cấu nền kinh tế một cách quyết liệt và gay gắt hiếm thấy, với 3 tuyến nhiệm vụ ưu tiên được định rõ. Vậy mà sau một năm, trong khi tình hình kinh tế tiếp tục sa sút nhanh, vẫn chưa cảm nhận được tác động thực tiễn rõ ràng của Nghị quyết đó. Những hành động tái cơ cấu đang diễn ra phần lớn mang nặng tính tình thế, phản ứng ngắn hạn, chưa bài bản, hệ thống và triệt để, đủ để tạo sự xoay chuyển căn bản trong cơ chế phân bổ nguồn lực quốc gia.

Đặt năm 2012 trong tiến trình liên tục của quá trình phát triển, tình trạng nghịch lý nêu trên tự nhiên làm nẩy sinh câu hỏi: phải chăng tính “có vấn đề” của nền kinh tế

Page 4: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

47

đã trầm trọng đến mức không thể khơi thông dòng chảy cho các luồng vốn (dù đang có sẵn chứ không phải là thiếu thốn) lưu thông bình thường, rằng nền kinh tế “yếu” đến mức không còn đủ sức hấp thụ cả “nhân sâm”, không đủ sức thoát khỏi những vấn đề ngắn hạn để thực hiện một cú đột phá, dù chỉ mang tính cục bộ, để tạo sự xoay chuyển tình thế căn bản?2

Nếu tình hình đúng là như vậy, có phải nền kinh tế đã lâm vào trạng thái mà hồi đầu năm, một số nhà kinh tế gọi là “tình thế đặc biệt”? Và khi đã lâm vào tình thế đặc biệt, để xoay chuyển tình hình, phải chăng cần có “liều thuốc đặc trị”, chứ không thể dựa mãi vào mấy bài thuốc đã dùng quen mấy năm qua nhưng không mấy tác dụng?

Cách tiếp cận vấn đề như vậy đòi hỏi thay đổi cách “chẩn bệnh” và tìm kiếm giải pháp cho nền kinh tế. Nếu công cuộc này vẫn tiếp tục cách thức đã làm trong mấy năm qua, nghĩa là vẫn tập trung chú ý đến các thành tích ngắn hạn, lo tìm kiếm các giải pháp “ăn ngay”, vẫn tiếp tục “quan tâm sâu sắc” đến sự lên xuống chi ly từng % của các chỉ tiêu vĩ mô – mà không dành sự quan tâm thực tiễn, sự ưu tiên sống còn cho những quyết sách lớn, cho các giải pháp chiến lược – thì chắc chắn, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới còn u ám, khó có thể tạo ra bước ngoặt thực sự để thoát khỏi nguy cơ vòng xoáy, thậm chí khủng hoảng, mà nền kinh tế có thể lâm vào.

I.2. Nhận diện sự “khởi sắc”

Xét về xu hướng và căn cứ chủ yếu trên các con số định lượng, có thể nhận thấy rằng nền kinh tế nước ta bắt đầu có những dấu hiệu được coi là “khởi sắc” sau khi tốc độ tăng trưởng trong Quý I rơi xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Trong quý II và quý III, lạm phát giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP cao dần, nhập siêu thấp, dự trữ ngoại tệ tăng.

- CPI giảm thấp. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2012 tăng chỉ 2,86% kể từ tháng 12/2011. Khả năng giữ lạm phát ở mức 7-8% cả năm là hiện thực. So với mức lạm phát hơn 18% của năm ngoái và so với mong mỏi nhiều năm là kéo được mức lạm phát xuống thấp, rõ ràng đây là một kết quả đáng kể.

- Tăng trưởng GDP: dự đoán đạt 4,8% cho 3 quý đầu năm và cả năm đạt 5,1%-5,3%, thấp đáng kể so với các năm trước (đồ thị 1)3. Tuy nhiên, đối với mục tiêu luôn 2 Mức độ nhạy cảm cao của nền kinh tế bắt nguồn từ tình trạng yếu kém kéo dài cũng đang được ghi nhận tại thời điểm hiện nay: sự “đảo chiều” của CPI trong tháng 8 và tăng vọt trong tháng 9 (2,2%). Ngoài một vài nguyên nhân thời vụ (giá cả một số mặt hàng tăng do bước vào năm học mới), sự “đảo chiều” mạnh như vậy được nhìn nhận chủ yếu do năng lực hấp thụ vốn quá yếu của nền kinh tế, làm lạm phát trở lại nhanh khi chỉ mới có sự thay đổi chưa đáng kể trong cung tín dụng (8 tháng tín dụng mới tăng 1,4%, trong đó, có 6 tháng đầu tín dụng tăng trưởng “âm”). 3 Tại cuộc họp Chính phủ tháng 8 vừa qua, tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,3-5,5%. Nhưng nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu cho rằng mức tăng trưởng GDP năm nay 5,1-5,3% là khả thi hơn. Hẳn chúng ta còn nhớ cuộc thảo luận sôi nổi tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 vừa qua về mục tiêu tăng trưởng năm 2012. Tại kỳ họp này, lần đầu tiên Chính phủ “xin” Quốc hội cho hạ chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ mức

Page 5: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

48

luôn dành được sự quan tâm hàng đầu này, theo “thông lệ”, sự chú ý đang được hướng tới khía cạnh khác: đó là nhấn mạnh xu hướng cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP qua từng quý: Quý I: GDP chỉ tăng 4%; quý II: nâng lên 4,66% và quý III dự đoán sẽ đạt 5,5%.

0

5

10

QI QII QIII

4 4.66 5.5

Đồ thị 1: GDP 2012

- Nhập siêu, mối quan ngại lớn của nhiều năm gần đây, căn bệnh kinh niên trầm kha của nền kinh tế bỗng nhiên được “xử lý gọn”, đảo ngược thành xuất siêu. Tính chung cuộc 9 tháng đầu năm, xuất siêu đạt 34 triệu USD. Đây là một thành tích thực sự hiếm hoi trong suốt mấy chục năm đổi mới. Nó đáng được coi là một “kỳ tích” nếu so với những con số nhập siêu cao ngất ngưởng 6-8 tỷ USD cùng kỳ của các năm trước.

- Dự trữ ngoại tệ được cải thiện đáng kể. Lượng dự trữ ngoại tệ đã tăng gấp đôi so với đầu năm, đạt mang lại một sự bảo đảm an toàn cao hơn cho nền kinh tế trong điều kiện nó đang gặp nhiều khó khăn và đối mặt với không ít rủi ro từ phía thị trường thế giới.

- Tổng cầu của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm tuy chưa thật sự mạnh nhưng đã có chuyển động tích cực. Xu hướng này thể hiện ở mức tăng 17,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng dần trong năm 2012, từ mức tăng 6,5% so với cùng kỳ của 6 tháng đầu năm, lên 6,8% qua 8 tháng đầu năm.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực về “lượng”, trong nền kinh tế cũng bắt đầu triển khai một số cải cách mạnh nhằm vào hệ thống thể chế. Tháng 4/2012, Quốc hội đã ra Nghị quyết không cho phép mở thêm Khu Công nghiệp mới. Đây là nỗ lực nhằm chống lại việc mở rộng tràn lan các Khu Công nghiệp, vừa lãng phí, vừa làm hư hỏng thể chế, gây bức xúc lớn trong xã hội, nhất là trong khu vực nông thôn, Tiếp theo đó, tháng Bảy, Chính phủ ra quyết định, trong số 15 Khu Kinh tế ven biển đã được thành lập, sẽ chỉ tập trung ưu tiên đầu tư cho 5 Khu thay vì dàn trải cho tất cả như trước đây.

Những nỗ lực cải cách nhằm thay đổi chất lượng thể chế như vậy vẫn còn ít, thậm chí, có thể nói quá ít nếu so với yêu cầu tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng – là những nhiệm vụ được xác định là cấp bách, rất cơ bản và mang tầm chiến 6,0-6,5% (đã được Quốc hội thông qua cuối năm 2011) xuống mức 5,5-5,7% với nhiều luận cứ thuyết phục. Tuy nhiên, đề nghị này đã không được chấp thuận.

Page 6: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

49

lược. Thêm vào đó, những cải cách ít ỏi này vẫn mang đậm dấu ấn của cách phản ứng tình thế từ phía Chính phủ và khu vực kinh tế nhà nước trước áp lực thực tiễn gay gắt hơn là được diễn ra theo một chương trình hành động được thiết kế bài bản, hệ thống.

Nỗ lực và định hướng hành động là như vậy, song việc xác định nguồn lực bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, ở hầu hết các địa phương, gần như trong mọi trường hợp, chỉ là áng chứng một cách cảm tính hoặc bị chi phối bởi các quan hệ lợi ích nhóm. Về nguyên tắc, nó cũng chưa lường được một cách thỏa đáng tổng chi phí điều chỉnh – một con số thường là không nhỏ.

Song vượt lên những nghi ngại mang tính kỹ thuật chuyên môn, vấn đề tái cơ cấu ở đang được khởi động. Dù chưa thực sự “liền mạch”, chưa bảo đảm tính nhất quán, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch, nó đã chứng tỏ công cuộc tái cơ cấu đầu tư công đang bắt đầu diễn ra “thật” và đúng hướng.

Công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại cũng đang được triển khai. Tuy tiến độ và kết quả ít được công khai, song những gì được ghi nhận cho thấy đã có những nỗ lực thực tiễn và kết quả bước đầu, chứ không dừng lại ở các Chương trình hành động trên giấy và những cuộc tranh luận hội trường.

Đây là những tin tốt, những dấu hiệu tích cực đích thực của tình hình kinh tế 8 tháng đầu năm. Không nghi ngờ gì, tình hình kinh tế – trên một số khía cạnh – đang được cải thiện so với đầu năm. Có vẻ như nền kinh tế Việt Nam đã qua “cơn nguy kịch” và đang bước vào quỹ đạo phục hồi. Và giống như nhiều năm trước, bài hát “lạc quan” lại bắt đầu được cất lên, tuy giọng điệu có phần nhẹ nhàng hơn.

Nhưng thực tiễn các năm trước cho thấy rằng bài hát đó thường gây ra sự lạc quan quá mức, để sau đó, nền kinh tế phải trả giá. Kinh nghiệm chỉ ra rằng những dấu hiệu tích cực như vậy vẫn còn là quá ít để bảo đảm cho dự báo về một xu hướng “chắc chắn tốt”, một sự phục hồi “mạnh mẽ và không thể đảo ngược”. Chúng cũng chưa đủ để tạo lập niềm tin về sự hình thành “một cơ sở lành mạnh” cho xu hướng vươn lên của nền kinh tế năm 2013 và những năm tiếp theo. Những dấu hiệu đó cũng là còn ít và có phần chậm trễ để báo hiệu một tiến trình cải cách có khả năng “xoay chuyển tình thế” diễn ra sớm và đạt hiệu quả mong đợi chứ không chỉ là “cải thiện tình hình”.

I.3. Tổng thể cả năm: tình thế khó khăn hơn và xu hướng sa sút

Nhưng cho dù có những dấu hiệu tốt lên như vậy, nhìn tổng thể và trong quan hệ so sánh, xu hướng tích cực nêu trên không phải là trục chính phản ánh đúng và đủ diện mạo cơ bản của nền kinh tế 8 tháng qua.

Ở bình diện ngắn hạn, nhận định trên thể hiện rõ ở những điểm sau.

Thứ nhất, cho dù được cải thiện theo từng quý thì đà tụt giảm tốc độ tăng trưởng GDP so với năm trước là rõ rệt. Với mức tăng trưởng GDP quý 3 là 5,35%,

Page 7: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

50

diễn biến kinh tế vẫn cho phép dự báo kế hoạch tăng trưởng 6,0-6,5% của năm nay sẽ không thể đạt được. Mức tăng trưởng GDP năm 2012 mà Chính phủ dự kiến đạt chỉ khoảng 5,2%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch (nhưng có tính khả thi cao).

Thứ hai, lạm phát hạ nhanh, thậm chí nhanh hơn mức dự kiến, làm cho nền kinh tế liên tục mấy tháng bị “âm”. Xu hướng giảm nhanh như vậy gây lo ngại sự “lạnh đi” đột ngột của cơ thể kinh tế vốn đang bi suy yếu kéo dài. Đã có những ý kiến đề cập đến tình trạng thiểu phát, kéo theo đó là xu hướng trì trệ trong tăng trưởng GDP.

Cũng cần lưu ý đúng mức đến xu hướng CPI chuyển hướng nhanh từ “âm” sang “dương” trong tháng 8 và 9 trong khi các thao tác nới lỏng tiền tệ chỉ mới bắt đầu.

Đồ thị 2: CPI theo tháng năm 2011 và 9 tháng năm 2012

Đồ thị 2 cho thấy qua các tháng, CPI có biên độ dao động khá lớn và mức độ đảo chiều cao. Biên độ dao động CPI lớn chứng tỏ nền kinh tế nước ta trong 9 tháng qua vẫn trong trạng thái bất ổn cao. Đồng thời, hiệu ứng tâm lý và cách thức phản ứng chính sách trước động thái CPI (sử dụng hàng loạt các biện pháp hành chính với mong muốn đối phó nhanh với lạm phát, để dễ dàng và thuận tiện hơn cho bộ máy điều hành) cho thấy mức độ nhạy cảm rất cao của cơ thể kinh tế đối với các tác động đảo chiều, ngay cả khi tác động đó chưa mạnh.

Thứ ba, thành tích “đột ngột” chuyển nhập siêu thành xuất siêu phản ánh một thực trạng đáng lo ngại: năng lực hấp thụ đầu vào của nền kinh tế bị suy yếu nghiêm trọng. Nền kinh tế nước ta có một đặc điểm nổi bật là phụ thuộc nặng vào đầu vào nhập khẩu4. Vì vậy, thành tích giảm nhập siêu trong 9 tháng đầu năm so với các năm trước đồng nghĩa với một mặt, sản xuất trong nước gặp khó khăn nghiêm trọng, năng lực hấp thụ đầu vào yếu đi rõ rệt; hai là triển vọng tăng trưởng không mấy lạc quan trong những tháng còn lại của năm 2012 và cho cả năm 2013.

Gắn với “thành tích” giảm nhập siêu, còn một chỉ số khác cũng rất đáng quan tâm. Đó là số lượng đơn đặt hàng của nền kinh tế được ký kết qua các tháng. Đây là chỉ số phản ánh đầu ra của nền kinh tế, mang tính dự báo cao. Xu hướng đơn đặt hàng 4 Giá trị kim ngạch nhập khẩu của nước ta tương đương 85-90% GDP. Trong cơ cấu nhập khẩu, có đến khoảng 90% là nhập khẩu đầu vào sản xuất.

Page 8: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

51

của nền kinh tế qua các tháng (đồ thị 3) cho thấy động thái đầu ra vẫn còn kém sáng sủa (chưa khôi phục mức trung bình 50 điểm), tương tự động thái đầu vào. Với xu hướng này, khó có thể trông đợi triển vọng cải thiện mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng GDP trong các tháng cuối năm và cả trong năm 2012.

Đồ thị 3: Xu hướng đơn đặt hàng và đơn đặt hàng xuất khẩu mới

Thứ tư, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm rõ rệt trong khi đây là lĩnh vực đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung, là động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm tăng khoảng 4,8% so với cùng kỳ năm 2011, chỉ bằng 61,5% mức tăng cùng kỳ năm trước (7,8%). Cần lưu ý rằng tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thấp, trong khi tốc độ tăng chi phí trung gian cao lên, làm tốc độ tăng giá trị tăng thêm của công nghiệp thấp xuống, kéo theo sự sụt giảm của tốc độ tăng GDP.

Tổng hợp lại, cho đến hết quý III, tăng trưởng công nghiệp vẫn có xu hướng chậm lại, chưa “thoát đáy”; cũng chưa lộ ra những yếu tố mới cho phép dự báo một sự thay đổi mang tính đột biến trong công nghiệp để xoay chuyển xu thế tăng trưởng GDP. Đây thực sự là một tin “xấu” cho việc dự báo triển vọng kinh tế cuối năm 2012, năm 2013.

Thứ năm, tốc độ tăng tồn kho giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao.

Đồ thị 4 dưới đây chỉ rõ động thái đó:

Page 9: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

52

Đồ thị 4: Hàng tồn kho giảm chậm và vẫn ở mức cao

Nguồn: MPI

Hàng tồn kho, giống như nợ xấu, được coi là một “cục máu đông”, rất nguy hại cho lưu thông kinh tế. Ôm một khối lượng lớn hàng tồn kho, doanh nghiệp không thu hồi được vốn, không thể trả nợ ngân hàng, từ đó, nợ xấu gia tăng. Mặt khác, hàng tồn kho luôn là yếu tố triệt tiêu động lực sản xuất của doanh nghiệp. Năm 2012, tồn kho lớn kéo dài đang là yếu tố chính làm suy yếu hệ thống doanh nghiệp, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng phá sản hoặc đóng cửa. Trên bình diện vĩ mô, hàng tồn kho cản trở mạnh mẽ sự lưu thông trong nền kinh tế, đúng với tên gọi “cục máu đông”.

Hộp 1. TỒN KHO BẤT ĐỘNG SẢN – “NGHĨA ĐỊA” CHÔN VỐN

Trong cơ cấu hàng tồn kho, đáng lo ngại nhất là lượng tồn kho bất động sản đang chiếm một tỷ trọng rất lớn.

Theo tính toán của Bộ phận Nghiên cứu thuộc Dragon Capital, cả TP.HCM và Hà Nội hiện đều có khoảng hơn 35.000 căn hộ ở sẵn sàng để bán. Trong trạng thái thị trường đóng băng hiện nay, có thể coi đây chính là lượng hàng tồn kho bất động sản (chắc là chưa đầy đủ). Giả dụ giá trị mỗi căn hộ chỉ là 1 tỷ VNĐ (chắc là thấp xa so với mức giá đã từng được bán trong 2-3 năm trước), thì lượng vốn bị “chôn” trong số căn hộ “tồn kho” nói trên đã lên tới 70.000 tỷ VNĐ. Nếu mức giá là 2 tỷ VNĐ/căn, tổng số vốn “bị chôn” sẽ lên tới 140.000 tỷ đồng. Đây là con số khổng lồ và có lẽ nó không quá xa con số thực. Hệ lụy mà “cục máu đông” này gây ra cho nền kinh tế cũng như mức độ rủi ro mà nó đe dọa hệ thống ngân hàng chắc chắn còn vượt xa sự khổng lồ của chính nó.

Page 10: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

53

Theo thống kê từ 69 công ty BĐS niêm yết, các công ty này đều phải đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Tỉ số thanh toán nhanh, phản ánh khả năng công ty có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không, giảm còn dưới 0,7 lần. Đến quý IV/2011, các công ty này đang gánh một khoản nợ vay khoảng 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm là 13.400 tỉ. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV đã tăng lên 26.400 tỉ. Điều này có nghĩa, các công ty này phải có 39.800 tỉ để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012.

Trong khi đó, lượng tiền mặt còn lại tại 69 công ty này là 915 tỉ đồng, chỉ đủ để trả 1/4 số nợ trên và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước lãi vay và thuế chỉ bằng 1/3 chi phí lãi vay mỗi năm. Mối tương quan này cho phép xác định lượng nợ xấu thực rất lớn đang và sẽ tiếp tục đè nặng lên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và hệ thống ngân hàng.

Cũng cần lưu ý thêm rằng đây mới là số liệu của 69 công ty bất động sản niêm yết trên sàn. Trong nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chắc chắn còn lớn hơn nhiều. Và với các công ty này, ít có cơ sở để tin rằng thực trạng tài chính của chúng lại đẹp hơn 69 công ty niêm yết trên sàn nêu trên – thường là những công ty có thực lực, hoạt động bài bản và hiệu quả hơn (niêm yết trên sàn là tiêu chuẩn xác nhận đẳng cấp).

Đồng thời, chính Báo cáo này cũng nhận định nếu không có giải pháp để kích cầu mua căn hộ, có lẽ cần ít nhất 7 năm mới tiêu thụ hết lượng căn hộ tồn kho hiện nay. Nghĩa là thời điểm đích cho việc giải quyết nợ xấu bất động sản hãy còn xa lắm.

Tồn kho cao là thực trạng phổ biến trong khu vực doanh nghiệp hiện nay. Nó là kết quả của sự giảm sút sức cầu trên thị trường mà nguyên nhân sâu xa, như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nằm trong chính cơ cấu và hệ thống phân bổ nguồn lực “có vấn đề” của nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa nhiều vào vốn, cơ chế phân bổ

Page 11: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

54

vốn lại không hợp lý vận hành trong một thời gian dài, việc quản lý sử dụng vốn lại lỏng lẻo, làm cho hiệu quả đầu tư thấp, nhất là trong khu vực nhà nước, sẽ dẫn tới kết cục tất yếu là lạm phát cao kéo dài, sức cầu thị trường suy giảm liên tục.

Đối mặt với tình hình đó, hiện nay, khi sức khỏe của nền kinh tế - cả của khu vực doanh nghiệp lẫn của khu vực nhà nước – bị suy giảm mạnh thì nỗ lực “kích cầu” nhằm giải tỏa đống hàng tồn kho, từ đó vực dậy nền kinh tế thật sự là một bài toán khó, một thách thức lớn đặt ra cho Chính phủ.

Thứ sáu, ở mặt cung, trong mối liên hệ tương thông và tương thuộc với mặt cầu, tình hình cũng nghiêm trọng không kém.

Nền kinh tế nước ta có đặc điểm nổi bật là tăng trưởng lệ thuộc ngày càng nặng vào vốn đầu tư (đồ thị 5).

Đồ thị 5: Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng GDP

Với một nền kinh tế đang “ốm yếu”, việc dư nợ tín dụng qua 9 tháng đầu năm chỉ tăng hơn 2% cho thấy một xu hướng bất bình thường đang diễn ra (không thể hấp thụ nổi vốn dù đang rất khát vốn). Tính bất thường này còn thể hiện rõ hơn qua sự kiện là cho đến hết tháng 6 thì tăng trưởng tín dụng vẫn chỉ đạt mức “âm”. Hoạt động cho vay mới bắt đầu phục hồi từ tháng 7, nhưng cũng rất yếu ớt. Nghĩa là quá trình “lưu thông máu” cho một cơ thể đang bị ốm nặng, đã bị đình trệ trong suốt nửa năm. Nên lưu ý thêm rằng điều này diễn ra sau khi nền kinh tế đã trải qua gần suốt một năm 2011 bị “đói vốn” (đồ thị 6).

Một nền kinh tế “nghiện nặng” vốn đầu tư mà bị cắt đứt khỏi dòng vốn – đó thực sự là một nguy cơ đe dọa. Nó cung cấp thêm một căn cứ thực tế để dự báo triển vọng.

Đồ thị 6 cho thấy mức độ trầm trọng của cú sốc tài chính mà nền kinh tế phải chịu khi chính sách thắt chặt tiền tệ được triển khai quyết liệt trong suốt gần hai năm qua.

Page 12: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

55

Đồ thị 6: Tăng trưởng phương tiện và tăng trưởng tín dụng: Cú sốc tài chính 2011-2012

Cần xem xét thêm một tương quan khác: Tính đến tháng 8, trong khi tổng huy động vốn tăng 11,23% thì dư nợ tín dụng chỉ tăng 1,4% (sang tháng 9, con số này nhích thêm được gần 1%). Tương quan này phản ánh tình trạng ách tắc tín dụng và sự lệch pha trong cán cân huy động và cho vay. Việc tìm đáp án trả lời câu hỏi: vì sao tín dụng “lệch pha” (hay tại sao nền kinh tế không hấp thụ được vốn dù đang rất khát vốn) và làm thế nào để phá thế “đóng băng” tín dụng, tiếp tục là bức xúc không chỉ riêng đối với ngành ngân hàng.

Cũng từ đó, phát sinh một nỗi lo mới trong hệ thống, đó là: rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường từ sự mất cân bằng giữa huy động và cho vay; cũng như bất an đến từ việc tín dụng tăng thấp nhưng huy động vẫn tăng đang ngày càng hiện hữu. Điều này đang diễn ra và có thể còn kéo dài trong những tháng tới.

Thứ bảy, tình trạng khó khăn nghiêm trọng kéo dài của hệ thống doanh nghiệp.

Nợ lớn, lãi suất cao, hàng tồn kho nhiều là “tam giác quỷ” đẩy đa số doanh nghiệp vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Nó hình thành một cái “bẫy sụp đổ” mà nhiều doanh nghiệp không thể thoát ra.

Để minh chứng cho tình hình này, trong điều kiện số liệu thống kê bị thiếu hụt nghiêm trọng và độ tin cậy không cao, xin nêu hai nhóm ví dụ minh chứng.

a. Nợ nần và thua lỗ nặng: 15 DN ngành xi măng: Dư nợ 25.500 tỷ đồng. Với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của là 79/21, các doanh nghiệp này đang vận dụng phương thức “tay không bắt giặc” đầy rủi ro, tuy đã từng giúp các doanh nghiệp đạt kết quả tăng trưởng “thần kỳ” những năm trước đây, nhưng hiện đang đẩy chúng vào nguy cơ lỗ nặng, nợ xấu tăng nhanh. Theo Báo cáo của Hiệp hội Xi măng, 6 tháng đầu năm 2012, tổng lợi nhuận của 15 doanh nghiệp này chỉ đạt hơn 122 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ tính mức lãi suất

Page 13: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

56

15%/năm, số lãi vay mà các doanh nghiệp xi măng phải trả cho số nợ 25.500 tỷ của 6 tháng đã lên tới 1.912,5 tỷ, gấp hơn 15 lần số lãi. Hiện nay, khi thị trường bất động sản đóng băng, tăng trưởng kinh tế giảm tốc thì khả năng tạo lãi của các DN xi măng cũng giảm mạnh. Xu hướng đó cho phép nhìn thấy rõ tương lai ngắn hạn u ám của các doanh nghiệp này.

Tình trạng trên không phải là cá biệt cho các doanh nghiệp ngành xi măng. Nó là tình trạng chung của hầu như tất cả các nhóm doanh nghiệp.

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2011, có đến 90% doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn thành phố bị thua lỗ, phải bán đổ bán tháo nhiều dự án quy mô lớn. Cho đến nửa đầu năm nay, thị trường BĐS vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục và DN tiếp tục đối mặt với khó khăn kéo dài. Có những ý kiến nói rằng hiện nay 100% doanh nghiệp bất động sản, không có ngoại lệ, đều bị lỗ.

b. Phá sản và đóng cửa nhiều Chỉ trong năm 2011 và 8 tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp phá sản và đóng cửa tăng vọt. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, năm 2011, có 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản; 8 tháng đầu năm 2012: con số đó là 35.5005, cộng cả 2 năm chiếm đến hơn 40% tổng số doanh nghiệp đóng cửa kể từ khi đổi mới đến nay.

Tuy nhiên, các con số này, dù rất ảm đạm, vẫn chưa biểu thị hết mức độ khó khăn của các doanh nghiệp trong bức tranh kinh tế hiện nay. Chúng chưa tính đến một khía cạnh quan trọng khác của tình hình: số doanh nghiệp còn lại (chưa đóng cửa) đã và đang phải thu hẹp bao nhiêu công suất hoạt động và cắt giảm bao nhiêu việc làm?

Để nhận diện rõ nét hơn bức tranh, xin đưa ra một ước đoán, rút ta từ quan sát thực tế: số doanh nghiệp còn lại giảm khoảng 20-30% công suất hoạt động (đây có lẽ là sự ước đoán có phần lạc quan trong điều kiện hiện nay)6. Với tổng số doanh nghiệp còn hoạt động (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là khoảng 470.000, việc giảm 20-30%

5 Cũng trong 8 tháng đầu năm 2012, số doanh nghiệp mới thành lập được Bộ Kế hoạch – Đầu tư ghi nhận là 46.000, cao hơn nhiều số DN phá sản và đóng cửa (35.500). Tương quan này phản ánh một sự “khởi sắc” thật sự, rằng lòng tin của thị trường đang hồi phục. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng về chất lượng, trong quan hệ với tăng trưởng ngắn hạn, DN đóng cửa khác hẳn DN mới thành lập trên nhiều tiêu chí. Sự khác biệt đó hàm ý rằng cái gọi là “khởi sắc” ở đây chỉ có một ý nghĩa nhất định. Cũng giống như so sánh chất lượng và trình độ nghiên cứu của một nhà khoa học có nhiều năm kinh nghiệm, hay một vị giáo sư lâu năm được quyết định về hưu với hai sinh viên mới ra trường được tuyển vào thế chỗ trong biên chế. 6 “Con số từ Bộ Xây dựng: tồn kho gạch ốp lát toàn ngành khoảng 60 triệu m2 quy tiêu chuẩn (tương đương sản lượng 2 tháng sản xuất theo công suất thiết kế). Đáng chú ý, có khoảng 40 dây chuyền phải dừng sản xuất từ 1 đến 2 tháng (tương ứng 30% năng lực sản xuất toàn ngành), cá biệt có nhà máy dừng 60% năng lực sản xuất”. “Tính đến tháng 8/2012, thép tiêu thụ chỉ đạt 356.000 tấn trong khi cùng kỳ năm ngoái tiêu thụ 500.000 tấn. Hiện lượng thép tồn kho đang lên đến hơn 300.000 tấn. Hầu hết DN ngành này đều đang cắt giảm sản xuất xuống dưới 60% công suất, thậm chí có đơn vị ngừng sản xuất”.

Page 14: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

57

công suất tương đương với việc đóng cửa hơn 90.000-150.000 doanh nghiệp. Đây là những con số làm ảm đạm hẳn bức tranh thực tế lẫn dự báo.

Đánh giá này phù hợp với tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ xin miễn giảm thuế trong nửa đầu năm nay (70%) mà Bộ Tài chính đưa ra.

Đối với vấn đề việc làm, với giả định mỗi doanh nghiệp trung bình có khoảng 5-10 lao động, lượng người mất việc làm từ số doanh nghiệp đóng cửa “quy đổi” nêu trên sẽ lên tới một con số không nhỏ - hàng triệu người. Mất việc làm nhiều dẫn tới sụt giảm thu nhập, kéo theo đó, tổng cầu sẽ bị giảm lớn.

Những con số “u ám” này cũng gây lo ngại không kém con số doanh nghiệp phá sản và đóng cửa. Rất tiếc là mảng tối này cho đến nay vẫn ít được chú ý phân tích, đánh giá7.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước, trong tình hình chung của nền kinh tế, cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở một số tập đoàn kinh tế nhà nước một thời “lừng lẫy” như Vinashin, Vinalines. Đối với những tập đoàn này, do làm ăn kém hiệu quả kéo dài, nợ nần lại quá lớn do đầu tư “nóng”, hiện giờ đang trong tình thế khó khăn, đến khả năng trả lãi nợ vay cũng không còn. Đánh giá một cách khách quan và theo chuẩn mực quốc tế, chúng đang bị treo bên bờ vực phá sản, thậm chí, như một số chuyên gia đánh giá, “đã bị phá sản về mặt kỹ thuật”. Những tập đoàn như Vinacomin, Vinaconex hay EVN, v.v…, tuy chưa gặp “sự cố” trầm trọng như các tập đoàn trên, cũng đang phải vật lộn với nợ nần, giá cả và lãi suất.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay NH của các DNNN là 415.347 tỷ đồng; trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ). Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ). Có đến 30/85 tập đoàn và

7 Cho đến nay, vẫn không hề có những số liệu thống kê chính thức phản ánh tình trạng ảm đạm “phi chính thức” này. Sự thiếu thốn số liệu như vậy – một thực trạng phổ biến trong nền kinh tế - làm cho mọi sự tính toán và dự báo kinh tế, cho dù có dựa trên những phương pháp và công cụ hiện đại, cũng đều trở nên ít đáng tin cậy. “Ai cũng biết rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối diện với số lượng nợ xấu và tính thanh khoản khá trầm trọng. Khi bong bóng bất động sản vỡ tung thì các vấn đề này sẽ lũy tiến gấp chục lần. Tuy nhiên, hình như từ các cấp, bộ ngành đến tư nhân không ai nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại, công và tư. Thêm vào đó, mọi người vẫn "bó tay" về số nợ xấu thực sự cùa các xí nghiệp nhà nước và của ngân hàng nhà nước ngoài hệ thống (như Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB). Tuy nhiên, vấn đề không phải là con số lớn đến thế nào, mà vấn đề là những mối nguy hiểm từ sự mù mờ. Một là cơ quan chức năng không nắm rõ, "không biết" chứng tỏ sự yếu kém về cách quản lý rủi ro của hệ thống. Hai là "biết mà giấu" đồng nghĩa với một thói quen không thể chấp nhận được theo kỷ cương của thị trường tài chính quốc tế. Bác sĩ nào cũng có thể kê đơn thuốc, nhưng việc cho thuốc bậy vì các chỉ số khi thử máu khi bị ngụy tạo hay sai lầm, sẽ mang lại hệ quả chết người”. (Alan Phan, VietnamNet) Đây chính là loại thực trạng đáng lo ngại nhất trong thực tiễn phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Page 15: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

58

tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc.

Với câu hỏi: những DNNN này, nhất là các tập đoàn như Vinashin, Vinalines, liệu hoạt động kinh doanh hiện tại có đủ tiền trả lãi vay NH, với mức lãi suất đang cao ngất ngưởng - câu trả lời thật sự không khó.

Nhìn bức tranh nợ nần tổng thể, các số liệu sau sẽ khắc họa rõ hơn tình trạng bi kịch mà nền kinh tế đang lâm vào:

Hiện tại, tổng dư nợ của toàn hệ thống NH hiện tại vào khoảng 2,7 triệu tỷ VNĐ. Nghĩa là nền kinh tế đang mắc nợ hệ thống ngân hàng 2,7 triệu tỷ đồng.

Chỉ tính với lãi suất cho vay “lý tưởng” hiện nay: 15%/năm, mỗi tháng nền kinh tế phải trả cho hệ thống ngân hàng món lãi suất 40.000 tỷ đồng, tương đương 2,0 tỷ USD.

Trong nền kinh tế có quy mô GDP 130 tỷ USD, tức là mỗi tháng sản xuất được khoảng hơn 10 tỷ USD, số lãi suất mà khu vực sản xuất phải trả cho các ngân hàng là 24 tỷ USD/năm hay 2 tỷ USD/tháng!

Nhưng tình trạng khó khăn của khu vực doanh nghiệp, dù đã đến mức gay go, cũng chỉ là một khía cạnh cạnh của vấn đề. Gắn liền với tình trạng đó và cùng với nó, gay gắt không kém là tình trạng nợ nần của các địa phương.

Các Báo cáo thẩm tra mới nhất của các Ủy ban của Quốc hội cho biết: Năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn XDCB hoàn thành là 25.423 tỷ; nợ vốn XDCB của 20.921 dự án đang triển khai, khối lượng đã thực hiện là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp – thành quả quan trọng nhất, đồng thời là chủ lực phát triển của công cuộc đổi mới – đang vật lộn với khó khăn, không thể không đặt câu hỏi: bao nhiêu doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ từ các chính quyền địa phương này?

Các Báo cáo cũng cho thấy: từ năm 2011 đến nay, Nhà nước đã thu hồi đất của 792 tổ chức với diện tích 12.550,4 ha; đang lập hồ sơ thu hồi đất của 163 tổ chức với diện tích 1.502 ha. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, hệ thống thanh tra phát hiện và kiến nghị xử lý thu hồi 1.610 ha đất do quản lý, sử dụng không đúng quy định. Chắc chắn các con số đó còn rất xa thực tế. Song nó cũng đủ để cho thấy mức độ khổng lồ của nguồn lực quốc gia đang bị “chôn chết” bởi chính các “ông chủ” nhà nước.

Bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2012, qua các chấm phá ngắn hạn chưa đầy đủ nêu trên, đã thể hiện rõ tính có vấn đề nghiêm trọng. Nếu “thổi” thêm vào các đường nét thô

Page 16: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

59

đó xu thế suy yếu lòng tin thị trường, tâm lý bất an – những đặc tính chất lượng đang rất dễ nhận thấy trong đời sống thực tiễn hiện nay, qua tần số xuất hiện dày đặc hơn của các biến cố được coi là bất thường, của các loại tin đồn gây tác động tâm lý mạnh lên các hành vi kinh tế. Tranh chấp và xung đột đất đai, sự đổ bể của các tập đoàn kinh tế, các sự cố xẩy ra khá nhiều gần đây trong hệ thống ngân hàng, các loại tin đồn khác nhau được tung ra, sự lên xuống giật cục của giá vàng, của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sự thay đổi đột ngột các dòng tiền, ám ảnh nợ nần và tâm lý phá sản đè nặng, v.v…đang làm cho môi trường kinh tế năm 2012 trở nên bất ổn, khó lường.

Rõ ràng cần phải đánh giá thẳng thắn, khách quan tình thế phát triển này; từ đó, nhận diện đúng thực chất thực trạng kinh tế, định vị đúng giá trị của những yếu tố được coi là khởi sắc nhằm tránh xu hướng “tô hồng”, làm sai lệch cách ứng xử cần có giữa lúc nền kinh tế đang gặp khó khăn – là thứ càng dễ gây mất lòng tin hơn là củng cố nó.

Để làm được điều đó, cần phải đặt năm 2012 trong mạch phát triển liên tục mấy năm qua, qua đó, nhận diện đúng thực chất các vấn đề cơ cấu, dài hạn; tạo cơ sở cho việc tìm kiếm và lựa chọn đúng các giải pháp giúp cho nền kinh tế xoay chuyển được tình hình trong năm 2013, đúng với vị trí năm “bản lề” chiến lược của nó. Tình thế khó khăn của năm 2012 đang tạo ra cơ hội tốt để thực hiện điều đó.

II. NĂM 2012 TRONG XU THẾ DÀI HẠN

II.1. Tăng trưởng suy giảm và bất ổn gia tăng.

Như đã nói, đây không phải là một cách tiếp cận mới để lý giải thực trạng kinh tế. Tuy nhiên, nó chưa được coi trọng đúng mức trong các quá trình chính sách. Do vậy, vẫn cần quay lại nó, để từ đó có những bước tiến đúng hướng trong các nỗ lực thực tiễn.

Xin được nêu một số yếu tố - xu hướng dài hạn định vị năm 2012 như sau.

Thứ nhất, xu hướng bất ổn trong phát triển vẫn tiếp tục tăng, thể hiện qua động thái dài hạn của hai chỉ số tăng trưởng GDP và CPI.

Đồ thị 7: Định vị năm 2012 trong dài hạn

Page 17: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

60

Hình dáng đồ thị 7 cho thấy:

- Cho đến năm 2012, nền kinh tế nước ta vẫn chưa thoát khỏi xu hướng suy giảm tăng trưởng mà điểm khởi đầu của chu trình này là năm 2007, khi nước ta thực sự bước vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn hội nhập quốc tế đầy đủ (hậu gia nhập WTO). Thậm chí, năm 2012 có tốc độ tăng trưởng thuộc loại thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

- Lạm phát giảm nhanh trong năm 2012 tương tự như năm 2009, sau khi tăng cao bất thường ở năm trước. Biên độ lạm phát vẫn trong xu hướng dao động rất mạnh; cộng thêm vào đó là lạm phát thường xuyên giữ mức cao bậc nhất thế giới. Tổ hợp hai tính chất đó của lạm phát chứng tỏ nền kinh tế nước ta vẫn nằm trong xu thế bất ổn kéo dài, thậm chí, đang ở đoạn dao động – bất ổn mạnh nhất.

Sự kéo dài xu hướng xấu đi của hai biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu – GDP và CPI - buộc phải đánh giá mức độ trầm trọng của tình hình kinh tế năm 2012 cao hơn hẳn các năm trước.

Nhận định này được củng cố thêm bằng những yếu tố bất ổn tâm lý, hành vi ứng xử và cách phản ứng chính sách đã trở nên gay gắt hơn trong năm 2012. Xin lưu ý rằng xu hướng sụt giảm rõ rệt lòng tin là kết quả của sự tích nén nhiều năm chứ không đơn thuần là sản phẩm của riêng năm 2012.

Từ nhận định này, có thể nhận thấy:

i) Tính cấp bách của yêu cầu phải tạo ra sự xoay chuyển tình thế, không thể để nền kinh tế “tụt” sâu hơn nữa mà phải nhanh chóng đảo ngược tình thế.

ii) Năm 2013 sẽ là năm tiếp tục “vất vả” về kinh tế. Tuy nhiên, năm 2013 cũng có cơ hội lớn cho sự chuyển hướng kinh tế.

II.2. Tụt hạng và tụt hậu xa hơn trong kinh tế

Việt Nam tiếp tục tụt hạng trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) công bố. Năm nay, Việt Nam tụt tiếp 10 bậc sau khi đã tụt 6 bậc năm ngoái. Sự tụt hạng nhanh nhưng hầu như không gây bất ngờ này làm cho Việt Nam rơi xuống đứng áp chót trong số 8 nước Đông Nam Á được lựa chọn khảo sát, chỉ trên Campuchia.

Page 18: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

61

Đồ thị 8: Thứ hạng và điểm số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam (2008-2012)

Nguồn: WEF

Theo phân loại của WEF, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm nước đang phát triển ở giai đoạn đầu (giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào - Factor driven economy). Ở giai đoạn này, 60% năng lực cạnh tranh được quyết định bởi 4 trong số 12 nhóm chỉ tiêu là thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô và chất lượng sức khỏe - giáo dục cơ bản của người dân.

Thế nhưng trong năm 2012, theo đánh giá của báo cáo, ngoại trừ hạng mục sức khỏe - giáo dục cơ bản được cải thiện (tăng 0,1 điểm), vấn đề thể chế tại Việt Nam được đánh giá là chưa tiến triển, với 3,6 điểm. Trong khi đó, 2 hạng mục hết sức quan trọng là hạ tầng và kinh tế vĩ mô đều bị đánh giá thấp đi nhiều so với 2011, lần lượt giảm 0,3 và 0,6 điểm. Chính những yếu tố này đã kéo đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam xuống mức trung bình của các nước đang phát triển ở giai đoạn đầu. Ổn định kinh tế vĩ mô từng được coi là điểm lợi thế của Việt Nam trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, các chỉ số ổn định vĩ mô như lạm phát, tiền tệ, sức sản xuất kinh doanh bị sa sút mạnh. Điểm số trung bình trên 12 tiêu chí (thang điểm 7) của Việt Nam giảm dần, từ 4,3 (2010) xuống 4,2 rồi 4,1 trong năm 2011 và 2012 (Bảng 1).

Bảng 1: Điểm số năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2011 và 2012: Thụt lùi so với chính mình

2011 2012 Tăng giảm 2012 so 2011 Thể chế 3,6 3,6 --- Hạ tầng 3,6 3,3 -0,3

Kinh tế vĩ mô 4,8 4,2 -0,6 Sức khỏe - Giáo dục cơ bản 5,7 5,8 +0,1

Đào tạo nâng cao 3,5 3,7 +0,2

Page 19: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

62

Thị trường hàng hóa 4,2 4,1 -0,1 Thị trường lao động 4,6 4,5 -0,1 Thị trường tài chính 4 3,9 -0,1

Sẵn sàng tiếp nhận công nghệ

3,5 3,3 -0,2

Quy mô thị trường 4,6 4,6 --- Mức độ phát triên kinh

doanh 3,7 3,6 -0,1

Tính tiên phong 3,2 3,1 -0,1

Điểm tối đa: 7 - Nguồn: WEF

Trong số 12 nhóm chỉ tiêu được WEF sử dụng để đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 8 nhóm, trong đó không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn trong số này cận kề thứ hạng 100.

Nếu như năm 2011, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá cao ở sự ổn định kinh tế vĩ mô (tiến 20 bậc), thì đến 2012, hạng mục này lại bị hạ tới 41 bậc. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát 2011 gần chạm ngưỡng 20%, cao gấp đôi so với một năm trước đó.

Cơ sở hạ tầng (xếp hạng 95) được nhắc đến như một trở lực chính cho sự phát triển của nên kinh tế, với những lo ngại được đặt nặng vào chất lượng đường sá (hạng 120) và cảng (113). Trong khi đó, khu vực công tiếp tục bị phàn nàn bởi nạn tham nhũng và thiếu hiệu quả, cùng với các vấn đề về tôn trọng tài sản cá nhân (113), bản quyền (123).

Trong số ít điểm tích cực, Việt Nam được đánh giá cao ở chất lượng thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường (32) và mức độ hài lòng với chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản (64).

Báo cáo cũng cho rằng các thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đòi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà tăng trưởng bền vững.

"Khi hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ giữa các nước thì ưu thế về thị trường, lao động v.v... của Việt Nam sẽ mờ đi. Khi đó, nếu không có năng lực cạnh tranh thực sự, ngay cả những nhà đầu tư "thân thiết" với Việt Nam như Nhật Bản, EU cũng sẽ phải cân nhắc việc tìm bến đỗ mới".

Bảng điểm năng lực cạnh tranh cho thấy thậm chí Việt Nam đang tụt lùi so với chính mình, cả ở những yếu tố mà Việt Nam tương đối dễ cải thiện năng lực nhất (do trình độ phát triển của Việt Nam còn thấp), cũng đồng thời là những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh dài hạn của một quốc gia trong thế giới hiện đại

Page 20: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

63

như “tính tiên phong”, “mức độ sẵn sàng tiếp nhận công nghệ” và “mức độ phát triển kinh doanh”.

Tụt lại so với chính mình là xu hướng hiếm thấy ở Việt Nam. Thế nhưng, nó lại đang diễn ra trong điều kiện nền kinh tế đi sau đang trong nỗ lực cải cách và hội nhập quốc tế. Sự tụt hậu này tuy là một chỉ báo không bất ngờ trong ngắn hạn, song là bất thường dài hạn, rất đáng lo ngại. II.3. Xung đột lợi ích và suy giảm lòng tin

Ngoài hai xu hướng dài hạn “có vấn đề” nổi bật nêu trên, năm 2012 còn bộc lộ nhiều vấn đề lớn khác, trong đó nổi bật lên hai nhóm vấn đề được coi là “đặc biệt gay gắt”:

i) Xung đột lợi ích chuyển thành xung đột xã hội xoay quanh vấn đề đất đai ngày càng trở nên sâu sắc do mức độ lan rộng và tính chất gay gắt;

ii) Hiệu quả hoạt động thấp của các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm ở các Tập đoàn và Tổng Công ty, và yêu cầu cải cách trong giai đoạn phát triển mới; Đây là hai chủ đề lớn và gắn chặt với định hướng XHCN của quá trình phát

triển, nhưng cũng là hai vấn đề “nóng” bậc nhất, đang gây nhiều bức xúc cho xã hội. Lĩnh vực đất đai là nơi tập trung đa số khiếu kiện, gây ảnh hưởng trực tiếp và

mạnh mẽ đến quyền lợi của lực lượng xã hội đông đảo nhất là nông dân. Cũng tại đây, đã xuất hiện những xung đột công khai, trực diện và gay gắt giữa dân với chính quyền, giữa dân với doanh nghiệp.

Lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, với hàng loạt biến cố gây chấn động lớn như sự đổ bể của Vinashin, Vinalines, hoặc động thái phát triển chứa đựng nhiều rủi ro do lỗ lớn, do nợ nhiều, do thất thoát, tham nhũng, v.v. ở nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty như Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty Xi măng, Thép, v.v. hoặc cách “điều tiết giá” gây bất ổn vĩ mô nhiều hơn là tạo lập ổn định của các “công cụ điều tiết vĩ mô” như Petrolimex, EVN, v.v… đang gây nên sự hoài nghi trong xã hội về vai trò và năng lực của lực lượng then chốt trong “thành phần kinh tế chủ đạo”. Đây là một thực tế “cần được nhìn thẳng vào” một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, điểm nổi bật của các vấn đề được thảo luận nêu trên là chúng đều xoay quanh hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển quan trọng hàng đầu và đều thuộc sở hữu toàn dân. Sự nhận diện này hàm ý rằng những điểm nóng bỏng nhất của kinh tế đất nước hiện nay đều gắn khái niệm trung tâm của định hướng phát triển XHCN – chuyển đổi sở hữu toàn dân và quản trị. Các loại tài sản này đều không thể vận hành thông suốt, đã không được sử dụng một cách hiệu quả, tạo thành nhưng điểm tắc nghẽn cơ chế trong nền kinh tế. Vì sao? Tại sao lại có sự trùng hợp hay hội tụ vấn đề hiệu quả, chất lượng phát triển đến các tài sản “sở hữu toàn dân” một cách tình cờ và gay gắt như vậy?

Page 21: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

64

Bên cạnh hai vấn đề gắn với cấu trúc sở hữu nêu trên, vấn đề rủi ro của hệ thống ngân hàng cũng đang đặt ra đặc biệt cấp bách và có ý nghĩa sống còn đến sự an toàn của toàn bộ nền kinh tế. Vấn đề là hệ thống ngân hàng đang nắm giữ hầu như toàn bộ nguồn tiền tiết kiệm của dân cư, các nguồn vốn xã hội huy động tập trung, toàn bộ hệ thống phân phối “máu” cho nền kinh tế hoạt động.

Thực tế cho thấy sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta trong hơn một chục năm qua chứa đựng sự rủi ro rất lớn. Tuy đã được cảnh báo khá sớm, lại được lịch sử phát triển kinh tế thế giới, đặc biệt là của các nước đi trước cung cấp những bài học quý báu về nguy cơ này, song Việt Nam đã không thể tránh khỏi nó. Để nhận diện thực chất của vấn đề, phải nhìn vào sự phát triển ồ ạt các ngân hàng ở cấp độ cấu trúc hệ thống và mô hình tăng trưởng (bành trướng hệ thống theo nguyên tắc “sở hữu chéo”, đầu cơ, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, bị chi phối bởi các mục tiêu phát triển “quá tầm”, mang nặng tính chủ quan)8. Nợ xấu tăng vọt (những phân tích ở trên cho thấy tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng có lẽ vượt xa mức 8,6% dư nợ tín dụng (hơn 200.000 tỷ VNĐ), cộng thêm vào đó cấu trúc hệ thống rất yếu kém do sự chi phối của nguyên tắc sở hữu chéo đang làm cho hệ thống ngân hàng đứng trước những thách thức phát triển gay gắt bậc nhất.

Nhìn tổng quát, có thể thấy cả ba nhóm vấn đề nêu trên đều là những vấn đề kinh tế - chính trị lớn của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Chúng không phải là những vấn đề “điều hành hàng ngày” của một hệ thống đã ổn định về cấu trúc. Việc tìm kiếm giải pháp giải quyết chúng, cũng là giải quyết những “điểm tắc nghẽn phát triển” của nền kinh tế, vì thế, không thể tập trung vào các giải pháp điều hành ngắn hạn, những biện pháp “tháo gỡ” mà trước hết và chủ yếu phải là các giải pháp mang tính định hướng chiến lược, ở tầm cải cách hệ thống và mang tính đột phá.

Tính chất tổ hợp của hàng loạt vấn đề kinh tế - chính trị đã tích nén nhiều năm và đã trở nên “chín muồi” như vậy đòi hỏi phải nhận diện năm 2012 như một thời điểm khác biệt với các năm trước đó. Chính điều đó xác định tính chất “bản lề” của 2012 theo nghĩa nó làm cho năm 2013 phải là năm thực sự xoay chuyển tình hình. II.4. Soi chiếu nguyên nhân

Theo logic “nhìn chung các vấn đề đều không mới”, các nguyên nhân của tình hình nêu trên, nhất là các nguyên nhân dài hạn, đều đã được tìm tòi, phát hiện và mổ

8 Không chỉ riêng hệ thống ngân hàng thương mại mới phát triển ồ ạt và chứa đựng nguy cơ rủi ro như vậy. Cách phát triển hệ thống đại học và cao đẳng ở nước ta thời gian qua cũng theo đúng một kịch bản như vậy. Đó là cách phát triển theo kiểu “hội chứng”, “phong trào” [xi măng, bia, mía đường, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, v.v…] đi ngược lại các nguyên lý thị trường và ẩn đằng sau thường là động cơ “kiếm chác” (chia phần dự án hoặc mua bán bằng cấp, v.v…). Tính phổ biến của cách phát triển này – mở rộng ra hầu như tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội - chứng tỏ bản chất vấn đề nằm ở mô hình phát triển chứ không phải ở những quyết định đơn lẻ, ngẫu nhiên.

Page 22: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

65

xẻ kỹ càng. Trong Báo cáo này, ngoài phần viết về thực trạng 2012 ở trên cũng đã phần nào đề cập đến các nguyên nhân, phần này chỉ xin “soi chiếu” để làm rõ thêm một vài khía cạnh của nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư và gia tăng mức độ rủi ro trong nền kinh tế ở cấp độ vĩ mô – tổng thể.

Các số liệu thống kê dài hạn về đầu tư và tăng trưởng đều xác nhận một điều: nền kinh tế Việt Nam rơi vào “tăng trưởng nóng” trong một thời gian dài. Tháng 6/2011, Tạp chí The Economist (Anh) đã nhận định “Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế có nguy cơ tăng trưởng nóng cao nhất thế giới”.

Nhận định này được rút ra từ việc so sánh hàng loạt các chỉ tiêu như tăng trưởng GDP, CPI, tăng trưởng tín dụng, lãi suất, thất nghiệp, cán cân vãng lai.

Ở khía cạnh đầu tư – yếu tố quyết định độ “nóng” của tăng trưởng -, xu hướng tăng trưởng tín dụng dài hạn của Việt Nam so sánh với nhiều nền kinh tế khác xác nhận điều đó (đồ thị 8).

Đồ thị 8: Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với một số nước chọn lọc

Đồ thị 8 cho thấy, từ năm 1998, ở Việt Nam, khi bắt đầu quá trình “khôi phục

tăng trưởng sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á”, khởi động bằng chính sách “kích cầu”, đồ thị tăng trưởng tín dụng đã “dốc ngược”. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trở thành “vô địch” khu vực (và có thể cả vô địch thế giới) kể từ đó.

Theo quy luật phát triển chung toàn cầu, đó cũng điểm bắt đầu hình thành một bong bóng tài sản với quá trình kéo dài liên tục hàng chục năm. Tỉ lệ tổng tín dụng trên GDP của Việt Nam đã vượt trên 120% vào năm 2010, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc nhưng cao hơn các nước còn lại, mặc dù các nền kinh tế này đã “đi trước” chúng ta nhiều năm. Hơn nữa, tình trạng “bong bóng” ở Việt Nam thực chất đáng lo ngại hơn

Page 23: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

66

nhiều, vì tốc độ tăng rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn: từ mức 20% năm 2000 lên trên 120% trong năm 2010.

Không có gì ngạc nhiên khi trong giai đoạn này, đã bùng lên cơn lốc đầu tư trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là sự “bùng nổ” dữ dội của hoạt động đầu tư – đầu cơ trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản non trẻ của Việt Nam.

Và đó chính là yếu tố chủ yếu định dạng mô hình tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của nước ta: tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn đầu tư, vào tăng trưởng tín dụng9. Trên thực tế, trong suốt hơn một thập niên vừa qua, Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao chủ yếu dựa vào tăng trưởng tín dụng. Bài học từ các nước đi trước – nếu tình trạng này được duy trì trong một thời gian dài, hệ quả chắc chắn là bong bóng BĐS bị thổi phồng, bị nổ tung, gây hậu quả khôn lường – rất tiếc, đã không được tiếp thu và suy xét thấu đáo ở Việt Nam. Đến hôm nay, có đủ cơ sở để xác nhận rằng chúng ta rơi đúng vào cái “bẫy” tăng trưởng đó.

Liên tục trong nhiều năm qua, các chỉ số đo hiệu quả sử dụng vốn ngày càng giảm. ICOR (chỉ số phản ánh hiệu suất đầu tư) của Việt Nam tăng nhanh (tương ứng với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm), nhanh chóng vươn lên hàng đầu khu vực và thế giới (đồ thị 9).

Đồ thị 9: ICOR ở Việt nam

Kết cục là để duy trì một mức tăng trưởng GDP như cũ, lượng vốn đầu tư phải tăng lên gấp bội. Chỉ cần so sánh tương quan này ở 2 thời điểm gần đây nhất - tháng 9/2011 và tháng 9 năm nay, tức là trong chính giai đoạn nền kinh tế phải “thắt chặt” tín dụng và đầu tư cũng đủ xác nhận kết luận nói trên.

9 Nhiều người còn định nghĩa rằng đó là “mô hình tăng trưởng dựa vào vốn dễ” (hay “tiền dễ”. Thậm chí, ở cấp độ gay gắt hơn, và đụng chạm sâu hơn đến bản chất của quá trình phát triển, một số chuyên gia xác định đó là cách “tăng trưởng dựa vào lạm phát” (hệ quả là làm mất giá trị đồng tiền quốc gia). Tầm mức lý luận và tính chất nghiêm khắc của nhận định này đòi hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc và có hệ thống hơn mô hình tăng trưởng mà Việt Nam vận dụng trong thời gian qua.

Page 24: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

67

9 tháng đầu năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 39,8% GDP và tăng trưởng GDP đạt 5,76%. ICOR xấp xỉ 6,9. Sang năm 2012, sau 9 tháng, tổng mức đầu tư toàn xã hội là 35,8% GDP nhưng tăng trưởng GDP chỉ đạt 4,73%, ICOR tạm tính là 7,56.

Muốn có giải pháp “căn cơ” để xử lý vấn đề, cần nhìn thấu động cơ của nỗ lực tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào vốn đầu tư “dễ” ở một nước nghèo vốn, trình độ thấp và muốn vươn lên thật nhanh để “đuổi kịp” và “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Phải chăng đó là động cơ “Muốn làm tất cả, để đạt mục tiêu giải quyết thật nhanh nhiệm vụ CNH, HĐH, đưa nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong thời gian rất ngắn”.

Tuy nhiên, quy luật kinh tế là khắc nghiệt. Muốn làm nhiều, làm nhanh nhưng do vốn ít, các nguồn lực khác đều khan hiếm, nhất là các nguồn lực có chất lượng và đẳng cấp, lại phải rải đầu tư cho vô số dự án nên theo nguyên lý “đánh đổi” của kinh tế học, kết cục tất yếu của cách thức đầu tư theo kiểu “cái gì cũng làm” sẽ là “làm cái gì cũng dở dang, không đúng hạn và chất lượng thấp”.

Thực tế phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua chính là như vậy. Đó cũng là điểm cốt lõi của mô hình tăng trưởng, của cách thức phân bổ nguồn lực căn cứ vào mong muốn chủ quan, ít dựa vào nguyên tắc thị trường trong khi bị chi phối bởi “chủ nghĩa thành tích”, “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm”. Lãng phí đầu tư, theo cách đó, là không thể tránh khỏi, thậm chí, có xu hướng không ngừng gia tăng. Kèm theo đó là tình trạng cơ chế điều hành sẽ ngày càng kém hiệu lực, càng dễ bị hư hỏng và xuống cấp10.

PHUNG PHÍ NGUỒN LỰC QUỐC GIA

Từ khi quyết định phân quyền đầu tư cho (NĐ 108/2006), số dự án đầu tư công, quy mô hoành tráng tăng vọt. Năm 2012, cả nước có tới 38.420 dự án đầu tư công.

Đa số dự án đều dở dang, kéo dài hoặc không hoàn thành; số lượng ngày càng tăng

Vỡ trận quy hoạch, cả quy hoạch không gian lẫn quy hoạch liên kết. Đây là lãng phí lớn nhất, đo bằng sự chậm trễ cả quốc gia tính theo từng chiến lược phát triển (các nhà máy điện lớn đều chậm tiến độ 2-3-4 năm, phá vỡ nhịp độ phát triển toàn bộ quốc gia và làm hỏng các tính toán chiến lược)

VÂN PHONG – VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CỦA SỰ LÃNG PHÍ CHIẾN LƯỢC

10 Đến nay, không ai không biết và không ai không thừa nhận lãng phí đầu tư công là cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng hơn cả sự “cực kỳ nghiêm trọng” đó là hầu như không sự kiểm điểm nào chỉ ra được ai là người chịu trách nhiệm về những khoản đầu tư lãng phí.

Page 25: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

68

Vốn đầu tư, do thời gian kéo dài, đã “đội” từ 3.000 tỉ đồng năm 2007 lên 6.000 tỉ đồng vào thời điểm khởi công, và hiện nay, “dự kiến” lên hơn 10 ngàn tỉ.

Số tiền bị thất thoát do nguồn lực của cảng Vân Phong không được khai thác vào khoảng 336 triệu USD/năm. Kể từ khi ý tưởng xây dựng cảng Vân Phong được khởi xướng năm 1997, đã 15 năm trôi qua, cảng trung chuyển quốc tế chiến lược này vẫn nằm trên giấy. Và vẫn sẽ còn nằm trên giấy chưa biết đến bao giờ.

Sự phân tích đơn giản trên cho phép nhận diện căn nguyên của xu hướng gia tăng lạm phát và bất ổn vĩ mô trong nền kinh tế trong thời gian qua (kéo dài và “khứ hồi”). Nó hàm ý rằng, để tiêu trừ tình trạng lạm phát và bất ổn vĩ mô hiện nay, không thể chỉ sử dụng các giải pháp hành chính – tình thế mà phải dựa chủ yếu vào những phương sách căn bản hơn nhiều.

III. NĂM 2013: NHỮNG VIỆC PHẢI LÀM VÀ DỰ BÁO KẾT QUẢ III.1. Những việc phải làm.

Phần này có nhiệm vụ đề xuất những việc phải làm trong năm 2013 theo một trật tự ưu tiên cho phép giải quyết tình trạng “tồn kho, ứ đọng” lâu năm các vấn đề, để nền kinh tế khôi phục các cơ sở ổn định vĩ mô và tăng trưởng một cách bền vững, đồng thời tiến hành đổi mới mô hình tăng trưởng bằng các hành động tái cơ cấu thực sự.

Để giải quyết nhiệm vụ đó, cần thiết phải có cách tiếp cận mới đến việc phân bổ nguồn lực cho các nhiệm vụ phải được ưu tiên giải quyết.

Thực chất của cách tiếp cận mới này là: ưu tiên phân bổ nguồn lực cho việc giải quyết các nhiệm vụ tái cơ cấu đã được xác định, cho nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, sau đó (còn bao nhiêu) mới dành cho nhiệm vụ tăng trưởng GDP. Tương quan cuối cùng này sẽ là căn cứ để xác định (mục tiêu) GDP sẽ tăng bao nhiêu trong năm 2013.

Cách làm này “ngược” với trình tự xử lý mối quan hệ phân bổ nguồn lực cho các mục tiêu vĩ mô của những năm trước, thường là xác định mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức “tiềm năng”, nghĩa là tập trung nguồn lực tài chính quốc gia cho mục tiêu tăng trưởng GDP sau khi đã trừ các khoản “chi thường xuyên” theo thông lệ, còn các nhiệm vụ khác như ổn định vĩ mô hay tái cơ cấu – như thực tế, dường như được quan niệm là những nhiệm vụ mà việc giải quyết chúng hầu như không cần đến nguồn lực tài chính nào.

Theo cách tiếp cận đó, xin đề xuất hệ nhiệm vụ kinh tế năm 2013 theo trật tự ưu tiên sau:

Page 26: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

69

a/ “Trở lại” thực hiện những nhiệm vụ nền tảng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới ở tầm thế mới.

Những nhiệm vụ đó là: chuyển đổi cơ cấu sở hữu, chuyển dịch các quyền tài sản và phát triển cơ chế thực hiện sở hữu theo nguyên lý thị trường. Do quá trình cải cách thể chế bị “thả lỏng” để tập trung cho nhiệm vụ “đầu tư – tăng trưởng”, các vấn đề đất đai, doanh nghiệp nhà nước hay ngân sách nhà nước lại trở nên gay gắt trong mấy năm gần đây, tạo thành những ách tắc kinh tế - chính trị chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế, là căn nguyên của tình trạng kém hiệu quả, mất cân đối vĩ mô và bất ổn ngày càng nghiêm trọng.

Đó là lý do để coi việc giải tỏa các ách tắc này là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của năm 2013.

Theo lập luận đó, việc tuyến nhiệm vụ cải cách thể chế ưu tiên năm 2013 là:

Giải quyết vấn đề ruộng đất: phát triển thị trường đất đai với những người chủ đích thực và phục vụ những người chủ đích thực (hàm ý chống các lực lượng hưởng lợi dựa trên đầu cơ và tham nhũng quyền lực). Trọng tâm là xây dựng Luật Đất đai đáp ứng các yêu cầu vận động của đất đai với tư cách là nguồn lực quan trọng bậc nhất của nền kinh tế theo nguyên lý thị trường; mấu chốt là giá đất thị trường (chỉ có thể xác lập được đúng khi đất đai và các quyền đối với đất được chuyển hóa thành và được thừa nhận là quyền tài sản được thực hiện theo nguyên tắc thị trường).

Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước theo mục tiêu phát triển kinh tế thị trường (thúc đẩy cạnh tranh, xóa bỏ hay hạn chế độc quyền và thủ tiêu các ưu quyền, đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước), trong đó tập trung “tái cơ cấu” thành công các tập đoàn [định vị lại (vai trò) chức năng và thay đổi cơ chế điều hành – quản trị của chúng].

Cải cách Ngân sách Nhà nước – một loại tài sản quốc gia thuộc sở hữu toàn dân - để xác lập cơ chế phân bổ nguồn lực – quyền lực mới trong nền kinh tế. Định hướng cơ bản là áp dụng nguyên tắc “ràng buộc ngân sách “cứng” đối với hệ thống NSNN thay cho hệ thống ngân sách “ràng buộc “mềm” hiện nay. Nhiệm vụ này phải được thực hiện khẩn trương với việc sớm thay đổi Luật NSNN.

Công khai, minh bạch các thông tin, số liệu kinh tế. Sự “tù mù” số liệu thống kê đang gây tổn thất kinh tế lớn nhưng khó đo đếm chính xác, đồng thời tạo ra một rủi ro lớn bậc nhất trong phát triển: không có cơ sở để dự báo và hoạch định chính sách kinh tế đúng, nhất là tại những thời điểm “hiểm nguy” như hiện nay.

b/ Nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế

Page 27: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

70

Đây là nhóm nhiệm vụ ưu tiên trực tiếp, vừa có tác dụng tạo cơ sở nền tảng để đổi mới mô hình tăng trưởng, vừa giúp xoay chuyển chăc chắn tình thế kinh tế hiện nay.

Nhóm nhiệm vụ này bao gồm những nội dung sau:

Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó, khâu trọng tâm là xử lý tình trạng sở hữu chéo và liên kết nhóm lợi ích thao túng hệ thống ngân hàng và thao túng nền kinh tế.

Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước: ưu tiên tái cơ cấu một số tập đoàn “mẫu” – Vinashin, Vinalines – theo nghĩa “làm tan những cục máu đông lớn” trong nền kinh tế. Sự tồn tại của những cấu trúc đã phá sản trên thực tế, nói khác đi, sự hiện diện của những “xác chết không chôn được” đang làm hao tổn đáng kể một khối lượng lớn nguồn lực quốc gia, vừa ngăn chặn quá trình lưu thông vốn bình thường trong nền kinh tế, lại chứng tỏ sự bất lực của Nhà nước trong việc giải quyết một cơ chế lỗi thời, qua đó, thúc đẩy xu hướng mất lòng tin vốn đang rất nghiêm trọng trong xã hội.

Tái cơ cấu đầu tư công: không nên hướng nỗ lực cao nhất cho nhiệm vụ “cắt giảm đầu tư công” – vốn là một giải pháp chỉ mang tính đối phó ngắn hạn và tỏ ra là bất khả thi hoặc chỉ làm tăng thêm tình trạng lãng phí và không hiệu quả trong đầu tư. Cần đặt trọng tâm tái cơ cấu đầu tư công vào việc thiết kế một cơ chế phối hợp có sự chế tài nghiêm túc giữa việc xác định và phê duyệt các dự án đầu tư công và năng lực thực hiện, không chỉ năng lực vốn tài chính mà đồng bộ các loại năng lực khác (ví dụ năng lực giải phóng mặt bằng, năng lực quản lý dự án, v.v…). Thực chất của nhiệm vụ này là phối hợp chính sách và hành động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính. Lâu nay, vấn đề phối hợp chính sách hầu như chỉ được tập trung xem xét ở tuyến quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước (máy bơm tín dụng) và Bộ Tài chính (máy bơm tiền chi tiêu Chính phủ) nên kết quả đạt được trong việc kiểm soát đầu tư công không cao.

c/ Đề xuất một số giải pháp cấp bách – ngắn hạn:

Thay đổi tư duy kế hoạch. Hiện nay, việc bị trói buộc trong tư duy và tầm nhìn kế hoạch hàng năm đang gây nên những hậu quả to lớn. Thứ nhất, nó dung dưỡng “chủ nghĩa thành tích”11. Thứ hai, nó không giúp mở tầm nhìn để thiết lập một chương trình khôi phục các cơ sở ổn định và tăng trưởng bền vững

11 Cách báo cáo kế hoạch theo từng 6 tháng và từng năm với lập luận chủ đạo “thành tích quý sau cao hơn quý trước” tạo cơ sở cho việc dễ dàng che lấp và biện minh cho thực tế yếu kém về chất lượng và hiệu quả - là những thứ chỉ được nhận diện đầy đủ qua dài hạn. Tệ hại hơn, như lập luận ở phần đầu công trình này chỉ ra, cách ứng xử đó còn giúp che lấp thực tế “năm sau đang xấu hơn năm trước”, gây ra ảo tưởng nguy hiểm về thực trạng và thực lực quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.

Page 28: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

71

cũng như thực hiện bài bản các nhiệm vụ tái cơ cấu – thường là những công việc đòi hỏi một thời gian dài hơn nhiều (3-5 năm).

Đây là cơ sở để nêu kiến nghị lên Chính phủ và Quốc hội: trong thời gian tới, thay vì triển khai kế hoạch từng năm như trước đây, chuyển sang thực hiện một Chương trình Hành động 3 năm (2013-2015), với nội dung là Chương trình Phục hồi sau Khủng hoảng và Thúc đẩy Tái cơ cấu nền kinh tế.

Đi liền với khuyến nghị này, xin đề xuất thêm khuyến nghị: bỏ chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo quý và tăng trưởng GDP cấp tỉnh. Đây là hai chỉ tiêu thiếu nội dung kinh tế độc lập, không có cơ sở để đo lường chính xác. Và chúng chính là công cụ nuôi dưỡng “chủ nghĩa thành tích” đáng bị loại bỏ nhất hiện nay.

Hành động khẩn cấp: kiến nghị chính quyền các cấp trả ngay cho các doanh nghiệp các khoản nợ đọng công trình xây dựng đầu tư công lên đến hàng trăm ngàn tỷ, coi đây là giải pháp cơ bản để “cấp cứu” doanh nghiệp mà không làm “vỡ trận”. Đây cũng là giải pháp quan trọng góp phần giải tỏa hai “cục máu đông” lớn nhất hiện nay – nợ xấu và hàng tồn kho.

Áp dụng Luật Ngân sách năm (thường niên) để bảo đảm tính pháp lệnh và hiệu lực chế tài đối với các mục tiêu - chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua.

III.2. DỰ BÁO 2013

Năm 2013 vẫn là năm khó khăn, thậm chí không kém năm 2012.

Lý do đầu tiên để nêu nhận định bắt nguồn từ tình trạng u ám, chậm được cải thiện và tiếp tục bất ổn (xét tổng thể) của nền kinh tế thế giới. Sóng gió kinh tế khu vực EU chưa lắng dịu, thậm chí còn bị đe dọa mạnh hơn. Kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề cơ cấu, không có cơ sở để giải quyết nhanh; làm cho xu thế giảm tốc độ tăng trưởng mạnh lên và chưa hãm lại được. Xung đột trên các vùng biển Đông Á, đặc biệt là xung đột Trung – Nhật, sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực khó lường. Các dự báo tổng thể về triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 tiếp tục theo chiều hướng “ảm đạm” hơn.

Dự báo mới nhất (tháng 10/2012) về triển vọng kinh tế thế giới của ADB thể hiện ở hai bảng sau.

Bảng 2: Dự đoán tăng trưởng GDP các nền kinh tế chủ chốt

(Ghi chú: trong ngoặc là số dự báo tháng 5/2010)

Page 29: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

72

Bảng 3: Dự báo tăng trưởng GDP các nước châu Á

Dự báo tăng trưởng GDP của ADB, về các con số định lượng, có thể khác với dự báo của IMF hay WB, song về xu hướng là nhất trí. Qua dự báo của ADB, có thể thấy xu hướng tăng trưởng GDP ảm đạm hơn của năm 2013 so với dự báo được nêu hồi tháng 5/2012 ở các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới và của khu vực tăng trưởng kinh tế cao nhất và năng động nhất thế giới – châu Á. Cần lưu ý thêm rằng xung đột Trung – Nhật trên biển, nếu gia tăng cường độ, có thể làm u ám hơn các con số dự báo này ở mọi cấp độ - toàn thế giới và khu vực châu Á.

Lý do thứ hai để dự báo xu hướng tiếp tục khó khăn của nền kinh tế năm 2012 chính là các cơ sở tăng trưởng trong nước.

Những nguyên nhân để nêu dự báo trên nhìn chung là hiển nhiên và cơ bản đã được nêu ở các phần trên. Đó là:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá thấp cho một nền kinh tế mà tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn, lại đang thời kỳ “đau yếu” nặng (đến hết tháng 9/2012, dư nợ tín dụng mới tăng 2,35%). Cũng khó kỳ vọng một sự gia tăng mạnh tín dụng trong thời gian tới vì cho đến nay, các yếu tố cản trở tăng tín dụng (các “cục máu đông” nợ xấu, hàng tồn kho và lãi suất cao) vẫn chưa có dấu hiệu được giải tỏa nhanh.

- Xu hướng tổng cầu vẫn trì trệ, không thể cải thiện nhanh trong một nền kinh tế mà xu hướng “đi xuống” của tăng trưởng và nguy cơ lạm phát cao vẫn còn thường trực (xem Phụ lục).

- Tình thế phát triển đòi hỏi phải dành nguồn lực đủ lớn cho các hoạt động tái cơ cấu. Tuy cho đến nay vẫn chưa có cơ sở để xác định năm 2013 cần phải dành bao nhiêu vốn cho công cuộc này (tùy thuộc vào Chương trình hành động thực

Page 30: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

73

tế của Chính phủ nhằm mục tiêu tái cơ cấu), song nguyên tắc chung là cần ưu tiên cho nhiệm vụ này, và càng ưu tiên thực sự thì nền kinh tế càng có cơ hội thoát nhanh khỏi tình thế đầy nguy cơ hiện nay. Mà càng dành nhiều nguồn lực cho tái cơ cấu thì có nghĩa là phần vốn dành phục vụ tăng trưởng GDP trực tiếp càng ít đi.

Với khuyến cáo chỉ nên sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng GDP như một chỉ tiêu định hướng, gợi ý thay vì tính pháp lệnh như hiện nay, trên cơ sở các lập luận nêu trên, trong năm 2013, Chính phủ và Quốc hội không nên quá chú trọng mục tiêu tăng trưởng GDP, càng không nên chú trọng đặt mục tiêu tăng trưởng cao (theo kiểu bám sát hoặc vượt “giới hạn tiềm năng”).

Việc xác định chỉ tiêu tăng trưởng GDP, cho dù chỉ là chỉ tiêu định hướng, cần tuân thủ nguyên tắc: cần ưu tiên phân bổ các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính – ngân sách, cho các nhiệm vụ tái cơ cấu và ổn định kinh tế vĩ mô trước khi xác định mục tiêu tăng trưởng GDP.

Theo logic đó, xin mạnh dạn nêu dự báo – và cũng đề xuất mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2013 (có thể và nên chỉ đặt) ở mức 3-4%.

Dường như bức tranh kinh tế 2013, với những đường nét vẽ ở trên, chưa có gì khởi sắc. Nhưng đó chỉ là bức tranh dựa trên những giả định “cứng” về các điều kiện “vật thể” – cả trong nước lẫn quốc tế - của quá trình tăng trưởng.

Nhưng bức tranh đó còn chừa lại một không gian cho sắc hồng: năm 2013 nếu được chọn là năm cho những hành động tái cơ cấu thực sự, mạnh mẽ và bài bản thì sự “tĩnh lặng”, thậm chí kể cả xu hướng “đi xuống”, của tốc độ tăng trưởng GDP vẫn báo hiệu một sự thay đổi có tính bước ngoặt theo hướng đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế. Nếu điều đó xẩy ra – và có cơ sở để tin như vậy – thì triển vọng tạo một sự đột phá chiến lược sẽ trở thành hiện thực.

Và đây chính là thông điệp cơ bản của Báo cáo này.

Page 31: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

74

PHỤ LỤC

ƯỚC TÍNH GDP TỪ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỔNG CẦU

Giả thiết hiệu quả sản xuất (thông qua hệ số chi phí trung gian/Giá trị sản xuất) của năm 2012 tương đương năm 2010. Sử dụng bảng Supply and Use table (bảng nguồn và sử dụng) của năm 2010 và quan hệ trên với các giả thiết về các nhân tố của cầu như sau:

Bảng 1. Các kịch bản dự báo tăng trưởng GDP năm 2012

từ các nhân tố của cầu cuối cùng Kịch bản I Kịch bản 2

Tăng trưởng GDP 4,14 3 Tăng trưởng về C (bao gồm cả G) 7,3 6

Tăng trưởng về I 8 7

Tăng trưởng về E 14,5 14

Tăng trưởng M 5 6

Hai kịch bản tính toán với giả thiết hiệu quả sản xuất năm 2012 tương đương 2010. Nếu hiệu quả SX tốt hơn thì tăng trưởng có thể sẽ cao hơn; nếu hiệu quả kém đi tăng trưởng có thể thấp hơn tính toán ở trên

Đối với năm 2013, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành dự báo theo phương pháp từ tổng cầu như đối với năm 2012. Kết quả là kịch bản tăng trưởng GDP cho năm 2013 chỉ có thể đạt được là từ 4% đến 5% trong điều kiện tăng trưởng về các yếu tố của tổng cầu vẫn được bảo đảm và hiệu quả đầu tư không thay đổi so với năm 2012. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trong năm 2013 và các năm tiếp theo, vốn đầu tư có còn tiếp tục duy trì được mức độ tăng trưởng như năm 2012 không (đặc biệt là vốn đầu tư của khu vực Nhà nước)? Một điểm chú ý là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 như đập phá và xây dựng trụ sở mới của các cơ quan Nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè lòng đường có thể sẽ làm trực tiếp tăng GDP của chính năm đó (2012) nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan toả cho các năm sau, đầu tư công như vậy là không hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy gốc rễ của lạm phát do đầu tư không hiệu quả; mặt khác cung theo lý thuyết của Keynes thì khi phần cung (sản xuất) yếu kém thì bất kỳ một sự gia tăng nào của tổng cầu không những không kích thích được phía cung mà chỉ làm tăng giá mà thôi. Như vậy để có thể phát triển bền vững trong tương lai cần phải khẩn trương tái cơ cấu một cách toàn diện và đúng hướng ở cả phía cung và phía cầu.

Page 32: I XOAY CHUY N TÌNH TH PGS. TS. Trdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/9352/1/6_kinh te VN 2012-2013 _ TRan Dinh... · Đầu năm nay, tại cuộc tranh luận về thực trạng và triển

75

Thêm vào đó, hiện nay cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu, dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất sẽ rất khó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế hiện đang thực sự khó khăn cả ở phía cung lẫn phía cầu. Cung yếu làm suy giảm cầu và cầu suy giảm sẽ không kích thích được cung. Với tình hình như vậy, có thể việc tăng đầu tư công đang có nguy cơ đi ngược lại với mục đích ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ12.

Một trong những nguyên nhân của lạm phát còn có thể nhận thấy qua việc điều hành của Chính phủ liên quan đến tình trạng độc quyền của các tập đoàn, tổng công ty như xăng, dầu, điện v.v... Tính riêng trong tháng 8/2012, giá xăng đã tăng 2.650 đồng. Tính toán tác động của việc tăng giá xăng dầu từ bảng SUT 2010 (bản cập nhật), có thể thấy tác động trực tiếp chỉ của riêng việc tăng giá xăng dầu là 0.65%; tác động gián tiếp là 1.4%. Tổng tác động đến giá sản xuất là khoảng 2.05%. Những ảnh hưởng này không chỉ là việc làm chỉ số giá CPI tăng ảnh hưởng đến đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng đến cơ cấu của tiêu dùng, trong khi mức thu nhập không tăng thậm chí giảm do sản xuất đình trệ sẽ dẫn đến cầu về tiêu dùng ngày càng kém đi và một vòng xoáy theo hình “trôn ốc” của đình đốn lại bắt đầu và đương nhiên là vòng sau phải nhỏ hơn vòng trước.

Giá thành của những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu tăng lên cùng tỷ lệ thuế và phí của Việt nam quá cao (Bảng 6) sẽ làm suy yếu thêm các nhân tố của cầu trong chu kỳ sản xuất sau không chỉ ở tiêu dùng cuối cùng mà ở cả đầu tư, khi phí, thuế và giá cả các mặt hàng thiết yếu mang tính độc quyền cộng với “thuế lạm phát” cao sẽ làm để dành (saving) của nền kinh tế giảm đi, mà saving là nguồn cơ bản để tái đầu tư ở chu kỳ sản xuất sau. Thêm nữa về phía cung của nước ta cũng rất yếu kém, nên phía cầu mà tăng quá sức chịu đựng của cung thì cũng không thể tăng trưởng cao mà lại gây lạm phát. Với những lập luận này, nhóm nghiên cứu đề nghị chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2013 ở mức 3-4%.

Nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam PGS.TS. Trần Đình Thiên

Bùi Trinh Phạm Sỹ An

Nguyễn Việt Phong

12 Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh “Nguy cơ lạm phát quay lại” Thời báo kinh tế Sài gòn số 35/2012