125
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------------ Cao Hoàng Thanh Mai KHAI THÁC BỀN VNG DCH VHSINH THÁI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUC GIA CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------------

Cao Hoàng Thanh Mai

KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI:

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA

CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------------

Cao Hoàng Thanh Mai

KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI:

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA

CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐỨC MINH

Hà Nội - 2013

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3

1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới ........................................ 3

1.1.1 Khái niệm DVHST ................................................................................................ 3

1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST ................................. 4

1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận .............................................................................................. 4

1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các DVHST .......................................... 5

1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững hệ sinh thái ................. 14

1.1.3 Một số mô hình khai thác hiệu quả lợi ích DVHST trên thế giới .................... 16

1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam ..........................................................19

1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam .................................................... 19

1.2.2 Tiềm năng áp dụng chi trả DVHST tại Việt Nam .............................................. 20

1.2.3 Bước đầu thực hiện cơ chế chi trả đối với DVHST rừng tại Việt Nam ........... 21

1.2.3.1 Xu hướng trong quản lý và phát triển DVHST rừng .......................................... 23

1.2.3.2 Khai thác DVHST rừng tại Việt Nam ................................................................. 25

1.3 Thực trạng quản lý các vườn quốc gia tại Việt Nam ..........................................................29

1.3.1 Tầm quan trọng của các VQG ở Việt Nam ........................................................ 29

1.3.2 Quy hoạch hệ thống các VQG ở Việt Nam ........................................................ 30

1.3.3 Những tồn tại trong hệ thống quản lý của các VQG ........................................ 31

CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN

CỨU .......................................................................................................................................... 34

2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài : ......................................................................34

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ........................................................................................35

2.3 Phương pháp nghiên cứu : .......................................................................................................35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 37

3.1. Tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình Bidoup, Xuân Thủy và Cát Bà ......37

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

3.1.1 VQG Bi Doup ........................................................................................................... 37

3.1.1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu ...................................................................... 37

3.1.1.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Bidoup ...................................................... 39

3.1.1.3 Đánh giá tình hình khai thác DVHST tại VQG Bidoup ..................................... 42

3.1.2 VQG Xuân Thủy ..................................................................................................... 53

3.1.2.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu ...................................................................... 53

3.1.2.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Xuân Thủy ................................................ 56

3.1.2.3 Đánh giá công tác quản lý việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy .......... 60

3.1.3 VQG Cát Bà .............................................................................................................. 72

3.1.3.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu ...................................................................... 72

3.1.3.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Cát Bà ...................................................... 75

3.1.3.3 Tình hình khai thác DVHST tại VQG Cát Bà .................................................... 78

3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phương pháp quản lý các VQG

dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. ............................................................87

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam dựa trên

việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. .............................................................................90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 97

PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 100

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái ............................................................................ 4

Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST ................ 6

Bảng 1.3: Biện pháp đánh giá DVHST [42] .................................................................... 9

Bảng 1.4: Phương thức định giá kinh tế chung [42] ...................................................... 12

Bảng 1.5: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường ............................................. 15

Bảng 1.6: Tổng hợp các hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR trên toàn quốc [26] .......... 28

Bảng 1.7: Tổng hợp nguồn thu DVMTR qua các năm [26] .......................................... 29

Bảng 3.1: Diện tích và dân số các xã vùng đệm VQG Bidoup [8] ................................ 39

Bảng 3.2: Lượng giá giá trị DVHST tại VQG Bidoup - Núi Bà ................................... 41

Bảng 3.3: Thực hiện kế hoạch PFES giai đoạn 2009 - 2013, VQG Bidoup [15] .......... 46

Bảng 3.4: Thống kê số vụ vi phạm các quy định về QLBVR theo năm [15] ................ 46

Bảng 3.5: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng lõi VQG [19] ............................. 54

Bảng 3.6: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] ...................... 55

Bảng 3.7: Diện tích - dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] ............................ 55

Bảng 3.8: Lượng giá giá trị cây thuốc tại VQG Xuân Thủy [19] .................................. 58

Bảng 3.9: Loại hình khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy .... 61

Bảng 3.10: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy ... 62

Bảng 3.11: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra ................................. 63

Bảng 3.12: Dân số, lao động, nghề nghiệp và thu nhập người dân vùng đệm VQG Cát

Bà ................................................................................................................................... 74

Bảng 3.13: Thống kê diện tích, số hộ NTTS qua các năm, xã Phù Long ...................... 81

Bảng 3.14: Tổng hợp hoạt động giao khoán BVR từ 2011- 2013, VQG Cát Bà .......... 84

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1: Tổng quan các bước đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến DVHST [42] ... 5

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup [8] .............................................................. 37

Hình 3.2: Bản đồ khu vực chi trả DVMTR VQG Bidoup [15] ..................................... 45

Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung VQG Xuân Thủy [18] ........................................... 54

Hình 3.4: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà, giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020....... 73

Hình 3.5: Bản đồ các điểm DLST VQG Cát Bà ............................................................ 79

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

DLST Du lịch sinh thái

DVHST Dịch vụ hệ sinh thái

DVMT Dịch vụ môi trường

DVMTR Dịch vụ môi trường rừng

HST Hệ sinh thái

PES Payment for Environment Services

Chi trả dịch vụ môi trường

PFES Payment for Forest Environment Services

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

VQG Vườn quốc gia

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 1 KHOA MÔI TRƯỜNG

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới về đa dạng sinh

học. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã thành lập được 164 khu rừng đặc dụng

(bao gồm 30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20

khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển đại diện cho các hệ

sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái

trên cạn, đất ngập nước và trên biển [11]. Mặc dù đã xây dựng những định chế quản

lý đối với từng loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng sự hủy hoại và tàn phá đa

dạng sinh học vẫn tiếp tục diễn ngay cả trong các khu vực này. Trong số các nguyên

nhân gây tác hại đến đa dạng sinh học, một nguyên nhân chủ yếu là hoạt động sinh

kế của người dân trong khu vực các xã vùng đệm. Do đó, việc xây dựng phương thức

quản lý phù hợp đối với các vườn quốc gia là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo tồn tốt

hơn sự đa dạng sinh học quý giá này.

Trong những năm qua, với sự lỗ lực mọi mặt của các ngành, các cấp và sự hỗ

trợ của quốc tế trong công tác bảo tồn thiên nhiên, nhất là trong những năm đổi mới

của đất nước, quá trình quản lý các khu khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang

tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảo tồn

thiên nhiên quốc tế. Tuy nhiên, cũng như các tri thức thuộc các lĩnh vực khác của

nhân loại, nhận thức về quản lý bảo tồn thiên nhiên là một quá trình phát triển từ thấp

đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi

mà những kinh nghiệm, mô hình quản lý mới về bảo tồn thiên nhiên được hình thành

và áp dụng thành công tại nhiều nước, chúng ta cần được tiếp cận, nghiên cứu, trao

đổi, học tập để vận dụng linh hoạt, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước trong

quá trình hội nhập.

Hướng phát triển bền vững các vườn quốc gia (VQG) dựa trên việc khai thác

hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

thực hiện ở Việt Nam. Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) là thành phần hệ sinh thái trực

tiếp hay gián tiếp tạo ra sự thịnh vượng của con người (Fisher và cộng sự, 2009). Các

lợi ích đó chia làm các nhóm: Dịch vụ cung cấp như thực phẩm và nước; Dịch vụ hỗ

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 2 KHOA MÔI TRƯỜNG

trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; Dịch vụ điều tiết như: điều tiết lũ lụt,

hạn hán, chống xói mòn đất và dịch bệnh; Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du

lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn giáo và các lợi ích phi vật chất khác, và nó đặc biệt to

lớn ở các hệ sinh thái của các khu bảo tồn. Để khai thác các lợi ích đó, con người đã

đưa ra các sự lựa chọn hay quyết định về quản lý liên quan đến các hệ sinh thái. Do

đó, các quyết định hay sự lựa chọn về quản lý thường làm thay đổi chức năng và dịch

vụ mà hệ sinh thái cung cấp.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài: “Khai thác bền vững dịch vụ hệ

sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bi

Doup” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình khai thác DVHST, đặc biệt là

DVHST rừng tại ba vườn quốc gia (VQG) điển hình VQG Cát Bà, Xuân Thủy và

Bidoup, xác định những cơ hội và thách thức trong phương thức quản lý các VQG

dựa trên giá trị DVHST, từ đó đề xuất hướng khai thác bền vững DVHST nhằm tăng

cường công tác quản lý tại các VQG ở Việt Nam.

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 3 KHOA MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới

1.1.1 Khái niệm Dịch vụ hệ sinh thái

Hệ sinh thái (HST) có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người

thông qua việc cung cấp các dịch vụ. Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch

vụ mà các HST cung cấp, còn gọi là dịch vụ môi trường, bao gồm:

- Dịch vụ cung cấp: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen, …

- Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều

tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh, …

- Dịch vụ văn hoá: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái,

lịch sử, khoa học và giáo dục, …

- Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng, …

Ở Việt Nam, thuật ngữ Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) được sử dụng phổ biến

hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường (DVMT) bởi vì DVMT đang được hiểu theo nghĩa

bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ DVHST được sử dụng trong

dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và

phát triển Nông thôn. “DVHST là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người

hưởng thụ từ các chức năng của HST” được mô tả trong tài liệu Đánh giá hệ sinh thái

thiên niên kỷ năm 2005. Bản báo cáo đã xác định danh mục các loại hình DVHST

cung cấp như: sản phẩm lương thực, thực phẩm (như lúa gạo, vật nuôi, thủy hải sản...);

các cây công nghiệp (như bông, gỗ, gai dầu...); các nguồn dược liệu; cung cấp nguồn

nước; điều hòa không khí; điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn; các dịch vụ văn

hóa (bao gồm cả tinh thần và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch sinh

thái...)... Cũng theo báo cáo, khoảng 60% DVHST trên thế giới đang bị suy thoái hoặc

khai thác, sử dụng không bền vững. Do đó, nhằm mục đích thúc đẩy phát triển HST

dựa vào cộng đồng, khôi phục lại những HST bị phá hủy và duy trì việc cung cấp các

DVHST quan trọng dẫn đến việc hình thành công cụ chi trả DVHST.

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 4 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái

Rừng Biển Đất canh tác/nông nghiệp

Hàng hóa

môi

trường

- Lương thực

- Nước

- Nhiên liệu

- Sợi

- Thực phẩm - Lương thực

- Nhiên liệu

- Sợi

Dịch vụ

điều tiết

- Điều hòa khí hậu

- Điều tiết lũ lụt

- Điều tiết dịch vụ

- Lọc nước

- Điều hòa khí hậu

- Sản xuất cơ bản

- Điều hòa khí hậu

- Lọc nước

Dịch vụ

hỗ trợ

- Tái tạo dinh dưỡng

- Kiến tạo đất

- Tái tạo dinh dưỡng

- Sản xuất cơ bản

- Tái tạo dinh dưỡng

- Kiến tạo đất

Dịch vụ

văn hóa

- Thẩm mỹ

- Tinh thần

- Giáo dục

- Giải trí

- Thẩm mỹ

- Tinh thần

- Giáo dục

- Giải trí

- Thẩm mỹ

- Giáo dục

Nguồn: Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ 2005

Các dịch vụ hệ sinh thái – việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các chức

năng của hệ sinh thái nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về kinh tế và môi

trường (Hướng dẫn tài chính cho hoạt động bảo tồn, 2002).

1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST

1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận

Tiếp cận DVHST được định nghĩa là sự lồng ghép DVHST trong việc ra quyết

định bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá khoa học để xem xét sự phụ thuộc và

tác động của con người tới DVHST và lồng ghép các giá trị DVHST vào việc ra quyết

định. Theo báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, đánh đổi là các quyết định

và lựa chọn quản lý làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà HST cung cấp.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển đang phải

đối mặt với các thách thức trong việc ra quyết định khó khăn liên quan đến các HST.

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 5 KHOA MÔI TRƯỜNG

Nhiều tranh luận ở các cấp quốc tế, quốc gia và địa phương trong việc ra quyết định

đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay nhiều

HST chưa được định giá đúng mức hoặc không có giá trị kinh tế nào cả. Do quyết

định hàng ngày được đưa ra chỉ ưu tiên làm sao để thu được lợi nhuận tài chính ngay

lập tức, hàng loạt cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đều bị định giá thấp hơn giá

trị thực của nó. Các xung đột về lợi ích ở các cấp hay lợi ích của các nhóm khác nhau,

hay sự phân bổ giữa được và mất giữa các nhóm ngày càng rõ rệt và thách thức các

nhà quản lý trong việc ra quyết định. Trong bối cảnh đó, các quyết định mang tính

đôi bên cùng có lợi (win-win) được dùng phổ biến như một thuật ngữ mang tính thỏa

hiệp và lý tưởng hóa các quyết định khó khăn. Tuy nhiên, cách tiếp cận thỏa hiệp này

đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy và thách thức cho nhà quản lý và đòi hỏi một sự nhìn

nhận thâu đáo từ nhiều góc độ trong quá trình ra quyết định.

1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các dịch vụ hệ sinh thái

Thông tin về các DVHST có thể được tăng cường bằng một loạt các qui trình

ra quyết định, từ việc tạo ra một chính sách y tế cộng đồng, để chuẩn bị cho kế hoạch

kinh tế của một địa phương, một khu vực hay một quốc gia; hoặc thiết lập một lộ

trình phát triển.

Hình 1.1: Tổng quan các bước đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến DVHST

[42]

Bước 1: Xác định DVHST đang hoạt

động

Bước 2: Sàng lọc DVHST phù hợp

Bước 3: Đánh giá hiện trạng và xu thế các DVHST

thích hợp

Bước 5: Xác định rủi ro và cơ hội của

DVHST

Bước 4: Những đánh giá cần thiết về giá trị kinh tế

cho dịch vụ kinh tế

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 6 KHOA MÔI TRƯỜNG

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐANG HOẠT ĐỘNG

Bước đầu tiên là xác định tất cả các DVHST phụ thuộc vào một quyết định và

có ảnh hưởng. Nó liên quan đến việc xem xét một cách có hệ thống cho mỗi DVHST

có hay không phụ thuộc vào một quyết định hoặc quyết định có tác động tới các

DVHST. Xác định trước các vấn đề liên quan sẽ cho phép các nhà sản xuất ra quyết

định để chủ động quản lý bất kỳ rủi ro và cơ hội liên quan nào.

Sử dụng danh sách các dịch vụ dùng chung của loại HST để giúp thông báo

liệu một DVHST có thể tồn tại trong một địa điểm cụ thể:

Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST

Hệ sinh

thái

Dịch vụ hệ sinh thái Các yếu tố thay đổi hệ sinh thái

Biển Cá và hải sản khác (cá thương

mại và thủy sản tự cung cấp), du

lịch sinh thái, vui chơi giải trí, các

sản phẩm dược, khí hậu quy định,

giao thông, chu trình nước ngọt

Đánh bắt quá mức, hoạt động đánh

bắt hủy diệt, dòng chảy chất dinh

dưỡng và lắng đọng, biến đổi khí hậu,

ô nhiễm môi trường (xả nước thải, sự

cố tràn dầu, khai thác mỏ)

Ven

biển

Du lịch, vui chơi giải trí, giá trị

văn hóa, thủy sản (thương mại và

sinh hoạt), nuôi trồng thủy sản,

giao thông vận tải, chu trình dinh

dưỡng, chống lại bão/lũ, điều hoà

khí hậu, xử lý chất thải, kiểm soát

xói mòn, thủy điện, lưu trữ nước

ngọt

Dòng chảy chất dinh dưỡng và lắng

đọng tạo ra các vùng chết, tốc độ công

nghiệp và đô thị hóa gây ô nhiễm môi

trường, nạo vét đường thủy, vận

chuyển bùn cát từ sông, biến đổi khí

hậu, các loài xâm lấn, chuyển đổi các

cửa sông và vùng đất ngập nước, phá

hủy các vườn ươm cá cửa sông, phá

rừng ngập mặn, rạn san hô, khai thác

thủy sản, rừng ngập mặn (củi), cát xây

dựng, rong biển để tiêu thụ

Vùng

nước

sâu

Cây trồng, thủy sản, nước ngọt,

lưu trữ khí nhà kính, bổ sung

nước ngầm và xả nước cho ngành

Dòng chảy chất dinh dưỡng, chuyển

đổi đất ngập nước đối với nông nghiệp,

thủy lợi quy mô lớn và chuyển hướng

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 7 KHOA MÔI TRƯỜNG

trong

đất

nông nghiệp và công nghiệp, giải

độc của nước, kiểm soát lũ, vui

chơi giải trí, du lịch, giá trị văn

hóa, lưu giữ trầm tích, thủy điện,

chu kỳ dinh dưỡng

sông, mở rộng nông nghiệp (phân bón

tăng và sử dụng thuốc trừ sâu), thu

hoạch vượt mức các nguồn tài nguyên

tự nhiên như cá, đường giao thông và

kiểm soát lũ cơ sở hạ tầng, đập, nạo vét

để điều hướng, phá rừng, ô nhiễm môi

trường do đô thị và công nghiệp hóa,

các loài xâm lấn

Rừng

và gỗ

rừng

Thụ phấn, thuốc men, thực phẩm,

kiểm soát xói mòn, nước, gỗ,

nhiên liệu sinh học, thức ăn, điều

hoà khí hậu, bệnh chỉ định, du

lịch, vui chơi giải trí, giá trị văn

hóa

Cháy rừng, biến đổi khí hậu

- Vùng nhiệt đới: mở rộng nông

nghiệp, khai thác gỗ (thương mại hay

sinh hoạt), cơ sở hạ tầng giao thông

vận tải, biến động dân số con người

- Ôn đới: trồng rừng do giá trị ngày

càng tăng của các dịch vụ tiện nghi và

dịch vụ bảo vệ, ô nhiễm không khí,

bùng phát dịch hại

Vùng

đất

khô

cằn

Giữ độ ẩm của đất, chu kỳ dinh

dưỡng, thực phẩm, chất xơ, hóa

sinh, nhiên liệu sinh học, thụ

phấn, nước ngọt, điều tiết nước,

điều hoà khí hậu, giá trị văn hóa,

du lịch

Biến đổi khí hậu, dòng nước cho nông

nghiệp, tích tụ muối, sa mạc hóa,

giảm độ che phủ của thảm thực vật,

chăn thả quá mức, mở rộng nông

nghiệp, tăng dân số và di cư

Đảo Thủy sản, nước ngọt, du lịch, vui

chơi giải trí, gỗ, nhiên liệu, giá trị

văn hóa, phòng chống lụt bão

Thay đổi nhân khẩu học, nhu cầu

năng lượng, các loài xâm lấn, ô

nhiễm, đất chuyển đổi và suy thoái,

toàn cầu hóa và thương mại quốc tế,

thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu

Núi Nước ngọt, thực phẩm, cây thuốc,

ngăn ngừa thảm họa tự nhiên, điều

hoà khí hậu, màu mỡ của đất, điều

Biến đổi khí hậu, thiên tai và thảm

họa, chăn thả gia súc, khai thác mỏ,

xói mòn, xây dựng cơ sở hạ tầng du

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 8 KHOA MÔI TRƯỜNG

tiết nguồn nước,vui chơi giải trí,

du lịch, giá trị văn hóa, nhiên liệu,

vùng đất chăn thả cho động vật

lịch và vui chơi giải trí, suy thoái nền

văn hóa truyền thống, năng động giữa

vùng cao và dân số vùng đất thấp

Địa

cực

Điều hòa khí hậu, nước ngọt, thủy

sản, động vật sinh sống, nhiên

liệu, chất xơ, giá trị văn hóa, du

lịch, vui chơi giải trí.

Biến đổi khí hậu, phát triển các ngành

công nghiệp khai khoáng, chất gây ô

nhiễm từ vĩ độ thấp hơn tích lũy trong

vùng cực, đánh bắt quá mức, xâm

phạm đặc sách phục hồi, chuyển đổi

đất đai

Vùng

trồng

trọt

Thực phẩm, chất xơ, nhiên liệu,

thụ phấn, chu kỳ dinh dưỡng,

hình thành đất, quy định dịch hại,

nước ngọt

Gia tăng nhu cầu cho các sản phẩm,

thị trường quốc tế và thương mại,

chính sách, bối cảnh pháp lý và văn

hóa xã hội, giá cả, công nghệ và

phương pháp quản lý, các loài xâm

lấn, biến đổi khí hậu

Thành

phố

DVHST nói chung tiêu thụ nhiều

hơn sản xuất. Dịch vụ cung cấp

bởi không gian xanh và công viên

bao gồm: chất lượng không khí,

điều tiết vi khí hậu, giảm tiếng ồn,

điều tiết nước (thoát nước bề mặt),

thụ phấn, thư viện di truyền, ngừa

dịch hại, xử lý chất thải và tái chế,

giá trị văn hóa, giải trí, du lịch

Tiêu dùng quá mức, thay đổi nhân

khẩu học, phát sinh chất thải, ô nhiễm

nước,ô nhiễm không khí, khí thải nhà

kính, phá cây xanh trong khu vực đô

thị

BƯỚC 2: SÀNG LỌC LỰA CHỌN CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI PHÙ HỢP

Bước thứ 2 đòi hỏi phải sàng lọc các DVHST xác định trong bước một để xác

định dịch vụ có liên quan nhất đến quyết định để thiết lập ưu tiên cho các đánh giá

chuyên sâu về tính phục thuộc và các tác động của DVHST

- Tính phụ thuộc DVHST: Một DVHST có thể được thay thế bởi một sản phẩm chế

tạo hoặc cấu trúc vật lý cung cấp một dịch vụ tương tự. Ví dụ, một nhà máy lọc

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 9 KHOA MÔI TRƯỜNG

nước mới có thể cung cấp các dịch vụ xử lý nước của vùng đất ngập nước (mặc

dù nó sẽ không cung cấp môi trường sống động vật hoang dã hoặc các dịch vụ

khác của đất ngập nước). Đê biển được xây dựng để phòng chống thiên tai (bảo

vệ bờ biển) dịch vụ của rừng ngập mặn hoặc các rặng san hô. Dịch vụ cung cấp

cây, cá, gỗ có nhiều phương thức thay thế (kể cả được xách tay hoặc nhập khẩu

từ địa điểm khác). Nếu thay thế tồn tại, điều quan trọng là cũng xem xét đến hiệu

quả chi phí liên quan đến các DVHST mà nó thay thế.

- Tác động của DVHST : Một yếu tố quan trọng trong việc xác định ảnh hưởng đến

một DVHST có liên quan là có hay không các giới hạn tác động hay tăng cường

tính khả dụng để sử dụng hoặc hưởng lợi từ dịch vụ. Người sử dụng hay hưởng

lợi có thể được đặt trong không gian từ địa phương (ví dụ như cộng đồng ven

biển địa phương được hưởng lợi từ dịch vụ bảo vệ chống thiên tai từ một vùng

đất ngập nước) đến toàn cầu (ví dụ như những người lấy được giá trị đạo đức

hoặc giá trị tồn tại từ khi biết rằng một loài quí hiếm được bảo vệ). Ngoài ra, họ

có thể là người sử dụng hiện tại hoặc tương lai của dịch vụ. Chính phủ và xã hội,

ví dụ thường hành động vì lợi ích chung của hiện tại hoặc tương lai.

Điều quan trọng là hãy nhớ rằng các đối tượng khác nhau của các DVHST có

thể có phương án trả lời rất khác nhau cho các câu hỏi.

BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG CÁC DVHST THÍCH HỢP

Bước thứ 3 liên quan đến việc tiến hành một phân tích chi tiết hơn về tình trạng

của các DVHST được lựa chọn trong bước 2 và xu thế của chúng. Các thông tin này

sẽ được sử dụng trong bước cuối cùng để xác định những rủi ro và cơ hội của các

DVHST liên quan đến việc ra quyết định.

Bảng 1.3: Biện pháp đánh giá DVHST [42]

Biện pháp Mô tả Mẫu sử dụng Ví dụ

Phân tích

từ xa

Dữ liệu được thu từ

vệ tinh cảm biến

hoặc hình ảnh trên

Đánh giá các khu vực

rộng lớn, đa dạng sinh

học

Nhóm nghiên cứu đánh

giá toàn cầu của Ấn Độ

đã sử dụng ảnh vệ tinh

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 10 KHOA MÔI TRƯỜNG

không

(LANDSAT,

MODIS)

để theo dõi nạn phá

rừng

Hệ thống

thông tin

địa chất

Phần mềm bản đồ

và không gian

phân tích dữ liệu

số hóa (ArcGis,

ArcView, IDRISI)

Phân tích những thay

đổi theo thời gian trong

các HST; bao gồm các

thông tin kinh tế xã hội

với thông tin HST; xu

hướng tương ứng trong

các DVHST với sự

thay đổi sử dụng đất

Nhóm nghiên cứu đánh

giá toàn cầu tại Nam

Phi sử dụng GIS để

phân tích nơi mà nhu

cầu con người tồn tại và

nơi mà dịch vụ được

cung cấp

Kiểm kê Danh sách Các DVHST kiểm đếm

và tài nguyên thiên

nhiên

Đánh giá tại vùng đất

ngập nước ở sông Cửu

Long tại Việt Nam phát

triển một HST rất

phong phú và có các

dịch vụ đóng vai trò

quan trọng trong khu

vực (với con người, với

kinh tế)

Mô hình

sinh thái

Đơn giản hóa các

biểu thức toán học

đại diện cho các

yếu tố phức tạp là

sự tương tác giữa

vật lý, sinh học,

kinh tế xã hội và

các yếu tố của hệ

sinh thái (SWAT,

IMAGE,

IMPACT,

Điền vào khoảng trống

trong những dữ liệu

hiện có, định lượng

ảnh hưởng của quản lý

quyết định vào thực

trạng của DVHST; dự

án ảnh hưởng lâu dài

tới những thay đổi

trong HST, đánh giá

ảnh hưởng của các yếu

tố tác động riêng biệt

Nhóm đánh giá tại

Trung Quốc sử dụng

Mô hình qui hoạch sinh

thái nông nghiệp để ước

tính sức chịu tải của đất

(tức là số lượng tối đa

của các cá thể có thể

được hỗ trợ bởi

DVHST trong một đơn

vị diện tích giả định

phát triển bền vững).

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 11 KHOA MÔI TRƯỜNG

WaterGap,

EcoPath, Ecosim)

và các kịch bản về tình

trạng HST và cung cấp

DVHST, khám phá

mối liên hệ giữa các

yếu tố trong một hệ

thống.

Nhóm Nam Phi sử dụng

mô hình PODIUM để

đánh giá cân bằng giữa

thực phẩm và dịch vụ

cung cấp nước.

Xin ý kiến

chuyên

gia

Thông tin cung

cấp bởi các bên

liên quan, các

chuyên gia khoa

học, hội thảo, kiến

thức truyền thống.

Tập hợp các kiến thức

không có sẵn trong tài

liệu khoa học, lấp đầy

những khoảng trống

trong các tài liệu; cho

biết thêm quan điểm

mới, kiến thức và giá

trị để đánh giá.

Đánh giá ở NaUy và Bồ

Đào Nha sử dụng xếp

hạng, tính điểm cho

thực trạng và xu hướng

của DVHST và đa dạng

sinh học

BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC ĐỊNH GIÁ CHO CÁC DVHST

Định giá là nỗ lực để định lượng giá trị kinh tế của các DVHST, bao gồm cả dịch

vụ chiếm thị phần ít nhất (ví như cung cấp mốt số dịch vụ văn hóa) và chúng hiện không

có giá trị trên thị trường (ví như các qui định về các dịch vụ bảo vệ bờ biển và chống xói

mòn). Các thông tin này có thể thu hút sự chú ý đến giá trị của DVHST mà nếu không

chú ý có thể bị bỏ quan khi đưa ra quyết định quản lí, và có thể được sử dụng để thông

báo việc xác định các rủi ro và cơ hội .

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một số phương pháp để xác định những giá trị

liên quan đến hệ sinh thái (xem Bảng 1.4). Các giá trị chia làm ba loại, trong đó kết

hợp để tạo ra các Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái:

Giá trị sử dụng trực tiếp bao gồm các dịch vụ dự phòng (cây, gỗ…) và dịch

vụ không tiêu hao (nhiếp ảnh, du lịch….)

Giá trị sử dụng gián tiếp bao gồm các dịch vụ điều tiết nước, bảo vệ các vùng

đất ẩm, ví dụ như bảo vệ các rừng ngập mặn khỏi hiểm họa thiên tai

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 12 KHOA MÔI TRƯỜNG

Giá trị không sử dụng bao gồm, ví dụ, tầm quan trọng của việc bảo tồn tài

nguyên cho con em chúng ta như gấu trúc, núi

Giá trị sử dụng trực tiếp có xu hướng đơn giản nhất để giải thích như lợi nhuận

từ việc bán gỗ, thú quí hiếm. Các giá trị khác có nhiều khó khăn để có thể đo lường

được. Giá trị không sử dụng được đặc biệt khó khăn, và có thể thường chỉ được ước

tính thông qua một kỹ thuật được gọi là định giá ngẫu nhiên, trong đó các cuộc điều

tra của người dân “sẵn sàng trả tiền” của người dân về giá trị trong câu hỏi. Mặc dù

một số giá trị cố gắng để ước lượng Tổng giá trị kinh tế, hầu hết các nghiên cứu chỉ

bao gồm một tập hợp các thành phần giá trị, và do đó cần phải được xem xét các ước

tính thấp hơn giới hạn trên giá trị của HST.

Bảng 1.4: Phương thức định giá kinh tế chung [42]

Phương

pháp

Biện pháp tiếp cận Ứng dụng

Ảnh hưởng

đến năng

suất

Theo dõi sự thay đổi trong điều

kiện hệ sinh thái đến sản xuất

hàng hóa

Bất kỳ tác động nào có ảnh

hưởng đến sản xuất hàng hóa

(VD: chất lượng đất giảm ảnh

hưởng đến sản xuất nông nghiệp)

Chi phí

bệnh, nguồn

nhân lực

Theo dõi tác động của sự thay

đổi trong các DVHST do bệnh

tật và tỷ lệ chết

Bất kỳ tác động nào có ảnh

hưởng đến sức khỏe (VD: không

khí hoặc nước bị ô nhiễm)

Chi phí thay

thế

Sử dụng chi phí thay thế mất

hàng hóa hoặc dịch vụ

Bất kỳ tổn thất hàng hóa dịch vụ

nào (VD: trước đây nước sạch

hiện tại đã bị ô nhiễm bởi một

nhà máy, bờ biển được bảo vệ

khi được cung cấp bởi rừng ngập

mặn hoặc các rặng san hô)

Chi phí du

lịch

Rút ra đường cong từ dữ liệu về

chi phí du lịch thực tế để ước

tính giá trị

Vui chơi giải trí, du lịch

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 13 KHOA MÔI TRƯỜNG

Giá thụ

hưởng

Trích xuất ảnh hưởng của yếu tố

môi trường và giá hàng hóa bao

gồm nhiều yếu tố

Chất lượng không khí, danh lam

thắng cảnh, lợi ích văn hóa (VD:

nhà bên cạnh không gian xanh)

Tránh các

sự cố

So sánh các mô hình giảm thiểu

thiệt hại bằng cách bảo vệ chống

lại các thảm họa tự nhiên: động

đất, bão lụt

Dịch vụ bảo vệ bờ biển, giảm

xói mòn….

Định giá

ngẫu nhiên

Hỏi trả lời trực tiếp sẵn sàng trả

tiền cho một dịch vụ cụ thể

Một dịch vụ bất kỳ (VD: sẵn

sàng trả tiền để giữ một rừng tại

địa phương được nguyên vẹn)

Mô hình lựa

chọn

Yêu cầu trả lời để lựa chọn tùy

thích của họ từ một tập hợp các

lựa chọn thay thế với các thuộc

tính riêng biệt

Một dịch vụ bất kỳ

Chuyển giao

lợi ích

Các kết quả thu được trong một

bối cảnh sử dụng trong một bối

cảnh khác (ví dụ, ước tính liên

hợp giá trị của một khu rừng

bằng cách sử dụng giá trị kinh tế

tính toán của một khu rừng khác

cùng loại và kích thước)

Bất kỳ dịch vụ nào mà các

nghiên cứu so sánh thích hợp là

có sẵn

BƯỚC 5: XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ CƠ HỘI CỦA DVHST

Xác định các rủi ro và cơ hội liên quan tới DVHST liên kết với một quyết định

bao gồm việc sử dụng các thông tin tập trung ở các bước trước đó.

Khi xác định rủi ro và cơ hội, nó có thể hữu ích để suy nghĩ về những thay đổi

DVHST về sự cân bằng. Sự cân bằng phát sinh từ sự lựa chọn quản lý hay hành động

cố ý hoặc nếu không làm thay đổi số lưng hoặc chất lượng của một DVHST để đạt

được một mục tiêu. Đánh giá sự thỏa hiệp liên quan đến việc xác định các nhóm khác

nhau sẽ giành chiến thắng và mất trong ngắn hạn cũng như dài hạn là kết quả của

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 14 KHOA MÔI TRƯỜNG

những thay đổi với các DVHST. Cân bằng có thể liên quan đến thiệt hại kinh tế, hoặc

thiệt hại cho sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng nào đó. Ví dụ, một nghiên cứu

bởi Trust for Public Lands và American Water Works Associant ở Mỹ phân tích mối

quan hệ giữa diện tích rừng đầu nguồn và chi phí xử lý nguồn nước của quốc gia.

Trong 25 lưu vực sông, họ phát hiện ra rằng cứ mất 10 % độ che phủ rừng dẫn đến

một sự gia tăng 12 % trong chi phí xử lý nước. Mặc dù một số người sẽ được hưởng

lợi từ rừng thanh toán bù trừ (cho cả gỗ hoặc phát triển đất), một số lượng lớn của

người dân sẽ bị ảnh hưởng bởi sự mất mát của dịch vụ hệ sinh thái đối với hệ thống

lọc nước, và có trả nhiều hơn cho nước uống (Ernst 2004).

Một số công cụ có thể giúp xác định và đánh giá DVHST thỏa hiệp liên quan

đến sức khỏe con người. Cách tiếp cận này như là "lập bản đồ nghèo đói và DVHST"

có thể giúp đánh giá tác động đối với các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như các

nghèo ở nông thôn, bằng cách đánh giá các liên kết giữa các DVHST và chỉ số đói

nghèo. Giá trị kinh tế cũng là một công cụ ngày càng phổ biến để đánh giá và giao

tiếp tác động kinh tế của những thay đổi trong việc cung cấp các DVHST.

1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững Hệ sinh thái

(*) Giới thiệu về PES

Trên thực tế, những người bảo tồn, gìn giữ và phát triển các DVMT chưa được

hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ lực của họ. Còn những

người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả cho những dịch vụ mà họ được hưởng.

Hậu quả là việc cung cấp và sử dụng DVMT đó không bền vững. Trong bối cảnh này,

“Chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services – PES)” được xem

là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết

nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. PES là công cụ kinh tế yêu cầu

những người được hưởng lợi từ các DVHST chi trả cho những người tham gia duy

trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của HST đó. Nguyên tắc cơ bản của PES là tổ

chức, cá nhân được hưởng lợi từ những DVMT phải chi trả (User pays) cho những

người sử dụng tài nguyên để cung cấp các dịch vụ môi trường đó (Provider gets).

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 15 KHOA MÔI TRƯỜNG

Chi trả dịch vụ môi trường đó là sự giao kèo, ký kết tự nguyện và cùng có lợi

giữa những người được hưởng lợi từ HST và những nhà cung cấp DVHST. Bên cung

cấp DVHST nắm quyền sở hữu hàng hóa, DVHST mang lại những lợi ích cho bên

có nhu cầu. Bên được hưởng lợi từ DVHST sẽ sẵn sàng chi trả một mức giá thấp so

với phúc lợi của họ do HST mang lại. Bên cung cấp DVHST sẵn sàng chấp nhận một

mức chi trả cao hơn chi phí của việc cung cấp các DVHST. Chương trình PES là một

ví dụ điển hình của định lý Coase. Theo định lý Coase, ngoại ứng môi trường có thể

được giải quyết thông qua thương lượng riêng giữa những người sẵn sàng chi trả để

giảm những mối nguy hại về môi trường và những người sẵn sàng chấp nhận các

khoản bồi thường cho việc giảm hoạt động mà tạo ra các gánh nặng môi trường.

PES góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của DVHST đó,

cải thiện sinh kế bền vững cho những người cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng

cuộc sống cho toàn xã hội. Ngoài ra, cơ chế PES còn góp phần hình thành thị trường

giá cả cho các DVHST thông qua việc lượng giá các giá trị của HST, quan hệ mua

bán trao đổi giữa người hưởng lợi từ HST đó (người mua) và người cung cấp DVHST

(người bán), từ đó hình thành thị trường chi trả DVHST và tạo ra nguồn tài chính bền

vững để duy trì và bảo tồn các chức năng DVHST.

Dựa vào tiềm năng chi trả của các dịch vụ, người ta chia PES thành 4 loại, bao

gồm: - Bảo vệ rừng đầu nguồn (watershed protection): cung cấp dịch vụ chất lượng

nước, điều tiết nước, bảo vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm đất, …; - Bảo

tồn đa dạng sinh học (biodiversity): phòng trừ dịch bệnh, giá trị HST, …; - Hấp thụ

cácbon(carbon sequenstration): biến đổi khí hậu (rừng hấp thụ Cacbon làm giảm khí

nhà kính), …; - Vẻ đẹp cảnh quan/Du lịch sinh thái (landscape beauty): giá trị thẩm

mỹ và giá trị văn hoá, ...

Bảng 1.5: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường

Cơ chế Đặc điểm

Chi trả cho bảo vệ

rừng đầu nguồn

Các khu rừng đầu nguồn cung cấp rất nhiều dịch vụ cho xã

hội bao gồm kiểm soát xói mòn đất, duy trì chất lượng nước

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 16 KHOA MÔI TRƯỜNG

(watershed

protection)

và điều chỉnh dòng chảy của nước. Những giá trị này có thể

thu được thông qua nhiều cơ chế khác nhau như thanh toán

trực tiếp hay các loại phí sử dụng nước.

Chi trả cho cảnh

quan môi trường

(landscape beauty)

Du khách tới thăm những cảnh quan thiên nhiên đẹp/những

khu bảo tồn, VQG lưu trữ các giá trị cảnh quan và đa dạng

sinh học. Những giá trị này có thể thu được thông qua phí

vào cửa hoặc trả tiền cho quyền tiếp cận.

Chi trả cho bảo tồn

đa dạng sinh học

(biodiversity)

Người dân sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và bảo tồn đa

dạng sinh học của thiên nhiên.

Chi trả cho hấp thụ

Cacbon (carbon

sequenstration)

Tài nguyên rừng có chức năng sinh thái quan trọng là hấp

thụ Cacbon. Nghị định thư Kyoto hạn chế lượng phát thải

Cacbon tạo ra thị trường mua bán giấy phép phát thải khí

nhà kính thông qua Cơ chế Phát triển sạch (CDM).

Nguồn: Nguyễn Công Thành (2008)

(*) Bản chất của PES: tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người

hiện đang sử dụng các HST có nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các HST

này theo cách bảo vệ hoặc tăng cường các DVMT để phục vụ lợi ích của phần đông

dân số. Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi

trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp DVMT nên

được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ làm để duy trì chức năng của HST, và

những người sử dụng DVMT nên chi trả cho những dịch vụ này.

1.1.3 Một số mô hình khai thác hiệu quả lợi ích DVHST trên thế giới

PES được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát

triển như Mexico, Canada, các nước Châu Mỹ La tinh, Costa Rica... PES cũng đã

được phát triển và thực hiện thí điểm tại một số nước ở châu Á như Indonesia,

Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam. Đặc biệt là tại Indonesia và

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 17 KHOA MÔI TRƯỜNG

Philippines có rất nhiều các sáng kiến về PES liên quan đến dịch vụ sinh thái của

rừng đầu nguồn.

Một trong những chương trình PES tiên tiến nhất cho đến nay đã được phát triển

trên đảo Lombok, Indonesia, được thực hiện bởi tổ chức Quỹ Động vật hoang dã quốc

tế (World Wild Fund – WWF) nhằm bảo tồn các khu rừng của MiRinjani. Các khu

rừng có vai trò rất quan trọng, đã tạo ra 50.000.000 USD mỗi năm cho sản phẩm

ngành nông nghiệp của khu vực, và cung cấp nước sinh hoạt trị giá 14 triệu USD.

Đồng thời các hoạt động du lịch sinh thái tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa

phương. Một nghiên cứu của WWF cho thấy gần như tất cả 43 nghìn hộ gia đình ở

khu vực này sẽ đồng ý chi trả khoảng 0,60 USD/tháng cho các hoạt động liên quan

đến môi trường. Mục đích của chương trình PES là sử dụng số tiền thu được để chi

trả cho việc bảo tồn các khu rừng đầu nguồn của sông Segara và cải thiện điều kiện

xã hội của cộng đồng xung quanh. Đề án PES mang lại niềm hy vọng lớn nhằm duy

trì việc bảo vệ và quản lý nhiều rừng vì lợi ích của cộng đồng địa phương và bảo vệ

môi trường tự nhiên thông qua việc huy động các nguồn tài chính bền vững cho bảo

tồn.

Kết quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường ở một số nước bao gồm: Costa Rica,

Mexico, Brazil [25]

Tại Costa Rica

Costa Rica thực hiện đề án PES chính thức bắt đầu từ năm 1996 với việc sửa

đổi Luật Lâm nghiệp và đưa ra các kinh nghiệm đối với các hình thức trợ cấp trực

tiếp cho ngành lâm nghiệp. Đề án tập trung vào các DVMT mang tính toàn cầu

bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học và hấp thụ cacbon. Tuy nhiên, đề án này chủ

yếu được tài trợ bởi nguồn thu từ thuế trong nước đối với việc sử dụng nhiên liệu

hóa thạch. Ban đầu có bốn hình thức PES đã được nhận trợ cấp là bảo vệ rừng,

quản lý rừng, tái trồng rừng và trồng cây. Từ năm 1997 đến năm 2002, chương

trình được áp dụng trên hơn 300.000 ha rừng và tổng số tiền thu được vượt quá

80 triệu USD, trong đó 70% số tiền thu được sẽ dùng vào việc bảo vệ rừng.

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 18 KHOA MÔI TRƯỜNG

Tại Mexico

Tại Mexico, người dân bản địa đa phần sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên

thiên nhiên, 80% diện tích đất rừng thuộc sở hữu của cộng đồng địa phương. Vì

vậy, việc quản lý tài nguyên ở Mexico áp dụng phương thức dựa trên cộng đồng

bao gồm bảo vệ đa dạng sinh học, lưu trữ cacbon, du lịch sinh thái, môi trường

và sản xuất thân thiện. Trong các bang miền nam của Chiapas, ví dụ, hơn 300

nông dân tham gia dự án Scolelte với hình thức thanh toán trực tiếp cho người

dân khi họ bảo vệ rừng giúp tăng thu nhập cho họ. Người dân cũng được nhận

nhiều ưu đãi đối với các hoạt động liên quan đến khả năng thâm nhập thị trường

gỗ và tích hợp hấp thụ Cacbon vào sản xuất cà phê hữu cơ hoặc các sáng kiến

sinh thái nông nghiệp khác.

Tại Brazil

So với Mexico, cộng đồng bản xứ tại Brazil sống phụ thuộc rất lớn vào thiên

nhiên, vì vậy hoạt động sinh kế của người dân nơi đây đã gây áp lực lớn đến tài

nguyên thiên nhiên. Những kinh nghiệm của Brazil liên quan đến việc mở rộng

và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dựa vào việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài

nguyên thiên nhiên.

Các khái niệm truyền thống về bảo vệ mà không có người tham gia đang dần

nhường chỗ cho quan điểm rộng hơn. Ví dụ, trong vườn quốc gia JAU - một di

sản thế giới và công viên quốc gia lớn thứ hai của Brazil - mặc dù có điều luật

chính thức cấm các khu định cư trong công viên quốc gia. Tuy nhiên, cơ sở pháp

lý này nhằm di dời cộng đồng bản địa vốn đã có từ lâu đời trong công viên này

đã không được triển khai trên thực tế do đó ảnh hưởng đến công tác bảo tồn công

viên và cuộc sống của cộng đồng. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cộng

đồng và hỗ trợ sinh kế cho người dân sống trong các khu bảo tồn (như các hoạt

động thu hoạch cao su và các sản phẩm gỗ khác) thì phải kết hợp các giải pháp

về pháp luật và kinh tế. Theo quy định của nhà nước Acre, ví dụ, theo Luật Chico

Mendes, các hiệp hội cao su sẽ chi trả cho người dân một khoản tiền khoảng 0,20

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 19 KHOA MÔI TRƯỜNG

USD/ kg cao su thu hoạch nhằm công nhận vai trò quản lý rừng của người dân và

duy trì DVMT.

1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam

Trong những thập kỷ vừa qua tại Việt Nam, Chính phủ và cộng đồng quốc tế đã

quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vào chương trình bảo vệ vùng đầu nguồn, trong đó điển

hình là Chương trình 661 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29 tháng 7 năm

1998. Mục tiêu của chương trình này là làm tăng diện tích rừng của quốc gia thêm 5

triệu ha; với kinh phí đến hết năm 2010 là khoảng 31.858 tỷ đồng, tương đương với

1,5 tỷ USD. Một số văn bản pháp luật đã được xây dựng đề cập trực tiếp đến PES,

bao gồm: Luật Đa dạng sinh học trong đó quy định “Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch

vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá

nhân cung cấp dịch vụ”.Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008

của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm PES về chi trả dịch vụ môi trường

rừng, theo đó, PES đã được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với

các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du

lịch. Với kết quả thu được từ các thí điểm trên là căn cứ để Chính phủ ban hành Nghị

định số 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường

rừng (Lê Văn Hưng, 2011).

Ngoài sự quan tâm của Chính phủ, có sự đóng góp quan trọng từ các tổ chức:

Winrock International; Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Đức (GIZ); Tổ chức Nông Lâm

Thế giới (ICRAF); Tổ chức Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR); Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên

Quốc tế (WWF); Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN); Ngân hàng Phát

triển châu Á. Các chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được nghiên cứu

ứng dụng tại Việt Nam Chương trình 327 và Chương trình 661. Chương trình bảo tồn

đa dạng sinh học khu vực châu Á (ARBCP), đánh giá tiềm năng và xây dựng mô hình

thí điểm PES ở tỉnh Lâm Đồng, Sơn La. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

phối hợp với Tổ chức Winrock International tổ chức thực hiện từ năm 2006- 2009.

Kết quả của chương trình chính sách thí điểm này là căn cứ để Chính phủ ban hành

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 20 KHOA MÔI TRƯỜNG

Nghị định số 99/2010-NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chính

thức nhân rộng chính sách PFES trong cả nước. Ngoài ra còn có các chương trình

môi trường trọng điểm và sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học do Ngân

hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006-2010; Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt

động bảo vệ vùng đầu nguồn Hồ Trị An: Trong khuôn khổ dự án 2 năm do Cơ quan

phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) tài trợ, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế

giới (WWF) tổ chức thực hiện; Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ cacbon

trong lâm nghiệp thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trồng 350ha rừng keo

với 300 hộ tham gia; Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quan VQG Bạch

Mã do WWF đề xuất và tổ chức thực hiện: Công ty nước Bạch Mã bắt đầu khai thác

nước từ năm 2005; Dự án tạo tài chính bền vững vùng Trung Trường Sơn do GASF

– Winrock International thực hiện tại Quảng Nam (Lê Văn Hưng, 2011).

Các chương trình chi trả DVMT biển và đất ngập nước đã được tiến hành như:

Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun, Nha Trang, Việt Nam, Tài trợ bởi

DANIDA, WB/GEF, do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức thực

hiện từ năm 2001-2005. Các dịch vụ cung cấp, bao gồm: bảo vệ rừng ngập mặn; bảo

vệ rạn san hô - nuôi trồng; bảo tồn đa dạng sinh học; và bảo vệ nguồn giống; Thu phí

từ dịch vụ thăm quan du lịch tại Khu bảo tồn vịnh Nha Trang, chỉ tính riêng năm 2006

đã thu được 150.000 USD từ phí bảo tồn, trong đó 115.000 USD được giữ lại cho các

hoạt động bảo tồn. Thu phí từ hoạt động thăm quan du lịch tại Vịnh Hạ Long: theo

Bernard OC (2008) trung bình một năm Vịnh Hạ Long thu được 5,3 triệu USD từ các

loại phí thăm quan vịnh; thu phí từ hoạt động thăm quan du lịch tại Vườn quốc gia

Côn Đảo [24]. Sự khác biệt rõ nhất, đặc thù của VQG Côn Đảo với các khu bảo tồn

khác vì là bãi đẻ của rùa biển cho nên có lợi thế là nơi đón một lượng khách thăm

quan lớn hàng năm…

1.2.2 Tiềm năng áp dụng chi trả DVHST tại Việt Nam

Việt Nam được biết đến như là một trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với

các HST tự nhiên phong phú và đa dạng, nhiều HST đặc thù, nhiều vùng đất ngập

nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế có nhiều di sản tự nhiên có giá trị. Các hệ

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 21 KHOA MÔI TRƯỜNG

sinh thái rừng, đất ngập nước, biể̉n, núi đá vôi, gò đồi, cát ven biển, … với những nét

đặc trưng của vùng nhiệt đới, gió mùa là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài

hoang dã đặc hữu, có giá trị (Báo cáo Quốc gia về Đa dạng sinh học, 2011; Báo cáo

Phát triển ngành Lâm nghiệp năm, 2012; Forest Trend, Katoomba, UNEP, 2008).

Các HST đang cung cấp nhiều loại dịch vụ như hạn chế thiên tai (rừng ngập mặn

chắn sóng ven biển,…), giảm lũ ống, lũ quét, điều hoà nước, điều hòa khí hậu, tạo

nhiều cảnh quan đẹp, khả năng hấp thụ CO2 lớn, ...

Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại được thiên nhiên ban tặng

nhiều cảnh quan đẹp như Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Sapa (Lào Cai), Động Tam

Thanh (Lạng Sơn), Thác Yaly (Kon Tum), Thác Prenn (Lâm Đồng), Vịnh Nha Trang

(Khánh Hòa),... Ngoài ra, với hơn 3.200 km chiều dài, bờ biển Việt Nam gồm nhiều

đoạn lồi lõm đã tạo ra khoảng 125 bãi tắm đẹp, với những bãi cát trắng trải dài thoai

thoải và làn nước trong xanh như Bãi Cháy và Trà Cổ (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh

Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Nha Trang (Khánh Hòa),

Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Tiềm năng biển của Việt Nam đã được thế giới công

nhận như: Vịnh Hạ Long, Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Phú Quốc, Côn Đảo,

… Riêng bờ biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes (Hoa Kỳ) bầu chọn là một trong 6 bãi

biển quyến rũ nhất hành tinh. Vì vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển và áp

dụng chi trả DVMTR và dịch vụ hệ sinh thái dựa vào tiềm năng của các hệ sinh thái

tiêu biểu như rừng, biển và đất ngập nước.

1.2.3 Bước đầu thực hiện cơ chế chi trả đối với DVHST rừng tại Việt Nam

Trước đây, khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng được xem xét rất hạn

hẹp. Các nhà kinh tế thường có xu hướng chỉ xem xét giá trị của rừng thông qua các

lượng sản phẩm hữu hình mà rừng đã tạo ra để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và

tiêu thụ của con người. Tuy nhiên các sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp này chỉ thể

hiện được một phần nhỏ trong tổng giá trị của rừng. Trong thực tế, rừng đã tạo ra một

lợi ích kinh tế vượt xa giá trị của các sản phẩm hữu hình đang được buôn bán chính

thức trên thị trường.

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 22 KHOA MÔI TRƯỜNG

Theo thời gian, định nghĩa về giá trị kinh tế của rừng đã thay đổi. Khái niệm

về tổng giá trị kinh tế đã được đưa ra bởi Pearce năm 1990. Từ đó đến nay, khái niệm

này đã rở thành một trong những khuôn mẫu để xác định và phân loại các lợi ích của

rừng. Muốn xem xét tổng giá trị của rừng thì phải xem xét toàn bộ giá trị của các

nguồn tài nguyên, các dòng dịch vụ môi trường và các đặc tính của toàn bộ hệ sinh

thái như một thể thống nhất. Tổng giá trị kinh tế rừng bao gồm:

- Các giá trị sử dụng trực tiếp: là giá trị của những nguyên liệu thô và những sản

phầm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng

và mua bán của con người như thức ăn, cây thuốc, vật liệu gen, …

- Các giá trị sử dụng gián tiếp: là giá trị kinh tế của các DVMT và chức năng

sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết

lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ Cacbon, …

- Các giá trị lựa chọn: là những giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, các

loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng

được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp, trong

tương lai

- Các giá trị để lại: là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp mà các thế hệ sau có

cơ hội được sử dụng

- Các giá trị tồn tại: là những giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài

trong HST rừng mà không để đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn

hóa, thẩm mỹ, di sản, kế thừa, …

Tại Việt Nam, dưới góc độ pháp lý, khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển

rừng năm 2004 quy định giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng

do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử

dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất và rừng trồng. Trên cơ sở này, giá rừng được

xác định như sau:

- Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng

hoa lợi, lợi tức từ rừng theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 3, Luật bảo

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 23 KHOA MÔI TRƯỜNG

vệ và phát triển rừng 2004). Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà rừng mang lại, còn

lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác rừng.

- Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm

hữu, sử dụng và định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng

trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.

Như vậy, có thể thấy việc tính giá rừng trong điều kiện Việt Nam cần được dựa

trên ba cơ sở chính là: Cơ sở hình thành giá trị trên thị trường, đánh giá tổng giá trị

kinh tế của rừng (gồm các giá trị sử dụng trực tiếp và các giá trị gián tiếp); và khung

pháp lý về giá rừng và quản lý sử dụng rừng tại Việt Nam

1.2.3.1 Xu hướng trong quản lý và phát triển dịch vụ hệ sinh thái rừng

a. Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)

Chi trả dịch vụ môi trường nói chung và chi trả dịch vụ môi trường rừng nói

riêng là một khái niệm còn rất mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,

trên thực tế tại Việt Nam, khái niệm này đã và đang hiện hữu, chứng tỏ được tính phù

hợp, hiệu quả; là cơ chế tài chính mang tính đột phá và hướng đi mới cho quản lý

rừng bền vững.

Mặc dù thừa nhận rừng mang lại nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp cho sản

xuất, đời sống và sinh hoạt của con người, việc định giá các giá trị của rừng, đặc biệt

là các giá trị gián tiếp, phi lâm sản là hết sức khó khăn nhưng lại rất cần thiết. Chỉ

trên cơ sở định giá được chính xác các giá trị gián tiếp đó, chúng ta mới thúc đẩy thiết

lập được thị trường và tạo cơ chế chi trả/ thanh toán giữa người mua (người sử dụng)

và người bán (người cung ứng) DVMTR.

Bản chất của PFES chính là việc phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ

thể trong nền kinh tế, theo đó có ít nhất một bên mua và một bên bán thực hiện các

giao dịch kinh tế dựa trên kết quả (số lượng, chất lượng và giá trị) trao đổi/cung ứng

và sử dụng các DVMTR.

b. Thị thường dịch vụ môi trường rừng

Không thể phủ nhận vai trò của rừng trong việc cung cấp các sản phẩm cho một

số ngành sản xuất và đặc biệt là cung cấp các DVMTR. Các sản phẩm từ rừng và các

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 24 KHOA MÔI TRƯỜNG

dịch vụ của rừng đã và đang mang lại cho cộng đồng địa phương và quốc tế những

lợi ích to lớn. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình thức sử dụng rừng được thừa

nhận là tạo ra lợi nhuận, ngoại trừ các giá trị kinh tế trực tiếp, bởi vì các giá trị khác

của rừng đặc biệt là các giá trị về DVMT không được đem bán ở thị trường hoặc chưa

được định giá. Trên thế giới phần lớn các DVMT như bảo vệ đầu nguồn, hấp thụ

Cacbon, bảo tồn đa dạng sinh học,... không thể đem ra mua bán do chúng được coi là

hàng hóa công cộng.

Thị trường về DVMTR trên phạm vi toàn cầu đã được xem xét và đánh giá. Theo

đó, rừng có tác dụng cung cấp các dịch vụ môi trường gồm: Bảo tồn đa dạng sinh

học, hấp thụ Cacbon, bảo vệ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan,… Nghiên cứu đã xác định

cơ cấu giá trị cho các loại DVMTR là: Hấp thụ các bon chiếm 27%, Bảo tồn đa dạng

dinh học chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17%

và giá trị khác chiếm 10% (Natasha Land-Mill & Ina T.Porras, 2002)

Theo như những ước tính, giá trị của rừng là rất to lớn mà đặc biệt là giá trị môi

trường và DVMTR. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành

các cơ chế khác nhau nhằm quản lý DVMTR trên quan điểm coi DVMT là một loại

hàng hóa. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng cơ chế PES nhằm

quản lý bền vững các DVMTR. Theo đó, các khái niệm, thuật ngữ được thừa nhận để

chỉ sự thương mại các DVMT như: chi trả (Payments), đền đáp (reward), thị trường

(market), bồi thường (compensation) (Sven Wunder, 2005). Đây được coi là xu

hướng mới nhằm quản lý DVMTR và hướng tới phát triển bền vững.

Để quản lý và phát triển DVMTR, cần quan tâm thực hiện một số nội dung dưới đây:

- Lượng hóa các giá trị môi trường và DVMT nhằm xác định giá trị môi trường và

DVMT của rừng trong từng trường hợp và khu vực cụ thể liên quan tới các đối

tượng hưởng lợi dựa trên các cơ sở khoa học.

- Xây dựng và phát triển các cơ chế PES: Các cơ chế PES do rừng tạo ra như phòng

hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon cần được xây

dựng. Tuy nhiên không có bất kỳ cơ chế chi trả riêng rẽ nào có thể đáp ứng được

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 25 KHOA MÔI TRƯỜNG

mọi trường hợp. Do vậy, cần nghiên cứu một tập hợp các cơ chế chi trả cho việc

chuyển giao các lợi ích môi trường của rừng.

- Hỗ trợ môi trường thực thi thuận lợi: cần xem xét và xác định những trở ngại trong

việc chuyển giao mức chi trả cho những DVMT để đưa ra các hỗ trợ về môi trường

thực thi hiệu quả bao gồm các vấn đề hỗ trợ pháp lý và sự đầu tư tài chính

- Tăng cường nhận thức về DVMT: sự hiểu biết về những lợi ích của DVMT phải

được truyền bá rộng rãi đến các đối tượng hưởng lợi khá nhau nhằm khởi xướng

việc thị trường hóa những DVMT do rừng mang lại như việc bảo vệ nguồn nước,

môi trường cho đa dạng sinh học.

- Thiết lập quan hệ đối tác hiệu quả: Đẩy mạnh hợp tác giữa các đối tác nghiên cứu

và phát triển nhằm hình thành và xúc tiến việc thương mại hóa DVMTR.

1.2.3.2 Khai thác dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam

a. Cơ sở pháp lý về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam

Từ năm 2004, chính phủ Việt Nam đã thiết lập cơ sở pháp lý nhằm thực hiện chương

trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) thông qua Luật Bảo vệ và

Phát triển rừng sửa đổi (2004), đây là bước tiến quan trọng trong việc chuyển hướng

tiếp cận đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang huy động các nguồn lực xã

hội cho bảo vệ và phát triển rừng. Ngày 14/01/1008, cụ thể hóa quy định của Luật bảo

vệ và phát triển rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2008/NĐ-CP quy định

việc thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Tại khoản 3, điều 11,

của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có quy định: “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được

hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá

nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong

nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến mua bán, xuất

khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các

nguồn thu khác theo quy định của pháp luật”.

Triển khai các quy định, hành lang pháp lý nêu trên, ngày 10/04/2008, Thủ tướng

chính phủ đã ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính

sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chính sách này được triển khai thực

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 26 KHOA MÔI TRƯỜNG

hiên tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng đại diện cho hai khu vực có diện tích rừng

phòng hộ đầu nguồn lớn nhất cả nước là Tây Bắc và Tây Nguyên.

Trên cơ sở tổng kết giai đoạn thực hiện thí điểm theo Quyết định 380/QĐ-TTg,

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 nhằm triển

khai Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc từ

01/01/2011. Có thể nói, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á ban hành

và triển khai chính sách PFES ở cấp quốc gia.

Mục tiêu của PFES tại Việt Nam là: bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất

lượng rừng, gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, giảm

nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư và bảo vệ và phát triển rừng,

và đảm bảo an sinh xã hội của người làm nghề rừng.

Theo Nghị định 99/2010/NĐ - CP sẽ có 5 đối tượng phải chi trả tiền DVMTR:

- Thứ nhất, các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn

chế sói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì

nguồn nước cho sản xuất thủy điện. Mức chi trả tiền DVMTR đối với các cơ sở

này là 20 đ/1kwh điện thương phẩm. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ

DVMTR phải chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch

vụ đã cung ứng. Các DVMTR như: bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng

hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống

xã hội; hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà

kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát

triển rừng bền vững,...

- Thứ hai, đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, phải chi trả tiền dịch vụ

về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch với mức 40 đ/m3 nước

thương phẩm.

- Thứ ba, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR

sẽ phải trả tiền DVMTR tính bằng 1% - 2% trên doanh thu thực hiện trong kỳ.

- Thứ tư, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước

phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất. Mức chi

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 27 KHOA MÔI TRƯỜNG

trả đối với đối tượng này sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,

phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.

- Thứ năm là các đối tượng phải trả tiền DVMTR cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ

các bon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên,

sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Hai đối tượng được chi trả tiền DVMTR là chủ rừng của các khu rừng có cung

ứng DVMT rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp

đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nước

sẽ là những đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Việc chi trả này

được thực hiện thông qua 2 hình thức là trực tiếp hoặc gián tiếp qua Quỹ bảo vệ và

phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh...

b. Tình hình triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

(*) Về thể chế chính sách

Tính đến hết năm 2011, ngoài Trung ương và 2 tỉnh thí điểm Sơn La và Lâm

Đồng, triển khai Nghị định 99, Nghị định 05, toàn quốc đã bắt đầu hình thành hệ

thống các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ trung ương tới địa phương. Số liệu thống

kê cho thấy có 31/61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng cấp tỉnh. Một số tỉnh đã thành lập hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển

rừng cấp huyện (Sơn La); một số địa phương triển khai thực hiện Quyết định

07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành mốt số chính

sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, đã chủ động thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát

triển rừng cấp xã (Quảng Trị) [26]

Trong tương lai, với hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng sẵn có, nhằm

triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/06/2012 về :“Giảm phát

thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền

vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011-

2020 (chương trình REDD+), Quỹ REDD+ sẽ được coi là một bộ phận của Quỹ Bảo

vệ và Phát triển rừng. Quỹ REDD+ với vai trò là một quỹ ủy thác để tiếp nhận và

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 28 KHOA MÔI TRƯỜNG

quản lý các khoản tài chính từ các nguồn tài trợ, ủy thác của các nước, tổ chức, cá

nhân nước ngoài cho REDD+ và thực hiện nhiệm vụ chi trả dịch vụ REDD+.

(*) Về thị trường dịch vụ môi trường rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã từng bước thúc đẩy tạo lập cơ

chế thị trường có sự định hướng và thể hiện vai trò điều tiết của Nhà nước; đồng thời

thể hiện mối quan hệ trong giao dịch hợp đồng cung ứng và sử dụng DVMTR, giữa

một bên là các chủ rừng với bên kia là các đối tượng thụ hưởng DVMTR.

Tính đến thời điểm hiện nay, các Quỹ từ Trung ương tới địa phương đã ký

được 247 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với các nhà máy thủy điện, công ty cấp

nước và công ty du lịch. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc triển khai đôn đốc thu

nộp và thực hiện chi trả tiền DVMTR tới các chủ rừng.

Bảng 1.6: Tổng hợp các hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR trên toàn quốc [26]

STT Khu vực Tổng số hợp đồng Thủy điện Nước sạch Du lịch

1 Trung ương 32 29 3 0

2 Tây Bắc 18 13 5 0

3 Đông Bắc 64 32 12 20

4 Bắc Trung Bộ 19 10 8 1

5 Tây Nguyên 89 61 14 14

6 Duyên Hải 25 16 8 1

Tổng cộng 247 161 50 36

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam

Hiện tại, trong giai động từ 2011-2015 nguồn thu từ DVMTR bình quân năm

ước tính đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Riêng năm 2012, hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát

triển rừng từ Trung ương tới cấp tỉnh đã thu được 1.171 tỷ đồng (bao gồm cả truy thu

nợ năm 2011). Nguồn thu này tương đương với vốn Ngân sách Trung ương 1.210 tỷ

đồng đầu tư thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trong 6 tháng đầu năm

2013, các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ trung ương tới địa phương đã thu được

hơn 400 tỷ đồng.

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 29 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 1.7: Tổng hợp nguồn thu DVMTR qua các năm [26]

Năm Thủy điện Nước sạch Du lịch Tổng cộng

2009 209.989.934.453 9.552.066.907 305.763.424 219.847.764.784

2010 98.267.201.340 8.506.719.131 362.693.135 107.136.613.606

2011 267.717.747.006 14.424.809.366 667.025.562 282.709.581.934

2012 1.154.663.170.720 16.903.422.986 871.535.000 1.172.438.128.706

Tổng cộng 1.730.638.053.519 49.287.018.390 2.207.017.121 1.782.132.089.030

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam

1.3 Thực trạng quản lý các vườn quốc gia tại Việt Nam

1.3.1 Tầm quan trọng của các vườn quốc gia ở Việt Nam

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản lý.

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa về VQG như sau [41]:

Các VQG là một khu vực được bảo vệ theo quy định của IUCN loại II. Theo đó,

một VQG là khu vực tự nhiên tương đối rộng và khu vực gần đó được dự trữ để:

- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái quy mô lớn

- Bổ sung các loài và các đặc trưng hệ sinh thái của khu vực

- Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm

quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.

- Việc thiết lập VQG nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học cùng

với cấu trúc sinh thái cơ bản và quá trình môi trường hỗ trợ, phục vụ nghiên cứu

khoa học và giáo dục, tạo môi trường du lịch.

Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng

Chính phủ Việt Nam về Quy chế quản lý rừng thì VQG là một dạng rừng đặc dụng,

được xác định trên các tiêu chí [5] sau:

- VQG là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có

diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 30 KHOA MÔI TRƯỜNG

hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn

các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

- VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh

thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

- VQG được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các

loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích

đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn

1.3.2 Quy hoạch hệ thống các vườn quốc gia ở Việt Nam

Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay trên toàn quốc có

164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 20

khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học, 45 khu bảo vệ cảnh quan) và 3 khu bảo tồn

biển đại diện cho hầu hết các kiểu hình sinh thái trên cả nước. Các khu bảo tồn, vườn

quốc gia được thành lập nhằm bảo tồn các mẫu chuẩn sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh

học, thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, phòng hộ đầu nguồn.

Trong tổng số 30 VQG có 7 Vườn trực thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, các Vườn quốc gia khác do UBND tỉnh quản lý. Tổng diện tích

quản lý của 30 VQG là 1.077.236,13 ha; trong đó diện tích đất có rừng là 932.370,76

ha, diện tích đất chưa có rừng là 77.855,37 ha và 67.010 ha diện tích mặt biển [23]

Ở Việt Nam, VQG được thành lập đầu tiên là Cúc Phương (1962). Các VQG

của Việt Nam có:

- Khu vực vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Bái Tử Long, Ba Bể, Tam Đảo,

Xuân Sơn, Hoàng Liên

- Khu vực đồng bằng Bắc Bộ: Cát Bà, Xuân Thủy, Ba Vì, Cúc Phương

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Bến Én, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng,

Bạch Mã.

- Khu vực Nam Trung Bộ: Phước Bình, Núi Chúa.

- Khu vực Tây Nguyên: Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Chư Yang Sin,

BiDoup Núi Bà

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 31 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Khu vực Tây Nam Bộ: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò Xa Mát, Côn Đảo

- Khu vực Đông Nam Bộ: Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng,

Phú Quốc

1.3.3 Những tồn tại trong hệ thống quản lý của các VQG

- Cơ chế chính sách: Ba bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước

về các khu bảo tồn/VQG là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản,

Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên

quan và khoảng 15 cơ quan địa phương có trách nhiệm trong việc quản lý trực tiếp

hầu hết các khu bảo tồn. Trong số các cơ quan này không có cơ quan nào được chỉ

định là cơ quan đầu mối cho hệ thống khu bảo tồn. Thực trạng này cản trở quá trình

ra các quyết định quản lý có hiệu quả đối với hệ thống khu bảo tồn và là một trong

những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học của Việt Nam.

- Tổ chức bộ máy: Bộ máy tổ chức các ban quản lý VQG còn nhiều bất cập

và không thống nhất, có nơi trực thuộc UBND tỉnh trực tiếp quản lý, có nơi do Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

- Tình hình quản lý: Các VQG chưa xây dựng được kế hoạch tuần tra, kiểm

soát bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng vẫn xảy ra thường xuyên, chỉ tính riêng hai quý

đầu năm 2006 đã xảy ra 3.229 vụ vi phạm lâm luật [14]. Điển hình như tại VQG Cát

Tiên, Yok Đôn, Phong Nha Kẻ Bàng. Nguyên nhân do lực lượng bảo vệ rừng còn

thiếu và yếu, địa bàn trải rộng trên diện tích lớn.

- Vấn đề dân sinh kinh tế: Hơn 80% các VQG có người dân sinh sống và số

dân này ngày một tăng [14]. Đặc biệt, ở hầu hết các khu rừng đặc dụng ở nước ta có

dân sống trong vùng lõi (do lịch sử, do di dân tự do). Phần lớn, cộng đồng địa phương

sống trong và xung quanh VQG là những người nghèo. Nghề kiếm sống cơ bản là

nông nghiệp và khai thác lâm sản (dựa vào tài nguyên thiên nhiên). Có những nơi

như VQG Cát Tiên có trên 9 nghìn nhân khẩu sống trong vùng lõi. Công tác phát

triển cộng đồng chưa được thực hiện, khiến áp lực người dân trong vùng lõi và vùng

đệm lên VQG rất cao. Dự án đầu tư vùng đệm thiếu mà nếu được phê duyệt thì kinh

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 32 KHOA MÔI TRƯỜNG

phí giải ngân của các địa phương còn nhỏ giọt và không đủ, hơn nữa dự án phát triển

vùng đệm không được xây dựng đồng bộ cùng dự án vùng lõi.

- Vấn đề săn bắt động vật hoang dã: Săn bắt động vật hoang dã là nguyên

nhân chính dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, ở các VQG khu vực miền Trung và

phí Bắc, vấn đề săn bắt diễn ra hết sức gay gắt. Chỉ riêng khu Bảo tồn thiên nhiên Pù

Luông, tỉnh Thanh Hoá với diện tích 17.000 ha đã thống kê được khoảng 800 khẩu

súng săn. Tại VQG Pù Mát tỉnh Nghệ An hàng năm lực lượng kiểm lâm tháo gỡ được

hàng nghị các loại bẫy thú. Khai thác lâm sản phi gỗ cũng là áp lực lớn đối với bảo

tồn đa dạng sinh học, như song mây, cây thuốc, măng, mật ong… đây cũng là một

trong các nguyên nhân gây cháy rừng

- Nghiên cứu khoa học: Trừ một số VQG như Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch

Mã thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được sự đầu tư của Bộ và các

dự án quốc tế lớn, công tác nghiên cứu khoa học tại khác khu rừng đặc dụng nói

chung còn rất yếu. Phần lớn các kết quả nghiên cứu khoa học có được do các Viện

nghiên cứu và các Trường đại học tiến hành hoặc có được nhờ các dự án bảo tồn.

Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí.

Mục tiêu cơ bản trước mắt là bảo vệ rừng.

- Du lịch: Các VQG như Cát Bà, Cát Tiên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Ba Bể nhờ

thuận tiện giao thông, và được đầu tư nên có điều kiện thu hút khách du lịch, tuy vậy

du lịch ở đây vẫn còn thiếu quy hoạch chưa mang tính chất du lịch sinh thái (chưa có

cơ chế đánh giá và giám sát du lịch), lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch chưa

được đầu tư trở lại cho bảo tồn. Một số địa phương có điều kiện phát triển du lịch như

Hải Phòng, Bình Thuận thường có xu hướng phát triển cơ sở du lịch xâm lấn vào các

khu bảo tồn, VQG khiến áp lực như ô nhiễm môi trường, chia cắt sinh cảnh cả nhận

thức của khách du lịch chưa đầy đủ đã tạo lên áp lực lớn cho các khu rừng đặc dụng.

Tỷ lệ người dân địa phương tham gia vào các dịch vụ du lịch còn ít, hay nói khác

nhiều VQG, khu bảo tồn lợi nhuận du lịch thường do các công ty thu.

- Đầu tư cho các vườn quốc gia: Phần lớn các VQG, đặc biệt là các Vườn

do cấp tỉnh quản lý, thường xuyên thiếu kinh phí, và chủ yếu dựa vào một nguồn kinh

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 33 KHOA MÔI TRƯỜNG

phí hạn hẹp và thiếu ổn định; Nguồn vốn ngân sách hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu tối

thiểu để duy trì bộ máy Ban quản lý, tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ bản chưa tập

trung cho bảo tồn. Quy trình phân bổ kinh phí như hiện nay không cho phép cán bộ

quản lý các khu bảo tồn có một tầm nhìn cần thiết cho việc hoạch định kế hoạch bảo

tồn. Các hoạt động như nghiên cứu khoa học, tuyên truyền nhận thức phải lấy từ các

dự án như 661, dự án viện trợ ODA, khiến cho hoạt động của các Ban quản lý VQG

chưa hiệu quả; Giải ngân và sử dụng kinh phí rất chậm.

Điểm then chốt trong số các ưu tiên nhằm cải thiện quản lý VQG là nhu cầu

về cơ chế quản lý tài chính đa dạng và hiệu quả hơn làm cơ sở chắc chắn cho việc lập

kế hoạch và đa dạng hoá các nguồn kinh phí cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch

bảo tồn.

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 34 KHOA MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI

NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài :

Mục tiêu:

Trên cơ sở nhìn nhận những tiềm năng DVHST kết hợp với việc nghiên

cứu, đánh giá thực trạng tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình:

VQG Bidoup, VQG Xuân Thủy và VQG Cát Bà, đề tài sẽ đề xuất một số giải

pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững

DVHST của Vườn.

Nội dung nghiên cứu chính của đề tài:

Nghiên cứu cụ thể tình hình khai thác DVHST tại ba VQG BiDoup – Núi Bà,

Xuân thủy và Cát Bà (Phân tích trên các mặt: Bối cảnh thực tiễn, hiện trạng

khai thác tài nguyên thiên nhiên, cơ chế quản lý các hoạt động khai thác, mô

hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái tiềm năng)

Phân tích Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức của phương pháp quản

lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của VQG..

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam dựa

trên việc khai thác bền vững DVHST của Vườn.

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 35 KHOA MÔI TRƯỜNG

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng nghiên cứu chính là các

hoạt động khai thác DVHST tại ba

VQG: VQG Bidoup, VQG Xuân Thủy

và VQG Cát Bà.

- VQG Bidoup: đặc trưng cho HST

rừng nhiệt đới núi trung bình.

- VQG Xuân Thủy: Đây là một VQG

đại diện cho mẫu chuẩn điển hình của

HST đất ngập nước tiêu biểu ở vùng

cửa sông ven biển miền Bắc Việt

Nam, chú ý đặc biệt đến khai thác

DVHST rừng ngập mặn.

- VQG Cát Bà: đặc trưng cho HST

rừng thường xanh trên núi đá vôi và

một diện tích lớn HST rừng ngập

mặn.

Phạm vi nghiên cứu: Việc khai thác DVHST tại ba VQG điển hình trên.

2.3 Phương pháp nghiên cứu :

Để thực hiện luận văn: “Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu

điển hình tại ba vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup”, tác giả sử dụng các

phương pháp nghiên cứu chính sau:

Phương pháp kế thừa: Sử dụng các tư liệu, thông tin phù hợp, hiện có từ tất cả

các nguồn trong nước và quốc tế để tham khảo và kế thừa các thông tin liên quan

hỗ trợ xây dựng các nội dung trong luận văn.

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Với mục đích tìm hiểu thực tế tình hình

khai thác DVHST tại ba VQG điển hình trong nghiên cứu, thể hiện được chính

xác nhất quan điểm cá nhân đối với phương hướng quản lý các VQG dựa trên

Page 42: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 36 KHOA MÔI TRƯỜNG

việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn,

tham vấn ý kiến của ban quản lý các VQG và các bên có trách nhiệm liên quan,

đặc biệt là quan điểm của các chuyên gia. Đối tượng phỏng vấn quan trọng nhất

mà nghiên cứu hướng tới là cộng đồng dân cư các xã vùng đệm khu vực VQG về

nhận thức của họ đôí với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vườn, mức độ hài

lòng đối với nguồn lợi tài nguyên này và ý kiến của họ khi tham gia các mô hình

thí điểm nhằm khai thác bền vững DVHST đang triển khai tiến hành ở các VQG.

Quá trình điều tra khảo sát thực địa diễn ra từ ngày 07/10/2013 đến ngày

20/11/2013

- Tiến hành phỏng vấn 100 người dân 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy: Giao

Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải từ ngày 07/10/2013 đến ngày

15/10/2013

- Phỏng vấn 42 hộ dân tham gia mô hình chi trả DVMTR tại các xã Đạ Long;

Thôn Đankia, xã Lát; xã Đa Sar, xã Đạ Chais, thị trấn Lạc Dương, khu vực

vùng đệm VQG Bidoup.

- Riêng đối với VQG Cát Bà, tác giả chưa tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với

cán bộ Vườn và cư dân vùng đệm của Vườn.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi các thông tin đã được tập hợp, tiếp

thu ý kiến từ nhiều phía, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp. Trong

báo cáo, có sử dụng phương pháp SWOT trong việc phân tích những mặt được

bên cạnh những mặt còn hạn chế của phương pháp quản lý các Vườn quốc gia

dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. Từ đó, xác định được

những thách thức cần vượt qua và định hướng những cơ hội có thể phát triển.

Phương pháp phân tích định tính: tác giả sử dụng phương pháp này trong việc

tiếp cận vấn đề nhằm tìm cách mô tả và phân tích những đặc điểm của hệ thống

quản lý việc khai thác DVHST các Vườn quốc gia. Từng hoạt động khai thác

dịch vụ hệ sinh thái của ba vườn được xem xét một cách cụ thể, hi vọng rằng

vấn đề tìm hiểu thế nào là khai thác bền vững DVHST sẽ được làm rõ.

Page 43: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 37 KHOA MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình Bidoup, Xuân Thủy và Cát Bà

3.1.1 VQG Bi Doup

3.1.1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu

a, Vườn quốc gia Bidoup

VQG Bidoup được thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg, ngày 19 tháng

11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 64.800 ha có nhiệm vụ bảo tồn

hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu Á nhiệt đới, núi cao và các loài động thực vật

rừng quý hiếm, đặc hữu. Bảo tồn các giá trị đặc trưng văn hoá bản địa, phục vụ cho

công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái góp phần cho việc bảo tồn

đa dạng sinh học cho vùng Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đồng thời bảo vệ

phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai.

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup [8]

(Nguồn: Vườn quốc gia BiDoup)

Page 44: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 38 KHOA MÔI TRƯỜNG

VQG Bidoup nằm trên địa giới hành chính của huyện Lạc Dương và một phần

huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây và phía Nam VQG giáp với sông Srêpốk

và rừng phòng hộ Đa Nhim thuộc tỉnh Lâm Đồng; phía Bắc giáp với VQG Chư Yang

Sin thuộc tỉnh Đắk Lắc; và phía Đông giáp với tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ninh Thuận

b, Điều kiện tự nhiên

VQG Bidoup nằm tại cao nguyên Đà Lạt, địa hình chia cắt mạnh được chắn

bởi các dãy núi cao như đỉnh Hòn Giao (2.060m), Bidoup (2.287m), LangBiang

(2.167m).

VQG là rừng đầu nguồn cho ba nhánh sông lớn: phía Đông của VQG quanh

núi Bidoup là rừng đầu nguồn của sông Đa Nhim cung cấp nước cho hồ thuỷ điện

Đa Nhim; phía Tây của VQG quanh Núi Bà là rừng đầu nguồn của hồ Đan Kia chảy

vào sông Đa Dung và phía Bắc của VQG là rừng đầu nguồn của sông Đắk Krông

Knô cung cấp nước cho sông Srêpốk.

Khí hậu tại VQG ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa

mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; Nhiệt độ trung

bình năm 180C; Lượng mưa trung bình: 1800 mm; Độ ẩm vào mùa khô là 80% và mùa

mưa là 85%. Tuy nhiên tại các đai có độ cao trên 1.900 m như Bidoup, Hòn Giao, Gia

Rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt 2.800 – 3.000 mm/năm và có sương mù

bao phủ quanh năm.

c, Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số. VQG nằm trên địa bàn 5 xã và thị trấn: xã Đạ Chais, Đa Nhim, Đa

Sar, TT. Lạc Dương, Lát, ĐưngK’nớ và Đạ Tông. Tổng dân số của các xã và thị trấn

là 26.028 khẩu (5.067 hộ). Tổng diện tích của các xã là 145.321ha trong đó 65.114

ha nằm trong VQG chiếm 44.83% tổng diện tích.

Page 45: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 39 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.1: Diện tích và dân số các xã vùng đệm VQG Bidoup [8]

Tên xã

Tổng

diện

tích

Diện

tích

của xã

nằm

trong

VQG

Diện

tích xã

nằm

trong

vùng

đệm

Tổng

dân

số

Tổng

số hộ

Số nhân

khẩu

trung

bình/hộ

Số hộ

sống

trong

VQG

% số

hộ

sống

trong

VQG

Số hộ

sống

trong

các xã

vùng

đệm

% số

hộ

sống

trong

vùng

đệm

Đa Chais 34.104 27.879 6.225 1.319 274 4,81 193 70,4 81 29,6

Đa Nhim 23.903 15.870 8.033 3.399 610 5,57 0 0 610 100

Đa Sar 24.820 1.658 23.162 3.884 717 5,42 0 0 717 100

TT.Lạc Dương 3.600 440,5 3.159,5 4.748 1.090 4,36 0 0 1090 100

Xã Lát 25.195 9.483 15.712 4.147 873 4,75 0 0 873 100

ĐưngK’nớ 19.341 8.733 10.608 1.513 309 4,90 0 0 309 100

Đạ Tông 14.358 1.080 13.278 7.018 1198 5,86 0 0 1198 100

Tổng/TB 145.321 65.144 80.178 26.028 5.071 5,13 193 3,81 4874 96,19

Cơ cấu ngành nghề. Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào

sản xuất nông nghiệp. Ước tính thu nhập đem lại từ các hoạt động nông nghiệp chiếm

tới 87%, chủ yếu là trồng cà phê và bắp. Ngoài ra, một số hộ có thêm thu nhập từ các

hoạt động trồng và bảo vệ rừng.

3.1.1.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Bidoup

a. Tài nguyên thiên nhiên

VQG Bidoup với diện tích quản lý 70.038 ha, trong đó diện tích đất có rừng

chiếm 88,5 %, được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Quốc

gia, với nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng như:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao trên

1.700m, lượng mưa 2.300mm - 3.000mm/năm, độ ẩm từ 89% - 95%, được đặc

trưng bởi các họ: chè (Theaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Re (Lauraceae), họ

Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Đỗ Quyên (Ericaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ

Page 46: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 40 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hoa Hồng (Rosaceae), họ Thông (pinaceae), họ Kim Giao (Podocarpaceae), họ

Hoàng Đàn (Cupressaceae).

- Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao trên

1.700m, được đặc trưng bởi các họ: họ Dẻ (Fagaceae), họ Re, họ Chè, họ Ngọc Lan,

họ Thông, họ Kim Giao, họ Hoàng Đàn.

- Kiểu phụ rừng rêu( rừng lùn): Phân bố ở độ cao trên 2.000m, nơi đây thường xuyên

bị che phủ, trên cây rừng có nhiều rêu và địa y mọc, đặc trưng bởi các họ: họ Phong

Lan (Orchidaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Đỗ Quyên

(Ericaceae).

- Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao dưới 1.700m, đặc trưng

bởi Thông ba lá (Pinus khasya) mọc thuần loài.

- Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với cây lá rộng: Phân bố ở độ cao 800- 1.200m,

đặc trưng bởi các loài: Le Núi Dinh (Oxynanthera dinhensis), Lồ Ô (Bambusa

balcoa), cùng với các loài cây gỗ như: Mạ sưa (Helicia cochinchinensis), Chẹo

(Engelhardtia wallicluana). Hệ thực vật ở đây được di cư xâm nhập theo 3 luồng:

Hệ thực vật Ấn Độ- Miến Điện có họ Bàng (Combretaceae); Hệ thực vật Himalaya-

Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc có 5 họ đặc trưng: họ Kim Giao, họ Dẻ, họ Ngọc

Lan, họ Re, họ Đỗ Quyên; Hệ thực vật Bắc Việt Nam- Nam Trung Quốc có 6 họ

đặc trưng: họ Đậu (Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Thị (Ebenaceae),

họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Điều (Anacardiaceae).

VQG Bidoup được Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế xếp vào Vùng chim quan trọng

(IBA), hỗ trợ nhiều loài thực vật đặc hữu. Trong số 1.492 loài thực vật được ghi nhận

ở VQG, 87 loài được xem là đặc hữu của khu vực Tây Nguyên trong đó có 28 loài

được mô tả và đặt tên theo tên của khu vực này như dalatensis, Bi Doup ensis hoặc

langbianensis. Hệ động vật cũng rất đa dạng và có tính đặc hữu cao, trong đó phải kể

đến loài thú mới phát hiện gần đây, loài mang lớn Muntiacus vuquangensis. Đặc biệt

chú ý tới họ phong lan với 258 loài trong đó có nhiều loài bản địa, quý hiếm và 26

loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 32 và sách đỏ IUCN 2009.

Page 47: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 41 KHOA MÔI TRƯỜNG

b. Tài nguyên nhân văn

VQG Bidoup nằm trên địa bàn hành chính của huyện Lạc Dương và một phần của

huyện Đam Rông. Cộng đồng các dân tộc chủ yếu là cư dân bản địa (K’ Ho; Churu;

Stieng và Châu Mạ) với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng còn lưu giữ:

- Nghề thủ công truyền thống: Dệt thỗ cẩm, Đan lát

- Các nghi lễ nông nghiệp đặc trưng: Cúng phát rẫy, Cúng đốt rẫy, Cúng lúa trổ

đòng, Cúng sắp gieo lúa, Cúng lúa về nhà.

- Hoạt động lễ hội đặc thù: Lễ ăn trâu.

- Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian: Hát Yal yau (Kể chuyện xưa),

Hát tâm pơt (Hình thức hát đối đáp), Hát Lảh lông: Hình thức hát giao duyên.

- Một số nhạc cụ dân gian tiêu biểu: Đàn đá, công chiêng, Trống và bộ khơi như:

khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ và đàn môi…Đặc biệt là nghệ thuật cồng chiêng đã

được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Khu vực VQG còn giữ được nhiều nét hoang sơ nguyên thủy về sinh thái và nhân

văn. Các tộc người Cil và Lạch ở khu vực này vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa

nguyên thủy mà du khách trong và ngoài nước rất quan tâm. Đây chính là các tài

nguyên nhân văn quan trọng cần được bảo tồn và đưa vào khai thác hợp lý để tạo ra

ưu thế so sánh với các điểm du lịch khác trong cả nước và khu vực.

c. Giá trị kinh tế DVHST VQG Bidoup

Theo Báo cáo Lượng hóa giá trị các DVMT do dự án PA thực hiện: Tổng giá trị

kinh tế của các DVHST do VQG Bidoup cung cấp là 25.747 tỷ đồng, tương đương

1287 triệu USD

Bảng 3.2: Lượng giá giá trị DVHST tại VQG Bidoup

Giá trị Giá trị tính theo VNĐ Giá trị tính theo USD

(1 USD = 20.000vnd)

Tính theo tỷ lệ %

tổng giá trị DV

I. Giá trị sử dụng

trực tiếp (1+2) 22.703.891.343.999 1.135.194.567

88.18

Page 48: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 42 KHOA MÔI TRƯỜNG

1. Giá trị thực vật 22.679.922.519.999 1.133.996.126 88.08

2. Giá trị lâm sản

ngoài gỗ 23.968.824.000 1.198.441

0.09

II. Giá trị sử dụng

gián tiếp(3+4+5) 3.018.110.015.225 150.905.501

11.72

3. Giá trị lưu giữ

Cacbon 2.953.965.479.000 147.698.274

11.47

4. Giá trị bảo vệ

nguồn nước 46.043.702.842 2.302.185

0.18

5. Giá trị chống xói

mòn rửa trôi đất 18.100.833.383 905.042

0.07

III. Giá trị phi sử

dụng 25.933.142.176 1.296.657

0.10

Tổng (I + II + III) 25.747.934.501.400 1.287.396.725 100.00

Tổng giá trị kinh tế VQG Tính theo VND Tính theo USD

Toàn Vườn Quốc Gia 25.747.934.501.400 1.287.396.725

Trung mình mỗi ha 367.624.130 18.381

Nguồn; Báo cáo lượng hóa giá trị các DVMT: Nghiên cứu tại VQG

Bidoup, do dự án PA thực hiện vào tháng 2 năm 2013.

3.1.1.3 Đánh giá tình hình khai thác DVHST tại VQG BiDoup

a. Bối cảnh thực tiễn tại VQG Bidoup

VQG Bidoup nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, chiếm diện tích 70.038 ha, lớn

hơn rất nhiều so với diện tích trung bình của các VQG khác tại Việt Nam. VQG

Bidoup được ưu đãi với HST rừng điển hình của vùng khí hậu cận nhiệt đới núi cao,

đa dạng về chủng loại như rừng mưa nhiệt đới thường xanh, rừng hỗn giao cây lá

rộng và cây lá kim, rừng lùn núi cao, rừng thưa núi thấp cây lá kim cận nhiệt đới,

Page 49: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 43 KHOA MÔI TRƯỜNG

rừng rêu, rừng hỗn giao cây lá rộng và tre nứa. Nhờ sự đa dạng về động thực vật,

VQG Bidoup được công nhận là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của

cả nước

Khu vực lân cận VQG Bidoup có 5.067 hộ dân (26.028 nhân khẩu), đa số là

người dân tộc, sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất thích

hợp cho trồng trọt rất hạn chế, khiến cho điều kiện sinh kế của các hộ gia đình rất khó

khăn. Số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ hộ nghèo trong vùng này vượt quá con số 29%

do năng suất sản lượng nông nghiệp còn thấp cộng với đất đai hạn chế. Do đó người

dân sống trong khu vực lân cận VQG Bidoup buộc phải khai phá rừng để làm rẫy,

mở rộng vườn cà phê, săn bắt, hái lượm trái và nhặt củi về làm chất đốt. Những hoạt

động này của con người đang làm đe dọa đến đa dạng sinh học tại VQG Bidoup.

Để góp phần quản lý tốt hơn và bền vững VQG Bidoup được ưu đãi giàu có

về động thực vật, phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp, chú trọng cải

thiện sinh kế cho người dân sống trong vùng lân cận VQG Bidoup dựa trên chính

sách PFES bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

b. Đánh giá tình hình khai thác DVHST theo cơ chế PFES tại VQG Bidoup

Bước đầu ghi nhận thành tựu của những mô hình PFES tại VQG Bidoup.

- Cấu trúc PES: Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và

bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản

xuất thủy điện và các cơ sở sản xuất nước sạch.

Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

Dịch vụ hệ sinh thái Điều tiết nguồn nước

Người mua Các nhà máy thủy điện, nhà máy nước

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Bidoup- núi bà

Sự can thiệp của người bán Trồng và bảo vệ rừng

Chi trả bởi người mua Tiền mặt cho 20 vnd/kwh và 40 vnd/m3

Page 50: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 44 KHOA MÔI TRƯỜNG

VQG Bidoup hiện đang quản lý 70.038 ha diện tích đất đai, trong đó diện tích

đất có rừng là 62.000 ha, bao gồm:

+ Lưu vực thủy điện Đa Nhim: 17.862 ha;

+ Lưu vực sông Đồng Nai: 7.097 ha;

+ Lưu vực sông Serepk: 37.048 ha.

Cơ chế PFES tại VQG Bidoup nằm trong chuỗi vận hành hệ thống PFES của

Việt Nam. Cơ chế này chủ yếu dựa vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp trung ương

và cấp tỉnh. Các Quỹ này sẽ ký hợp đồng với người mua dịch vụ và thu tiền từ các

dịch vụ được cung cấp; chuẩn bị kế hoạch chi trả; giám sát và phân bố tiền tới người

cung cấp dịch vụ; chuẩn bị và đệ trình các báo cáo theo từng giai đoạn tới Quỹ Bảo

vệ và Phát triển rừng trung ương. Người cung cấp dịch vụ là các cá nhân, hộ gia đình,

cộng đồng và tổ chức được xem xét bởi các Quỹ cấp tỉnh dựa trên chứng nhận quyền

sử dụng đất. Người sử dụng dịch vụ được quy định tại Nghị định 99 là các công ty

cung cấp nước, các cơ sở sản xuất thủy điện và công ty kinh doanh du lịch. Tuy nhiên,

thực chất số tiền chi trả DVMTR được chuyển cho người sử dụng dịch vụ cuối cùng

là người dân và các đối tượng sử dụng điện và nước (số tiền này hoạch toán trong giá

bán điện và nước).

Theo đó, VQG Bidoup sẽ đóng vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ và được

nhận nguồn kinh phí chi trả DVMTR theo luật định. Từ nguồn ngân sách trên, VQG

Bidoup đã thiết kế, triển khai giao khoán cho 1.150 hộ gia đình trên địa bàn 5 xã và

1 thị trấn của huyện Lạc Dương với tổng diên tích là 39,366 ha [10]. Đối tượng chi

trả ưu tiên là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số bản địa và một số tổ chức (những

khu vực giáp ranh, xa dân cư nơi mà rừng thường bị tác động) ký hợp đồng bảo vệ

rừng với VQG.

Page 51: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 45 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hình 3.2: Bản đồ khu vực chi trả DVMTR VQG Bidoup [15]

Các hộ nhận khoán được tổ chức thành các tổ trung bình từ 5-10 hộ. Mỗi hộ được

nhận khoán từ 30 – 50 ha rừng để Quản lý bảo vệ và có sổ theo dõi nhận tiền công

theo quý. Tổ trưởng là người có uy tín và có trình độ trong cộng đồng có trách nhiệm

huy động các hộ tuần tra bảo vệ rừng theo đúng hợp đồng, nhận các chỉ đạo từ cán

bộ kiểm lâm, cán bộ chuyên trách để phổ biến cho người dân thực hiện. Mức chi trả

tới người dân sau khi trừ đi 10% tổng kinh phí chi trả DVMTR giữ lại tại Quỹ Bảo

vệ và Phát triển rừng, 10% giữ lại Vườn quốc gia cho chi phí công tác thực hiện (

thiết kế, lập hồ sơ,...) còn lại 80% tới người dân. Ước tính trung bình mỗi năm, mỗi

hộ nhận quản lý có thêm thu nhập khoảng 9 - 10 triệu đồng. Cán bộ kiểm lâm và cán

bộ VQG sẽ giao tiền tới tận tay người dân, kí nhận dưới hình thức điểm chỉ (Cách

làm này linh động theo đối tượng chi trả là những người dân tộc, hầu hết chỉ học hết

cấp 1, nhiều người không biết chữ ký, nếu có biết thì 10 lần 10 chữ ký sai lệch, hình

thức này đảm bảo độ chính xác cũng như tính minh bạch trong quá trình chi trả

DVMTR tại VQG Bidoup)

Page 52: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 46 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.3: Thực hiện kế hoạch PFES giai đoạn 2009 - 2013, VQG Bidoup [15]

Năm Số hộ Diện tích(ha) Kinh phí(triệu đồng)

2009 944 30,047 4,571

2010 930 35,849 8,488

2011 1,138 38,780 11,199

2012 1,151 39,394 12,642

2013 1,150 39,366 12,628

Cộng 49,528

Kết quả phỏng vấn điều tra thực địa đối với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng từ VQG

Bidoup cho thấy, việc chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng

buôn thôn trong việc phối hợp với chủ rừng để bảo vệ rừng: 100% số hộ được hỏi biết

tới vai trò của VQG Bidoup và nhận thức được tầm quan trọng của rừng, thậm chí họ

còn mong muốn có thêm quyền hạn để có thể ngăn chặn các vụ phá rừng. Mâu thuẫn

giữa kiểm lâm VQG và người dân không còn gay gắt. Đặc biệt, kết quả ghi nhận, số

vụ vi phạm giảm cả về số vụ và mức độ. Như vậy, tuy chính sách PFES là một chính

sách mới, nhưng đã được áp dụng khá thành công tại VQG Bidoup đạt được sự nhất

trí, đồng thuận chung trong xã hội.

Bảng 3.4: Thống kê số vụ vi phạm các quy định về QLBVR theo năm [15]

STT Nội dung vi phạm

Số vụ vi phạm thống kê theo năm

2009 2010 2011 11/2012

1 Lấn chiếm đất rừng 41 16 37 36

2 Tái lấn chiếm 9 6 3 1

3 Khai thác, vận chuyển gỗ trái phép 7 6 17 17

4 Khai thác lâm sản phụ 6 0 2 3

5 Khai thác khoáng sản 1 4 5 1

Page 53: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 47 KHOA MÔI TRƯỜNG

6 Đốt than 16 6 4

7 Săn bắt chim, thú trái phép 3 13 6 6

8 Cứu hộ thú dính bẫy 0 1 2 1

9 Dựng chòi, nhà trái phép 10 13 14 1

10 San ủi trái phép 3

11 Cháy rừng 1 5 1

TỔNG 94 70 94 66

- Cấu trúc PES: Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái

Dịch vụ hệ sinh thái Sự nghỉ ngơi, giải trí

Người mua Du khách và các doanh nghiệp du lịch

Người bán Vườn quốc gia, các hộ dân

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Bidoup

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ cảnh quan, xây dựng nhà ở, cung cấp dịch

vụ ăn nghỉ.

Chi trả bởi người mua Phí tham quan cho VQG và Tiền mặt cho các đối

tượng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch

Quy chế quản lý hoạt động DLST tại VQG và khu bảo tồn định nghĩa: “Du

lịch sinh thái là một dạng du lịch dựa trên thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính đến

giáo dục môi trường, và đóng góp vào nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững có sự

tham gia của cộng đồng địa phương”. DLST tại VQG Bidoup cũng như DLST tại

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Mặc dù VQG Bidoup có tiềm năng

rất lớn để phát triển DLST nhờ có quy mô lớn đồng thời chứa đựng nguồn tài nguyên

thiên nhiên và nhân văn phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan hùng

vĩ, nhưng số lượng khách du lịch đến với VQG vẫn còn hạn chế.

Page 54: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 48 KHOA MÔI TRƯỜNG

Một số chính sách liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành như Quyết

định số 186/2006/QĐ-TTG, ngày 14/08/2006 do Thủ tướng ký ban hành quy chế

quản lý rừng đặc dụng và Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 do Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành về quản lý hoạt động du lịch sinh thái

tại vườn quốc gia và khu bảo tồn”, khuyến khích khối kinh tế tư nhân đầu tư vào du

lịch sinh thái. Tuy nhiên, theo khảo sát trên, “đến nay hoạt động DLST chủ yếu vẫn

do các VQG tổ chức” ngoại trừ một vài công ty du lịch đã thành công trong việc vận

hành các tuyến DLST. Và nhìn chung, “cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi

từ các hoạt động DLST.”

Trước đây, các hoạt động du lịch và DLST trong khuôn viên VQG Bidoup

không có sẵn, ngoại trừ khu vực núi Lang Biang hàng năm có một lượng du khách

leo núi nhất định. Chỉ từ khi mô hình dự án: “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng”

do tổ chức JICA, Nhật Bản đã có những chuyển biến mạnh mẽ đối với hoạt động khai

thác loại dịch vụ này tại VQG Bidoup. Từ đó các kế hoạch hành động, kế hoạch tập

huấn, kế hoạch cơ sở hạ tầng, thiết lập thể chế và chiến lược tiếp thị đối với dịch vụ

DLST tại VQG Bidoup được xây dựng.

Dựa trên định nghĩa các hoạt động DLST, mô hình DLST dựa vào tài nguyên

tại VQG Bidoup sẽ bao gồm các hoạt động như đi bộ trên tuyến (hiking), băng rừng

(trekking), ngắm chim; các thành viên cộng đồng tại các thôn tham gia trong vai trò

diễn giải và hướng dẫn trên tuyến. Trung tâm du khách được xây dựng có nhiệm vụ

tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường nhằm thu hút du khách, đặc biệt là học

sinh, bên cạnh du khách đến từ các đơn vị lữ hành. Từ cuối tháng 12/2011 các hoạt

động thử nghiệm DLST tại VQG Bidoup đã liên tục được triển khai. Trung tâm du

khách mở cửa từ 31/12/2011, tính đến cuối năm 2012 đã có hơn 500 khách lựa chọn

tổ chức sự kiện lớn tại đây [16]

Đối với tuyến du lịch Langbiang, trước đây các du khách ghé thăm khu vực

núi Lang Biang trực thuộc quyền quản lý của VQG Bidoup. đều phải sử dụng cổng

gác và đường xe của một công ty du lịch khác, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo

dục môi trường VQG Bidoup đã thương lượng để nhờ công ty này thu hộ một cách

Page 55: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 49 KHOA MÔI TRƯỜNG

hiệu quả nhất, nhưng cuối cùng không thể đạt được thỏa thuận với họ. Đến bây giờ,

sau khi tính toán mức phí phù hợp, cũng như chuẩn bị cho hoạt động thu phí đã hoàn

tất, VQG Bidoup chính thức công bố việc thu phí tại khu vực núi Langbiang, hoạt

động thử nghiệm bắt đầu từ tháng 9/2012, tiếp tục kéo dài tới nay.

Các sản phẩm DLST mới cũng được phát triển, ví dụ như biểu diễn múa cồng

chiêng được khơi dậy qua các khóa tập huấn tổ chức cho thành viên cộng đồng vì

nghệ thuật múa cồng chiêng trong các thôn mục tiêu đã bị mai một. Một tuyến băng

rừng mới đang được chuẩn bị bằng cách cải tạo tuyến Bidoup, đi qua đỉnh Bidoup,

đỉnh núi cao nhất tỉnh Lâm Đồng, và cây pơ mu già nhất VQG hơn 1.300 năm tuổi.

Tổng kết năm 2012, có 230 khách đến tham gia các hoạt động DLST tại VQG

trong tháng 9,287 khách trong tháng 10,421 khách trong tháng 11,745 khách trong

tháng 12, tổng cộng là 2.132 khách trong năm 2012. Cộng đồng có 27 người tham

gia các hoạt động này và thu được 3,8 triệu đồng cho quỹ cộng đồng được thiết lập

tại các thôn nhằm phát triển cộng đồng, với nguồn thu là một phần phí dịch vụ (như

phí diễn giải), mặc dù vẫn còn khiêm tốn [16]

Số lượng du khách tham gia các hoạt động DLST tại Vườn tuy đã tăng nhưng

vẫn rất hạn chế, nguyên nhân có thể do:

- VQG chưa được biết đến nhiều trong cộng đồng du khách

- Sản phẩm DLST của vườn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút du khách

- Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm DLST còn yếu kém

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách

Nhận xét: Dưới sự hỗ trợ của tổ chức JICA – Nhật Bản, hoạt động khai thác dịch vụ

DLST đã có những thành tựu đáng kể, tạo tiền đề để phát triển bền vững mô hình này

trong tương lai. Cơ chế chi trả dịch vụ DLST tại VQG Bidoup nằm dưới sự quản lý

của UBND tỉnh Lâm Đồng và hiện chưa được hưởng lợi từ loại dịch vụ thứ hai quy

định trong chính sách PFES theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP

Page 56: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 50 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Cấu trúc PES: Tín dụng Cacbon

Tín dụng Cacbon

Dịch vụ hệ sinh thái Quy định về khí hậu

Người mua Các công ty tư nhân, các tổ chức môi trường phi

chính phủ,…

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Quốc tế hoặc quốc gia

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ hay trồng rừng

Chi trả bởi người mua Thanh toán tiền mặt dựa trên Cacbon được lưu trữ

thực tế (dựa trên đầu ra) hoặc hành động được thực

hiện (dựa trên đầu vào)

Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Giảm

phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý

bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng Cacbon rừng (REDD+) như

là nền tảng cho việc giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp. Việt Nam đã hoàn

thành pha 1 cho việc thiết lập sẵn sàng cho thực hiện REDD+ và đang chuẩn bị thực

hiện pha 2 nhằm triển khai thí điểm các hoạt động REDD+ (2013 – 2016). Trong các

hoạt động thí điểm này, các tiêu chí và cơ chế chi trả cho dịch vụ hấp thụ Cacbon đã

và đang được kiểm nghiệm. Vì vậy, một cơ chế thống nhất hài hòa khi khai thác dịch

vụ hấp thụ Cacbon giữa PFES và REDD+ vẫn chưa được quyết định. Đây cũng chính

là yếu tố gây trở ngại đối với dịch vụ tiềm năng này của VQG Bidoup cũng như đối

với HST rừng trên toàn quốc. Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, tiềm năng có nhưng

chưa thể triển khai và đang trong quá trình nghiên cứu.

VQG Bidoup đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho phép ký Biên bản

ghi nhớ với Tổ chức Minh bạch quốc tế để thực hiện dự án PAC REDD tại văn bản

số 421/UBND-LN ngày 10/02/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng [10]. Đây là cơ sở để

VQG Bidoup tiến tới khai thác loại dịch vụ này.

Page 57: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 51 KHOA MÔI TRƯỜNG

c. Những tồn tại trong công tác triển khai chính sách PES tại VQG Bidoup

(1) Thiếu các cơ sở pháp lý và các hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện PFES

Nghị định 99 quy định các loại dịch vụ môi trường phải chi trả, gồm:

- Phòng hộ đầu nguồn (gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng

sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho hoạt động sản xuất và đời

sống xã hội)

- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái

rừng phục vụ cho du lịch

- Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính

bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái và giảm diện tích rừng và phát triển

bền vững.

- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên và nguồn nước

từ rừng cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Tới nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chịu trách nhiệm chính

về tổ chức triển khai PFES, đã ban hành các quy định và hướng dẫn khá chi tiết về

triển khai hai loại dịch vụ đầu tiên (Phòng hộ đầu nguồn và dịch vụ DLST). Mặc dù

dịch vụ thứ hai (vẻ đẹp cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học) đã được triển khai ở

một mức độ nhất định, sự đa dạng của các bên liên quan, nhiều mô hình cơ chế hoạt

động và mối quan hệ phức tạp giữa Người cung cấp dịch vụ - Trung gian – Người

mua và sử dụng dịch vụ làm cho việc triển khai trở nên khó khăn và gặp nhiều mâu

thuẫn. Tới nay, có nhiều khó khăn trong việc thực hiện dịch vụ này đã được phát hiện,

có thể kể đến như: Các bên thực hiện đều chưa rõ sẽ đánh giá và giám sát dịch vụ vẻ

đẹp cảnh quan dựa trên tiêu chí nào; Có những sự khác biệt đáng kể trong việc tính

toán số tiền chi trả (ví dụ dựa theo phí vào cổng và vào doanh thu),...

Mặc dù có khá nhiều hoạt động thí điểm được hỗ trợ bởi các nhà tài trợ cho loại

dịch vụ thứ ba “hấp thụ Cacbon” ở Lâm Đồng nhưng hầu hết những hoạt động thí

điểm này vẫn đang trong giai đoạn thực hiện và kết quả đầu ra chưa được tổng hợp.

Như đã đề cập ở phần trên, tới nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa

quyết định nên tổ chức như thế nào để kết hợp PFES và REDD+ và đánh giá cơ chế

Page 58: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 52 KHOA MÔI TRƯỜNG

thích hợp cho việc triển khai dịch vụ hấp thụ Cacbon. Chính vì vậy, không chỉ ở VQG

Bidoup mà ở hầu hết các VQG khác của Việt Nam dịch vụ này mới chỉ tồn tại dưới

dạng dịch vụ tiềm năng chưa được khai thác.

(2) Vai trò không rõ ràng của các VQG trong quá trình chi trả DVMTR

Ở điểm nghiên cứu VQG Bidoup cho thấy, VQG những nơi cung cấp vẻ đẹp

cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học, tình trạng người mua và sử dụng dịch vụ cũng

đồng thời là người cung cấp làm phức tạp thêm việc thiết kế cơ chế PFES. Vai trò

của các VQG trong quá trình chi trả dịch vụ rừng là không rõ ràng. Từ góc độ pháp

lý, họ có thể có các vai trò khác nhau tùy thuộc vào việc thiết lập cơ chế PFES. Theo

quy định về chủ quản lý rừng, VQG được xem là kiểu nhà cung cấp dịch vụ môi

trường, vì vậy có đủ điều kiện để nhận tiền chi trả PFES. Tuy nhiên, các đối tượng

này cũng đồng thời tổ chức kinh doanh và có lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh

du lịch của họ và do đó họ cũng là người sử dụng DVMT. Thêm vào đó, họ thường

ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với các hộ dân, họ cũng được xem như là bên trung

gian trong việc điều phối tiền chi trả PFES tới những người bảo vệ rừng. Vai trò trung

gian này sẽ cho phép các đối tượng trên có quyền giữ 10% chi phí quản lý trong cơ

chế PFES. Vì vậy, điều quan trọng là cần cân đối giữa lợi nhuận thu đươc bởi các

vườn quốc gia dựa trên các dịch vụ họ kinh doanh và số tiền họ nhận được dựa trên

tư cách là bên cung cấp DVMT.

Việc trao đổi thông tin giữa người cung cấp dịch vụ, người mua và sử dụng

dịch vụ và bên trung gian phải được thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính minh

bạch trong hệ thống chi trả. Việc phát triển hệ thống chia sẻ thông tin là cần thiết để

kết nối người cung cấp dịch vụ và những người hưởng lợi để đảm bỏa sự tham gia

toàn diện của cộng đồng vào PFES

(3) Vấn đề xác định diện tích và lưu vực chi trả DVMTR chưa được chỉ đạo thống

nhất. Chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực là vấn đề khó khăn trong công tác

tuyên truyền vì họ so bì lẫn nhau khi nhận tiền khác nhau.

(4) VQG Bidoup chưa nhận được đầy đủ kinh phí cho phần diện tích mà Vườn đang

quản lý

Page 59: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 53 KHOA MÔI TRƯỜNG

Tính đến thời điểm này, VQG Bidoup hiện đang quản lý hơn 70.000 ha diện tích

rừng, tuy nhiên mới chỉ có 40.000 ha trong số đó được nhận tiền chi trả DVMTR. Hiện

nay, VQG đang đề xuất nhận tiếp tiền chi trả DVMTR của 30.000 ha còn lại đóng góp

vào ngân quỹ Vườn, phục vụ cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của VQG.

(5) Việc chi trả tiền khoán bảo vệ rừng dựa trên khối lượng diện tích được nghiệm

thu, chưa đánh giá sâu vào diễn biến tài nguyên rừng (số lượng, chất lượng rừng,

hệ số k,…) để làm cơ sở chính cho việc thanh toán tiền DVMTR hàng năm.

3.1.2 VQG Xuân Thủy

3.1.2.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu

a, Vườn quốc gia Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy được thành lập vào năm 2003 trên cơ sở nâng cấp Khu bảo

tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy (thành lập 10/1995) với tiền đề là Khu

Ramsar đầu tiên của Việt Nam (01/1989) Đây cũng là khu vực vùng lõi cực kỳ quan

trọng thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng (12/2004). VQG Xuân Thuỷ

có tổng diện tích là 7.100 ha, trong đó có khoảng 3.000 ha là diện tích đất nổi khi

triều kiệt có rừng ngập mặn.

Page 60: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 54 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung VQG Xuân Thủy [18]

b, Điều kiện tự nhiên

Vùng bãi bồi huyện Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m. Đặc biệt ở

Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ

thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Bãi triều của VQG Xuân Thủy và

5 xã vùng đệm được chia thành 4 vùng chính đó là : Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu

và Cồn Xanh với diện tích cụ thể như sau.

Bảng 3.5: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng lõi VQG [19]

ĐV tính: ha

Vùng lõi

VQG Xuân

Thủy

Tổng số Trong đó

Đất ngập nước

thường xuyên

Rừng ngập

mặn

Bãi triều Đất nổi

Cồn Ngạn 1284 300 644 195 145

Page 61: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 55 KHOA MÔI TRƯỜNG

Cồn Lu 3182 1200 1118 771 93

Cồn Mờ 2634 2500 132 2

Tổng số 7100 4000 1762 1098 240

Bảng 3.6: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy [19]

ĐV tính: ha

Vùng đệm

VQG Xuân

Thủy

Tổng số Trong đó

Đất ngập nước

thường xuyên

Rừng

ngập mặn

Bãi triều Đất nổi

5 xã Vùng đệm 4276,0 4276,0

Bãi trong 2107,0 740,0 844,0 45,0 478,0

Cồn Ngạn 960,0 880,0 65,0 15,0

Tổng số 7233,0 740,0 1724,0 110,0 4759,0

Khu vực bãi triều của huyện Giao Thuỷ được cung cấp nước từ Sông Hồng, có

2 sông chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngoài ra còn một số

lạch nhỏ cấp thoát nước tự nhiên.

c, Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dân số. Năm xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ có 43.316 người, 12.975 hộ, với

tổng diện tích tự nhiên là 40,18 km2 ( theo số liệu thống kê của các xã năm 2011).

Thực tế cho thấy số người trung bình trong một hộ bình quân 4 người/hộ. Mật độ dân

cư các xã tương đối đồng đều,trung bình 1.078 người/km2. Xã có mật độ cao nhất là

Giao Lạc 1337 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là Giao Thiện 805 người/km2.

Bảng 3.7: Diện tích - dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy [19]

Xã Diện tích

(km2)

Dân số trung bình

(người)

Mật độ dân số

(người/km2)

Số hộ

Giao Thiện 11.8 9496 805 2685

Page 62: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 56 KHOA MÔI TRƯỜNG

Giao An 8.2 9052 1104 2853

Giao Lạc 7.05 9424 1337 2595

Giao Xuân 7.58 9237 1219 2747

Giao Hải 5.55 6107 1100 2095

Tổng số 40.18 43316 1078 12975

Nguồn: Thống kê huyện Giao Thủy, 2011

Cơ cấu ngành nghề: Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào

sản xuất nông nghiệp, chiếm 78,6% số lao động, còn lại là các ngành nghề khác như:

Thương mại dịch vụ 2%, Công nghệp & tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 3,2% và thuỷ

sản chiếm 16,2% số lao động.

Nguồn lao động trẻ tuổi đời từ 16- 44 tuổi chiếm 42,9% tổng dân số,trong đó

có khoảng 52% là lao động nữ - đây cũng là lực lượng chính tham gia hoạt động khai

thác tài nguyên ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Vào những ngày nông nhàn thì số lao

động dư thừa chiếm tới 2/3 tổng số lao động. Nguồn nhân lực này đã gây áp lực lớn

đến tài nguyên môi trường ở khu vực VQG Xuân Thuỷ. Nguyên nhân một phần là do

không có ngành nghề phụ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo cuộc

sống, mặt khác do sức hấp dẫn lớn của thị trường hàng thuỷ sản hiện nay nên các hoạt

động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác nguồn lợi tự nhiên ở vùng triều của VQG Xuân

Thuỷ đã lôi kéo hầu hết số đông lực lượng dôi dư của vùng đệm.

3.1.2.2 Tiềm năng giá trị dịch vụ hệ sinh thái của VQG Xuân Thủy

a. Tài nguyên thiên nhiên

VQG Xuân Thuỷ có một thảm rừng ngập mặn lớn với nhiều HST khác nhau.

Sự bồi tụ phù sa của Sông Hồng cùng với sự lưu thông của những con sông nhánh

như: Sông Trà, Sông Vọp đã tạo cho VQG Xuân Thuỷ những HST độc đáo với mức

độ đa dạng sinh học cao. Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo

tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR. Ở Xuân Thủy đã ghi nhận trên 220 loài

chim, trong đó có trên 150 loài di cư, 50 loài chim nước và có tới 9 loài nằm trong

sách đỏ quốc tế. Đó là: Cò thìa (Platalea minor, P.leucorodia), Bồ nông chân xám

Page 63: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 57 KHOA MÔI TRƯỜNG

(Penecanus philippensis), Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophotes), Mòng bể mỏ

ngắn (Larus saundersi), Choắt lớn mỏ vàng (Tringa guttifer), Rẽ mỏ thìa

(Erynorhynchus pygmeus), Cò lạo Ấn độ (Mycteria leucocephala), Choắt mỏ cong

hông nâu (Numenius madagascariensis), Đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha). Số lượng

Theo điều tra sơ bộ về đa dạng sinh học của các lớp Bò sát & Lưỡng cư được điều

tra sơ bộ là 27 loài, côn trùng có 112 loài có khoảng chục loài thú ở trên cạn là các

loài : Dơi, chuột, cầy, cáo ...

Ngoài ra, khu vực đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy có trên 500 loài động

thực vật thuỷ sinh (bao gồm thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy), trong đó

nhiều loài có giá trị kinh tế cao

b. Tài nguyên nhân văn

Khu vực VQG Xuân Thủy là vùng đất mới, được hình thành nhờ quá trình lấn

biển mở mang diện tích của người dân, mang những sắc thái riêng đã tạo lên sự hấp dẫn.

Đặc trưng của kiến trúc nhà ở (nhà bổi), nhà thờ Thiên chúa giáo và chùa chiền

mang nhiều dáng dấp dân gian. Nét sinh hoạt văn hóa mang đậm dấu ấn của nền văn

minh lúa nước như: chèo cổ, chầu văn, bơi chải, múa lân,... trong các lễ hội cùng với

sinh hoạt thường nhật của cộng đồng.

c. Giá trị kinh tế dịch vụ hệ sinh thái VQG Xuân Thủy

(*) Lượng giá nguồn tài nguyên cây thuốc nam

Theo các số liệu thống kê cho biết trong VQG Xuân Thủy có khoảng 116 loài

thực vật bậc cao có mạch thuộc 85 chi và 34 họ (Theo Quy hoạch Vườn quốc gia

Xuân Thủy 2004-2020 trang 13+22). Trong đó có khoảng 40 loài cây thuốc nam có

nguồn gốc thực vật như: Sa Sâm (hay còn gọi là Sâm Nam), Sài Hồ, Dứa Dại, Cỏ

Gấu, Sâm Dây (hay còn gọi là Sâm Đất), Quả Ké (hay còn gọi là Kim Ngân), Cây

Rơi (hay còn gọi là cây Ô Rô), Vọng Đắng, Trinh Nữ, Muống Biển, Đinh Lăng…mọc

tự nhiên rải rác trên các khu vực khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở vùng Cồn Lu.

Page 64: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 58 KHOA MÔI TRƯỜNG

Trong các loài cây thuốc trên, có nhiều loài được người dân sống quanh VQG

khai thác sử dụng, trong đó có 4 loài được khai thác có tính thương mại cao, chiếm

tới trên 70% diện tích phân bổ các cây thuốc và 90% sản lượng khai thác hàng năm.

Bảng 3.8: Lượng giá giá trị cây thuốc tại VQG Xuân Thủy [19]

Các cây

thuốc nam

Tên La

Tinh

Ước tính sinh

khối tự nhiên

(tấn/năm)

Sinh khối

tự nhiên

tăng/năm

Khả năng

cho phép

khai thác

Giá trị kinh

tế (triệu

đồng/ năm)

Lợi nhuận

khai thác

thương mại

Cỏ Gấu Cyperus

rotundus L.

80 tấn/năm

2 Củ tươi: 40 tấn

3 Lá: 40 tấn

10 – 30

%/năm

20 – 25

tấn củ

gấu/năm

331 166

Dứa Dại Pandanus

tectorius

Parkinson

ex Du Roi.

30 tấn quả

tươi/năm

10% năm 2- 2,4 tấn

quả

tươi/năm

132 105

Sâm Dây

(Sâm Đất)

4 – 5 tấn/năm 10 – 20

%/năm

1-2

tấn/năm

122 49

Sài Hồ Pluchea

pteropoda

Hemsl.

2,5 – 3 tấn

tươi/năm

Tăng rất

chậm

0,3

tấn/năm

33 4

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đánh giá tài nguyên BSP 12.2012

(*) Lượng giá tài nguyên hải sản

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng hiệu quả kinh tế của HST tại VQG Xuân Thủy

do Trung tâm kinh tế môi trường và Phát triển bền vững thuộc Đại học Kinh tế quốc

dân Hà Nội thực hiện trong Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ do Hà lan tài trợ

thực hiện năm 2007 cho kết quả hiện trạng sử dụng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn được bao

gồm chủ yếu là hoạt động vây vạng và nuôi tôm quảng canh. Theo đó, các lợi ích -

chi phí có liên quan đến phương án này được đánh giá như sau:

Thu nhập từ nuôi tôm: Theo Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010, năng

suất nuôi tôm đạt trung bình 280 kg/ha/năm. Diện tích các đầm tôm là 1.956 ha. Với

mức giá bán trung bình là 120.000 đ/kg thì thu nhập từ nuôi tôm một năm là 65.721

triệu đồng [20]

Page 65: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 59 KHOA MÔI TRƯỜNG

Thu nhập từ nuôi vạng: Diện tích bãi vạng được xác định là 450 ha. Năng suất

nuôi vạng, theo Phòng Thủy sản, đạt trung bình 30 tấn/ ha/ năm. Giá bán 11.000 đ/kg.

Do đó tổng thu nhập từ nuôi vạng là 148,5 tỷ VNĐ. (Giá Vạng hiện tại khoảng >

22.000 đ/kg nên Tổng thu nhập sẽ là 300 tỷ VNĐ) [20]

Bên cạnh thu nhập từ nuôi tôm và vạng (Ngao), người dân trong vùng còn có thu

nhập từ việc nuôi cua và thả rau câu trong các đầm tôm. Năng suất cua là 120

kg/ha/năm, rau câu là 500 kg/ha/năm, theo Quy hoạch phát triển thủy sản huyện Giao

Thuỷ. Theo đó thu nhập hàng năm từ cua được tính toán đạt mức 23.472 triệu đồng,

thu nhập từ rau câu đạt mức 3.912 triệu đồng. [20]

Một bộ phận dân cư khác ở khu vực làm nghề khai thác nguồn lợi thủy sản và

các nguồn lợi tự nhiên của vùng triều cũng thường xuyên có được thu nhập tương đối

khá với mức thu nhập bình quân từ 50.000 - 200.000 đồng/người/ngày (tương đương

với giá trị Tổng thu nhập cho toàn khu vực 50 - 100 triệu đồng/ngày và của cả năm

thu nhập từ công việc này đạt >20 tỷ đồng) [20]

(*) Nghiên cứu giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện

khoa học lâm nghiệp Việt Nam, phục vụ cho việc: “Xây dựng Nghị định chi trả Dịch

vụ môi trường rừng của Chính phủ, 2010” chỉ ra rằng: Hàng năm rừng ngập mặn đã

bảo vệ tốt 10,5 km đê biển ở khu vực VQG Xuân Thủy, do đó giảm các chi phí cho

việc sửa chữa và tu bổ đê biển so với nơi đê biển không có rừng ngập mặn phòng hộ.

Giá trị phòng hộ đê biển bình quân của một ha rừng ngập mặn được tính toán là

852.219 đồng/năm cho 3.100 ha rừng ngập mặn phòng hộ. Đây mới chỉ là đánh giá

giá trị của một phần lợi ích mang lại từ HST rừng ngập mặn ven biển VQG Xuân

Thủy đang cung cấp. Theo ước tính của các chuyên gia xây dựng đê điều, để xây

dựng mỗi km đê biển hiện nay cần ít nhất 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi gió vượt lên cấp

10 – 12, sóng có thể đánh tan bờ đê. Sự nguy hiểm của bão biển chỉ có thể được ngăn

chặn hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ.

Page 66: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 60 KHOA MÔI TRƯỜNG

3.1.2.3 Đánh giá công tác quản lý việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy

a. Bối cảnh thực tiễn và định hướng quản lý dựa trên việc khai thác bền vững

DVHST của VQG Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy là VQG thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Nam Định

và chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghịêp và PTNT. Nguồn

lực tài chính của Vườn không ổn định và chưa huy động được nguồn lực từ DVMTR.

Tuy rằng, trong những năm qua, VQG Xuân Thủy đã nhận được sự đầu tư to lớn của

Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh

học, sử dụng khôn khéo đất ngập nước không ổn định và khá thụ động. Nguồn ngân

sách cấp cho hoạt động bộ máy hàng năm là rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân

sách của Trung ương.

Sức ép về khai thác tài nguyên tự nhiên của cộng đồng dân vùng đệm lên vùng lõi

của VQG Xuân Thuỷ ngày càng gay gắt & phức tạp. Việc nuôi trồng thủy tác động

tiêu cực đến môi trường và các HST: ô nhiễm môi trường nguồn nước, hay nghiêm

trọng như việc phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, vây ngao vạng; cùng với đó là

việc khai thác thủy hải sản không bền vững, chăn thả gia súc trong khu vực vùng lõi

VQG; khai thác thiếu khoa học nguồn tài nguyên dược liệu,…. Hoạt động khai thác

tài nguyên thiên nhiên quá mức của cộng đồng địa phương trong khi năng lực pháp

lý của Ban quản lý VQG hiện tại còn rất nhiều hạn chế sẽ tạo nguy cơ làm mất cân

bằng sinh thái, dẫn tới nguy cơ không bảo đảm thực hiện được mục tiêu bảo tồn thiên

nhiên và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ở khu vực VQG Xuân Thủy.

Trước tình hình đó, những tính toán dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của

Vườn đã được xây dựng.

b. Tình hình khai thác dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Xuân Thủy

(*) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn

nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản

(1) Hoạt động khai thác thủy hải sản tại VQG Xuân Thủy

Page 67: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 61 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hoạt động khai thác thủy sản của người dân các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy

chủ yếu là diễn ra ở vùng đệm hoặc khai thác tự phát ở vùng lõi với những công cụ

khai thác tự tạo nhưng lại có sức phá hủy lớn cho sinh thái của vùng. Một người tiến

hành các hoạt động khai thác thủy sản thủ công có mức thu nhập bình quân 20 - 30

triệu đồng/năm. Nhưng đây không được chọn là nghề chính, bởi lẽ đây là hoạt động

không thường xuyên và theo mùa vụ, thời gian hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào

thủy triều.

Hầu hết người dân nhận thấy đây là vùng ven biển chịu ảnh hưởng của nhiều

hiện tượng thời tiết bất thường. Khó khăn mà đa số người dân gặp phải là trung bình

một năm khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp 4-6 cơn bão, người dân không thể ra khơi,

các công cụ khai thác bị phá hủy.

Để phân tích hoạt động khai thác thủy sản của các hộ dân tại các xã, tác giả

tập trung vào câu hỏi 2 phần III trong bảng hỏi để tìm hiểu các thông tin có liên quan.

Bảng 3.9: Loại hình khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy

Hoạt động Số lượng chọn Tỷ lệ (%)

Khai thác thủy sản thủ công tự do ngoài bãi 21 75

Đăng đáy 7 25

Đánh cá biển 0 0

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Qua điều tra phỏng vấn, 28% các hộ được phỏng vấn có hoạt động khai thác

thủy sản thủ công trong vùng lõi VQG Xuân Thủy, trong đó 25% số thành viên đánh

bắt bằng đăng đáy, còn lại 75% số hộ tiến hành các hoạt động khai thác bằng nhóm

công cụ thủ công bằng tay như cào, cuốc, thuổng, đèn pin, lưới đánh cá mắt nhỏ….

Còn việc đánh cá ngoài biển thì không có hộ dân nào trong nhóm phỏng vấn tham gia.

Lý do đưa ra về việc không tham gia khai thác đánh cá ngoài biển vì thiếu kinh phí

đóng thuyền, kinh nghiệm còn hạn chế...

Page 68: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 62 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.10: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy

Hoạt động Số lượng người chọn Tỷ lệ (%)

Ao kênh và rừng nuôi trồng 0 0

Bãi trong Cồn Ngạn 2 7,15

Rừng ngập mặn Cồn Ngạn (rừng trồng) 3 10,71

Bãi bồi Cồn Ngạn 3 10,71

Rừng ngập mặn tự nhiên (Cồn Lu) 7 25

Bãi bồi Cồn Lu 4 14,29

Rừng phi lao 0 0

Sông rạch trong rừng ngập mặn 8 28,57

Biển 0 0

Cồn xanh và các cồn cát 1 3,57

Tổng 28 100

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Địa điểm mà người dân đánh bắt rất đa dạng nhưng tập trung vào khu vực sông

rạch trong rừng ngập mặn và rừng ngập mặn Cồn Lu. Địa điểm này cách xa dân cư

trung bình khoảng 10 km.

Người dân tham gia khai thác thủy sản vào tất cả các tháng trong năm; một số ít

hoạt động quanh năm còn phần lớn đi khai thác vào những lúc nông nhàn. Thời gian

cao điểm cho khai thác thủ công là vào các tháng 3, 4 và từ tháng 9 đến tháng 11; vào

các tháng mùa lạnh người dân khai thác ít hơn. Bình quân một tháng các hộ khai thác

gần 15 ngày, cá biệt có hộ khai thác toàn thời gian (30 ngày/tháng).

Thời điểm đánh bắt trong ngày cho người khai thác thủy sản thủ công phụ thuộc

rất nhiều vào lịch con nước. Do đó, lịch làm việc của người dân cũng rất dao động,

khác nhau từng ngày. Nhìn chung, hoạt động đánh bắt diễn ra vào tất cả các thời điểm

trong ngày, và nhiều nhất vào buổi chiều (khoảng thời gian từ 14 giờ - 18 giờ); một số

Page 69: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 63 KHOA MÔI TRƯỜNG

hộ đánh bắt vào ban đêm (từ 19 giờ tối hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau). Với thời

gian khai thác như trên sẽ tác động không tốt đến mùa sinh sản cũng như làm cạn kiệt

dần nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Bảng 3.11: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra

Hoạt động Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)

Tôm thả 0 0

Tôm tự nhiên 4 14,29

Ngao giống 0 0

Ngao thịt 3 10,71

Nhuyễn thể khác (gion, giắt, hà…) 8 28,57

Cá 6 21,43

Cua biển 2 7,14

Rau câu 0 0

Thủy sinh khác 5 17,86

Tổng 28 100%

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Các loại thủy sản được người dân đánh bắt rất đa dạng, các loại thủy sản chính

mà người khai thác thủ công đánh bắt được là các loài nhuyễn thể (ngao, gion, giắt,

hà…) chiếm tỷ lệ trung bình đến 40 % số lượng loài thủy sản đánh bắt được. Ngoài

ra các loại cá cũng là một trong những nhóm thủy sản được khai thác nhiều trong khu

vực Xuân Thủy.

Cũng theo người dân thì hầu hết các loại thủy sản mà họ thường xuyên khai thác

sản lượng đều giảm so với 5 năm trước đây. Theo đánh giá của những người thường

xuyên khai thác thủy sản, so với 5 năm trước sản lượng khai thác tự nhiên đã giảm đi

từ 50% đến 80%. Điều này chứng tỏ số lượng thủy sinh đang giảm mạnh và nguyên

Page 70: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 64 KHOA MÔI TRƯỜNG

nhân của xu hướng giảm sút này bên cạnh việc khai thác quá mức còn có nguyên

nhân khách quan là do hiện tượng ô nhiễm môi trường dẫn đến sự suy giảm của các

nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Việc khai thác thủy sản đã trở thành sinh kế truyền thống của người dân quanh

vùng, do vậy với biện pháp cấm khai thác không thể thực hiện được mà chỉ có thể

giải quyết bằng các giải pháp khai thác thủy sản bền vững. Đến nay, VQG Xuân Thủy

đã thành lập được Hội đồng quản lý, nhóm giám sát và Ban quản lý quỹ tín dụng môi

trường. Kế thừa kết quả từ mô hình “Sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thủy

sản dưới tán rừng ngập mặn thuộc vùng lõi VQG Xuân Thủy cho các đối tượng chủ

yếu là phụ nữ nghèo ở địa phương”, quỹ tín dụng môi trường cho đối tượng là phụ

nữ vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm giảm áp lực khai thác lên tài

nguyên thủy sản.

Cộng đồng đã ký cam kết với ban quản lý VQG được phép khai thác nguồn lợi

hải sản trong khu vực được cho phép với thời gian quy định bằng các phương tiện thủ

công như mò móc bằng tay, lưới (theo quy định), cào, cuốc..., bao gồm: các loài cáy,

cua, nhuyễn thể, tôm, cá... Đồng thời, cộng đồng có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài

nguyên rừng ngập mặn khác.

Phí quản lý: Theo phương án quy định, mỗi tháng, mỗi người tham gia khai thác

phải nộp một số tiền từ 30.000 - 50.000 đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng như sau:

+ Quỹ hỗ trợ công tác bảo tồn VQG Xuân Thủy: 10%

+ Quỹ khen thưởng: 20%.

+ Quỹ dùng cho thăm hỏi, hỗ trợ động viên hội viên: 70%

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thu phí này. Nguyên nhân: Số lượng người tham gia

khai thác đông, phân tán. VQG Xuân Thủy lại có nhiều lối đi vào trong khi lược

lượng quản lý còn ít, thiếu phương tiện, kinh phí cho việc kiểm soát. Điều này cũng

dẫn đến sự khó khăn trong việc kiểm soát số lượng thủy sản khai thác hàng ngày của

cộng đồng.

Page 71: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 65 KHOA MÔI TRƯỜNG

(2) Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

Tình hình nuôi ngao trong thời gian qua cũng xuất hiện nhiều yếu tố phát triển

không bền vững như: Diện tích bãi bồi bị khai thác tối đa vào nuôi ngao với hệ thống

vây lưới dày đặc, mật độ thả giống cao làm mất cần bằng hệ sinh thái, năng suất, chất

lượng sản phẩm giảm dần. Các khâu liên kết giữa phát triển nguồn giống, nuôi thương

phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ làm cho sản phẩm bị ép cấp, ép giá,

quy mô tiêu thụ nhỏ, thị trường bị thu hẹp. Thêm vào đó là khó khăn về con giống

cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Việc sử dụng khôn khéo nuôi trồng thủy sản dựa trên nguyên lý: "Nuôi trồng

thủy sản là nguồn lợi tự nhiên có khả năng tự tái tạo cao. Nếu sử dụng hợp lý vẫn

duy trì được nguồn lợi về lâu dài mà không để lãng phí tài nguyên. Sử dụng khôn

khéo nuôi trồng thủy sản được cụ thể hoá trong quy chế bằng cách quy hoạch sử

dụng hợp lý nuôi trồng thủy sản, đồng thời với việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật

thích hợp và các quy định khác phù hợp với các văn bản luật hiện hành...tất cả đều

có sự đồng thuận của cộng đồng địa phương".

+ Đề án thí điểm :“Đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi ngao

giống tự nhiên ở cửa sông Hồng thuộc VQG Xuân Thủy” được Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn thẩm định, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tháng 6/2006 và

UBND huyện Giao Thủy phối hợp cùng VQG Xuân Thủy cùng các bên liên quan tổ

chức thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010

Trong nội dung của Đề án đã thể chế rõ các mối quan hệ, chia sẻ lợi ích hợp lý

đồng thời đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các bên liên quan về đảm bảo an ninh

trật tự và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa điểm thực hiện đề án. Sau 04 năm thực

hiện thí điểm, Chính quyền địa phương đã thu ngân sách đạt gần 3 tỷ đồng từ việc

cho phép người dân địa phương thuê khoáng đất mặt nước theo mùa vụ để khai thác

ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng. Cộng đồng địa phương cũng có được nguồn

thu hàng chục tỷ đồng từ khai thác hợp pháp nguồn lợi ngao giống tự nhiên đó. Đồng

thời các yêu cầu về đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trường vẫn được giữ vững.

Từ chỗ việc khai thác ngao giống tự nhiên theo mùa vụ diễn ra rất phức tạp, người

Page 72: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 66 KHOA MÔI TRƯỜNG

dân tự ý làm chòi canh nuôi ngao trái phép ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc

VQG Xuân Thủy, đến nay đã được xử lý theo quy định của Vườn và chính quyền địa

phương; Việc thu ngân sách gắn với trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương,

sau đó được hướng dẫn sử dụng để chi cho các mục tiêu hỗ trợ phúc lợi cộng cộng và

hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên mở ra hướng mới nhằm đảm bảo cơ chế

tài chính bền vững cho các Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nếu chúng ta có

được chính sách quản lý thích hợp khi sử dụng nguồn lợi tự nhiên của Khu bảo tồn

+ Đề án thí điểm :“Xây dựng cơ chế tài chính bền vững quản lý hệ sinh thái đất

ngập nước tại VQG Xuân Thủy” nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án “Khắc phục

trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam” do Chương

trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ. Đề án sẽ tiến hành thí điểm cơ

chế chia sẻ lợi ích từ việc nuôi ngao trên dịên tích bãi bồi khoảng 1.000 ha thuộc

phạm vi quản lý của VQG Xuân Thủy.

Kết quả thực hiện đề án sẽ cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc

hoàn thiện cơ chế chính sách tạo nguồn tài chính bền vững phục vụ cho việc bảo tồn

đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước, góp phần

phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng và địa phương, đồng thời bổ sung cho việc

xây dựng các cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính

phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng cho các vùng đất ngập

nước trên phạm vi toàn quốc.

+ Bên cạnh các hoạt động nhằm khai thác bền vững nguồn lợi ngao, VQG Xuân

Thủy cũng triển khai một số mô hình nuôi tôm bền vững, giữ nguyên hình thức nuôi

tôm quảng canh, ít ảnh hưởng tới môi trường hoặc tạo lập mô hình ao tôm sinh thái

để phục hồi rừng ngập mặn bị chết trong các đầm tôm. Tuy nhiên, về lâu dài, định

hướng của Vườn vẫn là “Dần di chuyển các hộ nuôi trồng thủy sản ra khỏi khu vực

vùng lõi và đê tiếp giáp giữa vùng lõi và vùng đệm, để tránh ảnh hưởng đến hệ sinh

thái rừng ngập mặn cũng như môi trường sống của các loài động thực vật quý hiếm

trong Vườn”

Page 73: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 67 KHOA MÔI TRƯỜNG

=> Mô hình tiềm năng PES khả dụng 1

Cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản

Dịch vụ hệ sinh thái Thức ăn, nơi cư trú

Người mua Các hộ dân địa phương

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Địa phương

Sự can thiệp của người bán Đóng góp tiền vật tư phục hồi rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Tiền thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản

(*) Cấu trúc PES: Bảo vệ vùng ven biển ở VQG Xuân Thủy

Hoạt động trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn VQG Xuân Thủy được khởi xướng

từ chương trình 327 (Phủ xanh đất trống đồi núi trọc), tiếp theo đó nhân rộng diện

tích nhờ Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Từ đó, các chương trình dự án phục

hồi rừng ngập mặn ngày càng tăng, thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Từ năm

1997, các xã ven biển khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy lại nhận được sự hỗ trợ

tích cực từ dự án “Phục hồi rừng ngập mặn” do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ.

Sau 6 năm thực thi Dự án phục hồi rừng ngập mặn của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch

đã trồng thành công trên 1500 ha rừng ngập mặn. Lúc đầu dự án chỉ trồng thuần loại

loài Trang. Từ năm 2000, dự án trồng bổ xung các loài cây ngập mặn mới như: Bần

chua, Đâng... Trong tháng 10 năm 2008 khoảng 14.000 cây phi lao được trồng trên

diện tích 6,2ha tại Cồn Lu.

Nhận thức của dân cư địa phương về lợi ích nhiều mặt của công tác phục hồi, bảo

vệ rừng ngập mặn nói riêng và bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung đã được nâng

cao: 15% trong số những người được phỏng vấn cho biết họ đã từng tham gia vào các

hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường được tổ chức khá sinh động như: Giao

lưu văn hoá văn nghệ với chủ đề bảo vệ môi trường; Mở các chiến dịch truyền thông

về bảo tồn thiên nhiên; Tuyên truyền bảo vệ rừng ngập mặn và tài nguyên môi trường

của Khu Ramsar Xuân Thủy trên hệ thống thông tin đại chúng….. Kết quả phỏng vấn

Page 74: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 68 KHOA MÔI TRƯỜNG

cho thấy, hầu hết người dân biết tới VQG nhận thức được rằng hành vi chặt phá rừng,

săn bắt động thực vật phục vụ lợi ích cá nhân bị cấm hoàn toàn trong VQG.

Cũng theo kết quả phỏng vấn ghi nhận có khoảng 12% số người được phỏng

vấn có tham gia vào hoạt động trồng và bảo vệ rừng, tuy nhiên hoạt động này thường

diễn ra theo đợt vào khoảng tháng 5,6 dưới sự hỗ trợ của các tổ chức và VQG. Số tiền

thu được từ hoạt động này cũng không nhiều, thực tế chi trả là 5000 đ/cây và thường

không ổn định, đối với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng ngập mặn chỉ nhận được

100.000 đồng/ha/năm. Tuy nhiên, đa số người dân đều nhận thấy từ khi tăng diện tích

rừng ngập mặn sản lượng các loài thủy sản tăng đáng kể (xuất hiện trở lại một số loài

như sam, móng tay, sò huyết,….) nên 98 % số hộ phỏng vấn sẵn sàng tự nguyện tham

gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường của Vườn nếu được kêu gọi.

Mô hình tiềm năng PES khả dụng 2

Bảo vệ vùng ven biển Vườn quốc gia Xuân Thủy

Dịch vụ hệ sinh thái Bảo vệ chống lại bão ven biển

Người mua Chính quyền nhà nước (hoặc các tổ chức phi chính

phủ về môi trường)

Người bán Người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn

Phạm vi địa lý Quốc gia (ảnh hưởng tất cả công dân)

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ, tăng cường, hoặc trồng rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Chi trả tiền mặt dựa vào đầu vào (dựa trên các biện

pháp tiến hành)

(*) Cấu trúc PES: Du lịch sinh thái

+ Các hoạt động triển khai tại vườn: tập huấn hội thảo (tiền phòng, tiền ăn, ở, tham

quan học tập) tiền này phải nộp 25% lợi tức doanh nghiệp của Vườn, còn lại chi cho:

khen thưởng, phúc lợi, tái sản xuất mở rộng (mua sắm trang thiết bị).

+ Đối với người dân làm dịch vụ du lịch sinh thái thì họ được hưởng lợi trực tiếp và

Vườn sẽ quản lý, điều phối các hoạt động này về mức phí tham quan du lịch, bảo vệ

môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái.

Page 75: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 69 KHOA MÔI TRƯỜNG

Mô hình tiềm năng PES khả dụng 3

Du lịch sinh thái

Dịch vụ hệ sinh thái Sự nghỉ ngơi, giải trí

Người mua Du khách và các doanh nghiệp du lịch

Người bán Vườn quốc gia, các hộ dân

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Xuân Thủy

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ cảnh quan, xây dựng nhà ở, cung cấp

dịch vụ ăn nghỉ.

Chi trả bởi người mua Phí tham quan cho VQG và tiền mặt cho các hộ

gia đình

(*) Cấu trúc PES: Tín dụng Cacbon

Rừng ngập mặn lưu giữ Cacbon nhiều hơn 50 lần rừng nhiệt đới (Cacbon xanh),

tuy nhiên tiềm năng DVHST này tại VQG Xuân Thủy cũng như các VQG khác lại

chưa được nghiên cứu, khai thác đúng mức. Theo Ths Nguyễn Viết Cách – Giám đốc

VQG Xuân Thủy cho biết: “cần có chuyên gia về lĩnh vực này để xây dựng tín chỉ,

sau đó đưa ra thị trường quốc tế công nhận. Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên,

thị trường tín dụng cacbon gần như là đóng băng”. Về thị trường này, VQG Xuân

Thủy với sự trợ giúp của hai tổ chức quốc tế là: Foret trend và Mangrove for future

phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Nam Định mới chỉ bước đầu tìm

hiểu dưới dạng thức hội thảo và nghiên cứu chuyên đề: “Bảo tồn vùng ven biển: Hấp

thụ Cacbon rừng ngập mặn”, năm 2009. Gần đây, một đơn vị tư vấn quốc tế đã khảo

sát và dự kiến sẽ mua chứng chỉ Cacbon rừng ngập mặn ở khu vực dể bán cho thị

trường Cacbon quốc tế.

Mô hình tiềm năng PES khả dụng 4

Hấp thụ và lưu giữ Cacbon

Dịch vụ hệ sinh thái Quy định về khí hậu

Page 76: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 70 KHOA MÔI TRƯỜNG

Người mua Các công ty tư nhân, các tổ chức môi trường phi

chính phủ,…

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Quốc tế hoặc quốc gia

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ khuyến khích hay trồng rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Thanh toán tiền mặt dựa trên Cacbon được lưu trữ

thực tế (dựa trên đầu ra) hoặc hành động được thực

hiện (dựa trên đầu vào)

c. Những bất cập trong việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy

(1) VQG Xuân Thủy là đại diện tiêu biểu cho khu hệ sinh thái đất ngập nước cửa

sông ven biển ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, chứa đựng một diện tích lớn rừng

ngập mặn nhưng đến nay vẫn chưa huy động được nguồn lực từ dịch vụ môi trường

rừng trong khi nguồn lực tài chính không ổn định. Trong những năm qua, VQG Xuân

Thủy đã nhận được sự đầu tư to lớn của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy

nhiên, nguồn ngân sách cấp cho hoạt động bộ máy hàng năm là rất thấp, chủ yếu dựa

vào nguồn ngân sách của Trung ương dẫn đến tình trạng nguồn tài chính cho bảo tồn

đa dạng sinh học, sử dụng khôn khéo đất ngập nước không ổn định và khá thụ động

- Mặc dù DVHST của HST đất ngập nước ở VQG Xuân Thủy đã và đang tạo ra

hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, nhưng cơ chế chia sẻ lợi ích dựa trên việc khai thác bền

vững tài nguyên thiên nhiên của Vườn giữa các bên liên quan chưa được xác lập. Đây

là một trong những nguồn tài chính tiềm năng và khá ổn định nếu các cơ sở pháp lý

được thiết lập và sự đồng thuận của các bên liên quan.

(2) Thực tế cho thấy, chi phí trong phục hồi và quản lý rừng ngập mặn không chỉ

bao gồm chi phí trực tiếp để trồng rừng, phục hồi và chăm sóc mà còn là chi phí cơ

hội của các hoạt động này hay việc bỏ qua thu nhập từ các hoạt động sử dụng đất thay

thế khác như khai thác, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Việc chi trả quá

thấp để có thể bồi đắp được các chi phí cơ hội đang là một thách thức khi thực hiện

Page 77: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 71 KHOA MÔI TRƯỜNG

các hoạt động chi trả để bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, khi mà người dân khu

vực vùng đệm VQG Xuân Thủy chỉ được chi trả 100.000 đ/ha/năm khoán bảo vệ

rừng ngập mặn theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

(3) Đối với các mô hình thí điểm cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản nhằm

khai thác bền vững DVHST tại VQG Xuân Thủy vẫn đang thực hiện và chưa đạt được

kết quả đầu ra. Chính vì là thí điểm nên gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình

quản lý, ra quyết định. Việc lựa chọn đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát

triển kinh tế xã hội đang là vấn đề gây tranh cãi ở các quốc tế, quốc gia, địa phương.

Trên cơ sở vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một VQG là bảo tồn nhưng lại mang đặc

trưng của một hệ sinh thái đất ngập nước có khả năng tự phục hồi cao, công tác quản

lý của VQG Xuân Thủy đảm bảo theo nguyên tắc: “Sử dụng khôn khéo và bền vững

tài nguyên thiên nhiên, nhằm đáp ứng lợi ích trước mắt của cộng đồng địa phương,

đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài của quốc gia và quốc tế”.

(4) Chi trả DVHST mà ở đây là chi trả đối với HST rừng ngập mặn tại VQG Xuân

Thủy là rất khó thực hiện khi mà công tác quản lý còn bộc lộ nhiều hạn chế, sự phối

kết hợp giữa các cơ quan quản lý còn yếu và thiếu kinh phí hoạt động. Tại VQG Xuân

Thủy, theo giám đốc Vườn, do VQG nằm dưới sự quản lý của các Bộ NN và PTNT và

Bộ TNMT, nên Vườn không có được sự giám sát và hỗ trợ của bất kỳ bộ nào. Sự chồng

chéo về quyền sở hữu cũng là một vấn đề chung của quy chế quản lý. Rừng ngập mặn

phòng hộ ven biển được thiết lập nhưng trên thực tế người dân địa phương, đặc biệt là

những người dân sống bên trong những khu rừng phòng hộ và sử dụng rừng trong một

thời gian dài không có sự công nhận quyền sở hữu đối với khu rừng này. Sự thiếu đồng

thuận và chấp hành nghiêm chỉnh quy định về quản lý rừng ngập mặn của người dân

phản án sự xung đột mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền.

(5) Trong quá trình thực hiện nhận thấy năng lực cán bộ trong công tác bảo tồn

đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng khôn khéo HST đất ngập nước còn hạn chế.

+ Thiếu các tài liệu hướng dẫn về quản lý và bảo tồn và phát triển bền vững đất

ngập nước khi mà bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng bền vững đất ngập nước

và phát triển sinh kế bền vững của người dân và cộng đồng địa phương.

Page 78: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 72 KHOA MÔI TRƯỜNG

+ Công tác đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực, đặc biệt là đào tạo cho đội ngũ

cán bộ cấp cơ sở chưa được thực sự chú trọng, do đó cán bộ chưa có đủ các kiến thức,

kỹ năng và kinh nghiệm để chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc tổ

chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến triển khai thực thi chính sách. Đây cũng được

coi là nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai chính sách.

+ Thêm vào đó, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách còn rất hạn chế mới

chỉ chủ yếu tập trung mở hội nghị triển khai mà chưa chú trọng tới các hình thức

tuyên truyền khác như truyền hình, báo, đài, biển báo, pano, tranh cổ động và tuyên

truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp với các đối tượng cung ứng và sử dụng

DVHST trong khi đó cơ chế chi trả DVHST là cơ chế mới.

3.1.3 Vườn quốc gia Cát Bà

3.1.3.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu

a, Vườn quốc gia Cát Bà

VQG Cát Bà được thành lập theo Quyết định số 79/CP, ngày 31 tháng 3 năm

1986 của Chủ tịch hội đồng Bộ Trường (nay là Thủ tướng Chính phủ) với diện tích

15.200ha có nhiệm vụ bảo tồn Bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên; nghiên

cứu khoa học và phát triển dịch vụ DLST. Ngày 30 tháng 10 năm 2006, Uỷ ban nhân

dân thành phố Hải Phòng ký Quyết định số 2355/QĐ-UBND phê duyệt dự án điều

tra quy hoạch VQG Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020,

với tổng diện tích là 16.196,8 ha. Trong đó diện tích phần đảo là 10.931,7 ha, diện

tích phần biển là 5.265,1 ha.

Page 79: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 73 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hình 3.4: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà, giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020

(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà)

Vườn nằm trên địa phận hành chính của các xã: Gia Luận, Phù Long, Hiền Hảo,

Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị trấn Cát Bà, bao bọc các xã trên và VQG là sông

và biển. VQG Cát Bà là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.

b, Điều kiện tự nhiên

Đảo Cát Bà có độ cao phổ biến trong vùng là 100m, những đỉnh có độ cao trên

200m không nhiều, cao nhất có đỉnh Cao Vọng 322m. Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng

địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung Cát Bà có các kiểu địa hình

chính như sau:

- Kiểu địa hình núi đá vôi: Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước

biển khá điển hình, bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh

có nhiều dáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở

với nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn. Địa hình lại dốc đứng, độ cao

Page 80: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 74 KHOA MÔI TRƯỜNG

từ 100m-300m. Trên vùng này, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật

diễn ra rất chậm chạp và vô cùng khó khăn.

- Kiểu địa hình đồi đá phiến: Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích khá nhỏ.

So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn

thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của

thực vật cũng khả quan hơn.

- Kiểu địa hình thung lũng giữa núi: Thung lũng giữa núi là những vùng trũng

với nhiều hình dạng khác nhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau

qua sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá

bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi. như thung lũng Trung trang,

thung lũng Việt Hải, thung lũng Khe Sâu, đất đai ở các thung nhìn chung khá

tốt có thể sử dụng trồng cây ăn quả, rau xanh, và trồng các loài cây màu, lúa.

- Kiểu địa hình bồi tích ven biển: Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ

dốc tuyệt đối thấp, địa hình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và

ngập triều thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình. Vùng

này là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng

và phát triển.

c, Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số. Sáu xã và thị trấn Cát Bà vùng đệm VQG Cát Bà có 16.645 người,

4943 hộ (theo số liệu thống kê của huyện Cát Hải năm 2009). Thực tế cho thấy số

người trung bình trong một hộ bình quân 4 người/hộ.

Bảng 3.12: Dân số, lao động, nghề nghiệp, thu nhập người dân vùng đệm VQG Cát Bà

STT Xã, thị

trấn

Dân số Lao

động

trong

độ tuổi

Lao động trong các ngành kinh tế

Số

hộ

Nhân

khẩu

T.Đ

Nữ

Tổng

số

NN &

thủy

sản

Công

nghiệp

Xây

dựng

Thương

nghiệp

Vận

tải

Dịch

vụ

khác

Thu nhập

BQ/ người/

tháng(1000đ)

1 TT.Cát Bà 3.223 11.050 5.558 6.451 5.480 1.550 250 220 2.550 350 560 1.200

2 Trân Châu 427 1.484 757 811 605 291 25 14 85 35 155 485

3 Xuân Đám 249 852 425 460 346 191 12 6 38 6 93 500

Page 81: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 75 KHOA MÔI TRƯỜNG

4 Gia Luận 218 651 363 364 264 160 5 4 25 10 60 465

5 Hiền Hào 124 357 176 200 151 70 2 4 25 4 46 430

6 Việt Hải 108 351 132 180 131 65 15 20 31 315

7 Phú Long 549 1.900 954 1.005 718 428 15 15 100 45 115 800

8 Tổng số 4.943 16.645 8.365 9.471 7.695 2.755 309 263 2.838 470 1.060 4195

9 Phần % 100

Nguồn: UBND Huyện Cát Hải (2009)

Cơ cấu ngành nghề: Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào

các hoạt động thương nghiệp, nông nghiệp – nuôi trồng thủy sản, dịch vụ khác,...

chiếm 87% tổng nguồn lao động trong khu vực, còn lại là các ngành nghề khác như:

Vận tải 6,1%, xây dựng 3,4% và công nghiệp chiếm 4% số lao động.

Nguồn lao động trong độ tuổi lao động chiếm 56,9% tổng dân số.

3.1.3.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Cát Bà

a. Tài nguyên thiên nhiên

Cát Bà là một VQG đặc biệt, là nơi hội tụ của nhiều HST khác nhau: HST thường

xanh trên núi đá vôi; HST rừng ngập nước trên núi cao (Ao ếch); HST rừng ngập mặn

vùng duyên hải; HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ; Hệ thống hang động với

đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà dơi và Hệ canh tác nằm giữa thung lũng

như ở Khe Sâu.

- Trong đó, lớn nhất là HST rừng trên núi đá vôi (khoảng 9800 ha)với thảm thực vật

thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh và các loại rừng như rừng núi thấp và ven

thung lũng, rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa.

- Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo

Cát Bà. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu tại phía Tây Bắc đảo, với bãi sú vẹt tự

nhiên lớn nhất Hải Phòng. Độ cao của thảm thực vật rừng ngập mặn từ 2 – 3m,

mật độ lớn và sức sống tốt.

Page 82: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 76 KHOA MÔI TRƯỜNG

Thảm thực vật rừng VQG Cát Bà có diện tích khoảng 15.510ha, chiếm 52% tổng

diện tích tự nhiên. Chính bởi đa dạng kiểu hình sinh thái như vậy, nên VQG Cát Bà

có một hệ động thực vật vô cùng độc đáo.

Theo kết quả điều tra hệ thực vật rừng năm 2005 của Trung tâm Tài nguyên và

Môi trường Lâm Nghiệp, bước đầu ghi nhận VQG Cát Bà có 1561 loài thực vật bậc

cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Nhiều loài cây

quý hiếm cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc Sơn.

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đối với khu hệ động

vật đa dạng của VQG Cát Bà đã được tiến hành. Khu hệ động vật có xương sống trên

cạn thống kê được 53 loài thú thuộc 18 họ, 8 bộ; 160 loài chim thuộc 46 họ, 16 bộ;

45 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và 21 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ. Với tổng số 279

loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó 22 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và

7 loài ghi trong Sách đỏ thế giới, đặc biệt quan trọng là loài Vooc Cát Bà, và hiện nay

chỉ còn lại duy nhất trên đảo Cát Bà.

Khu hệ động thực vật biển thống kê được 1313 loài, trong đó thực vật ngập mặn

23 loài, rong biển 75 loài, cá biển 196 loài, thực vật phù du 199 loài, động vật phù du

89 loài, động vật đáy 538 loài và san hô 193 loài. Có tới 8 loài rong, 8 loài động vật

đáy là các loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới. Một số

loài sinh vật biển có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao như Trai ngọc, vẹm xanh, tu

hải, vích, con sút, ốc đụn đực, cá ngựa gai, sam đuôi tam giác, đồi mồi.

b. Tài nguyên nhân văn

Người dân Cát Bà với lịch sử giữ đất, giữ đảo đã để lại nơi đây nhiều vết tích có

giá trị lịch sử hào hùng. Những tên gọi cát Phù Long, núi Đầu Voi, sông Phượng,

....cũng ra đời từ những chứng tích ấy.

Môi trường thiên nhiên của Cát Hải đã là cái nôi của người từ cổ xưa. Các nhà

khảo cổ đã tiến hành khai quật 17 địa điểm trên đảo Cát Bà. Kết quả cho thấy có tới

15 điểm có dấu tích của người cổ xưa như hang Eo bùa thuộc xã Hiền hảo, Tùng Bà

thuộc VQG.

Page 83: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 77 KHOA MÔI TRƯỜNG

Văn hóa của người dân huyện đảo phong phú đa dạng bởi lẽ người dân định cư

trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi hợp thành là công đồng những người sống bằng

nghề biển Vùng Duyên Hải. Hàng năm có nhiều lễ hội lớn diễn ra như lễ hội đưa

thuyền rồng trên biển, lễ tế thần biển vào ngày 21 tháng giêng,....

c. Giá trị kinh tế Dịch vụ hệ sinh thái VQG Cát Bà

Hiện nay, tại VQG Cát Bà đang triển khai một số dự án trong đó bao gồm hợp

phần lượng giá tài nguyên của Vườn. Tuy nhiên các kết quả đầu ra chưa được thể

hiện. Bước đầu ghi nhận, giá trị kinh tế của một số loại tài nguyên như sau:

(*) Tiềm năng cây lâm sản ngoài gỗ [22]

VQG Cát Bà là nơi hội tụ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam. Do điều kiện

địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn... đặc thù của đảo, Cát Bà đã hình thành kiểu

rừng kín lá rộng, thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới với nhiều loài cây gỗ quý như Trai,

Trò đãi, Lát hoa, Đinh, Gội Nếp, Kim Giao... và hơn 661 loài cây có khả năng làm

thuốc. Ngoài ra, trên vùng đảo này còn có một số kiểu rừng độc đáo khác như rừng

ngập nước ngọt trên núi đá vôi và rừng ngập mặn.

Cây LSNG tại Cát Bà rất đa dạng và phong phú gồm 796 loài, thuộc 157 họ, 5

ngành; trong đó có 536 loài thuộc nhóm cây làm thuốc (chiếm 67,3%), tiếp đến là

cây làm thực phẩm 219 loài (chiếm 27,5%), cây làm cảnh 201 loài (chiếm 25,3%),

cây cho sản phẩm chiết xuất nhựa 33 loài (chiếm 4%) và cây nguyên liệu, hàng mỹ

nghệ 28 loài (chiếm 3,5%).

Với một loại cây LSNG có thể cho nhiều sản phẩm và một sản phẩm có nhiều

công dụng khác nhau. Ví dụ một số cây hoặc sản phẩm của chúng đồng thời có nhiều

công dụng khác nhau như cây Me, Sung, Đào, Chè đắng, Mò đỏ có thể được sử dụng

làm thuốc, thực phẩm hoặc làm cảnh. Cây LSNG đóng một vai trò quan trọng trong

sinh kế của người nghèo ở nông thôn. Chúng là nguồn lương thực, thuốc men, vật

liệu xây dựng và thu nhập cho đại đa số người dân địa phương/

Cây LSNG không chỉ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày mà còn mang lại lợi

nhuận kinh tế rất cao cho một số gia đình của địa phương. Tại đảo Cát Bà, một số cây

Page 84: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 78 KHOA MÔI TRƯỜNG

LSNG đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân như Măng tre 30 - 40

triệu đồng/năm; quả Sấu 15 triệu đồng/năm; cây Xạ đen 20 - 25 triệu đồng/năm; cây

Thuốc máu 10 - 15 triệu đồng/năm...

3.1.3.3 Tình hình khai thác Dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Cát Bà

a. Bối cảnh thực tiễn

VQG Cát Bà là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Hải Phòng. Vườn có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các

nguồn gen động, thực vật rừng, biển quý hiếm. Phục hồi tài nguyên thiên nhiên, phát

triển và bảo vệ HST tự nhiên của rừng đặc dụng, nghiên cứu khoa học và hợp tác

quốc tế. Cũng như VQG Xuân Thủy, nguồn ngân sách hàng năm của Vườn thiếu đa

dạng, chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước và tài trợ quốc tế, trong đó nguồn ngân sách

nhà nước giành cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 60%), ít cho hoạt

động bảo tồn, điều tra và giám sát đa dạng sinh học.

Tuy nhiên công tác bảo tồn tại VQG Cát Bà lại phải đối mặt với nhiều khó khăn

và thách thức, nguyên nhân chủ yếu là do sức ép của cộng đồng dân cư các xã vùng

đệm gây nên đối với tài nguyên thiên nhiên của VQG. Hoạt động sản xuất nông

nghiệp ở Cát Bà còn hạn chế do thiếu đất canh tác, thói quen sống dựa vào khai thác

tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh, cây dược liệu, lấy

mật ong dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Việc nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt,

không có quy hoạch gây khó khăn cho việc quản lý, hủy hoại và làm ô nhiễm môi

trường biển, làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn và tác động tiêu cực đến các rạn

san hô, bên cạnh đó còn có việc tác động tiêu cực từ hoạt động DLST như phát triển

cơ sở hạ tầng phá vỡ cấu trúc cảnh quan, cùng với các hoạt động của phương tiện vận

chuyển và tham quan của du khách cũng tác động tiêu cực đến đời sống động vật

hoang dã, gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản lý VQG dựa trên việc khai thác bền vững

các DVHST là hướng đi tất yếu và cần được triển khai sớm tại VQG Cát Bà, phương

Page 85: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 79 KHOA MÔI TRƯỜNG

pháp này sẽ giảm nhẹ được những áp lực gây nên đối với HST của Vườn bởi đối

tượng người dân.

b. Tình hình khai thác dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Cát Bà

(*) Du lịch sinh thái

Việc chi trả dịch vụ DLST tại VQG Cát Bà

- Hoạt động thu phí tham quan Vườn

Vườn đã tổ chức một số tuyến thăm quan và đặt các điểm thu vé xung quanh

Vườn. Mức thu thực hiện theo quyết định thu phí của UBND Thành phố và được

khoán cụ thể tại các điểm gồm: Trung tâm Vườn, Khu Cát Dứa – Vạn Bội, Bến Việt

Hải và khu vực Cửa Vạ Tà. Trừ các điểm Trung tâm Vườn còn các điểm khác khoán

cho các Trạm kiểm lâm, giao cho Trạm kiểm lâm tự tổ chức thu phí thăm quan theo

quy định nhưng đồng thời phải đảm bảo nhiệm vụ công tác bảo tồn. Do vậy, không

có nhiều thời gian dành cho việc tiếp thị thu hút khách, hiệu quả không cao.

Hình 3.5: Bản đồ các điểm DLST VQG Cát Bà

(Nguồn: Vườn quốc gia Cát Bà)

Page 86: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 80 KHOA MÔI TRƯỜNG

Mức thu hàng năm đạt 400 triệu – 600 triệu đồng. Nguồn thu này ngoài các chi

phí nộp ngân sách nhà nước, mua vé thăm quan, bảo hiểm cho khách, chi trả lao động

trực tiếp… thì số còn lại không nhiều.

- Hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch và liên doanh liên kết và cho thuê môi

trường

Các dịch vụ của trung tâm du lịch còn rất nghèo nàn, hàng năm nguồn thu từ

phòng nghỉ tại trung tâm rất thấp, không đáng kể. Hoạt động liên doanh, liên kết hầu

như chưa được triển khai, hoạt động cho thuê môi trường mới chỉ thực hiện thí điểm

tại Hòn Ba Cát Bằng, hòn Tháp Nghiêng. Tổng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ

chỉ đạt trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm.

Mô hình tiềm năng PES khả dụng 1:

Du lịch sinh thái

Dịch vụ hệ sinh thái Sự nghỉ ngơi, giải trí ,giáo dục môi trường

Người mua Du khách

Người bán Vườn quốc gia, các hộ dân khu vực lân cận

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Cát Bà

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ cảnh quan, xây dựng nhà ở, cung cấp dịch

vụ ăn nghỉ.

Chi trả bởi người mua Phí tham quan cho VQG và Tiền mặt cho các cá

nhân, đơn vị cung ứng dịch vụ

(*) Hoạt động khai thác nuôi trồng thủy hải sản

- Nuôi trồng thủy hải sản dưới tán rừng ngập mặn

Việc nuôi trồng thủy sản của xã Phù Long khá phát triển. Diện tích đầm sau năm

1991 đã liên tục được mở rộng. Năm 2003 toàn xã có 140 hộ làm nghề nuôi trồng,

với diện tích nuôi trồng là 1260 ha. Đến năm 2008 tăng lên là 172 hộ làm nghề nuôi

trồng, tổng diện tích nuôi thủy sản 1200 ha.

Page 87: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 81 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.13: Thống kê diện tích, số hộ NTTS qua các năm, xã Phù Long

Trước 1996 1996 1998 2000 2003 2008

Dân số 1834 1841 1755 1834 1900 1966

Diện tích nuôi thủy sản 950 950 1150 1180 1260 1200

Số hộ nuôi thủy sản 32 44 83 119 140 172

Diện tích Rừng ngập

mặn trong đầm nuôi

800 800 760 740 740 700

Nguồn: UBND xã Phù Long (2008)

Như vậy có thể thấy, tính đến năm 2008 số hộ nuôi trồng thủy sản thì ngày một

gia tăng trong khi diện tích rừng ngập mặn lại bị thu hẹp.

Dự án : “ Xây dựng và tăng cường năng lực cộng đồng ven biển trong quản lý tài

nguyên và phát triển bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Hải Phòng, Việt

Nam” đã thiết lập tại xã Phù Long, huyện Cát Hải – một trong 6 xã thuộc vùng đệm

VQG mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn. Dự

án đã tiến hành khảo sát, lựa chọn hộ dân, xây ựng quy chế tổ nhóm, tập huấn đầu

bờ, đối thoại cộng đồng,… Đây sẽ là bước tiền đề tiến tới thực hiện cơ chế chi trả

dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn tại VQG Cát Bà.

- Nuôi trồng thủy sản trong lồng bè ở khu vực Vịnh Lan Hạ, Vịnh Cái Bè và

Vịnh Cát Bà

Với địa thế thuận lợi, các khu vực vùng Vịnh VQG Cát Bà có tiềm năng rất lớn

để phát triển nghề nuôi thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chủ yếu là loài cá mú – song

(Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus spp), cá tráp

(Pagrosomus spp),...[40] Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản dưới dạng thức này tại

VQG Cát Bà hiện vẫn đang trong tình trạng ồ ạt và thiếu kiểm soát gây những hậu

quả nghiêm trọng về môi trường.

+ Xuất phát từ nhu cầu thực phẩm ngày một tăng, nguồn tài nguyên thủy sản cạn

kiệt do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường, năm 2000 hình thức nuôi cá lồng bè

Page 88: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 82 KHOA MÔI TRƯỜNG

xuất hiện tại Cát Bà. Năm 2004 số lượng lồng nuôi ở biển Cát Bà mới khoảng 1000

lồng, năm 2005 hơn 6.000 lồng (Số liệu khuyến ngư Cát Bà 2005). Đến năm 2008,

biển Cát Bà có tới 571 bè với hơn 10.000 ô lồng nuôi cá, tăng hơn 3000 ô lồng so với

năm 2005. Nhiều nhất ở vịnh Bến Bèo có 305 bè nuôi với 6.478 ô lồng; vịnh Cát Bà

với 165 bè nuôi với 2158 ô lồng, Vịnh Lan Hạ có 101 bè nuôi với 1773 ô lồng. Số

liệu thống kê năm 2010, Vịnh Bến Bèo với 240 bè, vịnh Lan Hạ là gần 50 bè nuôi cá

biển, trung bình mỗi bè có từ 30 – 50 ô lồng, ngoài ra còn có khoảng 20 bãi nuôi tu

hài và một số lượng lớn bè nuôi tu hài nằm rải rác ở các vịnh trên [40]

Theo số liệu thống kê mới nhất tính đến tháng 9/2013, biển Cát Bà có 500 lồng

bè nuôi cá, tổng số ô lồng là 8.146 ô lồng [35].

Nuôi trồng thủy sản của Cát Bà hiện tại chưa có quy hoạch, số lượng ô lồng nuôi

cá tăng nhanh, nhưng chủ yếu tự phát, đồng thời việc neo đậu chưa có quy hoạch và

sự quản lý của nhà nước [15]. Nguồn thức ăn chính cho nuôi cá biển là cá tạp dẫn đến

nguồn thủy lợi tự nhiên này lại đang bị khai thác quá mức. Theo số liệu quan trắc

cảnh báo môi trường năm 2010 khu vực vinh Cái Bèo thì hàm lượng NH4 và PO4 tại

khu vực bè nuôi cao hơn nhiều so với các khu vực không có bè nuôi. Bên cạnh đó,

việc xuất hiện ồ ạt của các bè nuôi cá cũng phá vỡ cảnh quan các vịnh nghiên cứu.

Trước thực trạng đó, VQG Cát Bà đã phối hợp các ban ngành của huyện Cát Hải

giải tỏa các cơ sở nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Lan Hạ. Đến nay các cơ sở

nuôi trồng thủy sản trong diện tích Vườn quản lý đã giảm đáng kể về về số lượng bè

mảng và diện tích nuôi trồng so với năm 2012: Giảm 32 cơ sở nuôi trồng thủy sản,

giảm 1.683 giàn bè, giảm 83.618 m2 diện tích giàn bè, giảm 101 bãi nuôi, giảm 92.520

m2 diện tích bãi nuôi, giảm 984 m2 bè cá nhưng số lượng bè cá lại tăng 32 bè cá (Hạt

kiểm lâm VQG Cát Bà)

Mô hình tiềm năng PES khả dụng 2:

Cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản

Dịch vụ hệ sinh thái Thức ăn, nơi cư trú

Người mua Các hộ dân địa phương

Page 89: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 83 KHOA MÔI TRƯỜNG

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Địa phương

Sự can thiệp của người bán Đóng góp tiền vật tư nhân lực phục hồi rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Tiền thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản

(*) Trồng và bảo vệ rừng

- Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn:

Trước đây, trong cơn lốc phá rừng làm đầm nuôi tôm nước mặn, một diện tích rất

lớn rừng ngập mặn tại VQG Cát Bà đã bị chặt hạ dẫn đến những hệ lụy mà bất cứ người

dân nào của vùng rừng này cũng có thể thấy: Thực trạng nguồn thủy sản tự nhiên suy

giảm, bờ biển và hệ thống đê bao bị xói lở do triều cường, môi trường trú ngụ cho các

loài thủy sinh về sinh sản bị phá hủy,….Nhận thức được vai trò to lớn của rừng ngập

mặn chính vì vậy chính sách hỗ trợ người dân tham gia nhận khoán trồng và bảo vệ

rừng đã nhận được sự đồng thuận cao và tích cực tham gia của người dân.

Hoạt động giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn được bắt đầu từ năm 2010 đến nay.

Hoạt động giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn chủ yếu giao trực tiếp cho các hộ đang

trực tiếp nuôi trồng thủy sản trên diện tích đó, còn lại một phần diện tích rừng ngập

mặn phân bố trên các bãi triều, ven sông, ven lạch thì VQG Cát Bà tiến hành cho các

tổ chức và nhóm tập thể trên địa bàn xã hoặc nhóm các hộ xung quanh diện tích đó

nhận giao khoán bảo vệ.

Hồ sơ giao khoán được thực hiện trong vòng 1 năm, hợp đồng nhận giao khoán

được hoàn thành từ tháng 1 và thanh lý hợp đồng vào tháng 12 của năm đó. VQG Cát

Bà giao cho Hạt Kiểm lâm Vườn trực tiếp làm công tác giao khoán bảo vệ cho người

dân. Hợp đồng được ký trực tiếp giữa giám đốc VQG Cát Bà với có đơn vị tổ chức,

hộ gia đình hoặc các cá nhân nhận giao khoán bảo vệ.

Kinh phí thực hiện giao khoán bảo vệ rừng được thực hiện theo chương trình giao

khoán bảo vệ rừng của thành phố Hải Phòng với định mức giao khoán cho 1 ha rừng

là 100.000 đ/ha/năm. Nhưng trước đó năm 2011 định mức giao khoán chi có 50.000

đ/ha/năm.

Page 90: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 84 KHOA MÔI TRƯỜNG

Để đơn giản thủ tục thì các hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bầu ra

1 hộ trong những hộ được nhận giao khoán đó làm tổ trưởng, và người tổ trưởng này

sẽ là người trực tiếp đại diện cho các hộ làm thủ tục, hồ sơ nhận giao khoán bảo vệ

rừng. Đồng thời người tổ trưởng này phải thực hiện các hoạt động họp tổ thường

xuyên, tổ chức tuyên truyền đôn đốc các hộ thực hiện các điều khoản như trong hợp

đồng được nhận giao khoán. Tổ chức các đợt tuần tra kiểm soát với lực lượng kiểm

lâm địa bàn. Ngoài ra còn tổ chức các buổi tổng kết các hoạt động theo năm.

Trong bản hợp đồng giao khoán bảo vệ thì UBND xã Phù Long là đơn vị xác

nhận thông tin của các đơn vị tổ chức, hộ gia đình và các cá nhận nhận giao khoán là

người địa phương.

Bảng 3.14: Tổng hợp hoạt động giao khoán BVR từ 2011- 2013, VQG Cát Bà

Năm Diện tích giao

khoán

Số hộ được nhận giao

khoán

Định mức giao

khoán (1ha/năm)

2011 255,6 19 50.000

2012 255,6 21 100.000

2013 255,6 21 100.000

(Hạt kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Bà)

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy, diện tích rừng ngập mặn mà VQG Cát Bà tiến

hành giao khoán cho cộng đồng người dân là không lớn, với kinh phí 100.000

đ/ha/năm mà tổng số hộ được nhận giao khoán lên tới 21 hộ. Như vậy, bình quân 1

hộ chỉ nhận được khoảng trên dưới 1 triệu đồng/1 năm. Với số tiền này thì chỉ phần

nào đó gắn một trách nhiệm cho những người được nhận giao khoán, trong khi đó

việc để mất rừng các hộ này có thể bị phạt cao gấp nhiều lần so với số tiền các hộ có

thể nhận được trong vòng 1 năm trông coi bảo vệ. Trong năm 2012, theo thống kê

của lực lượng kiểm lâm VQG Cát Bà vẫn có 171m2 rừng ngập mặn bị chặt,

Qua gần 5 năm thực hiện cho người dân trực tiếp nhận giao khoán bảo vệ rừng

ngập mặn kết hợp với Nuôi trồng thủy sản đã đạt được một số kết quả nhất định như:

Page 91: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 85 KHOA MÔI TRƯỜNG

+ HST rừng ngập mặn tại VQG Cát Bà được bảo vệ và phát triển tốt, tạo điều kiện

cho sự phát triển của các loài sinh vật trong rừng, cung cấp một sản lượng rơi rụng

khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận.

+ Góp phần điều hòa khí hậu trong vùng, mở rộng diện tích đất bãi bồi ven sông,

hạn chế sạt lở và phòng, chống gió bão. Góp phần cân bằng một lượng lớn CO2 thải

ra trong những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày.

+ Tạo ra địa điểm nghỉ ngơi, giải trí, du lịch sinh thái cho khách du lịch trong và

ngoài nước. Trong những năm gần đây, nhờ cảnh quan tươi đẹp, môi trường trong

lành, rừng ngập mặn tại nơi đây đã trở thành địa điểm tham quan, du lịch sinh thái lý

tưởng, thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Việc phát triển du lịch tại địa phương

đã góp phần nâng cao đời sống người dân, khai thác được giá trị của rừng ngập mặn.

+ HST rừng ngập mặn nơi đây được ví như một phòng thí nghiệm tự nhiên to lớn,

nơi các nhà khoa học, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập. Trong những năm

qua, hàng năm VQG Cát Bà đã tiếp đón hàng trăm sinh viên, học sinh, các nhà khoa

học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, học tập. Những kết quả nghiên cứu của các

nhà khoa học trong và ngoài nước đã góp phần phục vụ cho công tác quản lý và phát

triển rừng ngập mặn tại VQG Cát Bà ngày càng bền vững.

Mô hình tiềm năng PES khả dụng 3:

Bảo vệ vùng ven biển Vườn quốc gia Cát Bà

Dịch vụ hệ sinh thái Bảo vệ chống lại bão ven biển

Người mua Chính quyền nhà nước (hoặc các tổ chức phi chính

phủ về môi trường)

Người bán Người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng ngập mặn

Phạm vi địa lý Quốc gia (ảnh hưởng tất cả công dân)

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ, tăng cường, hoặc trồng rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Chi trả tiền mặt dựa vào đầu ra (tính trên 1ha rừng)

Page 92: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 86 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Trồng và bảo vệ rừng trên núi cao

Theo thống kê của hạt kiểm lâm VQG Cát Bà, trong năm 2012 đã triển khai công

tác giao khoán bảo vệ rừng tới 210 hộ với tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng là:

5.971,9 ha, tiến hành xử lý 20 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, phạt tiền

11 vụ với tổng số tiền phạt lên tới 22.900.000 đồng; phá lán trại: 05 lán, thu 01 móc

tắc kè; phá và thu bẫy: 1350 chiếc bẫy các loại và 20 mét lưới bẫy chim; thu giữ

498kg thực vật rừng (dược liệu) và một số gốc thực vật (làm cảnh); thu giữ công cụ

thủ công vi phạm: 80 công cụ và 485 vỏ bao dứa loại 50kg. Trong năm 2013, tính

đến tháng 09, đã hoàn tất mọi hồ sơ khoán và diện tích rừng cho các tổ chức và hộ

nhận khoán: Tổng số hộ tham gia nhận khoán bảo vệ: 120 hộ ( trong đó có 04 tổ chức

gồm Công an huyện Đồn biên phòng Cát Bà và Đồn Biên phòng Cát Hải), với tổng

diện tích giao khoán bảo vệ là 2413,5 ha. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển

rừng được phát hiện và xử lý là 09 vụ: 02 vụ khai thác thực vật rừng làm dược liệu;

02 vụ vận chuyển lâm sản là dược liệu, 04 vụ bẫy bắt động vật rừng; 01 vụ vận chuyển

cây giống vào rừng trái phép; phạt tiền 06 vụ với tổng số tiền 4.450.000 đồng, phá và

thu 518 bẫy các loại.

c. Những bất cập trong công tác quản lý VQG dựa trên việc khai thác DVHST của

Vườn.

- Quá trình nghiên cứu cho thấy, hầu hết dân cư các xã vùng đệm VQG Cát Bà

điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên

khu vực VQG là đáng kể trong khi năng lực quản lý của Vườn lại còn nhiều hạn chế

dẫn đến tình trạng khai thác không bền vững đối với một số loại DVHST của Vườn

như dịch vụ DLST, dịch vụ về nuôi trồng khai thác thủy hải sản, khai thác các lâm

sản khác ngoài gỗ, dịch vụ bảo vệ vùng bờ ven biển,…

- Tổ chức thực hiện chính sách còn chưa kịp thời: Tại nhiều địa phương, việc tổ

chức thực hiện chính sách còn chưa kịp thời do thiếu sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt

của Lãnh đạo tỉnh và thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành trong tỉnh.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2011 mới chỉ có 9 tỉnh thành Lập quỹ Bảo vệ và Phát triển

rừng để thực hiện chức năng tiếp nhận và ủy thác tiền chi trả DVMTR và cho đến

Page 93: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 87 KHOA MÔI TRƯỜNG

nay thành lập được 31 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Hải Phòng là một trong số

những tỉnh còn lại chưa xây dựng được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Đây cũng là

khó khăn dẫn đến việc VQG Cát Bà chưa triển khai bất kỳ một hình thức chi trả

DVMTR nào quy định trong Nghị định 99 dẫn đến việc chưa huy động được nguồn

lợi DVMTR.

- Tính đến thời điểm này, VQG Cát Bà vẫn chưa xây dựng được báo cáo lượng

giá giá trị tài nguyên thiên nhiên của Vườn, tiềm năng giá trị DVHST chưa được đánh

giá đúng mức dẫn đến việc quản lý còn lỏng lẻo, thiếu quy hoạch.

- Mức chi trả thấp đối lập với chi phí cơ hội cao đối với một số loại DVHST tại

VQG Cát Bà. Ví dụ, mức chi trả đối với hoạt động trồng và bảo vệ rừng ngập mặn đối

với dân cư vùng đệm VQG Cát Bà hiện chỉ ở mức 50.000 – 100.000 đồng/ha hiện tại

là quá thấp để bồi hoàn những lợi ích kinh tế bị mất đi từ việc chuyển đổi rừng ngập

mặn thành đầm nuôi tôm.

3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phương pháp quản

lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn.

Điểm mạnh Điểm yếu

- Hệ thống các VQG với đa dạng các loại

hình hệ sinh thái chính vì vậy tiềm năng

khai thác DVHST là vô cùng lớn.

+ Đặc biệt với các VQG có diện tích rừng

phòng hộ đầu nguồn lớn như VQG

Bidoup, lợi ích nhận được từ chi trả

DVMTR là không thể phủ nhận.

+ Hay như đối với các HST mở giàu tiềm

năng, đồng thời có khả năng tự phục hồi

cao tại VQG Xuân Thủy và VQG Cát Bà

nếu khai thác đúng cách các DVHST

không làm chúng bị mất đi mà ngược lại

càng có giá trị cao hơn.

- Tổ chức thực hiện chính sách còn

chưa kịp thời. Trong ba VQG nghiên

cứu, tính đến thời điểm này mới chỉ

có VQG Bidoup được hưởng lợi từ

chính sách DVMTR. Nam Định tuy

đã xây dựng được Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng nhưng do tính phức

tạp của DVHST rừng tại đây nên vẫn

chưa áp dụng được. Riêng Hải

Phòng, thì vẫn chưa thành lập được

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Hiện mới chỉ xây dựng được cơ chế

chi trả PES đối với HST rừng, ngoài

Page 94: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 88 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Phương pháp quản lý các VQG dựa trên

việc khai thác bền vững các DVHST phát

huy được tối đa vai trò và lợi ích của các

HST mang lại.

- Việc chia sẻ lợi ích hợp lý từ nguồn tài

nguyên tự nhiên phong phú của các VQG

đối với cộng đồng địa phương để từ đó lôi

kéo sự tham gia cộng đồng và trách nhiệm

của họ là cần thiết, đem lại các khía cạnh

lợi ích:

+ Cải thiện được kinh tế hộ gia đình đối

với các đối tượng tham gia khai thác

DVHST tại Vườn, giảm áp lực lên tài

nguyên Vườn.

+ Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên,

khai thác bền vững trong khả năng chịu

đựng của môi trường HST Vườn

+ Thiết lập được một cơ chế tài chính bền

vững cho các VQG, từ đó nâng cao công

tác bảo tồn.

+ Cải thiện các DVHST

ra còn nhiều HST khác như đất ngập

nước, biển, núi đá vôi… vẫn chưa

được ban hành

- Hiện các VQG vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu nguồn nhân lực quản lý

Vườn về cả số lượng và chất lượng.

Lực lượng quản lý mỏng, chuyên

môn nghiệp vụ chưa cao, nhận thức

về khai thác bền vững các DVHST

vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng

khai thác DVHST không bền vững

vẫn diễn ra ở hầu hết các VQG. Điển

hình là việc nuôi trồng thủy hải sản

trái phép ở Vịnh Lan Hạ, VQG Cát

Bà.

- Việc lượng giá Tài nguyên thiên

nhiên tại các VQG đòi hỏi sự đầu tư

lớn về nguồn vốn, đội ngũ nghiên cứu

viên chất lượng cao, dẫn đến chỉ một

số Vườn được tài trợ bởi các tổ chức

nước ngoài bước đầu đem lại những

kết quả lượng giá giá trị Tài nguyên

thiên nhiên, đây là giá trị quan trọng

đối với chủ Vườn và cộng đồng địa

phương.

- Mức chi trả thấp đối lập với chi phí

cơ hội cao: cơ chế chi trả đối với một

số loại DVHST đang được áp dụng

hiện tại là quá thấp tiếp tục bị đe dọa

bởi chi phí cơ hội cao cho việc chuyển

đổi mục đích sử dụng đất

Page 95: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 89 KHOA MÔI TRƯỜNG

Cơ hội Thách thức

- Kết quả của dự án thí điểm chính sách chi

trả DVMTR tại VQG Bidoup là cơ hội

nhân rộng cho các VQG khác

- Kết quả thí điểm chi trả DVMTR đối với

loại Dịch vụ thứ tư tại VQG Xuân Thủy sẽ

là cơ sở, bài học kinh nghiệm để xây dựng

cơ chế chính sách hướng dẫn thực hiện chi

trả loại dịch vụ này

- Các mô hình thí điểm về nuôi trồng thủy

hải sản bền vững dưới tán rừng ngập mặn

kết hợp với trồng và bảo vệ rừng ngập mặn,

dựa trên tiềm năng sẵn có này phát DLST

cộng đồng tại xã Phù Long, huyện Cát Hải

cũng mở ra một hướng đi tích cực trong

quản lý HST rừng ngập mặn tại các VQG.

- Tạo cơ hội việc làm cũng như nâng cao

giá trị kinh kế cho người dân các xã vùng

đệm của VQG – những người trực tiếp tác

động tới tài nguyên Vườn

- Là cơ hội cho người dân được tiếp cận các

sản phẩm từ rừng, biển và các HST khác

một cách rõ ràng và có tính pháp lý

- Cơ hội tốt để cải thiện mối quan hệ giữa

chủ VQG và người dân khu vực lân cận,

giúp họ nâng cao nhận thức bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên trong các HST của VQG

- Cơ hội học hỏi thành công từ các mô hình

khai thác bền vững DVHST của nước

ngoài và cũng có nhiều cơ hội nhận được

- Tuy mô hình thí điểm chính sách chi

trả DVMTR tại VQG Bidoup đã được

triển khai trong nhiều năm và thu

được nhiều thành công, nhưng trong

quá trình triển khai xuất hiện một số

bất cập sau: Thiếu các cơ sở pháp lý

và các hướng dẫn chi tiết về việc thực

hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Vai trò không rõ ràng của các VQG

trong quá trình chi trả DVMTR; ……

- Dự án thí điểm chi trả DVMTR đối

với loại dịch vụ thứ 4 tại VQG Xuân

Thủy vẫn đang trong quá trình thực

hiện, đầu ra chưa được tổng hợp và do

là thí điểm nên khi thực hiện gặp rất

nhiều vướng mắc.

- Việc xây dựng quy chế quản lý

VQG dựa trên việc khai thác bền

vững các DVHST chưa rõ ràng. Đây

cũng là thách thức lớn đối với cộng

đồng trong việc tham qua khai thác

DVHST tại các VQG

- Hệ thống các VQG mang trong

mình đa dạng các hệ sinh thái, tuy

nhiên tính đến hiện tại mới chỉ ban

hành chính sách chi trả DVMTR, các

lợi ích mang lại từ các hệ sinh thái

khác chưa được xây dựng dẫn đến

Page 96: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 90 KHOA MÔI TRƯỜNG

sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài để xây

dựng các mô hình thí điểm theo hướng trên

việc chưa thống nhất được trong quá

trình quản lý.

3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam

dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn.

Trong cách thức quản lý các VQG, cần đặc biệt chú ý về chức năng của khu vực

quản lý, ngoài chức năng bảo tồn thiên nhiên, các VQG còn có vai trò và chức năng

của một hệ sinh thái mở giàu tiềm năng, đồng thời có khả năng tự phục hồi cao, các

VQG cần phải chia sẻ lợi ích từ nguồn tự nhiên phong phú của mình đối với cộng

đồng địa phương để từ đó lôi kéo sự tham gia và cộng đồng trách nhiệm của họ vào

việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp chung, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài

nguyên môi trường.

PES được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các DVHST bằng

cách kết nối giữa người cung cấp dịch vụ người sử dụng dịch vụ. Hệ thống các VQG

Việt Nam chứa đựng nhiều HST trên cạn, dưới nước, hệ động, thực vật đặc hữu, mức

độ đa dạng sinh học cao. Bên cạnh những giá trị lớn về môi trường, đa dạng sinh học

sẽ có những đóng góp lớn về mặt kinh tế nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý. Do vậy,

bên cạnh các giải pháp chung, cần có những nghiên cứu, áp dụng cụ thể để phát huy

được giá trị đa dạng sinh học của các HST, xây dựng một thị trường mới về môi

trường như sau:

- Theo kinh nghiệm thế giới, từ việc nghiên cứu, đánh giá mô hình thành công của

PES thì Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các dự án, đặc biệt

trong việc xây dựng khung chính sách, pháp luật, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật thông

qua các chương trình xúc tiến. Vì vậy, Nhà nước cần xem xét, xây dựng và ban

hành văn bản qui phạm pháp luật về PES. Việc ra đời văn bản luật qui định về

PES sẽ là cơ sở để triển khai mở rộng các dự án PES đã thí điểm thành công ở

Việt Nam, cũng là khung chính sách để các VQG áp dụng trong công tác quản

lý. Hiện nay, mới chỉ có một văn bản pháp luật về vấn đề này là Quyết định số

Page 97: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 91 KHOA MÔI TRƯỜNG

380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách

thí điểm chi trả DVMTR và đã thực hiện thí điểm.

- Ngoài ra, Chính phủ cần hướng dẫn chi tiết cơ chế PES. Cần xây dựng hướng

dẫn cụ thể để triển khai nội dung về vấn đề tài chính cho việc bảo tồn và phát

triển bền vững đa dạng sinh học, DVMT liên quan đến đa dạng sinh học và bồi

thường thiệt hại về đa dạng sinh học. Nội dung này đã được qui định từ Điều 73

đến Điều 75 trong Luật Đa dạng sinh học 2008, tuy nhiên chưa triển khai hiệu

quả do chưa có văn bản hướng dẫn.

- Cơ chế, chính sách chi trả phải được xây dựng bảo đảm bù đắp được các chi phí

cơ hội và mang lại lợi ích cho toàn cộng đồng và phải tạo được lòng tin để họ

cung cấp các dịch vụ lâu dài.

- Hiện nay, Việt Nam mới chỉ áp dụng công cụ PES đối với HST rừng, tuy nhiên

bên cạnh HST này, nước ta còn rất nhiều HST khác cần bảo tồn có thể áp dụng

được như biển, núi đá vôi, HST dưới nước... Do vậy, đây là vấn đề liên ngành,

cần có khung quốc gia về PES để bảo đảm điều phối và tránh các xung đột.

- Các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như lâm nghiệp, sinh thái, môi

trường, kinh tế, v.v… cùng phối hợp chặt chẽ để xây dựng phương pháp định giá,

lượng giá kinh tế các DVHST, lựa chọn các công cụ kinh tế và đề xuất xây dựng

cơ chế, chính sách chi trả hợp lý. Theo như cách hiểu đó, các VQG cần chú trọng

đến việc lập kế hoạch, xây dựng các phương án và thí điểm các mô hình khai thác

DVHST hiệu quả vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương, vừa tạo nguồn thu

cho công tác bảo tồn của các VQG.

- Các VQG cần sớm xác định các vùng sinh thái có tiềm năng chi trả DVHST, xác

định các DVHST, đồng thời xác định các đối tác cung cấp và sử dụng DVHST

đó.

- Tạo ra quyền lợi hữu hình cho người dân là rất quan trọng: Khai thác DVHST

dưới hình thức PES là khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, vai trò của cộng

đồng đặc biệt là cư dân vùng đệm VQG là rất quan trọng. Quyền lợi của người

dân là một trong các yếu tố then chốt bảo đảm sự bền vững của các hoạt động.

Page 98: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 92 KHOA MÔI TRƯỜNG

Sự tham gia của dân là quan trọng nhưng không đủ, cách thức quản lý cần phải

hết sức phù hợp với lợi ích của người dân. Quyền lợi của người dân phải được

đặt ở vị trí quan trọng nếu muốn sự tham gia của họ. Mặc dù nhận thức có lợi cho

cộng đồng hay về lâu dài, ở thời điểm hiện nay, người dân sẽ không tham gia thật

sự các hoạt động của dự án nếu việc tham gia đó không có lợi cho họ trong thời

điểm trước mắt. Chỉ những hoạt động thật sự thiết thực, đem lại lợi ích cụ thể cho

người dân mới được người dân quan tâm. Do đó, việc thực hiện các hoạt động

nhắm đến những quyền lợi trực tiếp của người dân để hoàn thành những mục tiêu

lâu dài là cần thiết. Nếu được sự đồng tình, họ sẽ ủng hộ, hỗ trợ và tham gia tự

nguyện vào các hoạt động PES. Vì vậy, cần giáo dục, tập huấn nâng cao nhận

thức cho cộng đồng và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng vì đây là chìa

khoá của sự thành công.

- Thí điểm thực hiện các mô hình chi trả DVHST mục tiêu khai thác bền vững các

HST đó. Các mô hình PES nên “kiểm tra – đánh giá – cải thiện” nhiều lần. Sau

đó, từ việc nghiên cứu, đánh giá các mô hình khai thác bền vững DVHST thành

công áp dụng nhân rộng đối với các VQG có HST tương đồng. Học hỏi kinh

nghiệm của các quốc gia trên thế giới như thuế phí tái trồng rừng của Indonesia

(reforestation fee), áp dụng loại vé trọn gói nhiều khu bảo tồn với hệ thống giá

khác nhau tại Costa Rica. Cấu trúc giá mới và nguồn thu tăng giúp chính phủ

nâng cấp cơ sở trang thiết bị của các VQG. Xem xét, nghiên cứu, áp dụng khái

niệm bồi hoàn đa dạng sinh học. Bồi hoàn đa dạng sinh học tạo ra cơ chế tiềm

năng để cân bằng tác động của những dự án/hoạt động phát triển với việc bảo tồn

đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành tố về đa dạng sinh học và chia sẻ

công bằng lợi ích giữa các bên liên quan. Hiện nay vấn đề thực thi chính sách về

đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập và được coi như là một thủ tục

hành chính ở Việt Nam. Khi mà việc lồng ghép nội dung bồi hoàn đa dạng sinh

học thành công thì yêu cầu đánh giá tác động môi trường của dự án sẽ đi vào thực

tế, các tác động của dự án đến đa dạng sinh học sẽ được tính toán và bồi hoàn

Page 99: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 93 KHOA MÔI TRƯỜNG

đầy đủ. Khi đó Ngân sách nhà nước chi cho việc bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh

học sẽ được cắt giảm.

- Căn cứ vào các sự lựa chọn mô hình PES tiềm năng, từng VQG nên xem xét các

chính sách ưu tiên hàng đầu:

+ Nâng cao nguồn thu cho Vườn

+ Xóa đói giảm nghèo cho dân cư khu vực lân cận dựa trên những sinh kế trên.

+ Cải thiện các dịch vụ hệ sinh thái

Từ đó, xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả các Dịch vụ hệ sinh thái, thu hút được

nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước trong việc thực hiện thí điểm các

mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái.

- Các VQG cần chú trọng công tác nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán

bộ về cơ chế, chính sách, công tác thực hiện chi trả dịch vụ môi trường thông qua

các lớp đào tạo ngắn hạn, các buổi tham quan, giao lưu học hỏi từ các mô hình

thí điểm thành công tại các VQG khác. Đây là đối tượng trực tiếp hướng dẫn

người dân tham gia thực hiện theo các mô hình PES đề xuất, đóng vai trò quan

trọng trong sự thành công của các mô hình.

Page 100: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 94 KHOA MÔI TRƯỜNG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết Luận

Hệ thống các VQG Việt Nam chứa đựng hầu hết các kiểu HST với giá trị đa dạng

sinh học cao bậc nhất trên thế giới, áp lực của cư dân vùng đệm các VQG lên HST

của vườn là vấn đề quan tâm nhất trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Giải

pháp tính đến là làm thế nào cân bằng hài hòa được giữa mục tiêu bảo tồn và mục

tiêu phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương, tránh xung đột giữa các bên liên

quan và kiểm soát được các hoạt động gây suy thoái HST. Phương pháp quản lý các

VQG dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của vườn được xem là hướng đi

hiệu quả trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, bên cạnh đó cũng là phương án tối ưu cải

thiện được các DVHST.

Nghiên cứu sau khi phân tích những hoạt động khai thác giá trị DVHST đang triển

khai tại ba VQG điển hình, nhận thấy tiềm năng chi trả DVHST đối với mỗi VQG

như sau:

- Điển hình cho hệ sinh thái rừng trên núi trung bình, VQG Bidoup là một ứng cử

viên mạnh mẽ cho PFES. Khi mà những hộ dân tộc thiểu số nghèo khu vực vùng

đệm VQG đang được nhận tiền chi trả DVMTR cho hoạt động trồng và bảo vệ

rừng từ các nhá máy thủy điện, nhá máy nước và các công ty du lịch sử dụng

nguồn lợi từ rừng, kết quả của mô hình này là cái nhìn khả quan trong công tác

quản lý HST rừng. Tuy vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc thiết lập một cơ

chế chi trả thích đáng, bài học kinh nghiệm rút ra sẽ là nền tảng để hoàn thiện hệ

thống chính sách về PFES.

- Hiện tại, VQG Xuân Thủy đang lên kế hoạch cũng như triển khai nhiều mô hình

hướng tới khai thác bền vững DVHST của Vườn như: mô hình khai thác bền

vững cây thuốc, sử dụng bền vững nguồn lợi ngao và mô hình du lịch sinh thái.

Đối với VQG Xuân Thủy, có thể đề xuất một số mô hình PES tiềm năng như: mô

hình PES cho hoạt động “Bảo vệ vùng ven biển”, “Du lịch sinh thái”, “Hấp thụ

và lưu trữ Cacbon” và “Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, con giống tự nhiên và nguồn

thức ăn và nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”. Mô hình PES tiềm năng

Page 101: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 95 KHOA MÔI TRƯỜNG

thứ tư nêu trên, hiện đang được thí điểm, tuy nhiên kết quả đầu ra chưa được đánh

giá, nhưng đây sẽ là tiền đề để xây dựng cơ chế chi trả hợp lý cải thiện loại hình

dịch vụ này.

- Các giá trị DVHST của VQG Cát Bà vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ,

dẫn đến việc khai thác DVHST được đánh giá là chưa hiệu quả. Với đặc trưng

HST rừng trên núi đá vôi và một diện tích lớn thảm rừng ngập mặn, bên cạnh

những mô hình PES tiềm năng như đã đề xuất tại VQG Xuân Thủy, với lợi thế

về giá trị cảnh quan VQG Cát Bà nên ưu tiên phát triển nghiên cứu thiết lập một

cơ chế PES thích hợp đối với loại hình “Dịch vụ du lịch sinh thái” và “Dịch vụ

cung ứng bãi đẻ, con giống tự nhiên và nguồn thức ăn và nguồn nước từ rừng cho

nuôi trồng thủy sản”.

Như vậy có thể nói, mỗi VQG đều có đặc thù riêng ưu tiên phát triển mô hình

PES tiềm năng phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với tất cả các mô hình PES nên

“kiểm tra – đánh giá – cải thiện” nhiều lần, sẽ có những cấu trúc PES có nhiều khả

năng thành công hơn những cấu trúc khác. Tiêu chí quan trọng để đáp ứng được:

- Giao dịch tự nguyện

- Bổ sung (lựa chọn đối tượng chi trả cá nhân/tập thể, chính sách để xây dựng

hồ sơ chi trả tới người dân, xây dựng chính sách riêng đối với từng loại hình

dịch vụ, có hướng dẫn cho từng vùng vì mỗi vùng có đặc thù riêng ….)

- Bao gồm số lượng tối đa những người được hưởng lợi.

Nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý các VQG

dựa trên việc khai thác bền vững các HST của Vườn, nhận thấy được tầm quan trọng

của phương pháp trong việc bảo vệ các HST, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn nước và

tài nguyên thiên nhiên, huy động nguồn tài chính bền vững cho sự giữ gìn và quản lý

các VQG, cùng với đó là cải thiện điều kiện kinh tế cho các hộ dân khu vực lân cận.

Kiến nghị

Để khai thác bền vững DVHST tại các VQG nói riêng và đối với các khu vực

khác nói chung, vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng:

Page 102: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 96 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Nhà nước cần thúc đẩy nhu cầu/ cung ứng đối với các loại DVHST

- Thông tin tới các thành phần thị trường ( về DVHST và cơ chế chi trả DVHST)

- Giảm các chi phí giao dịch

- Thực hiện các nghiên cứu thí điểm/thị trường DVHST thí điểm và đánh giá

kết quả thì điểm trước khi nhân rộng.

Đối với từng VQG cần xây dựng được những chiến lược khai thác bền vững DVHST

dựa trên điều kiệu thực tế, thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong

vào ngoài nước cho các hoạt động ưu tiên:

- Lượng giá tài nguyên thiên của Vườn, xác định những vùng sinh thái có tiềm

năng chi trả DVHST để đưa vào khai thác.

- Thực hiện các mô hình thí điểm khai thác bền vững DVHST theo cơ chế chi

trả DVHST phù hợp, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình PES thành công

tại các VQG khác

- Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ Vườn, tuyên truyền nâng

cao nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của họ khi tham gia vào các

mô hình khai thác bền vững DVHST

Page 103: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 97 KHOA MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Luật đa dạng sinh học 20/2008/QH12

2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 29/2004/QH11

3. Nghị định 99/2010/NĐ – CP, về chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4. Nghị định 117/2010/NĐ – CP, về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

5. Quyết định 186/2006/QĐ – TTg, ban hành quy chế quản lý rừng

6. Quyết định 126/QĐ – TTg, về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo

vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.

7. Quyết định số 380/QĐ-TTg, về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường

rừng

8. Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam, Dự án phát triển ngành lâm nghiệp, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (07/2010), Báo cáo tham vấn xã hội

Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng – Việt Nam.

9. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng (8/2013), báo cáo: “Việc thành

lập và vận hành quỹ bảo vệ và phát triền rừng tỉnh Lâm Đồng”

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng (9/2013), báo cáo hội thảo

EBA: “Hoạt động và cơ chế chia sẻ lợi ích từ REDD+ và PFES trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng”.

11. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế - IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn

quản lý khu bảo tồn thiên nhiên - Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế.

12. Tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (08/2013), Chi trả các dịch vụ môi

trường ở Việt Nam – từ chính sách tới thực tiễn.

13. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (06/2006), đề án thí điểm: “Khai thác sử dụng

bền vững nguồn lợi ngao giống (ngao cám và ngao thóc) tự nhiên trên vùng

đất ngập nước ở cửa sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy”

14. Vụ bảo tồn Thiên nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo

cáo những vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở

các Vườn quốc gia và Kết quả rà soát ba loại rừng.

15. Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà (05/2013), báo cáo: “Thực hiện chinh sách

thí điểm chi trả dịch vụ môi trừng rừng tại vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà,

tỉnh Lâm Đồng”

16. Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà (01/2013), báo cáo: “Công bố quy hoạch du

lịch sinh thái Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà”.

17. Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà (2013), báo cáo: “Cơ chế tài chính bền vững

Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà”

Page 104: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 98 KHOA MÔI TRƯỜNG

18. Vườn quốc gia Xuân Thủy (10/2013), Báo cáo “Thực hiện phương án chia sẻ

lợi ích tại Vườn quốc gia Xuân Thủy”

19. Vườn quốc gia Xuân Thủy (12/2012), Báo cáo nghiên cứu: “Đánh giá giá trị

tài nguyên thiên nhiên trong vùng lõi phục vụ cho thí điểm áp dụng cơ chế

chia sẻ lợi ích với cộng đồng vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy”

20. Nguyễn Viết Cách (10/2011), Tiềm năng thực hiện PES tại Vườn quốc gia

Xuân Thủy, Vườn quốc gia Xuân Thủy.

21. Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Trần Minh Phượng,

Nguyễn Hữu Thọ (2007), Đặc điểm kinh tế - xã hội Vườn quốc gia Xuân

Thủy, Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn - Trung tâm Bảo

tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MERC – MCD)

22. Dương Bích Hạnh, Đào Huy Giáp, Lê Thanh Bình, Nghiêm Kim Hoa, Phát

triển cây lâm sản ngoài gỗ - một giải pháp sử dụng bền vững đa dạng sinh

học tại khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà.

23. Nguyễn Mạnh Hiệp (2013), Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam,

Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 3: 337 - 344

24. Lê Văn Hưng, Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng tại Việt Nam,

Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

25. PGS.TS Phạm Văn Lợi (2011), Sách chuyên khảo: “Kinh tế hóa lĩnh vực môi

trừơng: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Viện khoa học và quản lý môi

trường, Tổng cục môi trường

26. Phạm Hồng Lượng, 8/2013, Báo cáo: “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường

rừng ở Việt Nam – Thực tiễn và các giải pháp”, Quỹ Bảo vệ và Phát triển

rừng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

27. Nguyễn Tuấn Phú (2008), Về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam

28. Vũ Tấn Phương, Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng

29. Vũ Tấn Phương và cs (2008), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu định giá rừng

ở Việt Nam, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

30. Vũ Tấn Phương (2009), Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam, Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 2-2009 (85-92)

31. Nguyễn Chí Thành (2013), Báo cáo hội thảo EBA: “Những bài học kinh

nghiệm từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái ở các tỉnh Lâm Đồng và Sơn La, Việt

Nam”

32. Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung, “Tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái và đánh

đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái hướng tới phát triển bền vững”, Trung tâm

Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội

Page 105: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 99 KHOA MÔI TRƯỜNG

33. Hoàng Việt (10/2013), Báo cáo hội thảo EBA: “Lập bản đồ các hệ sinh thái,

đánh giá tính dễ bị tổn thương và lượng giá các dịch vụ hệ sinh thái cho quy

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học”, WWF Việt Nam

34. Dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của Vườn quốc gia

BiDoup – Núi Bà” (3/2013), báo cáo: “Hướng tới thiết lập quản lý hợp tác

tại Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà”.

35. Dự án “ Nâng cao sức đề kháng và hồi phục truớc biến đổi khí hậu và tai biến

môi trường các khu dự trữ ven biển Việt Nam thông qua tăng cường quản lý

tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng”, Báo

cáo: “Hiện trạng sinh kế nuôi biển vùng đệm khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

trong bối cảnh biến đổi khí hậu”

Trang Web

36. http://vuonquocgiaxuanthuy.org.vn

37. http://bidoupnuiba.gov.vn

38. http://vuonquocgiacatba.com.vn

39. http://mcdvietnam.org

40. https://sites.google.com/site/moitruongthuysan/moi-truong-thuy-san/nghien-

cuu-danh-gia/nuoi-ca-bien-o-cat-ba

Báo cáo: “Nuôi cá biển ở Vịnh Cái Bèo, Cát Bà, Hải Phòng” (2010)

Tài liệu tiếng Anh

41. Internationak Union for Conservation of Nature (2008), Guidelines for

applying protected area management categories

42. World resources indtitude, “Ecosystem services – a guide for decision

markers”

43. Robert Munroe (10/2013), Bringing ecosystem servies into decision – making:

a toolkit for rapid assessment of sites, EBA Workshop

44. Steven Orchard & Fell Kalaba (10/2013), Using an ecosystem based approach

to understand social ecological systems: linking livehoos and fores services

in VietNam and Zambia, EBA Workshop

45. Vu Thi Hanh, Patricia Moore and Lucy Emerton (2009), Review of Laws and

Policies Related to Payment for Ecosystem Services in Viet Nam, IUCN

Page 106: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 100 KHOA MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Tổng hợp số hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR

Vùng STT Tên các Quỹ BV & PTR Tổng cộng Phân theo đơn vị sử dụng dịch vụ

Thủy điện Nước sạch Du lịch

Sông Hồng 1 Trung ương 32 29 3 0

Tây Bắc 2 Sơn La 6 5 1

3 Lai Châu 4 4

4 Điện Biên 2 1 1

5 Hòa Bình 6 3 3

Tổng phụ 18 13 5 0

Đông Bắc 6 Yên Bái 9 7 2

7 Lào Cai 38 17 1 20

8 Tuyên Quang 0

9 Cao Bằng 0

10 Hà Giang 17 8 9

Tổng phụ 64 32 12 20

Bắc Trung

Bộ

11 Thanh Hóa 6 1 4 1

12 Nghệ An 9 6 3

13 Quảng Trị 1 1

14 Thừa Thiên Huế 3 2 1

Tổng phụ 19 10 8 1

Tây

Nguyên

15 Kon Tum 12 12

16 Đắk lắk 8 8

17 Đắk Nông 9 8 1

18 Gia Lai 20 19 1

19 Lâm Đồng 40 14 12 14

Tổng phụ 89 61 14 14

Duyên Hải 20 Quảng Nam 17 14 3

21 Bình Định 0

22 Phú Yên 1 1

23 Ninh Thuận 2 1 1

24 Bình Thuận 1 1

25 Bình Phước 4 3 1

Tổng phụ 25 16 8 1

Tổng cộng 247 161 50 36

Nguồn: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam

Page 107: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 101 KHOA MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC 2: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà

TT Kiểu thảm Diện

tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

Phân bố

Tổng đất Lâm Nghiệp 18,012 60

I Thảm thực vật 15,510 52

Rừng nguyên sinh TX mưa ẩm trên

núi đá vôi

1045,2 6 Tây Bắc, Chân Trâu, Gia Luận, Phù

Long, Việt Hải

Rừng TS nghèo TX mưa ẩm trên núi

đá vôi

4900,2 27 Trân Châu, Gia Luận, Việt Hải, Xuân

Đám, Hiền Hảo

Rừng TX mưa ẩm PH trên núi đá vôi 8,1 Trân Châu, Gia Luận

Rừng ngập nước trên thung núi đá vôi 3,6 Trung tâm VQG

Rừng phụ thứ sinh nửa PH sau nương

rẫy

41,6 Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hảo, Gia

Luận

Cây bụi, cây tái sinh trên núi đá vôi 8016,7 45 Các khu vực có núi đá vôi

Trảng cây bụi, cây tái sinh trên núi đất 506,7 3 Trong và bao quanh khu vực VQG

Rừng trồng 355,4 2 Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hảo, Gia

Luận

Rừng ngập mặn 632,5 4 Phù Long, Gia Luận

II Núi đá trọc 2502,0 8 Các đỉnh hoặc các phiến đá lớn

(quanh VQG)

Nguồn: Quy hoạch VQG Cát Bà 2005

PHỤ LỤC 3

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN/ HỘ GIA ĐÌNH VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC DỊCH VỤ HỆ SINH

THÁI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP-NÚI BÀ

(Đối tượng phỏng vấn là các cá nhân/ hộ gia đình được giao nhận khoán trồng và bảo vệ rừng)

Kính gửi: Quý ông/bà đang sinh sống trong Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà và các khu vực vùng

đệm VQG.

Tôi là: Cao Hoàng Thanh Mai - Học viên Cao học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -

Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Khai thác bền

vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bi Doup”

nhằm nghiên cứu việc khai thác các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là công tác chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng

tại ba Vườn quốc gia điển hình cho ba kiểu hình hệ sinh thái rừng, từ đó đề xuất hướng khai thác hiệu quả dịch

vụ hệ sinh thái tiến tới phát triển bền vững các Vườn quốc gia/khu bảo tồn tại Việt Nam. Để phục vụ công tác

Page 108: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 102 KHOA MÔI TRƯỜNG

nghiên cứu, tôi cần thu thập một số thông tin về Vườn quốc gia BiDoup, và hoạt động khai thác dịch vụ hê

sinh thái của người dân trong khu vực nghiên cứu. Kính mong quý ông/bà đang sinh sống tại địa phương giúp

đỡ để tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Tôi xin đảm bảo rằng, các thông tin cá nhân về tên, tuổi, nghề

nghiệp, chức vụ sẽ được giữ kín, không phục vụ cho các hoạt động thực thi pháp luật ở địa phương cũng như

công tác truyền thông. Nếu quý ông/bà có thắc mắc gì xin liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

Họ và tên: Cao Hoàng Thanh Mai

Địa chỉ liên lạc:

Điện thoại:

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quí báu của ông bà!

Mã Phiếu: ................................

(Hãy điền vào ô trống dấu - nếu đồng ý)

Thời gian phỏng vấn: Ngày....../....../2013

Địa bàn phỏng vấn:...........................................................................................

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

Tên người trả lời phỏng vấn:..............................................................................................................................

Điện thoại:…………………………………………………….…………………………………...……………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….………………..….

Câu 1. Cho biết tuổi của Ông/ bà

(1) Từ 18 – 25 tuổi

(2) Từ 26 – 35 tuổi

(3) Từ 36 – 45 tuổi

(4) Từ 46 – 55 tuổi

(5) Từ 56 – 65 tuổi

(6) Trên 65 tuổi

Câu 2. Giới tính

(1) Nam (2) Nữ

Câu 3. Trình độ học vấn của ông/bà

(1) Không biết đọc, biết viết

(2) Tiểu học

(3) Trung học cơ sở

(4) Trung học phổ thông

(5) Trung cấp trở lên

Câu 4. Nghề nghiệp chính của Ông/bà

(1) Cơ quan hành chính sự nghiệp

(2) Khối doanh nghiệp (Nhà nước/Tư nhân)

(3) Buôn bán/ Kinh doanh

(4) Nội trợ/Không đi làm

(5) Nông dân

(6) Khác (ghi rõ):.............

Câu 5. Ông/bà có mức thu nhập hàng tháng?

(1) Dưới 500.000 đồng

(2) Từ trên 500.000 – dưới 1 triệu đồng

(3) Từ 1 triệu – dưới 5 triệu đồng

(4) Trên 5 triệu đồng

(5) Không trả lời

Page 109: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 103 KHOA MÔI TRƯỜNG

Tuổi Số hộ chọn

(1) Từ 18 – 25 tuổi

(2) Từ 26 – 35 tuổi

(3) Từ 36 – 45 tuổi

(4) Từ 46 – 55 tuổi

(5) Từ 56 – 65 tuổi

(6) Trên 65 tuổi

8

3

12

15

4

Giới tính Số hộ chọn

(1) Nam

(2) Nữ

37

5

Trình độ học vấn Số hộ chọn

(1) Không biết đọc, biết viết

(2) Tiểu học

(3) Trung học cơ sở

(4) Trung học phổ thông

(5) Trung cấp trở lên

8

29

5

0

0

Nghề nghiệp chính của Ông/bà Số hộ chọn

(1) Cơ quan hành chính sự nghiệp

(2) Khối doanh nghiệp (Nhà nước/Tư nhân)

(3) Buôn bán/ Kinh doanh

(4) Nội trợ/Không đi làm

(5) Nông dân

(6) Khác

0

0

0

5 (thỉnh thoảng đi thu hoạch cà phê, bắp, hồng)

37

Được giao khoán bảo vệ rừng

Ông/bà có mức thu nhập hàng tháng? Số hộ chọn

(1) Dưới 500.000 đồng

(2) Từ trên 500.000 – dưới 1 triệu đồng

(3) Từ 1 triệu – dưới 5 triệu đồng

(4) Trên 5 triệu đồng

(5) Không trả lời

0

33

9

0

0

PHẦN II. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN KHI THAM GIA TRỒNG VÀ BẢO VỆ RỪNG

Câu 1: Ông/bà cho biết, Rừng có vai trò như nào đối với cuộc sống của ông/bà?

(1) Cung cấp gỗ, củi

(2) Cung cấp các lâm sản khác ngoài gỗ

(3) Bảo vệ và chống xói mòn đất

(4) Lưu trữ và cung cấp nguồn nước

(5) Giúp khí hậu trong lành và mát mẻ hơn

(6) Phòng chống lũ lụt

Page 110: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 104 KHOA MÔI TRƯỜNG

(7) Thu tiền từ du lịch

(8) Vai trò khác:……………………………………..

Câu 2: Ông/bà biết gì về VQG Bidoup?

(1) Cơ quan về môi trường

(2) Cơ quan bảo vệ các loài động, thực vật

(3) Cơ quan bảo vệ rừng

(4) Cơ quan giúp phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Câu 3: Ông / bà có biết những hoạt động bị cấm trong Vườn quốc gia không?

(1) Có biết (2) Không biết

Các hoạt động cụ thể…………..……...………………………………………….…………….

Vai trò của Rừng đối với cuộc sống của ông/bà Số hộ chọn

(1) Cung cấp gỗ, củi

(2) Cung cấp các lâm sản khác ngoài gỗ

(3) Bảo vệ và chống xói mòn đất

(4) Lưu trữ và cung cấp nguồn nước

(5) Giúp khí hậu trong lành và mát mẻ hơn

(6) Phòng chống lũ lụt

(7) Thu tiền từ du lịch

(8) Vai trò khác:……………………………………..

42

25

10

10

35

4

0

Thu tiền từ hoạt động trồng và bảo vệ rừng

Ông/bà biết gì về VQG BiDoup? Số hộ chọn

(5) Cơ quan về môi trường

(6) Cơ quan bảo vệ các loài động, thực vật

(7) Cơ quan quản lý bảo vệ rừng

(8) Cơ quan giúp phát triển kinh tế xã hội của địa phương

12

30

42

37

Ông/bà có biết những hoạt động bị cấm trong VQG ? Số hộ chọn

(1) Có

(2) Không

42

0

Ý kiến: Cấm chặt phá rừng đốt nương làm

rẫy, săn bắn các loài động vật quý hiếm,

cấm lấn chiếm đất rừng,……

Câu 4 : Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng

1. Ông/bà có tham gia vào hoạt động trồng và bảo vệ rừng hay không ?

(1) Trồng rừng (2) Bảo vệ rừng (3) Không tham gia

Nếu có tham gia, thì xin ông/bà cho biết thêm thông tin về hoạt động :

Hoạt động

tham gia

Từ

năm

nào

Diện tích

Rừng được

giao (ha)

Khu vực

rừng trồng

và bảo vệ

Mục đích

Rừng trồng

(bảo vệ)

Nguồn thu từ

hoạt động trồng

(bảo vệ) rừng

Thông

tin khác

Page 111: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 105 KHOA MÔI TRƯỜNG

1. Trồng rừng

2. Bảo vệ rừng

Kết quả phỏng vấn :

- Tổng diện tích rừng được giao trồng mới : 32ha

- Tổng diện tích rừng được giao bảo vệ : 1240,65ha

- Khu vực được giao khoán: xã Đạ Long; Thôn Đankia, xã Lát ; xã Đa Sar; thôn Bon dơng, thị trấn Lạc

Dương

- Tổng số tiền thu được từ hoạt động trồng và bảo vệ rừng: 25,2 triệu/tháng

- Thông tin khác: Diện tích đất giao trồng mới rừng rất ít, mỗi hộ chỉ được nhận từ 1-2ha, trồng theo đợt.

2. Ông/bà cho biết tiền được trả khi bảo vệ và trồng 1ha rừng có phù hợp với công sức ông/bà bỏ ra

không ?

1) Có (2) Không

3. Ông/bà cho biết trước khi được giao khoán Trồng và bảo vệ rừng, ông/bà tham gia vào các hoạt

động nào sau đây?

a. Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy

b. Khai thác gỗ, củi

c. Khai thác lâm sản phụ

d. Săn bắt chim, thú trái phép

e. Dựng chòi, nhà trái phép

4. Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia trồng và bảo vệ rừng?

Thuận lợi:………………………………………………………………………………………………………..……..…

Khó khăn: ………………………………………………………………………………………………………..……….

1. Nhận tiền chậm trễ

2. Mức chi trả thấp

3. Bảo vệ khó khăn do lâm tặc hoành hành

4. Bảo vệ khó khăn do dân lấn đất rừng

Các lý do khác:……………………………………………………………………………….

5. Ông / bà có được tham gia tập huấn hoặc thông báo để phối hợp bảo vệ rừng đầu nguồn với Ban

quản lý VQG BiDoup không?

(1) Có (2) Không

Cụ thể ……………………..……………………………………………………………………………………..

..................................................................................................................................................................

6. Ông / bà có đề xuất gì cho công tác bảo tồn tại VQG Bidoup hiện nay không?

(1) Có (2) Không

Đề xuất : ……………………………………………………………………………………………………….

7. Ông / bà có đề xuất gì để phát triển kinh tế của gia đình cũng như kinh tế địa phương ông/bà

không?

(1) Có (2) Không

Page 112: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 106 KHOA MÔI TRƯỜNG

Đề xuất : ................................................... …………………………………………………………………….

..................................................................................................................................................................

8. Để làm tốt hơn những vấn đề về bảo tồn trong VQG ông/bà có nhận xét gì về cấp quản lý

Ứng xử với dân: …………………………….……………………………………..………………………….

……………………………………………………………………………………………………..

Cách xử lý vấn đề:………………………………….…………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..………………………..

Những góp ý khác.................................................................................................................................................

9. Nguyện vọng của ông/bà đối với vườn quốc gia Bidoup và chính quyền địa phương là gì?

……………. ...................................... ………………..………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ông/bà!

Tiền được trả khi bảo vệ và trồng 1ha rừng

có phù hợp với công sức ông/bà bỏ ra không?

Số hộ chọn

(1) Có

(2) Không

(3) Ý kiến khác

34

0

8

(Nghe đâu chuẩn bị tăng 50.000đ/ha, thấy thế mới phù hợp)

Trước khi được giao khoán Trồng và bảo vệ

rừng, ông/bà tham gia vào các hoạt động nào

sau đây?

Số hộ chọn

a. Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy

b. Khai thác gỗ, củi

c. Khai thác lâm sản phụ

d. Săn bắt chim, thú trái phép

e. Dựng chòi, nhà trái phép

38

42

42

10

0

Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia

trồng và bảo vệ rừng?

Số hộ chọn

Thuận lợi: ……………………………………

Khó khăn:

1. Nhận tiền chậm trễ

2. Mức chi trả thấp

3. Bảo vệ khó khăn do lâm tặc hoành hành

4. Bảo vệ khó khăn do dân lấn đất rừng

Các lý do khác:………………………………

- Công việc làm thêm, tăng thêm thu nhập

- Được cán bộ kiểm lâm và vườn tham gia bảo vệ cùng

- Bảo vệ rừng theo nhóm thuận lợi.

0

8

2

9

Đi vào rừng kiểm tra có khi lâu, cả tuần mới về, đi bộ

nhiều, nguy hiểm.

Page 113: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 107 KHOA MÔI TRƯỜNG

Ông bà có được tham gia tập huấn hoặc thông

báo để phối hợp bảo vệ rừng đầu nguồn với

Ban quản lý VQG BiDoup không?

Số hộ chọn

(1) Có

(2) Không

42

0

Ông / bà có đề xuất gì cho công tác bảo tồn

tại VQG BiDoup hiện nay không?

Số hộ chọn

(1) Có

(2) Không

0

42

Ông/bà có đề xuất gì để phát triển kinh tế của

gia đình cũng như kinh tế địa phương không?

Số hộ chọn

(1) Có

(2) Không

42

Tăng thêm đất rừng bảo vệ, để dân có thêm tiền

Để làm tốt hơn những vấn đề về bảo tồn trong

VQG ông/bà có nhận xét gì về cấp quản lý?

Ý kiến người dân

- Từ sau khi được trả tiền Bảo vệ rừng thấy Cán bộ

kiểm lâm và cán bộ Vườn tốt

Nguyện vọng của ông/bà đối với VQG

Bidoup và chính quyền địa phương là gì?

Ý kiến người dân

Tăng thêm diện tích rừng được bảo vệ,

Tăng thêm tiền được bảo vệ, và trồng rừng/ha

Thêm quyền hạn để ngăn chặn các vụ phá rừng

Khen thưởng khi ngăn chặn được vụ lớn

Muốn có một ít gỗ để làm nhà, ít củi khô để đun nấu

Muốn được thu hái một số lâm sản không gây ảnh

hưởng tới rừng

Muốn được làm thêm một số việc gì đó có thêm tiền.

PHỤ LỤC 4

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN/ HỘ GIA ĐÌNH VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC DỊCH VỤ HỆ SINH

THÁI KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY

Kính gửi quý ông/bà đang sinh sống trong Vườn quốc gia Xuân Thủy và các khu vực lân cận.

Tôi là: Cao Hoàng Thanh Mai - Học viên Cao học môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -

Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Khai thác bền

vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bi Doup”

Page 114: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 108 KHOA MÔI TRƯỜNG

nhằm nghiên cứu việc khai thác các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là công tác chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng

tại ba Vườn quốc gia điển hình cho ba kiểu hình hệ sinh thái rừng, từ đó đề xuất hướng khai thác hiệu quả dịch

vụ hệ sinh thái tiến tới phát triển bền vững các Vườn quốc gia/khu bảo tồn tại Việt Nam. Để phục vụ công tác

nghiên cứu, tôi cần thu thập một số thông tin về Vườn quốc gia Xuân Thủy, và hoạt động khai thác dịch vụ hê

sinh thái của người dân trong khu vực nghiên cứu. Kính mong quý ông/bà đang sinh sống tại địa phương giúp

đỡ để tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Tôi xin đảm bảo rằng, các thông tin cá nhân về tên, tuổi, nghề

nghiệp, chức vụ sẽ được giữ kín, không phục vụ cho các hoạt động thực thi pháp luật ở địa phương cũng như

công tác truyền thông. Nếu quý ông/bà có thắc mắc gì xin liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

Họ và tên: Cao Hoàng Thanh Mai

Địa chỉ liên lạc:

Điện thoại:

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quí báu của ông bà!

Mã Phiếu: ................................

(Hãy điền vào ô trống dấu - nếu đồng ý)

Thời gian phỏng vấn: Ngày....../........../2013

Địa bàn phỏng vấn:...............................................................................................................................................

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

Tên người trả lời phỏng vấn:..............................................................................................................................

Địa chỉ:

(1) Giao Thiện (2) Giao An

(3) Giao Lạc (4) Giao Xuân (5) Giao Hải

Câu 1. Cho biết tuổi của Ông/ bà

(1) Từ 18 – 25 tuổi

(2) Từ 26 – 35 tuổi

(3) Từ 36 – 45 tuổi

(4) Từ 46 – 55 tuổi

(5) Từ 56 – 65 tuổi

(6) Trên 65 tuổi

Câu 2. Giới tính

(1) Nam (2) Nữ

Câu 3. Trình độ học vấn của ông/bà

(1) Không biết đọc, biết viết

(2) Tiểu học

(3) Trung học cơ sở

(4) Trung học phổ thông

(5) Trung cấp, cao đẳng

(6) Đại học/Trên đại học

Câu 4. Nghề nghiệp chính của Ông/bà

(1) Công/viên chức nhà nước

(2) Làm thợ (tiểu thủ công nghiệp, xây,..)

(3) Buôn bán/ Kinh doanh

(4) Nội trợ/Không đi làm

(5) Nông dân

(6) Nuôi trồng thủy sản

(7) Khai thác thủy hải sản

(8) Khác (ghi rõ):........................

Page 115: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 109 KHOA MÔI TRƯỜNG

Câu 5. Ông/bà có mức thu nhập hàng tháng?

(1) Dưới 500.000 đồng

(2) Từ trên 500.000 – dưới 1 triệu đồng

(3) Từ 1 triệu – dưới 5 triệu đồng

(4) Từ 5 triệu – 10 triệu đồng

(5) Trên 10 triệu đồng

(6) Không trả lời

Giới tính Số người chọn

1. Nam

2. Nữ

59

41

Trình độ học vấn

(1) Không biết đọc, biết viết

(2) Tiểu học

(3) Trung học cơ sở

(4) Trung học phổ thông

(5) Trung cấp trở lên

0

5

59

27

9

Nghề nghiệp

(1) Công/viên chức nhà nước

(2) Làm thợ (xây, mộc,may....)

(3) Buôn bán/ Kinh doanh

(4) Nội trợ/Không đi làm

(5) Nông dân

(6) Nuôi trồng thủy sản

(7) Khai thác thủy hải sản

7

2

10

5

71

24

28

Thu nhập bình quân hàng tháng

(1) Dưới 500.000 đồng

(2) Từ trên 500.000 – dưới 1 triệu đồng

(3) Từ 1 triệu – dưới 5 triệu đồng

(4) Từ 5 triệu – 10 triệu đồng

(5) Trên 10 triệu đồng

(6) Không trả lời

0

0

62

10

17

11

PHẦN II. NGƯỜI DÂN TIẾP CẬN VỚI CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VQG XUÂN THỦY

Câu 1. Gia đình ông/bà tham gia những hoạt động gì trong những hoạt động sau? (C201)

Kết quả phỏng vấn

Khai thác gỗ củi Số người chọn Trồng rừng Số người chọn

1. Có

2. Không

0

100

1. Có

2. Không

12

88

Page 116: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 110 KHOA MÔI TRƯỜNG

Khai thác dược liệu Số người chọn Bảo vệ rừng Số người chọn

1. Có

2. Không

3

97

1. Có

2. Không

12

88

Nuôi trồng thủy sản Số người chọn Du lịch sinh thái Số người chọn

1. Có

2. Không

24

76

1. Có

2. Không

0

100

Khai thác thủy sản Số người chọn

1. Có

2. Không

28

72

Câu 2: Ông/ bà gặp những thuận lơi, khó khăn gì khi tham gia các hoạt động trên? (C202)

Thuận lợi:………………………………………………………………………………………………………...

....... ………………………………………………………………………………………………..…

Khó khăn…………………………………………...…………………………………………….………..…....

Câu 3: Ông / bà có biết những hoạt động bị cấm trong Vườn quốc gia không? (C203)

(2) Có biết (2) Không biết rõ ràng (3) Không biết

Các hoạt động cụ thể…………...…………………..…………………………………………………………

........ ……………………………………….……………………………………………………………….......

Câu 4 : Ông/bà có hài lòng với nguồn lợi tự nhiên có được từ vùng rừng ngập mặn và bãi triều đem lại

không? (C204)

(1) Có (2) Không

Hoạt động tham gia

Có/

không

Từ

năm

nào

Thời gian tham

gia

1.Toàn thời gian

2. Bán thời gian

3. Theo mùa vụ

4. Không ổn định

Thu nhập

bình quân/

năm

(triệu/năm)

Khu

vực

hoạt

động

Sự ổn định

1. Ổn định

2. Thu nhập thấp

đi/công việc ít đi

3. Thu nhập cao

hơn/Nhiều việc hơn

1. Khai thác gỗ củi

2. Khai thác dược liệu

3. Nuôi trồng thủy sản

4. Khai thác thủy sản

5. Trồng rừng

6. Bảo vệ rừng

7. Du lịch sinh thái

8. Hoạt động khác....

Page 117: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 111 KHOA MÔI TRƯỜNG

Thuận lợi, khó khăn khi tham gia các hoạt

động trên

- Thuận lơi

- Khó khăn

Chính quyền địa phương tạo điều kiện, mức phí thuê

nuôi trồng thủy sản phù hợp, có đường thuận tiện ra đầm

Trồng và bảo vệ rừng có hỗ trợ

Khai thác cây thuốc có hướng dẫn của kiểm lâm

Với nuôi trồng thủy sản thì thời tiết thất thường, may

rủi, chưa có điện ra đầm

Trồng và bảo vệ rừng ít quá, từng đợt

Ông bà có biết nhưng hoạt động bị cấm trong

VQG

Số người chọn

1. Có

2. Không

68 (cấm phá rừng, cấm săn bắn chim, cấm khai thác hủy

diệt các loại thủy sản)

32

Ông và có hài lòng với nguồn lợi tự nhiên của

VQG

Số người chọn

1. Có

2. Không

77

23

PHẦN III. DỊCH VỤ CUNG ỨNG BÃI ĐẺ, NGUỒN THỨC ĂN VÀ CON GIỐNG TỰ NHIÊN,

SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC TỪ RỪNG CHO NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN

Câu 1: Gia đình ông/bà có tham gia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản không? (C205)

(1) Có (23) (2) Không (77)

Nếu có tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản, dưới hình thức:

Loại hình

nuôi trồng

Loại thủy sản (có

trong diện tích

nuôi)

Diện

tích

(ha)

Sở hữu Khu vực Đặc điểm

vùng nuôi

Loại hình

1. Đầm

tôm (11)

2. Vây

ngao giống

(5)

3. Vây

ngao thịt

(7)

4. Nuôi

thủy sản

1. Tôm thả

2. Tôm tự nhiên

3. Ngao giống

4. Ngao thịt

5.Nhuyễn thể khác

6. Cá

8. Cua biển

9. Rau câu

10. Các loài thủy

sinh khác

1.Chủ

đầm/vây

dài hạn

2.Đấu

lại ngắn

hạn

1.Ao, kênh và ruộng nội

đồng

2.Bãi trong (RNM trong

đầm tôm)

3.RNM Cồn Ngạn (rừng

trồng)

4.Bãi bồi Cồn Ngạn

5.RNM tự nhiên (RNM có

sẵn - Cồn Lu)

6.Bãi bồi Cồn Lu

7.Rừng phi lao

1. Có cây

ngập mặn

2. Đầm trắng

3. Bãi để

trống nhiều

tháng trong

năm

4. Đầm tôm

cải tạo nuôi

vạng

1.Nuôi

quảng canh

2.Nuôi bán

thâm canh

3.Nuôi

thâm canh

4.Nuôi

công

nghiệp

5.Nuôi theo

mô hình ao

Page 118: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 112 KHOA MÔI TRƯỜNG

có giá trị

khác (10)

8.Sông lạch trong RNM

9.Biển

10.Cồn Xanh và các cồn cát

tôm sinh

thái

Sự thay đổi sản lượng so với 5 năm trước

+% : Tăng bao nhiêu phần trăm

-% : Giảm bao nhiêu phần trăm

Lý do cho sự thay đổi

- Ô nhiễm MT, nguồn nước, khí hậu thay đổi,

nguồn giống tự nhiên ít, độ mặn thất thường,..

Câu 2 : Gia đình ông/bà có đi khai thác đánh bắt thủy hải sản tự nhiên trong VQG không? (C206)

(1) Có (2) Không

Câu hỏi Khai thác thủ công

tự do ngoài bãi

Đăng đáy Đánh cá biển

a Địa điểm đánh bắt thường xuyên

b Phương tiện di chuyển tới nơi đánh bắt

c Công cụ chính sử dụng đánh bắt thủy sản

d Thời điểm đánh bắt

e Những loại thủy sản chính đánh bắt được

Bảng mã:

Địa điểm khai thác Phương

tiện di

chuyển

Công cụ khai thác Thời điểm

đánh bắt

Loại thủy sản

1.Ao, kênh và ruộng nội đồng

2.Bãi trong (RNM trong đầm

tôm)

3.RNM Cồn Ngạn (rừng trồng)

4.Bãi bồi Cồn Ngạn

5.RNM tự nhiên (RNM có sẵn -

Cồn Lu)

6.Bãi bồi Cồn Lu

7.Rừng phi lao

8.Sông lạch trong RNM

9.Biển

10.Cồn Xanh và các cồn cát

1. Đi bộ

2. Xe đạp

3. Xe máy

4. Thuê đò

5. Đi thuyền

(của nhà)

1. Bằng tay và công

cụ thô sơ (cuốc,

xẻng)

2. Máy xúc

3. Hóa chất

4. Điện

5. Thuyền thủ công

6. Thuyền gắn máy

7. Công cụ đánh bắt

di động ( đơm, đó,...)

8. Bãy cố đinh ( đăng

đáy)

1. Ban ngày

(4h – 18h)

2. Ban đêm

(19h – 5h)

3. Cả ngày

1. Tôm thả

2.Tôm tự nhiên

3. Ngao giống

4. Ngao thịt

5.Nhuyễn thể

khác

6. Cá

8. Cua biển

9. Rau câu

10.Các loài thủy

sinh khác

Gia đình ông/bà có tham gia khai thác

thủy sản?

Số người chọn

Page 119: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 113 KHOA MÔI TRƯỜNG

1. Có

2. Không

28

72

Địa điểm khai thác Khai thác thủ

công ngoài bãi

Đăng đáy Đánh cá biển

1.Ao, kênh và ruộng nội đồng

2.Bãi trong (RNM trong đầm tôm)

3.RNM Cồn Ngạn (rừng trồng)

4.Bãi bồi Cồn Ngạn

5.RNM tự nhiên (RNM có sẵn - Cồn Lu)

6.Bãi bồi Cồn Lu

7.Rừng phi lao

8.Sông lạch trong RNM

9.Biển

10.Cồn Xanh và các cồn cát

0

2

1

2

7

4

0

4

0

1

0

0

2

1

0

0

0

4

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Công cụ khai thác

1. Bằng tay và công cụ thô sơ (cuốc, xẻng)

2. Máy xúc

3. Hóa chất

4. Điện

5. Thuyền thủ công

6. Thuyền gắn máy

7. Công cụ đánh bắt di động ( đơm, đó,...)

8. Bãy cố đinh ( đăng đáy)

17

0

0

0

2

1

1

0

0

0

0

0

2

0

0

5

0

0

0

0

0

0

0

0

Thời điểm đánh bắt

1. Ban ngày (4h – 18h)

2. Ban đêm (19h – 5h)

3. Cả ngày

6

1

14

0

2

5

0

0

0

Loại thủy sản đánh bắt Số người chọn

1. Tôm thả

2.Tôm tự nhiên

3. Ngao giống

4. Ngao thịt

5.Nhuyễn thể khác

6. Cá

7. Cua biển

8. Rau câu

9.Các loài thủy sinh khác

0

4

0

3

8

6

2

0

5

Page 120: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 114 KHOA MÔI TRƯỜNG

Câu 3: Nếu là Người thuê mặt bằng mặt nước nuôi trồng thủy sản, ông/bà nhận thấy mức phí thuê sử

dụng mặt nước có phù hợp hay không ? (C207)

Có Không

Nếu chưa phù hợp, mức phí ông/bà đề xuất :........................................................................................................

Câu 4: Ông/ bà có biết phí thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản sử dụng vào mục đích gì?(C208)

1. Đóng góp vào nguồn thu của chính quyền địa phương

2. Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái VQG

3. Mục đích khác

Câu 5: Ông / bà gặp khó khăn gì trong mô hình sản xuất này không? ( Đầu ra sản phẩm, sản lượng không

đảm bảo do mưa bão, cơ chế chính sách…)(C209)

…………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Mức phí thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản có phù hợp Số người chọn

1. Có

2. Không

24

76

Phí nuôi trồng thủy sản sử dụng vào mục đích

1. Đóng góp vào nguồn thu của chính quyền địa phương

2. Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn và phát triển hệ

sinh thái VQG

3. Mục đích khác

24

0

0

Khó khăn khi nuôi trồng thủy hải sản - Phụ thuộc vào thời tiết

- Phụ thuộc vào chất lượng nước, ô nhiễm

nguồn nước nguồn giống tự nhiên ít

- Đầu ra nhiều khi bị ép giá

- Chưa có điện ra đầm

Câu 6: Ông/bà có cảm nhận như thế nào về sự thay đổi của môi trường tự nhiên và nguồn lợi thủy sản?

(C210)

Nội dung Nhận xét Mức độ

1. Chất lượng môi trường nước Tăng/giảm bao nhiêu %

2. Chất lượng rừng ngập mặn Tăng/giảm bao nhiêu %

3. Sản lượng đánh bắt tự nhiên Tăng/giảm bao nhiêu %

4. Số lượng chim của khu vực Tăng/giảm bao nhiêu %

5. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu

(nước biển dâng, bão, lũ,...)

Page 121: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 115 KHOA MÔI TRƯỜNG

Kết quả Phỏng vấn:

- Chất lượng môi trường nước - Số lượng chim

Số người chọn Giá trị lựa chọn Số người chọn Giá trị lựa chọn

10 10% 16 Không trả lời

6 20% 4 10%

5 30% 1 20%

9 40% 3 30%

6 50% 8 40%

22 60% 11 50%

8 65% 15 60%

18 70 % 17 70%

13 80 % 13 80%

3 90 % 9 90%

3 100%

- Chất lượng rừng ngập mặn - Sản lượng đánh bắt tự nhiên

Số người chọn Giá trị lựa chọn Số người chọn Giá trị lựa chọn

17 Không trả lời 7 Không trả lời

7 60% 2 10 %

6 70% 10 20%

14 80% 6 30%

8 90% 5 40%

12 100% 13 50%

11 105% 15 60%

15 110% 14 70%

7 120% 19 80%

2 125% 9 90%

1 130% 2

Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu: 100% số người được hỏi cảm thấy biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng tới đời

sống của mình như thế nào.

- Bão mạnh, rét đậm, nắng nóng thất thường, không theo quy luật như trước

- Dịch bệnh, tốc mái nhà, ô nhiễm môi trường, chi phí cho sinh hoạt nhiều hơn.

- Nước to hơn

- Nước biển dâng gây thâm nhập mặn vào nội đồng

- Tăng độ mặn và phèn nên nuôi tôm cua không được

- Ảnh hưởng tới sinh hoạt, giảm năng suất cây trồng

- Phá hủy nhà cửa, mùa màng, vật nuôi bị chết

Page 122: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 116 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm, sản lượng tôm cua cá ngày một giảm; giảm sản lượng đánh bắt

- Công việc ít đi, thu nhập giảm do công việc bị ảnh hưởng

Câu 7: Mức độ sẵn sàng chi trả và đóng góp nhân lực vào công tác bảo tồn và phát triển VQG Xuân

Thủy

1. Ông/bà có biết gì về VQG Xuân Thủy không? (C211)

(1) Cơ quan Môi trường

(2) Cơ quan du lịch

(3) Cơ quan bảo vệ rừng ngập mặn

(4) Không rõ

2. Ông/bà đã từng tham gia các khóa tập huấn về bảo vệ môi trường chưa? (C212)

(1) Đã từng (2) Chưa từng

3. Ông/bà có sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường do VQG khởi xướng?

(C213)

(1) Luôn sẵn sàng (2) Rất bận

4. Ông/ bà có sẵn lòng đóng góp vào quỹ bảo tồn và phát triển VQG Xuân Thủy hay không? (C214)

(1) Có (2) Không

Nếu có thì mức đóng góp khoảng bao nhiêu? ……..........................……...............……………….

5. Ông / bà có đề xuất gì cho công tác bảo tồn hiện nay không? (C215)

Đề xuất : ......................... …………………………………………….......................................………………

........................……………………………………………………………………………....…………………

Ông/bà có nhận xét gì về ảnh hưởng của VQG tới địa phương?..........................................................................

……………………………………………………………………………………………

6. Nguyện vọng của ông/bà đối với vườn quốc gia Xuân Thuỷ là gì? (C216)

................ ………………………………………………………………………………………………………

Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ông/bà!

VQG Xuân Thủy, ngày………….tháng ……..năm 2013

Ông/bà có biết gì về VQG Xuân Thủy Số người chọn

(1) Cơ quan Môi trường

(2) Cơ quan du lịch

(3) Cơ quan bảo vệ rừng ngập mặn

(4) Không rõ

68

33

68

32

Ông/bà đã từng tham gia các khóa tập

huấn về bảo vệ môi trường chưa?

Số người chọn

(1) Đã từng

(2) Chưa từng

15

85

Ông/bà có sẵn sàng tham gia các hoạt

động tình nguyện bảo vệ môi trường

do VQG khởi xướng

Số người chọn

Page 123: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 117 KHOA MÔI TRƯỜNG

(1) Luôn sẵn sàng

(2) Rất bận

98 (Có; có – nếu gia đình có điều kiện;tham gia nhiệt tình)

2 (Già, không đủ sức; Vì lí do sức khỏe))

Ông/ bà có sẵn lòng đóng góp vào

quỹ bảo tồn và phát triển VQG

Xuân Thủy hay không?

Số người chọn

(1) Có

(2) Không

28

72 (không trả lời)

Ông/bà có nhận xét gì về ảnh hưởng

của VQG tới địa phương?

- Địa phương được đầu tư nhiều hơn, nhiều ưu đãi về đường xá, trường

học,UBND,.....

- Là khu du lịch giúp quảng bá văn hóa địa phương, là địa điểm cho

cộng đồng tham quan nghỉ dưỡng

- Bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ đê điều, bảo vệ môi trường đất ngập

nước, bảo vệ các loài chim di cư.

- Cải thiện đời sống KT – XH cho người dân địa phương, hỗ trợ sinh kế

- Nâng cao nhận thức cho bà con bảo vệ TNTN

- Giúp bà con khai thác và nuôi trồng một cách bền vững

Nguyện vọng của ông/bà đối với VQG

Xuân Thuỷ là gì?

- Quản lý Bảo vệ môi trường tốt hơn nữa, đầu tư xử lý rác thải

- Trồng thêm RNM, tăng cường bảo tồn RNM

- Bảo vệ tài nguyên thủy sản tốt hơn nữa, cấm các hoạt động khai thác

hủy diệt, cấm hành động phá rừng nuôi thủy sản đặc biệt là vây ngao.

- Quy hoạch nuôi ngao, tìm thị trường cho ngao.

- Tăng cường hỗ trợ kinh tế người dân : quan tâm và tạo nhiều sinh kế

cho bà con, tìm ra loại giống phù hợp để nuôi trồng thủy sản

- Hỗ trợ bà con về kỹ thuật, vốn

- Tăng cường hỗ trợ người nghèo

- Quản lý linh hoạt phục vụ đời sống nhân dân

- Tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng

Bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến như:

- Giao rừng cho người dân quản lý

- Không thu phí HĐ khai thác thủy sản

- Không có góp ý

Page 124: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 118 KHOA MÔI TRƯỜNG

Trung tâm du khách VQG Bidoup

Phỏng vấn Giám đốc VQG Bidoup – ThS. Lê Văn Hương

Page 125: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - hus.vnu.edu.vn (146).pdf · hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CAO HOÀNG THANH MAI 119 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hạt kiểm lầm VQG Bidoup

Phỏng vấn ông Phạm Văn Thụy, xã Giao Thiện – Chủ hộ nuôi tôm quảng canh VQG Xuân Thủy