28
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM www.t-forests.org

hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

  • Upload
    lykhanh

  • View
    229

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC:ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

www.tft-forests.org

Page 2: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

GIỚI THIỆU VỀ TFTĐược thành lập vào năm 1999, TFT là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có trách nhiệm. Sản phẩm có trách nhiệm sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người và tôn trọng môi trường ở tất cả các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm. TFT hiện đang hỗ trợ hơn 90 doanh nghiệp trên khắp thế giới xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm bằng cách nhận dạng và chỉ ra các vấn đề xã hội và môi trường trong chuỗi cung ứng của họ. TFT có nguồn nhân lực có kinh nghiệm sâu sắc trong lĩnh vực chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ. TFT đã và đang mở rộng các nhóm sản phẩm của mình bao gồm: dầu cọ, các sản phẩm thuộc da và đá xây dựng. TFT hiện có văn phòng trên 15 quốc gia và nhân viên của TFT làm việc tại nhiều vùng dự án trên khắp thế giới.

www.tft-forests.org

GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH RAFTResponsible Asia Forestry and Trade (RAFT) là chương trình nhằm cải thiện việc quản lý rừng và tính minh bạch trong kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ ở châu Á. RAFT được tài trợ bởi “Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)” và hiện tại chương trình được tài trợ thông qua Chính Phủ Úc. Chương trình RAFT ảnh hưởng đến sự phát triển và thực hiện các chính sách công và những hoạt động hợp tác cần thiết để cải thiện trong việc giảm phát thải khí CO2 từ việc phá rừng và suy thoái rừng.

www.responsibleasia.org

Page 3: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

1HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

GIỚI THIỆU 2

1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM1.1 Rừng và hệ thống quản lý 31.2 Các chủ thể quản lý rừng ở Việt Nam 41.3 Hệ thống Quản trị rừng Quốc gia 41.4 Tổng quan pháp luật về gỗ của Việt Nam 5

2. NHỮNG CHÍNH SÁCH LÂM NGHIỆP CHỦ YẾU 6

3. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM3.1 Quy mô công nghiệp chế biến gỗ 63.2 Xuất khẩu gỗ 73.3 Nhập khẩu gỗ 8

4.ĐÁNH GIÁ RỦI RO 10

5. CHUỖI CUNG ỨNG GỖ 12

6. NHỮNG THAY ĐỔI PHÁP LÝ TRONG NGÀNH GỖ: 15 MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ ÚC

7. THÔNG TIN CHI TIẾT7.1 PHỤ LỤC 1 18

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

9. TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM 12

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: VIỆT NAM

Page 4: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

Việt Nam là nước có ngành lâm nghiệp năng động, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ.Đây là lĩnh vực rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn1.

Năm 2012, tổng kim ngạch chế biến gỗ của Việt Nam ước tính đạt 4,0 tỷ đô la Mỹ2.

Nhìn chung, công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2007-20123. Gần đây, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu ván dăm số một thế giới4 với tổng khối lượng lên đến 5,8 triệu tấn (trọng lượng khô) vào năm 20125, là quốc gia đứng thứ hai về xuất khẩu đồ gỗ ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ sáu thế giới về lĩnh vực này6.

Khoảng 55 % sản phẩm gỗ của Việt Nam được xuất đi thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Úc.Gần đây, các thị trường này đều đang áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn nhập khẩu gỗ lậu.Các nhà nhập khẩu

và khách hàng liên quan đến các sản phẩm gỗ với các thị trường này phải chứng minh được gỗ của mình được khai thác một cách hợp pháp. Các trường hợp không đạt yêu cầu có thể dẫn đến kiện cáo, khởi tố và các biện pháp trừng phạt có thể là phạt tiền, tịch thu các sản phẩm và thậm chí bị bỏ tù7.

Tài liệu này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức làm thế nào để đáp ứng được những sự thay đổi mang tính pháp lý trong các hoạt động:• Người trồng rừng, doanh nghiệp chế biến,

xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ ở Việt Nam• Các nhà nhập khẩu các sản phẩm gỗ của

Việt Nam từ các thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ hoặc Châu Úc.

Tài liệu này có hai phần chính, đó là:• Tổng quan về ngành lâm nghiệp Việt Nam, ngành gỗ và chế biến gỗ• Chuỗi cung ứng gỗ: đánh giá các rủi ro,

Những yêu cầu về sự quan tâm thích đáng (Due care) và Trách nhiệm giải trình (Due diligence)

2 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

GIỚI THIỆU

1 Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2013 2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013 3 Chiến lược thúc đẩy thương mại Việt Nam 2013 4 Viet Nam News 2012 5 Hawkins Wright 2013 6 ITTO 2012 7 EIA 2013

Page 5: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

3www.tft-forests.org

Tính đến thời điểm 31/12/2011 Việt Nam ước tính có 13,5 triệu ha rừng và đất rừng8, chiếm 39,7% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước 9. Trong đó, 10,3 triệu ha là rừng tự nhiên và 3,2 triệu ha là rừng trồng10. Luật đất đai năm 2013 phân chia rừng ở Việt Nam thành 3 loại theo chức năng như sau:

1. Rừng đặc dung: có 2,0 triệu ha11 được quản lý bởi các khu bảo tồn.

2. Rừng phòng hộ: có 4,6 triệu ha12; Rừng phòng hộ được duy trì vì mục tiêu bảo vệ các khu vực đầu nguồn, bảo vệ đất và môi trường.

3. Rừng sản xuất: có gần 6,8 triệu ha13 trong đó, 4,3 triệu ha là rừng tự nhiên sản xuất còn 2,4 triệu ha là rừng trồng sản xuất14. Mục đích của các khu rừng sản xuất là cung cấp nguyên liệu để sản xuất gỗ và các sản phẩm bằng gỗ.

Hình 1 thể hiện tỷ trọng 3 loại rừng được quản lý ở Việt Nam.

Trong tổng số 6,8 triệu ha rừng sản xuất ở việt Nam, ước tính đến tháng 3 năm 2012, chỉ có 30.000 ha (0,4%) là rừng đã có chứng nhận quản lý rừng bền vững16. Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, diện tích rừng sản xuất đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ quản lý rừng bền vững phấn đấu đạt chỉ tiêu 30% tổng diện tích, tương đương 1,8 triệu ha17.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 1.1 RỪNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ

8GSO 20129 ibidem10 ibidem11 Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam 2013 12 ibidem13 ibidem14 Số liệu theo Bộ NN-PTNT 2012, ghi theo

Tropenbos International Vietnam 2013 15 Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam 2013 16 Forest Trends 201217 ibidem

RỪNG SẢN XUẤT

51%

RỪNG ĐẶC DỤNG

15%

RỪNG PHÒNG HỘ

34%

HÌNH 1.TỶ TRỌNG 3 LOẠI RỪNG Ở VIỆT NAM PHÂN THEO DIỆN TÍCH: RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ VÀ RỪNG SẢN XUẤT15

Page 6: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

13,5 triệu ha rừng của Việt Nam hiện đang được quản lý bởi 8 chủ thể khác nhau thể hiện qua hình 2.

4

HÌNH 2: TỶ TRỌNG DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC QUẢN LÝ THEO CÁC CHỦ THỂ KHÁC NHAU18

18 Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam 2013

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 1.2 CÁC CHỦ THỂ QUẢN LÝ RỪNG

Ban quản lý rừng (4,522,000 ha)

Doanh nghiệp nhà nước (1,972,000 ha)

Tổ chức kinh tế khác (143,000 ha)

Đơn vị vũ trang (265,000 ha)

Hộ gia đình (3,510,000 ha)

Cộng đồng (299,000 ha)

Tổ chức khác (701,000 ha)

Uỷ Ban Nhân Dân (2,103,000 ha)

33%

15%

16%

26%

5%2%

2%1%

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 7: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

Có 4 cấp quản trị trong hệ thống quản trị rừng quốc gia Việt Nam.Sơ đồ 3 sau đây thể hiện mối quan hệ của các cấp trong quản trị rừng. Hình 3 này được vẽ theo cách đơn giản nhất để chỉ ra các cấp độ khác nhau trong quản trị rừng và các cấp hành chính tương ứng từ Trung ương tới các Ủy ban.

5www.tft-forests.org

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 1.3 HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỪNG

19 Nguyen Ton Quyen và Tran Huu Nghi 2011

HÌNH 3: CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỪNG VÀ CÁC CẤP HÀNH CHÍNH TƯƠNG ĐƯƠNG TỪ TRUNG ƯƠNG TỚI CÁC ỦY BAN19

TRUNG ƯƠNG

CẤP HUYỆN UBND HUYỆN

CẤP TỈNH UBND TỈNH

CẤP XÃ

Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

Sở NN-PTNT: Sở Nông nghiệp và phát triển Nông Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi Cục Lâm

nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm

Phòng Nông nghiệp huyệnHạt kiểm lâm huyện

Cán bộ kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm kiểm tra, bảo vệ rừng tại cơ sở, họ là

cán bộ nhà nước do hạt kiểm lâm huyện quản lý trực tiếp

Page 8: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

6

Bộ NN-PTNT đã ban hành các Thông tư hướng dẫn liên quan đến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Có hai tài liệu chủ đạo rất cần thiết đối với các bên tham gia ở Việt Nam, đó là:

1. Thông tư 35/2011/TT-NNPTNT ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

2. Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng 1 năm 2012 và Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Bộ NN-PTNT về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.

Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Tự nguyện (gọi tắt là VPA) vào năm 201020 với liên minh Châu Âu và hiện đang xây dựng một “Định nghĩa gỗ hợp pháp”.Định nghĩa này liệt kê những yêu cầu về tính hợp pháp và các quy định phải đáp ứng và xác minh để đảm bảo các sản phẩm gỗ tuân thủ tính hợp pháp trước khi cấp chứng chỉ FLEGT tại các quốc gia tham gia VPA.

Phục lục 1 mô tả hệ thống tài liệu yêu cầu đáp ứng bởi các bên tham gia theo chuỗi cung ứng để chỉ ra tính hợp pháp và khả năng truy nguyên. Phụ lục 1 không đưa ra một danh sách tài liệu một cách đầy đủ và cứng nhắc mà chỉ yêu cầu chuẩn bị tài liệu theo từng tình huống cụ thể. Mỗi bên tham gia trong chuỗi cung ứng nên tiến hành đánh giá rủi ro một cách toàn diện bao gồm

cả việc rà soát và cập nhật hệ thống tài liệu theo quy định của pháp luật yêu cầu cụ thể đối với từng nguồn nguyên liệu.

Phụ lục 1 liệt kê các tài liệu mà các bên tham gia trong chuỗi cung ứng cần phải có để chứng minh tính hợp pháp của gỗ và khả năng truy xuất nguồn gốc gỗ.Tuy nhiên, phụ lục này không đưa ra một danh sách tài liệu đầy đủ và chính xác cho mọi tình huống, vì vậy các bên tham gia trong chuỗi cung ứng nên tiến hành đánh giá rủi ro một cách toàn diện bao gồm cả việc rà soát và cập nhật hệ thống tài liệu theo quy định của pháp luật yêu cầu cụ thể đối với từng nguồn nguyên liệu.

20 Viện Lâm Nghiệp Châu Âu 2013

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 1.4 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ GỖ

Page 9: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

7www.tft-forests.org

2. NHỮNG CHÍNH SÁCH LÂM NGHIỆP CHỦ YẾU

Năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 trong đó đã xây dựng hành lang pháp lý và khung chương trình nhằm phát triển trong lĩnh vực lâm nghiệp. Mục tiêu chính của chiến lược này là:

“nhằm thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng 16,24 triệu ha rừng và đất rừng đã được quy hoạch cho ngành lâm nghiệp; tăng độ che phủ rừng lên 42-43% vào cuối năm 2010 và lên 47% đến năm 2020; đảm bảo sự tham gia của đông đảo các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội trong vấn đề quản lý rừng và qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường; xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sinh kế cho nhân dân ở vùng núi nông thôn Việt Nam” (Bộ NN-PTNT 2007:4)21.

Để đạt được sự phát triển đó, thể chế, chính sách và các quy định cần phải được xây dựng. Các văn bản thể hiện pháp luật bao gồm:

• Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), • Luật bảo vệ môi trường (2005), • Luật đất đai (2003)

Luật pháp của Việt Nam liên quan đến gỗ hợp pháp hiện đang trong giai đoạn đàm phán cấp Trung ương với liên minh Châu Âu theo Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA.Các yêu cầu cụ thể về tính hợp pháp đối với từng bên tham gia trong chuỗi cung ứng sẽ được làm rõ hơn trong tiến trình đàm phán này. Hiện tại, các thông tin có được chưa thể cung cấp một cái nhìn tổng thể, toàn diện về những yêu cầu của gỗ hợp pháp bởi tiến trình đám phán vẫn chưa kết.Tuy nhiên, các bên tham gia trong chuỗi cung ứng có thể tham khảo từ những thông tin có sẵn này. Để có được thông tin chính thức và cập nhật nhất vui lòng truy cập website của Tổng Cục Lâm nghiệp ở địa chỉ:

http://tongcuclamnghiep.gov.vn/default.aspx?&mtid=184&page=table

21 Nguyen Ton Quyen 2011 trong Nguyen Ton Quyen and Tran Huu Nghi 2011

Page 10: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

8

Năm 2012, Việt Nam có gần 4000 doanh nghiệp chế biến gỗ21. Năm 2011, khoảng 95% doanh nghiệp chế biến gỗ là tư nhân, phần còn lại 5% là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty quốc doanh22.

Việt Nam cũng là một nước nhập khẩu đáng kể gỗ từ nhiều quốc gia trên thế giới, xem mô tả ở phần 33.

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM 3.1 QUY MÔ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ

21 Nguyen Ton Quyen 2011 cited in Nguyen Ton Quyen and Tran HuuNghi 2011 22 ibidem

HÌNH 4: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU GỖ CỦA VIỆT NAM TỪ 2006 ĐẾN 201224

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1.92.4

2.8 2.6

3.44.0

4.6

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM 2006-2012 TỶ USD)

Page 11: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.Trong suốt 10 tháng đầu tiên của năm 2013, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt doanh thu 4,1 tỷ đô la Mỹ xếp thứ 8 trong số các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam23.

Các sản phẩm gỗ được xuất khẩu từ Việt Nam theo nhiều cách khác nhau:1. Xuất khẩu trực tiếp từ các nhà máy chế

biến tới các nhà nhập khẩu hoặc doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

2. Từ các nhà chế biến thông qua thương lái ở Việt Nam để đến các thị trường bên ngoài.

3. Từ các nhà chế biến đến các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, đó là những công ty sẽ bán sản phẩm đến các đối tác ở nước ngoài khác.

Hình 4 thể hiện đà tăng trưởng xuất khẩu gỗ Việt Nam trong 7 năm qua, từ 2006 đến 2012 qua đó cho thấy giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã tăng 142%.

Hình 5 minh họa 3 thị trường xuất khẩu gỗ chính của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2012, gồm Hoa Kỳ (38%), Trung Quốc (16%) và Nhật Bản (15%).

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí thứ 3 trong số các ngành có kim ngạch xuất khẩu song phương lớn nhất giữa Việt Nam và Hoa Kỳ với giá trị lên đến 1,8 tỷ đô la Mỹ trong năm 2012, tăng 24,7% so với năm 2011.

Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2013 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 5,5 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 201326.

9www.tft-forests.org

HÌNH 5: TỶ TRỌNG CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 201225.

23 Tổng cục Hải Quan Việt Nam 2013 24 Bộ Công Thương, 2013 25 Cục Xúc tiến thương mại, 2012 26 VietNam News 2013

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM 3.2 XUẤT KHẨU GỖ

HOA KỲ

38%

TRUNG QUỐC

16%

NHẬT BẢN

15%

CÁC NƯỚC KHÁC

12%

12% HÀN QUỐC

4% ANH QUỐC

2% CA-NA-ĐA

2% ÚC

2% ĐỨC

2% PHÁP

2% ĐÀI LOAN

Page 12: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

10

Năm 2012, Việt Nam nhập khẩu gần 5,3 triệu m3 gỗ tương ứng 1,6 tỷ đô la Mỹ, chủ yếu từ Malaysia, Trung Quốc và Hoa Kỳ; đó là nguồn nhập khẩu chính trong số 100 quốc gia xuất khẩu gỗ cho Việt Nam27, bao gồm cả các quốc gia có rừng là láng giềng với Việt Nam như Thái Lan, Miến Điện, Lào hay Căm-pu-chia28.Gỗ nhập khẩu vào Việt Nam gồm nhiều chủng loại, bao gồm cả gỗ tròn, gỗ xẻ, và các sản phẩm composite khác như MDF. Nguồn cung cấp gỗ nội địa vẫn còn hạn chế là lý do Việt Nam vẫn đang là nước nhập khẩu gỗ.

Hình 6 thể hiện 10 quốc gia có nguồn gỗ xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam.

Giá trị nhập khẩu gỗ của Việt Nam được thể hiện ở hình 7, theo đó, giá trị này đã tăng lên 98,6% từ năm 2012 so với năm 2006.

Theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam, sự lệ thuộc của Việt Nam vào việc nhập khẩu gỗ được cho là sẽ tăng lên dựa theo mô hình cung ứng gỗ, dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 1,5 triệu m3 gỗ mỗi năm31.

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM 3.3 NHẬP KHẨU GỖ

27 Nguyễn Tôn Quyền và Trần Hữu Nghị 2011 28 ibidem29 Bộ Công Thương, 2013 30 Bộ Công Thương, 2013 31 Ngân hàng Thế giới, 2010

HÌNH 6: CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GỖ VÀO VIỆT NAM NĂM 201229

HÌNH 7: GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU GỖ CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-201230

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

0.7551.016 1.098

0.9051.147

1.362 1.5

6% TÂN TÂY LAN

5% MIẾN ĐIỆN

3% CHI LÊ

2% CĂM-PU-CHIA

2% BRAXIN

LÀO

38%

TRUNG HOA

19%HOA KỲ

19%

MALAYSIA

19%

THÁI LAN

19%

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 13: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

11www.tft-forests.org

Để đáp ứng các yêu cầu về “Trách nhiệm giải trình” theo Quy định về Gỗ của Liên minh Châu Âu và Châu Úc, các nhà nhập khẩu phải thực hiện đánh giá rủi ro có thể xảy đối với chuỗi cung ứng sản phẩm.Việc đánh giá rủi ro cũng cũng được xem như là công cụ quan trọng nhằm đáp ứng “sự quan tâm thích đáng” theo đạo luật Lacey của Hoa Kỳ.

Tối thiểu, việc đánh giá rủi ro nên tiến hành đối với các yếu tố sau:• Loài cây gỗ: loài cây gỗ đó có phải là rủi ro

cao hay không? Tham khảo trang web của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) để xem và cập nhật danh sách các loài cây gỗ có rủi ro cao http://www.cites.org/

• Các tài liệu có đúng luật không? Tài liệu gỗ mà bạn nhận được có đúng luật không? Rất khó để xác định điều đó, tuy nhiên, các hành vi gian lận sẽ là một vấn đề khi giao thương với các nước đang phát triển.

• Truy cập vào website http://www.transpar-ency.org/ để đxem “Chỉ số nhận thức tham nhũng – Corruption Perception Index” của các quốc gia để đánh giá mức độ rủi ro.

• Sự chuyển đổi rừng: Đánh giá xem loại gỗ và nguồn gốc của gỗ là từ một địa phương nơi có tỷ lệ chuyển đổi rừng bất hợp pháp cao hay không?

• Có đóng các loại thuế có liên quan hay không?

• Hàng hóa đang được bán với giá rẻ hơn nhiều so với giá của thị trường hay không?

• Nhà buôn gỗ chỉ bán gỗ và chỉ nhận tiền mặt, hoặc bán với giá thấp nhưng không có tài liệu gỗ kèm theo?

• Tài liệu gỗ có còn hiệu lực không? Hoặc có sự nghi ngờ về sự không phù hợp với đơn hàng hoặc quốc gia khai thác?

• Cách thức bán hàng có bất thường? Ví dụ: xuất bến lúc nửa đêm?

• Có bất kỳ dấu hiệu bất hợp pháp nào trong giao dịch không?

• Có thể trả lời được một cách hợp lý đối với những câu hỏi được đưa ra không?

• Có bất kỳ vấn đề hoặc rủi ro tiềm ẩn nào được tìm thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng không?

4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Page 14: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với chuỗi cung ứng gỗ của Việt Nam là tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu.Các quốc gia cung cấp gỗ cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng như Thái Lan, Miến Điện, Lào hay Căm-pu-chia là những nơi bị định kiến là có khai thác gỗ bất hợp pháp. Ước tính, Miến Điện xuất khoảng 600 triệu đô la Mỹ các sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp trong khi các sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp xuất ra từ Malaysia ước tính khoảng 1,3 triệu đô la Mỹ trong năm 201332. Những ghi nhận gần đây cho thấy Lào có diện tích rừng bị tàn phá đáng kể33 và sản phẩm gỗ có lẽ được vận chuyển đến Trung Quốc và Việt Nam.

Ngoài ra, các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đã và đang có tỷ lệ tàn phá rừng và tốc độ chặt phá rừng bất hợp pháp cao nhất thế giới.

Theo ước tính của tổ chức UNODC (United Nations Office on Drugs and Crime, Văn phòng phòng chống Bạo lực và Ma túy Liên Hợp quốc), khoảng 30% giao dịch các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam năm 2012 là bất hợp pháp34. Tổng giá trị hàng hóa các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu bất hợp pháp ccuar Việt Nam năm 2012 ước tính đạt 700 triệu đô la Mỹ35.

Như vậy, gỗ hoặc các sản phẩm từ gỗ nhập khẩu từ các quốc gia trên có sự rủi ro cao hơn so với gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng trồng của Việt Nam và hệ quả là trách nhiệm giải trình và sự đánh giá các rủi ro sẽ yêu cầu được thực hiện ở mức độ cao hơn.

12

4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

32 UNODC 201333 The Economist 201334 Ibidem35 Ibidem

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 15: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

5. CHUỖI CUNG ỨNG GỖ

13www.tft-forests.org

Chuỗi cung ứng gỗ thông thường được thể hiện qua hình 8 dưới đây.

Tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng đều phải có trách nhiệm hoàn thiện các tài liệu liên quan đến vị trí của họ và cung cấp tài liệu này tới các bên tham gia ở các vị trí trước đó trong chuỗi cung ứng. Các tài liệu yêu cầu được liệt kê trong phần Phụ lục 1.

Để kiểm soát tài liệu, các bên tham gia cần trú trọng phát triển và cập nhật hệ thống chuỗi cung ứng của mình, việc lưu trữ và công bố các tài liệu hợp pháp là rất cần thiết, là yêu cầu cơ bản nhất. TFT đã xây dựng hệ thống SURE, hệ thống cho phép các bên tham gia trong chuỗi cung ứng gỗ quản lý tài liệu, tư liệu của mình và chỉ ra một cách rõ ràng rằng các sản phẩm của họ là hợp pháp và dễ dàng truy nguyên nguồn gốc để biết gỗ có nguồn gốc từ khu rừng nào. Để biết thêm chi tiết về hệ thống SURE, xin vui lòng truy cập website www.tft-forests.org/sure/

Những bên tham gia chính và chức năng của họ trong chuỗi cung ứng được liệt kê dưới đây.

Trong mọi công đoạn của chuỗi cung ứng gỗ, việc tài liệu hóa là bắt buộc phải được thực hiện và các văn bản gốc hoặc bản sao tài liệu phải được cung cấp cho các bên tham gia tiếp theo trong chuỗi cung ứng đó. Chuỗi cung ứng là độc lập đối với mỗi một bên tham gia khi thực hiện nghĩa vụ và các yêu cầu hợp pháp của mình nhằm cung cấp thông tin như sau:

• Nhà sản xuất gỗ: đó là những người trồng rừng hoặc quản lý rừng, nông dân trồng cây gỗ, cộng động có rừng hay một nhà mua gỗ nào đó mua lại các diện tích có cây đứng và thực hiện việc khai thác ở đó.

• Đơn vị vận tải gỗ: có thể xuất hiện ở nhiều điểm trong chuỗi cung ứng và họ có thể là người có gỗ hay đơn giản chỉ là người vận chuyển thuê cho người khác.

• Nhà buôn gỗ: Những nhà buôn gỗ mua gỗ từ những người cung ứng ở đầu chuỗi và bán gỗ đó cho những người ở cuối chuỗi, họ có thể cũng xuất hiện ở nhiều điểm trong chuỗi cung ứng. Trong nhiều trường hợp họ kiêm luôn là nhà vận tải gỗ.

HÌNH 8: CHUỖI CUNG ỨNG GỖ

Cung cấp thông tin(Nguồn gốc, loài, khối lượng, tài liệu)

Trách nhiệm giải trình / Quan tâm thích đáng

RỪNG > NHÀ CHẾ BIẾN > NHÀ XUẤT KHẨU > KHÁCH HÀNG TỪ ÂU / MỸ / ÚC

Page 16: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

14

• Nhà chế biến gỗ: Có thể là một công ty tham gia ở bất kỳ một giai đoạn nào đó của quá trình chế biến gỗ bắt đầu từ gỗ thô đến các sản phẩm gỗ cuối cùng, ví dụ như một xưởng cưa nhỏ, xưởng bóc vỏ, người sản xuất vật liệu tổng hợp hoặc một nhà máy lớn hơn chuyên lắp ráp đồ nội thất.Nguyên liệu thô hoặc có thể được mua từ nguồn trong nước hoặc có thể nhập khẩu từ một nước thứ 3 nào đó.

• Nhà xuất khẩu: có thể là một công ty tham gia ở khâu xuất khẩu các sản phẩm đi các nước Châu Âu, Hoa Kỳ hay Úc hoặc tới quốc gia khác để chế biến, nhà máy sản xuất hoặc lắp ráp trước khi xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc.

Việc hiểu rõ tính hợp pháp của gỗ và nguồn gốc của gỗ là yêu cầu rất quan trọng đối với một nhà xuất khẩu, rằng điều đó góp phần quan trọng cho các sản phẩm đã được chế biến và sẽ được xuất khẩu.Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sơ đồ hóa chuỗi cung ứng thể hiện trong hình 9.

5. CHUỖI CUNG ỨNG GỖ

ẢN PHẨM ‘ACME KITCHEN TABLE’TÊN FORTUNE FURNITURE CORPĐỊA CHỈ ĐƯỜNG / THÀNH PHỐ / QUỐC GIA

TẤT CẢ CÁC NGUỒN GỖ SỬ DỤNG CHO SẢN PHẨM

LOẠI NGUYÊN LIỆU Sỗ tròn Gỗ dán Ván ép Fibre board

HỢP PHẦN Chân bàn Mặt bàn Lõi mặt bàn

LOÀI - TÊN KHOA HỌC VÀ Fraxinus excelsior Acacia melanoxylon Populus deltoides TÊN PHỔ THÔNG Tần bì Keo Vông

KIỂU NHÀ CHẾ BIẾN XƯỞNG CƯA XƯỞNG BÓC VỎ SẢN XUẤT VẬT LIỆU TỔNG HỢP

TÊN Super Sawmill Ltd Ideal Veneers Company Best Components Ltd

ĐỊA CHỈ Đường / Thành phố / Quốc gia Đường / Thành phố / Quốc gia Đường / Thành phố / Quốc gia

NHÀ CHẾ BIẾN GỖ NHÀ MÁY MDF

TÊN Quality MDF Ltd

ĐỊA CHỈ Đường / Thành phố / Quốc gia

NHÀ CHẾ BIẾN GỖ Rừng tự nhiên đơn vị quản lý rừng trồng vùng canh tác

TÊN Gỗ XYZ New Acacia Corp Farming group

ĐỊA CHỈ địa chỉ/ Địa phương Địa chỉ / Địa phương Địa chỉ / Địa phương

HÌNH 9: VÍ DỤ VỀ SƠ ĐỒ HÓA CHUỖI CUNG ỨNG

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 17: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

15www.tft-forests.org

Việc phát triển các hệ thống để đảm bảo tính hợp pháp là một việc làm quan trọng, cần thiết đối với các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam

Phần tiếp theo sẽ mô tả những bước cụ thể áp dụng đối với nhà chế biến gỗ nhằm mục tiêu giảm thiểu những rủi ro nguồn nguyên liệu bất hợp pháp lẫn trong chuỗi cung ứng và qua đó thể hiện trách nhiệm giải trình cũng như sự quan tâm thích đáng của họ.Thêm vào đó, các bước này sẽ đảm bảo việc tài liệu hóa được thực hiện đúng như liệt kê trong phụ lục 1.

Các bước thực hành áp dụng cho các nhà sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam đáp ứng với các Quy định về gỗ của Liên minh Châu Âu, Úc và đạo luật Lacey của Hoa Kỳ

Thực hiện tốt các bước sau đây sẽ tạo một cơ sở vững chắc cho việc tuân thủ những Quy định về tính hợp pháp của gỗ bởi Liên minh Châu Âu, Úc và Hoa Kỳ

BƯỚC 1: XÂY DỰNG NHÓM VÀ CUNG CẤP KIẾN THỨC1. Tổ chức một cuộc họp “lập kế hoạch” với

các cấp quản lý khác nhau trong doanh nghiệp để xem xét và rà soát lại những yêu cầu về tính hợp pháp của Liên minh Châu Âu, Úc và Hoa Kỳ có thể gây ra những tác động tiềm ẩn trong kinh doanh (ví dụ tỷ lệ sản phẩm đưa vào các thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc; nguy cơ thất thoát lợi tức hoặc sự kiên tụng nếu không tuân thủ). Cuộc họp này sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp và nhân viên hiểu rõ hơn về thị trường của họ.

2. Phân công một nhân viên có kinh nghiệm quản lý và có quyền hạn trong doanh nghiệp để làm trưởng nhóm dự án, đồng thời thành lập một nhóm kiểm toán nội bộ để xây dựng các thủ tục và hệ thống cần thiết. Việc phân công trưởng nhóm và thành lập nhóm kiểm toán nội bộ phải được sự đồng thuận và nhất trí từ ban lãnh đạo doanh nghiệp.

3. Thiết lập mối quan hệ với các bên tham gia để tham vấn kiến thức chuyên môn của họ, bao gồm: Khách hàng, nhà đầu tư, nhà lập pháp/nhà làm luật và các cơ quan chính phủ, nhân viên/đồng nghiệp, các đối thủ cạnh trạnh và các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức tư vấn.

6. NHỮNG THAY ĐỔI PHÁP LÝ TRONG NGÀNH GỖ: MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ ÚC

Page 18: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

16

6. NHỮNG THAY ĐỔI PHÁP LÝ TRONG NGÀNH GỖ:

BƯỚC 2: LẬP SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNGCác doanh nghiệp sản xuất và chế biễn gỗ cần hiểu rõ sơ đồ chuỗi cung ứng hiện tại của tổ chức, và lập sơ đồ chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng này phải thể hiện đầy đủ các bên tham gia trong suốt chuỗi từ rừng cho đến thành phẩm và các tài liệu cần có, cần thu thập hoặc cung cấp cho từng bên tham gia trong chuỗi. Tham khảo hình số 9

BƯỚC 3: HỆ THỐNG CHUỖI HÀNH TRÌNH SẢN PHẨM (COC)Để đảm bảo không có gỗ bất hợp pháp và gỗ không rõ nguồn gốc trong chuỗi cung ứng, hệ thống CoC cần phải được thiết lập ở cả 2 nhóm trong chuỗi cung ứng: 1) các đơn vị trồng rừng/ khai thác gỗ và 2) các đơn vị sản xuất và chế biến.

Nếu hệ thống CoC không được thực hiện ở một trong hai hoặc cả 2 nhóm trên thì việc xác minh tính hợp pháp của gỗ không thể thực hiện được.Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà cung ứng đều có thể thực hiện được hệ thống CoC tại đơn vị của họ, vì vậy các doanh nghiệp cần thực hiện tốt hệ thống CoC tại đơn vị mình và tập trung yêu cầu các nhà cung ứng có rủi ro cao thực hiện tốt hệ thống CoC tại đơn vị họ.

Doanh nghiệp có thể sử dụng bên thứ ba để chứng nhận hệ thống CoC của họ hoặc không tùy thuộc vào vào nhu cầu của doanh nghiệp cũng như những đòi hỏi của khách hàng.Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần xem lại và cải thiện hệ thống CoC hiện tại ở đơn vị mình nhằm cung cấp đủ thông tin để có thể truy xuất nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào.

Các doanh nghiệp nên qui trình hóa hệ thống CoC bằng việc xây dựng sổ tay CoC (CoC Handbook) hoặc qui trình vận hành hệ thống CoC (CoC –SOP).Các doanh nghiệp có thể liên lạc với TFT để được cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn cần thiết.

Một hệ thống CoC tốt là hệ thống có thể giúp doanh nghiệp nhận dạng được được nguồn gốc của nguyên liệu, chi tiết sản phẩm và thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất, kể cả phể phẩm.Nếu hệ thống CoC không đảm bảo được điều này thì gỗ không rõ nguồn gốc có thể xuất hiện trong chuỗi cung ứng hoặc trộn lẫn với các nguồn gỗ hợp pháp và gỗ được chứng nhận khác trong sản phẩm. Ngoài ra, hệ thống CoC phải chứng minh được khối lượng nguyên liệu đầu vào phải phù hợp với khối lượng sản phẩm đầu ra và phế phẩm..

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 19: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

17www.tft-forests.org

BƯỚC 4: HỆ THỐNG GIÁM SÁT NGUỒN GỐC GỖ (WOC)Hệ thống giám sát nguồn gốc gỗ (WOC) là một hệ thống quản lý tài liệu liên quan đến gỗ tại doanh nghiệp.Hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo gỗ được đưa vào sản xuất có nguồn gốc hợp pháp. Phụ lục 1 liệt kê các tài liệu mà doanh nghiệp cần thu thập khi mua gỗ.

Doanh nghiệp nên xây dựng “chính sách thu mua nguyên liệu” cùng với WOC và thông báo đến tất cả các nhà cung ứng. Chính sách thu mua nguyên liệu thong thường gồm các yếu tố: Mô tả hoạt động doanh nghiệp, kỳ vọng của doanh nghiệp đối với các nhà cung ứng, tiêu chí kinh doanh và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp...

BƯỚC 5: THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI ROĐánh giá rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp nên đánh giá rủi ro ở hai bước:

Đánh giá rủi ro theo loài và theo quốc gia: Đây là bước tìm hiểu và xem xét thông tin về chuỗi cung ứng, một số câu hỏi cần đặt ra khi tiến hành mua nguyên liệu như:– Nhà cung ứng của doanh nghiệp có tuân

thủ luật pháp hiện hành hay không?– Nguyên liệu có phải là loài năm trong sách

đỏ của IUCN hay trong CITES không?– Tại khu vực khai thác gỗ, việc khai thác gỗ

bất hợp pháp có đã và đang xảy ra không?– Tại khu vực khai thác gỗ, có bất kỳ vấn đề

xã hội (phá rừng, bất bình đẳng trong cộng đồng,…) đã và đang xảy ra không?

– Gỗ có được chứng nhận hoặc xác mình có nguồn gốc hợp pháp hay không? (Ví dụ: SCS Legal Harvest, SGS TLTV, SmartWood VLO or VLC)

Đánh giá rủi ro về khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu: Doanh nghiệp cần xem xét tính hiệu quả của bước 3 và bước 4 của các bên tham gia cũng như tại doanh nghiệp mình để đảm bảo hệ thống của họ đảm bảo được việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Một số câu hỏi cần quan tâm khi tiến hành bước này:– Doanh nghiệp có biết chủ rừng hoặc khu vực

rừng nơi gỗ được khai thác hay không? (Xem hệ thống giám sát nguồn gốc gỗ (WOC) ở bước 4)

– Thông tin về chuỗi cung ứng có đầu đủ hay không? (Xem WOC và Sơ đồ chuỗi cung ứng ở bước 2)

– Chuỗi hành trình sản phẩm tại nhà máy có hoạt động hiệu quả không? (Xem hệ thống CoC ở bước 3).

Rủi ro được chia thành 3 cấp độ, bao gồm:

Rủi ro cao = Rủi ro theo loài hoặc theo quốc gia và không thể truy xuất nguồn nguyên liệu.

Rủi ro trung bình = Có một trong hai loại rủi ro trong được liệt kê trong mức độ rủi ro cao.

Rủi ro thấp = Không có các rủi ro theo loài, theo quốc gia và rủi ro về truy xuất nguốn gốc

NHỮNG THAY ĐỔI PH ÁP LÝ TRONG NG ÀNH GỖ:MỸ, LIÊN MINH CH ÂU ÂU và ÚC

Page 20: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

18

1. HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP

DANH MỤC

Tuân thủ quy định pháp lý về quyền sử dụng rừng, phải có một trong các văn bản sau đây

Đăng ký hoạt động hợp pháp

Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định.

DANH MỤC CHI TIÉT

Quyết định thuê đất

Quyết định giao rừng

Quyết định giao đất

Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất

Giấy chứng nhận QSD đất

Sổ lâm bạ

Hợp đồng giao khoán đất trồng rừng với các chủ rừng khác

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải ghi rõ doanh nghiệp được phép khai thác gỗ; vận chuyển gỗ; mua bán gỗ; chế biến gỗ hoặc xuất khẩu

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải ghi rõ doanh nghiệp được phép khai thác gỗ; vận chuyển gỗ; mua bán gỗ; chế biến gỗ hoặc xuất khẩu

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với quy mô dự án thác khai thác từ 200 ha trở lên đối với rừng trồng và 50 ha trở lên đối với rừng tự nhiên sản xuất.HoặcVăn bản chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quy mô dự án khai thác dưới 200 ha rừng trồng và rừng tự nhiên sản xuất dưới 50 ha.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ chủ quản đối với cơ sở chế biến gỗ trực thuộc thẩm quyền quản lý có công suất từ 3.000 m3 nguyên liệu/năm trở lên; Hoặc Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với cơ sở chế biến gỗ trực thuộc thẩm quyền quản lý có công suất từ 3.000 m3 nguyên liệu/năm trở lên; Hoặc Văn bản chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cơ sở chế biến có công suất nhỏ hơn 3.000 m3 nguyên liệu/năm;

CÁC TÀI LIỆU CẦN CÓ

CHỦ RỪNG ĐƠN VỊ MUA BÁN GỖ

ĐƠN VỊ C'HẾ BIẾN GỖ

ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU

TỔ CHỨC

HỘ GIA ĐÌNH

TỔ CHỨC TỔ CHỨC

TỔ CHỨC42

HỘ GIA ĐÌNH43

7. PHỤ LỤC 1

CHÚ DẪN √: vị tham gia chịu trách nhiệm lập các tài liệu này và giữ tài liệu bản gốc.

COPY: Đơn vị tham gia chịu trách nhiệm thu thập các tài liệu này từ nhà cung cấp của họ.

√ + COPY: Đơn vị tham gia lập, giữ bẩn gốc các tài liệu này, đồng thời thu thập bản copy các tài liệu này từ nhà cung cấp.

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 21: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

19www.tft-forests.org

1. HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP

2. GỖ TRONG NƯỚC

3. GỖ NHẬP KHẨU

ĐÓNG BÚA KIỂM LÂM ĐỐI VỚI GỖ

Các khoản thuế và lệ phí

Đáp ứng các qui định về khai thác gỗ trong nước

Đáp ứng các quy định về thủ tục hải quan

Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vât, phải có một trong các tài liệu sau

Gỗ tròn khai thác có đường kính đầu lớn >=25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm

Biên lai thu thuế môn bài hoặc giấy nộp tiền nếu nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản;

Biên lai thu thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc giấy nộp tiền nếu nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản;

Biên lai thu thuế giá trị gia tăng hoặc giấy nộp tiền nếu nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản;

Biên lai thuế tài nguyên đối với gỗ tròn khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hoặc giấy nộp tiền nếu nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản (đối với các công ty có khai thác gỗ rừng tự nhiên);

Biên lai thu thuế xuất, nhập khẩu hoặc giấy nộp tiền nếu nộp thuế bằng hình thức chuyển khoản (Cho các hoạt động xuất nhập khẩu).

Hồ sơ thiết kế khai thác

Giấy phép khai thác

Đăng ký Khai thác

Dự kiến Sản phẩm Khai Thác

Bảng kê lâm sản48

Sổ Theo dõi xuất nhập Lâm sản

Hợp đồng mua bán49

Hoá đơn VAT50

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu lâm sản, có xác nhận của cơ quan hải quan;

Hợp đồng mua bán hàng hóa;

Hóa đơn thương mại;

Vận đơn (hoặc chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật);

Bảng kê lâm sản nhập khẩu;

Giấy phép CITES của nước xuất khẩu đối với các loại gỗ thuộc danh mục các Phụ lục I, II của Công ước CITES.

Có Giấy phép nhập khẩu do Bộ Công thương Việt Nam cấp (áp dụng đối với gỗ nhập từ Căm Pu Chia)

Chứng nhận nguồn gốc

Giấy thông báo miễn kiểm dịch đối với gỗ và các sản phẩm của gỗ được miễn kiểm dịch thực vật theo quy định.

Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam.

– Đóng búa kiểm lâm theo quy định

– Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm do cơ quan kiểm lâm sở tại lập.

√45

√44

√45

√46

√47

COPY

COPY

COPY

√+COPY

COPY

COPY

COPY

√+COPY

COPY

COPY

COPY

√+COPY

GHI CHÚ: NẾU NHÀ SẢN XUẤT GỖ MUA GỖ THÔNG QUA CÔNG TY MUA BÁN GỖ Ở VIỆT NAM, CÁC TÀI LIỆU SAU ĐÂY CẦN THU THẬP TỪ CÔNG TY MUA BÁN GỖ:

– HỢP ĐỒNG MUA BÁN VỚI CÔNG TY MUA BÁN GỖ

– HÓA ĐƠN VAT PHÁT HÀNH BỞI CÔNG TY MUA BÁN GỖ

– ĐỂ THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ SỰ QUAN TÂM THÍCH ĐÁNG, CÁC BÊN THAM GIA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CẦN THU THẬP CÁC THÔNG TIN TỪ NHÀ CUNG CẤP CỦA MÌNH

DANH MỤC DANH MỤC CHI TIÉT CÁC TÀI LIỆU CẦN CÓ CHỦ RỪNG ĐƠN VỊ MUA BÁN GỖ

ĐƠN VỊ C'HẾ BIẾN GỖ

ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU

TỔ CHỨC

HỘ GIA ĐÌNH

TỔ CHỨC TỔ CHỨC

TỔ CHỨC42

HỘ GIA ĐÌNH43

Page 22: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

20 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

4. XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM GỖ

5. LAO ĐỘNG VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Hồ sơ xuất khẩu gỗ

Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vât, phải có tài liệu sau

Luật lao động

Luật bảo hiểm xã hội

Luật công đoàn

Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của đơn vị xuất khẩu (bản chính);

Bảng kê lâm sản

Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng

Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với sản phẩm làm từ gỗ thuộc Phụ lục II của Công ước CITES

Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu

Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động;

Bảng lương của tổ chức thể hiện số tiền đóng bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên

Bảng lương của tổ chức thể hiện số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho người lao động có hợp đồng từ 12 tháng trở lên

Có tên trong danh sách đóng đoàn phí của đơn vị

DANH MỤC DANH MỤC CHI TIÉT CÁC TÀI LIỆU CẦN CÓ CHỦ RỪNG ĐƠN VỊ MUA BÁN GỖ

ĐƠN VỊ C'HẾ BIẾN GỖ

ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU

TỔ CHỨC

HỘ GIA ĐÌNH

TỔ CHỨC TỔ CHỨC

TỔ CHỨC42

HỘ GIA ĐÌNH43

36 TFT 2013 37 EIA 2013 38 Ủy Ban các cộng đồng Châu Âu 2013 39 Liên Minh Châu Âu 201040 Australian Government ComLaw 2012 41 Forest Legality Alliance 2013 42 Tổ chức: Bao gồm các công ty lâm nghiệp, lâm

trường, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, công ty chế biến gỗ và các loại hình công ty kinh doanh lâm nghiệp như: công ty buôn bán gỗ, công ty vận chuyển gỗ, công ty xuất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang hoạt động ở Việt Nam

43 Hộ gia đình : Bao gồm các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn ở trong nước; cá nhân ngừời nước ngoài có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản ở Việt Nam

44 Đối với gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại

45 Ibid46 Đối với gỗ khai thác từ rừng trồng bằng vốn tự

có của hộ gia đình47 Ibid48 Tham khảo thông tư 01, ban hành ngày

04/01/2012 và thông tư 42 ban hành ngày 21/08/2012 của Bộ NN&PTNT

49 Nếu gỗ mua từ tổ chức50 Ibid

Page 23: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

www.tft-forests.org

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

21

1 Tổng cục Hải quan Việt Nam 2013

2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2013 http://www.agroviet.gov.vn/en/Pages/news_detail.aspx?NewsId=881&Page=1

3 Chiến lược thúc đẩy thương mại Việt Nam 2013 http://www.vietrade.gov.vn/en/index.php?option=com_content&view=article&id=1950:strengths-of-vietnams-timber-and-furniture-industry&catid=270:vietnam-industry-news&Itemid=232

4 Viet Nam News 2012 http://www.vietnamnews.vn/Economy/224567/ jury-out-on-wood-chip-exports.html

5 Hawkins Wright 2013 http://www.metissue.com/web/ArticlesDetails.aspx?archived=&Article_ID=112&Cat_ID=76&Issue_ID=33

6 ITTO 2012 http://www.itto.int/annual_review/

7 EIA 2013 http://www.eia-global.org/lacey/

8 GSO 2012 http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=469&idmid=3&ItemID=14261

9 ibidem

10 ibidem

11 Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam 2013 http://vietnamforestry.org.vn/ mediastore/fsspco/2013/02/04/ 2._De_an_tai_co_cau_E.pdf

12 ibidem

13 ibidem

14 Số liệu theo Bộ NN-PTNT 2012, ghi theo Tropenbos International Vietnam 2013 http://www.tropenbos.org/publications/forest+land+allocation+in+viet+nam:+implementation+processes+and+results

15 Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam 2013 http://vietnamforestry.org.vn/ mediastore/fsspco/2013/02/04/2. _De_an_tai_co_cau_E.pdf

16 Forest Trends 2012http://www.forest-trends.org/documents/files/doc_3179.pdf

17 ibidem

Page 24: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

22

18 Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam http://vietnamforestry.org.vn/mediastore/fsspco/2013/08/09/ForestryOfVietNam_2012_(Mark_edit)_Hoan_finalized_25_1_2013.pdf

19 Nguyen Ton Quyen và Tran Huu Nghi 2011http://www.illegal-logging.info/sites/default/files/uploads/HowVietnamispre-paredmeetlegalrequirementstimberexport-marketsweb.pdf

20 Viện Lâm nghiệp Châu Âu 2013 http://www.euflegt.efi.int/portal/home/vpa_countries/in_asia/vietnam/

21 Nguyen Ton Quyen 2011 ghi trong in Nguyen Ton Quyen và Tran Huu Nghi 2011 http://www.illegal-logging.info/sites/default/files/uploads/HowVietnamispreparedmeetlegal-requirementstimberexportmarketsweb.pdf

22 ibidem

23 Tổng cục Hải quan Việt Nam 2013 http://www.customs.gov.vn/Lists/EnglishStatistics/ViewDetails.aspx?ID=296&Category=Scheduled%20analysis&Group=Trade%20news%20%26%20Analysis&language=en-US

24 Bộ công thương Việt Nam 2013 http://vietnamforestry.org.vn/mediastore/fsspco/2013/02/04/5._Tinh_hinh_XKN_go_cua_VN_E.pdf

25 Chiến lược thúc đẩy thương mại Việt Nam 2012 http://www.vietrade.gov.vn/en/index.php?option=com_content&view=article&id=1617:vietnams-wooden-products-export-in-first-9-months-of-2012&catid=270:vietnam-industry-news&Itemid=232

26 VietNam News 2013 http://www.vietnambreakingnews.com/2013/10/wood-exports-to-reach-us5-5-billion/#.Uoqs7MSmiuJ

27 Nguyen Ton Quyen and Tran HuuNghi 2011 http://www.illegal-logging.info/sites/de-fault/files/uploads/HowVietnamisprepared-meetlegalrequirementstimberexportmar-ketsweb.pdf

28 ibidem

29 Bộ công thương Việt Nam 2013 http://vietnamforestry.org.vn/mediastore/fsspco/2013/02/04/5._Tinh_hinh_XKN_go_cua_VN_E.pdf

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO

HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 25: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

30 Bộ công thương Việt Nam 2013 http://vietnamforestry.org.vn/mediastore/fsspco/2013/02/04/5._Tinh_hinh_XKN_go_cua_VN_E.pdf

31 World Bank 2010 http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2010/05/25/000334955_20100525061347/Ren-dered/PDF/546440WP01P10110Box349423B01PUBLIC1.pdf

32 UNODC 2013 http://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/Studies/TOCTA_EAP_web.pdf

33 The Economist: The future of Laos, A bleak Landscape http://www.economist.com/news/asia/21588421-secretive-ruling-clique-and-murky-land-grabs-spell-trouble-poor-coun-try-bleak-landscape

34 ibidem

35 ibidem

36 TFT 2013 http://www.tft-forests.org/ttap/page.asp?p=10674

37 EIA 2013 http://eia-global.org/lacey/

38 European Commission 2013 http://ec.europa.eu/environment/forests/timber_regulation.htm

39 European Union 2010 http://ec.europa.eu/environment/forests/pdf/EUTR_Leaflet_EN.pdf

40 Australian Government ComLaw 2012 http://www.comlaw.gov.au/Details/C2012A00166

41 Forest Legality Alliance 2013 http://www.forestlegality.org/

www.tft-forests.org 21

Page 26: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

24 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU XUẤT KHẨU GỖ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ, LIÊN MINH CHÂU ÂU, ÚC: ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Page 27: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆMMục đích của tài liệu này là cung cấp thông tin tham khảo cho các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng: chủ rừng, nhà sản xuất, chế biến và nhà xuất khẩu gỗ về các qui định luật pháp về gỗ và các sản phẩm gỗ tại các thị trường Mỹ, EU và Úc.Tài liệu này không mang tính chất tư vấn pháp lý.Các doanh nghiệp nên liên lạc với các cơ quan chính phủ, các cơ quan đại diện hoặc các nhà tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để biết thêm thông tin rõ ràng hơn về các yêu cầu pháp lý.

Page 28: hướng dẫn về việc tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu gỗ sang thị

LIÊN HỆ:

EMAIL: [email protected]

VĂN PHÒNG TẠI VƯƠNG VĂN PHÒNG TẠI THỤY SỸ: VĂN PHÒNG TẠI VIỆT NAM: QUỐC ANH +44 (0) 2380 111220 +41 (0) 22 367 94 40 +84 (0)8 351 22538

Gaters Mill Chemin des Brumes 4 Phòng 702, Số 341-343, Mansbridge Road 1263 Crassier Đường Điện Biên Phủ, Southampton Switzerland Quận Bình Thạnh United Kingdom TP. HCM, Việt Nam SO18 3HW

www.tft-forests.org