36
- 1 - HI/ĐÁP VVIC LÀM TIÊU ĐỀ CHĐỀ THEO HTHNG TĐCĐ CA THƯ VIN QUC HI HOA KBIÊN MC MÔ T& MARC 21 Sau hai khóa hun luyn vKhung Tiêu Đề ChĐề ca TV Quc Hi Hoa K, được tchc ti Thư Vin Quc Gia ngày 25-27 tháng 11 năm 2009 và ti Thư Vin Khoa Hc Tng Hp TP HCM ngày 8-10 tháng 12 năm 2009, dưới sbo trca Thư Vin Quc Gia & Hi Thư Vin Vit Nam, ging viên tiếp tc nhn được các câu hi liên quan ti chđề này. Tài liu “HThng Tiêu Đề ChĐề Ca Thư Vin Quc Hi Hoa K(Library of Congress Subject Headings) / son gi, Lâm Vĩnh-Thế & Phm ThL-Hương. Great Falls, Va : LEAF-VN, 2009, bng CD-ROM đã được Thư Vin Quc Gia n hành và biếu các hc viên, cũng như mt vài tài liu tham kho khác đã được dùng để trli các câu hi trong lp. Ngoài nhng câu hi liên quan đến TĐCĐ đang được ging dy, ging viên cũng nhn được nhng câu hi vbiên mc mô t, do đó ging viên cũng đã gii thích thêm vvn đề này. Vì câu hi quá nhiu, nên chúng tôi tng hp câu hi vTĐCĐ vào mt bài th1, và câu hi vBiên mc mô t, MARC 21 vào bài trli thhai này. Như đã thông báo trong chai lp hun luyn, chúng tôi xin tng hp các câu hi nêu ra trong lp hc hay gi qua đin thư, các câu trli được hiu đính, và trích dn các tài liu tham kho khác ngoài tài liu nêu trên, và sđược niêm yết trên trang web ca Hi LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org ) để các đồng nghip dù không tham dlp hun luyn này cũng có thđọc và hc hi thêm. Ngày 21-1-2010 Lâm Vĩnh-Thế Phm ThL-Hương

Hỏi/Đáp kỳ 6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 1 -

HỎI/ĐÁP VỀ VIỆC LÀM TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ THEO HỆ THỐNG TĐCĐ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ

BIÊN MỤC MÔ TẢ & MARC 21

Sau hai khóa huấn luyện về Khung Tiêu Đề Chủ Đề của TV Quốc Hội Hoa Kỳ, được tổ chức tại Thư Viện Quốc Gia ngày 25-27 tháng 11 năm 2009 và tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP HCM ngày 8-10 tháng 12 năm 2009, dưới sự bảo trợ của Thư Viện Quốc Gia & Hội Thư Viện Việt Nam, giảng viên tiếp tục nhận được các câu hỏi liên quan tới chủ đề này. Tài liệu “Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Headings) / soạn giả, Lâm Vĩnh-Thế & Phạm Thị Lệ-Hương. Great Falls, Va : LEAF-VN, 2009, bằng CD-ROM đã được Thư Viện Quốc Gia ấn hành và biếu các học viên, cũng như một vài tài liệu tham khảo khác đã được dùng để trả lời các câu hỏi trong lớp. Ngoài những câu hỏi liên quan đến TĐCĐ đang được giảng dạy, giảng viên cũng nhận được những câu hỏi về biên mục mô tả, do đó giảng viên cũng đã giải thích thêm về vấn đề này. Vì câu hỏi quá nhiều, nên chúng tôi tổng hợp câu hỏi về TĐCĐ vào một bài thứ 1, và câu hỏi về Biên mục mô tả, MARC 21 vào bài trả lời thứ hai này. Như đã thông báo trong cả hai lớp huấn luyện, chúng tôi xin tổng hợp các câu hỏi nêu ra trong lớp học hay gửi qua điện thư, các câu trả lời được hiệu đính, và trích dẫn các tài liệu tham khảo khác ngoài tài liệu nêu trên, và sẽ được niêm yết trên trang web của Hội LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org) để các đồng nghiệp dù không tham dự lớp huấn luyện này cũng có thể đọc và học hỏi thêm. Ngày 21-1-2010 Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương

Page 2: Hỏi/Đáp kỳ 6

Câu hỏi và Trả lời CÂU HỎI: Có phải theo ISBD thì khi làm phiếu mục lục em phải viết hết tất cả thông tin mô tả liền nhau hay không? em có hỏi một giáo sư ngành thư viên học người Mỹ dạy ở Việt Nam thì không được trả lời thoả đáng, trong khi đó em đọc Cẩm Nang Hướng Dẫn Quy tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988 trong CD mà cô dạy năm 2004 thì em lại thấy cô không làm biên mục phiếu như thế, mà lại xuống hàng ở phần mô tả các số trang, tùng thư và phần thư tịch. Xin cô giải thích giùm cho em hiểu rõ hơn. TRẢ LỜI: Trong bản dịch của ấn bản Việt ngữ Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh Mỹ Rút Gọn, 1988 / Michael Gorman, tác giả, Lâm Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương, dịch giả, do LEAF-VN xuất bản năm 2002, ở trang 10-11 tác giả Michael Gorman đã ghi quy tắc như sau: “0D. Dấu chấm câu [Dấu phân cách] trong phần mô tả Bạn hãy dùng một trong các cách sau đây để phân biệt các vùng mô tả nêu ra trong quy tắc 0C. Hoặc là bạn dùng một dấu chấm, một khoảng trống, một gạch dài, một khoảng trống để khởi đầu cho một vùng (trừ vùng đầu tiên) theo cách sau đây:

Nhan đề và minh xác về trách nhiệm. — Ấn bản [Lần xuất bản]. — Vùng đặc biệt. — Xuất bản, v.v... — Mô tả vật chất. — Tùng thư. — Ghi chú. — Ghi chú. — Số tiêu chuẩn và điều kiện thủ đắc

hoặc khởi đầu một đoạn văn mới cho một số vùng theo cách sau đây:

Nhan đề và minh xác về trách nhiệm. — Ấn bản [Lần xuất bản]. — Vùng đặc biệt. — Xuất bản, v.v... Mô tả vật chất. — Tùng thư Ghi chú (mỗi ghi chú chiếm một đoạn văn riêng, mặc dù nhiều ghi chú có thể gom lại làm một) Số tiêu chuẩn và điều kiện thủ đắc [có được tài liệu]

Trong mỗi vùng, mỗi yếu tố (một phần của một vùng), ngoại trừ yếu tố đầu tiên, được bắt đầu bằng một dấu chấm câu [dấu phân cách] đặc biệt đề ra ở đầu của các qui tắc dành cho vùng đó (1A1, 2A1, v.v...). Bạn hãy loại bỏ vùng hay yếu tố nào không áp dụng cho tài liệu mà bạn đang làm biên mục. Bạn cũng loại bỏ luôn dấu chấm câu [dấu phân cách] khởi đầu của nó.

Page 3: Hỏi/Đáp kỳ 6

Sau đây là hai thí dụ về các phần mô tả thật đơn giản (một cho một quyển sách, và một cho một đĩa ghi âm). Mỗi thí dụ đều được thực hiện theo hai lối trình bày đã nêu trên. Thí dụ 1. Lối trình bày thứ nhất

The fair garden and the swarm of beasts : the library and the young adult / Margaret A. Edwards. — [Ấn bản (Lần xuất bản)] duyệt lại và mở rộng. — New York : Hawthorn, c1974. — 194 tr. ; 22 cm. — Ấn bản [lần xuất bản] trước 1969

Thí dụ 1. Lối trình bày thứ hai The fair garden and the swarm of beasts : the library and the young adult / Margaret A. Edwards. — [Ấn bản (Lần xuất bản)] duyệt lại và mở rộng. — New York : Hawthorn, c1974 194 tr. ; 22 cm. Ấn bản trước 1969

Thí dụ 2. Lối trình bày thứ nhất A night on the town [sound recording] / Rod Stewart. — London : Riva Records : Do WEA Records phát hành, 1976. — 1 đĩa âm thanh (39 ph.) : tương tự, 33 1/3 vmp, âm thanh nổi ; 12 in.

Thí dụ 2. Lối trình bày thứ hai A night on the town [sound recording] / Rod Stewart. — London : Riva Records : Do WEA Records phát hành, 1976 1 đĩa âm thanh (39 ph.) : tương tự, 33 1/3 vmp, âm thanh nổi ; 12 in.

......” Xem như thế thì bạn sẽ thấy là các thư viện Việt Nam hay dùng lối trình bày thứ 1, theo ý kiến của tôi thì lối trình bày thứ 2 này trông nó rõ ràng hơn, sáng sủa hơn, đó là lối làm thông dụng tại các thư viện Mỹ, và khi làm Cẩm Nang Hướng Dẫn Áp Dụng Bộ Quy tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988, trang 3-4 chúng tôi cũng đã nói đến vấn đề này rồi. Xin xem ở URL này: (http://leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html). Khi thư viện đã tự động hoá thì sự hiển thị các thông tin của một biểu ghi thư tịch trên màn hình của OPAC thì cũng tùy theo chính sách của thư viện, họ cho hiển thị các truờng theo tên gọi của mỗi trường (full record) hay theo số của các nhãn trường (MARC 21 tags) và cho phép bạn hạ tải (download) biểu ghi MARC 21 đó về máy của bạn (các dữ liệu thể hiện bằng các số nhị phân (binary code) 0 và 1 như khi bạn hạ tải từ LC hay từ Thư viện Quôc Gia VN cũng vậy, để rồi khi nhập tin vào máy của bạn thì nó lại hiện ra các nhãn trường theo MARC 21. Thí dụ: biểu ghi phiếu và MARC 21 của tác phẩm Concise AACR2 bản dịch Việt ngữ của Michael Gorman.

- 3 -

Page 4: Hỏi/Đáp kỳ 6

01393cam a2200313 a 4500001000900000005001700009008004100026906004500067925004400112955009700156010001700253040001300270041001800283050002800301100002800329240004600357245019700403246003300600250004400633260004200677300003500719546005400754504005100808630006200859650003500921700002700956700003400983730006201017-14432227-20060706132700.0-060629s2002 vaua b 001 0 vie - a7bcbccorigresd3encipf20gy-gencatlg-0 aacquireb2 shelf copiesxpolicy de-fault- ays09 2006-06-29 z-processorcys09 2006-06-29 (ys17)dys09 2006-06-29 (ys02)eys09 2006-06-29- a 2006553910- aDLCcDLC-1 avieaengheng-00-aZ694.15.A56bG6718 2002-1 aGorman, Michael,d1941--10aConcise AACR2, 1988 revision.lVietnamese-10aBộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 =bThe concise AACR2, 1988 revision /ctác giả, Michael Gorman ; dịch giả, Lâm Vĩnh-Thế, Phạm Thị Lệ-Hương.-31aConcise AACR2, 1988 revision- aẤn bản Việt ngữ lần 1.- a[Great Falls, VA?] :bLEAF-VN,c2002.- axxxi, 290 p. :bill. ;c24 cm.- aIn Vietnamese, prefatory matters also in English.- aIncludes bibliographical references and index.-00aAnglo-American cataloguing rules (2nd ed., 1988 revision)- 0aDescriptive cataloging-vRules.-1 aLâm, Vĩnh-Thế.-1 aPhạm, Thị Lệ-Hương.-0 aAnglo-American cataloguing rules (2nd ed., 1988 revision)-

Biểu ghi MARC 21 của tác phẩm Concise AACR2 bản dịch Việt ngữ của Michael Gor-man, các dữ liệu thể hiện bằng các số nhị phân (binary code) hạ tải từ LC.

Gorman, Michael, 1941- [Concise AACR2, 1988 revision. Vietnamese] Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 = The concise AACR2, 1988 revision / tác giả: Michael Gorman; dịch giả: Lâm Vĩnh-Thế, Phạm Thị Lệ-Hương. — Ấn bản Việt ngữ lần 1. — [Great Falls, Va?] : LEAF-VN, c2002.

Xxxi, 290 p. : ill. ; 24 cm. Includes bibliographical references and index. In Vietnamese, prefatory matters also in English.

1. Anglo-American cataloging rules (2nd ed. 1988 revision). 2. Descriptive cataloging -- Rules. I. Lâm, Vĩnh-Thế. II. Phạm, Thị Lệ-Hương. III. Title. IV.Title: Concise AACR2, 1988 revision.

Z694.15A56G6718 2002 LCCN 2006553910

Thẻ/phiếu mục lục của LC cho tác phẩm Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 của Michael Gorman, ân bản Việt ngữ.

- 4 -

Page 5: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 5 -

Hình trên: Biểu ghi theo số của nhãn truờng MARC 21 của sách Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 của LC: 630 00 $a Anglo-American cataloging rules (2nd ed. 1988 revision). 650 #0 $a Descriptive cataloging $v Rules.

Page 6: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 6 -

Biểu ghi theo chữ theo tên của từng trường, của LC (full record)

Page 7: Hỏi/Đáp kỳ 6

CÂU HỎI: Nhan đề song song để ở trường 245 $b = hay 246 TRẢ LỜI: Theo quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn (CAACR2), quy tắc số 1B quy tắc số 1D (dùng dấu = và 1 khoảng trống rồi nhập nhan đề song song vào đó), nếu nhập liệu vào MARC 21 thì Nhan đề chính được ghi ở trường 245, nếu nhan đề chính có phụ đề, thì để phụ đề sau nhãn trường con $b sau đó là dấu = và ghi nhan đề song song vào mà không lặp lại nhãn trường con $b. Ngoài ra cần phải dùng thêm trường 246 (với chỉ thị thứ 1 dùng để làm thêm một tiêu đề (hay dẫn mục) phụ/TĐ bổ sung (added entry) hay một điểm truy dụng cho nhan đề song song này, và chỉ thị thứ 2 là từ số 0-8 tùy từng trường hợp, nó khác với chỉ thị ghi ở trường 245), số 1 dùng cho nhan đề song song.

Thí dụ: cuốn sách có nhan đề Tranh dân gian Viêt Nam = Vietnamese folk pictures = Imagerie folklorique Vietnamienne / [chủ biên, sưu tầm và tuyển chọn, Đặng Nam]. Hà Nội : Văn hóa dân tộc, 1995. sẽ được nhập tin theo MARC 21 (http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd20x24x.html) như sau: 245 10 $a Tranh dân gian Việt Nam = $b Vietnamese folk pictures = Imagerie folklorique Vietnamienne / $c [chủ biên, sưu tầm và tuyển chọn, Đặng Nam.]

- 7 -

MARC 21 Trường 246 – Hình Thức khác nhau của nhan để http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd246.html

Chỉ thị thứ 1 - Kiểm soát việc làm thêm dẫn mụcphụ/TĐ phụ/TĐ bổ sung)

Chỉ thị thứ 2 - Loại nhan để

0 = Làm ghi chú, không làm dẫn mục phụ # - Không xác định

1 = Làm ghi chú, làm dẫn mục phụ 0 - Một phần của nhan đề

2 = Không làm ghi chú, không làm dẫn mục phụ 1 - Nhan đề song song

3 = Không làm ghi chú, làm dẫn mục phụ 2 - Nhan đề phụ trợ cho nđ chính (distinctive title)

3 - Nhan đề khác

4 - Nhan đề bìa

5 – Nhan đề ghi trên trang nhan đề phụ

6 – Nhan đề đầu trang văn bản (Caption title)

7 - Luân đề [Nhan đề ghi ở đầu hay ở chân của mỗi trang (running title)]

8 – Nhan đề gáy sách

Page 8: Hỏi/Đáp kỳ 6

[Ghi chú: chỉ thị thứ 1 ở trường 245 là số 1 dành cho việc làm thêm một dẫn mục phụ/tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung (added entry) cho nhan đề chính, và chỉ thị thứ hai là số 0 dành cho thứ sự sắp xếp của dẫn tố (entry element) trong nhan đề này.] 246 31 $a Imagerie folklorique Vietnamienne 246 31 $a Vietnamese folk pictures [Ghi chú: chỉ thị thứ nhất là số 3 (dành cho việc không có ghi chú ghi ở trường số 500, và cần làm thêm một dẫn mục phụ/tiêu đề phụ/TĐ bổ sung (added entry), và chỉ thị thứ 2 là số 1 dành cho nhan đề song song)] Các chỉ thị dùng cho mỗi trường có ý nghĩa khác nhau, biên mục viên luôn luôn phải tham khảo Chỉ nam MARC 21để nhập tin và ghi cho đúng chuẩn của MARC 21.

- 8 -

Page 9: Hỏi/Đáp kỳ 6

CÂU HỎI: Nếu tài liệu là nguồn liệu điện tử, vừa có nhan đề chính tiếng Việt, có phụ đề (subtitle), có nhan đề song song bằng tiếng Anh và Pháp, có phân chia thành từng quyển một (volume 1, 2, 3, v.v…) thì khi nhập thông tin vào trường 245 với những phần như thế thì đặt các nhãn trường con $h dành cho việc “định danh tài liệu” [GMD] như thế nào? Thí dụ: Truyện một ngàn lẻ một đêm : tiểu thuyết, có nhan đề tiếng Pháp là: Les Mille et une nuits, và nhan đề tiếng Anh là: One thousand and one nights. Tập 1. Những cuộc phiêu lưu của Sinbad TRẢ LỜI: Với những trường hợp phức tạp như thế này, trước hết bạn phải xem lại Quy tắc biên mục AACR2 để mô tả phần nhan đề chính (title proper), sau đó đến phần phụ đề (subtitle), rồi nhan đề song song như thế nào. Nếu có phần “Định danh tài liệu tổng quát [GMD = General Material Designation], thì nhãn trường con $h luôn luôn được để sau nhan đề chính, rồi mới đến $b theo sau là phụ đề và biên mục viên phải tham khảo MARC 21 về nhãn trường số 245, với các nhãn trường con của phần Nhan đề để biết thêm nó được làm thí dụ như thế nào. Biên mục viên phải cẩn thận và theo sát các chỉ dẫn có trong từng phần của trường 245 và chúng ta có thể dựa vào thí dụ này để nhập tin khi làm biểu ghi theo MARC 21. Theo MARC 21, trường 245 được chỉ dẫn với các thí dụ như sau đây: http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd20x24x.html

- 9 -

Xin xem chỉ dẫn của trường 245 MARC 21 nơi trang kế tiếp.

Page 10: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 10 -

Hình trang 1 của các chỉ dẫn cho Trường 245 MARC 21: Nhan đề, với những chỉ thị thứ 1 và 2 là 0 hay 1 dành cho việc làm hay không làm dẫn mục phụ/tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung (added entry)

Page 11: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 11 -

Hình 2 của các chỉ dẫn cho trường 245 của MARC 21: Nhan đề với những chỉ thị (indicators) thứ nhất 0 và 1 dành cho việc làm hay không làm dẫn mục phụ/tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung (added entry) và thứ hai 0 và 1-9 (thứ tự sắp xếp)

Page 12: Hỏi/Đáp kỳ 6

Nhãn trường con $a : dành cho nhan đề chính Nhãn trường con $b : dành cho phụ đề và các phần khác của nhan đề: như là Nhan đề song song, phần bổ túc của nhan đề (trong trường hợp tác phẩm không có nhan đề chung), và những thông tin khác. Theo ISBD, nhãn trường con $b chứa những dữ liệu theo tới dấu chấm câu của phần mô tả này, nghĩa là tới dấu ( / ), hoặc đứng trước nó là những thông tin có (nhãn trường con $n) hay tên (nhãn trường con $p) của phần/đoạn của tác phẩm. Nhãn trường con $b không lặp khi có hơn một nhan đề song song, phần bổ túc của nhan đề, và/hay những thông tin khác được cho vào trường này.

- 12-

Page 13: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 13-

Thí dụ về thứ tự của các nhãn trường con (subfield codes) trong trường 245 : $a cho Nhan đề chính. $n cho Số của Phần của tài liệu, $p cho Phần/đoạn = $b cho Nhan đề song song $h cho định danh tài liệu (GMD)

Page 14: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 14 -

Chỉ dẫn cách dùng nhãn truờng con $h dành cho [Định danh tài liệu = GMD] dùng trong trường 245 cho nhan đề chính. Theo nguyên tắc ISBD thì nó ($h GMD) được dùng chữ thường và để trong ngoặc vuông [tài liệu ghi hình]. Nó được đặt sau Nhan đề chính (dùng nhãn trường con $a, $n, $p) và nó đứng trước phần còn lại của nhan đề [tức là phụ đề] ($b), rồi đến phần bổ túc của nhan đề (trong trường hợp tác phẩm không có nhan đề chung), và/hay phần minh xác về trách nhiệm ($c)

Page 15: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 15 -

Nhãn trường con $p cho Phần/đoạn của tác phầm: Thí dụ về thứ tự của các nhãn trường con (subfield codes) trong trường 245 : $a cho Nhan đề chính [bằng tiếng Anh]. $n cho Số của Phần/đoạn của tài liệu, $p cho Phần/đoạn = $b cho Nhan đề song song [bằng tiếng Pháp]

Page 16: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 16 -

Các chỉ dẫn về cách nhập thông tin khác. Xem những chỉ dẫn và thí dụ nêu trên thì chúng ta có thể ghi trường 245 cho tác phẩm nêu trong thí dụ của câu hỏi như sau đây, và cần làm thêm hai trường 246 cho nhan đề song song

Page 17: Hỏi/Đáp kỳ 6

245 00 $a Một ngàn lẻ một đêm $h [nguồn liệu điện tử]. = $b tiểu thuyết. $n Tập 1. Những cuộc phiêu lưu của Sinbad = Les Mille et une nuits = One thousand and one nights / $c…. 246 31 $a Mille et une nuits 246 31 $a One thousand and one nights

CÂU HỎI: Tác giả Việt Nam có họ kép thì đặt dấu phẩy ở đâu? Thí dụ Trần Hoàng Thảo Nguyên thì đặt dấu phẩy sau cụm từ Trần Hoàng, Thảo Nguyên hay là Trần, Hoàng Thảo Nguyên? TRẢ LỜI: Trong các tài liệu nghiên cứu về tên họ của nguời Việt Nam (tác giả Nguyễn Bạt Tụy, Lê Trung Hoa, v.v..), tôi không thấy nhà nghiên cứu nào nói là người Việt Nam có họ kép cả. Bây giờ người ta có khuynh hướng ghép họ của bố với họ của mẹ để đặt tên cho con cái, nhưng không thấy nói đó là họ kép. Ở nuớc ngoài, nhiều người Việt Nam tự xuất bản sách và để tên họ của mình một cách gần như là ”lập dị”, nên khi LC thiết lập tiêu đề chủ để chuẩn tên người cho những tác giả như thế này, họ căn cứ vào trang nhan đề của sách mà lập ra tên chuẩn, thí dụ: Trầnguyễn Trangđài được LC thiết lập tiêu đề tên chuẩn là: 100 1# $a Trầnguyễn, Trangdài, xem như thế thì thử hỏi người Việt Nam nào có họ Trần và Nguyễn ghép lại với nhau thành 1 cụm từ mà lại viết thiếu 1 chữ ‘N’ hay không? [LC viết sai tên gọi Trangđài là Trangdài]

- 16 - - 17-

Page 18: Hỏi/Đáp kỳ 6

Biểu ghi thư tịch trên OPAC của LC:

Nếu tôi có tác phẩm của Trần Hoàng Thảo Nguyên thì tôi sẽ coi tác giả này họ Trần và đặt dấu phẩy sau chữ Trần này. 100 1# $a Trần, Hoàng Thảo Nguyên. HỎI : Em rất quan tâm đến 3 vấn đề là : MARC 21 Format for Authority Data, MARC 21 Format for Holdings Data, MARC 21 Format for Classification Data, nhưng tại Việt Nam chưa triển khai những vấn đề này và tài liệu tiếng Việt viết về vấn đề này rất ít, xin nhờ cô giúp đỡ cho em tìm hiểu vấn đề : • Về mục đích, tác dụng của 3 loại khổ mẫu trên.

- 18 -

Page 19: Hỏi/Đáp kỳ 6

• Cấu trúc của 3 khổ mẫu trên • Xin một vài bài viết về lĩnh vực trên (tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt). • Cô có thể chụp và gửi cho em giao diện Classification web của thư viện LC đựợc

không? TRẢ LỜI: Mục đích của MARC 21: xem bài trả lời thứ nhất, và Phần Giới Thiệu “Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục” ở website này: http://nlv.gov.vn/nlv/images/documents/marc21/Gioithieu.htm 1/ Đây là website của LC về MARC 21 bằng tiếng Anh: http://www.loc.gov/marc/ • Tài liệu căn bản Tự học và dễ hiểu về MARC Understanding MARC Bibliographic -- a brief description and tutorial Understanding MARC Authority -- a brief description and tutorial • Tài liệu về AUTHORITY DATA http://www.loc.gov/marc/authority/ecadhome.html

- Coi Phần 5 của tài liệu huấn luyện trong CD trang 70-176 • Tài liệu về BIBLIOGRAPHIC DATA http://www.loc.gov/marc/bibliographic/ecbdhome.html

- Tài liệu này đã được Trung Tâm Thông Tin Tư Liệu và Công Nghệ Quốc Gia dịch sang tiếng Việt, bạn liên lạc với họ để mua và dùng cho thư viện của bạn.

• Tài liệu về CLASSIFICATION DATA http://www.loc.gov/marc/classification/eccdhome.html Chưa thấy tài liệu tiếng Việt về vấn đề này. • Tài liệu về HOLDINGS DATA http://www.loc.gov/marc/holdings/echdhome.html Chưa thấy tài liệu tiếng Việt về vấn đề này. 2/ Về tài liệu MARC 21 tiếng Việt : Ngoài tài liệu ghi dưới đây bằng tiếng Việt, tôi không biết có cơ quan nào đã dịch và xuất bản những gì, xin tự tìm hiểu trong cộng đồng thư viện VN vì tôi ở xa nên ít tiếp xúc với các bạn đồng nghiệp nên không biết nhiều vấn đề này. Bạn liên lạc với họ để mua và dùng cho thư viện của bạn tài liệu này: Khổ mẫu MARC 21 Cho Dữ Liệu Thư Mục: Hướng Dẫn Áp Dụng Định Danh Nội Dung. Hà Nôi : Trung Tâm Thông Tin Khoa Học & Công Nghệ Quốc Gia, 2004. (2v.) - 19 -

Page 20: Hỏi/Đáp kỳ 6

Bạn có thể coi sách này trực tuyến: Khổ Mẫu MARC 21 Cho Dữ Liệu Thư Mục từ website của Thư Viện Quốc Gia ở URL này: http://nlv.gov.vn/nlv/index.php/2008060355/Tai-lieu-nghiep-vu/Kho-mau-MARC21-cho-du-lieu-thu-muc.html Tài liệu hướng dẫn trực tuyến : Tài Liệu Hướng Dẫn Sử Dụng: Khổ Mẫu Thư Mục Rút Gọn MARC 21 VN / Vũ Văn Sơn và Cao Minh Kiểm http://www.thuvienbinhdinh.com/MARCVN/index.htm#ML 3/ Về Classification Web: đây là một dịch vụ trực tuyến có trả tiền và Hội LEAF-VN đã mua trong hạn một năm để cho chúng tôi soạn bài và sử dụng cho 2 lớp huấn luyện về TĐCĐ ở VN. Nó bao gồm TĐCĐ LC, Khung Phân Loại LC, TĐCĐ LC tương thích với Số Phân Loại LC, TĐCĐ LC tương thích với Số Phân Loại DDC, Số Phân Loại LC tương thích với Số Phân Loại DDC, v.v.. : http://classificationweb.net/ .Muốn mua dịch vụ này thì liên lạc với LC Cataloging Distribution Service để mua: http://classificationweb.net/contacts.html Trên trang nhà, nhấn vào nút Quick Start Tutorial, bạn sẽ có địa chỉ URL này để tự học: http://classificationweb.net/tutorial/ Xin trích vài trang từ Classification Web: Trang đầu

- 20 -

Page 21: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 21 -

Trang để tìm kiếm TĐCĐ (subject heading) hay số phân loại LC (LC classification number) tương thích với nhau

Nhập TĐCĐ muốn tìm: Vietnam History Nguyen dynasty

Page 22: Hỏi/Đáp kỳ 6

Kết quả tìm thấy : Vietnam — History — Nguyen dynasty, 1802-1945 Với số phân loại LC ghi ở dưới TĐCĐ này: DS556.8 (13) [B.L.D.S], với những tiểu phân mục đề tài/hay hình thức kèm theo - 22 -

Page 23: Hỏi/Đáp kỳ 6

Nhấn chuột vào kết nối có chữ D trong ngoặc vuông nơi trang kết qua [xem tr. 21], sẽ ra số Dewey tương thích với số LC là : 959.703

Nhấn chuột vào số kết nối số DS556.8 sẽ có Khung Phân Loại LC với những chi tiết cụ thể:

- 23 -

Page 24: Hỏi/Đáp kỳ 6

CÂU HỎI : Xin hỏi Cô một vài câu về thuật ngữ tiếng Việt của ngành biên mục: Biên mục mô tả—Mô tả thư mục - Mô tả hình thức tài liệu - Mô tả tài liệu

Những khái niệm này nó có thống nhất với nhau không? Xin cho em một định nghĩa chính xác về những thuật ngữ này. Trong giáo trình biên mục mà em học trong Trường Thư Viện thì Biên mục mô tả = mô tả thư mục, nhưng một số thầy/cô khác cho là không phải vì ngay từ ngữ tiếng Anh của nó cũng đã rất khác. Thí dụ như biên mục mô tả (descriptive cataloguing); mô tả thư mục (bibliographic description); Mô tả tài liệu (Document description) TRẢ LỜI: Vấn đề chính là Thuật ngữ Thư viện học ở VN rất là lung tung, không thống nhất, có khi dùng SAI mà vẫn cứ dùng, Thí dụ: INDEXING họ dùng từ ngữ “Đánh chỉ số” vì không hiểu chữ tiếng Anh INDEX, và INDEXING nó khác nhau như thế nào ! Tra tự điển thấy chữ Index dịch là Chỉ số, thì suy diễn chữ Indexing là Đánh chỉ số! Theo tôi chữ Indexing có thể dịch là Làm Chỉ Mục/Làm Dẫn Mục. Từ MENU cũng vậy. Trong ngành ẩm thực (ăn uống ở nhà hang) ta thường thấy gọi là Menu = Thự đơn thì đúng, vì “thực” theo Hán Việt là “ăn” và “đơn” là một danh sách ghi các món ăn, tuy nhiên trong ngành điện toán (computer science) thì Menu không thể dịch là “thực đơn” được, vì trong máy điện toán có cái gì “ăn được” để mà gọi nó là “thực đơn”? vì thế nên gọi nó là “Lệnh đơn” (với nghĩa là một mệnh lệnh cần làm cho máy tính điện tử nó thi hành, thí dụ: In bài (Print document)) và khi ta dịch thuật ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, ta cần phải suy xét xem ngữ cảnh của nó như thế nào rồi mới tìm từ ngữ tương đương mà dịch chứ? 1/ Về thuật ngữ Thư viện học và thong tin học: Tiếng Việt: • ALA Từ điển giải nghĩa Thư viện học và tin học Anh-Việt / Heartsill Young, chủ

biên; Phạm Thị Lệ-Hương, Lâm VĩnhThế, Nguyễn Thị Nga dịch. Gelen Press, 1996. Sách này tuy cũ, từ ngữ tiếng Việt dùng trong sách có vẻ xa lạ đối với lối dùng bây giờ, nhưng nó là từ điển có phần giải thích rõ ràng các từ ngữ Anh-Việt về ngành thư viện và thông tin học, điện toán học, v.v.. Chúng tôi đem về biếu các Trường Thư việnVN năm 1996, các thư viện VN, bạn có thể tìm thấy nó trong Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP HCM, Thư Viện DH Khoa Học Tư Nhiên...

• Bảng thuật ngữ biên mục

http://leaf-vn.org/PhuLucIIBangThuatnguUVN-1col.htm • Bảng thuật ngữ biên mục đối chiếu ở URL này:

http://leaf-vn.org/PhuLucIIB-ThuatngudoichieuUVN1+2-Nov-30-01.htm - 24 -

Page 25: Hỏi/Đáp kỳ 6

Tiếng Anh: Trên Internet có bộ Tự điển trực tuyến miễn phí bằng tiếng Anh ở địa chỉ URL này, có thể hạ tải về máy của mình mà dùng, đề phòng việc nối mạng Internet không được. • ODLIS - Online Dictionary for Library and Information Science / by Joan M.

Reitz 2/ Về Biên mục Mô Tả (Descriptive cataloging): xin coi tài liệu liệt kê dưới đây • Đọc Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn : http://leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html - xin đọc DẪN NHẬP ở URL này : http://leaf-vn.org/CamNang-CAACR2/Phan%200-DanNhap-p-9-14-10-24-04rev1.pdf • Sách Introduction to Cataloging and Classification, 8th ed. / Bohdan Wynar ; Arleen G. Taylor. Libraries Unlimited, 1992, tr. 578 có ghi các định nghĩa [trong ngữ cảnh của ngành biên mục] : Description: That portion of the descriptive cataloging process in which elements that identify an item are transcribe into a bibliographic record. Also the portion of the biblio-graphic record that results from this process. See also Access; [SỰ/VIỆC MÔ TẢ = BIÊN MỤC MÔ TẢ: Đó là một phần của tiến trình của việc làm biên mục mô tả trong đó những yếu tố xác định một tác phẩm được chuyển tải vào một biểu ghi thư tịch. Cũng vậy, phần của biểu ghi thư tịch là kết quả có từ tiến trình [biên mục mô tả] này. Xem thêm từ Access; Descriptive cataloging] (p. 578 ) Descriptive cataloging: That phase of the cataloging process that is concerned with the identification and description of the item, the recording of this information in a bib-liographic record, and the selection and formation of access points – with the exception of subject access points. See also Access; Description. [BIÊN MỤC MÔ TẢ [Tổng kê mô tả]: Đó là một công đoạn của tiến trình làm biên mục liên quan đến sự xác định và mô tả một tác phẩm, sự ghi nhận thông tin vào một biêu ghi thư tịch, và sự chọn lựa những điểm truy dụng - với ngoại lệ của điểm truy dụng về tiêu đề chủ đề/[tiêu đề đề mục]. Xem thêm từ Access; Description] (p. 578 ) Bibliographic record: A catalog entry in card, microtext, machine-readable, or other form carrying full cataloging information for a given item in a library. [BIỂU GHI THƯ TỊCH: Một bản mô tả bằng thẻ/phiếu, vi bản, bản điện tử để-máy-đọc-được, hay một hình thức khác mang theo thông tin đầy đủ về biên mục của một tác phẩm nào đó của thư viện] (p. 574) Subject cataloging: The assignment of classification numbers and subject headings to the items of a library collection [BIÊN MỤC ĐỀ MỤC: Công việc ấn định số phân loại và tiêu đề chủ đề/[tiêu đề đề mục] cho những tác phẩm của một sưu tập thư viện.] (p. 588)

- 25 -

Page 26: Hỏi/Đáp kỳ 6

3/ Về Biên mục đề mục (Subject cataloging): xin coi bài này: • “Tiêu đề đề mục trong công tác biên mục và hệ thống LCSH”, trang 3-4 [phần Biên mục mô tả và biên mục đề mục] http://leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-Rev.pdf • Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề Của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ / Lâm Vĩnh-Thế &

Phạm Thị Lệ Hương biên soạn. Great Falls, VA : LEAF-VN, 2009. [tài liệu bằng CD-ROM, phát hành trong 2 khoá Huấn Luyện về Tiêu đề chủ đề của LC, tại Hà Nội ngày 28-30/11/2009 và 8-10/12/2009 tại TP HCM, do Thư Viện Quốc Gia và Hội Thư Viện Việt Nam bảo trợ. Tài liệu này sẽ được niêm yết trên website của Hội LEAF-VN (http://www,leaf-vn.org)]

CÂU HỎI:

Cô có thể cho em biết rõ hơn về sự khác nhau giữa ISBD và AACR2, vì thật ra em thấy hầu như giữa hai quy tắc này tương đương nhau, hầu như là giống nhau nhiều chứ không có khác nhau, nếu có khác thì khác những điểm chi tiết rất nhỏ. Người ta nói việc úng dụng AACR2 là phù hợp với MARC 21, nhưng em thấy là ISBD vẫn là quy tắc chuẩn mà. TRẢ LỜI: AACR2 đặt căn bản/cơ sở trên những nguyên tắc của ISBD, nó giống nhau hoàn toàn. Trong phần Mô Tả Tài Liệu của AACR2 [Bộ QTBMAMRG, 1988, tr. 9-49] những nguyên tắc của ISBD đã được áp dụng triệt để, các thông tin trên thẻ/phiếu mục lục (ML) được ngăn cách bằng những dấu chấm câu/dấu ngăn cách khi biên mục viên mô tả thông tin. Phần II của AACR2: Tiêu Đề, Nhan Đề Đồng Nhất, và Tham Chiếu: Lựa Chọn Những Điểm Truy Dụng là phần chính mà AACR2 đã xác định việc lựa chọn tiêu đề chính/phụ và khai triển ra để giúp người làm biên mục lựa chọn những điểm truy dụng để thiết lập tiêu đề chính/phụ như thế nào, và bản mô tả chính/phụ cũng đã được nêu rõ trong nhiều thí dụ cụ thể, vì biên mục viên dựa vào quy tắc biên mục AACR2 làm ra biểu ghi biên mục là để giúp độc giả truy tìm thông tin một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Đó là tính ưu việt của AACR2 trong ngành biên mục. Hiện nay tôi thấy cộng đồng thư viện VN vẫn chưa thống nhất trong vấn đề áp dụng AACR2 cho việc làm biên mục trong thư viện VN mà lại để tùy theo chính sách của từng thư viện. Theo ý kiến của tôi thì nếu chúng ta muốn hội nhập với cộng đồng TV thế giới thì chúng ta nên chấp nhận việc dùng AACR2 này, vì đây là một bộ Quy tắc biên mục chuẩn đã được đa số TV trên thế giới dùng. Chúng ta có thể truy dụng thông tin và chuyển tải miễn phí, các biểu ghi MARC đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu trực tuyến của TVQH Mỹ (http://catalog.loc.gov) và chỉ mất rất ít thì giờ làm hiệu đính, rồi nhập thông tin có sẵn vào cơ dữ liệu của chúng ta hơn là làm biên mục nguyên thủy (original cataloging). Hơn nữa nếu TV VN nào có đủ ngân sách để tham gia sử dụng dịch vụ của OCLC thì cơ sở dữ liệu này đã có sẵn khoảng trên 1 tỷ biểu ghi MARC, trong đó tài liệu tiếng Việt cũng có rất nhiều.

- 26 -

Page 27: Hỏi/Đáp kỳ 6

Tôi rất mừng được biết là Bộ Văn Hoá-Thông Tin đã ra Quyết định ngày 7/5/2007** áp dụng chuẩn nghiệp vụ quốc tế phổ biến gồm DDC, MARC 21 và AACR2 trong công tác xử lý kỹ thuật tài liệu ở tất cả các thư viện VN. [**website Bộ Khoa Học và Công Nghệ: http://www.most.gov.vn/tintuc_sukien/mlnews.2009-10-22.8909463574/view ] • Đọc bài này của ông Vũ Văn Sơn : “Qui tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2 và thực tiễn biên mục Việt Nam” (http://leaf-vn.org/ISBD-AACR2-VN-VVSon.pdf) • Đọc bài này :1. Hỏi/Đáp Về Quy tắc CAACR2, nơi trang 6-8 :

http://leaf-vn.org/AACR2-FAQs-rev10-18-04.pdf • MARC 21 và AACR2 : Đọc Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Quy Tắc Biên Mục

Anh-Mỹ Rút Gọn : Phần DẪN NHẬP ở URL này: http://leaf-vn.org/CamNang-CAACR2/Phan%200-DanNhap-p-9-14-10-24-04rev1.pdf

CÂU HỎI: Em có đọc nhiều tài liệu và em thấy hiện nay xuất hiện rất nhiều khổ mẫu chuẩn để biên mục, như Dublin Core, MARC, XML, v.v.. vậy thì xu hướng hiện nay là thế nào? TRẢ LỜI

Bạn cần phải đọc nhiều, tìm kiếm nhiều trên Internet, cần đọc và hiểu tiếng Anh chuyên ngành biên mục nói riêng hay ngành TTTV nói chung, vì tài liệu tiếng Việt lại có ít quá, tuy nhiên bạn vẩn có thể vào website cũa trường ĐH. Khoa Học Tự Nhiên, nơi Thầy Nguyễn Minh Hiệp làm Giám đốc kiêm Chủ tịch VILASAL, mà tôi nói ở phần trên, vào website của Thư viện Quốc gia, của Trung Tâm TT Tư Liệu Quốc gia, Mạng Thư Viện Trẻ, Diễn đàn TV Trẻ, mạng của Trường ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân văn, Ban Thư Viện, mạng của Trường Văn Hoá, mấy trường dạy TVTT ở Hanoi, v.v.. sẽ thấy rải rác các bài tham luận về ngành TTTV.

Tài liệu tiếng Việt: Vào website của Trường ĐH Khoa Hoc Tự Nhiên để coi:

- 27 - - 27 -

Page 28: Hỏi/Đáp kỳ 6

• Bản Tin Điện Tử, Bản Tin Thư viện và Công Nghệ Thông Tin http://gralib.hcmuns.edu.vn:7778/portal/page?_pageid=54,13844,54_13872&_dad=portal &_schema=PORTAL • Bản Tin Câu Lạc Bộ Thư Viện : từ 1998-2009 : không có Bảng Chỉ Mục (Index)

nêm bạn phải xem từng số sẽ tìm ra những mục quan trong lien quan đến đề tài Biên mục mà bạn cần đọc.

• Bộ Sưu tập Bản Tin Hòn Đá Xanh (Greenstone) - nhấn vào mục Đề Mục, sẽ có

danh sách theo ABC các bài viết về vấn đề TTTV như Dublin Core, MARC, v.v... Tài liệu tiếng Anh: vào website của OCLC: http://www.oclc.org, website của LC: http://www.loc.gov/index.html ; và của Google: http://Google.com • Về định nghĩa của XML, Dublin Core, MARC 21 v.v... bằng tiếng Anh, bạn dùng

Google.com và gõ những từ ngữ bạn muốn tìm, sẽ ra kết quả về những thứ này. Tại Mỹ và Canada, theo tôi biết LC, OCLC vẫn sử dụng MARC 21 trong ngành biên mục tài liệu thư viện. CÂU HỎI: Xin cô giải thích rõ hơn và cho một ví dụ cụ thể về tham chiếu Từ (Refer from) được chính thức đưa ra trong ấn bản lần thứ 5 ấn hành năm 1948. TRẢ LỜI:

Xin lỗi bạn là tôi trả lời câu hỏi của bạn hơi chậm, hơn nữa tôi không đủ tài liệu tham khảo tại VN nên phải nhờ GS Lâm Vĩnh-Thế ở Canada tìm tài liệu cụ thể tức là các ấn bản cũ của những sách nói về vấn đề “refer from” [thời đó LC gọi là tham chiếu “Xem” và “Xem thêm” [See and See also references] mà các sách dạy về biên mục đã nói tới khi bàn về vấn đề lịch sử của Tiêu đề chủ đề của LC (LC subject head-ings).

Hiện nay, sau bao lần hiệu đính qua các ấn bản mới, LC đã sử dụng những từ

mới nói về tham chiếu loại này bằng các từ như: USE (Dùng), USE FOR (Dùng cho), BT (Broader terms = Từ rộng hơn), NT (Narrower terms = Từ hẹp hơn), RT (Related terms = Từ có liên quan) v.v… Những thí dụ cụ thể về phần này của LCSH chúng tôi đã nói đến trong CD tài liệu huấn luyện, trang 10-11,Phần 2: Hệ thống tham chiếu, trong Phần 4: Tiêu đề chuẩn của LC có các thí dụ rải rác về những tham chiếu theo lối mới này.

Sau đây là phần trả lới trực tiếp vào câu hỏi của bạn. Theo cuốn sách Intro-duction to Cataloging and Classification / Bohdan S. Wynar. Libraries Unlimied,

- 28 -

Page 29: Hỏi/Đáp kỳ 6

1976, Chương 17, trang 236-251(Chapter 14: Library of Congress Subject Headings, pp. 236-251), ở trang 237 có phần nói về “Refer from” như sau:

Nguyên tác trong cuốn sách vừa kể trên: “Symbols for indicating references to be made in the catalog are the fol-

lowing: sa – see also; x – Refer from (see); xx – Refer from (see also). This ex-ample illustrates the usage:

Nuclear geophysics sa Radiocarbon dating x Nuclear geology xx Geophysics These references mean: Nuclear geophysics. See also Radiocarbon dating Nuclear geology. See Nuclear geophysics Geophysics. See also Nuclear geophysics”

Chuyển ngữ sang tiếng Việt như sau: “Những ký hiệu chỉ dẫn về những tham chiếu cần phải được thực hiện và xếp vào mục lục là như sau:

sa - Xem thêm x - Xem từ (xem) xx – Xem từ (xem thêm)

Thí dụ dưới đây minh họa cách sử dụng:

Địa vật lý hạt nhân sa Định tuổi / niên đại theo phương pháp carbon phóng xạ x Địa chất học hạt nhân xx Địa vật lý

Những tham chiếu nầy có nghĩa là:

Địa vật lý hạt nhân Xem thêm Định tuổi / niên đại theo phương pháp carbon phóng xạ

Địa chất học hạt nhân Xem Địa vật lý hạt nhân

Địa vật lý Xem thêm Địa vật lý hạt nhân”

Trên đây chỉ là những thí dụ lấy ra từ sách dạy về biên mục nói về lịch sử của LCSH so với tình trạng cập nhật của Bộ Tiêu đề chủ đề LC, để bạn hiểu cách dùng bộ sách này nếu thư viện của bạn đang dùng các ấn bản cũ. Nếu thư viện của bạn dùng các ấn bản mới của LCSH thì phần giải đáp nầy chỉ để giúp bạn biết thêm chuyện cũ mà thôi.

- 29 -

Page 30: Hỏi/Đáp kỳ 6

CÂU HỎI:

Theo CD Chỉ nam hướng dẫn sử dụng Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 mà cô đã phát trong lớp năm 2004, em thấy cô làm biên mục tên của người VN với trật tự thuận tức là Họ, dấu phẩy sau họ, rồi đến Tên đệm, Tên gọi, thí dụ Trần, Quốc Vượng hay Nguyễn, Du và biểu ghi MARC 21 cô để chỉ thị thứ nhất là số 1, trong khi đó em xem Tài liệu hướng dẫn sử dụng Khổ mẫu thư mục rút gọn MARC 21 Việt Nam, em lại thấy thầy Vũ Văn Sơn và Cao Minh Kiểm ghi tên nguời Việt Nam và Trung Quốc thì để nguyên trật tự thuận của tên có cả họ mà không để dấu phẩy sau họ và chỉ thị thứ nhất là số 0 (zero). Xin hỏi cô tại sao có sự khác biệt như thế này? Sau đây là thí dụ em trích từ trang web này: http://www.thuvienbinhdinh.com/MARCVN/f1xx.htm “100. Tiêu đề mô tả chính - Tác giả cá nhân (NR) Trường này ghi tên của cá nhân dùng làm tiêu đề mô tả chính trong biểu ghi thư mục. Tiêu đề mô tả chính được xác định theo quy tác biên mục, nhưng thông thường là cá nhân chính, chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu. Ðặc tính trường - bắt buộc - Không lặp (NR) - Có trường con Chỉ thị Chỉ thị 1: - Dạng dẫn tố trong tên người 0 - Trật tự thuận: Dẫn tố bắt đầu bằng tên riêng đối với người Âu Mỹ(chỉ đối với vua chúa, giáo hoàng), dẫn tố bắt đầu bằng (tên) họ đối với người Việt Nam, Trung Quốc,.... 1 - Trật tự đảo: Dẫn tố bắt đầu bằng (tên họ) đối với người Âu Mỹ. 3 - Dòng họ Chỉ thị 2: - Không xác định # (khoảng trống) - Không xác định Thí dụ:

100 0#$aHồ Chí Minh, $cChủ tịch,$d1890-1969 100 0#$aBà Huyện Thanh Quan 100 0#$aTạ Quang Bửu 100 0#$aVũ Ngọc Phan, $ebiên soạn. 100 1#$aCurie, Marie 100 0#$aJohn Paul, $bII, $cPope, $d1920- 100 1#$aChurchill, Winston, $cSir. 100 1#$aMorgan, John Piepont, $ecollector. ….”

TRẢ LỜI: Khi làm CD Chỉ nam hướng dẫn sử dụng Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 chúng tôi làm theo Quy tắc biên mục Anh Mỹ bản toàn văn (AACR2) hay bản rút gọn (Concise AACR2, gọi tắt là CAACR2), bởi thế theo Quy tắc CAACR2 số 34 Tiêu đề theo Họ , số 34A. Quy tắc chung : “Làm tiêu đề theo họ khi tên gồm cả

- 30 -

Page 31: Hỏi/Đáp kỳ 6

họ, trừ khi tên này được làm tiêu đề theo tước hiệu quý tộc (xem Quy tắc số 35), Fonda, Jane Harris, Emy-Lou Gorman, R.C. Waters, Muddy ….”

Bản AACR2 toàn văn: Chương 22: Tiêu đề cho tác giả cá nhân (Headings for per-sons) -- Dẫn tố (Entry element) [Fulltext AACR2 1988 revision] “Quy tắc số 22.4B2. Nếu dẫn tố là tên HỌ (surname) [Cước chú 6: Tên họ (surname) dùng như thế trong chương này, bao gồm bất cứ tên nào được dùng như tên họ (ngoại trừ tên dùng như họ của những người La Mã ngày xưa, coi quy tắc số 22.9) theo sau là dấu phẩy. (If the first element is a surname (footnote # 6: Surname, as used in this chapter, includes any name used as a family name (other than those used as family name by Roman of clasical times, see 22.9) follow by a comma.)

Chiang, Kai-shek (Name Chiang Kai-shek) (Surname: Chiang) Molnár, Ferene (Name: Molnár Ferene) (Surname: Molnár) Trịnh, Vân Thanh (Name: Trịnh Vân Thanh) (Surname: Trịnh)”

Xem thí dụ ghi trong quy tắc này, chúng ta thấy là AACR2 đã coi phần dẫn tố đầu là HỌ trong tên của người Trung Hoa (Chiang, Kai-shek) [phiên âm tiếng Việt là Tưởng Giới Thạch, là Tổng Thống của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)] và của người Việt Nam (Trịnh, Vân Thanh) do đó trong AACR2 người ta để dấu phẩy theo sau Họ là như vậy. Khi áp dụng MARC 21 [(MAchine-Readable-Cataloging) chỉ là một công cụ dùng để nhập tin vào máy điện toán để máy đọc được] cho việc nhập các dữ liệu của ngành biên mục, trước tiên khi làm biên mục chúng ta phải tuân thủ quy tắc biên mục Anh-Mỹ (AACR2 hay CAACR2) rồi mới nhập liệu vào khuôn thức MARC 21 hay MARC 21 Lite (tôi dùng MARC 21 Lite trong CD này) Theo tài liệu: Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục / Bản dịch của Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia, phiên bản đầy đủ, từ website của Thư Vỉện Quốc gia: http://nlv.gov.vn/nlv/images/documents/marc21/mucluc.htm, xin được trích nguyên văn như sau đây, thì ở trường 100 có thí dụ với tên người Trung Hoa là : 100 1# $a Chiang, Kai-shek, $d 1887-1975 - 31 -

Page 32: Hỏi/Đáp kỳ 6

100 1# $a Chiang, Kai-shek, $d 1887-1975 - 32 -

Page 33: Hỏi/Đáp kỳ 6

- 33 -

Page 34: Hỏi/Đáp kỳ 6

Về tài liệu bạn đã trích dẫn : Tài liệu hướng dẫn sử dụng Khổ mẫu thư mục rút gọn MARC 21 Việt Nam* / Vũ Văn Sơn và Cao Minh Kiểm, tôi đã vào website bạn ghi trong câu hỏi và coi được tài liệu này. Xin trích vài trang của trường 100 để bàn luận vấn đề nhập dữ liệu biên mục vào MARC 21: [*Xin nhấn mạnh ở đây là hai tác giả này đã minh xác trong Lời Nói Đầu là tài liệu hướng dẫn khổ mẫu MARC 21 Việt Nam bởi thế bạn đã thấy là nó khác với chuẩn MARC 21 của Mỹ & Canada mà chúng tôi áp dụng trong CD này: http://www.thuvienbinhdinh.com/MARCVN/f1xx.htm

- 34 -

Page 35: Hỏi/Đáp kỳ 6

Xem như thế chúng ta thấy tên của người VN đã được hai tác giả chỉ dẫn nhập liệu theo MARC 21 của VN (không phải MARC 21 của Mỹ và Canada) và hướng dẫn cách nhập tên người Việt Nam vào MARC 21 VN trong trường 100 với chỉ thị thứ nhất là 0 thay vì 1, cho dù trong bài hướng dẫn này, nơi chỉ thị 1 đã ghi là “1 - Giá trị chỉ thị là 1 cho biết tiêu đề là họ tên người, được trình bày theo trật tự đảo (Tên người Âu Mỹ thường đảo ngược họ trước-tên sau). Nếu không biết chắc chắn đâu là họ, đâu là tên thì sử dụng giá trị chỉ thị là 0.” và ở chỉ thị 0 lại có hướng dẫn “0 - Trật tự thuận: Dẫn tố bắt đầu bằng tên riêng đối với người Âu Mỹ (chỉ đối với vua chúa, giáo hoàng), dẫn tố bắt đầu bằng (tên) họ đối với người Việt Nam, Trung Quốc,....” – như thế thì chẳng lẽ đối với tên người VN và Trung Quốc chúng ta không có coi dẫn tố đầu cụm tên là Họ như ghi nơi có chỉ thị 1 hay sao mà để chỉ thị thứ nhất là zero? Ngoài ra, sở dĩ tên người phương Tây thông thường được viết Tên trước Họ sau, thí dụ: Bill Clinton nên trong AACR2 mới ghi việc đảo (invert) Họ lên trước Tên trong tiêu đề tên người khi làm biên mục là như thế. Hơn nữa với thí dụ kèm theo chức danh của vị nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiển nhiên là hai tác giả đã không áp dụng Quy tắc biên mục AACR2 hay CAACR2, vì đã để chức danh của vị nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch [nuớc Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà]) theo sau dấu ngăn cách là nhãn trường con $c Chủ tịch rồi đến năm sinh/tử của vị này là $d 1890-1969, mà không để dấu phẩy sau họ, cũng như không dùng chỉ thị thứ nhất là số 1 mà dùng số 0 (zero) như sau:

100 0# $a Hồ Chí Minh, $c Chủ tịch, $d 1890-1969 Nếu áp dụng AACR2 thì đối với tiêu đề dành cho nguyên thủ quốc gia sẽ được áp dụng cách khác, vì theo “Quy tắc số 24.20B/24.20B1. Nguyên thủ quốc gia, v.v…: Làm tiêu đề theo danh hiệu của nguyên thủ quốc gia, tổng thống, hay chủ tịch nhà nước, hay thống đốc [của tiểu bang] đang giữ nhiệm vụ loại này (xem quy tắc 21.4D1) bằng tiêu đề dành cho tập thể có tư cách pháp nhân, theo sau là danh xưng của vị đại diện cho tập thể này bằng tiếng Anh (trừ trường hợp không có từ tương đương trong tiếng Anh). Cho thêm vào khoảng thời gian vị này cầm quyền/trị vì hoặc trong khoảng thời gian tại chức còn lại và tên của người này được ghi bằng hình thức rút ngắn trong ngôn ngữ của vị này. (24.20B/24.20B1. Head of state, etc. Enter a sov-ereign, president, other head of state, or governor acting in an official capacity (see 24.4D1) under the heading for the jurisdiction, followed by the title of the official in Eng-lish (unless there is no equivalent English term). Add the inclusive years of the reign or incumbency and the name of the person in a brief form and in the language of the heading for that person.)

United States. President (1953-1961 : Eisenhower) Illinois. Governor (1973-1979 : Walker) Iran. Shah (1941-1979 : Mohammed Reza Pahlavi) Papal States. Souvereign (1846-1870 : Pius IX)

Xem như thế nếu áp dụng AACR2 thì tên Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower (rút ngắn lại là dùng họ Eisenhower) hay tên Chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà Hồ Chí Minh sẽ được ghi ở trường 110 theo MARC 21 như sau đây:

- 35 -

Page 36: Hỏi/Đáp kỳ 6

110 1# $a United States. $b Presdident (1953-1961 : Eisenhower) 110 1# $a Hoa Kỳ. $b Tổng thống (1953-1961 : Eisenhower) 110 1# $a Vietnam (Democratic Republic of). $b Chairman (1946-1969 : Hồ Chí Minh) 110 1# $a Việt Nam (Dân Chủ Cộng Hoà). $b Chủ tịch (1946-1969 : Hồ Chí Minh)

Kết luận: Theo “Quyết định số 1598/BVNTT-TV ban hành ngày 7/5/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin, các chuẩn nghiệp vụ quốc tế phổ biến gồm DDC, MARC 21 và AACR2 được Bộ VH – TT quyết định áp dụng trong công tác xử lý kỹ thuật tài liệu ở tất cả các thư viện Việt Nam với mục tiêu: Chuẩn hóa - Thống nhất - Hội nhập của ngành thư viện Việt Nam với thế giới …**” thì theo ý kiến của tôi, vấn đề tên người Việt Nam đã được viết theo trật tự thuận, chúng ta chỉ cần thêm dấu phẩy sau họ, và để nguyên phần còn lại của một tên đầy đủ vì thế khi áp dụng Quy tắc số 22.4B2 của AACR2 để nhập tin vào MARC 21 không có vấn đề gì nữa, và xin có đề nghị gửi đến hai tác giả của Tài liệu hướng dẫn sử dụng Khổ mẫu thư mục rút gọn MARC 21 Việt Nam nên hiệu đính lại tác phẩm của mình cho phù hợp với trào lưu đổi mới của ngành thư viện Việt Nam để hội nhập với cộng đồng thư viện quốc tế. [** trích từ: website TV KH Tổng Hợp TP HCM: “Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ hệ thống Thư viện quận huyện thành phố Hồ Chí Minh” http://www.gslhcm.org.vn/contents/nghe_thu_vien/mlfolder.2007-07-23.6827187475/mldocument.2009-08-27.5947811298 và **website Bộ Khoa Học và Công Nghệ: “Lớp tập huấn về các chuẩn DDC, AACR2 và MARC21 trong hoạt động thông tin thư viện” http://www.most.gov.vn/tintuc_sukien/mlnews.2009-10-22.8909463574/view ]

**** Trên đây là tổng hợp các câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề biên mục mô tả và biên mục đề mục, MARC 21 trong đó vấn đề tiêu đề chủ đề LC được bàn đến nhiều nhất, vì lớp huấn luyện này nhắm vào vấn đề TĐCĐ. Vì câu hỏi quá nhiều, nên chúng tôi tổng hợp câu hỏi về TĐCĐ vào bài trả lời kỳ thứ 1, và câu hỏi về biên mục mô tả, MARC 21 vào bài trả lời thứ hai này. Chúng tôi hy vọng rằng các câu trả lời trong bài kỳ này giải đáp được một số thắc mắc thường có về biên mục của các đồng nghiệp. Nếu quý bạn nào không dự hai lớp này, có thắc mắc liên quan đến các vần đề này xin gửi điện thư cho chúng tôi, chúng tôi sẽ tìm tài liệu để tham khảo sau đó xin trả lời quý bạn.

Lâm Vĩnh-Thế (e-mail: [email protected]) Phạm Lệ-Hương (e-mail: [email protected])

- 36 -