73
Asia-Pacific Economic Cooperation BTHƯƠNG MI VCHÍNH SÁCH THƯƠNG MI ĐA BIÊN HI ĐÁP VDIN ĐÀN HP TÁC KINH TCHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC) Hà Ni, tháng 1 năm 2006

Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Asia-Pacific

Economic Cooperation

BỘ THƯƠNG MẠI VỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN

HỎI ĐÁP VỀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ

CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG (APEC)

Hà Nội, tháng 1 năm 2006

Page 2: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

2

LỜI NÓI ĐẦU

Cho tới nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 8 năm. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia các chương trình hợp tác thương mại, đầu tư trong APEC, mở rộng quan hệ với từng thành viên. Năm 2006, Việt Nam trở thành nước chủ nhà của APEC với việc tổ chức trên 100 Hội nghị, hội thảo từ cấp chuyên viên đến cấp Bộ trưởng để chuẩn bị cho Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC được tổ chức vào tháng 11/2006.

Để có thể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng theo đường lối của

Đảng và Nhà nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp khai thác các cơ hội kinh doanh từ việc đăng cai tổ chức APEC 2006, chúng ta cần phổ biến rộng rãi các thông tin về APEC với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là các doanh nghiệp.

Nhằm mục đích đó, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại

đã biên soạn cuốn sách Hỏi đáp về APEC với hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc khai thác được những thông tin hữu ích, phục vụ công tác nghiên cứu và kinh doanh. Do thời gian hạn chế, cuốn sách này chắc chắn không tránh khỏi một số thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc ./.

Lương Văn Tự Thứ trưởng Bộ Thương mại

Page 3: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

3

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Cụm từ viết tắt APEC có nghĩa là gì?

APEC là từ viết tắt tiếng Anh của “Asia-Pacific Economic Cooperation”, nghĩa là Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

2. APEC được thành lập năm nào?

APEC được thành lập năm 1989 tại Canberra (Australia).

3. APEC ra đời trong bối cảnh nào và mục đích của việc thành lập APEC?

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang đương đầu với những thách thức lớn: chủ nghĩa toàn cầu vốn phát triển mạnh sau thế chiến thứ hai bắt đầu gặp phải những khó khăn nan giải với nhiều vấn đề bế tắc trong tiến trình đàm phán Hiệp Uruguay/WTO; chủ nghĩa khu vực hình thành và phát triển mạnh; khủng hoảng kinh tế trong những năm 1980 đặt ra những đòi hỏi có tính khách quan cần tập hợp lực lượng của những nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để đương đầu với cạnh tranh quốc tế gay gắt. APEC ra đời là kết quả hội tụ của các yếu tố trên nhằm khắc phục những khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu, đồng thời nhằm liên kết các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Mỹ, Canađa, Australia, Nhật Bản, các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước đang phát triển như Trung Quốc, ASEAN lại với nhau, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế thế giới.

1. APEC bao gồm những thành viên nào và họ gia nhập năm nào?

Hiện tại, APEC có 21 nền kinh tế thành viên và APEC đang trong thời kỳ tạm đóng cửa không kết nạp thành viên mới (moratorium). Cơ chế tạm đóng cửa này sẽ kết thúc vào năm 2007. Hiện có trên 10 quốc gia/vùng lãnh thổ đang nộp đơn xin gia nhập APEC.

Page 4: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

4

Khi mới bắt đầu thành lập năm 1989, APEC có 12 sáng lập viên là Australia, Brunei Darussalam, Canađa, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ. Tháng 11/1991, APEC kết nạp thêm 3 thành viên nữa là Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Mexico và Papua New Guinea gia nhập tháng 11/1993 và Chi Lê tham gia tháng 11/1994. Tháng 11/1998, Peru, Nga và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC.

2. Mục tiêu hoạt động của APEC là gì? Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện qua Tuyên bố của Hội

nghị Cấp cao đầu tiên APEC được tổ chức tại Baske Island (1993) và Tuyên bố Bô-go (1994). Theo Tuyên bố Baske Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực và phát triển cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương.

Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh

đạo APEC đã xác định mọi hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây, hay còn gọi là mục tiêu Bô-go:

- Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa hơn trong nội bộ khối;

- Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệ thương mại thông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế. Mốc thời hạn tự do hóa thương mại và đầu tư của APEC là năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển;

- Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các nền kinh tế APEC nhằm bảo đảm cho các nền kinh tế thành viên thực hiện có hiệu quả những cam kết quốc tế và nâng cao khả năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.

Ngòai những mục tiêu cụ thể trên, APEC cũng hoạt động theo hướng tập

hợp lực lượng chính trị để tạo thế và lực trong các cuộc đàm phán đa biên và ổn định kinh tế khu vực. Hoạt động chính của APEC là các vấn đề kinh tế, tuy

Page 5: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

5

nhiên, gần đây, vấn đề chính trị và an ninh cũng thường xuyên được đưa vào chương trình nghị sự của APEC.

3. Nguyên tắc hoạt động của APEC là gì?

Để thực hiện mục tiêu Bô-go về thương mại - đầu tư tự do và mở, các nhà

Lãnh đạo Kinh tế APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Osaka (OAA) năm 1995, trong qui định tất cả các hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung sau:

- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; - Hỗ trợ và cùng có lợi; - Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng; - Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, nhất trí chung. Các nguyên tắc chung này đã được cụ thể hoá thành 9 nguyên tắc cơ bản

sau: - Toàn diện; - Phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); - Đảm bảo mối tương đồng giữa các thành viên; - Không phân biệt đối xử; - Đảm bảo công khai, minh bạch; - Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc để giảm dần; - Đồng loạt triển khai tiến trình tự do hoá, thuận lợi hóa thương mại và

đầu tư; - Có sự linh hoạt; và - Hợp tác.

4. APEC hoạt động trong những lĩnh vực nào?

Hoạt động hợp tác APEC hết sức đa dạng, từ đối thoại chính sách đến các cam kết đơn phương để mở cửa thị trường, từ trao đổi kinh nghiệm khoa học- kỹ thuật và quản lý đến xây dựng các chương trình hành động nhằm nâng cao năng lực, giảm bớt chi phí kinh doanh. Các lĩnh vực hợp tác không chỉ chú trọng vào kinh tế, thương mại và đầu tư mà còn cả những vấn đề khác như an ninh con người (bao gồm các vấn đề y tế, phòng chống thiên tai, bệnh dịch, chống khủng

Page 6: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

6

bố, an ninh năng lượng...), hợp tác bảo tồn tài nguyên, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ công nghiệp, thanh niên, phụ nữ, giáo dục v.v....

5. Cơ cấu tổ chức hoạt động của APEC như thế nào?

APEC hoạt động như một diễn đàn hợp tác kinh tế, thương mại liên khu vực. Văn kiện thành lập APEC nêu rõ đây là một tổ chức khu vực mở (open regionalism), theo đó các kết quả hoạt động và cam kết tự do hóa thương mại, đầu tư của APEC sẽ được mở cho cả các nước không phải là thành viên APEC. Tuy tuyên bố thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư với mốc thời gian 2010-2020, Điểm đặc biệt của APEC là ở chỗ APEC là một tổ chức liên chính phủ duy nhất cam kết cắt giảm các rào cản thương mại và thúc đẩy đầu tư mà không đòi hỏi tham gia các điều khoản pháp lý bắt buộc nào.

Hàng năm một trong 21 thành viên APEC sẽ đăng cai các hội nghị lớn của APEC và làm Chủ tịch APEC theo qui tắc 1 thành viên ASEAN rồi đến 2 thành viên ngoài ASEAN. Thành viên đăng cai APEC sẽ chịu trách nhiệm làm Chủ tịch Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế (Economic Leaders’ Meeting-AELM), Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế (AMM), và một số Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành, các Hội nghị Quan chức Cấp cao (SOM), Hội nghị của các Uỷ ban và một số nhóm công tác, đồng thời đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC.

Các hoạt động cấp chuyên viên và các dự án của APEC chịu sự hướng dẫn

của các Quan chức Cao cấp APEC. Các hoạt động và dự án này được thực hiện bởi 4 Uỷ ban cấp cao:

- Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI); - Uỷ ban Quản lý và Ngân sách (BMC); - Uỷ ban Kinh tế (EC); - Uỷ ban các quan chức cao cấp về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ESC). Từ

cuối năm 2005, Ủy ban này được đổi tên là Ban điều hành SOM về Hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE).

Dưới các uỷ ban này có các tiểu nhóm, các nhóm chuyên gia, nhóm công

tác và nhóm đặc trách để hỗ trợ cho các hoạt động và dự án.

Page 7: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

7

6. Phạm vi hoạt động của APEC là gì? Các hoạt động của APEC dựa trên 3 trụ cột chính như sau:

- Tự do hoá thương mại và đầu tư; - Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; - Hợp tác kinh tế và kỹ thuật.

Kết quả hoạt động trên ba lĩnh vực này giúp các nền kinh tế thành viên APEC củng cố nền kinh tế của mình thông qua việc chia sẻ ý kiến và thúc đẩy hợp tác trong khu vực nhằm đạt được hiệu quả và tăng trưởng.

Từ sau sự kiện 11/9/2001, các vấn đề an ninh và chống khủng bố đã được đưa vào chương trình nghị sự APEC, hình thành một mảng hoạt động tương đều phong phú và đều đặn

Tự do hoá thương mại và đầu tư tập trung vào việc mở cửa thị trường, cắt giảm và dần dần dẫn đến loại bỏ hoàn toàn các rào cản thuế và phi thuế đối với thương mại và đầu tư. Các biện pháp tự do hoá đã dẫn tới việc cắt giảm khá lớn các loại thuế suất. Mức thuế suất trung bình của các nền kinh tế thành viên APEC đã giảm đáng kể, từ 16,6% năm 1988 xuống còn 6,4% năm 2004. Tất cả các nền kinh tế phát triển của APEC hiện tại đều có mức thuế suất trung bình thấp hơn 5%.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí giao dịch.

APEC phấn đấu mục tiêu cắt giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2006 (dựa trên các số liệu của năm 2001). Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng tập trung vào việc cải thiện việc tiếp cận với các thông tin thương mại, tối đa hoá lợi ích thông tin và công nghệ thông tin đồng thời hài hoà các chiến lược và chính sách doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tăng trưởng. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giúp các nhà xuất nhập khẩu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiến hành kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Chi phí sản xuất giảm, dẫn tới tăng trao đổi thương mại, hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn và cơ hội việc làm ngày càng nhiều.

Hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ECOTECH) bao gồm việc đào tạo và các hoạt

động hợp tác khác nhằm xây dựng năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC ở các mức độ khác nhau, tạo điều kiện để các thành viên tận dụng thương mại toàn cầu và nền kinh tế mới.

Page 8: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

8

7. Nguyên tắc ra quyết định của APEC như thế nào?

APEC hoạt động trên cơ sở đồng thuận. Các thành viên triển khai các hoạt

động và chương trình công tác của mình trên cơ sở đối thoại mở với nguyên tắc tôn trọng các ý kiến của tất cả các thành viên tham gia.

8. Chủ tịch của APEC được lựa chọn như thế nào?

Chủ tịch của APEC do các nền kinh tế thành viên thay phiên nhau đảm

nhiệm. Chủ tịch APEC là nền kinh tế chủ nhà tổ chức Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế năm đó.

9. Ban Thư ký APEC được thành lập năm nào và đặt trụ sở tại đâu?

Năm 1992, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 4 của APEC đã nhất trí thành lập

Ban Thư ký APEC với chức năng là một cơ quan giúp việc để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC. Trụ sở của Ban Thư ký được đặt tại Singapore.

10. Tổ chức và chức năng hoạt động của Ban Thư ký APEC?

Ban Thư ký APEC hoạt động như bộ máy nòng cốt hỗ trợ tiến trình APEC.

Ban Thư ký thực hiện việc phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cũng như quản lý thông tin và liên lạc.

Ban Thư ký APEC đóng vai trò trung ương quản lý dự án, giúp các nền kinh tế thành viên và các diễn đàn APEC giám sát các dự án APEC tài trợ và quản lý ngân sách hàng năm của APEC.

Lãnh đạo Ban Thư ký APEC có Giám đốc điều hành và Phó Giám đốc điều hành. Các vị trí này do các quan chức cấp đại sứ tương ứng của thành viên đăng cai Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế năm hiện tại và năm tiếp theo đảm nhiệm. Các vị trí này được quay vòng hàng năm. Ban Thư ký APEC có một đội ngũ nhân viên gồm khoảng 20 giám đốc chương trình, do các thành viên APEC đề cử, và khoảng 25 nhân viên dài hạn thực hiện các chức năng hỗ trợ cho Ban Thư ký.

Page 9: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

9

11. Muốn trở thành thành viên của APEC cần đáp ứng được những điều kiện gì?

Hội nghị Cấp cao APEC tại Vancouver, Canada tháng 11/1997 đã thông

qua qui chế thành viên của APEC, qui định các nước, các vùng lãnh thổ kinh tế muốn trở thành thành viên của APEC cần phải có đủ một số điều kiện sau:

- Vị trí địa lý: nằm ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ

biển Thái Bình Dương; - Quan hệ kinh tế: có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế

thành viên APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, và đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường;

- Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: hoàn toàn chấp thuận những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các tuyên bố và quyết định của APEC, kể cả nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện.

12. APEC mang lại lợi ích cho các nền kinh tế trong khu vực như thế nào?

Trong thập kỷ đầu tiên, các nền kinh tế thành viên APEC đã tạo ra xấp xỉ

70% tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực APEC đã liên tục vượt trội so với các nước khác trên thế giới ngay cả trong thời gian diễn ra khủng hoảng tài chính Châu Á.

Các thành viên tiếp tục cùng nhau hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cam kết cải cách kinh tế và tiến tới thương mại, đầu tư tự do, mở cửa. Các thành viên đã liên tục cắt giảm thuế và các rào cản thương mại khác, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp trong khu vực và tạo điều kiện cho việc kinh doanh dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn. Các biện pháp được tiến hành đã giúp cho các nền kinh tế phát triển nhanh và tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu.

Những thành quả nổi bật bao gồm:

- Rào cản thuế quan trong khu vực APEC đã giảm từ 16,6% năm 1988 xuống còn 6,4% năm 2004;

Page 10: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

10

- Các rào cản phi quan thuế đã được chuyển sang dạng thuế suất; - Các rào cản đầu tư đã được cắt giảm; - Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đã tạo ra 18,5% GDP của các nền kinh tế

APEC năm 2003 so với mức 13,8% năm 1989; - Lưu chuyển vốn toàn cầu giữa APEC với khu vực bên ngoài tăng gần 8

lần, đạt 1,4 nghìn tỉ USD trong vòng 20 năm qua; - Tổng sản phẩm quốc nội của APEC tính trên đầu người tăng 26% từ năm

1989 đến năm 2003; - Các nền kinh tế có thu nhập thấp trong APEC đã tăng trưởng một cách

mạnh mẽ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC

13. APEC hướng tới mục tiêu gì về hợp tác thương mại và đầu tư?

Mục tiêu hợp tác thương mại và đầu tư của APEC được vạch rõ trong bản Tuyên bố Bogor của các nhà Lãnh đạo, cụ thể là: “thương mại và đầu tư tự do và thông thoáng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với thành viên APEC phát triển và năm 2020 đối với các thành viên APEC đang phát triển”.

Các thành viên APEC cho rằng tự do và thông thoáng thương mại và đầu

tư giúp các nền kinh tế thành viên tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thương mại và đầu tư quốc tế, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất và giảm giá cả hàng hoá và dịch vụ, từ đó tạo lợi ích trực tiếp cho tất cả các nền kinh tế thành viên.

14. Tôi nghe nói Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC vừa thông qua Lộ trình Busan để thực hiện mục tiêu Bogor. Xin giới thiệu khái quát về Lộ trình Busan và mục tiêu khi xây dựng Lộ trình này?

Trong 2 năm 2004-2005, APEC đã thực hiện rà soát giữa kỳ tình hình thực

hiện mục tiêu Bogor để rà soát và đánh giá những kết quả APEC đã thực hiện trong thời gian qua và xây dựng lộ trình thực hiện mục tiêu Bogor trong thời gian tới. Kết quả của quá trình rà soát này là sự ra đời của Lộ trình Busan để thực hiện

Page 11: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

11

mục tiêu Bogor và như bạn đã biết Lộ trình này đã được thông qua tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 13 tại Busan, Hàn Quốc tháng 11/2005.

Lộ trình Busan gồm 4 chương: Chương 1 và 2 chủ yếu đánh giá lại những

kết quả về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư APEC đã đạt được. Chương 3 đề cập đến các cơ hội và thách thức hiện nay của APEC và Chương 4 đề xuất Lộ trình Busan để thực hiện mục tiêu Bogor trong thời gian tới.

Lộ trình Busan nêu bật các thách thức APEC cần giải quyết hiện nay bao gồm: môi trường kinh doanh đang thay đổi trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi APEC phải có những sách lược hợp lý để đáp ứng được đòi hỏi của cộng đồng doanh nghiệp; bản chất hợp tác không ràng buộc của APEC cũng gây khó khăn cho quá trình thực hiện các cam kết về tự do hóa; APEC cần tạo cú hích để kết thúc DDA, thúc đẩy WTO và có các biện pháp để đảm bảo sự phát triển RTAs/FTAs hiện nay giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra do trình độ phát triển của các nền kinh tế APEC rất đa dạng, APEC cần thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên đang phát triển để bắt kịp với tiến trình APEC.

Về lộ trình thực hiện mục tiêu Bogor, Lộ trình Busan tập trung vào các

biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và doanh nghiệp. Trọng tâm là ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và WTO; xây dựng các điều khoản mẫu cho tất cả các chương của RTAs/FTAs; xây dựng chương trình toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phát triển khu vực tư nhân và xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển trong mọi lĩnh vực của APEC.

15. Qua quá trình rà soát giữa kỳ, APEC đã có những đánh giá và nhìn nhận như thế nào về kết quả hoạt động của APEC trong thời gian vừa qua?

Báo cáo rà soát giữa kỳ của APEC đã khẳng định trong 16 năm kể từ khi

thành lập APEC vào năm 1989, việc thực hiện mục tiêu Bogor đã thúc đẩy các nền kinh tế thành viên APEC vượt nhanh trong việc mở cửa thị trường cho thương mại và đầu tư quốc tế, góp phần tạo ra mức tăng trưởng kinh tế lớn. Mức tăng trưởng này đi kèm với các thành tựu về quản lý và chính sách xã hội, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực APEC.

Page 12: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

12

APEC đã thực hiện nhiều biện pháp để dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư. Về thuế quan, mức thuế áp dụng trung bình của các nền kinh tế APEC đã giảm đáng kể từ 16.9% vào năm 1989 xuống còn 5.5% vào năm 2004. Thuế quan của gần một nửa số thành viên APEC hiện giờ là thấp hơn 5% và thuế quan đối với nhiều mặt hàng ở mức 0% hoặc ở mức không đáng kể. Hàng loạt rào cản phi thuế quan như hạn ngạch thuế quan, phụ thu xuất nhập khẩu, giấy phép, trợ cấp xuất khẩu trong khu vực APEC đã được dỡ bỏ hoặc được chuyển đổi thành thuế quan, qua đó giảm mức bảo hộ chung và tăng cường minh bạch hóa hệ thống thương mại. Mức tăng trưởng thương mại dịch vụ đã tăng đáng kể tại các nền kinh tế thành viên APEC trong hơn một thập kỷ qua. Khu vực APEC đang ngày càng trở thành một khu vực mở cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ nỗ lực của các thành viên trong việc xóa bỏ rào cản và tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư. Các thủ tục hành chính trong đó có các thủ tục xem xét đầu tư cũng được đơn giản hóa ở nhiều nền kinh tế thành viên.

APEC cũng đã chú trọng đến việc tạo thuận lợi cho thương mại trong khu

vực với việc đưa ra Kế hoạch Hành động về Thuận lợi hóa Thương mại nhằm giảm 5% chi phí giao dịch giai đoạn 2001-2006 trong 4 lĩnh vực là thương mại phi giấy tờ, đi lại của doanh nhân, tiêu chuẩn hợp chuẩn, và thủ tục hải quan.

Với đóng góp gần 50% thương mại thế giới và 60% GDP toàn cầu, APEC

đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy WTO từ việc kết thúc Vòng Urugoay đến việc đẩy nhanh thực hiện Vòng Đô-ha. Các thành viên thảo luận và thống nhất quan điểm về những vấn đề đang gặp bế tắc tại Vòng Đô-ha và đưa ra những thông điệp chính trị để thúc đẩy tiến trình này. Tuy nhiên, APEC cũng gặp phải nhiều thách thức trên con đường tiến tới mục tiêu Bogor, một phần là do bản chất của APEC là một diễn đàn không ràng buộc và dựa trên nguyên tắc đồng thuận, sự đa dạng về phát triển kinh tế giữa các nền kinh tế thành viên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hợp tác chung, môi trường quốc tế đang thay đổi với những thách thức mới đòi hỏi APEC phải có sách lược kịp thời để củng có hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực nhằm đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng và doanh nghiệp.

Page 13: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

13

16. Trong Lộ trình Busan để thực hiện mục tiêu Bogor, APEC đặt ra chương trình Nghị sự Busan về tạo thuận lợi cho kinh doanh, xin cho biết đôi chút về nội dung của chương trình này.

Chương trình nghị sự Busan về tạo thuận lợi cho kinh doanh được xây

dựng trên cơ sở các chương trình hiện nay của APEC như Kế hoạch Hành động Thuận lợi hóa Thương mại (TFAP)1, các tiêu chuẩn minh bạch hóa của APEC, Sáng kiến Santiago về mở rộng thương mại2 cũng như giải quyết các vấn đề sau biên giới3, sẽ bao gồm các hoạt động trong 6 lĩnh vực sau:

- Tiếp tục cắt giảm thêm 5% chi phí giao dịch vào năm 2010 và xác định

danh mục các hoạt động tập thể chung về thuận lợi hóa thương mại cho 21 thành viên APEC;

- Tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực; - Phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp APEC xây dựng chương trình hoạt

động nhằm tăng cường tự do hoá và thuận lợi hoá đầu tư; - Xây dựng các lĩnh vực công tác mới về chống tham nhũng trong khu vực

tư nhân và nhà nước; - Đẩy nhanh các chương trình làm việc hiện thời có liên quan đến doanh

nghiệp, đặc biệt là đối với các SMEs nhằm giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực và công nghệ, các quy định kinh doanh và các thủ tục hành chính liên quan;

- Tiếp tục đương đầu với các thách thức đối với an toàn thương mại trong khu vực APEC, đồng thời tăng cường hợp tác giữa chính phủ và tư nhân để thực hiện an toàn thương mại trong khu vực; và

- Đưa ra cách tiếp cận tổng hợp về cải cách cơ cấu, nhằm thúc đẩy hơn nữa thị trường mở, cạnh tranh và tăng cường khả năng chống đỡ của các nền kinh tế trước việc điều chính cơ cấu, các cú sốc, qua đó tăng cường triển vọng phát triển.

1 Kế hoạch này bao gồm 4 lĩnh vực: thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử. 2 Sáng kiến này gồm 2 phần: (i) các hoạt động tự do hóa thương mại của APEC, gồm WTO, RTAs/FTAs và IAPs và (ii) thuận lợi hóa thương mại gồm cắt giảm thủ tục hành chính, hài hòa hóa tiêu chuẩn chất lượng... 3 Các vấn đề sau biên giới được chú thích là các chính sách về kinh tế và xã hội liên quan đến các quy định trong nước của một nền kinh tế và các thể chể thực hiện và thực thi các quy định này. Chúng có thể bao gồm luật pháp, chính sách, các quy định và các thông lệ đẻ quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, giáo dục, mua sắm chính phủ, hệ thống pháp luật, dịch vụ y tế, các vấn đề về cơ sở hạ tầng, quy định về đầu tư, các chính sách về thị trường lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, cải cách cơ cấu, thuế, minh bạch hóa...

Page 14: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

14

17. Thuận lợi hoá thương mại là gì? Là việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại, giúp luồng hàng hoá luân chuyển được dễ dàng và tiện lợi. Trong thương mại quốc tế, có nhiều vấn đề liên quan đến việc lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các quốc gia, ví dụ như thủ tục hải quan, kiểm định hàng hoá, kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng.... Vì vậy, thuận lợi hoá thương mại bao gồm việc đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá, hài hoà và loại bỏ bớt các thủ tục liên quan đến quá trình giao dịch hàng hoá và các yêu cầu về số liệu....

18. Tác động của thuận lợi hóa thương mại đối với doanh nghiệp?

Thương mại thế giới ngày càng phát triển, thuế quan giảm dần, công nghệ tiên tiến phát triển, thuận lợi hóa thương mại ngày càng quan trọng hơn và lợi ích tiềm tàng của các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cũng tăng lên.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2002 “Tác động kinh tế của các biện pháp Thuận lợi hóa Thương mại: Quan điểm Phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” đã nghiên cứu các biện pháp thuận lợi hóa như các biện pháp hậu cần cảng biển, hài hòa hóa tiêu chuẩn, minh bạch hóa thủ tục hành chính, chuyên nghiệp hóa, và thương mại điện tử trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng mới chỉ thực hiện một nửa chặng đường tạo thuận lợi thương mại đã đem lại 10% gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu thuộc nội khối APEC, tương đương trị giá là $280 tỷ.

Thừa nhận lợi ích tiềm tàng của thuận lợi hóa thương mại, năm 2001 tại Thượng Hải, các nhà Lãnh đạo APEC đã đặt ra mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2006. Ước tính lợi ích thu được từ việc giảm chi phí giao dịch này là các nền kinh tế thành viên sẽ đạt GDP ở mức $154 tỷ. Hoạt động về thuận lợi hóa thương mại trong APEC hiện nay đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp do hiệu suất cao hơn, tăng cường minh bạch và nhất quán của các qui định trong toàn khu vực.

19. APEC sử dụng công cụ nào để tiến hành thuận lợi hoá thương mại?

APEC đã xây dựng Kế hoạch Hành động Tập thể (Collective Action Plan, gọi tắt là CAP) làm phương tiện thực hiện thuận lợi hoá. Kế hoạch Hành động

Page 15: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

15

Tập thể do 21 nước thành viên cùng phối hợp thực hiện, thông qua các nhóm công tác về từng lĩnh vực cụ thể, bao gồm 15 lĩnh vực: thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, thủ tục hải quan, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, rà soát văn bản pháp quy/nới lỏng cơ chế chính sách, các nghĩa vụ của WTO (kể cả qui tắc xuất xứ), giải quyết tranh chấp, đi lại của doanh nhân, thu thập và xử lý thông tin. Thông qua các Kế hoạch Hành động Tập thể, các thành viên phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện các biện pháp thuận lợi hoá trong nội bộ nước mình. Ví dụ các nước thực hiện đơn giản hoá thủ tục hải quan của mình, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá.

20. Hoạt động thuận lợi hóa thương mại hiện đang được tiến hành như thế nào trong APEC?

Kể từ khi thành lập năm 1989, APEC đã có các hoạt động tạo thuận lợi thương mại. APEC đặt ra các mục tiêu cụ thể và hỗ trợ kỹ thuật cho các nền kinh tế đang phát triển để thực hiện thuận lợi hóa thương mại. Năm 2001, các Nhà Lãnh đạo đã nhất trí đặt ra mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch vào năm 2006.

APEC đã xây dựng bộ nguyên tắc Thuận lợi hóa Thương mại, Kế hoạch Hành động Thuận lợi hóa Thương mại (TFAP) và Khuôn khổ hướng dẫn các nền kinh tế thành viên hướng tới thực hiện mục tiêu 5% nói trên. Theo đó, APEC xây dựng các biện pháp cụ thể giảm chi phí giao dịch và đơn giản hóa thủ tục hành chính, các yêu cầu thủ tục kinh doanh khác trong một khoảng thời gian xác định. Kế hoạch này cũng bao gồm việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nền kinh tế đang phát triển.

Phần lớn công việc thuận lợi hóa thương mại trong APEC được thảo luận tại các nhóm chuyên gia và các diễn đàn. Các lĩnh vực cụ thể bao gồm: thủ tục hải quan, tiêu chuẩn hợp chuẩn, đi lại của doanh nhân, thương mại điện tử, tăng cường minh bạch hóa, chống tham nhũng, xây dựng năng lực thể chế, pháp luật và con người để đạt được các mục tiêu này trong khu vực APEC.

Trên thực tế chính các nền kinh tế thành viên triển khai thực hiện các biện pháp, chương trình thuận lợi hóa thương mại – các biện pháp rõ ràng, thiết thực và có lợi cho doanh nghiệp. Nguyên tắc trung tâm chỉ đạo mọi hoạt động APEC

Page 16: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

16

là các thành viên hợp tác trên cơ sở tự nguyện và chia sẻ chuyên môn, trình độ kỹ thuật cũng như các nguồn lực khác. Một đánh giá định lượng về tiến bộ của các nền kinh tế trong việc thực hiện TFAP năm 2004, dựa trên báo cáo của các thành viên, đã cho thấy hầu hết 60% các biện pháp dự kiến triển khai đã được triển khai và 25% các biện pháp đang được triển khai.

Đáng lưu ý là đóng góp của APEC đối với thuận lợi hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Trong quá trình APEC thực hiện thuận lợi hóa thương mại, thành viên có thể vận dụng thực tiễn áp dụng cho APEC để đóng góp cho WTO, cho tiến trình đàm phán nhằm tiến tới cam kết về thuận lợi hóa thương mại.

21. Doanh nghiệp có thể tìm thấy thông tin về thuận lợi hóa thương mại APEC từ các nguồn thông tin nào?

APEC có nguồn thông tin về thuận lợi hóa thương mại rất đa dạng. Các

nguồn thông tin sử dụng hàng ngày có thể tải từ trang của Ủy ban Thương mại và Đầu tư. APEC cũng đã xuất bản một số ấn phẩm như:

Sổ tay Hải quan APEC: là ấn phẩm hàng năm, thúc đẩy minh bạch hóa và thông báo cho khu vực doanh nghiệp về hoạt động của Tiểu ban Thủ tục Hải quan và cách thức doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các hoạt động này.

Sổ tay Hải quan và Thuận lợi hóa Thương mại APEC: Hướng dẫn cho Cộng đồng Kinh doanh APEC: cung cấp thông tin của các nền kinh tế thành viên APEC về cơ quan hải quan, luật pháp, qui định và các thủ tục khác. Sổ tay cũng cung cấp danh mục các điều khoản doanh nghiệp cần biết khi tiến hành kinh doanh với từng thành viên APEC cụ thể. Thông tin trên được đăng tải trên: http://www.apec.org/apec/publications/all_publications/committee_on_trade.html

22. Tôi được biết tiêu chuẩn hợp chuẩn là một trong 4 lĩnh vực của Kế hoạch Hành động Thuận lợi hóa Thương mại (TFAP). Có thể cho biết một số khó khăn, thách thức hiện nay APEC đang gặp phải trong việc tạo thuận lợi thương mại trong lĩnh vực này?

Để tạo thuận lợi hơn cho việc lưu thông hàng hóa trong khu vực, APEC đã

và đang nỗ lực triển khai các chương trình hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn

Page 17: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

17

hợp chuẩn như hài hòa các tiêu chuẩn tự nguyện và bắt buộc của quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn trong các lĩnh vực cụ thể, thúc đẩy phát triển hợp tác cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng cường việc tham gia rộng rãi vào các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau, và đảm bảo tính minh bạch về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của các nền kinh tế thành viên.

Tiêu chuẩn hóa dần dần trở thành một xu hướng tất yếu của nền công nghiệp hiện đại. Bên cạnh việc ban hành các quy định hiệu quả, tiêu chuẩn hóa là một yếu tố sống còn đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Tuy nhiên, sự phát triển độc lập của các tiêu chuẩn và quy định đa dạng lại là những rào cản ngày một gia tăng và cũng tạo nên nhiều chi phí trong kinh doanh. Chi phí bỏ ra để thực hiện các tiêu chuẩn khác nhau là tương đối lớn đối với các ngành kinh doanh nhỏ. Tuy vậy, các tiêu chuẩn quốc gia lại gắn kết chặt chẽ với các điều kiện trong nước, và do đó, việc hài hòa các tiêu chuẩn trên qui mô quốc tế có thể không khả thi.

Vì vậy, thách thức ở đây là phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn khác biệt không phải là các rào cản thương mại, không tạo nên những chi phí bất thường, không cản trở sự sáng tạo và ở chừng mực nào đó, có liên kết với các tiêu chuẩn quốc tế và có kế thừa những thông lệ quốc tế tốt nhất.

23. APEC đã làm gì để giải quyết những vướng mắc đó?

Nhận thức được lợi ích của việc liên kết các tiêu chuẩn, APEC đã tiếp tục thực hiện các công việc trong lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn dưới nhiều hình thức khác nhau. Các thành viên được khuyến khích liên kết các cơ cấu tiêu chuẩn hiện nay với các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có sử dụng những thông lệ tốt nhất, đặc biệt là khi đưa ra các tiêu chuẩn mới. Ngoài ra, APEC cũng khuyến khích việc đưa ra những hệ thống hữu hiệu đảm bảo tính hợp chuẩn của các tiêu chuẩn, tạo sự tự tin cho các ngành cũng như cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó, các nền kinh tế thành viên cũng được khuyến khích tăng cường tham gia các cơ quan hoạch định tiêu chuẩn quốc tế và việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế của những cơ quan này. Cuối cùng, các thành viên APEC

Page 18: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

18

còn có các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA)∗ và những công cụ thực tiễn khác giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp khi tuân thủ các tiêu chuẩn trong một số ngành chính.

Cụ thể là APEC đã có các MRA trong nhiều lĩnh vực như thiết bị viễn thông, thiết bị điện và điện tử, thực phẩm và đồ chơi. Ví dụ: MRA Đánh giá hợp chuẩn thiết bị viễn thông APEC là một minh chứng tốt rằng APEC đã hài hòa được những tiêu chuẩn thủ tục cho một loạt các sản phẩm viễn thông và thiết bị liên quan đến viễn thông. Những thỏa thuận này đã giúp giảm 15% chi phí dành cho thiết bị kiểm tra và chứng nhận. Bằng việc liên kết các tiêu chuẩn viễn thông, các sản phẩm có thể được tung ra thị trường trước 6 tháng sớm hơn thông thường, khi chưa thực hiện MRA.

Năm 2005, APEC đã tiến hành rà soát những công việc liên quan đến tiêu chuẩn tại các thành viên APEC và cho thấy 11/15 thành viên báo cáo đã đạt được 100% mục tiêu liên kết về tiêu chuẩn, 4 thành viên còn lại cũng đạt được hơn 90% mục tiêu đề ra.

24. Thuận lợi hóa trong lĩnh vực Tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện trong APEC cụ thể trong lĩnh vực nào nào?

Để tạo thuận lợi hơn cho việc lưu thông hàng hóa trong khu vực, APEC đã

và đang nỗ lực triển khai các chương trình hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và hợp chuẩn như hài hoà các tiêu chuẩn tự nguyện và bắt buộc của quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, thừa nhận về đánh giá sự phù hợp cho các lĩnh vực tự nguyện và bắt buộc, thúc đẩy hợp tác để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng cường việc tham gia rộng rãi vào các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau, và đảm bảo tính minh bạch về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp của các nền kinh tế thành viên APEC.

Trong lĩnh vực hài hòa hóa tiêu chuẩn, APEC tập trung ưu tiên vào 4 lĩnh

vực là dán nhãn thực phẩm, điện tử, cao su và cơ khí. Thời gian thực hiện hài hòa các tiêu chuẩn này là vào năm 2005 đối với các thành viên phát triển và 2010 đối với các thành viên đang phát triển. ∗ Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) giúp vượt qua những rào cản quy định không phân biệt đối xử như các quy định về giấy phép và chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua

Page 19: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

19

Trong lĩnh vực thừa nhận lẫn nhau, APEC hiện đã xây dựng xong một số

thỏa thuận như điện và điện tử, thực phẩm, an toàn đồ chơi, thu hồi và hướng dẫn thu hồi thực phẩm. Chương trình này khi đưa vào thực hiện đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Ví dụ, giao dịch hàng điện và điện tử trong khu vực APEC chiếm khoảng 250 tỷ USD/năm và việc chứng nhận hợp chuẩn thường làm phát sinh thêm từ 2-10% chi phí sản xuất. Theo đánh giá thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực này đã tiết kiệm được khoảng 5% chi phí sản xuất, tương đương 12,5 tỷ USD/năm.

25. Có thể cho biết một số hoạt động thuận lợi hoá thương mại của APEC trong

lĩnh vực hải quan được không? Hoạt động hợp tác của APEC trong lĩnh vực hải quan nhằm thống nhất và

đơn giản hoá thủ tục hải quan để cải thiện việc thâm nhập thị trường và giảm chi phí giao dịch. Các hoạt động liên quan có thể kể đến Kế hoạch Hành động APEC về Thương mại phi giấy tờ trong đó qui định các thành viên phát triển sẽ thực hiện thương mại phi giấy tờ vào năm 2005 và 2010 đối với các thành viên đang phát triển. Cơ quan hải quan trong khu vực APEC sẽ sử dụng các hệ thống thông tin điện tử xử lý các giao dịch, liên hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và như vậy giảm đáng kể việc sử dụng giấy tờ. Hiện nay, trung bình một giao dịch thương mại cần tới 40 văn bản, 200 số liệu. Việc máy tính hoá các thủ tục hải quan sẽ làm giảm đi rất nhiều các yêu cầu này, làm tăng tốc độ luồng chu chuyển hàng hoá và giảm đáng kể chi phí giao dịch trong quá trình thông quan. Ngoài ra, APEC cũng có các chương trình hoạt động nhằm khuyến khích các thành viên tham gia Công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện Công ước HS, tạo thuận lợi cho hàng tạm nhập, thực hiện hệ thống phân loại trước khi thông quan, hài hoà hoá dữ liệu thương mại, thực hiện Hiệp định TRIPS tại cửa khẩu... Các hoạt động nói trên không nằm ngoài mục đích tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực APEC thông qua việc đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan.

26. Tôi thường nghe nói Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP) là một trong 3

trụ cột chính của APEC, xin giải thích rõ vấn đề này ?

việc thừa nhận tính tương đồng, tương hợp hoặc chấp nhận hệ thống quy định của nước đối tác.

Page 20: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

20

IAP là một trong các công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư của APEC. IAP bao gồm cam kết tự nguyện của các thành viên, được thực hiện trên nguyên tắc "cuốn chiếu" trong 15 lĩnh vực nêu tại OAA nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư của APEC, bao gồm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuẩn hợp chuẩn, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, rà soát cơ chế chính sách, giải quyết tranh chấp, thực hiện các nghĩa vụ của WTO (bao gồm cả qui tắc xuất xứ), đi lại của doanh nhân, thu thập và phân tích thông tin, và thương mại điện tử. Trong mỗi lĩnh vực, các thành viên phải nêu rõ tình hình hiện tại, các luật lệ, chính sách cơ bản để điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực đó, những tiến triển trong một năm qua và kế hoạch thay đổi trong thời gian tới. IAP một trong các công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư cuả APEC, vì thế, việc thực hiện IAP được thúc đẩy thông qua một cơ chế tham vấn rà soát (Peer review).

Kể từ năm 2000, để tăng cường tính minh bạch và cụ thể của IAP nhằm

đem lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp, APEC đã yêu cầu các thành viên xây dựng IAP theo mẫu mới và xây dựng một trang web về IAP trên mạng Internet (gọi tắt là e-IAP). Bạn có thể truy nhập vào trang web này để có thêm thông tin cụ thể về các chính sách của các thành viên APEC trong 15 lĩnh vực nói trên. Địa chỉ: http://www.apec-iap.org

27. Việc giảm thuế trong IAP là tự nguyện, như vậy có nghĩa là Việt Nam đang được hưởng lợi khi các thành viên khác đơn phương cắt giảm thuế quan. Tôi hiểu như vậy có đúng không?

Việc giảm thuế được các thành viên APEC thực hiện trên cơ sở tự nguyện,

đơn phương để hướng tới thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại vào năm 2010/2020. Trong những năm qua đã có nhiều thành viên APEC thực hiện giảm thuế đơn phương đồng thời cũng có hướng tiếp tục giảm thuế thêm nữa để thực hiện mục tiêu Bogor. Tuy nhiên, việc giảm thuế của các thành viên APEC trong khuôn khổ IAP rất hạn chế.

Tiếp đó là tính thất thường về vấn đề giảm thuế đó là khi các thành viên

thông báo giảm thuế đối với một số mặt hàng nhưng không thông báo khi họ tăng thuế đánh vào mặt hàng khác. Khái niệm "standstill" như đề cập ở trên được hiểu

Page 21: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

21

là họ không tăng thuế cao hơn mức trần trong cam kết với WTO chứ không phải là thuế suất thực tế đang áp dụng. Vì vậy, trong một số trường hợp, tuy được thông báo giảm thuế nhưng trên thực tế, những mặt hàng xuất khẩu có lợi cho ta lại bị tăng thuế.

Ngoại trừ Trung Quốc và Đài Loan là hai thành viên mới nhất vừa đàm

phán gia nhập WTO nên sử dụng bản chào với WTO để đưa vào IAP và Indonesia cùng với Philippines phải thực hiện các cam kết với IMF, việc giảm thuế của các thành viên khác chỉ có tính chất tượng trưng chứ không phải giảm cơ bản hàng rào thuế quan. Mặc dù Mỹ có tuyên bố bãi bỏ thuế đối với một số mặt hàng dược phẩm nhưng các nhà quan sát cho rằng việc giảm thuế đó không có ý nghĩa đối với các thành viên đang phát triển và cả các thành viên phát triển nữa khi khó có thể cạnh tranh với các hãng sản xuất dược phẩm của Mỹ.

Như vậy, vấn đề giảm thuế một cách có hiệu quả cho hàng hoá Việt nam

khó có thể thực hiện được trong điều kiện áp dụng chế độ tự nguyện, đơn phương của IAP. Lợi ích chủ yếu từ các IAP là đảm bảo phần nào rằng các thành viên APEC sẽ duy trì các cam kết mở cửa thị trường của mình, không áp dụng các chính sách bảo hộ cao hơn mức độ hiện tại.

28. Tôi nghe nói APEC còn sử dụng chương trình tự do hoá sớm theo ngành

nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại. Có thể cho biết tiến triển hiện nay của chương trình này không?

Song song với IAP, chương trình tự do hoá sớm theo ngành (EVSL) là

sáng kiến nhằm thúc đẩy, bổ sung cho tiến trình tự do hoá trong APEC. Sáng kiến này được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và linh hoạt, thành viên nào có đủ điều kiện thì tham gia, thành viên nào chưa đủ điều kiện có thể tạm thời không tham gia. EVSL bao gồm 15 ngành hàng là cá và các sản phẩm từ cá, lâm sản, thiết bị và dụng cụ y tế, thoả thuận công nhận lẫn nhau về viễn thông, năng lượng, đồ chơi, đá quý và đồ trang sức, hoá chất, hạt có dầu và các sản phẩm từ hạt có dầu, thực phẩm, cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, phân bón, ô tô, máy bay dân dụng. Các thành viên APEC tham gia EVSL sẽ thực hiện giảm thuế và các biện pháp phi quan thuế cho các ngành hàng này sớm hơn mốc thời gian 2010/2020, theo lộ trình giảm thuế cho 9 ngành hàng đầu là giảm mức thuế suất xuống còn 0-5% vào năm 2002-2005, 6 lĩnh vực còn lại sẽ được nghiên cứu để xây dựng lộ trình giảm thuế có thể được các thành viên cùng chấp nhận.

Page 22: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

22

Tuy nhiên, chương trình này đã không thành công như dự kiến. Năm

1998, APEC quyết định chuyển việc đàm phán thuế quan của EVSL vào khuôn khổ đàm phán của WTO. APEC sẽ chỉ tập trung vào việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, thực hiện thuận lợi hoá thương mại và hợp tác kinh tế kỹ thuật trong một số lĩnh vực. Cho đến nay, APEC đã xây dựng các đối thoại theo lĩnh vực như đối thoại về ô tô, đối thoại về hoá chất, đối thoại về kim loại màu. Như vậy, APEC có xu hướng chuyển đổi EVSL trở thành cơ cấu đối thoại thuận lợi hóa theo ngành.

29. APEC có Kế hoạch Hành động Tập thể trong 15 lĩnh vực tương tự như

IAP. Vậy có thể cho biết bối cảnh ra đời của hai kế hoạch này và sự khác nhau giữa chúng?

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ tư tại Manila, Philippines tháng 11/1996

là một trong những mốc quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong lịch sử hợp tác APEC. Với chủ đề “Từ viễn cảnh tới hành động”, Hội nghị lần này đã thông qua một số văn kiện quan trọng của APEC trong đó có Kế hoạch Hành động Manila. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu và hướng dẫn của Kế hoạch Hành động Osaka (OAA) 1995 để thiết lập các bước đi cho hợp tác APEC, tiếp tục cụ thể hoá OAA nhằm đạt được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2010/2020. Kế hoạch Hành động Manila gồm hai phần chính là Kế hoạch Hành động Tập thể (CAP) và Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP).

Trong khi IAP thiên về các biện pháp tự do hoá thì CAP chủ yếu nhằm

mục tiêu thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. IAP bao gồm cam kết tự nguyện của các thành viên, được thực hiện trên

nguyên tắc "cuốn chiếu" trong 15 lĩnh vực nêu tại OAA. Trong mỗi lĩnh vực, các thành viên phải nêu rõ tình hình hiện tại, các luật lệ, chính sách cơ bản để điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực đó, những tiến triển trong một năm qua và kế hoạch thay đổi trong thời gian tới. IAP một trong các công cụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư cuả APEC, vì thế, việc thực hiện IAP được thúc đẩy thông qua một cơ chế tham vấn rà soát (Peer review).

Page 23: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

23

Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ CAP thực chất là các hoạt động chung của tất cả các thành viên trên các lĩnh vực của IAP. Các hoạt động CAP hỗ trợ đắc lực cho việc cải cách chính sách thương mại và đầu tư theo hướng tự do hơn, cởi mở hơn, cụ thể là các hoạt động nghiên cứu chính sách, hỗ trợ xây dựng chính sách, xây dựng cơ sở dữ liệu chung của APEC trên hầu hết các lĩnh vực, xây dựng các danh mục lựa chọn, tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức, đối thoại chính sách, hỗ trợ nâng cao năng lực, thu thập và phổ biến thông tin...

30. ECOTECH là gì?

ECOTECH là từ viết tắt tiếng Anh của Hợp tác kinh tế kỹ thuật trong

APEC nhằm tăng cường tự do hoá thương mại và đầu tư, duy trì sự phát triển kinh tế năng động trong khu vực, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các thành viên, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, và nêu cao tinh thần cộng đồng trong khu vực. Hợp tác kinh tế kỹ thuật dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tương trợ cùng có lợi, và xây dựng trên nguyên tắc đồng thuận.

31. Hoạt động chủ yếu của ECOTECH bao gồm những gì?

Hoạt động của ECOTECH chủ yếu thông qua các dự án và nhằm mục tiêu

phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của các thành viên hướng tới sự phát triển kinh tế bình đẳng, cân bằng và bền vững trong khu vực. Hiện nay, các chương trình ECOTECH tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường vốn an toàn, ổn định và hiệu quả, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, tăng cường công nghệ cho tương lai, bảo đảm chất lượng cuộc sống thông qua phát triển môi trường bền vững, và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

32. APEC có quan điểm như thế nào đối với việc củng cố hệ thống thương mại đa biên?

Mặc dù APEC chỉ là diễn đàn đối thoại kinh tế khu vực, chưa phải là một thể chế đa phương có nhiều ràng buộc chặt chẽ, nhưng APEC lại chiếm tới gần một nửa (47%) thương mại thế giới với 2,5 tỷ người tiêu dùng, gồm hầu hết những nền kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới như: Hoa kỳ, Nhật Bản, Canađa, Singapore, Hồng Kông... Trong số 21 thành viên thì hiện tại 19 thành viên đã là thành viên WTO, 2 thành viên còn lại (Nga, Việt Nam) cũng đang

Page 24: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

24

trong tiến trình đàm phán gia nhập. Chính vì vậy, APEC có tiếng nói quan trọng gây ảnh hưởng nhất định đến hệ thống thương mại đa biên.

Kể từ khi thành lập, APEC luôn có những nỗ lực ủng hộ hệ thống thương mại đa biên mở, dựa trên luật lệ và đem lại lợi ích cho cả các nền kinh tế đã và đang phát triển, đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại. Trước khi WTO ra đời, APEC tích cực vận động để giảm bớt sự khác biệt quan điểm của các bên trong quá trình đàm phán Vòng Urugoay của GATT, ủng hộ kết thúc đúng hạn vòng đàm phán này. Sau khi WTO đi vào hoạt động, APEC đã đề xuất một số sáng kiến như giảm thuế quan đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (sau này là hiệp định ITA). Thời gian gần đây, APEC luôn thể hiện sự ủng hộ đối với Vòng đàm phán mới tại WTO (Vòng đàm phán Doha)...

33. APEC có chương trình hợp tác cụ thể nào để củng cố hệ thống thương mại đa biên?

Để bày tỏ quan điểm của mình một cách cụ thể, APEC đưa ra một số chương trình hợp tác bao gồm hai cách tiếp cận chính:

- Thứ nhất là thúc đẩy đối thoại nhằm tìm quan điểm chung đối với nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống thương mại đa biên; và

- Thứ hai là xây dựng các dự án cụ thể trợ giúp các thành viên đang phát triển thực hiện các Hiệp định WTO. Về đối thoại, APEC đã tổ chức được nhiều cuộc họp, hội thảo đối thoại,

chia xẻ kinh nghiệm về các vấn đề khác nhau của WTO như: mối quan hệ giữa thương mại và môi trường, thương mại và đầu tư, thương mại và chính sách cạnh tranh, vấn đề tạo thuận lợi hoá thương mại trong WTO, vấn đề liên quan đến RTAs/FTAs, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, thủ tục hải quan và qui tắc xuất xứ... Song song với đối thoại chính sách, nhiều dự án nâng cao năng lực hiểu biết và thực thi các hiệp định của WTO đã được APEC xây dựng và triển khai có hiệu quả. WTO được hình thành dựa trên cơ sở nhiều hiệp định thương mại đa phương chặt chẽ và phức tạp. Để thực hiện đầy đủ các cam kết, các thành viên WTO phải hiểu rõ và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản và qui tắc ràng buộc của WTO. Đây là một thách thức không nhỏ đối với nhiều thành viên WTO,

Page 25: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

25

đặc biệt là các thành viên đang và kém phát triển do hạ tầng pháp lý kinh tế ở trình độ thấp, chưa hoàn thiện. Vì vậy, các dự án hỗ trợ dưới hình thức tư vấn, đào tạo, trao đổi phù hợp với nhu cầu cụ thể của mỗi nền kinh tế thành viên thực sự tạo được lòng tin, nâng cao năng lực và củng cố được hệ thống thương mại đa biên trong khuôn khổ WTO.

34. APEC đã có chương trình hợp tác cụ thể gì để hỗ trợ cho Vòng đàm phán Doha của WTO?

Vòng đàm phán Doha đang là cơ hội tốt để cập nhật và tái củng cố qui tắc thương mại đa biên nhằm bảo đảm sự phát triển và thịnh vượng bền vững trên toàn thế giới. Vòng Doha đưa ra một loạt các vấn đề đàm phán có tính nhạy cảm cao như: cắt giảm/xoá bỏ trợ cấp nông sản, mở cửa thị trường nông sản, cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT) dành cho các thành viên WTO đang và kém phát triển, vấn đề RTAs/FTAs, vấn đề sức khoẻ cộng đồng và quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp chống bán phá giá... Kể từ khi Vòng Doha được phát động, APEC đã tích cực đối thoại nhằm tìm ra quan điểm tương đồng về các vấn đề đàm phán tại Vòng Doha. Mặc dù vẫn còn nhiều khoảng cách, các nền kinh tế thành viên APEC cũng đã đưa ra được một số điểm chính thể hiện phần nào quan điểm APEC đối với Vòng Doha, cụ thể là: ủng hộ cắt giảm mức thuế bình quân, cắt giảm hoặc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu các mặt hàng nông sản; mở rộng và cụ thể hoá các qui định liên quan đến SDT và bày tỏ quyết tâm cải tiến các qui định liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, vốn đang bị nhiều nước phát triển lạm dụng tuỳ tiện; ủng hộ việc cần tăng cường đối thoại hơn nữa đối với các vấn đề mới như: chính sách cạnh tranh, thuận lợi hoá thương mại, đầu tư; tiếp tục thúc đẩy hợp tác hỗ trợ nâng cao năng lực và tạo dựng lòng tin, đặc biệt dưới những thách thức mới từ Vòng đàm phán Doha.

35. Nội dung hợp tác về RTA/FTA được đưa vào APEC từ khi nào và bao gồm

những nội dung cụ thể gì ? Trên thế giới, trào lưu RTA/FTA phát triển mạnh mẽ từ những năm 2000-2001, thể hiện sự nản lòng của các nuớc truớc tiến triển chậm chạp của đàm phán đa phương trong khuôn khổ WTO và mong muốn thúc đẩy sự ra đời của một môi truờng kinh doanh tự do hơn. Theo đó, nội dung hợp tác về RTA/FTA đã chính thức được nước chủ nhà của APEC năm 2004 đưa vào chương trình nghị sự thường kỳ. Thực tế cho thấy, trước đó, rất nhiều thành viên APEC đã tham gia

Page 26: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

26

tích cực vào trào lưu này. Trong số đó, có cả các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand và các thành viên đang phát triển như Chi Lê, Singapore, Thái Lan. Gần đây, 4 thành viên Singapore, Brunei, New Zealand và Chi Lê đã đề xuất đàm phán FTA với nhau và muốn coi FTA này là mô hình mẫu cho APEC (mô hình P-4). Để các RTA/FTA phát triển đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu Bogor cũng như thúc đẩy toàn cầu hoá nói chung, Hội nghị Bộ truởng và Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC 2005 tại Busan, Hàn Quốc đã thông qua các điều khoản mẫu về Thuận lợi hoá thương mại trong RTA/FTA do Australia đề xuất với nội dung chủ yếu đề cập các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan, thương mại điện tử. Các thành viên APEC cũng nhất trí sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng điều khoản mẫu trong một số lĩnh vực khác như đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, môi truờng trong năm 2006.

Ngoài ra, APEC cũng đã tổ chức 3 buổi đối thoại cấp SOM về chính sách RTA/FTA nhằm trao đổi tình hình tham gia, ký kết các RTA/FTA của mình và khuyến khích các thành viên khác tham gia, nếu muốn. Hàng loạt hội nghị, hội thảo về nội dung RTA/FTA cũng đã được tổ chức nhằm xây dựng năng lực cho các thành viên đang phát triển tham gia vào các RTA/FTA. Riêng Việt Nam đã đăng cai tổ chức 2 hội thảo về vấn đề này với sự tham gia tích cực của hầu hết 21 nền kinh tế thành viên.

36. Xin hãy nêu tình hình tham gia RTAs/FTAs của các thành viên APEC.

Hiện nay trong APEC có trên dưới 34 RTA/FTA đã đuợc ký kết và đang trong quá trình thực hiện. Hoa Kỳ, Canada, Australia, Chilê, New Zealand và Singapore là những nước cổ suý tích cực cho các hoạt động về RTA/FTA theo huớng xây dựng các RTA/FTA toàn diện, theo các điều khoản mẫu và các thông lệ tốt. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nuớc ASEAN (trừ Singapore và Thái Lan) nói chung không tỏ rõ quan điểm đối với việc có thúc đẩy hay không nội dung RTA/FTA. Riêng Nhật Bản gần đây muốn đưa các điều khoản của các hiệp định đầu tư song phương (BIT) theo tiêu chuẩn của Nhật vào các RTA/FTA. Nhìn chung, trong APEC không xuất hiện mâu thuẫn lớn về các vấn đề có liên quan đến RTA/FTA. Quan điểm chung là thừa nhận sự phát triển của RTA/FTA nhưng nhấn mạnh các thoả thuận này cần phù hợp với các quy

Page 27: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

27

định của WTO, đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu Bogor và tạo điều kiện cho các thành viên cùng tham gia.

37. Kế hoạch hành động cải cách cơ cấu của APEC có những nét gì nổi bật?

APEC đã triển khai thực hiện kế hoạch này ra sao?

Năm 2003, các nhà Lãnh đạo APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động về Cải cách cơ cấu nhằm đưa ra một khuôn khổ chung để thực hiện cải cách cơ cấu trong APEC. Kế hoạch tập trung vào việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động cải cách cơ cấu, xây dựng các dự án nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các nền kinh tế thành viên và tăng cường phối hợp giữa các diễn đàn của APEC để thực hiện cải cách một cách hiệu quả.

Dựa trên kế hoạch này, tháng 11/2004, Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế

APEC tại Chi Lê đã thông qua Kế hoạch hành động về Cải cách cơ cấu (LAISR) nhằm củng cố quyết tâm của APEC trong việc đẩy mạnh cải cách cơ cấu thông qua các hoạt động trong lĩnh vực chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư, quản lý khu vực tư nhân và quản lý quá trình cải cách tổng thể. Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tháng 11/2005 tại Hàn Quốc đã thông qua Kế hoạch Hành động về Cải cách cơ cấu đến năm 2010 (LAISR towards 2010) để cụ thể hóa thêm một bước lộ trình thực hiện cải cách cơ cấu trong APEC. Trong giai đoạn 2006-2010, hàng năm sẽ có 2-3 nền kinh tế điều phối nghiên cứu một vấn đề chính sách cụ thể. Các nghiên cứu có thể được tiến hành trong khung thời gian từ 1-2 năm và kết quả sẽ được trình lên Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC phê duyệt. Các chủ đề nghiên cứu cho từng năm dự kiến bao gồm cải cách quản lý (regulatory reform), quản lý khu vực công, chính sách cạnh tranh, tăng cường cơ sở hạ tầng pháp lý kinh tế. Cuối cùng, vào năm 2010, APEC sẽ tổng kết các hoạt động về cải cách cơ cấu.

38. Được biết APEC đã hợp tác với OECD triển khai các hoạt động về cải cách

cơ cấu quản lý. Xin cho biết vài nét về hoạt động này.

APEC và OECD có điểm chung là đã xây dựng các nguyên tắc về cạnh tranh và cải cách quản lý. Năm 1997, Bộ trưởng của các thành viên OECD đã đạt được thỏa thuận về bộ nguyên tắc về cải cách quản lý, bao gồm các quy định về kinh tế, các quy định về xã hội và điều hành của chính phủ. Tháng 9/1999 APEC đưa ra Tuyên bố ủng hộ tăng trưởng thông qua các thị trường vững mạnh và mở,

Page 28: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

28

trong đó có đưa ra các nguyên tắc của APEC để củng cố cạnh tranh và cải cách quản lý.

Từ đặc điểm chung này, Nhóm công tác về Chính sách cạnh tranh và Nới lỏng cơ chế quản lý (CDPG) của APEC đã phối hợp với OECD đưa ra Danh mục tổng thể (Integrated Checklist) để các thành viên lựa chọn nhằm đánh giá nỗ lực thực hiện cải cách thể chế tại nước mình. Danh mục này nhấn mạnh các vấn đề các thành viên cần chú ý trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách quản lý, có tính đến sự đa dạng về môi trường kinh tế, xã hội và chính trị ở các nền kinh tế. Danh mục này đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC, tổ chức tại Đảo Cheju, Hàn Quốc tháng 6/2005. Các thành viên APEC sẽ thực hiện đánh giá tự nguyện việc áp dụng Danh mục vào năm 2006.

39. Để đối phó với bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới với nhiều biến động mới, APEC đã phản ứng ra sao?

Trong những năm gần đây bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có một số

biến động như: sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố, thị trường tài chính, chứng khoán thế giới có nhiều bất ổn, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, thiên tai, bệnh dịch... Để đối phó với những thách thức mới này, APEC đã đưa ra một số chương trình hợp tác mới nhằm tiếp tục duy trì và thúc đẩy những mục tiêu đã được đặt ra của APEC. Những chương trình này được thể hiện trong các kế hoạch hành động, sáng kiến và tuyên bố của các nhà Lãnh đạo như Kế hoạch hành động về thuận lợi hoá thương mại APEC (TFAP), Tuyên bố APEC về thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch hoá, Tuyên bố thực hiện chính sách APEC về thương mại và kinh tế kỹ thuật số, Tuyên bố APEC về đảm bảo thương mại an toàn (STAR), các sáng kiến người tìm đường, đối thoại APEC về hiệp định thương mại khu vực/tự do (RTAs/FTAs)...

40. APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế. Vậy tại sao các vấn đề phi kinh tế vẫn được thảo luận trong APEC?

Cơ chế hội nghị cấp cao APEC ra đời năm 1993 với tên gọi chính thức “Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC” cho thấy nội dung và mối quan tâm chủ yếu của các thành viên khi đó là các vấn đề hợp tác kinh tế.

Kể từ sau sự kiện 11/9/2001, với sự xuất hiện của nhiều sự kiện lớn như khủng bố và chống khủng bố, dịch bệnh, thiên tai sóng thần… ngày càng có

Page 29: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

29

nhiều vấn đề phi kinh tế được lồng ghép vào chương trình nghị sự của APEC. Các vấn đề như hợp tác chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo thương mại an toàn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, SARS, cúm gà, HIV và bảo đảm an ninh năng lượng, chống tham nhũng và mới đây nhất là hợp tác về văn hoá đang chiếm thời lượng ngày càng lớn trong các cuộc thảo luận của APEC từ cấp chuyên viên đến Lãnh đạo.

Tuy nhiên, trong APEC, các vấn đề phi kinh tế được tiếp cận từ góc độ nhằm giảm ảnh hưởng của các vấn đề phi kinh tế đối với kinh tế, thương mại, đồng thời tạo ra và bảo đảm môi trường an ninh, an toàn, thuận lợi cho thương mại.

41. 2. Vấn đề chống khủng bố được thảo luận trong APEC từ khi nào? Xin hãy cho biết những cam kết và hoạt động cụ thể của APEC trong lĩnh vực này?

APEC được thành lập với mục tiêu ban đầu là thúc đẩy tự do hóa thương

mại, tăng cường hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật giữa các nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên sau sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001, vấn đề chống khủng bố nói riêng và các vấn đề an ninh nói chung đã ngày càng trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của APEC. Tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC 2001 tại Thượng Hải (Trung Quốc), các nhà Lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố chung về chống khủng bố với cam kết tăng cường hợp tác toàn diện để chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Kể từ sau Tuyên bố trên, vấn đề hợp tác chống khủng bố ngày càng được

thảo luận rộng rãi trong APEC và phạm vi hợp tác đã được thúc đẩy lên một mức độ cao hơn. Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC năm 2002 tại Mexico diễn ra sau vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại Ba-li (Indonesia) đã ra Tuyên bố về chống khủng bố và thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời thông qua Sáng kiến Bảo đảm An ninh Thương mại trong khu vực APEC (STAR) với nội dung chính là đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa, tăng cường an ninh hàng hải, chống lại các nguy cơ khủng bố.

Để thực hiện sáng kiến trên, các nền kinh tế thành viên đã thông qua Kế

hoạch hành động của APEC về chống khủng bố (CTAPs), trong đó vạch ra các biện pháp đảm bảo an ninh hàng hóa, tàu thuyền, bảo đảm an toàn cho người quá cảnh, ngăn chặn các nguồn tài trợ cho hoạt động khủng bố, tăng cường an ninh mạng, an ninh năng lượng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đối với an ninh hàng

Page 30: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

30

không sân bay, theo sáng kiến của Mỹ, Hội nghị cấp cao APEC 2004 tại Santiago (Chile) đã thông qua Hướng dẫn của APEC về kiểm soát và an ninh hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).

Các cam kết về chống khủng bố còn được cụ thể hóa bằng việc thành lập

Nhóm đặc trách của APEC về chống khủng bố (CTTF) năm 2003 theo cơ chế họp 03 lần mỗi năm để các chuyên gia tham gia thảo luận đưa ra các sáng kiến liên quan đến vấn đề chống khủng bố. Đến Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC 2005 tại Busan (Hàn Quốc), các thành viên APEC đã đạt được một bước tiến cụ thể hơn trong lĩnh vực hợp tác chống bố, với việc nhất trí: Hướng tới thực hiện từ cuối năm 2006 “Hướng dẫn về Xuất nhập khẩu các nguồn phóng xạ và Bộ Quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh của các nguồn phóng xạ của Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)”; (ii) Mỗi thành viên tiến hành đánh giá về mối de dọa của MANPADS tại một sân bay quốc tế lớn của mình từ cuối năm 2006 theo hướng dẫn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO); (iii) Bảo đảm an toàn và tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng toàn cầu….

42. Xin nói rõ hơn các hoạt động về thương mại An toàn trong khu vực APEC

(STAR)? Các hoạt động chống khủng bố của APEC mang nhiều tính chất khác nhau

– từ việc bảo đảm an toàn cho dây chuyền cung ứng, an ninh năng lượng và vận chuyển hàng hóa, cho tới việc ban hành những khuôn khổ pháp lý toàn diện về chống tội phạm mạng và truy tìm các luồng tài chính bất hợp pháp.

Sáng kiến STAR được các nền kinh tế APEC đưa ra, với sự phối hợp của

khu vực tư nhân, nhằm đảm bảo an toàn và tăng cường luồng di chuyển hàng hóa và con người thông qua các biện pháp bảo đảm an toàn cho hàng hóa, tàu biển, hàng không quốc tế và con người khi quá cảnh, ngăn chặn nguồn tài chính cho khủng bố; thực hiện sáng kiến an ninh mạng và an ninh năng lượng.

Trong thời gian qua, đã có 3 Hội nghị STAR được tổ chức: Hội nghị

STAR 1 (Băng-cốc, Thái Lan – tháng 2/2003) thảo luận nhiều lĩnh vực như an ninh hàng hải, an ninh hàng không, quy trình xử lý thông tin hành khách, xây dựng năng lực, lên kế hoạch tài chính, an ninh dây chuyền cung ứng. Hội nghị STAR 2 (Vina del Mar, Chi Lê - tháng 3/2004) với chủ đề chính là “Liên kết khu

Page 31: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

31

vực nhà nước và tư nhân”; Hội nghị STAR 3 (Incheon, Hàn Quốc – tháng 2/2005) tập trung vào an ninh hàng không và hàng hải.

Hội nghị STAR 4 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 24 và 25

tháng 2 năm 2006 với chủ đề chính là “Tăng cường quan hệ đối tác Công – Tư trong quá trình triển khai các biện pháp thương mại an toàn”.

43. Trong chương trình nghị sự của APEC có vấn đề tăng cường an ninh con

người. Xin cho biết vấn đề này được chính thức đề cập khi nào và các nội dung được thảo luận trong vấn đề này

Một số nền kinh tế cho rằng an ninh con người đã được đề cập từ năm 1993 trong Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ nhất (AELM-1) (Seattle, Hoa kỳ) Trên thực tế, Tuyên bố của AELM-1 chỉ nêu “Các thành viên APEC cam kết tăng cường tinh thần cộng đồng của chúng ta dựa trên mục tiêu chung về ổn định, an ninh và thịnh vượng cho người dân của chúng ta”4. Chỉ đến năm 2003, thuật ngữ “An ninh con người” mới được chính thức sử dụng lần đầu tiên trong Tuyên bố Hội nghị AELM lần thứ 11 (Băng-cốc, Thái Lan).

Nhóm các vấn đề an ninh con người hiện đang được thảo luận trong APEC

bao gồm an ninh năng lượng, đối phó thiên tai/tình trạng khẩn cấp, chống khủng bố và an ninh y tế (phòng chống SARS, HIV/AIDs, cúm H5N1 và các dịch bệnh mới nổi) - theo trình tự thời gian đưa vào chương trình nghị sự.

Vấn đề an ninh năng lượng được đưa ra sớm nhất, từ 1990. Tiếp theo, vấn

đề đối phó tình trạng khẩn cấp được bàn lần đầu vào năm 1997 khi một số nền kinh tế thành viên khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng khói bụi do cháy rừng gây ra, và đã kết thúc năm 1998. Tuy nhiên, vấn đề này được thảo luận lại từ cuối 2004 sau thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương. Chống khủng bố là vấn đề được đẩy mạnh trong chương trình nghị sự APEC sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở Hoa kỳ. An ninh y tế bắt đầu được đề cập vào năm 2003 với việc bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) lan rộng ở châu Á và Bắc Mỹ, hiện tiếp tục xoay quanh vấn đề phòng chống dịch cúm H5N1 và HIV/AIDS.

Page 32: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

32

Nhìn chung, do các vấn đề an ninh con người mới được nêu ra trong chương trình nghị sự APEC nên các hoạt động hợp tác chủ yếu tập trung vào xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của các nỗ lực tập thể nhằm nâng cao an ninh con người thông qua các hội thảo, hội nghị chia xẻ thông tin, kinh nghiệm.

Nhiều nền kinh tế phát triển trong APEC lập luận rằng, sở dĩ các vấn đề an

ninh con người được đưa vào chương trình nghị sự của APEC, một diễn đàn hướng đến thực hiện thương mại và đầu tư tự do trong khu vực, vì thương mại và đầu tư vào các nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nếu an ninh, an toàn của con người không được đảm bảo. Do vậy, theo tình hình gia tăng các mối đe dọa khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, các vấn đề an ninh con người cũng được bàn nhiều hơn trong APEC.

44. Trước nguy cơ ngày càng xuất hiện nhiều bệnh dịch lây lan, APEC đã làm

gì để đối phó với nguy cơ này? Việc xuất hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) tại khu vực châu Á –

Thái Bình Dương năm 2003 và cúm gia cầm chủng H5N1 năm 2004 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành thương mại, nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và kinh doanh. APEC. Để giải quyết những tác động đa ngành của các vấn đề y tế, SOM I/2004 đã quyết định thành lập Nhóm đặc trách đặc biệt về Y tế (HTF). Chuẩn bị cho các nền kinh tế APEC cùng vượt qua các đợt dịch bệnh sẽ bùng nổ trong tương lai là ưu tiên hàng đầu của HTF. Các nhà Lãnh đạo APEC nhấn mạnh các hành động ngăn ngừa lây lan bệnh AIDS và khuyến khích APEC giải quyết các loại bệnh tật cụ thể đang đe dọa khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như SARS, cúm gia cầm, dịch cúm lớn, bệnh lao, sởi và bại liệt.

Sáng kiến An toàn Sức khỏe cũng đã được thông qua và đưa vào thực hiện.

nhằm bảo vệ người dân và các nền kinh tế trong khu vực thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng y tế công cộng và cùng nhau hành động đấu tranh chống các loại bệnh tật và khủng bố sinh học.

45. APEC đã ra đời và hoạt động được 16 năm. Trong suốt 16 năm hoạt động

APEC đã mở rộng hợp tác ra nhiều lĩnh vực, từ các hoạt động tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư sang các hoạt động về an ninh, chính trị

4 Nguyên văn: “As members of APEC, we are committed to deepening our spirit of community based on our

Page 33: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

33

và an ninh con người. Vậy hiện nay đâu là trọng tâm hoạt động của APEC? Liệu APEC có thể đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu Bogor vào năm 2010/2020?

Khi ra đời vào năm 1989, APEC hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính là tự do

hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư và hợp tác kinh tế kỹ thuật. Trên cơ sở này, APEC đã đưa ra mục tiêu Bogor vào năm 1994 về việc thực hiện thương mại tự do và mở vào năm 2010 cho các thành viên phát triển và 2020 cho các thành viên đang phát triển.

Báo cáo rà soát giữa kỳ của APEC gần đây đã nhấn mạnh rằng trải qua gần 2 thập kỷ hoạt động, mục tiêu Bogor vẫn còn phù hợp với bối cảnh hiện nay cũng như khi lần đầu được thông qua vào năm 1994, cho dù môi trường kinh doanh hiện đang thay đổi nhanh chóng và bối cảnh kinh tế-chính trị-xã hội cũng đã có rất nhiều khác biệt. Tuy nhiên, các nền kinh tế APEC nhận thức rõ rằng môi trường chính sách thương mại và đầu tư đã có những thay đổi đáng kể kể từ mục tiêu Bogor ra đời vào năm 1994 do khái niệm thương mại, đầu tư tự do và mở trở nên phức tạp và tham vọng hơn rất nhiều. Cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường hiện vẫn đang là ưu tiên của APEC, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển hướng tới thực hiện mục tiêu Bogor. Ngoài các hoạt động trên, trong những năm gần đây, APEC cũng đã chú trọng đến các vấn đề “sau biên giới” như quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, nới lỏng cơ chế quản lý, minh bạch hóa và chống tham nhũng, an ninh thương mại để tạo dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và an toàn.

Phát triển bền vững và đạt được thịnh vượng chung cũng là mục tiêu phấn

đấu của APEC nhằm tạo dựng một cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương vững mạnh và thịnh vượng. Vì mục tiêu này, APEC đã tăng cường hợp tác cả trong lĩnh vực an ninh con người với các hoạt động chống khủng bố, đối phó với thiên tai và dịch bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân trong khu vực. Một cộng đồng APEC ổn định và an toàn cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy cho thương mại và đầu tư phát triển.

shared vision of achieving stability, security and prosperity for our peoples”.

Page 34: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

34

Do vậy, có thể nói rằng APEC vẫn đang trên đường thực hiện mục tiêu Bogor để đạt được thương mại và đầu tư tự do và mở, bên cạnh đó không ngừng tăng cường hợp tác để đạt được phát triển bền vững, ổn định về an ninh và hợp tác cùng phát triển.

46. Sáng kiến người tìm đường là gì?

Sáng kiến người tìm đường (pathfinder initiatives) có mục đích thúc đẩy

mạnh mẽ hơn tiến trình tự do hoá thương mại. Sáng kiến này nhằm tập hợp một nhóm thành viên đi tiên phong trong việc thực hiện một cách táo bạo các sáng kiến về đẩy nhanh tiến triển thực hiện mục tiêu Bogor về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, tạo ra khuôn khổ chung nhằm khuyến khích thêm nhiều thành viên khác tham gia thông qua các chương trình xây dựng năng lực và một số các chương trình chung.

47. Các thành viên không tham gia Sáng kiến người tìm đường có được tham

gia vào các cuộc thảo luận có liên quan hay không? Theo thoả thuận ban đầu, các thành viên được khuyến khích tham gia Sáng

kiến này vào bất cứ khi nào có khả năng. Trong nội dung của các chương trình thuộc Sáng kiến người tìm đường, một số thoả thuận có thể sẽ mang tính chất ràng buộc tương đối. Những thành viên không tham gia chỉ được theo dõi các cuộc đàm phán chứ không được ngăn cản hay phản đối các thoả thuận của các thành viên thuộc nhóm đàm phán, tuy nhiên những thành viên không tham gia sáng kiến này thì không phải thực hiện các cam kết cụ thể thuộc sáng kiến.

48. Tại sao lại phải đưa ra Sáng kiến người tìm đường?

Thế mạnh của Sáng kiến người tìm đường là giúp cho các thành viên được

chủ động thực hiện một số đề xuất của mình với sự ủng hộ của một nhóm thành viên khác. Các thành viên, khi cảm thấy mình có lợi thế so sánh trong một lĩnh vực nào đó sẽ cố gắng đưa đề xuất của mình vào Sáng kiến người tìm đường nhằm tạo tiền đề cho các thành viên khác ủng hộ và cùng thực hiện, vì vậy, cơ hội thực hiện những đề xuất đó sẽ cao hơn.

49. Các trung tâm nghiên cứu có tham gia vào các hoạt động APEC hay

không? Nếu có, thì tham gia ở mức độ nào?

Page 35: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

35

Các Trung tâm Nghiên cứu APEC (ASC) được thành lập từ năm 1993. Thông qua các Trung tâm Nghiên cứu APEC, các thành viên APEC tích cực đưa các cơ quan nghiên cứu và học thuật tham gia tiến trình APEC. Hiện nay có 19 Trung tâm nghiên cứu APEC đặt tại các nền kinh tế thành viên, bao gồm hơn 100 trường đại học, trung tâm nghiên cứu khắp khu vực APEC. Mục tiêu của ASC là thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu ở bậc đại học và nghiên cứu chuyên sâu, tạo thuận lợi cho các hoạt động trao đổi tri thức và văn hoá trong khu vực; ghi nhận tầm quan trọng của sự kết nối về giáo dục trong việc phát triển tinh thần cộng đồng và tăng cường hiểu biết về sự đa dạng của khu vực; trợ giúp tiến trình APEC thông qua các nghiên cứu chính sách ở cấp cao trong nhiều lĩnh vực quan trọng với quan điểm độc lập và có tính dự báo dài hạn; khuyến khích sinh viên, các trường đại học và viện nghiên cứu trong khu vực tăng cường trao đổi, đào tạo và thực hiện các chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực; khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là thanh nhiên, phụ nữ, giới doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng vào các cuộc đối thoại và nghiên cứu liên quan đến APEC.

50. Khái niệm “Cộng đồng” được đề cập nhiều trong APEC. Xin giải thích rõ

hơn về khái niệm này?

Khái niệm “Cộng đồng” lần đầu tiên được đề cập chính thức trong Tuyên bố Seatle năm 1993 về một Cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương “an toàn, ổn định và thịnh vượng”. Trong Tuyên bố Osaka năm 1995, các nhà Lãnh đạo đã chỉ ra rằng với Chương trình Hành động Osaka APEC đã bước sang giai đoạn hành động biến tầm nhìn và các mục tiêu của một cộng đồng các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương thành hiện thực. Chủ đề của APEC những năm gần đây cũng phản ánh xu thế hướng tới một cộng đồng “Một cộng đồng – Tương lai của chúng ta” (Chilê 2004) và “Hướng tới một cộng đồng: đối đầu với thách thức, tạo ra sự thay đổi” (Hàn Quốc 2005) và chủ đề của Năm APEC 2006 là “Hướng tới một Cộng đồng Năng động vì Phát triển Bền vững và Thịnh vượng”.

Khái niệm “Cộng đồng” trong APEC nguyên bản là “sự tăng cường các hoạt động kinh tế trong khu vực mà không có sự phân biệt đối với các thành phần không phải là thành viên” thông qua việc tạo ra hình thức hội nhập khu vực lỏng lẻo trên cơ sở giảm thuế không đầy đủ và các biện pháp phối hợp chính sách,

Page 36: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

36

điều chỉnh thể chế và các hình thức hợp tác khác”. Như vậy, cộng đồng APEC không giống như Cộng đồng kinh tế Châu Âu đặc trưng bởi việc chuyển giao chủ quyền, hội nhập và thể chế hoá sâu rộng, mà là một tập hợp các nền kinh tế có cùng ý tưởng – cam kết hợp tác và xoá bỏ các rào cản đối với trao đổi kinh tế vì lợi ích của tất cả mọi người. .

Trên thực tế, sau 15 năm tồn tại và phát triển, APEC đã dần mang những yếu tố và đặc điểm của một cộng đồng; quá trình xây dựng cộng đồng đã được bắt đầu trong nhiều lĩnh vực hợp tác của APEC. Gần đây, giới học giả đã có ý tưởng thay đổi tên gọi của APEC từ “Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương” thành “Cộng đồng Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương” (“Cooperation” thành “Community” hay “c nhỏ” thành “C lớn”). Tuy nhiên, sự mở rộng phạm vi nội dung hợp tác của APEC trong những năm gần đây cho thấy APEC đang hướng đến một cộng đồng theo nghĩa rộng hơn là một “Cộng đồng Kinh tế” đơn thuần.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ỦY BAN VÀ NHÓM CÔNG TÁC

51. Các Nhóm công tác trong APEC có chức năng nhiệm vụ gì?

Để triển khai các nhiệm vụ và mục tiêu hợp tác kinh tế, thương mại trong APEC do các Nhà Lãnh đạo Kinh tế giao phó theo từng giai đoạn hoặc từng năm hợp tác, APEC thành lập các Tiểu ban và Nhóm công tác trực thuộc Uỷ ban thương mại và đầu tư (CTI) và Uỷ ban kinh tế (EC) dưới sự chỉ đạo chung của SOM. Các Tiểu ban và Nhóm công tác sẽ chuyên trách theo từng lĩnh vực hợp tác để trực tiếp thảo luận những vấn đề mang tính kỹ thuật trước khi trình lên cấp cao hơn thông qua. Chính vì vậy, có thể nói chức năng, nhiệm vụ chính của các Tiểu ban và Nhóm công tác này là xem xét các vấn đề có tính chất kỹ thuật hỗ trợ cho CTI và SOM định ra phương hướng triển khai và cụ thể hoá những ý tưởng hợp tác kinh tế, thương mại trong khuôn khổ APEC.

52. Các nhóm công tác của APEC hoạt động trong những lĩnh vực nào?

APEC hiện có 11 Nhóm công tác trực thuộc CTI là: Tiếp cận thị trường,

bao gồm lĩnh vực thuế và phi thuế (MAG), Dịch vụ (GOS), Đầu tư (IEG), Sở hữu trí tuệ (IPEG), Tiêu chuẩn hợp chuẩn (SCSC), Thủ tục hải quan (SCCP), Chính

Page 37: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

37

sách cạnh tranh và cải cách cơ chế (CPDG), Đi lại của doanh nhân (MBPG), Giải quyết tranh chấp (DMG), Nhóm xây dựng năng lực WTO (WTOCB Group) và Mua sắm Chính phủ (GPEG) và một số Nhóm công tác trực thuộc SOM như: Nhóm chuyên gia về kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG), Năng lượng (EWG), Nghề cá (FWG), Phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), Khoa học Công nghệ Công nghiệp (ISTWG), Du lịch (TWG), Xúc tiến thương mại (WGTP), Giao thông vận tải (TPTWG), Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEWG) và Bảo tồn tài nguyên biển (MRCWG)...

53. Như vậy, có thể nói hợp tác APEC không chỉ đơn thuần tập trung vào các nội dung kinh tế, thương mại mà còn khai thác cả những lĩnh vực như khoa học kỹ thuật?

Đúng như vậy, có thể nói rằng các chương trình hợp tác trong APEC rất đa

dạng, trải rộng trên nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, điều quan trọng là các chương trình hợp tác này đều trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho tiến trình thực hiện các mục tiêu của Tuyên bố Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư.

54. Xin cho biết nhiệm vụ cụ thể và các hoạt động ưu tiên của Ủy ban Thương

mại và Đầu tư (CTI)

CTI chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư trong APEC, điều phối các công việc APEC liên quan đến tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư (TILF). Xin xem câu 33 để biết các lĩnh vực hoạt động thuộc CTI phụ trách.

Kế hoạch Hành động Tập thể (CAPs) là công cụ chính của CTI để thực hiện

chương trình nghị sự TILF. Hiện nay, CTI đặt ra 5 ưu tiên sau:

- Tiếp tục hỗ trợ WTO; - Thuận lợi hoá thương mại (bao gồm cả IPRs); - Thực hiện các tiêu chuẩn minh bạch hoá trong APEC; - Thực hiện các sáng kiến người tìm đường; - Đóng góp cho Kế hoạch hành động về cải cách cơ cấu của APEC.

Page 38: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

38

Ngoài ra, CTI cũng đang tiến hành các các hoạt động liên quan đến Thoả thuận thương mại tự do song phương và khu vực, thực hiện các cam kết về an ninh và cải cách APEC.

55. Xin hãy giải thích rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Nhóm công tác về

xây dựng năng lực WTO (WTOCBG). Tại sao APEC, với tư cách là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mà lại hợp tác xây dựng năng lực để thực hiện các nghĩa vụ căn bản của Tổ chức Thương mại Quốc tế?

APEC có tổng cộng 21 nền kinh tế thành viên thì tính đến thời điểm hiện

nay đã có tới 19 thành viên APEC đồng thời cũng là thành viên WTO. Hai thành viên duy nhất của APEC vẫn chưa phải là thành viên chính thức của WTO là Nga và Việt Nam thì hiện nay cũng đang tích cực đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Hơn nữa, một trong những mục tiêu căn bản mà APEC nhắm tới trong quá trình hợp tác là hỗ trợ đắc lực cho tiến trình đàm phán WTO. Chính vì vậy, việc APEC tự nguyện xây dựng năng lực cho các thành viên của mình nhằm thực hiện các nghĩa vụ trong WTO cũng là điều dễ hiểu.

Về chức năng nhiệm vụ của Nhóm công tác xây dựng năng lực WTO, có

thể tóm lược như sau:

Nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại đa biên là không phân biệt đối xử, dễ dự đoán, ổn định và minh bạch. Những nguyên tắc xương sống này là nền tảng cho sự thiết lập và phát triển luồng thương mại giữa các nền kinh tế trên thế giới, trong đó bao gồm cả các nền kinh tế APEC. Như đã đề cập ở trên, một trong những hoạt động chủ đạo của APEC là hỗ trợ đắc lực cho WTO. Vì vậy, chức năng chính của Nhóm xây dựng năng lực WTO là giúp APEC thực hiện được mục tiêu của mình là hỗ trợ các nền kinh tế thành viên trong tiến trình đàm phán WTO, thông qua tổ chức các buổi tọa đàm trong APEC về quá trình thực hiện các kết quả của Vòng đàm phán Urugoay, Vòng đàm phán Doha về thương mại đa biên cũng như cung cấp các chương trình hỗ trợ năng lực cho các thành viên đang phát triển APEC.

Các dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với các vấn đề liên quan tới thương mại trong

khuôn khổ của Nhóm được triển khai theo cơ chế song phương. Hiện có 12 thành viên đóng góp chủ yếu cho các dự án hỗ trợ này, bao gồm: Australia, Canada,

Page 39: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

39

Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Đài Loan và Hoa Kỳ.

56. Tại sao trong APEC lại có những Danh mục lựa chọn và Bộ nguyên tắc

không ràng buộc? Vậy thì chúng là gì và có ý nghĩa như thế nào ?

Một trong những nguyên tắc xương sống của hợp tác APEC là tự nguyện, linh hoạt, không ràng buộc và đối thoại. Chính nguyên tắc chủ đạo này đã khiến cho APEC khác với những tổ chức kinh tế thương mại khác như WTO, ASEAN... Tất cả các chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC đều mang tính linh hoạt rất cao. Vì vậy, khi các Nhóm công tác của APEC đưa ra các Bộ nguyên tắc và Danh mục lựa chọn trong một số lĩnh vực cụ thể, chúng đều mang tính tự nguyện, APEC chỉ khuyến khích các thành viên tham gia ở mức sâu nhất có thể. Hiện nay, trong APEC có nhiều bộ Danh mục lựa chọn và Bộ nguyên tắc không ràng buộc trong các lĩnh vực: Dịch vụ, Đầu tư, Mua sắm Chính phủ, Chính sách cạnh tranh, Thuận lợi hoá Thương mại... Những bộ nguyên tắc này có mục tiêu chính nhằm hướng dẫn và cung cấp cho các thành viên một số giải pháp và lựa chọn về chính sách thực thi để họ tự lựa chọn trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư. Theo đó, các thành viên có thể xem xét và áp dụng những biện pháp chính sách phù hợp với mình nhất và không bị bắt buộc phải áp dụng tất cả các nguyên tắc đã nêu.

57. Hãy cho biết những nội dung hợp tác cơ bản của Nhóm tiếp cận thị trường (MAG).

MAG là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Market Access Group, có nghĩa

là Nhóm tiếp cận thị trường, nội dung hợp tác chủ yếu của Nhóm bao gồm hai lĩnh vực là thuế quan và phi thuế quan. Thuế quan và phi thuế quan là hai lĩnh vực quan trọng trong số 15 lĩnh vực được đề cập trong Kế hoạch hành động Osaka (OAA). Mục tiêu cơ bản của MAG là tăng cường hợp tác giữa các thành viên APEC nhằm giảm thuế và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế trong khu vực và tiến tới các mục tiêu của Tuyên bố Bogor về tự do hoá về thương mại đầu tư. APEC đã xây dựng cơ sở dữ liệu thuế APEC. Doanh nghiệp thuộc các thành viên APEC có thể tham khảo dữ liệu liên quan đến thuế xuất nhập khẩu của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC tại trang Web Cơ sở dữ liệu thuế APEC ở địa chỉ: http://www.apectariff.org/ . Khi vào địa chỉ này, người

Page 40: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

40

sử dụng chỉ việc đăng ký sử dụng (miễn phí hoàn toàn) và truy cập toàn bộ thông tin trong đó. Trang web cung cấp các dữ liệu liên quan tới thuế nhập khẩu, lịch trình giảm thuế và những thông tin về thuế quan hữu ích cho các doanh nghiệp muốn tìm hiểu thông tin về thuế của các thành viên APEC.

58. Xin cho biết các hoạt động hợp tác của APEC trong lĩnh vực dịch vụ.

Dịch vụ đóng một vai trò quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế,

thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Để khuyến khích tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực này, nhóm Dịch vụ APEC (GOS) đã được thành lập năm 1997 nhằm giải quyến các vấn đề thuận lợi hoá và tự do hoá đầu tư và thương mại dịch vụ. Các hoạt động hợp tác trong APEC về dịch vụ nhằm mục tiêu giảm dần các hạn chế về thâm nhập thị trường, đồng thời từng bước áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đối với thương mại dịch vụ. APEC tập trung hợp tác trong bốn lĩnh vực dịch vụ là viễn thông và thông tin, vận tải, du lịch và năng lượng.

Các hoạt động hợp tác hiện nay tập trung vào việc trao đổi thông tin liên

quan đến đàm phán dịch vụ WTO để giúp các nền kinh tế thành viên APEC tham gia tích cực vào vòng đàm phán và đóng góp vào sự phát triển của thương mại dịch vụ; xây dựng Danh mục lựa chọn về Tự do hoá tự nguyện, thuận lợi hoá và thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật trong thương mại dịch vụ; nghiên cứu về Chi phí và lợi ích của Tự do hoá thương mại dịch vụ, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách về giá trị của việc tiến hành tự do hoá thương mại dịch vụ…

59. Tôi rất quan tâm tới lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong

bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Vậy hợp tác trong APEC đối với vấn đề này như thế nào?

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng đối với các nền kinh

tế tri thức ở thời kỳ hậu công nghiệp, là chất xúc tác để đổi mới, phát triển các ngành công nghiệp mới và tạo công ăn việc làm. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gồm vấn đề bằng sáng chế, thương hiệu đăng ký, quyền tác giả và những quyền có liên quan, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết và bí mật thương mại. Về tổng thể, các quyền sở hữu trí tuệ trên là một bộ phận hợp nhất trong hệ thống thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho các cơ hội thương mại và đầu tư.

Page 41: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

41

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, năm

1996, APEC đã thành lập Nhóm Chuyên gia về sở hữu trí tuệ (IPEG) để điều phối và thực hiện những công việc có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 12 và Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Santiago, Chilê, tháng 11/2004 đã ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ và sự cần thiết triển khai Chiến lược tổng thể của APEC về sỡ hữu trí tuệ, trong đó có nội dung giảm vi phạm bản quyền tác giả và buôn bán hàng giả.

Trong năm 2005, APEC đã thông qua Sáng kiến về “Chống Hàng giả và Vi phạm Bản quyền trong APEC” với các nội dung chính: (i) Giảm buôn bán hàng giả và vi phạm bản quyền tác giả bằng cách áp dụng các biện pháp thực thi xuyên biên giới, các biện pháp hình sự hiệu quả hơn; (ii) Giảm vi phạm bản quyền trên mạng; (iii) Tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn vi phạm bản quyền và sản xuất, buôn bán hàng giả ; (iv) Nâng cao năng lực nhằm tăng cường thực thi chống hàng giả; và (v) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân. Để triển khai sáng kiến này, APEC cũng đã thông qua bộ “Hướng dẫn mẫu” về (i) Giảm buôn bán hàng giả và hàng nhái; (ii) Chống sao chép trái phép; và (iii) Ngăn cấm buôn bán hàng giả trên mạng. Cụ thể hoá các hướng dẫn là các biện pháp được đề xuất để các thành viên có thể tham khảo áp dụng trong thực tế.

Thông tin về hoạt động của Nhóm IPEG có thể tìm thấy trên trang http://www.apecipeg.org.

60. Xin cho biết nội dung hợp tác của APEC trong lĩnh vực Chính sách Cạnh tranh. Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và lới nỏng cơ chế chính sách

(CPDG) chịu trách nhiệm về các hoạt động của APEC liên quan đến chính sách cạnh tranh. Mục tiêu hoạt động của nhóm là tăng cường phát triển môi trường cạnh tranh trong khu vực; nâng cao hiểu biết về luật và chính sách cạnh tranh trong khu vực; đánh giá tác động của các luồng thương mại và đầu tư; xác định những lĩnh vực hợp tác giữa các thành viên APEC.

Hoạt động nổi bật của nhóm công tác này là xây dựng và cập nhật hàng năm

Cơ sở dữ liệu luật và chính sách cạnh tranh của các thành viên. Tất cả mọi người

Page 42: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

42

đều có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu này tại địa chỉ http://www.apeccp.org.tw/. Ngoài ra, nhóm thường xuyên đưa ra những chương trình xây dựng năng lực mới để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên thực hiện các Nguyên tắc APEC về tăng cường cải cách pháp luật và cạnh tranh, thực hiện Danh mục lựa chọn về chính sách cạnh tranh. Trong năm qua, nhóm đã kết thúc giai đoạn tiếp theo của Chương trình đào tạo APEC để nâng cao tính cạnh tranh về kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và viễn thông.

61. Nếu tôi muốn tìm hiểu về chính sách đầu tư của các nền kinh tế thành viên APEC thì có thể tìm kiếm những thông tin này ở đâu? Nhóm chuyên gia đầu tư của APEC có giúp được gì cho tôi trong việc tìm hiểu các cơ chế chính sách về đầu tư hay không ?

Nhóm chuyên gia về đầu tư APEC (IEG) là Nhóm chuyên trách về vấn đề

này. Ngoài việc thúc đẩy hợp tác APEC về tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư khu vực như: triển khai thực hiện Danh mục các biện pháp đầu tư không ràng buộc (thực chất là đưa ra những hướng dẫn cơ bản về chính sách đầu tư vĩ mô cho các thành viên triển khai trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện); tổ chức các hội thảo về đầu tư... Nhóm còn phối hợp và xuất bản một cuốn sách rất hữu ích cho các doanh nghiệp quan tâm tới chính sách đầu tư của các nền kinh tế thành viên APEC, với tên gọi là: “Sổ tay hướng dẫn về các chính sách đầu tư của các thành viên APEC”. Cuốn sổ tay này cung cấp những thông tin khá cập nhật về chế độ, chính sách đầu tư của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC và thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ với Ban Thư ký APEC để có cuốn sổ tay này.

62. Nếu Nhóm chuyên gia về đầu tư APEC có cuốn hướng dẫn về chế độ đầu tư như vậy thì Nhóm công tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC có cuốn hướng dẫn nào tương tự như vậy không ?

Nhóm công tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC, viết tắt là SMEWG

được thành lập từ năm 1995. Nhóm này cũng biên soạn một cuốn sách giới thiệu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong APEC, cuốn sách chỉ ra cho người đọc làm thế nào để tận dụng tiến trình hợp tác APEC trong việc :

- Giảm bớt các rào cản đối với thương mại và đầu tư; - Giúp các SMEs tận dụng những cơ hội mới trong tiến trình hợp tác APEC;

Page 43: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

43

- Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; - Tăng cường năng lực cho các Chính phủ trong việc hỗ trợ cho các SMEs.

Ngoài ra, cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc những thông tin và địa chỉ các website liên quan và hữu ích trong APEC.

Cuốn hướng dẫn về SMEs này được cập nhật hàng năm và bạn có thể tải

về từ địa chỉ: http://www.apecsec.org.sg.

63. Thế còn hợp tác APEC trong lĩnh vực Du lịch thì sao ?

Nhóm công tác về Du lịch của APEC (TWG) được thiết lập rất sớm, chỉ 2 năm sau khi APEC được thành lập (năm 1991) khi người ta nhận thức được rằng công nghiệp du lịch đang có vai trò ngày càng gia tăng đối với sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nhiệm vụ của nhóm là xây dựng chiến lược chung về du lịch thông qua việc phối hợp 4 mục tiêu chính sách về du lịch của APEC vào chiến lược du lịch của từng nền kinh tế và phát triển công nghiệp du lịch trong toàn khu vực. Bốn mục tiêu này hợp thành Hiến chương về du lịch của APEC, bao gồm:

- Dỡ bỏ rào cản đối với thương mại và đầu tư trong ngành du lịch; - Tăng cường việc đi lại của du khách và nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ du

lịch; - Quản lý bền vững các tác động và hiệu quả của du lịch; - Tăng cường nhận thức và hiểu biết về du lịch như là một phương tiện phát

triển kinh tế xã hội.

Một số các hoạt động hợp tác trong thời gian gần đây bao gồm:

- Nghiên cứu các trở ngại trong du lịch nhằm dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư trong ngành dịch vụ;

- Xây dựng dự án Thông lệ thực hành tốt nhất (best practice) và ý tưởng về an toàn, an ninh đối với các nền kinh tế APEC nhằm chống khủng bố trong lĩnh vực du lịch. Dự án này có hướng tiếp cận trên diện rộng và bao gồm tất cả các khía cạnh về an ninh;

- Thành lập trung tâm quốc tế APEC về du lịch bền vững (AICST). Hiện nay đã có 11 thành viên tham gia và sắp tới có thêm 5 thành viên nữa;

Page 44: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

44

- Xây dựng dự án Nhu cầu phát triển kinh doanh du lịch của doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Xây dựng Chiến lược phục hồi sau thảm hoạ...

Bạn có thể khai thác các thông tin về hoạt động hợp tác về du lịch trong APEC tại trang web: http://www.apec-tourism.org/

64. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông, tôi thực sự quan

tâm các hoạt động hợp tác của APEC. Xin cho biết chức năng, nhiệm vụ và nội dung hợp tác của Nhóm công tác về viễn thông và thông tin.

Nhóm công tác về viễn thông (TEL) được thành lập năm 1990 và năm

2001 được đổi tên thành nhóm công tác về viễn thông và thông tin bao gồm bốn tiểu nhóm chính: tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại, hợp tác phát triển và phát triển nguồn nhân lực. Nhóm chịu trách nhiệm đề xuất, thực hiện và định hướng các dự án hoạt động để đạt được mục tiêu tổng thể của APEC là phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và thông tin trong khu vực, tạo thuận lợi cho việc hợp tác hiệu quả, tự do thương mại và đầu tư và phát triển bền vững.

Chương trình hành động của nhóm bao gồm việc thực hiện chiến lược e-

APEC, thực hiện kế hoạch hành động để rút ngắn khoảng cách kỹ thuật số, thúc đẩy phát triển các chính sách và các biện pháp nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư trong lĩnh vực viễn thông và thông tin, an toàn điện tử, chính phủ điện tử, các chương trình thừa nhận lẫn nhau về các sản phẩm viễn thông, xây dựng năng lực và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp.

65. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, tôi

thực sự quan tâm tới việc hợp tác với các đối tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vậy APEC có hợp tác về lĩnh vực này không, và nếu có thì nội dung hợp tác như thế nào?

Vấn đề Khoa học và Công nghệ trong APEC do Nhóm Công tác về Khoa

học Công nghệ Công nghiệp (ISTWG) chủ trì. Hiện nay Nhóm đang tập trung nghiên cứu 6 chủ đề ưu tiên như sau: (i) Tăng cường cập nhật và trao đổi thông tin; (ii) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực; (iii) Cải thiện môi trường kinh doanh; (iv) Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của khu vực; (v) Tăng

Page 45: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

45

cường đối thoại trao đổi và rà soát chính sách và (vi) phát triển hệ thống mạng và quan hệ đối tác.

Trong khuôn khổ Nhóm ISTWG lại chia thành 4 tiểu nhóm đặc trách về 4

lĩnh vực khác nhau như sau: a. Nhóm A: Xây dựng năng lực và nghiên cứu, phát triển những công nghệ

then chốt; b. Nhóm B: Kết nối nghiên cứu, sáng chế và đối thoại về các chính sách về

khoa học, công nghệ, công nghiệp; c. Nhóm C: Giải quyết các vấn đề liên quan tới bênh truyền nhiễm và những

vấn đề khác có liên quan tới sức khỏe con người; d. Nhóm D: Công nghệ sản xuất sạch hơn và các vấn đề có liên quan tới môi

trường.

Bạn có thể khai thác thêm các thông tin về các hoạt động, chương trình hợp tác của Nhóm này tại trang web chính thức của Nhóm theo địa chỉ: http://www.apecst.org/site/index.cfm . Trang web này có liên kết tới những trang web về khoa học công nghệ công nghiệp của tất cả 21 nền kinh tế thành viên APEC.

66. Nhóm Chuyên gia về hợp tác kỹ thuật nông nghiệp có chức năng, nhiệm vụ

gì và các hoạt động hợp tác của nhóm? Nhóm chuyên gia về hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ACTEG) được thành

lập năm 1996 nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao năng lực của ngành nông nghiệp và các ngành liên quan khác nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Đại diện khu vực tư nhân và các doanh nghiệp cũng được mời tham gia các hoạt động hợp tác của nhóm. Nhóm cũng hợp tác chặt chẽ với Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất, tiếp thị, chế biến và phân phối các sản phẩm nông nghiệp. Các hoạt động ưu tiên của nhóm bao gồm:

- Sử dụng và bảo tồn các nguồn gien động thực vật; - Nghiên cứu, phát triển và mở rộng công nghệ sinh học nông nghiệp; - Sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông

nghiệp;

Page 46: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

46

- Kiểm soát dịch bệnh và kiểm dịch động thực vật; - Hợp tác phát triển hệ thống tài chính nông nghiệp; - Chuyển giao công nghệ công nghiệp và đào tạo; - Nông nghiệp bền vững và các vấn đề liên quan đến môi trường.

Hiện nay, nhóm đã và đang tiến hành một số dự án do APEC tài trợ, bao

gồm:

- Dự án liên kết các tổ chức của APEC để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch;

- Hội thảo về hợp tác kỹ thuật và trao đổi thông tin về đánh giá an toàn trong công nghệ sinh học nông nghiệp nhằm thảo luận về việc đánh giá và quản lýý rủi ro nhằm hướng tới việc tiếp cận minh bạch và có cơ sở khoa học để giới thiệu và sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học;

- Hội thảo về phát triển nông nghiệp bền vững và đào tạo kỹ thuật nhằm trao đổi các vấn đề như sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên nông nghiệp (nguồn nước, nguồn đất, nguồn khí hậu và nguồn sinh thái), công nghệ thông tin để phát triển nông nghiệp bền vững, ô nhiễm và bảo vệ môi trường nông nghiệp, giảm nghèo ở khu vực nông thôn, xây dựng cơ chế nông sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững, sự tham gia của cộng đồng và giáo dục cộng đồng…

67. Nhóm Xúc tiến Thương mại APEC có chức năng, nhiệm vụ gì và các hoạt động hợp tác của nhóm?

Nhóm Xúc tiến Thương mại APEC (WGTP) được thành lập năm 1990.

Hoạt động của nhóm tập trung vào xúc tiến thương mại, đầu tư, kỹ năng thương mại, đào tạo thông tin và mạng lưới thương mại, hợp tác giữa các khu vực tư nhân và các tổ chức xúc tiến thương mại nhà nước. Nhóm đã cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp những thông tin quan trọng thông qua việc xuất bản cuốn Hướng dẫn triển lãm thương mại APEC và tổ chức hội thảo về tư bản rủi ro và hệ thống đảm bảo tín dụng nhằm trao đổi thông tin về việc cung cấp tài chính cho thương mại.

Các hoạt động hợp tác trong thời gian gần đây của nhóm bao gồm:

Page 47: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

47

- Đào tạo phân tích về thị trường quốc tế nhằm hỗ trợ nhân viên của các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp phân tích thị trường quốc tế, tăng cường chiến lược tiếp thị và trao đổi kinh nghiệm về các phương thức tiếp cận thị trường quốc tế;

- Phân tích về giới trong các hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại; - Xây dựng dự án Tăng cường xuất khẩu gián tiếp thông qua việc phát triển

các nhà cung cấp nhằm tăng cường các cuộc tiếp xúc về thương mại và đầu tư cũng như trao đổi thông tin nhằm khuyến khích các hoạt động tương hỗ trong giới doanh nhân và quan chức của các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các công việc kinh doanh mới và tăng cường hiểu biết lẫn nhau;

- Hội thảo về Nhãn hiệu hàng hoá đào tạo về khái niệm nhãn hiệu trong thương mại quốc tế, tăng cường kỹ năng lập chiến lược nhãn hiệu, thực hiện và đánh giá hiệu quả các chương trình nhãn hiệu;

- Báo cáo về Nghiêu cứu đặc trưng cơ bản (CCS) và đưa ra các hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nhằm giúp các thành viên APEC hiểu rõ vai trò, chức năng và hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại trong APEC. Có thể tham khảo báo cáo này trong thư viện của Ban Thư ký APEC.

68. Tôi nghe nói rất nhiều về các Chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực mà APEC dành cho các thành viên, đặc biệt là cho các thành viên đang phát triển. Vậy thì cụ thể ra sao và APEC thường hỗ trợ theo phương thức nào và Việt Nam đã nhận được chương trình hỗ trợ nào chưa?

APEC cần có các chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực dành cho các

thành viên đang phát triển nhằm giảm bớt khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên APEC.

Mỗi tiểu ban và nhóm công tác trong APEC đều có những chương trình hỗ

trợ nâng cao năng lực riêng của nhóm mình. Tuy nhiên, cơ chế tài trợ thì lại được triển khai theo phương thức chung. Các tiểu ban và nhóm công tác APEC đều xây dựng, xét duyệt về mặt kỹ thuật những dự án của riêng mình, sau đó sẽ gửi cho Uỷ ban Quản lý và Ngân sách của APEC (BMC) để xem xét, phê duyệt về mặt tài chính. Ngân quỹ dành cho các dự án này được lấy từ quỹ Trung ương của APEC (APEC Central Fund).

Page 48: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

48

69. Tôi nghe nói các thành viên tham gia APEC đều phải đóng niên liễm, trong đó Việt Nam phải đóng số niên liễm là 50 000 USD. Số tiền này được sử dụng như thế nào?

Để phục vụ cho các hoạt động của Ban thư ký APEC như trả lương cho

nhân viên, thuê trụ sở, trang thiết bị và công tác phí của các nhân viên tại Ban thư ký đồng thời tài trợ cho một số dự án hợp tác do các nền kinh tế thành viên xây dựng, đề xuất, mỗi năm 21 thành viên APEC đều phải đóng niên liễm để tạo lập nên quỹ Trung ương APEC, chia thành hai tài khoản: Tài khoản hành chính (để chi cho các hoạt động mang tính chất hành chính của Ban thư ký) và Tài khoản hoạt động (để tài trợ cho các dự án xây dựng năng lực).

Trong tổng mức đóng góp thì có Nhật và Mỹ là hai thành viên đóng nhiều

nhất, mỗi thành viên đóng 601.000 USD, chiếm 18% tổng số niên liễm. Việt Nam cùng khoảng 8 thành viên đang phát triển, mỗi nước đóng 50.000 USD, chiếm 1,5% tổng niên liễm. Do các hoạt động của APEC ngày càng mở rộng nên trong thời gian tới, mức đóng của các thành viên sẽ được điều chỉnh.

70. Như vậy, ngoài “thu nhập” từ đóng góp niên liễm của các thành viên,

APEC còn có nguồn thu nào khác hay không?

Có đấy, tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tại Osaka, năm 1995, Chính phủ Nhật Bản cam kết đơn phương đóng góp cho APEC số tiền 10 tỷ Yên để tài trợ riêng cho các dự án xây dựng năng lực có liên quan trực tiếp đến quá trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại-đầu tư. Quỹ này được gọi tắt là quỹ TILF. Theo đó, hàng năm Chính phủ Nhật Bản sẽ chuyển vào tài khoản của APEC khoảng 5 triệu USD để tài trợ cho các dự án. Quỹ này do Ban thư ký APEC quản lý và được công khai cho toàn thể các thành viên APEC tại hội nghị hàng năm.

Ngoài ra, năm 2004, Chính phủ Australia cũng đã cam kết tài trợ cho APEC khoản tài chính là 3 triệu đô la Australia để tài trợ cho các dự án, gọi tắt là quỹ ASF (quỹ hỗ trợ APEC). Quy trình quản lý và hoạt động của quỹ này cũng tương tự như quỹ TILF.

71. Tình hình tham gia xây dựng, đệ trình dự án APEC của Việt Nam những

năm gần đây như thế nào ?

Page 49: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

49

Kể từ khi gia nhập APEC cho tới nay, Việt Nam đã xây dựng và vận động

được APEC tài trợ khoảng gần 30 dự án xây dựng năng lực, với tổng giá trị hơn 2 triệu USD nhằm vào các nội dung chính như: Đàm phán các thỏa thuận thương mại tự do khu vực và song phương (RTAs/FTAs), Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Đầu tư, Hải quan, Chính sách cạnh tranh, Tiêu chuẩn và hợp chuẩn, Vệ sinh dịch tễ, Khoa học Công nghệ, Thuỷ sản, Sở hữu trí tuệ... Điều này đã góp phần tăng thêm nguồn kinh phí đào tạo nhân lực, quản lý, học tập trao đổi kinh nghiệm của Việt Nam nói chung cũng như của các cán bộ tham gia APEC nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên thực tế, xây dựng dự án và đề nghị APEC thông qua không phải quá

khó khăn. Vấn đề ngoài việc am hiểu nội dung hợp tác trong APEC, còn phải hiểu các cách tiếp cận, quy trình xây dựng dự án APEC như thế nào. Về vấn đề này, Bộ Thương mại đã cho xuất bản cuốn “Quy trình xây dựng, đệ trình các dự án do APEC tài trợ” năm 2003 và phân phát cho các Bộ/Ngành làm về hợp tác APEC.

72. Xin cho biết tên và cơ chế hoạt động của các Nhóm công tác về các vấn đề

liên quan đến an ninh con người trong APEC?

Các nhóm công tác liên quan đến vấn đề an ninh con người đang được thảo luận trong APEC bao gồm Nhóm đặc trách về Đối phó với tình trạng khẩn cấp (TFEP), Nhóm đặc trách về chống khủng bố (CTTF), Nhóm đặc trách về Y tế (HTF) và Nhóm làm việc về năng lượng (EWG).

- Nhóm đặc trách về Y tế (HTF):

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) đang lan rộng ở

ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2003, và dịch cúm H5N1 từ năm 2004, Nhóm đặc trách về Y tế đã được thành lập để đối phó với những thách thức về y tế, chủ yếu tập trung vào các dịch bệnh mới xuất hiện, đe dọa đến hoạt động kinh tế, thương mại, du lịch và an ninh của các nền kinh tế thành viên.

Nhóm đặc trách về y tế sẽ tiến hành các hoạt động liên quan vấn đề y tế theo chỉ đạo của các Lãnh đạo cấp cao, Bộ trưởng và quan chức cao cấp của APEC. Hiện nay, các quan chức APEC đang tiếp tục bàn về phòng chống dịch

Page 50: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

50

cúm H5N1 và HIV/AIDS. Cho đến nay, nhiều biện pháp, cơ chế hợp tác đã được triển khai theo Sáng kiến an ninh y tế được thông qua tháng 12/2003, như kiểm soát dịch bệnh, giám sát nguồn sinh phẩm, xuất nhập khẩu hóa chất sinh học.

- Nhóm đặc trách về Đối phó với tình trạng khẩn cấp:

Vấn đề đối phó tình trạng khẩn cấp được bàn lần đầu vào năm 1997 khi một số nền kinh tế thành viên khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng khói bụi do cháy rừng gây ra, và đã kết thúc năm 1998. Tuy nhiên, vấn đề này chính thức được đề cập một cách toàn diện từ cuối 2004 sau thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương gây thiệt hại khủng khiếp cho nhiều nền kinh tế trong khu vực. Tháng 3/2005, Hội nghị các quan chức cấp cao APEC đã thông qua Chiến lược APEC về việc đối phó với thiên tai và tình trạng khẩn cấp, trong đó kêu gọi thành lập một Nhóm đặc trách ảo về đối phó với tình trạng khẩn cấp. Nhóm này sau đó được đổi tên thành Nhóm đặc trách về Đối phó với tình trạng khẩn cấp (TFEP).

Mục tiêu của TFEP là tăng cường phối hợp, chia xẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các thành viên APEC trong việc đối phó với các tình trạng khẩn cấp, đồng thời thúc đẩy việc tăng cường năng lực của các thành viên để sẵn sàng đối phó với thiên tai và các tình trạng khẩn cấp. TEFP hoạt động theo các quyết định của Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM), và đã họp lần đầu vào tháng 5/2005 tại Bali, Indonesia.

- Nhóm đặc trách của APEC về chống khủng bố (CTTF): Kể từ sau sự kiện 11/9/2001 vấn đề hợp tác chống khủng bố ngày càng trở

thành một chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của APEC. Trong bối cảnh đó, CTTF được thành lập để phối hợp các nỗ lực trong việc thực hiện Tuyên bố về chống khủng bố và thúc đẩy tăng trưởng được các nhà Lãnh đạo APEC thông qua tháng 10/2002. CTTF có vai trò xác định và đánh giá nhu cầu chống khủng bố của các thành viên, điều phối các chương trình hỗ trợ, xây dựng năng lực và hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực khác trong vấn đề chống khủng bố.

CTTF hoạt động theo cơ chế họp 03 lần mỗi năm để các chuyên gia tham

gia thảo luận đưa ra các sáng kiến liên quan đến vấn đề chống khủng bố. Các sáng kiến sẽ được thảo luận và xem xét thông qua để đệ trình lên Hội nghị các quan chức cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng và Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế

Page 51: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

51

của APEC.

- Nhóm làm việc về năng lượng (EWG): Nhóm làm việc về năng lượng được thành lập từ năm 1990 với mục tiêu là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội trong khu vực. EWG có 05 nhóm chuyên gia hỗ trợ các mảng công việc chuyên môn. EWG hoạt động thường họp 02 lần trong một năm.

Gần đây, trước tình hình giá dầu tăng cao trên thị trường thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế thành viên, EWG đang tích cực triển khai các biện pháp được đề ra theo Sáng kiến an ninh năng lượng APEC (ESI), Sáng kiến Cairns cũng như Chương trình hành động APEC nhằm tăng cường an ninh năng lượng, trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy hiệu quả sử dụng và khả năng dự trữ năng lượng, tăng cường các giao dịch qua biên giới giữa các nước thành viên, thu hút đầu tư và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.

IV. NHÓM CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP

73. APEC đã có những họat động gì để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp?

Phải nói chìa khóa cho sự thành công của APEC là duy trì được mối quan hệ đối tác bền vững với cộng đồng doanh nghiệp. Kinh doanh luôn là động lực cho phát triển kinh tế trong khu vực và APEC cũng phải ghi nhận rằng tạo dựng một môi trường mà trong đó kinh doanh phát triển là yếu tố sống còn để đem lại việc làm và nâng cao mức sống. Do vậy, APEC đã đặt mục tiêu làm cho môi trường kinh doanh trong khu vực trở nên dễ dàng hơn và giảm thiểu các chi phí kinh doanh trong khu vực.

Thực hiện mục tiêu nói trên, doanh nghiệp là một trong những đối tượng

hưởng lợi chính từ tiến trình hợp tác APEC và khó có thể nêu hết được những gì cộng đồng doanh nghiệp khu vực đã được hưởng từ tiến trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại của APEC. Vì rằng, một số lợi ích là hữu hình, một số là vô hình, một số là dài hạn, số khác lại là ngắn hạn. Tuy nhiên, qua một số ví dụ dưới đây có thể thấy được APEC đã có nhiều hoạt động đem lại lợi ích gì cho cộng đồng doanh nghiệp APEC.

Page 52: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

52

APEC đã xây dựng chương trình thuận lợi hoá thương mại với mục tiêu cắt

giảm 5% chi phí giao dịch giai đoạn 1 từ năm 2001-2006, giai đoạn 2 cắt giảm tiếp 5% chi phí giao dịch từ 2006-2010. Một đánh giá định lượng về tiến bộ của các nền kinh tế trong việc thực hiện TFAP năm 2004, dựa trên báo cáo của các thành viên, đã cho thấy hầu hết 60% các biện pháp dự kiến triển khai đã được triển khai và 25% các biện pháp đang được triển khai.

Thông qua các chương trình thuận lợi hoá hải quan, hiện nay, thời gian xử lý hàng hoá tại cảng đã giảm từ 9,6 ngày xuống 5,3 ngày, đem lại lợi ích kinh tế ước tính là 1,5 tỷ USD. Thông qua các chương trình về hài hoà tiêu chuẩn, APEC đã xây dựng những thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực như thiết bị viễn thông, thiết bị điện và điện tử, thực phẩm và đồ chơi. Những thỏa thuận này đã giúp giảm 15% chi phí dành cho thiết bị kiểm tra và chứng nhận. Bên cạnh đó, chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân, là một bước tiến lớn tạo thuận lợi cho việc đi lại của các doanh nhân trong khu vực. Với thẻ đi lại này, các doanh nhân tiết kiệm thời gian và công sức do không còn cần phải xin thị thực nhập cảnh, đồng thời được hưởng lối đi đặc biệt dành cho APEC tại các cảng hàng không lớn của các nền kinh tế tham gia chương trình. APEC cũng đang xúc tiến các hoạt động phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ năng lực ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp APEC, cải thiện môi trường kinh doanh cho thương mại điện tử.

Để tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp, APEC đã xây dựng trang web của APEC, trong đó có các thông tin về hệ thống chính sách kinh tế - thương mại của các thành viên, các biểu thuế áp dụng, các hướng dẫn về quy chế điều hành kinh doanh thương mại và đầu tư. APEC còn xuất bản nhiều ấn phẩm cung cấp thông tin đầy đủ nhưng ngắn gọn, dễ sử dụng. Ví dụ, Bản Hướng dẫn về Đầu tư APEC, cung cấp thông tin về khuôn khổ chính sách và thuận lợi hoá đầu tư, bảo hộ đầu tư, khuyến khích đầu tư, tóm lược các hiệp định/ luật đầu tư quốc tế mà các thành viên APEC tham gia, đánh giá xu hướng đầu tư nước ngoài. Cuốn Sổ tay Hải quan APEC, sổ tay Hải quan và Thuận lợi hoá thương mại APEC, ngoài các thông tin về quy định và thủ tục hải quan, còn cung cấp danh mục các điều khoản doanh nghiệp cần biết khi tiến hành kinh doanh với từng thành viên APEC cụ thể.

Page 53: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

53

Trong thời gian tới APEC vẫn tiếp tục đặt doanh nghiệp làm trọng tâm trong chương trình nghị sự, chú trọng khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp để thiết kế các chương trình hỗ trợ phục vụ sâu sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

74. Xin hãy cho biết tham gia APEC, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi gì không ?

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC năm 1998. Có thể

nói, một trong những chủ trương chính của ta khi tham gia vào diễn đàn khu vực này là nhằm tạo cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước bắt nhịp với các đối tác trong khu vực. Thật vậy, với thị truờng của hơn 2,5 tỷ dân, bao gồm các thị trường có sức mua khổng lồ như ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, APEC là một thị truờng có tiềm năng xuất khẩu lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê, thị trường APEC chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua. Những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu đều có đối tác ở APEC và nhiều mặt hàng tiềm năng đã đuợc xuất khẩu sang thị trường khu vực này. Tham gia APEC, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ có nhiều cơ hội mở rộng tiềm năng xâm nhập vào các thị trường khổng lồ của các nước APEC mà còn có điều kiện tham dự các Hội chợ thương mại, Hội chợ đầu tư cùng hàng loạt hội thảo, hội nghị khác trong khu vực để có thể nắm bắt tình hình chính sách của các nước trong khu vực cũng như để mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác.

75. APEC xây dựng mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp khu vực như thế nào?

Nếu nguồn lực con người và vật chất là động cơ của tăng trưởng và phát triển kinh tế thì doanh nghiệp là năng lượng cho động cơ đó. APEC đánh giá cao vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong bất cứ nền kinh tế nào và xây dựng quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế ở tất cả các cấp độ của tiến trình APEC. Ở cấp cao nhất, các nhà Lãnh đạo APEC đối thoại với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) qua các cuộc họp thường niên. ABAC gồm đại diện từ 21 thành viên, bao gồm đại diện của cả khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Page 54: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

54

Ở cấp chuyên viên, đại diện khu vực tư nhân được mời tham dự các nhóm công tác và nhóm chuyên gia APEC. Điều này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt thông tin và tham gia vào hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của APEC.

76. Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào APEC như thế nào? Trước hết phải kể đến Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), ABAC là cánh tay doanh nghiệp của APEC, được thành lập năm 1995 với thành viên ABAC là lãnh đạo của nhiều công ty ở nhiều ngành khác nhau trong khu vực, giữ vai trò tư vấn cho các nhà Lãnh đạo APEC về những ưu tiên và các sáng kiến cần thiết để thúc đẩy thương mại và đầu tư cởi mở hơn trong khu vực. Hàng năm ABAC đều có buổi đối thoại trực tiếp với các nhà Lãnh đạo APEC để đưa ra những khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với các nhà Lãnh đạo. Tại các nhóm công tác, khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ vào quá trình đối thoại để giúp cho cộng đồng doanh nghiệp có thể tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực như năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại điện tử bằng cách cải cách thủ tục hành chính, cải tiến cơ chế quản lý và môi trường pháp lý. APEC nhận thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra phần lớn công ăn việc làm và giữ vai trò xương sống đối với tăng trưởng kinh tế khu vực. Đây cũng là lý do APEC thành lập ra nhóm công tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEWG) và hàng năm APEC tổ chức Hội nghị Bộ trưởng chuyên trách về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều chương trình, dự án về tạo dựng doanh nghiệp, tiếp cận nguồn tài chính, phát triển kỹ năng kinh doanh, cắt giảm hoặc xoá bỏ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã được hình thành.

77. Có thể cho ví dụ về các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp được không?

Kể từ khi thành lập đến nay, ABAC đã đưa ra được nhiều đề xuất hữu ích làm nền tảng định hướng hay hình thành ra các chương trình, dự án hợp tác cho APEC. Một số ví dụ về đề xuất của ABAC:

- Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và củng cố hạ tầng cơ sở tài chính để phòng chống khủng hoảng trong tương lai;

Page 55: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

55

- Kêu gọi hình thành khu vực xuất khẩu phi trợ cấp APEC đối với hàng thực phẩm-nông nghiệp;

- Kêu gọi tìm kiếm một thoả thuận trong WTO không đánh thuế quan đối với các giao dịch thương mại điện tử;

- Nghiên cứu khả năng thực hiện Thỏa thuận Mậu dịch Tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) và Chương trình nghị sự kinh doanh xuyên Thái Bình Dương (TPBA);

- ABAC còn đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố cơ chế quản trị doanh nghiệp, mở rộng thị trường vốn, tạo thuận lợi cho đi lại cho doanh nhân, thương mại phi giấy tờ, và vấn đề công nghệ sinh học.

78. Là một doanh nhân, tôi nghe nói APEC có “Chương trình thẻ đi lại của

doanh nhân”, cho phép những nhà kinh doanh mang thẻ này có thể đi lại dễ dàng giữa các thành viên trong khu vực mà không cần xin visa. Vậy xin hãy giải thích rõ hơn về vấn đề này !

Chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân trong APEC (gọi tắt là ABTC) là ý

tưởng do Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC nhằm đơn giản hoá thủ tục, tạo thuận lợi cho việc đi lại của các doanh nhân trong khu vực. Một trong những lợi ích cơ bản của ABTC là miễn thị thực cho một bộ phận doanh nhân thuộc các thành viên APEC tham gia ABTC mang thẻ này, đồng thời người mang thẻ cũng sẽ được ưu tiên xử lý thủ tục nhanh gọn tại các cửa khẩu.

Cho tới nay đã có 17 nền kinh tế thành viên tham gia vào Chương trình

này, đó là: Australia, Chi Lê, Hồng Kông, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia, New Zealand, Thái Lan, Peru, Brunei, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Papua New Guinea, Singapore và Việt Nam.

Thông tin chi tiết hơn, có thể tham khảo tại website: http://www.businessmobility.org/.

79. Chỉ một bộ phận doanh nhân được tham gia vào chương trình này. Vậy xin cho biết điều kiện để xin cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC và khi đã được cấp thẻ, xin cho biết thời gian lưu trú và thời hạn của thẻ?

Page 56: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

56

Thẻ đi lại của doanh nhân APEC được cấp cho những doanh nhân có hoạt động thương mại và đầu tư thường xuyên với các đối tác thành viên APEC. Khi đã được cấp thẻ, doanh nhân được phép nhập cảnh trong vòng 3 năm mà không cần visa. Sau thời hạn 3 năm, nếu doanh nhân vẫn muốn được sử dụng thẻ thì phải gia hạn hoặc xin cấp thẻ mới (thủ tục tương tự như đối với hộ chiếu). Thời gian được phép lưu trú được qui định khác nhau, ví dụ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia cho phép người mang thẻ được lưu trú 60 ngày, Australia, Đài Loan, Nhật Bản, Chi Lê cho phép 90 ngày, còn Philippines cho phép thời gian lưu trú tối đa là 59 ngày.

Mọi chi tiết về cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC xin liên hệ với Cục

Xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

80. Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, tôi muốn biết trong APEC có những hoạt động tạo thuận lợi hoá trong lĩnh vực này hay không?

Có. Hiện nay, APEC đã xây dựng thoả thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh

vực thực phẩm và kêu gọi các thành viên cùng tham gia. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về thực phẩm của APEC là một cơ chế tự nguyện được xây dựng để tạo thuận lợi cho thương mại bằng cách hợp tác xây dựng, trao đổi thông tin về hệ thống kiểm tra và chứng nhận tiêu chuẩn các sản phẩm thực phẩm. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của APEC về thực phẩm bao gồm các yếu tố sau:

(i) Một thỏa thuận khung (umbrella arrangement): bao gồm các quy định

chung được áp dụng cho tất cả các sản phẩm và các lĩnh vực dự định được đưa vào trong phạm vi áp dụng của Thỏa thuận. Thỏa thuận khung không yêu cầu các thành viên tham gia phải tham gia vào thỏa thuận riêng trong từng lĩnh vực. Ngược lại, việc tham gia vào thỏa thuận khung là bắt buộc để có thể tham gia vào các thỏa thuận riêng trong từng lĩnh vực. Thỏa thuận khung cũng khuyến khích các thành viên tham gia vào quá trình xây dựng năng lực và hợp tác chặt chẽ hơn với nhau để có thể tiến tới tham gia vào các thỏa thuận riêng trong từng lĩnh vực. Cho đến nay đã có 7 thành viên APEC tham gia thỏa thuận khung của APEC là Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, New Zealand, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.

(ii) Thỏa thuận riêng trong từng lĩnh vực (sectoral arrangement): luôn đi

kèm với thỏa thuận khung bao gồm các nội dung cụ thể về các mặt hàng thực

Page 57: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

57

phẩm và các lĩnh vực cụ thể. Các thỏa thuận này sẽ bao gồm các quy định chi tiết về kỹ thuật và hành chính đối với các sản phẩm/lĩnh vực được cụ thể hóa trên cơ sở các quy định của thỏa thuận khung.

Nhằm xúc tiến đưa vào triển khai thỏa thuận riêng trong từng lĩnh vực, Thái Lan đã đề xuất xây dựng sáng kiến người tìm đường về Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về thực phẩm nhằm xây dựng một cơ chế minh bạch hơn để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng của các thành viên về cơ chế và thủ tục quản lý thực phẩm; tăng cường cơ chế đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các yêu cầu về nhập khẩu của các nền kinh tế thành viên; xây dựng cơ chế hợp tác trao đổi thông tin và kinh nghiệm về hợp chuẩn giữa các thành viên; và đảm bảo các yêu cầu nhập khẩu của các thành viên về thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Những qui định mục tiêu này sẽ chỉ áp dụng với các sản phẩm cụ thể được lựa chọn chứ không phải tất cả các loại thực phẩm.

81. Xin cung cấp một số thông tin về Mạng lưới xây dựng năng lực an toàn xã

hội (SSN CBN) SSN CBN được thành lập năm 1997 sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu

Á nhằm làm giảm những tác động tiêu cực đối với các nhóm dễ bị tác động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. SSN CBN xúc tiến việc xây dựng năng lực và thực hiện các khuyến nghị về mạng lưới an toàn xã hội do các Bộ trưởng Tài chính và Nhóm công tác Phát triển nguồn nhân lực đưa ra.

SSN CBN giải quyết vấn đề mạng lưới an toàn xã hội thông qua cơ chế trao đổi thông tin, nghiên cứu và phát triển (R&D), tổ chức hội thảo...

Trong thời gian qua, SSN CBN đã hoạt động dựa trên 6 lĩnh vực ưu tiên sau: Lập kế hoạch về mạng lưới an toàn xã hội trước khủng hoảng và các biện pháp ngăn ngừa; Thu thập dữ liệu theo giới và tiếp cận những dữ liệu hiện có; Xác định dân số chịu rủi ro; Thiết lập thể chế và nguồn tài chính; và Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động của mạng lưới an toàn xã hội.

V. QUÁ TRÌNH THAM GIA CỦA VIỆT NAM

82. Việt Nam tham gia APEC từ năm nào ?

Page 58: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

58

Việt Nam chính thức trở thành thành viên APEC vào ngày 14/11/1998. Lễ

kết nạp Việt Nam vào APEC được tổ chức vào thời điểm diễn ra Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế và Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC năm 1998 tại Malaysia. Cùng với Nga và Pêru, Việt Nam hiện vẫn là thành viên mới nhất của APEC. Sau đợt kết nạp 3 thành viên mới này, APEC có chủ trương tạm ngừng kết nạp thêm thành viên mới để củng cố thêm cơ chế hợp tác, nâng cao hiệu quả của diễn đàn.

83. Mục tiêu chính của Việt Nam khi tham gia APEC? Thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế để mở đường cho

thương mại phát triển, mục tiêu chính của việc tham gia APEC đối với Việt Nam được xác định là "Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá của Việt nam xâm nhập thị trường các nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững".

Hoạt động hợp tác APEC gắn chặt với định hướng xuất khẩu, tham gia có

chọn lọc các hoạt động thiết thực để góp phần giảm bớt các rào cản cho hàng xuất khẩu của ta, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.

84. APEC có tầm quan trọng thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam?

APEC được thành lập năm 1989 với mục tiêu là thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực. Mặc dù trong những năm qua, các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có gặp khó khăn trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á hay một số bất ổn của nền kinh tế thế giới, nhưng nhóm các nền kinh tế bên bờ Thái Bình Dương này vẫn đại diện cho hơn 40% tổng dân số thế giới, 51% và 47% tổng GDP và thương mại toàn cầu. APEC hội tụ hầu hết các đối tác thương mại chính và công nghiệp hàng đầu và là các đối tác thương mại chủ đạo trong chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt nam. 80% kim ngạch, 75% đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 50% viện trợ phát triển chính thức (ODA) vào Việt nam hiện nay là do trao đổi với các thành viên APEC. Sự ổn định kinh tế của APEC có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng

Page 59: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

59

trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, sự sút giảm kinh tế của Mỹ, Nhật bản và một số nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) đã làm giảm đáng kể cầu của khu vực đối với hàng xuất khẩu và dòng vốn thu hút FDI của Việt Nam. Nói một cách ngắn gọn, APEC có vai trò quan trọng duy trì quá trình tự do hoá và tạo thuận lợi hoá cho dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực. Thị trường APEC cũng đang tạo nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI và gia tăng khối lượng thương mại với các đối tác APEC ở mức cao hơn.

85. Việt Nam tham gia APEC như thế nào?

Kể từ khi trở thành thành viên của APEC vào năm 1998, Việt Nam đã có

nhiều nỗ lực tích cực tham gia các hoạt động của diễn đàn này và đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Tham gia vào các hoạt động hợp tác trong APEC là một phần của tiến trình

hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó, hoạt động này được Chính phủ rất coi trọng. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế có nhiệm vụ giúp Chính phủ điều phối chung các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Bộ Ngoại giao tham gia vào các hoạt động liên quan tới Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế và Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế. Cơ quan điều phối tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, thương mại của APEC là Bộ Thương mại, đóng vai trò Trưởng SOM của Việt Nam. Các Bộ/Ngành hữu quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn.

Với tinh thần chủ động hội nhập, sự tham gia của Việt Nam vào APEC là

sự tham gia có chọn lọc, trên cơ sở cân đối các nghĩa vụ quốc tế, lợi ích quốc gia và khả năng, trình độ phát triển của nền kinh tế. Các hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong APEC bao gồm tham gia Kế hoạch Hành động Quốc gia, một số chương trình trong Kế hoạch Tập thể, các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật và một số hoạt động hợp tác khác.

86. Xin cho biết sự tham gia của Việt Nam vào thảo luận và thực hiện các cam

kết APEC về tăng cường an ninh con người.

Page 60: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

60

Việt Nam luôn ủng hộ nỗ lực tập thể của APEC và của từng thành viên nhằm tăng cường an ninh con người trong APEC, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bảo đảm đúng các nguyên tắc cơ bản của APEC là tự nguyện, linh hoạt, đồng thuận và không ràng buộc, và phù hợp với điều kiện thực tế của từng thành viên và chú ý xây dựng năng lực thực hiện cam kết của các thành viên APEC.

Theo đó, trong các vấn đề an ninh con người, Việt Nam đã tham dự và phát

biểu quan điểm trong các phiên họp thường kỳ của các Nhóm Đặc trách/Công tác về Chống khủng bố, An ninh Y tế, Đối phó Tình trạng Khẩn cấp và Năng lượng, cử đại biểu tham dự và đóng góp ý kiến các Hội nghị liên quan đến an ninh con người do các thành viên APEC đề xuất.

Ngoài ra, trong năm 2005, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Nhóm công tác

Năng lượng vào tháng 9; đồng bảo trợ Hội thảo APEC về Kiểm soát xuất khẩu, tổ chức tại Hawaii vào tháng 11 theo sáng kiến của Hoa kỳ; và đồng bảo trợ sáng kiến “Tăng cường Công tác APEC về Giảm thiểu và Sẵn sàng Đối phó Cúm gia cầm và Đại dịch cúm”.

An ninh con người được coi là một trong bảy ưu tiên hợp tác trong năm

APEC Việt Nam 2006. Theo đó, các vấn đề chống khủng bố, an ninh y tế, sẵn sàng ứng phó thiên tai và an ninh năng lượng sẽ được triển khai thảo luận trong năm nay ở tất cả các cấp (Nhóm Công tác/Đặc trách, Ủy ban, SOM, AMM và AELM). Dự kiến Hội nghị Bộ trưởng APEC về Cúm gia cầm sẽ được Việt Nam tổ chức vào tháng 4/2006.

87. APEC có đem lại lợi ích gì cho nền kinh tế Việt Nam hay không?

Không dễ dàng gì có thể lượng hoá được lợi ích của hợp tác kinh tế APEC đối với mỗi nền kinh tế thành viên. Trên thế giới hiện nay hầu hết các nền kinh tế theo đuổi chính sách đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại vì vậy lợi ích từ hợp tác song phương, khu vực và đa phương đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, có thể nói chung rằng tiến trình hợp tác APEC đang đưa đến những kết quả thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là 6 lợi ích sau:

Thứ nhất, Việt Nam có thêm một diễn đàn phục vụ mục đích đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, giảm thiểu tình trạng bị các cường quốc lớn

Page 61: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

61

phân biệt đối xử, nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế. APEC là tập hợp có thế lực lớn với nhiều thành viên có vai trò kinh tế, chính trị quan trọng như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản mà trong đó ta sẽ có vị trí thành viên bình đẳng, góp phần xây dựng luật chơi chung của cả khu vực. Quan hệ với các thành viên APEC có ý nghĩa quan trọng đối với ta cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Tham gia APEC là tham gia cơ chế tiếp xúc, đối thoại thường xuyên, không chính thức, đặc biệt ở Cấp cao sẽ mở ra nhiều cơ hội để ta có thể trao đổi và giải quyết các vấn đề cùng quan tâm, thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác quan trọng của Việt Nam.

Thứ hai, nắm bắt thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của thế

giới để định hướng và điều chỉnh chính sách trong nước. APEC là kho thông tin và cũng là trung tâm trao đổi thông tin. Việc thu thập thông tin qua các hoạt động của APEC cũng như việc thiết lập các mạng thông tin giữa các thành viên của APEC có lợi cho ta trong quá trình phát triển kinh tế.

Thứ ba, tận dụng các chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật. Chương trình

này bao trùm nhiều lĩnh vực hợp tác với trên 200 dự án được triển khai mỗi năm, tập trung vào một số vấn đề liên quan đến hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp nhận thông tin, phát triển thị trường... Những chương trình này đã tạo điều kiện cho ta tham gia phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực và tiếp cận với các công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ tư, nâng cao khả năng quản lý, kinh doanh, mở rộng quan hệ thương

mại đầu tư và thâm nhập thị trường: các đối tác kinh tế của ta chủ yếu nằm trong APEC và đây là thị trường lớn đầy tiềm năng chưa được khai thác. Tham gia APEC, ta có cơ hội đối thoại chính sách với các nền kinh tế phát triển hơn, hoặc phối hợp quan điểm với các thành viên trên các diễn đàn quốc tế nhằm giải toả các rào cản thương mại, đấu tranh đòi đối xử công bằng trong thương mại quốc tế.

Thứ năm, trao đổi kinh nghiệm, tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển nội

lực của các doanh nghiệp và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước, tăng tính cạnh tranh trong khu vực. Thông qua hợp tác APEC, Việt Nam có cơ hội nâng cao năng lực quản lý và sản xuất trong nước, đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ chế

Page 62: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

62

chính sách trong nước theo hướng minh bạch hơn, bình đẳng và thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng khai thác được kinh nghiệm và các nguồn lực quốc tế nhằm xây dựng các khuôn khổ pháp lý theo định hướng kinh tế thị trường.

Thứ sáu, cơ chế hợp tác tự nguyện trong APEC là tiền đề tốt chuẩn bị cho

việc hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế khu vực và thê giới, là bước chuẩn bị cho việc đàm phán gia nhập WTO. APEC đóng vai trò là diễn đàn đối thoại, trao đổi, hợp tác, hỗ trợ trên cơ sở tự nguyện. Các cam kết không mang tính ràng buộc, do đó không gây sức ép mà mang tính khuyến khích thúc đẩy. Các diễn đàn trong APEC cũng là cơ hội để Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp và linh hoạt trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Tham gia vào hợp tác APEC cũng góp phần đáng kể nâng cao năng lực của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế của mình trong khuôn khổ ASEAN, WTO.

88. Những thách thức, khó khăn khi Việt Nam tham gia APEC? Mặc dù có nhiều thuận lợi và cơ hội nhưng việc tham gia vào quá trình hợp tác APEC cũng có nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có cả những thách thức chủ quan và khách quan. Thứ nhất, nhận thức về APEC trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của cán bộ, giới doanh nghiệp, quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. Vấn đề này một phần do công tác, tuyên truyền, phổ biến về APEC mới chỉ được thực hiện ở mức độ nhất định cả về nội dung và đối tượng. Mặt khác, một bộ phận lớn các doanh nghiệp còn tỏ ra thờ ơ, chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò và lợi ích mà APEC mang lại cho chính bản thân họ. Thứ hai, hệ thống pháp luật về thương mại còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Cho tới nay, hệ thống chính sách thương mại và các chính sách vĩ mô có liên quan khác của ta vẫn còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích được việc mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật của Việt Nam trong APEC. Nhiều biện pháp chính sách tạo lợi thế cho kinh tế thương mại được các tổ chức quốc tế thừa nhận thì ta lại chưa có (ví dụ như chế độ hạn ngạch thuế quan, biện pháp cân bằng thanh toán...)

Page 63: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

63

Thứ ba, hạn chế về nguồn nhân lực. Hiện nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ cán bộ giỏi có chuyên môn và kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế quốc tế. Trình độ cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác hội nhập cũng như thực hiện các cam kết quốc tế nhìn chung còn khá thấp. Một trong những nguyên nhân là từ trước tới nay chúng ta chưa có một chính sách qui hoạch đồng bộ và ưu tiên thích đáng. Vấn đề thực thi chính sách còn nhiều bất cập cũng có một phần nguyên nhân ở sự hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực thực thi pháp luật. Cụ thể hơn, sự hiểu biết hạn chế về cơ chế thị trường và sự vận hành của nó, các học thuyết, các qui định của thương mại quốc tế, các vấn đề nổi cộm trong thương mại quốc tế đang gây cản trở cho việc tham gia một cách xây dựng và chủ động trong hợp tác APEC. Thứ tư, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhìn chung còn yếu kém, mặt khác chúng ta chưa khai thác triệt để các cơ hội trong APEC để phục vụ cho các doanh nghiệp. Những nỗ lực ban đầu là đáng kể nhưng chưa thể so sánh với tiềm năng về cơ hội của quá trình hợp tác này. Thứ năm, khó khăn mang tính khách quan trong hợp tác APEC là tính bị động của các nền kinh tế nhỏ và đang phát triển. Những nền kinh tế này, chủ yếu do hạn chế về tiềm lực kinh tế, có lợi ích hạn chế hơn và có xu hướng bị phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn hơn. Vấn đề chính ở đây là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động thì tiềm lực kinh tế thấp sẽ hạn chế rất nhiều cơ hội và lợi ích của các nước đang phát triển như Việt Nam.

89. Để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức như đã nêu ở trên, chủ trương, định hướng chung của Việt Nam trong thời gian tới đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đối với hợp tác APEC nói riêng như thế nào?

Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 đã được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ Việt Nam sẽ “tiếp tục mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với các điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO...”

Page 64: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

64

Chủ trương này lại tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết 07/NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá... thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010”. Nghị quyết 07 đã đề ra một số quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ cụ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động hợp tác APEC, đáng chú ý là công tác phổ biến, tuyên truyền và phát triển nguồn nhân lực.

90. Hướng tham gia APEC của Việt Nam trong thời gian tới là gì? Việt Nam tham gia APEC trong bối cảnh có nhiều bất lợi hơn so với nhiều thành viên khác của APEC. Việt Nam là nước đang phát triển, có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và nhất là đang trong giai đoạn đàm phán gia nhập WTO. Chính vì thế mà việc ta tham dự APEC có nhiều hạn chế, nhất là khả năng phát triển những kết quả đạt được của APEC liên quan đến tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại. Do vậy, trong thời gian tới, việc tham gia APEC sẽ tập trung vào việc:

- Xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP): Việc xây dựng IAP không chỉ để thực hiện cam kết với APEC mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm giới thiệu hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam với các nước. Hiện nay, IAP được cập nhật lên internet, nhiệm vụ này càng trở lên quan trọng hơn vì nó phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.

- Tiếp thu kinh nghiệm của APEC để rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách trong nước phù hợp với điều kiện của ta và các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, APEC đã xây dựng nhiều bộ nguyên tắc và danh mục lựa chọn, tài liệu tổng kết kinh nghiệm của các thành viên, cùng với nhiều tài liệu tham khảo khác. Đây là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho Việt Nam trong quá trình sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật.

- Thông qua hợp tác APEC để thúc đẩy đào tạo phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 65: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

65

- Tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia các hoạt động của APEC theo hướng có chọn lọc.

- Tăng cường phổ biến thông tin và kết quả hợp tác APEC. Cần tập trung cho các đối tượng hưởng lợi và có liên quan trực tiếp như các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý trung ương và địa phương. Tuy nhiên, cũng cần có sự chú trọng thích đáng tới các đối tượng xã hội khác nhau nhằm nâng cao hiểu biết và sự ủng hộ đối với tiến trình hợp tác APEC.

91. Năm 2006 Việt Nam sẽ phải đăng cai tổ chức những Hội nghị nào của

APEC? Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 10 đã chính thức thông qua việc Việt Nam đăng cai các Hội nghị của APEC năm 2006. Là nước chủ nhà của APEC, Việt Nam sẽ phải tổ chức Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế, một số Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành như Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính, Hội nghị Bộ trưởng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội nghị Bộ trưởng về Cúm gia cầm, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch, Hội nghị Bộ trưởng về Phụ nữ…, 04 Hội nghị các quan chức cao cấp (SOM), các Hội nghị Ủy ban, nhóm công tác và các sự kiện bên lề khác như Hội chợ Đầu tư – Thương mại, Liên hoan thanh niên… Tổng số các Hội nghị, hội thảo và các sự kiện có liên quan lên tới con số hơn 100.

92. Năm 2006, Việt Nam sẽ đăng cai APEC. Xin cho biết APEC sẽ thúc đẩy các

họat động gì trong năm 2006 và vai trò của Việt Nam trong năm APEC 2006.

Năm 2006 là năm có nhiều ý nghĩa với APEC với việc một loạt các

chương trình hợp tác APEC được hoàn thành hoặc bắt đầu được triển khai. Cụ thể APEC sẽ đánh giá việc thực hiện giảm 5% chi phí giao dịch trong 4 lĩnh vực là thủ tục hải quan, tiêu chuẩn chất lượng, đi lại của doanh nhân và thương mại điện tử vào năm 2006, trên cơ sở đó, APEC sẽ đưa ra các hoạt động để giảm tiếp 5% chi phí giao dịch cho tới năm 2010. Đồng thời năm 2006 cũng là năm APEC phải triển khai Lộ trình Busan để thực hiện mục tiêu Bogor. Trong năm 2006, mảng hợp tác về tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư cũng sẽ được đẩy mạnh lên tầm cao mới để cân bằng với các hoạt động về thương mại. Ngoài ra, không thể

Page 66: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

66

không nói đến vai trò của APEC trong việc thúc đẩy Vòng đàm phán Đô-ha kết thúc vào cuối năm 2006. Ngoài các hoạt động về kinh tế-thương mại, APEC sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động về an ninh như chống khủng bố, an ninh con người như phòng chống thiên tai, dịch bệnh và các hoạt động có tính chất cộng đồng như thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch, hợp tác về phụ nữ, thanh niên v.v...

Xét độ dày của các hoạt động nói trên, trọng trách của nước chủ nhà Việt Nam là rất lớn. Một trong những nhiệm vụ chính Việt Nam phải đảm nhiệm là điều phối các thành viên đánh giá kết quả giảm 5% chi phí giao dịch, thực hiện Lộ trình Busan, xây dựng chương trình hoạt động về tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư và điều phối chương trình nghị sự của APEC về ủng hộ WTO và Vòng Đô-ha.

Để thực hiện trọng trách trên, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành của Việt Nam đang chuẩn bị rốt ráo để đảm bảo tổ chức APEC thành công, không chỉ về mặt lễ tân, hậu cần mà còn đưa ra được các sáng kiến hợp tác nhằm tạo “dấu ấn” riêng của Việt Nam trong năm APEC 2006.

Page 67: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

67

CÁC TỪ VIẾT TẮT ABAC APEC Business Advisory Council Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC ABTC APEC Business Travel Card Thẻ đi lại của doanh nhân ACBD APEC Customs-Business Dialogue Đối thoại giữa doanh nghiệp và hải

quan APEC ACT Anti-Corruption and Transparency Minh bạch hóa và chống tham

nhũng AELM APEC Economic Leaders' Meeting Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế

APEC AFG APEC Financiers' Group Nhóm tài chính APEC AFS APEC Food System Hệ thống lương thực APEC AICST APEC International Centre for Sustainable

Tourism Trung tâm quốc tế APEC về phát triển du lịch bền vững

AMM APEC Ministerial Meeting Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại APEC

AOMM APEC Ocean-Related Ministerial Meeting Hội nghị các Bộ trưởng APEC phụ trách về đại dương

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương

API Advanced Passenger Information Thông tin hành khách trước khi đến APIAN APEC International Assesment Network Mạng lưới đánh giá quốc tế của

APEC ASC APEC Study Center Trung tâm nghiên cứu APEC ASEAN Association of South-East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFS APEC Support Fund Quĩ hỗ trợ APEC ASTIC APEC Agenda for Science and

Technology Industry Cooperation into the 21st Century

Chương trình nghị sự của APEC về hợp tác công nghệ công nghiệp và khoa học trong thế kỷ 21

ATCEG Agricultural Technical Cooperation Experts’ Group

Nhóm chuyên gia hợp tác kỹ thuật nông nghiệp

BMC Budget and Management Committee Uỷ ban quản lý và ngân sách CAPs Collective Action Plans Kế hoạch hành động tập thể COA Course of Action on Fighting Corruption Kế hoạch hành động chống tham

Page 68: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

68

and Ensuring Transparency nhũng và bảo đảm minh bạch hóa CPDG Competition Policy and Deregulation

Group Nhóm cạnh tranh và nới lỏng cơ chế chính sách

CSOM Concluding Senior Officials' Meeting Hội nghị tổng kết của các quan chức cao cấp

CTI Committee on Trade and Investment Uỷ ban thương mại và đầu tư CTTF Counter-Terrorism Task Force Nhóm đặc trách về chống khủng bố DDA Doha Development Agenda Chương trình nghị sự phát triển Đô-

ha DMG Dispute Mediation Group Nhóm giải quyết tranh chấp EC Economic Committee Uỷ ban Kinh tế ECOTECH Economic Technical Cooperation Hợp tác kinh tế kỹ thuật ECSG E-Commerce Steering Group Nhóm đặc trách về thương mại điện

tử EDNET Education Network Mạng lưới giáo dục EDTF Expanded Dialogue on Trade Facilitation Đối thoại mở rộng về thuận lợi hóa

thương mại E-FITS APEC Working Group on Electronic

Financial Transaction Systems Nhóm công tác APEC về hệ thống giao dịch tài chính điện tử

ESC SOM Committee on Economic and Technical Coopertion

Uỷ ban SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật

EVSL Early Voluntary Sectoral Liberalization Chương trình tự do hóa sớm theo ngành

EWG Energy Working Group Nhóm công tác về công nghiệp FMP Finance Ministers' Process Hội nghị Bộ trưởng Tài chính FOTC Friend of the Chair Nhóm bạn bè của Chủ tịch FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do FWG Fisheries Working Group Nhóm công tác về nghề cá GFPN Gender Focal Point Network Mạng lưới các đầu mối công tác về

giới GOS Group on Service Nhóm dịch vụ GPEG Government Procurement Experts’ Group Nhóm chuyên gia về mua sắm chính

phủ

Page 69: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

69

HLPDAB High Level Policy Dialogue on Agricultural Biotechnology

Đối thoại cấp cao về công nghệ sinh học nông nghiệp

HRDWG Human Resources Development Working Group

Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực

HTF Health Task Force Nhóm đặc trách về y tế IAP Individual Action Plan Kế hoạch hành động quốc gia IEG Investment Experts’ Group Nhóm chuyên gia đầu tư IEGBM Informal Experts’ Group on Business

Mobility Nhóm chuyên gia không chính thức về đi lại của doanh nhân

IFIs International Financial Institutions Các tổ chức tài chính quốc tế IPEG Intellectual Property Experts’ Group Nhóm chuyên gia sở hữu trí tuệ ISTWG Industrial Science and Technology

Working Group Nhóm công tác về khoa học công nghệ công nghiệp

IT Information Technology Công nghệ thông tin LAISR Leaders' Agenda to Implement Structural

Reform Chương trình nghị sự của các nhà Lãnh đạo về thực hiện cải cách cơ cấu

LPMS Less Paper Meeting System Hệ thống hội nghị ít giấy tờ MAG Market Access Group Nhóm thâm nhập thị trường MANPADS Man-Portable Air Defence Systems Hệ thống tên lửa phòng không vác

vai MAPA Manila Action Plan for APEC Kế hoạch hành động Manila của

APEC MBPG Mobility Business and People Group Nhóm đi lại của doanh nhân ME Micro-Enterprise Doanh nghiệp siêu nhỏ MRA Mutual Recognition Arrangement Hiệp định công nhận lẫn nhau MRCWG Marine Resource Conservation Working

Group Nhóm công tác bảo tồn nguồn tài nguyên biển

MRT Meeting of APEC Ministers Responsible for Trade

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

MTST Mid-term Stocktake Báo cáo đánh giá giữa kỳ NFMD Non-Ferrous Metals Dialogue Đối thoại về kim loại màu OAA Osaka Action Plan Kế hoạch hành động Osaka

Page 70: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

70

OECD Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PECC Pacific Economic Cooperation Council Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương

PIF Pacific Islands Forum Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương RTA Regional Trade Agreement Hiệp định thương mại khu vực SARS Severe Acute Respiratory Syndrome Hội chứng hô hấp cấp SCCP Sub-Committee on Customs Procedures Tiểu ban thủ tục hải quan SCE Steering Committee on ECOTECH Ủy ban chỉ đạo ECOTECH SCSC Sub-Committee on Standards and

Conformance Tiểu ban tiêu chuẩn và hợp chuẩn

SELI Strengthening Economic Legal Infrastructure

Củng cố cơ sở hạ tầng pháp lý kinh tế

SMEs Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEWG Small and Medium Enterprises Working

Group Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ

SMM Sectoral Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành SOM Senior Officials’ Meeting Hội nghị các quan chức cao cấp STAR Secure Trade in the APEC Region Sáng kiến thương mại an toàn trong

khu vực APEC TEL Telecommunications and Information

Working Group Nhóm công tác về viễn thông và thông tin

TFAP Trade Facilitation Action Plan Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại

TILF Trade and Investment Liberalization and Facilitation

Quĩ tự do hóa thuận lợi hóa thương mại và đầu tư

TFAP Trade Facilitation Action Plan Kế hoạch hành động về thuận lợi hóa thương mại

TPO Trade Promotion Organizations Tổ chức xúc tiến thương mại TPWG Trade Promotion Working Group Nhóm công tác xúc tiến thương mại TPTWG Transportation Working Group Nhóm công tác về giao thông vận

tải TRIPS Trade Related Aspects of Intellectual Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ

Page 71: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

71

Property Rights liên quan đến thương mại TWG Tourism Working Group Nhóm công tác về du lịch WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WGTP Trade Promotion Working Group Nhóm công tác về xúc tiến thương

mại WTOCB WTO Capacity Building Xây dựng năng lực WTO

Page 72: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

72

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. Khái quát chung

II. Các hoạt động hợp tác

III. Các hoạt động của các nhóm công tác

IV. Nhóm câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp

V. Quá trình tham gia của Việt Nam

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Page 73: Hỏi đáp về diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

73

Biên tập nội dung: Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao Hiệu đính: Trần Thị Thu Hằng Nguyễn Thị Hoàng Thúy