23
Trả lời: Trước hết, để kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, bạn cần phải tìm hiểu để hoàn thiện một số các thủ tục pháp lý có liên quan như đăng ký loại hình kinh doanh, đóng thuế, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tùy thuộc quy mô nhà hàng của bạn. Bạn có thể tham khảo tại: * Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống >> * Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn >> * Thủ tục kinh doanh nhà hàng và đăng ký bảo hộ tên nhà hàng >> Sau khi đã tìm hiểu về các thủ tục pháp lý bạn có thể nghiên cứu 10 bước cơ bản trong công tác setup nhà hàng như sau: 1. Nghiên cứu thị trường - Nghiên cứu thị trường nhà hàng trong khu vực. - Nghiên cứu các hình thức kinh doanh, giá cả và chất lượng phục vụ, đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các đối thủ để đưa ra những dự báo chiến lược và khả năng cạnh tranh của nhà hàng. - Nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan đến hoạt động của nhà hàng trong 12 tháng tiếp theo.

Hoc Kinh Doanhdgdff

  • Upload
    andyngo

  • View
    212

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

dgdfgd

Citation preview

Page 1: Hoc Kinh Doanhdgdff

Trả lời:

Trước hết, để kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, bạn cần phải tìm hiểu để hoàn thiện một số các thủ tục pháp lý có liên quan như đăng ký loại hình kinh doanh, đóng thuế, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tùy thuộc quy mô nhà hàng của bạn.

Bạn có thể tham khảo tại:

* Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống >> 

* Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn >>

* Thủ tục kinh doanh nhà hàng và đăng ký bảo hộ tên nhà hàng >>

Sau khi đã tìm hiểu về các thủ tục pháp lý bạn có thể nghiên cứu 10 bước cơ bản trong công tác setup nhà hàng như sau:

1. Nghiên cứu thị trường

- Nghiên cứu thị trường nhà hàng trong khu vực.

- Nghiên cứu các hình thức kinh doanh, giá cả và chất lượng phục vụ, đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các đối thủ để đưa ra những dự báo chiến lược và khả năng cạnh tranh của nhà hàng.

- Nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan đến hoạt động của nhà hàng trong 12 tháng tiếp theo.

2. Định hướng hoạt động kinh doanh trong quá trình khởi tạo.

- Định hướng quy mô kinh doanh dựa trên khả năng đầu tư ban đầu và khả năng tái đầu tư trang thiết bị.

- Định hướng nguồn khách hàng mục tiêu, về khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh khả thi.

3. Lập phương án tổ chức hoạt động trong quá trình khởi tạo.

- Lập phương án kinh doanh khả thi ngắn hạn và dài hạn.

Page 2: Hoc Kinh Doanhdgdff

- Lập bảng dự trù nguồn khách và ngân sách hoạt động.

- Lập phương án marketing từng giai đoạn.

- Lập phương án tổ chức hoạt động trong quá trình khởi tạo.

- Lập phương án cơ cấu tổ chức nhân sự.

- Lập phương án tuyển dụng và đào tạo nhân sự từng giai đoạn.

- Lập phương án quỹ lương và hình thức trả lương.

- Lập phương án bổ sung phần mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý và điều hành.

4. Phương án kinh doanh trong quá trình khởi tạo.

- Nhiệm vụ và mục tiêu ngắn và dài hạn.

- Phân tích điểm mạnh, yếu và cơ hội, thách thức.

- Lập cơ cấu nguồn khách hàng mục tiêu cho từng giai đoạn.

- Định hướng khách hàng và tỉ lệ nguồn khách hàng.

- Chiến lược cạnh tranh.

- Cơ cấu menu và chính sách giá cả trong từng thời điểm (cao và thấp).

- Chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua chiến lược quảng cáo và các chương trình marketing.

- Quản lý doanh thu và chi phí.

5. Ngân sách hoạt động.

Lập bảng ngân sách năm bao gồm:

Page 3: Hoc Kinh Doanhdgdff

- Tỉ lệ khách/bữa/ngày/tháng theo từng giai đoạn.Giá định xuất trung bình/người/bữa.

- Doanh thu/ngày/tháng/năm. Doanh thu trừ các nhà tài trợ.

- Tổng chi phí: chi phí hoạt động, chi phí gián tiếp, chi phí quản lý, chi phí không hoàn lại, chi phí khấu hao, chi phí lãi vay ngân hàng.

- Lập bảng ngân sách hoạt động theo kế hoạch 06 tháng, 01 năm.

- Bảng dự trù nguồn khách trong tương lai.

6. Chiến lược marketing trong quá trình khởi tạo.

Xây dựng chiến lược marketing theo từng thời kỳ cụ thể theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Chiến lược marketing phải đảm bảo việc định vị thương hiệu, nâng cao nguồn thu, duy trì hình ảnh, liên kết đối tác lâu dài thông qua các hợp đồng hợp tác khả thi, chất lượng phục vụ, giá cả cạnh tranh.

Kế hoạch sẽ được trình ký trước khi tiến hành.

7. Cơ cấu tổ chức nhân sự.

- Ra các quy chế, quy định và hướng dẫn thi hành.

- Nội quy lao động.

- Sổ tay nhân viên.

- Quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển vị trí và sa thải.

- Quy định về khen thưởng, kỷ luật và quyền lợi nhân viên.

- Quy định về an ninh, bảo vệ.

- Hướng dẫn thi hành các quy định khác từ bộ phận quản lý.

8. Tuyển dụng.

Page 4: Hoc Kinh Doanhdgdff

- Căn cứ theo tình hình thực tế và cơ cấu nhân sự được phê duyệt lên danh sách các vị trí cần tuyển dụng, các yêu cầu chung.

- Lập ngân sách dành cho việc tuyển dụng bao gồm chi phí và các khoản chi phí liên quan.

9. Đào tạo trong quá trình khởi tạo.

Lên phương án phát triển và đào tạo nâng cao theo mô hình hoạt động.

Việc đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong thời điểm đầu tiên và tiến hành từng phần nâng cao trong suốt quá trình vận hành nhà hàng nhằm nâng cao trình độ và đảm bảo nhân viên có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

10. Điều hành và giám sát trong quá trình khởi tạo.

- Vận hành bộ máy.

- Kiểm soát chi phí.

- Quy định về tài chính.

- Đánh giá nhân sự hàng tháng dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh.

- Báo cáo tài chính hàng tháng và đưa ra những quyết định điều chỉnh chính xác và hiệu quả.Dưới đây là một danh sách ngắn gọn về chi phí để xem xét:

* Chi phí thuê và xây dựng địa điểm: Theo quy định, tiền thuê nhà không nên nhiều hơn 15% doanh thu bán hàng dự kiến;

* Trang thiết bị bao gồm máy pha cà phê, xay cà phê, sinh tố, tủ lạnh,….và rất nhiều thiết bị chiếu sáng, trang trí,…;

* Nguyên liệu chính cho quán cà phê như cà phê, đường hay một số phụ như bánh ngọt, bánh nướng xốp; nó chỉ nên chiếm khoảng 40% doanh thu dự kiến;

* Phí dịch vụ cho các kiến trúc sư, luật sư, kế toán và tư vấn kinh doanh;

Page 5: Hoc Kinh Doanhdgdff

* Tiền lương, kể cả trợ cấp, thuế, bồi thường lao động và chi phí xử lý bảng lương. Theo quy tắc chung, chi phí tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng 35% doanh thu;

* Chi phí gốc và lãi (nếu bạn có kế hoạch vay tiền);

* Rất nhiều loại chi phí nhỏ lẻ khác như vật tư văn phòng, quảng cáo,…hay một số chi phí cố định như điện nước, sửa chữa và bảo trì.

ặt bằng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, nếu lựa chọn sai lầm có thể dẫn tới thua lỗ.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Phú Vinh, Phan Công Chánh chia sẻ với VnExpress 5 bước cơ bản không thể bỏ qua cho những người cần tìm thuê mặt bằng kinh doanh.

Bước một:

Nghiên cứu kỹ vị trí, khu vực sẽ thuê mặt bằng. Rất nhiều người đi kinh doanh bắt đầu bằng việc thấy mặt bằng rẻ thì vội ký hợp đồng thuê ngay, sau đó mới thiết lập việc kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến rủi ro lớn.

Lựa chọn khôn ngoan là: “Rẻ chưa đủ - Phải phù hợp”. Người đi thuê mặt bằng thông minh sẵn sàng bỏ 100 triệu đồng thuê một bất động sản nằm ở vị trí có thể đem lại doanh thu tốt chứ không bỏ ra 20 triệu đồng để thuê một điểm kinh doanh có nguy cơ ế ẩm.

Câu hỏi quan trọng nhất cần phải trả lời khi thuê mặt bằng là: Khu vực này có phù hợp? Khách hàng tiềm năng có hiện diện tại khu vực này không? Mức chi trả của họ là bao nhiêu? Không thể đổ hết lý do cho việc kinh doanh thua lỗ là do chọn sai vị trí đặt mặt bằng, nhưng đây là lý do đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành bại của mô hình kinh doanh.

Bước hai:

Sàng lọc mặt bằng phù hợp. Đây là bước cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ và chi tiết qua 3 khâu. Thứ nhất lọc thông tin về nhân khẩu học: khách hàng tại khu vực đó là nam hay nữ, độ tuổi bao nhiêu?

Page 6: Hoc Kinh Doanhdgdff

Thứ hai, lọc thông tin về sản phẩm: họ đang sử dụng những sản phẩm gì tương tự với sản phẩm của bạn? Mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu cho từng sản phẩm và mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó không? Thứ ba, lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: họ đang bán những sản phẩm gì? Tại sao họ lại bán những sản phẩm như vậy? Số một trong lĩnh vực đang kinh doanh của bạn là ai? Họ có điểm gì nổi bật?

Những câu hỏi này cũng là bài tập mà các chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và cả nước ngoài đang làm, còn gọi là khảo sát nghiên cứu thị trường. Nếu nguồn lực hạn chế, nhà đầu tư càng phải dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn này nhằm giảm rủi ro đến mức thấp nhất khi bắt tay vào làm thực tế.

Bước ba:

Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng. Ở bước này, người đang cần thuê mặt bằng phải tìm kiếm các thông tin về giao dịch bất động sản (listing) phù hợp với loại hình kinh doanh và ngân sách đang có. Nguồn thu thập thông tin thì rất đa dạng: môi giới, báo chí, các trang web, lái xe trên đường, hỏi trực tiếp chủ nhà... Điểm cần lưu ý nhất trong giai đoạn này là hãy đưa ra những tiêu chí thật cụ thể phù hợp với loại hình kinh doanh của mình để nhanh chóng sàng lọc đi những thông tin không cần thiết.

Các tiêu chí bao gồm: diện tích, số lượng khách, ngân sách, vị trí chiến lược... Hãy mô tả những tiêu chí cụ thể qua bước tính toán phía trên cho nhân viên môi giới để họ có thể tìm nhanh chóng và phù hợp các bất động sản cho bạn. Phải sắp xếp một chuyến đi thực tế tới tất cả các địa điểm đã được sàng lọc để nắm thêm thông tin chi tiết. Nên nhớ: “Hãy dành 80% thời gian để sàng lọc giao dịch, 20% đi xem và thương lượng”. Đừng làm ngược lại vì sẽ tốn thời gian vô ích.

Bước bốn:

Giữ kỷ luật khi thương lượng bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các nguyên tắc. Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong khi thương lượng là: “Hãy dành thời gian đôi co một chút". Y như chơi kéo co, nếu thắng ngay lập tức, bạn sẽ té nhào. Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà, chủ đất. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng. Chấp nhận sớm sẽ làm cho chủ nhà/chủ đất cảm thấy bị “hớ” và rất có thể họ sẽ ngưng giao dịch đó đột ngột.

Nguyên tắc kế tiếp là thương lượng dựa trên triết lý “Đôi bên cùng thắng”. Người đi thuê mặt bằng sẽ đạt được thứ mà họ thương lượng trên cơ sở hai bên cùng

Page 7: Hoc Kinh Doanhdgdff

thắng. Nếu kết thúc hợp đồng mà chủ nhà không ký tái tục thì đối với bên đi thuê cũng là sự mất mát do việc kinh doanh đã ổn định, khách đã quen địa điểm và đã có thương hiệu. Nếu chủ mặt bằng không được lợi ích thỏa đáng, họ có thể tìm cách phá rối để lấy lại nhà.

Một nguyên tắc nữa cần lưu ý là tuyệt đối tránh cảm xúc lên quá cao khi chọn mặt bằng. Nếu mặt bằng tốt nhưng vượt quá ngân sách hoặc không phù hợp với tiêu chí kinh doanh, hãy mạnh dạn bỏ qua nó.

Bước năm:

Xúc tiến hợp đồng cẩn thận là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng. Tất cả những gì sau khi thương lượng phải được phản ánh bằng hợp đồng rõ ràng, chi tiết. Có rất nhiều điểm cần lưu ý khi làm hợp đồng thuê mặt bằng.

Thứ nhất, hợp đồng bắt buộc cần có đủ 7 điểm: giá thuê, diện tích thuê, tiền cọc, thời gian thuê, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao nhà đất, tình trạng nhà/đất lúc bàn giao. Thứ hai, bên đưa hợp đồng là bên có lợi. Nếu chủ nhà/chủ đất ngại soạn hợp đồng, bạn hãy giúp đỡ họ làm ngay việc đó.

Thứ ba, nên công chứng hợp đồng, tại bất kỳ phòng công chứng Nhà nước hay phòng công chứng tư nhân nào. Giai đoạn này công chứng viên sẽ xác nhận giúp bạn xem đó có phải là người chủ thật sự của bất động sản đó không.

Thứ tư, thỏa thuận rõ các chi phí liên quan trong hợp đồng: chi phí công chứng, chi phí xây dựng sửa chữa (nếu có), thời gian cho việc sửa chữa... Nếu không am hiểu về pháp lý, hãy nhờ luật sư hoặc những người có kinh nghiệm soạn thảo sẵn mẫu hợp đồng cho bạn.

Nếu không thương lượng được mặt bằng phù hợp, hãy bỏ qua nó, không tiếc nuối. Hãy xem giao dịch bất động sản giống như những chuyến xe buýt, chuyến này qua đi, chuyến khác sẽ đến. Quan trọng là phải luôn sẵn sàng cho chuyến xe buýt kế tiếp.

Kinh doanh nhà hàng là một trong những loại hình kinh doanh thử thách nhất để bắt đầu. Nó đòi hỏi sự tận tâm và khả năng nắm bắt chi tiết. Từng bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn quản lý cả quá trình để bắt đầu kinh doanh nhà hàng, từ việc lựa chọn ý tưởng tới việc tìm địa điểm và nhân viên.

Mặc dù tương lai kinh doanh nhà hàng có vẻ tươi sáng nhưng không có gì đảm bảo ai cũng có thể thành công trong ngành này. Ngay cả những người kinh doanh thành công nhất cũng cho rằng đó không phải là ngành “kiếm tiền nhanh chóng”, nó giống với một ngành “làm việc chăm chỉ và tìm kế sinh nhai” hơn, thậm chí theo

Page 8: Hoc Kinh Doanhdgdff

một bài phỏng vấn mới đây TS. Alan Phan, một người đã có nhiều năm trải nghiệm trên thương trường với nhiều ngành nghề kinh doanh cũng phải thốt lên “ghét ai thì hãy xúi người đó mở nhà hàng”.

Một thực tế hiển nhiên là có rất nhiều nhà hàng bị thua lỗ trong năm đầu kinh doanh mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu hoạch định. Điều này có nghĩa kinh doanh nhà hàng là một nghề phức tạp? Không hẳn như vậy, thực tế, bạn càng tổ chức hợp lý, cơ hội thành công càng cao. Robert Owens, chủ của nhà hàng kinh doanh đồ biển RV tại Bắc Carolina cho biết “Kinh doanh nhà hàng là ngành kinh doanh đơn giản mà con người làm cho nó phức tạp lên”. Công thức thành công của ông là đồ ăn chất lượng và phục vụ tốt-phương pháp rất có hiệu quả đối với ông trong gần một phần tư thế kỷ qua.

Dù ước mơ của bạn là mở một nhà hàng ăn tối truyền thống, hiệu bánh pizza kiểu New York, buffet Trung Quốc hay tiệm cà phê, bạn cũng có thể áp dụng từng bước dưới đây:

1. Thị trường mục tiêu

Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn với tất cả mọi người. Đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh khó chấp nhận. Vì thế, hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công.

Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay, nhà hàng chuyên về món lẩu, nướng…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh phù hợp. Ví dụ phân đoạn theo độ tuổi:

* Thế hệ trẻ (từ 1990 trở đi): Thế hệ này rất năng động, thích cái mới, dễ cuốn vào trào lưu, muốn khẳng định mình và khá độc lập.

* Thế hệ trưởng thành (từ 1970 – 1989): là những người đã trưởng thành trẻ tuổi, thường có thu nhập ổn định, họ bắt đầu trầm hơn, không thích bị chú ý, chín chắn và quan tâm tới thực chất.

* Thế hệ lớn tuổi (từ 1970 trở về trước) ở lứa tuổi này họ đã có một sự nghiệp ổn định, ưa thích sự sang trọng…

Cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.

2. Lựa chọn địa điểm

Tuỳ thuộc vào số tiền bạn có thể đầu tư vào việc mở nhà hàng và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn để có hướng tìm địa điểm phù hợp.

Không phải hầu hết các nhà hàng đều cần gần nơi đông dân cư, tuy nhiên đối với những nhà hàng phụ thuộc vào đặc điểm này, cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn nơi kinh doanh:

– Lượng bán hàng dự kiến: Địa điểm bán hàng ảnh hưởng như thế nào tới khối lượng bán của bạn?

– Giao thông: Xem xét lưu lượng người đi bộ và đi xe. Có khoảng bao nhiêu lượt người đi bộ và đi xe qua lại mỗi ngày? Địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng hay không?

– Nhân khẩu học: Những người sống và làm việc gần địa điểm đó có phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn không?

Page 9: Hoc Kinh Doanhdgdff

– Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm: Nếu bạn đã tính toán lỗ lãi trong năm đầu kinh doanh, bạn sẽ biết con số gần chính xác doanh thu bạn sẽ đạt được là bao nhiêu và dùng con số này để quyết định nên thuê địa điểm với mức bao nhiêu thì vừa, từ đây bạn có thể xác định được tương đối con số của điểm hòa vốn.

– Thuận lợi dừng đỗ xe: Địa điểm phải đảm bảo có chỗ để xe cho khách và dễ dừng đỗ.

– Gần các cửa hàng khác: Những cửa hàng gần kề có thể ảnh hưởng tới doanh số của bạn, sự có mặt của họ tác động bất lợi hay có lợi? (Nằm trong một khu kinh doanh về ăn uống có thể bạn sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn nhưng cũng có điểm thuận lợi là dễ thu hút khách hơn, vì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn khi quyết định đi ăn hơn là việc một mình một địa điểm, đó là lợi ích của việc “buôn có bạn, bán có phường”)

– Lịch sử của địa điểm: Tìm hiểu lịch sử trước khi quyết định thuê hay không. Ai là người thuê trước đó và tại sao họ lại không thuê nữa?

– Phát triển trong tương lai: Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương để biết trước liệu có sự thay đổi nào liên quan đến địa điểm bạn định thuê hay không?

– Các điều khoản thuê: Tìm hiểu kỹ hợp đồng thuê để có những thoả thuận hợp lý nhất.

3. Bố trí, sắp đặt

Sắp đặt và thiết kế là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng.

* Khu dành cho khách: đây là khu giúp bạn kiếm tiền, chính vì thế đừng cắt xén nó khi thiết kế. Hãy dành thời gian thăm càng nhiều nhà hàng càng tốt để phân tích cách bài trí của những nhà hàng đó. Hãy quan sát thái độ của những khách hàng tới ăn, họ phản ứng ra sao với những cách bài trí đó? Chúng tiện lợi hay không? Phân tích những cái hay và dở để rút kinh nghiệm.

Cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Thống kê cho thấy 40 đến 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.

* Khu chế biến. Các khu chế biến trong nhà hàng thường rơi vào tình trạng thiết kế không hiệu quả. Hãy nắm rõ thực đơn trong đầu để xác định từng yếu tố trong khu vực chế biến. Bạn cũng cần khu vực dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa chén bát, khu đựng rác, thuận lợi cho nhân viên và khu dành cho văn phòng.

Hãy sắp xếp khu chế biến thức ăn sao cho chỉ cách khu nấu nướng vài bước chân. Cách thiết kế của bạn cũng nên cho phép hai đầu bếp hoặc nhiều hơn cùng làm khi có nhiều khách.

4. Lên thực đơn

Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà nhà hàng của bạn hiện có, được đưa ra để khách hàng lựa chọn. Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đến trẻ em nếu khách hàng mục tiêu của bạn bao gồm cả đối tượng này, ví dụ như thiết kế một số món với khẩu phần nhỏ hơn để hấp dẫn các em nhỏ.

Thực đơn có xu hướng ngày càng dài và điều này chỉ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất.

Page 10: Hoc Kinh Doanhdgdff

5. Những quy định về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu khi bạn dấn thân vào việc kinh doanh nhà hàng. Bạn cần tìm hiểu về những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực hiện cho đúng. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu bạn để khách hàng của mình bị ngộ độc, ngoài ra bạn còn phải trả chi phí điều trị không nhỏ cho khách hàng.

6. Tuyển nhân viên

Bước đầu tiên trong chương trình tuyển dụng nhân viên là quyết định chính xác bạn muốn nhân viên làm gì. Bảng mô tả công việc không nhất thiết phải quy mô như của các công ty lớn, điều quan trọng là nó phải liệt kê được trách nhiệm và phận sự của từng công việc.

Tiếp theo bạn cần lập bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành, sau đó đặt ra mức lương tối đa và tối thiểu đối với từng vị trí để việc trả lương dựa vào năng lực được linh hoạt hơn.

Có một số vị trí đặc biệt bạn cần lưu tâm:

– Người quản lý: Vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng là người quản lý. Tốt nhất là người đó phải đã từng quản lý một hay nhiều nhà hàng và có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm. Chắc chắn bạn cũng muốn có được một người quản lý có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên đồng thời vẫn làm toát lên phong cách và cá tính của nhà hàng. Để có được người quản lý như thế bạn cần phải trả mức lương tương xứng và nên tuyển trước khi mở cửa hàng ít nhất 1 tháng để họ có thể tư vấn cho bạn.

– Bếp trưởng và đầu bếp: khi mới bắt đầu bạn có thể cần 3 đầu bếp, 2 người làm toàn thời gian và 1-bán thời gian, giờ làm việc từ 10 h sáng đến 4 h chiều hoặc từ 4 h chiều tới lúc đóng cửa. Người làm bán thời gian được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần hoặc ngày lễ.

– Người phục vụ: họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của bạn, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được vẻ tươi tỉnh.

Đối với bất kì nhân viên nào bạn cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu.

7. Chiến lược marketing và quảng bá

Bất cứ công ty nào cũng cần có một kế hoạch marketing và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên dù áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng không nên bỏ qua phương pháp marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.

Khi khai trương nhà hàng bạn có thể gửi giấy mời dùng bữa miễn phí tới những nhân vật tiêu biểu trong tập khách hàng mà bạn nhắm tới.

Đăng kí tên trên danh sách các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin hoặc giới thiệu cách chế biến một vài món ăn đặc trưng của nhà hàng trên tạp chí hoặc như các trang mạng uy tín về ẩm thực như xemanchoi.vn, ohngon.com.vn, diachianchoi.com.vn hay các Page có uy tín như FB địa điểm ăn chơi Hà Nội, FB địa điểm ăn uống…

ột bản kế hoạch kinh doanh rất cần thiết cho một doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư hoặc định hướng phát triển cho nhà hàng. Khi bạn có một bản kế hoạch tốt, việc khởi đầu sẽ thuận lợi hơn.

Page 11: Hoc Kinh Doanhdgdff

Hầu hết các bản kế hoạch có nhiều điểm khác nhau, nhưng những yếu tố căn bản sau đây nhất định phải có:

1. Giới thiệu chung

Bắt đầu với cái nhìn tổng quan về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của bạn. Đây là phần giới thiệu chung về nhà hàng của bạn. Bao gồm:

– Thông tin Công ty: Nhà hàng của bạn do Công ty nào quản lý, số vốn và một số thông tin cơ bản giới thiệu về công ty.

– Thông tin nhà hàng: Loại hình, quy mô, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ đính kèm, v.v…

– Thông tin chủ nhà hàng hoặc người quản lý: Ngoài các thông tin cơ bản thì cần có các thông tin về kinh nghiệm làm việc, và dự tính của họ cho nhà hàng của bạn.

– Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở nhà hàng, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình nhà hàng cạnh tranh như thế nào trong khu vực, thế mạnh nhà hàng của bạn là gì.

– Chỉ tiêu: Nhà hàng sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn. Nên có các bản kế hoạch theo ngắn hạn (1 tháng), trung hạn (3 – 6 tháng) và dài hạn (1 năm trở lên)

2. Mô tả chi tiết

– Trong phần này, bạn cần lặp lại thông tin Công ty điều hành nhà hàng chi tiết hơn, bao gồm cả tên của các thành viên chính của Công ty. Ngoài ra, phần này cần có thêm thông tin về số vốn và tỉ lệ phần đóng góp vốn của các thành viên và vai trò của họ trong Ban Quản lý nhà hàng.

– Vị trí của nhà hàng cũng cần được giới thiệu ở đây, cùng với sơ đồ vị trí, thiết kế và thực đơn mẫu.

3. Phân tích thị trường

Bao gồm:

a. Đánh giá thị trường

– Mức tăng doanh thu dự kiến: dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.

– Xu hướng ẩm thực: đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của nhà hàng, và ngược lại, bạn phải điều chỉnh khẩu vị, giá thành, món ăn… đáp ứng được xu thế của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thì món ăn của bạn cũng nên điều chỉnh thích hợp với sự quan tâm này.

– Khuynh hướng hoạt động: bên cạnh các hình thức nhà hàng gia đình, nhà hàng thức ăn nhanh, đặc sản quốc gia hoặc vùng miền…, các nhà hàng thường phát triển thêm các dịch vụ đính kèm cùng với hoạt động kinh doanh chính, như tổ chức tiệc theo yêu cầu, giao thức ăn tận nơi, bán thức ăn mang về…Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất.

b. Thị trường mục tiêu

Page 12: Hoc Kinh Doanhdgdff

– Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình thế nào. Những thông tin bạn cần tìm hiểu kỹ bao gồm: dân số, dân cư trong bán kính 1km, dân cư trong bán kính 5km, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu, đặc điểm ẩm thực thứ yếu, ngành công nghiệp cơ sở chính, v.v…

– Nhà hàng của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do vậy, việc tìm hiểu về những nhà hàng có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vụ, là nhà hàng độc lập hay chuỗi nhà hàng, điểm mạnh / yếu của mỗi nhà hàng, v.v…

4. Chiến lược tiếp thị

– Bạn sử dụng biện pháp nào để quảng bá cho nhà hàng của bạn? Trình bày các biện pháp bạn sử dụng để giới thiệu và thu hút khách hàng đến với nhà hàng của bạn và duy trì mối liên hệ với họ.

Kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp bạn đi đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra. Cần thể hiện rõ mục tiêu, thời hạn, tính khả thi của các chiến lược. Các chiến dịch marketing có thể kể đến như marketing truyền thống (băng rôn, báo chí, tờ rơi…) hay marketing online như Website, FB…

5. Quản lý – điều hành

Phần này sẽ chỉ ra phương châm điều hành nhà hàng hằng ngày. Các quy định, quy trình, hệ thống quản lý được áp dụng trong quá trình nhà hàng hoạt động.

– Nhân viên: số lượng nhân viên, quy trình tuyển dụng, đào tạo, mức lương cho mỗi vị trí, quy định về kỷ luật, khen thưởng.

– Hoạt động hằng ngày: sắp xếp lịch trình làm việc như thế nào, bản mô tả công việc cho mỗi vị trí cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, hệ thống báo cáo, kiểm soát hàng hóa và mối tương quan giữa các bộ phận cũng cần được ghi chú rõ.

– Nhà cung cấp: Thông tin về nhà cung cấp chính và phụ sẽ được hiển thị ở đây.

– Quản lý chi phí: Trong phần này sẽ liệt kê các biện pháp được sử dụng để ban quản lý kiểm soát thu chi, hàng hóa, và các hoạt động khác của nhà hàng. Cụ thể là hệ thống POS, hệ thống kiểm soát ra vào và chấm công, lịch làm việc, phần mềm kiểm kê hàng hóa, tiền mặt, mua hàng, hệ thống an ninh…

6. Phân tích đầu tư

Gồm 2 phần chính:

– Nguồn tiền đầu tư và tỉ lệ góp vốn.

– Phân tích vấn đề sinh lợi nhuận đầu tư.

7. Kế hoạch  mở rộng / Chiến lược thoái vốn

Khi việc kinh doanh vận hành tốt, Doanh nghiệp của bạn có những hướng phát triển thị trường thế nào. Và ngược lại, các kế hoạch nếu nhà hàng hoạt động thua lỗ, kinh doanh không như mong muốn.

8. Dự án tài chính

Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận. Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến

Page 13: Hoc Kinh Doanhdgdff

chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong 5 năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận đầu tư, điểm hòa vốn dự kiến…

BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH HOÀN CHỈNH GỒM NHỮNG GÌ?

Tại sao cần có kế hoạch kinh doanh? Có 3 lý do chính để bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn.

1. Quá trình nghiên cứu để xây dựng kế hoạch kinh doanh buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đặt bút viết. Công việc nầy đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của mình.

2. Công trình của bạn (bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh) là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, nó giúp bạn quản lý công việc và đi đến chỗ thành công.

3. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp truyền đạt ý tưởng của bạn đến các đồng nghiệp và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính của bạn.

Ngoài ra bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xãy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xãy ra. Nói một cách khác, bản kế hoạch kinh doanh có thể ngăn ngừa bạn không đi vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ.

Ba phần của một bản kế hoạch kinh doanh:

1. Ý tưởng

Kinh doanh nghành nghề gì?

Tại sao chọn nghành nghề nầy?

Mục tiêu xây dựng trở thành doanh nghiệp mạnh về mặt nào?

Ý tưởng kinh doanh của bạn là gì?

Kinh doanh sản phẩm gì?

Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ mua của doanh nghiệp?

Đối thủ cạnh tranh là ai?

Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh?

2. Khách hàng

Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai?

Doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho khách hàng?

Hiện có bao nhiêu khách hàng?

Khách hàng của bạn là ai?

Doanh nghiệp cần bao nhiêu khách hàng?

Cách thức khách hàng mua sản phẩm là gì (hành vi)?

Page 14: Hoc Kinh Doanhdgdff

Hiện khách hàng mua sản phẩm tại đâu (kênh)?

Làm thế nào khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp?

Cơ hội và rủi ro chính của doanh nghiệp sẽ là gì?

3. Vốn

Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?

Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt?

Cần bao nhiêu vốn lưu động?

Bạn sẽ cần lượng vốn là bao nhiêu?

Sẽ khống chế ngân sách gì?

Làm thế nào kiểm tra tài chính?

Khả năng phát triển đến mức nào? Để vận hành trơn tru một quán cafe, có thể kể ra rất nhiều công việc không tên cũng như rất nhiều thứ

cần chuẩn bị, tuy nhiên có thể tựu trung trong 3 giai đoạn và quy trình như sau: Giai đoạn đầu vào, giai đoạn vận hành và giai đoạn kiểm tra, đánh giá. Nắm vững và kiểm soát được 3 giai đoạn này sẽ giúp cho công việc kinh doanh cafe của bạn đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều.

1. Giai đoạn đầu vào: – Thu mua hàng hóa: phải tìm đối tác cung cấp hàng hóa uy tín từ đầu vì có chính sách giá cả, giao

hàng, chứng từ rõ ràng thuận tiện cho kiểm soát (ví dụ Metro, các nhà phân phối lớn, hoặc tạp hóa lớn …).

– Thống kê hàng hóa để quản lý: tài sản cố định (tài sản khấu hao lớn), tài sản nhỏ. – Phải có kho hàng để dự trữ, bảo quản và kiểm soát. – Kiểm kê hàng hóa theo hóa đơn khi nhập hàng và nhập vào File quản lý hoặc phần mềm quản lý

(lưu ý khi nhập cần phải cùng đơn vị bán: vd nhập kho là thùng sting nhưng khi nhập vào File quản lý phải theo đơn vị lon).

2. Giai đoạn vận hành: – Xây dựng File tính cost đồ uống và lên giá thành (ví dụ định lượng 1kg café = 35 ly café). – Thực hiện theo quy trình tác nghiệp phục vụ – thu ngân – pha chế. 3. Giai đoạn kiểm soát: 3.1 Kiểm soát quy trình tác nghiệp – Dựa trên bảng mô tả công việc, quy trình tác nghiệp để kiểm soát & đánh giá nhân sự thực hiện có

đúng quy trình đưa ra không. – Linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh.

Page 15: Hoc Kinh Doanhdgdff

3.2 Kiểm soát thu/chi hàng ngày – Phân quyền cho việc chi hàng ngày (nên tạo quyền cho thu ngân với những khoản chi nhỏ, với

khoản chi lớn thì cấp quản lý): phải có đầy đủ chữ ký. – Phần thu gồm doanh thu từ bán hàng & thu khác: kiểm tra dựa trên thực tế kiểm tra tiền cuối ngày

(hoặc cuối ca) & trên File quản lý hoặc phần mềm. Nếu chia nhiều ca thu ngân thì cần tạo file để bàn giao ca cho rõ ràng.

– Tạo ra các danh mục khoản thu/chi tách biệt để có thể quản lý được chi tiết (ví dụ: danh mục chi

như: chi lương, chi trái cây, chi café, chi nước ngọt, chi sữa, chi điện/nước …) 3.3 Kiểm soát hàng hóa kho hàng – Định kỳ hàng tuần kiểm kho 1 lần (thường vào sáng thứ 2 hàng tuần) theo mẫu kiểm kho. – Đối chiếu số liệu thực tế kiểm kho với số liệu trên File quản lý để đánh giá. 3.4 Báo cáo phân tích: một số bảng báo cáo phân tích mà người quản lý cần nắm – Báo cáo doanh thu theo ngày/tháng/năm. – Báo cáo chi phí: chi tiết theo danh mục chi phí. – Báo cáo về thất thoát: đổ vỡ, mất mát, hàng hóa hỏng – Dựa trên các báo cáo để nắm rõ tỷ trọng với doanh thu như nguyên vật liệu, lương nhân sự, khấu

hao…, để có phương án kinh doanh hiệu quả hơn. iều hành một quán cũng gần giống như điều hành một công ty vậy. Nó đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ trong

công việc, rõ ràng và chính xác trong tài chính, uy tín với nhân viên, tận tâm với khách hàng. Để đạt được những điều này không chỉ đơn giản trong một bài viết, tuy nhiên, kinh doanh nhà hàng

xin chia sẽ đến bạn 5 yếu tố quan trọng trong công tác quản lý, kinh doanh quán cafe với hy vọng có thể giúp đem lại sự phát triển thành công cho quán của bạn.

1. Quản lý khách hàng ✪ Thu hút khách hàng mới bằng các chiến lược như khuyến mãi món ăn thêm, phát tờ rơi, tặng

quà,hoặc giảm giá 1 số món để thu hút sự quan tâm khách hàng và có thể tạo một profile chất lượng trên Facebook, lập trang Fan Page, hoặc trên Twitter để gia tăng số lượng truy cập. Ngoài ra, thông qua hình thức Blog, Wiki, Forum các thành viên có thể bình luận, trao đổi về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, đồ uống của quán.

✪ Trong nền kinh tế khủng hoảng, khách hàng luôn muốn thoát khỏi những áp lực trong công việc và

cuộc sống. Do đó, nên tập trung phục vụ tốt để biến thực khách hiện tại thành khách hàng trung thành trong tương lai thay vì bỏ thêm chi phí tiếp thị để lôi kéo khách hàng mới. Sau một thời gian hoạt động sẽ có khách quen, đây chính là nguồn doanh thu ổn định của quán nên phải càng chú ý để phục vụ chu đáo và tận tình hơn, hãy giữ chân khách hàng bằng những chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng thẻ cho khách hàng quen, tặng quà sinh nhật…

2. Quản lý con người

Page 16: Hoc Kinh Doanhdgdff

✪ Nhân viên là bộ phận quan trọng trong quán , hoạt động của quán diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc vào thái độ phục vụ, khả năng làm việc của mỗi nhân viên. Do đó, bạn cần có những phương pháp quản lý nhân viên hiệu quả để nhân viên gắn bó với quán và làm việc nhiệt tình.

✪ Người quản lý nên chủ động giới thiệu cho nhân viên về văn hóa công ty. Các yếu tố như đạo đức

nghề nghiệp, các nghi lễ, cách hợp tác và những cảnh báo là điều nhân viên rất muốn biết bởi chúng tác động trực tiếp tới các hoạt động hàng ngày của họ. Ngoài ra, sếp nên đảm bảo mọi người đang làm việc hướng tới mục tiêu chung, mang lại niềm tin cho họ và giao tiếp một cách cởi mở.

✪ Bạn nên phân công trách nhiệm rõ ràng với từng nhân viên. ✪ Với nhân viên phục vụ bàn, bạn cần phải khuyến khích họ về thái độ phục vụ tận tâm và thân thiện. ✪ Riêng nhân viên pha chế thì cần có những bài test về khả năng để tuyển chọn những người pha chế

tốt nhất. ✪ Thực hiện thưởng phạt công minh , đồng thời cần có sự công bằng giữa các nhân viên, nên có

những chương trình hoạt động vui chơi tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên. 3. Quản lý Doanh số ✪ Xem xét doanh thu hàng ngày, ghi chú những ngày doanh số tăng hoạch giảm bất thường để kiềm

tra và điều hành quán hợp lí. ✪ Nếu không quản lý doanh thu tốt sẽ khó tránh khỏi tình thất thoát, nên phân công từng nhân viên

phụ trách theo khu trong quán, hoặc theo số bàn, mỗi nhân viên cần có trách nhiệm về vị trí của mình. Đồng thời, nên có một kế toán chính, mọi phiếu thu đều phải được đưa về cho kế toán để trực tiếp thanh toán tiền với khách hàng. (trường hợp Quán không dùng hệ thống quản lý bán hàng).

✪ Chúng tôi khuyên rằng, bạn nên kiêm nhiệm vụ kế toán như vậy sẽ tránh được tổn thất về doanh

thu. 4. Quản lý nguyên liệu ✪ Nên có sổ theo dõi chi tiết xuất nhập nguyên vật liệu, và so sánh lượng nguyên vật liệu nhập với số

lượng hàng bán ra. (ví dụ như 1 kg cam thi sẽ bán được bao nhiêu ly cam). Đôi khi do định lượng không rõ ràng nên khi pha chế lúc thiếu lúc dư cho một ly nước, điều này gây ra sự không hài lòng của khách hàng,và không kiểm soát được lượng nguyen liệu cần mua cho quán.

✪ Nâng cấp thực đơn: Một thực đơn với nhiều món đồ uống phong phú sẽ gây hứng thú cho khách

hàng. Bạn có thể thay đổi công thức pha chế và đặt tên đồ uống sao cho thật hấp dẫn, trình bày đồ uống theo cách mới. Những đồ uống trong thực đơn có lợi nhuận quá thấp thì bạn nên bỏ đi mà hãy đặt những đồ uống tạo ra doanh thu cao để khách hàng dễ thấy và nổi bật trong thực đơn. Khách hàng rất nhạy cảm về giá trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, do đó thật khéo léo khi điều chỉnh giá hoặc vẫn giữ giá cũ nhưng giảm chút ít định lượng đồ uống.

✪ Trong nền kinh tế hiện tại, khách hàng luôn muốn thoát khỏi những áp lực trong công việc và cuộc

sống. Do đó, nên tập trung phục vụ tốt để biến thực khách hiện tại thành khách hàng trung thành trong tương lai thay vì bỏ thêm chi phí tiếp thị để lôi kéo khách hàng mới. Hãy giữ chân khách hàng bằng những chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng thẻ cho khách hàng quen, tặng quà sinh nhật…

5. Quản lý thiết bị vật dụng

Page 17: Hoc Kinh Doanhdgdff

Một quán café dù nhỏ thì vật dụng và thiết bị phục vụ cho quán cũng tương đối nhiều, để tránh tình trạng mất, hư, bể, thiết hụt tài sản thì quán nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ. Đồng thời quy định rõ nếu nhân viên làm hư, bể thì phải chịu trách nhiệm như thế nào, khách hàng làm đổ vỡ thì phải bồi thường hay không.