10

Click here to load reader

Hoc bong My

  • Upload
    andyngo

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Ngo

Citation preview

Page 1: Hoc bong My

Chiến lược xét tuyển của từng trường đại học là hoàn toàn khác nhau, không có trường nào giống

trường nào, nhưng để một thí sinh được chọn cho học bổng hoặc hỗ trợ tài chính, cũng như nhập học

của các đại học đều xoay quanh 18 yếu tố sau, mà tôi đã viết một bài trên blog này vào tháng 02/2014:

1. Academic GPA: Điểm trung bình

2. Interview: Phỏng vấn

3. Recommendations: Những thư giới thiệu từ thầy cô 

4. Rigor of secondary school record: Độ khó của các môn học ở trung học

5. Application Essay: Bài luận nhập học

6. Character/Personal Qualities: Nhân cách đặc trưng

7. Extracurricular Activities: Những hoạt động ngoại khóa

8. Level of Applicant's Interest: Mức độ quan trọng của thí sinh đối với nhà trường

9. Talent/Ability: Tài năng

10. Alumni Relation: Liên lạc với các lớp đàn anh ở trường

11. Class Rank: Xếp hạng trong khối lớp 12.

12. First generation college student: Thế hệ ông bà, cha mẹ, anh chị của thí sinh đã từng có học tại

trường

13. Geographical Residence: Thường trú nhân tại tiểu bang của trường

14. Standardized Test Scores(SAT): Kỳ thi chuẩn hóa quốc gia để nhập học đại học Hoa Kỳ

15. Volunteer Work: Việc làm công quả tình nguyện của thí sinh trong thời phổ thông

16. Work Experience: Kinh nghiệm làm việc của thí sinh trong các hội đoàn thời phổ thông.

Hai yếu tố còn lại là: thứ nhất điểm chuẩn hóa quốc gia để nhập học đại học, SAT - Standardized

Admission Test; hoặc ACT - American College Testing - cho tất cả các thí sinh. Và Toefl - Test of English

as a Foreign Language - dành riêng cho du học sinh. 

Quá trình xét tuyển kéo dài 4 tháng - thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Tùy theo

chiến lược tuyển sinh từng trường mà các yếu tố trên được chọn lựa ưu tiên.

Và có 1 điều là những đề thi chuẩn hóa quốc gia của College Board không đòi hỏi kiến thức trường phổ

thông nhiều, chỉ cần học lớp 9 là đủ kiến thức khoa học để hoàn tât, nhưng lại rât cần những khối óc có

tư duy tới hạn - critical thinking - và tư duy sáng tạo - innovative thinking. Vì thế cho nên, có những thần

đồng chỉ mới tuổi teenager nhưng vẫn hoàn tất các đề thi này hoàn hảo để vào đại học!

Một câu nói mà bất kỳ thí sinh nào đã từng làm hồ sơ nhập học đại học ở các quốc gia có nền giáo dục

tiên tiến như Hoa Kỳ là: Nó là một trò chơi, nhưng là trò chơi của những người có trí.

Ai chưa rõ từng yếu tố trên thì, để cắt nghĩa từng yếu tố bạn đọc muốn hiểu, tôi sẽ trả lời và giải thích ở

phần bàn luận. Ở đây tôi cần nhắc đến một yếu tố cực kỳ quan trọng cho du học sinh, nếu chưa học đủ 4

năm trung học Hoa Kỳ - trung học của Hoa Kỳ từ lớp 9 đến lớp 12 - thì bắt buộc phải thi Toefl là bài thi

tiếng Anh dành cho người nói tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Toefl - Test of English as a Foreign

Page 2: Hoc bong My

Language - quan trọng hơn cả SAT. Nếu SAT - Standard Admission Test: Cuộc thi chuẩn hóa quốc gia

để nhập học đại học Hoa Kỳ - là để đánh giá mức độ thông minh của thí sinh, vì hầu hết những câu hỏi ở

SAT là sử dụng trí thông minh hơn là kiến thức trường phổ thông trung học mà thí sinh được học, thì

Toefl là yếu tố cực kỳ quan trọng để du sinh có đủ khả năng học ở bậc đại học Hoa Kỳ hay không? Cho

nên, dù du sinh có thông minh đến đâu, hay các yếu tố khác đầy mề đay, bảng vàng, mà không nghe,

nói, đọc và viết được bằng tiếng Anh trôi chảy thì thí sinh đó đừng hy vọng được nhập học, chứ đừng nói

đến nhận học bổng đại học Hoa Kỳ! 

Hay nói cách khác, Toefl quan trọng hơn SAT cho du học sinh trong bộ hồ sơ nhập học. Dĩ nhiên, cả 2

đều tốt thì hoàn hảo, nhưng không phải là tất cả. Vậy thì cái gì làm nên một bộ hồ sơ tốt để có học bổng?

Qua những khảo sát trên, chúng ta thấy, ngoại trừ ở các trường chỉ đưa ra một loạt yếu tố quan tâm thì

thí sinh phải hoàn thiện tất cả các yếu tố đó. Ví dụ như Harvard có 15 yếu tố, mà không xem nặng nhẹ

yếu tố nào. Lúc đó, essay và talent là sự khác biệt. Vì hầu hết những thí sinh vào Harvard các yếu tố là

như nhau.

Trong khi đó, đối với Yale University thì chia làm 2 loại rất quan trọng, thì thí sinh cần đặc biệt chú tâm

vào những yếu tố này để tạo sự khác biệt hơn các thí sinh khác cùng trình độ tương đương.

Và đối với các trường chia 16 yếu tố này làm 3 mức độ khác nhau thì có nhiều sự chọn lựa cho cả hội

đồng xét tuyển cũng như thí sinh. Dĩ nhiên thí sinh phải xem xét các yếu tố cực quan trọng của mình có

phù hợp yêu cầu của trường không là ưu tiên hàng đầu. Sau đó, là các yếu tố quan trọng, rồi mới đến

các yếu tố quan tâm. 

Sự bù trừ của yếu tố này cho yếu tố khác sẽ giúp hồ sơ thí sinh được hội đồng xét tuyển quan tâm và

châm chước. Nhưng bao giờ cũng vậy, một cuộc xét tuyển của bất kỳ trường đại học nào cũng phải trải

qua 3 vòng sau đây.

Vòng sơ tuyển các trường luôn có phần mềm đưa vào tất cả những yếu tố trên gọi là tiêu chuẩn. Tất cả

các hồ sơ sẽ được nhập vào hệ thống đã được cài đặt tiêu chuẩn thanh lọc bằng máy. 

Vòng thứ hai là đưa về từng ngành, ở đó, hội đồng khoa sẽ xét từng hồ sơ. Lúc này các yếu tố sẽ được

đọc và so sánh từng hồ sơ thí sinh để chọn ra những ai được nhập học theo chiến lược xét tuyển của

từng trường, khoa mà thí sinh làm hồ sơ nhập học.

Vòng cuối cùng là hội đồng khoa và nhà trường gồm những người quyết định về tài chính hoạt động nhà

trường, họ sẽ ngồi với nhau tìm ra những hồ sơ khác biệt, và xuất sắc theo chiến lược tuyển sinh của

khoa, trường để cho học bổng theo những kê khai tài chính của từng thí sinh. Đây là vòng quyết định ai

sẽ quán quân với học bổng toàn phần, ai sẽ nhận bán phần. Tùy theo tài chính nhà trường và khoa

ngành mà mức độ học bổng sẽ khác nhau, và loại học bổng khác nhau - chỉ 1 năm rồi cập nhật lại từng

năm hay cả 4 năm đại học.

Và học bổng luôn là sự chọn lựa sự khác biệt của thí sinh. Sự khác biệt ấy, được chọn lựa qua hồ sơ

Page 3: Hoc bong My

bằng những yếu tố trên. Sau đó, những thí sinh được học bổng còn phải gặp mặt một thành viên của hội

đồng tuyển sinh để phỏng vấn. Có thể phỏng vấn sẽ mang lại mức học bổng cao hơn từ vòng 3 của hồ

sơ, nhưng phỏng vấn cũng có thể làm thất vọng hội đồng tuyển sinh và thí sinh có thể mất cả việc được

nhận vào nhập học, đặc biệt ở các trường tốt hàng đầu Hoa Kỳ. Nhưng hầu như phỏng vấn chỉ là để

khẳng định lại những gì hội đồng tuyển sinh đánh giá, và thí sinh đạt được nguyện vọng của mình.

Hy vọng những phát thảo sơ khởi này có thể giúp cho các bạn trẻ Việt tìm thấy một hướng đi khi chuẩn

bị hồ sơ nhập học, và săn tìm học bổng đại học Hoa Kỳ, mà lâu nay tất cả đều cho là may rủi. Nhưng nếu

nắm được cái rất quan trọng của trường mà các bạn muốn nhập học, và hoàn thiện nó tối ưu nhất thì

việc săn học bổng để học là tự mỗi người có thể quyết định, và nắm được tỷ lệ % cao được học bổng khi

làm hồ sơ nhập học.

Với một bài luận khác biệt với các thí sinh khác thì đòi hỏi phải hội đủ những yếu tố gì? 

Thứ nhất, bài luận phải ngắn mà đủ nói lên điều muốn nói để trả lời 5Ws mà tôi đã nói ở trên. Ngắn để

chứng tỏ thí sinh có khả năng tư duy tổng hợp và đúc kết một vấn đề phức tạp. Nó chứng minh người

viết là người khoa học và thông minh. Ngắn bao nhiêu thì tốt nhất? Phải dưới hoặc bằng 400 từ, không

nên quá 400 từ. 200 từ mà nói đủ còn hơn dài mà đủ làm loảng điều ta muốn nói. Vì không ai có thì

giờ để xem thí sinh ca cẩm, tả cảnh, tả tình kiểu tiểu thuyết! Các bạn nên hiểu rằng, người Mỹ thực dụng,

và họ hiểu viết dài ai cũng có thể viết được, nhưng viết ngắn mà đủ thì không phải ai cũng có khả

năng để viết.

Thứ hai, phải trung thực đúng với cái mình có, nhưng lại khác biệt với những thí sinh khác trong cùng

một hoàn cảnh. Tôi đã từng tư vấn bài luận về chủ đề Who làm sao để khác biệt cho một bạn trẻ là người

Việt. Bạn trẻ này có hoàn cảnh là được sinh ra ở châu Âu, vì ba mẹ gặp nhau và lấy nhau khi là du

sinh Đông Âu, sinh bạn ấy ra ở Đông Âu. Bạn trẻ ấy phải học chương trình cấp phổ thông trung học ở

Việt nam, trong khi học cấp phổ thông cơ sở ở Đông Âu. Và bạn này đã lấy học bổng toàn phần một đại

học danh tiếng Hoa Kỳ, chỉ bằng 200 từ về hoàn cảnh học tập khó khăn sau khi về Việt Nam bằng

một đoạn văn về văn hóa ứng xử, và sự kiên trì để thành công rất thực của bạn trẻ này. Dĩ nhiên, bài

luận phải thể hiện đúng những gì bạn trẻ này đã thể hiện trong học tập.

Các bạn nên nhớ rằng, không cần phải kể chuyện học hành nhì nhằng, dài dòng như thế nào mới nói ra

mình là ai. Ta có thể thông qua hoàn cảnh khó khăn của một người trẻ 14 tuổi thay đổi hoàn cảnh sống,

văn hóa sống, khó khăn về ngôn ngữ khi về nước, nhưng vẫn phấn đấu để học giỏi là hội đồng tuyển

sinh đủ thấy hết khả năng của thí sinh. Và đó là sự khác biệt trong essay. Việc này không khó cho những

du học sinh Việt Nam du học từ lúc còn phổ thông, khi làm bài luận xin học bổng vào đại học.

Và thứ ba cũng là cuối cùng, bất kỳ bài luận nào cũng nên chọn một tình huống khác biệt để vào đề, và

trả lời đủ 5Ws càng tốt cho các bạn. Tôi xin đơn cử bài luận quan trọng nhất trong tất cả các bài luận là

Who, nói về mình - Personal Statement Essay - mà tôi đã tư vấn cho bạn trẻ đoạt học bổng toàn phần

vào Yale University như sau:

Page 4: Hoc bong My

"Tôi là một đứa trẻ mang trong tâm hồn hai dòng văn hóa khác biệt. Tôi sinh ra ở Cộng Hòa Séc khi bố

mẹ tôi còn là những du học sinh tại đây. Tôi đã là một đứa trẻ sống, suy nghĩ, hành động, nghe, nói, đọc

và viết bằng bản ngữ là tiếng Tiệp Khắc cho đến năm tôi học lớp 9. Năm tôi 14 tuổi 9 tháng - năm 2009 -

gia đình tôi chuyển về sống ở Việt Nam, vì ba mẹ tôi phải chuyển công tác về lại quê nhà. 

Sự bở ngỡ ban đầu khi phải học tiếp tục chương trình trung học phổ thông bằng tiếng Việt, và cung

cách đối xử cảm tính của các bạn cùng trang lứa là những khó khăn to lớn mà tôi tưởng chừng như

không vượt qua được. Nhưng với những động viên của gia đình, tư duy độc lập tự tin và sự năng động

của một đứa trẻ được giáo dục với văn hóa duy lý phương Tây, chúng đã giúp tôi hội nhập với cộng đồng

học sinh Việt nam chỉ trong học kỳ đâu tiên năm học mới, và đạt thành quả tốt trong học tập, hoạt động

cộng đồng trong 3 năm trung học tại Việt Nam.

Tôi có thể tự tin rằng mình có thể hòa nhập và đủ khả năng học tập cũng như làm việc trong bất kỳ hoàn

cảnh khó khăn nào trong tương lai, dù đó là Yale University - một ngôi trường thuộc nhóm Ivy League mà

tôi hằng mong ước kể cả trong những giấc mơ!"

Chỉ cần vậy thôi, không dài dòng cũng đủ để cả hội đồng thấy được cái thông minh, khoa học và cả 5Ws

mà họ cần biết về bạn một cách khác biệt. Mặc dù không ai dám vỗ ngực xưng tên rằng mình là người

viết bài luận nhập học đại học Hoa Kỳ tốt nhất.

Các bạn nên nhớ rằng, mỗi từ trong bài luận của bạn đáng giá 1.000 đô la khi viết nó ra để làm sao Hội

đồng xét tuyển phải giật mình vì bạn quá thông minh, quá bất ngờ sao ở trên đời lại có đứa học sinh

thông minh như thế này? Và họ phải đọc đi, đọc lại vì sướng khi gặp một đứa trẻ vừa thông minh, vừa có

đầu óc sắp xếp các ý tưởng, vừa có tư chất leader trong chỉ một vài trăm từ.

Mùa tuyển sinh năm nay đã qua đi ở Hoa Kỳ ở các trường danh tiếng, nhưng ở các trường không có

deadline nhập học vẫn còn đó, và ngay cả tuyển sinh mùa xuân vẫn còn đang chờ phía trước, thậm chí

cả những mùa sau vẫn không quá muộn cho những ai có một ước mơ. Chúc các bạn trẻ thành công trên

con thuyền ngược nước.

Con có nhiệm vụ đi du học theo kỳ vọng của cha mẹ, vậy cha mẹ chuẩn bị cho con những gì? Theo kinh

nghiệm của tôi, cha mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho trẻ từ rất sớm, để hun đúc tinh thần cho trẻ. Trẻ phải

thấy việc đi du học là một việc yêu thích thực sự, chứ không phải là một trách nhiệm với gia đình và là

sức ép theo kỳ vọng của gia đình, bạn bè và người thân. Những chuẩn bị phải bắt đầu từ khi còn cấp lớp

học tiểu học gồm có:

Học lực: Học lực của trẻ du học không thể là đứa trẻ học hành làn nhàn và vì không thể nuôi dạy tốt ở

quê nhà, nhưng vì muốn con có trách nhiệm với bản thân rồi cha mẹ lại quẳng cháu đi du học được. Các

phụ huynh học sinh hãy cứ nghĩ một cách đơn giản rằng, ngay cả khi các cháu học với ngôn ngữ

mẹ đẻ ở quê nhà còn không thể giỏi thì làm sao trẻ có thể học giỏi bằng ngôn ngữ của người khác? Cho

Page 5: Hoc bong My

nên, không thể kỳ vọng một trẻ học với mức trung bình ở quê nhà có thể giữ được mức trung bình ở xứ

người. Một trẻ muốn học giỏi ở xứ người thì ở quê nhà trẻ phải là học sinh xuất sắc. Nếu không như thế

trẻ sẽ bị áp lực từ nhiều phía đưa đến tự kỷ, co vào vỏ sò của mình, thậm chí tâm thần chỉ sau vài năm

du học. Nặng hơn hậu quả sẽ là như cháu Nguyễn Mạnh Cường mà bài báo đã đưa.

Ngôn ngữ: Không thể học tốt khi ngôn ngữ chưa trôi chảy, đây là điều tiên quyết cần và đủ phải có cho

trẻ du học. Trẻ không thể hoạt bát và quan hệ tốt với cộng đồng mới khi ngôn ngữ mới của trẻ chỉ là chờ

học ESL (English as a Second Language) hay phải bỏ thêm một năm để học ngôn ngữ nước du học.

Kinh nghiệm cho thấy ngay cả chương trình ESL ở nước Mỹ hay Úc, Anh cũng không dạy tốt hơn ở Việt

Nam. Một trẻ học tốt Anh văn ở Việt Nam rồi sang du học thẳng chương trình của dân bản xứ tốt hơn

nhiều lần phải mất một thời gian học ESL ở xứ người. Sự thiếu trang bị ngôn ngữ trước khi du học là sai

lầm lớn nhất đẩy trẻ vào mọi bất trắc khi đi du học. Hậu quả đó là kết quả của kỳ thị chủng tộc, ngại giao

tiếp, sợ cộng đồng và stress kéo dài, học lực kém trở thành áp lực tâm lý thất vọng với kỳ vọng của bản

thân và gia đình, bạn bè... sẽ đẩy trẻ vào bi kịch không xa. Đặc biệt, người Mỹ có Martin Lutherking

với ông Obama làm tổng thống, nhưng đừng nghĩ họ quên đối xử phân biệt chủng tộc với dân đầu đen,

mũi tẹt và mắt xếch!

Văn hóa: Mỗi một dân tộc có một lịch sử và văn hóa sống riêng và đặc thù. Người thành đạt là người

biết ứng xử một cách có sự phù hợp với văn hóa sống của xã hội chứ không phải là kẻ thông minh hay

cần cù. Một câu nói đã trở thành chân lý cho cuộc sống ngày nay mà các cha mẹ cần phải nhớ nằm lòng

khi muốn cho con mình thành công trong mọi việc là: "IQ (Intelligence Quotient) làm người ta chọn bạn,

nhưng EQ (Emotional Quotient: chỉ số cảm xúc) sẽ làm người ta đề bạt bạn". Để EQ tốt, trẻ phải hiểu biết

văn hóa sống của nước trẻ phải đến du học. Vì văn hóa là phong tục, tập quán, thói ăn, nết ở của một

dân tộc được hình thành qua lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đó. Là cái mà học suốt đời

cũng không hết. Một trẻ không hiểu biết văn hóa sống, pháp luật của xã hội mà trẻ sẽ hội nhập, đó là

nguyên nhân cho mọi thất bại khi cần hội nhập với một nền văn hóa mới. Cultural Shock là từ đã trở

thành thường qui cho tất cả các du học sinh trên toàn thế giới. Thất bại và dẫn đến mọi bi kịch từ những

cú sốc văn hóa giao tiếp hằng ngày sẽ đánh quỵ trẻ bất cứ lúc nào. Đừng nghĩ rằng trẻ đã đi du học 5

năm rồi, nó quá quen với môi trường du học rồi là không cần quan tâm nó nữa. Các bạn và con các bạn

sẽ thất bại đấy. Trước khi thả trẻ đến một nền văn hóa khác ăn học, bạn cần cho trẻ tiếp xúc với nền văn

hóa ấy qua một vài cuộc du lịch hoặc tham quan, và giáo dục về văn hóa học cơ bản.

Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục phổ thông hiện đại là nền giáo dục trao cho trẻ một kiến thức tổng

quát không cần quá cao và có chính trị xen vào như Việt Nam đang làm. Nền giáo dục phổ thông hiện đại

là nền giáo dục phi chính trị, cung cấp cho trẻ một tư duy độc lập với một kiến thức tổng quát vừa phải,

trên nền giáo dục kỹ năng sống một cách nhuần nhuyễn. Nên ở các nước có nền giáo dục tiên tiến

luôn đặt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lên hàng đầu. Những người thành đạt là người có nhiều kỹ năng

sống phù hợp với thời đại. Cho nên trẻ du học cần trang bị kỹ năng sống thật đầy đủ. Muốn thế, ngay từ

những ngày đầu trẻ học cấp lớp tiểu học cha mẹ phải cho trẻ tham gia vào nhiều những hoạt động

cộng đồng, hoạt động liên quan đến thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, nhằm cho trẻ hoạt bát, năng

nổ và dễ thích ứng với môi trường, để trẻ dễ hòa nhập với một cộng đồng mới trong tương lai. Không thể

hy vọng một trẻ được ấp ủ trong chăn êm, nệm ấm, nắng sợ đen, mưa sợ cảm lạnh có thể thành công

Page 6: Hoc bong My

mỹ mãn ở môi trường du học. Hãy biết trao nhiệm vụ và dạy cho trẻ biết chịu trách nhiệm với những

hành động của trẻ ngay từ khi còn chập chững biết đi, bạn sẽ không bao giờ hối hận với những việc này.

Một trẻ biết chịu trách nhiệm với hành động của mình, trẻ sẽ dư sức đương đầu với nghịch cảnh. Đừng

sợ trẻ còn non nớt, cần nhìn trẻ là người lớn và trao trách nhiệm cho trẻ, để trẻ dạn dày khi còn ở trong

vòng tay của bạn.

Tập cho trẻ biết sống tự lập: Ngay từ lúc nhỏ nằm nôi, bạn cần cho trẻ ngủ riêng. Không nên cho trẻ

ngủ chung. Biết giao trách nhiệm cho trẻ những việc làm nhỏ hằng ngày, để trẻ tự giải quyết và chỉ giúp

trẻ khi thật cần thiết. Hãy để hay gợi ý trẻ tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề mà trẻ tiếp xúc hằng

ngày. Tập cho trẻ có thể ở nhà một mình và theo dõi trẻ một cách kín đáo những xử lý tình huống xảy ra

quanh trẻ khi trẻ một mình và tham gia giúp đỡ khi cần. Tất cả những việc nhỏ này sẽ giúp trẻ đương đầu

với nỗi cô đơn trong du học. Cái cô đơn ở xứ người lạnh lẻo, hiu quạnh mà chỉ có những người lớn đã

từng trải qua mới thấu hiểu nó có tác động khủng khiếp thế nào với trái tim non nớt của trẻ mới chập

chững vào đời. Alone Shock là cú sốc có thể đánh quỵ cả những cái đầu chai sạn của người lớn. Và con

người ta sinh ra đời, phần lớn là để giải quyết sự hợp tan và nỗi cô đơn trong lòng. Đừng cho rằng trẻ đi

du học là sung sướng mà là sự phấn đấu cam go dưới sự học hành nặng nhọc với nỗi cô đơn ngày đông

giá rét, những cơn bệnh ập tới mà thiếu vòng tay che chở của người lớn và sự thấu hiểu an ủi cho nỗi cô

đơn ở xứ người. 

Du học là học một nền văn hóa mới, học một cách tiếp cận mới với một xã hội mới chứ du học không chỉ

là học những khoa học kỹ thuật mới. Du học là để nâng kỹ năng sống qua hiểu biết các nền văn hóa

khác nhau để trở thành công dân thế giới, có thể sống và làm việc trong mọi môi trường, ngoài việc phải

học khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bạn không thể cho con bạn đi du học ở anh nhà giàu hàng xóm có nền

văn hóa giông giống với văn hóa dân tộc mình. Nên du học là một việc lớn và nặng nhọc. Du học không

phải là đi du lịch và kỳ vọng. Nên đã muốn cho con đi du học thì phải cho con đi du học có nền văn hóa

khác biệt với nền văn hóa dân tộc mình và chuẩn bị cho con thật đầy đủ năm lĩnh vực tôi đã nói ở

trên. "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường sẽ bớt đi đổ máu". Bạn cần chuẩn bị con mình như một người

lính trên thao trường khi trẻ còn nằm trong tay bạn, trước khi bạn thả con mình vào chiến trường khốc liệt

của con đường du học. Hãy ghi nhớ rằng tiền sẽ không làm cho trẻ thành công trên con đường du học.

Lúc ấy bạn sẽ không thất vọng và sẽ tự tin cùng đồng hành với bước đường con mình sẽ đi tới.

Là một người đã từng lao vào kiếm con đường du học cho con làm sao để tốt nhất, nên quan điểm của

tôi luôn giữ là đã du học thì phải đạt đủ 3 điều sau:

+ Du học không chỉ học kiến thức, mà còn học thêm một nền văn hóa mới, nên đã du học thì phải học ở

một nước có nền văn hóa khác với văn hóa Việt.

+ Đã du học thì phải du học ở nước mình cần đến để học, không nên du học tại chỗ, vừa mất tiền mà lại

hiệu quả không đến nơi, đến chốn.

+ Du học là một việc nặng nhọc, nên đã du học thì phải kiếm học bổng để du học, không nên bỏ tiền túi

để du học, vừa mất tiền mà lại vừa cực thân, trong khi học về chưa chắc được sử dụng đúng với vai trò

và vị trí.

Page 7: Hoc bong My

Thằng con tôi nó viết phần hai cuốn sách "Làm thế nào lấy học bổng du học Mỹ" từ cuối năm 2007,

nhưng rồi dở dang, chưa hòan thiện thì công việc của nó không còn thời gian để viết. Bản nháp vẫn

còn để đó, hôm qua nó bảo: "Thôi ba tiếp tục và edit cho hòan thiện rồi đưa lên blog để mọi người

cùng đọc, con không có thời gian để làm tiếp. Khi nào cần xuất bản sẽ hòan thiện xuất bản sau". Nên

hôm nay quyết định đưa dần phần hai của bộ sách này, bắt đầu từ khái niệm các học bổng ở bậc đại học

của nước Mỹ. Như một bài viết hôm trước, có 2 lọai học bổng mà nếu ai tìm hiểu sẽ biết, dĩ nhiên tất cả

các bài viết về học bổng của tôi là tự bản thân mà tìm, không cần nhờ vả vào bất kỳ tổ chức nào:

1. Merit based Scholarship/Aid: Là lọai học bổng dành cho tài năng, chỉ cho từng năm học một. Sau một

năm học tùy vào nhiều yếu tố: tài năng người học, khả năng tài chính của trường mà xét lại cho từng ứng

viên có còn được nhận nữa không? Nhưng các bạn cứ yên tâm, nếu họ đã cho lọai này rồi cho ai đó, thì

thường ít khi họ từ chối bạn cho năm sau. Ngọai trừ bạn sang đó để chỉ đi nhảy đầm và lái xe vun vít trên

đường phố. 

2. Need based Aid: Là lọai họ cho theo yêu cầu của bạn cho tòan khóa học, miễn sao bạn luôn hòan

thành khóa học, không cần biết tài năng của bạn có xuất chúng hay không. Lọai này nhà trường tính rất

kỹ càng, họ tính cho bạn hết khóa học, tức là họ chuẩn bị đủ tiền cho tòan bộ khóa học của bạn. Nó ảnh

hưởng cho những ứng viên năm sau khi xin vào ngay tại khoa mà bạn đang theo học. Nên tôi khuyên

các bạn khi chọn trường xin học bổng ở Mỹ, nên chọn trường nào có học bổng cho du học sinh, mà ở đó

chưa có sinh viên Việt Nam nào đã và đang theo học là bạn sẽ dễ dàng nhận full scholarship, nếu bạn đủ

tài năng.

Lại nói thêm về Need based aid thì khi bạn làm hồ sơ xin vào trường nào đó thì còn có chuyện trả giá. Ví

dụ, bạn làm hồ sơ xin nhập học bằng con đường Need based Aid vào một trường A nào đó với yêu cầu

cho học bổng 75%, vì gia đình và bản thân bạn chỉ có thể chi trả 25% thôi, nhưng trường A ấy sẽ không

bao giờ cho bạn đúng 75%, mà họ sẽ gửi cho bạn một Big  Envelope cho học bổng cho bạn chỉ 50% thôi,

nếu bạn đồng ý thì trả lời trong thời hạn bao lâu, nếu không thì họ sẽ trao phần đó cho người khác!

Lúc ấy bạn sẽ có 2 cách:

+ Cách đầu tiên và thượng sách là viết một bức thư làm sao đủ để Admission Committee đồng ý cho bạn

75% theo ý muốn. Nếu họ trả lời từ chối hoặc yên lặng thì bạn chỉ còn chọn cách thứ hai.

+ Nhận gói học bổng 50% và cố phấn đấu theo học năm thứ nhất thật tốt vừa yêu cầu họ cho 100%

những năm sau và đồng thời làm hồ sơ chuyển trường khác đồng ý cho bạn 100%. Lúc đó, nếu họ có đủ

kinh phí cho bạn, bạn chỉ cần xì cái Big Envelope của trường khác cho 100% thì chắc chắn họ sẽ giữ bạn

lại. Còn nếu không thì bạn xin họ làm hồ sơ chuyển trường.

Nhưng còn một lọai học bổng thứ 3, lọai học bổng này về mặt bản chất nó cũng giống như lọai Need

based Aid. Nhưng nó được gọi là Need Blind Aid. Cả nước Mỹ với gần 4.000 đại học được công nhận,

chỉ lựa ra được có 373 trường tốt để đáng học, nhưng trong đó, cũng chỉ có 9 trường có chế độ học bổng

Need Blind Aid cho du học sinh, mặc dù có đến mấy chục trường cho dân bản xứ chế độ này. Danh sách

này từ niên khóa 2007 trở về trước chỉ có 6 trường, nhưng từ 2008 trở đi có thêm 3 trường bổ sung vào

danh sách.

Page 8: Hoc bong My

3. Need Blind Aid là bạn cần bao nhiêu họ cho bấy nhiêu, không trả giá, nếu bạn đủ thuyết phục họ nhận

bạn nhập học. Dĩ nhiên đối với những trường này thì kinh phí dồi dào, phủ phê. Ví dụ một bạn làm hồ sơ

xin hỗ trợ tài chính khi nhập học 1 trong 9 trường này, nhưng vì nghèo, không có tiền, bạn bảo: Tao

muốn học trường mày, nhưng tao chỉ có thể đóng 1.000USD/năm, trong khi học, ăn, ở, bảo hiểm y tế, vé

máy bay đi về nước tao, etc... lên đến 60.000USD/năm, mầy có nhận tao không? Nếu nhận bạn sẽ có

Big Envelope. Dĩ nhiên khi nó đã nhận. Nó chẳng thèm 1.000USD của bạn!

Lại nói thêm về Big Envelope: là một bì thư lớn, rất rất rất trịnh trọng và đẹp trong đó có những giấy tờ

thông báo rất hòanh tráng, có những con mộc seal và ru băng vàng danh dự, những bức thư thật nồng

ấm tình người, và hoan nghênh đón chào bạn đúng ngày đó, tháng đó nhập học với học bổng bao nhiêu

tiền, gồm những phần nào rất chi tiết, mà trong đời người không phải ai cũng có thể cầm được trong tay.

Nếu nó từ chối thì sẽ cũng rất lịch sự với một phong thư nhỏ như thư của ta thường gửi nhau qua bưu

điện (small Envelope).

Danh sách 9 trường có chế độ Need Blind Aid đối với du học sinh là:

1. Amherst College in Massachusetts

2. Bates College in Maine

3. Dartmouth College in New Hampshire

4. Harvard College in Massachusetts

5. Massachusetts Institute of Technology (MIT)

6. Middlebury College in Vermont

7. Princeton University in New Jersey

8. Williams College in Massachusetts

9. Yale University in Connecticut 

Các bạn có để ý không? Cã nước Mỹ có "hơn" 52 tiểu bang và thuộc địa, gần 4.000 trường được công

nhận, nhưng chỉ có 373 trường tốt nhất. Song chỉ có 9 trường có đủ khả năng cho học bổng theo yêu cầu

người du học. Và trong 9 trường đó thì có hơn 1/3 là của Massachusetts, chính xác là 4/9 trường, một

thủ phủ giáo dục của miền Đông Bắc nước Mỹ thời kỳ đầu lập quốc và cho đến bây giờ. Và thậm chí tất

cả 9 trường này đều thuộc các tiểu bang vùng đầu tiên lập nên nước Mỹ, ở miền Đông Bắc. Nên đã du

học thì phải kiếm học bổng để học và nên tìm đến miền Đông Bắc để học, không nên cứ nhảy vào

California hay Texas, những vùng có lắm người Việt, nhưng rất ít sự ưu ái cho du học sinh trong vấn đề

cho học bổng.