83
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, với bối cảnh chung của sự suy thoái nền kinh tế thế giới, dù đã và đang phải chịu ảnh hưởng ít nhiều, nền kinh tế Việt Nam vẫn có những bước phát triển đáng khích lệ. Góp phần vào sự phát triển đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chiếm một vị trí quan trọng và tiếp tục tăng trưởng trong những năm qua trong nền kinh tế đa thành phần nước ta. Số liệu đầu tư FDI năm 2007: 20.30 tỷ USD năm 2008: 64.01 tỷ USD năm 2009 : gần 9 tỷ USD ( 9 tháng đầu năm) [6] Lý giải cho sự tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm là hiệu quả kinh tế của họat động sản xuất kinh doanh mang lại cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam. Hiệu quả này được thể hiện qua sự đo lường, số hóa các dữ liệu, báo cáo về các hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nhu cầu của từng mỗi nhà quản lý trong mỗi doanh nghiệp là có thể nắm bắt một cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp mình theo một phương thức nào đó. Mà trong đó, Công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một công cụ hỗ trợ đắc lực và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu này . Để từ đó Nhà Quản Lý có cơ sở để định hướng cho các chính sách, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp, kịp thời trong từng giai đoạn cũng như cho những kế hoạch lâu dài. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất con người ngày càng được nâng cao. Việc nắm bắt và thỏa mãn được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, khách hàng là điều tiên quyết quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Do đó, họach định các chính sách kinh doanh phù hợp là tạo ra ưu thế, khả năng cạnh tranh cao hơn cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì thế, Công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được thực hiện chính xác, kịp thời sẽ góp phần hiệu quả tích cực vào các quyết định của

Hoang thu huong 05 kt7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hoang thu huong 05 kt7

1

PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, với bối cảnh chung của sự suy

thoái nền kinh tế thế giới, dù đã và đang phải chịu ảnh hưởng ít nhiều, nền kinh tế Việt

Nam vẫn có những bước phát triển đáng khích lệ.

Góp phần vào sự phát triển đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã chiếm một vị trí

quan trọng và tiếp tục tăng trưởng trong những năm qua trong nền kinh tế đa thành

phần nước ta.

Số liệu đầu tư FDI năm 2007: 20.30 tỷ USD

năm 2008: 64.01 tỷ USD

năm 2009 : gần 9 tỷ USD ( 9 tháng đầu năm) [6]

Lý giải cho sự tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm là hiệu quả

kinh tế của họat động sản xuất kinh doanh mang lại cho các doanh nghiệp khi đầu tư

vào Việt Nam. Hiệu quả này được thể hiện qua sự đo lường, số hóa các dữ liệu, báo

cáo về các hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Nhu cầu của từng mỗi nhà quản lý trong mỗi doanh nghiệp là có thể nắm bắt một

cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp mình theo một phương thức nào đó.

Mà trong đó, Công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ và xác định kết quả kinh

doanh là một công cụ hỗ trợ đắc lực và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu này . Để từ đó

Nhà Quản Lý có cơ sở để định hướng cho các chính sách, chiến lược phát triển sản

xuất kinh doanh phù hợp, kịp thời trong từng giai đoạn cũng như cho những kế hoạch

lâu dài.

Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất con người ngày càng được nâng cao.

Việc nắm bắt và thỏa mãn được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, khách hàng là điều

tiên quyết quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Do đó, họach định các chính sách

kinh doanh phù hợp là tạo ra ưu thế, khả năng cạnh tranh cao hơn cũng như tăng lợi

nhuận cho doanh nghiệp.

Vì thế, Công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

được thực hiện chính xác, kịp thời sẽ góp phần hiệu quả tích cực vào các quyết định

của Nhà Quản lý cũng như tạo mối liên kết vững chắc giữa các công đoạn trong chu

trình sản xuất kinh doanh.

Với nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta , trong đó đặc biệt là tầm quan trọng của

đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hiệu quả mang lại của Công tác kế

toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. Nguyện vọng được

vận dụng những kiến thức đã được Quý Thầy Cô giảng dạy vào thực tế, em chọn đề tài

[ Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

TNHH Việt Nam NOK ] cho nghiên cứu báo cáo khoa học của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu lịch sử của đề tài

Page 2: Hoang thu huong 05 kt7

2

Với thực tiễn, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một công

đoạn hoàn tất trong một chu trình kế toán để đưa ra kết quả, phản ánh tình hình kinh

doanh. Cùng với tình hình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trong các Khu

Công Nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai, cụ thể là tại doanh nghiệp mà em đang làm

việc.

Sau khi tham khảo và nhận thấy sự cần thiết của công tác kế toán tiêu thụ và xác định

kết quả kinh doanh. Em đã chọn nghiên cứu đề tài này tại công ty TNHH Việt Nam

NOK để góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả cũng như giảm bớt

những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty .

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát, tham khảo

- Phương pháp thu thập, thống kê

- Phương pháp tổng hợp và phân tích

4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, đánh giá tình hình thực tế quản lý và tổ

chức hạch toán nghiệp vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Trên cơ sở đó có những kiến nghị, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu

thụ và xác định kết quả kinh doanh, những giải pháp hạ thấp chi phí, giảm thiểu lãng

phí giúp tăng doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh tại công ty.

5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu dựa trên những tài liệu và sổ sách kế toán mà công ty cung cấp

như : Các báo cáo liên quan đến tình hình kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng như

: Bảng Báo Cáo Kết Quả Họat Động Sản Xuất Kinh Doanh, Bảng Cân Đối Phát Sinh,

Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ, Báo Cáo Chi Tiết Doanh Thu, Chi Phí, Thu Nhập của

Công ty TNHH Việt Nam NOK trong 02 tháng : tháng 08 và tháng 09 năm 2009.

6. Nội dung của đề tài

➣ Phần mở bài

➣ Phần nội dungChương 1 : Cơ sở lý thuyết về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh

doanh

Chương 2 : Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh

doanh tại công ty TNHH Việt Nam NOK

Chương 3 : Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại

công ty TNHH Việt Nam NOK

CHƯƠNG 1

Page 3: Hoang thu huong 05 kt7

3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH

KẾT QUẢ KINH DOANH

1.1. Kế toán quá trình tiêu thụ [2]

1.1.1, Khái niệm

Quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình mà doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm,

dịch vụ do mình sản xuất ra cho khách hàng và thu được tiền bán hàng. Quá trình

tiêu thụ liên quan đến nhiều nội dung cần được theo dõi, ghi chép và kiểm tra như

doanh thu bán hàng, các khoản làm giảm doanh thu, thuế phải nộp, giá vốn của các

loại sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.

Kế toán phải có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nội

dung liên quan đến quá trình tiêu thụ và lập báo cáo có liên quan đến quá trình tiêu

thụ.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều

phương thức : bán trực tiếp tại kho, bán hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua

các đại lý ….Về nguyên tắc, kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ vào sổ sách kế

toán khi nào doanh nghiệp không còn quyền sở hữu về thành phẩm , đổi lại sẽ được

chuyển sang quyền sở hữu về tiền do khách hàng thanh toán hoặc quyền đòi tiền.

1.1.2, Chứng từ hạch toán

Theo quy định hiện hành, khi bán hàng hóa, thành phẩm và dịch vụ doanh nghiệp

sử dụng một trong các loại hóa đơn sau :

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Hóa đơn bán hàng

- Bảng kê bán lẻ hàng hóa

- Bảng thanh toán hàng đại lý

1.1.3, Tài khoản sử dụng

1.1.3.1, Tài khoản 511 : “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ

thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản

phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm các khoản phụ thu

và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng

ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá phát sinh hoặc

theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Nhà

Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ thực tế.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong

kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban

đầu do các nguyên nhân : Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng

bán cho khách hàng hoặc hàng bán bị trả lại ( do không đảm bảo về quy cách,

phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế ), và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ

đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Page 4: Hoang thu huong 05 kt7

4

được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp

đã thực hiện trong một kỳ kế toán.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau :

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở

hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu

hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Doanh thu đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán

hàng.

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511

* Bên nợ :

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng tính theo

phương pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng của doanh nghiệp

trong kỳ.

- Khoản giảm giá hàng bán

- Trị giá hàng bị trả lại

- Khoản chiết khấu thương mại

- Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang tài khoản doanh thu 911 để xác

định kết quả kinh doanh.

* Bên có :

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực

hiện trong kỳ hạch toán.

TK 511 : không có số dư cuối kỳ

TK 511 có 5 tài khoản cấp 2:

+ TK5111: Doanh thu bán hàng hóa : được sử dụng chủ yếu cho các doanh

nghiệp kinh doanh hàng hóa, vật tư.

+ TK5112: Doanh thu bán thành phẩm : được sử dụng ở các doanh nghiệp sản

xuất trong các lãnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm

nghiệp.

+ TK5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ : được sử dụng cho các ngành kinh

doanh dịch vụ như : giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công nghiệp,

dịch vụ khoa học kỹ thuật.

+ TK5114: Doanh thu trợ cấp, giảm giá : được dùng để phản ánh các khoản thu

từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung

cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.

+ TK5115 : Doanh thu hàng gửi đi bán

1.1.3.2, Tài khoản 512 : “ Doanh thu bán hàng nội bộ “

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch

Page 5: Hoang thu huong 05 kt7

5

vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một

công ty, tổng công ty … hạch toán toàn ngành.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK512 tương tự như TK 511

TK 512 bao gồm 3 tài khoản cấp 2:

+ TK 5121 : Doanh thu bán hàng hóa

+ TK 5122 : Doanh thu bán thành phẩm

+ TK 5123 : Doanh thu cung cấp dịch vụ

1.1.3.3, TK3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp

* Bên nợ :

+ Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

+ Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

+ Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

+ Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước

* Bên có :

+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ

+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao

đổi, biếu tặng sử dụng nội bộ

+ Số thuế GTGT phải nộp của doanh thu hoạt động tài chính, hoạt

động khác

+ Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu ( TK33312)

Tài khoản 3331 có số dư bên Có là thuế GTGT còn phải nộp.

1.1.4, Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh [1]

1.2. Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu [2]

1.2.1, Kế toán giảm giá hàng bán:

Page 6: Hoang thu huong 05 kt7

6

1.2.1.1, Khái niệm

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp ( bên bán ) chấp thuận

một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém

chất lượng, không đúng quy cách phẩm chất hoặc không giao hàng đúng theo thời

hạn quy định trong hợp đồng.

1.2.1.2,Tài khoản sử dụng : TK 532

* Bên nợ : Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho khách hàng hoặc tính

trừ vào số tiền khách hàng nợ.

* Bên có : Kết chuyển toàn bộ số giảm giảm giá hàng bán sang TK 511 “ Doanh thu

bán hàng”

TK 532 không có số dư cuối kỳ

  1.2.2, Kế toán hàng bán bị trả lại:

1.2.2.1, Khái niệm

Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ,

nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng

kinh tế như : hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại :

Phần giảm doanh thu hàng bị trả lại = số lượng trả lại × đơn giá ghi trên hóa đơn

Hàng bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua, ghi rõ lý do trả lại hàng, số

lượng, giá trị hàng bị trả lại có đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao

hóa đơn (trả lại một phần) và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp

đối với số hàng nói trên.

1.2.2.2, Tài khoản sử dụng : TK 531 «  Hàng bán bị trả lại »

* Bên nợ : Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho khách hàng hoặc tính

trừ vào số tiền khách hàng nợ.

* Bên có : Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài

khoản 511 để xác định doanh thu thuần. 

Tài Khoản 531 không có số dư cuối kỳ

1.2.2.3, Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :

Page 7: Hoang thu huong 05 kt7

7

1.2.3, Kế toán chiết khấu thương mại:

1.2.3.1, Khái niệm

Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh

toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng hóa, dịch vụ với

khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh

tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng .

1.2.3.2,Tài khoản sử dụng : TK 521 « Chiết khấu thương mại »

* Bên nợ : Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng

* Bên có : Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản « Doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ » để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ

1.2.3.3,Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :

1.2.4, Kế toán thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp[3]

1.2.4.1, Thuế GTGT :

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của

hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất. lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp khấu

trừ thuế hoặc tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

1/ Phương pháp khấu trừ thuế :

Page 8: Hoang thu huong 05 kt7

8

Trong đó :

Thuế GTGT giá tính thuế của hàng hóa thuế suất

phải nộp dịch vụ bán ra thuế GTGT(%)

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn

GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu

2/ Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng :

Trong đó : GTGT bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh

toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.

1.2.4.2, Thuế tiêu thụ đặc biệt ( Thuế TTĐB) được đánh vào các doanh nghiệp

sản xuất một số mặt hàng đặc biệt mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, cần

hạn chế mức tiêu thụ vì không phục vụ thiết thực cho nhu cầu đời sống nhân dân :

rượu, bia, thuốc lá, vàng mã ….

Đối tượng chịu thuế TTĐB là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng

hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất

Trong đó :

- Giá tính thuế của hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra

tại

nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ngoài ra, hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp ở

khâu trước ( khâu nguyên liệu của sản phẩm đã tiêu thụ) khi tính thuế TTĐB ở khâu

sản xuất và tiêu thụ sau, nếu hội đủ chứng từ hợp lệ.

Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGTphải nộp đầu ra đầu vào= -

= ×

Số thuế GTGT Giá trị gia tăng Thuế suất thuếphải nộp của hàng hóa, dịch vụ GTGT(%)= -

Số thuế TTĐB Giá bán đã có thuế TTĐB Thuế suất thuếphải nộp 1+ (%) thuế suất TTĐB (%)= ×

Page 9: Hoang thu huong 05 kt7

9

Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu + thuế

nhập khẩu :

1.2.4.3, Thuế Xuất Khẩu :

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu là tất cả hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi với

nước ngoài khi xuất khẩu ra khỏi biên giới Việt Nam.

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu : tất cả các đơn vị kinh tế trực tiếp xuất khẩu hoặc

ủy thác xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu phải nộp do Hải Quan tính trên cơ sở trị giá bán tại cửa khẩu ghi

trong hợp đồng của lô hàng xuất ( thường là giá FOB) và thuế suất thuế xuất khẩu

của hàng hóa, được quy đổi về đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá hiện hành. Tuy nhiên

cũng có khi hải quan không tính theo giá bán tại cửa khẩu ghi trong hợp đồng mà có

điều chỉnh do tham chiếu biểu giá tối thiểu khi tính thuế xuất (nhập) khẩu.

Kế toán sử dụng tài khoản 3333 để phản ánh các khoản thuế TTĐB, thuế xuất nhập

khẩu phải nộp và tình hình nộp thuế.

1.3. Kế toán giá vốn hàng bán [2]

1.3.1, Khái niệm :

Giá vốn hàng bán thuần là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm bán được ( hoặc

gồm cả chi phi mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh

nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được

xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả

kinh doanh trong kỳ.

1.3.2, Chứng từ sử dụng :

- Phiếu xuất kho

- Hồ sơ đính kèm bảng kê và phương pháp tính giá xuất kho

- Các chứng từ khác có liên quan

1.3.3, Tài khoản sử dụng : TK 632

* Theo phương pháp kê khai thường xuyên :

- Bên nợ : trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo từng

hóa đơn

- Bên có :

+ giá vốn hàng bán bị trả lại

+ kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm hàng hóa, dịch vụ sang TK911 để xác

định kết quả kinh doanh

Số thuế TTĐB số lượng hàng Giá tính thuế Thuế suất thuếphải nộp nhập khẩu đơn vị TTĐB (%)= × ×

Page 10: Hoang thu huong 05 kt7

10

* Theo phương pháp kiểm kê định kỳ :

- Bên nợ :

+ Trị giá vốn của thành phẩm nhập kho đầu kỳ

+ Trị giá vốn hàng gửi đi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ

+ Tổng giá thành thực tế thành phẩm, dịch vụ đã hoàn thành

- Bên có :

+ Kết chuyển trị giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên nợ TK155

+ kết chuyển trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ vào bên nợ TK157

+ kết chuyển giá vốn thành phẩm đã xác định tiêu thụ trong kỳ sang TK911 để

xác định kết quả kinh doanh.

1.3.4, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

(1) Sản phẩm bán trực tiếp cho khách hàng trong kỳ

Nợ TK632 : giá vốn hàng bán

Có TK155 : xuất kho để bán

Có TK154 : sản xuất xong chuyển bán ngay

(2) Sản phẩm gửi bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ

Nợ TK632 : giá vốn hàng bán

Có TK157 : hàng gửi bán

(3) Nhập lại kho hoặc gửi lại kho của khách hàng số sản phẩm đã bán bị trả lại

Nợ TK155 : Nhập lại kho

Nợ TK157 : Gửi ở kho của khách hàng

Có TK632 : Giá vốn hàng bán

1.3.5, Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu :

Page 11: Hoang thu huong 05 kt7

11

1.4. Kế toán chi phí bán hàng [2]

1.4.1, Khái niệm

Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ . Bao gồm :

- Chi phí nhân viên bán hàng : gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên

bán hàng, nhân viên đóng gói, chi phí bảo quản sản phẩm hàng hóa, vận chuyển

hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí

công đoàn.

- Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm,

nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, phụ tùng thay thế dùng cho việc

sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng.

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đo

lương, bàn ghế, máy tính…

- Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, hàng hóa, bộ phận bán

hàng như : khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như : chi phí thuê

ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi , tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng hóa

đi tiêu thụ, hoa hồng phải trả cho đại lý và các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu ….

- Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm chi phí

giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chi phí chào hàng, quảng cáo, chi phí tiếp khách ở

bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng …..

1.4.2, Chứng từ hạch toán

- Hóa đơn thuế GTGT

- Phiếu thu, phiếu chi

- Bảng kê thanh toán tạm ứng

- Các chứng từ khác có liên quan

1.4.3.Tài khoản sử dụng : TK641

- Bên nợ : tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ

- Bên có :

+ Các khoản chi giảm chi phí bán hàng (nếu có)

+ Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên nợ TK911 để xác định kết quả

kinh doanh hoặc vào bên nợ TK1422- Chi phí chờ kết chuyển.

Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ

TK 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí kể trên tương ứng với các

tài khoản cấp 2 :

- TK 6411: chi phí nhân viên bán hàng

- TK 6412: chi phí vật liệu, bao bì

- TK 6413: chi phí dụng cụ, đồ dùng

- TK 6414: chi phí khấu hao tài sản cố định

- TK 6415: chi phí bảo hành sản phẩm

Page 12: Hoang thu huong 05 kt7

12

- TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK6418: chi phí bằng tiền khác

1.4.4, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh [3]

(1) Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, đóng gói, bảo

quản, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ:

Nợ TK 6411 : chi phí nhân viên

Có TK 334 : phải trả công nhân viên

(2) Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với tỷ lệ quy định hiện

hành theo tiền lương nhân viên phục vụ quá trình tiêu thụ để tính vào chi phí

Nợ TK 6411 : chi phí nhân viên

Có TK 3382 : kinh phí công đoàn

Có TK 3383 : bảo hiểm xã hội

Có TK 3383 : bảo hiểm y tế

(3) Trị giá thực tế vật liệu phụ, bao bì xuất dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng

Nợ TK 6412 : chi phí vật liệu bao bì

Có TK 152 : nguyên vật liệu

(4) Chi phí về CC-DC phục vụ cho họat động bán hàng

Nợ TK 6413 : chi phí công cụ, đồ dùng

Có TK 153 : giá thực tế xuất kho CCDC loại phân bổ 1 lần

Có TK 1421 (242) : phân bổ chi phí CCDC đã xuất dùng

(5) Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho hoạt động bán hàng

Nợ TK 6414 : chi phí khấu hao tài sản cố định

Có TK 214 : hao mòn tài sản cố định

(6) Chi phí bảo hành sản phẩm, trường hợp sản phẩm bảo hành không thể sửa chữa

được, doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm khác giao cho khách hàng để thay

thế sản phẩm hỏng

Nợ TK 6415 : chi phí bảo hành sản phẩm

Có TK 155 : thành phẩm

(7) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền

Nợ TK 6417 : chi phí dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 6418 : chi phí khác

Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331 : tổng số tiền thanh toán

(8) Các khoản làm giảm chi phí bán hàng

Nợ TK 111, 112, 331 : ghi giảm chi phí bán hàng

Có TK 641 : chi phí bán hàng

Có TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911 : “xác định kết quả kinh doanh”

Có TK 641 : “chi phí bán hàng”

Page 13: Hoang thu huong 05 kt7

13

1.4.5, Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng

1.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: [2]

1.5.1, Khái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh

doanh, quản ký hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp.

Bao gồm:

- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp : gồm tiền lương và các khoản phụ

cấp, phải trả cho Ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban, các khoản trích kinh

phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp

- Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp

- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp: văn

phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị

truyền dẫn…

- Thuế, phí, lệ phí : thuế môn bài, thuế nhà đất, và các khoản phí, lệ phí khác

- Chi phí dự phòng : gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu

khó đòi.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như tiền điện,

nước, điện thoại, fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục

vụ khối văn phòng doanh nghiệp ….

Page 14: Hoang thu huong 05 kt7

14

- Chi phí khác bằng tiền để phục vụ cho việc điều hành quản lý chung toàn

doanh nghiệp : chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí công tác kiểm

toán…

1.5.2, Chứng từ hạch toán [2]

- Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường

- Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo nợ, giấy báo có

- Bảng kê thanh toán tạm ứng

- Các chứng từ khác có liên quan

1.5.3, Tài khoản sử dụng : TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”

- Bên nợ : tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ

- Bên có :

+ Các khoản được phép ghi giảm chi phí quản lý ( nếu có)

+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang bên nợ TK911 để xác định kết

quả kinh doanh hoặc sang bên nợ TK1422 “chi phí chờ kết chuyển”

TK 642 không có số dư cuối kỳ

TK 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí nêu trên tương ứng với các tài

khoản cấp 2

- TK 6421: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp

- TK 6422: chi phí vật liệu quản lý

- TK 6423: chi phí đồ dùng văn phòng

- TK 6424: chi phí khấu hao tài sản cố định

- TK 6425: thuế, phí, lệ phí

- TK 6426: chi phí dự phòng

- TK6427: chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK6428: chi phí bằng tiền khác

1.5.4, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh [3]

(1) Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho Ban giám đốc, nhân viên các phòng

ban :

Nợ TK 6421 : chi phí nhân viên quản lý

Có TK 334 : phải trả công nhân viên

(2) Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế với tỷ lệ

quy định hiện hành theo tiền lương phải trả cho nhân viên bộ máy quản lý và khối

văn phòng của doanh nghiệp

Nợ TK 6421 : chi phí nhân viên quản lý

Có TK 3382 : kinh phí công đoàn

Có TK 3383 : bảo hiểm xã hội

Có TK 3383 : bảo hiểm y tế

Page 15: Hoang thu huong 05 kt7

15

(3) Giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp như : xăng, dầu, mỡ để chạy

xe, phụ tùng thay thế để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ dùng chung cho toàn doanh

nghiệp

Nợ TK 6422 : chi phí vật liệu dùng cho quản lý

Có TK 152 : nguyên vật liệu

(4) Chi phí về CC-DC xuất dùng phục vụ cho họat động quản lý điều hành chung

toàn doanh nghiệp

Nợ TK 6423 : chi phí đồ dùng văn phòng

Có TK 153 : CC-DC loại phân bổ 1 lần

Có TK 1421 (242) : CCDC phân bổ nhiều lần

(5) Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho doanh nghiệp

Nợ TK 6424 : chi phí khấu hao tài sản cố định

Có TK 214 : hao mòn tài sản cố định

(6) Lệ phí giao thông, lệ phí cầu phà, lệ phí vệ sinh đô thị…

Nợ TK 6425 : thuế phí, lệ phí

Có TK 3337 : thuế nhà, đất phải nộp

Có TK 3338 : thuế môn bài phải nộp

Có TK 3339 : phí và lệ phí phải nộp

(7) Chi phí dự phòng, dự phòng phải thu khó đòi khi trích lập

Nợ TK 6427 : chi phí dự phòng

Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi

(8) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phát sinh

Nợ TK 6427 : chi phí dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 6428 : chi phí khác

Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 1111, 112, 331 : Tổng số tiền phải trả

(9) Các khoản làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 111, 112, 1388, 139 :

Có TK 642 : chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK911 để xác định kết quả

kinh doanh

Nợ TK 911 : “xác định kết quả kinh doanh”

Có TK 642 : “chi phí quản lý doanh nghiệp”

Page 16: Hoang thu huong 05 kt7

16

1.5.5, Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

1.6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính [2]

1.6.1,Khái niệm

Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh

nghiệp và thường bao gồm : Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền

lãi, tiền bản quyền, cổ tức ….

Doanh thu họat động tài chính gồm :

- Tiền lãi : lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái

phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ ….

- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản

- Cổ tức, lợi nhuận được chia

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản chênh lệch tỷ gía ngoại tệ

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn ….

Page 17: Hoang thu huong 05 kt7

17

1.6.2, Tài khoản sử dụng :

Kế toán sử dụng tài khoản 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính”

- Bên nợ :

+ Số thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp

+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK911

- Bên có :

+ Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ

1.6.3, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh : [3]

1. Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ họat động

góp vốn cổ phần, liên doanh:

Nợ TK111, 112, 138, 152, 156 ….

Nợ TK 228 : Đầu tư dài hạn khác

Nợ TK 222 : Vốn góp liên doanh

Có TK515 : Doanh thu hoạt động tài chính

2. Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu hoặc nhận được thông báo về cổ

tức được hưởng

- Trường hợp không nhận lãi về, mà tiếp tục bổ sung mua trái phiếu, tín phiếu,

cổ phiếu :

Nợ TK121 : Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Nợ TK 228 : Đầu tư dài hạn khác

Có TK515 : Doanh thu hoạt động tài chính

- Trường hợp nhận lãi bằng tiền :

Nợ TK 111, 112 …

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

3. Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn, căn cứ vào giá bán

chứng khoán :

- Trường hợp có lãi :

Nợ TK 111, 112, 131 …. ( theo giá thanh toán)

Có TK 121 : đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Có TK 228 : đầu tư dài hạn khác

Có TK 515 : doanh thu hoạt động tài chính

- Trường hợp lỗ :

Nợ TK 111,112,131 ….

Nợ TK635 : chi phí tài chính

Có TK 121 : đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Có TK 228 : đầu tư dài hạn khác

4. Khi bán ngoại tệ :

- Trường hợp có lãi :

Nợ TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán ( theo tỷ giá thực tế)

Page 18: Hoang thu huong 05 kt7

18

Có TK 111,112 : Theo tỷ giá trên sổ sách

Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

- Trường hợp bị lỗ :

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 635 : Chi phí tài chính

Có TK 111,112

5. Khi chiết khấu thanh toán được hưởng :

Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời

hạn được người bán chấp thuận :

Nợ TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

1.6.4,Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính [1]

1.7. Kế toán chi phí hoạt động tài chính [2]

Page 19: Hoang thu huong 05 kt7

19

1.7.1, Khái niệm

Chi phí tài chính là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động về đầu tư tài

chính và kinh doanh vốn. Các chi phí hoạt động tài chính ở doanh nghiệp bao gồm :

chi phí lãi tiền vay, các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động

đầu tư tài chính, chi phí cho vay, chi phí góp vốn liên doanh… các khoản đầu tư khác.

1.7.2, Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK635 “ Chi phí tài chính”

- Bên nợ:

+ Các khoản chi phí của hoạt động tài chính

+ Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn

+ Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Bên có:

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính tài chính và các khoản lỗ

phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ

1.7.3, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

1. Phản ánh chi phí hoặc khoản lỗ về hoạt động đầu tư tài chính phát sinh

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 111, 112

Có TK 141 : Tạm ứng

Có TK 121, 128, 221

2. Lãi tiền vay đã trả hoặc phải trả

Nợ TK635 : Chi phí tài chính

Có TK111, 112, 341, 311

3. Khi chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động bán chứng khoán

Nợ TK635 : Chi phí tài chính

Có TK111, 112, 141

4. Khi chi phí phát sinh cho hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ

Nợ TK635 : Chi phí tài chính

Có TK111, 112, 141

5. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng

Nợ TK635 : Chi phí tài chính

Có TK111, 112, 131 ............

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang TK911

Nợ TK911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK635 : Chi phí tài chính

1.7.4, Sơ đồ chi phí các hoạt động tài chính

Page 20: Hoang thu huong 05 kt7

20

1.8. Kế toán thu nhập khác [2]

1.8.1, Khái niệm

Thu nhập khác hay thu nhập đặc biệt là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự

tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu

không mang tính chất thường xuyên.

Thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm :

Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ, các

khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại, thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền

1.8.2, Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 711 “Thu nhập khác”

- Bên nợ :

+ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các

khoản thu nhập khác ( nếu có)

+ Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang TK911

Nợ TK711 : Thu nhập khác

Có TK911 : Xác định kết quả kinh doanh

- Bên có :

+ Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ

1.8.3, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh : [3]

1. Phản ánh số thu nhập khác về thanh lý, nhượng bán TSCĐ :

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :

Nợ TK 111, 112, 131 Tổng giá thanh toán

Page 21: Hoang thu huong 05 kt7

21

Có TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số thu về

nhượng bán, thanh lý TSCĐ :

Nợ TK 111, 112, 131 Tổng giá thanh toán

Có TK 711 : Thu nhập khác

2. Phản ánh số thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng :

- Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế :

Nợ TK 111, 112, 131 Số tiền phạt phải thu

Có TK 711 : Thu nhập khác

3. Phản ánh tiền bảo hiểm được tổ chức bảo hiểm bồi thường :

Nợ TK 111, 112, 131 Số tiền phải thu

Có TK 711 : Thu nhập khác

4. Các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu được tiền, khi có quyết

định cho phép xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng thu hồi được.

Nợ TK 139 : Phần nợ khó đòi đã lập dự phòng

Nợ TK 6426 : Phần nợ khó đòi chưa lập dự phòng

Có TK 131, 138 : Các khoản phải thu

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”

5. Các khỏan nợ phải trả mà chủ nợ không đòi tính vào thu nhập khác :

Nợ TK 331 : Phải trả cho người bán

Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác

Có TK 711 : Thu nhập khác

6. Trường hợp được giảm, thuế GTGT phải nộp :

- Nếu số thuế GTGT được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ :

Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711 : Thu nhập khác

- Nếu số thuế GTGT được giảm được nhà nước trả lại bằng tiền :

Nợ TK 111, 112 …

Có TK 711 : Thu nhập khác

7. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ

kế toán , năm nay mới phát hiện ra :

Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng số tiền thu được

Có TK 711 : Thu nhập khác

8. Thu nhập quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp :

Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 213 : Trị giá quà biếu, tặng

Có TK 711 : Thu nhập khác

9. Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng

hóa không tính trong doanh thu

Page 22: Hoang thu huong 05 kt7

22

Nợ TK 111, 112, 138 : Số tiền thưởng thu được

Có TK 711 : Thu nhập khác

Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với các

khoản thu nhập phát sinh trong kỳ ( nếu có)

Nợ TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp

Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK911

Nợ TK 711 : Thu nhập khác

Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

1.8.4, Sơ đồ hạch toán

1.9. Kế toán chi phí khác [2]

1.9.1, Khái niệm

Chi phí khác là những khoản lỗ và những chi phí do các doanh nghiệp riêng biệt với

những hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra., bị phạt thuế, truy nộp

thuế…và các khoản chi phí khác.

Chi phí khác bao gồm : chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ

1.9.2, Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng tài khoản 811 “ Chi phí khác”

- Bên nợ : Các khoản chi phí khác phát sinh

- Bên có : Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ

sang TK 911

TK 811 không có số dư cuối kỳ

1.9.3, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh [3]

1. Phản ánh chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ, chi giảm nguyên giá và hao mòn

lũy kế TSCĐ

Nợ TK 811 : Giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán

Nợ TK 214 : Hao mòn lũy kế của tài sản thanh lý, nhượng bán

Có TK 211 : Nguyên giá của tài sản thanh lý, nhượng bán

Page 23: Hoang thu huong 05 kt7

23

2. Các chi phí khác phát sinh liên quan đến quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ :

Nợ TK 811 : Các chi phí phát sinh khác

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 311 : Tổng số tiền thanh toán

3. Doanh nghiệp bị các đối tác phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, số tiền phạt phải

trả (nếu có) là chi phí phát sinh trong kỳ, nếu doanh nghiệp phải nộp số tiền hoặc

được đối tác cho nợ lại :

Nợ TK 811 : Các chi phí khác

Có TK 111, 112, 338

4. Nếu doanh nghiệp bị các đối tác trừ vào số tiền doanh nghiệp đang gửi ký quỹ, ký

cược :

Nợ TK 811 : Chi phí khác

Có TK 144 : Tiền phạt phải nộp trừ vào tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 244 : Tiền phạt phải nộp trừ vào tiền ký quỹ, ký cược dài hạn

5. Các trường hợp rủi ro trong hoạt động kinh doanh như cháy nổ, hỏa hoạn, lũ lụt

…phản ánh các chi phí doanh nghiệp đã chi ra để khắc phục rủi ro

Nợ TK 811 : Chi phí khác

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được hoàn lại ( nếu có)

Có TK 111, 112, 331 : Tổng số tiền thanh toán

6. Khi doanh nghiệp có sự nhầm lẫn trong kê khai thuế xuất khẩu, bị truy thu hoặc

phạt tiền thuế trong vòng 1 năm về trước kể từ ngày phát hiện ra . Nếu trong kỳ

doanh nghiệp không có doanh thu hàng xuất khẩu .

Nợ TK 811 : Chi phí khác

Có TK 3333 : Thuế xuất nhập khẩu phải nộp

7. Các khoản chi phí bị bỏ sót, quên ghi sổ kế toán của những năm trước, nay phát

hiện ra :

Nợ TK 811 : Chi phí khác

Nợ TK 133 : Thuế GTGT được hoàn lại ( nếu có)

Có TK 111, 112, 331 : Tổng số tiền thanh toán

Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 để xác định

kết quả kinh doanh.

Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 : Chi phí khác

1.9.4, Sơ đồ hạch toán chi phí khác :

Page 24: Hoang thu huong 05 kt7

24

1.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh [2]

1.10.1, Khái niệm

Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK911 “ xác định kết quả kinh

doanh “. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : là chênh lệch giữa doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp dịch vụ ; doanh thu hoạt động tài chính và trị giá vốn hàng

bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; và chi phí tài chính.

+ Lợi nhuận khác : là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác

1.10.2, Chứng từ hạch toán [3]

Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh

doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chế độ quản lý tài chính.

Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động

như hoạt động sản xuất, chế biến; hoạt động kinh doanh thương mại; hoạt động tài

chính …. Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể mở chi tiết cho từng loại sản

phẩm, từng ngành kinh doanh, từng loại hình dịch vụ …

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu

thuần và thu nhập thuần.

1.10.3, Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng tài khoản 911 “ xác định kết quả

kinh doanh “

Page 25: Hoang thu huong 05 kt7

25

- Bên nợ :

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ toàn bộ chi phí kinh

doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ .

+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí tài chính, chi phí khác

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Lãi sau thuế các hoạt động trong kỳ

- Bên có :

+ Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ

+ Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Lỗ về các hoạt động trong kỳ

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ

1.10.4, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK911 :

Nợ TK 511 : “ Doanh thu thuần”

Có TK 911 : “ Kết quả kinh doanh “

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ :

Nợ TK 911 : “ Kết quả kinh doanh “

Có TK632 : “ Giá vốn hàng bán”

- Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

Nợ TK 911 : “ Kết quả kinh doanh “

Có TK641 : “ Chi phí bán hàng”

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ

Nợ TK911 : : “ Kết quả kinh doanh “

Có TK 642 : “ Chi phí quản lý doanh nghiệp ”

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Nợ TK515 : “ Doanh thu hoạt động tài chính “

Có TK TK911 : : “ Kết quả kinh doanh ”

- Kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ

Nợ TK911 : : “ Kết quả kinh doanh ”

Có TK 635 : “ Chi phí tài chính ”

- Tính và kết chuyển số lãi trước thuế trong kỳ

Nợ TK911 : : “ Kết quả kinh doanh ”

Có TK 421 : “ Lãi chưa phân phối ”

- Tính và kết chuyển lỗ thì ngược lại

Nợ TK 421 : “ Lãi chưa phân phối ”

Có TK911 : : “ Kết quả kinh doanh ”

Page 26: Hoang thu huong 05 kt7

26

LÃI / LỖ = Doanh thu thuần – ( Giá vốn hàng bán +CP bán hàng + CP QLDNghiệp)

DT thuần = DT bán hàng – ( Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế XKhẩu )

1.10.5, Sơ đồ tài khoản 911 [1]

Tóm tắt chương 1 :

Tùy theo từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà qua đó doanh nghiệp sẽ chọn

lựa cho phù hợp với hình thức áp dụng riêng. Về nguyên tắc chung, công tác kế toán

tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh dựa trên cơ sở lý thuyết này để áp dụng và vận

dụng xử lý nghiệp vụ hạch toán .

Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ phát sinh mà kế toán sẽ phân tích khoản thu, khoản

chi sẽ được hạch toán như thế nào, thuộc loại thu, loại chi phí gì, có là khoản thu chi

hợp lý hay không và sau cùng khi các khoản chi phát sinh đó được xử lý, cộng thêm

các khoản thu theo cơ sở trên, ta có được kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong

một thời gian cụ thể.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ &

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT NAM NOK

Page 27: Hoang thu huong 05 kt7

27

2.1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất tại Công ty TNHH Việt Nam NOK

2.1.1, Giới thiệu sơ lược về công ty :

Công ty TNHH Việt Nam NOK thuộc dự án đầu tư nước ngoài 100% vốn Nhật

Bản, nhà đầu tư là Công ty NOK CORPORATION, giấy chứng nhận đầu tư số

472043000348 do Ban Quản Lý Các KCN Đồng Nai cấp ngày 4 tháng 12 năm 2004.

Tên giao dịch : VIETNAM NOK.,LTD.

Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH Một Thành Viên

Trụ sở chính : Lô 208, KCN Amata, P. Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất các thiết bị chắn kín bằng kim loại và nhựa (phốt)

Vốn điều lệ : 27,000,000 đô la Mỹ

Điện thoại : 061-3936311 Fax : 061-3936310

2.1.2, Lịch sử hình thành và phát triển công ty :

Công ty chính NOK CORPORATION tại Nhật Bản được thành lập ngày 02 tháng 12

năm 1939.

Trụ sở tại : số 15, 12 chyome, Shiba daimon, Quận Minato, Thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Website : www.nok.co.jp

Trong 70 năm hoạt động, tập đoàn NOK không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, không

những về qui mô sản lượng sản phẩm mà còn mở rộng khoảng cách địa lý vượt ra

ngoài quốc tế. Hiện nay, tập đoàn NOK bao gồm tổng cộng 102 công ty con và 23

công ty liên kết tại hải ngoại như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ...với tổng số khoảng

35.000 nhân viên . Trong đó, Công ty TNHH Việt Nam NOK là một trong những công

ty con được thành lập tại Việt nam từ năm cuối 2004, với tổng số nhân viên hiện nay

khoảng 1.200 người .

2.1.3, Chức năng và nhiệm vụ của công ty :

2.1.3.1. Chức năng :

Sản xuất và kinh doanh các loại thiết bị chắn kín bằng kim loại và nhựa sử dụng

trong xe hơi và các thiết bị nghe nhìn ...

2.1.3.2, Nhiệm vụ :

Là một trong những cứ điểm sản xuất của tập đoàn NOK, công ty TNHH Việt

Nam NOK có nhiệm vụ hoàn thành tốt việc mở rộng thương hiệu cũng như mở

rộng quy mô sản xuất tại thị trường Việt Nam thông qua những chủng loại sản

phẩm đang dần dần được chuyển giao .

2.1.4, Bộ máy quản lý của Công ty

2.1.4.1, Sơ đồ tổ chức công ty

Toång Giaùm Ñoác

Toång Giaùm Ñoác

Phoù TGÑPhoù TGÑ

Phoù TGÑPhoù TGÑ

BP. Keá Toaùn

BP. Nhaân Söï

BP. Thu Mua

BP. Heä Thoáng

P.HC Nhaân SöïP.HC Nhaân Söï

BP. Keá Hoïach 1

BP. Keá Hoïach 2

BP. Khuoân

P. QLyù Saûn XuaátP. QLyù Saûn Xuaát

QC

BP. Kieåm Tra 1

BP. Kieåm Tra 2

BP. KT Linh Kieän

P. QLyù Chaát LöôïngP. QLyù Chaát Löôïng

BP. Baûo Trì

BP. Nguyeân VLieäu

P. Baûo TrìP. Baûo Trì

P.Nguyeân VLieäuP.Nguyeân VLieäu

BP. Dập

BP. Phủ keo

BP. Loø Xo

P. Linh KieänP. Linh Kieän

BP. Saûn Xuaát 1

BP. Saûn Xuaát 2

BP. Saûn Xuaát 3

P. Saûn Xuaát OSP. Saûn Xuaát OS

BP. Saûn Xuaát 1

BP. Saûn Xuaát 2

BP. Saûn Xuaát 3

P. Saûn Xuaát ORP. Saûn Xuaát OR

Page 28: Hoang thu huong 05 kt7

28

(Sơ đồ 2.1)

“ Nguồn : tài liệu giới thiệu công ty TNHH Việt nam NOK” [4]

2.4.1.2, Chức Năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban : BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Page 29: Hoang thu huong 05 kt7

29

Công ty TNHH Việt Nam NOK thuộc loại hình công ty một thành viên, Tổng giám

đốc là người là đại diện theo pháp luật cho Công ty , Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm

trực tiếp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những phương án xây

dựng phát triển công ty

Tổng Giám Đốc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, kết hợp dân sự với

các tổ chức kinh doanh khác trong và ngoài nước, các ban ngành liên quan; tiến hành

các quyết định quan hệ với các tổ chức có thẩm quyền Nhà Nước nhằm giải quyết

thuận lợi cho các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác

trong và ngoài công ty .

Thành viên Ban Giám Đốc bao gồm :

- 01 Tổng Giám Đốc

- 02 Phó Tổng Giám Đốc PHÒNG HÀNH CHÁNH NHÂN SỰ

* Bộ phận Nhân Sự :

A. Vai trò :

- Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách phúc lợi chung cho nhân viên

- Lập kế hoạch nhân sự, duy trì và củng cố nguồn nhân lực tiềm năng cho công ty

- Xây dựng môi trường làm việc và văn hóa chung của công ty

- Xây dựng kế hoạch phát triển nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho nhân viên

- Thống nhất việc thực hiện và duy trì hoạt động phòng chống thiên tai và hoạt động an toàn vệ sinh lao động.

B. Nhiệm vụ

- Xây dựng cơ cấu tổ chức trong công ty. Tổ chức và xúc tiến đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Quản lý tình hình nhân sự, bổ nhiệm, bãi nhiệm nhân sự

- Xây dựng cơ chế đánh giá thành tích, khen thưởng và kỷ luật

- Thu thập thông tin, dữ liệu phân tích báo cáo về tình hình biến động nhân sự và pháp luật.

- Quản lý và thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng

- Xây dựng biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm

* Bộ phận Kế Toán

A. Vai trò :

- Quản lý và cung cấp thông tin tình hình tài chính của công ty ( đến đối tượng cho phép)

- Quản lý tình hình sản xuất kinh doanh và dòng tiền lưu thông trong công ty.B. Nhiệm vụ :

- Quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Quản lý và theo dõi công nợ, các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng, hoàn ứng

Page 30: Hoang thu huong 05 kt7

30

- Hạch toán sổ sách, kiểm tra chứng từ thanh toán đúng theo qui định của công ty và phù hợp với Luật kế toán

- Quản lý và theo dõi tình hình chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh

- Thực hiện công việc báo cáo thuế, hoàn thuế

- Thực hiện việc quản lý hàng tồn kho và kiểm kê kho hàng tháng

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng theo qui định

- Xây dựng kế hoạch ngân sách và kế hoạch thu chi

- Lập kế hoạch và theo dõi các khoản vay ngắn-trung và dài hạn.* Bộ phận Thu Mua :

A. Vai trò :

- Đảm đương vai trò cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất ổn định. Cung cấp các trang thiết bị, linh kiện sửa chữa và

thay thế cho các bộ phận liên quan

- Đảm bảo công việc nhận gửi hàng hóa trong nước, nước ngoài, và công việc nhập xuất linh kiện, nguyên liệu và thành phẩm

B. Nhiệm vụ :

- Lập kế hoạch đặt mua nguyên liệu và quản lý lượng tồn kho hiệu quả

- Quản lý và thực hiện việc theo dõi , báo cáo về tình hình biến động giá cả mua vào, bán ra

- Xây dựng tiêu chuẩn quản lý thời hạn sử dụng nguyên liệu và điều kiện bảo quản chung

- Thực hiện quản lý hàng không đạt, hoàn trả hàng và biện pháp khắc phục đối với khách hàng

- Xây dựng các điều kiện cho nhà cung cấp và các điều kiện liên quan đến việc ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng

- Thực hiện công việc kê khai thuế nhập khẩu và lập hồ sơ hoàn thuế theo luật định.

* Bộ phận Hệ Thống :

A. Vai trò :

- Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin toàn công ty . Gồm hệ thống phần cứng, phần mềm phục vụ sản xuất , thông tin liên lạc chung .

- Đảm bảo hệ thống thông tin truyền dẫn hoạt động hiệu quả và phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .

B. Nhiệm vụ :

- Quản lý, vận hành, thiết kế, bảo dưỡng hệ thống Syline nhằm duy trì vận hành tốt và ổn định..

- Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý bằng Barcode, quản lý thiết bị sửa chữa

- Quản lý và kiểm soát tính bảo mật và an toàn hệ thống lưu trữ dữ liệu, cập nhật và bảo quản dữ liệu theo qui định

Page 31: Hoang thu huong 05 kt7

31

PHÒNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT

* Bộ phận kế hoạch :

A. Vai trò :

- Tổ chức và lập kế hoạch sản xuất , kế hoạch nhập kho hàng tháng

- Kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần thiết : thừa, thiếu, hàng bù ...B. Nhiệm vụ :

- Cập nhật đơn hàng và tình trạng năng lực sản xuất để lập kế hoạch

- Cập nhật và xác nhận điều kiện đảm bảo sản xuất và giao hàng như : Máy móc thiết bị, khuôn đúc, khuôn dập, jig

Đặt hàng các lịnh kiện không thể sản xuất được tại công ty

Đặt hàng thành phẩm (nhập khẩu) dùng bán nội địa.

Xác nhận dữ liệu Master.

- Phát hành các lệnh sản xuất parts (job tag), curing job tag và cung cấp tem nhãn hiển thị cho sản phẩm

- Theo dõi nhập kho và xuất hàng. Điều chỉnh kế hoạch sản xuất, giao hàng

- Tiếp nhận các hạng mục chuyển giao sản phẩm mới* Bộ phận khuôn :

A. Vai trò :

- Phụ trách việc gia công, chế tạo các linh kiện hỗ trợ cho các bộ phận sản xuất

- Sửa chữa, bảo dưỡng các loại phụ tùng khuônB. Nhiệm vụ :

- Chế tạo các loại linh kiện phụ tùng dùng cho khuôn dập

- Quản lý và kiểm soát đầu vào của dụng cụ và khuôn đúc, dao cắt

- Quản lý và kiểm soát các hạng mục liên quan đến đối sách phế phẩm của khuôn

- Phụ trách việc gia công công cụ bên ngoài

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

* Bộ phận Quản Lý Chất Lượng (QC)

A. Vai trò :

- Xây dựng thể chế đảm bảo chất lượng để nâng cao sự thoả mãn của khách hàng

- Lập kế hoạch cải thiện, duy trì các thao tác đo chính xác, tiến hành kiểm tra bảo trì dụng cụ đo

B. Nhiệm vụ :

- Tiếp nhận, quản lý và phân phối tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài như ( QAC, mẫu giới hạn, JIS, ISO...)

- Quản lý và hiệu chỉnh dụng cụ đo, đảm bảo tính chính xác của dụng cụ theo quy định.

Page 32: Hoang thu huong 05 kt7

32

- Quản lý việc phát động sản xuất thử, kiểm tra mẫu và tổ chức sản xuất hàng loạt cho các mã hàng mới.

- Phụ trách việc đối ứng các yêu cầu của khách hàng liên quan đến đảm bảo chất lượng của sản phẩm, hàng mẫu, bảng quy trình, các yêu cầu khi có sự thay đổi

ban đầu.

* Bộ phận kiểm tra 1, 2

A. Vai trò :

- Đảm đương vai trò kiểm tra sản phẩm công đoạn sau và đảm bảo không để sản phẩm NG đến tay khách hàng.

- Hỗ trợ trong việc xác định nguyên nhân khiếu nại từ khách hàng và phối hợp với các bộ phận đưa ra đối sách khắc phục kịp thời theo yêu cầu khách hàng.

B. Nhiệm vụ :

- Tiếp nhận và điều tra các khiếu nại từ khách hàng và đưa ra các giải pháp cải thiện theo yêu cầu của khách hàng.

- Kiểm tra chất lượng xuất hàng, hàng thành phẩm và bán thành phẩm.

- Cung cấp thông tin và kết quả kiểm tra cho các bộ phận liên quan.

- Quản lý và kiểm soát việc ghi chép và cài đặt các thông số của bộ phận sản xuất để đảm bảo tính ổn định trong khi sản xuất.

* Bộ phận kiểm tra linh kiện

A. Vai trò :

- Đảm bảo việc kiểm tra các nguyên liệu : hoá chất, lò xo, nguyên liệu xử lý bề mặt và nguyên liệu thép đầu vào đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của công ty.

- Đưa ra các phán định về tình trạng chất lượng của các loại nguyên liệu đầu vào cho các bộ phận liên quan.

B. Nhiệm vụ :

- Thực hiện kiểm tra nguyên liệu đầu vào theo quy định.

- Xây dựng phương pháp và cung cấp kết quả kiểm tra linh kiện trong công đoạn sản xuất.

- Theo dõi và xử lý các biện pháp khắc phục và cải thiện chất lượng của nhà cung cấp.

PHÒNG BẢO TRÌ

* Bộ phận Bảo Trì

A. Vai trò :

- Đảm bảo và duy trì máy móc thiết bị luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

- Quản lý các thiết bị máy móc và cơ sở hạ tầng của công ty..B. Nhiệm vụ :

- Phụ trách công việc lập layout cho các line sản xuất và lắp đặt thiết bị.

- Thực hiện công việc chỉnh sửa và hiệu chỉnh , cải thiện thiết bị.

Page 33: Hoang thu huong 05 kt7

33

- Lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ bảo trì các loại thiết bị máy móc, hệ thống điện, nước, PCCC, hệ thống khí nén, làm lạnh, xử lý khí thải, nước thải, các

thiết bị vận chuyển ..

- Xây dựng các tiêu chuẩn quản lý và hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị hoạt động, các bảng kiểm tra thiết bị hàng ngày.

PHÒNG NGUYÊN VẬT LIỆU

A. Vai trò :

- Đảm nhận vai trò sản xuất và cung cấp các nguyên liệu linh kiện cho các công đoạn sau đúng kế hoạch

- Đảm bảo sản xuất và cung cấp các nguyên liệu linh kiện đạt chất lượng tốt nhất và ổn định.

B. Nhiệm vụ :

- Đảm bảo sự ổn định của quá trình trộn nguyên liệu, cắt và chuẩn bị nguyên liệu để cung cấp kịp thời cho sản xuất.

- Đảm bảo kiểm soát tình trạng chất lượng, bảo quản và lưu trữ nguyên liệu cao su cung cấp cho các công đoạn sau kịp thời.

- Thực hiện giám sát, cập nhật thông tin dữ liệu chính xác, đầy đủ trong quá trình trộn cao su.

- Xây dựng các hạng mục thao tác, hướng dẫn về an toàn, cải thiện . Đào tạo đầy đủ kiến thức về quy trình trộn, cắt, chuẩn bị và bảo quản cao su đúng quy định.

PHÒNG LINH KIỆN

* Bộ phận Dập (metal case)

A. Vai trò :

- Cung cấp metal case ổn định cho công đoạn đúc

- Đảm bảo kích thước theo quy định.B. Nhiệm vụ :

- Sản xuất và cung cấp kịp thời metal case cho Bộ phận sản xuất theo kế hoạch

- Thực hiện quản lý và theo dõi hạng mục sản xuất đầu kỳ.

- Quản lý, bảo quản và sửa chữa khuôn dập, các linh kiện khuôn đúng theo quy định.

- Thực hiện các hạng mục cải tiến về chất lượng, thời hạn giao hàng.* Bộ phận Phủ Keo

A. Vai trò :

- Cung cấp sản phẩm metal case sau khi xử lý phủ keo cho công đoạn đúc.

- Đảm bảo metal case được xử lý đúng theo quy trình và đạt chất lượng cao nhất.B. Nhiệm vụ :

- Thực hiện công đoạn xử lý sạch bề mặt metal case và công đoạn phủ keo đùng quy trình.

- Xây dựng các đối sách cho hàng xử lý không hiệu quả, và kiểm soát tính ổn định khi thực hiện đối sách.

Page 34: Hoang thu huong 05 kt7

34

- Thực hiện nhiệm vụ pha keo và điều chỉnh hàm lượng hoá chất trong quá trình xử lý đúng theo quy định về nồng độ, số lượng và thời gian.

* Bộ phận Lò Xo

A. Vai trò :

- Đảm bảo cung cấp lò xo đạt chất lượng tốt cho công đoạn đúc.B. Nhiệm vụ :

- Đảm bảo cung cấp sản phẩm lò xo cho công đoạn sau đạt chất lượng tốt và ổn định.

- Cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất thông qua thiết bị, quy trình thao tác và năng suất lao động.Quản lý và bảo quản lượng nguyên liệu tồn tại bộ phận đúng

theo quy định.

- Thực hiện các giải pháp cải tiến, cải thiện chất lượng lò xo không đạt và có kế hoạch giám sát tính ổn định trong quá trình sản xuất.

- Xây dựng bảng tiêu chuẩn về kiểm tra lò xo và thực hiện kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng.

PHÒNG SẢN XUẤT

A. Vai trò :

- Thực hiện vai trò sản xuất tạo ra sản phẩm

- Đảm bảo năng lực sản xuất ổn định để cung cấp sản phẩm đúng thời hạn giao hàng.

- Thực hiện giải pháp cải thiện nhằm giảm giá thành sản xuất.

- Đảm bảo và duy trì tính ổn định về chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao năng suất và năng lực sản xuất trong việc thực hiện cải tiến liên tục.B. Nhiệm vụ :

- Quản lý và duy trì hoạt động ổn định cho tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất bằng cách sử dụng hiệu quả công suất máy, năng

lực nhân viên và thời gian làm việc.

- Quản lý việc thực hiện đảm bảo chất lượng sản phẩm ở các công đoạn sản xuất và kiểm tra cuối công đoạn, phân tích và điều tra nguyên nhân, xử lý các khiếu

nại từ khách hàng nội bộ và bên ngoài.

- Xây dự cơ chế quản lý hàng lẻ, hàng cuối ca, kiểm kê số liệu đầu ca hiệu quả.

- Thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường, vệ sinh an toàn lao động.

Page 35: Hoang thu huong 05 kt7

35

2.1.5, Quy trình công nghệ : sơ đồ 2.2

“ Nguồn : tài liệu giới thiệu công ty TNHH Việt nam NOK” [4]

2.1.6, Những thuận lợi và khó khăn của công ty :

2.1.6.1, Thuận lợi :

- Công ty nhận được sự hỗ trợ chủ đạo từ công ty chính về mặt kỹ thuật, chuyên môn

trong khâu sản xuất bằng việc cử các chuyên gia, kỹ sư sang hỗ trợ đội ngũ nhân

viên Việt nam. Ngoài ra, hàng năm công ty cũng cử nhân viên sang Nhật học tập

nâng cao tay nghề cũng như học hỏi thêm công nghệ mới tân tiến.

- Sự quyết tâm của Ban Giám Đốc, các cấp lãnh đạo trong việc nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, giảm thiểu lãng phí.

- Công ty đã thiết lập được mối quan hệ mật thiết với nhà cung cấp về nguyên phụ

liệu cung cấp cho sản xuất , ..

- Sự đoàn kết,nhiệt tình và cố gắng phấn đấu của đội ngũ nhân viên trong công ty.

2.1.6.2, Khó khăn :

- Bên cạnh những mặt thuận lợi, công ty còn gặp phải những khó khăn và thử thách.

Do giá nhiên liệu tăng cao, dẫn đến giá đầu vào tăng , ví dụ như nguyên vật liệu, phí

vận chuyển, dịch vụ... thường xuyên bị tăng giá dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên,

gây khó khăn rất lớn cho hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Những mặt hàng cần dùng làm nguyên phụ liệu đầu phải nhập từ Nhật bản hoặc

nước ngoại mà tại Việt nam chưa thể đáp ứng được hoàn toàn cũng là yếu tố gây khó

Gia coâng

Theùp

Laép raùp

Kieåm tra

Cheá taïo

Kieåm tra

KHUOÂN

Polymer

Kieåm tra

Troän

Cuoän

Gia nhieät

Kieåm tra

Chaát xuùc tieán

Caét

CAO SU

Theùp

Kieåm tra

Daäp

Kieåm tra

Phuû keo

Xöû lyù beà maët

Voøng K.loaïi

Daây k.loaïi

Kieåm tra

Theùp cuoän

Cheá taïo

Kieåm tra

Loø xo

Ñuùc thaønh hình

Laên

Gia nhieät

Kieåm tra

Load spring

Bôm môõ

Kieåm tra laàn

Kieåm tra

Ñoùng goùi/nhaäp kho

Xuaát haøng

Thaønh phaåm

Vaän chuyeån

Kieåm tra

Nhaäp kho

Saûn phaåm

<Khuoân>

<Nguyeân lieäu >Preparation>

<Ñuùc> <Nhaän haøng>

Nhaät Baûn

Vieät Nam NOK Nhaät Baûn

Page 36: Hoang thu huong 05 kt7

36

khăn về cắt giảm giá thành cũng như độ rủi ro cao do khoảng cách địa lý xa và thời

gian nhận hàng kéo dài .

- Đơn đặt hàng từ khách hàng không đồng đều và ổn định về kết cấu mặt hàng . Dẫn

đến khó khăn cho khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, thường phát sinh thêm chi phí vận

chuyển trong trường hợp cần mua nguyên vật liệu gấp từ nước ngoài.

- Tỷ giá giữa ngoại tệ Yên Nhật và Đồng Việt Nam thường xuyên biến động mà

doanh nghiệp chủ yếu thu mua hàng hóa bằng ngoại tệ, dẫn đến ảnh hưởng về mặt

lợi nhuận kinh doanh do biến động của tỷ giá.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sản lượng sản xuất giảm dẫn đến việc sử

dụng máy móc thiết bị chưa hết công suất, giảm hiệu quả kinh doanh.

- Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trên thị trường cùng ngành sản xuất.

- Do chính sách của nhà nước không ổn định cũng phần nào ảnh hưởng làm cho giá

vốn tăng hoặc lợi nhuận sau thuế TNDN bị giảm : như theo thông tư 130/TT-BTC

năm 2008, đối với phí chơi golf không được xem là chi phí hợp lệ ....

2.1.6.3, Phương hướng phát triển trong thời gian tới :

Trên nền tảng xác định những khó khăn , phương hướng nhiệm vụ mà Ban Giám

Đốc đặt ra là :

- Chuyển đổi thay thế dần ở mức cao nhất có thể đối với các mặt hàng phải mua từ nước ngoài sang mua hàng nội địa tại Việt Nam có chất lượng tương đương,

để giảm thiểu chi phí đầu vào.

- Song song đó, giảm thiểu việc đặt gia công chế tác bên ngoài bằng việc phân loại mức độ yêu cầu công việc, chuyển dần sang tự chế, nâng cao hiệu suất làm

việc của đội ngũ nhân viên kỹ thuật.

- Tuyên truyền phát động sáng kiến cải tiến chất lượng, nâng cao ý thức tiết kiệm, tăng năng suất lao động nhằm cắt giảm giá thành.

2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Việt Nam NOK: [4]

2.2.1, Bộ máy kế toán của công ty :

Bộ phận kế toán gồm 1 Kế Toán Trưởng và 5 kế toán viên . Các nghiệp vụ trong bộ

phận được biểu hiện qua sơ đồ dưới đây.

sơ đồ 2.3

“ Nguồn : tài liệu giới thiệu công ty -quy định phân công nghiệp vụ phòng kế toán” [4]

Kế Toán Trưởng

KTThanh Toán

KTTổng Hợp

KTTSCĐ

Thủ Quỹ

KTNguyên

Vật Liệu

Page 37: Hoang thu huong 05 kt7

37

Kế Toán Trưởng :

- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh với Ban Giám Đốc.

- Kiểm tra việc lập báo cáo lãi lỗ và dòng tiền hàng tháng

- Lập kế hoạch năm lãi lỗ và dòng tiền.

- Lập báo cáo cho công ty mẹ theo định kỳ.

- Theo dõi các khoản vay dài hạn và ngắn hạn và tình hình thực hiện các khoản vay dài hạn nước ngoài với ngân hàng nhà nước.

- Lập bảng trích lãi vay và theo dõi số dư lãi vay.

- Đánh giá các khoản vay dài hạn và ngắn hạn và các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh .

- Báo cáo thuế năm, giao dịch liên kết, thống kê với cơ quan nhà nước.

- Theo dõi việc lập hồ sơ và tính khấu hao của tài sản.

- Hỗ trợ kiểm toán lập báo cáo tài chính năm

- Cập nhật chính sách thuế mới và hướng dẫn thực hiện cho nhân viên.

- Tiếp nhận và xử lý thông tin theo trách nhiệm được phân công

- Thiết lập quy trình kiểm soát thu-chi, thường xuyên cập nhật và phổ biến kiến thức cần thiết về nghiệp vụ cho kế toán viên. Duy trì và hoàn thiện công tác kế

toán chính xác, hiệu quả.

Kế Toán Tổng Hợp :

- Lập báo cáo giá thành OR và SG.

- Lập báo cáo thuế hàng tháng, thuế nhà thầu nước ngoài phát sinh và hoàn thuế VAT.

- Xuất kho thành phẩm OR, OS,SG và lập hoá đơn bán hàng, hạch toán doanh thu.

- Theo dõi công nợ phải trả nước ngoài và phải thu OR,OS,SG hoặc các khoản thu khác phát sinh trong quá trình hoạt động như thu tiền phế liệu, tiền bồi

thường...

- Phân bổ lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân.

- Theo dõi thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội , nhập khẩu, xuất khẩu.

- Giám sát thực hiện bộ hồ sơ hoàn thuế, báo cáo thuế và thống kê hàng tháng và thuế nhà thầu phát sinh.

- Đánh giá số dư ngoại tệ phải thu, phải trả cuối kỳ.

Page 38: Hoang thu huong 05 kt7

38

- Kiểm kê và nhập số liệu kiểm kê cuối tháng.

- Hỗ trợ kiểm toán về các số liệu liên quan đến báo cáo tài chính năm.

- Báo cáo các số liệu liên quan cho Kế Toán Trưởng theo yêu cầu.

Kế Toán Thanh Toán :

- Lập báo cáo dòng tiền phát sinh hàng tháng

- Lập kế hoạch thanh toán tháng

- Lập lệnh thanh toán bằng chuyển khoản

- Hạch toán chi phí OR, OS, SG.

- Theo dõi thanh toán thuế VAT và nhập khẩu đúng hạn

- Theo dõi số dư tiền gửi ngân hàng đảm bảo thanh toán đúng hạn.

- Đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ

- Kiểm kê và nhập số liệu kiểm kê cuối tháng

- Hỗ trợ kiểm toán về các số liệu liên quan đến báo cáo tài chính năm

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán ngân hàng, xuất hoá đơn bán hàng, kiểm kê số liệu cuối tháng

- Báo cáo các số liệu liên quan cho Kế Toán Trưởng theo yêu cầu.

Kế Toán Tài Sản Cố Định

- Ghi chép và phản ánh tập hợp chính xác kịp thời về số lượng, giá trị TSCĐ, vật liệu hiện có.

- Giám sát và kiểm tra tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ tại các phòng ban.

- Tính khấu hao và lập báo cáo về TSCĐ theo quy định.

- Kiểm kê và nhập số liệu kiểm kê cuối tháng

- Hỗ trợ kiểm toán về các số liệu liên quan đến báo cáo tài chính năm

- Báo cáo các số liệu liên quan cho Kế Toán Trưởng theo yêu cầu.

Thủ Quỹ :

- Nhận, kiểm tra và phân loại chứng từ

- Theo dõi công nợ phải trả trong nước OR,OS,SG

- Hoàn tất bộ chứng từ thanh toán

- Thu tiền và chi tiền bằng tiền mặt

- Nhập xuất kho bao bì OR, OS, SG

Page 39: Hoang thu huong 05 kt7

39

- Lập báo cáo thống kê hàng tháng.

- Đánh giá số dư ngoại tệ phải trả cuối kỳ

- Kiểm kê và đối chiếu kho bao bì cuối tháng và nhập số liệu kiểm kê.

- Hỗ trợ kiểm toán về các số liệu liên quan đến báo cáo tài chính năm

- Báo cáo các số liệu liên quan cho Kế Toán Trưởng theo yêu cầu. Kế Toán Nguyên Vật Liệu :

- Theo dõi và phản ánh việc nhập xuất kho, tính giá nhập xuất kho nguyên vật liệu cho OS, OR , SG.

- Theo dõi nhập xuất kho thành phẩm OR, OS,SG- Phát hành và phân phối mẫu kiểm kê, đối chiếu số lượng, nhập số liệu kiểm kê

nguyên vật liệu hàng tháng

- Chịu trách nhiệm về thực hiện số liệu nguyên vật liệu và thành phẩm.

- Hỗ trợ kiểm toán về các số liệu liên quan đến báo cáo tài chính năm

- Báo cáo các số liệu liên quan cho Kế Toán Trưởng theo yêu cầu.

2.2.2, Chính sách kế toán ở công ty TNHH Việt Nam NOK :

2.2.2.1, Hình thức kế toán áp dụng trong công ty : [2]

- Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính (G-Cam) . Trình tự ghi sổ kế toán theo

hình thức này là hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng

hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra , dùng làm căn cứ ghi sổ , xác định tài

khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào bảng biểu được thiết kế

trên máy vi tính .

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Chứng từ kế toán

PHẦN MỀM

KẾ TOÁN

Sổ kế toán- Sổ tổng hợp- Số chi tiết

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại

(Máy vi tính)Báo cáo tài chính

Báo cáo kế toán quản trị

Page 40: Hoang thu huong 05 kt7

40

Ghi chú :

Nhập số liệu hằng ngày

In sổ, in báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

2.2.2.2, Trình tự ghi Sổ :

(1) Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế

toán tổng hợp ( Sổ Cái hoặc Nhật ký-Sổ cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên

quan.

(2) Cuối tháng, hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện các thao tác

khóa sổ và lập báo cáo tài chính . Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi

tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã

được nhập trong kỳ. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về

sổ kế toán ghi bằng tay.

2.2.2.3, Một số chính sách kế toán áp dụng trong công ty

- Hệ thống tài khoản : được áp dụng trong công ty bao gồm 10 loại tài khoản.

- Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

- Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng : theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp tính giá xuất kho : theo phương pháp bình quân gia quyền

- Phương pháp tính khấu hao : theo đường thẳng

- Đơn vị tiền tệ kế toán : Việt Nam Đồng (VNĐ)

2.3.Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

tại Công ty TNHH Việt Nam NOK :

2.3.1, Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ :

Doanh thu của công ty phần lớn thu từ xuất khẩu ra nước ngoài ( Nhật Bản), ngoài

ra còn có một phần thu trong nội địa . Nguồn thu này dùng để trang trải và bù đắp

những chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh,

khoảng chênh lệch dương giữa doanh thu và chi phí càng lớn sẽ tạo điều kiện cho

doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các chứng từ sử dụng :

+ Hóa đơn bán hàng ( Invoice)

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Phiếu xuất kho

+ Phiếu kế toán

+ Giấy báo có của ngân hàng

+ Hồ sơ xuất khẩu ( sales contract, packing list ..)

- Sổ sách sử dụng :

Page 41: Hoang thu huong 05 kt7

41

+ Sổ cái chi tiết TK511

+ Sổ chi tiết thanh toán TK 131/136

- Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng TK 511 TK chi tiết : TK 5111 : Doanh thu bán hàng hóa

TK 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm

- Trình tự luân chuyển chứng từ :

Bộ phận Thu Mua, Bộ phận Kho nhận kế hoạch giao hàng từ Bộ phận kế hoạch, căn

cứ vào Bảng kế hoạch này sẽ lên lịch giao hàng, nhận hàng từ kho bằng Biên bản giao

nhận, sau đó xuất Invoice, Packing list... ( chứng từ liên quan đến hàng xuất bán trong

và ngoài nước). Căn cứ vào đó, Bộ phận kế toán xuất hóa đơn giá trị gia tăng, hạch

toán các nghiệp vụ phát sinh trên phần mềm máy tính ra phiếu xuất kho, phiếu kế toán,

Sổ cái chi tiết và các sổ liên quan.

Định khoản tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh doanh thu :

Nợ TK 131 : 1.715.246.991

Có TK 5111 : 1.559.315.446

Có TK 3331 : 155.931.545

Nợ TK 136 : 26.974.160.520

Có TK 5112 : 24.521.964.109

Có TK 3331 : 245.219.641

- Sơ đồ hạch toán :

Page 42: Hoang thu huong 05 kt7

42

Bảng biểu 2.4 : Sổ cái TK511

Page 43: Hoang thu huong 05 kt7

43

2.3.2, Kế toán giá vốn hàng bán :

Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho.

Giá vốn hàng bán trong kỳ được xác định theo giá thực tế cho lượng hàng hóa đã được

tiêu thụ trong kỳ .

Ví dụ : Ta có số liệu về sản phẩm A như sau

Tồn kho đầu kỳ : 10.000 sản phẩm ; đơn giá 5.500đồng/ sản phẩm

Nhập kho trong kỳ : 15.000 sản phẩm ; đơn giá 5.700 đồng/sản phẩm

Như vậy, đơn giá bình quân khi xuất kho sản phẩm A là :

[(10.000×5.500)+(15.000×5.700) ] : ( 10.000+15.000) = 5.620 đồng / sản phẩm

- Chứng từ sử dụng :

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Báo cáo nhập xuất tồn

- Phiếu nhập - xuất kho- Sổ sách sử dụng :

- Phiếu kiểm kê

- Sổ cái TK 632

- Tài khoản sử dụng :

TK 632 Giá vốn hàng bán

- Trình tự luân chuyển chứng từ :

Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng và các chừng từ có liên quan, kế

toán phản ánh nghiệp vụ phát sinh giá vốn hàng bán vào Sổ chi tiết giá vốn ( máy

tính).

- Định khoản tổng hợp các nghiệp vụ giá vốn :

Nợ TK 632 : 25.159.364.213

Có TK 155 : 23.769.309.403

Có TK 156 : 1.390.054.810

Page 44: Hoang thu huong 05 kt7

44

- Sơ đồ hạch toán :

Bảng biểu 2.5 : Sổ cái chi tiết tài khoản 632

2.3.3, Kế toán chi phí bán hàng :

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa

như : Chi phí nhân viên bán hàng, vật liệu bao bì, công cụ đồ dùng, khấu hao, mua

ngoài .....

- Chứng từ sử dụng :

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu xuất kho

- Sổ sách sử dụng :

- Sổ cái TK 641

Page 45: Hoang thu huong 05 kt7

45

- Tài khoản sử dụng : Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

Tài khoản chi tiết :

TK6411 : CP nhân viên bán hàng

TK6412 : CP vật liệu, bao bì

TK6413 : CP công cụ, đồ dùng

TK6414 : CP KH-SC-BD TSCĐ

TK6415 : CP Bảo hành

TK6417 : CP dịch vụ mua ngoài

TK6418 : CP bằng tiền khác

- Trình tự luân chuyển chứng từ

Kế toán căn cứ vào hóa đơn và chứng từ hợp lệ cho chi phí bán hàng phát sinh, sau khi

được duyệt chi, tiến hành nhập các số liệu quản lý kế toán vào phần mềm. Hàng tháng

kết chuyển sang Sổ cái TK 641 để xác định tổng chi phí bán hàng phát sinh trong

tháng.

- Định khoản tổng hợp các nghiệp vụ chi phí bán hàng :

Nợ TK 641 700.057.619

Có TK 111 20.017.222

Có TK 112 28.049.752

Có TK 142 7.398.752

Có TK 153 91.213.123

Có TK 331 360.745.247

Có TK 334 29.512.801

Có TK 335 5.538.526

Có TK 336 150.794.252

Có TK 3383 6.787.944

Page 46: Hoang thu huong 05 kt7

46

- Sơ đồ hạch toán :

Bảng biểu 2.6 : Sổ cái tài khoản 641

Page 47: Hoang thu huong 05 kt7

47

2.3.4, Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp :

- Chứng từ sử dụng :

- Phiếu thu, phiếu chi

- Bảng thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ

- Bảng khấu hao tài sản cố định

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Giấy yêu cầu thanh toán, chuyển khoản

- Sổ sách sử dụng :

- Số cái TK 642

- Tài khoản sử dụng :

Tài khoản 641 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tài khoản chi tiết :

TK6421 : CP nhân viên quản lý

TK6422 : CP vật dụng văn phòng

TK6423 : CP vật liệu quản lý

TK6424 : CP khấu hao TSCĐ

TK6425 : CP Thuế, phí và lệ phí

TK6426 : CP dự phòng

TK6427 : CP dịch vụ mua ngoài

TK6428 : CP quản lý khác

- Trình tự luân chuyển chứng từ :

Căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ có liên quan hợp lệ, sau khi được duyệt chi. Kế

toán phản ánh nghiệp vụ bằng cách tiến hành nhập số liệu phát sinh liên quan đến chi

phí quản lý vào phần mềm. Hàng tháng kết chuyển sang Sổ Cái TK 642 để xác định

tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng.

- Định khoản tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh chi phí quản lý trong tháng :

Nợ TK 642 : 4.686.753.507

Có TK 111 : 29.288.805

Có TK 112 : 328.334.342

Có TK 138 : 3.209.497

Có TK 141 : 3.842.759

Có TK 142 : 279.957.705

Có TK 214 : 981.091.176

Có TK 242 : 517.942.154

Có TK 331 : 1.124.583.169

Có TK 3338 : 295.450.812

Page 48: Hoang thu huong 05 kt7

48

Có TK 334 : 771.504.414

Có TK 335 : 148.861.002

Có TK 338 : 107.020.394

Có TK 351 : 95.667.278

- Sơ đồ hạch toán :

Page 49: Hoang thu huong 05 kt7

49

Bảng biểu 2.7 : Sổ cái tài khoản 642

2.3.6,Kế toán doanh thu hoạt động tài chính :

Là những khoản mà doanh nghiệp thu được từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi do bán

ngoại tệ, lãi do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chiết khấu thanh toán được hưởng ....

- Chứng từ sử dụng :

+ Phiếu thu

+ Giấy báo có ngân hàng

+ Hóa đơn mua hàng

- Sổ sách sử dụng :

+ Sổ cái tài khoản 515

- Tài khoản sử dụng : TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính

- Định khoản tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh doanh thu hoạt động tài chính :

Nợ TK 111 : 45.095.437

Nợ TK 112 : 205.461.383

Nợ TK 131 : 143.163.088

Nợ TK 136 : 32.559.338

Nợ TK 138 : 497.908

Nợ TK 241 : 10.013.131

Nợ TK 311 : 40.290.338

Nợ TK 331 : 257.008.170

Nợ TK 335 : 12.057.149

Nợ TK 336 : 4.311.802

Nợ TK 413 : 4.737.902.177

Có TK 515 : 5.488.359.921

Page 50: Hoang thu huong 05 kt7

50

- Sơ đồ hạch toán :

Page 51: Hoang thu huong 05 kt7

51

Bảng biểu 2.8 : Sổ cái tài khoản 515

2.3.6, Kế toán chi phí hoạt động tài chính :

Là những chi phí phát sinh do lãi tiền vay, lỗ do bán ngoại tệ, lỗ do chênh lệch tỷ giá

hối đoái, ....

- Chứng từ sử dụng :

+ Giấy báo nợ

+ Phiếu chi

- Sổ sách sử dụng :

+ Sổ cái TK 635

- Tài khoản sử dụng : TK 635 Chi phí hoạt động

- Định khoản tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh chi phí hoạt động tài chính :

Nợ TK 635 : 14.295.458.316

Có TK 112 : 14.295.458.316

- Sơ đồ hạch toán:

Page 52: Hoang thu huong 05 kt7

52

Bảng biểu 2.9 : Sổ cái tài khoản Chi phí hoạt động tài chính :

2.3.7, Kế toán thu nhập khác :

Thu nhập khác của công ty là những khoản thu không thường xuyên bao gồm như :

nhượng bán tài sản cố định, thu nhập từ bán phế liệu, các khoản thuế được hoàn lại,

phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng ...

- Chứng từ sử dụng :

+ Hóa đơn GTGT

+ Giấy báo có

- Sổ sách sử dụng :

+ Sổ cái tài khoản 711

- Tài khoản sử dụng : TK 711 Thu nhập khác

- Định khoản các nghiệp vụ phát sinh phát sinh trong tháng :

Nợ TK 112 : 2.707.111

Nợ TK 131 : 38.552.323

Nợ TK 136 : 405.430

Có TK 711 : 41.664.864

Page 53: Hoang thu huong 05 kt7

53

- Sơ đồ hạch toán :

Bảng biểu 2.10 : Sổ cái tài khoản Thu nhập khác :

2.3.8, Kế toán các khoản chi phí khác :

Là những khoản chi phí phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chênh lệch lỗ do

đánh giá vật tư, hàng hóa, bị phạt hay truy nộp thuế, do vi phạm hợp đồng kinh tế ....

- Chứng từ sử dụng :

+ Hóa đơn GTGT

+ Giấy báo nợ

+ Phiếu chi

- Sổ sách sử dụng :

Sổ cái TK 811

Page 54: Hoang thu huong 05 kt7

54

- Tài khoản sử dụng : TK 811 Chi phí khác

- Định khoản các nghiệp vụ tổng hợp các khoản chi phí khác trong tháng :

Nợ TK 811 : 1.160.515.052

Có TK 111 : 64.474.491

Có TK 112 : 875.035.064

Có TK 211 : 221.005.497

- Sơ đồ hạch toán :

Bảng biểu 2.11 : Sổ cái tài khoản Chi phí khác :

Page 55: Hoang thu huong 05 kt7

55

2.3.9, Kế toán xác định kết quả kinh doanh :

Là kết quả mà doanh nghiệp đạt được (lợi nhuận) qua quá trình sản xuất và tiêu thụ

hàng hóa .

- Chứng từ sử dụng : Gồm tất cả các chứng từ kế toán hợp lý, hợp lệ có liên quan

phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Sổ sách sử dụng

Sổ cái TK911

- Tài khoản sử dụng : Tài khoản 911 : Xác định kết quả kinh doanh

- Trình tự luân chuyển chứng từ :

Sau khi tập hợp và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh trong tháng vào Sổ cái các

tài khoản có liên quan, kế toán tiến hành kiểm tra và đối chiếu số liệu giữa sổ sách và

chứng từ. Nếu thấy hợp lý thì căn cứ trên số liệu đó lập Bảng cân đối phát sinh và kết

chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh.

- Định khoản các nghiệp vụ phát sinh phát sinh trong tháng :

Xác định kết quả kinh doanh

Kết chuyển doanh thu bán hàng hóa sang TK911, Kế toán ghi :

Nợ TK5111 1.559.315.446

Có TK911 1.559.315.446

Kết chuyển doanh thu bán các thành phẩm sang TK911. Kế toán ghi :

Nợ TK5112 24.521.964.109

Có TK911 24.521.964.109

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK911. Kế toán ghi :

Nợ TK515 5.488.359.921

Có TK911 5.488.359.921

Kết chuyển thu nhập khác sang TK911. Kế toán ghi :

Nợ TK711 41.664.864

Có TK911 41.664.864

Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK911. Kế toán ghi:

Nợ TK911 25.159.364.213

Có TK632 25.159.364.213

Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK911. Kế toán ghi:

Nợ TK911 700.057.619

Có TK641 700.057.619

Page 56: Hoang thu huong 05 kt7

56

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK911. Kế toán ghi:

Nợ TK911 4.686.753.507

Có TK642 4.686.753.507

Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính sang TK911. Kế toán ghi:

Nợ TK911 14.295.458.316

Có TK642 14.295.458.316

Kết chuyển chi phí khác sang TK911. Kế toán ghi:

Nợ TK911 1.160.515.052

Có TK811 1.160.515.052

Kết chuyển Lỗ phát sinh trong kỳ. Kế toán ghi :

Nợ TK421 14.390.844.367

Có TK911 14.390.844.367

- Sơ đồ hạch toán :

Page 57: Hoang thu huong 05 kt7

57

Bảng biểu 2.12 : Sổ cái tài khoản 911

Bảng biểu 2.13

BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHGIỮA THÁNG 8 & THÁNG 9 / 2009

ĐVT : 1.000VND

Page 58: Hoang thu huong 05 kt7

58

Nhận xét :

- Từ bảng so sánh kết quả kinh doanh giữa hai tháng ta thấy giá vốn hàng bán

của tháng 9 ( chiếm 96% doanh thu) nhỏ hơn giá vốn tháng 8 (chiếm 112% doanh

thu) trong khi doanh thu tháng 9 lớn hơn doanh thu tháng 8.

Nguyên nhân chính của sự đột biến này là do :

+ Các loại hóa chất để tạo ra các loại cao su ( loại A, loại T ...) có giá rất chênh lệch,

sau đó các loại cao su này sẽ là nguyên vật liệu chính để tạo ra sản phẩm . Mỗi

tháng, tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng, trong đó kết cấu mặt hàng của tháng

8 sử dụng hóa chất có giá thành cao hơn tháng 9, dẫn đến giá vốn hàng bán tháng 8

tăng cao hơn so với tháng 9.

+ Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác khách quan và chủ quan như : do ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lượng nhân công

trong các tháng đầu năm, khi có đơn hàng trở lại, những nhân viên mới chưa quen

thao tác dẫn đến hàng hư nhiều hơn trong tháng 8 so với tháng 9 .

Công tác quản lý sản xuất chưa được thật tốt, tỷ lệ hàng phế phẩm chưa được quản lý

chặt chẽ và ổn định nên có nhiều biến động qua các tháng .

- Doanh thu hoạt động tài chính tháng 9 cao hơn tháng 8 :

Khoản doanh thu hoạt động tài chính của tháng 9 chủ yếu là thu từ khoản chênh lệch

tỷ giá, khoản thu này phát sinh do doanh nghiệp hầu như nhập khẩu nguyên vật liệu và

xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, các khoản thanh toán phải thu, phải trả

bằng ngoại tệ như : đồng Yên Nhật và Đô La Mỹ .

- Chi phí hoạt động tài chính tháng 9 nhỏ hơn tháng 8 :

Hoạt động của doanh nghiệp hiện tại còn nhiều hạn chế và áp lực rất lớn về cơ cấu

vốn, tỷ lệ nợ vay còn chiếm khá nhiều nên chịu nhiều ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

khi đánh giá trên các khoản nợ vay , do khoản nợ vay tháng 9 còn ít hơn tháng 8 ( do

đến hạn trả ) nên chi phí hoạt động tài chính có giảm đi.

- Chi phí bán hàng tháng 9 lớn hơn tháng 8 :

Khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp như : chi phí bảo quản, đóng gói, vận

chuyển.... Khoản chi phí này có thể thay đổi dao động từng tháng tùy thuộc vào doanh

thu , ta thấy doanh thu tháng 9 tăng hơn so với tháng 8, do đó chi phí bán hàng cũng

tăng theo . Ngoài ra, còn một yếu tố khác là thời điểm chi trả cho nhà cung cấp sau

khoảng 15-30 ngày , do kỳ thanh toán đúng vào thời điểm tháng 9 nên chi phí cũng sẽ

tăng lên .

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 9 lớn hơn tháng 8 :

Tương tự với các nguyên nhân được trình bày ở khoản mục chi phí bán hàng, do

doanh thu tăng lên nên dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tương ứng .

Page 59: Hoang thu huong 05 kt7

59

Từ những ảnh hưởng của các chỉ tiêu doanh thu và chi phí trong tháng 8 và tháng

9/2009 , ta thấy kết quả kinh doanh của hai tháng vẫn còn bị Lỗ. Tuy có những cải

thiện trong cách quản lý về chi phí nên biến phí như : chi phí nhân công, chi phí

nguyên vật liệu được quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nhưng vẫn chưa đạt được theo

yêu cầu mục tiêu doanh nghiệp đề ra . Tuy vậy, cũng có một cái nhìn khả quan hơn do

tháng 9 đã giảm Lỗ so với tháng 8 khoảng 50% .

Trong tương lai, để có thể có lợi nhuận. Doanh nghiệp cần xem xét toàn diện về điều

kiện khách quan, chủ quan trong nội tại của doanh nghiệp mình, cũng như xem xét các

yếu tố ảnh hưởng của bên ngoài tác động làm ảnh hưởng tích cực, tiêu cực lên hiệu

quả sản xuất kinh doanh . Để từ đó khắc phục nhược điểm, hạn chế, phát huy những

mặt mạnh, mặt tích cực hơn nữa .

Tóm tắt chương 2 :

Chương này giới thiệu khái quát về công ty như sơ đồ tổ chức, quy định về nghiệp vụ

và các mối liên hệ giữa các phòng ban, cùng với quy định nghiệp vụ của bộ phận kế

toán.

Qua đó, từ tài liệu sổ sách kế toán, bằng các nghiệp vụ kế toán đã xác định kết quả

kinh doanh trong tháng 9/2009 để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Kết quả này giúp cho nhà quản lý nắm bắt được thực trạng , những

thu chi phát sinh trong tháng vừa qua để điều chỉnh các khoản thu chi đó cho phù hợp

hơn cho các tháng tới.

Đây cũng là cơ sở để người viết đánh giá, phân tích những ưu nhược của doanh

nghiệp để từ đó có những kiến nghị và giải pháp giúp nâng cao lợi nhuận trong điều

kiện thực tế hiện nay của doanh nghiệp.

Page 60: Hoang thu huong 05 kt7

60

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ &

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT NAM NOK

Công ty TNHH Việt Nam NOK 100% vốn đầu tư Nhật Bản đã đi vào hoạt động sản

xuất kinh doanh khoảng 4 năm. Về cơ bản công ty đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn

định, trong những năm qua, công ty đã bước đầu thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, trong

năm nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, đơn hàng sụt giảm đáng kể,

nguồn thu không bù chi, nhân viên dư thừa, máy móc thiết bị không sử dụng hết công

suất ...sản lượng sản xuất giảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất

kinh doanh của công ty.

Trong bối cảnh khó khăn chung, mục tiêu của công ty đặt ra là vượt qua khó khăn tạm

thời, tiếp tục mở rộng và phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, công ty đã và đang

từng bước cải thiện công tác tiêu thụ hàng hóa, hoạt động nâng cao chất lượng sản

phẩm, giảm thiểu phế phẩm, cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất

máy móc thiết bị...

Tuy nhiên, ngoài những cố gắng tích cực nêu trên, vẫn còn những hạn chế và tồn đọng

cần phải giải quyết khắc phục trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung và

công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng một cách toàn diện,

thống nhất hơn nữa.

Trên cơ sở thực tế được tìm hiểu tại công ty trong thời gian qua, em xin đưa ra những

ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết

quả kinh doanh như sau :

3.1. Nhận xét về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh :

3.1.1, Nhận xét về tổ chức công tác kế toán :

3.1.1.1, Ưu điểm :

- Đội ngũ nhân viên kế toán có tinh thần trách nhiệm cao, có ý chí phấn đấu và nhiệt tình trong công việc với mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn quy trình

công tác kế toán.

- Công tác tổ chức quy trình nghiệp vụ kế toán trong bộ phận tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ và hợp lý . Công ty luôn khuyến khích đội ngũ nhân viên tham

gia học hỏi những khóa huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, thường xuyên được cập

nhật những thông tin mới phục vụ công tác kế toán theo đúng qui định của nhà

nước .

- Trong bộ phận kế toán, mỗi nhân viên đều được phân công trách nhiệm công việc cụ thể, công tác kế toán được áp dụng và xử lý trên phần mềm G-Cam,

giúp cho công việc được thực hiện nhanh chóng, linh hoạt, tiện lợi, hạn chế bớt

sai sót . Các phần hành được phân công cho từng kế toán phụ trách, và nhiệm

vụ phụ trách luôn được luân phiên thay đổi giúp cho công việc chủ động hơn

Page 61: Hoang thu huong 05 kt7

61

trong trường hợp nhân viên phụ trách vắng mặt dài ngày hoặc nghỉ đột xuất,

giúp nâng cao và đa dạng kỹ năng cho từng nhân viên kế toán . Sự phối hợp

chặt chẽ, đồng bộ giữa các phần hành cũng như nghiệp vụ của mỗi nhân viên

tạo điều kiện cho việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu dễ dàng phát hiện sai sót,

đảm bảo thông tin chính xác .

- Tài liệu, sổ sách kế toán được lưu trữ bảo quản có hệ thống, chặt chẽ giúp cho việc truy lục khi cần thiết được thuận lợi, dễ dàng.

- Kế toán tiêu thụ hàng hóa dựa vào hệ thống phần mềm để xuất hóa đơn cho mỗi đợt giao hàng, việc theo dõi việc xuất hàng trên hệ thống phần mềm quản lý

chung cho các bộ phận liên quan giúp cho việc quản lý, phản ánh số liệu tương

đối chính xác, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời cho Ban Giám Đốc.

3.1.1.2, Nhược điểm :

- Dữ liệu và số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi bộ phận kế toán. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, ngoài bộ phận kế toán còn có

những bộ phận khác thực hiện việc truyền tải báo cáo cho công ty chính, dẫn

đến thông tin truyền tải có sai sót, bất cập ( về tỷ giá ngoại tệ được áp dụng ...),

không thống nhất .

3.1.2, Nhận xét về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh :

3.1.2.1, Ưu điểm :

- Quy trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa được tổ chức có hệ thống, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận : căn cứ vào đơn hàng theo tháng, các bộ phận tổ

chức họp định kỳ mỗi tháng, căn cứ vào số liệu cụ thể mà các bộ phận tùy theo

chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình từ khâu tổ chức sản xuất cho đến khâu

xuất hàng giao cho khách hàng theo kịp tiến độ đơn hàng.

- Công ty có thị trường tiêu thụ ổn định, do khách hàng là những doanh nghiệp sản xuất theo chuyên ngành ( ô tô , xe máy ) và công ty đã có được sự tin tưởng

của đối tác do biết lấy chất lượng làm ưu tiên hàng đầu.

3.1.2.2, Nhược điểm :

- Chi phí tài chính cao, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp do vay nợ ngoại tệ .

- Việc quản lý chi phí phân xưởng sản xuất vẫn chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn những lãng phí chi mua không cần thiết.

- Công tác cắt giảm giá thành chưa đem lại hiệu quả cao do chưa có quy trình thẩm định đánh giá hiệu quả chung cho toàn công ty, mà chỉ mới thực hiện cục

bộ trong từng bộ phận .

- Chính sách giá bán được áp dụng theo khung chuẩn do công ty chính thiết lập, trong đó giá nguyên, nhiên liệu hiện nay hầu hết phải nhập mua từ nước ngoài,

Page 62: Hoang thu huong 05 kt7

62

chi phí cao do vừa chịu ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ ( đồng USD và đồng yên

Nhật), vừa chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên liệu trên thế giới như :

đồng, thép, polyme, hóa chất ...Dẫn đến lợi nhuận thu được không ổn định .

- Đơn đặt hàng hàng tháng phụ thuộc vào công ty chính, công ty chưa thực sự được chủ động trong việc tổ chức sản xuất ( khâu chuẩn bị nguyên nhiên liệu,

nhân sự ...) .Do đó, dẫn đến tình trạng nguyên, nhiên liệu vừa thừa vừa thiếu,

gây lãng phí lớn, vừa phải tốn chi phí đặt hàng air cho những nguyên, nhiên liệu

bị thiếu, vừa bị tồn đọng vốn khi không sử dụng nguyên nhiên liệu thừa để tồn

kho trong thời gian dài.

- Bộ phận kho và thu mua vẫn còn có những sai sót chủ quan trong việc chuẩn bị và báo cáo lượng nguyên, nhiên liệu tồn kho cũng như đặt hàng mới dẫn đến rủi

ro cao trong việc để hết kho do chưa có hệ thống quản lý riêng biệt . Nghiệp vụ

quản lý còn chủ yếu dựa trên thao tác của nhân viên tự soạn thảo và chuẩn bị .

3.2. Một số biện pháp hoàn thiện về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả

kinh doanh:

3.2.1, Về công tác kế toán :

- Những dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh cần báo cáo cho công ty

Chính hoặc Ban giám đốc cần phải được quy định cụ thể và rõ ràng hơn , cần

phải quy về nơi phát hành để báo cáo. Nhằm tránh tình trạng thông tin bị sai

sót.

- Trong trường hợp trong báo cáo với nội dung theo bộ phận khác mà trong đó

cần một phần thông tin từ bộ phận kế toán, cần phải được xác nhận rồi mới sử

dụng.

3.2.2, Về Cắt giảm chi phí :

Cắt giảm chi phí là yêu cầu bức thiết của mỗi doanh nghiệp, là một yếu tố quan trọng

để nâng cao lợi nhuận, chi phí hợp lý hay còn bất hợp lý là mối quan tâm của các nhà

quản lý. Trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua, công ty đã nỗ lực tiết giảm những chi

phí không cần thiết để vượt qua khủng hoảng, khuyến khích tinh thần tiết kiệm trong

đội ngũ nhân viên, từ những hoạt động có chủ đề, dán áp phích, slogan... để nâng cao ý

thức mọi người . Dựa trên tinh thần đó, có những ý kiến cá nhân như sau :

- Cần định kỳ lập ra những danh sách máy móc thiết bị, dụng cụ đồ dùng ...mà các bộ phận trong công ty chưa sử dụng đến, căn cứ vào danh sách đó, các bộ

phận khác khi có nhu cầu có thể sử dụng mà không phải mua thêm từ bên ngoài

. Hiện tại, trong công ty có Bộ phận bảo trì có khả năng chế tác những công cụ,

dụng cụ ở mức độ không quá phức tạp. Do đó, cần phải xem xét đến khả năng

tự chế trong công ty trước khi đặt hàng mua từ bên ngoài.

- Cần lập ra quy trình thẩm định, ký duyệt về hiệu quả cải thiện, cắt giảm chi phí thông qua các hoạt động cải thiện máy móc thiết bị ... từ các cấp lãnh đạo.

Page 63: Hoang thu huong 05 kt7

63

Trong đó, phải thể hiện rõ hiệu quả đem lại bằng định lượng cụ thể, so sánh chi

phí bỏ ra so với hiệu quả đem lại một cách toàn diện, công khai trước khi thực

hiện để tránh tình trạng thực hiện chồng chéo giữa các bộ phận.

- Công ty hiện cũng có những định mức về tỷ lệ phế phẩm cho từng chủng loại sản phẩm. Các định mức này được thiết lập dựa theo tiêu chuẩn chung của tập

đoàn. Qua quá trình sản xuất thực tế cho thấy, tùy theo mỗi điều kiện hoàn cảnh

khách quan, chủ quan của từng cứ điểm sản xuất ( yếu tố máy móc, con

người...) thì tiêu chuẩn này cũng cần phải được cân nhắc thay đổi cho phù hợp

hơn, tránh tình trạng sản xuất dư thừa quá nhiều hàng tốt ( bù cho hàng hư ) dẫn

đến lãng phí phải hủy bỏ khi không sử dụng hết . Điều này chưa hợp lý và gây

lãng phí khi cố gắng giảm tỷ lệ phế phẩm rồi sau đó phải hủy bỏ phần dư thừa

hàng tốt .

- Bên cạnh đó, cần xem xét so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với những nhà máy sản xuất thuộc tập đoàn NOK ở những quốc gia khác trong khu vực có

điều kiện tương tự như ở Việt nam về các loại chi phí bỏ ra, lợi nhuận đạt

được ... . Để từ đó thấy được rõ hơn mặt mạnh mặt yếu hoặc những bất hợp lý

còn tồn tại để khắc phục.

- Cần xem xét lại nhu cầu sử dụng tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách thanh lý, bán lại những tài sản thừa, tránh tình trạng tồn đọng vốn do

không sử dụng đến .

- Công ty cần thực hiện việc xem xét khả năng chuyển đổi những loại nguyên nhiên liệu có thể thay thế được từ trong nước để giảm chi phí vận chuyển, chi

phí giá mua cao, rủi ro đặt hàng không kịp tiến độ do thời hạn giao hàng dài

( khoảng 1-3 tháng) . Hạn chế ở mức thấp nhất việc phải mua hàng từ nước

ngoài để đạt được mục tiêu giảm giá thành.

Tuy nhiên, cũng cần quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng, tính ổn định đối với

mặt hàng trong nước .Thiết lập mối quan hệ tốt với đối tác trong nước để hình

thành mạng lưới cung cấp đầu vào an toàn .

- Hiện tại, công tác thu mua nguyên vật liệu chính hầu như đã được công ty chỉ định nhà cung cấp, có thể tại thời điểm ban đầu, mức giá mà nhà cung cấp này

đưa ra là tốt nhất , theo thời gian các mức giá dần dần được thay đổi do các yếu

tố khách quan hoặc chủ quan. Do mối quan hệ làm ăn lâu dài, và để đảm bảo an

toàn cho đầu vào được ổn định, việc thay đổi nhà cung cấp được xem là một

quyết định khó khăn. Tuy vậy, Công ty cũng nên so sánh giá cả mà các nhà

cung cấp khác đưa ra, trên nền tảng đó có thể thỏa thuận lại mức giá hợp lý hơn

hoặc xem xét việc chuyển đổi nhà cung cấp nếu thấy có sự bất hợp lý về giá cả

để đảm bảo chi phí bỏ ra là thấp nhất và hợp lý nhất.

- Khâu quản lý thu mua và quản lý tồn kho nguyên nhiên liệu cần được thiết lập phần mềm quản lý riêng . Việc quản lý rất nhiều loại nguyên nhiên liệu dễ dẫn

đến sai sót, không kiểm soát hết. Hàng tồn kho dài hạn được dự báo ít hoặc

Page 64: Hoang thu huong 05 kt7

64

không sử dụng đến cần phải được lên kế hoạch định kỳ bán lại tránh tổn thất

khi nguyên liệu hết hạn sử dụng và chiếm diện tích chứa trong kho gây lãng phí

.

Ngoài ra, yêu cầu quan trọng là tránh để hàng tồn kho hết hạn không kịp xử lý

(bán lại), dẫn đến tổn thất tài sản . Ngoài việc tạo lập phần mềm quản lý, nhân

viên phụ trách cũng cần hiển thị bảng biểu tại kho và cập nhật mỗi ngày về tình

trạng hết hạn của nguyên liệu để người quản lý kịp thời đưa ra phương án giải

quyết.

- Hiện nay, doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên, và chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nước ngòai. Hiện tại doanh nghiệp phải chịu thuế nhập khẩu

tùy theo các mặt hàng mà trong nước đã có thể sản xuất được và thuế GTGT.

Như vậy, so sánh cân nhắc về xu thế họat động của Doanh nghiệp trong tương

lai, doanh nghiệp nên xem xét về việc nên hay không chuyển sang loại hình

doanh nghiệp chế xuất thì sẽ được hưởng ưu đãi không chịu thuế xuất nhập

khẩu và thuế GTGT. Tuy hiện nay, thuế GTGT sẽ được khấu trừ nhưng doanh

nghiệp sẽ bị chiếm dụng vốn.

3.2.3, Công tác bán hàng :

- Hiện tại việc tiêu thụ hàng hóa chủ yếu xuất khẩu về Nhật Bản, sự phụ thuộc về

đơn hàng cũng là yếu tố gây khó khăn cho công ty , ảnh hưởng rõ nét trong đợt

khủng hoảng kinh tế vừa qua khi đơn hàng giảm đi, doanh nghiệp rơi vào tình

trạng khó khăn khi doanh thu sụt giảm , thu không bù đủ chi. Ngoài ra, một số

chủng loại hàng hóa đang được nhập về và bán lại cho các doanh nghiệp trong

nước, lợi nhuận thu lại sẽ không bằng khi doanh nghiệp tự sản xuất và bán trực

tiếp.

- Hiện nay thị trường nội địa có nhiều tiềm năng khai thác để gia tăng lợi nhuận .

Công ty cần chủ động tìm thị trường mới, thiết lập mạng lưới chi nhánh văn

phòng cung cấp sản phẩm đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước .

Do đó, công ty nên xem xét việc chủ động tự sản xuất các mặt hàng mà khách

hàng trong nước cần để tối đa hóa lợi nhuận cho mình.

- Để thực hiện khả thi cho mục tiêu nêu trên, hiện nay đã có trang web của tập

đoàn NOK, do vậy để khách hàng biết rõ hơn thông tin cũng như tìm hiểu được

những sản phẩm mà công ty Việt Nam NOKcó thể cung ứng, công ty nên xem

xét việc tự lập ra website cho mình để thúc đẩy công tác bán hàng tiêu thụ sản

phẩm được hiệu quả kinh tế hơn .

3.2.4, Về nguồn nhân lực :

- Lực lượng lao động là nền tảng tạo ra các giá trị lợi ích cho mỗi doanh nghiệp,

là nhân tố chủ chốt mang tính cạnh tranh, vì thế mà công tác quản trị nguồn

nhân lực trở nên quan trọng.

Page 65: Hoang thu huong 05 kt7

65

Trước tiên là sự bố trí lao động hợp lý tùy theo khả năng, tố chất từng cá nhân

người lao động để đảm bảo sử dụng đúng người đúng việc, đảm bảo về chất

lượng và năng suất lao động ở mức độ tối ưu, cần phải xây dựng tốt mối quan

hệ giữa người quản lý và người lao động , xây dựng và phát triển đội ngũ lao

động, nâng cao tay nghề, tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn kích thích sự

sáng tạo, sự gắn bó, lòng say mê yêu thích công việc bằng các hình thức khuyến

khích vật chất lẫn tinh thần [5].

- Để khích lệ hơn nữa tinh thần làm việc của người lao động, công ty hiện cũng đã có những chính sách phúc lợi dành cho công nhân viên : tiền mừng các dịp

lễ lớn, tiền thưởng tết hàng năm, tiền ma chay, cưới xin. Ngoài ra còn có những

chính sách đào tạo tay nghề ở nước ngoài, trong nước để nâng cao tay nghề cho

nhân viên.

Bên cạnh đó, nên xem xét đẩy mạnh tinh thần thi đua phấn đấu cho người lao

động, cần có những mức chỉ tiêu đạt chất lượng số lượng sản phẩm bình quân

một người cho một ngày lao động, để từ đó lập ra các mức thưởng kèm theo

cho những cá nhân xuất sắc khi hoàn thành vượt mức đề ra .

- Nâng cao tinh thần và ý thức tiết kiệm bằng việc phát động các phong trào rộng rãi trong công ty : như tiết kiệm điện, nước, vật dụng sử dụng trong công việc,

sáng kiến cải thiện máy móc thiết bị dựa trên những cơ sở vật chất có sẵn hoặc

phát sinh sáng chế ra thiết bị máy móc mới nhằm tăng sản lượng, đảm bảo chất

lượng, giảm nhân công, cải tiến chất lượng, tăng năng suất lao động.

- Mức lương cơ bản đầu vào của công ty hiện tại được xem là khá cạnh tranh so

với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, công ty cũng cần xem xét lại mức lương

cho những công việc tùy theo điều kiện sản xuất đặc thù để người lao động yên

tâm làm việc.

Page 66: Hoang thu huong 05 kt7

66

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một trong

những tiêu chí mà mọi doanh nghiệp đều phấn đấu hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động. Trên số vốn bỏ ra đầu tư ban đầu , doanh nghiệp mong muốn sau quá trình

sản xuất kinh doanh, làm sao đem lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Công tác hoàn thiện này đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng trong một quá

trình , là bước đệm cho doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong môi trường

cạnh tranh. Là điều kiện để doanh nghiệp tích luỹ và mở rộng qui mô sản xuất, nâng

cao lợi nhuận trong từng điều kiện về tài chính và các nguồn lực khác hiện có của

doanh nghiệp.

Do đó, làm sao để có thể quản lý tốt các nguồn lực hiện có, giảm thiểu những lãng

phí, tiết kiệm chi phí, sử dụng vốn hiệu quả, đẩy mạnh công tác tiêu thụ, tăng doanh

thu, tối đa hoá lợi nhuận là những vấn đề then chốt trong kinh doanh. Trên cơ sở thực

trạng về tình hình kinh doanh, Ban giám đốc cùng các nhà quản lý có thể xem xét từ

những kết quả đạt được để thấy được những mặt mạnh, mặt yếu để đưa ra những chiến

lược, phương hướng mới trong tương lai giúp cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển.

Trong thời gian nghiên cứu và lao động tại doanh nghiệp, em có cơ hội được tiếp xúc

trực tiếp với các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong thực tế. Vận dụng những kiến thức

được học tập tại Trường, từ đó rút ra những kiến nghị, giải pháp làm cơ sở cho doanh

nghiệp tham khảo, áp dụng.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Ban Lãnh Đạo Công ty, quý thầy cô

giáo để đề tài được hoàn thiện và thiết thực hơn.

Kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khoẻ, thành công, chúc Quý công ty phát triển

vững mạnh.