48
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------o0o----------- NGUYN MINH HI HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUI TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tâm lý học HÀ NỘI – 2016

HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------o0o-----------

NGUYỄN MINH HẢI

HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tâm lý học

HÀ NỘI – 2016

Page 2: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

NGUYỄN MINH HẢI

HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN

CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở TỈNH THANH HÓA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm Lý Học

Mã số : 60310401

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Mộc Lan

Hà Nội - 2016

Page 3: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự

hƣớng dẫn của PGS.TS Hoàng Mộc Lan – Đại Học Khoa Học Xã Hội &

Nhân Văn. Các số liệu điều tra và kết quả trong luận văn là trung thực và

chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Hải

Page 4: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn các thầy cô khoa Tâm lý

học đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình em đã học tập,

nghiên cứu và rèn luyện ở Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Em

cũng xin cảm ơn các thầy cô Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Khoa học xã

hội và Nhân văn đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian

em theo học tại trƣờng!

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Mộc

Lan đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, để em có

thể hoàn thành đề tài này!

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể những ngƣời cao

tuổi, những cụ Ông, cụ Bà đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho quá

trình nghiên cứu, đồng thời cho em những ý kiến quý báu để giúp em hoàn

thành luận văn!

Do điều kiện và năng lực của bản thân nên luận văn của em chắc chắn

không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự nhận xét và góp ý của

các thầy cô và các bạn để đề tài của em đƣợc hòn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !

Page 5: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

STT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt

1 NCT Ngƣời cao tuổi

2 SKTT Sức khỏe tâm thần

3 CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần

4 TCSSKTT Tự chăm sóc sức khỏe tâm thần

5 BLHS Bộ luật hình sự

6 WHO Tổ chức y tế Thế giới

7 ADL Các hành vi sinh hoạt hàng ngày

8 AIDL Các hành vi phƣơng tiện cho sinh hoạt hàng ngày

9 p Mức ý nghĩa

10 r Hệ số tƣơng quan

11 ĐTB Điểm trung bình

12 ĐLC Độ lệch chuẩn

Page 6: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ( Vẽ lại theo thông tin về bản

thân ngƣời đƣợc hỏi) ....................................................................................... 41

Bảng 3.1 Nhận thức về sự cần thiết tự CSSKTT của NCT ............................ 52

Bảng 3.2: Quan tâm đến các mối liên hệ xã hội mang tính tích cực .............. 55

Bảng 3.2 Quan tâm đến các mối liên hệ xã hội mang tính tiêu cực của ngƣời

cao tuổi ............................................................................................................ 56

Bảng 3.3 Làm việc, thể thao, giải trí phù hợp với sức khỏe và khả năng của

ngƣời cao tuổi .................................................................................................. 57

Bảng 3.4 Tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng của ngƣời cao tuổi ............ 61

Bảng 3.5 Tìm hiểu thông tin chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi .. 63

Bảng 3.6: Ngƣời cao tuổi chăm sóc sức khỏe tâm thần theo sự hƣớng dẫn của

bác sĩ ................................................................................................................ 66

Bảng 3.7 Chăm sóc sức khỏe tâm thần của NCT không hợp tác với các

chuyên gia ....................................................................................................... 67

Bảng 3.8 Dấu hiệu lo âu của NCT theo giới tính ............................................ 71

Bảng 3.9 Mức độ khả năng vận động thể chất của NCT ................................ 76

Bảng 3.10 Khả năng chăm sóc sức khỏe tích cực của NCT ........................... 77

Bảng 3.11 Chăm sóc sức khỏe tiêu cực của NCT ........................................... 81

Bảng 3.12 Mức độ lạc quan, hài lòng về bản thân của NCT .......................... 85

Biểu đồ 3.1 Thực trạng mức độ lo âu ở NCT ................................................. 69

Biểu đồ 3.2 Thực trạng mức độ stress của NCT ............................................. 73

Page 7: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

MỤC LỤC

Mở đầu .............................................................................................................. 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

TÂM THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI .......................................................... 4

1.1. Vài nét về nghiên cứu hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của

ngƣời cao tuổi................................................................................................. 4

1.1.1 Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 4

1.1.2 Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 10

1.2. Một số vấn đề lý luận về hành vi tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao

tuổi ............................................................................................................. 20

1.2.1. Khái niệm hành vi .......................................................................... 18

1.2.2 Khái niệm tự chăm sóc ................................................................... 22

1.2.3 Khái niệm về ngƣời cao tuổi ............................................................ 23

1.2.4 Khái niệm về sức khỏe tâm thần ..................................................... 26

1.2.5 Khái niệm hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần ........................ 27

1.2.6 Vài nét về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở ngƣời cao tuổi ................ 35

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 41

2.1 Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 41

2.1.1 Một vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................... 41

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................ 42

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 43

2.2.1. Nghiên cứu lý luận .......................................................................... 43

2.2.2 Khách thể nghiên cứu của đề tài và chọn mẫu: ............................... 45

2.2.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ................................................ 45

2.4. Tiêu chí và thang đo .............................................................................. 49

CHƢƠNG 3: THƢC TRẠNG HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM

THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI .................................................................. 52

Page 8: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

3.1. Nhận thức về sự cần thiết tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao

tuổi ............................................................................................................. 52

3.2 Cách thức tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi .............. 53

3.2.1. Quan tâm đến các mối liên hệ xã hội .............................................. 53

3.2.2 Làm việc, thể thao, giải trí phù hợp với sức khỏe và khả năng của

ngƣời cao tuổi ........................................................................................... 57

3.2.3 Tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng của ngƣời cao tuổi ............. 61

3.2.4 Hợp tác với chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao

tuổi ............................................................................................................ 63

3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi chăm sóc sức khỏe tâm thần của

ngƣời cao tuổi............................................................................................... 69

3.3.1 Lo âu ở ngƣời cao tuổi ................................................................. 69

3.3.2 Stress của ngƣời cao tuổi.............................................................. 72

3.3.3 Tự đánh giá về sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi .................. 75

3.3.4 Sự hài lòng, lạc quan về cuộc sống của ngƣời cao tuổi ............... 84

TIỂU KÊT CHƢƠNG 3 .................................................................................. 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94

Page 9: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

1

Mở ĐầU

1. Lý do chọn đề tài

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê ( Điều tra dân số và nhà ở

giữa kỳ 2014) [25], cả nƣớc có hơn 9,4 triệu ngƣời cao tuổi, chiếm 10,45%

dân số. Dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 (GSO, 2010) cho

thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngƣỡng 10% tổng

dân số vào năm 2017, tức là dân số Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn

“già hóa” từ năm 2017. Bùng nổ dân số già đặt ra nhiều thách thức mới cho

mỗi quốc gia trên các mặt xã hội, kinh tế và phục vụ y tế. Việt Nam là một

trong số những quốc gia già hóa dân số nhanh nhất trong khu vực. Trong

năm 2013 tỷ lệ ngƣời cao tuổi (NCT) đã lên tới 10,5% tổng dân số. Với tỷ lệ

này, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 10 nƣớc có tốc độ già hóa dân số

nhanh nhất thế giới. Ngƣời cao tuổi phải đối mặt với những thách thức sức

khỏe thể chất và tâm thần. Hiện nay, các hành vi chăm sóc sức khỏe cho

ngƣời cao tuổi tại cộng đồng còn ít. Tại nhiều địa phƣơng, các hành vi này

chủ yếu mang tính đơn lẻ, tự phát. Việc tổ chức các câu lạc bộ ngƣời cao

tuổi, câu lạc bộ dƣỡng sinh…sẽ rất có ích cho sức khỏe của ngƣời cao tuổi,

song hình thức này còn nhiều hạn chế và bị chi phối bởi kinh phí hạn hẹp và

đối tƣợng tổ chức. Công tác khám, chữa bệnh cho ngƣời cao tuổi vẫn chƣa

đƣợc quan tâm đúng mức, tình trạng ngƣời phải tự bỏ tiền để khám chữa

bệnh vẫn còn phổ biến. Do vậy chi phí khám chữa bệnh đã, đang là một

gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và gia đình. Đặc biệt công tác chăm sóc, trợ

giúp về tâm thần cho ngƣời cao tuổi lại càng hiếm hoi. Ngƣời cao tuổi chƣa

đƣợc quan tâm một cách đúng mức cả về thể chất và tinh thần. Mỗi ngƣời

cao tuổi cũng tự ý thức và có những hành động chăm sóc bản thân cả về thể

chất và tinh thần, tuy nhiên những việc này chƣa phổ biến và đồng bộ do

nhiều nguyên nhân khác nhau.

Page 10: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

2

Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng lên cùng với quá trình lão hóa,

trong đó tự chăm sóc sức khỏe tâm thần đóng một vai trò quan trọng bởi 2 lý

do chính. Thứ nhất, khả năng tự chăm sóc và tiếp tục tự chăm sóc sức khỏe ở

gia đình ngay cả trong tuổi già là một khía cạnh rất quan trọng trong chăm sóc

sức khỏe tâm thần. Tự chăm sóc sức khỏe tại nhà đƣợc cho là giúp cải thiện

chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe của NCT. Thứ hai, việc tự chăm

sóc cũng nhƣ chăm sóc ở gia đình ít tốn kém hơn so với chăm sóc tại bệnh

viện hay trung tâm chăm sóc. Do đó, tự chăm sóc sức khỏe của NCT nên trở

thành một vấn đề đáng quan tâm hơn. Nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe,

trong đó có sức khỏe tâm thần của NCT đã đƣợc đề cập khá nhiều trong các

tài liệu khoa học ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này chƣa đƣợc

nghiên cứu một cách có hệ thống. Xuất phát từ những điều trên nên tôi chọn

vấn đề: “Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi ở tỉnh

Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm

thần, các yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của

ngƣời cao tuổi, trên cơ sở đó đƣa ra kiến nghị nâng cao hiệu quả hành vi tự

chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngƣời cao tuổi.

3. Đối tƣợng nghiên cứu

Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi

4. Khách thể nghiên cứu

a. Khách thể nghiên cứu: 150 ngƣời cao tuổi tại tỉnh Thanh Hóa

b. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng lo âu – một biểu hiện sức

khỏe tâm thần và hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi

- Khách thể: ngƣời cao tuổi ở độ tuổi từ 60 – 80 tuổi

Page 11: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

3

- Địa bàn: xã Trƣờng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

- Thời gian: từ tháng 5-9/2016

5. Giả thuyết khoa học

- Phần lớn NCT trên địa bàn nghiên cứu có nhận thức tích cực về việc

tự CSSKTT đối với bản thân.

- NCT thƣờng có hành vi tự CSSKTT tập trung nhiều vào các mối liên

hệ xã hội và lựa chọn việc làm phù hợp sức khỏe bản thân.

- Mức độ hài lòng với cuộc sống của NCT là yếu tố ảnh hƣởng mạnh

nhất đến CSSKTT của họ, sau đó là Sức khỏe thể chất.

- Những căng thẳng, lo âu ít ảnh hƣởng đến hành vi CSSKTT của NCT.

6. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về hành vi tự chăm sóc sức khỏe

tâm thần của ngƣời cao tuổi.

- Nghiên cứu thực trạng mức độ và biểu hiện của hành vi tự chăm sóc

sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi

- Đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hành vi tự chăm sóc sức

khỏe tâm thần để ngƣời cao tuổi tự chăm sóc sức tâm thần tốt hơn.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

- Phƣơng pháp chuyên gia

- Phƣơng pháp quan sát

- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phƣơng pháp trắc nghiệm

- Phƣơng pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

Page 12: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC

KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI

Vài nét về nghiên cứu hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời

cao tuổi

Nghiên cứu ở nƣớc ngoài

Trong thời kỳ phát triển của tâm lý học (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ

XX) sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên tạo điều kiện cho các thực

nghiệm khoa học và một số lý luận về sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi

đƣợc xây dựng. Vào cuối những năm 1970, một chuyên ngành tâm lý học gọi

là tâm lý sức khỏe đƣợc hình thành. Các mục tiêu hƣớng đến của khoa học

này là thúc đẩy và duy trì sức khỏe tốt, điều trị bệnh và nghiên cứu các yếu tố

sinh lý, tâm lý gây bệnh, cải thiện thông lệ và các chính sách của hệ thống

chăm sóc sức khỏe. Các công trình nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc sức

khỏe của ngƣời cao tuổi có thể chia thành 2 xu hƣớng sau đây:

- Tự chăm sóc sức khỏe của những ngƣời cao tuổi suy nhƣợc, ốm yếu:

Sự ốm yếu ở ngƣời cao tuổi thƣờng tập trung ở các hành vi sinh hoạt hàng

ngày (Donmez và cs. 2005). Một trong những tiêu chí chính đƣợc sử dụng để

đo mức độ khỏe mạnh của ngƣời cao tuổi là tình trạng ốm yếu (Guralnik và

cs. 1996, Yang & George 2005). Sự xuất hiện của các suy nhƣợc ảnh hƣởng

đến chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi (Calmels

và cs. 2003, Peruzza và cs. 2003). Ngƣời cao tuổi ốm yếu cũng thƣờng có

nhận thức kém về mức độ sức khỏe của họ (Johnson & Wolinsky 1993,

Holmes và cs. 2005) và họ ngày càng trở nên phụ thuộc hơn vào công cuộc tự

chăm sóc sức khỏe tại nơi ở (Inoue & Matsumoto 2001).

Nghiên cứu mang tên "Khảo sát quốc gia về Tự Chăm sóc và Tuổi già" của

Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill năm 1990-1991 với 3.485 ngƣời cao

tuổi phi tổ chức từ 65 tuổi trở lên, đã đƣợc lựa chọn từ các hồ sơ ngƣời đƣợc

Page 13: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

5

hƣởng chăm sóc y tế. Điều tra phỏng vấn cá nhân đã đƣợc sử dụng để mô tả

về những thói quen tự chăm sóc ở cộng đồng ngƣời cao tuổi. Mẫu ngẫu nhiên

phân tầng của nghiên cứu này bao gồm số lƣợng xấp xỉ ngang bằng về giới

tính trong ba nhóm tuổi, 65 đến 74, 75 đến 84 và 85 tuổi trở lên. Phân tích

đầu tiên của những dữ liệu đƣợc tập trung vào một phạm vi cụ thể của các

hành vi có mục đích, trong đó ngƣời cao tuổi tham gia và thông qua đó họ bù

đắp cho suy giảm thể chất, chức năng nhận thức hoặc tâm thần có thể làm

giảm chất lƣợng của công cuộc tự chăm sóc sức khỏe (sử dụng các thiết bị hỗ

trợ, một số thay đổi hệ thống của môi trƣờng tự chăm sóc sức khỏe của cá

nhân, hành vi thích nghi tâm lý xã hội). Tập trung chủ yếu thứ hai của cuộc

điều tra quốc gia về tự chăm sóc sức khỏe và tuổi già là các loại hành vi hạn

chế suy giảm sức khỏe, phòng ngừa và tăng cƣờng sức khỏe, thực hành lối tự

chăm sóc sức khỏe lành mạnh. Một trong những tính năng độc đáo của nghiên

cứu quốc gia này là các hạng mục mô tả mô hình hành động tự chăm sóc sức

khỏe. Một số nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi khác

nhƣ nghiên cứu về vai trò sức khỏe trong việc duy trì tự chăm sóc ở những

ngƣời cao tuổi (Smits và Kee 1992), các chiến lƣợc đối phó (Burke &

Flaherty 1993) và sức chịu đựng (Nicholas 1993). Niềm tin và suy nghĩ của

ngƣời cao tuổi về sức khỏe của họ, sự quan tâm đến bản thân có ảnh hƣởng

đến các dịch vụ y tế họ sử dụng, góp phần vào hành vi của tự chăm sóc

((Strain 1991, Orem 2001). Backman năm 2001 nghiên cứu về mối liên hệ

giữa khả năng chức năng và hành vi tự chăm sóc sức khỏe. Ông đƣa ra hai xu

hƣớng chính của tự chăm sóc sức khỏe là tự chăm sóc rõ ràng, bản chất

(internal, unambiguous self-care) và tự chăm sóc mơ hồ bề ngoài (external,

ambiguous self-care). Các kiểu tự chăm sóc sức khỏe có trách nhiệm và độc

lập đại diện cho tự chăm sóc rõ ràng bản chất. Các loại tự chăm sóc sức khỏe

có hƣớng dẫn (chính thức) và bỏ mặc đại diện cho tự chăm sóc mơ hồ bề

Page 14: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

6

ngoài (Backman & Hentinen 1999). Theo Backman & Hentinen (1999), tự

chăm sóc có trách nhiệm (responsible self-care) bao hàm sự thực hiện và

trách nhiệm trong tất cả các hành vi của công cuộc tự chăm sóc sức khỏe hàng

ngày cũng nhƣ chăm sóc sức khỏe và bệnh tật. Tự chăm sóc có hƣớng dẫn

(chính thức) (formally guided self-care) bao gồm việc thực hiện thƣờng xuyên

không phê phán các hƣớng dẫn y tế và hành vi bình thƣờng của công việc

hàng ngày. Tự chăm sóc độc lập (independent self-care) dựa trên mong muốn

lắng nghe tiếng nói nội tâm của ngƣời cao tuổi. Họ chăm sóc các hành vi hàng

ngày, sức khỏe và bệnh tật theo cách riêng đã có của mình. Tự chăm sóc sức

khỏe bỏ mặc (abandoned self-care) đặc trƣng bởi sự bất lực và thiếu trách

nhiệm. Những ngƣời cao tuổi này không quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

- Tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi

Các vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan đến tự chăm sóc (Hansebo &

Kihlgren 2002). Chức năng cảm giác thay đổi, các thay đổi bất lợi, gia tăng

bệnh làm xuất hiện một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần ở ngƣời cao tuổi

(Beekman và cs. 1995, Beekman và cs. 1997, Hatcher và cs. 2005). Suy giảm

nhận thức liên quan đến tuổi tác là một yếu tố dự báo của chứng mất trí và rất

phổ biến ở ngƣời cao tuổi (Arvidsson và cs. 2001, Okumiya và cs. 2005).

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chăm sóc ngƣời già loạn thần thƣờng tạo ra

những gánh nặng (Eloniemi-Sulkava và cs. 2002). Một trong những yếu tố

quan trọng đối với tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi là trầm cảm (Daly 2001,

Minardi 2004). Trầm cảm gia tăng mức độ phổ biến và cƣờng độ theo tuổi tác

(Chesney 1993, Flaherty và cs. 1998). Nghiên cứu của Arve đã xác định tỷ lệ

trầm cảm của ngƣời cao tuổi ở các nhóm tuổi khác nhau. Nghiên cứu phát

hiện trầm cảm, phân biệt trầm cảm và không trầm cảm của bệnh nhân cao tuổi

(Bultema và cs. 1996, Ford và cs. 1997, Mead và cs. 1997, Arve 1999). Một

số tác giả cho rằng, sự gia tăng tuổi tác có thể đƣợc liên kết với bệnh lo âu và

Page 15: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

7

sự thể hiện trầm cảm ở ngƣời cao tuổi có thể biến thiên nhiều hơn (Kivela &

Pahkala 1989, Caine và cs. 1993, Neikrug 2003). Hầu hết các triệu chứng

điển hình lo âu và trầm cảm rất phổ biến trong dân số già tự chăm sóc sức

khỏe tại các cơ sở y tế hay cộng đồng. Một số nghiên cứu (Salvatore 2000) đã

chỉ ra rằng tần số của trầm cảm nhẹ tăng theo tuổi trong một kiểu đƣờng

cong: giảm ở tuổi trung niên, gia tăng ổn định trong tuổi già và gia tăng rất

nhanh ở những ngƣời trên 80 tuổi (Snowdon và cs. năm 1996, Sesso và cs.

1998). Trầm cảm nhẹ thƣờng là một phản ứng đối với sự trải nghiệm căng

thẳng thƣờng có trong tuổi già và thƣờng liên quan đến sức khỏe thể chất

(Beekman và cs. 1997, Tannock & Katona 1995). Mendes de Leon và cs.

(1998) phát hiện ra rằng trầm cảm có thể làm gia tăng các yếu tố nguy cơ ở

phụ nữ lớn tuổi tƣơng đối khỏe mạnh, nhƣng nó không phải là một yếu tố

nguy cơ độc lập trong những ngƣời cao tuổi nói chung. Tỷ lệ cao hơn của

trầm cảm ở phụ nữ vẫn có thể có nghĩa rằng tác động của trầm cảm là quan

trọng hơn đối với họ (DeFriese & Gordon 1993, Jorm 1995, Johnson &

Wolinsky 1993, Johnson và cs. 2000, Selb-Šemrl và cs. 2004). Kempen và cs.

(2006), khẳng định rằng các vấn đề của ngƣời cao tuổi trở nên phổ biến hơn

cùng với sự lão hóa của dân số. Sự xuất hiện của các suy nhƣợc ốm yếu và

ảnh hƣởng của nó đến việc tự chăm sóc sức khỏe là hai trong số những yếu tố

chính quyết định chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao

tuổi (Wenger & Burholt 2003). Điều quan trọng là những gì ngƣời cao tuổi có

thể nhìn nhận về sức khỏe vì sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng

nhất đối với tự chăm sóc (Ferraro 1980, Kaplan & Camacho 1983, Svanborg

và cs. 1988, Idler & Angel 1990, Petek-Stern & Kersnik 2004). Các nghiên

cứu cho thấy, khả năng chức năng, nhận thức về sức khỏe, các điều kiện nhà ở

tốt, một phong cách tự chăm sóc sức khỏe tích cực, và các mối quan hệ xã hội

tốt là một trong những yếu tố giải thích sự hài lòng với công cuộc tự chăm sóc

Page 16: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

8

sức khỏe và chất lƣợng chăm sóc sức khỏe (McKevitt và cs. 2003, Kamper và

cs. 2005, Ozcan và cs. 2005, Ramovš 2003). Định nghĩa sức khỏe của WHO

là phổ quát và toàn thể đồng thời tập trung vào các lĩnh vực hành vi xã hội khi

nói đến chăm sóc sức khỏe (Aydin và cs. 2006). Theo Juvani và cs. (2005), khi

một ngƣời già đi, tầm quan trọng của gia đình và quan hệ gần gũi nhất ảnh

hƣởng lớn đến sức khỏe của ngƣời cao tuổi. Hellström & Hallberg (2001), điều

tra những ngƣời cao tuổi (độ tuổi từ 75 đến 99) và thấy rằng tâm trạng chán

nản, cô đơn, mệt mỏi, mất ngủ có liên quan đáng kể tới tự chăm sóc sức khỏe.

Jakobsson và cs. (2004) đã chứng minh rằng trong số những ngƣời lớn tuổi (từ

85 trở lên) đau đớn (về thể xác), những hạn chế chức năng, mệt mỏi, mất ngủ

và tâm trạng chán nản, có liên quan tới chăm sóc sức khỏe thấp. Các nhà

nghiên cứu đồng tình với đánh giá chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe

của ngƣời già (Bowling và cs. 2003). Dựa trên sự kết hợp của các yếu tố: các

quan điểm của cá nhân ngƣời già, gia đình và cán bộ chăm sóc của mình

(Calmes và cs. 2003, Andersson & Gottfries 1991). Chăm sóc sức khỏe của

một ngƣời cao tuổi bao gồm, bên cạnh sự chăm sóc, còn là quyền của họ về

cảm giác hạnh phúc, những nguyên tắc đạo đức, sự hài lòng với công cuộc tự

chăm sóc sức khỏe và cảm giác chủ quan của họ (Cocherman 1996). Theo

Lantz (1985), hầu hết các tài liệu chỉ ra rằng phụ nữ có xu hƣớng tự chăm sóc

hơn nam giới và phụ nữ tự cảm thấy bản thân có sức khỏe tốt hoặc rất tốt, họ

có những đặc điểm tự thực hiện và bộc lộ/ thể hiện hạnh phúc ở một mức độ

cao.

Nhiều nghiên cứu ở các nƣớc cho thấy, vai trò của các thầy thuốc

chuyên khoa tâm thần và nhà tâm lý học là rất quan trọng để hỗ trợ tâm lý và

chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho ngƣời cao tuổi có vấn đề tâm thần. Hỗ trợ xã

hội đề cập đến sự tồn tại của một mạng lƣới của những ngƣời mà ngƣời cao

tuổi có thể dựa vào, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng. Nó có thể bao

Page 17: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

9

gồm gia đình và bạn bè, nhà thờ, các câu lạc bộ xã hội, tổ chức nghề nghiệp,

hoặc thậm chí sử dụng lao động của ngƣời cao tuổi. Havighurst, Neugarten &

Tobin, 1968; Lemon, Bengtson, và Peterson, 1972, Neugarten và Gutman

1950, Veroff, Reuman & Feld (1957, 1976), B.G. Ananhiev (1969),

A.X.Averbukh (1969) nghiên cứu về hành vi của ngƣời cao tuổi cho rằng,

hành vi là cơ sở cho việc bảo vệ và duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của

ngƣời cao tuổi. Thái độ tích cực có hiệu quả đối với công cuộc tự chăm sóc

sức khỏe có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát huy tính năng

động của bản thân mình để tạo ra sự cân bằng về tâm lý, ứng phó với những

thay đổi của tuổi già. Trong giai đoạn tuổi già nhu cầu nghỉ ngơi, chăm sóc

sức khỏe nổi lên hàng đầu và tƣơng ứng với các nhu cầu đó là các hành vi chủ

đạo nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe đƣợc định hình rõ ràng. Trong những

thập kỷ gần đây, Rowe và Kahn (1987) và mô hình sự lão hóa tối ƣu của

Baltes (1990) đã nghiên cứu sự lão hóa trong một bối cảnh tích cực nhƣ mô

hình sự lão hóa thành công. Nghiên cứu của Dubbert (1992) cho thấy, các

hành vi hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho ngƣời cao tuổi ở gia

đình, xã hội, cộng đồng nhƣ chăm sóc ngƣời cao tuổi ốm đau bị hoảng loạn về

tinh thần: giúp họ đoàn tụ trong tình yêu thƣơng, tăng hành vi thể chất và

nhận thức và tối ƣu hóa hạnh phúc, phát hiện và xử lý các triệu chứng hành vi

(challenging behavioural) và khó khăn tâm lý; cung cấp thông tin, hỗ trợ lâu

dài tới ngƣời chăm sóc ngƣời cao tuổi và ngƣời cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe

tâm thần giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của ngƣời cao tuổi. Chăm

sóc hiệu quả sức khỏe tâm thần ban đầu ở mức cộng đồng (community-level

primary mental health care) cho ngƣời cao tuổi rất quan trọng là các hành vi

tự chăm sóc sức khỏe, đồng thời cộng đồng tập trung vào việc chăm sóc lâu

dài cho ngƣời cao tuổi bị rối loạn tâm thần cũng nhƣ cung cấp cho ngƣời

chăm sóc kiến thức và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngƣời cao tuổi.

Page 18: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

10

Sức khỏe tâm thần của những ngƣời cao tuổi có thể đƣợc cải thiện thông qua

việc thúc đẩy ngƣời cao tuổi thực hiện hành vi vừa sức và có lối tự chăm sóc

sức khỏe lành mạnh. Nâng cao sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần cho

ngƣời cao tuổi còn liên quan đến việc tạo ra điều kiện và môi trƣờng tự chăm

sóc sức khỏe có hỗ trợ phúc lợi cho họ.

Tổng quan sơ bộ các nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời

cao tuổi nêu trên cho thấy, có mối liên hệ giữa sức khỏe và hành vi tự chăm

sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi, có các yếu tố chi phối và điều khiển tiến

trình phát triển tăng cƣờng sức khỏe của ngƣời cao tuổi. Tính tích cực, chủ

động tự chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần đóng vai trò rất quan trọng

trong việc nâng cao chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức của ngƣời cao tuổi.

Nghiên cứu trong nƣớc

Vào năm 1977, chƣơng trình nghiên cứu Y học tuổi già đã thực hiện

một cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe của ngƣời cao tuổi ở các tỉnh phía

Bắc (trên mẫu gồm 13.399 ngƣời từ 60 tuổi trở lên). Cuộc khảo sát cung cấp

một bức tranh về sức khỏe và bệnh tật của ngƣời cao tuổi ở miền Bắc. Kết

quả nghiên cứu cho thấy phần lớn trợ cấp hƣu không đủ chi dùng, rất nhiều

ngƣời nghỉ hƣu mang tâm trạng bị bỏ rơi, không đƣợc Nhà nƣớc quan tâm

đúng mức.

Một khảo sát của Viện xã hội học (năm 1990) về đời sống và và việc tự

chăm sóc sức khỏe của ngƣời nghỉ hƣu ở quận Hai Bà Trƣng (Hà Nội) cho

thấy: phần lớn ngƣời cao tuổi nghỉ hƣu đều băn khoăn làm sao để dễ hòa nhập

với môi trƣờng mới? Làm gì để có thêm thu nhập... Nghiên cứu cũng cho

thấy, ngƣời cao tuổi thƣờng tìm những ngƣời những ngƣời có cùng sở thích,

cảnh ngộ gần giống nhau để giao tiếp.

Nghiên cứu của Lê Hà (1990) với tiêu đề “Vài nét về đời sống tự chăm

sóc sức khỏe tâm lý của ngƣời cao tuổi” qua khảo sát đời sống và việc tự

Page 19: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

11

chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi ở quận Hai Bà Trƣng – Hà Nội cho

thấy: khoảng 80% ngƣời cao tuổi băn khoăn nhiều về vấn đề làm sao để dễ

hòa nhập với môi trƣờng mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền kinh tế thị trƣờng

gây nhiều khó khăn đối với ngƣời cao tuổi, nhất là những ngƣời cô đơn.

Ngƣời nghỉ hƣu có nguyện vọng đƣợc làm việc, đƣợc tiếp tục cống hiến cho

xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình.

Năm 1990, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Bộ Lao động

– Thƣơng binh và Xã hội đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 250 ngƣời nghỉ

hƣu tại Hà Nội và 100 ngƣời nghỉ hƣu tại Hà Bắc (cũ). Năm 1992, Vụ Bảo trợ

xã hội, Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội thực hiện một phân tích thống kê

nhóm ngƣời nghỉ hƣu ở Việt Nam. Nội dung của các nghiên cứu trên chủ yếu

tập trung vào vấn đề cơ cấu, sự phân bố, thực trạng đời sống và việc tự chăm

sóc sức khỏe và các chính sách xã hội có liên quan đến ngƣời nghỉ hƣu.

Năm 1991, Viện Xã hội học thực hiện một nghiên cứu về ngƣời cao

tuổi ở An Điền (Hải Hƣng). Mục đích của nghiên cứu quan tâm đến các đặc

trƣng dân số học và xã hội học của nhóm ngƣời cao tuổi (cấu trúc lớp tuổi và

giới tính, trạng thái sức khỏe và bệnh tật, địa vị kinh tế và nghề nghiệp, định

hƣớng giá trị và tâm trạng, vai trò của ngƣời cao tuổi trong gia đình, cộng

đồng và xã hội, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn

cảnh tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi). Nghiên cứu cho thấy, về tinh

thần 40% ngƣời cao tuổi cho rằng,công cuộc tự chăm sóc sức khỏe tinh thần

sau khi nghỉ hƣu kém đi. Một số ngƣời nhất là những ngƣời có lƣơng hƣu

cao, có chức vụ khi tại chức, cảm thấy công cuộc tự chăm sóc sức khỏe hƣu

trí cô đơn, buồn tẻ. Nghiên cứu cho thấy, vai trò và vị thế của ngƣời cao tuổi

trong cộng đồng và gia đình giảm đáng kể so với trƣớc đây.

Trong hai năm 1991 đến 1992, Viện Xã hội học đã triển khai đề tài

“Ngƣời cao tuổi và an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống và

Page 20: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

12

tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi ở nông thôn và thành thị nƣớc ta từ

góc độ xã hội học (lao động, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, tình hình nhà ở và

tiện nghi, vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc tham gia công tác xã

hội sau khi nghỉ hƣu, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào

hoàn cảnh và tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi... ).

Năm 1993, các nhà y khoa và xã hội học đã tiến hành nghiên cứu định

lƣợng trên 196 khách thể là ngƣời nghỉ hƣu tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên

cứu, ngƣời cao tuổi ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những ngƣời thân,

do đó họ nhận đƣợc sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu

cũng cho thấy, ngƣời nghỉ hƣu có nhu cầu đƣợc ngƣời thân chăm sóc khi ốm

đau là rất cao. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc tự

chăm sóc sức khỏe của ngƣời nghỉ hƣu

Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc

khảo sát “Ngƣời cao tuổi ở đồng bằng Sông Hồng” (trong đó có 16,63%

ngƣời nghỉ hƣu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống và việc tự chăm sóc

sức khỏe của ngƣời cao tuổi đã khá lên so với nửa đầu những năm 90. Tuy

nhiên do mức lƣơng hƣu và trợ cấp thấp không đủ cho việc tự chăm sóc sức

khỏe nên nhiều ngƣời nghỉ hƣu phải đi làm thêm (55,7%). Gần 1/3 số ngƣời

nghỉ hƣu đƣợc hỏi (28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”. Nghiên cứu cũng

cho thấy, đối với ngƣời nghỉ hƣu, nhất là ngƣời cao tuổi hƣu trí, mất sức, nhu

cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần đƣợc đặt lên hàng đầu (80,3%).

Phần lớn ngƣời nghỉ hƣu đều mong muốn đóng góp sức mình để giảm bớt

khó khăn cho gia đình và xã hội.

Nghiên cứu của Dƣơng Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hành vi xã

hội của ngƣời cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng” đã chỉ ra nhiều kết quả thú vị.

Theo đó, kết quả cuộc nghiên cứu trên đã đề cập đến sự tham gia vào các

hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi và qua đó đánh giá những yếu tố tác động

Page 21: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

13

đến sự tham gia hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi ở vùng đồng bằng sông

Hồng. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ngƣời cao tuổi tham gia vào các hành vi xã hội

ở các tổ chức phi chính thức cao hơn rất nhiều so với các tổ chức chính thức.

Các yếu tố nhƣ khu vực cƣ trú, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề

nghiệp, hoàn cảnh và điều kiện tự chăm sóc sức khỏe, tình trạng sức

khỏe...đều có ảnh hƣởng đến giao tiếp của ngƣời cao tuổi. Cụ thể, ngƣời cao

tuổi ở khu vực đô thị thƣờng có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn

ngƣời cao tuổi ở nông thôn trong hầu hết các tổ chức chính thức nhƣ Đảng,

Chính quyền, Hội thọ, Hội Cựu chiến binh... Ngƣợc lại, trong những hình

thức tổ chức phi chính thức nhƣ đám cƣới, hỏi, đám tang, đám giỗ, lễ chùa, lễ

mừng thọ và các hình thức giao tiếp các hội tại cộng đồng nhƣ thăm hỏi hàng

xóm, bạn bè... thì ngƣời cao tuổi nông thôn lại có tỷ lệ tham gia cao hơn

ngƣời cao tuổi ở đô thị. Ngƣời cao tuổi là nam giới thƣờng tham gia vào các

hành vi xã hội nhiều hơn ngƣời cao tuổi là nữ giới. Nghiên cứu cũng cho thấy,

ngƣời cao tuổi có đời sống và tự chăm sóc sức khỏe và thu nhập cao thƣờng

có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn ngƣời cao tuổi có đời sống và tự

chăm sóc sức khỏe và thu nhập thấp hơn. Ngƣời cao tuổi có mức độ học vấn

cao hơn có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn ngƣời cao tuổi có trình

độ học vấn thấp, tình trạng sức khỏe kém.

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số ngƣời nghỉ hƣu

cảm thấy việc tự chăm sóc sức tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20%

cảm thấy việc tự chăm sóc sức khỏe nghèo nàn hơn so với trƣớc. Nghiên cứu cũng

cho thấy, hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình,

thân tộc nhiều hơn. Các hành vi xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng, làng, xã

còn rất nghèo nàn.

Nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa ngƣời

cao tuổi” đã đề cập đến việc tự chăm sóc sức khỏe và hành vi văn hóa tinh thần

Page 22: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

14

hàng ngày của ngƣời cao tuổi, trong đó có việc tự chăm sóc sức khỏe tâm lý,

tình cảm cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời nghỉ hƣu ở đô thị hiện nay. Theo tác giả,

ngƣời cao tuổi ở đô thị muốn cống hiến nhiều cho xã hội và vẫn muốn khẳng

định mình, song không gian đô thị mở với nhịp sống công nghiệp nhanh ảnh

hƣởng đến việc tự chăm sóc sức khỏe và các mối liên hệ đúng là thực sự bất lợi

cho tuổi già vốn có nhịp điệu sinh học chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm.

Quan hệ láng giềng ở đô thị bị thiếu hụt, do đó, giao tiếp của ngƣời cao tuổi

cũng nhƣ ngƣời nghỉ hƣu bị bó hẹp trong phạm vi gia đình.

Nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga (2000) với tiêu đề “Ngƣời cao tuổi ở

miền Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 – Phác thảo từ một số kết quả

nghiên cứu định tính” cho thấy: ở miền Nam, các đoàn thể làm công tác từ

thiện rất phát triển và số lƣợng ngƣời cao tuổi là nữ giới tham gia Hội ngƣời

cao tuổi và tham gia hành vi từ thiện nhiều hơn ngƣời cao tuổi là nam giới.

Nghiên cứu này đã phần nào cho thấy sự tích cực của ngƣời cao tuổi (trong đó

có ngƣời nghỉ hƣu) trong việc tham gia các công tác xã hội.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cƣờng và Lê Trung Sơn (2003) về

“Thực trạng ngƣời cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lƣợng chăm sóc

ngƣời cao tuổi ở Hà Tây” cho thấy ngƣời cao tuổi ở Hà Tây thỏa mãn tinh

thần chủ yếu là vui chơi cùng con cháu (81,4%). Ngƣời cao tuổi ở nông thôn

sinh hoạt cùng con cháu thƣờng xuyên hơn ngƣời cao tuổi ở thành thị (83,5%

so với 77,4%). Ngƣời cao tuổi ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan,

du lịch, thể dục thể thao và sinh hoạt đoàn thể một cách thƣờng xuyên hơn

nông thôn. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi ở thành thị tham gia các hành vi Đảng, chính

quyền cao hơn ở nông thôn. Đối với nhóm ngƣời này, nam giới tham gia

nhiều hơn nữ giới. Đa số ngƣời cao tuổi (80,7%) đều hài lòng với sự chăm

sóc của gia đình, con cháu.

Page 23: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

15

Nghiên cứu của Hoàng Mộc Lan trong đề tài nghiên cứu “ Những vấn

đề tâm lý – xã hội của ngƣời cao tuổi Việt nam: thực trạng- giải pháp trợ giúp,

phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại cộng đồng” (2015), đã cho thấy, đa số

ngƣời cao tuổi tự nhận thức về bản thân hƣớng về quá khứ, đánh giá cao các

đặc điểm nhân cách tích cực của bản thân, biểu hiện rõ nhất là tình yêu quê

hƣơng, đất nƣớc, phẩm chất trong lao động. Ngƣời cao tuổi tiếp tục tham gia

lao động chiếm tỷ lệ hơn 60% và tham gia các hành vi xã hội, sinh hoạt thể

dục thể thao chăm sóc sức khỏe. Giao tiếp của ngƣời cao tuổi chủ yếu với

ngƣời thân và bạn bè gần gũi. Trong việc tự chăm sóc sức khỏe ngƣời cao

tuổi hài lòng nhất với các mối quan hệ gia đình, đƣợc ngƣời thân quan tâm

chăm sóc, đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời và tiếp nhận thông tin và không hài

lòng nhất với việc đƣợc đảm bảo và chăm sóc sức khỏe ở các cơ sở y tế và hỗ

trợ xã hội. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng trợ giúp

xã hội và phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại cộng đồng còn chƣa tốt, chƣa đáp

ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời cao tuổi.

Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009): “Ngƣời cao tuổi và các mô

hình chăm sóc ngƣời cao tuổi ở Việt Nam” đƣợc tiến hành tại ba thành phố Hà

Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng và

hiệu quả hành vi của các loại hình dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi ở Việt Nam

đã đề cập đến các mối liên hệ xã hội cũng nhƣ quan hệ gia đình của ngƣời cao

tuổi Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: về quan hệ xã hội, ngƣời

cao tuổi nghỉ hƣu hiện nay thƣờng xuyên tiếp cận với các phƣơng tiện thông tin

đại chúng (trên 80% ngƣời cao tuổi thƣờng xuyên đọc sách báo, xem tivi, nghe

đài). Đây là một hình thức duy trì sự giao tiếp với xã hội của đa số ngƣời cao

tuổi hiện nay. Có rất ít ngƣời cao tuổi tham gia các hình thức tham quan, du

lịch, đi chơi với bạn bè…Có một tỷ lệ khá cao ngƣời cao tuổi tham gia các câu

lạc bộ hƣu trí, ngƣời cao tuổi (60,6%) và trực tiếp tham gia các công tác xã hội

Page 24: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

16

tại địa phƣơng (51,3%). Đàn ông có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn

nhiều lần so với phụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ lại thƣờng đi sinh hoạt lễ chùa

và nhà thờ nhiều hơn so với đàn ông. Về quan hệ gia đình, tỷ lệ ý kiến của

ngƣời cao tuổi cho rằng quan hệ gia đình hòa thuận giảm đi theo độ tăng của

tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những nhu cầu nổi lên ở

ngƣời cao tuổi hiện nay là nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu đƣợc giao

tiếp với ngƣời khác. Điều này phản ánh mong muốn đƣợc ngƣời khác chia sẻ,

quan tâm, chăm sóc ở ngƣời cao tuổi hiện nay. [17]

Nghiên cứu của Bùi Thị Vân Anh (2013) trong luận án tiến sĩ “ Đặc

điểm giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu ở Hà Nội” đã chỉ ra ngƣời nghỉ hƣu có nhu

cầu giao tiếp cao. Đối tƣợng giao tiếp chủ yếu với ngƣời thân trong gia đình

và bạn bè là những ngƣời quen biết cũ, có tính cách, sở thích phù hợp. Nội

dung giao tiếp chủ yếu về vấn đề sức khỏe, họ hàng, quê hƣơng, tâm linh,

việc tự chăm sóc sức khỏe gia đình, cá nhân. Hình thức giao tiếp khá phong

phú. Các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội ảnh hƣởng đến giao tiếp của ngƣời

nghỉ hƣu ở các mức độ khác nhau. Trong đó, cảm nhận của ngƣời nghỉ hƣu về

vai trò, vị thế của họ trong gia đình và xã hội là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh

nhất đến hình thức giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu, mối quan hệ trong gia đình

là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến nội dung giao tiếp, nhu cầu giao tiếp

của ngƣời nghỉ hƣu, cách thức tổ chức hành vi của các tổ chức xã hội dành

cho ngƣời nghỉ hƣu ở cụm dân cƣ hiện nay là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất

đến đối tƣợng giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu. Nghiên cứu đã đề xuất một số

biện pháp tâm lý để tăng cƣờng giao tiếp cho ngƣời nghỉ hƣu ở Hà Nội thông

qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong gia đình, nâng cao hiệu quả hành

vi của tổ chức xã hội dành cho ngƣời nghỉ hƣu ở cụm dân cƣ. [2]

Tác giả Lê văn Khảm (2014) trong bài báo “Một số vấn đề về ngƣời

cao tuổi Việt Nam hiện nay” đã phân tích về những khó khăn và nhu cầu thực

Page 25: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

17

tế của ngƣời cao tuổi về kinh tế, sự tham gia xã hội và trên hết là vấn đề chăm

sóc sức khỏe. Việc có thêm thu nhập, cùng với mở rộng các loại hình và quy

mô bao phủ về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế của Nhà nƣớc, cơ hội tham

gia các hành vi xã hội, cơ hội đƣợc chia sẻ kinh nghiệm trong công cuộc tự

chăm sóc khỏe sức làm phong phú thêm việc tự chăm sóc sức khỏe, lấp đầy

các khoảng trống tinh thần và tạo sự ổn định về trạng thái tâm lý vốn rất dễ

dao động của ngƣời cao tuổi. Tác giả đã chỉ ra các sự kiện về việc ngƣời cao

tuổi đã cống hiến sức lực, trí tuệ, kỹ năng cho xây dựng và phát triển đất

nƣớc, tình đoàn kết, đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, sự quan tâm của xã hội,

phƣơng thức hành vi hiệu quả của Hội Ngƣời cao tuổi và các Hội mà ngƣời

cao tuổi tham gia. Để đảm bảo chất lƣợng việc tự chăm sóc sức khỏe của

ngƣời cao tuổi theo phƣơng châm “ tự chăm sóc sức khỏe vui, tự chăm sóc

sức khỏe khỏe, tự chăm sóc sức khỏe có ích” tác giả đƣa ra kiến nghị về sự hỗ

trợ và chăm sóc từ gia đình và cộng đồng cho ngƣời cao tuổi.

Trong y học gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần

ngƣời cao tuổi với các đề tài khác nhau nhƣ Phạm Khuê (2000) nghiên cứu

bệnh học tuổi già [16]. Trần Hữu Bình (2003) nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở

những ngƣời có bệnh lý dạ dày - ruột thực thể và chức năng [3]. Nguyễn Kim

Việt (2006, 2008) nghiên cứu đặc điểm các biểu hiện loạn thần trong rối loạn

trầm cảm, điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu ở ngƣời cao tuổi [32]. Nguyễn

Thị Minh Hƣơng (2013) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến phát sinh trầm

cảm ở ngƣời cao tuổi [15]. Nguyễn văn Dũng (2014) nghiên cứu đặc điểm

lâm sàng của rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi và các biện pháp điều

trị. Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Tiến Dũng (2014) nghiên cứu các yếu tố

liên quan đến hành vi tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi suy tim tại BV Đa khoa

TW Thái Nguyên. Nguyễn Văn Tuấn (2014) nghiên cứu hành vi tự chăm sóc

của ngƣời cao tuổi suy thận…Các nghiên cứu đều cho thấy, ngƣời cao tuổi tự

chăm sóc sức khỏe của bản thân là rất yếu.

Page 26: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

18

Điểm lại những nghiên cứu về ngƣời cao tuổi ở trong nƣớc có thể nhận

thấy các nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ tiếp cận xã hội học, y học. Trong

các công trình nghiên cứu đó, các tác giả đã làm rõ vấn đề về thực trạng đời

sống và việc tự chăm sóc sức khỏe vật chất, việc làm, hành vi, giao tiếp, các

mối quan hệ xã hội, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội cho ngƣời cao tuổi.

Hành vi chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi ở Việt Nam thƣờng tập trung

ở hệ thống bệnh viện, điều trị các trƣờng hợp nặng, sử dụng thuốc là chính.

Các nghiên cứu về bệnh tâm thần của ngƣời cao tuổi từ tiếp cận y học đều có

nhận định rằng, ngƣời cao tuổi tự chăm sóc bản thân là yếu tố cần thiết để họ

nhận đƣợc tình trạng sức khỏe tốt nhất. Một trong những vấn đề ngƣời cao

tuổi quan tâm nhất là chăm sóc sức khỏe vì tuổi càng cao sức khỏe càng yếu

cả về thể chất và tinh thần. Chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi phần lớn dựa

vào cộng đồng nhƣ gia đình, họ hàng, các trung tâm y tế, trung tâm dƣỡng

lão, các tổ chức xã hội, ngƣời làm thuê, ngƣời tình nguyện và ngƣời cao tuổi

tự chăm sóc sức khỏe. Về lâu dài, đây vẫn là những hình thức phổ biến hỗ trợ

cùng nhà nƣớc chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi. Nhƣ trên đã trình bày, có

thể khẳng định rằng, ở Việt nam nghiên cứu từ tiếp cận tâm lý học về hành vi

tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi hầu nhƣ rất hiếm, chƣa đáp

ứng với yêu cầu phòng chống suy giảm sức khỏe tâm thần và nâng cao chất

lƣợng tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi trong thời kỳ già hóa dân số

đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Một số vấn đề lý luận về hành vi tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi

1.2.1. Khái niệm hành vi

Hành vi trở thành một khái niệm khoa học vào năm 1843 khi John

Stuart Mill dùng thuật ngữ “hành vi” để định nghĩa về “tập tính học” của

động vật. Thuật ngữ “hành vi” trở thành một khái niệm thuộc khoa học tâm lý

bắt đầu khi tâm lý học “nội quan” trở nên bế tắc trong việc xác định đối tƣợng

Page 27: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

19

nghiên cứu của mình và mở ra một “cuộc cách mạng” trong việc xác định lại

đối tƣợng nghiên cứu của khoa học tâm lý. Lý thuyết “hành vi cổ điển” do

J.Watson là ngƣời sáng lập, chỉ nghiên cứu những hiện tƣợng có thể quan sát

đƣợc, đo đạc đƣợc. Quan điểm về hành vi của lý thuyết hành vi cổ điển đƣợc

tóm lƣợc trên cơ sở luận điểm cơ bản sau: Hành vi – Behavior là toàn bộ

những phản ứng nhằm đáp lại các kích thích từ môi trƣờng của con ngƣời và

động vật đƣợc thể hiện theo công thức S (stimulate) – R (reaction); đối tƣợng

của tâm lý học là nghiên cứu hành vi chứ không phải là cái tâm lý, ý thức

thuần túy bên trong, hành vi chính là tâm lý, ý thức của con ngƣời. Theo cách

nhìn nhận này phản ứng của con ngƣời trƣớc các hoàn cảnh xã hội cũng nhƣ

tự nhiên không khác gì phản ứng của con vật trong tự nhiên. Tức là phản ứng

một cách trực tiếp những kích thích từ mội trƣờng xung quanh. Nhƣ vậy, về

bản chất phản ứng của con ngƣời không khác con vật, có chăng sự khác nhau

chỉ là con ngƣời phải “phản ứng nhiều hơn con vật mà thôi”. Đây là cách nhìn

cơ học máy móc và thậm chí là khá thô thiển đã giản đơn hóa việc hình thành

hành vi và cơ chế thực hiện hành vi của con ngƣời. Do cách lập luận hạn chế

này về sau lý thuyết “hành vi cổ điển” đƣợc thay thế bằng lý thuyết “hành vi

mới”. Nghiên cứu E.C Tolman, K Hull…đƣa vào trong công thức S-R những

“biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh

nghiệm nghiệm tự chăm sóc sức khỏe của con ngƣời. Skinner đã đƣa ra một

quan điểm đầy đủ, tuy thoát khỏi chủ nghĩa "duy nội tâm" nhƣng vẫn vận

dụng những khái niệm ngôn ngữ, tƣ duy, ý thức, Skinner cho rằng không thể

loại trừ các khái niệm ấy, phải tìm cách nghiên cứu một cách khách quan, mặc

dù đây là một vấn đề rất khó giải quyết. Và cho rằng những kích động bên

ngoài không phải máy móc tạo ra phản ứng theo công thức S ---> R, mà có

tác dụng tuyển lựa trên những tiềm năng phản ứng tƣơng tự nhƣ trong quá

trình đào thải trong lĩnh vực sinh học (Nguyễn Khắc Viện - Từ điển tâm lý,

NXB. Ngoại văn, 1991, Tr. 303)

Page 28: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

20

Sigmund Freud (1856 – 1939), là bác sĩ tâm thần ngƣời Áo, là ngƣời

đại diện cho thuyết Phân tâm học. Học thuyết này cơ bản là dựa trên khái

niệm vô thức. Theo S. Freud đời sống và tự chăm sóc sức khỏe tâm lý của con

ngƣời trong việc tự chăm sóc sức khỏe hàng ngày không phải do yếu tố ý thức

mà do yếu tố vô thức quyết định. Xét về mặt nguồn gốc, mọi hành vi của con

ngƣời đƣợc bắt đầu từ vô thức, chúng ta nói đến hành vi ý thức chẳng qua

cũng từ hành vi vô thức mà ra. Tức là trƣớc khi trở thành hành vi ý thức thì nó

phải trải qua giai đoạn vô thức. Hành vi vô thức là cái chi phối, quyết định

đến toàn bộ đời sống và hành vi tự chăm sóc sức khỏe của cá nhân. S.Freud

so sánh cái vô thức và cái ý thức đƣợc ví nhƣ tảng băng trôi, phần chìm dƣới

nƣớc là phần vô thức, còn lại cái nổi trên mặt nƣớc là cái ý thức. Tác giả

Phạm Minh Hạc đã nhận xét về quan niệm của S.Freud: “Tất cả những cái gì

ta có đƣợc ở con ngƣời, dù trong đó có kết quả của giáo dục, chỉ là sản phẩm

của nguồn năng lƣợng tình dục (libido) bị chèn ép tạo ra mà thôi” (Phạm

Minh Hạc - Nhập môn Tâm lý học, NXBGD 1987)

Lý thuyết học tập xã hội đƣợc đề cao sau những năm 1920, Albert

Bandura là ngƣời đã đem ứng dụng lý thuyết học tập xã hội trong Tâm lý học

xã hội. Trên cơ sở tiếp thu đƣợc những thành tựu mới của Tâm lý học nhận

thức và lý thuyết xử lý thông tin ông đã đƣa ra quan niệm về “Hệ thống bản

thân nội tại” cho rằng: kinh nghiệm, nhu cầu, động cơ…của mỗi ngƣời là căn

cứ xuất phát để phân tích những tác động đến từ bên ngoài, giúp chủ thể đƣa

ra những phản ứng thích hợp.Về thực chất, cách tiếp cận cơ bản của “Lý

thuyết học tập xã hội” là dựa vào học thuyết hành vi, nhƣng là sự tiếp cận ít

cực đoan hơn lý thuyết hành vi. Những nghiên cứu của A.Bandura dựa vào sự

quan sát hành vi của những nghiệm thể trong quá trình tƣơng tác xã hội. Con

ngƣời chấp nhận củng cố một cách có ý thức, họ dự báo nhận đƣợc nó trong

điều kiện hành vi tƣơng ứng. “Chúng ta không phải lúc nào cũng đòi hỏi củng

Page 29: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

21

cố một cách trực tiếp mà chúng ta có thể học qua kinh nghiệm của ngƣời

khác, thông qua củng cố gián tiếp khi quan sát hành vi của ngƣời khác và hậu

quả của những hành vi đó”. [27; 42 – 45]

Tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Xô Viết sáng lập. Tiêu biểu

của trƣờng phái này bao gồm các tác giả L.X.Vƣgoxki (1896-1934), X.L.

Rubinstein (1902-1960), A.N. Leonchiev (1903-1977), B.Ph. Lomov…v.v.

Trong các tác giả tiêu biểu của trƣờng phái này, nổi bật nhất và đƣợc coi là

ngƣời đặt nền móng cho nền tâm lý học hoạt động là L.X. Vƣgốxki nhà tâm lý

học nổi tiếng của Liên Xô, trên cơ sở phân tích và phê phán những khiếm

khuyết có tính nguyên tắc của chủ nghĩa hành vi, của các trào lƣu “phản xạ

học” hoặc các quan niệm có tính siêu hình, máy móc trong nghiên cứu tâm lý

ngƣời, đã khẳng định “ý thức là vấn đề của tâm lý học hành vi”, tƣớc bỏ ý thức

ra khỏi hành vi hành vi con ngƣời là chặn đứng con đƣờng đi đến nghiên cứu

nhiều vấn đề phức tạp của hành vi con ngƣời. Hành vi con ngƣời là hành vi có

ý thức – hành vi văn hóa phức tạp và khác biệt về chất so với hành vi động vật.

Đó là sự khác biệt về nguồn gốc và cấu trúc của hành vi. Bản chất của con

ngƣời là hành vi có ý thức; ý thức vừa là nội dung vừa là kết quả của hành vi.

Hành vi con ngƣời đƣợc cấu trúc bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã

hội và kinh nghiệm kép. Các kinh nghiệm này đều xuất phát từ lao động và từ

hành vi truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ

thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói một trong những thang đo về sự phát

triển của xã hội con ngƣời đó là sự thể hiện của hành vi văn hóa.

Trên cơ sở phân tích những quan niệm về hành vi, lấy quan điểm của

Tâm lý học hành vi làm nền tảng cho việc nghiên cứu hành vi tự chăm sóc

sức khỏe và kế thừa những giá trị của các lý thuyết đã phân tích ở trên, chúng

tôi cho rằng:

Hành vi là hành động có ý thức biểu hiện quá trình con người tác động

lên đối tượng nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định.

Page 30: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

22

Có những cách phân loại hành vi tự chăm sóc sức khỏe khác nhau nhƣng dựa

trên khái niệm cũng nhƣ phạm vi, chúng tôi phân các hành vi này thành 2 loại:

Hành vi tự chăm sóc sức khỏe thể chất: hành vi tác động đến mặt sức

khỏe thể chất nhƣ rèn luyện sức khỏe, ăn uống điều độ,…

Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần: hành vi tác động đến mặt

sức khỏe tâm thần liên quan đến nhận thức, cảm xúc, và hành động tăng

cƣờng sức khỏe tâm thần.

1.2.2 Khái niệm tự chăm sóc

Thuật ngữ tự chăm sóc khá phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,

đƣợc xem nhƣ là một hành vi bù đắp về vấn đề sức khỏe một cách có ý thức

(McAuley và cs. 2000, Denyes và cs. 2001, Tomey & Alligo. 2003). Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO, 1983) đã đƣa ra khái niệm về tự chăm sóc sức khỏe nhƣ

sau: “Tự chăm sóc sức khỏe liên quan đến các hành vi cá nhân, gia đình và

cộng đồng thực hiện với mục đích tăng cƣờng sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật,

hạn chế ốm đau và hồi phục sức khỏe. Những hành vi này đƣợc bắt nguồn từ

những vốn kiến thức và kỹ năng của cả kinh nghiệm chuyên môn và không có

chuyên môn. Chúng đƣợc những ngƣời không có chuyên môn vì bản thân

thực hiện một cách riêng rẽ hoặc có sự tham gia phối hợp với các chuyên

gia”. [43; 09]

Hành vi tự chăm sóc sức khỏe là hành động của cá nhân tăng cƣờng hoặc

hồi phục lại sức khỏe của mình với tƣ cách là chủ thể (Kickbusch 1989,

Engberg và cs. 1995, Clark 1998). Các hành động của công cuộc tự chăm sóc

sức khỏe thƣờng nhật, chẳng hạn nhƣ tập thể dục, chế độ dinh dƣỡng và thƣ

giãn, thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng hành vi tự chăm sóc (Dean 1989a,

Dean 1989b, Orem 1991, Allardt 1993, Edwardson & Dean 1999, Ovid

Aquero-Torres và cs. 2001). Một số tác giả đã nhấn mạnh “tự chăm sóc là

việc chăm sóc đƣợc thực hiện bởi chính mình cho chính mình ở một ngƣời đã

Page 31: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

23

đạt đến một mức độ trƣởng thành có thể có hành động thích hợp, có kiểm

soát, hiệu quả, và có mục đích. Mục đích của tự chăm sóc có ý thức nhƣ vậy

là để duy trì sức khỏe" (DeFriece & Gordon năm 1993, Metler & Kemper

1993).

Dựa trên quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng nhƣ phân tích

các quan điểm của các tác giả, chúng tôi thấy rằng tự chăm sóc có nghĩa là

chăm sóc cho chính bản thân mình. Tự chăm sóc liên quan đến các hoạt động

cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện với mục đích tăng cường sức khỏe,

ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế ốm đau, và hồi phục sức khỏe. Những hoạt động

này được bắt nguồn từ những vốn kiến thức và kỹ năng của cả kinh nghiệm

chuyên môn và không chuyên. Chúng được thực hiện bởi những người không

chuyên nhân danh chính mình, hoặc riêng rẽ hoặc có sự tham gia phối hợp

với các chuyên gia. Tự chăm sóc là một phần của một lối sống cá nhân, mà

được định hình bởi các giá trị và niềm tin tiếp thu từ các nền văn hóa cụ thể

1.2.3 Khái niệm về người cao tuổi

Khái niệm ngƣời già đƣợc dùng rộng rãi trong xã hội, trên các phƣơng

tiện thông tin đại chúng, trong các văn kiện của cơ quan, tổ chức… Tuy

nhiên, tra Từ điển Tiếng Việt lại không thấy khái niệm này.

Trong xã hội, ngƣời già đƣợc hiểu là ngƣời cao tuổi, là ngƣời đƣợc xã

hội kính trọng, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Theo tài liệu về y sinh học quốc

tế thì ngƣời từ 60 đến 74 tuổi là ngƣời có tuổi, từ 75 đến 89 tuổi là ngƣời già,

từ 90 tuổi trở lên là ngƣời quá già.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, BLHS có đề cập đến ngƣời già

nhƣng lại không quy định ngƣời nhƣ thế nào đƣợc coi là ngƣời già. Tại tiểu

mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01 ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán

TAND Tối cao (hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS) thì ngƣời già

đƣợc xác định là ngƣời từ 70 tuổi trở lên.

Page 32: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

24

Ngƣời cao tuổi còn gọi là ngƣời cao niên hay ngƣời già, đó là những

ngƣời lớn tuổi, thƣờng có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Theo Pháp lệnh ngƣời cao

tuổi Việt Nam (số 23/2000/ PL-UBTVQH): “Ngƣời cao tuổi có công sinh

thành, nuôi dƣỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng

trong gia đình và xã hội”. Trong cộng đồng, ngƣời cao tuổi là ngƣời đƣợc

phụng dƣỡng, chăm sóc, động viên tinh thần, tôn trọng nguyện vọng chính

đáng, và họ là những ngƣời có tâm sinh lý đặc trƣng - thích sum họp gia đình,

con cháu, bạn bè. [30]

Tổ chức y tế thế giới cũng định nghĩa ngƣời già là những ngƣời từ 60

tuổi trở lên và sắp xếp các độ tuổi nhƣ sau:

+ Từ 60 – 74 tuổi: Ngƣời có tuổi

+ Từ 75 – 90 tuổi: Ngƣời già

+ Từ 90 tuổi trở lên: Ngƣời sống lâu

Hiện nay, một số nƣớc coi những ngƣời từ 60 tuổi trở lên là NCT, trong

khi các nƣớc khác lại chọn 65 hoặc hơn. Rõ ràng, độ tuổi này đƣợc chọn vào

thời điểm tuổi thọ trung bình thấp. Ở Mỹ, năm 1935, ngƣời ta coi 65 tuổi là

đủ điều kiện nhận trợ cấp xã hội khi đó tuổi thọ vào khoảng 61 tuổi. Sau đó,

tuổi thọ tăng lên nhanh chóng, Mỹ và một số nƣớc khác bắt đầu điều chỉnh

nâng tuổi nhận trợ cấp xã hội lên và thay đổi khái niệm về NCT.

Một số tác giả còn chia ra vòng đời cá thể và vòng đời gia đình:

Vòng đời cá thể:

- Cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi ngƣời lớn 30 tuổi là tuổi chuyển tiếp.

- Tuổi trung niên, tuổi 50 là chuyển tiếp

- Tuổi 60 trở đi là ngƣời cao tuổi

- Trên 60 tuổi là tuổi già cao tuổi

Vòng đời gia đình:

- 18-21 tuổi: giữa các gia đình, ngƣời lớn và trẻ em không bị ràng buộc

Page 33: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

25

- 22-27 tuổi: đôi vợ chồng mới (gắn bó các gia đình qua hôn nhân).

- 28-39 tuổi: gia đình có trẻ nhỏ

- 34-49 tuổi: gia đình có vị thành niên

- 50-60 tuổi: con cái trƣởng thành và hoạt động

- Trên 60 tuổi: gia đình và tuổi già.

Nghiên cứu vòng đời ngƣời, các giai đoạn của vòng đời gia đình và

vòng đời cá thể cho chúng ta thấy và nhận biết đƣợc đâu là sự phát triển bình

thƣờng và đâu là sự phát triển bất thƣờng, tiên lƣợng đƣợc những vấn đề tiềm

ẩn trong đời sống và việc tự chăm sóc sức khỏe cá nhân để có thể có những

biện pháp tác động thích hợp. Theo đó, các tác giả đã đƣa ra cấu trúc một gia

đình truyền thống hay còn gọi là gia đình hạt nhân nhằm cho thấy quan hệ của

ngƣời cao tuổi (ngƣời già) trong cấu trúc gia đình đó, cấu trúc đó gồm chồng,

vợ và các con cái cùng chung công cuộc tự chăm sóc sức khỏe trong một nhà,

với những quan hệ khăng khít họ hàng (những ngƣời ngoài gia đình hạt nhân

có quan hệ huyết thống hay hôn nhân).

Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi năm 2000, hiện đã đƣợc thay thế bằng Luật

Ngƣời cao tuổi năm 2009. Theo pháp lệnh, “ngƣời cao tuổi” là công dân nƣớc

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. Còn theo luật hiện

hành, “ngƣời cao tuổi” là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Nhƣ vậy, khi nói đến ngƣời cao tuổi (ngƣời già), về khía cạnh y sinh

học và tâm lý học, ngƣời cao tuổi phải trải qua các giai đoạn phát triển và

biến thoái đến giai đoạn cuối của vòng đời ngƣời, vòng đời cá thể, và trong đó

diễn ra những biến động tâm – sinh lý qua các vòng đời gia đình.

Trong đề tài này chúng tôi theo Luật ngƣời cao tuổi Việt Nam (2009) và từ

điển tâm lý học lựa chọn khái niệm: Người cao tuổi là những người ở giai

đoạn cuối của cuộc đời, có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên, không tham gia trực tiếp

vào hoạt động sản xuất của xã hội.[23]

Page 34: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

26

1.2.4 Khái niệm về sức khỏe tâm thần

Từ năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization -

WHO) đã đƣa ra định nghĩa về sức khỏe (Health) nhƣ sau:

"Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã

hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thƣơng tật" (

"Health" is a state of complete physical, mental, and social well-being and not

merely the absence of disease or infirmity"- nguồn wikipedia).

Một ngƣời đƣợc coi là khỏe mạnh theo nghĩa rộng phải có đầy đủ 3 yếu

tố: "Khỏe về thể chất, khỏe về tinh thần và khỏe về mặt xã hội". Nếu ai thiếu

một trong 3 yếu tố này thì sẽ có một công cuộc tự chăm sóc sức khỏe "không

hoàn chỉnh".

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 1946), sức khỏe là một trạng thái

hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Nói cách khác, sức

khỏe không hẳn là vô bệnh tật, ngƣời khỏe mạnh là ngƣời luôn có đƣợc sự

thoải mái về tinh thần, cân bằng về thể chất. Triết học Phƣơng Đông gọi đó là

sự cân bằng giữa thân (Thể chất) và tâm (Tâm thần). Một điều tất yếu là thể

chất và tinh thần có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi thể chất có vấn đề,

cơ thể mệt mỏi, ốm yếu thì khó có thể nói tinh thần luôn vui vẻ, an bình. Song

ngƣợc lại, trạng thái tinh thần bất ổn sẽ gây nên phiền muộn, lo âu, căng

thẳng... và tất sẽ ảnh hƣởng đến thể chất, thậm chí có thể làm cơ thể suy sụp,

từ mạnh khỏe trở thành ốm yếu, từ ốm yếu ít trở nên ốm yếu nhiều hơn...

Ta có thể hiểu 3 khía cạnh của sức khỏe nhƣ sau:

- Khỏe về thể chất: Tức là cái khỏe có thể cân đo đong đếm đƣợc ngay,

chẳng hạn nhƣ chiều cao, cân nặng hợp lý, chỉ số BMI [tính bằng cân

nặng(kg)/chiều cao bình phƣơng (cm)], đƣờng máu bình thƣờng, mỡ máu

bình thƣờng, các chỉ số sinh học bình thƣờng, ăn mỗi bữa 3 bát, khuân vác

đƣợc 1 bao xi măng, v.v... Tóm lại đi khám thấy các chỉ số sinh học bình

Page 35: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

27

thƣờng. Làm thế nào để có đƣợc khỏe về thể chất: Đó là cần phải tập luyện

thể dục và dinh dƣỡng hợp lý. [31; 15]

- Khỏe về tinh thần: Cái này trừu tƣợng, không cân đo đong đếm đƣợc

ngay mà là chủ quan của mỗi ngƣời. Một ngƣời có vấn đề về sức khỏe tinh

thần tức là cảm thấy không thoải mái, buồn, trầm cảm, đau đớn, mệt mỏi, các

trạng thái tâm lý khác nhƣ bồn chồn, lo lắng, giận giữ, bức xúc,... đều không

có lợi cho sức khỏe. Các phƣơng pháp luyện tập tăng sức khỏe tinh thần nhƣ

thiền, khí công, thái cực quyền, yoga, nhân điện cũng giúp làm tăng cƣờng

sức khỏe tinh thần. [31;15 – 16]

- Khỏe về xã hội: Tức là con ngƣời phải tự chăm sóc sức khỏe, hòa

đồng vào thiên nhiên, vào môi trƣờng, đảm bảo hài hòa các mối quan hệ trong

xã hội nhƣ biết cách hành xử, đối nhân xử thế trong gia đình, với ngƣời ngoài,

đồng nghiệp, cách đối phó với thiên nhiên, thay đổi môi trƣờng, chống stress,

v.v... Không nghiện ngập, bê tha, rƣợu chè, thuốc lá, hành vi khiếm nhã nơi

công cộng,... Ngoài ra còn liên quan đến văn hóa, tín ngƣỡng, không có niềm

tin mù quáng, mê tín, dị đoan... [31; 16]

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization -WHO) đã đƣa ra

định nghĩa về sức khỏe tâm thần (Mental Health): là trạng thái thoải mái,

trong đó cá nhân có thể thể hiện đƣợc những năng lực của mình, có thể ứng

phó đƣợc với những stress thông thƣờng trong việc tự chăm sóc sức khỏe, làm

việc một cách hiệu quả và có khả năng đóng góp cho cộng đồng (dẫn theo

Nguyễn Sinh Phúc, 2013) [25]

1.2.5 Khái niệm hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần

Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần, còn gọi là vệ sinh phòng bệnh

tâm thần, là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng ngành y tế mà còn của

ngành giáo dục, vệ sinh môi trƣờng, pháp luật, an ninh trật tự, tƣ tƣởng văn hóa.

Chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm mục đích trang bị cho mỗi thành viên trong

Page 36: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

28

xã hội một tinh thần vững mạnh, loại trừ các yếu tố gây bệnh trong môi trƣờng

sống và làm việc, nhất là chăm lo sức khỏe lao động và chế độ nghỉ ngơi để tái

sản xuất lao động và tận hƣởng cuộc sống một cách hợp lý. Vệ sinh tâm thần

nhằm củng cố hệ thần kinh và loại trừ các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần

phát sinh nhƣ nhân cách yếu, ảnh hƣởng xấu của xã hội, giáo dục không đúng,

sang chấn tâm thần nhẹ nhƣng kéo dài, thể trạng suy yếu. [25; 35 – 36]

Phòng bệnh tâm thần chủ yếu nhằm loại trừ những nguyên nhân gây

bệnh. Vệ sinh tâm thần và phòng bệnh tâm thần là 2 vấn đề có liên quan mật

thiết với nhau, không tách rời nhau và cùng có mục tiêu chung là làm cho con

ngƣời tránh khỏi bệnh tâm thần. Vệ sinh tâm thần bao gồm: 1) Tổ chức lao động

thích hợp nhằm mục đích phát huy năng lực cá nhân, tránh mệt mỏi thần kinh và

suy nhƣợc cơ thể. Có chế độ lao động riêng thích hợp cho từng loại nhƣ lao động

trí óc, lao động chân tay và thích hợp cho từng ngƣời xen kẽ lao động và nghỉ

ngơi, giải trí, thể dục, thể thao. 2) Tổ chức cuộc sống sinh hoạt thích hợp: Chú

trọng vệ sinh nhà ở, chỗ làm việc, phải thoáng khí, ít tiếng ồn. Ăn uống hợp lý,

mặc đủ ấm. Đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ nhƣ ngủ đúng giờ, loại trừ các kích

thích xấu ảnh hƣởng đến giấc ngủ. 3) Giáo dục thích hợp trong gia đình, nhà

trƣờng, tập thể và xã hội nhằm mục đích bồi dƣỡng nhân cách mạnh, có khả

năng chịu đựng cao, tự kiềm chế tốt. Cần giáo dục tính tập thể cho mọi ngƣời để

họ hoà nhập tốt, có tính độc lập là điều kiện tốt để rèn luyện nhân cách vững

vàng, tự giải quyết khó khăn,rèn luyện tính dũng cảm, chịu đựng gian khổ để khi

ra đời đủ sức chống đỡ với những tác nhân có hại của môi trƣờng.

Vệ sinh phòng bệnh tâm thần tại cộng đồng gồm 3 bậc: 1) hƣớng đến cá

nhân và ngoại cảnh – hỗ trợ cá nhân nâng cao khả năng đối phó hiệu quả với

stress. 2) Xác định sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở cá nhân, kịp thời có các

biện pháp can thiệp. 3) Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, thúc đẩy phục hồi

chức năng. Tự chăm sóc sức khỏe tâm thần là một nội dung quan trọng của vệ

Page 37: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

29

sinh phòng bệnh tâm thần (Nguyễn Sinh Phúc, 2013), liên quan đến các hành

vi của cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện với mục đích tăng cƣờng sức

khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế ốm đau và hồi phục sức khỏe tâm thần của

bản thân. Phân tích các khái niệm nêu trên, có thể đƣa ra định nghĩa: Hành vi tự

chăm sóc sức khỏe tâm thần là hành động có ý thức hướng tới việc ngăn ngừa,

giảm thiểu các tác nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tâm thần và củng cố

khả năng của cá nhân nhằm đối phó với các nguy cơ.

Biểu hiện hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần:

- Nhận thức về sự cần thiết của hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần

và tình trạng sức khỏe của bản thân giúp NCT tiếp nhận hiện thực của bản

thân một cách phù hợp, hiểu biết về sức khỏe tâm thần của bản thân, cảm

nhận đƣợc những việc có ý nghĩa, có giá trị, định hƣớng tự chăm sóc sức khỏe

tâm thần, duy trì tính tích cực đối phó với những khó khăn trong việc tự chăm

sóc sức khỏe.

- Quan tâm đến các mối quan hệ xã hội nhằm duy trì, phát triển cảm

xúc tích cực thông qua kết nối chặt chẽ với gia đình, ngƣời thân, bạn bè,

những ngƣời có quan hệ mật thiết với ngƣời cao tuổi giúp NCT đƣợc chăm

sóc sức khỏe trong bầu không khí gia đình, đƣợc tôn trọng, hỗ trợ, ổn định,

cảm thấy an toàn, tự tin, hài lòng hơn, thông cảm, sẻ chia giải quyết những

vấn đề của bản thân, giảm thiểu và loại trừ các nhân tố có hại từ ngoại cảnh.

- Làm việc, thể thao, giải trí phù hợp với sức khỏe, khả năng của NCT.

Các việc làm thông thƣờng nhƣ dọn dẹp nhà, chuẩn bị bữa ăn, làm những

công việc ƣa thích, những công việc bán thời gian để đáp ứng nhu cầu đƣợc

làm việc, phát triển kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe ( tự phục vụ...), hƣớng đến

mức tối đa cho hoạt động của mỗi NCT, hỗ trợ thu nhập cho họ. Thông qua

các công việc nhƣ vậy, NCT cảm nhận đƣợc sự cần thiết của bản thân, còn có

ích chứ không phải là vô dụng nhƣ họ vẫn nghĩ. NCT tham gia vào lao động

Page 38: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

30

chân tay, trí óc thể thao, giải trí một cách hợp lý là một việc làm hợp lý nhằm

tăng cƣờng sức khỏe, vui vẻ, sảng khoái, kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất

lƣợng cuộc sống. Đó là cách tốt nhất để sử dụng thời gian nhàn rỗi và chống

lại bệnh lo âu, stress ở NCT.

- Tham gia vào hoạt động xã hội, cộng đồng nhƣ làm từ thiện, vào các

nhóm tự giúp đỡ, tổ chức Hội NCT, tâm linh, tín ngƣỡng để NCT gắn liền với

giao tiếp xã hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giúp cải thiện các mối quan hệ

xã hội, dựa vào sức mạnh từ tâm linh, tín ngƣỡng để giải tỏa stress, phát triển

kỹ năng thích ứng với cuộc sống thay đổi.

- Hợp tác với chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao

tuổi để tìm hiểu thông tin, nâng cao kiến thức về bệnh tật của bản thân, chọn

lựa cách ứng phó với vấn đề sức khỏe tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ bác sĩ,

lƣơng y nhằm tích cực vƣợt qua những khó khăn của bản thân.

- Các yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi tự chăm sóc sức khỏe của NCT

Tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi tại nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Cùng với sự gia tăng về tuổi tác, ngƣời ta càng ngày càng cần nhiều thời gian

hơn để phục hồi sau thời gian ốm đau hoặc/ và các chấn thƣơng khác đã ảnh

hƣởng đến các khía cạnh khác nhau của việc tự chăm sóc sức khỏe mà lần

lƣợt, đƣợc phản ánh trong động lực và khả năng chăm sóc bản thân của họ

(Bendixen và cs. 2005). Theo những phát hiện từ nghiên cứu (Lukkarinen &

Hentinen 1997, Badzek và cs. 1998, Edwardson & Dean 1999), sự giáo dục ở

trình độ cao, tình trạng kinh tế xã hội tốt và sự sẵn có của hỗ trợ xã hội có thể

giúp ích cho tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi. Từ quan điểm của tự chăm sóc,

những tình huống tự chăm sóc sức khỏe căng thẳng, chẳng hạn nhƣ khi xuất

viện (Shin & Shin 1999, Bliss và cs. 2004, Bliss và cs. 2005, De Raedt &

Ponjaert-Kristoffersen 2006) cũng rất quan trọng. Theo Stevens - Ratchford

(2005), Kilpi và cs. (2003), động lực của ngƣời cao tuổi đối với quyền tự chủ,

Page 39: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

31

tự lực, và hạnh phúc có thể dẫn đến việc trao quyền phần nào cho các chuyên

gia chịu trách nhiệm cho sự chuyển mình và lối tự chăm sóc sức khỏe của họ

để phát triển và hài lòng với việc tự chăm sóc sức khỏe tiếp diễn và sau khi

bệnh tật đau ốm (Dean 1989a , Bowling và cs. 1993, Dellasega 1990,

McCamish-Svensson và cs. 1999, Magnan 2004, Forbes 2005, Hwang và cs.

2006, Borg và cs. 2006).

- Gallagher và cs. (2003), Gill và cs. (2004), Strandmark (2004),

Strandmark (2006) lƣu ý bản chất của sức khỏe là một tác động quan trọng,

mà tích lũy xây dựng dần hình ảnh tự thân về giá trị, khả năng vƣợt qua

những trở ngại và cảm thấy niềm vui thích đối với công cuộc tự chăm sóc sức

khỏe. Theo Anderson và Stevens (1993) cá nhân có sức mạnh vƣợt qua có sự

tự trọng, đƣơng đầu với việc tự chăm sóc sức khỏe của họ và trải nghiệm

hạnh phúc cũng nhƣ thấy ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khỏe. Theo

Backman & Hentinen (2001) bệnh tật và các phƣơng pháp điều trị, những

kinh nghiệm cá nhân về bệnh tật, hỗ trợ xã hội, các yếu tố cá nhân, chất lƣợng

của việc tự chăm sóc sức khỏe và hiệu quả của việc điều dƣỡng đã đƣợc tìm

thấy có liên quan đến tự chăm sóc.

- Các kết quả nghiên cứu về những tƣơng quan phần nào mâu thuẫn, một

số nghiên cứu đã tập trung vào 3 yếu tố liên quan đến việc tự chăm sóc của

ngƣời cao tuổi là khả năng chức năng, sự hài lòng với việc tự chăm sóc sức

khỏe và lòng tự trọng (Rosenberg 1985, Rosenberg và cs. 1995, Backman &

Hentinen 1999, Aydin và cs. 2006, Benyamini và cs. 2004, Chao và cs. 2006).

Năm 2001, Backman và Hentinen đã thực hiện một nghiên cứu để kiểm tra

xem khả năng chức năng (các hành vi sinh hoạt hàng ngày - activities of daily

living – ADL, các hành vi phƣơng tiện cho sinh hoạt hàng ngày - instrumental

activities of daily living - IADL), sự hài lòng với việc tự chăm sóc sức khỏe và

Page 40: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

32

lòng tự trọng có liên quan đến các kiểu hành vi tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi

và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà (Backman & Hentinen 2001).

Khả năng chức năng

Khả năng (về) chức năng theo định nghĩa của Kutzleb & Reiner (2006)

bao gồm khả năng thực hiện các hành vi thông thƣờng của việc tự chăm sóc

sức khỏe hằng ngày (ADL) của một ngƣời. Khả năng chức năng đƣợc tiếp cận

từ quan điểm về ADL và IADL, là hai khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến có

liên quan đến khả năng chức năng của ngƣời cao tuổi. Nghiên cứu về khả

năng chức năng của ngƣời cao tuổi sử dụng phổ biến ADL hoặc IADL nhƣ là

những công cụ, nhƣng có rất ít nghiên cứu liên quan đến các mối quan hệ

giữa khả năng chức năng và tự chăm sóc (Backman & Hentinen 2001,

Lehtola và cs. 2006). Theo Erjavec và cs. (2002) và Stineman và cs. (2005),

những thay đổi sinh lý và bệnh tật thƣờng xuyên cùng với tuổi già làm giảm

đi khả năng chức năng của ngƣời cao tuổi và do đó làm hạn chế đi sự lựa

chọn các hành vi thể chất. Hành vi thể chất có thể đƣợc xác định nhƣ là bất kỳ

chuyển động cơ thể nào trong việc tự chăm sóc sức khỏe hàng ngày, tự

nguyện hoặc không tự nguyện, tạo ra nhờ các cơ xƣơng và dẫn đến sự tiêu thụ

năng lƣợng (Caspersen và cs. 1985, Nevalainen và cs. 2004, McDevitt và cs.

2006). Nó đƣợc dựa trên sự tồn tại về mặt di truyền (Lees & Booth 2004).

Hành vi thể chất định lƣợng bằng sự tiêu hao năng lƣợng là một sự phản ánh

của giới tính, tuổi tác và trọng lƣợng cơ thể, cũng nhƣ cƣờng độ và hiệu quả

của vận động (Tudor Locke & Myers năm 2001, Trung tâm Kiểm soát và

Phòng ngừa dịch bệnh năm 2005, Mc Devitt và cs. 2006) .

- Kono và Kanagawa (2000) đã nghiên cứu các thay đổi chức năng về

thể chất và tâm lý trong một năm và liên hệ với các yếu tố ở ngƣời già yếu tự

chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng. Nghiên cứu cho thấy chúng có liên hệ

đáng kể với mức độ ADL thấp và ít tiếp xúc bằng ngôn ngữ với những ngƣời

Page 41: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

33

chăm sóc của họ. Các hành vi tự chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn nhƣ đi ra

vƣờn hoặc xung quanh nhà, đi lễ chùa, làm việc nhà, mua sắm, và làm vƣờn,

có liên quan đến chức năng đƣợc duy trì. Kết quả cho thấy mức độ độc lập

của ngƣời già yếu có thể dễ dàng thay đổi.

- Farinasso và cs. (2006) đã điều tra 86 ngƣời cao tuổi, từ 75 trở lên,

đến từ Parana, một thành phố ở phía bắc của Brazil. Nghiên cứu này tập trung

vào đặc trƣng nhận thức về sức khỏe, khả năng chức năng cũng nhƣ tỷ lệ tự

chia sẻ bệnh tình ở ngƣời cao tuổi thuộc Chiến lƣợc Sức khỏe Gia đình. Có

47,7% ngƣời cao tuổi đánh giá sức khỏe của họ trong mức tốt và tuyệt vời,

77, 9% không bị phụ thuộc và 76,7% cho biết tình trạng bệnh tật.

- Fagerström và cs. (2007), điều tra cảm giác bị trở ngại bởi vấn đề sức

khỏe ở 1.297 ngƣời già độ tuổi 60-98 có hành vi tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

có liên quan đến khả năng ADL, vấn đề sức khỏe, sự hài lòng về việc tự chăm

sóc sức khỏe, lòng tự trọng, và các nguồn tài chính và nguồn lực xã hội, sử

dụng một công cụ tự chia sẻ, bao gồm các câu hỏi từ danh mục các Dịch vụ

và Nguồn lực ngƣời cao tuổi Mỹ (OARS), Chỉ số hài lòng về việc tự chăm

sóc sức khỏe và lòng tự trọng của Rosenberg Z (LSIZ). Cảm giác của con

ngƣời bị rất nhiều cản trở bởi các vấn đề sức khỏe, hiếm có ai đó có thể giúp

đỡ khi họ cần trợ giúp, và có sự hài lòng về việc tự chăm sóc sức khỏe và tự

trọng thấp hơn những ngƣời không có cảm giác bị cản trở. Cảm thấy bị cản

trở bởi vấn đề sức khỏe xuất hiện có ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào khả

năng ADL (Chang và cs. 2004), bao gồm kiến thức có vẻ cần thiết khi hoàn

thành phƣơng pháp điều trị phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe, đặc

biệt là trong giai đoạn đầu của giảm khả năng ADL (Pihlar 2003).

- Sự hài lòng đối với việc tự chăm sóc sức khỏe

Sự hài lòng về việc tự chăm sóc sức khỏe đƣợc định nghĩa nhƣ là một

sự đánh giá của cá nhân về việc tự chăm sóc sức khỏe của chính họ. Nó xem

Page 42: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

34

xét đến đánh giá tổng thể của một đời ngƣời, bao gồm một so sánh của khát

vọng và thành tích. Theo nhiều nghiên cứu, nhận thức về sức khỏe có ảnh

hƣởng lớn đến sự hài lòng của ngƣời cao tuổi mặc dù kết quả khác nhau. Tuy

vậy, tình trạng sức khỏe thể chất rõ ràng là quan trọng đối với nhiều ngƣời

cao tuổi (Perry & Thomas1980, Gfellner 1989, Backman & Hentinen 2001,

Markson 2003). Những yếu tố quan trọng đối với sự hài lòng về việc tự chăm

sóc sức khỏe là những yếu tố liên quan đến hành vi, các yếu tố liên quan đến

sự độc lập, các yếu tố môi trƣờng và các yếu tố thích nghi.

- Tất cả bốn nội dung đều có liên hệ với nguy cơ bị ảnh hƣởng tiêu cực

bởi sự tấn công của việc bắt đầu mắc bệnh và hành vi thể chất suy giảm. Trở

nên tích cực và hài lòng với việc tự chăm sóc sức khỏe xã hội đƣợc phát hiện

là yếu tố bảo vệ chống lại chứng mất ngủ ở mọi lứa tuổi và thúc đẩy bản chất

của hạnh phúc và sự hài lòng với công cuộc tự chăm sóc sức khỏe nói chung

(Ohayon và cs. 2001, Chopra & Simon 2001).

- Các yếu tố liên quan đến hành vi là các hành vi thể chất, hành vi xã

hội và tính liên tục của tự thể hiện (Aberg và cs. 2004). Ngƣời cao tuổi cũng

phải thích ứng với những thay đổi cơ thể liên quan đến tuổi tác, điều hòa

những mất mát cùng với với việc mắc bệnh nặng, và đƣơng đầu với cái chết

của bạn bè và những ngƣời thân yêu. Việc chấp nhận việc tự chăm sóc sức

khỏe đƣợc xem liên quan đến sự hòa hợp của công cuộc tự chăm sóc sức khỏe

của quá khứ với những trải nghiệm của việc tự chăm sóc sức khỏe ở hiện tại

của một ngƣời (Levy và cs. 2002). Hồi tƣởng, chiếm phần đáng kể trong tuổi

già, đặc biệt quan trọng trong việc giúp ngƣời cao tuổi liên kết nghịch cảnh

hiện tại với những tƣơng đồng của hiện tại và trải nghiệm quá khứ.

- Lòng tự trọng

Lòng tự trọng là một thái độ tích cực hoặc tiêu cực đối với chính bản

thân mình, biểu hiện cảm nhận rằng họ là một ngƣời có giá trị, họ trân trọng

bản thân với những gì họ có. Lòng tự trọng phát triển trong mối quan hệ với

Page 43: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

35

môi trƣờng (Backman & Hentinen 2001). Strandmark (2006) cho rằng lòng tự

trọng hàm ý là việc đánh giá giá trị bản thân, phụ thuộc vào nền văn hóa bao

quanh đánh giá các phẩm chất đặc trƣng của cá nhân nhƣ thế nào và hành vi

của cá nhân phù hợp với tiêu chuẩn về giá trị đến đâu. Theo nghiên cứu của

Andersson & Stevens (1993), những trải nghiệm đầu tiên với cha mẹ của cá

nhân có tác động đến lòng tự trọng của ngƣời cao tuổi. Lòng tự trọng đóng

một vai trò quan trọng đối với sự hài lòng về việc tự chăm sóc sức khỏe của

ngƣời cao tuổi và nó có liên quan đến hạnh phúc tâm lý, về khả năng và năng

lực mà có ảnh hƣởng quan trọng đến hạnh phúc (Benyamini và cs. 2004,

Chao và cs. 2006).

- Lòng tự trọng cũng có thể đƣợc kết hợp với cảm giác kiểm soát và do

đó đƣợc xem nhƣ là một biến trong nghiên cứu (Sparks và cs. 2004).

- Các nghiên cứu trƣớc đó chỉ ra rằng khả năng chức năng của ngƣời

cao tuổi; sự hài lòng về việc tự chăm sóc sức khỏe và lòng tự trọng có thể

đƣợc xem đồng thời là các thành phần của tự chăm sóc và các yếu tố liên kết

với nó (Backman & Hentinen 2001). Theo một số nghiên cứu, hỗ trợ xã hội

thúc đẩy các hành vi tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi (Abbey & Andrews

1985, Norburn và cs. 1995, Backman & Hentinen 1999). Petry (2003) nhận

thấy việc trở nên độc lập gia tăng lòng tự trọng, ý thức về bản thân, khả năng

của ngƣời cao tuổi nữ.

1.2.6 Vài nét về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở người cao tuổi

Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của ngƣời cao tuổi, các tác giả cho thấy

tuổi già có những biểu hiện tâm lý liên quan đến quá trình lão hóa.

- Sự chậm chạp về tâm lý vận động: một động tác nhƣng mất nhiều thời

gian, sự lẫn lộn về thời gian, rối loạn trí nhớ: khó khăn trong việc tái hiện, có

thể nhớ đƣợc khi có sự gợi ý, có khi lú lẫn, do liên quan đến sự suy giảm ý

thức và tập trung chú ý.

Page 44: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

36

- Về tƣ duy: suy nghĩ chậm chạp, liên tƣởng chậm, ý tƣởng tự ti, tự cho

mình là thấp kém, nặng hơn có thể có hoang tƣởng bị tội, bị hại, nghi bệnh,…

- Về tri giác: giảm tốc độ xử lý thông tin, có sự suy giảm về tri giác

giác quan (thao tác cấp cao) nên nhận thông tin chậm, đôi khi bị nhiễu.

- Khó tập trung chú ý hoặc chú ý giảm, cảm xúc dao động liên quan đến

sự lão hóa hệ viền, cấu tạo lƣới. Những biến đổi tâm lý nặng có thể có lo âu,

trầm cảm. Những biểu hiện của lo âu rất đa dạng, phức tạp: cảm giác sợ hãi, lo

lắng thái quá về sức khoẻ của mình, lo lắng về tƣơng lai, khó tập trung tƣ

tƣởng, dễ cáu, khó tính, căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên,

đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực. Những biểu hiện của trầm cảm ở ngƣời

già thƣờng thấy là cảm giác buồn phiền, chán nản, bi quan, mất hứng thú với

những ham thích trƣớc đây, mất niềm tin vào tƣơng lai, giảm nghị lực, giảm tập

trung, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng, và họ có thể trở nên suy kiệt.

[1; 40 – 55]

Nhƣ vậy, trong quá trình lão hóa, cùng với những thay đổi chức năng

sinh lý các hệ thống cơ quan trong cơ thể, các nghiên cứu cũng nhận thấy có

những biến đổi về tâm lý ở ngƣời cao tuổi. Bởi vậy, có thể nói ngoài các bệnh

cơ thể mà ngƣời già dễ bị mắc, thì các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng

hành” của họ. Các rối loạn tâm lý ở ngƣời cao tuổi rất phong phú và đa dạng.

Những biểu hiện thƣờng thấy là từ cảm giác khó chịu, lo lắng, đến các rối

loạn thần kinh chức năng, nhƣ mệt mỏi, uể oải, đau nhức, rối loạn giấc ngủ, lo

âu, ám ảnh, nặng hơn có thể có các rối loạn loạn thần nhƣ hoang tƣởng, ảo

giác, rối loạn trí nhớ, rối loạn ý thức, rối loạn các năng lực phán đoán suy

luận,… nhƣ đã trình bày ở trên. Có thể nói, đây là giai đoạn có nhiều biến đổi

tâm lý đặc biệt ở ngƣời cao tuổi; và các rối loạn tâm lý đó có liên quan trƣớc

hết đến các stresss của việc thích nghi với hoàn cảnh tự chăm sóc sức khỏe

mới, khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hƣu.

Bởi vì, sau khi nghỉ hƣu những ngƣời cao tuổi phải trải qua hàng loạt các biến

Page 45: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

37

đổi tâm lý quan trọng do thay đổi nếp sinh hoạt, cũng nhƣ sự thu hẹp các mối

quan hệ xã hội. Lúc này, ở họ xuất hiện tình trạng khó thích nghi với giai

đoạn nghỉ hƣu, và dễ mắc “hội chứng về hƣu”, với tâm trạng buồn chán, mặc

cảm, thiếu tự tin, dễ nổi giận, cáu gắt. Do đó, họ trở nên dễ dàng tự chăm sóc

một cách cô độc và cách ly xã hội.

Theo các nghiên cứu khác nhau năm 2004 cho thấy, có tới 40-50%

ngƣời già có rối loạn tâm thần phải nhập viện điều trị, 70% ngƣời già phải

nằm trong các nhà điều dƣỡng. Các rối loạn tâm thần quan trọng nhất ở ngƣời

già là lo âu (5,5%), trầm cảm (10-15%) và sa sút trí tuệ (4%). Rối loạn trầm

cảm và lo âu là thƣờng gặp trong cộng đồng, trong đó 20% bệnh nhân nằm

trong thực hành đa khoa, 30 - 40% bệnh nhân điều trị nội trú nội khoa, 40%

bệnh nhân nằm ở nhà điều dƣỡng. Trong các dƣới nhóm của sa sút trí tuệ,

thƣờng gặp bệnh Alzheimer (60-70%), và một tần suất thấp hơn sa sút trí tuệ

do mạch máu (20%), sa sút trí tuệ thể Lewy (20%), sa sút trí tuệ trán thái

dƣơng (8%). Những biểu hiện đặc trƣng của sa sút trí tuệ thƣờng gặp ở ngƣời

cao tuổi là rối loạn nhiều chức năng nhận thức, trong đó rối loạn trí nhớ là cơ

bản nhất, và một trong các biểu hiện vong ngôn, vong tri, vong hành, rối loạn

chức năng điều hành. Các rối loạn này gây ảnh hƣởng đáng kể đến chức năng

xã hội và nghề nghiệp, làm suy giảm đáng kể mức độ các hoạt động chức

năng trong sinh hoạt trƣớc đó.

Trong bệnh Alzheimer, rối loạn trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên của suy

giảm nhận thức, ngƣời bệnh có thể đặt nhầm chổ đồ vật, quên hay tự lặp lại,

hoặc rối loạn biểu đạt và tiếp nhận ngôn ngữ, hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, bị lạc

ở những chổ quen thuộc, không thể nhận ra ngƣời thân và bạn bè. Các rối

loạn trong hoạt động cho sinh hoạt (nấu ăn, mua sắm, quản lý tiền nong, sử

dụng các đồ gia dụng…), các rối loạn hành vi (lục lọi, xáo trộn đồ đạc, mắng

chửi, đánh đá, đi lang thang, hoặc mất ức chế tình dục…), rối loạn cảm xúc

Page 46: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

38

(trầm cảm, vô cảm, lo âu…), và loạn thần (hoang tƣởng, ảo giác) cũng thƣờng

thấy ở ngƣời già bị bệnh Alzheimer.

Ngoài ra, ngƣời ta còn nhận thấy một số rối loạn loạn thần giống tâm

thần phân liệt, nhƣ các hoang tƣởng “bị cô lập, bị truy hại”, “các ảo thanh, ảo

khứu, ảo giác xúc giác”. [31 ; 3 – 5]

Từ những nghiên cứu trên cho chúng ta thấy đƣợc đặc điểm tâm - sinh

lý, và những thay đổi của cơ thể, cũng nhƣ những biến đổi của tâm lý rất phong

phú và đa dạng ở ngƣời cao tuổi gắn liền với quá trình lão hoá, quá trình tạo

nên tuổi già. Trong quá trình lão hóa, ngoài phát hiện những thay đổi chức

năng sinh lý các hệ thống cơ quan trong cơ thể, ngƣời ta cũng nhận thấy những

biến đổi về tâm lý nhiều mức độ khác nhau ở ngƣời cao tuổi. Nghĩa là, ở ngƣời

già thƣờng xuất hiện những rối loạn tâm thần đặc trƣng (nhƣ trình bày ở trên),

cũng nhƣ các bệnh lý cơ thể thƣờng gặp ở lứa tuổi này. Từ đó, giúp cho ngƣời

thầy thuốc có cách nhìn tổng quan trong việc tiếp cận khám và điều trị các rối

loạn tâm – sinh lý ngƣời cao tuổi, nhằm đƣa lại hiệu quả trong việc chăm sóc

sức khoẻ thể chất và tâm thần cho ngƣời cao tuổi trong cộng đồng.

Ở Việt Nam, ngƣời cao tuổi chủ yếu tự chăm sóc sức khỏe ở nông thôn,

là nông dân và làm nông nghiệp (thành thị 27,1%, nông thôn 72,9%). Phần

lớn ngƣời cao tuổi Việt Nam đang tự chăm sóc sức khỏe với vợ/chồng, tiếp

đó là góa vợ hoặc chồng, còn các tình trạng hôn nhân khác (nhƣ ly dị, ly thân,

không kết hôn) chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trên 62% ngƣời cao tuổi không có lƣơng

hƣu hay trợ cấp xã hội, hầu hết họ đang tự tạo công ăn việc làm trong nông

nghiệp với thu nhập thấp, không ổn định (nguồn Bộ lao động và thương binh

xã hội, 2015). Tỷ lệ đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, sản xuất khó khăn do

thiên tai, địch hoạ dẫn đến thu nhập của ngƣời nông dân nói chung thấp. Do

thế hệ ngƣời cao tuổi hiện nay đƣợc sinh trƣởng trong thời kỳ chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc nên hầu hết không có điều kiện bảo vệ sức khoẻ, tích luỹ (70%

Page 47: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

39

ngƣời cao tuổi không có tích luỹ vật chất, 62,3% khó khăn, thiếu thốn). Tuy

tuổi thọ trung bình cao (≈73 tuổi) nhƣng gánh nặng bệnh tật của ngƣời Việt

Nam cũng cao (15.3 năm WHO, 2009). Gánh nặng bệnh tật kép (khoảng 95%

ngƣời cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền), 27% có

khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, cần trợ giúp; trong đó vợ chồng, con

cháu hỗ trợ là chủ yếu, 60% cụ bà hỗ trợ cụ ông nhƣng ngƣợc lại là 30%,

67,2% ngƣời cao tuổi có tình trạng sức khoẻ yếu, rất yếu, chỉ có khoảng 5% là

tốt, tỷ lệ nữ yếu cao hơn nam, nông thôn cao hơn thành thị (Nguồn: Điều tra

Quốc gia về ngƣời cao tuổi VN, 2011). Giai đoạn tuổi già là thời kỳ tự chăm

sóc sức khỏe có một loạt những đặc điểm xã hội đặc trƣng, trong đó bao gồm

việc chấm dứt hành vi lao động hoặc giảm cƣờng độ, khối lƣợng của hành vi

lao động xuống và v.v…, và do đó dẫn đến sự dƣ thừa thời gian rỗi; thu hẹp

phạm vi giao tiếp thông thƣờng; mất vai trò chủ đạo trong gia đình; sự suy

yếu hoặc thay đổi các chức năng giáo dục. Ngƣời cao tuổi cảm thấy bản thân

trở nên thừa, bị bỏ rơi và cô đơn. Điều này cũng xảy ra ở những gia đình

không chấp nhận việc chăm sóc cho ngƣời cao tuổi bị bệnh, những ngƣời mà

có thể đang trải qua những thay đổi về thể chất cũng nhƣ tinh thần. Ngƣời cao

tuổi đang phải đối mặt với rất nhiều những mất mát, cái chết của ngƣời bạn

đời, bạn bè hoặc ngƣời thân, và việc con cái của họ rời khỏi gia đình. Những

sự kiện này thƣờng gây ra chứng lo âu, mất trí, mê sảng, hoang tƣởng, trầm

cảm, tâm trạng buồn bã, u uất, sợ hãi v.v… Tập hợp chỉ những yếu tố kể trên

có thể gây ra sự khủng hoảng tâm lý, dẫn đến sự cần thiết phải thay đổi, thích

ứng với những điều kiện bên ngoài mới. Ngƣời cao tuổi buộc phải thích ứng

không chỉ với tình huống mới bên ngoài, mà còn phải ứng phó với những thay

đổi trong chính bản thân. Xét về phƣơng diện tâm lý học, già hoá dân số xuất

hiện nhiều vấn đề tâm lý đòi hỏi xã hội cần giải quyết cho nhóm xã hội này.

Đối với ngƣời cao tuổi, sự mất cân bằng và rối loạn tâm lý ngày càng cần

Page 48: HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33925/1/02050004746(1).pdf · gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và

40

đƣợc lƣu tâm vì những hậu quả tiêu cực nặng nề mà chúng có thể gây nên.

Những hậu quả này ảnh hƣởng sâu sắc tới khả năng làm việc, tới sinh hoạt,

tới chất lƣợng tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi. Việc chăm sóc về

mặt tinh thần và sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi không chỉ kéo dài tuổi

thọ mà còn nhằm nâng cao chất lƣợng tự chăm sóc sức khỏe, giúp họ tiếp tục

tự chăm sóc sức khỏe khỏe, tự chăm sóc sức khỏe vui và tự chăm sóc sức

khỏe có ích cho gia đình, xã hội.

Hành vi chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi ở Việt Nam thƣờng tập

trung ở hệ thống bệnh viện, điều trị các trƣờng hợp nặng, sử dụng thuốc là

chính. Các nghiên cứu về bệnh tâm thần của ngƣời cao tuổi từ tiếp cận y học

đều có nhận định rằng, ngƣời cao tuổi tự chăm sóc bản thân là yếu tố cần thiết

để họ nhận đƣợc tình trạng sức khỏe tốt nhất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Với các dữ liệu đƣợc thu thập và phân tích các nghiên cứu của những

tác giả trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ thực tế tình hình về chăm sóc sức khỏe

tâm thần của ngƣời cao tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng đề tài đƣợc lựa chọn để

tiến hành nghiên cứu còn khá mới mẻ cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành.

Để làm rõ và đi sâu vào nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm

công cụ về hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi nhƣ

sau: Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần là hành động có ý thức hướng tới

việc ngăn ngừa, giảm thiểu các tác nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

tâm thần và củng cố khả năng của cá nhân nhằm đối phó với các nguy cơ.