12
BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015 Page 1 Lời Chúa: Ga 1, 35-42 “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Suy niệm: HÀNH TRÌNH ƠN GI ĐTGM. Ngô Quang Kiệt ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, dù mạnh mẽ lạ lùng hay nhẹ nhàng bình thường, hành trình ơn gọi nào cũng trải qua bốn giai đoạn. 1- Giai đoạn thứ nhất: Chúa kêu gọi. Việc Chúa kêu gọi không xảy ra tức khắc trong một lần, nhưng diễn tiến tuần tự, chậm rãi với mức độ tăng dần, tuỳ sự đón nhận của người nghe. Thoạt tiên là một lời kêu gọi nhẹ nhàng qua một thiên hướng, một ước nguyện của người thân, một gương mẫu, một thần tượng. Ở Samuel, đó là ước nguyện của mẹ muốn tạ ơn Chúa. Anrê Gioan, đó thiên C Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo Mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?" Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là: thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Người đáp: "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười. Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh: "Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô". Và ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá". Đó là lời Chúa. CHÚA NHẬT TUẦN THỨ II MÙA TN - NĂM B

HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 1

Lời Chúa: Ga 1, 35-42

“Đây là Chiên Thiên Chúa”.

Suy niệm:  

HÀNH TRÌNH ƠN GỌI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ

lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, dù mạnh mẽ lạ lùng hay nhẹ nhàng bình thường, hành trình ơn gọi nào cũng trải qua bốn giai đoạn.

1- Giai đoạn thứ nhất: Chúa kêu gọi.

Việc Chúa kêu gọi không xảy ra tức khắc trong một lần, nhưng diễn tiến tuần tự, chậm rãi với mức độ tăng dần, tuỳ sự đón nhận của người nghe.

Thoạt tiên là một lời kêu gọi nhẹ nhàng qua một thiên hướng, một ước nguyện của

người thân, một gương mẫu, một thần tượng. Ở Samuel, đó là ước nguyện của bà mẹ muốn tạ ơn Chúa. Ở Anrê và Gioan, đó là thiên

C

✞ Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Gioan đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông nhìn

theo Chúa Giêsu đang đi mà nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa". Hai môn đệ nghe

ông nói, liền đi theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại, thấy họ đi theo

Mình, thì nói với họ: "Các ngươi tìm gì?" Họ thưa với Người: "Rabbi, nghĩa là:

thưa Thầy, Thầy ở đâu?" Người đáp: "Hãy đến mà xem". Họ đã đến và xem

chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy, lúc đó độ chừng giờ thứ mười.

Anrê, em ông Simon Phêrô, (là) một trong hai người đã nghe Gioan nói và

đã đi theo Chúa Giêsu. Ông gặp Simon anh mình trước hết và nói với anh:

"Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô". Và ông dẫn anh mình tới

Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: "Ngươi là Simon, con ông Gioan,

ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá".

Đó là lời Chúa.

CHÚA NHẬT TUẦN THỨ II MÙA TN - NĂM B

Page 2: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 2

hướng đi tìm lý tưởng. Sau đó, Chúa có thể dùng các trung gian

dẫn ta đến với Chúa. Trong trường hợp Samuel, người trung gian là thày cả Hêli. Còn trong trường hợp Anrê và Gioan, thánh Gioan Baotixita đã làm trung gian đưa hai môn đệ đến với Đức Giêsu.

2- Giai đoạn hai: Ta đáp trả. Nếu ta trung thành đáp trả mỗi khi nghe

tiếng Chúa kêu gọi, Chúa sẽ tiếp tục gọi ta đi vào những đoạn đường mới, mỗi lúc một khó khăn hơn. Tiếng Chúa mời gọi mỗi lúc một mãnh liệt hơn, đòi hỏi ta phải trả lời mỗi lúc một dứt khoát hơn. Cho đến một thời điểm quyết định, Chúa sẽ đưa ra lời mời gọi cuối cùng đòi ta trọn vẹn dấn thân lên đường theo Chúa. Với Samuel, việc Chúa ba lần cất tiếng gọi chứng tỏ Chúa tha thiết muốn tuyển chọn ông. Với Anrê và Gioan, việc Đức Giêsu mời hai ông đến chỗ Ngài ở đã khiến hai ông phải dứt khoát với quá khứ để bắt đầu một giai đoạn mới.

3- Giai đoạn ba: Sống thân mật với Chúa. Tuyệt đỉnh của ơn gọi không phải là làm

việc cho Chúa, nhưng là sống thân mật với Chúa. Chúa không kêu gọi ta theo một chủ thuyết nhưng kêu gọi ta theo Chúa. Ta đến với Chúa không phải để học những bài học lý thuyết nhưng để tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống của Chúa là sự sống thần linh nâng ta lên hưởng nếm sự ngọt ngào của tình Cha - Con thắm thiết. Sự sống của Chúa là tình yêu đưa ta vào hạnh phúc của người biết mình được yêu thương.

Trong tình yêu Thiên Chúa, tâm hồn ta được gột rửa sạch mọi tội lỗi.

Trong tình yêu Thiên Chúa, trái tim ta trở nên dịu dàng, hiền hoà rộng mở để tha thứ và đón nhận mọi người.

Hạnh phúc sống trong tình yêu Thiên Chúa lớn lao đến độ biến đổi toàn bộ cuộc đời ta. Ai đã một lần nếm cảm sẽ không còn mơ ước điều gì khác nữa.

Sau khi được tiếp xúc thân mật với Chúa, trọn cuộc đời Samuel hoàn toàn dâng hiến cho Chúa. Sau một buổi chiều thân mật sống với Đức Giêsu, hai tông đồ Anrê và Gioan gắn bó với Người, cho đến chết vì Người.

4- Giai đoạn bốn: Làm chứng cho tình yêu Chúa. Cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa rồi,

ta sẽ không thể làm điều gì khác hơn là ra đi làm chứng về tình yêu đó. Giống như dòng suối sung mãn tràn xuống thành thác, tâm hồn tràn đầy tình yêu sẽ cất lên thành lời ca tụng, giới thiệu tình yêu Thiên Chúa cho mọi người.

Sau khi gặp Đức Giêsu, Anrê vội vã đi tìm em là Phêrô để dẫn đến giới thiệu với Người. Từ đó, Anrê theo Đức Giêsu cho đến cuối đời. Ông đã đem chính mạng sống làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Ông đã đổ máu ra để chứng thực tình yêu ấy. Ông dám khước từ cuộc sống trần gian vì ông đã biết đến hạnh phúc đích thực trong tình yêu Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa mời gọi đến sống thân mật với Người trong tình Cha-Con thắm thiết.

Lời Chúa vang lên khi ta chịu phép Rửa tội.

Lời Chúa tiếp tục mời gọi ta khi ta lãnh nhận các bí tích, khi ta nghe sách thánh, khi ta học giáo lý, khi ta tĩnh tâm, nghe giảng.

Lời Chúa lúc thì nhẹ nhàng thoang thoảng, khi thì mãnh liệt thiết tha. Nhiều lúc ta tưởng đến nhà thờ vào ngày Chủ nhật là đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi, nhưng không phải. Chúa không mời gọi ta chỉ đi lễ như trả nợ. Chúa muốn ta thực sự gặp gỡ Người, tiếp xúc thân mật với Người, sống thân thiết với Người trong tình con thảo.

Hành trình đức tin của người Kitô hữu là một hành trình đi về với Chúa. Sau bao nhiêu năm giữ đạo, tôi đã đi đến đâu? Tôi đã thực sự gặp được Chúa chưa? Tôi đã tiến đến gần Chúa chưa? Hay là tôi mới ở khởi điểm? Hãy đến, Chúa đang mời gọi ta. Chúa đang chờ đợi ta. Chúa đang mở rộng vòng tay, mở rộng trái tim để đón ta đến sống trong tình yêu của

Page 3: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 3

Người. Tình yêu ấy là hạnh phúc muôn đời của ta.

GỢI Ý CHIA SẺ 1- Có khi nào bạn nghe thấy tiếng Chúa

mời gọi không?

2- Bạn đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi chưa?

3- Có bao giờ bạn cảm nghiệm được tình yêu của Chúa chưa?

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Sri Lanka Chuyển ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

COLOMBO, SRI LANKA, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đặt chân đến Sri Lanka hôm thứ ba 13.1, bắt đầu chuyến tông du của mình tại Châu Á, để bày tỏ niềm hy vọng của ngài cho “những ngày của tình huynh đệ, đối thoại và liên đới”

ức Giáo Hoàng được chào đón bởi vị tân tổng thống của Sri Lanka là

ông Maithripala Sirisena, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith của Columbo và các quan chức khác.

Phát biểu trong buổi lễ đón tiếp tại Sân Bay Quốc Tế Bandaranaike, Đức Thánh Cha đã chia sẻ rằng: “Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo văn hóa, tôn giáo và chính trị ở Sri Lanka sẽ có những đóng góp lâu dài cho sự phát triển vật chất và tâm linh cho người dân Sri Lanka”. Ngài nói thêm rằng chính “nét đẹp tự nhiên” của Sri Lanka đã làm cho đất nước này trở thành “Hòn Ngọc của Ấn Độ Dương”. “Nhưng quan trọng hơn, hòn đảo này được biết đến bởi sự nồng ấm của con người nơi đây và sự phong phú đa dạng của những truyền thống văn hóa và tôn giáo …Thật không phải là nhiệm vụ dễ dàng để vượt qua được những hậu quả cay đắng của bất công, thù ghét và ngờ vực do những cuộc xung đột để lại. Chỉ có thể làm được điều này bằng cách vượt qua sự dữ bằng điều tốt và bằng việc trau dồi những nhân đức giúp thắt chặt sự hòa giải, liên đới và hòa bình.”

Tiếp đến, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia sẻ rằng tiến trình chữa lành và tái xây dựng là nhiệm vụ của mọi người, với một “vai trò thiết yếu” dành cho tất cả các tín đồ của tất cả các truyền thống tôn giáo. “Quan trọng hơn hết, họ phải được chuẩn bị để đón nhận nhau, tôn trọng sự khác biệt hợp pháp, và học cách sống như một gia đình”. “Khi nào con người lắng nghe nhau cách khiêm nhường và cởi mở, những giá trị và sáng kiến chung của họ trở nên rõ rang hơn. Sự khác biệt không còn được xem như là một mối đe dọa, nhưng như là một nguồn phong phú.”

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô được mong chờ sẽ trở thành nhịp cầu nối kết nhóm thiểu số Tamil và đại số dân Sinhal, những người đã tham chiến trong suốt 1 phần tư thế kỷ trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 2009.

Nỗ lực tái xây dựng không nên chỉ chú tâm đến cơ cấu hạ tầng và những nhu cầu vật chất, nhưng còn phải quan tâm đến nhân phẩm của mỗi con người trong đất nước. Ngài nói: “Theo nghĩa này, việc lớn nhất trong công tác tái xây dựng phải bảo gồm cả việc nâng cao cơ cấu hạ tầng và

Đ

Page 4: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 4

thỏa đáp các nhu cầu vật chất, nhưng quan trọng hơn, phải thăng tiến nhân phẩm con người, tôn trọng các quyền con người và không loại trừ ai ra khỏi xã hội.”

Sri Lanka là một đất nước chủ yếu theo Phật Giáo, Kitô hữu chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số 20,4 triệu dân. Đức Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ ba đã đến viếng thăm đất nước này. Trước đó là Đức Phaolô VI vào 1970, Đức Gioan

Phaolo II cách đây đúng 20 năm, năm 1995. Đức Gioan Phaolô II đã từng cố gắng thiết lập những nối kết liên đức tin tại nước này trong suốt cuộc viếng

thăm, nhưng bị các nhà lãnh đạo Phật Giáo tại đây gạt bỏ. Ngài cũng sẽ chủ tế thánh lễ phong thánh cho chân phước

Joseph Vaz vào sáng ngày 14.1 tại Colombo. Chân Phước

Joseph là một linh mục tại Sri Lanka vào giữa những năm 1600, đã phải cải trang để có thể thực thi thừa tác vụ linh mục trog thời gian đạo Calvin bách đạo gắt gao tại đây vào thời gian ấy.

Sau khi viếng thăm Sri Lanka, Đức Thánh Cha sẽ bay sang Philippines. Khác với Sri Lanka, 86% trong tổng số 93,4 triệu dân của Philippines là tín hữu Công Giáo. Dù không bị những vấn đề về chính trị ảnh hưởng như ở Sri Lanka, Philippines đã phải chịu nhiều thiệt hại cho những trận siêu bão, động đất và các thiên tai khác trong những năm gần đây. ■

Đức Thánh Cha tông du Sri Lanka: Joseph Vaz, vị thánh đầu tiên của Sri Lanka

Nguồn: Minh Đức

WHĐ (14.01.2015) – Sự kiện chính trong ngày thứ hai chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Sri Lanka (thứ Tư 14-01) là lễ tuyên thánh cho Chân phước Joseph Vaz, vị thánh đầu tiên

của Sri Lanka. Thánh lễ tuyên thánh được cử hành tại khu vực bãi biển Galle Face Green ở thủ đô Colombo vào lúc 8g30 sáng. Khoảng 500.000 tín hữu đã tham dự Thánh lễ đặc

biệt này. Sau đây là bài giảng của

Đức Thánh Cha trong Thánh lễ tuyên thánh:

“Khắp nơi trên bờ cõi trái đất sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của

Thiên Chúa chúng ta” (Is 52,10)

Đó là lời tiên tri tuyệt vời mà chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Tiên tri Isaia báo trước việc Chúa Giêsu Kitô rao giảng Tin Mừng cho khắp nơi trên trái đất. Lời tiên tri này có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta, khi chúng ta cử hành lễ tuyên thánh cho một nhà truyền giáo vĩ đại của Tin Mừng, Thánh Joseph Vaz. Cũng như biết bao nhà thừa sai khác trong lịch sử Giáo hội, thánh Joseph Vaz đã đáp lại lệnh truyền của Chúa Phục

Page 5: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 5

Sinh: hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (x. Mt 28,19). Bằng lời nói, và quan trọng hơn nữa là bằng gương sống, thánh nhân đã dẫn đưa dân chúng tại đất nước này đến với đức tin, làm cho chúng ta được “thừa hưởng gia nghiệp giữa các thánh của Chúa” (x. Cv 20,32).

Nơi thánh Joseph chúng ta thấy một dấu chỉ mạnh mẽ về lòng nhân từ và tình yêu thương của Thiên Chúa đối với dân tộc Sri Lanka. Nhưng chúng ta cũng thấy nơi thánh nhân một thử thách về lòng kiên trì đi theo con đường Tin Mừng, để lớn lên trong sự thánh thiện, và làm chứng cho sứ điệp hòa giải của Tin Mừng mà thánh nhân đã hiến dâng cả cuộc đời.

Là một linh mục thuộc dòng giảng thuyết ở quê hương Goa, thánh Joseph Vaz đến đất nước này do lòng nhiệt thành truyền giáo và lòng yêu thương lớn lao đối với các dân tộc tại đây thúc đẩy. Vì bấy giờ có cuộc bách hại tôn giáo, cha đã cải trang thành người hành khất, chu toàn nghĩa vụ linh mục khi kín đáo gặp gỡ các tín hữu, thường là vào ban đêm. Cha cố gắng mang lại sức mạnh tinh thần và đạo đức cho các tín hữu Công giáo đang bị bao vây. Cha đặc biệt mong muốn phục vụ người bệnh tật và đau khổ. Việc phục vụ của cha dành cho các bệnh nhân được nhà vua đánh giá cao

trong thời kỳ dịch đậu mùa ở Kandy đến độ vua cho phép cha được tự do hơn trong việc làm mục vụ. Từ Kandy, cha có thể đi tới các nơi khác trong đảo. Cha hăng say thi hành công tác truyền giáo, và qua đời vì kiệt sức lúc 59 tuổi, được dân chúng tôn kính vì sự thánh thiện.

Thánh Joseph Vaz vẫn là một mẫu gương và là thày dạy vì nhiều lý do, nhưng tôi muốn tập trung vào 3 điều:

Trước hết, thánh nhân là một linh mục gương mẫu. Tại đây hôm nay có nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ, giống như thánh Joseph Vaz, đã hiến dâng để phụng sự Thiên Chúa và tha nhân. Tôi khuyến khích mỗi người trong anh chị em hãy nhìn lên thánh Joseph Vaz như người hướng đạo chắc chắn. Thánh nhân dạy chúng ta biết cách đi tới những vùng ngoại vi, làm cho Chúa Giêsu Kitô được biết đến và yêu mến ở mọi nơi. Ngài cũng nêu gương về sự kiên nhẫn chịu đau khổ vì Tin Mừng, vâng phục các bề trên, yêu thương chăm sóc Giáo hội của Thiên Chúa (x. Cv 20,28). Cũng như chúng ta, thánh Joseph Vaz đã sống trong một giai đoạn có những biến chuyển mau lẹ và sâu rộng; các tín hữu Công giáo chỉ là một thiểu số, và thường bị chia rẽ nội bộ; đôi khi có những đố kỵ, vả cả những bách hại từ bên ngoài. Nhưng vì thánh nhân luôn kết hiệp

trong kinh nguyện với Chúa chịu đóng đanh, nên ngài đã trở thành hình ảnh sống động cho mọi người về lòng thương xót và tình yêu thương hòa giải của Thiên Chúa.

Thứ hai, thánh Joseph Vaz chỉ cho chúng ta thấy tầm quan trọng của sự vượt thắng những chia rẽ tôn giáo trong việc phụng sự hoà bình. Tình yêu không chia sẻ của thánh nhân đối với Chúa làm cho ngài mở ra để yêu thương tha nhân; ngài phục vụ những người túng thiếu, dù họ là ai và ở đâu. Tấm gương của thánh nhân vẫn là nguồn cảm hứng cho Giáo hội tại Sri Lanka ngày nay. Giáo hội vui mừng và quảng đại phục vụ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, bộ tộc, giai tầng xã hội hay tôn giáo khi phục vụ ở trường học, bệnh viện, bệnh xá, và nhiều công tác từ thiện khác. Giáo hội chỉ yêu cầu được tự do thi hành sứ vụ của mình. Tự do tôn giáo là một nhân quyền căn bản. Mỗi cá nhân phải được tự do, một mình hoặc cùng với người khác, tìm kiếm chân lý và công khai bày tỏ những xác tín tôn giáo của mình, không bị đe dọa hoặc bị cưỡng bách từ bên ngoài. Như cuộc sống của thánh Joseph Vaz dạy chúng ta, việc thờ phượng đích thực Thiên Chúa mang lại hoa trái, không phải trong sự kỳ thị, thù hận hay bạo lực,

Page 6: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 6

nhưng trong sự tôn trọng tính chất thánh thiêng của sự sống, tôn trọng phẩm giá và tự do của người khác, yêu thương dấn thân phục vụ hạnh phúc của mọi người.

Sau cùng, thánh Joseph Vaz nêu gương cho chúng ta về lòng nhiệt thành truyền giáo. Mặc dù đến Tích Lan để phục vụ cộng đồng Công giáo, nhưng với tình bác ái theo tinh thần Phúc Âm, ngài đã đến với mọi người. Từ bỏ quê hương, gia đình, và tiện nghi của môi trường quen thuộc, ngài đã đáp lại tiếng gọi ra đi để nói về Chúa Kitô ở bất kỳ nơi nào ngài được đưa đến. Thánh Joseph Vaz biết cách trình bày chân lý và

vẻ đẹp của Tin Mừng trong một môi trường đa tôn giáo, với niềm kính trọng, lòng tận tụy, kiên trì và khiêm tốn. Đó cũng là con đường của các môn đệ Chúa Giêsu ngày nay. Chúng ta được kêu gọi ra đi với lòng nhiệt thành và lòng can đảm giống như thánh Joseph Vaz, nhưng cả với sự nhạy cảm, tôn trọng tha nhân, mong muốn chia sẻ lời ân phúc cho họ của thánh nhân nữa (x. Cv 20,32), lời có sức cảm hoá họ. Chúng ta được kêu gọi trở thành những môn đệ thừa sai.

Anh chị em thân mến, tôi cầu nguyện xin cho các Kitô hữu tại đất nước này –theo gương Thánh Joseph Vaz–

được củng cố trong đức tin và đóng góp ngày càng nhiều cho hoà bình, công lý và hoà giải trong xã hội Sri Lanka. Đó là điều mà Chúa Kitô đòi hỏi anh chị em. Đó là điều mà thánh Joseph Vaz dạy anh chị em. Đó là điều mà Giáo hội đang cần nơi anh chị em. Tôi phó thác tất cả anh chị em cho lời chuyển cầu của vị thánh mới của chúng ta, để trong niềm hiệp thông với Giáo hội trên toàn thế giới, anh chị em có thể hát bài ca mới chúc tụng Chúa và công bố vinh quang Người cho đến tận bờ cõi trái đất. Vì Chúa thật là cao cả, xứng muôn lời ca tụng (x. Tv 96,1-4). Amen. ■

Đức Thánh Cha viếng thăm Đền Thánh Đức Mẹ Madhu, bắc Sri Lanka Nguồn: G. Trần Đức Anh OP

MADHU. Chiều ngày 14-1-2015, ĐTC Phanxicô đã kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi ở Madhu, bắc Sri Lanka, cầu nguyện với hơn 100 ngàn tín hữu và tái kêu gọi hòa giải giữa mọi người dân Sri Lanka.

Sau thánh lễ phong thánh với sự tham dự của hơn nửa triệu người tại thủ đô Colombo vào ban sáng, lúc 2 giờ chiều cùng ngày 14-1, ĐTC đã đáp trực thăng của không lực Sri Lanka từ thủ đô Colombo để bay đến Đền thánh Đức Mẹ Madhu, cách đó 250 cây số về hướng bắc và là miền có đại đa số dân thuộc sắc tộc Tamil. Đền thánh Madhu thuộc giáo phận Mannar, hiện có 90 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 270 ngàn dân cư, với 34 giáo xứ

do 55 LM giáo phận coi sóc và 330 LM dòng và 183 nữ tu...

Page 7: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 7

Điện văn Đức Thánh Cha gửi Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam Nguồn: RadioVaticana 15.01.2015

MANILA. ĐTC Phanxicô gửi điện văn chào thăm Chủ Tịch Nước Việt Nam và cầu chúc an bình và thịnh vượng.

Sáng ngày 15-1-2015, ĐTC đã giã từ Sri Lanka sau 2 ngày viếng thăm, và bay sang Philippines để tiếp tục cuộc tông du. Máy bay chở ĐTC bang ngang không phận các nước Sri Lanka, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Theo thông lệ, Người đều gửi điện văn đến quốc trưởng các nước liên hệ để chào thăm. Điện văn cho Việt Nam có nội dung như sau:

Kính gửi Ngài Trương Tấn Sang Chủ tịch Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hà Nội

Tôi gửi lời chào thăm nồng nhiệt đến Ngài trong lúc tôi bay trên không phận Việt Nam trên đường từ Sri Lanka đến Philippines. Tôi đoan chắc cầu nguyện cho Ngài và toàn thể nhân dân Việt Nam, đồng thời khẩn cầu dồi dào phúc lành an bình và thịnh vượng trên Ngài.

Ký tên: Phanxicô, Giáo Hoàng

Tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất Kitô giáo Nguồn: Trầm Thiên Thu

Năm nay (2015), ngày khởi đầu “tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất Kitô giáo” là Chúa Nhật II Thường Niên (năm B), và đặc biệt là dịp chúng ta cùng với hàng triệu Kitô hữu trên thế giới vui mừng kỷ niệm lần thứ 100 của Tuần Hiệp Nhất.

ớc muốn hiệp nhất Kitô giáo là sự thật về phong trào đại kết, sự hiệp

nhất bắt nguồn từ Đức Kitô. Ngài đã bày tỏ rõ ràng trong lời cầu nguyện tại Bữa Tiệc Ly, trước khi Ngài chịu khổ nạn: “Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con” (Ga 17:20-21). Cầu nguyện là điều cần thiết trước khi làm bất cứ việc gì, như tác giả Thánh Vịnh xác định: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả

cũng là uổng công. Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm. Bạn có thức khuya hay dậy sớm, khó nhọc làm ăn cũng hoài công. Còn kẻ được Chúa thương dầu có ngủ, Người vẫn ban cho đủ tiêu dùng” (Tv 127:1-2). Việc xây “Nhà Hiệp Nhất Kitô Giáo” là việc chung, nhưng nếu không được Chúa Giêsu giúp đỡ thì cũng luống công vô ích. Thật vậy, chính Ngài đã nói: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15:5).

Tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất Kitô giáo hàng năm từ ngày 18 tới 25 tháng Một, do các Tu sĩ Dòng Phanxicô Hoa Kỳ khởi xướng, họ

Ư

Page 8: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 8

thuộc Tân giáo (Episcopalian Communion) hoặc Anh giáo (Anglican Communion). Họ là Lm Paul Wattson và Nt Lurana White, Dòng Phanxicô Đền Tội (Franciscan Friars and Sisters of the Atonement). Nhóm này mau chóng trở thành Công Giáo Rôma.

Thánh 1-1908, tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất Kitô giáo được cử hành tại nhà nguyện của nữ tu viện Phanxicô Tân giáo, trên ngọn đồi cách TP New York 50 dặm về phía Bắc. Lm Wattson và các tu sĩ nam nữ Phanxicô cảm thấy rằng Anh giáo nên phục hồi tính Công Giáo bằng cách tìm kiếm một dạng “hiệp nhất” nào đó với Đức Giáo Hoàng ở Rôma. Các tu sĩ này thấy có sự đáp lại từ phía Rôma bằng cách hiệp thông hoàn toàn từ năm 1909.

Từ đầu, ngày 18 được chọn là ngày mở đầu Tuần Hiệp Nhất vì hồi đó ngày này là lễ Tông Tòa Thánh Phêrô tại Rôma. Thập niên 1930, Lm Paul Couturier, người Pháp, cổ vũ sự hiệp nhất Kitô giáo nên khuyên cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo như Chúa Giêsu mong muốn.

Năm 1964, Công đồng Vatican II đã ban hành sắc lệnh về đại kết, khuyến khích người Công Giáo “cầu nguyện cùng với các anh em ly khai” và nhận biết các cộng đồng Kitô giáo khác. Năm 1968, Tuần Hiệp Nhất chính thức được gọi là “Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo”. Tuần lễ này là “tám ngày suy nghĩ về sự thay đổi của chúng ta trong Đức Giêsu Kitô”.

Ngày thứ nhất: Thay đổi nhờ Người Tôi Trung là Đức Kitô.

Ngày thứ nhì: Thay đổi trong sự kiên nhẫn chờ đợi Chúa Giêsu.

Ngày thứ ba: Thay đổi nhờ Người Tôi Tớ Đau Khổ.

Ngày thứ tư: Thay đổi nhờ Đức Kitô chiến thắng ma quỷ.

Ngày thứ năm: Thay đổi nhờ ơn bình an của Chúa Giêsu phục sinh.

Ngày thứ sáu: Thay đổi nhờ tình yêu của Thiên Chúa.

Ngày thứ bảy: Thay đổi nhờ Chúa Chiên Lành.

Ngày thứ tám: Kết hiệp trong quyền cai trị của Đức Giêsu Kitô.

Chúng ta cùng nhớ lại điều mong ước của Chúa Giêsu:

"Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến. Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con. Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa” (Ga 17:14-26). ■

Page 9: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 9

Tôi bân rôn lăm! “ Tôi không co thi giơ !” Bài: Tâm Giao

Ta vẫn thường nói như thế khi từ chối một cuộc gặp gỡ, hội họp hay khi được nhờ làm một việc mà mình không thích.

Không biết cảm giác của Bạn như thế nào khi nghe người khác trả lời: “Mình muốn lắm, nhưng không có thời gian!”?

Chẳng qua, đó chỉ là một cách từ chối, chứ trong thực tế “mọi sự đều có lúc” (everything in its own time / Chaque chose en son temps). Dường như trong nền văn hóa lớn nào cũng có lối nói tương tự như thế.

Trong Kinh Thánh, tác giả sách Giảng viên cũng ghi nhận:

“Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời : một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng; một thời để khóc lóc, một thời để vui cười; một thời để than van, một thời để múa nhảy; một thời để quăng đá, một thời để lượm đá; một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn; một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất; một thời để giữ lại, một thời để vất đi; một thời để xé rách, một thời để vá khâu; một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng; một thời để yêu thương, một thời để thù ghét; một thời để gây chiến, một thời để làm hòa” (Giảng viên 3,1-8).

Nếu bạn từng nghe anh Nick Vujicic giải thích thế nào là bận rộn, có thể chúng ta sẽ

quyết định từ nay không dùng đến từ này nữa. Theo nhà diễn thuyết khuyết tật này:

BUSY = Being under Satan’s yoke (nghĩa là ở dưới ách của Satan)

Ai cũng có giờ dù giàu hay nghèo, thuộc giới trí thức hay lao động chân tay, là người xuất gia đi tu hay lập gia đình sống giữa đời, ai trong chúng ta mỗi ngày cũng chỉ sở hữu 24 giờ (theo quy ước) không hơn không kém. Điều làm cho người ta khác nhau là cách thức và mục đích sử dụng vốn thời gian hằng ngày ấy như thế nào.

Tôi có thể ngồi nhiều giờ trước màn hình để chơi game, xem phim hay đọc sách, học ngoại ngữ hoặc đi thăm người neo đơn, bệnh nhân, cô nhi. Tôi có thể gọi điện “tám” với bạn bè cả tiếng đồng hồ về đủ thứ chuyện trong nhà ngoài phố hay dành nửa giờ mỗi ngày để suy niệm Kinh Thánh và lần chuỗi Mân Côi.

Thiết nghĩ cần lưu ý rằng thời lượng “số học” khác với thời gian “tâm lý”. Chẳng phải khi say mê một cuốn sách hay việc gì, ta tập trung đọc đến hết trang cuối cùng hay làm cho xong việc mới ngưng, mà không để ý đến thời gian trôi qua nhanh đó sao! Nghe một người mà mình thích, thuyết giảng, thì dù họ nói cả giờ đồng hồ, mình cũng cảm thấy mau qua; đang khi ta phải miễn cưỡng ngồi lại cho đến hết tiết học 45 phút, mà cứ cảm thấy như lâu hàng giờ, vì mình không thích nội dung môn học hay không ưa giáo sư. Điều này chứng tỏ giá trị của thời gian chịu ảnh hưởng của sở thích, tâm lý, cái nhìn chủ quan của từng người.

Việc sử dụng thời gian và đặt cho thời gian một ý nghĩa tích cực, hoàn toàn do ý hướng cùng cảm xúc của chúng ta. Mỗi người

Page 10: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 10

- minh nhiên hay mặc nhiên – có thang giá trị để xếp đặt thời gian và thời lượng cho tha nhân, bản thân và công việc. Người ta có thể đánh giá hiệu quả của thời gian dựa trên sự hữu hiệu của việc làm, nhưng cũng có thể lượng giá theo chất lượng của các tương quan giữa người với người.

Mong sao lúc lập thời dụng biểu cũng như khi sử dụng thời gian, chúng ta biết sắp xếp thế nào để ưu tiên phát triển các mối quan hệ với Thiên Chúa và gia tăng tình huynh đệ với tha nhân. Có như thế, nén bạc thời gian mà Thiên Chúa giao phó cho ta mới sinh hạ hạnh phúc và tăng triển tình thương trong cuộc sống hiện tại và tương lai.

Lạy Chúa Giêsu, con thường thấy mình không có thì giờ, nhưng đồng thời cũng thấy mình lãng phí bao thời gian quý báu. Nhiều khi con tự hỏi mình thực sự làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày.

Xin cho con biết quý trọng từng giây phút đang trôi qua mà con không sao giữ lại được. Chúa đã trao cho con nén bạc thời gian, để con sinh lợi tối đa theo ý Chúa. Xin cho con luôn làm việc như Chúa : hăng say, tận tụy và vui tươi, vâng phục, có phương pháp và đầy sáng tạo. Vì quá khứ thì đã qua, và tương lai thì chưa đến, nên xin dạy con biết trân trọng giây phút hiện tại. Xin cho con thấy Chúa lúc này đang ở đây bên con, và đang mời gọi con đáp lại tiếng của Ngài bằng những hành động cụ thể. Con xin hiến dâng Chúa giây phút này như một hy lễ, với tất cả những bất ngờ, đớn đau, thách đố. Ước gì con dám sống hết mình giây phút hiện tại để hiện tại đưa con vào vĩnh cửu của Chúa. Amen.

KHU TERESA: BA XÓM 2, 3, 10 MỪNG LỄ QUAN THẦY Bài & ảnh: Nhi Hà

ào lúc 17g30 chiều ngày 13/01/2015

cộng đoàn 3 xóm: 2,3,10 thuộc giáo khu Đông Nam với những trang phục đẹp cùng quy tụ về thánh đường Gx. cùng hiệp dâng thánh lễ kính mừng ba thánh bổn mạng : Ðaminh PHẠM TRỌNG KHẢM; Giuse PHẠM TRỌNG TẢ; Luca PHẠM TRỌNG THÌN. Thánh lễ do cha Phụ tá GB Nguyễn Hữu Hiệp chủ sự

Hiện diện trong thánh lễ có quý chức Ban mục vụ, cộng đoàn phụng vụ trong

Gx. cùng hiệp dâng và cầu nguyện cho nhau.

Trong tâm tình đầu thánh lễ cha chủ tế chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ:” Hôm nay cộng đoàn giáo xứ cùng với ba xóm; 2, 3, 10 thuộc giáo khu Đông Nam mừng kính các thánh Ðaminh Phạm Trọng Khảm, Giuse Phạm Trọng Tả, Luca Phạm Trọng Thìn là bổn

mạng của ba xóm . Các Ngài đã chấp nhận mọi cực hình tra tấn và chấp nhận cái chết đau đớn nhất để làm chứng nhân cho Chúa, ba lần ra trước tòa, cả ba lần các Ngài đều cương

V

Page 11: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 11

quyết không bước qua Thập Giá, dù bị đánh đập vẫn một lòng tuyên xưng Đức Tin không bước qua Thánh Giá Chúa.

Cha Phụ tá cũng có lời chúc mừng toàn thể cộng đoàn hiện diện, cách riêng là các gia đình, các thành viên trong ba xóm mừng bổn mạng hôm nay. Hãy noi gương các Thánh , từ bỏ ý riêng xây dựng đời sống đức tin – bác ái – yêu thương, xây dựng khu xóm vững mạnh trong tình hiệp nhất. Cha cũng khuyến khích các gia đình hãy tiếp tục duy trì

giờ kinh tối trong gia đình, trong khu xóm, đây là thời gian tốt nhất để mọi thành viên trong gia đình trong khu xóm có điều kiện gặp gỡ, quan tâm đến nhau để cùng cầu nguyện, thờ lạy và tạ ơn Chúa.

Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh xin Chúa ban cho cộng đoàn giáo xứ, nhất là các gia đình trong giáo khu Đông Nam được nhiều ơn lành hồn xác. Xin Chúa cũng luôn hướng dẫn mọi người, nhất là giới trẻ luôn ý thức về bổn phận và trách nhiệm của mình về việc truyền giáo,

loan báo Tin mừng cho Chúa Giêsu. Đó là làm cho Giáo hội của Chúa mỗi ngày một thăng tiến.

Cuối thánh lễ, Cha Phụ tá cùng chụp hình lưu niệm với BMV khu và quý vị trưởng xóm khu thánh Têrêsa.

Lạy Chúa xin cho chúng con luôn biết noi gương các thánh Tử đạo Việt Nam, hết lòng kính mến Chúa và yêu thương mọi người, giúp đỡ tha nhân, một lòng một ý tin thờ Thiên Chúa hầu trở nên chứng nhân đức tin trong thời đại hôm nay.

Page 12: HÀNH TRÌNH ƠN GỌI · ác bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ

BẢN TIN Gx TAM HÀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ & CỘNG ĐOÀN CN, 18/01/2015

Page 12