269
@copyright Hanoi Medical University

hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University

Page 2: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ÑAÏI HOÏC Y HAØ NOÄI

NAÊM THAÙNG VAØ SÖÏ KIEÄN

Giai ñoaïn 2002 - 2017

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

HÀ NỘI - 2017

@copyright Hanoi Medical University

Page 3: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

2

CHỈ ĐẠO NỘI DUNG

PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh

BAN BIÊN SOẠN, TƯ LIỆU LỊCH SỬ

Trưởng ban: ThS. BS. Lê Văn Quảng

Ủy viên: 1. ThS. BS. Hoàng Quốc Bảo

2. PGS. TS. BS. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương

3. Kỹ sư Vũ Văn Đoan

4. BS. Nguyễn Văn Ước

5. PGS. TS. BS. Lê Thị Hoàn

6. ThS. BS. Nguyễn Ngọc Diệp

7. CN. Bùi Thị Hải Yến

Bản quyền cuốn sách thuộc về Trường Đại học Y Hà Nội

và Nhà xuất bản Y học

@copyright Hanoi Medical University

Page 4: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

3

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

Chủ tịch Hội đồng: GS. TS. BS. Nguyễn Lân Việt

Phó Chủ tịch Hội đồng: GS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú

Phản biện: 1. GS. TS. BS. Phạm Nhật An

2. GS.TS. BS. Đào Văn Long

3. PGS. TS. BS. Đinh Thị Thu Hương

4. PGS. TS. BS. Phạm Ngọc Minh

Ủy viên: 1. PGS. TS. BS. Lê Thị Hương

2. PGS. TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt

3. GS. TS. BS. Tạ Thành Văn

4. TS. Tạ Văn Khoái

5. PGS. TS. BS. Phạm Đức Huấn

6. BSCKII. Nguyễn Hữu Cốc

7. PGS. TS. BS. Tống Minh Sơn

8. TS. BS. Hồ Thị Kim Thanh

Ủy viên thư ký: 1. TS. BS. Trần Thanh Tùng

2. ThS. Phạm Thành Nguyên

@copyright Hanoi Medical University

Page 5: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Viết đủ 1. ĐHYHN Đại học Y Hà Nội 2. BV ĐHYHN Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 3. CTCT&HSSV Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên 4. YHDP Y học dự phòng 5. YTCC Y tế công cộng 6. YHDP & YTCC Y học dự phòng và Y tế công cộng 7. RHM Răng Hàm Mặt 8. KT & ĐBCLGD Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục 9. KCCLXNYH Kiểm chuẩn chất lượng Y học 10. KTYH Kỹ thuật Y học 11. ĐT DVTNCXH Đào tạo dịch vụ theo nhu cầu xã hội 12. HCTH Hành chính tổng hợp 13. TCCB Tổ chức cán bộ 14. TCKT Tài chính kế toán 15. QLĐTĐH Quản lý Đào tạo Đại học 16. ĐTĐH Đào tạo Đại học 17. ĐT Đào tạo 18. QLĐTSĐH Quản lý Đào tạo sau đại học 19. CTTT Chương trình tiên tiến 20. CN Cử nhân 21. BS Bác sĩ 22. TS Tiến sĩ 23. GS Giáo sư 24. PGS Phó Giáo sư 25. ThS Thạc sĩ 26. NCS Nghiên cứu sinh 27. CNĐD Cử nhân Điều dưỡng 28. CKI Chuyên khoa I 29. CKII Chuyên khoa II 30. BSNT Bác sĩ nội trú 31. BV Bệnh viện 32. QLYT Quản lý Y tế 33. UBND Ủy ban Nhân dân 34. IF Impact Factor

@copyright Hanoi Medical University

Page 6: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

5

LỜI NÓI ĐẦU

Vào độ “bách niên” (năm 2002) của Trường Đại học Y

Hà Nội, các bậc tiền bối đã viết “100 năm Đại học Y Hà Nội,

năm tháng và sự kiện”. Trăm năm, vạn sự của Trường đã

được gói gọn ngăn nắp trong 442 trang sách. Các bậc tiền bối

đã lặn lội khắp chốn, dày công tìm các sử tích trong 100 năm

trước của mái trường đã vượt qua bao thăng trầm cùng lịch sử

đất nước và dân tộc. Cuốn sách mãi mãi là nguồn tư liệu vô

giá với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ

cán bộ, sinh viên, học viên Trường Đại học Y Hà Nội trong

quá khứ, hiện tại và tương lai.

Kể từ Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường (11/2002)

đến nay, 15 năm đã trôi qua. Tiếp bước tinh thần khẳng khái

của các thế hệ trước, cùng đi trên con đường đã được hoạch

định, chúng tôi - thế hệ sau của Đại học Y Hà Nội xin được

nối dài tác phẩm của bậc tiền nhân cho đến ngày hôm nay.

Với mong muốn được cất giữ sử tích 100 năm thành một pho

sách riêng về thế kỷ đầu tiên của Đại học Y Hà Nội, chúng tôi

xin phép các bậc tiền nhân được chỉnh sửa tên cuốn “100 năm

Đại học Y Hà Nội, năm tháng và sự kiện”, xuất bản năm 2002

thành “Đại học Y Hà Nội, năm tháng và sự kiện, giai đoạn

1902 - 2002” để chúng tôi có thể viết tiếp cuốn “Đại học Y

Hà Nội, năm tháng và sự kiện, giai đoạn 2002 - 2017” cũng

như để các thế hệ sau này được viết nối tiếp lịch sử Nhà

trường các giai đoạn tiếp theo.

Thật tự hào khi được viết tiếp trang sử vẻ vang hào hùng

của Đại học Y Hà Nội bởi tất cả những ai có cơ may được

@copyright Hanoi Medical University

Page 7: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

6

đến với Đại học Y Hà Nội dù với thời gian dài bằng cả cuộc

đời hay chỉ ngắn ngủi bằng số ngày có thể đếm được đều luôn

khắc sâu và tự hào về một mái trường thấm đẫm hồn dân tộc,

thấm đậm tri thức khoa học y học của cả thế giới.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu với Quý độc giả “Đại học

Y Hà Nội, năm tháng và sự kiện, giai đoạn 2002 - 2017”.

Cuốn sách khởi đầu với Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập

Trường Đại học Y Hà Nội và kết thúc ở thời điểm 30/9/2017,

khi Nhà trường đang tích cực tổ chức các hoạt động chuẩn bị

Lễ Kỷ niệm 115 năm thành lập Trường. Bằng sức mọn nhưng

với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, nỗ lực của cả một tập

thể tham gia biên soạn, chúng tôi luôn luôn mong cuốn sách

được sự đón nhận cũng như sự lượng thứ của Quý độc giả vì

biết chắc chắn rằng cuốn sách còn nhiều thiếu sót, còn chưa

đầy đủ như kỳ vọng của mỗi người chúng ta. Chúng tôi xin

lắng nghe và đón nhận những ý kiến chỉ bảo và đóng góp của

Quý độc giả với sự cảm tạ sâu sắc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2017

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Đức Hinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 8: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

7

Chương I

LỄ KỶ NIỆM 100 NĂM THÀNH LẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Đại học Y Hà Nội - sự kiện chính trị vô cùng quan trọng, là dấu mốc đáng ghi nhớ sau một thế kỷ xây dựng và trưởng thành, đồng thời là sự kiện mở đầu có ý nghĩa to lớn, tạo đà phát triển của Nhà trường trong thế kỷ thứ hai.

Với ý nghĩa lịch sử trọng đại kỷ niệm 100 năm thành lập Trường (1902 - 2002), đáp ứng sự mong đợi của cán bộ viên chức, sinh viên, học viên trong Trường, ngay từ đầu năm 2000, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã đề ra nhiều hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm. Các ban tổ chức hoạt động cho lễ kỷ niệm đã được thành lập: Ban Tư liệu truyền thống lịch sử do PGS. BS. Tôn Thất Bách, Hiệu trưởng là Trưởng ban, PGS. TS. BS. Lê Văn Khang Bí thư Đảng ủy Phó Hiệu trưởng là Phó ban; Ban Tuyên truyền vận động; Ban Thường trực; Ban Tổ chức… Rất nhiều hoạt động chào mừng Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường đã được bắt đầu từ đó, thực hiện đúng theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVII của Trường.

Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVII diễn ra vào ngày 4 - 5/12/2001, đúng với giai đoạn Nhà trường đang khẩn trương chuẩn bị cho lễ kỷ niệm. Đại hội có chủ đề “Phát huy truyền thống vẻ vang 100 năm và Đơn vị anh hùng, tiếp tục đổi mới và phát triển Trường Đại học Y Hà Nội đáp ứng yêu cầu đạo tạo cán bộ y tế và phát triển Y học trong thời kỳ đẩy mạnh

@copyright Hanoi Medical University

Page 9: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

8

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Chủ đề Đại hội chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới cho các Đại hội sau này (Đại hội XXVIII, XXIX).

Chương trình Đại hội cũng đã dành một nội dung quan

trọng, tập trung cho sự kiện này. Mở đầu báo cáo chính trị của

Đại hội đã viết: “Đại hội Đại biểu lần thứ XXVII Đảng bộ

Trường Đại học Y Hà Nội được tiến hành vào thời điểm có ý

nghĩa lịch sử đặc biệt. Nhà trường vừa đón nhận danh hiệu

cao quý Anh hùng Lao động, đang triển khai thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng IX toàn quốc, Nghị quyết Đại hội XIII

Đảng bộ thành phố Hà Nội và chuẩn bị tiến tới kỷ niệm 100

năm thành lập Trường (1902 - 2002)”. Chính vì vậy, sau Đại

hội Đảng bộ lần thứ XXVII các hoạt động, các phong trào thi

đua tiến tới kỷ niệm 100 năm thành lập Trường ngày càng sôi

động: Khánh thành khu giảng đường B3, Nhà điều hành A1,

khánh thành tượng GS. BS. Hồ Đắc Di tại Nhà A1, nâng cấp

khu ký túc xá, labo trung tâm, chỉnh trang cảnh quan, môi

trường, thiết kế logo của Trường, hoàn thành và xuất bản

cuốn “100 năm Trường Đại học Y Hà Nội - Năm tháng và Sự

kiện”,….

Cuộc thi thiết kế biểu tượng Trường Đại học Y Hà Nội

được PGS. TS. BS. Lê Văn Khang thông báo trong cuộc họp

Bí thư Chi bộ toàn Trường. Tin trên được in trong báo Tiếng

nói Đại học Y Hà Nội số 2/2000. Bản đề cương cuộc thi về

biểu tượng Trường Đại học Y Hà Nội được đăng ở bảng tin

cho đến ngày kết thúc cuộc thi (20/11/2000).

Ngày 12/12/2000, Ban Giám khảo dưới sự chủ trì của

PGS. BS. Tôn Thất Bách đã xem xét cân nhắc và chấm các

@copyright Hanoi Medical University

Page 10: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

9

tác phẩm của 11 tác giả gửi bài dự thi thiết kế biểu tượng

Trường Đại học Y Hà Nội.

Kết quả cuộc thi: Bác sĩ Phạm Mạnh Hùng, cán bộ giảng

dạy Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội đã đạt giải

Nhất. Từ năm 2002, logo đã chính thức được đưa vào sử dụng.

Năm 2013, logo đã được Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận Đăng ký

Quyền tác giả cho Chủ sở hữu Trường Đại học Y Hà Nội (tác

giả Phạm Mạnh Hùng) số 926/2013/QTG ngày 27/02/2013.

(Thủ tục đề nghị cấp Chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả

yêu cầu phải có phê duyệt Bộ nhận diện thương hiệu Trường

Đại học Y Hà Nội. Ngày 19/9/2012, Hiệu trưởng đã ký Quyết

định số 2567/QĐ-ĐHYHN về việc phê duyệt Bộ nhận diện

thương hiệu Trường Đại học Y Hà Nội).

Logo Trường Đại học Y Hà Nội

@copyright Hanoi Medical University

Page 11: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

10

Hội đồng nghiệm thu sách Tư liệu

100 năm Đại học Y Hà Nội - Năm tháng và sự kiện

Sáng ngày 15/11/2002, Trường long trọng tổ chức Lễ Kỷ

niệm 100 năm thành lập Trường và đón nhận Huân chương

Hồ Chí Minh. Tham dự Lễ Kỷ niệm có các đồng chí Đỗ

Mười, Lê Khả Phiêu - Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản

Việt Nam; Phan Văn Khải - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng

Chính phủ; Phan Diễn - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực

Ban Bí thư; Trương Mỹ Hoa - Ủy viên Trung ương Đảng,

Phó Chủ tịch nước; Trần Thị Trung Chiến, Ủy viên Trung

ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngoài ra còn có nhiều đại

diện lãnh đạo các ban - ngành ở Trung ương và Hà Nội; đại

diện lãnh đạo các viện, bệnh viện trung ương và Hà Nội; đại

diện lãnh đạo 61 tỉnh, thành phố; Sở Y tế cả nước. Các giáo

sư lão thành, các thế hệ nhà giáo, cán bộ công chức, viên

chức, học viên, sinh viên Nhà trường đã đến dự.

Diễn văn của PGS. BS. Tôn Thất Bách tại Lễ Kỷ niệm

100 năm thành lập Trường đã điểm lại toàn bộ lịch sử hình

@copyright Hanoi Medical University

Page 12: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

11

thành và phát triển của Trường Đại học Y Hà Nội. Kết thúc

bài diễn văn có đoạn viết:

“Một trăm năm đi qua, điều tâm đắc nhất và tự hào nhất

của các thế hệ thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội là Nhà

trường luôn gắn bó và cống hiến cho đất nước, cho dân tộc

Việt Nam trong mọi giai đoạn. Chính vì sự gắn bó này nên

Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành cho Nhà trường và

nhiều thế hệ cán bộ Nhà trường những phần thưởng và danh

hiệu cao quý. Trong buổi lễ trang nghiêm và trọng thể của

ngày hôm nay, thay mặt Nhà trường tôi xin cảm ơn công lao

to lớn của Đảng, của Nhà nước, của Dân tộc Việt Nam; của

các thế hệ giáo viên, cán bộ, sinh viên Nhà trường; của các

bạn bè quốc tế đã góp công vun đắp nên ngôi trường có giàu

truyền thống như ngày nay.

Nhìn lại chặng đường một trăm năm tưởng như rất dài

nhưng sao cũng như quá ngắn. Hình bóng các thầy cũng như

biết bao sự kiện của Trường vẫn còn rõ nét như mới chỉ buổi

hôm qua. Cuộc đời đã trôi đi quá nhanh! Một nền móng vững

chắc của Nhà trường đã được trải qua bao nhiêu thử thách,

chắc chắn phải là một nền tảng vô giá cho sự phát triển Nhà

trường. Trong ngày hôm nay, nhắc lại quá khứ, phân tích

hiện tại để hướng tới tương lai.

Tự hào thay cho 100 năm lịch sử Trường Đại Học Y Hà

Nội! Bước trong thế kỷ mới đầy khó khăn, thách thức nhưng

với truyền thống vẻ vang do các thế hệ để lại, với cái TÂM

trong sáng kế thừa của những người đã sáng lập Trường,

chắc chắn các thế hệ kế tiếp sẽ tiếp tục viết tiếp các trang sử

vẻ vang của Nhà trường !”.

@copyright Hanoi Medical University

Page 13: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

12

Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên Cờ Truyền thống (ngày 15/11/2002)

Để ghi nhận những công lao đóng góp vào sự nghiệp

Cách mạng của Đảng và của Dân tộc, ngày 11/11/2002, Chủ

tịch nước Trần Đức Lương đã ký Quyết định số 784/ KT-CT

về việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Trường

Đại học Y Hà Nội. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước,

Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã trao và gắn Huân

chương Hồ Chí Minh lên lá Cờ Truyền thống của Nhà

trường. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa

trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể Bộ

môn Ngoại, Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể Bộ

môn Da liễu và các Giáo sư: Nguyễn Khắc Liêu, Đỗ Đức

Vân, Đào Ngọc Phong.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã biểu dương

những thành tích Trường Đại học Y Hà Nội đạt được 100

năm qua và mong muốn cán bộ công chức, học viên, sinh viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 14: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

13

Nhà trường cố gắng hơn nữa - Phát huy truyền thống mái

trường 100 năm, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo,

nghiên cứu khoa học, đổi mới, hoàn thiện nội dung chương

trình đào tạo, cập nhật những tri thức, thành tựu của y học

thế giới, phấn đấu sớm đạt được trình độ tiên tiến về y học

của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Đồng

thời, Trường cũng phải giúp đỡ các trường đào tạo cán bộ y

tế cho cả nước, các bệnh viện tuyến tỉnh, nhất là vùng sâu,

vùng xa để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người

dân. Trong công việc của Trường phải phấn đấu phát huy

những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm cả về hai lĩnh

vực giáo dục và y tế, xứng đáng là Trường Đại học lâu đời -

Trọng điểm quốc gia.

Ngày kỷ niệm, sân Trường Đại học Y Hà Nội là một rừng

hoa đo rực trong không khí náo nhiệt. Lãnh đạo Đảng - Chính

phủ, các Giáo sư lão thành..., nhiều bạn be quốc tế đã đến dự

và gửi thư chúc mừng. Tham dự đêm liên hoan văn nghệ tối

15/11/2002 có Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh, tiết mục văn

nghệ của các ca sĩ bản Noọng Nhai - Lai Châu; Đoàn hợp

xướng cán bộ viên chức Trường, các tiết mục văn nghệ của

cán bộ, sinh viên... tạo nên những ấn tượng sâu sắc, những

cảm xúc không thể nào quên trong không khí vô cùng phấn

khởi, rộn rã của Lễ Kỷ niệm.

100 năm tuổi - đánh dấu một thế kỷ xây dựng và phát

triển của Trường. Lễ Kỷ niệm 100 năm thành lập đã tạo ra

một khí thế mới, niềm tin yêu và tự hào đối với mỗi cán bộ

viên chức. Đó cũng là thành công lớn nhất về mặt chính trị

của việc tổ chức kỷ niệm. Vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng

ủy ngày càng được khẳng định và thể hiện rõ nét trong mọi

hoạt động của Trường. Đặc biệt trong công tác Đảng, các vấn

@copyright Hanoi Medical University

Page 15: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

14

đề định hướng cho phát triển Nhà trường không chỉ là nghị

quyết hoặc hô khẩu hiệu chung chung, mà đã cụ thể hóa trong

từng chương trình hành động, từng kế hoạch công tác. Đó là

động lực, là bệ phóng thúc đẩy sự phát triển liên tục và mạnh

mẽ của Trường khi bước vào thế kỷ thứ hai.

Trong niềm vinh dự và tự hào viết tiếp những dòng sự

kiện từ năm 2002 đến 2017 của Trường Đại học Y Hà Nội,

chúng ta bồi hồi tưởng nhớ và tiếc thương PGS. BS. Tôn Thất

Bách, Hiệu trưởng Nhà trường giai đoạn 1993 - 2003.

“Nhà giáo Nhân dân, Phó Giáo sư, Bác sĩ Tôn Thất

Bách thuộc lớp trí thức thế hệ Hồ Chí Minh. Ông là một tài

năng lớn của ngành Ngoại khoa Việt Nam, có y đức và nhân

cách cao cả. Cũng như nhiều thầy thuốc tiêu biểu khác, Ông

đã dành nhiều tâm huyết phấn đấu không ngừng nhằm mang

lại lợi ích lớn nhất cho người bệnh, góp phần làm rạng rỡ

nền Y học Việt Nam” (Trích lời giới thiệu của

TS. BS. Nguyễn Quốc Triệu trong cuốn “Tôn Thất Bách

cuộc đời và sự nghiệp”).

PGS. BS. Tôn Thất Bách, Hiệu trưởng (1993 - 2003)

@copyright Hanoi Medical University

Page 16: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

15

PGS. BS. Tôn Thất Bách sinh ngày 25/02/1946, là người

được Bác Hồ đặt tên. Ông là con của Giáo sư, Bác sĩ Tôn

Thất Tùng, một trí thức lớn, một nhà khoa học tài năng và

sáng tạo, một thầy thuốc kiệt xuất, một nhà giáo tài giỏi và

mẫu mực.

PGS. BS. Tôn Thất Bách là sinh viên Trường Đại học Y Hà

Nội khóa 1963 - 1969, Ông là cán bộ giảng dạy Bộ môn Ngoại

và được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 1992. Trong

thời gian công tác, Ông đã được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan

trọng: Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội

khóa IX, X và XI (Đại biểu Quốc hội từ năm 1993 - 2004);

Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội từ năm 1993 - 2003

kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại, Bộ môn Phẫu thuật thực hành;

Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức từ năm 1994 - 2003; Giám

đốc Bệnh viện Việt Đức từ năm 2003 - 2004; Phó Chủ tịch Hội

Ngoại khoa Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tim mạch

Việt Nam, Hội viên Hội Phẫu thuật quốc tế…Viện sĩ Viện Hàn

lâm khoa học của nhiều quốc gia và Tiến sĩ danh dự của nhiều

trường đại học trên thế giới. Ông đã tham gia nhiều công trình

khoa học trong nước và quốc tế. Ông đã được tặng thưởng

nhiều danh hiệu cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm

công trình ghép tạng; Huân chương Lao động hạng Ba; Danh

hiệu Nhà giáo Nhân dân; Huân chương Kháng chiến hạng

Nhì; Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp…

Ngày 26/3/2004, PGS. BS. Tôn Thất Bách đã đột ngột từ

trần trong lúc Ông cùng Đoàn Đại biểu của Ủy ban các vấn

đề xã hội của Quốc hội đi công tác tại tỉnh Lào Cai. Sự ra đi

của PGS. BS. Tôn Thất Bách là một tổn thất to lớn đối với

Nhà trường, đối với sinh viên, học viên, đối với ngành Y tế.

@copyright Hanoi Medical University

Page 17: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

16

Chương II

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2002 - 2017

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI

Giai đoạn 2002 - 2017 là giai đoạn tiếp tục công cuộc đổi

mới, đất nước đang trên đà phát triển. Qua ba kỳ Đại hội

Đảng toàn quốc (2006, 2011, 2016), các Nghị quyết của Đại

hội đều thể hiện rõ sự quyết tâm của Đảng về tăng cường

công tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi

mới; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ

nghĩa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa

bình, ổn định và sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại.

Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ngoài các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, các Nghị

quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết của Ban Chấp

hành Trung ương các khóa đã đề cập nhiều đến Sự nghiệp

giáo dục và đào tạo, Sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

nhân dân:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo là quốc sách, trong đó đào

tạo trong ngành Y tế là “Đào tạo đặc biệt” đã được ghi nhận ở

Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoe nhân dân

trong tình hình mới. Đó là quan điểm, ghi nhận và quan tâm

to lớn của Đảng đối với sự nghiệp Y tế. Các Nghị quyết của

Đảng đều đề cập đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;

đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “Chuẩn

@copyright Hanoi Medical University

Page 18: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

17

hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” trong giáo dục, đào tạo; phát

huy tinh thần sáng tạo của học sinh, sinh viên; đề cao năng

lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề; mở rộng hợp lý

quy mô giáo dục đại học; thực hiện công bằng và xã hội trong

giáo dục; tạo điều kiện cho người ngheo có cơ hội học tập;

tăng ngân sách Nhà nước cho việc cử người đi đào tạo ở các

nước phát triển (Đề án 322); thực hiện phương châm “học đi

đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà

trường gắn liền với đời sống xã hội”; sửa đổi chương trình

đào tạo; cải tiến chế độ thi cử; khắc phục khuynh hướng

“thương mại hóa” giáo dục; quản lý chặt chẽ việc cấp văn

bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý

hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập.

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe

nhân dân

Đối với sự nghiệp Y tế: Nghị quyết 46-NQ/TW năm 2005

của Bộ Chính trị đã xác định “Nghề y là một nghề đặc biệt,

cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.

Điều kiện làm việc, trang thiết bị của các cơ sở y tế đã không

ngừng được đầu tư. Tuy nhiên, cán bộ y tế vẫn còn chịu nhiều

áp lực trong công việc và trong đời sống.

Qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết của

Đại hội đều đề cập tới vấn đề nâng cao tính công bằng và hiệu

quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ

sức khoe nhân dân; thực hiện các chương trình và mục tiêu y

tế quốc gia; củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở; hoàn

thiện hai trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh cùng trung tâm y tế chuyên sâu tại miền Trung

và các trung tâm y tế vùng; từng bước hiện đại hóa trang thiết

bị y tế; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, kết

@copyright Hanoi Medical University

Page 19: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

18

hợp quân - dân y; phấn đấu có một số lĩnh vực y, dược học có

thế mạnh của khu vực; tiêu chuẩn hóa và tăng cường đào tạo

cán bộ y tế; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoe; đề

cao y đức gắn với quy chế hành nghề, xóa bo tiêu cực; thực

hiện chính sách quốc gia về thuốc, tăng cường khả năng sản

xuất và cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất

khẩu; đổi mới cơ chế, chính sách viện phí, tiến tới bảo hiểm y

tế toàn dân; có chính sách đối với người nghèo...

Khoa học và Công nghệ Y học

Khoa học công nghệ tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu

nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh

tranh và hiệu quả kinh doanh, bảo vệ môi trường và bảo đảm

an ninh quốc phòng, coi trọng phát triển và ứng dụng công

nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,

công nghệ tự động hóa...; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư,

huy động các thành phần kinh tế tham gia và đẩy mạnh hội

nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đồng

thời, lĩnh vực khoa học và công nghệ có chính sách thu hút và

trọng dụng nhân tài, đó là các nhà khoa học đầu ngành, các

nhà khoa học ở trong nước, ngoài nước và trong cộng đồng

người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trong giai đoạn vừa qua, đất nước ta đang trên đà phát

triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội, về an ninh, quốc

phòng. Bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đã đạt

được, đất nước ta cũng đã và đang đứng trước nhiều khó

khăn, thách thức: sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông

tin; sự bùng nổ của của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần

thứ 3 và nay đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ 4 (cuộc cách mạng 4.0); khủng hoảng kinh tế thế giới

@copyright Hanoi Medical University

Page 20: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

19

trong thập niên đầu của thế kỷ XXI; xu hướng toàn cầu hóa

bên cạnh chiến tranh khu vực, mâu thuẫn, xung đột sắc tộc,

tranh chấp chủ quyền biển đảo; an toàn thực phẩm; ô nhiễm

môi trường và biến đổi khí hậu: điển hình là ô nhiễm biển

miền Trung; hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên; xâm nhập

mặn ở đồng bằng sông Cửu Long… Tất cả những thuận lợi và

khó khăn đó đều có những tác động tích cực, tiêu cực đến sự

phát triển của Nhà trường trong giai đoạn vừa qua.

II. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

Giai đoạn 2002 - 2017 là giai đoạn có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức đối với Trường. Qua các kỳ Đại hội Đảng bộ Trường (2004, 2009, 2015), các Nghị quyết của Đại hội đã đánh giá đúng tình hình, thuận lợi, khó khăn để đề ra phương hướng nhiệm vụ trong từng giai đoạn và chỉ đạo thực hiện hình thành nên giai đoạn “Tiếp tục ổn định và phát triển mạnh mẽ”.

1. Công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng luôn được quan tâm, chú trọng

Công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu qua các thời kỳ quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt, Lễ Kỷ niệm 100 năm, 105 năm và 110 năm thành lập Trường đã khơi dậy truyền thống và niềm tự hào của mỗi cán bộ, viên chức, của sinh viên và học viên. Công tác chính trị, tư tưởng được làm tốt đã giúp Trường luôn ổn định, có sự đoàn kết, thống nhất cao hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

2. Công tác tổ chức, cán bộ luôn được đổi mới

Từng bước chuẩn hóa công tác cán bộ: ban hành nhiều văn bản trong công tác cán bộ, quy trình tiếp nhận cán bộ, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ. Trong thời kỳ đầu của giai

@copyright Hanoi Medical University

Page 21: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

20

đoạn 2002 - 2017 cũng có những khó khăn nhất định về công tác cán bộ do chính sách tinh giản biên chế của Nhà nước; nhiều cán bộ có học hàm, học vị đến tuổi nghỉ hưu; một số cán bộ chuyển công tác; một số chuyên ngành khó khăn trong tuyển dụng cán bộ; chưa kịp thời bổ sung cán bộ kế cận… Vì vậy, có một giai đoạn thiếu giảng viên đào tạo sau đại học, thiếu học viên ở một số bộ môn y học cơ sở và một số chuyên ngành lâm sàng.

Công tác tổ chức luôn có sự thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ. Có thể nói, nửa cuối của giai đoạn vừa qua là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về công tác tổ chức. Sự phát triển của tổ chức luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, gắn với nhu cầu của xã hội và gắn với xu thế phát triển và hội nhập: xây dựng mô hình đại học, sáp nhập, chia tách và thành lập nhiều đơn vị mới như: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein, Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Trung tâm Đào tạo Dịch vụ theo nhu cầu xã hội…

3. Công tác đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập phát triển về chất

Đào tạo đại học và sau đại học vẫn là nhiệm vụ chính của Trường, chất lượng đào tạo được giữ vững và được xã hội ghi nhận. Đến nay, đa số cán bộ được đào tạo tại Trường vẫn đang nắm giữ vai trò quan trọng trong chuyên môn cũng như trong quản lý của hệ thống y tế cả nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, chúng ta cũng đang

đứng trước nhiều khó khăn và thách thức về đổi mới giáo dục,

đào tạo. Từ năm 2007 tới nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

@copyright Hanoi Medical University

Page 22: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

21

nhiều lần thay đổi quy chế đào tạo, đặc biệt là các quy chế

đào tạo đại học, quy chế đào tạo Cao học và Nghiên cứu sinh;

thực hiện phân cấp toàn diện trong đào tạo, chuyển giao cho

Trường. Sự đổi mới chương trình giáo dục đại học, xây dựng

chương trình theo chuẩn năng lực, chương trình đào tạo theo

tín chỉ, đào tạo theo hướng thực hành và nghiên cứu, nâng cao

hiệu quả đào tạo nghiên cứu sinh, đổi mới trong tuyển sinh và

đào tạo Bác sĩ Nội trú… đã đem lại những kết quả đáng ghi

nhận trong hoạt động của Nhà trường.

Để đáp ứng với những yêu cầu của đổi mới trong đào tạo,

trong những năm gần đây, Trường đã và đang có những biện

pháp đáp ứng với đòi hoi về đổi mới đào tạo: đổi mới trong

xây dựng chương trình đào tạo (Trung tâm Phát triển chương

trình đào tạo và Tư vấn nhân lực y tế); đổi mới trong đánh giá

học tập (Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo

dục); mở thêm nhiều mã ngành mới trong đào tạo đại học và

sau đại học (9 mã ngành đào tạo đại học, đặc biệt là Cử nhân

Điều dưỡng chương trình tiên tiến và các mã ngành sau đại

học: Xét nghiệm Y học, Bác sĩ gia đình, Quản lý bệnh viện,

Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Y học hạt nhân...); không ngừng

đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy và học tập.

Khoa học công nghệ ngày càng được nâng cao vai trò,

khẳng định vị thế quan trọng theo định hướng phát triển

trường nghiên cứu đã không ngừng phát triển và đạt được

những thành tựu to lớn: số lượng các đề tài có giá trị khoa học

ngày càng tăng; số lượng các công bố, nhất là các công bố

quốc tế tăng lên; kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo đại

học và sau đại học; kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học và

kinh phí thu về từ nghiên cứu khoa học ngày càng tăng. Hội

nhập quốc tế trong những năm qua bên cạnh những đối tác

@copyright Hanoi Medical University

Page 23: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

22

truyền thống, tập trung hơn đến một số đối tác như Nhật Bản,

Hoa Kỳ đã đạt được những thành tựu to lớn, tổ chức nhiều hội

nghị khoa học quốc tế tại Trường. Hợp tác quốc tế trong đào

tạo, nghiên cứu khoa học liên tục phát triển, số lượng đoàn ra,

đoàn vào trong hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa

học được mở rộng.

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đời sống không ngừng được nâng cao

Tiếp tục Dự án quy hoạch tổng thể Trường đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030, đến nay cơ sở vật chất của Nhà

trường ngày một khang trang: sửa chữa, nâng cấp và xây mới

nhiều công trình, trong đó có khu ký túc xá 15 tầng, nhà A6,

A7, A8 và đang thi công nhà B5. Trang thiết bị cho giảng

dạy, nghiên cứu khoa học được đầu tư và phát triển: trang bị

cho Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein, Trung tâm Kiểm

chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, Trung tâm đào tạo kỹ

năng thực hành tiền lâm sàng (nay là Bộ môn Giáo dục y học

và Kỹ năng tiền lâm sàng), trang bị cho các phòng thí nghiệm

ở các bộ môn và đặc biệt là trang bị cho Bệnh viện của Nhà

trường. Trong những năm qua, cảnh quan, môi trường làm

việc và học tập của Nhà trường thay đổi theo từng tháng, từng

năm. Điều kiện làm việc của cán bộ, giảng viên, điều kiện

sinh hoạt, học tập và nghiên cứu của sinh viên, học viên sau

đại học từng bước được cải thiện.

Đời sống tinh thần và vật chất của công chức, viên chức,

người lao động, sinh viên và học viên không ngừng được

nâng cao. Bệnh viện đi vào hoạt động và ngày càng phát

triển là một trong các sự kiện nổi bật của giai đoạn này. Các

@copyright Hanoi Medical University

Page 24: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

23

điều kiện phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập được cải

thiện; tăng nguồn thu nhập ngoài lương cho cán bộ, giảng

viên, người lao động; thực hiện công khai, minh bạch, dân

chủ trong các hoạt động của Nhà trường.

5. Công tác đoàn thể và các tổ chức quần chúng được quan tâm nhiều

Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là

hai tổ chức đoàn thể đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển

của Trường. Các hoạt động của Công đoàn và Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã nêu cao vai trò của các tổ

chức quần chúng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà

trường. Để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, Hội Cựu giáo chức

(tiền thân là Ban Liên lạc hưu trí), Hội Cựu chiến binh được

thành lập và đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát

triển của Trường.

Ngoài các tổ chức đoàn thể nói trên, các tổ chức quần

chúng trong sinh viên bao gồm Hội Sinh viên, các tổ đội

nhóm, các câu lạc bộ đã có những đóng góp tích cực trong

phong trào thi đua học tập và rèn luyện; phong trào văn hóa,

văn nghệ, thể thao; phong trào giữ gìn an ninh trật tự và các

hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện.

@copyright Hanoi Medical University

Page 25: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

24

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH, NỔI BẬT CỦA

NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2002 - 2017

1. Đất nước đổi mới mạnh mẽ, giữ vững ổn định về

chính trị xã hội, kinh tế tiếp tục đà phát triển, xu thế hội

nhập ngày càng sâu rộng là động lực thúc đẩy Trường

phát triển.

2. Truyền thống 100 năm vẻ vang vừa là động lực nhưng

cũng là thách thức đối với sự phát triển của Trường.

3. Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ theo xu thế tự

chủ và hội nhập, tăng cường cơ sở vật chất phù hợp với vị

thế và xu hướng phát triển của đất nước.

4. Đổi mới toàn diện, không ngừng nâng cao chất

lượng trong đào tạo đại học, sau đại học và khoa học -

công nghệ là thách thức đối với Trường để giữ vững truyền

thống và sự ghi nhận của xã hội.

5. Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong toàn

Trường tiếp tục được củng cố và đóng góp cho Nhà trường

phát triển.

6. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hình thành và phát

triển, nhanh chóng khẳng định vai trò và vị thế là một

trong các sự kiện nổi bật nhất.

7. Đời sống tinh thần và vật chất của giảng viên, viên

chức, người lao động được nâng cao, cải thiện rõ rệt.

@copyright Hanoi Medical University

Page 26: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

25

THÀNH TÍCH CỦA NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2002 - 2017

TẬP THỂ

- Huân chương Hồ Chí Minh

Quyết định số 784/KT-CTN ngày 11/11/2002 do

Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký;

- Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân

Quyết định số 825/QĐ-CTN ngày 03/11/2004 do Chủ

tịch nước Trần Đức Lương ký;

- Huân chương Sao vàng

Quyết định số 1357/QĐ-CTN ngày 14/11/2007 do

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký;

- Huân chương Hồ Chí Minh (lần thứ hai)

Quyết định số 1916/QĐ-CTN, ngày 09/11/2012 do

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký;

- Huân chương Lao động hạng Nhất

Quyết định số 1946/QĐ-CTN, ngày 18/9/2017 do Chủ

tịch nước Trần Đại Quang ký;

Và nhiều bằng khen cấp Bộ, tỉnh; Cờ thi đua của Bộ Y

tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

CÁ NHÂN

- 09 giảng viên được phong tặng danh hiệu Anh hùng

Lao động (06 giảng viên cơ hữu, 03 giảng viên thỉnh giảng);

@copyright Hanoi Medical University

Page 27: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

26

- 34 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo

Nhân dân, 62 giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà

giáo Ưu tú;

- 16 giảng viên được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc

Nhân dân, 100 giảng viên được phong tặng danh hiệu Thầy

thuốc Ưu tú;

- 07 giảng viên được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi

đua toàn quốc (03 giảng viên cơ hữu, 04 giảng viên thỉnh

giảng);

- 03 giảng viên được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về

Khoa học và Công nghệ (2017);

- 02 tập thể, 03 giảng viên được tặng Giải thưởng Nhà

nước về Khoa học và Công nghệ (2005, 2010);

- 01 tập thể, 01 giảng viên được tặng Giải thưởng

Kovalevskaia (2012, 2014);

- 347 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng được bổ nhiệm

chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư:

52 giảng viên (40 cơ hữu, 12 thỉnh giảng) được bổ

nhiệm chức danh Giáo sư,

295 giảng viên (214 cơ hữu, 81 thỉnh giảng) được bổ

nhiệm chức danh Phó Giáo sư.

Nhiều tập thể, cá nhân được Nhà nước, Chính phủ, các

bộ, tỉnh, ban, ngành… tặng thưởng Huân chương, Bằng

khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, Tỉnh…

và nhiều phần thưởng cao quý khác.

@copyright Hanoi Medical University

Page 28: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

27

Chương III

CÔNG TÁC ĐẢNG,

CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ

I. CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG

Qua ba lần Đại hội Đảng bộ (2004, 2009, 2015), công tác

Đảng, công tác chính trị tư tưởng luôn được Đảng bộ Trường

chú trọng quan tâm chỉ đạo. Cho tới nay, Đảng bộ Trường

luôn giữ vững lá cờ đầu về công tác Đảng, công tác chính trị

tư tưởng trong Đảng ủy Khối các trường Đại học và Cao đẳng

Hà Nội.

1. Công tác Đảng

Công tác Đảng luôn được Đảng bộ Trường quan tâm và

chỉ đạo. Đảng bộ đã coi trọng việc tập huấn công tác Đảng

cho các Bí thư chi bộ: tập huấn về thi hành Điều lệ Đảng;

công tác Đảng trong các trường đại học, cao đẳng; nghiệp vụ

công tác Đảng; chế độ Đảng phí; tập huấn đổi mới nội dung

và hình thức sinh hoạt chi bộ. Tổ chức cho các chi bộ thực

hiện Hướng dẫn số 12-HD/BCHTW ngày 17/5/2012 của Ban

Chấp hành Trung ương về việc Hướng dẫn một số vấn đề cụ

thể về nghiệp vụ công tác đảng viên và lập biểu thống kê cơ

bản trong hệ thống tổ chức Đảng như: Các quy định về kết

nạp đảng viên mới, phát thẻ Đảng và quản lý hồ sơ đảng viên,

những vấn đề liên quan đến đảng viên, chế độ báo cáo trong

Đảng, những quy định trong cấp thẻ đảng viên và trao tặng

Huy hiệu Đảng.

@copyright Hanoi Medical University

Page 29: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

28

Lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Trong giai đoạn 2002 - 2017, nhất là những năm gần đây,

công tác Đảng trong Trường đã không ngừng đổi mới và nâng

cao: định kỳ họp Ban Thường vụ mỗi tháng một lần; họp các

bí thư chi bộ hai tháng một lần để triển khai công tác; các chi

bộ thực hiện đúng Điều lệ về sinh hoạt chi bộ; thường xuyên

có sự đổi mới nội dung trong sinh hoạt chi bộ. Công tác phát

triển Đảng trong cán bộ viên chức, người lao động và trong

sinh viên, học viên đã được Đảng ủy hết sức quan tâm.

Tính đến ngày 30/9/2017, toàn Đảng bộ có 56 chi bộ, một

Đảng bộ bộ phận và 09 chi bộ trực thuộc Đảng bộ bộ phận.

Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là 947, trong đó 613

đảng viên là cán bộ viên chức, người lao động, 151 đảng viên

là sinh viên, 36 đảng viên là Bác sĩ Nội trú và 147 đảng viên

là các học viên khác.

@copyright Hanoi Medical University

Page 30: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

29

Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2017 - 2020

Công tác Đảng ngày càng được đổi mới và phát triển, thể

hiện qua báo cáo chính trị các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ của

Nhà trường:

1.1. Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2004 - 2009

Ngày 28 và ngày 29/12/2004, Trường tổ chức Đại hội Đại

biểu Đảng bộ lần thứ XXVIII, tham dự Đại hội có 120 đại

biểu đại diện cho 51 chi bộ trong Đảng bộ. Chủ đề của Đại

hội là “Tiếp tục phát huy truyền thống 100 năm và đơn vị anh

hùng, đổi mới và phát triển Trường Đại học Y Hà Nội những

năm đầu thế kỷ XXI”.

@copyright Hanoi Medical University

Page 31: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

30

Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVIII (ngày 28 - 29/12/2004)

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ IX, các nghị quyết Trung ương khóa IX, các chỉ thị, nghị

quyết của Bộ Chính trị, của Thành ủy Hà Nội, của ngành Y

tế, ngành Giáo dục Đào tạo và sự kiện tổ chức thành công Lễ

Kỷ niệm 100 năm thành lập Trường, Đảng bộ Trường Đại

học Y Hà Nội tiếp tục đổi mới, tăng cường hiệu quả lãnh đạo,

phát huy truyền thống vẻ vang để xây dựng và phát triển

Trường Đại học Y Hà Nội đáp ứng những yêu cầu mới của

đất nước những năm đầu thế kỷ XXI.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVIII đã đúc kết

những truyền thống và bài học quý giá nhân kỷ niệm 100 năm

thành lập Trường:

- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thầy và trò, cán bộ viên

chức Trường Đại học Y Hà Nội cũng không hề nao núng,

vượt mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, tuyệt đối

trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc;

@copyright Hanoi Medical University

Page 32: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

31

- Tích cực góp phần xây dựng nền y tế, y học Việt Nam

xã hội chủ nghĩa, giải quyết những khó khăn trong chăm sóc

và bảo vệ sức khoe nhân dân với những phương châm, mô

hình thích hợp; quán triệt phòng bệnh hơn chữa bệnh, Nhà

trường gắn với xã hội; kết hợp y học hiện đại với y học cổ

truyền dân tộc, kết hợp quân dân y;

- Tự lực tự cường, phát huy cao độ bản sắc văn hóa, cốt

cách, đạo đức, trí tuệ người Việt Nam, xây dựng và phát triển

nghề nghiệp, gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học nhằm

nâng cao sức khoe nhân dân;

- Đoàn kết gắn bó các thế hệ, đoàn kết quân dân y, các

trường đại học y dược, các bệnh viện. Tôn trọng và giúp đỡ

đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về mọi

mặt để dạy tốt, học tốt và phục vụ tốt. Gắn Nhà trường với

thực tiễn xã hội và hội nhập quốc tế;

- Tôn sư trọng đạo, tất cả vì người bệnh, vì học sinh thân

yêu. Đi đầu trong chuẩn mực đạo đức y học. Nêu cao y đức,

phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo, thầy thuốc.

Đại hội đã đánh giá cao công tác chính trị tư tưởng, đó

vừa là mục tiêu vừa là động lực để thúc đẩy Trường phát triển

trong những năm đầu của thế kỷ XXI; xây dựng Đảng bộ

trong sạch, vững mạnh là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo

ổn định chính trị, trật tự và an toàn trong Trường. Đại hội

cũng đánh giá cao công tác cán bộ trong nhiệm kỳ trước và đã

giới thiệu với Bộ Y tế, Thành ủy Hà Nội nhân sự Ban Giám

hiệu nhiệm kỳ 2003 - 2008. Công tác cán bộ, công tác chuyển

giao thế hệ theo nhiệm kỳ Hiệu trưởng ở các đơn vị cơ bản

được hoàn thành.

@copyright Hanoi Medical University

Page 33: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

32

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 15 đồng

chí và Ban Chấp hành đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 05

đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Lân Việt;

2. Đồng chí Nguyễn Hữu Cốc;

3. Đồng chí Phạm Nhật An;

4. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Liên;

5. Đồng chí Hoàng Quốc Bảo.

Đồng chí Nguyễn Lân Việt, Hiệu trưởng được bầu làm Bí

thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Hữu Cốc được bầu làm Phó

Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2004 - 2009.

GS. TS. BS. Nguyễn Lân Việt, Bí thư Đảng ủy (2004 - 2009), Hiệu trưởng

Đồng chí Nguyễn Lân Việt sinh ngày 03/12/1952 trong

một gia đình trí thức. Đồng chí là sinh viên Trường Đại học Y

@copyright Hanoi Medical University

Page 34: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

33

Hà Nội khóa 1970 - 1976, cựu Bác sĩ Nội trú chuyên ngành

Nội khoa khóa IV, là cán bộ giảng dạy Bộ môn Tim mạch.

Năm 1995, đồng chí được bổ nhiệm Phó Trưởng bộ môn Tim

mạch; Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng

11/2004 đến 3/2014. Đồng chí được bổ nhiệm Hiệu trưởng

Trường Đại học Y Hà Nội nhiệm kỳ 2003 - 2008 và là Chủ

tịch Hội đồng Hiệu trưởng các Trường Đại học Y - Dược Việt

Nam. Năm 2009 được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Tim

mạch Việt Nam. Năm 2014 được bầu làm Chủ tịch Hội Tim

mạch Việt Nam. Từ tháng 3/2016, đồng chí đảm nhiệm nhiệm

vụ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Ban Bảo vệ sức khỏe cán

bộ miền Bắc, Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Ban Bảo vệ

sức khỏe cán bộ Trung ương.

Đồng chí được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm

1996, Giáo sư năm 2003, được phong tặng danh hiệu Nhà

giáo Nhân dân năm 2008, danh hiệu Anh hùng Lao động năm

2015, Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2011.

Lễ đón nhận Huân chương Sao vàng (ngày 15/11/2007)

@copyright Hanoi Medical University

Page 35: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

34

1.2. Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XXIX nhiệm kỳ 2009 - 2015

Ngày 10/12/2009, Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ

XXIX đã diễn ra, tham dự có 123 đại biểu chính thức đại diện

cho các chi bộ trong Đảng bộ. Chủ đề của Đại hội “Phát huy

truyền thống lịch sử hơn 105 năm phát triển, 65 năm phục vụ

cách mạng, vị thế đơn vị anh hùng, phát huy sức mạnh đoàn

kết, tiếp tục phát triển Trường Đại học Y Hà Nội hiện đại,

toàn diện, xứng đáng vai trò trường trọng điểm quốc gia”.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ X, các nghị quyết Trung ương khóa X, Đảng bộ Trường

Đại học Y Hà Nội tiếp tục đổi mới, tăng cường hiệu quả lãnh

đạo, đúc kết và phát huy truyền thống để xây dựng và phát

triển Nhà trường đáp ứng những yêu cầu đổi mới của đất

nước. Nhiệm kỳ qua, Trường đã đón nhận danh hiệu Anh

hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (năm 2004), tổ chức

thành công Lễ Kỷ niệm 105 năm thành lập Trường và đón

nhận Huân chương Sao vàng. Ngày 14/11/2007, Chủ tịch

nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số 1357/QĐ-CTN

tặng Huân chương Sao vàng cho Trường Đại học Y Hà Nội vì

đã có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc, đóng góp vào sự

nghiệp cách mạng của Đảng và của Dân tộc. Huân chương

Sao vàng là phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Việt

Nam. Trường Đại học Y Hà Nội là một trong hai trường đại

học được trao tặng phần thưởng cao quý này (Đại học Quốc

gia Hà Nội được trao tặng năm 2006). Đại học Y Hà Nội là

trường đại học đầu tiên mở ra hệ thống giáo dục đại học và là

nơi hình thành đội ngũ trí thức mới của Việt Nam, là cái nôi

đào tạo uy tín, chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống y tế

trong cả nước. Đại hội cũng nêu cao ý chí quyết tâm xây dựng

@copyright Hanoi Medical University

Page 36: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

35

và phát triển Nhà trường thành một trung tâm lớn về y học:

mở rộng Bệnh viện và đầu tư cho các lĩnh vực mũi nhọn,

trang bị phương tiện tiên tiến cho các labo chuyên sâu,… để

đáp ứng với thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất

nước, góp phần thúc đẩy phát triển y học và y tế, đóng góp

nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoe

nhân dân. Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết trong nhiệm

kỳ XXVIII, báo cáo chính trị tại Đại hội đã nêu rõ:

“Đảng bộ đã coi trọng công tác chính trị tư tưởng, công

tác xây dựng Đảng, lãnh đạo Nhà trường tiếp tục giữ vững ổn

định chính trị, đổi mới và phát triển toàn diện”. Tổ chức học

tập và quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa X

năm 2006, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương

khóa X và Chỉ thị 23 của Ban Bí thư về đẩy mạnh nghiên cứu,

tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Đây

cũng là hoạt động tăng cường công tác giáo dục chính trị tư

tưởng, khơi dậy truyền thống và niềm tự hào của mỗi cán bộ

đảng viên, sinh viên và học viên Nhà trường. Công tác xây

dựng Đảng luôn được quan tâm: tiếp tục chấn chỉnh, tăng

cường chất lượng sinh hoạt chi bộ; triển khai thực hiện cuộc

vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị

quyết Trung ương 6 (lần 2), nghị quyết các Hội nghị Trung

ương (khóa X), nghị quyết của Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Về công tác tổ chức và cán bộ: Đảng bộ đã tập trung chỉ

đạo về tổ chức và nhân sự trong Nhà trường, từng bước hoàn

thiện mô hình đại học. Đại hội đánh giá cao công tác cán bộ

trong nhiệm kỳ trước. Công tác cán bộ, công tác chuyển giao

thế hệ theo nhiệm kỳ Hiệu trưởng ở các đơn vị cơ bản được

hoàn thành. Đảng ủy đã đề xuất với Bộ Y tế, với Đảng ủy

Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội về nhân sự Hiệu

@copyright Hanoi Medical University

Page 37: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

36

trưởng nhiệm kỳ 2008 - 2013 và Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ

2009 - 2014; bổ nhiệm hơn 100 cán bộ quản lý các phòng

ban, khoa, bộ môn. Tháng 11/2008, PGS. TS. BS. Nguyễn

Đức Hinh đã được Bộ Y tế bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại

học Y Hà Nội, từ tháng 4/2009, đồng chí nhận nhiệm vụ Bí

thư Đảng ủy thay đồng chí Nguyễn Lân Việt.

Lãnh đạo Nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị: công tác đào tạo đại học tiếp tục mở rộng với quy mô hợp lý, giữ vững chất lượng và tăng cường hiệu quả; đào tạo sau đại học tiếp tục phát triển, giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo; công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, đem lại những kết quả thiết thực trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; thúc đẩy tiến độ thực hiện “Dự án Cải tạo và mở rộng Trường Đại học Y Hà Nội”: nâng cấp ký túc xá sinh viên, khai trương Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nhà thể thao đa năng, Nhà làm việc của chuyên gia nước ngoài; Tăng cường phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin; Công tác kinh tế, đời sống đã có những bước tiến quan trọng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và đời sống cán bộ, sinh viên, học viên. Các tổ chức đoàn thể quần chúng đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, động viên cán bộ viên chức, sinh viên, học viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 21 đồng chí. Ban Chấp hành Đảng bộ đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 07 đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Đức Hinh;

2. Đồng chí Nguyễn Hữu Cốc;

3. Đồng chí Nguyễn Hữu Tú;

@copyright Hanoi Medical University

Page 38: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

37

4. Đồng chí Phạm Đức Huấn;

5. Đồng chí Đinh Thị Thu Hương;

6. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hùng;

7. Đồng chí Hoàng Quốc Bảo.

Đồng chí Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng được bầu làm

Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Hữu Cốc và đồng chí

Nguyễn Hữu Tú được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy.

PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh, Bí thư Đảng ủy (4/2009 - nay), Hiệu trưởng

Đồng chí Nguyễn Đức Hinh sinh ngày 20/8/1960 tại Hà

Nội, là sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội khóa 1977 - 1983,

cựu học viên Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Phụ Sản khóa X.

Đồng chí là cán bộ giảng dạy Bộ môn Phụ Sản từ năm 1987.

Từ năm 1997 - 2008 đồng chí là Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ

Bà mẹ và Trẻ sơ sinh (nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương).

Từ năm 1998 đến nay là Phó Trưởng bộ môn Phụ Sản. Từ

năm 1998 - 2004 là Tổng thư ký Hội Phụ Sản Việt Nam. Từ

@copyright Hanoi Medical University

Page 39: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

38

năm 2004 đến nay là Phó Chủ tịch Hội Phụ Sản Việt Nam. Từ

năm 2005 đến nay là Phó Chủ tịch Hội Tránh thai các nước

nói tiếng Pháp. Hội viên danh dự Hội Sản Phụ khoa Pháp từ

năm 2007. Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phẫu thuật Nội soi

Việt Nam từ 2006 đến nay. Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng

các Trường Đại học Y - Dược Việt Nam từ năm 2009. Ủy viên

Thường vụ Ban Chấp hành Đảng ủy Khối các trường Đại học

và Cao đẳng Hà Nội khóa I và khóa II từ năm 2010 đến nay.

Năm 2009 là Phó Giáo sư danh dự Đại học Sydney,

Australia, Phó Giáo sư danh dự Đại học Kanazawa, Nhật

Bản. Từ tháng 12/2008 đến nay là Hiệu trưởng Trường Đại

học Y Hà Nội. Từ tháng 4/2009 đến nay là Bí thư Đảng ủy

Trường Đại học Y Hà Nội.

Đồng chí được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm

2006, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm

2014, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2012, Chiến sĩ

thi đua toàn quốc năm 2011.

Ngày 15/11/2012, Trường đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ

niệm 110 năm thành lập Trường và đón nhận Huân chương

Hồ Chí Minh lần thứ hai

@copyright Hanoi Medical University

Page 40: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

39

Lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai

(ngày 15/11/2012)

Khách mời trong Lễ Kỷ niệm 110 năm thành lập Trường

@copyright Hanoi Medical University

Page 41: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

40

1.3. Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ XXX nhiệm kỳ 2015 - 2020

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Y Hà Nội lần

thứ XXX nhiệm kỳ 2015 - 2020 diễn ra trong 02 ngày 19 và

20/4/2015, tham dự Đại hội có 129 đại biểu chính thức. Chủ

đề của Đại hội: “Đoàn kết, đổi mới, phát huy mọi nguồn lực

để phát triển Trường Đại học Y Hà Nội”. Đại hội đã đánh giá

cao những thành tích đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua:

Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020

Đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức và cán bộ; từng bước

đổi mới toàn diện chương trình đào tạo; đẩy mạnh công tác

nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế; không ngừng đầu

tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống cán bộ viên chức và sinh

viên, học viên; công tác đoàn thể và các tổ chức quần chúng

ngày càng được nâng cao.

Đại hội đã đề ra phương hướng và mục tiêu trong giai

đoạn tiếp theo:

@copyright Hanoi Medical University

Page 42: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

41

- Về phương hướng: Tiếp tục đổi mới và phát triển toàn

diện Trường, nhất là đổi mới chất lượng đào tạo, nghiên cứu

khoa học, xây dựng và phát triển bệnh viện dạy học, phát huy

vai trò trường trọng điểm quốc gia, giữ vững ổn định chính trị

trong Nhà trường. Phát huy truyền thống hơn 110 năm và đơn

vị Anh hùng thời kỳ đổi mới, tăng cường đoàn kết, phát huy

dân chủ, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, khắc phục yếu kém

và những chuyển biến cơ bản, toàn diện trong thực hiện

nhiệm vụ chính trị. Chú trọng kỹ năng nghề nghiệp, tăng

cường y nghiệp và y đức, gắn đào tạo với xã hội và thực hiện

chính sách xã hội.

- Về mục tiêu được tóm tắt như sau: Tiếp tục giữ vững

danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh và tiêu biểu; hoàn

thiện mô hình Đại học khoa học sức khoe, có nhiều trường

thành viên; phát triển bệnh viện theo hướng chất lượng cao,

phát triển thêm bệnh viện khác; xây dựng tiêu chuẩn về đội

ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, hoàn thiện đề án việc

làm, xây dựng đề án tự chủ, xây dựng chiến lược đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 15 đồng

chí. Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 05 đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Đức Hinh;

2. Đồng chí Nguyễn Hữu Tú;

3. Đồng chí Phạm Đức Huấn;

4. Đồng chí Hồ Thị Kim Thanh;

5. Đồng chí Phạm Ngọc Minh.

Đồng chí Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng tiếp tục được

Đại hội tín nhiệm bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn

Hữu Tú được tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy.

@copyright Hanoi Medical University

Page 43: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

42

2. Công tác chính trị tư tưởng

Ban Chấp hành Đảng bộ qua các nhiệm kỳ đã thường

xuyên coi trọng việc bồi dưỡng lý luận, nhận thức chính trị,

quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho

cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức và sinh viên, học viên;

giáo dục lòng kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ

Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và

Bác Hồ đã lựa chọn; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp

đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh.

Gắn công tác chính trị - tư tưởng với truyền thống của dân

tộc, với truyền thống vẻ vang của Nhà trường, tăng cường bồi dưỡng hiểu hết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, tăng cường giáo dục y nghiệp và y

đức trong các hoạt động đào tạo của Trường.

Đảng bộ làm tốt công tác chính trị tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức, sinh viên, học viên, góp phần

thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, để dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt, đào tạo được nhiều thầy thuốc tài năng, đức độ, giàu lòng nhân ái, tận tụy với nghề nghiệp, lấy việc

chăm sóc, bảo vệ sức khoe nhân dân làm niềm vui và lẽ sống, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đảng bộ coi trọng việc cải tiến các hình thức giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng gắn liền với tình hình thực tiễn của Trường.

Giáo dục lòng yêu nước, trách nhiệm công dân, đề cao cảnh giác, chống “diễn biến hòa bình” và các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, tăng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

và sự quản lý của Nhà nước.

@copyright Hanoi Medical University

Page 44: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

43

Đảng bộ lãnh đạo và tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính

trị đầu khóa, khai giảng năm học, giới thiệu hệ thống các

quan điểm cơ bản của Đảng trong xây dựng và phát triển

ngành Y, truyền thống vẻ vang của Trường, thực hiện tốt

hướng dẫn số 65 của Ban Cán sự Đảng Thành ủy Hà Nội về

công tác chính trị tư tưởng trong trường học.

Giai đoạn 2002 - 2017, Đảng ủy Nhà trường qua các

nhiệm kỳ đã coi trọng việc tổ chức Ngày hội trường vào 15

tháng 11 hàng năm, đặc biệt là những năm tổ chức Lễ Kỷ

niệm 100 năm, 105 năm và 110 năm thành lập Trường. Có

thể nói, tổ chức Lễ Kỷ niệm thành lập Trường là một sự kiện

sinh hoạt chính trị sâu rộng, đã khơi dậy lòng tự hào của cán

bộ, sinh viên và học viên, tạo lên sự đoàn kết nhất trí, cùng

phấn đấu vì nhiệm vụ chính trị, vì sứ mệnh, tầm nhìn và các

giá trị cốt lõi của Nhà trường.

Thấm nhuần đường lối, tư tưởng chính trị của Đảng, nhằm

cụ thể hóa công tác chính trị tư tưởng cũng như để khẳng định

vị thế của Trường, đặt mục tiêu phấn đấu cho những năm tiếp

theo. Sứ mệnh Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi của Trường Đại học

Y Hà Nội được công bố tại Quyết định số 2408/QĐ-ĐHYHN

ngày 08/9/2011 với các nội dung chính sau:

Sứ mệnh:

Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học

hàng đầu Việt Nam với lịch sử hơn một trăm năm, không

ngừng phấn đấu vì sức khoe con người, thông qua những nỗ

lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong

khoa học - công nghệ và trong cung cấp chuyên gia cao cấp

cho ngành Y tế.

@copyright Hanoi Medical University

Page 45: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

44

Tầm nhìn:

Phấn đấu xây dựng Đại học Y Hà Nội trở thành Đại học

sức khoe đa ngành, đa cấp, đào tạo cán bộ y tế có năng lực

học tập vươn lên, tận tụy với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt

nhất nhu cầu chăm sóc sức khoe ở mọi nơi, mọi lúc.

Giá trị cốt lõi:

- Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự

hào về Đại học Y Hà Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa

và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.

- Giảng viên Nhà trường vinh dự, nhận thức sâu sắc và tự

nguyện gương mẫu hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ cao

quý: Thầy giáo - Thầy thuốc, được cả xã hội kính trọng.

- Viên chức Nhà trường tự hào vì được góp phần quan

trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có đức có tài, nghiên

cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khoe

nhân dân.

- Được học tập, rèn luyện tại một Đại học Y danh tiếng ớ

cả trong và ngoài nước là động lực thúc đẩy sinh viên, học

viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt nhất, có năng lực để

phát triển lâu dài, bền vững.

Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới

mái Trường Đại học Y Hà Nội, các thế hệ giảng viên, viên

chức, sinh viên, học viên nỗ lực phấn đấu góp phần nâng cao

vị thế của một trường trọng điểm quốc gia được Đảng, Nhà

nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

@copyright Hanoi Medical University

Page 46: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

45

Mục tiêu:

Mục tiêu phát triển Trường Đại học Y Hà Nội đến năm

2020 và định hướng đến 2030

“Xây dựng phát triển Trường Đại học Y Hà Nội trở thành

mô hình Đại học khoa học sức khoe trọng điểm quốc gia

ngang tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ, là trung tâm ứng dụng và cung cấp

các kỹ thuật y tế chất lượng cao trong các lĩnh vực của y tế

cho các tỉnh phía Bắc và cả nước đáp ứng yêu cầu của công

tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoe nhân dân”.

(Trích trong Quyết định số 3680/QĐ-BYT ngày

02/10/2009 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể

phát triển Trường Đại học Y Hà Nội đến năm 2020 và định

hướng đến năm 2030)

Thấm nhuần tư tưởng của Đảng, nhằm định hướng cho

các bác sĩ trẻ đi đúng con đường nghề nghiệp mình đã chọn

với y đức trong sáng, luôn mang tài năng và trí tuệ của mình

cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức

khoe nhân dân, Nhà trường đã tổ chức hoạt động biên soạn,

chỉnh sửa Lời thề nghề nghiệp. Đây là một trong những hoạt

động vô cùng có ý nghĩa, thiết thực hướng tới kỷ niệm 110

năm thành lập Trường. Ngày 26/6/2012, Lời thề nghề nghiệp

Trường Đại học Y Hà Nội đã được ban hành theo Quyết định

số 1999/QĐ-ĐHYHN.

Lời thề nghề nghiệp với ý nghĩa thiêng liêng đã gắn bó

với biết bao thế hệ sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội khi tốt

nghiệp kể từ năm 2012, trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt

động, tư tưởng của những người thầy thuốc trẻ đặc biệt là khi

mới rời ghế Nhà trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 47: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

46

@copyright Hanoi Medical University

Page 48: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

47

II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ

1. Công tác tổ chức

Tiếp tục theo định hướng từng bước hoàn thiện mô hình đại học: Ban Giám hiệu - Khoa/Viện/Trung tâm - Bộ môn/Phòng/Ban theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường khóa XXVII (2001 - 2004), khóa XXVIII (2005 - 2009) đề ra, Ban Giám hiệu qua các nhiệm kỳ đã hoàn thành tốt nghị quyết của Đảng bộ.

Từ năm 2002 đến năm 2017, công tác tổ chức phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện mô hình đại học và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay: nhiều đơn vị mới được thành lập, trong đó có một số đơn vị có tài khoản và con dấu riêng (gọi là đơn vị dự toán cấp 3); sáp nhập, chia tách, thay đổi hoặc đặt lại tên một số đơn vị để phù hợp với chức năng nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Từ Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVII và lần thứ XXVIII đã định hình mô hình tổ chức của Trường và được Ban Giám hiệu giai đoạn này triển khai thực hiện. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, là tiền đề cho công tác tổ chức phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tiếp theo.

1.1. Ban Giám hiệu

Giai đoạn 2002 - 2008 là giai đoạn giao thoa giữa 2 nhiệm kỳ Ban Giám hiệu:

Nhiệm kỳ 1998 - 2003: Ban Giám hiệu có 6 thành viên

Hiệu trưởng: PGS. BS. Tôn Thất Bách (BM Ngoại).

Phó Hiệu trưởng:

- PGS. TS. BS. Lê Văn Khang (BM Dị ứng - Miễn dịch

lâm sàng): phụ trách công tác Đảng và tổ chức cán bộ;

@copyright Hanoi Medical University

Page 49: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

48

- PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Hà (BM Hóa sinh): phụ trách

công tác đào tạo sau đại học;

- PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Tường (Phòng Quản lý

Nghiên cứu Khoa học nay là Phòng Quản lý Khoa học Công

nghệ): phụ trách nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

- PGS. TS. BS. Đinh Hữu Dung (BM Vi sinh): phụ trách

công tác đào tạo đại học;

- BS. Đỗ Hán (BM Nhi): phụ trách về cơ sở vật chất, tài

chính và đời sống.

Tháng 6/2003, PGS. BS. Tôn Thất Bách hết nhiệm kỳ thứ

hai, thôi giữ chức Hiệu trưởng để nhận nhiệm vụ Giám đốc

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tháng 11/2003, hầu hết các

Phó Hiệu trưởng thôi giữ chức vụ để bàn giao cho nhiệm kỳ

tiếp theo (BS. Đỗ Hán tiếp tục được tái bổ nhiệm, PGS. TS.

BS. Lê Văn Khang giữ chức vụ đến tháng 5/2004).

Nhiệm kỳ 2003 - 2008: Ban Giám hiệu có 5 thành viên

Hiệu trưởng: GS. TS. BS. Nguyễn Lân Việt (BM Tim

mạch) (Bổ nhiệm tháng 6/2003).

Phó Hiệu trưởng:

Tháng 11/2003, các Phó Hiệu trưởng được bổ nhiệm:

- PGS. TS. BS. Đào Văn Long (BM Nội tổng hợp): phụ

trách đào tạo đại học;

- PGS. TS. BS. Phạm Nhật An (BM Nhi): phụ trách đào

tạo sau đại học;

- PGS. TS. BS. Đỗ Doãn Lợi (BM Tim mạch): phụ trách

nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

@copyright Hanoi Medical University

Page 50: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

49

- BS. Đỗ Hán (BM Nhi): tái bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng

phụ trách kinh tế. Tháng 6/2005, BS. Đỗ Hán thôi giữ chức vụ

Phó Hiệu trưởng, nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng Bộ Y tế.

- ThS. BS. Lưu Ngọc Hoạt (Khoa YTCC, nay là Viện ĐT

YHDP & YTCC) được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng thay

BS. Đỗ Hán từ tháng 6/2005. Đến thời điểm này, Ban Giám

hiệu chỉ có 4 Phó Hiệu trưởng.

Giai đoạn 2008 - 2017 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ

về tổ chức và ổn định trong Ban lãnh đạo.

Nhiệm kỳ 2008 - 2013: Ban Giám hiệu có 5 thành viên

Hiệu trưởng: PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh (BM Phụ

Sản) (12/2008 - 2013).

Phó Hiệu trưởng:

- PGS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú (BM Gây mê hồi sức)

(5/2009 - 6/2014): phụ trách đào tạo đại học;

- GS. TS. BS. Tạ Thành Văn (BM Hóa sinh) (5/2009 -

6/2014): phụ trách đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học;

- PGS. TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt (Khoa YTCC, nay là

Viện ĐT YHDP & YTCC) (6/2005 - 1/2011): phụ trách hợp

tác quốc tế và công nghệ thông tin (6/2005 - 10/2016), phụ

trách kinh tế (6/2005 - 8/2009);

- Tiến sĩ Kinh tế Đoàn Ngọc Xuân: phụ trách kinh tế

(9/2009 - 6/2013).

ThS. BS. Lưu Ngọc Hoạt được bổ nhiệm tháng 6/2005

thay cho BS. Đỗ Hán từ nhiệm kỳ trước, được phân công phụ

trách mảng kinh tế cho đến hết tháng 8/2009 thì chuyển giao

nhiệm vụ này cho TS. Đoàn Ngọc Xuân. Năm 2011, PGS.

@copyright Hanoi Medical University

Page 51: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

50

TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt được Bộ Y tế tái bổ nhiệm (nhiệm kỳ

2011 - 2016).

Nhằm mục đích tăng cường cho hoạt động kinh tế, Bộ Y tế đã bổ nhiệm TS. Đoàn Ngọc Xuân giữ chức Phó Hiệu trưởng phụ trách kinh tế từ tháng 9/2009 thay TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt. Tháng 7/2013, TS. Đoàn Ngọc Xuân đã chuyển công tác về Ban Kinh tế Trung ương. Tháng 10/2013, Bộ Y tế bổ nhiệm Tiến sĩ Kinh tế Tạ Văn Khoái giữ chức Phó Hiệu trưởng phụ trách kinh tế. Việc điều chuyển, bổ nhiệm TS. Đoàn Ngọc Xuân từ Kiểm toán Nhà nước, TS. Tạ Văn Khoái từ Học viện Tài chính giữ nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách kinh tế theo đề nghị của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường là thể hiện rõ rệt quan điểm chú ý phát triển kinh tế, cơ sở vật chất Nhà trường của Đảng ủy và Ban Giám hiệu trong những năm vừa qua, là sự thay đổi đáng ghi nhận trong tư duy và hoạt động lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Giám hiệu.

Nhiệm kỳ 2013 - 2018: Do nhiệm kỳ 2008 - 2013 kéo dài nên đến ngày 22/01/2014, Bộ Y tế mới tổ chức công bố Quyết định Hiệu trưởng Trường. PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh đã được tái bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 4/2014, Bộ Y tế cũng đã công bố quyết định tái bổ nhiệm các Phó Hiệu trưởng gồm: GS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú và GS. TS. BS. Tạ Thành Văn.

Ban Giám hiệu gồm 5 thành viên

Hiệu trưởng:

PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh (BM Phụ sản) (2013 - 2018).

Phó Hiệu trưởng:

- GS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú (BM Gây mê hồi sức)

(7/2014 - 2019): phụ trách đào tạo đại học;

@copyright Hanoi Medical University

Page 52: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

51

- GS. TS. BS. Tạ Thành Văn (BM Hóa sinh) (7/2014 -

2019): phụ trách đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học;

- PGS. TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt (Viện ĐT YHDP &

YTCC) (2/2011 - 10/2016): phụ trách hợp tác quốc tế và công

nghệ thông tin;

- Tiến sĩ Kinh tế Tạ Văn Khoái (10/2013 - 2018): phụ

trách kinh tế.

Tháng 11/2016, PGS. TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt thôi giữ

chức Phó Hiệu trưởng (do hết tuổi quản lý). Ban Giám hiệu

phân công lại công việc: mảng hợp tác quốc tế giao cho

GS. TS. BS. Tạ Thành Văn; mảng công nghệ thông tin giao

cho PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh. Kể từ đó, Ban Giám hiệu

chỉ có 3 Phó Hiệu trưởng.

1.2. Cơ cấu, tổ chức của Trường

Tính đến 30/9/2017, toàn Trường có 19 bộ môn Khoa học

cơ bản và Y học cơ sở; 24 bộ môn Y học lâm sàng; 21 phòng

ban và 05 trung tâm; 03 khoa; 08 đơn vị có tài khoản và con

dấu riêng.

Trong giai đoạn này có rất nhiều đơn vị mới được thành

lập để đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường về đào tạo,

về hợp tác quốc tế... Đặc biệt, sự ra đời của Bệnh viện Đại

học Y Hà Nội mở ra một giai đoạn phát triển mới, là một dấu

mốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Đại học Y

Hà Nội, khẳng định vị thế của Trường không chỉ trong công

tác đào tạo, nghiên cứu khoa học mà còn trong công tác

khám, chữa bệnh.

Những đơn vị mới được thành lập trong giai đoạn 2002 -

2007 gồm:

@copyright Hanoi Medical University

Page 53: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

52

1) Phòng Hợp tác Quốc tế

Tiền thân của Phòng Hợp tác Quốc tế trước năm 2000 là

Ban Đối ngoại, sau đó là đơn vị “Quan hệ Quốc tế” trực thuộc

Phòng Hành chính Tổng hợp. Để phù hợp với chức năng

nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển hợp tác quốc tế và hội

nhập, Phòng Hợp tác Quốc tế được thành lập theo Quyết định

số 6340/QĐ-BYT ngày 11/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Từ khi có Phòng Hợp tác Quốc tế, ngoài các quốc gia có

hợp tác truyền thống, Phòng đã giúp Nhà trường mở rộng hợp

tác với nhiều quốc gia khác trong nhiều lĩnh vực. Công tác tổ

chức đoàn ra, đoàn vào chuyên nghiệp hơn, tổ chức nhiều hội

nghị, hội thảo quốc tế, hợp tác mạnh mẽ trong đào tạo và

nghiên cứu khoa học.

Ban Lãnh đạo Phòng:

Trưởng phòng:

- Phó Trưởng phòng phụ trách phòng: ThS. BS. Lưu

Ngọc Hoạt (11/2004 - 3/2007);

- Trưởng phòng: PGS. TS. Dược sĩ Nguyễn Thị Kim

Chúc (Khoa YTCC, nay là Viện ĐT YHDP & YTCC)

(4/2007 - 5/2009);

- PGS. TS. BS. Hà Phan Hải An (BM Nội tổng hợp)

(5/2009 - nay).

Phó Trưởng phòng:

- ThS. Lê Thị Trà My (5/2009 - nay);

- ThS. Nguyễn Thanh Hằng (4/2013 - nay).

@copyright Hanoi Medical University

Page 54: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

53

2) Phòng Công tác Chính trị và Học sinh, sinh viên (Phòng CTCT&HSSV)

Nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn về các nội dung công tác sinh viên trong các trường đại học, năm 2004, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 1708/QĐ-BYT ngày 17/5/2004 về việc tái thành lập Phòng CTCT&HSSV trên cơ sở được tách ra từ Phòng Đào tạo Đại học (thực chất Phòng CTCT&HSSV là Phòng Quản lý học sinh trong thập niên 60, 70 và 80 có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của sinh viên, phân khoa và phân công công tác. Trong những năm 90, Phòng Quản lý học sinh được sáp nhập với Phòng Giáo vụ thành Phòng Đào tạo Đại học cho đến năm 2004). Mặc dù Phòng CTCT&HSSV được tách ra từ tháng 11/2004, nhưng đến 11/2005 hai phòng mới chính thức hoạt động riêng.

Phòng CTCT&HSSV có chức năng quản lý toàn bộ các hoạt động của sinh viên về chính trị tư tưởng, về học tập và rèn luyện, về chế độ chính sách, về khen thưởng kỷ luật, về an ninh trật tự, về các hoạt động tập thể trong sinh viên và các hoạt động xã hội. Nhiệm vụ của Phòng CTCT&HSSV: Tổ chức nhập học, quản lý hồ sơ sinh viên; quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ; quản lý số liệu sinh viên; tổ chức họp Hội đồng khen thưởng kỷ luật, xét học bổng, học phí, trợ cấp xã hội; giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên; đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên; theo dõi phát triển Đảng; tổ chức sinh hoạt công dân đầu khóa; tổ chức đối thoại với sinh viên và tiếp nhận các ý kiến đóng góp của sinh viên; tư vấn tâm lý, pháp luật, nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên.

Ban Lãnh đạo Phòng:

Trưởng phòng:

- TS. BS. Vũ Diễn (Khoa YTCC, nay là Viện ĐT YHDP

& YTCC) (4/2004 - 9/2010);

@copyright Hanoi Medical University

Page 55: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

54

- TS. BS. Phạm Ngọc Minh (BM Ký sinh trùng) (10/2010 -

5/2015);

- ThS. BS. Lê Văn Quảng (6/2015 - nay).

Phó Trưởng phòng:

- TS. BS. Phạm Ngọc Minh (11/2009 - 9/2010);

- ThS. Bùi Thị Huyền Ngân (10/2010 - nay).

3) Ban 10/80

Năm 2002, Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả chất hóa

học dùng trong chiến tranh Việt Nam được chuyển về Bộ Y tế

và đổi tên thành Ban Khắc phục hậu quả chất độc hóa học sử

dụng trong chiến tranh đối với sức khoe con người, gọi tắt là

Ban 10/80 theo Quyết định số 1151/2002/QĐ-BYT ngày

8/4/2002 của Bộ Y tế, Trưởng Ban là BS. Trần Mạnh Hùng.

Ban 10/80 được sáp nhập về Trường Đại học Y Hà Nội theo

Quyết định số 4396/QĐ-BYT ngày 31/10/2006.

Ban 10/80 là đơn vị chuyên điều tra, nghiên cứu về tác

hại và hậu quả của chất độc màu Da cam (Dioxin) do quân

đội Hoa Kỳ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh, là nơi lưu

giữ tài liệu khoa học, lập bản đồ chất độc màu Da cam ở Việt

Nam của Chính phủ. Đồng thời là cơ sở triển khai các chương

trình chăm sóc nạn nhân chịu hậu quả chất độc màu Da cam.

Ban Lãnh đạo Ban:

Trưởng ban:

- PGS.TS.BS. Nguyễn Ngọc Hùng (3/2007 - 8/2014);

- PGS.TS.BS. Ngô Văn Toàn (Viện ĐT YHDP & YTCC)

(9/2014 - 8/2017);

@copyright Hanoi Medical University

Page 56: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

55

- PGS. TS. BS. Lê Minh Giang (Viện ĐT YHDP &

YTCC): Phụ trách Ban từ tháng 9/2017.

Phó Trưởng ban:

- TS. BS. Lê Thị Hồng Thơm (8/2007 - 3/2012);

- ThS. BS. Ngô Thị Minh Tân (4/2012 - nay).

4) Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (BV ĐHYHN)

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 2007

theo Quyết định số 137/QĐ-BYT ngày 16/01/2007 do Bộ

trưởng Trần Thị Chung Chiến ký. Bệnh viện bắt đầu đi vào

hoạt động ngày 19/9/2007 và chính thức khai trương vào ngày

28/8/2008. BV ĐHYHN ra đời có thể được coi là một trong

những sự kiện quan trọng trong giai đoạn 2002 - 2017 của

Trường Đại học Y Hà Nội. Sự ra đời của Bệnh viện là thể

hiện của trí tuệ, niềm mong ước và công sức của nhiều thế hệ

lãnh đạo, của toàn thể các thầy giáo, cô giáo, công chức, viên

chức và người lao động trong toàn Trường. Bệnh viện đi vào

hoạt động và ngày càng phát triển đã góp phần quan trọng

trong việc đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất đổi mới công tác

dạy - học đặc biệt đối với các bộ môn cận lâm sàng. Các bộ

môn cận lâm sàng đã ngày càng gắn kết với bệnh viện,

chuyển việc dạy học gắn liền với thực hành lâm sàng, chấm

dứt việc giảng dạy, nghiên cứu “chay”, phát huy được vai trò

của mình trong công tác khám chữa bệnh. Đồng thời, bệnh

viện với nhiều trang thiết bị hiện đại còn là cơ sở cho các bộ

môn tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị, hiệu

quả áp dụng trong thực tiễn, được chuyển giao cho các bệnh

viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh. Ngoài ra, quản lý bệnh

viện còn mở ra mô hình kinh tế mới năng động, hiệu quả góp

phần không nho trong cải thiện đời sống cho cán bộ, viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 57: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

56

chức, góp phần đa dạng hóa, cải thiện cung cách làm việc của

cán bộ, viên chức Nhà trường.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện được chuyển đổi công năng trên cơ sở khu nhà

tiền lâm sàng (nhà A2) với các trang thiết bị ban đầu được

trang bị từ các các dự án Giáo dục và Đào tạo 1 và 2 của

Ngân hàng Thế giới, từ Dự án Bác sĩ gia đình của Hoa Kỳ.

Được sự quan tâm của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc

biệt là sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường,

các phòng ban, bộ môn, sự đoàn kết, nhất trí, quyết tâm xây

dựng Bệnh viện của toàn thể Ban Giám đốc, công chức, viên

chức và người lao động, trải qua chặng đường 10 năm hình

thành và phát triển với không ít khó khăn, thử thách, Bệnh

viện không ngừng phát triển, đã đạt được những thành công

rất đáng được ghi nhận về sự tăng trưởng, sự phát triển về

chuyên môn, kỹ thuật tiên tiến, chất lượng dịch vụ y tế, mô

hình bệnh viện công tự chủ về tài chính.

@copyright Hanoi Medical University

Page 58: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

57

Khi mới thành lập, Bệnh viện chỉ có 4 phòng ban chức năng, 2 khoa lâm sàng và 5 khoa cận lâm sàng với 150 giường bệnh nội trú, 150 viên chức và người lao động. Năm 2008, Bệnh viện chỉ có trên 50.000 lượt người bệnh khám ngoại trú, 1.285 lượt bệnh nội trú và 318 ca phẫu thuật.

Hiện nay, BV ĐHYHN đã trở thành một bệnh viện đa khoa hạng I (Bộ Y tế công nhận năm 2014) với đội ngũ chuyên môn cao, các trang thiết bị hiện đại và có gần đầy đủ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.

- Về tổ chức: Bệnh viện có 34 Trung tâm, Khoa, Phòng bao gồm: 07 Phòng chức năng, 06 Trung tâm, 14 Khoa Lâm sàng và 07 Khoa Cận lâm sàng với 420 giường bệnh.

- Đội ngũ nhân viên: Bệnh viện có 750 viên chức và người lao động, trong đó có 250 cán bộ của Trường làm việc kiêm nhiệm và 530 cán bộ cơ hữu của Bệnh viện. Trong đó có 5 Giáo sư, 21 Phó Giáo sư, 22 Tiến sĩ, BSCKII, ngoài ra còn có 30 GS, PGS, TS, BS CKII từ các bộ môn của nhà trường đến tham gia khám, hội chẩn và phẫu thuật. Bệnh viện có một đội ngũ điều dưỡng trẻ, nhiệt tình, phục vụ chuyên nghiệp. Đây là tài sản quý giá nhất đã góp phần quyết định làm lên uy tín và thương hiệu cho Bệnh viện.

- Trang thiết bị: Đến nay, Bệnh viện đã được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại: máy chụp cộng hưởng từ 1,5T (2 hệ thống); máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt; hệ thống máy can thiệp mạch, hệ thống máy chụp mạch số hóa; 6 giàn máy phẫu thuật nội soi hiện đại, 18 dàn máy siêu âm hiện đại, 12 hệ thống nội soi tiêu hóa hiện đại; kính hiển vi phẫu thuật CarlZeiss Opmi Pentero, hệ thống định vị trong phẫu thuật, máy chụp Xquang vú kỹ thuật số, 04 máy Xquang số hóa và hàng loạt các hệ thống máy xét nghiệm hiện đại nhất như Cobas 8000 Advia 1800, 2400, Centau XP ...

@copyright Hanoi Medical University

Page 59: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

58

- Về chuyên môn: Bệnh viện có sự tăng trưởng mạnh mẽ và

bền vững. Năm 2016 Bệnh viện đã khám cho trên 500.000 lượt

bệnh ngoại trú, điều trị cho 26.530 lượt bệnh nội trú và thực hiện

trên 12.000 cuộc phẫu thuật lớn... Bệnh viện đã ứng dụng và

phát triển nhiều kỹ thuật cao, tiên tiến trong nhiều lĩnh vực: Hồi

sức - Cấp cứu, Ngoại khoa, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Tim

mạch, Nội soi can thiệp, chống đau, Xquang can thiệp, đột quy

não… trong đó có nhiều kỹ thuật lần đầu triển khai tại Việt Nam

và một số kỹ thuật đã đạt trình độ khu vực và thế giới, được các

đồng nghiệp trong nước và nước ngoài đánh giá cao như phẫu

thuật cắt toàn bộ hầu họng thực quản, phẫu thuật nội soi ngực

bụng điều trị ung thư thực quản, tán soi bể thận bằng nội soi

ngược dòng ống mềm, nối chi đứt rời bằng vi phẫu, phẫu thuật

thay khớp thái dương hàm, đặt ốc tai điện tử, thay van động

mạch chủ, động mạch phổi qua da, can thiệp các bệnh tim bẩm

sinh phức tạp, các kỹ thuật can thiệp mạch trong điều trị đột quỵ

não, tán soi đường mật qua da...

- Về văn hóa Bệnh viện: Ngay từ ngày đầu mới thành lập,

Bệnh viện đã xây dựng được “Văn hóa Bệnh viện Đại học Y

Hà Nội” mang tính chuyên nghiệp, thân thiện. Đó cũng là nét

riêng, khác biệt của BV ĐHYHN. Qua nhiều cuộc thăm dò,

kiểm tra đánh giá chất lượng, Bệnh viện đều đạt kết quả trên

90% số người bệnh được hoi hài lòng về chuyên môn, dịch vụ

cũng như tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên

Bệnh viện.

- Về quản lý kinh tế: Bệnh viện đã tự chủ hoàn toàn về

kinh phí thường xuyên và phần lớn kinh phí cho đầu tư trang

thiết bị và cơ sở hạ tầng Bệnh viện. Bệnh viện đã xây dựng

được Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng tự chủ, phát huy

năng lực, tiết kiệm và hiệu quả. Chính nhờ sự tăng trưởng tài

chính đã giúp cải thiện đáng kể về đời sống cán bộ nhân viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 60: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

59

và đó cũng là động lực để phát triển chuyên môn, tái đầu tư

trang thiết bị hiện đại cho Bệnh viện và đóng góp nguồn tài

chính lớn để phát triển Nhà trường.

Qua 10 năm hình thành và phát triển, BV ĐHYHN đã có

sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, đã tạo dựng được thương

hiệu và uy tín là một Bệnh viện của Trường Đại học Y Hà

Nội danh tiếng, được các đồng nghiệp trong nước và quốc tế

tôn trọng, tạo được niềm tin cho người bệnh trong cả nước.

Dựa trên những nền tảng vững chắc và nội lực sẵn có, BV

ĐHYHN sẽ còn vươn lên mạnh mẽ hơn nữa, góp phần xứng

đáng vào sự phát triển của Nhà trường, vào sự nghiệp chăm

sóc và bảo vệ sức khoe nhân dân.

Cắt băng khánh thành Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (ngày 28/8/2008)

(Từ trái sang phải: Hiệu trưởng Nguyễn Lân Việt, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến,

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long)

@copyright Hanoi Medical University

Page 61: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

60

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phát biểu chúc mừng (ngày 28/8/2008)

Ngày 16/9/2017, Bệnh viện đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng. Hiện nay, Bệnh viện đã quá tải, đòi hoi phải nhanh chóng mở rộng cơ sở Bệnh viện tại chỗ hoặc xây dựng cơ sở khác để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng.

Ban Lãnh đạo Bệnh viện:

Giám đốc:

- PGS. TS. BS. Đào Văn Long (BM Nội tổng hợp) (3/2007 - 01/2013);

- GS. TS. BS. Hà Văn Quyết (BM Ngoại) (01/2013 - 4/2014);

- PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh (BM Phụ Sản): Phụ trách bệnh viện (4/2014 - 3/2015);

@copyright Hanoi Medical University

Page 62: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

61

- PGS. TS. BS. Phạm Đức Huấn (BM Ngoại) (3/2015 - nay).

Phó Giám đốc:

- PGS. TS. BS. Bùi Văn Lệnh (BM Chẩn đoán hình ảnh)

(4/2007 - 02/2017);

- PGS. TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt (Viện ĐT. YHDP &

YTCC) (4/2007 - 10/2016);

- Tiến sĩ Kinh tế Đoàn Ngọc Xuân (02/2010 - 6/2013);

- Thạc sĩ Kinh tế Nguyễn Thanh Bình (02/2015 - nay);

- PGS. TS. BS. Nguyễn Lân Hiếu (BM Tim mạch)

(7/2017 - nay).

5) Bộ môn Y học gia đình

Tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu giảng dạy Y học gia

đình và cộng đồng được thành lập theo Quyết định số

179/YK-QĐ ngày 26/01/2000 của Hiệu trưởng Trường Đại

học Y Hà Nội (Giám đốc Trung tâm: PGS. TS. BS. Lê Văn

Khang (BM Miễn dịch, Dị ứng LS); Phó Giám đốc: PGS. TS.

BS. Phạm Huy Dũng (Khoa YTCC), TS. BS. Phùng Văn

Hoàn (Khoa YTCC), TS. Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Chúc

(Khoa YTCC)).

Để hỗ trợ phát triển chuyên ngành Y học gia đình, Dự án

Bác sĩ gia đình được thực hiện tại Trường từ năm 1999. Giám

đốc dự án là GS.TS. BS. Lê Ngọc Trọng, Thứ trưởng Bộ Y tế,

Phó Giám đốc là PGS. TS. BS. Lê Văn Khang, Phó Hiệu

trưởng. Đây là chuyên ngành mới đối với chúng ta, vì vậy Bộ

Y tế và Ban Giám hiệu hết sức quan tâm. Từ năm 1999 đến

2002, Trường đã đưa nhiều cán bộ đi tham quan và đào tạo ở

nước ngoài về chuyên ngành Y học gia đình, đồng thời xây

@copyright Hanoi Medical University

Page 63: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

62

dựng chương trình đào tạo BSCKI cho chuyên ngành Y học

gia đình. Bắt đầu từ năm 2002, Nhà trường tuyển sinh và khai

giảng lớp BSCKI Y học gia đình khóa I. Dự án China

Medical Board (CMB), Đại học Boston (Hoa Kỳ) là những

đối tác chính của Trường trong hoạt động này.

Để thúc đẩy và phát triển một chuyên ngành mới, Trường đã đề nghị Bộ Y tế cho phép thành lập Bộ môn Y học gia đình. Năm 2007, Bộ môn Y học gia đình được thành lập trên cơ sở Trung tâm Y học gia đình theo Quyết định số 1501/QĐ-YK ngày 27/7/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Hiện nay, Bộ môn Y học gia đình chịu trách nhiệm đào tạo sau đại học cho các đối tượng Thạc sĩ, Bác sĩ Nội trú, Bác sĩ chuyên khoa cấp I và Bác sĩ định hướng chuyên ngành Y học gia đình. Đối với đào tạo đại học, Bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy môn Y học gia đình cho các đối tượng sinh viên Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Y học dự phòng và Cử nhân điều dưỡng; Giảng dạy môn Thực địa cộng đồng II cho sinh viên Bác sĩ đa khoa. Đồng thời, Bộ môn Y học gia đình được phân công đảm nhận giảng dạy môn Nội và Cấp cứu cơ bản cho sinh viên hệ Bác sĩ Y học dự phòng, Cử nhân dinh dưỡng và Cử nhân Y tế công cộng.

Ban Lãnh đạo Bộ môn:

Trưởng bộ môn:

- PGS. TS. BS. Phạm Nhật An, Phó Hiệu trưởng (BM Nhi) (11/2009 - 01/2012);

- PGS. TS. BS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế (01/2012 - nay).

Phó Trưởng bộ môn:

PGS. TS. BS. Nguyễn Phương Hoa (8/2008 - nay).

@copyright Hanoi Medical University

Page 64: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

63

6) Bộ môn Giáo dục y học và Kỹ năng tiền lâm sàng

Thực hành các kỹ năng y khoa trước khi đi thực tập tại các bệnh viện sẽ giúp cho sinh viên tự tin hơn khi tiếp xúc với người bệnh và hạn chế được những sai sót y khoa. Do đó, ngày 16/4/2002, Hiệu trưởng đã ký quyết định số 633/QĐ-YHN về việc thành lập Trung tâm đào tạo Kỹ năng thực hành tiền lâm sàng với chức năng đào tạo các kỹ năng thực hành cho sinh viên trước khi đi học lâm sàng tại bệnh viện. Năm 2008, Trung tâm được sáp nhập với Bộ môn Giáo dục Y học thành Bộ môn Giáo dục Y học và Kỹ năng tiền lâm sàng theo Quyết định số 55/QĐ-YHN ngày 07/01/2008 của Hiệu trưởng Nhà trường.

Ban Lãnh đạo Bộ môn:

Trưởng bộ môn:

- PGS. TS. BS. Đào Văn Long (6/2009 - 6/2011);

- TS. BS. Lê Thu Hòa (6/2011 - nay).

Phó Trưởng bộ môn:

- TS. BS. Trần Thị Thanh Hương (5/2009 - 4/2014);

- ThS. BS. Lê Thu Hòa (5/2009 - 5/2011);

- ThS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh (5/2014 - nay).

7) Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Răng Hàm Mặt với Bộ môn Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội theo Quyết định số 4455/QĐ-BYT ngày 13/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường Đại học Răng Hàm Mặt được Chính phủ thành lập năm 2002 dựa trên nguồn nhân lực, cơ sở vật chất chủ

@copyright Hanoi Medical University

Page 65: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

64

yếu của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và Khoa Răng Hàm Mặt thuộc Trường Đại học Y Hà Nội (có 4 giảng viên chuyển sang Trường Đại học Răng Hàm Mặt). Tại thời điểm này, Bộ môn Răng Hàm Mặt thuộc Trường Đại học Y Hà Nội cũng được tái thành lập.

Khoa Răng Hàm Mặt của Trường được thành lập năm 1999 trên cơ sở phát triển của Bộ môn Răng Hàm Mặt (thành lập năm 1959) từ Ban Nha khoa (thành lập năm 1939).

Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt là đơn vị dự toán cấp 3 có

tài khoản, con dấu riêng. Các đơn vị trong Viện gồm:

- 03 phòng ban: Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học,

Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Tổ chức - Hành chính -

Quản trị.

- 09 bộ môn trực thuộc: Bộ môn Bệnh lý miệng và Phẫu

thuật Hàm Mặt, Chữa răng và Nội nha, Nắn chỉnh răng, Nha

chu, Nha khoa cơ sở, Nha khoa cộng đồng, Phẫu thuật trong

miệng, Phục hình răng, Răng trẻ em.

- 03 trung tâm trực thuộc:

+ Trung tâm Nha khoa 225: cơ sở liên doanh đầu tiên giữa

Viện và Viện Y học Hàng không đặt tại 225 đường Trường

Chinh. Trung tâm là một trong những cơ sở đào tạo chuẩn mực

của Viện đồng thời có những đóng góp tài chính cho Viện.

+ Trung tâm Kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm

Mặt: một trong những cơ sở đào tạo chính về tiền lâm sàng,

lâm sàng hiện đại của Viện và cũng có đóng góp tài chính cho

Viện, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ.

+ Trung tâm nghiên cứu Răng Hàm Mặt: Trung tâm

nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về Răng Hàm Mặt thuộc

@copyright Hanoi Medical University

Page 66: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

65

Viện. Trung tâm đã có một số sản phẩm nghiên cứu chuẩn bị

chuyển giao kỹ thuật cho ra sản phẩm trên thị trường.

Hội nghị quốc tế và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt (ngày 13 - 14/11/2014)

Ban Lãnh đạo Viện:

Viện trưởng:

PGS. TS. BS. Trương Mạnh Dũng (12/2009 - nay).

Phó Viện trưởng:

- PGS. TS. BS. Nguyễn Quốc Trung (12/2009 - 01/2011);

- BSCKII. Nguyễn Văn Bài (12/2009 - 3/2013).

- TS. BS. Nguyễn Mạnh Hà (12/2009 - 8/2014);

- TS. BS. Bùi Thanh Hải (12/2009 - 10/2014);

- BSCKII. Trần Minh Thịnh (12/2009 - 02/2015);

- PGS. TS. BS. Tống Minh Sơn (12/2009 - nay);

@copyright Hanoi Medical University

Page 67: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

66

- PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Thu Phương (6/2015 - nay);

- PGS. TS. BS. Trịnh Đình Hải (kiêm nhiệm từ 12/2009 - nay);

- ThS. Lê Văn Dụng (kiêm nhiệm từ 4/2016 - nay).

8) Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh

Ngày 18/11/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội

đã ký Quyết định số 2681/QĐ-ĐHYHN về việc thành lập

Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh trên cơ sở Bộ môn Điều dưỡng

(Bộ môn được thành lập năm 2000. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ,

Nguyên Chủ tịch Hội Điều dưỡng và là thân mẫu của

PGS. BS. Tôn Thất Bách là Trưởng khoa danh dự từ đó đến nay).

Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh có trụ sở tại tầng 3 và tầng 4

Nhà B3, Khoa có 4 Bộ môn, 3 trung tâm trực thuộc và gồm

27 cán bộ giảng viên.

Bà Vi Thị Nguyệt Hồ, Nguyên Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam trong Lễ Thành lập Khoa Điều dưỡng Hộ sinh (ngày

18/11/2009)

@copyright Hanoi Medical University

Page 68: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

67

Khi mới thành lập, Khoa có một số khó khăn về nguồn

nhân lực, số lượng giảng viên thiếu, hầu hết là bác sĩ. Ban

Giám hiệu đã chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao để chuyển hướng

giảng viên của khoa có chuyên ngành Điều dưỡng. Đến nay,

hầu hết giảng viên của Khoa đều là Điều dưỡng được đào tạo

Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài. Hy vọng không lâu nữa sẽ có

Phó Giáo sư đầu tiên về Điều dưỡng. Phần lớn các giảng viên

đều tham gia làm chuyên môn ở các bệnh viện, vì vậy công

tác đào tạo của Khoa ngày càng thuận lợi và hiệu quả. Đào

tạo Cử nhân Điều dưỡng Chương trình Tiên tiến (năm 2010)

là điểm nổi bật về hiệu quả và chất lượng đào tạo của Khoa

trong những năm gần đây. Trường bắt đầu triển khai Chương

trình Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến từ năm học 2010 - 2011,

là Chương trình Tiên tiến ngành Điều dưỡng đầu tiên và duy

nhất ở Việt Nam cho đến nay, xây dựng dựa trên khung

chương trình hiện đại của Trường Đại học Tổng hợp

California, Long Beach (Hoa Kỳ), với mục tiêu đào tạo đội

ngũ nhân lực điều dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các cơ sở

y tế trong và ngoài nước.

Cử nhân điều dưỡng Chương trình tiên tiến Khóa 1 tại Đức

@copyright Hanoi Medical University

Page 69: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

68

16/29 sinh viên tốt nghiệp Chương trình Tiên tiến khóa 1 và 18/34 sinh viên tốt nghiệp khóa 2 hiện nay đang làm việc tại Bệnh viện Sana Klinikum, Thành phố Offenbach và một số bệnh viện của Thành phố Berlin và Hanover (Cộng hòa Liên bang Đức); 10/34 Sinh viên tốt nghiệp khóa 3 đã được phong vấn thành công và đang chuẩn bị sang Đức làm việc, các sinh viên khác đều sớm có việc làm tại các bệnh viện lớn trong nước hoặc tiếp tục học nâng cao ngay sau khi tốt nghiệp.

Ban Lãnh đạo Khoa:

Trưởng khoa:

- PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng (11/2009 - 3/2012);

- GS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng (4/2012 - nay).

Phó Trưởng khoa:

- ThS. BS. Vũ Minh Phượng (11/2009 - 6/2013);

- ThS. BS. Hoàng Công Chánh (11/2009 - 01/2015);

- ThS. BS. Vũ Thị Hương (11/2009 - nay);

- TS. Điều dưỡng Nguyễn Thị Lan Anh (6/2015 - nay);

- TS. Điều dưỡng Trương Quang Trung (6/2015 - nay).

9) Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa

Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa được thành lập năm 2010 theo Quyết định số 1368/QĐ-BYT ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Viện Đái tháo đường và Rối loạn là đơn vị có tài khoản và con dấu riêng, là viện nghiên cứu chuyên ngành, có chức năng đào tạo và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoe cho nhân dân: Viện có phòng

@copyright Hanoi Medical University

Page 70: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

69

khám tại 42C Lý Thường Kiệt và có khoa điều trị tại bệnh viện; tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn, các lớp cập nhật kiến thức và chuyển giao công nghệ.

Mặc dù còn gặp khó khăn trong công tác cán bộ, khó khăn về cơ sở vật chất nhưng các hoạt động của Viện cũng đã dần ổn định và ngày càng phát triển. Viện đã triển khai thành

công nhiều nghiên cứu hợp tác quốc tế có giá trị.

Ban Lãnh đạo Viện:

Viện trưởng:

- PGS. TS. BS. Tạ Văn Bình (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương) (6/2010 - 8/2015);

- PGS. TS. BS. Vũ Bích Nga (BM Nội tổng hợp): Phụ trách Viện (9/2015 - 3/2017); Viện trưởng (từ 4/2017 - nay ).

Phó Viện trưởng:

- PGS. TS. BS. Vũ Bích Nga (6/2010 - 8/2015);

- ThS. BS. Đỗ Đình Tùng (4/2017 - nay).

10) Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo

dục (Trung tâm KT&ĐBCLGD)

Nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kiểm định chất lượng các trường đại học, ngày 29/4/2010 Hiệu trưởng Nhà trường đã ban hành Quyết định số 1090/QĐ-ĐHYHN về việc thành lập Trung tâm KT&ĐBCLGD. Cơ sở ban đầu được đặt tại tầng 5 nhà A1, nay đã chuyển toàn bộ về tầng 1 và tầng 2 nhà A6. Trung tâm được trang bị các phương tiện phục vụ cho thi, đánh giá sinh viên và học viên. Trung tâm có 14 cán bộ, trong đó một số là kiêm nhiệm.

@copyright Hanoi Medical University

Page 71: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

70

Trung tâm KT&ĐBCLGD tham mưu về công tác khảo thí,

đánh giá và kiểm định chất lượng; tổ chức các hoạt động đảm bảo

chất lượng và kiểm định chất lượng. Từ việc Trường tổ chức

đánh giá trong (lần một năm 2010, lần hai năm 2017) đến đánh

giá ngoài đã giúp Trường ngày càng hoàn thiện hơn trong mọi

hoạt động tổ chức, quản lý và đào tạo, đặc biệt là đợt đánh giá

ngoài từ ngày 10 - 15/6/2017. Ngày 31/8/2017, Giám đốc Trung

tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã

ban hành Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục

cho Trường. Cho tới nay, các hoạt động của Trung tâm

KT&ĐBCLGD đã góp phần quan trọng trong các hoạt động đảm

bảo chất lượng giáo dục của Trường, vào việc nâng cao chất

lượng đào tạo, giữ vững truyền thống vẻ vang của Trường.

Ban Giám hiệu đón nhận

Chứng nhận kiểm định chất lượng trường đại học

@copyright Hanoi Medical University

Page 72: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

71

Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học

@copyright Hanoi Medical University

Page 73: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

72

Ban Lãnh đạo Trung tâm:

Giám đốc:

- GS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng (4/2010 - 5/2015);

- PGS. TS. BS. Kim Bảo Giang (Viện ĐT YHDP &

YTCC) (6/2015 - nay).

Phó Giám đốc:

- PGS. TS. BS. Kim Bảo Giang (Viện ĐT YHDP &

YTCC) (4/2010 - 5/2015);

- ThS. Nguyễn Thị Nga (BM Toán - Tin) (4/2010 - nay).

11) Phòng Công nghệ thông tin

Tiền thân là Trung tâm Công nghệ thông tin Y học được thành lập ngày 01/9/1999.

Phòng Công nghệ thông tin được thành lập theo Quyết định số 1732/QĐ-ĐHYHN, ngày 21/7/2010 của Hiệu trưởng Nhà trường. Trên cơ sở đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp của ngành Y tế giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 do Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 1191/QĐ-BYT, ngày 14/04/2010, với mục tiêu kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công nghệ thông tin trong ngành Y tế, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong quản lý điều hành hoạt động của các đơn vị sự nghiệp của ngành Y tế.

Ban lãnh đạo:

Cấp trưởng:

- TS. BS. Trịnh Văn Tuấn (BM Ngoại): Phụ trách Trung tâm (7/2000 - 8/2005);

@copyright Hanoi Medical University

Page 74: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

73

- ThS. Lê Thị Ngọc Anh: Phụ trách Trung tâm (8/2005 - 9/2009), Trưởng phòng (10/2009 - nay).

Cấp phó:

ThS. Dương Thị Thu Huyền: Phó Trưởng phòng (10/2009 - nay).

12) Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y

học (Trung tâm KCCLXNYH)

Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học

được thành lập theo Quyết định số 2717/QĐ-BYT ngày

30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trung tâm có chức năng

tham mưu cho Nhà trường và cho Bộ Y tế trong việc đánh giá

hoạt động nội kiểm, tổ chức hoạt động ngoại kiểm và cấp

chứng nhận chất lượng xét nghiệm; định kỳ giám sát, kiểm tra

chất lượng phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế từ Huế trở ra;

tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ… Trung tâm có trụ sở tại tầng 6 nhà A6, được trang bị

nhiều trang thiết bị kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm thuộc

các chuyên ngành: Hóa sinh và Miễn dịch; Huyết học và

Đông máu; Vi sinh và Sinh học phân tử và các phương tiện

phục vụ cho đào tạo và áp dụng công nghệ thông tin trong

kiểm chuẩn. Ngày 27/9/2011, Trung tâm chính thức đi vào

hoạt động.

Trung tâm có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, thực hiện các

quy trình chuyên môn đạt chuẩn quốc tế. Ngoài lãnh đạo

Trung tâm còn có 08 cán bộ là những Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử

nhân đại học được đào tạo cơ bản và có chuyên môn nghiệp

vụ trong lĩnh vực kiểm chuẩn xét nghiệm Y học.

Nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành nội kiểm và ngoại kiểm

chất lượng xét nghiệm cho tất cả các máy xét nghiệm của hệ

@copyright Hanoi Medical University

Page 75: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

74

thống các bệnh viện công lập và tư nhân thuộc khu vực phía

Bắc. Hoạt động của Trung tâm ngày càng ổn định và hiệu

quả, đóng góp vào tiến trình liên thông kết quả xét nghiệm Y

học của Bộ Y tế cho các bệnh viện trực thuộc Bộ trước ngày

01/7/2017 và liên thông giữa các bệnh viện hạng đặc biệt và

bệnh viện hạng I theo lộ trình đến ngày 01/01/2018.

Lễ Cắt băng khánh thành Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học (ngày 27/9/2011)

Ngày 17/5/2017 Trung tâm đã chính thức được cơ quan

công nhận BLA (Thái Lan) chứng nhận đạt tiêu chuẩn

ISO/IEC 17043: 2010, là Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng

xét nghiệm Y học đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn

ISO/IEC 17043: 2010.

Việc đạt chứng nhận ISO 17043: 2010 khẳng định quyết

tâm của Ban Giám đốc Trung tâm xây dựng, duy trì hệ thống

quản lý chất lượng của Trung tâm vận hành theo tiêu chuẩn

quốc tế. Đây cũng là nền tảng để Trung tâm tiến xa hơn trên

con đường khẳng định chất lượng thông qua việc tiếp tục xây

@copyright Hanoi Medical University

Page 76: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

75

dựng và triển khai các tiêu chuẩn quốc tế khác như ISO 9001:

2015, ISO 17025 nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ

mà Trung tâm đã được Bộ Y tế và Nhà trường giao.

Ban Lãnh đạo Trung tâm:

Giám đốc:

GS. TS. BS. Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng (11/2010 - nay).

Phó Giám đốc:

- PGS. TS. BS. Đặng Thị Ngọc Dung (BM Hóa sinh)

(11/2010 - nay);

- TS. BS. Trần Huy Thịnh (BM Hóa sinh) (5/2014 - nay).

13) Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

(Viện ĐT YHDP&YTCC)

Năm 1999, Khoa Y tế công cộng (YTCC) Trường Đại

học Y Hà Nội được thành lập trên cơ sở Bộ môn Vệ sinh

Dịch tễ và Bộ môn Quản lý Tổ chức Y tế. Khoa YTCC đã có

những đóng góp to lớn đối với hệ thống YHDP&YTCC trong

cả nước. Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng phát triển của

ngành YHDP&YTCC, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số

2879/QĐ-BYT ngày 12/8/2010 về việc thành lập Viện ĐT

YHDP&YTCC thuộc Trường Đại học Y Hà Nội. Viện được

thành lập trên cơ sở Khoa Y tế Công cộng, một đơn vị đã có

trên 50 năm kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa

học về YHDP&YTCC. Viện đã và đang giữ vai trò quan

trọng trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực

YHDP&YTCC, đồng thời có nhiều đóng góp trong việc

hoạch định chính sách và phát triển hệ thống YHDP&YTCC

tại Việt Nam. Viện có trụ sở chính tại nhà A7.

@copyright Hanoi Medical University

Page 77: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

76

Viện ĐT YHDP&YTCC là đơn vị dự toán cấp 3, có tài

khoản, con dấu riêng. Các đơn vị trong Viện gồm:

- 03 phòng: Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học - Hợp

tác quốc tế, Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị, Phòng

Tài chính - Kế toán.

- 11 bộ môn: Bộ môn Dịch tễ học, Dinh dưỡng và An

toàn thực phẩm, Giáo dục sức khoe, Dân số học, Kinh tế Y tế,

Sức khoe môi trường, Sức khoe nghề nghiệp, Tổ chức và

Quản lý Y tế, Thống kê tin học Y học, Y đức và Tâm lý y

học, Sức khoe toàn cầu;

- 01 labo trung tâm;

- 01 Trung tâm đào tạo nghiên cứu và tư vấn sức khoe

cộng đồng.

Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trong Lễ Kỷ niệm,

đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì (ngày 11/8/2015)

@copyright Hanoi Medical University

Page 78: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

77

Ban Lãnh đạo Viện:

Viện trưởng:

- GS. TS. BS. Trương Việt Dũng (11/2010 - 2012);

- GS. TS. BS. Phạm Duy Tường - Phó Viện trưởng Phụ

trách Viện (4/2012 - 4/2014);

- PGS. TS. BS. Lê Thị Hương (4/2014 - nay).

Phó Viện trưởng:

- GS. TS. BS. Trịnh Quân Huấn - Thứ trưởng Bộ Y tế

(kiêm nhiệm từ 11/2010 - 2014);

- GS. TS. BS. Phạm Duy Tường (11/2010 - 01/2014);

- PGS. TS. BS. Lê Thị Hương (11/2010 - 3/2014);

- PGS. TS. BS. Hoàng Văn Minh (5/2013 - 10/2015);

- PGS. TS. BS. Nguyễn Đăng Vững (5/2013 - nay);

- PGS. TS. BS. Kim Bảo Giang (5/2013 - nay);

- ThS. Lê Văn Dụng (4/2016 - nay).

14) Khoa Kỹ thuật Y học (Khoa KTYH)

Đào tạo Cử nhân KTYH được Nhà trường thực hiện từ năm

2000, các Cử nhân KTYH đã được đánh giá cao về năng lực

chuyên môn. Nhu cầu đối với Cử nhân KTYH của các cơ sở

khám chữa bệnh ngày càng lớn, vì vậy để từng bước nâng cao

chất lượng, số lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu thực tiễn,

Hiệu trưởng Nhà trường ký ban hành Quyết định số 3051/QĐ-

ĐHYHN ngày 07/12/2010 về việc thành lập Khoa KTYH.

Khoa có trụ sở tại tầng 4, 5, 6 nhà A7 và được trang bị

các thiết bị hiện đại thuộc nhiều chuyên ngành để phục vụ cho

@copyright Hanoi Medical University

Page 79: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

78

giảng dạy và học tập. Khoa có 24 cán bộ giảng viên, đa phần

là cán bộ kiêm chức ở các bộ môn được điều động, các giảng

viên có trình độ chuyên môn cao. Khoa có 04 Bộ môn trực

thuộc: Bộ môn Vi kí sinh lâm sàng, Giải phẫu bệnh lâm sàng,

Bệnh học phân tử, Hóa sinh - Huyết học lâm sàng và đang

từng bước phát triển thêm các chuyên ngành mới như Kỹ

thuật hình ảnh, Vật lý trị liệu…Khoa có nhiệm vụ đào tạo Cử

nhân đại học và đào tạo sau đại học như CKI, CKII, Thạc sĩ.

Lễ Khai trương và ra mắt Khoa Kỹ thuật Y học (ngày 06/10/2011)

Ban Lãnh đạo Khoa:

Trưởng khoa:

- GS. TS. BS. Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng (02/2011 -

4/2014);

- TS. BS. Trần Thị Chi Mai (5/2014 - nay).

Phó Trưởng khoa:

- TS. BS. Trần Thị Chi Mai (02/2011 - 4/2014);

@copyright Hanoi Medical University

Page 80: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

79

- GS. TS. BS. Phạm Quang Vinh (BM Huyết học)

(3/2011 - nay);

- TS. Lê Văn Hưng (BM Da liễu) (5/2014 - nay).

15) Trung tâm Dịch vụ tổng hợp (Trung tâm DVTH)

Trung tâm DVTH được thành lập theo Quyết định số

207/QĐ-ĐHYHN, ngày 20/01/2011 của Hiệu trưởng trên cơ

sở sáp nhập Trung tâm In và các dịch vụ khác. Trung tâm In

được thành lập trên cơ sở Ban In thuộc Phòng Quản trị theo

Quyết định số 1187/QĐ-YHN ngày 26/5/2006, ThS. BS. Lưu

Ngọc Hoạt, Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc (5/2006 -

11/2010). Trung tâm DVTH có chức năng thực hiện các hoạt

động đảm bảo vệ sinh, cảnh quan môi trường, đảm bảo các

hoạt động phục vụ cho giảng dạy, hội họp… sử dụng, khai

thác có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Ngoài việc đảm bảo

cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chính trị của Nhà trường,

Trung tâm còn tổ chức các hoạt động dịch vụ theo quy định

của pháp luật để tăng thêm nguồn thu cho Nhà trường.

Nhân sự của trung tâm: Khi mới thành lập có 23 cán bộ,

chủ yếu là những cán bộ của tổ giảng đường, Ban In thuộc

Phòng Quản trị, sau này Trung tâm được bổ sung thêm cán bộ

ở một số các đơn vị, phòng ban trong Trường. Cho tới nay số

cán bộ, nhân viên của Trung tâm là 35.

Tổ chức: Trung tâm có 5 bộ phận trực thuộc: bộ phận

phục vụ giảng đường, hội trường; bộ phận in và phát hành ấn

phẩm; bộ phận kế hoạch tổng hợp; bộ phận quản lý cơ sở vật

chất ở ngoài Trường (48 Tăng Bạt Hổ, Ban 10/80…).

Hoạt động dịch vụ: các dịch vụ về căng tin ăn uống; các

dịch vụ về thể thao giải trí; các dich vụ về khai thác giảng

đường, hội trường; các dịch vụ về in ấn; dịch vụ trông giữ ô

@copyright Hanoi Medical University

Page 81: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

80

tô xe máy xe đạp; và các dịch vụ khác theo quy định của

pháp luật.

Lễ Công bố Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ tổng hợp (ngày 20/4/2011)

Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã có những đóng

góp tích cực vào việc bảo vệ tài sản; đảm bảo cảnh quan môi

trường; phục vụ tốt các hoạt động thường quy, các hoạt động

tập thể của nhà trường và của sinh viên; khai thác có hiệu quả

cơ sở vật chất và đóng góp kinh phí cho Nhà trường ngày

càng tăng. Trung tâm đang phấn đấu để trở thành đơn vị dự

toán cấp 3 có tài khoản và con dấu riêng trong thời gian tới.

Ban Lãnh đạo Trung tâm:

Giám đốc:

- TS. Đoàn Ngọc Xuân, Phó Hiệu trưởng (4/2011 -

4/2013);

- ThS. BS. Trần Minh Hải (Viện ĐT YHDP & YTCC)

(5/2013 - nay).

@copyright Hanoi Medical University

Page 82: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

81

Phó Giám đốc:

- ThS. BS. Trần Minh Hải (Viện ĐT YHDP & YTCC)

(4/2011 - 4/2013);

- CN. Trần Anh Tuấn (4/2011 - 12/2016);

- CN. Đào Quốc Vương (Phòng Tài chính Kế toán)

(4/2011 - 6/2017), từ 7/2017 được điều động về Trung tâm

DVTH toàn thời gian.

16) Trung tâm Đào tạo dịch vụ theo nhu cầu xã hội

Tiền thân là Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công

nghệ Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập theo Quyết

định số 1558/QĐ-YHN ngày 22/7/2009 do TS. BS. Lưu Ngọc

Hoạt, Phó Hiệu trưởng làm Giám dốc. Trung tâm Đào tạo

dịch vụ theo nhu cầu xã hội được thành lập theo Quyết định

số 1825/QĐ-BYT ngày 07/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trung tâm là đơn vị trực thuộc Trường, có tài khoản và con

dấu riêng, là đơn vị sự nghiệp có thu. Năm 2012, Trung tâm

chính thức đi vào hoạt động.

Trung tâm có 14 cán bộ, trong đó có 07 cán bộ kiêm

nhiệm; có 04 phòng chức năng: Phòng Hành chính Tổng hợp

và Truyền thông; Phòng Nghiên cứu và Phát triển; Phòng Tài

chính Kế toán; Phòng Tổ chức và Quản lý các dịch vụ đào

tạo, tư vấn. Năm 2014, Trung tâm được giao thêm nhiệm vụ

hỗ trợ xuất bản sách và mở rộng đơn vị học liệu, cung cấp tài

liệu cho cán bộ giáo viên và cho người học.

Trung tâm thường xuyên tổ chức và quản lý các lớp ngắn

hạn theo nhu cầu của xã hội, hoạt động theo quy chế đã được

Bộ Y tế phê duyệt. Các lớp do Trung tâm tổ chức chủ yếu tập

trung vào việc cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng và một

@copyright Hanoi Medical University

Page 83: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

82

số các lớp chứng chỉ giúp người học xin việc làm hoặc tích

lũy kiến thức cho các bậc đào tạo sau đại học như chứng chỉ

Ngoại ngữ, Tin học, Phương pháp nghiên cứu khoa học,

Phương pháp giảng dạy đại học, chứng chỉ Định hướng

chuyên khoa.

Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Đào tạo

DVTNCXH đã không ngừng phát triển, các khóa học ngày càng tăng, đa dạng hóa các lĩnh vực trong đào tạo và doanh

thu tăng nhanh. Hoạt động của Trung tâm đã góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực Y tế, hỗ trợ giáo viên, sinh viên về nguồn học liệu và góp phần tạo nguồn thu cho Trường.

Ban Lãnh đạo Trung tâm:

Giám đốc:

- PGS. TS. BS. Lưu Ngọc Hoạt, Phó Hiệu trưởng

(02/2012 - 10/2016);

- PGS. TS. BS. Lê Thị Hoàn (Viện ĐT YHDP & YTCC): Phụ trách TT (11/2016 - 3/2017), Giám đốc (4/2017 - nay).

Phó Giám đốc:

- PGS. TS. BS. Kiều Đình Hùng (BM Ngoại) (4/2012 - 3/2016);

- PGS. TS. BS. Lê Thị Hoàn (4/2016 - 10/2016);

- TS. BS. Vũ Việt Hằng (Khoa YHCT) (4/2017 - nay).

17) Trung tâm Phát triển chương trình đào tạo và Tư

vấn nhân lực y tế

Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 2058/QĐ-ĐHYHN, ngày 09/7/2012 của Hiệu trưởng. Trung tâm có trụ

sở ở tầng 5 nhà A1 và hiện có 05 nhân viên.

@copyright Hanoi Medical University

Page 84: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

83

Trung tâm có hai nhiệm vụ: điều phối xây dựng chương

trình giáo dục Y học và tư vấn về phát triển nguồn nhân lực Y

tế. Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị, bộ môn liên quan

để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, góp phần xây dựng chuẩn

đầu ra cho các ngành và tiến trình đào tạo theo tín chỉ.

Lãnh đạo Trung tâm:

Giám đốc: PGS. TS. BS. Bùi Mỹ Hạnh (BM Lao và Bệnh

phổi) (8/2012 - nay).

18) Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein

Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein được thành lập theo

Quyết định 2149/QĐ-ĐHYHN ngày 30/5/2013 của Hiệu

trưởng. Tiền thân của Trung tâm là Labo Trung tâm Y sinh

học được thành lập từ tháng 7 năm 1997, với mục đích phục

vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Lãnh đạo đầu

tiên của Labo trung tâm Y sinh học là GS. TSKH. Phan Thị

Phi Phi, tiếp sau là PGS.TS. BS. Lê Văn Phủng.

Đội ngũ cán bộ của Trung tâm được đào tạo cơ bản, gồm

01 giáo sư, 01 phó giáo sư, 02 tiến sĩ, 02 thạc sĩ, 05 cử nhân

đại học, 02 kỹ thuật viên và các cộng tác viên là những giáo

sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc các lĩnh vực khoa học Y học

khác. Trụ sở của Trung tâm ở tầng 2 Nhà A3.

Là Trung tâm nghiên cứu Y sinh học phân tử hàng đầu

trong hệ thống các trường đại học Y - Dược của Việt Nam.

Trung tâm hoạt động theo định hướng nghiên cứu ứng dụng

các kỹ thuật sinh học phân tử chuyên sâu trong Y học, bao

gồm công nghệ genomic, proteomic và công nghệ tế bào.

Trung tâm có 04 định hướng nghiên cứu chính: bệnh lý di

truyền, bệnh học phân tử, dấu ấn sinh học mới, liệu pháp điều

trị gen và điều trị đích. Nhằm thực hiện thành công những

@copyright Hanoi Medical University

Page 85: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

84

định hướng nghiên cứu trên, Trung tâm đã không ngừng hợp

tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công

nghệ. Trung tâm được đầu tư trang thiết bị hiện đại từ Dự án

Gen - Protein phục vụ cho nghiên cứu y sinh học phân tử và

được ủng hộ mạnh mẽ của Nhà trường, của Bộ Y tế và Bộ

Khoa học và Công nghệ.

Ban Lãnh đạo Trung tâm:

Giám đốc:

GS. TS. BS. Tạ Thành Văn (11/2014 - nay).

Phó Giám đốc:

PGS. TS. BS. Trần Vân Khánh (11/2014 - nay).

19) Trung tâm Dược lý lâm sàng

Là đơn vị thuộc Trường, được thành lập theo Quyết định

số 2843/QĐ-BYT ngày 06/8/2013 của Bộ Y tế. Trung tâm là

đơn vị có tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở tại tầng 3 Nhà

A5. Với chức năng tổ chức triển khai các thử nghiệm thuốc

trên lâm sàng (trên người tình nguyện), thử tương đương sinh

học; cung cấp các chứng cứ khoa học sau khi thử nghiệm cho

các sản phẩm thuốc để làm căn cứ trước khi Hội đồng cấp Bộ

cấp phép sản xuất hoặc lưu hành ở trong nước.

Bước đầu Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt

động, tuy nhiên, năm 2017 Trung tâm đã ký và thực hiện gần

một chục hợp đồng thử nghiệm thuốc. Trong tương lai, hoạt

động của Trung tâm sẽ ngày càng phát triển.

Ban lãnh đạo Trung tâm:

- PGS. TS. BS. Nguyễn Trọng Thông (BM Dược lý): Phụ

trách Trung tâm (10/2013 - 01/2015);

@copyright Hanoi Medical University

Page 86: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

85

- TS. BS. Nguyễn Thị Vân Anh (BM Dược lý): Phụ trách

Trung tâm (02/2015 - 3/2017), Giám đốc (4/2017 - nay).

20) Phòng Thanh tra

Được thành lập theo Quyết định số 1139/QĐ-ĐHYHN,

ngày 6/4/2012 của Hiệu trưởng Nhà trường. Tên gọi lúc mới

thành lập là Ban Thanh tra, sau đổi tên là Phòng Thanh tra

theo Quyết định số 508/QĐ-ĐHYHN, ngày 22/01/2014.

Phòng Thanh tra thực hiện chức năng thanh tra giáo dục là

chủ yếu, thanh tra của thủ trưởng và tham gia giải quyết đơn

thư trong Nhà trường.

Phòng Thanh tra có trụ sở tại tầng 3 nhà A1, nhân lực chủ

yếu là cán bộ kiêm nhiệm. Phòng Thanh tra đã phát huy tốt

vai trò trong việc giám sát các hoạt động đào tạo, thi và đánh

giá, góp phần vào việc đảm bảo thực hiện các quy chế, các

quy định trong đào tạo, nâng cao chất lượng; giải quyết tốt

các đơn thư khiếu nại.

Ban Lãnh đạo Phòng:

Trưởng phòng:

- ThS. Ngô Thị Bích Nguyệt (BM Toán - Tin) (4/2012 -

7/2014);

- PGS. TS. BS. Phạm Ngọc Minh (BM Ký sinh trùng)

(8/2014 - 9/2016);

- BSCKII. Nguyễn Thị Bích Vân (BM Phụ Sản) (9/2016 -

nay).

Phó Trưởng phòng:

- TS. BS. Phạm Ngọc Minh (4/2012 - 7/2014);

@copyright Hanoi Medical University

Page 87: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

86

- BSCKII. Nguyễn Thị Bích Vân (12/2015 - 8/2016);

- ThS. Trần Mai Vân (9/2016 - nay).

21) Bộ môn Lão khoa

Được thành lập theo Quyết định số 2779/QĐ-ĐHYHN, ngày 7/8/2014 của Hiệu trưởng, trên cơ sở Phân môn Lão khoa của Bộ môn Nội tổng hợp. Bộ môn gồm 07 cán bộ, giảng viên chủ yếu là cán bộ thuộc Bộ môn Nội tổng hợp trước đây. Bộ môn có văn phòng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Việc thành lập Bộ môn Lão khoa trong thời gian vừa qua đã cho thấy sự phát triển của Trường phù hợp với xu thế phát triển của y học hiện nay, nhanh chóng đáp ứng tình hình già hóa dân số với tốc độ rất nhanh của Việt Nam.

Ban Lãnh đạo Bộ môn:

Trưởng Bộ môn:

GS. TS. BS. Phạm Thắng (Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương) (8/2014 - nay).

Phó Trưởng bộ môn:

- PGS. TS. BS. Đỗ Thị Khánh Hỷ (BM Nội tổng hợp chuyển sang) (8/2014 - 10/2015);

- TS. BS. Hồ Thị Kim Thanh (BM Nội tổng hợp chuyển sang) (6/2015 - nay).

22) Phân hiệu Trường ĐHYHN tại tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một trong những địa phương được Nhà trường hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực y tế sớm nhất (1984). UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần mong muốn có được một cơ sở đào tạo đại học y dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trường Đại học Y Hà Nội.

@copyright Hanoi Medical University

Page 88: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

87

Mong muốn xây dựng Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại

Thanh Hóa đã được các thế hệ lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa

(ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Thanh Hóa (nhiệm kỳ 2005 - 2010) ; ông Mai Văn Ninh - Bí

thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (nhiệm kỳ 2010 -

2015) đề xuất với Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội và đã

được đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần

thứ XVI.

Ngày 14/6/2010, tại buổi làm việc giữa ông Vương Văn

Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh với PGS. TS. BS. Nguyễn

Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường, Ông Vương Văn Việt đã

chính thức đề nghị Trường mở Phân hiệu tại Thanh Hóa.

Ngày 15/10/2010, Trường đã phê duyệt Đề án thành lập

Trung tâm Đào tạo sau đại học tại Thanh Hóa. Ngày

19/10/2010, Trường và UBND tỉnh Thanh Hóa ký thoa thuận

về tổ chức, hoạt động của Trung tâm và lộ trình tiến tới thành

lập Phân hiệu.

Ngày 04/11/2010, Trung tâm Đào tạo sau đại học tại

Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 2697/QĐ-

ĐHYHN. Ngày 17/11/2010, để Trung tâm đi vào hoạt động,

Hiệu trưởng đã ký Quyết định số 2823, 2819, 2822, 2824/QĐ-

ĐHYHN bổ nhiệm Ban Giám đốc Trung tâm gồm: GS. TS.

BS. Tạ Thành Văn - Giám đốc; ThS. BS. Lê Văn Quảng,

TS. BS. Cao Văn Mạnh, BSCKII. Nguyễn Ngọc Thành (Phó

Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa) là các Phó Giám đốc. Tổ chức

khánh thành Trung tâm diễn ra vào ngày 22/11/2010, nhân Kỷ

niệm 50 năm thành lập Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trụ

sở của Trung tâm được bố trí tại tầng 3 nhà điều hành của

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Ngay sau khi khánh thành,

các lớp CKI tại Thanh Hóa đã chuyển về cho Trung tâm quản

@copyright Hanoi Medical University

Page 89: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

88

lý đồng thời Trung tâm tiếp tục tổ chức tuyển sinh CKI Ngoại,

Nhi, Sản, Chẩn đoán hình ảnh.

Năm 2011, Nhà trường được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào

tạo các lớp đại học liên thông, tại chức cho Dự án Y tế Bắc

Trung bộ. Các lớp được tổ chức tại Thanh Hóa và Nhà trường

đã giao cho Trung tâm quản lý. Như vậy, Trung tâm Đào tạo

sau đại học tại Thanh Hóa có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các

lớp sau đại học và đại học. Để phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ của Trung tâm, Nhà trường đã phê đuyệt nội dung sửa đổi

của Đề án và ra Quyết định số 0203/QĐ-ĐHYHN ngày

17/01/2013 về việc đổi tên “Trung tâm Đào tạo sau đại học”

thành “Trung tâm Đào tạo” tại Thanh Hóa.

Năm 2013, Nhà trường đã hoàn thành Đề án thành lập

Phân hiệu và được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê

duyệt. Ngày 31/10/2014, Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào

tạo đã ký Quyết định số 5043/QĐ-BGDĐT về việc thành lập

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.

Như vậy, Trung tâm đào tạo sau đại học tại Thanh Hóa là

tiền thân của Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh

Hóa. Phân hiệu được thành lập sớm hơn một năm so với dự

kiến ban đầu. Lễ công bố Quyết định được tổ chức vào ngày

15/12/2014 tại Hội trường Tỉnh ủy Thanh Hóa. Tham dự Lễ

công bố Quyết định có đầy đủ đại diện của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, đại diện các

ban ngành của Tỉnh. Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại

Thanh Hóa ra đời theo con đường dường như lặp lại lịch sử

trước đây của Trường Đại học Y Thái Bình, Trường Đại học Y

Hải Phòng đều đã từng có một giai đoạn dài là phân hiệu của

Trường Đại học Y Hà Nội. Lịch sử lặp lại sau gần nửa thế kỷ

với thế và lực khác trước, trong điều kiện rất khác trước.

@copyright Hanoi Medical University

Page 90: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

89

Năm 2015, Trường đã ổn định tổ chức nhân sự của Phân

hiệu. UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư cơ sở vật chất để chuẩn

bị cho Phân hiệu đi vào hoạt động.

Cơ sở của Phân hiệu được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư

trên diện tích 3,76 ha, xây dựng tòa nhà 5 tầng trên diện tích

mặt bằng là 2.491,77 m2 với 126 phòng làm việc. Tòa nhà

được khởi công ngày 28/3/2015, khánh thành và đưa vào sử

dụng ngày 18/6/2016.

Năm học 2016 - 2017, Phân hiệu đã chính thức đi vào

hoạt động. Nhà trường đã tuyển sinh khóa I với 78 sinh viên

hệ Bác sĩ đa khoa. Năm học 2017 - 2018, Phân hiệu đã tuyển

được 119 em sinh viên hệ Bác sĩ đa khoa. Việc tổ chức giảng

dạy và học tập cho sinh viên thuộc Phân hiệu đều do giảng

viên của Trường trực tiếp giảng dạy.

Ban Lãnh đạo Phân hiệu:

Giám đốc:

GS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng (12/2015 - nay).

Phó Giám đốc:

- PGS. TS. BS. Phạm Thị Lan (Nguyên Trưởng phòng

HCTH, BM Da liễu) (12/2015 - nay);

- TS. BS. Cao Văn Mạnh (Nguyên Phó Hiệu trưởng

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) (12/2015 - nay);

- TS. BS. Trịnh Hữu Hùng (Giám đốc Sở Y tế Thanh

Hóa) (12/2015 - nay).

@copyright Hanoi Medical University

Page 91: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

90

Công bố Quyết định bổ nhiệm Ban Lãnh đạo Phân hiệu

(ngày 27/12/2015)

Bên cạnh việc thành lập mới các đơn vị, Trường cũng

đã tổ chức lại công tác bảo vệ phù hợp với giai đoạn phát

triển mới

Từ năm 2009 đến nay, cơ sở vật chất của Trường không

ngừng được đầu tư và phát triển, công tác tổ chức ngày càng

được mở rộng, đặc biệt là là sự phát triển của Bệnh viện. Vì

vậy công tác bảo vệ phải được tổ chức lại.

Với đội ngũ cán bộ của Phòng Bảo vệ vừa ít về số lượng,

vừa yếu về nghiệp vụ nên khó đáp ứng được với yêu cầu đảm

bảo an toàn, an ninh trật tự trong giai đoạn hiện tại và giai

đoạn tiếp theo. Từ thực thế đó, tháng 12/2015, Trường đã ký

hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ bảo vệ

AZ nhằm đáp ứng tốt nhất cho an ninh trật tự của Trường.

Toàn bộ cán bộ của Phòng Bảo vệ đã được điều chuyển về

các đơn vị phòng ban trong Trường. Cũng từ tháng 12/2015,

@copyright Hanoi Medical University

Page 92: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

91

công tác an ninh trật tự, bảo vệ chính trị nội bộ thuộc về

Phòng Tổ chức Cán bộ. Công tác giám sát hoạt động của

Công ty AZ và công tác trật tự, an ninh nội bộ được giao cho

Đại tá Nguyễn Long, Trưởng bộ môn Giáo dục Quốc phòng

đảm nhiệm.

2. Công tác cán bộ

Công tác cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng

của Trường trong giai đoạn 2002 - 2017, bước vào kỷ nguyên

hội nhập sâu rộng và phát triển, giai đoạn công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, Ban Giám hiệu qua các

nhiệm kỳ đã làm tốt công tác cán bộ ở tất cả các khâu tuyển

dụng, đào tạo, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm và thực hiện

chính sách đối với cán bộ.

2.1. Công tác tuyển dụng cán bộ

Tuyển dụng cán bộ trong giai đoạn vừa qua đã được Ban

Giám hiệu qua các nhiệm kỳ hết sức quan tâm, nhằm tuyển

dụng những cán bộ xứng đáng để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh

của Nhà trường. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2002 - 2005 là

thời kỳ khó khăn trong khâu tuyển dụng cán bộ. Ở thời kỳ

này, khó khăn do chính sách Nhà nước về công tác cán bộ,

chưa có nghị định về tự chủ…và đặc biệt là cơ chế thị trường

đã chi phối nhiều đến khâu tuyển dụng cán bộ. Do đó giai

đoạn này, Trường có phần thiếu hụt cán bộ tham gia đào tạo

sau đại học, một số chuyên ngành phải dừng đào tạo (gần 30

giáo sư, phó giáo sư nghỉ hưu, một số cán bộ xin chuyển công

tác,..). Tuyển dụng cán bộ giảng dạy bổ sung cho các bộ môn

thiếu hụt nhân lực, nhất là các bộ môn Y học cơ sở, Y học dự

phòng và Y học lâm sàng kém thu hút vô cùng khó khăn do

chi phối bởi các yếu tố nói trên.

@copyright Hanoi Medical University

Page 93: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

92

Cũng từ những khó khăn đó, Trường đã xây dựng Đề án

vị trí việc làm được Bộ Y tế phê duyệt năm 2015, đó là cơ sở

để xác định số vị trí việc làm và bố trí nhân lực trong Trường

(định biên). Tất cả các đơn vị trong Trường đều tiến hành mô

tả từng vị trí việc làm ở đơn vị, việc này cũng giúp rất nhiều

cho xác định nhu cầu tuyển dụng và đòi hoi trách nhiệm của

từng người khi đảm nhận một vị trí làm việc trong đơn vị. Có

chính sách mở rộng đào tạo Nội trú, chính sách tuyển dụng

Nội trú được đặt ra, chính sách tuyển dụng những cán bộ

được đào tạo ở nước ngoài khi về nước, quy trình tuyển dụng

được rõ ràng, đầy đủ hơn. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ của

Trường ngày càng đáp ứng các yêu cầu cho thời kỳ phát triển

và hội nhập tốt hơn. Công tác cán bộ của Trường đã được

đánh giá cao trong báo cáo của Hội đồng đánh giá ngoài

(kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo) từ ngày 10 -

15/6/2017.

2.2. Công tác đào tạo cán bộ

Đào tạo cán bộ giảng dạy, nghiên cứu: Trường đã chú

trọng công tác đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nguồn làm công tác

giảng dạy và nghiên cứu. Tận dụng các dự án hợp tác với

nước ngoài, nhiều cán bộ trẻ đã được đào tạo ở các nước có

nền khoa học tiên tiến. Tăng cường hợp tác trong đào tạo,

nghiên cứu khoa học, mở rộng giao lưu quốc tế cũng đã góp

phần trong việc đào tạo cán bộ.

Cho đến nay, theo báo cáo của Đoàn Đánh giá ngoài:

“Trường Đại học Y Hà Nội có đủ đội ngũ cán bộ trí thức đảm

bảo cho việc giảng dạy đại học và sau đại học. Đủ giảng viên

để đào tạo đại học và sau đại học: Tỷ lệ giảng viên cơ

hữu/tổng số cán bộ cơ hữu là 65,16% (780/1197), gồm 18

@copyright Hanoi Medical University

Page 94: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

93

Giáo sư, 162 Phó giáo sư, 125 Tiến sĩ, 423 Thạc sĩ, 67 đại

học. Giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 91,41%

(713/780), tỷ lệ giảng viên có trình độ từ Tiến sĩ trở lên là

37,82% (295/780)”.

Đào tạo cán bộ quản lý: hàng năm, Trường đã tạo điều

kiện để cán bộ quản lý tham gia học tập các lớp quản lý hành

chính, các lớp dành cho chuyên viên. Đến nay, đa số cán bộ

quản lý đều có chứng chỉ quản lý Nhà nước, nhiều cán bộ

quản lý được tạo điều kiện để tham gia học sau đại học ở

những chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ quản lý, như

thạc sĩ quản lý hành chính, thạc sĩ quản lý giáo dục, thạc sĩ

quản lý khoa học công nghệ, thạc sĩ luật….

Do yêu cầu của Nhà nước, vấn đề đào tạo liên tục, đào tạo

bồi dưỡng công chức viên chức luôn được Trường quan tâm

hướng dẫn cán bộ về các loại chứng chỉ cần phải có: Chính

trị, Quản lý hành chính, Phương pháp sư phạm…, nhất là khi

Nhà nước ban hành về tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch/hạng

viên chức và điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp

thì nhiều giảng viên, cán bộ quản lý đã tích cực tham gia các

lớp học để tự hoàn thiện văn bằng, chứng chỉ.

2.3. Công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ

Công tác bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý đã trở thành

công việc thường quy của Trường, công tác quy hoạch được

tiến hành một cách toàn diện và tổng thể từ năm 2017 sau khi

Quyết định 1730/QĐ-BYT ngày 05/5/2015 của Bộ Y tế

Hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đối với các

đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế được ban hành. Nhà

trường tổ chức hội nghị giới thiệu quy hoạch nhân sự lãnh

đạo các đơn vị, rà soát số cán bộ lãnh đạo hiện tại, chuẩn bị

@copyright Hanoi Medical University

Page 95: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

94

nguồn nhân sự kế tục, hoàn chỉnh các quy trình bổ nhiệm cán

bộ. Do làm tốt công tác quy hoạch, thực hiện tốt quy trình bổ

nhiệm cán bộ nên công tác bổ nhiệm cán bộ trong những năm

qua đã góp phần tạo nên sự ổn định trong toàn Trường.

2.4. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với

cán bộ

Thực hiện chính sách cán bộ đã được Trường quan tâm

chỉ đạo: chế độ về lương, khen thưởng, đào tạo và bồi dưỡng

nghiệp vụ, chuyển ngạch công chức, viên chức cũng thường

xuyên được rà soát để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ viên

chức; tổ chức gặp mặt chia tay, tri ân, cảm ơn đối với cán bộ

khi thôi quản lý lãnh đạo, khi nghỉ hưu, đảm bảo tốt chế độ

cho cán bộ nghỉ hưu; tổ chức gặp mặt cán bộ viên chức là

thương binh, là thân nhân gia đình liệt sĩ nhân ngày 27/7

hàng năm…

Ngày 30/12/2015, Hiệu trưởng đã ban hành Quyết định số

4821/QĐ-ĐHYHN Quy định tổ chức buổi lễ bài giảng danh

dự cho các Giáo sư Trường Đại học Y Hà Nội nhằm tôn

vinh những cống hiến của các Giáo sư trong suốt thời gian

tham gia công tác, giảng dạy tại Trường. Quy định được áp

dụng cho tất cả các Giáo sư của trường Đại học Y Hà Nội có

nguyện vọng tổ chức buổi lễ “Bài giảng Danh dự” trước khi

được về nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước. Ngày

05/01/2016, Nhà trường đã tổ chức “Bài giảng danh dự” cho

GS. TS. BS. Phạm Gia Khải (BM Tim mạch) trong không khí

ấm áp và xúc động. Nhiều thế hệ học trò của thầy đã đến dự.

Bài giảng “Con đường của tôi” ghi dấu toàn bộ quá trình học

@copyright Hanoi Medical University

Page 96: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

95

tập, nghiên cứu, cống hiến liên tục cho sự nghiệp chăm sóc sức

khoe nhân dân của GS.TS. BS. Phạm Gia Khải, là lời nhắn

nhủ, là sự kỳ vọng của người thầy đối với các thế hệ học trò

luôn học tập, phấn đấu không ngừng trong sự nghiệp chăm sóc

bảo vệ và nâng cao sức khoe nhân dân.

Ngày 12/12/2016, Hiệu trưởng ban hành Quyết định số

5672/QĐ-ĐHYHN về việc chuyển công tác thi đua, khen

thưởng từ Phòng Hành chính tổng hợp sang Phòng Tổ chức

Cán bộ, giúp công tác thi đua, khen thưởng gắn kết chặt chẽ

với công tác cán bộ, tạo thuận lợi cho việc đánh giá, phân loại

công chức, viên chức, người lao động và xét thi đua, khen

thưởng. Phó Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp phụ trách

công tác này được điều động sang làm Phó Trưởng phòng Tổ

chức Cán bộ từ tháng 01/2017.

Phòng Tổ chức Cán bộ hiện có 13 viên chức và người lao

động, 01 PGS. TS, 06 Thạc sĩ, 06 trình độ đại học.

Ban Lãnh đạo Phòng Tổ chức Cán bộ:

Trưởng phòng:

- PGS. TS. BS. Lê Văn Khang (Phó Hiệu trưởng) (8/1993 -

3/2004);

- BSCKII. Nguyễn Hữu Cốc (BM Phụ Sản) (4/2004 -

3/2013);

- PGS. TS. BS. Nguyễn Vũ Trung (BM Vi sinh): phụ trách

phòng (4/2013 - 7/2013), Trưởng phòng (8/2013 - 5/2015);

- PGS. TS. BS. Phạm Ngọc Minh (BM Ký sinh trùng)

(6/2015 - nay).

@copyright Hanoi Medical University

Page 97: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

96

Phó Trưởng phòng:

- BSCKI. Nguyễn Xuân Hòa (4/1998 - 5/2006);

- ThS. BS. Hoàng Quốc Bảo (01/2000 - nay);

- CN. Đinh Thị Sợi (01/2008 - nay);

- ThS. BS. Nguyễn Ngọc Diệp (01/2017 - nay).

3. Công tác quản lý và điều hành

Giai đoạn từ 2002 - 2017 đặc biệt là những năm gần đây,

công tác quản lý, điều hành trong tất cả các hoạt động của

Trường đã được củng cố và đổi mới rất nhiều. Công tác quản

lý điều hành đã từng bước làm thay đổi lề lối, phương pháp

làm việc của cán bộ, viên chức trong Trường. Từ năm 2007,

Trường bắt đầu có thu nhập tăng thêm (ngoài lương cơ bản)

cho tất cả mọi người lao động, đây là yếu tố có tính động

viên, khuyến khích rất mạnh mẽ, khoản thu nhập tăng thêm

này tuy nho nhưng được tăng dần từng năm và đã động viên

cán bộ rất nhiều. Đồng thời, công tác thi đua, khen thưởng

được chú trọng cũng góp phần làm tăng hiệu quả làm việc ở

tất cả các đơn vị. Trong công việc, cán bộ đã đề cao tính kỷ

cương, kỷ luật, tính kế hoạch, tính hiệu quả, khắc phục dần

thói quen “làm công ăn lương”, “bình quân chủ nghĩa” trì trệ,

ỷ lại trong công việc.

Một số điểm nổi bật trong công tác quản lý, điều hành

trong giai đoạn này:

3.1. Công tác lập kế hoạch

Từ năm 2009, công tác lập kế hoạch hoạt động của năm

được triển khai thường quy trong từng bộ phận và của cả

Trường. Trường đã xây dựng và ban hành “Kế hoạch công tác

@copyright Hanoi Medical University

Page 98: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

97

trọng tâm năm”, kế hoạch công tác chung của Nhà trường

được phát hành ngay từ cuối năm trước để các đơn vị căn cứ

thực hiện và chủ động lập kế hoạch công tác cho đơn vị.

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành

Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi và mang tính

phổ biến trong tất cả các công việc từ giảng dạy, điều hành

cho đến các tác nghiệp cụ thể, mang lại hiệu suất, hiệu quả

cao, vì vậy Ban Giám hiệu đã chỉ đạo khá quyết liệt và không

hạn chế trong đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin. Tuy

vậy, việc áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động

của Nhà trường vẫn chưa được đồng bộ và cần được củng cố.

3.3. Xây dựng, ban hành văn bản phục vụ công tác

quản lý, điều hành

“Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Y

Hà Nội” được Bộ Y tế phê duyệt và ban hành tại Quyết định

số 1966/QĐ-BYT ngày 05/6/2009. Lần đầu tiên Trường có

Quy chế Tổ chức và hoạt động, là cơ sở pháp lý để ban hành

các quyết định điều hành (để có được Quy chế này, Phòng Tổ

chức Cán bộ phải mất hơn 2 năm soạn thảo, sửa chữa theo

góp ý và hướng dẫn của các cơ quan Bộ Y tế). Thực tiễn đã

có rất nhiều thay đổi nên Trường đang tiến hành soạn thảo

sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức hoạt động để trình Bộ Y tế

phê duyệt.

Từ Quy chế Tổ chức và hoạt động, Nhà trường có căn cứ

để ban hành nhiều quy định, quy chế phục vụ cho công tác

trong toàn trường. Có thể nói, từ sau khi có Quy chế, Nhà

trường đã ban hành nhiều văn bản về quy định, quy chế cho

@copyright Hanoi Medical University

Page 99: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

98

các hoạt động của Trường. Đây là những văn bản chỉ đạo

nhằm hướng đến sự chuẩn mực và thống nhất trong cơ quan

khi thực thi công việc:

- “Hệ thống các Quy chế, Quy định của Trường

ĐHYHN”, tập 1, ban hành tháng 11/2012. Cuốn sách tập hợp

25 quy định, quy chế được ban hành kèm theo các Quyết định

của Hiệu trưởng. Có thể nói hầu hết các mặt hoạt động của

Trường được chi phối bằng các quy định có căn cứ pháp lý.

- “Hệ thống văn bản về công tác thi đua khen thưởng áp

dụng tại Trường Đại học Y Hà Nội” tập 2, xuất bản 2013, là

tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng

trong Nhà trường gồm 15 văn bản của Nhà nước và của

Trường quy định về công tác thi đua, khen thưởng. Hiện nay,

các quy định của Nhà nước đã có nhiều thay đổi nên trong

thời gian tới, Nhà trường sẽ ban hành văn bản mới để triển

khai các hướng dẫn của cấp trên cũng như phù hợp tình hình

thực tiễn của Nhà trường trong giai đoạn mới.

- “Quy định về đào tạo sau đại học” tập 1, xuất bản năm

2013 là tập hợp các quy chế và quy định của Nhà trường về

công tác đào tạo sau đại học.

- “Quy chế Chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Y Hà

Nội”, được điều chỉnh bổ sung hàng năm, là văn bản quy định

cụ thể về công tác tài chính. Các đơn vị dự toán cấp 3 cũng

đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của riêng đơn vị. Quy

định rất chi tiết trong từng khoản, từng mục thu, chi của Quy

chế đã cho thấy sự đổi mới, sự công khai và minh bạch trong

thu, chi tài chính của Nhà trường.

- Quy trình hóa công việc cụ thể theo tiêu chuẩn quốc gia

cho một số công tác trọng tâm là một bước tiến bộ và khá kỳ

@copyright Hanoi Medical University

Page 100: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

99

công. Năm 2014, Trường đã được Trung tâm chứng nhận phù

hợp - Quacert, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp

Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:

2008. Đợt một, gồm 5 phòng chức năng của Trường thực

hiện: Phòng TCCB, Phòng CTCT&HSSV, Phòng HCTH,

Phòng TCKT và Trung tâm KT&ĐBCLGD. Đợt hai, Nhà

trường đang thúc đẩy các đơn vị còn lại xây dựng và hoàn

thiện các quy trình ISO trong thời gian tới.

Giai đoạn 2002 - 2017 là giai đoạn Trường ban hành

nhiều văn bản quy định trong các hoạt động của Nhà trường

về tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng, chức năng

nhiệm vụ, tài chính… đảm bảo cho các hoạt động của Nhà

trường ngày càng có hiệu quả. Các văn bản quy định, quy chế

trong Trường luôn được cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù

hợp từng giai đoạn, nhằm đến mục đích khách quan hóa và

minh bạch các hoạt động quản lý.

@copyright Hanoi Medical University

Page 101: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

100

Chương IV

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, HOẠT ĐỘNG

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ

I. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Đặc điểm công tác đào tạo đại học giai đoạn 2002 - 2017:

- Thay đổi công tác tổ chức và đào tạo đại học;

- Thay đổi hình thức tuyển sinh;

- Tăng thêm nhiều ngành và loại hình đào tạo mới làm quy

mô tăng mạnh trong khi đào tạo Bác sĩ đa khoa giữ ổn định;

- Thay đổi Quy chế đào tạo, chuyển dần từ đào tạo theo

niên chế sang đào tạo theo tín chỉ;

- Thay đổi Khung chương trình đào tạo dẫn đến nhiều

thay đổi trong tổ chức giảng dạy, xây dựng - thiết kế chương

trình đào tạo, lượng giá đào tạo;

- Đổi mới nhiều trong đào tạo đại học: phương pháp

giảng dạy (từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào dạy

và học (E - Learning), phương pháp lượng giá, xây dựng

chuẩn đầu ra cho các loại hình đào tạo, tăng cường thanh

tra - giám sát trong giảng dạy và học tập.

1. Thay đổi trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo đại học

Trước đây, Phòng Quản lý Đào tạo Đại học (QLĐTĐH)

có tên gọi là Phòng Giáo vụ. Trong những năm 1990, Phòng

Giáo vụ sáp nhập với Phòng Quản lý học sinh thành Phòng

@copyright Hanoi Medical University

Page 102: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

101

Đào tạo Đại học (ĐTĐH). Phòng ĐTĐH có nhiệm vụ quản lý

học tập và quản lý sinh viên. Do yêu cầu phát triển về quản lý

đào tạo trong giai đoạn mới, Phòng ĐTĐH được tách ra thành

Phòng ĐTĐH và Phòng Công tác Chính trị và Học sinh, Sinh

viên (CTCT&HSSV) theo Quyết định số 895/QĐ-YHN, ngày

19/4/2004. Nhưng thực tế đến năm 2005, hai đơn vị mới hoạt

động độc lập vì các hoạt động của 2 đơn vị gắn kết với nhau

nhiều. Từ năm 2007, tên Phòng được ghi chính thức trong các

văn bản là “Phòng Quản lý Đào tạo Đại học” (Quyết định

2539/QĐ-YHN ngày 20/12/2007 Quy định chức năng nhiệm

vụ của các đơn vị, phòng ban trong toàn Trường).

Cơ cấu tổ chức của Phòng QLĐTĐH: Lãnh đạo được

phân công phụ trách theo mảng công việc, các chuyên viên

được phân công làm giáo vụ khối, làm công tác văn thư lưu

trữ. Hầu hết cán bộ trong đơn vị làm quản lý 100% thời gian,

một số cán bộ là Thạc sĩ, Cử nhân và là Bác sĩ được đào tạo

tại Trường nên thuận lợi cho công tác quản lý. Tuy nhiên, từ

năm 2002 đến năm 2004, Phòng cũng gặp khó khăn do biến

động nhân sự, do chia tách phòng, do thay đổi lãnh đạo và

thiếu lãnh đạo (chỉ có Trưởng phòng).

Ban Lãnh đạo phòng:

Trưởng phòng:

- PGS. TS. BS Nguyễn Trọng Thông (BM Dược lý)

(9/1998 - 4/2003);

- ThS. BS. Hoàng Công Chánh (BM Điều dưỡng) (4/2003 -

4/2004);

- PGS. TS. BS. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (BM

Dược lý) (4/2004 - 9/2012);

@copyright Hanoi Medical University

Page 103: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

102

- PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Yến (BM Nhi) (9/2012 -

8/2017);

- TS. BS. Lê Đình Tùng (BM Sinh lý học): Phụ trách

phòng 9/2017.

Phó Trưởng phòng:

- TS. BS. Nguyễn Quang Bảy (BM Nội tổng hợp)

(01/2006 - 02/2009);

- PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Bình (BM Sinh lý học)

(5/2009 - nay);

- ThS. BS. Nguyễn Thị Thu (10/2009 - nay);

- TS. BS. Lê Đình Tùng (12/2015 - 8/2017).

Từ năm 2010, do yêu cầu phát triển của đào tạo, trong đó

có sự phát triển của đào tạo đại học Trường đã thành lập

nhiều đơn vị mới nhằm phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị,

tăng cường sức mạnh đào tạo của Nhà trường: Viện Đào tạo

Răng Hàm Mặt (2009), Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y

tế công cộng (2010), Trung tâm Đào tạo dịch vụ theo nhu cầu

xã hội (2011), Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh

Thanh Hóa (2014). Hoạt động đào tạo của các đơn vị được

thực hiện theo kế hoạch tổng thể của Trường và theo sự phân

cấp trong quản lý và đào tạo, có sự tham gia và giám sát của

Phòng ban chức năng. Hoạt động đào tạo của các đơn vị mới

được thực hiện theo quy định chung của Trường và phân cấp

quản lý theo nguyên tắc:

- Phân cấp trong tổ chức, trong quản lý và phân cấp trong

đào tạo cho các Viện, cho Phân hiệu theo đúng chức năng và

nhiệm vụ của các Viện và Phân hiệu;

@copyright Hanoi Medical University

Page 104: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

103

- Là đơn vị trực thuộc Trường, các Viện và Phân hiệu

phải chấp hành chủ trương và kế hoạch của Trường về đào

tạo đại học, thực hiện đầy đủ các quy định của quy chế đào

tạo và các quy định trong tổ chức và quản lý;

- Phòng QLĐTĐH có trách nhiệm giúp đỡ và phối hợp

các Viện đào tạo và Phân hiệu, tham gia giám sát các hoạt

động đào tạo của các Viện và Phân hiệu.

Phòng QLĐTĐH, Phòng CTCT&HSSV là đơn vị tham

mưu cho Ban Giám hiệu về công tác quản lý và đào tạo đại

học chịu trách nhiệm quản lý chỉ tiêu, đầu vào, đầu ra và giám

sát hoạt động đào tạo. Các Viện và Phân hiệu chịu trách

nhiệm về tổ chức và quản lý đào tạo, thực hiện theo chương

trình, kế hoạch chung của Trường.

Để thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý đào tạo đại

học trong giai đoạn 2002 - 2017, Phòng QLĐTĐH, Phòng

CTCT&HSSV đã có những đổi mới trong công tác quản lý, đã

tham mưu để Ban Giám hiệu đưa ra những chủ trương, biện

pháp và ban hành nhiều văn bản giúp cho công tác tổ chức,

quản lý đào tạo đại học ngày càng chính quy và hiệu quả.

- Các biện pháp quản lý:

+ Sử dụng phần mềm Unistudent trong quản lý sinh viên,

xây dựng các quy trình ISO trong quản lý;

+ Áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch học

tập, kế hoạch thi kiểm tra, theo dõi giờ giảng;

+ Đề xuất những biện pháp nhằm giải quyết những khó

khăn, tồn tại và vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch

giảng dạy;

@copyright Hanoi Medical University

Page 105: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

104

+ Tổ chức hội nghị tổng kết năm học, hội nghị giáo vụ đại

học, hội nghị giáo dục đại học vào đầu năm học, hội nghị về

công tác sinh viên;

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc giảng dạy

và học tập;

+ Quản lý số liệu về sinh viên, cập nhật số liệu theo từng

tháng, quản lý tốt việc bảo quản, cấp phát văn bằng;

+ Đảm bảo chế độ chính sách cho sinh viên, đổi mới công

tác thi đua, khen thưởng, công tác đánh giá điểm rèn luyện

của sinh viên.

2. Thay đổi trong công tác tuyển sinh

Đặc điểm nổi bật của tuyển sinh đại học trong giai đoạn

này là chuyển dần từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm; chuyển

từ hai cuộc thi sang một cuộc thi.

- Năm 2002 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp

dụng thi chung đề, thi cùng thời gian và sử dụng chung kết

quả trong thi tuyển sinh đại học;

- Điểm xét tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa của Trường

luôn ở mức rất cao so với các trường tuyển sinh theo tổ hợp

môn thi khối B;

- Từ năm 2002 - 2005: Hình thức thi tự luận, Trường tổ

chức thi và chấm thi;

- Từ năm 2006 - 2014: Hình thức thi trắc nghiệm, Trường

tổ chức thi và thuê chấm bài thi;

- Từ năm 2015 đến nay: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt

nghiệp Trung học phổ thông quốc gia (chỉ còn một cuộc thi).

@copyright Hanoi Medical University

Page 106: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

105

Từ năm 2002 - 2014:

Việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học là công việc hết

sức vất vả, tốn kém. Đa số các kỳ thi, số thí sinh đăng ký dự

tuyển đều trên 10.000, có những năm lên gần 17.000 thí sinh

(năm 2012: 16.832 thí sinh), vì vậy Trường phải tổ chức trung

bình từ 25 đến 30 điểm thi, trong đó có điểm thi ở Vinh và

Quy Nhơn. Để tổ chức tốt kỳ thi tuyển mỗi năm, Trường đã

phải huy động rất nhiều cán bộ và học viên sau đại học tham

gia vào kỳ thi tuyển. Trước đây, mỗi kỳ thi tuyển sinh đại học

thường gắn liền với rất nhiều khó khăn, vất vả và áp lực (công

tác chuẩn bị thường bắt đầu từ tháng 3 hàng năm; tổ chức

nhận hồ sơ; lên danh sách phòng thi, điểm thi; gửi phiếu báo

dự thi; tổ chức thi và chấm thi; công bố điểm và xét trúng

tuyển). Đồng thời, Trường phải chi thêm một khoản kinh phí

khá lớn cho kỳ tuyển sinh này.

Trước đây, Trường phải tập hợp đội ngũ giảng viên thuộc

các bộ môn để tham gia chấm thi. Từ năm 2004, để đảm bảo khách quan và chính xác trong chấm thi, Trường đã hợp đồng với Đại học Quốc gia Hà Nội chấm thi tuyển sinh. Từ năm

2006, khi thí sinh thi bằng trắc nghiệm, việc chấm thi trên máy

do Trung tâm Khảo thí của Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm. Thí sinh bắt đầu thay đổi cách thi tự luận bằng hình

thức thi trắc nghiệm trên phiếu trả lời trắc nghiệm; điểm thi của thí sinh không làm tròn điểm theo môn thi mà chỉ làm tròn điểm tổng các môn thi. Việc thay đổi này đã đảm bảo được sự

công bằng hơn trong tuyển sinh và cũng được áp dụng cho cả kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ đó đến nay.

Từ năm 2015 đến nay:

Năm 2015 là năm đầu tiên xét tuyển đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia. Do không

@copyright Hanoi Medical University

Page 107: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

106

phải tổ chức kỳ thi tuyển, các trường đại học nói chung, trong đó có Trường Đại học Y Hà Nội đã giảm tải đáng kể và giảm áp lực trước mỗi kỳ tuyển sinh. Số lượng cán bộ

phải phải tham gia kỳ thi giảm đi rất nhiều, chỉ còn phải huy động hơn 100 cán bộ. Không còn cảnh ùn tắc giao thông trong những ngày thi tuyển và không còn cảnh thí sinh tập

trung về các trường trước ngày thi cả tháng để ôn tập trong mùa hè nóng bức.

Phải nói rằng, trong 3 năm trở lại đây, việc thay đổi hình

thức thi tuyển sinh đại học bằng xét tuyển đã giảm nhiều áp lực, giảm chi phí cho các trường đại học trước mỗi kỳ thi. Việc thay đổi được hoàn thiện qua từng năm và được xã hội

đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với việc sử dụng phần mềm lọc ảo và cho phép thí sinh được thay đổi nguyện vọng trực tuyến, kết quả xét tuyển đã hạn chế tối

đa tỷ lệ thí sinh ảo, tạo cơ hội cho các thí sinh khác và thuận lợi cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh.

3. Thay đổi trong công tác đào tạo đại học

3.1. Thay đổi trong quy chế đào tạo

Quy chế thay đổi liên tục và chuyển dần từ đào tạo theo

niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.

Năm 1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo ban hành Quyết định số 04/1999/QĐ-BGDĐT ngày 11/02/1999 về việc ban

hành Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học cao đẳng. Để phù hợp với khối ngành sức khoe, năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết

định số 12/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2001 về việc ban hành Chương trình khung thuộc nhóm ngành khoa học sức khoe. Như vậy trong quy chế đào tạo đại học ở thời điểm này

@copyright Hanoi Medical University

Page 108: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

107

bao gồm 2 phần riêng biệt: Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp và Quy chế về quy định chương trình khung cho khối ngành sức khoe. Sau 6 năm thực hiện,

cho đến tháng 4/2005 Trường mới ban hành Quyết định số 782/QĐ-YHN, ngày 07/4/2005 về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp

hệ đại học chính quy tại Trường Đại học Y Hà Nội.

Năm 2006, Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế

đào tạo ở các trình độ đại học và cao đẳng hệ chính quy

(Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 26/6/2006). Quy

chế có tính mềm dẻo hơn và bắt đầu có sự kết hợp đào tạo

theo niên chế và theo học phần. Chương trình dựa trên

chương trình khung của Bộ ban hành và được cấu trúc từ khối

kiến thức giáo dục đại cương và khối giáo dục chuyên nghiệp.

Căn cứ vào Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

ngày 19/9/2006, Trường đã ban hành Quyết định số

1687/YHN-QĐ về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học hệ

chính quy. Quy chế đã cụ thể hóa các nội dung của Quy chế

do Bộ ban hành: thời gian và kế hoạch đào tạo theo niên chế;

điều kiện để sinh viên được học tiếp, được nghỉ học tạm thời,

được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học. Quy chế cũng nêu

rõ việc kiểm tra và thi học phần (đánh giá học phần, số lần

được dự thi kết thúc học phần; cách tính điểm kiểm tra, điểm

thi, điểm trung bình chung và xếp loại kết quả học tập…).

Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng vừa làm vừa học đã được

Trường đào tạo từ năm 2000. Để đảm bảo quy chế phù hợp

cho các đối tượng đào tạo, ngày 28/6/2007, Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo đại học cao đẳng theo

hình thức vừa làm vừa học (Quyết định số 36/2007/QĐ-

BGDĐT).

@copyright Hanoi Medical University

Page 109: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

108

Chỉ hơn một năm, sau khi ban hành Quy chế số

25/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 Bộ Giáo dục và Đào

tạo ra Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành

Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ. Các trường thuộc khối giáo dục sức khoe

chuyển sang tín chỉ chậm hơn vì những đặc thù của đào tạo

thầy thuốc.

Để tăng thời lượng cho thực hành và bổ sung các môn học

tự chọn, giảm thời lượng học các môn cơ sở, cơ bản dựa trên

việc tích hợp các môn học, ngày 13/01/2012, Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã ban hành Thông tư số 01/2012/TT-BGDĐT về

việc ban hành chương trình khung cho đào tạo đại học.

Năm 2015, theo lộ trình chuyển dần sang đào tạo theo tín

chỉ, Trường đã ban hành Quy chế đào tạo theo tín chỉ áp dụng

từ năm học 2015 - 2016 (Quyết định 4859/QĐ-ĐHYHN,

ngày 31/12/2015). Căn cứ vào quy chế đào tạo, năm 2016,

Trường đã hoàn thành tiến trình đào tạo theo tín chỉ và triển

khai xây dựng chương trình chi tiết cho 09 mã ngành đào tạo.

Ngày 24/8/2016, Trường đã ban hành Quyết định số

3024/QĐ-ĐHYHN về tiến trình đào tạo theo tín chỉ cho 09

mã ngành hiện đang đào tạo. Phòng QLĐTĐH, Trung tâm

phát triển chương trình đào tạo và tư vấn nhân lực y tế cùng

các bộ môn xây dựng chương trình chi tiết để áp dụng cho các

khóa tiếp theo.

Bên cạnh các Quy chế đào tạo, các Quy chế về công tác

sinh viên cũng được ban hành, đã giúp quản lý sinh viên tốt

hơn. Ngày 13/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy

chế học sinh, sinh viên (Quyết định số 42/QĐ-BGDĐT), quy

định quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên; nội dung

công tác học sinh, sinh viên; hệ thống tổ chức, quản lý học

@copyright Hanoi Medical University

Page 110: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

109

sinh sinh viên; các hình thức thi đua, khen thưởng và kỷ luật

sinh viên. Ngày 05/4/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông

tư số 10/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế công tác sinh

viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. Trong

quy chế này, một lần nữa công tác sinh viên được nhấn mạnh

là một trong những công tác trọng tâm của các cơ sở giáo dục

đại học và Phòng CTCT&HSSV là đơn vị chủ trì tham mưu,

tổng hợp giúp Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về công tác

sinh viên của Nhà trường.

Từ những Quy chế về công tác sinh viên của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, Trường đã cụ thể hóa bằng các văn bản để đảm

bảo cho công tác sinh viên là một trong những công tác trọng

tâm của Nhà trường: Quyết định số 3604/QĐ-ĐHYHN, ngày

23/10/2012 về quy định cụ thể công tác sinh viên tại Trường

Đại học Y Hà Nội; Quyết định số 1526/QĐ-ĐHYHN, ngày

08/6/2010 của Hiệu trưởng quy định về việc đánh giá kết quả

rèn luyện của sinh viên hệ chính quy; các văn bản về thi đua,

khen thưởng và kỷ luật sinh viên, nhằm đảm bảo các điều

kiện cho sinh viên học tập và rèn luyện tốt, thực hiện đầy đủ

quyền và nghĩa vụ của sinh viên.

3.2. Thay đổi trong chương trình đào tạo

Do nhiều lần thay đổi quy chế đào tạo, thay đổi chương

trình khung, do đó chương trình đào tạo cũng thay đổi theo.

Sự thay đổi chương trình được thực hiện theo lộ trình chuyển

dần từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Do

trong giai đoạn chuyển đổi, có những thời điểm tồn tại 03

chương trình áp dụng cho một mã ngành đào tạo, có thời

điểm tồn tại song song hai hình thức đào tạo: Đào tạo theo

niên chế và đào tạo theo tín chỉ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 111: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

110

3.2.1. Chương trình khung cho các ngành đào tạo đại

học, cao đẳng thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe ban

hành tại Quyết định số 12/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2001

- Đối với hệ Bác sĩ (BSĐK, BSRHM, BSYHCT): thời

gian đào tạo 06 năm.

- Đối với hệ Cử nhân (CN ĐD, CN KTYH, CN YTCC):

thời gian đào tạo 04 năm.

3.2.2. Chương trình đào tạo theo tín chỉ tại Quyết định

số 4859/QĐ-ĐHYHN, ngày 31/12/2015

Đào tạo theo tín chỉ được áp dụng từ năm học 2015 -

2016. Việc xây dựng chương trình cho 09 mã ngành đào tạo

cơ bản vẫn dựa trên khung chương trình năm 2012 theo

Thông tư số 01/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào

tạo. Hiện Trường đang hoàn thiện chương trình chi tiết và

tiến trình đào tạo theo tín chỉ cho 09 mã ngành hiện đang

đào tạo.

3.2.3. Một số chương trình đào tạo khác

- Chương trình đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng (YHDP)

Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số

21/QĐ-BGDĐT, ngày 04/01/2006 giao cho Trường đào tạo

trình độ đại học hệ chính quy ngành Bác sĩ YHDP. Trường đã

tuyển sinh và đào tạo khóa đầu tiên ngành Bác sĩ YHDP năm

2006. Bộ Giáo dục và Đào đã ra Quyết định số 20/QĐ-

BGDĐT, ngày 22/4/2008 ban hành chương trình khung đào

tạo Bác sĩ YHDP. Từ cơ sở này, Trường đã xây dựng chương

trình đào tạo Bác sĩ YHDP.

- Chương trình đào tạo Cử nhân điều dưỡng chương trình

tiên tiến (dạy và học bằng tiếng Anh)

@copyright Hanoi Medical University

Page 112: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

111

Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng Chương trình tiên tiến (CTTT) của Trường là một trong 12 chương trình tiên tiến trình độ đại học thuộc 12 trường đại học ở Việt Nam và là chương trình tiên tiến duy nhất trong các trường thuộc khối ngành khoa học sức khoe theo Quyết định số 7853/QĐ-BGDĐT, ngày 29/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ

Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt chương trình theo Quyết định số 3390/QĐ-BGDĐT, ngày 29/8/2012.

Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình Cử nhân Điều dưỡng của Đại học tổng hợp Long Beach (California - Hoa Kỳ), được điều chỉnh phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Trường đang rà soát và cập nhật một số nội dung cho chương trình nhằm đáp ứng với yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

- Chương trình đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nội là trường đầu tiên đào tạo trình độ đại học ngành Dinh dưỡng theo Quyết định số 5158/QĐ-BGDĐT, ngày 21/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình đào tạo nhận được sự hỗ trợ của Nhật Bản.

- Chương trình đào tạo Cử nhân Khúc xạ Nhãn khoa

Trường Đại học Y Hà Nội là một trong hai trường đầu tiên được thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Khúc xạ nhãn khoa theo Quyết định số 4419/QĐ-BGDĐT, ngày 10/10/2014. Chương trình đào tạo nhận được sự hỗ trợ của Viện Thị giác Brien Holden (Australia).

- Chương trình đào tạo văn bằng 2 ngành Bác sĩ Y học dự phòng

Ngày 13/11/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết

định số 4970/QĐ-BGD&ĐT giao cho Trường Đại học Y Hà

@copyright Hanoi Medical University

Page 113: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

112

Nội đào tạo thí điểm đại học văn bằng 2 ngành Bác sĩ YHDP.

Yêu cầu Trường xây dựng chương trình đào tạo, khi tốt

nghiệp tương đương với hệ chính quy.

- Các chương trình đào tạo liên thông, vừa làm vừa học

(cho Bác sĩ và Cử nhân)

Thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình

thức vừa làm vừa học theo Quyết định số 36/QĐ-BGDĐT

ngày 28/6/2007. Trường đã xây dựng chương trình đào tạo

cho các đối tượng Bác sĩ đa khoa liên thông và Bác sĩ YHDP

liên thông (chỉ áp dụng đào tạo trong khuôn khổ Dự án Y tế

Bắc Trung Bộ, tại Thanh Hóa); Cử nhân điều dưỡng liên

thông vừa làm vừa học; Cử nhân Y tế công cộng liên thông

vừa làm vừa học.

3.3. Tăng cường đảm bảo chất lượng đào tạo, xây

dựng văn hóa chất lượng Đại học Y Hà Nội

Hoạt động Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

Hoạt động lượng giá chất lượng dạy và học của Trường

được giao cho Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

giáo dục, chuyển dần từ các phương pháp truyền thống sang

thi trắc nghiệm khách quan. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung

tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, các bộ môn đã

xây dựng ngân hàng câu hoi thi trắc nghiệm, áp dụng cho tất

cả các đối tượng đào tạo và đến năm học 2016 - 2017, hầu hết

các bộ môn đã tổ chức lượng giá lý thuyết bằng thi trắc

nghiệm và lượng giá thực hành. Việc tổ chức cho sinh viên

thi hết môn bằng hình thức thi trắc nghiệm là một thay đổi cơ

bản và quan trọng trong lượng giá, đảm bảo sự nghiêm túc và

công bằng trong đánh giá.

@copyright Hanoi Medical University

Page 114: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

113

Sau hơn 7 năm hoạt động, Trung tâm Khảo thí và Đảm

bảo chất lượng giáo dục đã xây dựng được hệ thống và cơ sở

dữ liệu đảm bảo chất lượng của Nhà trường như Hệ thống chỉ

số đảm bảo chất lượng; các quy trình, tiêu chuẩn chất lượng

giáo dục như: Chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo đại học

và sau đại học; quy trình theo dõi, giám sát các hoạt động đào

tạo… Việc thực hiện các hoạt động theo dõi và đánh giá chất

lượng của Nhà trường hàng năm như: tham gia thanh tra,

kiểm tra các hoạt động dạy và học; báo cáo tự đánh giá (thu

thập, tổng hợp, báo cáo cơ sở dữ liệu giáo dục hàng năm); thu

thập các chỉ số theo dõi chất lượng về các mặt hoạt động của

Nhà trường; thu nhận và phân tích phản hồi của sinh viên về

giảng viên, cán bộ viên chức nhằm đánh giá và nâng cao chất

lượng giáo dục của Trường. Xây dựng đề thi, nhân bản đề,

giám sát thi và chấm thi. Quản lý ngân hàng đề thi và tổ chức

thi cho các bộ môn. Áp dụng quy trình đã ban hành theo Hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (TCVN ISO 9001:

2008). Trường đã xây dựng và áp dụng 20 quy trình nghiệp

vụ Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, năm 2016 các

quy trình đã được ban hành. Cho tới nay, các hoạt động của

Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đã góp

phần to lớn trong hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của

Nhà trường.

Phát triển chương trình đào tạo và Tư vấn nhân lực y tế

Hoạt động xây dựng và phát triển chương trình dạy và

học của Trường được giao cho Trung tâm Phát triển chương

trình đào tạo và Tư vấn nhân lực y tế. Trung tâm đã phối hợp

với các đơn vị liên quan để xây dựng khung chương trình

môn học, ngành học cho phù hợp với quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Trung tâm đã có những đóng góp

@copyright Hanoi Medical University

Page 115: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

114

trong việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành học, góp

phần xây dựng tiến trình đào tạo theo tín chỉ cho các bậc đào

tạo của Nhà trường.

Hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra của Nhà trường được giao cho Phòng Thanh tra làm đầu mối thực hiện. Từ khi được thành lập, Phòng đã tích cực tham gia giám sát tất cả các hoạt động đào tạo: giám sát việc chấp hành quy chế đào tạo; giám sát trong tuyển sinh, trong tổ chức dạy và học; giám sát các hoạt động thi và chấm thi; giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho người dạy và người học. Phòng Thanh tra đã phát huy tốt vai trò trong giám sát các hoạt động đào tạo góp phần vào việc đảm bảo thực hiện đúng các quy chế đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

4. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, mở các mã ngành, chuyên ngành đào tạo mới

4.1. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: đào tạo liên

thông chính quy ngành Bác sĩ đa khoa và Bác sĩ Y học dự

phòng thuộc Dự án Y tế Bắc Trung bộ; đào tạo liên thông vừa

làm vừa học ngành Y học dự phòng, Y tế công cộng và Cử

nhân Điều dưỡng; đào tạo văn bằng 2 ngành Y học dự phòng.

Các hình thức đào tạo này đã góp phần nâng cao trình độ cho

cán bộ y tế tuyến cơ sở.

4.2. Mở các mã ngành, chuyên ngành đào tạo mới

Đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng

Năm 2006, khóa đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng đầu tiên

được tuyển sinh. Việc đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng đã góp

phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho hệ

@copyright Hanoi Medical University

Page 116: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

115

thống Y học dự phòng trong những năm qua, giảm bớt thiếu

hụt bác sĩ công tác trong lĩnh vực quan trọng này.

Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng chương trình tiên tiến

(CTTT)

Năm 2010, khóa đầu tiên được tuyển sinh. Trường đã và

đang đào tạo 7 khóa với 203 sinh viên. Giảng viên tham gia

giảng dạy có khả năng sử dụng tiếng Anh để giảng dạy và

nghiên cứu khoa học. Tham gia giảng dạy còn có nhiều giảng

viên quốc tế đến từ các nước phát triển: Hoa Kỳ, Australia,

Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan…và trong quá trình đào tạo,

có nhiều sinh viên quốc tế học tập và trao đổi với sinh viên

của Trường. Ngoài chương trình đào tạo, sinh viên còn được

tham gia các hoạt động ngoại khóa: tham quan, thực tập ở

nước ngoài, thực tập ở các Bệnh viện Quốc tế Việt Pháp,

Bệnh viện Vinmec, tham gia nghiên cứu khoa học. Hiện đã có

03 khóa tốt nghiệp, 100% sinh viên sau tốt nghiệp đã tìm

được việc làm ở các bệnh viện lớn, bệnh viện Quốc tế. Gần

50% sinh viên tốt nghiệp hiện đang làm việc tại các Bệnh

viện của Cộng hòa Liên bang Đức, đều đã được cấp chứng

chỉ hành nghề Điều dưỡng tại nước này (được quyền hành

nghề trong các nước thuộc Cộng đồng châu Âu). Chương

trình đào tạo đã được các đồng nghiệp trong nước và quốc tế

đánh giá cao, là minh chứng cho sự hội nhập quốc tế hiệu quả

của Trường Đại học Y Hà Nội.

Năm 2010, Quỹ “Phát triển Tài năng Y học Trường Đại

học Y Hà Nội” do Hiệu trưởng sáng lập, với số vốn ban đầu

là 568 triệu đồng. Đây là số tiền thu được từ triển lãm ảnh

của Thầy ở L’Espace - Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 - 26

Tràng Tiền, Hà Nội. Hàng năm quỹ đã hỗ trợ học bổng học

tiếng Anh cho các sinh viên CTTT, tạo nguồn động viên,

@copyright Hanoi Medical University

Page 117: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

116

khuyến khích lớn cho các em học tập và phấn đấu vươn lên.

Đến nay toàn bộ sinh viên CTTT đã được nhận học bổng, bao

gồm 197 sinh viên với tổng cộng số tiền đã hỗ trợ là

336.000.000 đồng.

Lễ Tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng CTTT khóa III (ngày 09/3/2017)

Đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng

Năm 2013, Nhà trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên với 43

sinh viên. Ngày 21/8/2017, Trường đã trao bằng tốt nghiệp

cho sinh viên khóa đầu. Chương trình được giúp đỡ nhiều

mặt, hỗ trợ chủ yếu bởi các Giáo sư, các chuyên gia Nhật

Bản, trong đó Giáo sư Yamamoto giữ một vai trò rất quan

trọng, quyết định.

Đào tạo Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa

Năm 2015, Nhà trường đã bắt đầu tuyển sinh và đào tạo

khóa I có 63 sinh viên; Năm 2016, tuyển sinh khóa II có 53

@copyright Hanoi Medical University

Page 118: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

117

sinh viên; Năm 2017, tuyển sinh khóa III có 59 sinh viên.

Chương trình được sự giúp đỡ toàn diện của Viện Thị giác

Australia và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.

Đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ AUF

Chương trình đào tạo Bác sĩ hệ Pháp ngữ là chương trình

đào tạo được phát triển lên từ chương trình đào tạo phân khoa

Pháp ngữ chuyên ngành Y của Trường Đại học Y Hà Nội hợp

tác với tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF). Hiện nay, Việt Nam

có 4 phân khoa Pháp ngữ chuyên ngành Y thuộc Trường Đại

học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Hải Phòng, Đại học Y -

Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Y khoa

Phạm Ngọc Thạch.

Trong quá trình học tập, sinh viên có cơ hội được học tập

do các giảng viên từ các quốc gia phát triển như: Pháp, Bỉ,

Canada…; được tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế; có cơ

hội nhận học bổng từ tổ chức AUF… Sau khi tốt nghiệp, sinh

viên được xét học sau đại học ở các nước cộng đồng Pháp

ngữ; được xét học các chuyên ngành lâm sàng tại các trường

đại học có hợp tác với tổ chức AUF: thực tập lâm sàng

chuyên môn; tham gia lớp đào tạo liên kết DU/DIU (Diplôme

Universitaire, Diplôme-Inter-Universitaire); học Nội trú các

bệnh viện của Pháp cho sinh viên nước ngoài; được học bổng

học lấy bằng Bác sĩ chuyên khoa của Chính phủ Pháp.

Hiện Nhà trường đang quản lý và đào tạo trên 400 sinh

viên hệ AUF và năm học 2017 - 2018 đã tuyển 41 sinh viên

khóa thứ VIII.

@copyright Hanoi Medical University

Page 119: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

118

5. Một số hình thức đào tạo theo yêu cầu

5.1. Đào tạo theo địa chỉ sử dụng

Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản số 8583/BGDĐT-GDĐH, ngày 28/9/2008 đồng ý để Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo ngành Bác sĩ đa khoa theo địa chỉ sử dụng, cho một số địa phương, trong đó có Vĩnh Phúc và Ninh Bình. Bằng sáng kiến độc đáo này, Trường đã mở ra cơ hội học tập cho những em có điểm gần sát điểm chuẩn nhưng kem theo nghĩa vụ làm việc tại quê hương, những nơi còn thiếu bác sĩ, căn cứ vào chỉ tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tại công văn 1142/BGDĐT-KHTC, ngày 24/02/2008. Điểm tuyển sinh chênh lệch không quá 1,0 điểm, thí sinh phải thuộc danh sách đề nghị xét tuyển của UBND tỉnh. Trường đã đào tạo cho tỉnh Vĩnh Phúc: 57 sinh viên (3 khóa), Ninh Bình: 4 sinh viên (1 khóa), Sở Y tế Hà Nội: 232 sinh viên (3 khóa, kết thúc năm 2012).

5.2. Đào tạo cho Dự án Y tế Bắc Trung bộ

Đảng ủy đã ban hành Nghị quyết về đào tạo Bác sĩ liên thông hệ tập trung 04 năm, chỉ áp dụng trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Y tế các tỉnh Bắc Trung bộ giai đoạn 2010 - 2016 tại 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 29/3/2011, Ban quản lý Dự án đã có Văn bản số 45/BQLDA-BTB về việc đề nghị Trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo Bác sĩ liên thông hệ tập trung 04 năm, gồm Bác sĩ đa khoa và Bác sĩ Y học dự phòng. Ngày 04/5/2011, Trường đã ra Thông báo số 382/TB-ĐHYHN về việc tuyển sinh và đào tạo Bác sĩ đa khoa và Bác sĩ Y học dự phòng hệ liên thông. Đối tượng tuyển sinh là Y sĩ đa khoa và Y sĩ Y học Dự phòng. Ngày 20/10/2011 Nhà trường đã tổ chức nhập học cho 125 sinh viên hệ Bác sĩ đa

@copyright Hanoi Medical University

Page 120: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

119

khoa và 129 sinh viên hệ Bác sĩ Y học dự phòng tại Trung tâm đào tạo sau đại học của Trường ở Thanh Hóa. Chỉ sau một năm, ngày 15/10/2012 Nhà trường đã tổ chức nhập học khóa II cho 67 sinh viên hệ Bác sĩ đa khoa và 61 sinh viên hệ Bác sĩ Y học dự phòng. Các khóa của Dự án đã hoàn thành chương trình học tập và được tổ chức trao bằng tốt nghiệp tại Trường Đại học Y Hà Nội. Thành công của Dự án có ý nghĩa chính trị, xã hội rất lớn vì đã cung cấp đội ngũ Bác sĩ đa khoa và Bác sĩ Y học dự phòng cho những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số thuộc 6 tỉnh Bắc Trung bộ.

5.3. Đào tạo tại Phân hiệu

Sau hơn một năm chuẩn bị tích cực, Phân hiệu đã chính

thức bước vào hoạt động. Năm học 2016 - 2017, Phân hiệu đã

tuyển sinh khóa đầu tiên với 78 sinh viên hệ Bác sĩ đa khoa

(chỉ tiêu 100). Sinh viên được tổ chức đưa ra Hà Nội, tham dự

Lễ Khai giảng tại Hội trường lớn của Trường. Thầy Hiệu

trưởng đã vào Phân hiệu để giới thiệu bài “Nhập trường” trực

tiếp cho sinh viên của Phân hiệu, sinh viên ở Hà Nội nghe qua

hệ thống cầu truyền hình. Sinh viên khóa đầu tiên của Phân

hiệu đã hoàn thành năm học, tự tin và hòa nhập tốt với sinh

viên toàn trường. Năm học 2017 - 2018, Phân hiệu đã tuyển

sinh khóa tiếp theo với 119 sinh viên nhập học cho ngành Bác

sĩ đa khoa. Tổ chức thành công đào tạo tại Phân hiệu khẳng

định vai trò đầu đàn của Trường Đại học Y Hà Nội từ trước

tới nay, phát triển hệ thống đào tạo, đóng góp quan trọng cho

nguồn nhân lực Y tế cả nước.

5.4. Đào tạo cho sinh viên nước ngoài

Bên cạnh việc quản lý và tổ chức đào tạo cho sinh viên

Việt Nam, Trường còn đảm nhận giảng dạy cho sinh viên

@copyright Hanoi Medical University

Page 121: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

120

nước ngoài theo hiệp định với các quốc gia, như Ucraina,

Mông Cổ, Thụy Điển; đặc biệt với chuyên ngành Y học cổ

truyền, một thế mạnh của Y học Việt Nam. Năm học 2002 -

2003 Trường nhận đào tạo 3 sinh viên nước ngoài (quốc tịch

Bungari, Mông Cổ, Ucraina); tính đến năm học 2016 - 2017,

Trường đã đào tạo 22 sinh viên nước ngoài, trong đó có 15

sinh viên hệ Bác sĩ đa khoa. Nhiều năm nay, mỗi năm Trường

nhận 150 - 200 sinh viên nước ngoài đến học tập và trao đổi

ngắn hạn.

6. Thực hành của sinh viên

6.1. Thực hành ở các bộ môn y học cơ sở

Các bộ môn y học cơ sở là một trong những thế mạnh của

Trường. Trong 15 năm qua, Lãnh đạo Trường luôn quan tâm

đầu tư nhiều dụng cụ, máy móc hiện đại để phục vụ công việc

giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các bộ môn. Từ sự ưu

tiên đầu tư của Dự án JICA (Nhật Bản) năm 1995 đến Dự án

Y tế chuyên sâu, Dự án Cải tạo và mở rộng Đại học Y Hà Nội

và Dự án ADB (năm 2010), thiết bị nghiên cứu và phương

tiện giảng dạy của các bộ môn y học cơ sở đã được đầu tư, bắt

kịp được sự phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới,

đảm bảo cho sinh viên học tập và thực hành. Khoa Kỹ thuật Y

học đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại thuộc nhiều

chuyên ngành y học cơ sở phục vụ cho việc giảng dạy và thực

hành của sinh viên. Vì vậy, Khoa hiện đang là cơ sở tốt để

sinh viên thực tập.

6.2. Thực hành kỹ năng tiền lâm sàng

Đào tạo tốt các kỹ năng tiền lâm sàng cho sinh viên là

mục tiêu Nhà trường luôn hướng tới, phù hợp với xu thế của y

@copyright Hanoi Medical University

Page 122: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

121

học hiện đại. Sự ra đời của Trung tâm đào tạo kỹ năng tiền

lâm sàng và sau này là Bộ môn Giáo dục Y học và kỹ năng

tiền lâm sàng là một dấu mốc quan trọng trong đào tạo thực

hành của Nhà trường, làm thay đổi một cách đáng kể cách

dạy - học thực hành. Việc thực tập trước trên mô hình sẽ giúp

sinh viên làm quen, thành thục với các kỹ năng, từ đó các em

sẽ tự tin và thao tác đảm bảo tính an toàn hơn khi thực hành

trên người bệnh tại các bệnh viện.

Hướng dẫn sinh viên thực hành trên mô hình

Tham gia giảng dạy kỹ năng tiền lâm sàng tại Bộ môn

Giáo dục y học và Kỹ năng tiền lâm sàng có giảng viên của 9

bộ môn: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Tim mạch, Huyết học và

Truyền máu, Lão khoa, Hồi sức cấp cứu. Sinh viên năm thứ 2

học kỹ năng giao tiếp, năm thứ 3 học các kỹ năng tiền lâm

sàng gồm 40 kỹ năng về thăm khám, thực hiện thủ thuật và kỹ

năng đảm bảo an toàn cho người bệnh. Sinh viên học xong

được lượng giá học tập theo hình thức OSPE.

@copyright Hanoi Medical University

Page 123: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

122

6.3. Thực hành tại bệnh viện

Với quy mô đào tạo của Trường ngày càng mở rộng, số

lượng sinh viên, học viên sau đại học ngày càng tăng, vì vậy

cần phải mở rộng cơ sở thực hành cho sinh viên. Ngoài các

bệnh viện là cơ sở thực hành truyền thống của Trường, việc

mở rộng thêm địa bàn cho sinh viên thực tập đã được Trường

quan tâm chỉ đạo. Cho tới nay, sinh viên của Trường đã đến

học tập và thực hành ở 32 bệnh viện, viện nghiên cứu trên địa

bàn Hà Nội như Bệnh viện E, Bệnh viện đa khoa Nông

nghiệp, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Đại học Y

Hà Nội... Với số lượng cơ sở thực hành hiện nay đã đảm bảo

tương đối tốt cho việc học tập lâm sàng của sinh viên. Tuy

nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cơ chế thị

trường, xuất hiện các trường tư thục, vì vậy việc học tập,

giảng dạy và thực hành của sinh viên ở các bệnh viện vẫn còn

không ít khó khăn. Ban Giám hiệu đã và đang từng bước cùng

với các bệnh viện khắc phục những khó khăn đó.

Sinh viên thực hành tại Bệnh viện

@copyright Hanoi Medical University

Page 124: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

123

Có thể nói, mối quan hệ tốt đẹp, khăng khít giữa Trường

với các bệnh viện, Viện và các cơ sở y tế đã được tạo dựng từ

rất lâu. Nhờ đó, các sinh viên, học viên của Trường có điều

kiện thực hành tại nhiều cơ sở y tế với nhiều mô hình tổ chức,

mô hình bệnh tật khác nhau, có thể hỗ trợ đội ngũ nhân viên y

tế trong công tác chuyên môn tại cơ sở thực hành; đội ngũ bác

sĩ tại các cơ sở thực hành có cơ hội giảng dạy, đào tạo đại

học, sau đại học; các cơ sở thực hành có cơ hội tiếp nhận

nguồn nhân lực y tế chất lượng cao từ Trường để bổ sung vào

nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên, từ trước năm 2016,

chưa có văn bản chính thức về việc công nhận các cơ sở thực

hành và các giảng viên thỉnh giảng của Trường. Vì vậy, năm

học 2016 - 2017, Hiệu trưởng đã ban hành Quyết định số

5833/QĐ-ĐHYHN ngày 26/12/2016 công nhận 269 giảng

viên thỉnh giảng của Trường, Quyết định số 5861/QĐ-

ĐHYHN ngày 28/12/2016 về việc công nhận 14 giảng viên

thỉnh giảng Khoa Kỹ thuật Y học, Quyết định số 5862/QĐ-

ĐHYHN ngày 28/12/2016 về việc công nhận 76 giảng viên

thỉnh giảng Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh, Quyết định số

5728/QĐ-ĐHYHN ngày 15/12/2016 về việc công nhận 60 cơ

sở thực hành, Quyết định số 1750/QĐ-ĐHYHN ngày

06/6/2017 về việc công nhận 15 bệnh viện và 04 trung tâm là

cơ sở thực hành của Trường. Từ năm 2017, việc rà soát, tổng

hợp danh sách công nhận giảng viên thỉnh giảng cơ sở thực

hành được thực hiện đều đặn hàng năm.

6.4. Thực hành ở cộng đồng

Với truyền thống từ nhiều năm, việc đưa sinh viên về các

tuyến y tế cơ sở đã góp phần giúp sinh viên có trải nghiệm

thực tế trong quá trình học tập. Các địa bàn truyền thống của

Nhà trường ở địa phương vẫn được duy trì, mối quan hệ hợp

@copyright Hanoi Medical University

Page 125: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

124

tác của các địa phương với Nhà trường rất được trân trọng

trong những năm đã qua. Ngoài các cơ sở truyền thống, lâu

năm như Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng, huyện Bình Lục

thuộc tỉnh Hà Nam, Bệnh viện đa khoa Đức Giang thì Trung

tâm Y tế huyện Duy Tiên (Hà Nam) mới tham gia vào đào tạo

thực địa với Trường từ tháng 10 năm 2012.

7. Những thành tích trong đào tạo đại học giai đoạn 2002 - 2017

7.1. Giữ ổn định quy mô đào tạo bác sĩ đa khoa, mở và tăng dần quy mô đào tạo các ngành khác, đa dạng hóa các hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội

- Đổi mới mạnh mẽ công tác khảo thí; xây dựng ngân hàng câu hoi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các bộ môn.

- Rà soát và đổi mới nhiều chương trình đào tạo theo hướng dựa trên năng lực, giảm tải lý thuyết, tăng thời lượng thực hành; xây dựng chuẩn đầu ra cho hầu hết các chương trình đào tạo.

- Xây dựng và thực hiện thành công các chương trình đào tạo tiên tiến bằng tiếng Anh (Cử nhân điều dưỡng chương trình tiên tiến - CNĐDCTTT) và tiếng Pháp (Bác sĩ đa khoa AUF), khẳng định sự hội nhập quốc tế trong đào tạo.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo tăng đáng kể: trang bị cho các bộ môn khoa học cơ bản và y học cơ sở; mở rộng và đầu tư cho Trung tâm đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng, Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục; mở rộng thêm các cơ sở thực hành mới tại các bệnh viện.

- Xây dựng thành công Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa và triển khai đào tạo bác sĩ đa khoa chính quy từ năm học 2016 - 2017.

@copyright Hanoi Medical University

Page 126: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

125

- Tăng cường công tác đảm bảo chất lượng bằng nhiều

hoạt động thường quy trong toàn trường, như: phản hồi bài

giảng; phản hồi môn học; bình chọn giảng viên; ban hành các

tiêu chí đảm bảo chất lượng và giám sát; đẩy mạnh xây dựng

văn hóa chất lượng Đại học Y Hà Nội.

(Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân cấp cho các

trường đại học tự chủ cả về phôi văn bằng, chứng chỉ. Phòng

CTCT&HSSV đã viết Đề án tự chủ về phôi văn bằng, chứng

chỉ và đã được thông qua. Phôi văn bằng chứng chỉ của

Trường sẽ sớm được áp dụng).

7.2. Kết quả đào tạo đại học giai đoạn 2002 - 2017

- Bác sĩ đa khoa: 5653

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt: 926

- Bác sĩ Y học cổ truyền: 440

- Bác sĩ YHDP: 243

- Cử nhân Điều dưỡng: 1067 (trong đó có 126 điều dưỡng

CTTT)

- Cử nhân Y tế công cộng: 385

- Cử nhân Xét nghiệm Y học: 518

- Cử nhân Dinh dưỡng: 43

- Cử nhân Điều dưỡng liên thông: 2211

- Cử nhân YTCC liên thông: 41

- Bác sĩ đa khoa liên thông (đào tạo tại Thanh Hóa): 259

- Bác sĩ YHDP liên thông (đào tạo tại Thanh Hóa): 251

@copyright Hanoi Medical University

Page 127: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

126

Nhận xét chung

Trong 15 năm qua công tác đào tạo đại học đã có những thay đổi quan trọng, đa dạng hóa các ngành học và loại hình đào tạo; nhiều chương trình đào tạo được rà soát và xây dựng dựa trên năng lực, tích hợp, hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế; chất lượng đào tạo được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế.

Giảng viên được sinh viên bình chọn

Danh hiệu “Giảng viên được sinh viên bình chọn” được triển khai từ năm học 2010 - 2011. Hàng năm sinh viên từng khối từ Y1 đến Y6 bình chọn 01 giảng viên cho mỗi khối. Trong 2 năm đầu, hoạt động này được triển khai theo chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. Năm 2013, hoạt động này đã được tổ chức hệ thống hơn theo một quy trình thống nhất thông qua việc ban hành Quyết định số 1365/QĐ-ĐHYHN ngày 25/4/2013 về các quy định khi thực hiện hoạt động này. Liên tục 6 năm cho đến nay đã có 16 giảng viên đạt được danh hiệu rất tự hào này. Có những giảng viên đã đạt danh hiệu này trong 3, 4 năm liên tiếp.

II. ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Đặc điểm về đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 - 2017

- Đổi mới mạnh mẽ trong tuyển sinh và đào tạo, trong tổ chức và quản lý đào tạo, đặc biệt là đối với đào tạo Nội trú và Nghiên cứu sinh.

- Thay đổi quy chế đào tạo Cao học và Nghiên cứu sinh nhiều lần.

- Thiếu nguồn nhân lực tham gia đào tạo sau đại học và thiếu học viên ở một số chuyên ngành y học cơ sở và một số chuyên ngành lâm sàng kém thu hút.

@copyright Hanoi Medical University

Page 128: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

127

- Có sự phân cấp quản lý mạnh mẽ của Bộ Giáo dục và

Đào tạo cho các cơ sở đào tạo.

- Có sự chuyển đổi, liên thông giữa các loại hình đào tạo.

- Triển khai đào tạo thí điểm BSCKII ở địa phương, đào

tạo cho chương trình, dự án và giảm dần số lượng đào tạo

CKI ở địa phương.

- Tham gia cùng một số bệnh viện trung ương đào tạo

BSNT, CKI, CKII theo Dự án đào tạo thí điểm của Bộ trưởng

Bộ Y tế.

1. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo Sau đại học

Tên gọi của Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học

(QLĐTSĐH) qua các thời kỳ:

- 1981 - 1994: Khoa Đào tạo trên Đại học và Bồi dưỡng

Sau đại học (gọi tắt là Khoa Sau đại học)

- 1994 - 2007: Phòng Đào tạo Sau đại học (gọi tắt là

Phòng Sau đại học)

- Từ năm 2007 đến nay: Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại

học (Quyết định 2539/QĐ-YHN ngày 20/12/2007 về việc

quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, phòng, ban

trong Trường).

Phòng QLĐTSĐH là đơn vị ít biến động nhân sự. Tham

gia quản lý đào tạo sau đại học còn có hệ thống giáo vụ sau

đại học của các bộ môn, các phòng đào tạo của các viện đào

tạo, là đầu mối để phối hợp với Phòng QLĐTSĐH trong tổ

chức và quản lý học viên.

@copyright Hanoi Medical University

Page 129: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

128

Ban Lãnh đạo Phòng:

Trưởng phòng:

- PGS. TS. BS. Phạm Nhật An (1998 - 2006);

- PGS. TS. BS. Phạm Thiện Ngọc (2006 - 2011);

- PGS. TS. BS. Đoàn Quốc Hưng (7/2011 - nay).

Phó Trưởng phòng:

- ThS. BS. Lê Văn Quảng (8/1999 - 6/2015);

- PGS. TS. BS. Phạm Thiện Ngọc (2004 - 2006);

- PGS. TS. BS. Lê Hồng Hinh (2007 - 2010);

- ThS. BS. Nguyễn Ngọc Long (4/2011 - nay);

- TS. BS. Nguyễn Mạnh Hà (5/2016 - nay).

Số giảng viên tham gia giảng dạy sau đại học gồm: 18

Giáo sư, 162 Phó Giáo sư, 125 Tiến sĩ, 423 Thạc sĩ, tỉ lệ giảng

viên có trình độ từ Tiến sĩ trở lên là 37,82% (295/780 giảng

viên) (tính đến tháng 6/2017). Tuy nhiên có thời điểm, có

chuyên ngành thiếu cán bộ cơ hữu giảng dạy sau đại học, một

số chuyên ngành phải tạm dừng đào tạo Cao học như Y pháp,

Lao và Bệnh phổi, Truyền nhiễm, Ký sinh trùng từ năm 2006

đến năm 2015. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng ở các bệnh viện

thực hành tham gia tích cực, hiệu quả vào đào tạo sau đại học.

2. Những thay đổi trong tuyển sinh sau đại học

2.1. Thay đổi trong tuyển sinh Bác sĩ Nội trú

Từ năm 2002 đến năm 2006, thi tuyển Bác sĩ Nội trú

bệnh viện cùng đợt với thi tuyển Cao học và Nghiên cứu

sinh vào tháng 5 hàng năm. Điều kiện dự thi: tốt nghiệp loại

@copyright Hanoi Medical University

Page 130: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

129

khá trở lên và không bị kỷ luật khi học. Thí sinh được đăng

ký một nguyện vọng và phải thi 4 môn: Toán thống kê Y

học, Ngoại ngữ trình độ B, môn Cơ sở và Chuyên ngành.

Điều kiện xét tuyển: không có điểm dưới 5, môn Chuyên

ngành từ 7 trở lên, môn Cơ sở từ 6 trở lên, tuyển từ cao

xuống thấp theo chuyên ngành. Hàng năm, Trường chỉ tuyển

được khoảng 40 - 50 học viên.

Năm 2006, Bộ Y tế ban hành Quy chế đào tạo Bác sĩ Nội

trú (Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm

2006) (Quy chế năm 2001 gọi là BSNT Bệnh viện). Nhiều

thay đổi đã diễn ra. Thi tuyển Bác sĩ Nội trú được tổ chức vào

tháng 8 hàng năm, người học tiết kiệm được một năm do

được thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Thí sinh được đăng

ký 2 nguyện vọng; tổ chức sơ tuyển trước khi thi; môn thi

chuyên ngành theo hệ đào tạo. Tuyển chọn nguyện vọng 1

theo chuyên ngành, lấy từ cao xuống thấp; nếu chưa trúng

tuyển sẽ được xét nguyện vọng 2. Thực hiện tuyển sinh Bác sĩ

Nội trú đối với các chuyên ngành Y học cơ sở, Y học dự

phòng sau 15 năm gián đoạn. Năm này có hai kỳ thi tuyển

Nội trú cho khóa XXX (hình thức cũ) và khóa XXXI (hình

thức mới, ngày 30 tháng 12 năm 2006). Từ năm 2010 trở đi

không tổ chức sơ tuyển trước khi thi.

Năm 2012, thực hiện công văn số 8330/BYT-K2ĐT ngày

23 tháng 12 năm 2011 của Bộ Y tế về việc “cải tiến thi tuyển

Bác sĩ Nội trú”. Môn thi Cơ sở (môn thi 3) thi một trong các

môn: Sinh lý, Giải phẫu, Hóa sinh, Y sinh học - Di truyền. Từ

năm 2014 đến nay, đề thi tổng hợp bao gồm nội dung cả 4

môn. Môn chuyên ngành được tách thành 2 môn thi: Môn thi

4 (Ngoại hoặc Nội) và môn thi 5 (Sản hoặc Nhi).

@copyright Hanoi Medical University

Page 131: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

130

Từ năm 2015, thí sinh dự thi tuyển Nội trú phải thi 4 môn:

Chuyên ngành 1 (Nội và Nhi), Chuyên ngành 2 (Ngoại và

Sản); Cơ sở (Sinh lý, Giải phẫu, Hóa sinh, Y sinh học - Di

truyền) và Ngoại ngữ.

Từ năm 2012, thí sinh dự thi tuyển Nội trú được đăng ký

thêm nguyện vọng 3. Trong đó nguyện vọng 2 dành cho các

chuyên ngành lâm sàng có sức thu hút kém: như Lao, Truyền

nhiễm, Tâm thần. Nguyện vọng 3 dành cho các chuyên ngành

Y học cơ sở. Với cách thức tuyển sinh như vậy, năm nào Nhà

trường cũng tuyển được học viên Nội trú cho các chuyên

ngành Y học cơ sở và Y học dự phòng. Số học viên ngày

càng tăng, như: Truyền nhiễm, Lao, Tâm thần, Pháp Y, Hóa

sinh, Giải phẫu bệnh, Dược lý, Mô - Phôi, Vi sinh, Sinh lý,

Sinh lý bệnh, Y Sinh học - Di truyền.

Từ năm 2016, ngày 09 tháng 9 được chọn là Match Day,

ngày mà thí sinh được chọn nguyện vọng theo thứ tự xếp hạng

kết quả thi của mình. Tất cả các chuyên ngành đều được thí

sinh chọn vào học (năm 2016 chọn được 130 BSNT/130 chỉ

tiêu và năm 2017 chọn được 344 BSNT/345 chỉ tiêu).

Từ năm 2012, Trường đã tiến hành đào tạo Bác sĩ Nội trú

riêng cho Sở Y tế Hà Nội. Điều này thể hiện trách nhiệm cao

của Trường với ngành Y tế Thủ đô. Đến nay, Trường đã và

đang đào tạo cho Sở Y tế Hà Nội được 5 khóa, 17 chuyên

ngành với 43 học viên.

Trong xu hướng tăng cường đào tạo chuyên khoa sau đại

học nhằm tăng cường chất lượng cán bộ Y tế trước khi trở

thành bác sĩ chuyên khoa thực sự. Trường Đại học Y Hà Nội

đã tăng qui mô đào tạo Bác sĩ Nội trú, từ 50 chỉ tiêu năm

2006, tăng lên 345 chỉ tiêu năm 2017. Bộ Y tế triệu tập các

@copyright Hanoi Medical University

Page 132: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

131

Bác sĩ Nội trú về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để “Vinh danh ”

trong 2 năm liên tiếp 2010 và 2011.

2.2. Thay đổi trong tuyển nghiên cứu sinh

Trước 2007, thi tuyển Nghiên cứu sinh cùng kỳ thi tuyển sinh Cao học, BSNT vào tháng 5 hàng năm. Từ năm 2008 tới nay tuyển Nghiên cứu sinh và Cao học vào tháng 8 hàng năm). Thí sinh phải thi các môn theo quy định và phải bảo vệ đề cương nghiên cứu. Điểm chấm đề cương được coi như một môn thi tuyển. Từ 2005 đến 2009 còn đối tượng là BSCKII thi chuyển đổi (theo Thông tư liên tịch số 30/2003/TTLT/BGDĐT-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2003 về hướng dẫn việc chuyển đổi giữa các văn bằng và trình độ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực Y tế). Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo Nghiên cứu sinh (Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009). Kể từ năm 2009, Nhà trường đã áp dụng xét tuyển Nghiên cứu sinh.

Năm 2017, các kỳ thi tuyển sau đại học được tổ chức một lần vào tháng 8. Quy chế đào tạo Nghiên cứu sinh (Thông tư số 08/2017/BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2017) đã được Nhà trường thực thi trong đó có một số điểm mới so với qui chế cũ. Tính đến năm 2017, Trường đã và đang tuyển sinh cho 43 mã ngành đào tạo thuộc 34 chuyên ngành.

2.3. Thay đổi trong tuyển sinh Cao học, CKI, CKII

Nhìn chung, tuyển sinh Cao học, CKI, CKII từ năm 2002 tới nay ít thay đổi.

Đối với tuyển sinh Cao học: Từ năm 2015 môn thi chuyên ngành đã thay thế môn Toán thống kê Y học. Môn Chuyên ngành được phân theo Hệ đào tạo.

@copyright Hanoi Medical University

Page 133: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

132

Đối với tuyển sinh CKI, CKII: Quy chế từ 2001 của Bộ Y

tế vẫn còn hiệu lực. CKI vẫn thi môn Chuyên ngành và môn

Cơ sở, CKII thi môn Chuyên ngành và môn Ngoại ngữ. Năm

2008, Bộ Y tế có văn bản cho phép thí sinh ở vùng sâu, vùng

xa, thí sinh người dân tộc dự thi tuyển CKII được nợ môn

ngoại ngữ. Năm 2010 Thạc sĩ có thể dự thi tuyển CKII (do

năm 2010 bỏ hệ chuyển đổi từ Thạc sĩ sang CKI).

Kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2017, Nhà trường tổ

chức thi tuyển Cao học khóa XXVI cho 39 mã ngành đào tạo,

CKI khóa XXII cho 29 chuyên ngành, CKII khóa XXXI cho

35 mã ngành đào tạo.

2.4. Thay đổi về tổ chức thi tuyển và hình thức thi tuyển sinh

Tháng 4/2015, Nhà trường tổ chức Hội nghị Đào tạo ở Đồ

Sơn (Hải Phòng) nhằm lấy ý kiến của cán bộ Nhà trường với

2 đề án: Đề án “Thi tuyển sinh một lần” và Đề án “Thi tuyển

sinh bằng trắc nghiệm khách quan”. Trường đã ra Văn bản số

661/ĐHYHN ngày 21 tháng 5 năm 2015 thông báo hình thức

thi trắc nghiệm trong tuyển sinh Cao học, Nội trú được áp

dụng từ tháng 8 năm 2015. Đến năm 2017, đã áp dụng thi

tuyển sau đại học một kỳ cho mọi đối tượng vào tháng 8 và

tất cả các môn đều thi bằng hình thức trắc nghiệm.

3. Một số nội dung khác trong tuyển sinh và đào tạo sau đại học

3.1. Tuyển sinh và đào tạo CKI, CKII cho Dự án Y tế Tây Nguyên

Năm 2006, Bộ Y tế giao cho Trường đào tạo BSCKI,

BSCKII thuộc “Dự án Y tế Tây nguyên” của Chính phủ. Hầu

@copyright Hanoi Medical University

Page 134: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

133

hết các cán bộ được đào tạo theo Dự án là người dân tộc thiểu

số và thuộc biên chế của 5 tỉnh Tây nguyên (Lâm Đồng, Gia

Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk). Ngày 15/9/2006 tổ chức

thi tuyển sinh cho 79 thí sinh dự thi CKI, 07 thí sinh dự thi

CKII. Tất cả các thí sinh đều trúng tuyển (CKII: Sản phụ

khoa 05, Truyền nhiễm 02; CKI: Sản phụ khoa 32, HSCC 30,

Truyền nhiễm 17). Ngày 18/4/2007, Trường tổ chức khai

giảng khóa học. Có 84 học viên nhập học (02 học viên bỏ

học: 01 CKI Sản phụ khoa, 01 CKII Truyền nhiễm). Toàn bộ

học viên đã đạt yêu cầu và được nhận bằng tốt nghiệp. Lễ trao

bằng tốt nghiệp được tổ chức trang trọng tại Sở Y tế Đắc Lắk

vào ngày 15/9/2009.

3.2. Tuyển sinh và đào tạo CKI, CKII ở địa phương

Năm 2008, Trường tổ chức đào tạo thí điểm CKII ở địa

phương (CKII Ngoại, Nội ở Cần Thơ, CKII Sản ở Thanh Hóa,

CKII YHDP và QLYT ở Kiên Giang, CKII YHDP và QLYT ở

Lâm Đồng, CKII YHDP và QLYT ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ,

CKII Nội cho Bộ Công an). Đào tạo tại địa phương theo hình

thức đào tạo “tập trung theo chứng chỉ”. Tham gia giảng dạy

cho học viên chủ yếu là giảng viên của Nhà trường và một số

giảng viên kiêm nhiệm ở địa phương (tham gia dạy lâm sàng

và hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp). Từ năm 2002, số học

viên CKI, CKII được đào tạo tại các địa phương trong 15 năm

qua là 1.948 bác sĩ. Lực lượng bác sĩ CKI, CKII do Trường

Đại học Y Hà Nội đào tạo đã và đang đóng góp to lớn vào sự

nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoe nhân dân các tỉnh, nhất

là nguồn nhân lực y tế ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và

khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

@copyright Hanoi Medical University

Page 135: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

134

3.3. Tuyển sinh và đào tạo CKI, CKII, BSNT cho các viện, bệnh viện Trung ương

Năm 2010, Bộ Y tế có chủ trương thí điểm cho các viện

và bệnh viện Trung ương tham gia đào tạo CKI, CKII, BSNT.

Bộ Y tế giao cho Trường có nhiệm vụ phối hợp các viện và

bệnh viện để triển khai đào tạo. Hoạt động đào tạo BSNT,

CKI, CKII ở các viện và bệnh viện được 3 khóa thì dừng lại

(năm 2012). Trường đã phối hợp đào tạo với các Bệnh viện

Trung ương 414 bác sĩ CKI, CKII, BSNT (Bệnh viện Bạch

Mai: 181 bác sĩ, Bệnh viện Việt Đức: 58 bác sĩ, Bệnh viện

Phụ Sản Trung ương: 35 bác sĩ, Bệnh viện Nhi Trung ương:

48 bác sĩ, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương: 8 bác sĩ,

Bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung ương: 8 bác sĩ, Bệnh

viện Y học cổ truyền Trung ương: 30 bác sĩ, Bệnh viện Bệnh

nhiệt đới Trung ương: 5 bác sĩ, Bệnh viện Châm cứu Trung

ương: 17 bác sĩ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương: 24 bác sĩ).

3.4. Tuyển sinh và đào tạo Đề án Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo) - viết tắt là Đề án 585

Ngày 20/02/2013, Bộ Y tế ban hành Quyết định số

585/QĐ-BYT về việc phê duyệt “Đề án 585”. Trường Đại

học Y Hà Nội là đơn vị được Bộ Y tế giao trách nhiệm xây

dựng chương trình đào tạo chung cho cả nước. Từ năm 2013

đến năm 2017, Trường đã xây dựng 10 chương trình đào tạo

và được Bộ Y tế thông qua gồm: Chương trình Nội khoa,

Ngoại khoa, Sản Phụ khoa, Nhi khoa, Hồi sức cấp cứu,

Truyền nhiễm, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Kỹ

thuật xét nghiệm, Y học cổ truyền. Hiện nay, Trường đang

@copyright Hanoi Medical University

Page 136: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

135

tiếp tục xây dựng chương trình Răng Hàm Mặt để trình Bộ

Y tế phê duyệt.

Ngày 01/6/2015, Bộ Y tế và Trường đã khai giảng khóa I

với 3 chuyên ngành đào tạo: Ngoại khoa, Nhi khoa, Chẩn đoán hình ảnh. Đến nay, Trường đã và đang đào tạo 4 khóa với 9 chuyên ngành, đã cung cấp 53 bác sĩ có tay nghề cao cho

những vùng khó khăn đặc biệt (khóa I: 7 bác sĩ, khóa II: 7 bác sĩ, khóa III: 15 bác sĩ, khóa IV: 25 bác sĩ, khóa V: 24 bác sĩ).

4. Những thay đổi trong chương trình và đào tạo

4.1. Thay đổi trong chương trình và đào tạo Nghiên cứu sinh

Từ năm 2001, việc đào tạo Nghiên cứu sinh theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGDĐT ngày 08/6/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đã triển khai xây dựng chương trình đào

tạo. Nghiên cứu sinh phải thực hiện 3 chuyên đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nội dung các chuyên đề do Nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn đề xuất và được bộ môn thông qua. Khối

lượng khiến thức của mỗi chuyên đề phụ thuộc vào nội dung phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sinh phải có ít nhất 02 bài

báo khoa học và phải tham gia ít nhất hai lần báo cáo tại hội

nghị khoa học của Nghiên cứu sinh và Hội nghị chuyên ngành quốc gia hoặc quốc tế. Thời gian đào tạo Nghiên cứu sinh từ 3 đến 5 năm, không kéo dài quá 7 năm.

Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 về đào tạo Nghiên cứu sinh. Ngoài việc thay đổi hình thức tuyển sinh, nội dung

chương trình đào tạo cũng có nhiều thay đổi, như: Nghiên cứu sinh phải viết Tiểu luận tổng quan, phải học thêm các học phần Tiến sĩ… Do quy chế chưa ổn định, cho nên từ năm 2009 đến

@copyright Hanoi Medical University

Page 137: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

136

năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010 và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về hủy bo và bổ sung

một số điều trong Thông tư 10/2009.

Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số

08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 về việc ban hành quy

chế đào tạo Nghiên cứu sinh với nhiều thay đổi. Từ khi bắt

đầu đào tạo Nghiên cứu sinh (từ 1977 đến nay), Trường đã

đào tạo được 1136 Nghiên cứu sinh trong đó Luận án Tiến sĩ

thứ 500 được bảo vệ ngày 20/10/2005; Luận án Tiến sĩ thứ

1000 được bảo vệ ngày 05/11/2015.

Bảo vệ Luận án Tiến sĩ thứ 1000 (ngày 05/11/2015)

4.2. Thay đổi trong chương trình và đào tạo Cao học

Thực hiện Quy chế số 18/2000/QĐ-BGDĐT, ngày

08/6/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2001, Trường đã

hoàn thành cuốn Chương trình đào tạo Cao học trên cơ sở bổ

sung và chỉnh sửa cuốn Chương trình đào tạo Cao học ban

hành năm 1995. Chương trình đào tạo Cao học năm 2001

@copyright Hanoi Medical University

Page 138: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

137

được coi là chương trình gốc để xây dựng các chương trình

đào BSNT, CKI, CKII. Chương trình này được duy trì ổn

định cho tới năm 2008.

Từ năm 2008 đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 3 lần thay đổi quy chế đào tạo như: Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT, Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT. Trong năm 2016, 2017, Phòng QLĐTSĐH phối hợp với Trung tâm Phát triển chương trình đào tạo và Tư vấn nhân lực Y tế và các bộ môn đã và đang xây dựng chương trình đào tạo Cao học theo tín chỉ, chương trình theo định hướng nghiên cứu và chương trình cho hệ thực hành.

Chương trình đào tạo dành cho hệ chuyển đổi từ CKI được áp dụng từ năm 2005 đến 2009 dựa trên nguyên tắc: đối chiếu với chương trình Cao học hiện hành, học bổ sung những phần chưa học; học thêm 2 môn Cơ sở, 01 môn Hỗ trợ, môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, môn Phương pháp dạy học, bổ sung phần lý thuyết Chuyên ngành và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Thời gian đào tạo đối tượng này là 01 năm. Hình thức đào tạo này cũng đã kết thúc vào năm 2009.

4.3. Thay đổi trong chương trình và đào tạo Bác sĩ Nội trú

Đào tạo BSNT được thực hiện từ năm 1974. Từ năm 1992 đến nay, chương trình đào tạo BSNT được thiết kế dựa trên khung chương trình đào tạo Cao học. Chương trình đào tạo BSNT bao phủ toàn bộ chương trình đào tạo Cao học nhưng yêu cầu cao hơn cả về lý thuyết và thực hành. Thời gian đào tạo dài hơn (3 năm), đánh giá kết quả học tập và quy định về thường trú vẫn áp dụng như trước đây (điểm kết thúc môn học phải đạt từ 6 điểm trở lên, điểm các phần học trong chuyên ngành và ngoại ngữ phải đạt từ 7 điểm trở lên, phải thường trú ở bệnh viện, không sinh con trong quá trình học tập…).

@copyright Hanoi Medical University

Page 139: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

138

Năm 2001, học viên hoàn thành khóa học được cấp bằng

“Bác sĩ Nội trú” và bằng “Bác sĩ chuyên khoa I”. Năm 2003,

Bộ Y tế đã chính thức phát hành phôi bằng tốt nghiệp BSNT,

CKI, CKII. Những học viên tốt nghiệp BSNT, CKI, CKII từ

năm 2002 trở lại đây được nhận bằng tốt nghiệp, trước đó là

Chứng nhận. Từ năm 2004 tới nay học viên nội trú khi tốt

nghiệp chỉ nhận duy nhất “Bằng tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú”.

Năm 2006, Bộ Y tế ban hành Quy chế đào tạo “Bác sĩ

Nội trú” (Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 04/7/2006)

thay thế Quy chế đào tạo “Bác sĩ Nội trú bệnh viện” năm

2001, trong Quy chế không còn điểm quy định “Không sinh

con trong quá trình học tập” và trong quá trình học tập, học

viên Nội trú được thi lại 2 lần những môn học chưa đạt yêu

cầu. Do đó, từ năm 2007 đến nay, học viên nữ được sinh con

trong quá trình học tập và được thi lại môn học nếu chưa đạt.

Từ khóa XXVII (năm 2003) đến khóa XXXIX (năm

2014), Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng chuẩn hóa Thạc sĩ cho

các BSNT chỉ vì không có quyết định trúng tuyển Cao học.

Để đảm bảo cho các BSNT sau khi tốt nghiệp được nhận thêm

bằng Thạc sĩ, từ khóa XXXX (năm 2015), Trường đã đăng ký

thêm chỉ tiêu Cao học cho các BSNT và ban hành thêm quyết

định trúng tuyển Cao học. Như vậy từ khóa XXXX trở đi, các

BSNT khi tốt nghiệp sẽ được nhận thêm bằng Thạc sĩ.

Từ năm 2015 trở về trước, học viên Nội trú không phải

đóng học phí mà còn được hưởng phụ cấp, sinh hoạt phí hàng

tháng. Chế độ phụ cấp sinh hoạt phí thay đổi theo từng thời

kỳ. Năm 2011 - 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu

ra quyết định tuyển dụng đối với BSNT mới trúng tuyển để

BSNT trong quá trình học được hưởng lương như những cán

bộ viên chức. Do không phải đóng học phí, lại được hưởng

@copyright Hanoi Medical University

Page 140: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

139

phụ cấp, vì vậy nhiều lần Trường phải giải trình với kiểm

toán về chế độ đối với đào tạo Bác sĩ Nội trú. Thực hiện Luật

giáo dục về nghĩa vụ đóng góp của người học, từ năm học

2016 - 2017 các học viên Nội trú đều phải đóng học phí.

4.4. Thay đổi trong chương trình đào tạo BSCKI, BSCKII

Chương trình đào tạo CKI, CKII từ năm 2002 tới năm

2010 vẫn cơ bản dựa trên chương trình đào tạo Cao học năm

2001. Năm 2009, Ban Giám hiệu đã yêu cầu Phòng

QLĐTSĐH cùng các bộ môn xây dựng chương trình đào tạo

BSNT, CKI, CKII mặc dù xu hướng thay đổi quy chế đang

đến gần. Sau một thời gian ngắn, Phòng QLĐTSĐH cùng các

bộ môn đã hoàn thành các chương trình đào tạo BSNT, CKI,

CKII. Chương trình vẫn cơ bản dựa trên chương trình Cao

học và được áp dụng từ năm 2010 đến năm 2014. Từ 2014,

Nhà trường tiến hành điều chỉnh chương trình BSNT, CKI,

CKII (đào tạo nghề) cho phù hợp. Các khung chương trình

này được áp dụng từ năm 2014 đến nay.

4.5. Mở mã ngành/chuyên ngành đào tạo mới

STT Đối tượng đào tạo

Mã ngành/CN đào tạo mới

Năm bắt đầu đào tạo

1 Nghiên cứu sinh Y học Hạt nhân 2016

2

Cao học

Y học Gia đình 2011

Kỹ thuật Y học 2016

Điều dưỡng 2017

3 Chuyên khoa cấp I Kỹ thuật Y học 2012

4 BSNT Y học Gia đình 2016

@copyright Hanoi Medical University

Page 141: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

140

Tổng số các chuyên ngành và các mã ngành đào tạo sau

đại học hiện nay

- Nghiên cứu sinh: 43

- Cao học: 39

- Bác sĩ Nội trú: 36

- Bác sĩ CKII: 52

- Bác sĩ CKI: 31

4.6. Xét công nhận BSCKII cho các Tiến sĩ

Những năm 1980, ngoài chế độ đào tạo BSCKII tập trung

còn có hình thức xét công nhận đặc cách CKII cho các bác sĩ

công tác liên tục 15 năm trong chuyên ngành; trong những

năm 1990, có hình thức “Thi công nhận CKII” cho các bác sĩ

có nhiều công trình nghiên cứu; trong thập niên đầu của thế

kỷ XXI có hình thức “Xét công nhận CKII” cho những bác sĩ

có học vị Tiến sĩ và có thâm niên công tác 5 năm liên tục

trong chuyên ngành sau khi có học vị Tiến sĩ.

Hình thức xét công nhận CKII cho các Tiến sĩ Y học

được thực hiện từ năm 2006 đến 2010. Các Tiến sĩ Y học chỉ

cần nộp hồ sơ bao gồm lý lịch cán bộ, lý lịch khoa học, bản

kê khai hoạt động chuyên môn, bản sao bằng Tiến sĩ và đơn

xin xét công nhận CKII. Hình thức xét công nhận CKII cho

các Tiến sĩ đã kết thúc năm 2010.

4.6. Đào tạo liên tục (CME) và liên kết đào tạo

Đào tạo liên tục (CME): thực hiện Thông tư 22/2013/TT-

BYT, ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đào tạo

liên tục trong lĩnh vực Y tế, Nhà trường đã giao cho Phòng

@copyright Hanoi Medical University

Page 142: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

141

QL ĐTSĐH là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các

lớp học. Năm 2014, Phòng QL ĐTSĐH đã phối hợp với các

bộ môn xây dựng các chương trình đào tạo theo đúng quy

định của Thông tư. Các chương trình đào tạo được Hội đồng

các chuyên gia của Trường Đại học Y Hà Nội thẩm định và

phê duyệt. Tính đến tháng 6/2017, Nhà trường đã có gần 200

chương trình CME thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau và

đã đào tạo được 28 lớp thuộc 10 chuyên ngành cho gần 1000

học viên.

Liên kết và phối hợp đào tạo: liên kết đào tạo sau đại học với các viện đã được Trường thực hiện từ những năm trước đây (với Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn). Qua liên kết đào tạo với một số đơn vị, Trường thấy rằng hiệu quả không cao. Chính vì vậy, trong suốt thời gian dài, Trường không tham gia liên kết đào tạo.

Năm 2015, theo đề nghị của Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội, của Khoa Y học cổ truyền và được sự nhất trí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đã liên kết với Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội tổ chức lớp Cao học Y học cổ truyền khóa 2015 - 2017, lớp học được giao cho Khoa Y học cổ truyền là đơn vị đầu mối. Đến nay, lớp học đã chuẩn bị hoàn thành khóa học và bước vào bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Trong giai đoạn gần đây, Trường đã đào tạo một số chứng chỉ sau đại học cho một số các chuyên ngành của các trường chưa có khả năng đào tạo như Trường Đại học Y - Dược Thái Bình, Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng.

4.7. Đào tạo cho học viên nước ngoài

Thực hiện các hiệp định hợp tác đào tạo với nước ngoài, các hiệp định chủ yếu tập trung ở một số các quốc gia như:

@copyright Hanoi Medical University

Page 143: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

142

Lào, Campuchia, Ucraina, Mông Cổ. Đa số lưu học sinh được đào tạo ở trình độ Thạc sĩ, một số ít là nghiên cứu sinh (NCS chủ yếu là lưu học sinh Lào và Campuchia). Tuy nhiên, năm 2006, Trường cũng đã nhận đào tạo một nghiên cứu sinh người Angola, nghiên cứu về Ung thư và sử dụng tiếng Pháp trong học tập và nghiên cứu. Năm 2007, Trường đã được Bộ Y tế giao đào tạo 2 lớp BSCKI Ngoại khoa (05 học viên) và Gây mê hồi sức (08 học viên) cho nước bạn Lào. Những năm gần đây đã có nhiều lưu học sinh Lào và Campuchia xin học Cao học theo chế độ tự túc kinh phí. Trong 15 năm (2002 - 2007), Trường Đại học Y Hà Nội đã đào tạo cho Lào được 49 lưu học sinh, Campuchia: 60 Thạc sĩ Y học, Ucraina: 02 Thạc sĩ Y học, Mông Cổ: 03 Thạc sĩ Y học, Triều Tiên: 01 Thạc sĩ Y học.

Năm 2016, lần đầu tiên Trường tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ Y tế công cộng định hướng Một sức khoe bằng tiếng Anh, học trong 12 tháng cho 19 học viên trong đó có 11 học viên Việt nam và 08 học viên quốc tế đến từ 7 quốc gia trên thế giới. Khai giảng khóa học đã được tổ chức ngày 23/11/2016. Toàn bộ học viên đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp thành công trong tháng 9/2017. Trường đã xét tuyển khóa II (năm học 2017 - 2018) cho 19 học viên trong đó có 08 học viên nước ngoài. Lần đầu tiên trong lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội, khóa đào tạo Thạc sĩ YTCC bằng tiếng Anh đã được tổ chức bởi Viện Đào tạo YHDP&YTCC với sự hỗ trợ về tài chính của dự án "One Health workforce - USAID" và hỗ trợ kĩ thuật từ các chuyên gia của Trường Tufts, Trường Đại học Minesota (Hoa Kỳ) và Trường Đại học YTCC Sydney (Australia). Một trong những chuyên gia đã có những đóng góp quan trọng và tích cực cho việc xây dựng và thực hiện chương trình này là Giáo sư Stanley Gorden Fenwick. Đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh của Viện ĐT YHDP&YTCC là một sự kiện quan trọng, thể hiện sự phát triển của Trường trong hợp tác quốc tế và hội nhập.

@copyright Hanoi Medical University

Page 144: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

143

5. Sự phân cấp giữa các bộ với Nhà trường trong đào tạo sau đại học

Đào tạo Cao học và Nghiên cứu sinh đã được Bộ Giáo

dục và Đào tạo phân cấp cho Trường rất cụ thể: đối với Cao

học, hoàn toàn do Trường quyết định công nhận trúng tuyển,

quyết định tốt nghiệp, in và ký bằng tốt nghiệp. Đối với

Nghiên cứu sinh: trước đây, việc quyết định công nhận trúng

tuyển, quyết định bảo vệ cấp Nhà nước, in và ký bằng do Bộ

Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm. Kể từ năm 2012 đến

nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân cấp cho Trường các

công việc liên quan đến Nghiên cứu sinh: ra quyết định trúng

tuyển, quyết định bảo vệ tốt nghiệp, quyết định tốt nghiệp, in

và ký bằng.

6. Kết quả đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 - 2017

Từ thực tế về nhu cầu đào tạo cán bộ y tế chuyên sâu

trong những năm qua, Trường đã thường xuyên quản lý

khoảng 5000 học viên sau đại học mỗi năm và số học viên

tăng dần trong những năm gần đây. Theo thống kê số học

viên tốt nghiệp sau đại học của các trường y trong cả nước,

Trường Đại học Y Hà Nội là đơn vị có số lượng học viên sau

đại học được đào tạo nhiều nhất.

Trong giai đoạn này, Trường Đại học Y Hà Nội đã đào

tạo được 13.067 học viên sau đại học bao gồm BSNT,

BSCKI, BSCKII, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

- Bác sĩ Nội trú: 1024

- Bác sĩ CKI: 6136

- Bác sĩ CKII: 1288

@copyright Hanoi Medical University

Page 145: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

144

- Thạc sĩ: 3867

- Tiến sĩ: 752

Nhận xét chung

Trường luôn luôn là đơn vị đi tiên phong trong đào tạo,

không chỉ trong đào tạo nhân lực y tế mà trong cả hệ thống

đào tạo sau đại học của cả nước. Trường dẫn đầu không chỉ

về quy mô mà cả về chất lượng đào tạo, hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ chính trị khi triển khai đào tạo sau đại học bao phủ

cho mọi miền của Tổ quốc từ Thủ đô tới những vùng xa xôi,

khó khăn, hẻo lánh nhất.

III. CÔNG TÁC BIÊN SOẠN SÁCH, GIÁO TRÌNH VÀ

THƯ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO

Từ năm 2002 - 2017 đặc biệt giai đoạn 2008 - 2017, công

tác biên soạn giáo trình, sách phục vụ giảng dạy đại học và

sau đại học rất được Nhà trường chú trọng. Tổng cộng các bộ

môn đã biên soạn hơn 300 đầu sách (chuyên khảo, tham

khảo…) và hơn 200 giáo trình dùng trong giảng dạy, nhiều

giáo trình giảng dạy do Trường biên soạn được sử dụng làm

giáo trình tại các trường đại học y khác. Nếu như những năm

2000 trở về trước, sinh viên học viên phải dùng những giáo

trình rất cũ, từ những năm 70 thì từ năm 2002 - nay có rất

nhiều bộ môn đã thúc đẩy việc biên soạn giáo trình, cập nhật

các kiến thức để giảng dạy cho sinh viên.

Thư viện với chức năng và nhiệm vụ tổ chức, quản lý

toàn bộ tài liệu, thông tin y học và ứng dụng công nghệ tiên

tiến vào công tác thư viện, phục vụ cho công tác đào tạo và

nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Trải qua nhiều giai

@copyright Hanoi Medical University

Page 146: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

145

đoạn, Thư viện đã từng bước xây dựng và phát triển vững

chắc cả về chất và về lượng. Từ những năm 2002, Thư viện

đã tiến hành quản lý tài liệu trên phần mềm thư viện. Tuy

nhiên, do hạn chế của phần mềm nên việc biên mục xử lý tài

liệu, tra cứu tài liệu vẫn còn mang tính chất thủ công như

phích được đánh bằng máy chữ, bạn đọc phải tra cứu tìm tài

liệu trên hộp phích mục lục. Cơ sở dữ liệu của thư viện còn

chưa nhiều do nguồn kinh phí bổ sung hạn chế. Từ năm 2010,

Thư viện chuyển sang địa điểm nhà A6. Được dự án ADB

đầu tư, Thư viện đã được trang bị các thiết bị hiện đại như

máy số hóa, sách điện tử, phần mềm quản lý mới với nhiều

tính năng ưu việt và công tác nghiệp vụ đã được thực hiện

hoàn toàn trên máy như biên mục, tra cứu tài liệu, quản lý bạn

đọc và mượn trả tài liệu liệu bằng mã vạch. Cơ sở dữ liệu của

Thư viện cũng tăng lên do kinh phí bổ sung đầu tư hơn nhưng

vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của bạn đọc. Việc tra

cứu tài liệu vẫn bị bó hẹp trên mạng LAN nên gây khó khăn

cho bạn đọc ở xa. Thời kỳ này, Thư viện cũng đã bắt đầu tổ

chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo…và được đông

đảo bạn đọc nhiệt tình hưởng ứng. Từ 3/2016, Thư viện

chuyển sang ký túc xá 15 tầng với các phòng phục vụ thoáng

mát, khang trang. Thư viện vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động

và không ngừng cải tiến về mặt tổ chức, quản lý, Phần mềm

thư viện được nối với mạng Internet, bạn đọc có thể tra cứu

tài liệu ở mọi nơi, mọi lúc. Website thư viện được xây dựng

để bạn đọc có thể tiếp cận với Thư viện dễ dàng hơn. Được

Nhà trường trang bị cổng an ninh, máy tự mượn trả…, Thư

viện đã chuyển đổi từ cách thức phục vụ kho đóng sang kho

mở. Bạn đọc có thể tự chọn tài liệu, tự mượn trả tài liệu. Thư

viện cũng đang tiến hành xây dựng tài liệu số. Hiện nay cơ sở

dữ liệu của Thư viện gồm: luận văn, luận án: 13.437 cuốn,

@copyright Hanoi Medical University

Page 147: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

146

sách tiếng Việt: 3.503 đầu sách với 7.692 cuốn, sách tiếng

nước ngoài: 4881 đầu sách với 5.187 cuốn, bài trích báo: 41

đầu báo với 12.093 bài, sách điện tử: 258 cuốn, sách giáo

trình: 367 đầu sách với 29.669 cuốn, tài liệu số hóa gồm gần

400 bài trích, 500 cuốn luận văn. Thường xuyên liên hệ với

các Nhà xuất bản Y học, Nhà xuất bản Giáo dục, Tổng hội Y

học Việt Nam để bổ sung tài liệu. Ngoài ra, Thư viện còn

được bổ sung tài liệu từ các nguồn viện trợ, biếu tặng và từ

ngân sách của các dự án: Dự án ADB, Quỹ châu Á. - Liên kết

với các thư viện cùng chuyên ngành như: Thư viện Y - Dược

Huế, Thư viện Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh để chia sẻ

các nguồn tài liệu. Thư viện sẽ cố gắng không ngừng phát

triển để thực hiện chiến lược chung của Đại học Y Hà Nội,

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học

và là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều thế hệ sinh viên, giảng

viên trong toàn Trường.

IV. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

Khoa học - công nghệ là một trong hai nhiệm vụ trọng

tâm của Trường. Trong những năm qua, nghiên cứu khoa học

đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào

tạo của Nhà trường, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Đồng

thời, những kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học đã

khẳng định vai trò và vị trí của Trường Đại học Y Hà Nội là

trường trọng điểm quốc gia và là đối tác hợp tác khoa học -

công nghệ có uy tín trên thế giới.

Hoạt động khoa học - công nghệ được triển khai dưới

nhiều hình thức như thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và

chuyển giao công nghệ ở các cấp, công bố các sản phẩm

khoa học công nghệ, trao đổi và tổ chức hội thảo khoa học

@copyright Hanoi Medical University

Page 148: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

147

trong nước cũng như quốc tế, hỗ trợ hoạt động bổ nhiệm

chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư cho giảng viên (cơ hữu

và thỉnh giảng) của Trường.

1. Quản lý khoa học - công nghệ

Quản lý khoa học - công nghệ là một khâu quan trọng, quyết định sự thành công của công tác khoa học - công nghệ của Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Giám hiệu các nhiệm kỳ luôn phân công một Phó Hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực khoa học - công nghệ.

Lãnh đạo Nhà trường phụ trách về khoa học và công nghệ:

- PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Tường (1998 - 2004);

- GS. TS. BS. Đỗ Doãn Lợi (2004 - 2009);

- GS. TS. BS. Tạ Thành Văn (2009 - nay).

Lãnh đạo Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ:

- PGS. TS. BS. Nguyễn Ngọc Hùng (1999 - 2014);

- PGS. TS. BS. Ngô Văn Toàn (9/2014 - 8/2017);

- PGS. TS. BS. Lê Minh Giang: Phụ trách phòng tháng 9/2017.

Trong khoảng thời gian gần 10 năm trở lại đây, Trường đã có nhiều thay đổi lớn trong công tác quản lý khoa học - công nghệ. Định hướng phát triển khoa học - công nghệ từ 2010 đến 2020, tầm nhìn 2030 đã được Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội ký ban hành ngày 28/7/2010 đã coi Y học cơ sở là một trong những mũi nhọn trong hoạt động khoa học - công nghệ của Trường, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ gen - protein và tế bào. Từ đó, định hướng này đã trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động nghiên cứu của Trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 149: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

148

Quy trình quản lý và xét duyệt các đề tài nghiên cứu khoa

học cấp cơ sở đã được thay đổi và ban hành năm 2013. Điểm

chính trong quy trình sửa đổi này là thay đổi cách xét duyệt

(thông qua các hội đồng chuyên môn sâu, thay vì thông qua

Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường như trước kia).

Chỉ những đề tài có triển vọng phát triển thành đề tài ở cấp độ

cao hơn mới được nhận hỗ trợ từ ngân sách của Nhà trường.

Do vậy, số lượng các đề tài được tài trợ từ Nhà trường giảm

đi nhưng kinh phí cho mỗi đề tài tăng lên gấp nhiều lần so với

cách tài trợ truyền thống trước kia (bình quân 5 triệu đồng/đề

tài). Điều đặc biệt, từ năm 2016, Trường chủ động dành một

khoản ngân sách định kỳ hàng năm từ ngân sách của Trường

cho hoạt động khoa học - công nghệ (1,5 tỷ/năm và tăng dần

hàng năm), thay vì thụ động chờ đợi ngân sách được cấp từ

Bộ Y tế (khoảng 100 triệu/năm và đã bị cắt từ năm 2011).

Năm 2017, Trường đã ban hành Quy chế quản lý hoạt

động khoa học - công nghệ. Theo quy chế này, lần đầu tiên,

Trường tách 2 lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng

những quy trình và sản phẩm khoa học công nghệ vào thực

tiễn, làm tiền đề cho việc thành lập công ty/doanh nghiệp

khoa học - công nghệ của Trường Đại học Y Hà Nội.

2. Các sản phẩm khoa học - công nghệ

2.1. Quy trình khoa học - công nghệ được ứng dụng

Những quy trình khoa học đã được ứng dụng vào thực

tiễn: quy trình tạo tấm biểu mô giác mạc (Bộ môn Mô - Phôi);

các quy trình sàng lọc, chẩn đoán bệnh lý di truyền (Trung

tâm Nghiên cứu Gen - Protein, Bộ môn Y sinh học - Di

truyền), quy trình phân lập và điều trị tế bào gốc người trưởng

@copyright Hanoi Medical University

Page 150: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

149

thành cho các bệnh lý tim mạch, ung thư máu (Bộ môn Hoá

sinh, Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein, Bộ môn Tim

mạch), quy trình chẩn đoán tiền làm tổ (Trung tâm Nghiên

cứu Gen - Protein, Bộ môn Mô - Phôi, Bộ môn Phụ Sản)...

Một số đề tài cấp Nhà nước và hợp tác quốc tế trong

những năm gần đây:

- Xác định đột biến gen quyết định tính đáp ứng thuốc

trong điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư phổi.

- Đánh giá đặc điểm di truyền gen của người Việt Nam.

- Nghiên cứu quy trình sử dụng tế bào gốc điều trị một số

bệnh của bề mặt nhãn cầu.

- Đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng

dụng trong Y học.

- Nghiên cứu yếu tố nguy, cơ gánh nặng biến chứng chẩn

đoán, điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu ở người

bệnh phẫu thuật.

- Nghiên cứu biến đổi trong bộ gen tế bào ung thư phổi và

leucemia kinh dòng hạt kháng thuốc điều trị đích.

- Thực trạng và xây dựng mô hình dự báo kiểm soát một

số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chẩn đoán trước

sinh, tư vấn sinh sản và dị tật bẩm sinh tại các vùng ô nhiễm

nặng chất da cam/Dioxin.

- So sánh hiệu quả Suboxone và Methadone trên người

bệnh HIV nghiện ma túy dạng thuốc phiện tại cơ sở điều trị

HIV ngoại trú ở Việt Nam.

@copyright Hanoi Medical University

Page 151: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

150

2.2. Các hội nghị/hội thảo và trao đổi khoa học

Hoạt động trao đổi khoa học là hoạt động không thể thiếu

được của công tác nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Y Hà

Nội trong những năm qua đã tổ chức nhiều hội nghị/hội thảo

khoa học ở nhiều chuyên ngành khác nhau và ở các cấp độ

khác nhau (bộ môn, ngành, quốc gia, quốc tế). Các hội nghị

lớn được kể đến như Hội nghị Y học các nước nói tiếng Pháp

Mékong Santé III (2012), Hội nghị quốc tế Răng Hàm Mặt -

Khe hở môi vòm miệng 2013, Hội nghị quốc tế Sinh học phân

tử và tế bào (2015), Hội nghị Tế bào trị liệu (2016)...

Nhà trường đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu khoa

học của học viên và sinh viên. Năm 1982, đồng chí Nguyễn

Quốc Triệu, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Trường Đại học Y Hà Nội là người đưa ra sáng kiến tổ chức

Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ ngành Y - Dược toàn quốc lần đầu

tiên tại Trường. Từ đó đến nay, cứ đều đặn 2 năm, Hội nghị

được tổ chức lần lượt ở các trường khác nhau. Để chuẩn bị báo

cáo viên tham gia hoạt động này, Trường tổ chức Hội nghị

Khoa học tuổi trẻ nhằm chọn ra những báo cáo xuất sắc đăng

ký tham gia Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ Y - Dược toàn quốc.

Đặc biệt, Trường Đại học Y Hà Nội là nơi đầu tiên tổ

chức Hội nghị khoa học thường niên dành cho nghiên cứu

sinh từ năm 1995, được duy trì đều đặn cho đến hiện nay. Hội

nghị là dịp để các nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn tổng kết

đánh giá lại kết quả khoa học đã đạt được, tiếp nhận các tư

vấn góp ý của hội đồng và đặt kế hoạch nghiên cứu cho năm

tới. Năm nay, Hội nghị lần thứ 23 sẽ được tổ chức. Hội nghị

thường được tổ chức vào nửa đầu của tháng 11, tháng có

nhiều sự kiện quan trọng của Nhà trường: ngày Hội trường

15/11 và ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

@copyright Hanoi Medical University

Page 152: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

151

Hoạt động trao đổi các nhà khoa học cũng diễn ra thường

xuyên, trong đó các bộ môn thường chủ động đề xuất và

Trường ủng hộ với tất cả nguồn lực sẵn có. Các đoàn trao đổi

khoa học có thể là dài hạn (3 - 6 tháng) hoặc có thể ngắn hạn

(dưới 10 ngày).

2.3. Các giải thưởng khoa học - công nghệ

Nhằm mục đích tôn vinh các cán bộ của Nhà trường đạt

thành tích đặc biệt trong hoạt động khoa học - công nghệ thông

qua các công bố quốc tế đặc biệt xuất sắc, Trường Đại học Y

Hà Nội đã xây dựng và ban hành tiêu chí cho giải thưởng mang

tên Giáo sư, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ (từ năm 2010), người thầy

đã có công trong việc sử dụng công nghệ của Nhật Bản để sản

xuất kháng sinh đầu tiên ở Việt Nam. Từ đó đến nay, hàng năm

những cán bộ khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên có công

trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế có điểm Impact

Factor được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường xét

duyệt để lựa chọn và trao giải thưởng với 01 giải Nhất, 01 giải

Nhì và 02 giải Ba và 5 giải khuyến khích dành cho cán bộ có

nhiều bài báo quốc tế trong năm.

Ngày 07/9/2010, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội ban hành Quyết định số 2011/QĐ-ĐHYHN về việc tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ cho các tác giả có công trình khoa học công bố trên tạp chí quốc tế. Đồng thời ban hành Quyết định số 2010/QĐ-ĐHYHN quy định Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ trong cùng ngày. Trường đã xây dựng các tiêu chí cho Giải thưởng Đặng Văn Ngữ. Năm 2010 là năm đầu tiên việc xét tặng Giải thưởng Đặng Văn Ngữ được thực hiện và có 22 cán bộ đã được trao tặng Giải thưởng này. Các năm tiếp sau trung bình hàng năm có 4 giải thưởng dành tặng cho những tác giả có bài báo khoa học đăng trên tạp chí

@copyright Hanoi Medical University

Page 153: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

152

khoa học có chỉ số IF cao.

Từ 2002 đến nay, Trường đã tham gia các Hội nghị khoa

học Tuổi trẻ và đã được nhận số lượng giải thưởng đáng kể

qua các năm. Tính đến năm 2017, Nhà trường giành được

tổng số: 2 giải đặc biệt; 21 giải nhất; 24 giải nhì; 36 giải ba và

10 giải khuyến khích. Số lượng các giải thưởng được duy trì

đều đặn qua các kỳ hội nghị. Trong 5 năm qua, giai đoạn

2012 - 2016, Trường liên tục đạt giải trong các kỳ thi Sinh

viên nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

(18 giải) và đạt nhiều giải cao trong các kỳ Hội nghị Khoa

học Tuổi trẻ ngành Y - Dược toàn quốc dành cho sinh viên và

cán bộ trẻ dưới 35 tuổi, đoàn của Trường Đại học Y Hà Nội

thường giữ ở vị trí cao, nằm trong tốp 3 đơn vị dẫn đầu.

3. Tạp chí Nghiên cứu Y học

Tạp chí Nghiên cứu Y học được thành lập từ năm 2001

trên cơ sở từ cuốn Thông tin Y học. Tổng Biên tập của Tạp

chí qua các thời kỳ là:

- GS. TS. BS. Phạm Thị Minh Đức (2001 - 2006);

- PGS. TS. BS. Đỗ Doãn Lợi (2006 - 2009);

- GS. TS. BS. Tạ Thành Văn (2009 - nay).

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, tạp chí đã

được thay đổi đáng kể nhất là trong khoảng 8 năm trở lại đây,

tạp chí đã khẳng định vị thế là một trong những tạp chí hàng

đầu của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học Y học và công

nghệ Y sinh. Quy trình nhận, phản biện và xuất bản đã được

xây dựng và phê duyệt năm 2014. Trong đó, phản biện kín

của 2 chuyên gia là một trong những yêu cầu bắt buộc. Thành

@copyright Hanoi Medical University

Page 154: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

153

phần Ban Biên tập đã đổi mới triệt để với việc mời các

chuyên gia nước ngoài tham gia quá trình phản biện và xuất

bản, đảm bảo từng bước tạp chí đạt tới chuẩn mực quốc tế về

nội dung cũng như hình thức.

Tạp chí Nghiên cứu Y học (tiếng Anh)

Số lượng bài báo đăng lên Tạp chí Nghiên cứu Y học tăng

lên qua các năm. Tổng kết từ năm 2012 đến 2016, số bài gửi

về tạp chí là 1.202 bài trong đó số bài đăng tải là 806 bài, số

bài bị từ chối là 396 bài. Tạp chí Nghiên cứu Y học được xuất

@copyright Hanoi Medical University

Page 155: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

154

bản định kỳ 6 số chính một năm, công bố kết quả nghiên cứu

của cán bộ y tế trên cả nước và được đánh giá là một trong

những tạp chí y học uy tín hàng đầu Việt Nam. Mỗi số tạp chí

đăng khoảng 20 bài báo, bao gồm tất cả các lĩnh vực y học:

lâm sàng, y tế công cộng, y học cơ sở, răng hàm mặt. Toàn

văn và tóm tắt của các bài báo công bố trên tạp chí đều được

đăng tải trên website của tạp chí, là địa chỉ tin cậy của các cán

bộ giảng viên trong và ngoài Trường để tra cứu, đăng tải các

thông tin khoa học, các công bố nghiên cứu chuyên sâu về

lĩnh vực Y học.

Website của Tạp chí đã được xây dựng và đi vào vận hành từ năm 2015, trong đó đặc biệt đã tiến hành nhận bài và phản biện online nhằm giảm đáng kể những thủ tục hành chính và tạo một môi trường đánh giá khoa học khách quan hơn.

Lần đầu tiên, Tạp chí Nghiên cứu Y học có số xuất bản tiếng Anh nhân dịp kỷ niệm 114 năm ngày thành lập Trường. Đây là bước tiến vượt bậc trong công tác xuất bản của Nhà trường nhằm từng bước vươn tới chuẩn mực quốc tế. Đến nay, Tạp chí đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học quốc tế tham gia công tác phản biện và biên tập cho Tạp chí.

4. Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Y sinh đặc biệt được chú trọng trong những năm gần đây. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 799/QĐ-BYT ngày 07/3/2008 và sau đó là Thông tư số 03/2012/TT-BYT, ngày 02/02/2012 hướng dẫn về thử thuốc trên lâm sàng. Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh đầu tiên của Trường được thành lập từ năm 2003, Chủ tịch Hội đồng qua các thời kỳ gồm: PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Tường, GS. TS. BS. Đỗ Doãn Lợi, GS. TS. BS. Tạ Thành Văn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 156: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

155

Từ năm 2015, Trường đã ban hành quy định tất cả các đề

tài nghiên cứu của luận án, luận văn tốt nghiệp của các học

viên sau đại học có đối tượng nghiên cứu là con người đều

phải được thông qua bởi Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu

Y sinh của Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Kết quả hoạt động khoa học - công nghệ

5.1. Bổ nhiệm chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư

Từ năm 2002 đến 2016, Nhà trường đã có 347 giảng viên

cơ hữu và thỉnh giảng được được bổ nhiệm chức danh Giáo

sư và Phó Giáo sư. Trong đó, 52 giảng viên (40 cơ hữu, 12

thỉnh giảng) được bổ nhiệm chức danh Giáo sư và 295 giảng

viên (214 cơ hữu và 81 thỉnh giảng) được bổ nhiệm chức

danh Phó Giáo sư.

5.2. Đề tài nghiên cứu khoa học

Trong những năm qua Nhà trường đã tham gia xây dựng

và thực hiện được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

với 457 đề tài các cấp.

Đề tài Khoa học Công nghệ cac câp của Trương

STT Đề tài cấp Từ năm

2012 - 2016

1 Đề tài cấp Nhà nước và tương đương

9

2 Đề tài cấp Bộ và tương đương Đề tài do quỹ Nafosted tài trợ

28

3 Đề tài cấp cơ sở và tương đương 420

Tổng số 457

@copyright Hanoi Medical University

Page 157: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

156

Tổng số đề tài nghiên cứu khoa học tăng lên qua các năm,

đặc biệt là đề tài cấp cơ sở. Mặc dù từ năm 2013, Bộ Y tế

không dành kinh phí cho đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ

sở, nhưng số lượng đề tài vẫn tăng mạnh. Kết quả này có thể

do Trường đã dành kinh phí từ nguồn tự cân đối ngân sách

cho hoạt động nghiên cứu khoa học đầu tư cho các đề tài cấp

cơ sở, đồng thời đã động viên khuyến khích được cán bộ

tham gia đề xuất đề tài nghiên cứu và hỗ trợ tìm kiếm nguồn

kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học.

5.3. Công bố kết quả nghiên cứu

Số lượng các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành

trong và ngoài nước tăng dần đều qua các năm. Cụ thể số

lượng bài báo từ năm 2012 đến 2016 là gần 4.500 bài (trong

đó trong nước là gần 4000 bài, quốc tế là gần 500 bài), nằm

trong nhóm 15 trường đại học hàng đầu Việt Nam về số

lượng bài báo công bố ISI, tổng lượt trích dẫn và chỉ số H-

index (theo Scientometrics)

Số lượng đề tài Nhà trường quản lý trong

5 năm 2011 - 2016

@copyright Hanoi Medical University

Page 158: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

157

Ba bài báo quốc tế được đăng trên các tạp chí uy tín có

chỉ số Impact Factor lớn nhất là:

1. Hair follicle aging is driven by transeppidermal

elimination of stem cells via COL17A1 proteolysis. Hiroyuki

Matsumura*, Yasuaki Mohri*, Nguyen Thanh Binh*,

Hironobu Morinaga, Makoto Fukuda, Mayumi Ito, Sataro

Kurata, Jan Hoeijmakers, Emi K.Nishimura. Science,

Bài báo công bố trong nước từ năm 2012 - 2016

Bài báo công bố quốc tế từ năm 2012 - 2016

@copyright Hanoi Medical University

Page 159: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

158

12/2015. IF: 34,661. Nguyễn Thành Bình, BM Sinh lý bệnh -

Miễn dịch, đạt giải Nhất giải thưởng Đặng Văn Ngữ, 2016.

2. B cell-specific and stimulation-responsive enhancers

derepress Aicda by overcoming the effects of silencers. Thinh

Huy Tran, Mikiyo Nakata, Keiichiro Suzuki, Nasim A Begum,

Reiko Shinkura, Sidonia Fagarasan, Tasuku Honjo & Hitoshi

Nagaoka. Nature Immunology. 2010. IF: 25,10 Trần Huy

Thịnh BM Hoá sinh, đạt giải Xuất sắc giải thưởng Đặng Văn

Ngữ, 2010.

3. AID mutant analyses indicate requirement for class-

switch-specific cofactors. Van-Ta Thanh, Hitoshi Nagaoka,

Nadia Calanta, Anne Durandy, Alain Fischer, Kohsuke Imai,

Shigeaki Nonoyama, Junko Tashiro, Masaya Ikegawa, Satomi

Ito, Kazuo Kinoshita, Masamichi Muramatsu, Tasuku Honjo.

Nature Immunology. 2003. IF: 25,10. Tạ Thành Văn, BM Hóa

sinh, đạt giải Nhất Giải thưởng Đặng Văn Ngữ, 2010.

Bên cạnh các bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín cao

trên thế giới, một số lớn giảng viên Nhà trường có chỉ số trích

dẫn (H-index) cao ngang mức GS và PGS của các trường đại

học trên thế giới.

5.4. Các cơ sở nghiên cứu

Các trung tâm nghiên cứu của Trường đã tạo ra một mạng

lưới nghiên cứu khoa học rộng khắp trên nhiều lĩnh vực, hình

thành các nhóm nghiên cứu mạnh như: Trung tâm Nghiên

cứu Gen - Protein, Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét

nghiệm Y học, Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trung tâm

Nghiên cứu và can thiệp tim mạch, Trung tâm Nghiên cứu và

Đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS. Các trung tâm trong

trường đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo cán bộ khoa

@copyright Hanoi Medical University

Page 160: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

159

học, nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng hợp tác nghiên

cứu khoa học với các viện, các trường đại học, các trung tâm

nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. Các trung tâm

hiện đang triển khai các đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ và

đề tài hợp tác quốc tế có tính ứng dụng thực tiễn cao, góp

phần nâng cao chất lượng điều trị người bệnh.

5.5. Kinh phí dành cho khoa học - công nghệ

Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và nỗ

lực cố gắng của tập thể cán bộ Nhà trường nói chung, Phòng

Quản lý Khoa học - Công nghệ nói riêng, Trường đã huy

động được nguồn kinh phí thực hiện cho các đề tài nghiên

cứu khoa học duy trì ổn định qua các năm.

Kinh phí nghiên cứu khoa học trong 5 năm 2012 - 2016

Năm Kinh phí (triệu đồng)

2012 18.322

2013 15.135

2014 14.624

2015 21.656

2016 8.384

5.6. Hợp tác quốc tế và ứng dụng thực tiễn nghiên cứu khoa học

Năm 2010, nước ta đã chuyển từ một nước có thu nhập

thấp sang nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Bên cạnh

thành tựu đạt được về kinh tế, nguồn kinh phí hỗ trợ trong

lĩnh vực y tế giáo dục cho Việt Nam có xu hướng bị suy

giảm. Những dự án hỗ trợ cho Nhà trường cũng bị giảm hoặc

@copyright Hanoi Medical University

Page 161: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

160

dừng hẳn như: Dự án Nghiên cứu hệ thống Y tế do tổ chức

SIDA Thụy Điển tài trợ; Dự án Việt Nam - Hà Lan, hỗ trợ

đào tạo và nghiên cứu của 08 trường Đại học Y - Dược trong

cả nước mà Trường là điều phối. Trong bối cảnh như vậy,

Trường đã động viên khuyến khích cán bộ phát huy thế mạnh,

phát triển hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh vực. Một số

nghiên cứu hợp tác quốc tế vẫn tiếp tục được thực hiện và

phát huy tiềm lực của cán bộ Nhà trường, có ứng dụng thực

tiễn và đóng góp cho ngành Y và xã hội.

Nghiên cứu hợp tác với Viện Karolinska của Thuỵ Điển

đưa ra giá trị tham chiếu mật độ xương của người Việt Nam;

Điều tra về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam là

nghiên cứu hợp tác giữa Trường Đại học Y Hà Nội với Văn

phòng Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá Bộ Y tế và Trung

tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC - Hoa Kỳ) thực

hiện năm 2010 và 2015 là cơ sở khoa học để xây dựng và vận

động ban hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Điều tra

toàn cầu về hành vi sức khoe học sinh với sự hỗ trợ của CDC

và Tổ chức Y tế Thế giới lần đầu tiên được thực hiện tại Việt

Nam năm 2013 đã đóng góp những hiểu biết hữu ích về thực

trạng, hành vi sức khoe học sinh toàn cầu nói chung và Việt

Nam nói riêng, góp phần xây dựng chiến lược phòng bệnh

không lây nhiễm. Kết quả nghiên cứu về bạo lực gia đình và

giới trong khuôn khổ dự án quốc tế phối hợp với Đan Mạch,

Tanzania là cơ sở để vận động các chính sách về bình đẳng

giới. Các hợp tác nghiên cứu với các trường đại học của Hoa

Kỳ trong lĩnh vực HIV/AIDS và nghiện chất được sự tài trợ

của các Viện Sức khoe Quốc gia Hoa Kỳ (US National

Institutes of Health) được đánh giá cao của Bộ Y tế và cộng

đồng khoa học trong và ngoài nước.

@copyright Hanoi Medical University

Page 162: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

161

Các đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ và tương đương ở

mỗi lĩnh vực đều đã đóng góp quan trọng cho đào tạo cũng

như phòng bệnh và điều trị. Nghiên cứu thử nghiệm dùng tế

bào gốc tự thân trong suy tim do nhồi máu cơ tim, đã và đang

được ứng dụng trong điều trị cho người bệnh suy tim dưới 60

tuổi tại Viện Tim mạch Việt Nam; Nghiên cứu lấy tế bào gốc

niêm mạc miệng và nhãn cầu ghép cho người bệnh có nhãn

cầu tổn thương không hồi phục; Nghiên cứu quy trình xác

định mức độ đứt gãy DNA của tinh trùng và KIT dùng cho

quy trình này...

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã đóng góp cho công

tác đào tạo nhân lực ở trình độ cao: đã có nhiều tiến sĩ, thạc

sĩ, bác sĩ chuyên khoa II và các sinh viên tham gia thực hiện

đề tài và đã bảo vệ thành công luận án, luận văn và khóa luận

tốt nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu

khoa học và đào tạo trong Nhà trường.

Tuy nhiên, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa

học vào thực tiễn và đăng ký sở hữu trí tuệ của hoạt động

nghiên cứu khoa học của Trường còn hạn chế. Điều này gián

tiếp gây lãng phí lớn trong hoạt động khoa học - công nghệ,

đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ. Trong 5 năm qua,

Trường mới chỉ có 1 công trình được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ

Khoa học và Công nghệ cấp bằng phát minh, sáng chế (Quy

trình xác định mức độ đứt gãy DNA của tinh trùng và KIT

dùng cho quy trình này).

Định hướng nghiên cứu chính đã thực hiện và các thành

tựu đạt được

- Các bệnh lý di truyền: Trường Đại học Y Hà Nội đã

triển khai nghiên cứu và triển khai ứng dụng một cách có hệ thống các bệnh lý của nhiễm sắc thể và gen bao gồm: (1) chẩn

@copyright Hanoi Medical University

Page 163: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

162

đoán các đột biến gen, nhiễm sắc thể; (2) thiết lập cơ sở dữ liệu người lành mang gen bệnh; (3) ứng dụng chẩn đoán trước sinh và tư vấn di truyền: Duchenne, thoái hóa cơ tủy, tăng sản

thượng thận bẩm sinh, tạo xương bất toàn, Wilson, Thalasemia, Hemophilia...

- Tế bào gốc trị liệu: Trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở

đầu tiên ở Việt Nam triển khai nghiên cứu ứng dụng tế bào

gốc trị liệu trên người. Trong khoảng thời gian từ 2007 đến

nay, Nhà trường đã thực hiện 03 đề tài cấp nhà nước về lĩnh

vực này trong đó có một đề tài được nghiệm thu năm 2011 và

được trao Giải thưởng Bảo Sơn năm 2012. Thành tựu nổi bật

của nhóm các đề tài này là: (1) thiết lập được quy trình tế bào

gốc trị liệu và tiến hành điều trị thử nghiệm đối với bệnh nhồi

máu cơ tim, bệnh lý nhãn cầu và ung thư máu; (2) phân lập và

biệt hóa thành công tế bào gốc trưởng thành thành tế bào cơ

tim trong điều kiện ống nghiệm; (3) thiết lập được mô hình

bệnh lý trên chuột và thử nghiệm thành công liệu pháp tế bào

gốc trị liệu.

- Liệu pháp điều trị gen và điều trị đích: Trường Đại học

Y Hà Nội là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam triển khai nghiên cứu

liệu pháp điều trị gen đối với bệnh lý di truyền của người sử

dụng mô hình tế bào (nhiệm vụ cấp nhà nước 2012 - 2014);

Phân tích gen trong đáp ứng điều trị đích (nhiệm vụ cấp nhà

nước 2011 - 2013). Các kết quả thu được đã được triển khai

ứng dụng trên lâm sàng phục vụ người bệnh đem lại hiệu

quản kinh tế và xã hội cao.

- Thiết lập được mô hình bệnh lý thực nghiệm trên động

vật biến đổi gen (chuột và ruồi dấm) mô phong các bệnh lý

người để sàng lọc các hoạt chất tự nhiên để điều trị.

@copyright Hanoi Medical University

Page 164: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

163

- Trường Đại học Y Hà Nội còn thực hiện nhiều đề tài

nghiên cứu thuộc các lĩnh vực lâm sàng và y tế công cộng có

ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng cao, góp phần quan trọng trong

sự nghiệp nâng cao sức khoe cho người dân.

Nhận xét chung:

Trong giai đoạn vừa qua, Trường đã chú trọng đầu tư cho

công tác khoa học - công nghệ, huy động kinh phí dành cho

khoa học - công nghệ từ nhiều nguồn được duy trì ổn định

qua các năm. Trường động viên khuyến khích cán bộ, sinh

viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và ghi nhận

thành tích đóng góp trong nghiên cứu khoa học của cán bộ,

sinh viên Nhà trường.

Số lượng đề tài các cấp của cán bộ Nhà trường tăng lên

đáng kể trong giai đoạn 5 năm 2012 - 2016, đặc biệt là đề tài

cấp cơ sở, mặc dù nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu khoa

học cấp cơ sở do Bộ Y tế tài trợ không còn được duy trì.

Các sản phẩm công bố nghiên cứu khoa học dưới nhiều

hình thức khác nhau như xuất bản sách, công trình nghiên cứu

đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, báo cáo

tại Hội thảo/Hội nghị khoa học trong nước và quốc tế của cả

giảng viên và sinh viên có xu hướng tăng qua các năm. Trường

đứng thứ 6 trong các trường đại học trên cả nước về số lượng

công bố quốc tế, tổng lượng trích dẫn và chỉ số H-index.

Các đề tài lớn có những đóng góp mới cho khoa học, có

giá trị ứng dụng thực tiễn trong việc chẩn đoán và điều trị các

bệnh mới nổi, các bệnh chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu

cũng như trong công tác dự phòng bệnh tật.

Nhà trường tổ chức và tham gia tổ chức thành công nhiều

hội nghị/hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, góp phần

@copyright Hanoi Medical University

Page 165: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

164

đẩy mạnh hợp tác của Trường với các tổ chức, nhà khoa học

uy tín trong và ngoài nước.

V. HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Công tác tổ chức

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Trường

Đại học Y Hà Nội trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt

động hợp tác quốc tế song phương, đa phương với các trường

đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế trong khu vực

và trên thế giới của Trường ngày càng được mở rộng và tăng

cường. Xuất phát từ yêu cầu đó, Phòng Hợp tác quốc tế đã

được thành lập năm 2003.

2. Các hoạt động hợp tác quốc tế

Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:

- Đào tạo nguồn nhân lực (đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, bác sĩ thực hành);

- Trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, bác sĩ thực hành;

- Trao đổi học viên, sinh viên;

- Xây dựng và/hoặc đổi mới chương trình đào tạo;

- Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo liên kết;

- Xây dựng và phát triển các dự án nghiên cứu, thử nghiệm, hợp tác triển khai nghiên cứu, thử nghiệm;

- Chuyển giao công nghệ;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, giao lưu khoa học;

- Phong Giáo sư danh dự cho các giảng viên quốc tế.

@copyright Hanoi Medical University

Page 166: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

165

3. Các đối tác quốc tế

Trường Đại học Y Hà Nội ngày càng mở rộng hợp tác với

các đối tác quốc tế (hơn 50 Trường Đại học, Viện Nghiên cứu,

các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức quốc tế khác) từ các

quốc gia: Cộng hòa Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Australia, Hoa Kỳ,

Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Anh, Ireland, Nhật, Hàn

Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Canada, Na Uy,

Lào, Campuchia, Malaysia... Gần đây, hai đối tác Nhật Bản và

Hoa Kỳ được Trường chú trọng hợp tác nhiều hơn.

4. Hiệu quả hoạt động Hợp tác quốc tế

Từ năm 2002 đến nay, Trường ký kết và triển khai thực

hiện hơn 70 dự án hợp tác quốc tế. Các dự án này có vai trò

rất lớn trong việc nâng cao năng lực cán bộ Nhà trường trong

nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo. Từ hoạt động của các dự án

mở ra hướng phát triển mới cho Trường trong quan hệ quốc

tế, mở rộng hợp tác.

Lễ Ký kết trong chương trình hợp tác với Viện Karolinska - Thụy Điển

@copyright Hanoi Medical University

Page 167: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

166

Nhiều dự án hợp tác quốc tế của Trường đã góp phần vào

việc thay đổi tích cực các chính sách y tế tại Việt Nam như dự

án Nghiên cứu hệ thống y tế hợp tác với Thụy Điển (trên 8 triệu

USD); dự án Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong các

tám trường Đại học Y Việt Nam hợp tác với Hà Lan (2,5 triệu

USD); dự án “Xây dựng các Trung tâm chuyên sâu trong 8

trường Đại học Y - Dược Việt Nam - Hợp tác với Hà Lan

(NCKH, Quản lý, Giáo dục Y học, Kinh tế Y tế, E-learning)

(6,9 triệu USD); dự án Chính sách dựa vào bằng chứng

(EVIPNet) hợp tác với WHO (0,35 triệu USD); dự án hỗ trợ

đào tạo bác sĩ gia đình (China Medical Board), AP (Hoa Kỳ) (2

triệu USD); dự án nghiên cứu các bệnh phổ biến hợp tác với

Thụy Điển, đào tạo hàng chục thạc sĩ và tiến sĩ y khoa (2,0 triệu

Euro) và nhiều dự án hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ, Thụy

Điển, Hàn Quốc khác. Dự án nghiên cứu nguồn lực đào tạo Bác

sỹ YHDP Nuffic Hà Lan 2 triệu USD. Dự án tài trợ bởi

USAIDS xây dựng và đào tạo Thạc sĩ YTCC bằng tiếng Anh.

Dự án CDC tài trợ về hỗ trợ và phòng chống HIV tại Việt Nam.

Lễ Ký kết hợp tác giữa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với Bệnh viện Trường Đại học Quốc tế KYUNGPOOK - Hàn Quốc

(ngày 03/4/2015)

@copyright Hanoi Medical University

Page 168: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

167

Năm 2007, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện thực

hành đầu tiên của Trường được thành lập với 250 giường - đã

được Chính phủ Việt Nam đề xuất với Chính phủ Cộng hòa

Pháp hỗ trợ hiện đại hóa Bệnh viện thực hành theo mô hình

Trung tâm, Viện - Trường của Pháp. Đề xuất được thể hiện

qua Ý định thư đã ký nhân dịp Thủ tướng nước Cộng hòa Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Cộng

hòa Pháp (10/2007). Để triển khai Ý định thư này, từ năm

2009 đến nay, phía Pháp đã hỗ trợ Trường 80.000 Euro để

tiến hành nghiên cứu tiền khả thi, 130.000 Euro cho nghiên

cứu khả thi, 70.000 Euro cho tham quan, trao đổi và 1 triệu

Euro cho nâng cao năng lực quản lý, điều hành và năng lực

chuyên môn của Bệnh viện. Phía Pháp còn cam kết sẽ hỗ trợ

vốn vay ưu đãi để Trường có thể đầu tư mở rộng Bệnh viện

và đầu tư trang thiết bị cho Bệnh viện.

Nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế giữa Trường

Đại học Y Hà Nội với các tổ chức quốc tế, các trường đại

học, các viện nghiên cứu trên thế giới trị giá hàng chục triệu

đô la Hoa Kỳ đã được triển khai rất hiệu quả và mang tính

thực tế và tính xã hội cao.

Trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay, số lượng chuyên

gia quốc tế đến làm việc với Trường tăng lên đáng kể. Hàng

năm Nhà trường tiếp đón khoảng hơn 300 đoàn khách quốc tế

đến thăm, làm việc và hợp tác nghiên cứu;

Trường Đại học Y Hà Nội đã phối hợp với các đối tác

quốc tế tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế lớn

với sự tham gia của hàng nghìn nhà khoa học quốc tế đến từ

nhiều quốc gia trên thế giới như Hội nghị Tim mạch Pháp

ngữ, Hội nghị Thận - Tiết niệu, Hội nghị Chấn thương chỉnh

hình, Hội nghị quốc tế Răng Hàm Mặt - Khe hở môi vòm

@copyright Hanoi Medical University

Page 169: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

168

miệng 2013 phối hợp với tổ chức International Cleft Lip and

Palate (ICPF) của Nhật Bản do ông Natsume làm Chủ tịch,

Hội nghị khoa học y học các nước nói tiếng Pháp Mékong

Santé lần thứ 3, 2015... Qua các hội nghị này, uy tín của

Trường ngày càng được nâng lên. Nhiều cơ hội hợp tác

nghiên cứu quốc tế đã được mở ra nhằm trao đổi kinh

nghiệm, trao đổi chuyên môn, cập nhật các kỹ thuật mới, kỹ

thuật tiên tiến.

Các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên đã được triển khai và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh việc đào tạo và gửi các sinh viên, học viên, các bác sĩ trẻ của Việt Nam ra nước ngoài học tập, hàng năm Trường tiếp nhận trên dưới 300 sinh viên nước ngoài từ Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ireland, Australia, Anh, Nhật Bản, Thụy Điển, Thái Lan ... đến thực tập tại các bộ môn của Trường và các bệnh viện liên kết với Trường tại Hà Nội.

Thông qua các chương trình hợp tác, Trường Đại học Y Hà Nội dần dần khẳng định vị thế nghiên cứu, đào tạo trên trường quốc tế; các giảng viên, sinh viên có điều kiện nâng cao năng lực giảng dạy học tập trong môi trường quốc tế, khả năng ngoại ngữ chuyên ngành được nâng cao; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu được bổ sung; phát triển các chương trình đào tạo liên kết và mở thêm mã ngành đào tạo phù hợp với xu thế phát triển quốc tế.

Các mã ngành đào tạo mới gồm Cử nhân Dinh dưỡng với sự hỗ trợ từ Nhật Bản, Cử nhân khúc xạ nhãn khoa (hỗ trợ từ Australia), Cử nhân Điều dưỡng chương trình tiên tiến (hỗ trợ từ Hoa Kỳ), Thạc sĩ Nhãn khoa quốc tế (liên kết với Australia), Thạc sĩ Y tế công cộng bằng tiếng Anh (hỗ trợ từ Hoa Kỳ), Chương trình đào tạo Bác sĩ CKI chuyên ngành Y học gia đình CKI (hỗ trợ từ Hoa Kỳ)…

@copyright Hanoi Medical University

Page 170: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

169

Các khoá học ngắn hạn liên kết với đối tác quốc tế (Pháp,

Australia, Hoa Kỳ…) nhằm phát triển năng lực nghiên cứu

khoa học, viết và đăng bài trên tạp chí quốc tế, báo cáo khoa

học quốc tế… bồi dưỡng kiến thức y khoa và năng lực thực

hành cho các bác sĩ; Các chương trình đào tạo liên kết với các

trường đại học đối tác từ Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Australia,

Hoa Kỳ… được tổ chức thường xuyên, với khoảng 30 lớp

mỗi năm.

Chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa hệ Pháp ngữ hợp tác

với tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF được triển khai hiệu quả.

Hàng năm có 6 đến 8 sinh viên của chương trình bảo vệ khóa

luận tốt nghiệp bằng tiếng Pháp trước Hội đồng Quốc tế và

mỗi năm có 3 - 5 sinh viên được học bổng tham gia các khóa

đào tạo thạc sĩ và khóa học ngắn hạn tại Cộng hòa Pháp.

Chương trình đào tạo phương pháp dạy học, năng lực thực

hành và tiếng Anh chuyên ngành Y cho các bác sĩ trẻ liên kết

với các đối tác Australia thông qua Quỹ Học mãi được triển

khai và hoạt động có hiệu quả. Quỹ Học mãi bắt đầu hoạt

động từ 1998 và chính thức thành lập năm 2001 theo sáng

kiến của PGS. BS. Tôn Thất Bách và GS. Kerry Goulston, với

mục đích ban đầu là đưa các bác sĩ trẻ Việt Nam đi học tập tại

Australia trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng, trao đổi sinh

viên giữa 2 bên. Hàng năm luôn có các bác sĩ trẻ và sinh viên

của Đại học Y Hà Nội đi học tập chuyên môn tại Australia,

kinh phí chủ yếu do phía bạn đài thọ. Phạm vi hoạt động của

Quỹ đã phát triển rộng ra toàn quốc và được sự ủng hộ của

Chính phủ Australia và Việt Nam, Quỹ Học mãi còn có một

số dự án hợp tác hỗ trợ y tế cho Việt Nam triển khai ở tỉnh

khó khăn như Điện Biên. Hoạt động của Quỹ Học mãi là một

minh chứng sinh động, thiết thực và hiệu quả trong mối quan

hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia.

@copyright Hanoi Medical University

Page 171: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

170

GS. BS. Marie Bashir nguyên là Thống đốc Bang New

South Wales - người đã có nhiều đóng góp quan trọng hỗ trợ

cho ngành Y tế Việt Nam trên cương vị là Chủ tịch Danh dự

Quỹ Học mãi. Giáo sư là đầu mối cho hợp tác y tế cũng như

tình hữu nghị Việt Nam - Australia. Bà đã dành cho Đại

tướng Võ Nguyên Giáp một sự ngưỡng mộ vô cùng đặc biệt.

Cá nhân Bà đã giúp đỡ đào tạo rất nhiều cán bộ ngành Y tế và

cũng là người bạn thân thiết của Việt Nam từ năm 2008. Để

ghi nhận sự đóng góp của Bà Marie Bashir, ngày 11/11/2013

tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Kim

Tiến đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Sức khoe Nhân dân”

cho GS. Marie Bashir. Ngoài ra, Bà cũng được các lãnh đạo

Nhà nước Việt Nam gặp gỡ và trao tặng các danh hiệu cao

quý của Nhà nước Việt Nam như Huân chương Hữu nghị…

Bộ trưởng Y tế PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Sức khỏe Nhân dân” cho GS. Marie Bashir

và trao tặng Bằng khen cho GS. Bruce Robinson

Từ năm 2015, phát triển hợp tác với Cộng hòa Liên bang

Đức - đào tạo tiếng Đức, đào tạo bổ sung kiến thức chuyên

@copyright Hanoi Medical University

Page 172: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

171

môn điều dưỡng, 36 điều dưỡng viên đã tiếp cận với thị

trường lao động của Cộng hòa Liên bang Đức - một trong

những thị trường lao động đòi hoi cao về chuyên môn với hệ

thống trang thiết bị y tế hiện đại. Hoạt động này đã mở ra một

hướng mới trong định hướng đào tạo đội ngũ nhân lực y tế có

chất lượng cao của Trường.

Từ năm 2016, phát triển hợp tác với Nhật Bản rất mạnh

mẽ, Trường đã ký kết với đối tác Nhật Bản cấp học bổng toàn

phần cho sinh viên ngành Y đa khoa, ngành Điều dưỡng được

đào tạo bậc đại học ở Nhật Bản, dạy tiếng Nhật cho sinh viên

Điều dưỡng tại Đại học Y Hà Nội. Đây là các hoạt động hợp

tác mang tính đột phá với Nhật Bản, đồng thời với kế hoạch

sẽ thành lập Văn phòng Hợp tác Đại học Y Hà Nội - Nhật

Bản (vào tháng10/2017).

Ký kết hợp tác với Nhật Bản (tháng 6/2016)

Năm 2016, lần đầu tiên Trường Đại học Y Hà Nội mở

chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ Y tế công cộng bằng tiếng Anh

với 19 học viên, trong đó có 08 học viên nước ngoài đến từ

nhiều nước trên thế giới.

@copyright Hanoi Medical University

Page 173: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

172

Thông qua các hoạt động phối hợp hợp tác, hàng trăm cán

bộ nhà trường đã có cơ hội trao đổi, nghiên cứu học tập và

nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật những tiến bộ khoa

học kỹ thuật chuyên ngành. Nhiều cán bộ của Trường là

những chuyên gia hàng đầu trong một số lĩnh vực chuyên

ngành đã tham gia vào các diễn đàn và mạng lưới chuyên

môn quốc tế, góp phần nâng cao uy tín của nền Y học nước

nhà trên trường quốc tế; với vị thế là một trường đại học hàng

đầu trong các trường Đại học Y - Dược của Việt Nam, Đại

học Y Hà Nội luôn xác định vai trò của mình trong việc thực

thi những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ

Y tế liên quan đến giáo dục y học trong bối cảnh đất nước

phát triển và hội nhập. Trong giai đoạn này, cán bộ của

Trường đã phát triển các dự án hợp tác quốc tế không chỉ

riêng cho Trường Đại học Y Hà Nội mà cho cả các trường đại

học Y và một số cơ sở Y tế khác của ngành. Các dự án này

không chỉ mang lại nguồn tài chính đáng kể cho các trường

đại học Y và các cơ sở y tế tham gia dự án mà còn tạo điều

kiện cho các cơ sở y tế này tiếp cận được với các chuyên gia

quốc tế và đào tạo được nhiều cán bộ cho đơn vị mình.

Những kết quả hợp tác quốc tế giai đoạn 2002 - 2017 là

đòn bẩy nâng cao vị thế và uy tín của Trường trên trường

quốc tế, khẳng định sự phát triển và mong muốn được học tập

kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về khoa học Y học

nhằm xây dựng lớn mạnh ngành Y tế nước nhà nói chung và

Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng. Hiện nay, Trường đã xây

dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác song phương, đa

phương với nhiều tổ chức quốc tế, nhiều trường đại học Y,

viện nghiên cứu khoa học nổi tiếng của nhiều nước phát triển,

các mối quan hệ hợp tác ngày càng được mở rộng và tăng

cường về chiều sâu, từ hợp tác mang tính một chiều, hợp tác

@copyright Hanoi Medical University

Page 174: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

173

quốc tế của Trường chuyển dần sang mô hình trao đổi các bên

cùng hợp tác và cùng có lợi.

Hội đồng bảo vệ Luận án Tiến sĩ cho giảng viên Nhà trường tại Hà Lan

Giáo sư danh dự

Hoạt động phong Giáo sư danh dự cho các giảng viên

quốc tế được triển khai từ năm 2009. Đó là các Giáo sư đã có

nhiều công sức đóng góp, hỗ trợ, giúp đỡ cho Nhà trường.

Năm 2009, người đầu tiên được nhận danh hiệu này là

GS. Teshuko Kido, chuyên ngành Hóa sinh, Đại học

Kanazawa (Nhật Bản), người đã giúp Nhà trường rất nhiều

trong nghiên cứu chất độc da cam. Cho đến nay đã có 73

Giáo sư người nước ngoài được nhận danh hiệu vinh dự này

bao gồm các nước sau: Pháp (22), Thụy Điển (16), Australia

(10), Nhật Bản (7), Hà Lan (7), Hoa Kỳ (5), Đức (3), Anh (2)

và Sierra Leon (1).

@copyright Hanoi Medical University

Page 175: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

174

Lễ Công nhận chức danh”Giáo sư danh dự” GS. Marie Bashir và GS. Victor Storm, Australia (ngày 09/11/2013)

@copyright Hanoi Medical University

Page 176: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

175

Chương V

CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ

TÀI CHÍNH VÀ ĐỜI SỐNG

I. CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Đầu tư xây dựng cơ bản

Giai đoạn 2002 - 2017 là giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản mạnh mẽ nhất trong quá trình phát triển của Nhà trường về cơ sở vật chất, đặc biệt là tự đầu tư từ nguồn Quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp của Trường. Tiếp tục thực hiện Dự án cải tạo và mở rộng Trường Đại học Y Hà Nội, một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, nhiều công trình mới tiếp tục được triển khai. Đến nay, cơ sở vật chất của Nhà trường ngày một khang trang, đáp ứng với sự phát triển của Trường.

Trong các công trình mới được xây dựng giai đoạn này, công trình Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nhà thể thao đa năng, Ký túc xá sinh viên 15 tầng và tượng đài Thầy Yersin là những công trình mang dấu mốc lịch sử phát triển của Trường bởi những ý nghĩa đặc biệt gắn liền với các công trình đó. Nếu như công trình Bệnh viện mang dấu mốc về sự hình thành cơ sở thực hành gắn liền công tác giảng dạy và khám chữa bệnh, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức thì công trình Nhà thể thao đa năng và Ký túc xá sinh viên 15 tầng mang ý nghĩa quan trọng trong cải thiện điều kiện nơi ở và đời sống tinh thần cho các em sinh viên. Tượng đài Thầy Yersin là biểu tượng tình cảm và trí tuệ của mọi thế hệ thầy và trò Nhà trường dành cho người Hiệu trưởng đầu tiên.

@copyright Hanoi Medical University

Page 177: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

176

1.1. Công trình Nhà điều hành A1

Toàn cảnh Nhà A1 (chụp từ trên cao tháng 8/2017)

Năm 2002, nhà điều hành A1 hoàn thành và đưa vào sử

dụng. Đây là hạng mục chính và cũng là công trình đầu tiên

của Dự án Cải tạo mở rộng Trường Đại học Y Hà Nội được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 980/QĐ-

CP ngày 30/10/1998 do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký.

Công trình Nhà điều hành A1 do nữ Kiến trúc sư Hoàng Thu

Hương thiết kế (đơn vị lập thiết kế: Công ty Tư vấn Đại học

Xây dựng) và là công trình trọng điểm được khánh thành

nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Trường. Hiệu trưởng

Tôn Thất Bách đã chỉ đạo kiến trúc sư thiết kế nhà A1 sao

cho có nét phảng phất của ngôi trường cũ ở phố Lê Thánh

Tông. Do thời gian khánh thành sát với ngày tổ chức Lễ kỷ

niệm 100 năm thành lập Trường, vì vậy chỉ có Ban Giám hiệu

chuyển về Nhà A1 trước. Sau Lễ Kỷ niệm, toàn bộ khối hành

chính ở “Nhà trắng” (Nhà thư viện, nay là một phần của Bệnh

viện) ở Nhà A3 và ở Nhà trung tâm (nay là nhà A4) mới

chuyển về Nhà A1.

@copyright Hanoi Medical University

Page 178: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

177

Nhà trắng là tên mà cán bộ viên chức lúc bấy giờ quen

gọi. Trước đây Ban Giám hiệu và các phòng ban đặt tại nhà

E5, nay là nhà A5, sau đó Ban Giám hiệu và một số phòng

ban chuyển xuống nhà thư viện, một số phòng còn lại chuyển

xuống tầng 1 nhà A3. Phòng Tài vụ, Ban in và Khoa Sau đại

học chuyển xuống nhà trung tâm nay là nhà A4. Do nhà thư

viện được quét vôi màu trắng, vì vậy mọi người gọi là Nhà

trắng. Ban Giám hiệu và một số phòng ban quan trọng như

TCCB, HCTH, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh, Đối ngoại, Quản trị đều tập trung ở tầng 1 nhà thư

viện, nên rất đông vui. Nhà E5, tầng 1 dành cho phòng khám

và phòng khách, còn lại dành cho ký túc xá sau đại học.

Tượng GS. BS. Hồ Đắc Di tại sảnh Nhà A1

Tháng 10/2002, PGS. TS. BS. Lê Văn Khang - Bí thư

Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng đã thay mặt Nhà trường vào Huế

để rước tượng Thầy Hồ Đắc Di do UBND tỉnh Thừa Thiên

Huế hiến tặng. Tượng Thầy Hồ Đắc Di được đặt ở vị trí trang

@copyright Hanoi Medical University

Page 179: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

178

trọng nhất của Nhà A1 đúng dịp tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm

thành lập Trường.

1.2. Công trình Nhà Tiền lâm sàng A2

Từ khi nhà A1 được đưa vào sử dụng, các hạng mục xây

dựng khác của Dự án cơ bản được thực hiện theo thiết kế,

trong đó có công trình Nhà Tiền lâm sàng A2. Do vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng khu tập thể của Tổng Công

ty Xây dựng Hà Nội, cho nên trong mấy năm tiếp theo công tác xây dựng cơ bản gặp khó khăn. Tuy nhiên, năm 2003 công trình Nhà Tiền lâm sàng A2 cũng được khởi công xây

dựng. Công trình được hoàn thành vào năm 2006 với tên gọi là “Trung tâm Đào tạo Kỹ năng Thực hành Tiền lâm sàng và Labo nghiên cứu y học” gọi tắt là Nhà Tiền lâm sàng với 4

tầng chính và 1 tầng hầm. Tổng diện tích 4 sàn và tầng hầm là 7.500 m2, giá trị xây lắp 35 tỷ đồng.

Năm 1996, Bộ Y tế có văn bản cho phép các Trường Đại

học Y xây dựng đơn vị đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng. Trên cơ sở chủ trương đó của Bộ Y tế, trong dự án xây dựng Dự án cải tạo, mở rộng Trường Đại học Y Hà Nội được lập đầu năm

1997 do Kiến trúc sư Đinh Sỹ Chương tư vấn lập dự án (Đơn

vị lập dự án: Viện Nghiên cứu Kiến trúc), Trường đã đưa hạng mục nhà A2 là hạng mục chính làm cơ sở thực hành cho

sinh viên. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án tại Quyết định số 980/QĐ-CP ngày 30/10/1998 với mức kinh phí 326,5 tỷ thì riêng nhà Tiền lâm sàng chiếm 215 tỷ (185 tỷ thiết bị,

30 tỷ xây lắp).

Năm 2003 khởi công xây dựng nhà A2, gọi tắt là Nhà Tiền lâm sàng do Kiến trúc sư Hoàng Thu Hương đồng tác giả với thiết kế nhà A1. Theo thiết kế ban đầu trình lên Bộ, nhà A2 gồm 6 tầng và 1 tầng hầm. Tuy nhiên, Bộ Y tế kiên quyết chỉ

@copyright Hanoi Medical University

Page 180: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

179

cho phép xây nhà A2 với 4 tầng và 1 tầng hầm để không làm ảnh hưởng đến nhà A1, không được cao hơn nhà A1.

Năm 2006, sau khi xây dựng hoàn thành, do nhu cầu thành lập Bệnh viện, Nhà trường đã xây dựng đề án và được Bộ Y tế đồng ý cho chuyển đổi mục đích sử dụng. Như vậy, “Trung tâm Đào tạo Kỹ năng thực hành Tiền lâm sàng và Labo nghiên cứu y học” đã trở thành Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Cho đến nay, đây vẫn là cơ sở chính của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tên gọi Nhà A2 vẫn được sử dụng chính thức cho đến bây giờ. Để có kinh phí đưa bệnh viện vào hoạt động, Ban Giám hiệu đã sử dụng kinh phí từ các nguồn như: Dự án cải tạo mở rộng, Dự án Giáo dục Đại học từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới và một khoản nho từ nguồn của Dự án Bác sĩ gia đình. Ngày 19/9/2007, bệnh viện chính thức đón người bệnh đầu tiên. Thời gian này chủ yếu là khám và điều trị ngoại trú, một số ít người bệnh nội khoa đã được nhận điều trị nội trú.

- Xây dựng nhà Tiền lâm sàng A2, tiền đề cho Bệnh viện: PGS. BS. Hiệu trưởng Tôn Thất Bách khởi xướng;

- Chuyển đổi nhà Tiền lâm sàng thành lập Bệnh viện Đại

học Y Hà Nội: GS. TS. BS. Nguyễn Lân Việt, Hiệu trưởng

thực hiện (2006 - 2007);

1.3. Công trình Nhà Chuyên gia nước ngoài (Nhà A6)

Đây là hạng mục công trình của Dự án đã được phê duyệt

xây dựng tại đầu nhà A3 (địa điểm vườn hoa tượng đài Thầy

Yersin bây giờ). Để quy hoạch tổng thể được hài hòa hơn, GS.

TS. BS. Nguyễn Lân Việt - Hiệu trưởng lúc bấy giờ đã đề nghị

Bộ Y tế cho chuyển công trình này về vị trí giữa nhà ăn sinh

viên (nay là nhà A7) và nhà E5 (nhà A5 hiện nay), địa điểm

này đã được quy hoạch xây dựng trạm khai thác nước ngầm và

trạm điện mới. Bộ Y tế đã đồng ý với đề nghị của Trường, do

@copyright Hanoi Medical University

Page 181: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

180

đó trạm khai thác nước chuyển về sát phía sông Lừ và trạm

điện được chuyển về khu đất giáp với nhà B4 hiện nay.

Công trình Nhà Chuyên gia nước ngoài được khởi công

xây dựng năm 2007 và hoàn thành vào năm 2009. Với 5 tầng,

diện tích sàn 2.500 m2, giá trị xây lắp 17 tỷ đồng, các phòng

được thiết kế và trang bị như phòng của khách sạn được sử

dụng làm nơi ở của giảng viên và khách nước ngoài đến công

tác tại Trường.

Nhu cầu sử dụng Nhà A6 cho chuyên gia quốc tế không

thật nhiều trong khi một số đơn vị mới hình thành, do đó Nhà

A6 được chuyển đổi mục đích sử dụng: chuyển thư viện từ

khu “Nhà trắng” về tầng 1, 2, 3 Nhà A6. Khu “Nhà trắng”

được cải tạo, sửa chữa thành Khoa Xét nghiệm và Khoa Tim

mạch của Bệnh viện. Năm 2016, Thư viện chuyển về khu nhà

Ký túc xá 15 tầng, toàn bộ diện tích từ tầng 1 đến tầng 3 của

Thư viện ở Nhà A6 đã chuyển cho Trung tâm Khảo thí và

Đảm bảo chất lượng giáo dục (chuyển từ tầng 5 nhà A1

xuống). Tầng 4 dành cho Viện ĐT YHDP&YTCC, tầng 5

dành cho Bộ môn Giáo dục y học và Kỹ năng tiền lâm sàng.

Sau khi xây xong nhà A7, các đơn vị của Viện ĐT

YHDP&YTCC nằm rải rác được tập trung về nhà A7, tầng 4

Nhà A6 được bàn giao cho Bộ môn Giáo dục y học và kỹ

năng tiền lâm sàng. Năm 2013, Nhà A6 được cải tạo, sửa

chữa và xây thêm tầng 6 dành cho Trung tâm Kiểm chuẩn

chất lượng xét nghiệm y học, đây là dự án do Bộ Y tế đầu tư.

Trong năm 2013, Phòng Quản trị đã triển khai đề án đổi

tên và đặt tên các tòa nhà và công trình trong khuôn viên

Trường sao cho phù hợp với quy hoạch, theo đó nhà Chuyên

gia nước ngoài đổi tên thành nhà A6, nhà Trung tâm đổi tên

thành nhà A4, nhà E5 đổi tên thành nhà A5, nhà A7 là nhà

@copyright Hanoi Medical University

Page 182: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

181

xây trên diện tích của nhà ăn và câu lạc bộ sinh viên trước

đây, nhà A8 là nhà xây mới ở đầu hồi nhà E3.

1.4. Công trình Nhà thể thao đa năng

Công trình Nhà thể thao đa năng

Là công trình nằm trong Dự án quy hoạch tổng thể nhưng

đến năm 2009 mới được khởi công xây dựng và hoàn thành

vào năm 2010. Sau khi khánh thành, công trình được giao

cho Bộ môn Giáo dục thể chất và do Trung tâm Dịch vụ

tổng hợp quản lý. Câu lạc bộ sinh viên cũng được chuyển từ

khu nhà ăn cũ (nhà A7 hiện nay) về đây để tiện cho các hoạt

động văn hóa thể thao của sinh viên. Đây là công trình có ý

nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của sinh viên,

hầu hết các hoạt động văn thể của sinh viên và cán bộ được

tập trung về khu vực này. Ngoài công trình nhà thi đấu đa

năng, Nhà trường cũng đồng thời thực hiện xã hội hóa để cải

tạo bãi đất trống thành sân bóng đá, sân tennis nhằm tạo ra

@copyright Hanoi Medical University

Page 183: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

182

nhiều sân chơi và tập luyện cho sinh viên. Trong giai đoạn

vừa rồi, toàn bộ khu đất hoang này đã được quy hoạch và

xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động chức năng

của Trường. Một ý nghĩa không kém phần quan trọng, đó là

chấm dứt được hiện tượng lấn chiếm đất công khi không còn

là bãi đất hoang vắng.

1.5. Công trình nhà A7

Nhà ăn sinh viên và mô hình nhà ăn sinh viên gặp nhiều thách thức, không theo kịp nhu cầu của số đông sinh viên và khách hành mặc dù đã mở thêm dịch vụ như cho thuê đám cưới, hoạt động với hiệu quả không cao; nhiều đơn vị mới hình thành hay phát triển thêm có nhu cầu cao về trụ sở làm việc. Từ thực tế, khu nhà ăn và câu lạc bộ sinh viên là khu nhà 2 tầng được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Khu nhà đã được sửa chữa và nâng cấp nhiều lần nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Để đáp ứng với nhu cầu cấp bách về cơ sở làm việc cho các đơn vị mới, Trường đã xin cấp phép cải tạo, sửa chữa nhà ăn và câu lạc bộ sinh viên thành nhà A7 hiện nay.

Công trình được khởi công xây dựng năm 2010 và khánh thành năm 2013. Tòa nhà được xây 5 tầng, với tổng diện tích sàn 7.800 m2, hiện là nơi làm việc của Viện ĐT YHDP&YTCC, Viện ĐT Răng Hàm Mặt và Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội và Khoa Kỹ thuật Y học (trước đây Viện ĐT YHDP&YTCC ở tầng 4 nhà A6, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt ở nhà A4, Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội mới thành lập nên được xếp luôn ở đó).

1.6. Công trình xây dựng Khu giảng đường B4

Năm 2010, khu đất tiếp giáp khu dân cư của Tổng Công

ty Xây dựng Hà Nội dùng làm vườn cây thuốc cho Khoa Y

@copyright Hanoi Medical University

Page 184: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

183

học cổ truyền bị một nhóm thương binh bên ngoài “nhẩy dù”

vào chiếm giữ làm một xưởng cơ khí. Được sự hỗ trợ của

chính quyền địa phương bằng một đợt cưỡng chế, Trường thu

lại khoảnh đất gần 400 m2 đó. Để tránh bị tái lấn chiếm,

Trường đã giao cho Bệnh viện xây dựng Trung tâm Xét

nghiệm kỹ thuật cao. Tuy nhiên, do phản ứng của cư dân, nên

việc xây dựng Phòng xét nghiệm của Bệnh viện không triển

khai được. Vì vậy, Trường chuyển hướng sang xây giảng

đường phục vụ cho đào tạo (khu giảng đường B4).

Khu giảng đường B4 được xây dựng năm 2010 và hoàn thành năm 2011. Là khu nhà cao 4 tầng, với đầu tư 14 tỷ đồng, các phòng học có thể đảm bảo cùng lúc cho khoảng 600 sinh viên học tập. Khu giảng đường B4 còn được bố trí phòng

thực tập, phòng học tin học và phòng học ngoại ngữ. Khu giảng đường B4 được kết nối với khu giảng đường Hồ Đắc Di bằng nhà cầu nối để thuận tiện cho giáo viên, sinh viên đi lại, tránh va chạm với bà con cư dân xung quanh.

1.7. Công trình Nhà A8

Công trình nhà A8 nằm trên khu đất đầu hồi nhà E3, tiếp giáp với khu tập thể Khương Thượng và sông Lừ. Trước đây

khu đất này là xưởng mộc của Nhà trường do Phòng Quản trị quản lý. Trong nhiều năm qua, khu đất này thường xuyên bị lấn chiếm và tình hình an ninh trật tự ở khu ký túc xá nhà E3 không được đảm bảo. Để đáp ứng với nhu cầu về trụ sở làm việc, để đảm bảo an ninh trong khu vực và chống lấn chiếm, Trường đã xin cấp phép xây dựng Nhà A8.

Nhà A8 được khởi công xây dựng năm 2012 và hoàn thành năm 2013. Công trình Nhà A8 được xây 5 tầng, trên diện tích 600 m2, được bố trí cho Bộ môn Lý luận chính trị, Bộ môn Y học gia đình, Văn phòng Đoàn Thanh niên Cộng

@copyright Hanoi Medical University

Page 185: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

184

sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên. Ngoài việc bố trí trụ sở làm việc của các đơn vị, công trình Nhà A8 còn là “hàng rào” kiên cố ngăn cách với khu dân cư và ngăn chặn sự lấn chiếm (trước nhà E3, E4 và nhà A8 có một con kênh chảy từ làng Khương Thượng ra sông Lừ. Năm 2016, thành phố đã cống hóa con kênh này thành con đường nối từ đường Tôn Thất Tùng ở giữa nhà E4 và nhà A5 tới đường ven sông Lừ.

1.8. Công trình Khu ký túc xá sinh viên 15 tầng

Nằm trong Dự án quy hoạch tổng thể của Trường, khu Ký

túc xá sinh viên 15 tầng, 1 tầng hầm được khởi công xây

dựng năm 2013 trên diện tích sàn 22.500 m2 với 2.100 chỗ ở

(210 phòng khép kín), tổng giá trị đầu tư gần 230 tỷ đồng.

Thời gian chuẩn bị để xây Ký túc xá 15 tầng không dưới 5

năm, đã có lúc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc tưởng như

không thể thực hiện được dự án này. Nguồn vốn của Chính

phủ là 100 tỷ đồng, phần còn lại là từ quĩ phát triển hoạt động

sự nghiệp của Trường. Công trình được khánh thành vào ngày

08/11/2016 và đưa vào sử dụng ngày 16/01/2017. Khi kết

thúc công trình, chi phí xây dựng và đầu tư chỉ hết khoảng

90% của tổng dự toán ban đầu. Công trình nhà Ký túc xá 15

tầng là một trong những điểm nhấn về đầu tư cơ sở vật chất

của Trường trong giai đoạn vừa qua, là sự quan tâm sâu sắc

của Nhà trường tới đời sống vật chất và tinh thần cho sinh

viên, học viên. Tháng 01/2017, sinh viên đã chính thức được

bố trí ở trong khu ký túc xá mới. Trường đã dành một số

phòng ở tầng 3 để đón, học viên, sinh viên nước ngoài và

chuyên gia trong nước hay quốc tế. Sân trời của tầng thượng

và tầng 4 sẽ được tổ chức dịch vụ phục vụ cho sinh viên, học

viên và cán bộ.

@copyright Hanoi Medical University

Page 186: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

185

Để thuận lợi cho sinh viên, học viên ở trong ký túc xá,

Trường đã bố trí Ban Quản lý KTX&ĐSSV, Phòng Y tế, Thư

viện, Văn phòng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

Hội Sinh viên, khu nhà ăn, khu siêu thị, khu căng tin trong tòa

nhà Ký túc xá 15 tầng. Toàn bộ khu nhà đã được nối mạng

internet và phủ sóng wi-fi.

Ký túc xá 15 tầng (ảnh chụp từ trên cao tháng 8/2017)

1.9. Xây dựng cơ sở vật chất cho Phân hiệu tại Thanh Hóa

Thực hiện Đề án thành lập Phân hiệu và thoa thuận giữa

Nhà trường với UBND tỉnh Thanh Hóa về đầu tư xây dựng cơ

bản cho Phân hiệu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã dành khu đất

3,76 ha nằm trong khuôn viên của Trường Cao đẳng Y tế

Thanh Hóa cho Phân hiệu. UBND tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư

xây dựng tòa nhà đầu tiên cho Phân hiệu, tòa nhà được khởi

công xây dựng vào ngày 28/3/2015, với thiết kế cao 5 tầng,

126 phòng làm việc, trên diện tích mặt bằng 2.491,77 m2. Tòa

nhà được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 18/6/2016 để

chuẩn bị cho việc đón tiếp sinh viên khóa I năm 2016 nhập

@copyright Hanoi Medical University

Page 187: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

186

học. Hiện nay UBND tỉnh Thanh Hóa đang cùng Trường tiếp

tục triên khai đầu tư xây dựng khu ký túc xá và một số các

công trình khác theo Đề án thành lập Phân hiệu.

Phối cảnh tổng thể Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa

1.10. Xây dựng tượng đài Danh nhân Y học - Bác sĩ Alexandre Yersin, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường

Lễ Khánh thành tượng đài Bác sĩ A.Yersin - Hiệu trưởng

đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 25/2/2016 nhân

ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2. Phó Chủ tịch nước Nguyễn

Thị Doan và Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường tham gia

cắt băng khánh thành. Sau đó Phó Chủ tịch nước tham dự và

phát biểu trong Lễ Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Đại

sứ Cộng hòa Pháp và Đại sứ Liên bang Thụy Sĩ có mặt trong

buổi lễ và có bài phát biểu rất xúc động. Tượng BS. A. Yersin

đặt giữa vườn hoa trên một mảnh đất nho, xinh xắn đầu nhà

A3. Tượng làm bằng đồng, to bằng kích thước người thật, đặt

trên bệ đá. “Bức tượng đồng với hình ảnh bình dị, khiêm

nhường và rất gần gũi được tạo dựng để ghi lại khoảnh khắc

@copyright Hanoi Medical University

Page 188: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

187

Người Hiệu trưởng trẻ tuổi tay mũ, tay áo rời Trường ra đi

(ngày 09/2/1904 sau 02 năm làm Hiệu trưởng, hoàn thành lời

hứa, hoàn thành nhiệm vụ như điều kiện tiên quyết của Thầy

khi nhận lời với Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra

Hà Nội để nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng đầu tiên năm 1902),

hướng về phía Nam, quay lại mảnh đất Nha Trang gắn bó,

tiếp tục miệt mài với việc nghiên cứu khoa học, như nguyện

vọng, như đam mê từ thời trai trẻ của Thầy. Bức tượng là hiện

hữu của hàng vạn tấm lòng tri ân sâu sắc của các thế hệ thầy

và trò Trường Y, là sự thể hiện đạo lý ngàn đời nay của dân

tộc Việt Nam “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Từ trái tim mình, các thế hệ sinh viên, học viên của Trường

muốn nói rất nhiều lần lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc với

những cống hiến to lớn, công sức, trí tuệ khoa học và tấm

lòng nhân ái của Thầy với mái trường thân yêu này,” (trích

Bài phát biểu của PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh tại Lễ

Khánh thành Tượng BS. Alexandre Yersin).

Tượng BS. Alexandre Yersin, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường (1902 - 1904)

@copyright Hanoi Medical University

Page 189: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

188

Khách quốc tế và các đại biểu dự Lễ Khánh thành dâng hoa tượng đài BS. Alexandre Yesin (ngày 25/2/2016)

Tháng 11 năm 2015, Nhà trường tổ chức Kỷ niệm 40

năm đào tạo BSNT, PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu

trưởng đã thay mặt Nhà trường gửi tâm thư với những tình

cảm sâu sắc, lắng đọng, kêu gọi các cựu Bác sĩ Nội trú

Trường Đại học Y Hà Nội - những người trưởng thành từ

loại hình đào tạo đặc biệt của ngành Y và hầu hết là những

người thành đạt trong sự nghiệp “chung tay, góp sức làm

nên những điều đầy tốt đẹp và hết sức ý nghĩa cho Trường

Đại học Y Hà Nội thân yêu”. Toàn bộ sự đóng góp của các

BSNT trên 1,3 tỷ đồng được sử dụng cho việc dựng tượng,

tôn tạo vườn hoa xung quanh tượng (vườn hoa Yersin) và

các hoạt động cho lễ kỷ niệm…

@copyright Hanoi Medical University

Page 190: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

189

@copyright Hanoi Medical University

Page 191: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

190

1.11. Công trình Nghĩa trang cho người hiến xác

Công trình Nghĩa trang cho người hiến xác do Tập đoàn

Indevco trao tặng cho Trường. Để có được công trình này là

thông qua mối quan hệ cá nhân của một số cán bộ trong

Trường với ông Đỗ Thành Trung; Chủ tịch Hội đồng Quản trị

kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Indevco.

Tháng 2/2015, Trường đã ký thoa thuận với Tập đoàn

Indevco về việc Công ty tặng Trường 999,9 m2 đất nằm trong

khuôn viên Nghĩa trang sinh thái An Lạc Viên ở Hoành Bồ

(Quảng Ninh). Khu đất này được làm nghĩa trang cho người

hiến xác phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu thuộc

Trường Đại học Y Hà Nội. Sau Lễ ký thoa thuận, Tập đoàn

Indevco đã miễn toàn bộ chi phí vận chuyển, Lễ hoa táng 05

thi thể và bảo quản 05 bình tro cốt tại Chùa An Lạc viên để

chờ an táng tại khu nghĩa trang dành cho người hiến xác sau

khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng.

Ngày 07/6/2017, Tập đoàn Indevco đã chính thức trao

quyền sử dụng 999,9 m2 đất (sổ đo) làm nghĩa trang người

hiến xác cho Trường Đại học Y Hà Nội. Hồ sơ và các bản

hợp đồng, thoa thuận về sử dụng đất làm Nghĩa trang cho

người hiến xác đã được bàn giao cho Trường và được lưu giữ

tại Phòng Hành chính tổng hợp.

Việc hiến tặng khu đất cho Trường làm Nghĩa trang người

hiến xác, miễn phí cho việc vận chuyển, hoa táng, bảo quản

tro cốt và chuẩn bị tổ chức Lễ an táng vào tháng 12/2017, đã

thể hiện trách nhiệm xã hội rất đáng trân trọng của Tập đoàn

Indevco, trong đó vai trò của cá nhân Tổng Giám đốc Đỗ

Thành Trung là quan trọng nhất. (Để ghi nhận những đóng

góp trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe

@copyright Hanoi Medical University

Page 192: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

191

nhân dân của Tổng Giám đốc Đỗ Thành Trung đối với

Trường Đại học Y Hà Nội nói riêng, với sự nghiệp y tế nói

chung, ngày 25/7/2017, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết

định số 3390/QĐ-BYT về việc tặng “Kỷ niệm chương Vì sức

khỏe nhân dân” cho ông).

1.12. Công trình Nhà B1, B2, B3 mở rộng

Năm 2017, chuẩn bị kỷ niệm 115 năm ngày thành lập

trường, Nhà trường đã triển khai xây dựng công trình nhà B1,

B2, B3 mở rộng. Công trình nhà B1, B2, B3 mở rộng được

xây dựng trên nền đất của nhà trông giữ xe cho cán bộ và nhà

xe sinh viên. Công trình được khởi công vào tháng 3 năm

2017, trên diện tích 450 m2, được thiết kế với tầng trệt để

trống, thông thoáng, dùng cho sinh hoạt tập thể; bốn giảng

đường, mỗi giảng đường có sức chứa 306 người ở các tầng kế

tiếp sử dụng cho học tập, hội nghị, hội thảo. Dự kiến công

trình sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm 2017 để chào mừng

nhân kỷ niệm 115 năm ngày thành lập Trường. Hiện tại,

Trường đang tiếp tục triển khai xây thêm hai tầng để dành

toàn bộ cho hoạt động chuyên môn của Bộ môn Giáo dục y

học và Kỹ năng tiền lâm sàng. Sau khi hoàn thành công trình,

Bộ môn Giáo dục y học và Kỹ năng tiền lâm sàng sẽ chuyển

sang đây. Hai tầng 4 và 5 của nhà A6 sẽ được giao cho Trung

tâm Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục.

1.13. Đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại Khu Đại học Nam Cao, tỉnh Hà Nam

Ngày 12/9/2011, Trường Đại học Y Hà Nội và UBND

tỉnh Hà Nam đã có Bản ghi nhớ hợp tác về việc xây dựng cơ sở 2 của Trường tại tỉnh Hà Nam. UBND tỉnh Hà Nam đã

cam kết dành cho Trường khoảng 100 ha “đất sạch”.

@copyright Hanoi Medical University

Page 193: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

192

Tại địa điểm này, Trường sẽ xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển Trường theo mô hình Đại học sức khoe, trọng điểm quốc gia, ngang tầm các

nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới với các nội dung sau:

Địa điểm, quy mô đầu tư xây dựng:

- Địa điểm: huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách cơ sở 1 tại số 1 phố Tôn Thất Tùng khoảng 45km.

- Quy mô: đáp ứng với nhu cầu đào tạo 11.000 sinh viên.

- Diện tích khu đất: khoảng 100ha.

Để đáp ứng với nhu cầu đào tạo 11.000 sinh viên, dự án cần hoạch định xây dựng 300.000 m2 sàn bao gồm: Giảng

đường; labo thực tập thực hành; thư viện; hội trường; nhà làm việc của các bộ môn, khoa, viện, trung tâm, khu điều hành, quản lý; khu kỹ năng tiền lâm sàng; trung tâm nghiên cứu; ký

túc xá, căng tin, nhà ăn, khu thể thao, câu lạc bộ sinh viên; bệnh viện thực hành… Dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 40 triệu USD.

Công tác chuẩn bị đầu tư dự án:

Công tác đầu tư cơ sở 2 của Trường tại tỉnh Hà Nam được Bộ trưởng Bộ Y tế rất quan tâm và có tính khả thi. Trường Đại học Y Hà Nội đã phối hợp Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế và Ngân hàng phát triển Châu Á trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ không hoàn lại với tổng vốn Dự án 2,8 triệu USD để hoàn thành thiết kế cơ sở, báo cáo đánh giá kỹ thuật, tài chính và kinh tế của dự án vốn vay và Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án vốn vay.

@copyright Hanoi Medical University

Page 194: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

193

2. Cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất

2.1. Cải tạo, nâng cấp và mở rộng Phòng Truyền thống

Nằm trong tổng thể các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 115 năm thành lập Trường Đại học Y Hà Nội, công trình cải tạo, nâng cấp và mở rộng Phòng Truyền thống đã được Đảng ủy và Ban Giám hiệu coi là công trình có vị trí quan trọng số 1: Cải tạo và nâng cấp Phòng Truyền thống hiện có, chuyển Phòng Khánh tiết thành Phòng Truyền thống, nâng diện tích hai Phòng Truyền thống mới gấp 2,5 lần so với Phòng Truyền thống cũ. Trường đã mời các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực bảo tàng giúp tư vấn, thiết kế, xây dựng và trình bày, đồng thời, Nhà trường cử các đoàn cán bộ đi tham quan một số bảo tàng, phòng truyền thống để tích lũy thêm kinh nghiệm, triển khai nhiều hoạt động nhằm phát động hiến tặng và sưu tầm và bảo quản các hiện vật liên quan đến lịch sử của Trường.

2.2. Đầu tư mở rộng Bệnh viện

Năm 2013, Dự án Giáo dục Đại học phần 3 tiếp tục cấp

cho Trường 4 triệu USD. Do Nhà trường đã có Bệnh viện nên

lãnh đạo trường đã đề nghị nhà tài trợ cho phép đầu tư mua

một số thiết bị mô phong và các thiết bị chẩn đoán để xây

dựng các Trung tâm Đào tạo là Trung tâm Nội soi can thiệp

và Trung tâm Tim mạch can thiệp. Do quỹ đất không còn

trong khu nhà A2, Bệnh viện đã mở rộng xây thêm nhà B

phía sau nhà A2 để lắp đặt các thiết bị cho Trung tâm Tim

mạch can thiệp và Nội soi can thiệp. Năm 2015, do số người

bệnh khám cấp cứu tăng, Bệnh viện đã được Trường xây

dựng thêm khu vực cấp cứu với 30 giường bệnh để đón người

bệnh cấp cứu và điều trị tích cực.

@copyright Hanoi Medical University

Page 195: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

194

Nhà A2 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (ảnh chụp từ trên cao tháng 8/2017)

Năm 2011, Nhà trường xây mới khu nhà ăn ở tầng 3 của

Bệnh viện để phục vụ cho nhu cầu của người bệnh nội trú,

của người nhà người bệnh và một khu riêng phục vụ cán bộ

nhân viên Bệnh viện. Đồng thời Trường cũng cải tạo phần

diện tích tầng 2 Hội trường lớn làm phòng họp giao ban, hội

chẩn chuyên môn cho Bệnh viện.

Do người bệnh đến khám ngày càng tăng và để giảm tải

cho khu nhà A2 (Bệnh viện), năm 2010 Trường đã xin phép

Bộ Y tế cho cải tạo nhà A5 từ ký túc xá của học viên thành

khu Khám bệnh theo yêu cầu và bố trí trụ sở cho một số đơn

vị mới: Khoa Y học cổ truyền, Trung tâm Dược lý lâm sàng,

Trung tâm Đào tạo và Khám bệnh theo nhu cầu, Trung tâm

Khúc xạ nhãn khoa. Tới nay, khu nhà A5 đã được cải tạo kết

hợp xây mới thêm khu chụp Cộng hưởng từ và đầu tư thêm

nhiều trang thiết bị. Khu Khám bệnh A5 đã đón tiếp và khám

@copyright Hanoi Medical University

Page 196: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

195

số lượng người bệnh hàng ngày gần tương đương với số

người bệnh khám tại nhà A2 bệnh viện.

Toàn cảnh nhà A5 (ảnh chụp từ trên cao tháng 8/2017)

2.3. Cải tạo và mở rộng khu giảng đường, các phòng học và phòng thực tập

Để đảm bảo giảng đường cho học viên và sinh viên học

tập, trong những năm qua, nhà trường đã không ngừng đầu tư

xây mới và nâng cấp các giảng đường, các phòng học và phòng

thực tập ở các bộ môn Y học cơ sở để đảm bảo cơ sở học tập

và thực hành cho sinh viên, học viên: khu giảng đường Hồ Đắc

Di, khu giảng đường Nhà A3, Nhà B1, Nhà B2.

Khu giảng đường Hồ Đắc Di:

Song song với việc xây dựng khu giảng đường B4, Nhà

trường tiến hành cải tạo nâng cấp khu giảng đường Hồ Đắc

Di: cải tạo và nâng cấp các phòng học hiện có, sửa chữa và

tận dụng một số phòng để làm phòng học, xây thêm tầng 3

@copyright Hanoi Medical University

Page 197: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

196

của khu giảng đường để có thêm 5 phòng học. Toàn bộ các

phòng học được trang bị mới các thiết bị âm thanh, máy

chiếu, chuông báo giờ, bàn ghế, ánh sáng, quạt thông gió…

nên các phòng học ở khu giảng đường đều đạt chuẩn.

Cải tạo và nâng cấp nhà A3, nhà B1, nhà B2:

Các khu nhà A3, B1, B2 là địa chỉ của hầu hết các bộ

môn Y học cơ sở. Tại đây vừa có hội trường, vừa có phòng

học và phòng thực tập, vì vậy từ năm 2011 đến năm 2016, các

khu nhà trên cũng được sửa chữa và nâng cấp toàn diện: Xây

thêm tầng 4 nhà A3 để tăng diện tích cho các bộ môn và các

trung tâm đóng tại nhà A3, cải tạo và nâng cấp giảng đường

12 và giảng đường 14, cải tạo và nâng cấp toàn diện các

phòng học, phòng thực tập ở nhà B1 và nhà B2. Cho tới nay,

các phòng làm việc, phòng giảng dạy, phòng thực tập của các

bộ môn y học cơ sở và các trung tâm ở nhà A3, B1, B2 đã đáp

ứng tốt cho dạy và học.

Hiện nay, với việc cải tạo và nâng cấp phòng học, giảng

đường, hội trường, phòng thực hành thí nghiệm, tổng diện

tích phòng học hiện là 12.688 m2, một giảng đường lớn 300

chỗ ngồi. Các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị âm

thanh, máy chiếu phục vụ cho việc dạy và học. Với 162

phòng thực hành và phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ

đáp ứng cho nhu cầu dạy và học (theo báo cáo của Đoàn

đánh giá ngoài, tháng 6/2017).

2.4. Cải tạo và nâng cấp nhà điều hành A1

Để tăng thêm diện tích cho các đơn vị mới thành lập, năm

2010 Nhà trường đã cải tạo và xây thêm tầng 6 với diện tích

1.800 m2 được sử dụng làm văn phòng cho một số các dự án,

phòng làm việc của trung tâm và kho chứa tài liệu cho một số

@copyright Hanoi Medical University

Page 198: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

197

đơn vị. Khi tiến hành xây dựng tầng 6 nhà A1, cột cờ Tổ quốc

đã được chuyển từ sân trước nhà A1 gần tường rào đến mặt

trước tầng 6 nhà A1. Lá cờ Tổ quốc luôn phất phới bay cao

trên nóc tòa nhà A1.

Nhà A1 khánh thành năm 2002, đã qua 15 năm sử dụng,

một số các hạng mục công trình và thiết bị hư hong, xuống

cấp. Vì vậy, tháng 3 năm 2017 Nhà trường đã tiến hành sửa

chữa cơ bản, tổng thể nhà A1. Cho tới nay việc sửa chữa đã

hoàn thành. Đặc biệt hệ thống chiếu sáng bên ngoài nhà A1

mới được lắp đặt, góp phần tạo ấn tượng cho nhà A1 và làm

đẹp cảnh quan cho khu vực xung quanh. Một công trình có ý

nghĩa lớn chào mừng Kỷ niệm 115 năm thành lập Trường.

2.5. Cải tạo và nâng cấp Hội trường lớn

Hội trường lớn được xây dựng trên 20 năm, qua thời gian

sử dụng, Hội trường đã bị xuống cấp, hư hong nhiều. Năm

2011, Trường đã tiến hành sửa chữa tạm thời để phục vụ các

hoạt động của Trường. Để đáp ứng tốt hơn khi sử dụng và

phù hợp với cảnh quan chung của Nhà trường, tháng 4/2017,

Trường đã tiến hành sửa chữa và nâng cấp tổng thể Hội

trường lớn. Đến nay công tác sửa chữa đã hoàn thành, Hội

trường lớn khoác trên mình diện mạo mới đón chào năm học

mới 2017 - 2018.

2.6. Cải tạo hạ tầng cơ sở và điện nước

Năm 2005, song song với việc xây dựng nhà tiền lâm

sàng A2, Nhà trường tiến hành cải tạo và xây dựng mới hệ

thống trạm và mạng lưới cung cấp điện, nước trong toàn

trường. Trạm điện mới gồm một máy biến thể 1000 KVA,

một máy 630 KVA và một máy phát điện dự phòng 360 KVA

@copyright Hanoi Medical University

Page 199: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

198

được xây ở khu tiếp giáp với khu Không quân. Trạm điện mới

đã thay thế trạm 560 KVA có từ năm 1982. Nhờ việc thay thế

các trạm điện này mà năm 2007 khi bệnh viện hoạt động đã

đảm bảo đủ điện cung cấp cho toàn trường và bệnh viện.

Cùng với việc cải tạo và lắp mới các trạm điện, khu bể nước

tắm ngoài trời dành cho nam giới gần sân bóng rổ cùng với

trạm điện ngay cạnh đó đã được phá dỡ hoàn toàn, kết thúc

một dấu ấn kỷ niệm khó phai mờ trong nhiều thế hệ thầy và

trò của Trường.

Tháng 3/2017, Trường tiếp tục đầu tư nâng công suất trạm nước từ 1000m3/1 ngày đêm lên 2000m3/1 ngày đêm nhằm đáp ứng với nhu cầu của sinh viên, học viên ở khu Ký túc xá 15 tầng và các đơn vị trong Trường. Như vậy từ năm 2005, Trường hoàn toàn tự túc nước mà không dùng nước từ nguồn cấp của thành phố. Do chủ động nguồn cấp nước cho nên không còn hiện tượng mất nước, đồng thời góp phần tiết kiệm nhiều kinh phí. Có những thời điểm nước cấp không được trong sạch, đặc biệt sau những kỳ nghỉ dài của sinh viên, làm ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt của sinh viên. Tuy nhiên, đội ngũ viên chức của Phòng Quản trị đã vào cuộc, khắc phục kịp thời.

Cũng từ năm 2007, các nhà ở sinh viên được cải tạo lại gắn thêm khu công trình phụ (đeo balo), các phòng ở sinh viên được khép kín, tất cả các phòng ở sinh viên đều được lắp công tơ điện và đồng hồ nước. Từ việc cải tạo nâng cấp trạm điện và trạm khai thác nước, điều kiện làm việc của Nhà trường, điều kiện sinh hoạt của sinh viên, học viên trong ký túc xá được thay đổi rõ rệt. Đến nay, để đảm bảo điện cho hoạt động của bệnh viện và các đơn vị, Trường đã phải lắp đặt thêm trạm điện và nâng công suất để đảm bảo cho các hoạt động của Nhà trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 200: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

199

2.7. Cải tạo, sửa chữa và nâng cấp một số công

trình khác

Nhà A4 (nhà Trung tâm trước đây) là trụ sở của Viện Đào

tạo Răng Hàm Mặt. Sau khi Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

chuyển về Nhà A7, Nhà A4 được sửa chữa lại và là trụ sở của

Bộ môn Ký sinh trùng, Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trung tâm

Dịch vụ tổng hợp và của đội vệ sĩ AZ. Bộ môn Ký sinh trùng,

Bộ môn Giải phẫu bệnh chuyển về nhà A4, kết thúc những

năm tháng ở cơ sở Trường Đại học Dược (phố Lê Thánh

Tông), hoàn tất việc trao trả toàn bộ mặt bằng cho Trường

Đại học Dược. Nhân việc này, cũng cần phải nói đến sự kiện

chúng ta đã chủ động trả lại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung

ương phần diện tích mà Bộ Y tế đã giao cho Trường Đại học

Răng Hàm Mặt sau khi Trường được sáp nhập về Trường Đại

học Y Hà Nội. Hai sự kiện đối với Trường Đại học Dược và

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đã chấm dứt tình trạng

xen kẹt trong rất nhiều năm, gây ảnh hưởng bất lợi cho tất cả

các phía.

Nhà thi đấu đa năng đã được sửa chữa xong để đảm bảo

phục vụ cho các hoạt động văn hóa thể thao của sinh viên, của

cán bộ viên chức Nhà trường. Sàn thi đấu được rải thảm phù

hợp cho hoạt động thể thao với hai cột bóng rổ chuyên nghiệp.

Khu vực Viện Giải phẫu 48 Tăng Bạt Hổ: Năm 2016,

Nhà trường đã đã cải tạo lớn các hạng mục, trong đó có việc

xây khu tưởng niệm để hàng năm thầy trò Nhà trường làm lễ

tri ân đối với các thi thể cũng như gia đình thân nhân người

hiến xác.

@copyright Hanoi Medical University

Page 201: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

200

3. Một số nội dung khác về cơ sở vật chất

3.1. Thu hồi khu 42C Lý Thường Kiệt: là cơ sở của Bộ

môn Toán - Tin, sau khi Bộ môn Toán - Tin chuyển về nhà

A3, Nhà trường đã thu hồi 120m2 trên diện tích khoảng

160m2 và giao cho Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển

hoá quản lý và làm cơ sở khám bệnh.

3.2. Khu đất 35 Phố Nguyễn Huy Tưởng: khi Ban 10/80

sáp nhập về Trường, toàn bộ khu làm việc của Ban tại 35

Nguyễn Huy Tưởng với diện tích khoảng 900m2 được bàn giao

lại cho Trường, tuy nhiên khu đất này hiện vẫn còn một số vấn

đề cần làm rõ hơn về quyền sử dụng đất giữa Trường và làng

Hoà Bình (nay là Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội).

3.3. Bàn giao khu vực 13 Lê Thánh Tông cho Trường Đại học Dược Hà Nội: Năm 2014, theo yêu cầu

của Bộ Y tế và thực hiện quyết định bàn giao khu vực 13 Lê

Thánh Tông cho Trường Đại học Dược Hà Nội đã ký từ giai

đoạn Bộ trưởng Đỗ Nguyên Phương, Nhà trường đã chuyển

hai bộ môn cuối cùng là Bộ môn Ký sinh trùng và Bộ môn

Giải phẫu bệnh về nhà A4 (Biên bản bàn giao ngày

12/12/2014).

3.4. Chuyển nhà E4 cho Thành phố quản lý: Theo Nghị

định 34/2013/NĐ-CP, tất cả các nhà tập thể của các cơ quan

phải chuyển về thuộc sự quản lý của địa phương, do do đó từ

tháng 9/2007 nhà E4 đã được bàn giao về thành phố với toàn

bộ khoảng 124 hộ dân cư trong khuôn viên khoảng gần 1000

m2 đất. Cũng trong thời gian này, thành phố đã cắm chỉ giới

đường dọc sông Lừ, do đó số hộ thuộc nhà lắp ghép đã được

nhận một số tiền đền bù cho diện tích nằm ngoài chỉ giới.

@copyright Hanoi Medical University

Page 202: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

201

3.5. Khu Yên Sở được tiếp nhận từ Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt: Năm 2009, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Răng

Hàm Mặt với Bộ môn Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà

Nội. Khi đó, có dự án xây dựng Trường Đại học Răng Hàm

Mặt trên khuôn viên 3,5 ha tại Yên Sở đã được Bộ Y tế phê

duyệt. Cuối năm 2015 đến 2016, Trường đã hoàn thành đền

bù giải phóng mặt bằng cho 384 hộ dân theo Dự án phê duyệt

của Bộ với tổng kinh phí khoảng 113 tỷ đồng. Hiện Trường

đang trình thành phố xin cấp sổ đo để xây dựng cơ sở 2 Bệnh

viện Đại học Y Hà Nội (dự kiến đặt tên là Bệnh viện Đặng

Văn Chung).

II. ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ

Giai đoạn 2002 - 2017 là giai đoạn được đầu tư mạnh mẽ

nhất trong suốt chặng đường phát triển của Trường. Đầu tư

được xếp thành các nhóm sau:

1. Đầu tư thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

Đây là thời kỳ Trường có nhiều hoạt động đẩy mạnh về

đầu tư trang thiết bị cho các bộ môn, đặc biệt là các bộ môn y

học cơ sở, các labo và các trung tâm. Nhiều phòng thí

nghiệm, phòng thực tập của các bộ môn đã được đầu tư trang

thiết bị hiện đại, giúp cho việc giảng dạy, học tập và nghiên

cứu ngày càng tốt hơn.

1.1. Trang thiết bị cho thực hành và thực tập

Trường đã đầu tư mạnh mẽ các cho học tập và nghiên

cứu: Thiết bị xử lý bệnh phẩm, máy cắt tiêu bản dùng cho

@copyright Hanoi Medical University

Page 203: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

202

thực tập Giải phẫu bệnh; các bộ thiết bị cho thực tập Hóa -

Hóa sinh; trang bị phòng kính hiển vi, phòng thiết bị máy hóa

nghiệm của Khoa Kỹ thuật Y học; các mô hình, thiết bị cho

thực hành tiền lâm sàng; các thiết bị mô phong của trung tâm

đào tạo Tim mạch can thiệp, Phẫu thuật Nội soi, Nội soi chẩn

đoán; mô hình và phần mềm 3D giảng Giải phẫu; thiết bị

chẩn đoán hình ảnh của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt...

1.2. Trang thiết bị giảng dạy và nghiên cứu

Từ các dự án, Trường đã có những phòng thí nghiệm hiện

đại và có thể tiếp cận với hầu hết các công nghệ tiên tiến

trong y học, trong đó có những công nghệ hàng đầu như:

Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein; Trung tâm Hỗ trợ Sinh

sản; Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Chẩn đoán trước

sinh; Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại về sinh học phân tử; sinh hóa

miễn dịch; công nghệ mô phôi và vật liệu cấy ghép; sàng lọc

trước sinh; thăm dò chức năng; thiết bị cho labo tư vấn di

truyền của sinh học; thiết bị cho labo hỗ trợ sinh sản và bảo

quản mô của mô phôi; thiết bị xét nghiệm sinh hóa miễn dịch

của Bộ môn Hóa sinh;…

Để có được những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho

học tập và nghiên cứu khoa học, ngoài kinh phí từ ngân

sách, việc đầu tư trang thiết bị chủ yếu dựa vào nguồn kinh

phí từ các dự án:

Giai đoạn 2002 - 2007: “Dự án Giáo dục Đại học” đã

giúp cho việc tăng cường đầu tư trang thiết bị (Sau khi thi

tuyển, Trường Đại học Y Hà Nội là đơn vị được đánh giá cao

nhất và được đầu tư số tiền lớn nhất trong các trường Đại

học Y (4 triệu USD). Số kinh phí quý báu này đã giúp trang bị

@copyright Hanoi Medical University

Page 204: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

203

nhiều máy móc hiện đại cho Bệnh viện và giúp hình thành 3

trung tâm quan trọng của Bệnh viện: Trung tâm Tim mạch do

PGS. TS. BS. Nguyễn Lân Hiếu là Giám đốc; Trung tâm Nội

soi can thiệp do PGS. TS. BS. Đào Văn Long là Giám đốc;

Trung tâm Phẫu thuật nội soi do GS. TS. BS. Hà Văn Quyết là

Giám đốc. Dự án được thực hiện 3 đợt:

- Đợt 1 (QIG A): Trị giá 500.000 USD, đã đầu tư toàn bộ

mua mô hình để thành lập Bộ môn Giáo dục y học và Kỹ

năng tiền lâm sàng (2002).

- Đợt 2: (QIG B): Trị giá 700.000 USD, đợt này toàn bộ

kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị và thành lập Trung tâm đào

tạo Siêu âm và Nội soi can thiệp. Toàn bộ thiết bị đặt tại Bệnh

viện Đại học Y Hà Nội.

- Đợt 3 (TRiG): Trị giá 4 triệu USD, đợt này Trường Đại

học Y Hà Nội và Đại học Y - Dược Hồ Chí Minh là 2 trường

được đầu tư mức cao nhất. Từ dự án này Trường đã trang bị

cho bệnh viện nhiều thiết bị hiện đại: Hệ thống chụp cộng

hưởng từ 1.5 Tesla; hệ thống máy chụp mạch một bình diện

và hệ thống máy chụp XQ kỹ thuật số.

Từ năm 2007 đến nay: Đã có nhiều dự án nhằm tăng

cường trang thiết bị cho các bộ môn và các labo giúp cho việc

thực tập và nghiên cứu khoa học:

- Dự án trang thiết bị cho Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn

dịch: trị giá của Dự án là 3,5 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến năm

2009, Bộ môn đã được trang bị một số thiết bị cao cấp cho

nghiên cứu miễn dịch và các thiết bị cho nghiên cứu sinh học

phân tử.

- Dự án “Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật y sinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 205: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

204

học để phát hiện, chẩn đoán và đề xuất biện pháp can thiệp

cho các gia đình bị bất thường sinh sản do nguy cơ ảnh hưởng

của chất độc hóa học trong chiến tranh”. (Dự án Dioxin

2004 - 2009 được phối hợp giữa Trường Đại học Y Hà Nội và

Bệnh viện Từ Dũ - Thành phố Hồ Chí Minh). Từ kinh phí của

Dự án (16 tỷ đồng), Bộ môn Y sinh học Di truyền đã được

đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và đã có những đóng góp

rất quan trọng trong việc chuẩn hóa quy trình xét nghiệm

chẩn đoán trước sinh và tư vấn di truyền.

- Dự án “Tăng cường trang thiết bị phòng thí nghiệm nghiên cứu tác động của môi trường đến sức khoe con người” (do Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế đầu tư), Dự án có trị giá 3,5 tỷ đồng (2008 - 2010). Dự án đã góp phần cho nghiên cứu và phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và là cơ sở thực tập của Viện Đào tạo YHDP&YTCC.

- Dự án xây dựng Trung tâm Kiểm chuẩn các Xét nghiệm Y học, trị giá 30 tỷ đồng (2012 - 2014) được đặt tại tầng 6 nhà A6. Trung tâm được trang bị các thiết bị hiện đại và được khai trương ngày 27/9/2011. Trung tâm có trách nhiệm kiểm chuẩn kết quả xét nghiệm của các thiết bị xét nghiệm y học của tất cả các bệnh viện khu vực phía Bắc (từ Huế trở ra).

- Dự án “Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế” bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB, trị giá đầu tư cho Trường là 5,7 triệu USD. Kinh phí của Dự án dành cho đầu tư thiết bị giảng dạy của các bộ môn y học cơ sở, các bộ môn khoa học cơ bản và tiền lâm sàng. Từ dự án này, Trường đã trang bị thiết bị mới đồng bộ cho 100% các giảng đường, tất cả các bộ môn y học cơ sở, bộ môn khoa học cơ bản và các bộ môn đào tạo kỹ năng tiền lâm sàng. Việc đầu tư trang thiết bị mới cho các đơn vị đã đáp ứng cơ bản điều kiện thực hành của sinh viên và góp phần quan trọng cho

@copyright Hanoi Medical University

Page 206: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

205

việc dạy và học.

Cũng từ những dự án này, Trường xây dựng và đầu tư

mới cho một số hạng mục như: toàn bộ khu Labo của Viện

Đào tạo YHDP&YTCC; toàn bộ trang thiết bị Khoa Kỹ thuật

Y học; mô hình và phần mềm 3D giảng giải phẫu; thiết bị

chẩn đoán hình ảnh của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt; Trung

tâm thực hành mô phong Phẫu thuật nội soi của Bộ môn Phẫu

thuật thực nghiệm; xây dựng phòng thực hành chuẩn, hiện đại

cho Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh; trang bị cho phòng thực

hành Tiền lâm sàng của Bộ môn Giáo dục y học và Kỹ năng

tiền lâm sàng.

2. Đầu tư thiết bị cho khám chữa bệnh (Bệnh viện và phòng khám)

2.1. Đầu tư trang thiết bị

Mặc dù đến 2007 mới có quyết định thành lập Bệnh viện

nhưng từ năm 2006 Trường đã chủ động đầu tư mua máy

chụp cắt lớp vi tính, máy chụp loãng xương, đầu tư cho hệ

thống thông khí y tế và thiết bị đồng bộ cho 5 phòng mổ.

Trang thiết bị cho Bệnh viện Nhà trường ngày càng tăng, kinh

phí cho mua sắm trang thiết bị chủ yếu dựa vào nguồn kinh

phí tự có và nguồn kinh phí từ các dự án.

Từ nguồn kinh phí của Dự án giáo dục đại học ở giai đoạn

2 và 3 đã được đầu tư cho mua sắm trang thiết bị của bệnh

viện: Toàn bộ kinh phí của giai đoạn 2 được đầu tư mua sắm

thiết bị và thành lập Trung tâm Đào tạo Siêu âm và Nội soi

can thiệp, các thiết bị được mua sắm đều đặt tại Bệnh viện

Đại học Y Hà Nội. Kinh phí của giai đoạn 3 đã trang bị cho

bệnh viện nhiều thiết bị hiện đại: hệ thống chụp cộng hưởng

@copyright Hanoi Medical University

Page 207: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

206

từ 1.5 Tesla; hệ thống máy chụp mạch một bình diện và hệ

thống máy chụp XQ kỹ thuật số; thiết bị cho Trung tâm Nội

soi can thiệp; thiết bị cho Trung tâm Tim mạch can thiệp…

Ngoài các trang thiết bị ban đầu, Trường thường xuyên nâng

cấp các thiết bị cho các khoa phòng của Bệnh viện để đáp ứng

với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng.

2.2. Đầu tư cho cơ sở vật chất

Từ năm 2010 Trường đã cho cải tạo lại nhà A5 thành Khu

Khám bệnh theo yêu cầu, nhằm giảm tải cho Khoa Khám

bệnh ở nhà A2 và bố trí cơ sở khám và điều trị cho một số

đơn vị mới thành lập như: Khoa Y học Cổ truyền, Trung tâm

Dược lý lâm sàng; Trung tâm Đào tạo và Khám bệnh theo

yêu cầu; Trung tâm Khúc xạ nhãn khoa.

Năm 2011, Trường đã cải tạo và xây mới khu nhà ăn ở

tầng 3 để phục vụ người bệnh nội trú, người nhà người bệnh

và khu nhà ăn phục vụ cán bộ nhân viên Bệnh viện. Cải tạo

phần diện tích tầng 2 Hội trường lớn làm phòng họp giao ban

và hội chẩn.

Năm 2013, Trường đã xây thêm nhà B phía sau nhà A2

cho Trung tâm Tim mạch can thiệp và Trung tâm Nội soi can

thiệp của Bệnh viện.

Năm 2015, do số lượng người bệnh vào cấp cứu ngày càng tăng, vì vậy để đáp ứng với thực trạng đó, Trường đã cải tạo xây dựng Khoa Cấp cứu Bệnh viện ở khu vực giữa Hội trường lớn và nhà A2. Khoa cấp cứu với 30 giường bệnh để cấp cứu và điều trị tích cực cho những người bệnh nặng. Từ đó Khoa Cấp cứu được tách ra khoi Khoa Khám bệnh.

Năm 2016, Trường đã xây mới cho Bệnh viện thêm khu

@copyright Hanoi Medical University

Page 208: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

207

chụp Cộng hưởng từ ở sân trước nhà A5 và đầu tư thêm một số thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh. Hiện nay, Khu Khám bệnh theo yêu cầu ở nhà A5 đã đón tiếp và khám số lượng người bệnh hàng ngày gần tương đương với số người bệnh đến khám tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện.

Như vậy, việc hình thành và phát triển bệnh viện có phần

đóng góp rất lớn từ nguồn kinh phí tái đầu tư và đặc biệt là

nguồn kinh phí đầu tư ban đầu của 2 Dự án: “Cải tạo và mở

rộng Trường Đại học Y Hà Nội” và “Dự án Giáo dục Đại

học” đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Bệnh viện trong

giai đoạn vừa qua.

Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này là Bệnh viện của

Nhà trường đã không ngừng phát triển. Với đội ngũ thầy

thuốc và trang thiết bị phù hợp, với chiến lược phát triển của

các thế hệ lãnh đạo, chỉ trong 10 năm, chúng ta đã xây dựng

được một bệnh viện có uy tín trong hệ thống khám chữa bệnh.

Đây có thể coi là mô hình “doanh nghiệp” mới trong trường

đại học. Ở đó có sự lồng ghép hài hòa giữa các lĩnh vực

chuyên môn như khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và

đào tạo nhằm phát huy tốt nhất các thế mạnh của Nhà trường.

Từ ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện đã góp phần quan trọng

vào việc đào tạo thực hành, chuyển giao kỹ thuật, nghiên cứu

khoa học và cải thiện đời sống cho cán bộ, giảng viên, viên

chức của Nhà trường tham gia vào hoạt động của Bệnh viện.

3. Đầu tư thiết bị và phương tiện cho giảng dạy và

làm việc

3.1. Đối với giảng dạy và học tập: Toàn bộ các hội

trường, các phòng học cơ bản được trang bị hệ thống nghe

@copyright Hanoi Medical University

Page 209: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

208

nhìn để đảm bảo cho việc dạy và học, đảm bảo cho các cuộc

hội họp, trang bị phương tiện bảo hộ cho thầy và trò trong các

phòng thí nghiệm…

3.2. Đối với điều kiện làm việc: Đảm bảo đầy đủ các

phương tiện làm việc cho các bộ môn, cho các trung tâm và

các phòng ban, đầu tư cho công nghệ thông tin và các phần

mềm quản lý, đầu tư cho cảnh quan và môi trường làm việc…

4. Những đầu tư khác

Đầu tư đủ máy tính và thiết bị cho Trung tâm Khảo thí và

Đảm bảo Chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong

lượng giá học tập, đầu tư máy tính cho phòng học ngoại ngữ,

đầu tư máy tính cho Bộ môn Toán - Tin…

III. CÔNG TÁC ĐỜI SỐNG, CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ,

TÀI CHÍNH

1. Hoạt động nâng cao đời sống

1.1. Đời sống của viên chức, người lao động

Đây là khó khăn lớn của Trường trong suốt thời kỳ bao

cấp cũng như những năm đầu của thời kỳ đổi mới, thực hiện

kinh tế thị trường. Trong các giai đoạn trước, Trường đã thực

hiện nhiều hoạt động để có khoản thu cải thiện đời sống cán

bộ như: tổ chức sản xuất Philatop, cho thuê giảng đường, dịch

vụ trông giữ xe, quản lý các hàng quán... Phần thu từ chuyên

môn còn rất hạn chế từ các hợp đồng đào tạo chuyên khoa I ở

các địa phương, nguồn thu từ phòng khám ở tầng 1 nhà E5

(nay là nhà A5) và nguồn thu lớn nhất là từ sản xuất Philatop

@copyright Hanoi Medical University

Page 210: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

209

của Công ty TNHH Dược phẩm Đại Y. Tuy nhiên, mức thu

nhập tăng thêm của mỗi người trung bình chỉ 100.000 -

150.000 đồng/tháng.

Biểu đồ thu nhập bình quân của CC, VC, NLĐ giai đoạn 2007 - 2016

Kể từ năm 2005, công tác đời sống đối với cán bộ viên

chức trong Nhà trường luôn là mối quan tâm sâu sắc của

Đảng ủy, Ban Giám hiệu, nhất là từ năm 2008 tới nay. Với sự

đoàn kết, nhất trí trong toàn Trường, các hoạt động nhằm

không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ngày càng

được chú ý. Thu nhập của công chức, viên chức và người lao

động từng bước được cải thiện, cụ thể: lương cơ bản theo quy

định của Chính phủ năm 2010 là 730.000 đồng, năm 2012 là

1.050.000 đồng, đến năm 2016 là 1.210.000 đồng. Thu nhập

@copyright Hanoi Medical University

Page 211: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

210

tăng thêm năm 2010 là 750.000 đồng, năm 2012 là 1.400.000

đồng, năm 2013 là 1.800.000 đồng và từ 01/01/2017 là

2.000.000 đồng. Đối với viên chức khối phòng ban, các bộ

môn khoa học cơ bản và y học cơ sở, ngoài mức thu nhập

tăng thêm là 2.000.000 đồng còn được hỗ trợ thêm 10% của

thu nhập tăng thêm, phần tăng thêm này được chia theo kết

quả lao động. Các khoản chi cho các dịp lễ tết, chế độ phụ cấp

cũng được cải thiện rõ rệt. Trên đây là biểu đồ bình quân thu

nhập của giai đoạn 2007 - 2016. Biểu đồ phản ánh được thu

nhập của công chức, viên chức, người lao động ngày càng

được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

1.2. Đời sống của sinh viên, học viên

Đầu những năm 2000, khi sinh viên không còn chế độ

học bổng, nhà ăn sinh viên cũng chuyển sang chế độ tự hạch

toán và phải cạnh tranh với các quán ăn tự phát của một số hộ

gia đình nên hoạt động không hiệu quả, vì vậy vai trò nhà ăn

tập thể của sinh viên dần dần mất vị thế. Từ đó, Trường đã

giao khoán cho một số cán bộ đứng ra tổ chức dưới sự giám

sát của Công đoàn Trường. Lúc này, phần lớn nhân viên của

nhà ăn cũ được chuyển về các đơn vị như: tổ giảng đường,

làm nhân viên y công… Do chuyển sang hạch toán, khu nhà

ăn số 2 được cải tạo lại khang trang hơn. Tầng 2 nhà ăn số 1

cải tạo thành câu lạc bộ sinh viên.

Đến năm 2004, để giải quyết dứt điểm mô hình nhà ăn tập

thể, Ban Giám hiệu giao cho Công đoàn Trường tổ chức đấu

thầu dịch vụ nhà ăn, Công ty Thiên Sơn là đơn vị trúng thầu đã

cải tạo lại toàn bộ vừa làm nhà ăn phục vụ sinh viên và tổ chức

các dịch vụ khác. Công ty Thiên Sơn hoạt động được khoảng 3

năm. Do nhu cầu xây dựng trụ sở cho các đơn vị mới, Nhà

trường đã chấm dứt hợp đồng với Công ty Thiên Sơn để xây

@copyright Hanoi Medical University

Page 212: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

211

dựng khu nhà A7 cho Viện Đào tạo YHDP&YTCC và Viện

Đào tạo Răng Hàm Mặt. Vì vậy, câu lạc bộ sinh viên được

chuyển xuống Nhà thi đấu thể thao đa năng.

Năm 2007, Nhà trường triển khai cải tạo khép kín các

phòng ở của các nhà ký túc xá E1, E2, E3, nên cuộc sống của

sinh viên, học viên ở nội trú ổn định và cải thiện rõ rệt. Cũng

trong giai đoạn này, việc tổ chức trông giữ xe cho sinh viên,

học viên nhằm chấm dứt việc sinh viên, học viên mang xe lên

phòng ở ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của sinh viên,

học viên. Toàn bộ khu lò hơi và khu đất sân phía sau nhà ăn

giáp kênh mương trước nhà E3 và trước sông Lừ được cải tạo

làm nhà xe 2 tầng và tổ chức đấu thầu trông xe qua đêm cho

sinh viên.

Như vậy, giai đoạn này công tác quản lý sinh viên và dịch vụ sinh viên có nhiều thay đổi: tách Ban Quản lý KTX&ĐSSV khỏi Phòng Giáo vụ; chuyển đổi cơ chế hoạt động của nhà ăn; tổ chức trông giữ xe tập trung; cải tạo khép kín nhà ở sinh viên; lắp đồng hồ điện nước cho từng phòng ở sinh viên; xây dựng các công trình thể thao và thành lập Trung tâm Dịch vụ tổng hợp… đời sống của sinh viên, học viên ở nội trú cũng như an ninh trật tự trong khu vực ký túc xá của Trường ngày càng được cải thiện rõ rệt.

2. Các hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ trước đây chủ yếu là đào tạo chuyên

khoa I ở địa phương, sản xuất Philatop của Công ty Đại Y và

dịch vụ trong giữ xe. Đến năm 2005, Công ty Đại Y ngừng

hoạt động, nhưng nguồn thu được nâng lên từ hoạt động đào

tạo chuyên khoa I, đào tạo đại học theo địa chỉ, nguồn thu từ

phòng khám sau khi được mở rộng và thu hút nhiều người

@copyright Hanoi Medical University

Page 213: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

212

bệnh, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác: Nhà ăn, trông

xe, thuê mướn... Đặc biệt là từ khi bệnh viện bắt đầu đón tiếp

người bệnh thì nguồn thu bổ sung cho quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp tăng đáng kể và đời sống giảng viên, người

lao động được cải thiện rõ rệt, kinh phí chi cho đầu tư phát

triển cũng được bổ sung nhiều.

Trong những năm gần đây, các hoạt động dịch vụ của

Trường đã được bố trí và sắp xếp lại. Việc thành lập Trung tâm Dịch vụ tổng hợp (2011) và Trung tâm Đào tạo Dịch vụ theo nhu cầu xã hội (2011) đã hình thành lên hai hệ thống

dịch vụ: dịch vụ trên cơ sở chuyên môn nghiệp vụ và dịch vụ trên cơ sở tận dụng và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có. Chính vì vậy các hoạt động dịch vụ của Nhà trường từ năm

2011 đến nay đã quy củ hơn, đa dạng hơn, tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn, đóng góp vào nguồn thu của Trường nhiều hơn và đặc biệt là các hoạt động dịch vụ của Nhà trường đều có

đầy đủ tính pháp lý.

3. Hoạt động tài chính

Năm 2016, số lượng sinh viên, học viên gấp 1,5 lần so với

năm 2012 và gấp 2,5 lần so với năm 2007. Số lượng người

bệnh khám chữa bệnh năm 2016 tăng gấp 3 lần so với số người bệnh năm 2011 nhưng nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý thu. Phòng Tài chính Kế toán đã tổ chức bộ máy kế toán, sử dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động, phân cấp một phần quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán

cấp 3 trong hệ thống kế toán chung của Nhà trường.

Từ khi được giao nhiệm vụ là đơn vị sự nghiệp có thu và

tự đảm bảo một phần kinh phí, Nhà trường đã xây dựng Quy

chế chi tiêu nội bộ nội của Trường và hoàn thiện Quy chế chi

@copyright Hanoi Medical University

Page 214: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

213

tiêu của các đơn vị có tài khoản và con dấu riêng, bao gồm:

(1) Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

(2) Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

(3) Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

(4) Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa

(5) Trung tâm Đào tạo Dịch vụ theo nhu cầu xã hội

(6) Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm Y học

(7) Trung tâm Dược lý lâm sàng

(8) Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa

Giai đoạn 2012 - 2016, Trường đã cân đối nguồn thu, sử

dụng hợp lý các khoản chi nên cơ sở vật chất của Nhà trường

được cải tạo, xây mới khang trang hơn, phục vụ nhu cầu đào

tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn.

Trường đã xây dựng Ký túc xá 15 tầng từ nguồn Quỹ phát

triển hoạt động sự nghiệp với tổng diện tích 26.300 m2, đã

hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2016 tăng thêm 2100 chỗ ở

mới cho sinh viên, học viên với các trang thiết bị tương đối

hiện đại và khép kín. Các khu nhà giảng dạy, nghiên cứu, làm

việc được xây mới, cải tạo, đặc biệt năm 2016, Trường đã

khởi công xây dựng thêm 04 giảng đường tăng thêm khoảng

1.200 chỗ học cho sinh viên với tổng diện tích sàn xây dựng

là 4.050 m2, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2017. Trường

bước đầu đã cân đối nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự

nghiệp để đền bù, giải phóng mặt bằng chuẩn bị công tác xây

dựng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở 2 tại Yên Sở, quận

Hoàng Mai.

Từ các nguồn thu viện phí, Trường đã cân đối trích từ quỹ

phát triển hoạt động sự nghiệp. Bên cạnh việc mở rộng các

khu khám chữa bệnh tại nhà A2, từ năm 2012 Bệnh viện Đại

học Y Hà Nội mở thêm Phòng khám số 1 Tôn Thất Tùng, đầu

@copyright Hanoi Medical University

Page 215: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

214

tư thêm nhiều thiết bị hiện đại và xây mới thêm 4 phòng mổ.

Như vậy, cùng với phần mở rộng này, Bệnh viện có thể nâng

công suất đón và khám tới 2.500 lượt người bệnh một ngày và

khoảng 500 giường người bệnh nội trú.

Giai đoạn 2002 - 2017, cơ sở vật chất của Nhà trường

được đầu tư lớn cả về xây dựng cơ bản cũng như mua sắm

trang thiết bị. Hầu hết các công trình xây dựng chính, các

trang thiết bị hiện đại được đầu tư trong giai đoạn này, đặc

biệt là từ năm 2009 tới nay, nên cơ sở vật chất Nhà trường

khang trang hơn, điều kiện ăn ở, học tập của sinh viên được

cải thiện rõ rệt. Từ các dự án, Trường đã có những phòng thí

nghiệm hiện đại có thể tiếp cận với hầu hết các công nghệ

tiên tiến trong Y học trong đó có những công nghệ hàng đầu

như Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein; Trung tâm Hỗ trợ

Sinh sản và Công nghệ mô ghép; Trung tâm Nghiên cứu Di

truyền và Chẩn đoán trước sinh; Trung tâm Kiểm chuẩn xét

nghiệm Y học… Tại các bộ môn, hầu hết các bộ môn y học cơ

sở đã chấm dứt tình trạng giảng chay; Bộ môn Giáo dục y

học và Kỹ năng Tiền lâm sàng đã được đầu tư những trang

thiết bị hiện đại để sinh viên có điều kiện thực hành trước khi

đến học tập và thực hành tại các bệnh viện.

@copyright Hanoi Medical University

Page 216: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

215

Chương VI

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ

I. CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG

Trong giai đoạn 2002 - 2012, Công đoàn Nhà trường trải

qua 4 kỳ Đại hội:

Đại hội Đại biểu Công đoàn lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2005 - 2007 được tổ chức ngày 26/01/2005 với sự tham gia

của 141 đại biểu.

Nghị quyết của Đại hội đã đề cập đến nhiều nội dung

quan trọng. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí,

Ban Thường vụ gồm 05 đồng chí.

Đại hội bầu đồng chí Nguyễn Thị Bích Liên (BM Sức khỏe nghề nghiệp, Khoa Y tế công cộng) là Chủ tịch và đồng chí Vũ

Văn Đoan (Phòng Vật tư Trang thiết bị) là Phó Chủ tịch

@copyright Hanoi Medical University

Page 217: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

216

Đại hội Đại biểu Công đoàn lần thứ XXIX nhiệm kỳ 2007 - 2010 tổ chức ngày 25/12/2007, tham dự Đại hội có

121 đại biểu. Nghị quyết Đại hội tiếp tục nhấn mạnh các

nhiệm vụ trọng tâm: thực hiện mục tiêu xây dựng Công đoàn

Trường vững mạnh về tổ chức, xây dựng các chương trình

hành động cụ thể, phát huy sự sáng tạo trong lao động, trong

nghiên cứu khoa học của đoàn viên, tổ chức tốt các hoạt động

chào đón các sự kiện trọng đại của đất nước 1000 năm Thăng

Long Hà Nội và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

Trường Đại học Y Hà Nội lần thứ XXVIII.

Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 05 đồng chí

Đồng chí Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (BM Dược lý)

được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Vũ Văn Đoan (Phòng Vật tư

Trang thiết bị) tiếp tục được bầu làm Phó Chủ tịch.

Đại hội Đại biểu Công đoàn lần thứ XXX nhiệm kỳ

2010 - 2012 được tổ chức ngày 08/6/2010, tham dự Đại hội có

@copyright Hanoi Medical University

Page 218: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

217

153 đại biểu. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Công đoàn lần thứ

XXX là sự kế thừa và phát huy Nghị quyết Đại hội Công đoàn

lần thứ XXIX. Tập trung vào nhiệm vụ đổi mới nội dung

phương thức hoạt động Công đoàn, xây dựng tổ chức công

đoàn bộ phận bằng việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng

nghiệp vụ công tác cho các cán bộ làm công tác Công đoàn.

Đặc biệt phát huy quyền làm chủ của cán bộ viên chức trong

việc tham gia hoạt động quản lý tại các đơn vị và thực hiện

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Nhà trường lần thứ XXIX, tổ chức

các hoạt động hướng tới kỷ niệm 110 năm thành lập Trường.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Công đoàn gồm 21 đồng chí,

Ban Thường vụ gồm 07 đồng chí.

Đồng chí Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (BM Dược lý)

tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch là các

đồng chí Vũ Văn Đoan (Phòng Vật tư Trang thiết bị) và Phạm

Ngọc Minh (BM Ký sinh trùng).

Đại hội Đại biểu Công đoàn Trương Đại học Y Hà Nội

lần thứ XXXI được tổ chức ngày 21/12/2012, tham dự Đại

hội có 166 đại biểu.

Với khí thế tự hào 110 năm thành lập trường, Nghị quyết

của Đại hội Đại biểu Công đoàn khóa 31 tiếp tục nhấn mạnh:

phát huy quyền làm chủ của cán bộ viên chức, tích cực tham

gia vào công tác quản lý đơn vị; học tập nâng cao trình độ

chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng khoa

học kỹ thuật trong nghiên cứu và khám chữa bệnh xây dựng

Trường Đại học Y Hà Nội mạnh về chuyên môn, vững vàng

về chính trị.

@copyright Hanoi Medical University

Page 219: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

218

Ban Chấp hành Công đoàn khóa XXXI (2012 - 2015)

Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 21 đồng chí, Ban

Thường vụ gồm 07 đồng chí.

Đồng chí Đinh Thị Thu Hương (BM Tim mạch) được bầu

làm Chủ tịch Công đoàn; đồng chí Vũ Văn Đoan (Phòng Vật

tư Trang thiết bị) và đồng chí Hồ Thị Kim Thanh (BM Nội

tổng hợp) được bầu làm Phó Chủ tịch.

Trong nhiệm kỳ này, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt

Nam khóa XI và Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ, ngày

04/3/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc

hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Công văn

số 796/TLĐ ngày 13/6/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động

Việt Nam về việc hướng dẫn điều chỉnh nhiệm kỳ công đoàn

cơ sở. Năm 2015, Công đoàn Trường Đại học Y Hà Nội tổ

chức Hội nghị giữa nhiệm kỳ nhằm kiện toàn nhân sự Ban

Chấp hành.

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn mở rộng giữa nhiệm

kỳ được tổ chức ngày 23/6/2015. Hội nghị đã kiện toàn lại

@copyright Hanoi Medical University

Page 220: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

219

Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2012 - 2017 gồm 17 đồng chí, Ban

Thường vụ gồm 05 đồng chí:

Đồng chí Hồ Thị Kim Thanh (BM Lão Khoa) được tín

nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn, đồng chí Vũ Việt Hằng

(BM Châm cứu và các phương pháp điều trị không dùng

thuốc, Khoa Y học cổ truyền) được bầu làm Phó Chủ tịch.

Trong giai đoạn 2002 - 2017 do sự phát triển của các đơn

vị chính quyền cấp 3, tổ chức công đoàn kiện toàn và thành

lập Công đoàn Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Công đoàn Viện

Đào tạo Y học dự phòng - Y tế công cộng, Công đoàn Viện

Đào tạo Răng Hàm Mặt là công đoàn cơ sở trực thuộc Công

đoàn Trường.

Trong những năm qua, với 4 kỳ đại hội Công đoàn

Trường đã thực hiện tốt 3 chức năng chủ yếu của Công đoàn:

Công đoàn với chức năng đại diện và bảo vệ các quyền

và lợi ích hợp phap chính đang của ngươi lao động. Tham

gia cùng Nhà trương trong các hoạt động chuyên môn,

giải quyết việc làm, cải thiện đơi sống vật chât, tinh thần

của ngươi lao động:

Để góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ đoàn viên,

Công đoàn đã chủ động trao đổi với Chính quyền tìm giải

pháp cải thiện đời sống phù hợp với thực tiễn và đặc thù công

tác của trường: đẩy mạnh việc đào tạo sau đại học cho các bác

sĩ ở các địa phương trong cả nước; mở một số lớp đào tạo vừa

làm vừa học hệ cử nhân, mở rộng đào tạo theo nhu cầu xã hội,

hợp tác NCKH với các tổ chức trong và ngoài nước; động

viên đoàn viên trực tiếp công tác ở các bệnh viện tham gia

khám chữa bệnh ngoài giờ do các bệnh viện tổ chức... Với

những hình thức trên, hàng năm Trường đã có thêm nguồn

@copyright Hanoi Medical University

Page 221: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

220

thu đóng góp một phần cho quỹ phúc lợi để hỗ trợ thu nhập

cho các CCVC&NLĐ trong những ngày lễ, tết. Đặc biệt từ

năm 2012 - 2017, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã phát triển

cả về số lượng và chất lượng, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu

giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong y học,

chuẩn hóa và chuyển giao cho các tuyến, mà còn đóng góp

phục vụ xã hội và cộng đồng, đóng góp một phần đáng kể cho

quỹ phúc lợi của Trường. Bệnh viện thuộc Trường đã tạo

được uy tín và thương hiệu của mình thông qua chất lượng

đội ngũ cán bộ, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc khách

hàng và phong cách phục vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp và

đạo đức nghề nghiệp. Số người bệnh đến khám, điều trị ngày

càng tăng. Người bệnh và người khám sức khoe đều hài lòng

và có nhận xét tốt về bệnh viện.

Công đoàn đã tổ chức tốt việc thăm hoi động viên những

đoàn viên gặp nhiều khó khăn, mắc bệnh nan y. Công đoàn và

Ban Nữ công đã tổ chức nhiều hoạt động quyên góp, trích

lương để gây quỹ từ thiện giúp đỡ những chị em gặp phải khó

@copyright Hanoi Medical University

Page 222: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

221

khăn trong gia đình bị tai nạn rủi ro, phải nằm viện dài ngày,

chúc Tết các gia đình khó khăn. Cá nhân Hiệu trưởng cũng có

những phần quà Tết tặng cho 5 đoàn viên công đoàn có hoàn

cảnh đặc biệt. Từ những hình thức trên, Công đoàn đã nhân

rộng toàn trường hình thức mỗi đoàn viên cùng tham gia đóng

góp để lập quỹ từ thiện. Kết hợp với Chính quyền, Công đoàn

đã xét trợ cấp cho hàng trăm lượt đoàn viên với mức từ

500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Hàng năm, Ban Chấp hành Công đoàn vẫn duy trì việc tổ

chức khen thưởng cho con viên chức, người lao động đạt các

danh hiệu học sinh gioi các cấp để kịp thời động viên khuyến

khích các cháu, trong đó nhiều gia đình có 2 con liên tục đạt

danh hiệu học sinh gioi và đạt giải cao tại các kỳ thi trong

nước và quốc tế.

Tổ chức hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ công

đoàn và kết hợp tổ chức cho đoàn viên thăm quan, du lịch tới

các di tích lịch sử, các di tích lịch sử cách mạng, các khu danh

@copyright Hanoi Medical University

Page 223: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

222

lam thắng cảnh trong nước như Cố đô Huế, Đền Hùng, về

thăm quê Bác, Ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang Trường Sơn,

thành cổ Quảng Trị... Những chuyến đi “Đền ơn đáp nghĩa“

đã khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hảo dân tộc trong mỗi

đoàn viên công đoàn.

Công đoàn Trường Đại học Y Hà Nội đi thăm Khu di tích K9 năm 2017

Công đoàn đã triển khai tốt những chỉ thị của Nhà nước

và Thành phố về ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, hầu hết đoàn

viên trong Trường đã hưởng ứng tham gia. Cho đến nay Nhà

trường chưa phát hiện trường hợp nào mắc tệ nạn xã hội.

Đời sống cán bộ đoàn viên không ngừng được cải thiện cả

về tình thần và vật chất. Mức chi cho cán bộ trong các dịp lễ,

tết, chế độ phụ cấp được cải thiện rõ rệt. Đến năm 2017 thu

nhập tăng thêm trung bình của cán bộ Trường đã nằm trong

tốp đầu các trường đại học có thu nhập cao.

@copyright Hanoi Medical University

Page 224: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

223

Tham gia quản lý; thực hiện quyền kiểm tra, giám sát

hoạt động của Trương theo quy định:

Công đoàn luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

Cùng Đảng uỷ, Ban Giám hiệu soạn thảo và xây dựng Quy

chế dân chủ cơ sở, trên cơ sở đó giám sát các hoạt động của

chính quyền. Ban Chấp hành Công đoàn đã cùng Lãnh đạo

Trường tổ chức các hội nghị liên tịch bàn bạc thống nhất các

công việc lớn của trường và các công việc này đều được phổ

biến tới toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn, lấy ý kiến phản

hồi, tiếp thu và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp thực tế.

Công đoàn đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Công đoàn

và Chính quyền, trên cơ sở đó các hoạt động đều được thực

hiện đúng quy định và chặt chẽ, như tổ chức tốt Hội nghị

công chức viên chức và người lao động hàng năm, các hội

đồng chuyên môn liên quan đến công tác đào tạo, quản lý lao

động, tuyển dụng, lương, khen thưởng - kỷ luật, quản lý tài

sản, tài chính, phúc lợi...

Ban Chấp hành Công đoàn đã chỉ đạo Ban Thanh tra nhân

dân xây dựng chương trình hoạt động, xác định trọng tâm

công tác trong từng thời kỳ. Ban Thanh tra nhân dân phối hợp

với Uỷ ban kiểm tra Công đoàn, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ tổ

chức kiểm tra một số vụ việc theo đơn thư khiếu nại của đoàn

viên công đoàn trong nhà trường, giúp lãnh đạo Trường giải

quyết những thắc mắc và bức xúc của cán bộ.

Công đoàn đã cùng chính quyền xây dựng và ban hành

nhiều Quy chế để thống nhất trong hoạt động và quản lý như:

Quy chế quản lý tài chính, Quy chế quản lý vật tư, trang thiết

bị, Quy chế tuyển dụng, Quy chế quản lý văn thư lưu trữ…

Đặc biệt Quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 43/NĐ-CP đã

@copyright Hanoi Medical University

Page 225: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

224

được xây dựng và đưa vào hoạt động, đồng thời hàng năm Quy

chế này được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp nhằm động viên

tinh thần, góp phần cải thiện đáng kể đời sống đoàn viên.

Thực hiện chức năng giao dục, động viên ngươi lao động, công tac thi đua, hoạt động từ thiện, công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động của Ban Nữ công:

Cùng với Chính quyền, Công đoàn thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho toàn bộ cán bộ giảng dạy tham gia các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, học tập chuyên môn ngắn hạn, dài hạn, trong nước và quốc tế.

Công đoàn đã động viên hàng trăm đoàn viên là cán bộ giảng dạy có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn tham gia viết sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy cho hệ đại học, sau đại học trong tất cả các chuyên ngành của Trường và của ngành. Cho đến nay, Trường đã hoàn thành biên soạn lại khung chương trình; các bộ môn đã đổi mới cơ bản sách và giáo trình cho giảng dạy phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Công đoàn phối hợp với chính quyền duy trì các hoạt động nghiên cứu khoa học, luôn coi công tác NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trường. Từ cấp trường đến bộ môn, Công đoàn luôn cùng chính quyền liên hệ tìm kiếm các nguồn tài trợ, các vấn đề quan tâm của ngành, của xã hội để xây dựng và triển khai các đề tài NCKH phù hợp. Do đó hàng năm, các đề tài NCKH đều tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.

Phối hợp với một số tổ chức nước ngoài tổ chức những

hội nghị khoa học chuyên ngành và đa ngành như Hội nghị

Tế bào gốc, Hội nghị Y sinh học phân tử, Hội nghị Y học các

nước nói tiếng Pháp lần thứ III (Mékong Santé)…

@copyright Hanoi Medical University

Page 226: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

225

Hàng năm, Ban Nữ công đã tổ chức Hội nghị NCKH của

cán bộ nữ với hàng trăm đề tài thuộc nhiều lĩnh vực của khoa

học sức khoe. Một số đề tài từ hội nghị này đã được báo cáo

tại hội nghị NCKH nữ do Liên đoàn Lao động Hà Nội, Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức và giành được nhiều

giải cao.

Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Trường tổ

chức thành công các Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ ngành Y -

Dược toàn quốc. Nhiều cán bộ đoàn viên đã tham gia hướng

dẫn sinh viên thực hiện các đề tài NCKH. Nhiều đề tài đã đạt

giải cao ở những hội nghị khoa học tuổi trẻ Y - Dược trong cả

nước và một số hội nghị khoa học quốc tế.

Một yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục đó là môi

trường làm việc: Công đoàn Trường luôn tạo ra bầu không

khí lành mạnh, thân thiện, thể hiện qua thái độ tích cực của

các thành viên, các mối quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau

trong đội ngũ cán bộ, giảng viên về công việc liên quan với

nhau trong giảng dạy cũng như NCKH. Công đoàn là cầu nối

giữa Lãnh đạo Trường với các cán bộ viên chức giảng viên,

qua các dịp đi tham quan, nghỉ mát, tổ chức các hoạt động tập

thể là cơ hội cho các cán bộ, giảng viên có dịp thư giãn, tăng

hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ và đoàn kết hơn.

Trong những năm qua, Công đoàn trường đã triển khai tốt

các phong trào thi đua yêu nước, yêu Trường coi đó là động

lực để thúc đẩy mọi mặt hoạt động của Công đoàn. Với quyết

tâm đổi mới từng bước và toàn diện các mặt hoạt động, Công

đoàn trường chủ trương gắn các nội dung thi đua với các nội

dung lớn của Trường nhưng có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, gắn

với nhiệm vụ chính trị là giảng dạy và NCKH, chuyển giao

công nghệ, đổi mới nội dung, chương trình, nội dung môn

@copyright Hanoi Medical University

Page 227: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

226

học, nâng cấp cơ sở vật chất và từng bước nâng cao đời sống

cho cán bộ đoàn viên. Các đơn vị đã cùng ký kết thi đua “Dạy

tốt - học tốt - quản lý tốt”, “Cam kết thực hiện đổi mới khung

chương trình đào tạo”, “Xây dựng nếp sống văn hoá đại

học”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương-

Trách nhiệm”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hoá trong trường học“, phong trào “Giỏi việc

trường, đảm việc nhà”, phong trào “Mẹ lao động giỏi - Con

học giỏi”, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh… Qua mỗi đợt thi đua đều có tổng kết đánh

giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời. Nhiều

tập thể và cá nhân đã trưởng thành thêm trên mọi mặt và đạt

được nhiều danh hiệu thi đua các cấp. Hàng trăm đoàn viên

đã được nhận các phần thưởng cao quý, được kết nạp vào

Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn Trường liên tục được

công nhận là Đơn vị tiên tiến xuất sắc, nhận Bằng khen và Cờ

Thi đua của Công đoàn Y tế, Công đoàn Giáo dục, Liên đoàn

Lao động thành phố Hà Nội.

Công đoàn đã cùng với Thường trực Hội đồng Thi đua

khen thưởng soạn thảo tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua lao

động gioi, chiến sĩ thi đua dựa vào các văn bản hướng dẫn của

Nhà nước và Thành phố phù hợp với thực tiễn công tác và

đặc thù của nhà trường. Hàng năm duy trì việc xét chọn và

khen thưởng các lao động gioi (giảng dạy gioi, phục vụ gioi,

quản lý gioi) và cử các lao động gioi đi dự hội nghị "Người

tốt việc tốt" của thành phố, kịp thời phát hiện những gương

điển hình trong CBVC để đề nghị cấp trên khen thưởng. Công

đoàn hết sức chú ý và khuyến khích các cá nhân trẻ, sáng tạo,

chưa tham gia quản lý tích cực bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao cho Trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 228: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

227

Công đoàn Trường Đại học Y Hà Nội được Công đoàn Y

tế Việt Nam giao nhiệm vụ đầu mối đã tổ chức thành công

Hội thi Tuyên truyền thuốc Việt Nam với tiêu chí “Người

Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” ngành Y tế năm

2014 Khu vực 2 diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/12/2014 tại

Trường Đại học Y Hà Nội. Tham gia Hội thi có 22 đơn vị và

385 lượt cán bộ đoàn viên tham gia.

Công tác Nữ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động

của Công đoàn Trường. Với đội ngũ nữ cán bộ viên chức

đông đảo, trong đó các chị tham gia ở tất cả các lĩnh vực hoạt

động của nhà trường như Ban Thường vụ Đảng uỷ, Ban Giám

hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn, quản lý các viện, bộ môn,

phòng ban. Nữ cán bộ tham gia công tác lãnh đạo chiếm tỷ lệ

cao so với các đơn vị, do đó phong trào nữ cán bộ viên chức

và hoạt động nữ công của Trường luôn có sự đổi mới, động

viên được đông đảo chị em tham gia trong công tác, học tập

nâng cao trình độ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Chị em đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua như

phong trào “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”, phong trào

“Mẹ lao động giỏi - Con học giỏi”, phong trào“Xây dựng gia

đình văn hoá”. Ban Nữ công trường đã tổ chức hệ thống

màng lưới các tổ nữ ở tất cả các đơn vị, qua đó triển khai

công tác nữ được thống nhất và hiệu quả như tổ chức Hội

nghị khoa học nữ hàng năm, phong trào kế hoạch hoá gia

đình, tổ chức khám sức khoẻ, tổ chức biểu dương khen

thưởng con cán bộ học gioi để động viên các cháu, khuyến

khích các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con ngoan.

Công đoàn Trường luôn phối hợp với nhiều đơn vị bên ngoài như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của một số Bệnh viện,

Tổng cục VI - Bộ Công an, Tổng Công ty FECON, Đại học

@copyright Hanoi Medical University

Page 229: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

228

Dược Hà Nội, Bộ Ngoại giao… tổ chức các hoạt động từ thiện kịp thời giúp đỡ, động viên bà con vùng sâu, vùng xa, khó khăn.

Các hoạt động nổi bật trong nhiều năm gần đây như

“Chia rét với đồng nghiệp miền núi phía Bắc mùa rét năm

2012”, “Tấm lưới nghĩa tình”, “Nhường cơm xẻ áo cho đồng

bào Miền Trung bị lũ lụt”, “Ủng hộ ngư dân bám biển”,

“Ủng hộ đồng bào Hà Giang chống rét”, “Ủng hộ đồng bào

vùng lũ lụt Quảng Ninh” “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân

Hoàng Sa, Trường Sa”…

Công đoàn đã tổ chức thành công hai đợt tình nguyện đi

Hà Giang: đợt 1 vào tháng 1/2014 “Ủng hộ đồng bào Hà

Giang chống rét” với hàng trăm xuất quà trị giá gần 300 triệu

đồng; đợt 2 vào tháng 4/2014 “Khám và tư vấn sức khoẻ” cho

bà con xã Thái An- huyện Quản Bạ - Hà Giang: cụ thể đoàn

đã khám và phát thuốc cho hơn 500 học sinh, tư vấn sức khoẻ

cho 150 cán bộ thôn bản, tặng quà cho xã Thái An với tổng

giá trị 300 triệu đồng.

Công đoàn phối hợp cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ

chức tốt đợt quyên góp “Ủng hộ ngư dân bám biển”. Đoàn

tình nguyện đến đảo Lý Sơn ủng hộ và khám sức khoẻ tình

nguyện cho ngư dân đảo, đã mang đến cho ngư dân đảo Lý

Sơn và nghiệp đoàn nghề cá Đà Nẵng với tổng số quà trị giá

540 triệu đồng (250 túi cứu thương, 600 áo phao cứu sinh,

650 lá cờ Tổ quốc, thuốc và hàng nghìn bộ bàn chải, kem

đánh răng…); các bác sĩ của đoàn đã khám và tư vấn cho 700

lượt người. Đây là món quà đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với

nhân dân vùng biển đảo. Đoàn công tác đã hoàn thành nhiệm

vụ chính trị đặc biệt, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của

Trường Đại học Y Hà Nội.

@copyright Hanoi Medical University

Page 230: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

229

Tổ chức chuyến đi khám chữa bệnh tình nguyện và tặng

quà cứu trợ trong hai ngày 7 và 8/8/2015 cho nhân dân ở

phường Mông Dương, phường Quang Hanh và xã Dương

Huy là những nơi bị thiên tai, thiệt hại nặng nề nhất. Đoàn

công tác đã tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho

hơn 700 người dân. Cũng trong thời gian này, đoàn đã tổ chức

tặng quà cho các cháu học sinh tiểu học và THCS và các hộ

nghèo bị nhiều thiệt hại ở các phường, đặc biệt là ở xã Dương

Huy với tổng số hàng hóa hiện vật trao tặng và thuốc với trị

giá trên 100 triệu đồng.

Phối hợp với Viện Tim mạch Việt Nam tổ chức thành

công chuyến công tác đi khám chữa bệnh tình nguyện và ủng

hộ tại 4 xã vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Mường Lát, tỉnh

Thanh Hóa, từ ngày 7 đến ngày 10/4/2016. Đoàn công tác đã

tổ chức khám bệnh cho 1.233 trẻ em và bà con tại 4 xã nghèo

của huyện này.

Liên tục trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ, đồng chí

Chủ tịch Công đoàn đều tham gia Ban chấp hành Đảng bộ,

tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy. Điều đó tạo sức mạnh,

thuận lợi rất lớn cho hoạt động của Công đoàn. Công đoàn đã

phối hợp cùng Đảng uỷ tổ chức hàng chục lớp bồi dưỡng

nhận thức về Đảng cho hàng trăm đoàn viên công đoàn.

Đội ngũ cán bộ công đoàn trường ngày càng được nâng

cao về trình độ chuyên môn và quản lý, ngày càng có nhiều

cán bộ có học hàm, học vị cao tham gia công tác công đoàn.

Hàng năm, Công đoàn thường phối hợp mời cán bộ công

đoàn cấp trên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công

đoàn và tham gia với số lượng đông các đợt tập huấn liên

trường trong khối các trường đại học, cao đẳng do Liên đoàn

Lao động thành phố và công đoàn ngành tổ chức.

@copyright Hanoi Medical University

Page 231: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

230

Văn nghệ, thể thao là hoạt động phong trào không thể thiếu

trong hoạt động công đoàn. Vào ngày Hội trường hàng năm,

Công đoàn Trường tổ chức Hội diễn Văn nghệ, Hội thao đều

đặn. Nhằm nâng cao chất lượng, từ năm 2015, các hoạt động

này chỉ được tổ chức vào những năm có số tận cùng là 0, 2, 5

và 7 (4 lần trong 10 năm thay vì tổ chức hàng năm như trước).

Hội diễn được đông đảo các Tổ công đoàn, các đoàn viên

hưởng ứng tham gia với rất nhiều tiết mục ca ngợi Tổ quốc, ca

ngợi Đảng, Bác Hồ và Nhà trường. Nhiều Tổ công đoàn tham

gia nhiều tiết mục, nhiều nội dung, đạt giải cao liên tục trong

nhiều năm như công đoàn Bệnh viện Đại học Y, tổ công đoàn

Bộ môn Nội, liên quân các tổ công đoàn nhà A1…

Những thành tích đã đạt được

Từ năm 2002 đến năm 2017, Công đoàn Trường Đại học

Y Hà Nội luôn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và vinh dự

được nhận nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý của Nhà

nước, của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

Liên đoàn Lao động Hà Nội, của Công đoàn Y tế Việt Nam,

của Công đoàn Giáo dục Việt Nam…

- Huân chương Lao động hạng Nhất (Quyết định số

557/QĐ-CTN ngày 20/8/2012 do Chủ tịch nước Trần Đức

Lương ký)

- Huân chương Độc lập hạng Ba (Quyết định số 1161/2007 QĐ/CTN ngày 11/10/2007 do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký)

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký)

@copyright Hanoi Medical University

Page 232: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

231

II. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Giai đoạn 2002 - 2017, trải qua 3 kỳ Đại hội (2007,

2010, 2016) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

Trường Đại học Y Hà Nội luôn giữ vững vai trò tiên phong

của tổ chức chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy

truyền thống vẻ vang của Trường, công tác Đoàn Thanh niên

qua các thời kỳ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mọi lĩnh

vực, xứng đáng là đội ngũ tiên phong của Đảng ủy, Ban

Giám hiệu Nhà trường.

1. Công tác Đoàn Thanh niên

1.1. Công tác Chính trị tư tưởng

Giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên là

nhiệm vụ hết sức quan trọng luôn được Đảng ủy quan tâm.

Chính vì vậy, Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đoàn đã chú

trọng đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.

Trong thời gian từ năm 2002 - 2017, Đoàn Thanh niên,

Trường Đại học Y Hà Nội luôn xứng đáng là lực lượng nòng

cốt chính trị trong phong trào thanh niên, đại diện chăm lo và

bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ Nhà trường. Đoàn

Thanh niên đã tăng cường đẩy mạnh công tác giáo dục chính

trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên, trong đó đặc biệt phải

đổi mới phương thức cũng như nội dung giáo dục chính trị tư

tưởng trong sinh viên.

Đoàn luôn đẩy mạnh các hoạt động tổ chức cho sinh viên

đi tìm hiểu thực tế về lịch sử của dân tộc, của ngành Y, đẩy

mạnh triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo

lời Bác. Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình xã hội và Nhà

trường trong giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống để

@copyright Hanoi Medical University

Page 233: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

232

xứng đáng với sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội “vừa

hồng, vừa chuyên”. Xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh, Trường Đại học Y Hà Nội theo hướng “Đoàn kết,

phát triển, vững mạnh” xứng đáng là lực lượng nòng cốt

chính trị trong phong trào thanh niên, đại diện chăm lo và bảo

vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ Trường Đại học Y Hà Nội.

1.2. Công tác Đoàn qua các nhiệm kỳ

Đại hội lần thứ XXIX nhiệm kỳ 2007 - 2010

Bác sĩ Phạm Tùng Sơn (Phòng QLĐTSĐH) giữ nhiệm vụ

Bí thư Đoàn. Trong giai đoạn này, bên cạnh các hoạt động

học tập, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh tình nguyện,

tiếp nối truyền thống Đoàn trường Y từ thế hệ trước; Đoàn

Thanh niên có kế hoạch chỉ đạo, triển khai cụ thể và động

viên toàn bộ đoàn viên, sinh viên tham gia tích cực, đầy đủ

các cuộc thi do Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội và

Nhà trường tổ chức. Phát động và tổ chức cho sinh viên tham

gia cuộc thi “Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh” với hơn 2000

bài dự thi và đã được Thành đoàn Hà Nội tặng bằng khen đơn

vị có thành tích xuất sắc trong cuộc thi. Đoàn trường tổ chức

cho đoàn viên, sinh viên toàn trường tham gia cuộc thi “Tuổi

trẻ với Bác Hồ, Bác Hồ với tuổi trẻ”, được Ban Tư tưởng văn

hóa Trung ương tặng Bằng khen. Hàng năm, Đoàn trường tổ

chức phát động và tổ chức cho đoàn viên, sinh viên tham gia

cuộc thi “Olympic các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đội

tuyển của trường nhiều lần đã được vào vòng trong. Phát huy

truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, được sự đồng ý của

Đảng ủy - Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Đoàn Trường đã tổ

chức rất nhiều đoàn cán bộ, bác sĩ và sinh viên tình nguyện

khám chữa bệnh cho đồng bào Chiêm Hóa, Tuyên Quang -

@copyright Hanoi Medical University

Page 234: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

233

nơi đã đùm bọc, che chở thầy và trò Nhà trường trong suốt

những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Cũng với tinh

thần ấy, đoàn viên sinh viên trường cũng định kỳ tổ chức

thăm hoi, động viên và tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh

hùng do Nhà trường nhận phụng dưỡng từ năm 1997 đến nay.

Đại hội lần thứ XXX nhiệm kỳ 2010 - 2016

Bí thư Đoàn trường là TS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa (BM

Giải phẫu). Tiếp nối truyền thống của Đoàn trường, hoạt động

của Đoàn trường trong giai đoạn này cũng hết sức sôi động,

trong đó có nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 110 năm

thành lập Trường:

Các chương trình “Chung tay vì sức khoe cộng đồng”:

Đoàn trường tổ chức được 66 đợt tình nguyện khám, tư vấn

sức khoe, cấp phát thuốc miễn phí tại các địa phương như:

Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Giang,

Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Thanh Hóa.

Hoạt động hiến máu nhân đạo: Đã thực hiện được 48 đợt

hiến máu cao điểm, đồng thời Đoàn đã tổ chức ngày “Thứ 5

đo” hàng tuần, tiếp nhận hàng trăm đơn vị máu.

Phong trào thi đua trong học tập và nghiên cứu khoa học

cũng thu được những thành quả đáng khích lệ. Mỗi năm, Đoàn

trường tổ chức các lớp học cho Y1 và Y3 để hỗ trợ sinh viên

khi mới bước chân vào trường cũng như khi bắt đầu học lâm

sàng. Các Câu lạc bộ học thuật cũng được thành lập ngày càng

tăng, các hoạt động phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa

học của sinh viên được tốt hơn. Đoàn trường hàng năm có

nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học đạt giải cao

trong các Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ Y - Dược toàn quốc.

@copyright Hanoi Medical University

Page 235: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

234

Đến hết năm 2016, Đoàn Thanh niên đã giới thiệu hơn

3000 lượt đoàn viên tham dự các Lớp Nhận thức Đảng, hơn

400 đoàn viên được giới thiệu và kết nạp Đảng chính thức.

Đại hội lần thứ XXXI nhiệm kỳ 2016 đến nay

Bí thư Đoàn trường là ThS. Đỗ Nam Khánh (BM Dinh

dưỡng - Viện ĐT YHDP & YTCC). Giai đoạn này hoạt động

Đoàn với chủ đề chính “Tuổi trẻ Trường Đại học Y Hà Nội

xung kích, sáng tạo, tích cực tham gia khám chữa bệnh tình

nguyện, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế; góp phần xây

dựng Thủ đô phát triển bền vững”. Hoạt động Đoàn sẽ lấy

sinh viên làm trọng tâm chú trọng đến các hoạt động cốt lõi

như: giáo dục tư tưởng sinh viên, nâng cao y đức và chuyên

môn của người thầy thuốc lấy hoạt động lâm sàng và nghiên

cứu khoa học trẻ là linh hồn của hoạt động Đoàn thanh niên.

Bên cạnh đó phát triển ngoại ngữ tiếng Anh cho sinh viên sẽ

góp phần đáp ứng yêu cầu của đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Các hoạt động chủ yếu của Đoàn Thanh niên

Hoạt động tuyên truyền chính trị tư tưởng, giáo dục

truyền thống: Đoàn Thanh niên luôn gắn giáo dục chính trị tư

tưởng với giáo dục những truyền thống quý báu của dân tộc,

truyền thống của ngành, của Trường, thường xuyên quan tâm,

bồi dưỡng cho đoàn viên, sinh viên về nhận thức chính trị, các

Nghị quyết của Đoàn cấp trên trong các buổi sinh hoạt chính

trị đầu khóa học và trong các hoạt động của Đoàn trường, gắn

vào các phong trào lớn như “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ

giữ nước”, “Học tập vì ngày mai lập nghiệp”, “Nghĩa tình

biên giới, hải đảo”...

Tham gia đầy đủ các hoạt động, các phong trào của tổ

chức Đoàn các cấp: Đoàn Thanh niên có kế hoạch và chỉ đạo

@copyright Hanoi Medical University

Page 236: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

235

Đoàn viên tham gia đầy đủ các cuộc thi do Trung ương Đoàn,

Thành đoàn Hà Nội và Trường tổ chức: Phát động và tổ chức

cho sinh viên tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí

Minh”, cuộc thi “Tuổi trẻ với Bác Hồ, Bác Hồ với tuổi trẻ”,

cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng

sản Việt Nam”, cuộc thi “Âm vang Điện Biên”, cuộc thi

“Olympic các môn khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí

Minh” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và cuộc thi tìm

hiểu “75 năm lịch sử, truyền thống của Đoàn”, “60 năm Nước

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”...

Tham gia các hoạt động tình nguyện: tiếp sức mùa thi,

bánh chưng ngày Tết, vì thành phố xanh sạch đẹp, vì sức

khoe cộng đồng. Từ 2002 đến 2017, Đoàn trường tổ chức

được 106 đợt tình nguyện khám, tư vấn sức khoe, cấp phát

thuốc miễn phí tại các địa phương như: Tuyên Quang, Hà

Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam

Định, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, các hoạt

động hiến máu nhân đạo: 48 đợt hiến máu cao điểm toàn

@copyright Hanoi Medical University

Page 237: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

236

trường, đồng thời tổ chức “Thứ 5 đo” hàng tuần, thu về hàng

trăm đơn vị máu...

Tổ chức các phong trào thi đua học tập và nghiên cứu khoa học: Mỗi năm, Đoàn trường tổ chức 02 lớp học cho Y1 và Y3 để hỗ trợ sinh viên khi mới bước chân vào Trường cũng như khi bắt đầu học lâm sàng. Các Câu lạc bộ chuyên ngành cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên được tốt hơn. Hàng năm, Đoàn trường có nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. Nhiều đoàn viên đạt giải cao trong các Hội nghị Khoa học Tuổi trẻ Y - Dược toàn quốc được tổ chức hai năm một lần.

Hoạt động chăm sóc phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng: Từ 2012 đến nay, Đoàn trường được giao nhiệm vụ chăm sóc phụng dưỡng 04 Mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện tại Đoàn đang chăm sóc phụng dưỡng 02 mẹ: Nguyễn Thị Ngọc Yến và Nhữ Thị Nghiêm.

Tổ chức và phối hợp với Công đoàn các hoạt động văn nghệ, thể thao: Hàng năm Đoàn trường chịu trách nhiệm tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động lớn của Nhà trường như: Hội thao, Giải bóng đá, Hội diễn văn nghệ, các hoạt động kỷ niệm ngày Hội trường…

Tham gia vào công tác phát triển Đảng: Từ năm 2002, Đoàn thanh niên đã giới thiệu hơn 3000 lượt đoàn viên tham dự các lớp học tìm hiểu về Đảng, hơn 400 đoàn viên được giới thiệu và kết nạp Đảng.

Tổ chức và tham gia các hoạt động giữ gìn An ninh trật tự, phòng chống tội phạm: Hoạt động của Đội thanh niên Tình nguyện và Đội thanh niên An ninh xung kích đã đóng góp vai trò to lớn nhằm bảo đảm giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm trong Nhà trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 238: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

237

Tích cực tham gia và đóng góp ý kiến xây dựng Nhà trường: Về tổ chức, quản lý, về cơ sở vật chất, về đào tạo, ...

3. Những thành tích đã đạt được

Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Trường, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Y Hà Nội đã động viên, tuyên truyền giáo dục đoàn viên hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn lịch sử 2002 - 2017 của Trường. Với những cố gắng và cống hiến của tập thể Ban Chấp hành Đoàn trường, đông đảo đoàn viên, sinh viên và tuổi trẻ Nhà trường, Đoàn trường đã được Bộ Y tế, Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội và Ủy ban Nhân dân một số tỉnh thành tặng thưởng nhiều bằng khen và các danh hiệu cao quý. Đặc biệt năm 2009, Đoàn trường đã được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (Quyết định số 476/QĐ-CTN ngày 01/4/2009 do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký)

III. HỘI SINH VIÊN VÀ CÁC CÂU LẠC BỘ, TỔ ĐỘI, NHÓM

1. Hội Sinh viên

Hội sinh viên là một tổ chức quần chúng sinh viên trong

các trường đại học, có điều lệ hoạt động như các tổ chức

chính trị xã hội khác. Tuy nhiên, các hoạt động của Hội sinh

viên Trường Đại học Y Hà Nội luôn gắn liền với các hoạt

động của Đoàn Thanh niên. Các thành tích của Đoàn Thanh

niên đạt được đều có vai trò tích cực của Hội Sinh viên. Hội

Sinh viên cùng Đoàn Thanh niên bảo vệ quyền lợi chính đáng

của sinh viên trong học tập, công tác, sinh hoạt và đứng ra tổ

chức các hoạt động, phong trào, tạo sân chơi lành mạnh, bổ

ích, vui vẻ cho sinh viên trong Trường. Hoạt động của Hội

Sinh viên đặt sinh viên làm trung tâm, là cầu nối giữa sinh

viên và Nhà trường, giữa sinh viên và Hội Sinh viên các cấp;

@copyright Hanoi Medical University

Page 239: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

238

chú trọng sáng tạo, đổi mới, không ngừng nâng cao chất

lượng hoạt động Hội Sinh viên nói chung và chất lượng sinh

viên Đại học Y Hà Nội nói riêng.

Hội Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội chính thức được thành lập vào 10/9/1998 trên nền tảng những thành tích đạt được từ giai đoạn trước những năm 1970, bao gồm các hội viên là sinh viên của Trường. Tôn chỉ hoạt động xuyên suốt của Hội Sinh viên là: Vì sinh viên Y, hướng tới cộng đồng. Trong giai đoạn 2002 - 2017, Hội Sinh viên trường đã qua 5 kỳ đại hội. Chủ tịch Hội các khóa:

Khóa II:

- Nguyễn Thị Thu Hà (2001 - 2003);

- Nguyễn Công Luật (2003 - 2005);

Khóa III:

Bùi Hoàng Thảo (2005 - 2008);

Khóa IV:

- Trần Sinh Lục (2008 - 2010);

- Võ Văn Thanh (2010 - 2011);

Khóa V:

Trần Thị Trang Anh (2011 - 2013);

Khóa VI:

- Bùi Sơn Thắng (2013 - 2015);

- Nguyễn Mạnh Hùng (2015 - 2017);

Khóa VII:

Tạ Đăng Quang (4/2017 - đến nay).

Từ khi thành lập cho đến hết khóa VI, Chủ tịch Hội Sinh

@copyright Hanoi Medical University

Page 240: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

239

viên luôn là sinh viên đang học tại Trường. Khóa VII hiện

nay, lần đầu tiên Chủ tịch Hội Sinh viên là một giảng viên

nhà trường.

Tháng 11/2016, Đội tuyển SV của Trường Đại học Y Hà

Nội đã tham gia và giành Giải nhì SV toàn quốc 2016.

2. Các Câu lạc bộ, tổ đội nhóm

Hiện tại, Hội Sinh viên có 25 câu lạc bộ, Tổ - Đội - Nhóm

trực thuộc, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như học tập, văn

hóa - xã hội, nghệ thuật, thể dục thể thao… và đạt được nhiều

thành tích cao trong các năm học. Hàng năm, Hội Sinh viên tổ

chức nhiều chương trình thu hút được sự quan tâm của đông

đảo sinh viên như: Chào Y1, Ngày hội Ra mắt Câu lạc bộ

Tổ - Đội - Nhóm (CLB TĐN), Hội diễn văn nghệ, Hiến máu

nhân đạo… và nhiều hoạt động khác.

Trong các hoạt động của các câu lạc bộ, tổ đội nhóm, nổi

bật nhất là những hoạt động của Đội thanh niên Tình nguyện

và Đội thanh niên An ninh xung kích:

@copyright Hanoi Medical University

Page 241: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

240

2.1. Đội tình nguyện

Đội tình nguyện đã phối hợp, thực hiện các hoạt động

theo nhiệm vụ của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và

Đoàn trường giao phó, như: hỗ trợ tiếp đón và làm thủ tục cho

các tân sinh viên; tham gia hỗ trợ các hội thảo khoa học, các

buổi lễ khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp. Phối hợp

tổ chức Hội thao VKĐ (Vui - Khoe - Đoàn kết): giao lưu các

môn thể thao giữa các CLB TĐN trong Trường, tăng tình

đoàn kết giữa các CLB TĐN. Tham gia đóng góp các tiết mục

văn nghệ, cổ vũ, công tác an ninh... cho các chương trình văn

nghệ của trường và các chi đoàn, liên chi đoàn trong Trường

tổ chức. Các hoạt động tình nguyện ngoài trường của Đội tình

nguyện rất phong phú, đa dạng. Chương trình “Niềm vui

Bạch Mai” - vui chơi với các em nho tại Khoa Nhi Bệnh viện

Bạch Mai được tổ chức từ năm 2008 đến nay. Kết hợp cùng

tổ chức “Vì người bệnh” xây dựng nồi cháo tình thương cho

các người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Nội tiết

Trung ương từ năm 2010 đến nay. Chương trình đặc biệt “Tết

vì người bệnh”, thăm hoi và tặng quà các người bệnh có hoàn

cảnh khó khăn được triển khai liên tục từ năm 2010 đến nay,

được Nhà trường và xã hội đánh giá rất cao. Đội tình nguyện

còn tổ chức rất nhiều hoạt động khác như: tổ chức vui chơi

Trung Thu, Noel và Tết thiếu nhi cho các em nho tại Bệnh

viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, tại các cụm phường

Trung Tự, Định Công… Thực hiện chiến dịch “Tiếp sức mùa

thi”, giúp đỡ hiệu quả thí sinh và người nhà liên tục từ năm

2003 đến nay. Phối hợp với Chi đoàn Bệnh viện Bạch Mai

(2014), Chi đoàn Bệnh viện Đại học Y (2012, 2015) thực hiện

đề án “Xây dựng văn hóa Bệnh viện”, được người bệnh đến

khám chữa bệnh tại Bệnh viện đánh giá. Ngoài ra, Đội Sinh

viên tình nguyện Đại học Y Hà Nội đã cùng tham gia rất

@copyright Hanoi Medical University

Page 242: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

241

nhiều các chương trình tình nguyện, có sự phối hợp hoạt động

giữa các đơn vị kết nghĩa cùng Đoàn Trường Đại học Y Hà

Nội như: Tổng cục VI - Bộ Công an, Tổng Công ty công trình

nền móng Fecon, Học viện Âm nhạc Việt Nam,…

2.2. Đội Thanh niên - An ninh xung kích

Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Đoàn

Thanh niên, sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban Quản lý KTX &

ĐSSV, Phòng Quản trị... Đội Thanh niên - An ninh xung kích

của Trường Đại học Y Hà Nội đã hoạt động tích cực và hiệu

quả trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ quần chúng.

Hoạt động của Đội đã góp phần không nho tạo nên môi

Trường Đại học Y Hà Nội sạch đẹp, trật tự an toàn, an ninh

ổn định. Nhiệm vụ chung của Đội Thanh niên - An ninh xung

kích: luôn thường trực, thường xuyên đôn thúc nhắc nhở, vận

động mọi người tự giác chấp hành nội quy Ký túc xá, Giảng

đường trong những giờ tự học, nội quy của Trường, pháp luật

của Nhà nước. Kiểm tra, thăm dò, chủ động phát hiện, ngăn

chặn, giải quyết những trường hợp vi phạm, đảm bảo an ninh

trật tự cho Trường, bảo vệ sinh viên. Bên cạnh những hoạt

động thường quy đấy, Đội Thanh niên - An ninh xung kích

còn tham gia rất nhiều các hoạt động khác của Trường, Đoàn

trường, cụ thể như: giữ gìn an ninh trật tự trong các ngày lễ,

ngày kỉ niệm của Trường, hội diễn văn nghệ, hội thao, giải

bóng đá… trong đó có những ngày lễ rất quan trọng như kỉ

niệm 100 năm, 105 năm, 110 năm thành lập Trường Đại học

Y Hà Nội. Đội cũng tích cực trong công tác khám chữa bệnh

tình nguyện, hỗ trợ mùa thi và giúp đỡ các tân sinh viên nhập

trường. Trong giai đoạn này, Đội Thanh niên - An ninh xung

kích đã trải qua 16 nhiệm kỳ đội trưởng với lực lượng luôn

giữ ở mức 25 - 30 thành viên. Đội cũng đã nhận được nhiều

@copyright Hanoi Medical University

Page 243: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

242

giấy khen, bằng khen của Nhà trường, Đoàn trường cho tập

thể và những cá nhân hoạt động xuất sắc, đó là sự ghi nhận

cho những đóng góp của Đội trong giai đoạn vừa qua.

Sinh viên của năm

Danh hiệu Sinh viên của năm bắt đầu tổ chức từ năm

2010. Cho đến nay đã có 7 sinh viên được nhận danh hiệu này.

Qua nhiều vòng thi, sinh viên bình chọn sinh viên của năm là

một sinh viên tiêu biểu, toàn điện.

IV. HỘI CỰU GIÁO CHỨC

1. Quá trình hình thành

Năm 1980, theo sáng kiến của Ông Thẩm Trọng Tảo

(Nguyên Phó Hiệu trưởng) và một số viên chức nghỉ hưu

trong giai đoạn đó (từ 1978 - 1980): Ông Trương Văn Hợi

(Nguyên Phó Hiệu trưởng), Ông Phạm Văn Thẩm (Trưởng

Phòng Y tế), Ông Nguyễn Phước (Bộ môn Chính trị),…đã

đứng ra thành lập Ban Liên lạc hưu trí của Nhà trường. Ban

Liên lạc hưu trí là đầu mối để nắm bắt về đời sống, về sức

khoe và trợ giúp những cán bộ có khó khăn khi đã nghỉ hưu.

Hàng năm, Ban Liên lạc hưu trí tổ chức họp mặt những cán

bộ đã nghỉ hưu để thăm hoi lẫn nhau, để ôn lại những kỷ niệm

trong thời gian còn công tác và đóng góp những ý kiến xây

dựng Trường. Từ khi được thành lập, những hoạt động của

Ban Liên lạc hưu trí vẫn được duy trì đều đặn hàng năm.

Năm 2006, theo chủ trương của Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam về việc thành lập Hội Cựu giáo chức trong các cơ sở giáo dục đào tạo. Từ chủ trương đó, Ban Giám hiệu cùng Ban Liên lạc hưu trí đã họp nhiều lần và

@copyright Hanoi Medical University

Page 244: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

243

thống nhất thành lập Hội Cựu giáo chức Trường Đại học Y Hà Nội. Như vậy, Ban Liên lạc hưu trí là tiền thân của Hội Cựu giáo chức hiện nay.

2. Hoạt động của Hội

2.1. Đại hội Hội Cựu giáo chức lần thứ nhất nhiệm kỳ 2006 - 2011

Sau khi được thành lập, Đại hội lần thứ nhất Hội Cựu giáo chức được tiến hành ngày 07/5/2006 trên cơ sở là Ban Liên lạc hưu trí. Tham dự đại hội có 150 đại biểu đại diện cho

gần 400 cán bộ viên chức đã nghỉ hưu. Đại hội đã đưa ra nghị quyết về hoạt động của Hội trong những năm tiếp theo và bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 15 ông, bà là những người nòng

cốt trong Ban Liên lạc hưu trí trước đây. Ban Chấp hành đã bầu ra Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội:

Ban Thường vụ:

- Ông Thẩm Trọng Tảo (Nguyên Phó Hiệu trưởng), Chủ tịch Hội.

- Ông Đỗ Doãn Đại (Nguyên Phó Hiệu trưởng), Phó Chủ

tịch Hội.

- Ông Nguyễn Văn Thiện (Nguyên Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ), Phó Chủ tịch Hội.

- Ông Trần Văn Dần (Nguyên Chủ tịch Công đoàn)

- Bà Lê Thị Hồng Hoa (Nguyên Chủ tịch Công đoàn)

Ngay sau Đại hội, Ban Chấp hành Hội đã thống nhất

thành lập các chi hội theo địa dư để tạo thuận lợi cho sinh hoạt của các hội viên như: Chi hội tại các nhà thuộc khu ký túc xá trong Trường, Chi hội thuộc khu tập thể ở phố Hàn

@copyright Hanoi Medical University

Page 245: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

244

Thuyên, Chi hội ở khu vực phố Trương Định, Bạch Mai, Chi hội ở khu tập thể Trung Tự…

Từ đó, các hoạt động của Hội đã có những tác dụng tích

cực trong sự gắn kết giữa Ban Lãnh đạo Trường với các cán bộ

đã nghỉ hưu. Trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt

động của Hội nghỉ hè tại Sầm Sơn hoặc các đợt tham quan của

Hội như bố trí xe đưa đón và hỗ trợ một phần kinh phí.

Trong nhiệm kỳ 5 năm hoạt động, Hội Cựu giáo chức đã

được Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam tặng bằng

khen. Hai vị “Lão thành” của Hội: Ông Thẩm Trọng Tảo -

Chủ tịch Hội và Ông Đỗ Doãn Đại - Phó Chủ tịch Hội đã

được Nhà nước phong tặng đặc cách Danh hiệu Nhà giáo Ưu

tú (năm 2010).

2.2. Đại hội Hội Cựu giáo chức lần thứ II nhiệm kỳ 2011 - 2016

Ngày 7/5/2011, Đại hội Hội Cựu giáo chức lần thứ II

được tổ chức tại Phòng họp Quốc tế. Tham dự Đại hội có Chủ

tịch và Tổng thư ký Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt

Nam. Phát biểu của Trung ương Hội đã đánh giá cao vai trò

và uy tín của Hội Cựu giáo chức trường. Ông Nguyễn Mậu

Bành đã thay mặt Trung ương Hội trao Bằng khen, Cờ thi đua

xuất sắc cho Hội và Bằng khen cho những cá nhân có đóng

góp tích cực cho hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 15 thành viên,

trong đó có 5 thành viên được bầu vào Ban Thường vụ Hội:

Ban Thường vụ:

- Ông Đỗ Doãn Đại (Nguyên Phó Hiệu trưởng), Chủ

tịch hội;

@copyright Hanoi Medical University

Page 246: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

245

- Ông Trần Văn Dần (Nguyên Chủ tịch Công đoàn), Phó

Chủ tịch Hội;

- Bà Lê Thị Hồng Hoa (Nguyên Chủ tịch Công đoàn),

Phó Chủ tịch Hội;

- Bà Trịnh Thị Minh Thanh (Nguyên cán bộ Phòng Tổ

chức Cán bộ);

- Bà Phùng Xuân Bình (Nguyên cán bộ giảng dạy Bộ môn

Sinh lý học).

Đại hội cũng thống nhất đề nghị Ông Thẩm Trọng Tảo là

Chủ tịch danh dự của Hội Cựu giáo chức Trường.

Sau Đại hội, các nội dung và hình thức hoạt động của Hội

ngày càng phong phú. Các cuộc sinh hoạt đầu năm và cuối

năm được thường xuyên duy trì tại Ban Chấp hành Hội và các

chi hội. Phong trào văn nghệ, sáng tác thơ văn, đi du xuân, đi

nghỉ he, thăm viếng các hội viên bị đau ốm, tổ chức phúng

viếng, đưa tiễn hội viên khi qua đời được tổ chức trang trọng

và thân tình… Hai tập thơ văn của Hội: “Ánh hoàng hôn” và

“Hương sắc thời gian” đã được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn

xuất bản trong 5 năm qua.

Mối quan hệ giữa Hội Cựu giáo chức với Ban Giám hiệu

và Công đoàn luôn luôn được duy trì. Trong các dịp gặp mặt

đầu Xuân của Trường với cán bộ hưu trí, Hội đã kết hợp với

Trường tổ chức rất chu đáo và thân tình. Ban Giám hiệu đã

hỗ trợ nhiều mặt, trong đó có hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt

động của Hội. Tính đến thời điểm 11/2012, số hội viên là

gần 500 người.

@copyright Hanoi Medical University

Page 247: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

246

2.3. Đại hội Hội Cựu giáo chức lần thứ III nhiệm kỳ 2016 - 2020

Ngày 01/7/2016, Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ 2015 - 2020

được tổ chức tại phòng họp Quốc tế (tầng 3, nhà A1). Đại hội

đã đánh giá kết quả hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ trước,

đặc biệt là những đóng góp ý kiến của Hội đối với sự phát

triển của Nhà trường. Đại hội đã được Tổng Thư ký Hội Cựu

giáo chức Việt Nam tham dự và trao Bằng khen cho Hội và

các cá nhân có thành tích trong công tác Hội.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 15 thành viên,

trong đó có Ban Thường vụ Hội là 05 thành viên. Ban chấp

hành Hội đã bầu ra Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội:

Ban Thường vụ:

- Ông Trần Văn Dần (Nguyên Chủ tịch Công đoàn);

- Ông Vũ Văn Đoan (Nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn,

Trưởng phòng VT- TTB);

- Bà Lê Thị Hồng Hoa (Nguyên Chủ tịch Công đoàn);

- Bà Trịnh Thị Minh Thanh (Nguyên cán bộ Phòng Tổ

chức Cán bộ);

- Ông Vũ Diễn (Nguyên Trưởng phòng CTCT&HSSV).

Các hoạt động của Hội càng ngày càng có nhiều hình thức

phong phú như tổ chức các cuộc sinh hoạt ở các Chi hội đều

đặn hơn, các hoạt động thăm hoi nhiều hơn, Hội đã tham gia

vào các hoạt động lớn của Nhà trường nhiều hơn như: Tham

gia vào các hội nghị lớn của Trường; ngày Khai giảng và bế

giảng năm học; các hoạt động chuẩn bị cho kỷ niệm 115 năm.

Thời kỳ này số lượng hội viên là gần 600 người.

@copyright Hanoi Medical University

Page 248: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

247

Tháng 3 năm 2015, Nhà trường đã bố trí một phòng ở

tầng 3 nhà A1 làm Văn phòng của Hội Cựu giáo chức. Mong

muốn có được một văn phòng phục vụ công tác của Hội được

đề xuất từ 20 năm trước, nay đã thành đáp ứng.

Trong nhiệm kỳ này, Hội Cựu giáo chức đã phối hợp Nhà

trường và gia đình tổ chức Chúc mừng Thầy Thẩm Trọng Tảo

100 tuổi ngày 25/3/2016 - một Thầy giáo lão thành, một hội

viên đã nhiều năm là Chủ tịch Hội Cựu giáo chức và là một

Cựu giáo chức cao tuổi nhất hiện nay của các Trường Đại

học. Ông Phạm Minh Hạc - Chủ tịch Ban Chấp hành Trung

ương Hội, Ông Nguyễn Mậu Bành và các ủy viên Ban Chấp

hành Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã về dự, tặng

hoa và chúc mừng sinh nhật Thầy Thẩm Trọng Tảo. Nhân dịp

sinh nhật Thầy Thẩm Trọng Tảo, Hội ra tiếp tập thơ văn với

tiêu đề: “Tình người áo trắng”.

Chúc mừng Thầy 100 tuổi tại Trường Đại học Y Hà Nội

Thầy Thẩm Trọng Tảo sinh ngày 26/12/1917 tại Thôn Nha,

xã Cổ Linh, huyện Gia Lâm (nay thuộc phường Long Biên,

@copyright Hanoi Medical University

Page 249: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

248

thành phố Hà Nội). Năm 1959 thầy chuyển về làm Chủ nhiệm

đầu tiên của Bộ môn Mác - Lênin, Trường Đại học Y - Dược

(tiền thân của Bộ môn Lý luận chính trị - Trường Đại học Y Hà

Nội ngày nay). Tháng 3 năm 1960, thầy được bầu làm Ủy viên

thường vụ Đảng ủy Trường Đại học Y - Dược và liên tục nhiều

năm phụ trách công tác tuyên huấn trong Nhà trường. Thầy

được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y -

Dược (1966 - 1975) và nghỉ hưu tháng 7/1978.

Liên tục trong 20 năm, từ 1990 đến 2010, thầy làm

Trưởng ban Liên lạc cán bộ hưu trí Trường Đại học Y Hà

Nội. Năm 2006, khi thành lập Hội Cựu giáo chức Trường Đại

học Y Hà Nội, thầy được bầu làm Chủ tịch. Năm 2010, mặc

dù tuổi đã cao (93 tuổi), thầy vẫn được bầu làm Chủ tịch

danh dự của hội.

Nhân kỷ niệm 115 năm thành lập Trường, ngày

16/9/2017, Hiệu trưởng và các thành viên Tổ thu thập kỷ vật

của Trường Đại học Y Hà Nội đã đến thăm Thầy tại tư gia và

nhận một số kỷ vật thầy tặng Nhà trường: những cuốn thơ,

truyện ngắn và hồi ký mà thầy ghi lại về cuộc đời và những

năm công tác, gắn bó với Đại học Y Hà Nội. Đặc biệt, Hiệu

trưởng nhận từ tay thầy trao lại 5 mét lụa gấm cùng thư chúc

mừng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang mừng thầy khi tròn

100 tuổi. Những kỷ vật này sẽ mãi mãi được Trường trưng

bày và lưu giữ trong phòng Truyền thống.

Năm 2017, Trường tròn 115 năm, Hội Cựu giáo chức

cũng vừa xấp xỉ 50 năm hoạt động, ngày càng khẳng định

được vị thể của một tổ chức tập hợp tất cả các công chức,

viên chức đã một thời gắn bó cuộc đời của mình với những

thăng trầm của Trường, với biết bao kỷ niệm sâu sắc trong

@copyright Hanoi Medical University

Page 250: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

249

những tháng năm đó nay đang tiếp tục đồng hành cùng Nhà

trường trong những chặng đường tiếp theo.

Thầy Thẩm Trọng Tảo trao tặng Trường quà mừng 100 tuổi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và những kỷ vật đã gắn bó

với nhiều năm công tác của Thầy tại Trường

3. Thành tích của Hội

Với những hoạt động của Hội và những đóng góp của các

hội viên, Hội Cựu giáo chức trường đã được tặng nhiều bằng

khen và Cờ thi đua của Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt

Nam. Nhiều cá nhân trong Ban Chấp hành Hội được tặng

bằng khen.

Quan trọng hơn các thành tích được Trung ương Hội Giáo chức Việt Nam trao tặng, đó là: Sự gắn bó, sự đóng góp cả cuộc đời mình của Hội Cựu giáo chức với sự nghiệp Giáo dục Đào tạo của Nhà trường; luôn dõi theo và tiếp sức cho các thế hệ tiếp theo; hoạt động của Hội đã và đang góp phần to lớn

@copyright Hanoi Medical University

Page 251: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

250

vào việc giữ gìn và tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Nhà trường.

Ban Giám hiệu gặp mặt, chúc Tết cựu giáo chức Xuân Nhâm Thìn 2012

V. HỘI CỰU CHIẾN BINH

Hội Cựu chiến binh là một tổ chức chính trị - xã hội

trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh

đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, hoạt

động theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước và Điều lệ Hội. Hội có 84 thành viên chia thành 3 chi

hội: Chi hội các bộ môn Lâm sàng, Chi hội các bộ môn khối

Cơ sở/cơ bản, Chi hội các Phòng/Ban. Hội có địa chỉ Văn

phòng tại: Phòng 308 - Tầng 3 - A1

Nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh là phát huy bản chất,

truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia xây dựng và bảo vệ

Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; phát huy dân

@copyright Hanoi Medical University

Page 252: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

251

chủ cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ

nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán

bộ, công chức theo quy định của pháp luật; phối hợp với

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan Quân sự

để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách

mạng, ý chí tự lực tự cường cho thế hệ trẻ.

1. Quá trình hình thành và phát triển

Theo nguyện vọng của các Cựu chiến binh trong trường,

ngày 06/11/2009 Trường đã ban hành Quyết định số

2574/QĐ-ĐHYHN về việc thành lập Ban Vận động thành lập

Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y Hà Nội. Ngày

10/12/2009, Trường đã có Công văn số 1193/ĐHYHN-HC

gửi Hội Cựu chiến binh Thành phố Hà Nội về việc thành lập

Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y Hà Nội và chỉ định

Ban Chấp hành lâm thời.

Ngày 18/12/2009, Hội Cựu chiến binh Thành phố đã ra

Quyết định số 486/QĐ-CCB về việc thành lập Hội Cựu chiến

binh Trường Đại học Y Hà Nội gồm 54 hội viên và chỉ định

Ban Chấp hành lâm thời gồm 9 đồng chí, trong đó Ban Lãnh

đạo lâm thời gồm các đồng chí:

- Đồng chí Nguyễn Minh Sơn, Chủ tịch Hội;

- Đồng chí Lê Văn Quảng, Phó Chủ tịch Hội;

- Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hội.

Ngày 22/12/2009, ngày thành lập Quân đội Nhân dân và

ngày Quốc phòng toàn dân, Hội Cựu chiến binh Nhà trường

chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Như vậy, Hội Cựu chiến

binh Nhà trường bắt đầu đi vào hoạt động sau khi có quyết định

@copyright Hanoi Medical University

Page 253: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

252

thành lập 4 ngày. Ý định và mong muốn thành lập Hội Cựu

chiến binh có từ nhiều năm, nay đã thành hiện thực.

Nhằm ổn định tổ chức và phát triển Hội trong những năm tiếp theo, ngày 22/4 /2010, Hội Cựu chiến binh trường đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2010 - 2015 và bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 9 đồng chí. Ban Chấp hành đã bầu ra Chủ tịch và Phó Chủ tịch.

- Đồng chí Nguyễn Minh Sơn (Viện Đào tạo YHDP&YTCC): Chủ tịch Hội;

- Đồng chí Lê Văn Quảng (Phó Trưởng phòng QLĐTSĐH): Phó Chủ tịch Hội;

- Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh (Trưởng phòng Quản trị): Phó Chủ tịch Hội.

Phát biểu tại đại hội, ông Trịnh Thanh Vân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố đã nói: “Hội Cựu chiến binh Đại học Y Hà Nội được thành lập thần tốc chỉ sau 4 tháng ra mắt”

Sau 4 tháng đi vào hoạt động, số hội viên tăng lên 84, trong đó số hội viên khối Lâm sàng: 22; khối cơ sở: 35 và khối phòng ban: 27. Có thể nói đa số hội viên là những đồng chí không chỉ đóng vai trò quan trọng công tác quản lý mà còn là một lực lượng nòng cốt có trình độ chuyên môn, bề dày kinh nghiệm, từng trải qua thử thách từ quân ngũ trở về phục vụ tại các đơn vị trong toàn Trường.

Ngày 25/9/2012, Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh trường đã họp và thống nhất đề nghị Hội Cựu chiến binh Thành phố cho phép được kéo dài nhiệm kỳ của Hội Cựu chiến binh trường đến năm 2017 theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày 22/11/2011.

@copyright Hanoi Medical University

Page 254: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

253

Ngày 13/3/2017, Hội Cựu chiến binh trường tiến hành

Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đại hội đã bầu ra

Ban Chấp hành gồm 11 đồng chí. Ban Chấp hành đã bầu ra

Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội.

Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh nhiệm kỳ II 2017 - 2022

Ba đồng chí được bầu vào Thường vụ Ban Chấp hành Hội

CCB Khóa II, nhiệm kỳ 2017 - 2022:

- Đồng chí Nguyễn Minh Sơn (Viện Đào tạo YHDP&YTCC): Chủ tịch Hội;

- Đồng chí Hoàng Quốc Bảo (Phó Trưởng phòng TCCB): Phó Chủ tịch Hội;

- Đồng chí Nguyễn Công Hoan (BM Thần kinh): Phó Chủ tịch Hội.

2. Hoạt động của Hội

Sau Đại hội lần thứ nhất, Hội đã tổ chức cho các hội viên

đi thăm chiến trường xưa ở Thành cổ Quảng Trị, thăm viếng,

thắp hương tại Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Thanh

@copyright Hanoi Medical University

Page 255: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

254

niên xung phong (Quảng Bình) trùng vào ngày giỗ Tổ Hùng

Vương 10/3 âm lịch năm 2010.

Viếng Nghĩa trang Trường Sơn tại tỉnh Quảng Trị tháng 4/2010

Qua 7 năm hình thành và phát triển, các hội viên Hội Cựu

chiến binh đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển

của đơn vị, của Nhà trường, luôn giữ gìn và phát huy phẩm

chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.

- Hàng năm, ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân

dân và ngày Quốc phòng toàn dân, Hội phối hợp với các đơn

vị trong trường tổ chức gặp mặt các cựu chiến binh và cựu

quân nhân nhằm động viên tinh thần hội viên phát huy truyền

thống cách mạng vẻ vang của quân đội và tôn vinh những

cống hiến của hội viên trong xây dựng Nhà trường.

@copyright Hanoi Medical University

Page 256: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

255

Họp mặt kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

và Ngày Quốc phòng toàn dân 22/12

- Hội đã tổ chức tri ân các anh hùng liệt sĩ, tổ chức thăm

lại chiến trường xưa. Những hoạt động này đã khơi dậy lòng

yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi cựu chiến binh và đối với

cán bộ công chức trong Nhà trường. Tại các địa điểm Hội đến

tri ân các anh hùng liệt sĩ, các hoạt động giao lưu với các đơn

vị quân đội và lực lượng vũ trang bảo vệ biển đảo như đơn vị

bộ đội tại đảo Cồn Co tỉnh Quảng trị, đảo Lý Sơn tỉnh Quảng

Ngãi, Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên và nhiều tỉnh khác mà

Hội đến thăm. Đây là một hoạt động giáo dục truyền thống

yêu nước, ý chí tự lực tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách

mạng và truyền thống anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt

Nam cho thế hệ trẻ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

@copyright Hanoi Medical University

Page 257: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

256

Thăm viếng Mộ chị Sứ tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tháng 4/2016

- Thực hiện việc bồi dưỡng Cựu chiến binh tiếp tục rèn

luyện phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách

mạng, trình độ hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước, kiến thức, quan điểm đúng

đắn, ngăn ngừa và khắc phục quan điểm sai trái, bảo thủ, trì

trệ, công thần;

- Động viên cựu chiến binh trong trường tích cực học tập,

phát huy tiềm năng, kinh nghiệm chuyên môn cùng các đồng

nghiệp phục vụ nhiệm vụ chính trị trong trường là giảng dạy,

nghiên cứu khoa học và xây dựng Nhà trường phát triển bền

vững; phát triển và kết nạp các hội viên mới đủ tiêu chuẩn

đảm bảo quy định điều lệ của Hội CCB nhằm không ngừng

xây dựng hội tăng về số lượng và tốt về chất lượng, đoàn kết

giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm đến quyền lợi của hội viên, thăm

hoi động viên khi hội viên ốm đau và khi gia đình hội viên

gặp khó khăn.

@copyright Hanoi Medical University

Page 258: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

257

Phát thẻ cho hội viên Hội Cựu chiến binh

- Động viên Cựu chiến binh phát huy bản chất, truyền

thống “Bộ đội Cụ Hồ” và bằng sự gương mẫu của mình giáo

dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và chủ

nghĩa anh hùng cách mạng cho cán bộ viên chức trẻ và sinh

viên là một trong những nhiệm vụ Hội.

- Tham gia các hoạt động của Nhà trường như khám sức

khoe cho người dân vùng cao (Hà Giang, Lạng Sơn); phối

hợp cùng Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, Nhà trường khám sức khoe miễn phí cho người dân

tỉnh Quảng Bình, quê hương của người Anh cả các lực lượng

vũ trang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tham gia và phối hợp

với đơn vị bảo vệ, Bộ môn Giáo dục quốc phòng trong công

tác an ninh trật tự trong Ký túc xá, các hoạt động văn hóa văn

nghệ và một số hoạt động khác của Nhà trường.

- Hội cũng đã thực hiện đóng góp quỹ xóa đói giảm

ngheo hưởng ứng phát động của Hội CCB Thành phố Hà Nội,

kinh phí từ đóng góp của các hội viên giúp những hội viên

còn khó khăn của Thành phố Hà Nội.

@copyright Hanoi Medical University

Page 259: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

258

Thăm đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi tháng 4 năm 2017

3. Thành tích của Hội

Với những hoạt động của Hội và những đóng góp của các

hội viên, Hội đã được tặng thưởng bằng khen, giấy khen của

Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Thành hội cho

tập thể và cá nhân

1) Năm 2015 Hội Cựu chiến binh đã được Thành hội

tặng bằng khen về thành tích đã có thành tích xuất sắc trong

phong trào thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu”.

2) Năm 2016 đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Trung

ương Hội Chiến binh Việt Nam đã có thành tích xuất sắc

trong phong trào thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương

mẫu” năm 2016.

3) Bằng khen cho cá nhân đồng chí Nguyễn Minh Sơn,

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Y Hà Nội thành

tích đã hoàn thành xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước

“Cựu chiến binh gương mẫu” năm 2015.

@copyright Hanoi Medical University

Page 260: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

259

Năm 2017 Hội CCB Nhà trường được Ban Chấp hành

Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng 02 “Kỷ niệm

chương Cựu chiến binh Việt Nam” cho 02 đồng chí là Cán

bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền của Trường Đại học Y Hà

Nội; Vì đã có thành tích góp phần xây dựng và hoạt động của

Hội Cựu chiến binh Nhà trường Và 02 “Kỷ niệm chương

Cựu chiến binh Việt Nam” cho 02 đồng chí là Cán bộ lãnh

đạo Hội Cựu chiến binh của Trường Đại học Y Hà Nội vì đã

có thành trong xây dựng và hoạt động tích góp phần xây

dựng và hoạt động của Hội Cựu chiến binh.

Hầu hết các Cựu chiến binh đã gương mẫu trong công tác,

hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhiều Hội

viên đã được khen thưởng từ tổng kết cuối năm 2016 như sau:

- Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân: 02 đồng chí

- Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú: 04 đồng chí

- Chiến sĩ Thi đua toàn quốc : 01 đồng chí

@copyright Hanoi Medical University

Page 261: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

260

- Huân chương Lao động: 12 đồng chí

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 13 đồng chí

Nhiều đồng chí được nhận bằng khen cấp bộ và được bầu

làm chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp bộ và các danh hiệu thi đua

khác. Tổng kết nhiệm kỳ 2012 - 2017 tất cả hội viên của hội

đều đạt các tiêu chí của Hội CCB như sau:

- 100% hội viên đều có bản lĩnh chinh trị vững vàng, tin

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định các quan điểm có

tính nguyên tắc của Đảng; đạt hội viên trong sạch vững mạnh,

xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” gương mẫu;

- Không có hội viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo

đức và lối sống, không có hội viên yếu kém.

4. Phương hướng hoạt động

Nâng cao chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của

Hội, tăng cường đoàn kết, vận động hội viên phát huy bản

chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tiềm năng tri thức của

CCB xây dựng tổ chức hội thật sự trong sạch vững mạnh, tích

cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, chăm lo đời sống

vật chất, tinh thần cho hội viên, tham gia các hoạt động chính

trị của Trường và địa phương, kiên quyết đấu tranh chống

tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội, phối hợi với các

đoàn thể trong Trường giáo dục truyền thống cách mạng cho

thế hệ trẻ và sinh viên góp phần thực hiện thắng lợi Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXX 2012 - 2017 và

Nghị quyết Đại hội Hội CCB Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ

2017 - 2022.

Theo ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng, Hội đang lập kế

hoạch trình Đảng ủy và Ban Giám hiệu đề nghị lưu giữ tại

@copyright Hanoi Medical University

Page 262: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

261

Phòng Truyền thống một số kỷ vật của các cán bộ, cựu sinh

viên Nhà trường đã hy sinh trong cuộc kháng chiến giành độc

lập tự do cho Tổ quốc (GS. BS. Đặng Văn Ngữ, BS. Đặng

Thùy Trâm…) và các Cựu sinh viên là chiến sĩ của Đại đội

Đặng Văn Ngữ nhập ngũ ngày 06/9/1971. Đây sẽ là nơi để

cán bộ và sinh viên Nhà trường tri ân các thế hệ cha anh nhằm

giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện tại và

tương lai, tô thắm thêm truyền thống cách mạng vẻ vang của

Trường. Hội cũng đã và đang phối hợp với Ban Cựu sinh viên

nhập ngũ 6971 và các đơn vị liên quan trong và ngoài Trường

để hoàn thành ý nguyện có ý nghĩa thiêng liêng này.

@copyright Hanoi Medical University

Page 263: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

262

MỤC LỤC

Lời nói đầu ......................................................................... 5

Chương I: LỄ KỶ NIỆM 100 NĂM THÀNH LẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ............................................ 7

Chương II: MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2002 -

2017 .......................................................................................... 16

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI ................................. 16

II. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG .......................................... 19

1. Công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng luôn

được quan tâm, chú trọng ........................................ 19

2. Công tác tổ chức, cán bộ luôn được đổi mới .......... 19

3. Công tác đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập

phát triển về chất ..................................................... 20

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đời sống không

ngừng được nâng cao .............................................. 22

5. Công tác đoàn thể và các tổ chức quần chúng

được quan tâm nhiều ............................................... 23

Chương III: CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC TỔ

CHỨC VÀ CÁN BỘ ............................................................... 27

I. CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ

TƯỞNG ................................................................................... 27

1. Công tác Đảng......................................................... 27

2. Công tác chính trị tư tưởng ..................................... 42

@copyright Hanoi Medical University

Page 264: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

263

II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ ............................ 47

1. Công tác tổ chức ..................................................... 47

2. Công tác cán bộ ....................................................... 91

3. Công tác quản lý và điều hành ................................ 96

Chương IV: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, HOẠT ĐỘNG

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ ...... 100

I. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ....................................................... 100

1. Thay đổi trong công tác tổ chức và quản lý đào

tạo đại học ............................................................. 100

2. Thay đổi trong công tác tuyển sinh ....................... 104

3. Thay đổi trong công tác đào tạo đại học ............... 106

4. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, mở các mã

ngành, chuyên ngành đào tạo mới ......................... 114

5. Một số hình thức đào tạo theo yêu cầu ................. 118

6. Thực hành của sinh viên ....................................... 120

7. Những thành tích trong đào tạo đại học giai đoạn

2002 - 2017 ............................................................ 124

II. ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ............................................. 126

1. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo Sau đại học .... 127

2. Những thay đổi trong tuyển sinh sau đại học ....... 128

3. Một số nội dung khác trong tuyển sinh và đào tạo

sau đại học ............................................................. 132

4. Những thay đổi trong chương trình và đào tạo ..... 135

@copyright Hanoi Medical University

Page 265: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

264

5. Sự phân cấp giữa các bộ với Nhà trường trong đào

tạo sau đại học ....................................................... 143

6. Kết quả đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 - 2017 ... 143

III. CÔNG TÁC BIÊN SOẠN SÁCH, GIÁO TRÌNH VÀ

THƯ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO ..................................... 144

IV. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ............. 146

1. Quản lý khoa học - công nghệ .............................. 147

2. Các sản phẩm khoa học - công nghệ ..................... 148

3. Tạp chí Nghiên cứu Y học .................................... 152

4. Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh ......... 154

5. Kết quả hoạt động khoa học - công nghệ .............. 155

V. HỢP TÁC QUỐC TẾ ...................................................... 164

1. Công tác tổ chức ................................................... 164

2. Các hoạt động hợp tác quốc tế .............................. 164

3. Các đối tác quốc tế ................................................ 165

4. Hiệu quả hoạt động Hợp tác quốc tế ..................... 165

Chương V: CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ TÀI

CHÍNH VÀ ĐỜI SỐNG ....................................................... 175

I. CƠ SỞ VẬT CHẤT .......................................................... 175

1. Đầu tư xây dựng cơ bản ........................................ 175

2. Cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất ........................ 193

3. Một số nội dung khác về cơ sở vật chất ................ 200

@copyright Hanoi Medical University

Page 266: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

265

II. ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ ......................................... 201

1. Đầu tư thiết bị, máy móc phục vụ giảng dạy, học

tập và nghiên cứu khoa học ................................... 201

2. Đầu tư thiết bị cho khám chữa bệnh (Bệnh viện và

phòng khám) .......................................................... 205

3. Đầu tư thiết bị và phương tiện cho giảng dạy và

làm việc ................................................................. 207

4. Những đầu tư khác ................................................ 208

III. CÔNG TÁC ĐỜI SỐNG, CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH

VỤ, TÀI CHÍNH ................................................................... 208

1. Hoạt động nâng cao đời sống ................................ 208

2. Các hoạt động dịch vụ........................................... 211

3. Hoạt động tài chính ............................................... 212

Chương VI: CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ .................. 215

I. CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG ................................................. 215

II. ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH .... 231

1. Công tác Đoàn Thanh niên ................................... 231

2. Các hoạt động chủ yếu của Đoàn Thanh niên ...... 234

3. Những thành tích đã đạt được ............................... 237

III. HỘI SINH VIÊN VÀ CÁC CÂU LẠC BỘ, TỔ ĐỘI,

NHÓM ................................................................................... 237

1. Hội Sinh viên ........................................................ 237

2. Các Câu lạc bộ, tổ đội nhóm ................................. 239

@copyright Hanoi Medical University

Page 267: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

266

IV. HỘI CỰU GIÁO CHỨC TRƯỜNG ĐHYHN ............ 242

1. Quá trình hình thành Hội Cựu giáo chức .............. 242

2. Hoạt động của Hội Cựu giáo chức ........................ 243

3. Thành tích của Hội Cựu giáo chức ....................... 249

V. HỘI CỰU CHIẾN BINH ................................................ 250

1. Quá trình hình thành và phát triển của Hội Cựu

chiến binh trường .................................................. 251

2. Hoạt động của Hội Cựu chiến binh....................... 253

3. Thành tích của Hội Cựu chiến binh ...................... 258

4. Phương hướng hoạt động ...................................... 260

@copyright Hanoi Medical University

Page 268: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

267

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC

Địa chỉ: Số 352 - Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

Email: [email protected]; [email protected]

Số điện thoại: 024.37625934 - Fax: 024.37625923 Ư

ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM THÁNG VÀ SỰ KIỆN

GIAI ĐOẠN 2002 - 2017

Chịu trách nhiệm xuất bản

TỔNG GIÁM ĐỐC

Chu Hùng Cương

Chịu trách nhiệm nội dung

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng

Biên tập: Nguyễn Thị Hằng

Đọc bông và sửa bản in: Nguyễn Ngọc Diệp

Trình bày bìa: Nguyệt Thu

Kt vi tính: Mai Kim Anh

Đối tác liên kết xuât bản: Trương Đại học Y Hà Nội

In 500 cuốn, khổ 14.5 x 20.5 cm tại Công ty Cổ phần in Hưng Việt. Địa chỉ:

số 460 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội.

Số xác nhận đăng ký xuất bản: 3654 - 2017/CXBIPH/8 - 156/YH.

Quyết định xuất bản số: 428/QĐ-XBYH ngày 26 tháng 10 năm 2017.

In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2017.

Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế - ISBN: 978-604-66-2987-0.

@copyright Hanoi Medical University

Page 269: hmu.edu.vnhmu.edu.vn/images/2013/Dai Hoc Y Ha Noi Nam Thang va Su Kien 2002-2017...hmu.edu.vn

@copyright Hanoi Medical University