7
80 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SEED RESOURCE OF MARINE ORGANISMS AT CAN GIO SEAWATERS – HO CHI MINH CITY Võ Văn Quang 1 , Trương Sĩ Hải Trình 1 , Huỳnh Minh Sang 1 Ngày nhận bài: 12/10/2017; Ngày phản biện thông qua: 8/12/2017; Ngày duyệt đăng: 29/12/2017 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả về nguồn lợi giống giáp xác và cá được khảo sát vào tháng 4/2016 và tháng 9/2016 trong các sông và kênh rạch ở vùng rừng ngập mặn Cần Giờ. Động vật giáp xác có 35 họ thuộc 3 bộ phân bố ở vùng Cần Giờ, trong đó dưới bộ Brachyura chiếm ưu thế với 13 họ (37,1%). Trứng cá có 6 họ thuộc 4 bộ, cá bột xác định có 23 họ thuộc 9 bộ, ưu thế thuộc về họ cá Bống (Gobiidae), cá Đèn lồng (Blennidae), cá Sơn biển (Ambassisidae), cá Cơm (Stolephorus), cá Trích (Clupeidae). Mật độ nguồn giống giáp xác trung bình đạt 404 cá thể/100m 3 , trong đó mật độ trung bình chuyến khảo sát tháng 4 (664 cá thể/100m 3 ) cao hơn so với chuyến khảo sát tháng 9/2016 (234 cá thể/100m 3 ). Mật độ trứng cá trung bình là 136 trứng//100m 3 ; trong tháng 4/2016 mật độ cao hơn với 225 trứng/100m 3 so với 48 trứng/100m 3 vào tháng 9/2016. Mật độ cá bột trung bình là 156 con/100m 3 . Tháng 9/2016 có mật độ 194 con/100m 3 cao hơn tháng 4/2016 với 118 con/100m 3 . Từ khóa: nguồn giống, giáp xác, cá, Cần Giờ ABSTRACT This paper present the results on the seed resource of crustacean and fish from two survey (April, 2016 and September, 2016) at Can Gio water. Crustacean comprised 35 families belonging to 3 orders in which, sub-orders Brachyura is dominant. Fish eggs comprised 6 families belonging to 4 orders, fish larvae comprised 23 families belonging to 9 orders, in which, domimating by Gobiidae, Blennidae, Ambassisidae, Engraulidae, Clupeidae. Crustacean seed density was 404 inds./100m 3 , which was higher in April (664 inds./100m 3 ) comparing to September (234 inds./100m 3 ). The average fish eggs density was 136 eggs/100m 3 and higher in April (225 eggs/100m 3 ) comparing to September (48 eggs/100m 3 ). Fish larvae was 156 larvae/100m 3 . In September. fish larvae was 194 larvae/100m 3 higher than 118 larvae/100m 3 in April. Keywords: Seed resource, crustacean, fish, Can Gio 1 Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) các loài thủy sinh vật [4, 13]. Vùng ven biển với các hệ sinh thái cửa sông, rừng ngập mặn, rạn san hô và bãi cỏ biển là bãi đẻ, nơi ương dưỡng quan trọng cho nhiều loài cá, tôm, cua và là các thủy vực đa dạng, phong phú các loài sinh vật phù du-nguồn thức ăn quan trọng trong lưới dinh dưỡng [9]. Ở nước ta việc I. MỞ ĐẦU Nguồn lợi hải sản ven bờ, cửa sông đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng dân cư các quốc gia có biển. Tuy nhiên các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đã gây nên sự suy thoái các rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển vốn được xem là bãi ương dưỡng của

HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SEED RESOURCE OF MARINE ORGANISMS AT CAN GIO SEAWATERS – HO CHI MINH CITY

Võ Văn Quang1, Trương Sĩ Hải Trình1, Huỳnh Minh Sang1

Ngày nhận bài: 12/10/2017; Ngày phản biện thông qua: 8/12/2017; Ngày duyệt đăng: 29/12/2017

TÓM TẮTBài báo trình bày kết quả về nguồn lợi giống giáp xác và cá được khảo sát vào tháng 4/2016 và tháng

9/2016 trong các sông và kênh rạch ở vùng rừng ngập mặn Cần Giờ. Động vật giáp xác có 35 họ thuộc 3 bộ phân bố ở vùng Cần Giờ, trong đó dưới bộ Brachyura chiếm ưu thế vớ i 13 họ (37,1%). Trứng cá có 6 họ thuộc 4 bộ, cá bột xác định có 23 họ thuộc 9 bộ, ưu thế thuộc về họ cá Bống (Gobiidae), cá Đèn lồng (Blennidae), cá Sơn biển (Ambassisidae), cá Cơm (Stolephorus), cá Trích (Clupeidae). Mật độ nguồn giống giáp xác trung bình đạt 404 cá thể/100m3, trong đó mật độ trung bình chuyến khảo sát tháng 4 (664 cá thể/100m3) cao hơn so với chuyến khảo sát tháng 9/2016 (234 cá thể/100m3). Mật độ trứng cá trung bình là 136 trứng//100m3; trong tháng 4/2016 mật độ cao hơn với 225 trứng/100m3 so với 48 trứng/100m3 vào tháng 9/2016. Mật độ cá bột trung bình là 156 con/100m3. Tháng 9/2016 có mật độ 194 con/100m3 cao hơn tháng 4/2016 với 118 con/100m3.

Từ khóa: nguồn giống, giáp xác, cá, Cần Giờ

ABSTRACTThis paper present the results on the seed resource of crustacean and fi sh from two survey (April, 2016

and September, 2016) at Can Gio water. Crustacean comprised 35 families belonging to 3 orders in which, sub-orders Brachyura is dominant. Fish eggs comprised 6 families belonging to 4 orders, fi sh larvae comprised 23 families belonging to 9 orders, in which, domimating by Gobiidae, Blennidae, Ambassisidae, Engraulidae, Clupeidae. Crustacean seed density was 404 inds./100m3, which was higher in April (664 inds./100m3) comparing to September (234 inds./100m3). The average fi sh eggs density was 136 eggs/100m3 and higher in April (225 eggs/100m3) comparing to September (48 eggs/100m3). Fish larvae was 156 larvae/100m3. In September. fi sh larvae was 194 larvae/100m3 higher than 118 larvae/100m3 in April.

Keywords: Seed resource, crustacean, fi sh, Can Gio

1 Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)

các loài thủy sinh vật [4, 13]. Vùng ven biển với các hệ sinh thái cửa sông, rừng ngập mặn, rạn san hô và bãi cỏ biển là bãi đẻ, nơi ương dưỡng quan trọng cho nhiều loài cá, tôm, cua và là các thủy vực đa dạng, phong phú các loài sinh vật phù du-nguồn thức ăn quan trọng trong lưới dinh dưỡng [9]. Ở nước ta việc

I. MỞ ĐẦUNguồn lợi hải sản ven bờ, cửa sông đóng

vai trò quan trọng trong cộng đồng dân cư các quốc gia có biển. Tuy nhiên các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đã gây nên sự suy thoái các rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển vốn được xem là bãi ương dưỡng của

Page 2: HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 81

điều tra về nguồn giống trứng cá và cá bột và giáp xác phù du ở nhiều vùng biển khác nhau với mục đích xác định bãi đẻ, ương dưỡng phục vụ cho việc phát triển bền vững nghề thủy sản; trong đó bảo vệ và duy trì các bãi giống thủy sản có vai trò rất quan trọng [2]. Trong những năm qua khai thác thủy sản vùng ven bờ tác động mạnh đến nguồn lợi, làm suy giảm về trữ lượng và đa dạng sinh học, đặc biệt là vùng Biển Đông [5]. Sự suy thoái các hệ sinh thái, đặt biệt là các nơi cư trú “habitat”, bãi đẻ và ương dưỡng con non cũng dẫn đến sự giảm sút nguồn lợi ven bờ. Việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng con giống như thành phần loài, mật độ, phân bố mùa vụ xuất hiện trong các khu vực khác nhau sẽ có được bức tranh chung về nguồn giống của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn giống thủy sản tự nhiên. Bài báo này trình bày hiện trạng nguồn trứng cá và cá bột ở vùng rừng ngập mặn huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUThu mẫu trứng cá và cá bột vào tháng

4/2016 và tháng 9/2016 các khu vực khác nhau trong các sông và kênh rạch của Cần Giờ theo sơ đồ thu mẫu (Hình 1). Mẫu trứng cá - cá bột thu bằng lưới tầng mặt, mẫu nguồn giống Giáp xác được thu thập bằng loại lưới hình chóp. Mẫu được bảo quản trong dung dịch formalin (trong nước biển) với nồng độ 4-6% và được đưa về phòng thí nghiệm Viện Hải dương học.

Mẫu được nhặt riêng trứng cá và cá bột ra khỏi sinh vật phù du và được định loại đến bậc taxon thấp nhất dựa vào các tài liệu của Delsman (1929)[6], Matsui (1970)[14], Okiyama (1988)[17], Leis và Rennis (1983)[11], Leis và Trnski (1989)[12], Moser (1996)[15], Leis và Carson-Ewart (2004)[10], Võ Văn Quang và cs (2010)[3]. Sắp xếp bộ và họ cá theo Nelson (2006)[16], giống và loài theo Eschmeyer (1998)[8]. Xác định các nhóm nguồn giống chủ yếu theo tài liệu của Đặng Ngọc Thanh và cs., (1980)[1], Donald L. Lovett, (1981)[7] và Boltovskoy, (1999)[4].

Hình 1: Sơ đồ trạm thu mẫu nguồn giống ở khu ngập mặn Cần Giờ

Page 3: HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Nguồn giống giáp xác1.1. Thành phần nguồn giống giáp xác

Trong 2 chuyến khảo sát tháng 4 và 9/2016 đã ghi nhận được 35 họ thuộc 3 bộ và bộ phụ

động vật giáp xác. Trong đó dưới bộ Brachyura chiếm ưu thế với 13 họ (37,1%) tiếp là bộ phụ Caridea với 10 họ (28,6%). Số lượng họ chuyến khảo sát tháng 4-2016 (31 họ) cao hơn so với chuyến khảo sát tháng 9-2016 (27 họ) (Bảng 1).

Bảng 1. Số lượng họ các nhóm giáp xác.

Bậc phân loại Số lượng họ % 4-2016 9-2016

Bộ Euphausiacea 1 2,9 1Bộ Mysida 1 2,9 1 1Bộ Stomatopoda 2 5,7 1 2Bộ DecapodaPhân Bộ Anomura 2 5,7 2 2Phân Bộ Gebiidea 2 5,7 2Phân Bộ Brachyura 4 37,1 12 12Phân Bộ Palinuroidea 1 2,9 1Phân Bộ Penaeoidea 3 8,6 3 3Phân Bộ Caridea 10 28,6 8 7

35 31 27

Tại khu vực khảo sát, số lượng họ giáp xác chuyến khảo sát tháng 4-2016 tại các trạm có xu hướng cao hơn so với chuyến khảo sát 9-2016 (t-test, p = 0,0042). Số lượng họ giáp xác thấp ở các trạm 1, 2, 3 và 4 ở cả 2 chuyến khảo sát. Đa dạng số lượng họ nguồn giống thể hiện ở Hình 2.1.2. Mật độ nguồn giống giáp xác

Mật độ cá thể giáp xác trung bình đạt 404 ± 681 cá thể/100m3, trong đó mật độ trung bình chuyến khảo sát tháng 4 (664 ± 890

cá thể/100m3) cao hơn so với chuyến khảo sát tháng 9-2016 (234 ± 223 cá thể/100m3) (Hình 3). Phân bộ Cua (Brachyura) có mật độ cá thể chiếm ưu thế trong tổng mật độ cá thể nguồn giống giáp xác ở cả 2 chuyến khảo sát tháng 4 (66,5%) và tháng 9 (61,6%) (Hình 4). Phân thứ bộ Tôm có mật độ cá thể trung bình không khác nhau nhiều giữa 2 đợt khảo sát tháng 4 (60 ± 79 cá thể/100m3) và tháng 9 (66 ± 85 cá thể/m3) (Hình 5) .

Hình 2. Biến động số lượng họ nguồn giống giáp xác trong 2 chuyến khảo sát

Hình 3. Biến động mật độ cá thể nguồn giốnggiáp xác trong khu vực nghiên cứu

Page 4: HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 83

Cá bột có 23 họ được xác định, thuộc 9 bộ; ưu thế thuộc về họ cá Bống trắng (Gobiidae), cá Mào gà (Blennidae), cá Sơn biển

(Ambassisidae), cá Cơm (Engraulidae), cá Trích (Clupeidae)… Trong đó cá bột thuộc học cá bống trắng (Gobiidae) chiếm đến 83% (Bảng 3).

Hình 4. Biến động mật độ cá thể nguồn giống phân thứ bộ Cua (Brachyura)

trong khu vực nghiên cứu

Hình 5. Biến động mật độ cá thể nguồn giống phân thứ bộ Tôm (Caridea)

2. Nguồn giống trứng cá và cá bột2.1. Thành phần trứng cá và cá bột

Đã xác định được trứng cá của 6 họ thuộc 4 bộ, thành phần thuộc các nhóm các nổi và cá đáy ven bờ, ưu thế là học cá Trỏng (Engraulidae), cá Trích (Clupeidae).

Bảng 2. Số lượng và tỉ lệ % của trứng cá

Tháng 4/2016 Tháng 9/2016Số

lượng% Số

lượng%

Bộ cá Chình Anguiliformes 1 0,01 1 0,05Họ cá Chình rắn Ophichthyidae 1 0,01 - -

Họ cá Trích Clupeidae 202 2,92 - -Giống cá Trích Sardinella sp. 196 2,83 - -Họ cá Trỏng Engraulidae 1452 21,11 - -Giống cá Cơm Stolephorus spp. 1449 21,07 - -Họ cá Đối Mugilidae 1 0,01 - -Họ cá Bơn cát Cynoglossidae 182 2,63 - -Chưa xác định 5070 73,21 1837 99,95Tổng 6925 100 1838 100

Bảng 3. Số lượng và tỉ lệ % của cá bột thu được theo tháng

STT Tên cáTháng 4/2016 Tháng 9/2016

Số lượng % Số lượng %I Bộ cá Cháo biển Elopiformes1 Họ cá Cháo biển Elopidae

Cá Cháo biển Elops saurus - - 1 0,01II Bộ cá Trích Clupeiformes2 Họ cá Trổng Engraulidae

Page 5: HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

84 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017

Cá Cơm Thái Stolephorus dubiosus 35 0,92 - -Giống cá Cơm Stolephorus sp. 66 1,73 1066 15,02Giống cá Lành canh Coilia sp. - 4 0,06Giống cá lẹp Septipinna sp. 1 0,03 -

3 Họ cá Trích Clupeidae* 12 0,31 341 4,80Giống cá Trích Sardinella sp. 6 0,16 -Giống cá Cơm sông Corica sp. 4 0,10 -

III Bộ cá Nheo Siluriformes 4 Họ cá Ngát Plotosidae - - 1 0,01IV Bộ cá Đối Mugiliformes5 Họ cá Đối Mugilidae

Giống cá Đối Mugil sp. - - 2 0,03V Bộ cá Gai Gasterosteiformes6 Họ cá Chìa vôi Syngnathidae* 1 0,03 30 0,42

Giống cá Chìa vôi Doryichthys spp. 12 0,31 - -Cá Ngựa sấu Hippichthys heptagonus 1 0,03 - -Cá Chìa vôi chấm xanh Hippichthys penicillus 1 0,03 - -Giống cá Chìa vôi Hippichthys spp. 17 0,44 - -

VI Bộ cá Mù làn Scorpaeniformes7 Họ cá Mù làn Scorpaenidae - - 1 0,01

VII Bộ cá Vược Perciformes8 Họ cá Sơn biển Ambassidae

Giống cá Sơn biển Ambassis sp. 120 3,14 52 0,739 Họ cá mú Serranidae - - 1 0,0110 Họ cá Sơn Apogonidae 1 0,03 - -11 Họ cá Đục Sillaginidae - - 18 0,2512 Họ cá Khế Carangidae 2 0,05 1 0,0113 Họ cá Liệt Leiognathidae - 118 1,6614 Họ cá Nhụ Polynemidae 9 0,24 7 0,10

Giống cá Nhụ Polynemus sp. 2 0,05 - -15 Họ cá Đù Sciaenidae 21 0,55 105 1,4816 Họ cá Hiên Drepaneidae

Giống cá Hiên Drepane sp. 1 0,03 - -17 Họ cá Mào gà Blennidae 250 6,54 5 0,0718 Họ cá Đàn lia Callionymidae 1 0,03 22 0,3119 Họ cá Bống trắng Gobiidae* 2915 76,27 5261 74,12

Giống cá Bống Acentrogobius spp. 253 6,62 - -20 Họ cá Nầu Scatophagidae

Cá Nầu Scatophagus argus 3 0,08 - -VIII Bộ cá Bơn Pleuronectiformes 21 Họ cá Bơn vỉ Bothidae - - 2 0,0322 Họ cá Bơn cát Cynoglossidae - - 33 0,46IX Bộ cá Nóc Tetraodontiformes 23 Họ cá Nóc Tetraodontidae

Giống cá Nóc vàng Lagocephalus sp. 1 0,03 - -Chưa xác định 87 2,28 27 0,38Tổng 3822 100 7098 100

Ghi chú: * chỉ xác định đến họ

Page 6: HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85

2.2. Mật độ trứng cá và cá bột. Mật độ trứng cá và cá bột trong 2 đợt khảo

sát được thể hiện ở Hình 6 và Hình 7; cho thấy trứng cá có mật độ cao ở các trạm gần cửa

biển nơi tiếp xúc với nguồn nước mặn. Trong khi đó cá bột xuất hiện trong các khu vực bên trong rừng ngập mặn, phần lớn là cá bột của họ cá Bống trắng (Gobiidae).

Hình 6. Mật độ trứng cá trong 2 chuyến khảo sát

Mật độ cá bột tập trung ở các trạm 9-11 trong 2 mùa và trạm 15-20 trong mùa mưa,

chúng tập trung nhiều trong vùng rừng ngập mặn, trong đó chủ yếu là cá bống.

Hình 7. Mật độ cá bột trong 2 chuyến khảo sát

IV. KẾT LUẬNNguồn giống động vật giáp xác ở vùng Cần

Giờ có 35 họ. Trứng cá có 6 họ thuộc 4 bộ, cá bột có 23 họ. Mật độ nguồn giống thay đổi theo mùa và có xu thế cao hơn vào mùa khô.

Mật độ nguồn giống giáp xác trung bình đạt 404 cá thể/100m3, trong đó mật độ trung bình chuyến khảo sát tháng 4/2016 cao hơn tháng

9-2016 (ttương ứng 664 và 234 cá thể/100m3). Mật độ trứng cá trung bình là 136 trứng/100m3; trong tháng 4/2016 mật độ cao hơn với 225 trứng/100m3 so với 48 trứng/100m3 vào tháng 9/2016. Mật độ cá bột trung bình là 156 con/100m3, tháng 9/2016 có mật độ 194 con/100m3 cao hơn tháng 4/2016 với 118 con/100m3.

Page 7: HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG THỦY SẢN VÙNG …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/2017 So 04/11. Vo...của vùng, là cơ sở xây dựng phương án bảo vệ nguồn

86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt1. Đặ ng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái & Phạm Văn Miên, 1980.Định loại Động vật không xương sống nước ngọt

bắc bộ Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật.2. Ng uyễn Hữu Phụng, 1991. Trứng cá và cá bột vùng biển Việt Nam, Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, Tập III, Nhà

xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, trang 5 - 20.3. Võ Văn Quang, Trần Thị Lê Vân & Nguyễn Hữu Phụ ng, 2010. Atlas Sinh vật phù du trong vùng rạn san hô:

Trứng cá-cá bột trong vùng rạn Cù Lao Chàm, Cù Lao Câu và Côn Đảo. Trong “Sinh vật phù du vùng rạn san hô Việt Nam: Cù Lao Chàm, Cù Lao Câu và Côn Đảo”. Đoàn Như Hải & Nguyễn Ngọc Lâm biên tập.Nhà xuất bản Khoa họ c tự nhiên & Công nghệ , trang 234-257.

Tiếng Anh4. Bo ltovskoy D, 1999. South Atlantic zooplankton.Volume. 2.2 Blackhuys Publisher, Leiden. The Netherland.

869 – 1706.5. Ch ristensen, V. T., L.R. Garces, G.T. Silvestre & D. Pauly, 2003. Fisheries Impact on the South China Sea Large

Marine Ecosystem: A Preliminary Analysis using Spatially-Explicit Methodology, in Assessment, Management and Future Directions for Coastal Fisheries in Asian Countries. G. Silvestre, L. Garces, I. Stobutzki, M. Ahmed, R.A. Valmonte-Santos, C. Luna, L. Lachica-Aliño, P. Munro, V. Christensen & D. Pauly, eds.Vol. 67, WorldFish Center Conference Proceedings: 51-62.

6. De lsman, H. C., 1929. Fish eggs and larvae from the Java sea.12.The genus Engraulis.Treubia. 11 (2): 275 – 281.

7. Do nald L. Lovett, 1981. A guide to the shrimps, Prawns, Lobters and Crabs of Malaysia and Singapore. Faculty of fi sheries and Marine Science University Pertamian Malaysia Serdang Selangor Malaysia August, 1981.

8. Es chmeyer, W. N., (editor), 1998. Catalog of fi shes. Special Publication. San Francisco. California Academy of Sciences.2905 p.

9. Ka iser, M. J., M. J Attrill, S. Jenning, D.N. Thomas, D. K. A. Barnes, A. S. Brierley, N. V.C. Polunin, D. G Raffaelli & P. J. le B. Williams, 2005. Marine Ecology: Processes, systems and impact. United Kingdom. Oxford.

10. Le is, J. M. & B. M. Carson-Ewart, 2004. The larvae of Indo-Pacifi c coastal fi sh, Fauna Malesiana handbook 2, Brill.850 p.

11. Le is, J. M. & D. S. Rennis, 1983. The larvae of Indo - Pacifi c coral Reef Fishes. South Wales University and University of Hawaii Press.

12. Le is, J. M. & T. Trnski, 1989. The Larva of Indo - Pacifi c shore fi shes. New South Wales University press.13. Ma rtinho, F., H. N. Cabral, U. M. Azeiteiro & M. A. Pardal, 2012. Estuarine nurseries for marine fi sh: Connecting

recruitment variability with sustainable fi sheries management. Marine environmental quality. 23 (4): 414-433.14. Ma tsui, T., 1970. Description of the larvae of Rastrelliger (Mackerel) and a comparison of the juveniles and

adults of the species R. kanagurta and R. brachysoma. NAGA Report. 5 (1): 1-33.15. Mo ser, H. G., (ed.), 1996. The Early Stages of Fishes in the California Current Region. Lawrence, Kansas. Allen

Press. The CALCOFI Atlas series. Atlas No. 33. 1505 p.16. Ne lson, J. S., 2006. Fishes of the World, 4nd edition. New York. John Wiley & Sons.601 p.17. Ok iyama, M., 1988. An atlas of the early stage of fi shes in Japan. Tokyo. Tokai University Press.1-723 p.