19
Hi nghtp hun "Đại biu HĐND và nhim vphát trin kinh tế - xã hi" 1 Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007 Hi đồng nhân dân vi nhim vphát trin kinh tế - xã hi địa phương Nguyn Chí Dũng Trung tâm bi dưỡng đại biu dân c1. Nhim vca chính quyn địa phương đối vi phát trin Nhng sa đổi bsung ti Lut tchc HĐND và UBND năm 2003 và trong Lut Ngân sách nhà nước vquyn phân bngân sách địa phương ca HĐND tnh đã thhin sthay đổi nhn thc ca Trung ương vphân cp qun lý sphát trin. Sphân bngun lc và cung cp dch vti địa phương trong chương trình ci cách hành chính quc gia sdn dn được giao cho chính quyn cơ snhm cung cp sát hơn các chương trình và các dch vcơ s. Mc lc 1. Nhim vca chính quyn địa phương đối vi phát trin 2. T"Người đại biu dân ctoàn tâm toàn ý" ti "Người đại biu thc tế" 3. Hi đồng nhân dân cn hp tác vi UBND 4. Vai trò vn động, truyn thông chính sách 5. HĐND thiết kế và qun trphát trin địa phương: Lp kế hoch và btrí ngun lc thc hin 5.1. Lp kế hoch và qun trphát trin địa phương 5.2. Btrí ngun lc cho phát trin- Quyn ngân sách ca HĐND còn hn chế: 5.3. Nghe ctri để Kế hoch sát lòng dân

Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

1

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

Hội đồng nhân dân

với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Nguyễn Chí Dũng

Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử

1. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương đối với phát triển

Những sửa đổi bổ sung tại Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và trong Luật Ngân sách nhà nước về quyền phân bổ ngân sách địa phương của HĐND tỉnh đã thể hiện sự thay đổi nhận thức của Trung ương về phân cấp quản lý sự phát triển. Sự phân bổ nguồn lực và cung cấp dịch vụ tại địa phương trong chương trình cải cách hành chính quốc gia sẽ dần dần được giao cho chính quyền ở cơ sở nhằm cung cấp sát hơn các chương trình và các dịch vụ ở cơ sở.

Mục lục

1. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương đối với phát triển

2. Từ "Người đại biểu dân cử toàn tâm toàn ý" tới "Người đại biểu thực tế"

3. Hội đồng nhân dân cần hợp tác với UBND

4. Vai trò vận động, truyền thông chính sách

5. HĐND thiết kế và quản trị phát triển địa phương: Lập kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện

5.1. Lập kế hoạch và quản trị phát triển địa phương

5.2. Bố trí nguồn lực cho phát triển- Quyền ngân sách của HĐND còn hạn chế:

5.3. Nghe cử tri để Kế hoạch sát lòng dân

Page 2: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

2

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

Trên thế giới, một số nước tổ chức chính quyền địa phương theo hướng tự chủ cao đã bắt đầu thử điều hành phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như là điều hành một công ty, một doanh nghiệp; trong đó dân cư là các cổ đông, người có quyền và lợi ích liên quan.

Mỗi địa phương có những ưu thế và nguồn lực riêng, gọi chung là "vốn phát triển", có thể phân ra làm hai loại:

- Vốn mềm (tri thức, tài chính, ưu thế gắn với địa lý) và

- Vốn cứng (đường xá, cơ sở hạ tầng khác) để phục vụ sự phát triển.

Điều hành việc sử dụng vốn phát triển một cách hiệu quả là trách nhiệm của chính quyền địa phương và cũng tùy thuộc vào địa phương quan niệm về phát triển như thế nào. Muốn thế, phải biết phân tích tiềm năng, hạn chế, thuận lợi qua tình hình cụ thể, khách quan ở địa phương và đặt địa phương vào thị trường quốc gia và thế giới (qui hoạch vùng và tiếp thị địa phương), thu hút đầu tư vào địa phương (tăng nguồn vốn đầu tư xã hội).

Nhận thức về chất lượng phát triển địa phương đang có nhiều thay đổi. Nhìn chung, người ta tránh cách phát triển ồ ạt đánh đổi mọi giá trị nhân văn và công bằng xã hội, giá trị bền vững môi trường. Nhưng đáng tiếc là một kế hoạch phát triển bền vững tùy thuộc nhiều vào những nhận thức nguy cơ mà những thành tích nhất thời đôi khi lại che đậy lý do nêu lên những nguy cơ hiện hữu. Đó là thách thức số một.

Một thách thức lớn đối với vai trò của chính quyền địa phương, đó là vai trò này đang thay đổi và sẽ còn thay đổi cùng với sự gia tăng của các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường đang diễn ra ở cơ sở; trong khi đó hầu hết chính quyền ở cơ sở lại không đủ ngân sách và nguồn lực, hoặc không có quyền quyết định bố trí ngân sách và nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Do đó chính quyền địa phương phải tìm kiếm các chiến lược thích hợp và chính sách linh hoạt để bổ sung nguồn lực cho sự phát triển.

Xu hướng giao nhiệm vụ cụ thể hơn tới các cấp chính quyền cơ sở và kèm theo bố trí nguồn tài chính cho các nhiệm vụ này ngày càng khuyến khích HĐND và UBND ở cơ sở thực hiện vai trò thúc đẩy sự phát triển, khuyến khích giao quyền tự chủ cho các đơn vị cấp dưới để chủ động triển khai thực hiện các

Page 3: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

3

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

chương trình và dịch vụ mà địa phương có nhu cầu và khả năng làm tốt hơn Trung ương.

Khu vực doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận sẽ được tham gia cung cấp các dịch vụ vốn đang do nhà nước đảm nhiệm. Xu hướng này không làm giảm đi vai trò của chính quyền địa phương mà làm thay đổi vai trò của chính quyền địa phương từ vị thế nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp sang vai trò của người khuyến khích, thúc đẩy và kiểm tra để bảo đảm các sản phẩm và dịch vụ xã hội đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định (ôn lại các vai trò của đại biểu HĐND). Chấp nhận việc phân công cho các tổ chức đảm nhận dịch vụ công lại tùy thuộc vào cách nhìn nhận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường, về cách tính hiệu quả, vào năng lực quản lý, giám sát của chính quyền và cũng một phần tùy thuộc vào cơ chế “[cấp] trên cho”.

Xu hướng mới nói trên đã đặt lên vai các đại biểu dân cử và cơ quan hành chính địa phương những gánh nặng mới. Xu hướng mới cũng đòi hỏi phải đổi mới sự phối hợp giữa HĐND với UBND cùng cấp và các cấp trên; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng tại địa phương.

Đại biểu dân cử và các cán bộ giúp việc của họ vừa phải tăng cường hiểu biết về những vấn đề của địa phương đang diễn biến ngày càng phức tạp, vừa phải trau dồi, rèn luyện những kỹ năng và quan điểm mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn của vai trò đại biểu trong bối cảnh mới.

Tài liệu này nhằm cung cấp ý tưởng để các đại biểu HĐND trao đổi về những thách thức đối với vai trò hỗ trợ phát triển địa phương của HĐND nói riêng và chính quyền địa phương nói chung. Mong các đại biểu đưa ra những tình huống và bài học kinh nghiệm cụ thể để thảo luận.

2. Từ "Người đại biểu dân cử toàn tâm toàn ý" tới "Người đại biểu thực tế"

Trong bộ tài liệu của đợt tập huấn năm 2006 tại Nghệ An, chúng ta đã nói tới 11 vai trò và những thách thức đối với "một người đại biểu toàn tâm toàn ý" . Đó là: (1) Một vai trò hết sức phức tạp và khó khăn;(2) Đòi hỏi sự mẫn cán và thời gian; (3)Dễ nản lòng, lẻ loi;(4) Một sự cống hiến lớn lao đối với cộng đồng (5)

Page 4: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

4

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

Mất nhiều thời gian, dễ bị vỡ kế hoạch; (6)Đối diện với xung đột, đòi hỏi lòng dũng cảm và dám theo đuổi đến cùng.

Nói tới các vai trò của người đại biểu dân cử, chúng ta cũng đã làm quen với vị thế của nhà lãnh đạo và thiết kế chính sách ở địa phương. Trong đó bao gồm năng lực tư duy chiến lược, kế hoạch, biết tổ chức biết sử dụng người; biết phối hợp và khai thác các nguồn lực hỗ trợ.

Chính quyền địa phương dần dần đổi mới vai trò, không chỉ dừng lại ở chức năng quản lý hành chính mà phải thiết kế và tạo ra sự phát triển của địa phương. Hoàn cảnh đó đòi hỏi đại biểu phải trau dồi tầm và năng lực lãnh đạo, tức là ở tầm chính sách, chứ không phải là những nhà hành chính, kỹ thuật.

Nói về tầm chính sách phát triển, cần nói thêm về tầm nhìn vượt ra ngoài địa phương, tức là mở rộng ra thị trường vùng và thị trường quốc tế. Một vấn đề ở địa phương này nhiều khi chỉ có thể giải quyết hiệu quả nếu nó cũng được giải quyết ở địa phương lân cận hoặc trong phạm vi một vùng lãnh thổ rộng lớn hơn (ví dụ vấn đề môi trường, rác thải). Vai trò lãnh đạo do đó đòi hỏi người đại biểu và HĐND địa phương phải biết phân tích chiến lược và thiết kế sự phát triển thích hợp với điều kiện thị trường trong và vượt ra ngoài địa phương. Thách thức lớn nhất đối với vai trò này, đó là thẩm quyền hiện nay của chính quyền địa phương đang bị chia cắt theo đơn vị lãnh thổ, có nhiều sự chồng chéo; một số nguồn lực theo chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện ở địa phương lại do cơ quan trung ương hoặc do chính quyền địa phương cấp trên bố trí và thực hiện (TL tập Huấn Nam Đàn…).

Như vậy, trở thành người đại biểu toàn tâm toàn ý thật khó, nhưng trở thành người đại biểu có năng lực, hiệu quả lại là điều khó hơn. Làm người đại biểu hiệu quả, tức là biết chọn đúng việc để làm và làm một cách đúng cách thức, qui trình, đúng pháp luật. Trở thành người đại biểu hiệu quả, đòi hỏi cá nhân đại biểu phải biết lựa chọn và sắp xếp các hoạt động ưu tiên phù hợp với điều kiện và khả

3/5/2007 care 11 2005 cdn nguyen quang Tuyen 29

CCơ ơ sở xác định ưu tiênsở xác định ưu tiên-- Vấn đề mà đa số cử tri quan tâmVấn đề mà đa số cử tri quan tâm-- Vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống Vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hầu hết cử tricủa hầu hết cử tri-- Vấn đề sẽ được HĐND bàn trong tương laiVấn đề sẽ được HĐND bàn trong tương lai-- Vấn đề mà bản thân đại biểu hiểu rõ và có Vấn đề mà bản thân đại biểu hiểu rõ và có khả năng tham gia giải quyếtkhả năng tham gia giải quyếtVấn đề thuộc ưu tiên quốc gia, chương trìnhVấn đề thuộc ưu tiên quốc gia, chương trình

Page 5: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

5

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

năng, nhiệm vụ của mình. Điều tương tự cũng áp dụng đối với tập thể HĐND.

Xác định ưu tiên: Không thể làm nhiều việc một lúc trong khi ngân sách eo hẹp và danh sách các nhu cầu càng ngày càng dài ra. Để xác định ưu tiên, mỗi đại biểu phải có cách tiếp cận xây dựng danh mục các tiêu chí ưu tiên, lĩnh vực ưu tiên. Cơ sở để xác định ưu tiên có thể tham khảo trong các bảng sau đây.

Trong bảng thứ nhất, mỗi người có thể xác định cho mình một thứ tự ưu tiên khác nhau hoặc bổ sung thêm những tiêu chí ưu tiên. Có thể trong suốt nhiệm kỳ, một đại biểu chỉ tập trung vào một lĩnh vực mà họ biết hoặc có khả năng nhất để hoạt động, ví dụ vấn đề xây dựng cơ bản, vấn đề chính sách phụ nữ v.v.

Để định hướng chọn các ưu tiên trong hoạt động, có một số câu hỏi, lập luận được liệt kê trong bảng kèm theo để gợi ý.

Bài tập: Để tự kiểm tra, mỗi đại biểu thử hình dung như sau: giả sử hiện nay tại địa phương bạn, cử tri đang quan tâm tới 10 vấn đề, và những vấn đề này đều bức xúc như nhau, nhưng hãy đặt mình vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương và khả năng thực tế của địa phương để chọn một hoặc hai vấn đề/lĩnh vực để tập trung thời gian và sự quan tâm:

- Thiếu việc làm; thu nhập không ổn định

- Bệnh tật: Bệnh lao, sốt, thương hàn, bệnh phụ khoa;

- Các tệ nạn xã hội: Trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, đánh đập phụ nữ;

- Trẻ em bỏ học ngày một nhiều;

- Thiếu nước sạch;

- Ô nhiễm môi trường;

- Thiếu quan tâm đến trẻ em tuổi nhà trẻ, mẫu giáo;

- Nông nghiệp bấp bênh theo thời tiết, năng suất kém;

- Thiếu điện;

- Cơ sở phúc lợi xã hội (nhà trẻ, trường học, trạm xá…) bị xuống cấp

3/5/2007 care 11 2005 cdn nguyen quang Tuyen 30

Lập luận chọn ưu tiênLập luận chọn ưu tiênTại sao lại chọn vấn đề này?Tại sao lại chọn vấn đề này?Vấn đề đó tác động đến địa phương như thế nào? Bao Vấn đề đó tác động đến địa phương như thế nào? Bao nhiêu nnhiêu nggưười hoặc nhóm người bị ảnh hưởng bởi vấn ời hoặc nhóm người bị ảnh hưởng bởi vấn đđề đó? Nếu chỉ tác động đến một số ít người thì cần ề đó? Nếu chỉ tác động đến một số ít người thì cần cân nhắc vì sao đáng ưu tiên?cân nhắc vì sao đáng ưu tiên?Vấn đề đã tồn tại bao lâu? Có thể giải quyết được Vấn đề đã tồn tại bao lâu? Có thể giải quyết được không? Có nguồn lực không?không? Có nguồn lực không?Nếu vấn đề không được giải quyết sẽ dẫn đến hậu quả Nếu vấn đề không được giải quyết sẽ dẫn đến hậu quả gì?gì?

Page 6: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

6

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

3. Hội đồng nhân dân cần hợp tác với UBND

Đặc thù HĐND và UBND

Hội đồng nhân dân là một cơ quan nhà nước có đặc thù đại diện quyền và lợi ích của dân cư ở địa phương (bao gồm dân và các tổ chức doanh nghiệp). HĐND có những đặc thù khác với UBND như sau:

(a) Là cơ quan đại diện và thực hiện vai trò đại diện: Do đặc thù này, HĐND với tư cách tập thể và từng cá nhân đại biểu có trách nhiệm trực tiếp trước cử tri đã bầu ra mình. Biểu hiện của trách nhiệm này trước hết ở vai trò đại diện của HĐND và các đại biểu HĐND. Trong khi đó, mặc dù các thành viên UBND đều là đại biểu HDND, được HDND bầu ra, nhưng lại đảm nhận vai trò là cơ quan chấp hành của HDND (cơ quan hành chính và hành pháp ở địa phương).

(b) HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương: Ý nghĩa này thể hiện ở chỗ QLNN xuất phát từ một nơi duy nhất đó là cơ quan đại diện cho lợi ích của nhân dân. Quyền lực không có nghĩa là cơ quan duy nhất có quyền; mà “quyền lực nhà nước” thể hiện vai trò quyết định của HDND mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực của mình; trong khi đó cơ quan hành chính nhà nước và hành pháp ở địa phương là UBND có nhiệm vụ tổ chức thực thi các quyết định của HDND. Một trong những quyết định quan trọng của HĐND chính là quyết định bầu ra UBND để Uỷ ban làm nhiệm vụ chấp hành các quyết định của HĐND và chịu sự giám sát của HĐND .

Ý nghĩa HĐND là cơ quan quyền lực tựu trung thể hiện ở ba chức năng cụ thể, đó là: Thẩm tra, Giám sát và Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và về việc chấp hành pháp luật tại địa phương.

Khi nói HĐND là “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” không có nghĩa là HĐND là “cấp dưới” của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Ở nước ta, không hình thành rõ rệt một hệ thống cơ quan quyền lực/cơ quan đại diện từ trung ương đến địa phương. Chính vì thế, pháp luật Việt nam quy định HĐND vừa chịu sự hướng dẫn, giám sát của UBTVQH, vừa chịu sự kiểm tra và hướng dẫn của Chính phủ; HDND là bộ phận của chính quyền địa phương và theo nghĩa đó, thuộc ngành hành pháp, nhưng không phải với tư cách là cơ quan

Page 7: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

7

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

hành chính. Từ đó dẫn đến đặc thù thứ ba của HĐND trong hệ thống cơ quan nhà nước của Việt Nam, đó là:

(c) Chịu sự hướng dẫn, giám sát và kiểm tra của hai cơ quan lập pháp và hành pháp của quốc gia, theo chế độ phân cấp trách nhiệm: HĐND chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên; trong đó bao gồm có việc chịu trách nhiệm trước HĐND cấp trên và UBND cấp trên (cơ quan hành chính và chấp hành địa phương), và ở tầm quốc gia, thì HĐND lại chịu sự giám sát, hướng dẫn của UBTVQH (Đ.7 Luật Tổ chức HĐND, UBND 2003) và sự kiểm tra, hướng dẫn của Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của QH).

Tóm tắt về đặc thù chức năng của HĐND 1. Là cơ quan đại diện và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương;

2. Các quyết định mang tính quyền lực của HĐND đều là quyết định tập thể; trong khi đó cơ quan hành chính (UBND và các cơ quan chuyên môn) lại nặng về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu;

3. HĐND họp không thường xuyên; kết hợp hình thức thường trực và các ban (HĐND tỉnh, huyện);

4. HĐND kết hợp trách nhiệm tập thể với trách nhiệm cá nhân đại biểu, trong đó trách nhiệm tập thể đối với các quyết định và các chức năng tập thể, còn trách nhiệm cá nhân đại biểu là giữ mối liên hệ với cử tri và phối hợp với các cơ quan của HDND thực hiện nhiệm vụ đại biểu (trong, ngoài kỳ họp);

5. HĐND là cơ quan đại diện và độc lập trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn nhưng không cát cứ, địa phương tách khỏi trung ương. Chính vì thế, HĐND còn chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên.

Quan hệ giám sát-hướng dẫn (giữa HĐND và UBTVQH thuộc nhánh lập pháp),

Quan hệ giám sát, kiểm tra ( HĐND-Chính phủ trong nhánh hành pháp),

Quan hệ phân cấp trách nhiệm (với HĐND và UBND cấp trên),

Quan hệ phối hợp (Điều 10 Luật tổ chức 2003) với MTTQ, với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị ở địa phương), và

Quan hệ song trùng trực thuộctheo qui định về ngành, lĩnh vực (HĐND-UBND-Chính phủ, các bộ, ngành);

Quan hệ giám sát đối với hoạt động của cơ quan tư pháp ở địa phương và giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương .

Page 8: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

8

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

Từ những đặc thù trên có thể thấy tính cấp thiết của sự hợp tác của HĐND với UBND cùng cấp và sự phối hợp với các cơ quan cấp trên trong thiết kế sự phát triển ở địa phương. Mối quan hệ này được định nghĩa trong văn bản pháp luật như sau:

Bảng so sánh Quan hệ giữa HĐND và UBND

HĐND UBND

Vai trò Đại diện cho nhân dân;

- Cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương.

Cơ quan chấp hành của HĐND;

Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

Chức năng Quyết định các chủ trương và biện pháp quan trọng của địa phương;

Giám sát hoạt động của các cơ quan ở địa phương theo luật định.

Quản lý Nhà nước tại địa phương;

Tổ chức thực hiện pháp luật và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.

Hiệu quả Hiệu quả hoạt động được bảo đảm bằng hiệu quả các kỳ họp HĐND, hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, các ban của HĐND và của đại biểu HĐND

Hiệu quả hoạt động được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể UBND, chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Trách nhiệm của UBND đối với HĐND

- UBND có trách nhiệm cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc cử tri và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu HĐND;

-UBND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND thông qua, bố trí ngân sách và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

-UBND lập dự án thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; dự toán thu - chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách; dự toán điều chỉnh ngân sách và lập quyết toán ngân sách...trình HĐND quyết định và báo cáo với cấp trên.

Quan hệ giữa HĐND với UBND là quan hệ hợp tác, tạo điều kiện

Quyền lực và chức năng của HĐND ghi trong luật dẫn đến hai loại quan niệm, Một loại cho rằng HĐND trên thực tế làm gì có những quyền đó, HĐND không

Page 9: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

9

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

trực tiếp "nắm" đồng tiền thì không thực quyền. Theo quan điểm này, HDND chỉ cần hoạt động hình thức để hợp thức hóa cho những đề xuất của UBND. Nếu như vậy, HDND trở thành cơ quan thừa, không đóng góp tích cực cho xây dựng chính quyền. Loại quan điểm khác cho rằng đó là sự phân công của pháp luật và "pháp bất vị thân", giám sát phải làm đến nơi đến chốn để UBND "có thực quyền" thì cũng phải “thực chịu trách nhiệm”. Quan điểm này dễ dẫn đến xu hướng thiên tả, cho rằng HDND cần tập trung vào phê phán UBND, kiềm chế và đối lập với UBND. Nếu theo quan điểm đối lập và đối trọng, thì HDND cũng khó thiết lập quan hệ xây dựng chính quyền địa phương, thiếu thực tế và chủ yếu là thách đố cơ quan hành chính (vốn bị ràng buộc cơ bản bởi nguyên tắc và cơ chế hành chính chứ không phải ý nguyện cử tri). Vì vậy, cần có quan điểm cân đối giữa hai quan điểm nói trên: HĐND và UBND cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng chính quyền địa phương vừa mang lợi cho cộng đồng, vừa bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trên toàn quốc. Một sự hợp tác đến cùng chắc chắn hiệu quả hơn là "đấu đến cùng" mà hậu quả không xây dựng hoặc tác động xấu khôn lường tới lợi ích chung.

4. HĐND và vai trò đại diện, truyền thông về chính sách

Đại biểu HĐND không hoạt động đơn lẻ. Đằng sau họ là các cơ quan và tổ chức nhân dân, các cử tri. Việc giữ mối liên hệ thường xuyên với cử tri, với các tổ chức nhân dân giúp đại biểu HDND thực hiện vai trò đại diện trong quá trình ra quyết định để các nhóm xã hội có điều kiện tham gia vào quá trình ra quyết định của HDND, giám sát và động viên họ thực hiện các quyết sách của HĐND. Thông qua mối liên hệ với các cơ quan và tổ chức nhân dân, người đại biểu cũng tìm hiểu thêm các ý kiến, nguyện vọng và mong muốn của cử tri. Đại diện tiếng nói của cử tri không phải là một chức năng mà là một vai trò quán xuyến trong tất cả các chức năng gộp lại. Vì vậy, đối với cả Quốc hội và HĐND người ta đều nói đến vai trò đại diện hơn là nói tới các chức năng nhà nước như lập pháp, giám sát và quyết định.

Nói tới trách nhiệm của đại biểu HDND trong tuyên truyền, giải thích pháp luật, đường lối và chính sách dễ nhầm lẫn với vai trò của các tổ chức nhà nước và xã hội trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với công chúng. Đại biểu HDND

Page 10: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

10

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

không làm thay các cơ quan này và cũng không có bộ máy để làm việc này hiệu quả hơn các cơ quan này. Vai trò của đại biểu HDND trong động viên quần chúng, tuyên truyền và vận động quần chúng thực hiện pháp luật và các quyết sách của HDND chính là nằm ở kỹ năng vận động và truyền thông chính sách- ở giai đoạn thông báo, chuẩn bị ra quyết sách- đây chính là vai trò tham khảo ý kiến , nguyện vọng của cử tri vào quá trình ra quyết định và ở giai đoạn giám sát khi quyết sách đó được thi hành; đây chính là vai trò phối hợp và hỗ trợ UBND- cơ quan hành chính- thực thi các quyết sách đó và vận động quần chúng thi hành, thu thập các phản hồi từ thi hành (giám sát).

5. HĐND trong thiết kế và quản trị phát triển địa phương: Lập kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện

Các quyền và chức năng quan trọng của HĐND là quyết định và giám sát; trong lĩnh vực tài chính-ngân sách địa phương còn gọi là quyền tài chính của HDND. Đây chính là quyền bố trí nguồn lực cho các quyết sách và bảo đảm chi tiêu hiệu quả. Nói đến quyền tài chính- ngân sách tức là nói đến “thực quyền” của HDND, theo nghĩa HDND là cơ quan phê duyệt kế hoạch thu-chi, cơ quan chuẩn chi ( phê duyệt dự toán chi tiêu) chứ không phải HDND là cơ quan tiêu tiền. Quyền hạn này đã được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND (trước kia và năm 2003), được quy định cụ thể trong Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003, Nghị định 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ).

Tóm lại, HĐND có vai trò là mắt xích quan trọng gắn với việc chi tiêu hiệu quả nguồn lực hạn hẹp của địa phương nhằm đem lại quyền lợi tốt nhất cho cử tri (cộng đồng dân cư và doanh nghiệp trên địa bàn). Qui trình ngân sách là sự thống nhất giữa Lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và bố trí sử dụng nguồn lực (tài chính và con người, nguồn lực khác) để hỗ trợ phát triển. Nói đến hỗ trợ phát triển, bởi vì trong nền kinh tế thị trường, các khoản “chi tiêu công” chỉ đóng góp một phần quan trọng nhất đó là duy trì dịch vụ công và hỗ trợ phát triển, còn tăng trưởng kinh tế địa phương còn do đóng góp của dân và các doanh nghiệp, đó chính là thước đo hiệu quả của chi tiêu công. Các khoản chi tiêu côgn này lấy từ đóng góp của dân và các doanh nghiệp qua nhiều hình thức, do đó chi

Page 11: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

11

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

tiêu công hiệu quả chính là trách nhiệm giải trình của cả chính quyền địa phương đối với người đóng góp.

5.1. Lập kế hoạch và quản trị phát triển địa phương

Lập kế hoạch như thế nào?

Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương căn cứ vào:

(1) Các chỉ tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các cấp trên (huyện và tỉnh hoặc rộng hơn là vùng phát triển kinh tế);

(2) Căn cứ vào định hướng phát triển và các điều kiện cụ thể của địa phương và vùng lân cận.

(3) Bố trí nguồn lực đảm bảo thực hiện kế hoạch bằng ngân sách, các nguồn lực đầu tư của cấp trên, các nguồn lực đầu tư, hoạt động kinh tế của nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn và các nguồn lực khác được động viên cho các dự án cụ thể.

Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội do Uỷ ban nhân dân soạn thảo và đề xuất.

Việc thảo luận phải xem xét các căn cứ lập kế hoạch trên đây. Các căn cứ (1) và (2) cần được HĐND quan tâm đặc biệt để bảo đảm tính khả thi gắn với điều kiện và nhu cầu phát triển của cơ sở và bảo đảm tính nối tiếp của các kế hoạch hàng năm hướng tới mục tiêu chiến lược phát triển trong cả nhiệm kỳ năm năm.

Mặt khác, kế hoạch phát triển hàng năm và năm năm do HĐND cơ sở quyết định cũng là nguồn điều chỉnh và định hướng lập kế hoạch của các cấp huyện, tỉnh, vùng. Chính vì vậy, một yêu cầu trong lập kế hoạch phát triển của địa phương là phải phối hợp chặt chẽ giữa HĐND và UBND các cấp từ cơ sở tới tỉnh để xây dựng kế hoạch phát triển chung của địa phương. Trong đó cần lưu ý sự phối hợp theo phân vùng kinh tế, vùng sản phẩm trọng điểm. Theo cách tiếp cận phân vùng kinh tế, thì cần khắc phục sự chia cắt về địa giới hành chính mà nên chú ý đến sự giao thoa và bàn bạc với các địa phương lân cận để lập kế hoạch.

Trong lập kế hoạch phát triển, khoa học quản lý tổ chức đang áp dụng mô hình phân tích kinh tế, gọi tắt là mô hình SWOT (Phân tích bốn yếu tố Mạnh-Yểu-Thời –Nguy để lập kế hoạch và chiến lược phát triển, sau đây gọi là mô hình MYTN).

Page 12: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

12

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

Mô hình MYTN phục vụ định hướng phát triển:

Phần mô tả sau đây về mô hình MYTN có thể ứng dụng để nghiên cứu phục vụ thảo luận hoạch định chiến lược trung và dài hạn: Đánh giá thiếu hụt năng lực và xây dựng chương trình hoạt động tăng cường năng lực của chính quyền địa phương trong hỗ trợ phát triển.

MYTN là chữ viết tắt của bốn yếu tố cần phân tích để hoạch định phát triển của một địa phương, một tổ chức: Đó là Mạnh, Yểu (các yếu tố Bên trong),Thời, Nguy (các yếu tố Bên ngoài). Bốn yếu tố này gồm hai cặp phạm trù quan hệ giữa Bên trong và Bên ngoài, đặt bối cảnh phát triển của địa phương trogn sự chi phối của các yêu tố Trong-Ngoài và trong hoàn cảnh dễ thay đổi.

Phân tích chiến lược để thiết kế sự phát triển địa phương phải xuất phát từ thực tế: định vị địa phương đó đang ở vị trí nào, tức là phân tích các yếu tố mạnh, yếu của địa phương (Yếu tố bên trong). Tiếp theo, phải phân tích các điều kiện tác động bên ngoài tới địa phương; đó là phân tích cơ hội (để tận dụng) và nguy cơ (để lường trước và có biện pháp giảm thiểu tác động xấu).

Như vậy mô hình MYTN là mô hình phân tích trên cơ sở tập hợp và đánh giá các dữ liệu về địa phương theo cấu trúc Mạnh-Yểu-Thời-Nguy liên hệ với nhau một cách lô gíc để hỗ trợ việc ra quyết định. Mô hình này ra đời từ những năm 70 tại Viện Nghiên cứu Stanford, Hoa kỳ, xuất phát từ cách đánh giá thất bại trong lập kế hoạch để chỉnh sửa kế hoạch lần sau, trong điều kiện thị trường cạnh tranh.

Mô hình này được quan tâm đặc biệt để hoạch định chiến lược phát triển cạnh tranh và phối hợp trong thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng khó khăn đòi hỏi các địa phương phải biết tăng cường năng lực cạnh tranh của địa phương mình, nói cách khác là biêt tận dụng ưu thế của mình và các yếu tố thời cơ để phát triển bền vững.

Phân tích theo mô hình MYTN giúp thu thập dữ liệu, thống kê sắp xếp theo bốn yếu tố trên đây theo một trật tự logic chung, hỗ trợ các bên lập chính sách trong thảo luận về kế hoạch, đi đến ra quyết định dễ dàng thuyết phục hơn về kế hoạch chiến lược và kế hoạch hành động.

Page 13: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

13

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

Bài tập- Hãy đọc bản dự thảo Kế hoạch PT Kinh tế-xã hội của địa phương bạn và nhặt ra các yếu tố MYTN để phân tích và thảo luận về kế hoạch này.

Nếu UBND, cơ quan soạn thảo kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, dự thảo dự toán ngân sách cùng HDND chọn cách phân tích này để lập luận cho Kế hoạch của địa phương, thì thảo luận có thể tập trung hơn và dễ thuyết phục hơn.

Vào đầu năm 2004, mô hình này được các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc (UN-Habitat) khuyến nghị áp dụng đối với quản trị địa phương.

Kết quả đầu ra của phân tích MYTN là bốn chiến lược phát triển cơ bản như sau:

* M_T Nhóm chiến lược kết hợp mặt mạnh và Thời cơ để thiết kế sự phát triển của địa phương và tận dụng các cơ hội của chính sách và mặt bằng, kế hoạch phát triển chung của quốc gia và vùng

* Y_T Nhóm chiến lược tận dụng thời cơ để chế ngự điểm yếu: dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của địa phương hoặc tổ chức để tận dụng các cơ hội do chính sách, thị trường mang lại;

* M_N Nhóm chiến lược dùng ưu thế của của địa phương để chế ngự các nguy cơ: nhằm tránh các nguy cơ do tác động của sự thay đổi chính sách và thị trường;

* Y_N Nhóm chiến lược kiềm chế yếu điểm không xảy ra trùng với nguy cơ: Các chiến lược dựa trên sự phân tích các yếu điểm của địa phương và cách thức giảm thiểu tối đa yếu điểm này để tránh xảy ra trùng với các nguy cơ do thay đổi chính sách và thị trường dẫn đến đổ vỡ hệ thống..

Để thực hiện phân tích MYTN cho phát triển địa phương, tăng cường tổ chức, tăng vị thế cạnh tranh của một địa phương, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau để chất vấn hoặc tìm các câu trả lời:

- M- Lợi thế của địa phương là gì? Công việc nào địa phương, tổ chức làm tốt nhất? Nguồn lực nào cần và có thể sử dụng? Ưu thế mà cấp trên, thị trường, người đầu tư thấy được ở địa phương, tổ chức mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ phương diện bản thân địa phương, tổ chức mình và của người bên ngoài cần

Page 14: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

14

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

thu hút để phối hợp hỗ trợ. Khi phân tích và đánh giá cần thực tế chứ không quá khiêm tốn hoặc chủ quan. Các ưu thế thường được liệt kê ra khi so sánh với các địa phuơng khác bên cạnh hoặc cùng điều kiện phát triển. Chẳng hạn, nếu các địa phương lân cận đang tập trung hướng phát triển các sản phẩm chất lượng cao thì chiến lược của đại phương mình cũng phải tìm tới một quy trình sản xuất với chất lượng cao hoặc hơn thế, hoặc sản phẩm độc đáo.

- Y- Có thể cải thiện những điểm yếu gì? Công việc nào, lĩnh vực nào địa phương, tổ chức mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Nên hỏi người bên ngoài vì họ có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao các địa phương khác có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- T- Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng tương lai nào đáng quan tâm mà mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường, hoặc đầu tư dài hạn, chính sách mới, có thể đó là cơ hội quốc tế hay cấp tỉnh, cấp vùng, cũng có thể từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới địa phương, có thể từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở địa phương; có thể từ các sự kiện diễn ra trong vùng, khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

- N- Những trở ngại đang gặp phải là gì? Các địa phương khác đang chuyểm mình ra sao? Những đòi hỏi đặc thù về trọng tâm phát triển, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ, cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gì với địa phương hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay khó khăn thu hút đầu tư? Yếu điểm nào trong quản lý hành chính địa phương đang cản trở các nhà đầu tư ? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Các yếu tố "bên trong" cần phân tích có thể nêu ví dụ như sau :

- Văn hóa hợp tác, phối hợp của chính quyền địa phương;

- Hình ảnh và tiếng tăm, quan hệ của địa phương;

Page 15: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

15

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

- Cơ cấu tổ chức và năng lực, sự phối hợp của các chức vị đầu ngành chủ chốt;

- Khả năng sử dụng các nguồn lực được phân bổ; tạo nguồn lực;

- Kinh nghiệm lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện;

- Hiệu quả và Năng lực của chính quyền đối với các lĩnh vực phát triển trọng tâm;

- Thị phần của một số sản phẩm chính

- Nguồn tài chính của địa phương

- Những nhà đầu tư chính và nhà thu mua chính

- Những bí quyết và tài sản, vốn đặc biệt

Các yếu tố "bên ngoài" cần phân tích:

- Bên tiêu thụ sản phẩm địa phương

- Các địa phương khác hợp tác hoặc cạnh tranh.

- Xu hướng thị trường.

- Nhà cung cấp nguồn, vật liệu, công nghệ.

- Các đối tác;

- Thay đổi cấu trúc dân số, xã hội, lao động, thói quen

- Công nghệ mới;

- Môi truờng kinh tế, khí hậu, thổ nhưỡng;

- Môi trường chính sách, chính trị và pháp luật.

Chất lượng phân tích của mô hình MYTN phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. HĐND có thể yêu cầu UBND cùng cấp hoặc cấp trên cung cấp thông tin theo yêu cầu hoặc từ các nguồn độc lập khác như từ nguồn tư vấn. Thông tin cần tránh góc nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía.

Lưu ý – Mô hình MYTN là một mô hình khái lược về kỹ thuật, hiệu quả của mô hình này giúp nhà lập chính sách hình dung khái quát và với logic tổng thể, liên quan của các yếu tố giúp thiết lập và tác động tới phát triển địa phương. Tuy nhiên mô hình này sẽ cho lời giải sai nếu thông tin bị giản lược hoặc lẫn lộn trong-ngoài; làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề theo quan điểm của nhà phân tích.

Page 16: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

16

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

5.2. Bố trí nguồn lực cho phát triển- Quyền ngân sách của HĐND còn hạn chế:

Theo quy định tại các điều 11,19,29 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND có nhiệm vụ quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Việc quyết định dự toán dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương do UBND đề xuất và HĐND quyết định dựa trên giám sát tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước và chiến lược phát triển của địa phương, của vùng (do Quốc hội, Chính phủ, HĐND, UBND cấp trên hoạch định).

Từ năm ngân sách 2004, HĐND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi (theo điều 25 Luật NSNN). Tuy nhiên ngân sách địa phương vẫn là một bộ phận của ngân sách nhà nước, do đó quyền tự chủ về ngân sách của địa phương vẫn có nhiều hạn chế. Hạn chế này dẫn đến thách thức đối với vai trò HĐND trong chủ động bố trí nguồn lực phát triển. Vì lẽ đó, hiện nay chưa thể nói tới quản trị địa phương như quản trị một doanh nghiệp, nhưng có thể áp dụng được các kiến thức về tiếp thị địa phương để định hướng chiến lược phát triển.

Quyền hạn của HĐND trong phân bổ dự toán ngân sách cấp mình và mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, còn đang ở bước đầu và cơ chế, phương thức để thực hiện các quyền này chưa có được sự đổi mới lớn.Vẫn còn thiếu một số quy định tạo sự độc lập cao hơn của HĐND, hạn chế sự phụ thuộc vào bộ máy của UBND khi xem xét các vấn đề tài chính. Kiểm toán nhà nước chưa cung cấp dịch vụ kiểm toán phục vụ giám sát tài chính công của HĐND.

Page 17: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

17

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

Để các quyết định của HĐND đảm bảo đúng đắn, độc lập thì các báo cáo thẩm tra của HĐND và ý kiến thảo luận của đại biểu phải đánh giá, phân tích được tính xác thực của số liệu, thông tin trong báo cáo; xu hướng và chính sách phát triển (hậu quả chính sách) sau các con số, đồng thời phải đánh giá được sự cần thiết, khả năng và mức độ hiệu quả của các chủ trương, giải pháp hoặc bổ sung được các giải pháp thiết thực khác khi thông qua quyết định.

Muốn đạt được những yêu cầu nêu trên, bộ máy làm việc của HĐND phải đủ mạnh để bản thân HĐND tự tổ chức các hoạt động của mình, tự mình kiểm chứng được các thông tin do UBND trình trước khi quyết định. Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi năm 2003) đã có một bước đổi mới trong các quy định về tổ chức bộ máy với việc xác định Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm có 3 thành viên. Song nếu chỉ với số lượng đại biểu chuyên trách mỏng và đội ngũ cán bộ giúp việc còn rất hạn chế về số lượng1, thì HĐND vẫn chưa thể tự mình thẩm tra, xem xét, đánh giá được đầy đủ nếu không thông qua bộ máy của UBND. Những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính thực chất của các quyết định của HĐND.

Phương thức giám sát tình hình thực thi ngân sách thông qua việc tổ chức các cuộc giám sát của Thường trực và các Ban của HĐND bao gồm cả xem xét báo cáo và kiểm tra thực tế. Nhưng tình trạng nặng về xem xét báo cáo vẫn phổ biến do bộ phận chuyên trách còn mỏng, đại biểu kiêm nhiệm chưa dành được nhiều thời gian cho hoạt động và do thông tin liên quan đến nội dung giám sát chưa đa

1 Nghị định 133/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ quy định số chuyên viên giúp việc trực tiếp trong lĩnh vực Kinh tế-ngân sách nhiều nhất cũng chỉ có thể bố trí được từ 2 đến 3 người.

Page 18: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

18

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

chiều, điều này làm cho hoạt động giám sát nhiều khi vẫn có tính hình thức, chưa thực sự đảm bảo hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy rằng:

Tính thực quyền của HĐND trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách bị hạn chế do chưa có quy định rõ ràng về các quyền và phương thức thực thi các quyền này;

Các quy định về tổ chức bộ máy của HĐND chưa tương xứng với quy định về quyền hạn, nhiệm vụ;

Thiếu cơ chế cụ thể cho phép HĐND thường xuyên được yêu cầu và tiếp nhận các thông tin kiểm chứng độc lập đối với những thông tin, số liệu tài chính mà UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND báo cáo.

Giải pháp phối hợp từ sớm trong lập kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện

5.3. Nghe cử tri để Kế hoạch sát lòng dân

Lắng nghe phản hồi và ý kiến của cử tri là nhiệm vụ quan trọng của đại biểu HĐND. Những thông tin này giúp HĐND định hướng, điều chỉnh kế hoạch phát triển theo tâm tư nguyện vọng và thói quen của cư tri tại cộng đồng. Đây là yếu tố "Nhân hoà" trong ba cặp phạm trù quan trọng của quản trị địa phương là Thiên thời-Địa lợi và Nhân hoà.

Điều 20 Luật TC HĐND và UBND quy định 2 cấp độ tiếp xúc cử tri: một là liên hệ chặt chẽ với cử tri, hai là tiếp xúc cử tri và báo cáo.

Tiếp xúc cử tri bảo đảm mặt bằng tiếp xúc có tổ chức; là một hình thức giữ liên hệ ở mức tối thiểu..

Hình thức khác tích cực hơn là giữ mối liên hệ thường xuyên với cử tri. Hình thức này hiện nay còn tùy thuộc vào nỗ lực cá nhân và thời gian có hạn của đại biểu. Khi cá nhân không tự duy trì được mối liên hệ thường xuyên, thì một số HDND đã sáng tạo bằng cách tăng cường và khuyến khích hoạt động của các nhóm đại biểu, đây là kinh nghiệm bổ sung tính tập thể bằng hình thức hoạt động của các cá nhân trong nhóm đại biểu về một chuyên đề cụ thể.

Nhóm đại biểu: Trước mỗi kỳ họp xem xét đề án phát triển kinh tế xã hội hoặc trước khi HĐND thảo luận về một quyết sách của địa phương về phát triển, các

Page 19: Hội đồng nhân dân với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h i ...ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/New folder (2...quyền ở cơ sở nhằm

Hội nghị tập huấn "Đại biểu HĐND và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội"

19

Hà Giang, 26/7 - 28/7/2007

ban có thể đề ra sáng kiến, gơi ý để các nhóm đại biểu tiếp xúc chuyên đề với những nhóm cử tri liên quan để trình bày về chính sách, giải pháp và thăm dò phản ứng, bổ sung các câu hỏi, thẩm định lại các số liệu làm cơ sở để HĐND bàn với UBND hoàn thiện bản đề án. Đây cũng là bước thông tin đầu tiên tới các đại biểu kiêm nhiệm để đưa họ vào thế chủ động trước khi tham gia hội nghị HDND.

Có đại biểu HĐND cho rằng những thông tin tìm hiểu từ cử tri, những nguồn số liệu phản biện “độc đáo” cần được giữ kín tới khi chất vấn hoặc thảo luận về chính sách để tăng thêm hiệu quả “dằn mặt” UBND, để tăng uy thế của HĐND. Cách đặt vấn đề này đã thiếu quan điểm phối hợp, càng đặt UBND vào vị thế bị động và đối phó ngược lại. Một lập luận logic, chặt chẽ không trên cơ sở thực chứng không giúp gì cho tăng cường hiệu quả của một đề án phát triển, nhiều khi lại đặt đề án đó vào vị trí đẹp mà không khả thi.

Tóm lại - Một đề án phát triển chỉ hiệu quả khi có sự phối hợp từ sớm và liên tục giữa HĐND và UBND trên cơ sở cùng tiếp cận thực tế và khoa học, biết sử dụng nguồn lực vốn hạn hẹp một cách thông minh với tầm nhìn rộng.