85
CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - ĐườngPhòng Thiết Kế 2 PHẦN I : CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 1. Cài đặt RoadPlan và cài đặt khóa cứng Chạy file: Software\ROAD PLAN\Setup CAD 20_06_06\ SetupHarmony\setup.exe Chọn Cài trên máy khách. Mặc định chương trình sẽ tạo và cài đặt RoadPlan vào thư mục C:\Harmony Software, trong đó có một số thư mục đáng chú ý sau: C:\Harmony Software\Help\ : chứa các file hướng dẫn sử dụng RoadPlan (2 file *.chm, 1 file *.pdf). C:\Harmony Software\RoadData\ : Chứa các dữ liệu mẫu thuộc RoadPlan. Sau khi cài đặt xong RoadPlan, chương trình tự động cài đặt khóa cứng. Quá trình cài đặt khóa cứng như sau : Hộp thoại cài đặt HASP4 xuất hiện : Tiếp tục thực hiện các bước cài đặt. Reset lại máy. 2. Chạy chương trình Kích hoạt RoadPlan lần đầu tiên: (Mỗi lần cắm khóa cứng vào máy phải làm bước này) Trên màn hình Desktop của máy tính ấn vào biểu tượng: Võ Quốc Bảo Trang 1

HDSD-ROADPLAN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

PHẦN I : CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH

1. Cài đặt RoadPlan và cài đặt khóa cứng

Chạy file: Software\ROAD PLAN\Setup CAD 20_06_06\SetupHarmony\setup.exe Chọn Cài trên máy khách. Mặc định chương trình sẽ tạo và cài đặt RoadPlan vào thư mục C:\Harmony Software, trong

đó có một số thư mục đáng chú ý sau: C:\Harmony Software\Help\ : chứa các file hướng dẫn sử dụng RoadPlan (2 file

*.chm, 1 file *.pdf). C:\Harmony Software\RoadData\ : Chứa các dữ liệu mẫu thuộc RoadPlan.

Sau khi cài đặt xong RoadPlan, chương trình tự động cài đặt khóa cứng. Quá trình cài đặt khóa cứng như sau : Hộp thoại cài đặt HASP4 xuất hiện :

Tiếp tục thực hiện các bước cài đặt. Reset lại máy.

2. Chạy chương trình

Kích hoạt RoadPlan lần đầu tiên: (Mỗi lần cắm khóa cứng vào máy phải làm bước này) Trên màn hình Desktop của máy tính ấn vào biểu tượng:

Xuất hiện hộp thoại: kích vào Thiết lập

Võ Quốc Bảo Trang 1

Page 2: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Xuất hiện hộp thoại:

Kích vào hàng 7 (ROADPLAN), để cột Kích hoạt là 1. Kích vào Run Module để chạy chương trình RoadPlan.

Sau khi kích hoạt lần đầu tiên, ta có thể gọi chạy những phần mềm đã kích hoạt bằng biểu tượng dưới đây : (ít khi chạy chương trình bằng cách này)

3. Cài đặt font tiếng Việt

Nếu máy đã từng cài thành công Nova, thường không cần làm bước này. Nếu sau khi cài đặt RoadPlan, cửa sổ chương trình không có font tiếng Việt ta làm các bước sau:

Chạy file: Software\ROAD PLAN\Setup CAD 20_06_06\VN_SysFonts.exe Sau khi cài xong, trên Desktop, kích chuột phải, chọn Properties, vào tab Appearance, chọn

tab Advance. Ở mục Item, chọn lần lượt: Inactive Title Bar, Active Title Bar, Selected Items, Menu, Message Box, chuyển tất cả sang Font : MS Sans Serif.

Restart lại máy.

Võ Quốc Bảo Trang 2

Page 3: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

PHẦN II : TẠO BÌNH ĐỒ 3DCho phép tạo file bình đồ từ file Acad 3D.

Ví dụ: tạo file VD1.dwg có tập hợp điểm 3D (cao độ z > 0), (bằng chương trình Acad hay RoadPlan đều được).

Bước 1: Chạy chương trình RoadPlan, mở file Acad 3D (file VD1.dwg đã tạo ở VD trên). Bước 2: Xây dựng tập điểm.

Lệnh: PSM Menu: RoadPlan\Xây dựng mô hình

Chọn đối tượng tham gia vào xây dựng địa hình là Điểm (đối với file VD1.dwg). Trường hợp file có các đối tượng mang tính chất khác tham gia vào xây dựng địa hình ta chọn thêm các mục tương ứng.

Đặt tên cho tập điểm là Pointset1 vào mục Tên. Nếu cần, nhập tên lớp tham gia vào tập điểm tại mục Lớp. Bấm “Chấp nhận”. Tại dòng Command yêu cầu “Select object :”, ta chọn tất cả các đối tượng thuộc bản vẽ. Vậy tập điểm đã có trong bản vẽ với tên : Pointset1.

Bước 3: Xây dựng mô hình địa  hình số ( Mô hình lưới tam giác) Lệnh: DT_CT Menu: RoadPlan\Xây dựng bình đồ tuyến

Võ Quốc Bảo Trang 3

Page 4: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Nhập tên của mô hình tam giác vào mục Tên. Miêu tả chi tiết về mô hình trong Mô tả. Chọn tập điểm tương ứng để xây dựng trong Tập điểm. Chọn tên lớp thể hiện mô hình lưới tam giác mục Lớp. Chọn mục Bổ xung tập điểm vào mô hình, chương trình sẽ tự động xác định cho chúng

ta đường biên địa hình chính xác nhất. Nhấn “Chấp nhận”. Ta sẽ có được lưới tam giác thể hiện địa hình số.

Xem thông tin về thuộc tính của mô hình số: Lệnh: HECP Chọn đối tượng cần xem thuộc tính (đây là lệnh hiệu chỉnh đối tượng của RoadPlan, ở

mục này ta cần xem thuộc tính của mô hình số nên ta chọn lưới tam giác vừa tạo). Xuất hiện hộp thoại thuộc tính của mô hình:

Tên lớp thể hiện mô hình : TINTên mô hình : TIN1Miêu tả về mô hình Tra cao độ: Nhắp đúp…, chọn 1 điểm trên bản vẽ sẽ biết được cao độ điểm đó….

Võ Quốc Bảo Trang 4

Page 5: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

PHẦN III : THIẾT KẾ TUYẾN

Ta tiếp tục thao tác trên file VD1.dwg vừa tạo ở PHẦN 2 (đã có bình đồ thuộc dữ liệu RoadPlan quản lý). Ta thực hiện tuần tự các bước sau:

1. Áp tiêu chuẩn thiết kế, mẫu mặt cắt vào quá trình thiết kế (RF)

Lệnh: RF Menu: RoadPlan\Tùy chọn Xuất hiện hộp thoại Tùy chọn, có 2 Tab: Tùy chọn, Mặt cắt.

Tab Tùy chọn có các chức năng sau :

o Tỷ lệ: Dùng để đặt tỷ lệ giữa lý trình với khoảng cách lẻ, và tỉ lệ giữa đơn vị thiết kế và đơn vị trên giấy.

o Chiều rộng nửa dải: Khoảng cách nội suy các điểm mia tính từ tim cọc trên tuyến sang hai bên khi xác định số liệu tự nhiên từ mô hình địa hình cho các trắc ngang.

o Điền góc chuyển hướng: Nếu được chọn các giá trị góc đỉnh tuyến sẽ được thể hiện dưới dạng góc chuyển hướng  trên hồ sơ thiết kế, ngược lại sẽ thể hiện giá trị góc ôm của đỉnh tuyến.

o Tệp mẫu bảng: Khai báo tệp mẫu bảng  kết xuất số liệu (cắm cong, toạ độ cọc, yếu tố cong...). Có file mẫu trong thư mục cài đặt, hoặc ta tự tạo bằng lệnh CET.

o Tệp tiêu chuẩn: Khai báo tệp tiêu chuẩn tra cứu đường cong nằm, siêu cao. Có file mẫu trong thư mục cài đặt, hoặc ta tự tạo bằng lệnh ST.

Tab Mặt cắt có các chức năng sau :

Võ Quốc Bảo Trang 5

Page 6: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

o Chép thuộc tính mặt cắt: khai báo các thuộc tính có thể được sao chép khi sử dụng chức năng  Match Properties của AutoCAD (lệnh Ma), bao gồm việc sao chép thể hiện phần đầu bảng, đặt các mức so sánh giống nhau, mẫu bảng cắt ngang và danh sách các đường không hiện được lấy như nhau.

o Vùng xem mặt cắt: ta có thể đặt vùng thể hiện mặt cắt ngang so với tim cọc.o Tệp mặt cắt: Cho phép khai báo file mẫu mặt cắt (*.htp) và chọn Mẫu mặt cắt

mặc định khi tạo một tuyến mới.

2. Định nghĩa tuyến (T)

Lệnh: T Menu: RoadPlan\Tuyến\Tạo tuyến

Chọn tệp... : Tạo tuyến mới từ file số liệu trắc dọc-trắc ngang *.ntd (chú ý: file *.ntd này khác file *.ntd của Nova. Nói cách khác, *.ntd của Nova không dùng được ở RoadPlan). Đầu tiên ta tiến hành chỉ đường dẫn đến file *.ntd, sau đó Chỉ điểm  bao gồm việc cần chỉ điểm Gốc tuyến và Hướng của tuyến.

Chọn tuyến,polyline...: Tạo tuyến mới từ các đối tượng AutoCAD. Ta chọn các đối tượng AutoCAD như POLYLINE, LINE; sau đó chọn điểm Gốc tuyến. Trên cơ sở các đối tượng đó sẽ hình thành nên một tuyến mới. Trường hợp nếu trước đó ta đã chọn tệp số liệu *.ntd sau đó chọn một tuyến đã định nghĩa sẵn thì tệp số liệu đó sẽ được gán theo tuyến.

Võ Quốc Bảo Trang 6

Page 7: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Chỉ điểm< : Tạo tuyến mới bằng cách vạch trên bản đồ. Sau khi nhập Gốc, sẽ xuất hiện dòng nhắc: Undo/Bán kính<0.0000>/ Dài chuyển tiếp<0.0000>/Góc chuyển hướng/<Tới điểm>: cho phép ta chỉ các đỉnh tiếp theo của tuyến, mặc định với giá trị tùy chọn Bán kính và Dài chuyển tiếp mà ta nhập vào trước đó. Nếu chiều dài chuyển tiếp bằng 0 sẽ tạo đỉnh có cong tròn và ngược lại tạo đường cong chuyển tiếp tại đỉnh.

Ví dụ: Ta vạch tuyến bằng cách Chỉ điểm (trên file VD1.dwg đã tạo ở mục trên). Command: T; chọn Chỉ điểm; kích trên bản vẽ vài điểm tạo nên tuyến (Gốc tuyến là điểm đầu tiên).

3. Bố trí đường cong nằm (EC)

RoadPlan định nghĩa 1 đường gãy khúc luôn có các yếu tố cong. Nếu tại đỉnh của một đường gãy khúc không có đường cong, thì tại đó các yếu tố cong = 0. Vì thế RoadPlan không có lệnh bố trí đường cong, mà chỉ có lệnh Hiệu chỉnh yếu tố cong. Để có đường cong nằm ta thực hiện như sau: Lệnh: EC Menu: RoadPlan\Hiệu chỉnh tuyến\Hiệu chỉnh yếu tố cong Yêu cầu ”chọn Tuyến hoặc Trắc dọc”, ta chọn cánh tuyến gần đỉnh cần bố trí đường cong.

(Nếu kích chọn cánh tuyến trên trắc dọc thì ta sẽ thực hiện hiệu chỉnh cong đứng trên trắc dọc đó. Mục này trình bày chi tiết ở 10 . Bố trí cong đứng , trang 12).

Nếu là dạng Cong tròn thì L1 và L2 là chiều dài đoạn nối đầu và nối cuối siêu cao nếu bố trí siêu cao. Nếu là dạng Chuyển tiếp thì L1 và L2 là chiều dài đoạn chuyển tiếp đầu và cuối. Nếu chọn Tốc độ tại đỉnh ta có thể qui định cục bộ vận tốc thiết kế cho đoạn cong đang hiệu chỉnh.

Ta điền các thông số thiết kế thích hợp rồi kích “Cập nhật” để vẽ lên bản vẽ. Nếu kích “Tiêu chuẩn”, chương trình sẽ xác định các giá trị L1,L2, I max siêu cao, giá trị

mở rộng... phù hợp với tốc độ thiết kế; góc đỉnh và bán kính cong được bố trí, theo Tệp tiêu chuẩn mà ta khai báo ở 1 . Áp tiêu chuẩn thiết kế... (trang 5).

Cùng lúc,ở dòng Commad: “tra t.c cho TAt cả/ TRước kia/ Dịch/ cHèn/ Loại/ Cắt / THoát <TIeptheo>:” tra t.c cho TAt cả: cho phép ta xác định giá trị  i siêu cao cũng như tự động bố trí khoảng

nối siêu cao cho toàn bộ các đỉnh của tuyến. cHèn / Loại: cho phép chèn thêm đỉnh hoặc loại bỏ đỉnh của đường đang hiệu chỉnh.

Võ Quốc Bảo Trang 7

Page 8: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

TRước kia/ TIieptheo: chuyển đển đỉnh trước/tiếp theo (theo hướng tuyến). Cắt: khi được chọn sẽ coi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp theo sẽ là không xác

định. Nối: cho phép khôi phục lại trạng thái trước khi Cắt. Dịch: cho phép dịch đỉnh sang vị trí khác. THoát: cho phép thoát lệnh.

Sau khi “Cập nhật” xong 1 đường cong, ta gõ “TI” (Tiieptheo) để chuyển đến hiệu chỉnh đường cong tiếp theo. Sau khi hiệu chỉnh hết các đường cong trên tuyến, ta gõ “TH” (THoát) để kết thúc lệnh.

4. Phát sinh cọc, chèn cọc trên tuyến (GP)

Lệnh: GP Menu: RoadPlan/Tuyến/Phát sinh cọc

 Chèn: Chèn cọc tại vị trí được chọn. Khi chọn Chèn, cửa sổ sẽ thay đổi theo, cho phép chèn cọc Tại khoảng cách, hoặc Chỉ điểm.

Phát sinh: Để tự động điền các cọc trên tuyến với khoảng cách các cọc nhập từ hộp thoại. Xác định trắc dọc tự nhiên: Xác định việc thể hiện đường địa chất tự nhiên trên trắc dọc lấy

từ mô hình địa hình. Kích Nhận để điền các cọc lên tuyến. Cọc đặc biệt...: tạo ra các cọc tại đỉnh hoặc trên cung cong. Khi chọn sẽ xuất hiện hộp thoại:

Võ Quốc Bảo Trang 8

Page 9: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Tạo cọc theo đoạn cong: Để tạo cọc trong đoạn cong của tuyến đường. Chèn tại đỉnh: Chèn cọc tại những đỉnh chuyển hướng của tuyến. Tạo cọc tại cao độ min, max: Chèn cọc tại những nơi địa hình thấp nhất và cao nhất mà

tuyến đi qua. KH cọc chuyển tiếp, KH cọc cong tròn, KH cọc P: cho phép ta nhập tên của các cọc này.

5.  Điền thông số cọc trên tuyến (SA)

Lệnh: SA Menu: RoadPlan/Tuyến/Phát sinh cọc

Cho phép Điền cao độ cọc và Điền tên cọc trên tuyến. Việc Điền tên cọc có thể về Cả hai phía của tuyến, theo kiểu so le cọc, bên Trái, bên Phải hoặc chính giữa tâm tuyến; với các Kiểu xoay chữ tên cọc: Dọc tuyến hoặc Theo UCS (điền nằm ngang theo UCS hiện thời).

6. Điền yếu tố cong trên tuyến (FCPA)

Lệnh: FCPA Menu: RoadPlan/Tuyến/Điền yếu tố cong trên tuyến Chọn đường tuyến: chọn tuyến cần điền yếu tố cong. Khoảng offset: khoảng cách từ tuyến đến bảng yếu tố cong. Bảng các yếu tố cong sẽ được

điền về phía bụng của cung cong tại đỉnh.

7. Vẽ đường nối đỉnh và đỉnh đường cong nằm (HECP)

Lệnh: HECP (là lệnh hiệu chỉnh tuyến, trình bày cụ thể ở 3.1 . Hiệu chỉnh tuyến , trang 44).

Võ Quốc Bảo Trang 9

Page 10: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Chọn tuyến cần vẽ đường nối đỉnh, xuất hiện hộp thoại:

Tại hàng Các đường trên tuyến, kích 2 lần vào vị trí Nhắp đúp, xuất hiện hộp thoại sau:

Để Vẽ đường nối đỉnh hoặc Vẽ đỉnh của đường nào, thì chọn Có ở mục tương ứng.

Võ Quốc Bảo Trang 10

Page 11: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

8. Vẽ trắc dọc tự nhiên (TD)

Lệnh: TD Menu: RoadPlan/Trắc dọc-trắc ngang/Tạo trắc dọc

Mẫu bảng: Chọn đầu TD được định nghĩa trong File *.htp (đã khai báo ở 1 . Áp tiêu chuẩn thiết kế…, trang 5). Việc định nghĩa đầu trắc dọc được trình bày ở 2.2.6 . Bảng trắc dọc (trang 24).

Đơn lẻ: Dùng để xác định vẽ bảng trắc dọc theo lý trình cọc (1 bảng duy nhất). Theo mảng: dùng để vẽ Trắc dọc thành những đoạn khác nhau phù hợp với khổ in của

giấy. Tỉ lệ X / Tỉ lệ Y: Nhập tỷ lệ của TD tự nhiên theo phương đứng và phương ngang. Khoảng cách tối thiểu: khoảng cách tính bằng mm thể hiện ngoài giấy tính từ vị trí thấp

nhất của đường trắc dọc tự nhiên so với điểm gốc thể hiện trắc dọc.

9. Thiết kế đường đỏ (DD)

Lệnh: DD Menu: RoadPlan/Trắc dọc-trắc ngang/Tạo đường thiết kế Chọn TD cần thiết kế đường đỏ, chọn điểm bắt đầu (Từ điểm:), xuất hiện hộp thoại:

Chọn kiểu đường: chọn “Các đường thiết kế”.

Võ Quốc Bảo Trang 11

Page 12: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Chọn đường thiết kế: Cho phép ta chọn đường tạo hoặc hiệu chỉnh (ở VD là đường RED_CEN_LINE).

Sau khi hiệu đính chính xác lại điểm bắt đầu. Kích “Nhận” để đồng ý điểm bắt đầu. Commad: Undo/KIểu<Cong tròn>/KHoảng cách<0.0000>/<Tới điểm>: cho phép ta nhập

điểm thứ hai. Sau khi chọn điểm tiếp theo sẽ xuất hiện hộp thoại:

Các cọc khác: Xem thông tin về cao độ tự nhiên, cao độ thiết kế, và chênh cao của đường thiết kế với đường tự nhiên.

Ghi chú: Để phục vụ chức năng điền các đối tượng cầu, cống tự động theo vị trí trên trắc dọc.

Trắc ngang: Xem TN bằng cửa sổ hiển thị.

10. Bố trí cong đứng (EC)

Lệnh: EC Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh/Hiệu chỉnh cong đứng ; hoặc:

RoadPlan/Hiệu chỉnh tuyến/Hiệu chỉnh yếu tố cong Yêu cầu “chọn Tuyến hoặc Trắc dọc”, ta chọn cánh tuyến gần đỉnh cần bố trí đường cong

trên trắc dọc. (Nếu kích chọn cánh tuyến trên bình đồ thì ta sẽ thực hiện hiệu chỉnh cong nằm, đã trình bày ở 3 . Bố trí đường cong nằm , trang 7).

Bán kính: Nhập bán kính cong. i trái, i phải : độ dốc bên trái và phải của đường cong Trắc ngang: Xem, hiệu chỉnh , đánh dấu trắc ngang. Kích “Cập nhật” để xác nhận thông tin. Command: nhập “TI” để chuyển đến hiệu chỉnh đường cong tiếp theo. Command: nhập “TH” để kết thúc lệnh khi đã bố trí xong các đường cong.

Võ Quốc Bảo Trang 12

Page 13: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Ghi chú: Nếu cần hiệu chỉnh lại 1 đường cong đừng nào đó, ta dùng lệnh EC, sau đó chọn vào đường cong cần hiệu chỉnh.

11. Tính toán các mặt cắt (UPDALI)

Lệnh: UPDALI Menu: RoadPlan/Tuyến/Tính toán các mặt cắt Lệnh này cho phép tính toán xác định các thông số mặt cắt tại các cọc sau khi thiết kế hoặc

hiệu chỉnh tuyến. Khi số tuyến thiết kế trong bản vẽ hiện thời hơn 1 tuyến sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn

tuyến:, ta lựa chọn tuyến cần cập nhật lại dữ liệu. Chú ý: Đây là lệnh rất thường dùng trong quá trình thiết kế. Bất kỳ sự hiệu chỉnh nào làm

thay đổi dữ liệu của bản vẽ, ta nhất thiết phải dùng UPDALI để cập nhật lại dữ liệu mới. Nói cách khác, sau khi hiệu chỉnh dữ liệu nào đó, gõ lệnh UPDALI để hệ thống nhận lại dữ liệu ta thay đổi.

Ví dụ: Tiếp theo mục trên, sau khi Bố trí cong đứng, ta phải gõ lệnh UPDALI để hệ thống cập nhật lại các thông số liên quan đến đường cong ta vừa bố trí.

12. Vẽ lại các đối tượng (UPDDN)

Lệnh: UPDDN Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh tuyến/Tính toán các mặt cắt Lệnh này cho phép vẽ lại các đối tượng tuyến, trắc dọc, trắc ngang. Do quá trình hiệu chỉnh,

vị trí của các khối, text,… bị sai lệch, để vẽ lại cho đúng, ta gõ UPDDN. Command: yêu cầu chọn đối tượng cần vẽ lại. Chú ý: Đây cũng là lệnh rất thường dùng trong quá trình thiết kế. Khi hiệu chỉnh, bản vẽ

có thể bị sai lệch, ta dùng UPDDN để vẽ lại cho đúng ý đồ thiết kế. Lệnh UPDDN thường hay dùng sau khi thực hiện lệnh UPDALI. Nói cách khác, ta dùng UPDALI để cập nhật lại dữ liệu, sau đó dùng UPDDN để vẽ lại bản vẽ theo dữ liệu vừa cập nhật.

Ví dụ: Tiếp theo mục trên, sau khi UPDALI để cập nhật dữ liệu cong đứng vừa bố trí, ta gõ lệnh UPDDN, chọn trắc dọc để vẽ lại.

13. Điền thông số đường cong đứng (FCRL)

Lệnh: FCRL Menu: RoadPlan/Trắc dọc-trắc ngang/Điền các thông số mặt cắt Chọn TD cần điền thông số đường cong đứng.

Chọn các yếu tố cần điền. Kích “Nhận” để kết thúc lệnh. Ghi chú: Lệnh này chỉ thực hiện được khi ta có khai báo Điền yếu tố cong trong Bảng trắc

dọc (trình bày ở 2.2.6 . Bảng trắc dọc , trang 24).

Võ Quốc Bảo Trang 13

Page 14: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

14. Tạo trắc ngang (TN)

Lệnh: TN Menu: RoadPlan/Trắc dọc-trắc ngang/Tạo trắc ngang

Mẫu mặt cắt: Chọn mẫu mặt cắt muốn bố trí ở đoạn Từ cọc; Tới cọc. Các mẫu này được lấy từ file (*.htl) mà ta đã khai báo ở bước đầu (1 . Áp tiêu chuẩn thiết kế… , trang 5). Việc định nghĩa các mẫu mặt cắt này trình bày ở 2.3 . Các mẫu mặt cắt (trang 27).

Mẫu bảng: chọn mẫu bảng cần thiết (trong mẫu mặt cắt được chọn có thể có nhiều mẫu bảng cắt ngang).

Bỏ qua trắc ngang không có số liệu: các cọc không có số liệu trắc ngang tự nhiên sẽ không thuộc danh sách các cọc có thể tạo trắc ngang mới.

Khoảng cách trái  và Khoảng cách phải: là các giá trị lấy sang hai bên so với tim cọc ta muốn thể hiện trắc ngang.

Ngoài ra ta cần nhập vào một số thông số khác nhằm thể hiện các trắc ngang trên bản. Sau đó chỉ điểm bắt đầu vẽ tại dòng nhắc Điểm chèn:.

Trường hợp trong bản vẽ có hơn một tuyến, thì khi thực hiện lệnh sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn tuyến hoặc cọc:, cho phép ta chọn tuyến hoặc một cọc muốn tạo trắc ngang mới.

Trên tuyến thiết kế có thể được áp nhiều kiểu mẫu mặt cắt theo từng đoạn. Cụ thể sẽ được trình bày ở 3.1 . Hiệu chỉnh tuyến (trang 44).

Chú ý: Lệnh TN có chức năng tạo ra trắc ngang (vẽ các TN ra bản vẽ ), không phải là thiết kế trắc ngang. Nên khi vẽ ra các TN, nếu không khai báo Mẫu mặt cắt ta sẽ có TN tự nhiên của các cọc; nếu có khai báo Mẫu mặt cắt, kết quả cho ra TN chi tiết của các cọc với các số liệu thiết kế lấy từ Mẫu mặt cắt khai báo. Việc thiết kế Mẫu mặt cắt được trình bày ở 2.3 . Các mẫu mặt cắt (trang 27).

15. Tính toán khối lượng trắc ngang (CALAREA)

Lệnh: CALAREA Menu: RoadPlan/Tuyến/Tính toán diện tích các mặt cắt Trường hợp trong bản vẽ có hơn một tuyến thì khi thực hiện lệnh sẽ xuất hiện dòng nhắc

Chọn tuyến:, cho phép ta chọn tuyến muốn tính khối lượng TN. Chú ý:

Võ Quốc Bảo Trang 14

Page 15: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Lệnh CALAREA phải được thực hiện trước, sau đó mới thực hiện lệnh Điền diện tích (mục tiếp theo); để hệ thống tính toán giá trị khối lượng trước khi điền lên TN.

Các hạng mục KL và cách tính toán được định nghĩa trong file Mẫu mặt cắt (*.htl) mà ta đã khai báo ở 1 . Áp tiêu chuẩn thiết kế… , ( trang 5).

Cách định nghĩa hạng mục KL và công thức tính toán được trình bày ở 2.3.8 . Bảng diện tích (trang 42).

16. Điền diện tích và giá trị siêu cao (FA)

Lệnh: FA Menu: RoadPlan/Trắc dọc-trắc ngang/Điền diện tích và giá trị siêu cao

Chọn mẫu: chọn Mẫu muốn điền (trên tuyến có thể có nhiều Mẫu mặt cắt). Điền siêu cao: điền giá trị siêu cao tại vị trí xác định bởi H, B. Điền diện tích: điền giá trị theo Mẫu bên trái/ Mẫu bên phải sẽ điền bên trái/ phải mặt cắt

ngang (nếu ta không muốn điền bên nào thì để trống ô bên đó). Ví dụ: ta có 2 mẫu: mẫu NEN DUONG điền bên trái; mẫu MAT DUONG điền bên phải.

Việc khai báo 2 mẫu này được trình bày ở 2.3.8 . Bảng diện tích (trang 42). Điền giá trị 0: Nếu chọn sẽ điền các giá trị bằng 0 (nên chọn luôn). Cao hàng, cạnh trên …: các giá trị này thể hiện các khoảng cách trình bày các hạng mục lên

TN (nên dùng các giá trị như trong hình trên). Kích “Nhận” để thực hiện lệnh.

Võ Quốc Bảo Trang 15

Page 16: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Kết quả từ bước 13 ÷ bước 15 cho ta trắc ngang sau:

Võ Quốc Bảo Trang 16

Page 17: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

PHẦN IV : THIẾT KẾ MẪU MẶT CẮT NGANG   

Một tuyến đường thiết kế được thể hiện qua các đường đứt gãy như tim tuyến, mép xe chạy, mép lề.... Khi ta cắt tuyến đường bằng một mặt cắt vuông góc với tim tuyến ta sẽ được Mặt cắt ngang. Lúc này các đường đứt gãy chỉ còn là các điểm trên Mặt cắt ngang. Bề mặt được tạo bởi 2 điểm sẽ là một đường trên trắc ngang. Vậy, nếu ta định nghĩa các điểm trên trắc ngang thực chất là ta định nghĩa các đường đứt gãy trên tuyến, việc nối các điểm đó với nhau tạo ra bề mặt giới hạn bởi các đường ở trên tuyến. Khai báo mặt cắt thiết kế trong RoadPlan chính là làm công việc trên. Việc khai báo Mẫu mặt cắt đặc biệt quan trọng và nó quyết định tới chất lượng của thiết kế. Ngoài ra, với chức năng Khai báo mặt cắt trong RoadPlan còn cho phép ta khai báo số liệu

thiết kế khác cũng như mẫu hồ sơ cần kết xuất. Để phục vụ cho việc khai báo mẫu TN, ta cần hiểu rõ một số khái niệm chung được trình

bày ở mục dưới đây.

1. Một số khái niệm chung

1.1. Tỉ lệ điện tử

Tỉ lệ điện tử (TLĐT) có giá trị bằng giá trị nghịch đảo với tỉ lệ khi ta có ngoài giấy. Ví dụ: TL ngoài giấy là 1/200, thì TLĐT có giá trị là 200 nếu đơn vị độ dài vật thể là mm. Tuy nhiên trong các bản vẽ cơ sở hạ tầng cũng như thiết kế đường, đơn vị độ dài là m nên

khi ta nói tỉ lệ 1:200 thì TLĐT = 200/1000 = 0.2

1.2. Điểm và đường

Việc khai báo mẫu mặt cắt được thực hiện theo nguyên tắc sau: trước tiên cần định nghĩa các điểm, tọa độ của chúng phụ thuộc vào số liệu tự nhiên hoặc số liệu thiết kế. Trên cơ sở các điểm hình thành nên các đường thể hiện mẫu cắt ngang. Ứng với một điểm trên trắc ngang sẽ là một đường trên tuyến, cho nên tọa độ điểm trên trắc ngang đó có thể được quyết định bởi tọa độ đường tương ứng trên tuyến nếu thực tế ta có đường đó.

Ví dụ: từ một số các điểm đã định nghĩa ta cần nối thành đường có tên là A. Lúc này A là đường hình thành trên danh sách cộng các điểm P1+P2+P3+P5+P7. Như vậy phép “+” điểm được dùng để định nghĩa đường từ các điểm.

Hình 1: Định nghĩa đường từ các điểm

Điểm P1 có tọa độ theo phương X và Y là: X_P1; Y_P1. Đường còn có thể được hình thành từ một đường khác hoặc tổ hợp từ một số đường. Những

đường như vậy ta gọi là đường tổ hợp. Đường tổ hợp được hình thành bằng cách sử dụng các phép toán ‘+’,’-‘,’*’ và ‘/’ các đường.

Võ Quốc Bảo Trang 17

Page 18: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Hình 2: Định nghĩa các phép toán trên đường

Phép ‘+’ hai đường cho ta tổ hợp phần trên của cả hai đường. Phép ‘–‘ hai đường cho ta tổ hợp phần duới của cả hai đường. Phép ‘*’ hai đường cho ta phần giao theo X phía trên của hai đường. Phép ‘/’ hai đường cho ta phần giao theo X phía dưới của hai đường.

Các đường trong phép toán có thể là các đường tổ hợp vừa được hình thành. Đặt tên điểm và đường chỉ được sử dụng các ký tự từ A đến Z, các ký tự số và ký tự ‘_’. Tên

điểm và đường không được trùng nhau.

1.3. Các biểu thức toán học

RoadPlan có sử dụng bộ phân tích công thức, trong đó có cài đặt các phép toán, cũng như các hàm toán học thông dụng. Kết quả trả về luôn là một số thực, kể cả đối với các phép toán lôgíc. Các phép toán được mô tả trong bảng sau:

Võ Quốc Bảo Trang 18

Page 19: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2. Các bước thực hiện khai báo (DFT)

Lệnh: DFT Menu: RoadPlan/Mẫu mặt cắt Xuất hiện hộp thoại sau:

“Tệp dữ liệu mới” là file ta gán mặc định. Nếu ta thao tác trên file này, sau này phải lưu lại với tên khác. Nên mở 1 file nào đó bằng lệnh Mở hoặc tạo file mới bằng lệnh Mới trong tab Tệp.

Các hạng mục cần khai báo được thể hiện dạng cây thư mục ở phần bên trái. Nội dung của hạng mục được thể hiện ở phần bên phải (có cái hình). Khi cần khai báo hạng mục nào, ta chọn trên cây thư mục, sau đó thao tác ở phần bên phải.

Việc khai báo gồm 2 nội dung lớn là: Khai báo chung và Các mẫu mặt cắt. Chú ý: Cửa sổ này hoàn toàn độc lập với cửa sổ Acad mà ta đang vẽ. Vì vậy, khi thao tác ta

nên lưu lại sau mỗi bước thực hiện, tránh bị mất dữ liệu khi chương trình thoát đột ngột.

2.1. Bước đầu tiên

Như đã trình bày, ta nên mở 1 file mới để bắt đầu khai báo mẫu TN. Ví dụ để làm 1 file mới ta thực hiện tuần tự các bước sau:

Sau khi đánh lệnh DFT, xuất hiệu cửa sổ như hình trên (đang mở file gán mặc định nào đó). Vào menu: Tệp/ Mới, xuất hiện thông báo “Tệp dữ liệu đã thay đổi. Có ghi lại không?”,

chọn “No” để mở được file mới. Cửa sổ sẽ có tên “Tệp dữ liệu mới”. Vào menu: Tệp/Ghi với tên khác để lưu file với tên mới (VD: lưu thành file: MauVD1.htp). Vào tab Định dạng để khai báo Kiểu chữ, Lớp/Kiểu đường, Đơn vị như hình sau:

Võ Quốc Bảo Trang 19

Page 20: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Kiểu chữ: ta khai báo một số kiểu chữ sẽ dùng trong bảng vẽ. Ví dụ như: COC (VNI-Helve, Height 2, Width Factor 0.7); DAUBANG (VNI-Helve, Height 2.5, Width Factor 0.7); KL (vn_vni.shx, Height 1.6, Width Factor 0.7); CT2 (vn_vni.shx, Height 1.6, Width Factor 0.7)…

Lớp/Kiểu đường: ta khai báo một số lớp sẽ dùng trong bảng vẽ. Ví dụ như: 1 (color 1, continuous), 2 (color 2, continuous)…

2.2. Khai báo chung

Phần Khai báo chung gồm 6 nội dung: Các nhóm thuộc tính; Các lớp địa chất; Các đường mã hiệu; Các đường trên tuyến; Ký hiệu lý trình; các thông số khác; Bảng trắc dọc.

2.2.1. Các nhóm thuộc tính

Nếu muốn thể hiện 1 đối tượng thiết kế ra bản vẽ Acad (*.dwg), đối tượng này phải thuộc một Nhóm thuộc tính nào đó. Một đối tượng không thuộc một Nhóm thuộc tính nào cả thì không được thể hiện trên bản vẽ. Vì vậy, ta cần khai báo các Nhóm thuộc tính.

Tạo nhóm thuộc tính mới: ta kích chuột phải, chọn Thêm mới (hoặc Chèn, Sao chép, Dán, Xóa).

Tên nhóm: nên đặt tên gợi được mục đích sử dụng. Lớp/ Kiểu chữ: chọn 1 trong những lớp, kiểu chữ mà ta đã khai báo. Trong quá trình thiết

kế, ta muốn gán Lớp/ Kiểu chữ mới (hiện chưa có) cho nhóm thuộc tính đang tạo ta làm lại bước 2.1 . Bước đầu tiên (trang 19).

Cao chữ: là giá trị chiều cao của chữ thuộc nhóm khi được in ra giấy. Trong bản vẽ điện tử, chiều cao của chữ bằng chiều cao ngoài giấy nhân với tỉ lệ bản vẽ điện tử. Nếu Cao chữ bằng 0, thì chiều cao chữ khi in ra giấy sẽ bằng chiều cao của kiểu chữ mà ta khai báo ở mục 2.1 . Bước đầu tiên (trang 19).

Ghi chú: Nên để Kiểu nét, Màu là: ByLayer; Cao chữ là: 0.0.

Võ Quốc Bảo Trang 20

Page 21: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2.2.2. Các lớp địa chất

Với giao diện trên, ta khai báo 5 đường tự nhiên, tạo ra 5 lớp địa chất sắp xếp theo chiều sâu từ trên xuống như hình dưới đây:

Nhóm trắc dọc, Nhóm trắc ngang: chọn nhóm thuộc tính mà ta muốn thể hiện các đường này trên trắc dọc, trắc ngang. Nếu chưa có Nhóm thuộc tính như ý muốn, ta tạo Nhóm thuộc tính mới bằng cách thực hiện lại bước 2.2.1 . Các nhóm thuộc tính (trang 20).

Taluy đào 1: : là dốc taluy giới hạn bởi đường đang khai báo và đường phía dưới. Ví dụ taluy 1:1,5 (tại đường EX_LINE) là dốc taluy đào của lớp địa chất 1. Với các lớp địa chất khác nhau ta có thể đào chúng với các độ dốc taluy khác nhau.

Dầy giả định: khoảng chiều dầy của các lớp địa chất mà ta giả định, nhằm giúp cho ta trực quan hơn trong quá trình tạo mẫu mặt cắt. Sau này, chiều dầy của các đường địa chất được lấy từ mô hình địa hình của các lớp địa chất; hoặc ta có thể nhập các giá trị của nó theo trắc dọc, sau đó nội suy trên các trắc ngang (hoặc nhập lại theo trắc ngang) trong quá trình thiết kế.

Dật cơ đào địa chất: chia ra 2 bên Trái, Phải. H: chiều cao được tính từ điểm bắt đầu đào địa chất. Điểm bắt đầu đào địa chất là điểm

cuối của đường do ta định nghĩa trong quá trình Tạo mặt cắt và đường đó được khai báo

Võ Quốc Bảo Trang 21

Page 22: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

là Tiếp tục bằng đào địa chất (trình bày ở mục c) Chức năng tạo Đường nối các điểm , trang 33).

B, i : bề rộng và độ dốc đào dật. Ghi chú: Thông thường, ta chỉ cần đường tự nhiên để thiết kế. Do đó, ta chỉ cần khai báo

đường trên cùng (tức chỉ khai báo 1 lớp địa chất). Trong Ví dụ này, ta khai báo đường EX_LINE, thể hiện đường tự nhiên.

2.2.3. Các đường mã hiệu

Đường mã hiệu là các đường gãy khúc trên bề mặt của địa hình tự nhiên, đó có thể là các mép đường cũ, mép kênh rạch .... Tên các đường mã hiệu phải trùng với các ký hiệu nhập tại cột Mô tả khi ta nhập các giá trị điểm mia của trắc ngang, nếu không sẽ không có số liệu của các đường mã hiệu mà ta khai báo.

Khi cắt tuyến bằng một mặt cắt ngang đường mã hiệu sẽ là một điểm nằm trên đường trắc ngang tự nhiên và cách tim cọc một khoảng bằng giá trị Tọa độ giả định X khi ta tiến hành khai báo mẫu mặt cắt, trong thực tế nó sẽ là khoảng cách của điểm mia có mô tả trùng với tên đường mã hiệu. Như vậy trên mặt cắt đường mã hiệu là một điểm và ta sử dụng nó như là một điểm bình thường để tạo mẫu mặt cắt thiết kế.

Ghi chú: Chủ yếu ta hay vạch tuyến trực tiếp trên bình đồ 3D, ít dùng cách nhập giá trị các điểm mia, nên không có các kí hiệu Mô tả. Nói cách khác là ta không có các đường mã hiệu. Mục này ta nên để trống như hình trên.

Võ Quốc Bảo Trang 22

Page 23: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2.2.4. Các đường trên tuyến

Tại đây khai báo các đường trên mặt bằng tuyến như: tim tuyến, mép trái, mép phải xe chạy, đường chân taluy.... Nếu trong khai báo Mẫu mặt cắt cũng có điểm trùng tên và đường thiết kế thuộc một nhóm thuộc tính nào đó, thì đường đó được thể hiện trên mặt bằng tuyến. Việc vẽ các đường này lên bản vẽ được trình bày ở 3.1 . Hiệu chỉnh tuyến (tạo các đường mép) , trang 44.

Tên: chú ý đặt tên đường trùng với tên điểm khai báo trong Mẫu mặt cắt. Việc khai báo Mẫu mặt cắt được trình bày ở mục 2.3 . Các mẫu mặt cắt (trang 27). Ví dụ: ta muốn thể hiện đường chân taluy bên trái trên bình đồ, ta đặt tên đường là CT; sau này khai báo Mẫu mặt cắt ngang cũng có điểm CT thể hiện chân taluy bên trái.

Nhóm trên tuyến: chọn nhóm thuộc tính áp cho đường khi vẽ trên bình đồ. Nhóm trắc dọc tk: nếu có chọn nhóm thuộc tính,ta có thể định nghĩa đường đỏ thiết kế (cao

độ Z) cho đường này. Đường đỏ thiết kế trên trắc dọc sẽ có thêm tiếp đầu “RED_” trước tên của đường thiết kế. Ví dụ: ta chỉ muốn thể hiện chân taluy trái trên bình đồ là đường CT, ta để trống mục này.

Nhóm trắc dọc tự nhiên: nếu có chọn nhóm thuộc tính, ta có thể thể hiện đường tự nhiên theo đường thiết kế đó trên trắc dọc. Tên của đường trắc dọc tự nhiên của đường thiết kế sẽ có thêm tiếp đầu “EXI_” trước tên của đường thiết kế. Ví dụ: ta chỉ muốn thể hiện chân taluy trái trên bình đồ là đường CT, ta để trống mục này.

Khi chúng ta thay đổi tên của một đường đã được khai báo thì tên các đường, điểm, biến sinh ra hoặc đã được khai báo tại phần Khai báo chung, cũng như tại phần Các mẫu mặt cắt theo nó cũng sẽ được đổi sang tên tương ứng.

Võ Quốc Bảo Trang 23

Page 24: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2.2.5. Ký hiệu lý trình và các thông số khác

Ta có thể khai báo nhiều kiểu ký hiệu lý trình trên tuyến khác nhau bằng cách đặt tên, gán nhóm thuộc tính cho nó.

Nội dung: là phần nội dung sẽ được vẽ ra bản vẽ. Ký tự ‘;’ nghĩa là nội dung được tách ra thành các hàng khác nhau và được điền ở các bên khác nhau của mũi tên ký hiệu.

Ngoài ra ta có thể khai báo kích cỡ, dạng ký hiệu cọc trên tuyến, nhóm thuộc tính vẽ ký hiệu cọc, điền yếu tố cong tuyến, tên cọc và cao độ cọc.

2.2.6. Bảng trắc dọc

Ví dụ cần khai báo mẫu bảng trắc dọc trên.

Võ Quốc Bảo Trang 24

Page 25: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Để tạo 1 mẫu trắc dọc mới ta làm như sau: di chuyển chuột tới Bảng trắc dọc (ở cây thư mục cột bên trái), kích chuột phải, chọn Mới. Tạo được mẫu bảng tên New. Chọn vào mẫu New, bên phải xuất hiện các bảng như hình trên: Bảng 1 (cột giữa): khai báo các thông số chung của bảng TD. Bảng 2 (cột phải, phía trên): khai báo từng hàng của bảng TD. Bảng 3 (cột phải, phía dưới): khai báo chi tiết hơn nữa hàng được chọn ở Bảng 2.

Bảng 1 (cột giữa): khai báo các thông số chung của bảng TD, bao gồm: Tên bảng: như VD, tên bảng là “Đầu trắc dọc-bao1”. Khoảng thêm bên trái / Khoảng thêm bên phải: các khoảng cách dôi sang hai bên của

bảng số liệu trắc dọc, so với giới hạn của phần số liệu trắc dọc mà ta muốn thể hiện trên giấy.

Nhóm đường / Nhóm chữ: là các nhóm thuộc tính của các đường kẻ bảng và của các chữ điền ở đầu bảng số liệu trắc dọc (để vẽ đầu bảng TD).

Điền taluy nếu i(%)> : là giá trị độ dốc nếu dốc giữa 2 đỉnh của đường đa tuyến lớn hơn nó thì sẽ được thể hiện dưới dạng dốc taluy.

Dòng chữ phụ: là dòng chữ chung cho một số hàng và khoảng lùi của từng hàng số liệu chính là bề rộng của ô để điền dòng chữ phụ đó. Nếu có nhiều ô như vậy trên đầu bảng thì nội dung của chúng được phân biệt bằng một dấu chấm phẩy (ký tự ‘;’). Ở VD, ta không điền Dòng chữ phụ.

Tiếp đầu mức SS, Mực nước max và Mực nước min: là các tiếp đầu điền phía trước các giá trị mức so sánh khi vẽ bảng trắc dọc, cũng như điền các giá trị mực nước cao nhất và thấp nhất của các cống ngang trên trắc dọc.

Khoảng hàng phía trên: là khoảng cách kẻ các hàng thể hiện theo giá trị cao độ đều nhau phía trên của mẫu bảng trắc dọc.

Nhóm chung: là nhóm thuộc tính thể hiện các thông số khác trên bảng trắc dọc không được khai báo cụ thể.

Bảng 2 (cột phải, phía trên): khai báo từng hàng của bảng TD, bao gồm:

Võ Quốc Bảo Trang 25

Page 26: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Tít hàng: là nội dung của phần ghi chú tại đầu bảng của hàng. Kiểu: là kiểu thể hiện số liệu của Đường thể hiện tại hàng đó. Đối với bảng trắc dọc kiểu

thể hiện bao gồm:o Không: nội dung tại hàng này trống, người dùng phải tự thể hiện nội dung của nó.

Đường thể hiện trong trường hợp này để trống.o Vẽ đường dóng: vẽ đường dóng từ các đỉnh gãy khúc của Đường thể hiện đến gốc

bảng nếu tùy chọn Theo cọc (ở bảng 3) được Tắt, hoặc chỉ vẽ đường dóng tại các vị trí của cọc nếu Theo cọc được Bật. Lúc này Cao hàng (ở bảng 3) bằng 0 và Tít hàng để trống.

o Độ cao, Khoảng cách lẻ, Khoảng dồn: là các giá trị tương ứng mà ta muốn thể hiện theo số liệu của Đường thể hiện tại đỉnh của nó, hoặc theo các vị trí cọc phụ thuộc vào trạng thái Bật/ Tắt của Theo cọc (ở bảng 3) như nói ở trên.

o Độ dốc: được thể hiện tại hàng của bảng nếu Cao hàng (ở bảng 3) lớn hơn 0, ngược lại giá trị độ dốc được thể hiện trên đường thể hiện, với điều kiện độ dốc i <= giá trị “Điền taluy nếu i(%)>”, nếu không sẽ điền dốc taluy trên đường thể hiện.

o Chênh cao: thể hiện chênh lệch độ cao giữa hai đường cho nên tại Đường thể hiện cần nhập hai đường được ngăn cách bằng dấu chấm phẩy ( ; ). Ví dụ thể hiện chênh cao giữa đường thiết kế và tự nhiên: “CEN_LINE;EX_LINE”. Trên bản vẽ, ta thường thể hiện giá trị chênh cao tại vị trí đường đỏ (không để ở bảng TD); để được như vậy, khi khai báo Chênh cao, mục Cao hàng (ở bảng 3) để giá trị = 0.

o Tên cọc, Đoạn thẳng đoạn cong, Bình đồ duỗi thẳng, Điền cọc H, Lỗ khoan và Lý trình cọc: là các kiểu thể hiện dữ liệu của tuyến theo tim tuyến trên trắc dọc, nên Đường thể hiện phải để trống.

o Điền yếu tố cong, đường nối đỉnh: thường vẽ trên đường đỏ thiết kế chứ không điền ở bảng TD, khi đó ta để Cao hàng (ở bảng 3) bằng 0 và Tít hàng để trống. Chú ý: ta phải khai báo Điền yếu tố cong thì khi vẽ TD ta mới thực hiện điền yếu tố cong được (trình bày ở 13 . Điền thông số đường cong đứng (FCRL) , trang 13)

Đường thể hiện: là một hoặc hai đường tổ hợp được phân biệt cách nhau bằng dấu chấm phẩy.

Bảng 3 (cột phải, phía dưới): khai báo chi tiết hơn nữa hàng được chọn ở Bảng 2. Cao hàng: là chiều cao của hàng để thể hiện nội dung trong đó. Khoảng lùi: là khoảng cách lùi so với vị trí đầu bảng để điền Dòng chữ phụ. Ở VD:

Khoảng lùi = 0. Nhóm đường/ Nhóm chữ: là nhóm thuộc tính thể hiện các đường và các chữ nếu có của

các Kiểu  hàng (để vẽ bảng TD). Số chữ số thập phân: là số chữ số thể hiện sau dấu chấm thập phân của các trị số lẻ. Nếu

nó có giá trị bằng –1 nghĩa là số chữ số thập phân thể hiện của hàng lấy theo khai báo biến “LUPREC” của bản vẽ.

Xoay: một số hàng nội dung của nó có thể điền nằm ngang hoặc xoay theo phương thẳng đứng. Nếu trạng thái Xoay được Bật thì các dòng chữ tại hàng sẽ được thể hiện theo phương thẳng đứng.

Căn chiều ngang:  có hai trạng thái là Căn trái và Căn phiả. Chỉ có ý nghĩa khi trạng thái Xoay được Bật.

Xoay chữ nếu KC<Cao_Chu*: là trị số lần khoảng cách giữa hai đỉnh của Đường thể hiện hoặc giữa hai cọc nhỏ hơn chiều cao của chữ điền trên hàng, thì các chữ sẽ được điền thẳng đứng, bình thường sẽ được điền nằm ngang nếu trạng thái của Xoay là Tắt.

Võ Quốc Bảo Trang 26

Page 27: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Theo cọc: các giá trị của Đường thể hiện được thể hiện tại các đỉnh của nó nếu trạng thái Theo cọc được Tắt, được thể hiện tại vị trí cọc nếu trạng thái Theo cọc được Bật.

Các giá trị khoảng cách trong phần khai báo này được tính bằng mm thể hiện trên giấy.

2.3. Các mẫu mặt cắt

Để tạo 1 mẫu mặt cắt mới ta di chuyển chuột tới Các mẫu mặt cắt, kích chuột phải, chọn Mẫu mới (hoặc Chèn từ tệp… nếu muốn lấy mẫu từ file có sẵn). Như hình sau:

Sau đó ta đặt tên cho mẫu mặt cắt vừa tạo. Ta có thể tạo nhiều mẫu mặt cắt khác nhau. Tất cả các mẫu mặt cắt này đều có các thông số chung được khai báo ở phần Khai báo chung. Để khai báo 1 mặt cắt cụ thể gồm 9 nội dung: Dốc 2 mái theo đường tuyến; Độ dốc và taluy; Bảng biến; Mặt cắt thiết kế; Ghi chú và khối; Các mẫu tô & thông số khác; Tính diện tích; Bảng tính diện tích; Bảng cắt ngang.

2.3.1. Dốc 2 mái theo đường tuyến

Việc khai báo đường dốc 2 mái trên tuyến cho phép chúng ta sau này có thể bố trí siêu cao theo các đường này. Như vậy, trên một tuyến ta có thể khai báo nhiều đường có bố trí siêu cao.

Tên đường: trong hộp Combo chỉ xuất hiện tên các đường đã được khai báo ở mục 2.2.4 . Các đường trên tuyến (trang 23).

Võ Quốc Bảo Trang 27

Page 28: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Độ dốc mặt trái %, Độ dốc lề trái % : là các giá trị độ dốc chuẩn 2 mái; trị số của chúng nhỏ hơn 0.

Ví Dụ: Ứng với tên đường “CEN_LINE”, độ dốc mặt trái của đường CEN_LINE kí hiệu là “LSGR_CEN_LINE”,  nói cách khác Dốc mặt trái được kí hiệu bởi tiếp đầu “LSGR_” và tên đường.

Vậy khi khai báo 1 đường, các thông số của đường được kí hiệu bởi các tiếp đầu và tên của đường đó. Gồm có các tiếp đầu sau: “LSGR_” : độ dốc mặt trái. "LEGR_" : độ dốc lề trái. "RSGR_" : độ dốc mặt phải. "REGR_" : độ dốc lề phải. "LDGR_" : chênh độ dốc mặt trái trong đoạn có bố trí siêu cao. "RDGR_" : chênh độ dốc mặt phải trong đoạn có bố trí siêu cao. "LEXT _" : mở rộng mặt bên trái. "REXT _" : mở rộng mặt bên phải. "SIDIN_" : hướng chuyển của đường. Khi trong đoạn cong có bố trí siêu cao, thì nó có

giá trị: bằng –1 khi hướng bụng ở bên trái; bằng 1 khi hướng bụng ở bên phải; bằng 0 khi trong đoạn cong đó không bố trí siêu cao.

"RAD _" : ký hiệu giá trị bán kính tại đoạn cong.

2.3.2. Độ dốc và taluy

Phần này cho phép khai báo các độ dốc và dốc taluy cần thiết trong quá trình thiết kế dưới dạng các biểu thức (công thức). “Độ dốc” và “Taluy 1:” được hiểu như là các biến, nên giá trị của chúng có thể phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên trong quá trình khai báo ta phải đảm bảo việc khai báo các công thức không bị vòng lặp, ví dụ như a=b; b=c rồi c=a như vậy thì ta không thể xác định được các giá trị a, b, c.

Hướng của Độ dốc trùng với hướng vectơ tương ứng. Ví dụ với Độ dốc 100% véctơ hướng dốc là V(100,100) (tương đương với mái taluy 1:1).

Hướng của Taluy đối xứng với hướng vectơ tương ứng qua trục X, nghĩa là với taluy 1:2 thì véctơ hướng taluy sẽ là V(2,-1).

Võ Quốc Bảo Trang 28

Page 29: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2.3.3. Bảng biến

Bảng biến dùng để định nghĩa các tham số trong quá trình định nghĩa Mẫu mặt cắt. Việc định nghĩa qua các tham số giúp cho việc các mẫu mặt cắt có thể thay đổi phù hợp một cách nhanh nhất với các thông số thiết kế cụ thể mà không cần định nghĩa lại.

Trong quá trình định nghĩa mẫu mặt cắt nếu số liệu (giá trị) nào cần thay đổi trong quá trình thiết kế thì ta cần định nghĩa biến tham số và giá trị mặc định của nó tương ứng. Sau này ta chỉ việc thay đổi giá trị mặc định cho trường hợp thiết kế cụ thể.

Tên : tên biến tại cột. Biểu thức: nhập giá trị mặc định. Giá trị mặc định có thể là giá trị số, có thể là biểu thức

được xác định từ các biến thay đổi khác. Trong biểu thức đó có thể sử dụng các toán tử và hàm đã được giới thiệu tại phần 1.3 . Các biểu thức toán học (trang 18). Nếu biểu thức là xác định thì giá trị của nó được tính và điền tại cột Giá trị.

Ví dụ: Với việc định nghĩa biến B_MATTRAI có giá trị mặc định là 3.5; sau này khi định

nghĩa đường thể hiện mặt trái có bề rộng là B_MATTRAI, ta sẽ có bề rộng là 3.5 . Nếu khai báo lại giá trị mặc định là 7.0, thì bề rộng mặt trái được thể hiện là 7.0 mà không cần định nghĩa lại mẫu mặt cắt.

Biến DELTA = 0.0001 : có tác dụng xác định hướng của vectơ khi khai báo một điểm nào đó. Vì vậy ở mọi mẫu mặt cắt, ta cần phải khai báo biến này.

Võ Quốc Bảo Trang 29

Page 30: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2.3.4. Mặt cắt thiết kế

Giao diện đồ họa dùng để định nghĩa mặt cắt thiết kế như thể hiện trên hình trên. Ở hình ví dụ trên, các dấu x là các điểm ta ĐN với tên của nó bên cạnh. Nối các điểm ta tạo nên các đường.…

Chú ý: Khi vừa chọn Mẫu mặt cắt, giao diện đồ họa mặc định có màu trắng rất khó nhìn. Ta nên chọn lại màu sẫm hơn cho thuận tiện trong khi thiết kế, như hướng dẫn ở mục h) Chức năng Tùy chọn (trang 37).

Khi định nghĩa: thể hiện trắc ngang ở trạng thái đúng như khai báo. Ở trạng thái này cho phép ta dễ dàng hơn trong quá trình định nghĩa mẫu mặt cắt.

Hình ảnh thực: thể hiện trắc ngang thực tế tại cọc sau khi thiết kế, để ta có thể kiểm tra tính đúng đắn của việc định nghĩa mẫu mặt cắt. Nên để ở trạng thái này để hình dung TN ta đang thiết kế.

Kích chuột phải tại giao diện đồ họa sẽ xuất hiện SortcutMenu để chọn các chức năng  thao tác trong quá trình định nghĩa mẫu mặt cắt. Gồm các chức năng sau:

a) Nhóm chức năng thu phóng

Gồm 5 chức năng sau: Dịch: dịch chuyển bản vẽ (tương tự như lệnh Pan của Acad). Thu Phóng: phóng to, thu nhỏ bản vẽ (tương tự như lệnh Zoom). Thu phóng kiểu cửa sổ: phóng to bản vẽ trong vùng chọn (tương tự như lệnh Zoom/

Window). Hiện toàn bộ: hiện toàn bộ bản vẽ (tương tự như lệnh Zoom/ All). Hủy: thoát các chức năng đang thực hiện, trở về trạng thái chờ.

b) Chức năng tạo Điểm

Điểm trên trắc ngang tương ứng sẽ là đường trên tuyến. Điểm đầu tiên trong danh sách các điểm sẽ ứng với đường tim của tuyến. Mặc định khi tạo một mặt cắt mới luôn có một điểm CEN_LINE, ứng với đường CEN_LINE trên tuyến. Đường CEN_LINE chính là đường đã được khai báo tại mục 2.2.4 . Các đường trên tuyến (trang 23).

Chọn Điểm để thực hiện chức năng tạo điểm, xuất hiện hộp thoại sau:

Võ Quốc Bảo Trang 30

Page 31: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Tên điểm: có danh sách các điểm (là đường thiết kế trên bình đồ) mà ta chưa khai báo tại mẫu mặt cắt này. Nếu chọn một trong các điểm trên, thì tại đoạn tuyến áp mẫu mặt cắt này sẽ thể hiện đường trên tuyến tương ứng. Ta cũng có thể nhập vào một tên mới để tạo 1 điểm mới. Ở VD này, ta tạo điểm M1T, được mô tả từ điểm CEN_LINE; các giải thích ở các mục tiếp theo sẽ dùng VD này để minh họa.

Điểm có thể được mô tả dưới 2 dạng: điểm tương đối và điểm tuyệt đối. Điểm tương đối: là điểm được xác định tương đối với điểm khác. Từ hình trên ta thấy:

o Tương đối với: chứa các điểm đã được định nghĩa trước đó, chọn điểm CEN_LINE làm chuẩn để tạo M1T.  

o Delta X và Delta Y: là tọa độ tương đối của điểm M1T với gốc là điểm CEN_LINE.

o Dốc: nếu chọn độ dốc thì tọa độ của điểm tương đối sẽ phụ thuộc vào giá trị Delta X và độ dốc được chọn.

o Đối xứng X: nếu kích chọn, điểm định nghĩa là điểm được khai báo như trên nhưng lấy đối xứng qua trục X.

o Khi chọn Offset mở rộng, điểm tương đối sẽ cách điểm tương đối thêm một khoảng ứng với giá trị mở rộng trong các đoạn cong của tuyến. Nếu được vẽ trên tuyến nó sẽ cách đường tương đối một quãng bằng giá trị Delta X cộng với giá trị mở rộng của đoạn tuyến.

o Kéo dài tới: để khai báo một đường tổ hợp. Nếu nửa đoạn thẳng bắt đầu từ Điểm chuẩn theo hướng tới Điểm đang khai báo, cắt đường tổ hợp đó; giao điểm gần nhất của hai đường trên là điểm cần khai báo. Trong trường hợp nếu khoảng cách tương đối giữa hai điểm đó bằng 0 thì phương kéo dài sẽ là phương thẳng đứng. Ví dụ: để tạo điểm CT là điểm chân taluy bên trái, ta khai báo như sau:

Võ Quốc Bảo Trang 31

Page 32: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Điểm CT được tạo bởi giao điểm của 2 đường: đường 1 có gốc là M1T; hướng theo vectơ có độ dốc I_DAP, hướng xuống dưới (nhờ biến –DELTA); đường 2 là đường EX_LINE (khai báo ở mục Kéo dài tới).

Điểm tuyệt đối: là điểm được định nghĩa mà ta không khai báo điểm chuẩn tại mục Tương đối với.  Giá trị 0 theo X ứng với vị trí tim cọc theo chiều vuông góc với tim tuyến, và giá trị 0 của Y là cao độ 0 của địa hình. Ta cần nhập giá trị tuyệt đối tại X và Y.

Bắt buộc nhập Y: nếu chọn thì điểm đó chỉ được xác định khi ta có nhập đường đỏ thiết kế tương ứng cho nó trên trắc dọc.

Nếu một điểm không được xác định trong quá trình thiết kế, thì các điểm được định nghĩa tương đối với nó cũng sẽ không xác định.

Vê cong tại đỉnh ứng với điểm đang khai báo

Điểm đang nhập (ví dụ P2) nếu nằm giữa hai điểm khác (P1; P3) khi định nghĩa đường trong mẫu mặt cắt, ta có thể vê cong tại đỉnh ứng với điểm đó, theo giá trị bán kính R hoặc giá trị T như trên hình trên. Nếu lựa chọn Bán kính thì giá trị nhập vào là R, nếu lựa chọn Tiếp tuyến giá trị nhập vào sẽ phải là T.

Điều kiện ràng buộc: cho phép ta có thể định nghĩa lại giá trị tọa độ của điểm đang nhập trong một số điều kiện nào đó. Khi chọn xuất hiện hộp thoại sau:

Như hình trên, tọa độ của điểm R1T được khai báo sẽ trùng với điểm CT nếu cao độ Y của điểm M3T trừ cao độ Y của điểm CT lớn hơn 0.6 (Y_M3T-Y_CT>0.6). Ngoài ra ta cũng có

Võ Quốc Bảo Trang 32

Page 33: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

thể xác định lại các giá trị tọa độ X; Y riêng rẽ của điểm đang nhập vào. Để tạo thêm các điều kiện, kích chuột phải (trên cửa sổ đó), chọn Thêm mới.

c) Chức năng tạo Đường nối các điểm

Chọn Đường nối các điểm để thực hiện tạo đường bằng cách nối các điểm, ta lần lượt chọn các điểm cần nối với nhau. Khi kết thúc chọn điểm bằng cách kích chuột phải sẽ xuất hiện giao diện nhập đường nối điểm như hình dưới đây.

Danh sách xác định: gồm các điểm (ta vừa chọn) nối nhau bằng dấu ‘+’. Ta có thể hiệu chỉnh lại danh sách này bằng cách chọn vào tab tương ứng. Kết quả cho ta đường nối các điểm đó.

Nhóm thuộc tính trắc ngang: đường có khai báo nhóm thuộc tính mới được thể hiện trên trắc ngang thiết kế; nếu không khai báo (mục này để trống) nó chỉ là một đường không được thể hiện, dùng cho một mục đích nào đó (để phục vụ tính toán, làm đường dóng để ĐN các điểm khác…).

Nhóm thuộc tính 3D: nếu có khai báo nhóm thuộc tính ở mục này, thì về sau ta có thể thể hiện bề mặt 3 chiều trên tuyến tương ứng với đường được định nghĩa đó.

Tiếp đào địa chất trái / Tiếp đào địa chất phải: nếu được chọn, thì bắt đầu từ điểm cuối của đường đang khai báo, đường taluy đào địa chất bên trái (phải) sẽ được nối tiếp vào điểm đó, và kéo dài tới đường khai báo ở mục Đường giới hạn. Ví dụ: ta tạo đường TLDAOT; được nối bởi các điểm CT, R1T, R2T, R3T, rồi kéo dài

từ R3T tới đường giới hạn EX_LINE theo độ dốc của lớp địa chất (đã khai báo ở mục 2.2.2 . Các lớp địa chất , trang 21). Ta khai báo như sau:

Võ Quốc Bảo Trang 33

Page 34: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Võ Quốc Bảo Trang 34

Page 35: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Kết quả ta được đường sau:

Đường giới hạn: nếu khai báo đường giới hạn, thì đường nối điểm chỉ được thể hiện trong vùng giới hạn theo trục X như hình sau:

Đường nối điểm có thể được hiểu khác nhau phụ thuộc vào số điểm nối của nó: Nếu số điểm trong Danh sách xác định > 2 (hình trái), thì đường nối điểm sẽ là đường

nối các điểm đó trong vùng xác định, và có thể được offset đi một khoảng nếu giá trị Offset khác 0.

Nếu số điểm bằng 2 (hình phải), thì 2 điểm đó được chiếu lên trên đường giới hạn theo phương Y. Đường nối điểm chính là một phần của đường giới hạn được giới hạn trong vùng tọa độ X của 2 điểm đó.

Nối cạnh: sẽ cho phép kẻ theo hai cạnh bên, từ các điểm đầu và cuối của đường nối điểm tới vị trí ban đầu khi chưa offset nó.

Điều kiện xác định: đường nối điểm chỉ tồn tại khi điều kiện khai báo được thỏa mãn. Nối điểm: việc nối các điểm của đường nối điểm trên tuyến (mặt bằng) được thực hiện, nếu

ta chọn các tùy chọn trong mục này. Ở đây ta có thể chọn nối Đầu của đường, Cuối của đường hoặc Tất cả các đỉnh. Chú ý: để vẽ được đường chân taluy trên mặt bằng , khi khai báo đường taluy, mục này ta chọn “Tất cả các đỉnh”.

Võ Quốc Bảo Trang 35

Page 36: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

d) Chức năng tạo Đường tổ hợp

Chức năng này cho phép ta có thể định nghĩa một đường trên trắc ngang theo các đường đã được xác định khác. Tại Combo Kiểu đường ta có thể chọn một trong 04 kiểu đường tổ hợp: Đường thiết kế: đường tổ hợp sẽ là đường được xác định từ các đường khác mà ta khai báo

tại Danh sách xác định. Ta có thể tổ hợp các đường lại với nhau, theo các toán tử thao tác với đường như trình bày tại mục 1.3 . Các biểu thức toán học (trang 18).

Đường người dùng nhập: cho phép người dùng có thể nhập vào trong quá trình TK sau này. Vét bùn tự động: tự động xác định đường vét bùn, theo đường được nhập vào tại Danh sách

xác định; với chiều sâu vét bùn là khoảng Offset. Vét bùn chỉ được thực hiện trong vùng đắp giữa đường tại Danh sách xác định và Đường giới hạn. Cho nên, nếu ta không nhập vào Đường giới hạn cũng như đường tại Danh sách xác định, thì đường vét bùn tự động sẽ không thể hình thành được.

Đánh cấp tự động: tương tự như với Vét bùn tự động, ở đây khoảng Offset chính là giá trị bề rộng đánh cấp.

e) Chức năng tạo đường Kích thước

Sau khi chọn chức năng Kích thước, ta cần chọn 3 điểm đã được định nghĩa trên mẫu mặt cắt, chúng tương ứng với 2 điểm gốc và điểm đặt đường kích thước. Sau đó xuất hiện giao diện như hình dưới đây. Ta có thể khai báo các đường kích thước theo Phương nằm ngang hoặc theo phương thẳng đứng.

f) Chức năng xem Thuộc tính

Võ Quốc Bảo Trang 36

Page 37: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Với chức năng Thuộc tính, cho phép ta có thể hiệu chỉnh các điểm, đường, đường kích thước đã được khai báo trước đó.

g) Chức năng Xóa các đối tượng

Với chức năng Xóa, cho phép xóa các đối tượng đã được định nghĩa trước đó.

h) Chức năng Tùy chọn

Với chức năng Tùy chọn ta có thể nhập một số giá trị sơ bộ nhằm kiểm tra cũng như thể hiện mẫu mặt cắt mà ta đang định nghĩa.

Điểm dịch chuyển: cho phép ta chọn điểm làm chuẩn để dịch chuyển mẫu mặt cắt (không tính các đường địa chất) lên xuống tại giao diện thể hiện Mặt cắt thiết kế

Khoảng dịch: với bước dịch tương đối giả định khi ta dịch Điểm dịch chuyển. Chú ý : Khi vừa chọn Mẫu mặt cắt, giao diện mặc đình có màu trắng (White) rất khó nhìn.

Ta nên chỉnh lại như sau: Màu chữ nền: chọn White. Thể hiện màu của tên điểm. Màu nền: chọn màu 250. Thể hiện màu nền của giao diện.

i) Chức năng khai báo Đường tự nhiên giả định

Ta có thể nhập giả định tọa độ các đỉnh của đường tự nhiên dùng trong quá trình định nghĩa mẫu mặt cắt.

j) Chức năng Sắp xếp danh sách

Võ Quốc Bảo Trang 37

Page 38: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Trong bảng là thứ tự xác định tọa độ của các điểm, các đỉnh của đường. Trong quá trình định nghĩa điểm, ta xác định tọa độ của nó bằng cách kéo dài tới đường giới hạn. Như vậy, đường giới hạn cần phải được xác định trước khi xác định điểm. Trật tự xác định các điểm, đường là rất rất quan trọng; ta có thể thay đổi lại trật tự bằng cách Cắt, Chèn, Xóa và hiệu chỉnh chúng (chọn Thuộc tính). Khi kích chuột phải sẽ xuất hiện Menu rút gọn để chọn các chức năng đó. Chú ý:

khi ĐN các điểm, điểm này sẽ phụ thuộc vào điểm kia, đường được tạo từ việc nối các điểm, vậy ta đã tạo thành 1 chuỗi mắc xích gồm các điểm và đường. Nếu ta Xóa 1 điểm nào đó giữa chuỗi, thì các điểm và đường phía sau nó cũng sẽ mất theo. Vì vậy, tuyệt đối không nên xóa một điểm nào mà ta không thực sự kiếm soát nó, tránh bị mất phần sau của chuỗi mà ta đã tạo ra.

Ví dụ: Ta có đường a được tạo bởi nối các điểm A, B, C (a=A+B+C). Lúc này thứ tự của chuỗi là: A, B, C, a. Sau đó ta tạo thêm điểm D, E (lúc này chuỗi là: A, B,C, a, D, E). Ta muốn hiệu chỉnh đường a thành a=A+B+D+E+C. Với chuỗi trên, vì đường a đứng trước điểm D, E; nên không tạo được đường a mới. Ta phải sắp xếp lại thứ tự chuỗi bằng cách Cắt/ Chèn, sao cho chuỗi là : A, B,C, D, E, a. Lúc này ta mới hiệu chỉnh được đường a như mong muốn (a=A+B+D+E+C).

Chức năng này rất rất hay sử dụng trong quá trình thiết kế.

2.3.5. Ghi chú và khối

Võ Quốc Bảo Trang 38

Page 39: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Mục này cho phép khai báo điền Ghi chú hoặc chèn Khối tại một điểm nào đó được khai báo ở Tên điểm.

Khoảng nâng: là khoảng cách ngoài giấy so với vị trí của điểm theo phương Y. Điều kiện: khai báo điều kiện để thực hiện điền ghi chú hoặc chèn khối. Giá trị:

Khi Kiểu là Ghi chú, ở Giá trị ta có thể nhập vào các xâu ký tự. Nếu trong xâu ký tự có dấu “;” thì tại vị trí này sẽ ngắt dòng. Như vậy tại một hàng (trên bảng trên) ta có thể khai báo nhiều dòng ghi chú (thể hiện trên bản vẽ sau này), được xác định tương đối so với điểm xác định.

Khi Kiểu là Khối, ở Giá trị ta khai báo đường dẫn đến file chứa khối ta muốn chèn vào (file *.dwg).

Chú ý: giải thích VD ở hình trên: Dòng 1: Tại vị trí điền nâng lên 1 đơn vị (Khoảng nâng là 1) so với điểm DAUCO (đã

khai báo trước đó), ta điền kiểu là Ghi chú. Nội dung điền là: “LÝ TRÌNH : [STAION]; CỌC : [POLE]”, trong đó: [STAION] là biến lấy giá trị lý trình; [POLE] lấy giá trị tên cọc; dấu “;” thể hiện sự ngắt dòng.

Dòng 2: Tại vị trí điểm DAUCO, ta điền kiểu là Khối. Giá trị điền là hình ở trong file có đường dẫn trên (ở VD này là hình đầu cờ).

Mục này để khai báo nội dung, kiểu chữ của tên cọc, lý trình, vẽ đầu cờ trên trắc ngang chi tiết.

Võ Quốc Bảo Trang 39

Page 40: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2.3.6. Các mẫu tô và các thông số khác

Việc tô mặt cắt chỉ được thực hiện khi ta khai báo hai đường tổ hợp tại cột Đường thứ nhất và Đường thứ hai.

Tên mẫu tô: khi kích vào sẽ xuất hiện hộp thoại:

Việc khai báo Khoảng cách hoặc Tỉ lệ, ta cần phải tính tới việc nó sẽ được nhân với tỉ lệ thu phóng khi in ra giấy.

Nội dung điền siêu cao: dấu “;” để ngắt dòng các nội dung điền, giá trị biểu thức của các biến thiết kế cần được đặt trong dấu ngoặc vuông “[…]”. Trong VD: ta điền 3 dòng: dòng 1 là độ dốc mặt trái (LSGR_CEN_LINE); dòng 2 là độ dốc mặt phải (RSGR_CEN_LINE); dòng 3 là bán kính cong nằm (RAD_CEN_LINE).

Điều kiện điền siêu cao: chỉ điền khi điều kiện này thõa.Trong VD: chỉ điền siêu cao khi biến SIDIN_CEN_LINE khác 0; có nghĩa là: trong đoạn có siêu cao thì sẽ thực hiện điền siêu cao (vì trong đoạn không bố trí siêu cao, biến SIDIN_CEN_LINE=0, đã trình bày ở mục 2.3.1 . Dốc 2 mái theo đường tuyến , trang 27).

Nhóm điền siêu cao: chọn nhóm thuộc tính cho việc điền siêu cao. Nếu không chọn được nhóm thuộc tính như ý, ta trở lại khai báo nhóm thuộc tính (mục 2.2.1 . Các nhóm thuộc tính , trang 20).

Võ Quốc Bảo Trang 40

Page 41: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Nhóm điền diện tích: chọn nhóm thuộc tính cho việc điền giá trị diện tích lên trắc ngang chi tiết (điền khối lượng lên bản vẽ). Nếu không chọn được nhóm thuộc tính như ý, ta trở lại khai báo nhóm thuộc tính (mục 2.2.1 Các nhóm thuộc tính , trang 20).

Chú ý: Mục này để khai báo kiểu chữ khi điền khối lượng và điền siêu cao lên TN chi tiết.

2.3.7. Tính diện tích

Việc khai báo các diện tích, khoảng cách giữa các điểm và chiều dài của đường cần tính được thực hiện trên giao diện như hình sau:

Khi Kiểu là Diện tích: ta cần khai báo hai đường tổ hợp tương ứng là Đường chuẩn và Đường thiết kế. Các diện tích được xác định bao gồm diện tích đào, diện tích đắp và diện tích bù. Tên của các loại diện tích này sẽ tự động có thêm các tiếp đầu tương ứng là: “CUT_”; “FILL_”;” COMP_” (sẽ xuất hiện khi ta khai báo Bảng diện tích ở mục 2.3.8 . Bảng diện tích, trang 42). Chúng được mô tả như hình dưới đây:

“CUT_”: thể hiện diện tích đào. “FILL_”: thể hiện diện tích đắp. “COMP_”: thể hiện diện tích bù.

Khi Kiểu là Khoảng cách điểm: tại các cột Đường chuẩn và Đường thiết kế cần khai báo tương ứng hai điểm mà ta cần xác định khoảng cách. Sau khi khai báo hai điểm ta có thể xác định được khoảng cách giữa hai điểm theo: độ dài, phương X, phương Y. Tương ứng ta sẽ có các tiếp đầu trước tên khoảng cách là “L_”, “X_” và “Y_”.

Võ Quốc Bảo Trang 41

Page 42: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Khi Kiểu là Chiều dài đường: tại cột Đường chuẩn cần khai báo đường cần lấy chiều dài; cột Đường thiết kế ta để trống.

Ví dụ: Giải thích một số khối lượng được khai báo như ở hình trên: Hàng 2: DT_VETHC (Đường chuẩn: EX_LINE; Đường thiết kế: VETHUUCO). Trên

mẫu mặt cắt ta thấy đường EX_LINE (chính là đường tự nhiên) nằm trên đường VETHUUCO (đường chuẩn nằm trên đường thiết kế), vậy diện tích vét hữu cơ cần tính có tên là: CUT_VETHUUCO.

Hàng 12: DT_DAPNEN (Đường chuẩn: EX_LINE; Đường thiết kế: DAPNEN). Ở hình trên, đường chuẩn là đường EX_LINE (màu nhạt), đường thiết kế là đường DAPNEN (màu đậm). Phần Diện tích đào sẽ có tên là CUT_DT_DAPNEN; phần diện tích đắp có tên là FILL_DT_DAPNEN.

Hàng 6: VDKTLOTAD (Kiểu : Chiều dài đường, Đường chuẩn: VDKTAD). Chiều dài đường VDKTAD sẽ có tên là L_VDKTAD.

2.3.8. Bảng diện tích

Hình trên có 3 bảng diện tích: NEN DUONG; MAT DUONG; TINH LUN. Nếu là file mới, sẽ không có bảng diện tích nào. Để tạo bảng diện tích, ta rê chuột tới vị trí Bảng diện tích, kích chuột phải, chọn Mới.

Trên cơ sở các diện tích và khoảng cách được xác định tại mục 2.3.7 . Tính diện tích (trang 41), ta có thể lập nội dung bảng cũng như các diện tích cần điền trên trắc ngang bằng cách khai báo các bảng diện tích.

Ví dụ: Ở đây ta khai báo 3 bảng như trên; bảng NEN DUONG tính các khối lượng nền đường, được điền phía bên trái TN; bảng MAT DUONG tính các khối lượng mặt đường, được điền phía bên phải TN; việc điền diện tích này được trình bày ở mục: 16 . Điền diện tích và giá trị siêu cao (FA) (trang 15).

Võ Quốc Bảo Trang 42

Page 43: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

2.3.9. Bảng cắt ngang

Hình trên, ta có bảng cắt ngang: Đầu Trắc Ngang-bao1. Nếu là file mới, sẽ không có bảng cắt ngang nào. Để tạo bảng bảng cắt ngang mới, ta rê chuột tới vị trí Bảng cắt ngang, kích chuột phải, chọn Mới.

Việc khai báo mẫu bảng trắc ngang tương tự như đối với trắc dọc (trình bày ở mục 2.2.6 . Bảng trắc dọc , trang 24).

Ghi chú: như ở hình trên, các Tít hàng đều để trống, Khoảng thêm bên trái/phải là 5; mục đích để khi vẽ TN chi tiểt không vẽ đầu bảng. Điều này làm cho quá trình hiệu chỉnh, trình bày in ấn khi thiết kế được thuận tiện.

Võ Quốc Bảo Trang 43

Page 44: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

PHẦN V : CÁC LỆNH CẦN CHÚ Ý VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

1. Tính toán các mặt cắt (UPDALI)

Lệnh: UPDALI Menu: RoadPlan/Tuyến/Tính toán các mặt cắt Lệnh này cho phép tính toán xác định các thông số mặt cắt tại các cọc sau khi thiết kế hoặc

hiệu chỉnh tuyến. Khi số tuyến thiết kế trong bản vẽ hiện thời hơn 1 tuyến sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn

tuyến:, ta lựa chọn tuyến cần cập nhật lại dữ liệu. Chú ý: Đây là lệnh rất thường dùng trong quá trình thiết kế. Bất kỳ sự hiệu chỉnh nào làm

thay đổi dữ liệu của bản vẽ, ta nhất thiết phải dùng UPDALI để cập nhật lại dữ liệu mới. Nói cách khác, sau khi hiệu chỉnh dữ liệu nào đó, gõ lệnh UPDALI để hệ thống nhận lại dữ liệu ta thay đổi.

2. Vẽ lại các đối tượng (UPDDN)

Lệnh: UPDDN Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh tuyến/Tính toán các mặt cắt Lệnh này cho phép vẽ lại các đối tượng tuyến, trắc dọc, trắc ngang. Do quá trình hiệu chỉnh,

vị trí của các khối, text,… bị sai lệch, để vẽ lại cho đúng, ta gõ UPDDN. Command: yêu cầu chọn đối tượng cần vẽ lại. Chú ý: Đây cũng là lệnh rất thường dùng trong quá trình thiết kế. Khi hiệu chỉnh, bản vẽ

có thể bị sai lệch, ta dùng UPDDN để vẽ lại cho đúng ý đồ thiết kế. Lệnh UPDDN thường hay dùng sau khi thực hiện lệnh UPDALI. Nói cách khác, ta dùng UPDALI để cập nhật lại dữ liệu, sau đó dùng UPDDN để vẽ lại bản vẽ theo dữ liệu vừa cập nhật.

3. Hiệu chỉnh một đối tượng trên bản vẽ (HECP)

Lệnh: HECP Tại Command xuất hiện dòng nhắc: (T)oàn bộ/ đối tượng ẩ(N)/ nhiề(U) đối tượng/ lọ(C)

theo đối tượng/ <Chọn 1 đối tượng> : Muốn hiệu chỉnh đối tượng nào ta kích chọn đối tượng đó trên bảng vẽ. Khi đó sẽ xuất hiện

các hộp thoại tương ứng với đối tượng đó. Dưới đây trình bày cách hiệu chỉnh một số đối tượng điển hình (rất hay dùng).

3.1. Hiệu chỉnh tuyến

Cách 1: di chuyển chuột tới vị trí tên tuyến cần hiệu chỉnh trên Main alignment Bar (giao diện bên trái bản vẽ), kích chuột phải, chọn Thuộc tính, như hình sau:

Võ Quốc Bảo Trang 44

Page 45: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Cách 2: gõ lệnh HECP, ta chọn tuyến cần hiệu chỉnh. Sau đó xuất hiện hộp thoại:

Khoảng dồn gốc: Lý trình bắt đầu của tuyến đường thiết kế, là điểm đầu của đường trên tuyến được khai báo tại mục Lý trình theo đường.

Tốc độ: Giá trị vận tốc thiết kế chung cho toàn tuyến, nó được dùng để xác định các yếu tố cong cũng như siêu cao tại các đoạn cong nếu vận tốc tại các đoạn cong được gán với giá trị khác so với toàn tuyến.

Tỉ lệ: Được khai báo nhằm mục đích thể hiện bản vẽ tuyến phù hợp với tỉ lệ in ra.

Võ Quốc Bảo Trang 45

Page 46: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Hiệu chỉnh: Các tùy chọn có thể hiệu chỉnh được thể hiện ở hình sau:

Kéo dài đường tự nhiên trắc ngang, Bỏ kéo dài đường tự nhiên TN: Kéo dài số liệu đường tự nhiên trên trắc ngang sang 2 phía với khoảng cách có thể coi là vô cùng nhằm thể hiện đường tự nhiên hết chiều dài thể hiện trắc ngang; và việc loại bỏ để trở về trạng thái chỉ thể hiện phần số liệu đã được khảo sát.

Cập nhật số liệu đường mã hiệu: Cập nhật lại số liệu các đường mã hiệu như mép đường cũ trái, phải...Các đường mã hiệu có thể được nối theo các điểm cao trình (bằng phần mềm TOPO), tuy nhiên chỉ cập nhật các đường mã hiệu có tên đã được khai báo khi tạo mẫu mặt cắt thiết kế.

Tạo các điểm đo: Tạo các điểm cao trình theo số liệu trắc ngang tự nhiên với mục đích có thể thể hiện cao độ của các điểm dọc tuyến trong trường hợp số liệu trắc ngang được xác định từ mô hình địa hình.

Đảo chiều tuyến: Nếu chọn, hướng tuyến sẽ được thay đổi theo chiều ngược lại. Điểm bắt đầu của tuyến mới sẽ là điểm cuối của đường trên tuyến được chọn tại mục Lý trình theo đường.

Thay đổi mốc so sánh: nhập cao độ mốc so sách mới. Xóa các đối tượng gắn trên tuyến: chọn đối tượng cần xóa rồi kích Nhận.

Võ Quốc Bảo Trang 46

Page 47: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Mẫu mặt cắt: khi nhắp đúp sẽ xuất hiện hộp thoại sau:

Một mẫu mặt cắt chỉ áp cho một đoạn tuyến và nó được tính bắt đầu từ khoảng cách lẻ được khai báo tại Từ khoảng cách cho đến hết tuyến, nếu sau nó ta không khai báo sử dụng mẫu mặt cắt khác. Như vậy trên tuyến, mỗi đoạn có thể sử dụng một mẫu mặt cắt khác nhau; tuy nhiên bắt buộc chúng phải cùng có chung khai báo đã được khai báo tại mục Khai báo chung của mẫu mặt cắt, nếu không thì đó sẽ là sự tổ hợp của chúng và dẫn tới sự không thống nhất cho việc thiết kế toàn tuyến. VD trên: từ km0 ÷ km1, áp mẫu MCN-KDD-TUYEN; từ km1 đến cuối tuyến, áp mẫu MCN-KDD-CAUBACHNGUU.

Để áp thêm mẫu khác cho đoạn tiếp theo ta làm như sau: kích chuột phải lên cửa sổ, chọn Thêm mẫu, xuất hiện hộp thoại sau:

o Mẫu mặt cắt: chọn mẫu mặt cắt cần áp. Các mẫu mặt cắt này lấy từ file (*.htp) ta khai báo lúc đầu ở 1 . Áp tiêu chuẩn thiết kế, mẫu mặt cắt vào quá trình thiết kế (RF) …(trang 5).

o Tệp mẫu…: nếu muốn lấy mẫu từ file thì ta chọn vào đây.o Nhận: sau cùng bấm nhận để đồng ý.

Các đoạn tuyến: Liệt kê toàn bộ các thông số của các đoạn tuyến như trên hình sau:

Võ Quốc Bảo Trang 47

Page 48: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Các đường trên tuyến: Các đường (thiết kế) trên tuyến thường được xác định bằng cách offset từ một đường khác, cho nên khi đường gốc bị thay đổi sẽ dẫn tới nó cũng bị thay đổi theo, nếu không muốn điều đó xảy ra thì cần phải chọn Có tại cột Cố định ứng với. Trên bản vẽ tuyến, để vẽ đoạn tiếp tuyến với cung tròn từ đỉnh (Vẽ đường nối đỉnh) và vẽ ký hiệu đỉnh (Vẽ đỉnh) tuyến ứng với từng đường tuyến, ta chọn Có tại các cột tương ứng.

Mô hình tự nhiên: Khi số liệu tự nhiên và địa chất theo trắc dọc và trắc ngang được lấy từ mô hình địa hình, thì cần khai báo tên các mô hình địa hình ứng với chúng.

Võ Quốc Bảo Trang 48

Page 49: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Trắc dọc tự nhiên theo đường tim tuyến: Nếu cắt bề mặt tự nhiên của tuyến đường bằng mặt cong chứa các đường thiết kế trên tuyến ta sẽ có các đường trắc dọc tự nhiên của chúng, khi vẽ trên trắc dọc chúng sẽ  được chiếu lên mặt cong chứa đường trục mà ta muốn thể hiện trắc dọc theo nó. Số liệu trắc dọc tự nhiên có thể xác định từ mô hình địa hình hoặc được xác định theo đường trắc ngang tự nhiên phụ thuộc vào tùy chọn mà ta chọn như hình sau:

Các đường trắc dọc địa chất: Số liệu trắc dọc đường tự nhiên và địa chất của tuyến có thể

được xác định theo dữ liệu của lỗ khoan, hoặc theo mô hình địa hình tùy thuộc lựa tùy chọn được lựa chọn và trạng thái Có hoặc Không xác định số liệu như thể hiện hình sau:

Võ Quốc Bảo Trang 49

Page 50: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Cập nhật trắc ngang địa chất theo mô hình địa hình: Chức năng này cho phép cập nhật lại số liệu tự nhiên trắc ngang theo mô hình địa hình đã được khai báo tại mục Mô hình địa hình. Khi chọn tùy chọn Cập nhật các đường chưa có thì chỉ các đường chưa có số liệu mới được cập nhật lại mặc dù trạng thái cập nhật lại đã được bật.

Hiện các đường: cho phép bật hoặc tắt (Có/ Không) thể hiện các đường trên mặt bằng tuyến, nhưng số liệu của chúng vẫn được giữ nguyên.

Võ Quốc Bảo Trang 50

Page 51: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Tạo các đường mép: kích Có hoặc Không ở cột Trạng thái để tạo hoặc tắt các đường mép. Các đường này phải được định nghĩa từ trước, trình bày ở 2.2.4 . Các đường trên tuyến (trang 23).

Chênh lệch đường cũ: Khi có khai báo khoảng chênh lệch thì lý trình của tuyến sẽ được xác định phụ thuộc vào các khoảng chênh lệch đó.

Thêm/Bớt các đỉnh tự nhiên TD (hoặc TN): Các đỉnh của đường tự nhiên trên trắc dọc hoặc trắc ngang, nếu được xác định theo mô hình địa hình có thể dẫn tới mật độ các đỉnh quá dầy hoặc quá thưa, ta có thể loại bỏ bớt hoặc thêm vào với chức năng này. Tương ứng với từng lựa chọn ta cần nhập điều kiện loại bỏ hoặc thêm bớt:

Võ Quốc Bảo Trang 51

Page 52: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Loại các đỉnh đột biến: với các điểm đột biến là điểm có độ dốc so với điểm trước đó lớn ta sử dụng tùy chọn này. Nếu đỉnh B cách đỉnh A trước đó một khoảng nhỏ hơn Khoảng cách nhập vào, và độ dốc lớn hơn độ dốc ta qui định, thì đỉnh B sẽ bị loại khỏi đường tự nhiên.

Loại các đỉnh thẳng hàng: cho phép ta loại đỉnh B giữa hai đỉnh A, C; mà một trong các khoảng cách của nó tới hai đỉnh kia nhỏ hơn khoảng cách nhập vào, và chênh độ dốc của hai đoạn liên tiếp tạo bởi 3 điểm đó nhỏ hơn giá trị chênh dốc mà ta nhập vào.

Thêm đỉnh: cho phép thêm các đỉnh cách nhau một khoảng bằng giá trị khoảng cách mà ta nhập vào.

Khối lượng đào đắp: cho phép xác định khối lượng đào đắp của các hạng mục được định nghĩa cụ thể theo các mẫu mặt cắt.

Sau khi hiệu chỉnh các thông số, ta bấm biểu tượng Cập nhật (hình ở góc dưới, bên phải cửa sổ) để cập nhật vào bản vẽ.

Võ Quốc Bảo Trang 52

Page 53: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

3.2. Hiệu chỉnh trắc dọc

Gõ lệnh: HECP Tại Command: (T)oàn bộ/đối tượng ẩ(N)/nhiề(U) đối tượng/lọ(C) theo đối tượng/<Chọn 1

đối tượng> :; ta chọn trắc dọc cần hiệu chỉnh, xuất hiện hộp thoại:

Từ cọc; Tới cọc: xác định khoảng tuyến thể hiện trắc dọc. Ta có thể thay đổi đoạn tuyến muốn thể hiện trắc dọc.

Khoảng dồn bắt đầu: là giá trị lý trình mà khoảng cách dồn điền trên bảng trắc dọc được bắt đầu tính từ đó.

Tỉ lệ X,Y: thay đổi tỉ lệ theo trục X hoặc trục Y thể hiện trắc dọc. Số hàng bảng phía trên: Số hàng vạch ngang cao độ mà khoảng cách của nó được xác định

trong quá trình định nghĩa mẫu cắt dọc của mẫu mặt cắt muốn thể hiện. Mẫu bảng: Cho phép thay đổi dạng mẫu bảng cắt dọc đã được định nghĩa trong phần chung

của các mẫu mặt cắt áp dụng cho tuyến thiết kế. Đường trục: Cắt dọc là thể hiện mặt cắt dọc của tuyến theo một đường nào đó (thường là

tim tuyến) và được trải phẳng. Cho phép ta chọn đường trục mặt cắt dọc tuyến. Khoảng cách bỏ đỉnh: thông thường nếu số liệu tuyến được tạo ra dựa trên mô hình địa hình

sẽ dẫn tới các đỉnh gãy khúc của các đường tự nhiên và địa chất sẽ rất mau, và số liệu điền trên trắc dọc cũng vậy, để cho việc thể hiện và điền giá trị thưa hơn ta cần nhập khoảng cách bỏ đỉnh (khoảng min) giữa các đỉnh muốn thể hiện số liệu trên trắc dọc.

Tùy chọn: Chức năng này cho phép thể hiện phần đầu của bảng số liệu trắc dọc.

Võ Quốc Bảo Trang 53

Page 54: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Đảo chiều: cho phép đảo chiều thể hiện trắc dọc ngược lại với chiều của tuyến thiết kế. Chỉ thể hiện cọc H: nếu chọn thì số liệu chỉ thể hiện tại các cọc có tiếp đầu là “H”.

Mức so sánh: Đối với địa hình độ dốc chênh lệch lớn việc thể hiện trắc dọc theo một giá trị mức so sánh sẽ gây khó khăn cho việc in ấn sau này, với chức năng này, ta có thể thêm bớt hoặc thay đổi giá trị mức so sánh tại một vị trí bất kỳ trên trắc dọc.

Chú ý: Sau khi thay đổi mức so sánh, trên bản vẽ, TD cũng thay đổi theo số liệu mới, các nét vẽ cũ không tự cập nhật theo. Như đã trình bày ở mục 1 . Tính toán các mặt cắt (UPDALI) (trang 44), ta cập nhật lại số liệu mới bằng lệnh UPDALI, sau đó vẽ lại bằng lệnh UPDDN.

Chèn cọc: Cho phép chèn thêm các cọc bằng cách chỉ vị trí trên trắc dọc tại dòng nhắc Chỉ điểm:.

Chèn các cọc: lời dòng nhắc Từ điểm: và Tới điểm: bằng cách chỉ điểm đầu và cuối trên trắc dọc, để xác định đoạn tuyến sẽ tiến hành chèn cọc, tiếp theo sẽ xuất hiện giá trị độ dốc của địa hình tự nhiên giữa 2 điểm vừa xác định, cuối cùng cần nhập vào giá trị khoảng cách giữa các cọc mới sẽ được chèn thêm trên tuyến tại dòng nhắc Khoảng cách phát sinh<5.0000>:.

Xóa cọc: Cho phép xóa cọc gần nhất so với điểm mà ta nhập vào tại dòng nhắc Chỉ điểm:. Thêm/Bớt các đỉnh tự nhiên: tương tự như mục 3.1 . Hiệu chỉnh tuyến (Thêm/Bớt các đỉnh tự

nhiên TD) , trang 44. Cao độ tra cứu: Chức năng này cho phép tra cứu giá trị cao độ cũng như khoảng cách dồn

của một điểm nào đó trên trắc dọc. Hiện các đường: Chức năng này cho phép bật tắt thể hiện số liệu các đường cắt dọc trên trắc

dọc được hiệu chỉnh phụ thuộc vào trạng thái Có hoặc Không.

Võ Quốc Bảo Trang 54

Page 55: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Xóa các đường: Chức năng này cho phép xóa toàn bộ số liệu cắt dọc theo một đường nào đó thuộc tuyến thiết kế.

Sau khi hiệu chỉnh các thông số, ta bấm biểu tượng Cập nhật (hình ở góc dưới, bên phải cửa sổ) để cập nhật vào bản vẽ.

Võ Quốc Bảo Trang 55

Page 56: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

3.3. Hiệu chỉnh trắc ngang

Gõ lệnh: HECP Tại Command: (T)oàn bộ/đối tượng ẩ(N)/nhiề(U) đối tượng/lọ(C) theo đối tượng/<Chọn 1

đối tượng> :; ta chọn trắc ngang cần hiệu chỉnh, xuất hiện hộp thoại:

Khoảng cách trái, khoảng cách phải: Dùng để thay đổi khoảng thể hiện sang hai bên của trắc ngang so với tim cọc.

Tỉ lệ X,Y: Thay đổi tỉ lệ theo trục X hoặc trục Y thể hiện trắc ngang. Mẫu bảng: Cho phép thay đổi dạng mẫu bảng cắt ngang đã được định nghĩa trong phần định

nghĩa mẫu mặt cắt thiết kế. Tùy chọn: Vẽ đầu bảng cho phép thể hiện phần đầu của bảng số liệu trắc ngang. Đảo chiều

cho phép đảo chiều thể hiện trắc ngang ngược lại với chiều từ trái sang phải nhìn theo hướng tuyến thiết kế. Điền các MSS tiếp theo cho phép điền mức so sánh trên TN.

Mức so sánh: ta có thể thêm bớt hoặc thay đổi giá trị mức so sánh tại một vị trí bất kỳ trên trắc ngang để có thể in trắc ngang vừa vào khung giấy đã định.

Võ Quốc Bảo Trang 56

Page 57: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Chèn điểm mia: Cho phép chèn thêm một điểm đo bằng cách chỉ vị trí trên trắc ngang tại dòng nhắc Chỉ điểm:.

Xóa điểm mia: Cho phép xóa điểm đo gần nhất so với điểm mà ta chỉ trên trắc ngang tại dòng nhắc Chỉ điểm:.

Thêm/Bớt các đỉnh tự nhiên: tương tự như mục 3.1 . Hiệu chỉnh tuyến (Thêm/Bớt các đỉnh tự nhiên TN) , trang 44.

Cao độ tra cứu: Chức năng này cho phép tra cứu giá trị cao độ cũng như khoảng cách so với tim cọc của một điểm nào đó trên trắc ngang.

Hiện các đường: Chức năng này cho phép bật tắt thể hiện số liệu các đường trên trắc ngang được hiệu chỉnh phụ thuộc vào trạng thái Có hoặc Không.

Võ Quốc Bảo Trang 57

Page 58: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Xóa các đường: Chức năng này cho phép xóa toàn bộ số liệu đỉnh của một đường nào đó thuộc trắc ngang thiết kế bằng cách chọn Có hoặc Không ở cột Trạng thái.

Các diện tích tại mặt cắt: Cho phép xem các diện tích tính được theo các bảng diện tích đã khai báo của TN đang hiệu chỉnh.

4. Hiệu chỉnh yếu tố cong (EC)

RoadPlan định nghĩa 1 đường gãy khúc luôn có các yếu tố cong. Nếu tại đỉnh của một đường gãy khúc không có đường cong, thì tại đó các yếu tố cong = 0. Vậy việc bố trí một đường cong, tức là ta thực hiện việc Hiệu chỉnh yếu tố cong cho đỉnh gãy khúc đó. Lệnh: EC Menu: RoadPlan\Hiệu chỉnh tuyến\Hiệu chỉnh yếu tố cong Chọn đường cần hiệu chỉnh yếu tố cong (đường tim trên bình đồ; đường đỏ, đường tự nhiên

trên trắc dọc… ). Sau khi chọn đối tượng sẽ xuất hiện hộp thoai tương ứng với đối tượng đó. Cùng lúc,ở dòng Commad: “tra t.c cho TAt cả/ TRước kia/ Dịch/ cHèn/ Loại/ Cắt / THoát

<TIeptheo>:”

Võ Quốc Bảo Trang 58

Page 59: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

tra t.c cho TAt cả: cho phép ta xác định giá trị  i siêu cao cũng như tự động bố trí khoảng nối siêu cao cho toàn bộ các đỉnh của tuyến.

cHèn / Loại: cho phép chèn thêm đỉnh hoặc loại bỏ đỉnh của đường đang hiệu chỉnh. TRước kia/ TIieptheo: chuyển đển đỉnh trước/tiếp theo (theo hướng tuyến). Cắt: khi được chọn sẽ coi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp theo sẽ là không xác

định. Nối: cho phép khôi phục lại trạng thái trước khi Cắt. Dịch: cho phép dịch đỉnh sang vị trí khác. THoát: cho phép thoát lệnh.

5. Hiệu chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline (TPP)

Lệnh : TPP Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh/Chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline Các đối tượng của RoadPlan là các đối tượng CustomObject của AutoCAD. Trong đó các

đối tượng tuyến, mặt  cắt bao gồm danh sách các đường polyline được gọi là TdnPolyline. Để chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline, sau khi gõ lệnh TPP, chọn đường Polyline (đã vẽ trước bằng lệnh PL) tại dòng nhắc Chọn Polyline:, sau đó chọn đường TdnPolyline cần hiệu chỉnh tại dòng nhắc Chọn TdnPolyline:.

Ghi chú: lệnh này hay dùng để chỉnh sửa đường tự nhiên trên trắc dọc và trắc ngang chi tiết.

6. Dịch đường TdnPolyline theo phương Y (VMT)

Lệnh : VMT Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh/Dịch đường TdnPolyline theo phương Y Ở phiên bản RoadPlan này chỉ cho phép dịch đường TndPolyline trên trắc dọc. Sau khi gõ

lệnh VMT, tại dòng nhắc Chọn TndPolyline: ta chọn đường TndPolyline cần dịch, nhập chiều cao H cần dịch (âm hoặc dương), cuối cùng kích Nhận để kết thúc lệnh.

Ghi chú: lệnh này hay dùng khi ta muốn dịch toàn bộ đường đỏ lên hoặc xuống 1 giá trị.

7. Xóa đoạn thuộc TdnPolyline (ETPS)

Lệnh: ETPS Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh/Xóa đoạn thuộc TdnPolyline Chức năng này cho phép xóa các đoạn nhỏ từ đỉnh tới đỉnh của TdnPolyline mà ta chọn

được tại dòng nhắc Chọn đoạn thuộc TdnPolyline:.

8. Offset đường TdnPolyline thành Polyline (OTP)

Lệnh: OTP Menu: RoadPlan/Phụ trợ/Offset đường TdnPolyline thành Polyline Với chức năng này ta có thể tạo một đường Polyline từ một đường TdnPolyline. Tại dòng

nhắc Khoảng offset<2.0000>: nếu giá trị nhập vào dương (hoặc âm) sẽ tạo một đường Polyline tương ứng bên phải (hoặc bên trái) của đường TdnPolyline.

9. Chỉnh sửa đường tự nhiên trên trắc dọc

Trong quá trình thiết kế, các đỉnh của đường tự nhiên trên trắc dọc nếu được xác định theo mô hình địa hình có thể dẫn tới mật độ các đỉnh quá dầy, ta cần chỉnh sửa, xóa bớt các đỉnh không cần thiểt. Để chỉnh sửa đường tự nhiên trên TD có 3 cách sau: Cách 1: dùng lệnh HECP, như trình bày ở mục 3.2 . Hiệu chỉnh trắc dọc (trang 53). Cách 2: dùng lệnh EC, ở mục 4 . Hiệu chỉnh yếu tố cong (EC) (trang 58).

Chọn đỉnh thuộc đường tự nhiên cần xóa (là các đỉnh mật độ dầy trên TD). Ở Command gõ: L (Loại) để xóa đỉnh đó; gõ TI (TIếp theo) để chuyển tới đỉnh tiếp

theo. Khi đã loại hết các điểm không cần thiết gõ TH (THoát) để kết thúc lệnh. Sau đó gõ lệnh UPDALI; rồi gõ lệnh UPDDN, chọn TD để vẽ lại TD cho đúng.

Võ Quốc Bảo Trang 59

Page 60: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

Cách 3: dùng lệnh TPP (ở mục 5 . Hiệu chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline (TPP) , trang 59). Đầu tiên vẽ đường Polyline bám theo đoạn đường tự nhiên muốn thay thế, sau đó gõ lệnh TPP, chọn đường Polyline vừa vẽ, chọn đoạn đường tự nhiên muốn xóa (là đoạn có nhiều điểm sát nhau).

10. Chỉnh sửa đường tự nhiên trên trắc ngang

Trong quá trình thiết kế, đôi khi ta cần vẽ lại đường tự nhiên trên các TN. Để chỉnh sửa đường tự nhiên trên TN có 2 cách sau: Cách 1: dùng lệnh DD (chính là lệnh tạo đường thiết kế đã trình bày ở 9 . Thiết kế đường đỏ

(DD) ,trang 11). Gõ lệnh: DD Menu: RoadPlan/Trắc dọc-trắc ngang/Tạo đường thiết kế Chọn TN cần chỉnh sửa; chọn điểm bắt đầu (Từ điểm:), xuất hiện hộp thoại:

o Chọn kiểu đường: chọn “Các đường địa chất”.o Chọn đường thiết kế: chọn đường địa chất trên cùng (ở VD là đường EX_LINE).o Kích Nhận để đồng ý điểm bắt đầu thiết kế.

Kích chọn các điểm tiếp theo, sau cùng kích chuột phải để kết thúc việc chọn điểm. Đường tự nhiên sẽ dịch theo các điểm ta vừa chọn, nhưng các đường dóng và nền đường

chưa cập nhật theo. Ta dùng lệnh UPDALI để cập nhật lại số liệu, sau đó dùng lệnh UPDDN để vẽ lại cho đúng.

Cách 2: dùng lệnh TPP (ở mục 5 . Hiệu chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline (TPP) , trang 59).

11. Bảng biểu

11.1. Tạo mẫu bảng kết xuất (CET)

Lệnh: CET Menu: RoadPlan/Bảng biểu/Mẫu bảng kết xuất Khi gõ lệnh, sẽ xuất hiện hộp thoại như hình bên dưới. Hộp thoại sẽ mở file (*.tbl) mặc định

mà ta đã khai báo lúc đầu (ở 1 . Áp tiêu chuẩn thiết kế, mẫu mặt cắt vào quá trình thiết kế (RF), trang 5).

Ta có thể mở file (*.tbl) chứa các mẫu khác, bằng cách vào menu Tệp, chọn Mở. Ta có thể hiệu chỉnh lại các mẫu và lưu lại (dưới dạng file *.tbl) với tên khác bằng các tùy

chọn trong menu. Hộp thoại cho phép khai báo các Mẫu bảng kết xuất số liệu thiết kế bao gồm 4 mẫu bảng:

Tọa độ cọc, Bảng yếu tố cong, Bảng cắm cong và Bảng diện tích. Sau này khi xuất bảng nào, mẫu bảng sẽ lấy theo các mẫu đã được khai báo tại chức năng này.

Võ Quốc Bảo Trang 60

Page 61: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

11.2. Xuất bảng cắm cong (TCC)

Lệnh: TCC Menu: RoadPlan/Bảng biểu/Bảng cắm cong

Chức năng này cho phép ta lập bảng cắm cong theo một đường TdnPolyline sau khi chọn nó tại dòng nhắc Chọn đường tuyến:. Việc lập bảng cắm cong theo tọa độ Đề_các hay tọa độ cực là phụ thuộc vào mẫu bảng cắm cong đã được khai báo tại mục Mẫu bảng kết xuất.

Võ Quốc Bảo Trang 61

Page 62: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

11.3. Xuất bảng yếu tố cong (TC)

Lệnh: TC Menu: RoadPlan/Bảng biểu/Bảng yếu tố cong

Chức năng này cho phép ta lập bảng yếu tố cong theo một đường TdnPolyline của tuyến sau khi chọn nó tại dòng nhắc Chọn đường tuyến: .

11.4. Xuất bảng tọa độ cọc (TCP)

Lệnh: TC Menu: RoadPlan/Bảng biểu/Bảng tọa độ cọc

Chức năng này cho phép ta lập bảng tọa độ cọc của tuyến. Tọa độ của tim cọc có thể được tính lệch đi một khoảng theo hướng cắt ngang khi Khoảng offset có giá trị khác 0. Nếu tùy chọn Trong đoạn cong được chọn thì chỉ kết xuất tọa độ của các cọc nằm trong các đoạn cong của tuyến.

Võ Quốc Bảo Trang 62

Page 63: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

11.5. Xuất bảng diện tích (AT)

Lệnh: TC Menu: RoadPlan/Bảng biểu/Lập bảng diện tích

Chức năng này cho phép ta lập bảng khối lượng của tuyến đường thiết kế theo mẫu bảng điền diện tích đã được định nghĩa khi lập Mẫu mặt cắt thiết kế, khối lượng được tính theo một đường tim tuyến được chọn như trên. Nếu bảng quá dài, ta chỉnh Khoảng dồn bảng, hoặc Số cọc trong bảng cho thích hợp.

12. Định nghĩa đường mã hiệu (DFCL)

Lệnh: DFCL Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh tuyến/Định nghĩa đường mã hiệu Chọn đường đường mã hiệu (phải là đường 3D Polyline ), xuất hiện hộp thoại:

Tên mã đường : nhập tên đường mã hiệu. Sau khi Định nghĩa đường mã hiệu, ta phải cập nhật đường này vào tuyến như sau:

Gõ lệnh HECP, chọn tuyến cần cập nhật. Kích vào hàng Hiệu chỉnh, chọn mục Cập nhật số liệu đường mã hiệu, rồi kích Nhận.

Võ Quốc Bảo Trang 63

Page 64: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

UPDALI để cập nhật lại sự thay đổi. Ghi chú: Chức năng này thường dùng để định nghĩa đường cũ. Chú ý đường cũ vẽ trực tiếp

trên Acad phải là đường 3D Polyline.

13. Nhập số liệu tuyến dạng file *.ntd (RDTN)

Lệnh: RFTN Menu: RoadPlan/Tuyến/Nhập tuyến theo trắc dọc-trắc ngang Chú ý: Góc chắn cung là góc tính theo chiều kim đồng hồ. VD: rẽ trái thì GCC < 180o, rẽ

phải thì GCC > 180o.

14. Hiệu chỉnh số liệu tuyến, trắc ngang (EACD)

Lệnh: EACD Menu: RoadPlan/Hiệu chỉnh tuyến/Hiệu chỉnh số liệu trắc ngang

Chức năng này cho phép hiệu chỉnh số liệu trắc dọc và trắc ngang của tuyến. Trong trường hợp nếu tùy chọn Chỉnh tuyến khi hiệu chỉnh điểm mia của chức năng Tùy chọn được chọn, thì tim tuyến sẽ được chỉnh lại theo số liệu mới được hiệu chỉnh.

Võ Quốc Bảo Trang 64

Page 65: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

MỤC LỤC

PHẦN I : CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH..................................................................................1

1. Cài đặt RoadPlan và cài đặt khóa cứng........................................................................................12. Chạy chương trình........................................................................................................................13. Cài đặt font tiếng Việt..................................................................................................................2

PHẦN II : TẠO BÌNH ĐỒ 3D..............................................................................................3

PHẦN III : THIẾT KẾ TUYẾN...........................................................................................5

1. Áp tiêu chuẩn thiết kế, mẫu mặt cắt vào quá trình thiết kế (RF)..................................................52. Định nghĩa tuyến (T)....................................................................................................................63. Bố trí đường cong nằm (EC)........................................................................................................74. Phát sinh cọc, chèn cọc trên tuyến (GP).......................................................................................85. Điền thông số cọc trên tuyến (SA)...............................................................................................96. Điền yếu tố cong trên tuyến (FCPA)............................................................................................97. Vẽ đường nối đỉnh và đỉnh đường cong nằm (HECP).................................................................98. Vẽ trắc dọc tự nhiên (TD)..........................................................................................................119. Thiết kế đường đỏ (DD).............................................................................................................1110. Bố trí cong đứng (EC)..............................................................................................................1211. Tính toán các mặt cắt (UPDALI).............................................................................................1312. Vẽ lại các đối tượng (UPDDN)................................................................................................1313. Điền thông số đường cong đứng (FCRL).................................................................................1314. Tạo trắc ngang (TN).................................................................................................................1415. Tính toán khối lượng trắc ngang (CALAREA)........................................................................1416. Điền diện tích và giá trị siêu cao (FA).....................................................................................15

PHẦN IV : THIẾT KẾ MẪU MẶT CẮT NGANG..........................................................17

1. Một số khái niệm chung.............................................................................................................171.1. Tỉ lệ điện tử.........................................................................................................................171.2. Điểm và đường....................................................................................................................171.3. Các biểu thức toán học........................................................................................................18

2. Các bước thực hiện khai báo (DFT)...........................................................................................192.1. Bước đầu tiên......................................................................................................................192.2. Khai báo chung....................................................................................................................20

2.2.1. Các nhóm thuộc tính.....................................................................................................202.2.2. Các lớp địa chất............................................................................................................212.2.3. Các đường mã hiệu.......................................................................................................222.2.4. Các đường trên tuyến...................................................................................................232.2.5. Ký hiệu lý trình và các thông số khác..........................................................................242.2.6. Bảng trắc dọc................................................................................................................24

2.3. Các mẫu mặt cắt..................................................................................................................272.3.1. Dốc 2 mái theo đường tuyến........................................................................................272.3.2. Độ dốc và taluy.............................................................................................................282.3.3. Bảng biến......................................................................................................................292.3.4. Mặt cắt thiết kế.............................................................................................................30

a) Nhóm chức năng thu phóng..........................................................................................30b) Chức năng tạo Điểm......................................................................................................30c) Chức năng tạo Đường nối các điểm..............................................................................32d) Chức năng tạo Đường tổ hợp........................................................................................35

Võ Quốc Bảo Trang 65

Page 66: HDSD-ROADPLAN

CTCP TVTK GTVT Phía Nam (TEDI South) – Xí nghiệp TVTK Cầu - Đường Phòng Thiết Kế 2

e) Chức năng tạo đường Kích thước..................................................................................35f) Chức năng xem Thuộc tính.............................................................................................36g) Chức năng Xóa các đối tượng.......................................................................................36h) Chức năng Tùy chọn......................................................................................................36i) Chức năng khai báo Đường tự nhiên giả định................................................................36j) Chức năng Sắp xếp danh sách........................................................................................37

2.3.5. Ghi chú và khối............................................................................................................382.3.6. Các mẫu tô và các thông số khác.................................................................................392.3.7. Tính diện tích................................................................................................................402.3.8. Bảng diện tích...............................................................................................................412.3.9. Bảng cắt ngang.............................................................................................................42

PHẦN V : CÁC LỆNH CẦN CHÚ Ý VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC...................................43

1. Tính toán các mặt cắt (UPDALI)...............................................................................................432. Vẽ lại các đối tượng (UPDDN)..................................................................................................433. Hiệu chỉnh một đối tượng trên bản vẽ (HECP)..........................................................................43

3.1. Hiệu chỉnh tuyến.................................................................................................................433.2. Hiệu chỉnh trắc dọc..............................................................................................................523.3. Hiệu chỉnh trắc ngang..........................................................................................................55

4. Hiệu chỉnh yếu tố cong (EC)......................................................................................................575. Hiệu chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline (TPP)..................................................................586. Dịch đường TdnPolyline theo phương Y (VMT).......................................................................587. Xóa đoạn thuộc TdnPolyline (ETPS).........................................................................................588. Offset đường TdnPolyline thành Polyline (OTP).......................................................................589. Chỉnh sửa đường tự nhiên trên trắc dọc.....................................................................................5810. Chỉnh sửa đường tự nhiên trên trắc ngang...............................................................................5911. Bảng biểu..................................................................................................................................59

11.1. Tạo mẫu bảng kết xuất (CET)...........................................................................................5911.2. Xuất bảng cắm cong (TCC)...............................................................................................6011.3. Xuất bảng yếu tố cong (TC)..............................................................................................6111.4. Xuất bảng tọa độ cọc (TCP)..............................................................................................6111.5. Xuất bảng diện tích (AT)...................................................................................................62

12. Định nghĩa đường mã hiệu (DFCL).........................................................................................6213. Nhập số liệu tuyến dạng file *.ntd (RDTN).............................................................................6314. Hiệu chỉnh số liệu tuyến, trắc ngang (EACD)..........................................................................63

MỤC LỤC..............................................................................................................................64

Võ Quốc Bảo Trang 66