28
VSA@NCKU Thông tin được cp nht ti tháng 12/2018 HANDBOOK FOR VIETNAMESE STUDENTS AT NCKU n bản được thc hin bi hi sinh viên Vit Nam ti National Cheng Kung University dành tng cho các bn sinh viên Vit Nam kì khóa mi tham kho trong quá trình chun bthtục đến vi Taiwan nói chung và NCKU nói riêng. Hn sm được gp các bn ti NCKU.

HANDBOOK FOR VIETNAMESE STUDENTS AT NCKU · (tiếng Anh hoặc tiếng Trung) Dù ở bất cứ trình độ nào, hãy chuẩn bị kĩ cho bản thân và tự tin trả lời

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

VSA@NCKU Thông tin được cập nhật tới tháng 12/2018

HANDBOOK FOR

VIETNAMESE

STUDENTS AT

NCKU Ấn bản được thực hiện bởi hội sinh viên Việt Nam tại National Cheng Kung

University dành tặng cho các bạn sinh viên Việt Nam kì khóa mới tham khảo trong

quá trình chuẩn bị thủ tục đến với Taiwan nói chung và NCKU nói riêng. Hẹn sớm

được gặp các bạn tại NCKU.

GIỚI THIỆU

Hội sinh viên Việt Nam tại trường Đại học Thành Công (tên tiếng Anh:

Vietnamese Students Association at National Cheng Kung University, viết tắt là:

VSA-NCKU) được chính thức thành lập từ ngày 08/12/2006 với 18 thành viên; trải

qua 11 năm phát triển, đến năm 2018 đã có 224 thành viên theo học tại trường và

đông đảo các cựu sinh viên sống và làm việc tại Đài Loan. Hội luôn tâm niệm và

phấn đấu trở thành một tập thể đoàn kết, gắn bó của sinh viên Việt Nam tại NCKU

nói riêng và tại Đài Loan nói chung; cùng giúp đỡ hỗ trợ nhau trong đời sống, học

tập; chung tay góp sức quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè tại Đài

Loan cũng như bạn bè trên toàn thế giới.

Với mục đích là cầu nối thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các bạn sinh viên mới trong

quá trình làm thủ tục đến nhập học tại NCKU, chúng tôi đã tổng hợp và biên soạn

cuốn “Sổ tay cho sinh viên Việt tại NCKU” với các thông tin hữu ích, cần thiết, được

tổ chức có hệ thống bao gồm:

Các thủ tục cần phải làm, chuẩn bị sau khi trúng tuyển

Hành trang tới Đài Loan

Các công việc khác

Cuộc sống tại NCKU

Lưu ý rằng sổ tay này được biên soạn dựa trên kinh nghiệm cá nhân và các nguồn

thông tin cập nhật khác. Vì vậy các bạn nên sử dụng tài liệu này như một nguồn tham

khảo và luôn đối chiếu với các quy định, thủ tục hiện hành để tránh những sai sót và thiệt

hại đáng tiếc. VSA-NCKU sẽ luôn là cầu nối giữa các thành viên và luôn sát cánh với các

bạn trên mọi nẻo đường. Hãy liên lạc với ban điều hành Hội VSA-NCKU qua hòm thư

[email protected] hoặc facebook https://www.facebook.com/VSA.NCKU

Hy vọng sớm được gặp các bạn tại NCKU!

LƯU Ý

Trong admission package trường gửi có bản Acceptance Notice, nếu bạn quyết định học ở

NCKU thì hãy điền vào đó và gửi cho OIA trước thời hạn yêu cầu. Trước đây có một số

SV trúng tuyển vào NCKU đã thông báo cho OIA rằng sẽ học ở NCKU nhưng sau đó

không nhập học nữa, vì một số lý do như:

- SV phải gửi Acceptance Notice cho NCKU trước khi có kết quả xét tuyển của các

trường khác, khi có kết quả của các trường khác thì không chọn học NCKU nữa. Điều

này xảy ra khá thường xuyên vì SV thường nộp hồ sơ nhiều trường và học bổng của

NCKU thấp hơn nhiều trường khác.

- Các lý do khác (gia đình, công việc, tài chính, sức khỏe, . . .)

Nếu bạn đã quyết định học NCKU (tại thời điểm gửi Acceptance Notice) và sau đó

không nhập học nữa thì điều này cũng bình thường vì có thể bạn đã phải quyết định

trước khi có đầy đủ thông tin. Điều đáng nói ở đây là sau khi quyết định không học ở

NCKU nữa nhiều SV không thông báo lại cho OIA. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến

NCKU và gây ấn tượng xấu về SV Việt Nam tại trường.

Vì vậy, VSA-NCKU hi vọng rằng bạn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định chọn

NCKU. Sau đó nếu bạn thay đổi quyết định, xin hãy thông báo ngay cho OIA.

Contents

GIỚI THIỆU ................................................................................................................................................ 1

LƯU Ý .......................................................................................................................................................... 2

NỘI DUNG ................................................................................................................................................... 5

1. CÁC THỦ TỤC CẦN LÀM SAU KHI TRÚNG TUYỂN ........................................................... 5

1.1. Hộ chiếu .................................................................................................................................... 6

1.2. Đơn xin visa.............................................................................................................................. 6

1.3. Kế hoạch học tập có chữ ký của bạn ..................................................................................... 7

1.4. Giấy báo nhập học của trường ............................................................................................... 7

1.5. Chứng minh tài chính ............................................................................................................. 7

1.6. Văn bằng học lực cao nhất và bảng điểm .......................................................................... 7

1.7. Giấy khám sức khỏe .............................................................................................................. 12

1.8. Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ................................................................................................ 14

1.10. Giấy xác nhận nhân sự (chỉ áp dụng cho các bạn làm thủ tục ở TECO HN) .............. 15

2. HÀNH TRANG ĐẾN VỚI ĐÀI LOAN VÀ NCKU ................................................................... 16

2.1. Đồ dùng cá nhân và vật dụng hàng ngày ............................................................................ 16

2.2. Đồ dùng học tập ..................................................................................................................... 17

2.3. Đồ ăn ....................................................................................................................................... 17

2.4. Trang phục ............................................................................................................................ 18

2.5. Tiền Đài Loan ........................................................................................................................ 18

2.6. Thẻ ngân hàng ...................................................................................................................... 18

2.7. Hồ sơ, tài liệu cá nhân ........................................................................................................... 19

3. CÔNG VIỆC KHÁC ................................................................................................................... 19

3.1. Đăng kí chỗ ở ......................................................................................................................... 19

3.2. Đăng ký môn học ................................................................................................................... 20

3.3. Chọn giáo sư hướng dẫn ..................................................................................................... 20

3.4. Việc đăng ký buddy-buddy program và đưa đón tại sân bay ........................................... 21

4. QUÁ TRÌNH BAY TỪ VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN ......................................................... 21

4.1. Chọn lựa hãng hàng không và tuyến bay: ....................................................................... 21

4.2. Di chuyển từ sân bay về trường bằng phương tiện công cộng ..................................... 22

4.3. Kinh nghiệm ......................................................................................................................... 22

4.4. Một số thủ tục bạn sẽ cần phải làm sau khi đặt chân tới Đài Loan. ................................. 23

4.4.1. Thủ tục đăng kí ktx .............................................................................................................. 23

4.4.2. Làm thẻ cư trú ARC ............................................................................................................. 23

4.4.3. Làm sim điện thoại ............................................................................................................. 24

4.4.4. Lập tài khoản ngân hàng tại post office ........................................................................... 24

4.4.5. Khám sức khỏe tại bệnh viện NCKU ................................................................................ 24

4.5. Cuộc sống tại NCKU ........................................................................................................... 24

NỘI DUNG

1. CÁC THỦ TỤC CẦN LÀM SAU KHI TRÚNG TUYỂN

Sau khi có thông báo trúng tuyển, các bạn cần chuẩn bị các thủ tục và giấy tờ cần

thiết để chứng thực và xin Visa tại Văn phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc (TECO). Ở

Việt Nam hiện tại có 2 trụ sở văn phòng, đặt tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Bạn có thể

tham khảo địa chỉ cũng như thông tin liên lạc tại link sau http://www.roc-

taiwan.org/portalOfDiplomaticMission_en.html#Asia . Lưu ý rằng các bạn có hộ

khẩu từ Huế đổ ra (tạm gọi là khu vực 1) sẽ phải liên hệ và làm thủ tục sang Đài

Loan tại văn phòng ở Hà Nội, các bạn có hộ khẩu từ Đà Nẵng đổ vào Nam (khu vực

2) sẽ liên hệ và làm thủ tục sang Đài Loan tại văn phòng ở Hồ Chí Minh. Nếu bạn

mang hộ khẩu khu vực 1 nhưng lại đang sinh sống và làm việc (có KT3 hay sổ tạm

trú dài hạn) tại khu vực 2, bạn vẫn có thể làm thủ tục tại trụ sở khu vực 2 (và ngược

lại) . Vui lòng liên hệ nhân viên tại TECO và nói rõ ràng về trường hợp của bạn hoặc

bạn có thể liên hệ https://goo.gl/FtcptW để hỏi thăm kinh nghiệm.

Phỏng vấn xin visa tại TECO chỉ áp dụng cho các bạn học sinh có Acceptance Notice của

trường ở trường hợp khu vực 1 (tính đến kỳ mùa thu năm 2018). Những bạn ở trường

hợp khu vực 2 sẽ chỉ cần nộp hồ sơ xin visa, sau 5 ngày sẽ được phát visa.

Nội dung câu hỏi khi phỏng vấn sẽ xoay quanh vấn đề học về cái gì? Tại sao bạn chọn

Đài Loan? Bạn biết gì về trường mình học? Có người quen bên Đài chưa? Chương trình

học của bạn về gì và giáo sư của bạn tên gì? Dự tính tương lai sẽ như thế nào? Hãy thể

hiện cho người phỏng vấn thấy bạn qua Đài Loan với mục đích để học tập, vì họ e ngại

bạn sang Đài Loan để đi làm hoặc bỏ trốn. Có hai ngôn ngữ để phỏng vấn cho bạn chọn

(tiếng Anh hoặc tiếng Trung) Dù ở bất cứ trình độ nào, hãy chuẩn bị kĩ cho bản thân và

tự tin trả lời phỏng vấn.

Lưu ý:

+ Tất cả các loại phí làm hồ sơ tại TECO sẽ thanh toán bằng USD, (Lệ phí xác nhận giấy

tờ tham khảo ở đây http://www.roc-taiwan.org/vn_vi/post/800.html ) nên hãy chuẩn bị

sẵn USD để tránh phải đổi lúc đó mất thời gian. Trường hợp bạn cần gấp, có thể đổi với

bảo vệ tại đó, nhưng tỉ giá chắc hẳn cao hơn 1 chút (khoảng 1000đ/USD).

+ Về tiền USD, để đóng tại VP Đài Bắc ở Hà Nội: Ngay tầng 1 tòa nhà có ngân hàng,

nhưng họ không đổi tiền. Trường hợp các bạn chưa chuẩn bị tiền, thì nên đi bộ ra đường

Xuân Thủy (về phía ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy) khoảng 500m, có tiệm vàng,

đổi ở đó rẻ hơn. Hoặc có thể xuống tầng 3 của toàn nhà, đi hết hành lang đến khu căn tin

có chỗ đổi tiền, photocopy giá cũng tương đối ổn. Còn tại HCM, có thể đến các tiệm

vàng tại chợ An Đông (rất gần đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Tri Phương và đường

An Dương Vương để đổi tiền).

+ Các bạn nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu khi đến TECO nộp xin visa. Để

cập nhật thông tin mới nhất, bạn có thể hỏi quầy lễ tân, họ sẽ đưa bạn tờ giấy hướng dẫn

các giấy tờ cần chuẩn bị hoặc tham khảo trên web của TECO. Theo cập nhật hiện tại thì

TECO HN chỉ nhận thị thực hồ sơ vào buổi sáng trước 12h. Buổi chiều trả hồ sơ đến hẹn

và giải quyết giấy tờ cho hội người lao động. Ngoài ra ở HN, khi tới văn phòng thì vào

hỏi ngay anh bảo vệ ở quầy, nếu rõ muốn làm giấy tờ công chứng, sẽ được phát đơn điền

và sau đó đến cổng số 3 ghi tên và quyển sổ, và ngồi đợi đọc tên. TECO HCM nhận hồ

sơ buổi sáng từ 8h và buổi chiều từ 13h30. Nên đi sớm trước giờ làm việc ít nhất 30 phút

(rất đông người làm, bạn nên đi thật sớm vào) để xếp hàng lấy số thứ tự. Tại đây chỉ trả

hồ sơ vào buổi chiều, khi đi nhớ mang giấy tờ tùy thân và phiếu hẹn.

Sau đây là các thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị để làm visa.

1.1. Hộ chiếu

Làm hộ chiếu mất khoảng 1 tuần, chỉ cần bạn có kt3 hoặc hộ khẩu tại nơi đó là

bạn đã có thể làm hộ chiếu được. Sau khi nhận được hộ chiếu, hãy ký tên vào chỗ yêu

cầu chữ ký. Chuẩn bị bản gốc và bản sao của hộ chiếu có chữ ký (chỉ cần photo, không

công chứng). Hộ chiếu của bạn phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.

1.2. Đơn xin visa

Đơn xin visa theo mẫu được phát miễn pí tại TECO hoặc điền online tại link

https://visawebapp.boca.gov.tw/ chọn general visa application, điền đầy đủ và in ra.

Chuẩn bị kèm 2 ảnh 4x6 nền trắng chụp trong 6 tháng gần nhất.

Chú ý: Trường hợp ở dài hạn (trên 180 ngày), cũng như để làm thẻ cư trú

Alien Resident Certificate (ARC) sau này, bạn phải đăng kí loại Resident Visa và

Single Entry. Sau khi đến Đài Loan, dựa vào Giấy nhập học bạn có thể làm thẻ cư trú

(ARC)

Hình 1.2: Các lưu ý khi xin visa: (a) du học sinh nên xin visa loại RESIDENT để

thuận tiện khi làm thẻ lưu trú dài hạn ARC (b) trong đơn xin visa chỉ cần chọn “single

entry” thay vì “multiple entry”, vì ngay khi đến Đài Loan trong vòng 15 ngày phải

chuyển sang xin cấp thẻ ARC và thẻ này cho phép ra vào Đài Loan nhiều lần trong

thời gian tối thiểu 1 năm hạn định của thẻ (c) dòng chữ tiếng Hoa (nếu có) ngay bên

dưới chữ Remarks là tên trường theo học, đây là bằng chứng để có thể mua vé máy

bay một chiều từ VN sang Đài Loan với giá ưu đãi cho du học sinh (nếu có).

1.3. Kế hoạch học tập có chữ ký của bạn

Các bạn có thể dùng lại bản kế hoạch học tập đã nộp trong hồ sơ xin nhập học.

1.4. Giấy báo nhập học của trường

Bản chính và bản photo. Bản chính sẽ được trường gửi cho các bạn. Lưu ý, nếu

tên tiếng Anh trên thư mời của bạn không khớp với hộ chiếu, bạn nên hỏi lại TECO nơi

bạn làm Visa xem có bắt buộc phải xin lại một thư mời gốc khác không hay chỉ cần yêu

cầu trường chỉnh thư mời và gửi file mềm cho mình để photo đối chứng cho nhân viên

TECO (trường vẫn gửi lại thư gốc nếu có thông tin sai lệch trong thư khiến bạn không

xin được visa nên bạn yên tâm). Thêm vào đó, trường cũng có thông báo mã bưu điện để

bạn tiện theo dõi thư mời của mình đã đến đâu qua mail và hướng dẫn trong handbook

trường.

1.5. Chứng minh tài chính

Bản gốc và bản photo sổ tiết kiệm của bạn. TECO không chấp nhận giấy chứng

minh số dư trong tài khoản nữa vì họ nghi ngờ tính xác thực.

Theo kinh nghiệm của các bạn sinh viên khóa trước, nếu có học bổng của trường

các bạn nên có sổ tiết kiệm tối thiểu 70 triệu VND do chính mình đứng tên (hoặc

đứng tên bố mẹ và có kèm photo sổ hộ khẩu để xác nhận). Thời gian có thể là từ lúc

mở sổ tới khi bạn dự định đặt chân tới Đài loan.

Nếu các bạn có khó khăn về tài chính thì có thể liên hệ ngân hàng Sacombank,

họ có dịch vụ cho vay chứng minh tài chính. Nhưng chi nhánh ở mỗi địa phương có

quy mô mỗi khác, có chỗ họ từ chối, vậy nên hãy hỏi thật kỹ ở những chi nhánh lớn

của ngân hàng này. Không phải ngân hàng nào cũng có dịch vụ này, nếu bạn tìm thấy

ngân hàng khác, hãy góp ý cho chúng tôi qua hòm thư hội VSA-NCKU để hỗ trợ cho

các sinh viên đi sau và bổ sung handbook.

Về thủ tục vay chứng minh tài chính, bạn chỉ cần mang CMND, sổ hộ khẩu và

giấy báo nhập học hoặc bất cứ giấy tờ nào chứng minh rằng bạn sẽ và muốn qua Đài

Loan du học là được. Sau khi kiểm tra hồ sơ, ngân hàng sẽ làm thủ tục cho vay, mở một

tài khoản và gửi vào tài khoản số tiền bạn cần chứng minh (bạn không được rút tiền này).

Bạn chỉ phải đóng phí chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất gửi. Sau đó, bạn sẽ nhận

được một bản sao Sổ tiết kiệm (để nộp cho TECO). Bạn nên mượn họ sổ gốc để là đưa

cho nhân viên TECO xem lúc nộp xin visa (giá tầm 200k/ tháng). Bạn không cần lấy giấy

xác nhận số dư tiền gửi cũng được (giấy này làm hết khoảng 100k). Tài khoản cần chứng

minh càng nhiều và thời gian càng lâu thì tiền phí càng nhiều. Ví dụ, làm thủ tục chứng

minh tài chính tại Vietinbank vào tháng 7/2015, với số tiền 40 triệu VND trong 2 tháng,

tiền phí ~500k VND. Ngân hàng thường chỉ giải quyết với trường hợp vay 30 triệu VND

trở lên.

1.6. Văn bằng học lực cao nhất và bảng điểm

1.6.1. Quy ước và trình tự công chứng

1.6.1.1. Quy ước:

Trong phần này sẽ đề cập đến các thuật ngữ: bản gốc, bản chính, và bản sao.

➢ Bản gốc: là những giấy tờ nguyên thủy thường chỉ có một bản duy nhất. Ví dụ: bằng

tốt nghiệp, bảng điểm của phòng đào tạo cấp, thư nhập học (admission letter), hộ chiếu

(passport)...

➢ Bản chính: là bản chụp (photo) ra từ bản gốc, sau đó đã được trải qua đủ các cấp

chứng thực cần thiết. Thông thường, chỉ cần một bản chính cho mỗi loại giấy tờ.

➢ Bản sao: là bản photocopy đơn thuần từ bản chính, không cần bất kỳ dấu chứng thực

nào trên đó nữa. Số lượng các bản sao ít nhiều tùy theo yêu cầu của từng loại hồ sơ.

1.6.1.2. Trình tự công chứng:

Trong phần này sẽ đề cập đến ba bước để chứng thực một bản chính đạt yêu cầu từ

bản gốc. Bản chính cần dùng để nộp hồ sơ làm thủ tục nhập học tại Đài Loan, bản gốc

cũng luôn phải đem theo trong mọi trường hợp để đối chiếu. Ở mỗi bước công chứng lưu

ý: công chứng cấp cao hơn thì sẽ giữ lại bản copy giấy tờ mình cần công chứng của cấp

vừa dưới đó; Vì vậy, cần phải nộp thêm một bản sao so với nhu cầu để cơ quan công

chứng lưu trữ. Bản sao này chỉ cần là bản photocopy thuần túy.

Bước 1-2: dịch hồ sơ sang tiếng Anh (bằng tốt nghiệp, bảng điểm) tại nơi có thẩm

quyền là phòng công chứng các quận huyện, sau đó được cấp dấu của Sở tư pháp quận

huyện đó. Chỉ cần dịch 1 bản là đủ dùng cho các bước sau này. Lưu ý: Nếu Bằng tốt

nghiệp, bảng điểm có song ngữ được trường cấp, hoặc được dịch tại trường Đại học (có

dấu mộc tròn), phải mang ra UBND/Phòng tư pháp Thành phố/thị xã- quận công chứng,

sao y bản chính thì Sở ngoại vụ mới chấp nhận thị thực, vì các trường Đại học không

đăng ký con dấu và chữ ký với Sở ngoại vụ. (Chú ý nên sao y bản chính tại cấp thành

phố/thị xã để dễ dàng công chứng ở Sở Ngoại Vụ).

- Ở tp.HCM, bạn có thể đến phòng tư pháp quận 4 (vừa nhận dịch thuật, vừa công chứng).

Mỗi nơi mỗi cách làm việc khác, vậy nên nếu bạn đi phòng tư pháp các quận khác, có khi

họ không nhận dịch thuật hay bản công chứng của họ không có tác dụng để đem đi hợp

pháp hóa (do chưa giới thiệu chữ ký cho sở ngoại vụ). Bên ngoài cũng có các công ty

nhận dịch thuật công chứng, nhưng giá thành hẳn sẽ hơn rất nhiều, bạn hãy tìm hiểu kỹ

về độ uy tín của nơi đó và chỉ áp dụng trong trường hợp bạn cần giấy tờ gấp.

- Ở Hà Nội, dịch vụ dịch thuật của các văn phòng bên ngoài khá nhanh mà phí cũng

không đắt. Dịch và công chứng thì thường là 30k/bản, nộp hôm trước và có thể lấy vào

hôm sau. Chẳng hạn, văn phòng dịch thuật công chứng của ANZ nhiều cơ sở, mà chất

lượng và giá cả cũng hợp lý. Hoặc có thể gộp bước 1 và bước 2 trong việc dịch hồ sơ ra

tiếng Anh bằng cách đến làm trực tiếp tại Bộ ngoại giao.

- Nếu hồ sơ có nguồn gốc nước ngoài (bằng tốt nghiệp, bảng điểm bằng tiếng Anh của

một trường ĐH ở nước ngoài) thì phải lấy dấu thị thực từ Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán

của nước đó.

Bước 3: Để có thể được thị thực tại văn phòng Đài Bắc, các hồ sơ này cần được hợp

thức hóa lãnh sự tại Bộ ngoại giao (Cục lãnh sự thuộc bộ ngoại giao - 40 Trần Phú - Hà

Nội) hoặc Sở ngoại vụ tỉnh, thành phố để có thể làm thủ tục xin visa và làm thủ tục nhập

học tại trường.

Bước 4 (Chỉ áp dụng với các bằng tốt nghiệp và bảng điểm có nguồn gốc nước

ngoài): Tem thị thực lãnh sự của văn phòng Đài Bắc trên những hồ sơ có nguồn gốc nước

ngoài chính là cơ sở pháp lý để chúng được công nhận tại Đài Loan. Trong trường hợp

này chính là Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm. Để làm thủ tục nhập học tại Đài Loan, bản

chính của bằng tốt nghiệp và bảng điểm có nguồn gốc nước ngoài bắt buộc phải được dán

tem thị thực của văn phòng KT- VH Đài Bắc (Các bạn tốt nghiệp trong nước không cần

làm bước này).

1.6.2. Thủ tục cho bằng và bảng điểm

1.6.2.1. Bằng gốc, bảng điểm gốc của bậc học cao nhất

Nếu học Master thì cần bằng tốt nghiệp và bảng điểm ở cấp Đại học.

Nếu học PhD thì cần bằng tốt nghiệp và bảng điểm ở cấp Cao học (Thạc sĩ).

Hình 1.6.2.1: Trong trường hợp bằng tốt nghiệp và bảng điểm từ nước ngoài (ví dụ: Thái

Lan) thì phải cần 3 dấu thị thực. Dấu ở trang trước của Lãnh sự quán Thái Lan tại

Tp.HCM, trang sau là dấu thị thực của Sở ngoại vụ Tp.HCM, và tem thị thực của Văn

phòng Kinh tế & Văn hóa Đài Bắc tại Tp.HCM.

Lưu ý: Một số trường ĐH cấp bằng Tốt nghiệp khá trễ (chẳng hạn ĐH Bách Khoa

Đà Nẵng cấp bằng vào giữa tháng 8), các bạn có thể dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp

tạm thời để làm thủ tục xin visa. Khi đã có bằng Tốt nghiệp chính thức, khi nhập học, bạn

mang theo bản gốc và bản sao để làm thủ tục nhập học tại NCKU (chỉ cần sao y bản

chính ở địa phương).

1.6.2.2. Hợp thức hóa lãnh sự tại Sở ngoại vụ Tp.HCM (hoặc Cục lãnh sự-Bộ Ngoại

giao-HN)

- Danh mục hồ sơ :

. Văn bằng học lực cao nhất bản gốc, bản chính và bản sao.

. Bảng điểm (tiếng Việt và bản dịch) bản gốc, bản chính, bản sao.

. Bản gốc và bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu.

. Tờ khai trực tuyến được điền online và in trước.

- Lưu ý:

+ Cần nắm rõ rằng để bổ sung hồ sơ xin Visa, thì bằng và bảng điểm của bạn cần phải

được dịch thuật và công chứng bản dịch (hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ) tới sở ngoại vụ.

Tuy nhiên, ngoài ra, bạn còn cần 1 bộ giấy tờ gồm bằng và bảng điểm được hợp pháp hóa

ở sở ngoại vụ và tem xác nhận của TECO để làm thủ tục nhập học bên Đài. Vậy nên, nếu

muốn tối ưu thời gian, bạn có thể đăng kí làm 2 bộ

+ Để tiết kiệm thời gian, các bạn có thể đăng ký số thứ tự và giờ đến chứng thực hồ sơ

qua tổng đài 08.1080 13. Hiện tại, Sở ngoại vụ (Cục lãnh sự) quản lý hồ sơ online. Do

vậy, bắt buộc điền trước form kê khai trực tuyến trước khi đến công chứng ở Sở Ngoại vụ,

và sau khi điền xong thì in form này mang theo (Ở đó cũng có hỗ trợ in nhưng phí rất

mắc, 10k/tờ đối với sở Ngoại vụ tp.HCM). Mã vạch ở tờ khai này là mã hồ sơ của bạn,

còn khi chứng thực thì vẫn cần phải xếp hang lấy số thứ tự. Website điền thông tin:

http://hopphaphoa.lanhsuvietnam.gov.vn/Legalization/Legalized-Guide.aspx

+ Sau khi có tờ khai này, đến Sở ngoại vụ (Cục lãnh sự) cho đầu giấy có mã vạch vào

máy đọc và đợi đến số thứ tự của mình. (Riêng đối với tp.HCM, bạn cần đưa nhân viên

xem tờ khai để lấy số). Việc đầu tiên khi tới sở ngoại vụ là lấy số nhé, hãy hỏi thăm bảo

vệ để biết nơi lấy hoặc cách lấy, đôi khi họ không để thông báo hướng dẫn.

+ Với mỗi loại giấy tờ cần sao dư 1 bản như kể trên để Sở ngoại vụ lưu hồ sơ, ngoài ra

kèm theo bản sao CMND hoặc Hộ chiếu (không cần công chứng).

+ Nếu bảng điểm của bạn là tiếng Việt, thì tổng cộng bạn cần xin 3 con dấu của sở ngoại

vụ cho bản chính của bằng, bảng điểm tiếng việt, bản dịch bảng điểm tiếng Việt

+ Đối với các bạn tốt nghiệp các trường Đại học ở Việt Nam, nên chứng thực Sở ngoại

vụ khoảng 2 bản/ loại (1 bản nộp khi làm Visa, 1 bản nộp để xin mộc TECO để mang qua

NCKU làm hồ sơ nhập học). Bạn có thể làm 2 chuyện này song song 1 ngày, vừa nộp xin

Visa, vừa nộp xin mộc TECO nếu bạn có 2 bản bằng và bảng điểm đã có dấu của sở

ngoại vụ.

+ Khi viết phiếu yêu cầu chứng nhận lãnh sự, tách riêng hai phiếu cho hai loại giấy tờ

trong nước (lệ phí 30k/bản) và quốc tế (lệ phí 160k/bản). Nếu số giấy tờ dưới 10 bản thì

sau 1 ngày làm việc là lấy được, còn nhiều hơn thì khoảng 2-3 ngày.

+ Những trường hợp công chứng bảo sao tại các thành phố/ thị xã địa phương (không

phải HCM, Hà Nội), nên mang theo nhiều bản. Vì có trường hợp chữ ký không trùng

khớp với hệ thống điện tử quản lý, họ phải kiểm tra đối chứng nhiều bản để tìm chữ ký

gần giống nhất.

+ Đặc biệt luôn phải đem theo các bản gốc để đối chiếu.

+ Hồ sơ sau khi chứng thực ở Sở ngoại vụ (Cục lãnh sự) có thể nhờ người khác lấy giúp,

chỉ cần đưa phiếu hẹn.

1.6.3. Địa chỉ cần biết

➢ Ở miền Bắc: Bộ Ngoại giao – Cục Lãnh Sự: 40 Trần Phú, Q. Ba Đình, Hà Nội. Giờ

làm việc: sáng từ 8h đến 11h; chiều từ 14h tới 16h. Trường hợp quên không làm tờ khai

ở địa chỉ web trên thì có thể đến Cục lãnh sự, ở đối diện bên đường có văn phòng công

chứng photo, có thể vào đó photo giấy tờ cần công chứng luôn đồng thời yêu cầu người

ta làm giúp tờ khai hợp pháp hóa giấy tờ. Phí ~30k/tờ A4.

➢ Ở miền Nam: Sở ngoại vụ Tp. HCM: số 6 đường Alexandre Rhode, giờ làm việc buổi

sáng đến 11h30, chiều bắt đầu từ 13h. Nếu cần sao y bản chính, UBND Q.1 là nơi gần Sở

ngoại vụ nhất, ở số 47 Lê Duẩn, bên cạnh Nhà thờ Đức Bà và đối diện Diamon Plaza.

1.6.4. Xác nhận giấy tờ tại Văn phòng Kinh tế & Văn hóa Đài Bắc

Bằng và bảng điểm của bạn để có thể dùng cho việc nhập học ở Đài Loan thì cần phải

có tem xác nhận của TECO. 3 tem cho 3 bản chính đã được hợp pháp hóa lãnh sự ở sở

ngoại vụ (bằng, bảng điểm tiếng Việt, bản dịch bảng điểm tiếng Việt). Nếu giấy tờ của

bạn là song ngữ thì chỉ cần 2 dấu thôi.

Mang bản gốc và bản chính và bản sao bản chính tới TECO kèm theo chứng minh

nhân dân hay hộ chiếu của bạn bản gốc và bản sao.

Lưu ý:

+ Nên đến sớm trước giờ làm việc ít nhất 30p (đối với TECO HCM), vì ở đây xếp hàng

rất đông.

+ Cẩn thận trong việc photo giấy tờ, các chi tiết quan trọng như con dấu giáp lai không

được để nhòe hoặc mất trong lúc photo. Ở TECO có chỗ photo ngay kế quầy lễ tân, bạn

có thể hỏi photo ở đó, giá cũng không quá cao.

1.7. Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe cần có để xin visa cũng như để nộp cho trường NCKU (không

cần hợp thức hóa lãnh sự). Có thể lấy 3 bản gốc của bệnh viện cấp, một bản sẽ nộp khi

xin visa, và Văn phòng Đài Bắc sẽ thu lại. Còn 2 bản kia dự trữ mang sang NCKU. Khi

có bản gốc, bạn nên scan thành file pdf để upload lên hệ thống trường, cũng như để lưu

lại.

Lưu ý:

+ Khi khám sức khỏe có mục kiểm tra kháng thể Rubella. Các bạn nên tiêm phòng Sởi –

Quai bị – Rubella trước khi đi khám sức khỏe 15 ngày (giấy chứng nhận tiêm ngừa sẽ

nộp vào hồ sơ xin visa).

+ Ở đó, sẽ xét nghiệm mẫu phân để kiểm tra bệnh đường ruột, do đó trước khi đi nên

chuẩn bị mẫu ở nhà, khi tới bệnh viện thì chuyển vào lọ đựng mẫu được yêu cầu (nên

chuẩn bị găng tay y tế). (Nhiều trường hợp không chuẩn bị mẫu trước, phải mang lọ mẫu

về nhà, rồi hôm sau mang trở lại, rất mất thời gian đi lại.)

+ Khi đi khám sức khỏe phải mang theo giấy chứng nhận tiêm phòng này; và mang theo

2 hình 4x6 (phông nền trắng).

+ Trường hợp bạn làm gấp, khám buổi sáng và đi tiêm phòng buổi chiều để lấy giấy

chứng nhận cũng được. Khi này bạn và trường hợp đã tiêm phòng trước 15 ngày, nhưng

khi khám sức khỏe kiểm tra vẫn chưa có kháng thể sẽ ký vào giấy cam kết đã chích ngừa,

nhưng chưa có kháng thể, sau đó bệnh viện sẽ hoàn thành các thông tin trong giấy khám

sức khỏe. Khi đến bước khám cuối cùng tại Bệnh viện, nộp lại hồ sơ khám, bạn nên trình

Giấy chứng nhận tiêm ngừa để xin nộp chung vào hồ sơ. Đã có trường hợp do không nộp

chung, khi đến nhận hồ sơ lại, phải bổ sung Giấy chứng nhận tiêm phòng, sau đó mất

thêm 1 ngày để có thể lấy hồ sơ.

+ Nơi tiêm phòng:

➢ Phía Bắc: Bệnh viện Tràng An hoặc Bệnh viện Giao thông vận tải TƯ (Khám ở bệnh

viện nào thì tiêm ở bệnh viện đó luôn. Đã có trường hợp tiêm nơi khác, mang giấy chứng

nhận đến không được chấp nhận).

➢ Miền Trung: Tiêm chủng tại Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng (315 Phan Châu

Trinh), mất 3 ngày để có chứng nhận bằng tiếng Anh.

➢ Phía Nam: Viện Pasteur hoặc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế (40 – Nguyễn Văn

Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận). Nên tiêm phòng tại Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế

vì có giấy chứng nhận tiêm phòng tiếng Anh, các bạn có thể photo để dùng sau này nếu

có việc cần.

➢ Sinh viên có hộ khẩu từ Đà Nẵng vào thì xin Visa ở Hồ Chí Minh, hộ khẩu từ Huế ra

thì xin ở HN. Và nhớ là phải khám sức khỏe theo đúng ĐỊA CHỈ QUY ĐỊNH. (Đã có

trường hợp tiêm phòng ở Đà Nẵng và khám ở BV trung ương Huế, nhưng vào Tp. HCM

xin visa thì phải khám lại.)

+ Nơi khám sức khỏe: (Các bệnh viện tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh thường rất đông

bệnh, các bạn nên đi thật sớm vào buổi sáng để tránh chờ đợi lâu).

➢ Phía Bắc: Nên khám tại Bệnh viện Tràng An hoặc Bệnh viện Giao thông vận tải TƯ

(chi phí ~600k), vì sẽ kết hợp tiêm phòng Rubella luôn tại đó, đồng thời chi phí cũng rẻ

hơn, và thủ tục nhanh gọn. Ngoài ra, khám tại bệnh viện Tràng An vào buổi sáng thì

chiều đã có kết quả. TUYỆT ĐỐI ĐỪNG KHÁM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI,

RƯỜM RÀ, ĐẮT MÀ LẠI CÒN PHỨC TẠP.

➢ Miền Trung: Khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Ở đây có dịch vụ khám

cho du học sinh, các bạn hỏi phòng Kế hoạch Tổng hợp (cổng Hải Phòng, nằm ở cuối

hành lang bên phải). Chi phí khám 850.000VNĐ. Tuy nhiên theo thông tin cập nhật từ

năm 2017, Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng khi khám không còn bước Xét nghiệm kháng

thể Sởi – Quai bị – Rubella (yêu cầu bắt buộc khi nộp visa). Bệnh viện yêu cầu bạn phải

đến Trung tâm y tế dự phòng để xét nghiệm kháng thể bổ sung vào hồ sơ (Phí 415.000

VNĐ). Do đó các bạn khám ở Bệnh viện Đà Khoa Đà Nẵng phải thực hiện qua 2 bước.

Để nắm rõ thông tin từng bước và kinh nghiệm khám tại Đà Nẵng, các bạn xem tại file

sau, được note theo thông tin mới nhất từ tháng 07/2017: https://goo.gl/ZQ3SkQ

Lưu ý: Khi làm thủ tục visa, văn phòng KT-VH Đài Bắc yêu cầu phải có Phiếu kết quả

xét nghiệm (như hình 2.2), nếu không có phải đi xét nghiệm lại. Bạn cần yêu cầu bác sĩ

cho phiếu này, có trường hợp bác sĩ chỉ cho mượn và phải trả lại bệnh viện sau khi làm

xong thủ tục xin visa.

➢ Phía Nam: Bệnh viện Thống Nhất, hoặc bệnh viện Chợ Rẫy. Khám tại bệnh viện Chợ

Rẫy thì tổng chi phí 650.000 VNĐ, còn ở bệnh viện Thống Nhất 900.000 VNĐ. Tuy

nhiên, riêng bệnh viện Thống Nhất, thì buổi sáng đi tiêm ngừa, buổi chiều sang xét

nghiệm tổng quát vẫn được bệnh viện chấp nhận (chỉ cần trình cho bác sĩ giấy tiêm

ngừa). Các bạn có thể xem xét giữa yếu tố thời gian và chi phí để quyết định.

Hình 1.7. Phiếu kết quả xét nghiệm

1.8. Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Tùy theo chương trình học của bạn mà bạn nộp chứng chỉ tiếng Anh hay tiếng Trung

tương ứng. Bạn có thể nộp chứng chỉ hoặc phiếu điểm. Ví dụ như bạn chỉ cần nộp phiếu

điểm TOEIC là được mà không cần phải xin chứng chỉ TOEIC và nên scan phiếu điểm

này ra file pdf rồi photo trước, bạn đem ra photo liền sẽ không được.

Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, nếu bị thất lạc, cần liên hệ trực tiếp nơi cấp chứng chỉ

để xin giấy xác nhận bị mất và sẽ được cấp bản phụ lục. Bạn vẫn có thể in bản phụ này

theo kiểu online, nhưng nếu không giấy xác nhận của nơi cấp thì phòng KT-VH Đài Bắc

không chấp nhận.

1.9. Giấy chứng nhận tiêm phòng

Vẫn nên nhắc bạn mang theo giấy chứng nhận này kèm theo các phiếu kết quả xét

nghiệm vì TECO sẽ yêu cầu xem, chứ khổng phải chỉ mang phiếu khám sức khỏe là được

nhen.

1.10. Giấy xác nhận nhân sự (chỉ áp dụng cho các bạn làm thủ tục ở TECO

HN)

Xác nhận ở công an địa phương nơi cư trú (phường, xã), ở đó có mẫu sẵn. Mục đích

để chứng minh rằng bạn là công dân tốt không có các hành vi vi phạm pháp luật.

Ở Hà Nội, thay vì xin lý lịch tư pháp cá nhân (thời gian lâu và phức tạp hơn), bạn nên

xin giấy chứng nhận không tiền án tiền sự tại cục cảnh sát PC53 ở Trần Hưng Đạo (mang

theo sổ hộ khẩu với CMND gốc và photo). Chi phí thì là 50k VND nếu 1 tuần lấy và

500k VND nếu sau 1 buổi lấy.

Trên đây là các giấy tờ và thủ tục bạn phải chuẩn bị để làm hồ sơ xin visa cũng như

để làm thủ tục nhập học bên Đài Loan. Các hồ sơ nên được xếp theo thứ tự như trong

bảng dưới đây. Ở mỗi loại, bản gốc nằm trên, tiếp theo là bản chính, cuối cùng là bản sao.

Sau khi đối chiếu giữa các bản gốc và bản sao, văn phòng Đài Bắc sẽ chỉ thu các bản sao,

trả lại toàn bộ các bản gốc (riêng văn phòng TECO HN thu và giữ tới ngày trả visa).

1.11. Các giấy tờ cần mang theo khi sang NCKU

Như liệt kê trong handbook của NCKU. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị dư hình thẻ

(nền trắng) chụp gần nhất vì bên đây chụp hình khá mắc và bạn cần kha khá số hình để

làm thủ tục nhập học ban đầu cũng như làm giấy tờ bên Đài Loan. Các hình thẻ cần có

phông nền màu trắng, chiều cao từ đỉnh đầu đến cằm là từ 3.2-3.6 cm (ảnh cỡ 3.5 x

4.5 cm) (khác với ở VN thường chụp rộng hơn và mặt nhỏ hơn, nền xanh). Khi chụp

ảnh, nhớ nhắc thợ ảnh là tôi muốn chụp ảnh 3.5 x 4.5 hoặc 4x6, phông nền trắng vì

ảnh này để làm ARC hoặc ảnh cùng loại cỡ nhỏ ( 1”) để dùng làm giấy phép lái xe,

cần ít nhất 4 chiếc loại này. Bạn có thể mang file ảnh sang đây để khi cần có thể in.

Các cỡ ảnh dùng nhiều bên đây là ảnh 3.5 x 4.5 cm, 1 x 1 inch, 2 x 2 inch. Các bạn nên

chuẩn bị sẵn ở Việt Nam.

Hình 1.11. Hướng dẫn chụp ảnh ARC

2. HÀNH TRANG ĐẾN VỚI ĐÀI LOAN VÀ NCKU

2.1. Đồ dùng cá nhân và vật dụng hàng ngày

Lưu ý duy nhất là Taiwan có đầy đủ những đồ dùng của Việt Nam, và trường

NCKU nằm ngay trung tâm, đặc biệt xung quanh KTX có bán tất cả từ thức ăn cho

tới siêu thị, do đó bạn chỉ suy nghĩ là mình mang vác nặng để tiết kiệm tiền hoặc

không cần chuẩn bị gì và phải mua với giá cao hơn chút

+ Nệm, chăn màn gối kí túc xá không có sẵn, tuy nhiên có thể dễ dàng mua được tại

các siêu thị như RT Mart, Px Mart hay Lão Chiu.

+ Quần áo: Thời tiết Đài Nam gần giống với thời tiết ở miền Bắc Việt Nam (12-33

độ) nhưng khô hơn, nên mang theo quần áo ấm, găng tay, ô dù, áo mưa, khăn quàng,

mũ, kem dưỡng ẩm vv…

+ Giày dép: Ở Đài Loan hầu hết sinh viên đi giày, kiểu giày thể thao. Đi bộ và các

hoạt động thể thao gắn liền với sinh hoạt hàng ngày, vậy nên bạn có thể mang theo

1-2 đôi giầy thể thao, giầy bệt (đối với nữ).

+ Thuốc men: Nên chuẩn bị một số thuốc để trị các bệnh như dị ứng, cảm cúm, ho,

sốt, nhức đầu, dạ dày... trong thời gian đầu hoặc những lúc cấp bách vì thuốc men ở

Đài Loan không rẻ và phải có giấy bác sĩ mới mua được. Ngoài ra các loại thuốc bổ

hoặc vitamin cũng cần thiết để hỗ trợ bạn thời gian đầu, có thể căng thẳng do áp

lực học tập hay môi trường học khác biệt.

+ Đồ dùng cá nhân: kem và bản chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, thìa đũa, ly

cốc, tô bát có nắp (để ăn mỳ tôm và một số thứ khác), bình giữ nhiệt, bình nước,

kim chỉ cúc (để tự khâu vá quần áo), dao, kéo… Ở ký túc xá sẽ có bình nước nóng

lạnh, nên nếu bạn ở KTX thì cần thiết chuẩn bị các vật dụng nêu trên.

+ Đồ điện: Đài Loan dùng điện 110V, ổ điện dẹp, không có đầu tròn. Các bạn nên

mua đầu chuyển hoặc dây chia điện để sử dụng cho an toàn. Không nên mang các sản

phẩm điện (đèn bàn, máy sấy tóc, bàn ủi...) dùng điện 220V ở VN sang (trừ laptop,

điện thoại). Nếu ở KTX, bạn tuyệt đối không nên dùng bàn ủi, máy sấy tóc có thể

dùng.

+ Những dịch vụ mang tính phục vụ, ví dụ photocopy, in ấn, rửa hình,…. sẽ đắt

hơn khá nhiều

2.2. Đồ dùng học tập

+ Ở bên Đài Loan có bán đầy đủ các loại đồ dùng học tập. Các bạn cũng có thể

mang sang nếu có điều kiện do giá cả cũng thường đắt gấp rưỡi ở VN. Một số nơi

có thể mua đồ dùng học tập như Jiu Shen Jiu https://goo.gl/wmqyoZ hay Lão Chiu

https://goo.gl/7qs73g . Tại Lão Chiu có bán cả đồ dùng cá nhân như đồ điện, ổ wifi,

chậu, xô, chăn, nệm... tuy nhiên cần cân nhắc giá khi mua ở đây, kế Lão Chiu là

một số tiệm photo.

+ Bạn có thể mang theo từ điển, tiếng Anh hoặc Trung (phồn thể).

+ Máy tính cá nhân: Bạn có thể mua ở Đài Loan vì rẻ hơn ở VN, đa số mọi người

khóa trước mua notebook bên này với giá khoảng 750$, đó là loại bình dân nhưng

chất lượng tốt và dịch vụ bảo hành bên này cũng rất chu đáo.Ở đây có thể mặc cả

được, và vì vậy nên giá niêm yết tuy bằng hoặc hơn giá ở VN đôi chút, nhưng giá

mua được thường rẻ hơn tùy loại.

2.3. Đồ ăn

+ Nếu thích thì bạn có thể mang theo đồ khô nhưng phải bọc gói cẩn thận tránh để

mùi bay ra ngoài (bọc nhiều lớp, hút chân không,…). Sân bay tại ĐL (Đài Bắc) có

kiểm tra hành lý của khách VN bằng chó nghiệp vụ, nếu bạn bị phát hiện sẽ bị tịch

thu tại chỗ, đồng thời bị phạt tiền. Hãy lưu ý vấn đề này để tránh mất tiền và đồ của

mình một cách đáng tiếc.

+ Bên này cũng có mì tôm của Việt nam, tuy nhiên giá có đắt hơn (8NTD cho mì

hảo hảo, 10NTD cho mì omachi). Ngoài ra, các món khác như tương ớt, muối tôm,

kẹo, sữa ông thọ, cà phê, dầu gội,... Việt Nam đều có bán ở siêu thị Big King (

https://goo.gl/A9oCuC ).

+ Nếu ở kí túc xá, bạn sẽ không được nấu ăn vì vậy không nên mang các dụng cụ

như nồi niêu xoong chảo… sang, trừ khi bạn thuê nhà ngoài có bếp nấu ăn. Ngoài

ra, gần trường có đường Yule, nhiều quán ăn với giá bình dân từ 50NTD trở lên.

Ngoài ra, căn tin bệnh viện cũng là một địa chỉ lý tưởng vì giá cơm tầm 50NTD

(giảm giá nếu bạn nói bạn là sinh viên).

2.4. Trang phục

+ Nữ: Nên chuẩn bị áo dài vì có nhiều dịp phải mặc, hay nói đúng hơn là có cơ hội

để mặc; áo cờ đỏ sao vàng.

+ Nam: nên chuẩn bị để biểu dương lực lượng khi cần thiết cùng chị em; áo cờ đỏ

sao vàng.

Formal: Bạn có thể chuẩn bị trang phục cho thuyết trình hoặc những dịp

party. Trang phục này đặc biệt cần thiết cho những bạn học về business vì thuyết

trình là một phần rất quan trọng của chương trình học.

Nếu có nhu cầu chơi thể thao thì mua đồ ở nhà sẽ rẻ hơn nhiều (áo bơi, vợt

cầu lông, bóng bàn, giầy và quần áo thể thao), nên lưu ý khi vận chuyển, tránh gãy,

hỏng… Bên này có đầy đủ dụng cụ và sân bãi của nhiều môn thể thao: bơi, bóng

bàn, cầu lông, bóng rổ, tennis, thể hình hay thể dục thẩm mỹ...và VSA-NCKU có

cá câu lạc bộ thể thao, bạn có thể theo dõi thông tin và tham gia vào ngày tổ chức

orientation cho sinh viên mới. Giá cả để chơi thì rất ưu đãi cho sinh viên. Tuy

nhiên, theo kinh nghiệm của một số thành viên thì đồ bên này chất lượng tốt hơn,

giá cũng mắc hơn một chút.

2.5. Tiền Đài Loan

Các bạn nên chuẩn bị tiền Đài tệ mang sang đây để dùng sau khi xuống sân

bay và sử dụng trong những tháng đầu ở ĐL vì học bổng sẽ gởi sau khi nhập học

khoảng 2-3 tháng. Kể từ năm 2014, học bổng của các bạn đã bao gồm học phí và

phí tín chỉ (Master và ph.D). Vì vậy bạn chỉ cần chuẩn bị tiền ở, tiền bảo hiểm và

sinh hoạt phí. Chúng tôi khuyến khích các bạn chuẩn bị khoảng ít nhất 30000NTD

(nếu bạn ở KTX và không cần mua sắm vật dụng quá nhiều, ăn cơm bệnh viện

thường xuyên) cho 2-3 tháng đầu này. Bạn có thể đổi tiền ở Việt Nam hoặc ở Đài

Loan. Nếu muốn đổi tiền ở Đài Loan thì nên mang USD hoặc Euro sang (khuyến

khích nếu ở nhà đã có sẵn USD, tránh mang VND đi đổi USD rồi lại mang sang

ĐL đổi NTD sẽ rất thiệt về tỉ giá). Tùy theo tỉ giá hiện tại mà bạn tự quyết định

nên đổi tiền Đài ở Việt Nam hoặc là mang USD sang Đài Loan đổi. Ở Hà Nội, bạn

có thể đến đường Hà Trung hoặc các tiệm vàng để đổi tiền (nên đổi một ít nếu như

có sẵn ngoại tệ, vì chênh lệch tỷ giá ở tiệm vàng là khá lớn).

2.6. Thẻ ngân hàng

Trước khi sang đây, các bạn nên làm cho mình một vài thẻ credit/debit card

của các ngân hàng có giao dịch thẻ quốc tế để tiện cho việc gửi tiền từ VN sang.

Ngân hàng HSBC, Techcombank, Vietcombank…đều có, thông thường khi rút tiền

bên này, mỗi lần rút mất phí 100NT$, và tính chi phí chuyển đổi theo tỷ giá ngân

hàng tại thời điểm đó. (Ví dụ ở nhà gửi vào tài khoản bằng tiền VNĐ, sang đây rút

từ cây ATM ra tiền NTD theo quy đổi liên ngân hàng, ko có chênh lệch nhiều so

với bên ngoài, các bạn có thể yên tâm). Sau khi làm các thủ tục nhập học, các bạn

sẽ được làm thêm thẻ ngân hàng ở đây để trường có thể chuyển tiền học bổng về tài

khoản của bạn. Như vậy, thông thường các bạn sẽ có trong người 1 thẻ visa và 1 thẻ

tài khoản ở ĐL.

Một cách khác với những bạn không muốn làm thẻ credit do nhiều lý do về

lãi suất, chi phí rút tiền và số tiền phải deposit trong tài khoản đó là mang tiền mặt

sang bên này và mở tài khoản ở các Ngân hàng Đài loan (NHĐL), ở NCKU thì có

Post office với dịch vụ Post bank – ngân hàng bưu điện ngay trong trường nên khi

thực hiện các giao dịch, rút tiền sẽ rất thuận tiện và không mất chi phí khong chỉ

trong trường, các ATM của Post bank mà còn có cả một số cây ATM của các ngân

hàng khác trong các cửa hàng tiện lợi xung quanh ký túc xá. Một điểm lợi nữa, các

bạn có thể làm thẻ debit/visa của các NHĐL để đi siêu thị, mua sắm cũng như mua

đồ online một cách rất thuận tiện và đương nhiên là sẽ rẻ hơn bằng cách mang thẻ

credit card phụ từ VN sang.

Một cách nữa về chuyển tiền từ VN sang, các bạn có thể sử dụng Western

Union do sự tiện lợi của nó ( không yêu cầu tài khoản NH, tiền có thể chuyển VNĐ

và nhận NTD, chi phí thấp). Khi qua ĐL thì chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn thêm

nếu cần thiết.

2.7. Hồ sơ, tài liệu cá nhân

Hồ sơ nhập học, giấy tờ chứng minh nhân thân, hộ chiếu… là vật bất ly thân

với tất cả chúng ta, các bạn nên nhớ phải mang theo để tránh phải gửi mất thời gian

và có thể thất lạc. Các thứ này nên để ở túi xách tay khi bay sang Đài Loan.

3. CÔNG VIỆC KHÁC

3.1. Đăng kí chỗ ở

Các bạn dựa theo quy trình của OIA để đăng kí chỗ ở, thông thường bạn đăng kí

online trên trang admission (nên nhớ đề rõ thông tin bạn muốn ở với ai hay không, có

theo tín ngưỡng tôn giáo nào không,..), sau đó đăng kí trên web của ktx (bạn sẽ phải

xem một đoạn clip, không được tua, sau đó trả lời câu hỏi,..).

Hình 3.1. Lệ phí tham khảo tại các ktx theo các mùa.

Ngoài ra bạn cũng có thể đăng kí ở prince house, phí cao hơn nhưng điều kiện

sống tốt hơn.

3.2. Đăng ký môn học

Một vấn đề cũng rất quan trọng là lựa chọn và đăng ký môn học. NCKU có

3 đợt đăng ký môn học cho mỗi học kỳ, với Fall semester thì thường bắt đầu vào

tháng 7, với Spring semester thì vào giữa tháng 1. Đợt 1, các bạn có thể tìm và đăng

ký môn học trong khoa, đợt 2 mở rộng ra với các môn ngoài khoa, đợt 3 là đợt cuối

cùng. Sau khi hết hạn, nếu muốn đăng ký, các bạn phải lên khoa và xin giáo sư dạy

môn đó chữ ký và nộp bằng giấy (việc này tùy thuộc vào GS dạy môn đó). Cần lưu

ý rằng, việc đăng ký học ở NCKU rất linh hoạt, bạn có thể đăng ký nhiều môn rồi

drop hoặc hoặc thử, không thích cũng có thể drop (theo thời gian đã quy định). Sĩ

số dành cho các môn thường có giới hạn, đồng thời các môn học cũng có sự khác

biệt về tính chất, mức độ nặng nhẹ...(sẽ dễ nói hơn nếu chia sẻ trực tiếp). Do đó,

nếu chọn lựa sớm, các bạn sẽ được học những môn mình mong muốn, và nếu

chậm chân, các bạn có nguy cơ không được học môn đó.

Để giải quyết vấn đề này một cách thuận lợi cho các bạn sinh viên mới,

chúng tôi sẽ tiếp nhận các yêu cầu tư vấn từ các bạn, và chuyển cho các SVVN

cùng khoa để trực tiếp hướng dẫn và đưa cho các bạn lời khuyên. Nếu cần, hãy gửi

cho chúng tôi biết ý định và khoa bạn đang học nhé.

3.3. Chọn giáo sư hướng dẫn

Trên thực tế, đã có nhiều bạn gửi email kèm CV cũng như Study Plan của mình

trước khi sang đây cho các giáo sư để xin advisor và đã thành công. Điều này rất

có lợi cho các bạn khi sớm có được sự hướng dẫn và làm việc cùng GS sớm.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể xin hỗ trợ tài chính từ chính GS của mình nếu như

học bổng của các bạn không nhiều. Tuy nhiên không phải GS nào cũng sẽ support

bạn ngay từ khi bạn mới qua, vậy nên hãy tự chủ tài chính của bạn ít nhất trong kì

đầu tiên.

Tuy nhiên, đa số GS đều yêu cầu gặp trực tiếp khi bạn sang đây. Các bạn hãy

chủ động tìm kiếm GS sớm cho mình nhé, vì SV quốc tế ở NCKU ngày càng đông,

và số SV của các GS ngày càng nhiều, họ sẽ ngại không muốn nhận thêm. Do đó,

liên hệ càng sớm càng có nhiều cơ hội cho bạn đó. Tuy nhiên, cũng tùy theo quy

định của từng khoa mà các bạn sắp xếp việc xin làm advisee của giáo sư nào theo

khoa đó. Ví dụ khoa IMBA thì sinh viên sẽ thường chọn giáo sư ở kỳ thứ 2. Thông

tin về GS, các bạn có thể vào website của trường, tìm đến khoa của mình và vào

mục Faculty nhé. Chúc may mắn !

3.4. Việc đăng ký buddy-buddy program và đưa đón tại sân bay

Chương trình Buddy-buddy (hình thức nhờ một bạn sinh viên bản địa giúp đỡ

cho thời gian đầu sang Đài Loan). Bạn ấy là người có thể hỗ trợ bạn lấy chìa khóa

kí túc xá khi bạn sang trái với giờ hành chính và phòng phụ trách KTX đã đóng

cửa. Bạn nên xin số điện thoại của bạn buddy đó, khi đến nơi có thể mượn điện

thoại của một số anh chị ở đây để hẹn gặp và lấy chìa khóa. Bạn buddy cũng là

người giúp bạn trong quá trình hoàn tất thủ tục hồ sơ.

Hoặc các bạn sinh viên mới có thể tập hợp thành một nhóm và đi chung

chuyến bay. Hãy liên hệ trước với VSA-NCKU, chúng tôi sẽ cử người ra đón và

hướng dẫn các bạn về ktx làm thủ tục cần thiết. Trường hợp bạn không được VSA

đón, hãy đọc kỹ hướng dẫn trong sổ tay và chuẩn bị sẵn các thông tin trao đổi hỏi

thăm phương tiện cũng như địa chỉ trường (các tài xế thường chỉ nói tiếng Trung).

Nếu bạn đến sân bay Cao Hùng, bạn cũng nên đăng kí dịch vụ đón tại sân bay

của trường để tiết kiệm chi phí đi về NCKU. Chi phí là 350 NTD, bạn nên chuẩn

bị tiền trước từ Việt Nam để thanh toán với tài xế ngay khi đến nơi. Nếu bạn tới sân

bay Đào Viên, bạn có thể chọn đi tàu hoặc xe bus về Đài Nam. Nếu bạn đến sân

bay Đài Nam thì tiện lợi hơn nhưng tại đây không có wifi free, vậy nên bạn nên

liên hệ trước với người đón ngày giờ chuyến bay hoặc chuẩn bị sẵn các thông tin

để trao đổi hỏi thăm phương tiện (tiếng Trung).

4. QUÁ TRÌNH BAY TỪ VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN

4.1. Chọn lựa hãng hàng không và tuyến bay:

Giá cả còn tùy vào đại lí và mùa. Các bạn có thể tham khảo nhiều đại lí trong

thành phố để biết thêm thông tin giá vé. Nếu bạn đặt vé trực tiếp từ website hãng,

hãy kiểm tra tính xác thực của trang web đó, vì có rất nhiều trang web mạo danh.

Tùy theo bạn ở gần khu vực nào và muốn đáp sân bay nào mà lựa chọn chuyến bay

phù hợp. Các hãng hay được lựa chọn là Vietnam Airline, Eva airline (của ĐL),

Vietjet Air... Các giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục ở sân bay:

+ Tại sân bay Việt Nam: Chuẩn bị sẵn giấy nhập học của trường, và các giấy tờ

liên quan đến chuyến bay.

+ Tại sân bay Đài Loan: Trình giấy nhập cảnh tại sân bay Đài Loan. Tờ khai này

trên máy bay tiếp viên sẽ phát (hoặc xuống sân bay lấy), các bạn có thể điền thông

tin vào đó để xuất trình cho Hải quan Đài Loan.

+ Luôn mang theo hộ chiếu bên mình.

4.2. Di chuyển từ sân bay về trường bằng phương tiện công cộng

Một số hướng dẫn cho các bạn muốn tự đi về trường từ sân bay bằng các

phương tiện công cộng (một số bạn quên đăng kí dịch vụ đón sinh viên của trường):

+ Từ sân bay Đài Nam: bắt taxi hoặc bus về trường. Nếu bạn còn lạ, chuẩn bị sẵn

map và ghi sẵn mấy câu tiếng trung hỏi thăm về trường, đưa cho tài xế taxi ngoài

sân bay. Địa chỉ thuận tiện cho việc thả và liên lạc sẽ được đề cập ở mục kinh

nghiệm sau.

+ Từ sân bay Cao Hùng (Kaohsiung International Airport): Các bạn có thể ra ngoài

cổng sân bay, hỏi bến xuống tàu điện ngầm, và mua vé để về ga trung tâm Cao Hùng

(Kaohsiung Main Station), ở đó, các bạn có thể mua vé tàu về tới Đài Nam. Tới ga

Đài Nam sẽ có tín hiệu báo, các bạn xuống và ra cổng sau thì sẽ nhìn thấy trường

ngay, nhớ là không phải ra cổng trước của ga.

+ Từ sân bay Đào Viên (Taoyuan International Airport): Sau khi ra khỏi khu vực

kiểm soát, các bạn ra hỏi khu vực bán vé xe bus về Taipei (ngay gần đó). Có nhiều

hãng xe, giá không khác nhau nhiều, nên đi hãng nào cũng được. Từ sân bay, các bạn

đi xe bus về Taipei Main Station, sau đó hỏi nơi mua vé tàu về Đài Nam (ngay trong

ga trung tâm), hoặc đi xe bus ở khu Taipei Bus Station ở khu nhà bên cạnh. Nếu đi

xe bus, có 2 hãng xe hay được chọn lựa, đó là Ho-Hsin ( cao cấp, đắt hơn) và Ubus

(bình dân, giá rẻ hơn), điểm đến đều là bãi xe cạnh công viên Đài Nam, về đến đó,

các bạn gọi taxi về trường (tầm 3-5p). Các bạn nên đi bằng tàu điện để đỡ phải di

chuyển hành lý nhiều lần từ Taoyuan về Taipei, đồng thời cũng về đến ga Đài Nam

luôn, sau đó các bạn ra cổng sau của ga là thấy trường mình rồi. Khi gần tới nơi, vui

lòng gọi điện cho chúng tôi theo số như đã cung cấp ở cuối ấn bản này.

4.3. Kinh nghiệm

Bạn nên chọn chuyến bay trực tiếp sang sân bay Đài Nam, có thể là bay chuyến

của hãng Vietjet Air, giá vé thường rẻ và có nhiều khuyến mãi. Khi đáp sân bay , làm

thủ tục và lấy hành lí, hoặc bạn có người đón, hoặc bạn tự di chuyển. Phía ngoài sân

bay sẽ có nhiều taxi, bạn liên hệ và yêu cầu di chuyển về ktx NCKU địa chỉ sau 7-

Eleven No.116, Shengli Road, East District, Tainan City, Taiwan 701 (

https://goo.gl/maps/wG7CUT42zbL2 ). Ở đây cũng có free wifi, bạn có thể bắt và liên

hệ các đồng chí trong hội nhờ giúp đỡ. Ngoài ra, 7/11 này cũng là nơi gần nhất để bạn

đóng tiền ktx và phí bảo hiểm mà bạn in ra từ Taiwan bank như trong hướng dẫn

handbook của NCKU. Đây cũng là địa chỉ thuận tiện nếu bạn muốn thông báo ngay

cho gia đình rằng bạn đã đáp cánh an toàn.

Hình 4.3. Free wifi, click 1 trong 4 ô và click go để có thể sử dụng.

4.4. Một số thủ tục bạn sẽ cần phải làm sau khi đặt chân tới Đài Loan.

4.4.1. Thủ tục đăng kí ktx

Nếu bạn tìm phòng trọ ở ngoài, hãy bỏ qua mục này. Nếu bạn đã đăng ký ktx

qua 2 bước trước, khi dặt chân tới trường, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là làm thủ

tục nhận phòng tại phòng quản lý ktx (Hình 4.4.1).

Hình 4.4.1. Phòng quản lí ktx nữ và nam

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc làm thủ tục như thư mời nhập học, hình thẻ,

hộ chiếu,... Nếu có in trước biên lai càng tốt, không thì họ sẽ phát cho bạn. Bạn di

chuyển đến 7-11 địa chỉ trên để đóng tiền và quay lại phòng quản lý để nhận chìa khóa.

4.4.2. Làm thẻ cư trú ARC

Sau khi tới Đài Loan, các bạn bắt buộc phải làm thẻ cư trú (ARC) trong

vòng 14 ngày để được hợp pháp ở lại Đài Loan sau khi hết hạn visa. Thông

thường đầu mỗi kì học, cục xuất nhập cảnh sẽ đến trường để các bạn thuận tiện làm

ARC, nhưng trong trường hợp bạn sang sớm hoặc muốn hoàn tất thủ tục nhanh,

bạn phải tự đến cục xuất nhập cảnh để làm ARC:

https://tainancity.wordpress.com/2009/11/11/tainan-city-immigration-office/

Một số giấy tờ cần chuẩn bị: Đơn xin ARC (nhận đơn và điền thông tin tại

văn phòng nhập cảnh), Giấy chứng nhận sinh viên tạm thời - Certificate of Study

(bản gốc và bản photo), có thể thay thế bằng thư nhập học, biên lai đống tiền ktx

và tiền bảo hiểm; Passport + visa bản gốc (kèm 2 bản photo); ID No. Application

Form (trong hồ sơ mở tài khoản ngân hàng); Ảnh chân dung (từ vai trở lên). Lưu

ý: Khi đi nên mang theo kéo + keo dán + bút viết.

4.4.3. Làm sim điện thoại

Ở công viên Tainan, hay có mấy anh chị người việt phát sim miễn phí, chỉ

cần bạn có mang hộ chiếu là có thể làm được. Ngoài ra, bạn cũng có thể ra tiệm

điện thoại để mua sim, hạn sử dụng thường là nửa năm. Bạn nên làm sim càng

sớm càng tốt, vì mọi giấy tờ đều yêu cầu điền số điện thoại, bạn sẽ không cần tới

lui để cập nhật thông tin.

4.4.4. Lập tài khoản ngân hàng tại post office

Khi có phiếu hẹn nhận ARC. Bạn nên chuẩn bị một con mộc tên tiếng trung

của bạn để ký tên tiếng trung cho nhanh vì đôi khi quá đông người, họ sẽ không

cho bạn làm nếu không có mộc (bạn có thể mua mộc ở Lão Chiu). Cầm các giấy tờ

cần thiết như thư nhập học, phiếu hẹn ARC, mộc, hộ chiếu ... đến post office để

lập tài khoản ngân hàng.

4.4.5. Khám sức khỏe tại bệnh viện NCKU

Có giấy hẹn ARC mới đi khám được.

4.5. Cuộc sống tại NCKU

Hàng năm, trường cũng có phát xe đạp miễn phí cho sinh viên, bạn nên theo

dõi thông tin của OIA để nắm bắt cơ hội và sắm cho bản thân một chiếc xe đạp để

đi học cũng như đi siêu thị mua đồ thiết yếu.

Bên cạnh việc học tập, hội VSA-NCKU cũng cố gắng tổ chức các hoạt động

để giúp các bạn sinh viên gắn bó hơn cũng như tạo niềm vui, kỷ niệm tốt đẹp trong

thời gian học tập tại NCKU.

Tuần lễ văn hóa Việt Nam thường được tổ chức vào tháng 4-5 hàng năm

Kỷ niệm 87 năm thành lập trường

Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10/2017

Chào đón tân sinh viên khóa mùa thu 2017

Chào đón tân sinh viên khóa mùa thu 2018

Và nhiều hơn nữa các hoạt động đang chờ sự góp mặt của các bạn. Một lần

nữa, hẹn gặp các bạn sớm nhất vào kì sau!!!!!

Xin chân thành cám ơn những thông tin quý báu từ các anh chị em khóa trước và

hiện đang học tập tại NCKU. Và cũng xin gửi lời cám ơn tới ban biên tập sổ tay

handbook VSA-NTUST, một nguồn tham khảo quý báu góp phần nên tập sổ tay bản

2018 này.

Cập nhật 12/2018: Nguyễn Duy Khanh