27
HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH Th.S Lê Ngọc Thanh

HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

  • Upload
    webb

  • View
    98

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH. Th.S Lê Ngọc Thanh. Mục Tiêu:. Trình bày được những quan điểm về nghề nghiệp, về trước tác và về sự kế thừa của Lãn Ông. Trình bày được những nội dung cơ bản của 28 tập trong tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông. I. Tiểu sử tác giả:. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

HẢI THƯỢNG Y TÔNGTÂM LĨNH

Th.S Lê Ngọc Thanh

Page 2: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Mục Tiêu:

1. Trình bày được những quan điểm về nghề nghiệp, về trước tác và về sự kế thừa của Lãn Ông.

2. Trình bày được những nội dung cơ bản của 28 tập trong tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lãn Ông.

Page 3: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

I. Tiểu sử tác giả:

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh năm 1720 tại phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông mất năm 1791 tại Hà Tĩnh.

Ông sinh ra trong một gia đình có nhiều người khoa bảng, đậu tiến sĩ và làm quan.

Có thể chia quãng đời HTLO làm 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn ấu thơ ( 1720- 1739 ): Ông theo cha lên học ở Thăng Long. Năm 20

tuổi cha mất phải thôi học về quê, không tham gia thi cử

Page 4: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

2. Giai đoạn binh nghiệp ( 1739 – 1746 ): Cầm quân thường thắng trận nên tướng chúa

Trịnh muốn đề bạt nhưng ông từ chối. Năm 1746, nghe tin anh trai mất xin giải ngũ về quê chịu tang và nuôi mẹ và các cháu.

3. Giai đoạn ở nhà và bệnh tật ( 1746 – 1749 ): Về quê, do lo nghĩ nhiều làm mất sức, ông lâm

bệnh nặng, chữa chạy nhiều nơi mấy năm không khỏi. Năm 1749 ông đến ở nhà Lương Y Trần Độc ở Nghệ An. Ở nhà thầy điều trị hơn 1 năm, nhân lúc rãnh rỗi, ông đọc Phùng Thị Cẩm Nang một cách say mê và hiểu hết, thấy ích lợi nên quyết chí học thuốc.

Page 5: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Trong một lần ông được mời ra làm tướng và được hứa sẽ bái tướng phong hầu, nhưng ông viện cớ nuôi mẹ nhất quyết từ chối rồi về Hương Sơn ẩn cư. Ông làm nhà trong rừng ven núi quyết chí và miệt mài học thuốc, lấy biệt hiệu là “Lãn Ông”

4. Giai đoạn y nghiệp: ( 1750 – 1791 ) Ông tìm thầy kết bạn, đọc sách để học thuốc,

đêm ngày tự học một mình, khi không gặp được ai, ông tự mò mẫm suy đoán. Khi hay tin ở đâu có thầy thuốc hay ông cũng đều đến để học hỏi.

Tinh thần muốn học hỏi sâu hơn khiến ông quyết định ra kinh đô vào năm 1765 để tìm thầy học thêm. Không gặp được thầy giỏi, ông đành mua một số sách mang về.

Page 6: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Năm 1760, ông mở lớp dạy Y để đáp ứng nhu cầu trị bệnh cho dân. Ông vẫn trao đổi kinh nghiệm và học hỏi ở bạn đồng nghiệp, giao lưu với Y học nước ngoài, thu thập lại các kinh nghiệm dân gian, viết lại bài giảng ông đã giảng, chỉnh lý và rồi biên soạn thành sách.

Năm 1770, pho sách “ Lãn Ông Tâm Lĩnh “ được soạn thảo xong một phần và viết lời tựa sau nhiều năm cưu mang. Pho sách đã bao gồm những đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của ông, lẫn kinh nghiệm dân gian và đúc kết cả kinh điển Trung y. Tuy nhiên do không có tiền in nên đành để đó.

Page 7: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Năm 1781, con của chúa Trịnh bị bệnh cổ trướng nặng, ông được đề bạt. Vì ngĩ đến việc in bộ “ Tâm Lĩnh “ nên quyết định đi. Sau khi chữa trị xong, ông tìm mọi cách để xin được về quê.

Năm 1783, ông viết tập “ Thượng kinh ký sự “, năm 1786 ông hoàn thành bộ “ Lãn Ông Tâm Lĩnh”.

5. Những quan điểm lớn của Lãn Ông: Tư tưởng và sự nghiệp của Lãn Ông gắn liền với thực tế xã hội, với những điều kiện đương thời. Lãn Ông là một nhân vật đặc biệt, tất nhiên có nhiều quan điểm tốt đẹp để lại cho đời sau:

Page 8: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

a. Quan điểm về cuộc sống: Ông từng thổ lộ rằng: “ cái chí bon chen trong trường danh lợi mình đã vứt bỏ từ lâu…”Ông cho rằng “nghề y thiết thực ích lợi cho mình, giúp đỡ được mọi người”. Đó là một hướng đi tích cực, đúng đắn, thiết thực, cao quý. Hướng đi ấy có tính chất lý tưởng hóa bản tính và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ông từ đó về sau

b. Quan điểm về nghề nghiệp, ý thức phục vụ: Ông nhiều lần nhấn mạnh: “ nghề thuốc là một

nghề thanh cao, là một nghề có lòng nhân…” Từ đó mà các mặt đạo đức, trách nhiệm, động cơ, thái độ, tác phong, nghiệp vụ… của ông đều đạt tới một tầm cao đặc biệt.

Page 9: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Ông nói “ đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng của người ta, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người, làm phận sự của mình mà không cầu lợi kể công “

“ Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, từ sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định…”

Phần mình phải hết sức suy nghĩ, đem hết khả năng để làm kế tìm cái sống trong cái chết cho người ta “

Page 10: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

c. Quan điểm về trước tác và truyền thụ: người viết sách có nhiều động cơ và thái độ khác nhau, đúng sai hay dở khác nhau. Lãn Ông có quan điểm sống và ý thức phục vụ như trên nên động cơ và mục đích của ông vẫn đúng.

Ông muốn “ thâu tóm hàng trăm cuốn sách, đúc thành một pho để tiện xem tiện đọc…”

Ông đã xác định quan điểm sau “ tôi nghĩ việc trước thư lập ngôn không phải dễ. Ngạn ngữ có câu “ cho thuốc không bằng cho phương “ vì thuốc chỉ cứu được một người, chứ cho phương thì giúp đỡ người ta vô tận. Nhưng nghĩ cho kỹ, nếu trong phương có một vị không đúng, thì hàng trăm nhà chịu tai hại. Huống chi viết lên sách, mỗi lời nói

Page 11: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

thành khuôn phép nhất định khó mà thay đổi được, nhỡ trong câu có điều sai lầm thì tai hại còn lớn hơn những bài thuốc nhiều”

Với tinh thần thận trọng như vậy, ông còn đem hết tâm huyết của mình ra, rõ ràng tinh thần trách nhiệm xây dựng học thuật và ý thức phục vụ của ông thật là triệt để và cao cả.

Trong việc truyền thụ nghề nghiệp cho môn đệ, ông cũng rất chu đáo. Ông chủ trương dạy học bằng nhiều lối để người học nắm vững được chuyên môn.

Page 12: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

d. Quan điểm về thừa kế và học tập: Nêu cao tinh thần khổ học: “ tìm hiểu sách vở của

khắp các nhà, nghiên cứu ngày đêm…” Học tập có chọn lọc: Hai chữ “tâm lĩnh” trong tên

bộ sách cũng đã nói lên cách học có chọn lọc của ông. Ông chọn lọc những bài thuốc cũ có hiệu quả, ông có kinh nghiệm sử dụng viết thành “ Tâm đắc thần phương”

Học tập có sáng tạo:Ông nghiên cứu sách xưa nhưng có nhiều chỗ ông không rập khuôn hoàn toàn như xưa. Ông viết “Hiệu phỏng tân phương” và “ Ngoại cảm thông trị”

Học tập có phương pháp: cần phải đọc rộng, tham khảo nhiều, sắp xếp tóm gọn cho hệ thống…

Học tập với tinh thần suy nghĩ độc lập: Ông có tinh thần suy nghĩ độc lập, tự hào với những phát kiến độc đáo.

Page 13: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

e. Phong cách đối xử: Đối với mọi người nói chung: đối với người lớn

tuổi phải kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy,người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng, người kém hơn mình thì dìu dắt họ học tâp

Đối với người bệnh: Ông tận tình cứu chữa, đối với bệnh gấp thì cứu bệnh như cứu hỏa, đối với bệnh nguy thì tìm hết cách để cứu vãn… Ông quan tâm nhiều đến người nghèo. Đối với phụ nữ, ông giữ nghiêm túc triệt để.

Page 14: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Đối với việc nhận quà cáp: “ khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp, vì người nhận quà hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang tính khí thất thường, mình cầu cạnh hay bị khinh rẻ…

Người có chí khí muốn thành công trên đường đời, muốn đóng góp lợi ích cho xã hội, thường gặp một điều khó khăn nhất là tìm được hướng đi, những quan điểm đúng đắn, kế hoạch, phương pháp làm việc hiệu quả. Những điều trên đây rút ra từ trước tác của lãn Ông, có thể gọi là mẫu mực và quý báu

Page 15: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

II. Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh

Bộ sách gồm 28 tập chia thành 66 quyển. Có thể tạm phân loại như sau:

A. Nhập môn: 1. Quyển thủ: Y nghiệp thần chương: 1 quyển Bài nguyên dẫn ( Vũ Xuân Huyên ) Bài tựa ( TS. Cúc Linh ) Tự tựa ( tựa của Lãn Ông ): sơ nét thân thế và

tâm sự của mình, lý do viết sách Lễ nghi, phụng sự các tiên y: chỉ dẫn về bài vị bày

bàn thờ, danh sách các tiên y, văn tế Cách lấy tiền chữa bệnh và số tiền lấy của Lãn

Ông Y lý thâu nhàn: 25 bài thơ làm trong lúc rãnh

Page 16: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

Y huấn cách ngôn: 10 điều nguyên tắc hành nghề

Phàm lệ: Mục lục, mục thứ Y nghiệp thần chương: khái quát nội dung bộ

sách, thâu tóm những điểm chính của lý luận cơ bản

B. Lý luận cơ bản: 2. Nội kinh chỉ yếu: 1 quyển, gồm có 7 mục:

Trích dẫn những điểm cơ bản của kinh điển, sắp xếp lại và chú giải ( âm dương, cơ chế biến hóa, tạng phủ, bệnh nặng, phép tắc chữa bệnh, mạch kinh )“ ăn uống quá no, mồ hôi ra là do Vị; kinh sợ làm mất tinh, mồ hôi ra là do Tâm; mang nặng đi xa, mồ hôi ra là do Thận; chạy nhanh sợ hãi mồ hôi ra là do Can; làm việc nặng nhọc, mồ hôi ra là do Tỳ…”

Page 17: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

3.Vận khí bí điển: 1 quyểnBàn về quan hệ con người và thiên nhiên, môi trường, thời sinh học.“ Tuy nhiên, không nên câu nệ vào lý luận vận khí…không thể dựa hẳn vào số can chi của năm tháng để quyết định sự biến đổi thịnh suy hằng giờ hằng phút vô cùng tận…có khi phải bỏ thời tiết mà theo chứng bệnh”

4. Y gia quan miện ( những điều cần thiết của thầy thuốc ) : 1 quyểnPhân tích và tổng hợp lý luận cơ bản làm cơ sở ban đầu cho người học thuốc. Dùng thơ để dễ nhớ ( gồm 72 mục về: âm dương, ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc, khí huyết, chẩn đoán, mạch học, bệnh lý, trị pháp )

Page 18: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

5. Y hải cầu nguyên ( tìm nguồn gốc sâu rộng của Y học ): 3 quyểnNêu lên những điểm cốt lõi rút ra từ kinh điển để người học lấy làm căn cứ về sinh lý, bệnh lý, nguyên tắc chữa bệnh“ Chân hỏa là gốc của dương, chân thủy là gốc của âm; tinh hoa của thủy là chí, tinh hoa của hỏa là thần; thủy của trời đất lấy biển làm căn, thủy của con người lấy thận làm nguồn gốc; người trẻ tuổi chỉ sợ có hỏa, người tuổi già chỉ sợ không hỏa…”“ Tỳ Vị là cha của khí huyết, Tâm Thận là mẹ của khí huyết, Can Phế là nơi cư trú của khí huyết; khí có thừa tức là hỏa, khí không đủ tức là hàn…”

Page 19: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

6. Châu ngọc cách ngôn: ( truyền tâm bí chỉ ) 1 quyểnNêu thành cách ngôn những điều người xưa chưa hề nói và chú giải theo ý kiến riêng. Thâu tóm những điều thiết yếu về lý, pháp, phương, dược, xây dựng qui tắc chẩn doán bệnh chứng và dùng thuốc chữa bệnh

7. Huyễn tẫn phát vi ( nói rõ bí ẩn của âm dương thủy hỏa ): 1 quyểnNói về tiên thiên âm dương thủy hỏa, mệnh môn, chức năng sinh lý, bệnh lý của chân thủy, chân hỏa và phép chữa. Bàn về bát vị, lục vị, 12 bài thuốc khác và một số bệnh án kinh điển

Page 20: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

8. Khôn hóa thái chân ( những điều trọng yếu của hậu thiên Tỳ Vị ): 1 quyểnNói về hậu thiên khí huyết tỳ vị, chức năng tiêu hóa, tác dụng của khí huyết, bệnh lý và phép chữa, 10 bài thuốc quan trọng ( bổ trung ích khí thang; tứ quân tử thang; tứ vật thang: đương quy, sinh địa, bạch thược , xuyên khung; bát trân thang; Quy tỳ thang…)

9. Đạo lưu dư vận: 1 quyểnBiện luận, bổ sung những điểm thiếu, chỉnh lý những điểm sai, chú giải thêm ý của người xưa về y lý“ Luận về khí hư, hỏa hư, huyết hư, thủy hư, chứng bệnh thấy hơi giống nhau thì phép chữa có thể thông dụng; biện luận về phép bổ hỏa lại trọng dụng thục địa…”

Page 21: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

C. Dược: 10. Dược phẩm vậng yếu: 2 quyển

150 vị thuốc chính: tính vị, công năng, tác dụng, cách bào chế, cách dùng…phân loại theo ngũ hành

11. Lĩnh nam bản thảo: 2 quyển

Quyển thượng: chép lại 496 vị thuốc nam trong bộ Nam dược thần hiệu

Quyển hạ: 564 vị thuốc nam linh tinh mới tìm được và biết công dụng, 305 vị bổ sung về công dụng hay mới phát hiện thêm

Page 22: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

D. Bệnh học và điều trị:

12. Ngoại cảm thông trị: 1 quyển

Đặc tính của bệnh ngoại cảm ở nước ta. Những phương thuốc sáng chế điều trị theo các thể bệnh

“ Luận về Lĩnh Nam, ta không có chứng thương hàn, bệnh phát sinh về mùa đông chỉ là cảm hàn, còn ba mùa khác đều là cảm mạo và đại ý về phép chữa”

“ Luận về miền Lĩnh Nam ta tuyệt đối không nên dùng bài Ma hoàng Quế chi thang”

….

Page 23: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

13. Bách bệnh cơ yếu: 10 quyển mất 8, còn 2 quyển Bính và Đinh

Bệnh học nội khoa: biện chứng luận trị, Lý pháp phương dược tạp bệnh. Sao chép các bệnh do các danh y xưa nghiên cứu và phê phán cách dùng thuốc. Mục đích của các quyển này để tiện tra cứu.

14. Y trung quan kiện: 1 quyển

Tóm những điều cốt yếu về phương pháp điều trị 90 bệnh chứng và phụ lục

“ Chứng trúng phong bỗng nhiên ngã vật ra, người mắc phải bệnh này 70 -80% là do âm hư, do dương hư cũng chỉ 10 -20% . Phần nhiều vì hư yếu bên trong mà sinh phong, thỉnh thoảng có do ngoại cảm mà sinh phong…”

Page 24: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

15. Phụ đạo xán nhiên: 2 quyển

Bệnh phụ khoa theo sách xưa và kinh nghiệm riêng

16. Tọa thảo lương mô: 1 quyển

Hướng dẫn về sản khoa

17. Ấu ấu tu tri ( yêu trẻ nên biết ): 5 quyển mất 1 còn 4

Bệnh trẻ em

18. Mộng trung giác đậu: 10 quyển

Bệnh đậu mùa

19. Ma chẩn chuẩn thằng: 1 quyển

Bệnh sởi

Page 25: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

E. Phương tễ: 20. Tâm đắc thần phương: 1 quyển

Chú giải 70 phương thuốc của Phùng thị mà ông có kinh nghiệm và chọn lọc

21. Hiệu phỏng tân phương: 1 quyển29 phương thuốc do ông đặt ra do học kinh nghiệm xưa“ Tư thủy nhuận táo phương; thống tàng phương; hòa Can ôn Thận phương…”

22. Bách gia trân tàng: 3 quyển Hơn 600 bài thuốc kinh nghiệm do ông thu thập trong nhân dân và thừa kế của ngoại tổ ông là Bùi Diệm Đăng

Page 26: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

23. Hành giản trân nhu: 8 quyển

Hơn 2000 phương thuốc đơn giản, ít vị dễ tìm chọn lọc trong các bản thảo thời trước ( như Nam dược thần hiệu ) hay trong nhân dân

24. Y phương hải hội: 1 quyển

233 bài thuốc cổ phương chọn lọc và gia giảm, xếp đặt lại để tra cứu

F. Bệnh án:

25. Y dương án và y âm án: 17 bệnh án khó ông chữa khỏi và 12 bệnh án khó ông chữa không khỏi

Page 27: HẢI THƯỢNG Y TÔNG TÂM LĨNH

G. Dưỡng sinh: 26. Vệ sinh yếu quyết: 2 quyển

Vệ sinh dịch tễ, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh lao động, dưỡng sinh, phòng bệnh

27. Nữ công thắng lãm: 1 quyểnSách dạy nấu ăn ( làm bún, bánh kẹo, mứt, đồ chay, tương mắm… phục vụ ăn uống

H. Y sử: 28. Thượng kinh ký sự: 1 quyển

Kể chuyện ra kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán năm 1782