42
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Số: 1027 /QĐ-KHCNVN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt danh mục các đề tài KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN để tuyển chọn đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện trong kế hoạch 2013- 2014 CHỦ TỊCH VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 09/6/2000; Căn cứ Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 506/QĐ-KHCNVN ngày 26/4/2012 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về Ban hành quy định về quản lý các đề tài thuộc các hướng khoa học công nghệ ưu tiên cấp Viện KHCNVN”; Căn cứ kết quả xét chọn các đề tài của các Hội đồng khoa học Ngành cho kế hoạch 2013-2014 của Viện KHCNVN; Xét đề nghị của Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt danh mục các đề tài KHCN cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để tuyển chọn đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện trong kế hoạch 2013-2014. Danh sách 50 đề tài theo 7 hướng khoa học công nghệ kèm theo. Điều 2. Giao Ban Kế hoạch - Tài chính thông báo

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

  • Upload
    ngoque

  • View
    224

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Số: 1027 /QĐ-KHCNVN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt danh mục các đề tài KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN để tuyển chọn

đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện trong kế hoạch 2013-2014

CHỦ TỊCHVIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 09/6/2000;Căn cứ Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2008 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 506/QĐ-KHCNVN ngày 26/4/2012 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về “Ban hành quy định về quản lý các đề tài thuộc các hướng khoa học công nghệ ưu tiên cấp Viện KHCNVN”;

Căn cứ kết quả xét chọn các đề tài của các Hội đồng khoa học Ngành cho kế hoạch 2013-2014 của Viện KHCNVN;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục các đề tài KHCN cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để tuyển chọn đơn vị và cá nhân chủ trì thực hiện trong kế hoạch 2013-2014. Danh sách 50 đề tài theo 7 hướng khoa học công nghệ kèm theo.

Điều 2. Giao Ban Kế hoạch - Tài chính thông báo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và cán bộ khoa học trong Viện KHCNVN tiến hành đăng ký dự tuyển chọn theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện KHCNVN chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Như Điều 3;- Lãnh đạo Viện;- Website Viện KHCNVN;- Lưu: VT, KHTC. VN.50

CHỦ TỊCH

Page 2: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

DANH SÁCH Đề tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN

tuyển chọn đơn vị chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cho kế hoạch năm 2013-2014

Hướng Công nghệ thông tin, tự động hoá, điện tử và Công nghệ vũ trụ (VAST01) (10 đề tài)(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-KHCNVN ngày tháng 8 năm 2012)

TT Tên đề tài Mục tiêu Sản phẩm, kết quả cần đạt Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến(tr. đ)

1. Thiết kế và phát triển hệ thống đo đạc profile vận tốc dòng chảy chất lỏng dựa trên hiệu ứng Doppler của sóng trên âm.

- Nghiên cứu và xây dựng phần mềm xử lý tín hiệu dựa trên hiệu ứng Doppler của sóng trên âm (Ultrasonic Doppler Method– UDM) để đo vận tốc dòng chảy chất lỏng.- Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm một hệ đo đạc dòng chảy sử dụng sóng ultrasound; hướng tới thương mại trong nước và hợp tác quốc tế.- Đào tạo, xây dựng đội ngũ và nâng cao trình độ cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đo đạc trong thủy khí công nghiệp và môi trường.

- Báo cáo khoa học theo các nội dung đã đăng ký.- 01 hệ thống đo đạc gồm: phần cứng và phần mềm.- Hướng dẫn sử dụng phần mềm.- 02 công bố hội nghị, tạp chí quốc gia và quốc tế (phấn đấu tạp chí SCI).- Đào tạo sau đại học.

2013-2014 680

2. Nghiên cứu và phát triển các công cụ số phục vụ mô phỏng và tính toán các công trình ngầm trong giao thông đô thị.

Nghiên cứu và phát triển các công cụ số phục vụ mô phỏng và tính toán các công trình ngầm, có thể áp dụng trong các dự án giao thông đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

- Báo cáo khoa học theo các nội dung đã đăng ký.- Bộ công cụ số phục vụ mô phỏng và tính toán công trình ngầm.- Kết nối để tham gia một số công việc thuộc dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM.

2013-2014 450

2

Page 3: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

3. Đồng hóa số liệu đối với các bài toán mô phỏng thủy động lực học và lan truyền các hạt trên sông trên hệ thống tính toán hiệu năng cao.

Xây dựng phần mềm áp dụng phương pháp đồng hóa số liệu vào các bài toán thủy động lực học thực tiễn ở Việt nam. Sử dụng các hệ thống tính toán hiện đại hiệu năng cao nhiều tiện ích để đem lại những kết quả chính xác tin cậy hơn. Từng bước thay thế các phần mềm và các phương pháp cũ.

- Báo cáo khoa học theo các nội dung đã đăng ký.- Phần mềm mô phỏng thủy động lực học và lan truyền chất trên sông có áp dụng phương pháp đồng hóa số liệu, có bậc sai số theo không gian và thời gian cao, trên hệ thống tính toán hiệu năng cao.- Kết quả kiểm định và áp dụng cho bài toán thực tế.- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

2013-2014 400

4. Phát triển các module phần mềm để xác thực đối tượng và nhận dạng hành vi của đối tượng kết hợp giữa kỹ thuật xử lý ảnh với điện tử.

Xây dựng hệ thống phần mềm sử dụng thẻ thông minh, thiết bị nhận dạng đối tượng chuyển động và kỹ thuật xử lý ảnh để nâng cao độ chính xác của đối tượng được nhận dạng phục vụ cho việc xác thực; đồng thời nhận dạng hành vi của đối tượng không đứng yên.

- Báo cáo khoa học theo các nội dung đã đăng ký.- Phần mềm làm việc trên máy tính giao tiếp được với thiết bị và thẻ nhận dạng để xác thực chính xác đối tượng- Module phần mềm phát hiện lái xe ngủ gật dựa trên kỹ thuật xử lý ảnh.- Hệ thống tích hợp camera, máy tính nhúng và thiết bị cảnh báo lái xe ngủ gật.- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

2013-2014 650

5. Xây dựng hệ thống Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đa phương - Báo cáo về kết quả khảo sát, phân 2013-2014 400

3

Page 4: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

cơ sở dữ liệu đa phương tiện y tế và công cụ hỗ trợ khám chữa bệnh tại bệnh viện.

tiện y tế cùng với công cụ là hệ thống phần mềm quản lí, khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu đa phương tiện.

tích và đánh giá các hiện trạng lưu trữ thông tin đa phương tiện y tế cần thiết cho công tác khám và chữa bệnh tại một bệnh viện đa khoa có quy mô vừa (khoảng 500 giường).- Báo cáo khoa học về nghiên cứu các chuẩn dữ liệu và các bộ công cụ sử dụng trong giao thức chuyển đổi các dữ liệu văn bản y tế, hồ sơ bệnh án điện tử.- Thiết kế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đa phương tiện y tế của một bệnh viện đa khoa quy mô vừa, đáp ứng việc quản lý các bộ sưu tập lớn (large collection) các hình ảnh cận lâm sàng và các thông tin văn bản trong EMR- bệnh án điện tử và đáp ứng việc truy xuất nhanh dữ liệu phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm để hỗ trợ bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân tại bệnh viện.- Hệ thống phần mềm quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu đa phương tiện y tế đáp ứng cho bệnh viện có quy mô vừa .- Kết quả thử nghiệm tại một bệnh viện- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

6. Nghiên cứu xây dựng chương trình hiệu chỉnh trực

- Nghiên cứu xây dựng phần mềm hiệu chỉnh trực giao ảnh VNREDSat – 1, nhằm tạo ra sản phẩm cũng như cung cấp cho

- Báo cáo khoa học theo các nội dung đã đăng ký.- Phần mềm hiệu chỉnh trực giao ảnh

2013-2014 500

4

Page 5: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

giao ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và các phương pháp kỹ thuật xử lý, phân tích ảnh vệ tinh siêu phổ.

người sử dụng công cụ để tự tạo ra sản phẩm dưới dạng bản đồ ảnh từ các ảnh ở mức xử lý 2A của hệ thống sao lưu dữ liệu DBS của Viện KHCNVN.- Nghiên cứu làm chủ các phương pháp và kỹ thuật xử lý, phân tích ảnh siêu phổ chuẩn bị cho việc khai thác sử dụng các ảnh siêu phổ của vệ tinh VNREDSat – 1B.

vệ tinh VNREDSat – 1, kèm hướng dẫn sử dụng;- Báo cáo tổng hợp các phương pháp và kỹ thuật chuyên dụng cho xử lý ảnh siêu phổ;- Báo cáo tổng hợp các chức năng xử lý, phân tích ảnh siêu phổ và tài liệu hướng dẫn xử lý, phân tích ảnh siêu phổ trên các phần mềm ENVI, ERDAS. - Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

7. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật VLF (tần số rất thấp) trong khảo cứu tầng điện ly.

- Nghiên cứu kỹ thuật thăm dò khí quyển tầng điện ly dựa trên cơ chế truyền dẫn sóng vô tuyến tần số rất thấp (VLF);- Nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm 01 thiết bị thu các nhiễu loạn bất ngờ tại tầng điện ly;- Tăng cường hệ thống dữ liệu quan trắc khí quyển của Việt Nam;- Đào tạo cán bộ trong các lĩnh vực liên quan.

- Báo cáo khoa học theo các nội dung đã đăng ký.- 01 thiết bị thu tín hiệu VLF phục vụ nghiên cứu nhiễu xạ tầng điện ly- Dữ liệu về khí quyển lớp D tầng Điện ly quan trắc tại Nha Trang.- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

2013-2014 400

8. Nghiên cứu phát triển hệ thống LIDAR hấp thụ vi sai ứng dụng quan trắc phân bố nồng độ ozone trong lớp khí quyển tầng thấp.

- Nghiên cứu phát triển hệ thiết bị LIDAR dựa trên nguyên tắc đo hấp thụ vi sai (DIAL) để quan trắc ozone trong vùng tử ngoại.

- Đo đạc thử nghiệm phân bố nồng độ ozone với độ phân giải cao.

- Báo cáo khoa học theo các nội dung đã đăng ký.

- 01 hệ thiết bị LIDAR dựa trên nguyên tắc đo hấp thụ vi sai (DIAL) để quan trắc Ozone trong vùng tử ngoại ở 266 nm, bao gồm các khối chính sau: khối phát tín hiệu quang học, khối thu tín hiệu quang học, vùng tử ngoại, khối điện tử và máy tính và chương trình thu nhận

2013-2014 600

5

Page 6: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

và xử lý tín hiệu (Labview).

- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

9. Nghiên cứu ứng dụng sự phản xạ của sóng vô tuyến HF từ tầng điện ly trong kỹ thuật truyền thông tin tại khu vực Nam Bộ.

- Sử dụng kết quả quan trắc tầng Điện ly xích đạo từ của Việt Nam trong một chu kỳ Mặt Trời (2002 – 2012) để nghiên cứu tính toán các tham số của các đường truyền thông tin HF trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.- Tính toán quỹ tần số làm việc cho các lớp điện ly, theo mùa và theo độ hoạt động của Mặt Trời áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh.

- Báo cáo khoa học về các tham số đường truyền được tính toán theo khoảng cách thông tin và điều kiện kỹ thuật cụ thể.- Mô hình dự báo truyền sóng HF sử dụng cho các tỉnh Nam bộ.- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

2013-2014 350 - 400

10. Nghiên cứu, thiết kế kiến trúc và chế tạo mẫu hệ thống điều khiển tích hợp trong robot di động.

- Phát triển một hệ thống điều khiển thông minh cho robot di động .- Phục vụ đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng tiếp cận, làm chủ và phát triển công nghệ trong lĩnh vực robot. - Xây dựng cơ sở khoa học và thực nghiệm cho phát triển ứng dụng của robot di động có chức năng thông minh vào thực tế trong giai đoạn tiếp theo.

- Báo cáo khoa học về nội dung và kết quả nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm, tài liệu, bản vẽ thiết kế.- Một hệ thống điều khiển thông minh và tích hợp cho một robot di động có sẵn bao gồm: phần cứng của hệ thống điều khiển, chương trình điều khiển nhúng, hệ thống cảm biến v.v, chương trình mô phỏng, điều khiển thông minh bằng giọng nói tiếng Việt, bằng Internet, bằng nút bấm.- Đăng ký công bố kết quả trên tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế.- Đào tạo sau đại học.

2013-2014 450

6

Page 7: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

DANH SÁCH Đề tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN

tuyển chọn đơn vị chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cho kế hoạch năm 2013-2014

Hướng Công nghệ sinh học; Mã số: VAST02 (5 đề tài)(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-KHCNVN ngày tháng 8 năm 2012)

TT Tên đề tài Mục tiêu Kết quả, sản phẩm cần đạt Thời gian

thực hiệnKinh phí dự

kiến (tr.đ)

1. Nghiên cứu biểu hiện protein tái tổ hợp tạo vị ngọt miraculin trong cây cà chua chuyển gen.

Study on production of recombinant sweet - tasting - miraculin in tomatoes.

Tạo cây cà chua chuyển gen có khả năng sản xuất protein tái tổ hợp tạo vị ngọt miraculin tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dược

- 1 vector chuyển gen mang gen mir và các cấu trúc gen thích hợp có hiệu quả chuyển gen cao - 20-30 dòng cà chua chuyển gen mir có hàm lượng protein tái tổ hợp chiếm 1-3 % hàm lượng protein tổng số. - Đào tạo sau đại học.- Công bố quốc tế và quốc gia.

2013-2014 500

2. Nghiên cứu chế tạo hạt nano mang kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch.

Nghiên cứu chế tạo hạt nano mang kháng nguyên và phân tử kích hoạt miễn dịch khác nhau có khả năng gây đáp ứng miễn dịch ở động vật thực nghiệm

- Qui trình chế tạo hạt nano polymer mang kháng nguyên và phân tử kích hoạt miễn dịch bổ trợ - Các đặc tính hóa, lý, sinh và miễn dịch học của sản phẩm trên.- Lượng sản phẩm trên đủ dùng trong nghiên cứu phân tích và thử nghiệm - 1 công bố quốc tế, 2 công bố 1 quốc gia- Tham gia đào tạo sau đại học.

2013-2014 500

3. Nghiên cứu quy trình sản xuất L-aspara-ginase tái tổ hợp, thử nghiệm diệt các dòng tế bào ung

Xây dựng quy trình công nghệ lên men sản xuất L-asparaginase từ chủng vi sinh

- 1 chủng vi sinh vật tái tổ hợp sản xuất L-asparaginase ức chế sự nhân lên và phát triển của tế bào ung thư máu.

2013-2014 500

7

Page 8: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

thư và định hướng dùng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư máu.Investigation on production of recombinant L-asparaginase, killing cancer cell lines and used for production of an anticancer (leukemia) agent.

vật tái tổ hợp và thử nghiệm diệt các dòng tế bào ung thư định hướng dùng làm nguyên liệu làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư máu

- 1 quy trình tinh sạch L-asparaginase.- 10 mg L-asparaginase tinh sạch dùng thử nghiệm tiêu diệt các dòng tế bào ung thư.- 1 bài báo quốc tế ISI và 1 bài báo quốc gia.

4. Nghiên cứu tạo chủng baculovirus tái tổ hợp mang gen kháng nguyên virus cúm phục vụ mục tiêu sản xuất vắc xin thế hệ mới.Generation of a recombinant baculovirus carrying A/H5N1 virus antigen to produce a new vaccine generation

Xây dựng được quy trình công nghệ tạo baculovirus tái tổ hợp mang gen kháng nguyên virus cúm và đánh giá khả năng đáp ứng miến dịch

- Qui trình công nghệ tạo baculovíu mang gen H5 và M1- Lượng baculovirus tái tổ hợp đủ để phân tích và thực nghiệm- Các đặc tính hình thái, sinh học và miễn dịch học của sản phẩm baculovirus- Chế phẩm vaccine có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch với virus cúm A/H5N1.- Đào tạo sau đại học.- Công bố quốc tế và quốc gia.

2013-2014 500

5. Nghiên cứu xác định các đột biến gen nhằm phục vụ chẩn đoán bệnh khiếm thính di truyền bẩm sinh ở trẻ em.Investigation of gene mutation(s) detection for diagnosis of hereditary congenital hearing impairment in children.

Xác định các đột biến điểm/ SNPs ở một số gen liên quan đến bệnh khiếm thính bẩm sinh di truyền ở trẻ em. Xây dựng phương pháp phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh khiếm thính bẩm sinh

- Bộ số liệu về đột biến điểm/ SNPs của các gen liên quan đến bệnh suy giảm thính giác bẩm sinh di truyền- Đề xuất phương pháp ứng dụng trong phát hiện, chẩn đoán và tiên lượng bệnh khiếm thính bẩm sinh di truyền ở trẻ em.- Công bố quốc tế và quốc gia- Tham gia đào tạo sau đại học

2013-2014 500

8

Page 9: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

DANH SÁCH Đề tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN

tuyển chọn đơn vị chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cho kế hoạch năm 2013-2014

Hướng Khoa học vật liệu (VAST03) (8 đề tài)(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-KHCNVN ngày tháng 8 năm 2012)

TT Tên đề tài Mục tiêu Sản phẩm, kết quả cần đạt Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến (tr. đ)

1. Điều chế vật liệu hấp phụ kim loại – hữu cơ (MOFs - ZIFs) và nghiên cứu sử dụng chúng trong tách và tinh chế khí giàu CO2.

- Điều chế thành công các vật liệu khung cơ kim MOFs và ZIF có diện tích bề mặt riêng và độ xốp lớn, kích thước và thành phần khung thích hợp và có năng suất hấp phụ chọn lọc cao CO2 /CH4 trong hỗn hợp khí để phân tách chúng. - Các vật liệu có độ bền cao trong quá trình hấp phụ, lưu trữ khí, đồng thời có độ chọn lọc hấp phụ cao để thu được khí sản phẩm có độ tinh khiết cao, đáp ứng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp khí và giảm thiểu chi phí trong chế biến khí. Vật liệu phải dễ giải hấp khí, thuận tiện trong quá trình sử dụng. - Nâng cao hiệu quả sử dụng khí giàu CO2 sẵn có ở Việt Nam.- Góp phần giảm phát thải CO2, chống ô nhiễm môi trường.

- 03 loại MOFs, ZIF có đại lượng hấp phụ và độ hấp phụ chọn lọc CO2 trong hỗn hợp khí CO2/CH4 giàu CO2 cao hơn chất hấp phụ thông thường (> 1 g/g) với cấu trúc, đặc trưng lý - hóa cụ thể. Khối lượng mẫu 100g/mẫu.- Qui trình điều chế 03 loại MOFs, ZIF dùng làm chất hấp phụ chọn lọc CO2/CH4.- Điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ chọn lọc CO2 trong hỗn hợp khí CO2/CH4 có nồng độ CO2 cao và điều kiện giải hấp khí CO2 ra khỏi chất hấp phụ.- 2 luận văn thạc sĩ.- 2 bài báo quốc tế.

2013-2014 500

9

Page 10: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

2. Nghiên cứu quy trình tổng hợp và xác định các đặc trưng vật liệu phức hợp sắt polymaltose hướng đến ứng dụng trong thực phẩm chức năng bổ sung sắt và thuốc chống thiếu máu.

Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu phức hợp IPC đạt tiêu chuẩn dược phẩm và hướng đến quy mô sản xuất đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu cho thực phẩm chức năng bổ sung sắt và thuốc chống thiếu máu.

- Quy trình ổn định tổng hợp IPC qui mô 200 g/mẻ từ các nguyên liệu trong nước;- 2000 g vật liệu phức hợp IPC;- Các đặc trưng hóa lý của phức hợp IPC tạo thành, đạt các tiêu chuẩn chất lượng dùng trong thực phẩm chức năng và dược phẩm: nhân sắt dạng akaganeite (β-FeOOH) không phân ly thành ion, kích dưới 80 nm được bao bọc bởi vỏ polymaltose, tan trong nước và có độ dẫn điện thấp (nhỏ hơn 200 μS/cm), hàm lượng nhân sắt chiếm khoảng 20-30% khối lượng; - Dự kiến đào tạo một thạc sỹ hóa học, công bố 2 bài báo và 2 báo cáo khoa học.

2013-2014 500

3. Nghiên cứu quy trình chế tạo hệ dẫn thuốc cấu trúc nano và đánh giá hiệu quả tác động của chúng lên tế bào ung thư người nuôi cấy in vitro.

- Chế tạo được hệ dẫn thuốc cấu trúc nano kích thước 200 nm: vật liệu mang là các copolymer hoặc các hạt nano vàng rỗng, yếu tố hướng đích (folate), thuốc (Cur; Pac; Cis-Platin), phân tán và bền trong nước, có khả năng hướng đích ung thư.- Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả tác động của hệ hạt nano lên các dòng tế bào ung thư như HT29; HeLa; Hep-G2….

- Quy trình công nghệ ổn định cho việc chế tạo hệ dẫn thuốc cấu trúc nano - Hệ dẫn thuốc cấu trúc nano dạng lỏng, ổn định trong môi trường sinh lý, có hiệu quả hướng đích tốt- Công bố 02 bài báo khoa học trên tạp chí Quốc tế- Đào tạo 01 ThS hoặc đóng góp đào tạo 01 TS

2013-2014 500

4. Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thủy luyện đồng áp dụng cho nguồn quặng sunfua đồng Việt Nam.

- Nghiên cứu phát triển phương pháp thuỷ luyện đồng từ nguồn quặng sunfua đồng.- Đề ra quy trình công nghệ chế tạo kim loại đồng từ nguồn quặng đồng sunfua Việt nam theo phương pháp thủy luyện đồng mới.

- Quy trình công nghệ thủy luyện quặng sunfua đồng.- 20 kg đồng điện phân từ nguồn quặng đồng sunfua (Hòa Bình hoặc Lào Cai).

2013-2014 500

10

Page 11: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

- Bài báo đăng trên tạp chí, hội nghị trong nước hoặc quốc tế.

5. Nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo thử nghiệm pin mặt trời nanô trên cấu trúc tổ hợp hệ hạt nanô Au (Ag)- hệ hạt /màng nanô TiO2).

- Nghiên cứu để mở ra một hướng tương đối mới ở Việt nam về pin mặt trời nanô sử dụng cấu trúc lõi gồm hệ hạt nanô kim loại Au (Ag)/hệ hạt TiO2 anatase trong môi trường lớp đệm xác định (SiO2, sensitiser...). - Thiết kế cấu trúc pin, chế tạo thử nghiệm được một số mẫu pin nanô có một số đặc tính tốt, nghiên cứu các tính chất quang điện làm tiền đề để mở rộng nghiên cứu nhằm ứng dụng trong chế tạo pin mặt trời nano thế hệ mới. - Đào tạo cán bộ trẻ, NCS, Thạc sỹ, tăng cường hợp tác quốc tế.- Công bố một số kết quả trên kỷ yếu hội nghị, tạp chí KHCN trong và ngoài nước.

- Báo cáo tổng quan một số nét chính về hướng nghiên cứu liên quan.- Quy trình công nghệ gồm các bước công nghệ chính để chế tạo thử nghiệm mẫu pin mặt trời trên hệ hạt nano kim loại Au(Ag) với kích thước 10-40 nm- hệ hạt/màng TiO2 với kích thước từ 20-100nm trong môi trường đệm (SiO2, sensitiser..) trên đế thủy tinh/ITO, kim loại hoặc đế bán dẫn.- Một số mẫu pin mặt trời nanô chế tạo thử nghiệm với kích thước cỡ 2x2 cmxcm - Các số liệu thực nghiệm về kết quả đo I-V, hiệu ứng quang điện, hệ số hấp thụ..., ảnh FESEM, AFM; ảnh hình vẽ về cấu trúc pin... - Đào tạo 1-2 sinh viên ĐH, Thạc Sỹ và bước đầu đào tạo 01 NCS- 2 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế.

2013-2014 500

6. Xây dựng hệ thống tính toán, mô phỏng song song đa luồng (32 CPUs) ứng dụng cho nghiên cứu và đào tạo ngành vật liệu và linh kiện quang tử nano.

- Xây dựng hệ thống tính toán, mô phỏng song song đa luồng (32 CPUs) dùng cho nghiên cứu và đào tạo ngành khoa học vật liệu và linh kiện quang tử nano. - Cài đặt một số phần mềm hiện đại; kết quả tính toán có độ tin cậy và độ chính xác cao của Viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) như MEEP, MPB và tham gia vào mạng máy tính lớn để tính toán, mô phỏng các quá trình truyền dẫn và cộng hưởng sóng điện từ trong vật liệu

- Hệ thống tính toán, mô phỏng song song mở, đa luồng (32 CPUs), có tính năng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu và đào tạo trình độ cao, đảm bảo vận hành và hoạt động tốt khi nghiệm thu và sau khi nghiệm thu.- Công bố khoa học và đào tạo: 02 bài báo đăng trên tạp chí Quốc tế; 1 luận văn ThS và đóng góp đào tạo 1 TS.

2013-2014 500

11

Page 12: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

và linh kiện quang tử nano.- Nâng cao nghiên cứu và đào tạo trình độ cao ngành vật liệu và linh kiện quang tử nano ở trong nước và hợp tác với một số trung tâm tính toán, mô phỏng quang tử nano trên thế giới: Đại học Ajou (Hàn Quốc); Đại học Paris-Sud và Trung tâm KHCN Nano Paris (Pháp)…

7. Tổng hợp một số hệ chất lỏng ion dùng để hòa tan nhôm nhằm tiết kiệm điện năng trong công nghệ điện phân nhôm.

Mục tiêu của đề tài trong giai đoạn 2013-2014 là tổng hợp một số chất lỏng ion để giảm tiêu thụ điện năng trong công nghệ điện phân nhôm

- Tìm được qui trình tổng hợp tối ưu và chi phí thấp cho 2-3 hệ dung dịch ion (Mỗi hệ có 100ml sản phẩm với các chỉ số hóa lý kèm theo)- Xác định được các thông số hòa tách nhôm để sử dụng trong công nghệ điện phân, đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng.- 01 bài báo trong tạp chí quốc tế.- 02 bài báo trong tạp chí trong nước (hoặc 01 GPHI được tiếp nhận).

2013-2014 500

8. Nghiên cứu, chế tạo liều kế K2YF5, K2GdF5

pha tạp đất hiếm, ứng dụng trong đo liều neutron và các loại bức xạ hạt nhân khác.

- Chế tạo và nghiên cứu các vật liệu K2YF5 và K2GdF5 pha tạp các loại ion đất hiếm (RE). Tìm hiểu cơ chế và xây dựng mô hình để có thể giải thích được sự phụ thuộc của các tính chất nhiệt phát quang vào cấu trúc vật liệu và thành phần của trường chiếu xạ hỗn hợp. Nghiên cứu những tính chất đo liều của những loại liều kế nhạy và có khả năng lọc lựa bức xạ rõ nét nhất. - Nghiên cứu và xây dựng hệ đo nhiệt phát quang có độ nhạy cao và đặc tính của hệ đo đáp ứng cho yêu cầu xác định liều neutron và các bức xạ khác. Nghiên cứu phần mềm tính toán cho hệ thống đo liều neutron tích lũy

- Quy trình chế tạo các liều kế K2YF5

và K2GdF5 pha tạp Dy3+, Tb3+, Sm3+, Pr3+ dưới dạng bột và thủy tinh. Kết quả khảo sát đáp ứng phân biệt liều chiếu của mẫu với các loại bức xạ hạt nhân khác nhau trong đó quan tâm chủ yếu đến liều chiếu neutron.- Chế tạo được các liều kế đo lọc lựa bức xạ hạt nhân trong đó có neutron. Phần mềm điều khiển và tính toán các giá trị liều kế đo được.- Đào tạo học viên cao học hoặc NCS: 2 học viên.

2013-2014 500

12

Page 13: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

trong quá trình chiếu xạ. Từ đó xây dựng hệ thống đo liều lọc lựa của bức xạ hạt nhân.

- Đăng 02 bài báo trên tạp chí khoa học trong nước.Các sản phẩm được sử dụng tại các cơ sở nghiên cứu khoa học và các cơ sở hạt nhân.

13

Page 14: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

DANH SÁCH Đề tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN

tuyển chọn đơn vị chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cho kế hoạch năm 2013-2014

Hướng Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học (VAST04) (10 đề tài)(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-KHCNVN ngày tháng 8 năm 2012)

TT Tên đề tài Mục tiêu Sản phẩm cần đạt Thời gianthực hiện

Kinh phí dự kiến(tr. đ)

1. Nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập piceatannol từ củ gấu biển và đánh giá tác dụng hạ gluco huyết của nó trên động vật thực nghiệm

- Xây dựng được quy trình phân lập piceatannol từ củ gấu biển [Cyperus stoloniferus (Cyperaceae)] quy mô 10 kg nguyên liệu khô/ mẻ.

- Đánh giá được tác dụng hạ gluco huyết của piceatannol trên động vật thực nghiệm.

- Quy trình phân lập piceatannol từ củ gấu biển quy mô 10 kg mẫu khô/ mẻ với hiệu suất thu hồi cao.

- 100g piceatannol đạt độ tinh khiết ≥95% theo HPLC- Hồ sơ đánh giá kết quả nghiên cứu độc tính cấp và độc tính

bán trường của piceatannol chiết xuất được- Kết quả hạ đường huyết của piceatannol trên động vật thực

nghiệm. - 01 bài báo trong nước và 01 bài báo quốc tế SCI.

2013-2014 500

2. Nghiên cứu tạo chế phẩm chống oxy hóa từ rễ cây thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.) của Việt Nam

- Hoàn thiện quy trình phân lập, tinh chế astilbin từ rễ thổ phục linh của Việt Nam quy mô 10 kg mẫu khô/ mẻ

- Tạo được chế phẩm có tác dụng chống oxy hóa cao từ rễ thổ phục linh Việt Nam

- Quy trình phân lập và tinh chế astilbin từ rễ thổ phục linh Việt Nam quy mô 10 kg mẫu khô/ mẻ

- 100g astilbin đạt độ tinh khiết ≥95% theo HPLC- 500g chế phẩm có tác dụng chống oxy hóa chứa trên 40%

astilbin- Hồ sơ về độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế

phẩm- Kết quả thử tác dụng kháng oxy hóa của chế phẩm - Tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm.- 01 bài báo trong nước và 01 bài báo quốc tế SCI.

2013-2014 500

3 Xây dựng vùng nguyên Xây dựng 1000 m2 vườn cây - 1000 m2 Vườn cây loài thuẫn râu. 2013-2014 500

14

Page 15: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

liệu cây thuẫn râu – Scutellaria barbata D. Don (họ Bạc hà – Lamiaceae Lindl.) ở Việt Nam, kiểm tra động thái tích lũy các hoạt chất trong điều kiện trồng

thuẫn râu và đánh giá thành phần hóa học của cây thuẫn râu trong điều kiện trồng

- Kết quả sơ bộ về thành phần hóa học cây thuẫn râu trong điều kiện trồng.- Đánh giá sơ bộ khả năng chống khối u của dịch chiết cồn nước từ cây thuẫn râu trồng- 01 bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước và 1 bài báo ISI- Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh và 01 thạc sĩ.

4 Nghiên cứu xây dựng qui trình phân lập hợp chất acetogenin từ cây Na biển (Annona glabra) và khả năng kháng u in vivo của chúng trên động vật thực nghiệm.

- Xây dựng được qui trình chiết acetogenin từ cây Na biển (Annona glabra) ở quy mô phòng thí nghiệm;.

- Đánh giá được tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư in vitro và khả năng kháng u in vivo của hợp chất acetogenin trên động vật thực nghiệm.

1. Hồ sơ kết quả thu thập và sàng lọc mẫu gồm tiêu bản mẫu (ảnh chụp, ảnh tiêu bản), mẫu nghiên cứu (nơi thu mẫu, số lượng).2. Quy trình quy trình phân lập hợp chất dạng acetogenin ở quy mô phòng thí nghiệm (20g dịch chiết MeOH/mẻ);3. Bộ số liệu phổ của 10 hợp chất phân lập được và 0.5 g hợp chất dạng acetogenin sau khi đã thử nghiệm hoạt tính sinh học.4. Bộ số liệu các nghiên cứu hoạt tính sinh học bao gồm:

- Kết quả đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư in vitro của các hợp chất phân lập được (8 dòng tế bào ung thư thử nghiệm);

- Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và thử nghiệm khả năng kháng u in vivo trên động vật thực nghiệm của hợp chất dạng acetogenin.5. Các sản phẩm khác: 1 bài báo ISI, 2 bài trên tạp chí trong nước.

2013-2014 500

5 Nghiên cứu xác định thành phần hóa học, hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan của cây thuốc Paramignya, trimera họ Rutaceae của Việt Nam

Nghiên cứu thực vật học, thành phần hóa học và xác định được hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan của cây thuốc Paramignya trimera – họ Rutaceae

Tạo chế ra phẩm có tác dụng bảo vệ gan.

1. Hồ sơ thực vật của cây thuốc (tiêu bản, ảnh thực vật, tên khoa học, nơi thu, thời gian, miêu tả thực vật).

2. Kết quả và đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cặn chiết nước và metanol của rễ và thân cây.

3. Quy trình phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất (8-10 hợp chất) từ rễ và thân cây thuốc.

4. Kết quả đánh giá tác dụng bảo vệ gan của 02 hợp chất phân lập được trên mô hình chuột BALB/c gây độc gan bằng paracetamol.

5. Quy trình phân lập hoạt chất quy mô 10 g sản phẩm/

2013-2014 500

15

Page 16: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

mẻ.6. TCCS của 01 chế phẩm.7. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán

trường diễn của chế phẩm.8. 01 bài báo quốc tế SCI- SCIE , 01 bài trong nước.

Đào tạo 01 thạc sĩ.6 Nghiên cứu phát hiện

các chất có hoạt tính hạ đường huyết từ cây dừa cạn (Catharanthus roseus) của Việt Nam

- Có được kết luận về hoạt tính hạ đường huyết của cây dừa cạn Việt Nam và khả năng sử dụng chúng trong điều trị bệnh đái tháo đường.

- Kết quả về hoạt tính hạ đường huyết của cây dừa cạn Việt Nam.

- 01 chế phẩm có hoạt tính hạ đường huyết từ cây dừa cạn Việt Nam với lượng đủ để nghiên cứu tiếp theo.

- Một số thành phần chính của chế phẩm (4-5 chất)- Kết quả về độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế

phẩm- Kết quả về hoạt tính hạ đường huyết của chế phẩm - 01 bài báo trong nước và 01 bài báo quốc tế SCI..- Đào tạo 01 thạc sỹ

2013-2014 500

7 Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu thông minh đa dạng thực vật bậc cao có mạch Vườn Quốc Gia Ba Vì

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông minh đa dạng thực vật bậc cao có mạch VQG Ba Vì, thuận lợi cho việc tra cứu, định loại và sử dụng

- Cơ sở dữ liệu về đa dạng thực vật bậc cao có mạch của VQG Ba Vì cho phần mềm PlantsVN.- Phần mềm PlantsVN cho phép định họ các mẫu thực vật bậc cao có mạch, định chi cho các mẫu thuộc 10 họ lựa chọn, duyệt hình ảnh và phân bố các loài thực vật bậc cao có mạch ở VQG Ba Vì dưới dạng web.

- 01 bài báo khoa học trong nước và 1 bài SCI..- 01 đăng ký sở hữu trí tuệ.- Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 01 thạc sĩ.

2013-2014 500

8 Đánh giá sinh khối và khả năng tích lũy các bon của các các quần xã thực vật trong hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên núi đất tại Trạm sinh học Mê Linh và vùng phụ cận

Xác định sinh khối và khả năng tích lũy các bon của các kiểu quần xã thực vật trong hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên núi đất tại Trạm sinh học Mê Linh và vùng phụ cận

- Hệ thống ô định vị nghiên cứu sinh khối và tích luỹ các bon trong các kiểu quần xã thực vật thuộc khu vực nghiên cứu.- Báo cáo khoa học về các kết quả nghiên cứu các kiểu quần xã thực vật thuộc khu vực nghiên cứu: Đặc điểm cấu trúc, thành phần loài của quần xã thực vật và

các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tích lũy sinh khối thực vật.

Tổng sinh khối của các quần xã thực vật và sự tích lũy cacbon trong quần xã thực vật.

2013-2014 500

16

Page 17: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

Năng suất lượng rơi, sự phân huỷ của lượng rơi và lượng các bon trả về cho đất rừng.

Sự phát thải CO2 trong quá trình hô hấp của đất rừng. Sự tích lũy cacbon trong đất rừng. Khả năng tính lũy các bon của hệ sinh thái rừng kín thường

xanh trên núi đất tại Trạm sinh học Mê Linh và vùng phụ cận.

Đề xuất các khuyến nghị cho việc xây dựng và triển khai các dự án phục hồi rừng tự nhiên theo cơ chế phát triển sạch CDM.

- 01 bài báo khoa học trong nước và 01 bài báo nước ngoài SCI-E.- Đào tạo 01 thạc sĩ theo hướng của đề tài.

9 “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật PCR-DGGE (Polymerase Chain Reaction – Denaturing Gradient Gel Electrophoresis) để xác định đa dạng tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu”

Đánh giá được tính đa dạng sinh học quần xã tuyến trùng trong hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ

1) Báo cáo về sự đa dạng quần xã tuyến trùng trong hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu ở 4 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, và Bà Rịa Vũng Tàu) theo mùa trong năm và độ sâu của mẫu đất vùng rễ. 2) Cơ sở dữ liệu về sự phân bố tuyến trùng trong hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu ở 4 tỉnh miền Đông Nam Bộ kể trên.. 3) Bài báo khoa học chuyên ngành: 01 bài quốc tế SCI -E, 02 bài trong nước 4) Đào tạo: 01 nghiên cứu sinh.

2013 – 2014

500

10 Nghiên cứu đa dạng sinh học, đánh giá và khai thác nguồn gen vi sinh vật sinh tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học.

- Bảo tồn lưu giữ an toàn được các nguồn gen vi sinh vật (kể cả các plasmid, vectơ mang gen) có ích trong nước và thu thập từ nước ngoài

- Sàng lọc, đánh giá và định hướng ứng dụng nguồn gen trong nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, y dược, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

- Ấn phẩm về danh mục các chủng giống vi sinh vật (1500-2000 chủng) hiện lưu giữ tại VKH & CN Việt Nam. Danh mục điện tử vi sinh vật (E-catalogue of Microorgnisms)

- Sàng lọc, đánh giá nguồn gen, định hướng ứng dụng trong:+ Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp: 200 chủng+ Y dược: 100 chủng+ Trong an ninh quốc phòng 50 chủng + Bảo vệ môi trường: 100 chủng

- Phân lập được từ 2-3 chất có hoạt tính sinh học từ sinh vật lên men

- 01 bài báo quốc tế SCI và 01 bài báo trong nước.

2013-2014 500

17

Page 18: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

DANH SÁCH Đề tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN

tuyển chọn đơn vị chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cho kế hoạch năm 2013-2014

Hướng Khoa học trái đất (VAST05) (06 đề tài)(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-KHCNVN ngày tháng 8 năm 2012)

STT Tên đề tài Mục tiêu Sản phẩm, kết quả chính dự kiến Thời gian

thực hiện

Kinh phí dự kiến(tr. đ)

1 Đánh giá tổn thương hệ thống bãi triều và bãi cát biển ven bờ Bắc Trung Bộ do tai biến thiên nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại

- Xác đinh mức độ tổn thương hệ thống bãi triều và bãi cát biển ven bờ Bắc Trung Bộ (đoạn từ Cửa Hội tới mũi Chân Mây Đông) do tai biến thiên nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu; - Đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Báo cáo tổng quan về tai biến thiên nhiên vùng bờ biển Bắc Trung Bộ.+ Kiểm kê cơ bản (quy mô, cấu trúc, phân bố, giá trị và hiện trạng sử dụng) hệ thống bãi triều và bãi cát biển ven bờ Bắc Trung Bộ (đoạn từ Cửa Hội tới mũi Chân Mây Đông).+ Cơ sở phương pháp luận và tiêu chí đánh giá tổn thương bãi triều và bãi cát biển.+ Kết quả đánh giá mức độ tổn thương hệ thống bãi triều và bãi cát biển ven bờ Bắc Trung Bộ + Báo cáo đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến thiên nhiên gây ra. + Các bản đồ: hiện trạng bãi triều và bãi cát ven bờ; hiện trạng và phân vùng nguy cơ tai biến thiên nhiên; dự báo xu thế biến động bãi triều và bãi cát ven bờ, tỷ lệ 1:100.000 cho toàn vùng và 1:50.000 cho vùng trọng điểm.- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia.

2013 – 2014

500

18

Page 19: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ.2 Đánh giá sự bất ổn

định môi trường địa chất tầng nông đới ven bờ sông Hồng khu vực Sơn Tây phục vụ quy hoạch thích ứng dân sinh

- Đánh giá sự bất ổn định về cấu trúc và động lực môi trường địa chất tầng nông đới ven bờ sông Hồng khu vực Sơn Tây.- Đề xuất giải pháp quy hoạch thích ứng dân sinh ven bờ sông Hồng khu vực Sơn Tây.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Đặc điểm cơ bản và sự bất ổn định về cấu trúc và động lực môi trường địa chất tầng nông đới ven bờ sông Hồng khu vực Sơn Tây.+ Bản đồ môi trường địa chất tầng nông đới ven bờ sông Hồng khu vực Sơn Tây tỷ lệ 1:50 000.+ Bản đồ nhạy cảm sạt lở bờ sông Hồng khu vực Sơn Tây tỷ lệ 1:50 000.+ Đề xuất quy hoạch thích ứng dân sinh ven bờ sông Hồng khu vực Sơn Tây.- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ.

2013 – 2014500

500

3 Nghiên cứu khả năng sử dụng đolomit chất lượng thấp ở khu vực Hà Nam và Ninh Bình trong sản xuất vật liệu không nung

- Làm rõ các đặc tính công nghệ và khả năng sử dụng đolomit chất lượng thấp ở khu vực Hà Nam và Ninh Bình cho sản xuất vật liệu không nung.- Đề xuất quy trình công nghệ sản xuất vật liệu không nung từ đolomit Hà Nam, Ninh Bình

- Sản phẩm KHCN chính:+ Quy trình công nghệ tối ưu sản xuất vật liệu không nung từ đolomit chất lượng thấp khu vực Hà Nam, Ninh Bình quy mô phòng thí nghiệm.+ Sản phẩm mẫu vật liệu không nung từ đolomit.+ Định hướng khai thác sử dụng hợp lý đolomit khu vực nghiên cứu.

- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ.

2013 – 2014500

500

4 Quan sát và theo dõi chuyển động vỏ Trái Đất trên một số đứt gãy hoạt động khu vực Tây Bắc bằng công nghệ GPS liên tục

- Đánh giá dịch chuyển tuyệt đối và tương đối của vỏ Trái Đất tại các vị trí đo đạc.- Xác định cơ chế dịch chuyển kiến tạo vỏ Trái Đất trên đứt gãy Lai Châu – Điện Biên và đứt gãy Sơn La.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Chuỗi số liệu GPS liên tục ở dạng RINEX trong khoảng thời gian 2013-2014 tại các điểm đo đạc. + Chuỗi số liệu hàng ngày về tọa độ tuyệt đối của các điểm đo. + Đánh giá vận tốc dịch chuyển tuyệt đối của các điểm đo và vận tốc tương đối giữa chúng.+ Báo cáo giải thích kiến tạo địa động lực các số liệu GPS đo đạc được.

2013 – 2014

400

19

Page 20: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ.

5 Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố môi trường nền các huyện ven biển phục vụ thành lập mạng lưới quan trắc định kỳ và thường xuyên tại hai trạm quan trắc địa lý- môi trường Đồng Hới (Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu các yếu tố môi trường nền (đất, nước, không khí, sinh thái, hải văn) khu vực nghiên cứu.- Xác định hiện trạng môi trường nền, các mặt cắt, mạng lưới quan sát kiểm soát môi trường định kỳ và thường xuyên ở hai trạm Đồng Hới và Cồn Vành.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Sơ đồ vị trí mạng lưới quan trắc, mặt cắt thu mẫu các yếu tố môi trường hai trạm quan trắc địa lý- môi trường Đồng Hới, Quảng Bình và Cồn Vành, Thái Bình.+ Dữ liệu các yếu tố môi trường nền theo mạng lưới 2 khu vực+ Báo cáo phân tích hiện trạng và diễn biến các yếu tố môi trường nền khu vực nghiên cứu. - Đề xuất phương án quan trắc, phân tích các yếu tố môi trường nền và môi trường động trong các năm tiếp theo. + Bản đồ hiện trạng môi trường các huyện ven biển Thái Bình và Quảng Bình (thuộc địa phận hai trạm quan trắc địa lý- môi trường Đồng Hới, Quảng Bình và Cồn Vành, Thái Bình) tỷ lệ 1/50.000.- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ.

2013 – 2014

500

6 Nghiên cứu đánh giá quá trình xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) phục vụ phát triển KT-XH khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh

- Xác định tiềm năng nước mặt và nước dưới đất về lượng và chất khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh;- Xác định hiện trạng nhiễm mặn nước mặt và nước dưới đất trong bối cảnh nước biển dâng do biến đổi khí hậu khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh;- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu xâm nhập mặn, khai thác hợp lý nhằm hạn chế xâm nhập mặn và phát triển bổ sung nguồn nước nhạt.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Bộ dữ liệu về tài nguyên nước khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh;+ Bản đồ hiện trạng chất lượng nước mặt tỷ lệ 1:100.000;+ Bản đồ hiện trạng chất lượng nước ngầm tỷ lệ 1:100.000;+ Kết quả mô hình đánh giá và dự báo xâm nhập mặn nước mặt và nước dưới đất;+ Các giải pháp giảm thiểu xâm nhập mặn, khai thác hợp lý nhằm hạn chế xâm nhập mặn và phát triển bổ sung nguồn nước nhạt.+ Báo cáo tổng hợp.- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ.

2013 – 2014

400

20

Page 21: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

DANH SÁCH Đề tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN

tuyển chọn đơn vị chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cho kế hoạch năm 2013-2014

Hướng Khoa học và Công nghệ Biển (VAST06) (06 đề tài)(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-KHCNVN ngày tháng 8 năm 2012)

STT Tên nhiệm vụ Mục tiêu Sản phẩm chính Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến(tr.đ)

1 Tiến hóa trầm tích đới ven bờ khu vực Tuy Hòa- Nha Trang trong mối liên quan với biến đổi khí hậu và dao động mực nước biển kỷ Đệ tứ.

Tên tiếng Anh: “Evolution of sediments of coastal zone in Tuy Hoa- Nha Trang area in relation to climate change and sea level fluctuation in the Quaternary”

- Làm sáng tỏ tiến hóa trầm tích đới ven bờ khu vực Tuy Hòa- Nha Trang trong mối liên quan với biến đổi khí hậu và dao động mực nước biển kỷ Đệ tứ;

- Làm cơ sở khoa học cho việc định hướng khai thác sử dụng hợp lý, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu của đề tài;+ Bản đồ địa chất Đệ tứ đới ven bờ khu vực Tuy Hòa- Nha Trang tỷ lệ 1:100.000;+ Các Sơ đồ tướng đá- cổ địa lý đới ven bờ khu vực Tuy Hòa- Nha Trang tương ứng với các giai đoạn biến đổi khí hậu và dao động mực nước biển trong Đệ tứ;+ Sơ đồ dự báo xu thế biến động môi trường trầm tích đới ven bờ khu vực Tuy Hòa- Nha Trang trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng hiện nay.- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 cử nhân, 01 thạc sỹ.

2013 – 2014

500

2 Điều tra, nghiên cứu xây dựng hồ sơ cho 50 đảo (có diện tích >1km2)

Có được bộ hồ sơ đầy đủ về vị thế, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các dạng tài nguyên của các đảo ven

- Sản phẩm KHCN chính:+ Báo cáo tổng hợp kết quả của đề tài;+ Bộ hồ sơ và cơ sở dữ liệu về vị thế,

2013 – 2014500

21

Page 22: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

trong hệ thống đảo ven bờ Bắc Bộ về vị thế, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các dạng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng”.

bờ Bắc Bộ phục vụ phát triển kinh tế biển, an ninh quốc phòng và thực thi Luật biển Việt Nam.

điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các dạng tài nguyên của 50 đảo và định hướng sử dụng bền vững.- Công bố: 02 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 cử nhân, 01 thạc sỹ

3

Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm nitơ của vi khuẩn nitrát hoá và phản nitrát hoá bản địa trong đầm nuôi thuỷ sản nước lợ ven biển phía Bắc Việt Nam

- Xác định được thành phần loài vi khuẩn nitrát hoá và phản nitrát hoá bản địa trong một số đầm nuôi thuỷ sản nước lợ tiêu biểu ở ven biển phía Bắc Việt Nam. - Có được luận cứ khoa học từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm nitơ của vi khuẩn nitrát hoá và phản nitrát hoá bản địa đặc thù cho các đầm nuôi thuỷ sản nước lợ ven biển phía Bắc Việt Nam.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Cơ sơ dữ liệu về đa dạng của quần xã vi khuẩn nitrát hoá và phản nitrát hoá bản địa trong một số đầm nuôi thuỷ sản nước lợ tiêu biểu ven biển phía Bắc Việt Nam;+ Luận cứ khoa học về tiềm năng tự làm sạch các chất ô nhiễm nitơ và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến tốc độ nitrát hoá và phản nitrát hoá của vi khuẩn bản địa trong đầm nuôi thủy sản nước lợ ven biển phía Bắc Việt Nam;+ Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm nitơ của vi khuẩn nitrát hoá và phản nitrát hoá bản địa trong đầm nuôi thuỷ sản nước lợ ven biển phía Bắc Việt Nam. - Công bố: 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành quốc gia và 01 bài báo trên tạp chí quốc tế.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 cử nhân, 01 thạc sỹ.

2013 – 2014

500

4 Nghiên cứu đặc tính sinh học một số vi khuẩn cộng sinh trên Hải miên (Sponge) vùng biển Hải Vân – Sơn Chà (Thừa Thiên Huế)

- Đánh giá được mức độ đa dạng và xác định đặc tính sinh học của vi khuẩn cộng sinh trên Hải miên - Phát hiện các chủng có hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh

- Sản phẩm KHCN chính:+ Chủng loại, đặc tính sinh học của vi khuẩn cộng sinh trên Hải miên;+ Phân lập và lưu giữ 5-10 chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học đã được định danh.

2013 – 2014 500

22

Page 23: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

- Công bố: 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc gia và 01 bài báo trên tạp chí quốc tế- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ

5

Nhân giống nhân tạo và nuôi trồng thử nghiệm một số loài rong Mơ -Sargassum tại các vùng ven biển

- Sản xuất cây giống nhân tạo từ hợp tử.- Nghiên cứu các giải pháp phục hồi nguồn lợi rong Mơ bằng mô hình và kỹ thuật nuôi trồng rong Mơ ngoài tự nhiên.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Quy trình sản xuất giống rong Mơ;+ Mô hình và quy trình trồng rong Mơ. - Công bố: 02 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ

2013 – 2014

500

6

Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa các đặc trưng địa chất, địa mạo và việc xây dựng các công trình ven biển khoảng 15 năm gần đây với diễn biến bồi xói bờ biển tỉnh Trà Vinh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các đặc trưng địa chất, địa mạo khu vực ven biển và việc xây dựng các công trình khoảng 15 năm gần đây với diễn biến bồi xói bờ biển tỉnh Trà Vinh.- Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng khu vực ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

- Sản phẩm KHCN chính:+ Báo cáo tổng hợp đề tài và các giải pháp khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.+ Sơ đồ thay đổi đường bờ biển tỉnh Trà Vinh tỉ lệ 1/50.000; bốn khu vực trọng điểm thuộc các xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành và Long Vĩnh tỉ lệ 1/25.000.- Công bố: 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành thế giới (ISSN) và 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành quốc gia.- Đào tạo: Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ.

2013 – 2014

500

23

Page 24: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

DANH SÁCH Đề tài thuộc 7 hướng KHCN ưu tiên cấp Viện KHCNVN

tuyển chọn đơn vị chủ trì và cá nhân chủ nhiệm cho kế hoạch năm 2013-2014

Hướng Môi trường Năng lượng (VAST07) (07 đề tài)(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-KHCNVN ngày tháng 8 năm 2012)

TT Tên đề tài Mục tiêu Sản phẩm cần đạt Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến(tr. đ)

1 Khảo sát, đánh giá tình trạng và nguồn gốc các chất ô nhiễm nước sông Hồng vùng thượng nguồn Việt Nam bằng các phương pháp phân tích tiên tiến.

Đánh giá hiện trạng, cơ chế và nguồn gốc các chất ô nhiễm nước sông Hồng vùng thượng nguồn dựa trên khảo sát phân tích thành phần chất ô nhiễm nước bằng các phương pháp tiên tiến, làm cơ sở để đề xuất giải pháp và định hướng khắc phục, hạn chế ô nhiễm lâu dài và cơ bản.

Trên cơ sở các kết quả đạt được về đánh giá ô nhiễm nước thượng nguồn sông Hồng, sẽ mở rộng, phát triển quy trình nghiên cứu cho phần hạ lưu sông Hồng cũng như các con sông lớn khác của Việt Nam.

Quy trình lấy mẫu và phân tích đánh giá ô nhiễm nước sông Hồng bằng sự kết hợp các phương pháp tiên tiến và cập nhật (tách chiết pha rắn C18, phổ FT-ICR-MS mẫu hốn hợp, phổ NMR mẫu hỗn hợp, phổ AA).

Quy trình xử lý dữ liệu phân tích thực nghiệm mẫu hỗn hợp bằng các phương pháp xử lý thống kê đa biến (PVA, PLS), giản đồ Kendrick và giản đồ van Krevelen.

Bộ dữ liệu phân tích FTICR-MS, NMR, AA đối với các thành phần hữu cơ tan (Disolved Organic Matters - DOM) và các thành phần vô cơ ô nhiễm của nước sông Hồng vùng thượng nguồn (Lao Cai), giai đoạn 2013-2014.

01 công bố quốc tế (ISI), 02 công bố quốc gia.

2013-2014 500

2 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước khu vực thượng du lưu vực sông Cầu

- Xây dựng phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước trong lưu vực sông sử dụng kết hợp các mô hình khí hậu, thủy văn và chất lượng nước;

- Báo cáo nghiên cứu phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước lưu vực sông trên cơ sở kết hợp các mô hình khí hậu, mô hình thủy văn và mô hình chất lượng nước.- Báo cáo kết quả áp dụng cho phần thượng du lưu

2013-2014 500

24

Page 25: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên

- Áp dụng phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước phần thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên;- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước lưu vực sông Cầu

vực sông Cầu.- 01 công bố quốc tế (ISI).

3 Nghiên cứu sử dụng ống nhiệt để nâng cao hiệu suất nhận nhiệt từ năng lượng bức xạ mặt trời và kết hợp với bơm nhiệt để cấp không khí nóng cho quá trình sấy với chi phí năng lượng thấp.

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ cung cấp không khí nóng sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời với hiệu suất cao kết hợp với bơm nhiệt để giảm chi phí năng lượng cho hệ thống sấy ở nhiệt độ thấp (t 65 0C) (giảm 1/2 ÷ 2/3 chi phí năng lượng với giá chấp nhận được)

- Báo cáo kết quả tính toán, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm với hai loại bộ cấp nhiệt cho không khí nóng sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời kiểu ống nhiệt - Báo cáo kết quả thử nghiệm với hai loại kết hợp bơm nhiệt.- Loại bản phẳng dùng chung môi chất - Loại ống thủy tinh chân không với hai môi chất tách riêng.Các chỉ tiêu, kinh tế, kỹ thuật của thiết bị- Hai mẫu sản phẩm với công suất nhiệt 4 kW và có khả năng cấp lạnh với công suất 2,2 kW ở chế độ điều hòa (khi đó công suất nhiệt khoảng 2,8 kW) sử dụng để sấy cà phê, hồ tiêu với năng suất khoảng 100kg/mẻ. - 02 bài báo đăng tại tạp chí năng lượng nhiệt hoặc năng lượng mới- Từ 01 bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.- Đào tạo 01 Thạc sỹ

2013-2014 500

4 Nghiên cứu chế tạo đầu dò có cấu trúc nano và thiết bị điện hóa điều khiển bằng máy tính nhằm phát hiện lượng vết Hg(II) tại hiện trường

Xây dựng được quy trình phân tích, tự chế tạo đầu đo và thiết bị kèm theo để phát hiện Hg ở nồng độ vết trong môi trường.Tạo tiền đề cho việc tự chế tạo thiết bị đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong nước.

05 đầu dò có cấu trúc nano có khả năng phát hiện lượng vết thủy ngân trong mẫu nước. 01 hệ thiết bị ghép nối máy tính để điều khiển và xử lý các tín hiệu thu được từ đầu dò cho mục đích nghiên cứu. Phần mềm điều khiển hệ thiết bị cho mục đích nghiên cứu. Quy trình phát hiện thủy ngân trong một số mẫu nước.

2013-2014 500

25

Page 26: Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2012

2 - 3 bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trong nước hoặc hôi nghị quốc tế.

5 Xác định đồng thời As(III), As(V), Monomethylarsonic (MMA) và Dimethylarsonic (DMA) trong nước giếng khoan và nước tiểu bằng HPLC-ICP-MS ở một số địa phương

- Xây dựng phương pháp phân tích: Xác định đồng thời As(III), As(V), mono-methylarsonic acid (MMA) và dimethyl-arsonic acid (DMA) trong nước giếng khoan, nước tiểu bằng HPLC-ICP-MS.- Phân tích 200 mẫu giếng khoan và 200 mẫu nước tiểu của nhân dân hai xã Chuyên Ngoại và Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.- Đánh giá mức độ ô nhiễm các dạng Asen trong nước giếng khoan tại hai xã Chuyên Ngoại và Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.- Đánh giá sự nhiễm độc các dạng Asen trên cơ thể con người (độ tuổi, giới tính) thông qua kết quả phân tích nước tiểu của nhân dân hai xã Chuyên Ngoại và Châu Giang, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

- 01 Qui trình phân tích đồng thời As(III), As(V), monomethylarsonic acid (MMA) và dimethylarsonic acid (DMA) nước giếng khoan và nước tiểu của người.- Đánh giá mức độ ô nhiễm các dạng Asen của các giếng khoan và sự nhiễm độc Asen của nhân dân tại hai xã Chuyên Ngoại và Châu Giang huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.- Đào tạo 01 sinh viên cao học.- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước hoặc quốc tế.

2013-2014 500

26