108
Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012 1 VIỆT NAM – UNESCO Báo cáo tiến độ Bản ghi nhớ Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam thực hiện Giai đoạn 10/2010-11/2012

Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

  • Upload
    dolien

  • View
    239

  • Download
    8

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

1

VIỆT NAM – UNESCO

Báo cáo tiến độ

Bản ghi nhớ Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam thực hiện

Giai đoạn 10/2010-11/2012

Page 2: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

2

Giới thiệu

Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) giai đoạn 2010 - 2015, được ký kết tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 10 năm 2010, giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Tổng Giám đốc UNESCO. Bản ghi nhớ này phác họa sự hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO theo 5 lĩnh vực chuyên môn của UNESCO, bao gồm: Giáo dục, Khoa học Tự nhiên; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Văn hóa và Thông tin và Truyền thông. Việc triển khai những hoạt động thuộc các lĩnh vực này sẽ góp phần thực hiện Kế hoạch Chung 2012-2016, khung chương trình duy nhất trong đó phác họa sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cho Chính phủ và người dân Việt Nam trong thời kỳ này. Báo cáo này được cập nhật hàng năm và cung cấp các thông tin liên quan tới thành tựu và tiến độ thực hiện từng điều khoản nêu trong Bản ghi nhớ. Báo cáo được phối hợp xây dựng bởi gia đình UNESCO tại Việt Nam, gồm Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, các bộ, ngành và cơ quan liên quan của Việt Nam hiện đang nắm giữ vai trò phó chủ tịch hoặc thành viên của Ủy ban, Trụ sở UNESCO, Văn phòng Khu vực về Giáo dục UNESCO châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc, Văn phòng Khu vực về Khoa học châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO ở Jakarta, các Viện của UNESCO hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Chúng tôi bày tỏ sự hài lòng với tiến độ đáng kể đạt được đến nay liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu đề ra kể từ khi ký kết Bản ghi nhớ. Chúng tôi mong được tiếp tục hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO hướng tới sự phát triển bền vững, vị thế và sự hội nhập của quốc gia trên trường quốc tế, cũng như hỗ trợ cho các ưu tiên quốc gia nhằm tăng cường xây dựng xã hội học tập Việt Nam hòa nhập, có khả năng thích ứng và bền vững.

Katherine Muller-Marin Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam

Phạm Cao Phong Tổng thư kí Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Page 3: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

3

Mục lục Giới thiệu ..................................................................................................................................................................................................................... 2 Tổ chức, Cơ quan và Ủy ban tham gia Báo cáo ........................................................................................................................................................... 4 Bản ghi nhớ Việt Nam-UNESCO và Kế hoạch chung Liên Hợp Quốc tại Việt Nam 2012-2016 .................................................................................. 5 Giáo dục ....................................................................................................................................................................................................................... 6 Khoa học tự nhiên ..................................................................................................................................................................................................... 37 Khoa học Xã hội và Nhân văn ..................................................................................................................................................................................... 58 Văn hóa ...................................................................................................................................................................................................................... 65 Thông tin và Truyền thông ........................................................................................................................................................................................ 87 Ủy ban Quốc gia ....................................................................................................................................................................................................... 100

Page 4: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

4

Các tổ chức, cơ quan, ban ngành tham gia xây dựng báo cáo: Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện KHXH) Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) Ủy ban Quốc gia Chương trình Ký ức Thế giới Việt Nam Ủy ban Liên Chính phủ về Hải dương học Việt Nam (IOC Việt Nam) Ủy ban Quốc gia Chương trình Thủy văn quốc tế (IHP Viet Nam ) Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) Đầu mối Quốc gia về Công viên địa chất Toàn cầu

Trụ sở UNESCO Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Băng Cốc Văn phòng Khu vực về Khoa học châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Jakarta Trung tâm Quốc tế về Đào tạo Nghề UNESCO (UNEVOC) Viện Học tập Suốt đời UNESCO (UIL) Viện Kế hoạch Giáo dục UNESCO (IIEP) Ủy bản Hải duơng học Quốc tế UNESCO (IOC) Viện Thống kê UNESCO (UIS) Văn phòng Quốc tế về Giáo dục của UNESCO (IBE) Văn phòng UNESCO tại Việt Nam

Page 5: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

5

Bản ghi nhớ Việt Nam-UNESCO và Kế hoạch chung Liên Hợp Quốc tại Việt Nam 2012-2016

Kết quả kế hoạch chung 2012-2016 Các điều của MOU

LĨNH VỰC TRỌNG TÂM THỨ NHẤT CỦA LHQ: TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG, CÔNG BẰNG VÀ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

Mục tiêu 1.1: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương chính xây dựng và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội lấy con người làm trung tâm, phát triển xanh và dựa vào bằng chứng nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng của một nước có thu nhập trung bình

21, 22, 23, 24, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 35, 36, 37, 43.

Mục tiêu 1.2: Đến năm 2016, các thể chế tạo cơ hội việc làm tốt cho những người trong độ tuổi lao động, đặc biệt cho các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất, để họ được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội

9, 31

Mục tiêu 1.3: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương và địa phương chủ chốt phối hợp với khu vực tư nhân và các cộng đồng xây dựng và giám sát các chiến lược, cơ chế và nguồn lực đa ngành để hỗ trợ thực hiện các công ước quốc tế phù hợp và giải quyết hiệu quả việc thích nghi và giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như quản lý nguy cơ thảm họa.

7, 12, 15, 16, 19, 22, 23, 27, 29, 42

Mục tiêu 1.4: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương và địa phương chủ chốt phối hợp với khu vực tư nhân và các cộng đồng thực hiện và giám sát việc thực hiện các pháp luật, chính sách và chương trình nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường, đồng thời thực hiện các cam kết trong các công ước quốc tế

12, 13, 14, 17, 18, 20, 25, 33

LĨNH VỰC TRỌNG TÂM THỨ HAI CỦA LHQ: TIẾP CẬN AN SINH XÃ HỘI VÀ CÁC DỊCH VỤ THIẾT YẾU CÓ CHẤT LƯỢNG

Mục tiêu 2.3: Đến năm 2016, chất lượng và quản lý hệ thống giáo dục và đào tạo được nâng cao đồng thời với việc tăng cường tiếp cận với giáo dục mầm non, tiểu học và giáo dục thường xuyên đặc biệt dành cho nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất

1, 2,3, 4, 5, 6,7, 8, 9, 10, 11, 34

Mục tiêu 2.4: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương và địa phương, phối hợp với cộng đồng giải quyết bất bình đẳng một cách tích cực hơn thong qua thực hiện và giám sát các luật, chính sách và chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, ứng phó hiệu quả và bền vững với vấn đề HIV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.

10

LĨNH VỰC TRỌNG TÂM THỨ 3 CỦA LHQ: QUẢN TRỊ VÀ SỰ THAM GIA

Mục tiêu 3.1: Đến năm 2016, các cơ quan dân cử có khả năng tốt hơn trong việc xây dựng luật và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đồng thời đại diện cho nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, dân tộc thiểu số, các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi khác. 23, 28

Mục tiêu 3.2: Đến năm 2016, tất cả công dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất, được hưởng lợi từ tăng cường cải cách pháp luật và tư pháp, tăng khả năng tiếp cận công lý, nâng cao năng lực cán bộ pháp luật và tư pháp, và củng cố các khuôn khổ pháp lý quốc gia để hỗ trợ thực hiện các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.

23, 28, 44

Mục tiêu 3.3: Đến năm 2016, chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được cải thiện, thông qua việc tăng cường điều phối, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và các nỗ lực chống tham nhũng, sẽ làm giảm sự chênh lệch và bảo đảm tiếp cận dịch vụ công cho các nhóm dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất

23, 28, 33, 38, 39, 40, 42

Page 6: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

6

GIÁO DỤC

Page 7: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

7

Giáo dục Điều 1: Hỗ trợ thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Giáo dục cho Mọi người (2003 - 2015) thông qua việc thường xuyên rà soát, theo dõi và tăng cường phối hợp giữa các đối tác trong ngành giáo dục và huy động nguồn lực nhằm đạt các Mục tiêu về Giáo dục cho Mọi người vào năm 2015.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Được chỉ định là cơ quan điều phối của Quỹ Đối tác Toàn cầu về Giáo dục (GPE: trước đây còn gọi là Sáng kiến Giải ngân Nhanh Giáo dục cho Mọi người tại Việt Nam), UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp rà soát và cập nhật Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người 2003-2015, đồng thời nâng cao nhận thức về những ưu tiên Việt Nam cần phải đạt được đến 2015, với những thách thức vượt qua cả phổ cập giáo dục tiểu học và chú trọng đến chất lượng và bình đẳng cũng như phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (CLPTGD). Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GD&ĐT cập nhật và lập dự toán tương ứng cho Kế hoạch Hành động đã được rà soát. Công tác cập nhật Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người 2003-2015 đã đưa ra những khuyến nghị sau: i) đảm bảo rằng những đối tượng thiệt thòi nhất được tiếp cận ít nhất một năm giáo dục mầm non có chất lượng, ii) tăng cường ngôn ngữ tiếng Việt thông qua tiếng mẹ đẻ và giáo dục hòa nhập và iii) cải thiện cơ chế đảm bảo chất lượng giáo dục cho mọi người (GDCMN) bằng việc tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục địa phương. Trên cở sở Kế hoạch Hành động GDCMN cập nhật, cả giáo dục mầm non (phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi) và mô hình trường tiểu học mới nhằm nâng cao chất lượng tiểu học bước đầu được xác định là những ưu tiên GDCMN cần hỗ trợ kinh phí. Bộ GD&ĐT, phối hợp với Nhóm Công tác Ngành Giáo dục (ESG) đã quyết định ưu tiên đề xuất dự án mô hình trường tiểu học mới để xin kinh phí của GPE, trong khi Ngân hàng Thế giới đã nhất trí tăng giá trị khoản vay cho dự án giáo dục mầm non.

� Kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án của Việt Nam trong khuôn khổ sáng kiến mô hình nhà trường kiểu mới của GPE (GPE-VNEN), dựa trên Mô hình Escuela Nueva ở Colombia, được phê duyệt tại Hội nghị Ban Giám đốc Quỹ Toàn cầu vào ngày 31 tháng 7 năm 2012. Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ trị giá 84,6 triệu USD cho dự án này. Trong quá trình hình thành dự án, với việc chú trọng vào công tác đổi mới sư phạm toàn hệ thống lấy người học làm trung tâm, UNESCO đã đảm bảo công tác tham vấn và kêu gọi sự tham gia của các đối tác ESG, đồng thời đóng vai trò là đầu mối liên lạc giữa Việt Nam và Ban thư ký GPE, đặt tại Washington D.C.

� UNESCO đã tiếp tục cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo làm đồng chủ tịch Nhóm Công tác Ngành Giáo dục (ESG), một liên minh các tổ chức của chính phủ liên quan đến giáo dục, các nhà tài trợ song phương và đa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ quốc tế có mối quan tâm đến việc cải thiện hỗ trợ cho giáo dục tại Việt Nam. Hoạt động của ESG bao gồm: (i) sơ đồ hoá các thành viên của nhóm đối tác tại Diễn đàn Hiệu quả Viện trợ tại Việt Nam, được tổ chức nhằm cung cấp thông tin đầu vào cho nội dung thảo luận về vai trò của Nhóm Đối tác về Hiệu quả Viện trợ của Việt Nam trong quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015. UNESCO đã đại diện cho ESG trong quy trình này; (ii) báo cáo hiệu quả viện trợ trong ngành giáo dục; (iii) vai trò và trách nhiệm của ESG phù hợp với CLPTGD 2011-2020, và hỗ trợ cho công tác triển khai thực hiện dự án GPE-VNEN tại Việt Nam, thông qua các cuộc thảo luận giữa các thành viên của ESG do Bộ GD&ĐT (Vụ Kế hoạch và Tài chính và Vụ Hợp tác Quốc tế) chủ trì.

� Tiếp tục đóng vai trò là Cơ quan điều phối cho Quỹ Đối tác Toàn cầu về Giáo dục trong việc triển khai dự án được GPE hỗ trợ kinh phí của Việt Nam giai đoạn 2012-2015. � Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ GD&ĐT trong việc giám sát thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục (2011-2020) thông qua các đợt đánh giá chung hàng năm. � Tiếp tục đóng vai trò là đồng chủ tịch của Nhóm Công tác Ngành Giáo dục (ESG) và Nhóm Điều phối Chương trình (PCG) Giáo dục của Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc..

Page 8: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

8

Giáo dục Điều 1: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Next steps

� Cùng với các đối tác GDCMN tại Việt Nam, UNESCO đã hỗ trợ tổ chức Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2011 và 2012. Năm 2011, một chiến dịch truyền thông được tổ chức với chủ đề “Giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi”. Có 9 tổ chức, bao gồm Bộ GD&ĐT, Action Aid, Aide et Action, Child Fund, ILO, UNICEF, Ban điều phối Quốc gia Giáo dục cho mọi người, World Vision và UNESCO đã hỗ trợ chiến dịch này bằng việc xây dựng một trang web về Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người, đồng thời chia sẻ các thông điệp thông qua các buổi tọa đàm trên đài phát thanh và truyền hình với sự tham gia của các cơ quan giáo dục, giáo viên và người học là người dân tộc thiểu số. Một cuốn sách trong đó có các câu chuyện kể về việc giáo dục đã thay đổi cuộc đời của nhiều phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi như thế nào đã được xuất bản bằng tiếng Việt và đăng tải trên trang website của UNESCO. Năm 2012, sự kiện Tuần lễ GDCMN được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và các cơ quan của Chính phủ về chăm sóc và giáo dục mầm non thông qua một sự kiện quốc gia với tựa đề: “Chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ em”. Mục tiêu của sự kiện năm nay nhằm nêu bật tầm quan trọng của các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ, các cơ quan của nhà nước và các ban ngành, đoàn thể, đồng thời thúc đẩy sự phối hợp giữa các bên liên quan này trong vai trò là các tác nhân chủ chốt tham gia công tác chăm sóc và giáo dục mầm non.

� Vụ Giáo dục Thường xuyên thuộc Bộ GD&ĐT và UNESCO Việt Nam đã tham gia sự kiện Ngày Quốc tế xóa mù chữ và Ngày Việt Nam xóa mù chữ cùng với Câu lạc bộ UNESCO “Chiến sĩ diệt dốt” Nguyễn Văn Tố, thuộc Hiệp hội UNESCO Việt Nam. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Nguyễn Văn Tố, là nơi sinh hoạt của Câu lạc bộ “Chiến sĩ diệt dốt”, được thành lập cách đây hơn 100 năm và ngày nay tổ chức các chương trình xóa mù chữ cho thanh thiếu niên, người lớn thất học và người học có hoàn cảnh khó khăn ở vùng Đồng bằng Sông Hồng. Các thành viên của câu lạc bộ bao gồm các cựu giáo chức và những người ủng hộ phong trào bình dân học vụ vào năm 1945. Hơn 80-90 năm trôi qua nhưng phong trào này vẫn còn sức sống, thể hiện trong việc vận động xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục xóa mù chữ và giáo dục không chính quy tới Đảng, Quốc hội và trên báo chí. Vụ Giáo dục Thường xuyên,Bộ GD&ĐT cũng tham vấn ý kiến của Câu lạc bộ trong quá trình xây dựng và giám sát các chương trình và chính sách xóa mù chữ. Tại lễ kỷ niệm lần thứ 74 ngày tiếng Việt được sử dụng làm chữ quốc ngữ tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Nguyễn Văn Tố, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh rằng kỹ năng biết đọc biết viết là rất cần thiết trong xã hội tri thức hiện nay, nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng xã hội học tập và kinh tế tri thức tại Việt Nam.

Page 9: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

9

Giáo dục Điều 2: Hỗ trợ thực hiện các kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng và sự phù hợp của giáo dục ở mọi cấp học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và giáo dục không chính quy.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Cùng với Bộ GD&ĐT là đồng chủ tịch của Nhóm Điều phối Chương trình (PCG) của Liên hợp quốc về Giáo dục và Nhóm công tác ngành giáo dục (ESG), UNESCO đã hỗ trợ các tổ chức thành viên rà soát các dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (CLPTGD) của Việt Nam, cũng như những đóng góp của các bên liên quan để xây dựng bản chiến lược chính thức. Chiến lược được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt vào tháng 6 năm 2012.

� Về giáo dục chất lượng, với sự hỗ trợ của Chương trình Đổi mới giáo dục cho phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEID), Bộ phận Giáo dục Đại học ở Pari và UNESCO Việt Nam, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng thuộc Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện dự thảo Khung kiểm định và bảo đảm chất lượng (KĐ&ĐBCL) về giáo dục đại học. Khung dự thảo này được xây dựng trên cơ sở phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn quốc gia, các thực tiễn tốt nhất quốc tế và đợt nâng cao năng lực tại Băng Cốc cho Tổ Công tác KĐ&ĐBCL của Việt Nam được thành lập từ khi bắt đầu triển khai dự án. Bản sơ đồ hóa quốc gia về tình hình KĐ&ĐBCL giáo dục đại học Việt Nam và một nghiên cứu so sánh về KĐ&ĐBCL tại các quốc gia liên quan đã cung cấp thông tin cho xây dựng khung dự thảo. Tổ công tác, bao gồm đại diện của Bộ GD&ĐT và các trường đại học, đã nâng cao năng lực qua đợt tập huấn một tuần với nội dung tập huấn về KĐ&ĐBCL, một hội nghị của Mạng lưới chất lượng châu Á-Thái Bình Dương (APQN), đại hội đồng thường niên của APQN và một chuyến tham quan học tập tại Văn phòng chuẩn quốc gia đánh giá chất lượng giáo dục (ONESQA) của Thái Lan. Tổ công tác cũng tham dự Hội nghị thường niên 2010 về “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong thế giới đang phát triển” tại Băng Cốc. Thông qua sáng kiến này, tổ công tác đã phối hợp chặt chẽ với các tư vấn quốc tế rà soát và sửa đổi khung dự thảo, đồng thời xây nâng cao năng lực của mình.

� Một đề xuất thiết kế cơ quan kiểm định và đảm bảo chất lượng (KĐ&ĐBCL) theo hướng hội nhập quốc tế được xây dựng với sự hỗ trợ của APQN. Năm cán bộ của Bộ GD&ĐT, phụ trách công tác hoạch định chính sách về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, đã nâng cao kiến thức về KĐ&ĐBCL sau khi tham gia lớp tập huấn thực hành 4 ngày và đi thực tế tại địa bàn, do cơ quan KĐ&ĐBCL của Nhật Bản, Viện Quốc gia về Bằng học thuật và Đánh giá trường Đại học (NIAD-UE) Nhật Bản tổ chức với sự hỗ trợ của APQN. Mục tiêu của đợt tập huấn này là: (i) làm quen với các khái niệm, công cụ và các phương áp xây dựng, phát triển và duy trì một hệ thống KĐ&ĐBCL quốc gia; (ii) nắm rõ ý nghĩa của các phương án khác nhau và tư duy về việc hiệu chỉnh từng phương pháp cho phù hợp với bối cảnh quốc gia; (iii) thảo luận các ví dụ về kinh nghiệm quốc tế liên quan đến các phương án KĐ&ĐBCL độc lập; và (iv) rút ra bài học về những thực tiễn tốt hoặc mong muốn về công tác KĐ&ĐBCL độc lập.

� Tiếp tục cung cấp hỗ trợ trong công tác giám sát và đánh giá Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội và Chiến lược phát triển giáo dục trong những năm tới, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc hỗ trợ các chính sách hướng tới xây dựng xã hội học tập sáng tạo, bền vững và hòa nhập cũng như đảm bảo tiếp cận giáo dục có chất lượng của các đối tượng người học dân tộc thiểu số.

� Tổ chức nghiên cứu và tìm hiểu các trường hợp điển hình về giáo dục hòa nhập trong đó chú trọng đến các nhóm thiệt thòi nhằm cung cấp các luận cứ cho công tác hoạch định chính sách và lập kế hoạch giáo dục.

Page 10: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

10

Giáo dục Điều 2: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo � Viện Quy hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) của UNESCO đã tổ chức hội thảo thẩm định kết quả nghiên cứu tại Hà Nội

trong khuôn khổ Dự án phối hợp giữa IIEP và Trung tâm khu vực về giáo dục đại học và phát triển thuộc Tổ chức Các Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO), với nhan đề “Vai trò của các chính sách điều hành và hệ thống quản lý: châu Á”, nhằm rà soát các dự thảo ban đầu về nghiên cứu điển hình của các quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam. Những phát hiện từ các nghiên cứu điển hình của các quốc gia này về cải cách công tác quản trị đã được thảo luận, và những nội dung sửa đổi đã được các nhà nghiên cứu tham dự thống nhất. Sau đó, một hội thảo khoa học phối hợp giữa Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) và Viện Quy hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) đã được tổ chức, chú trọng đến “Cải cách công tác quản trị trong giáo dục đại học”. 40 chuyên gia giáo dục đại học đến từ châu Âu và châu Á đã trao đổi quan điểm về những phát hiện từ các nghiên cứu điển hình ở các quốc gia ở châu Á nêu trên đây về cải cách công tác quản trị, và so sánh những phát hiện đó với xu hướng hiện nay trong lĩnh vực giáo dục đại học ở châu Âu. Các đại biểu còn thảo luận mức độ ảnh hưởng của việc cải cách quản trị ở cấp độ hệ thống tới nhà trường và các cơ chế điều hành ở cấp độ tổ chức, và những thách thức đối với các trưởng khoa những người xem xét việc phân cấp và tăng tính tự chủ cho nhà trường. Kết quả sau hội thảo: các báo cáo nghiên cứu được sửa đổi, một diễn đàn chính sách được tổ chức tại Indonesia vào tháng 5/2011 và một ấn phẩm tổng hợp 5 trường hợp nghiên cứu đã được hoàn thành và công bố vào 2011.

� Nhằm hỗ trợ quyết định của Việt Nam tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục của đất nước, UNESCO, cùng UNICEF, đã hỗ trợ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo đối thoại quy tụ của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế, về những khuyến nghị hướng tới chuẩn hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong giáo dục. Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO đã có bài trình bày tham luận chính về viễn cảnh tương lai của giáo dục.

� Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã hỗ trợ Văn phòng UNESCO tại Campuchia tổ chức chuyến tham quan học tập tại Việt Nam cho một phái đoàn gồm 10 đại biểu của Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao (MOEYS) Campuchia. Mục đích của chuyến thăm và làm việc là xây dựng năng lực cho đội ngũ lập kế hoạch cấp cao của MOEYS thông qua chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thu được từ các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Trong chuyến thăm và làm việc 5 ngày, phái đoàn Campuchia đã nâng cao hiểu biết về các vấn đề và thách thức trong việc hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch toàn ngành trong hệ thống giáo dục của Việt Nam cũng như sự liên kết và hài hòa giữa công tác lập kế hoạch ngành giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đoàn đã chia sẻ các bài học và kinh nghiệm liên quan đến lập kế hoạch giáo dục, lập dự toán, quản lý tài chính, giám sát và đánh giá ở cả cấp trung ương và địa phương, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng, triển khai và rà soát Chiến lược phát triển giáo dục. Đoàn đã có các cuộc trao đổi trực tiếp với Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng chủ trì và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã đi thực địa tại tỉnh Quảng Ninh, thăm và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh và một số trường trên địa bàn.

� Năm 2013, IIEP dự kiến chuẩn bị một tập hợp các tóm tắt chính sách về các vấn đề quản trị để sử dụng trong thảo luận trực tuyến dành cho các nhà hoạch định chính sách, sẽ được tổ chức vào mùa thu năm 2013.

Page 11: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

11

Giáo dục Điều 2: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo Ngoài ra, đoàn cũng thảo luận với Vụ Kế hoạch và Tài chính và Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT về các phương thức viện trợ được Bộ áp dụng, sự hỗ trợ của các đối tác phát triển và các cơ chế điều phối viện trợ trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

� Văn phòng UNESCO tại Băng Cốc tham gia và hỗ trợ đầu vào cho việc tích hợp có hệ thống công nghệ thông tin trong giáo dục trong Hội nghị quốc gia về “Công nghệ thông tin trong giáo dục ở Việt Nam: Tích hợp hay thay đổi?” do Viện Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội và Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) phối hợp tổ chức. Mục tiêu của hội nghị là tăng cường đối thoại về các lĩnh vực cụ thể của công nghệ thông tin trong giáo dục và nhằm phản ánh một tầm nhìn về giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin để đổi mới và làm thay đổi giáo dục ở Việt Nam. Nhiều giáo viên và giảng viên đại học đã tham dự hội nghị và tại đây họ học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trên lớp liên quan tới các lĩnh vực mà hội nghị quan tâm. Hội nghị cũng là cơ hội để họ kết nối công nghệ thông tin với phương pháp sư phạm trong giảng dạy và học tập. Những kết quả thu được từ hội nghị là thông tin đầu vào cho các tư vấn chính sách và khuyến nghị của Viện Khoa học Giáo dục cho Bộ GD&ĐT nhằm định hình tầm nhìn quốc gia về công nghệ thông tin trong giáo dục ở Việt Nam.

Page 12: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

12

Giáo dục Điều 3: Tăng cường năng lực của tổ chức và năng lực chuyên môn ở cấp quốc gia và tỉnh thành nhằm theo dõi và đánh giá chất lượng giáo dục một cách hệ thống, bao gồm cả việc xây dựng và thực hiện các chương trình giảng dạy cũng như đánh giá kết quả của công tác xóa mù chữ.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Viện Thống kê của UNESCO (UIS), Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã hoàn tất công tác hỗ trợ cho Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị Chương trình Giám sát và Đánh giá Trình độ biết chữ (LAMP). Nhóm công tác LAMP Việt Nam đã hoàn tất thử nghiệm các công cụ LAMP được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và triển khai một khảo sát thí điểm. Khảo sát thí điểm giúp nhóm LAMP có hiểu biết đầy đủ hơn từ đó cải tiến phương pháp khảo sát. Đề xuất chọn mẫu đối với khảo sát chính cũng đã được hoàn thiện. Các chuyên gia trong nước thuộc Bộ GD&ĐT, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Tổng cục Thống kê đã nâng cao năng lực thông qua việc nghiên cứu các tài liệu và sổ tay hướng dẫn của LAMP, tham dự các đợt tập huấn do UIS tổ chức và trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình trong đó có hợp phần đánh giá tâm lý là hợp phần mới so với các phương pháp trước đây như các chỉ số thay thế về cấp trình độ hay các cuộc điều tra tự khai báo. UNESCO đã cung cấp trang thiết bị để tiến hành điều tra thực địa bao gồm máy ghi âm, máy tính xách tay, modem không dây, máy ảnh, máy quét, đồng hồ bấm giây, máy tính xách tay, áo mưa, đèn pin, pin và văn phòng phẩm. Trong số những nhiệm vụ mà các thành viên của Nhóm công tác LAMP phải thực hiện bao gồm xây dựng phần mềm, thu thập dữ liệu, tập huấn điều tra viên cũng như mã hóa và chấm điểm kết quả điều tra.

� Thông qua việc tham gia, hoàn thành và báo cáo thành công các hoạt động khảo sát thực địa, toàn thể Nhóm công tác LAMP đã nắm rõ phương pháp triển khai LAMP cũng như các kỹ năng trong việc thu thập và phân tích số liệu. Trên cơ sở giai đoạn thử nghiệm ban đầu, Bộ GD&ĐT đã quyết định triển khai khảo sát chính, đây là bước tiến quan trọng và sẽ cung cấp thông tin đầu vào cho việc xây dựng lộ trình hướng tới xã hội học tập. Do sự tranh luận về chính sách giáo dục ở Việt Nam đã chuyển từ số lượng tiếp cận sang cải thiện chất lượng học tập, nên việc có được các thông tin đáng tin cậy về tình trạng biết chữ phục vụ công tác lập kế hoạch và giám sát dựa trên minh chứng đã và đang trở nên ngày càng bức thiết. Nguồn kinh phí cho khảo sát chính cần được xác định để hoàn thiện quy trình quan trọng này được bắt đầu từ năm 2007 và được quản lý bởi Ban dự án quốc gia bao gồm đại diện của Bộ GD&ĐT, Tổng cục thống kê và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Một tài liệu đề xuất huy động kinh phí đã được chuẩn bị cùng với sự phối hợp của Bộ GD&ĐT.

� Các chuyên gia thống kê quốc gia của một số nước Nam và Đông Nam Á, trong đó có 2 chuyên gia của Bộ GD&ĐT Việt Nam, có khả năng sử dụng tốt hơn Danh mục Phân loại Giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế (ISCED) đã sửa đổi, một công cụ để tổng hợp, biên soạn và trình bày số liệu thống kê giáo dục ở cả cấp quốc gia và quốc tế, thông qua việc tham gia một hội thảo khu vực do UIS tổ chức tại Bangkok vào tháng 5/2012.

� Phối hợp với Bộ GD&ĐT để xác định nguồn kinh phí cho việc triển khai khảo sát chính của LAMP làm cơ sở cho việc lên kế hoạch và tập trung hỗ trợ hướng tới xây dựng xã hội học tập.

� Triển khai thúc đẩy việc đưa Việt Nam gia nhập Mạng lưới Giám sát Chất lượng Giáo dục khu vực châu Á - Thái Bình Dương (NEQMAP).

Page 13: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

13

Giáo dục Điều 3: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

Tiếp sau hội thảo khu vực tháng 9 năm 2012, Viện Thống kê UNESCO (UIS) đã phối hợp với Bộ GD&ĐT do Vụ Kế hoạch và Tài chính chủ trì và Tổng cục thống kê nhằm tài liệu hóa và báo cáo về số liệu thống kê giáo dục, phù hợp với Danh mục Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế (ISCED). Kết quả sau chuyến làm việc này, UIS đã hiểu rõ hơn về những thách thức hiện tại mà Bộ GD&ĐT đang gặp phải trong việc tham gia tổng hợp số liệu thống kê giáo dục quốc tế, đồng thời UIS cũng hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thống kê của Bộ GD&ĐT để có thể xây dựng bộ số liệu giáo dục có tính so sánh quốc tế. Theo đó, Bộ GD&ĐT giờ đây có thể gửi ba bảng hỏi của UIS về giáo dục trước tiểu học và sau trung học, về tài chính giáo dục tiểu học và giáo dục đại học, để đảm bảo số liệu mới nhất có thể được đưa vào các ấn phẩm quốc tế chính năm 2013. Ngoài ra, UIS đã xác định ba thách thức chủ yếu cản trở việc tổng hợp các dữ liệu quốc gia và quốc tế về giáo dục bao gồm: ngôn ngữ, năng lực kỹ thuật và thông tin liên lạc về số liệu giữa các bộ. Trong khi thách thức thứ 3 là một khó khăn cho UIS nếu muốn thực hiện bất kỳ hoạt động hỗ trợ nào, thì các giải pháp bước đầu đã được thực hiện để giải quyết hai trở ngại đầu tiên, chẳng hạn như phối hợp chặt chẽ với UNESCO Việt Nam để dịch các tài liệu quan trọng hỗ trợ thu thập dữ liệu UIS, trong đó đáng chú ý nhất là Hướng dẫn sử dụng ISCED. Hơn nữa, UIS sẽ tìm kiếm giải pháp tốt nhất có thể để hỗ trợ kỹ thuật cho Vụ Kế hoạch và Tài chính nhằm nâng cao năng lực báo cáo các dữ liệu giáo dục. Cuối cùng, Vụ Kế hoạch và Tài chính và UIS đã nhất trí chọn Việt Nam là một quốc gia thí điểm trong các mô-đun khu vực mới về giáo viên ở cấp địa phương sẽ triển khai trong năm 2013.

� Viện Quy hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) đã tham gia một hội thảo tập huấn về "Chính sách và thực hành chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở Việt Nam: mở đường cho cung cấp kết quả và giám sát tiến độ (Hà Nội, 11-13/10/2010). Hội thảo do Trung tâm Phòng chống tham nhũng (U4), Cơ quan Phát triển Bỉ (BTC) và IIEP đồng tổ chức. Mục tiêu chính của hội thảo là: (i) xác định nguyên nhân và hậu quả của các hình thức tham nhũng phổ biến nhất trong lĩnh vực này, (ii) chia sẻ các công cụ và chiến lược đã được áp dụng trên thế giới nhằm cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong lĩnh vực này, và (iii) hướng tới một chương trình nghị sự chống tham nhũng đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục ở Việt Nam. Đại biểu tham dự hội thảo bao gồm các đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các đối tác phát triển, và các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam. Kết luận chính của hội thảo đã được trình bày trong Đối thoại chống tham nhũng lần thứ 8 vào tháng 10/2010.

Page 14: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

14

Giáo dục Điều 4: Tăng cường phân cấp quản lý hệ thống giáo dục và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý giáo dục theo các cách tiếp cận mang tính hòa nhập trong việc lập kế hoạch giáo dục, thực hiện, giám sát và ra quyết định có cơ sở để đảm bảo chất lượng của các dịch vụ giáo dục, nhằm giảm những cách biệt, đạt được bình đẳng giới và mở rộng cơ hội cho những bộ phận dân cư bị thiệt thòi.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, UNESCO Việt Nam đã tích cực hỗ trợ xây dựng một chương trình tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý giáo dục dành cho lãnh đạo các Cục, Vụ và cấp tương đương của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao năng lực thực hiện và quản lý các chính sách và kế hoạch toàn ngành giáo dục có tính nhạy cảm giới và hòa nhập, đồng thời đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục. Phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ thuộc Bộ GD&ĐT và Học viện Quản lý Giáo dục, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, có 5 khóa tập huấn đã được tổ chức, nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo cho đội ngũ quản lý giáo dục về những lĩnh vực chính sau: (i) Lập kế hoạch chiến lược và quản lý dựa vào kết quả, (ii) Kỹ năng đàm phán và giao tiếp, (iii) Quản lý tài năng, (iv) Quản lý lập kế hoạch đồng tham gia và phát triển tổ chức, (v) Giảm thiểu rủi ro thảm họa và giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 7 Bản ghi nhớ). Nhu cầu tập huấn được dựa trên cơ sở một kịch bản/hồ sơ mong muốn đối với người cán bộ quản lý giáo dục và kết quả của một đợt đánh giá tác phong công việc làm nền tảng cho việc xác định chương trình tập huấn gồm 14 học phần. Các đợt tập huấn có sự tham gia của 75 Vụ, Cục trưởng và Phó Vụ, Cục trưởng của các Vụ, Cục trực thuộc Bộ GD&ĐT. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011, hai mô đun tập huấn đầu tiên được mở rộng cho 60 Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc 57 tỉnh, thành phố. Các học phần được tổ chức theo phương pháp cùng tham gia trong đó học viên phải tích cực, chủ động giải quyết vấn đề trong học tập. Sau mỗi đợt tập huấn, các cán bộ quản lý giáo dục đã xây dựng kế hoạch hành động tiếp theo những thay đổi trong tác phong công việc của bản thân. Điều này được thực hiện dưới dạng cam kết thay đổi mà những cán bộ quản lý, lãnh đạo các Cục, Vụ và tương đương của Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện trong đơn vị mình với mục tiêu đạt được “tiêu chí mong muốn” về một hình ảnh người quản lý mẫu mực, đồng thời cải thiện tác phong trong công việc quản lý của mình.

� Học viện Quản lý Giáo dục, một đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ GD&ĐT có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng tất cả các cấp quản lý giáo dục, đã nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý các lớp tập huấn thông qua việc tham gia đầy đủ và tích cực vào quy trình lập kế hoạch, triển khai và đánh giá tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục cấp cao của trung ương và địa phương. Các cán bộ tập huấn cấp cao của Học viện Quản lý Giáo dục đã luôn làm việc với các chuyên gia của UNESCO, đồng thời đã áp dụng các phương pháp tập huấn mới chẳng hạn như làm việc nhóm đồng tham gia, hoạt động đóng vai, nghiên cứu tình huống, quan sát thực tế, sử dụng các yếu tố xúc tác và phương pháp khích lệ, cũng như tập huấn qua công việc.

� Huy động thêm nguồn kinh phí để hoàn tất việc triển khai các mô đun tập huấn cho cán bộ quản lý, lãnh đạo các Vụ, Cục và tương đương của Bộ GD&ĐT trong việc mở rộng nội dung tập huấn về giảm thiểu rủi ro thảm họa) và giáo dục trong tình trạng khẩn cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở cấp Sở.

Page 15: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

15

Giáo dục Điều 4: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

Một chương trình tập huấn về giới cho cán bộ lãnh đạo và quản lý giáo dục và bộ tài liệu tập huấn cho hướng dẫn viên đã được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam (JPGE). Chương trình tập huấn kéo dài 3 ngày được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật của Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Băng Cốc và được các chuyên gia về giới điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Chương trình tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ quản lý, lãnh đạo giáo dục ở cấp trung ương và địa phương về các khái niệm cũng như vấn đề về giới, tăng cường sự cam kết trong việc thúc đẩy bình đẳng giới cũng như năng lực trong việc phân tích và lồng ghép giới. Chương trình tập huấn về giới đã được thí điểm và đã tập huấn cho 140 cán bộ quản lý, lãnh đạo giáo dục tại các tỉnh của Việt Nam. Kết quả phân tích từ bảng hỏi đánh giá trước và sau tập huấn cho thấy mức độ hiểu biết về các khái niệm và vấn đề giới trong giáo dục của những người tham gia đã tăng lên và sự cam kết thúc đẩy bình đẳng giới trong môi trường giáo dục mạnh mẽ hơn. Những hoạt động này (đồng thời cũng bao gồm các hoạt động thuộc Điều 8 của Bản ghi nhớ) được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam được 12 cơ quan của Liên Hợp Quốc triển khai và tập huấn được tổng số 360 chuyên viên và cán bộ giáo dục (trong đó 36% là nam giới), tăng cường hiểu biết về các vấn đề giới cũng như khả năng tiếp cận chương trình và thực tiễn đào tạo giáo viên mới và sáng tạo.

� Kể từ tháng sáu năm 2012, 25 cơ quan giáo dục của Việt Nam đã nâng cao năng lực về công tác lập kế hoạch ngành giáo dục thông qua việc tham gia chương trình giáo dục từ xa của Viện Quy hoạch Giáo dục Quốc tế (IIEP) về Lập Kế hoạch ngành Giáo dục, được phát động trong 2 buổi lễ tổ chức tại Hà Nội (tại Học viện Quản lý Giáo dục và tại thành phố Hồ Chí Minh (tại Trường Cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh). Lễ khởi động tại Hà Nội có sự tham gia của Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ GD&ĐT, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Cơ sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, đại diện UNESCO, các tổ chức đào tạo và các nhà báo. UNESCO Việt Nam đã hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong việc xác định và thúc đẩy phối hợp với Học viện Quản lý Giáo dục tại Hà Nội và Trường Cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh-những cơ quan thường trực của chương trình này. Đồng thời, UNESCO cũng đã giám sát chương trình bằng việc đi thị sát trong kỳ thi giữa kỳ vào ngày 31 tháng 10 tại cả hai cơ sở trên. Chương trình kéo dài 11 tháng này, hiện nay đang được triển khai ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sau hai lần thực hiện ở châu Phi, dưới sự tài trợ của J.P.Morgan và được tổ chức cùng với Khoa Sư phạm Trường Đại học Hồng Kông. Chương trình sẽ cấp cho những học viên hoàn thành theo yêu cầu một Chứng chỉ cao cấp về lập kế hoạch giáo dục. Theo đó học viên sẽ tích lũy tín chỉ tiến tới chuyên ngành lập kế hoạch và quản lý giáo dục của IIEP, tạo cơ hội cho họ được học lên cao tại IIEP.

� Các đàm phán tài trợ đang được tiến hành giữa J.P. Morgan và IIEP để : (i) tổ chức một buổi hội thảo chính sách cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục cao cấp của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia (có thể tổ chức ở Băng Cốc), (ii) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong nước cho các tổ chức đào tạo, bao gồm Học viện Quản lý Giáo dục tại Hà Nội và Trường Cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh và (iii) hỗ trợ hoạt động do Trường Cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đề xuất dịch các tài liệu đào tạo về lập kế hoạch ngành giáo dục sang tiếng Việt.

Page 16: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

16

Giáo dục Điều 4: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo Học viên theo học 6 mô đun: (i) Lập kế hoạch giáo dục: phương pháp, thách thức và khung tham chiếu quốc tế, (ii) Số liệu thống kê phục vụ công tác lập kế hoạch giáo dục, (iii) Điều tra phân tích ngành giáo dục, (iv) Lựa chọn và xây dựng các mục tiêu và chiến lược chính sách nhằm cải thiện khả năng tiếp cận, bình đẳng và chất lượng trong giáo dục, (v) Dự báo và xây dựng kịch bản, và (vi) Giám sát và đánh giá kế hoạch toàn ngành giáo dục.

� Là một phần của dự án "Minh bạch nhằm mục tiêu khuyến khích người nghèo”, 7 trường hợp nghiên cứu do IIEP uỷ quyền về các kinh nghiệm sáng tạo đã được thực hiện ở Brazil, Campuchia, Ấn Độ, Peru, Nam Phi, Mỹ và Việt Nam được lựa chọn dựa trên các biến số khác nhau có thể ảnh hưởng đến mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình (ví dụ như nhóm mục tiêu so với phổ quát, có điều kiện so với không có điều kiện). Dự án phân tích ở Việt Nam là "Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” (PEDC). Một phân tích so sánh và báo cáo tổng hợp đã được xây dựng trên cơ sở 7 nghiên cứu trường hợp đã được công bố vào năm 2013. Các kết quả chính của nghiên cứu đã được thảo luận trong một hội thảo được tổ chức ở Brasilia (5-6 tháng 11 năm 2012).

Page 17: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

17

Giáo dục Điều 5: Thúc đẩy và tăng cường học tập suốt đời trong khuôn khổ Thập kỷ Xóa mù chữ của Liên Hợp Quốc 2003 - 2012 và chiến lược của chính phủ về xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam 2011 - 2020, nhằm xóa mù chữ thông qua các chương trình xóa mù chữ cho tất cả mọi người, huy động mạng lưới các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Sau khi hoàn tất hoạt động phân tích tình hình học tập suốt đời (HTSĐ) ở Việt Nam và các cuộc tham vấn địa phương do một chuyên gia của UNESCO thực hiện, đã có các khuyến nghị về các mô hình xã hội học tập, cơ chế, phối hợp liên ngành, các vấn đề giới có liên quan, và mô hình tài chính để hỗ trợ nâng cao hiểu biết về khái niệm học tập suốt đời cũng như những thách thức hiện đang gặp phải ở trong nước. Nghiên cứu này là một phần của hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho Tổ thư ký Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập do Bộ GD&ĐT phụ trách.

� Những khuyến nghị về nâng cao vai trò và trách nhiệm cho các Bộ, ngành hướng tới xây dựng xã hội học tập được đưa vào Dự thảo Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 là kết quả của hội thảo về Xác định Vai trò và Trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc xây dựng xã hội học tập, được tổ chức thông qua nỗ lực chung của Ban Chỉ đạo xuốc gia xây dựng xã hội học tập, Viện Học tập Suốt đời UNESCO (UIL) và UNESCO Việt Nam. Các cơ quan cấp cao của Chính phủ, đại diện của các tổ chức xã hội, chính trị, đoàn thể và truyền thông đã tìm hiểu sự phát triển khái niệm học tập suốt đời trên trường quốc tế, đồng thời thảo luận những khuyến nghị về chính sách tại Việt Nam.

� Tiếp thu những kết quả trong nghiên cứu phân tích tình hình HTSĐ ở Việt Nam, trong đó có việc cần nỗ lực nhằm thúc đẩy học tập suốt đời và đưa HTSĐ vào vị trí phù hợp với các chiến lược, văn hóa và truyền thống dân tộc, UNESCO và các đối tác đã thiết kế và phát động một cuộc triển lãm về tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh và học tập suốt đời. Cuộc triển lãm này, được tổ chức nhờ sự hỗ trợ của Vụ Giáo dục Thường Xuyên thuộc Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, gồm gần 300 tư liệu, hiện vật trưng bày, phim, ảnh và có hơn 250.000 lượt khách tham quan. Triển lãm được nhân rộng sang các bảo tàng ở tỉnh Cao Bằng, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc triển lãm này được tổ chức lại một lần nữa khi phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời lần đầu tiên ở Việt Nam (2-8 tháng 10 năm 2011) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám với sự tham gia của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và các đại biểu cấp cao. Trong sự kiện Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời lần thứ hai vào năm 2012, một lần nữa cuộc triển lãm được tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức ở thành phố Huế có bổ sung thêm chủ đề về các nỗ lực của tỉnh trong xây dựng xã hội học tập.

� Với nguồn kinh phí bổ sung được huy động từ Quỹ Kế hoạch Chung, UNESCO sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng một lộ trình có sự tham vấn rộng rãi về công tác xây dựng xã hội học tập sáng tạo, bền vững và hòa nhập. UNESCO sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động xây dựng tầm nhìn ở cấp trung ương và cấp tỉnh để xác định tiêu chí mong muốn về xã hội học tập ở Việt Nam, và tiêu chí mong muốn đối công dân học tập tích cực, và từ đó xây dựng Kế hoạch Hành động để hiện thực hóa tầm nhìn đó. UNESCO sẽ tiếp tục vận động cho mục tiêu này và vận động sự tham gia và đóng góp có hệ thống của các tổ chức khác, đồng thời sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyên môn cho Tổ thư ký Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập và Hội Khuyến học Việt Nam nhằm hỗ trợ cho công cuộc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.

Page 18: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

18

Giáo dục Điều 5: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Các chuyên gia của Viện Học tập Suốt đời UNESCO (UIL), Bộ GD&ĐT và đội ngũ chuyên gia trong nước đã và đang phối hợp xây dựng Cẩm nang về Xây dựng xã hội học tập – Cơ hội và trách nhiệm chung của mọi người cho các bên liên quan chủ chốt đến HTSĐ nhằm giúp tạo ra và cung cấp các cơ hội HTSĐ. Cuốn cẩm nay nang này được thiết kế sau một chuỗi các chuyến đi thực địa, tham vấn và các hội thảo được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh nhằm đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu thực tế của đất nước. Cuộc tập huấn thí điểm về cách sử dụng cẩm nang, tăng cường năng lực cho 30 đại diện từ cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, cấp tỉnh và địa phương đã được tổ chức, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi để hoàn thiện chính thức dự thảo cẩm nang.

� 97 chuyên gia quốc tế đã có cơ hội chia sẻ và thảo luận kinh nghiệm của họ về học tập suốt đời với hơn 300 nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, chuyên gia và nhà nghiên cứu từ trung ương đến địa phương của Việt Nam, nêu bật những thực tiễn hay tại “Diễn đàn Việt Nam: Học tập suốt đời-Xây dựng xã hội học tập", do UNESCO tổ chức phối hợp với Hiệp hội các Trường Đại học nghiên cứu về học tập suốt đời thuộc Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM) và Bộ GD&ĐT. Đại diện cấp cao có mặt tại Diễn đàn gồm Phó Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO và Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Kết quả của diễn đàn được được tổng hợp vào tài liệu tham khảo trong kỷ yếu và được chia sẻ với Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập. Kỷ yếu hội nghị cũng được trình bày tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 3 tháng 5 năm 2011 ở Copenhaghen và phân phát cho các tác giả, nhà tài trợ, các học giả và những người tham gia diễn đàn. Cuốn kỷ yếu đang được dịch sang tiếng Việt với kinh phí tài trợ từ Bộ GD&ĐT.

� UNESCO đã hỗ trợ Bộ GD&ĐT, cụ thể là Vụ Giáo dục Thường xuyên và Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy thuộc Viện KHGDVN xây dựng một bộ tiêu chí và quy trình để đánh giá hiệu quả của 11.000 trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) trên khắp cả nước. Đề xuất tự đánh giá này gồm các tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả của các hội thảo tham vấn bao gồm các cuộc tham vấn cộng đồng và chuyến công tác thực tế tới các trung tâm này. Bộ tiêu chí đánh giá này đã được Vụ Giáo dục thường xuyên thí điểm thêm ở 12 tỉnh chọn lọc và một số tỉnh đã xây dựng các bộ tiêu chí riêng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Vụ GDTX hiện đang dự kiến tiến hành đánh giá các TTHTCĐ vào tháng 10 năm 2013, trên cơ sở kinh nghiệm và các bài học thu được từ đợt thí điểm trên.

� UNESCO đã hỗ trợ Bộ GD&ĐT tham gia và thuyết trình về những kết quả ban đầu trong quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá TTHTCĐ tại Hội thảo Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chủ đề “Trung tâm Học tập Cộng đồng” được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan năm 2011 với sự tham gia của đại diện 27 quốc gia. Bộ GD&ĐT cũng tham dự hội thảo khu vực tương tự về HTSĐ cho mọi người năm 2012. Những sự kiện này được Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tổ chức đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc với các quốc gia khác có kinh nghiệm về vấn đề này.

� Một bộ tài liệu hướng dẫn sẽ được xây dựng để tiến hành đánh giá tình hình của TTHTCĐ bằng cách sử dụng các tiêu chí đã được kiểm nghiệm.

Page 19: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

19

Giáo dục Điều 5: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Trong khuôn khổ sáng kiến của Viện Học tập Suốt đời UNESCO (UIL) và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 15 nhà hoạch định chính sách của Bộ GD&ĐT, do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT làm trưởng đoàn, đã nâng cao năng lực về quan điểm toàn cầu, nghiên cứu, chính sách và các thực tiễn tốt nhất về học tập suốt đời thông qua một chuyến tham quan học tập kéo dài 3 ngày tại Hamburg, Đức, trong đó họ đã trao đổi với UIL, các cơ quan của Chính phủ Đức, và các nhà trường địa phương về những kinh nghiệm về học tập suốt đời có thể triển khai áp dụng ở Việt Nam, bao gồm công tác đào tạo giáo dục, phát triển nhà trường, giáo dục không chính quy và các chương trình xóa mù chữ và thường thức cho các gia đình. Chuyến tham quan học tập này được tổ chức kết hợp với chuyến thăm Đan Mạch của đoàn do Hiệp hội các trường Đại học nghiên cứu học tập suốt đời của ASEM và Bộ Giáo dục Đan Mạch tổ chức với kinh phí từ Dự án Giáo dục Phổ thông (Ngân hàng Thế giới).

� Tháng 9 năm 2012, một đề xuất các hoạt động nhằm hỗ trợ cho Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập đã được trình lên Ủy ban Huy Động và Phân Bổ Tài Trợ Kế Hoạch Chung (OPFMAC) và UNESCO đã nhận được 90.660 USD để hỗ trợ cho Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập và Tổ thư ký trong việc chủ trì đối thoại chính sách, nâng cao nhận thức cho các cơ quan cấp trung ương và địa phương cũng như các cuộc tham vấn cùng tham gia nhằm bước đầu xác định các tiêu chí mong muốn đối với công dân học tập và xã hội học tập của Việt Nam, đồng thời xác định những hoạt động ưu tiên để xây dựng và triển khai thực hiện đề án hướng tới tầm nhìn được đề ra về xã hội học tập hòa nhập, sáng tạo, và bền vững cho mọi người.

� Với sự hỗ trợ của Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO và UNESCO Việt Nam, với sự chủ trì của Vụ GDTX của Bộ GD&ĐT, Cẩm nang Giáo dục các bậc cha mẹ và Tài liệu hướng dẫn dành cho hướng dẫn viên đã được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam nhằm củng cố và nâng cao chất lượng công tác giáo dục và chăm sóc trẻ thơ tại các trung tâm học tập cộng đồng của Việt Nam. Các thực tiễn và nhu cầu hiện tại về giáo dục các bậc cha mẹ được xác định thông qua một bảng câu hỏi áp dụng tại 5 tỉnh, bao gồm các tỉnh có tỷ lệ cao người dân tộc thiểu số và cộng đồng sinh sống ở các làng vạn chài. Cùng với Vụ Giáo dục Mầm non và Vụ GDTX của Bộ GD&ĐT, hai lớp tập huấn cán bộ cốt cán mỗi lớp kéo dài 4 ngày về giáo dục các bậc cha mẹ đã được tổ chức thông qua các TTHTCĐ: 63 cán bộ cốt cán (35 nữ và 28 nam) đã tiếp thu kỹ năng thông qua tập huấn cán bộ cốt cán, sau đó 386 cán bộ (228 nữ và 158 nam) đã tham dự các cuộc tập huấn phổ biến tiếp theo. Các tỉnh đã tiếp thu mô hình này và tiếp tục phổ biến nhân rộng hơn nữa.

� Bộ GD&ĐT đã cam kết đăng tải Cẩm nang Giáo dục các bậc cha mẹ và Tài liệu hướng dẫn dành cho hướng dẫn viên lên trang web của Bộ để hỗ trợ phổ biến trên phạm vi toàn quốc. � UNESCO Băng Cốc sẽ tổ chức một hội thảo vào tháng 4 năm 2013 để tạo điều kiện cho Việt Nam và 6 quốc gia khác tham gia chia sẻ các thực tiễn tốt và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình triển khai bước đầu chương trình Giáo dục các bậc cha mẹ và thảo luận về chiến lược đảm bảo sự bền vững và tiếp tục mở rộng chương trình.

Page 20: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

20

Giáo dục Điều 5: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập, Tổ thư ký và Bộ GD&ĐT đã được tiếp cận các thực tiễn quốc tế hay trong công cuộc xây dựng xã hội học tập thông qua một nghiên cứu so sánh do Viện Học tập Suốt đời UNESCO (UIL) thực hiện về xã hội học tập ở Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Nghiên cứu này giúp bổ sung thông tin đầu vào tham khảo cho quá trình xây dựng Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 của Việt Nam (xem nội dung tiếp theo đây).

� UNESCO đã hỗ trợ Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập và Tổ thư ký tổ chức một hội thảo liên ngành nhằm thu thập những thông tin đầu vào cuối cùng để hoàn thiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 của Việt Nam đồng thời cung cấp kỹ thuật cho công tác hoàn tất dự thảo để đệ trình lên các cấp lãnh đạo. Hội thảo này do Vụ GDTX,Bộ GD&ĐT và Hội khuyến học Việt Nam đồng chủ trì, với sự tham gia của các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan, bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

� UNESCO và UIL đã hỗ trợ cho Bộ GD&ĐT và các bên liên quan chủ chốt trong việc chuẩn bị và tổ chức sự kiện Tuần lễ học tập suốt đời tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2011. Sự kiện này đã thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, với sự tham gia tích cực của các đơn vị cung ứng dịch vụ học tập suốt đời khác nhau, đồng thời nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập suốt đời đối với các nhà hoạch định chính sách và những người làm thực tế về học tập suốt đời. Sự kiện này có sự tham gia của Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, thể hiện một cam kết mạnh mẽ từ cấp cao. Là một phần của sự kiện Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, Bộ GD&ĐT, UNICEF và UNESCO, với sự hỗ trợ của Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO , đã phối hợp tổ chức một Diễn đàn có chủ đề Học cách chơi cùng bé nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về cách làm các đồ chơi tại nhà một cách ít hoặc không tốn kém và thân thiện với môi trường, đồng thời chơi cùng con cái. Năm 2012, cả 63 tỉnh, thành trong cả nước đã tổ chức sự kiện Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời dưới sự chỉ đạo và điều phối của Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, Bộ GD&ĐT và Tổ thư ký.

� UNESCO tham dự kỷ niệm ngày Sách và Bản quyền Thế giới do Vụ Thư Viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các trường đại học, thư viện tỉnh, thành phố và địa Phương. Tham dự sự kiện này còn có đại diện của Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn TNCSHCM, bạn đọc ở mọi lứa tuổi, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ thư viện và nhà nghiên cứu. Đại diện của UNESCO Việt Nam đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc với nội dung nâng cao nhận thức của công chúng về ý nghĩa của việc biết chữ và đọc sách đối với hoàn thiện bản thân, phát triển xã hội và thực hiện các quyền cơ bản của con người.

Page 21: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

21

Giáo dục Điều 6: Hỗ trợ thực hiện Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (2005 - 2014) nhằm định hướng lại giáo dục chính quy và không chính quy cũng như các chương trình dạy và học ở mọi cấp và tăng cường năng lực tích hợp giáo dục vì sự phát triển bền vững nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề đang nổi lên liên quan đến phát triển bền vững, đặc biệt là sự thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Chương trình tập huấn giáo dục vì sự phát triển bền vững cho giáo viên, học sinh, phụ huynh và các thành viên cộng đồng đã được tổ chức thông qua việc triển khai Giai đoạn 2 của Chương trình "Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường" (BREES) (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 14 của Bản ghi nhớ).

� UNESCO Việt Nam đã nhận được kinh phí của Quỹ Tín thác Nhật Bản (JFIT), thuộc chương trình BREES trọng điểm trong khu vực của UNESCO Jakarta, trong đó chú trọng đến công tác ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nghèo của khu vực dài hạn, để triển khai giai đoạn 3 của chương trình BREES dự kiến diễn ra tại các tỉnh thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển châu thổ đồng bằng sông Hồng (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 14 của Bản ghi nhớ)

� Tiếp thu ý kiến của cơ quan thường trực về biến đổi khí hậu của Bộ GD&ĐT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, UNESCO Việt Nam đã hỗ trợ chuyên môn quốc tế và trong nước cho xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015, một kết quả lớn trong việc ghi nhận tiềm năng của hệ thống giáo dục ứng phó các thách thức của biến đổi khí hậu. Hoạt động này được thực hiện bằng việc tham gia các hội nghị Ban chỉ đạo kế hoạch hành động và nhóm công tác kỹ thuật có trách nhiệm dự thảo kế hoạch. Các Bộ phận Khoa học Tự nhiên và Giáo dục ở UNESCO Pari và các Văn phòng khu vực tại Băng Cốc và Jakarta đã cung cấp thông tin đầu vào kỹ thuật cho quá trình này. Kế hoạch hành động được xây dựng theo tinh thần của Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó quy định “ứng phó biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội, các ngành, các tổ chức ở tất cả các cấp và mọi cá nhân”, đồng thời được định hướng bởi nguyên lý phát triển bền vững. Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu yêu cầu tất cả các bộ ngành phải xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động.

� Bộ tài liệu đa phương tiện Dạy và Học vì một Tương lai Bền vững của UNESCO (TLSF) đã được dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Bản tiếng Việt chính thức bao gồm 27 mô đun với hơn 100 giờ thực hành phát triển chuyên môn, bao gồm các nghiên cứu điển hình và ví dụ cụ thể theo bối cảnh cho Việt Nam, để sử dụng trong các khóa đào tạo giáo viên cũng như bồi dưỡng cho các đối tượng giáo viên, cán bộ xây dựng chương trình, các nhà hoạch định chính sách giáo dục và tác giả của các tài liệu về giáo dục. Nhóm công tác kỹ thuật của dự án cũng đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn bổ sung để hỗ trợ các giảng viên sư phạm và giáo viên của Việt Nam trong việc sử dụng tài liệu giáo dục vì sự phát triển bền vững trong lớp học.

� Triển khai thực hiện Giai đoạn 3 của Chương trình "Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường" (BREES) (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 14 của Bản ghi nhớ).

Page 22: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

22

Giáo dục Điều 6: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo Trong quá trình điều chỉnh đặc biệt chú trọng đến vấn đề lồng ghép giới bao gồm các vấn đề về giới đặc biệt trong bối cảnh của Việt Nam (chẳng hạn, kiến thức bản địa của phụ nữ dân tộc thiểu số), đồng thời cung cấp các công cụ để sử dụng các chỉ số nhằm xác định những thông tin có thể giúp giáo viên phối hợp tốt hơn với học sinh trong việc giải quyết các vấn đề về bình đẳng và công bằng giới. Quy trình này được xây dựng với sự hỗ trợ của Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO, Chương trình Đổi mới giáo dục cho phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEID) và Ban thư ký Thập kỷ vì sự phát triển bền vững (DESD) tại UNESCO Pari. Bộ tài liệu TLSF chính thức được Bộ GD&ĐT thông qua làm nguồn tài liệu đào tạo giáo viên chính quy. Các giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc 5 tỉnh thí điểm đã nâng cao năng lực thông qua tham gia tập huấn tích hợp các chủ đề và phương pháp Giáo dục vì sự phát triển bền vững và Dạy và Học vì một tương lai bền vững vào kế hoạch bài giảng. TLSF đã được sử dụng làm công cụ chính để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong Giai đoạn 2 của Chương trình BREES, đồng thời sẽ tiếp tục được sử dụng trong Giai đoạn 3. Bổ sung cho bộ tài liệu TLSF, UNESCO-APEID đã tổ chức hội thảo về Tái định hướng đào tạo giáo viên chất lượng hướng tới Giáo dục cho mọi người (GDCMN) và Giáo dục vì sự Phát triển bền vững (GDPTBV) trong tháng 6 năm 2011 ở Vịnh Hạ Long. Hội thảo do JFIT hỗ trợ, được tổ chức dưới sự phối hợp giữa UNESCO Việt Nam, IBE, Bộ GD&ĐT và Trung tâm Nghiên cứu & Xúc tiến Giáo dục vì sự Phát triển bền vững (CEREPROD). Trong hội thảo, 70 giảng viên và giáo viên tham gia đã nâng cao năng lực trong việc tích hợp GDCMN và các nguyên tắc GDPTBV vào chương trình giảng dạy và tài liệu giảng dạy, các đại biểu được nghe giới thiệu sáu vấn đề chuyên đề: bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục nhân quyền, sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, nhạy cảm giới và đa ngôn ngữ giáo dục. Ba mô-đun do IBE chuẩn bị về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và nhạy cảm giới đã được dịch ra tiếng Việt và chia sẻ với các đại biểu tham gia hội thảo.

� Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách về Giáo dục đã vận động cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu với cách tiếp cận rộng hơn và liên quan mật thiết đến nhau trong Giáo dục vì sự Phát triển bền vững (GDPTBV) tại Hội nghị Quốc gia về Giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu: “Chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác nhằm hỗ trợ công tác giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, do Bộ GD&ĐT, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế phối hợp với Liên Hợp Quốc tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2011. Sự tham gia này là một phần của chuyến thăm của Trợ lý Tổng Giám đốc gặp gỡ lãnh đạo Bộ GD&ĐT, thăm các nhà trường thuộc Mạng lưới các trường liên kết (ASPnet) và làm việc với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, và các cán bộ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam.

Page 23: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

23

Giáo dục Điều 6: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Diễn đàn Giáo dục vì sự Phát triển bền vững, với sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UNESCO Việt Nam, với sự tham gia của một nhóm các chuyên gia từ nhiều ngành khác nhau, cũng như các cơ quan, tổ chức công và tư nhân, đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục vì Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010-2014, trong đó nêu: i) xây dựng các khóa học trực tuyến về Giáo dục vì sự Phát triển bền vững cho giáo viên, ii) tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các trường học và báo giới rộng rãi hơn; và iii) tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa các bên liên quan ở địa phương. Kế hoạch hành động này được Ủy ban về Thập kỷ GDPTBV của Việt Nam, với thành phần bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và nhiều cơ quan liên quan khác, đảm bảo một môi trường thuận lợi để tích hợp nội dung Giáo dục vì sự Phát triển bền vững vào xã hội học tập được định hướng ở Việt Nam. Tháng 9 năm 2012, Ủy ban về Thập kỷ giáo dục vì sự phát triển bền vững của Việt Nam và Diễn đàn Giáo dục vì sự Phát triển bền vững đã tổ chức một cuộc họp kiểm điểm tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục vì Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010-2014, đồng thời hỗ trợ chia sẻ kiến thức và thực tiễn về giáo dục vì sự phát triển bền vững của các bên liên quan, cũng như tăng cường hiểu biết toàn diện và triển khai các hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hội thảo quy tụ các bên liên quan chủ chốt. Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường (CERE), Đại học Sư phạm Hà Nội, và Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) đã trình bày các cách tiếp cận sáng tạo đối với giáo dục vì sự phát triển bền vững, dựa trên kinh nghiệm của Chương trình BREES tại Việt Nam, giáo dục vì sự phát triển bền vững trong học tập suốt đời, cũng như những ví dụ về sự tham gia của cộng đồng hướng tới nền kinh tế xanh và xã hội xanh. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung tâm Sống và Học tập đã chú trọng vai trò nòng cốt của thanh niên trong việc thúc đẩy và triển khai các hoạt động liên quan đến giáo dục vì sự phát triển bền vững. Hội thảo này do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam kiêm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì đã nêu bật sự cần thiết phải lồng ghép giáo dục vì sự phát triển bền vững vào cả giáo dục chính quy và không chính quy. Việc xây dựng tài liệu thông tin, giáo dục và truyền thông, đặc biệt là thông qua truyền thông, được trình bày tại Diễn đàn, được xem là một kênh quan trọng để thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững.

� Các Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Jakarta, Băng Cốc và Diễn đàn Ứng phó Biến đổi Khí hậu của UNESCO (ED/UNP/DESD và Bộ phận Khoa học) đã hỗ trợ xây dựng học liệu về “Giáo dục Ứng phó Biến đổi Khí hậu vì sự Phát triển Bền vững” cho giáo dục chính quy và không chính quy làm phương tiện nâng cao nhận thức cho người học là người lớn và công chúng tại Việt Nam.

Page 24: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

24

Giáo dục Điều 6: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo Năng lực của các hướng dẫn viên tại hơn 100 trung tâm học tập cộng đồng đã tăng cường để sử dụng học liệu nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tương ứng. Theo đó, 2.075 hướng dẫn viên tại 105 TTHTCĐ thuộc 5 tỉnh đã được tập huấn về “hiểu biết và thích ứng biến đổi khí hâu”.Dựa trên thông tin phản hồi thu được trong các đợt tập huấn này, một tài liệu hướng dẫn đã được soạn thảo làm công cụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động cộng đồng. Tài liệu này đã được xuất bản và sử dụng trong quá trình xây dựng Kế hoạch Hành động cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu Khu Bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà, đồng thời sẽ được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các sáng kiến tương tự cho các cộng đồng ở Khu Bảo tồn sinh quyển Huế và Đồng bằng Sông Hồng (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 16 của Bản ghi nhớ). Ngoài tài liệu hướng dẫn kể trên, hai tư liệu đã được xây dựng và phát sóng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân: (i) một đoạn phim tư liệu dài 20 phút được phát sóng trên kênh truyền hình trung ương có tựa đề “Biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động cộng đồng” và (ii) một bản tin về “Tài liệu hóa các hành động giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng tại Việt Nam”. Với sự hỗ trợ của UNESCO, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD&ĐT sử dụng các bảng câu hỏi đánh giá nhanh để ghi lại những trải nghiệm trong công tác giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng của Việt Nam. Kết quả đánh giá xác định được mức độ hiểu biết của các cộng đồng địa phương cũng như những hoạt động mà họ xúc tiến để ứng phó biến đổi khí hậu. Các bảng hỏi cũng cung cấp các thông tin có giá trị về mức độ hiệu quả của tài liệu hướng dẫn trong công tác xử lý các vấn đề biến đổi khí hậu. Thông tin này được sử dụng để điều chỉnh và cải thiện nội dung tài liệu.

� UNESCO đã huy động được 1 triệu USD nhằm duy trì sự hỗ trợ cho công tác triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững trên phạm vi toàn quốc thông qua dự án Giáo dục vì sự Phát triển bền vững Samsung-UNESCO, qua đó góp phần hình thành xã hội có khả năng thích ứng và bền vững hơn bằng việc tạo ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững. Dự án kéo dài 2 năm này sẽ góp phần hiện thực hóa tầm nhìn quốc gia về xã hội học tập tại Việt Nam. Sử dụng hình thức học tập trực tuyến và học tập hỗn hợp để nâng cao năng lực, dự án liên ngành này sẽ chú trọng đến (i) nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên nhằm bối cảnh hóa và tích hợp nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững vào các thực tiễn nhà trường thông qua xây dựng, thử nghiệm và phổ biến các tài nguyên giáo dục mở về giáo dục vì sự phát triển bền vững; (ii) nâng cao nhận thức về giáo dục vì sự phát triển bền vững cho hiệu trưởng nhà trường, phụ huynh học sinh và các cơ quan trung ương và địa phương thông qua một quy trình cùng tham gia nhằm góp phần vào một môi trường thuận lợi để lồng ghép nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững; (iii) nâng cao nhận thức của truyền thông về giáo dục vì sự phát triển bền vững; và (iv) tài liệu hóa các bài học thu được và xây dựng các nội dung khuyến nghị để tham khảo trong quá trình đẩy mạnh lồng ghép nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam và cấp độ toàn cầu. Đề xuất dự án này được xây dựng phối hợp với Bộ phận Giáo dục vì sự Phát triển bền vững ở UNESCO Pari, các Văn phòng UNESCO ở Băng Cốc, Jakarta và Việt Nam (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 16 của Bản Ghi nhớ).

� Triển khai dự án giáo dục vì sự phát triển bền vững Samsung-UNESCO và đảm bảo mô hình thành công.

Page 25: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

25

Giáo dục Điều 7: Tăng cường năng lực sẵn sàng ứng phó của ngành giáo dục đối với thiên tai và các rủi ro khác cũng như năng lực ứng phó của ngành giáo dục trong những trường hợp khẩn cấp, bằng cách xây dựng chuẩn quốc gia và các hướng dẫn dựa trên chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ việc tự đánh giá của các trường và thông qua việc tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng giáo dục.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo � Dưới sự chủ trì của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD&ĐT, cùng với sự hỗ trợ của UNESCO, Tài liệu Tiêu chuẩn

giáo dục trong tình trạng khẩn cấp: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi của Liên minh Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (INEE) đã được dịch đang tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp với Việt Nam, có tham khảo ý kiến của 50 đại diện thuộc các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT và các ban ngành chủ chốt khác, cũng như các bên liên quan đến công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa, đại diện của các cơ quan Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Tài liệu hướng dẫn hoàn chỉnh đã được xây dựng nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa cho công tác áp dụng các tiêu chuẩn vào Việt Nam.

� Một sự kiện nhằm thúc đẩy Giảm thiểu Rủi ro Thảm họa và Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì do UNESCO phối hợp với INEE, Bộ GD&ĐT, UNICEF và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tổ chức với sự có mặt của hơn 90 đại biểu trong đó những cơ quan tham gia chính có bài trình bày tham luận về lĩnh vực tương ứng. Sự kiện này cũng trùng hợp với Hội nghị Nhóm Công tác Thường niên của INEE, giúp các thành viên của INEE có cơ hội tham dự sự kiện chia sẻ kinh nghiệm, các thực tiễn hay quốc tế, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về nỗ lực của Việt Nam trong công tác giáo dục trong tình trạng khẩn cấp.

� Thông qua quy trình tham vấn rộng rãi các bên liên quan, một công cụ tự đánh giá của nhà trường nhằm xác định, ghi nhận và giải quyết những hiểm họa và nguy cơ trong trường học, cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương như một chiến lược giảm thiểu rủi ro thảm họa đã được xây dựng, đồng thời đã được thử nghiệm tại 10 trường ở Hà Nội và Huế. Hoạt động thử nghiệm này cho thấy nhiều thông tin sâu làm cơ sở cho việc chỉnh sửa công cụ tự đánh giá. Dưới sự chủ trì của Vụ Công tác học sinh, sinh viên thuộc Bộ GD&ĐT và với sự hỗ trợ của UNESCO, các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, chính quyền địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế, giáo viên, hiệu trưởng nhà trường, học sinh và phụ huynh đã tham gia thẩm định và thử nghiệm công cụ với sự tham gia của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên ở địa phương. Trong suốt quá trình thử nghiệm, những người tham gia đã xây dựng một ý thức làm chủ công cụ, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi và khuyến nghị để hoàn thiện bộ công cụ. Chẳng hạn, hiệu trưởng của Trường Trung học cơ sở Yên Sở tại Hà Nội, đã đề xuất một kỹ thuật vẽ bản đồ hiểm họa thông qua tính năng Google Maps (bản đồ trên google) để nắm rõ và đánh giá môi trường xung quanh nhà trường, theo đó xác định được những nguy cơ tiềm tàng đối với nhà trường. Vì hầu hết các nhà trường ở Việt Nam đều có máy tính, truy cập Internet và có máy chiếu, nên việc áp dụng phương pháp này để đánh giá bản đồ nhà trường cũng là một phương pháp hiệu quả để thu hút sự quan tâm của học sinh trong việc tìm hiểu về công nghệ thông tin và truyền thông nhờ có những nội dung cụ thể và thiết thực. Dưới sự chủ trì của Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em thuộc Bộ GD&ĐT, công cụ tự đánh giá này hiện đang trong quá trình chỉnh sửa lần cuối và giai đoạn thử nghiệm lần thứ hai hiện sắp được thực hiện nhằm thể chế hóa công cụ để áp dụng đồng loạt trên phạm vi toàn quốc. UNESCO là đơn vị chủ trì quy trình với việc hoàn tất biểu mẫu và tài liệu hướng dẫn giúp cho các trường có thể xây dựng kế hoạch phòng ngừa dựa trên kết quả của hoạt động tự đánh giá.

� Huy động kinh phí để cho ra ấn phẩm tài liệu hướng dẫn cho Việt Nam về cách áp dụng các tiêu chuẩn tối thiểu. � Thực hiện giai đoạn thí

điểm thứ hai bộ công cụ tự đánh giá tại các nhà trường ở Huế và Hà Nội, hoàn thiện công cụ để chính thức công nhận và phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, đồng thời thiết kế phương pháp thử nghiệm giúp xây dựng Kế hoạch phòng chống thảm họa của nhà trường. � Tiếp tục hỗ trợ Trung tâm

Nghiên cứu và đào tạo về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thuộc Học viện Quản lý giáo dục xây dựng một Kế hoạch hành động và các đề xuất dự án. � Hỗ trợ Trung tâm của Học

viện Quản lý giáo dục trong việc tích hợp nội dung biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro vào chương trình đào tạo của Viện.

Page 26: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

26

Giáo dục Điều 7: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Một mô đun tập huấn và cẩm nang bổ sung về giảm thiểu rủi ro thảm họa và quản lý rủi ro thảm họa dành cho hiệu trưởng nhà trường nhằm tích hợp nội dung phòng chống thảm họa vào các hoạt động nhà trường đã được UNESCO và Học viện Quản lý Giáo dục phối hợp xây dựng, qua đó năng lực của cán bộ của Học viện Quản lý Giáo dục được tăng cường. Năm 2011, 36 hiệu trưởng và phó hiệu trưởng (18 nam và 18 nữ) tại Hà Nội và Thừa Thiên-Huế đã được tập huấn về tài liệu này.

� Với sự hỗ trợ của UNESCO, năm 2012, Học viện Quản lý Giáo dục đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro trực thuộc Học viện. Học viện Quản lý Giáo dục là đơn vị sự nghiệp duy nhất được Bộ GD&ĐT giao trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và hiệu trưởng ở tất cả các cấp trong ngành giáo dục (trên 10.000 lượt người một năm), và đã và đang là đối tác trong nước chính của UNESCO trong lĩnh vực nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý giáo dục và giảm thiểu rủi ro thảm họa kể từ năm 2009. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, được thông qua hồi tháng 9 năm 2011, đã xác định sự cần thiết phải ưu tiên nâng cao năng lực nhằm triển khai Chiến lược quốc gia một cách tốt hơn. Học viện Quản lý Giáo dục và Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro theo đó sẽ chú trọng đến việc thể chế hóa các nghiên cứu và nỗ lực đào tạo nhằm tiến hành tập trung, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý giáo dục, sinh viên và hiệu trưởng trường phổ thông về lĩnh vực biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thảm họa, trên cơ sở kinh nghiệm của Học viện trong lĩnh vực này.

� Năm 2012, một đề xuất dự án liên ngành về phòng ngừa, ứng phó thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu, do Văn phòng UNESCO xây dựng, huy động được 285.000 USD, từ Chương trình hỗ trợ liên ngành của UNESCO cho các quốc gia hậu xung đột và hậu thiên tai và Diễn dàn liên ngành về sự đóng góp của UNESCO cho công tác giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu. Chương trình này nhằm mục đích tăng cường năng lực liên ngành tại Việt Nam hướng tới phòng ngừa và ứng phó thảm họa toàn diện cũng như thích ứng biến đổi khí hậu thông qua các kế hoạch hành động cộng đồng, và góp phần xây dựng Đề án giảm thiểu rủi ro thảm họa toàn diện với các nội dung chính sau đây: (i) thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa thảm họa cho nhà trường; (ii) tăng cường năng lực của truyền thông nhằm thực hiện công tác truyền thông hiệu quả các thông tin liên quan tới phòng ngừa thảm họa; (iii) tăng cường khả năng chống chịu trước các thảm họa môi trường tại các khu di sản của UNESCO; (iv) thúc đẩy sử dụng dữ liệu vệ tinh cho công tác ra quyết định dựa trên minh chứng; (v) thúc đẩy hợp tác đa ngành để phòng ngừa thảm họa hiệu quả ở cấp cộng đồng và; (vi) xây dựng kế hoạch hành động cộng đồng để phòng ngừa, ứng phó thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu. Chương trình này sẽ được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, tỉnh duyên hải thường chịu tác động của lũ lụt. Nội dung tài liệu được xây dựng thông qua chương trình này sẽ được phổ biến rộng rãi để tiếp cận các nhà trường và cộng đồng trên phạm vi toàn quốc.

� Xây dựng một khóa đào tạo về giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu và phổ biến tới tất cả các cán bộ giáo dục của Việt Nam. � Triển khai một dự án liên ngành về phòng ngừa, ứng phó thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu.

Page 27: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

27

Giáo dục Điều 7: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Tháng 9 năm 2011, với sự hỗ trợ của UNICEF và UNESCO, Bộ GD&ĐT đã thông qua Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục, giai đoạn 2011 – 2020.

� Tháng 9 năm 2012, 43 cán bộ lãnh đạo của các Vụ/Cục trực thuộc Bộ GD&ĐT và các cán bộ nghiên cứu, giảng viên của Học viện Quản lý Giáo dục tăng cường năng lực và hiểu biết về vai trò của họ là các nhà hoạch định chính sách thông qua một khóa tập huấn theo nhu cầu về giảm thiểu rủi ro thảm họa và giáo dục trong tình trạng khẩn cấp do UNESCO Việt Nam tổ chức, phối hợp với Bộ GD&ĐT, Học viện Quản lý Giáo dục, Liên minh Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (INEE) và Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Băng Cốc. Nội dung tập huấn được thiết kế thông qua nỗ lực hợp tác giữa Bộ GD&ĐT, UNESCO Việt Nam và Công ty Tư vấn Osman. Công ty Tư vấn Osman được thành lập dưới sự chỉ đạo của ông Moustafa Osman, một chuyên gia quản lý thảm họa, đồng thời là một giảng viên thỉnh giảng về quản lý thảm họa tại Trường Đại học Birmingham. Ông Moustafa được lựa chọn làm chuyên gia tư vấn để tổ chức tập huấn nhờ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro thảm họa và phục hồi nhân đạo hậu xung đột. Ông đã tổ chức tập huấn trên 30 quốc gia, đồng thời cũng là một cán bộ tập huấn nguồn về Tiêu chuẩn giáo dục trong tình trạng khẩn cấp: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi của INEE và Hiến chương Nhân đạo và các Tiêu chuẩn tối thiểu trong cứu trợ nhân đạo (SPHERE) cho nhiều quốc gia bằng tiếng Anh và tiếng Ả-rập. Khóa tập huấn có sự tham gia của 2 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là: Thứ trưởng Trần Quang Quý, phụ trách lĩnh vực phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu; và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, là người cùng với UNESCO đồng chủ trì cả Nhóm Điều phối Chương trình Giáo dục của LHQ và Chính phủ Việt Nam và Nhóm Công tác Ngành Giáo dục quy tụ các cơ quan của chính phủ, các nhà tài trợ song phương và đa phương và các tổ chức phi chính phủ quốc tế, với mong muốn hài hòa hóa và thống nhất hiệu quả viện trợ trong ngành giáo dục. Sự có mặt của hai vị Thứ trưởng và lĩnh vực phụ trách tương ứng của họ đã nêu bật tầm quan trọng của công tác điều phối nội bộ khi ra quyết định ở tầm quốc gia về phòng chống, ứng phó thảm họa và thích ứng biến đổi khí hậu. Cũng tại khóa tập huấn, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, được thông qua một năm trước đó, và những tiềm năng của Kế hoạch trong việc thể chế hóa nội dung giảm thiểu rủi ro thảm họa ở Việt Nam. Thông qua bài tập thực hành, đại biểu đã được yêu cầu lựa chọn một lĩnh vực chủ chốt trong Kế hoạch hành động và phát triển thành kế hoạch công tác khả thi trong đó thể hiện kết quả mong muốn, hoạt động, nguồn lực cần thiết, những thông tin về địa bàn thực hiện, ai thực hiện và khi nào thực hiện. Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp, đại biểu đã xây dựng các kế hoạch chi tiết và khả thi về cơ sở hạ tầng an toàn ở Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng Hệ thống thông tin quản lý, đưa kiến thức vào nhà trường và nâng cao năng lực cho công tác hoạch định chính sách, và nhiều lĩnh vực khác. Các kế hoạch công tác này đề ra khung thời gian, kèm theo các chỉ số được lượng hóa.

Page 28: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

28

Giáo dục Điều 8: Hỗ trợ việc rà soát và đổi mới chương trình giảng dạy, bao gồm tăng cường năng lực của cơ sở giáo dục nhằm cải tiến công tác đào tạo giáo viên trước và sau khi vào nghề nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của giáo viên để thực hiện chương trình giảng dạy mới vào năm 2015.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� UNESCO đã hỗ trợ cho Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát năng lực và kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học trong các chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Trên cơ sở một nghiên cứu các thực tiễn hay của quốc tế và chuẩn giáo viên tiểu học của Việt Nam, kết quả rà soát chỉ ra rằng khái niệm kỹ năng sư phạm có trong chuẩn giáo viên vẫn chưa đủ mạnh và chưa khuyến khích áp dụng phương pháp dạy và học tích cực. Các khuyến nghị được đưa ra từ công tác rà soát bao gồm: (i) xây dựng các mô đun chính đào tạo giáo viên trong đó chú trọng đến những kỹ năng sư phạm cần thiết mà hiệu trưởng và giáo viên xác định là còn “yếu” hay “hổng” để có thể nâng cao kết quả học tập của tất cả các em học sinh thông qua việc áp dụng phương pháp dạy và học tích cực, (ii) xây dựng thêm tài liệu để trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ ‘đúng mực’ đối với việc tổ chức giáo dục hòa nhập, (iii) Bộ GD&ĐT phê duyệt và phổ biến bộ tài liệu tổng hợp trong đó bao gồm các thực tiễn thành công về việc học ngôn ngữ thứ hai, toán thực hành và sử dụng các trò chơi trong dạy toán, giáo dục hòa nhập, và áp dụng góc học tập và không gian học tập trong lớp học, (iv) xây dựng các mô đun đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mới về các chủ đề như “Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập” và “Thúc đẩy tính sáng tạo trong giảng dạy ở nhà trường và các cụm trường”, (v) khởi xướng một trang web dành riêng cho việc đổi mới giảng dạy trên lớp nhằm chia sẻ các ý tưởng rộng khắp cả nước, tập hợp các nghiên cứu trên lớp ở trường đại học và đóng vai trò là nguồn tạp chí và sách báo để phổ biến các công trình hữu ích và chuyên sâu của giáo viên, (vi) tăng cường hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lớp học, (vii) tăng cường hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh bằng nhiều phương pháp khác nhau, (viii) cung cấp tài liệu, hướng dẫn và tập huấn về cách đánh giá hình thành nhằm cải thiện khả năng học tập của học sinh, và (ix) xây dựng tài liệu nhằm hỗ trợ cho đội ngũ hướng dẫn viên trong trường để họ hỗ trợ tiền công vụ cho những giáo viên mới.

� Bộ GD&ĐT, Văn phòng Quốc tế về Giáo dục của UNESCO (IBE-Geneva) và UNESCO Việt Nam đã phối hợp tiến hành rà soát và phân tích định kiến giới (ví dụ như thành kiến và rập khuôn về giới) trong sách giáo khoa tiểu học. Thông qua trao đổi trực tuyến và một số hội thảo, các khái niệm và phương pháp luận liên quan đến phân tích sách giáo khoa trên quan điểm giới đã được điều chỉnh, và áp dụng trong bối cảnh Việt Nam. Những phát hiện của hoạt động rà soát này đã cung cấp thông tin cho Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 cũng như Báo cáo Đánh giá Giới của Ngân hàng Thế giới năm 2011. Sau quá trình rà soát sách giáo khoa, UNESCO đã hỗ trợ xây dựng các tài liệu hướng dẫn về cách tổ chức các cuộc rà soát tương tự trong tương lai. Sử dụng tài liệu hướng dẫn này, đội ngũ kỹ thuật của Bộ GD&ĐT đã tăng cường năng lực trong việc chủ trì các đợt rà soát và đánh giá vấn đề lồng ghép giới tiếp theo trong ngành giáo dục.

Page 29: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

29

Giáo dục Điều 8: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO và UNESCO Việt Nam đã hỗ trợ Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT triển khai các mô đun đào tạo giáo viên về lồng ghép giới trong giảng dạy và lớp học. Các mô đun đào tạo giáo viên được xây dựng với sự hỗ trợ của Văn phòng Quốc tế về Giáo dục của UNESCO (IBE-Geneva) và cung cấp một khung khái niệm và phương pháp cho các cơ sở đào tạo giáo viên để giải quyết những vấn đề về giới cũng như lồng ghép bình đẳng giới vào các chương trình đào tạo giáo viên tương ứng của mình. Các mô đun này hỗ trợ các cơ sở đào tạo giáo viên phát triển những năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề về giới, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới trong nhà trường và lớp học cũng như ở cấp cộng đồng. Các mô đun này được xây dựng dựa trên Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam. Ngoài ra, các mô-đun này cũng đã được thử nghiệm thành công và được thẩm định tại 2 hội thảo tập huấn cán bộ cốt cán cho 58 cán bộ cốt cán cấp tỉnh (45 nữ, 13 nam). Tại các hội thảo thực hành, cũng qua các trao đổi trực tuyến, các học viên đã tăng cường hiểu biết về thúc đẩy bình đẳng giới, tiến hành phân tích giới và lồng ghép giới. Sau đó, chính các học viên đã được tập huấn tiếp tục tổ chức một loạt các hội thảo tập huấn ở cấp tỉnh. Các mô đun bao gồm những nội dung khuyến nghị cho giáo viên và tài liệu hướng dẫn chi tiết (ví dụ làm rõ khái niệm và hoạt động) để tích hợp bình đẳng giới vào các bối cảnh đào tạo giáo viên khác nhau, bao gồm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và phát triển chuyên môn ngay tại nhà trường. Các mô đun sau khi được điều chỉnh đã được phổ biến rộng rãi để sử dụng làm tài liệu tham khảo của Bộ GD&ĐT trong chương trình đào tạo giáo viên chuẩn của Bộ, đồng thời phân phát tới các cơ sở đào tạo giáo viên trên khắp cả nước. UNESCO, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT và các tư vấn trong nước đã cùng xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên cũng như những khuyến nghị đối với các hoạt động đẩy mạnh lồng ghép giới trong giáo dục. Một số khuyến nghị được đưa vào Dự thảo Kế hoạch hành động về bình đẳng giới ngành Giáo dục 2011-2015. Những hoạt động này là một phần của Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam do 12 cơ quan của Liên Hợp Quốc thực hiện (xem thêm báo cáo nội dung tại Điều 4 của Bản ghi nhớ).

Page 30: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

30

Giáo dục Điều 8: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo � UNESCO, UNICEF và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã hỗ trợ Bộ GD&ĐT, dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo, tổ chức sự kiện Ngày Nhà giáo Việt Nam với chủ đề “Giáo viên: Động lực của sự phát triển bền vững ở Việt Nam”, hưởng ứng Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo: “Sự phục hồi bắt đầu từ giáo viên”. Buổi lễ kỷ niệm này được tổ chức phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tại tỉnh Vĩnh Phúc, có sự tham gia của các giáo viên, giảng viên sư phạm, sinh viên sư phạm và các đối tác ngành giáo dục để tỏ lòng biết ơn tất cả các nhà giáo đã đóng vai trò nòng cốt trong việc hình thành lối sống của trẻ em cũng như những đóng góp to lớn của họ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và tri thức. UNESCO đã tổ chức một cuộc thi ảnh và một cuộc triển lãm nhân sự kiện này, nhằm khắc họa hình ảnh người giáo viên trong đời sống sinh hoạt và công việc thường nhật. Thông qua những hoạt động này, UNESCO đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò hết sức quan trọng của giáo viên, đồng thời nêu bật sự cần thiết phải đảm bảo giáo dục có chất lượng trong xã hội đương đại. Sự kiện tôn vinh này cũng là dịp để Bộ GD&ĐT thể hiện cam kết tăng cường tuyển dụng giáo viên, tranh thủ sự tham gia của giáo viên trong công tác ra quyết định, duy trì mức độ đầu tư tài chính cho các chính sách và chương trình quốc gia, cũng như các chế độ thu hút và giữ chân giáo viên trong nghề.

� Việt Nam đã tổ chức hội thảo thẩm định của Nhóm Công tác Quốc tế về Giáo viên Giáo dục cho Mọi người tại Hà Nội, với sự tham gia của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT. Tại hội thảo, các nghiên cứu trường hợp của Bangladesh, Indonesia và Việt Nam cung cấp thông tin về một nghiên cứu khu vực: “Giải quyết tồn tại về Giáo viên GDCMN: Đâu là những yếu tố cần thiết để đảm bảo các chính sách và thực tiễn hiệu quả ở các quốc gia châu Á?”, đã được thảo luận, và các thông tin đầu vào và thông tin phản hồi từ các quốc gia tham gia đã được thu thập để thẩm định báo cáo nghiên cứu. Theo những phát hiện của báo cáo nghiên cứu trong khu vực, nghiên cứu trường hợp của quốc gia Việt Nam đã chỉ ra rằng, ngoài việc cung cấp đủ số lượng giáo viên, quốc gia này cũng đang chú trọng đến việc tăng cường kỹ năng và năng lực của giáo viên, đồng thời nâng cao trình độ của họ nhằm đảm bảo công tác dạy và học có chất lượng cho mọi người.

� Năng lực của giáo viên phổ thông và giảng viên đại học đã được tăng cường để có thể tích hợp hiệu quả công nghệ thông tin vào thực tiễn giảng dạy, thiết kế và khuyến khích các hoạt động dựa trên công nghệ thông tin lấy người học làm trung tâm và phát triển một chiến lược hỗ trợ toàn bộ các trường học tích hợp công nghệ thông tin trong giáo dục, thông qua hai hội thảo do UNESCO Băng Cốc tổ chức: "Hội thảo nâng cao năng lực Dạy học theo dự án và Cộng tác từ xa". Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hiệp hội Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB), và Hội đồng Anh tại Việt Nam đóng vai trò là các đối tác địa phương. Trong suốt hội thảo, quan hệ đối tác giữa các giảng viên và giáo viên đã được tăng cường thông qua khuyến khích nhóm giảng viên tiếp tục thực hiện các hỗ trợ sau đào tạo theo yêu cầu đồng thời giám sát các hoạt động, chẳng hạn như tổ chức các hội thảo bổ sung và hướng dẫn các nhóm dự án thúc đẩy và thực hiện các dự án trường học liên ngành hoặc liên trường tương ứng của họ. Một số nhóm dự án đã tham gia cuộc thi Giải thưởng Dạy học theo dự án, kết quả là hai đội Việt Nam đã được trao giải thưởng thực hiện dự án, và tham dự Hội thảo khu vực về Thực hành sáng kiến công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập do UNESCO Băng Cốc tổ chức.

� Hoàn thiện và phân phối ấn phẩm của UNESCO "Hướng dẫn khu vực về Dạy học theo dự án (PBL) và Cộng tác từ xa.

Page 31: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

31

Giáo dục Điều 9: Tăng cường đào tạo giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (TVET), bao gồm việc phổ biến TVET cho học sinh và phụ huynh cũng như củng cố các mối liên kết giữa các doanh nghiệp và đào tạo để cải tiến chất lượng của các chương trình TVET

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Trung tâm Quốc tế về Đào tạo Nghề của UNESCO (UNESCO-UNEVOC), phối hợp với Bộ GD&ĐT và UNESCO Việt Nam, đã chủ trì một hội nghị tham vấn các Trung tâm quốc gia của mạng lưới UNEVOC tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương nhằm củng cố hiểu biết về các vấn đề HIV/AIDS trong khu vực, chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia, đồng thời xem xét cách thức thúc đẩy lồng ghép tốt hơn nữa nội dung giáo dục phòng chống HIV/AIDS vào chương trình dạy nghề. 45 đại biểu thuộc 7 quốc gia (Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka và Mông Cổ), bao gồm các cán bộ lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia xây dựng chương trình, giảng viên sư phạm, các đối tác phát triển và các tổ chức xã hội dân sự cùng đại diện của các trung tâm quốc gia thuộc mạng lưới UNEVOC, đã dự hội nghị 4 ngày tại Hạ Long. Mục tiêu của hội nghị tham vấn quốc tế này bao gồm: (i) thu thập những thông tin mới nhất hiện có và những bài học thu được về những phương pháp thành công được áp dụng trong tích hợp nội dung phòng chống HIV/AIDS vào công tác lập kế hoạch và quản lý dạy nghề; (ii) xác định những thực tiễn tốt nhất làm minh chứng cho những kinh nghiệm sáng tạo và triển vọng về dạy nghề đã được lồng ghép vào nỗ lực ứng phó quốc gia phòng chống HIV/AIDS một cách hiệu quả như thế nào; (iii) thiết lập khung phối hợp trong tương lai của mạng lưới UNEVOC nhằm mục đích tạo các nguồn lực dạy và học và các công cụ mới sẵn có; và (iv) rà soát và làm sáng tỏ vai trò và trách nhiệm của các trung tâm quốc gia thuộc mạng lưới UNEVOC trong khu vực. Trong suốt quá trình tập huấn, đại biểu có cơ hội xây dựng mối quan hệ đối tác với các đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề trong toàn khu vực, thúc đẩy vai trò của của các trung tâm UNEVOC, đồng thời đẩy mạnh cam kết tích hợp nội dung giáo dục phòng chống HIV vào chương trình dạy nghề. Ngoài ra, các đại biểu còn xây dựng và thông qua một loạt các chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các trung tâm UNEVOC ở từng quốc gia tương ứng. Những cam kết hành động nhằm tăng cường ứng phó HIV/AIDS thông qua dạy nghề bao gồm: (i) nâng cao hình ảnh của các trung tâm dạy nghề quốc gia thuộc mạng lưới UNEVOC; (ii) tăng cường trao đổi và hợp tác với các bên liên quan ở cấp quốc gia, khu vực và thế giới; (iii) tổ chức và tham gia tích cực các hoạt động của mạng lưới ở cấp quốc gia và tiểu vùng về các vấn đề dạy nghề; (iv) thể hiện vai trò lãnh đạo ở cấp tiểu vùng về các chủ đề cụ thể; và (v) xác định những thực tiễn hiệu quả thông qua các Cổng Thông tin Điện tử Mạng lưới UNEVOC và các dịch vụ trực tuyến khác của UNEVOC. .

Page 32: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

32

Giáo dục Điều 10: Tăng cường sự ứng phó toàn diện của ngành giáo dục đối với công tác phòng chống HIV/AIDS, giảm thiểu sự kỳ thị thông qua việc cải tiến chương trình giảng dạy, đào tạo giáo viên, nâng cao nhận thức của công chúng và củng cố năng lực điều phối cũng như thông qua giám sát và đánh giá.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� UNESCO, UNICEF, UNAIDS, một phần của Nhóm Phối hợp của LHQ về HIV, đã hỗ trợ Bộ GD&ĐT thành lập và điều hành Ủy ban Liên Vụ/Cục về Phòng chống HIV/AIDS (ICHA). Sau khi công tác điều phối của ICHA được tăng cường, Nhóm Phối hợp của LHQ về HIV (UNSHE) hiện đang hỗ trợ Bộ GD&ĐT triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2015, trong đó cụ thể hóa chiến lược 5 năm để các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ GD&ĐT xây dựng các hoạt động ứng phó giáo dục toàn diện về HIV/AIDS. Việc lồng ghép nội dung phòng chống HIV/AIDS trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 là kết quả của quy trình vận động chính trị mạnh mẽ của ICHA và UNSHE thông qua một số sự kiện tham vấn, dưới sự chủ trì của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Vụ Công tác học sinh, sinh viên.

� Về lâu dài, Kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020, Tầm nhìn 2030 đã được Bộ GD&ĐT xây dựng với sự hỗ trợ của UNESCO và UNICEF. Mục tiêu chung của Kế hoạch hành động này là củng cố kiến thức và kỹ năng về công tác phòng chống HIV/AIDS cho các đối tượng người học, giáo viên và cán bộ công nhân viên khác trong giáo dục, đồng thời góp phần triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Kế hoạch hành động cũng là một công cụ để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong việc lồng ghép và tăng cường nội dung phòng chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo dục. Chín (09) nhóm giải pháp thực hiện và sáu (06) chương trình đã được đề xuất để thực hiện mục tiêu. Các chương trình lớn bao gồm: (i) tiến hành điều tra đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách liên quan đến giáo dục phòng chống HIV/AIDS; (ii) biên soạn tài liệu và lồng ghép kiến thức phòng chống HIV/AIDS vào giáo dục nhà trường và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong việc thực hiện giáo dục phòng chống HIV/AIDS; (iii) cung cấp các dịch vụ thông tin, truyền thông và tư vấn về phòng chống HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục và cộng đồng; (iv) thu thập và tổng hợp thông tin về phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhà trường, xây dựng và nhân rộng các mô hình giáo dục giảm nhẹ kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; (v) xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá, cùng với các bộ công cụ và các chỉ số để giám sát tình hình ứng phó ngành giáo dục với HIV/AIDS; và (vi) huy động sự tham gia của học sinh, sinh viên và toàn thể cộng đồng tham gia giáo dục phòng chống HIV/AIDS.

� Tiếp tục hỗ trợ ICHA thông qua Ban Thư ký –Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ GD&ĐT.

Page 33: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

33

Giáo dục Điều 10: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Bộ GD&ĐT, với sự hỗ trợ của UNESCO, đã điều chỉnh Cẩm nang Giáo dục Phòng chống HIV/AIDS của Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam, bổ sung khái niệm giảm thiểu kỳ thị. Đội ngũ cán bộ đào tạo của Bộ GD&ĐT và 454 hướng dẫn viên của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) (46% là nữ) thuộc 130 TTHTCĐ tại 23 tỉnh, thành đã nâng cao khả năng giảng dạy của mình về phòng chống HIV/AIDS và giảm kỳ thị thông qua các lớp tập huấn trong đó áp dụng nhiều phương pháp tương tác và đồng tham gia được trình bày trong Cẩm nang Giáo dục Phòng chống HIV/AIDS. Tiếp đó, 35 cán bộ giáo dục được lựa chọn trong số những học viên tham gia tập huấn để trở thành cán bộ tập huấn cốt cán tiến hành phổ biến phương pháp mới ở cấp huyện và cấp xã. Các vấn đề về giới được lồng ghép vào 5 mô đun của Cẩm nang. Cùng với Vụ GDTX,Bộ GD&ĐT, chương trình tập huấn hiện đang được mở rộng cho 50 TTHTCĐ tại 5 tỉnh có đông người dân tộc thiểu số.

� UNESCO đã hỗ trợ một nghiên cứu định tính có chủ đề “Phòng chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS thông qua trung tâm học tập cộng đồng” tại 3 tỉnh (Điện Biên, Quảng Ninh và Tây Ninh), những nơi có đông các nhóm dân tộc thiểu số. Nghiên cứu này đã xem xét những thay đổi trong thái độ và hành vi của người học đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS trước và sau khi được tập huấn nâng cao nhận thức. Những phát hiện của nghiên cứu so sánh này hình thành một thông tin đầu vào giá trị cho các đợt tập huấn về giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử thông qua giáo dục không chính quy.

� UNESCO và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã hỗ trợ Bộ GD&ĐT xây dựng dự thảo chương trình giáo dục về sức khỏe sinh sản và phòng chống HIV/AIDS cấp giáo dục trung học và tiến hành thử nghiệm chương trình này tại tỉnh Hải Phòng, nơi có tỷ lệ người lây nhiễm HIV cao nhất tại Việt Nam. Trong suốt quá trình triển khai dự án này, hơn 90 giáo viên và 85 cán bộ giáo dục đồng đẳng thuộc các trường trung học và trung tâm học tập cộng đồng đã tham gia tập huấn thí điểm và triển khai chương trình giáo dục mới được xây dựng. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã tích cực chủ trì dự án này nhằm đảm bảo rằng các hoạt động được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra cho phép chương trình giáo dục này được tiếp tục sử dụng trong dạy và học.

Page 34: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

34

Giáo dục Điều 10: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Việt Nam được đưa vào danh sách các quốc gia thí điểm trong Sáng kiến Khung Giám sát và Đánh giá HIV/AIDS Toàn cầu. Bộ GD&ĐT đã sử dụng Khung Giám sát và Đánh giá Toàn cầu về Ứng phó với HIV/AIDS của toàn ngành Giáo dục của UNESCO để xây dựng các công cụ phù hợp với bối cảnh quốc gia. Bộ phận Giáo dục của UNESCO tại Pari, thông qua Đơn vị Giáo dục và Phòng chống HIV/AIDS của Phòng Giáo dục vì Hòa bình và Phát triển Bền vững, đã hỗ trợ xây dựng nội dung tập huấn cán bộ cốt cán về cách sử dụng khung giám sát và đánh giá trên với những ví dụ về thực tiễn hay quốc tế. Dự thảo Khung Giám sát & Đánh giá đã được xây dựng cung cấp các nội dung hướng dẫn chi tiết để lập kế hoạch, triển khai, giám sát, đánh giá và báo cáo một cách hệ thống các hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo dục. Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa UNESCO, UNICEF, UNAIDS, Trường Đại học Mahidol (Thái Lan), Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Bộ GD&ĐT. Khung Giám sát & Đánh giá này được thiết kế nhằm mục đích kết nối với Khung Giám sát & Đánh giá Phòng chống HIV/AIDS quốc gia, Hệ thống Thông tin Quản lý Giáo dục (EMIS) và khung giám sát và đánh giá toàn cầu để đảm bảo một chiến lược ứng phó HIV/AIDS toàn diện ngành giáo dục. Hiện đang thử nghiệm 3 chỉ số trong khung giám sát và đánh giá toàn cầu và 3 chỉ số đặc trưng của Việt Nam. Quy trình này do Vụ Kế hoạch và Tài chính thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì, với sự phối hợp của Vụ Công tác học sinh, sinh viên. Bộ GD&ĐT nộp một bản thuyết trình, được xây dựng với sự hỗ trợ của UNESCO Việt Nam, về tiến độ thực hiện thí điểm các chỉ số giám sát HIV/AIDS để chia sẻ với các bên hữu quan quốc tế tại Hội nghị Thẩm định Kỹ thuật và Lập kế hoạch Phổ biến Kết quả Thử nghiệm các Chỉ số Nhạy cảm HIV/AIDS trong hệ thống giám sát và đánh giá giáo dục quốc gia được tổ chức tại Johannesburg. Hội nghị này nhằm mục đích (i) cập nhật tình hình triển khai sáng kiến toàn cầu và khu vực, đồng thời đôn đốc tất cả các đối tác trong tiến trình thử nghiệm và quá trình rà soát và thẩm định những phát hiện cũng như các bài học thu được từ các cuộc thử nghiệm trong khu vực và quốc gia; (ii) đưa ra các khuyến nghị về: (a) danh sách chính thức các chỉ số ở cấp trường, (b) định nghĩa chính thức các chỉ số, và (c) các phương pháp thu thập dữ liệu khả thi đối với những chỉ số đề xuất (gồm hệ thống EMIS, các cuộc điều tra cấp trường, điều tra dân số); và (iii) xây dựng lộ trình để phổ biến các chỉ số đề xuất ở cấp độ toàn cầu và khu vực, cũng như hỗ trợ nhân rộng việc áp dụng các chỉ số đề xuất ở cấp quốc gia. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á xây dựng một khung giám sát và đánh giá về giáo dục phòng chống HIV/AIDS. Dự thảo đề xuất khung giám sát và đánh giá được trình bày tại Pari trong Hội nghị Kỹ thuật Quốc tế về Khung Giám sát và Đánh giá Toàn cầu về Ứng phó với HIV/AIDS toàn diện ngành Giáo dục tại Băng Cốc trong Hội nghị Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO về xây dựng chương trình phòng chống HIV/AIDS.

Page 35: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

35

Giáo dục Điều 10: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Với sự hỗ trợ của tư vấn HIV/AIDS cấp khu vực tại Văn phòng khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO, 4 đại diện của Bộ GD&ĐT đã tham gia một chuyến tham quan học tập tại Thái Lan vào năm 2011 để tham dự triển lãm mang tên: “Tình dục lành mạnh: Câu chuyện tình yêu” được tổ chức tại Bảo tàng Khoa học Quốc gia Thái Lan. Sau chuyến tham quan học tập với sự hỗ trợ của UNESCO, Vụ Công tác học sinh, sinh viên đã tổ chức một hội thảo lập kế hoạch với các bên liên quan chủ chốt để chia sẻ kinh nghiệm chuyến đi, đồng thời lên kế hoạch tổng thể để tổ chức một diễn đàn tương tự ở Việt Nam sử dụng cách tiếp cận giáo dục đồng đẳng. UNESCO đã phối hợp với Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) để thực hiện dự án nghiên cứu về kiến thức của vị thành niên và thanh niên về HIV/AIDS và sức khỏe tình dục với nguồn kinh phí hỗ trợ từ Cơ quan phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) được giải ngân thông qua Quỹ Kế hoạch Chung của LHQ tại Việt Nam. CCIHP đã tiến hành điều tra khảo sát trực tuyến toàn diện và tổ chức các cuộc thảo luận nhóm đối tượng thanh niên, phụ huynh và giáo viên, và đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu. 46% người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển giới tính Việt Nam tham gia khảo sát trả lời rằng họ từng bị phân biệt đối xử và bạo hành tại trường học do xu hướng giới tính hoặc giới của họ. Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ được sử dụng làm cơ sở cho hội thảo 4 ngày vào tháng 12 năm 2012 để phổ biến báo cáo về kiến thức vị thành niên liên quan đến HIV/AIDS và sức khỏe tình dục, và tập huấn cho thanh niên về chuẩn bị cuộc triển lãm đồng đẳng được tổ chức vào năm 2013, phối hợp với Bộ GD&ĐT và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

� UNESCO đã hỗ trợ cho cán bộ của CCIHP tham dự cuộc tham vấn được tổ chức lần đầu tiên về vấn đề bắt nạt đồng tính trong các cơ sơ giáo dục diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil vào 12 năm 2011.

� Phối hợp với Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cấp khu vực, UNESCO đã phát triển một khung khái niệm nhằm thúc đẩy các quyền của trẻ em đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính (LGBT) ở châu Á. Trong báo cáo về hoạt động rà soát tài liệu do UNESCO đã đề cập tới một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (ISEE) thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam về 25 trẻ em đường phố thuộc nhóm LGBT ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cho thấy trẻ em đường phố LGBT hình thành một nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương và thường bị xã hội bỏ rơi.

� Tiếp tục chuẩn bị cho hội thảo kéo dài 4 ngày vào tháng 12 năm 2012 để phổ biến báo cáo về kiến thức vị thành niên liên quan đến HIV/AIDS và sức khỏe tình dục, đồng thời tập huấn cho thanh niên nhằm chuẩn bị cho cuộc triển lãm đồng đẳng vào năm 2013 về sức khỏe tình dục.

� Xây dựng cuộc triển lãm đồng đẳng để tiến hành tổ chức vào năm 2013, phối hợp với Bộ GD&ĐT và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

� UNESCO đang tìm kiếm tài trợ và quan hệ đối tác để đảm bảo rằng trường học là môi trường học tập an toàn cho tất cả học sinh, kể cả học sinh thuộc nhóm LGBT.

Page 36: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

36

Giáo dục Điều 11: Lồng ghép đa dạng văn hóa và ngôn ngữ vào các chương trình dạy và học nhằm tăng cường một nền văn hóa hòa bình và hiểu biết bằng cách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và học viên thông qua việc địa phương hóa chương trình giảng dạy và phát triển tài liệu học tập theo địa phương.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Một tài liệu hướng dẫn về giáo dục di sản hiện đang được Vụ Giáo dục Trung học thuộc Bộ GD&ĐT xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia giáo dục và văn hóa cấp cao. Tài liệu này sẽ được thử nghiệm tại 6 tỉnh trên phạm vi cả nước trong học kỳ 2 của năm học 2012-2013. Thông tin phản hồi thu được trong quá trình thử nghiệm sẽ được sử dụng để hoàn thiện bản thảo trước khi nhân rộng ra toàn quốc dự kiến vào đầu năm 2013-2014 (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 34 của Bản ghi nhớ). Giảng dạy thí điểm đã được tổ chức tại hai trường nhằm cung cấp thông tin đầu vào cho tài liệu hướng dẫn để củng cố chương trình giáo dục bằng những kinh nghiệm thực tiễn như học sinh lớp 1 đến thăm một ngôi đền và học sinh lớp 7 đã đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

� Nhân rộng mô hình giáo dục tại bảo tàng và di sản văn hóa sang các nhà trường khác, phối hợp với Bộ GD&ĐT.

� Tiến hành rà soát các rào cản đối với giáo dục chất lượng cho học sinh dân tộc thiểu số.

Page 37: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

37

KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Page 38: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

38

Khoa học tự nhiên Điều 12: Tham gia, thông qua các sáng kiến quốc gia, vào các Chương trình Đầu tầu khoa học khu vực với sự điều phối của Văn phòng Khu vực về Khoa học khu vực châu Á và Thái bình dương của UNESCO. Chương trình này tập trung vào: a) Nước cho các thành phố bền vững (SWITCH-in-Asia), b) Các Khu Dự trữ Sinh quyển và thích nghi với biến đổi khí hậu (BREES), c) Giáo dục Khoa học kết hợp với Giáo dục vì Sự phát triển (COMPETENCE), và d) Ứng phó với thiên tai của các trường học và cộng đồng.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã hỗ trợ các cơ quan đối tác của Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai các hợp phần đặc thù của Việt Nam thuộc các chương trình đầu tầu khu vực của Văn phòng Khu vực về Khoa học châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Jakarta, đó là:

- Xây dựng một đề xuất dự án cho Chương trình SWITCH châu Á (SWITCH-in-Asia) với sự tham gia tích cực của các đối tác trong nước và sẵn sàng chia sẻ với các nhà tài trợ tiềm năng. Đồng thời, đã xây dựng một tài liệu dự án thí điểm trong khuôn khổ Chương trình SWITCH châu Á tại Hà Nội sau hội nghị khởi động Liên minh Kiến thức (Learning Alliance), bao gồm thiết lập quan hệ đối tác giữa các bên liên quan chủ chốt trong lĩnh vực tài nguyên nước (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 13 của Bản ghi nhớ).

- Với những kinh nghiệm thực hiện, kiến thức cũng như bài học thu được từ việc triển khai Giai đoạn 2 Chương trình “Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường” (BREES) tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, UNESCO hiện nay đã nhận được nguồn kinh phí để bắt đầu triển khai Giai đoạn 3 Chương trình “Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường” (BREES) tại Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng. Phương pháp tiếp cận cũng đã được tăng cường nhằm kết nối các hợp phần hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao tính bền vững của dự án. Đề xuất triển khai giai đoạn 3 được MAB Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Jakarta tích cực phối hợp xây dựng.

- Trong khuôn khổ chương trình Giáo dục Khoa học kết hợp với Giáo dục vì sự Phát triển (COMPETENCE), đã tổ chức một khóa tập huấn, nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên Việt Nam về nội dung Năng lượng vì sự Phát triển bền vững, một phần cấu thành của Dự án hợp tác giữa Quỹ Tín thác Nhật Bản (JFIT) và UNESCO về Phối hợp Huy động Kiến thức Khoa học & Công nghệ ở Khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

� Hai đại biểu thuộc Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) đã được hỗ trợ tham dự Hội nghị lần thứ 6 Mạng lưới các Khu Dự trữ Sinh quyển khu vực Đông Nam Á (SeaBRnet), sự kiện diễn ra hai năm một lần, được tổ chức tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cibodas của Indonesia vào tháng 2 năm 2011. Các đại biểu của Việt Nam đã tham gia trao đổi cấp tiểu vùng về những thách thức mà các Khu Dự trữ Sinh quyển đang phải đối mặt, trong đó đặc biệt chú trọng đến tác động của biến đổi khí hậu, những vấn đề liên quan đến vai trò của người dân bản địa và kiến thức của họ trong việc quản lý các Khu Dự trữ Sinh quyển, cũng như tình trạng thiếu thông tin về hệ sinh thái, điều kiện kinh tế và đời sống của người dân tại các Khu Dự trữ Sinh quyển.

� Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và triển khai các hợp phần đặc thù của Việt nam trong các chương trình đầu tầu khu vực.

Page 39: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

39

Khoa học tự nhiên Điều 12: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Văn phòng UNESCO tại Jakarta và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã hỗ trợ Mạng lưới khu vực về Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) bằng việc tổ chức cho đoàn đại biểu thuộc Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Đông Timo và Philipin tham quan Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, qua đó họ được tìm hiểu về quy trình triển khai chương trình BREES tại Cát Bà, đồng thời gặp gỡ các cán bộ quản lý và những đối tượng hưởng lợi từ dự án. Ngoài ra, họ cũng gặp gỡ các cán bộ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và MAB Việt Nam, để cùng nhau thảo luận những thách thức và giải pháp tiềm năng cho các Khu Dự trữ Sinh quyển khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Page 40: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

40

Khoa học tự nhiên Điều 13: Xúc tiến các cơ hội phát triển, áp dụng và thực hiện các giải pháp và phương pháp tiếp cận khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội đã được thử nghiệm để góp phần vào việc xây dựng cách thức quản lý nước một cách có hiệu quả và bền vững; tiếp tục tiến hành các dự án quản lý tài nguyên nước bền vững cho những cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa; xây dựng những cách tiếp cận nhằm quản lý có hiệu quả các tầng ngậm nước và sông ngòi quốc gia và xuyên biên giới, và thông qua đó tạo điều kiện cho sự phối hợp với các đối tác khác trong lĩnh vực tài nguyên nước của Liên Hợp Quốc.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Trong khuôn khổ Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP) giai đoạn 7, do Quỹ Tín thác Nhật Bản tài trợ, UNESCO đã và đang hỗ trợ Uỷ ban quốc gia về Chương trình Thuỷ văn Quốc tế (IHP Việt Nam) và các hoạt động của Ủy ban trong khu vực (được mô tả sau đây), cũng như hỗ trợ tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương (RSC-SEAP) lần thứ 18 (RSC-SEAP) tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2010:

- Ban Chỉ đạo Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP RSC-SEAP) của UNESCO đã triển khai Dự án “Đánh giá Hệ thống Dự báo và Cảnh báo Lũ lụt” nhằm hiểu rõ các cơ chế và hệ thống khác nhau hiện đang được áp dụng trong việc cung cấp các thông tin dự báo, cảnh báo cũng như các biện pháp phòng chống hiệu quả cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vào tháng 6 năm 2012, 36 đại biểu của Việt Nam thuộc các cơ quan của Chính phủ đã được tập huấn tại Hà Nội về cách sử dụng Hệ thống phân tích lũ tích hợp (IFAS). UNESCO, cùng với Trung tâm Quốc tế về Quản lý Tai biến và Rủi ro tài nguyên nước của Nhật Bản (ICHARM), được Quỹ Tín thác Nhật Bản tài trợ đã hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho các cơ quan Chính phủ, các viện nghiên cứu và các trường đại học trong việc dự báo lũ lụt thông qua khóa tập huấn về IFAS, một hệ thống phân tích dòng chảy lũ tích hợp phục vụ công tác dự bão lũ lụt hiệu quả và chất lượng ở các quốc gia đang phát triển (xem thêm ở hợp phần truyền thông tại Điều 38 của Bản ghi nhớ).

- Là một phần trong Chương trình xuyên suốt của IHP mang tên BẠN HỮU châu Á -Thái Bình Dương (Asia-Pacific FRIEND), Uỷ ban quốc gia về Chương trình Thuỷ văn Quốc tế (IHP Việt Nam) đã góp phần xây dựng một bản Danh sách các dòng sông (Catalogue of Rivers). Trong đó có 8 lưu vực sông của Việt Nam là: Sông Kỳ Cùng, Sông Thu Bồn, Sông Ba, Sông Sêrêpôk, Sông Cầu, Sông Trà Khúc, Sông Chảy và Sông Hương.

� Duy trì hỗ trợ cho các hoạt động đầu tầu của Chương trình Thủy văn Quốc tế giai đoạn 7 và các chương trình xuyên suốt khác cũng như tiếp tục hỗ trợ IHP Việt Nam.

� Tháng 2 năm 2014, IHP Việt Nam cùng với Chương trình Thuỷ văn Quốc tế của UNESCO, Uỷ ban Chương trình Thuỷ văn Quốc tế/Chương trình Tài nguyên Nước và Thuỷ Văn (IHP/HWRP) của Đức, IRD, Văn phòng UNESCO Jakarta; Văn phòng Khu vực về Khoa học châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO và UNESCO Việt Nam sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị Quốc tế BẠN HỮU-Nước (FRIEND-Water) lần thứ 7 về Thuỷ văn trong một Thế giới đang Thay đổi: Khía cạnh Môi trường và Con người.

Page 41: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

41

Khoa học tự nhiên Điều 13: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

- Trong khuôn khổ Chương trình quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR), Văn phòng Khu vực về Khoa học châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Jakarta cùng với một số đối tác của Việt Nam (gồm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên Nước Miền Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, Phòng thí nghiệm Thuỷ văn Đồng vị của Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân trực thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã và đang hoạt động tích cực ở Việt Nam kể từ năm 2004 trong 2 dự án, đó là “Quản lý bổ sung tầng chứa nước tại Bình Thuận” và “Thích ứng biến đổi khí hậu: các giải pháp giám sát sự xâm nhập của nước muối và quản lý bổ sung tầng nước chứa ở những vùng bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng tại tỉnh Ninh Thuận”. Những dự án này bao gồm cả các hoạt động thực địa (tìm hiểu đặc điểm địa chất, địa vật lý và địa chất thủy văn) và các hoạt động xây dựng năng lực. Hơn 300 nhà khoa học trẻ của Việt Nam, các học viên sau đại học và các công chức nhà nước đã tăng cường năng lực về các kỹ thuật khác nhau như bổ sung nhân tạo cho tầng chứa nước, sử dụng các chất đồng vị ổn định trong thủy văn, các phương pháp thủy văn và địa chất thủy văn trong các cuộc khảo sát thủy văn ở những vùng ven biển sau các đợt tập huấn tại Việt Nam. Một nhà khoa học thuộc Liên đoàn Địa chất thủy văn-Địa chất công trình miền Nam (Tp. Hồ Chí Minh) đã nhận bằng Tiến sĩ trong quá trình công tác tại Dự án của tỉnh Bình Thuận. Các bài viết và áp phích khoa học cũng đã được công bố, đồng thời một số nhà khoa học của Việt Nam thuộc Ban quản lý dự án cũng đã tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế trên khắp thế giới (Ấn độ, Autralia, Đức, Mexico, Italia, Thái Lan, Mỹ và các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất). Qua đó, họ có cơ hội để chia sẻ tri thức của dự án với các nhà khoa học hiện đang tham gia các hoạt động tương tự ở khắp nơi trên khắp thế giới.

- Những thành tựu chính của Đề án quản lý bổ sung tầng chứa nước tại Bình Thuận bao gồm xây dựng một vùng giếng cấp nước, hiện nay có khả năng cung ứng 220m3 nước/ ngày với chất lượng tốt phục vụ các mục đích tưới tiêu nông nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng địa phương (khoảng 1.000 người) thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài. Đề án này chính thức được triển khai tại tỉnh Bình Thuận vào năm 2011 và hiện đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh quản lý.

� Tiếp tục hỗ trợ dự án quản lý bổ sung tầng chứa nước (MAR) tại tỉnh Ninh Thuận.

Page 42: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

42

Khoa học tự nhiên Điều 13: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo � Dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu: các giải pháp giám sát sự xâm nhập của nước muối và quản lý bổ sung tầng nước

chứa ở những vùng bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng tại tỉnh Ninh Thuận” đang triển khai đã và đang hỗ trợ cho chính quyền địa phương trong công tác tìm hiểu đặc điểm địa chất thủy văn và các chiến dịch khoan cắt để lắp đặt giếng giám sát nước ngầm, làm cơ sở để: a) tiến hành đánh giá sự khô hạn của tài nguyên nước và các vùng khan hiếm nước, b) xác định những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng nước, đặc biệt là sự xuất hiện phổ biến của nước nhiễm mặn ở các tầng ngậm nước và c) xem xét sự xâm nhập của nước biển vào các tầng ngậm nước này do nước biển dâng (biến đổi khí hậu) và việc bơm nước tràn lan, không có sự kiểm soát và điều chỉnh để tưới tiêu nông nghiệp. Dự án giúp giải quyết tình trạng phức tạp hiện nay liên quan đến tài nguyên nước, đồng thời sẽ làm nền tảng cho các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu được xây dựng bởi chính quyền địa phương và các cơ quan sở tại cũng như các cộng đồng quan tâm. Chính phủ Việt Nam cũng đã phân bổ 2 tỷ đồng (xấp xỉ 120.000 USD) để triển khai dự án từ năm 2009 đến năm 2011. Dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Tín thác Italia trong khuôn khổ “Chương trình Tài nguyên Nước vì Môi trường Bền vững” (WAP II).

� Với sự hỗ trợ của UNESCO và trong khuôn khổ giáo dục về tài nguyên nước, 23 nhà khoa học và cán bộ của Việt Nam đã tăng cường năng lực về quản lý tài nguyên nước sau khi tham gia các khóa đào tạo của Nagoya IHP được tổ chức thường niên tại Nhật Bản kể từ năm 1991.

� Trong khuôn khổ Chương trình SWITCH châu Á, Liên minh Kiến thức giữa các nhà nghiên cứu và quản lí tài nguyên nước đã được thành lập tại cuộc họp khởi động dự án tại Việt Nam được tổ chức vào tháng 3 năm 2012 nhằm kết nối và tối ưu hóa các mối quan hệ để cùng xây dựng các phương thức tiếp cận chung nhằm đảm bảo thực hiện thành công dự án thí điểm “Làm sạch và Phục hồi các hồ Hà Nội”. Mục tiêu đề ra là huy động các kỹ năng và kinh nghiệm bổ sung cho nhau từ nhiều tổ chức để phát triển mở rộng ý tưởng của dự án. Liên minh này bao gồm đại diện của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề về Nước - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT), Trung tâm Nghiên cứu Môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường thuộc Bộ TNMT, Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng Hà Nội, và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Các thành viên tham dự đã bầu ra một cán bộ điều phối dự án (thuộc Viện Địa chất) và Ban thư ký giúp việc để phát triển và thực hiện dự án. Trong cuộc họp, Liên minh Kiến thức đã thống nhất chọn hồ Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội là hồ thí điểm thực hiện dự án. Sau cuộc họp, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề về Nước và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường đã cùng phối hợp nghiên cứu, phân tích các đặc điểm địa chất thủy văn và các thông số chất lượng nước mặt, nước ngầm cũng như các đặc điểm địa vật lý tại hồ Láng Thượng. Kết quả nghiên cứu và phân tích cũng như các công việc được xác định dự kiến của các thành viên khác sẽ được trình bày tại cuộc lần thứ hai của Liên minh Kiến thức để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và lên kế hoạch hành động tiếp theo trong thời gian sắp tới.

� Hoàn chỉnh đề xuất dự án SWITCH châu Á ở Hà Nội (Dự án Làm sạch và phục hồi các hồ Hà Nội) để huy động kinh phí

� Tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển của Liên minh Kiến thức.

Page 43: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

43

Khoa học tự nhiên Điều 14: Tăng cường và đẩy mạnh vai trò của các Khu Dự trữ Sinh quyển trong việc bảo đảm môi trường và an ninh kinh tế ở Việt Nam; tăng cường các chính sách và năng lực quốc gia nhằm quản lý có hiệu quả Chương trình Con người và Sinh quyển; nâng cao quản lý các Khu Dự trữ Sinh quyển thông qua việc xây dựng các chính sách, kế hoạch quản lý thích hợp, nâng cao năng lực, nghiên cứu và thu hút sự tham gia của các cơ quan, tổ chức chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các cộng đồng; đẩy mạnh các Khu Dự trữ Sinh quyển thành những nơi phục vụ cho giáo dục vì sự phát triển bền vững, cho các chương trình liên ngành và thành một hành lang cho các hoạt động chung của Liên Hợp Quốc.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã xây dựng một báo cáo đánh giá nhu cầu, phản ánh các thông tin thu được từ nghiên cứu thực địa tại cả 8 Khu Dự trữ Sinh quyển của Việt Nam đã được Văn phòng UNESCO tại Việt Nam hoàn tất với sự tham gia của tất cả các Ban quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển của Việt Nam. Báo cáo đánh giá nhu cầu này xác định những khác biệt giữa hiện trạng và mô hình khu bảo tồn môi trường sống phát triển bền vững, và nêu bật những tồn tại sau: (i) năng lực quản lý, (ii) sự phối hợp liên ngành, (iii) quy hoạch cảnh quan, (iv) quy hoạch tổng thể và du lịch bền vững, (v) mạng lưới liên hệ giữa các Khu Dự trữ Sinh quyển trên cả nước và với các Khu Dự trữ Sinh quyển ở những quốc gia khác, (vi) thương hiệu sản phẩm và (vii) năng lực, đóng vai trò là các khu vực sống cho phát triển bền vững.Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cùng với MAB Việt Nam và các Ban quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển hiện đang xây dựng một đề xuất dự án nhằm giải quyết các nhu cầu trên để tìm kinh phí hỗ trợ hoạt động.

� Trong Giai đoạn 2 Chương trình “Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường” (BREES), do Quỹ Tín thác Nhật Bản (JFIT) tài trợ, UNESCO đã phối hợp cùng MAB Việt Nam, Ban quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, UBND thành phố Hải Phòng (đơn vị chịu trách nhiệm giám sát Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà) thực hiện và đạt được các kết quả sau: Ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, 97 người dân địa phương thuộc các nhóm ngành chủ chốt (bao gồm các nhóm: du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) đã nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu thông qua các đợt tập huấn tại các Trung tâm học tập cộng đồng. Một cuộc điều tra những người tham gia trước khi tập huấn cho thấy 96% học viên thừa nhận trước đây đã từng tham gia vào những hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Nội dung tập huấn được dựa trên bộ tài liệu giáo dục do UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng, có tựa đề Hiểu biết và ứng phó với biến đổi khí hậu – cộng đồng chung tay hành động (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 16 của Bản ghi nhớ). 13 người dân, đại diện cho các lĩnh vực khác nhau, được lựa chọn làm thành viên của các nhóm chủ chốt phụ trách xây dựng Kế hoạch Hành động Cộng đồng cho bốn nhóm ngành nghề trên tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà để ứng phó những tác động của biến đổi khí hậu ở cấp địa phương. Kế hoạch Hành động Cộng đồng Ứng phó với Biến đổi Khí hậu – Trường hợp Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà bao gồm 4 nhóm hành động cụ thể cho 4 nhóm ngành nghề tương ứng là: (i) “Tái trồng rừng để hấp thụ khí các-bo-nic và cải thiện khu vực rụng lá của Vườn Quốc gia Cát Bà” do nhóm lâm nghiệp phụ trách, (ii) “Sử dụng phao nhựa thay cho phao xốp để nuôi cá lồng bè” do nhóm ngư nghiệp phụ trách, (iii) “Tăng cường sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường trong nhà hàng và khách sạn” do nhóm du lịch phụ trách, và (iv) “Xây dựng một mô hình quản lý chất thải dựa vào cộng đồng ở xã Trân Châu” do nhóm nông nghiệp phụ trách.

Page 44: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

44

Khoa học tự nhiên Điều 14: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

Ngoài ra, trong Kế hoạch Hành động Cộng đồng, mỗi nhóm cũng xây dựng một danh sách các hoạt động “Nên làm và Không nên làm” cho cộng đồng mình, phù hợp với ngành nghề tương ứng. Sau khi được điều chỉnh theo ý kiến góp ý của các chuyên gia, chính quyền và cộng đồng địa phương, tài liệu này được tổng hợp thành một cuốn cẩm nang có thể dễ dàng sử dụng ở nhiều địa phương khác. Các dự án do cộng đồng xây dựng đã cung cấp một cơ sở quan trọng cho những hành động đang được triển khai do cộng đồng tự khởi xướng. Các hoạt động này góp phần tăng cường đối thoại và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các bên như các cơ quan quản lý, chính quyển địa phương, cộng đồng và nhà trường.

- 96 học sinh phổ thông đã học các bài giảng cụ thể về Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà do các giáo viên xây dựng bao gồm 15 bài giảng sau khi họ được tập huấn về các sử dụng bộ tài liệu Dạy và Học vì một Tương lai bền vững của UNESCO (TLSF)-chương trình đa phương tiện đã được dịch sang tiếng Việt và hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam do UNESCO và Bộ GD&ĐT phối hợp thực hiện (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 6 của Bản ghi nhớ). Nội dung tập huấn cho giáo viên chú trọng đến việc tăng cường năng lực giảng dạy các bài học liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Thông qua từng bài học tích hợp, học sinh sẽ nhận thức rõ hơn về điều kiện môi trường thực tế cũng như các hoạt động bảo vệ hiện nay tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà và các địa phương khác. Các bài học trong chương trình TLSF đã giúp học sinh tham gia vào nhiều hoạt động giải quyết vấn đề, theo đó các em tự hình thành phương pháp tiếp cận nhằm cải thiện môi trường tự nhiên theo như đã nêu trong báo cáo đánh giá nhu cầu của MAB Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Nội dung đánh giá thông qua các bảng hỏi và thông tin phản hồi từ 96 học sinh này cho thấy các phương pháp dạy học có ảnh hưởng tích cực đến mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của các em. Thông tin phản hồi được thảo luận với giáo viên nhằm cải thiện nội dung và phương pháp, đồng thời khích lệ học sinh tiếp tục tự học về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

- Giải thưởng thanh niên vì sự phát triển bền vững của BREES (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 17 của Bản ghi nhớ) đã tạo cơ hội cho 150 học sinh lập kế hoạch đóng góp bằng những hoạt động cụ thể bảo tồn môi trường, tăng cường hiểu biết của các em về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường. Những giải thưởng này được trao trong cuộc thi có chủ đề “Phát triển bền vững Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà” được tổ chức cho các đối tượng thanh thiếu niên (độ tuổi từ 12 đến 18) nhằm khích lệ và công nhận thanh thiếu niên đã tạo nên sự khác biệt đáng kể, rõ nét và tích cực hướng tới một môi trường lành mạnh hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn và một cộng đồng Khu Dự trữ Sinh quyển vững mạnh hơn. Các đối tượng thanh thiếu niên nam và nữ, hợp thành 47 nhóm, đã nộp các đề xuất phát triển bền vững sáng tạo, đồng thời đã có các bài thuyết trình về cách thức triển khai đề xuất tương ứng. 5 trong số các nhóm này, với tổng cộng 23 thanh thiếu niên (20 nữ và 3 nam), được trao “Giải thưởng Dự trữ Sinh quyển” và số tiền trị giá 1.000 USD mỗi nhóm để thực hiện đề xuất trong thời gian 4 tháng. Các đề xuất đươc giải đã mang lại những sáng kiến sau:

Page 45: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

45

Khoa học tự nhiên Điều 14: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo o Trồng 1.200m2 rừng ngập mặn ven biển ở xã Phú Long nhằm giảm thiểu xói mòn, ổn định đất bùn và

giảm thiểu tác hại của bão; o Tái chế rác thải thành những sản phẩm có ích như giầy dép và đồ vật trang trí nhằm hạn chế sự ô

nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường; o Tìm hiểu về các đặc điểm, lợi ích của việc nuôi ong lấy mật từ những người nuôi ong bản địa, làm tổ

ong và phổ biến các hoạt động nuôi ong trong nhà trường; o Bảo tồn Voọc Cát Bà bằng việc nâng cao nhận thức về hiện trạng quí hiếm của loài đặc hữu này cũng

như kêu gọi bảo vệ chúng; o Trồng và chăm sóc cây xanh nhằm cải thiện môi trường nhà trường, đồng thời khích lệ sự nhận thức ở

các bạn học sinh khác. - Một kết quả quan trọng khác đạt được trong quá trình triển khai Chương trình BREES là việc thành lập và

phổ biến rộng rãi Quỹ Phát triển bền vững Khu Dự trữ Sinh quyển quần đảo Cát Bà nhằm tài trợ cho các sáng kiến phát triển bền vững. Quỹ đã được UBND thành phố Hải Phòng thành lập nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phát triển bền vững, ban đầu nhận được khoản tài trợ trị giá 17.000 USD từ các doanh nghiệp địa phương. Quỹ này là mục tiêu dài hạn của Ban quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, và ngay sau khi thành lập đã đóng góp cho Giải thưởng thanh thiếu niên vì sự phát triển bền vững.

- Nhằm bảo vệ tri thức bản địa trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để giúp phòng chống và ứng phó các hiểm họa thiên tai, các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng đã tập huấn cho người dân Cát Bà biết cách nhận biết và suy luận các hiện tượng tự nhiên này trong cuộc sống đời thường. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu: o Quan sát số lượng và quy mô đốt của cỏ lác sẽ cho biết tần suất và cường độ bão trong năm tới; o Quan sát hành vi và chuyển động của côn trùng nhằm xác định lượng mưa hay bão lũ sắp tới.

� Năng lực của 18 nhà báo, phóng viên địa phương thuộc các cơ quan phát thanh, truyền hình và báo chí truyền thông về các vấn đề biến đổi khí hậu tại Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà đã được nâng cao thông qua lớp tập huấn do UNESCO tổ chức với sự hỗ trợ của các chuyên gia truyền thông. Kết quả là đã có 5 bộ phim tư liệu ngắn, 5 phóng sự phát thanh và 3 bài báo được xây dựng và phổ biến thông qua các phương tiện truyền thông địa phương, qua đó nâng cao nhận thức của công chúng về vai trò của Khu Dự trữ Sinh quyển và tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trước đó, đã tiến hành một cuộc khảo sát trong những thành viên cộng đồng cùng tham gia hợp phần xây dựng kế hoạch hành động cộng đồng của dự án BREES, và kết quả khảo sát cho thấy rằng 72% trong số họ nghe đài, xem TV hoặc đọc báo để nắm bắt thông tin (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 42 của Bản ghi nhớ).

Page 46: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

46

Khoa học tự nhiên Điều 14: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Tại phiên khởi động chương trình BREES, Đại diện của UNESCO tại Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, chính quyền, khách du lịch và cộng đồng địa phương trong phát triển lâu dài và bền vững.

� Với kinh phí do Quỹ Tín thác Nhật Bản hỗ trợ thông qua Văn phòng Khu vực về Khoa học châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Jakarta, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam bắt đầu lên kế hoạch hoạt động cho Giai đoạn 3 của Chương trình “Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường” (BREES) ở Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng bằng việc xây dựng một kế hoạch hoạt động chi tiết.

� Tháng 5 năm 2012, 2 đại biểu của Việt Nam, với sự hỗ trợ của MAB Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, cũng như sự hỗ trợ tài chính của Văn phòng Khu vực về Khoa học châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Jakarta, đã tham dự Hội thảo Khu vực về Hành động vì Những mái trường Xanh ở Đông Á tại Jakarta. Một đại biểu đại diện cho Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường (CERE), Đại học sư phạm Hà Nội và một đại biểu là một giáo viên của Trường Trung học Phổ thông Cát Bà, một trong những trường được trao giải thưởng thanh thiếu niên vì sự phát triển bền vững thuộc dự án BREES. 2 đại biểu này đã tham dự tất cả các phiên họp của hội thảo, đồng thời cũng có bài trình bày chia sẻ kinh nghiệm của Cát Bà trong việc thúc đẩy các hoạt động nhà trường xanh với các giáo viên của Indonesia và các đại diện của Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia.

� UNESCO đã vận động trong nhiều sự kiện và có nhiều bài thuyết trình với chính quyền các cấp, các trường đại học, cộng đồng quốc tế và khu vực tư nhân vận động về vai trò là các khu vực học tập của các Khu Dự trữ Sinh quyển trong các nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bao gồm bài thuyết trình tại Hội thảo quốc tế các nước tiểu vùng sông Mê Công tại Tp. Hồ Chí Minh và tại các buổi Lễ trao bằng công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An, Mũi Cà Mau, Kiên Giang và Tây Nghệ An. Đây là 3 sự kiện đã được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia Việt Nam.

� Với sự hỗ trợ kỹ thuật của MAB Việt Nam, chính quyền Tp. Hải Phòng đã xây dựng một logo chính thức và quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “xanh” cho các sản phẩm dịch vụ thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà. Sáng kiến này được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng khởi xướng nhằm mục đích hình thành một chuỗi các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng “xanh” đảm bảo chất lượng mang logo của Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, theo đó đề cao triết lý “bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn” trong toàn ngành du lịch và chuỗi cung ứng sản phẩm. Tiêu chuẩn được cấp chứng nhận do Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng ban hành và đã được áp dụng với 7 sản phẩm sản xuất tại địa phương. Các sản phẩm này hiện đang sử dụng nhãn hiệu để quảng bá. Để được cấp giấy chứng nhận, một sản phẩm địa phương phải chứng minh rằng mô hình kinh doanh của mình đáp ứng hệ thống các tiêu chí phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Khu Dự trữ Sinh quyển.

Page 47: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

47

Khoa học tự nhiên Điều 14: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Các ấn phẩm “Con người và các Khu Dự trữ Sinh quyển”, “Mạng lưới Khu Dự trữ Sinh quyển Việt Nam” và “Các Khu Dự trữ Sinh quyển ở Việt Nam” hiện đang được soạn thảo nhằm cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức về giá trị và vai trò của các Khu Dự trữ Sinh quyển ở Việt Nam.

� Tháng 9 năm 2012, cùng với sự hỗ trợ của UBND tỉnh Ninh Bình, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức Hội nghị diễn đàn Khu vực ASEAN về “Vai trò của di sản thế giới, Khu Dự trữ Sinh quyển và công viên địa chất toàn cầu đối với sự phát triển bền vững”. Các cán bộ của Trụ sở UNESCO tại Pari, Jakarta, UNESCO Nông Pênh và UNESCO tại Việt Nam, và Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO, đã tham dự hội nghị, cùng với sự hiện diện của hơn 100 đại biểu từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều bạn bè quốc tế đến từ các quốc gia ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tại Hội nghị, các đại biểu trong khu vực đã đưa ra tuyên bố hướng tới (i) đảm bảo việc bảo tồn giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản thế giới đã được công nhận cũng như điều chỉnh luật pháp quốc gia cho phù hợp với các hiệp định quốc tế; tăng cường bảo vệ khu di sản và góp phần phát triển bền vững hiệu quả ở địa phương, (ii) đảm bảo sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc khai thác và quản lý các di sản được UNESCO công nhận, (iii) khuyến khích thế hệ trẻ tham gia bảo vệ di sản thông qua chương trình giáo dục và tiếp cận cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao sự hiểu biết của họ về môi trường, (iv) thúc đẩy nghiên cứu khoa học và xã hội, đồng thời phổ biến kết quả tới các bên hữu quan địa phương nhằm cung cấp thông tin cho công tác lập quyết định, và (v) đặc biệt chú trọng đến công tác giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thảm họa và giảm nhẹ rủi ro. Các quốc gia cũng cam kết thúc đẩy Sáng kiến “Mạng lưới Xanh” – một mạng lưới hợp tác khu vực có mục đích trao đổi kinh nghiệm về quản lý và bảo tồn các giá trị di sản giữa các khu di sản được UNESCO công nhận.

� Cán bộ của Văn phòng UNESCO Jakarta và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã gặp gỡ Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Nhóm Điều phối Chương trình (PCG) về Môi trường và Biến đổi khí hậu để thảo luận về các Khu Dự trữ Sinh quyển hưởng lợi từ các dự án. Ngoài ra, nhóm cán bộ trên cũng đã họp bàn với Văn phòng Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để cùng xem xét và đưa các Khu Dự trữ Sinh quyển và các khu di sản thiên nhiên vào các kế hoạch công tác trong tương lai.

� Triển khai Hệ thống xanh ASEAN

Page 48: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

48

Khoa học tự nhiên Điều 15: Nâng cao nhận thức ở các cấp về vai trò cơ bản của biển trong biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, nâng cao năng lực quốc gia trong khoa học biển, quan trắc và dịch vụ vì sự quản lý thiên nhiên và nguồn lợi biển và đới bờ tốt hơn; tăng cường vai trò điều phối ở cấp quốc gia của Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học của Việt Nam trong các chương trình quốc gia, khu vực và quốc tế về khoa học biển, quan trắc và dịch vụ cũng như xây dựng năng lực.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Ủy ban Liên Chính phủ về Hải dương học (IOC) đã và đang hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam thông qua các chương trình toàn cầu và khu vực của mình, bao gồm:

- Việt Nam hiện đang xây dựng một hệ thống cảnh báo sóng thần và quy trình vận hành chuẩn với sự hỗ trợ của IOC cho Việt Nam thông qua chương trình sóng thần của Ủy ban;

- Kết quả hỗ trợ của IOC dành cho Việt Nam thông qua Chương trình Trao đổi Dữ liệu Hải dương Quốc tế (IODE), các chuyên gia Việt Nam đã nâng cao năng lực về quản lý thông tin và dữ liệu hải dương. Cụ thể, Viện Hải dương học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) được 2 chuyên gia IOC hỗ trợ đánh giá bộ sách hiếm của Viện, bao gồm tình trạng vật lý và cơ hội bảo tồn, bảo quản và số hóa bộ sách, có xem xét các điều kiện khu vực. Các chuyên gia đã khuyến nghị Viện nên thành lập một Thư viện số Hải dương Việt Nam. Vật liệu bảo tồn phù hợp đã được cung cấp cho Viện, cùng với việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Viện trong bảo quản và số hóa, cũng như trong việc viết đề cương nghiên cứu, thông qua các khóa Giảng viên Hải dương chính thức;

- IOC cũng bổ túc kiến thức cho các nhà khoa học Việt Nam về tình trạng đa dạng sinh học biển và tăng cường năng lực quốc gia và khu vực trong giải quyết các thách thức đảm bảo một đại dương trong lành vì sự thịnh vượng, đặc biệt trong việc xác định hiện tượng tảo độc nở hoa, sinh vật biển độc hại và các loài sinh vật biển xâm lấn. Đây là kết quả của các khóa đào tạo và hội thảo thường xuyên do Tiểu ban Tây Thái Bình Dương của IOC (Westpac) tổ chức. Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tăng cường năng lực trong việc xác định sự phân bố của các loài tảo độc sống đáy đặc biệt gây ra độc tố ciguatera trong cá thông qua việc tham gia tích cực vào một dự án nghiên cứu khu vực do Chương trình nghiên cứu khoa học quốc tế của Ủy ban Khoa học Nghiên cứu hải dương của IOC (IOC-SCOR) về Sinh thái học và Hải dương học toàn cầu của Hiện tượng Tảo độc Nở hoa Gây hại (GEOHAB) bảo trợ. Viện Hải dương học đã đứng ra tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện đáng chú ý như: Hội thảo Westpac lần thứ 2 về sinh vật biển độc hại và độc tố của chúng từ 4-6 tháng 11 năm 2011 và Khóa Tập huấn Westpac về "Các sinh vật biển độc hại và nở hoa tảo độc" từ 19-22 tháng 3 năm 2012 tại Nha Trang, Việt Nam

� Ủy ban Liên Chính phủ về Hải dương học (IOC) đã đồng ý chấp nhận đề nghị của Việt Nam, thông qua Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đăng cai Hội nghị Khoa học Quốc tế Westpac lần thứ 9, dự kiến từ 25-28 tháng 3 năm 2014 tại Nha Trang, với chủ đề "Một môi trường biển trong lành vì sự thịnh vượng".

Page 49: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

49

Khoa học tự nhiên Điều 15: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

- IOC-Westpac góp phần tăng cường năng lực của các nhà khoa học biển trẻ của Việt Nam hướng tới phát triển một hệ thống dự báo hải dương có thể cung cấp thông tin dự báo quan trọng, như dòng chảy đại dương, nhiệt độ bề mặt nước biển, độ cao sóng, phục vụ nhu cầu của một loạt các hoạt động của con người liên quan đến giảm thiểu các nguy hiểm từ đại dương, thăm dò dầu khí, thủy sản, hàng hải, quản lý các công viên đại dương và các hoạt động giải trí ven biển, bằng cách tài trợ cho họ tham dự các khóa đào tạo thường xuyên cấp khu vực về các mô hình biển và động lực học đại dương tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Khu vực IOC về Động lực học và Khí hậu Đại dương (Trung tâm ODC), và tạo điều kiện cho các nhà khoa học cấp cao tham gia xây dựng WESTPAC Đông Nam Á - Hệ thống Quan trắc Đại dương Toàn cầu (SEAGOOS).

- Một thành quả đáng kể đối với Việt Nam là việc Phó Viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang được lựa chọn làm Phó chủ nhiệm Phân ban Tây Thái Bình Dương của IOC (WESTPAC) vào tháng 5 năm 2012.

Page 50: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

50

Khoa học tự nhiên Điều 16: Phát triển các chương trình hỗ trợ cộng đồng tự chủ dựa trên sự hiểu biết, nhận thức, sẵn sàng ứng phó và giảm thiểu rủi ro, tổn thương do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� 2.075 người dân ở 105 Trung tâm học tập cộng đồng tại 5 tỉnh đã được tập huấn về “Hiểu biết và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Dựa trên thông tin phản hồi thu được trong các đợt tập huấn, Bộ tài liệu mang tên “Hiểu biết và ứng phó với biến đổi khí hậu – Cộng đồng chung tay hành động” đã được xây dựng làm công cụ hỗ trợ xây dựng Kế hoạch Hành động Cộng đồng ở Cát Bà (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 6 của Bản ghi nhớ). Bộ tài liệu này giúp trang bị cho học viên kiến thức chung về những nguyên nhân, tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cũng như hướng dẫn cách lập kế hoạch hành động cộng đồng để giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu ở cấp địa phương. Bộ tài liệu này hiện đã được xuất bản và sẽ được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các sáng kiến tương tự tại các cộng đồng ở Huế và Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng.

� Trong khuôn khổ Chương trình Thủy văn Quốc tế (IHP) giai đoạn 7, và phù hợp với Chương trình xuyên suốt của IHP mang tên BẠN HỮU châu Á -Thái Bình Dương (Asia-Pacific FRIEND), dự án mang tên “Đánh giá Hệ thống Dự báo và Cảnh báo Lũ lụt cho Khu vực Nhiệt đới Ẩm” đã được triển khai nhằm đánh giá tính chính xác và độ tin cậy của các hệ thống dự báo và cảnh báo lũ lụt hiện đang được áp dụng ở 4 quốc gia tiêu biểu là Indonesia, Malaysia, Philipin và Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để cải thiện các hệ thống này. Nghiên cứu của Việt Nam tại sông Thu Bồn chỉ ra rằng lũ lụt đã trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn do vùng hạ lưu đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và đáng kể. Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị, bao gồm duy trì công tác quy hoạch, lắp đặt và vận hành hệ thống cảnh báo tự động cho lưu vực sông Thu Bồn, nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt cùng với việc hiện đại hóa hệ thống đo lượng mưa lũ và trang bị hệ thống thông báo tự động hóa phục vụ cộng tác dự báo vào cảnh báo lũ lụt (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 13 Bản ghi nhớ).

� Hỗ trợ các cộng đồng ở Huế xây dựng Kế hoạch Hành động Cộng đồng về giảm nhẹ và ứng phó biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thảm họa thông qua các khóa tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật.

� Tiếp tục tổ chức các sự kiện nâng cao nhận thức tại các trung tâm học tập cộng đồng cho người dân Huế về giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Dự án Giáo dục vì sự Phát triển bền vững của Samsung-UNESCO (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 6 của Bản ghi nhớ).

Page 51: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

51

Khoa học tự nhiên Điều 17: Đẩy mạnh việc sử dụng giáo dục khoa học như nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững và thu hút thanh niên, các cơ sở giáo dục và chính phủ vào việc phát triển và sử dụng khoa học như là một nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năm 2011, 150 học sinh trong độ tuổi từ 12 đến 18 thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, với sự hỗ trợ của MAB Việt Nam thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UNESCO, đã xây dựng và triển khai các đề xuất dự án nhằm tạo nên sự khác biệt rõ nét và tích cực hướng tới một môi trường lành mạnh hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn và một cộng đồng Khu Dự trữ Sinh quyển vững mạnh hơn. Các đề xuất dự án nhận được giải thưởng thanh thiếu niên vì sự phát triển bền vững đã được triển khai thành công tại Cát Bà. 5 nhóm (tổng cộng có 20 nữ và 3 nam) được trao giải thưởng trị giá 1.000 USD/nhóm để triển khai đề xuất của mình trong thời gian 4 tháng. Những sáng kiến này, do Quỹ Tín thác Nhật Bản (JFIT) tài trợ, bao gồm Bảo tồn loại Voọc Cát Bà; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng phòng hộ, trồng và chăm sóc 1.200m2 rừng ngập mặn ven biển; nuôi giữ ong để lấy mật; tái chế rác thải làm các đồ dùng hữu ích trong lớp học và làm cho trường học trở thành nơi thân thiện hơn về môi trường bằng việc trồng cây xanh trong sân trường (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 14 của Bản ghi nhớ).

� Tổ chức cuộc thi Thanh thiếu niên vì sự phát triển bền vững là một hợp phần của Giai đoạn 3 Chương trình “Khu dự trữ sinh quyển – An ninh kinh tế và môi trường” (BREES) tại Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng với sự tham gia của học sinh thuộc 5 trường học. 5 nhóm ý tưởng xuất sắc nhất sẽ được trao giải và được tài trợ kinh phí để triển khai.

Page 52: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

52

Khoa học tự nhiên Điều 18: Tăng cường và củng cố các hoạt động giới thiệu khoa học hiện đại và các công nghệ mới cùng với tri thức, cách thực hành và các sản phẩm bản địa và truyền thống.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Thông qua Chương trình UNESCO Chair, Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries Ltd) và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phối hợp thực hiện nhiều hoạt động giúp các nhà nghiên cứu của Việt Nam, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực có cơ hội trao đổi kiến thức và thông tin khoa học về các công nghệ tân tiến, bao gồm công nghệ sản xuất than sạch, bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ thuật, nghiên cứu và phát triển công nghệ. Thông qua chương trình cùng với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Mitsubishi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tích cực hoạt động từ năm 2003 trong việc phát triển nguồn nhân lực thuộc những lĩnh vực này, đồng thời nâng cao nhận thức về việc sử dụng bền vững các nguồn năng lượng ở Việt Nam. Trong khuôn khổ Chương trình UNESCO Chair, hội thảo khoa học được tổ chức hàng năm, trong đó các nhà nghiên cứu của Công ty TNHH Công Nghiệp Nặng Mitsubishi đã có các bài giảng và trao đổi thông tin với các đối tác của Việt Nam và các nhà nghiên cứu Việt Nam đã sang Nhật Bản để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về quy trình phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam. Chương trình này đã tạo động lực quan trọng cho sự hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và khu vực kinh tế tư nhân.

� Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã phối hợp với Trường Đại học Kyoto, các thành viên của Diễn đàn Năng lượng và Môi trường Bền vững (SEEForum) và UNESCO tổ chức khóa học trực tuyến về năng lượng vì sự phát triển bền vững. Đã từng được tổ chức tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khóa học này sẽ được chuyển sang tổ chức ở cấp quốc gia lần đầu tiên tại Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Giáo dục Khoa học kết hợp với Giáo dục vì sự Phát triển (COMPETENCE). Công tác chuyển dịch bao gồm: xác định các nguồn lực địa phương, tăng cường năng lực của đội ngũ giảng viên địa phương, thẩm định nội dung giáo dục, phổ biến và thúc đẩy chương trình giáo dục và học liệu cũng như đánh giá nhằm đảm bảo chất lượng của tài liệu.

� Phối hợp với Trung tâm Viễn thám Quốc gia để hỗ trợ thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu vệ tinh phục vụ công tác lập quyết định dựa trên minh chứng. Các cuộc tập huấn về đọc và xử lý hình ảnh và dữ liệu vệ tinh cho chính quyền địa phương tại Huế sẽ được triển khai trong khuôn khổ Chương trình Liên ngành về Giải thiểu Rủi ro Thảm họa và Thích ứng Biến đổi khí hậu.

� Tiếp tục hỗ trợ Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội duy trì công tác xây dựng các khóa học trực tuyến về phát triển bền vững.

Page 53: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

53

Khoa học tự nhiên Điều 19: Góp phần nâng cao nhận thức, năng lực và xúc tiến du lịch địa chất tới các Công viên địa chất (Geopark) ở Việt Nam; củng cố mạng lưới Công viên địa chất của quốc gia, và hỗ trợ với Hội nghị Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2011 về Công viên địa chất.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Tháng 7 năm 2011, Tuyên bố Hà Nội về Công viên địa chất, nhằm mục đích hướng dẫn quy trình xây dựng và quản lý công viên địa chất bằng việc thúc đẩy du lịch địa chất và phát triển cộng đồng, đã được công bố tại phiên bế mạc Hội nghị Quốc tế về Công viên địa chất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu tham dự đã nêu bật những tiềm năng hết sức to lớn của các công viên địa chất trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và cho phép các cộng đồng địa phương chia sẻ tri thức truyền thống của họ về di sản thiên nhiên với công chúng. Hội nghị, với sự tham gia của hơn 150 đại biểu thuộc 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu, đã đề cao tầm quan trọng của việc trao quyền năng cho các cộng đồng địa phương tham gia quản lý công viên địa chất và đã ủng hộ mạnh mẽ quyền của các cộng đồng địa phương bảo vệ di sản phi vật thể ở các công viên địa chất châu Á. Đây là sự kiện được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang, Ủy ban Quốc gia UNESCO tại Việt Nam và UNESCO phối hợp tổ chức. Tại Hội nghị, các cán bộ quản lý các khu bảo tồn đã có dịp phát triển mạng lưới liên kết phối hợp với các thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu, cũng như Mạng lưới Công viên địa chất Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu.

� Trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị, đại diện của UNESCO tại Việt Nam đã thông tin đến những đại biểu tham gia về tiềm năng của Công viên địa chất toàn cầu mang lại cơ hội phát triển bền vững cho những cộng đồng người dân thiệt thòi và dễ bị tổn thương.

� Bên lề của Hội nghị còn có một cuộc thi ảnh nghệ thuật giúp lột tả những đặc điểm, mức độ phổ biến và tính đa dạng của di sản địa chất cũng như đời sống sinh hoạt, văn hóa và tinh thần của người dân địa phương, và qua đó cũng nâng cao hình ảnh của các công viên địa chất.Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trao 16 giải thưởng cho 37 bức ảnh đoạt giải tại sự kiện. Các bức ảnh đoạt giải được tập hợp vào một cuốn sách mang tựa đề “Đối thoại với di sản địa chất” nhằm quảng bá các giá trị đặc trưng của công viên địa chất.

� Các cán bộ quản lý khu di sản đã nâng cao nhận thức về những tác động kinh tế - xã hội của du lịch địa chất thông qua một khóa tập huấn về “Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý các Khu Dự trữ Sinh quyển, khu di sản và công viên địa chất của UNESCO” được tổ chức tại tỉnh Hà Giang.

� Phối hợp với Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam huy động nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến công viên địa chất.

Page 54: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

54

Khoa học tự nhiên Điều 19: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và các cơ quan hữu quan địa phương đã được tập huấn về Phương pháp lập kế hoạch sử dụng công của UNESCO (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 30 của Bản ghi nhớ) để chuẩn bị cho công tác lập kế hoạch quản lý và phát triển du lịch tại CVĐC Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với sự tham gia của nhiều bên. Kế hoạch này sẽ bao gồm xác định một danh sách các điểm thu hút khách du lịch, kế hoạch xây dựng các trung tâm thông tin và sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở giá trị nổi bật toàn cầu về tự nhiên và văn hóa của công viên địa chất, nhất là các giá trị của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang. Kế hoạch quản lý du khách cũng sẽ có thêm một kế hoạch hành động kèm theo, trong đó có thể hiện một hệ thống các chỉ số giám sát, đồng thời cung cấp một danh mục các hoạt động quản lý bảo tồn chủ yếu cần được thực hiện. Cuộc tập huấn này được tổ chức dựa trên kinh nghiệm thành công xây dựng 3 kế hoạch quản lý khu di sản ở tỉnh Quảng Nam (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 30 của Bản ghi nhớ) và theo đề nghị của Ban Quản lý CVĐC Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Văn phòng UNESCO tại Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí cho 2 chuyên gia thực hiện tập huấn. Tỉnh Hà Giang tự túc các khoản kinh phí cho học viên, các chuyến công tác và chi phí liên quan đến việc triển khai dự án tại địa phương, chẳng hạn như tổ chức các cuộc họp ở cộng đồng.

� Tiếp tục hỗ trợ Ban Quản lý Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và các cơ quan hữu quan địa phương xây dựng một kế hoạch quản lý khu di sản với sự tham gia của nhiều bên.

Page 55: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

55

Khoa học tự nhiên Điều 20: Nâng cao hiểu biết về mối liên hệ giữa đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học thông qua nghiên cứu dựa trên minh chứng và trao đổi thông tin.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Các chuyên viên và lãnh đạo của 2 Khu di sản thiên nhiên thế giới và 8 Khu Dự trữ Sinh quyển ở Việt Nam đã được tập huấn về quyền sử dụng theo tập quán (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 33 của Bản ghi nhớ). Nhằm xác định những xung đột giữa các thực tiễn sinh kế địa phương và quản lý di sản, 9 khu bảo tồn đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về các lĩnh vực sau:

- Các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy hải sản truyền thống ở Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ;

- Việc sử dụng lâm sản ngoài gỗ phục vụ sinh kế địa phương ở Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà; - Áp dụng kiến thức địa phương của người Chơ Ro ở xã Phú Lý để nâng cao sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Khu

Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai; - Những lợi ích của du lịch Đảo Cù Lao Chàm đối với cộng đồng địa phương; - Khả năng áp dụng kiến thức địa phương trong việc khai thác bạch tuộc bền vững ở huyện đảo Phú Quốc,

thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang; - Phục hồi và thúc đẩy các phương pháp nuôi ong lấy mật truyền thống ở Rừng U Minh Hạ (Khu dự trữ sinh

quyển Mũi Cà Mau); - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên biển ở các vùng trọng

yếu thuộc Khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng; - Tích hợp văn hóa của người Thái vào du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Khu Dự trữ Sinh quyển miền Tây

Nghệ An; - Áp dụng kiến thức địa phương của người Rục trong việc sử dụng và quản lý động vật hoang dã ở Khu Di sản

thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

Page 56: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

56

Khoa học tự nhiên Điều 20: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Trong số 9 nghiên cứu thực nghiệm đề cập trên đây, có 4 nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện thí điểm, bao gồm:

- Xây dựng và triển khai kinh nghiệm gác kèo ong truyền thống ở Rừng U Minh Hạ, Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau;

- Xây dựng một mô hình du lịch dựa vào cộng đồng cho Khu Dự trữ Sinh quyển miền Tây Nghệ An, tỉnh Nghệ An;

- Xây dựng một cơ chế chia sẻ lợi ích để sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà;

- Thử nghiệm mô hình sản xuất lâm sản ngoài gỗ dựa trên tri thức bản địa để phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa của người Chơ Ro ở xã Phú Lý tại vùng đệm thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai.

Page 57: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

57

Khoa học tự nhiên Điều 21: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Cơ quan Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (NASTI) - cơ quan chính thức được trao nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê khoa học ở Việt Nam, nhận rõ tầm quan trọng đối với Việt Nam trong việc tăng cường năng lực quốc gia cho nghiên cứu và sáng tạo là những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sáng tạo tri thức mới.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Với sự hỗ trợ của Viện Thống kê UNESCO (UIS), Việt Nam hiện đang thu thập và lần đầu tiên có thể cung cấp các số liệu thống kê về lĩnh vực khoa học cho khung thống kê và giám sát quốc tế. Một Biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Phòng Đánh giá, Hệ thống Thông tin, Giám sát và Số liệu Thống kê thuộc Viện Thống kê UNESCO (UIS) và Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia (NASATI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để thiết kế và triển khai một hệ thống số liệu thống kê về lĩnh vực khoa học ở Việt Nam.

� “Hội thảo Khu vực Đông Nam Á về các chỉ số Khoa học, Công nghệ và Sáng tạo năm 2011” kéo dài 4 ngày đã được tổ chức tại Hà Nội do Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia chủ trì, phối hợp với UIS và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, quy tụ hơn 30 nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực chính sách và thống kê khoa học và công nghệ, đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Nam Á. Các đại biểu có cơ hội chia sẻ và thảo luận nhiều chủ đề, bao gồm xu hướng hiện nay và định hướng tương lai cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trong việc đo lường, thu thập, phân tích và trình bày số liệu thống kê về lĩnh vực khoa học, công nghệ và sáng tạo.

� Tháng 6 năm 2012, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia và UIS đã tổ chức ba hội thảo đào tạo ở Hà Nội, Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ các sở khoa học và công nghệ cấp tỉnh, chịu trách nhiệm các điều tra nghiên cứu và phát triển quốc gia cấp 1, báo cáo vào tháng Bảy. Trong 3 buổi hội thảo này, khoảng 150 quan chức đã được tập huấn nâng cao hiểu biết về 4 lĩnh vực: Điều tra Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia; Đo lường Nghiên cứu và Phát triển, Hướng dẫn Định nghĩa và Thực hành; Hướng dẫn điền câu hỏi điều tra nghiên cứu và phát triển, và Thủ tục và quy trình điều tra.

� Tiếp tục hỗ trợ Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia thiết kế và triển khai một hệ thống số liệu thống kê về lĩnh vực khoa học ở Việt Nam.

Page 58: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản Ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

58

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Page 59: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

59

Khoa học Xã hội và Nhân văn Điều 22: Ủng hộ việc thiết lập và nâng cao Chương trình Quản lý Biến đổi Xã hội (MOST) nhằm củng cố và tăng cường nghiên cứu khoa học xã hội và xây dựng chính sách dựa trên minh chứng cũng như tăng cường hỗ trợ các mạng lưới mới để xúc tiến giáo dục và các chương trình giáo dục trong lĩnh vực khoa học xã hội.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Khoa học xã hội và UNESCO vì sự phát triển bền vững” nhằm chia sẻ những phát hiện nghiên cứu, đồng thời thảo luận tiềm năng hợp tác trong tương lai về lĩnh vực khoa học xã hội.

� Thúc đẩy các phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới về biến đổi xã hội, biến đổi khí hậu và quyền con người thông qua một hội nghị về Chương trình Quản lý Biến đổi Xã hội (MOST) được Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đăng cai. Các nhà nghiên cứu và giáo sư của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển Bền vững và Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới đã trình bày mối quan hệ giữa biến đổi xã hội, biến đổi khí hậu và quyền con người, đặc biệt là quyền được sống trong điều kiện an toàn.

Page 60: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

60

Khoa học Xã hội và Nhân văn Điều 23: Xúc tiến các cách tiếp cận thích hợp về văn hóa để hỗ trợ cho việc bảo vệ những người di dân tự nguyện và không tự nguyện và giúp chính quyền địa phương soạn thảo tỉ mỉ các chính sách đô thị hòa nhập.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

Page 61: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

61

Khoa học Xã hội và Nhân văn Điều 24: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc cân bằng bảo tồn và phát triển trong các trung tâm đô thị có giá trị lịch sử.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� UNESCO đã trình bày một tham luận vận động chính sách về “Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội, Thành phố Văn hóa, Sống động và Hòa bình” tại Hội nghị khoa học quốc tế nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, trong đó nhiều đại biểu tham dự thảo luận cách thức đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển bền vững và bảo tồn di tích lịch sử của Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận những thách thức trong phát triển bền vững của Hà Nội như kiểm soát dân số, quản lý giao thông, ô nhiễm, kế hoạch đô thị, hiệu quả kinh tế và cạnh tranh. Trong bài phát biểu của mình, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, Hà Nội cần tiếp tục lồng ghép quản lý bảo tồn vào các chiến lược phát triển để việc bảo tồn di sản văn hóa trở thành một phần của phát triển bền vững của thành phố.

� Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã được mời dự và phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Bền vững xã hội của Khu phố Lịch sử của Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban UNESCO Hàn Quốc, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Trường Đại học Xây dựng đồng tổ chức, chia sẻ những kinh nhiệm về bảo tồn và bảo vệ các di tích lịch sử.

� UNESCO đã tham dự Hội nghị các thành phố lịch sử thế giới lần thứ 13, được tổ chức tại thành phố Huế, và chuyển tới Hội nghị thông điệp của Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách Văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức đối với việc bảo tồn di sản đô thị cũng như các sáng kiến của UNESCO trong việc giải quyết những thách thức này, chẳng hạn như sáng kiến “Cảnh quan của các đô thị lịch sử” và bản Khuyến nghị về cảnh quan đô thị lịch sử của UNESCO, được Đại hội đồng UNESCO thông qua vào tháng 11 năm 2011.

� UNESCO đã tham gia sự kiện kỷ niệm Ngày Kiến trúc Thế giới tại Hà Nội do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức với chủ đề “Kiến trúc sư là những nhà thay đổi thành phố”, chia sẻ những Khuyến nghị về Cảnh quan đô thị lịch sử và nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo tồn di sản văn hóa và khuyến khích các bên liên quan tham gia vào các khu di sản đô thị.

� Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã dự Lễ khánh thành Bức tranh gốm sứ Hà Nội dọc đường Yên Phụ bên sông Hồng tại Hà Nội. Bức tranh được sách kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận là “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới”. Trường đoạn của UNESCO bao gồm bốn cảnh, mỗi cảnh mô tả và đại diện cho một trong bốn Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam: Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca Trù, Quan họ Bắc Ninh và Không gian Cồng chiêng Tây Nguyên.

Page 62: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

62

Khoa học Xã hội và Nhân văn Điều 25: Phát triển các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tham gia vào đời sống dân sự và chính trị.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năm 2011, UNESCO đã tài trợ cho Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam thường niên lần thứ 4 diễn ra trong 6 ngày nhằm tạo cơ hội cho thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 20 gặp gỡ và trao đổi, tìm hiểu những vấn đề ưu tiên mà cộng đồng địa phương và toàn cầu đang phải đối mặt. Vào ngày cuối cùng của diễn đàn, các đại biểu đã xác định những hành động cụ thể mà họ có thể chia sẻ với cộng đồng địa phương nơi mình sinh sống. Được tổ chức với chủ đề “Tuổi trẻ - phát hiện các giá trị độc đáo và con đường tương lai” với sự có mặt của hơn 30 đại biểu, các hoạt động của diễn đàn bao gồm các bài trình bày của diễn giả, chiếu phim, thảo luận và một phiên hoạt động đóng vai liên quan đến các chủ đề văn hóa, giáo dục, môi trường và kinh tế. Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã tham gia hội thảo về biến đổi khí hậu Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn “Ngày Môi trường” và đã nhấn mạnh tới vai trò của thanh niên là lực lượng tiến bộ và trách nhiệm của thanh niên phải tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội và chính trị.

� Năm 2012, UNESCO, phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Chương trình Tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV), đã hỗ trợ Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam thường niên lần thứ 5. Diễn đàn đã làm rõ những vấn đề liên quan đến văn hóa, hành vi đạo đức và những ưu tiên toàn cầu, ví dụ như lợi ích và mối nguy hại của năng lượng hạt nhân hay tình trạng nghèo đói trên thế giới. Đồng thời, diễn đàn cũng đã tổ chức nhiều hội thảo hẹp nhằm trang bị cho người tham gia các kỹ năng cần thiết để tự hình thành ý tưởng và dự án hướng tới cải thiện đời sống ở cộng đồng nơi họ sinh sống. Với sự hỗ trợ của UNESCO, một trang web của Diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam đã được thành lập và được sử dụng làm giao diện trực tuyến để trao đổi ý tưởng và thông tin với thanh niên, kể cả những người không có cơ hội tham dự diễn đàn kéo dài một tuần này và các thanh niên khác, nhằm tối đa hóa sự tham gia và đóng góp của mọi người.

� Tháng 10 năm 2012, UNESCO đã tham dự một sự kiện tại Hà Nội với chủ đề “Nào ta cùng hát”, với sự có mặt của hơn 50.000 trẻ em và thanh niên, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của thanh thiếu niên trong công cuộc xây dựng và gìn giữ hòa bình.

� UNESCO cùng các cơ quan khác của LHQ (UNFPA, ILO, IOM, UNICEF, WHO và UNV) và Bộ Nội vụ đã đồng tổ chức Hội nghị quốc gia cấp cao về phối hợp đáp ứng đa ngành nâng cao hiệu quả triển khai Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Sự kiện này, được tổ chức vào tháng 11 năm 2012, là một phần của chuỗi các hoạt động vận động và đối thoại chính sách ở cấp vĩ mô, với các cán bộ lãnh đạo cấp cao nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến thanh niên và thực hiện chiến lược nêu trên

� Với sự hỗ trợ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, 12 nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đã được cấp học bổng để tiến hành nghiên cứu khoa học thông qua Chương trình Học bổng quốc tế L'Oréal – UNESCO cho phụ nữ trẻ trong khoa học đời sống. Từ khi trao học bổng đầu tiên năm 1998, Chương trình học bổng này khuyến khích sự đóng góp của các nữ khoa học trẻ tài năng trên thế giới vào phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học đời sống. Chương trình này đã có mặt tại Việt Nam kể từ năm 2008, và nhận được sự quan tâm của đông đảo của các nữ khoa học cũng như sự chú ý của công chúng trên phạm vi toàn quốc.

Page 63: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

63

Khoa học Xã hội và Nhân văn Điều 25: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á và Thái Bình Dương tại Băng Cốc đã hỗ trợ thanh niên Việt Nam tham gia hai cuộc họp khu vực do Tổ chức Khoa học xã hội và nhân văn châu Á - Thái Bình Dương (RUSHSAP) tổ chức. Các sự kiện bao gồm Hội thảo tập huấn Đại sứ Hòa bình Trẻ UNESCO và Diễn đàn Thanh niên UNESCO: Tầm nhìn vượt qua thảm họa. Kết hợp những kết quả thu được từ những sự kiện này và tư vấn của UNESCO, các đại biểu thanh niên đã xây dựng các kế hoạch hành động hoặc đề xuất dự án nhằm nâng cao cuộc sống của người dân, giảm nguy cơ thảm họa hoặc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 64: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

64

Khoa học Xã hội và Nhân văn. Điều 26: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về đạo đức trong khoa học và công nghệ thông qua việc tham gia vào các Chương trình về đạo đức khoa học và công nghệ (EST) của UNESCO. Phát triển các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tham gia vào đời sống dân sự và chính trị.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á và Thái Bình Dương tại Bangkok hỗ trợ các đại diện Việt Nam tham gia vào các Chương trình Khu vực UNESCO về Đạo đức Khoa học và Công nghệ nhằm thúc đẩy việc trao đổi và tăng cường hiểu biết. Kết quả là một cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Giáo dục tại Hà Nội hiện là đồng chủ tịch Nhóm Công tác Đạo đức Biến đổi Khí hậu khu vực châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO về Giáo dục Đạo đức Môi trường, và một số chuyên gia Việt Nam hiện đang là thành viên của Mạng lưới Đạo đức châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Page 65: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

65

VĂN HÓA

Page 66: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

66

Văn hóa Điều 27: Tăng cường chính sách và năng lực quốc gia nhằm bảo vệ và quản lý có hiệu quả di sản vật thể và phi vật thể trước những thách thức hiện nay, theo các công ước liên quan đến văn hóa của UNESCO (1972, 2003 và 2005).

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năng lực của cán bộ quản lý các Khu Di sản Thế giới ở Việt Nam và Cục Di sản văn hoá thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) chịu trách nhiệm giám sát các Di sản Thế giới ở Việt Nam đã được tăng cường để đáp ứng yêu cầu báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện Công ước Di sản Thế giới năm 1972 và cập nhật các Tuyên bố về giá trị nổi bật toàn cầu. Các cán bộ quản lý tại 6 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã nâng cao kiến thức về nghiệp vụ bảo tồn di sản tại đợt tập huấn tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long nhằm thảo luận các thách thức đối với phát triển bền vững, thông qua và thống nhất nộp bản báo cáo định kỳ lên Ủy ban Di sản thế giới. Ngoài ra, sự hợp tác trong khu vực cũng đã được tăng cường thông qua các đợt tập huấn ở thành phố Taiyuan, Trung quốc và Jakarta, Indonesia với sự tham gia của 7 cán bộ đầu mối của Việt Nam thuộc 6 khu di sản và Bộ VHTT&DL. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thiện và gửi đến Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO các báo cáo định kỳ về thực trạng bảo tồn ở tất cả các khu di sản trên cả nước, cùng với 5 Tuyên bố về giá trị nổi bật toàn cầu về những Khu Di sản Thế giới được công nhận từ trước năm 2007. Một mạng lưới liên lạc bằng thư điện tử giữa các cán bộ đầu mối về công tác báo cáo định kỳ được thành lập nhằm duy trì công tác trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm.

� Gắn kết với Kế hoạch Hành động Khu vực triển khai Công ước năm 1972, UNESCO hiện đang hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị Kế hoạch Hành động Quốc gia, trong đó xác định những hoạt động cụ thể thuộc 5 chuyên đề (đó là Tín nhiệm, Bảo tồn, Truyền thông, Cộng đồng và Xây dựng năng lực), còn được gọi là 5C. Kế hoạch Hành động Quốc gia nhắm tới những người làm thực tiễn (chẳng hạn đội ngũ cán bộ quản lý khu di sản), các thiết chế (chẳng hạn các nhà hoạch định chính sách) và cộng đồng, đồng thời việc triển khai kế hoạch này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa UNESCO, Bộ VHTT&DL và Ban Quản lý của tất cả các Khu Di sản Thế giới tại Việt Nam. Hai mạng lưới liên lạc bằng thư điện tử các Khu Di sản Thế giới ở Việt Nam đã được thiết lập, một dành cho các cán bộ quản lý khu di sản và các cán bộ đầu mối; và một dành cho tất cả những cán bộ quan tâm đến việc tiếp nhận các thông tin cập nhật liên quan đến công tác quản lý di sản thế giới. Ngoài ra, các khu di sản cũng đã được hỗ trợ trong việc chuẩn bị văn bản đề xuất trình lên Quỹ Di sản thế giới và Quỹ Sumitomo.

� Hoàn thiện và thẩm định chiến lược xây dựng năng lực cùng với đội ngũ cán bộ quản lý của các Khu Di sản Thế giới tại Việt Nam.

� Tăng cường mạng lưới các cán bộ quản lý khu di sản để trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm. � Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hoàn thiện và triển khai Kế hoạch Hành động Quốc gia về Công ước Di sản Thế giới. � Huy động đội ngũ tình nguyện viên làm việc tại các Khu Di sản Thế giới để trao đổi quốc tế và nâng cao năng lực thực tiễn.

Page 67: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

67

Văn hóa Điều 27: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Với hỗ trợ tài chính của Quỹ Di sản Thế giới, hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Cơ quan Quản trị Đại dương và Khí quyển Quốc gia của Mỹ (NOAA), dưới sự điều phối chung của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, kế hoạch quản lý tổng thể khu di sản và kế hoạch quản lý du khách đã được xây dựng và hiện đang được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long triển khai áp dụng. Các kế hoạch này có mục đích đảm bảo duy trì các giá trị nổi bật toàn cầu của Vịnh Hạ Long, đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh từ áp lực phát triển kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững theo yêu cầu của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO. Kế hoạch quản lý khu di sản, được UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức thông qua, đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho sự nghiệp bảo tồn và thúc đẩy phát triển bền vững Vịnh Hạ Long. Thông qua các khóa tập huấn do chuyên gia quốc tế hướng dẫn cũng như các hoạt động cụ thể trong các giai đoạn dự thảo, tham vấn và điều chỉnh của quy trình xây dựng kế hoạch, đội ngũ cán bộ của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và nhiều bên liên quan chủ chốt củng cố kiến thức và phương pháp áp dụng mô hình khung khái niệm về lập kế hoạch quản lý khu di sản trong đó chú trọng đến quản lý tổng hợp vùng ven biển. Ngoài ra, với sự tham gia của đại diện các cơ quan của tỉnh, các đại lý du lịch, doanh nghiệp lữ hành và một làng vạn chài trong quy trình xây dựng kế hoạch, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và những đối tượng liên quan này đã củng cố mối quan hệ công tác, đây chính là kết quả quan trọng để quản lý khu di sản có hiệu quả.

� Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã tham dự Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và Phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới – Tầm nhìn mới, và tại đây đã tham gia vào cuộc tọa đàm và có bài tham luận nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của Khu Di sản và nêu khuyến nghị về việc nâng cao tính hiệu quả trong quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long. Hoạt động này được đưa tin rộng rãi trên báo chí trung ương và địa phương, góp phần nâng cao nhận thức về các vấn đề thách thức tại các Khu di sản thế giới, cụ thể như Vịnh Hạ Long.

� Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VHTT&DL, Giám đốc các Ban quản lý Khu di sản thế giới tại Việt Nam và đại biểu thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương, Hội đồng Di sản quốc gia và UNESCO, cùng với đại diện các cơ quan chính quyền địa phương và tổ chức quốc tế, trong đó có Phó Đại sứ Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam, Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học bảo tồn thành phố Daejeon Hàn Quốc và các đối tác quốc tế khác từ Nhật Bản và Đức tham dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Tại sự kiện này, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã kêu gọi sự ủng hộ của Bộ và UBND các tỉnh có khu di sản thế giới trong việc cung cấp khung pháp lý, nguồn lực tài chính và giám sát kỹ thuật để thực hiện kế hoạch hành động nhằm giải quyết các vấn đề thách thức hiện nay tại các khu di sản.

� Tiếp tục tăng cường năng lực cho Ban Quản lý Khu di tích Hoàng Thành – Thăng Long về các hoạt động khảo cổ và bảo tồn

Page 68: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

68

Văn hóa Điều 27: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Ban Chỉ đạo Dự án Bảo tồn khu di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội được thành lập và do UBND Thành phố Hà Nội và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam chủ trì để giám sát tình hình thực hiện Dự án. Ban Chỉ đạo họp định kỳ một năm 2 lần để rà soát những kết quả chính của dự án trong vòng 6 tháng trước đó, đồng thời phê duyệt kế hoạch hoạt động cho kỳ tiếp theo. Nhờ nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, năng lực khảo cổ và bảo tồn di sản của 8 cán bộ thuộc Khu Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và Viện Bảo tồn Di tích (thuộc Bộ VHTT&DL) được tăng cường thông qua việc tham gia tập huấn tại chỗ và tại Viện nghiên cứu di sản văn hóa quốc gia Nara Nhật Bản. Trong đó, hai chuyên viên kỹ thuật của Việt Nam thuộc Viện Khảo cổ học đã được tập huấn sâu về việc bảo tồn hiện vật khai quật chất liệu gỗ. Hợp phần này với mục đích tổ chức tập huấn ở nước ngoài về bảo tồn di sản văn hóa là một phần trong quy trình chuyển giao công nghệ cơ bản về bảo tồn hiện vật khảo cổ cho phía Việt Nam. Hai cán bộ quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã tham gia một chuyến tham quan học tập tại Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm quản lý các khu di sản tại Nhật Bản và đề ra những khuyến nghị cho công tác quản lý Di sản Thăng Long – Hà Nội. Chuyên gia của Viện nghiên cứu di sản văn hóa quốc gia tại Tokyo đã hỗ trợ và hướng dẫn chuyến tham quan. Với sự hỗ trợ của UNESCO, năng lực quản lý dự án của đội ngũ cán bộ thuộc dự án Thăng Long – Hà Nội cũng đã được tăng cường thông qua những đợt tập huấn theo nhu cầu về quy trình quản lý hành chính và tài chính cũng như các cuộc thảo luận định kỳ khi gặp phải thách thức trong quá trình triển khai hoạt động. Sự hợp tác rộng rãi giữa các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản trong quá trình trao đổi công việc tại chỗ và trong chuyến tham quan học tập tại Nhật Bản đã giúp nâng cao năng lực của các bên liên quan, không chỉ về lĩnh vực quản lý và bảo tồn di sản, mà còn cả về việc củng cố một số kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng thuyết trình. Nhiều nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học đã được thực hiện ở Hoàng thành Thăng Long, cũng như tăng cường công tác đo lường môi trường và xem xét sự chuyển động độ ẩm ở dưới lớp tàn tích. Các nghiên cứu bổ sung về Hoàng thành Thăng Long đã được Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thực hiện, kết hợp với nghiên cứu so sánh về các thành cổ ở Trung Quốc liên quan đến công tác bảo tồn và phục dựng. Các chuyên gia thuộc dự án của Quỹ Tín thác Nhật Bản đã hỗ trợ cho nghiên cứu này. Kế hoạch Quản lý Tổng thể Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được đội ngũ cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long và Viện Bảo tồn Di tích (thuộc Bộ VHTT&DL) hoàn thiện với sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Kế hoạch gồm 6 Chương trong đó nêu rõ tầm nhìn và mục tiêu của Hoàng thành Thăng Long, cũng như các biện pháp thiết thực để đạt được mục tiêu đề ra. Kế hoạch này hiện nay đang trong quá trình phê duyệt của UBND Thành phố Hà Nội.

Page 69: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

69

Văn hóa Điều 27: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Trong khuôn khổ Giai đoạn II: “Thuyết minh và Đào tạo trong ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn Di sản thế giới nhóm tháp G” thuộc Dự án “Bảo tồn khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn,” quần thể nhóm tháp G khu di tích Mỹ Sơn đã được tu bổ. Những bài học thu được trong quy trình này đã được tài liệu hóa thành cuốn sách Hướng dẫn khảo cổ và trùng tu tháp Chăm, trong đó nêu rõ các nguyên tắc và chỉ dẫn đối với công tác khai quật và phục hồi khảo cổ học, cũng như những chỉ dẫn chi tiết liên quan đến việc sản xuất gạch, vữa và nhựa. Cuốn sách hướng dẫn này đã được phổ biến rộng rãi và hiện đang được Viện Bảo tồn Di tích sử dụng làm tài liệu tập huấn chính thức. Các nhà khảo cổ học, kiến trúc sư, nhà bảo tồn và các nhà quản lý khu di tích của Việt Nam đã nâng cao kiến thức và kỹ năng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn thông qua các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ về các biện pháp bảo tồn Khu Di sản Thế giới. Ngoài ra, các chuyên gia người Italia của Quỹ Lerici Foundation thuộc Đại học Bách khoa Milan, phối hợp với các chuyên viên kỹ thuật của Ban Quản lý Khu Di tích Mỹ Sơn, đã xây dựng một danh sách tất cả các tháp Chăm tại khu di tích, phân loại các hiện vật khai quật và một Kế hoạch thuyết minh diễn giải tổng thể. Các hoạt động ở Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn được thực hiện cùng với Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam, Ban Quản lý Khu Di tích Mỹ Sơn và Quỹ Lerici Foundation thuộc Đại học Bách khoa Milan, đồng thời được tài trợ từ nguồn kinh phí của Quỹ Tín thác Italia/UNESCO.

� Nhờ có sự hỗ trợ của Quỹ Tín thác Na Uy, các biện pháp bảo vệ Không gian văn hóa Cồng chiêng, được 17 dân tộc thiểu số thực hành diễn xướng và được ghi vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại, đã được xây dựng cùng với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông và Cục Di sản văn hoá thuộc Bộ VHTT&DL. Dự án tiến hành kiểm kê số lượng người chơi cồng chiêng của 63 bản làng, xác định được 60 nghệ nhân đánh cồng chiêng và thúc đẩy hình thành được 70 câu lạc bộ cồng chiêng cấp cộng đồng. Ngoài ra, đã xây dựng được tài liệu tập huấn, 200 tranh ảnh, áp phích và 250 đĩa DVD truyền dạy cồng chiêng cho các nhà trường và câu lạc bộ cồng chiêng địa phương. Nhằm đảm bảo tính sẵn có và khả năng tiếp cận tài liệu về Không gian văn hóa Cồng Chiêng, tất cả các sản phẩm này đều được xây dựng bằng cả ngôn ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ thiểu số, đồng thời được phổ biến rộng rãi tới các trường nội trú và các nhà văn hóa. Các giáo viên và trưởng câu lạc bộ cồng chiêng đều được tập huấn về cách sử dụng tài liệu và tiến hành dạy thử. Thông qua tập huấn, các bên liên quan ở địa phương đã tăng cường năng lực trong việc kiểm kê, tư liệu hóa và nghiên cứu ở cộng đồng, đồng thời âm nhạc cồng chiêng được tích hợp vào chương trình giáo dục của địa phương. Dự án này khép lại bằng một liên hoan cồng chiêng trong đó có các màn biểu diễn của 117 nghệ nhân và người chơi cồng chiêng, là diễn đàn để các câu lạc bộ cồng chiêng có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình. Liên hoan này có nhiều hoạt động cộng đồng gắn với không gian văn hóa cồng chiêng và thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân ở thị xã Gia Nghĩa, cũng như truyền thông khu vực và trung ương.

� Với giai đoạn tài trợ mới của Chính phủ Italia, UNESCO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vào năm 2012-2013 trong việc phát huy những thành tựu này, bao gồm trùng tu các tháp còn lại của Nhóm G kết hợp với trùng tu di tích, một hệ thống thuyết minh diễn giải hoàn chỉnh và phổ biến rộng rãi ra công chúng.

Page 70: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

70

Văn hóa Điều 27: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 quy định việc Kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể, dự kiến làm cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.

� Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, với sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đã xây dựng một đề xuất và nhận được khoản kinh phí viện trợ từ quỹ hỗ trợ quốc tế, để xây dựng Tài liệu hướng dẫn thiết kế, triển khai và đánh giá các dự án Di sản Văn hóa Phi vật thể. Hoạt động này được triển khai từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam.

� Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam đã tham dự hội thảo về “Tăng cường sự hiện diện của Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) thông qua các hoạt động văn hóa tại Việt Nam”. Hội thảo này nhằm quy tụ các cán bộ cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa các nước thành viên Diễn đàn ASEM, các học giả và chuyên gia về chính sách văn hóa ở châu Âu và châu Á, đại diện các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực văn hóa vào một diễn đàn thảo luận. Hội thảo cũng xác định được một tầm nhìn chung về việc phát triển một chiến lược văn hóa cho ASEM như thế nào và làm cách nào để chiến lược này có thể thúc đẩy các chính sách văn hóa của quốc gia và khu vực. UNESCO tích cực đóng góp vào diễn đàn thảo luận về vấn đề vai trò của các tổ chức phi chính phủ và hiệp hội trong đối thoại văn hóa và hợp tác văn hóa trong khuôn khổ hợp tác ASEM.

� Những nghiên cứu, khai quật khảo cổ tại con đường Hoàng Gia, Thành Nhà Hồ đã được thực hiện dưới sự phối hợp giữa Viện khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và tỉnh Thanh Hóa nhằm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ. Theo đó, di tích Gò Ngục và di tích Cồn Mả đã được khai quật, và các biện pháp bảo tồn cấp thiết chống xuống cấp của các kiến trúc, di vật của di tích đã xuất lộ qua khai quật đã được thực hiện.

� Nhận thức rộng rãi của cộng đồng về vai trò và giá trị của di sản văn hóa dưới nước đã được nâng cao nhờ khóa tập huấn do VASS tổ chức phối hợp với Viện Khảo cổ học, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các cán bộ bảo tồn và bảo tàng tỉnh Quảng Nam và thành phố Huế, các chuyên gia nước ngoài và cán bộ Văn phòng UNESCO Hà Nội. Các chủ đề thảo luận tại khoá tập huấn bao gồm: i) Làm thế nào và làm gì để nâg cao nhận thức cộng đồng về vai trò và giá trị của di sản khảo cổ dưới nước; ii) Giới thiệu Công ước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản khảo cổ dưới nước 2011; và iii) nâng cao năng lực và kĩ năng nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ các di sản khảo cổ dưới nước .

� Tiếp tục hỗ trợ Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam xây dựng tài liệu hướng dẫn thiết kế, triển khai và đánh giá các dự án có liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.

Page 71: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

71

Văn hóa Điều 28: Đưa các nguyên tắc về đa dạng văn hóa và đối thoại liên văn hóa vào trong các chính sách và chương trình phát triển của quốc gia.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� UNESCO đã vận động thành công ý tưởng lồng ghép “Xây dựng chương trình phù hợp về văn hóa” là một vấn đề xuyên suốt vào Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDAF), áp dụng đối với các dự án và chương trình hiện đang được Liên Hợp Quốc xây dựng và triển khai tại Việt Nam. Mục tiêu ở đây là nhằm đảm bảo rằng các can thiệp phát triển phải xét đến bối cảnh địa phương, truyền thống, tín ngưỡng, ngôn ngữ và các giá trị khác của người dân Việt Nam nhằm giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng của sự phát triển kinh tế - xã hội đến các nhóm mục tiêu, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm dễ tổn thương, đồng thời tăng hiệu quả của các can thiệp phát triển. UNESCO cũng là một thành viên của Ban Đảm bảo Chất lượng thuộc Nhóm Quốc gia Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNCT), chịu trách nhiệm tham mưu về các vấn đề xuyên suốt.

� Năng lực của cán bộ Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam được tăng cường trong việc lồng ghép “Xây dựng chương trình phù hợp về văn hóa” vào các can thiệp phát triển thông qua các đợt tập huấn xoay quanh chuyên đề “Thấu kính cho chương trình về đa dạng văn hóa” của UNESCO, và cách thức áp dụng thấu kính này vào việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá chương trình. Trong đợt tập huấn, do Tư vấn Văn hóa Khu vực của UNESCO và Điều phối viên Chương trình Văn hóa của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp thực hiện, các học viên thuộc các bộ, ngành, xã hội dân sự và Liên Hợp Quốc đã cùng nhau phân tích các chương trình hiện đang được thực hiện, đồng thời xác định những lĩnh vực trong chương trình có thể đã đạt được hiệu quả cao hơn nếu áp dụng thấu kính nêu trên trong giai đoạn lập kế hoạch để đánh giá các yếu tố văn hóa dưới dạng phương tiện hỗ trợ hay rào cản để đạt được mục tiêu đề ra.

� Nhằm thúc đẩy sự đa dạng văn hóa, hiểu biết lẫn nhau và giáo dục văn hóa, UNESCO đã hỗ trợ khai trương “Không gian sáng tạo cho trẻ em” nhằm dạy các em cách trân trọng di sản và đa dạng văn hóa, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân kỷ niệm Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hoá và Ngày Bảo tàng Quốc tế. UNESCO cũng chủ trì một Lễ hội văn hóa tại Bảo tàng, trong đó có các màn trình diễn của một số nhạc sĩ và vũ công trong nước và quốc tế, nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các tộc người.

� Hiện đang nỗ lực huy động nguồn kinh phí để tiến hành thí điểm tích hợp văn hóa vào các lĩnh vực phát triển khác như giáo dục, y tế, hay tái định cư.

Page 72: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

72

Văn hóa Điều 29: Củng cố các mạng lưới chuyên môn và các quan hệ đối tác, tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức cho sự phát triển hơn nữa của các bảo tàng.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năng lực của một số giảng viên của Trường Đại học Văn hóa TPHCM và cán bộ bảo tàng ở miền Nam được tăng cường thông qua lớp tập huấn về phương pháp số hóa dữ liệu bảo tàng, nhất là trong công tác kiểm kê hiện vật. Lớp tập huấn được một chuyên gia của Bảo tàng Quai Branly, Pari, Pháp giảng dạy trong đó chú trọng đến nghệ thuật bản địa, các nền văn hóa và văn minh ở Châu Phi, Châu Á, Châu Đại dương và Châu Mỹ.

� Một dự án hỗ trợ bảo tàng ở các Khu Di sản Thế giới tại Việt Nam, Lào và Campuchia đã được Bộ phận Văn hóa của UNESCO tại Trụ sở Pari khởi xướng cho các Khu di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, Đền tháp Mỹ Sơn và Thành Nhà Hồ và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, theo đó các khu di sản này được hưởng lợi từ nhiều đợt tập huấn. Với sự hỗ trợ của UNESCO và nguồn kinh phí của Quỹ Tín thác Nhật Bản, dự án mang tên “Khôi phục Bảo tàng các Khu Di sản Thế giới nhằm Diễn giải các Khu Di sản Sống hiệu quả hơn: Tập huấn cho Bảo tàng các Khu Di sản Thế giới”, với mục đích chính là phát triển kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ phụ trách bảo tàng, nhà khảo cổ học và các nhà quản lý khu di sản, đồng thời tăng cường mạng lưới các bảo tàng và nhà chuyên môn trong khu vực. 17 nhà chuyên môn thuộc các khu di sản ở 3 quốc gia kể trên đã tham dự khóa tập huấn đầu tiên được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, do các chuyên gia của Trường Đại học East Anglia (Vương Quốc Anh), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Cơ quan Bảo tồn Quốc gia APSARA (Campuchia), Tổ chức Craft Link (một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam) và UNESCO phối hợp chủ trì. Các học viên được tiếp cận một số mô đun chuyên sâu bao gồm các bài tập thực hành và những hoạt động liên quan đến khu di sản, cụ thể là tìm hiểu những thách thức, tăng cường việc thuyết minh diễn giải các khu di sản và bộ sưu tập hiện vật, kết nối các bảo tàng di sản với cộng đồng địa phương, các chương trình giáo dục bảo tàng và cập nhật kiến thức về quản lý bộ sưu tập hiện vật. Một số sáng kiến được đề xuất trong các cuộc thảo luận đã được triển khai trong các chương trình và hoạt động tại các khu di sản. Tháng 5 năm 2012, 08 cán bộ chuyên môn và lãnh đạo của bốn Khu Di sản Thế giới và bảo tàng đã tham gia hội thảo tập huấn tại Xiêm Riệp, Campuchia. Hội thảo đã tổng kết các nội dung nghiên cứu và thông tin do các cố vấn khoa học và cán bộ các đơn vị cung cấp nhằm xây dựng một trưng bày chung cho cả ba quốc gia. Tháng 12 năm 2012, 9 khu di sản tham gia dự án đã khởi xướng cuộc triển lãm mang tính phối hợp với chủ đề “Di sản chung của chúng ta”, trong đó nêu bật sự liên hệ mật thiết và phong phú giữa các Khu Di sản Thế giới của UNESCO và người dân sở tại, ngoài vai trò của chúng đối với lịch sử toàn cầu.

� Với nỗ lực chung của UNESCO và Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Mạng lưới Bảo tàng Việt Nam đã được thành lập, và các bảo tàng hiện đang bắt đầu phối hợp. Mạng lưới sẽ đóng vai trò là diễn đàn chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm giữa các bảo tàng và những người hoạt động trong ngành bảo tàng trên khắp cả nước.

� Triển khai Chương trình Bảo tàng các Khu Di sản Thế giới tại Việt Nam.

� Một kế hoạch hành động sẽ được xây dựng cho Mạng lưới Bảo tàng Việt Nam nhằm xác định những hoạt động cụ thể cần triển khai trong giai đoạn 5 năm tới (2012-2017).

Page 73: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

73

Văn hóa Điều 30: Tạo cơ hội để phát triển và thể hiện sự đóng góp của văn hóa đối với sự phát triển và tầm quan trọng của việc cân bằng giữa bảo tồn, du lịch và phát triển, phù hợp với các Công ước liên quan đến văn hóa của UNESCO (1972, 2003 và 2005).

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Sự kiện Tuần lễ “Văn hóa và Phát triển UNESCO”, lần đầu tiên được tổ chức bởi UNESCO phối hợp với Bộ VHTT&DL, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và một số đối tác trong nước và quốc tế, là diễn đàn để thảo luận về các vấn đề văn hóa và sự liên hệ giữa văn hóa và phát triển ở Việt Nam. Diễn ra từ ngày 5–9 tháng 3 năm 2012 tại Hà Nội, sự kiện là nơi tổ chức đối thoại chính sách, các hội thảo kỹ thuật, một hội thảo bàn tròn, ra mắt sách, triển lãm và các tối chiếu phim thông qua đó mối quan hệ đa chiều giữa văn hóa và phát triển được thảo luận và minh họa. Một số cơ quan hữu quan đã tham dự các hoạt động của sự kiện, bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Thông tin và Truyền thông. Có nhiều chủ đề được thảo luận, từ việc kêu gọi sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào công cuộc phát triển cho đến cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, giáo dục di sản, các chiến lược phát triển văn hóa – du lịch tích hợp vì sự phát triển bền vững, lồng ghép các phong tục, tập quán vào công tác bảo tồn và phát triển sinh kế địa phương cũng như kế hoạch hành động triển khai Công ước Di sản Thế giới UNESCO tại Việt Nam. Đây chính là một bước tiến quan trọng để UNESCO tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc củng cố tranh luận về văn hóa trong nỗ lực xây dựng chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Sự kiện này được đăng tin rộng rãi trên đài phát thanh và truyền hình trung ương, cũng như báo in, theo đó góp phần nâng cao hình ảnh của UNESCO, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về các hoạt động của UNESCO tại Việt Nam.

� Tại Chương trình Doanh nhân Việt Nam với Di sản Văn hóa Dân tộc lần thứ nhất – Huế 2012, UNESCO đã nhấn mạnh vai trò của khối tư nhân trong việc hỗ trợ di sản và tầm quan trọng của các doanh nhân trong công tác bảo tồn di sản văn hóa. Tham dự chương trình này có các quan chức Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Công ty CP truyền thông và đầu tư Kinh Đô và Hội Di sản văn hóa Việt Nam.

� UNESCO sẽ tiếp tục thúc đẩy tranh luận cấp cao về vai trò của văn hóa và phát triển ở Việt Nam nhằm đảm bảo hài hòa chính sách và phối hợp liên ngành. � Tiếp tục tăng cường quảng bá các Khu Di sản Thế giới của Việt Nam thông qua các trung tâm thông tin, tài liệu quảng bá và sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương.

� UNESCO hiện đang huy động thêm kinh phí để nhân rộng các thực tiễn hay trong việc quảng bá Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Khu Di sản Thế giới Hội An sang các khu di sản còn lại của Việt Nam.

� Tổ chức Sự kiện Tuần lễ Văn hóa và Phát triển UNESCO năm 2013, nhằm mục đích tổ chức thêm nhiều hoạt động tới đông đảo công chúng.

Page 74: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

74

Văn hóa Điều 30: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Nhằm hỗ trợ triển khai Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020, một đề tài nghiên cứu về sự bất cân bằng giữa bảo tồn và hiện đại hóa đã được triển khai nhằm giúp Chính phủ Việt Nam và các cơ quan hữu quan hiểu rõ hơn về các nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bất cân bằng này. Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xác định và thẩm định các nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng bất cân bằng giữa bảo tồn di sản và hiện đại hóa, nhằm rà soát và điều chỉnh phương pháp tiếp cận và thực tiễn hay của quốc tế, đồng thời cung cấp những khuyến nghị cụ thể cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan hữu trách. Nhóm nghiên cứu, do Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam chủ trì, bao gồm các nhà nghiên cứu được chọn từ Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đã tiến hành hồi cứu tư liệu về các phương pháp tiếp cận của quốc tế trong cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, cũng như tiến hành tham vấn hiện trường tại 5 khu di sản, đó là: Tháp Bà Po Nagar (ở Nha Trang), xã Lát (ở Lâm Đồng), Khu di tích đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) và một số thôn bản trong vùng lân cận, và Hội Gióng ở đền Phù Đổng, Sóc Sơn và Phố Mã Mây (Hà Nội). Những phát hiện của nghiên cứu, bao gồm các thực tiễn quốc tế hay nhất, những khuyến nghị và hướng dẫn cụ thể cho chính sách phù hợp về văn hóa, đã được chia sẻ và thảo luận trong chùm hội thảo về “Cân bằng bảo tồn di sản và quá trình hiện đại hóa tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ việc áp dụng thực tiễn triển khai Chiến lược quốc gia. Có hơn 70 đại biểu đã tham dự các hội thảo, bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách của Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ VHTT&DL, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Viện Dân tộc học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Tây Nguyên và các cơ quan liên quan khác của Chính phủ và nhiều địa phương khác nhau.

� Chuẩn bị các đề xuất để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai các khuyến nghị của nghiên cứu.

Page 75: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

75

Văn hóa Điều 30: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Bộ chỉ số Văn hóa cho Phát triển của UNESCO hiện đang được thử nghiệm tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Vụ Biểu đạt Văn hóa và Công nghiệp Sáng tạo của UNESCO tại Pari. Bộ chỉ số này nhằm mục đích đo lường mức độ hỗ trợ của văn hóa trong một số lĩnh vực, bao gồm kinh tế, giáo dục, giới và công tác quản lý. Các số liệu của Việt Nam cho bộ chỉ số này được Tổng cục Thống kê phối hợp với UNESCO tổng hợp. Trước khi triển khai áp dụng, bộ chỉ số đã được giới thiệu tới các Bộ ngành và các cơ quan nghiên cứu, nhằm đảm bảo các chỉ số có thể được hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh quốc gia. Đây cũng là bước đầu trong việc nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng của các chỉ số văn hóa đối với các chính sách phát triển dựa trên minh chứng, thông qua một số hội thảo tham vấn được tổ chức trong toàn bộ quy trình, cũng như Hội thảo “Kết quả từ Giai đoạn thử nghiệm lần thứ nhất Bộ Chỉ số Văn hóa cho Phát triển của UNESCO tại Việt Nam” được tổ chức nhân sự kiện Tuần lễ Văn hóa và Phát triển UNESCO. Thông qua những phát hiện sơ bộ, Bộ chỉ số Văn hóa cho Phát triển của UNESCO đã góp phần cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các cấp về mức độ đóng góp của văn hóa đến việc giải quyết những thách thức phát triển hiện nay cũng như những cơ hội phát triển bền vững mà văn hóa có thể mang lại cho xã hội. Đồng thời, bằng việc xác định những tồn tại lớn liên quan đến văn hóa trong cơ sở dữ liệu thống kê hiện nay, những phát hiện sơ bộ của Bộ chỉ số đã thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải lồng ghép các chỉ số văn hóa vào (các) hệ thống thống kê quốc gia. Sau giai đoạn thử nghiệm, một số chỉ số đã được điều chỉnh và hiện đã bắt đầu tiến hành thu thập số liệu theo bộ chỉ số mới này.

� Theo các Kế hoạch quản lý du khách tại các khu di sản và chiến lược lồng ghép văn hóa và du lịch cấp tỉnh, một loạt các hoạt động cụ thể đã được triển khai thực hiện nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động du lịch ở các Khu Di sản Thế giới và Khu Dự trữ Sinh quyển ở Việt Nam, theo đó giúp tăng cường sự phối hợp giữa cộng đồng và cán bộ quản lý khu di sản, cải thiện sinh kế địa phương và góp phần quản lý và bảo vệ khu di sản. Các điển hình thành công đã được chia sẻ rộng rãi và được sử dụng làm minh chứng về phát triển cộng đồng ở cấp quốc gia. Ở Đảo Cù Lao Chàm, 3 nhóm du lịch cộng đồng theo nghề đặc thù đã được thành lập (bao gồm 74 hộ gia đình) sau nhiều buổi họp tại cộng đồng nhằm xác định các ưu tiên và nhu cầu của cộng đồng đối với việc đào tạo kỹ năng. Các nhóm được thành lập bao gồm nhóm vận chuyển (tàu thuyền và xe máy), nhóm hướng dẫn viên địa phương và nhóm dịch vụ lưu trú tại nhà dân (homestay). Đồng thời, các nhóm du lịch cộng đồng này còn được tăng cường năng lực thông qua các đợt tập huấn cho hướng dẫn viên và xây dựng các quy định, trang thiết bị an toàn. Chính quyền cấp xã, huyện và tỉnh đã công nhận địa vị pháp lý cho các nhóm này, qua đây thể hiện sự cam kết của chính quyền đia phương trong việc hỗ trợ du lịch dựa vào cộng đồng.

Page 76: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

76

Văn hóa Điều 30: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

Ở Hội An, một nhóm cộng đồng gồm các chủ ghe thuyền địa phương (62 hộ gia đình) đã được thành lập tổ chức các chuyến tham quan có bài bản hơn cho khách du lịch và có người dân địa phương hướng dẫn, đồng thời tăng số lượng khách du lịch để nâng cao thu nhập của cộng đồng. Các tàu thuyền tham gia được đánh số và một tập gấp thông tin cơ bản trong đó giới thiệu các phương án du lịch bằng đường thủy và mức phí tương ứng được xây dựng, kết hợp các tờ rơi phổ biến thông tin. Chính quyền thị xã Hội An, bao gồm Phòng Thương mại và Du lịch Hội An, đã công nhận quy chế nội bộ của nhóm. Ở Cà Mau, 22 hộ gia đình được tập huấn về công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn của các kỹ thuật thu hoạch mật ong. Các khuyến nghị được nêu ra trong một nghiên cứu thực nghiệm về du lịch dựa vào cộng đồng ở Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, với sự hỗ trợ của UNESCO, đã được triển khai ở 4 bản làng tiêu biểu, đó là bản Khe Rạn, bản Nưa, bản Yên Thành và bản làng Xiềng, nhờ có sự hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV). Sau một chuỗi các hội thảo tập huấn ở 4 bản làng nêu trên, một mô hình thí điểm về du lịch dựa vào cộng đồng đã được triển khai ở vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển, nơi hội tụ văn hóa phong phú của đồng bào dân tộc Thái. 25 cán bộ quản lý Khu dự trữ sinh quyển và các thành viên cộng đồng chủ chốt đã cùng nhau xây dựng kế hoạch thuyết minh diễn giải của mình trong đó giải thích đầy đủ các giá trị tự nhiên, văn hóa và lịch sử gắn với các địa danh khác nhau, đồng thời giúp du khách có được sự cảm nhận sâu về công tác bảo tồn di sản hiện hữu. Hai lớp tập huấn về kỹ thuật dệt may truyền thống được tổ chức cho 14 người dân tộc Thái, với sự hỗ trợ của các nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm trong khu vực. Cán bộ quản lý của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An hiện đang phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Nghệ An, tỉnh Nghệ An, để phổ biến thông tin du lịch tới đông đảo công chúng. Các Nhóm Du lịch Cộng đồng cũng đã được thành lập tại cả 4 bản làng, với việc các thành viên của nhóm chịu trách nhiệm giám sát dịch vụ hướng dẫn du lịch, an ninh, lưu trú tại nhà dân, nấu ăn, hậu cần, sản xuất và bán hàng thủ công. Các quy chế chung của 4 bản làng đã được xây dựng, theo đó cộng động địa phương có quyền phát triển du lịch dựa vào cộng đồng song cũng có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ du lịch ở mỗi bản làng cũng được xây dựng, nhờ có nỗ lực hợp tác của ban quản lý và cộng đồng sở tại. Các cơ chế định giá dịch vụ, chia sẻ lợi nhuận, quyền hạn và trách nhiệm của các nhóm được quy định cụ thể nhằm đảm bảo sự minh bạch trong phát triển du lịch.

Page 77: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

77

Văn hóa Điều 30: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Một cuộc điều tra du khách đã được tiến hành vào cuối năm 2011 bởi nhóm cán bộ kỹ thuật của Sở VHTT&DL và nhóm sinh viên tình nguyện ở Khu Di sản Thế giới Hội An, Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm trong một sáng kiến được UNESCO hỗ trợ ở tỉnh Quảng Nam. 50 cán bộ của Cục Thống kê tỉnh, Sở VHTT&DL và các Ban Quản lý Khu Di sản Thế giới Hội An và Mỹ Sơn được tập huấn về phương pháp thu thập dữ liệu du khách, thiết kế khảo sát, phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung. Nhờ có sự hỗ trợ của UNESCO, cán bộ địa phương cũng đã tổng hợp và phân tích dữ liệu và xây dựng tài liệu thông tin ngành du lịch để trình bày trước tất cả các bên liên quan, bao gồm các nhà quản lý khu di sản, khu vực tư nhân và các cơ quan quản lý liên quan, và sau đó được sử dụng để xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch của tỉnh. Sau đó, các cán bộ lãnh đạo của Sở VHTT&DL đã cam kết phân bổ kinh phí để thực hiện khảo sát du khách hàng năm. Những kết quả này cũng đã được chia sẻ với Tổng cục Du lịch Việt Nam và 14 tỉnh, thành phố khác có Khu Di sản Thế giới hoặc Khu Dự trữ Sinh quyển.

� Chính quyền tỉnh Quảng Nam đã thông qua và hiện đang triển khai một chiến lược phát triển văn hóa – du lịch toàn diện và tích hợp, trong đó xác định những phương thức bền vững và những hành động cụ thể nhằm tối đa hóa việc tích hợp nội dung di sản văn hóa vào sự nghiệp phát triển du lịch, theo đó duy trì sự tăng trưởng du lịch có chất lượng nhưng đồng thời vẫn bảo tồn di sản địa phương. Chiến lược này được chính quyền tỉnh Quảng Nam xây dựng bằng công cụ do UNESCO cung cấp, trong một quy trình thực nghiệm với sự tham gia của các cơ quan hữu quan và các thành viên cộng đồng địa phương. Khả năng phối hợp của tất cả các cơ quan ban ngành của tỉnh cũng như cơ chế phối hợp giữa tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận đã được xác định. Chính quyền tỉnh cũng đã quyết định rà soát các chỉ tiêu hiện nay về du lịch của tỉnh, thay đổi từ các chỉ tiêu về lượng sang chỉ tiêu về chất nhằm cân bằng giữa bảo tồn di sản và tăng trưởng du lịch. Chiến lược này có mối liên hệ chặt chẽ với các Kế hoạch quản lý du khách của cả 3 khu bảo tồn chính trong tỉnh. Kết quả của quy trình này đã được chia sẻ và được đánh giá là có khả năng nhân rộng cao tại hội thảo cấp quốc gia với sự tham gia của đại diện Bộ VHTT&DL và chính quyền 15 tỉnh, thành phố có Khu Di sản Thế giới hoặc Khu Dự trữ Sinh quyển.

Page 78: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

78

Văn hóa Điều 30: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Hai khu di sản và khu dự trữ sinh quyển đã áp dụng phương pháp lập kế hoạch sử dụng công (PUP), một phương pháp đồng tham gia trong lập kế hoạch do cộng đồng làm chủ, được Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO xây dựng, để chuẩn bị kế hoạch quản lý du lịch với sự tham gia của cộng đồng địa phương, khu vực tư nhân và các cơ quan của Chính phủ. Các cán bộ quản lý Khu di sản Hội An, Mỹ Sơn và Đảo Cù Lao Chàm và 5 cán bộ quản lý cấp tỉnh được tăng cường năng lực trong việc áp dụng phương pháp PUP thông qua các lớp tập huấn định kỳ và trở thành điều phối viên về PUP tại khu di sản. Các điều phối viên PUP được hỗ trợ và giám sát thường xuyên bởi các chuyên gia và tư vấn có trình độ cao của UNESCO. Nhờ đó, trong chiến lược phát triển văn hóa – du lịch của tỉnh Quảng Nam, cả Khu Di sản Thế giới Hội An, Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đều đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho giai đoạn 2011-2015. Sở VHTT&DL và các cán bộ quản lý của những khu bảo tồn khác hiện nay có thể tiếp cận Sổ tay phương pháp PUP được hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổ chức SNV và UNESCO. Một cuộc đánh giá khả năng áp dụng phương pháp PUP tại tỉnh Quảng Nam đã được thực hiện và những phát hiện từ cuộc đánh giá này đã góp phần biên tập và hiệu chỉnh Sổ tay cho phù hợp hơn với bối cảnh của Việt Nam. Sổ tay phương pháp PUP khích lệ ý thức sở hữu địa phương về kế hoạch quản lý du khách thông qua việc hướng dẫn họ tự xây dựng từng nội dung của kế hoạch, đồng thời thúc đẩy sự đóng góp của nhiều bên liên quan, bao gồm các thành viên cộng đồng, các cơ quan của Chính phủ và nhiều doanh nghiệp tư nhân. Cuốn sổ tay đã được củng cố bằng một số thực tiễn quốc tế hay nhất, các nghiên cứu điển hình và bài học thu được từ kinh nghiệm của Khu dự trữ Hội An, Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm. Cuốn Sổ tay phương pháp PUP được hiệu chỉnh lần cuối, kết hợp với kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam, được chia sẻ với chính quyền tỉnh và các cán bộ quản lý khu di sản thuộc 16 tỉnh, thành phố có Khu Di sản Thế giới, Khu dự trữ sinh quyển và một Công viên địa chất trong một diễn đàn quốc gia. Nhận thức được sự thành công của hoạt động thí điểm ở tỉnh Quảng Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã giới thiệu cuốn Sổ tay phương pháp PUP tới các khu bảo tồn khác ở Việt Nam làm công cụ quản lý du khách tại khu di sản. Có 3 tỉnh đã yêu cầu UNESCO hỗ trợ kỹ thuật để áp dụng phương pháp PUP giúp chuẩn bị kế hoạch quản lý du khách. Đó là các tỉnh: Hà Giang với Công viên địa chất Toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, Quảng Bình với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và Đồng Nai với Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Page 79: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

79

Văn hóa Điều 30: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� UNESCO đã hỗ trợ tỉnh Quảng Nam triển khai một số ưu tiên chính trong chiến lược và các kế hoạch quản lý du lịch nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc cân bằng giữa bảo tồn và phát triển du lịch và kinh tế. Những sáng kiến này bao gồm tăng cường hệ thống thuyết minh diễn giải cho từng khu di sản, nâng cao năng lực bảo tồn di sản, tập huấn hướng dẫn viên di sản và xây dựng các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng. Hệ thống thuyết minh diễn giải tại Khu Di sản Mỹ Sơn và Hội An đã được tăng cường thông qua việc tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên di sản, nâng cấp các biển hiệu và bảng thông tin, tân trang các trung tâm thông tin và xây dựng các sản phẩm thủ công đặc trưng gắn với văn hóa và lịch sử địa phương, với kinh phí tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm Quỹ Tín thác Hàn Quốc và Hãng hàng không Asiana Airlines. Ủy ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc đã hỗ trợ bằng việc thúc đẩy liên lạc và thảo luận với các nhà tài trợ cho dự án này. Ở Mỹ Sơn, một hệ thống mới các biển hiệu thông tin cơ bản thể hiện các giá trị và bản đồ của toàn bộ khu di sản và của từng nhóm tháp tại khu vực trung tâm đã được xây dựng và lắp đặt nhờ có sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia hàng đầu về văn hóa Chăm. Các lộ trình du lịch cũng đã được sắp xếp lại và hình ảnh của khu di sản đã được nâng lên thông qua một logo chính thức được lựa chọn từ một cuộc thi trên phạm vi toàn quốc. Nhằm củng cố các thành tựu đạt được trong khuôn khổ hợp tác với UNESCO, chính quyền địa phương và các nhà quản lý khu di sản Mỹ Sơn đã sử dụng một phần kinh phí thu được từ việc bán vé để mua sắm và duy trì 5 xe điện thân thiện với môi trường sử dụng làm phương tiện chuyên chở khách từ bãi đỗ xe đến khu di sản. Ở Phố cổ Hội An, 18 điểm tham quan và 7 quầy bán vé được nâng cấp bằng một hệ thống biển hiệu trên đó mô tả những giá trị nổi bật của từng địa điểm tham quan. Các thông điệp du lịch di sản quan trọng được tạo nên theo phương pháp đồng tham gia trong khuôn khổ kế hoạch quản lý du khách, cùng với biểu tượng di sản thế giới và logo của Hội An, đã được thể hiện trên các biển hiệu nâng cấp này. Dự kiến các quầy bán vé được nâng cấp và những điểm tham quan có biển hiệu rõ ràng và trang bị thông tin đầy đủ sẽ giúp tăng doanh thu bán vé, và một phần số tiền thu được sẽ được đầu tư để bảo tồn khu di sản. Trong quá trình triển khai dự án, các thỏa thuận hợp tác đã được thiết lập với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) trong việc xây dựng một nhãn hiệu chung cho các sản phẩm của Quảng Nam, thông qua việc tổ chức một số hội thảo, khảo sát và đề tài nghiên cứu..

Page 80: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

80

Văn hóa Điều 30: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Hơn 100 hướng dẫn viên du lịch của Khu Di sản Thế giới Hội An, Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đã nâng cao năng lực và kiến thức về phương pháp nâng cao nhận thức của khách tham quan về các giá trị đích thực của khu di sản và ý thức trách nhiệm và chuẩn mực đạo đức; phương pháp tăng cường bảo tồn các khu di sản thế giới và, quan trọng hơn, là phương pháp kết nối khách tham quan với người dân địa phương. UNESCO đã hỗ trợ 6 khóa tập huấn kéo dài 5 ngày mỗi khóa, dựa trên Chương trình “Hướng dẫn viên chuyên về Di sản văn hóa” của UNESCO, là khóa đào tạo cấp chứng chỉ của Học viện Quản lý di sản châu Á thuộc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Bảo tồn và Trùng tu các Di sản văn hóa của UNESCO (ICCROM); Sổ tay Hướng dẫn viên chuyên về Di sản Văn hóa của UNESCO và được các giảng viên có trình độ cao, tốt nghiệp từ Khóa Đào tạo Giảng viên Cốt cán năm 2007 của UNESCO trực tiếp giảng dạy. UNESCO và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam đã hoàn thiện sổ tay tập huấn chính cho chương trình này, bao gồm cả các bài học thu được trong quá trình thí điểm để hiệu chỉnh cho phù hợp hơn với bối cảnh thực tế. Nhận thức được những kết quả nêu trên trong một diễn đàn mạng lưới quốc gia tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2012, các đối tác của Việt Nam bao gồm Tổng cục Du lịch Việt Nam và tất cả các Ban Quản lý Khu Di sản Thế giới của Việt Nam đã đề xuất UNESCO hỗ trợ thêm để nhân rộng chương trình cũng như xây dựng một lộ trình nhằm đảm bảo đến năm 2015 tất cả các hướng dẫn viên du lịch tại các khu di sản được UNESCO công nhận đều sẽ được tập huấn và cấp chứng chỉ chính thức.

� Gần đây, một Thỏa thuận hợp tác đã được ký giữa UNESCO và Chương trình “Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (ESRT) do EU tài trợ, theo đó ESRT sẽ nhân rộng các hoạt động thí điểm của UNESCO, bao gồm mở rộng Chương trình “Hướng dẫn viên chuyên về Di sản văn hóa” tới tất cả các Khu Di sản Thế giới ở Việt Nam và tích hợp các mô đun đào tạo trong chương trình “Hướng dẫn viên chuyên về Di sản văn hóa” và chứng chỉ vào hệ thống chứng chỉ của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam.

Page 81: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

81

Văn hóa Điều 31: Tăng cường hướng dẫn, quy định và chuẩn mực quốc gia để phát triển du lịch di sản, các ngành công nghiệp văn hóa và Cơ cấu Du lịch Làng nghề thủ công.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Dự thảo ban đầu về Khung Cơ cấu Du lịch Làng nghề thủ công được xây dựng cùng với Bộ Công Thương và các bên liên quan khác, bao gồm đội ngũ cán bộ của các khu di sản, dựa trên kết quả hồi cứu tư liệu, phân tích tình hình và hội thảo tham vấn các bên liên quan thuộc 4 tỉnh có Khu Di sản Thế giới. Nguồn kinh phí được huy động từ Quỹ Tín thác Hàn Quốc/UNESCO. Khung này đề xuất giải quyết một số vấn đề kìm hãm quá trình phát triển, đồng thời đưa ra những khuyến nghị liên quan cho Chính phủ, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các nhà sản xuất mặt hàng thủ công và các bên liên quan khác ở cấp trung ương, cấp tỉnh và địa phương. Ngoài ra, Khung này còn cung cấp những nội dung hướng dẫn tổng thể để tích hợp hiệu quả các nghề thủ công truyền thống, các khu di sản thế giới và kinh tế du lịch. Trong khuôn khổ Khung này, một số vấn đề xuyên suốt được giải quyết, chẳng hạn như những yêu cầu về bền vững môi trường đối với công tác thu thập các nguyên liệu thô, ưu tiên phụ nữ và người khuyết tật khi lựa chọn các nhóm nghệ nhân để hỗ trợ và tôn trọng truyền thống của đồng bào thiểu số.

� Các sản phẩm thủ công đặc trưng của Quảng Nam hiện đang được sản xuất trong khuôn khổ Chương trình phát triển du lịch làng nghề truyền thống, nhằm mục đích hỗ trợ cho các làng nghề ở Quảng Nam định hướng lại việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khách tham quan trên địa bàn tỉnh trong khi vẫn bảo tồn các giá trị văn hóa vốn có. Nhờ kinh phí tài trợ của Quỹ Tín thác Hàn Quốc, một cuộc khảo sát đã được thực hiện đối với 238 hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thủ công tại 3 huyện, bao gồm 2 huyện có Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Hội An. Kết quả khảo sát đang được hoàn thiện và sẽ được sử dụng để xác định nhu cầu xây dựng các chính sách và can thiệp phù hợp.

� Dựa trên kết quả của chuyến làm việc do Liên minh châu Âu tài trợ để phân tích tình hình và đề xuất khuyến nghị cho các ngành công nghệ sáng tạo ở Việt Nam, Bộ VHTT&DL đã yêu cầu Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam xây dựng một chương trình quốc gia về các ngành công nghiệp sáng tạo, và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. UNESCO hiện đang hỗ trợ kỹ thuật về vấn đề này.

� Hoàn thiện kết quả khảo sát nghề thủ công và chia sẻ với các bên liên quan.

� Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam trong việc xây dựng chương trình quốc gia về các ngành công nghiệp sáng tạo.

Page 82: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

82

Văn hóa Điều 32: Tăng cường thu thập, theo dõi và sử dụng số liệu thống kê về văn hóa và các dữ liệu được tách ra để phục vụ cho việc xây dựng chính sách và thực hiện các chương trình phát triển..

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năm 2011, Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Băng Cốc, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Viện Thống kê UNESCO (UIS) đã hoàn tất công tác phân tích tình hình hệ thống dữ liệu văn hóa hiện tại với các đối tác quốc gia, bao gồm Bộ VHTT&DL và Tổng cục Thống kê. Trong quá trình tham vấn, hoạt động phân tích đã đặc biệt chú trọng đến việc thu thập dữ liệu phân tách để có thể sử dụng cơ sở dữ liệu vào việc chuẩn bị các nghiên cứu nhạy cảm giới và văn hóa. Những tồn tại đã được phân tích nhằm xây dựng nền tảng cho khung thống kê văn hóa của Việt Nam dựa trên Khung Thống kê Văn hóa UNESCO 2009. Những phát hiện từ hoạt động phân tích tình hình này được chia sẻ với các bên liên quan trong nước, bao gồm Tổng cục Thống kê, Bộ VHTT&DL và các cơ quan ban ngành cấp tỉnh trong một hội thảo tập huấn. Để chuẩn bị cho hội thảo tập huấn này, Khung Thống kê Văn hóa UNESCO 2009 đã được dịch sang tiếng Việt. Kết quả của hoạt động phân tích và Khung thống kê được chia sẻ với các cơ quan trung ương và tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

� Tháng 9 2012, Viện Thống kê UNESCO (UIS) đã tổ chức Hội thảo Thống kê Văn hóa khu vực Đông Nam Á tại Băng Cốc, Thái Lan, với sự tham dự của nhiều nhà thống kê học trong khu vực và các cán bộ văn hoá. Hội thảo đã đạt được các kết quả nổi bật: i) giới thiệu cho các đại biểu tham dự Khung Thống kê văn hóa 2009 (FCS) mới của UNESCO và các ứng dụng liên quan; ii) các đại biểu tham dự được tăng cường hiểu biết về các chủ đề thống kê văn hóa mà họ lựa chọn; iii) các đại biểu tham gia chia sẻ kinh nghiệm và thực hành tốt nhất trong thống kê văn hóa; 4) hỗ trợ phát triển mạng lưới chuyên nghiệp về thống kê văn hóa. Hai đại biểu Việt Nam đại diện cho Tổng cục Thống kê và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã tham dự sự kiện này.

Page 83: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

83

Văn hóa Điều 33: Quảng bá cho tầm quan trọng của văn hóa trong phát triển bền vững ở Việt Nam bằng cách phổ biến tri thức, tập quán và sản phẩm truyền thống và bản địa vì lợi ích của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Một nghiên cứu do UNESCO chủ trì với sự tham gia của nhóm các chuyên gia đầu ngành đã xem xét tác động của việc tăng cường sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào các hoạt động về quan hệ giới tạo thu nhập liên quan đến du lịch giữa các dân tộc H’mông, Dao và Giấy ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, thuộc khu vực Tây Bắc. Báo cáo nghiên cứu đã thảo luận về tính ổn định và biến đổi trong mối quan hệ về giới giữa các dân tộc thiểu số do phải đáp ứng sự phát triển du lịch. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra một số thách thức của phát triển bền vững và xem xét các yếu tố dẫn tới sự bất bình đẳng giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số và giữa bản thân các dân tộc thiểu số với nhau. Dựa trên những phát hiện chính của nghiên cứu, các khuyến nghị đã được đề xuất và trình bày trong các cuộc đối thoại chính sách.

� Cán bộ quản lý và nhân viên thuộc 2 Khu Di sản Thiên nhiên Thế giới và 8 Khu Dự trữ Sinh quyển tại Việt Nam đã nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ và tích hợp các tập quán vào mục tiêu bảo tồn và xác định các biện pháp dựa trên minh chứng để thúc đẩy các tập quán bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong một nỗ lực hợp tác giữa Bộ VHTT&DL, MAB Việt Nam và UNESCO. Một mạng lưới thường trực gồm 83 thành viên, trong đó có các nhà quản lý khu di sản, chuyên gia kỹ thuật và các cán bộ đầu mối của cơ quan Chính phủ về lĩnh vực bảo tồn di sản và văn hóa, được thiết lập nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin giữa các khu di sản và khu dự trữ sinh quyển. Chín khu di sản/dự trữ sinh quyển đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để xác định những xung đột giữa các thực tiễn sinh kế địa phương và công tác quản lý khu di sản. Nghiên cứu chú trọng đến 3 lĩnh vực, đó là: i) chuyển giao sinh kế bền vững (Cù Lao Chàm, Cần Giờ, miền Tây Nghệ An), ii) tri thức địa phương về đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Đồng Nai, Cát Bà, Phong Nha Kẻ Bàng, Kiên Giang, Cà Mau) và iii) sự tham gia của địa phương trong công tác quản lý khu bảo tồn (châu thổ Sông Hồng). Các nghiên cứu này cũng đã giúp khẳng định rằng các nhóm mục tiêu phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên về dinh dưỡng, sức khỏe, thu nhập, thực hành tâm linh và sinh kế. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra một số phương án cho chiến lược sinh kế thay thế. Trong số 9 nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, có 4 nghiên cứu được lựa chọn để triển khai các can thiệp thí điểm (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 20 của Bản ghi nhớ).

Page 84: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

84

Văn hóa Điều 33: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Các thành viên cộng đồng địa phương đã tăng cường năng lực nắm bắt các cơ hội sinh kế mới và bảo tồn di sản văn hóa bằng việc tham gia vào các can thiệp thí điểm và các hội thảo tập huấn được tổ chức nhằm trang bị cho họ những kỹ năng mới. 25 người dân tộc Thái và cán bộ quản lý được tập huấn về du lịch dựa vào cộng đồng ở cấp độ cơ bản, chẳng hạn như dịch vụ lưu trú tại nhà dân. Hai lớp tập huấn độc lập về kỹ thuật dệt may truyền thống đã được tổ chức cho 14 người dân tộc Thái với sự hỗ trợ của các nghệ nhân thủ công dày dặn kinh nghiệm trong khu vực. 22 hộ gia đình ở Cà Mau được tập huấn về công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn của các kỹ thuật thu hoạch mật ong (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 30 của Bản ghi nhớ). Đối với công tác bảo tồn di sản, 10 người dân tộc Chơ Ro, 15 người của các cơ quan và bảo tàng văn hóa ở tỉnh Đồng Nai, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được tăng cường năng lực về công tác kiểm kê dựa vào cộng đồng đối với Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Chơ Ro thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai ở miền Nam thông qua một hội thảo tập huấn kéo dài 5 ngày do Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Cục Di sản văn hoá thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức. Học viên được nâng cao kiến thức về hệ thống các khái niệm cơ bản và kỹ thuật phỏng vấn cũng như trình bày kết quả nghiên cứu. Nhờ đó, họ có khả năng xác định một số tính chất của di sản văn hóa phi vật thể, giải quyết những thách thức liên quan đến việc nâng cao hình ảnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ di sản. Học viên của cộng đồng dân tộc Chơ Ro sau đó trở thành các đầu mối liên hệ trong công tác kiểm kê. Tương tự, các thành viên của Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đã kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái, và tiến hành các biện pháp để bảo tồn di sản này, đồng thời thúc đẩy di sản vì sự phát triển du lịch trong nỗ lực sử dụng di sản và kiến thức văn hóa vào mục đích phát triển kinh tế địa phương. Kết quả của các dự án nêu trên đã được phổ biến rộng rãi thông qua các hội thảo và các phương tiện truyền thông nhằm thúc đẩy hiểu biết và sử dụng tri thức bản địa để cải thiện sinh kế cũng như thúc đẩy chia sẻ lợi ích cho các cộng đồng địa phương sinh sống tại các khu di sản. Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã nhân rộng sáng kiến nuôi ong lấy mật sang các địa bàn khác trong tỉnh (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 20 của Bản ghi nhớ).

Page 85: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

85

Văn hóa Điều 34: Hỗ trợ các sáng kiến lồng ghép di sản văn hóa và đa dạng văn hóa vào các hoạt động của trường học.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Một cuốn sổ tay hướng dẫn cách sử dụng bảo tàng và khu di sản địa phương để cải thiện chất lượng chương trình giáo dục tiểu học và trung học đã được xây dựng phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Di sản Văn hóa (CCH), một tổ chức phi Chính phủ trong nước hoạt động về các vấn đề văn hóa tại Việt Nam, và được thẩm định tại một hội thảo quốc gia. Sổ tay dành cho giáo viên, trong đó có các mẫu bảng hỏi, được xây dựng dựa trên kết quả của các chuyến tham quan học tập thí điểm đến Chùa Láng và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội. Một trong những thành tựu quan trọng là dự án đã tăng cường được năng lực cho giáo viên của các nhà trường được chọn và các nhà giáo dục bảo tàng trong việc xây dựng phương pháp và cách tiếp cận thiết thực để giáo dục di sản và kết hợp các hoạt động chính khóa và ngoại khóa với giáo dục bảo tàng, hình thành một tiền lệ tốt trong việc phối hợp giữa nhà trường, bảo tàng và các di tích văn hóa. Ngoài ra, học sinh cũng được mở mang kiến thức về văn hóa thông qua các hoạt động được tổ chức trong bảo tàng, chẳng hạn như thu thập số liệu, ghi chép, khám phá, thảo luận, trưng bày và trình bày kết quả trước, trong và sau chuyến tham quan học tập. Trong toàn bộ quy trình này, Bộ GD&ĐT và Bộ VHTT&DL đã tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhau. Trong sự kiện Tuần lễ Văn hóa và Phát triển UNESCO, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Giáo dục di sản trong nhà trường tại Việt Nam” nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ các dự án và thảo luận các thực tiễn hay và bài học bổ ích với các chủ thể liên quan. Những người tham gia hội thảo hoàn toàn nhất trí với bản khuyến nghị do UNESCO đề xuất lên Bộ GD&ĐT.

� Một nhóm các nhà giáo và chuyên viên của Bộ GD&ĐT, Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã thực hiện chương trình rà soát một số dự án giáo dục di sản đã và đang triển khai trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh và Hòa Bình để đánh giá tính khả thi và bền vững của các dự án này, đồng thời đề xuất khuyến nghị lên Bộ GD&ĐT về phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để giáo dục di sản trong nhà trường. Kết quả rà soát được chia sẻ với các cơ quan trung ương tại hội thảo “Giáo dục di sản trong nhà trường tại Việt Nam”. Dựa trên kinh nghiệm này, một tài liệu hướng dẫn về giáo dục di sản hiện đang được Vụ Giáo dục Trung học thuộc Bộ GD&ĐT xây dựng, với sự tham gia của các chuyên gia cao cấp về văn hóa và giáo dục (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 11 của Bản ghi nhớ).

� Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã tham dự sự kiện “Đưa giáo dục di sản văn hóa vào nhà trường” tại tỉnh Phú Thọ, trong đó các đại biểu đã thảo luận nhiều mô hình và kinh nghiệm khác nhau về giáo dục di sản ở Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng, những di sản cụ thể có thể lồng ghép vào giáo dục trên địa bàn tỉnh và những khuyến nghị để triển khai trong tương lai liên quan đến việc đưa giáo dục di sản thiên nhiên và văn hóa vào nhà trường.

� Tài liệu hướng dẫn về giáo dục di sản sẽ được thử nghiệm ở 6 tỉnh trên cả nước trong học kỳ 2 của năm học 2012-2013. Thông tin phản hồi trong giai đoạn thử nghiệm này sẽ được sử dụng để hoàn thiện tài liệu trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc dự kiến vào đầu năm học 2013-2014. � Triển khai một dự án về Di sản Văn hóa Phi vật thể và Giáo dục vì sự Phát triển bền vững trong khuôn khổ dự án khu vực do UNESCO Băng Cốc chủ trì.

Page 86: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

86

Văn hóa Điều 34: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Các giá trị của Hoàng thành Thăng Long được quảng bá thông qua các cuộc đối thoại tích cực tại cộng đồng địa phương, nhà trường, Ban Quản lý Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam (VPV) và Tổ chức Solidarité Jeunesse Việt Nam trong các hoạt động và chuyến tham quan được thực hiện với sự hỗ trợ của Chương trình Giáo dục Di sản Thế giới. Trong khuôn khổ Chương trình Giáo dục môi trường toàn cầu của Panasonic với UNESCO, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã tổ chức một sự kiện kéo dài 2 ngày có chủ đề “Giáo dục môi trường - Di sản thế giới” tại Hoàng thành Thăng Long, nơi các em học sinh trung học được tìm hiểu và tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa và môi trường. Tại sự kiện, 393 em học sinh thuộc các trường trung học và giáo viên đã cùng nhau khám phá các giá trị văn hóa và lịch sử của Hoàng thành Thăng Long, cũng như mối quan hệ giữa việc bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường.

� Trong khuôn khổ Chương trình Tình nguyện vì Di sản Thế giới, UNESCO đã hỗ trợ tổ chức một hội trại giao lưu kéo dài 12 ngày nhằm mục đích nâng cao nhận thức của thanh niên Việt Nam về các giá trị của Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cũng như tầm quan trọng của công tác bảo tồn. 11 tình nguyện viên quốc tế thuộc Tổ chức Solidarité Jeunesse Việt Nam, 8 tình nguyện viên trong nước và 3 điều phối viên của Tổ chức tình nguyện vì hòa bình Việt Nam đã cùng tham gia hội trại. Những kết quả chính bao gồm: (i) người tham gia được nâng cao kiến thức về các giá trị của Hoàng thành Thăng Long và tầm quan trọng của các hoạt động thúc đẩy và bảo tồn thông qua một khóa tập huấn ngắn, bao gồm tham quan hiện trường, một cuộc trò chuyện với Ban Quản lý và Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và một cuộc thảo luận giữa những người tham gia về kiến thức họ lĩnh hội được; (ii) các trò chơi ngoài trời được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long làm phương tiện giáo dục để học sinh tìm hiểu về khu di sản; (iii) học sinh từ các nhà trường phổ thông/trường đại học địa phương được nâng cao nhận thức về các giá trị của khu di sản và tầm quan trọng của công tác bảo tồn thông qua các hội thảo được chính những người tham gia hội trại tổ chức; và (iv) một màn biểu diễn hát nhép tại Hoàng thành Thăng Long, trong đó huy động khoảng 100 thanh thiếu niên Việt Nam, đã được thực hiện và chia sẻ trên Internet để lan tỏa tác động.

Page 87: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

87

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Page 88: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

88

Thông tin và Truyền thông Điều 35: Hỗ trợ việc mở rộng Chương trình Ký ức Thế giới ở Việt Nam thông qua nâng cao nhận thức và vận động chính sách cho chương trình và nâng cao năng lực thể chế trong việc xác định, chuẩn bị và đệ trình các hồ sơ đề cử Di sản Tư liệu Thế giới.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã hỗ trợ Ban Quản lý Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám lên danh sách đề cử 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ghi tên những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi triều Lê và Mạc. Những tấm bia đá này đã được Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đưa vào Danh sách Ký ức thế giới năm 2010 và được Ủy ban Cố vấn quốc tế thuộc Ủy ban Ký ức thế giới công nhận năm 2011.

� Năm 2012, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã tham mưu và hỗ trợ Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chuẩn bị và đệ trình Hồ sơ đề cử 3.050 Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và đã được Ủy ban Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương công nhận vào tháng 5 năm 2012. Những mộc bản này chứa đựng kho tàng kiến thức về lịch sử Phật giáo Việt Nam, bao gồm thông tin về quá trình hình thành và phát triển, tư tưởng và triết lý của Thiền phái Trúc Lâm, khoa học và kỹ thuật, xã hội học và ngôn ngữ học.

� Một sự kiện nâng cao nhận thức/ Lễ đón nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản thế giới đã được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang với sự tham gia của hơn 600 khách mời, và các vị lãnh đạo cấp cao bao gồm các Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, cùng nhiều vị lãnh đạo khác. Đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc. Tại buổi lễ, với sự có mặt của các vị sư của hai chùa, đã có nhiều bài trình bày nhằm nêu bật những vấn đề liên quan tới Mộc bản. Nhiều phóng sự tài liệu nhằm khẳng định tầm quan trọng của Mộc bản cũng như việc được công nhận là Di sản thế giới đã được phát sóng nhằm nâng cao nhận thức của công chúng.

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Cuba đã tổ chức một hội nghị quốc tế với chủ đề “Bảo tồn và phát huy Di sản Tư liệu” với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Cơ quan Lưu trữ quốc gia Hàn Quốc và Tổng Cục Lưu trữ Nhà nước Trung Quốc.

� Tiếp tục hỗ trợ các cơ quan báo chí, đặc biệt là Đài Tiếng nói Việt Nam thông qua chương trình “Tầm nhìn UNESCO” nhằm nâng cao nhận thức và quảng bá Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO

Page 89: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

89

Thông tin và truyền thông Điều 36: Sử dụng công nghệ thông tin truyền thông (ICT) trong việc bảo tồn và phổ biến di sản văn hóa của Việt Nam trong khuôn khổ của Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năm 2012, UNESCO, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và công ty Digilis (là công ty của Bỉ chuyên cung cấp các giải pháp bảo tồn di sản bằng công nghệ số) đã thỏa thuận xây dựng đề xuất dự án bảo tồn và số hóa Mộc bản Triều Nguyễn tại Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước phân hiệu Đà Lạt và mộc bản tại Chùa Vĩnh Nghiêm. Ngoài ra, đã tiến hành các chuyến công tác thực địa tới cả hai địa bàn nhằm thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu cũng như tính khả thi của việc bảo tồn di sản bằng công nghệ số các mộc bản này. Dự án sẽ đề xuất hỗ trợ Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thành lập một Trung tâm số hóa dựa trên kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất quốc tế trong việc bảo tồn Di sản Tư liệu, và cung ứng dịch vụ cho các đơn vị khác trên cơ sở thu phí nhằm hỗ trợ phần nào chi phí duy trì Trung tâm.

� Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Công ty Digilis và Văn phòng UNESCO Việt Nam hiện đang phối hợp xây dựng đề xuất huy động nguồn tài trợ thực hiện dự án bảo tồn di sản Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia phân hiệu Đà Lạt và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm bằng công nghệ số tại Chùa Vĩnh Nghiêm. Trang thiết bị của Công ty Digilis sẽ được dùng để lưu nội dung mộc bản, tiếp đó sẽ lập danh mục và dịch sang tiếng Việt và các ngôn ngữ khác và tổng hợp trong thư viện, chẳng hạn như giao diện trực tuyến. Hiện tại có hơn 31.000 tấm mộc bản, đa số đều khắc 2 mặt. Một số mẫu lựa chọn gồm 500 tấm mộc bản đã được dịch sang tiếng Việt, cho thấy nhiều thông tin lịch sử quan trọng đã, ví dụ như Chiếu dời đô về Hà Nội 1.000 năm trước.

Page 90: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

90

Thông tin và truyền thông Điều 37: Tăng cường năng lực của các cơ quan chính phủ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của công chúng với các nguồn thông tin có chất lượng và các kênh truyền tin thông qua việc tham gia vào những chương trình liên chính phủ như Chương trình Quốc tế về Phát triển Truyền thông (IPDC).

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Văn phòng UNESCO Việt Nam đã cho dịch sang tiếng Việt 7 ấn phẩm của UNESCO gồm các nghiên cứu và tài liệu tham khảo liên quan đến hệ thống pháp luật truyền thông nhằm cung cấp cho các cơ quan truyền thông các thông tin và nghiên cứu điển hình về hệ thống văn bản pháp luật về truyền thông. Những ấn phẩm này bao gồm: (i) Luật Phát thanh Cộng đồng, một nghiên cứu so sánh hệ thống luật pháp của 13 quốc gia, (ii) Luật Phát thanh Truyền hình Công mẫu, một tài liệu hướng dẫn dựa trên các kinh nghiệm hay của quốc tế trong việc áp dụng văn bản luật để thúc đẩy phát thanh truyền hình công đích thực; (iii) Phát thanh Truyền hình công, một tài liệu nguồn về những kinh nghiệm hay về phát thanh truyền hình đã hỗ trợ xây dựng xã hội tri thức như thế nào (iv) Tự do Thông tin, một cuộc điều tra so sánh về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tự do thông tin, (v) Báo cáo cuối cùng từ hội nghị chuyên gia tại Pa-ri về tự do thông tin và phát triển bền vững; (vi) Tác động của Quyền được thông tin về Phát triển, một cách nhìn về những kinh nghiệm gần đây của Ấn Độ liên quan đến thông tin và tự do biểu đạt; (vii) Chương trình đào tạo báo chí mẫu,chương trình đào tạo báo chí khung có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng quốc gia. Các tài liệu đã được chia sẻ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình Việt Nam đang dự thảo Luật Báo chí mới.

� Văn phòng UNESCO tại Việt Nam hiện đang cho dịch 2 ấn phẩm khác của UNESCO, đó là: (i) Tài liệu hướng dẫn cho các tổ chức phát thanh truyền hình tăng cường các nội dung do người sử dụng tạo ra và năng lực thông tin và truyền thông, trong đó đề ra cách thức các tổ chức phát thanh truyền hình nâng cao năng lực truyền thông và thông tin (MIL), đồng thời khuyến khích sử dụng những nội dung do người sử dụng thông tin tạo ra; và (ii) Khung năng lực công nghệ thông tin truyền thông cho giáo viên của UNESCO, nhằm mục đích hỗ trợ các quốc gia xây dựng các chính sách và chuẩn quốc gia toàn diện về năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho giáo viên. Các tài liệu dịch sẽ được các chuyên gia nội bộ rà soát, sau đó sẽ chia sẻ với các cơ quan phát thanh truyền hình Việt Nam.

� Năm 2011, UNESCO đã giới thiệu các tiêu chuẩn quốc tế và những thực tiễn tốt nhất về pháp luật truyền thông liên quan đến các chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông (NUIC). NUIC có chức năng đào tạo gắn với nhu cầu ngành và theo nhu cầu xã hội về thông tin & truyền thông, theo như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tháng 10 năm 2008. NUIC thuộc quyền quản lý của Bộ TT&TT. Các thực tiễn quốc tế tốt nhất về luật pháp công nghệ thông tin và truyền thông đã được thảo luận tại hai hội thảo do UNESCO và Bộ TT&TT phối hợp tổ chức để tham khảo trong quá trình dự thảo Luật Báo chí mới. Các tư vấn của UNESCO và 35 đại biểu đến từ Bộ TT&TT, Nhóm công tác, và nhiều cơ sở đào tạo truyền thông đã thảo luận những vấn đề cụ thể như công tác quản lý các phương tiện truyền thông mới ở Trung Quốc, các luật mạng (internet) quốc tế, sử dụng blog và mức độ sử dụng Internet ngày càng tăng của người dân, và vai trò của công dân mạng, nhằm mang lại cho người tham dự hội thảo bức tranh toàn diện về luật pháp truyền thông & thông tin cũng như xu thế phát triển của công nghệ thông tin.

� Hoàn thành dịch thuật hai ấn phẩm của UNESCO: Hướng dẫn cho Phát thanh Truyền hình về Thúc đẩy Nội dung do Người sử dụng tạo ra và Khuôn khổ Năng lực Truyền thông và Thông tin và Năng lực ICT cho giáo viên và chia sẻ với các cơ quan phát thanh truyền hình, các nhà giáo dục Việt Nam và đưa lên mạng UNESCO.

Page 91: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

91

Thông tin và Truyền thông Điều 37: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� UNESCO đã tham dự Hội nghị cấp cao Báo chí châu Á (Asia Media Summit) tại Hà Nội vào tháng 5 năm 2011 do Viện Phát triển Phát thanh Châu Á – Thái Bình Dương (thành lập năm 1977 dưới sự bảo trợ của UNESCO) tổ chức và do Đài Tiếng nói Việt Nam đăng cai. Hội nghị cũng đã tổ chức một diễn đàn để các đài phát thanh và các công ty truyền hình trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng nhằm hiểu rõ hơn những tiến bộ công nghệ và nhiều phương thức cung ứng dịch vụ đa dạng như trang web, di động và truyền thông xã hội. Trợ lý Tổng Giám Đốc UNESCO phụ trách Thông tin và Truyền thông đã có bài phát biểu khai mạc hội nghị qua đó thông báo cho toàn thể hội nghị những sáng kiến của UNESCO hỗ trợ các quốc gia thành viên ứng phó với những thách thức toàn cầu hiện nay, đặc biệt là truyền thông kỹ thuật số. Ông cũng đã có các buổi làm việc với Bộ TT&TT, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước và Hội Nhà báo Việt Nam thảo luận các vấn đề như tiếp cận thông tin và sử dụng blog và Internet, cùng nhiều vấn đề liên quan khác. Tại hội thảo tiền hội nghị với chủ đề “Các chiến lược xây dựng năng lực và đào tạo trong bối cảnh truyền thông số”, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam nêu bật tầm quan trọng của việc đào tạo những người sử dụng công nghệ thông tin để họ sử dụng ICT một cách thông thái và có trách nhiệm hơn cũng như sự cần thiết phải tiếp cận những đối tượng thiệt thòi.

� Tháng 9 năm 2012, Viện thống kê UNESCO (UIS) đã tổ chức một Hội thảo Khu vực tại Seoul, Hàn Quốc để hỗ trợ các nỗ lực nhằm thu thập một tập hợp toàn diện (cơ sở) dữ liệu đầu tiên về hiện trạng và phạm vi của việc sử dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục khu vực châu Á. Một đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã tham gia cuộc họp này.

� Với sự hỗ trợ từ Văn phòng UNESCO Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đệ trình một dự án lên Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC). Dự án đã được phê duyệt và nhận được tài trợ để triển khai. Tại hội thảo tập huấn lần thứ nhất diễn ra vào tháng 11 năm 2012, 30 phóng viên, biên tập viên các tiếng dân tộc Khơ-me, Chăm, Ê-đê, Cơ-tu và Gia-rai được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng ghi âm số, kỹ thuật biên tập số và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet để xây dựng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 40 của Bản ghi nhớ).

� Thông tấn xã Việt Nam đã đệ trình một dự án thông qua Trung tâm Giáo dục UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lên Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC) để xem xét. Đề xuất dự án này chú trọng đến công tác xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ làm truyền thông để thúc đẩy và tăng cường tiếp cận thông tin và kiến thức số bằng tiếng dân tộc (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 40 của Bản ghi nhớ).

� Với sự hỗ trợ của UNESCO và nguồn tài trợ của IPDC, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tổ chức tập huấn cho 30 phóng viên, biên tập viên ở miền Bắc về kỹ năng sử dụng công nghệ số trong sản xuất các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc. � Dự án sẽ được thực hiện năm 2013 phụ thuộc vào sự phê chuấn của IPDC, đóng góp vào tăng cường thông tin và kiến thức đa ngôn ngữ bằng phương tiện kỹ thuật số.

Page 92: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

92

Thông tin và Truyền thông Điều 38: Tăng cường năng lực của các cơ quan báo chí truyền thông chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo truyền thông, báo chí và các nhà báo/chuyên gia truyền thông; hỗ trợ việc phát triển và sử dụng các phương tiện thông tin mới (internet, blog và các địa chỉ kết nối xã hội trực tuyến).

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Báo cáo sơ đồ hóa công tác đào tạo chính quy ngành báo chí trên phạm vi toàn quốc (gồm cả đào tạo và bồi dưỡng) đã được Bộ TT&TT (Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ năng Nghiệp vụ Báo chí) thực hiện với sự hỗ trợ của UNESCO. Báo cáo gồm những thông tin về các loại hình cơ sở và phân bố địa lý trên toàn quốc, giáo trình, đội ngũ, tình hình nhập học, cơ sở vật chất trang thiết bị, phương pháp dạy và học, các loại văn bằng, chương trình đào tạo phát thanh và truyền hình và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, công việc rà soát các chương trình đào tạo quốc tế về báo chí cũng đã được thực hiện, bao gồm phạm vi, phương pháp, chương trình học, cấu trúc khóa học, mô tả khóa học và các yêu cầu tốt nghiệp… Báo cáo sơ đồ hóa và báo cáo rà soát được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tư vấn UNESCO trong quá trình hỗ trợ rà soát và chỉnh sửa giáo trình đào tạo của NUIC.

� Với sự hỗ trợ của UNESCO, chương trình của Trường Đại học Quốc gia về Thông tin và Truyền thông (NUIC) về các lĩnh vực Điện tử viễn thông, Công nghệ phát thanh, Công nghệ thông tin và Truyền thông đa phương tiện, đã được rà soát theo tiêu chuẩn quốc tế. Ba chuyên gia của Trường đại học Bắc kinh danh giá và 1 chuyên gia người Australia đã hỗ trợ Bộ TT&TT trong quy trình này. Những thực tiễn tốt nhất quốc tế về công tác xây dựng giáo trình thông tin và truyền thông, chuẩn đánh giá, các trường hợp điển hình của Trường đại học Bắc Kinh và Trường đại học California tại Berkeley và Tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá dành cho kỹ sư của Hội đồng kiểm định Australia đã được chia sẻ tại các hội thảo với cán bộ của Bộ TT&TT, Nhóm công tác, đại biểu đến từ 5 cơ sở đào tạo truyền thông và Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam (trong đó 25% đại biểu là nữ). Các Chương trình đào tạo đã được chuẩn bị để sử dụng trong giai đoạn đầu khi Việt Nam đang hiện đại hóa ngành báo chí và công tác truyền thông. Trong quá trình này, đại diện của các cơ sở đào tạo báo chí và phát thanh được tập huấn về Chương trình đào tạo mà đã được các chuyên gia quốc tế hiệu chỉnh. Đồng thời, thông qua hội thảo về thông tin và truyền thông họ cũng nắm được các tiêu chuẩn quốc tế trong“ Khung Chương trình đào tạo báo chí mẫu” của UNESCO và các chỉ số phát triển truyền thông thông tin của Chương trình Quốc tế Phát triển truyền thông (IPDC).

� Tìm kiếm hỗ trợ của Quỹ Dân chủ Liên Hợp Quốc cho Đài Tiếng nói Việt Nam nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy đối thoại trên sóng phát thanh và qua các phương tiện truyền thông mới về phòng chống tham nhũng. • Tìm kiếm tài trợ thông qua Chương trình quốc tế phát triển truyền thông (IPDC) để triển khai thí điểm các mô-đun độc lập về báo chí chuyên ngành, hiện đang được phát triển, để cập nhật các chương trình giảng dạy mô hình UNESCO. Trong số các lĩnh vực, tập trung vào dữ liệu báo chí, phát triển bền vững các phương tiện truyền thông và báo chí liên văn hóa.

Page 93: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

93

Thông tin và truyền thông Điều 38: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo � Thông qua khóa tập huấn, 20 nhà báo và những người làm truyền thông khác đã nâng cao kiến thức về công

nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong xu thế hiện tại trên toàn thế giới và những ứng dụng mới nhất về ICT. Các học viên đã thành lập và thảo luận nhóm về kế hoạch của bản thân để tự nâng cao trình độ sử dụng ICT. Tài liệu khóa học được lưu giữ để nhân rộng tập huấn trong thời gian tới.

� Tài liệu Chương trình đào tạo năng lực truyền thông và thông tin cho giáo viên (MIL) của UNESCO đã được Nhóm kỹ thuật, do Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục/Bộ GD&ĐT thành lập gồm các chuyên gia của Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Tài liệu đề cập tới các phương pháp sư phạm phù hợp, nội dung, chương trình giảng dạy, nguồn lực cần thiết để phát triển kỹ năng lồng ghép năng lực thông tin truyền thông vào nhà trường theo phương thức đảm bảo nâng cao tiếng nói của học sinh sinh viên đồng thời phải đảm bảo yếu tố nhạy cảm giới. Các kế hoạch bài giảng đã được xây dựng để đưa vào Chương trình đào tạo MIL bằng tiếng Việt. Ngoài ra, các bài giảng này được giới thiệu cho các học viên trong lớp tập huấn về (MIL) cho giảng viên sư phạm. 36 giảng viên sư phạm thuộc các cơ sở đào tạo giáo viên, cùng với đại diện từ Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) nâng cao hiểu biết của họ về MIL cho giáo viên thông qua đợt tập huấn. Thông qua nội dung tập huấn đã tăng cường nhận thức của học viên về MIL cho giáo viên và vận động chính sách về MIL.

� Tài liệu Hướng dẫn về Nguồn tài nguyên Giáo dục Mở (OER) trong Giáo dục đại học của UNESCO và Khối thịnh vượng chung về học tập (COL) đã được dịch sang tiếng Việt, điều chỉnh và phổ biến trong mội hội thảo tập huấn về OER cho cán bộ ,chuyên viên và các bên liên quan thuộc lĩnh vực giáo dục đại học, do Vụ Giáo dục Đại học/Bộ GD&ĐT và Văn phòng UNESCO Việt Nam đồng tổ chức. Tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Việt được xây dựng bởi một Nhóm kỹ thuật với thành phần là các chuyên gia giáo dục của Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ trong nước); Nhóm kỹ thuật do Vụ Giáo dục Đại học/Bộ GD&ĐT thành lập với sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Một đại diện của Trường đại học Quốc gia Hà Nội trước đây đã từng tham gia xây dựng Tài liệu hướng dẫn về Nguồn tài nguyên Giáo dục Mở (OER) của UNESCO-COL và hiện đang là Giám đốc Chương trình OER của Quỹ Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn này nêu những vấn đề chính, đưa ra khuyến nghị tích hợp OER vào giáo dục đại học và khuyến khích các nhà hoạch định chính sách tập trung xây dựng, hiệu chỉnh và sử dụng OER một cách hệ thống, đồng thời đưa vào hệ thống giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo trình và thực tiễn giảng dạy cũng như giảm thiểu chi phí.

� Tìm kiếm hỗ trợ và đối tác giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thử nghiệm Chương trình Truyền thông và Thông tin cho giáo viên của Việt Nam và xây dựng khuôn khổ năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên Việt Nam.

� Tìm kiếm hỗ trợ và đối tác giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chính sách về Nguồn tài nguyên giáo dục mở và Giấy phép mở để thúc đẩy Tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học tại Việt Nam.

Page 94: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

94

Thông tin và truyền thông Điều 38: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� 22 đại diện của các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu, hội sinh viên, các tổ chức phi chính phủ và hội nghề nghiệp đã được tập huấn về cách sử dụng Tài liệu hướng dẫn về Nguồn lực Giáo dục Mở (OER) trong Giáo dục đại học tại Việt Nam. Hội thảo được tổ chức theo phương pháp tích cực tham gia và tương tác đã nâng cao nhận thức về việc sử dụng OER trong giáo dục đại học, đồng thời vận động xây dựng và triển khai các chính sách OER hiệu quả hơn.

� Sau khi trao đổi với các chuyên gia dự báo lũ vào tháng 6 năm 2012, 5 cán bộ truyền thông đã hiểu rõ hơn về Hệ thống phân tích lũ tích hợp (IFAS) và diễn giải dữ liệu của Hệ thống cảnh báo lũ (FFWS), đồng thời tăng cường khả năng thông báo chính xác về những thảm họa này. Đợt tham vấn diễn ra song song với khóa tập huấn về IFAS và FFWS, do Ban Chỉ đạo khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương (RSC-SEAP) của Chương trình thủy văn Quốc tế UNESCO (IHP) và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Việt Nam) trong khuôn khổ Dự án hệ thống cảnh báo lũ với sự hỗ trợ từ Quỹ Tín thác Nhật Bản (xem thêm nội dung tại Điều 13 của Biên bản ghi nhớ).

� Phối hợp với Hiệp hội Phát thanh và Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU)- Một tổ chức nghiệp vụ phi chính phủ gồm 200 tổ chức phát thanh truyền hình trên 57 quốc gia trên thế giới với khoảng 3 tỷ khán thính giả và Đài Tiếng nói Việt Nam tại hội thảo “Vai trò của Báo chí trong thúc đẩy Xã hội học tập” trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Phát thanh châu Á được tổ chức tại Hà Nội năm 2013 nhằm nâng cao năng lực và sự tham gia của báo chí vào xã hội học tập.

Page 95: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

95

Thông tin và Truyền thông Điều 39: Củng cố kiến thức và kỹ năng của các nhà báo thuộc tất cả các loại hình báo chí để thực hiện việc đưa tin thích hợp về vấn đề giới và các vấn đề nhạy cảm về văn hóa, quan tâm đặc biệt đến các cộng đồng dân tộc và các nhóm thiểu số khác.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năm 2011, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam hỗ trợ Bộ TT&TT nâng cao năng lực lồng ghép giới trong truyền thông ở cấp trung ương và địa phương trong khuôn khổ hợp tác với Viện Phát triển Truyền thông Châu Á – Thái Bình Dương (AIBD), được thành lập dưới sự bảo trợ của UNESCO. Cuốn Hướng dẫn truyền thông nhạy cảm giới- bản dịch tiếng Việt của ấn phẩm có tựa đề “Truyền thông cho mọi người: Chú trọng đến Giới” được Tổ chức Friedrich-Ebert Stiftung và AIBD cùng xây dựng làm tài liệu hướng dẫn trong khu vực; và một chương trình tập huấn về giới cho cán bộ truyền thông được xây dựng và thử nghiệm với sự tham gia tích cực của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Thanh niên, Báo Điện tử và các cơ quan phát thanh, thanh truyền và thông tin báo chí cấp trung ương và địa phương khác. Quá trình phối hợp chặt chẽ này do hai tư vấn quốc tế và một tư vấn trong nước chủ trì phối hợp với Bộ TT&TT và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đã tranh thủ sự tham gia tích cực của các bên liên quan đến truyền thông, bao gồm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Tổ Chức Phụ Nữ Liên Hiệp Quốc và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. 26 cán bộ truyền thông đã nâng cao hiểu biết về cách áp dụng các khái niệm giới, hệ thống thuật ngữ, luật bình đẳng giới và bạo lực gia đình thông qua lớp tập huấn cũng như các kỹ năng phân tích và truyền thông nhạy cảm giới trong khuôn khổ Chương trình hợp tác chung giữa chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc về thúc đẩy bình đẳng giới (JPGE) do Quỹ hỗ trợ Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ (MDG-F) tài trợ, trong đó Chương trình Chung LHQ tại Việt Nam hỗ trợ nâng cao năng lực và tham mưu chiến lược cho các cơ quan cấp trung ương và cấp tỉnh nhằm đảm bảo họ có khả năng triển khai, giám sát, đánh giá và truyền thông tốt hơn về Bình đẳng Giới và Phát triển.

� Một phóng sự về một ví dụ điển hình tiêu đề “Internet mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ dân tộc Mường” của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được đăng trên mục “Phụ nữ làm nên tin tức” trên trang web của UNESCO. “Phụ nữ làm nên tin tức ” là một sáng kiến vận động chính sách toàn cầu nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong truyền thông và thông qua truyền thông, được phát động hàng năm nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Quốc tế (8 tháng 3).

� Trong khuôn khổ thúc đẩy bình đẳng giới trong và thông qua phương tiện truyền thông, UNESCO hỗ trợ Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương trong việc tạo điều kiện cho một nghiên cứu tự đánh giá về lồng ghép giới của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV). Hỗ trợ cũng bao gồm tạo điều kiện cho các đại diện của VOV tham gia các hoạt động nâng cao năng lực liên quan. Bản tóm tắt nghiên cứu tự đánh giá có thể tìm thấy trong tài liệu Các chỉ số nhạy cảm giới trong Truyền thông (GSIM) mà UNESCO công bố gần đây.

� Các nhà báo ở Huế sẽ được tập huấn về truyền thông nhạy cảm giới trong năm 2013.

� Hỗ trợ Hiệp hội Phát thanh và Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU) trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc tế về Báo chí và Giới được UNESCO, UNWOMEN /các cơ quan báo in, phát thanh truyền hình trên thế giới tổ chức tại Hà Nội 10/2013 thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

� Theo dõi hỗ trợ VOV đã được dự kiến trước thông qua thí điểm GSIM, dẫn đến việc xây dựng các chính sách và chiến lược có liên quan.

Page 96: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

96

Thông tin và Truyền thông Điều 40: Mở rộng phạm vi hoạt động của các phương tiện truyền thông tới các vùng xa xôi hẻo lánh và nông thôn để khuyến khích hơn nữa việc tạo ra những sản phẩm truyền thông bằng ngôn ngữ địa phương

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� 30 phóng viên, biên tập viên chương trình các tiếng dân tộc Khơ-me và Chăm (miền Nam), Êđê, Cơtu và Giarai (Tây Nguyên) đã nâng cao kỹ năng và kiến thức về kỹ năng ghi âm số, kỹ thuật biên tập số và tìm kiếm thông tin trên Internet để xây dựng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc, thông qua hội thảo tập huấn 5 ngày do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức với sự hỗ trợ của UNESCO (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 37 của Bản ghi nhớ). Các mô-đun tập huấn trong hội thảo được những chuyên gia phát thanh có kinh nghiệm của Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng. Mục tiêu của lớp tập huấn này là đảm bảo các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng nông thôn và và vùng sâu xa ở miền Nam và Tây Nguyên có thể dễ dàng tiếp cận thông tin chất lượng thông qua các phương tiện truyền thông, phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo”.

� Một đề xuất dự án của Thông tấn xã Việt Nam đã được đệ trình thông qua Văn phòng Khu vực về Giáo dục châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO để IPDC xem xét. Đề xuất này nhằm mục đích nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của các nhóm dân tộc thiểu số thông qua 5 trang web tin tức vi mô mới được xây dựng bằng tiếng Ba-na, Chăm, Khơ-me, Gia-rai và Rhade. Qua dự án này, Thông tấn xã Việt Nam sẽ nâng cao năng lực về việc xây dựng và chuyển tải nội dung lên các trang web (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 37 của Biên bản ghi nhớ).

� Dưới sự chủ trì của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Liên Hiệp Quốc hiện đang hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thông qua “Chương trình Chung của Liên Hợp Quốc (UNJP) về Phát triển Nông thôn mới hỗ trợ Điều phối và Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. UNESCO đã đề xuất một hoạt động về lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc Hợp phần 2 của chương trình chú trọng đến xây dựng năng lực về chính sách, chiến lược và đầu tư công tại vùng nông thôn với mục tiêu cải thiện công tác truyền thông chiến lược về UNJP cho chính quyền và nhân dân địa phương.

� Tại cuộc hội thảo bên lề Diễn đàn chính sách của Hiệp hội Viễn thông Châu Á - Thái Bình Dương (APT) lần thứ 11, do Bộ TT&TT và APT tổ chức tại Việt Nam vào tháng 5 năm 2011, UNESCO đã thúc đẩy ứng dụng ICT nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Đặc biệt, diễn đàn chú trọng đến sự cần thiết phải đưa lợi ích của ICT tới tất cả các đối tượng, nhất là người dân nông thôn. Tại diễn đàn, các đại diện cơ quan Chính phủ và khu vực tư nhân đã chia sẻ quan điểm về chủ đề của ngày Viễn thông thế giới và Xã hội Thông tin năm 2011 “Nông thôn tươi đẹp hơn với công nghệ thông tin truyền thông”. Diễn đàn cũng tập trung thảo luận những vấn đề về chính sách mà Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương quan tâm và lo ngại , đồng thời giúp Việt Nam hiểu rõ hơn việc đẩy mạnh các chính sách thông qua các biện pháp thiết thực để mở rộng hạ tầng viễn thông và thông tin và mạng lưới băng thông rộng trên khắp cả nước.

� Với sự hỗ trợ của UNESCO và nguồn tài trợ của IPDC, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tổ chức tập huấn cho 30 phóng viên biên tập viên ở miền Bắc về kỹ năng sử dụng công nghệ số trong sản xuất các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc.

� Dự án của Thông tấn xã Việt Nam sẽ được triển khai vào năm 2013 sau khi được Chương trình quốc tế phát triển truyền thông (IPDC) phê duyệt, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận thông tin bằng các tiếng dân tộc.

� Huy động nguồn tài trợ để triển khai hoạt động truyền thông của UNESCO trong khuôn khổ khuôn khổ Chương trình Chung của Liên Hợp Quốc (UNJP).

Page 97: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

97

Thông tin và Truyền thông Điều 41: Tiếp tục chương trình “Tầm nhìn UNESCO” của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) với trọng tâm là phổ biến thông tin về UNESCO nói chung và hoạt động của UNESCO ở Việt Nam nói riêng.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Các thính giả Việt Nam tiếp tục được cập nhật các thông tin về UNESCO nói chung và hoạt động của UNESCO tại Việt Nam nói riêng thông qua chương trình phát thanh "Tầm nhìn UNESCO" trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã đưa Đài Tiếng nói Việt Nam vào danh sách những đối tác truyền thông nhằm mục đích cung cấp cho Đài những thông tin về các hoạt động liên quan đến UNESCO để có thể đăng tin chất lượng về các giá trị, sứ mạng và các chương trình dự án của UNESCO. Chương trình phát thanh "Tầm nhìn UNESCO" được khởi xướng từ 1998 với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của UNESCO và phát sóng hàng tuần trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Do chương trình được nhiều người ưa thích nên vẫn tiếp tục được duy trì phát sóng và do Đài Tiếng nói Việt Nam chi trả toàn bộ chi phí.

� Tiếp tục hỗ trợ Đài tiếng nói Việt Nam xây dựng và phát sóng chương trình “Tầm nhìn UNESCO” thông qua việc cung cấp thông tin UNESCO nói chung và hoạt động của UNESCO tại Việt Nam nói riêng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên trong các hoạt động tác nghiệp.

Page 98: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

98

Thông tin và Truyền thông Điều 42: Nâng cao năng lực của các phương tiện truyền thông nhằm tăng cường sự tham gia của công chúng vào việc quản trị nhà nước và cải cách, và nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường của quốc gia, khu vực và quốc tế như thách thức của biến đổi khí hậu và nỗ lực thích nghi và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� 18 nhà báo, phóng viên địa phương thuộc các cơ quan phát thanh, truyền hình và báo in khác đã tăng cường năng lực truyền thông về vai trò của các Khu Dự trữ Sinh quyển, các vấn đề môi trường và nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu thông qua hội thảo tập huấn và chuyến đi thực địa tới Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà và MAB Việt Nam do UNESCO tổ chức. Kết quả của lớp tập huấn bao gồm sản xuất và phát sóng 5 bộ phim tư liệu ngắn, 5 phóng sự phát thanh và 3 bài báo trên các phương tiện truyền thông địa phương, qua đó nâng cao nhận thức của công chúng về vai trò của Khu Dự trữ Sinh quyển và tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 14 của Bản ghi nhớ). - Các tin bài về bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà do học viên xây dựng đã được đưa vào gói truyền

thông được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 nhằm nêu bật các hoạt động của UNESCO trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng biến đổi khí hậu

- Một phóng sự khác về Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà một do phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam xây dựng được đăng tải trên trang web của UNESCO và được đưa vào Loạt phóng sự về Giáo dục vì sự phát triển bền vững tại các Khu Dự trữ Sinh quyển phổ biến tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Đa dạng Sinh học lần thứ 11 diễn ra tại Ấn Độ.

� Năm 2012, các mô-đun tập huấn cho cho đội ngũ cán bộ truyền thông về giáo dục vì sự phát triển bền vững, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thảm họa đã được dự thảo và sẽ được điều chỉnh để sử dụng tập huấn cho đội ngũ cán bộ truyền thông địa phương tại Huế và Đà Nẵng.

� UNESCO sẽ hỗ trợ và tăng cường kênh truyền thông giáo dục và thông tin cho người dân về, giảm thiểu rủi ro thiên tai, ứng phó thảm họa và biến đổi khí hậu.

� Các mô-đun tập huấn sẽ được hoàn thiện và thẩm định, đồng thời các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ truyền thông địa phương giảm thiểu rủi ro thảm họa và biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức tại Huế trong khuôn khổ Diễn đàn Hậu Xung đột và Hậu thiên tai và dự án với Samsung và tại Đà Nẵng với kinh phí từ Chương trình thường xuyên.

� Thảo luận với Hiệp hội Phát thanh và Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU) và các tổ chức phát thanh truyền hình Việt Nam về việc cùng xây dựng Hướng dẫn về Cảnh báo sớm và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai tại Việt Nam.

Page 99: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

99

Thông tin và Truyền thông Điều 43: Phát triển nội dung và dịch vụ của các phương tiện truyền thông phục vụ công tác bảo tồn bản sắc và đa dạng văn hóa nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của các nhóm sắc tộc và các nhóm ngôn ngữ, kể cả thông qua việc xây dựng nội dung truyền thông kỹ thuật số, sử dụng cả chữ viết tiếng Việt và các hệ thống chữ viết của các dân tộc khác.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Năm 2012, đề xuất dự án nâng cao năng lực truyền thông nhằm thúc đẩy và tăng cường tiếp cận thông tin và kiến thức công nghệ số đa ngôn ngữ, do Thông tấn xã Việt Nam xây dựng với sự hỗ trợ của UNESCO Việt Nam, đã được đệ trình lên IPDC thông qua Văn phòng UNESCO Băng Cốc để xét duyệt và có thể triển khai thực hiện trong năm 2013

� Hợp phần Thông tin và Truyền thông của Tài liệu Chương trình Quốc gia của UNESCO (UCPD), trong đó phác thảo sự hỗ trợ trong tương lai của UNESCO cho Việt Nam giai đoạn 2012-2016, đã được UNESCO và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cùng phối hợp xây dựng. Hợp phần Thông tin và Truyền thông được soạn thảo bởi hai tư vấn của UNESCO: một tư vấn trong nước nguyên là Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, và một tư vấn quốc tế nguyên là Tổng Thư ký Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU)- Hiệp hội nghề nghiệp và phi lợi nhuận gồm 200 thành viên tại 57 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, tiếp cận gần 3 tỷ khán giả. Sau các cuộc thảo luận và tham vấn với Bộ TT&TT, Thông tấn xã Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến những lĩnh vực phối hợp tiềm năng và khả năng tài trợ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Các bên đã đạt được thống nhất về Hợp phần Thông tin và Truyền thông trong Tài liệu Chương trình Quốc gia của UNESCO (UCPD) tại một hội thảo thẩm định do Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đồng tổ chức, với sự tham gia của 12 đại diện từ Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ TT&TT, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Chiến lược tổng thể 5 năm về thông tin và truyền thông nhằm mục đích hỗ trợ Chính phủ xây dựng xã hội tri thức hòa nhập thông qua các dự án xây dựng năng lực và vận động chính sách giúp nâng cao vai trò của truyền thông nâng cao nhận thức các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và bảo tồn văn hóa và di sản, mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin của người dân thông qua các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông - đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

� Dự án nâng cao năng lực truyền thông nhằm thúc đẩy và tăng cường tiếp cận thông tin và kiến thức công nghệ số đa ngôn ngữ sẽ được thực hiện năm 2013 phụ thuộc vào sự phê chuấn của IPDC, đóng góp vào tăng cường thông tin và kiến thức đa ngôn ngữ bằng phương tiện kỹ thuật số.

Page 100: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

100

ỦY BAN QUỐC GIA UNESCO VIỆT NAM

Page 101: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

101

Ủy ban Quốc gia

Điều 44: Tăng cường năng lực và khả năng nghiên cứu nhằm hỗ trợ việc chuẩn bị các hồ sơ đề cử mới đệ trình UNESCO công nhận là di sản vật thể và phi vật thể thế giới, thành viên của Mạng lưới các Công viên địa chất toàn cầu, chương trình Ký ức Thế giới, và cuối cùng là các cơ quan hoặc các nhóm UNESCO.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Nhiều địa phương đã nâng cao năng lực chuẩn bị hồ sơ đề cử trình lên UNESCO với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Những kết quả chính bao gồm:

- Hoàn thiện hồ sơ đề cử mở rộng và đổi tên Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên thành Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai; Hồ sơ đề cử này được trình lên Ban Thư ký Mạng lưới các Khu dự trữ sinh quyển Thế giới (WBRN) xem xét và đã được phê duyệt tháng 6 năm 2011; Lễ đón bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai gia nhập mạng lưới các Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, gồm có đại diện của UNESCO tại Việt Nam, đã được diễn ra vào tháng 5 năm 2012.

- Hát Xoan của tỉnh Phú Thọ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO; Lễ vinh danh diễn ra tại tỉnh Phú Thọ, với sự hiện diện của Phó Thủ Tướng, người đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy và bảo tồn Hát Xoan; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đã chính thức trao bằng công nhận Hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

- Trình Hồ sơ đề cử Di sản Thành Nhà Hồ tại tỉnh Thanh Hóa lên UNESCO để xem xét công nhận là Di sản văn hóa Thế giới; Thành Nhà Hồ đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa Thế giới tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra vào ngày 27/06/2011.

- Trình Hồ sơ để cử Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tỉnh Phú Thọ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và đã được UNESCO công nhận vào ngày 6 tháng 12 năm 2012; tại buổi lễ dâng hương tại Đền Thượng, với sự hiện diện của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và đại diện các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đại diện của UNESCO tại Việt Nam và nhân dân địa phương, du khách đã nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

- Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc, lễ hội đã ăn sâu vào đời sống của cộng đồng dân cư châu thổ sông Hồng đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động một chương trình hành động quốc gia bảo tồn và phát triển giá trị Hội Gióng.

Page 102: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

102

Ủy ban Quốc gia Điều 44: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

- Hoàn thiện Hồ sơ đề cử Vườn Quốc gia Cát Tiên theo tiêu chí đa dạng sinh học và đệ trình lên Trung tâm Di sản thế giới UNESCO;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã chính thức thông báo việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An là một trong 8 Khu Dự trữ Sinh quyển của Việt Nam tại buổi lễ tháng 4 năm 2011

- Trình Hồ sơ đề cử Bộ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang lên UNESCO để xem xét công nhận Di sản Thế giới; Bộ mộc bản đã chính thức được Ủy ban Kí ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là Di sản Tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình dương

- Trình Hồ sơ đề cử Đờn Ca Tài Tử - dòng âm nhạc dân gian Nam Bộ lên UNESCO để xem xét công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

- Trình Hồ sơ đề cử Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình vào danh mục Di sản thế giới - Công nhận Dân ca Quan Họ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và Ca trù là Di sản văn hóa Phi vật thể

cần được bảo vệ khẩn cấp; Buổi lễ trao bằng công nhận Dân Ca Quan Họ và Ca Trù do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp cùng với Ủy ban Quốc Gia UNESCO và cơ quan đại diện UNESCO tại Việt Nam tổ chức; Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã khen ngợi Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích và tạo điều kiện đưa Ca Trù vào đời sống của thế hệ trẻ, khuyến khích các nhạc sĩ và tổ chức phát hiện và đào tạo sinh viên tài năng đảm bảo cho việc duy trì Ca Trù.

- Công nhận Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau là một phần của Mạng lưới Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới. - Công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là một thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu. - Buổi lễ trao bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang được tổ chức tại thành phố Rạch Giá

tỉnh Kiên Giang. Tại buổi lễ, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam trong việc bảo tồn hệ thống sinh thái quan trọng nhất của thế giới, thông qua mạng lưới dự trữ sinh quyển cũng như sự quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển này nhằm thúc đẩy du lịch sinh thái và ứng phó tốt hơn các tác động của sự nóng lên của Trái Đất.

- Trình Hồ sơ đề cử Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà vào danh mục Di sản Thế giới.

Page 103: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

103

Ủy ban Quốc gia Điều 45: Hỗ trợ việc xây dựng năng lực chuyển thể các tài liệu và những sách tham khảo cơ bản khác có giá trị của UNESCO sang tiếng Việt và phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Hiện nay Việt Nam có thể tiếp cận một số tài liệu liên quan đến các công ước và tài liệu hướng dẫn đã được dịch sang tiếng Việt với sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Việt Nam cho Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Những tài liệu này bao gồm: a) Công ước về việc Bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên của thế giới, b) Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, c) Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, d) Công ước về chống buôn bán trái phép tài sản văn hóa, và e) Tài liệu hướng dẫn về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

Page 104: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

104

Ủy ban Quốc gia Điều 46: Hỗ trợ Mạng lưới Dự án các trường liên kết của UNESCO.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Tăng cường các hoạt động hợp tác trong khoa học và ngoại giao, năng lực nghiên cứu và giáo dục chất lượng cho mọi người thông qua lễ phát quà và tặng kính thiên văn cho nhiều trường học nhân kỷ niệm Năm Thiên văn Quốc tế. Chương trình Giáo dục vũ trụ của UNESCO đã trao tặng 100 kính thiên văn cho 23 trường học trong khuôn khổ Mạng lưới Dự án các trường liên kết của UNESCO tại Hà Nội. Đích thân Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO, đã trao tặng một kính thiên văn cho một trong những trường học trong chuyến thăm chính thức của Bà tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào tháng 10 năm 2010 nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cũng đã trao 30 kính thiên văn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để tặng các nhà trường.

� Ba trường học của Việt Nam đã nâng cao khả năng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh thông qua Chương trình Sáng kiến Hoàng gia do Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn hỗ trợ. Chương trình này, do Văn phòng UNESCO Băng Cốc phụ trách, nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em và thanh niên ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Thông qua Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Công chúa Thái Lan đã tài trợ cho 3 trường học ở Việt Nam, đó là: Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Hùng Thắng (Quảng Ninh), Trường Trung học Cơ sở Cao Sơn (Hòa Bình) và Trường Tiểu học Ninh Mỹ (Ninh Bình). Các cơ sở đã trồng rau sạch và xây bếp ăn nhằm cải thiện chất lượng thực phẩm, dinh dưỡng và các điều kiện vệ sinh đối với học sinh. Các trường đã thiết lập cơ chế để tiếp tục huy động kinh phí bổ sung cho nhu cầu của mình. Tháng 4 năm 2011, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tháp tùng Công chúa Thái Lan trong một chuyến giám sát các nhà trường. Các hiệu trưởng, giáo viên và học sinh đã trình bày những hoạt động của nhà trường, đồng thời báo cáo về những hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến Hoàng Gia.

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các học sinh Việt Nam tại 30 trường học đã viết thư và biểu ngữ gửi đến người dân Nhật Bản thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái và động viên người dân Nhật Bản, nhằm hỗ trợ các nạn nhân Nhật Bản trong trận sóng thần Tohoku tháng 3 năm 2011.

� Học sinh của Việt Nam tại 15 trường trung học ở tỉnh Quảng Ninh đã nâng cao nhận thức về các hoạt động của UNESCO và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thông qua một cuộc thi tìm hiểu UNESCO, được tổ chức nhân kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào Tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Cuộc thi này nhận được sự hưởng ứng của gần 100 giáo viên và học sinh.

Page 105: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

105

Ủy ban Quốc gia Điều 47. Tăng cường hợp tác giữa Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và các Ủy ban quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, tăng cường trao đổi thông tin và kinh nghiệm điển hình cũng như các chương trình thực tập dành cho cán bộ của Ủy ban.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Việt Nam đã hỗ trợ công tác tham vấn của Tổng Giám đốc UNESCO với các Quốc gia Thành viên và các Ủy ban Quốc gia UNESCO của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quá trình xây dựng Chiến lược trung hạn giai đoạn 2014-2021 của UNESCO (37 C/4), Chương trình hành động và Ngân sách giai đoạn 2014-2017 (37 C/5) thông qua việc tổ chức hội nghị tham vấn do Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp thực hiện. Các đoàn đại biểu của 30 quốc gia thành viên khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trong tổng số 46 quốc gia) đã đến tham dự Hội nghị. Các đại biểu cũng tham dự Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, cũng như Lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO tại tỉnh Thanh Hóa. Sự kiện tham vấn này được đánh giá là thành công vì các cuộc thảo luận của đại biểu đã mang lại những thông tin rất giá trị cho Cơ quan lập kế hoạch chiến lược của UNESCO (BSP) trong việc lập kế hoạch cho chu kỳ thực hiện tiếp theo của UNESCO là 37 C/5 và 37 C/4.

� Buổi lễ kỉ niệm 35 năm Ủy Ban Quốc Gia UNESCO đã diễn ra tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2012 với sự tham gia của Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Đối ngoại Thông tin công cộng và Lãnh đạo của các Ủy Ban Quốc gia UNESCO ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Phó Chủ tịch nước đã trao Huân chương Độc lập hạng 3 cho Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Buổi lễ đã góp phần nâng cao nhận thức của công chúng về các hoạt động của UNESCO cũng như những thành công tại Việt Nam.

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã hỗ trợ tổ chức Hội nghị khu vực ASEAN về những vai trò của Di sản thế giới, Khu Dự trữ Sinh quyển và Công viên địa chất vì sự phát triển bền vững (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 14 của Bản ghi nhớ).

� Văn phòng UNESCO tại Jakarta và Việt Nam đã hỗ trợ đoàn đại biểu Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển khu vực tổ chức chuyến công tác tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà cho đoàn cán bộ Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển từ Đông Timo và Philipin. Tại đây, đoàn cán bộ đã học hỏi công tác triển khai chương trình Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà thích nghi với biến đổi khí hậu, gặp gỡ Ban quản lý và người dân trong Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Ngoài ra, đoàn đã tiếp xúc với nhân viên Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, cán bộ Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và cán bộ Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh Quyển (MAB Việt Nam) và thảo luận những thách thức cũng như giải pháp tiềm năng đối với các Khu Dự trữ Sinh quyển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

� Chuyến thăm của Ủy ban Quốc gia UNESCO Lào đến Việt Nam nhằm học hỏi những kinh nghiệm của Việt Nam thực hiện Chương trình Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững cũng như những kinh nghiệm khác của Việt Nam trong việc nâng cao thể chế chính trị.

Page 106: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

106

Ủy ban Quốc gia Điều 47: (Tiếp)

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc đã hỗ trợ các hoạt động của dự án du lịch văn hóa ở Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Khu Di sản Thế giới Hội An bằng việc hỗ trợ liên lạc và thảo luận với các nhà tài trợ, Quỹ Tín thác Hàn Quốc và Hãng hàng không Asiana Airlines (xem thêm nội dung báo cáo tại Điều 30 của Bản ghi nhớ).

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc đã tăng cường hợp tác thông qua việc phối hợp tổ chức một số hoạt động, bao gồm: - Phối hợp với Trường Đại học Yonsei và Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội nghị Quốc tế “Sự bền

vững xã hội của các khu vực lịch sử tại Hà Nội” nhằm chia sẻ kinh nghiệm về công tác giữ gìn và bảo tồn các địa điểm lịch sử;

- Hội nghị quốc tế về Thúc đẩy Sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến các ngành công nghiệp sáng tạo và thiết kế. Tham dự hội nghị gồm đại diện các trường đại học chuyên ngành thiết kế, các cơ quan của Chính phủ và khu vực tư nhân;

- Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tham gia “Hội nghị Hòa giải lịch sử khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á năm 2011” do Ủy ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan.

Page 107: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

107

Ủy ban Quốc gia Điều 48. Tiếp tục tăng cường năng lực của Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, Ban thư ký của Ủy ban và các Tiểu ban, các Ủy ban và cơ quan chuyên môn trực thuộc.

Báo cáo tiến độ và thành tựu Các bước tiếp theo

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã kiện toàn bộ máy và nâng cao vai trò của mình theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam với chức năng tư vấn, giúp Thủ tướng chỉ đạo, phối hợp các hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ: a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trong việc hợp tác với UNESCO, và b) Phối hợp và điều hòa hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trong công tác UNESCO. Cũng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã được củng cố với việc thành lập các Tiểu ban tương ứng với các lĩnh vực chuyên môn của UNESCO dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng các Bộ chủ quản tương ứng.

� Căn cứ vào Quyết Định 194 của Chính phủ về việc kiện toàn Ủy Ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và xét đề nghị của Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Quyết định 59/ QĐ-UBQG về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã được Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thông qua vào ngày 14 tháng 2 năm 2012. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, và mỗi tiểu ban đều được tăng cường. Hơn nữa, quan hệ phối hợp công tác giữa Ủy ban Quốc gia và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan cũng như quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban cũng được củng cố.

� Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đang xây dựng Chương trình hoạt động giai đoạn 5 năm tới và sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ

� Đại diện của 5 tiểu ban của Ủy ban Quốc gia, đầu mối của Chương trình Ký ức Thế giới và cơ quan thư ký của Ủy ban Quốc gia đã tham gia phái đoàn dự Cuộc họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 36 và các hội nghị liên quan khác, nhờ đó đã tăng cường năng lực và củng cố mối quan hệ với UNESCO. Các cuộc làm việc giữa Tổng Thư ký và cán bộ của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và nhiều phòng ban liên quan của UNESCO đã được tổ chức nhân sự kiện Đại hội đồng UNESCO để cùng nhau thảo luận về công tác kế hoạch và các hoạt động phối hợp trong thời gian 2 năm tiếp theo.

Page 108: Giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO

Báo cáo tiến độ thực hiện Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2010-2012

108