9
Lm Chánh Xứ : Giuse Vũ Thành Lm Phó Xứ: Giovanni Nguyễn Hùng Phó Tế: Giuse Nguyễn Phẩm Giuse Lê Văn Rõ Văn Phòng Giáo Xứ: Thư Ký: Đỗ Linh, Nguyễn H. Hoa Bus. Manager: Vũ Chí Công Kế Toán: Ls Nguyễn Hiếu TT Giáo Dục Anê Lê T. Thành Hiệu Trưởng: T. Nguyễn Tú VP - Cô Liên : 713-941-7281 Tr. Ban Việt Ngữ: Cô Đinh Diệp Tr. Ban Giáo Lý: T. Hồ Thanh Trường Học Ngày Thứ Bẩy SH TNTT: 12:00-2:15 PM Việt Ngữ: 2:30-3:55 PM Giáo Lý: 4:20-5:45 PM Trường Học Ngày Chúa Nhật 4:00 Sinh Hoạt Last 4:00 Các Lớp Giáo Lý ThêmSức 6:00 Thánh Lễ giới trẻ : eng Thánh Lễ Ngày thường: 6:30 sáng chiều Thứ Bẩy 6:30 sáng và 6:00 chiều Chúa Nhật: Sáng 7:00; 9:00; 11:00 Chiều: 6:00 (Lifeteen) Xưng Tội Ngày thường 30’ trước giờ lễ Thứ Bẩy 5:00-5:45 chiều Xức Dầu Khi đau yếu hoặc sắp vào bệnh viện cần xức dầu chữa lành xin gặp linh mục sau các thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật. Trường hợp khẩn cấp xin gọi: Cha Hùng 832-425-5116 Chầu mình Thánh Chúa Ngày thường: từ 7:00 s-6:30 chiều Thứ Sáu đầu tháng:7:00 sau lễ chiều GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 10610 Kingspoint Rd. Houston TX 77075 tel: 7139410521 Fax 7139412464 Web: vietnammartyrs.org Trưởng Ban thánh Nhạc Lê Hoàng tel: 832-506-9070 Ca Đoàn Thánh Giuse Phan Linh 832-231-3368 Ca Đoàn Dũng Lạc Nguyễn Phan Anh 281-772-2049 Ca Đoàn ĐM Lên Trời Nguyễn Văn Đức 281-546-6771 Ca Đoàn Thánh Gia Mai Thu Trinh 832-641-3929 Ca Đoàn Encounter Vương Hùng 612-220-2246 Giới Trẻ-LIFETEEN Paul Tran 832-769-9135 Huynh Đoàn ĐaMinh Ô. Cố Hiển 617-767-8080 Thiếu Nhi Thánh Thể Tr.Cindy Thanh 281-948-2884 Hội Thánh Phêrô Phaolô Ô. Đào Văn Nhân 713-296-0662 Lòng Thương Xót Chúa Bà Eliz. Hoa 713-459-5171 Các Bà Mẹ Công Giáo Bà Thân Nguyễn Nga832-419-2748 Liên Minh Thánh Tâm Ô Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016 Cursillo - Liên lạc Chị Tươi 832-978-3713 Tông Đồ Fatima Ô. Nguyễn Triệu 713-899-8981 Thánh Linh C. Trần Hông-Ngọc 713-859-7539 Legio Mariae B. Đặng Kim-Oanh 713-870-7091 CT Thăng Tiến Hôn Nhân AC Việt-Ngân 281--922-7689 Ban Nghi Lễ Ô. Cố Vấn Tạ Thường 832-577-1922 TTV Thánh Thể Ô. Lê Đình Oánh 281-484-4547 Truyền Bá Đức Tin PT. Lê Văn Rõ 832-686-1982 Ban Trật Tự Vũ Duy Chinh Hội Đồng Mục Vụ Nhiệm kỳ 2019-2020 Chủ Tịch: Ô. Vũ Minh Hóa Phó Nội Vụ: Ô Lương Hoàng Minh Thư Ký: Ô. Phạm Tuấn UV An Ninh: Ông Thân Vĩnh Xứng, ỦV Phụng Vụ: Bà Trần Hồng Ngọc, UV Gia Đình: Ô. Nguyễn Đức Nhân UV Giáo Dục: Ô. Nguyễn Anh Tú UV: Ô Trịnh Du, Cô Đinh Ngọc Diệp, Cô Thảo Nguyên, A. Trần Phong Paul Ban Cố Vấn: Ô. Tạ Văn Thường Ô. Tạ Hùng Dũng, Trinh Tiến Tinh Hội Đồng Tài Chánh Nhiệm Kỳ 2019-2020 Chủ Tịch: Bà Nguyễn Phúc Kathy Phó Nội Vụ: Ô. Đoàn Minh Phó Ngoại Vụ: Bà Thân Nguyễn Nga Thư Ký: Anh Hoàng Long Thành Viên: Ô. Cố Lê V. Thịnh, Ô. Cố Trần Nghị, Ô. Lê Bá Cầu, Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/ Ngọc Hương, Ô. Vũ Thạch Ban Cố Vấn: Bs.Lâm Quang Thắng Đại diện Hội Đoàn: Ô. Nguyễn Thanh Xuân, Ô. Đào Văn Nhân, Bà Đặng Kim Oanh, Ông Cố Nguyễn V. Hiển, Ô. Nguyễn Văn Triệu, Chị Trần Cindy-Thanh Ban Kiểm Tiền: Ông Vũ Hải Thuận, Bà Vũ Huyền, Bà Trần Thị Thanh, Bà Vương Mỹ Phụng Khối Cơ Sở Trưởng Khối: Ông Nguyễn Đệ Phó TK: Ông Nguyễn V Bưởi TV: Ông Trần H Linh Ô Nguyễn Thanh Xuân, Ô Nguyễn V Đồng, Ô Đinh Ngọc, Ô Đỗ Văn Đằng, Ô Nguyễn Dũng Ô Lê Trung Ô Nguyễn Trình Suy niệm chú giải Lời Chúa Nhật 6-20-2020 CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật nầy mời gọi chúng ta suy niệm những bổn phận mà các sứ giả Thiên Chúa phải chu toàn, dù họ là những ngôn sứ, tông đồ, nhà truyền giáo hay đơn giản là những môn đệ. Không được im lặng, hãy làm chứng và đừng bao giờ sợ hãi. Thiên Chúa ở cùng họ. Gr 20: 10-13 Bài Đọc I trích dẫn “Lời Trần Tình” cuối cùng của ngôn sứ Giê- rê-mi-a. Trong hoàn cảnh bị bách hại, ngôn sứ Giê-rê-mi-a kêu cầu cùng Thiên Chúa, phó thác cho Ngài sứ mạng của mình và hát lên niềm vui của mình. Rm 5: 12-15 Bài Đọc II tiếp tục trích dẫn thư của thánh Phao-lô gởi tín hữu Rô-ma. Phần trích dẫn hôm nay gợi lên phản đề của triều đại ân sủng được Đức Giê-su thiết lập, phá hủy sự thống trị của cái chết và tội lỗi kể từ nguyên tổ A-đam. Mt 10: 26-33 Tin Mừng trích dẫn “diễn từ về sứ vụ” của Đức Giê-su trong đó thánh Mát-thêu tập hợp những huấn thị mà Đức Giê-su ngỏ lời với các môn đệ Ngài nhắm đến sứ mạng tương lai của họ: nói công khai và không sợ hãi, luôn luôn tuyên xưng Ngài là Chúa bất chấp những bách hại.

GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Lm Chánh Xứ : Giuse Vũ ThànhLm Phó Xứ: Giovanni Nguyễn HùngPhó Tế: Giuse Nguyễn Phẩm Giuse Lê Văn Rõ

Văn Phòng Giáo Xứ: Thư Ký: Đỗ Linh, Nguyễn H. HoaBus. Manager: Vũ Chí CôngKế Toán: Ls Nguyễn Hiếu

TT Giáo Dục Anê Lê T. ThànhHiệu Trưởng: T. Nguyễn TúVP - Cô Liên : 713-941-7281 Tr. Ban Việt Ngữ: Cô Đinh DiệpTr. Ban Giáo Lý: T. Hồ Thanh

Trường Học Ngày Thứ Bẩy SH TNTT: 12:00-2:15 PM Việt Ngữ: 2:30-3:55 PM Giáo Lý: 4:20-5:45 PM Trường Học Ngày Chúa Nhật4:00 Sinh Hoạt Last4:00 Các Lớp Giáo Lý ThêmSức6:00 Thánh Lễ giới trẻ : eng

Thánh Lễ Ngày thường: 6:30 sáng và chiều Thứ Bẩy 6:30 sáng và 6:00 chiều Chúa Nhật: Sáng 7:00; 9:00; 11:00 Chiều: 6:00 (Lifeteen)

Xưng Tội Ngày thường 30’ trước giờ lễ Thứ Bẩy 5:00-5:45 chiều

Xức Dầu Khi đau yếu hoặc sắp vào bệnh viện cần xức dầu chữa lành xin gặp linh mục sau các thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật.

Trường hợp khẩn cấp xin gọi: Cha Hùng 832-425-5116

Chầu mình Thánh Chúa Ngày thường: từ 7:00 s-6:30 chiều Thứ Sáu đầu tháng:7:00 sau lễ chiềuGIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

10610 Kingspoint Rd. Houston TX 77075tel: 7139410521 Fax 7139412464

Web: vietnammartyrs.orgTrưởng Ban thánh NhạcLê Hoàng tel: 832-506-9070

Ca Đoàn Thánh GiusePhan Linh 832-231-3368

Ca Đoàn Dũng LạcNguyễn Phan Anh 281-772-2049

Ca Đoàn ĐM Lên TrờiNguyễn Văn Đức 281-546-6771

Ca Đoàn Thánh GiaMai Thu Trinh 832-641-3929

Ca Đoàn EncounterVương Hùng 612-220-2246

Giới Trẻ-LIFETEENPaul Tran 832-769-9135Huynh Đoàn ĐaMinh

Ô. Cố Hiển 617-767-8080Thiếu Nhi Thánh Thể

Tr.Cindy Thanh 281-948-2884Hội Thánh Phêrô Phaolô

Ô. Đào Văn Nhân 713-296-0662Lòng Thương Xót Chúa

Bà Eliz. Hoa 713-459-5171Các Bà Mẹ Công Giáo

Bà Thân Nguyễn Nga832-419-2748Liên Minh Thánh Tâm

Ô Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016Cursillo - Liên lạc

Chị Tươi 832-978-3713Tông Đồ Fatima

Ô. Nguyễn Triệu 713-899-8981Thánh Linh

C. Trần Hông-Ngọc 713-859-7539Legio Mariae

B. Đặng Kim-Oanh 713-870-7091CT Thăng Tiến Hôn Nhân

AC Việt-Ngân 281--922-7689Ban Nghi Lễ

Ô. Cố Vấn Tạ Thường 832-577-1922TTV Thánh Thể

Ô. Lê Đình Oánh 281-484-4547Truyền Bá Đức Tin

PT. Lê Văn Rõ 832-686-1982Ban Trật Tự

Vũ Duy Chinh

Hội Đồng Mục Vụ Nhiệm kỳ 2019-2020

Chủ Tịch: Ô. Vũ Minh HóaPhó Nội Vụ: Ô Lương Hoàng MinhThư Ký: Ô. Phạm TuấnUV An Ninh: Ông Thân Vĩnh Xứng,ỦV Phụng Vụ: Bà Trần Hồng Ngọc,UV Gia Đình: Ô. Nguyễn Đức NhânUV Giáo Dục: Ô. Nguyễn Anh TúUV: Ô Trịnh Du, Cô Đinh Ngọc Diệp, Cô Thảo Nguyên, A. Trần Phong PaulBan Cố Vấn: Ô. Tạ Văn Thường Ô. Tạ Hùng Dũng, Trinh Tiến Tinh

Hội Đồng Tài Chánh Nhiệm Kỳ 2019-2020

Chủ Tịch: Bà Nguyễn Phúc Kathy Phó Nội Vụ: Ô. Đoàn Minh Phó Ngoại Vụ: Bà Thân Nguyễn Nga Thư Ký: Anh Hoàng LongThành Viên: Ô. Cố Lê V. Thịnh,

Ô. Cố Trần Nghị, Ô. Lê Bá Cầu, Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/Ngọc Hương, Ô. Vũ Thạch

Ban Cố Vấn: Bs.Lâm Quang Thắng Đại diện Hội Đoàn: Ô. Nguyễn Thanh Xuân, Ô. Đào Văn Nhân, Bà Đặng Kim Oanh, Ông Cố Nguyễn V. Hiển, Ô. Nguyễn Văn Triệu, Chị Trần Cindy-Thanh

Ban Kiểm Tiền: Ông Vũ Hải Thuận, Bà Vũ Huyền, Bà Trần Thị Thanh, Bà Vương Mỹ Phụng

Khối Cơ SởTrưởng Khối: Ông Nguyễn ĐệPhó TK: Ông Nguyễn V BưởiTV: Ông Trần H Linh Ô Nguyễn Thanh Xuân, Ô Nguyễn V Đồng, Ô Đinh Ngọc, Ô Đỗ Văn Đằng, Ô Nguyễn Dũng Ô Lê Trung Ô Nguyễn Trình

Suy niệm chú giải Lời Chúa Nhật 6-20-2020CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN

Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật nầy mời gọi chúng ta suy niệm những bổn phận mà các sứ giả Thiên Chúa phải chu toàn, dù họ là những ngôn sứ, tông đồ, nhà truyền giáo hay đơn giản là những môn đệ. Không được im lặng, hãy làm chứng và đừng bao giờ sợ hãi. Thiên Chúa ở cùng họ.

Gr 20: 10-13Bài Đọc I trích dẫn “Lời Trần Tình” cuối cùng của ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Trong hoàn cảnh bị bách hại, ngôn sứ Giê-rê-mi-a kêu cầu cùng Thiên Chúa, phó thác cho Ngài sứ mạng của mình và hát lên niềm vui của mình.

Rm 5: 12-15Bài Đọc II tiếp tục trích dẫn thư của thánh Phao-lô gởi tín hữu Rô-ma. Phần trích dẫn hôm nay gợi lên phản đề của triều đại ân sủng được Đức Giê-su thiết lập, phá hủy sự thống trị của cái chết và tội lỗi kể từ nguyên tổ A-đam.

Mt 10: 26-33Tin Mừng trích dẫn “diễn từ về sứ vụ” của Đức Giê-su trong đó thánh Mát-thêu tập hợp những huấn thị mà Đức Giê-su ngỏ lời với các môn đệ Ngài nhắm đến sứ mạng tương lai của họ: nói công khai và không sợ hãi, luôn luôn tuyên xưng Ngài là Chúa bất chấp những bách hại.

Page 2: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 2

BÀI ĐỌC I (Gr 20: 10-13).Ngôn sứ Giê-rê-mi-a là một ngôn sứ hấp dẫn nhất trong truyền thống ngôn sứ. Ông thi hành sứ mạng của mình ở Giê-ru-sa-lem vào cuối thế kỷ VII và đầu thế kỷ VI tCn, nghĩa là vào thời kỳ bi thảm đặc biệt đối với quê hương ông: thời kỳ vương quốc Giu-đa bị họa diệt vong, kinh thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thánh bị quân Ba-by-lon tàn phá (598-587 tCn).Vốn bản tính hiền hòa không muốn làm mất lòng ai, một tâm hồn rất đa cảm, ngôn sứ Giê-rê-mi-a lãnh nhận sứ mạng loan báo những tai họa, công bố những sứ điệp ngược lại với những viễn kiến của mọi người. Ông có sứ mạnh rao giảng ăn năn sám hối cho các vị lãnh đạo và dân chúng, những người nầy cứng lòng tin không chịu nghe ông.Trong tác phẩm của mình, thỉnh thoảng ông bày tỏ những phàn nàn, những xao xuyến, thậm chí những nghi ngờ nữa. Những lời trần tình tản mạn được các nhà biên soạn tập hợp lại dưới nhan đề : “Lời Trần Tình của Giê-rê-mi-a” (11: 18-23; 12: 1-6; 15: 10 và 20; 17: 14-18; 18: 18-23; 20: 7-18). Vào Chúa Nhật nầy, chúng ta đọc Lời Trần Tình sau cùng.

1.Đơn độc một mình:Vào thời kỳ thế lực Át-sua hoàn toàn suy yếu, ấy vậy Giê-rê-mi-a lại loan báo những cuộc tấn công gây tang tóc từ phía một kẻ thù lân bang. Tuy nhiên, những lời loan báo của ông chẳng được ai quan tâm. Khi Giê-ru-sa-lem bị vua Ba-by-lon là Na-bu-cô-đô-no-so xâm chiếm vào 598 tCn, và một phần dân cư bị dẫn đi lưu đày, vị ngôn sứ báo trước cuộc lưu đày sẽ dài lâu, nhưng đó sẽ là cuộc thử thách có lợi, phong phú về phương diện tinh thần. Người ta gán cho ông có tinh thần chủ bại.

Ngôn sứ Giê-rê-mi-a còn báo trước những tàn phá mới càng trầm trọng hơn. Khi người ta đọc cho vua Giê-hô-gia-kim nghe những sấm ngôn của vị ngôn sứ, đọc đến đâu vua xé và ném vào lò lửa. Bằng hành động biểu tượng, ngôn sứ Giê-rê-mi đập vỡ chiếc bình gốm để cảnh tỉnh đồng bào ông đó sẽ là số phận của Giê-ru-sa-lem. Ông trở nên trò cười cho mọi người. Một ngày kia, trong Đền Thờ, ông công bố rằng những tàn phá sẽ sớm xảy đến. Người ta bắt ông, đánh đòn ông, xích ông lại. Một lần khác, người ta ném ông vào một cái giếng cạn đầy bùn.

Dân chúng chán ngấy vị ngôn sứ loan báo tai họa nầy. Thân

nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông:“Con nghe biết bao người vu cáo:‘Kìa lão “Tứ phía kinh hoàng !, hãy tố cáo, hãy tố cáo nó đi!’Tất cả những bạn bè thân thích đều rình xem con vất ngã.Họ nói: ‘Biết đâu nó chẳng mắc lừa,rồi chúng ta sẽ thắng và trả thù được nó’” (Gr 20: 10).Ở Giê-ru-sa-lem, có những ngôn sứ khác

đồng thời với ông tuyên sấm bình an, nhưng họ không được Đức Chúa ủy quyền. Giê-rê-mi-a biết rằng những lời của ông thì chân thật vì chúng phát xuất từ Thiên Chúa. Ông sống trước những biến cố khủng khiếp mà ông tiên báo và ông cảm thấy một nỗi phiền muộn mênh mông.

2.Thiên Chúa sẽ báo oán cho những phận hèn.Ngôn sứ Giê-rê-mi-a chỉ nương tựa vào một mình Đức Chúa. Vốn là một con người cầu nguyện và nội tâm, ngôn sứ không ngừng đối thoại với Thiên Chúa. Ông phó thác công việc của ông cho Ngài, vì biết rằng Đức Chúa là Đấng bênh vực những người đơn côi cô thế và phận hèn. Vị ngôn sứ mong ước được thấy đối thủ của ông phải hổ ngươi bẽ mặt:

“Nhưng Đức Chúa hằng ở bên connhư một trang chiến sĩ oai hùng.Vì thế những kẻ từng hại consẽ thất điên bát đảo, sẽ không thắng nổi con.Chúng sẽ phải thất bại, và nhục nhã ê chề:đó là nỗi ô nhục không thể nào quên” (Gr 20: 11).

Ngôn sứ Giê-rê-mi-a diễn tả nhiều lần niềm ước mong nầy. Nhưng ông không bao giờ có ý định trả thù đối với bất kỳ cá nhân nào. Ông hoàn toàn phó thác vào duy chỉ một mình Thiên Chúa. Thỉnh thoảng ông thôi phàn nàn để cầu bầu cho những kẻ thù của ông.

3.Niềm hoan hỉ: “Lời Trần Tình của Giê-rê-mi-a” kết thúc với một tiếng reo vui, tràn đầy niềm tín thác, vì ông tin chắc rằng lời nguyện

xin của ông sẽ được nhậm lời:“Hãy ca tụng Đức Chúa, hãy ngợi khen Đức Chúa, vì Người đã giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo” (Gr 20: 13).

Khi thành thánh Giê-ru-sa-lem bị quân Ba-by-lon đánh chiếm trong cảnh hỗn loạn vào năm 587 tCn, ngôn sứ Giê-rê-mi-a được nể trọng và không phải bị dẫn đi lưu đày. Trong cảnh

Page 3: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 3

THÔNG BÁO GIÁO XỨTheo thông báo của Thống Đốc Tiểu Ban Texas, Ab-bott Greg và Đức Hồng Y Daniel Dinardo - Tổng Địa Phân Galveston-Houston, các nhà thờ có quyền mở cửa cho Giao Dân tham dự thánh lễ với 25% số lượng người. Vì thế, Giáo xứ quyết định sẽ mở cửa nhà cho các thánh lễ như sau:◊ Thánh lễ vọng Chúa Nhật lúc 6:00 chiều thứ bảy.◊ Thánh Lễ Chúa Nhật vào lúc: 7 giờ sáng, 9 giờ sáng, 11 giờ sáng và 6 giờ chiều. ◊ Thánh Lễ Ngày thường 6:30 giờ chiềuVì số người giới hạn cho mỗi thánh lễ (450 người trong Đền Thánh), xin quí vị theo hưỡng dẫn của ban an ninh để đậu xe, ngồi theo hưỡng dẫn của ban Nghi Lễ, và đeo khẩu trang khi tham dự thánh lễ. Đức Hồng Y Dinardo cũng khuyến khích các trẻ nhỏ, người lớn tuổi, hoặc người yếu sức khỏe hay bệnh nên ở nhà tiếp tục tham dự thánh lễ trực tuyến trên mạng.

Sinh Hoạt Giáo Xứ

• Rửa Tội Em Bé: Bắt đầu Chúa Nhật tuần này, Giáo xứ sẽ rửa tội cho em bé mỗi Chúa Nhật sau lễ 11 giờ cho một em bé. Mọi chi tiết xin liên lạc văn phòng giáo xứ hoặc cha phó Hùng.

• Lớp Dinh Dưỡng Miễn Phí Online. Cô Hannah H. Bùi tổ chức mới dinh dương của Trường Đại Học Texas A&M miễn phí trên Zoom. Nếu ai có du cầu xin liên lạc qua điện 832-396-9127 hoặc email [email protected]

• Phát Thực Ẩm và Khẩu Trang. Ngày 30 tháng 6 vào lúc 10:30 sáng thứ Ba, Giáo xứ cộng tác với Cảnh Sát (Harris County Constable Precinct 2) phát thực tại khuôn viên Giào Xứ. Chân thành cám ơn TPL Energy đã ủng hộ 1000 khẩu trang cho Giáo Xứ. Nếu ai có du cầu, giáo xứ kính mời.

tang thương lớn lao của dân tộc ông, từ vị ngôn sứ loan báo tai họa, ông trở thành ngôn sứ loan báo niềm hy vọng. Ông khẳng định rằng không có gì bị mất đi, Thiên Chúa sẽ thiết lập một Giao Ước mới, Giao Ước sẽ được ghi khắc không phải trên bia đá mà trong lòng dạ của con người. Ông tiên cảm một tôn giáo mang chiều kích nội tâm hơn bằng chính cuộc sống của mình.Sau khi ông qua đời, ảnh hưởng của ông thật lớn lao. Không một tác phẩm ngôn sứ nào được những người lưu đày ở Ba-by-lon đọc đi đọc lại nhiều như tác phẩm của Giê-rê-mi-a. Việc báo ứng mà ông đã từng khẩn nguyện với Thiên Chúa thuộc trật tự tâm linh.

BÀI ĐỌC II (Rm 5: 12-15)Trong chương năm thư gởi tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô thiết lập tiền đề về ơn cứu độ phổ quát Đức Giê-su đem lại. Ngài là Đấng Cứu Độ của muôn người: không ai có thể được cứu mà không qua Ngài. Mọi người là những tội nhân, vì thế, tất yếu đều phải qua Ngài để được công chính hóa. Thánh nhân ca ngợi Đức Giê-su đích thật là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát. Trên cõi thế nầy, không ai có thể nên công chính nếu Đức Giê-su đã không hành động ở nơi người ấy.

Như trong chương trước đó, thánh Phao-lô đã ra sức thiết lập tiền đề của mình khởi đi từ truyền thống Kinh Thánh: tổ phụ Áp-ra-ham được cứu nhờ tin. Ở đây cũng vậy, thánh nhân lại viện dẫn Cựu Ước như phản đề. Đức Giê-su là Đấng Cứu Độ duy nhất, nhờ chỉ mình Ngài mà ơn cứu độ đã xâm nhập trần gian. A-đam là tội nhân nguyên khởi, qua ông mà tội đã lan tràn đến hết mọi người. Cựu Ước và Tân Ước đối xứng với nhau thật hoàn hảo. Hình ảnh Cựu Ước loan báo được ứng nghiệm trong thế giới Ki-tô giáo. Rõ ràng toàn bộ chương trình cứu độ xuất phát từ chính Thiên Chúa. Tấm màn đen tối của Cựu Ước làm rực sáng lên Đức Ki-tô trong Tân Ước. Dự định của thánh nhân dễ dàng nhận ra: phải lớn tiếng cao rao ơn cứu độ phổ quát nơi Đức Giê-su Ki-tô.

Như vậy, chúng ta phải ghi nhận rằng thánh Phao-lô thiết lập tiền đề thần học của mình ở Rm 5: 12-21. Các câu 5: 1-11 hình thành nên một loại chuyển tiếp giữa tiền đề thần học này và tiền đề thần học trước đó: sự công chính hóa không bởi công nghiệp của Lề Luật nhưng bởi đức tin. Đó là tiền đề mà chúng ta đang tìm hiểu ở đây.

Bản văn mà Phụng Vụ đề xuất cho chúng ta chỉ là một phần của đề tài mà thánh Phao-lô trình bày. Đề tài phải được đọc trên hậu cảnh mà chúng ta vừa mới gợi lên. Sự hiểu biết của đoạn trích nầy tùy thuộc vào hậu cảnh nầy.

Câu 12 bắt đầu một sự đối chiếu vĩ đại nhằm diễn tả tiền đề của thánh Phao-lô, vì thế thống trị toàn bộ bản văn và sẽ được nối tiếp chỉ ở câu 18. Hai thành viên của sự đối chiếu được tách riêng ra bởi một loạt những khảo sát thần học, những khảo sát nầy gặp thấy vài khía cạnh của vấn đề. Tư tưởng của thánh Phao-lô xô đẩy lẫn nhau; cường độ của suy tư vượt

lên trên trật tự hợp lý. Trong niềm hưng phấn của cuộc tranh luận, thánh nhân suy nghĩ nhanh hơn là nói.Để làm sáng tỏ hơn, chúng ta sẽ trình bày sự đối chiếu theo sơ đồ như sau: vì một người duy nhất, tội lỗi xâm nhập thế gian, và từ đó, tội lỗi gây nên cái chết (5: 12); cũng vậy, vì một người duy nhất, sự công chính hóa đã được thực hiện, và từ đó, ơn công chính hóa nầy đem lại sự sống (5: 18).Do từ sự đối chiếu nầy, bản văn phụng vụ chỉ giữ lại câu 12, vì thế, câu nầy chưa hoàn tất, thậm chí còn rườm rà phức tạp nữa. Vế thứ nhất của câu 12: “Vì một người duy nhất mà tội

Page 4: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 4

lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên cái chết” nối lại lập luận với điều đi trước: tóm lại, vì xuất hiện trong chức năng cứu độ viên mãn của mình, Đức Giê-su đặt mình trong tư thế đối lập với nguyên tổ A-đam. Vì bất tuân, nguyên tổ A-đam đã đem tội lỗi vào thế gian và hậu quả của nó là sự chết đã gây tác hại ngay tức khắc trên thân phận con người.Sự chết cô động và tóm gọn tất cả sự dữ trong thế gian. Sự chết tinh thần hệ tại nơi sự đoạn tuyệt giữa con người với Thiên Chúa mà sự chết thể l‎ý xem ra là dấu chỉ rõ ràng nhất. Thánh Phao-lô lập luận trong viễn cảnh Cựu Ước, theo đó có một sự liên kết chặt chẽ giữa tội lỗi và mọi hình thức sự dữ trong thế gian. Con người phải chịu trách nhiệm đưa sự dữ vào trong công trình tạo dựng vốn tốt lành. Con người đã làm hỏng công trình của Thiên Chúa. Suy tư nầy dẫn chúng ta trực tiếp vào trọng tâm của giáo thuyết về tội nguyên tổ.Vế thư hai của câu 12 có thể được hiểu theo hai cách tùy theo cách giải thích của đại từ liên hệ Hy lạp: đại từ nầy có thể quy chiếu đến số nhiều: “mọi người” hay số ít: “người nầy” (A-đam) hoặc “sự chết” của vế đi trước đó. Theo cách hiểu thứ nhất: “Sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội”, thánh nhân nhấn mạnh rằng, do tội của chính mình, con người liên đới với tội Ađam. Theo cách hiểu thứ hai: “Sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì A-đam mọi người đã phạm tội”, thánh nhân soi sáng mối liên hệ nhân quả giữa tội A-đam và tội của toàn thể nhân loại, tội của toàn thể nhân loại một cách nào đó chuẩn nhận tội nguyên tổ. Ý nghĩa của câu không thay đổi là mấy nếu đại từ liên hệ được quy chiếu không đến nguyên tổ A-đam nhưng đến sự chết: “Sự chết đã lan tràn tới mọi người vì tình trạng của sự chết (gây ra bởi tội A-đam), mọi người đã phạm tội”. Văn phạm không giúp giải quyết cuộc tranh luận giữa các nhà chú giải. Vả lại, văn phạm không nêu lên vấn đề về ‎ý nghĩa sâu xa của đoạn văn, nó đem đến những dấu nhấn khác nhau trong một sự khẳng định tự căn bản vẫn là như nhau.

Các câu 13-14 nhấn mạnh sự kiện theo đó mọi người đều là tội nhân. Người ta có thể nghĩ rằng những người trước ông Mô-sê đã không bị tội tác hại. Họ đã không biết luật, vì thế họ đã không thể vi phạm luật. Tuy nhiên, phải nhận chân rằng họ cũng chết, cũng bị thống trị và nghiền nát do hậu quả của tội. Vì thế, người ta có thể kết luận rằng chính họ cũng là những tội nhân. Ở phần cuối của câu: “A-đam là hình ảnh Đấng sẽ tới” thánh nhân dẫn đưa chúng ta từ hình bóng của Cựu Ước đến thực tại của nó trong Tân Ước.

Phản đề khởi sự ở câu 12 thật sự được khai triển ở câu 15.

Đức Ki-tô trổi vượt vô cùng tận trên nguyên tổ A-đam. Tình yêu Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi của con người. Nếu như tội lỗi của con người có thể hủy hoại tất cả công trình sáng tạo, thì ân sủng của Thiên Chúa đổi mới thế gian biết chừng nào! Thánh Phao-lô tiếp tục nhấn mạnh sự siêu vượt của Đức Ki-tô trong mối liên hệ với nguyên tổ A-đam ở những câu 16-17 và tiếp đó lấy lại sự đối chiếu còn bỏ lững ở câu 12.

TIN MỪNG (Mt 10: 26-33).Bản văn Tin Mừng Mát-thêu hôm nay được trích từ diễn từ thứ hai của Đức Giê-su được gọi “diễn từ về sứ vụ” (10: 5-42). Thánh Mát-thêu đã kết tập ở đây những lời khuyên bảo và những huấn thị mà Đức Giê-su ngỏ lời với các môn đệ Ngài, nhắm đến sứ mạng tương lai của họ.

Đức Giê-su vừa mới phác họa bức tranh tăm tối về những khó khăn mà các Tông Đồ sẽ phải đối đầu: những thù ghét sẽ nổi lên dữ dội chống lại họ như đã chống lại Thầy họ, những lời vu khống mà người ta sẽ cáo tội họ như người ta cáo tội Thầy họ. Nhưng đừng để nỗi sợ hãi làm mình nao núng.

1.Sức mạnh của sứ điệp.Bất chấp thái độ thù địch, các môn đệ đừng sợ, hãy mạnh dạn lớn tiếng công bố giữa thanh thiên bạch nhật sứ điệp mà Ngài đã trao gởi cho họ: “Điều Thầy nói với anh em lúc đêm

hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (10: 26).

Đức Giê-su giáo huấn chỉ một nhóm nhỏ môn đệ trong chỗ thân tình, còn với đám đông Ngài chỉ dạy bằng dụ ngôn; tuy nhiên, khi thời gian đến “không có gì che dấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết”. Qua cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài, Đức Giê-su sẽ đưa Mặc Khải đến hồi viên mãn. Lúc đó, các môn đệ của Ngài, các thừa tác viên của Lời Ngài, những người phục vụ Lời Ngài, sẽ phải thông truyền Lời Ngài cách công khai cho hết mọi người, công bố lớn tiếng Lời Ngài “trên mái nhà”. Mái nhà, theo kiểu xây nhà của người xứ Pa-lét-tin, là một sân thượng, ở đó

vào lúc chiều hôm mát mẽ người ta trò chuyện với nhau từ sân thượng nầy sang sân thượng khác. Đức Giê-su đối lập Mặc Khải chưa hoàn tất với Mặc Khải nên trọn, cũng như sự nhát đảm hiện nay của nhóm Mười Hai với lời rao giảng đầy quyền năng của họ sau biến cố Ngũ Tuần.

2.Những kẻ bách hại không thể giết được linh hồn.Các môn đệ sẽ trải qua những nhục hình, đòn vọt, tù đày…, và phần lớn trong số họ được phúc tử đạo. Tuy nhiên, những

Page 5: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 5

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT LẠI BÌNH THƯỜNG NHẤT

(bài tiếp bài Chúa Nhất Mình Máu Thánh Chúa)

Karl Rahner viết thêm: “Thân mình con người đang cúi xuống trên tấm bánh nhỏ bé được nhìn như là tấm bánh mì – lương thực hằng ngày, cánh tay con người đang giang ra cầm lấy chén Thánh, chén mà bình thường chỉ đựng một chất liệu rất đơn hèn của đất thấp, chính lúc đó mọi chuyện cao trọng xảy ra với mục đích sâu xa tiềm ẩn bên trong: Thiên Chúa và trái tim của những người tin “tan vỡ ra”, mỗi bên theo cách riêng của mình, nhưng xuyên suốt qua tất cả mọi bức tường ngăn cách mà bình thường không thể nào bị xuyên thấu, để rồi hai bên được gặp gỡ nhau…

Ôi, mỗi ngày chúng ta được phép cử hành mầu nhiệm của sự sống vĩnh cửu trong một thời gian đầy giới hạn, vâng mỗi ngày đấy!…

Thật vậy, luôn luôn là hồng ân, hồng ân với phúc lành từ Thiên Chúa, để chúng ta đến và cử hành bữa tiệc hồng ân ở bàn tiệc của Ngài. Dù chúng ta chỉ đến với Chúa bằng thân xác lê lết của chúng ta, dù chúng ta mang theo một khuôn mặt rầu rĩ hay dáng vẻ lê thê nhàm chán, dù chúng ta đến với hình dáng của kẻ mệt nhọc và khổ đau, Chúa vẫn đón nhận chúng ta. Vâng, Chúa cũng đón nhận chúng ta, khi Ngài không tìm thấy bất cứ tia sáng hoan lạc vui tươi nào trên đôi mắt của chúng ta.

Chúa đã bước vào vực thẳm sâu nhất của trái đất này. Không có gì làm cho Ngài nhụt chí, dù cho Ngài phải bước vào trong chỗ tối tăm và hẹp hòi nhất trong trái tim của chúng ta, nơi mà chỉ có một tia sáng thật nhỏ của tình yêu đang hiện diện, nơi mà chỉ có một chút ước ao đang âm ỉ hồng lên. Bí tích cao trọng nhất luôn hiện diện trong sự kiên nhẫn, và sự kiên nhẫn này Thiên Chúa dành cho chúng ta. Thật vậy, Bí Tích cao trọng nhất cũng là bí tích của đời sống bình thường hằng ngày của chúng ta”.

kẻ bách hại không thể làm gì được trên lương tâm của họ, đức tin của họ, chính trên pháo đài nội tâm nầy mà tâm hồn của mỗi người hình thành nên. Vì thế, Đức Giê-su khuyên các môn đệ: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục”. Chính Thiên Chúa mà các môn đệ phải sợ vì chỉ mình Ngài mới có quyền năng ấn định số phận đời đời của con người. Như vậy, thánh Mát-thêu đối lập sợ hãi con người với sợ hãi Thiên Chúa. Theo nghĩa Kinh Thánh, “sợ hãi Thiên Chúa” dẫn đến một cuộc sống công chính, tránh xa tội lỗi. Trong thư thứ nhất của mình, thánh Phê-rô một cách nào đó tóm lược lời nói nầy: “Đừng sợ những kẻ làm hại anh em và đừng xao xuyến. Đức Kitô là Đấng Thánh, hãy tôn Người là Chúa ngự trị trong lòng anh em.” (1Pr 3: 14-15).

3.Tình phụ tử của Thiên Chúa.Những lời khuyên bảo của Đức Giê-su được thánh Mát-thêu sưu tập và đặt bên cạnh nhau khiến gây nên những trái ngược. Sau Thiên Chúa là vị Thẩm Phán, lại đến Thiên Chúa là Phụ Tử, Ngài ân cần săn sóc các thụ tạo của Ngài, dù chúng chỉ là những chim sẻ không đáng giá là bao. Kiểu nói: “Đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi” được mượn ở Cựu Ước: “Không một sợi tóc nào trên đầu Giô-na-than sẽ rụng xuống đất, vì hôm nay ông đã hành động cùng với Thiên Chúa” (1Sm 14: 45; x. 2Sm 14: 11; 1V 1: 52), có nghĩa ơn quan phòng của Thiên Chúa.

4.Lời chứng của Chúa Con.Viễn cảnh của những cuộc bách hại là điểm nhấn của diễn từ về sứ vụ. Giờ đây thánh Mát-thêu gợi lên những nguy cơ chối đạo có thể bất ngờ xảy đến: “Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”. Theo lối hành văn đối xứng rất được người Do thái ưa chuộng, lời khẳng định nầy hàm chứa lời tuyên bố tương tự theo lối phủ định: “Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”. Kỹ thuật hành văn này nhấn mạnh lời hứa của Đức Giê-su vào giờ xét xử thời chung cuộc.

Bản văn Tin Mừng Mát-thêu nầy có một hậu cảnh bi thảm. Nó loan báo một thời kỳ bách hại dữ dội trong lịch sử. Những kẻ bách hại sẽ bất ngờ xuất hiện rất sớm. Vào năm 36, thánh Tê-pha-nô sẽ mở đầu một danh sách dài của những người tử đạo, tiếp đó thánh Gia-cô-bê, anh của thánh Gioan, vào năm 42. Theo sau những bách đạo của chính quyền Do thái giáo, đến những bách đạo của chính quyền Rô-ma. Bản văn của sách Khải Huyền đã nêu rõ lời bối cảnh này: “Đừng sợ các nỗi đau khổ ngươi phải chịu: nầy ma quỷ sắp tống một số người trong các ngươi vào ngục để thử thách các ngươi… Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống” (Kh 2: 10)..

Lm. Inhaxiô Hồ Thông

Page 6: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 6

Henri Nouwen cũng có suy tư tương tự: “Thánh Thể là hành vi bình thường và thần linh nhất ta khó có thể hình dung. Đó là sự thật về Chúa Giê-su. Rất con người nhưng cũng rất Thiên Chúa; rất quen thuộc nhưng cũng rất huyền nhiệm; rất gần gũi nhưng cũng rất có tính mạc khải! Nhưng đó là câu truyện của Chúa Giê-su, Đấng “dẫu là Thiên Chúa, nhưng đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã huỷ mình ra không, mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế, lại còn hạ mình cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và là cái chết thập giá” (Pl 2,8-11).

Đó cũng là câu truyện của Thiên Chúa Đấng muốn gần gũi ta, gần đến độ ta có thể thấy Thiên Chúa bằng con mắt của ta, nghe tiếng Thiên Chúa bằng lỗ tai ta, đụng chạm được Thiên Chúa bằng đôi tay ta; gần đến độ chẳng có gì ngăn cách ta với Ngài, chẳng có gì chia cắt, chẳng có gì có thể tạo nên khoảng cách”.

Thật vậy, Thiên Chúa gần gũi chúng ta, nhưng chúng ta có gần gũi Chúa khi chúng ta đến với Chúa trong Thánh Lễ không?

Nhìn lại đời mình, chúng ta tự hỏi xem Thánh Lễ nào là Thánh Lễ quan trọng nhất của tôi, để lại cho tôi một dấu ấn khó quên?

Cũng như khi đón nhận Mình Máu Thánh Chúa, thì tôi đã sống như thế nào với Mình Máu Thánh Chúa cao trọng trong ngày thường của tôi?

Ôi thật tuyệt vời, Thiên Chúa cao trọng nhất nhưng luôn khiêm tốn, Ngài ẩn mình, Ngài nhập thể vào trong những gì rất bình thường của chúng ta. Càng hiểu được điều này, chúng ta càng cần phải ý thức chuẩn bị đến với Mình Máu Thánh Chúa bằng tất cả tâm hồn và thân xác chúng ta, để nhờ đó mà cuộc gặp gỡ giữa Chúa Thánh Thể và mỗi người chúng ta mới có thể trở nên cuộc gặp gỡ quý báu nhất trong ngày thường của cuộc sống. Để điều bình thường luôn là điều quý báu và cao trọng.

Bước khởi đầu luôn là bước sống trong tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thánh Lễ được bắt đầu với nhãn hiệu Đức Tin, với dấu Thánh Giá, với dấu mang hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi: “Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần”.

Tông huấn Sacramentum caritatis viết: “Đức Giêsu Kitô, Đấng “nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa” (Dt 9,14), trao ban cho chúng ta chính sự sống của Thiên Chúa trong hồng

ân Bí tích Thánh Thể. Đây là một ân huệ tuyệt đối nhưng không, đến từ lời hứa của Thiên Chúa và được ban dư đầy. Hội Thánh đón nhận, cử hành và tôn thờ hồng ân này với một lòng vâng phục trung thành. “Mầu nhiệm đức tin” là mầu nhiệm của tình yêu Chúa Ba Ngôi mà chúng ta được mời gọi thông phần nhờ ân sủng. Vì thế chúng ta phải cùng với thánh Augustin kêu lên: “Nếu anh thấy được tình yêu, anh sẽ thấy Thiên Chúa Ba Ngôi” (số 8).

Thật vậy, Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, sự hiện diện của Ngôi Lời làm người, chịu chết và sống lại, sự tuôn đổ Thánh Linh. Trong kinh nguyện Tạ ơn, phụng vụ tuyên xưng công trình tuyệt diệu của Thiên Chúa Ba ngôi đã thực hiện trong lịch sử và khẩn nài Thiên Chúa quy tụ Hội thánh và nhân loại trong sự hợp nhất hoạ theo khuôn mẫu của ba ngôi.

Như thế, chúng ta cử hành Thánh Lễ, cử hành Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa là cử hành mầu nhiệm Đức Tin, cử hành mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngôi Cha là Đấng tạo dựng nên chúng ta, Đấng mà chúng ta tuyên xưng khi đặt bàn tay phải lên đầu của mình, như để chúc tụng Cha ở trên trời cao xanh, như để xin Cha chở che chúng ta. Ngôi Con là Chúa Giê-su, Đấng yêu thương mặc lấy xác phàm của chúng ta, để cứu độ chúng ta, vì Ngài yêu thương chúng ta. Chúng ta tuyên xưng Ngôi Con với việc đưa bàn tay phải đặt vào trái tim mình, để tri ân cảm tạ về tình yêu bao là và tuyệt vời của Thiên Chúa, để tiếp tục xin Chúa cho trái tim của chúng ta được gặp trái tim của Chúa. Ngôi Ba là Chúa Thánh Thấn, do Cha trên trời và Chúa Giê-su trao tặng cho chúng ta, để Ngài nâng đỡ chúng ta với tư cách là Đấng Bảo Trợ. Chúng ta tuyên xưng Ngài với bàn tay phải đặt trên hai vai (bên phải và bên trái) của chúng ta, như là lời cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, cùng gánh vác với chúng ta những lo âu của cuộc sống.

Như thế, toàn thân xác và cuộc đời của chúng ta được đóng ấn bởi dấu Thánh Giá, bởi chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Vì thế, đi đâu thì đi, làm gì thì làm, dấu Thánh Giá và hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi luôn hiện diện cách sống động trong mỗi con người tin.

Hạnh phúc cho những ai khám phá và nếm hưởng được sự sống tuyệt vời trong Thiên Chúa Ba Ngôi, như chân phước Êlisabeth Chúa Ba Ngôi thốt lên:

“Ôi Thiên Chúa của con, con thờ lạy Ba Ngôi, xin giúp con quên hẳn mình đi để ở trong Chúa, bất động và bình an như thể hồn con đang sống trong vĩnh hằng; xin đừng để điều gì quấy phá sự bình an của con,

Page 7: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 7

và làm con phải ra khỏi Chúa, ôi Đấng Bất Biến của con.Nhưng xin cho mỗi phút đem convào sâu hơn trong mầu nhiệm của Chúa!Xin cho tâm hồn con được bình anvà trở thành thiên đường của Chúa,nơi cư ngụ Chúa yêu thích,nơi Chúa nghỉ ngơi.Xin cho con đừng bao giờ để Chúa một mình,nhưng luôn có mặt trọn vẹn,tỉnh thức trong đức tin,hết lòng thờ kính,hiến dâng trọn vẹn để Chúa tác tạo”.

(Trích từ sách GLHTCG số 260).

Thật vậy, được sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi là diễm phúc nhất.

Được có Chúa ở cùng là hồng phúc lớn lao nhất. Bước chào nhau với lời “Chúa ở cùng”. “Chúa ở cùng anh chị em!” Linh mục chào Cộng Đồng Dân Chúa như vậy. “Và ở cùng cha!”. Thật đẹp, khi linh mục được đón nhận lời chào đáp lại của Cộng Đồng Dân Chúa.

Cộng đồng dân Chúa và linh mục có trách nhiệm cử hành bí tích cao trọng nhất với một ý thức thật quan trọng và nền tảng, đến nỗi thiếu điều này cả Cộng Đồng Dân Chúa và vị linh mục sẽ trở nên tiếng loa phóng thanh phát ra những âm thanh rỗng tuếch không có chút gì là “tin vui”. Đó là nền tảng của lời chào nhau chất chứa lời ao ước dành cho nhau “Chúa ở cùng”.

Karl Rahner nói: “Người ta chỉ có thể đi tìm Chúa, khi người ta đi với Chúa. Và chúng ta không tìm kiếm Chúa được, nếu Chúa không để cho chúng ta tìm thấy Ngài trong mỗi ngày sống của chúng ta”.

Chúa ở cùng cũng là danh thánh của Chúa “Em-ma-nu-en”.Chúa ở cùng cũng là phúc lành tuyệt hảo mà Mẹ Maria đã được đón nhận: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà” (Lc 1,28).

Chúa ở cùng là điều mà các Thánh hằng luôn mong ước.“Đừng để điều gì làm cho bạn xao xuyến;Đừng để điều gì làm cho bạn lo sợ.Mọi sự đều qua đi, Thiên Chúa không thay đổi!Kiên nhẫn sẽ được tất cả.Ai có Thiên Chúa, người ấy chẳng thiếu gì:Chỉ có Thiên Chúa, là đã đủ” (Thánh Tê-rê-sa Avila).

Có Chúa ở cùng là đủ rồi. Có Chúa ở cùng thì không còn gì phải xao xuyến. Có Chúa ở cùng thì đời người luôn thanh

thoát và an bình, dù cuộc sống phải đối diện với biết bao lo toan và thử thách.

Có Chúa ở cùng là điều kiện cần và đủ cho chính công việc tông đồ có thể sinh hoa kết trái: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,8). Thật vậy, khi có Chúa ở cùng, khi ý thức sống với Chúa và trong Chúa, thì người tín hữu hoàn toàn tín thác đời mình, việc tông đồ của mình cho Chúa. “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”, cũng có nghĩa là không có Chúa, thì chúng ta không thể cử hành Thánh Thể được. Nói như Karl Rahner, thì chúng ta không thể đi tìm Chúa nếu chúng ta không đi với Chúa. Cũng thế, nếu chúng ta không có Chúa, không cậy dựa vào Chúa như cành nho cậy dựa vào Thân Cây Nho, thì mọi sự sẽ rã rời, mọi sự sẽ luôn luôn có nguy cơ suy sụp, sẽ trở thành tiều tuỵ. Không còn phấn khởi, không còn hoạt động, không còn sự sống.

Cha Paul de Jeagher, Dòng Tên viết trong tác phẩm “Niềm Tín Thác”: “Nếu chúng ta không có một niềm tin tưởng tín thác thật lớn lao và vững vàng nơi Thiên Chúa, chúng ta chỉ có thể sống èo ọt. Nếu thay vì tìm kiếm nơi Chúa những ân sủng, những sự trợ giúp, những thức ăn thiêng liêng, chúng ta lại chỉ dựa vào sức mình và tính cách sống tự lập, thì chúng ta sẽ như những trẻ sơ sinh đã mất mẹ. Vậy, điều hết sức quan trọng là chúng ta phải lo gia tăng, lo cho đức cậy trông, niềm tín thác của chúng ta nơi Thiên Chúa lớn thêm mãi lên. Đức Cậy càng vững vàng, càng mãnh liệt, thì đời sống thiêng liêng của chúng ta càng tươi nở, càng tròn đầy, nhịp tim của chúng ta càng phấn khởi và tình mến yêu Chúa càng bừng cháy trong tâm hồn chúng ta”.

Như thế, chúng ta bắt đầu cử hành Bí Tích cao trọng, Mình Máu Thánh Chúa, bằng cách chúng ta có Chúa ở cùng. Chúng ta bước vào một hành trình Phụng Vụ 60 phút với một cuộc gặp gỡ thật mật thiết với Chúa, 60 phút sống nhờ Chúa nghĩa là hoàn toàn tín thác vào Chúa, sống với Chúa nghĩa là sống kết hiệp nên một trong tình yêu với Chúa và sống trong Chúa nghĩa là hoàn toàn mở lòng ra để đón nhận nhựa sống và ân sủng Chúa ban từ chính Thân Mình Cao Trọng của Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxico nói như sau: “Một cuộc cử hành có thể được coi là hoàn hảo và xinh đẹp theo nhãn quan bên ngoài, nhưng nếu không dẫn chúng ta đến gặp gỡ Đức Chúa Giêsu Kitô, thì không thể đem một chất bổ dưỡng nào đến cho tâm hồn và đời sống chúng ta”.

Hơn nữa, nói rằng “chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể” còn mang ý nghĩa là chính Chúa là người chủ động, chính

Page 8: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 8

Chúa là chủ của bữa tiệc Thánh Thể này, chính Chúa là thân mình và tất cả chúng ta là chi thể của Chúa. Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa tự hiến chính mình; Người đã hiến dâng thân xác mình và đã đổ máu mình ra. Với cách thức này, Người ban tặng trọn vẹn cuộc sống của mình và mạc khải nguồn mạch nguyên thủy của tình yêu này (x. Tông Huấn Sac-ramentum Caritatis số 7). Trong tình yêu tuyệt vời và cao trọng, Chúa Giê-su lại trao cho các tông đồ và cho chúng ta một huấn lệnh: “Hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19; 1Cr 11,25) .

Với huấn lệnh này, chúng ta chỉ có thể cử hành Bí Tích cao trọng nhất khi có Chúa ở cùng, khi có Chúa Thánh Thần hoạt động ở trong toàn bộ con người chúng ta, từ tâm hồn cho đến những cử chỉ diễn tả trong phụng vụ, đến các lời kinh tiếng hát thốt ra từ môi miệng để ca tụng, tôn vinh, cảm tạ tri ân và xin ơn cùng cầu khẩn.

Thật vậy, giây phút quan trọng nhất trong Thánh Lễ là giây phút truyền phép Thánh Thể. Lúc đó, Cộng Đồng Dân Chúa cùng vị chủ tế tập trung hoàn toàn và hướng về Chúa Thánh Thần, để chính Ngài hoạt động và biến đổi tấm bánh đơn hèn bình dị của con người trở nên Mình Thánh, biến đổi chén rượu của đất thấp thành Máu Thánh của Chiên Thiên Chúa.

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng: “Trong kinh Epcilesis, Hội Thánh khẩn cầu Chúa Cha sai Thần Khí của Ngài xuống trên bánh rượu để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, bánh rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa Giê-su Ki-tô, và để những ai tham dự Bí tích Thánh Thể được trở thành một thân thể và một tinh thần duy nhất” (số 1353).

“Thánh Xyrilô thành Giêrusalem trong quyển Giáo lý của mình nhắc nhớ rằng chúng ta “khẩn cầu Thiên Chúa nhân từ sai Thánh Thần của Người đến trên lễ vật đây, để Người biến bánh trở thành Thân Thể Đức Kitô và rượu trở thành Máu của Đức Kitô. Những gì Thánh Thần đụng chạm tới đều được thánh hóa và hoàn toàn biến đổi”.

Thánh Gioan Kim Khẩu nhấn mạnh rằng vị chủ tế khẩn cầu Chúa Thánh Thần, khi ngài cử hành hy tế; thánh nhân nói tiếp: như ngôn sứ Êlia, người tôi tớ Chúa, vị chủ tế kêu cầu Chúa Thánh Thần đến để “khi ân sủng xuống trên

lễ vật, linh hồn mọi người nhờ đó được bừng cháy lên sốt sắng” (Tông Huấn Sacra-mentum Caritatis số 13).

Ngoài ra, Chúa ở cùng cũng là ao ước của muôn muôn người, vì có gì có thể phủ lấp lòng khao khát của đời người, nếu không phải là chính Chúa.

Thánh Augustino đã thốt lên trong sách Tự Thú của

ngài: “Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa nên lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa”( TT 1,I,1).

Thánh nữ tiến sĩ Têrêsa Avila cũng có tâm tình tương tự: “Tôi thấy mình mỏi mòn vì khát khao được hưởng kiến Thiên Chúa, và tôi không biết làm sao để tìm được sự sống ấy ngoài con đường phải chết”.

Còn thánh Gioan Thánh Giá thì diễn tả lòng khao khát của ngài qua lời cầu nguyện: “Con sẽ không yên nghỉ cho đến lúc được hoan lạc trong vòng tay Chúa; và bây giờ, lạy Chúa, con nài xin Chúa đừng bao giờ bỏ con cô đơn một giây phút nào, kẻo linh hồn con héo hon tiều tuỵ”.

Thánh Ignatio Antiochia nói rằng: “Tình yêu của tôi đã bị đóng đinh vào thập giá; … Một mạch nước đang sống và đang nói ở trong tôi, nói với tôi tự bên trong rằng: ‘Hãy đến với Chúa Cha’”. Còn chị thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su viết: “Tôi không chết, tôi đang bước vào cõi sống”.

Dù sống hay chết, có Chúa ở cùng là có tất cả. Đó là điều nền tảng cho cuộc sống, cho mọi cử hành phụng vụ, cho mọi công việc tông đồ, cho hành trình của đời sống tâm linh của mỗi người chúng ta.

Ngoài ra, lời chào có Chúa ở cùng còn tương hợp hoàn toàn với Lời Chúa Giê-su nói với chúng ta: “Khi hai hay ba người tụ họp vì danh ta, có ta hiện diện ở đó (Mt 18,20).

Như thế, lời chào này diễn tả một Giáo Hội sống trong sự hiệp thông có Chúa ở giữa.

(Còn tiếp)

Page 9: GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM · nhân của ông, bạn bè của ông, những người đồng hương của ông đều âm mưu hãm hại ông: “Con nghe biết

Trang 9