14
PHẦN SÁU: Trường: Khối: Tiết: GV: GIÁO ÁN CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI ( TIẾP THEO) I.Mục tiêu: sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Về kiến thức Trình bày được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Trình bày được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới như thế nào. 2. Về kỹ năng Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, giải thích. Kỹ năng làm việc với SGK, thu thập và xử lý thông tin. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt 3. Về thái độ Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thủy. II. Trọng tâm:

Giaoanbai30

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giaoanbai30

PHẦN SÁU:

Trường:

Khối:

Tiết:

GV:

GIÁO ÁN

CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI ( TIẾP THEO)

I.Mục tiêu: sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Về kiến thức

Trình bày được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

Trình bày được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài

mới như thế nào.

2. Về kỹ năng

Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, giải thích.

Kỹ năng làm việc với SGK, thu thập và xử lý thông tin.

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

3. Về thái độ

Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các

giống cây trồng nguyên thủy.

II. Trọng tâm:

Giải thích được cơ chế hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa, những khó khăn

và cách khắc phục.

Cho học sinh thấy được các con lai tam bội nhưng có khả năng sinh sản vô tính

thì cũng hình thành loài mới.

III. Chuẩn bị

Page 2: Giaoanbai30

Tranh phóng to hình 30. Sơ đồ mô tả quá trình hình thành loài lúa mì hiện nay từ

các loài lúa mì hoang dại SGK trang 131, một số hình ảnh minh họa cho hình thành

loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái, hình minh họa cho hình thành loài

bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa.

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là gì?

Câu hỏi 2: Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình

hình thành loài mới?

3. Giảng bài mới

Đặt vấn đề: GV yêu cầu học sinh nhắc lại những loài nào có khả năng hình thành

loài mới bằng con đường cách li địa lí?

Vậy những loài rất ít hoặc không di chuyển chẳng hạn như các loài thực vật thì

chúng có hình thành loài mới hay không? Và cơ chế hình thành như chế nào?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thành

loài bằng cách li tập tính và cách li

sinh thái.

Ví dụ: trong một hồ ở Châu Phi,

người ta thấy có hai loài cá rất giống

nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ

khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ

và một loài có màu xám. Mặc dù cùng

sống trong một hồ nhưng chúng không

giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các

nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài

II.HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG

KHU VỰC ĐỊA LÍ

1. Hình thành loài bằng cách li tập

tính và cách li sinh sản

Page 3: Giaoanbai30

này trong một bể cá có chiếu ánh sáng

đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì

các cá thể của hai loài lại giao phối với

nhau và sinh con.

Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ

trong SGK (có thể thiết kế thí nghiệm ảo

cho học sinh quan sát trên lớp) và trả lời

các câu hỏi:

GV: Ví dụ trên minh họa điều gì?

HS: Ví dụ trên minh họa về quá trình

hình thành loài mới của cá trong hồ ở

Châu Phi.

GV: Hai loài cá trong hồ có dạng cách

li nào?

HS: Hai loài cá trong hồ cách li về tập

tính giao phối.

GV nói thêm cho học sinh về giao

phối có chọn lọc trong trường hợp này là

những cá thể có cùng màu sắc thích giao

phối với nhau hơn. Ví dụ: ruồi giấm mắt

đỏ thích giao phối với ruồi giấm mắt đỏ

hơn ruồi giấm mắt trắng.

GV: Tại sao trong hồ hai loài cá này

không giao phối với nhau nhưng trong

bể có chiếu ánh sáng đơn sắc chúng lại

giao phối với nhau?

GV: Giải thích kết quả của thí nghiệm

trên.

HS: Hai loài cá này được tiến hóa từ

a. Hình thành loài bằng cách li tập

tính

Ví dụ: trong một hồ ở Châu Phi,

người ta thấy có hai loài cá rất giống

nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ

khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ

và một loài có màu xám. Mặc dù cùng

sống trong một hồ nhưng chúng không

giao phối với nhau. Tuy nhiên khi các

nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài

này trong một bể cá có chiếu ánh sang

đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì

các cá thể của hai loài lại giao phối với

nhau và sinh con.

Giải thích và kết luận:

- Các cá thể của 1 quần thể do đột

biến có được kiểu gen nhất định.

- Kiểu gen mới làm thay đổi 1 số đặc

điểm liên quan tới tập tính giao phối dẫn

đến các cá thể không giao phối với nhau

tạo nên quần thể cách li với quần thể

gốc.

- Lâu dần, giao phối không ngẫu

nhiên và các nhân tố tiến hoá khác phối

Page 4: Giaoanbai30

một loài ban đầu theo cách sau: những

cá thể đột biến có màu sắc khác biệt dẫn

đến thay đổi về tập tính giao phối. Lâu

dần sự giao phối có chọn lọc này tạo nên

một quần thể cách li về tập tính giao

phối với quần thể gốc.

GV: Hai loài cá trên đã hoàn toàn tách

hẳn thành hai loài khác nhau chưa?

HS: Chưa, vì khi chiếu ánh sáng đơn

sắc chúng vẫn giao phối được với nhau

và sinh con.

GV: Vậy khi nào thì xuất hiện loài

mới?

HS: Khi có sự cách li sinh sản với

quần thể gốc.

HS: Từ ví dụ trên rút ra kết luận gì về

quá trình hình thành loài?

Các cá thể của 1 quần thể do đột biến

có được kiểu gen nhất định.

Kiểu gen mới làm thay đổi 1 số đặc

điểm liên quan tới tập tính giao phối dẫn

đến các cá thể không giao phối với nhau

tạo nên quần thể cách li với quần thể

gốc.

Lâu dần, giao phối không ngẫu nhiên

và các nhân tố tiến hoá khác phối hợp

tác động tạo sự khác biệt về vốn gen dẫn

đến sự cách li sinh sản và hình thành loài

mới.

hợp tác động tạo sự khác biệt về vốn gen

dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành

loài mới.

Page 5: Giaoanbai30

GV: Vậy trong cùng khu vực địa lí

ngoài con đường hình thành loài vừa xét

còn có con đường nào khác không?

Ví dụ: một loài côn trùng luôn sinh

sống trên loài cây A, sau đó do quần thể

phát triển mạnh, một số côn trùng phát

tán sang sinh sống ở loài cây B (do

chúng có các gen đột biến giúp khai thác

được nguồn thức ăn từ loài cây B) trong

cùng khu vực địa lí. Các cá thể di cư đó

sinh sản, hình thành nên quần thể mới và

những cá thể này thường xuyên giao

phối với nhau hơn là giao phối với các

cá thể của quần thể gốc (sống ở loài cây

A). Lâu dần, các nhân tố tiến hóa tác

động làm phân hóa vốn gen của hai quần

thể. Đến một lúc nào đó, nếu sự khác

biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li

sinh sản thì loài mới hình thành.

Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ

trong SGK (có thể thiết kế thí nghiệm ảo

cho học sinh quan sát trên lớp) và trả lời

các câu hỏi:

GV: Hai loài côn trùng trong ví dụ

nêu trên có dạng cách li nào?

HS: Hai loài côn trùng trong ví dụ

trên cách li về sinh thái.

Giáo viên nói thêm cho học sinh về

khái niệm ổ sinh thái:

b. Hình thành loài bằng cách li sinh

thái

Ví dụ: một loài côn trùng luôn sinh

sống trên loài cây A, sau đó do quần thể

phát triển mạnh, một số côn trùng phát

tán sang sinh sống ở loài cây B (do

chúng có các gen đột biến giúp khai thác

được nguồn thức ăn từ loài cây B) trong

cùng khu vực địa lí. Các cá thể di cư đó

sinh sản, hình thành nên quần thể mới và

những cá thể này thường xuyên giao

phối với nhau hơn là giao phối với các

cá thể của quần thể gốc (sống ở loài cây

A). Lâu dần, các nhân tố tiến hóa tác

động làm phân hóa vốn gen của hai quần

thể. Đến một lúc nào đó, nếu sự khác

biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li

sinh sản thì loài mới hình thành.

Giải thích và kết luận:

- Hai quần thể cùng một loài sống

trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ

sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có

thể dẫn đến cách li sinh sản và hình

thành loài mới.

- Đó là vì những cá thể sống cùng

nhau trong một sinh cảnh thường giao

Page 6: Giaoanbai30

Ổ sinh thái: là một không gian sinh

thái, ở đó tất cả các nhân tố sinh thái qui

định sự tồn tại và phát triển lâu dài của

loài.

GV: Em rút ra kết luận gì về hình

thành loài bằng con đường cách li sinh

thái?

HS: Hai quần thể cùng một loài sống

trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ

sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có

thể dẫn đến cách li sinh sản và hình

thành loài mới.

Đó là vì những cá thể sống cùng nhau

trong một sinh cảnh thường giao phối

với nhau và ít khi giao phối với cá thể

thuộc ổ sinh thái khác.

GV: Hình thành loài bằng cách li sinh

thái thường xảy ra đối với đối tượng

nào?

HS: Hình thành loài bằng cách lí sinh

thái thường xảy ra đối với các loài động

vật ít di chuyển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình

thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội

hóa.

GV: Thí nghiệm của Kapetrenco: ông

tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica

có 2n=18 nhiễm sắc thể) với cây cải củ

(loài Raphanus có 2n=18 nhiễm sắc thể)

phối với nhau và ít khi giao phối với cá

thể thuộc ổ sinh thái khác.

- Hình thành loài bằng cách lí sinh

thái thường xảy ra đối với các loài động

vật ít di chuyển.

2.Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và

đa bội hóa

Thí nghiệm của Kapetrenco: ông tiến

hành lai cây cải bắp (loài Brassica có

2n=18 nhiễm sắc thể) với cây cải củ

(loài Raphanus có 2n=18 nhiễm sắc thể)

Page 7: Giaoanbai30

với hi vọng tạo ra được loài cây mới có

rễ là cải củ còn phần trên cho cải bắp.

Kết quả thí nghiệm: ông thu được rễ

của cải bắp và lá của cải củ.

GV: Thế nào là lai xa?

 HS: Lai xa: là các hình thức lai giữa

các dạng bố mẹ thuộc 2 loài khác nhau

hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau

nhằm tạo ra các biến dị tổ hợp mới có

giá trị.

GV: Lai xa gặp những trở ngại gì?

HS: Hầu hết con lai khác loài đều bất

thụ.

GV: Vì sao cơ thể lai xa thường

không có khả năng sinh sản?

HS: Vì hai loài khác nhau sẽ có bộ

nhiễm sắc thể khác nhau về số lượng,

hình thái và cấu trúc. Do vậy khi thụ tinh

giữa hai loài khác nhau, các nhiễm sắc

thể không thể xếp thành các cặp tương

đồng được nữa, con lai sẽ không được

tạo ra hoặc có con lai nhưng bất thụ vì

không thể tiến hành giảm phân bình

thường.

GV: Để khắc phục trở ngại khi lai xa

người ta có thể làm gì?

HS: Để khắc phục trở ngại khi lai xa

người ta đa bội hoá cơ thể lai xa.

GV: Tại sao đa bội hoá lại khắc phục

với hi vọng tạo ra được loài cây mới có

rễ là cải củ còn phần trên cho cải bắp.

Kết quả thí nghiệm: ông thu được rễ

của cải bắp và lá của cải củ.

- Con lai khác loài hầu hết đều bất

thụ, nhờ đột biến làm nhân đôi toàn bộ

số lượng nhiễm sắc thể hình thành thể

song nhị bội giảm phân bình thường

cách li sinh sản với loài bố mẹ

hình thành loài mới.

- Đối tượng: phương thức này thường

xảy ra ở thực vật ít xảy ra ở động vật.

VD: Loài lúa mì trồng hiện nay được

hình thành kèm lai xa và đa bội hoá

nhiều lần.

- Các loài cây tứ bội lai với cây lưỡng

bội dạng lai tam bội. Nếu con lai tam

bội ngẫu nhiên có khả năng sinh sản vô

tính hình thành quần thể tam bội thì

dạng tam bội cũng là loài mới.

VD: Loài thằn lằn C.sonorae sinh sản

bằng hình thức trinh sản.

Page 8: Giaoanbai30

được trở ngại đó?

HS: Vì mỗi chiếc nhiễm sắc thể có

được nhiễm sắc thể tương đồng, phân li

binh thường.

GV: Người ta gây đa bội hóa bằng

phương pháp gì?

Ngoài 2 ví dụ ở SGK giáo viên có thể

nêu thêm ví dụ về nguồn gốc cỏ Saprtina

từ 2 loài cỏ gốc Châu Âu và Châu Mỹ.

Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 30

SGK trang 131 và trả lời câu hỏi :

GV: Dựa vào các kiến thức mới được

học về quá trình hình thành loài mới nhờ

lai xa và đa bội hóa hãy giải thích quá

trình hình thành loại lúa mì hiện nay?

GV: Có phải cơ thể lai xa nào cũng

bất thụ và không thể tạo thành loài mới

không?

HS: Không phải, một số con lai tam

bội có khả năng sinh sản vô tính thì cũng

hình thành nên loài mới.

GV: Cho ví dụ.

GV lấy thêm ví dụ về cây chuối tam

bội cho học sinh biết thêm kiến thức và

nhấn mạnh cho học sinh cơ chế lai xa và

đa bội hóa đã diễn ra trong tự nhiên.

GV: Vì sao lai xa và đa bội hoá là con

đường hình thành loài phổ biến ở thực

vật bậc cao nhưng rất ít gặp ở động vật?

Page 9: Giaoanbai30

HS: Vì ở động vật có cơ quan sinh

sản nằm sâu bên trong cơ thể nên đa bội

hóa thường gây chết hay rối loạn giới

tính làm mất khả năng sinh sản.

4. Củng cố

Câu 1. Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế

A. cách li địa lí.

B. cách li sinh thái.

C. lai xa và đa bội hoá.

D. cách li tập tính.

Câu 2: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả

như sau: loài lúa mì (T. monococcum) lai với loài cỏ dại (T. speltoides) đã tạo ra con

lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.

squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A. squarrosa) lai với loài cỏ dại (T. tauschii) đã

tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì

(T. aestivum). Loài lúa mì (T. aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm

A. bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau.

B. bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau.

C. ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau.

D. ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau.

5. Dặn dò:

Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

Ôn tập chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.